id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
13570 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20bay | Máy bay | Máy bay, còn được gọi theo âm Hán – Việt là phi cơ (飛機) hay cách gọi phương ngữ là tàu bay, là phương tiện bay hiện đại, ngày nay đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế, được phát triển chủ yếu bởi Boeing và Airbus.
Nguyên lý hoạt động và điều khiển
Lực nâng khí động lực học
Máy bay bay thắng được trọng lực và bay lên được là nhờ lực nâng khí động lực học hay còn gọi là lực nâng Joukowski. Là kết quả của sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể (cánh máy bay) khi dòng không khí chuyển động chảy bao quanh vật thể. Để có lực nâng khí động lực học thì thiết diện vật thể (cánh) phải không đối xứng qua trục chính và đường biên của mặt trên phải lớn hơn của mặt dưới, những vật thể có hình dạng thiết diện như vậy được gọi là có hình dạng khí động lực học. Khi không khí chảy bao quanh hình dạng thiết diện của vât thể (cánh máy bay) thì khí động sẽ có lực nâng khí động lực và đồng thời xuất hiện lực cản. Nếu khí động lực nào cho hiệu ứng lực nâng càng cao mà lực cản càng ít thì được coi là có hiệu suất khí động học càng tốt. Đối với chất lỏng hiệu ứng cũng tương tự (thủy động học).
Khi không khí chảy qua hình khí động là cánh, tại mặt dưới sẽ có áp suất cao hơn so với mặt trên và hệ quả là sẽ xuất hiện một lực tác động từ dưới lên vuông góc với cánh. Lực nâng có độ lớn bằng diện tích cánh nhân với chênh lệch áp suất hai mặt. Độ chênh lệch áp suất phụ thuộc vào hình dạng thiết diện cánh tức là phụ thuộc vào hiệu suất khí động học của cánh, góc tấn (góc chảy của không khí tương đối với vật khí động – tiếng Pháp: (Incidence aérodynamique) và vận tốc dòng chảy. Như vậy khi vận tốc dòng chảy đạt đến độ lớn nào đó thì chênh lệch áp suất (đồng nghĩa với lực nâng) sẽ đủ để thắng trọng lực và vật thể có thể bay lên được. Muốn có lực nâng đủ thì vận tốc và diện tích cánh phải đủ: cánh càng rộng thì máy bay có thể cất cánh với vận tốc nhỏ hơn, ngược lại cánh càng nhỏ thì đòi hỏi vận tốc càng lớn để cất cánh.
Trong máy bay có cánh cố định, vật thể khí động học để tạo lực nâng là đôi cánh của máy bay được gắn cố định vào thân. Vận tốc ngang của máy bay (cũng đồng nghĩa với vận tốc dòng chảy bao máy bay nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với máy bay) có được nhờ lực tác động ngang sinh ra nhờ động cơ (có thể thông qua cánh quạt hoặc dòng khí phản lực). Động cơ quay cánh quạt (hoặc phụt dòng khí phản lực) sẽ tạo phản lực đẩy máy bay chuyển động tương đối với không khí về phía trước, khi chuyển động tương đối như vậy cánh máy bay sẽ bị dòng khí chảy bao bọc xung quanh và tạo hiệu ứng lực nâng khí động lực học tác động từ dưới lên, khi vận tốc máy bay đạt đến giá trị nào đó lực nâng sẽ đủ lớn để thắng trọng lực và máy bay sẽ bay được.
Còn đối với máy bay trực thăng cánh nâng là cánh quạt nâng nằm ngang ở trên phần thân (hoặc trên hai cánh), nó đồng thời còn để tạo lực đẩy ngang làm trực thăng chuyển động ngang.
Như vậy đối với máy bay có cánh cố định thì lực nâng chỉ có khi có đủ vận tốc, mất vận tốc sẽ mất lực nâng (thất tốc) nên máy bay không thể đứng một chỗ khi bay. Trực thăng cũng theo nguyên tắc lực nâng khí động lực học nhưng các cánh nâng là cánh quạt ngang quay xung quanh trục nên vẫn đảm bảo chuyển động tương đối với không khí và có lực nâng khi trực thăng vẫn đứng yên nên trực thăng có thể bay đứng một chỗ.
Các cơ cấu điều khiển bay của máy bay để thực hiện các chuyển động bay: cất cánh, hạ cánh; vòng trái, phải; nghiêng cánh; nâng, hạ độ cao khi bay bằng; hướng mũi bay lên trên, xuống dưới.
Để thực hiện điều khiển bay có các cơ cấu cánh là: cánh nâng chính (wing), cánh liệng (aileron), cánh đuôi ngang (tail wing), bánh lái độ cao (elevator), đuôi đứng (vertical fin), cánh đuôi đứng (rudder), cánh tà trước (leading-edge flap), cánh tà sau (flap), phanh khí động (spoiler), các cánh tà lưng (leading edge slats). Nguyên tắc điều khiển bay sử dụng cơ học cổ điển để cân đối lực nâng khí động lực học và mô men cơ học. Các cánh đuôi (cánh ngang, cánh đứng) chỉ cần có kích thước nhỏ vẫn đủ mô men vì cánh tay đòn mô men là khoảng cách khá lớn từ đuôi đến trọng tâm máy bay.
Đuôi ngang để tạo lực nâng ở phần đuôi máy bay, lực này sẽ cùng lực nâng ở cánh chính cân bằng mô men với trọng lực tại trọng tâm máy bay cho phép máy bay không bị lộn vòng (nếu không có cánh đuôi ngang thì lực nâng tại đôi cánh và trọng lực tại trọng tâm máy bay sẽ tạo thành mô men làm máy bay bị lộn vòng).
Các "cánh tà sau" và "cánh liệng" là bộ phận cử động được ở phía sau của các cánh ngang. Các cánh tà nằm ở phía sau cánh nâng chính, phía gần thân máy bay có thể thu vào trong cánh chính hoặc đẩy dài ra, ngoài ra còn có thể chúc xuống phía dưới. Chuyển động chúc xuống hoặc kéo dài ra của cánh tà nhằm tăng lực nâng (đồng thời làm tăng lực cản) khi máy bay cất hạ cánh. Chuyển động của cánh tà 2 bên có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy loại máy bay và điều kiện bay.
Cánh liệng (aileron) cũng nằm mép sau cánh nhưng ở phía xa thân (đầu mút cánh) chỉ có thể cụp xuống hoặc vểnh lên. Cánh liệng 2 bên khi chuyển động thì sẽ chuyển động ngược chiều nhau nhằm tạo ra một mô men xoay làm máy bay xoay quanh trục dọc (rolling) vì khi đó lực nâng 2 bên cánh khác nhau.
Cánh lái độ cao nằm ở phía mép sau đuôi ngang. Có thể vểnh lên hoặc cụp xuống để thay đổi lực nâng cánh đuôi, tạo moment xoay quanh trục cánh (mô men chúc ngóc - pitching). Hai bánh lái độ cao luôn được điều khiển chuyển động cùng chiều, cùng góc lệch.Đuôi đứng có chức năng định hướng, giữ cho thân máy bay ổn định theo chuyển động thẳng về phía trước. Trên cánh đuôi đứng có bộ phận cử động được là cánh bánh lái đuôi sẽ đóng vai trò bánh lái thông thường: Khi cánh bánh lái đứng đối xứng sẽ không có lực tác dụng theo chiều ngang nhưng khi nó quay sang phải hoặc trái sẽ sinh lực tác dụng ngang vào bánh lái đuôi sang trái hoặc sang phải tương ứng. Lực này tạo mô men (với tay đòn là khoảng cách từ bánh lái đến trọng tâm báy bay) làm máy bay hướng mũi sang phải hoặc trái tương ứng (yawing).
Các cánh lưng (spoiler) nằm trên lưng cánh chính về phía sau, chỉ có thể ngóc lên, hướng về phía sau. Khi spoiler bên nào ngóc lên, lực nâng cánh đó giảm xuống, máy bay nghiêng về phía đó. Spoiler có tác dụng hỗ trợ cánh liệng (aileron) trong quá trình nghiêng máy bay. Thông thường chỉ spoiler một phía hoạt động, phía kia nằm im.
Slats là các tấm cánh nhỏ nằm ở trên lưng cánh nhưng ở phía trước, khi hoạt động thì vểnh lên, hướng về phía trước có tác dụng như phanh khí động, làm tăng lực cản của máy bay khi máy bay hạ cánh. Thông thường slat của cả hai phía cùng vểnh lên một lúc
Số lượng các aileron, flap, spoiler, flap có thể khác nhau ở các loại máy bay. Nhiều loại máy bay không có flap
Cất cánh, hạ cánh: khi cất cánh, hạ cánh vận tốc máy bay thấp mà cần duy trì lực nâng nên cánh cần có diện tích lớn nhất và có hiệu suất khí động cho lực nâng tốt nhất việc này được thực hiện bằng cách kéo dài tối đa cánh tà và chúc cánh tà xuống hết cỡ về phía dưới. Khi tiếp đất có thể bật các flap vểnh lên để tăng lực cản.
Nghiêng cánh: Để nghiêng cánh thì cần tạo chênh lệch lực nâng tại hai cánh chính ví dụ cánh liệng phải thì chúc xuống, cánh liệng trái thì quay lên, khi đó lực nâng tại cánh phải lớn hơn lực nâng tại cánh trái làm máy bay nghiêng cánh sang trái. Để hỗ trợ thêm, người ta bật spoiler bên trái vểnh lên để giảm thêm lực nâng bên trái
Đổi hướng bay ngang sang phải, trái: Để đổi hướng thì dùng bánh lái đuôi (rudder) cho quay về phía nào thì đầu máy bay rẽ về hướng bên đó. Để đổi hướng gấp (góc ngoặt lớn) thì còn có thể kết hợp bánh lái với nghiêng cánh muốn rẽ về phía nào thì nghiêng cánh về phía đó.
Bay lên, bay xuống: Để máy bay chúc đầu lên – xuống (bay lên, bay xuống) thì hiệu chỉnh bánh lái độ cao (elevator) bằng cách chĩa lên hoặc chúc xuống: Nếu cánh lái độ cao chĩa lên thì lực nâng tại đuôi giảm mà lực nâng tại cánh chính giữ nguyên sẽ tạo nên mô men làm đầu máy bay hướng lên phía trên, nếu cánh lái độ cao chúc xuống thì ngược lại máy bay sẽ chúi đầu xuống. Có thể kết hợp cùng cánh tà sao cho có sự thay đổi tương quan lực nâng tại cánh chính và cánh đuôi và sẽ tạo nên mô men làm đầu máy bay lên hay xuống (xem hình minh hoạ).
Thay đổi độ cao khi bay bằng: bằng cách hiệu chỉnh cánh tà và cánh lái độ cao để tăng hoặc giảm lực nâng. Khi tăng lực nâng máy bay sẽ tăng độ cao lên một mức cân bằng mới, nếu giảm lực nâng máy bay sẽ hạ độ cao xuống mức cân bằng mới thấp hơn.
Đối với trực thăng
Máy bay có cánh cố định khi bay bản thân đã là một hệ cân bằng bền: bất cứ tác nhân nào đưa nó ra khỏi trạng thái cân bằng thì đều làm phát sinh các lực và mô men khác đưa máy bay vào trạng thái cân bằng mới. Ngược lại trực thăng là một hệ cân bằng không bền, điều khiển nó là rất phức tạp và tất cả sự điều khiển đều thông qua cánh quạt nâng.
Để tạo lực đẩy ngang cho chuyển động ngang, mặt phẳng cánh quạt nâng sẽ nghiêng đi một góc so với mặt phẳng ngang. Lực nâng khí động học vuông góc với mặt phẳng cánh quạt nâng khi đó sẽ phân tích thành hai vector lực: một theo phương thẳng đứng để tạo lực nâng thắng trọng lực, một theo phương ngang để trực thăng chuyển động ngang. Cánh quạt nâng nghiêng thấp về bên nào trực thăng bay về bên đó.
Cơ cấu nghiêng cánh quạt nâng được thực hiện thông qua hệ thống thay đổi góc tấn của từng cánh theo chu kỳ tùy theo vị trí của cánh so với thân máy bay trực thăng, điều này tạo sự chênh lệch lực nâng tại các phía khác nhau của đĩa cánh quạt nâng và làm phát sinh mô men làm nghiêng đĩa cánh quạt nâng và thân máy bay. Đây là một cơ cấu rất phức tạp (xem cơ chế điều khiển máy bay trực thăng)
Lịch sử phát triển
Trước thế kỷ 19
Ước mơ được như chim bay lên bầu trời đã ấp ủ trong lòng nhân loại ở mọi dân tộc, tôn giáo kể từ khi con người biết ước mơ mà điển hình được văn học hình tượng hoá rõ nhất là câu chuyện của cha con Daedalus và Icarus với đôi cánh bằng lông chim gắn sáp trong thần thoại Hy Lạp, hoặc như hình tượng Tề thiên đại thánh của Trung Hoa cưỡi "cân đẩu vân" đi vạn dặm trong chớp mắt... Nhưng trong hàng nghìn năm đối với con người ước mơ đó chỉ dừng lại ở ước mơ xa: có một vài người có các thí nghiệm bay nhưng rất tiếc đều thất bại và không gây được tiếng vang nào, và con người đã an phận là không thể bay được như chim... Mãi cho đến thời kỳ Phục hưng: trong các ghi chép của Leonardo da Vinci ở thế kỷ 15, thế kỉ 16 người ta tìm thấy các bản vẽ về thiết bị bay có nguyên tắc giống như máy bay trực thăng ngày nay với cơ cấu quay cánh quạt bằng dây chun xoắn lại và có cả bản vẽ người nhảy dù. Từ thời gian đó một số người táo bạo không chỉ ước mơ mà đã tin tưởng là có thể bay được: một loạt các nhà tiên phong hàng không đã có các thực nghiệm để bay vào không trung. Nhưng tất cả họ cho đến thế kỷ 19 đều thực hiện việc bay bằng cơ chế "vỗ cánh" mô phỏng động tác bay của chim và tất cả đều thực hiện việc bay bằng "sức mạnh cơ bắp" (dùng tay vẫy cánh hoặc dùng chân đạp cơ cấu truyền lực như khi đạp xe đạp), khi đó con người chưa có động cơ để thực hiện bay... Chỉ với sức mạnh cơ bắp con người lại gần như tin rằng không thể bay được.
Các bản vẽ của Leonardo da Vinci
Thế kỷ 19
Vào thế kỷ 19 với cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ ở châu Âu và Mỹ con người đã có các nền tảng để bay vào không khí: đó là lý thuyết về thủy khí động lực học với các nhà khoa học đi đầu như Daniel Bernoulli, George Cayley, và ở Nga có Nikolai Yegorovich Joukowski (Николай Егорович Жуковский)...trong đó liên quan trực tiếp để bay được là các lý thuyết và tính toán về lực nâng khí động lực học hay còn gọi là lực nâng Joukowski đã được Joukowski trình bày rất rõ ràng khi sáng lập ngành khoa học thủy khí động lực học. Sự ra đời của các thế hệ động cơ có công suất lớn gấp nhiều lần sức người mở ra triển vọng thắng trọng lực để bay thực sự vào không khí.
Từ đầu đến cuối thế kỷ 19 một loạt các nhà tiên phong hàng không đã tiến hành các thí nghiệm bay thành công với lực nâng khí động học bằng tàu lượn như Otto Liliental người Đức đã bay được bằng thiết bị với các cơ cấu bay và lái giống như diều Delta (Deltaplane) mà ngày nay là một ngành thể thao rất phát triển; Huân tước George Cayley người Anh đã dùng thiết bị có động cơ bay được nhưng vẫn không thể tự cất cánh mà vẫn phải dùng ngựa kéo. Một người Pháp là Jean-Marie Le Bris với máy bay L'Albatros artificial có động cơ với trợ lực sức ngựa kéo đã cất cánh và bay lên được độ cao 100 m và xa 200 m... Tất cả các nguyên nhân chính ngăn cản phát triển của hàng không trong thời kỳ này là chưa có một động cơ tốt vừa nhỏ nhẹ vừa phát huy được công suất lớn vì thời kỳ đó con người vẫn chỉ dùng động cơ hơi nước rất nặng nề, có chỉ số công suất riêng (mã lực/kg) thấp và chưa có nghiên cứu chuyên ngành về khí động lực học nên các nhà tiên phong của Hàng không chỉ làm theo kinh nghiệm mò mẫm, hiệu suất lực nâng không cao đòi hỏi diện tích cánh phải rất lớn, nặng nề và chưa có hình dạng thích hợp để bảo đảm vừa có lực nâng tốt vừa có độ vững chắc của kết cấu cánh.
Thế kỷ 20
Trước thế chiến thứ nhất
Đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của ô tô với động cơ đốt trong chạy xăng mạnh, lại gọn nhẹ thì việc bay được đã trở thành hiện thực trước mắt.
Năm 1903 đánh dấu cho lịch sử Hàng không bằng chuyến bay của anh em nhà Wright người Mỹ, máy bay của họ có động cơ khả dĩ duy trì bay trong một khoảng cách vài trăm mét, tuy rằng chưa thể tự cất cánh mà vẫn phải bằng thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng thành công của họ cho thấy máy bay là hoàn toàn hiện thực và đã gây tiếng vang lớn trong dư luận, tạo động lực cho việc nghiên cứu phát triển ngành Hàng không.
Ngày 13 tháng 9 năm 1906 Alberto Santos-Dumont tại Paris đã thực hiện chuyến bay trình diễn của máy bay 14 Bis, máy bay này đã tự cất cánh, tự bay và tự hạ cánh không cần thiết bị phóng, chiều gió hoặc các phương tiện phụ trợ từ bên ngoài, nhiều người coi đây thật sự là chuyến bay đầu tiên của máy bay theo đúng nghĩa. Sau đó các cá nhân tiên phong đua nhau sản xuất máy bay, tăng kích thước, tăng công suất, hoàn thiện kết cấu: thời kỳ này máy bay chưa có thân vỏ mà chỉ có khung xương bằng gỗ, cánh là khung gỗ căng vải, cánh quạt đẩy đặt sau cánh và người lái, thổi gió về phía sau.
Ngày 13 tháng 11 năm 1907 nhà sáng chế người Pháp Paul Cornu tự chế máy bay trực thăng bay lên được độ cao nửa mét và giữ được trong không khí 20 giây.
Trong khi máy bay thông thường từ đây phát triển rất nhanh mạnh thì máy bay trực thăng tiến bộ chậm chạp hơn rất nhiều vì sự phức tạp kỹ thuật của nó. Chỉ đến sau thế chiến II các khó khăn này mới được giải quyết và trực thăng mới có cơ hội phát triển mạnh.
Tuy nhiên phải kể đến một nền tảng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển đồ sộ sau này của ngành hàng không vũ trụ, đó chính là sự ra đời của lý thuyết lực nâng cánh máy bay. Lý thuyết này đã được ông tổ của ngành hàng không Liên-Xô Joukowski xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX, được công bố lần đầu tiên tại hội nghị khoa học diễn ra vào năm 1909. Trong tài liệu khoa học hiện đại ngày nay chúng ta được biết đến với tên gọi định lý Kutta–Joukowski theorem. Để chứng minh định lý này, Joukowski đã sử dụng giả thuyết Joukowski-Chaplygin để tính toán giá trị lưu số vector vận tốc .
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Liên tiếp trong các năm trước thế chiến thứ nhất việc chế tạo máy bay được đẩy mạnh bởi các con người nhiệt huyết và các công ty. Người ta tổ chức các giải thưởng rất lớn cho nhiều cuộc thi hàng năm bay xuyên biển La Manche giữa Paris và London, các cuộc thi này đã góp phần rất lớn cho việc hoàn thiện công nghệ máy bay. Việc nghiên cứu máy bay bây giờ đã không còn là việc của những người nhiệt huyết tiên phong nữa mà đã là cạnh tranh của các quốc gia và các hãng lớn.
Cũng như mọi ngành tiên phong khác máy bay được ứng dụng đầu tiên cho mục đích quân sự và ở thế chiến thứ nhất lần đầu tiên máy bay tham chiến như một lực lượng quân sự mới và sau này trở thành lực lượng không quân của các quốc gia. Và chiến tranh là động lực rất mạnh để hoàn thiện máy bay. Máy bay của thời kỳ này tất cả đã có thân vỏ hình dạng thích hợp để tăng hiệu suất khí động học, vỏ căng bằng vải hoặc ốp bằng gỗ, vẫn chưa có cabin kín cho phi công. Cũng như trước kia lực đẩy vẫn bằng cánh quạt, nhưng để hợp lý cấu trúc máy bay và tăng hiệu suất khí động học và cơ học, các cánh quạt đều là loại kéo tải thay vì đẩy tải như một số các mẫu cũ ở đầu thế kỷ. Do vận tốc còn thấp nên để tăng lực nâng cần diện tích cánh lớn, máy bay có 2 tầng cánh nâng (Biplane). Về vũ trang: súng máy lắp trên cánh hoặc trước mặt phi công hoặc nếu máy bay có hai chỗ ngồi thì người ngồi sau bắn súng máy, hết đạn thì phi công rút súng lục ra bắn nhau. Máy bay có thể không chiến bằng súng hoặc tấn công quân bộ bằng súng hoặc bằng cách thả lựu đạn, ngoài ra còn để tiến công khinh khí cầu của đối phương, tiến hành trinh sát và liên lạc đưa thư. Mẫu máy bay nổi tiếng nhất thời kỳ này là máy bay Sopwith Camel của Anh với các thông số chính như sau: kích thước dài × sải cánh × cao: 5,7 × 8,5 × 2,5 m; Khối lượng rỗng/có tải: 430/672 kg; Vận tốc Max/thiết kế: 180/92 km/h; trần bay 6.400 m; động cơ: 9 xi lanh 150 mã lực.
Những năm 1920 đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai
Thời kỳ giữa hai đại chiến là thời kỳ nở rộ của kỹ thuật máy bay. Yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật máy bay là động cơ được quan tâm đặc biệt, không còn là động cơ tự chế hoặc cải tiến từ động cơ thông thường, mà động cơ máy bay đã được các hãng lớn chuyên sản xuất động cơ máy bay nên đã có công suất rất lớn, có sức lai cánh quạt đường kính lớn, lực đẩy mạnh cho phép nâng sức nặng, kích thước và tốc độ máy bay. Thời kỳ này vẫn là động cơ đốt trong chạy bằng xăng, thường là nhiều xi lanh bố trí hình sao. Các cơ cấu điều khiển của máy bay đã hoàn chỉnh: máy bay đã có thể thực hiện được các hình nhào lộn pilotage phức tạp. Việc tăng kích thước và các thông số của máy bay đòi hỏi kết cấu vững chắc nhưng vẫn phải nhẹ nên thân vỏ gỗ chỉ còn tồn tại trên những máy bay nhẹ loại nhỏ biplane (hai tầng cánh) mà thôi, còn hầu hết máy bay đã có thân hợp kim nhôm vừa nhẹ vừa có độ bền vững kết cấu tốt. Vì tốc độ đã cao (đến 500–700 km/h) nên không cần diện tích cánh lớn nên máy bay chỉ còn một tầng cánh nâng monoplane điều này làm tăng tính cơ động linh hoạt của máy bay lên rất nhiều. Tất cả máy bay đều đã có cabin kín bằng thủy tinh hữu cơ. Ngoài những thiết bị bay, máy bay được trang bị thêm rất nhiều các thiết bị phụ trợ khác như radio liên lạc, các hệ vũ khí: súng máy, pháo, bom, đạn các loại. Đặc biệt thời kỳ này người ta đã sử dụng dù như phương tiện cứu sinh cho phi công và để tạo ra một binh chủng mới là quân nhảy dù. Sự phát triển của máy bay thời kỳ trước và trong đại chiến gắn liền với sự phát triển không quân của các nước.
Trước đại chiến không quân các nước đã phát triển chuyên môn hoá ra các nhánh trong không quân là:
Lực lượng máy bay ném bom chuyên mang bom, ngư lôi để đánh phá các mục tiêu lớn trên mặt đất và trên biển của đối phương theo phương thức ném bom diện rộng theo toạ độ, Các máy bay ném bom có nhiều loại, loại lớn đã có kích thước rất to và có tầm bay cao, xa vượt được đại dương. Các loại máy bay lớn này có thể có nhiều động cơ lắp tại mũi và ở hai cánh (mỗi động cơ có một cánh quạt). Điển hình nhất của loại máy bay này là siêu pháo đài bay B-29 rất nổi tiếng của Hoa Kỳ loại này chính là loại máy bay đã ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (tháng 8 năm 1945).
Lực lượng máy bay tiêm kích hay máy bay khu trục chuyên để không chiến tiêu diệt máy bay đối phương, máy bay tiêm kích thường có kích thước nhỏ, có tốc độ cao cơ động tốt, mang pháo và súng máy. Máy bay thường chỉ có một động cơ tại mũi điển hình của loại này là tiêm kích Messerschmitt ME-109 của Đức, YAK-3 của Liên Xô, Spitfire của Anh, và Mustang của Hoa Kỳ.
Lực lượng máy bay cường kích là các máy bay nhỏ đến trung bình vũ trang mạnh thường mang súng máy, pháo, vài quả bom, bom nhỏ chuyên dụng chống tăng và cuối đại chiến có thể lắp dàn hoả tiễn, chuyên để tiến công chính xác các mục tiêu nhỏ, di động trên mặt đất, trên biển để hỗ trợ bộ binh và tiến công truy đuổi độc lập. Điển hình của loại này là Junker Ju87 của Đức Quốc xã và Ilyushin Il-2 "xe tăng bay" của Liên Xô.
Lực lượng máy bay vận tải: Kích thước, sức chở lớn để chở quân, thiết bị quân sự, thả dù. Điển hình là "Big Douglas" Douglas DC-3 (Dakota C-47) rất nổi tiếng trong đại chiến và các năm 1960 – 1960 sau này của Hoa Kỳ.
Ngoài việc xây dựng lực lượng Không quân đóng căn cứ trên bộ, các cường quốc quân sự nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản phát triển lực lượng không quân của Hải quân trên các tàu sân bay mở ra một loại binh chủng rất mới làm thay đổi hoàn toàn cách thức tiến hành chiến tranh trên biển của nhân loại trong đại chiến và sau này đến tận ngày nay. Các máy bay trên tàu sân bay là loại được thiết kế đặc biệt: có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng ngắn. Trên tàu sân bay chỉ chở loại máy bay tiêm kích và tấn công.
Từ trong đại chiến II đến sau này Hoa Kỳ đã vươn lên thành cường quốc không có đối thủ trong ngành Hàng không và nước này luôn coi Hàng không là ưu tiên số một của quốc gia và là xương sống của chính sách quốc phòng của mình. Tại Hoa Kỳ đã sản xuất ra các loại máy bay mà sau này tồn tại hàng chục năm và là mẫu mực để các nước khác hướng đến để tham chiếu khi xây dựng Không quân.
Với sự lớn mạnh của Không quân, tính chất chiến tranh đã thay đổi rất nhiều: có thể mang tàn phá vào rất sâu trong hậu phương quân địch và đòn tấn công từ trên không rất bất ngờ và mãnh liệt. Hầu hết sự tàn phá tiềm lực các thành phố của Đức cũng như của các nước tham chiến là do không quân gây nên. Đối với chiến tranh trên biển với sự xuất hiện của máy bay và tàu sân bay đã chấm hết thời đại của các pháo hạm, các trận hải chiến diễn ra ở rất xa ngoài tầm bắn pháo và tầm quan sát của các bên và các hạm đội tàu sân bay có thể mang máy bay tới tận sát bờ biển của địch. Với bài học về vai trò của không quân, sau chiến tranh thế giới các cường quốc tăng cường chạy đua vũ trang mà mũi nhọn là ở lực lượng Không quân và tên lửa chiến lược.
Sau đại chiến II, chiến tranh lạnh và hiện nay
Sau đại chiến, kỹ thuật máy bay phát triển rất mạnh theo nhiều hướng khác nhau nhưng có thể thấy vài điểm chính đặc trưng cho giai đoạn này là: phát triển động cơ, phát triển cấu trúc máy bay, phát triển các công năng đặc dụng, phát triển theo công nghệ cao và phát triển trực thăng.
Động cơ
Khi vận tốc máy bay đạt đến gần tốc độ âm thanh cánh quạt sẽ chuyển động tương đối trong không khí với vận tốc gần âm thanh và vượt âm thanh điều đó sẽ làm thụt giảm hiệu suất cánh quạt rất mạnh. Vì vậy với cánh quạt cổ điển máy bay không thể đạt được vận tốc âm thanh, Để có vận tốc vượt tốc độ âm thanh máy bay cần phải có cơ chế chuyển động mới đó là cơ chế chuyển động nhờ phản lực là khi động cơ phụt thẳng luồng khí năng lượng cao về phía sau tạo lực đẩy cho máy bay chuyển động về phía trước.
Đây là sự phát triển bao trùm sau đại chiến trong cả hàng không dân dụng và quân dụng. Với sự phát triển này có thể nói sau chiến tranh là thời đại của máy bay phản lực: ngay cuối đại chiến nước Đức Quốc xã đã cho ra đời máy bay phản lực đầu tiên với vận tốc vượt rất xa tất cả các loại tiêm kích đương thời. Ngay sau chiến tranh các cường quốc dẫn đầu cạnh tranh trong chiến tranh Lạnh mà điển hình là Hoa Kỳ và Liên Xô chạy đua quyết liệt để chế tạo máy bay phản lực mà vấn đề chìa khóa của nó là động cơ. Động cơ piston đến cuối đại chiến đã hết tiềm năng, xuất hiện loại động cơ nhiệt mới với nguyên tắc hoạt động hoàn toàn khác đó là động cơ tuốc bin khí (tiếng Anh: gas turbine engine). Đây là động cơ rất gọn, nhưng có công suất cực lớn nếu so với động cơ piston: chỉ số công suất riêng (mã lực/kg) của nó cao gấp hàng chục lần. Máy bay giờ đây có công suất rất mạnh mà khối lượng, thể tích thậm chí còn giảm nhiều.
Đầu tiên là các máy bay chiến đấu dùng loại động cơ này để biến thành máy bay phản lực. Sau đó các loại khác như vận tải, hành khách, trực thăng cũng lắp động cơ mới để tăng mạnh công suất. Ngày nay hầu hết các loại máy bay đã lắp động cơ tuốc bin khí, động cơ piston chỉ còn lại trên các máy bay dân dụng loại nhỏ như máy bay gia đình Cessna, máy bay thể thao, nông nghiệp...
Để tạo lực đẩy ngang, động cơ tuốc bin khí được lắp trên máy bay theo ba phương án như sau:
Động cơ tuốc bin cánh quạt (turbopropeller, viết tắt turboprop): động cơ tuốc bin khí mà toàn bộ công suất để lai cánh quạt kiểu cổ điển (động cơ kiểu mới nhưng lực đẩy ngang được tạo ra theo kiểu cánh quạt cổ điển). Được dùng cho các máy bay vận tải khỏe, cần tính kinh tế cao nhưng không cần tốc độ cao như loại Antonov AH-12, AH-24 của Liên Xô, và đặc biệt là loại Lockheed C-130 Hercules của Hoa Kỳ là loại máy bay vận tải tốt nhất mọi thời đại, hoặc lắp cho trực thăng cần công suất khỏe.
Động cơ tuốc bin phản lực: lực đẩy ngang chỉ do từ luồng khí phản lực phụt mạnh từ động cơ, loại này lắp cho các máy bay cần tốc độ cao như các máy bay chiến đấu, nhưng hiệu suất kinh tế không cao bằng loại cánh quạt. Chỉ có loại này phát triển được tốc độ siêu thanh.
Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt (turbopropeller jet viết tắt PropJet): kết hợp trung gian giữa hai loại trên. Lực đẩy ngang của máy bay vừa từ luồng khí phụt phản lực từ động cơ, vừa từ gió cánh quạt thổi không qua buồng đốt động cơ nên loại này còn được gọi là động cơ tuốc bin hai viền khí (two-contour aviation engine). Ngày nay hầu hết các máy bay hành khách, vận tải của dân dụng điển hình như Boeing, Airbus dùng loại này để đảm bảo tính kinh tế và vận tốc cao hợp lý.
Với động cơ tuốc bin khí công suất cao và phương thức tạo lực đẩy phản lực đến giữa những năm 1960 máy bay chiến đấu phản lực đã có thể có vận tốc vượt tốc độ âm thanh (siêu thanh khoảng 1000 km/h) và ngày càng cao hơn nữa. Từ giữa những năm 1970 đã có các máy bay hành khách khổng lồ siêu thanh là Tupolev Tu-144 của Liên Xô và Concorde của hợp tác Pháp – Anh. Các mark máy bay chiến đấu hiện đại ngày nay có số Mach khoảng 2,5 – 3 (vận tốc gấp tốc độ âm thanh).
Cấu trúc máy bay
Sự thay đổi cấu trúc máy bay chủ yếu diễn ra ở máy bay chiến đấu, đi liền với sự thay đổi tốc độ và các thay đổi về công nghệ khác. Dạng khí động học hợp lý cho siêu thanh khác xa với mức dưới âm thanh nên hình thù cánh và thân thay đổi rất nhiều và dần dần có dạng "delta" (mũi tên). Và như loại máy bay ném bom B-2 Spirit tàng hình của Hoa Kỳ hiện nay thì đã không còn ranh giới giữa cánh và thân: máy bay có hình dạng như cá đuối. Một số loại máy bay có dạng "cánh cụp cánh xòe" như B1, F-111, F-22 Raptor của Hoa Kỳ, MIG-23 của Liên Xô là loại có hình dạng và diện tích cánh có thể thay đổi tùy theo yêu cầu tốc độ và tải trọng. Các loại cao tốc như MIG-25 của Liên Xô, của Mỹ có 2 đuôi, và một số loại khác như Eurofighter của châu Âu có cánh phụ nhỏ (canard) ở phía trước.
Các công năng đặc dụng
Các công năng đặc dụng chỉ phát triển cho một số loại đặc dụng như máy bay phản lực cất cánh, hạ cánh thẳng đứng để bố trí tại nơi không có đường băng, loại này có cửa phụt phản lực theo chiều thẳng đứng cho phép máy bay hạ cánh, cất cánh thẳng đứng như một số loại của Anh, Mỹ, Liên Xô điển hình nhất là loại Harrier Jump Jet và F-35 Lightning II của Mỹ. Thủy phi cơ: cất cánh, hạ cánh trên mặt nước...
Công nghệ cao
Các máy bay của thời kỳ này có những công nghệ rất cao, nhất là công nghệ vật liệu và thiết bị điện tử, viễn thông, máy tính tự động hoá... Trên máy bay có rất nhiều hệ thống radar và chống radar, hệ thống nhận biết địch – ta, hệ thống định vị, dẫn đường... và các phương tiện đấu tranh điện tử. Đặc biệt đến cuối thế kỷ 20 Hoa Kỳ cho ra đời các loại máy bay với công nghệ tàng hình không bị phát hiện bằng sóng radar là B-2 và F-117.
Phát triển trực thăng
Ngay từ đầu thế kỷ 20 song hành cùng máy bay cánh cố định, trực thăng cũng đã được nghiên cứu phát triển, nhưng vì những khó khăn về kỹ thuật trong vấn đề cộng hưởng, độ ổ định, vật liệu, điều khiển... nên trực thăng phát triển rất chậm chạp so với máy bay cánh cố định. Chỉ sau thế chiến II các vấn đề kỹ thuật rất phức tạp trên mới được giải quyết tạo sự ứng dụng đại trà cho trực thăng vào các lĩnh vực cuộc sống, kinh tế và đặc biệt trong quân sự. Vì các ưu việt rất độc đáo là khả năng cất cánh, hạ cánh thẳng đứng không cần đường băng và khả năng bay đứng treo một chỗ của loại máy bay này mà trong các năm 1950, 1960 đã xảy ra sự bùng nổ của trực thăng và tiếp diễn đến bây giờ.
Máy bay trực thăng của thời kỳ này được trang bị động cơ tuốc bin khí với công suất rất lớn, tải trọng rất mạnh, với đầy đủ cơ cấu điều khiển cho phép loại máy bay này có tính cơ động rất cao và rất đa dạng theo các phương án thiết kế. Và đến những năm 1970 – 1980 thì trực thăng dường như đã đạt đến độ hoàn thiện của nó.
Tương lai phát triển
Vào năm 2006, động cơ tuốc bin khí chưa sử dụng hết tiềm năng của nó nên trong tương lai gần chưa thấy có xu hướng loại bỏ động cơ này cho máy bay thông thường, mà chỉ hoàn thiện nó và kết hợp với các loại động cơ khác.
Một trong những hướng phát triển rất tiềm năng của máy bay và động cơ máy bay trong tương lai là kết hợp tính chất của máy bay với tính chất của tên lửa để phục vụ cho du lịch vũ trụ thương mại. Hướng này thực ra đã bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ 20 với chương trình tàu vũ trụ con thoi (space shuttle) của NASA Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của hướng này ngày nay là làm sao có chi phí rẻ hơn để có thể thương mại hoá. Để giảm bớt trọng lượng phóng và gia tốc ban đầu và tất nhiên là chi phí, NASA đang cùng một số công ty lớn của Hoa Kỳ đang thử nghiệm một số loại máy bay – tên lửa phóng từ máy bay mẹ trên các tầng khí quyển cao nhất, loại tàu như vậy có thể thâm nhập vũ trụ và trở về Trái Đất bằng phương thức máy bay với một chi phí chấp nhận được.
Hướng nghiên cứu lắp thêm động cơ tên lửa đẩy cho máy bay thương mại và quân sự cũng đã được triển khai để tăng tốc và đặc biệt quan trọng để phóng máy bay giảm độ dài đường băng, tuy nhiên có vẻ như hướng này đang bị từ chối cho máy bay thương mại trong thời gian trước mắt.
Đối với máy bay phản lực chiến đấu ngoài yếu tố phát triển theo công nghệ cao'' với mức độ tối đa vũ trang điện tử, viễn thông, tự động hoá, công nghệ tàng hình... còn có hướng kết hợp lực nâng khí động học cổ điển của máy bay và lực nâng phản lực của động cơ (mà máy bay phản lực cất cánh, hạ cánh thẳng đứng là một ví dụ).
Trong các thiết kế của Nga, Hoa Kỳ cho các mẫu máy bay chiến đấu sau cùng của họ ví dụ F-22 Raptor và đặc biệt là máy bay Sukhoi Su-27 và các đời SU cuối của Nga đã phát triển các cơ cấu dẫn hướng luồng khí phản lực cho phép máy bay có các động tác "trượt", "trườn", "lắc", "vặn" rất tinh xảo, tính cơ động linh hoạt cực tốt, máy bay dường như "không còn quán tính". Tính năng này sẽ cực kỳ lợi hại khi cơ động tránh tên lửa và luôn chiếm ưu thế vị trí khi không chiến. Xu hướng này là tất yếu cho chế tạo các dòng máy bay chiến đấu sau này và sẽ dần dần dẫn đến khả năng máy bay có thể biểu diễn "kung fu", lộn vòng trên không mà vẫn đứng yên một chỗ, hiện nay xu hướng này đang gặp khó khăn về yếu tố tính kinh tế, nhưng khó khăn này không phải là quá lớn.
Đối với máy bay dân dụng thương mại thì ưu tiên hàng đầu trong hướng nghiên cứu là tăng tính an toàn và tính kinh tế: hiện nay đang có các phương án nghiên cứu hệ thống dù cho cả khoang hành khách của máy bay và đã có dự án "tàu cứu hộ trên khoang" để sơ tán hành khách khi gặp nạn. Để chống cháy nổ máy bay sẽ sử dụng các nguyên vật liệu không thể cháy, hiện nay các việc này sẽ làm tăng chi phí hàng không lên quá nhiều, đây đang là đề tài cho các công nghệ nhất là công nghệ vật liệu áp dụng cho máy bay... Để tăng tính kinh tế, xu hướng chế tạo máy bay hành khách thương mại là tăng kích thước, số ghế hành khách và trong tương lai rất gần sẽ là thời đại của các loại máy bay thân lớn khổng lồ, chở trên 1000 người, có thể bay không ngừng vòng quanh thế giới không cần tiếp nhiên liệu...
Các máy bay siêu thanh Concorde và Tupolev Tu-144 trong thế kỷ 20 nói chung không được thị trường hàng không tiếp đón nồng nhiệt ngoài yếu tố giá cả còn có yếu tố tiếng ồn đối với thành phố. Một trong những hướng nghiên cứu khí động thân và động cơ máy bay cho thế kỷ 21 là làm sao triệt tiêu được tiếng ồn của máy bay mà vẫn duy trì tốc độ siêu thanh...
Đó mới chỉ là những điều rõ ràng trong sự phát triển trong tương lai rất gần còn các nghiên cứu thì vẫn còn là bí mật của các nhà sản xuất máy bay, mà chính những nghiên cứu đó quyết định xu hướng phát triển của máy bay trên thế giới.
Phân loại
Sự phân loại máy bay là rất phong phú tùy theo tiêu chuẩn phân loại:
Theo hình thức cánh nâng
Máy bay có cánh cố định.
Máy bay trực thăng
Theo chức năng sử dụng
Máy bay quân sự
Tiêm kích: không chiến chống máy bay địch
Cường kích: tấn công các mục tiêu nhỏ di động trên mặt đất, truy kích
Tiêm kích – cường kích: vừa có chức năng không chiến vừa có chức năng tấn công
Ném bom: tầm gần; tầm xa
Mang tên lửa
Trinh sát
Hiệu chỉnh hỏa lực
Đa năng / chuyên dụng
Vận tải
Đổ bộ đường không
Máy bay dân dụng
Hành khách: để chở hành khách
Vận tải: chở hàng hoá
Bưu chính – liên lạc
Nông nghiệp: bón phân, gieo hạt
Huấn luyện: đào tạo phi công
Thể thao: nhảy dù, bay lượn
Máy bay chuyên dụng
Thí nghiệm: để thực hiện các thử nghiệm bay
Y tế: cứu hộ y tế khẩn cấp
Địa vật lý: nghiên cứu địa vật lý
...
Theo trọng lượng cất cánh
Có 4 hạng nhu sau:
Trên 75 tấn
Từ 30 đến 75 tấn
Từ 10 đến 30 tấn
Dưới 10 tấn
Theo thể loại và số lượng động cơ
Theo thể loại động cơ:
Động cơ piston
Tuốc bin cánh quạt
Phản lực
Theo số lượng động cơ:
Một động cơ
Hai động cơ
Ba/bốn/sáu/tám động cơ
Theo sơ đồ cấu trúc
Theo độ cao cánh so với thân:
Cánh cao
Cánh giữa
Cánh thấp
Theo số lượng tầng cánh:
Monoplane: một tầng cánh
Biplane: hai tầng cánh
Theo vị trí bánh lái:
Kiểu cổ điển: bánh lái ở đuôi
Không đuôi
Loại con vịt: Bánh lái đằng trước
Theo thể loại và kích thước thân máy bay:
Thân rộng / thân hẹp: đối với loại 1 thân
Hai thân
Khung bay: không có thân chỉ có cánh và khung
Theo tốc độ bay
Dưới âm thanh
Siêu thanh
Theo chế độ hạ cánh
Hạ cánh sân bay
Hạ cánh tàu sân bay: đậu trên tàu sân bay của hải quân
Thủy phi cơ: hạ cánh, cất cánh trên mặt nước
Theo cơ chế tạo lực đẩy
Cánh quạt: lực đẩy ngang nhờ cánh quạt
Phản lực: lực đẩy ngang nhờ động cơ phản lực
Phản lực – cánh quạt: lực đẩy ngang nhờ động cơ "PropJet"
Xem thêm
Danh sách máy bay
Bay thử nghiệm máy bay
Danh sách máy bay dân dụng
Tham khảo
Tài liệu
Иностранные армии: Вооружение и техника – Справочник (Воениздат) Mосква 1984 – Sổ tay tra cứu: Vũ khí, kỹ thuật các quân đội nước ngoài - Bản tiếng Nga Nhà xuất bản Quân sự Moskva 1984
Военный энциклопедический словарь – (Воениздат) Mосква 1986 – Từ điển bách khoa quân sự Nhà xuất bản quân sự Moskva 1986
Các bài về máy bay trong Wikipedia tiếng Anh và tiếng Nga
Liên kết ngoài
Scott Cunningham's Armor in Action – trang Web chứa số lượng lớn các ảnh máy bay và trang bị vũ khí kỹ thuật trên thực địa
Ảnh sản xuất máy bay Airbus, Hamburg, Đức
Hàng không
Khí cụ bay
Vận tải
Phương tiện giao thông
Profile khí động lực học
Lực nâng máy bay
Hình dạng máy bay
Phát minh của Hoa Kỳ |
13575 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u%20bay%20%28th%E1%BB%A7y%20phi%20c%C6%A1%29 | Tàu bay (thủy phi cơ) | Tàu bay là một loại thủy phi cơ đặc biệt được thiết kế để có thể cất và hạ cánh trên mặt nước, dùng thân chính của phi cơ để nổi trên mặt nước. Phi cơ như thế đôi khi được giữ thăng bằng trên mặt nước bằng các trái nổi ở dưới hai bên cánh hoặc những vật thể nổi giống như cánh gắn vào thân phi cơ. Phi cơ loại này sử dụng thân của chính mình để tạo lực nổi chính và vì thế như tên gọi của nó, tàu bay khác biệt với một loại thủy phi cơ khác, phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane). Loại phi cơ này sử dụng một hoặc nhiều trái nổi gắn dưới thân hoặc cánh để giữ thân của nó không chạm mặt nước.
Có nhiều tàu bay là trong số các phi cơ lớn nhất vào nữa đầu thế kỷ 20. Khả năng của chúng đáp trên mặt nước cho phép chúng tự do không bị hạn chế vì thiếu phi đạo lớn trên mặt đất, và cũng giúp chúng trở nên quan trọng trong việc tuần tra biển và cấp cứu trên biển. Chính vì khả năng đó mà chúng đã được sử dụng nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc sử dụng chúng càng trở nên ít dần. Nhiều vai trò khi trước của chúng bị các loại phi cơ mặt đất vượt qua.
Trong thế kỷ 21, các tàu bay vẫn còn một chút thực dụng thích hợp, ví dụ như được dùng để đổ nước dập tắt các đám cháy rừng và vận tải hàng không quanh các quần đảo.
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Flying Boat Web Site
Russian WWI and Civilian War Flying Boats
Sunderland Flying Boats Windermere
Flying Clippers Pan American's Fabulous Flying Ships
The Boeing B-314
Flying Contraptions
Flying Boats of the world - A Complete Reference
Foynes Flying Boat Museum
Present Day Application of Flying Boats
LSA seaplane SeaMax
The Dornier Do X
Centaur Seaplane
Pan Am Clipper Airliners
TransAtlantic Re-enactment Flight
Flying boat documentaries on DVD
Cyril Porte and Glenn H.Curtiss
SeaMax USA
Tàu bay
Hình dạng máy bay
he:סירה מעופפת
ru:Гидроплан
zh:飛行艇 |
13585 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%83n%20C%E1%BB%AB | Nguyễn Văn Cừ | Nguyễn Văn Cừ (9 tháng 7 năm 1912 - 28 tháng 8 năm 1941) là Tổng Bí thư thứ tư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 đến năm 1940.
Tiểu sử
Nguyễn Văn Cừ sinh trong một gia đình Nho giáo, quê ở xã Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Cụ tổ 17 đời của ông là Nguyễn Trãi.
Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Tháng 6 năm 1929, Nguyễn Văn Cừ được kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng đầu tiên ở Hà Nội. Năm 1930, được cử làm Bí thư đặc khu Hồng Gai – Uông Bí. Sau bị Pháp bắt, kết án khổ sai, đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội. Nguyên Văn Cừ đã tập trung vào công tác khôi phục cơ sở Đảng khôi phục và đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và đã thành công trong việc lập lại Xứ ủy Bắc kỳ và trở thành ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ (tháng 3 năm 1937). Tháng 9 năm 1937, Nguyễn Văn Cừ được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở hội nghị Hóc Môn (Gia Định). Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Cừ đã cùng Trung ương Đảng xây dựng Nghị quyết "kiểm điểm các công tác, vạch ra nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới, xác định vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại". Ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, ông đã xúc tiến ngay việc thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương (tháng 11 năm 1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến lược cách mạng. Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống nặng lãi và tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công nông binh, thay bằng thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ, thành lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.
Ngày 17 tháng 1 năm 1940, Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn, Vũ Văn Hiếu (có tài liệu ghi tên đồng chí là “Nguyễn Văn Hiếu”) bị bắt ở Sài Gòn với nhiều tài liệu quan trọng và bị tòa tiểu hình Sài Gòn kết án tù.
Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, ông bị thực dân Pháp ghép vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", "chủ trương bạo động" và là "người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và kết án tử hình.
Ngày 28 tháng 8 năm 1941, Nguyễn Văn Cừ bị bắn cùng lúc với một số đảng viên cộng sản khác như Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... tại Ngã ba Giồng.
Tác phẩm
Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương, bút danh Trí Thành, Tan -Van -Hoa Tong-Tho, Sài Gòn, 1938
Tự chỉ trích, bút danh Trí Cường, Tập sách Dân chúng xuất bản, Sài Gòn tháng 7 năm 1939, sau in trong Văn kiện Đảng toàn tập
v.v
Viết về Nguyễn Văn Cừ
Lê Duẩn: "Về tuổi đời anh Cừ kém chúng tôi và các anh Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập từ 5 đến 10 tuổi nhưng anh là một trí tuệ lỗi lạc của Đảng, rất sắc sảo và nhạy bén về chính trị lại có khả năng đoàn kết và thuyết phục anh em".
Võ Nguyên Giáp: "...Thật tự hào cho Đảng ta đã có một đồng chí Tổng Bí thư rất trẻ mà đã có tài năng lãnh đạo xuất sắc - đồng chí Nguyễn Văn Cừ".
Hoàng Quốc Việt: "Nhớ ngày nào còn về Tam Sơn gặp Nguyễn Văn Cừ, rồi ngày ở Côn Đảo, mắt le lé nhìn, miệng hơi nhô ra tranh luận,... một trí tuệ siêu việt của Đảng đã mất rồi".
Vinh danh
Tên của Nguyễn Văn Cừ được đặt cho các đường phố ở thành phố Hà Nội (đoạn Quốc lộ 5 nối cầu Chương Dương với Ngô Gia Tự), Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngã sáu Cộng Hòa nối với Dương Bá Trạc), thành phố Đà Nẵng (từ đèo Hải Vân đến cầu Nam Ô), Đồng Hới (từ Cầu Vượt Thuận Lý tới Lê Lợi), Vũng Tàu (cắt đường Nguyễn An Ninh), Vinh, Cần Thơ, Hạ Long (từ Kênh Liêm đến Cầu Trắng - Vũ Văn Hiếu), Móng Cái (từ trường THPT Trần Phú đến phố Lý Công Uẩn), Tuy Hòa (nối đường Hùng Vương với đường Độc Lập), Rạch Giá, Phú Quốc, Bắc Ninh (khu vực xã Phù Khê), Pleiku (Nối P. Ia Kring,Pleiku Với Xã Ia Đêr,Huyện Ia Grai),Nhơn Trạch, Đồng Nai (Nối đường Trần Phú với Hùng Vương)...,
Nguyễn Văn Cừ còn là tên của nhiều trường trung học, trường đào tạo cán bộ (ví dụ như trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, vùng đất nơi ông trưởng thành) và một số phường (ví dụ như phường Nguyễn Văn Cừ ở Quy Nhơn).
Khu di tích lưu niệm Nguyễn Văn Cừ được xây dựng tại quê hương ông tại thôn Phù Khê Thượng, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.(ko rõ về quá trình hình thành)
Tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có một ngôi trường Trung học phổ thông mang tên Nguyễn Văn Cừ, đây là ngôi trường rộng thứ 3 thành phố Hà Nội và ở giữa khuôn viên trường có một bức tượng của ông.
Tại phường Mạo Khê, thị xã ĐôngTriều, tỉnh Quảng Ninh có 1 ngôi trường tiểu học của con em thợ mỏ đã được mang tên Nguyễn Văn Cừ. Trong khuôn viên nhà trường đã đặt tượng bán thân bằng đồng của ông. Cùng với đó, 1 tuyến đường đẹp từ chùa Non Đông (Tường Quang tự) xuống đến Công ty xi măng Hoàng Thạch được mang tên ông
Tại Công viên Mỏ than Mạo Khê có đặt tượng Nguyễn Văn Cừ.
“Tuổi trẻ Nguyễn Văn Cừ” là vở chèo của tác giả Đào Thiện đã được dàn dựng và biểu diễn rất thành công những năm 1970, 1980.
Chú thích
Nhà cách mạng Việt Nam
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Học sinh trường Bưởi
Người Bắc Ninh
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Người cộng sản Việt Nam
Người bị xử tử hình |
13590 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20thi%C3%AAn%20v%C4%83n%20h%E1%BB%8Dc | Danh sách nhà thiên văn học | Danh sách dưới đây liệt kê một số nhà thiên văn học nổi tiếng, sắp xếp theo năm sinh.
Aristarchus (vào khoảng 310-230 TCN)
Hipparchus (vào khoảng 190-120 TCN)
Claudius Ptolemaeus (vào khoảng 85-165 TCN)
Al Battani (vào khoảng 850-923)
Nicolaus Copernicus (1473-1543)
Tycho Brahe (1546-1601)
Galileo Galilei (1564-1642)
Johannes Kepler (1571-1630)
Giovanni Domenico Cassini (1625-1712)
Christiaan Huygens (1629-1695)
Isaac Newton (1643-1727)
Edmond Halley (1656-1742)
Joseph-Louis Lagrange (1736-1813)
William Herschel (1738-1822)
Anders Ångström (1814-1874)
Percival Lowell (1855-1916)
Williamina Paton Stevens Fleming (1857-1911)
Henrietta Swan Leavitt (1868-1921)
Ejnar Hertzsprung (1873-1967)
Albert Einstein (1879-1955)
Niels Bohr (1885-1962)
Edwin Powell Hubble (1889-1953)
George Gamow (1904-1968)
Gerard Kuiper (1905-1973)
Clyde W. Tombaugh (1906-1997)
Hans Bethe (1906-2005)
Subrahmanyan Chandrasekhar (1910-1995)
Fred Hoyle (1915-2001)
Eugene Merle Shoemaker (1928-1997)
Roger Penrose (1931-)
Carl Sagan (1934-1996)
Stephen Hawking (1942-2018)
Danh sách các nhà thiên văn học và một số nhà vật lý học có ảnh hưởng trực tiếp đến thiên văn học, sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Anh
A
Aryabhata (476-550), nhà thiên văn học người Ấn Độ
Marc Aaronson (1950-1987), nhà thiên văn học người Mỹ
Ernst Abbe (1840-1905), nhà vật lý và thiên văn học người Đức
Charles Greeley Abbot (1872-1973), nhà vật lý thiên văn người Mỹ
Hiroshi Abe (1958-) nhà thiên văn học người Nhật Bản
George Ogden Abell (1927-1983), nhà thiên văn học người Mỹ
Antonio Abetti (1846-1928), nhà thiên văn học người Ý
Giorgio Abetti (1882-1982), nhà thiên văn học người Ý
Charles Hitchcock Adams (1868-1951), nhà thiên văn học người Mỹ
John Couch Adams (1819-1892), nhà thiên văn và toán học người Anh
Walter Sydney Adams (1876-1956), nhà thiên văn học người Mỹ
Saul Adelman (1944-), nhà thiên văn học người Mỹ
Petrus Alphonsi (1062-1110), nhà thiên văn học người Tây Ban Nha gốc Do Thái
Agrippa (?-92), nhà thiên văn học người Hy Lạp
Paul Oswald Ahnert (1897-1989), nhà thiên văn học người Đức
Eva Ahnert-Rohlfs (1912-1954), nhà thiên văn học người Đức
George Biddell Airy (1801-1892), nhà thiên văn và vật lý học người Anh
Robert Grant Aitken (1864-1951), nhà thiên văn học người Mỹ
Peter Krištof Akai (1706-1766), nhà thiên văn học người Slovakia
Makio Akiyama (1950-), nhà thiên văn học người Nhật Bản
Zinaida Nikolajevna Aksentievová (1900-1969), nhà thiên văn học người Ukraina
Jozef Alauda (1610-1664), nhà thiên văn học người Slovakia
Albategnius (xem al-Battání)
Vladimir Aleksandrovich Albitzky (1891-1952), nhà thiên văn học người Nga
Albumasar (787-886), nhà chiêm tinh và thiên văn học người Ba Tư gốc Balkh
George Alcock (1913-2000), nhà thiên văn học người Anh
Harold Alden (1890-1964), nhà thiên văn học người Mỹ
Alfons X (1221-1284), nhà thiên văn học người Tây Ban Nha (nhà vua Castilie)
Hannes Alfvén (1908-1995), nhà vật lý plasma và vật lý thiên văn học người Thụy Điển , Giải thưởng Nobel về vật lý
Lawrence Hugh Aller (1913-2003), nhà thiên văn học người Mỹ
Abd al-Rahman al-Sufi (903-986), nhà thiên văn học người Ba Tư
Vladimir Alexandrovic Aľbickij (1891-1952), nhà thiên văn học người Nga
Viktor Amazaspovich Ambartsumian (1912-1996), nhà vật lý thiên văn người Armenia,
John August Anderson (1876-1959), nhà thiên văn học người Mỹ
Wilhelm Anderson (1880-1940), nhà thiên văn học người Estonia
Marie Henri Andoyer (1862-1929), nhà thiên văn học người Pháp
Andronicus xứ Cyrrhus (vào khoảng 100 TCN), nhà thiên văn học người Hy Lạp
Anders Jonas Ångström (1814-1874), nhà vật lý và thiên văn học người Thụy Điển
Milan Antal (1935-1999), nhà thiên văn học người Slovakia
Eugène Michel Antoniadi (1810-1944), nhà thiên văn học người Hy Lạp-Pháp -
Masakatsu Aoki (1957-), nhà thiên văn học người Nhật Bản
Petrus Apianus (1495-1552), nhà thiên văn học người Đức
François Arago (1786-1835), nhà toán học, vật lý và thiên văn học người Pháp
Masaru Arai (1952-), nhà thiên văn học người Nhật Bản
Hiroshi Araki (?-?), nhà thiên văn học người Nhật Bản
Sylvain Arend (1902-1992), nhà thiên văn học người Bỉ
Friedrich Wilhelm Argelander (1799-1875), nhà thiên văn học người Đức
Aristarchos (320-250 TCN), nhà thiên văn học người Hy Lạp
Christoph Arnold (1650-1695), nhà thiên văn học người Đức
Halton Christian Arp (1927-2013), nhà thiên văn học người Mỹ
Svante Arrhenius (1859-1927), nhà khoa học và thiên văn học người Thụy Điển , Giải thưởng Nobel về hóa học
Arzachel (1028-1087), nhà thiên văn học người Ả Rập
Asada Goryu (1734-1799), nhà thiên văn học người Nhật Bản
Atsuo Asami (?-?), nhà thiên văn học người Nhật Bản
Giuseppe Asclepi (1706-1776), nhà thiên văn học và bác sĩ người Ý
Joseph Ashbrook (1918-1980), nhà thiên văn học người Mỹ
Igor Stanislavovic Astapovic (1908-1976), nhà thiên văn học người Nga
Arthur Auwers (1838-1915), nhà thiên văn học người Đức
Adrien Auzout (1622-1691), nhà thiên văn học người Pháp
David Axon (1951-2012), nhà thiên văn học người Anh
B
Walter Baade (1893-1960), nhà thiên văn học người Đức
Pulat Babadžanovic Babadžanov (1930-), nhà thiên văn học người Tajikistan
Harold D. Babcock (1882-1968), nhà thiên văn học người Mỹ
Horace W. Babcock (1912-2003), nhà thiên văn học người Mỹ
Oskar Backlund (1846-1916), nhà thiên văn học người Nga gốc Thụy Điển
John N. Bahcall (1934-2005), nhà thiên văn học người Mỹ
Benjamin Baillaud (1848-1934), nhà thiên văn học người Pháp
Jules Baillaud (1876-1960), nhà thiên văn học người Pháp
René Baillaud (1885-1977), nhà thiên văn học người Pháp
Jean Sylvain Bailly (1736-1793), nhà toán học và thiên văn học người Pháp
Francis Baily (1774-1844), nhà thiên văn học người Anh
John Bainbridge (1582-1643),nhà toán học và nhà thiên văn học người Anh
John E. Baldwin (1931-2010), nhà thiên văn học người Anh
Sallie Baliunas (1953-), nhà vật lý thiên văn người Mỹ
Zoltán Balog (1972-), nhà thiên văn học người Hungary
Tadeusz Banachiewicz (1882-1954), nhà thiên văn học người Ba Lan
Benjamin Banneker (1731-1806), nhà thiên văn học người Mỹ gốc Phi
Yoshiaki Banno (1952-1991), nhà thiên văn học người Nhật
Nikolai Barabashov (1894-1971), nhà thiên văn học người Ukraina
Pietro Baracchi (1851-1926), nhà thiên văn học người Úc gốc Ý
Vladimir Andrejevic Baranov (1872-1942), nhà thiên văn học người Nga
Beatriz Barbuy (1950-), nhà vật lý thiên văn người Brasil
Juraj Bardy (1919-2011), nhà thiên văn học người Slovakia
Edward Emerson Barnard (1857-1923), nhà thiên văn học người Mỹ
Julius Bauschinger (1860-1934), nhà thiên văn học người Đức
al-Battání (~850-929), nhà thiên văn học người Ả Rập
Johann Bayer (1572-1625), nhà thiên văn học người Đức
Carlyle Smith Beals (1899-1979), nhà thiên văn học người Canada
Antonín Bečvář (1901-1965), nhà thiên văn học người Séc
Wilhelm Beer (1797-1850), nhà thiên văn học người Phổ
Milan Bélik (1929-), nhà thiên văn học người Slovakia
Aristarkh Belopolsky (1854-1934), nhà thiên văn học và vật lý thiên văn người Nga
Sergei Ivanovich Belyavsky (1883-1953), nhà thiên văn học người Nga
Charles L. Bennett (1956-), nhà vật lý thiên văn người Mỹ
Friedrich Wilhelm Bessel (1784-1846), nhà thiên văn học và trắc địa học người Đức
Somnath Bharadwaj (1964-), nhà vật lý lý thuyết người Ấn Độ
Bhaskara I (khoảng 600-680), nhà thiên văn học người Ấn Độ
Bhaskara II (1114-1185), nhà thiên văn học người Ấn Độ
Wolf Bickel (1942-), nhà thiên văn học người Đức
Wilhelm Freiherr von Biela (1782-1856), nhà thiên văn học người Đức - Áo
Ludwig Biermann (1907-1986), nhà thiên văn học người Đức
George Van Biesbroeck (1880-1974), nhà thiên văn học người Mỹ gốc Bỉ
Guillaume Bigourdan(1851-1932), nhà thiên văn học người Pháp
James Binney (1950-), nhà vật lý thiên văn người Anh
Jean Baptiste Biot (1774-1862), nhà vật lý và thiên văn học người Pháp
Al-Biruni (973-1048), nhà toán học và thiên văn học người Ba Tư
Gennady S. Bisnovatyi-Kogan (941-), nhà thiên văn học người Nga
Adriaan Blaauw(1914-2010), nhà thiên văn học người Hà Lan
Patrick Blackett (1897-1974), nhà vật lý học thực nghiệm và thiên văn học người Anh , Giải thưởng Nobel về vật lý
Sergey Blazhko (1870-1956), nhà thiên văn học người Nga
Nathaniel Bliss (1700-1764), nhà thiên văn học người Anh
Záviš Bochnícek (1920-2002), nhà thiên văn học người Séc
Johann Elert Bode (1747-1826), nhà thiên văn học người Đức
Alexander Bogorodskij (1907-1984), nhà thiên văn học người Nga
Bart Bok (1906-1983), nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan
Charles Thomas Bolton (1943-), nhà thiên văn học người Mỹ
John Gatenby Bolton (1922-1993), nhà thiên văn học người Úc gốc Anh
William Cranch Bond (1789-1859), nhà thiên văn học người Mỹ
George Phillips Bond (1825-1865), nhà thiên văn học người Mỹ
Hermann Bondi (1919-2005), nhà thiên văn học người Anh - Áo
Nikola Ivanov Bonev (1898-1979), nhà thiên văn học người Bulgaria
Jiří Borovicka (1964), nhà thiên văn học người Séc
Alphonse Borrelly (1842-1926), nhà thiên văn học người Pháp
Willem Hendrik van den Bos (1896-1974), nhà thiên văn học người Hà Lan
Rudjer Boscovich (1711-1787), nhà thiên văn học người Dalmatia
Benjamin Boss (1880-1970), nhà thiên văn học người Mỹ
Lewis Boss (1846-1912), nhà thiên văn học người Mỹ
Ismaël Boulliau (1605-1694), nhà thiên văn học người Pháp
Alexis Bouvard (1767-1843), nhà thiên văn học người Pháp
Rychard Bouwens (1972-), nhà thiên văn học người Mỹ
Edward L. G. Bowell (1943), nhà thiên văn học người Mỹ
Ira Sprague Bowen (1898-1973), nhà vật lý học và thiên văn học người Mỹ
Louis Boyer (1901-1999), nhà thiên văn học người Pháp
Brian J. Boyle (1960-), nhà vật lý thiên văn người Scotland
Ronald N. Bracewell (1921-2007), nhà thiên văn học người Úc
James Bradley (1693-1762), nhà thiên văn học người Anh
William A. Bradfield (1927-2014), nhà thiên văn người Úc gốc New Zealand
Tycho Brahe (1546-1601), nhà thiên văn học người Đan Mạch
Brahmagupta (598-668), nhà thiên văn học người Ấn Độ
John Brashear (1840-1920), nhà thiên văn học người Mỹ
Semion Jakovlevic Braude (1911-2003), nhà vật lý vô tuyến học và thiên văn vô tuyến học người Nga gốc Do Thái Ukraina
Fiodor Alexandrovic Bredichin (1831-1904), nhà thiên văn vô tuyến học người Nga
William Robert Brooks (1844-1921), nhà thiên văn học người Mỹ
Dirk Brouwer (1844-1921), nhà thiên văn học người Mỹ
Ernest William Brown (1844-1921), nhà thiên văn học và toán học người Mỹ
Michael E. Brown (1965-), nhà thiên văn học người Mỹ
Hermann Alexander Brück (1905-2000), nhà thiên văn học người Đức
Giordano Bruno (1548-1600), nhà triết học và thiên văn học người Ý
Christian Leopold von Buch (1774-1853), nhà thiên văn học và địa chất học người Đức
Emil Buchar (1901-1979), nhà thiên văn học và trắc địa học người Séc
Juraj Buchholtz (1688-1737), nhà thiên văn học người Slovakia
Ismael Bullialdus (1605-1694), nhà thiên văn học và toán học người Pháp
Václav Bumba (1925), nhà thiên văn học người Séc
Geoffrey Burbidge (1925), nhà thiên văn học người Anh
Margaret Burbidge (1919-2020), nhà thiên văn học và vật lý thiên văn người Mỹ gốc Anh
Joost Bürgi (1552-1632), nhà chế tạo đồng hồ, nhà toán học và thiên văn học người Thụy Sĩ
Bruno Hans Bürgel (1875-1948), nhà thiên văn học người Đức
Jocelyn Bell Burnell (1943-), nhà vật lý thiên văn và thiên văn học người Anh,
Robert Burnham, Jr. (1931-1993), nhà thiên văn học người Mỹ
Sherburne Wesley Burnham (1838-1921), nhà thiên văn học người Mỹ
Schelte J. Bus (1956-), nhà thiên văn học người Mỹ
Bimla Buti (1933-), nhà thiên văn học người Ấn Độ
Martin Bylica (1434-1493), nhà chiêm tinh và thiên văn học người Ba Lan
C
Cello Calcagnini (1479-1541), nhà thiên văn học Ý
Charles Camichel (1871-1966), nhà thiên văn học Pháp
William Wallace Campbell (1871-1966), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Annie Jump Cannonová (1863-1941), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Girolamo Cardano (1501-1576), nhà toán học, nhà vật lý học và thiên văn học Ý
Jacques Cassini (1677-1756), nhà thiên văn học Pháp
Giovanni Domenico Cassini (1625-1712), nhà thiên văn học, kỹ sư Pháp - Ý
Anders Celsius (1701-1744), nhà thiên văn học Thụy Điển và nhà vật lý học
Zdeněk Ceplecha (1929), nhà thiên văn học Séc
Lýdia Ceraskaja (1855-1931), nhà thiên văn học Nga
Vitoľd Karlovic Ceraskij (1855-1931), nhà thiên văn học Nga
Vladimir Platonovic Cesevic (1907-1983), nhà thiên văn học Nga
Subrahmanyan Chandrasekhar (1910-1995), nhà vật lý thiên văn và nhà toán học gốc Ấn Độ
Auguste Honoré Charlois (1864-1910), nhà thiên văn học Pháp
Muhammad al-Chorezmí, nhà toán học và nhà thiên văn học Per Xích
Nikolaj Jakovlevic Cinger (1842-1918), nhà thiên văn học và trắc địa học Nga
Alexis Claude Clairaut (1713-1765), nhà toán học và thiên văn học lý thuyết Pháp
Alvan Clark (1804-1887), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
George Bassett Clark (1827-1891), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Christoph Clavius (1537-1612), nhà thiên văn học Ý
Gérard Clemence (1908-1974), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
James Cook (1728-1779), nhà thiên văn học và nhà thám hiểm biển Anh
Nicolaus Copernicus (1473-1543), nhà thiên văn học gốc Ba Lan
Heber Doust Curtis (1872-1942), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Johann Baptist Cysat (1589-1657), nhà thiên văn học Thụy Sĩ
Gleb Alexandrovic Čebotarev (1913-1975), nhà thiên văn học Nga
Nikolaj Stepanovic Černych (1931-2004), nhà thiên văn học Nga
Ľudmila Ivanovna Černychová (1935), nhà thiên văn học Nga
Sergej Danilovic Čornyj (1874-1956), nhà thiên văn học Nga
D
Đặng Lộ (?-?), Nhà thiên văn học Việt Nam
Jean Le Rond d'Alembert (1717-1783), nhà triết học, nhà toán học, nhà vật lý học và nhà thiên văn học Pháp
Heinrich Louis d'Arrest (1822-1875), nhà thiên văn học Đức
Lucien d'Azambuja (1884-1970), nhà thiên văn học Pháp
André Louis Danjon (1890-1967), nhà thiên văn học Pháp
George Howard Darwin (1845-1912), nhà thiên văn học Anh
Alexandr Nikolajevic Dejc (1899-1986), nhà thiên văn học Nga
Jean Baptiste Joseph Delambre (1749-1822), nhà thiên văn học, nhà toán học và nhà trắc địa học Pháp
Charles Eugène Delaunay (1816-1872), nhà thiên văn học và nhà toán học Pháp
Eugène Joseph Delporte (1882-1955), nhà thiên văn học Bỉ
Joseph Nicolas Delisle (1688-1768), nhà thiên văn học, nhà địa chất học Pháp
Vasilij Karlovic Dellen (1820-1897), nhà thiên văn học Nga
Henri Alexandre Deslandres (1853-1948), nhà thiên văn học Pháp
László Detre (1906-1974), nhà thiên văn học Hungary
Armin Joseph Deutsch (1918-1969), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Robert Henry Dicke (1916-1997), astronhà vật lý học
Karol Dierenberger (1731-?), nhà thiên văn học Slovakia
Herbert Dingle (1890-1978), nhà thiên văn học Anh
Thomas Digges (1546-1585), nhà thiên văn học Anh
Arnošt Dittrich (1878-1959), nhà thiên văn học Séc
Oleg Vasilievic Dobrovoľskij (1914-1971), nhà thiên văn học Nga
František Dojcák (1913-1989), nhà thiên văn học Slovakia
Ausset Dolfus (1797-1870), nhà thiên văn học Pháp
Viktor A. Dombrovskij (1913-1972), nhà thiên văn học Nga
Giovanni Battista Donati (1826-1873), nhà thiên văn học Ý
Frank D. Drake (1930), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Henry Draper (1837-1882), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Johann Ludwig Emil Dreyer (1852-1926), nhà thiên văn học Đan Mạch
Lukáš Drozd (1910), nhà thiên văn học Slovakia
Dmitrij Ivanovic Dubjago (1849-1918), nhà thiên văn học Nga
Alexandr Dmitrijevic Dubjago (1903-1959), nhà thiên văn học Nga
Georgij Nikolajevic Dubošin (1904-1986), nhà thiên văn học Nga
Raymond Smith Dugan (1878-1940), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Alexander Duchoň (1884-1964), nhà thiên văn học Slovakia
Frank Watson Dyson (1868-1939), nhà thiên văn học Anh
E
Albert Einstein (1879-1955), nhà vật lý học Hoa Kỳ gốc Đức, Giải thưởng Nobel về vật lý
Eudemos (thể kỷ thứ 4-3 trước Công Nguyên), nhà triết học, nhà toán học và nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại
Eratostenes (thể kỷ thứ 3 trước Công Nguyên), nhà toán học, nhà địa lý học, lịch sử học, thiên văn học, triết học và nhà thơ Hy Lạp cổ đại.
F
John Flamsteed (1646-1719), nhà thiên văn học Anh
Daniel Fröhlich (1595-1648), nhà toán học, nhà thiên văn học và nhà địa lý học Slovakia
G
Galileo Galilei (1564-1642), nhà triết học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học và nhà toán học Ý
Johann Gottfried Galle (1812-1910), nhà thiên văn học Đức
Carl Friedrich Gauss (1777-1855), nhà toán học, nhà vật lý học và nhà thiên văn học Đức
Henry Lee Giclas (1910), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Jiří Grygar (1936), nhà thiên văn học Séc
Vladimír Guth (1905-1980), nhà thiên văn học Séc
H
Anton Hajduk (1933-2005), nhà thiên văn học Slovakia
Tadeáš Hájek (1525-1600), nhà thiên văn học Séc
Edmund Halley (1656-1742), nhà toán học, nhà vật lý học và nhà thiên văn học Anh
William Rowan Hamilton (1805-1565), nhà thiên văn học Ireland
Stephen William Hawking (1942-) nhà vật lý học Anh
Maximilián Hell (1720-1792), nhà thiên văn học, nhà toán học và nhà vật lý học Slovakia ,
Ejnar Hertzsprung (1873-1967), nhà thiên văn học và nhà hóa học Đan Mạch
William Herschel (1738-1822), nhà thiên văn học Anh gốc Đức
Johannes Hevelius (1611-1687), nhà thiên văn học Ba Lan
Cornelis Johannes van Houten (1920-2002), nhà thiên văn học Hà Lan
Ingrid van Houten-Groeneveldová, nhà thiên văn học Hà Lan
Edwin Powell Hubble (1889-1953), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Russell Alan Hulse (1950), nhà thiên văn học vô tuyến Hoa Kỳ
Christiaan Huygens (1629-1695), nhà vật lý học, nhà toán học và nhà thiên văn học Hà Lan
j
Jane Lưu (1963), Nhà thiên văn học Việt Nam
K
Johannes Kepler (1571-1630), nhà thiên văn học, nhà vật lý học, nhà quang học và nhà toán học Đức
Josip Kleczek (1923), nhà thiên văn học Séc
Daniel Matej Kmeth (1783-1825), nhà thiên văn học Slovakia
Mikuláš Konkoly-Thege (1842-1916), nhà vật lý học và nhà thiên văn học Slovakia
Mikuláš Kopernik (1473-1543), nhà thiên văn học, nhà triết học và nhà nhân văn học Ba Lan
Ľubor Kresák (1927-1994), nhà thiên văn học Slovakia
Křišťan z Prachatic (trước 1370–1439), nhà thiên văn học Séc
Gerard Peter Kuiper (1905-1973), nhà thiên văn học Hoa Kỳ -Hà Lan
L
Philippe van Lansberge (1561-1632), nhà thiên văn học Hà Lan
Nicolas Louis de Lacaille (1713-1762), nhà thiên văn học Pháp
Jérôme Lalande (1732-1807), nhà toán học và nhà thiên văn học Pháp
Johann Heinrich Lambert (1728-1777), nhà triết học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà toán học và nhà bản đồ học
Pierre Simone de Laplace (1749-1827), nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học và chính trị gia Pháp
Francis Preserved Leavenworth (1858-1928), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Bertil Lindblad (1895-1965), nhà thiên văn học Thụy Điển
Bernard Ferdinand Lyot (1897-1952), nhà thiên văn học Pháp
M
Simon Marius (1573-1624), nhà thiên văn học Đức
Albert Marth (1828-1897), nhà thiên văn học Đức
Julius Firmicus Maternus (thế kỷ thứ 4), nhà thiên văn học Roma
Pierre Méchain (1744-1804), nhà thiên văn học Pháp
Charles Messier (1730-1817), nhà thiên văn học Pháp
Mikuláš z Oresme (trước 1330-1382), nhà triết học, chính trị gia, nhà luân lý học, nhà kinh tế học, nhà thiên văn học Pháp
August Ferdinand Möbius (1790-1868), nhà toán học và nhà thiên văn học lý thuyết
N
Isaac Newton (1643-1727), nhà vật lý học và toán học Anh
Nguyễn Hữu Thận (1757-1831), Nhà thiên văn học Việt Nam
P
Ľudmila Pajdušáková (1916-1979), nhà thiên văn học Slovakia
Johann Palisa (1848-1925), nhà thiên văn học Áo- Séc
André Patry (1902-1960), nhà thiên văn học Pháp
Vladimír Porubcan (1940), nhà thiên văn học Slovakia
Oldřich Prefát z Vlkanova (1523-1565), nhà thiên văn học Séc
Claudius Ptolemaeus (vào khoảng 85-165 TCN), nhà địa lý học, nhà thiên văn học và nhà chiêm tinh học Hy Lạp cổ đại
Pytagoras (khoảng 580 - khoảng 572 đến 496 trước Công Nguyên), nhà triết học, nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà âm học Hy Lạp cổ đại
R
Regiomontanus (1436-1476), nhà toán học, nhà thiên văn học và nhà chiêm tinh học Đức
Georg Rhaeticus (1514-1574), nhà thiên văn học Áo
Henry Norris Russell (1877-1957), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
S
Carl Sagan (1934-1996), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Carolyn Jean Spellman Shoemakerová (1929), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Eugene Merle Shoemaker (1928-1997), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Pavel Spurný (1958), nhà thiên văn học Séc
Joseph Stepling (1716-1778), nhà thiên văn học Séc
Ján Šajnovic (1733-1785), nhà thiên văn học, ngôn ngữ học Hungary
Lenka Šarounová (1973), nhà thiên văn học Séc
Milan Rastislav Štefánik (1880-1919), nhà thiên văn học, chính trị gia Slovakia
Ján Štohl (1932-1993), nhà thiên văn học Slovakia
T
Táles (khoảng 624 – khoảng 546 trước Công Nguyên), nhà triết học, nhà toán học, nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại
Trần Nguyên Đán (1325? 1326 - 1390), Nhà thiên văn học Việt Nam
Trịnh Xuân Thuận (1948), Nhà thiên văn học Việt Nam
Joseph Hooton Taylor (1941), nhà thiên văn học vô tuyến Hoa Kỳ
Ernst Wilhelm Leberecht Tempel (1821-1889), nhà thiên văn học Đức
Jana Tichá (1965), nhà thiên văn học Séc
Miloš Tichý (1966), nhà thiên văn học Séc
Clyde William Tombaugh (1906-1997), nhà thiên văn học Hoa Kỳ
Robert Julius Trumpler (1886-1956), nhà thiên văn học Hoa Kỳ-Thụy Sĩ
V
George Van Biesbroeck (1880-1974), nhà thiên văn học Hoa Kỳ - Bỉ
Urbain Le Verrier (1811-1877), nhà thiên văn học Pháp
W
František Weiss (1717-1785), nhà toán học và nhà thiên văn học Slovakia
John Winthrop (1714-1779), nhà toán học và thiên văn học
Aleksander Wolszczan (1946), nhà thiên văn học Ba Lan
Max Wolf (1863-1932), nhà thiên văn học Đức
Z
Fritz Zwicky (1898-1974), nhà vật lý học và thiên văn học Thụy Sĩ, Hoa Kỳ
Ľudmila Vasilievna Žuravľovová, nhà thiên văn học Ukraina
Tham khảo
Danh sách
Nhà thiên văn học
Nhà thiên văn học
Lịch sử thiên văn học |
13598 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4 | Mô | Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật. Cơ thể người động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử.
Định nghĩa
Một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; calci, phosphor và chất cốt giao trong xương.
Phân loại
Trong cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính:
1) Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, chất gian bào rất ít hoặc không đáng kể, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.
- Gồm hai loại:
Biểu bì bao phủ:
Vị trí: phủ ngoài da lót trong các cơ quan rỗng: ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, khoang miệng
Cấu tạo: thường có 1 hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hay khác nhau
Biểu bì tuyến:
Vị trí: nằm trong cá tuyến của cơ thể
Chức năng: tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nước bọt, tuyến nội tiết,...) hay bài xuất ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi)
2) Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau
Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng (máu và [bạch huyết]
Mô liên kết cơ học (mô [sụn] và xương)
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng [dinh dưỡng] vừa có chức năng cơ học.
Chức năng: tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
Gồm bốn loại mô chính: mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ.
Vị trí:
- mô sợi:nằm ở dây chằng
- mô sụn:nằm ở sụn đầu xương
- mô xương: nằm ở xương
- mô mỡ: nằm ở mỡ
- mô máu: nằm ở trong các mạch máu và tim
Cấu tạo: chủ yếu là phi bào, các tế bào nằm rải rác
Máu thuộc vào mô liên kết
3/ Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
Có ba loại mô cơ:
Mô cơ trơn: có hình thoi, nhọn, có 1 nhân, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,...
Mô cơ vân (cơ xương): tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, bám vào xương.
Mô cơ tim: tạo nên thành tim, tế bào cơ tim cũng có vân giống tế bào cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể
4/ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.
Vị trí: ở não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
Mô xốp: là mô cấu tạo nên bộ phận sinh dục nam giới,nở to khi có máu
Tham khảo
Giải phẫu học |
13605 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hy%20L%E1%BA%A1p | Hy Lạp | Hy Lạp ( hay Ελλάς, chuyển tự Ellas), tên gọi chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (), là một quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực nam Âu. Hy Lạp nằm ở phía nam của bán đảo Balkan, giáp với Albania, Bắc Macedonia và Bulgaria về phía bắc, Thổ Nhĩ Kỳ và biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam đất nước còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của Hy Lạp là núi non hiểm trở. Lãnh thổ Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực biển Địa Trung Hải. Dân số Hy Lạp năm 2015 được ước tính đạt xấp xỉ 11 triệu người.
Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của thời kỳ cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn minh khác xung quanh khu vực Địa Trung Hải cũng như để lại nhiều di sản, thành tựu văn hóa, khoa học, nghệ thuật,... cho nhân loại tới tận ngày nay. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây, Thế vận hội Olympic cùng rất nhiều phát minh, sáng chế, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật khác. Đến thời kỳ trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phận của Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế Ottoman trong gần 4 thế kỷ. Năm 1821, người Hy Lạp nổi dậy khởi nghĩa, đấu tranh giành độc lập.
Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 1981, Hy Lạp trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Từ nguyên
Tên "Hy Lạp" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Hy Lạp, nước này được gọi là Hellas (Ελλάς) hoặc Ellada (Ελλάδα) . Qua tiếng Trung, "Hellas" được phiên âm thành "希臘" (pinyin: Xīlà), đọc âm Hán Việt sẽ là "Hy Lạp"..
Trong tiếng Anh, nước này được gọi là Greece, bắt nguồn từ danh xưng Graecia trong tiếng Latin có nghĩa là Vùng đất của tộc Graeci (, ; dạng số ít , ). Tộc này là một trong số các tộc Hy Lạp đầu tiên di cư đến miền Nam đất nước Ý ngày nay. Tộc danh này nhiều khả năng bắt nguồn từ căn tố Ấn-Âu nguyên thủy *ǵerh₂- "già đi".
Lịch sử
Thời kỳ tiền sử
Vào Thời kỳ Đồ Đồng, tại Hy Lạp đã xuất hiện hai nền văn minh lớn là nền văn minh Minoan trên đảo Crete và nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese thuộc miền nam Hy Lạp.
Nền văn minh Minoan đạt đến đỉnh cao trên đảo Crete vào khoảng năm 2700 đến 1450 trước Công nguyên. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp và hoạt động ngoại thương với các quốc gia láng giềng. Người Minoan đã sản xuất ra nhiều loại đồ gốm chất lượng cao và xây dựng được nhiều đền đài tráng lệ. Dấu tích của những công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên đảo Crete, một trong số đó là quần thể cung điện tại Knossos. Đến khoảng năm 1600 trước Công nguyên, nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese đã phát triển thịnh vượng và lấn át nền văn minh Minoan đang tan rã. Họ đã xây dựng được nhiều thành phố lớn giàu có và thiết lập các mối quan hệ ngoại thương với các quốc gia láng giềng. Thế nhưng đến khoảng năm 1200 TCN, trước sự đe dọa của ngoại xâm, các thành trì tại Mycenae đã bị bỏ phế, buôn bán với nước ngoài bị đình trệ. Nền văn minh Mycenae sụp đổ đã dẫn tới một thời kỳ khủng hoảng tại Hy Lạp kéo dài hơn 3 thế kỉ với tên gọi Kỷ nguyên Bóng tối.
Hy Lạp cổ đại
Khoảng thế kỷ VIII trước Công nguyên, Hy Lạp bắt đầu thoát ra khỏi Kỷ nguyên Bóng tối. Kinh tế, đặc biệt là ngoại thương được đẩy mạnh với các cơ sở thương mại được thành lập tại rất nhiều nơi. Dân số Hy Lạp tăng nhanh trong khi đất đai có hạn đã dẫn tới dòng người Hy Lạp di cư ra khắp các vùng tại Địa Trung Hải, đặc biệt là miền nam Ý và thành lập những thành phố mới độc lập với các thành phố quê hương của họ. Nền kinh tế phát triển đã khiến Hy Lạp trở nên rất giàu có. Đơn vị hành chính cơ bản ở Hy Lạp cổ đại là các thành bang. Thông thường giữa các thành bang hay xảy ra xung đột với nhau để tranh giành lãnh thổ, trong đó hai thành bang Athens và Sparta là có ảnh hưởng đặc biệt trong lịch sử của Hy Lạp. Thời kỳ đầu, các thành bang theo chế độ quân chủ. Nhưng về sau, đặc biệt là ở Athens, nền dân chủ đã được thành lập, dù Sparta vẫn còn giữ vững chế độ quân chủ trong suốt lịch sử tồn tại của họ. Tuy nhiên chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ rất khác so với ngày nay vì chỉ có những công dân nam giới mới được quyền bầu cử. Chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại.
Năm 490 trước Công nguyên, Hy Lạp đã đánh bại quân Ba Tư xâm lược tại trận Marathon nổi tiếng. Và đến năm 480, thủy binh Ba Tư lại phải chịu thất bại nặng nề trong trận thủy chiến Salamis. Những trận chiến này đã khẳng định sức mạnh quân sự hùng hậu của Hy Lạp. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế của Vương quốc Macedonia, người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ. Những cuộc chinh phục của ông đã dẫn tới sự định cư và thống trị của người Hy Lạp tại nhiều vùng đất xa xôi và làm ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp lan rộng hơn bao giờ hết. Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hy Lạp hóa. Về sau, khi Đế chế La Mã thành lập và trở nên hùng mạnh, Hy Lạp đã trở thành một tỉnh của La Mã nhưng những ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp cổ đại vẫn được duy trì và phát triển.
Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng sâu rộng đến La Mã và nền văn minh phương Tây hiện đại. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Hy Lạp cổ đại là thần thoại Hy Lạp, một tập hợp gồm nhiều truyền thuyết về các vị thần như Zeus, Hera, Athena, Apollo... Triết học Hy Lạp là nền móng của triết học phương Tây với các nhà triết học nổi tiếng như Thales, Platon, Aristote... Toán học và khoa học Hy Lạp đạt được khá nhiều thành tựu rực rỡ với các nhà khoa học bậc thầy như Pythagoras, Archimedes. Họ đã phát minh ra những định lý cơ sở cho toán học và khoa học hiện đại. Kiến trúc Hy Lạp cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn với các công trình tiêu biểu như đền Parthenon, các khu di tích Olympia, Delphi với hàng loạt các đền đài, quảng trường, nhà hát, sân vận động khác. Hy Lạp cũng là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên và được tổ chức 4 năm một lần, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic hiện đại ngày nay.
Hy Lạp thời Trung cổ
Vào khoảng cuối thế kỷ III, Đế chế La Mã phân chia thành hai phần: phía tây và phía đông. Hy Lạp trở thành một phần của Đế chế Đông La Mã, sau này đổi tên thành Đế chế Byzantine. Đế chế Byzantine là một nhà nước trung cổ theo đạo Cơ đốc, trong đó tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức. Thế kỷ XI và thế kỷ XII là thời kỳ hoàng kim của Đế chế Byzantine. Tuy nhiên sau đó, đế chế này đã dần dần bị suy yếu trước những cuộc tấn công của người Hồi giáo và cuối cùng sụp đổ vào năm 1453.
Dưới sự cai trị tàn bạo của Đế chế Ottoman theo Hồi giáo, một bộ phận lớn trí thức người Hy Lạp đã nhập cư vào Tây Âu, đặc biệt là Ý. Họ đã góp phần rất lớn trong Phong trào Phục hưng tại châu Âu thời trung cổ. Một bộ phận khác thì rời bỏ bán đảo Hy Lạp và đến sống tại những vùng núi hoang vu hẻo lánh hay những hòn đảo trên biển Aegean, nơi mà Đế chế Ottoman không thể áp đặt hệ thống chính trị và tôn giáo của họ lên người Hy Lạp. Những cộng đồng người Hy Lạp được củng cố với nhau do cùng chung cơ sở tôn giáo là Chính thống giáo và tôn giáo đã đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Hy Lạp sau này.
Nước Hy Lạp hiện đại thành lập
Tháng 3 năm 1821, cuộc chiến tranh giành độc lập Hy Lạp chống lại Đế chế Ottoman bùng nổ mạnh mẽ. Cuộc chiến này kéo dài cho đến tận năm 1829, khi nền độc lập của nước Hy Lạp non trẻ chính thức được công nhận tại Nghị định thư Luân Đôn. Năm 1832, Đế chế Ottoman đã phải thừa nhận nền độc lập của Hy Lạp trong Hiệp ước Constantinople. Vào năm 1827, Ioannis Kapodistrias được chọn là người đứng đầu chính phủ cộng hòa tuy nhiên ngay sau đó, nền cộng hòa đã bị giải tán và thay thế bởi chế độ quân chủ. Vị vua đầu tiên là Othon của Hy Lạp, một người thuộc dòng họ Wittelsbach. Đến năm 1863, vua Othon bị phế truất và thay thế bởi hoàng tử Vilhelm của Đan Mạch, thuộc dòng họ Oldenburg. Vilhelm đã đăng quang danh hiệu vua Hy Lạp với tên gọi Georgios I của Hy Lạp và mang theo một món quà của nước Anh: ngày 29 tháng 3 năm 1864, chủ quyền của quần đảo Ionia đã được Anh chuyển giao cho Hy Lạp và đến ngày 28 tháng 5 năm 1864, quần đảo này đã được thống nhất với Hy Lạp.
Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển nhanh chóng, những cải cách chính trị được thực hiện. Năm 1877, thủ tướng Charilaos Trikoupis đã cắt giảm bớt quyền lực của hoàng gia Hy Lạp. Năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên đã được tổ chức tại thành phố Athens.
Cuộc chiến tranh Balkan (1912-1913) đã dẫn tới việc các vùng Crete, Chios, Samos và miền nam Macedonia, trong đó có Thessaloniki được sáp nhập vào Hy Lạp. Năm 1913, vua Georgios I bị ám sát tại Thessaloniki và được thay thế bởi người con cả là vua Konstantinos I của Hy Lạp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hy Lạp đã tham gia vào phe Entente chống lại Đức và Áo. Điều này đã gây ra xung đột giữa nhà vua và thủ tướng Eleftherios Venizelos và cuối cùng dẫn đến việc vua Konstantinos I phải nhường ngôi cho con trai đồng thời gây ra sự chia rẽ về chính trị tại Hy Lạp.
Tranh chấp lãnh thổ về khu vực Smyrna thuộc Tiếu Á cũng dẫn tới cuộc chiến tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ (1919-1922) giữa người Hy Lạp và những người người cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, người Hy Lạp bại trận, Hiệp ước Lausanne được ký kết vào năm 1923 đã định ra đường biên giới ngày nay và định ra việc trao đổi dân cư giữa hai nước. Năm 1936, tướng Ioannis Metaxas thiết lập chế độ độc tài tại Hy Lạp, còn gọi là chế độ mùng 4 tháng 8.
Chiến tranh thế giới thứ hai, hậu chiến và chế độ độc tài
Ngày 28 tháng 10 năm 1940, nhà độc tài Ý Benito Mussolini gửi tối hậu thư yêu cầu Hy Lạp đầu hàng và cho quân phát xít chiếm đóng lãnh thổ. Người Hy Lạp đã kiên quyết nói không và đứng về phe Đồng Minh chống lại lực lượng phát xít. Ngay lập tức, quân phát xít Ý đã tràn vào chiếm đóng Hy Lạp từ miền nam Albania nhưng đã vấp phải sự kháng cự hiệu quả của quân đội Hy Lạp. Tiếp theo đó là trận đánh tại dãy núi Pinlus đã khiến cho quân Mussolini bị đẩy lùi. Lúc đó, Adolf Hitler mới nhận ra vị trí chiến lược của Hy Lạp và hạ lệnh cho quân phát xít Đức và Bulgaria tràn vào lãnh thổ nước này.
Sự xâm lược của phát xít Đức vào ngày 6 tháng 4 năm 1941 đã hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp. Nước này trở thành một chiến trường ác liệt cho đến ngày 12 tháng 10 năm 1944, khi thành phố Athens được quân Đồng Minh giải phóng. Trong thời gian cai trị của phát xít Đức, nhiều người Do Thái tại Hy Lạp đã bị đẩy vào các trại tập trung và giết hại. Nạn đói sau chiến tranh đã giết chết khoảng 300.000 người.
Sau khi được giải phóng khỏi ách cai trị của phát xít Đức, cuộc nội chiến Hy Lạp bùng nổ giữa những người cánh tả và cánh hữu. Cuộc chiến kéo dài từ năm 1946 đến năm 1949, khi lực lượng cánh tả bị đánh bại tại trận Grammos-Vitsi. Trong các thập niên 1950, 1960, Hy Lạp đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc do nằm trong Kế hoạch Marshall của Mỹ.
Bắt đầu từ năm 1965, Hy Lạp lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị khiến tình hình đất nước trở nên hỗn loạn. Ngày 21 tháng 8 năm 1967, một cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ đã diễn ra, lật đổ chính phủ dân chủ và thành lập một chế độ độc tài quân sự với tên gọi Chế độ Đại tá. Những năm sau đó, rất nhiều người cánh tả và cộng sản tại Hy Lạp đã bị bắt giữ và tra tấn hết sức dã man. Nhiều chính trị gia phải chạy sang các nước khác như Pháp và Thụy Điển để xin tị nạn. Vào tháng 11 năm 1973, sinh viên trường Đại học Bách khoa Athens nổi dậy chống lại chế độ độc tài nhưng cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dập tắt, xe tăng được điều đến tấn công trường đại học và tàn sát sinh viên.
Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đảo Síp. Cuộc khủng hoảng sau đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài tại Hy Lạp vào ngày 23 tháng 7 năm 1974.
Hy Lạp ngày nay (từ năm 1975 đến nay)
Ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, cựu thủ tướng Konstantinos Karamanlis đã từ Pháp trở về Hy Lạp và thành lập Đảng Dân chủ Mới. Chính phủ dân chủ được tái thành lập tại Hy Lạp và bản hiến pháp dân chủ của nước cộng hòa được ban hành vào năm 1975. Chế độ quân chủ ở Hy Lạp chính thức bị giải tán trong một cuộc trưng cầu dân ý cùng năm. Sau đó, Andreas Papandreou cũng trở về từ Mỹ và thành lập Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp.
Về đối ngoại, mối quan hệ vốn thường xuyên căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ đã dần dần được cải thiện. Mùa hè năm 1999, những trận động đất lớn đã tấn công hai quốc gia này, và những hoạt động cứu trợ nhau sau đó giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần làm ấm lại mối quan hệ giữa hai nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh châu Âu. Nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển rất nhanh chóng, với một nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài đổ vào Hy Lạp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của nước này, xây dựng nền kinh tế Hy Lạp theo hướng hiện đại. Dịch vụ và du lịch ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Năm 2001, Hy Lạp tham gia vào nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro và sau đó tổ chức thành công Thế vận hội 2004.
Gần đây, Hy Lạp đã hứng chịu hậu quả rất nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế cuối những năm 2000 và là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Do áp dụng đồng euro, khi Hy Lạp trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, họ không còn có thể phá giá đồng tiền để lấy lại khả năng cạnh tranh. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên đặc biệt cao trong những năm 2000. Cuộc khủng hoảng nợ của chính phủ Hy Lạp, và các chính sách thắt lưng buộc bụng, đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình.
Chính trị
Hy Lạp là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ đại diện. Tổng thống là người đứng đầu đất nước và được lựa chọn bởi quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên sau cuộc sửa đổi hiến pháp vào năm 1986, quyền lực của tổng thống dã bị cắt giảm đáng kể và bây giờ hầu như chỉ mang tính nghi thức. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Hy Lạp và có quyền lực chủ yếu trong các công việc của quốc gia.
Quốc hội Hy Lạp có tổng cộng 300 ghế. Những cuộc bầu cử quốc hội thường được tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên tổng thống có quyền giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Từ khi Hy Lạp quay trở về tiến trình dân chủ từ năm 1975, Hy Lạp đã trở thành một quốc gia theo chế độ đa đảng. Hai đảng có vai trò quan trọng nhất trên chính trường Hy Lạp là Đảng Dân chủ mới (Νέα Δημοκρατία) và Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp(Πανελλήνιο Σοσιαλιστικό Κίνημα).
Tổng thống hiện nay của Hy Lạp là ông Prokopis Pavlopoulos. Còn thủ tướng đương nhiệm là ông Alexis Tsipras. Theo quy định, chỉ có 5 đảng có số phiếu bầu cao nhất mới có ghế trong quốc hội. Trong cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 2012, tầm ảnh hưởng của các đảng chính trị Hy Lạp cổ đại, PASOK và Dân chủ Mới, đã giảm từ 43% xuống còn 13% và từ 33% xuống còn 18% do sự ủng hộ của họ đối với các biện pháp thắt chặt. Đảng cánh tả SYRIZA đã trở thành đảng lớn thứ hai, với mức tăng từ 4% lên 16%. Không đảng nào có thể thành lập một chính phủ bền vững, dẫn đến cuộc bầu cử tháng 6 năm 2012. Kết quả của cuộc bầu cử lần thứ hai là sự hình thành của một chính phủ liên hiệp gồm Dân chủ Mới (29%), Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp đứng thứ hai (12%) và Đảng Dân chủ Trái (6%).
Alexis Tsipras đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 25 tháng 1 năm 2015, chỉ còn lại hai ghế. Sáng hôm sau, Tsipras đã đạt được thỏa thuận với đảng Hy Lạp độc lập để thành lập một liên minh và ông đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Hy Lạp. Tsipras đã kêu gọi tổ chức bầu cử vào tháng 8 năm 2015 sau khi ông này từ chức, dẫn tới một chính quyền chăm sóc hàng tháng do thẩm phán Vassiliki Thanou-Christophilou, thủ tướng nữ đầu tiên của Hy Lạp đứng đầu. Tuy nhiên, trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 năm 2015, Tsipras lại tái đắc cử, đảng Syriza do ông lãnh đạo đã giành 145 ghế trong số 300 ghế và tái lập liên minh với những người Hy Lạp độc lập.
Phân chia hành chính
Toàn bộ đất nước Hy Lạp được chia thành 13 vùng và 1 khu tự trị. Các tỉnh của Hy Lạp bao gồm 9 vùng nằm trên đất liền (bán đảo Hy Lạp) và 4 vùng thuộc các đảo và quần đảo. Riêng Núi Athos, một khu vực dành riêng cho những tu sĩ nam theo Chính thống giáo được công nhận là một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc chủ quyền của Hy Lạp. Đây là một bán đảo nhỏ nằm ở phía đông nam tỉnh Trung Macedonia. Tiếp đó, 13 vùng của Hy Lạp lại được chia tiếp thành 54 huyện.
Địa lý
Lãnh thổ
Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.
Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển.
Địa hình
Đất nước Hy Lạp có địa hình khá hiểm trở với khoảng 80% diện tích là đồi núi. Nằm ở trung tâm đất nước Hy Lạp là dãy núi Pinlus hùng vĩ với độ cao trung bình là 2636 m so với mực nước biển. Dãy núi Pinlus là một nhánh mở rộng của dãy Alps Dinaric trên bán đảo Balkan và còn tiếp tục trải dài qua bán đảo Peloponnese, mở rộng xuống phía nam tạo thành rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên biển Aegean, cuối cùng kết thúc ở đảo Crete. Những hòn đảo trên biển Aegean của Hy Lạp chính là đỉnh của những dãy núi chạy ngầm bên dưới đáy biển. Phia bắc của Hy Lạp có dãy núi Rhodope làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Hy Lạp và Bulgaria. Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp, cao 2919 m. Đây được cho là nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đại và ngày nay trở thành một địa điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp.
Các đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ tại Hy Lạp và tập trung ở các vùng Thessaly, Trung Macedonia và Thrace. Đây là những nơi có nhiều đất đai màu mỡ đồng thời là những vùng tập trung đông dân cư tại Hy Lạp.
Các sông ở Hy Lạp thường ngắn và dốc, một số sông nhỏ thường hay bị khô cạn vào mùa hè. Các con sông là một nguồn cung cấp thủy điện lớn cho Hy Lạp. Nước này còn có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú như nhôm, than non, magie, kẽm, niken, dầu hỏa.
Khí hậu
Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió.
Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhất vào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu ở những vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích phân bố nhỏ, tập trung ở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải.
Thủ đô Athens của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C. phía bắc của thành phố Athens có kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải.
Thực vật và động vật
Rừng chiếm khoảng 50% diện tích đất đai tại Hy Lạp với nhiều loài thực vật đa dạng, phong phú. Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp và đã được dùng làm vòng nguyệt quế cho những nhà vô địch thể thao thời xưa. Tại những vùng đồng bằng ở Hy Lạp có rất nhiều rừng cây ôliu xanh tốt. Còn tại những vùng núi phía bắc có những cánh rừng linh sam và thông đen. Rừng sồi và dẻ mọc ở những vùng thấp hơn, bên cạnh đó còn có những cánh đồng trồng nho. Các loài cây quen thuộc khác ở Hy Lạp là hoa giấy, hoa nhài, mimosa, trúc đào, hoa huệ xạ...
Hy Lạp có một hệ động vật khá đa dạng. Tại những vùng rừng núi ở Hy Lạp có gấu nâu, linh miêu, chó sói, cáo, hươu, nai... Hệ sinh vật biển tại Hy Lạp cũng rất phong phú với các loài như hải cẩu, rùa biển, mực, bạch tuộc, cá heo, cá voi.
Nhân khẩu
Dân số
Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Hy Lạp là 10.706.290 người. Con người đã đến vùng đất ngày nay là Hy Lạp từ Thời kỳ Đồ đá cũ vào khoảng 3000 năm trước công nguyên. Sau đó, tổ tiên của người Hy Lạp đã đến đây vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và xây dựng những nền văn minh rực rỡ. Vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên, có 3 triệu dân sinh sống trên bán đảo Hy Lạp và 6 triệu người Hy Lạp định cư tại nhiều vùng khác nhau quanh khu vực Địa Trung Hải. Trong thời kỳ Đế chế Byzantine, nhiều dòng người khác nhau, chủ yếu là người Slav và người Do Thái đã nhập cư vào Hy Lạp. Đến khi bán đảo Hy Lạp bị thống trị bởi Đế chế Ottoman, nhiều người Hy Lạp đã rời bỏ đất nước để sang Tây Âu. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, một dòng người Hy Lạp rất lớn cũng di cư sang Mỹ, Canada và Úc để thoát khỏi tình trạng bất ổn trong nước. Hiện nay, một bộ phận người dân Hy Lạp cũng có xu hướng nhập cư sang các nước phát triển khác trong Liên minh châu Âu như Đức và Bỉ để kiếm việc làm.
Tốc độ gia tăng dân số của Hy Lạp hiện nay là 0,16%. Nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm dân số trong tương lai khi mà tỉ lệ tử tại nước này đã vượt quá tỉ lệ sinh. Dân cư Hy Lạp tăng lên chủ yếu do nhập cư.
Các nhóm thiểu số
Các nhóm sắc tộc thiểu số chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số Hy Lạp. Trong đó các nhóm sắc tộc thiếu số chính là người Thổ Nhĩ Kỳ, người Slav, người Albania, người Armenia, người Do Thái.
Người Thổ Nhĩ Kỳ là cộng đồng thiểu số lớn nhất tại Hy Lạp với số lượng khoảng 74.000 người. Họ sinh sống tập trung ở tỉnh Thrace thuộc miền đông bắc Hy Lạp. Tuy những mâu thuẫn lịch sử giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp vẫn còn tồn tại nhưng đa phần các nhóm dân này đều sống hòa thuận với nhau.
Người Slav phân bố chủ yếu ở miền bắc Hy Lạp và có nguồn gốc từ người Bulgaria và người Macedonia. Họ được phân chia thành hai nhóm tôn giáo chính là người Slav theo Chính thống giáo và người Slav theo Hồi giáo. Người Albania cũng là một nhóm dân lớn ở Hy Lạp, chủ yếu là những người Albania nhập cư sang để tìm việc làm. Người Do Thái thì từng có một cộng đồng dân cư rất lớn tại nước này, nhưng phần lớn họ đã bị giết hại bởi phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc nhập cư sang Israel và một số nước khác. Ngày nay cộng đồng Do Thái ở Hy Lạp chỉ còn rất ít với khoảng 5500 người, tập trung chủ yếu ở Thessaloniki. Ngoài ra ở Hy Lạp còn có một cộng đồng người Armenia khá đông đảo với khoảng 35.000 dân.
Tôn giáo
Chính thống giáo Hy Lạp được hiến pháp công nhận là tôn giáo chính thức tại Hy Lạp, song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo. Chính thống giáo Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân bố rộng khắp toàn đất nước Hy Lạp. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai với số tín đồ ước tính từ khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ yếu ở tỉnh Thrace. Bên cạnh đó còn có cộng đồng người Hồi giáo nhập cư vào khoảng 200.000 đến 300.000 người. Cộng đồng Công giáo Rôma tại Hy Lạp có số tín đồ ước tính khoảng 250.000 người. Còn đạo Tin Lành và Nhân Chứng Giê-hô-va đều có khoảng 30.000 tín đồ. Cộng đồng theo Do Thái giáo trước kia rất đông tại Hy Lạp, nay chỉ còn 5000 người và phân bố chủ yếu ở Thessaloniki.
Kinh tế
Hy Lạp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hy Lạp đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7% từ năm 1950 đến năm 1973. Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Hy Lạp năm 2006 là 0,866 - đứng thứ 29 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hy Lạp năm 2018 là 20,570 USD.
Các ngành kinh tế
Dịch vụ chiếm một tỉ trọng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Trong các ngành dịch vụ, Hy Lạp đặc biệt phát triển ngành du lịch, vốn là thế mạnh của nước này với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử độc đáo. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP, đồng thời tạo ra nhiều việc làm lớn cho người dân Hy Lạp. Năm 2005, Hy Lạp đón tiếp khoảng 18 triệu du khách quốc tế đến tham quan.
Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở Hy Lạp là dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại cây trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam, chanh... Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 85,0%, công nghiệp 12,0% và nông nghiệp 3,0% .
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp đạt 4,3%, cao hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, vào năm 2010, Hy Lạp trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, & lây lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Cộng hoà Ireland,... Vì thế, chính phủ Hy Lạp đã phải sử dụng biện pháp Thắt lưng buộc bụng, nhưng không dược dân chúng ủng hộ nên đã liên tiếp xảy ra biểu tình. Giai đoạn 2011-2012 là giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, trong đó vào năm 2011 GDP của Hy Lạp đã bị sụt giảm ở mức kỉ lục ̣-6,9%. Cũng trong năm đó, 111.000 công ty Hy Lạp bị phá sản (cao hơn 27% so với năm 2010) . Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, từ 7,5% trong tháng 9 năm 2008 lên mức cao kỷ lục 23,1% vào tháng 5 năm 2012, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng từ 22,0% lên 54,9%. Tỷ lệ nợ công so với GDP năm 2014 là 177% GDP. Tỷ lệ này cao thứ ba thế giới sau Nhật Bản và Zimbabwe. Nợ công đạt ngưỡng đỉnh đẻm là 356 tỷ euro trong năm 2011; sau đó đã có sự suy giảm bởi một chương trình cứu trợ 305 tỷ euro vào năm 2012 nhưng vẫn tăng nhẹ trong những năm tiếp theo. Tỉ lệ nghèo đói gia tăng, khoảng 44% người Hy Lạp sống dưới mức nghèo khổ trong năm 2014 . Tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng đối với người dân Hy Lạp là rất nghiêm trọng . Vào tháng 2 năm 2012, có khoảng 20.000 người Hy Lạp rơi vào tình trạng vô gia cư, và 20% các cửa hàng ở trung tâm thành phố Athens lịch sử bị bỏ trống.
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng trở lại sau sáu năm suy thoái vào quý II năm 2014, và là nền kinh tế phát triển nhanh nhất của khu vực châu Âu trong quý III năm đó.
Ngoại thương
Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những thị trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (7,5%), Bulgaria (6,3%) và Mỹ (5,3%).
Nhập khẩu năm 2006 của Hy Lạp đạt khoảng 59,1 tỉ USD. Các mặt hàng nhập khẩu của Hy Lạp bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhiên liệu và hóa chất. Các thị trường nhập khẩu chính của nước này là Đức (13,3%), Ý (12,8%), Pháp (6,4%), Hà Lan (5,5%) và Nga (5,5%).
Đồng tiền chính thức của Hy Lạp là đồng euro.
Văn hóa
Văn học
Đất nước Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi Iliad và Odyssey là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu. Hy Lạp cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại. Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu truyện ngụ ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như Platon và Aristotle.
Trong thời kỳ Byzantine, nền văn học Hy Lạp đã chịu ảnh hưởng của khá nhiều dòng văn hóa khác nhau như Cơ đốc giáo, La Mã và phương Đông (tức Ba Tư). Giai đoạn này đánh dấu bởi sự phát triển của những tác phẩm thơ trào phúng.
Sau khi giành lại độc lập vào năm 1821, nền văn học Hy Lạp đã phát triển mạnh với những xu hướng cách mạng và chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng. Trong thế kỷ XX, đất nước Hy Lạp đã có rất nhiều nhà văn lớn. Hy Lạp từng có 2 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel Văn học, đó là Giorgos Seferis vào năm 1963 và Odysseas Elytis vào năm 1979. Ngoài ra còn có một số nhà văn khác như Nikos Kazantzakis và Vassilis Vassilikos cũng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới.
Kiến trúc
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền đài, công trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi và đá hoa cương. Có 3 phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những cột trụ: phong cách Doric với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic mềm mại, duyên dáng và phong cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã.
Phong cách kiến trúc Byzantine cũng có ảnh hưởng khá lớn tại Hy Lạp với những công trình kiến trúc như các nhà thờ, tu viện có dạng mái vòm độc đáo. Sau khi Hy Lạp giành được độc lập, trường phái kiến trúc Tân Byzantine được phát triển mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của dòng kiến trúc Tân Cổ điển. Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Hy Lạp ngày nay có nhiều công trình mang phong cách hiện đại, đặc biệt là tại những thành phố lớn.
Ẩm thực
Ẩm thực Hy Lạp rất đa dạng và phong phú, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông. Dầu ôliu là loại hương liệu đặc trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn của Hy Lạp. Cây lương thực chủ yếu của Hy Lạp là lúa mì, song bên cạnh đó còn có lúa mạch. Các loại rau xanh được dùng phổ biến tại đây là cà, cà chua, khoai tây, đậu xanh, ớt xanh và hành. Mật tại Hy Lạp được chế biến chủ yếu từ mật của các loại hoa, đặc biệt là từ họ cam quýt.
Các món ăn của Hy Lạp thường được chế biến với rất nhiều loại hương liệu như rau kinh giới, hành, tỏi, thì là, bạc hà, quế... Thịt cừu và thịt dê khá phổ biến tại Hy Lạp, nhưng thịt bò thì hiếm hơn. Các món cá cùng rất phổ biến, đặc biệt là tại những vùng duyên hải và đảo của Hy Lạp. Nước này cũng có rất nhiều loại phó mát được chế biến khác nhau.
Các món khai vị thường được phục vụ với bánh mì và rượu. Pho mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống tại nước này. Hy Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono, fasolada, magiritsa... Baklava là món bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp Lễ Phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước ngoài.
Thể thao
Hy Lạp là một đất nước có truyền thống về thể thao. Đây là nơi ra đời của Thế vận hội vào năm 776 trước Công nguyên. Vào năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên cũng được tổ chức tại thành phố Athens của nước này.
Hai môn thể thao phổ biến nhất tại Hy Lạp là bóng đá và bóng rổ. Năm 2004, đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp đã xuất sắc vượt qua Bồ Đào Nha và để đoạt chức vô địch châu Âu. Ba câu lạc bộ bóng đá thành công nhất tại Hy Lạp là Panathinaikos, Olympiacos, và AEK Athens.
Đội tuyển bóng rổ quốc gia Hy Lạp được đánh giá là một trong những đội mạnh nhất trên thế giới. Đội tuyển bóng rổ của Hy Lạp đã từng 2 lần vô địch châu Âu vào các năm 1987 và 2005.
Xếp hạng quốc tế
Xếp thứ 24 trên 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người - HDI. (Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người)
Xếp thứ 26 trên 179 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người (danh nghĩa).
Xếp thứ 48 trên 218 quốc gia về tỉ lệ người dân sử dụng Internet.
Xếp thứ 54 trên 163 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng.
Tham khảo
Xem thêm
Hy Lạp cổ đại
Liên kết ngoài
Thông tin về Hy Lạp trên BBC
Thông tin về Hy Lạp trên CIA - The World Factbook
Thông tin du lịch Hy Lạp
Tìm hiểu lịch sử Hy Lạp cổ đại
Cộng hòa
Quốc gia thành viên NATO
Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu
Quốc gia châu Âu
Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Quốc gia Kitô giáo
Khởi đầu năm 1821 ở châu Âu
Quốc gia Balkan
Quốc gia Đông Nam Âu
Quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ |
13606 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Saddam%20Hussein | Saddam Hussein | Saddām Hussein ʻAbd al-Majīd al-Tikrīt – còn được viết là Husayn hay Hussain; tiếng Ả Rập صدام حسين عبد المجيد التكريتي (sinh 28 tháng 4 năm 1937 - 30 tháng 12 năm 2006) là một chính trị gia người Iraq, người giữ chức vụ Tổng thống thứ năm của Iraq từ ngày 16 tháng 7 năm 1979 đến ngày 9 tháng 4 năm 2003. Một thành viên hàng đầu của Đảng Ba'ath xã hội chủ nghĩa Ả Rập mang tính cách mạng, và sau đó là Đảng Ba'ath có trụ sở tại Baghdad và tổ chức khu vực của nó, Đảng Ba'ath của Iraq - tán thành chủ nghĩa Ba'at, sự pha trộn giữa chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và chủ nghĩa xã hội Ả Rập —Saddam đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính năm 1968 (sau này được gọi là Cách mạng 17 tháng 7) đưa đảng này lên nắm quyền ở Iraq.
Là phó tổng thống dưới thời Tướng Ahmed Hassan al-Bakr, và vào thời điểm nhiều nhóm được coi là có khả năng lật đổ chính phủ, Saddam đã tạo ra lực lượng an ninh để qua đó kiểm soát chặt chẽ các cuộc xung đột giữa chính phủ và lực lượng vũ trang. Vào đầu những năm 1970, Saddam đã quốc hữu hóa dầu mỏ và các ngân hàng nước ngoài rời khỏi hệ thống cuối cùng vỡ nợ chủ yếu do Chiến tranh Iran-Iraq, Chiến tranh vùng Vịnh và các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Trong những năm 1970, Saddam củng cố quyền lực của mình đối với bộ máy chính phủ vì tiền dầu mỏ đã giúp nền kinh tế Iraq phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các vị trí quyền lực trong nước hầu hết thuộc về người Ả Rập Sunni, một nhóm thiểu số chỉ chiếm 1/5 dân số.
Saddam chính thức lên nắm quyền vào năm 1979, mặc dù ông đã là người đứng đầu trên thực tế của Iraq trong vài năm. Ông đã đàn áp một số phong trào, đặc biệt là các phong trào của người Shi'a và người Kurd tìm cách lật đổ chính phủ hoặc giành độc lập, và duy trì quyền lực trong Chiến tranh Iran-Iraq và Chiến tranh vùng Vịnh. Sự cai trị của Hussein là một chế độ độc tài đàn áp. Tổng số người Iraq bị giết bởi các cơ quan an ninh của chính phủ Saddam trong các cuộc thanh trừng và diệt chủng khác nhau được ước tính một cách dè dặt là 250.000 người. Các cuộc xâm lược của Saddam vào Iran và Kuwait cũng khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Năm 2003, một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã xâm lược Iraq để hạ bệ Saddam, trong đó Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair cáo buộc sai lầm rằng Saddam sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và có quan hệ với al-Qaeda. Đảng Ba'ath của Saddam đã bị giải tán và cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Iraq được tổ chức. Sau khi bị bắt vào ngày 13 tháng 12 năm 2003, phiên tòa xét xử Saddam diễn ra dưới sự quản lý của Chính phủ lâm thời Iraq. Ngày 5 tháng 11 năm 2006, Saddam bị tòa án Iraq kết tội chống lại loài người liên quan đến vụ giết 148 người Shi'a Iraq năm 1982 và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Ông bị hành quyết vào ngày 30 tháng 12 năm 2006.
Thời thơ ấu
Anh trai và cha của Saddam chết vì bệnh ung thư trước khi ông chào đời. Những cái chết này khiến mẹ của Saddam, bà Subha Tulfah al-Mussallat, chán nản đến mức định bỏ thai và tự tử. Khi con trai của bà được sinh ra, Subha "không muốn làm gì với con mình", và Saddam được người chú nhận nuôi.
Mẹ ông tái hôn và Saddam có thêm ba người anh em cùng mẹ khác cha thông qua cuộc hôn nhân mới. Cha dượng của ông, Ibrahim al-Hassan, đối xử với Saddam một cách khắc nghiệt sau khi ông trở về với mẹ. Vào khoảng 10 tuổi, Saddam trốn khỏi gia đình mẹ và trở về sống ở Baghdad với người chú Khairallah Talfah, người đã trở thành cha vợ của Saddam. Talfah, cha của người vợ tương lai của Saddam, là một người Hồi giáo Sunni sùng đạo và là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Anh-Iraq năm 1941 giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc Iraq và Vương quốc Anh, lúc đó vẫn là một cường quốc thuộc địa lớn trong khu vực. Talfah sau đó trở thành thị trưởng của Baghdad trong thời gian Saddam nắm quyền, cho đến khi sự tham nhũng khét tiếng của ông khiến Saddam buộc ông phải rời nhiệm sở.
Sau này trong cuộc đời của Saddam, những người thân từ quê hương Tikrit đã trở thành một số cố vấn và người hỗ trợ thân cận nhất của ông. Dưới sự hướng dẫn của người chú, Saddam theo học một trường trung học dân tộc ở Baghdad. Sau khi tốt nghiệp trung học, Saddam học tại một trường luật ở Iraq trong ba năm, và bỏ học năm 1957 ở tuổi 20 để tham gia Đảng Ba'ath Ả Rập cách mạng, mà chú của ông là một người ủng hộ đảng này. Trong thời gian này, Saddam dường như đã kiếm sống với tư cách là một giáo viên trung học. Hệ tư tưởng Ba'athist bắt nguồn từ Syria và Đảng Ba'ath có một lượng lớn người đi theo ở Syria vào thời điểm đó, nhưng vào năm 1955, có ít hơn 300 thành viên Đảng Ba'ath ở Iraq và người ta tin rằng đó là lý do chính của Saddam khi gia nhập đảng. Trái ngược với các đảng dân tộc chủ nghĩa ở Iraq được thành lập nhiều hơn là mối liên hệ gia đình của ông với Ahmed Hassan al-Bakr và những người theo chủ nghĩa Ba'athists hàng đầu khác thông qua chú của mình.
Cảm xúc cách mạng là đặc trưng của thời đại này ở Iraq và khắp Trung Đông. Ở Iraq, những người theo chủ nghĩa tiến bộ và xã hội chủ nghĩa tấn công vào giới tinh hoa chính trị truyền thống (các quan chức và chủ đất thời thuộc địa, các thương gia giàu có và các thủ lĩnh bộ lạc, và các nhà quân chủ). Hơn nữa, chủ nghĩa dân tộc toàn Ả Rập của Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người Ba'athists trẻ tuổi như Saddam. Sự nổi lên của Nasser báo trước một làn sóng cách mạng khắp Trung Đông trong những năm 1950 và 1960, với sự sụp đổ của các chế độ quân chủ ở Iraq, Ai Cập và Libya. Nasser đã truyền cảm hứng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc trên khắp Trung Đông bằng cách chống lại người Anh và người Pháp trong Cuộc khủng hoảng Suez năm 1956, hiện đại hóa Ai Cập và thống nhất thế giới Ả Rập về mặt chính trị.
Năm 1958, một năm sau khi Saddam gia nhập đảng Ba'ath, các sĩ quan quân đội do Tướng Abd al-Karim Qasim lãnh đạo đã lật đổ Faisal II của Iraq trong cuộc Cách mạng 14 tháng Bảy.
Thăng tiến quyền lực
Trong số 16 thành viên nội các của Qasim, 12 người là Đảng viên Ba'ath; tuy nhiên, đảng đã quay lưng lại với Qasim do ông từ chối gia nhập Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (UAR) của Gamal Abdel Nasser. Để củng cố vị thế của mình trong chính phủ, Qasim đã tạo ra một liên minh với Đảng Cộng sản Iraq, đảng này phản đối bất kỳ quan điểm nào về chủ nghĩa toàn Ả Rập. Cuối năm đó, ban lãnh đạo Đảng Ba'ath đã lên kế hoạch ám sát Qasim. Saddam là một thành viên hàng đầu của chiến dịch. Vào thời điểm đó, Đảng Ba'ath chỉ là một thử nghiệm ý thức hệ hơn là một cỗ máy đấu tranh chống chính phủ mạnh mẽ. Phần lớn các thành viên của nó là các chuyên gia hoặc sinh viên có học thức, và Saddam tỏ ra phù hợp với yêu cầu. Sự lựa chọn Saddam, theo nhà báo Con Coughlin, "hầu như không gây ngạc nhiên." Ý tưởng ám sát Qasim có thể là của Nasser, và có suy đoán rằng một số người tham gia chiến dịch đã được đào tạo ở Damascus, khi đó là một phần của UAR. Tuy nhiên, "không có bằng chứng nào được đưa ra để liên quan trực tiếp đến Nasser trong âm mưu trên." Bản thân Saddam không được cho là đã được đào tạo bên ngoài Iraq, vì ông là người bổ sung sau này cho đội ám sát.
Những người ám sát đã lên kế hoạch phục kích Qasim tại đường Al-Rashid vào ngày 7 tháng 10 năm 1959: một người giết những người ngồi ở phía sau xe, những người còn lại giết những người phía trước. Trong cuộc phục kích, người ta cho rằng Saddam đã nổ súng sớm hơn, khiến toàn bộ hoạt động bị xáo trộn. Tài xế của Qasim bị giết, Qasim bị đánh vào tay và vai. Các sát thủ tin rằng họ đã giết được Quasim và nhanh chóng rút lui về trụ sở của họ, nhưng Qasim vẫn sống sót. Vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công, Đảng Ba'ath có ít hơn 1.000 thành viên. Vai trò của Saddam trong vụ ám sát bất thành đã trở thành một phần quan trọng trong hình ảnh của ông trước công chúng trong nhiều thập kỷ. Kanan Makiya kể lại:
Con người thực và huyền thoại đã hợp nhất trong giai đoạn này. Tiểu sử của ông — và truyền hình Iraq, nơi phát sóng câu chuyện quảng cáo — kể về việc ông làm quen với súng từ năm mười tuổi; sự dũng cảm và lòng trung thành của ông đối với đảng trong cuộc hành quân năm 1959; sự dũng cảm của ông trong việc cứu đồng đội của mình bằng cách điều khiển một chiếc xe hơi trước họng súng; viên đạn bị khoét ra khỏi vết thương dưới sự chỉ đạo của ông khi lẩn trốn; kỷ luật sắt đã khiến Saddam rút súng chĩa vào những đồng đội yếu hơn, những người có thể đã bỏ rơi một thành viên bị thương nặng trong đội ám sát tại bệnh viện; sự khôn ngoan đầy tính toán đã giúp Saddam tự cứu mình vài phút trước khi cảnh sát ập vào bỏ lại đồng đội bị thương; và cuối cùng là chuyến đi dài của một người đàn ông bị thương tích chạy từ nhà này sang nhà khác, thành phố này sang thị trấn khác, băng qua sa mạc để đến tị nạn ở Syria.
Một số kẻ âm mưu ám sát (bao gồm cả Saddam) đã nhanh chóng rời khỏi đất nước đến Syria, quê hương tinh thần của hệ tư tưởng Ba'athist. Ở đó Saddam đã được Michel Aflaq trao quyền thành viên đầy đủ trong đảng. Một số thành viên của chiến dịch đã bị chính phủ Iraq bắt giữ. Tại phiên tòa sơ thẩm, sáu bị cáo bị tuyên án tử hình; vì những lý do không rõ mà các câu đã không được thực hiện. Aflaq, lãnh đạo của phong trào Ba'athist, đã tổ chức trục xuất các thành viên Ba'athist hàng đầu của Iraq, chẳng hạn như Fuad al-Rikabi, với lý do đảng này không nên bắt đầu mưu toan lấy tính mạng của Qasim. Đồng thời, Aflaq đã đảm bảo ghế trong ban lãnh đạo Ba'ath của Iraq cho những người ủng hộ ông, một trong số họ là Saddam. Saddam chuyển từ Syria đến Ai Cập vào tháng 2 năm 1960, và ông tiếp tục sống ở đó cho đến năm 1963, tốt nghiệp trung học năm 1961 và theo học bằng luật nhưng không tốt nghiệp.
Các sĩ quan quân đội có quan hệ với Đảng Ba'ath đã lật đổ Qasim trong cuộc đảo chính Cách mạng Tháng 2 năm 1963. Các nhà lãnh đạo Ba'athist được bổ nhiệm vào nội các và Abdul Salam Arif trở thành tổng thống. Arif đã cách chức và bắt giữ các thủ lĩnh Ba'athist vào cuối năm đó trong cuộc đảo chính Iraq tháng 11 năm 1963. Bị lưu đày ở Ai Cập vào thời điểm đó, Saddam không đóng vai trò gì trong cuộc đảo chính năm 1963 hay cuộc thanh trừng tàn bạo chống cộng sau đó; mặc dù ông đã trở về Iraq sau cuộc đảo chính, Saddam vẫn "ở ngoài rìa của chính quyền Ba'thi mới được thành lập và tự bằng lòng với vị trí thứ yếu của một thành viên trong văn phòng trung ương của Đảng phụ trách về nông dân," theo lời của Efraim Karsh và Inari Rautsi. Không giống như trong những năm Qasim, Saddam ở lại Iraq sau cuộc thanh trừng chống người Ba'athist của Arif vào tháng 11 năm 1963, và tham gia vào kế hoạch ám sát Arif. Trái ngược hẳn với Qasim, Saddam biết rằng mình không phải đối mặt với án tử hình từ chính phủ của Arif và cố ý chấp nhận rủi ro bị bắt thay vì trốn sang Syria một lần nữa. Saddam bị bắt vào tháng 10 năm 1964 và ngồi tù khoảng hai năm trước khi vượt ngục vào năm 1966. Năm 1966, Ahmed Hassan al-Bakr bổ nhiệm ông làm Phó Bí thư Bộ Chỉ huy Vùng. Saddam, người sẽ chứng tỏ là một nhà tổ chức tài ba, đã làm hồi sinh bữa tiệc. Như câu chuyện, ông được bầu vào Bộ chỉ huy khu vực, với sự giúp đỡ từ Michel Aflaq - người sáng lập tư tưởng Ba'athist. Vào tháng 9 năm 1966, Saddam đã khởi xướng một thách thức phi thường đối với sự thống trị của Đảng Ba'ath ở Syria để đáp lại sự tiếp quản của Chủ nghĩa Marx đối với Ba'ath của Syria vào đầu năm đó, dẫn đến việc Đảng đã chính thức chia thành hai phe riêng biệt. Saddam sau đó đã tạo ra một dịch vụ an ninh Ba'athist, do một mình ông kiểm soát.
Vào tháng 7 năm 1968, Saddam tham gia vào một cuộc đảo chính không đổ máu do Ahmed Hassan al-Bakr lãnh đạo nhằm lật đổ Abdul Rahman Arif, anh trai và người kế nhiệm của Salam Arif. Trong khi vai trò của Saddam trong cuộc đảo chính không có gì đáng kể (ngoại trừ trong văn bản chính thức), Saddam đã lên kế hoạch và thực hiện cuộc thanh trừng tiếp theo của phe không theo chủ nghĩa Ba'athist do Thủ tướng Abd ar-Razzaq an-Naif lãnh đạo, mà sự ủng hộ là cần thiết cho sự thành công của cuộc đảo chính. Theo một cuốn tiểu sử bán chính thức, Saddam đã đích thân dẫn Naif ra trước mũi máy bay hộ tống Naif rời Iraq. Arif được cho tị nạn ở London và sau đó là Istanbul. Al-Bakr được bổ nhiệm làm tổng thống và Saddam được chỉ định là phó của ông, và phó chủ tịch của Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Ba'athist. Theo các nhà viết tiểu sử, Saddam không bao giờ quên những căng thẳng trong chính phủ Ba'athist đầu tiên, vốn đã hình thành cơ sở cho các biện pháp thúc đẩy sự đoàn kết của đảng Ba'ath cũng như quyết tâm duy trì quyền lực và các chương trình đảm bảo ổn định xã hội. Mặc dù Saddam là cấp phó của al-Bakr, ông là một chính trị gia hậu trường mạnh mẽ của đảng. Al-Bakr là người lớn tuổi hơn và có uy tín hơn trong số hai người, nhưng đến năm 1969, Saddam dần dần trở thành lực lượng nắm quyền đằng sau hậu trường của đảng này.
Kế hoạch chính trị
Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng, người chỉ huy chính thức của al-Bakr, Saddam đã tạo dựng được danh tiếng là một chính trị gia tiến bộ, hiệu quả. Vào thời điểm này, Saddam đã thăng cấp trong chính phủ mới bằng cách hỗ trợ các nỗ lực củng cố và thống nhất đảng Ba'ath và giữ vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết các vấn đề nội địa lớn của đất nước và tăng cường số lượng đảng viên.
Sau khi những người theo chủ nghĩa Ba'athists lên nắm quyền vào năm 1968, Saddam tập trung vào việc đạt được sự ổn định trong một quốc gia luôn tồn tại những căng thẳng sâu sắc. Rất lâu trước khi Saddam nắm quyền, Iraq đã bị chia cắt theo các đường đứt gãy về xã hội, sắc tộc, tôn giáo và kinh tế: mâu thuẫn giữa người Hồi giáo Sunni so với Shia, người Arab so với người Kurd, tù trưởng bộ lạc với thương nhân thành thị, du mục với nông dân. Mong muốn có được sự cai trị ổn định trong một đất nước đầy rẫy chủ nghĩa bè phái đã khiến Saddam theo đuổi cả việc đàn áp quy mô lớn lẫn việc cải thiện mức sống.
Saddam tích cực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Iraq cùng với việc thành lập một bộ máy an ninh mạnh mẽ để ngăn chặn các cuộc đảo chính trong cơ cấu quyền lực và các cuộc nổi dậy khác với nó. Từng quan tâm đến việc mở rộng cơ sở ủng hộ của mình trong các thành phần đa dạng của xã hội Iraq và huy động sự ủng hộ của quần chúng, ông đã theo sát việc điều hành các chương trình phúc lợi và phát triển cấp nhà nước.
Trung tâm của chiến lược này là dầu mỏ của Iraq. Vào ngày 1 tháng 6 năm 1972, Saddam giám sát việc nắm giữ các lợi ích dầu mỏ quốc tế, vốn thống trị lĩnh vực dầu mỏ của Iraq vào thời điểm đó. Một năm sau, giá dầu thế giới tăng chóng mặt do hậu quả của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, và doanh thu từ dầu mỏ tăng vọt giúp Saddam mở rộng kế hoạch của mình.
Chỉ trong vòng vài năm, Iraq đã cung cấp các dịch vụ xã hội mà chưa từng có ở các nước Trung Đông. Saddam đã thành lập và kiểm soát "Chiến dịch Quốc gia Xóa mù chữ" và Chiến dịch "Giáo dục Miễn phí Bắt buộc ở Iraq", và phần lớn dưới sự bảo trợ của ông, chính phủ đã thiết lập phổ cập giáo dục miễn phí đến các cấp học cao nhất; hàng trăm nghìn người đã học cách đọc trong những năm sau khi chương trình bắt đầu. Chính phủ cũng hỗ trợ các gia đình binh lính, cấp viện miễn phí cho mọi người, và trợ cấp cho nông dân. Iraq đã tạo ra một trong những hệ thống y tế công cộng hiện đại nhất ở Trung Đông, mang về cho Saddam một giải thưởng từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Với sự giúp đỡ của việc tăng doanh thu từ dầu mỏ, Saddam đã đa dạng hóa nền kinh tế Iraq chủ yếu dựa vào dầu mỏ. Saddam thực hiện một chiến dịch cơ sở hạ tầng quốc gia đã đạt được tiến bộ lớn trong việc xây dựng đường xá, thúc đẩy khai thác mỏ và phát triển các ngành công nghiệp khác. Chiến dịch này đã giúp các ngành năng lượng của Iraq. Điện đã được đưa đến gần như mọi thành phố ở Iraq và nhiều khu vực xa xôi hẻo lánh. Trước những năm 1970, hầu hết người dân Iraq sống ở nông thôn và khoảng 2/3 là nông dân. Con số này sẽ giảm nhanh chóng trong những năm 1970 khi giá dầu toàn cầu giúp doanh thu tăng từ dưới nửa tỷ đô la lên hàng chục tỷ đô la và Iraq bắt đầu đầu tư vào mở rộng công nghiệp.
Doanh thu từ dầu mỏ mang lại lợi ích cho Saddam về mặt chính trị. Theo The Economist, "Giống như Adolf Hitler sớm giành được lời khen ngợi vì đã làm hồi sinh nền công nghiệp Đức, chấm dứt tình trạng thất nghiệp hàng loạt và xây dựng các autobahn, Saddam đã khiến người dân nước ngoài ngưỡng mộ vì những việc làm của mình. Ông có một bản năng tốt về những gì " đường phố Ả Rập " yêu cầu, sau sự suy giảm trong vai trò lãnh đạo của Ai Cập do chấn thương của chiến thắng sáu ngày của Israel trong cuộc chiến năm 1967, cái chết của anh hùng Ả Rập gốc, Gamal Abdul Nasser, trong 1970, và sự thúc đẩy "phản bội" của người kế nhiệm ông, Anwar Sadat, để kiện đòi hòa bình với nhà nước Do Thái. Tuyên truyền tự kích động bản thân của Saddam, với việc bản thân đóng giả là người bảo vệ chủ nghĩa Ả Rập chống lại những kẻ xâm nhập Do Thái hoặc Ba Tư, là nặng tay, nhưng nhất quán như một nhịp trống. Tất nhiên, điều đó giúp ích cho việc mukhabarat (cảnh sát mật) của ông ấy đưa hàng chục biên tập viên tin tức, nhà văn và nghệ sĩ Ả Rập vào biên chế."
Năm 1972, Saddam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác kéo dài 15 năm với Liên Xô. Theo nhà sử học Charles RH Tripp, hiệp ước này đã làm đảo lộn “hệ thống an ninh do Mỹ bảo trợ được thiết lập như một phần của Chiến tranh Lạnh ở Trung Đông. Có vẻ như bất kỳ kẻ thù nào của chế độ Baghdad đều là đồng minh tiềm năng của Hoa Kỳ. " Đáp lại, Hoa Kỳ đã bí mật tài trợ cho các phiến quân người Kurd do Mustafa Barzani lãnh đạo trong Chiến tranh Iraq-Người Kurd lần thứ hai; Người Kurd đã bị đánh bại vào năm 1975, dẫn đến việc hàng trăm nghìn thường dân người Kurd phải đi tị nạn.
Saddam tập trung vào việc nuôi dưỡng lòng trung thành với những người Ba'athists ở các vùng nông thôn. Sau khi quốc hữu hóa các quyền lợi dầu mỏ của nước ngoài, Saddam giám sát việc hiện đại hóa nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp trên quy mô lớn và phân phối ruộng đất cho nông dân. Người Ba'athists thành lập các hợp tác xã trang trại và chính phủ cũng tăng gấp đôi chi tiêu cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 1974-1975. Các chương trình phúc lợi của Saddam là một phần của sự kết hợp giữa chiến thuật "củ cà rốt và cây gậy" để tăng cường sự ủng hộ cho Saddam. Các ngân hàng quốc doanh do Saddam chỉ đạo, và việc cho vay dựa trên chủ nghĩa thân hữu. Sự phát triển đã diễn ra với tốc độ chóng mặt đến mức hai triệu người từ các quốc gia Ả Rập khác và thậm chí cả từ Nam Tư đã làm việc tại Iraq để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lao động
Kế vị
Năm 1976, Saddam thăng tiến lên đến vị trí đại tướng trong lực lượng vũ trang Iraq, và nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ. Khi al-Bakr già yếu không thể thi hành nhiệm vụ của mình, Saddam ngày càng đóng vai trò là bộ mặt của chính phủ cả trong đối nội và đối ngoại. Ông sớm trở thành kiến trúc sư của chính sách đối ngoại của Iraq và đại diện cho quốc gia này trong mọi tình huống ngoại giao. Ông là lãnh đạo thực tế của Iraq vài năm trước khi chính thức lên nắm quyền vào năm 1979. Ông từ từ bắt đầu củng cố quyền lực của mình đối với chính phủ Iraq và đảng Ba'ath. Mối quan hệ của ông với các thành viên đồng đảng được vun đắp cẩn thận, và Saddam sớm có được một lực lượng ủng hộ hùng hậu trong đảng.
Năm 1979, al-Bakr bắt đầu thực hiện các hiệp ước với Syria, cũng dưới sự lãnh đạo của Ba'athist, sẽ dẫn đến sự thống nhất giữa hai quốc gia. Tổng thống Syria Hafez al-Assad sẽ trở thành phó lãnh đạo trong một liên minh, và điều này sẽ khiến vị trí của Saddam trở nên lu mờ. Saddam đã hành động để đảm bảo quyền lực của mình. Ông buộc al-Bakr đang ốm yếu phải từ chức vào ngày 16 tháng 7 năm 1979 và chính thức đảm nhận chức vụ Tổng thống.
Thanh trừng năm 1979 trong Đảng Ba'ath
Saddam đã triệu tập một cuộc họp của các nhà lãnh đạo đảng Ba'ath vào ngày 22 tháng 7 năm 1979. Trong cuộc họp mà ông đã ra lệnh quay video, Saddam tuyên bố đã tìm thấy đội quân thứ năm trong Đảng Ba'ath và chỉ đạo Muhyi Abdel-Hussein đọc lời thú tội và tên của 68 đồng phạm bị cáo buộc. Những thành viên này bị dán nhãn là phần tử "không trung thành" và lần lượt bị loại khỏi chức vị và bị quản thúc. Sau khi danh sách được đọc, Saddam chúc mừng những người vẫn ngồi trong phòng vì lòng trung thành trong quá khứ và tương lai của họ. 68 người bị bắt tại cuộc họp sau đó đã bị xét xử cùng nhau và bị kết tội phản quốc. 22 người trong số đó bị kết án xử tử. Các thành viên cấp cao khác của đảng đã thành lập đội xử bắn. Đến ngày 1 tháng 8 năm 1979, hàng trăm đảng viên cấp cao của đảng Ba'ath đã bị hành quyết.
Các tổ chức bán quân sự và cảnh sát
Xã hội Iraq lúc đó đã rạn nứt theo ngôn ngữ, tôn giáo và sắc tộc. Đảng Ba'ath, về bản chất là thế tục, đã áp dụng các hệ tư tưởng Pan-Arab mà đến lượt nó lại là vấn đề đối với một bộ phận đáng kể dân số. Sau Cách mạng Iran năm 1979, Iraq phải đối mặt với viễn cảnh thay đổi chính quyền từ hai phe phái Hồi giáo Shia (Dawa và SCIRI) mong muốn mô hình Iraq dựa trên nước láng giềng Iran với một chế độ thần quyền nghiêng về người Hồi giáo Shia. Một mối đe dọa khác của Iraq đến từ các bộ phận người Kurd ở miền bắc Iraq, những người phản đối việc trở thành một phần của một nhà nước Iraq và ủng hộ độc lập (một hệ tư tưởng đã có từ trước khi Đảng Ba'ath cầm quyền). Để giảm bớt mối đe dọa cách mạng sẽ nổ ra, Saddam đã dành những lợi ích nhất định cho những nhóm người có khả năng là thù địch với ông. Tư cách thành viên của Đảng Ba'ath vẫn cởi mở cho tất cả công dân Iraq bất kể nguồn gốcxuất thân. Tuy nhiên, các biện pháp đàn áp đã được Saddam thực hiện đối với các đối thủ của Đảng này.
Các công cụ chính để thực hiện việc kiểm soát này là các tổ chức bán quân sự và cảnh sát. Bắt đầu từ năm 1974, Taha Yassin Ramadan (bản thân là người Ba'athist người Kurd), một cộng sự thân cận của Saddam, chỉ huy Quân đội Nhân dân, lực lượng chịu trách nhiệm về an ninh nội bộ. Với tư cách là lực lượng bán quân sự của Đảng Ba'ath, Quân đội Nhân dân đóng vai trò là đối trọng chống lại mọi âm mưu đảo chính của các lực lượng vũ trang chính quy. Ngoài Quân đội Nhân dân, Tổng cục Tình báo là cánh tay khét tiếng nhất của hệ thống an ninh nhà nước, thường xuyên sử dụng tra tấn và ám sát. Barzan Ibrahim al-Tikriti, em trai cùng cha khác mẹ của Saddam, chỉ huy Mukhabarat. Các nhà quan sát nước ngoài tin rằng từ năm 1982, bộ phận này đã hoạt động cả trong và ngoài nước với sứ mệnh tìm kiếm và loại bỏ các lực lượng mà Saddam coi là đối địch.
Saddam nổi bật vì đã thường xuyên khủng bố đối với người dân của mình. Tờ The Economist mô tả Saddam là "một trong những nhà độc tài vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20, nhưng không kém phần ích kỷ, hoặc độc ác, hoặc có ý thức chuyên quyền một cách bệnh hoạn." Chế độ của Saddam đã gây ra cái chết của ít nhất 250.000 người Iraq và phạm tội ác chiến tranh ở Iran, Kuwait và Ả Rập Saudi. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đưa ra các báo cáo thường xuyên về tình trạng bỏ tù và tra tấn trên diện rộng tại đây.
Hình ảnh chính trị và văn hóa
Như một dấu hiệu cho thấy ông đã nắm chắc quyền lực, sự sùng bái cá nhân Saddam đã lan rộng khắp xã hội Iraq. Đã có hàng nghìn bức chân dung, áp phích, tượng và tranh tường được dựng lên để vinh danh ông trên khắp đất nước Iraq. Hình ảnh của Saddam có thể được nhìn thấy trên các mặt của các tòa nhà văn phòng, trường học, sân bay và cửa hàng, cũng như trên đồng tiền của Iraq. Sự sùng bái cá nhân Saddam phản ánh nỗ lực của ông trong việc thu hút các thành phần khác nhau trong xã hội Iraq. Điều này thể hiện trong nhiều loại trang phục của ông: ông xuất hiện trong trang phục của người Bedouin, quần áo truyền thống của nông dân Iraq (mà Saddam thường mặc trong thời thơ ấu), và thậm chí cả quần áo của người Kurd, nhưng cũng mặc các bộ đồ phương Tây mà ông từng may đo, phóng chiếu hình ảnh của một nhà lãnh đạo hiện đại. Đôi khi ông cũng được miêu tả là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, đội mũ và áo choàng đầy đủ, cầu nguyện hướng về phía Mecca.
Saddam Hussein cũng đã tiến hành hai cuộc bầu cử mang tính trình diễn vào năm 1995 và 2002. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1995, được tiến hành vào ngày 15 tháng 10, ông được cho là đã nhận được 99,96% số phiếu bầu với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 99,47%, chỉ nhận được 3.052 phiếu bầu phản đối trong số 8,4 triệu cử tri. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 15 tháng 10 năm 2002, ông chính thức đạt được 100% số phiếu tán thành và 100% số cử tri đi bầu, khi ủy ban bầu cử báo cáo ngày hôm sau rằng tất cả cử tri trong số 11.445.638 cử tri đủ điều kiện đều đã bỏ phiếu "Có" cho tổng thống đương nhiệm.
Ông đã dựng những bức tượng trên khắp đất nước. Sau khi chế độ của ông sụp đổ, người Iraq đã giật sập các bức tượng này.
Đối ngoại
Quan hệ của Iraq với thế giới Ả Rập rất đa dạng. Quan hệ giữa Iraq và Ai Cập rạn nứt dữ dội vào năm 1977, khi hai quốc gia cắt đứt quan hệ với nhau sau khi Iraq chỉ trích các sáng kiến hòa bình của Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat với Israel. Năm 1978, Baghdad tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập lên án và tẩy chay Ai Cập vì đã chấp nhận Hiệp định Trại David. Tuy nhiên, sự hỗ trợ mạnh mẽ về vật chất và ngoại giao của Ai Cập dành cho Iraq trong cuộc chiến với Iran đã dẫn đến quan hệ nồng ấm hơn và nhiều cuộc tiếp xúc giữa các quan chức cấp cao, bất chấp việc tiếp tục vắng mặt đại diện cấp đại sứ. Kể từ năm 1983, Iraq đã nhiều lần kêu gọi khôi phục "vai trò tự nhiên" của Ai Cập giữa các nước Ả Rập.
Saddam nổi tiếng là thích những món hàng đắt tiền, chẳng hạn như đồng hồ đeo tay Rolex phủ kim cương, và gửi bản sao của chúng cho bạn bè trên khắp thế giới. Saddam từng gửi một chiếc Boeing 747 đầy quà — thảm, ti vi, đồ trang trí cho đồng minh của mình, Kenneth Kaunda.
Saddam có mối quan hệ thân thiết với nhân viên tình báo Nga Yevgeny Primakov từ những năm 1960; Primakov có thể đã giúp Saddam ổn định quyền lực vào năm 1991.
Saddam chỉ đến thăm hai nước phương Tây. Chuyến thăm đầu tiên diễn ra vào tháng 12 năm 1974, khi nhà độc tài của Tây Ban Nha, Francisco Franco, mời ông đến Madrid và ông đến thăm Granada, Córdoba và Toledo. Tháng 9 năm 1975, ông gặp Thủ tướng Jacques Chirac tại Paris, Pháp.
Một số nhà lãnh đạo Iraq, nhà buôn vũ khí Liban Sarkis Soghanalian và những người khác đã tuyên bố rằng Saddam đã tài trợ cho đảng của Chirac. Năm 1991, Saddam đe dọa sẽ vạch trần những kẻ đã coi thường ông: “Từ ông Chirac đến ông Chevènement, các chính trị gia và lãnh đạo kinh tế luôn cạnh tranh công khai để dành thời gian cho chúng tôi và tâng bốc chúng tôi. Hiện chúng tôi đã nắm bắt được thực tế tình hình. Nếu thủ đoạn gian dối tiếp tục, chúng tôi sẽ buộc phải vạch mặt chúng, tất cả chúng, trước công chúng Pháp. " Pháp đã trang bị vũ khí cho Saddam và nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Iraq trong suốt thời kỳ Saddam cầm quyền. Các tài liệu bị thu giữ cho thấy các quan chức và doanh nhân Pháp thân cận với Chirac, bao gồm cả Charles Pasqua, cựu bộ trưởng nội vụ của ông, được hưởng lợi cá nhân từ các giao dịch với Saddam.
Vì Saddam Hussein hiếm khi rời Iraq, Tariq Aziz, một trong những phụ tá của Saddam, đã đi công tác nước ngoài rất nhiều và đại diện cho Iraq tại nhiều cuộc họp ngoại giao. Về đối ngoại, Saddam tìm cách để Iraq đóng một vai trò hàng đầu ở Trung Đông. Iraq đã ký một hiệp ước viện trợ với Liên Xô vào năm 1972, và vũ khí đã được gửi cùng với hàng nghìn cố vấn. Tuy nhiên, cuộc đàn áp năm 1978 đối với Cộng sản Iraq và sự chuyển dịch thương mại sang phương Tây đã làm căng thẳng quan hệ giữa Iraq với Liên Xô; Iraq sau đó có khuynh hướng thân phương Tây hơn cho đến Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Pháp đã chuyển sang chính sách thân Ả Rập hơn và Pháp đã được Saddam tưởng thưởng bằng các mối quan hệ chặt chẽ hơn. Ông đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp vào năm 1975, củng cố mối quan hệ chặt chẽ với một số giới kinh doanh và chính trị cầm quyền của Pháp. Năm 1975, Saddam đàm phán một hiệp định với Iran trong đó có sự nhượng bộ của Iraq về các tranh chấp biên giới. Đổi lại, Iran đồng ý ngừng hỗ trợ người Kurd đối lập ở Iraq. Saddam đã lãnh đạo Ả Rập phản đối Hiệp định Trại David giữa Ai Cập và Israel (1979).
Saddam khởi xướng dự án làm giàu hạt nhân của Iraq vào những năm 1980, với sự trợ giúp của Pháp. Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Iraq được người Pháp đặt tên là "Osirak." Osirak bị phá hủy vào ngày 7 tháng 6 năm 1981 do một cuộc không kích của Israel (Chiến dịch Opera).
Gần như ngay từ khi được thành lập như một quốc gia hiện đại vào năm 1920, Iraq đã phải đối phó với lực lượng ly khai người Kurd ở miền bắc của đất nước này. Saddam đã đàm phán một thỏa thuận vào năm 1970 với các nhà lãnh đạo người Kurd ly khai, trao quyền tự trị cho họ, nhưng thỏa thuận đã đổ vỡ. Kết quả là các cuộc giao tranh tàn bạo giữa chính phủ và các nhóm người Kurd và thậm chí cả việc Iraq ném bom vào các làng của người Kurd ở Iran, khiến quan hệ giữa Iraq với Iran xấu đi. Tuy nhiên, sau khi Saddam đàm phán hiệp ước năm 1975 với Iran, Shah đã rút lại sự ủng hộ dành cho người Kurd, và người Kurd đã bị thất bại toàn diện.
Chiến tranh Iran-Iraq
Đầu năm 1979, Shah Mohammad Reza Pahlavi của Iran bị Cách mạng Hồi giáo lật đổ, nhường chỗ cho một nước cộng hòa Hồi giáo do Ayatollah Ruhollah Khomeini lãnh đạo. Ảnh hưởng của cách mạng Hồi giáo dòng Shia ngày càng lan rộng trong khu vực, đặc biệt là ở các nước có đông người Hồi giáo Shi'ite, đặc biệt là Iraq. Saddam lo sợ rằng những tư tưởng Hồi giáo cực đoan - thù địch với sự cai trị thế tục của ông - đang nhanh chóng lan truyền trong đất nước của ông trong cộng đồng người Shi'ite chiếm đa số.
Đã có những hiềm khích gay gắt giữa Saddam và Khomeini kể từ những năm 1970. Khomeini, bị lưu đày đuổi ra khỏi Iran năm 1964, đến sống ở Iraq, tại thánh địa An Najaf của người Shi'ite. Tại đây, ông tham gia với những người Shi'ite ở Iraq và phát triển một lực lượng chính trị và tôn giáo mạnh mẽ trên toàn thế giới chống lại Chính phủ Iran mà Saddam đã dung túng. Tuy nhiên, khi Khomeini bắt đầu thúc giục người Shi'ite ở đó lật đổ Saddam và dưới áp lực của Shah, người đã đồng ý tái thiết giữa Iraq và Iran vào năm 1975, Saddam đồng ý trục xuất Khomeini vào năm 1978 sang Pháp. Tuy nhiên, điều này hóa ra lại là một thất bại và là một chất xúc tác chính trị, vì Khomeini có quyền tiếp cận với nhiều kết nối truyền thông hơn và cũng hợp tác với một cộng đồng Iran lớn hơn nhiều dưới sự hỗ trợ của Khomeini, và Khomeini biến nó thành lợi thế.
Sau khi Khomeini giành được quyền lực, các cuộc giao tranh giữa Iraq và Iran cách mạng đã xảy ra trong mười tháng về chủ quyền của tuyến đường thủy Shatt al-Arab đang tranh chấp, chia cắt hai quốc gia. Trong thời kỳ này, Saddam Hussein công khai khẳng định rằng việc không can dự với Iran là vì lợi ích của Iraq và việc duy trì quan hệ hòa bình là vì lợi ích của cả hai quốc gia. Tuy nhiên, trong cuộc gặp riêng với Salah Omar al-Ali, đại sứ thường trực của Iraq tại Liên Hợp Quốc, ông tiết lộ rằng mình có ý định xâm lược và chiếm một phần lớn lãnh thổ Iran trong vòng vài tháng. Sau đó (có thể là để kêu gọi sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia phương Tây), ông cũng đưa việc lật đổ chính phủ Hồi giáo tại Iran thành một trong những ý định của mình.
Iraq xâm lược Iran, bắt đầu với việc tấn công sân bay Mehrabad của Tehran và sau đó tiến vào vùng đất giàu dầu mỏ của Iran là Khuzestan, nơi cũng có một nhóm thiểu số Ả Rập khá lớn, vào ngày 22 tháng 9 năm 1980 và tuyên bố đây là một tỉnh mới của Iraq. Với sự hỗ trợ của các quốc gia Ả Rập, Hoa Kỳ và châu Âu, và được tài trợ mạnh mẽ từ các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư, Saddam Hussein đã trở thành "người bảo vệ thế giới Ả Rập" chống lại một Iran cách mạng. Ngoại lệ duy nhất là Liên Xô, người ban đầu từ chối cung cấp cho Iraq trên cơ sở trung lập trong cuộc xung đột, mặc dù trong hồi ký của mình, Mikhail Gorbachev tuyên bố rằng Leonid Brezhnev đã từ chối viện trợ Saddam vì tức giận việc Saddam đối xử với những người cộng sản Iraq. Do đó, nhiều người coi Iraq là "tác nhân của thế giới văn minh." Sự coi thường trắng trợn luật pháp quốc tế và vi phạm biên giới quốc tế đã bị bỏ qua. Thay vào đó, Iraq nhận được sự hỗ trợ kinh tế và quân sự từ các đồng minh, những người đã bỏ qua việc Saddam sử dụng chiến tranh hóa học chống lại người Kurd và Iran, bên cạnh nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Iraq.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, có nhiều trận giao tranh trên bộ xung quanh các cảng chiến lược khi Iraq mở cuộc tấn công vào Khuzestan. Sau khi đạt được một số thành tựu ban đầu, quân đội Iraq bắt đầu chịu tổn thất từ các cuộc tấn công bằng làn sóng người của Iran. Đến năm 1982, Iraq ở thế phòng thủ và tìm mọi cách để kết thúc chiến tranh.
Tại thời điểm này, Saddam đã yêu cầu các bộ trưởng của mình cho lời khuyên thẳng thắn. Bộ trưởng Y tế, Tiến sĩ Riyadh Ibrahim đề nghị Saddam tạm thời từ chức để thúc đẩy đàm phán hòa bình. Ban đầu, Saddam Hussein dường như đưa ra quan điểm này như một phần của nền dân chủ nội các của mình. Vài tuần sau, bác sĩ Ibrahim bị sa thải khi chịu trách nhiệm về một sự cố chết người tại một bệnh viện ở Iraq, nơi một bệnh nhân chết do tiêm nhầm nồng độ kali bổ sung vào tĩnh mạch.
Tiến sĩ Ibrahim bị bắt vài ngày sau khi ông bắt đầu cuộc sống mới với tư cách là một bộ trưởng bị sa thải. Ông được biết là đã công khai tuyên bố trước vụ bắt giữ đó rằng ông "vui mừng vì đã thoát chết." Những mảnh thi thể rời của Ibrahim đã được giao cho vợ ông vào ngày hôm sau.
Iraq nhanh chóng sa lầy vào một trong những cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài và hủy diệt nhất thế kỷ 20. Trong chiến tranh, Iraq đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại các lực lượng Iran đang chiến đấu ở mặt trận phía nam và lực lượng ly khai người Kurd đang cố gắng mở mặt trận phía bắc ở Iraq với sự giúp đỡ của Iran. Những vũ khí hóa học này được Iraq phát triển từ nguyên liệu và công nghệ chủ yếu do các công ty Tây Đức cung cấp cũng như sử dụng công nghệ lưỡng dụng được nhập khẩu sau khi chính quyền Reagan dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu. Hoa Kỳ cũng cung cấp cho Iraq "các bức ảnh vệ tinh cho thấy các đợt triển khai vũ khí của Iran." Trong nỗ lực của Mỹ nhằm mở cửa quan hệ ngoại giao hoàn toàn với Iraq, quốc gia này đã bị Mỹ đưa ra khỏi danh sách Nhà nước Bảo trợ Khủng bố. Rõ ràng, điều này là do hồ sơ của chế độ đã được cải thiện, mặc dù cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Noel Koch sau đó đã tuyên bố, “Không ai nghi ngờ gì về việc [người Iraq] tiếp tục tham gia khủng bố... Lý do thực sự là điều này đã giúp họ thành công trong cuộc chiến chống lại Iran. " Liên Xô, Pháp và Trung Quốc cùng chiếm hơn 90% giá trị nhập khẩu vũ khí của Iraq từ năm 1980 đến năm 1988.
Saddam đã liên hệ với các chính phủ Ả Rập khác để được hỗ trợ tiền mặt và chính trị trong thời gian chiến tranh, đặc biệt là sau khi ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq bị thiệt hại nghiêm trọng dưới tay hải quân Iran ở Vịnh Ba Tư. Iraq đã giành được thành công một số viện trợ quân sự và tài chính, cũng như hỗ trợ ngoại giao và tinh thần, từ Liên Xô, Trung Quốc, Pháp và Hoa Kỳ, những nước cùng lo ngại về triển vọng mở rộng ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Người Iran, yêu cầu cộng đồng quốc tế buộc Iraq phải bồi thường chiến tranh cho Iran, đã từ chối mọi đề nghị ngừng bắn. Bất chấp một số lời kêu gọi ngừng bắn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, các hành động thù địch vẫn tiếp diễn cho đến ngày 20 tháng 8 năm 1988.
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1988, thị trấn Halabja của người Kurd đã bị tấn công bằng hỗn hợp khí mù tạt và chất độc thần kinh, giết chết 5.000 thường dân, và 10.000 người khác bị thương, biến dạng hoặc suy nhược nghiêm trọng. (xem Cuộc tấn công bằng khí độc Halabja) Cuộc tấn công xảy ra cùng với Chiến dịch al-Anfal năm 1988 được thiết kế để khẳng định lại quyền kiểm soát trung tâm của phần lớn dân số người Kurd ở các khu vực phía bắc Iraq và đánh bại lực lượng nổi dậy peshmerga của người Kurd. Hoa Kỳ hiện vẫn cho rằng Saddam đã ra lệnh tấn công để khủng bố người Kurd ở miền bắc Iraq, nhưng chế độ của Saddam vào thời điểm đó tuyên bố rằng Iran phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công . Tuyên bố này được một số quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ hỗ trợ cho đến vài năm sau đó.
Cuộc chiến tám năm đẫm máu này kết thúc trong bế tắc. Đã có hàng trăm ngàn người thương vong với ước tính lên đến một triệu người chết. Không bên nào đạt được những gì họ mong muốn ban đầu và các đường biên giới gần như không thay đổi. Khu vực phía nam, giàu dầu mỏ và thịnh vượng và khu vực Basra (trọng tâm chính của cuộc chiến, và là nguồn kinh tế chính của họ) gần như bị phá hủy hoàn toàn và bị bỏ lại ở biên giới trước năm 1979, trong khi Iran cố gắng kiếm được một số lợi nhuận nhỏ. biên giới của nó ở khu vực phía Bắc của người Kurd. Cả hai nền kinh tế của hai nước, trước đây lành mạnh và đang mở rộng, đều bị lụi tàn.
Saddam đã vay hàng chục tỷ đô la từ các quốc gia Ả Rập khác và một vài tỷ từ nơi khác trong những năm 1980 để chống lại Iran, chủ yếu là để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Shi'a. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là phản tác dụng hoàn toàn đối với cả Iraq và một phần các quốc gia Ả Rập, vì Khomeini được nhiều người coi là anh hùng vì đã quản lý để bảo vệ Iran và duy trì cuộc chiến với ít sự hỗ trợ của nước ngoài chống lại Iraq được hậu thuẫn nặng nề và chỉ xoay sở để thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo không chỉ trong các quốc gia Ả Rập, mà trong chính Iraq, tạo ra căng thẳng mới giữa Đảng Ba'ath Sunni và đa số dân Shi'a. Đối mặt với việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Iraq và sự phản kháng nội bộ, Saddam tuyệt vọng tìm kiếm tiền mặt lần nữa, lần này là để tái thiết sau chiến tranh.
Chiến dịch Al-Anfal
Chiến dịch Al-Anfal là một chiến dịch diệt chủng chống lại người Kurd (và nhiều người khác) ở các vùng người Kurd ở Iraq do chính phủ Saddam Hussein lãnh đạo và Ali Hassan al-Majid đứng đầu. Chiến dịch lấy tên từ chương 8 của Qur'anic (al-ʾanfāl), được sử dụng làm mật danh bởi chính quyền Ba'athist cũ của Iraq cho một loạt các cuộc tấn công chống lại phiến quân peshmerga và phần lớn là dân thường người Kurd ở vùng nông thôn miền Bắc. Iraq, được tiến hành từ năm 1986 đến năm 1989 mà đỉnh điểm là năm 1988. Chiến dịch này cũng nhắm vào người Shabaks và Yazidis, người Assyria, người Turkoman và người Mandeans và nhiều ngôi làng thuộc các nhóm dân tộc này cũng bị phá hủy. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính có khoảng 50.000 đến 100.000 người đã thiệt mạng. Một số nguồn tin của người Kurd đưa ra con số cao hơn, ước tính rằng 182.000 người Kurd đã thiệt mạng.
Căng thẳng với Kuwait
Chiến tranh với Iran kết thúc đã làm gia tăng căng thẳng tiềm ẩn giữa Iraq và nước láng giềng giàu có Kuwait. Saddam thúc giục Kuwait từ bỏ khoản nợ của Iraq tích lũy trong chiến tranh, vốn khoảng 30 tỷ USD, nhưng Kuwait từ chối.
Saddam thúc đẩy các nước xuất khẩu dầu tăng giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng; Tuy nhiên, Kuwait đã từ chối. Ngoài việc từ chối yêu cầu này, Kuwait còn dẫn đầu phe đối lập trong OPEC về việc cắt giảm mà Saddam đã yêu cầu. Kuwait đang bơm một lượng lớn dầu và do đó giữ giá ở mức thấp, khi Iraq cần bán dầu giá cao từ các giếng dầu của mình để trả một khoản nợ khổng lồ.
Saddam luôn lập luận rằng Kuwait trong lịch sử là một phần không thể tách rời của Iraq, và Kuwait chỉ ra đời nhờ các tác động của chủ nghĩa đế quốc Anh; điều này lặp lại niềm tin rằng những người theo chủ nghĩa dân tộc Iraq đã lên tiếng trong 50 năm qua. Niềm tin này là một trong số ít các tín điều của đức tin thống nhất chính trường trong một quốc gia đầy rẫy những chia rẽ xã hội, sắc tộc, tôn giáo và phân hóa hệ tư tưởng rõ rệt.
Mức độ dự trữ dầu của Kuwait cũng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Trữ lượng dầu của Kuwait (với dân số 2 triệu bên cạnh 25 triệu của Iraq) gần bằng của Iraq. Tổng hợp lại, Iraq và Kuwait chiếm khoảng 20% trữ lượng dầu được biết đến của thế giới; như một bài báo so sánh, trong khi Ả Rập Xê Út nắm giữ 25%.
Saddam phàn nàn với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng Kuwait đã khoan dầu từ các giếng mà Iraq cho là nằm trong biên giới tranh chấp với Kuwait. Saddam vẫn có một đội quân giàu kinh nghiệm và được trang bị tốt, mà ông dùng để gây ảnh hưởng đến các vấn đề khu vực. Sau đó, ông đã điều quân đến biên giới Iraq-Kuwait.
Khi quan hệ Iraq-Kuwait nhanh chóng xấu đi, Saddam nhận được thông tin mâu thuẫn về cách Mỹ sẽ phản ứng với triển vọng một cuộc xâm lược. Đầu tiên, Washington đã thực hiện các biện pháp để vun đắp mối quan hệ mang tính xây dựng với Iraq trong khoảng một thập kỷ. Chính quyền Reagan đã cấp cho Iraq khoảng 4 tỷ USD tín dụng nông nghiệp để tăng cường chống lại Iran. Iraq của Saddam trở thành "nước nhận viện trợ lớn thứ ba của Mỹ".
Phản ứng trước những lời chỉ trích của phương Tây vào tháng 4 năm 1990, Saddam đe dọa sẽ tiêu diệt một nửa Israel bằng vũ khí hóa học nếu nước này tấn công Iraq. Vào tháng 5 năm 1990, ông chỉ trích sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Israel và cảnh báo rằng "Hoa Kỳ không thể duy trì một chính sách như vậy trong khi tuyên bố tình hữu nghị đối với người Ả Rập." Vào tháng 7 năm 1990, ông đe dọa vũ lực chống lại Kuwait và UAE rằng "Các chính sách của một số nhà cầm quyền Ả Rập là của Mỹ... Họ được Mỹ truyền cảm hứng để phá hoại lợi ích và an ninh của Ả Rập. " Mỹ đã cử máy bay và tàu chiến đến Vịnh Ba Tư để đáp trả những mối đe dọa này.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq April Glaspie gặp Saddam trong một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 25 tháng 7 năm 1990. Trong cuộc họp này nhà lãnh đạo Iraq công kích chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất:
Có ý nghĩa gì khi Mỹ nói rằng họ sẽ bảo vệ bạn bè của mình? Nó chỉ có thể là thành kiến với Iraq. Lập trường này cộng với các động thái và tuyên bố đã được đưa ra đã khuyến khích UAE và Kuwait coi thường các quyền của Iraq. Nếu bạn sử dụng áp lực, chúng tôi sẽ triển khai áp lực và lực lượng. Chúng tôi biết rằng bạn có thể làm hại chúng tôi mặc dù chúng tôi không đe dọa bạn. Nhưng chúng tôi cũng có thể làm hại bạn. Mọi người đều có thể gây hại tùy theo khả năng và quy mô của họ. Chúng tôi không thể đến tận nơi thăm bạn ở Hoa Kỳ, nhưng từng người Ả Rập có thể tiếp cận bạn. Chúng tôi không đặt nước Mỹ vào giữa những kẻ thù. Chúng tôi đặt nó ở nơi chúng tôi muốn bạn bè của chúng tôi và chúng tôi cố gắng trở thành bạn bè. Nhưng những tuyên bố lặp đi lặp lại của Mỹ vào năm ngoái cho thấy rõ rằng Mỹ không coi chúng tôi là bạn.
Glaspie đáp lại:
Tôi biết bạn cần tiền. Chúng tôi hiểu điều đó và quan điểm của chúng tôi là bạn nên có cơ hội để xây dựng lại đất nước của mình. Nhưng chúng tôi không có ý kiến về xung đột Ả Rập-Ả Rập, như bất đồng biên giới của bạn với Kuwait.... Thành thật mà nói, chúng tôi chỉ có thể thấy rằng bạn đã triển khai quân đội lớn ở phía nam. Thông thường đó sẽ không phải là việc của chúng tôi. Nhưng khi điều này xảy ra trong bối cảnh của những gì bạn đã nói vào ngày quốc khánh của bạn, sau đó khi chúng tôi đọc chi tiết trong hai bức thư của Bộ trưởng Ngoại giao, sau đó khi chúng tôi thấy quan điểm của Iraq rằng các biện pháp của UAE và Kuwait là, trong phân tích cuối cùng, song song với hành động xâm lược quân sự chống lại Iraq, thì chúng tôi tỏ thái độ quan ngại là hợp lý.
Saddam tuyên bố rằng ông sẽ cố gắng đàm phán lần cuối cùng với Kuwait nhưng Iraq "không chấp nhận cái chết."
Các quan chức Mỹ đã cố gắng duy trì một đường lối hòa giải với Iraq, cho thấy rằng trong khi George H. W. Bush và James Baker không muốn sử dụng vũ lực, họ sẽ không có bất kỳ lập trường nào trong tranh chấp ranh giới Iraq-Kuwait và không muốn can dự vào việc này.
Sau đó, Iraq và Kuwait đã gặp nhau trong một phiên đàm phán cuối cùng, nhưng thất bại. Saddam sau đó gửi quân vào Kuwait. Khi căng thẳng giữa Washington và Saddam bắt đầu leo thang, Liên Xô, dưới thời Mikhail Gorbachev, đã củng cố mối quan hệ quân sự với nhà lãnh đạo Iraq, cung cấp cho ông ta các cố vấn quân sự, vũ khí và viện trợ.
Chiến tranh Vùng Vịnh
Vào ngày 2 tháng 8 năm 1990, Saddam xâm lược Kuwait, ban đầu tuyên bố hỗ trợ "những người cách mạng Kuwait", do đó làm bùng lên một cuộc khủng hoảng quốc tế. Vào ngày 4 tháng 8, một " Chính phủ lâm thời Kuwait tự do " do Iraq hậu thuẫn đã được tuyên bố, nhưng sự thiếu vắng hoàn toàn tính hợp pháp và sự ủng hộ đối với nó đã dẫn đến một thông báo ngày 8 tháng 8 về việc "sáp nhập" hai nước. Vào ngày 28 tháng 8 Kuwait chính thức trở thành tỉnh thứ 19 của Iraq. Chỉ hai năm sau khi Iraq và Iran đình chiến năm 1988, "Saddam Hussein đã làm những gì mà những người bảo trợ vùng Vịnh trước đó đã trả tiền để ngăn cản". Sau khi loại bỏ mối đe dọa của chủ nghĩa chính thống Iran, ông "chế ngự Kuwait và đối đầu với các nước láng giềng vùng Vịnh nhân danh chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và Hồi giáo."
Sau này, khi được hỏi tại sao lại xâm lược Kuwait, Saddam đầu tiên nói rằng đó là vì Kuwait đúng là tỉnh thứ 19 của Iraq và sau đó nói rằng "Khi tôi nhận ra điều gì đó, tôi sẽ hành động. Đó là cách thức của tôi. " Sau khi Saddam chiếm Kuwait vào tháng 8 năm 1990, một liên minh của Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu đã xua quân của Iraq khỏi Kuwait vào tháng 2 năm 1991. Khả năng Saddam Hussein theo đuổi hành động xâm lược quân sự như vậy là do "cỗ máy quân sự được trả một phần lớn bằng hàng chục tỷ USD mà Kuwait và các quốc gia vùng Vịnh đã đổ vào Iraq và vũ khí và công nghệ do Liên Xô, Đức và Pháp cung cấp."
Không lâu trước khi xâm lược Kuwait, Saddam đã vận chuyển 100 chiếc xe Mercedes 200 Series mới cho các biên tập viên hàng đầu ở Ai Cập và Jordan. Hai ngày trước khi các cuộc tấn công đầu tiên xảy ra, Saddam được cho là đã đề nghị tặng cho Hosni Mubarak của Ai Cập 50 triệu đô la tiền mặt, "bề ngoài là để đổi lấy lúa mạch".
Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đã đáp trả thận trọng trong vài ngày đầu tiên. Một mặt, Kuwait, trước thời điểm bị xâm lược, là kẻ thù của Israel và là nước quân chủ vùng Vịnh Ba Tư có quan hệ thân thiện nhất với Liên Xô. Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Washington, cùng với các chuyên gia Trung Đông, các nhà phê bình quân sự và các công ty đầu tư nhiều vào khu vực, cực kỳ quan tâm đến sự ổn định ở khu vực này. Cuộc xâm lược ngay lập tức gây ra lo ngại rằng giá dầu thế giới, và do đó quyền kiểm soát nền kinh tế thế giới, đang bị đe dọa. Anh thu lợi rất nhiều từ hàng tỷ đô la đầu tư vào Kuwait và tiền gửi ngân hàng tại đó. Bush có lẽ đã bị chao đảo khi gặp gỡ thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người tình cờ đang ở Mỹ vào thời điểm đó.
Sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Liên Xô có khả năng thông qua các nghị quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho Iraq thời hạn phải rút khỏi Kuwait và chấp thuận việc sử dụng vũ lực nếu Saddam không tuân thủ thời gian biểu được đưa ra. Các quan chức Mỹ lo ngại sự trả đũa của Iraq đối với Ả Rập Saudi giàu dầu mỏ, từ những năm 1940, một đồng minh thân cận của Washington, vì sự phản đối của Saudi đối với cuộc xâm lược Kuwait. Theo đó, Mỹ và một nhóm đồng minh, bao gồm các quốc gia đa dạng như Ai Cập, Syria và Tiệp Khắc, đã triển khai một số lượng lớn quân dọc theo biên giới Ả Rập Xê Út với Kuwait và Iraq để bao vây quân đội Iraq, lực lượng quân sự lớn nhất ở Trung Đông.
Các sĩ quan dưới quyền Saddam đã cướp phá Kuwait, gỡ cả đá cẩm thạch khỏi các cung điện nước này để chuyển nó đến cung điện của Saddam.
Trong giai đoạn đàm phán và đe dọa sau cuộc xâm lược, Saddam tập trung chú ý mới vào vấn đề Palestine bằng cách hứa sẽ rút lực lượng khỏi Kuwait nếu Israel từ bỏ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Dải Gaza. Đề xuất của Saddam tiếp tục chia rẽ thế giới Ả Rập, khiến các quốc gia Ả Rập do Mỹ và phương Tây ủng hộ chống lại người Palestine. Các đồng minh cuối cùng đã bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa cuộc khủng hoảng Kuwait và các vấn đề Palestine.
Saddam đã phớt lờ thời hạn của Hội đồng Bảo an LHQ. Được sự hậu thuẫn của Hội đồng Bảo an, một liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa và trên không vào Iraq, bắt đầu từ ngày 16 tháng 1 năm 1991. Israel, mặc dù bị tấn công bằng tên lửa của Iraq, đã hạn chế trả đũa để không kích động các quốc gia Ả Rập rời bỏ liên minh. Một lực lượng mặt đất bao gồm phần lớn các sư đoàn thiết giáp và bộ binh của Mỹ và Anh đã đẩy quân đội của Saddam khỏi Kuwait vào tháng 2 năm 1991 và chiếm đóng phần phía nam của Iraq cho đến tận sông Euphrates.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1991, Bush ra tuyên bố "Những gì đang bị đe dọa không chỉ là một quốc gia nhỏ, đó là một ý tưởng lớn - một trật tự thế giới mới, nơi các quốc gia đa dạng được tập hợp lại vì mục tiêu chung để đạt được nguyện vọng chung của nhân loại: hòa bình và an ninh, tự do và pháp quyền. "
Cuối cùng, quân đội Iraq với quân số ít ỏi và thiếu trang bị đã tỏ ra không thể cạnh tranh trên chiến trường với lực lượng trên bộ của liên quân các nước, vốn cơ động cao và có sự yểm trợ trên không quá mạnh. Khoảng 175.000 người Iraq đã bị bắt làm tù binh và thương vong ước tính hơn 85.000 người. Là một phần của thỏa thuận ngừng bắn, Iraq đồng ý loại bỏ tất cả khí độc và vũ khí vi trùng, đồng thời cho phép các quan sát viên của Liên Hợp Quốc kiểm tra các địa điểm. Các lệnh trừng phạt thương mại của Liên Hợp Quốc sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Iraq tuân thủ tất cả các điều khoản. Saddam công khai tuyên bố chiến thắng khi kết thúc cuộc chiến.
Thời kỳ hậu chiến tranh vùng Vịnh
Sự chia rẽ sắc tộc và tôn giáo của Iraq, cùng với sự tàn khốc của cuộc xung đột mà điều này gây ra, đã đặt cơ sở cho các cuộc nổi dậy sau chiến tranh. Hậu quả của cuộc giao tranh, bất ổn xã hội và sắc tộc giữa những người Hồi giáo dòng Shi'a, người Kurd, và các đơn vị quân đội bất đồng chính kiến đã đe dọa sự ổn định của chính phủ Saddam. Các cuộc nổi dậy đã nổ ra ở miền bắc người Kurd và người Shi'a ở miền nam và miền trung của Iraq, nhưng bị đàn áp tàn nhẫn. Các cuộc nổi dậy vào năm 1991 đã dẫn đến cái chết của 100.000–180.000 người, chủ yếu là dân thường.
Hoa Kỳ, quốc gia đã thúc giục người Iraq nổi dậy chống lại Saddam, đã không làm gì để hỗ trợ các cuộc nổi dậy. Người Iran, bất chấp các cuộc nổi dậy lan rộng của người Shi'a, không quan tâm đến việc kích động một cuộc chiến tranh khác, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối bất kỳ triển vọng độc lập nào của người Kurd, còn Saudi và các quốc gia Ả Rập bảo thủ khác lo sợ về một cuộc cách mạng Shi'ite kiểu Iran. Saddam, đã sống sót sau cuộc khủng hoảng ngay sau thất bại, đã được giữ lại quyền kiểm soát vững chắc đối với Iraq, mặc dù quốc gia này chưa bao giờ phục hồi cả về kinh tế và quân sự sau Chiến tranh vùng Vịnh.
Saddam thường xuyên trích dẫn sự sống sót của mình như một "bằng chứng" rằng Iraq trên thực tế đã chiến thắng trong cuộc chiến chống Mỹ. Thông điệp này khiến Saddam được nhiều người biết đến ở nhiều khu vực của thế giới Ả Rập. John Esposito, tuy nhiên, tuyên bố rằng "Người Ả Rập và người Hồi giáo đã bị kéo ra theo hai hướng. Họ không tập trung nhiều vào Saddam Hussein về bản chất lưỡng cực của cuộc đối đầu (phương Tây so với thế giới Hồi giáo Ả Rập) và các vấn đề mà Saddam tuyên bố: sự thống nhất của Ả Rập, tự cung tự cấp và công bằng xã hội. " Kết quả là, Saddam Hussein đã lôi kéo được nhiều người vì cùng những lý do thu hút ngày càng nhiều người theo chủ nghĩa phục hưng Hồi giáo và cũng vì những lý do tương tự đã thúc đẩy cảm xúc chống phương Tây.
Như một nhà quan sát Hồi giáo Hoa Kỳ lưu ý: “Mọi người quên mất hồ sơ của Saddam và tập trung vào nước Mỹ... Saddam Hussein có thể sai, nhưng không phải Mỹ mới là người sửa đổi ông ta. " Do đó, có thể thấy rõ một sự thay đổi giữa nhiều phong trào Hồi giáo trong thời kỳ hậu chiến "từ sự bác bỏ tư tưởng Hồi giáo ban đầu của Saddam Hussein, kẻ bức hại thế tục các phong trào Hồi giáo, và cuộc xâm lược Kuwait của ông ta đến một người Ả Rập dân tộc chủ nghĩa dân túy hơn, chống đế quốc ủng hộ Saddam (hay chính xác hơn là những vấn đề mà ông ấy đại diện hoặc ủng hộ) và lên án sự can thiệp và chiếm đóng của nước ngoài."
Do đó, Saddam ngày càng thể hiện mình là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, trong nỗ lực hợp tác hóa các thành phần tôn giáo bảo thủ trong xã hội. Một số yếu tố của luật Sharia đã được giới thiệu trở lại, và cụm từ nghi lễ "Allahu Akbar" ("Chúa trời vĩ đại"), bằng chữ viết tay của Saddam, đã được thêm vào quốc kỳ Iraq. Saddam cũng ủy thác việc sản xuất "Kinh Qur'an máu", được viết bằng 27 lít máu của chính mình, để cảm ơn Chúa trời đã cứu ông khỏi nhiều nguy hiểm và âm mưu khác nhau.
Quan hệ quốc tế và các biện pháp trừng phạt đối với Iraq
Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iraq khi nước này xâm lược Kuwait đã không được dỡ bỏ, ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu của Iraq. Vào cuối những năm 1990, Liên Hợp Quốc đã cân nhắc việc nới lỏng các lệnh trừng phạt do những người dân Iraq bình thường phải gánh chịu những khó khăn. Các nghiên cứu tranh cãi về số người chết ở miền nam và miền trung Iraq trong những năm Iraq bị cấm vận. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1996, chính phủ của Saddam đã chấp nhận Chương trình đổi dầu lấy lương thực mà Liên Hợp Quốc đưa ra lần đầu tiên vào năm 1992.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iraq vẫn căng thẳng sau Chiến tranh vùng Vịnh. Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào trụ sở tình báo của Iraq ở Baghdad ngày 26 tháng 6 năm 1993, viện dẫn bằng chứng về việc Iraq vi phạm nhiều lần "vùng cấm bay" được áp đặt sau Chiến tranh vùng Vịnh và để xâm nhập Kuwait. Các quan chức Mỹ tiếp tục cáo buộc Saddam vi phạm các điều khoản ngừng bắn của Chiến tranh vùng Vịnh, bằng cách phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và các loại vũ khí bị cấm khác, đồng thời vi phạm các lệnh trừng phạt do Liên hợp quốc áp đặt. Cũng trong những năm 1990, Tổng thống Bill Clinton duy trì các biện pháp trừng phạt và ra lệnh không kích ở "vùng cấm bay của Iraq" (Chiến dịch Cáo sa mạc), với hy vọng Saddam sẽ bị lật đổ bởi những kẻ thù chính trị bên trong Iraq. Các cáo buộc của phương Tây về việc Iraq phản kháng lại việc LHQ tiếp cận các vũ khí bị nghi ngờ là lý do cho các cuộc khủng hoảng từ năm 1997 đến 1998, với đỉnh điểm là các cuộc tấn công tên lửa của Mỹ và Anh vào Iraq, ngày 16–19 tháng 12 năm 1998. Sau hai năm hoạt động gián đoạn, máy bay chiến đấu của Mỹ và Anh đã tấn công mạnh hơn vào các địa điểm gần Baghdad vào tháng 2 năm 2001. Cựu nhân viên CIA Robert Baer báo cáo rằng ông đã "cố gắng ám sát" Saddam vào năm 1995, trong bối cảnh "nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ để kích động một cuộc đảo chính quân sự ở Iraq."
Saddam tiếp tục tham gia chính trị ở nước ngoài. Các đoạn băng ghi hình được lấy lại sau cuộc họp của các lãnh đạo tình báo của ông với các nhà báo Ả Rập, trong đó có cuộc gặp với cựu giám đốc điều hành của Al-Jazeera, Mohammed Jassem al-Ali, vào năm 2000. Trong video, con trai của Saddam, Uday, khuyên al-Ali về việc thuê người ở Al-Jazeera: "Trong chuyến thăm cuối cùng của bạn ở đây cùng với các đồng nghiệp của bạn, chúng tôi đã nói về một số vấn đề và có vẻ như bạn đã thực sự lắng nghe những gì tôi nói kể từ đó những thay đổi đã diễn ra và những gương mặt mới đã xuất hiện trên tàu, chẳng hạn như chàng trai đó, Mansour. " Sau đó ông bị Al-Jazeera sa thải.
Năm 2002, các công tố viên Áo đã điều tra các giao dịch của chính phủ Saddam với Fritz Edlinger có thể vi phạm các quy định cấm vận và rửa tiền của Áo. Fritz Edlinger, chủ tịch của Tổng thư ký Hiệp hội Quan hệ Áo-Ả Rập (GÖAB) và là cựu thành viên của Ủy ban Trung Đông của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa, là người thẳng thắn ủng hộ Saddam Hussein. Năm 2005, một nhà báo người Áo tiết lộ rằng GÖAB của Fritz Edlinger đã nhận được 100.000 đô la từ một công ty bình phong của Iraq cũng như các khoản tài trợ từ các công ty Áo đang mời gọi kinh doanh ở Iraq.
Năm 2002, một nghị quyết do Liên minh Châu Âu bảo trợ đã được Ủy ban Nhân quyền thông qua, trong đó tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Iraq không có sự cải thiện nào. Tuyên bố lên án chính phủ của Tổng thống Saddam Hussein vì "vi phạm có hệ thống, phổ biến và cực kỳ nghiêm trọng đối với nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế." Nghị quyết yêu cầu Iraq ngay lập tức chấm dứt "các vụ hành quyết tóm tắt và tùy tiện... sử dụng cưỡng hiếp như một công cụ chính trị và tất cả các vụ mất tích không tự nguyện xảy ra."
Xâm lược Iraq năm 2003
Nhiều thành viên của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, tiếp tục coi Saddam là một bạo chúa hung hãn, là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực. Trong bài phát biểu về công đoàn vào tháng 1 năm 2002 trước Quốc hội, Tổng thống George W. Bush đã nói về một " trục ma quỷ " bao gồm Iran, Triều Tiên và Iraq. Hơn nữa, Bush tuyên bố rằng ông có thể sẽ hành động để lật đổ chính phủ Iraq, vì mối đe dọa về vũ khí hủy diệt hàng loạt của họ. Bush tuyên bố rằng "Chế độ Iraq đã âm mưu phát triển bệnh than, khí độc thần kinh và vũ khí hạt nhân trong hơn một thập kỷ ... Iraq tiếp tục thể hiện thái độ thù địch với Mỹ và ủng hộ khủng bố ".
Sau khi Nghị quyết 1441 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua, trong đó yêu cầu Iraq "hợp tác ngay lập tức, vô điều kiện và tích cực" với các cuộc thanh tra của LHQ và IAEA, Saddam cho phép các thanh sát viên vũ khí của LHQ do Hans Blix dẫn đầu trở lại Iraq. Trong các đợt kiểm tra mới bắt đầu vào tháng 11 năm 2002, Blix không tìm thấy kho dự trữ WMD và ghi nhận sự hợp tác "chủ động" nhưng không phải lúc nào cũng "ngay lập tức" của Iraq như Nghị quyết 1441 đã kêu gọi.
Khi chiến tranh vẫn còn rình rập vào ngày 24 tháng 2 năm 2003, Saddam Hussein đã tham gia một cuộc phỏng vấn với phóng viên Dan Rather của CBS News. Nói chuyện trong hơn ba giờ, Hussein phủ nhận sở hữu bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào, hoặc bất kỳ loại vũ khí nào khác bị cấm theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc. Ông cũng bày tỏ mong muốn có một cuộc tranh luận trên truyền hình trực tiếp với George W. Bush, nhưng đã bị từ chối. Đó là cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông với một phóng viên Hoa Kỳ trong hơn một thập kỷ. CBS đã phát sóng cuộc phỏng vấn được ghi hình vào cuối tuần đó. Saddam Hussein sau đó nói với một người phỏng vấn FBI rằng ông từng để ngỏ khả năng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt để tỏ ra mạnh mẽ chống lại Iran.
Chính phủ và quân đội Iraq sụp đổ trong vòng ba tuần sau khi bắt đầu cuộc xâm lược Iraq năm 2003 do Mỹ dẫn đầu vào ngày 20 tháng 3. Đến đầu tháng 4, các lực lượng do Mỹ dẫn đầu đã chiếm phần lớn lãnh thổ Iraq. Sự kháng cự của Quân đội Iraq đã suy yếu nhiều hoặc đã sụp đổ hoặc chuyển sang chiến thuật du kích, và có vẻ như Saddam đã mất quyền kiểm soát Iraq. Người ta nhìn thấy Saddam lần cuối trong một video có mục đích cho thấy ông đang ở vùng ngoại ô Baghdad được bao quanh bởi những người ủng hộ. Khi Baghdad rơi vào tay các lực lượng do Hoa Kỳ dẫn đầu vào ngày 9 tháng 4, được đánh dấu một cách tượng trưng bằng vụ lật đổ bức tượng của ông, Saddam đã biến mất.
Năm 2015, Thủ tướng Anh Tony Blair trong cuộc phỏng vấn với CNN đã thừa nhận các báo cáo về vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq là sai sự thật. Tuy nhiên ông này tỏ ra không hề tiếc nuối khi đã đem quân lật đổ Saddam. Vì những điều này mà nhiều người coi Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ-Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân phương Tây để mở cửa cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của Iraq. Dù không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng không có ai ở Mỹ-Anh phải chịu trách nhiệm hay bị xử lý vì những thông tin sai và vô căn cứ cả, tất cả đều "vô can". Chỉ có một thực tế: Chủ quyền Iraq bị xâm phạm, Tổng thống nước này bị lật đổ và xử tử, còn người dân Iraq thì phải hứng chịu bao khổ đau do chiến tranh gây ra
Bị bắt và xét xử
Bị bắt và giam giữ
Vào tháng 4 năm 2003, tung tích của Saddam vẫn chưa được tìm ra trong suốt những tuần sau khi Baghdad thất thủ và kết thúc cuộc giao tranh lớn của cuộc chiến. Nhiều người nhìn thấy Saddam và đã có báo cáo trong những tuần sau chiến tranh, nhưng không tin nào được xác thực. Vào nhiều thời điểm khác nhau, Saddam đã phát hành các đoạn băng ghi âm cổ vũ sự phản kháng của người dân đối với việc ông bị lật đổ.
Saddam được xếp đứng đầu " danh sách của Hoa Kỳ về những người Iraq bị truy nã gắt gao nhất." Vào tháng 7 năm 2003, các con trai của ông là Uday và Qusay và cháu trai 14 tuổi Mustapha của ông đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng kéo dài ba giờ với lực lượng Hoa Kỳ.
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2003, trong Chiến dịch Bình minh Đỏ, Saddam Hussein bị quân Mỹ bắt sau khi bị phát hiện trốn trong một cái hố trên mặt đất gần một trang trại ở ad-Dawr, gần Tikrit. Sau khi bị bắt, Saddam được đưa đến một căn cứ của Mỹ gần Tikrit, và sau đó được đưa đến căn cứ của Mỹ gần Baghdad. Các tài liệu do Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia thu được và công bố chi tiết các cuộc phỏng vấn và trò chuyện của FBI với Hussein trong thời gian ông bị giam giữ ở Mỹ. Vào ngày 14 tháng 12, quản trị viên Hoa Kỳ tại Iraq Paul Bremer xác nhận rằng Saddam Hussein thực sự đã bị bắt tại một trang trại ở Ad-Dawr gần Tikrit. Bremer đưa ra đoạn phim ghi lại cảnh Saddam bị giam giữ.
Saddam xuất hiện trong đoạn phim với đầy đủ râu và tóc dài hơn vẻ ngoài quen thuộc. Ông được giới chức Mỹ mô tả là có sức khỏe tốt. Bremer báo cáo kế hoạch đưa Saddam ra xét xử, nhưng tuyên bố rằng các chi tiết của phiên tòa như vậy vẫn chưa được xác định. Những người Iraq và người Mỹ đã nói chuyện với Saddam sau khi ông bị bắt thường báo cáo rằng ông vẫn tự tin, tự mô tả mình là một nhà lãnh đạo "kiên định, nhưng công bằng."
Tờ báo lá cải The Sun của Anh đã đăng bức ảnh Saddam mặc quần sịp trắng trên trang bìa báo. Các bức ảnh khác bên trong tờ báo cho thấy Saddam đang giặt quần dài, mặc quần áo và ngủ. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ coi việc phát hành các bức ảnh là vi phạm Công ước Geneva và sẽ điều tra các bức ảnh. Trong giai đoạn này, Saddam bị đặc vụ FBI George Piro thẩm vấn.
Các lính canh tại cơ sở giam giữ Baghdad gọi tù nhân của họ là "Vic", viết tắt của từ 'Tội phạm rất quan trọng', và để Saddam trồng một khu vườn nhỏ gần phòng giam của mình. Biệt danh và khu vườn là một trong những chi tiết về cựu lãnh đạo Iraq xuất hiện trong chuyến công du vào tháng 3 năm 2008 đến nhà tù và phòng giam ở Baghdad, nơi Saddam ngủ, tắm, viết nhật ký và làm thơ trong những ngày cuối cùng trước khi bị hành quyết; ông quan tâm đến việc đảm bảo di sản của mình và lịch sử sẽ được kể lại như thế nào. Chuyến tham quan do Thiếu tá Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thực hiện. Gen. Doug Stone, người giám sát các hoạt động giam giữ của quân đội Mỹ ở Iraq vào thời điểm đó.
Ra tòa
Vào ngày 30 tháng 6 năm 2004, Saddam Hussein, bị quân đội Hoa Kỳ giam giữ tại căn cứ Hoa Kỳ " Trại Cropper," cùng với 11 thủ lĩnh cấp cao khác của Ba'athist, đã được giao cho chính phủ lâm thời Iraq để hầu tòa vì tội ác chống lại loài người và các tội khác.
Vài tuần sau, ông bị Tòa án đặc biệt Iraq buộc tội với những tội ác chống lại cư dân của Dujail vào năm 1982, sau một vụ ám sát bất thành nhằm vào ông. Các cáo buộc cụ thể bao gồm giết 148 người, tra tấn phụ nữ và trẻ em và bắt giữ trái phép 399 người khác. Saddam và các luật sư đã thách thức phiên tòa với các nội dung:
Saddam và các luật sư của ông ta chống lại quyền lực của tòa án và khẳng định rằng ông ta vẫn là Tổng thống Iraq.
Các vụ ám sát và âm mưu ám sát một số luật sư của Saddam.
Việc thay thế Chánh án phiên tòa giữa chừng.
Ngày 5 tháng 11 năm 2006, Saddam Hussein bị kết tội chống lại loài người và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Anh trai cùng cha khác mẹ của Saddam, Barzan Ibrahim và Awad Hamed al-Bandar, người đứng đầu Tòa án Cách mạng Iraq năm 1982, cũng bị kết án với tội danh tương tự. Kết luận của tòa và bản án tử hình đều bị kháng cáo, nhưng sau đó được Tòa phúc thẩm tối cao Iraq giữ nguyên nội dung.
Tử hình
Saddam đã bị treo cổ vào ngày đầu tiên của Eid ul-Adha, ngày 30 tháng 12 năm 2006, bất chấp mong muốn của ông được thực hiện bằng cách xử bắn (mà ông cho là hình phạt tử hình hợp pháp của quân đội với lý do quân đội của ông là tổng tư lệnh của Iraq quân đội). Vụ hành quyết được thực hiện tại Camp Justice, một căn cứ quân sự của Iraq ở Kadhimiya, một vùng lân cận phía đông bắc Baghdad.
Ả Rập Xê-út lên án chính quyền Iraq vì đã tiến hành vụ hành quyết vào một ngày thánh lễ. Một người dẫn chương trình từ đài truyền hình Al-Ikhbariya chính thức tuyên bố “Có một cảm giác ngạc nhiên và không tán thành rằng phán quyết đã được áp dụng trong những tháng lễ thánh và những ngày đầu tiên của lễ Eid al-Adha. Các nhà lãnh đạo của các quốc gia Hồi giáo nên thể hiện sự tôn trọng đối với dịp may mắn này... không nên hạ thấp nó."
Video về vụ hành quyết được ghi lại trên điện thoại di động và người xem có thể nghe thấy tiếng xúc phạm Saddam từ những kẻ bắt giữ ông. Đoạn video này đã bị rò rỉ lên các phương tiện truyền thông điện tử và được đăng tải trên Internet trong vòng vài giờ, trở thành chủ đề tranh cãi toàn cầu. Sau đó, người đứng đầu bảo vệ ngôi mộ nơi hài cốt của ông ta khẳng định rằng thi thể của Saddam đã bị đâm sáu nhát sau vụ hành quyết. Hai nhân chứng, Thẩm phán Munir Haddad và cố vấn an ninh quốc gia Iraq Mowaffak al-Rubaie, đã thảo luận về thái độ của Saddam khi bị đưa lên giá treo cổ. Lời kể của hai nhân chứng trái ngược nhau vì Haddad mô tả Saddam là người mạnh mẽ trong những giây phút cuối cùng trong khi al-Rubaie nói Saddam rõ ràng là sợ hãi.
Những lời cuối cùng của Saddam trong cuộc hành quyết, "Cầu xin phước lành của Chúa sẽ đến với Muhammad và gia đình của ông. Và cầu Chúa mau chóng xuất hiện và nguyền rủa kẻ thù của họ. " Sau đó, một người trong đám đông liên tục nói tên của giáo sĩ dòng Shiite người Iraq, Moqtada Al-Sadr. Saddam sau đó nói, "Bạn có coi đây là con người không?" Đám đông hét lên, "đi xuống Địa ngục đi." Saddam trả lời: “Đó là Iraq! ? " Một lần nữa, một người trong đám đông yêu cầu những người hét lên giữ im lặng cho Chúa. Saddam Hussein bắt đầu đọc những lời cầu nguyện cuối cùng của người Hồi giáo, "Tôi làm chứng rằng không có thần thánh nào ngoài Allah và tôi làm chứng rằng Mohammed là Sứ giả của Allah." Một trong đám đông hét lên, "Bạo chúa [độc tài] đã bị sụp đổ!" Saddam nói, "Cầu mong phước lành của Chúa sẽ đến với Mohammed và gia đình của ông". Saddam đọc thuộc lòng shahada một lần rưỡi, khi ông định nói 'Mohammad' trong bài shahada thứ hai, cửa sập mở ra, làm ông phải ngừng lại ở giữa câu. Sợi dây làm gãy cổ Saddam, giết chết ông ngay lập tức.
Không lâu trước khi hành quyết, các luật sư của Saddam đã công bố bức thư cuối cùng của ông.
Một đoạn video không chính thức thứ hai, có vẻ như cho thấy thi thể của Saddam trên một chiếc xe đẩy, xuất hiện vài ngày sau đó. Nó làm dấy lên suy đoán rằng vụ hành quyết được thực hiện không chính xác vì Saddam Hussein có một lỗ hổng trên cổ.
Saddam được chôn cất tại nơi sinh của ông ở Al-Awja ở Tikrit, Iraq, vào ngày 31 tháng 12 năm 2006. Ông đã được chôn cất tại vị trí cách mộ các con trai của ông là Uday và Qusay Hussein 3 km. Lăng mộ của ông được cho là đã bị phá hủy vào tháng 3 năm 2015. Trước khi nó bị phá hủy, một nhóm bộ tộc Sunni được cho là đã chuyển xác của ông đến một địa điểm bí mật, lo sợ về những gì có thể xảy ra.
Mối quan hệ hôn nhân và gia đình
Saddam kết hôn với người vợ đầu tiên và cũng là người chị họ Sajida Talfah (hay Tulfah / Tilfah) vào năm 1963 trong một cuộc hôn nhân sắp đặt. Sajida là con gái của Khairallah Talfah, chú và người cố vấn của Saddam; hai người được nuôi dưỡng như anh trai và em gái. Cuộc hôn nhân của họ được sắp đặt cho Saddam vào năm Sajida bảy tuổi. Họ đính hôn ở Ai Cập trong thời gian ông sống lưu vong, và kết hôn ở Iraq sau khi Saddam trở về năm 1963. Hai vợ chồng có năm người con.
Uday Hussein (1964–2003), là con trai lớn của Saddam, người điều hành Hiệp hội bóng đá Iraq, Fedayeen Saddam, và một số tập đoàn truyền thông ở Iraq bao gồm Iraq TV và tờ báo Babel. Uday, trong khi ban đầu là con trai yêu thích của Saddam và có khả năng là người kế vị, cuối cùng đã không được cha mình ủng hộ do hành vi thất thường của ông; anh ta chịu trách nhiệm về nhiều vụ va chạm xe hơi và hãm hiếp xung quanh Baghdad, mối thù liên tục với các thành viên khác trong gia đình anh ta, và giết người hầu và người nếm thức ăn yêu thích của cha mình Kamel Hana Gegeo tại một bữa tiệc ở Ai Cập tôn vinh đệ nhất phu nhân Ai Cập Suzanne Mubarak. Anh ta nổi tiếng ở phương Tây vì tham gia cướp bóc Kuwait trong Chiến tranh vùng Vịnh, bị cáo buộc lấy vàng, xe hơi và vật tư y tế trị giá hàng triệu USD (lúc đó đang thiếu hụt) cho bản thân và những người ủng hộ thân cận. Anh ta được biết đến rộng rãi vì chứng hoang tưởng và nỗi ám ảnh của anh ta về việc tra tấn những người khiến anh ta thất vọng theo bất kỳ cách nào, bao gồm bạn gái đi trễ, bạn bè không đồng tình với anh ta và nổi tiếng nhất là các vận động viên Iraq có thành tích kém. Ông đã kết hôn một thời gian ngắn với con gái của Izzat Ibrahim ad-Douri, nhưng sau đó đã ly dị cô. Các cặp vợ chồng không có con.
Qusay Hussein (1966–2003), là con trai thứ hai của Saddam — và sau những năm 1990, là con trai yêu thích của ông. Qusay được cho là người kế vị dự định sau này của Saddam, vì ông ta ít thất thường hơn anh trai mình và giữ một bản sắc thấp. Ông là người đứng thứ hai trong chỉ huy quân đội (sau cha mình) và điều hành Lực lượng Vệ binh Cộng hòa và SSO ưu tú của Iraq. Ông được cho là đã ra lệnh cho quân đội tiêu diệt hàng nghìn người Ả Rập thống trị nổi dậy và có công trong việc trấn áp các cuộc nổi dậy của người Shi'ite vào giữa những năm 1990. Anh đã kết hôn một lần và có ba người con.
Raghad Hussein (sinh năm 1968) là con gái lớn của Saddam. Sau chiến tranh, Raghad trốn đến Amman, Jordan, nơi cô nhận được sự tôn nghiêm từ gia đình hoàng gia. Cô hiện đang bị Chính phủ Iraq truy nã vì cáo buộc cung cấp tài chính và hỗ trợ cuộc nổi dậy của Đảng Ba'ath hiện bị cấm ở Iraq. Hoàng gia Jordan từ chối giao nộp cô.
Rana Hussein (sinh năm 1969), là con gái thứ hai của Saddam. Cô, giống như chị gái của mình, chạy đến Jordan và đã đứng lên bảo vệ quyền lợi của cha mình. Cô đã kết hôn với Saddam Kamel và có bốn người con từ cuộc hôn nhân này.
Hala Hussein (sinh năm 1972), là con gái thứ ba và là con gái út của Saddam. Rất ít thông tin được biết về cô ấy. Cha cô đã sắp xếp để cô kết hôn với Tướng Kamal Mustafa Abdallah Sultan al-Tikriti vào năm 1998. Cô cùng các con và chị gái của mình bỏ trốn đến Jordan.
Saddam kết hôn với người vợ thứ hai, Samira Shahbandar, vào năm 1986. Bà vốn là vợ của một giám đốc hãng hàng không Iraqi Airways, nhưng sau đó trở thành tình nhân của Saddam. Cuối cùng, Saddam buộc chồng của Samira phải ly hôn với vợ để ông kết hôn với Samira. Sau chiến tranh, Samira trốn đến Beirut, Lebanon. Cô được cho là đã làm mẹ đứa con thứ sáu của Saddam. Các thành viên của gia đình Saddam đã phủ nhận điều này.
Saddam bị cáo buộc đã kết hôn với người vợ thứ ba, Nidal al-Hamdani, tổng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời trong Hội đồng Nghiên cứu Khoa học.
Wafa el-Mullah al-Howeish được cho là đã cưới Saddam làm vợ thứ tư vào năm 2002. Không có bằng chứng chắc chắn cho cuộc hôn nhân này. Wafa là con gái của Abdul Tawab el-Mullah Howeish, cựu Bộ trưởng Bộ công nghiệp quân sự ở Iraq và là Phó Thủ tướng cuối cùng của Saddam.
Vào tháng 8 năm 1995, Raghad cùng chồng Hussein Kamel al-Majid và Rana cùng chồng, Saddam Kamel al-Majid, đào tẩu sang Jordan, mang theo các con của họ. Họ trở về Iraq khi nhận được sự đảm bảo rằng Saddam sẽ ân xá cho họ. Trong vòng ba ngày kể từ khi trở về vào tháng 2 năm 1996, cả hai anh em nhà Kamel đều bị tấn công và bị giết trong một cuộc đấu súng với các thành viên gia tộc khác, những người coi họ là những kẻ phản bội.
ào tháng 8 năm 2003, hai con gái của Saddam là Raghad và Rana nhận được nơi trú ẩn ở Amman, Jordan, nơi họ hiện đang ở với 9 đứa con của mình. Tháng đó, họ nói chuyện với CNN và đài vệ tinh Ả Rập Al-Arabiya ở Amman. Khi được hỏi về cha của mình, Raghad nói với CNN, "Ông ấy là một người cha rất tốt, yêu thương và có trái tim rộng lớn." Khi được hỏi liệu cô có muốn gửi lời nhắn đến cha mình hay không, cô nói: "Con yêu bố và con nhớ bố." Em gái của cô, Rana cũng nhận xét, "Bố tôi có rất nhiều cảm xúc và ông rất dịu dàng với tất cả chúng tôi."
Di sản
Chìa khoá để nắm giữ quyền lực lâu dài của Saddam Hussein là thiết lập một mối quan hệ chưa từng có ở Trung Đông giữa một hệ thống cũ và mang tính truyền thống giữa các bộ tộc với một cơ cấu quân sự an ninh của một nhà nước hiện đại. Sự độc đáo ở chỗ gắn thực tiễn xa xưa này vào một đất nước có tham vọng quân sự lớn nhất thế giới Arab. Kết quả là một chế độ lai tạp: không độc tài quân sự cũng không cộng hoà thế tục, và cũng không phải chế độ thần quyền. Sự lai tạp này đảm bảo việc duy trì trật tự an ninh tại Iraq trong suốt thời kỳ Saddam nắm quyền.
Số phận của Iraq cũng giống như vài năm trước đó ở Nam Tư (Slobodan Milošević), và vài năm sau đó ở Libya (Muammar al-Gaddafi): lãnh đạo của các nước này bị phương Tây gán cho là "độc tài, phạm tội ác chống nhân loại", rồi sau đó phương Tây đem quân tấn công lật đổ họ, lật đổ xong thì các chính khách phương Tây sẽ hứa hẹn với người dân nước đó về "tự do, dân chủ, nhân quyền", nhưng rồi sau đó là những ngày tháng hỗn loạn và cuối cùng là cả đất nước sẽ tan vỡ ra thành nhiều mảnh (Nam Tư đã tan vỡ thành 6 mảnh, Libya thì đang tan vỡ thành 4 mảnh mà vẫn chưa dừng lại).
Tổng thống Mỹ George Bush ca ngợi việc hành hình ông Saddam là "một cột mốc quan trọng trong tiến trình đi đến dân chủ ở Iraq", Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ là Joseph Biden, phát biểu: "Iraq đã khép lại một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử và thoát khỏi chế độ bạo chúa". Toàn quyền Paul Bremer, người đứng đầu chính quyền chuyển tiếp tại Iraq thời hậu Saddam trong 13 tháng, trước khi rời Iraq còn hào hứng tuyên bố: “Nhìn lại chúng ta thấy rằng Mỹ đã làm được rất nhiều điều cho đất nước Iraq. Thực sự, chúng ta đang giúp cho Iraq trở thành một quốc gia dân chủ”. Thực tế trong 15 năm sau đã chứng minh những gì mà các chính khách Mỹ hứa hẹn là hoàn toàn sai: Iraq chẳng hề có dân chủ, mà chỉ có chiến tranh và tàn phá.
Hoa Kỳ tuyên bố Saddam Hussein "sở hữu vũ khí giết người hàng loạt" để phát động cuộc chiến, dư luận biết ngay đó là cái cớ được ngụy tạo, song Tổng thống Mỹ George Bush vẫn cho rằng ông ta sẽ đánh lừa được dư luận. Và Hoa Kỳ đã ảo tưởng khi tin rằng có thể dựng nên chính quyền mới tại Iraq có thể nằm trong sự quản lý và điều khiển theo ý muốn của họ. Người dân Iraq đã phải trả cái giá quá đắt cho các toan tính sai lầm của chính quyền Mỹ
Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, Iraq hoàn toàn thiếu vắng một nhà lãnh đạo cứng rắn và biết đoàn kết các bộ tộc, chính phủ thân Mỹ thì tham nhũng trong khi lính Mỹ hiện diện khắp nơi khiến người dân nước này rất căm phẫn. Chính phủ mới rập khuôn phương Tây theo mô hình phân chia quyền lực, quyền lợi chủ yếu dựa trên lợi ích đảng phái, nó dẫn tới việc chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn nội tại, bởi sự bất đồng về lợi ích đảng phái - sắc tộc - tôn giáo luôn tồn tại và không thể hóa giải. Các mâu thuẫn ngày càng tích tụ và âm mưu ly khai của các nhóm sắc tộc ở Iraq nhanh chóng bùng phát. Các phe phái địa phương ở Iraq nổi loạn khắp nơi. Đất nước Iraq chìm trong hỗn loạn và chiến tranh suốt từ nằm 2003 tới nay.
Năm 2011, Mỹ rút quân khỏi Iraq, để lại "một vũng lầy" đúng như những gì Saddam Hussein đã dự đoán. Dưới thời Saddam Hussein, ở Iraq hoàn toàn không có khủng bố quốc tế, còn sau khi ông chết, đất nước Iraq đã trở thành "Đại học Harvard của chủ nghĩa khủng bố". Mỹ tấn công Iraq với tuyên bố "tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố", nhưng rốt cục họ đã tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho khủng bố quốc tế xây dựng lực lượng. Đến năm 2014, đất nước Iraq trên thực tế đã không còn là một quốc gia thống nhất mà đã bị xé nát thành nhiều mảnh bởi nhiều phe phái như chính phủ Iraq thân Mỹ, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, quân người Kurd...
Những giai đoạn ổn định kéo dài ở trong nước thời Saddam hoàn toàn trái ngược với tình trạng bạo lực đẫm máu lan tràn khắp nước Iraq kể từ khi Saddam bị lật đổ. Ông Saddam cũng được một số người Arab ngưỡng mộ vì cuộc chiến 1980-1988 với Iran, việc ông đối đầu với Mỹ, tấn công Israel.
Khi Saddam Hussein bị bắt và bị treo cổ, nhiều kẻ thù của Saddam đã nổ súng chào mừng. Cuộc trấn áp người Kurd ở phía bắc, cuộc tấn công Iran, những nhóm đối lập với ông này... khiến Saddam có nhiều kẻ thù và họ đều mong ông bị giết. Tuy nhiên, sự hỗn loạn kể từ sau cuộc chiến Iraq, những xung đột sắc tộc kéo dài đã khiến người Iraq xem xét lại quan điểm của họ về cái gọi là "sự tàn nhẫn" nhưng giúp duy trì một xã hội ổn định suốt 35 năm nắm quyền của Saddam. Hiện nay, ngày càng nhiều người Iraq tỏ ý tiếc nuối về sự ra đi của Saddam và nhìn lại kỷ nguyên của ông này với sự luyến tiếc. Ngày càng nhiều người Iraq tới thăm mộ ông để tỏ lòng kính trọng ông, nhiều người đã coi ông là một chiến sĩ "Tử vì đạo"
Kế hoạch tấn công Đài châu Âu Tự do
Saddam từng có kế hoạch dùng hỏa tiễn chống chiến xa để tấn công đài châu Âu Tự do (Radio Free Europe/Radio Liberty) do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đặt trụ sở ở Praha, theo cơ quan phản gián Cộng hòa Séc nói ngày 30 tháng 11 năm 2009. Các nhân viên tình báo Iraq giả dạng giới chức ngoại giao dự trù sẽ mở cuộc tấn công từ cửa sổ một căn chung cư trong tòa nhà gần vị trí của đài ở trung tâm thủ đô Praha.
Vào năm 2000, tình báo Séc biết rằng Saddam ra lệnh mở cuộc tấn công nhưng không nói rõ là lệnh có từ lúc nào hay sẽ diễn ra trong thời điểm nào. Saddam Hussein ra lệnh cho cơ quan tình báo của mình là phải dùng vũ lực để cản trở chương trình phát thanh của Đài Âu Châu Tự Do phát về Iraq và cung cấp nguồn tài chính lớn cho kế hoạch này. Đài châu Âu Tự do khởi sự các buổi phát thanh nhắm vào Iraq từ năm 1998.
Các nhân viên tình báo Iraq dùng xe ngoại giao đoàn để chở vũ khí vào Séc, gồm một súng phóng lựu RPG-7, sáu khẩu tiểu liên và đạn dược. Các giới chức Iraq được cảnh cáo năm 2000 là chính phủ Séc biết về âm mưu này, theo phát ngôn viên cơ quan tình báo Cộng hòa Séc, Jan Subert. Tiếp theo lời cảnh cáo, chính phủ Séc trục xuất sáu nhân viên ngoại giao Iraq với lý do làm gián điệp, người đầu vào năm 2001 và năm người kia vào tháng 3 năm 2003, theo ông Subert. Vào tháng 4 năm 2003, một tháng sau khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh tiến vào Iraq, giới chức tại Tòa Đại sứ Iraq ở Praha giao nạp số vũ khí nói trên cho chính quyền Séc.
Đài châu Âu Tự do dời trụ sở từ München, Đức, sang Praha năm 1995 sau khi chính quyền Tiệp Khắc nơi đây sụp đổ năm 1989. Đài hiện đang phát thanh 28 thứ tiếng đến 20 quốc gia, kể cả Iran và Iraq, kể từ năm 1998 và Afghanistan từ năm 2002.
Xem thêm
Slobodan Milošević
Muammar al-Gaddafi
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Saddam Hüssein Execution Full video
Tín hữu Hồi giáo Iraq
Tổng thống Iraq
Độc tài
Quân nhân Iraq trong Chiến tranh Iran – Iraq
Tội phạm thế kỷ 20
Tiểu thuyết gia thế kỷ 20
Tiểu thuyết gia thế kỷ 21
Chính trị gia thế kỷ 21
Mất năm 2006
Nhân vật trong chiến tranh Iran-Iraq |
13632 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADp%20th%C3%A0nh | Nhập thành | Nhập thành là một nước đi đặc biệt trong cờ vua, trong đó vua và một trong hai quân xe tham gia vào việc di chuyển. Khi nhập thành vua di chuyển qua 2 ô về phía quân xe tham gia nhập thành, và sau đó di chuyển quân xe tới ô mà quân vua vừa di chuyển qua sao cho nó nằm ngay bên cạnh quân vua.
Việc nhập thành chỉ được phép nếu cả quân vua và quân xe chưa từng di chuyển trước đó; các ô giữa quân vua và quân xe không có quân nào nằm giữa; các ô mà vua sẽ di chuyển qua không nằm dưới sự kiểm soát (ô hay đường nằm trong tầm chiếu) của quân đối phương, cũng như việc nhập thành không làm được khi bị chiếu. Nhập thành là nước đi duy nhất trong cờ vua mà hai quân được di chuyển cùng một lúc.
Nhập thành là một cải tiến tương đối gần đây của người châu Âu đối với cờ vua, có lẽ vào khoảng thế kỷ 14 hay thế kỷ 15. Vì thế, các phiên bản cờ vua trước đây của người châu Á đã không có nước đi này.
Điều kiện nhập thành
Việc nhập thành chỉ có thể được phép nếu tất cả các điều kiện sau được đảm bảo vào thời điểm thực hiện việc nhập thành:
Quân vua chưa bao giờ bị di chuyển.
Quân xe tham gia vào nhập thành cũng chưa bao giờ bị di chuyển.
Không có quân nào nằm giữa vua và xe đó.
Các ô mà vua sẽ di chuyển qua không nằm dưới sự kiểm soát (ô hay đường nằm trong tầm chiếu) của quân đối phương, cũng như việc nhập thành không làm được khi bị chiếu.
Một số người còn cho là các yêu cầu cho việc nhập thành còn phức tạp hơn những quy tắc trên đây, nhưng điều đó là sai lầm. Để làm rõ vấn đề này, cần khẳng định là nhập thành vẫn có thể thực hiện khi:
Xe tham gia nhập thành có thể đang bị tấn công.
Xe tham gia nhập thành có thể di chuyển qua hoặc đứng vào các ô bị kiểm soát bởi quân đối phương.
Vua có thể đã từng bị chiếu trước đây, nhưng miễn có quân hộ giá và không bị chiếu ở thời điểm nhập thành.
Ký hiệu
Ký hiệu cho nhập thành gần là 0-0 và nhập thành xa là 0-0-0, trong cả các hệ thống miêu tả và đại số. Nói chung người ta hay nhập thành gần, và rất ít khi cả hai người chơi cùng nhập thành xa. Nếu một người nhập thành gần còn người kia nhập thành xa, người ta gọi nó là nhập thành ngược nhau. Kiểu nhập thành này thông thường tạo ra các trận đấu mang tính tấn công của cả hai bên về phía vua đối phương do cả hai đều có khả năng lớn trong việc di chuyển quân để tấn công vua đối phương mà không làm suy yếu cấu trúc tốt đang bảo vệ vua của mình. Một ví dụ là phương án Rồng (Dragon Variation) của Phòng thủ Sicilia.
Chiến thuật khi nhập thành
Nhập thành gần tương đối an toàn cho vua hơn, do vua được đặt gần với góc của bàn cờ và tất cả các tốt ở cạnh vị trí nhập thành (f2, g2, h2 hay f7, g7, h7) đều được nó bảo vệ. Trong nhập thành xa, vua nằm gần trung tâm hơn và tốt tại cột a khi đó không được bảo vệ; tuy nhiên vua thường di chuyển tới cột b để bảo vệ tốt cũng như để tránh xa khu trung tâm bàn cờ. Ngược lại, nhập thành xa lại có xe cơ động hơn—nó nằm tại cột d, và thông thường là có thể hoạt động tích cực ngay, trong khi với nhập thành gần thì người ta lại hay cần có một nước đi để di chuyển xe từ cột f tới vị trí tích cực hơn. Một khác biệt nữa là khi nhập thành xa người ta phải di chuyển hậu trước đó; vì thế, nó có thể phải mất nhiều nước đi hơn so với nhập thành gần.
Nhập thành là một mục tiêu quan trọng ở phần khai cuộc, vì nó phục vụ cho hai mục đích: di chuyển vua tới vị trí an toàn hơn, đưa xe vào vị trí tích cực hơn. Nếu vua bị ép buộc phải di chuyển trước khi có cơ hội nhập thành thì người chơi vẫn có thể mong muốn đưa nó vào vị trí an toàn ở góc bàn cờ và xe ra phía các cột trung tâm. Khi đó thường họ phải mất 3-4 nước đi để thực hiện việc mà khi nhập thành chỉ mất 1 nước đi, đôi khi người ta gọi nó là nhập thành giả.
Thực hiện
Để thực hiện nhập thành người chơi cần cầm quân vua trước, di chuyển nó đến ô cùng màu gần nhất, rồi sau đó chuyển xe qua đặt bên cạnh vua. Nếu nhập thành gần thì xe vốn ở bên phải vua, sẽ chuyển tới ô bên trái cạnh vua; nếu nhập thành xa thì xe vốn ở bên trái vua, sẽ chuyển tới ô bên phải cạnh vua.
Người thực hiện nhập thành di chuyển vua và xe bằng chính tay vừa cầm quân vua. Mặc dù một số người chơi thực hiện nhập thành bằng cách một tay cầm vua, một tay cầm xe, nhưng điều này trái với quy tắc của cờ vua do FIDE ban hành là mỗi một nước đi chỉ có thể thực hiện bằng một tay. Theo các quy tắc của phần lớn các giải đấu thì nếu người chơi cầm quân xe trước thì bị coi là di chuyển xe chứ không phải thực hiện nhập thành.
Một số biến thể cờ vua có các quy tắc đã sửa đổi cho việc nhập thành để phù hợp với các vị trí đã thay đổi. Ví dụ, xem thêm các quy tắc của Chess960.
Trong việc giải cờ thế hay phân tích ngược các nước đi của loại hình cờ này, việc nhập thành được coi là được phép nếu vua và xe vẫn đứng tại vị trí ban đầu của mình (và các quy tắc nhập thành vẫn được đảm bảo), ngoại trừ việc phân tích ngược cho thấy một hoặc cả hai quân này đã từng di chuyển khỏi vị trí đó.
Tham khảo
Luật cờ vua
Thuật ngữ cờ vua
Thế kỷ 16 ở cờ vua
es:Reglamento del ajedrez#El enroque |
13634 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20%28c%E1%BB%9D%29 | Phân tích ngược (cờ) | Phân tích ngược là một kỹ thuật để những người giải quyết các vấn đề cờ xác định lại những nước đi trước đó mà hai bên đã chơi để dẫn đến thế cờ hiện tại. Trong khi kỹ thuật này gần như là không cần thiết để giải quyết các vấn đề thông thường của cờ vua thì nó lại là một tiểu thể loại của các vấn đề về cờ vua, trong đó nó là một phần quan trọng; những vấn đề như thế được biết đến như là đi ngược hay thụt lùi.
Đi ngược có thể đòi hỏi để giải các mẫu cờ thế như chiếu hết sau N nước đi, nhưng mục đích chính (ít nhất là trong các vấn đề ngược hiện đại) là việc giải thích lịch sử của thế cờ. Nó có thể là quan trọng để xác định chẳng hạn như nhập thành là không được phép hay việc bắt Tốt theo nước đi en passant là có thể hay không. Các vấn đề khác có thể đòi hỏi các câu hỏi cụ thể liên quan tới lịch sử của thế cờ chẳng hạn "có phải Tượng ở ô c1 là do Tốt được phong?". Điều này là một vấn đề cốt yếu trong các lập luận lôgic.
Đôi khi nó là cần thiết để xác định xem một thế cờ cụ thể có hợp lệ không, trong đó "hợp lệ" nghĩa là nó có thể đạt được sau một số nước đi phù hợp với luật chơi, không quan trọng là các nước đi đó cao hay thấp cờ. Một nhánh quan trọng khác của các vấn đề phân tích ngược là các vấn đề của kiểm chứng cờ.
Một ví dụ của vấn đề phân tích ngược được chỉ ra trên đây. Người giải cần suy ra nước đi cuối cùng của bên Trắng. Khi mới nhìn sơ qua thì có cảm giác như không có lời giải: trên tất cả các ô mà từ đó vua trắng có thể đã di chuyển thì nó dường như có vẻ bề ngoài là không thể do nó luôn luôn rơi vào các ô bị lưỡng chiếu. Tuy nhiên, nghĩ kỹ hơn người ta có có thể phát hiện ra là nếu vua trắng chuyển từ ô f5 thì nước đi của bên Đen trước đó có thể là tốt ăn f4xg3, bắt quân tốt trắng ở ô g4 do nó có nước đi en passant! Vì thế trước khi có f4xg3, bên trắng đã đi Tốt <code>g2-g4<code>. Nhưng Đen đã di chuyển như thế nào trước nước đó? Vua Trắng ở f5 đã bị chiếu bởi tượng ở ô h3 và Tốt Trắng đã ở ô g2. Khả năng duy nhất là Đen di chuyển Mã g4-e5 để Tượng chiếu. Vì thế nước gần nhất của Trắng là Vua từ f5 đã bắt Mã ở e5. Toàn bộ các nước đi do vậy sẽ là: 1...Ng4-e5+ 2.g2-g4 f4xg3++ 3.Kf5xe5...
Phân tích ngược một phần
Một số vấn đề sử dụng phương pháp gọi là "phân tích ngược một phần". Trong các vấn đề đó, lịch sử của thế cờ không thể xác định với sự chắc chắn, nhưng mỗi khả năng có thể yêu cầu một cách giải riêng. Vấn đề được minh họa ở bên trái của W. Langstaff (từ Chess Amateur (Cờ vua nghiệp dư) năm 1922) là một ví dụ tương đối dơn giản; nó yêu cầu chiếu hết sau 2 nước. Không thể xác định là Đen đã đi nước cuối cùng như thế nào, nhưng nó là rõ ràng là người này hoặc là đi quân vua, hoặc đi quân xe hay đi Tốt g7-g5 (g6-g5 là không thể, vì khi đó nó đang chiếu Vua Trắng). Vì thế, có hai phương án:
hoặc là Đen không thể nhập thành
hoặc Trắng có thể bắt Tốt g5 và sẽ nằm tại g6 (nước đi en passant) và Đen vẫn còn quyền nhập thành.
Do không thể xác định nước đi cuối cùng của Đen là nước nào, nên các lời giải cho hai phương án sẽ là:
1.Ke6 và 2.Rd8# (nếu Đen đã di chuyển Vua hay Xe)
1.hxg6 e.p. (đe dọa: 2.Rd8#) 1...0-0 2.h7# (nếu Đen đã đi g7-g5)
Tham khảo
Raymond M. Smullyan đã viết 2 cuốn sách chứa các câu đố về phân tích ngược:
The Chess Mysteries of Sherlock Holmes, ISBN 0812923898
The Chess Mysteries of the Arabian Knights, ISBN 0-394-74869-7
Liên kết ngoài
The Retrograde Analysis Corner
Cờ vua và toán học
Lý thuyết cờ vua |
13642 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADp%20th%C3%A0nh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Nhập thành (định hướng) | Nhập thành là một nước đi đặc biệt trong trò chơi cờ vua, trong đó vua và một trong hai quân xe tham gia vào việc di chuyển. Khi nhập thành vua di chuyển 2 qua 2 ô về phía quân xe tham gia nhập thành, và sau đó di chuyển quân xe tới ô mà quân vua vừa di chuyển qua sao cho nó nằm ngay bên cạnh quân vua.
Nhập thành: Theo nghĩa cổ là một quá trình mà một đoàn người hay một đoàn quân tiến vào trong một thành trì bởi việc giao chiến hoặc bởi việc nghinh đón chính thức của người bên trong thành. |
13648 | https://vi.wikipedia.org/wiki/JavaScript | JavaScript | JavaScript, theo phiên bản hiện hành, là một ngôn ngữ lập trình thông dịch được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Ngôn ngữ này được dùng rộng rãi cho các trang web (phía người dùng) cũng như phía máy chủ (với Nodejs). Nó vốn được phát triển bởi Brendan Eich tại Hãng truyền thông Netscape với cái tên đầu tiên Mocha, rồi sau đó đổi tên thành LiveScript, và cuối cùng thành JavaScript. Giống Java, JavaScript có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java. .js là phần mở rộng thường được dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript.
Phiên bản mới nhất của JavaScript là ECMAScript 12. ECMAScript là phiên bản chuẩn hóa của JavaScript. Trình duyệt Mozilla phiên bản 1.8 beta 1 có hỗ trợ không đầy đủ cho E4X - phần mở rộng cho JavaScript hỗ trợ làm việc với XML, được chuẩn hóa trong ECMA-357.
Java, JavaScript và JScript
Cùng thời điểm Netscape bắt đầu sử dụng Java trên trình duyệt Netscape, LiveScript đã được đổi tên thành JavaScript để được chú ý hơn bởi ngôn ngữ lập trình Java lúc đó đang được coi là một hiện tượng. JavaScript được bổ sung vào trình duyệt Netscape bắt đầu từ phiên bản 2.0b3 của trình duyệt này vào tháng 12 năm 1995. Trên thực tế, JavaScript không được phát triển dựa từ Java. Do đó JavaScript chỉ dựa trên các cách đặt tên của Java. Java Script gồm 2 mảng là client-server thực hiện lệnh trên máy của end-user và web-server.
Sau thành công của JavaScript, Microsoft bắt đầu phát triển JScript, một ngôn ngữ có cùng ứng dụng và tương thích với JavaScript. JScript được bổ sung vào trình duyệt Internet Explorer bắt đầu từ Internet Explorer phiên bản 3.0 được phát hành tháng 8 năm 1996.
DOM (Document Object Model), một khái niệm thường được nhắc đến với JavaScript trên thực tế không phải là một phần của chuẩn ECMAScript, DOM là một chuẩn riêng biệt có liên quan chặt chẽ với XML.
Ứng dụng
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình dựa trên nguyên mẫu với cú pháp phát triển từ C. Giống như C, JavaScript có khái niệm từ khóa, do đó, JavaScript gần như không thể được mở rộng.
Cũng giống như C, JavaScript không có bộ xử lý xuất/nhập (input/output) riêng. Trong khi C sử dụng thư viện xuất/nhập chuẩn, JavaScript dựa vào phần mềm ngôn ngữ được gắn vào để thực hiện xuất/nhập.
Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Ở Việt Nam, JavaScript còn được ứng dụng để làm bộ gõ tiếng Việt giống như bộ gõ hiện đang sử dụng trên trang Wikipedia tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi trình duyệt áp dụng JavaScript khác nhau và không tuân theo chuẩn W3C DOM, do đó trong rất nhiều trường hợp lập trình viên phải viết nhiều phiên bản của cùng một đoạn mã nguồn để có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt. Một số công nghệ nổi bật dùng JavaScript để tương tác với DOM bao gồm DHTML, Ajax và SPA.
Bên ngoài trình duyệt, JavaScript có thể được sử dụng trong tập tin PDF của Adobe Acrobat và Adobe Reader. Điều khiển Dashboard trên hệ điều hành Mac OS X phiên bản 10.4 cũng có sử dụng JavaScript. Công nghệ kịch bản linh động (active scripting) của Microsoft có hỗ trợ ngôn ngữ JScript làm một ngôn ngữ kịch bản dùng cho hệ điều hành. JScript.NET là một ngôn ngữ tương thích với CLI gần giống JScript nhưng có thêm nhiều tính năng lập trình hướng đối tượng.
Từ khi Nodejs ra đời vào năm 2009, Javascript được biết đến nhiều hơn là một ngôn ngữ đa nền tảng khi có thể chạy trên cả môi trường máy chủ cũng như môi trường nhúng.
Mỗi ứng dụng này đều cung cấp mô hình đối tượng riêng cho phép tương tác với môi trường chủ, với phần lõi là ngôn ngữ lập trình JavaScript gần như giống nhau.
Các thành phần cú pháp chính
Khoảng trắng
Dấu cách, tab và ký tự dòng mới sử dụng bên ngoài một chuỗi ký tự được gọi là khoảng trắng. Khác với C, khoảng trắng trong JavaScript có thể ảnh hưởng trực tiếp tới ý nghĩa của câu lệnh. Sử dụng phương pháp "tự động thêm dấu chấm phẩy", bất cứ một dòng JavaScript nào thích hợp sẽ được coi là một câu lệnh hợp lệ (giống như có dấu chấm phẩy trước ký tự dòng mới).
Tuy trong phần lớn trường hợp, dấu chấm phẩy trước khi kết thúc một dòng JavaScript là không cần thiết để đoạn mã nguồn hoạt động chính xác, lập trình viên nên sử dụng dấu chấm phẩy sau mỗi câu lệnh để đoạn mã nguồn dễ nhìn hơn. Ngoài ra, do đặc thù của JavaScript - chuyên dùng trên trang web, kích cỡ của đoạn mã nguồn là quan trọng, có một số phần mềm có thể làm giảm kích cỡ của đoạn mã nguồn JavaScript bằng cách bỏ đi những khoảng trắng không cần thiết, để những phần mềm này hoạt động chính xác, lập trình viên cần thêm dấu chấm phẩy vào cuối mỗi câu lệnh.
Chú thích
Cú pháp chú thích của JavaScript giống với C++. Lập trình viên có thể chú thích trên nhiều dòng bằng cách bao bọc chú thích với /* và */ hoặc sử dụng // để chú thích từ vị trí // đến hết dòng.// Đây là chú thích trên một dòng.
/*
Đây là chú thích trên nhiều dòng.
Đây là chú thích 1
Đây là chú thích 2
*/
Biến
Trước khi sử dụng biến trong JavaScript, lập trình viên không nhất thiết phải khai báo biến. Có 3 cách để định nghĩa biến trong JavaScript:
// ECMAScript 5 trở về trước
var tên_biến
// Từ ECMAScript 6
let ten_bien
const ten_hang
// giá trị của biến khi được khai báo bằng const không thay đổi được giá trị
Ngoài ra, lập trình viên có thể chỉ việc gán cho biến một giá trị để sử dụng biến đó. Biến được định nghĩa ngoài tất cả các hàm hoặc được sử dụng mà không khai báo với cú pháp var sẽ được coi là biến toàn cục, những biến này có thể sử dụng trên toàn trang web. Biến được khai báo với var bên trong một hàm là biến cục bộ của hàm đó và chỉ có thể sử dụng được bên trong hàm đó.
Từ ECMAScript 6 trở đi, có thể khai báo với let và const để chỉ biến có thể thay đổi hoặc không thay đổi được.
Toán tử
Một toán tử xác định phép toán sẽ được thực hiện trên các giá trị của các biến, và các biểu thức. Javascript cung cấp nhiều loại toán tử khác nhau để thực hiện việc tính toán, và đánh giá từ đơn giản đến phức tạp.
Các toán tử của Javascript được phân thành sáu thể loại dựa trên loại hành động của chúng thực hiện với các toán hạng. Bao gồm toán tử số học, toán tử quan hệ, toán tử luận lý, toán tử thao tác bit, toán tử gán, toán tử đặc biệt.
Toán tử số học
Các toán tử số học là các toán tử nhị phân, khi chúng thực hiện các phép tính cơ bản trên hai toán hạng. Toán tử xuất hiện ở giữa hai toán hạng, cho phép bạn thực hiện các phép tính với giá trị số và chuỗi. Các toán tử bao gồm: + (cộng), - (trừ), * (nhân), / (chia), % (chia lấy dư).
Ví dụ:var result;
result = 2 + 4; // result = 6
result = 2 - 4; // result = -2
result = 2 * 4; // result = 8
result = 2 / 4; // result = 0.5
result = 2 % 4; // result = 2
Toán tử tăng, và giảm
Các toán tử tăng và giảm là các toán tử đơn hạng, vì chúng chỉ thực hiện được trên một toán hạng duy nhất. Toán tử tăng làm tăng giá trị lên 1, trong khi toán tử giảm làm giảm giá trị xuống 1, các toán tử có thể được đặt trước, hoặc sau toán hạng. Các toán tử bao gồm: ++ (tăng), -- (giảm).
Ví dụ:var x = 2;
var y;
y = x++; // x = 3, y = 2
y = ++x; // x = 3, y = 3
y = x--; // x = 1, y = 2
y = --x; // x = 1, y = 1
Toán tử quan hệ
Toán tử quan hệ là các toán tử dùng để so sánh giữa hai toán hạng. Sau khi thực hiện một so sánh, chúng trả lại một giá trị true (đúng) hay false (sai). Các toán tử bao gồm: == (bằng nhau), != (khác nhau), === (bằng nhau và cùng loại), !== (khác nhau và khác loại), > (lớn hơn), < (nhỏ hơn), >= (lớn hơn hoặc bằng), <= (nhỏ hơn hoặc bằng).
Ví dụ:var result;
result = 3 == "3"; // result = true
result = 3 != 3; // result = false
result = 3 === "3"; // result = false
result = 3 !== "3"; // result = true
result = 3 > 4; // result = false
result = 3 < 4; // result = true
result = 3 >= 3; // result = true
result = 3 <= 4; // result = true
Toán tử luận lý
Các toán tử luận lý là các toán tử nhị phân thực hiện các phép toán logic trên hai toán hạng. Chúng thuộc loại toán tử quan hệ, vì chúng trả về một giá trị boolean. Các toán tử bao gồm: && (và), || (hoặc), ! (phủ định).
Ví dụ:var x = 2, y = 5;
var result;
result = (x == 3) && (y == 5); // result = false
result = (x == 3) || (y == 5); // result = true
result = !(x == 3); // result = true
Toán tử đặc biệt
Toán tử điều kiện còn được biết đến với tên gọi toán tử 3 ngôi. Cú pháp của toán tử này như sau:
điều_kiện ? biểu_thức_đúng : biểu_thức_sai;
Toán tử này sẽ trả lại giá trị là kết quả của biểu_thức_đúng nếu điều_kiện có giá trị boolean bằng true, ngược lại nó sẽ trả lại giá trị bằng biểu_thức_sai.
Câu lệnh điều khiển
Câu lệnh if... else
Cú pháp if... else dùng trong trường hợp muốn rẽ nhánh theo điều kiện. Cú pháp này tương đương với nếu x thì làm y, còn nếu không thì làm z. Các câu lệnh if... else có thể lồng trong nhau.
Cú pháp:
if (biểu_thức_1) {
khối lệnh được thực hiện nếu biểu thức 1 đúng;
}
else if (biểu_thức_2) {
khối lệnh được thực hiện nếu biểu thức 1 sai và biểu thức 2 đúng;
}
else {
khối lệnh được thực hiện nếu cả hai biểu thức trên đều sai;
}
Ví dụ:
var x = prompt("Nhập vào giá trị của x:");
x = parseFloat(x);
if (!isNaN(x)) {
if (x > 0) {
alert("x > 0");
}
else if (x == 0) {
alert("x = 0");
}
else {
alert("x < 0");
}
}
else {
alert("giá trị bạn nhập không phải là một số");
}
Đoạn mã nguồn trên mở một hộp thoại yêu cầu nhập vào một giá trị số, sau đó hiển thị thông báo số đó lớn hơn 0, bằng 0 hay nhỏ hơn 0.
Câu lệnh switch... case
Cú pháp switch cũng là cú pháp điều kiện như if... else hay toán tử tam phân. Tuy nhiên, cú pháp switch thường được dùng khi chỉ cần so sánh bằng với số lượng kết quả cần kiểm tra lớn. Cách sử dụng cú pháp switch:
switch (biểu_thức_điều_kiện) {
case kết_quả_1:
khối lệnh cần thực hiện nếu biểu_thức_điều_kiện bằng kết_quả_1;
break;
case kết_quả_2:
khối lệnh cần thực hiện nếu biểu_thức_điều_kiện bằng kết_quả_2;
break;
default:
khối lệnh cần thực hiện nếu biểu_thức_điều_kiện cho ra một kết quả khác;
break;
}
Sau mỗi khối lệnh trong một mục kiểm tra kết quả (trừ mục default), lập trình viên cần phải thêm vào break.
Vòng lặp
Vòng lặp while
Vòng lặp while có mục đích lặp đi lặp lại một khối lệnh nhất định cho đến khi biểu thức điều kiện trả về false. Khi dùng vòng lặp while phải chú ý tạo lối thoát cho vòng lặp (làm cho biểu thức điều kiện có giá trị false), nếu không đoạn mã nguồn sẽ rơi vào vòng lặp vô hạn, là một lỗi lập trình. Vòng lặp while thường được dùng khi lập trình viên không biết chính xác cần lặp bao nhiêu lần. Cú pháp của vòng lặp while như sau:
while (biểu_thức_điều_kiện) {
khối lệnh cần thực hiện nếu biểu_thức_điều_kiện trả về true;
}
Vòng lặp do... while
Về cơ bản, vòng lặp do... while gần như giống hệt như vòng lặp while. Tuy nhiên, trong trường hợp biểu thức điều kiện trả về false ngay từ đầu, khối lệnh trong vòng lặp while sẽ không bao giờ được thực hiện, trong khi đó, vòng lặp do... while luôn đảm bảo khối lệnh trong vòng lặp được thực hiện ít nhất một lần. Ví dụ:
do {
alert("do... while"); // Bạn sẽ nhận được thông báo "do... while" một lần duy nhất
} while (0 > 1);
Cú pháp của vòng lặp do... while như sau:
do {
khối lệnh;
}
while (biểu_thức_điều_kiện);
Vòng lặp for
Vòng lặp for thường được sử dụng khi cần lặp một khối lệnh mà lập trình viên biết trước sẽ cần lặp bao nhiêu lần. Cú pháp của vòng lặp for như sau:
for (biểu_thức_khởi_tạo; biểu_thức_điều_kiện; biểu_thức_thay_đổi_giá_trị) {
Khối lệnh cần lặp;
}
Khi bắt đầu vòng lặp for, lập trình viên cần khởi tạo một biến nhất định bằng biểu_thức_khởi_tạo để dùng trong biểu_thức_điều_kiện, nếu biểu_thức_điều_kiện trả về true, khối lệnh cần lặp sẽ được thực hiện, sau khi thực hiện xong khối lệnh cần lặp, biểu_thức_thay_đổi_giá_trị sẽ được thực hiện, tiếp theo, biểu_thức_điều_kiện sẽ lại được kiểm tra, cứ như vậy cho đến khi biểu_thức_điều_kiện trả về false, khi đó vòng lặp sẽ kết thúc.
Vòng lặp for... in
Vòng lặp for... in dùng để lặp qua tất cả các thuộc tính của một đối tượng (hay lặp qua tất cả các phần tử của một mảng). Cú pháp của vòng lặp này như sau:
for (biến in đối_tượng) {
khối lệnh cần thực hiện, có thể sử dụng đối_tượng[biến] để truy cập từng thuộc tính (phần tử) của đối tượng;
}
Hàm
Hàm là một khối các câu lệnh với một danh sách một hoặc nhiều đối số (có thể không có đối số) và thường có tên (mặc dù trong JavaScript hàm không nhất thiết phải có tên). Hàm có thể trả lại một giá trị. Cú pháp của hàm như sau:
//ECMAScript 5 trở về trước
function tên_hàm(đối_số_1, đối_số_2) {
//câu lệnh
}
//ECMAScript 6 trở đi
const tên_hàm = (đối_số_1, đối_số_2)=>{ // là arrow function
//câu lệnh
}
//Thực thi
tên_hàm(1, 2); // Gọi hàm tên_hàm với hai đối số 1 và 2 ứng với đối_số_1 và đối_số_2
tên_hàm(1); // Gọi hàm tên_hàm với đối_số_1 có giá trị 1, đối_số_2 có giá trị undefined
Trong JavaScript, khi gọi hàm không nhất thiết phải gọi hàm với cùng số đối số như khi định nghĩa hàm, nếu số đối số ít hơn khi định nghĩa hàm, những đối số không được chuyển cho hàm sẽ mang giá trị undefined.
Các kiểu cơ bản sẽ được chuyển vào hàm theo giá trị, đối tượng sẽ được chuyển vào hàm theo tham chiếu.
Hàm là đối tượng hạng nhất trong JavaScript. Tất cả các hàm là đối tượng của nguyên mẫu Function. Hàm có thể được tạo và dùng trong phép toán gán như bất kỳ một đối tượng nào khác, và cũng có thể được dùng làm đối số cho các hàm khác. Do đó, JavaScript hỗ trợ hàm cấp độ cao. Ví dụ:
Array.prototype.fold =
function (value, functor) {
var result = value;
for (var i = 0; i < this.length; i++) {
result = functor(result, this[i]);
}
return result;
}
var sum = [1,2,3,4,5,6,7,8,9,10].fold(0, function (a, b) { return a + b; });
Đoạn mã nguồn trên sẽ trả lại kết quả là 55.
Vì hàm trong JavaScript là đối tượng, lập trình viên có thể khởi tạo hàm ẩn danh:
function() { thân hàm; }
Một ví dụ sử dụng hàm ẩn danh trong JavaScript:
document.onkeypress = function(e) {
alert("Bạn vừa nhấn một phím trên bàn phím");
}
Hàm trên sẽ hiển thị thông báo khi một số phím trên bàn phím có thể gây sự kiện onkeypress được nhấn.
Mặc định, tất cả các thành phần của đối tượng thuộc phạm vi công cộng (public). Trong JavaScript, không có khái niệm thành phần riêng hay thành phần được bảo vệ (private và protected), tuy nhiên những tính năng này có thể được giả lập.
Mảng
Mảng trong JavaScript là một bảng liên kết chỉ mục đến giá trị. Trong JavaScript, tất cả các đối tượng đều có thể liên kết chỉ mục đến giá trị, nhưng mảng là một đối tượng đặc biệt có thêm nhiều tính năng xử lý chỉ mục và dữ liệu đặc biệt (ví dụ: push, join, v.v.)
Mảng trong JavaScript có thuộc tính length. Thuộc tính length của JavaScript luôn luôn lớn hơn số chỉ mục lớn nhất trong mảng một đơn vị. Trong phần lớn ngôn ngữ lập trình, những thuộc tính có tính năng như length thường là thuộc tính chỉ đọc, tuy nhiên, với JavaScript, lập trình viên có thể thay đổi thuộc tính length. Bằng cách thay đổi thuộc tính length, lập trình viên có thể làm mảng lớn hơn hoặc nhỏ hơn (và xóa đi những chỉ mục lớn hơn hoặc bằng thuộc tính length mới).
Mảng trong JavaScript là mảng rải rác, có nghĩa là cho dù lập trình viên có một mảng như sau:
var test = new Array();
test[2] = 0;
test[100] = 5;
Trong trường hợp này, dù mảng có đến chỉ mục mang số 100 thì mảng cũng chỉ chiếm bộ nhớ của hai số 0 và 5. Tuy nhiên, thuộc tính length sẽ có giá trị 101 do chỉ mục lớn nhất của mảng trong ví dụ trên là 100.
Ngoài ra, mảng cũng có thể được khai báo một cách ngắn gọn, cách này thông thường được sử dụng:
var ary = [1, 2, 3];
Một số ví dụ về mảng:
var test = new Array(10); // Tạo một mảng 10 chỉ mục
var test2 = new Array(0, 1, 2,, 3); // Tạo một mảng với bốn giá trị và 5 chỉ mục
var test3 = new Array();
test3["1"] = 123; // Hoàn toàn đúng cú pháp
Lập trình viên cũng có thể định nghĩa cấu trúc bằng đối tượng như sau:
var myStructure = {
name: {
first: "Mel",
last: "Smith"
},
age: 33,
hobbies: [ "chess", "jogging" ]
};
Cú pháp định nghĩa cấu trúc bằng đối tượng trên có một chuẩn trên danh nghĩa là JSON.
Đối tượng
Đối tượng trong JavaScript là một thực thể có tên xác định và có thuộc tính trỏ đến giá trị, hàm hoặc cũng có thể là một đối tượng khác. Có nghĩa là, đối tượng trong JavaScript là một mảng kết hợp (associative array) tương tự như mảng trong PHP hay từ điển trong Python, PostScript hoặc Smalltalk.
JavaScript có một số đối tượng định nghĩa sẵn, bao gồm mảng (Array), boolean (Boolean), ngày tháng (Date), hàm (Function), toán học (Math), số (Number), đối tượng (Object), biểu thức tìm kiếm (RegExp), chuỗi (String), symbol (Symbol). Các đối tượng khác là đối tượng dùng để truy cập và điều khiển các khía cạnh của trình duyệt, bao gồm window, history, navigator, location, screen, document, form,..
Từ ECMAScript 6 trở đi, Javascript đã hỗ trợ class, interface giúp việc lập trình hướng đối tượng trở nên dễ dàng hơn.
Lập trình viên có thể thêm hoặc xóa thuộc tính hoặc hàm trong đối tượng sau khi đối tượng đã được tạo. Để làm việc này cho tất cả các đối tượng được tạo từ cùng một hàm khởi tạo, lập trình viên có thể sử dụng thuộc tính prototype của hàm khởi tạo để truy cập đối tượng nguyên mẫu. Lập trình viên không nhất thiết phải tự xóa các đối tượng đã tạo, JavaScript tự động gom rác tất cả những biến không còn được dùng nữa.
Ví dụ:
function samplePrototype() {
this.attribute1 = "someValue"; // thêm một thuộc tính cho đối tượng
this.attribute2 = 234; // thêm thuộc tính nữa cho đối tượng
this.function1 = testFunction; // thêm một hàm vào đối tượng
}
function testFunction() {
alert(this.attribute2); //hiển thị 234
}
var sampleObject = new samplePrototype; // khởi tạo một đối tượng
sampleObject.function1(); // gọi hàm function1 của đối tượng sampleObject
sampleObject.attribute3 = 123; // thêm một thuộc tính nữa cho đối tượng sampleObject
delete sampleObject.attribute1; // xóa bỏ 1 thuộc tính
delete sampleObject; // xóa bỏ đối tượng
Qu
Tùy theo môi trường phát triển, sửa lỗi JavaScript có thể sẽ rất khó khăn. Với dùng trên trang web, hiện tại, các trình duyệt dựa trên Gecko (như Mozilla, Mozilla Firefox) có công cụ tìm diệt lỗi rất tốt (Venkman), ngoài ra còn kèm theo một công cụ kiểm tra DOM.
Các phiên bản mới hơn của JavaScript (như bản dùng trên Internet Explorer 5 và Netscape 6) hỗ trợ mệnh đề quản lý lỗi try... catch... finally, mệnh đề này bắt nguồn từ Java giúp lập trình viên quản lý lỗi thời gian chạy hoặc quản lý ngoại lệ xuất phát từ cú pháp throw. Cú pháp của mệnh đề này như sau:
try {
Khối lệnh cần thực hiện có thể gây lỗi;
}
catch (error) {
Khối lệnh cần thực hiện trong trường hợp có lỗi;
}
finally {
Khối lệnh luôn được thực hiện;
}
Trong cú pháp trên error là một đối tượng Error có hai thuộc tính theo chuẩn ECMAScript phiên bản 3:
<li>error.message: Thông điệp diễn giải lỗi
<li>error.name: Tên lỗi
Tuy nhiên mỗi trình duyệt sử dụng một bản JavaScript khác nhau, trong các trình duyệt lớn và phổ dụng không có trình duyệt nào hoàn toàn tuân thủ theo chuẩn ECMAScript phiên bản 3. Ví dụ như Internet Explorer 6 SP 1 có thêm hai thuộc tính:
<li>error.number: Bí số của lỗi
<li>error.description: Thông điệp diễn giải lỗi
Còn Mozilla Firefox 1.07 có thêm ba thuộc tính:
<li>error.fileName: Tên tập tin xảy ra lỗi
<li>error.lineNumber: Dòng xảy ra lỗi
<li>error.stack: Cả hai thuộc tính trên gộp lại trong một chuỗi ký tự
Phần finally là không bắt buộc. Lập trình viên hoàn toàn có thể sử dụng try... catch mà không có finally.
Phạm vi ảnh hưởng của lỗi
Các ngôn ngữ lập trình kịch bản rất dễ bị ảnh hưởng bởi lỗi, hơn nữa, mỗi một trình duyệt, mỗi một công ty ứng dụng JavaScript một cách hoàn toàn khác nhau nên lập trình viên JavaScript thường phải dành rất nhiều thời gian sửa lỗi để đảm bảo đoạn mã nguồn của mình sẽ hoạt động tốt. Trong những trang HTML mà thẻ script và các đoạn mã HTML khác xen kẽ lẫn nhau, lỗi cú pháp có thể được phát hiện dễ dàng hơn bằng cách để mỗi hàm trong một thẻ script riêng biệt hoặc có thể sử dụng nhiều tệp.js khác nhau. Trong nhiều trường hợp, cách này còn giúp tránh làm hỏng cả trang web trong trường hợp có lỗi trong một đoạn mã nguồn.
Các ngôn ngữ dựa trên JavaScript
Ngôn ngữ kịch bản dùng trong Macromedia Flash - ActionScript có cú pháp gần giống với JavaScript, tuy nhiên mô hình đối tượng của ActionScript khác hẳn so với JavaScript.
JSON (JavaScript Object Notation) là một định dạng chia sẻ dữ liệu đa mục đích.
JavaScript OSA (JavaScript cho OSA, hay JSOSA) là một ngôn ngữ kịch bản dựa trên bản JavaScript SpiderMonkey trong trình duyệt Mozilla 1.5 dùng cho máy tính Macintosh. Đây là một phần mềm miễn phí phát hành bởi Late Night Software. Tương tác với hệ điều hành và các chương trình khác được thực hiện thông qua đối tượng MacOS. Ngoài những khác biệt trên, JavaScript OSA giống hệt bản JavaScript SpiderMonkey. Ngôn ngữ này được thêm vào hệ điều hành Mac OS để cung cấp thêm lựa chọn cho lập trình viên ngoài AppleScript.
Trước kia, ECMAScript cũng được sử dụng trong chuẩn VRML97 dùng trong dựng cảnh VRML.
Thư viện JavaScript nổi tiếng
Bộ khung Prototype kết hợp với thư viện scriptaculous.
Thư viện jQuery, tiết kiệm thời gian viết mã lệnh cũng như cung cấp các hàm tương tác với DOM trên các trình duyệt khác nhau
Nodejs, hệ thống chương trình giúp chạy Javascript ngoài trình duyệt.
ReactJS, thư viện miễn phí nguồn mở hỗ trợ xây dựng giao diện người dùng
Xem thêm
CorbaScript
C++
DHTML
C
HTML
CSS
React Native
Tham khảo
Nigel McFarlane: Rapid Application Development with Mozilla, Prentice Hall Professional Technical References, ISBN 0-13-142343-6
David Flanagan, Paula Ferguson: JavaScript: The Definitive Guide, O'Reilly & Associates, ISBN 0-596-00048-0
Danny Goodman, Scott Markel: JavaScript and DHTML Cookbook, O'Reilly & Associates, ISBN 0-596-00467-2
Danny Goodman, Brendan Eich: JavaScript Bible, Wiley, John & Sons, ISBN 0-7645-3342-8
Andrew H. Watt, Jinjer L. Simon, Jonathan Watt: Teach Yourself JavaScript in 21 Days, Pearson Education, ISBN 0-672-32297-8
Thomas A. Powell, Fritz Schneider: JavaScript: The Complete Reference, McGraw-Hill Companies, ISBN 0-07-219127-9
Scott Duffy: How to do Everything with JavaScript, Osborne, ISBN 0-07-222887-3
Andy Harris, Andrew Harris: JavaScript Programming, Premier Press, ISBN 0-7615-3410-5
Joe Burns, Andree S. Growney, Andree Growney: JavaScript Goodies, Pearson Education, ISBN 0-7897-2612-2
Gary B. Shelly, Thomas J. Cashman, William J. Dorin, Jeffrey Quasney: JavaScript: Complete Concepts and Techniques, Course Technology, ISBN 0-7895-6233-2
Nick Heinle, Richard Koman: Designing with JavaScript, O'Reilly & Associates, ISBN 1-56592-300-6
Sham Bhangal, Tomasz Jankowski: Foundation Web Design: Essential HTML, JavaScript, CSS, PhotoShop, Fireworks, and Flash, APress L. P., ISBN 1-59059-152-6
Liên kết ngoài
Tài liệu
Cơ bản
Javascript Tutorials
Most Popular Javascript Tutorials
Mozilla JavaScript Language Documentation
SpiderMonkey Documentation (the Mozilla JavaScript Engine)
JavaScript Kit
HTML Source JavaScript Tutorials
W3Schools.com JavaScript Tutorial
Mã nguồn sử dụng nhanh (Copy & Paste)
JavaScriptBank.com &
DynamicDrive.com
JavascriptKit.com
Thư viện
Prototype
jQuery
Ngôn ngữ lập trình
Lập trình hướng đối tượng
Phát minh của Hoa Kỳ
Phần mềm đa nền tảng
Ngôn ngữ lập trình bậc cao |
13650 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20v%E1%BB%87%20sinh | Nhà vệ sinh | Nhà vệ sinh () là một căn phòng nhỏ riêng tư với thiết bị vệ sinh (bồn cầu) để đi tiểu và đại tiện thường có bồn rửa (chậu rửa) với xà phòng để rửa tay, vì điều này rất quan trọng đối với vấn đề vệ sinh cá nhân.
Loại phòng này được gọi "bathroom" trong tiếng Anh-Mỹ, "loo" trong tiếng Anh-Anh, "washroom" tại Canada và nhiều tên gọi khác trên khắp thế giới.
Các địa điểm công cộng có phân chia nhà vệ sinh phi giới tính cho nam và nữ, hoặc nhà vệ sinh công cộng trung tính cho những người thuộc nhóm LGBT. Ngoài ra còn có các loại nhà vệ sinh khác nhau dành cho người khuyết tật, nhà vệ sinh bố mẹ và con cái được chia sẻ bởi cha mẹ và con cái.
Tên gọi
Khu vực Trung Quốc Đại lục
Thời cổ đại Trung Quốc, chỗ đi vệ sinh hầu hết nằm bên ngoài ngôi nhà, dùng những nơi tương tự và nối với với chuồng lợn. Thông thường chất thải được đào hố và che lấp bằng cỏ tranh ("mao thảo") nên gọi là mao khanh (hố phủ bằng cây cỏ gianh), mao phòng hay mao xí.
Trong thời kỳ tiền Tần và Hán-Ngụy, nhà vệ sinh được gọi là hành thanh. Thời nhà Tống nhà sư Tuyết Đậu Tăng (雪竇曾) từng dọn nhà vệ sinh trong chùa Linh Ẩn (靈隱寺) vì vậy nhà vệ sinh được gọi là tuyết ẩn (雪隱).
Tên gọi tại Việt Nam
Ở một số vùng tại Việt Nam, người dân gọi nhà vệ sinh là cầu tõm. Danh từ này xuất phát từ thói quen của một số người dân thường ngồi trên một cầu tre bắc qua con mương để đại tiện.
Tại một số vùng, người ta lại gọi là nhà tiêu, cầu tiêu, hố xí, nhà xí, chuồng xí. "Xí" (chữ Hán phồn thể: 廁; giản thể: 厕, bính âm: cè) ở đây là từ Hán-Việt, chỉ nơi người ta đại tiểu tiện, tức nhà vệ sinh. Thời hiện đại có những tên gọi vay mượn chỉ về nó như toa-lét (toilet), vê kép xê (WC).
Các kiểu nhà vệ sinh
Nhà tiêu tự hoại
Nhà tiêu hai ngăn
Tình hình vệ sinh
Trên thế giới
Hiện nay (2007) có khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ. Liên hợp quốc hy vọng sẽ giảm con số này xuống còn một nửa vào năm 2015 như một phần Các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đã đề ra.
Tổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, România, Thổ Nhĩ Kỳ, México, Brasil, Ai Cập, Maroc và nhiều nước khác, trong đó Ấn Độ có 700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách.
Ở Việt Nam
Qua một nghiên cứu điều tra trong năm 2006 do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam tiến hành, chỉ có khoảng 15.6% người được phỏng vấn thực hành rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, chỉ có 18% hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành. Trong khi đó, Chương Trình Mục Tiêu Quốc gia về Cấp Nước và Vệ Sinh Môi trường Nông thôn lần II cho giai đoạn 2006-2010 đề ra mục tiêu là đến năm 2010, 100% trường học và 70% các gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà tiêu và chỉ có khoảng 54% nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh (trong đó chỉ có 11,7% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh). Tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non: 52,4%. Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất (39,5%) việc giải quyết nhu cầu sinh lý bình thường hàng ngày ở học đường luôn là nỗi bức xúc cố nén của học sinh, thầy cô, phụ huynh, đại biểu Quốc hội và các nhà báo.
Xem thêm
Cầu tõm
Xí bệt
Xí xổm
Bồn cầu
Chú thích
Liên kết ngoài
Nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hành rửa tay cần thiết cho sự sống còn của người dân nông thôn Việt Nam
Khi du lịch biển thiếu nhà vệ sinh
Vệ sinh
Phòng tắm
Nhà vệ sinh |
13651 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A0nh%20%C4%91ai%20Kuiper | Vành đai Kuiper | Vành đai Kuiper là các vật thể của hệ Mặt Trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo.
Các thiên thể trong vành đai Kuiper được nói đến bởi IAU như là các thiên thể ngoài Hải Vương Tinh có thể có hình dạng gần giống các tiểu hành tinh.
Ranh giới ngoài của vành đai Kuiper không được xác định một cách tùy tiện; trái lại, dường như có sự suy giảm rõ ràng và thực tế về mật độ các thiên thể nằm ngoài phạm vi đã chọn. Đôi khi nó còn được nói đến như là "lỗ hổng Kuiper" hay "vách Kuiper". Nguyên nhân cho các tên gọi này là một điều bí mật; một trong các giải thích khả dĩ có thể là do giả thuyết cho rằng có thiên thể kích cỡ tương tự như Trái Đất hay Hỏa Tinh chạy qua các mảnh vỡ.
Miêu tả
Vành đai Kuiper gồm những mảnh vỡ, giống với vành đai các tiểu hành tinh, nhưng được tạo thành chủ yếu từ băng và rộng lớn hơn, đồng thời nằm ở vị trí xa hơn khoảng giữa 30 AU và 50 AU từ Mặt Trời, tức là bắt đầu từ Sao Hải Vương trở ra. Vùng này được cho là nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn, như sao chổi Halley. Mặc dù người ta ước tính có khoảng 70.000 vật thể ở vành đai Kuiper có đường kính lớn hơn 100km, nhưng tổng khối lượng của vành đai Kuiper vẫn rất nhỏ, có lẽ tương đương hay hơi lớn hơn khối lượng Trái Đất. Nhiều vật thể ở vành đai Kuiper có quỹ đạo bên ngoài mặt phẳng hoàng đạo.
Sao Diêm Vương, "cựu hành tinh" nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời được coi là một phần của vành đai Kuiper. Giống như những vật thể khác trong vành đai, nó có quỹ đạo lệch tâm, nghiêng 17 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và ở phạm vi từ 29,7 AU ở điểm cận nhật đến 49,5 AU ở điểm viễn nhật.
Các vật thể thuộc vành đai Kuiper có quỹ đạo giống với Sao Diêm Vương được gọi là thiên thể kiểu Diêm Vương Tinh. Các vật thể khác có quỹ đạo tương tự nhau cũng được gộp thành nhóm. Những vật thể còn lại của vành đai Kuiper với các quỹ đạo "truyền thống" hơn, được xếp vào loại Cubewanos (hay thiên thể ngoài Hải Vương Tinh truyền thống).
Vành đai Kuiper có một khoảng trống rất rõ ràng. Ở khoảng cách 49 AU đến Mặt Trời, số lượng các vật thể được quan sát thấy giảm sút rõ rết, tạo nên "Vách Kuiper" và hiện vẫn chưa biết nguyên nhân của nó. Một số người cho rằng một thứ gì đó phải tồn tại ở phía ngoài vành đai và đủ lớn tới mức quét sạch mọi mảnh vỡ còn lại, có lẽ lớn như Trái Đất hay Sao Hoả. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn gây tranh cãi.
Nguồn gốc
Các mô phỏng trên máy tính hiện đại chỉ ra rằng vành đai Kuiper được tạo ra do Mộc Tinh, nhờ lực hấp dẫn khá lớn của nó để duy trì các thiên thể nhỏ mà chúng không thể thoát ra khỏi hệ Mặt Trời một cách hoàn toàn, cũng như các thiên thể được tạo ra ngay tại chỗ đó (in-situ). Các mô phỏng như thế và các thuyết khác dự đoán rằng có lẽ có các thiên thể với khối lượng đáng kể nằm trong vành đai cỡ như Hỏa Tinh hay Trái Đất.
Các nhà thiên văn đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của vành đai này là nhà vật lý thiên văn người Mỹ Frederick C. Leonard năm 1930 và Kenneth E. Edgeworth năm 1943. Năm 1951, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper giả thiết rằng các thiên thể không tồn tại trong vành đai nữa. Các ước đoán chi tiết hơn về các thiên thể trong vành đai được thực hiện bởi nhà vật lý thiên văn người Canada Al G. W. Cameron năm 1962, người Mỹ Fred L. Whipple năm 1964 và người Uruguay Julio Fernandez năm 1980. Vành đai và các thiên thể trong nó được đặt theo tên của Kuiper sau khi phát hiện ra 1992 QB1 bởi David Jewitt và Jane Lưu vào năm 1992. Giáo sư Lưu từng phát biều:
"Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy.... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì."
Tên gọi
Tên gọi khác, Vành đai Edgeworth-Kuiper cũng được sử dụng để vinh danh nhà thiên văn học người Ireland Kenneth Edgeworth. Thuật ngữ Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh (TNO) được đề xuất cho các thiên thể trong vành đai bởi một số nhóm nhà khoa học vì thuật ngữ này ít gây tranh cãi hơn tất cả các tên gọi khác - mặc dù nó không phải là từ đồng nghĩa, do TNO bao gồm tất cả các thiên thể quay quanh Mặt Trời ở phần rìa ngoài của hệ Mặt Trời, không chỉ bao gồm các thiên thể trong vành đai Kuiper.
Các thiên thể vành đai Kuiper
Các phát hiện
Trên 8000 thiên thể vành đai Kuiper (một tập hợp con của thiên thể ngoài Hải Vương Tinh) đã được phát hiện trong vành đai này, gần như tất cả chúng đều được phát hiện từ năm 1992 trở đi. Trong số các thiên thể lớn nhất có Diêm Vương Tinh và Charon, nhưng kể từ năm 2000 thì các thiên thể lớn khác có kích thước lớn như chúng cũng đã được xác định. 50000 Quaoar, phát hiện năm 2002, là một KBO, có kích thước cỡ một nửa kích thước của Diêm Vương Tinh và lớn hơn tiểu hành tinh lớn nhất đã biết là 1 Ceres. Trong khi 2005 FY9 và 2003 EL61 là hai thiên thể được thông báo ngày 29 tháng 7 năm 2005 còn lớn hơn. Các thiên thể khác, như 28978 Ixion (phát hiện năm 2001) và 20000 Varuna (phát hiện năm 2000) nhỏ hơn Quaoar, nhưng cũng rất đáng kể về kích thước. Sự phân loại chính xác các thiên thể này là chưa rõ ràng, nhưng một điều rõ ràng là chúng khác đáng kể so với các tiểu hành tinh của vành đai tiểu hành tinh.
Vệ tinh của Hải Vương Tinh Triton nói chung được coi là một KBO bị bắt giữ.
Các đường cong quỹ đạo
Các KBO theo định nghĩa hiện tại (2005) giới hạn trong khoảng cách 30-44 AU từ Mặt Trời. Nó không phải là định nghĩa tùy hứng và đơn thuần mà nó phản ánh sự thiếu vắng thực tế của các thiên thể nằm ngoài ranh giới nói trên. Tuy nhiên, phần lớn các KBO đã biết được phát hiện gần với điểm cận nhật của chúng do chúng phản xạ ít ánh sáng có thể phát hiện được hơn khi chúng ở các khoảng cách lớn.
Một số KBO cũng di chuyển có chu kỳ bên trong quỹ đạo của Hải Vương Tinh là cộng hưởng quỹ đạo tỷ lệ 1:2, 2:3 (các thiên thể kiểu Diêm Vương Tinh), 2:5, 3:4, 3:5, 4:5 hay 4:7 với Hải Vương Tinh. Các Cubewano, hay "KBO cổ điển" là nằm trên các quỹ đạo tròn hơn và không cộng hưởng, chúng tạo thành phần lõi của vành đai.
Vành đai này không được nhầm lẫn với đám mây Oort, nó không bị giới hạn trong mặt phẳng của hệ Mặt Trời và nằm ở khoảng cách xa hơn.
Thuật ngữ "Thiên thể vành đai Kuiper"
Phần lớn các mô hình về sự hình thành hệ Mặt Trời chỉ ra rằng các tiểu hành tinh băng giá đầu tiên được hình thành trong vành đai Kuiper, và sau đó do các tương tác hấp dẫn di chuyển một số trong chúng ra ngoài vào khu vực gọi là đĩa rải rác. Trong khi nói một cách chính xác thì KBO là bất kỳ thiên thể nào chỉ quay quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo nằm trong phạm vi vành đai Kuiper đã định nghĩa trước, không phụ thuộc vào nguồn gốc hay thành phần thì trong một số nhóm các nhà khoa học thuật ngữ này lại là từ đồng nghĩa để chỉ các tiểu hành tinh có xuất xứ từ phần rìa ngoài của hệ Mặt Trời mà người ta tin rằng chúng là một phần của lớp ban đầu đó, thậm chí nếu chúng đã quay quanh Mặt Trời ngoài vành đai này trong hàng tỷ năm. Ví dụ, phát hiện của Michael E. Brown đã nhắc tới 2003 UB313 như là KBO, mặc dù nó có bán kính quỹ đạo 67 AU, rất rõ ràng là nằm ngoài vành đai Kuiper. Các nhà tìm kiếm thiên thể ngoài Hải Vương Tinh hàng đầu rất dè dặt trong việc áp dụng mác KBO cho các thiên thể rõ ràng là nằm ngoài vành đai Kuiper trong niên kỷ hiện nay.
Các KBO lớn nhất
Các KBO sáng nhất đã biết (với độ sáng tuyệt đối < 4,0), là:
Danh sách được phân loại theo trình tự tăng của độ sáng tuyệt đối. Đường kính ước tính chủ yếu chịu ảnh hưởng của suất phản chiếu bề mặt mà thông thường là dự tính chứ không phải được đo. Một số thiên thể có khả năng là lớn trong vành đai Kuiper đã không được đưa vào.
Tham khảo
Diverse Albedos of Small Trans-Neptunian Objects Will Grundy, 1/7/2004
[http://www2.ess.ucla.edu/~jewitt/kb/big_kbo.html The 1000 km Scale KBOs] 6/2008
(52.05) Albedos, Diameters (and a Density) of Kuiper Belt and Centaur Objects 8/9/2005
Liên kết ngoài và nguồn dữ liệu
Trang của Dave Jewitt tại Đại học Hawaii
Tên gọi của vành đai
Bản tin điện tử về vành đai Kuiper Belt
Wm. Trang về TNO của Robert Johnston
Trung tâm tiểu hành tinh: Sơ đồ phần ngoài hệ Mặt Trời, minh họa vành đai Kuiper
Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương
Thuật ngữ thiên văn học |
13670 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phoebe%20%28th%E1%BA%A7n%20tho%E1%BA%A1i%29 | Phoebe (thần thoại) | Phoebe (tiếng Hy Lạp: Φοιβη) là một nữ thần trong các thần khổng lồ (Titan) của thần thoại Hy Lạp (con của Uranus và Gaia). Ở châu Âu, người ta thường gắn nữ thần này với Mặt Trăng. Với Coeus, Phoebe sinh ra Leto và Asteria; rồi Leto lấy thần Zeus sinh ra Apollo và Artemis. Phoebe nhận quyền kiểm soát Đền thiêng ở Delphi từ Thetis, theo như huyền thoại của các nguồn sử liệu ít ỏi.
Tham khảo
Nữ thần Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp |
13673 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Coeus | Coeus | Để xem phần mềm trước đây có tên là Coeus, xem Kimba Kano
Trong thần thoại Hy Lạp, Coeus (tiếng Hy Lạp: Κοῖος; còn gọi là Koios) là một trong số 12 vị thần khổng lồ (Titan), tượng trưng cho trí tuệ. Các thần Titan là con của Uranus (Trời) và Gaia (Đất). Người tương đương với Coeus trong thần thoại Roma là Polus. Giống như hầu hết các Titan, ông không có vai trò lớn trong thần thoại Hy Lạp, chỉ được liệt kê trong danh sách, nhưng con cháu ông lại có vai trò trọng yếu.
Coeus lấy em gái Phoebe, nữ thần tượng trưng cho sự rực rỡ và Mặt Trăng, đẻ ra các thần Leto và Asteria. Leto lấy thần Zeus (con trai của hai vị thần khổng lồ Cronus và Rhea) để sinh ra Artemis và Apollo. Coeus là Titan của sự khôn ngoan, và vì vậy ông là người thông minh nhất trong các anh em trai.
Cùng với các vị thần khổng lồ khác, Coeus đã bị lật đổ bởi thần Zeus và các vị thần trên đỉnh Olympus. Sau cuộc chiến, ông và tất cả các anh trai bị Zeus đày xuống âm phủ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nam thần Hy Lạp
Con của Gaia
Titan (thần thoại) |
13678 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20ca%20Gregoriano | Bình ca Gregoriano | Bình ca Gregoriano (còn gọi là Thánh ca Gregoriano) đặt theo tên của Giáo hoàng Grêgôriô I (540-604). Có thể hiểu nôm na, Thánh ca là những bài ca được giáo hội cho phép dùng trong phụng vụ. Được hát chung trong nhà thờ, tuy nhiên thường có ca đoàn riêng để hát chính. Nhịp và hợp âm trong Thánh ca thường đơn giản, câu chữ dễ thuộc dễ hát. Thánh ca trong các nhà thờ thường được đệm bằng đàn ooc-gan đôi khi là dương cầm.
Tham khảo
T
G
Nhạc Kitô giáo
T
Bình ca |
13679 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20T%E1%BB%81 | Nam Tề | {{Infobox Former Country
|native_name = 南齊
|conventional_long_name = Nam Tề
|common_name = Nam Tề
|
|continent = Asia
|region = China
|country = China
|era =
|status = Đế quốc
|status_text =
|empire =
|government_type = Quân chủ chuyên chế
|
|
|
|
|year_start = 479
|year_end = 502
|
|year_exile_start =
|year_exile_end =
|
|event_start =
|date_start = 3 tháng 6 năm 479<ref>Nam Tề thư, quyển 1.</ref>
|event_end =
|date_end = 24 tháng 4 năm 502
|
|event1 =
|date_event1 =
|event2 =
|date_event2 =
|event3 =
|date_event3 =
|event4 =
|date_event4 =
|
|event_pre =
|date_pre =
|event_post =
|date_post =
|
|
|p1 = Lưu Tống
|flag_p1 =
|image_p1 =
|p2 =
|flag_p2 =
|p3 =
|flag_p3 =
|p4 =
|flag_p4 =
|p5 =
|flag_p5 =
|s1 = Nhà Lương
|flag_s1 =
|image_s1 =
|s2 =
|flag_s2 =
|s3 =
|flag_s3 =
|s4 =
|flag_s4 =
|s5 =
|flag_s5 =
|
|image_flag =
|flag =
|flag_type =
|
|image_coat =
|symbol =
|symbol_type =
|
|image_map = 北魏・斉.PNG
|image_map_caption =
|
|image_map2 =
|image_map2_caption =
|
|capital = Kiến Khang
|capital_exile =
|latd= |latm= |latNS= |longd= |longm= |longEW=
|
|national_motto =
|national_anthem =
|common_languages =
|religion =
|currency =
|
|
|leader1 = Nam Tề Cao Đế
|leader2 = Nam Tề Vũ Đế
|leader3 = Uất Lâm Vương
|leader4 = Nam Tề Minh Đế
|leader5 = Đông Ôn Hầu
|leader6 = Nam Tề Hòa Đế
|year_leader1 = 479-482
|year_leader2 = 482-493
|year_leader3 = 493-494
|year_leader4 = 494-498
|year_leader5 = 499-501
|year_leader6 = 501-502
|title_leader = Hoàng đế
|representative1 =
|representative2 =
|representative3 =
|representative4 =
|year_representative1 =
|year_representative2 =
|year_representative3 =
|year_representative4 =
|title_representative =
|deputy1 =
|deputy2 =
|deputy3 =
|deputy4 =
|year_deputy1 =
|year_deputy2 =
|year_deputy3 =
|year_deputy4 =
|title_deputy =
|
|
|legislature =
|house1 =
|type_house1 =
|house2 =
|type_house2 =
|
|
|stat_year1 =
|stat_area1 =
|stat_pop1 =
|stat_year2 =
|stat_area2 =
|stat_pop2 =
|stat_year3 =
|stat_area3 =
|stat_pop3 =
|stat_year4 =
|stat_area4 =
|stat_pop4 =
|stat_year5 =
|stat_area5 =
|stat_pop5 =
|footnotes =
}}
Nam Tề () (479-502) là triều đại thứ hai của các Nam triều ở Trung Quốc, sau nhà Tống (420-479) và trước nhà Lương (502-557), thuộc về thời kỳ mà các nhà sử học Trung Quốc gọi là thời kỳ Nam Bắc triều (420-589). Sử gọi là Nam Tề hoặc Tiêu Tề (do các vua mang họ Tiêu, dòng họ này tự tuyên bố họ là hậu duệ của tể tướng Tiêu Hà thời nhà Hán). Quốc hiệu Nam Tề là xuất phát từ câu "Đao lợi nhẫn tề ngải chi" (dao liềm sắc bén cùng cắt).
Cai trị
Tề Cao Đế
Sau khi lên ngôi, Tề Cao Đế đã lập ngay con mình Tiêu Trách (440 – 494) làm Thái tử, phong vương cho các con Tiêu Trách, như Tiêu Tử Lương được phong Cánh Lăng vương, Tiêu Trường Mậu được phong Nam Quận vương, Tiêu Tử Khánh được phong Lư Lăng vương, Tiêu Tử Kính được phong An Lạc vương, đồng thời tiến hành thanh trừng Hoàng tộc Lưu Tống.
Khi được tin báo Bắc Ngụy chuẩn bị tấn công và đưa Đan Dương vương Lưu Xương (con Lưu Tống Văn Đế, năm 465 chạy đến Bắc Ngụy trốn tránh Tiền Phế Đế) về nước, Tề Cao Đế cho bố phòng chặt biên giới. Quân Ngụy tấn công Thọ Dương (An Huy) nhưng thất bại. Cao Đế nhận thấy Kiến Khang không được xây dựng thành trì xung quanh suốt từ Đông Tấn đến thời Tống nên đã cho xây dựng thành lũy xung quanh Kiến khang. Bắc Ngụy và Nam Tề tiếp tục những trận chiến nhỏ cho đến mùa xuân năm 481, hai bên đều không tiến hành chiến dịch quân sự lớn nào.
Tề Cao Đế thấy tình trạng hộ tịch hỗn loạn, tô thuế thất thu, quyết định chỉnh đốn hộ tịch. Thế nhưng do vì kiệm ước quá mà quan liêu tham lam vơ vét, hiệu quả sai lạc hẳn.
Tề Vũ Đế
Năm 483, Tiêu Đạo Thành chết. Tiêu Trách lên ngôi, tức Tề Vũ Đế. Vũ Đế lên ngôi, tăng cường kiểm soát triều chính, thanh trừng các thế lực chống đối, nhưng cho chôn cất trọng thể những quan lại Lưu Tống từng bị Tề Cao Đế thanh trừng. Đồng thời Nhà nước thống kê lại tổng số người nộp thuế cho Nhà nước. Khi các lực lượng triều đình thực hiện công việc này tại một số địa phương như Tô Châu đã vấp phải sự chống đối của những người miền Bắc, trong đó lực lượng do Đường Dự Chi lãnh đạo đã nổi dậy, xưng Ngô Đế.
Tề Vũ Đế trong thời gian tại vị vơ vét của dân 700 triệu tiền bạc cất giữ trong nội cung. Đến khi Tiêu Chiêu Nghiệp nối ngôi chỉ trong 1 năm đã tiêu hết một nửa.
Năm 486, Vũ Đế cho thành lập trường Quốc học tại Kiến Khang và sáp nhập Tổng Minh quán (總明觀) vào đó, các trường này nghiên cứu cả luật pháp. Năm 490, nhận thấy tình hình miền Bắc khởi sắc dưới sự cai trị khoan hòa của Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy, Vũ Đế thiết lập quan hệ hữu nghị với Bắc Ngụy.
Nhận xét về Vũ Đế, sử gia Tư Mã Quang trong Tư trị thông giám viết:
" Trong thời gian Thế Tổ cai trị, ông tập trung vào các công việc quan trọng của Quốc gia, xem xét những việc lớn, rất thông minh và nghiêm khắc, cương quyết trong công việc. Các viên quan dân sự và võ tướng được bổ nhiệm trong thời hạn lâu dài, nếu như thuộc hạ các viên quan đó vi phạm pháp luật, Hoàng đế cho gửi thượng phương kiếm đến cho họ trừng phạt thuộc cấp. Trong những năm Vĩnh Minh, cuộc sống của nhân dân no đủ, hòa bình, ít xảy ra trường hợp phạm tội. Tuy nhiên Hoàng đế cũng say mê yến tiệc và săn bắn, trong khi luôn nhấn mạnh phải tránh xa hoa lãng phí".
Nội loạn trong hoàng tộc
Minh Đế tàn sát hoàng tộc
Trong lịch sử 23 năm của mình, nhà Nam Tề chủ yếu là sự không ổn định, cũng như sau cái chết của các vị hoàng đế có năng lực như Cao Đế và Vũ Đế, cháu nội Vũ Đế là Tiêu Chiêu Nghiệp đã bị người ông họ thông minh nhưng tàn bạo của Vũ Đế là Tiêu Loan sát hại để tự lập làm Hoàng đế (Minh Đế) và tiến hành xử tử hàng loạt các con và cháu chắt của Cao Đế và Vũ Đế, cũng như các quan lại mà ông nghi ngờ là có âm mưu chống lại ông.
Năm 493, Thái tử Tiêu Trường Mậu chết, con là Nam quận vương Tiêu Chiêu Nghiệp (473 – 494) được phong làm Thái tôn. Năm 494, Vũ Đế chết, ủy thác việc nước cho người con thứ hai của ông là Tể tướng Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương (455 - 494) và Tây Xương hầu Tiêu Loan (452 – 498), Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi, tiếp theo là Tân An vương Tiêu Chiêu Văn (480 - 494).
Tình hình bắt đầu không ổn định. Tể tướng Tuyên Thành vương Tiêu Loan, (con An Trinh vương Tiêu Đạo Sinh, anh Tề Cao Đế) nắm quyền trong triều. Dưới danh nghĩa phụng mệnh vua, Tiêu Loan đã thực hiện hàng loạt các vụ xử tử thành viên hoàng tộc, trong đó có Thứ sử Kinh Châu Lâm Hải vương Tiêu Chiêu Tú, Nam Bình vương Tiêu Nhuệ, Giang Hạ vương Tiêu Phong. Số con cháu Cao Đế và Vũ Đế bị hành hình lên đến hàng chục người. Ba tháng sau, được sự đồng ý của Vương Thái hậu, Tiêu Loan đã phế Tiêu Chiêu Văn làm Hải Lăng vương và lên ngôi, tức Tề Minh Đế. Sau đó Minh Đế cho người đầu độc giết chết Tiêu Chiêu Văn.
Sự tùy hứng trong việc giết người này còn được làm trầm trọng hơn nữa sau khi Minh Đế chết và con trai ông Tiêu Bảo Quyển lên nối ngôi. Tiêu Loan đã dặn con một câu rằng: "Hành sự nhất thiết không thể để người ra tay trước", ý muốn nói Tiêu Bảo Quyển hãy ra tay trước để bảo vệ ngôi báu.
Số tôn thất bị giết dưới thời Minh Đế cũng lên đến hàng chục người. Tề Minh Đế giết 8 người con Tề Cao Đế và 16 người con Tề Vũ Đế, sau khi giết họ xong mới công bố tội trạng. Hai cha con Minh Đế và Phế Đế hầu như giết sạch con cháu Cao Đế, Vũ Đế để mong tránh tranh quyền đoạt lợi. Con trai Tề Vũ Đế là Ba Lăng vương Tiêu Tử Luân trước khi bị Tề Minh Đế giết có nói: "Tiên triều đã tàn sát con cháu của họ Lưu vậy mọi việc xảy ra hôm nay là điều tất nhiên thôi".
Phế Đế
Năm 498, Phế Đế Tiêu Bảo Quyển mới 15 tuổi lên ngôi, quyền trong triều do 6 viên quan đại thần (lục quý) như Giang Tự, Giang Hựu, Lưu Huyên (cậu của Phế đế), Thủy An vương Tiêu Dao Quang, Tiêu Thân, Từ Hiếu Đồng và tướng Tiêu Đàn Chi nắm giữ.
Theo lễ chế, khi Hoàng đế cũ qua đời thì Hoàng đế mới lên ngôi phải khóc lóc để biểu hiện sự thương xót. Thế nhưng Tiêu Bảo Quyển trong tang lễ của vua cha đã tìm cớ nói rằng mình bị đau họng, không thể khóc được. Quan tài của vua cha phải đặt tại Điện Thái Cực trong nhiều ngày rồi mới được đem đi chôn, nhưng Tiêu Bảo Quyển cảm thấy khó chịu vô cùng, hạ lệnh đem quan tài đi chôn ngay. Các đại thần phải liều chết can ngăn, Tiêu Bảo Quyển mới thôi.
Phế Đế chơi bời vô độ, bỏ bê triều chính, có cuộc sống xa hoa và hoang dâm. Tại vị đến năm thứ ba thì Hoàng cung bị hỏa hoạn, hơn 3000 gian cung điện cháy ra tro. Phế Đế liền ra lệnh xây lại các cung điện đó và gỡ tất cả đồ trang trí trong các miếu ở Giang Nam mang về trang trí cho cung điện. Tiêu Bảo Quyển sủng ái Phan quý phi (Phan Ngọc Nhi), cho đúc hoa sen bằng vàng lát xuống nền nhà, để cho Phan Phi đi lên rồi khen rằng: "Bộ bộ sinh liên hoa" (mỗi bước đi nở ra một hoa sen). Số vàng dùng cho việc này đã tiêu sạch tài sản của hoàng cung. Thế là Nhà vua cho người đến các chợ buộc các thương nhân phải nộp vàng cho triều đình. Mỗi vòng xuyến Phan Phi đeo có trị giá tới 170 vạn đồng. Tiêu Bảo Quyển ngược đãi quan lại và bắt đầu giết hại Lục quý.
Tiêu Bảo Quyển thích bắn cung tên, nên ra lệnh cho xây dựng rất nhiều khu băn chim. Sử chép, những khu vực được xây dựng dành riêng cho thú vui săn bắn lên tới 296 khu. Mỗi một khu vực săn bắn đều được trang trí vô cùng xa hoa, tốn kém. Tiêu Bảo Quyển còn ra lệnh dùng lụa đỏ để bao xung quanh khu vực săn bắn và trải xuống đất để lót chân cho cả người lẫn ngựa. Những cung tên sử dụng trong các cuộc săn bắn cũng rất quý giá, tất cả đều được khảm nạm những loại ngọc giá trị nhất.
Những hành động của Phế Đế đã làm gia tăng những vụ phản loạn. Thủy An vương Tiêu Dao Quang tiến hành đảo chính nhưng thất bại và bị giết. Phế Đế cũng cho giết cả những người có công dẹp trừ Tiêu Dao Quang như Lưu Huyên và Tiêu Thản Chi, gây nên không khí sợ hãi trong triều. Từ Giang Châu, tướng Trần Hiển Đạt nổi loạn nhưng cũng bị đánh bại. Tại Thọ Dương, Thứ sử Dự Châu Bùi Thúc Nghiệp quy hàng nhà Bắc Ngụy năm 500. Phế Đế cử quân chiếm lại Thọ Dương, trên đường đi, tướng Thôi Huệ Cảnh đưa quân trở lại Kiến Khang hy vọng lật đổ Phế Đế và lập Giang Hạ vương Tiêu Bảo Tuyên lên ngôi. Quân Thôi Huệ Cảnh đã bao vây Kiến Khang, tuy nhiên lúc đó Thứ sử Hình Châu Tiêu Ý (anh Tiêu Diễn) tiến đánh và giết chết Thôi Huệ Cảnh. Phế Đế đã phong cho Tiêu Ý làm Tể tướng, sau đó giết luôn. Hành động đó làm cho Tiêu Diễn nổi giận và khởi binh chống lại.
Sụp đổ
Tiêu Diễn tự là Quyền Đạt, người Trung Đô, lúc đầu nhận chức Ninh Sóc tướng quân, trấn thủ Thọ Xuân; sau đó lại nhận thêm chức Quán quân Tướng quân, phụng lệnh dẫn quân đi đánh quân Bắc Nguỵ. Sau khi cuộc chiến đó kết thúc, ông lại nhận thêm chức Tấn An vương Hựu quân Tư mã trấn thủ Hoài Lăng. Cuối cùng nhậm chức Phụ quốc Tướng quân Ung châu Thứ sử trấn thủ Tương Dương.
Phế Đế phái tướng Lưu Sơn Dương đàn áp nhưng Tiêu Diễn đã báo với tướng Tiêu Hình Châu (người chỉ huy các lực lượng quân sự của Kiến Khang vương Tiêu Bảo Dung, Thứ sử Kinh Châu) rằng Lưu Sơn Dương sẽ tấn công vào cả Kinh Châu và Ung Châu. Tiêu Hình Châu liên minh với Tiêu Diễn giết chết Lưu Sơn Dương và tuyên bố dự định lập Tiêu Bảo Dung (488 – 502) lên ngôi. Mùa xuân năm 501, Tiêu Hình Châu lập Tiêu Bảo Dung lên ngôi vua, hiệu là Hòa Đế tại Giang Lăng, thủ phủ Kinh Châu. Trong khi đó, Tiêu Diễn tiến quân về Kiến Khang, liên tiếp giành được thắng lợi, buộc Thứ sử Giang Châu Trần Bá Chi đầu hàng. Mùa thu năm 501, Tiêu Diễn cho quân bao vây Kiến Khang. Trong khi đó tại Giang Lăng, các lực lượng trung thành với Phế Đế do tướng Tiêu Quý chỉ huy đã đánh bại Tiêu Hình Châu. Tiêu Đán (anh Tiêu Diễn) cùng Hạ Hầu Tương (bộ hạ của Tiêu Hình Châu) hộ giá Hòa Đế đến Kiến Khang.
Năm 502, các tướng Vương Trân Quốc (王珍國) và Trương Cơ sợ Phế Đế sẽ giết họ vì không thể thoát khỏi vòng vây nên giết Phế Đế và đầu hàng Tiêu Diễn. Tiêu Diến vào Kinh đô, buộc Vương Thái hậu phong mình làm Đại tư mã, Kiến An Công và trì hoãn việc đưa Hòa Đế về kinh. Họ hàng Hòa Đế dần bị thủ tiêu, chỉ còn sót lại Tân An vương Tiêu Bảo Nghĩa bị tàn phế và Bá Dương Vương Tiêu Bảo Ân chạy thoát đến Bắc Ngụy. Tiêu Diễn được phong tước Lương Công, sau đó là Lương Vương, gia phong Cửu tích. Cùng năm đó, khi đưa Hòa Đế đến Cô Thục (Mã An Sơn, An Huy), Tiêu Diễn buộc Hòa Đế nhường ngôi cho, giáng Hòa Đế làm Ba Lăng vương, sau đó giết chết. Tiêu Diễn lên làm vua, đổi quốc hiệu là Lương, xưng Lương Vũ Đế vào năm 502.
Nhà Nam Tề chỉ truyền được 23 năm, qua 7 đời vua và được thay thế bằng nhà Lương.
Cũng giống như triều đại trước đó là Lưu Tống và triều đại cùng thời ở phía bắc là Bắc Ngụy, nhà Lưu Tống chính là một trong các triều đại Trung Quốc xảy ra nhiều biến động và đau thương nhất trong cung đình. Triều đại này có tới 4/7 ông vua yểu mệnh (qua đời khi chưa đầy 35 tuổi), tất cả 4 ông vua đó đều bị giết do bị cướp ngôi. Trung bình mỗi vua Nam Tề chỉ cai trị được hơn 3 năm rồi chết hoặc bị giết. Và Nam Tề cũng có rất nhiều điểm trùng hợp với Lưu Tống:
Cũng giống như triều đại liền trước đó là Lưu Tống, nội bộ dòng họ hoàng tộc Nam Tề thường xuyên xảy ra đảo chính, tàn sát lẫn nhau. Con trai Tề Vũ Đế là Ba Lăng vương Tiêu Tử Luân trước khi bị Tề Minh Đế giết có nói: "Tiên triều đã tàn sát con cháu của họ Lưu (nhà Lưu Tống), vậy mọi việc xảy ra hôm nay là điều tất nhiên thôi"''.
Cả Lưu Tống và Nam Tề đều có 1 ông vua tuổi còn thiếu niên mà đã nổi tiếng dâm loạn và tàn ác: Lưu Tử Nghiệp và Tiêu Bảo Quyển. Trùng hợp là cả 2 đều chỉ làm vua được mười mấy tháng rồi đều bị giết năm 17 tuổi.
Cả Lưu Tống và Nam Tề đều có vua khai quốc bằng việc đoạt ngôi rồi giết vua của triều đại trước, và cả 2 đều chỉ làm vua được ít lâu rồi ốm chết (Tống Vũ Đế và Tề Cao Đế). Vua cuối cùng của 2 triều đại này cũng đều là thiếu niên, bị quyền thần đưa lên ngôi để dễ thao túng, làm vua chỉ được ít lâu thì bị đoạt ngôi rồi bị giết khi còn chưa trưởng thành (Lưu Tống Thuận Đế bị giết năm 12 tuổi và Nam Tề Hòa Đế bị giết năm 14 tuổi)
Các vua Nam Tề (479-502)
Thế phả Nam Tề
Tham khảo
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Nam triều (Trung Quốc) |
13682 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%87%20Vi%E1%BB%85n | Huệ Viễn | Huệ Viễn (zh. 慧遠), 334~416, là một Cao tăng Trung Quốc đời nhà Tấn (zh. 晋). Sư họ Cổ (zh. 賈) nguyên quán xứ Lâu Phiền (zh. 樓煩) ở Nhạn Môn (zh. 雁門) thuộc tỉnh Sơn Tây.
Cơ duyên và hành trạng
Niên hiệu Hàm Hòa thứ 9, Sư lên mười ba tuổi, được song thân cho du học ở miền Hứa Lạc. Không bao lâu, Sư đã thông biện từ Nho giáo đến các học thuyết Lão, Trang cùng bách gia chư tử.
Năm 21 tuổi, cảm thấy các sở đắc của mình không thể giải quyết được vấn đề sống chết luân hồi, sư cùng ẩn sĩ Phạm Tuyên Tử định du phương tìm đạo. Nhưng lúc ấy vì có loạn Thạch Hồ, đường giao thông bị trở ngại nên ý nguyện không thành.
Thời gian sau, có Đạo An Pháp sư trú tại chùa Nghiệp Trung ở núi Thái Hàng thuộc dãy Hằng Sơn, giảng dạy kinh điển cảm hóa được nhiều hạng người từ đạo tục đến vua quan, sĩ thứ. Sư nghe danh tìm đến xin quy y, nương theo tu học.
Sau khi nghe Pháp sư giảng kinh Bát Nhã, Sư suốt thông tỏ ngộ than rằng: "Phật pháp quả thật cao diệu bao la, xét lại học thuyết của Khổng Mạnh, Lão, Trang, khác nào như tro tàn, cặn bã!". Từ đó, Sư chuyên tâm hôm sớm đọc tụng, suy nghĩ, tu tập. Đạo An thấy biết khen ngợi: "Về sau Phật pháp lưu thông ở Đông Độ, âu là do Huệ Viễn này chăng?"
Tương truyền vào thời niên hiệu Thái Nguyên thứ 6, Sư du hóa tới Tầm Dương, thuộc tỉnh Giang Tây. Thấy chỗ đó thiếu nước do nắng hạn, các dòng suối đều cạn khô, Sư phát tâm từ bi đến khe núi tụng kinh Hải Long Vương; cầm tích trượng dộng xuống đất khấn nguyện. Bỗng có con Bạch Long từ dưới đất bay vọt lên hư không. Giây phút mưa to xối xả, mực nước các nơi đều trở lại bình thường, tại đó xuất hiện dòng suối mát mẻ trong xanh, quanh co tuôn chảy. Vì hiện tượng này, Sư lấy hiệu tinh xá là Long Tuyền. Lúc ấy Pháp Sư Huệ Vĩnh, một bạn đồng môn, trước đã trụ chùa Tây Lâm bên phía tây Lô Sơn, muốn mời Sư về cùng ở. Nhưng pháp duyên của Huệ Viễn đại sư thạnh, học giả nương về Sư càng ngày càng đông, cạnh Tây Lâm đất hẹp, không thể lập đạo tràng dung chúng. Quan Thái sử Hoàn Y thấy thế, phát tâm cất chùa cho Sư bên phía Đông Lô Sơn. Do uy đức của Đại sư, khi sắp khởi công kiến tạo, vào một đêm nọ bỗng có cơn mưa giông to lớn, sấm sét vang trời. Sáng ra, đại chúng thấy vật liệu xây cất, như các thứ gỗ to quý và cát đá chất thành đống. Bởi nhờ sức thần linh vận chuyển giúp công như thế nên ngôi chùa ấy có tên Đông Lâm Thần Vận tự.
Các bậc Cao tăng, những hành danh sĩ, đến xin dự chúng tu tập theo Huệ Viễn, mỗi ngày thêm nhiều. Trong đó có cả những vị lỗi lạc tài hoa.
Khu vực Lô Sơn có rất nhiều rắn độc, từ trước đã làm nguy hại đến tánh mạng dân cư ở vùng ấy. Nhưng từ khi có chùa Đông Lâm, các loài rắn dữ đều trở nên hiền lành, ngày lẫn đêm thường vây quanh Đại Sư để nghe giảng kinh. Bởi trường hợp này, Đại Sư được người đương thời tôn hiệu là Bích Xà Thánh Giả.
Thỉnh thoảng lại có những bậc danh tài bá lâm tìm đến vấn nạn Sư. Trong ấy, đại để như Pháp Sư Huệ Nghĩa cho đến quan Thái úy Hoàn Huyền. Nhưng khi tiếp kiến gương mặt rộng rãi uy nghiêm, phong thái trầm tĩnh tự tại của Đại Sư, các vị ấy bỗng nhiên mất tự chủ, xuất hạn đầm đìa, rồi rút lui không dám tranh biện. Ra ngoài họ đều kinh ngạc than thở: "Huệ Viễn đại sư có uy lực nhiếp chúng rất lạ lùng, thật đáng nể phục!".
Niên hiệu Long An thứ ba và đầu năm Nguyên Hưng đời Đông Tấn, quan Phụ Chính Hoàn Huyền lần lượt gởi cho Sư hai văn kiện bãi đạo và thanh lọc hàng ngũ xuất gia. Nội dung của văn kiện gồm nhiều lý lẽ đề cập đến việc không lợi ích cho quốc gia và sự hoang đường thiếu thiết thật của Phật giáo. Thời gian ấy, Tăng chúng trong toàn quốc bị đạo luật này chi phối, nhiều vị phải hoàn tục. Đại Sư đều tuần tự phúc đáp bằng lời lẽ vững mạnh thích đáng, khiến cho đạo luật đó không thể ứng dụng được tại tỉnh Giang Tây.
Trong niên hiệu Nghĩa Hy, An Đế từ Giang Lăng xa giá đến Giang Tây, Trấn Nam tướng quân Hà Vô Kỵ yêu cầu Sư đích thân nghinh tiếp đức vua. Đại Sư lấy cớ đau yếu từ khước không bái yết. Đến năm Nguyên Hưng thứ hai, Hoàn Huyền lại gởi văn thư cho Sư, với nhiều lý luận bắt buộc hàng Sa-môn phải lễ bái quốc vương. Đại Sư soạn văn thư phúc đáp và quyển Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận gồm năm thiên để hồi âm. Triều đình đều nể trọng và phải chấp nhận quan điểm của Sư.
Sư là người có công biến tỉnh Giang Tây thành trung tâm Phật giáo tại miền Nam.
Ở Đông Lâm, nhân ngày khánh thành tượng Tây Phương Tam Thánh, sư đã đề tựa cho bài văn phát nguyện được khác vào bia đá như sau:
"Tam muội là thế nào? Chính là nhớ chuyện, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyện thì chí một tâm đồng. Tưởng lặng thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí soi ngộ đến lý nhiệm mầu. Thần sáng thì không chỗ u vi nào chẳng thấu. Hai điểm này tự nhiên thầm hợp nương về mà phát sanh ra diệu dụng. Lại, các môn Tam Muội, danh mục rất nhiều, công cao dễ tu, Niệm Phật là thắng. Tại sao thế? Vì cùng nơi huyền tịch mới hiểu Như Lai, thể hợp với thần, mười phương ứng hiện. Thế nên, khi vào tam muội, lặng lẽ vong tri, trí sáng chiếu cảnh duyên, gương lòng bày muôn tượng. Chỗ mát ta không đến được, mà vẫn thấy vẫn nghe. Nơi linh trí lặng sáng thanh, nên hằng thông hằng suốt. Nếu chẳng phải bậc căn cơ linh mẫn, thì làm sao vào được cảnh diệu huyền ư? Hôm nay, cùng chư hiền tu tập, đồng nương kết pháp duyên. Rửa lòng cửa Phật, những e còn kém duyên sen. Chuyên ý sớm hôm, cảm nỗi tháng ngày chẳng lại. Chí nguyện ba thừa thông suốt, bước đạo tiến cao. Lòng mong dìu dắt người sau, lối tranh tẩy sạch. Xin xem thiên bài mà thấu ý, đừng theo văn vịnh để vui tâm".
Khi thấy kinh tạng còn thiếu, nên sư sai đệ tử là Pháp Tịnh, Pháp Lĩnh cùng nhiều vị khác vượt ngọn Thông Lãnh sang Tây Thiên, tìm thỉnh các thứ kinh Phạn. Cộng việc mang lại nhiều kết quả mong muốn. Sau đó, Huệ Viễn lại cho người đến Trường An thỉnh Tôn giả Phật-đà-bạt-đà-la (sa. buddhabhadra), họp cùng những vị khác đến Lô Sơn để phiên dịch các kinh điển ấy. Thời ấy, những kinh luật lưu hành từ Lô Sơn có gần đến trăm thứ.
Tuy xiển dương Tịnh độ tông, Đại sư vẫn lưu tâm đến các pháp môn khác, viết nhiều bài tựa về kinh luận, và hoàn thành mấy tác phẩm như sau:
Đại Trí Độ Luận Yếu Lược (zh. 大智度論要略) (20 quyển).
Pháp Tính luận. (zh. 法性論)
Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận (zh. 沙門不敬王者論).
Đại Thừa Đại Nghĩa Chương (zh. 大乘大義章) (3 quyển).
Thích Tam Báo luận (zh. 釋三報論)
Minh Báo Ứng luận (zh. 明報應論)
Sa Môn Đản Phục luận (zh. 沙門袒服論)
Biện Tâm Thức luận (zh. 辯心識論)
Phật Ảnh tán (zh. 佛影讚)
Du Lô Sơn thi (zh. 遊盧山詩)
Lô Sơn Lược ký (zh. 盧山略記)
Du Sơn ký (zh. 遊山記)
Ngoài ra còn nhiều văn thư biện luận về Phật pháp giữa Đại Sư với Sư Cưu Ma La Thập, cùng các ông Lưu Di Dân, Đới An và những hàng tấn thân. Trong bộ Pháp Tính luận, Đại Sư đề xuất lý Niết-bàn thường trú. Khi bộ luận này truyền đến Quan Trung, Pháp sư Cưu Ma La Thập xem, khen rằng: "Lành thay! Huệ Viễn Đại sư cư ngụ vùng biên phương, chưa đọc kinh Đại Niết Bàn mà lời luận lại thầm hợp với chân lý. Ấy chẳng phải là điều kỳ diệu hay sao?".
Bạch Liên Xã do Đại Sư thành lập, quy tụ hơn ba ngàn người, trong đây có 123 vị được tôn là Hiền. Trong 123 vị Hiền này, lại có 18 bậc thượng thủ gọi là Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền, gồm các Sư như sau:
Huệ Viễn Đại Sư.
Huệ Vĩnh Pháp Sư.
Huệ Trì Pháp Sư.
Đạo Sinh Pháp Sư.
Phật-đà-da-xá (sa. buddhayaśas) Tôn Giả.
Phật-đà-bạt-đà-la (sa. buddhabhadra) Tôn Giả.
Huệ Duệ Pháp Sư.
Đàm Thuận Pháp Sư.
Đạo Kính Pháp Sư.
Đàm Hằng Pháp Sư.
Đạo Bính Pháp Sư.
Đàm Tiên Pháp Sư.
Danh sĩ Lưu Di Dân.
Danh sĩ Lôi Thứ Tôn.
Danh sĩ Tôn Bính.
Danh sĩ Vương Dã.
Danh sĩ Vương Thuyên.
Danh sĩ Châu Tục Chi.
Ở Lô Sơn hơn ba mươi năm, không bước ra khỏi núi, sư khước từ mọi sự liên lạc không cần thiết với đời, nguyện giải quyết vấn đề sanh tử ngay trong kiếp hiện tại. Khách đến viếng, lúc ra về, thường sư chỉ tiễn chân tới cầu suối Hổ Khê trước chùa rồi trở vào. Có một lần, hai danh nhân là nho sĩ Đào Uyên Minh và đạo gia Lục Tu Tĩnh tìm đến yết kiến. Vì cơ luận khế hợp, khi đưa khách ra về, bất giác Đại Sư bước ra khỏi cầu suối hồi nào không hay. Vừa lúc ấy, ánh tịch dương chợt rọi đến, in bóng người bên vách núi. Cả ba như bừng tỉnh, đứng lại nhìn nhau cả cười, rồi chia tay tạm biệt. Người sau dựng Tam tiếu Đình tại nơi đây để lưu niệm. Trong Tây phương bách vịnh, Nhất Nguyên đại sư có biên ký điều trên như sau:
Tây phương cổ giáo Thế Tôn tiên
Đông Độ khai tông hiệu Bạch Liên
Thập bát đại hiền vi thượng thủ
Hổ Khê tam tiếu chí kim truyền.
Tạm dịch:
Tây phương Phật dạy trước tiên
Truyền sang Đông Độ, Bạch Liên mở đàng
Mười tám hiền, học hạnh toàn
Hổ Khê dường hãy còn vang tiếng cười....
Ở Đông Lâm, hôm sớm Đại sư hằng lặng lòng quán tưởng, chuyên chí về Tịnh Độ, đã ba phen thấy thánh tướng mà trầm hậu không nói ra.
Năm Nghĩa Hy thứ mười hai, đêm 30 tháng 7, Sư ngồi tịnh nơi Bát Nhã Đài. Lúc vừa mở mắt xuất định, bỗng thấy Phật A Di Đà thân sắc vàng đầy khắp hư không. Trong ánh viên quang hiện vô số hóa Phật, mỗi vị đều có Quan Âm, Thế Chí hầu hai bên tả hữu. Lại thấy nước chảy chia thành mười bốn ngọn quanh lộn lên xuống, phóng ra những tia sáng đẹp, diễn nói các pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã. Đức Phật bảo Sư rằng: "Ta dùng sức bản nguyện đến đây an ủi ngươi. Sau bảy ngày, ngươi sẽ được sanh về Cực Lạc". Đại sư lại thấy các bạn đồng tu ở Liên Xã đã viên tịch trước, như các ông: Phật-đà-da-xá, Huệ Trì, Huệ Vĩnh, Lưu Di Dân... đều đứng phía sau Phật. Các vị ấy bước đến trước, chắp tay chào và nói: "Ngài phát tâm sớm hơn chúng tôi nay sao lại về muộn như thế?".
Hôm sau, Sư cảm bịnh nhẹ, gọi đệ tử là Pháp Tịnh, Huệ Bảo đến thuật lại và nói: "Ta ở Lô Sơn này, trong mười một năm đầu, đã ba lần thấy thánh tướng cùng các kỳ tích. Nay lại có điềm như thế, tất duyên sanh Tịnh Độ đã đến thời kỳ!" Rồi dặn bảo các việc sau, soạn quy chế để răn nhắc đại chúng cùng nhau sách tiến tu tập.
Trong thời gian Sư lâm bịnh, chư Tăng khuyên Sư phương tiện dùng thuốc rượu để điều trị. Sư khước từ bảo: "Thân người như huyễn, nguyện giữ giới luật hoàn toàn thanh tịnh". Các Đại đức lại thỉnh Sư dùng nước cơm, Đại Sư nói không thể được vì đã quá ngọ. Chư Trưởng lão yêu cầu Sư tạm dùng mật. Đại Sư bảo hãy dở Luật tìm xem có đề cập đến điều này hay không? Các Luật Sư tra cứu chưa xong, Sư đã viên tịch. Lúc ấy nhằm ngày mùng 6 tháng 8 năm Bính Thìn, niên hiệu Nghĩa Hy thứ mười hai, thọ 83 tuổi.
Quan Thái thú Tầm Dương là Nguyễn Bảo cùng đại chúng làm lễ an táng và xây tháp tại phía Tây Lô Sơn. Vua An Đế nhà Tấn hay tin rất thương tiếc, sắc phong cho Sư thụy hiệu: "Lô Sơn Tôn Giả, Hồng Lô Đại Khanh, Bạch Liên Xã Chủ". Các vua đời sau đều có phong tặng để cảm niệm công đức hộ pháp an dân của Sư.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Phật giáo Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Tịnh độ tông |
13683 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20qu%E1%BB%91c%20gia%20theo%20GDP%20danh%20ngh%C4%A9a%20n%C4%83m%202007 | Danh sách quốc gia theo GDP danh nghĩa năm 2007 | Đây là danh sách các quốc gia theo GDP cho năm 2007, giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm, tính theo USD dựa vào tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Các giá trị hàng thứ nhất và thứ ba lấy từ nguồn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Dữ kiện thế giới của CIA theo số liệu mới nhất về GDP ước tính năm 2007. Hàng thứ 2 là số liệu năm 2007 của Ngân hàng Thế giới (WB)
{|
|-
| width="33%" align="center" | Danh sách năm 2007 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
| width="33%%" align="center" | Danh sách năm 2007 của Ngân hàng Thế giới
| width="33%" align="center" | Danh sách năm 2007 của Dữ kiện thế giới CIA
|- valign="top"
|
|
|
|- valign="top"
| colspan=3 |Sources:
International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, October 2008: Nominal GDP list of countries. Data for the year 2007.
International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, October 2008: Nominal GDP list for The World and the European Union. Data for the year 2007.
CIA World Factbook
World Bank - 1 tháng 7 năm 2008. Data for the year 2007.
|- valign="top"
Xem thêm
Xếp hạng các nước theo lượng FDI thu hút được
Tham khảo
2007
Kinh tế thế giới
Tổng sản phẩm nội địa
ms:Senarai negara mengikut KDNK (PPP)
el:Κατάλογος χωρών κατά ΑΕΠ
ko:명목 국내총생산순 나라 목록
it:Lista di stati e dei loro PIL
ja:国の国内総生産順リスト
ro:Listă de ţări în funcţie de PIB
sk:Zoznam štátov podľa HDP
ta:மொத்த தேசிய உற்பத்தி அடிப்படையில் நாடுகள் பட்டியல்
th:รายชื่อประเทศตามค่าจีดีพี |
13691 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1ng%20nguy%C3%AAn | Kháng nguyên | Kháng nguyên là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản xuất kháng thể. Thông thường kháng nguyên là một protein hay một polysaccharide, nhưng nó cũng có thể là bất cứ loại phân tử nào, mang các phân tử hapten nhỏ và gắn với một protein chuyên chở.
Các loại kháng nguyên
Miễn dịch nguyên - kháng nguyên loại này kích thích đáp ứng miễn dịch khi được đưa vào trong cơ thể. Miễn dịch nguyên luôn luôn là một đại phân tử (protein, polysaccharide). Khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch của nó phụ thuộc vào tính lạ đối với vật chủ, kích thước phân tử, thành phần hoá học và tính không đồng nhất (thí dụ như phân tử protein chứa nhiều loại amino acid khác nhau).
Dung nạp nguyên - kháng nguyên loại này kích thích tình trạng không đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, do hình dạng phân tử của nó. Khi thay đổi hình dạng, nó có thể trở thành miễn dịch nguyên.
Dị ứng nguyên - đây là chất gây phản ứng dị ứng. Chúng có thể xâm nhập do được ăn, hít, tiêm vào cơ thể hoặc tiếp xúc với da.
Tế bào trình diện với kháng nguyên của chúng qua phân tử phù hợp mô. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau có thể được hoạt hoá tuỳ thuộc vào kháng nguyên được trình diện và loại phân tử phù hợp mô.
Nguồn gốc của kháng nguyên
Kháng nguyên ngoại sinh
Kháng nguyên ngoại sinh là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, như do hít, ăn, tiêm. Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, các kháng nguyên này được đưa vào tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lý thành các mảnh nhỏ. Sau đó các APC trình diện các mảnh này cho tế bào T giúp đỡ (CD4+) bằng cách dùng phân tử phù hợp mô loại II trên bề mặt của chúng. Một số tế bào T đặc hiệu cho phức hợp peptide:MHC. Chúng trở nên hoạt hoá và bắt đầu tiết cytokine. Cytokine là các chất có khả năng hoạt hoá lympho bào T độc tế bào (CTL), tế bào B tạo kháng thể, đại thực bào và các tế bào khác.
Kháng nguyên nội sinh
Kháng nguyên nội sinh là các kháng nguyên được sản xuất bên trong tế bào, là kết quả của quá trình chuyển hoá tế bào không bình thường, hoặc do nhiễm khuẩn nội bào hay nhiễm virus. Sau đó, các mảnh kháng nguyên được trình diện trên bề mặt tế bào trong phức hợp phân tử phù hợp mô loại I. Nếu tế bào T CD8+ độc tế bào nhận ra chúng, các tế bào T này bắt đầu tiết các loại độc tố khác nhau gây ly giải hoặc chết theo chương trình (apoptosis) tế bào bị nhiễm. Để giữ tế bào độc tế bào khỏi giết nhầm các tế bào vốn chỉ sản xuất protein của chính nó, các tế bào T tự đáp ứng được loại ra khỏi quá trình miễn dịch qua cơ chế dung nạp trung ương (cũng được biết là quá trình chọn lọc âm tính xảy ra ở tuyến ức). Chỉ những lympho bào T độc tế bào nào không phản ứng với peptide của chính nó (peptide này được trình diện trong tuyến ức qua phân tử MHC loại I) mới được phép vào máu.
Có một ngoại lệ không thuộc ngoại sinh lẫn nội sinh, được gọi là trình diện chéo.
Kháng nguyên khối u
Kháng nguyên khối u là các kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC I trên bề mặt tế bào khối u. Đôi khi các kháng nguyên này chỉ được trình diện bởi các tế bào khối u và không có ở tế bào thường. Trong trường hợp này, chúng được gọi là kháng nguyên đặc hiệu khối u và thường là kết quả của một đột biến đặc hiệu cho khối u. Phổ biến hơn, các kháng nguyên này được trình diện ở tế bào khối u lẫn tế bào thường, khi đó chúng được gọi là kháng nguyên liên hệ khối u. Nếu lympho bào T độc tế bào nhận ra kháng nguyên này, chúng có thể tiêu diệt tế bào khối u trước khi tế bào khối u tăng sinh và di căn.
Kháng nguyên khối u cũng có thể có ở bề mặt khối u ở dạng, chẳng hạn là, một thụ thể bị đột biến. Trong trường hợp này chúng bị nhận diện bởi tế bào B.
Xem thêm
Miễn dịch
Miễn dịch học
Sinh lý người
Vắc-xin
Kết tủa miễn dịch
Phản ứng kháng nguyên - kháng thể
ELISA
Tham khảo
Miễn dịch học
Hệ miễn dịch
Phân tử sinh học |
13694 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20chi%E1%BA%BFu%20k%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20s%E1%BB%91 | Máy chiếu kỹ thuật số | Một máy chiếu kĩ thuật số là máy quang điện dùng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh từ máy vi tính hay nguồn video cho hình ảnh sáng trên một nền xa thường là tường hay phông nền.
Máy chiếu phục vụ các mục đích sau:
Tạo hình các dữ liệu lưu trong máy tính để thuyết trình
Tạo hình các chương trình của sản phẩm cho nhiều người cùng xem
Máy chiếu thay thế bảng phấn hay các tài liệu viết tay với bảng tương tác.
Xem phim từ máy video hay các máy chiếu phim kĩ thuật số
Máy chiếu kĩ thuật số có thể gắn vào hộp và có màn hình để tạo nên một hệ thống chiếu phim, phổ biến như là một rạp phim tại nhà. Độ phân giải của một máy chiếu xách tay thường theo tiêu chuẩn SVGA(800x600 điểm ảnh), với thiết bị phụ trợ đắt tiền như XGA (1024x768 điểm ảnh)
Giá của thiết không chỉ tùy thuộc vào độ phân giải, mà còn vào độ sáng của nó. Để sử dụng trong phòng họp thì độ sáng vào khoảng 1000 tới 4000 lumen.
Các nhà sản xuất
Acer
ASK
BenQ
Barco
Canon
Dell
Epson
Hewlett-Packard
Hitachi
IBM
InFocus
LG
Mitsubishi
NEC
Optoma
Panasonic
Philips
Runco
SIM2 Multimedia
Sony
ViewSonic
Xem thêm
Máy chiếu kts không chỉ dùng để chiếu các tín hiệu từ máy tính mà nó còn có thể chiếu các tín hiệu hình ảnh video khác từ các nguồn phát khác nhau. vd: nguồn phát từ các đầu DVD thông qua cổng tín hiệu video,
hiện nay công nghệ máy chiếu đã tiến rất xa. đặc biệt là công nghệ DLP ra đời đã làm thỏa mãn nhu cầu giải trí của những khách hàng khó tính muốn có yêu cầu thẩm mỹ cao
- để có thể có được hình ảnh tốt nhất, tín hiệu cần được chiếu lên một màn chiếu chuyên dụng, Vì màn chiếu chuyên dụng được sơn những hạt phản quang giúp tăng cường độ sáng và độ nét lên rất nhiều lần so với chiếu vào tường hay vải thông dụng.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Projectors So sánh các loại máy chiếu DLP™, LCD, LCOS
Dụng cụ văn phòng
Băng đĩa hình cho thuê
Thiết bị hiển thị
Kỹ thuật số
Thuật ngữ truyền hình |
13697 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20c%C6%A1%20kh%C3%AD | Kỹ thuật cơ khí | Kỹ thuật cơ khí là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Nó là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc. Kỹ thuật cơ khí là ngành lâu đời nhất, rộng lớn nhất của kỹ thuật.
Lĩnh vực kĩ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lí vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.
Kĩ thuật cơ khí nổi lên sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu ở thế kỉ 18; tuy nhiên, sự phát triển của nó đã bắt đầu từ vài ngàn năm trước khắp thế giới. Những tiến bộ trong lĩnh vực vật lí trong thế kỉ 19 kéo theo sự sự phát triển của khoa học kĩ thuật cơ khí. Lĩnh vực này vẫn đang nỗ lực để kết hợp các tiến bộ; ngày nay, kĩ thuật cơ khí theo đuổi các tiến bộ trong các lĩnh vực như composite, cơ điện tử và công nghệ nano. Nó cũng bao gồm kĩ thuật hàng không vũ trụ, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật điện, kĩ thuật chế tạo, kĩ thuật hóa học, kĩ thuật công nghiệp và các lĩnh vực kĩ thuật khác với những mức độ khác nhau. Nó cũng làm việc trong các lĩnh vực kĩ thuật y sinh, đặc biệt là cơ y sinh, hiện tượng giao thông, cơ điện tử sinh học, công nghệ nano sinh học và mô hình hệ thống sinh học.
Công nghệ cơ khí thường tạo ra các giả lập mô phỏng hoạt động của các đối tượng, như quy trình chế tạo thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự thực hiện, hiệu quả kinh tế và chi phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn một thiết kế cụ thể.
Các bản vẽ kỹ thuật để chế tạo là sản phẩm cuối cùng của khâu thiết kế. Chúng phải thỏa mãn hai mục đích: bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết để chế tạo và cũng còn là một tiêu chí kiểm soát kỹ thuật đối với các mức độ sửa chữa. Trước cuối thế kỷ 20, rất nhiều bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng tay với sự trợ giúp của bảng vẽ cơ khí. Sự ra đời của máy tính với giao diện người dùng đồ họa đã có thể giúp thực hiện được việc tạo ra các mô hình và các bản vẽ bằng các chương trình máy tính trợ giúp thiết kế (CAD).
Nhiều chương trình CAD hiện nay cho phép tạo ra các mô hình ba chiều để có thể nhìn từ mọi góc độ. Các chương trình CAD mô hình hóa vật thể đặc tiên tiến là một hệ thống thiết kế hiện thực ảo. Những mô hình đặc như vậy có thể được dùng làm cơ sở cho các phân tích phần tử hữu hạn (FEA) và/hoặc tính toán động lực dòng chảy (CFD) của thiết kế. Cho đến ứng dụng gia công với trợ giúp máy tính (CAM), những mô hình này cũng có thể được dùng trực tiếp bằng phần mềm để tạo 'lệnh" cho việc chế tạo ra các đối tượng được mô tả bởi các mô hình đó, thông qua các máy điều khiển số hóa bằng máy tính (CNC) hoặc các tiến trình tự động hóa mà không cần đến các bản vẽ trung gian.
Các chuyên ngành cơ bản của cơ khí bao gồm: động học, tĩnh học, sức bền vật liệu, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, cơ học vật rắn, điều khiển học, khí động học, thủy lực, chuyển động học và các ứng dụng nhiệt động lực học. Các kỹ sư cơ khí cũng đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực áp dụng những khái niệm trong môi trường kỹ thuật điện và hóa học. Với một mức độ nhỏ, cơ khí còn trở thành kỹ thuật phân tử - một mục tiêu viễn cảnh của nó là tạo ra một tập hợp phân tử để xây dựng được những phân tử và vật liệu bằng con đường tổng hợp cơ học.
Lịch sử
Ứng dụng kỹ thuật cơ khí có thể thấy được qua nhiều thành tựu thời cổ đại và trung đại. Vào thời Hy Lạp cổ đại, các công trình của Archimedes (287-212 BC) có ảnh hưởng rất lớn đối với cơ học truyền thống ở phương Tây và Heron (c. 10 - 70 AD) ở Alexandria đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên (Aeolipile). Ở Trung Quốc, Trương Hành (78 - 139 AD) đã phát minh ra đồng hồ nước và địa chấn kế. Ma Jun (200 - 265 AD) cũng đã phát minh ra xe ngựa với bộ truyền bánh răng vi sai. Nhà xác định thời khắc và kĩ sư Trung Quốc thời trung đại Tô Tụng (1020 - 1101 AD) đã kết hợp cơ cấu con ngựa và tháp đồng hồ thiên văn của ông ta hai thế kỉ trước khi các thiết bị dùng cơ cấu con ngựa được sử dụng trong các đồng hồ của châu Âu thời Trung Cổ. Ông cũng được biết đến là người sử dụng bộ truyền xích đầu tiên trên thế giới.
Vào thời đại hoàng kim của Hồi giáo (thế kỉ VII - thế kỉ XV), các nhà phát minh hồi giáo đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận. Al-Jazari là một trong số họ. Ông là tác giả của quyển sách cổ nổi tiếng "Kiến thức về các thiết bị cơ khí tinh xảo" vào năm 1206, trong đó trình bày rất nhiều thiết kế cơ khí. Ông cũng được coi là nhà phát minh của nhiều loại thiết bị cơ khí là căn bản của cơ học hiện nay như trục khuỷu và trục cam.
Trong thế kỷ 17, những đột phá quan trọng trong nền tảng cơ khí đã xảy ra ở Anh. Sir Isaac Newton đã xây dựng định luật Newton về chuyển động và phát triển Calculus, cơ sở toán học của vật lý học. Newton đã miễn cưỡng xuất bản tác phẩm của mình trong nhiều năm, nhưng cuối cùng ông cũng bị thuyết phục bởi các đồng nghiệp, như Sir Edmond Halley, làm lợi cho toàn nhân loại. Gottfried Wilhelm Leibniz cũng được ghi nhận là tạo ra Calculus trong khoảng thời gian này.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỉ XIX, máy công cụ được phát triển ở Anh, Đức và Scotlend đã đưa kỹ thuật cơ khí tách ra thành một lĩnh vực riêng biệt trong kĩ thuật. Các máy công cụ được dùng để chế tạo máy và các động cơ để cung cấp năng lượng cho chúng. Cộng đồng nghề nghiệp đầu tiên của Kĩ sư Cơ khí là Hiệp hội Kĩ sư Cơ khí được thành lập và năm 1847. Ba mươi năm sau, các kĩ sư xây dưng cũng sáng lập nên Hiệp hội Kĩ sư Xây dựng. Ở châu Âu, Johann von Zimmermann (1820 - 1901) đã xây dựng nhà máy đầu tiên về máy mài ở Chemnitz, Đức và năm 1948.
Ở Mỹ, Hiệp hội Kĩ sư Cơ khí Hoa Kỳ (ASME) được thành lập vào năm 1880, là hiệp hội kĩ thuật chuyên nghiệp thứ ba sau Hiệp hội kĩ sư Xây dựng Hoa Kỳ (1852) và Viện Kĩ sư mỏ Hoa Kỳ (1871). Những trường học đầu tiên ở Mỹ dạy kĩ thuật là Học viện Quân sự Hoa Kỳ (năm 1817), tổ chức hiện tại là Đại học Norwich (1819) và viện Bách Khoa Rensselaer (1825). Việc giảng dạy cơ khí xưa nay luôn dựa trên nền tảng toán học và khoa học.
Các môn học
Những môn học cơ bản của kỹ thuật cơ khí thường bao gồm:
Toán học (toán chuyên đề, toán học tính toán, phương trình vi phân, và đại số tuyến tính)
Khoa học vật lí cơ bản (bao gồm vật lí và hóa học)
Cơ học lý thuyết (tĩnh học, động học và động lực học)
Sức bền vật liệu và cơ học kết cấu
Kỹ thuật vật liệu và composite
Nhiệt động học, truyền nhiệt, biến đổi năng lượng, và HVAC
Nhiên liệu, sự đốt và động cơ đốt trong
Cơ học chất lỏng (bao gồm: thủy tĩnh và thủy động)
Thiết kế máy và cơ cấu (gồm: động học và động lực học)
Dụng cụ và đo lường
Kỹ thuật chế tạo: công nghệ và quá trình
Rung động, lý thuyết và kỹ thuật điều khiển
Thủy lực và khí nén học
Cơ điện tử và Rô-bốt học
Thiết kế kỹ thuật và thiết kế sản phẩm
Vẽ kỹ thuật, CAD và CAM
Ngoài ra, các kỹ sư cơ khí cũng được trang bị kiến thức đại cương về các ngành: hóa học, vật lý, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật xây dựng, và kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử để có thể thiết kế, chế tạo, sửa chữa các máy móc, trang thiết bị trong các ngành này.
Các lĩnh vực con
Cơ học
Tiêu đề chính: Cơ học
Cơ điện tử và robot học
Tiêu đề chính: Cơ điện tử và robot học
Phân tích cấu trúc
Tiêu đề chính: phân tích cấu trúc và phân tích hư hỏng
Nhiệt động lực học và khoa học về nhiệt
Tiêu đề chính: Nhiệt động lực học
Thiết kế và vẽ kĩ thuật
Tiêu đề chính: Vẽ kĩ thuật và CAD-CAE-CAM-CNC
Các lĩnh vực nghiên cứu
Hệ thống cơ điện vi mô (MEMS)
Hàn ma sát khoáy (FSW)
Composite
Cơ điện tử
Công nghệ nano
Phân tích phần tử hữu hạn
Cơ học y sinh
Động lực học lưu chất tính toán
Kĩ thuật Âm học
Các lĩnh vực liên quan
Xem thêm
Danh sách
Thuật ngữ kĩ thuật cơ khí
Các địa danh kĩ thuật cơ khí lịch sử
Các nhà phát minh
Các đề tài kĩ thuật cơ khí
Các kĩ sư cơ khí
Các tạp chí liên quan
Các công ty chế tạo thiết bị cơ khí, điện và điện tử theo doanh thu
Các tổ chức
Hiệp hội Kĩ sư về nhiệt, đông lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ (ASHRAE)
Hiệp hội Kĩ sư Cơ khí Hoa Kỳ (ASME)
Pi Tau Sigma (hiệp hội danh dự kĩ thuật cơ khí)
Hiệp hội Kĩ sư Ô tô (SAE)
Hiệp hội Nữ Kĩ sư (SWE)
Tổ chức Kĩ thuật Cơ khí (IMechE) (British)
Tổ chức Kĩ sư Dịch vụ xây dựng có chứng nhận (CIBSE) (British)
Verein Deutscher Ingenieure (VDI) (Germany)
Wikibooks
Cơ học kĩ thuật
Động lực học kĩ thuật
Âm học kĩ thuật
Cơ học lưu chất
Truyền nhiệt
Kĩ thuật vi mô
Kĩ thuật nano
Pro/Engineer (ProE CAD)
Sức bền vật liệu/ Cơ học vật rắn
Khác
Kỹ thuật
Danh sách các Trường Đại học ở Việt Nam có đào tạo Kỹ sư Cơ khí
Tham khảo
Cơ khí
Chuyên ngành kỹ thuật |
13699 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20k%C4%A9%20s%C6%B0%20c%C6%A1%20kh%C3%AD | Danh sách nhà kĩ sư cơ khí | Dưới đây là danh sách các nhà kĩ sư cơ khí, người được rèn luyện và hành nghề trong cơ khí, kỹ thuật nguyên tử,...
Xem thêm danh sách các kĩ sư cho danh sách các chuyên gia kĩ thuật nói chung.
A
B
Samuel Bentham - Máy móc ngành đường thủy
Karl Benz - Ôtô
Henry Bessemer - Thép
Pierre Bezier - Máy móc
Joseph Bombardier - Xe trượt tuyết
Abraham Louis Breguet - Chuyên gia đồng hồ
Louis Charles Breguet - Hàng không
Isambard Kingdom Brunel
C
Alexander Calder - Cân bằng học
Jimmy Carter
Jacques-Yves Cousteau - thiết bị dưới nước
D
Rudolf Diesel - Chế tạo ra máy Diesel
E
F
Woodie Flowers
Henry Ford - Ôtô
Yuan-Cheng Fung - Cơ Sinh học
G
Emile Gagnan - Thiết bị dưới nước
Henry Laurence Gantt - Sơ đồ Gantt
John Josiah Guest - Sản xuất Sắt
H
Beulah Louise Henry - nicknamed lady Edison
Hero of Alexandria - ancient
Alfred Hitchcock - nhà làm phim
August Horch - Ôtô
I
J
Joseph Jaggers - Thắng lớn tại Montecarlo
K
L
Frederick Lanchester - Ôtô và Hàng không
Leonardo Da Vinci - Có lẽ là nhà Kĩ sư hàng đầu
M
Elijah McCoy
Andrew Meikle - Máy đập lúc and Thuyền buồm
James Morgan - vật liệu ứng dụng CEO
N
Bill Nye
O
P
Ferdinand Porsche - Ôtô
Q
R
William John Macquorn Rankine - Máy hơi nước, Sự giảm sức chịu đựng của vật liệu
Richard Roberts- Máy dụng cụ and Máy sản xuất.
Alfred H. Rzeppa - Khớp đẳng tốc
S
Tom Scholz - bang nhạc rockBoston (ban nhạc)
John H. Sununu - Presidential Chief of Staff
Ivan Sutherland- cha của họa hình máy tính
Dr. Victor Szebehely- Kĩ sư hàng không
T
U
V
Boris Vian - nhà văn
W
Eli Whitney - trục nâng cotton, bộ phận thay thế
Joseph Whitworth - Cơ khí
Ludwig Wittgenstein - Kĩ sư hàng không trở thành nhà triết học
X
Y
Z
Tham khảo
Nhà kĩ sư cơ khí
Kỹ thuật cơ khí |
13700 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9c%20%C4%90%E1%BB%93ng | Tức Đồng | Chòm sao Tức Đồng 喞筒 hay Máy Bơm (tiếng Latinh: Antlia để chỉ máy bơm) là một tên gọi tương đối mới cho chòm sao do nó mới chỉ được đặt tên trong thế kỷ 18, do nó quá mờ để có thể nhận biết được đối với các nhà thiên văn học cổ đại (đặc biệt là người Hy Lạp). IAU đã công nhận nó như là một trong 88 chòm sao hiện đại. Nằm ở bầu trời được quan sát từ bán cầu bắc, Tức Đồng được bao quanh bởi chòm sao Trường Xà (Rắn biển/Hydra), chòm sao La Bàn (Pyxis), Thuyền Phàm (Cánh buồm của con thuyền thần thoại Argo/Vela) và cuối cùng là chòm sao Bán Nhân Mã (Centaurus).
Các đặc trưng nổi bật
Tức Đồng là một chòm sao mờ không có các sao sáng. Các sao ít mờ nhất của nó bao gồm:
α Ant: là ngôi sao chủ yếu của chòm sao nhưng độ sáng biểu kiến của nó chỉ có 4,25. Lớp quang phổ của nó là K4 III
Các thiên thể bầu trời sâu thẳm
NGC 2997: Thiên hà xoắn ốc dạng Sc nằm nghiêng 45° so với hướng nhìn thông thường của con người.
NGC 3132: Đây là một tinh vân còn được gọi là tinh vân Eight Burst hay tinh vân Nhẫn phương Nam. Tại khu vực tâm của nó là một hệ thống sao đôi.
PGC 29194: Đây là thiên hà lùn dạng phỏng cầu với độ sáng biểu kiến chỉ có 14,8m cũng thuộc về Nhóm địa phương.
Thiên hà vệ tinh lùn Antlia 2
thiên hà lùn Tức Đồng
Lịch sử
Nhà thiên văn học người Pháp Abbé Nicolas Louis de Lacaille đã đặt tên thêm cho 13 chòm sao đối với khu vực bầu trời phía nam để điền cho đủ các khu vực ít sao, trong đó có Tức Đồng. Nguyên thủy nó được đặt tên là Antlia pneumatica (tiếng Latinh để chỉ cái bơm không khí được Robert Boyle phát minh), điều này giải thích tại sao trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh chẳng hạn, thông thường người ta gọi nó là bơm không khí.
Một điều thú vị là chưa có người nào có ý định đặt danh pháp Bayer phù hợp với độ sáng biểu kiến của chúng.
Không có truyện thần thoại nào gắn với Tức Đồng do Lacaille đã không tuân theo truyền thống lấy tên gọi từ các truyện thần thoại cho các chòm sao mới này và thay vào đó, chủ yếu lấy các tên gọi của các thiết bị hay công cụ sử dụng trong khoa học.
Các sao chủ yếu và tên gọi
Nguồn: The Bright Star Catalogue, tái bản lần thứ 5., The Hipparcos Catalogue, ESA SP-1200
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chòm sao phương nam |
13703 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Y%E1%BA%BFn | Thiên Yến | Chòm sao Thiên Yến 天燕 (tiếng Latinh: Apus) là một chòm sao mờ, nằm ở bầu trời phía nam, mà các nhà thiên văn học cổ đại đã không thể quan sát được. Chòm sao này là một trong số 12 chòm sao được Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman đặt ra trong khoảng những năm 1595 tới 1597, và nó lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách Uranometria của Johann Bayer năm 1603.
Tên gọi
Trong tiếng Việt, chòm Thiên Yến còn có tên Chim Trời. Trong tiếng Latinh, Apus có nghĩa là chim thiên đường hoặc chim yến. Tiếng tiếng Hy Lạp απους có nghĩa "không chân". Chim yến có bộ lông đẹp, nhưng đối với người bản địa chúng có đôi chân xấu xí, vì thế họ chặt bỏ chân chim, trước khi bán phần đẹp còn lại cho người châu Âu.
Các thiên thể đáng quan tâm
Danh sách các sao sáng nhất, nhìn thấy bằng mắt thường<ref>The Bright Star Catalogue, tái bản lần thứ 5</cite>, <cite>The Hipparcos Catalogue, ESA SP-1200</ref>
Chú thích
Liên kết ngoài
Peoria Astronomical Society - Apus
Chòm sao phương nam |
13705 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B2m%20sao | Chòm sao | Chòm sao là một nhóm các ngôi sao được người ta nhìn thấy trên bầu trời về ban đêm là gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó. Trong không gian ba chiều thì phần lớn các ngôi sao mà con người nhìn thấy là gần nhau thì lại không phải như vậy, chúng có rất ít quan hệ với nhau và có thể cách nhau rất xa. Loài người trong lịch sử phát triển của mình đã nghĩ ra các hình mẫu theo trí tưởng tượng để nhóm chúng lại thành các chòm sao.
Mảng sao (tiếng Anh: asterism) là những chòm sao mà rất nhiều người biết đến nhưng không được các nhà thiên văn hay Hiệp hội thiên văn quốc tế (viết tắt IAU) công nhận. Trong thuật ngữ của một số ngôn ngữ khác có sự phân biệt rõ ràng hơn trong tiếng Việt về cách gọi của từng trường hợp. Ví dụ: Trong tiếng Anh các chòm sao chính thức gọi là constellation còn các chòm sao "không chính thức" thì người ta gọi là asterism. Các ví dụ nổi tiếng nhất về chòm sao "không chính thức" trong tiếng Anh là The Plough (cái cày), tại Mỹ còn được gọi là Big Dipper, cho chòm sao Gấu lớn/Đại Hùng; Little Dipper cho chòm sao Gấu nhỏ/Tiểu Hùng...
Các ngôi sao trong một chòm sao, nói chung, rất ít khi có các quan hệ về mặt vật lý thiên thể đối với nhau; chúng chỉ xuất hiện cạnh nhau trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất và thông thường chúng cách xa nhau nhiều năm ánh sáng trong không gian. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với nhóm chuyển động Đại Hùng.
Việc nhóm các ngôi sao vào các chòm sao về bản chất là một sự tùy ý, và các nền văn hóa khác nhau có các chòm sao khác nhau, mặc dù một số chòm sao sáng nhất có xu hướng được lặp lại thường xuyên hơn trong các nền văn hóa đó, ví dụ, Lạp Hộ (Orion) và Thiên Yết (Scorpius).
Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) phân chia bầu trời thành 88 chòm sao chính thức với ranh giới chính xác, làm sao cho mọi hướng đều thuộc về chính xác một chòm sao. Trên bầu trời bắc bán cầu, có 47 chòm sao gắn liền với truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại, được truyền đến nay từ thời Trung Cổ, và chứa các biểu tượng của cung Hoàng Đạo.
Các ranh giới chòm sao được Eugène Delporte thảo ra năm 1930, và ông vạch chúng dọc theo các đường thẳng đứng và ngang của xích kinh và xích vĩ. Tuy nhiên, ông đã thực hiện điều này cho kỷ nguyên B1875.0, điều này có nghĩa là do tuế sai của các điểm phân thì các ranh giới trên các bản đồ sao hiện đại (ví dụ cho kỷ nguyên J2000) đã bị lệch đi một khoảng nhất định và nó không còn là các đường thẳng đứng hay ngang hoàn hảo nữa. Sự xiên lệch này sẽ tăng lên theo nhiều năm và thế kỷ sắp tới.
Các chòm sao thường được coi là điển hình hoặc thể hiện các công trình do con người tạo ra và thường đại diện cho các động vật, thần thoại hoặc thần linh, sinh vật huyền thoại hoặc các thiết bị được sản xuất.
Nguồn gốc thực sự cho những chòm sao sớm nhất có thể bắt nguồn từ thời tiền sử, những người sáng tạo đã sử dụng chúng để kể lại các câu chuyện quan trọng về niềm tin, kinh nghiệm, sáng tạo hoặc thần thoại của họ. Như vậy, các nền văn hoá và quốc gia khác nhau thường áp dụng các tập hợp các chòm sao của riêng mình, một số vẫn tồn tại vào đầu thế kỷ 20. Sự chấp nhận nhiều chòm sao đã thay đổi đáng kể qua nhiều thế kỷ. Nhiều chòm đã thay đổi về kích thước hoặc hình dáng, trong khi một số chòm trở nên nổi tiếng nhưng sau đó rơi vào cảnh tối tăm, hoặc những chòm khác chỉ được sử dụng bởi các nền văn hoá khác nhau hoặc các quốc gia đơn lẻ.
Ở bán cầu bắc, các chòm sao truyền thống phương Tây là bốn mươi tám mô hình cổ điển Hy Lạp, như đã nói trong cả tác phẩm Aratus được biết đến với tên Phenomena hay Almancest của Ptolemaios - mặc dù sự tồn tại thực sự của chúng có thể là trước những tên chòm sao này trong nhiều thế kỷ. Các chòm sao mới hơn ở bầu trời phía nam xa đã được thêm vào cuối thế kỷ 15 và giữa thế kỷ 18, khi các nhà thám hiểm châu Âu bắt đầu du hành tới bán cầu nam. Mười hai chòm sao quan trọng được gán cho hoàng đạo. Nguồn gốc của hoàng đạo có thể trở lại thời tiền sử, những đơn vị chiêm tinh đã trở nên nổi bật khoảng 400 TCN trong thiên văn học Babylon hay Chaldean.
Trên cơ sở nhu cầu thiên văn quan trọng cần chính thức xác định vị trí của tất cả các vật thể bầu trời trên toàn bộ bầu trời, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) đã phê chuẩn và công nhận 88 chòm sao hiện đại năm 1928. Do đó, bất kỳ điểm nào trong một hệ tọa độ thiên thể giờ đây có thể được rõ ràng được chỉ định cho bất kỳ chòm sao hiện đại nào. Hơn nữa, nhiều hệ thống đặt tên thiên văn cho chòm sao mà một vật thể thiên thể nào đó được tìm thấy cùng với một cái tên để truyền đạt một ý tưởng gần đúng về vị trí của nó trên bầu trời. ví dụ. Tên gọi Flamsteed cho các ngôi sao sáng bao gồm một số và dạng liên kết của tên chòm sao.
Chòm sao thời hạn cũng có thể đề cập đến các ngôi sao bên trong hoặc xuyên qua các ranh giới của chòm sao. Các nhóm sao nổi bật không hình thành nên những chòm sao hiện đại thường được gọi là những sao chổi. ví dụ. Các Pleiades, Hyades, False Cross, hoặc Venus 'Mirror trong chòm Lạp Hộ.
Tên gọi
Từ "chòm sao" dường như đến từ cōnstellātiō của tiếng Latinh, có thể dịch là "bộ sao", và được sử dụng bằng tiếng Anh trong thế kỷ 14. Từ Hy Lạp cổ đại cho chòm sao là "ἄστρον". Một ý nghĩa thiên văn học hiện đại hơn về thuật ngữ "chòm sao" chỉ đơn giản là một mẫu hình có thể nhận biết được của những ngôi sao mà sự xuất hiện của nó có liên quan đến các nhân vật thần thoại hoặc sinh vật, hoặc động vật trên đất liền, hoặc các vật thể. Nó cũng có thể biểu thị cụ thể các chòm sao tên được công nhận chính thức cho 88 chòm sao được sử dụng ngày nay.
Cách sử dụng thông thường không tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa "chòm sao" hay "asterisms" nhỏ (kiểu sao), nhưng hiện đại chấp nhận các chòm sao thiên văn sử dụng một sự phân biệt như vậy. Ví dụ, các Pleiades và Hyades là cả hai asterisms (mảng sao), và mỗi trong chúng đều nằm trong các ranh giới của chòm sao Kim Ngưu. Một ví dụ khác được biết đến như Big Dipper (Hoa Kỳ) hoặc The Plough (Anh) bao gồm bảy ngôi sao sáng nhất trong khu vực của chòm sao Đại Hùng được IAU xác định. Ở phía nam của False Cross, asterism bao gồm các phần của chòm sao Thuyền Để và Thuyền Phàm.
Thuật ngữ cụm sao circumpolar được sử dụng cho bất kỳ chòm sao nào, từ một vĩ độ cụ thể trên Trái Đất, không bao giờ nằm dưới chân trời. Từ Bắc cực hoặc Nam cực, tất cả các chòm sao nam hay bắc của xích đạo trời là các chòm sao tròn. Tùy thuộc vào định nghĩa, các chòm sao xích đạo có thể bao gồm các chòm sao nằm trong khoảng 45 ° bắc và 45 ° Nam hoặc những con đường đi qua dải phân cách của hoàng đạo hay hoàng đạo, nằm giữa 23½ ° bắc, đường xích đạo và 23½ ° nam.
Mặc dù các ngôi sao trong chòm sao xuất hiện gần nhau trên bầu trời, chúng thường nằm ở một khoảng cách xa người quan sát. Vì sao cũng di chuyển dọc theo quỹ đạo của chúng qua Ngân Hà, chòm sao này phác hoạ thay đổi theo thời gian. Sau hàng chục đến hàng trăm ngàn năm, đường nét quen thuộc của họ dần dần trở nên không thể nhận ra được. Các nhà thiên văn học có thể dự đoán các chòm sao trong quá khứ hoặc tương lai bằng cách đo các ngôi sao riêng biệt của họ thông thường chuyển động thích hợp hoặc cpm. bằng phép đo chính xác chính xác và vận tốc xuyên tâm của chúng bằng quang phổ thiên văn.
Lịch sử của những chòm sao ban đầu
Bằng chứng tiên phong sớm nhất cho các chòm sao đến từ những viên đá được khắc và những viên nén bằng đất sét được đào lên ở Mesopotamia (trong thời hiện đại của Iraq) có niên đại từ năm 3000 TCN. Có vẻ như phần lớn các chòm sao Mesopotamian được tạo ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn từ khoảng 1300 đến 1000 TCN. Những nhóm này xuất hiện sau đó trong nhiều chòm sao Hy Lạp cổ điển.
Các chòm sao trong cổ đại gần phía Đông.
Máy tính bảng của Babylon ghi lại Sao chổi Halley vào năm 164 TCN.
Người Babylon là những người đầu tiên nhận ra rằng các hiện tượng thiên văn là định kỳ và áp dụng toán học vào các tiên đoán của chúng. Các danh mục sao của Babylon cổ nhất về sao và chòm sao bắt đầu từ thời Trung Cổ, đặc biệt là Ba Sao Mỗi văn bản và MUL.APIN, một phiên bản được mở rộng và sửa đổi dựa trên sự quan sát chính xác hơn từ khoảng năm 1000 TCN. Tuy nhiên, nhiều tên Sumer trong các catalog này cho thấy rằng chúng được xây dựng dựa trên những truyền thống của Sumer trong thời Bronze.
Zodiac cổ điển là một sản phẩm của một sửa đổi của hệ thống Old Babylon trong sau Neo-Babylon thiên văn học thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Kiến thức về hoàng đạo Neo-Babylon cũng được phản ánh trong Kinh thánh Hebrew. EW Bullinger giải thích các sinh vật xuất hiện trong sách của Ezekiel (và từ đó trong Khải huyền) là dấu hiệu trung bình của bốn phần tư Zodiac, với Sư tử như Leo, Con bò như Taurus, Người đại diện cho Aquarius và chim ưng đứng trong Scorpio. Sách Giảng dạy Kinh thánh cũng đề cập đến một số chòm sao, bao gồm עיש 'Ayish' bier ", כסיל chesil" fool "và כימה chimah" heap "(Gióp 9: 9, 38: 31-32), được gọi là" Arcturus, Orion và Pleiades "của KJV, nhưng" Ayish "là" thực tế "tương ứng với Ursa Major [18]. Thuật ngữ Mazzaroth מַזָּרוֹת, một legomen hapax trong Gióp 38:32, có thể là từ tiếng Do Thái cho các chòm sao hoàng đạo.
Người Hy Lạp đã áp dụng hệ thống Babylon vào thế kỷ 4 trước Công nguyên. Tổng cộng có 20 chòm sao Ptolemaic được tiếp tục trực tiếp từ Cận Đông cổ đại. Một mười khác có cùng một ngôi sao nhưng khác tên.
Các chòm sao trong cổ đại Cổ tích
Biểu đồ sao của Ai Cập cổ đại và đồng hồ decanal trên trần từ ngôi mộ Senenmut.
Chỉ có một số thông tin hạn chế về chòm sao người Hy Lạp bản địa, với một số bằng chứng phân mảnh được tìm thấy trong Tác phẩm và Những ngày của nhà thơ Hy Lạp Hesiod, người đã đề cập đến "thiên thể". Thiên văn học Hy Lạp chủ yếu sử dụng hệ thống Babylon cũ hơn trong kỷ nguyên Hellenistic, lần đầu tiên được giới thiệu đến Hy Lạp bởi Eudoxus của Cnidus vào thế kỷ 4 trước Công nguyên. Tác phẩm gốc của Eudoxus bị mất, nhưng nó vẫn tồn tại như là một phiên dịch của Aratus, có niên đại vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các tác phẩm hoàn chỉnh nhất hiện có liên quan đến nguồn gốc huyền thoại của các chòm sao là do nhà văn Hellenistic gọi là pseudo-Eratosthenes và một nhà văn La Mã cổ đại theo kiểu pseudo-Hyginus. Cơ sở của thiên văn học phương Tây như đã được giảng dạy trong thời cổ đại muộn và cho đến giai đoạn đầu hiện đại là Almagest của Ptolemaios, được viết vào thế kỷ thứ 2.
Trong Vương quốc Ptolemaic, truyền thống Ai Cập truyền thống của nhân vật nhân tạo đại diện cho các hành tinh, sao và các chòm sao khác nhau. Một số đã được kết hợp với các hệ thống thiên văn Hy Lạp và Babylon, đỉnh điểm là Zodiac of Dendera, nhưng nó vẫn không rõ ràng khi điều này xảy ra, nhưng hầu hết đã được đặt trong thời kỳ La Mã từ 2 đến 4 thế kỷ. Các hình ảnh cổ nhất được biết đến của hoàng đạo cho thấy tất cả các chòm sao quen thuộc hiện nay, cùng với một số Constellations Ai Cập, Decans và Planets. Almagest của Ptolemaios vẫn là định nghĩa tiêu chuẩn của các chòm sao trong thời kỳ Trung cổ ở châu Âu và trong thiên văn học Hồi giáo.
Các chòm sao ở Trung Quốc cổ đại
Bản đồ sao Trung Quốc với một phép chiếu hình trụ (Su Song)
Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại đã có một truyền thống lâu đời trong việc quan sát chính xác các hiện tượng trên bầu trời. Các ngôi sao sau đó được phân loại trong 28 biệt thự đã được tìm thấy trên xương oracle được khai quật ở Anyang, có niên đại từ thời trung cổ Shang. Những chòm sao Trung Quốc này là một trong những cấu trúc quan trọng nhất và cũng là cổ nhất trên bầu trời Trung Quốc, được chứng thực từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Sự tương đồng với danh mục sao của Babylon (Sumerian) sớm nhất cho thấy hệ thống Trung Quốc cổ đại không phát sinh độc lập.
Thiên văn học cổ điển của Trung Quốc được ghi lại trong thời kỳ Hán và xuất hiện dưới dạng ba trường học, được cho là do các nhà thiên văn học của thời kỳ Chiến Quốc. Các chòm sao của ba trường được đưa vào một hệ thống duy nhất bởi Chen Zhuo, nhà thiên văn học của thế kỷ thứ 3 (thời kỳ Tam Quốc). Tác phẩm của Chen Zhuo đã bị mất, nhưng thông tin về hệ thống chòm sao vẫn tồn tại trong các bản ghi thời Tang, đặc biệt là bởi Qutan Xida. Biểu đồ sao Trung Quốc còn tồn tại lâu đời nhất vào khoảng thời gian đó và được giữ nguyên như là một phần của các bản thảo Dunhuang Manuscripts. Thiên văn học bản địa của Trung Quốc phát triển mạnh trong thời nhà Tống, và trong triều đại nhà Nguyên ngày càng bị ảnh hưởng bởi thiên văn học Hồi giáo thời trung cổ (xem Luận thuyết về Chiêm tinh học của kỷ nguyên Kaiyuan). Khi các bản đồ được chuẩn bị trong giai đoạn này trên các đường dây khoa học nhiều hơn, chúng được coi là đáng tin cậy hơn.
Một bản đồ nổi tiếng được chuẩn bị trong thời kỳ Sông là Sơ đồ Thiên văn Tô Châu chuẩn bị với các chạm khắc của hầu hết các ngôi sao trên bầu trời quy mô của bầu trời Trung Quốc trên một tấm đá; nó được thực hiện chính xác dựa trên quan sát và có suprnova của năm 1054 trong Taurus khắc trên nó.
Ảnh hưởng bởi thiên văn học châu Âu vào cuối triều đại nhà Minh, nhiều ngôi sao được mô tả trên các bảng xếp hạng nhưng giữ lại các chòm sao truyền thống; các ngôi sao mới được quan sát được kết hợp như các sao bổ sung trong các chòm sao cũ ở bầu trời phía Nam, không mô tả bất kỳ ngôi sao truyền thống nào được ghi lại bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại. Những cải tiến khác được thực hiện trong phần sau của triều đại nhà Minh do Xu Guangqi và Johann Adam Schall von Bell,người Đức và được ghi lại ở Chongzhen Lishu (Bài báo về lịch sử Chongzhen, 1628). Bản đồ sao Trung Quốc truyền thống kết hợp 23 chòm sao mới với 125 sao của bán cầu nam trên bầu trời dựa trên kiến thức về các biểu đồ sao phương Tây; với sự cải thiện này, bầu trời Trung Quốc được lồng ghép với thiên văn học thế giới.
Thiên văn học hiện đại xuất hiện sớm
Về mặt lịch sử, các chòm sao trên bầu trời có thể được chia thành hai vùng; cụ thể là bầu trời phía bắc và phía Nam, có nguồn gốc khác biệt rõ rệt. Vùng bầu trời hướng bắc có các chòm sao mà hầu hết đã tồn tại kể từ thời cổ đại, những tên gọi thông thường dựa trên thần thoại Hy Lạp cổ hay những người có nguồn gốc thực sự đã bị mất. Bằng chứng về các chòm sao này đã tồn tại dưới dạng các biểu đồ sao, có tính đại diện lâu đời nhất xuất hiện trên một bức tượng được gọi là Atlas Farnese, gợi ý dựa trên danh mục sao của nhà thiên văn Hy Lạp Hipparchus. Các chòm sao ở vùng bầu trời hướng nam là những phát minh hiện đại hơn, được tạo ra như các chòm sao mới hoặc trở thành các chòm sao thay thế cho chòm sao cổ xưa (điển hình như Argo Navis). Một số chòm sao ở bầu trời phía nam đã trở nên lỗi thời hoặc đã mở rộng các tên gọi mà đã được viết tắt thành các dạng có thể sử dụng được nhiều hơn nữa (ví dụ Musca Australis trở nên đơn giản chỉ là Musca).
Tuy nhiên, tất cả các chòm sao mới chưa bao giờ được chấp nhận rộng rãi, mà cách sử dụng trở nên phổ biến dựa trên nền văn hoá hoặc từng quốc gia. Việc xác định mỗi chòm sao và các ngôi sao được gán với chúng cũng có sự khác biệt đáng kể về kích thước và hình dạng, những ranh giới tùy ý của nó thường dẫn tới sự nhầm lẫn giữa các thiên thể. Trước khi các ranh giới chòm sao được định nghĩa bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) vào năm 1930, chúng xuất hiện như các vùng bầu trời bao bọc đơn giản.
Ngày nay họ dựa theo các đường lối được định danh chính thức xác nhận về xích kinh và xích vĩ phải dựa trên những điều mà Benjamin Gould định nghĩa ở phần 1875.0 trong danh mục sao của ông gọi là Uranometria Argentina.
Kể từ khi phát minh kính viễn vọng quang học, các nhà thiên văn học đã tìm thấy sự cần thiết phải sắp xếp các thiên thể, những kiến thức của họ có thể được sử dụng cho mục đích điều hướng hoặc về thiên văn, và điều này đòi hỏi phải có những định nghĩa về chòm sao và các ranh giới của chúng. Những thay đổi này cũng đã gán các ngôi sao trong mỗi chòm sao, như lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1603 bởi Johann Bayer trong tập bản đồ sao Uranometria bằng cách sử dụng hai mươi bốn chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp. Các bản đồ sao sau đó được xác định dựa theo bản đồ quả địa cầu dẫn tới sự phát triển của các chòm sao hiện đại đã được chấp nhận.
Nguồn gốc của các chòm sao hướng nam
Phần lớn bầu trời hướng nam gần với xích vĩ khoảng -65 độ không được quan sát thấy từ bán cầu bắc và chỉ được biên mục một phần bởi các nhà thiên văn học Babylon cổ, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc và Ba Tư. Kiến thức về các nền sao ở bầu trời hướng bắc và nam đã phân định trở lại vào thời cổ đại, chủ yếu là những cuốn tiểu thuyết về những thủy thủ Phoenicia sau này: như cuộc thám hiểm của tàu tuần dương châu Phi được đưa ra bởi Pharaoh Necho II vào năm 600 Trước Công nguyên hay là của Hanno the Navigator vào năm 500 Trước Công nguyên. Tuy nhiên, phần lớn kiến thức về những nguồn gốc cổ xưa này chắc chắn sẽ không thể phục hồi và mất đi mãi mãi với sự tàn phá của Thư viện Alexandria.
Lịch sử thực tế về các chòm sao hướng nam vẫn không dứt khoát hay thẳng thắn về phía trước. Nhiều nước đã thông qua hoặc đặt những tên gọi khác nhau hoặc đã sử dụng các ngôi sao khác nhau để xác định chúng. Hầu hết các dạng chòm sao ban đầu này chỉ là những điều tò mò về những người quý tộc hay những nhà tài trợ, nhưng chỉ trở nên quan trọng đối với những người đi biển vào thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, những người bắt đầu hành trình qua các đại dương phía nam bằng cách sử dụng các ngôi sao để điều hướng đường đi trong ngành thiên văn hàng hải. Các nhà thám hiểm người Ý đã ghi lại những chòm sao hướng nam mới gồm Andrea Corsali, Antonio Pigafetta, Amerigo Vespucci.
Nhiều trong số 88 chòm sao IAU ở khu vực này đã xuất hiện trên các quả cầu thiên thể và được Petrus Plancius thông qua vào cuối thế kỷ 16, chủ yếu dựa trên các quan sát của hai nhà hàng hải người Hà Lan Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman, và họ đã thêm 15 chòm sao vào cuối thế kỷ XVI. Một số chòm sao khác nữa được bổ sung bởi Petrus Plancius bao gồm: Thiên Yến, Yển Diên, Thiên Cáp, Kiếm Ngư, Thiên Hạc, Thủy Xà, Ấn Đệ An, Thương Dăng, Khổng Tước, Phượng Hoàng, Nam Tam Giác, Đỗ Quyên và Phi Ngư. Tuy nhiên, hầu hết các chòm sao ban đầu chỉ chính thức xuất hiện trong một thế kỷ sau khi chúng được phát hiện ra, và được Johann Bayer mô tả trong cuốn bản đồ sao Uranometria của ông vào năm 1603. Mười bảy chòm sao khác được phát hiện vào năm 1763 bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille, xuất hiện trong cuốn danh mục sao được xuất bản vào năm 1756.
Một số đề xuất hiện đại khác không mấy thành công. Ví dụ, chòm sao cổ điển quá lớn Argo Navis được chia thành ba phần chòm sao riêng biệt của Lacaille (Thuyền Để, Thuyền Vĩ và Thuyền Phàm), tạo thuận lợi cho những người lập bản đồ sao. Các nhà thiên văn học khác bao gồm Pierre Lemonnier và Joseph Lalande người Pháp, những người bổ sung từng được biết đến, nhưng từ đó đã bị lãng quên. Đối với các chòm sao hướng bắc, một ví dụ là Quadrans Muralis cùng tên với trận mưa sao băng Quadrantids, bây giờ đã được phân chia giữa chòm sao Mục Phu và Thiên Long.
88 chòm sao hiện đại
Danh sách 88 chòm sao hiện tại được công nhận bởi Liên minh Thiên văn Quốc tế từ năm 1922 dựa trên số 48 được liệt kê bởi Ptolemaios ở Almagest của ông vào thế kỷ thứ 2, với những sửa đổi và bổ sung hiện đại (điều quan trọng nhất là giới thiệu các chòm sao bao gồm các phần của bầu trời phía nam không rõ Ptolemaios) của Petrus Plancius (1592, 1597/98 và 1613), Johannes Hevelius (1690) và Nicolas Louis de Lacaille (1763), đã đặt tên cho 14 chòm sao và đổi tên thành một thứ mười lăm. De Lacaille đã nghiên cứu các ngôi sao ở bán cầu nam từ năm 1750 cho đến năm 1754 từ Mũi Hảo Vọng, khi ông nói rằng đã quan sát được hơn 10.000 ngôi sao sử dụng kính thiên văn khúc xạ 13 inch. Năm 1922, Henry Norris Russell đã hỗ trợ IAU (Liên minh Thiên văn Quốc tế) chia vương thiên cầu thành 88 chòm sao chính thức; Trước đó, danh sách 48 chòm sao của Ptolemaios với nhiều sự bổ sung của các nhà thiên văn châu Âu đã chiếm ưu thế. Tuy nhiên, các đơn vị này không có đường biên rõ ràng giữa chúng. Chỉ đến năm 1930 Eugene Delporte, nhà thiên văn học Bỉ đã tạo ra một bản đồ có thẩm quyền phân định các khu vực bầu trời dưới các chòm sao khác nhau. Nếu có thể, những chòm sao hiện đại này thường chia sẻ tên của những người tiền nhiệm Graeco-Roman, chẳng hạn như Orion, Leo hoặc Scorpius. Mục đích của hệ thống này là lập bản đồ khu vực, tức là phân chia bầu trời thành các vùng tiếp giáp. Trong số 88 chòm sao hiện đại, 36 nằm chủ yếu ở bầu trời phía Bắc, và 52 phần khác chủ yếu ở phía nam. Vào năm 1930, Eugène Delporte đã hoạch định ranh giới giữa 88 chòm sao theo các đường dọc và ngang của sự thăng thiên và sự suy thoái phải. Tuy nhiên, dữ liệu ông sử dụng bắt nguồn từ kỷ nguyên B1875.0, đó là khi Benjamin A. Gould lần đầu tiên đưa ra đề xuất của mình để chỉ ra các ranh giới cho bầu trời, một đề xuất mà Delporte sẽ dựa vào công việc của ông. Hậu quả của ngày đầu tiên này là do sự dồn dập của thời đại, biên giới trên một bản đồ sao hiện đại, chẳng hạn như kỷ nguyên J2000, đã hơi lệch và không còn theo chiều dọc hoặc ngang nữa. Hiệu quả này sẽ tăng lên qua nhiều năm và nhiều thế kỷ tới.
Chòm sao đám mây tối
Great Rift, một loạt các đốm tối ở Dải Ngân hà, có thể nhìn thấy rõ hơn và nổi bật ở bán cầu nam hơn ở phía bắc. Nó sống động nổi bật khi các điều kiện khác tối tăm đến mức khu vực trung tâm của Dải Ngân hà chiếu bóng trên mặt đất. Một số nền văn hoá đã phân biệt được hình dạng trong những mảng vá này và đặt tên cho những "chòm sao đám mây đen". Các thành viên của nền văn minh Inca đã xác định được các vùng tối khác nhau hoặc tinh vân đen trong Dải Ngân hà như là động vật và liên kết sự xuất hiện của chúng với những cơn mưa theo mùa. Thiên văn thổ dân Úc cũng mô tả các chòm sao đám mây đen, nổi tiếng nhất là "emu trên bầu trời" có đầu được hình thành bởi Coalsack, một tinh vân đen thay vì các ngôi sao.
Lịch sử các chòm sao
Danh sách hiện tại dựa trên các danh sách của nhà thiên văn học La Mã là Claudius Ptolemaios, là người sống ở Alexandria, Ai Cập. Lưu ý là nhà thiên văn Claudius Ptolemaios, không có quan hệ gì tới các vua của Ai Cập mà người Hy Lạp gọi là Ptolemaios. (Xem thêm Triều đại Ptolemaios.)
Sau này, theo dòng chảy lịch sử người ta đã bổ sung thêm vào danh sách này để làm đầy các lỗ hổng trong các mô hình của Ptolemaios. Người Hy Lạp cho rằng bầu trời bao gồm các chòm sao và các khoảng không lờ mờ giữa chúng. Nhưng các danh mục sao của thời kỳ Phục hưng do Johann Bayer và John Flamsteed tạo ra đã đòi hỏi mọi ngôi sao phải thuộc về một chòm sao nào đó, và số lượng các ngôi sao có thể nhìn thấy trong chòm sao cần phải nhỏ vừa phải.
Mười hai chòm sao trên bầu trời nam bán cầu thì người Hy Lạp đã không thể quan sát được, và chúng đã được các nhà hàng hải người Hà Lan Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman đưa thêm vào trong thế kỷ 16 và lần đầu tiên được Johann Bayer lập danh mục.
Các chòm sao được đề nghị khác mà không bị chia cắt nổi tiếng nhất là Quadrans Muralis (hiện nay là một phần của Mục Phu (Boötes) trong đó các sao băng Quadrantid được đặt tên. Ngoài ra chòm sao cổ đại Argo Navis là quá lớn và đã bị chia nhỏ thành các chòm sao khác nhau, để thuận tiện cho những người lập bản đồ sao.
Tên gọi của các ngôi sao
Tất cả các tên gọi khoa học của các chòm sao hiện đại là các tên gọi hay các từ Latinh chính xác, và một số ngôi sao được đặt tên theo sở hữu cách của chòm sao mà chúng nằm bên trong. Sở hữu cách được tạo ra bằng cách sử dụng các quy tắc thông thường của ngữ pháp Latinh, và đối với các sở hữu cách đặc biệt của ngôn ngữ này thì không thể đoán trước và cần phải ghi nhớ. Một số ví dụ bao gồm: Aries → Arietis; Taurus → Tauri; Gemini → Geminorum; Virgo → Virginis; Libra → Librae; Pisces → Piscium; Lepus → Leporis.
Các tên gọi này bao gồm các danh pháp Bayer như Alpha Centauri, các danh pháp Flamsteed như 61 Cygni, và các danh pháp cho sao biến thể như RR Lyrae. Tuy nhiên, nhiều ngôi sao mờ hơn sẽ chỉ có số chỉ định trong danh mục (trong các loại danh mục sao khác nhau) mà không kết hợp với tên của chòm sao.
Để có thêm thông tin về các tên gọi cho các ngôi sao, xem thêm Tên gọi của sao và danh sách sao theo chòm sao.
Xem thêm
Danh sách các chòm sao
Danh sách các chòm sao theo khu vực
Chòm sao của người Trung Quốc
Tham khảo
Liên kết ngoài
Các chòm sao
Tập bản đồ hình ảnh các chòm sao
Bầu trời Giả lập không gian 3D thời gian thực miễn phí (bằng OpenGL)
Các chòm sao Chương trình biểu diễn bầu trời thời gian thực (bằng OpenGL)
Các tập tin của Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg về các ranh giới các chòm sao chính thức của IAU
Các biểu đồ bầu trời
Danh sách các chòm sao
Các bài báo về các chòm sao
Các biểu đồ đầy đủ về các chòm sao có sự tương đồng với tên gọi của chúng
Các hình ảnh về các chòm sao
Tử vi
Lịch sử thiên văn học |
13706 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Henry%20Bessemer | Henry Bessemer | Henry Bessemer (Henry Bét-xơ-me, hoặc Bét-xmơ theo tiếng Anh) sinh ngày 19 tháng 1 năm 1813, mất ngày 15 tháng 3 năm 1898,là một kĩ sư,nhà phát minh nổi tiếng người Anh, sinh ra tại Charlton (một quận ở Luân Đôn,thủ đô nước Anh).
Cả cuộc đời ông có hơn 100 phát minh, trong đó nổi bật nhất là phát minh ra phương pháp luyện thép mang tên ông-phương pháp Bessemer. Mặc dù phương pháp này không còn được dùng trong sản xuất thương mại, nhưng vào thời điểm được phát minh, nó là quan trọng đối với công nghiệp bởi vì nó làm hạ giá thành của thép, dẫn tới việc thép thay thế một cách rộng rãi cho các vật liệu khác, vốn thua kém nó về mọi mặt, ngoại trừ vấn đề giá cả. Sự quan tâm của Bassemer đối với các vấn đề trong sản xuất thép nhằm thực hiện các cải tiến trong việc chế tạo súng ống. Ông đã kết luận rằng muốn có các tiến bộ trong pháo binh thì vật liệu cần phải tốt hơn. Ông đã tạo ra một nhà xưởng sắt ở St Pancras và tiến hành một loạt các thí nghiệm. Ông đã tiến hành các thực nghiệm này trong 2 năm cho đến khi rút ra ý tưởng chủ đạo của phương pháp của ông là khử cacbon trong gang bằng cách thổi luồng không khí vào khối sắt trong khi nó ở dạng nóng chảy. Ấn phẩm đầu tiên về phương pháp này được công bố trong cuộc họp của Hội đồng Anh ở Cheltenham năm 1856, và thu hút nhiều sự chú ý. Nhiều nhà luyện kim vẫn còn nghi ngại về các nền tảng lý thuyết trong kết quả của ông, và chỉ thực sự bị thuyết phục khi nhìn thấy quá trình chuyển hóa gang thành những miếng sắt có thể dát mỏng trong dạng thể lỏng hoàn toàn.
Sau khi phát minh được công nhận, có 5 nhà đầu tư xin cấp giấy phép để sản xuất theo phương pháp của ông; nhưng sau khi nhiều nhà luyện kim áp dụng sản xuất thực tế thì không thành công. Tác giả của phát minh không bị thất vọng; ông vẫn tiếp tục các thực nghiệm, và trong 2 năm tiếp theo ông đưa ra sản phẩm, lần này thì chất lượng không kém như các phương pháp trước. Nhưng khi ông liên hệ đến các nhà sản xuất về sản phẩm đã được nâng cấp thì luôn bị từ chối. Cuối cùng ông tự sản xuất lấy thép của mình. Ông dựng lên xưởng thép ở Sheffield, trên nền đất mua bằng tiền mượn của bạn ông và bắt đầu sản xuất thép. Ban đầu, lợi nhuận khá nhỏ nhưng dần dần thì tầm vóc sản xuất mở rộng cho đến khi sự cạnh tranh bắt đầu hiệu quả. Các nhà kinh doanh thép nhận thức công ty của Bessemer bán rẻ hơn tới £20 trên một tấn thép. Bessemer đã thu lợi hàng triệu bảng Anh, từ tiền bản quyền công nghệ của ông.
Các sáng chế với giá trị tiền quản quyền lớn như thế không tránh được sự chỉ trích. Tuy nhiên Bessemer đã may mắn thoát khỏi các kiện tụng. Ông đã mua toàn bộ quyền của một người sáng chế và trong trường hợp khác, ông tránh được lo âu khi sáng chế này đã được chuyển giao từ năm 1859 mà không cần trả tiền. Trong giai đoạn đầu ông đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất thép theo công nghệ của mình, trong các giấy phép đầu tiên mà ông cấp để sản xuất thép theo phương pháp đó ông đã nói tới điều này. Các thử nghiệm ông đã làm với quặng sắt ở South Wales thất bại vì thép không thể cán mỏng. Goransson, một người sản xuất thép ở Thụy Điển, sử dụng gang và than củi của nước này, là người sản xuất thành công đầu tiên dùng phương pháp này, nhưng thành công chỉ có được sau nhiều thử nghiệm; kết quả của ông này đã gợi ý cho Bessemer trong việc thử dùng sắt nguyên chất hơn có được từ quặng hêmatit ở Cumberland, nhưng ngay với điều này ông cũng không thu được thành công đáng kể cho đến khi Robert Mushet chỉ ra rằng thêm một lượng đáng kể gang kính (gang chứa mangan) vào quy trình giúp tháo gỡ các khó khăn.
Các sáng chế của Mushet có đáng được duy trì hay không, giá trị của nó chỉ được thể hiện khi áp dụng cùng với phương pháp Bessemer. Ngoài ra, sự tiện lợi từ phát minh của Mushet không thực sự cần thiết; như Bessemer đã chứng thực 1865, bằng cách trưng bày một loạt các mẫu thép được chế tạo duy nhất chỉ nhờ phương pháp của ông.
Trong các phát minh của Bessemer thì không có phát minh nào có sự thành công bằng phương pháp sản xuất thép mang tên ông. Các phát minh khác là in tem, sơn vàng, máy ép đường và tàu thủy giúp hành khách không bị say sóng. Phát minh cuối cùng giúp thuyền bè có thêm cabin, luôn được giữ thăng bằng, dẫu cho sóng có to. Đó là nhờ cấu trúc thủy động học trong thiết kế của Bessemer luôn cố tạo ra lực phản lại các tác động làm mất căng bằng. Tàu mang tên Bessemer, được xây dựng trên dự án này năm 1875 và được đưa vào phục vụ vượt eo biển đến Calais, những hệ thống chống lắc của cabin tỏ ra không hiệu quả khi đưa vào thực tế và bị vĩnh viễn loại bỏ.
Sau khi phát minh về phương pháp sản xuất thép của ông được áp dụng rộng rãi, Bessemer không chỉ nhận tiền thưởng đến nhanh chóng, mà còn được Hội Khoa học Hoàng gia Anh công nhận là thành viên và ông còn được ban tặng tước hiệu hiệp sĩ (knight) năm 1879. Ông mất ở Denmark Hill, Luân Đôn.
Xem thêm
William Kelly
Tham khảo
Sir Henry Bessemer F.R.S An Autobiography (1989) ISBN 0-901462-49-7
Liên kết ngoài
Tiểu sử Bessember
Kỹ thuật cơ khí
Kỹ sư Anh
Nhà phát minh Anh
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
Hội viên Hội Hoàng gia
Sinh năm 1813
Mất năm 1898
Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia |
13713 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20sinh%20h%E1%BB%8Dc | Lý sinh học | Lý sinh học (hay vật lý sinh học) là môn khoa học liên ngành, ứng dụng lý thuyết và phương pháp của khoa học vật lý vào các vấn đề sinh học.
Lý sinh học ngày nay bao gồm các nghiên cứu sinh học chuyên biệt, không chia sẻ chung một yếu tố định danh và ngành học này cũng không phụ thuộc vào một định nghĩa rõ ràng, chính xác. Phạm vi nghiên cứu của lý sinh học trải từ so sánh chuỗi đến mạng thần kinh. Trong những năm gần đây, lý sinh học còn nghiên cứu đến chế tạo chi cơ học và thiết bị nano để điều hoà chức năng sinh học. Ngày nay các nghiên cứu đó thường được xem là thuộc về lĩnh vực tương ứng của công nghệ sinh học và công nghệ nano.
Tổng quan
Nghiên cứu truyền thống trong sinh học được tiến hành bằng các thí nghiệm tổng thể thống kê (statistical ensemble), dùng nồng độ mol của các đại phân tử. Vì các phân tử bên trong tế bào sống có số lượng ít, các kỹ thuật như khuếch đại PCR, thấm gel (gel blotting), gắn kết huỳnh quang và nhuộm in vivo được dùng để có thể xem kết quả thí nghiệm bằng mắt thường hoặc, it nhất, với thiết bị phóng đại quang học. Bằng các kỹ thuật này, nhà sinh học cố gắng làm sáng tỏ hệ thống tương tác phức tạp tạo ra các tiến trình cho sự sống. Lý sinh học cũng quan tâm đến những vấn đề tương tự trong sinh học, nhưng đặt ở mức độ một phân tử (nghĩa là số Reynolds thấp). Bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ thuật thí nghiệm từ nhiều chuyên ngành, nhà lý sinh có thể quan sát gián tiếp hoặc mô hình hoá cấu trúc và tương tác của từng phân tử hay phức hợp phân tử.
Lý sinh học thường không có bộ môn riêng ở cấp đại học, mà hiện diện như là nhóm liên bộ môn giữa các lĩnh vực sinh học, sinh hoá học, hoá học, khoa học máy tính, toán học, y học, dược học, sinh lý học, vật lý học và khoa học thần kinh.
Các chủ đề trong lý sinh học và các lĩnh vực liên quan
Vận động động vật
Lý sinh tế bào
Kênh ion, thụ thể xuyên màng và chất chuyên chở phân tử
Điện sinh lý học
Màng tế bào
Năng lượng sinh học
Vận động phân tử
Cơ và co cơ
Axit nucleic
Quang sinh vật lý và sinh photon học
Protein
Lắp ráp siêu phân tử
Quang phổ học, kỹ thuật hình ảnh, v.v.
Khoa học thần kinh hệ thống (systems neuroscience)
Mã hoá thần kinh (neural encoding)
Sinh cơ học (bionics)
Màng polysulfur
Các nhà lý sinh học nổi tiếng
Luigi Galvani, nhà phát minh điện sinh học
Hermann von Helmholtz, người đầu tiên đo vận tốc xung thần kinh
Alan Hodgkin & Andrew Huxley, đưa ra các hiểu biết hiện đại về xung thần kinh
Georg von Békésy, nghiên cứu tai người
Bernard Katz, khám phá cách thức hoạt động của synapse
Maurice Wilkins & Rosalind Franklin, tiên phong trong tinh thể học DNA
Francis Crick, đồng phát minh cấu trúc DNA và mã di truyền
Max Perutz & John Kendrew, tiên phong trong tinh thể học protein
Các nhà lý sinh học đáng chú ý khác
Adolf Eugen Fick, đưa ra định luật khuếch tán Fick và phương phá đo cung lương tim
Howard Berg, miêu tả tính hoá hướng động của vi khuẩn
Carlos Bustamante, nổi tiếng trong lĩnh vực sinh vật lý đơn phân tử liên quan đến vận động phân tử và vật lý polymer sinh học
Friedrich Dessauer, nghiên cứu về phóng xạ, đặc biệt là tia X
Walter Friedrich
Boris Rajewsky
Mikhail Volkenshtein, Revaz Dogonadze & Zurab Urushadze, tác giả của Mô hình (Vật lý) Cơ học lượng tử của xúc tác enzyme
John P. Wikswo, nghiên cứu về sinh học từ (biomagnetism)
Douglas Warrick, nghiên cứu về sự bay của chim (hummingbird và bồ câu)
Tham khảo
Perutz M.F. Proteins and Nucleic Acids, Elsevier, Amsterdam, 1962
Dogonadze R.R. and Urushadze Z.D. Semi-Classical Method of Calculation of Rates of Chemical Reactions Proceeding in Polar Liquids.- J.Electroanal.Chem., 32, 1971, pp. 235–245
Volkenshtein M.V., Dogonadze R.R., Madumarov A.K., Urushadze Z.D. and Kharkats Yu.I. Theory of Enzyme Catalysis.- Molekuliarnaya Biologia (Moscow), 6, 1972, pp. 431–439 (In Russian, English summary)
Liên kết ngoài
Hội Lý sinh học
Sách giáo khoa Lý sinh học trực tuyến
Lý sinh học
Khoa học kỹ thuật |
13726 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm%20ru%E1%BB%99t%20th%E1%BB%ABa | Viêm ruột thừa | Viêm ruột thừa là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Mặc dù các ca nhẹ tự khỏi mà không cần điều trị, viêm ruột thừa cần được phẫu thuật mở ổ bụng để lấy bỏ ruột thừa bị viêm. Tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị, chủ yếu do ruột thừa viêm bị vỡ gây viêm phúc mạc và sốc.
Nguyên nhân
Bệnh viêm ruột thừa thường xảy ra đối với các độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 đến 30 tuổi, thậm chí có khi bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi và bệnh không lây lan, không bị theo di truyền. Nguyên nhân của bệnh thường không rõ ràng và thường chỉ có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị hiện tượng đau ruột thừa như sau:
Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn
Bị nhiễm trùng ruột thừa
Tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa.
Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong.
Dấu hiệu và triệu chứng
Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải, trong lâm sàng gọi là hiện tượng đau chuyển. Thường đi kèm với chán ăn. Cũng thường có sốt, Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, Buồn nôn, nôn và tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán.
Triệu chứng điển hình là đau và nhạy cảm ở hố chậu phải. Nếu phản ứng dội dương tính chứng tỏ có kích thích phúc mạc. Ổ bụng gồng cứng là dấu hiệu nghi ngờ cao cho viêm phúc mạc cần can thiệp phẫu thuật.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể, cùng với thử máu và các xét nghiệm chẩn đoán khác.
Dấu hiệu thực thể điển hình của viêm ruột thừa là đau lan toả ở vùng rốn, và trở nên khu trú tại điểm McBurney nếu ruột thừa viêm tiếp xúc với phúc mạc thành. Điểm này nằm tại điểm 1/3 ngoài của đường nối gai chậu trước trên và rốn, hoặc khoảng bề rộng của bàn tay. Trường hợp bất thường về giải phẫu có thể không đau tại vị trí này.
Xét nghiêm huyết học của bệnh nhân viêm ruột thừa có ba bất thường, gồm có bạch cầu >11000g/l, Neutrophil >80%, CRP(C reactive protein- một loại glycopritein do gan sản xuất khi bị viêm) gấp 4-6 lần bình thường.
Siêu âm và chụp Doppler cũng là phương tiện phát hiện viêm ruột thừa, nhưng có thể bỏ sót một số trường hợp (khoảng 15%), đặc biệt là ở giai đoạn sớm khi chưa hình thành dịch, siêu âm hố chậu không cho thấy bất thường mặc dù đã có viêm ruột thừa. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm có thể giúp phân biệt viêm ruột thừa với bệnh cảnh khác có triệu chứng rất giống, được gọi là viêm hạch bạch huyết quanh ruột thừa. Ở những nơi có trang bị CT scan hay chụp cắt lớp, đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được ưa thích. Phim chụp cắt lớp CT scan thực hiện đúng quy cách có độ phát hiện (độ nhạy) hơn 95%. Ruột thừa viêm biểu hiện trên CT scan là hiện tượng mất tương phản (thuốc nhuộm đường uống) trong ruột thừa và dấu hiệu trương nở hay phù nề của ruột thừa, thường trên 6 mm ở mặt cắt ngang; ngoài ra còn có bằng chứng viêm được gọi là "xe sợi mỡ" ("fat stranding"). Siêu âm cũng đặc biệt có ích trong thăm dò nguyên nhân phụ khoa gây đau bụng ở một phần tư phải dưới ở phụ nữ mang thai vì CT scan không là phương pháp được lưa chọn trong trường hợp này.
Nếu các triệu chứng và cân lâm sàng chưa rõ, không cho bệnh nhân ăn và theo dõi thêm để chẩn đoán được chính xác.
Các phương pháp khác gồm thăm trực tràng bằng ngón tay (hay khám trực tràng qua đường hậu môn) - nếu đau ở phía phải (vị trí bình thường của ruột thừa), nó làm tăng khả năng chẩn đoán viêm ruột thừa.
Các dấu hiệu khác dùng trong chẩn đoán viêm ruột thừa là dấu cơ thắt lưng-chậu (thường ở viêm ruột thừa sau manh tràng), dấu lỗ bịt (trong), dấu Blomberg và dấu Rovsing.
Cũng cần phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh lý phụ khoa với bệnh nhân nữ, sỏi niệu quản....
Điều trị
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị chính. Nếu ruột thừa chưa bị vỡ thì tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, còn ruột thừa đã bị vỡ giải phóng ổ viêm ra ổ bụng thì cần tiến hành mổ rạch.
Phẫu thuật qua nội soi đang được ưa chuộng, phương pháp này thầm mỹ và hồi phục nhanh hơn mổ thường (rạch da macburney).
Kháng sinh đường tĩnh mạch được dùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại và vì vậy làm giảm hiện tượng viêm.
Vài lưu ý sau phẫu thuật mổ viêm ruột thừa
Tránh hoạt động gắng sức
Hạn chế hoạt động quanh vùng vừa được phẫu thuật
Sau ca phẫu thuật sử dụng thuốc giảm đau mà không thấy hiệu quả thì cần gọi bác sĩ
Hạn chế, lưu ý và cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển
Không nên thức khuya
Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2 đến 4 tuần sau ca mổ
Tiên lượng
Hầu hết bệnh nhân viêm ruột thừa hồi phục nhanh chóng với điều trị, nhưng có thể xảy ra biến chứng nếu điều trị chậm trễ hoặc nếu bị viêm phúc mạc thứ phát do thủng ruột thừa.
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào tuổi, cơ địa, biến chứng và các tình huống khác, nhưng thường khoảng 10 đến 28 ngày.
Sự đe doạ tính mạng do viêm phúc mạc là lý do tại sao viêm ruột thừa cần được điều trị khẩn cấp. Đôi khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được tiến hành bên ngoài bệnh viện có trang bị phù hợp nếu việc di chuyển bệnh nhân là không khả thi do vấn đề thời gian.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Merck Manual of Diagnosis and Therapy: Appendicitis
Viêm
Cấp cứu y khoa
Ngoại khoa
Ngoại tổng quát
Đau cấp tính
RTT |
13730 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Simple%20DirectMedia%20Layer | Simple DirectMedia Layer | Simple DirectMedia Layer (thường được viết tắt là SDL) là một thư viện lập trình có khả năng trừu tượng hóa các phần cứng đồ họa, âm thanh hay thiết bị vào và ra. Thư viện này giúp các lập trình viên viết các chương trình giải trí hay các ứng dụng đa phương tiện (multimedia) trên nhiều hệ điều hành khác nhau như: GNU/Linux, Windows, Mac OS Classic, Mac OS X, BeOS và một vài hệ điều hành không chính thức khác. Qua thư viện này, lập trình viên có thể điều khiển phần hiển thị, sự kiện, âm thanh, ổ dĩa CD-ROM, thread và đồng hồ đo giờ.
Lịch sử
Sam Lantinga là người tạo ra thư viện này vào năm 1998, lúc ông còn làm cho hãng Loki Software. Ông nảy ra ý định này khi mang các chương trình Windows vào môi trường Macintosh. Sau đó ông dùng thư viện này để đem chương trình giải trí Doom sang hệ điều hành BeOS (Xem mã nguồn của chương trình Doom). Một vài thư viện tự do khác như SMPEG và OpenAL có thể hoạt động chung với SDL.
SDL được chia thành nhiều hệ thống con (subsystem) như: Video, Audio, CD-ROM, Joystick và Timer. Bên cạnh những hệ thống con cơ bản này, do đây là thư viện cấp thấp, còn có một số thư viện chính thức riêng biệt, cung cấp các chức năng khác. Bao gồm:
SDL_image: cung cấp các hàm để đọc các định dạng ảnh phổ biến ngày nay như: JPEG, PNG, BMP...
SDL_mixer: các hàm audio dùng để hòa âm (mixing) hay đọc các tập tin âm thanh hay nhạc như: WAV, OGG, MP3
SDL_net: hỗ trợ lập trình mạng đa hệ điều hành
SDL_ttf: hỗ trợ hiển thị các phông chữ TTF (true type font)
SDL_rtf: hỗ trợ hiển thị định dạng RTF đơn giản
Sơ lược
Đây là thư viện đa phương tiện, đa nền tảng (cross-platform), được thiết kế để cung cấp sự truy cập ở mức cấp thấp đến âm thanh, hình ảnh, bàn phím, chuột, cần điều khiển game (joystick), phần cứng 3D (3D hardware)... thông qua OpenGL và 2D video framebuffer.
SDL hỗ trợ các hệ điều hành như Linux, Windows, Windows CE, BeOS, MacOS, MacOS X, FreeBSD, NetBSD, OpenBSD, BSD/OS, Solaris, IRIX và QNX. Ngoài ra còn hỗ trợ một số hệ điều hành khác như: AmigaOS, Dreamcast, Atari, AIX, OSF/Tru64, RISC OS, SymbianOS và OS/2 nhưng không chính thức.
Thư viện SDL được viết bằng C chuẩn, nhưng hỗ trợ tốt với C++ và nhiều ngôn ngữ lập trình khác như: Ada, C#, Eiffel, Erlang, Euphoria, Guile, Haskell, Java, Lisp, Lua, ML, Objective C, Pascal, Perl, PHP, Pike, Pliant, Python, Ruby và Smalltalk.
Kiến trúc
SDL thật sự là một gói bao bọc (wrapper) xung quanh các chức năng xác định của hệ điều hành. Mục đích chính của SDL là lập thành một giao diện lập trình cốt lõi đa hệ điều hành phổ biến cho việc truy cập chức năng đa phương tiện.
Do cách thiết kế của SDL, hầu hết mã nguồn của thư viện được tách thành nhiều phần cho từng hệ điều hành. Khi SDL được biên dịch cho một hệ điều hành, các phần thích hợp được chọn cho hệ điều hành đó.
Trong sơ đồ, đối với hệ điều hành Windows, SDL thật sự bao bọc xung quanh DirectX. Phiên bản cũ của SDL sử dụng DirectX 5. Phiên bản ổn định hiện tại của SDL sử dụng DirectX 7. Trong môi trường đồ họa X11, bao gồm Linux, SDL sử dụng Xlib để giao tiếp với hệ thống X11 khi làm việc với đồ họa và sự kiện.
Thí dụ bằng ngôn ngữ C
Dưới đây là một chương trình rất đơn giản dùng thư viện SDL. Nó khởi động các hệ thống đa phương tiện, đợi 2 giây rồi sau đó nó đóng thư viện SDL và trở về hệ điều hành.
// Dùng các hàm của thư viện SDL
#include "SDL.h"
// Hàm chính
int main(int argc, char* argv[])
{
// Khởi động thư viện SDL
if(SDL_Init(SDL_INIT_EVERYTHING) == -1)
return(1);
// Đợi 2 giây
SDL_Delay(2000);
// Thoát khỏi SDL
SDL_Quit();
// Trở về hệ điều hành
return 0;
}
bộ sưu tập
Xem thêm
DirectX
OpenGL
Liên kết ngoài
Trang chính của thư viện SDL
Trang chính của thư viện SDL.NET
Khoa học máy tính
Khoa học thông tin
Phần mềm tự do
Giao diện lập trình ứng dụng
Phát triển trò chơi điện tử
Phần mềm đa nền tảng |
13735 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20nguy%E1%BB%87t | Kinh nguyệt | Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi khác trứng) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch.
Hành kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. (Tuy nhiên, điều này không chắc chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.) Trong tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.
Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi.Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa. Vô kinh chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng mỡ cơ thể rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh. Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn. Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu.
Từ nguyên
Kinh: trải qua, từng qua. Nguyệt: tháng. Việt-Nam Tự-Điển định nghĩa "kinh nguyệt" là "sự thấy tháng" ở phụ nữ.
Tổng quan
Kinh nguyệt bình thường kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng là 28 ngày kể từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng 21 đến 35 ngày. Đối với thiếu nữ thì có sự dao động rộng hơn thường trong khoảng 21 đến 45 ngày. Các biểu hiện kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian khi có kinh như đau ngực, sưng, đầy hơi, mụn trứng cá là các molimina tiền kinh nguyệt.
Thể tích trung bình của chất lỏng kinh nguyệt trong một chu kỳ hàng tháng là 35 ml với 10–80 ml được coi là điển hình. Chất lỏng kinh nguyệt được gọi chính xác là dòng kinh nguyệt, mặc dù nhiều người hay gọi nó là máu kinh. Chất lỏng kinh nguyệt thực tế có chứa một ít máu, cũng như chất nhầy cổ tử cung, âm đạo và các mô nội mạc cổ tử cung. Chất lỏng kinh nguyệt có màu nâu đỏ, hơi đậm hơn so với máu tĩnh mạch.
Nhiều phụ nữ trưởng thành cũng thấy xuất hiện máu cục trong khi hành kinh. Các cục này như những cục máu trông giống như mô. Nếu có thắc mắc (ví dụ như có sẩy thai hay không?), thì việc kiểm tra dưới kính hiển vi sẽ xác nhận liệu nó có phải là các mô nội mạc tử cung hay các mô thai (đã thụ thai) đã bị thải ra. Đôi khi máu cục hoặc mô nội mạc tử cung thải ra không phản ánh đúng sẩy thai của phôi trước thời hạn. Một enzyme có tên gọi là plasmin – chứa nội mạc tử cung – có khuynh hướng ức chế máu từ máu đông.
Lượng sắt bị mất trong chất lỏng kinh nguyệt tương đối nhỏ so với hầu hết phụ nữ. Theo một nghiên cứu, phụ nữ tiền mãn kinh thể hiện các triệu chứng thiếu sắt khi nội soi. 86% trong số họ thật sự đã có bệnh đường tiêu hóa và có nguy cơ bị chẩn đoán nhầm đơn giản chỉ vì họ đang có kinh. Chảy máu nhiều xuất hiện hàng tháng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện ngay sau khi bắt đầu phát triển dậy thì. Tuổi có kinh thường bắt đầu khoảng 12–13 (xảy ra sớm hơn ở các bé gái Mỹ gốc Phi so với người da trắng châu Âu), nhưng thường có thể xuất hiện ở tuổi 9 đến 15. Có kinh sớm hoặc chậm nên được kiểm tra; nhiều nguồn tài liệu cũ hơn cho thấy rằng nên kiểm tra nếu kỳ kinh đầu tiên xuất hiện trước 10 tuổi hoặc muộn hơn sau 16 tuổi, trong khi các tài liệu mới hơn dựa trên nhiều chứng cứ hơn thì cho rằng nên kiểm tra nếu kỳ kinh đầu tiên xuất hiện trước 9 tuổi, hoặc nếu không có ở tuổi 15, nếu không có sự phát triển của ngực ở tuổi 13, hoặc nếu không có chu kỳ trong vòng 3 năm sau khi ngực phát triển. Mãn kinh là khi khả năng thụ tinh (sinh sản) ở phụ nữ giảm, và kinh nguyệt có thể xảy ra không thường xuyên trong nhiều năm kể từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng, khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt hoàn toàn và không còn thụ tinh nữa. Định nghĩa của ngành y về thời kỳ mãn kinh là trong một năm mà không có kỳ nào, và thường xuất hiện ở lứa tuổi cuối 40 và đầu 50 ở các quốc gia phương Tây.
Cơ chế chu kỳ kinh sinh lý
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường được chia làm 2 pha, pha nang noãn và pha hoàng thể.
Pha nang noãn
Hành kinh (sạch kinh):
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (Tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo) được xem là ngày 01. Pha hành kinh thường kéo dài từ 03 - 05 ngày, giai đoạn này nội mạc tử cung bong tróc liên tục cho sự sụt giảm của hormone sinh dục, ngày ngừng ra máu sẽ kết thúc pha này, khi đó nội mạc tử cung sẽ mỏng nhất và pha thứ 2, phát triển nội mạc bắt đầu.
Phát triển nội mạc:
Sau khi sạch kinh, trục hạ đồi tuyến yên của cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động mạnh trở lại, vùng hạ đồi sẽ phóng thích từng đợt GnRH (Gonadotropin releasing hormone) GnRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra hai hormone là FSH và LH.
Dưới tác dụng của FSH, các nang noãn ở buồng trứng sẽ phát triển và chế tiết Estrogen (E2), E2 có tác dụng:
Ức chế ngược sự tiết FSH, làm cho nồng độ FSH thấp dần trong máu, dẫn đến chỉ có một nang noãn "giành" được nhiều FSH nhất mới có thể phát triển cuối cùng thành nang noãn trưởng thành, điều này giúp giới hạn số noãn nang được phóng ra (thường được quen gọi là rụng trứng) vào mỗi chu kỳ.
Phát triển nội mạc tử cung, E2 giúp nội mạc dày lên, các mạch máu tăng sinh, ngoài ra còn giúp tổng hợp các thụ thể với Progesterone.
Khi nồng độ E2 đạt một ngưỡng nhất định, nó sẽ kích thích tuyến yên phóng thích một nồng độ rất cao LH vào máu và dẫn sự phóng noãn (thường vào giữa chu kỳ), đây là dấu mốc kết thúc pha nang noãn, chuyển sang pha hoàng thể.
Pha hoàng thể.
Sau khi phóng noãn, "tàn dư" của nang noãn vừa được phóng trên buồng trứng co cụm lại, mạch máu nuôi phát triển, lượng cholesterol tăng lên, hình thành một cấu trúc mới được gọi là hoàng thể, cấu trúc này chế tiết E2 và Progesterone (P4) được duy trì nhờ hormone LH hoặc beta-hCG.
Tác dụng của P4:
Ổn định nội mạc tử cung, các mạch máu trở nên xoắn, bám sâu và cung cấp máu hiệu quả hơn, nội mạc trở nên lý tưởng cho sự thụ tinh.
Ức chế ngược quá trình chế tiết LH ở tuyến yên và GnRH từ tuyến yên, làm nồng độ LH giảm dần và dẫn đến sự suy giảm của chính P4 do không còn LH duy trì hoàng thể.
Diễn tiến tiếp theo sẽ tùy thuộc vào có thụ tinh hay không, nếu không có hiện tượng thụ tinh, LH sẽ suy giảm do sự ức chế của nồng độ P4 được tiết ra bởi hoàng thể, điều này dẫn đến sự tiêu hoàng thể, kéo theo sự sụt giảm của E2 và P4, nội mạc tử cung không còn được duy trì bằng E2 và P4 nữa, sự sụp đổ diễn ra, từng mảng của nội mạc sẽ bong tróc ra, quá trình hành kinh và ngày 01 của chu kỳ mới sẽ lại bắt đầu.
Nếu trường hợp có thụ tinh, LH vẫn sụt giảm do ức chế của Progesterone, nhưng hoàng thể sẽ được duy trì bằng beta-hCG (human chorionic gonadotropin) tiết ra bởi hợp bào nuôi của phôi thai (thường vào ngày 8 - 10 của thụ tinh), chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị chặn đứng cho đến khi thai kỳ kết thúc và trục hạ đồi tuyến yên hoạt động trở lại.
Xem thêm
Chu kỳ kinh nguyệt
Mãn kinh
Chú thích
Hệ sinh dục nữ
Phụ khoa
Bài cơ bản dài trung bình
Chu kỳ kinh nguyệt
RTT |
13740 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pierre%20B%C3%A9zier | Pierre Bézier | Pierre Érienne Bézier (1 tháng 9 năm 1910 – 25 tháng 11 năm 1999) là một nhà kĩ sư Pháp, người tạo ra đường cong Bézier và mặt phẳng Bézier nền tảng cho các thiết kế hỗ trợ máy tính và hệ thống tạo hình máy tính.
Sinh tại Paris, Bézier lấy bằng kĩ sư cơ khí ở École nationale supérieure d'arts et métiers năm 1930. Ông lấy thêm bằng điện tử năm 1931 tại École Supérieure d'Électricité, và lấy bằng tiến sĩ năm 1977 về toán tại Đại học Paris.
Ông làm việc cho Renault từ 1933 đến 1975, nơi ông phát triển hệ thống CAD-CAM Unisurf.
Từ 1968 đến 1979 ông là giáo sư về kĩ thuật sản xuất tại Conservatoire national des arts et métiers.
Năm 1985, ông được công nhận bởi ACM SIGGRAPH với giải thưởng 'Steven A. Coons' cho các cống hiến trong đời ông về họa hình vi tính và kĩ thuật tương tác.
Tham khảo
Bézier, Pierre
Người Paris |
13741 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Joseph-Armand%20Bombardier | Joseph-Armand Bombardier | Joseph-Armand Bombardier (16 tháng 4 năm 1907 18 tháng 2 năm 1964) là nhà phát minh người Canada và nhà doanh nghiệp, người phát minh ra xe trượt tuyết (snowmobile) và người thành lập công ty Bombardier. Ông tạo ra mẫu hình đầu tiên năm ông 15 tuổi.
Ông bắt đầu bằng việc mở một gargage ở Valcourt, một thành phố nhỏ phía đông-nam của Montréal, năm 1926, sửa xe hơi và bán xăng trong các mùa không có tuyết, và bắt đầu có kế hoạch xây dựng kế hoạch xây dựng xe trượt tuyết trong mùa tuyết đầy. Trước Thế chiến thứ 2 và suốt trong thập niên 1940, chính quyền Québec không cho xe dọn tuyết xung quanh các đường ngoại ô Valcourt và các tỉnh lân cận. Người dân địa phương cất các xe hơi và các xe tải nhẹ của họ mà dùng đến xe ngựa kéo khi các xe tải lớn không có. Các cơn tuyết lớn đã làm cho bác sĩ không thể thăm bệnh nhân cũng như người có công việc quan trọng không thể làm gì trong khu vực, Bombardier xem đó là một thách thức.
Phần lớn Bombardier tự học, sửa chữa đồ, đọc sách và ghi chú. Ông là thiên tài về cơ khí và có tham vọng làm cho các tháng mùa đông trở nên dễ dàng di chuyển như các mùa khác. Xe trượt tuyết đầu tiên trong tuổi thiếu niên của ông là một thiết bị trượt bề mặt với máy đẩy.
Tiểu sử và quá trình hoạt động
Joseph Armand Bombardier sinh ra ở Valcourt, từ năm 16 tháng 4 năm 1907 đến 18 tháng 2 năm 1964. Ông là nhà phát minh người Québec. Sang chế được nhiều máy móc và nhất là ông là người cho ra đời chiếc xe mô tô trượt tuyết đầu tiên.
Joseph sinh ra trong 1 gia đình đông đúc tại thành phố ValCourt, thuộc tiểu bang Québec. Các an hem trong gia đình đã giúp ông điều hành công ty. Nhờ vậy, ông đã có thời gian tập trung trong công việc nghiên cứu và phát minh.
19 tuổi, Ông tự tay mở xưởng xe, nơi đây, vào mùa hè, ông sửa chữa xe hơi và bán xăng lẻ. Mùa đông, ông nghĩ ra một ý tưởng làm thế nào để có một chiếc xe đặc biệt có khả năng đi trên tuyết một cách dễ dàng.
Trước năm 1948, mùa đông chính phủ Québec không dọn tuyết trên các con đường của những thành phố nhỏ. Vì thế, cứ đến mùa đông, người ta hay thấy cảnh người dân phải để xe hơi của họ trong nhà vì không thể di chuyển được khi gặp thời tiết xấu. Các bác sĩ gia đình, cũng như những ai cần phải di chuyển một cách nhanh chóng, không thể đi lại một cách dễ dàng chỗ họ muốn được.
Trong một cơn bão tuyết mùa đông, Bombardier mất đi một người con trai vì anh ta không thể đi bệnh viện khi tiết trời rất xấu. Sự kiện buồn này, lại càng là nguồn động viên cho Bombardier về ý tưởng phát minh của mình.
Bombardier đa phần đã tự học một mình, ông tự học đọc, tự học viết và tự tìm tòi sửa chữa những gì mà ông có thể trong quá trình mở xưởng.
Luôn có niềm đam mê một ngày nào đó có thể phát minh chiếc máy mà ông dự kiến. Mùa đông năm 1936- 1937, Bombardier bán những chiếc xe đi tuyết đầu tiên với tên sản phẩm là: B7. B tức Bombardier và 7 có nghĩa là 7 chỗ ngồi.
B7 đã đăng kí độc quyền sáng chế tên Barbotin-Chenille(năm 1937). Sáng kiến mới của Bombardier là ở chỗ: ông tạo ra một hệ thống khớp rằng được bao bọc bởi cao su đặc biệt, kết hợp với bộ dây xích tạo sự liên kết chắc chắn cho bánh xe, để chúng có thể chuyển động trong bão tuyết một cách dễ dàng. Hệ thống này của Bombardier là một hệ thống hiệu quả nhất so với những phát minh khác có thể sáng chế cùng thời, như các phát minh sử dụng dây xích bằng kim loại.
Năm 1940, ông mở xí nghiệp đầu tiên với sức bán là 200 sản phẩm/ 1 năm.
B7 là một thành tựu, nhưng vẫn chưa đủ đối với nhà phát minh.
Trong khi tìm tòi để cải thiện B7, Bombardier nhận thấy rằng khi bánh xe quay, thỉnh thoảng vẫn có tuyết tích tụ trong bánh xe.
Vì vậy, năm 1941, Bombardier đã cho ra đời chiếc B12. Chiếc này có thể vận chuyển được đến 12 người.
Sản phẩm này ngày càng bán chạy, cho đến khi chiến tranh thế giới xảy ra tại canada.
Trong chiến tranh, Bombardier ngừng sản xuất cho các đơn vị cá thể, mà ông cung cấp dịch vụ và sản phẩm của mình cho quân đội nhà nước canada và các nước đồng minh.
Sau năm 1948, chính phủ Québec quyết định dọn tuyết thông đường trên các thành phố nhỏ khi mùa đông về. Vì đường thông thoáng, ít ai gặp khó khăn khi đi lại.Bombardier đã mất rất nhiều khách hàng. Ông quyết định xoay sang sản xuất phương tiện vận chuyển khác như phương tiện vận chuyển đường thủy và đường bộ… Thời ấy, Muskeg là phương tiện vận tải nặng được biết đến trong ngành lâm nghiệp.
Không hài lòng với nhà cung cấp cao su cho bánh xe của Muskeg, Bombardier bắt đầu sản xuất sản phẩm cho riêng công ty ông. Nhờ vào đấy, trên đường tìm tòi phát minh sản phẩm cao su cho bánh xe của mình, ông đã sáng chế ra chiếc mô tô đi trên tuyết do 1 hoặc 2 người điều khiển.
Thời gian đầu, sản phẩm bán ra còn thấp, khoảng 200 chiếc mỗi năm. Nhưng sau khi ông mất năm 1964, sức bán tiếp tục tăng và lên đến 8200 chiếc hàng năm.
Ngày nay, Bombardier là 1 hãng công ty lớn có tiếng ở canada về lĩnh vực chuyên chở như sản xuất máy bay, tàu thủy, xe đi tuyết, xe lửa..v..v…
Tôn vinh
Một đại lộ của thành phố Montréal tên là Joseph Armand Bombardier.
Ngày 11 tháng 9 năm 1971, một viện bảo tàng được khánh thành ở Valcourt nơi ông sinh ra và lấy tên của nhà phát minh này
Đầu năm 1990, Bombardier được bầu làm nhà khoa học giải Panthéon
Tháng 3 năm 2000., chính phủ canada đã chọn một trong số các tem bưu điện có tên nhà bác học này.
Ngày 28 tháng 9 năm 2004, đường cao tốc số 55 mang tên Joseph Armand Bombardier.
Tham khảo
Nhà phát minh Canada
Bombardier, Joseph-Armand
Bombardier |
13743 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9%20gi%C3%A1c | Tứ giác | Trong hình học phẳng Euclid, một tứ giác là một đa giác hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh, trong đó không có bất kì 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng. Tứ giác đơn có thể lồi hay lõm. Tứ giác ABCD thường được kí hiệu là .
Tổng các góc trong của tứ giác đơn ABCD bằng 360 độ, tức là:
Chú ý: Tứ giác ABCD gồm 4 đoạn thẳng AB,BC,CD,DA và bất kì 2 đoạn thẳng nào không được nằm trên một đường thẳng.
Tứ giác đơn
Bất kỳ tứ giác không có 2 cạnh không kề nhau nào cắt nhau là một tứ giác đơn.
Tứ giác lồi
Trong một tứ giác lồi, tất cả các góc trong đều nhỏ hơn 180° và hai đường chéo đều nằm trong tứ giác. Một khái niệm phổ biến hơn là tứ giác luôn nằm gọn trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa bất kỳ cạnh nào của nó thì đó là tứ giác lồi.
Tứ giác không đều: không có cặp cạnh nào song song với nhau. Tứ giác không đều thường được dùng để đại diện cho tứ giác lồi nói chung (không phải là tứ giác đặc biệt).
Hình thang: có ít nhất 2 cạnh đối song song và bao gồm cả hình bình hành.
Hình thang cân: có 2 cạnh đối song song và các góc kề với một cạnh đáy bằng nhau. Các định nghĩa khác là một tứ giác với một trục đối xứng chia đôi hình thành hai mặt đối nhau, hoặc hình thang với 2 đường chéo bằng nhau.
Hình bình hành: có 2 cặp cạnh đối song song một tứ giác với hai cặp song song. Điều kiện tương đương là các cạnh đối bằng nhau, góc đối thì bằng nhau, đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Hình bình hành bao gồm hình thoi (bao gồm cả các hình chữ nhật chúng ta gọi là hình vuông) và hình gần thoi (bao gồm cả những hình chữ nhật chúng ta gọi là hình thuôn). Nói cách khác, các hình bình hành bao gồm tất cả các hình thoi và tất cả các hình gần thoi, và do đó cũng bao gồm tất cả các hình chữ nhật.
Hình thoi: là hình có 4 cạnh bằng nhau; Điều kiện tương đương là 2 đường chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đường. Hình thoi là một trường hợp đặc biệt của cả hình diều và hình bình hành.
Hình gần thoi: các cạnh kề không bằng nhau và không có góc vuông. Hình gần thoi thường được dùng để đại diện cho hình bình hành nói chung (không phải hình thoi hay hình chữ nhật).
Hình chữ nhật: tất cả các góc đều là góc vuông. Một điều kiện tương đương là 2 đường chéo cắt nhau và chiều dài bằng nhau. Hình chữ nhật bao gồm hình vuông và hình thuôn.
Hình vuông: có bốn cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (góc vuông). Các điều kiện tương đương là các cạnh đối song song (hình vuông là một hình bình hành), các đường chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đoạn và có cùng chiều dài. Một tứ giác là một hình vuông khi và chỉ khi nó là một hình thoi (4 cạnh bằng nhau) và một hình chữ nhật (bốn góc bằng nhau).
Hình thuôn: là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để biểu thị một hình chữ nhật có các cạnh kề không bằng nhau (tức là hình chữ nhật không phải là hình vuông).
Hình diều: có hai cạnh kề bằng nhau và 2 cạnh còn lại bằng nhau; đồng nghĩa với 1 cặp góc đối bằng nhau và các đường chéo vuông góc, đối xứng qua một đường chéo. Hình diều bao gồm cả hình thoi.
Hình thang vuông: có một góc vuông.
Tứ giác nội tiếp: có 4 đỉnh nằm trên đường tròn ngoại tiếp.
Tứ giác ngoại tiếp: tứ giác có 4 cạnh tiếp xúc với đường tròn nội tiếp.
Hình diều vuông: hình diều có hai góc vuông đối nhau. Nó là một dạng của tứ giác nội tiếp.
Tứ giác lõm
Trong một hình tứ giác lõm (tứ giác không lồi), một góc trong có số đo lớn hơn 180° và một trong hai đường chéo nằm bên ngoài tứ giác. Tứ giác kép
Một tứ giác có 2 cạnh cắt nhau được gọi là một tứ giác kép.
Phân loại
Sự phân loại các tứ giác được minh họa trong biểu đồ dưới đây. Các dạng ở mức thấp hơn là trường hợp đặc biệt của các dạng nằm ở mức trên.
Xem thêm
Hình thang
Hình bình hành
Tham khảo
Liên kết ngoài
Các hình bình hành Varignon và Wittenbauer của Antonio Gutierrez từ sách"Hình học từng bước một từ Quê hương của người Inca"
Định lý Van Aubel Hình tứ giác với bốn hình vuông của Antonio Gutierrez từ sách"Hình học từng bước một từ Quê hương của người Inca"
Bách khoa thư VIAS Hình học giải tích về tứ giác
Đa giác |
13749 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Trung%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BB%95%20th%C3%B4ng%20chuy%C3%AAn%20Th%C3%A1i%20B%C3%ACnh | Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Bình | Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Bình là một trường trung học phổ thông công lập có nhiều thành tích của tỉnh Thái Bình. Trường được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1988 dưới sự chỉ đạo của chủ tịch tỉnh Thái Bình khi đó là ông Lưu Hải Tuyến. Trường ban đầu chỉ tổ chức các lớp chuyên Toán nhưng sau đó đã tổ chức thêm nhiều bộ môn khác. Hiệu trưởng hiên nay là ông Nguyễn Văn Dũng.
Thành lập và phát triển
Trước thành lập (1968-1988)
Từ năm 1968-1972, hai khóa chuyên Toán cấp III đầu tiên của Thái Bình được triệu tập và đặt tại trường cấp III thị xã Thái Bình (nay là trường THPT Lê Quý Đôn thành phố Thái Bình) theo Quyết định số 264/QĐ ngày 10/10/1968 của UBHC tỉnh Thái Bình.
Từ năm 1974-1988, các khóa chuyên Toán được tái lập tại trường cấp III Nam Thư Trì (nay là trường THPT Nguyễn Trãi huyện Vũ Thư).
Từ năm 1984-1988, các khóa chuyên Ngữ Văn, tiếng Nga được mở tại trường THPT Lê Quý Đôn.
Thành lập và phát triển (1988-nay)
Tháng 9 năm 1988, trường THPT Chuyên Thái Bình chính thức được thành lập theo Quyết định số 463/QĐ-UB ngày 15/9/1988 của UBND tỉnh Thái Bình trên cơ sở tập hợp hai nhóm học sinh chuyên Toán, chuyên Văn-Nga được hình thành từ năm 1968 và 1984 đặt tại hai trường cấp III thị xã Thái Bình (nay là THPT Lê Quý Đôn) và cấp III Nam Thư Trì (nay là THPT Nguyễn Trãi).
Ngày đầu thành lập, trường có 24 thầy cô, 195 học sinh thuộc 8 lớp và cơ sở trường lớp chỉ là hai dãy nhà nhỏ vốn là nơi làm việc của Ban tuyển sinh tỉnh Thái Bình. Nhưng cũng từ những cơ sở ban đầu còn khiêm tốn ấy, dưới sự chăm lo giảng dạy của các nhà giáo tâm huyết, tinh thông và yêu nghề, sự nỗ lực vươn lên không biết mệt mỏi của các thế hệ học sinh, trường THPT Chuyên Thái Bình đã từng bước đi lên khẳng định vị thế của mình trước Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh bằng nhiều thành tích đáng ghi nhận. Sau khi thành lập, trong những năm tiếp theo trường dần có các thêm lớp chuyên khác: Tin, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Anh, Pháp bên cạnh những lớp không chuyên.
Năm 1993, trường THPT Chuyên Thái Bình được tiếp nhận cơ sở cũ của Ban cơ khí nông nghiệp tỉnh Thái Bình tại số 194 Lý Thường Kiệt – thành phố Thái Bình rồi trong hơn 20 năm sau đó đã từng bước được cải tạo, xây dựng thêm một số dãy nhà. Bên cạnh đó, nhà trường được tiếp nhận một phần cơ sở của Công ty xây lắp làm khu ký túc xá.
Năm 2014, hệ THPT Chuyên của tỉnh Thái Bình đã được 46 tuổi và trường THPT Chuyên Thái Bình đã ở tuổi 26 với hơn 100 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và gần 1.500 học sinh thuộc 39 lớp.
Sau hơn 20 năm sử dụng, ngôi trường cũ đã xuống cấp trầm trọng, vào tháng 9 năm 2015, Trường THPT Chuyên Thái Bình được chuyển tới cơ sở mới khang trang hơn tại số 368A đường Phan Bá Vành, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình.
Cơ cấu tổ chức
Hệ chuyên
Trường THPT Chuyên Thái Bình bao gồm 9 bộ môn chuyên là:
Chuyên Toán
Chuyên Vật lý
Chuyên Hóa học
Chuyên Sinh học
Chuyên Tin Học
Chuyên Ngữ văn
Chuyên Lịch sử
Chuyên Địa lý
Chuyên tiếng Anh
Ban Giám hiệu
Thành tích học tập và nghiên cứu
Cựu học sinh đáng chú ý
Hoàng Tùng: PSG.TS, Hiệu phó Đại học Xây dựng
Chú thích
Liên kết ngoài
Website chính thức trường Trung học phổ thông chuyên Thái Bình
Trường trung học tại Thái Bình
Thái Bình |
13781 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ivan%20Sutherland | Ivan Sutherland | Ivan Sutherland (sinh năm 1938) là một người kĩ sư, giáo sư và là nhà doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng Ivan Sutherland là nhà tiên phong thời đại. Ông đã phá vỡ nhiều rào cản tri thức trong lĩnh vực máy tính và vẫn đang tiếp tục. Sự tìm tòi phát hiện vấn đề làm sao mà mọi vật đều hoạt động và tình yêu cho việc lý giải các vấn đề đã đưa ông đi xa.
Niềm đam mê của Sutherland về máy tính bắt đầu từ khi ông học trung học trong thập niên 1950, ông học lập trình về chương trình nền. Máy tính các loại vào thời điểm đó rất khan hiếm, điều này mãi lâu sau đó học sinh trung học mới tiếp cận. Sutherland học điện tử ở Học viện kĩ thuật Carnegie (sau này là Đại học Carnegie-Mellon), lấy bằng thạc sĩ ở Học viện kĩ thuật California (Caltech), lấy bằng tiến sĩ ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Năm 1963, luận án tiến sĩ: "Sketchpad. a Man machine graphical communication system" làm phương tiện vẽ cho sinh viên trên màn hình máy tính hiện thực đầu tiên. Vì điều này mà Sutherland được xem là cha đẻ của ngành đồ họa máy tính.
Là một phó giáo sư tại Đại học Havard, ông đã phát triển hệ thống head-mounted display. Ý tưởng rất đơn giản: máy tính cho người dùng chính xác với mọi góc độ, mà chúng ta ngày nay gọi là hiện thực ảo (virtually reality). Để xây dựng hệ thống đầu tiên, ông cùng học trò đã phát minh tất cả mọi thứ từ dụng cụ đo đến các hàm số để triệt tiêu vật liệu ngoài tầm nhìn của người dùng.
Năm 1968 Sutherland cùng David Evans thành lập công ty A&E, chuyên sản xuất hoạt hình, cung cấp các hình ảnh để đào tạo phi công. Ông hiện đồng thời là giáo sư tại Đại học Utah.
Tham khảo
Kỹ sư Mỹ
Giáo sư Mỹ
Khoa học thông tin
Giải Turing
Giáo sư Viện Công nghệ California
Nhà khoa học máy tính Mỹ
Người Mỹ gốc Scotland |
13783 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Trung%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BB%95%20th%C3%B4ng%20chuy%C3%AAn%20L%C3%AA%20H%E1%BB%93ng%20Phong%2C%20Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh | Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh | Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh là Le Hong Phong High School for The Gifted) là một trường trung học phổ thông công lập tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1927 và là một trong những trường Trung học đầu tiên được thực dân Pháp thành lập tại Sài Gòn, với tên ban đầu là Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký (tên gọi này được Pháp đặt ra nhằm ghi danh của Trương Vĩnh Ký, một học giả Việt Nam). Sau năm 1975 thì trường đổi tên thành THPT Chuyên Lê Hồng Phong, theo tên của một trong những Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây được xem là một trong 5 trường Trung học Phổ thông chuyên có chất lượng giáo dục tốt nhất miền Nam hiện nay.
Lịch sử
Hình thành
Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và trường Collège de Jeunes Filles Indigènes (1915), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm trường trung học tại Sài Gòn. Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cho ngôi trường mới tại Chợ Quán. Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ra nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robin ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sáp nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Pétrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.
Hoạt động cổ vũ tinh thần yêu nước
Năm 1940, Câu lạc bộ học sinh trường Pétrus Ký được thành lập. Câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể thao, cắm trại, với những sinh hoạt rất phong phú, tập hợp được đông đảo học sinh của trường và nhiều trường khác. Cũng tại đây, Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ viết bài hát La Marche des Étudiants, tiền thân của bài Tiếng gọi thanh niên (về sau chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng trái phép bài hát này để làm quốc ca).
Chỉ sau 1 năm, phong trào bị chính quyền thực dân cấm hoạt động do tuyên truyền các hoạt động yêu nước. Đến năm 1942, học sinh Pétrus Ký theo phong trào của học sinh sinh viên Hà Nội tập hợp nhau lấy tên là đoàn S.E.T (Section Exécution Tourisme). Đoàn S.E.T tổ chức theo kiểu hướng đạo, giáo dục lý tưởng sống lành mạnh, yêu nước, yêu dân tộc đang bị ngoại xâm thống trị và từ ý thức này gợi đến ý thức chống Đế quốc. Trong thời gian này, tại trường cũng có một số giáo sư âm thầm biểu lộ tình cảm yêu nước của mình qua tác phong bài giảng như Phạm Thiều, Lê Văn Chí, Trần Văn Thanh.
Năm 1942, trường di chuyển về trường sở Sư phạm Sài Gòn vì chiến cuộc nhưng không lâu sau lại mở cửa dạy học vào năm ấy tại trường sở cũ. Nhưng đến năm 1945, trường sở bị trưng dụng làm doanh trại của quân đội Nhật Bản. Trường phải dời về khu tiểu học Tân Định và sau đó ngưng hoạt động.
Ngày 1 tháng 4 năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, trường mở cửa dạy lại trong Chủng viện đường Lucien Mossard và đến năm 1947, trở lại hoạt động nơi trường sở hiện tại.
Từ năm 1948, học sinh trường Pétrus Ký mở đầu phong trào đấu tranh đòi "Dạy và Học bằng Tiếng Việt", bãi bỏ chế độ thi hà khắc, chống khủng bố kiềm kẹp học sinh. Trong ngày tựu trường 10 tháng 9 năm 1949, học sinh các trường kết hợp với trí thức và cha mẹ học sinh đưa yêu sách yêu cầu Bộ giáo dục giải quyết ngay và tiến hành bãi khóa kéo dài 1 tháng. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp và bắt bớ. Giám đốc Nha học chính Nam phần ra lệnh đóng cửa hai trường Pétrus Ký và Gia Long, sau đó ra lệnh cho học sinh làm đơn xin đi học lại. Học sinh vẫn tiếp tục đấu tranh với 3 yêu sách:
Lập tức thả ngay những học sinh bị bắt.
Bảo đảm an ninh cho học sinh, không được khủng bố, bắt bớ vô cớ.
Mở các trường vô điều kiện, không phải làm đơn xin học lại.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, hơn 2.000 học sinh trường Pétrus Ký, Áo tím Gia Long, Kỹ thuật... kéo đến trụ sở Nha học chính biểu tình, đưa yêu sách đòi thả các học sinh bị bắt. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến dinh Thủ hiến Nam phần. Chính quyền thực dân ra lệnh giải tán, đàn áp đoàn biểu tình dữ dội. Lúc này đoàn biểu tình đã lên đến 50.000 người đã chống trả mãnh liệt. Cảnh sát nổ súng bắn vào đoàn biểu tình. Học sinh Trần Văn Ơn, trường Petrus Ký, bị tử trận. Ban đấu tranh của học sinh tổ chức bảo vệ xác Trần Văn Ơn ở bệnh viện Chợ Rẫy và sau đó tổ chức lễ tang trọng thể tại trường.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, toàn thành phố đình công bãi thị, tham dự đám tang Trần Văn Ơn. Học sinh các trường trung học Mỹ Tho, Cần Thơ, Huế, Hà Nội kéo về Sài Gòn tham dự. Hầu như toàn bộ học sinh các trường đều có mặt tại trường Pétrus Ký mang theo khẩu hiệu ghi tên, trường và khẩu hiệu phản đối chính quyền. Hơn 1 triệu người xuống đường đưa đám tang. Đây là đám tang lớn nhất Sài Gòn, kể từ sau đám tang của cụ Phan Chu Trinh năm 1925.
Ngày 14 tháng 7 năm 1954, học sinh trường phát động phong trào đòi độc lập dân chủ tại trường bằng hình thức vẽ khẩu hiệu trên tường, trên bảng; công khai bày tỏ thái độ ủng hộ Hiệp định Genève.
Hoạt động thời Việt Nam Cộng hòa
Ngày 30 tháng 3 năm 1955, xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên nổ ra. Công an xung phong của Bình Xuyên vào đóng tại trường Pétrus Ký. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1955, quân chính phủ đánh bật được quân Bình Xuyên ra khỏi trường Pétrus Ký và các điểm khác. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, học sinh Pétrus Ký thành lập Ủy ban cứu tế nạn nhân hỏa hoạn do chiến sự gây ra. Phong trào đã tập hợp được rất nhiều tiền bạc và vật chất giúp đỡ đồng bào.
Năm 1961, trường được hợp thức hóa để trở thành trường Trung Học Đệ Nhị Cấp, chương trình trung học Việt Nam.
Năm 1970, học sinh trường tổ chức từ bãi khóa đến xuống đường tham gia biểu tình, đánh chiếm tòa đại sứ Campuchia, phản đối hành động Lon Nol tàn sát Việt Kiều ở Campuchia. Đêm 5 tháng 9 năm 1970, học sinh Petrus Ký cùng học sinh sinh viên các trường tổ chức đêm không ngủ của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở miền Nam.
Năm 1972, Nguyễn Thái Bình, cựu học sinh Petrus Ký, du học ở Mỹ đã công khai công kích chính quyền Mỹ trên diễn đàn nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã trục xuất anh khỏi nước Mỹ, và khi về đến Việt Nam, Nguyễn Thái Bình đã bị chết một cách bí ẩn trong "vụ án không tặc Nguyễn Thái Bình".
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn, đã đặt Ban Quân quản Thành phố Sài Gòn tại trường, do tướng Trần Văn Trà đứng đầu, tại trường sở. Trường Trung học Pétrus Ký tạm thời đóng cửa đến tháng 7 năm 1975 thì mở cửa lại. Cuối tháng 9 năm 1975, các học sinh của trường học niên khóa 1974-1975 được dự thi bằng Trung Học Đệ nhất cấp và bằng Tú Tài.
Sau năm 1975
Ngày 19 tháng 10 năm 1975 là ngày khai giảng năm học 1975-1976, năm học đầu tiên của trường dạy theo chương trình giáo dục mới. Trường cũng đổi tên thành trường Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Từ năm học 1976-1977, trường không nhận học sinh vào lớp 6 (đệ thất cũ) và các lớp đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ cũ lần lượt chấm dứt theo cuốn chiếu đến năm 1979.
Năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong, và mở lớp 10 chuyên Toán đầu tiên tại trường, thu nhận 25 học sinh có năng khiếu Toán của thành phố, mở đầu cho truyền thống hiếu học sau 1975. Đến năm 1990, trường đổi tên thành Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi có năng khiếu dự thi Học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.
Từ năm 1994-1995, trường được chọn làm Trung tâm Chất lượng Cao phía Nam, dành cho các học sinh trung học, và là nơi sáng lập ra kỳ thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh các tỉnh phía Nam từ Huế đến Cà Mau gọi là kỳ thi học sinh giỏi Olympic 30 tháng 4 dành cho học sinh khối 10 và 11, và tổ chức kỳ thi này trong 10/13 năm (có 2 năm tổ chức ở trường Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Năm 2007, tổ chức ở trường Quốc Học Huế, năm 2008 tiếp tục tổ chức tại trường Lê Hồng Phong với mục đích tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam.
Kiến trúc
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế, mang phong cách kiến trúc Đông Dương ở Nam Kỳ, với không gian rộng rãi, thoáng mát và có nhiều cây xanh.
Mặt bằng chính của trường gồm ba dãy phòng học và một dãy hành lang trước mở ra sân lớn ở giữa. Các dãy phòng học có lầu, có hành lang rộng trước phòng học được trang trí theo kiểu khung vòm nguyên để tạo nhịp điệu cho toàn bộ công trình đem lại sự thông thoáng, tăng cường chiếu sáng tự nhiên, gợi lại một chút hình ảnh của Kiến trúc Romanesque cổ xưa. Thay vì sử dụng lan can con triện theo kiểu kiến trúc Phục hưng Pháp, lan can hành lang trường được đục lỗ hoặc đặt gạch vuông thông gió để tăng sự thông thoáng. Công trình sử dụng hệ tường chịu lực, mái đỡ bằng hệ vì kèo thép, vươn ra ngoài để che mưa cho tường và hành lang, có sênô thoát nước mưa. Phần mái phía trên cùng mang hình ảnh con thuyền, gợi nhớ về mái đình làng Việt Nam. Cửa lá sách tăng cường sự thông thoáng là một trong những đặc trưng của kiến trúc trường học ở vùng nhiệt đới. Cửa sổ mở ra phía hành lang bố trí cao, nhỏ để tạo sự tập trung cho học sinh; cửa sổ mở ra phía ngoài công trình có kích thước lớn, tạo tầm nhìn rộng và có tác dụng thông thoáng và lấy sáng tự nhiên cho lớp học.
Mô típ trang trí theo kiểu Á Đông kết hợp với việc sử dụng những khối kỷ hà vuông, hộp khỏe khoắn của phong cách Art Déco đã tạo nên những đường nét đơn giản, ít rườm rà và mang màu sắc của kiến trúc bản địa. Hai bên phía trước lối vào sảnh chính có hai khối lớp học, bố cục giống như hai tòa Tả vu và Hữu vu của kiến trúc cổ Việt Nam.
Các đời hiệu trưởng
Cơ cấu tổ chức
Hiệu trưởng
Phạm Thị Bé Hiền - Bí thư Chi bộ
Phó Hiệu trưởng
Trương Thị Lệ Hà - Phó Bí thư Chi bộ
Bùi Thị Bảo Ngọc - Chi Uỷ viên
Trần Bảo Ngọc - Chi Uỷ viên
Các tổ chuyên môn
Tổ Toán: Thân Đức Minh
Tổ Vật lí: Phạm Vì Dân
Tổ Hóa học: Lê Quỳnh Liên
Tổ Sinh học: Lý Thị Bích Nhung
Tổ Tin học: Đỗ Phước Vận
Tổ Tiếng Anh: Vũ Mỹ Lan
Tổ Ngữ văn: Nguyễn Thị Ái Vân
Tổ Lịch sử: Nguyễn Thị Lắm
Tổ Địa lí: Đỗ Thị Hoài
Tổ GD Kinh tế - Pháp luật: Nguyễn Thị Bích Huyền
Tổ Pháp - Trung - Nhật: Nguyễn Quốc Cường
Tổ Thể dục: Lê Quang Nghĩa
Cựu học sinh nổi tiếng
Trường Pétrus Ký và tiếp nối truyền thống là trường Lê Hồng Phong là nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh và trong số đó đã có nhiều nhân vật nổi bật trong nhiều lĩnh vực, trường còn là nơi xuất thân của rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam trong thế kỷ 20.
Khoa học - Giáo dục
Trịnh Kim Ảnh
Nguyễn Thành Giung
Phạm Nam Hải
Huỳnh Sanh Thông
Nguyễn Phúc Bửu Hội
Trần Đại Nghĩa
Nguyễn Tấn Gi Trọng
Phạm Thiều
Lê Tự Quốc Thắng
Nguyễn Chơn Trung
Vui chơi - Giải trí
Nguyễn Đắc Dương (thí sinh thi olympia năm 1)
Trương Quang Huy (thí sinh thi olympia năm 4)
Quân sự
Huỳnh Văn Nghệ
Đỗ Cao Trí
Nguyễn Chơn
Nguyễn Văn Tàu
Lê Minh Đảo
Cao Hảo Hớn
Lâm Quang Thi
Chính trị - Xã hội
Dương Minh Châu
Nguyễn Văn Chì
Trần Văn Ơn
Huỳnh Tấn Phát
Nguyễn Văn Trấn
Trương Tấn Sang
Nguyễn Minh Triết
Trần Bạch Đằng
Lê Quang Vịnh
Nguyễn Thái Bình
Lê Quốc Phong
Văn hóa - Nghệ thuật
Trần Văn Khê
Tô Văn Tuấn (Bình Nguyên Lộc)
Nguyễn Văn Trấn
Nguyễn Xuân Hoàng
Mai Văn Bộ
Huỳnh Văn Tiểng
Lưu Hữu Phước
Nhà văn Lê Văn Nghĩa
Nguyễn Mỹ Ca
Lam Phương
Hoàng Thanh Tâm
Nguyễn Ngu Í
Trần Lê
Võ Hoài Phúc
Đỗ Đình Mạnh
Trần Lê Quỳnh
Cẩm Ly
Trương Minh Quốc Thái
Đức Tuấn
Hà Anh Tuấn
Nguyễn Võ Lan Trinh
Nguyễn Khoa Tóc Tiên
MC Việt Thảo
Nguyễn Văn Chung
Trần Nguyễn Uyên Linh
Orange
Á hậu Phạm Ngọc Phương Anh
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang mạng của trường Lê Hồng Phong
Hội ái hữu Petrus Trương Vĩnh Ký châu Âu
Nhóm thân hữu Petrus Ký
Nhóm cựu học sinh Petrus Ký
4rum mới của trường
L
Di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình kiến trúc Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 5
Khởi đầu năm 1927 ở Việt Nam |
13786 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pascal%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%29 | Pascal (đơn vị) | Pascal (ký hiệu Pa) là đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI). Nó là một đơn vị dẫn xuất trong SI nghĩa là nó được suy ra từ việc các đơn vị cơ bản.
1 Pa = 1 N/m²
Đơn vị đo lực(N) trong SI cũng là một đơn vị dẫn xuất nên quy về đơn vị cơ bản của SI là:
1 Pa = 1 N/m² = 1kg/m s-2
Ký hiệu Pa còn dùng để chỉ sức căng, độ dẻo, và sức giãn.
Đơn vị này được đặt theo tên của Blaise Pascal, nhà toán lý học và nhà triết học nổi tiếng người Pháp.
Định nghĩa
1 pascal là áp suất tạo ra được từ áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông.
1 Pa = 1 N/m²
Hệ thống SI
Các tiền tố kết hợp với đơn vị pascal
Bảng chuyền đổi giá trị giữa các ước số-bội số khác nhau
So sánh với các đơn vị áp suất khác
Thời gian
Đơn vị đo áp suất
Đơn vị dẫn xuất trong SI |
13787 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Miguel%20de%20Icaza | Miguel de Icaza | Miguel de Icaza (sinh 1972 tại Thành phố Mexico) là một lập trình viên mã nguồn mở người Mexico. Anh là người đã khởi đầu hai dự án GNOME và Mono, tác giả của chương trình duyệt tập tin Midnight Commander (là một chương trình có tính năng giống Norton Commander - thường được biết đến ở Việt Nam dưới tên viết tắt NC) đồng thời là người có rất nhiều đóng góp cho hạt nhân Linux. Công ty Ximian của anh cũng là công ty đã phát triển chương trình quản lý nhóm và duyệt thư điện tử nổi tiếng Evolution.
Miguel de Icaza tốt nghiệp khoa toán học tại Universidad Nacional Autónoma de México (Đại học Quốc gia tự quản Mexico), một đại học danh tiếng tại México (đôi lúc còn được gọi là Harvard của Mexico).
Năm 1997, anh được Microsoft mời phỏng vấn để vào làm trong nhóm phát triển Internet Explorer cho Sun SPARC. Theo lời kể của Nat Friedman - một thực tập viên tại Microsoft lúc bấy giờ đồng thời là người đồng sáng lập công ty Ximian sau này, Miguel de Icaza đã sử dụng buổi phóng vấn để cố gắng thuyết phục Microsoft để mở mã nguồn phần mềm. Sau buổi phỏng vấn, Microsoft quyết định không nhận anh vào làm.
Tháng 8 cùng năm, anh bắt đầu dự án GNOME cùng với Federico Mena với mục tiêu làm cho Linux dễ dùng như Windows. Hiện nay GNOME là một trong những dự án phần mềm nguồn mở lớn nhất với hàng nghìn lập trình viên trên khắp thế giới tham gia phát triển. Với GNOME, Miguel de Icaza đã chứng tỏ mình là một lập trình viên xuất sắc cũng như một nhà lãnh đạo bẩm sinh.
Năm 1999, Miguel de Icaza cùng với Nat Friedman thành lập công ty Helix Code, sau này đổi tên thành Ximian, khởi đầu với nhân viên là các lập trình viên trong dự án GNOME. Ximian là công ty đằng sau một trong những bản phân phối Linux tốt nhất và dễ sử dụng nhất lúc bấy giờ - Ximian Linux. Năm 1999 là một trong những năm thành công nhất đối với Miguel de Icaza, ngoài việc thành lập Ximian, anh còn được nhận giải thưởng vì sự phát triển phần mềm miễn phí của tổ chức phần mềm miễn phí quốc tế.
Năm 2000, anh được tạp chí công nghệ MIT bình chọn là một trong 100 nhà phát minh của thế kỷ mới.
Năm 2001, Ximian bắt đầu dự án Mono với mục đích cho phép lập trình viên mã nguồn mở sử dụng môi trường phát triển .NET của Microsoft.
Năm 2003, Ximian được sáp nhập vào Novell. Cùng năm, Miguel de Icaza kết hôn với Maria Laura, một phụ nữ Brasil.
Tham khảo
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Phỏng vấn với Icaza
Blog của Miguel de Icaza
Icaza, Miguel
Icaza, Miguel
Nhân vật còn sống
Người Thành phố México
Người viết blog Mỹ
Lập trình viên Mỹ |
13788 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A8n%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%20ch%C3%A2n%20kh%C3%B4ng | Đèn điện tử chân không | Trước đây, đèn điện tử chân không (vacuum tube, còn được gọi tắt là tube hay valve) còn thường được gọi là đèn điện tử hoặc bóng điện tử là loại linh kiện điện tử sử dụng sự phát xạ điện tử do nung nóng điện cực đặt trong môi trường chân không cao, để thực hiện điều khiển dòng điện tích trong các khuếch đại.
Ngày nay, nhờ ứng dụng tính chất của chất bán dẫn, phần lớn các đèn này được thay thế bằng các linh kiện điện tử khác nhỏ và rẻ hơn nhiều. Đầu thế kỉ 21, đèn điện tử chân không lại được sử dụng và quan tâm trở lại, vào thời điểm này có sự hình thành của vi ống phát ra trường.
Vì đèn điện tử có kích thước lớn và khi hoạt động toả ra nhiều nhiệt, nên tuyệt đại bộ phận thiết bị điện tử đã không còn dùng đèn này nữa, mà dùng các linh kiện bán dẫn để thay thế như transistor, IC... Tuy nhiên trong lĩnh vực chế tạo ampli trong các ứng dụng về âm thanh, người ta vẫn rất chuộng ampli đèn, lý do là vì ampli đèn có khả năng tạo ra âm thanh trung thực bởi các tính chất đặc trưng của nó.
Nguyên lý hoạt động
Đèn điện tử là một loại thiết bị dựa vào sự khống chế luồng điện tử phát xạ để thực hiện những yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Khi hoạt động, các đèn điện tử cần đốt nóng các sợi đốt (một sợi ở đèn hai cực, ba cực đơn hoặc nhiều sợi ở các đèn điện tử kép), khi nhiệt độ các sợi đốt đạt đến một mức độ nào đó, động năng của chúng thắng sự liên kết của kim loại và sẵn sàng nhảy ra khỏi bề mặt kim loại của sợi đốt.
Để điều khiển các đèn điện tử chân không, giữa các cực cần có một điện trường, chính các điện trường này đã tạo ra dòng điện trong chân không: điện tử di chuyển đến anode.
Nếu là đèn điện tử hai cực: Dòng điện tử đơn thuần di chuyển từ cathode đến anode với cường độ phụ thuộc vào điện trường tạo ra (cùng các thông số khác của đèn ảnh hưởng đến)
Nếu là đèn điện tử ba cực, dòng điện này phụ thuộc vào cực điều khiển (như hình), điện trường cực điều khiển sẽ quyết định đến cường độ dòng điện đi đến anode.
Do điện tử có khối lượng rất nhỏ, chuyển động hầu như không có quán tính nên sự không chế luồng điện tử này có thể tạo nên những luồng điện tức thời. Điện tử lại có diện tích rất nhỏ cho nên khống chế luồng điện tử về mặt số lượng có thể tạo được những dòng điện rất nhỏ cho những dụng cụ cần độ nhạy cao, những biến thiên rất nhỏ cũng được cảm nhận, có thể tập trung để tạo được dòng điện rất lớn cho những dụng cụ cần có công suất mạnh. Đây chính là ưu điểm của đèn điện tử chân không so với các transistor điện tử bán dẫn khiến cho chúng còn được sử dụng trong các bộ ampli công suất để khuếch đại tín hiệu tương tự. (Ở transitor có thể không "mở" khi mức độ tín hiệu (tương tự) thấp hơn một giá trị nhất định nào đó, dẫn đến sự khuếch đại bị thất thoát, làm ảnh hưởng đến âm thanh được khuếch đại)
Như vậy về mặt tần số, có những dụng cụ điện tử làm việc tới 1012 Hz, về mặt công suất có những đèn phát tới vài trăm KW.
Năng lượng điện là loại năng lượng dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác nên dụng cụ điện tử rất tiện dụng cho những quá trình vật lý phức tạp như những biến đổi quang – điện, nhiệt – điện, bức xạ...
Ứng dụng
Với những ưu điểm đó, dụng cụ điện tử có thể thực hiện được nhiều chức năng kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp như:
Đèn điện tử hai cực (tương đương diode): nắn điện, tách sóng.
Đèn điện tử chân không ba cực (tương tự các transistor bán dẫn): khuếch đại, tạo sóng, biến tần, hiện sóng, chỉ thị báo hiệu, truyền hình, đo lường, tự động...
Phân loại
Đèn điện tử có rất nhiều loại, nhiều công dụng khác nhau nên có rất nhiều cách phân loại:
Về mặt công dụng có thể chia làm đèn khuếch đại, đèn nắn điện, đèn tách sóng, đền đổi tần, đèn phát, đèn tạo sóng, đèn chỉ thị...
Về mặt chế độ công tác có thể chia làm đèn làm việc theo chế độ liên tục, đèn làm việc theo chế độ xung.
Về mặt tần số có thể chia làm đèn âm tần, đèn cao tần, đèn siêu cao tần.
Về mặt kết cấu nội bộ đèn có thể chia làm đèn 2 cực, đèn 3 cực, 4 cực, năm cực, nhiều cực, đèn ghép, đèn kép, đèn nung trực tiếp, đèn nung gián tiếp và đèn cathode lạnh.
Về mặt kết cấu ngoại hình có thể làm làm đèn vỏ thủy tinh, đèn vỏ kim loại, gốm.
Về mặt làm nguội có thể chia làm đèn làm nguội tự nhiên, làm nguội bằng gió, làm nguội bằng nước chảy đối lưu, làm nguội bằng cách bay hơi.
Về cách bố trí các chân đèn để sử dụng đế đèn có thể chia làm loại 8 chân (octal), 9 chân tăm (noval), Rimlock, chân chìa...
Người ta còn chia làm loại đèn chân không và đèn có khí, trong đó có đèn gazotron, thyratron, đèn ổn áp (Stabilitron).Về nguyên lý công tác, đèn điện tử còn có các loại magnetron, klystron, đèn sóng chạy dùng cho lĩnh vực siêu cao tần.Về hiệu ứng sử dụng còn có các loại đèn tia âm cực dùng cho máy hiện sóng (oscilloscope), máy thu hình áp dụng tính năng điện – quang để xem sóng, xem hình có các loại đèn quang điện (tế bào quang điện) đèn nhãn quang điện để thể hiện sự biến đổi ánh sáng thành sự biến đổi của dòng điện dùng cho âm thanh chiếu bóng hoặc trong thiết bị kiểm tra tự động.
Phân loại theo nhóm sử dụng:
Diode chỉnh lưu: đã lỗi thời.
Đèn khuếch đại: Triode, Tetrode, Pentode, Hexode, Pentagrid, Octode,... đã lỗi thời.
Đèn Microwave: đèn làm việc ở vùng vi sóng
Klystron: đèn khuếch đại vi sóng công suất cực lớn, dùng ở trạm phát/chuyển tiếp sóng trong phát thanh hoặc thông tin liên lạc, kể cả liên lạc với vệ tinh.
Magnetron: đèn phát vi sóng, dùng trong lò vi sóng.
Đèn Traveling-wave
Đèn Phototube, Photodiode – tương đương photodiode bán dẫn, hiện dùng trong phát hiện ánh sáng cực yếu, cỡ vài photon.
Đèn nhân quang điện (Photomultiplier tube)
Đèn phát tia X: dùng trong máy chiếu X-quang trong y tế, trong phân tích hóa,...
Tham khảo
Xem thêm
Điốt bán dẫn
Linh kiện điện tử
Liên kết ngoài
Linh kiện điện tử
Chân không
Ứng dụng thủy tinh
Phát minh của Hoa Kỳ
Phát minh Anh
Đèn điện tử chân không |
13791 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20quy%20chi%E1%BA%BFu | Hệ quy chiếu | Trong cơ học, hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời có một đồng hồ đo thời gian để xác định thời điểm của các sự kiện.
Cùng một sự kiện vật lý, khi ta thay đổi hệ quy chiếu thì vị trí và thời gian xảy ra sẽ khác nhau.
Cơ học cổ điển
Khi thay đổi hệ quy chiếu thì việc ghi nhận thời gian và vị trí sẽ thay đổi. Tuy nhiên, chênh lệch thời gian giữa các sự kiện trong cơ học cổ điển là "bất biến", không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Thời gian trong cơ học cổ điển được gọi là thời gian tuyệt đối. Cũng vậy, khoảng cách giữa các điểm trong không gian của cơ học cổ điển không thay đổi với sự biến đổi hệ quy chiếu.
Việc thay đổi ghi nhận về vị trí trong cơ học cổ điển dẫn đến việc vận tốc, gia tốc, động lượng và các loại lực hay đại lượng vật lý phụ thuộc vào vận tốc hay vị trí mang "tính tương đối" dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Đặc biệt, tính tương đối của lực trước biến đổi hệ quy chiếu có thể giúp phân loại lực và hệ quy chiếu ra làm hai.
Lực
Các lực mà vật thể chịu tác động có thể không phụ thuộc vào hệ quy chiếu (ví dụ như lực chỉ phụ thuộc vào khoảng cách, một đại lượng không thay đổi khi hệ quy chiếu thay đổi) hoặc có phụ thuộc vào hệ quy chiếu (ví dụ như lực từ, phụ thuộc vào vận tốc các hạt mang điện).
Có thể phân loại lực ra làm hai theo tính chất tương đối của chúng. Các lực mà không phụ thuộc vào biến đổi hệ quy chiếu, hoặc không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy chiếu đều có thể quy về các lực cơ bản. Các lực mà phụ thuộc biến đổi hệ quy chiếu và luôn tìm được hệ quy chiếu mà lực này biến mất gọi là lực quán tính.
Hệ quy chiếu trong cơ học cổ điển cũng được phân ra hai loại, hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu phi quán tính.
Hệ quy chiếu quán tính được định nghĩa là hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện lực quán tính (Có một định nghĩa khác: Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu mà trong đó chuyển động của hạt tự do (hạt không chịu tác động của lực nào) là chuyển động thẳng đều.). Điều này có nghĩa là mọi lực tác động lên các vật thể trong hệ quy chiếu này đều có thể quy về các lực cơ bản. Theo định luật thứ nhất của Newton khi không bao hàm lực quán tính, một vật trong hệ quy chiếu quán tính sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi tổng các lực cơ bản tác dụng lên vật bằng không. Tương tự định luật thứ hai của Newton hay các định luật cơ học khác, khi chỉ bao hàm lực cơ bản, sẽ chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính, nơi không có lực quán tính. Một định nghĩa khác, không dựa vào định nghĩa của lực quán tính, được Lev Landau đưa ra là:
Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu mô tả không gian và thời gian một cách đồng nhất, đẳng hướng, và không phụ thuộc vào thời gian.
Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu có xuất hiện lực quán tính. Trong cơ học cổ điển, chúng là các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính. Trong hệ quy chiếu này dạng của các định luật cơ học cổ điển chỉ chứa các lực cơ bản có thể thay đổi so với trong các hệ quy chiếu quán tính, do có thêm lực quán tính. Các định luật cơ học bao gồm cả lực quán tính sẽ không cần thay đổi.
Trong cơ học cổ điển, một hệ quy chiếu chuyển động không có gia tốc (thẳng đều hoặc đứng yên) so với một hệ quy chiếu quán tính khác thì cũng sẽ là hệ quy chiếu quán tính. Nguyên lý Galileo phát biểu trong cơ học cổ điển coi mọi hiện tượng cơ học đều xảy ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính. Sau này Albert Einstein mở rộng tính chất này và cho rằng tất cả các quá trình vật lý đều xảy ra như nhau trong hệ quy chiếu quán tính (lý thuyết tương đối hẹp) rồi rộng hơn nữa là mọi quá trình vật lý đều xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu (lý thuyết tương đối rộng).
Trong thực tế hầu như không có một hệ quy chiếu nào gắn với các vật thể là hệ quy chiếu quán tính hoàn toàn cả do mọi vật thể đều chuyển động có gia tốc so với nhau. Hệ quy chiếu gắn với Trái Đất cũng không phải là hệ quy chiếu quán tính thực sự. Ví dụ, trọng lượng biểu kiến của mọi vật trên Trái Đất cũng thay đổi do sự chuyển động quay của Trái Đất. Thông thường một vật ở xích đạo sẽ nhẹ hơn vật ở hai cực 0.35%, do lực ly tâm trong hệ quy chiếu quay của bề mặt Trái Đất tại xích đạo. Tuy nhiên, ta có thể xem là hệ quy chiếu này là gần quán tính nếu các lực quán tính là rất nhỏ so với các lực khác.
Thuyết tương đối
Trong thuyết tương đối, việc thay đổi hệ quy chiếu làm chênh lệch thời gian giữa các sự kiện và khoảng cách giữa các điểm có thể thay đổi. Không gian và thời gian không bị tách rời nhau mà nhập thành một khái niệm duy nhất không-thời gian. Khái niệm "khoảng cách" được mở rộng cho không-thời gian để nó bất biến trước phép biến đổi hệ quy chiếu.
Thuyết tương đối hẹp
Xem thêm tại Lý thuyết tương đối hẹp
Thuyết tương đối rộng
Xem thêm tại Lý thuyết tương đối rộng
Xem thêm
Hệ quy chiếu quay
Tham khảo
Thuyết tương đối
Cơ học
Khảo sát
Trắc địa
Định hướng |
13793 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%93ng%20ch%E1%BA%ADp%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD | Chồng chập lượng tử | Chồng chập lượng tử (hay chồng chất lượng tử, xếp lớp lượng tử) là việc áp dụng nguyên lý chồng chập vào cơ học lượng tử. Nguyên lý chồng chập vốn là sự cộng véctơ các véctơ sóng trong giao thoa. Trong cơ học lượng tử, các véctơ hàm sóng, hay véctơ trạng thái được cộng. Điều này xảy ra khi một hệ lượng tử có cùng lúc nhiều giá trị có thể đo được cho một tính chất vật lý (như năng lượng).
Thuyết lượng tử nguyên sinh là một thuyết của nguyên tử và phân tử. Trong mô hình phát triển ban đầu của Bohr và Heisenberg, nó đòi hỏi thế giới phân chia thành 2 thành phần. Một phần là hệ thống được nghiên cứu, ở đó các miêu tả sử dụng thuyết lượng tử, và phần còn lại gắn với quan sát viên. Sự phân thế giới thành 2 phần này là tính chất của mọi cấu trúc trong cơ học lượng tử. Chồng chập lượng tử chính là trọng tâm của các cấu trúc này.
Cụ thể chồng chập lượng tử có thể được phát biểu là "nếu một hệ lượng tử có thể được phát hiện ở một trong 2 trạng thái, A và B với các tính chất khác nhau, nó cũng có thể được phát hiện ở trạng thái tổ hợp của chúng, aA + bB, ở đó a và b là các số bất kỳ".
Tham khảo
Cơ học lượng tử
sk:Princíp superpozície#Princíp superpozície v kvantovej mechanike |
13794 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n%20t%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3 | Quyền tác giả | Tác giả bảng quyền. Nguyễn Hồng Phong. PA
Quyền tác giả hay tác quyền là bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không, ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là
(intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau khi qua đời. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.
Lịch sử phát triển của quyền tác giả
Trong Thời kỳ Cổ đại và Thời kỳ Trung Cổ người ta chưa biết đến quyền cho một tác phẩm trí tuệ. Các quy định luật pháp chỉ có cho những vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu. Ví dụ như là không được phép trộm cắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ và tác giả cùng làm việc trong một đề tài là một trường hợp bình thường, cũng như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát và tác phẩm âm nhạc. Khi không muốn bài viết bị thay đổi tác giả chỉ còn có cách gắn một lời nguyền rủa vào quyển sách của mình như Eike von Repgow, tác giả của Sachsenspiegel, một quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm của ông sẽ bị chết.
Cùng với phát minh in (khoảng 1440), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được "quyền tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng đã trả tiền cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác giả cũng có thể không bằng lòng với các bản in lại vì những bản in lại này thường được sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi.
Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ích của nhà in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những người này muốn có ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước Pháp do có chế độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở Đức. Tại Đức một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào lãnh thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của Phong trào Khai sáng phần lớn là đã được truyền bá bằng các bản in lậu.
Khi Thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ. Tại nước Đức ví dụ như là Albrecht Dürer (1511) đã được công nhận một đặc quyền như vậy. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như là một cá nhân (quyền cá nhân) và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa thế kỷ 16 các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cấm in lại trong một vùng nhất định trong một thời gian nhất định.
Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền kinh doanh (thuyết về sở hữu của nhà xuất bản), ngay cả khi họ không có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các quyền từ tác giả được mua lại.
Mãi đến thế kỷ 18, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sở hữu phi vật chất). Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, Statue of Anne, lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản. Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để được bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1795 (yêu cầu phải ghi vào danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và tại Hoa Kỳ vào năm 1978). Ý tưởng về sở hữu trí tuệ phần lớn được giải thích bằng thuyết về quyền tự nhiên (tiếng Anh: natural law). Tại Pháp một Propriété littéraire et artistique (Sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa ra trong hai bộ luật vào năm 1791 và 1793. Tại nước Phổ một bảo vệ tương tự cũng được đưa ra vào năm 1837. Cũng vào năm 1837 Hội đồng liên bang của Liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm, thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris) vào năm 1845. Trong Liên minh Bắc Đức việc bảo vệ quyền tác giả được đưa ra vào năm 1857 và được Đế chế Đức thu nhập và tiếp tục mở rộng sau đó. Trong Đệ tam Đế chế các tác giả chỉ là "người được ủy thác trông nom tác phẩm" cho cộng đồng nhân dân.
Phát triển hiện tại của quyền tác giả
Những lý lẽ được đưa ra trong các cuộc thảo luận về việc quyền tác giả phải phản ứng như thế nào trước các phát triển kỹ thuật hiện tại đều tương tự như nhau trên toàn thế giới. Một vài quốc gia chỉ còn có một phạm vi tự do hạn hẹp trong việc định hình cho quyền tác giả vì những quy định khác thường có thể được coi là lợi thế không công bằng, không được các đối tác thương mại thế giới chấp nhận mà không có phản ứng chống lại. Trong tương quan về thế mạnh hiện tại Mỹ là quốc gia có phạm vi tự do rộng lớn nhất và với Digital Millennium Copyright Act (DMCA) là quốc gia đã định sẵn chiều hướng chung của quyền tác giả, đi đến việc bảo vệ quyền tác giả một cách nghiêm ngặt hơn. Định luật tương tự ở châu Âu là European Union Copyright Directive (EUCD- Chỉ thị Copyright Liên minh châu Âu).
Việc hoàn toàn hủy bỏ quyền được phép có bản sao dùng cho mục đích cá nhân đang được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) yêu cầu và sau đó là việc truy tìm cứng rắn hơn các vi phạm về quyền tác giả. Ngoài những nguyên nhân khác đây cũng là một phản ứng chống lại việc sử dụng ngày càng phổ biến các nơi trao đổi trong Internet và các công nghệ khác của "thời đại số". Ngày nay chương trình phát thanh hay truyền hình có thể nghe hay xem được qua Internet, sách điện tử (e-book) được coi như là một cạnh tranh của sách in. Những thay đổi này là lý lẽ của những người kinh doanh trong giới truyền thông nhằm để thông qua luật lệ mà trở về lại thời kỳ trước khi các máy quay video, máy thâu băng và máy thu thanh được phổ biến rộng rãi: Vào năm 1900, khi muốn nghe nhạc (không phải là live) thì tất cả mọi người đều phải mua một đĩa hát.
Mỗi một phát minh mới, ví dụ như máy thu thanh, đều được coi như là sẽ làm suy tàn công nghiệp âm nhạc, nhưng thật ra điều trái ngược lại đã xảy ra.
Bản quyền
Bản quyền (tiếng Anh: copyright) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (án lệ) dùng chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Quyền này tương tự như quyền tác giả (tiếng Pháp: droit d'auteur; tiếng Đức: Urheberrecht) ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia theo hệ thống luật lục địa châu Âu như Đức hoặc một số quốc gia châu Âu khác nhưng khác nhau ở nhiều điểm cơ bản.
Chủ thể được bảo hộ là tương đối khác nhau. Trong khi quyền tác giả đặt tác giả như là người sáng tạo và các quan hệ tinh thần của tác giả đối với tác phẩm làm trung tâm thì copyright lại bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả (copyright owner) hơn là chính tác giả. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế. Chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.
Trong copyright của hệ thống luật Anh-Mỹ, trái ngược với luật về quyền tác giả của hệ thống luật châu Âu lục địa, các quyền sử dụng và quyền định đoạt về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (Ví dụ cho một nghệ sĩ) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (Ví dụ như nhà xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng của copyright từ phía những người khác thác các quyền này.
Một điểm khác biệt cơ bản nữa giữa Bản quyền và quyền tác giả là luật về quyền tác giả bảo vệ cả những quyền nhân thân của tác giả (moral rights) trong khi các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ hầu như không hề có những quy định này cho đến thời gian gần đây. Cụ thể như pháp luật về quyền tác giả Việt Nam từ lâu đã bảo vệ những quyền nhân thân của tác giả như Quyền bảo đảm được trích dẫn khi tác được sử dụng hoặc quyền bảo dẳm tác phẩm không bị sửa đổi, bổ sung, thay đổi, chuyển thể dưới mọi hình thức mà không được sự đồng ý của (các) tác giả.
Cho đến những năm gần đây copyright tại Mỹ vẫn phải đăng ký một cách rõ ràng và chấm dứt 75 năm sau khi được ghi vào trong danh mục copyright trung tâm. Hiện nay các tác phẩm mới tại Mỹ được bảo vệ cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời hay 95 năm dành cho các doanh nghiệp. Việc đăng ký copyright tại Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress) không còn là cần thiết bắt buộc nữa nhưng vẫn được khuyên nhủ.
Ghi chú copyright – ký hiệu © hay (c), sau đó thường là người sở hữu quyền và năm – hay cũng được gọi là thông báo quyền tác giả có nguồn gốc từ luật Mỹ. Lý do là theo các luật lệ cũ của Mỹ thì có thể mất các quyền về một tác phẩm nếu như không có ghi chú copyright. Sau khi Mỹ gia nhập Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1989 thì ghi chú copyright không cần thiết nữa nhưng vẫn có thể được đính kèm tùy theo ý muốn. Trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thì ngược lại, quyền tác giả phát sinh tại thời điểm tác giả tạo ra tác phẩm.
Quyền tác giả trong Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu đã đưa ra nhiều chỉ thị để thống nhất quyền tác giả trong toàn Liên minh châu Âu. Theo Chỉ thị phần mềm (91/259/EWG) ra đời vào năm 1991 thì các chương trình máy tính được bảo vệ như là các tác phẩm văn học theo ý nghĩa về quyền tác giả. Trong năm 1993, thông qua Chỉ thị về hòa hợp thời gian bảo vệ quyền tác giả và một số quyền bảo vệ có liên quan (còn gọi là Chỉ thị về thời gian bảo vệ), thời gian bảo vệ của các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ấn định thống nhất là cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời. Các quyền lợi của những nhà nghệ thuật biểu diễn chấm dứt 50 năm sau buổi công diễn đầu tiên.
Với Chỉ thị quyền tác giả của Liên minh châu Âu (Chỉ thị 2001/29/EG) các quy định luật pháp châu Âu về quyền tác giả được nâng lên cùng với thời đại số và các định ước quốc tế được thực hiện thông qua các hiệp định của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Quyền tác giả trong các nước nói tiếng Đức
Đọc bài chính về:
Quyền tác giả Áo
Quyền tác giả Đức
Quyền tác giả Thụy Sĩ
Quyền tác giả tại Việt Nam
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005 (nay được thay thế tại Bộ Luật Dân Sự 2015), Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền sau đây:
1. Quyền Nhân thân
Đặt tên cho tác phẩm
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Quyền tài sản
Làm tác phẩm phái sinh;
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Sao chép tác phẩm;
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả :
Quyền nhân thân (trừ quyền được công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) thì được bảo hộ vô thời hạn.
Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản thì:
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
Đối với tác phẩm khác và tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Thời hạn bảo hộ trên sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Phong trào chống đối
Bên cạnh những người tiêu dùng vì đã quen thuộc với các vi phạm về quyền tác giả trong các nơi trao đổi âm nhạc trong Internet nên đang tự nhận thấy bị hạn chế các quyền tự do bởi luật pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn cũng có những tác giả mong muốn đưa các tác phẩm của họ cho cộng đồng sử dụng tự do.
Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.
Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của dự án GNU, ví dụ như các bản quyền GPL cho các chương trình máy tính và GFDL cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án Creative Commons đưa ra những bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ, đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (open-content) bảo đảm các quyền tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản quyền có nhiều hạn chế hơn.
Xem thêm
Quyền bản ghi
Sở hữu trí tuệ
Vi phạm bản quyền
Công ước Berne
Tham khảo
Jochen Haller , Urheberrechtsschutz in der Musikindustrie: Eine ökonomische Analyse (Bảo vệ quyền tác giả trong công nghiệp âm nhạc: Một phân tích về kinh tế), Verlag Josef Eul, 2005.
Thomas Dreier, Gernot Schulze: Urheberrechtsgesetz - Urheberrechtswahrnehmungsgesetz - Kunsturhebergesetz. (Luật quyền tác giả - Luật về nhận thức quyền tác giả - Luật về quyền tác giả trong nghệ thuật), C. H. Beck
Ulrich Löwenheim: Urheberrecht im Informationszeitalter (Quyền tác giả trong thời đại thông tin), Becksche
Dietrich Harke: Urheberrecht - Fragen und Antworten (Hỏi đáp về quyền tác giả), Carl Heymanns
Brunhilde Steckler: Urheber-, Medien- und Werberecht. Grundlagen. Rechtsicherheit im Internet. (Quyền tác giả, Luật truyền thông đại chúng và Luật quảng cáo. Đại cương. Độ tin cậy luật pháp trong Internet), Cornelsen/Scriptor
Volker Ilzhöfer: Patent-, Marken- und Urheberrecht (Quyền bằng phát minh, Quyền thương hiệu và Quyền tác giả), Vahlen
Manfred Rehbinder: Urheberrecht (Quyền tác giả), C. H. Beck
Cyrill P. Rigamonti: Geistiges Eigentum als Begriff und Theorie des Urheberrechts (Sở hữu trí tuệ như là khái niệm và lý thuyết của quyền tác giả), Nomos
Gernot Schulze: Meine Rechte als Urheber (Những quyền của tôi như là tác giả), DTV-Beck
Sabine Zentek, Thomas Meinke: Das neue Urheberrecht (Quyền tác giả mới), Haufe
Theodor Enders: Anwaltspraxis, Beratung im Urheberrecht und Medienrecht (Tư vấn trong quyền tác giả và quyền truyền thông đại chúng), Deutscher Anwaltverlag
Thomas Hoeren: Urheberrecht und Verbraucherschutz (Quyền tác giả và bảo vệ người tiêu dùng), LIT
Astrid von Schoenebeck: Moderne Kunst und Urheberrecht (Nghệ thuật hiện đại và quyền tác giả), Berliner Wissenschafts-Verlag
Daniel Gutman: Urheberrecht im Internet in Österreich, Deutschland und der EU (Quyền tác giả trong Internet tại Áo, Đức và Liên minh châu Âu), Berliner Wissenschafts-Verlag
Đọc thêm
Công ước Bern
TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)
Copyright
Quản lý quyền kỹ thuật số
Wikipedia:Quyền tác giả
Liên kết ngoài
Luật số 50/2005/QH12 (Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam) — Văn bản Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Cục Bản quyền tác giả
Luật số 36/2009/QH12 — Văn bản Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi), ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Cục Bản quyền tác giả
Quản trị dữ liệu
Luật sở hữu trí tuệ
Độc quyền
Quản lý sản phẩm
Hồ sơ công cộng
Tài sản vô hình
__CHỈ_MỤC__ |
13798 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Trung%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BB%95%20th%C3%B4ng%20chuy%C3%AAn%20Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20T%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn | Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên | Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên (HUS High School for Gifted Students, đôi khi còn được gọi là "Trường chuyên Tổng hợp") là hệ đào tạo trung học phổ thông của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (một trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Đây là một trong số bốn trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam không trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (Ba trường còn lại là Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, và Trường THPT chuyên Ngoại ngữ ).
Khối được thành lập đầu tiên là chuyên Toán năm 1965 thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội; sau đó là chuyên Vật lý; chuyên Tin học (Thành lập thêm lớp chuyên Tin thuộc cùng khối chuyên Toán); Chuyên Hóa học và Chuyên Sinh học là trẻ nhất, được thành lập năm 1998)
Các khối chuyên của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội đóng góp nhiều thành viên cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia và học sinh giỏi quốc tế. Trường cũng đồng thời được công nhận là ngôi trường giàu thành tích nhất Việt Nam về số lượng huy chương cũng như giải thưởng đạt được trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh), Olympic Quốc tế (IMO, IOI, IPhO, IChO, IBO) và các kỳ thi Olympic trong khu vực.. Các khối chuyên của trường cũng luôn nằm trong top dẫn đầu 200 trường có điểm trung bình thi đại học cao nhất Việt Nam từ lúc có bảng xếp hạng này (Năm 2008 , Năm 2009 , Năm 2010 )
Cơ cấu tổ chức
Trường Trung học Phổ thông chuyên hiện nay bao gồm năm Bộ môn chuyên:
Bộ môn Chuyên Toán
Bộ môn Chuyên Tin
Bộ môn Chuyên Lý
Bộ môn Chuyên Hóa
Bộ môn Chuyên Sinh
Mỗi khối chuyên cũ nay là một/hai bộ môn, trực thuộc một khoa tương ứng của trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Mỗi Bộ môn do Chủ nhiệm Bộ môn đứng đầu. Giúp đỡ chủ nhiệm khối Bộ môn có Phó Chủ nhiệm và Văn phòng Bộ môn. Chủ nhiệm Bộ môn có quyền quyết định hầu hết mọi việc tại Bộ môn.
Trường Trung học phổ thông chuyên cũng được tổ chức như một trường trung học phổ thông độc lập.
Mỗi năm, trong kỳ học sinh giỏi quốc gia, mỗi Bộ môn chuyên chọn 10 học sinh tham gia với tư cách là đại diện cho Đại học Quốc gia Hà Nội
Thành lập trường THPT chuyên KHTN
Vào ngày 14 tháng 6 năm 2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên (High School for Gifted Students), chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội và chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Hình ảnh
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của trường thpt Chuyên Khoa Học Tự Nhiên
Diễn đàn học sinh chuyên Tổng Hợp
Trang web Khối chuyên Toán - Tin
Khuôn viên khối chuyên
Lĩnh vực đào tạo
Chuyên Tự nhiên
Khoa học Tự nhiên
Trường trung học tại Hà Nội |
13815 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y%20d%C3%B3 | Giấy dó | Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian.
Sản xuất giấy dó
Từ các làng nghề truyền thống sản xuất giấy dó ở Kinh thành Thăng Long xưa cho thấy: về cơ bản, giấy dó sản xuất thủ công, nên không có tác động của hoá chất trong tờ giấy. Vỏ cây dó được ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, sau đó được nấu cách thủy khoảng 3 ngày 2 đêm cho đến khi ngửi thấy mùi thơm của vỏ cây được nấu chín nhừ hoặc thấy phần thịt của vỏ cây dó trong lại. Dùng dao nhỏ bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày cho đến khi thành một dạng bột nhuyễn rồi cho bột dó vào một cái rá to có đường kính hơn một mét được đan bằng tre để đãi sạch nước vôi, gọi là "đãi bìa". Dùng chất nhầy từ cây mò (chi Clerodendrum) tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "nhớt gỗ" mà người thợ sẽ pha với nước, lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi xeo giấy, người thợ dùng "liềm xeo" - liềm là một mành nứa hoặc giang chẻ nhỏ như sợi tăm rồi dùng sợi tơ xe lại mua ở làng Triều Khúc về đan lại - công đoạn đan liềm này do các thợ thủ công ở làng Cáo Đỉnh đảm nhận. Thợ xeo chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn xeo, ép, bóc, can, phơi (sấy), lột giấy. Tơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó. Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy dó có độ xốp. Vì xốp nên giấy dó rất nhẹ và hút mực. Các công cụ sản xuất giấy dó hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng tự nhiên để làm khô giấy. Giấy dó được sản xuất theo quy trình này không có độ axít nên tờ giấy dó có tuổi thọ rất cao. Từ việc ngày nay chúng ta còn lưu giữ được các bản sắc phong cổ trong một số di tích đình, đền, miếu thờ đã cho thấy: giấy dó có độ tuổi thọ tới hơn 500 năm. Tiếng chày giã dó đã đi vào ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ". Phường Yên Thái ở bờ tây nam hồ Tây, tục gọi là kẻ Bưởi, từ thế kỷ 12 đã là nơi chính làm giấy dó dùng để viết hoặc in, gồm ba làng: Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thái Thọ (do sáp nhập hai làng An Thái và Thọ An vào). Hai làng Hồ Khẩu và Đông Xã thì làm giấy dó khổ lớn hơn mà mịn mặt hơn dùng để làm tranh dân gian. Đến cuối thế kỷ 20, năm 1986 thì nghề thủ công làm giấy gần như bỏ hẳn.
Đặc tính lý hóa của giấy dó
Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gãy, ẩm nát.
Giấy dó xốp, nhẹ do nguyên liệu, cách chế biến, xử lý nguyên liệu và công nghệ sản xuất giấy dó quy định. Giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi li ti cố kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự sợi ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động brown, đa chiều. Giấy dó có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp.
Giấy dó Yên Thái đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới và được bạn hàng ưa chuộng. Các họa sĩ người Pháp đã sử dụng giấy dó Yên Thái (khổ lớn) để vẽ tranh bằng mực tàu theo phương pháp tranh cổ điển phương Đông. Một vài bảo tàng ở châu Âu cũng đã dùng giấy dó để lót bồi phía sau tranh vẽ. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các tác phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc.
Độ bền:
Tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy, thì tài liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Các tài liệu giấy dó (điển hình là các sắc phong tại các đình, đền) là những loại tài liệu được sản sinh lâu đời nhất, từ khi các phương tiện bảo quản chưa được phát triển.
Bắt màu, hút ẩm và thoát ẩm: Vì xốp nên giấy dó rất dễ bắt màu khi viết, in
Cách nhiệt, cách âm, thẩm âm, cháy kiệt: Cũng vì xốp nên giấy dó cách nhiệt, cách âm tốt, do có cấu trúc dạng sợi đa chiều
Lịch sử sản xuất giấy dó
Cây dó giấy
Nguyên liệu chủ yếu của giấy dó vùng Kinh Bắc và Hà Nội là cây dó giấy. Một số nơi khác còn dùng cây dướng, cây dó liệt.
Cây dó giấy, Rhamnoneuron balansae, thuộc họ Trầm Thymelaeaceae, là một loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao 8-12m, đường kính thân ≤ 30cm, cành non phủ đầy lông. Lá mọc cách, phiến hình trứng thuôn, dài 10–20 cm, rộng 3-3,5 cm, tròn, thót nhọn ở đầu, mỏng, nhẵn ở mặt trên có lông ngắn và nằm ở mặt dưới, có 20 - 25 đôi gân, bậc hai gần như song song; cuống lá dài 3 - 4mm, có lông và có cánh.
Cụm hoa ở đầu cành là chùy thưa dài hơn lá, có lông. Cụm hoa đơn vị là tán, gồm 4 hoa không cuống, khi non được bao bởi hai lá bắc tổng bao dài 6 - 7mm, có lông len. Hoa màu trắng, lưỡng tính, thơm. ống đài dài 1 cm, hơi loe ở giữa, phủ đầy lông ở ngoài, nhẵn, ở trong mang 4 lá đài trên đầu. Lá đài hình trứng, to nhỏ không bằng nhau, dài 2mm, có lông ở mặt ngoài. Nhị 8, xếp thành hai vòng không dài bằng nhau.
Đĩa tuyến mật cao 1,5 - 2mm, hình chén mỏng, mép lượn sóng. Bầu hơi có cuống, phủ đầy lông; vòi ngắn; núm to, gần hình bán cầu. Quả khô không tự nở, hình trứng, dài 7mm; vỏ quả ngoài mỏng, phủ đầy lông màu vàng nhạt. Hạt hình thoi, dài 6mm, rộng 1,7mm. Cây dó giấy thường mọc ở vùng Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu.
Các loại giấy dó
Giấy dó sản xuất tại làng An Cốc (Hà Tây) có bảy loại:
Giấy phương
Giấy trúc
Giấy khay
Giấy để tạo giấy sắc
Giấy vua phê
Giấy hành ri
Giấy dó bìa
Tại Hà Nội:
Giấy sắc (Nghĩa Đô)
Giấy moi, giấy phèn làm từ nguyên liệu thô hơn, có mặt giấy khô ráp, sử dụng để gói hàng (Yên Thái)
Giấy xề: làm từ các đầu mẩu vỏ dó bị loại bỏ (làng Kẻ Cót hay làng Cót)
Ứng dụng
In sách: ngày xưa người Việt in bằng công nghệ in giấy bản trên ván gỗ. Ngày nay, nhà thơ Nguyễn Duy sử dụng máy in phun để in trên giấy dó
Ghi chép: thích hợp với sử dụng bút lông
Vẽ tranh dân gian
Đồ chơi Trung Thu
Vàng mã
Làm quạt
Bao bì
Giấy chống ẩm
Sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, làm màng loa máy thu thanh
Mỹ nghệ
Chú thích
Tham khảo
Oger, Henri. Technique du peuple annamite. Hà Nội: Viện Viễn Đông Bác cổ, 2009.
Xem thêm
Giấy điệp
Giấy
Giấy sắc phong: giấy dó loại đặc biệt để phong sắc cho các quan, được bôi keo, nhuộm, làm nghè, đánh vàng, đánh bạc và vẽ rồng.
Bôi keo: Làm cho giấy thêm dai, không hút ẩm và chống mối mọt.
Nhuộm: tạo cho giấy có màu sắc đặc trưng bằng bột hoa hèo giã nhỏ, nhuộm cả hai mặt
Nghè: Dùng chày vỗ giã, đập lên cả chồng giấy khoảng 4, 5 tờ trên đe đá, làm cho giấy mỏng và dai hơn. Đánh vàng và đánh bạc là 2 cách thức với những bí mật nghề nghiệp riêng trong công đoạn nghè giấy.
Vẽ rồng: Là công đoạn cuối cùng, khó nhất, cầu kỳ nhất và cũng là nghệ thuật nhất, bao gồm "vẽ chạy" và "vẽ đồ" (tô kim nhũ, vàng, bạc lên nét vẽ chạy)
Giấy dướng do người Mông ở Sơn La làm từ vỏ cây dướng, sau được trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ và phát triển làng nghề Việt Nam nhân thêm cho người Mường ở Suối Cỏ, Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, Hòa Bình
Bột giấy
Tham khảo
Liên kết ngoài
Giấy và bảo quản tài liệu giấy
Bảo tồn nghề làm giấy sắc phong và giấy dó ở Hà Nội
Cây dó giấy và giấy dó tại www.amasixasiagroup.com (tiếng Anh)
Giấy dó, giấy sắc phong trong lịch sử văn hóa dân tộc Việt
Làng giấy dó Yên Thái
Dó
Thủ công
Hội họa Việt Nam |
13816 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pascal%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Pascal (định hướng) | Pascal nó là danh từ giống đực Pascal trong các thứ tiếng châu Âu có nguồn gốc từ paschalis trong tiếng Latinh, nghĩa là "sinh vào", hoặc có liên hệ với ngày lễ Phục sinh. Các tên gọi Paschal, Pasqual, Pasquale, Pascali, Pascha, Pace và Pasco đều là những biến thể của Pascal.
Ngoài ra Pascal có thể đề cập đến:
Blaise Pascal, nhà toán học và nhà triết học người Pháp, và để tưởng nhớ tới ông người ta đã lấy tên cho các trường hợp sau
Định lý Pascal, định lý trong hình học phẳng
Pascal, đơn vị đo áp suất trong hệ SI
Ngôn ngữ lập trình Pascal
Tam giác Pascal trong hệ số nhị thức
Phân bố Pascal (quá trình Bernoulli), còn gọi là Phân bố nhị thức âm |
13817 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pascal%20%28ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20l%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%29 | Pascal (ngôn ngữ lập trình) | Pascal (phiên âm tiếng Việt: Pát-can) là một ngôn ngữ lập trình cho máy tính thuộc dạng mệnh lệnh và thủ tục, được Niklaus Wirth phát triển vào năm 1970. Pascal là ngôn ngữ lập trình đặc biệt thích hợp với kiểu lập trình cấu trúc và cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình này được đặt theo tên của nhà toán học, triết học và nhà vật lí người Pháp Blaise Pascal.
Dựa trên cuốn sách của Wirth, Thuật toán + Cấu trúc dữ liệu = Chương trình, Pascal được phát triển trên khuôn mẫu của ngôn ngữ ALGOL 60. Wirth đã tham gia vào quá trình cải thiện ngôn ngữ như một phần của nỗ lực ALGOL X và đề xuất một phiên bản được gọi là ALGOL W. Điều này không được chấp nhận và quá trình ALGOL X đã bị sa lầy. Năm 1968, Wirth quyết định từ bỏ quy trình ALGOL X và cải tiến hơn nữa ALGOL W, phát hành quy trình này với tên Pascal vào năm 1970.
Ngoài các mảng và biến của ALGOL, Pascal cho phép xác định các kiểu dữ liệu phức tạp và xây dựng các cấu trúc dữ liệu động và đệ quy như danh sách, cây và đồ thị. Pascal có khả năng xếp kiểu mạnh trên tất cả các đối tượng, có nghĩa là một loại dữ liệu không thể được chuyển đổi hoặc hiểu như một loại dữ liệu khác nếu không có các chuyển đổi rõ ràng. Không giống như C (và hầu hết các ngôn ngữ trong họ C), Pascal cho phép các định nghĩa thủ tục lồng nhau ở bất kỳ độ sâu nào, và cũng cho phép hầu hết các loại định nghĩa và khai báo bên trong chương trình con (thủ tục và hàm). Do đó, về mặt cú pháp, một chương trình tương tự như một thủ tục hoặc một hàm. Điều này tương tự như cấu trúc khối của ALGOL 60, nhưng bị hạn chế từ các câu lệnh khối tùy ý chỉ với các thủ tục và hàm.
Pascal trở nên rất thành công trong những năm 1970, đặc biệt là trên thị trường máy tính mini đang phát triển mạnh. Các trình biên dịch cho ngôn ngữ này cũng có sẵn cho nhiều máy vi tính khi lĩnh vực này xuất hiện vào cuối những năm 1970. Nó đã được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ giảng dạy trong các khóa học lập trình cấp đại học vào những năm 1980, và cũng được sử dụng trong cài đặt sản xuất để viết phần mềm thương mại trong cùng thời kỳ. Nó bị ngôn ngữ lập trình C thay thế vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi các hệ thống dựa trên UNIX trở nên phổ biến, và đặc biệt là với sự ra đời của C++.
Một ngôn ngữ dẫn xuất được gọi là Object Pascal được thiết kế cho lập trình hướng đối tượng được phát triển vào năm 1985; điều này đã được Apple Computer và Borland sử dụng vào cuối những năm 1980 và sau đó được phát triển thành Delphi trên nền tảng Microsoft Windows. Việc
Lịch sử
Những nỗ lực ban đầu
Phần lớn lịch sử của thiết kế ngôn ngữ máy tính trong những năm 1960 là ngôn ngữ ALGOL 60. ALGOL được phát triển trong những năm 1950 với mục tiêu rõ ràng để có thể mô tả rõ ràng các thuật toán. Nó bao gồm một số tính năng cho lập trình có cấu trúc vẫn còn phổ biến trong các ngôn ngữ cho đến ngày nay.
Ngay sau khi được giới thiệu, vào năm 1962, Wirth bắt đầu nghiên cứu luận án của mình với Helmut Weber về ngôn ngữ lập trình Euler. Euler được dựa trên cú pháp của ALGOL. Mục tiêu chính của nó là thêm các danh sách và kiểu động, cho phép nó được sử dụng trong các vai trò tương tự như Lisp. Ngôn ngữ được xuất bản vào năm 1965.
Vào thời gian này, một số vấn đề của ALGOL đã được xác định, đặc biệt là thiếu một hệ thống chuỗi tiêu chuẩn hóa. Nhóm được giao nhiệm vụ duy trì ngôn ngữ đã bắt đầu thực hiện ALGOL X để xác định các cải tiến, kêu gọi đệ trình. Wirth và Tony Hoare đã thêm chuỗi và làm mới một số cú pháp. Các nỗ lực của ALGOL X làm cho ngôn ngữ ngày càng phức tạp hơn ALGOL 68. Sự phức tạp của ngôn ngữ này dẫn đến khó khăn đáng kể trong việc tạo ra các trình biên dịch hiệu suất cao, và nó không được sử dụng rộng rãi trong ngành. Do đó, Wirth đã viết một trình biên dịch cho ngôn ngữ máy tính, được gọi là ALGOL W.
Pascal
Pascal là thành quả bởi những nỗ lực về ALGOL W, với mục tiêu rõ ràng là tạo ra một ngôn ngữ có hiệu quả cả trong trình biên dịch và thời gian chạy, cho phép phát triển các chương trình có cấu trúc tốt và hữu ích cho việc dạy học sinh lập trình có cấu trúc. Một thế hệ sinh viên đã sử dụng Pascal như một ngôn ngữ vỡ lòng trong các chương trình học đại cương.
Một trong những thành công ban đầu cho ngôn ngữ là việc giới thiệu UCSD Pascal, một phiên bản chạy trên một hệ điều hành tùy chỉnh có thể được chuyển sang các nền tảng khác nhau. Một nền tảng quan trọng đó là Apple II, nơi mà nó được sử dụng rộng rãi. Điều này dẫn đến việc sử dụng Pascal trở thành ngôn ngữ cấp cao chính được sử dụng để phát triển trong Apple Lisa, và sau đó, Macintosh. Các bộ phận của hệ điều hành Macintosh ban đầu được dịch sang ngôn ngữ lắp ráp Motorola 68000 từ các nguồn Pascal.
Hệ thống sắp xếp chữ TeX của Donald E. Knuth được viết bằng WEB, hệ thống lập trình biết chữ gốc, dựa trên DEC PDP-10 Pascal, trong khi các ứng dụng như Total Commander, Skype và Macromedia Captivate được viết bằng Delphi (Object Pascal). Apollo Computer đã sử dụng Pascal làm ngôn ngữ lập trình hệ thống cho các hệ điều hành của nó bắt đầu từ năm 1980.
Các biến thể của Pascal cũng thường được sử dụng cho mọi thứ từ các dự án nghiên cứu tới các trò chơi máy tính cá nhân và các hệ thống nhúng. Các trình biên dịch Pascal mới tồn tại được sử dụng rộng rãi.
Object Pascal?
Trong quá trình làm việc tại Lisa, Larry Tesler bắt đầu thảo luận với Wirth về ý tưởng thêm các phần mở rộng hướng đối tượng vào ngôn ngữ. Điều này dẫn đến việc Clascal được giới thiệu vào năm 1983. Khi chương trình Lisa đã bị mất dần chỗ đứng và được thay thế bởi Mac, một phiên bản tiếp theo được gọi là Object Pascal đã được tạo ra. Điều này đã được giới thiệu trên Macintosh vào năm 1985 như một phần của khung ứng dụng MacApp, và trở thành ngôn ngữ phát triển chính của Apple vào đầu những năm 1990.
Các phần mở rộng Object Pascal sau đó được bổ sung vào Turbo Pascal, và qua nhiều năm đã trở thành hệ thống Delphi cho Microsoft Windows. Delphi vẫn được sử dụng để phát triển các ứng dụng Windows, nhưng cũng có khả năng biên dịch cùng mã với Mac, iOS, Android và Linux. Một phiên bản đa nền tảng khác được gọi là Free Pascal, với Lazarus IDE, là phổ biến với người dùng Linux vì nó cũng cung cấp viết một lần, biên dịch bất cứ nơi nào. CodeTyphon là một bản phân phối Lazarus với nhiều gói được cài đặt sẵn và các trình biên dịch đa nền tảng.
Mô tả ngắn gọn
Ý định của Wirth là tạo ra một ngôn ngữ hiệu quả (liên quan đến cả tốc độ biên dịch và mã được tạo ra) dựa trên lập trình có cấu trúc, một khái niệm được phổ biến gần đây mà ông đã quảng bá trong cuốn sách của mình Thuật toán + Cấu trúc dữ liệu = Chương trình (Algorithms + Data Structures = Programs). Pascal có nguồn gốc từ ngôn ngữ ALGOL 60 cho phép các lập trình viên xác định các kiểu dữ liệu phức tạp và cũng dễ dàng hơn trong việc xây dựng cấu trúc dữ liệu động và đệ quy. Chẳng hạn như danh sách, cây cối và đồ thị. Các tính năng quan trọng được đưa vào đây là các bản ghi, liệt kê, phân nhóm, các biến phân bổ động với con trỏ liên quan và tập hợp. Để làm cho điều này có thể và có ý nghĩa, Pascal có cách kiểu mạnh vào tất cả các đối tượng, có nghĩa là một loại dữ liệu không thể được chuyển đổi hoặc được hiểu là một loại dữ liệu khác mà không thể chuyển đổi rõ ràng. Các cơ chế tương tự là tiêu chuẩn trong nhiều ngôn ngữ lập trình ngày nay. Các ngôn ngữ khác ảnh hưởng đến sự phát triển của Pascal là Simula 67 và ALGOL W của Wirth.
Pascal, giống như nhiều ngôn ngữ lập trình ngày nay (nhưng không giống như hầu hết các ngôn ngữ trong họ C), cho phép định nghĩa quy trình lồng nhau ở bất kỳ mức độ sâu nào. Điều này cho phép tạo một cú pháp rất đơn giản và mạch lạc trong đó một chương trình hoàn chỉnh là gần như giống hệt với một thủ tục hoặc hàm duy nhất
Triển khai
Trình biên dịch Pascal ban đầu
Trình biên dịch Pascal đầu tiên được thiết kế trong Zürich cho dòng máy tính lớn CDC 6000, được viết và xây dựng tại Đại học Illinois dưới sự chỉ đạo của Donald B. Gillies cho loại máy tính PDP-11 và ngay từ lúc này đã có thể sinh ra mã máy trực tiếp. Niklaus Wirth báo cáo rằng một nỗ lực đầu tiên để thực hiện nó ở Fortran năm 1969 đã không thành công do Fortran không đủ khả năng thể hiện cấu trúc dữ liệu phức tạp. Nỗ lực thứ hai được thực hiện bằng ngôn ngữ giống ngôn ngữ C (Scallop của Max Engeli) và sau đó được dịch bằng tay (bởi R. Schild) thành Pascal để khởi động. Nó hoạt động vào giữa năm 1970. Nhiều trình biên dịch Pascal vì đã tự lưu trữ, có nghĩa là trình biên dịch được viết bằng Pascal và trình biên dịch thường có khả năng biên dịch lại khi các tính năng mới được thêm vào ngôn ngữ, hoặc khi trình biên dịch được chuyển đến môi trường mới. Trình biên dịch GNU Pascal là một ngoại lệ đáng chú ý, được viết bằng ngôn ngữ C.
Thành công đầu tiên của trình biên dịch CDC Pascal đến từ một máy tính lớn khác được hoàn thành bởi Welsh và Quinn tại Đại học Queen's Belfast (QUB) vào năm 1972. Trình biên dịch này, lần lượt, là cha mẹ của trình biên dịch Pascal cho máy tính mini đa hệ thống thông tin (ICS). Cổng Multum được phát triển - với mục đích sử dụng Pascal như một ngôn ngữ lập trình hệ thống - bởi Findlay, Cupples, Cavouras và Davis, làm việc tại Khoa Khoa học Máy tính tại Đại học Glasgow. Người ta nghĩ rằng Multum Pascal, được hoàn thành vào mùa hè năm 1973, có thể đã được thực hiện 16-bit đầu tiên.
Một trình biên dịch hoàn toàn mới được hoàn thành bởi Welsh et al. tại QUB năm 1977. Nó cung cấp một tính năng chẩn đoán ngôn ngữ nguồn (kết hợp các lược đồ định hình, truy tìm và nhận dạng được định dạng kiểu) được triển khai bởi Findlay và Watt tại Đại học Glasgow. Việc triển khai này được chuyển vào năm 1980 cho dòng ICL 2900 của một nhóm có trụ sở tại Đại học Southampton và Đại học Glasgow.
Đầu thập niên 1980, UCSD Pascal đã có phiên bản dành cho các máy Apple II và Apple III để có các phiên bản tương ứng thay thế trình thông dịch BASIC đi kèm với các loại máy này trong thời gian trước đó.
Việc thực hiện mô hình chuẩn Pascal cũng dựa trên trình biên dịch này, đã được điều chỉnh bởi Welsh và Hay tại Đại học Manchester vào năm 1984, để kiểm tra nghiêm ngặt sự phù hợp với tiêu chuẩn BSI 6192 / ISO 7185 và tạo mã cho một máy trừu tượng di động.
Trình biên dịch giá rẻ của Borland đã gây ra ảnh hưởng lớn đến cộng đồng lập trình viên Pascal, họ hầu như tập trung hết vào lập trình cho máy IBM-PC trong những năm cuối thập niên 1980. Rất nhiều người cũng đã sử dụng sản phẩm này thay cho BASIC.
Hệ thống Pascal-P
Để nhanh chóng phổ biến rộng rãi ngôn ngữ này, một bộ công cụ chuyển mã được viết tại Zurich bao gồm một trình biên dịch sang "mã máy ảo" (hay dễ hiểu hơn, mã trung gian giữa mã máy và mã nguồn), và bộ giả lập cho loại mã này. Bộ công cụ này sau đó trở thành hệ thống giả (P-system). Mặc dù hệ thống này được phát triển nhằm tạo ra các trình biên dịch sinh mã máy trên ít nhất một hệ thống, nhưng kết quả đáng kể nhất chỉ là trình thông dịch cho hệ thống giả UCSD. Các trình biên dịch hệ thống P được gọi là Pascal-P1, Pascal-P2, Pascal-P3 và Pascal-P4. Pascal-P1 là phiên bản đầu tiên, và Pascal-P4 là người trình biên dịch cuối cùng của nhóm tại Zurich. Phiên bản được gọi là Pascal-P1 được đặt ra sau để nhiều nguồn khác nhau cho Pascal-P tồn tại. Trình biên dịch được thiết kế lại để nâng cao tính di động và được phát hành dưới dạng Pascal-P2. Mã này sau đó được cải tiến để trở thành Pascal-P3, với một mã trung gian tương thích ngược với Pascal-P2 và Pascal-P4.
Trình biên dịch Pascal-P4 vẫn có thể chạy và biên dịch trên các hệ thống tương thích với Pascal gốc. Tuy nhiên, nó chỉ chấp nhận một tập con của ngôn ngữ Pascal.
Pascal-P5, được tạo ra bên ngoài nhóm Zurich, sử dụng ngôn ngữ Pascal đầy đủ và bao gồm khả năng tương thích ISO 7185.
UCSD Pascal phân nhánh Pascal-P2, nơi Kenneth Bowles sử dụng nó để tạo ra hệ thống p UCSD giải thích. Hệ thống p UCSD là một trong ba hệ điều hành có sẵn khi ra mắt Máy tính cá nhân IBM gốc. UCSD Pascal đã sử dụng một mã trung gian dựa trên các giá trị byte, và do đó là một trong những trình biên dịch mã byte đầu tiên. Pascal-P1 không thông qua Pascal-P4, mà là dựa trên chiều dài từ CDC 6600 60 bit.
Trình biên dịch dựa trên trình biên dịch Pascal-P4, đã tạo ra các tệp nhị phân gốc, được phát hành cho máy tính lớn IBM System / 370 của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Úc (Australian Atomic Energy Commission); nó được gọi là "AAEC Pascal Compiler".
Vào đầu những năm 1980, Watcom Pascal đã được phát triển, cũng cho hệ thống IBM 370.
Vào những năm 1990, Pascal vẫn đang chạy trên các thiết bị VAX tại Đại học George Mason để dạy lập trình máy tính.
Object Pascal
Apple Computer đã tạo ra Lisa Pascal của riêng mình cho Lisa Workshop vào năm 1982 và chuyển trình biên dịch sang Apple Macintosh và MPW năm 1985. Năm 1985, Larry Tesler, tham vấn với Niklaus Wirth, đã định nghĩa Object Pascal và các phần mở rộng này được tích hợp trong cả trình biên dịch Lisa Pascal và Mac Pascal.
Borland quyết định cần phải có nhiều tính năng hướng đối tượng tinh vi và phức tạp hơn, và đã bắt đầu sản phẩm Delphi, sử dụng sơ đồ thiết kế của Object Pascal do Apple đưa ra làm cơ sở. (Sơ đồ của Apple vẫn chưa phải là chuẩn.) Borland cũng gọi đây là Object Pascal trong phiên bản Delphi đầu tiên nhưng đổi tên thành Delphi trong các phiên bản sau đó. Các bổ sung chính so với các phần mở rộng lập trình hướng đối tượng trước là mô hình đối tượng, các hàm dựng và hàm hủy ảo, các thuộc tính đều mang tính tham chiếu. Có một vài trình biên dịch khác cũng hỗ trợ các tính năng này.
Turbo Pascal
Turbo Pascal và các sản phẩm tương tự, bằng các khái niệm đơn vị (unit) hay mô-đun (module) hình thành nên các ngôn ngữ lập trình cấu trúc. Turbo Pascal lấy các khái niệm này từ chuẩn của Extended Pascal hay từ người kế vị Modula-2. Mặc dù vậy nó vẫn không cung cấp khái niệm các mô-đun lồng nhau hay các ký hiệu rõ ràng về hàm nhập và hàm xuất.
Trong thập niên 1980, Anders Hejlsberg đã viết trình biên dịch Blue Label Pascal dành cho dòng máy tính Nascom-2. Sau đó ông chuyển sang làm việc cho hãng Borland và viết lại hoàn toàn trình biên dịch này để rồi trở thành Turbo Pascal cho máy tính IBM-PC. Trình biên dịch mới này bán với giá chỉ có $49.95, rẻ hơn nhiều so với giá Hejlsberg trước đây rao bán sản phẩm Blue Label Pascal. Nó được viết và tối ưu hóa hoàn toàn bằng hợp ngữ, làm cho nó nhỏ hơn và nhanh hơn.
Năm 1986, Anders chuyển Turbo Pascal sang Macintosh và kết hợp các phần mở rộng Object Pascal của Apple vào Turbo Pascal. Những phần mở rộng này sau đó được thêm trở lại vào phiên bản PC của Turbo Pascal cho phiên bản 5.5. Đồng thời Microsoft cũng đã triển khai trình biên dịch Object Pascal. Turbo Pascal 5.5 có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng Pascal, bắt đầu tập trung chủ yếu vào máy tính IBM vào cuối những năm 1980. Nhiều người yêu thích PC trong việc tìm kiếm một sự thay thế có cấu trúc cho BASIC đã sử dụng sản phẩm này. Nó cũng bắt đầu được chấp nhận bởi các nhà phát triển chuyên nghiệp. Khoảng thời gian đó, một số khái niệm được nhập ngôn ngữ C để cho phép các lập trình viên Pascal sử dụng API dựa trên C của Microsoft Windows trực tiếp. Các phần mở rộng này bao gồm các chuỗi, con trỏ số học, con trỏ hàm, một toán tử địa chỉ và các kiểu gõ không an toàn.
Turbo Pascal, và các dẫn xuất khác với các đơn vị hoặc các khái niệm mô-đun là các ngôn ngữ mô-đun. Tuy nhiên, nó không cung cấp khái niệm mô-đun lồng nhau hoặc nhập và xuất đủ điều kiện các ký hiệu cụ thể.
Các phiên bản của Turbo Pascal
Phiên bản 2.0: So với Pascal chuẩn, Turbo Pascal Version 2.0 có những mở rộng về các biến động, các biến địa chỉ tuyệt đối, Các phép toán trên bit và byte, các phép toán logic trên số nguyên, Kết nối các chương trình với các biến chung,...
Phiên bản 3.0: là một hệ thống phát triển gồm những đặc điểm của version 2.0 và có nhiều mở rộng quan trọng như: Bổ sung nhiều thủ tục và hàm chuẩn. Bổ sung một vài dạng đặc biệt mới cho phép tính toán các số thực với độ chính xác lớn,... So với version 2.0 thì version 3.0 có tốc độ dịch gấp đôi.
Phiên bản 4.0: có đặc điểm là có thêm một số dữ liệu mới, thực hiện các biểu thức logic nhanh hơn, có nhiều thủ tục và hàm chuẩn về xử lý đồ họa đồ thị màu sắc hình khối cửa sổ,...
Phiên bản 5.0 và 5.5: Năm 1989, hãng Borland đưa ra thị trường phiên bản Turbo Pascal Version 5.0 để giới thiệu các thủ tục và hàm tiện nghi. Tiếp đó chưa đầy nửa năm họ đưa ra version 5.5 có thêm cấu trúc hoàn toàn mới, đó là lập trình đối tượng.
Phiên bản 6.0: Đặc điểm nổi bật của version này là giới thiệu thành phần của Turbo vision, một thư viện chương trình cụ thể, định hình có các cửa sổ tiện ích để đối chiếu với nhau.
Phiên bản 7.0: Cuối năm 1992, hãng Borland lại đưa ra version 7.0 để chạy trong tất cả hệ điều hành kể cả Windows
phiên bản 7.1: tương tự bản 7.0.1
phiên bản 7.2: Ra mắt năm 2000.
Các biến thể khác
Super Pascal là một biến thể của Pascal, bổ sung nhãn không có số, trả lại biểu thức hay mệnh đề là tên của kiểu dữ liệu.
Các trường đại học Wisconsin-Madison, Zürich, Karlsruhe và Wuppertal đã phát triển các trình biên dịch Pascal-SC và Pascal-XSC, nhằm lập trình tính toán số.
TMT Pascal trình biên dịch tương thích Borland đầu tiên cho chế độ bảo vệ DOS 32-bit, hệ điều hành OS/2 và Win32. Ngoài ra ngôn ngữ TMT Pascal là ngôn ngữ đầu tiên cho phép quá tải hàm và toán tử. Pascal-SC ban đầu nhắm vào bộ vi xử lý Z80, nhưng sau này được viết lại cho DOS (x86) và 68000. Pascal-XSC có lúc được chuyển sang Unix (Linux, SunOS, HP-UX, AIX) và Microsoft / IBM (DOS với Hệ điều hành EMX, OS/2, Windows). Nó hoạt động bằng cách tạo mã nguồn trung gian C, sau đó được biên dịch thành một tệp thực thi nguyên gốc. Một số phần mở rộng ngôn ngữ Pascal-SC đã được chấp nhận bởi GNU Pascal.
Pascal Sol được thiết kế vào khoảng năm 1983 bởi một nhóm người Pháp để thực hiện một hệ thống giống Unix có tên Sol. Đó là tiêu chuẩn Pascal level-1 (với giới hạn mảng tham số) nhưng định nghĩa cho phép từ khóa thay thế và định danh được xác định trước bằng tiếng Pháp và ngôn ngữ bao gồm một vài phần mở rộng để giảm bớt lập trình hệ thống. Nhóm Sol sau này đã chuyển sang dự án ChorusOS để thiết kế một hệ điều hành phân tán.
IP Pascal là một triển khai thực hiện ngôn ngữ lập trình Pascal bằng cách sử dụng Micropolis DOS, nhưng đã được chuyển nhanh sang CP/M-80 chạy trên Z80. Nó đã được chuyển sang các kiểu máy 80386 vào năm 1994, và tồn tại ngày nay như các triển khai Windows/XP và Linux. Trong năm 2008, hệ thống đã được đưa lên một cấp độ mới và ngôn ngữ kết quả được gọi là "Pascaline" (sau khi máy tính của Pascal). Nó bao gồm các đối tượng, các điều khiển vùng tên, mảng động, cùng với nhiều phần mở rộng khác, và thường có tính năng bảo vệ và chức năng giống như C #. Nó là chỉ thực hiện như vậy cũng tương thích với việc thực hiện Pascal ban đầu, được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 7185.
Smart Mobile Studio được tạo ra bởi Jon Aasenden và biên dịch phương ngữ riêng của mình về Object Pascal thành HTML5/Javascript.
Và như chúng ta biết ngôn ngữ lập trình đứng đầu là Python với lượng người áp đảo C++.
Chuẩn hóa
ISO/IEC 7185: 1990 Pascal
Năm 1983, ngôn ngữ được chuẩn hoá, theo tiêu chuẩn quốc tế IEC/ISO 7185 và một số tiêu chuẩn cụ thể của quốc gia khác bao gồm ANSI/IEEE770X3.97-1983 và ISO 7185:1983 đều của Mỹ. Hai tiêu chuẩn này chỉ khác nhau ở chỗ tiêu chuẩn ISO bao gồm phần mở rộng "cấp 1" trong đó ANSI không cho phép phần mở rộng này vào bản gốc (Wirth). Năm 1989, ISO 7185 được sửa đổi.
Chuẩn ISO 7185 được phát triển với mục đích là sự chọn lọc của ngôn ngữ 1974 của Writh, được đề cập chi tiết trong cuốn "Hướng dẫn sử dụng và Báo cáo của Jensen và Wirth", bổ sung đáng kể nhất là "Các tham số mảng phù hợp" được coi là mức 1 của tiêu chuẩn, mức 0 là Pascal không có mảng phù hợp.
Trên các máy tính lớn mà Pascal xuất phát (mainframe và minicomputer), các tiêu chuẩn này thường được tuân theo. Tuy vậy trên IBM-PC thì ngược lại. Trên các máy tính IBM-PC, chuẩn của Turbo Pascal và Delphi của Borland có lượnng người dùng nhiều nhất. Do vậy, biết liệu một phiên bản riêng biệt tương ứng với ngôn gữ Pascal ban đầu, hay ngôn ngữ riêng của Borland là khá quan trọng.
ISO/IEC 10206: Mở rộng Pascal 1990
Năm 1990, một chuẩn Pascal mở rộng được tạo ra dựa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 10206, giống hệt về nội dung kỹ thuật cho IEEE/ANSI 770X3.160-1989.
biến thế
Phiên bản Pascal của Niklaus Wirth ở Zurich được phát hành dưới hai dạng cơ bản, nguồn trình biên dịch CDC 6000 và một bộ chuyển mạch gọi là hệ thống Pascal-P.
UCSD Pascal của Giáo sư Kenneth Bowles dựa trên bộ Pascal-P2 chia sẻ một số hạn chế ngôn ngữ Pascal-P. UCSD Pascal sau đó được gọi là Apple Pascal. Mặc dù UCSD Pascal thực sự mở rộng tập hợp con Pascal trong bộ Pascal-P bằng cách thêm lại các cấu trúc Pascal chuẩn, song nó vẫn không phải là một bản cài đặt chuẩn hoàn chỉnh của Pascal.
Đầu thập niên 1990, Alan Burns và Geoff Davies đã phát triển Pascal-FC, một phần mở rộng cho Pl/0 (từ cuốn sách của Niklaus 'Thuật toán + Cấu trúc dữ liệu = Chương trình'). Một số cấu trúc đã được thêm vào để sử dụng Pascal-FC như một công cụ giảng dạy cho lập trình đồng thời. Để có thể chứng minh sự tương tranh, đầu ra của trình biên dịch (một loại mã P) có thể được thực hiện trên một máy ảo. Máy ảo này không chỉ mô phỏng một môi trường bình thường, mà còn có thể mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt.
Các trình biên dịch Pascal giống như Borland
Turbo Pascal của Borland, được viết bởi Anders Hejlsberg, được viết bằng hợp ngữ độc lập với UCSD.
Turbo Pascal phiên bản 3 và các phiên bản sau này, bao gồm Object Pascal và Delphi của Borland và các phần tử tương thích không phải Borland trở nên phổ biến với các lập trình viên bao gồm các tác giả chia sẻ và thư viện SWAG của mã Pascal.
Các sản phẩm phần mềm bao gồm:
Turbo Pascal - "TURBO.EXE" lên đến phiên bản 7 và Turbo Pascal cho Windows ("TPW") và Turbo Pascal cho Macintosh.
Borland Pascal 7 (về cơ bản là Turbo Pascal 7 cho Windows).
Object Pascal - một phần mở rộng của ngôn ngữ Pascal được phát triển tại Apple Computer bởi một nhóm do Larry Tesler đứng đầu với sự tham vấn của Niklaus Wirth, người phát minh ra Pascal; các tính năng của nó đã được bổ sung vào Turbo Pascal của Borland cho Macintosh và vào năm 1989 cho Turbo Pascal 5.5 cho DOS.
Delphi - Object Pascal về cơ bản là ngôn ngữ cơ bản của nó.
Free Pascal (hoặc fpc) - Free Pascal đã sử dụng phương ngữ chuẩn thực tế cho các lập trình viên Pascal, Borland Pascal và sau đó là Delphi.
PascalABC.NET - là một ngôn ngữ lập trình Pascal thế hệ mới bao gồm cả trình biên dịch và môi trường phát triển tích hợp (IDE)
Borland Kylix là một trình biên dịch và môi trường phát triển tích hợp (IDE) trước đây được bán bởi Borland, nhưng sau đó đã ngừng hoạt động.
Lazarus - tương tự như Kylix, là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) trực quan miễn phí để phát triển ứng dụng nhanh (RAD) bằng trình biên dịch Free Pascal, hỗ trợ các phương ngữ của Object Pascal
Virtual Pascal - VP2/1 là một trình biên dịch Pascal 32 bit Borland Delphi và Borland Delphi tương thích hoàn toàn cho OS/2 và Win 32.
Sybil là một IDE và trình biên dịch giống như Delphi nguồn mở; bao gồm WDSibyl cho Microsoft Windows và OS/2, một môi trường tương thích Borland Pascal thương mại được phát hành bởi một công ty có tên Speedsoft mà sau này được phát triển thành RAD được gọi là Sybil
Danh sách các tiêu chuẩn liên quan
ISO 8651-2: 1988 Hệ thống xử lý thông tin - Đồ họa máy tính - Các ràng buộc ngôn ngữ hệ thống đồ họa (GKS) - Phần 2: Pascal
Đặc điểm
Pascal ở dạng nguyên thủy của nó là một ngôn ngữ thuần túy và bao gồm các cấu trúc điều khiển giống như ALGOL truyền thống với các từ dành riêng như if, then, else, while, for và case khác nhau trên một câu lệnh khối lệnh. Pascal cũng có cấu trúc dữ liệu cấu trúc của ngôn ngữ lập trình ALGOL 60 như bản ghi, biến thể, con trỏ, liệt kê và bộ. Những cấu trúc như vậy được lấy cảm hứng từ Simula 67, ALGOL 68, ALGOL W của Niklaus Wirth và được đề xuất bởi C. A. R. Hoare.
Dễ học, dễ đọc
Pascal có khá nhiều từ khoá, so với C, Pascal sử dụng các từ nhiều hơn là ký hiệu. Pascal đã trở thành một trong những ngôn ngữ được nhiều quốc gia chọn để dạy học trong chương trình học phổ thông. Nhiều chương trình Pascal có thể đọc dưới dạng văn xuôi rất dễ dàng.
Pascal không phân biệt chữ HOA với chữ thường
Trình bày
Phần chính của mọi chương trình Pascal là khối lệnh (main). Một khối lệnh bắt đầu bằng từ khoá Begin và kết thúc bằng End. Trước chương trình chính sẽ là các khai báo thư viện, biến, thủ tục, hàm,... Các câu lệnh trong Pascal được ngăn cách bằng dấu chấm phẩy (";"). Câu lệnh cuối cùng của một khối lệnh có thể giản lược đi một dấu chấm phẩy. Cuối chương trình luôn có một dấu chấm sau end (end.).
begin
writeln('Hello World');
end.
Pascal, nguyên thể đơn thuần là ngôn ngữ lập trình thủ tục với một loạt các từ khóa chuẩn if, while, for, và các thành phần khác. Pascal là một ngôn ngữ hỗ trợ cả lập trình có cấu trúc lẫn lập trình hướng đối tượng. Hướng đối tượng bắt đầu được đưa vào Turbo Pascal ở phiên bản 5.5. Free Pascal cũng đưa hướng đối tượng vào từ rất sớm.
while a <> b do WriteLn('Chao Ban');
if a > b then
writeln('Thoa man dieu kien')
else
writeln('Khong thoa man dieu kien');
for i:= 1 to 10 do writeln('Lap: ', i:1);
repeat a:= a + 1 until a = 10;
Pascal cấu trúc các chương trình thành các thủ tục và hàm.
program mine(output);
procedure print(var i: integer);
function next(i: integer): integer;
begin
next:= i + 1
end;
begin
writeln('Tong la: ', i);
i:= next(i)
end;
begin
i:= 1;
while i <= 10 do print(i)
end.
Các thủ tục và hàm có thể lồng vào nhau theo nhiều cấp, và từ program là khối cấu trúc ngoài cùng nhất. Trước mỗi khối là phần khai báo. Ta có thể khai báo các hằng, các biến, các kiểu, hoặc các nhãn. Các từ khoá var (biến), type (kiểu), const (hằng), label (nhãn) được đặt trước các khai báo có cùng thể loại. Chú thích của Pascal được đặt trong ngoặc nhọn, ví dụ: { comment }, hoặc là ngoặc đơn với sao, ví dụ: (* comment *), trong Free Pascal, ký hiệu // chỉ ra rằng các ký tự sau đó (ở cùng dòng với nó) là chú thích, ví dụ: // comment. Chú thích không ảnh hưởng đến các lệnh của chương trình. Mọi chú thích sẽ tự động bỏ qua trong tiến trình dịch.
{ đây là chú thích }
begin
writeln('Viet Nam');
end.
Kiểu dữ liệu
Pascal gồm các kiểu đơn lẻ như integer, char, boolean, kiểu đoạn con,... Ngoài ra còn kiểu cấu trúc như array, string, record, object, class,... Cuối cùng là kiểu số thực: real.
Các kiểu số nguyên
Các kiểu số thực
Kiểu chữ
Tất cả các kiểu chữ đều có thể lưu được các ký tự trong bảng mã ASCII
Phương pháp khai báo biến
Đây là một số khai báo kiểu của Pascal:
type (* Khai báo kiểu*)
KieuSoNguyen = integer;
KieuSoNguyenDuong = QWord;
MangSoNguyen = array[1..239] of KieuSoNguyen;
DiaChi = record
xa, huyen, tinh: string;
SoNha: integer;
end;
{ hướng đối tượng }
ConVat = object
Ten: string;
Lop: string;
end;
ConGa = object(ConVat)
TiengGay: string;
end;
{ Kiểu đoạn con, kiểu tự định nghĩa }
SoDem = (mot, hai, ba, bon, nam);
SoNho = 0..10;
SoDemNho = mot.. ba;
Từ đó, ta có thể khai báo các biến và sử dụng chúng:
var
x: integer; y: KieuSonguyenduong;
A: mangsonguyen;
GaTrong: ConGa;
z: SoDemNho;
Begin {thân chương trình }
x:= 5;
y:= x+10;
y:= y-1;
GaTrong.TiengGay:= 'meow.meow';
writeln(ConMeo.TiengMeo);
End.
Các kiểu phức có thể được xây dựng từ các kiểu đơn:
type
a = array [1..10] of integer;
b = record
a: integer;
b: char
end;
c = file of a;
Kiểu chuỗi ký tự (string) là kiểu dữ liệu rất mạnh.
Pascal cũng hỗ trợ dùng con trỏ:
type
a = ^b;
b = record
a: integer;
b: char;
c: a
end;
var
pb: a
Ở đây biến Pb là một con trỏ đến kiểu dữ liệu b, là một record. Để tạo record mới và gán các giá trị 10 và A vào các trường a và b trong record, có thể dùng các câu lệnh sau:
new(pb);
pb^.a:= 11;
pb^.b:= 'A';
pb^.c:= nil;
...
Danh sách liên kết cũng có thể được tạo ra bằng cách cho một trường kiểu con trỏ (c) vào trong record.
Các câu lệnh
SYSTEM
write(): in ra màn hình ngay tại vị trí con trỏ; ghi file.
writeln(): in xuống một hàng; ghi file.
read(): đọc biến; đọc file.
readln(): đọc biến và dừng màn hình; đọc file.
begin: bắt đầu phần thân chương trình / bắt đầu câu lệnh ghép;
var: phần khai báo biến trong chương trình lập trình pascal.
type: Bắt đầu các phần cho các loại biến do người dùng xác định và xác định một thể hiện kiểu mới khi đề cập đến một kiểu dữ liệu khác.
procedure: Thủ tục (chương trình con).
function: Hàm (chương trình con).
program: Khai báo tên chương trình
end: kết thúc chương trình hoặc kết thúc dòng lệnh kép
for...do: câu lệnh lặp có xác định số lần lặp
While...do: lặp lại cho đến khi câu lệnh không đúng với phần đã cho
Repeat...until: lặp lại cho đến khi hoàn thành được câu lệnh
if...then: câu lệnh điều kiện
Thư viện Unit CRT
clrscr: xoá cửa sổ hiện tại (giữ nguyên màu chữ đang được thiết đặt), đưa con trỏ chuột về vị trí trên cùng bên trái của cửa sổ hiện tại.
textcolor(): đổi màu chữ (có hiệu lực cho các lần gọi hàm write và writeln sau đó).
textbackground(): tô màu cho nền chữ.
sound(): tạo âm thanh.
delay(x): dừng chương trình trong x miligiây trước khi chạy tiếp
nosound: tắt âm thanh.
windows(x1,y1,x2,y2): thay đổi cửa sổ màn hình.
highvideo: tăng độ sáng màn hình.
lowvideo: giảm độ sáng màn hình.
normvideo: màn hình trở lại chế độ sáng bình thường.
gotoxy(x,y): đưa con trỏ đến vị trí x,y trên màn hình.
delline: xoá một dòng đang chứa con trỏ.
clreol: xoá các ký tự từ vị trí con trỏ đến cuối mà không di chuyển vị trí con trỏ.
insline: chèn thêm một dòng vào vị trí của con trỏ hiện hành.
exit: thoát khỏi chương trình.
textmode(co40): tạo kiểu chữ lớn.
randomize: khởi tạo chế độ ngẫu nhiên.
move(var 1,var 2,n): sao chép trong bộ nhớ một khối n byte từ biến Var 1 sang biến Var 2.
halt: Ngưng thực hiện chương trình và trở về hệ điều hành.
Abs(n): Giá trị tuyệt đối.
Arctan(x): cho kết quả là hàm Arctan(x).
Cos(x): cho kết quả là cos(x).
Exp(x): hàm số mũ cơ số tự nhiên ex.
Frac(x): cho kết quả là phần thập phân của số x.
int(x): cho kết quả là phần nguyên của số thập phân x.
ln(x): Hàm logarit cơ số tự nhiên.
sin(x): cho kết quả là sin(x), với x tính bằng Radian.
Sqr(x): bình phương của số x.
Sqrt(x): cho kết quả là căn bậc hai của x.
pred(x): cho kết quả là số nguyên đứng trước số nguyên x.
Succ(x): cho kết quả là số nguyên đứng sau số nguyên x.
odd(x): cho kết quả là true nếu x số lẻ, ngược lại là false.
chr(x): trả về một ký tự có vị trí là x trong bảng mã ASCII.
Ord(x): trả về một số thứ tự của ký tự x.
round(n): Làm tròn số thực n tới số nguyên gần n nhất.
trunc(n): Làm tròn số thực n tới số nguyên có giá trị tuyệt đối bé hơn n.
Random(n): cho một số ngẫu nhiên trong phạm vi n.
upcase(n): đổi ký tự chữ thường sang chữ hoa.
lowercase(n) (chỉ dùng trong Free Pascal): đổi ký tự từ chữ hoa sang chữ thường.
assign(f,'<đường dẫn><tên file>.<phần mở rộng>'): gán một file trên ổ đĩa vào biến f.
rewrite(f): tạo mộ file mới (nếu chưa có) hoặc xóa toàn bộ nội dung của file trên ổ đĩa (nếu file đã tồn tại và có nội dung).
seek(f,n): Tìm dữ liệu ở phần tử n trong tệp f.
append(f): chèn thêm dữ liệu cho file.
close(f): tắt file.
erase(f): xóa file
rename(): đặt lại tên.
str(a,s): đổi từ số a thành xâu s.
val(st,m): chuyển chuỗi st thành số m.
length(s): cho biết độ dài của xâu.
copy(s,a,b): copy b (số lượng kí tự) ký tự từ vị trí a trong xâu s.
insert(x,s,a): chèn xâu x (hoặc chuỗi bất kì thì để chuỗi giữa 2 dấu " ' ") vào vị trí a cho xâu s.
delete(s,a,b): xóa b (số lượng kí tự) ký tự từ vị trí a trong xâu s.
pos(s,st): vị trí đầu tiên của xâu s trong xâu st.
break: kết thúc vòng lặp.
inc(i): tăng biến i lên 1 đơn vị.
dec(i): giảm biến i xuống 1 đơn vị.
Unit GRAPH
initgraph(a,b,): khởi tạo chế độ đồ hoạ.
closegraph;: tắt chế độ đồ hoạ.
setcolor(x): chọn màu.
outtext(): in ra màn hình tại góc trên bên trái.
outtextxy(x,y,): in ra màn hình tại toạ độ màn hình.
rectangle(x1,y1,x2,y2): vẽ hình chữ nhật.
line(x1,y1,x2,y2): vẽ đoạn thẳng.
moveto(x,y): lấy điểm xuất phát để vẽ đoạn thẳng.
lineto(x,y): lấy điểm kết thúc để vẽ doạn thảng.
circle(x,y,n): vẽ đường tròn.
ellipse(x,y,o1,o2,a,b): vẽ hình elip.
floodfill(a,b,n): tô màu cho hình.
getfillpattern(x): tạo biến để tô.
setfillpattern(x,a): chọn màu để tô.
cleardevice: xoá toàn bộ màn hình.
settextstyle(n,a,b): chọn kiểu chữ.
bar(a,b,c,d): vẽ thanh.
bar3d(a,b,c,d,n,h): vẽ hộp.
arc(a,b,c,d,e): vẽ cung tròn.
setbkcolor(n): tô màu nền.
putpixel(x,y,n): vẽ điểm.
setfillstyle(a,b): tạo nền cho màn hình.
setlinestyle(a,b,c): chọn kiểu đoạn thẳng.
getmem(p,1): chuyển biến để nhớ dữ liệu.
getimage(x1,y1,x2,y2,p): nhớ các hình vẽ trên vùng cửa sổ xác định.
putimage(x,y,p,n): in ra màn hình các hình vừa nhớ....
Unit DOS
getdate(y,m,d,t): lấy các dữ liệu về ngày trong bộ nhớ.
gettime(h,m,s,hund): lấy các dữ liệu về giờ trong bộ nhớ.
findnext(x): tìm kiếm tiếp.
findfirst($20,dirinfo): tìm kiếm....
Các trình biên dịch phổ biến
Trình biên dịch
Có vài trình biên dịch Pascal được đưa ra cho sử dụng công khai:
Delphi là sản phẩm phát triển ứng dụng tức thời (RAD) của Embarcadero (trước đây là Borland/CodeGear). Nó sử dụng ngôn ngữ Object Pascal để tạo ra các chương trình ứng dụng cho nền tảng Windows, macOS, iOS và Android. Phiên bản mới nhất còn hỗ trợ cả việc biên dịch cho nền Microsoft.NET từ D8 đến D2005, D2006 và D2007 thì bị chấm dứt, và được thay thế bằng một ngôn ngữ mới (Prism, sau đổi tên thành Oxygene, xem bên dưới). Trong những năm gần đây Unicode và generics đã được thêm vào (D2009, D2010, Delphi XE).
Free Pascal được viết bằng Object Pascal (sao cho nó có thể biên dịch được chính nó), được phát triển với mục tiêu là cung cấp một trình biên dịch mạnh mẽ và thuận tiện, có khả năng biên dịch cả các ứng dụng cũ lẫn phát triển ứng dụng mới. Được phân phối miễn phí dưới giấy phép GNU GPL. Ngoài khả năng trộn lẫn cả mã của Turbo Pascal, mã Delphi và Mac Pascal,nó còn hỗ trợ nhiều nền tảng lẫn nhiều hệ điều hành. Các phiên bản hiện tại cũng có chế độ ISO.
Turbo Pascal là trình biên dịch Pascal cho máy tính cá nhân trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, phổ biến cả bởi vì các phần mở rộng mạnh mẽ của nó và thời gian biên dịch cực kỳ ngắn. Turbo Pascal được viết gọn nhẹ và có thể biên dịch, chạy và gỡ lỗi tất cả từ bộ nhớ mà không cần truy cập đĩa. Các ổ đĩa mềm chậm là phổ biến cho các lập trình viên vào thời điểm đó, tiếp tục phát triển lợi thế tốc độ của Turbo Pascal. Hiện tại, các phiên bản cũ của Turbo Pascal cho đến phiên bản 5.5 có thể tải xuống miễn phí từ trang web của Borland (tuy nhiên vẫn cần đăng kí).
GNU Pascal Compiler (GPC) là trình biên dịch Pascal của Bộ biên dịch GNU (GCC). Trình biên dịch này được viết bằng C, thư viện chạy hầu hết viết bằng Pascal. Được phân phối miễn phí dưới giấy phép GNU, có thể chạy trên rất nhiều nền tảng và hệ điều hành khác nhau. Nó còn hỗ trợ chuẩn ngôn ngữ ANSI/ISO và tương thích với ngôn ngữ Borland/Turbo Pascal, Mac-pascal. Việc hỗ trợ cho Borland Delphi và một vài biến thể khác vẫn còn khá hạn chế.
Modern Pascal là trình biên dịch đa nền tảng và trình biên dịch mã p được viết bằng Free Pascal. Nó nhằm mục đích cung cấp các giải pháp thay thế cho PHP và node.js, bằng cách sử dụng một phương ngữ chuẩn ISO pascal hoặc một trình hỗ trợ JavaScript/C. Nó rất hữu dụng như trình thông dịch Free Pascal.
DWScript aka DelphiWebScript, là một phiên dịch được tạo ra bởi Matthias Ackermann và Hannes Hernler vào năm 2000. Phiên bản hiện tại chạy một phương ngữ của Object Pascal tương thích phần lớn với Delphi, nhưng cũng hỗ trợ các cấu trúc ngôn ngữ trong Prism. Mã DWScript có thể được nhúng vào các ứng dụng Delphi tương tự như PascalScript được biên dịch thành ứng dụng độc lập bằng SimpleMobileStudio hoặc được biên dịch thành mã JavaScript và được đặt trên một trang web.
Kylix là một nhánh sản phẩm khác kế thừa từ Pascal của Borland, tiền thân từ Delphi, hỗ trợ hệ điều hành Linux và một thư viện đối tượng đã được bổ sung. Trình biên dịch và môi trường phát triển tích hợp (IDE) có thể được cung cấp cho việc sử dụng phi lợi nhuận. Trình biên dịch (không bao gồm Libraries hay IDE) được cho là trở thành phần mềm Mã nguồn mở trong thời gian tới.
Dr. Pascal là một trình thông dịch chạy Standard Pascal. Bổ sung đáng kể nhất là chế độ "thực thi nhìn thấy được" cho phép hiển thị chương trình đang chạy cùng với các biến của nó, và cả quá trình kiểm tra lỗi khi thực thi (runtime error checking). Trình thông dịch này không tạo ra được file thực thi nhị phân riêng rẽ, chạy trên nền tảng MS-DOS hoặc cửa sổ DOS trên nền Windows và cả trên dòng máy Macintosh cũ.
Virtual Pascal được Vitaly Miryanov sáng tạo như một trình biên dịch dành cho OS/2 tương thích với cú pháp của Borland Pascal. Sau đó nó được fPrint phát triển thành sản phẩm thương mại, hỗ trợ thêm Win32, và đến năm 2000 trở thành phần mềm miễn phí. Ngày nay nó có thể biên dịch cho Win32, OS/2 và cả Linux, và gần như hoàn toàn tương thích với Borland Pascal và Delphi. Phát triển đã bị hủy vào ngày 4 tháng 4 năm 2005.
IP Pascal ban đầu là ngôn ngữ Pascal dành cho Z80/CP/M, rồi được chuyển sang và viết lại cho Intel 80386/PC. IP Pascal có một thư viện khả chuyển (portability library). Ví dụ, một chương trình hiển thị văn bản viết bằng Pascal chuẩn từ thập niên 1970 có thể được biên dịch lại để làm việc trong một cửa sổ và thậm chí có cả việc tạo dựng đồ họa. IP Pascal hỗ trợ chuẩn ISO 7185 và nâng cấp ngôn ngữ một cách logic. Ví dụ, Pascal chuẩn hỗ trợ các xâu ký tự được "căn lề phải" và sau đó còn hỗ trợ xâu ký tự động. Mảng tĩnh của Pascal chuẩn được nâng thành mảng động nhưng vẫn hoàn toàn tương thích ngược với mảng tĩnh, v.v.
Trình biên dịch P4, cơ sở cho rất nhiều trình biên dịch Pascal - được viết bằng Pascal sau đó, bao gồm cả UCSD p-System.
Trình biên dịch P5, là một tiêu chuẩn ISO 7185 của P4.
Pocket Studio là một tập nhỏ các trình biên dịch Pascal và RAD cho các bộ vi xử lý Palm OS và MC68xxx với một số mở rộng hỗ trợ giao tiếp với API (Application Programming Interface-giao tiếp lập trình ứng dụng) của hệ điều hành Palm OS.
Lazarus là môi trường phát triển tức thời trực quan đa nền tảng. Lazarus sử dụng trình biên dịch Free Pascal.
Turbo51 là một trình biên dịch Pascal miễn phí cho gia đình vi điều khiển 8.051, với cú pháp Turbo Pascal 7.
Oxygene (trước đây gọi là Chrome) là một trình biên dịch Object Pascal cho các nền tảng .NET và Mono. Nó được tạo ra và được xuất bản bởi Software.com RemObjects Software, và được bán một thời gian bởi Embarcadero như là trình biên dịch phụ trợ của Prism.
Dr. Pascal Mở rộng của trình biên dịch Pascal đã thử nghiệm trên DOS, Windows 3.1, 95, 98, NT.
Smart Mobile Studio là trình biên dịch Pascal sang HTML5/Javascript.
Pascal-XT được tạo ra bởi Siemens cho hệ điều hành máy tính lớn BS2000 và SINIX.
MIDletPascal - Trình biên dịch Pascal và IDE tạo ra bytecode Java nhỏ và nhanh, được thiết kế đặc biệt để tạo phần mềm cho điện thoại di động
Vector Pascal là một ngôn ngữ cho các bộ chỉ lệnh SIMD như MMX và AMD 3d Now, hỗ trợ tất cả các bộ vi xử lý Intel và AMD, và Công cụ cảm xúc PlayStation 2 của Sony.
Morfik Pascal cho phép phát triển các ứng dụng Web hoàn toàn được viết bằng Object Pascal (cả máy chủ và phía trình duyệt).
WDSibyl - Môi trường phát triển trực quan và trình biên dịch Pascal cho Win32 và OS/2
Trình biên dịch PP, một trình biên dịch cho Palm OS chạy trực tiếp trên máy tính cầm tay.
Trình biên dịch CDC 6000 Pascal là mã nguồn cho trình biên dịch Pascal đầu tiên (CDC 6000).
Pascal-S là trình biên dịch chạy cho WinXP với tiêu chuẩn ISO 7185. Nó xây dựng trình biên trình biên dịch của riêng bạn. Tuy nhiên, lưu ý rằng hệ thống P4 có thể thích hợp hơn cho điều đó, vì nó xử lý gần như toàn bộ ngôn ngữ Pascal
AmigaPascal là một trình biên dịch Pascal miễn phí cho máy tính Amiga.
Bạn có thể tìm thấy một danh sách lớn nữa tại Pascaland. Trang web này viết bằng tiếng Pháp, nhưng về cơ bản chỉ là một danh sách gồm các địa chỉ mạng (URL) tới các trình biên dịch, do vậy không ảnh hưởng nhiều. Bạn cũng có thể ghé thăm Pascal Central , một trang web chính về thông tin và hỗ trợ cho Pascal dành cho máy Mac, với rất nhiều bộ sưu tập về các bài báo, cộng với liên kết tới rất nhiều trình biên dịch và hướng dẫn khác.
IDE
Dev-Pascal là một IDE Pascal được thiết kế trong Borland Delphi và hỗ trợ bởi Free Pascal và GNU Pascal dưới dạng các chương trình phụ trợ.
Lazarus là một IDE nền tảng trực quan giống như Delphi miễn phí để mô hình ứng dụng nhanh chóng (RAD). Dựa trên Free Pascal, Lazarus có sẵn cho nhiều nền tảng bao gồm Linux, FreeBSD, macOS và Microsoft Windows.
Libraries
WOL Libraries để tạo các ứng dụng GUI với trình biên dịch Free Pascal.
Những phê phán trước đây
Mặc dù rất phổ biến (những năm 1980 và 1990 còn phổ biến hơn cả thời điểm bài viết này được thực hiện), các phiên bản Pascal trước đây đã bị phê phán rộng rãi vì không phù hợp cho việc sử dụng trong thực tế, ngoài việc dạy học. Brian Kernighan, người truyền bá C, đã đưa ra những phê phán lớn nhất về Pascal trong đầu những năm 1980, bằng bài viết Why Pascal Is Not My Favorite Programming Language (Tại sao Pascal không phải là ngôn ngữ lập trình tôi ưa thích). Mặt khác, rất nhiều nỗ lực phát triển lớn trong những năm 1980 (như chuyển sang cho Apple Lisa và Macintosh) lại phụ thuộc rất nhiều vào Pascal (tới mức mà giao tiếp C dành cho Mac OS phải giải quyết cả các kiểu dữ liệu của Pascal). Trong những thập niên sau đó, Pascal tiếp tục phát triển, và những vấn đề mà Kernighan đã đưa ra không còn phù hợp cho các phiên bản hiện tại nữa. Thật đáng tiếc là, như những điều mà Kernighan dự đoán trong bài viết, hầu hết các sự mở rộng để giải quyết các vấn đề trên làm các trình biên dịch không tương thích với nhau. Mặc dù vậy, trong thập niên vừa qua các biến thể dường như đã tập trung lại thành hai loại, theo chuẩn ISO hay theo chuẩn Borland, đều đã dần dần đi ra ngoài dự đoán của Kernighan.
Dựa trên kinh nghiệm với Pascal, Niklaus Wirth đã phát triển thêm hai ngôn ngữ lập trình nữa, Modula-2 và Oberon. Hai ngôn ngữ này mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng không thể theo kịp thành công thương mại của Pascal.
Đọc thêm
Kathleen Jensen and Niklaus Wirth: PASCAL - User Manual and Report. Springer-Verlag, 1974, 1985, 1991, ISBN 0-387-97649-3 and ISBN 0-540-97649-3
Niklaus Wirth: The Programming Language Pascal. Acta Informatica, 1, (Jun 1971) 35-63
N. Wirth, M. Broy, ed, and E. Denert, ed: Pascal and its Successors in Software Pioneers: Contributions to Software Engineering. Springer-Verlag, 2002, ISBN 3-540-43081-4
also in N. Wirth, and A. I. Wasserman, ed: Programming Language Design. IEEE Computer Society Press, 1980
N. Wirth: Recollections about the Development of Pascal. ACM SIGPLAN Notices, Volume 28, No 3, March 1993.
ISO/IEC 10206: Extended Pascal.
ISO/IEC 7185: Programming Languages - PASCAL.
Brian W. Kernighan, Why Pascal is Not My Favorite Programming Language
Bill Catambay, The Pascal Programming Language
How To Code: Pascal
Xem thêm
ALGOL
C
Ada: hậu duệ Pascal của Bộ Quốc phòng Mỹ, thiết kế để trở nên đa năng và mạnh mẽ hơn.
Delphi
Modula: hậu duệ Pascal của Wirth
Oberon: hậu duệ Module hướng đối tượng của Wirth
Object Pascal
Pascal và C: so sánh giữa Pascal và C.
IP Pascal
Chú thích
Liên kết ngoài
The Holy Land Of Pascal/Objects Pascal ==> Pascal — Trang web về Pascal lớn nhất & hay nhất tại Việt Nam.
Pascal Central — trang web về Pascal khá nổi tiếng (của nước ngoài)
Real Programmers Don't Use Pascal — câu chuyện vui về tại sao một "lập trình viên đích thực" không sử dụng Pascal
Standard Pascal — Tài nguyên và lịch sử của Pascal chuẩn.
Pascal and its Successors — Một bài báo của Niklaus Wirth về sự phát triển của Pascal, Modula-2 và Oberon
Free Pascal Complier — Trang web của trình biên dịch Free Pascal.
Họ ngôn ngữ lập trình ALGOL
Ngôn ngữ lập trình mệnh lệnh
Ngôn ngữ lập trình dạng thủ tục
Ngôn ngữ lập trình có kiểu tĩnh
Ngôn ngữ lập trình có cấu trúc
Ngôn ngữ lập trình giáo dục
Ngôn ngữ lập trình Pascal |
13824 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5c%20H%C6%B0ng | Phục Hưng | Phục Hưng (tiếng Pháp: Renaissance, , , từ ri- "lần nữa" và nascere "được sinh ra") là một phong trào văn hóa thường được xem là bao gồm giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, khởi đầu tại Firenze (Ý) vào Hậu kỳ Trung Đại, sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu trên những quy mô và mức độ khác nhau. Người ta cũng dùng từ Phục Hưng để chỉ, một cách không nhất quán, thời kỳ lịch sử diễn ra phong trào văn hóa nói trên.
Là một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập. Các học giả và nghệ sĩ thời Phục hưng cũng được gọi là những người theo chủ nghĩa nhân văn.
Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng ("Renaissance Great Man"). Có một cuộc tranh luận kéo dài trong giới sử học về quy mô, phân kì văn hóa thời đại Phục Hưng, cũng như giá trị và ý nghĩa của nó. Bản thân thuật ngữ Renaissance, do nhà sử học Pháp Jules Michelet đặt ra năm 1855 cũng là đối tượng của những chỉ trích, rằng nó ngụ ý một sự mô tả thái quá về giá trị tích cực của thời kỳ này.
Có một sự đồng thuận rằng thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Firenze, Italia, trong thế kỷ XIV. Có nhiều giả thuyết khác nhau được đề xuất để giải thích cho nguồn gốc và đặc điểm của nó, tập trung vào một loạt các yếu tố bao gồm đặc thù xã hội và công dân của Firenze tại thời điểm đó, cấu trúc chính trị của nó, sự bảo trợ của dòng họ thống trị, nhà Medici, và sự di cư của các học giả và các bản văn Hy Lạp sang Ý sau sự thất thủ của Constantinopolis dưới tay người Thổ Ottoman.
Tổng quan
Phục Hưng là một phong trào văn hóa đã tác động sâu sắc tới đời sống trí thức châu Âu trong thời sơ kỳ hiện đại. Bắt đầu ở Ý, lan ra khắp châu Âu vào thế kỷ XVI, ảnh hưởng của nó hiện diện trong văn học, triết học, mĩ thuật, âm nhạc, chính trị, khoa học, tôn giáo, và các khía cạnh khác của đời sống tinh thần. Các học giả Phục Hưng sử dụng phương pháp nhân văn trong nghiên cứu, và khai thác hiện thực đời sống và cảm xúc con người trong nghệ thuật.
Các nhà nhân văn Phục Hưng như Poggio Bracciolini đã lục tìm những tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện thời Cổ đại viết bằng tiếng Latin trong tàng thư ở các tu viện châu Âu, trong khi sự thất thủ của thành Constantinopolis (1453) tạo nên một làn sóng tỵ nạn của các học giả Hy Lạp mang lại nhiều bản thảo giá trị về Hy Lạp cổ đại, mà phần nhiều đã rơi vào quên lãng trước đó ở phương Tây. Chính trong trọng tâm nghiên cứu mới về tài liệu văn học và lịch sử mà các học giả Phục Hưng khác biệt với các học giả Trung cổ của thời kỳ Phục Hưng thế kỷ XII, những người tập trung vào nghiên cứu các công trình Hy Lạp và Ả Rập về khoa học tự nhiên, triết học và toán học. Trong sự hồi sinh của trường phái triết học tân Plato, các nhà nhân văn Phục Hưng không chối bỏ Cơ đốc giáo, trái lại, nhiều công trình Phục Hưng vĩ đại nhất đã phục vụ nó, và Giáo hội bảo trợ nhiều tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng. Tuy nhiên, một sự dịch chuyển tinh tế xảy ra trong cách mà các trí thức tiếp cận tôn giáo phản ánh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa. Hơn nữa, nhiều công trình Cơ đốc bằng tiếng Hy Lạp, bao gồm kinh Tân Ước tiếng Hy Lạp, được mang về từ Byzantium lần đầu tiên cho phép các học giả phương Tây tiếp cận chúng. Ảnh hưởng mới của những tác phẩm Cơ đốc bằng tiếng Hy Lạp này, và đặc biệt là sự trở lại Tân Ước nguyên gốc bằng tiếng Hy Lạp được những nhà nhân văn Lorenzo Valla và Erasmus khuyến khích, dọn đường cho Cải cách Kháng nghị về sau.
Sau khi những bước đi quay về với chủ nghĩa cổ điển trong nghệ thuật được Nicola Pisano thí nghiệm, các họa sĩ Florence, đứng đầu là Masaccio đã nỗ lực minh họa hình dạng con người một cách hiện thực nhất, phát triển các kĩ thuật áp dụng phối cảnh và ánh sáng một cách tự nhiên hơn. Các triết gia chính trị, nổi tiếng nhất là Niccolò Machiavelli tìm cách mô tả đời sống chính trị theo cách lý tính, thay vì lý tưởng hóa như trước kia. Một đóng góp chủ chốt cho chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng Ý là tác phẩm nổi tiếng của Pico della Mirandola, "De hominis dignitate" ("Về Phẩm cách Con người", 1486), bao gồm một loạt bài tiểu luận về triết học, tư tưởng tự nhiên, niềm tin và ma thuật chống lại bất kì kẻ thù nào trong địa hạt lý trí. Thêm vào việc nghiên cứu tiếng Latinh cổ điển và tiếng Hy Lạp, các tác giả Phục Hưng cũng ngày càng sử dụng rộng rãi các ngôn ngữ dân tộc: kết hợp với sự xuất hiện của in ấn, điều này cho phép ngày càng nhiều người tiếp cận được với sách, đặc biệt là Kinh Thánh.
Nhìn chung, Phục Hưng có thể được xem như một nỗ lực của các trí thức, nghệ sĩ nhằm nghiên cứu và tăng cường khuynh hướng thế tục trong đời sống tinh thần châu Âu thông qua sự tái sinh những tư tưởng cổ đại cũng như những cách tiếp cận tư tưởng mới. Một số học giả, như Rodney Stark muốn hạ bớt tầm quan trọng mà họ cho là bị đánh giá thái quá của Phục Hưng, thay vào đó nhấn mạnh những tiến bộ trước đó của các thị quốc Ý trong thời Trung kỳ Trung Đại, tổng hòa của chính phủ chịu trách nhiệm, Thiên Chúa giáo và chủ nghĩa tư bản non trẻ. Phân tích này lập luận rằng, trong khi những quốc gia châu Âu lớn nhất (Pháp và Tây Ban Nha) là các nền quân chủ chuyên chế, và các quốc gia khác thì chịu sự kiểm soát trực tiếp của Giáo hội, những nhà nước cộng hòa độc lập của Ý đã nắm lấy những nguyên lý của chủ nghĩa tư bản và quản lý các điền sản thuộc tu viện, làm nên một cuộc cách mạng thương mại rộng lớn chưa từng có, báo trước và nuôi dưỡng Phục Hưng.
Bối cảnh
Nhiều học giả cho rằng tư tưởng đặc trưng cho Phục hưng bắt nguồn từ thành phố Firenze (tức Florence) vào cuối thế kỷ XIII, với văn chương của Dante Alighieri (1265-1321) và Francesco Petrarca (1304-1374), cũng như các họa phẩm của Giotto di Bondone (1267-1337).
Một số nhà văn xác định cụ thể điểm bắt đầu là năm 1401, khi hai tài năng đối địch nhau là Lorenzo Ghiberti và Filippo Brunelleschi tranh đua để giành hợp đồng xây dựng Nhà thờ Firenze. Những nhà sử gia nhận định sự cạnh tranh rộng rãi giữa các nghệ sĩ, bác học như Brunelleschi, Ghiberti, Donatello, và Masaccio về phận sự của nghệ thuật như một sự khuấy động sức sáng tạo của Phục Hưng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh luận về lý do tại sao thời kỳ Phục hưng lại bắt đầu tại Ý, và tại sao nó lại bắt đầu vào một thời điểm như thế. Bởi vậy, một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguồn gốc của Thời kỳ Phục Hưng.
Phục hồi di sản La Mã và Hy Lạp
Đối lập hoàn toàn với thời Trung kỳ Trung Đại, khi các học giả Latin tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các công trình tiếng Hy Lạp và Ả Rập về khoa học tự nhiên, triết học và khoa học, các học giả Phục Hưng quan tâm chủ yếu đến việc khôi phục và nghiên cứu các tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện tiếng Latin và Hy Lạp. Nói một cách khái quát, điều này bắt đầu từ thế kỷ XIV với một giai đoạn Latin, khi các học giả Phục Hưng như Petrarca, Coluccio Salutati (1331-1406), Niccolò de' Niccoli (1364-1437) và Poggio Bracciolini (1380-1459) lùng sục các thư viện châu Âu để tìm kiếm các công trình của Cicero, Livius và Seneca. Tới đầu thế kỷ XV, một khối lượng lớn tư liệu Latin được khôi phục, và các học giả phương Tây bắt đầu chuyển sự chú ý sang các tác phẩm thần học, hùng biện, văn học, lịch sử Hy Lạp.
Khác với tư liệu Latin, những tư liệu Hy Lạp nhận được sự quan tâm rất hạn chế những thế kỷ đầu thời Trung Đại, trừ Byzantine vẫn tiếp tục nghiên cứu chúng như là di sản văn hóa chính thống của họ. Sự kiện thường được cho là đánh dấu sự trở lại của ngôn ngữ Hy Lạp trong nền học thuật châu Âu là vào cuối thế kỷ XIV khi Coluccio Salutati mời nhà ngoại giao và học giả Byzantine Manuel Chrysoloras tới Florence để dạy tiếng Hy Lạp. Đặc biệt các cuộc Thập tự chinh và sau đó là sự sụp đổ của thành Constantinopolis năm 1453 đã dẫn đến làn sóng tỵ nạn của các học giả Byzantine sang châu Âu định cư, mang theo một khối tư liệu Hy Lạp vô cùng quý giá.
Nước Ý cuối thời Trung Cổ
Trong suốt giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ, tiền bạc và nghệ thuật đã luôn đi liền với nhau. Nghệ sĩ phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà bảo trợ trong khi những nhà bảo trợ cần tiền để chu cấp cho các tài năng. Sự thịnh vượng đến với Ý trong các thế kỷ XIV, XV và XVI với sự mở rộng giao thương giữa châu Á và châu Âu. Nguồn bạc từ các mỏ ở Tyrol cũng giúp tăng cường dòng chảy của tiền bạc. Thành Genova và Venezia còn nhận được các chiến lợi phẩm và hàng hóa xa xỉ ở Phương Đông sau các cuộc Thập tự chinh.
Những thể chế chính trị độc đáo của Italia hậu kỳ Trung Đại khiến cho một số người lập luận rằng điều kiện xã hội khác thường của nó cho phép sự nảy nở văn hóa hiếm có. Italia không tồn tại một thực thể chính trị thống nhất ở thời kỳ này. Thay vào đó, nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ: Vương quốc Napoli thống trị phương Nam, Cộng hòa Firenze và Lãnh địa Giáo hoàng ở trung tâm, Milan và Genova lần lượt ở phía bắc và phía tây, Venezia ở phía đông. Mặt khác, Italia thế kỷ XV là một trong những khu vực đô thị hóa nhất châu Âu đương thời. Ở các thành phố này nhiều phế tích và dấu ấn La Mã vẫn còn duy trì, dường như bản chất cổ điển của Phục Hưng gắn với cội nguồn của nó tại nơi từng là trái tim của Đế quốc La Mã cổ xưa<ref>Burckhardt, Jacob, The Revival of Antiquity', [http://www.boisestate.edu/courses/hy309/docs/burckhardt/3-2.html The Civilization of the Renaissance in Italy] (trans. by S.G.C. Middlemore, 1878)</ref>.
Quentin Skinner chỉ ra rằng Otto của Freising người Đức thăm Italia thế kỷ XII đã ghi nhận một dạng thức tổ chức xã hội và chính trị mới lan rộng khắp Italia, khiến cho Italia ít nhiều đã thoát ra khỏi chế độ phong kiến thông thường để tiến tới một xã hội dựa trên thương nhân và thương mại. Đi cùng với điều này là một tư tưởng chống quân chủ, như thể hiện trong nhóm tranh tường nổi tiếng ở Siena của Ambrogio Lorenzetti, Ngụ ngôn về Chính phủ Tốt và Xấu, với thông điệp mạnh mẽ về những đức tính bình đẳng, công bằng, chủ nghĩa cộng hòa và một nền cai trị công minh. Tự tách biệt mình khỏi cả Giáo hội và Đế quốc, các cộng hòa thành thị này tin tưởng vào lý tưởng tự do. Tuy rằng các thị quốc mang danh cộng hòa này về thực chất là các chính thể đầu sỏ, chúng là các chính quyền chịu trách nhiệm trước dư luận và ít nhiều mang các đặc điểm của một nền dân chủMartin, J. and Romano, D., Venice Reconsidered, Baltimore, Johns Hopkins University, 2000; chính nền chính trị tương đối tự do này tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về nghệ thuật và học thuật. Ngoài ra, vị trí của các thị quốc Italia, nhất là Venezia, như những trung tâm giao thương lớn của khu vực cho phép sự tiếp thu (cũng như truyền bá) tiến bộ. Những thương nhân mang lại nhiều ý tưởng mới từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là miền Levant. Sự giàu có khổng lồ của các thương nhân và quý tộc Italia đem lại một công chúng rộng rãi cũng như các nhà bảo trợ hào phóng, cho phép các dự án nghệ thuật cá nhân nảy nở và nhiều người có nhiều thời gian thư nhàn cho nghiên cứu.
Nạn dịch hạch
Một số người lập luận rằng sự tàn phá của Cái chết Đen ở Firenze, đổ bộ vào châu Âu vào những năm 1348-1350, dẫn đến một sự thay đổi thế giới quan của người Italia thế kỷ XIV. Italia là nơi chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề của trận dịch hạch này, và người ta phỏng đoán rằng sự quen thuộc với chết chóc và sự bất lực của đức tin đã khiến cho nhiều nhà tư tưởng nhìn vào hiện thực trên trần gian hơn là tính tinh thần và thế giới bên kia. Có người suy luận hoàn toàn khác, cho rằng Cái chết Đen đã làm gia tăng lòng mộ đạo thể hiện trong sự bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo. Nhưng dù sao thì dịch hạch chỉ là một yếu tố phụ trợ, kết hợp với các yếu tố nêu trên để giải thích sự xuất hiện Phục Hưng ở Ý.
Mầm mống bệnh dịch đến từ những chiếc thuyền buồm trở về từ các cảng châu Á mang theo bọ chét và người nhiễm dịch hạch, và nhanh chóng lan rộng do sự thiếu vệ sinh và y tế đương thời. Dân số của thành phố Florence đã giảm gần một nửa chỉ trong năm 1347, kéo theo đó là một sự thiếu hụt nhân công lao động. Lương của người lao động tăng đáng kể, và người bình dân nhờ đó mà có nhiều tự do hơn, thậm chí còn du hành đi tìm những nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất.
Sự suy giảm nhân khẩu đột ngột gây ra nhiều hậu quả kinh tế khác: giá thực phẩm và giá đất đai tụt mạnh từ 30% tới 40% ở nhiều miền ở châu Âu trong một nửa thế kỷ ở giai đoạn 1350-1400. Những người sống sót trận dịch hạch hưởng quyền thừa kế những tài sản của những người quá cố, cũng như giá nhu yếu phẩm dễ chịu. Ở Firenze, đã có lúc thành phố rơi vào hỗn loạn tới mức hội đồng thành phố không thể nhóm họp, nhưng nhìn chung chính quyền vẫn duy trì hoạt động trong thời kì này.
Truyền thống bảo trợ nghệ thuật ở Firenze
Từ lâu người ta đã tranh cãi tại sao Phục Hưng là bắt đầu từ Firenze mà không phải nơi nào khác. Một số người nhấn mạnh vai trò của dòng họ Medici, một gia đình nhiều đời là chủ ngân hàng lớn nhất và sau là công tước của Firenze, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thành phố cũng như khuyến khích nghệ thuật. Đặc biệt, Lorenzo de' Medici (1449–1492) tức "Lorenzo Vĩ đại" không chỉ là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn mà còn là người tích cực khuyến khích các gia đình trưởng giả ở Firenze quan tâm tới nghệ thuật và bảo trợ nghệ sĩ. Dưới thời của ông nhiều nghệ sĩ vĩ đại Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli, và Michelangelo Buonarroti có cơ hội thể hiện tài năng. Các cơ sở tôn giáo cũng đặt hàng hàng loạt tác phẩm, như tu viện di San Donato agli Scopeti.
Tuy nhiên, sự thật là không phải tới thời Lorenzo nắm quyền Phục Hưng mới ra đời, mà bản thân gia đình Medici cũng chỉ thừa hưởng truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze và phát huy nó. Một số người cho rằng Firenze trở thành nơi khởi đầu Phục Hưng là do may mắn, nghĩa là đơn thuần bởi vì những vĩ nhân ngẫu nhiên sinh ra ở đây: cả da Vinci, Botticelli và Michelangelo đều là người xứ Toscana (mà Firenze là thủ phủ). Tuy nhiên các nhà sử học khác phản đối ý kiến cho rằng đây là sự ngẫu nhiên và quy cho truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze.
Đặc điểm
Triết học
Triết học thời Phục Hưng cấu thành từ ba trường phái lớn: chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa nhân văn, và những phái triết học "mới". Trong đó, chủ nghĩa nhân văn tiêu biểu cho tư tưởng Phục Hưng. Ở một vài góc độ, chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng không hẳn là một triết học mà là một phương pháp nghiên cứu. Mặc dù các sử gia đôi khi bất đồng trong việc xác định ý nghĩa chính xác chủ nghĩa nhân văn, hầu hết chọn "một lối định nghĩa trung dung... là phong trào khôi phục, giải thích, và đồng hóa ngôn ngữ, văn học, học tập và các giá trị của Hy Lạp và La Mã cổ đại".. Những nhà nhân văn chủ nghĩa chối bỏ truyền thống kinh viện đương thời vốn dựa trên hai cột trụ chính là triết học Aristotle và thần học Thiên Chúa giáo. Người được cho là nhà nhân văn Ý đầu tiên là Francesco Petrarca, người cổ vũ cho việc hướng nghiên cứu tư liệu cổ đại vào việc làm sống lại đạo đức xã hội Ý, quan tâm tới tất cả các tác giả cổ đại (kể cả những truyền thống phương Đông) chứ không chỉ Aristotle, đề cập tới các vấn đề thế tục liên quan tới con người, xã hội, và giáo dục hướng tới quần chúng. Những ý tưởng của Petrarca đã đi dần đi vào hiện thực Ý thế kỷ XV và sau đó nở rộ, lan ra khắp châu Âu với nhiều nhà tư tưởng lớn: Thomas More (Anh), Michel de Montaigne (Pháp), Niccolò Machiavelli (Ý), Juan Luis Vives (Tây Ban Nha).
Những triết gia chính trị như Machiavelli và Thomas More đã làm sống lại ý tưởng của các nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại, áp dụng chúng trong những bài phê bình chính phủ đương thời, đồng thời vạch ra theo những đường lối khác nhau cách thức một nền chính trị lý tưởng vận hành; các cuốn Utopia và Quân vương có ảnh hưởng lâu dài tới cả triết học chính trị đương đại. Matteo Palmieri (1406-1475), một nhà nhân văn khác, trong Della vita Civile ("Về đời sống Công dân"; năm 1528) đã trình bày những ý tưởng về cách thức phát triển tinh thần và thể chất của trẻ em, làm thế nào người dân có thể tiến hành tu dưỡng đạo đức, làm thế nào người dân và xã hội có thể đảm bảo tính trung thực trong đời sống cộng đồng, và sự khác biệt giữa cái thực dụng hữu ích và sự thành thật. Leon Battista Alberti tóm tắt tinh thần nhân văn chủ nghĩa trong câu nói: "Con người có thể làm tất cả mọi thứ nếu họ muốn".
Tuy nhiên, sự thành công của chủ nghĩa nhân văn không có nghĩa là chủ nghĩa kinh viện lụi tàn. Trái lại, chủ nghĩa kinh viện vẫn có thành lũy vững chắc như ở Đại học Padua hay Đại học Pologna. Những triết gia kinh viện như Francisco Suárez đáp trả những chỉ trích của các nhà nhân văn chủ nghĩa bằng cách tìm kiếm tư liệu và bản dịch chính xác hơn, gồm những bình luận tiếng Hy Lạp về Aristotle. Đây là thời mà học thuyết của Thomas Aquinas lên ngôi trong thần học Cơ đốc giáo. Bên cạnh đó, khi đề ra những lập trường siêu hình và đạo đức mới đáp ứng thế giới quan thay đổi khi người Tây Ban chinh phục Tân Thế giới, các học giả này đã góp phần định hình những luật lệ quốc tế mới liên quan tới vấn đề chủ nghĩa đế quốc và chế độ nô lệ.
Ngoài hai trường phái chính trên, còn có một nhóm các nhà triết học tự gọi mình là "mới", những người cảm thấy những đề tài trong triết học kinh viện là quá hạn hẹp, và đi ra ngoài con đường chiết trung của chủ nghĩa nhân văn, bao gồm những nhà tư tưởng như Nicholas Cusanus, Ficino, Tommasso Campanella hay Giordano Bruno,... Họ chối bỏ triết học Aristotle và tìm một đường lối khác, chủ yếu dựa trên Plato nhưng tự thân cũng đề xuất một loạt thuật ngữ cũng như chủ đề mới trong vũ trụ học, tâm lý học, chính trị học. Đây là nhóm bị Giáo hội cảm thấy bị thách thức nhất, và nhiều người trong số đó bị điều tra, bắt giam và thậm chí Bruno bị xử hỏa hình.
Mỹ thuật
Hội họa
Một trong những đặc điểm phân biệt của mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng là sự phát triển phép phối cảnh tuyến tính có tính hiện thực cao. Giotto di Bondone (1267-1337), được coi là người đầu tiên thực hiện một tác phẩm bích họa như là một cánh cửa sổ để bước vào không gian, nhưng tác phẩm của ông đã không gây được nhiều ảnh hưởng cho đến tận thời của Filippo Brunelleschi (1377–1446) và những tác phẩm tiếp theo của Leon Battista Alberti (1404-1472), quan điểm này được chính thức hóa thành một kỹ xảo nghệ thuật. Sự phát triển của quan điểm này là một phần của một xu hướng rộng lớn hơn đối với chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật, đạt đến độ trưởng thành kể từ tranh tường của Masaccio (1401-1428). Để đạt được điều đó, các họa sĩ đã phải phát triển các kỹ thuật khác nhau, nghiên cứu mảng sáng-tối, nổi tiếng nhất trong số đó là trường hợp giải phẫu người của Leonardo da Vinci. Đằng sau những thay đổi trong phương pháp nghệ thuật, là một khao khát được làm mới lại muốn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ, với các tác phẩm đi đầu của Leonardo, Michelangelo và Raffaello đã đại diện cho đỉnh cao của thuật và đã được nhiều nhiều họa sĩ khác học hỏi. Những nhân vật đáng chú ý khác bao gồm Sandro Botticelli, làm việc cho gia tộc Medici ở Firenze, một người Firenze khác là Donatello và Tiziano Vecelli ở Venezia, cùng nhiều người khác.
Đồng thời, tại Hà Lan, khi mà văn hóa nghệ thuật đang phát triển, những tác phẩm tiêu biểu của Hugo van der Goes và Jan van Eyck đã gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của hội họa tại Ý, cả về kỹ thuật với sự ra đời của sơn dầu trên vải lẫn phong cách trong sự diễn đạt về chủ nghĩa tự nhiên. (xem Thời kỳ Phục Hưng tại Hà Lan) Sau này, những tác phẩm của Pieter Bruegel il Vecchio đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ về chủ đề miêu tả cuộc sống hàng ngày. Sự giao thoa văn hóa bắc-nam châu Âu khiến cho từ thế kỷ XVI, có thể nói toàn châu Âu đã chuyển mình sang một nền mỹ thuật mới.
Kiến trúc
Kiến trúc Phục Hưng thường được chia làm ba giai đoạn chính: Phục Hưng hay Sơ kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV), Trung kỳ Phục Hưng (1500-1525), Trường phái kiểu cách (1525-1600). Kiến trúc sư Filippo Brunelleschi được coi là người tiên phong khuynh hướng nghiên cứu các tòa nhà thời cổ điển và tư liệu cổ đại (như tác phẩm của Vitruvius) cũng như hình học để tạo nên một phong cách mới, nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỉ lệ, tính đều đặn của các yếu tố. Một trong những công trình tiêu biểu nhất về kỹ thuật xây dựng mái vòm của Brunelleschi là Nhà thờ chính tòa Firenze.. Trong khi đó, công trình kiến trúc nổi bật nhất trong thời kỳ Trung kỳ Phục Hưng là Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, kết hợp tài năng của các thiên tài thời bấy giờ là Bramante, Michelangelo, Raffaello, Sangallo và Maderno .
Những kiểu thức cột thời La Mã được lựa chọn là: Toscan, Doric, Ionic, Corinth và kiểu hỗn hợp. Những thức cột này có thể được cấu trúc nhằm hỗ trợ những dãy cuốn hay khuôn cửa, hoặc được dùng để trang trí hoàn toàn, hay còn được dùng để làm trụ bổ tường. Một trong những công trình đầu tiên sử dụng trụ bổ tường là tòa nhà Sagrestia Vecchia (1421–1440) được xây dựng bởi Filippo Brunelleschi.
Những vòm thường có dạng hình phân (theo Trường phái kiểu cách) hay phân đoạn, thường được sử dụng với các dãy cuốn nhằm nối đầu cột này với đầu cột kia. Nó có thể là một phần nối đầu cột với đế vòm. Alberti là một trong những người đầu tiên sử dụng kiến trúc mái vòm trên một đài kỷ niệm. Những mái vòm thời Phục Hưng thường không có thanh chống. Chúng thường là những phân đoạn hay là hình phân được trụ bởi một mặt phẳng hình vuông, trong khi những mái vòm trong những tòa được xây dựng theo phong cách Gothic thường vuông góc.
Từ khoảng thế kỷ XVI, kiến trúc Phục Hưng Ý bắt đầu lan ra các miền khác của châu Âu, thay thế dần cho phong cách Gothic đang thống trị đương thời. Nhiều nghệ sĩ Ý được các triều đình, lãnh chúa đón rước và trả công hậu hĩnh cho việc xây cất, tuy nhiên cũng xuất hiện một số kiến trúc sư không phải người Ý có tiếng tăm, như Philibert de l'Orme (Pháp), de Toledo (Tây Ban Nha) và Inigo Jones(Anh).
Điêu khắc
Điêu khắc Phục Hưng được cho là có một điểm khởi đầu tương đối rõ ràng, với cuộc tranh đua giành hợp đồng xây dựng Nhà thờ Florence. Ghiberti, người chiến thắng, đã giới thiệu một phong cách cách tân rõ rệt so với nghệ thuật Gothic, với những chạm khắc bằng trên cánh cửa đồng của tu viện mang đậm nét cổ điển với nhiều tầng lớp có chiều sâu và hậu cảnh phong phú . Chất liệu được ưa chuộng thời kỳ đầu Phục Hưng là tượng đồng sử dụng phương pháp đúc mẫu chảy , sau đó chuyển dần sang tượng đá hoa cương, cẩm thạch.
Phong cách của Ghiberti được tiếp nối bởi người từng là phụ tá của ông, Donatello, sau đó là Andrea del Verrocchio và học trò của ông là Leonardo da Vinci. Thời kỳ cũng chứng kiến xu hướng các tượng trong nhà thờ được trang trí bên trong thay vì các vườn tượng bên ngoài, trong khi các tượng đặt nơi công cộng như quảng trường, nhất là tượng bán thân, trở nên phổ biển, mô tả không chỉ những người đàn ông tiếng tăm mà đôi khi cả phụ nữ, trẻ em. Điêu khắc Phục Hưng đạt đến đỉnh cao với Michelangelo, với khoảng 20 năm đầu thế kỷ XVI ông dành cho nghệ thuật đã để lại các kiệt tác về mô tả cơ thể và cảm xúc con người như David, Pietà, Moses, cụm tượng mộ Giáo hoàng Julius II.
Nghệ thuật phi tạo hình
Văn học
Văn học Phục Hưng được hưởng lợi nhiều từ việc khôi phục, dịch lại các tác phẩm văn học Hy Lạp, La Mã, trình độ học vấn trung bình nâng cao và nhất là phát minh in ấn cho phép lưu hành tác phẩm rộng rãi. Trong khi có một sự chuyển dịch sang các đề tài thế tục trong thơ ca và văn xuôi thời kỳ đầu (đặc biệt với Boccacio và Pierre de Ronsard), nhiều kiệt tác vẫn mang ảnh hưởng tôn giáo đậm nét như Thần khúc của Dante . Các thể loại mới cũng ra đời: Petrarca phổ biến sonnette vào thơ và văn xuôi, Michel de Montaigne sáng tạo nên tiểu luận (essay), còn Don Quichotte của Miguel de Cervantes thường được xem là mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại. Trong thế kỷ XVI, trung tâm văn học Phục Hưng chuyển nên phía bắc với tiểu thuyết, thi ca Pháp (François Rabelais, Pierre de Ronsard) và kịch nghệ Anh (William Shakespeare, Christopher Marlowe).
Các nhà văn Phục Hưng là những người truyền bá mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi lý trí, từ chối tính tầm thường và chủ nghĩa duy vật, phản ánh tinh thần thời đại bấy giờ; tuy nhiên có tác giả cho rằng có một dòng chảy chính trong nền văn chương thời đại đó phản ánh một quan niệm trần thế, vô luân và ít nhiều phản lý trí.
Âm nhạc
Vào thời kỳ Phục Hưng, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và gia tăng dân số ở các thành thị gia tăng tạo nên một tầng lớp công chúng mới cho kịch nghệ và âm nhạc. Việc truyền bá, giáo dục âm nhạc được mở rộng hơn: với máy in mới xuất hiện, những bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi đến mọi người. Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp châu Âu. Tầng lớp trung lưu đã có thể tự học chơi nhạc cụ, thông qua những quyển sách giáo khoa âm nhạc dạy thổi tiêu, đánh đàn lute và guitar. Các nhạc sĩ nổi tiếng như Josquin des Prez và Giovanni Pierluigi da Palestrina đi đầu trong công cuộc cách tân âm nhạc. Nhạc thế tục áp dụng nhiều kỹ thuật từ nhạc thánh, và ngược lại. Các nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác về phía công chúng. Kỹ thuật hòa âm đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc.
Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Những bản lễ ca và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn. Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các thông điệp tôn giáo. Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca, và tại Hội đồng tôn giáo, họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca và giai điệu.
Các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc cụ trình diễn. Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc. Ống tiêu và đàn luýt là 2 nhạc cụ thông dụng nhất. Ống tiêu và đàn violin đủ kích cỡ diễn tấu thành từng nhóm gọi là consort. Những nhạc cụ khác của thời Phục hưng là kiểu kèn cổ, sáo, kèn Trumpet và Trombon loại nhỏ. Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát.
Khoa học
Việc tái khám phá các tài liệu cổ đại cũng như phát minh in ấn ở châu Âu đã bình dân hóa việc học hành và phát triển trao đổi ý tưởng. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu Phục Hưng, các nhà tư tưởng chính chủ yếu quan tâm tới các khoa học nhân văn hơn là triết học tự nhiên hay là toán học ứng dụng. Và sự hâm mộ các tư liệu cổ điển lại củng cố hơn nữa quan điểm của Aristotle và Ptolemaeus về vũ trụ.
Bất chấp điều đó, khoảng năm 1450, các bài viết của Nicholas Cusanus báo trước thế giới quan nhật tâm của Copernicus theo cách diễn giải triết học. Nhà bác học lớn nhất của thế kỷ XV là Leonardo da Vinci, mặc dù thường được biết đến như một nhà phát minh, ông đã tiến hành các nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, có hệ thống. Da Vinci đã tiến hành giải phẫu, quan sát và vẽ lại cơ thể người và động vật, thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát về động học, khí động học và thủy động học, nhất là đã trình bày các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khoa học. Fritjof Capra, người đã chỉ ra tầm quan trọng từng ít được chú ý của những nghiên cứu này, đã gọi ông là "cha đẻ của khoa học hiện đại" (thay vì Galilei hay Bacon).
Phát kiến Tân Thế giới của Christopher Columbus đã mở ra một thế giới quan mới rộng rãi hơn nhiều, đồng thời các quan sát thực tiễn bắt đầu thách thức các quan niệm tưởng chừng vững chắc cổ xưa. Khi cuộc Cải cách Kháng nghị và sự phản ứng của Giáo hội đụng độ, Phục Hưng phương Bắc chứng kiến một sự chuyển dịch trọng tâm có tính quyết định từ triết học tự nhiên Aristotle sang hóa học và các khoa sinh vật học (thực vật học, giải phẫu học và y học). Những tiến bộ quan trọng cũng đạt được trong thiên văn học, vật lý, toán học, sinh học.
Một vài người xem đây là một cuộc "cách mạng khoa học, báo hiệu sự bắt đầu của kỷ nguyên hiện đại, những người khác thì chỉ coi nó là một sự tăng tốc của một tiến trình liên tục bắt đầu từ thời cổ đại tới ngày nay. Tuy nhiên, nhìn chúng có sự nhất trí rằng thời Phục Hưng đã xảy ra những thay đổi đáng kể trong vũ trụ quan và phương pháp giải thích các hiện tượng tự nhiên của con người. Dấu mốc đáng nhớ nhất là năm 1543, năm mà cả hai cuốn De humani corporis fabrica ("Về sự hoạt động của cơ thể người") của Andreas Vesalius cung cấp một sự tự tin mới về vai trò của phân tích, quan sát và cái nhìn cơ giới luận về giải phẫu học cũng như De Revolutionibus Orbium Coelestium ("Về Chuyển động quay của các Thiên thể") của Copernicus cùng được xuất bản. Thuyết nhật tâm của Copernicus, một biểu tượng chói ngời về lý tính chống lại định kiến truyền thống, sau đó được Galileo Galilei, Tycho Brahe và Johannes Kepler củng cố và phát triển. Quan trọng không kém là các tác giả như Copernicus, Galileo và Francis Bacon đã trình bày những đặc điểm quan trọng mà một nền khoa học mới nên có để đạt được tiến bộ, tức phương pháp khoa học. Chúng bao gồm tầm quan trọng của bằng chứng thực nghiệm, vai trò của toán học, và từ bỏ đường lối thuần túy dựa vào luận lý của Aristotle.
Tôn giáo
Những lý tưởng mới của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù trong một vài khía cạnh mang tính thế tục nhiều hơn, đã phát triển dựa trên một nền tảng Cơ đốc giáo, đặc biệt ở phong trào Phục Hưng phương Bắc. Phần nhiều, nếu không nói là hầu hết, các tác phẩm nghệ thuật mới được đặt hàng hoặc hiến tặng cho Giáo hội. Tuy nhiên, Phục Hưng đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên nền thần học đương thời, đặc biệt là trong cách mà người ta nhận thức mối quan hệ giữa con người và Chúa Trời. Nhiều nhà thần học lỗi lạc của giai đoạn này là những nhà nhân văn hoặc đi theo phương pháp nhân văn chủ nghĩa, như Erasmus, Zwingli, Thomas More, Luther và Calvin.
Phục Hưng xuất hiện trong một thời đại của những nhiễu nhương tôn giáo. Thời Hậu kỳ Trung Đại chứng kiến một thời kỳ những mưu đồ chính trị bao quanh chế độ giáo hoàng, mà đỉnh điểm là cuộc Ly giáo Tây phương, trong đó ba người đồng thời tuyên bố mình là giám mục chân chính của giáo phận Rôma (tức Giáo hoàng). Mặc dù cuộc ly giáo cuối cùng cũng được giải quyết bằng Công đồng Constance (1414), nó đánh dấu sự sa sút nghiêm trọng danh dự của Giáo hội và thế kỷ XV chứng kiến một phong trào cải cách mang tên Thuyết công đồng (tiếng Anh: conciliarism) tìm cách hạn chế quyền lực cá nhân của Giáo hoàng. Mặc dù Giáo hoàng một lần nữa nắm quyền tối thượng trong sự vụ giáo hội kể từ Công đồng Lateran V (1511), chức vị này liên tục đi kèm với những cáo buộc tham nhũng, thối nát, nổi tiếng nhất là Giáo hoàng Alexanđê VI, người bị buộc các tội mại thánh, gia đình trị, và có bốn người con khi còn làm Hồng y (với ý định sẽ gả chúng cho các quý tộc để thâu tóm quyền lực).
Những giáo sĩ như Erasmus và Luther đề xuất cải cách Giáo hội, thường dựa trên việc bình chú Tân Ước theo khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Tháng 10 năm 1517, Luther công bố "95 Luận văn", thách thức quyền lực Giáo hoàng và chỉ trích sự mục nát của giáo hội, đặc biệt là việc buôn bán phép xá tội. Những luận văn này dẫn đến một cuộc đại cải cách, tức Cải cách Kháng nghị, một sự cắt đứt với Giáo hội Công giáo La mã từng tuyên bố quyền thống trị ở Tây Âu. Do đó, chủ nghĩa nhân văn nói riêng và Phục Hưng nói chung đóng một vai trò trực tiếp trong sự bùng nổ Kháng Cách, cũng như nhiều cuộc tranh cãi và tranh chấp tôn giáo đương thời.
Tự ý thức
Một đặc trưng quan trọng của thời Phục Hưng là các nhân vật của thời đại này ý thức được về bản sắc phong trào văn hóa mà mình đại diện. Đến thế kỷ XV, nhiều nhà văn, nghệ sĩ, kiến trúc sư ở Italia đã dùng những cụm từ như modi antichi (phong cách cổ đại) hay alle romna et alla antica (phong cách La Mã và cổ đại) để mô tả tác phẩm của mình. Trước đó, những năm 1330 Petrarca đã gọi thời đại trước Cơ đốc giáo là antiqua (cổ đại) và thời đại Cơ đốc giáo là nova (mới), chứng kiến sự lu mờ của quốc gia dân tộc. Leonardo Bruni là người sử dụng cách phân kỳ 3 giai đoạn trong cuốn Lịch sử dân tộc Firenze (1442). Hai giai đoạn đầu của Bruni lấy lại từ Petrarca, nhưng ông thêm vào một thời đại thứ ba bởi tin rằng Italia đương thời không còn trong trạng thái suy tàn. Flavio Biondo sử dụng một nền tảng tương tự trong Những thập kỷ Lịch sử từ sự Suy tàn của Đế chế La Mã (1439-1453 ).
Các nhà sử học nhân văn chủ nghĩa biện luận rằng giới học giả đương thời đã khôi phục những liên hệ trực tiếp với thời cổ điển, do đó bỏ qua thời kỳ trung gian, mà họ lần đầu tiên gọi là thời Trung Đại, mà bấy giờ trong các tài liệu tiếng Ý là media tempestas. Thuật ngữ la rinascita (sự tái sinh, phục hưng) cũng xuất hiện, tuy nhiên, trong nghĩa rộng mà Giorgio Vasari gán cho trong cuốn Vite de' più eccellenti architetti, pittori, et scultori Italiani ("Cuộc đời của các nhà kiến trúc, họa sĩ và nhà điêu khắc Ý tài ba", 1550)The Open University Guide to the Renaissance, . Vasari chia thời đại này làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu bao gồm Cimabue, Giotto, và Arnolfo di Cambio; giai đoạn hai gồm Masaccio, Brunelleschi, và Donatello; giai đoạn ba tập trung vào Leonardo da Vinci và Michelangelo. Theo Vasari, không chỉ là sự nhận thức đang lớn lên về thời cổ đại cổ điển thúc đẩy sự phát triển này, mà còn có vai trò của ham muốn nghiên cứu và bắt chước tự nhiên ngày càng tăng.
Lan rộng khắp châu Âu
Trong thế kỷ XV, Phục Hưng lan ra với tốc độ mạnh mẽ từ nơi khởi nguồn của nó là Florence, ban đầu là tới các miền khác của nước Ý, tiếp đó là phần còn lại của châu Âu. Sự phát minh của in ấn cho phép sự truyền bá nhanh chóng những ý tưởng mới. Khi lan rộng, các tư tưởng bắt đầu đa dạng hóa và biến đổi, thích nghi với văn hóa địa phương. Điều này khiến cho từ thế kỷ XX, các học giả bắt đầu chia Phục Hưng thành các phong trào vùng miền và quốc gia.
Phía bắc châu Âu
Phục Hưng xảy ra ở miền châu Âu phía Bắc nước Ý (chủ yếu ở Pháp, Đức, Anh, Hà Lan) được gọi là "Phục Hưng phương Bắc". Trong khi những tư tưởng Phục Hưng tiến từ Ý lên phía bắc, đồng thời lại có sự lan truyền đổi mới về phía nam trong một số lĩnh vực, đặc biệt là âm nhạc. Âm nhạc thế kỷ XV của trường phái Burgundy xác định sự bắt đầu Phục Hưng trong ngành nghệ thuật này và tính phức điệu của trường phái Hà Lan, khi nó cùng các nhạc công xuống tới Ý, tạo nên cốt lõi của cái có thể xem là phong cách quốc tế thực sự đầu tiên trong âm nhạc kể từ sự tiêu chuẩn hóa Bình ca Gregoriano vào thế kỷ IX. Đỉnh cao của trường phái Hà Lan cuối cùng lại hiện thực trong âm nhạc của một nhà soạn nhạc người Ý, Palestrina. Vào cuối thế kỷ XVI Ý một lần nữa lại trở thành trung tâm cách tân âm nhạc, với sự phát triển của phong cách phức điệu của trường phái Venezia, lan truyền lên phía bắc tới Đức vào khoảng 1600.
Tranh Phục Hưng Ý khác với tranh Phục Hưng phương Bắc. Các nghệ sĩ Ý là những người đầu tiên vẽ các khung cảnh thế tục, bứt khỏi nghệ thuật thuần túy tôn giáo của thời Trung Cổ. Ban đầu, các nghệ sĩ Bắc Âu vẫn tập trung vào các đề tài tôn giáo, như những bất ổn tôn giáo đương thời mô tả bởi Albrecht Dürer. Nhưng từ Pieter Bruegel họ bắt đầu chuyển sang các chủ đề của đời sống thường nhật, đi xa hơn về mảng này so với các tiền bối Ý. Chính trong Phục Hưng phương Bắc mà anh em người Hà Lan Hubert và Jan van Eyck đã hoàn thiện kĩ thuật vẽ tranh sơn dầu, cho phép các nghệ sĩ tạo ra những gam màu mạnh trên một bề mặt cứng có thể tồn tại nhiều thế kỷ. Một đặc điểm của Phục Hưng phương Bắc là nó sử dụng ngôn ngữ dân tộc thay vì tiếng Latin hay Hy Lạp, cho phép nhiều tự do biểu đạt hơn. Phong trào này với bắt đầu với Dante Alighieri ở Ý, tuy rằng chính việc chú trọng quá vào tiếng Ý đã làm hạn chế nguồn tư tưởng Firenze quan trọng vốn viết bằng tiếng Latin.
Anh
Ở Anh, Phục Hưng bắt đầu xuất hiện với thời kỳ hoàng kim dưới triều đại Elizabeth (thế kỷ XVI). Trong khi nghệ thuật tạo hình Anh thời kỳ này không có gì đặc sắc, văn học và nền sân khấu Phục Hưng Anh lại phát triển mạnh với một loạt những nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch lớn như William Shakespeare, Christopher Marlowe, Edmund Spenser, Thomas More, John Milton, Francis Bacon,. Trong hội họa, các họa sĩ Anh nổi bật với bức tranh tiểu họa chân dung; trong âm nhạc, ảnh hưởng đậm nét của âm nhạc Ý thể hiện trong các tác phẩm Thomas Tallis, Thomas Morley hay William Byrd.
Pháp
Theo Michelet, Phục Hưng lan sang Pháp sau cuộc xâm lược Ý của vua Charles VIII (1494-1495). Một nhân tố khuyến khích chủ nghĩa thế tục ở đây là sự bất lực của Giáo hội trong việc hỗ trợ đối phó lại Cái chết Đen. Tiếp đó, François I đã du nhập nghệ thuật cũng như các nghệ sĩ Ý, trong đó có Leonardo da Vinci, và cho xây dựng những cung điện lộng lẫy rất xa xỉ. Năm 1533, thiếu nữ 14 tuổi Caterina de' Medici, công nương Firenze cưới Henri con thứ của François. Mặc dù người phụ nữ này mang tiếng xấu để đời trong chiến tranh tôn giáo, Caterina đã đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nghệ thuật, khoa học và âm nhạc (gồm cả ba lê) từ Florence tới cung đình Pháp . Kết quả là các nhà văn lớn của Pháp thời kỳ này như François Rabelais, Pierre de Ronsard, Joachim du Bellay và Michel de Montaigne, các họa sĩ như Jean Clouet và các nhạc sĩ như Jean Mouton đã vay mượn nhiều tinh thần Phục Hưng Ý cho các kiệt tác của họ. Thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, sự nở rộ văn hóa ở Pháp cùng trong thời kì nước này vươn lên thành cường quốc hàng đầu châu lục đã khiến cho sử gia Michelet quy cho Phục Hưng là một phong trào văn hóa Pháp
Đức
Vào nửa sau thế kỷ XV, tinh thần thời đại lan tới Đức, nơi phát triển kỹ nghệ in (khoảng 1450) và các nghệ sĩ Phục Hưng thời kỳ đầu như các họa sĩ Jan van Eyck (1395–1441) và Hieronymus Bosch (1450–1516) và các nhà soạn nhạc Johannes Ockeghem (1410–1497), Jacob Obrecht (1457–1505) và Josquin des Prez (1455–1521) hưởng ứng ảnh hưởng Ý. Trong các miền theo Kháng Cách ban đầu của đất nước, chủ nghĩa nhân đạo trở nên liên hệ chặt chẽ với sự hỗn loạn của Cải cách Kháng nghị, và nghệ thuật cùng văn chương của Phục Hưng Đức thường phản ánh tranh cãi này.
Tuy nhiên, phong cách gothic và triết học kinh viện Trung đại vẫn duy trì đáng kể cho đến đầu thế kỷ XVI, với Albrecht Dürer (1471-1528) thường được xem là đại diện lớn cuối cùng của phong cách Gothic nhưng đồng thời cũng là họa sĩ lớn nhất của nghệ thuật Phục Hưng Đức
Miền Flander
Xứ Flander (Bỉ, Hà Lan và một phần Đan Mạch ngày nay) ở thời Trung Đại là tập hợp những tỉnh tự trị dưới quyền Công quốc Bourgogne hoặc Tây Ban Nha. Đây là một trong những vùng giàu có nhất Bắc Âu thế kỷ XV với công nghiệp dệt và thương mại. Sự thịnh vượng và giao thương với nước Ý giúp tạo nên một tầng lớp họa sĩ, nhà soạn nhạc xuất sắc sang Ý lưu diễn; ngược lại nhiều nghệ sĩ Ý cũng sang miền này hoạt động. Tuy nhiên, ảnh hưởng tôn giáo trong nghệ thuật Hà Lan sâu đậm và kéo dài. Chỉ từ nửa sau thế kỷ XVI, hội họa Hà Lan với phong cách Baroque thiên về mô tả các cảnh sinh hoạt đời thường mà đại diện tiêu biểu là Pieter Bruegel Già. Âm nhạc Bỉ trong trường phái Pháp-Bỉ trở nên thống trị nền âm nhạc châu Âu với các nhạc sĩ xuất sắc như Josquin des Prez, Guillaume Dufay, Johannes Ockeghem. Văn học không phải là một đặc sắc của Phục Hưng ở Flander, nhưng đây là quê hương của Erasmus "hoàng tử của chủ nghĩa nhân văn", nổi tiếng với các luận văn đả kích sâu cay tăng lữ và chủ nghĩa kinh viện.
Iberia (chưa có dữ kiện)
Tây Ban Nha
Phục Hưng đến bán đảo Iberia thông qua những dính líu của miền Đông bán đảo nằm trong Vương vị Aragon (một liên bang Địa Trung Hải bao gồm Nam Ý, một phần Tây Ban Nha, các đảo Sicilia, Corse, Malta) và thành phố hải cảng Valencia. Mặt khác, nhiều nhà văn Phục Hưng Tây Ban Nha sớm nhất đến từ Vương quốc Aragon, như Ausiàs March và Joanot Martorell. Ở Vương quốc Castile, thời kỳ đầu Phục Hưng đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa nhân văn Ý. Íñigo López de Mendoza đã giới thiệu thơ ca Ý vào Tây Ban Nha đầu thế kỷ XV, tác động tới một thế hệ nhà văn kế tiếp đó, tiêu biểu là Miguel de Cervantes và nhà thơ, nhà viết kịch Lope de Vega. Chủ nghĩa nhân văn nở rộ ở đây đầu thế kỷ XVI, với những đại diện như triết gia Juan Luis Vives, nhà ngữ pháp Antonio de Nebrija hay nhà lịch sử tự nhiên Pedro de Mexía.
Giai đoạn sau của Phục Hưng Tây Ban Nha chứng kiến sự chuyển trọng tâm sang thuyết huyền bí và các chủ đề tôn giáo, với các nhà thơ fray Luis de León, Têrêsa thành Ávila và Gioan Thánh Giá, và đề cập tới cuộc khám phá Tân Thế giới, với những nhà biên niên sử và nhà văn như Inca Garcilaso de la Vega hay Bartolomé de las Casas, hợp thành nền văn học Tây Ban Nha Phục Hưng. Cũng giai đoạn này nghệ thuật Tây Ban Nha có những tiến bộ, với các tác phẩm của họa sĩ El Greco và các nhà soạn nhạc như Tomás Luis de Victoria và Antonio de Cabezón.
Bồ Đào Nha
Trái lại, trong khi Phục Hưng Ý có ảnh hưởng khiêm tốn đối với nghệ thuật Bồ Đào Nha, chính quốc gia này lại có tầm quan trọng trong việc mở rộng thế giới quan châu Âu, khuyến khích tinh thần nhân đạo. Như một căn cứ tiên phong của Thời đại khám phá, Lisboa trở nên thịnh vượng vào cuối thế kỷ XV, thu hút các chuyên gia đã tạo nên những đột phá trong toán học, thiên văn học và kỹ thuật hàng hải như Pedro Nunes, João de Castro, Abraham Zacuto và Martin Behaim. Các nhà bản đồ học Pedro Reinel, Lopo Homem, Esteban Gómez và Diogo Ribeiro làm nên những tiến bộ quan trọng trong việc vẽ bản đồ thế giới. Dược sĩ Tomé Pires cùng các bác sĩ Garcia de Orta và Cristóbal Acosta sưu tầm và xuất bản những cuốn sách về thực vật và dược liệu .
Trong kiến trúc, lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán hồ tiêu cung cấp tài chính cho một phong cách tổng hợp đầy xa xỉ trong những thập niên đầu của thế kỷ XVI, Manueline, gắn với các yếu tố hàng hải
Đông và Nam Âu
Hungary
Hungary là nước châu Âu đầu tiên tiếp nhận sự lan truyền của phong trào văn hóa Phục Hưng từ Ý. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế Sigismund nhưng trở nên nổi bật dưới thời vua Mátyás Corvin (1458-1490), người cưới công chúa Beatrice của Naples và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng, xây dựng lại Buda theo phong cách Phục HưngPost-war reconstruction: László Gerő: A helyreállított budai vár, Bp, 1980, các trang 11–60.. Buda trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật chính phía nam Alps bấy giờ, nơi có thư viện thế tục Bibliotheca Corviniana lớn nhất châu Âu. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ Junus Pannonius, nhà sử học Antonio Bonfini, nhà soạn nhạc Bálint Bakfark.
Ba Lan
Ở Đông Âu, Ba Lan khi đó đang được hưởng một nền hòa bình và thịnh vượng tương đối dài. Nhiều nghệ sĩ Ý đã đến đây cùng với Bona Sforza, tiểu thư nhà Sforza kết hôn với vua Zygmunt I năm 1518, cũng như dưới sự đặt hàng của giới quý tộc và trưởng giả nơi đây. Nhiều thành phố được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic, đáng chú ý là Kraków và Gdańsk.. Hàng loạt trường học, đại học được xây dựng, trong đó Học viện Kraków là đại học có quy mô lớn nhất châu Âu đương thời. Đây chính là thời kỳ được xem là thời hoàng kim của văn hóa Ba Lan, với các nhà học giả lớn như Copernicus, nhà địa lý học Maciej of Miechów, nhà triết học chính trị Andrzej Frycz Modrzewski, các nhà thơ như Miklaj Rej, Jan Kochanowski hay Szymon Szymonowic, nhạc sĩ Wacław z Szamotuł. Ba Lan trở thành trung tâm văn hóa của Đông Âu, góp phần truyền bá tới các nước khác trong khu vực, chẳng hạn như Nga. Nga tiếp nhận Phục Hưng tương đối muộn và chậm chạp do vị thế của Chính thống giáo, nhưng có những nét riêng đặc sắc như kiến trúc Gothic Nga với những mái đa giác
Về các vấn đề khác
Quan niệm Phục Hưng
Thuật ngữ Phục Hưng lần đầu tiên được sử dụng có tính hồi chỉ bởi nhà phê bình, nghệ sĩ Giorgio Vasari (1511-1574) trong cuốn sách "Đời sống của Nghệ sĩ" (1550). Trong cuốn sách này Vasari đã nỗ lực định nghĩa cái mà ông mô tả là sự đoạn tuyệt với tính man rợ của nghệ thuật Gothic: Nghệ thuật đã suy tàn với sự sụp đổ của Đế quốc La Mã, và chỉ các nghệ sĩ Tuscana, khởi đầu từ Cimabue (1240-1301) và Giotto (1267-1337) tiến trình suy tàn mới đảo ngược. Theo Vasari, nghệ thuật cổ đại là trung tâm của sự tái sinh nghệ thuật Ý.
Tuy nhiên, chỉ tới thế kỷ XIX từ tiếng Pháp Renaissance mới phổ biến rộng rãi để mô tả phong trào văn hóa tự ý thức dựa trên việc làm sống lại những hình mẫu La Mã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII. Phục Hưng lần đầu tiên được định nghĩa bởi nhà sử học Pháp Jules Michelet (1798-1874) trong công trình Histoire de France (Lịch sử nước Pháp) của ông. Đối với Michelet, Phục Hưng là một sự phát triển về khoa học hơn là văn hóa nghệ thuật. Ông khẳng định rằng nó bao trùm thời kỳ từ Columbus tới Copernicus rồi Galileo; nghĩa là, từ cuối thế kỷ XV tới giữa thế kỷ XVII. Hơn nữa, Michelet phân biệt giữa cái mà ông gọi giữa tính chất "kỳ quái và gớm ghiếc" của thời Trung Cổ và các giá trị dân chủ mà ông, một người theo chủ nghĩa cộng hòa nhiệt thành, chọn như một đặc trưng của nó. Một người dân tộc chủ nghĩa Pháp, Michelet cũng tìm cách tuyên bố Phục Hưng là một phong trào của Pháp.
Trái lại, nhà sử học người Thụy Sĩ Jacob Burckhardt (1818–1897) trong cuốn Die Cultur der Renaissance in Italien (Về Văn hóa Phục Hưng ở Ý, 1860) mô tả Phục Hưng là giai đoạn giữa Giotto và Michelangelo ở Ý, tức là từ thế kỷ XIV tới giữa thế kỷ XVI. Ông nhìn thấy trong Phục Hưng sự xuất hiện của tinh thần hiện đại về cá nhân tính, thứ đã bị đè nén ở thời Trung Đại. Cuốn sách của ông có một ảnh hưởng đậm nét lên sự hình thành lối diễn giải ngày nay về Phục Hưng ở Ý. Tuy nhiên, nhiều người cáo buộc Buckhardt là đã áp đặt một cái nhìn tuyến tính đơn giản khi xem Phục Hưng là nguồn gốc của thế giới hiện đại.
Gần đây hơn, các nhà sử học ít còn theo đuổi chuyện định nghĩa Phục Hưng như một thời đại lịch sử, hay thậm chí một phong trào văn hóa mạch lạc. Randolph Starn, giáo sư sử học của Đại học California tại Berkeley, khẳng định: "Thay vì một giai đoạn với những điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và nội dung nhất quán giữa chúng, Phục Hưng có thể (và trước kia đôi khi đã) được xem như một phong trào của các hành động và ý tưởng hướng tới những nhóm cụ thể và những con người có thể nhận diện được đáp ứng một cách đa dạng theo những thời điểm và không gian khác nhau. Theo nghĩa này nó sẽ là một mạng lưới những văn hóa đa dạng, đôi khi hội tụ, đôi khi mâu thuẫn, chứ không phải một nền văn hóa đơn nhất, gắn chặt về thời gian".
Các tranh cãi về tiến bộ
Có một cuộc tranh cãi kéo dài từ lâu về mức độ tiến bộ mà Phục Hưng đã tạo nên đối với văn hóa Trung Đại. Cả Michelet và Burckhardt đều nhiệt liệt mô tả tiến bộ của thời Phục Hưng hướng tới hiện đại. Burckhardt ví sự thay đổi như việc gỡ một tấm mạng, dệt từ tín ngưỡng, ảo tưởng, thiên kiến, khỏi mắt con người để nhìn sự vật rõ hơn.
Trái lại, nhiều sử gia hiện nay chỉ ra rằng hầu hết những nhân tố xã hội tiêu cực gắn với thời Trung Đại - chẳng hạn đói nghèo, chiến tranh, khủng bố chính trị và tôn giáo - dường như đã tồi tệ hơn trong chính giai đoạn này. Rõ ràng Phục Hưng là thời đại của nền chính trị Machiavelli đầy thủ đoạn, các cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, các Giáo hoàng hủ bại nhà Borgia, và các cuộc săn phù thủy quy mô lớn thế kỷ XVI. Nhiều người sống trong thời Phục Hưng dường như không xem nó là "thời đại hoàng kim" như cách các nhà nghiên cứu thế kỷ XIX tưởng tượng, mà thay vào đó họ tỏ ra lo ngại về các vấn đề xã hội trên. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp như vậy, các nghệ sĩ, nhà văn, và các nhà bảo trợ tham gia vào các phong trào văn hóa liên quan tin rằng họ đang sống trong một kỷ nguyên mới-một sự cắt đứt rõ ràng với đêm trường Trung Cổ. Một số nhà sử học Marxist có xu hướng mô tả thời Phục Hưng bằng ngôn ngữ duy vật, giữ quan điểm rằng những thay đổi trong nghệ thuật, văn học, và triết học là một phần của khuynh hướng kinh tế chung từ chế độ phong kiến hướng tới chủ nghĩa tư bản, hình thành một giai cấp tư sản với thời gian ư nhàn dành cho nghệ thuật.
Johan Huizinga (1872-1945) ghi nhận sự tồn tại của Phục Hưng nhưng đặt vấn đề liệu nó có là một thay đổi tích cực. Trong cuốn "The Waning of the Middle Ages" (tạm dịch "Sự tàn tạ của thời Trung Cổ"), ông lập luận rằng Phục Hưng là một thời đại suy tàn từ thời đỉnh cao Trung Đại, phá hủy nhiều thành tựu quan trọng. Ví dụ, tiếng Latinh đã tiến hóa mạnh mẽ từ thời cổ điển và vốn là một sinh ngữ sử dụng trong và ngoài nhà thờ. Sự ám ảnh Phục Hưng với tính thanh khiết cổ điển của nó đã chấm dứt những tiến hóa tiếp theo và tiếng Latin quay trở về dạng thức cổ điển của nó. Robert S. Lopez quả quyết rằng đó là một thời kỳ suy thoái kinh tế nặng nề., còn George Sarton và Lynn Thorndike lập luận rằng những tiến bộ khoa học có lẽ ít độc đáo hơn là như trước nay vẫn quan niệm. Cuối cùng, Joan Kelly chỉ ra rằng Phục Hưng dẫn tới sự bất bình đẳng giới gia tăng.
Một số nhà sử học gần đây xem từ Renaissance đã bị nhồi nhét nội hàm không cần thiết, ngụ ý sẵn một sự tái sinh tích cực không tranh cãi từ một thời được gán cho là "nguyên thủy" hơn, đêm trường Trung Cổ. Nhiều chuyên gia hiện nay ưa dùng thuật ngữ "Sơ kỳ Hiện đại" thay cho Phục Hưng, một sự gọi tên trung hòa hơn ngụ ý về vai trò của giai đoạn này như một sự chuyển tiếp giữa thời trung đại và hiện đại. Những người khác như Roger Osborne đi tới chỗ xem xét nền Phục Hưng Ý như một kho huyền thoại và lý tưởng của lịch sử Tây phương nói chung, và thay vào một sự tái sinh của các ý tưởng cổ đại là một thời đại của những tiến bộ lớn lao.
Các cuộc Phục hưng văn hóa khác
Từ Phục Hưng châu Âu, thuật ngữ "Phục Hưng" được sử dụng cho các thời đại khác. Chẳng hạn, Charles H. Haskins đặt ra khái niệm Phục Hưng thế kỷ XII (thời Trung kỳ Trung Đại), trong khi một số người khác biện luận về sự tồn tại của Phục Hưng Karolinger (ở vương quốc Frank), hoặc sau đó là Phục Hưng Otto (ở Đế quốc La Mã Thần thánh). Tên này cũng dùng cho những phong trào văn hóa gần thời hiện đại hơn như Phục Hưng Bengal, Phục Hưng Nepal Bhasa, Phục Hưng Harlem. Trong cuốn Renaissances: The One or the Many?, tác giả Jack Goody biện luận rằng có Phục Hưng châu Âu nằm trong một sự phục hưng văn hóa rộng khắp trên thế giới ở các miền Hồi giáo và Trung Quốc đương thời và giữa chúng có giao thoa với nhau.
Xem thêm
Châu Âu Trung Cổ
Thời kỳ Khai sáng
Danh sách các danh nhân thời Phục Hưng
Văn hóa phương Tây
Lãnh địa Giáo hoàng
Chú thích
Tham khảo
Burckhardt, Jacob The Civilization of the Renaissance in Italy (1860), một tác phẩm kinh điển về Phục Hưng; ấn bản 2007; toàn văn online
Đọc thêm
Bartlett, Kenneth, ed. The Civilization of the Italian Renaissance: A Sourcebook (2nd ed. 2011)
Cronin, Vincent (1969), The Flowering of the Renaissance, ISBN 0-7126-9884-1
Cronin, Vincent (1992), The Renaissance, ISBN 0-00-215411-0
Campbell, Gordon. The Oxford Dictionary of the Renaissance. (2003). 862 các trang online at OUP
Ergang, Robert (1967), The Renaissance, ISBN 0-442-02319-7
Ferguson, Wallace K. (1962), Europe in Transition, 1300–1500, ISBN 0-04-940008-8
Fletcher, Stella. The Longman Companion to Renaissance Europe, 1390–1530. (2000). 347 pp.
Grendler, Paul F., ed. The Renaissance: An Encyclopedia for Students. (2003). 970 pp.
Grendler, Paul F. "The Future of Sixteenth Century Studies: Renaissance and Reformation Scholarship in the Next Forty Years," Sixteenth Century Journal Spring 2009, Vol. 40 Issue 1, pp 182+
Hale, John. The Civilization of Europe in the Renaissance. (1994). 648 pp.; a magistral survey, heavily illustrated excerpt and text search
Hall, Bert S. Weapons and Warfare in Renaissance Europe: Gunpowder, Technology, and Tactics (2001) excerpt and text search
Hattaway, Michael, ed. A Companion to English Renaissance Literature and Culture. (2000). 747 pp.
Jensen, De Lamar (1992), Renaissance Europe, ISBN 0-395-88947-2
Johnson, Paul. The Renaissance: A Short History. (2000). 197 pp. excerpt and text search
King, Margaret L. Women of the Renaissance (1991) excerpt and text search
Kristeller, Paul Oskar, and Michael Mooney. Renaissance Thought and its Sources (1979) excerpt and text search
Nauert, Charles G. Historical Dictionary of the Renaissance. (2004). 541 pp.
Patrick, James A., ed. Renaissance and Reformation (5 vol 2007), 1584 pages; comprehensive encyclopedia
Plumb, J. H. The Italian Renaissance (2001) excerpt and text search
Paoletti, John T. and Gary M. Radke. Art in Renaissance Italy (4th ed. 2011)
Robin, Diana; Larsen, Anne R.; and Levin, Carole, eds. Encyclopedia of Women in the Renaissance: Italy, France, and England (2007) 459p.
Ross, James Bruce, and Mary M. McLaughlin, eds. The Portable Renaissance Reader (1977) excerpt and text search
Rowse, A. L. The Elizabethan Renaissance: The Life of the Society (2000) excerpt and text search
Ruggiero, Guido, ed. A Companion to the Worlds of the Renaissance. (2002). 561 pp.
Rundle, David, ed. The Hutchinson Encyclopedia of the Renaissance. (1999). 434 pp.; numerous brief articles online edition
Starn, Randolph. "A Postmodern Renaissance?" Renaissance Quarterly 2007 60(1): 1–24 in Project MUSE
Trivellato, Francesca. "Renaissance Italy and the Muslim Mediterranean in Recent Historical Work," Journal of Modern History (March 2010), Vol. 82, No. 1: 127–155.
Turner, Richard N. Renaissance Florence (2005) excerpt and text search
Ward, A. ''The Cambridge Modern History. Vol 1: The Renaissance (1902) older essays by scholars; emphasis on politics
Liên kết ngoài
Biographies of Notable Medieval and Renaissance Women
Style Guide: Renaissance - Victoria and Albert Museum
Mối liên hệ giữa nghệ thuật Phục Hưng với tượng đồng điêu khắc
Các nguồn có tính tương tác
ItalyGuides.it: Virtual tour of Florence, travel information about Florence Italy bản lưu Florence: 3D Panoramas of Florentine Renaissance Sites
Interactive Glossary of Terms Relating to the Renaissance
Multimedia Exploration of the Renaissance
RSS News Feed: Get an entry from Leonardo's Journal delivered each day
Virtual Journey to Renaissance Florence
Exhibits Collection – Renaissance
Bài giảng và thư viện ảnh
Leonardo da Vinci, Gallery of Paintings and Drawings
The Bagatti Valsecchi Museum
Renaissance in the "History of Art"
The Society for Renaissance Studies
Nghệ thuật theo thể loại
Trào lưu nghệ thuật
Lịch sử châu Âu
Lịch sử Ý
Thời đại lịch sử
Văn hóa phương Tây
fr:Renaissance artistique |
13829 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Donald%20Knuth | Donald Knuth | Donald Ervin Knuth (sinh ngày 10 tháng 1, năm 1938) là một nhà khoa học máy tính nổi tiếng hiện đang là giáo sư danh dự tại Đại học Stanford.
Knuth được biết đến nhiều nhất là tác giả của bộ sách Nghệ thuật lập trình máy tính (The Art of Computer Programming, TAOCP), một trong những sách tham khảo được coi trọng nhất trong ngành khoa học máy tính. Ông được trao giải Turing năm 1974 cho bộ sách này. Ông đã tạo ra ngành phân tích thuật toán và đã đem lại nhiều cống hiến nền tảng cho ngành khoa học máy tính lý thuyết. Ông đã tạo ra hệ thống sắp chữ TEX và hệ thống phát họa phông chữ METAFONT, và cũng là người khởi xướng khái niệm lập trình học thức (literate programming).
Nền tảng giáo dục và hoạt động học thuật
Sinh ra tại Milwaukee, Wisconsin, ông nhận bằng cử nhân và thạc sĩ ngành Toán học năm 1960 tại Học viện Kỹ thuật Case (nay là một phần của trường Đại học Bách khoa Case Western). Năm 1963, ông lấy bằng tiến sĩ Toán tại Học viện Kỹ thuật California, nơi ông trở thành giáo sư và bắt đầu viết cuốn Nghệ thuật lập trình máy tinh, thoạt tiên được dự tính là một bộ bảy tập. Năm 1968, ông xuất bản tập thứ nhất. Cùng năm đó, ông vào dạy tại trường Stanford.
Năm 1971, ông là người đầu tiên nhận giải Grace Murray Hopper do Hiệp hội Máy tính (ACM) trao tặng. Ông đã nhận được nhiều giải khác, trong đó có giải Turing, Huy chương Khoa học Quốc gia, Huy chương John von Neumann, và giải Kyoto. Sau khi xuất bản tập thứ ba của bộ sách mình, ông tỏ vẻ bực tức với các dụng cụ xuất bản cổ lỗ sĩ của thời đó và tự tay tạo ra các dụng cụ TEX và METAFONT.
Vì các đóng góp của ông vào lĩnh vực khoa học máy tính, trong năm 1990 ông được tặng chức vị đặc biệt Giáo sư Nghệ thuật lập trình máy tính và sau này được đổi thành Giáo sư danh dự Nghệ thuật lập trình máy tính.
Năm 1992 ông trở thành một thành viên trong Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Trong năm đó ông ngừng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Stanford để hoàn tất bộ Nghệ thuật Lập trình Máy tính. Năm 2003 ông được bầu vào Học hội Hoàng gia Anh (Royal Society). Đến năm 2004, ba quyển đầu của bộ sách của ông đã được tái bản, và ông đang viết cuốn thứ tư, bản thảo được thường xuyên cập nhật trên trang web của ông. Trong thời gian này, mỗi năm ông có những buổi diễn giảng không chính thức tại Đại học Stanford. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Phòng thực nghiệm tính toán của Đại học Oxford, vương quốc Anh.
Ngoài những tác phẩm về Khoa học máy tính, Knuth cũng là tác giả của cuốn 3:16 Bible Texts Illuminated (1991), ISBN 0-89579-252-4, trong đó ông cố gắng nghiên cứu Kinh Thánh bằng phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên, tức là phân tích dòng 16, chương 3 trong mỗi quyển kinh. Mỗi dòng này được đi kèm với một minh họa bằng nghệ thuật viết chữ do nhóm các nhà thư pháp đứng đầu là Hermann Zapf đóng góp.
Tính hài hước của Knuth
Knuth là người lập trình nổi tiếng và được biết đến cả trong tính hài hước.
Ông trả một tờ séc mang tên giải thưởng Knuth trị giá 2,56 đô-la cho mỗi phát hiện lỗi sai trong các quyển sách của ông, bởi vì "256 xu là một đô-la theo hệ thập lục phân". (tuy nhiên trong cuốn 3:16 Bible Texts Illuminated, ông hào phóng tăng lên thành 3,16 đô-la). Theo một bài báo trong tạp chí Technology Review của Viện Công nghệ Masachusetts thì những tấm séc này "nằm trong những chiến lợi phẩm cao quý nhất của giới tin học".
Phiên bản của phần mềm TeX được đánh số tiến dần đến số siêu việt π, tức là phiên bản tăng dần 3, 3.1, 3.14 và cứ thế. Tương tự phiên bản của Metafont được đánh số dần đến hằng số toán học e.
Ông đã từng cảnh báo những người sử dụng phần mềm của ông là Cẩn thận với lỗi trong các dòng lệnh trên; Tôi mới chỉ chứng minh là nó đúng chứ chưa thử".
Tất cả các phụ lục trong các tùng thư về Máy tính và xếp chữ đều có tiêu đề bắt đầu với ký tự nhận dạng phụ lục.
Nghệ thuật lập trình máy tính tập 3 (1973) có chỉ mục "Tiền nhuận bút, việc sử dụng, 405". Trang 405 không hề đề cập đến tiền hoa hồng mà chỉ có một lược đồ của một "sắp xếp kiểu đàn ống" ở hình 2. Có vẻ đàn ống trong nhà ông (xem phần Cá nhân dưới đây) được mua bằng tiền nhuận bút từ Nghệ thuật lập trình máy tính.
Trong lời tựa của quyển Concrete Mathematics: Khi Knuth lần đầu tiên dạy lớp Concrete Mathematics tại Stanford, ông đã giải thích tiêu đề hơi lạ bằng cách chơi chữ. (Concrete Mathematics có thể được hiểu là "toán học cụ thể" hoặc "toán học bê tông".) Ông nói rằng đó chính là việc ông thử dạy một môn Toán khó (hard – "cứng") chứ không dễ dàng (soft – "mềm"). Ông nói rằng trái với sự mong chờ của các đồng sự, ông sẽ không dạy Lý thuyết tập hợp lẫn Định lý nhúng của Stone (Stone embedding theorem – "định lý khảm Ngọc") và compact hóa của Stone-Čech. (Một vài sinh viên ngành xây dựng dân dụng đã đứng dậy và lặng lẽ rời khỏi phòng.)
Knuth công bố bài báo "khoa học" đầu tiên ở một tạp chí trường học vào năm 1957 dưới tiêu đề "Hệ thống cân đo Potrzebie." Trong đó, ông định nghĩa đơn vị cơ bản của độ dài như là độ dày của số 26 của tạp chí hài hước MAD, và đặt tên đơn vị cơ bản của lực là "tôi-sợ-gì-ư" (whatmeworry). Tạp chí MAD đã mua bài báo này và xuất bản trong số 33 vào tháng 6 năm 1957.
Bài báo "toán học" đầu tiên của Knuth là một bài ngắn gửi vào cuộc thi "tìm kiếm tài năng khoa học" cho học sinh cấp 3 năm 1955, và xuất bản năm 1960, trong đó ông thảo luận về những hệ số của cơ số âm. Về sau ông mở rộng chúng thành những hệ số có cơ số là số phức. Đặc biệt ông định nghĩa hệ số một phần tư ảo, trong đó sử dụng số 2i làm nền tảng, có đặc trưng không giống bình thường là mọi số phức đều có thể biểu diễn với các chữ số 0, 1, 2 và 3 mà không cần dấu.
Bài báo của Knuth về độ phức tạp thuật toán của các bài hát truyền thống và hiện đại được tái bản hai lần dưới tên Độ phức tạp của các bài hát trong các tạp chí khoa học máy tính.
Để chỉ rõ khái niệm phép tính vòng tròn, Knuth cố tình làm Circular definition và Definition, circular chỉ đến nhau trong chỉ mục Nghệ thuật lập trình máy tính tập 1.
Cá nhân
Một trong các sở thích riêng của Knuth là chơi nhạc, đặc biệt là chơi đàn ống. Trong nhà ông có một cái đàn ống. Knuth phủ nhận việc mình có tài năng trong nhạc cụ.
Ông không dùng thư điện tử và nói rằng ông sử dụng nó từ khoảng năm 1975 đến tận tháng 1 năm 1990 và như thế là đã quá đủ cho một cuộc đời. Ông cảm thấy việc trả lời thư theo "chế độ lô" hiệu quả hơn, ví dụ chọn ra một ngày trong ba tháng để gửi thư theo đường bưu điện.
Vợ ông là Jill Knuth viết một cuốn sách nghi thức tế lễ với tiêu đề Biểu ngữ không lời được xuất bản bởi Resource Publications vào năm 1986. Họ có hai con.
Ông là thành viên hội bằng hữu Theta Chi.
Knuth sử dụng chương trình soạn thảo Emacs.
Giải thưởng
Giải Grace Murray Hopper đầu tiên của hiệp hội ACM - 1971
Giải Turing - 1974
Huy chương Khoa học Quốc gia - 1979
Huy chương John von Neumann - 1995
Giải Kyoto - 1996
Ông có một tên Trung Quốc 高德納 (âm Hán Việt: Cao Đức Nạp; bính âm: Gāo Dénà), do Frances Yao đặt năm 1977 ngay trước chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc.
Tác phẩm
Danh sách ngắn các tác phẩm của ông:
Donald E. Knuth, Nghệ thuật lập trình máy tính, Tập 1–4, Addison-Wesley Professional
Tập 1: Những thuật toán cơ bản (bản in lần thứ 3), 1997. Addison-Wesley Professional, ISBN 0-201-89683-4
Tập 2: Những thuật toán bán số trực (bản in lần thứ 3), 1997. Addison-Wesley Professional, ISBN 0-201-89684-2
Tập 3: Sắp xếp và tìm kiếm (bản in lần thứ 2), 1998. Addison-Wesley Professional, ISBN 0-201-89685-0
Tập 4: Những thuật toán tổ hợp, đang viết
Tập 5: Những thuật toán về cú pháp, đang chuẩn bị, dự kiến ra mắt vào năm 2015
Donald E. Knuth, Nghệ thuật lập trình máy tính, fascicles:
Volume 1, Fascicle 1: MMIX — A RISC Computer for the New Millennium, 2005. ISBN 0-201-85392-2
Volume 4, Fascicle 2: Generating All Tuples and Permutations, 2005. ISBN 0-201-85393-0
Volume 4, Fascicle 3: Generating All Combinations and Partitions, 2005. ISBN 0-201-85394-9
Volume 4, Fascicle 4: Generating All Trees—History of Combinatorial Generation, 2006. ISBN 0-321-33570-8
Donald E. Knuth, The TeXbook (Reading, Massachusetts: Addison-Wesley), 1984. ISBN 0-201-13448-9
Donald E. Knuth, The METAFONTbook (Reading, Massachusetts: Addison-Wesley), 1986. ISBN 0-201-13444-6
Ronald L. Graham, Donald E. Knuth, Oren Patashnik, Concrete Mathematics: A Foundation for Computer Science, 2nd edition (Reading, Massachusetts: Addison-Wesley), 1994. ISBN 0-201-55802-5
Selected papers series:
Donald E. Knuth, Literate Programming (Center for the Study of Language and Information - Lecture Notes), 1992. ISBN 0-937073-80-6
Donald E. Knuth, Selected Papers on Computer Science (Stanford, California: Center for the Study of Language and Information - CSLI Lecture Notes, no. 59), 1996. ISBN 1-881526-91-7
Donald E. Knuth, Digital Typography (Stanford, California: Center for the Study of Language and Information - CSLI Lecture Notes, no. 78), 1999. ISBN 1-57586-010-4
Donald E. Knuth, Selected Papers on Analysis of Algorithms (Stanford, California: Center for the Study of Language and Information - CSLI Lecture Notes, no. 102), 2000. ISBN 1-57586-212-3
Donald E. Knuth, Selected Papers on Computer Languages (Stanford, California: Center for the Study of Language and Information - CSLI Lecture Notes, no. 139), 2003. ISBN 1-57586-381-2 (cloth), ISBN 1-57586-382-0 (paperback)
Donald E. Knuth, Selected Papers on Discrete Mathematics (Stanford, California: Center for the Study of Language and Information - CSLI Lecture Notes, no. 106), 2003. ISBN 1-57586-249-2 (cloth), ISBN 1-57586-248-4 (paperback)
Donald E. Knuth, Selected Papers on Design of Algorithms (scheduled for publication in 2007)
Donald E. Knuth, Selected Papers on Fun and Games (scheduled for publication in 2007)
Donald E. Knuth, 3:16 Bible Texts Illuminated (Madison, Wisconsin: A-R Editions), 1990. ISBN 0-89579-252-4
Donald E. Knuth, Things a Computer Scientist Rarely Talks About (Center for the Study of Language and Information - CSLI Lecture Notes no 136), 2001. ISBN 1-57586-326-X
Tham khảo
Liên kết ngoài
Donald Knuth trong trang mạng của trường Đại học Stanford
Nhà khoa học máy tính Mỹ
Nhà toán học Mỹ
Nhà toán học thế kỷ 20
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
Lập trình viên Mỹ
Sinh năm 1938
Nhân vật còn sống
Người Mỹ gốc Đức |
13830 | https://vi.wikipedia.org/wiki/ISBN | ISBN | ISBN (viết tắt của International Standard Book Number, Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách) là mã số tiêu chuẩn quốc tế có tính chất thương mại duy nhất để xác định một quyển sách. Hệ thống ISBN được tạo ở Anh năm 1966 bởi các nhà phân phối sách và văn phòng phẩm W H Smith cùng bạn bè, ban đầu được gọi là Standard Book Numbering (mã số tiêu chuẩn cho sách) hay SBN. Sau đó được công nhận quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 2108 năm 1970. Một dạng định dạng tương tự, International Standard Serial Number (mã số tiêu chuẩn quốc tế cho tạp chí) hay ISSN, được dùng cho các ấn phẩm định kỳ như tạp chí.
Tổng quát
Mỗi bản sao và mỗi thay đổi (trừ khi in lại) của một quyển sách sẽ có số ISBN riêng. Số đó có thể có 10 số tự (kiểu cũ) hoặc 13 số tự (kiểu mới, áp dụng với mã vạch), gồm 4 hay 5 phần.
Nếu là số ISBN với 13 số tự thì nó có tiền tố EAN là 978 hay 979. Xem thêm EAN-13. Nếu là số ISBN với 10 số tự thì chỉ cần gán cụm chữ "ISBN", hoặc tại các nước không sử dụng các ký tự Latinh thì có thể dùng các ký tự viết tắt bằng tiếng địa phương thay thế,
Mã nước hay mã ngôn ngữ,
Số của nhà phát hành,
Số của cuốn sách,
Số kiểm tra.
Các phần khác nhau có độ dài khác nhau và thường nối với nhau bằng các gạch ngang. Gạch ngang không nhất thiết phải có, tuy nhiên, vì mã đầu cần dùng để chắc chắn không có 2 số bắt đầu bằng cùng một kiểu. Nếu hiện diện, gạch ngang phải đặt đúng (quy tắc có ở đây . Tuy nhiên chúng không đủ vì các cơ quan có thẩm quyền khác nhau chịu trách nhiệm cấp và thực hiện các khoảng số ISBN khác nhau. Ngay tại trang của isbn.org cũng không có một danh sách được cập nhật mới nhất.
Mã nước (hay mã ngôn ngữ) 0 và 1 được dùng cho các nước dùng tiếng Anh; 2 cho các nước dùng tiếng Pháp; 3 cho tiếng Đức v.v. (Số SBN ban đầu thiếu mã nước, nhưng tiền tố 0 đến 9 tạo nên số ISBN hoàn chỉnh). Mã nước có thể tới 5 chữ số, ví dụ 99936 cho Bhutan. Xem danh sách hoàn chỉnh .
Số của nhà xuất bản được đặt theo cơ quan ISBN của nước đó và số thứ tự được chọn bởi nhà phát hành sách. Không nhất thiết là các sản phẩm của nhà xuất bản phải có số ISBN, nhưng có ngoại lệ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên có nhiều nhà sách chỉ phân phối các sản phẩm mang số ISBN.
Nhà phát hành nhận một cụm số ISBN cho các sản phẩm nhưng khi dùng hết thì được nhận thêm các số ISBN khác, vì thế một nhà phát hành có thể có nhiều số ISBN.
Tổ chức ISBN quốc tế trong hướng dẫn chính thức của mình thông báo rằng số tự thứ 10 của chuỗi số ISBN là số kiểm tra, nó là số tự cuối cùng của chuỗi số ISBN với 10 số tự, được tính toán theo phép chia cho 11 với các trọng số từ 10 đến 2, sử dụng X thay cho 10 trong trường hợp 10 là số kiểm tra. Điều này có nghĩa là mỗi số trong 9 số đầu tiên của chuỗi ISBN với 10 số tự – ngoại trừ số kiểm tra – được nhân lên theo các số theo trật tự từ 10 đến 2 và lấy tổng của các phép nhân này, cộng thêm với số kiểm tra, phải chia hết cho 11.
Ví dụ, tính số kiểm tra cho chuỗi số ISBN 10 số mà 9 chữ số đầu tiên là 0-306-40615 được thực hiện như sau:
10×0 + 9×3 + 8×0 + 7×6 + 6×4 + 5×0 + 4×6 + 3×1 + 2×5
= 0 + 27 + 0 + 42 + 24 + 0 + 24 + 3 + 10
= 130
Số nhỏ nhất cần thêm vào để có thể chia hết cho 11 là 2, do 132/11 = 12 và không có dư.
Vì thế số kiểm tra là 2, và chuối số hoàn chỉnh là ISBN 0-306-40615-2.
Phương pháp thứ hai để tìm số kiểm tra được thực hiện như sau, lấy mỗi số trong 9 số đầu nhân với số chỉ vị trí của nó (từ 1 đến 9). Lấy tổng của các phép nhân và tính số dư trong phép chia cho 11, nếu là "10" thì thay bằng ký tự "X". Ví dụ, để tìm số kiểm tra cho số ISBN 10 số có 9 chữ số đầu tiên là 0-306-40615:
1×0 + 2×3 + 3×0 + 4×6 + 5×4 + 6×0 + 7×6 + 8×1 + 9×5
= 0 + 6 + 0 + 24 + 20 + 0 + 42 + 8 + 45
= 145
= 13×11 + 2
Vì thế số kiểm tra bằng 2, và chuỗi số hoàn chỉnh là ISBN 0-306-40615-2.
Do 11 là số nguyên tố, mô hình này đảm bảo là các sai sót duy nhất (trong dạng của số bị biến đổi hay các số bị đảo chỗ) có thể được phát hiện ra.
Sử dụng định dạng EAN trong các mã vạch và kế hoạch nâng cấp
Hiện nay, các mã vạch được tìm thấy trên bìa sau của sách (hoặc bên trong trên trang bìa đầu tiên của các ấn phẩm khác) là EAN-13; chúng cũng có thể là "Bookland"— điều đó có nghĩa là, với mã vạch riêng biệt thì người ta mã hóa 5 số cho loại hình tiền tệ và giá bán lẻ được đề nghị. Mô tả chi tiết về định dạng EAN-13 có ở đây hoặc xem EAN-13. "978", mã sử dụng cho các loại sách, được dành cho ISBN trong các dữ liệu về mã vạch, và số kiểm tra được tính toán lại theo công thức của EAN-13 (chia cho 10, các trọng số là 1 và 3 cho các số khác nhau).
Vì sự thiếu hụt trong các thể loại ISBN nào đó, ISO đã yêu cầu chuyển đổi sang hệ thống ISBN với 13 số tự, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 và công việc này cần kết thúc vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Việc dịch chuyển này cũng làm cho hệ thống ISBN phù hợp với hệ thống mã vạch UPC. Ở đây là tài liệu về các câu hỏi thường gặp về thay đổi này. Hệ thống ISBN đang có sẽ được gắn tiền tố "978" (và số kiểm tra phải tính lại); khi các ISBN với "978" bị hết thì sử dụng tiền tố "979". Điều này hiện đang diễn ra nhanh chóng ngoài nước Mỹ. Lưu ý rằng các mã xác định nhà xuất bản là không chắc chắn sẽ giống như là các mã trong các ISBN 978 và 979.
Cho đến khi các ISBN với 13 số tự mới sẽ được đồng nhất theo định dạng mã vạch của EAN cho bất kỳ một ISBN với 10 số tự nào thì quá trình này sẽ không phá vỡ tính tương thích với bất kỳ một hệ thống mã vạch nào hiện đang tồn tại. Điều này có nghĩa là nó sẽ cho phép các nhà bán sách sử dụng một hệ thống đánh số duy nhất cho cả sách lẫn các sản phẩm không phải là sách mà không phá hỏng sự tương thích với các thông tin dựa trên ISBN cũ, với một chi phí tối thiểu cho các hệ thống công nghệ thông tin của họ. Vì lý do này, nhiều nhà bán sách, như Barnes & Noble, đã chọn lựa việc bắt đầu loại bỏ việc sử dụng ISBN cũ để chuyển sang sử dụng các mã EAN từ tháng 3 năm 2005.
ISBN và kiểm duyệt sách tại Trung Quốc
ISBN được sử dụng như là phương tiện kiểm duyệt sách tại Trung Quốc. Để có thể in ấn hợp pháp sách thì chúng phải có số ISBN, nó được trao theo từng khối các số cho các nhà in quốc doanh. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, phương thức kiểm duyệt này trở nên ít hiệu quả hơn do các nhà in quốc doanh, giống như các xí nghiệp quốc doanh khác, đã không còn nhận được sự trợ cấp của nhà nước, sẽ bán các số ISBN cho những người trả giá cao nhất mà không cần quan tâm đến nội dung của sách được in ra.
Xem thêm
ASIN (Tiêu chuẩn số định danh Amazon)
ISMN (Tiêu chuẩn số âm nhạc quốc tế)
ISAN (Tiêu chuẩn số nghe nhìn quốc tế)
ISSN (Tiêu chuẩn số tạp chí quốc tế)
LCCN (Số kiểm soát của Thư viện Quốc hội Mỹ)
Tham khảo
Tiêu chuẩn ISO
Thuật toán số kiểm tra
Số mã
Khoa học thông tin
Xuất bản
Khoa học thư viện
Định danh |
13856 | https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20h%E1%BB%8Dc | Xã hội học | Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
Xã hội học là môn khoa học xã hội còn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng có một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ XIX, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và đặc biệt là triết học - môn khoa học của mọi khoa học.
Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.
Lịch sử
Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, đời sống xã hội ở các nước châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, các thiết chế cổ truyền tan rã hàng loạt... Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội. Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX khát khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội". Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.
Tại Châu Âu xuất hiện các cuộc cách mạng chính trị làm thay đổi sâu sắc xã hội và có ảnh hưởng lên toàn thế giới. Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội quan trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản. Công xã Paris năm 1871 - mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX; và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ XVIII (thời kỳ Khai sáng). Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội.
Sau khi ra đời, xã hội học đã phát triển rực rỡ và có được những bước tiến dài trong việc xây dựng nền tảng cũng như các phân ngành xã hội học ở các nước công nghiệp phát triển. Có thể nói những thành tựu to lớn mà các nước công nghiệp phát triển đạt được là có sự đóng góp đáng kể của ngành khoa học xã hội học. Ngày nay, xã hội học đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới và chiếm một vị trí xứng đáng trong hệ thống lý thuyết cũng như ứng dụng. Nó được coi là môn khoa học phát triển. Rất nhiều trường phái xã hội học hiện đai nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Chẳng hạn như trường phái lý thuyết hệ thống của Talcott Parsons (Đại học Harvard), trường phái xã hội học đô thị (Đại học Chicago), trường phái xã hội học tội phạm (Đại học Michigan), trường phái lý thuyết tương tác biểu tượng (Đại học Chicago),...
Những người sáng lập
Auguste Comte (1798-1857)
{{Cquote|Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội.|200px||Auguste Comte}}
Thuật ngữ "Xã hội học" (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ latin: Societas (xã hội) và chữ Hy Lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được chính A. Comte xây dựng và đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên vào năm 1838. Ông là nhà vật lý học, toán học, thiên văn học và triết học người Pháp. Ông nổi tiếng về "quy luật ba trạng thái" nhằm giải thích sự vận động và phát triển của xã hội. Ông chia xã hội ra thành hai phần "tĩnh học xã hội" (statical society) và "động học xã hội" (dynamic society). Ông cũng đúc kết ra lý thuyết "nhận thức thực chứng" khởi đầu cho xã hội học thực nghiệm. Ông được coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lý thuyết đầu tiên cho ngành khoa học này.
Các tác phẩm chính của ông là: Giáo khoa về triết học thực chứng (1830-1842), Hệ thống xã hội thực chứng (1851-1858)
Karl Marx (1818-1883)
Nhà triết học, kinh tế học người Đức. Lúc sinh thời Karl Marx không coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học. Dường như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng lý thuyết mâu thuẫn và xung đột của K. Marx. Các nhà xã hội học "đều vay mượn của Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Marx như là sai lầm và bị lịch sử vượt qua". Marx viết "Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp... một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau". K.Marx chủ yếu sử dụng lý thuyết mâu thuẫn để làm sáng tỏ biến chuyển xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các giai cấp cơ bản kiến tạo nên xã hội. Các vấn đề như: phân tầng xã hội, tội phạm, biến chuyển xã hội,... đều được các nhà xã hội học đương đại xem xét dưới ánh sáng lý thuyết mâu thuẫn của Marx.
Các tác phẩm chính: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tư bản (1875).
Herbert Spencer (1820-1903)
Nhà triết học và xã hội học người Anh. Ông được coi là cha đẻ của triết học tiến hóa. Herbert Spencer đã dùng lý thuyết này để giải thích sự biến đổi xã hội. Mặc dù một vài quan điểm của ông bị phê phán nhưng vai trò của ông vẫn có những ảnh hưởng lớn tới các nhà xã hội học hậu thế.
Các tác phẩm chính: Thống kê xã hội (1950), Nghiên cứu xã hội học (1837), Các nguyên tắc của xã hội học (1876), Xã hội học mô tả (1873-1881).
Ferdinand Tönnies (1855-1936)
Emile Durkheim (1858-1917)
Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp. Ông là người lập ra chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris. Các nhà xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếp cận cấu trúc-chức năng của ông. E. Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện, hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xét chúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã có sẵn. Ông cũng là người sáng lập ra "Niên giám xã hội học" nhằm tập hợp các công trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời. Ông là người có công lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại.
Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1897), Tự tử (1897), Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912).
Emile Durkheim đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Và mãi cho đến nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học mới xuất hiện với tư cách là một môn khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và phương pháp riêng biệt.
Max Weber (1864-1920)
Nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ XX. Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội. Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành, về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,... Những tư tưởng của ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội.
Các tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (1904), Kinh tế và xã hội (1910-1914), Xã hội học tôn giáo (1916).
Đối tượng và chức năng
Đối tượng nghiên cứu
Xã hội học là gì? Một câu hỏi không dễ trả lời trong một định nghĩa ngắn gọn. Các cuộc tranh luận dữ dội về vấn đề này đã tạm lắng dịu. Các nhà xã hội hội học đều cảm thấy có lý rằng "đơn giản là không có một xã hội học được duy nhất thừa nhận và cung cấp được tất cả các câu trả lời" vì "do không có kiểu phát triển duy nhất của xã hội cho nên không thể có quan điểm xã hội học duy nhất". Các nhà xã hội học đương đại đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi như: xã hội học nghiên cứu cái gì?, nghiên cứu những lĩnh vực nào của đời sống xã hội?, và nghiên cứu nó như thế nào?
Trước hết xã hội học nghiên cứu mặt xã hội của xã hội. Nhưng mặt xã hội đó lại là đối tượng nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học khác nhau. Chẳng hạn nó là đối tượng của khoa học kinh tế khi nghiên cứu về sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng vật chất, hoặc nó trở thành đối tượng của khoa học chính trị khi nghiên cứu về quyền lực, nó là đối tượng của khảo cổ học khi nghiên cứu những gì còn lại của những nền văn minh đã mất,... Còn "xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của các tương tác con người trong xã hội (social interactions)". Các tương tác đó diễn ra trong trường quan hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội tổng thể) diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất, văn hóa, tái sản sinh xã hội, quản lý, giao tiếp). Để nghiên cứu được những điều đó, xã hội học phải bắt đầu từ các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. Trên cơ sở đó nhằm nắm bắt cho được trạng thái chất lượng của xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô, ở bề mặt cắt hay tầng sâu tiềm ẩn, ở một thời gian cụ thể và trong một không gian xác định với mục đích là thay đổi trạng thái đó theo chiều hướng có lợi hơn và tiến bộ hơn. Như thế nếu xã hội học sử dụng kết quả của khảo cổ học hay dân tộc học khi nghiên cứu quá khứ, thì cũng là để phục vụ cho việc nắm bắt trạng thái xã hội đương đại. Tương tự như thế, xã hội học có thể liên kết chặt chẽ với tâm lý xã hội, nhân chủng học, kinh tế học hay luật học thì mục tiêu cuối cùng hướng đến cũng là đi tìm về một trang thái xã hội hiện thực nào đó.
Chức năng
Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định. Chức năng của mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội. Xã hội học có sáu chức năng cơ bản sau đây:
A. Chức năng nhận thức. Xã hội học cũng giống như các môn khoa học khác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới, nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen thuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ hơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoăc biết đến rất ít.
B. Chức năng tư tưởng. Xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem xét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội.
C. Chức năng dự báo. Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực tại và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ mô tả được triển vọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Dự báo xã hội là một thế mạnh của xã hội học. Có thể nói trong tất cả các môn khoa học xã hội thì xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu quả nhất.
F. Chức năng thực tiễn. Xã hội học thực sự góp một phần hết sức quan trọng vào việc cải biến hiện thực. Auguste Comte cha đẻ của ngành khoa học này ngay từ lúc sơ khai đã nhấn mạnh chức năng cải tạo xã hội của nó mà ông tóm tắt trong mệnh đề rất nổi tiếng "Biết dự đoán, biết kiểm soát". Còn các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn thuần là một ngành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã hội". Marx thì cho rằng "Các nhà triết học cho tới nay mới chỉ giải thích thế giới. Vấn đề là biến đổi thế giới". Các nhà xã hội học cho rằng nếu như họ kém cỏi đến mức không làm được cái gì cả thì chí ít "những dữ liệu của họ cũng thường được sử dụng để xây dựng các chính sách". Xã hội học không phải là khoa học nghiên cứu hoạt động quản lý, nhưng các hoạt động quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nên tối ưu khi mà biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của xã hội học. Các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cách thức tiếp cận xã hội của xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũng như các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa,... sử dụng như một công cụ hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước các cuộc tranh cử, hay các phương pháp điều tra của xã hội học được ứng dụng vào việc thăm dò nhu cầu, thị hiếu khách hàng trong marketing. Do vậy "xã hội học sẽ làm một công cụ hữu hiệu để cho con người có thể xây dựng cho mình một xã hội tốt đẹp hơn".
Xã hội học ở Việt Nam
Việt Nam ban đầu xây dựng nền khoa học xã hội mà chủ yếu theo mô hình của Liên Xô, không coi trọng ngành xã hội học. GS Phạm Đức Dương cho biết nguyên nhân: "Đối với phe xã hội chủ nghĩa, ngành Xã hội học không được mấy quan tâm bởi nhẽ người ta coi đó là một ngành khoa học theo quan điểm và phương pháp tiếp cận tư bản chủ nghĩa, đối lập với chủ nghĩa duy vật lịch sử Marxist. Thật ra bộ máy tập trung quan liêu của mô hình xã hội chủ nghĩa trước đây không ưa gì Xã hội học". Cho nên đến những năm đầu thập niên 1970, Xã hội học vẫn còn là một ngành khoa học khá xa lạ trong nền khoa học xã hội Việt Nam. Sau đó do nhận thức được sự quan trọng của ngành Xã hội học, nên vào năm 1977, Ban Xã hội học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam được thành lập do ông Vũ Khiêu làm Trưởng ban. Đây là cơ quan chuyên môn xã hội học đầu tiên được xây dựng trong Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Tham khảo
Thư mục
Xã hội học những vấn đề cơ bản'', PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Nhà xuất bản Giáo dục 1999
Xem thêm
Xã hội học đô thị
Liên kết ngoài
Viện Xã Hội Học Việt Nam
Môn học
Xã hội
Xã hội học
Khoa học xã hội
Thuật ngữ xã hội học |
13859 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%87%20tam%20%C4%90%E1%BA%BF%20ch%E1%BA%BF | Đệ tam Đế chế | Đệ tam Đế chế hay Đế chế thứ ba có thể là:
Đệ tam Đế chế Bulgaria, sử dụng cho Bulgaria trong giai đoạn 1908–1946.
Đệ tam Đế chế Đức, một tên khác để chỉ nhà nước Đức Quốc xã (1933-1945).
Đệ tam Đế chế Ba Tư, đôi khi dùng để chỉ Đế quốc Sassanid (224–651)
Ý nghĩa khác:
3rd Empire Awards, một giải thưởng phim ở Anh.
Xem thêm
Đế chế
Đệ nhất Đế chế
Đệ nhị Đế chế |
13867 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a | Mùa | Mùa là sự phân chia của năm, dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết, sinh thái và số giờ ánh sáng ban ngày trong một khu vực nhất định. Trên Trái đất, các mùa là kết quả của quỹ đạo Trái đất xung quanh Mặt trời và độ nghiêng trục của Trái đất so với mặt phẳng ecliptic. Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ (hè), thu và đông. Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong một số khu vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành ba mùa, Aklet, là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, và Stem là mùa thu hoạch mùa màng.
Một số dân tộc bản xứ ở Lãnh thổ Bắc của Úc sử dụng sáu mùa, trong khi người Sami (thổ dân) của vùng Scandinavia thừa nhận không ít hơn 8 mùa.
Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, tiến sĩ Beth Goth từ Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này.
Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville - một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng - tin rằng phần phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto) trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyết rơi ngắn ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân.
Trong một số khu vực của thế giới, các "mùa" đặc biệt được định nghĩa một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa lốc xoáy, hay mùa cháy rừng.
Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của các mùa là trục tự quay của Trái Đất hay hành tinh nói chung là không vuông góc (nghiêng) với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Với trục Trái Đất, hiện nay (kỷ nguyên J2000) nó nghiêng một góc khoảng 23.439 độ. Vì thế, tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, một phần của bề mặt hành tinh là xoay trực tiếp hơn về phía các tia nắng từ Mặt Trời (xem Hình. 1).
Sự xoay này sẽ lần lượt thay đổi khi Trái Đất hay hành tinh chuyển động trên quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Tại thời điểm bất kỳ, không phụ thuộc vào mùa, các bán cầu bắc và nam sẽ luôn luôn có các mùa ngược nhau (xem Hình. 3). Các mùa ở các khu vực vùng cực và ôn đới của một bán cầu là ngược lại với các mùa ở bán cầu kia. Khi mùa hè đang diễn ra ở bắc bán cầu thì ở nam bán cầu là mùa đông và ngược lại, cũng như khi có mùa xuân ở bắc bán cầu thì đó lại là mùa thu ở nam bán cầu (và ngược lại).
Trên Trái Đất, ngoài việc mật độ tia tới cao hay thấp thì sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển là lớn hơn khi nó chiếu tới với một góc nhỏ. (Xem thêm mùa đông Bắc cực và đêm trắng.) Sự dao động về thời tiết theo mùa còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự gần với các đại dương hay các khu vực có chứa nhiều nước, các dòng hải lưu trong các đại dương này, các hiện tượng như El Niño/ENSO và các hiện tượng có chu kỳ khác nữa của đại dương, cũng như là hướng gió chủ đạo.
Hiệu ứng khí hậu Trái Đất
Trong các khu vực ôn đới và vùng cực thì các mùa được ghi nhận bởi sự thay đổi trong lượng ánh nắng, thông thường nó tạo ra các chu kỳ trạng thái rụng lá của thực vật và ngủ đông của động vật. Các hiệu ứng này dao động theo vĩ độ và sự kề cận với các khu vực nhiều nước. Ví dụ, cực nam nằm gần như ở giữa của lục địa là châu Nam Cực, và vì thế khoảng cách từ đó tới những khu vực chịu ảnh hưởng vừa phải của các đại dương là khá lớn. Cực bắc nằm ở Bắc Băng Dương, vì thế các giới hạn nhiệt độ của nó được giảm đi nhờ các khối nước xung quanh. Kết quả là mùa đông ở cực nam lạnh hơn đáng kể so với mùa đông ở cực bắc.
Trong khu vực nhiệt đới, không có nhiều sự thay đổi đáng kể trong lượng ánh sáng chiếu tới. Tuy nhiên, nhiều khu vực (chủ yếu là miền bắc Ấn Độ Dương) là có hiện tượng mưa theo gió mùa và các chu kỳ gió.
Một điều lạ kỳ là việc nghiên cứu các ghi chép về nhiệt độ trong vòng 300 năm qua (David Thompson, tạp chí Science, 4/1995) chỉ ra rằng các mùa thời tiết, và vì thế năm thời tiết là bị chi phối bởi năm điểm cận nhật nhiều hơn là năm chí tuyến.
Vùng cực Trái Đất
Một sai lầm phổ biến là suy nghĩ cho rằng trong phạm vi vòng Bắc cực và vòng Nam cực thì Mặt Trời mọc một lần về mùa xuân và lặn một lần vào mùa thu; vì thế ngày và đêm bị suy diễn một cách sai lầm là chỉ bị ngắt quãng sau khoảng 183 ngày trên lịch. Điều này chỉ có thể coi là đúng trong các vùng rất gần với các cực.
Một điều đúng đắn là bất kỳ điểm nào của phần phía bắc của vòng Bắc cực (hay phía nam của vòng Nam cực) sẽ có một khoảng thời gian trong mùa hè khi Mặt Trời không lặn, và một khoảng thời gian trong mùa đông khi Mặt Trời không mọc. Khi vĩ độ quan sát càng cao thì chu kỳ của "mặt trời giữa đêm" (hoặc "bóng tối giữa ban ngày" cho nửa kia của địa cầu) càng kéo dài hơn.
Ví dụ, tại trạm quân sự và thời tiết Alert ở đỉnh phía bắc của đảo Ellesmere, Canada (khoảng 450 hải lý hay 830 km từ Bắc cực), Mặt Trời bắt đầu xuất hiện trên đường chân trời vào khoảng giữa tháng 2 và cứ mỗi ngày nó lại lên cao hơn một chút và ngày kéo dài hơn; cho đến khoảng ngày 21 tháng 3 thì thời gian có Mặt Trời kéo dài 12 giờ. Tuy nhiên, giữa tháng 2 không phải là thời điểm đầu tiên có nắng. Bầu trời (được nhìn từ trạm Alert) rất lờ mờ, hoặc ít nhất có thể coi là sự chiếu sáng trước rạng đông trên đường chân trời, trước khi những hình ảnh đầu tiên của Mặt Trời xuất hiện vào khoảng hơn một tháng sau. Trong các tuần quanh ngày 21 tháng 6, Mặt Trời lên tới điểm cao nhất của nó về phía bắc, và nó xuất hiện trên bầu trời không hề thấp hơn đường chân trời. Sau đó cứ mỗi ngày qua đi thì nó lại xuất hiện trên bầu trời thấp hơn về phía nam. Vào giữa tháng 10, nó lại biến mất. Trong vài tháng kế tiếp, "ngày" được đánh dấu bởi một khoảng thời gian ngày càng ngắn hơn của sự lờ mờ. Cuối cùng, trong các tuần xung quanh ngày 21 tháng 12 thì không có gì có thể phá vỡ bóng tối. Trong giai đoạn cuối của mùa đông, những tia sáng mờ nhạt đầu tiên chỉ xuất hiện ở đường chân trời trong vài phút mỗi ngày, và sau đó thời gian này lại tăng dần trong dạng ánh sáng lờ mờ trước rạng đông mỗi ngày cho đến khi nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đường chân trời trong tháng 2.
Tính toán
Trên Trái Đất
Mỹ
Ngày mà mỗi mùa bắt đầu phụ thuộc vào việc định nghĩa nó. Tại Mỹ, các mùa được coi là bắt đầu tại các điểm phân (xuân phân, thu phân) và điểm chí (hạ chí, đông chí) thiên văn: các mùa như thế đôi khi gọi là "mùa thiên văn". Theo sự ước lượng này thì mùa hè bắt đầu từ thời điểm hạ chí, mùa đông bắt đầu từ thời điểm đông chí, mùa xuân bắt đầu từ thời điểm xuân phân và mùa thu bắt đầu ở thời điểm thu phân. Trong lịch tập quán của Mỹ, các ngày sau đây được coi là giữa các mùa:
Mùa đông (3 tháng 2)
Mùa xuân (5 tháng 5 hay 6 tháng 5)
Mùa hè (7 tháng 8)
Mùa thu (6 tháng 11)
Anh
Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các mùa thông thường được tính là bắt đầu sớm hơn khoảng 7 tuần: mùa xuân bắt đầu vào ngày Candlemas, mùa hè vào ngày May Day, mùa thu vào ngày Lammas và mùa đông vào ngày All Hallows.
Lịch Ireland sử dụng gần giống như cách ước lượng trên; mùa xuân bắt đầu ngày 1 tháng 2 (Imbolc), mùa hè bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 (Beltane), mùa thu bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 (Lughnasadh) và mùa đông bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 (Samhain).
Liên Xô và Đan Mạch
Trong khí tượng học đối với bắc bán cầu, mùa xuân bắt đầu vào ngày 1 tháng 3, mùa hè bắt đầu vào ngày 1 tháng 6, mùa thu bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 và mùa đông bắt đầu vào ngày 1 tháng 12. Định nghĩa này được Đan Mạch và Liên Xô cũ tuân theo.
Úc
Ngược lại, đối với nam bán cầu, mùa hè khí tượng học bắt đầu vào ngày 1 tháng 12, mùa thu bắt đầu vào ngày 1 tháng 3, mùa đông bắt đầu vào ngày 1 tháng 6 và mùa xuân bắt đầu vào ngày 1 tháng 9. Định nghĩa này được Úc tuân theo.
Đông Á
Lịch của người Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam dựa trên cơ sở của âm dương lịch, trong đó các điểm xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí được coi là thời điểm giữa các mùa. Loại lịch này rất gần với định nghĩa khí tượng học của các mùa.
Tổng kết
Hình ảnh về các mùa
Những hình ảnh dưới đây là đặc trưng cho các mùa tại khu vực ôn đới và hàn đới:
Bảng tính thời điểm chí
Lưu ý: Tên gọi các điểm phân và chí phù hợp cho Bắc bán cầu.
Hành tinh nói chung
Trên các hành tinh nói chung trong Hệ Mặt Trời, mùa được định nghĩa theo kinh độ Mặt Trời (Ls):
Mùa xuân bắc bán cầu/mùa thu nam bán cầu bắt đầu từ Ls=0° (xuân phân)
Mùa hạ bắc bán cầu/mùa đông nam bán cầu bắt đầu từ Ls=90° (hạ chí)
Mùa thu bắc bán cầu/mùa xuân nam bán cầu bắt đầu từ Ls=180° (thu phân)
Mùa đông bắc bán cầu/mùa hạ nam bán cầu bắt đầu từ Ls=270° (đông chí)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Các mùa bắt đầu từ thời gian các điểm chí hay điểm phân (từ Bad nhà thiên văn học)
Các điểm chí không phải là dấu hiệu bắt đầu của mùa? (từ The Straight Dope)
Tại sao Trái Đất có các mùa
Lịch
Khí tượng học
Đơn vị đo thời gian
Thời tiết
Khí hậu
Khí hậu học
Đơn vị thời gian |
13873 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5n%20t%C3%A2m | Chấn tâm | Chấn tâm hay tâm chấn là điểm trên bề mặt hành tinh ngay phía trên nơi xảy ra chấn động mạnh, như động đất, trong lòng hành tinh. Tiêu điểm phát sinh ra chấn động trong lòng hành tinh gọi là chấn tiêu (hypocenter). Sóng địa chấn lan truyền trong lòng hành tinh theo mặt cầu từ chấn tiêu ra ngoài.
Chấn tâm là một từ Hán-Việt trong đó "chấn" có nghĩa là chuyển động, còn "tâm" có nghĩa là một điểm ở giữa.
Tham khảo
Động đất
Địa chấn học |
13874 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20thi%C3%AAn%20v%C4%83n | Năm thiên văn | Năm thiên văn, hay năm sao hay năm theo sao là khoảng thời gian trung bình để Mặt Trời trở lại cùng một vị trí khi so sánh với các ngôi sao của bầu trời. Năm thiên văn thực chất là chu kỳ quỹ đạo của Trái Đất. Năm thiên văn tương đương với 365,2564 ngày mặt trời trung bình. Năm thiên văn dài hơn năm chí tuyến 20 phút và 24 giây.
Do Mặt Trời và các ngôi sao không thể quan sát cùng một lúc nên điều này cần phải được giải thích một chút. Nếu như một người quan sát bầu trời phía đông vào lúc bình minh thì các ngôi sao cuối cùng nhìn thấy không phải ngày nào cũng vậy. Trong khoảng 1 tuần hay dài hơn một chút người đó có thể thấy chúng dịch chuyển về phía trước (sang phía tây hơn nữa). Ví dụ, trong tháng Bảy ở bắc bán cầu người ta không thể thấy chòm sao Lạp Hộ (Orion) vào lúc bình minh, nhưng trong tháng Tám thì nó bắt đầu xuất hiện. Trong một năm, tất cả các chòm sao "quay" ngang qua bầu trời.
Nếu người quan sát có thói quen quan sát bầu trời trước lúc rạng đông trong nhiều ngày thì chuyển động này càng dễ nhận ra và dễ dàng đo đạc hơn là sự di chuyển bắc-nam của điểm Mặt Trời mọc ở đường chân trời, và đây là định nghĩa của năm chí tuyến mà lịch Gregory dựa vào. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều nền văn minh bắt đầu năm của họ vào ngày đầu tiên xuất hiện của một ngôi sao đặc biệt nào đó (ví dụ sao Thiên Lang (Sirius)) có thể quan sát được từ Trái Đất vào lúc rạng đông. Trong Works and Days của Hesiod, thời gian trong năm để gieo hạt, thu hoạch mùa màng v.v được tính theo tham chiếu tới lần xuất hiện đầu tiên của các ngôi sao nhất định.
Cho đến thời kỳ của Hipparchus, các năm được đo theo các ngôi sao đã được coi là chính xác như năm chí tuyến. Trên thực tế, năm thiên văn dài hơn một chút so với năm chí tuyến. Sự khác biệt này sinh ra bởi hiện tượng tuế sai của trục Trái Đất. Một năm thiên văn là tương đương với 1 + 1/26000 hay 1,000039 năm chí tuyến.
Xem thêm
Năm điểm cận nhật
Năm Julius (thiên văn)
Năm chí tuyến
Tham khảo
Chu kỳ quỹ đạo
Đơn vị đo thời gian
Thuật ngữ thiên văn học
Thiên văn mặt cầu
Đơn vị thời gian
ru:Сидерический год |
13875 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20%C4%91i%E1%BB%83m%20c%E1%BA%ADn%20nh%E1%BA%ADt | Năm điểm cận nhật | Năm điểm cận nhật, hay năm cận điểm, (anomalistic year) là khoảng thời gian để Trái Đất thực hiện xong một vòng chuyển động của nó đối với các điểm tận cùng quỹ đạo của nó. Quỹ đạo của Trái Đất có dạng hình elip; các điểm tận cùng quỹ đạo của nó là: điểm cận nhật khi Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (năm 2000 diễn ra vào ngày 2 tháng 1) và điểm viễn nhật khi Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất (năm 2000 diễn ra vào ngày 2 tháng 7). Do các nhiễu loạn về lực hấp dẫn gây ra bởi các hành tinh khác, hình dạng và định hướng quỹ đạo là không cố định, và các điểm tận cùng quỹ đạo chuyển động chậm đối với hệ quy chiếu cố định. Vì thế năm điểm cận nhật là dài hơn một chút so với năm thiên văn. Nó cũng dài hơn năm chí tuyến trung bình (nền tảng của lịch Gregory) và vì thế thời điểm diễn ra khi Trái Đất đi vào điểm cận nhật tiến dần dần lên mỗi năm. Nó mất 21.000 năm chí tuyến trung bình để quỹ đạo elip chuyển động một vòng tương đối với các ngôi sao cố định, hay để cho một trong hai điểm tận cùng quỹ đạo thực hiện việc đi qua các ngày của năm Julius (hoặc năm Gregory).
Như vậy, 21.000 năm chí tuyến trung bình = 20.999 năm điểm cận nhật. Hay 1 năm điểm cận nhật = 1,000047621 năm chí tuyến trung bình (khoảng 365,2596 ngày)
Thời gian trung bình của năm điểm cận nhật là: 365,259635864 ngày (365 ngày 6 giờ 13 phút 52 giây) (tại kỷ nguyên J2000).
Xem thêm
Năm thiên văn
Năm chí tuyến
Năm Julius (thiên văn)
Tham khảo
Đơn vị đo thời gian
Lịch
Chu kỳ quỹ đạo
Thuật ngữ thiên văn học |
13883 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Virus%20c%C3%BAm%20A/H5N1 | Virus cúm A/H5N1 | Virus cúm loại A phân tuýp H5N1 (), viết tắt là A(H5N1) hoặc H5N1, phổ thông gọi là virus cúm H5N1 hoặc virus H5N1, là một phân tuýp gây bệnh cao của virus cúm gia cầm loại A, có sẵn hemagglutinin tuýp 5 (H5) và neuraminidase tuýp 1 (N1). Virus cúm A(H5N1) có nguồn gốc từ gia cầm và chim hoang dã, có thể gây tử vong ở người và một số động vật khác. Tuy nhiên, virus này có khác biệt với virus cúm ở người, không dễ dàng lây truyền rộng khắp giữa người với người.
Có một chủng virus H5N1 lây truyền giữa chim với gia cầm gọi là H5N1 subtype (HPAI A(H5N1), chủng virus này chính là nguồn gây bệnh cúm H5N1. Tính truyền nhiễm của virus này trong quần thể chim rất mạnh, phát bệnh đột ngột, triệu chứng nghiêm trọng, tử vong cấp tốc, do đó thuộc về cúm gia cầm có tính gây bệnh cao (HPAI, highly pathogenic avian influenza). Đây là một loại bệnh lưu hành động vật (không lây truyền giữa người với người) và bệnh lây truyền từ động vật sang người (zoonosis), có thể lây lan giữa nhiều loài.
Thông thường, những virus cúm này lan truyền trên thế giới bằng cách kí sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là những chủng H5N1 không gây chết. Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao nhất từ trước đến giờ. Điều này cũng tương tự như cơ chế của chủng virus H1N1 đã gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918.
Virus H5N1 lần đầu tiên được phát hiện chính xác trong ngỗng nhà ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1996. Virus H5N1 chủ yếu truyền nhiễm cho chim và gây ra cúm gia cầm. Khi lây lan ở Hồng Kông vào năm 1997, rất nhiều gà ở nông trường sau khi bị truyền nhiễm lập tức chết ngay, đồng thời đánh dấu virus H5N1 lần đầu tiên truyền nhiễm sang người, khiến cho một em học sinh trường mẫu giáo tử vong. Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp người nhiễm virus H5N1 và trong đó 234 người đã tử vong. Quốc gia chịu tổn thất về người nặng nề nhất là Indonesia và Việt Nam (xem chi tiết). Từ năm 2003 đến năm 2015, toàn thế giới báo cáo 630 bệnh nhân lên Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó 375 người tử vong, tỉ lệ tử vong khoảng 60%; những ca bệnh báo cáo được chẩn đoán chính xác này toàn bộ phát sinh ở khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Campuchia) và Trung Quốc. Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo "Bản đồ toàn cầu và quốc gia cúm H5N1", bản đồ này gây tranh cãi giữa Trung Quốc và Đài Loan, WHO căn cứ nguyên tắc Một Trung Quốc mà coi Đài Loan là vùng truyền nhiễm. Ngày 10 tháng 3 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố công khai, Đài Loan không có bất kì ca bệnh cúm gia cầm H5N1 truyền nhiễm ở người hoặc gia cầm, không phải là vùng truyền nhiễm.
Ngày 2 tháng 5 năm 2013, các nhà khoa học Trung Quốc nói trong bài báo cáo đăng trên tạp chí "Science" bản online của Mĩ rằng, họ đã "giải mã" cơ chế phân tử truyền nhiễm sang người của virus cúm gia cầm H5N1, phát hiện này có ý nghĩa trọng yếu đối với việc ngăn chặn virus cúm gia cầm khuếch tán.
Ngày 2 tháng 2 năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thông báo tình trạng bùng phát chủng cúm gia cầm H5N1 tại một trang trại ở thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam. Đã có 4.500 trên tổng số 7.850 con gà của trang trại này chết vì nhiễm H5N1. Giới chức Thiệu Dương đã tiến hành các biện pháp cần thiết để kiểm soát dịch, trong đó có tiêu huỷ 17.828 gia cầm.
Ngày 8 tháng 11 năm 2021, Bộ Nông nghiệp Anh Quốc chứng thực, một trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ ở Warwickshire, miền trung xứ Anh, đã bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 có tính gây bệnh cao.
Hiểu rõ virus cúm
Virus cúm có 3 loại hình: loại A, B và C. Virus cúm loại A truyền nhiễm cho người và nhiều loài động vật khác. Virus cúm loại B chỉ lây truyền giữa người với người, đồng thời gây ra bệnh lưu hành theo mùa - tiết khí. Virus cúm loại C không những truyền nhiễm cho người mà còn truyền nhiễm cho lợn, nhưng bệnh tình thường khá là ôn hoà, hơn nữa rất ít tiến hành báo cáo.
Màng bên ngoài của virus cúm do hai loại glycoprotein bề mặt che phủ, một loại là phytohaemagglutinin (tức là H), một loại là neuraminidase (tức là N), căn cứ vào tình huống kết hợp protein bề mặt giữa hemagglutinin (H) và neuraminidase (N) của nhiều chủng virus khác nhau, virus cúm loại A lại phân loại thành phân tuýp (subtype). Có 18 phân tuýp hemagglutinin khác nhau và 11 phân tuýp neuraminidase khác nhau.
Căn cứ vào nguồn vật chủ, virus cúm loại A có thể phân loại thành virus cúm gia cầm, virus cúm lợn hoặc virus cúm của các loài động vật khác. Ví dụ, virus cúm A(H5N1), virus cúm A(H9N2), virus cúm A(H1N1) và virus cúm A(H3N2). Virus cúm động vật loại A có khác biệt với virus cúm ở người, hơn nữa không dễ dàng lây truyền giữa với người.
Virus gây bệnh nghiêm trọng ở loài chim, gia cầm, đồng thời hình thành tỉ lệ tử vong rất cao được gọi là cúm gia cầm có tính gây bệnh cao. Virus gây bùng phát bệnh tật ở loài chim, gia cầm nhưng thường không dính líu đến bệnh tật nghiêm trọng được gọi là cúm gia cầm có tính gây bệnh thấp. Tất cả virus cúm ở người đều có thể gây cúm ở loài gia cầm, nhưng không phải tất cả virus cúm gia cầm đều có thể gây cúm ở người.
Đường lây nhiễm
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.
Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
Tác hại
ds
tự như của các loại cúm khác. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.
Phòng chống và điều trị
Cúm gà ở người có thể được phát hiện qua những xét nghiệm cúm thường. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải luôn đáng tin cậy. Vào tháng 3 năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng có vài người Việt Nam có xét nghiệm âm tính đối với cúm gà lúc ban đầu nay đã có phát hiện có nhiễm virus. Những người đó sau này đều đã bình phục.
Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H5N1 đáng tin cậy đều phải yêu cầu sử dụng virus sống để tương tác với những kháng thể có trong máu của bệnh nhân. Vì lý do an toàn sinh học, các xét nghiệm đều phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm độ an toàn cấp 3.
Thuốc chống virus đôi khi hữu hiệu trong cả ngăn ngừa và trị bệnh, nhưng chưa có một loại virus nào thực sự được chữa lành trong lịch sử y học. Vắc xin, tuy nhiên, mất tối thiểu 4 tháng để sản xuất và phải được chuẩn bị riêng cho mỗi loài biến thể.
Phòng ngừa đại dịch
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng đại dịch cúm đang đến gần, và nhiều khả năng là do một biến chủng của virus cúm gia cầm H5N1. Để chuẩn bị đối phó, các quốc gia phải bắt đầu vạch kế hoạch chi tiết khi tình huống đại dịch diễn ra. Các biện pháp khẩn cấp có thể tiến hành là phân vùng, giới hạn sự lan truyền, tiêu huỷ và tiêm vaccin đối với gia cầm. Ngoài ra, các kế hoạch dài hạn cần phải thực thi là thay đổi dần lối sống, phương pháp chăn nuôi gia cầm của các vùng dân cư có nguy cơ cao.
WHO đã chia dịch cúm thành 6 giai đoan, từ mức độ chỉ là nguy cơ nhỏ cho đến khi đại dịch bùng phát và lan tràn. Hầu hết các tổ chức y tế của các quốc gia đều cho tự đánh giá hiện nay (năm 2005) đang năm ở giai đoạn 3 của dịch, điều đó thừa nhận sự gây nhiễm trên người của một chủng virus mới này đã xây ra nhưng có rất ít bằng chứng về sự lan truyền virus từ người sang người.
Truyền nhiễm
Chim bị nhiễm virus phóng thích H5N1 trong nước bọt, dịch mũi và phân. Những con khác có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết trên hoặc khi gián tiếp qua các bề mặt bị ô nhiễm bởi các chất trên.
Các loài chim di trú là một trong những nguồn phát tán H5N1, nên virus này có nguy cơ lan rộng trên thế giới. Những đợt bùng phát cúm gia cầm thường xuất phát từ những khu vực đông đúc ở Đông Á và Đông Nam Á, nơi mà người, lợn, gia cầm sống rất gần gũi. Trong những điều kiện như vậy, virus có thể đột biến thành một dạng khả dĩ lây sang người.
Đa số các ca nhiễm H5N1 được báo cáo đều xảy ra ở Đông Á và Đông Nam Á. Khi một đợt bùng phát được phát hiện, các chính quyền địa phương thường ra lệnh hủy diệt hàng loạt các loại chim và thú bị dịch. Nếu thực hiện kịp thời biện pháp này, người ta có thể phòng được một đợt bùng phát của dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên Tổ chức Sức khỏe Thế giới (TCSKTG) cũng bày tỏ lo ngại rằng các nước đã báo dịch đã không báo cáo đầy đủ như yêu cầu. Trung Quốc chẳng hạn, nổi tiếng qua vụ che giấu các đợt bùng phát của SARS và HIV cách đây ít lâu.
Phòng ngừa
Biện pháp phòng ngừa hiện hành đối với động vật là tiêu hủy những vật bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Hàng triệu gia cầm ở Đông Nam Á đã bị hủy diệt.
Các Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh đã khuyến cáo du khách đến các vùng có dịch tại châu Á cần tránh tiếp xúc với các gia súc, gia cầm ở các nhà nông cũng như ngoài chợ . Du khách cũng nên tránh các bề mặt bị ô nhiễm bởi phân của bất cứ động vật nào, nhất là gia cầm.
Hiện nay chưa có vắc-xin chuyên biệt cho cúm influenza H5N1, dù Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng các nỗ lực phát triển loại vắc-xin này đang được tiến hành. Theo dõi tại liên kết sau Phát triển vắc-xin. Tuy không có vắc-xin, nhưng Tamiflu, một thuốc diệt virus, có thể ngăn ngừa sự phát triển của virus trên cơ thể người. (Xem thêm bài cúm gia cầm.)
Triệu chứng
Ở người, triệu chứng cúm H5N1 lúc mới phát bệnh cũng giống cúm thông thường, gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ. Tuy nhiên, bệnh cúm H5N1 có thể diễn tiến nặng lên với viêm phổi và các triệu chứng hô hấp nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Hiếm gặp hơn, bệnh nhân cúm H5N1 có thể có triệu chứng viêm kết mạc, vốn không có ở những trường hợp cúm do virus H7.
Điều trị
Các chất ức chế neuraminidase là loại thuốc tác động lên protein bảo tồn của tất cả các loại virus influenza A. Các thuốc loại này bao gồm zanamivir và oseltamivir, loại sau vừa được cấp chứng chỉ để dùng làm thuốc điều trị dự phòng ở Anh. Oseltamivir được hãng Roche thương mại hóa dưới tên gọi Tamiflu, và dòng thuốc này đã trở thành loại thuốc chọn lựa của các chính phủ và tổ chức để chuẩn bị cho khả năng đại dịch H5N1 xảy ra. Tháng 8/2005, Roche đã tặng 3 triệu viên Tamiflu cho Tổ chức Sức khỏe Thế giới, để tổ chức này đối phó với sự bùng phát dịch ngay tại các ổ dịch.
Các chất ức chế hemagglutinin là một nhóm thuốc khác, gồm amantadine và rimantadine. Không như zanamivir và oseltamivir, các thuốc này rẻ hơn và có sẵn rộng rãi, TCSKTG cũng đã bước đầu lập kế hoạch sử dụng chúng trong các nỗ lực chống chọi với đại dịch H5N1. Tuy nhiên, tiềm năng của các thuốc này suy giảm đáng kể khi người ta phát hiện ra rằng chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng amantadine cho gia cầm từ đầu những năm 1990, đi ngược lại các quy ước quốc tế về vật nuôi; hậu quả nhãn tiền là chủng virus hiện lưu hành tại Đông Nam Á đã kháng thuốc và làm tăng đáng kể mức độ nguy hiểm cho con người. Tuy vậy, chủng H5N1 lan truyền bởi các loài chim hoang dại ở miền bắc Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan và Nga trong hè năm 2005 không kháng amantadine.
Xem thêm
Cúm
Cúm từ chim
Vắc xin
Dịch bệnh
Dịch cúm
Vắc xin cúm
Tham khảo
Interim Guidance about Avian Influenza A (H5N1) for U.S. Citizens Living Abroad from the U.S. Centers for Disease Control and Prevention.
Full text article online: "Avian Influenza A (H5N1) Infection in Humans" by The Writing Committee of the World Health Organization (WHO) Consultation on Human Influenza A/H5 in New England Journal of Medicine (29 tháng 9 năm 2005) Volume 353 pages 1374-1385.
Bird Flu Drug Rendered Useless: Chinese Chickens Given Medication Made for Humans By Alan Sipress in the Washington Post Saturday, 18 tháng 6 năm 2005.
"AVIAN INFLUENZA: 'Pandemic Vaccine' Appears to Protect Only at High Doses" by Martin Enserink in Science, volume 309, page 996, 12 tháng 8 năm 2005
Centers for Disease Control (2005). "Key Facts About Avian Influenza (Bird Flu) and Avian Influenza A (H5N1) Virus: 24 tháng 5 năm 2005."
Horimoto, T. & Kawaoka, Y. (2005). Influenza. In Nature reviews microbiology, 3, 591 – 600.
Kuiken T et al (2004), Avian H5N1 Influenza in Cats, Science 2004 306: 241 ()
Dịch bệnh
Dịch tễ học
Cúm gia cầm
Virus
Serotype của virus cúm A
Bệnh trên chim |
13884 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20l%C3%BD%20ch%E1%BB%93ng%20ch%E1%BA%ADp | Nguyên lý chồng chập | Trong vật lý học, nguyên lý chồng chập (Tiếng Anh: Superposition principle) hay nguyên lý chồng chất, là một tính chất áp dụng đúng cho một số đại lượng vật lý, được phát biểu là: "tác động của hai hay nhiều hiện tượng lên cùng một vị trí tại một thời điểm bằng tổng tác động của từng hiện tượng riêng rẽ". Nguyên lý này cho phép phân tích hoạt động của một hệ thống vật lý ra thành hoạt động của các hệ thống "cơ bản" riêng rẽ.
Trường véc-tơ
Trong trường véc-tơ, giá trị một sóng tổng hợp từ nhiều sóng riêng lẻ tại một vị trí và tại một thời điểm bằng tổng véc-tơ của các sóng riêng lẻ. Đây chính là nguyên lý cơ bản của hiện tượng giao thoa. Tổng véc-tơ
của các sóng có thể có trị lớn hơn các sóng riêng lẻ (cộng hưởng) hay nhỏ hơn các sóng riêng lẻ (triệt tiêu).
Thuyết lượng tử
Nguyên lý chồng chập là một trong những tiên đề của thuyết lượng tử. Nguyên lý có thể được phát biểu một cách ngắn gọn, nếu một hệ lượng tử có thể được phát hiện ở một trong 2 trạng thái, A và B với các tính chất khác nhau, nó cũng có thể được phát hiện ở trạng thái tổ hợp của chúng, aA + bB, ở đó a và b là các số bất kỳ. Mỗi tổ hợp này là một chồng chập và có các tính chất vật lý khác nhau. Nguyên lý chồng chập trong thuyết lượng tử được gọi là chồng chập lượng tử.
Điện từ học
Nguyên lý chồng chất điện trường cho rằng vectơ cường độ điện trường gây bởi một hệ điện tích điểm bằng tổng các vectơ cường độ điện trường gây ra bởi từng điện tích điểm của hệ.
Xem thêm
Giao thoa
Chồng chập lượng tử
Tham khảo
Superposition of sound waves
Vật lý học
Cơ học lượng tử
Quang học
Khái niệm vật lý
Chuyển động sóng
Lý thuyết hệ thống |
13885 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n%20t%E1%BB%AD | Phân tử | Phân tử là 1 nhóm trung hòa điện tích có nhiều hơn 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học. Các phân tử được phân biệt với các ion do thiếu điện tích. Tuy nhiên, trong vật lý lượng tử, hóa học hữu cơ và hóa sinh, thuật ngữ phân tử thường được sử dụng ít nghiêm ngặt hơn, cũng được áp dụng cho các ion đa nguyên tử.
Trong lý thuyết động học của chất khí, thuật ngữ phân tử thường được sử dụng cho bất kỳ hạt khí nào bất kể thành phần của nó. Theo định nghĩa này, các nguyên tử khí trơ được coi là các phân tử vì chúng là các phân tử đơn phân tử.
Một phân tử có thể là hạt nhân, nghĩa là, nó bao gồm các nguyên tử của một nguyên tố hóa học, như với oxy (O2); hoặc nó có thể là hạt nhân, một hợp chất hóa học bao gồm nhiều hơn một nguyên tố, như với nước (H2O). Các nguyên tử và phức chất được kết nối bởi các tương tác không cộng hóa trị, như liên kết hydro hoặc liên kết ion, thường không được coi là các phân tử đơn lẻ.
Các phân tử như là thành phần của vật chất là phổ biến trong các chất hữu cơ (và do đó sinh hóa). Họ cũng chiếm hầu hết các đại dương và bầu khí quyển. Tuy nhiên, phần lớn các chất rắn quen thuộc trên Trái Đất, bao gồm hầu hết các khoáng chất tạo nên lớp vỏ, lớp phủ và lõi Trái Đất, chứa nhiều liên kết hóa học, nhưng không được tạo thành từ các phân tử có thể nhận dạng được. Ngoài ra, không có phân tử điển hình nào có thể được định nghĩa cho tinh thể ion (muối) và tinh thể cộng hóa trị (chất rắn mạng), mặc dù chúng thường bao gồm các tế bào đơn vị lặp lại kéo dài trong một mặt phẳng (như trong graphene) hoặc ba chiều (như trong kim cương, thạch anh, hoặc natri chloride). Chủ đề của cấu trúc đơn vị tế bào lặp đi lặp lại cũng giữ cho hầu hết các pha cô đặc có liên kết kim loại, có nghĩa là kim loại rắn cũng không được tạo ra từ các phân tử. Trong kính (chất rắn tồn tại ở trạng thái rối loạn thủy tinh thể), các nguyên tử cũng có thể được giữ với nhau bằng liên kết hóa học không có sự hiện diện của bất kỳ phân tử có thể xác định nào, cũng không có bất kỳ sự đều đặn nào của các đơn vị lặp lại đặc trưng cho tinh thể.
Khái niệm phân tử lần đầu được giới thiệu vào năm 1811 bởi Avogadro, sự tồn tại của các phân tử vẫn là một đề tài tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng hoá học, cho tới khi năm 1911, khi Perrin công khai các kết quả nghiên cứu của mình. Thuyết phân tử hiện đại đã mang đến nhiều ứng dụng trong tính toán, là cơ sở để hình thành nên ngành hóa học tính toán đương thời.
Khoa học phân tử
Khoa học về phân tử được gọi là hóa học phân tử hoặc vật lý phân tử, tùy thuộc vào việc tập trung vào hóa học hay vật lý. Hóa học phân tử liên quan đến các định luật chi phối sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến sự hình thành và phá vỡ các liên kết hóa học, trong khi vật lý phân tử liên quan đến các định luật chi phối cấu trúc và tính chất của chúng. Trong thực tế, tuy nhiên, sự phân biệt này là mơ hồ. Trong khoa học phân tử, một phân tử bao gồm một hệ thống ổn định (trạng thái ràng buộc) gồm hai hoặc nhiều nguyên tử. Các ion polyatomic đôi khi có thể được coi là hữu ích như các phân tử tích điện. Thuật ngữ phân tử không ổn định được sử dụng cho các loài rất dễ phản ứng, tức là các tổ hợp tồn tại ngắn (cộng hưởng) của các electron và hạt nhân, chẳng hạn như các gốc, ion phân tử, phân tử Rydberg, trạng thái chuyển tiếp, phức hợp van der Waals hoặc hệ thống các nguyên tử va chạm như trong Bose mật Einstein ngưng tụ.
Liên kết
Các phân tử được giữ với nhau bằng liên kết cộng hóa trị hoặc liên kết ion. Một số loại nguyên tố phi kim chỉ tồn tại dưới dạng phân tử trong môi trường. Ví dụ, hydro chỉ tồn tại dưới dạng phân tử hydro. Một phân tử của một hợp chất được tạo thành từ hai hoặc nhiều yếu tố.
Hóa trị
Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học liên quan đến việc chia sẻ các cặp electron giữa các nguyên tử. Các cặp electron này được gọi là cặp chia sẻ hoặc cặp liên kết và sự cân bằng ổn định của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các nguyên tử, khi chúng chia sẻ electron, được gọi là liên kết cộng hóa trị.
Ion
Liên kết ion là một loại liên kết hóa học liên quan đến lực hút tĩnh điện giữa các ion tích điện trái dấu và là tương tác chính xảy ra trong các hợp chất ion. Các ion là các nguyên tử đã mất một hoặc nhiều electron (gọi là cation) và các nguyên tử đã thu được một hoặc nhiều electron (gọi là anion). Sự chuyển điện tử này được gọi là điện hóa trái ngược với cộng hóa trị. Trong trường hợp đơn giản nhất, cation là nguyên tử kim loại và anion là nguyên tử phi kim, nhưng các ion này có thể có bản chất phức tạp hơn, ví dụ các ion phân tử như NH4+ hoặc SO42−.
Kích thước của phân tử
Hầu hết các phân tử quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mặc dù các phân tử của nhiều polyme có thể đạt kích thước vĩ mô, bao gồm cả các phân tử sinh học như DNA. Các phân tử thường được sử dụng làm các khối xây dựng để tổng hợp hữu cơ có kích thước từ một vài angstroms (Å) đến vài chục, hoặc khoảng một phần tỷ mét. Các phân tử đơn lẻ thường không thể được quan sát bằng ánh sáng (như đã lưu ý ở trên), nhưng các phân tử nhỏ và thậm chí các đường viền của các nguyên tử riêng lẻ có thể được truy tìm trong một số trường hợp bằng cách sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử. Một số phân tử lớn nhất là đại phân tử hoặc siêu phân tử.
Phân tử nhỏ nhất là hydro (H2), với độ dài liên kết là 0,74.
Bán kính phân tử hiệu quả là kích thước mà một phân tử hiển thị trong dung dịch. Bảng tính thấm cho các chất khác nhau chứa các ví dụ.
Công thức phân tử
Các loại công thức hóa học
Các công thức hóa học cho một phân tử sử dụng một dòng hóa yếu tố ký hiệu, số, và đôi khi cũng biểu tượng khác, chẳng hạn như dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu ngoặc, và cộng (+) và trừ (-) dấu hiệu. Chúng được giới hạn trong một dòng ký hiệu chính tả, có thể bao gồm các chỉ số và siêu ký tự.
Công thức thực nghiệm của một hợp chất là một loại công thức hóa học rất đơn giản. Đây là tỷ lệ nguyên đơn giản nhất của các nguyên tố hóa học cấu thành nó. Ví dụ, nước luôn bao gồm tỷ lệ 2: 1 của hydro với các nguyên tử oxy và ethanol (rượu ethyl) luôn bao gồm carbon, hydro và oxy theo tỷ lệ 2: 6: 1. Tuy nhiên, điều này không xác định loại phân tử duy nhất - ví dụ dimethyl ether có cùng tỷ lệ với ethanol. Các phân tử có cùng các nguyên tử trong các sắp xếp khác nhau được gọi là các đồng phân. Ngoài ra, carbohydrate, ví dụ, có cùng tỷ lệ (carbon: hydro: oxy = 1: 2: 1) (và do đó có cùng công thức thực nghiệm) nhưng tổng số nguyên tử khác nhau trong phân tử.
Công thức hóa học phản ánh số lượng chính xác các nguyên tử cấu thành phân tử và do đó đặc trưng cho các phân tử khác nhau. Tuy nhiên, các đồng phân khác nhau có thể có cùng thành phần nguyên tử trong khi là các phân tử khác nhau.
Công thức thực nghiệm thường giống như công thức phân tử nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, acetylen phân tử có công thức phân tử C2H2, nhưng tỷ lệ nguyên đơn giản nhất của các nguyên tố là CH.
Các khối lượng phân tử có thể được tính từ công thức hóa học và được thể hiện trong truyền thống đơn vị khối lượng nguyên tử bằng 1/12 khối lượng của một không các-bon-12 (12C đồng vị) nguyên tử. Đối với chất rắn mạng, đơn vị công thức hạn được sử dụng trong tính toán cân bằng hóa học.
Công thức cấu trúc
Đối với các phân tử có cấu trúc 3 chiều phức tạp, đặc biệt là liên quan đến các nguyên tử liên kết với bốn nhóm thế khác nhau, một công thức phân tử đơn giản hoặc thậm chí công thức hóa học bán cấu trúc có thể không đủ để xác định hoàn toàn phân tử. Trong trường hợp này, một loại công thức đồ họa được gọi là công thức cấu trúc có thể cần thiết. Các công thức cấu trúc có thể lần lượt được biểu diễn bằng tên hóa học một chiều, nhưng danh pháp hóa học như vậy đòi hỏi nhiều từ và thuật ngữ không phải là một phần của công thức hóa học.
Hình học phân tử
Các phân tử có hình học cân bằng cố định Độ dài liên kết và góc độ của mối quan hệ mà chúng liên tục dao động thông qua các chuyển động dao động và quay. Một chất tinh khiết bao gồm các phân tử có cùng cấu trúc hình học trung bình. Công thức hóa học và cấu trúc của một phân tử là hai yếu tố quan trọng quyết định tính chất của nó, đặc biệt là khả năng phản ứng của nó. Các chất đồng phân có chung một công thức hóa học nhưng thông thường có các tính chất rất khác nhau do cấu trúc khác nhau của chúng. Các đồng phân lập thể, một loại đồng phân đặc biệt, có thể có các tính chất hóa lý rất giống nhau và đồng thời các hoạt động sinh hóa khác nhau.
Quang phổ phân tử
Quang phổ phân tử liên quan đến phản ứng (phổ) của các phân tử tương tác với các tín hiệu thăm dò của năng lượng đã biết (hoặc tần số, theo công thức của Planck). Các phân tử có mức năng lượng được lượng tử hóa có thể được phân tích bằng cách phát hiện sự trao đổi năng lượng của phân tử thông qua sự hấp thụ hoặc phát xạ. Quang phổ thường không đề cập đến các nghiên cứu nhiễu xạ trong đó các hạt như neutron, electron hoặc tia X năng lượng cao tương tác với sự sắp xếp thường xuyên của các phân tử (như trong tinh thể).
Quang phổ vi sóng thường đo các thay đổi trong quá trình quay của các phân tử và có thể được sử dụng để xác định các phân tử ngoài không gian. Quang phổ hồng ngoại đo sự rung động của các phân tử, bao gồm các chuyển động kéo dài, uốn cong hoặc xoắn. Nó thường được sử dụng để xác định các loại liên kết hoặc nhóm chức trong các phân tử. Những thay đổi trong cách sắp xếp các vạch hấp thụ hoặc phát xạ của electron trong tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy hoặc gần tia hồng ngoại và dẫn đến màu sắc. Quang phổ cộng hưởng hạt nhân đo môi trường của các hạt nhân cụ thể trong phân tử và có thể được sử dụng để mô tả số lượng nguyên tử ở các vị trí khác nhau trong một phân tử.
Các khía cạnh lý thuyết
Nghiên cứu về các phân tử bằng vật lý phân tử và hóa học lý thuyết phần lớn dựa trên cơ học lượng tử và rất cần thiết cho sự hiểu biết về liên kết hóa học. Đơn giản nhất trong số các phân tử là phân tử hydro-ion, H2+ và đơn giản nhất trong tất cả các liên kết hóa học là liên kết một electron. H2+ bao gồm hai proton tích điện dương và một electron tích điện âm, có nghĩa là phương trình Schrödinger cho hệ thống có thể được giải quyết dễ dàng hơn do thiếu lực đẩy electron electron. Với sự phát triển của máy tính kỹ thuật số nhanh, các giải pháp gần đúng cho các phân tử phức tạp hơn đã trở thành có thể và là một trong những khía cạnh chính của hóa học tính toán.
Khi cố gắng xác định chặt chẽ liệu một sự sắp xếp các nguyên tử có đủ ổn định để được coi là một phân tử hay không, IUPAC gợi ý rằng nó "phải tương ứng với một chỗ lõm trên bề mặt năng lượng đủ sâu để giam giữ ít nhất một trạng thái rung động". Định nghĩa này không phụ thuộc vào bản chất của sự tương tác giữa các nguyên tử, mà chỉ phụ thuộc vào độ mạnh của sự tương tác. Trên thực tế, nó bao gồm các loài bị ràng buộc yếu mà theo truyền thống không được coi là các phân tử, chẳng hạn như helium dimer, He2, có một trạng thái ràng buộc rung động và bị ràng buộc lỏng lẻo đến mức nó chỉ có thể được quan sát ở mức rất thấp nhiệt độ.
Việc sắp xếp các nguyên tử có đủ ổn định hay không để được coi là một phân tử vốn là một định nghĩa hoạt động. Về mặt triết học, do đó, một phân tử không phải là một thực thể cơ bản (ví dụ, ngược lại, với một hạt cơ bản); đúng hơn, khái niệm về một phân tử là cách nhà hóa học đưa ra tuyên bố hữu ích về sức mạnh của các tương tác quy mô nguyên tử trong thế giới mà chúng ta quan sát.
Xem thêm
Nguyên tử
Đơn chất
Hợp chất
Nguyên tố hóa học
Độ âm điện
Dung dịch
Công thức hóa học
Đồng phân
Số nguyên tử
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hóa học
Vật lý phân tử
Vật chất
Phân tử |
13908 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Nước (định hướng) | Nước trong tiếng Việt có thể là:
Nước, hợp chất hóa học có công thức H2O (thường ở thể lỏng trong điều kiện chuẩn)
Nước nặng chỉ tới hợp chất D2O
Nước siêu nặng chỉ tới hợp chất T2O
Nước oxy già chỉ tới hợp chất H2O2
Nước trong thuật ngữ âm nước của ngôn ngữ học, để chỉ các chữ cái có thể phát âm ở dạng trung gian giữa nguyên âm và phụ âm; ví dụ: sự phát âm của chữ cái L trong câu tiếng Anh tell
Nước là một bước đi, cách đi, để chỉ trạng thái như nước cờ, hết nước (hết cách), nước bóng, nước kiệu; trong cờ vua, nước là lần thực hiện việc di chuyển quân trong các môn cờ; ví dụ nước d2-d4 là sự thực hiện di chuyển quân tốt từ ô d2 sang ô d4
Nước, một khái niệm chỉ một xứ sở, một lãnh thổ toàn vẹn có chủ quyền; cũng có khi dùng để thay cách gọi quốc gia, ví dụ nước Mỹ, nước Việt Nam v.v. |
13911 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nu%C3%B4i%20t%C3%B4m | Nuôi tôm | Nuôi tôm là một ngành nông nghiệp thiết kế để gầy dựng và phát triển các loại tôm cho nhu cầu tiêu thụ của con người. Việc nuôi tôm thương mại đầu tiên bắt đầu những năm 1970, sản lượng sản xuất tôm phát triển nhanh chóng để theo kịp đòi hỏi của thị trường, đặc biệt là Mỹ, Nhật, Tây Âu. Tổng sản lượng tôm của thế giới là 1.6 triệu tấn năm 2003 và có giá trị tương đượng 9000 triệu đôla. Khoảng 75% là từ các nước châu Á, như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ..., 25% còn lại là từ nước Nam Mỹ. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất. Ngày nuôi tôm cũng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam nhất là nuôi tôm để xuất khẩu.
Kĩ thuật nuôi trồng
Khi ngành nuôi trồng tôm phát triển năm 1970 như là ngành thương mại, tiềm năng thay thế thỏa mãn cho nhu cầu thị trường đang tăng cao, vượt xa khả năng đánh bắt tôm hoang dã, phương pháp nông nghiệp cũ đã nhanh chóng bị thay đổi để tiến tới phương pháp sản xuất để xuất khẩu. Ngành công nghiệp nuôi tôm bắt đầu bằng phương pháp cũ kĩ, tốn kém, sử dụng đất rộng nhưng năng suất thấp. Vào thời điểm, mà nhu cầu tôm tăng cao, thì các vùng ven biển được cải tạo nuôi tôm. Nhưng với kĩ thuật tiên tiến làm cho mật độ nuôi tôm tăng cao. Có khi áp dụng phương pháp nuôi ao phụ để cho ăn.
Đến giữa những năm 1980, các nông trường nuôi phần lớn là tôm non được đánh bắt do ngư dân. Do đó việc nuôi tôm giống trở thành quan trọng trong một số nước. Để đảm bảo có sự cung cấp đều đặn, ngành công nghiệp này bắt đầu việc nuôi tôm từ trong trứng và đảm bảo lượng tôm non.
Vòng đời của tôm
Tôm trưởng thành và sinh sản trong môi trường nước. Con cái đẻ 50000 cho đến 1 triệu trứng, được ấp 24 giờ trứng thành các ấu trùng. Ấu trùng ăn các noãn hoàng và biến thái. Sau 3 lần biến thái, thì có hình dạng gần giống tôm. Sau 3-4 ngày thì biến thái hoàn toàn thành tôm non, tôm non có đầy đủ các tính chất của tôm. Toàn quá trình kéo dài 12 ngày từ khi đẻ trứng. Trong tự nhiên, tôm non di cư ra cửa sông, vốn giàu dinh dưỡng và độ mặn. Chúng phát triển và chuyển vào vùng nước lớn nơi mà chúng trưởng thành. Tôm trưởng thành là sinh vật đáy.
Kĩ thuật
Trong việc nuôi tôm, vòng đời này xảy ra dưới điều kiện có kiểm soát. Lý do để làm cho mật độ tăng cao kết quả là có cùng kích cỡ tôm, và cho tôm ăn có điểu khiển, hơn nữa có khả năng đẩy nhanh vòng phát triển bằng cách điều khiển khí hậu (sử dụng trong nhà kính). Có 3 giai đoạn khác nhau:
Việc sinh sản của tôm và tạo ra các ấu trùng hay tép để bán cho các nông trường. Nông trường nuôi tôm lớn có bể nuôi tôm giống và bán cho các cá thể nuôi tôm quanh vùng.
Vườn ươm là phần trong nông trường cho tôm non khi phát triển quen với môi trường nước trong ao.
Trong ao nuôi, tôm phát triển thành tôm có kích thước tiêu chuẩn bán, kéo dài khoảng 3-6 tháng.
Hầu hết các nông trường thu hoạch 1 đến 2 lần trong một năm, ở vùng nhiệt đới nông trường tôm có thể thu hoạch tới 3 lần. Vì sự cần thiết nước mặn, nông trường nuôi tôm gần với biển. Nuôi tôm trong cạn đã được thử nhưng việc vận chuyển nước muối và sự thích nghi của cây cối dẫn đến vấn đề. Thái Lan ban hành lệnh cấm nuôi tôm trong cạn từ năm 1999.
Chú thích
Tham khảo
Nông nghiệp
Sinh học
Chăn nuôi
Nuôi trồng thủy sản
Tôm |
13914 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A5u%20tr%C3%BAc%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20laser | Cấu trúc hệ thống laser | Cấu trúc hệ thống laser phần lớn gồm 3 phần:
Nguồn năng lượng (thường gọi là nguồn bơm);
Môi trường kích thích, hay môi trường laser;
Gương hay hệ thống gương, tạo nên hệ thống khuếch đại quang học.
Nguồn bơm là phần cung cấp năng lượng cho hệ thống laser. Ví dụ bao gồm cực phóng điện, đèn nháy, đèn hồ quang, ánh sáng từ laser khác. Việc lựa chọn loại nguồn bơm nào để sử dụng chủ yếu dựa vào môi trường kích thích là loại gì, và điều này là yếu tố chủ chốt quyết định cách mà năng lượng truyền vào trong môi trường. Laser He-Ne dùng cực phóng điện trong hỗn hợp khí heli Neon. Laser Nd:YAG dùng ánh sáng hội tụ từ đèn nháy Xenon. Laser từ đôi nguyên tử có Heli dùng phản ứng hóa học để nạp năng lượng.
Môi trường kích thích là yếu tố chính quyết định bước sóng và các tính chất khác của tia laser. Có hàng trăm môi trường kích thích có thể làm được. Môi trường kích thích bị kích thích bằng nguồn bơm tạo ra sự kích thích đồng đều giữa các electron, điều cần thiết cho sự phát xạ kích thích các hạt photon, dẫn đến hiện tượng khuếch đại ánh sáng.
Ví dụ về các loại laser:
Dạng lỏng, như laser sử dụng chất nhuộm. Sử dụng các dung môi như metan, etan... thêm vào chất nhuộm hữu cơ chiết xuất từ thực vật (coumarin, rhomadine và florescen). Cấu trúc của chất nhuộm quyết định bước sóng hoạt động của laser.
Dạng khí, dùng argon, cacbonic, krypton, hoặc hỗn hợp Heli-Neon. Các loại này sử dụng nguồn bơm là ắc quy.
Dạng rắn, như tinh thể và gương. Chất rắn chủ đạo pha thêm các tạp chất như crôm, neodymium hay titan. Chất rắn chính thường là YAG(Ytri, Nhôm và Garnet), YLF(Ytri, Lithi, Flo), sapphia (oxit nhôm), gương silica. Ví dụ: Nd:YAG, Ti:sapphia, Cr:rubi (hồng ngọc), Cr:LiSAF, Er:YLF và Nd:glass. Sử dụng đèn nháy hay ánh sáng từ laser khác làm nguồn kích thích.
Laser bán dẫn, trong đó sự chuyển động của hạt electron giữa vật chất với tầng điện tích khác nhau tạo ra hiệu ứng laser. Laser bán dẫn thường gọn nhẹ, dùng làm các thiết bị cho đĩa hát. Xem thêm laser diode.
Các máy khuếch tán ánh sáng có 2 gương song song đặt ở hai đầu, một bên mạ bạc phản xạ toàn phần, bên kia là mặt bán mạ cho phép khoảng 50% ánh sáng phản xạ, 50% ánh sáng truyền qua. Ánh sáng từ trong môi trường, tạo ra từ sự kích thích, phản xạ qua lại bởi các gương trong môi trường, vì thế các photon tích tụ lên nhiều lần trước khi lấy ra từ mặt gương bán mạ. Trong các laser phức tạp, có từ 4 gương trở lên được sử dụng. Sự thiết kế và sắp xếp các mặt gương quyết định bước sóng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thống laser.
Xem thêm
Laser
Danh sách các loại laser
Tham khảo
Laser |
13918 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tia%20h%E1%BB%93ng%20ngo%E1%BA%A1i | Tia hồng ngoại | Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy (mắt người có thể cảm nhận được màu sắc) nhưng ngắn hơn tia bức xạ vi ba.
Vùng ánh sáng mà mắt người thông thường nhìn thấy, còn được gọi là "ánh sáng khả kiến", có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm hay tần số 430-790 THz. Bức xạ hồng ngoại được định nghĩa có bước sóng từ 760 nm (tần số 430 THz) đến 1 mm (300 GHz). Một số sinh vật có thể nhìn thấy tia hồng ngoại ở vùng gần kề với ánh sáng thường, cũng như trong một số thí nghiệm thì có người nhìn thấy đến vùng hồng ngoại 1050 nm.
Từ nguyên
Tên "hồng ngoại" có nghĩa là "ngoài mức đỏ", màu đỏ là màu sắc có bước sóng dài nhất trong ánh sáng nhìn thấy.
Phân loại
Tia hồng ngoại được phân chia theo bước sóng thành ba vùng chính, tuy nhiên phân loại Mỹ thì phân chia ra 5 vùng.
Nguồn phát tia hồng ngoại
Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0° K đều phát ra tia hồng ngoại.
Ví dụ: Đèn LED màu đỏ, đèn của ổ cắm điện [5], remote, camera IR (Hồng ngoại), Máy thu phát sóng hồng ngoại [6].
Tính chất
Tia hồng ngoại có tính chất cơ bản sau:
Tác dụng nhiệt
Có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn
Có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt.
Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
Tia hồng ngoại tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
Ứng dụng
Đo nhiệt độ
Việc thu nhận và đo đạc tia hồng ngoại có thể giúp xác định nhiệt độ của vật từ xa, nếu chúng là nguồn phát ra các tia thu được. Hình chụp trong phổ hồng ngoại gọi là hình ảnh nhiệt, hay trong trường hợp vật rất nóng trong NIR hay có thể thấy được gọi là phép đo nhiệt.
Kỹ thuật đo nhiệt độ bằng hồng ngoại được dùng chủ yếu trong quân sự, và ứng dụng công nghiệp. Kỹ thuật này hiện cũng đang được ứng dụng và dần quen thuộc với thị trường dân sự như: máy ảnh trên xe hơi; tùy thuộc vào giá thành của các sản phẩm có được giảm mạnh hay không.
Phát nhiệt
Tia hồng ngoại được dùng trong đèn hồng ngoại sưởi trực tiếp lên cơ thể, và bố trí ở một số phòng tắm hơi. Tuy nhiên cần lưu ý không nhìn vào các đèn này vì mắt không điều tiết được độ mở sáng theo tia hồng ngoại, chúng có thể gây mù mắt. Tia hồng ngoại có thể được dùng làm tan tuyết trên cánh máy bay.
Một lượng lớn năng lượng mặt trời là nằm trong vùng hồng ngoại. Các vật nóng cỡ vài trăm độ C như lò sưởi, bếp cũng phát ra bức xạ vật đen có cực đại ở vùng hồng ngoại. Do vậy tia hồng ngoại còn được gọi là tia nhiệt.
Kỹ thuật hồng ngoại trong quân sự
Kỹ thuật hồng ngoại rất quan trọng với ngành quốc phòng. Những tên lửa không đối không cự ly gần mà máy bay chiến đấu sử dụng đều có dùng tia hồng ngoại dẫn đường, thường gọi là "tên lửa tầm nhiệt" hay tên lửa dẫn hướng hồng ngoại. Đầu tên lửa lắp thiết bị đầu dò hồng ngoại, tên lửa tự động bám sát luồng hơi nóng từ động cơ máy bay để tìm đến đích.
Để chống lại tên lửa tầm nhiệt thì máy bay bố trí các quả pháo nóng sáng, tung ra khi phát hiện có tên lửa. Nó dẫn đến cuộc đua, một mặt là tăng khả năng nhận dạng bằng ảnh hồng ngoại cho tên lửa, mặt khác là sử dụng cùng với các dạng dẫn hướng khác.
Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, để đối phó với tên lửa Scud của Iraq, Mỹ dùng đến vệ tinh do thám. Trên vệ tinh có lắp kính viễn vọng và 6000 phần tử dò hồng ngoại. Khi bắt đầu phóng tên lửa Scud, luồng hơi nóng ở đuôi tên lửa bị vệ tinh phát hiện, truyền số liệu về trung tâm ở mặt đất, tính toán mục tiêu để phóng tên lửa Patriot phá huỷ tên lửa Scud ở trên không.
Điện tử điều khiển
Các điều khiển xa (remote control)
Các điều khiển xa, thường gọi là "remote control", phần lớn dùng tia hồng ngoại để điều khiển ti vi, dàn âm thanh/hình ảnh, quạt,...
Một biến thể dân dụng ăn theo là "Đèn chiếu sáng LED điều khiển từ xa hồng ngoại", bật tắt bằng bất kỳ "remote control" nào trong các loại trên.
Tự động bật tắt thiết bị
Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện, nhà riêng,... thì việc tự động đóng mở cửa, bật tắt đèn, vòi nước,... thực hiện bằng cảm biến hồng ngoại (mắt thần) nhận biết người hoặc vật chuyển động thông qua nhiệt độ cao hơn xung quanh. Tuy nhiên nếu chỉ dùng cảm biến hồng ngoại thì hoạt động cảm biến dễ lỗi khi nhiệt độ môi trường cao hơn 35 °C.
Các mắt thần này dùng diode quang loại tiếp nhận hồng ngoại để cảm biến. Mắt dùng 1 diode thì cảm nhận gần và hẹp, mắt dùng nhiều diode thì mỗi diode giám sát một góc đặc nhất định, và nâng khoảng cách cảm nhận đến 3-5m.
Phụ kiện thiết bị vi tính
Một số chuột quang cũng dùng tia hồng ngoại, tuy nhiên chuột này cần có thêm LED báo "có cấp nguồn".
Tia hồng ngoại cũng được dùng để truyền tải thông tin trong mạng nhỏ, ví dụ như từ máy tính sang máy tính, máy tính sang điện thoại, điện thoại với điện thoại... hoặc các thiết bị gia dụng khác. Tuy nhiên khoảng cách truyền ngắn và dễ nhiễu.
Truyền thông
Tia hồng ngoại gần và trung được dùng trong viễn thông cáp quang, do có tổn hao nhỏ, cũng như do công nghệ chế tạo linh kiện phát và thu tín hiệu quy định.
Thiết bị nhìn đêm
Thiết bị nhìn đêm là thiết bị quang học-điện tử thực hiện quan sát được môi trường quan tâm trong điều kiện đêm tối hay có ánh sáng cực yếu. Thiết bị thu nhận tia hồng ngoại bằng các ống kính quang học và hiện hình ảnh trên màn hình điện tử. Chúng được chia ra ba loại chính:
Thiết bị "hồng ngoại gần bị động": Thu nhận ánh sáng ở vùng nhìn thấy và hồng ngoại gần rồi khuếch đại, cho ra ảnh đơn sắc. Chúng có tầm quan sát xa, và được chế thành kính ngắm bắn tỉa, kính nhìn đêm trong quân sự cho phi công, xe tăng, biệt kích, điều tra viên,...
Thiết bị "hồng ngoại nhiệt bị động": Là camera quan sát thu nhận ánh sáng ở vùng hồng ngoại nhiệt hay hồng ngoại xa, hiện trên màn hình theo thang nhiệt độ thiên nhiên. Chúng được dùng trong trinh sát, bảo vệ,... hoặc trong nghiên cứu hoạt động ban đêm của động vật, như trong ảnh minh họa chú chó.
Thiết bị "hồng ngoại gần chủ động": Là camera quan sát hồng ngoại có gắn kèm LED phát bức xạ hồng ngoại, tức là chủ động về nguồn chiếu sáng nhưng không để cho mắt thường nhìn thấy. Chúng có tầm quan sát gần và được sử dụng phổ biến trong hoạt động dân sự, như trong thị trường Việt Nam hiện nay.
Trong hoạt động thực tế có thể dùng đến đèn pha hồng ngoại chiếu sáng vùng quan sát để thu nhận hình ảnh rõ hơn, như trong hoạt động bảo vệ biên giới ở Mỹ chống lại người di cư lậu.
Nghiên cứu thiên văn
Trong thiên văn học quan sát hồng ngoại đặc biệt có ý nghĩa trong phát hiện và nghiên cứu các đối tượng "lạnh" có nhiệt đô dưới 1.000° K, và khó có thể nhìn thấy trong vùng quang phổ khác, hoặc các đối tượng ở trong hoặc phía sau một đám mây liên sao.
Ngoài ra, quan sát phổ hồng ngoại được dùng trong phân tích đặc điểm của các đối tượng bất kỳ. Một số vật chất ở các sao được phát hiện nhờ vào quang phổ hồng ngoại, ví dụ, phát hiện khí metan trên hành tinh của hệ ngôi sao cố định HD 189733.
Bảo mật tiền và tài liệu quý
Bảo mật tài liệu dùng tia hồng ngoại thực hiện cho tài liệu quan trọng như hộ chiếu, tiền hay chứng chỉ ngân hàng... Tùy theo mức bảo mật mà khi chế tạo giấy được trộn chất có phản ứng xác định với dải tia hồng ngoại nhất định. Ở mức phức tạp thì xếp đặt chất đó theo ký hiệu xác định. Các máy kiểm tra dùng đèn hồng ngoại có khoảng phổ đã thiết kế chiếu lên giấy sẽ làm rõ những yếu tố bảo mật có hay không.
Bảo mật này đang được áp dụng cho đồng euro. Hộ chiếu Anh thì dùng huỳnh quang hồng ngoại của methylene xanh. Tuy nhiên việc dùng tia hồng ngoại dễ gặp lỗi quan sát hơn so với việc dùng tia tử ngoại
Lịch sử
Sự khám phá ra tia hồng ngoại thường được cho là công lao của William Herschel, nhà thiên văn học đầu thế kỷ XIX. Herschel dùng lăng kính để tán xạ ánh sáng từ Mặt Trời và khám phá ra tia hồng ngoại, nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến gần phần ánh sáng đỏ, thông qua sự ghi chép trên một nhiệt kế.
Tham khảo
Xem thêm
Sóng điện từ
Phổ điện từ
Tia hồng ngoại |
13921 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20th%E1%BB%A9%20nh%E1%BA%A5t | Chiến tranh thế giới thứ nhất | Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ nhất Thế chiến hay Thế chiến I, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này. Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung (được coi là "ngòi nổ" của cuộc chiến tranh), dẫn đến việc Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp, theo kế hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử. Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau. Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp. một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công. Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức, trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất là Cuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.
Tất cả những đế quốc quân chủ (trừ Đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga sau cuộc Cách mạng Tháng Mười lật đổ Chính phủ Lâm thời Nga, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện cho Đức Quốc Xã lên nắm quyền nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn, vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Không một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở các nước bại trận. Điển hình là tại Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Hiệp Ước phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt. Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.
Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ "Đại chiến" (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đương thời, nó còn được gọi với cái tên "Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh" (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra. Chính những vấn đề liên quan tới Hoà ước Versailles 1919 đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Mục đích
Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ 4 đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo Chủ nghĩa Cộng sản tại Nga, Chủ nghĩa quân phiệt và Chủ nghĩa phát xít tại Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức.
Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa 2 khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: 1 bên là liên minh 3 đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối Hiệp ước Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central Powers, hay còn gọi là Liên minh 3 nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ottoman.
Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente 3 bên nhưng Liên minh Trung tâm lại có thêm đồng minh là Đế quốc Ottoman và Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente 3 bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì ở bên phía Liên minh Trung tâm vai trò của các đồng minh mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế của đế quốc Đức lúc đó. Lúc bấy giờ, 2 cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu là Đức và Anh.
Quy mô, tính chất
Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1 kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệt quân đội Đức vẫn còn đang trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ). Các nước này đã thua trận vì xã hội kiệt sức, không thể kham nổi chiến tranh – 1 kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị các lực lượng trong nước lật đổ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo 1 kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào 1 hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1-2 ngày tại 1 điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mác không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa 2 phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động, ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.
Nguyên nhân, bản chất chiến tranh
Xem bài chính: Vụ ám sát thái tử Áo-Hung.
Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Vụ ám sát thái tử Áo-Hung chỉ là cái cớ để các bên chính thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh. Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia ở châu Âu đã chín muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng với nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thế giới.
Nguyên nhân và bản chất của chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện, nhưng có thể được tổng kết như sau:
Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh giành thuộc địa
Lenin và những người Bolshevik, cùng một phần lớn những người xã hội chủ nghĩa của châu Âu phân tích có cơ sở rằng chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các nước chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: đó là cuộc chiến nhằm tranh giành, phân chia lại thuộc địa giữa các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến.
Theo phân tích của Lenin, nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn ngay từ giữa thế kỷ XVI: ở thời điểm này, các nước châu Âu bắt đầu hình thành Chủ nghĩa tư bản. Để tìm kiếm tài nguyên và lợi nhuận, các nước thực dân châu Âu bắt đầu bành trướng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm các nước châu Á, châu Phi để biến các nước này thành thuộc địa. Đến cuối thế kỷ XIX, về cơ bản thì tất cả châu Á, châu Phi đã bị biến thành thuộc địa. Nhưng sự phân chia thuộc địa giữa các nước châu Âu là rất không đồng đều. Anh-Pháp là 2 nước đã xâm chiếm thuộc địa từ khá sớm nên chiếm được rất nhiều thuộc địa, trong khi các nước châu Âu khác thì chiếm được ít hơn nhiều.
Đến cuối thế kỷ XIX, sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ đã đẩy mạnh những tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này. Đến đầu thế kỷ XX, Đế quốc Đức đã vượt qua Anh, Pháp để trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ). Nhưng trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức lại là nước chậm chân, bởi đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết châu Á và châu Phi đã bị Anh, Pháp chiếm làm thuộc địa. Năm 1913, tổng diện tích các thuộc địa của Đức chỉ là 2,9 triệu km², trong khi nước Anh có tới 34 triệu km², Pháp có gần 13 triệu km². Do quy mô thuộc địa không tương xứng với tiềm lực công nghiệp (ít thuộc địa thì tức là có ít tài nguyên và thị trường tiêu thụ), Đức là nước hiếu chiến nhất trong thời kỳ này. Ngoài ra, nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ: đề cao chủng tộc Đức, tích cực truyền bá tinh thần kỷ luật quân đội, chạy đua vũ trang. Lenin đã tổng kết đặc trưng của nước Đức thời kỳ này là "Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".
Nhưng tham vọng của Đức gặp phải sự phản kháng của các nước "đế quốc già" là nước Anh, Pháp và Nga. Các "đế quốc già" này về cơ bản đã chiếm lĩnh gần hết những thuộc địa bao la khắp thế giới và muốn duy trì quyền thống trị của mình, không muốn "chia phần" cho những thế lực mới nổi như Đức. Đế quốc Áo–Hung và Đế quốc Ottoman từ lâu đã suy yếu, nhưng vẫn muốn có đủ "tư cách" và vai trò để tranh giành ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkan và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng với nhau...
Do có cùng mục tiêu tranh giành thuộc địa với Anh-Pháp, nước Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập "phe Liên Minh" vào năm 1882 để chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. Để đối phó, Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỷ XX). Từ đó, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau. 2 bên ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh. Một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa trên thế giới không thể tránh khỏi.
Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân định lại ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới, theo đó các thế lực mới nổi (đứng đầu là Đế quốc Đức) mong muốn đánh bại các thế lực cũ (Anh, Pháp, Nga) để chiếm lấy thuộc địa của kẻ thua.
Mặt khác, việc phát động chiến tranh của các nước đế quốc còn nhằm đối phó với những bất ổn trong nội bộ quốc gia. Đầu thế kỷ XX, phần lớn giai cấp lao động ở các nước bị bóc lột nặng nề, đời sống rất khốn khó (công nhân thường xuyên phải làm việc 12 giờ/ngày, đồng lương lại thấp, việc sa thải diễn ra bừa bãi, trẻ em 12 tuổi đã phải đi làm công nhân phụ giúp cha mẹ...). Sự áp bức đó tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa người lao động với chủ tư bản, nhiều quốc gia đã tiềm ẩn phong trào cách mạng (đặc biệt là ở Nga, Đức và Áo-Hung). Việc phát động chiến tranh sẽ kích thích tinh thần ái quốc của người dân, làm họ quên đi các vấn đề trong nước và xoa dịu mâu thuẫn trong lòng các nước đế quốc.
Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt
Từ nguyên nhân mâu thuẫn lợi ích, sự thèm muốn tranh giành thuộc địa đã dẫn tới một nhóm nguyên nhân khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra, là hệ thống các liên minh quân sự, sự chạy đua vũ trang và Chủ nghĩa quân phiệt của các đế chế:
Liên minh quân sự theo khối: Trong các mâu thuẫn và tương đồng quyền lợi, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo các nước có cùng lợi ích để thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng. Việc này làm cho tình hình thế giới càng trở nên cực kỳ căng thẳng vì bất cứ 1 xung đột quốc gia nào đều có thể trở thành xung đột quốc tế, điều này là rất điển hình cho Thế chiến I. Và thực tế cho thấy từ một sự kiện ám sát có tính dân tộc trong Đế chế Áo - Hung, mâu thuẫn đã được cộng hưởng, khuếch đại và trở thành chiến tranh thế giới.
Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến, Anh cho hạ thủy lớp thiết giáp hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh và Đức. Việc các quốc gia chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm thấy bị đe doạ từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe doạ ở mức độ mới cao hơn. Đây cũng là 1 nguyên nhân gây nên chiến tranh.
Chủ nghĩa quân phiệt: tại các quốc gia quân chủ chuyên chế như Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo - Hung và Đế quốc Ottoman và cả ở các quốc gia khác thì tầng lớp quân nhân, tướng lĩnh có một thế lực và ảnh hưởng rất lớn. Họ không hề bị kiểm soát bởi các thiết chế dân chủ, lại rất gần gũi Hoàng đế và luôn có xu hướng hiếu chiến và tinh thần ái quốc mãnh liệt của Chủ nghĩa Sôvanh (chauvinism).
Chủ nghĩa dân tộc
Sau thế kỷ XIX tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận thức thì hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân tộc thường đi kèm với Chủ nghĩa Sôvanh và trên con đường tìm vị thế của mình các dân tộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tích luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng.
Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính của vụ ám sát thái tử Áo-Hung tại Bosnia. Sau cuộc chiến Nga-Thổ 1878, Nga có ảnh hưởng lớn ở Balkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ở Bosnia và năm 1908 thì gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đây, nắm toàn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động các nước còn lại trên bán đảo Balkan lập ra Liên minh Balkan hi vọng khối này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn trước kia đối với Đế chế Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gây Chiến tranh Balkan lần thứ nhất 1912-1913 với Thổ Nhĩ Kỳ. Song do sự phân chia quyền lợi không đều, Chiến tranh Balkan lần thứ hai 1913 lại bùng phát, và Bulgaria là nước bại trận. Đến năm 1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như chỉ có 1 ít ảnh hưởng ở bán đảo này, chủ yếu ở Albania. Áo-Hung lại trở thành kẻ thù lớn của Liên minh Balkan. Serbia, nước theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan lúc này đã vận động Chủ nghĩa dân tộc Bosnia là nước có chung đường biên giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử được trợ giúp bởi tổ chức dân tộc Bàn tay đen của Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung vào 28 tháng 6 năm 1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và 1 tháng sau, Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914.
Chiến tranh là tất yếu?
Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầu thế kỷ XX, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc Chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Chiến tranh thế giới thứ nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần cả trăm triệu mạng người trong 2 cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trong thế kỷ XX. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "lãng quên".
Các quan tâm quyền lợi
Các nước tham chiến
Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đế chế Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo - Hung xuống thành những cường quốc hạng 2 để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.
Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 quyết giành lại 2 tỉnh Alsace và Lorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được).
Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic, loại bỏ sự cản trở của Đế quốc Ottoman khỏi Kavkaz và Balkans và loại bỏ sự xuất hiện của Áo-Hung tại Balkan. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman và Áo-Hung.
Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi 1 thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.
Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là 1 cường quốc, cố giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. 2 địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.
Ý: 1 cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có 1 vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Áo - Hung.
Ottoman: Là 1 đế chế lâu đời và lạc hậu ở Trung Cận Đông bị chèn ép ở Cận Đông (Anh, Pháp) và tại Kavkaz và Balkans (Nga). Đây là nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế.
Nhật Bản: Cũng là 1 cường quốc đang lên. Sau Chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản trở thành cường quốc và có tham vọng được xâm chiếm cả Trung Quốc, gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Sau khi ký kết Hiệp ước Anh-Nhật 1902, Nhật Bản chĩa súng vào Đức và Áo-Hung.
Ngoài ra các đế quốc quân chủ Nga, Đức, Ottoman, Áo-Hung, Nhật Bản muốn dùng chiến thắng trong chiến tranh với tinh thần yêu nước dâng cao để trì hoãn cải cách dân chủ, xã hội trong nước.
Các nước đồng tham chiến khác
Hoa Kỳ: Giống như Ý và Nhật, Hoa Kỳ cũng là 1 cường quốc đang nổi. Hoa Kỳ muốn có ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới, và yêu cầu các nước tôn trọng quyền lợi của Hoa Kỳ trên toàn cầu, trong đó có cả châu Âu, châu Á và châu Phi. Đức và Anh không ủng hộ lắm về việc này. Ban đầu Hoa Kỳ không tham chiến, chỉ đứng ngoài bán vũ khí thu lợi nhuận. Nhưng đến cuối năm 1917, nhận thấy nếu Đức thắng lợi thì các quyền lợi của Hoa Kỳ ở châu Âu sẽ bị đe dọa, nước này quyết định tham chiến cùng Anh và Pháp.
Brazil: Từng là 1 đế quốc, song Brazil vẫn không từ bỏ tham vọng được gây ảnh hưởng trên thế giới. Brazil đã có ý định can thiệp vào chiến tranh từ năm 1914, nhưng phải chờ khi Hoa Kỳ tuyên chiến, thì Brazil mới vào cuộc.
Romania: Là 1 quốc gia được Nga giải phóng khổi ách cai trị của người Thổ, Romania có tham vọng được tham chiến cùng Nga trong chiến tranh. Romania muốn có ảnh hưởng ở vùng Transilvania vốn đang bị kiểm soát bởi Áo-Hung và gây ảnh hưởng lên các nước Balkan khác và giành lấy vùng Wallachia khỏi tay người Áo-Hung.
Bulgaria: Là nước mạnh nhất vùng Balkan. Bulgaria nung nấu tham vọng phục thù sau Chiến tranh Balkan lần 2 bằng việc đòi lại quyền lợi ở Macedonia và bán đảo Tiểu Á.
Hy Lạp: Muốn chiếm lại đảo Síp và cố đô Constantinople-những vùng đất đã mất dưới tay người Thổ.
Bồ Đào Nha: Theo Anh, không muốn chia thị trường cho Đức.
Bỉ: Có quyền lợi giống như Anh, nhưng do lãnh thổ nhỏ và dân số ít nên chấp nhận trung lập. Song vì Đức xâm lược nên Bỉ tuyên chiến. Ngoài ra Bỉ còn muốn giành lấy phần còn lại của vùng Wallonie khỏi tay Đức.
Serbia: Là nước mang nặng Chủ nghĩa dân tộc nhất vùng Balkan. Serbia muốn chiếm toàn bộ Balkan, chủ yếu là Bosnia, Croatia và Slovenia khỏi tay Áo-Hung.
Các nước trung lập có liên quan
Tây Ban Nha: Là 1 cựu đế quốc đã suy yếu và khủng hoảng trầm trọng, thậm chí nặng hơn Nga, Tây Ban Nha đã vậy còn thua trận trong chiến tranh với Hoa Kỳ. Khi cận kề chiến tranh, vua Alfonso XIII đã quyết định trung lập. Tuy vậy, Tây Ban Nha dường như khá ủng hộ Đức để phục thù Anh và Hoa Kỳ-những nước có mâu thuẫn gay gắt với Tây Ban Nha trong lịch sử.
México: Là quốc gia có biên giới chung với Hoa Kỳ. Sau Chiến tranh Hoa Kỳ-México, México đã bị Hoa Kỳ cướp mất một phần lãnh thổ lớn ở phía Bắc mà ngày nay đã sáp nhập vào Hoa Kỳ. México có tham vọng trả thù Hoa Kỳ nên đã dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Mexico đã khiến Mexico lục đục, dẫn đến 2 phe phái thân Mỹ-Anh và thân Đức, trong đó, Pancho Villa, 1 người theo Chủ nghĩa dân tộc, đã ủng hộ Đức chống lại Hoa Kỳ trong khi phe chính phủ của Porfirio Díaz và sau đó là Victoriano Huerta thì ủng hộ Anh-Mỹ.
Hà Lan: Là 1 đế quốc già và ốm yếu, nhưng Hà Lan đã tránh xung đột thành công với Đức và sau đó là Anh. Khi gần xảy ra xung đột giữa Anh và Đức, Hà Lan, bất chấp được Anh mời chào, vẫn tuyên bố trung lập.
Thụy Điển: Giống Brazil, Thụy Điển là 1 cựu đế quốc, song lại thiếu tham vọng. Khi gần chiến tranh, Thụy Điển cũng tuyên bố trung lập, song thái độ của Thụy Điển, cùng với Tây Ban Nha, lại khá ủng hộ Đức vì lý do: thù địch dai dẳng với Nga trong lịch sử, chủ yếu về lãnh thổ Phần Lan. Thụy Điển đã cho các tàu chiến và tàu ngầm Đức đóng quân tại các căn cứ hải quân của Thụy Điển.
Đan Mạch: Năm 1864, liên quân Áo-Phổ đã đưa quân tấn công Đan Mạch và thắng lớn trong Chiến tranh Schleswig lần hai. Từ đó, Đan Mạch liên tục thù hằn Phổ và sau đó là Đức, nên tuy tuyên bố trung lập, song Đan Mạch vẫn ngầm ủng hộ Anh. Thêm nữa là xích mích với Thụy Điển cũng khiến Đan Mạch thêm thù địch với Đức.
Na Uy: Là 1 vương quốc độc lập nhưng lệ thuộc Thụy Điển, Na Uy tỏ ra ủng hộ Thụy Điển hơn so với các nước khác. Khi xảy ra nguy cơ chiến tranh, Na Uy và Thụy Điển tuyên bố trung lập, nhưng ủng hộ Đức.
Ba Tư: Ba Tư, dưới sự lãnh đạo của triều đại Pahlavi, đã liên tục bị châu Âu chèn ép. Tuy nhiên, triều đình ở đây lại bị chính phủ Thụy Điển, 1 nước thân Đức, khống chế. Ba Tư muốn đòi lại quyền lợi chính đáng, song do bị Thụy Điển kiểm soát nên liên tục gặp khó khăn.
Trình tự tham chiến
28 tháng 7, 1914: Áo-Hung tuyên chiến với Serbia
29 tháng 7, 1914: Nga kéo quân vào Áo-Hung
1 tháng 8, 1914: Đức tuyên chiến với Nga
3 tháng 8, 1914: Đức tuyên chiến với Pháp
4 tháng 8, 1914: Đức kéo quân vào Vương quốc Bỉ
4 tháng 8, 1914: Anh tuyên chiến với Đức
23 tháng 8, 1914: Nhật Bản tuyên chiến với Đức
29 tháng 10, 1914: Ottoman tấn công Nga
23 tháng 5, 1915: Ý tuyên chiến với Áo-Hung
14 tháng 10, 1915: Bulgari tuyên chiến với Serbia
9 tháng 3, 1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha
6 tháng 4, 1917: Mỹ tuyên chiến với Đức
Diễn biến
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo - Hung phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho 1 chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với 1 lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường:
Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước;
Chiến trường Balkan: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia;
Chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống đế quốc Ottoman;
Chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
1914: Đức phải chiến đấu trên 2 mặt trận
Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3 tháng 8 với Pháp; ngày 4 tháng 8 Anh tuyên chiến với Đức và đổ bộ vào lục địa. Chiến tranh lớn đã nổ ra.
Mặt trận phía Tây
Ngày 2 tháng 8 năm 1914, quân Đức chiếm Luxembourg và 2 ngày sau tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào miền Bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính toán rằng: cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc nước Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trong vòng 40 ngày, trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân Pháp thì Đức sẽ điều quân quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh.
Khi quân Đức xâm chiếm Bỉ, vì lo ngại sự kháng cự của người Bỉ, đặc biệt là từ các tay súng bắn tỉa (franc-tireurs), quân Đức ngay từ ngày đầu tiên ở Bỉ đã mạnh mẽ chống lại người dân bản địa. Ngay từ ngày 05/08, người Đức không chỉ bắt đầu bắn giết thường dân mà còn hành quyết có chủ ý các linh mục người Bỉ, những người mà Bộ Tuyên truyền Đức khẳng định là đã khuyến khích hoạt động bắn tỉa. Tư lệnh Đức Helmuth von Moltke viết cho người đồng cấp ở Áo của ông, Conrad von Hotzendorff, vào ngày 5 tháng 8: “Quá trình tiến quân của chúng ta ở Bỉ chắc chắn là rất tàn bạo. Nhưng chúng ta đang chiến đấu cho sinh mạng của mình và tất cả những ai cản đường phải chịu hậu quả.” Tổng cộng trong gia đoạn tiến công đầu tiên, quân Đức đã giết 5.521 thường dân ở Bỉ và 896 người ở Pháp, cũng vì thế quân Đức bị người Bỉ thù hận và còn làm hại hình ảnh nước Đức trong con mắt của nhiều nhà quan sát nước ngoài.
Kế hoạch Schlieffen là quá sức với Đức: ban đầu quân Đức giành được lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris hòng đánh chiếm thủ đô nước Pháp, và người Đức sắp sửa giành được chiến thắng lớn nhằm quyết định kết cục chiến tranh. Nhưng khi đi sâu vào đất Pháp, lực lượng Đức dần bị dàn mỏng khiến các chỉ huy quân Đức bắt đầu mắc sai lầm. Ở phía đông, quân Nga cũng bắt đầu tấn công lãnh thổ Đức vào ngày 17 tháng 8, sớm hơn nhiều so với dự kiến của Đức là 40 ngày. Điều này khiến Đức phải rút bớt quân từ mặt trận Pháp để chuyển sang phía đông chặn đánh quân Nga, làm yếu đi lực lượng xung kích đang tấn công vào Pháp.
Thế rồi, trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914 quân Đức đánh bất phân thắng bại với liên quân Pháp - Anh. Quân Đức phải lui binh về cố thủ, quân Pháp quá kiệt quệ nên không thể truy kích, nên cả hai đoàn quân không bên nào có thể giành thế thượng phong. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào (Stellungskrieg), và tình hình cứ thế trong suốt 4 năm chiến tranh. Trận đánh kế tiếp tại Aisne còn khốc liệt hơn cả trận sông Marne, diễn ra từ 13-28 tháng 9 năm 1914. Cả hai bên đều mất hàng chục ngàn binh sĩ, nhưng rồi đây vẫn là 1 trận chiến bất phân thắng bại.
Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức như vậy là đã bị phá vỡ.
Mặt trận phía Đông
Để giúp đồng minh đang khó khăn tại mặt trận Pháp – Bỉ, đầu tháng 9 năm 1914 quân đội Nga tổng tấn công trên 2 hướng: Galicia đối đầu với Áo-Hung và đặc biệt là tấn công rất nhanh, mạnh vào Đông Phổ thuộc Đức. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1914, quân đội Đức đánh thắng quân Nga trong trận đánh mở đầu tại Stallupönen - 1 chiến thắng nhỏ nhưng có tầm quan trọng về chiến lược. Các cuộc tấn công sau đó của quân Nga đã thắng lợi nhưng thiệt hại nặng về nhân mạng: đánh lui quân đội Đức trong trận Gumbinnen và quân đội Áo – Hung tại Galicia. Đông Phổ có nguy cơ mất vào tay Nga.
Để cứu nguy cho tập đoàn quân số 8 của mình đang phòng thủ Đông Phổ, Đức phải điều bớt những lực lượng xung kích từ phía Tây sang Đông Phổ và kết quả là trong nửa cuối tháng 8, quân Đức do vị tướng Paul von Hindenburg chỉ huy đã đánh tan quân Nga ở trận Tannenberg, Nga mất 30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ mất 3.436 người chết và 6.800 bị thương. Trận thắng này đã chặn đứng tập đoàn quân số 1 và bao vây tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn quân số 2 của phương diện quân Tây Bắc của Nga, tư lệnh tập đoàn quân số 2 là tướng Aleksandr Samsonov buộc phải tự sát, quân Nga bị đuổi khỏi Đông Phổ. Đây là 1 chiến thắng lớn của quân lực Đức trong suốt Đại chiến thứ nhất, có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của dân tộc Đức, là trận đánh đáng ghi nhớ trong lòng toàn dân Đức thời đó. Quân Đức cũng đánh bại quân Nga trong trận Lyck vài ngày sau đó. Tuy nhiên, về mặt chiến lược thì cuộc tấn công của Nga đã diễn ra sớm hơn nhiều so với dự tính của Đức, khiến Đức phải rút bớt những lực lượng xung kích từ mặt trận Pháp, qua đó góp phần phá vỡ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức và giảm bớt gánh nặng cho quân Anh-Pháp đang bị Đức áp đảo.
Ở phía đông nam thì quân Áo – Hung lại để quân Nga đánh tan nát ở Trận Lemberg (1914). Quân đội Áo - Hung thất bại nặng nề với 450.000 thương vong (100.000 chết, 220.000 bị thương và 130.000 bị bắt làm tù binh), trong khi Nga bị tổn thất khoảng 240.000 người (bao gồm 40.000 bị bắt làm tù binh). Một số người Tiệp Khắc và người Slav không chịu chiến đấu cho quân đội Áo-Hung nên đã ra đầu hàng hàng loạt. Kết thúc năm 1914 tại chiến trường Đông Âu, quân Nga chiếm lĩnh toàn bộ vùng phía đông của Galicia chạy dài tới chân núi Carpathian. Người Nga suýt nữa đã tiến được đến bình nguyên Hungary vào cuối tháng 9 nhưng họ đã dừng tiến quân vì hậu cần gặp khó khăn và bị tổn thất nặng.
Quân Nga rõ ràng chưa chuẩn bị tốt cho chiến tranh, trình độ sĩ quan và binh lính lạc hậu nên không thể chống lại các cuộc tấn công có tổ chức tốt của Đức, nhưng Đức lại phải chống chân cho Đế quốc Áo-Hung bị coi là "bất tài". Quân đội Nga phải chuyển sang phòng ngự. Quân Đức cũng không tấn công thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định. Chỉ trong 1 năm 1915, hơn 1 triệu quân Nga bị liên quân Đức - Áo bắt giữ, nhưng hơn 1 triệu lính Áo-Hung và Đức cũng đã bị Nga bắt giữ làm tù binh.
Như vậy Quân đội Đức đã phải bị động đánh nhau trên 2 mặt trận và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại. Các bên tham chiến đi vào chiến tranh chiến hào. Thực chất, đây không phải là lần đầu tiên người Đức phải chiến đấu trên 2 mặt trận: trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), Vương quốc Phổ dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786) cũng đã lâm vào tình trạng "lưỡng nan thọ địch" (người Phổ đã chiến thắng cuộc chiến tranh này do nữ hoàng Nga qua đời đột ngột khiến liên quân Nga-Áo-Pháp bị mâu thuẫn nội bộ).
Diễn biến ở các chiến trường khác trong năm 1914
Đế quốc Nhật Bản lợi dụng việc các cường quốc đang tham gia cuộc chiến tranh ở Châu Âu đã quyết định thực hiện kế hoạch bành trướng ở Viễn Đông. Ngày 15 tháng 8 năm 1914, Nhật Bản gửi tối hậu thư cho Đức đòi nước này chuyển cho Nhật Bản vùng Giao Châu (Trung Quốc) và hạn cho Đức phải trả lời trong 8 ngày. Đức không trả lời tối hậu thư của Nhật Bản nên ngày 23 tháng 8 năm 1914, Nhật Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng chiếm Giao Châu và tuyến đường sắt Thanh Đảo-Tế Nam (Trung Quốc) và 1 loạt hòn đảo là thuộc địa của Đế chế Đức tại Thái Bình Dương. Ngày 11 tháng 11 năm 1914, Thanh Đảo, thuộc địa của Đức ở Trung Quốc, đã đầu hàng Nhật Bản sau 43 ngày bị bao vây. Sau những hoạt động quân sự này, Nhật Bản không có hoạt động nào khác tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Ngày 21 tháng 9 năm 1914, quân Úc chiếm New Guinea là thuộc địa của Đế chế Đức ở Thái Bình Dương. Ngày 5 tháng 11 năm 1914, quân Đức chiến thắng quân Anh ở Đông Phi thuộc Đức (nay là Tanzania). Năm ấy,Sultan Ottoman là Mehmed V phản đối liên minh Đức - Ottoman. Nhưng rồi, theo lời khuyên của Bộ trưởng Chiến tranh Ismail Enver, Mehmed V với tư cách là Sultan kiêm Khalip phát động Thánh chiến (Jihad) chống phe Hiệp ước.
1915 – 1916: Đức chủ động tấn công
Sau thất bại của kế hoạch năm 1914 nhằm loại Pháp ra khỏi vòng chiến, nước Đức đã rơi vào thế bị động: tiềm năng kinh tế quân sự không bằng liên minh Anh – Pháp – Nga mà lại thực tế phải một mình đối đầu trên 2 mặt trận. Tình trạng này càng kéo dài thì càng bất lợi cho Đức. Để thoát thế kẹt trên 2 mặt trận, năm 1915 Đức tấn công quy mô lớn ở phía Đông để loại Nga ra khỏi chiến tranh và năm 1916 tổng tấn công để loại Pháp nhưng đều không thành. Trong 2 năm này đánh nhau rất to, thương vong của 2 bên là cực lớn, nhất là năm 1916 tại mặt trận phía Tây.
Mặt trận phía Đông 1915 – 1916
Năm 1915, nước Đức quyết định tập trung lực lượng tấn công để loại Nga ra khỏi vòng chiến, xoá bỏ mặt trận phía Đông. Quân Đức trên mặt trận phía Tây chủ động chuyển sang phòng ngự trước liên quân Anh, Pháp và từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1915 để dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, đánh đòn tiêu diệt đối với quân đội Nga.
Sau hơn nửa năm chiến tranh, điểm yếu của Nga lộ rõ: Quân Nga không chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc chiến tiêu hao lâu dài. Nền công nghiệp Nga khi đó có quy mô nhỏ hơn so với Anh, Pháp và Đức, do vậy sản xuất vũ khí đạn dược không theo kịp nhu cầu của chiến tranh. Quân Nga lâm vào cảnh thiếu súng đạn (Tháng 12 năm 1914, quân đội Nga có 6.553.000 quân nhưng chỉ có 4.652.000 khẩu súng trường, đến cuối cuộc chiến thì quân Nga phải sử dụng tạp nham 10 loại súng trường nhập khẩu khác nhau, mỗi thứ bắn một loại đạn, trong khi đạn pháo thì liên tục thiếu hụt). Năm 1914. cả quân đội Nga chỉ có không hơn 679 ô tô vận tải và hai xe ô-tô cứu thương. Hệ thống liên lạc thì lạc hậu: Quân đoàn 2 của Samsonov có 130.000 quân mà chỉ có 25 điện thoại, một vài máy mã hóa thường trục trặc giữa chừng, và kết quả là chỉ huy Nga thường phải cưỡi ngựa đi thị sát tình hình giống như hồi đầu thế kỷ 19. Mặt khác, tình trạng lạc hậu của nước Nga thời đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng quân đội: 60% các hạ sỹ quan xuất thân từ nông dân, rất ít người có trên 4 năm học vấn và gần như chưa ai trải qua đào tạo quân sự bài bản, phần lớn lính Nga thì bị mù chữ, nhiều người thậm chí không biết lắp đạn súng trường, do vậy khó có thể đào tạo họ sử dụng hiệu quả các loại vũ khí phức tạp trong chiến tranh hiện đại. Đội ngũ sĩ quan cao cấp Nga thì phần lớn được bổ nhiệm theo kiểu cách quý tộc giống như thế kỷ XIX, nghĩa là dựa vào xuất thân quý tộc và lòng trung thành với Sa hoàng hơn là thành tích chiến trường (ví dụ như Đại Công tước Nikolai được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh quân đội Nga bởi vì là chú ruột Nga hoàng, dù thực tế ông ta chưa bao giờ chỉ huy 1 tiểu đoàn và cũng chưa từng tham gia một cuộc chiến nào). Nhiều sĩ quan quý tộc này chẳng những bất tài mà còn đố kỵ, không chịu hợp tác với những chỉ huy có năng lực cao hơn họ.
Vì các nguyên nhân trên, cuộc tấn công của Đức diễn ra thuận lợi và thành công lớn: trong Chiến dịch Gorlice-Tarnów phía nam Ba Lan, liên quân Đức - Áo-Hung tấn công như vũ bão, quân Nga thua lớn, mất khoảng 350.000 binh sĩ và phải rút lui trên toàn chiến tuyến Họ thực hiện cuộc đại rút lui: bỏ Galicia, bỏ Ba Lan và sau đó phải bỏ cả một phần vùng Baltic. Thượng tướng August von Mackensen của Đức, với sự giúp đỡ tài tình của Đại tá Hans von Seeckt, đã làm nên chiến thắng lớn, khiến ông được thăng hàm Thống chế. Chiến dịch Gorlice–Tarnów là một trong những chiến thắng lớn nhất của lực lượng Quân đội Đức trong suốt cuộc Đại chiến thứ nhất này. Tuy thắng lợi to lớn, chiếm được một vùng rộng lớn đất đai của Đế quốc Nga nhưng Đức cũng bị tổn thất nhiều (mất 87.000 quân, chưa kể quân Áo-Hung) và vẫn không thể đạt mục tiêu cuối cùng là buộc Nga ra khỏi chiến tranh. Nga hoàng Nikolai II vẫn quyết tâm theo đuổi chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Và đến cuối năm 1915 thì binh lực của nước Đức ở phía Đông cũng đã cạn, không thể tấn công thêm nữa. Mặt trận phía Đông đến cuối năm 1915 lại đi vào ổn định của chiến tranh chiến hào.
Tuy thất bại trong mục tiêu loại Nga ra khỏi chiến tranh, quân Đức vẫn chiếm được nhiều vùng lãnh thổ với 23 triệu dân, trong đó có các vùng kinh tế quan trọng của Nga, khiến sản lượng kinh tế của Nga sụt giảm nghiêm trọng. Đây là một nhân tố sẽ góp phần tạo ra cách mạng lật đổ Nga hoàng sau này.
Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1916, quân đội Nga (phương diện quân Tây Nam, tư lệnh Aleksei Alekseevich Brusilov lại một lần nữa lợi dụng quân Đức đang mải bận đánh trận Verdun bên Pháp tiến hành tấn công thắng lợi lớn tại Galicia, đánh tan tác liên quân Đức và Áo - Hung, bắt được hàng trăm ngàn binh sĩ đối phương. Trong vòng 48 giờ, quân Nga đã xuyên thủng hàng phòng ngự của Áo - Hung dọc theo chiến tuyến dài 80 km, bắt sống hơn 40.000 tù binh. Sau 2 tháng, hơn phân nửa lực lượng Áo- Hung Mặt trận phía Đông bị đánh tan tác, và tướng Conrad, Thạm mưu Trưởng Áo, bắt đầu nghĩ đến việc nghị hòa. Tổn thất nặng nề trong chiến dịch này đã thực sự làm quân đội Áo - Hung mất khả năng tiến hành các chiến dịch lớn chống lại khối Hiệp ước. Chiến dịch Brusilov được xem là chiến thắng vẻ vang nhất của quân Nga và phe Hiệp ước trong cuộc chiến. Hơn 1,3 triệu quân Đức, Áo - Hung đã bị tiêu diệt trong chiến dịch này (trong đó hơn 500.000 bị bắt), quân Nga chiếm lại một phần Ukraina và Belarus, khiến Brusilov trở thành người anh hùng của phe Entente trên Mặt trận phía Đông. Tham mưu trưởng Đức, tướng Ludendorff đã gọi đây là ‘cuộc khủng hoảng phía Đông’.
Tuy thắng lớn nhưng quân Nga lại không thể thừa thắng xông lên tiêu diệt hoàn toàn quân đội Áo - Hung. Điều này bởi nhiều nguyên nhân: quân Nga đã cạn nguồn lương thực và đạn dược, lại phải điều bớt quân sang giúp đồng minh Rumani, ngoài ra còn có thái độ ganh ghét của các tướng Nga khác với thành công của Brusilov khiến đội quân của ông không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Đầu tháng 7, Tổng chỉ huy Nga chuyển Đội Vệ binh Hoàng gia ưu tú đến hỗ trợ Brusilov. Nhưng chỉ huy của Đội Vệ binh là Tướng Bezobrazov, một quý tộc kiêu ngạo, ông ta không tuân lệnh Brusilov mà cứ ra lệnh cho Đội Vệ binh tấn công qua một đầm lầy lộ thiên, để rồi bị thiệt hại nặng bởi máy bay Đức không kích. Chỉ trong một mệnh lệnh ngu ngốc, Đội Vệ binh tinh nhuệ nhất của nước Nga đã bị tiêu diệt. Trong khi đó, nếu 2 tướng Nga là Evert và Kuropatkin giữ lời hứa tiến quân đồng bộ với Brusilov, mở cuộc tấn công ở phía Tây và Tây-Bắc, thì tiến trình chiến tranh đã đổi chiều hoàn toàn và quân Nga có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Hindenburg sau đó thú nhận rằng nếu Nga mở cuộc tấn công thứ hai thì ‘Chúng tôi ắt hẳn đã đối diện với một sự sụp đổ hoàn toàn’. Một lần nữa, quân đội Nga lại lãng phí thời cơ quý giá vì những điểm yếu gây ra bởi những chỉ huy quý tộc. Tướng Brusilov sau này rằng có nhận xét cay đắng là ‘Nước Nga không thể thắng cuộc chiến với thể chế chính quyền hiện thời.’
Để cứu vãn tình hình mặt trận phía đông, nước Đức lại phải kéo quân từ mặt trận phía Tây về can thiệp và chặn đứng quân Nga. Quân Nga lại phải rút lui nhưng sau đó Đức phải chuyển quân sang phía Tây, hai bên lại đi vào cầm cự trong chiến hào cho đến khi Nga ra khỏi chiến tranh cuối năm 1917 vì sụp đổ trong phong trào cách mạng.
Mặt trận phía Tây 1915 - 1916
Trong các năm 1915, 1916 mặt trận phía Tây đánh nhau cực kỳ quyết liệt nhưng không có nhiều đột biến: các chiến dịch tại Ypres (bắc Bỉ), Champagne và Artois (bắc Pháp) quân hai bên nhiều lần cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại. Tại đây đầu tiên là quân Đức đã sử dụng vũ khí hoá học sau đó quân Entente đáp trả gây chết ngạt rất nhiều cho quân sĩ hai bên. Năm 1916, diễn ra trận Verdun nổi tiếng nhất trong thế chiến này, diễn ra trên đất Pháp (từ 21 tháng 2 đến 18 tháng 12 năm 1916) đây là nỗ lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm Paris loại Pháp ra khỏi chiến tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ Verdun để hướng về Paris và quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt, chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10 km. Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt". Quân Pháp kiệt quệ và cả hai phe đều không thể thắng được trận đại chiến Verdun này.
Để phản công giải nguy cho Verdun, tháng 9 năm 1916, quân Anh đã tấn công tại trận sông Somme nhưng cũng không có kết quả rõ rệt. Trận này lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới quân Anh đã sử dụng xe tăng tấn công và đã đạt hiệu quả chiến thuật rất cao. Nhưng nỗ lực của liên quân Anh - Pháp coi như thất bại, thương vong của 2 bên trong chiến dịch này còn cao hơn cả trận Verdun
Tại các mặt trận phía Nam 1915 – 1916
Ngày 23 tháng 5 năm 1915, Ý gia nhập khối Đồng minh ba bên (Anh- Pháp- Nga) để chống Áo. 14 tháng 10 năm 1915 Bulgaria tham gia vào phe liên minh Đức - Áo để chống Serbia. Mặt trận phía Nam tuy quy mô nhỏ nhưng sôi động hẳn lên.
Chiến trường Ý – Áo: tháng 5 năm 1915 quân Ý mở chiến dịch Isonzo chống quân Áo nhưng thất bại và bị Áo phản công chiếm Gorizia sau lợi thế nhỏ bé này mặt trận Ý – Áo đi vào ổn định cho đến tận cuối năm 1917.
Chiến trường Balkans: Chiến thắng vẻ vang của quân Đức trong Chiến dịch Gorlice–Tarnów trên Mặt trận phía Đông tạo điều kiện cho Bulgaria nhảy vào tham chiến. Tại Balkan tháng 10 năm 1915 liên quân Đức – Áo – Bulgaria đánh tan quân Serbia tại Novo Brdo và quân Serbia phải rút lui sâu vào Albania và Hy Lạp. Để cứu nguy cho Serbia và gây áp lực lên Hy Lạp tham gia chống Liên minh Trung tâm, cuối năm 1915 liên quân Anh, Pháp tiến hành chiến dịch đổ bộ lên Salonica của Hy Lạp nhưng nước này không tham gia chống Đức, Áo, Bulgaria. Chiến sự tại mặt trận Balkans tại Salonica ổn định, yên tĩnh lạ thường và các bên dường như không muốn đánh nhau cho đến tận cuối chiến tranh. Người ta gọi mặt trận Salonica là "trại tù binh lớn".
Chiến trường Trung Cận Đông: từ tháng 2 năm 1915 đến tận tháng 1 năm 1916 liên quân Anh, Pháp mở chiến dịch hải quân đổ bộ rất lớn trong lịch sử chiến tranh thế giới – chiến dịch Dardanelles đổ bộ gần 60 vạn quân để chiếm hai eo biển Dardanelles, Bosporus và thủ đô Istanbul để buộc Đế quốc Ottoman ra khỏi chiến tranh. Người anh hùng dân tộc Mustafa Kemal Atatürk đã xuất binh đập tan tác quân Entente, làm thất bại chiến dịch của địch. Nhờ đó, Đế quốc Ottoman vẫn đứng vững và giáng trả hiệu quả, Entente ba bên phải di tản quân về Hy Lạp.
Chiến trường Kavkaz: Tại vùng Kavkaz, quân Nga có lực lượng nhỏ hơn nhưng đã đại thắng quân Ottoman tại trận Sarikamis (từ 29 tháng 12 năm 1914 đến 4 tháng 1 năm 1915) sau đó trong năm 1915, 1916 và cho đến tận cuối năm 1917 khi Nga sụp đổ vì cách mạng, quân Nga tại Kavkaz liên tiếp đánh lui quân Ottoman, tiến lên chiếm xứ nay là Armenia. Vì người Armenia theo Chính thống giáo có cảm tình với Nga nên chính quyền Đế quốc Ottoman đã thi hành chính sách diệt chủng người Armenia làm gần 1 triệu người Armenia chết, chấn động trong dư luận châu Âu và thế giới về Thế chiến I.
1917: Năm bản lề
Năm này là năm bản lề của chiến tranh: Tại mặt trận phía tây, liên quân chuyển sang tấn công. Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế trên biển, Hoa Kỳ tham chiến chống Đức. Cách mạng tại Nga làm nước này rời bỏ chiến tranh.
Quân Anh-Pháp-Nga chuyển sang tấn công
Trong năm 1917 lợi thế đã nghiêng sang phía Anh-Pháp-Nga ba bên, vòng vây trên biển siết chặt kinh tế Đức của Hải quân Hoàng gia Anh đã cho thấy các kết quả. Liên quân Pháp-Anh liên tục mở các cuộc tấn công lớn trên tất cả các mặt trận.
Chiến trường Trung Cận Đông: quân Anh liên tiếp chiến thắng quân Ottoman và chiếm Baghdad (Iraq) tháng 3 năm 1917 và tổ chức thành công chiến dịch Sinai và chiến dịch Palestine chiếm Jerusalem vào tháng 12 năm 1917.
Chiến trường Ý – Áo: tại chiến trường này cuối năm 1917 khi cách mạng nổ ra ở Nga, không còn mặt trận phía Đông, quân Đức – Áo được tiếp viện một lực lượng hùng hậu trong đó có các đơn vị xung kích của Đức làm nòng cốt, đã tổ chức chiến dịch Caporetto (26 tháng 10 năm 1917) và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân Ý. Quân Anh, Pháp phải cứu viện lập phòng tuyến cố thủ tại sông Piave. Và thế trận dừng lại ở đây cho đến hết chiến tranh. Tuy thắng lợi của Đức, Áo tại Caporetto rất to lớn nhưng vai trò thứ yếu của mặt trận Ý – Áo không làm đảo lộn thế chiến lược của chiến tranh và thực lực của phe Trung tâm cũng không cho phép phát triển thành quả.
Mặt trận phía Tây: Liên quân Anh, Pháp đã nắm quyền chủ động chiến trường, trong năm 1917 tại mặt trận này chỉ có họ tấn công nhưng không thể chọc thủng nổi tuyến phòng thủ rắn chắc của quân Đức. Các cuộc tấn công tại Verdun, Ypres, Cambrai với sử dụng ồ ạt xe tăng đều thất bại. Đặc biệt từ 9 tháng 4 đến 5 tháng 5 năm này quân đội Pháp mở chiến dịch Nivelle (theo tên của Tổng tư lệnh quân đội Pháp Robert Georges Nivelle – người soạn thảo kế hoạch) với số lượng áp đảo gấp 2 lần quân Đức, kết quả: với số thương vong 50 vạn và đã thất bại và ngày nay trận này được gọi là "lò mổ của Nivelle". Đến cuối năm 1917 phòng tuyến Đức tại mặt trận phía Tây vẫn chưa thể phá vỡ nổi.
Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế
Sau này nhiều nhà nghiên cứu Anh đã công nhận Anh thực tế đã trên nguy cơ thua trận nếu chiến tranh tàu ngầm của Đức hiệu quả hơn nữa. Ban đầu Đức trông cậy vào hạm đội tàu nổi của mình nhưng hạm đội Đức không thể đua tranh được với hạm đội hùng hậu của Hải quân Hoàng gia Anh nên nhiệm vụ bóp nghẹt kinh tế Anh được giao cho hạm đội tàu ngầm rất nổi tiếng của Đức. Đức chạy đua với thời gian xây dựng lực lượng tàu ngầm và sử dụng chúng hiệu quả để đánh phá tuyến vận tải biển quan trọng sống còn đối với Anh.
Tàu hàng Andex của Anh trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức. Để tăng hiệu quả áp lực lên Anh tháng 2 năm 1917 Tổng tham mưu trưởng Đức Erich Ludendorff thuyết phục được Thủ tướng Đức (Chancellor) tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế chống mọi tàu của mọi quốc tịch chuyên chở tiếp tế cho Anh. Lượng trọng tải tàu bị đánh chìm tăng lên nhanh chóng đạt mức trung bình 500.000 tấn/tháng và đạt đỉnh trong tháng 4 năm 1917 là 860.000 tấn. Nước Anh trước nguy cơ bại trận: tình hình rất nghiêm trọng, đã có nạn đói trong nước. Từ tháng 8 năm 1917 Anh áp dụng chiến thuật vận tải mới là hạm đội áp tải để vô hiệu hoá đòn đánh của tàu ngầm và chiến thuật này là cực kỳ hiệu quả và nước Anh đã thoát hiểm hoạ chết đói. Nhưng để đối phó lại, tàu ngầm Đức áp dụng chiến thuật "nổi lên đánh đêm": hạm đội Anh chỉ hiệu quả chống tàu ngầm khi chúng bị phát hiện dưới mặt nước hoặc bị nổi lên ban ngày. Khi vào ban đêm tàu ngầm Đức nổi lên bơi lẫn vào đoàn tàu vận tải thì Hải quân Anh không biết cách làm thế nào. Đây là chiến thuật rất hiệu quả của Đức và nếu chiến tranh kéo dài chưa biết kết quả sẽ thế nào: Các tàu ngầm Đức luôn theo sát các đoàn convoy của Anh nhưng thay vì tấn công, chúng chờ đến đêm nổi lên bơi lẫn vào đoàn tàu vận tải, áp mạn ở cự ly gần và dùng pháo lần lượt tiêu diệt từng chiếc một. Một thảm hoạ cho hình thức convoy của Anh.
Hoa Kỳ tham chiến
Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XX theo đuổi chính sách không can thiệp và giữ trung lập trong chiến tranh. Nhưng do phần lớn người Mỹ là con cháu của những người Anh di cư sang nên tâm lý nhân dân và chính giới Hoa Kỳ luôn giành tình cảm cho người Anh nên dù vẫn giữ quan hệ với Đức, Hoa Kỳ luôn dành cho Anh những thuận lợi để duy trì chiến tranh.
Ban đầu, Hoa Kỳ không muốn tham gia chiến tranh, họ chỉ muốn đứng ngoài thu lợi từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các nước tham chiến. Các khoản chi phí quân sự cực lớn của các nước châu Âu đã đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho các công ty Mỹ (bằng việc bán lương thực, đồ dùng và cho vay nặng lãi đối với các nước tham chiến). Đến năm 1917, xuất khẩu của Mỹ đã tăng 2,5 lần so với mức trước chiến tranh (từ 825 triệu USD lên 2,25 tỷ USD), chủ yếu là nhờ xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Giữa năm 1914 và 1917, sản xuất công nghiệp Mỹ tăng 32% và GNP tăng gần 20%, trái ngược hẳn với tình trạng suy thoái trước chiến tranh. Riêng hãng thép Bethlehem Steel đã xuất khẩu 500.000 tấn vỏ thép và 20,1 triệu viên đạn pháo cho Anh và Pháp trong giai đoạn 1914-1917.
Các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính Mỹ đến các nước châu Âu cũng gia tăng mạnh trong thời chiến tranh. The House of Morgan cung cấp kinh phí cần thiết cho chiến phí của Anh và Pháp. Từ năm 1914 trở đi, các ngân hàng Morgan ở New York, được chỉ định là đại diện tài chính cho chính phủ Anh, và sau đó đóng một vai trò tương tự đối với Pháp.
Trong khi thế giới tập trung chú ý vào chiến trường châu Âu, Hoa Kỳ ngày càng lo ngại rằng Đức có thể giành chiến thắng. Vào đầu thế kỷ XX, với tham vọng đánh chiếm thuộc địa ngày càng tăng, sự hiện diện của Đức ở Haiti gia tăng. Năm 1915, tổng thống Woodrow Wilson từng phải gửi Thủy quân lục chiến Mỹ tới Haiti, nhằm bảo vệ các tài sản của Mỹ trong khu vực và ngăn chặn một cuộc xâm lược của Đức và lãnh thổ này. Đầu năm 1917, Đế quốc Nga sụp đổ còn Đế quốc Anh thì đang tổn thất nặng do tàu ngầm Đức, chiến sự đảo chiều có lợi cho phe Đức. Nếu Đức chiến thắng trong thế chiến, nước này sẽ là bá chủ châu Âu, và mục tiêu tiếp theo của Đế quốc Đức chắc chắn sẽ là các thuộc địa ở Nam Mỹ, vùng mà Hoa Kỳ vẫn luôn coi là khu vực ảnh hưởng quan trọng nhất của mình. Ngoài ra, 3 tỷ USD (tương đương 50 tỷ USD thời giá 2015) mà Mỹ đã cho Anh, Pháp vay để làm chiến phí sẽ mất trắng. Do đó, Mỹ ngày càng muốn tham gia vào chiến tranh để hỗ trợ cho Anh và Pháp.
Với việc Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế đánh cả vào tàu Mỹ, lại cộng thêm sự kiện bức điện Zimmermann đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn, họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức. Ngày 6 tháng 4 năm 1917, Hoa Kỳ cắt mọi quan hệ và tuyên bố chiến tranh với Đức. Vào cuối năm 1918 khi Đức đầu hàng, lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ tại châu Âu chưa thật lớn và Quân đội Hoa Kỳ không đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh thắng quân Đức trên chiến trường, nhưng rõ ràng với tiềm lực kinh tế rất lớn của mình giúp cho Entente và các mối ràng buộc chính trị, kinh tế nhất là các khoản cho vay với Đức bị dứt bỏ thì sự tham chiến của Hoa Kỳ là một yếu tố cực mạnh có lợi cho Đồng Minh.
Sau chiến tranh, Hoa Kỳ là nước thu lợi lớn trong khi các nước châu Âu thì tổn hại nghiêm trọng. Hoa Kỳ tổn thất gần 50.000 lính tử trận, con số này rất nhỏ so với tổn thất của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga. Các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng, trong khi lãnh thổ Hoa Kỳ không bị tổn hại gì, lại còn thu được lợi nhuận khổng lồ từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cũng như các khoản bồi thường chiến phí từ các nước bại trận. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chiếm thêm được một số thuộc địa từ tay Đế quốc Đức ở khu vực Thái Bình Dương.
Những nguyên nhân nói trên đã giúp kinh tế Hoa Kỳ vượt qua các nước châu Âu kể từ sau thế chiến 1. Trước chiến tranh, Đế quốc Anh sở hữu hơn một nửa trọng tải tàu biển trên thế giới, trong khi Hoa Kỳ chỉ chiếm 5%, nhưng vào cuối Thế chiến, vị thế đó đã được thay đổi. Nước Anh chỉ còn chiếm không quá 35% trong khi Hoa Kỳ sở hữu 30% trọng tải vận chuyển đường biển trên thế giới. Tương tự như vậy, Hoa Kỳ đã đạt được sự thống trị với thị trường than, điều mà Anh đã đánh mất. Vào cuối cuộc chiến tranh, kinh tế các nước châu Âu tham chiến đều bị "hút máu" đến cạn kiệt và lâm vào nợ nần với chủ nợ là Hoa Kỳ. Gần một nửa số vàng dự trữ của thế giới đã chuyển sang nằm trong tay của Hoa Kỳ, các khoản nợ tích lũy của châu Âu với Mỹ đã lên tới trên 18 tỷ USD (tương đương hơn 300 tỷ USD thời giá 2015).
Cách mạng tại Nga, Nga ra khỏi chiến tranh
Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... Lại cùng những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, tất cả những cái đó gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga cũng là quá lớn: thậm chí chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung tại Galicia cũng bị các sĩ quan cao cấp khác ghen ghét, không chịu hợp tác.
Nền kinh tế Đế quốc Nga vốn yếu hơn Đức, Anh, Pháp nên không chịu được cường độ cao của cuộc chiến tranh. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái. Từ năm 1916 đến 1917, sản lượng lương thực giảm 20%. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra khắp nơi. Sản xuất công nghiệp cũng đình đốn trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp tăng nhanh. Nền tài chính nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 3 năm 1917, triều đình Nga hoàng đã chi vào cuộc chiến 29,6 tỷ Rupee, cao gấp 3 lần tổng thu quốc khố. Để có tiền chi dùng cho cuộc chiến, triều đình liên tục trưng thu những loại thuế mới và tổ chức bán quốc trái trong nhân dân. Tổng số quốc trái tính từ đầu 1914 là 8,8 tỷ Rupee đã tăng lên 36,6 tỷ Rupee vào năm 1917.
Mặt hàng quan trọng nhất là ngũ cốc, các phú nông và thương buôn đã đầu cơ, tích trữ lương thực: giá lương thực tăng cao hơn so với bất kỳ loại hàng hóa khác trong chiến tranh. Năm 1916, giá lương thực tăng cao hơn so với mức lương 3 lần, mặc dù vụ mùa bội thu trong cả hai năm 1915 và 1916. Giá ngũ cốc từ 2,5 rúp được dự đoán sẽ tăng lên đến 25 rúp. Với giá lương thực đắt đỏ, trong suốt năm 1916, người lao động ở đô thị Nga chỉ ăn trung bình khoảng từ 200 đến 300 gram lương thực cho mỗi ngày. Năm 1917, dân cư ở các đô thị của Nga được phép mua chỉ 450 gram bánh mỳ cho mỗi người lớn mỗi ngày. Tới mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng. Sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước. Giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Các mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt.
Đến năm 1917, người dân Nga đã quá căm giận nhà cầm quyền và không thể chịu nổi gánh nặng chiến tranh, nhất là khi quân Đức chỉ còn cách Thủ đô hơn 100 km. Mặt khác những người Cộng sản Nga (Bolshevik) đã kêu gọi người dân chống chiến tranh đế quốc, "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng". Nhân dân và binh sĩ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. Đây là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga. Tuy giữa hai cuộc cách mạng, nước Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng thực tế sau cách mạng tháng 2, quân đội Nga đã tan rã, không còn kỷ luật, quân sĩ tự bỏ ngũ, tự rút lui, có nơi họ còn truy lùng các sĩ quan mà trước đây họ căm thù để xử lý. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ Nga để ra yêu sách.
Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các nước tham chiến ngừng chiến tranh ngay lập tức, không đánh chiếm lãnh thổ của nhau, không bắt nhau phải bồi thường chiến phí. “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô-viết lên án mọi chính sách đế quốc Chủ nghĩa, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và quyền bình đẳng, quyền tự quyết định vận mệnh của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Lênin nêu rõ: “Chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại... Chúng ta đấu tranh chống sự dối trá của các chính phủ, trên lời nói thì tất cả đều nói về hòa bình, về công lý, nhưng trong việc làm lại tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc...”. Lần đầu tiên chiến tranh xâm lược của Chủ nghĩa đế quốc bị lên án, bị coi là tội ác lớn nhất chống lại nhân loại.
Với việc ký kết hoà ước Brest-litovsk riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất lớn: trao cho Đức vùng Ba Lan, Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trả bồi thường 6 tỷ mark vàng cho Đức, ngoài ra nước Nga Xô viết không thể đủ lực lượng để ngăn cản phong trào đòi độc lập của Phần Lan nên đã dễ dàng trao trả độc lập cho nước này. Cuối cùng, Nga đã mất khoảng 842.000 km2 (chiếm 15,4% tổng diện tích trước chiến tranh), nơi sinh sống của 31,5 triệu người (23,3% dân số trước chiến tranh của Đế quốc Nga). Việc nhân nhượng Đức nằm trong dự tính của Lenin rằng nước Đức sẽ sớm thất bại trong thế chiến 1. Kế hoạch của Lenin thực chất là một biện pháp "câu giờ": ký hòa ước để nước Nga thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của nhân dân. Đến khi Đế quốc Đức sụp đổ thì hòa ước cũng vô hiệu, nước Nga khi đó cũng chẳng còn phải bồi thường chiến phí nữa.
Nhận định này là chính xác khi chỉ 8 tháng sau, nước Đức bại trận và hoà ước Brest-litovsk trở nên vô hiệu. Sau đó, nước Nga Xô viết đã tiến quân thu hồi lại phía đông Ukraina và Belarus. Nhưng phần tây Ukraina, Tây Belarus đã bị kẻ thù mới là Ba Lan chiếm mất, vùng Berbassia thì bị Romania chiếm mất. Phải đến trước Thế chiến II, Liên Xô mới nhân lúc Đức đang tấn công mặt trận phía Tây, tranh thủ giành lại các vùng Tây Belarus, Tây Ukraina, Berbassia, Baltic và nhập các vùng này vào lãnh thổ Liên Bang Xô viết.
1918:Phe Trung tâm thua trận
Trong năm 1918, Đế chế Đức huy động những nỗ lực tấn công cuối cùng nhưng đều thất bại. Khi Đức đã kiệt quệ các nguồn lực, Đồng minh tấn công tổng lực và giành thắng lợi lớn. Nước Đức đã quá suy kiệt và cách mạng đã nổ ra, lật đổ hoàng đế Đức. Trong khi đó, quân Áo - Hung đại bại tại Ý, ngọn lửa phong trào dân tộc Chủ nghĩa đã bùng cháy ở nhiều miền đất trên khắp Đế quốc Áo - Hung. Vào tháng 10 năm 1918, Đế quốc Áo - Hung sụp đổ. Phe Trung tâm đầu hàng.
Cuộc tấn công mùa xuân của Đức
Việc Nga rút khỏi chiến tranh khiến cho mặt trận phía Đông đã kết thúc hoàn toàn, điều này cho phép Đức có thể rảnh tay rút về một lực lượng quân đội lớn để chi viện cho mặt trận phía Tây. Với gần 1 triệu quân Đức đã được chuyển từ phía Đông để tăng viện cho mặt trận phía Tây, Bộ Tổng tham mưu Đức trù tính một trận tổng tấn công thắng lợi trước khi quân đội Hoa Kỳ có thể kịp triển khai.
Kế hoạch của Đức là đánh vào tuyến phân chia của quân Anh và Pháp tại đầu mối đường sắt Amiens (chiến dịch Michael) chiến dịch bắt đầu 21 tháng 3 năm 1918. Khác với mọi chiến dịch tấn công trước đây, lần này quân Đức áp dụng chiến thuật bộ binh xung kích và thành công lớn, tiến nhanh mạnh về phía trước 60 km. Thủ đô Paris bị uy hiếp, quân Anh-Pháp đã kiệt quệ, thậm chí vua Wilhelm II công bố ngày 24 tháng 3 là ngày hội quốc gia, nhiều người Đức đã thấy thắng lợi đã đến gần. Tuy nhiên sau những trận đánh ác liệt và với việc 1 triệu quân Mỹ đã chính thức tham chiến, quân Đức đã bị chặn đứng với thương vong trong khoảng tháng ba và tháng tư là gần 30 vạn người.
Tiếp theo chiến dịch Michael quân Đức tuyệt vọng ném thêm quân liên tiếp vào các chiến dịch tiếp theo nhưng đó đã là những nỗ lực ngày càng bất lực (cho dù họ đạt được chiến thắng vang dội trong trận sông Aisne lần thứ ba), và cuối cùng là cố gắng bao vây Reims vào ngày 15 tháng 7 năm 1918 đó là trận sông Marne lần thứ hai, tại đây liên quân Anh-Pháp phản công thắng lợi. Đến cuối tháng 7, tại nhiều nơi quân Đức phải ngừng tấn công hoặc bị đẩy lại trở về vị trí ban đầu. Nỗ lực tấn công cuối cùng của Đức đã tiêu tan.
Chiến dịch mùa xuân 1918 là một thành công về mặt tác chiến của Đức khi họ chiếm được thêm lãnh thổ, tiêu diệt được hơn 1 triệu quân Anh-Pháp-Mỹ. Tuy vậy, quân Đức cũng tổn thất gần 69 vạn quân, đây là tổn thất mà Đức không thể bù đắp được do nước Đức đã huy động gần hết nam giới của họ ra trận. Trong khi đó, do có dân số đông hơn, liên quân Anh-Pháp-Mỹ có thể tiếp tục huy động tân binh để bù đắp tổn thất. Trong sáu tháng, sức mạnh của quân đội Đức đã giảm từ 5,1 triệu quân xuống còn 4,2 triệu, đến tháng 6/1918 thì quân số Đức đã tụt xuống ít hơn quân số của Anh-Pháp-Mỹ. Binh lực của Đức đã kiệt quệ và họ không còn khả năng ngăn chặn đòn phản công sắp tới của liên quân Anh-Pháp-Mỹ.
Đồng minh tấn công tổng lực thắng lợi
Khi Quân Đức đã rã rời suy kiệt, không còn dự bị để phát triển tiến công, liên quân Entente liền huy động tổng phản công trên toàn mặt trận. Quân Đức đã cạn kiệt về quân số và đạn dược nên không còn khả năng chống trả mạnh mẽ như trước đây nữa. Cuộc tấn công của liên quân đã phát triển thắng lợi và được gọi là 100 ngày tấn công: bắt đầu từ 8 tháng 8 bằng trận Amiens, liên quân đồng loạt phối hợp tấn công: với tập đoàn quân của Pháp bên phải, quân Anh bên trái, các quân đoàn Canada và Úc làm mũi nhọn tấn công chính diện với hàng trăm xe tăng và 12 vạn quân đã đánh lui quân Đức hàng chục km. Chiến thắng lớn tại Amiens trở thành chiến tích lớn nhất của Quân đội Anh trong cuộc Đại chiến thứ nhất, và cũng là thắng lợi lớn nhất của phe Entente trên Mặt trận phía Tây kể từ sau trận sông Marne lần thứ nhất.
Sau mấy tuần tiến công thắng lợi, ngày 21 tháng 8 quân Anh tổ chức trận Sông Somme lần thứ hai đánh lui tập đoàn quân số 2 của Đức về vị trí của phòng tuyến Hindenburg là phòng tuyến bắt đầu chiến tranh. Đến cuối tháng 9, sau các cố gắng bất thành, liên quân dừng lại ở tuyến Hindenburg và tại đây sau cách mạng tại Đức, quân Đức đã đầu hàng.
Cách mạng tại Đức
Đức đã hoàn toàn suy kiệt trong chiến tranh. Trong tháng 10 trong nước rối loạn chẳng còn ai còn tin vào ảo tưởng chiến thắng nữa chỉ trừ Tổng chỉ huy Erich Ludendorff và một số tướng lĩnh quân phiệt. Ludendorff cùng Đô đốc Reinhard Scheer trù tính dùng toàn lực hạm đội Đức tổ chức một trận hải chiến mang tính phiêu lưu xông thẳng vào hạm đội đối phương để tỏ rõ vinh quang của hạm đội Đức. Các tướng lĩnh quân phiệt Đức âm mưu không thông báo cho Thủ tướng vì biết rằng hành động này sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên tin tức về cuộc tấn công đã được các thủy binh tại hải cảng Kiel biết, họ nổi loạn vì không muốn làm một việc tự sát. Náo loạn và cách mạng bắt đầu từ đây, Hoàng đế Wilhelm II phải cách chức Ludendorff. Chính quyền được trao từ tay giới quân nhân sang cho các chính Đảng tại Quốc hội Đức (Reichstag). Ludendorff tuyên bố chính quyền dân sự sẽ làm đất nước thua trận và là "nhát dao đâm vào sau lưng quân đội". Đây là luận điểm của các lực lượng phục thù muốn bào chữa cho thất bại của Đức trong đó có Đảng Nazi (Đảng Công nhân Đức quốc gia Xã hội Chủ nghĩa hay Đảng Quốc xã) sau này của Adolf Hitler.
Công tước Max von Baden được chỉ định làm thủ tướng và ngay lập tức bắt đầu đàm phán hoà bình. Ngày 9 tháng 11 năm 1918 von Baden tuyên bố nhà vua phải thoái vị, đế quốc Đức sụp đổ, vua Wilhelm II được Hà Lan cho tị nạn chính trị và Cộng hoà Weimar ra đời.
Phe Trung tâm đầu hàng
Bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 1918, phe Trung tâm nhanh chóng đầu hàng: đầu tiên là Bulgaria (29 tháng 9), Đế quốc Ottoman (30 tháng 10), 2 nước Áo, Hungary (4 tháng 11) đầu hàng riêng biệt do Đế quốc Áo - Hung của Vương triều Habsburg đã sụp đổ.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 1918, phái đoàn Đức đến toa tàu hoả riêng của Thống chế Ferdinand Foch tại cánh rừng Compiegne (Pháp). Khi Foch hỏi họ đến để làm gì, họ nói với ông ta rằng họ muốn nghe những lời thỉnh cầu ngừng bắn của phe Entente. Foch trả lời rằng ông ta không hề có yêu cầu ngừng bắn gì cả. Nhưng rồi, Matthias Erzberger đã buộc Foch phải đọc các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1918, cũng chính tại toa tàu hỏa cá nhân của Foch, ngừng bắn được ký kết giữa hai bên.
Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức (phải đến tháng 10 năm 2010 nước Đức mới hoàn thành xong khoản chiến phí nặng nề cho cuộc chiến này). Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary và Bulgaria. Đến năm 1920, phe Entente ký kết Hòa ước Sèvres với Sultan Mehmed VI theo đó Đế quốc Ottoman phải chịu vô cùng thiệt thòi. Đây là một đòn giáng nặng nề vào Đế quốc Ottoman. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
Đặc điểm chiến tranh trong thế chiến thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. Các nhà nghiên cứu quân sự đánh giá cuộc chiến trên bộ của chiến tranh này là chiến tranh với công nghệ của thế kỷ XX và với tư duy chiến thuật của thế kỷ XIX với phương thức tiến hành chiến tranh lạc hậu đánh nhau thương vong cực kỳ to lớn mà hiệu quả chiến đấu rất thấp. Ngược lại chiến tranh trên biển và trên không mang tính chất rất cách mạng với hình thức chiến tranh khác rất xa với các cuộc chiến tranh trước đây, và sau này được Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển lên mức cao hơn.
Chiến tranh trên bộ
Nhìn một cách tổng thể chiến tranh trên bộ của thế chiến thứ nhất là cuộc chiến tranh chiến hào với các tư duy phòng thủ trận địa với chiến thuật tấn công lạc hậu. Với hình thức phòng thủ trong chiến hào có chiều sâu với hệ thống dây thép gai, bãi mìn và các hỏa điểm súng máy cố thủ, phía sau có pháo binh yểm trợ, thì chiến tranh có "sự mất cân đối" rất lớn giữa "tấn công" và "phòng ngự". Quân phòng ngự có thể dễ dàng bẻ gãy các cuộc tấn công của đối phương: các súng máy trong công sự, lô cốt, pháo binh và bãi mìn dây thép gai, gây chết chóc rất lớn cho các cuộc tấn công của kỵ binh và chiến thuật biển người của bộ binh đối phương, và nếu mất tuyến phòng ngự thì cũng có đủ thời gian để có thể nhanh chóng kéo quân dự bị tới lập tuyến mới phía sau. Ngược lại, quân tấn công thường phải chịu hy sinh rất lớn mới có thể đánh chiếm được các tuyến phòng thủ của địch và cũng không có phương tiện và phương cách để phát triển tấn công. Trong năm 1915, quân Đức đã chọc thủng phòng tuyến Nga và tấn công thắng lợi nhưng đó là do sự kém cỏi về xã hội, kinh tế và sự thiếu thốn trang bị của Nga so với Đức. Với các quân đội có trình độ phát triển tương đương như Anh, Pháp, Đức thì sự mất cân đối tấn công – phòng thủ này dẫn đến tình trạng chiến tranh chiến hào lâu dài ổn định không ai dứt điểm nổi ai mà chỉ ép dần đối phương từng tí một (một cuộc tấn công tiến lên được 10 – 20 km đã được coi là thắng lợi). Kết quả chiến tranh phụ thuộc vào sức chịu đựng dẻo dai của các bên đối với sức nặng lâu dài của chiến tranh.
Cũng trong chiến tranh này đã xuất hiện các hình thức chiến thuật để đánh chiếm chiến tuyến địch và phát triển tấn công trên cơ sở vũ khí hiện có và thể hiện sáng chói nhất là chiến thắng vang dội của phương diện quân Tây Nam của Nga dưới sự chỉ huy của tướng Aleksey Alekseyevich Brusilov tại Galicia tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung: với một quân đội Nga yếu kém, lạc hậu, mất tinh thần sau trận thảm bại năm 1915, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quân Nga đã chọc thủng chiến tuyến Áo – Hung và tấn công ồ ạt trên diện rộng đánh bại quân đội Áo – Hung. Tuy nhiên sau khi rút kinh nghiệm, quân phòng thủ cũng đã khắc chế được các chiến thuật mới này và hình thức chiến tranh chiến hào vẫn là chủ đạo và bất biến.
Chỉ đến khi xe tăng xuất hiện vào cuối năm 1916 và phát triển thì hình thức chiến tranh chiến hào này mới bắt đầu lỏng lẻo, nhưng sự hạn chế về tính năng của những cỗ xe tăng trong thời kỳ này khiến nó vẫn chưa đủ sức bẻ gãy hệ thống chiến hào. Phải đến Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống chiến hào mới tỏ rõ sự bất lực trước sức tấn công cơ động của xe thiết giáp, và cuộc chiến tranh chiến hào cuối cùng trên thế giới là cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
Chiến tranh trên biển, trên không
Chiến tranh trên biển của thế chiến thứ nhất diễn ra rất quyết liệt và được gọi là trận chiến Đại Tây Dương lần thứ nhất nó mang tính chất hoàn toàn mới so với các cuộc chiến tranh trên biển trước đây: Cuộc chiến này báo hiệu chấm dứt thời đại các trận hải chiến lớn của các armada cổ điển (hạm đội mặt nước). Việc bao vây kinh tế đánh phá giao thông trên biển được thực hiện một cách hiệu quả hơn bằng phương tiện chiến tranh rất mới là tàu ngầm. Và trong cuộc chiến này tuy lực lượng Hải quân Đức còn thua xa Hải quân Hoàng gia Anh nhưng lực lượng tàu ngầm Đức khi đó với kỹ thuật hiện đại đã làm rất tốt công việc đánh phá vận tải biển của Anh, đã có lúc làm phát sinh nạn đói ở nước này.
Thời gian đầu chiến tranh các tàu vận tải của Anh đi tự do không có bảo vệ nên bị tàu ngầm Đức đánh đắm rất nhiều dưới hình thức "săn mồi tự do". Để hạn chế thiệt hại do tàu ngầm, Anh đã áp dụng biện pháp "convoy" (đoàn hộ tống): các tàu vận tải đi theo đoàn lớn dưới sự bảo vệ bên ngoài của tàu chiến. Biện pháp này ban đầu rất hiệu quả vì khi đó tàu ngầm còn rất thô sơ mang được ít ngư lôi và ngư lôi chất lượng không cao hay bắn trượt, nên tàu ngầm thường chỉ bắn ngư lôi vào tàu chiến đối phương, còn để tiêu diệt tàu vận tải thì bằng cách nổi lên dùng pháo bắn. Với sự bảo vệ của đoàn tàu chiến trong convoy thì việc này không thực hiện được nữa. Sau đó tàu ngầm Đức đổi chiến thuật: các tàu ngầm đi thành bầy lớn khi phát hiện đoàn convoy thì thay vì tấn công chúng bám theo chờ trời tối thì nổi lên bơi lẫn vào đoàn convoy và lần lượt hạ thủ các tàu vận tải, chiến thuật này về sau vẫn áp dụng cho cả Thế chiến II... Việc đánh vận tải và đảm bảo vận tải diễn ra quyết liệt và rất năng động từ hai phía. Để tăng cường sức ép lên nước Anh, Đức đã hai lần tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế không chấp nhận trung lập của bất kỳ tàu của quốc gia nào, tàu ngầm Đức bắn cả vào tàu Mỹ chở hàng cho Anh là nguyên nhân để Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Đức.
Trong Thế chiến I lần đầu tiên xuất hiện một loại binh chủng mới là không quân tác chiến trên trời. Vì là loại hình mới trang bị còn rất thô sơ nên chiến tranh trên không chưa có ý nghĩa lớn và chưa thể gây được tác động lớn đến kết quả chiến tranh. Tuy nhiên nó cũng đã có các hình thức chiến đấu mà ngay sau chiến tranh được các bên tích cực phát triển đó là không chiến của các máy bay cánh cố định đánh nhau; tấn công mặt đất của máy bay đối với lực lượng mặt đất; ném bom tầm xa với các zapperlin, trinh sát bởi máy bay hoặc khinh khí cầu.
Các vũ khí mới
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho thấy các thứ vũ khí mới với hiệu quả huỷ diệt rất mạnh.
Vũ khí hoá học là đặc sản của Thế chiến I: lần đầu tiên loài người sử dụng vũ khí hoá học nhân tạo một cách ồ ạt và quy mô lớn với các dạng hoá chất độc khác nhau từ loại ít nguy hiểm nhất là hơi cay hay chất làm chảy nước mắt đến loại khí nguy hiểm hơn nhưng không chết người chỉ loại khỏi vòng chiến như hơi mù tạc, Yprit (gây lở loét da và lấy tên theo địa điểm diễn ra trận tấn công hoá học là Ypres) và cao hơn nữa là hơi ngạt clo và các chất gây tử vong khác như phosgene. Để chống lại vũ khí hoá học các bên đã sử dụng phương tiện rất hiệu quả là mặt nạ phòng độc. Vào cuối kỳ chiến tranh việc sử dụng vũ khí hoá học giảm hẳn vì các bên sợ leo thang rất nguy hiểm của loại vũ khí này và việc dùng chúng nhiều khi phản tác dụng (gió đổi chiều thì tự hại quân mình) vì thời kỳ đó việc phát tán tác nhân hoá học còn thô sơ chủ yếu dựa vào gió.
Súng máy liên thanh: là loại vũ khí tuy ra đời từ trước thế chiến nhưng trong thế chiến đã thể hiện rõ uy lực của mình và làm thay đổi chiến thuật chiến đấu. Do trình độ kỹ thuật khi đó còn chưa hoàn thiện nên súng máy bắn nhanh có kích thước khá to và nặng nên nó không phải là vũ khí cá nhân mà bố trí cố định để phòng thủ. Súng máy liên thanh có thể bắn hàng trăm phát mỗi phút trong khi đó quân bộ binh tấn công vẫn dùng súng trường lên quy lát bắn phát một, đó cũng là một nguyên nhân gây nên sự mất cân đối tấn công - phòng thủ. Súng máy đặt trong công sự dễ dàng vô hiệu hoá các cuộc tấn công bằng bộ binh "làn sóng người" và các cuộc tấn công của kỵ binh. Chính với sự phát triển của súng máy mà kỵ binh hết thời và ngày càng suy giảm.
Đạn pháo phá mảnh: Để chống lại làn sóng bộ binh tấn công các bên áp dụng đạn pháo phá mảnh để tăng tính sát thương, chính số lượng chết trận nhiều nhất của quân sĩ là do pháo binh với đạn pháo phá mảnh. Với sự áp dụng của pháo binh bắn nhanh, đạn pháo phá mảnh uy lực huỷ diệt lớn cộng với hoả lực súng máy đã làm chấm dứt chiến thuật đội hình ô vuông và làm phát sinh đội hình tản mác của bộ binh và kéo theo các thay đổi khác của tác chiến trên bộ.
Máy bay: đây là cuộc chiến tranh có sự tham gia đông đảo đầu tiên của máy bay, do máy bay đang ở giai đoạn đầu phát triển còn rất thô sơ, bay chậm và thấp, mang được ít vũ khí, nhưng nó đã thể hiện khả năng chiến đấu rất hiệu quả và sau này được các bên nhận thấy các tiềm năng phát triển rất lớn. Trong đại chiến máy bay làm các nhiệm vụ không chiến (đánh nhau với máy bay địch), tấn công mặt đất, trinh sát, liên lạc.
Tàu ngầm: đây là vũ khí có hiệu quả nhất của Thế chiến I. Với tàu ngầm thì một hạm đội yếu có thể chống lại một hạm đội mạnh một cách hiệu quả. Một sự đầu tư nhỏ hơn (vào tàu ngầm) mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều khi xây dựng các hạm tàu mặt nước lớn. Điều đó giải thích tại sao Hải quân Đức dồn sức xây dựng lực lượng tàu ngầm U-boat của mình trong cả Thế chiến I và Thế chiến II. Thời gian này tàu ngầm còn rất thô sơ hoạt động nổi là chủ yếu, chỉ lặn xuống khi gặp tàu chiến đối phương và vũ khí ngư lôi mang theo cũng không nhiều, độ chính xác kém, thường tàu ngầm chỉ dùng ngư lôi để bắn tàu chiến đối phương khi đang lặn, còn đối với tàu vận tải thì nó nổi lên dùng pháo để bắn chìm. Với sự nguy hiểm của tàu ngầm đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa phá giao thông và bảo vệ giao thông trên biển cũng như giữa tàu ngầm và tàu săn ngầm với các thiết bị thủy âm phát hiện tàu ngầm. Trong thế chiến này lực lượng tàu ngầm của Đức đã đánh chìm một lượng lớn tải trọng tàu vận tải của Anh và làm kinh tế Anh lao đao, nhưng đồng thời nó cũng bị thiệt hại rất nặng nề.
Xe tăng: đây là vũ khí ra đời trong thế chiến để khắc phục sự mất cân đối giữa tấn công và phòng ngự tuy xe tăng còn rất thô sơ thiếu độ tin cậy nhưng đã chứng minh được tiềm năng phát triển của mình và các bên đua nhau chế tạo xe tăng. Từ trận đầu tham chiến vào tháng 9 năm 1916 tại trận Sông Somme đến năm 1917 phía Entente có trận Cambrai đã huy động hơn 400 xe tăng để tấn công. Tuy nhiên xe tăng trong thế chiến I vì các tính năng còn yếu kém của mình mới chỉ được sử dụng như phương tiện yểm trợ bộ binh để đánh chiến tuyến của địch, chỉ đến Chiến tranh thế giới thứ hai xe tăng mới phát huy hết tính năng tấn công cơ động thọc sâu của nó.
Hậu quả của chiến tranh
Ảnh hưởng kinh tế, địa - chính trị
Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.
Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của 4 đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả một số chủ thuộc địa cùng tìm cách phá bỏ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền Cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của Nhà nước Xô viết với lập trường ủng hộ Chủ nghĩa xã hội, chống Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa tư bản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của Liên Xô, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỷ XX. Mặt khác, sự căm phẫn do bị thất trận, bối cảnh kinh tế - xã hội bất ổn như tại Ý và Đức mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các nước đi theo Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa phát xít và tư bản phương Tây, tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới.
Ảnh hưởng tâm lý - xã hội
Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:
Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc Chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà Chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần Chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình Chủ nghĩa, nhân đạo Chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.
Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và Chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho Chủ nghĩa quân phiệt và Chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Sau khi Triều đình Ottoman phải ký Hiệp định Sevres, ngọn lửa dân tôc Chủ nghĩa đã bùng cháy, với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Chính phủ đối lập của lãnh tụ Mustafa Kemal Atatürk phát động tại Ankara, nhằm phản đối việc Sultan Mehmed VI ký kết Hiệp định Sevres và đánh đuổi quân Entente (lần này bao gồm Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp). Lợi dụng quân Entente còn quá mỏi mệt với cuộc Đại chiến vừa qua, phe dân tộc Chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tiến công đánh tan tác quân Entente, buộc địch phải ký Hiệp định Lausanne (1923). Với Hiệp định này, Đế quốc Ottoman sụp đổ, Sultan Mehmed VI thoái vị, và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào tháng 10 năm 1923.
Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào Cộng sản và phong trào Chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.
Những bài học chính trị của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì "không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực". Đối với Đế quốc Anh, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một chiến thắng kiểu Pyrros của họ. Họ gặp khó khăn trong việc duy trì Đế chế rộng lớn của họ kể từ sau cuộc chiến kinh hoàng này. Pháp còn thể hiện chiến thắng kiểu Pyrros rõ ràng hơn Anh Quốc. Nhờ có cao trào Cách mạng Nga năm 1917, Pháp không thể liên minh với nước Nga được nữa. Người Đức đã đập phá tan tành những trung tâm công nghiệp của Pháp và chinh phạt được đủ đất đai để có thể thực hiện phần lớn chiến lược về cuối cuộc Đại chiến. Cả Anh Quốc và Pháp đều chỉ có thể chấm dứt cuộc chiến nhờ sự đổ bộ của quân Mỹ. Cuộc chiến tranh chứng tỏ rằng nước Đức mạnh hơn Pháp, do đó Pháp không thể nào một mình thắng Đức. Bị khánh kiệt, nhiều người Pháp sau cuộc Đại chiến thường cho rằng "chúng ta không thể làm nên một trận Verdun nữa". Thủ tướng Pháp Clemenceau cũng thừa nhận rằng trong vài năm tới, nước Đức sẽ bỏ xa Pháp về công nghiệp, thương mại và tài chính. Với những lợi thế này, sau chiến tranh nước Đức phát triển bỏ xa Pháp và tạo điều kiện cho Đức một lần nữa lên tranh hùng tranh bá. Giữa thập niên năm 1920, nhiều người Pháp tin chắc rằng nước này sẽ một lần nữa bị người Đức tiến công. Cho đến năm 1939, mọi việc đã chứng tỏ chiến thắng kiểu Pyrros của các nước Entente dẫn đến sự suy yếu của bọn họ. Chiến thắng kiểu Pyrros của Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kế tiếp đại bại thê thảm của Pháp trong cuộc chiến tranh chống Phổ (1870–1871), và được kế tiếp bởi đại bại tả tơi của quân Pháp trước các chiến binh tinh nhuệ Đức vào năm 1940 và trước những cao trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa (như vào năm 1954 tại Việt Nam và 1962 tại Algérie). Và, như đã nói, không lâu sau cuộc Đại chiến, vào năm 1923, các nước Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp đều phải chịu thất bại trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Những chiến bại thê thảm ấy cũng là vì sự nhừ đòn và tổn hại khủng khiếp của Pháp trong cuộc Đại chiến 1914–1918 này.
Thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị có trình độ cao, ở mức trình độ đó thế giới không thể còn chỗ cho Chủ nghĩa đế quốc và các loại Chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì Chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Tư duy đế quốc Chủ nghĩa phải bị loại trừ ra khỏi các quan hệ quốc tế, nảy sinh loại tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, thoả hiệp các lợi ích trên cơ sở các bên cùng có lợi". Chính vì vậy ngay sau Thế chiến I các nước đã đồng lòng tổ chức ra Hội Quốc Liên với mục tiêu để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.
Hệ thống thuộc địa như nguyên nhân của mâu thuẫn phải bị loại bỏ, bắt đầu từ Thế chiến I hệ thống thuộc địa thế giới bắt đầu lỏng lẻo và đến sau Thế chiến II thì diễn ra quá trình phi thực dân hoá ồ ạt với sự cổ vũ và chấp nhận của nhiều cường quốc thế giới.
Một bài học rất to lớn của Thế chiến I và II cho thấy: "Yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy Chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào Chủ nghĩa phục thù.
Và một bài học cuối đúc rút từ các bài học trên "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước.
Hiện nay, tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có triệu chứng của một đại chiến mới. Điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hòa bình, và chí ít thì đó cũng là một đóng góp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (và thứ hai) vào tri thức nhân loại.
Xem thêm
Chiến tranh thế giới thứ hai
Các trận đánh trong thế chiến thứ nhất
Một hòa bình để kết thúc mọi hòa bình
Ghi chú
Chú thích
Tham khảo
(translated from the German)
general military history
an analysis of cultural changes before, during, and after the war
despite the title covers entire war
general military history
(original German title "Griff nach der Weltmacht: Die Kriegzielpolitik des kaiserlichen Deutschland 1914/18")
(original German title "Krieg der Illusionen die deutsche Politik von 1911 - 1914")
on literature
economics
, historiography, stressing military themes
, general military history
, Wilson's maneuvering Hoa Kỳ into war
, general military history
, covers politics & economics & society
, readings from multiple points of view
also published by Harper as "Ludendorff's Own Story, August 1914-November 1918: The Great War from the Siege of Liege to the Signing of the Armistice as Viewed from the Grand Headquarters of the German Army"
Deals with technical developments, including the first dipping hydrophones
, short overview
, major reinterpretation
: the major scholarly synthesis. Thorough coverage of 1914
, tells of the opening diplomatic and military manoeuvres
Connects submarine and antisubmarine operations between wars, and suggests a continuous war
, topical essays; well illustrated
Liên kết ngoài
Các loại số liệu đề tài của Thế chiến thứ nhất
Các hình ảnh về Thế chiến thứ nhất bằng tiếng Nga
Ảnh lưu trữ của Quân Đức về Mặt trận phía đông
Chiến tranh thế giới
Lịch sử hiện đại Ý
Đệ Tam Cộng hòa Pháp
Xung đột toàn cầu
Lịch sử Áo-Hung
Serbia thập niên 1910
Lịch sử Hoa Kỳ (1865–1918)
Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến tranh liên quan tới Armenia
Chiến tranh liên quan tới Úc
Chiến tranh liên quan tới Azerbaijan
Chiến tranh liên quan tới Bỉ
Chiến tranh liên quan tới Brasil
Chiến tranh liên quan tới Ấn Độ thuộc Anh
Chiến tranh liên quan tới Bulgaria
Chiến tranh liên quan tới Canada
Chiến tranh liên quan tới Costa Rica
Chiến tranh liên quan tới Cuba
Chiến tranh liên quan tới Pháp
Chiến tranh liên quan tới Đức
Chiến tranh liên quan tới Hy Lạp
Chiến tranh liên quan tới Guatemala
Chiến tranh liên quan tới Haiti
Chiến tranh liên quan tới Honduras
Chiến tranh liên quan tới Ireland
Chiến tranh liên quan tới Ý
Chiến tranh liên quan tới Nhật Bản
Chiến tranh liên quan tới Triều Tiên
Chiến tranh liên quan tới Liberia
Chiến tranh liên quan tới Malta
Chiến tranh liên quan tới Montenegro
Chiến tranh liên quan tới Nepal
Chiến tranh liên quan tới New Zealand
Chiến tranh liên quan tới Nicaragua
Chiến tranh liên quan tới Panama
Chiến tranh liên quan tới Bồ Đào Nha
Chiến tranh liên quan tới Rhodesia
Chiến tranh liên quan tới România
Chiến tranh liên quan tới Nga
Chiến tranh liên quan tới Serbia
Chiến tranh liên quan tới Nam Phi
Chiến tranh liên quan tới Sri Lanka
Chiến tranh liên quan tới Sudan
Chiến tranh liên quan tới Đài Loan
Chiến tranh liên quan tới Thái Lan
Chiến tranh liên quan tới Quân chủ Habsburg
Chiến tranh liên quan tới Đế quốc Ottoman
Chiến tranh liên quan tới Trung Hoa Dân Quốc
Chiến tranh liên quan tới châu Đại Dương
Chiến tranh liên quan tới Vương quốc Liên hiệp Anh
Chiến tranh liên quan tới Hoa Kỳ |
13930 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20V%C4%83n%20D%C6%B0%C6%A1ng | Dương Văn Dương | Dương Văn Dương (còn gọi là Ba Dương; 1900 – 20 tháng 2 năm 1946) là thủ lĩnh của lực lượng quân sự Bộ đội Bình Xuyên trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945–1946. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Bến Tre. Trong những năm 1920, Ba Dương trở thành thủ lĩnh Lực lượng Bình Xuyên, sau đó biến thành một tổ chức gồm những toán cướp trên sông chuyên moi tiền bảo vệ từ những du khách đi thuyền tam bản qua kênh rạch đến bến tàu Chợ Lớn. Chuyên trộm cướp từ người giàu và đem về chia cho dân nghèo, Lực lượng Bình Xuyên trở thành những người hùng trong con mắt người dân bản xứ cư trú trong rừng.
Năm 1936, Dương bắt đầu hoạt động phạm pháp khi nhận bảo kê cho các bến xe Tây Ninh – Phnôm Pênh, Sài Gòn. Đến năm 1940, ông trở thành một trong những thủ lĩnh của giới lục lâm thảo khấu Nam Kỳ thời bấy giờ. Khi Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam năm 1940, Ba Dương đứng ra chỉ huy nhóm Thanh niên cảm tử đoàn tổ chức kháng chiến chống quân Nhật cùng em trai Năm Hà và một số đàn em Bảy Viễn, Mười Trí. Sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng Minh năm 1945, ông hợp tác với Việt Minh chống lại sự cai trị của quân Anh–Pháp.
Tiểu sử
Dương Văn Dương sinh năm 1900, là người gốc làng Lý Nhơn, Cần Giờ. Cha ông là Dương Văn Thân (Hai Thân), ông nội là phó tướng Dương Văn Hạnh thuộc nghĩa quân Trương Công Định bị giặc pháp xử chém ở Lý Nhơn. Sau khi nghĩa quân Dương Văn Hạnh tan rả gia đình phải chịu cảnh tá điền cực khổ làm công cho điền chủ tai sai của Pháp, Dương Văn Thân không chịu cảnh nô dịch chống lại điền chủ nên bị bắt đánh thừa sống thiếu chết, anh em trong cuộc nổi dậy chống điền chủ( trong đó có Năm Điền) đã giúp ông trốn thoát và đưa về gia đình, thấy cảnh không thể sống tiếp tám hộ gia đình (trong đó có gia đình Hai Thân) bỏ xứ xuôi dòng Xẻo Rô trốn về Bến Tre, trên đường đi Hai Thân qua đời do thương tích đòn roi của bọ điền chủ, từ đó ông cùng gia đình lập nghiệp ở Bến Tre, ông sớm lên Sài Gòn làm ăn từ nhỏ. Ông còn có các tên gọi Ba Lê, Sáu Phận, Ông Sáu Nam Vang. Có nguồn cho rằng ông sinh ra trong một gia đình lưu dân vùng Ngũ Quảng (miền Trung Việt Nam), nhưng cũng có nguồn nói ông xuất thân trong một gia đình nghèo ở Cù lao Minh. Ông là con của ông Ngô Văn Mà và bà Lưu Thị Biểu. Cha ông là người có tinh thần chống Pháp nên trở thành đối tượng bị theo dõi của chính quyền Pháp thuộc. Dương sớm mồ côi cha khi mới 3 tháng tuổi và từ đó ông mang họ mẹ, theo mẹ đi tha phương cầu thực. Mẹ ông sau đó lấy chồng mới, và người cha kế rất yêu thương Dương như con ruột, đùm bọc Dương Văn Dương thời niên thiếu ở cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy, huyện Nhà Bè (Quận 7 ngày nay).
Dương Văn Dương có tính tự lập cao và thích ngao du. Lúc trẻ, ông chăn vịt chạy đồng khắp miền đồng ruộng Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, nhờ đó học võ ở nhiều thầy. Năm 1936, cha kế mất. Năm 1939, ông quay trở lại cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quỳ, Nhà Bè dạy võ và trở thành một võ hiệp giang hồ. Ông cũng kiêm nghề bảo hiểm bình dân cho các chủ ghe thương hồ trên kinh Cây Khô, ngay cửa ngõ Sài Gòn. Ông được miêu tả là người nghiêm nghị, ít nói, nhưng hòa nhã, thân thiện, lạc quan và kiên trì, tài đức song toàn.
Ông xưng "anh chị" trong giới giang hồ ở Chánh Hưng, Chợ Lớn; trong đám "em út" có Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), Hai Vĩnh (Mai Văn Vĩnh), Bảy Môn (Võ Văn Môn), Năm Hà (Dương Văn Hà) v.v. sau này phần lớn đều theo kháng chiến chống Pháp. Ông nổi tiếng là tay giang hồ hảo hán, mỗi khi thu phục một băng nhóm nào, ông không truy đuổi đến cùng mà mở cho họ con đường được lựa chọn. Cách cư xử này đã dần liên kết giang hồ khắp nơi, tôn ông là thủ lĩnh giới giang hồ Bình Xuyên. Do uy tín trong giới anh chị giang hồ, ông được mời làm bảo kê bến xe Tây Ninh – Phnôm Pênh một thời gian. Ông được xem là một trong những thủ lĩnh của giới lục lâm thảo khấu Nam Kỳ bấy giờ.
Binh nghiệp
Năm 1940, cùng với em ruột (có tài liệu là em cùng cha khác mẹ) là Năm Hà, ông vào làm công nhân cho hãng đóng tàu Nichinan của Nhật (có khuynh hướng thân Nhật). Sau đó Ba Dương lập ra Thanh niên cảm tử đoàn (còn gọi là hải quân Bình Xuyên) toàn là dân thuộc giới giang hồ, em út ông, trụ sở đặt tại chợ Tân Quy (thuộc Nhà Bè). Ông sau đó liên hệ với một số cán bộ của Đảng Cộng sản Đông Dương như Ba Của, Hai Lân, Tư Huệ, v.v. và nhờ đó tăng cường nhận thức chính trị cùng cái nhìn thời cuộc. Khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, ông bỏ làm việc ở hãng đóng tàu Nichinan về Tân Quy sau khi cướp được một số súng của quân đội Nhật để võ trang cho lực lượng mình gọi là Bộ đội Ba Dương.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông dạy võ cho Thanh niên Tiền phong Cần Giuộc, tham gia cướp chính quyền. Sau khi quân Anh – Pháp gây hấn, Dương Văn Dương thống nhất Bộ đội Ba Dương và một số các lực lượng quân sự tự phát lại thành bộ đội Bình Xuyên. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ thành lập khu 7 gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hòa, Bà Rịa (gồm Vũng Tàu), Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Tháng 11 năm 1945, ông được cử làm chỉ huy trưởng các lực lượng Nhà Bè, Tân Thuận, Bình Đông ở Mặt trận số 4, bao vây mặt nam Sài Gòn.
Sau khi Nguyễn Bình, đặc phái viên Trung ương Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào Nam Bộ, các lực lượng vũ trang chống Pháp được tổ chức lại. Lực lượng do Dương Văn Dương lãnh đạo, là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Bộ, được tổ chức thành các chi đội, hợp thành Liên khu Bình Xuyên. Tháng 12 năm 1945, Dương Văn Dương được Khu bộ trưởng Nguyễn Bình chỉ định chức vụ làm Khu bộ phó Khu 7. Quyết định bổ nhiệm Khu bộ phó được Khu bộ trưởng Nguyễn Bình đích thân mang đến trao tận tay ông để tỏ lòng mến trọng. Lúc 9 giờ sáng ngày 1 tháng 1 năm 1946, Dương Văn Dương chỉ huy trận tập kích ở thị xã Biên Hoà và trận này được đánh giá là chiến thắng vang dội theo chỉ đạo của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình và Ba Dương trực tiếp cầm quân.
Đầu năm 1946, quân Pháp đã chiếm hầu hết các tỉnh miền trung Nam Bộ, trừ tỉnh Bến Tre. Dương Văn Dương được lệnh chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa – Giao Hòa. Không may, ông bị máy bay Spitfire của Pháp bắn chết tại ấp Hồ Sen, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm. Ngày mất của ông có nhiều nguồn ghi khác nhau như 7 tháng 2 năm 1946 (mùng 6 Tết Bính Tuất); hoặc 16 tháng 2 năm 1946; hay 17 tháng 2 năm 1946 (16 tháng Giêng năm Bính Tuất); 20 tháng 2 năm 1946 (19 tháng Giêng năm Bính Tuất); 22 tháng 2 năm 1946.
Tưởng niệm
Lực lượng Bình Xuyên sau đó được tổ chức chính quy và được đặt tên là Trung đoàn Dương Văn Dương.
Ngay sau khi ông tử trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi mật điện chia buồn với gia đình. Ngày 5 tháng 8 năm 1948, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã truy phong ông là liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam, là vị tướng được truy phong đầu tiên của miền Nam Việt Nam.
Năm 1947, tên ông còn được đặt cho một con kênh ở Mộc Hóa, Tân An (tên cũ là Lagrange). Tên này còn được giữ lại cho đến ngày nay.
Ngày 7 tháng 4 năm 2000 Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên đường Dương Văn Dương cho một đường hẻm mới được mở rộng từ năm 1996, dài khoảng 450 mét, nằm trên địa bàn phường 16 quận Tân Bình, nay thuộc quận Tân Phú từ Siêu thị Nhật Bản AEON đến đường Đỗ Thừa Luông.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3078/QĐ-UBND về thành lập trường Trung học phổ thông Dương Văn Dương đặt tại Ấp 2, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đọc thêm
Tham khảo
Ghi chú
Nguồn
Liên kết ngoài
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Chỉ huy quân sự Việt Nam (Chiến tranh Đông Dương)
Người Bến Tre
Bộ đội Bình Xuyên |
13931 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20%C4%91%E1%BB%99i%20B%C3%ACnh%20Xuy%C3%AAn | Bộ đội Bình Xuyên | Bộ đội Bình Xuyên là một tổ chức chính trị - quân sự tồn tại ở khu vực Nam Bộ Việt Nam trong khoảng 1945 đến 1960.
Tên gọi
Bình Xuyên vốn là tên một ấp thuộc làng Chính Hưng, Sài Gòn (nay tương ứng với khu vực Rạch Ông thuộc địa bàn Phường 1 và Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh). Kể từ năm 1945, danh xưng "Bình Xuyên" được dùng để mô tả Bộ đội Bình Xuyên với nòng cốt là giới du đãng ven Sài Gòn, hoạt động trong 10 năm (1945 - 1955).
Lịch sử
Giai đoạn Chiến tranh Đông Dương
Sau khi quân Anh-Pháp gây hấn ở Sài Gòn (23 tháng 9 năm 1945), nhiều lực lượng quân sự chống Pháp tự phát được thành lập. Người lập bộ đội thường lấy tên của mình đặt cho lực lượng trong vùng, như bộ đội Tân Quy cũng được gọi là bộ đội Dương Văn Dương, hay gọn hơn là bộ đội Ba Dương. Bộ đội Nhà Bè mang tên bộ đội Hai Nhị, Hai Soái... Khi Dương Văn Dương, thủ lĩnh các nhóm giang hồ Nam Bộ, thống nhất các lực lượng quân sự chống Pháp ở Tân Quy, Tân Thuận, Nhà Bè, Thủ Thiêm, ông đã chọn cái tên "Bình Xuyên" để đặt cho lực lượng thống nhất này. Đây là tên chữ trên bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn để chỉ vùng Hố Bần, còn gọi là Xóm Cỏ, địa bàn hoạt động của lực lượng này. Cái tên "Bình Xuyên" còn hàm chỉ: "Bình" gợi chiến công đánh chiếm và bình định, còn chữ "Xuyên" để chỉ vùng chi chít sông rạch.
Bộ đội Bình Xuyên là lực lượng quân sự mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ thời bấy giờ. Địa bàn hoạt động được tổ chức thành Liên khu Bình Xuyên (gồm các chi đội số 2, 3, 4, 7, 9, 21, 25), đảm trách nhiệm vụ bao vây quân Anh-Pháp ở mạn Nam Sài Gòn. Sau khi đặc phái viên trung ương Nguyễn Bình vào tổ chức quân đội, Dương Văn Dương được chỉ định làm Khu bộ phó Khu 7. Sau khi Dương Văn Dương tử trận vào năm 1946, lực lượng Bình Xuyên bị phân hóa. Một bộ phận chống Pháp do Dương Văn Hà (tức Năm Hà, em cùng cha khác mẹ của Dương Văn Dương) chỉ huy, được tổ chức lại và phiên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Một bộ phận khác do Lê Văn Viễn chỉ huy, li khai năm 1948 và tham gia thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Thành phần này là lực lượng Bình Xuyên được biết đến nhiều nhất vào thập niên 1950.
Từ năm 1948, nhóm Bình Xuyên li khai là một lực lượng quân sự bổ sung nằm trong khối Liên hiệp Pháp dưới danh xưng "Công an Xung phong", địa bàn hoạt động ở xung quanh Sài Gòn. Dưới sự đồng thuận của Pháp, Bình Xuyên kiểm soát nhiều sòng bài, nhà thổ, cùng những thương cuộc lớn nhỏ khắp vùng Sài Gòn - Chợ Lớn trong đó phải kể Casino Grande Monde (Đại Thế giới), Casino Cloche d'Or (Kim Chung), Bách hóa Noveautes Catinat. Sau Hiệp định Genève, Bình Xuyên phải sáp nhập vào Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng ngầm không phục tùng.
Giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa
Tháng 7 năm 1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính thành lập chính phủ trung ương và nộp danh sách nội các. Lê Văn Viễn, vị chỉ huy Bình Xuyên đòi được tham chính và đưa ra yêu sách lập chính phủ mới. Lực lượng Bình Xuyên cùng với quân đội Cao Đài và Hòa Hảo còn lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia và gửi tối hậu thư buộc chính phủ phải có danh sách mới trước ngày 26 tháng 3 năm 1955. Nội các Ngô Đình Diệm không chịu nhượng bộ nên Bình Xuyên mở cuộc tấn công Bộ Tổng tham mưu rồi pháo kích vào Dinh Độc Lập. Sang tháng 4 năm 1955 thì quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.
Tháng 9 năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm phái Đại tá Dương Văn Minh mở Chiến dịch Hoàng Diệu để truy nã Bình Xuyên tại khu vực Rừng Sác. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên. Một lực lượng Bình Xuyên li khai khác do Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy đào thoát về miền Đông Nam Bộ, lập căn cứ tồn tại độc lập mãi đến năm 1960 thì tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng, từ năm 1961 lực lượng được sáp nhập vào Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hình ảnh trong văn hóa đại chúng
Lực lượng Bình Xuyên là một phần chủ đề của tiểu thuyết [[Người Bình Xuyên (sách)|Người Bình Xuyên]] của nhà văn Nguyên Hùng; sau đó được dựng thành phim Dưới cờ đại nghĩa'' bởi hãng phim TFS và được trình chiếu vào năm 2006.
Xem thêm
Chiến tranh Đông Dương
Việt Minh
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia
Mặt trận Quốc gia Liên hiệp
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Tham khảo
Thư mục
Phù hiệu của Lực lượng Bình Xuyên
Huynh Kim Khanh, "Background of the Vietnamese August Revolution", The Journal of Asia Studies 25, no. 4 (August 1971)
Indochina: Saigon after the combats (rushes) French news archives, ORTF, ngày 10 tháng 5 năm 1955
Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960 The Pentagon Papers, Gravel Edition, Boston: Beacon Press, 1971
Bến Tre Province website: Biography of General Dương Văn Dương
Sects, Drugs and Warrior Monks: Auxiliary Forces of the French in Vietnam: 1945-1954
The Bình Xuyên: Order and Opium in Saigon
Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam
Nhóm tội phạm có tổ chức châu Á
Tội phạm Việt Nam |
13936 | https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C6%B0%C6%A1ng%20b%C3%A1n%20m%E1%BA%A1 | Gương bán mạ | Gương bán mạ là một loại gương cho phép tia sáng đi tới được phản xạ lại một phần và truyền qua một phần. Gương bán mạ có thể được chế tạo bằng cách phủ lên bề mặt tấm thủy tinh một lớp kim loại như nhôm rất mỏng.
Gương bán mạ là một dụng cụ quang học được sử dụng trong nhiều thí nghiệm quang học. Gương bán mạ có độ phản xạ bằng độ truyền qua (gần bằng 50%) được dùng để phân chùm tia sáng thành hai phần giống nhau, như trong thí nghiệm Michelson-Morley. Gương bán mạ có độ phản xạ khoảng 99% và truyền qua khoảng 1% được sử dụng ở một đầu trong môi trường khuếch đại laser cho phép tia laser lọt ra ngoài.
Tham khảo
Gương
Dụng cụ quang học |
13939 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20B%C3%ACnh | Nguyễn Bình | Nguyễn Bình (tên thật là Nguyễn Phương Thảo, 1908 - 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp.
Tiểu sử
Ông tên thật là Nguyễn Phương Thảo, quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Thời trẻ, ông lên Hải Phòng làm thủy thủ trên tàu viễn dương chạy tuyến Việt Nam - Pháp. Được Trần Huy Liệu vận động, ông tham gia cách mạng, gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng, phụ trách quân sự. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái, lực lượng Việt Nam Quốc dân đảng bị phân hóa, ông và Trần Huy Liệu đều bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi Côn Đảo. Do tư tưởng thiên tả, 2 người bị nhóm cực hữu trong đảng kết án tử hình nhưng đều may mắn thoát nạn, riêng ông bị đâm mù một mắt.
Năm 1936, ông được trả tự do, về Hải Phòng hoạt động cách mạng và xây dựng căn cứ riêng. Cũng trong thời gian này, ông đổi tên thành Nguyễn Bình, với ý nghĩa "Bình thiên hạ", chính thức ly khai Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 6 năm 1945, Nguyễn Bình cùng với Hải Thanh, Nguyễn Hiền, Trần Cung thành lập chiến khu Đông Triều và đảm nhận nhiệm vụ tư lệnh. Khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông chỉ huy du kích đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên và cướp vũ khí ở một số huyện.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm rộng ra toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cử vào Nam lo việc chỉnh đốn phong trào kháng chiến và thống nhất các lực lượng vũ trang tại Nam Bộ. Tháng 12 năm 1945 ông được cử làm Khu trưởng Khu 7 Nam Bộ, lập tổng hành dinh ở Lạc An (Biên Hòa), sau bị địch truy quét nên chuyển về xã An Phú (Gia Định) rồi xã An Thành, phía nam Bến Cát. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, tình trạng cát cứ dần giảm bớt, các quân phiệt cát cứ gia nhập vào lực lượng Vệ quốc đoàn, các đơn vị bộ đội được phiên chế thống nhất thành các chi đội Vệ quốc đoàn. Ông còn lập ban Công tác thành làm nhiệm vụ phá hoại và ám sát tại Sài Gòn.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ. Cùng đợt có Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Lễ thụ phong Trung tướng được tổ chức tháng 7 năm 1948 tại làng Nhơn Hòa Lập trên con kênh Dương Văn Dương, Đồng Tháp.
Tháng 6 năm 1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện vào công nhận Ban Quân sự Nam Bộ và cử Trung tướng Nguyễn Bình giữ chức Ủy viên quân sự. Tháng 10 năm 1948, Bộ tư lệnh Nam Bộ được thành lập thay cho Ban Quân sự Nam Bộ, ông được bầu làm tư lệnh.
Ngày 29 tháng 9 năm 1951, theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi, ông bị địch Pháp phục kích vây bắn và hy sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia. Người chỉ huy lực lượng bảo vệ ông khi ấy là cán bộ cấp tiểu đoàn Nguyễn Văn Sĩ, nay là Thiếu tướng nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Tổng Tư lệnh thông báo tin ông hi sinh ngày 31 tháng 12 năm 1951 (theo bản tin ông sinh năm 1906 tại Bần Yên Nhân, Hưng Yên). Tháng 2 năm 1952, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông Huân chương Quân công hạng nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận Huân chương cao quý này.
Ngày 29 tháng 2 năm 2000, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã di chuyển hài cốt của ông về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh. Tang lễ được cử hành theo nghi thức long trọng. Ông còn được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhận định
Trung tướng Nguyễn Bình là người chỉ huy mưu lược, quyết đoán và dũng cảm, giữ kỷ luật nghiêm minh, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất. Ông có công trong việc thống nhất lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ và xây dựng Ban công tác thành tại Sài Gòn. Sau khi ông qua đời, nhiều sách báo đã viết về ông như một hiện tượng đặc biệt về tài năng quân sự những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tuy nhiên ở đây cũng phải nói đến mỗi quan hệ giữa tài năng của Nguyễn Bình và sự tinh tế, mạnh dạn trong cách dùng người của Hồ Chí Minh. Một vị chỉ huy như Nguyễn Bình, sau cách mạng xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản, nhưng ông phải đợi đến năm 1946 mới chính thức được vào Đảng. Trên thực tế, ông là người được Hồ Chủ tịch hết sức tin tưởng khi giao phó những trọng trách của thời điểm buổi đầu Nam Bộ kháng chiến: ‘’Bác giao Nam Bộ cho chú!’’. Tất nhiên có rất nhiều lý do, nhưng ta có thể kể đến những lý do có tính chiến lược như: với tình trạng của Nam Bộ thời kì đầu của Nam Bộ kháng chiến, thì việc một người ngoài đảng cộng sản sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với đông đảo đồng bào Nam Bộ vốn thời kì đó trong tình trạng ‘’cát cứ phân tranh’’ với nhiều màu sắc chính trị, đảng phái, tôn giáo… Mặc khác, vì là người ngoài Đảng cho nên ông sẽ ít bị mật thám Pháp để ý hơn. Thực tế lúc bấy giờ, quân Pháp không biết gì nhiều về ông. Quân Pháp tập trung vào việc tìm hiểu, điều tra các ông Trần Văn Giàu – Trưởng ban kháng chiến Nam Bộ, rồi ông Phạm Ngọc Thạch,… mà ít chú ý đến tướng Nguyễn Bình, trong khi chính ông mặc dù chỉ là Ủy viên quân sự nhưng thực tế là người thiết kế, tổ chức kháng chiến. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Bình lực lượng kháng chiến miền Nam cuối cùng cũng chỉ còn Việt Minh. Các lực lượng vũ trang khác của Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên... đã rời bỏ kháng chiến phục vụ cho Quốc gia Việt Nam sau sự kiện Huỳnh Phú Sổ mất tích mà họ cho rằng Nguyễn Bình đã thủ tiêu ông.
Nhà sử học Trần Huy Liệu nhận xét "Thảo có can đảm, vũ dũng hơn người và trung hậu với bạn, trung thành với đoàn thể. Trước Cách mạng Tháng Tám, Thảo lập chiến khu Đông Triều một cách tự động..."
Vinh danh
Tên ông được đặt cho nhiều đường phố như tại: thị xã Quảng Yên (từ đường Trần Khánh Dư đến cầu Kim Lăng), Hà Nội (nối từ đường Nguyễn Đức Thuận đến địa phận Hưng Yên),...
Nhà tưởng niệm ông được xây dựng ở quê của ông ở thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên gần khu nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Chú thích
Liên kết ngoài
Nguyễn Bình trên trang của thành phố Hải Phòng.
Trung tướng Nguyễn Bình: Những trang nhật ký cuối cùng
Sang đất Ăngco, tìm trung tướng Nguyễn Bình
Người Hưng Yên
Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Huân chương Hồ Chí Minh
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Nam Bộ kháng chiến
Chỉ huy quân sự Việt Nam (Chiến tranh Đông Dương)
Cựu học sinh trường Bonnal - Ngô Quyền, Hải Phòng
Bộ đội Bình Xuyên
Biệt động Sài Gòn
Mất năm 1951
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1940 |
13951 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20t%C3%A2m%20Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20V%C5%A9%20tr%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20gia%20Ph%C3%A1p | Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp | Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp viết tắt là CNES (Centre National d'Études Spatiales), một cơ quan vũ trụ được điều hành bởi chính phủ Pháp (trực thuộc Bộ Nghiên cứu Pháp và Bộ Quốc phòng Pháp) nhưng có những đặc điểm công nghiệp và kinh doanh đặc thù. Trụ sở của cơ quan này tại Paris, nhưng cơ sở lớn nhất đặt tại Toulouse. Cơ quan vũ trụ này điều hành Trung tâm Vũ trụ Guyana, một trạm phóng vệ tinh nhân tạo và tàu vũ trụ. Nhiều vệ tinh hay chương trình vũ trụ của CNES cũng được phóng từ các trạm phóng điều hành bởi các quốc gia khác.
CNES được thành lập năm 1961, có nhiệm vụ đề xuất cho chính phủ Pháp các kế hoạch chính trị cho các chương trình vũ trụ của Pháp trong mối liên hệ với Liên minh châu Âu và thực hiện các kế hoạch này. CNES đảm bảo cho Pháp có thể tự lực thực hiện các chương trình vũ trụ, và nằm ở vị trí tiên phong trong Châu Âu và trên thế giới trong lĩnh vực này, bằng các nắm chắc các công nghệ vũ trụ và hoạch định chương trình vũ trụ tương lai.
CNES thực hiện các kế hoạch bằng việc tổ chức liên hệ giữa các nhóm công nghiệp và các phòng thí nghiệm khoa học trong Pháp, đồng thời tham gia các hợp tác quốc tế. CNES hợp tác thường xuyên nhất với Arianespace, ESA và NASA, nhưng cũng có nhiều dự án hợp tác với Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác.
CNES hiện có 2.400 nhân lực, trong đó có 1.800 kỹ sư và quản lý. Trong số này có 35% phụ nữ.
Các lĩnh vực hoạt động:
Đưa đón tàu lên vũ trụ
Ứng dụng công nghệ vũ trụ cho toàn dân
Phát triển bền vững
Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ cho lĩnh vực vũ trụ
Quốc phòng
Xem thêm
ESA
NASA
Ủy ban Nghiên cứu Vũ trụ (COSPAR)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ CNES
Cơ quan vũ trụ
Cơ quan chính phủ Pháp
Tổ chức có trụ sở tại Pháp |
13958 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Diode%20laser | Diode laser | Diode laser một loại laser có cấu tạo tương tự như một diode. Nó có môi trường kích thích là chất bán dẫn dạng p-n nối tiếp của diode. Diode laser hoạt động gần giống với diode phát quang. Nó cũng được gọi là đèn diode nội xạ và được viết tắt là LD hay ILD.
Nguyên lý hoạt động
Khi ống diode được kích ứng, ví dụ như được đặt dưới hiệu điện thế, các lỗ trống trong phần bán dẫn loại p chuyển qua phần bán dẫn loại n và các electron trong phần bán dẫn loại n sang phần bán dẫn loại p. Khi các electron gặp các lỗ trống, chúng rơi xuống mức năng lượng thấp hơn và bền hơn, giải phóng năng lượng dư thừa qua photon với năng lượng bằng với chênh lệch năng lượng trong và ngoài lỗ trống.
Trong điều kiện thích hợp, các electron và các lỗ trống có thể cùng tồn tại trong cùng một diện tích trong một khoảng thời gian (tính trên phần triệu giây) trước khi chúng sáp nhập. Nếu photon có cùng tần số được phát ra trong khoảng thời gian trên, nó sẽ kích thích sự phát xạ của photon khác, cùng một hướng, cùng độ phân cực và đồng pha với photon đầu tiên.
Xem thêm
LED
Diode
Linh kiện bán dẫn
Tham khảo
Liên kết ngoài
Laser
Diode
Linh kiện bán dẫn
Linh kiện điện tử
Phát minh của Hoa Kỳ |
13961 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%AD%20Linh | Chí Linh | Chí Linh là một thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Địa lý
Vị trí địa lý
Thành phố Chí Linh nằm ở phía bắc của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 40 km về phía bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thị xã Kinh Môn và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Phía tây giáp huyện Gia Bình, huyện Lương Tài và thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Phía nam giáp huyện Nam Sách
Phía bắc giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông - tây qua trung tâm thành nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thành phố đi tỉnh Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thành phố thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Điều kiện tự nhiên
Phía bắc và đông bắc của thành phố là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và sông Đông Mai.
Thành phố có diện tích tự nhiên 282,91 km², là đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích lớn nhất tỉnh. Trong đó, 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thành phố.
Dân số: Năm 2002, huyện Chí Linh có 146.752 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,48%, cơ cấu dân số:
Từ 1 đến 9 tuổi: 40.668 người
Từ 10 đến 14 tuổi: 16.522 người
Từ 15 đến 29 tuổi: 41.500 người
Từ 30 đến 44 tuổi: 25.955 người
Từ 55 đến 60 tuổi: 12.344 người
Từ 60 tuổi trở lên: 9.718 người.
Số lao động làm việc trong các ngành: 71.925 người, trong đó:
Lao động nông - lâm nghiệp - thủy sản: 55.855 người
Lao động công nghiệp - xây dựng: 7.767 người
Lao động dịch vụ: 8.273 người
Lao động do cấp huyện là 65.558 người, trong đó:
Lao động nông - lâm nghiệp - thủy sản: 54.019 người
Lao động công nghiệp - xây dựng: 4.983 người
Lao động dịch vụ: 6.556 người.
Địa hình: Thành phố Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ, địa hình dốc bậc thang từ phía bắc xuống phía nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu vùng chính:
Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phái Bắc đồi núi càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616m, đèo Trê cao 536m
Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung bình từ 5-60m, có độ dốc từ 10-150, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình quân +2,5 m
Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía nam đường 18, địa hình tương đối bằng phẳng, càng về phía Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m.
Khí hậu:
Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Có 2 mùa rõ rệt: mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình năm 23 °C
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12 °C)
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37-38 °C).
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng tích ôn khoảng 82.000
Độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2 vùng:
Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng bằng trong tỉnh
Khí hậu vùng chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lý và địa hình nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.
Thủy văn: Chí Linh là nơi:
Sông Lục Nam hợp lưu với sông Thương tại xã Hưng Đạo, sông Thương hội lưu với sông Cầu tại phường Phả Lại thành sông Thái Bình
Sông Đuống hợp lưu với sông Thái Bình: phường Cổ Thành
sông Kinh Thầy lấy nước từ sông Thái Bình: Cổ Thành
Sông Đông Mai lấy nước từ sông Kinh Thầy: phường Văn Đức, chảy lên phía bắc.
Thành phố Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thầy, Thái Bình, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thủy nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của huyện, có nguồn nước của nhà máy điện Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thủy 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn.
Đất đai: Tổng diện tích của thành phố Chí Linh là 29.618 ha, chia ra:
Đất nông nghiệp 9.784 ha, chiểm tỉ lệ 33,03%
Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%
Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%
Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%
Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%.
Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất thủy thành do phù sa sông Kinh Thầy và Thái Bình bồi tụ. Theo tài liệu của Viện nông hoá thổ nhưỡng Việt Nam, đất nông nghiệp được phân loại như sau:
Địa hình: cao 21%, vàn 47,2%, thấp 27,5%, trũng 4,3%
Thành phần cơ giới: đất thị nhẹ 42,2%, thịt trung bình 28,1%, nặng 29,7%
Độ chua: cấp I: 74,5%, cấp II: 15%, cấp III: 8%, cấp IV: 2,5%.
Rừng: Thành phố Chí Linh có 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng trồng 1.208 ha, rừng tự nhiên 2.390 ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000 m³, có nhiều loại động thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và rừng thông thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Khoáng sản: Thành phố Chí Linh tuy không nhiều về chủng loại, nhưng có loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế như: đất Cao lanh trữ lượng 40 vạn tấn, sét chịu lửa 8 triệu tấn, đá, cát vàng xây dựng, mỏ than nâu trữ lượng hàng tỉ tấn.
Lịch sử
Địa danh Chí Linh gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Dương Huy, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học, Mạc Đĩnh Chi, Mạc Hiển Tích, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Chẩn, Trần Ích Phát, 5 đức Thánh họ Vương, Pháp Loa, Huyền Quang...
Chí Linh được hình thành từ lâu đời, đến thời Hậu Ngô Vương vùng núi Côn Sơn với lợi thế về vị trí địa lý đã trở thành căn cứ quân sự lớn của Dương Huy mà đích thân vua Ngô Xương Văn phải đem quân đánh dẹp. Thu phục được Dương Huy, Ngô Xương Văn vẫn cho ông giữ chức thứ sử cũ và cai quản vùng đất châu Vũ Ninh. Năm 965, vua Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn mất, các tướng ở khắp nơi nổi lên để cùng tranh giành ngôi Vua. Lịch sử gọi đó là loạn 12 sứ quân. Tuy nhiên, cánh quân của Dương Huy không nằm trong danh sách 12 sứ quân. Vì cánh quân của ông và địa bàn của ông bị cánh quân của Nguyễn Thủ Tiệp đánh bại, vùng đất của ông bị Nguyễn Thủ Tiệp chiếm và tự xưng Vũ Ninh Vương. Thời điểm xảy ra loạn 12 sứ quân, vùng đất Chí Linh nằm trong địa phận quản lý của sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp.
Năm 981 vua Lê Đại Hành đã chọn An Lạc, Tân Dân là cơ sở chỉ huy chống quân xâm lược Tống tại đất Doanh Vạn (Ải Vạn), Vua Lê Hoàn dựng đại bản doanh tại Đồng Dinh, đặt Nội Xưởng làm nơi rèn vũ khí, khí giới, đặt Bàn Cung trên núi Bàn Cung để làm nơi bàn bạc việc quân cơ với các tướng lĩnh, núi Doanh Vạn được chọn để cắm cờ hiệu, núi Sơn Đụn là nơi tích trữ, cất giấu lương thực nuôi quân…Từ đại bản doanh này, cuối tháng 4 năm 981, Vua Lê Hoàn đã chỉ huy quân Đại Cồ Việt đánh thắng trận Bạch Đằng, giết chủ tướng giặc Hầu Nhân Bảo cùng hàng vạn quân giặc vùi xác dưới đáy Bạch Đằng giang và giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược cuối mùa xuân năm 981.
Đến thế kỷ XIII, vùng đất Chí Linh lại một lần nữa được lựa chọn trở thành đại bản doanh chống quân Nguyên Mông và là chiến trường nơi diễn ra trận đánh Vạn Kiếp nổi tiếng trong lịch sử thời nhà Trần, dưới sự chỉ huy Trần Quốc Tuấn. Đại bản doanh và chiến trường Vạn Kiếp năm xưa, nay thuộc xã Hưng Đạo, nằm phía tây bắc của thành phố. Trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Vạn Kiếp có vai trò lớn trong 2 cuộc kháng chiến lần 2 năm 1285 và lần 3 cuối năm 1287 đầu năm 1288. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2 năm 1285, Vạn Kiếp diễn ra một trận đánh lớn khi quân Nguyên theo đường bộ từ Lạng Sơn kéo về Thăng Long, làm tiêu hao sinh lực địch. Tổng cộng quân số của Vua tôi nhà Trần do Vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo chỉ huy ở chiến trận Vạn Kiếp lên tới gần 30 vạn quân, còn quân của Thoát Hoan lên tới gần 50 vạn quân. Tại Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo đã bài binh bố trận sẵn để đợi địch. Trần Hưng Đạo lựa chọn các tướng dũng mãnh Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái giao chỉ huy đạo quân này. Vùng Vạn Kiếp có địa thế đồi núi giáp đường giáp sông, quân ta chiếm địa thế đánh cắt ngang vào đội hình địch khiến đầu cuối không cứu được nhau. Tiền quân của địch bị đánh ở Vạn Kiếp còn trung quân của địch cũng vẫn chưa qua được sông Lục Đầu cũng bị quân ta đánh mạnh khiến địch hoảng loạn dẫm đạp lên nhau khiến cầu phao bị đứt khiến rất nhiều quân lính bị chết dưới sông.
Trải qua các thời kỳ phong kiến Chí Linh đã được nhiều triều đại chọn là nơi xây dựng cung thành, tỉnh lỵ như thành Phao (Phả Lại) – đời nhà Mạc, thành Vạn (Tân Dân) trong vòng ba thế kỷ từng là trung tâm hành chính của thừa tuyên Hải Dương. Theo lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú dưới triều Lê Thánh Tông, “Quang thuận thứ 10 (1469) Lỵ sở Hải Dương đặt tại Mạc Động, tục gọi Dịnh Vạn (tức cánh đồng Dinh bên bến Vạn). Lỵ sở Mạc Động có thành Vạn, trong thành có chợ, trên bến dưới thuyền, dân chúng khắp nơi họp chợ buôn bán tấp nập,đông vui, ở đây còn có đò ngang qua sông”.
Chí Linh còn có tên gọi là Bằng Châu hay Bằng Hà sau đó đổi tên là Phượng Hoàng và sau này là Chí Linh. Đến thơi Đồng Khánh Chí Linh Có 7 tổng 65 thôn.
Tháng 6 năm 1886, thực dân Pháp thành lập Nha Chí Linh thuộc phủ Nam Sách. Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt thành huyện Chí Linh. Tháng 4 năm 1947, huyện Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Hồng; tháng 11 năm 1948, Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Yên; từ tháng 2 năm 1955, Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, ban đầu gồm thị trấn Phả Lại, thị trấn nông trường Chí Linh và 20 xã: An Lạc, Bắc An, Cẩm Lý, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đan Hội, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức, Vũ Xá.
Ngày 21 tháng 1 năm 1957, chuyển 3 xã: Vũ Xá, Cẩm Lý, Đan Hội về huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang quản lý.
Ngày 27 tháng 3 năm 1978, thành lập thị trấn Sao Đỏ, thị trấn huyện lỵ huyện Chí Linh.
Ngày 16 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 19-CP. Theo đó, sáp nhập 3 thôn Phao Sơn, Thạch Thủy và Bình Giang của xã Cổ Thành vào thị trấn Phả Lại.
Ngày 14 tháng 1 năm 2002, giải thể thị trấn nông trường Chí Linh và thành lập thị trấn Bến Tắm trên cơ sở 412,88 ha diện tích tự nhiên và 5.703 nhân khẩu của xã Bắc An.
Ngày 24 tháng 9 năm 2009, thị trấn Sao Đỏ được công nhận là đô thị loại IV.
Cuối năm 2009, huyện Chí Linh có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 thị trấn: Sao Đỏ (huyện lị), Phả Lại, Bến Tắm và 17 xã: An Lạc, Bắc An, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức.
Ngày 12 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP. Theo đó:
Thành lập thị xã Chí Linh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Chí Linh.
Chuyển 3 thị trấn: Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ và 5 xã: Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An thành 8 phường có tên tương ứng.
Sau khi thành lập, thị xã Chí Linh có 28.202,78 ha diện tích tự nhiên và 164.837 người với 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường: Bến Tắm, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Phả Lại, Sao Đỏ, Thái Học, Văn An và 12 xã: An Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Kênh Giang, Lê Lợi, Nhân Huệ, Tân Dân, Văn Đức.
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, thị xã Chí Linh được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 10 tháng 1 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2019). Theo đó:
Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Kênh Giang vào xã Văn Đức.
Chuyển 6 xã: An Lạc, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Tiến, Tân Dân, Văn Đức thành 6 phường có tên tương ứng.
Thành lập thành phố Chí Linh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Chí Linh.
Sau khi thành lập, thành phố Chí Linh có 282,91 km² diện tích tự nhiên và 220.421 người với 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 5 xã.
Hành chính
Thành phố Chí Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: An Lạc, Bến Tắm, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Phả Lại, Sao Đỏ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức và 5 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ.
Xã hội
Giáo dục
Ngoài ra còn có Trường Đại học Sao Đỏ, trên 120 cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Du lịch
Thành phố Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó có thể kể đến:
Chùa Côn Sơn có rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi
Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu - Hai ngôi đền huyền thoại.
Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là đền Đức Ông.
Đền Thờ Vua Lê Đại Hành - thuộc phường An Lạc.
Đền Cao thuộc phường An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981.
Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km.
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa Thanh Mai là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992.
Đền bà Chúa Sao Sa thờ nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Đền cũng thuộc phường Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5 km
Đền Gốm thờ phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.
Đền Mẫu Sinh thờ Mẫu, rất đặc biệt bởi được xây dựng trên lưng chừng núi Ngũ Nhạc với Hậu cung nằm trên một tảng đá lớn hình người phụ nữ đang nằm sinh con.
Đền Khê Khẩu thờ tướng quân Trần Hiển Đức, người gốc Kinh Môn, gia nhập nghĩa quân của Trần Hưng Đạo từ những ngày đầu tiên. Ông đã lập nhiều chiến công, đóng góp không nhỏ vào chiến thắng lần thứ hai và ba của quân Trần. Đặc biệt trong trận Bạc Đằng Giang. Đền Khê Khẩu, nằm tại làng Khê Khẩu (Làng Viên), phường Văn Đức.
Đền Quốc Phụ ở phường Chí Minh, thờ Trần Quốc Chẩn - một trong những danh tướng của nhà Trần.
Chùa Ngũ Đài Sơn ở phường Hoàng Tiến - ngôi cổ tự mang đậm dấu ấn Thiền phái Trúc Lâm mà còn nổi danh với cảnh đẹp kỳ vĩ của 5 đỉnh núi thiêng. Là di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh, thuộc cánh cung Đông Triều, chùa nằm dựa lưng vào núi Đống Thóc cao 293m, núi Hòn Phướn cao 531m (cao nhất tỉnh Hải Dương) có lịch sử cùng niên đại của am Bạch Vân - An Sinh, Đông Triều. Chùa có nhiều cảnh đẹp như Cổng Trời, Hòn ông Cóc, Hàm Long... Đứng trên Cổng Trời vào ngày thời tiết đẹp có thể nhìn ra tận Đồ Sơn, Hải Phòng, vịnh Hạ Long... Trên đỉnh Hòn Phướn là một thảo nguyên nhỏ, chỉ có cỏ tranh và thông, vào mùa Xuân ở trên này sương mù bao bọc, cảnh vật hư ảo rất đẹp.
Các di tích, danh thắng và cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, Lục Đầu Giang,... tạo thành cụm du lịch lớn của tỉnh, bên cạnh các di tích lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên còn có sân golf Ngôi Sao Chí Linh.
Giao thông
Có quốc lộ 18, quốc lộ 37 chạy qua. Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long, đường sắt Yên Viên - Cái Lân hiện đang được đầu tư xây dựng.
Để đến Chí Linh, bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, xe buýt,...
Có 3 tuyến xe buýt đi qua Chí Linh
Bến xe Bắc Ninh - Sao Đỏ (xe buýt Bắc Ninh)
Tần suất: 5→7→10→15→25 phút/chuyến
Thời gian hoạt động: 5h → 21h
Thời gian 1 lượt đi: 1 tiếng 15 phút
Lộ trình chiều đi: Bến xe Bắc Ninh (điểm đầu) ↔ Trần Hưng Đạo ↔ Chợ Nhớn ↔ Ngã 6 TP. Bắc Ninh ↔ Trần Hưng Đạo ↔ Trường THPT Hàn Thuyên ↔ Gần trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh ↔ Cầu 18 (cầu Đại Phúc) ↔ Quốc lộ18 ↔ Trường CĐ Ngoại ngữ Công nghệ Việt Nhật ↔ KCN Quế Võ I ↔ TT. Phố Mới ↔ BVĐK Quế Võ ↔ Chùa Diên Quang ↔ Đông Du ↔ Châu Cầu ↔ Bình Than (gần cầu Bình Than) ↔ Cầu Phả Lại ↔ Lục Đầu Giang (Phả Lại) ↔ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại ↔ Ngã 3 Thủy ↔ Ga Cổ Thành ↔ Văn An ↔ Dốc Mật (gần KĐT KDC Hồ Mật Sơn) ↔ Cung thiếu nhi Hồ Mật Sơn (gần Bệnh viện ĐK Chí Linh) ↔ Ngã 3 Sao Đỏ (KS Sao Đỏ, gần ĐH Sao Đỏ) ↔ Cây xăng Côn Sơn (gần cổng chợ Sao Đỏ) ↔ KĐT Việt Tiên Sơn (điểm cuối)
Lộ trình chiều về: Ngược lại.
TP. Hải Dương - TP. Uông Bí (xe buýt Hải Dương)
Tần suất: 20 → 30 phút/chuyến.
Thời gian hoạt động: 5h30 → 19h
Thời gian 1 lượt đi: 2 tiếng 40 phút
Lộ trình: Bến xe Hải Tân → Lê Thanh Nghị → Ngã tư Máy sứ → Điện Biên Phủ → Quốc lộ 5 → Quốc lộ 37 → Phường Sao Đỏ → Quốc lộ 18 → Đông Triều → Mạo Khê → TP. Uông Bí.
TP. Hải Dương - Bắc Giang (xe buýt Hải Dương)
Tần suất: 30 phút/chuyến
Thời gian hoạt động: 5h30 → 18h30
Thời gian 1 lượt đi: 2 tiếng 30 phút
Lộ trình: Bến xe phía tây → Nguyễn Lương Bằng → Ngã tư Máy Sứ → Lê Thanh Nghị → Ngã ba Cầu Cất → Thống Nhất → Bạch Đằng → Trần Hưng Đạo → Cầu vượt Phú Lương → Quốc lộ 5 → Ngã ba Tiền Trung → Quốc lộ 37 → Phường Sao Đỏ → Hồ Côn Sơn → Ngã ba Đa Cóc → Cầu Cẩm Lý → Ngã tư Thân → Bến xe Lục Nam.
Danh nhân
Địa danh Chí Linh gắn với tên tuổi của các nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc sau:
Thiền sư Pháp Loa: ông có tục danh là Đồng Kiên Cương, là người thuộc hương Cửu La, huyện Nam Sách. Năm 1304 ông xuất gia theo Điều Ngự Trần Nhân Tông tu hành tại chùa Yên Tử và trở thành người kế thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1329, ông cho xây dựng hai ngôi chùa là Thanh Mai và Côn Sơn. Ngày 03/3/1330, ông viên tịch tại chùa Quỳnh Lâm, sau theo di chúc của ông, các phật tử đã đưa pháp thể của ông về nhập tháp tại chùa Thanh Mai, Chí Linh. Cảm mến công đức của ông, vua Anh Tông sắc phong danh hiệu Đại Tuệ Tịnh Tri Đức thiền sư, tên tháp là Viên Thông bảo tháp.
Trần Hưng Đạo (1226 - 1300): Trần Quốc Tuấn là chủ soái của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thời Trần. Ông đóng đại bản doanh tại Vạn Kiếp. Những năm cuối đời ông sống ở Vạn Kiếp và mất tại đây.
Nguyễn Thị Duệ: nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Trần Nguyên Đán: Đại tư đồ triều Trần, là ông ngoại của Nguyễn Trãi. Ông ở ẩn tại Chi Ngại, Chí Linh.
Nguyễn Trãi: thuở nhỏ sinh sống ở Chí Linh. Sau này, nhiều năm ông ở ẩn tại chùa Côn Sơn, Chí Linh.
Chu Văn An: mở trường dạy học trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường Văn An (ngày nay), Chí Linh.
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) Tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay là xã Nam Tân, Nam Sách). Ông thông minh hơn người song vóc dáng nhỏ bé, tướng mạo xấu xí. Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên năm 1304, sau đi sứ Cao Ly, được phong trang nguyên ở đây, người ta gọi là Lưỡng quốc trạng nguyên.
Làng nghề
Các làng nghề, ngành nghề ở Chí Linh chủ yếu phát triển ở nhóm sản xuất vật liệu xây dựng như:
Nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Mật Sơn
Nghề sản xuất vật liệu xây dựng làng Tường
Trồng na Hoàng Tiến
Làng nghề quay vịt, gia cầm Thanh Tảo.
Chú thích
Tham khảo
Cổng thông tin điện tử thành phố Chí Linh: http://chilinh.haiduong.gov.vn/default.aspx
Đô thị Việt Nam loại III |
13962 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20Tu%C3%A2n | Phạm Tuân | Phạm Tuân (sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947) là phi công, phi hành gia người Việt, tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô.
Sự nghiệp
Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn 921 Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Ông là đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam trong năm này và chính thức là vào năm 1968. Giữa năm 1972, ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc bắn hạ máy bay B-52 (tiêm kích bay đêm yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với lái tiêm kích ban ngày).
Bắn rơi B-52
Vào đêm ngày 27 tháng 12 năm 1972, theo tài liệu lịch sử không chính thức của Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn, nếu không kể một phi công khác tên là Vũ Đình Rạng đã bắn trúng máy bay B-52 của không quân Mỹ vào ngày 20 tháng 11 năm 1971 (tuy nhiên Vũ Đình Rạng chỉ phóng 1 tên lửa nên chiếc B-52 không rơi ngay tại chỗ mà chỉ bị hỏng nặng và vẫn cố hạ cánh được xuống sân bay), nhưng vì hỏng quá nặng nên không sửa được và đã bị tháo dỡ.
Tài liệu này nói rằng, chiếc MiG-21FM của Phạm Tuân cất cánh hồi 22 giờ 16 phút đêm ngày 27 tháng 12 năm 1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật "đi thấp kéo cao" nhằm tránh radar của máy bay địch. Sau khi dẫn đường mặt đất thông báo cách phi đội địch 8–9 km, Phạm Tuân kéo cao rồi tăng tốc máy bay, dùng tốc độ cao để bất ngờ bay vọt qua hai tốp F-4 hộ tống, khiến những chiếc F-4 không kịp phản ứng. Sau khi vọt qua đội F-4 hộ tống, ông tiếp cận hai chiếc B-52, khi còn cách B-52 khoảng 4 km, dẫn đường mặt đất ra lệnh bắn, nhưng Phạm Tuân chờ thêm mấy giây để tiếp cận gần hơn rồi mới bắn. Chiếc MiG-21 cũng tắt radar và các thiết bị liên lạc để B-52 không phát hiện ra là đang bị áp sát. Ông bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía tây Hà Nội bằng 2 quả tên lửa không đối không NHK-8-9-1-2, rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái..
Phạm Tuân kể rằng: Do B-52 trang bị nhiều mồi nhiệt làm nhiễu đầu dò tên lửa nên ông đã cố gắng áp sát B-52 ở cự ly 2–3 km rồi mới phóng tên lửa (dù tầm bắn của tên lửa là 8 km), ở cự ly này tên lửa chỉ mất 2-3 giây để tới mục tiêu nên chiếc B-52 sẽ không kịp thả mồi nhiễu. Rút kinh nghiệm từ vụ của Vũ Đình Rạng (chỉ phóng 1 quả tên lửa thì không đủ để hạ tại chỗ B-52) nên ông đã phóng liền cả hai tên lửa vào mục tiêu, không giữ lại tên lửa dự phòng. Sau khi bắn, Phạm Tuân giảm tốc, kéo máy bay lên cao và lật ngửa máy bay để thoát ly thì nhìn thấy chiếc B-52 nổ, sau đó máy bay bay lao vượt qua phía trên điểm nổ. Tuy nhiên do động tác kéo cao-thoát ly cấp tốc này nên máy ảnh phía mũi chiếc MiG-21 đã không thể chụp lại khoảnh khắc đó làm tư liệu.
Một số nguồn tài liệu Hoa Kỳ cho rằng tên lửa của ông đã bắn trượt, chiếc B-52 đã trúng tên lửa SAM-2 rồi nổ trên không trung, khiến Phạm Tuân nghĩ rằng tên lửa của ông đã phá hủy mục tiêu. Nhưng nếu dưới góc độ kỹ thuật phân tích, điều này là rất khó xảy ra. Thời gian từ khi phóng tên lửa tới khi thoát ly của Phạm Tuân chỉ kéo dài 4-5 giây. Trong khoảng thời gian chỉ tích tắc đó, rất khó có chuyện trùng hợp tới mức chiếc B-52 vừa thoát khỏi tên lửa từ MiG lại bị trúng ngay SAM-2 từ mặt đất phóng lên.
Với chiến công này, ngay sáng hôm sau (ngày 28 tháng 12) ông đã được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày 3 tháng 9 (1973), khi đó ông mang quân hàm Thượng úy, biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Phạm Tuân chia sẻ, chiến công của ông có "80% là may mắn", nhưng may mắn ở đây là có thời cơ, và phải biết chớp được thời cơ đó thì mới làm nên chuyện. Ông cho biết: "Trận ấy không thực sự phức tạp. Nhưng thành quả đó có được là do chúng ta đã từng đổ xương máu, đổ mồ hôi cho những trận chiến đấu trước".
Bay vào vũ trụ
Năm 1977, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô), 1 năm sau ông chuyển loại sang bay vũ trụ. Phạm Tuân được chọn vào đội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1 tháng 4 năm 1979. Vị trí của ông ban đầu thuộc về phi công Nguyễn Văn Cốc, nhưng ông Cốc về sau bị loại vì không vượt qua bài kiểm tra thể lực. Cùng được chọn với Phạm Tuân còn có phi công dự bị Bùi Thanh Liêm, người sẽ thế chỗ Phạm Tuân nếu có sự cố bất ngờ.
Phạm Tuân, cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vasilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên con tàu Soyuz 37 vào ngày 23 tháng 7 năm 1980, tức ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Thân, và trở về Trái Đất ngày 31 tháng 7 trên tàu Soyuz 36. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.
Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm khoa học về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm khoa học trồng cây bèo hoa dâu trên không gian. Phạm Tuân cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất. Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút. Ông đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.
Phạm Tuân kể, nhiều người đồn thổi ông chỉ "đi ké" nhà du hành vũ trụ Gorbatko chứ không có vai trò gì. Phạm Tuân khẳng định lại: "Tôi cho rằng những người đó không hiểu gì về chuyến bay vũ trụ. Con tàu vũ trụ đòi hỏi phải có hai người điều khiển. Gorbatko là người lái chính, điều khiển con tàu. Còn tôi là lái phụ, phụ trách các thông số kỹ thuật, bảng điều khiển. Việc phối hợp lái chính-lái phụ phải ăn khớp, không thể có chuyện người này điều khiển còn người kia chỉ ngồi nhìn". Ông cũng bị đàm tiếu về việc mang bèo hoa dâu lên vũ trụ, cho rằng ông "thiên vị" quê nhà Thái Bình chuyên "băm bèo cho lợn ăn". Phạm Tuân cho biết: Chuyện mang bèo đi là do đội ngũ các nhà khoa học của ta và bạn quyết định, chứ ông không thể thích mang gì thì mang. Bèo hoa dâu dễ sinh sôi nảy nở, hút khí cacbonic, sản sinh ra oxy. Trên vũ trụ lại có rất nhiều tia nhiễm xạ có tác động lên con người, lên sinh vật tạo nên sự đột biến sinh học, và mang bèo hoa dâu lên là để phục vụ mục đích nghiên cứu này.
Thư viện ảnh
|}
Trở thành lãnh đạo chỉ huy cao cấp
Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) năm 1982.
1989 - 1996, ông là Phó Tư lệnh về Chính trị Quân chủng Không quân.
1996 - 2000, ông là Phó Chủ nhiệm Về Chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Từ năm 2000, ông mang quân hàm Trung tướng Không quân Nhân dân Việt Nam, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Năm 2002, ông được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Military Commercial Joint Stock Bank - tên viết tắt: MB); đồng thời giữ những chức vụ quan trọng trong các công ty trực thuộc ngân hàng này.
Năm 2008, ông nghỉ hưu theo quyết định của Chính phủ.
Vinh danh
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Anh hùng Lao động Việt Nam (1980)
Anh hùng Liên Xô
Huân chương Lenin
Huân chương Hồ Chí Minh
Huy hiệu Bác Hồ
Giải thưởng Pyotr Đại đế
Huân chương Chiến công hạng Nhất
Gia đình
Ông có vợ là thượng tá bác sĩ quân y (đã nghỉ hưu) Trần Thị Phương Tiến và hai con Phạm Hằng Thu, Phạm Anh Tuấn,con nuôi là Võ Thị Công My
Ngày 1 tháng 1 năm 2008, ông nghỉ hưu theo quyết định của Chính phủ. Ông hiện sống ở Hà Nội.
Ghi chú
Chú thích
Liên kết ngoài
Thu Phương – CAND Xuân Tân Mão 2011, Anh hùng Phạm Tuân và những ký ức về chuyến bay vào vũ trụ , Báo Công an nhân dân điện tử – CAND Online, ngày 04/02/2011, truy cập ngày 5/2/2011.
Phạm Tuân đã mang sách vào vũ trụ?: Di chúc Hồ Chí Minh in trên giấy dó
Người anh hùng của những chuyến bay
Anh hùng Phạm Tuân nhận Giải thưởng Piot Đại đế
Anh hùng Phạm Tuân kể về chuyến bay lịch sử – Kỳ I: Thi "trượt" thợ máy lên làm phi công
Người Thái Bình
Phi công Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhà du hành vũ trụ Việt Nam
Lãnh đạo doanh nghiệp
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam
Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Anh hùng Liên Xô
Người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
Huân chương Lenin
Huân chương Hồ Chí Minh |
13970 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Venkman | Venkman | Venkman là tên mã của một tiện ích dùng để tìm diệt lỗi JavaScript của những trình duyệt dựa trên trình duyệt Mozilla (tuy nhiên không hoạt động trong những trình duyệt chỉ dựa trên Gecko như Galeon), hiện tại, Venkman đi kèm theo trình duyệt Mozilla và có thể cài làm phần mở rộng bằng gói XPI cho Mozilla Firefox, Venkman cũng có thể hoạt động trên trình duyệt Netscape phiên bản 7.0 trở lên, riêng Venkman phiên bản 0.6.2 có thể chạy trên Netscape 6.2x. Tên của tiện ích được đặt theo tên nhân vật tiến sĩ Peter Venkman (do Bill Murray đóng vai) trong bộ phim "Những người bắt ma" phần 1 và 2 (Ghostbusters, Ghostbusters 2). Tên chính thức của tiện ích này là JavaScript Debugger, tuy nhiên hầu hết người dùng đều gọi tiện ích này theo tên mã là Venkman vì cái tên JavaScript Debugger quá chung chung.
Năm 1998, John Bandhauer phụ trách việc phát triển tiện ích tìm diệt lỗi cho trình duyệt Netscape 4, anh bắt đầu bằng việc viết js/jsd - API tìm diệt lỗi cho JavaScript. Tháng 4 năm 2001, Robert Ginda bắt đầu phát triển Venkman dựa trên js/jsd. Venkman là một thành phần XPCOM, cho phép giao diện người dùng đồ họa (GUI) được viết bằng JavaScript và XUL, do đó Venkman có thể chạy trên nhiều nền khác nhau.
Venkman có thể được khởi động bằng cách vào Tools, chọn Web Development sau đó chọn JavaScript Debugger hoặc có thể khởi động trình duyệt với đối số -venkman.
Nhiều người lầm tưởng Venkman là tiện ích tìm diệt lỗi đầu tiên cho JavaScript vì sự nổi tiếng và phổ biến của nó. Tuy nhiên, trước khi Venkman ra đời, một số tiện ích tìm diệt lỗi cho JavaScript đã được phát triển, trong đó đáng kể nhất là Microsoft Script Debugger, một tiện ích tìm diệt lỗi JavaScript được nhúng vào Internet Explorer. Ngoài ra còn có The JavaScript Verifier (thường được biết đến dưới tên jslint), một tiện ích tìm diệt lỗi JavaScript được viết bởi Douglas Crockford. Khác với các tiện ích cùng loại khác, jslint được viết bằng chính JavaScript.
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Trang web của Venkman
Trang web phát triển Venkman
Học cách sử dụng tiện ích tìm diệt lỗi Venkman
Mozilla
JavaScript
Tiện ích
de:Mozilla Application Suite#Venkman |
14007 | https://vi.wikipedia.org/wiki/1945 | 1945 |
Sự kiện
Tháng 1
5 tháng 1 – Liên Xô công nhận chính quyền thân Liên Xô mới của Ba Lan.
7 tháng 1 – Tướng Bernard Montgomery (của Anh) tổ chức một buổi họp báo tại Zonhoven trình bày đóng góp của mình trong trận tổng tấn công Ardennes.
12 tháng 1 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô bắt đầu tổng tấn công quân Đức quốc xã ở chiến trường Đông Âu.
13 tháng 1 – Đội tuần tra Liên Xô bắt Raoul Wallenberg ở Hungary.
16 tháng 1 – Adolf Hitler chuyển xuống hầm ngầm (còn được biết đến với tên Führerbunker)
17 tháng 1 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô chiếm Warszawa.
17 tháng 1 – Holocaust: Lính Đức quốc xã bắt đầu rút khỏi trại tập trung Auschwitz.
20 tháng 1 – Franklin D. Roosevelt được bổ nhiệm vào nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 4, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ.
20 tháng 1 – Hungary rút quân khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn với các nước Đồng Minh.
24 tháng 1 – Phóng thành công tên lửa A4b của Đức.
27 tháng 1 – Hồng quân Liên Xô đến Auschwitz và Birkenau ở Ba Lan và tìm thấy trại tập trung của Đức quốc xã, nơi có khoảng 1,1–1,5 triệu người đã bị giết.
28 tháng 1 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các nguồn tiếp tế bắt đầu đến Trung Quốc qua con đường Miến Điện mới mở.
30 tháng 1 – Wilhelm Gustloff cùng khoảng 10.000 lính Đức quốc xã và những người tị nạn từ Gotenhafen trong Vịnh Gdansk đã bị đánh chìm bởi 3 quả ngư lôi từ tàu ngầm S-13 của Liên Xô.9.400 người bị chết đuối tại Biển Baltic.
31 tháng 1 – Eddie Slovik bị tử hình, lính Mỹ đầu tiên bị tử hình vì đào ngũ kể từ cuộc Nội chiến Mỹ.
Tháng 2
3 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nga đồng ý tham gia cuộc bạo động mang tên Chiến trường Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản.
4 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Xô Viết Iosif Vissarionovich Stalin khai mạc Hội nghị Yalta (kết thúc vào ngày 11 tháng 2)
6 tháng 2 – Nhà văn Pháp Robert Brasillach bị tử hình vì hợp tác với Đức
7 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đại tướng Douglas MacArthur trở lại Manila
9 tháng 2 – Walter Ulbricht trở thành lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đức ở Moskva
10 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu Tướng von Steuben bị đánh chìm bởi Tàu ngầm Xô viết S-13.
13 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Liên Xô chiếm giữ Budapest (Hungary) từ tay Đức quốc xã.
13 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Không quân Hoàng gia Anh ném bom Dresden, Đức.
14 tháng 2 – Chile, Ecuador, Paraguay và Peru gia nhập Liên Hợp Quốc.
16 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Mỹ đổ bộ lên đảo Corregidor của Philippines.
16 tháng 2 – Quân đội Mỹ chiếm lại bán đảo Bataan
19 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến Iwo Jima - khoảng 30.000 lính Hải quân Mỹ đổ bộ lên đảo Iwo Jima bắt đầu trận chiến.
21 tháng 2 – Phóng tên lửa A4 cuối cùng tại Peenemünde.
23 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trong Trận Iwo Jima, một nhóm lính Hải quân Mỹ leo lên đỉnh núi Surabachi, đảo Iwo Jima để cấm cờ quốc kỳ Mỹ, khoảnh khắc này được chụp hình lại. Bức ảnh sau đó đã được trao giải Pulitzer.
23 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thủ đô Manila của Philippines, được giải phóng bởi quân đội Mỹ.
23 tháng 2 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Binh lính Mỹ đầu hàng tại Poznań, một thành phố đã được quân đội Hồng quân Liên Xô và Ba Lan giải phóng.
24 tháng 2 – Thủ tướng Ai Cập Ahmed Maher Pasha bị ám sát ngay tại Quốc hội sau khi đọc xong một bản nghị định.
Tháng 3
1 tháng 3 – Jesse Holman Jones bắt đầu nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt
2 tháng 3 – Phóng tên lửa Natter từ Stetten am kalten Markt. Natter là tên lửa đầu tiên mang người lái và được phát triển như một vũ khí chống máy bay. Vụ phóng thất bại và viên phi công tử nạn.
3 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nước Phần Lan trung lập trước đây giờ cũng tuyên chiến với phe Trục.
3 tháng 3 – Một cuộc thử nghiệm nguyên tử có thể đã xảy ra tại căn cứ quân sự Ohrdruf của Đức quốc xã .
6 tháng 3 – Chính phủ cộng sản được thành lập ở România
7 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Mỹ chiếm được cây cầu qua sông Rein tại Remagen, Đức và bắt đầu vượt sông
8 tháng 3 – Josip Broz Tito thiết lập chính phủ ở Nam Tư
9 tháng 3 – 10 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Máy bay ném bom B-29 của Mỹ tấn công Nhật Bản bằng bom lửa. Tokyo bị bom khiến 100.000 người chết.
9 tháng 3 – Tại Đông Dương, Nhật đảo chính Pháp.
16 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến Iwo Jima kết thúc nhưng còn những nhóm biệt lập nhỏ của Nhật vẫn tồn tại.
17 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thành phố Kobe của Nhật bị đánh bom lửa bởi 331 máy bay ném bom B-29, giết chết hơn 8.000 người.
18 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: 1.250 máy bay ném bom của Mỹ tấn công Berlin.
19 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Adolf Hitler ra lệnh tất cả các ngành công nghiệp, kho quân sự, cửa hàng, phương tiện vận tải và phương tiện truyền thông của Đức phải bị phá huỷ.
19 tháng 3 – Cách xa bờ biển Nhật, máy bay đánh bom đánh vào hàng không mẫu hạm USS Franklin, làm thiệt mạng 800 thủy thủ và làm méo con tàu.
21 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Binh lính Anh giải phóng Mandalay, Miến Điện
22 tháng 3 – Liên đoàn Ả Rập được hình thành với sự thông qua Hiến chương ở Cairo, Ai Cập.
30 tháng 3 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Xô viết xâm chiếm Áo và chiếm được Viên. Alger Hiss ăn mừng ở Moskva vì đã góp phần dẫn đến sự phản bội của phương Tây tại Hội nghị Yalta.
Từ 14 tháng 2 năm 1936, đến 1 tháng 3 năm 1945, công ty đóng tàu AG Weser hạ thủy tổng cộng 162 tàu ngầm Đức.
Tháng 4
1 tháng 4 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Binh lính Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa trong chiến dịch cuối cùng của cuộc chiến. Trận Okinawa bắt đầu.
4 tháng 4 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Binh lính Mỹ giải phóng trại diệt chủng Ohrdruf ở Đức.
7 tháng 4 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến hạm Yamato của Nhật bị chìm cách phía bắc đảo Okinawa 200 dặm trên đường thực hiện một nhiệm vụ liều chết.
9 tháng 4 – Kẻ chủ mưu Abwehr Wilhelm Canaris, Hans Oster và Hans Dohanyi bị treo cổ tại trại tập trung Flossenberg cùng với mục sư Dietrich Bonhoeffer.
10 tháng 4 – Quân đội Đồng Minh giải phóng trại tập trung Đức quốc xã đầu tiên, Buchenwald.
12 tháng 4 – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (1933-1945) qua đời tại văn phòng làm việc; Phó tổng thống Harry S. Truman (1945-1953) tuyên thệ nhậm chức.
15 tháng 4 – Trại tập trung Bergen-Belsen được giải phóng.
16 tháng 4 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu Goya bị đánh chìm bởi Tàu ngầm Xô Viết L-3. Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp.
25 tháng 4 – Thành lập các đàm phán của Liên Hợp Quốc ở San Francisco
25 tháng 4 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Elbe Day, binh lính Mỹ và Nga gặp nhau tại sông Elbe, chia Đức ra làm đôi.
28 tháng 4 – Nhà độc tài người Ý Benito Mussolini và tình nhân, Clara Petacci, bị treo ngược bởi những người ủng hộ khi tìm cách chạy trốn khỏi đất nước.
29 tháng 4 – Bắt đầu Chiến dịch Manna.
30 tháng 4 – Adolf Hitler và người vợ mới cưới một ngày, Eva Braun, tự sát khi Hồng quân Liên Xô đến gần Führerbunker ở Berlin. Karl Dönitz tiếp nối Hitler làm Tổng thống Đức. Joseph Goebbels tiếp nối Hitler làm Thủ tướng Đức.
Tháng 5
1 tháng 5 – Joseph Goebbels và vợ tự tử sau khi giết chết 6 đứa con của họ. Karl Dönitz chỉ định Bá tước Lutz Schwerin von Krosigk làm Thủ tướng mới của Đức.
2 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Xô Viết tuyên bố sự sụp đổ của thành Berlin. Binh lính Xô Viết kéo lá cờ đỏ lên trên tòa nhà Reichstag.
2 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Binh lính Quân đội thứ tư của Nam Tư cùng với Corpus NOV thứ 9 của Slovenia giải phóng Trieste.
2 tháng 5 – Tem bưu chính cuối cùng của Mãn Châu quốc được phát hành.
3 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: các nhà tù nổi Cap Arcona, Thielbek và Deutschland bị Không quân Hoàng gia Anh đánh chìm tại vịnh Lübeck.
3 tháng 5 – Nhà khoa học về tên lửa Wernher von Braun và 120 thành viên trong nhóm đầu hàng quân đội Mỹ. Sau đó họ trợ giúp bắt đầu chương trình không gian của Mỹ.
4 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Hoàng gia Anh giải phóng trại tập trung Neuengamme gần Hamburg.
4 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thống tướng Bernard Montgomery trao trả quân đội Bắc Đức.
5 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Praha nổi dậy chống lại Đức quốc xã.
5 tháng 5 – Nhà văn, nhà thơ Ezra Pound, bị bắt bởi binh lính Mỹ ở Ý vì tội phản quốc.
5 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: đơn vị vũ trang Hoa Kỳ giải phóng tù nhân từ trại tập trung Mauthausen – trong đó có Simon Wiesenthal
5 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Binh lính Canada giải phóng thành phố Amsterdam từ sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
5 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đô đốc Karl Dönitz ra lệnh cho tất cả các tàu ngầm Đức ngừng các hoạt động công kích và trở về vị trí xuất phát.
5 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Một quả bom khí cầu của Nhật giết chết 5 đứa trẻ và một phụ nữ tên là Elsie Mitchell ở gần thị trấn Lakeview, Oregon. Quả bom phát nổ khi họ đang kéo nó ra khỏi rừng. Họ là những người duy nhất bị giết bởi sự tấn công của địch thủ trên lục địa Mỹ trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai.
6 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Axis Sally mở chương trình phát thanh tuyên truyền cuối cùng đến quân lính Đồng Minh (chương trình đầu tiên vào ngày 11 tháng 12 năm 1941).
7 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đại tướng Alfred Jodl ký thỏa thuận đầu hàng không điều kiện tại thành phố Reims, Pháp, chấm dứt sự tham gia của Đức vào chiến tranh. Văn bản có hiệu lực vào ngày sau đó.
8 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Ngày V-E (Victory-Europe, Chiến thắng ở châu Âu, khi Đức quốc xã đầu hàng) kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.
8 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội số 8 của Anh cùng với lính du kích Slovenia và biệt đội cơ giới hóa của Quân đội số 4 Nam Tư đến Carinthia và Klagenfurt.
8-29 tháng 5 – Tại Algérie, Quân đội Pháp và các cựu tù nhân chiến tranh của Ý đánh bại quân phiến loạn Algérie.
9 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hermann Göring bị Quân đội Hoa Kỳ bắt; Na Uy bắt Vidkun Quisling; Xô Viết tham gia Ngày V-E.
9 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha (quân chiếm đóng Đức đầu hàng)
9 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đại tướng Alexander Löhr Chỉ huy của Quân đội Đức, nhóm E gần Topolšica, Slovenia, ký thỏa ước đầu hàng có điều kiện của binh lính chiếm đóng Đức.
9 tháng 5 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Alderney, một phần của trại tập trung Neuengamme được giải phóng.
15 tháng 5 – Trận đánh cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra tại Poljana gần Slovenj Gradec, Slovenia
15 tháng 5– Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sát nhập với Cứu quốc quân.Thành lập Việt Nam giải phóng quân
16 tháng 5 – Chiến tranh Đông Dương: Nam kỳ được chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố thống nhất với đất nước Việt Nam dưới thời Đế quốc Việt Nam.
23 tháng 5 – Tổng thống Đức, Karl Dönitz, và Thủ tướng Đức, Bá tước Lutz Schwerin von Krosigk, bị quân đội Anh bắt tại Flensburg. Họ là người đứng đầu nhà nước và người đứng đầu chính phủ cuối cùng của Đức cho đến năm 1949.
23 tháng 5 – Heinrich Himmler, người đứng đầu cơ quan mật vụ của Đức quốc xã, tự tử trong một trại giam của Anh.
25 tháng 5 – Ở Đại Tây Dương, các tàu có thể dùng đèn trở lại. Leo Szilard khẩn cầu Harry S. Truman không dùng bom.
28 tháng 5 – William Boyce, được biết đến như "Chúa tể Haw-Haw" bị bắt. Ông sau đó bị buộc tội ở London về bản tin bằng tiếng Anh của ông trong thời kỳ chiến tranh trên đài phát thanh Đức. Ông bị treo cổ vào tháng 1 năm 1946.
29 tháng 5 – Một nhóm các nhà cộng sản Đức, đứng đầu là Ulbricht, đến Berlin
30 tháng 5 – Chính phủ Iran yêu cầu binh lính Xô Viết và Anh rời khỏi đất nước họ.
Tháng 6
1 tháng 6 – Anh tiếp quản Liban và Syria.
4 tháng 6 – Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
5 tháng 6 – Hội đồng Quản lý Đồng minh, cơ quan cai quản sự chiếm đóng quân đội của Đức, chính thức nắm quyền.
6 tháng 6 – Vua Haakon VII của Na Uy trở về Na Uy.
11 tháng 6 – William Lyon Mackenzie King tái cử nhiệm kỳ Thủ tướng Canada. Ủy ban Franck đề xuất chống lại chương trình bom hạt nhân bất ngờ của Nhật.
21 tháng 6 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến Okinawa kết thúc.
24 tháng 6 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Diễu hành ăn mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
25 tháng 6 – Seán T. O'Kelly được bầu làm Tổng thống Ireland lần thứ hai.
26 tháng 6 – Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký kết.
29 tháng 6 – Tiệp Khắc nhượng lại Ruthenia cho Xô Viết.
Tháng 7
1 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nước Đức bị chia sẻ bởi các lực lượng chiếm đóng Đồng Minh.
5 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Philippines tuyên bố độc lập.
8 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Harry S. Truman thông báo rằng Nhật Bản sẽ đàm phán về hòa bình nếu có thể giữ được Nhật Hoàng.
9 tháng 7 – Một vụ cháy rừng xảy ra tại Tillamook Burn, vụ cháy thứ ba trong vùng này kể từ năm 1933.
16 tháng 7 – Thử nghiệm vũ khí hạt nhân: Cuộc thử nghiệm Trinity, thử nghiệm đầu tiên về vũ khí hạt nhân, sử dụng 6 kg plutonium, đã thành công, gây ra một vụ nổ tương đương với vụ nổ của 19000 tấn TNT.
17 tháng 7 – Hội nghị Potsdam – tại Potsdam, 3 lãnh đạo chính của Đồng Minh bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh cuối cùng của họ trong cuộc chiến. Cuộc gặp sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng 8.
21 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Harry S. Truman phê chuẩn chỉ thị cho phép sử dụng bom nguyên tử.
23 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nguyên soái Pháp Philippe Pétain, người đứng đầu chính phủ Vichy trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, bị đưa ra xét xử vì tội phản quốc.
26 tháng 7 – Winston Churchill từ chức Thủ tướng Anh sau khi Đảng Bảo thủ của ông ta thua Đảng Lao động trong cuộc tổng bầu cử 1945. Clement Attlee lên giữ chức thủ tướng mới.
26 tháng 7 – Bản tuyên bố Potsdam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện; điều 12 cho phép Nhật Bản vẫn có Nhật hoàng đã bị Truman xóa bỏ.
28 tháng 7 – Máy bay ném bom B-25 của Lực lượng Không quân Đồng minh tình cờ đâm vào Tòa nhà Empire State, giết chết 14 người.
28 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản từ chối Bản tuyên bố Potsdam .
29 tháng 7 – Đài phát thanh chương trình BBC Light bắt đầu hoạt động, nhằm vào xu thế giải trí và âm nhạc nhẹ nhàng.
30 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: tàu USS Indianapolis bị tàu ngầm I 58 của Nhật đâm và nhấn chìm. Một số người trong số 900 người sống sót nhảy xuống biển và trôi dạt trên biển trong 4 ngày. Gần 600 người chết trước khi lực lượng cứu hộ đến. Thuyền trưởng Charles Butler MacVey III sau đó bị đưa ra tòa án chiến tranh.
31 tháng 7 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Pierre Laval, cựu thủ lĩnh đã bỏ trốn của chính phủ Vichy đầu hàng quân đội Đồng Minh ở Áo.
Tháng 8
6 tháng 8 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bom nguyên tử tại Hiroshima. Hoa Kỳ cho nổ một bom nguyên tử tên hiệu "Little Boy" tại Hiroshima, Nhật Bản lúc 8:16 giờ sáng (giờ địa phương), giết chết 447000 người dân.
7 tháng 8 – Tổng thống Harry Truman thông báo thành công vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khi đang quay trở về từ Hội nghị Potsdam trên bong chiếc tuần dương hạm hạng nặng USS Augusta (CA-31) ở giữa Đại Tây Dương.
8 tháng 8 - Hoa Kỳ phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc, và là nước thứ ba gia nhập tổ chức quốc tế trên. Xô Viết tuyên chiến với Nhật Bản.
9 tháng 8 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ ném một quả bom nguyên tử tên hiệu "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản lúc 11:02 AM (giờ địa phương). Liên bang Xô viết bắt đầu tấn công vào vùng Mãn Châu của Trung Quốc, khi ấy đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản.
10 tháng 8 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ thả truyền đơn cảnh báo xuống Nagasaki.
13 tháng 8 – Đại hội Phục quốc Do Thái Thế giới đặt vấn đề với chính phủ Anh về việc thành lập nhà nước Israel.
14 tháng 8 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Hoàng Hirohito chấp nhận các điều khoản của Tuyên bố Potsdam.
15 tháng 8 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Hoàng Hirohito thông báo sự đầu hàng của Nhật trên đài phát thanh. Hoa Kỳ gọi ngày này là V-J Day (Ngày Chiến thắng Nhật Bản). Hành động này đã chấm dứt Chủ nghĩa Bành trướng Nhật Bản và bắt đầu giai đoạn Chiếm đóng Nhật Bản.
15 tháng 8 – Triều Tiên giành lại độc lập sau khi Nhật Bản đầu hàng.
16 tháng 8 – Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng đánh chiếm thị xã Thái Nguyên.
17 tháng 8 – Những người quốc gia Indonesia dưới sự lãnh đạo của Sukarno và Mohammed Hatta tuyên bố nền độc lập của nước Cộng hoà Nam Dương, Sukarno nắm quyền tổng thống. Chính quyền thuộc địa Hà Lan không công nhận hành động này.
19 tháng 8 – Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo nắm quyền lực ở Hà Nội, Việt Nam.
23 tháng 8: Việt Minh giành chính quyền tại Huế.
25 tháng 8: Việt Minh giành chính quyền tại Sài Gòn. Hồ Chí Minh và trung ương Đảng về Hà Nội.
Cuối tháng 8 - Nội chiến Trung Quốc: Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch gặp gỡ tại Trùng Khánh đàm phán chấm dứt xung đột giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
30 tháng 8: Vua Bảo Đại thoái vị tại Huế, chế độ phong kiến tại Việt Nam chấm dứt
Tháng 9
2 tháng 9 – Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt: Văn kiện đầu hàng chính thức của Nhật Bản được tướng Douglas MacArthur và Đô đốc Chester Nimitz chấp nhận từ phái đoàn do Mamoru Shigemitsu dẫn đầu, trên boong chiếc tàu chiến Missouri ở Vịnh Tokyo. Nhưng tại Nhật Bản ngày 14 tháng 8 thường được coi là ngày chấm dứt cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.
2 tháng 9 – Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất từ Bắc đến Nam (xem Lịch sử Việt Nam).
4 tháng 9 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng Nhật Bản đầu hàng tại Đảo Wake sau khi nghe tin về việc đầu hàng của chính phủ.
5 tháng 9 – Iva Toguri D'Aquino, một người Mỹ gốc Nhật bị nghi ngờ là kẻ tuyên truyền trên đài phát thanh "Tokyo Rose," bị bắt tại Yokohama.
6 tháng 9: Anh và Pháp kéo quân vào Sài Gòn giải giáp quân Nhật.
7 tháng 9 – Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức được thành lập
8 tháng 9 – Quân đội Hoa Kỳ chiếm miền nam Triều Tiên, Liên Xô chiếm miền bắc, đánh dấu sự khởi đầu sự phân chia Triều Tiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
8 tháng 9 – Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong phần lớn thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, tìm cách tự sát nhằm tránh phải ra trước toà án tội ác chiến tranh.
10 tháng 9: Bắt đầu chiến dịch Thượng Đảng tại miền nam Sơn Tây Trung Quốc
11 tháng 9 – Radio Republik Indonesia bắt đầu phát sóng.
12 tháng 9 – Quân đội Nhật Bản chính thức đầu hàng tại Singapore.
20 tháng 9 – Mohandas Gandhi và Jawaharlal Nehru yêu cầu quân đội Anh rời Ấn Độ.
23 tháng 9 – Thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam.
Tháng 10
1 tháng 10 đến 15 tháng 10 – Phóng ba tên lửa A4 gần Cuxhaven để trình diễn cho các lực lượng Đồng Minh về tên lửa nhiên liệu lỏng (Operation Backfire).
5 tháng 10: Thực dân Pháp đem quân đến Sài Gòn đánh chiếm Nam Bộ.
10 tháng 10 – Mật mã viên người Nga Igor Gouzenko đào tẩu sang Canada. Ông giúp phương Tây khám phá ra các mạng lưới điệp viên Sô viết ở Bắc Mỹ.
12 tháng 10—Kết thúc chiến dịch Thượng Đảng, hồng quân Trung Quốc giải phóng Trường Trị
15 tháng 10 –
Chiến tranh thế giới thứ hai: Cựu Thủ tướng chính phủ Vichy Pháp, Pierre Laval, bị hành quyết về tội phản quốc.
Bắt đầu chiến dịch Tân Phổ
17 tháng 10 – Đại tá Juan Peron thực hiện đảo chính, trở thành người nắm quyền ở Argentina.
18 tháng 10 –
Toà án tội ác chiến tranh đầu tiên của Đức bắt đầu xét xử tại Nürnberg.
Isaías Medina Angarita, tổng thống Venezuela, bị lật đổ sau một cuộc đảo chính quân sự.
Bắt đầu chiến dịch Bình Tuy
21 tháng 10 – Quyền bầu cử của Phụ nữ: Lần đầu tiên phụ nữ được quyền bầu cử ở Pháp.
23 tháng 10 – Jackie Robinson ký một hợp đồng với đội bóng chày Montreal Royals.
24 tháng 10 –
Liên Hợp Quốc được thành lập.
Bắc đầu chiến dịch Bình Hán
24 tháng 10 – Hành quyết Vidkun Quisling, lãnh tụ Phát xít Na Uy.
27 tháng 10 – Những người theo đường lối ly khai Indonesia nổi dậy chiến đấu với các lực lượng an ninh Hà Lan và Anh.
29 tháng 10 – Getulio Vargas, tổng thống Brasil, từ chức.
29 tháng 10 – Tại Gimbels Department Store ở Thành phố New York chiếc bút bi đầu tiên được đưa ra bán (giá: $12.50 một chiếc).
Tháng 11
1 tháng 11 – John H. Johnson xuất bản cuốn đầu tiên tạp chí Ebony.
2 tháng 11—Kết thúc chiến dịch Bình Hán
13 tháng 11 – Charles de Gaulle được bầu làm lãnh đạo chính phủ lâm thời Pháp.
15 tháng 11
Harry S. Truman, Clement Attlee và Mackenzie King kêu gọi thành lập Cao uỷ Năng lượng Nguyên tử Liên Hợp Quốc.
Quốc quân đánh chiếm Cẩm Châu
16 tháng 11 – Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ đưa 88 nhà khoa học Đức về giúp phát triển kỹ thuật sản xuất tên lửa.
16 tháng 11 – Đại học Yeshiva được thành lập.
20 tháng 11 – Toà án Nürnberg bắt đầu: Xét xử 24 tội phạm chiến tranh phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu tại Toà án Nürnberg.
29 tháng 11
– Liên bang Cộng hoà Nhân dân Nam Tư tuyên bố thành lập (ngày này từng được coi là Quốc Khánh cho đến tận thập kỷ 1990). Thống chế Tito được bầu làm tổng thống.
– Lắp ráp chiếc máy tính điện tử phổ thông đầu tiên trên thế giới Electronic Numerical Integrator Analyzer and Computer (ENIAC), được hoàn thành. Nó chiếm diện tích 1800 feet sàn.
Tháng 12
3 tháng 12 – Những cuộc biểu tình cộng sản diễn ra tại Athena – báo hiệu cho cuộc Nội chiến Hy Lạp.
4 tháng 12 –
Bằng tỷ lệ 65 trên 7, Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận việc Hoa Kỳ tham gia Liên Hợp Quốc (Liên Hợp Quốc được thành lập ngày 24 tháng 10, 1945).
Kết thúc chiến dịch Bình Tuy
Kết thúc chiến dịch Tân Phổ
2 tháng 12 – Tướng Eurico Gaspar Dutra được bầu làm Tổng thống Brasil.
21 tháng 12 – Tướng George S. Patton chết vì tai nạn xe hơi từ ngày mùng 9 tháng này ở tuổi 60.
27 tháng 12 – Hai tám nước kỷ thoả thuận thành lập Ngân hàng Thế giới.
27 tháng 12 – Những cuộc tấn công khủng bố vào các căn cứ quân sự Anh tại Palestine.
Những sự kiện không rõ thời điểm
Thành lập Tổ chức Nông nghiệp-Lương thực Liên Hợp Quốc.
Ba Lan có 2 chính phủ đối lập.
Khám phá ra Kinh thánh Nag Hammadi
Danh họa người Đức Han van Meegeren bị bắt giữ vì hợp tác với Đức quốc xã nhưng những bức tranh của ông đã bán cho Hermann Göring bị phát hiện là giả.
Quyền bầu cử của phụ nữ ở Guatemala và Nhật Bản.
Bảo hiểm bởi chính phủ tại Saskatchewan, công ty bảo hiểm lưu động của Nhà nước đầu tiên ở Bắc Mỹ được thành lập.
Đan Mạch công nhận quyền độc lập của Iceland.
Hạ viện Mỹ yêu cầu thả những người nhập cư Do Thái đến Palestine nhằm thiết lập một Khối thịnh vượng chung Do Thái ở đấy.
Roben Hollis Fleet trả $11.550.000 tiền cấp dưỡng cho người vợ thứ hai Dorothy.
Sự kiện diễn ra liên tục
Chiến tranh Trung-Nhật
Khoa học và Công nghệ
Arthur C. Clarke đưa ra ý tưởng vệ tinh thông tin trong một bài báo trên tạp chí Wireless World.
Tại Dưỡng đường Mayo, streptomycin lần đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh lao.
Percy Spencer bất ngờ khám phá rằng vi sóng có thể làm nóng thực phẩm. Tiếp đó là phát minh lò vi sóng.
Grand Rapids, Michigan và Newburgh, New York trở thành các thành phố đầu tiên thêm flo vào nước uống.
Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên bên ngoài Hoa Kỳ được xây dựng tại Chalk River, Ontario, Canada.
Gió tây đông, ở độ cao lớn thổi qua Thái Bình Dương - được người Nhật phát hiện năm 1942 và người Mỹ phát hiện năm 1944 - sau này được biết đến là các dòng tia.
Salvador Edward Luria và Alfred Day Hershey cùng khám phá rằng các virus có trải qua các biến đổi.
Thuốc diệt cỏ 2,4-D được đưa vào sử dụng; sau này nó được dùng làm một thành phần của Chất độc màu da cam.
Một đội do Charles DuBois Coryell lãnh đạo khám phá ra nguyên tố 61, nguyên tố duy nhất còn chưa tìm thấy từ 1 đến 96 trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Nguyên tố mới được đặt tên là promethium.
Sinh
Tháng 1
3 tháng 1 – Stephen Stills, ca sĩ và nhạc sĩ Hoa Kỳ (Crosby, Stills, Nash and Young)
4 tháng 1 – Richard R. Schrock, nhà hóa học Mỹ, người đoạt giải Nobel
9 tháng 1 - Vũ Dậu, là một ca sĩ nhạc đỏ người Việt Nam
10 tháng 1 – Rod Stewart, ca sĩ Anh
16 tháng 1 – Birte Tove, dien viên Denmark (mat 2016)
26 tháng 1 – Jacqueline du Pré, nghệ sĩ vĩ cầm Anh (mất 1987)
28 tháng 1 – Karen L. Gorney, diễn viên Mỹ
29 tháng 1
–Tom Selleck, diễn viên Hoa Kỳ
–Ibrahim Boubacar Keïta,Tổng thống thứ 5, Thủ tướng thứ 6 của Mali (m. 2022)
30 tháng 1 – Michael Dorris, tác gia Mỹ (mất 1997)
Tháng 2
1 tháng 2 - Minh Trí, Nghệ sĩ ưu tú và Phát thanh viên Việt Nam. (m. 2022)
3 tháng 2 – Bob Griese, cầu thủ bóng bầu dục Mỹ
6 tháng 2 – Bob Marley, nhạc sĩ, ca sĩ Jamaica (mất 1981)
7 tháng 2 – Gerald Davies, cầu thủ rugby xứ Wales
7 tháng 2- Pete Postlethwaite, diễn viên Anh
9 tháng 2 – Mia Farrow, diễn viên Mỹ
14 tháng 2 – Hoàng tử Hans-Adam II của Liechtenstein
17 tháng 2 – Brenda Fricker, diễn viên Ireland
24 tháng 2 – Barry Bostwick, diễn viên Mỹ
27 tháng 2 – Carl Anderson, ca sĩ, diễn viên Mỹ (mất 2004)
28 tháng 2 – Bubba Smith, diễn viên, cầu thủ bóng bầu dục Mỹ
Tháng 3
1 tháng 3 – Dirk Benedict, diễn viên Mỹ
2 tháng 3 - Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc
5 tháng 2 – Charlotte Rampling, diễn viên Anh
7 tháng 3 – John Heard, diễn viên Mỹ
8 tháng 3 – Jim Chapman, chính trị gia Mỹ
8 tháng 3 - Micky Dolenz, diễn viên, đạo diễn, nghệ sĩ Mỹ (The Monkees)
8 tháng 3 - Anselm Kiefer, họa sĩ Đức
9 tháng 3 – Dennis Rader, kẻ giết người hàng loạt Mỹ
19 tháng 3 – Cem Karaca, nghệ sĩ nhạc rock Thổ Nhĩ Kỳ
26 tháng 3 – Mikhail Voronin, vận động viên thể dục Nga (mất 2004)
29 tháng 3 – Walt Frazier, vận động viên bóng rổ Mỹ
30 tháng 3 – Eric Clapton, nghệ sĩ guitare Anh
2 tháng 4 – Linda Hunt, diễn viên Mỹ
Tháng 4
4 tháng 4 – Daniel Cohn-Bendit, nhà hoạt động Pháp
9 tháng 4 – Peter Gammons, nhà báo thể thao
13 tháng 4
– Lowell George, nghệ sĩ Mỹ (Little Feat)
– Bob Kalsu, cầu thủ bóng bầu dục Mỹ (d. 1970)
– Tony Dow, diễn viên, nhà sản xuất và đạo diễn Mỹ
14 tháng 4 - Mạc Can, nhà văn, nghệ sĩ Việt Nam
18 tháng 4 – Margaret Hassan, nhân viên viện trợ sinh tại Ireland (mất 2004)
25 tháng 4 – Björn Ulvaeus, nhà sáng tác nhạc Thuỵ Điển (ABBA)
27 tháng 4 – August Wilson, nhà soạn kịch Mỹ
Tháng 5
2 tháng 5 – Sarah Weddington, chưởng lý Mỹ
4 tháng 5: – Narasinham Ram, nhà báo Ấn Độ:
6 tháng 5 – Bob Seger, ca sĩ Mỹ
6 tháng 5 - Jimmie Dale Gilmore, nhạc sĩ Mỹ
8 tháng 5 – Keith Jarrett, nhạc sĩ Mỹ
15 tháng 5 – Duarte Pio, Công tước Braganza, người thừa kế ngai vàng Bồ Đào Nha
17 tháng 5 – Tony Roche, vận động viên tennis Australia
19 tháng 5 – Pete Townshend, nghệ sĩ guitar, nhà thơ Anh
21 tháng 5 – Ernst Messerschmid, nhà vật lý, nhà du hành vũ trụ Đức
23 tháng 5 – Doris Mae Oulton, người phát triển động đồng Canada
28 tháng 5 – John Fogerty, ca sĩ Mỹ
28 tháng 5 - Gary Stewart, ca sĩ Mỹ (d. 2003)
31 tháng 5 – Rainer Werner Fassbinder, đạo diễn phim người Đức
Tháng 6
1 tháng 6 – Frederica von Stade, giọng ca mezzo-soprano Mỹ
12 tháng 6 – Pat Jennings, cầu thủ bóng đá Ireland
15 tháng 6 – Princess Michael of Kent
17 tháng 6 – Art Bell, dẫn chương trình talk show Mỹ
17 tháng 6 - Eddy Merckx, vận động viên đua xe đạp Bỉ
17 tháng 6 - Frank Ashmore, diễn viên Mỹ
17 tháng 6 - Anupam Kher, diễn viên Ấn Độ
19 tháng 6 – Aung San Suu Kyi, nhà thơ, nhà chính trị, người được Giải Nobel Hòa Bình Myanmar
25 tháng 6 – Carly Simon, ca sĩ, nhạc sĩ Mỹ
26 tháng 6 – Dwight York, nhạc sĩ, tư vấn thời trang, lãnh đạo tôn giáo, kẻ gạ gẫm trẻ em Mỹ
Tháng 7
7 tháng 7 – Michael Ancram, chính trị gia Anh
8 tháng 7 – Micheline Calmy-Rey, Uỷ viên hội đồng liên bang Thuỵ Sĩ
9 tháng 7 – Dean R. Koontz, nhà văn Mỹ
15 tháng 7 –
Jürgen Möllemann, chính trị gia Đức (d. 2003)
Thanh Điền, nghệ sĩ cải lương Việt Nam
16 tháng 7 – Victor Sloan, nghệ sĩ Ireland
24 tháng 7 – Azim Premji, thương gia Ấn Độ
28 tháng 7 – Jim Davis, nhà làm phim hoạt hình Mỹ
28 tháng 7 - Richard Wright, nghệ sĩ đàn piano Anh (Pink Floyd)
Tháng 8
1 tháng 8 – Douglas D. Osheroff, nhà vật lý Mỹ, người đoạt Giải Nobel
7 tháng 8 – Alan Page, cầu thủ bóng đá Mỹ
9 tháng 8 – Posy Simmonds, nhà làm phim hoạt hình Anh
14 tháng 8 – Steve Martin, diễn viên, nhà soạn kịch Mỹ
15 tháng 8 – Mahamandaleshwar Paramhans Swami Maheshwarananda, người có uy tín lớn trong cộng đồng Hindu Ấn Độ
31 tháng 8 – Van Morrison, nhạc sĩ Ireland
31 tháng 8 - Itzhak Perlman, nghệ sĩ violon Israel
Tháng 9
3 tháng 9 – Aldo Moro, chính trị gia Italia
8 tháng 9 – Jose Feliciano, ca sĩ Puerto Rica
15 tháng 9 – Jessye Norman, giọng ca soprano Mỹ
Tháng 10
12 tháng 10 – Aurore Clément, diễn viên Pháp
15 tháng 10 – Jim Palmer, cầu thủ bóng chày
25 tháng 10 – David Schramm, nhà vật lý thiên văn Mỹ
27 tháng 10 – Luís Inácio Lula da Silva, Tổng thống Brazil
30 tháng 10 – Henry Winkler, diễn viên Mỹ
Tháng 11
5 tháng 11 – Jacques Lanctôt, nhân vật khủng bố Canada
12 tháng 11 – Neil Young, nhạc sĩ và ca sĩ người Canada (Crosby, Stills, Nash and Young)
15 tháng 11 – Anni-Frid Lyngstad, ca sĩ Na Uy (ABBA)
26 tháng 11 – Daniel Davis, diễn viên Mỹ
26 tháng 11 - John McVie, nhạc sĩ Anh (Fleetwood Mac)
Tháng 12
6 tháng 12 – Larry Bowa, vận động viên bóng chày
24 tháng 12 – Ian "Lemmy" Kilminster, ca sĩ Anh và nghệ sĩ Bass (Motörhead)
28 tháng 12 – vua Birendra của Nepal (mất 2001)
Mất
Tháng 1-3
3 tháng 1 – Edgar Cayce, nhà tâm linh Mỹ (s. 1877)
22 tháng 1 – Else Lasker-Schuler, nhà thơ Đức (s. 1869)
31 tháng 1 – Eddie Slovik, binh sĩ Mỹ (s. 1920)
5 tháng 2 – Lilian Rolfe, nữ anh hùng Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai (bị hành quyết) (s. 1914)
5 tháng 2 - Violette Szabo, nữ anh hùng Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai (bị hành quyết) (s. 1921)
5 tháng 2 - Denise Bloch, nữ anh hùng Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai (bị hành quyết) (s. 1915)
11 tháng 2 – Al Dubin, nghệ sĩ sáng tác người Thuỵ Sĩ (s. 1891)
17 tháng 2 – Gabrielle Weidner, nữ anh hùng Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (s. 1914)
21 tháng 2 – Eric Liddell, vận động viên điền kinh Scotland (s. 1902)
Tháng 3 - Anne Frank, người ghi nhật ký Đức (sốt typhus) (s. 1929)
2 tháng 3 – Emily Carr, nghệ sĩ Canada (s. 1871)
16 Tháng 3 – Börries von Münchhausen, nhà thơ Đức (s. 1874
18 Tháng 3 – William Grover-Williams, vận động viên lái xe đua Pháp và là anh hùng chiến tranh (s. 1903)
19 Tháng 3 – Friedrich Fromm, quan chức Phát xít (s. 1888)
23 Tháng 3 – Elisabeth de Rothschild, nữ anh hùng Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai (bị hành quyết) (s. 1902)
26 Tháng 3 – David Lloyd George, Thủ tướng Vương quốc Anh (s. 1863)
30 Tháng 3 – Elise Rivet, tu sĩ Pháp và là anh hùng thời chiến (s. 1890)
31 Tháng 3 – Hans Fischer, nhà vật lý Đức, được nhận Giải Nobel (s. 1881)
Tháng 4-8
9 tháng 4
– Wilhelm Canaris, thủ lĩnh tổ chức Abwehr của Đức (bị treo cổ vì tội phản bội) (s. 1887)
– Dietrich Bonhoeffer, nhà thần học Đức (bị treo cổ) (s. 1906)
12 tháng 4 – Franklin Delano Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ (đột quỵ) (s. 1882)
18 tháng 4 – Ernie Pyle, nhà báo Mỹ (sniper fire) (s. 1900)
22 tháng 4 – Käthe Kollwitz, nghệ sĩ Đức (s. 1867)
28 tháng 4 – Benito Mussolini, kẻ độc tài Italia (bị treo cổ) (s. 1883)
30 tháng 4 – Adolf Hitler, kẻ độc tài Đức (tự sát) (s. 1889)
??? tháng 4 – Pavle Đurišić, chỉ huy quân Chetnik Montenegro bị bắn tại Trại tập trung Jasenovac (s. 1909)
1 tháng 5
– Cecily Lefort nữ anh hùng Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (bị hành quyết) (s. 1900)
– Joseph Goebbels, kẻ tuyên truyền Phát xít (tự sát) (s. 1897)
14 tháng 5 – Heber J. Grant, Chủ tịch Nhà thờ Jesus Christ của các vị thánh ngày cuối (s. 1856)
15 tháng 5 – Charles Williams, tác gia Anh (s. 1886)
23 tháng 5 – Heinrich Himmler, lãnh đạo Gestapo Phát xít (tự sát) (s. 1900)
15 tháng 6 – Nikola Avramov, họa sĩ Bulgaria (s. 1897)
5 tháng 7 – John Curtin, Thủ tướng Australia (s. 1885)
20 tháng 7 – Paul Valéry, nhà thơ Pháp (s. 1871)
2 tháng 8 – Pietro Mascagni, nhà soạn nhạc Italia (s. 1863)
9 tháng 8 – Harry Hillman, vận động viên Mỹ (s. 1881)
10 tháng 8 – Robert Goddard, nhà khoa học tên lửa Mỹ (s. 1882)
31 tháng 8 – Stefan Banach, nhà toán học Ba Lan (s. 1892)
Tháng 9-12
15 tháng 9 – Anton Webern, nhà soạn nhạc Áo (s. 1883)
24 tháng 9 – Johannes Hans Geiger, nhà vật lý, phát minh Đức (s. 1882)
26 tháng 9 – Béla Bartók, nhà soạn nhạc Hungary (s. 1881)
13 tháng 10 – Milton S. Hershey, ông trùm công nghiệp sô-cô-la Mỹ (s. 1857)
15 tháng 10 – Pierre Laval, Thủ tướng chế độ Vichy Pháp (đội hành quyết) (s. 1883)
19 tháng 10 – N.C. Wyeth, người vẽ tranh minh hoạ Mỹ (s. 1882)
24 tháng 10 – Vidkun Quisling, chính trị gia Na Uy, kẻ phản bội (bị hành quyết) (s. 1887)
26 tháng 10 – Paul Pelliot, nhà thám hiểm Pháp (s. 1878)
8 tháng 11 – August von Mackensen, Tướng mặt trận người Đức (s. 1849)
11 tháng 11 – Jerome Kern, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1885)
20 tháng 11 – Francis William Aston, nhà hoá học Anh, người đoạt Giải Nobel (s. 1877)
21 tháng 11 – Robert Benchley, nhà nhân loại học, phê bình sân khấu, diễn viên Mỹ (s. 1889)
4 tháng 12 – Thomas Hunt Morgan, nhà sinh vật học (s. 1866)
16 tháng 12 – Fumimaro Konoe, Thủ tướng Nhật Bản (tự sát) (s. 1891)
19 tháng 12 – Nguyễn Hữu Thị Nga, Nhất giai Phi của vua Thành Thái (s. 1881).
21 tháng 12 – George S. Patton, tướng Mỹ (tai nạn ô tô) (s. 1885)
28 tháng 12 – Theodore Dreiser, diễn viên Mỹ (s. 1871)
Cosmo Lang, Tổng giám mục Canterbury (s. 1864)
Giải Nobel
Vật lý:
Wolfgang Pauli
Hoá học:
Artturi Ilmari Virtanen
Y khoa:
Sir Alexander Fleming, Ernst Boris Chain, Sir Howard Walter Florey
Văn học:
Gabriela Mistral
Hoà bình:
Cordell Hull
Tham khảo
Thập niên 1940 |
14010 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t%20b%C3%A1n%20d%E1%BA%ABn | Chất bán dẫn | Chất bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. Gọi là "bán dẫn" (chữ "bán" theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là một nửa), vì chất này có thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không dẫn điện. Tính bán dẫn có thể thay đổi khi có tạp chất, những tạp chất khác nhau có thể tạo tính bán dẫn khác nhau. Trường hợp hai chất bán dẫn khác nhau được gắn với nhau, nó tạo ra một lớp tiếp xúc. Các tính chất của các hạt mang điện như electron, các ion và lỗ trống điện tử trong lớp tiếp xúc này là cơ sở để tạo nên diode, bóng bán dẫn và các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay.
Các thiết bị bán dẫn mang lại một loạt các tính chất hữu ích như có thể điều chỉnh chiều và đường đi của dòng điện theo một hướng khác, thay đổi điện trở nhờ ánh sáng hoặc nhiệt. Vì các thiết bị bán dẫn có thể thay đổi tính chất thông qua tạp chất hay ánh sáng hoặc nhiệt, nên chúng thường được dùng để mở rộng, đóng ngắn mạch điện hay chuyển đổi năng lượng.
Quan điểm hiện đại người ta dùng vật lý lượng tử để giải thích các tính chất bán dẫn thông qua sự chuyển động của các hạt mang điện tích trong cấu trúc tinh thể. Tạp chất làm thay đổi đáng kể tính chất này của chất bán dẫn. Nếu người ta pha tạp chất và tạo ra nhiều lỗ trống hơn trong chất bán dẫn người ta gọi là chất bán dẫn loại p, ngược lại nếu tạo ra nhiều electron chuyển động tự do hơn trong chất bán dẫn người ta gọi là chất bán dẫn loại n. Việc pha tỷ lệ chính xác các tạp chất đồng thời kết hợp các loại chất bán dẫn p-n với nhau ta có thể tạo ra các linh kiện điện tử với tỷ lệ hoạt động chính xác cực cao.
Nguyên tố silicon, germani và các hợp chất của gallium được sử dụng rộng rãi nhất làm chất bán dẫn trong các linh kiện điện tử.
Ứng dụng thực tế đầu tiên của chất bán dẫn là vào năm 1904 với máy Cat's-whisker detector (tạm dịch là "máy dò râu mèo") với một diode bán dẫn tinh khiết. Sau đó nhờ việc phát triển của thuyết vật lý lượng tử người ta đã tạo ra bóng bán dẫn năm 1947 và mạch tích hợp đầu tiên năm 1958.
Khoa học vật liệu hiện đại đã phát hiện ra chất bán dẫn hữu cơ và nó đang có được những ứng dụng bước đầu, đó là diode phát quang hữu cơ (OLED), pin mặt trời hữu cơ (Organic solar cell) và transistor trường hữu cơ (OFET).
Thuộc tính
Độ dẫn điện biến đổi
Chất bán dẫn ở trạng thái tự nhiên của chúng là chất dẫn điện kém vì dòng điện yêu cầu dòng điện tử và chất bán dẫn có dải hóa trị của chúng được lấp đầy, ngăn chặn dòng vào của electron mới. Có một số kỹ thuật được phát triển cho phép các vật liệu bán dẫn hoạt động giống như vật liệu dẫn điện. Những sửa đổi này có hai kết quả: loại n và loại p. Chúng lần lượt đề cập đến sự thừa hoặc thiếu điện tử. Một số lượng điện tử không cân bằng sẽ khiến một dòng điện chạy qua vật liệu.
Dị thể
Các dị thể xảy ra khi hai vật liệu bán dẫn pha tạp khác nhau được nối với nhau. Ví dụ, một cấu hình có thể bao gồm p-pha tạp và n-pha tạp germanium. Điều này dẫn đến sự trao đổi điện tử và lỗ trống giữa các vật liệu bán dẫn pha tạp khác nhau. Germanium pha tạp n sẽ có thừa electron và Germanium pha tạp p sẽ có quá nhiều lỗ trống. Sự chuyển đổi xảy ra cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng bởi một quá trình gọi là tái hợp, khiến các electron di chuyển từ loại n tiếp xúc với các lỗ di chuyển từ loại p. Một sản phẩm của quá trình này là các ion tích điện, dẫn đến hiệu ứng điện trường.
Electron kích thích
Sự khác biệt về điện thế trên vật liệu bán dẫn sẽ khiến nó rời khỏi trạng thái cân bằng nhiệt và tạo ra tình trạng không cân bằng. Điều này giới thiệu các electron và lỗ trống cho hệ thống, tương tác thông qua một quá trình gọi là khuếch tán xung quanh. Bất cứ khi nào cân bằng nhiệt bị xáo trộn trong vật liệu bán dẫn, số lượng lỗ trống và điện tử sẽ thay đổi. Sự gián đoạn như vậy có thể xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ hoặc photon, có thể xâm nhập vào hệ thống và tạo ra các electron và lỗ trống. Quá trình tạo ra và tự hủy electron và lỗ trống được gọi là thế hệ và tái tổ hợp.
Phát xạ nhẹ
Trong một số chất bán dẫn nhất định, các electron bị kích thích có thể thư giãn bằng cách phát ra ánh sáng thay vì tạo ra nhiệt. Những chất bán dẫn này được sử dụng trong việc chế tạo các diode phát sáng và các chấm lượng tử huỳnh quang.
Độ dẫn nhiệt cao
Chất bán dẫn có tính dẫn nhiệt cao có thể được sử dụng để tản nhiệt và cải thiện quản lý nhiệt của thiết bị điện tử.
Chuyển đổi năng lượng nhiệt
Chất bán dẫn có các yếu tố năng lượng nhiệt điện lớn làm cho chúng hữu ích trong các máy phát nhiệt điện, cũng như các số liệu nhiệt điện cao làm cho chúng hữu ích trong các bộ làm mát nhiệt điện.
Hiệu ứng trường (bán dẫn)
Khi kết hợp hai lớp p-n với nhau điều này dẫn đến việc trao đổi điện tích tại lớp tiếp xúc p-n. Các điện tử từ n sẽ chuyển sang lớp p và ngược lại các lỗ trống lớp p chuyển sang lớp n do quá trình trung hòa về điện. Một sản phẩm của quá trình này là làm ion tích điện, tạo ra một điện trường.
Vùng năng lượng trong chất bán dẫn
Tính chất dẫn điện của các vật liệu rắn được giải thích nhờ lý thuyết vùng năng lượng. Như ta biết, điện tử tồn tại trong nguyên tử trên những mức năng lượng gián đoạn (các trạng thái dừng). Nhưng trong chất rắn, khi mà các nguyên tử kết hợp lại với nhau thành các khối, thì các mức năng lượng này bị phủ lên nhau, và trở thành các vùng năng lượng và sẽ có ba vùng chính, đó là:
Vùng hóa trị (Valence band): Là vùng có năng lượng thấp nhất theo thang năng lượng, là vùng mà điện tử bị liên kết mạnh với nguyên tử và không linh động.
Vùng dẫn (Conduction band): Vùng có mức năng lượng cao nhất, là vùng mà điện tử sẽ linh động (như các điện tử tự do) và điện tử ở vùng này sẽ là điện tử dẫn, có nghĩa là chất sẽ có khả năng dẫn điện khi có điện tử tồn tại trên vùng dẫn. Tính dẫn điện tăng khi mật độ điện tử trên vùng dẫn tăng.
Vùng cấm (Forbidden band): Là vùng nằm giữa vùng hóa trị và vùng dẫn, không có mức năng lượng nào do đó điện tử không thể tồn tại trên vùng cấm. Nếu bán dẫn pha tạp, có thể xuất hiện các mức năng lượng trong vùng cấm (mức pha tạp). Khoảng cách giữa đáy vùng dẫn và đỉnh vùng hóa trị gọi là độ rộng vùng cấm, hay năng lượng vùng cấm (Band Gap). Tùy theo độ rộng vùng cấm lớn hay nhỏ mà chất có thể là dẫn điện hoặc không dẫn điện.
Như vậy, tính dẫn điện của các chất rắn và tính chất của chất bán dẫn có thể lý giải một cách đơn giản nhờ lý thuyết vùng năng lượng như sau:
Kim loại có vùng dẫn và vùng hóa trị phủ lên nhau (không có vùng cấm) do đó luôn luôn có điện tử trên vùng dẫn vì thế mà kim loại luôn luôn dẫn điện.
Các chất bán dẫn có vùng cấm có một độ rộng xác định. Ở độ không tuyệt đối (0K), mức Fermi nằm giữa vùng cấm, có nghĩa là tất cả các điện tử tồn tại ở vùng hóa trị, do đó chất bán dẫn không dẫn điện. Khi tăng dần nhiệt độ, các điện tử sẽ nhận được năng lượng nhiệt ( với là hằng số Boltzmann) nhưng năng lượng này chưa đủ để điện tử vượt qua vùng cấm nên điện tử vẫn ở vùng hóa trị. Khi tăng nhiệt độ đến mức đủ cao, sẽ có một số điện tử nhận được năng lượng lớn hơn năng lượng vùng cấm và nó sẽ nhảy lên vùng dẫn và chất rắn trở thành dẫn điện. Khi nhiệt độ càng tăng lên, mật độ điện tử trên vùng dẫn sẽ càng tăng lên, do đó, tính dẫn điện của chất bán dẫn tăng dần theo nhiệt độ (hay điện trở suất giảm dần theo nhiệt độ). Một cách gần đúng, có thể viết sự phụ thuộc của điện trở chất bán dẫn vào nhiệt độ như sau:
với: là hằng số, là độ rộng vùng cấm. Ngoài ra, tính dẫn của chất bán dẫn có thể thay đổi nhờ các kích thích năng lượng khác, ví dụ như ánh sáng. Khi chiếu sáng, các điện tử sẽ hấp thu năng lượng từ photon, và có thể nhảy lên vùng dẫn nếu năng lượng đủ lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về tính chất của chất bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng (quang-bán dẫn).
Bán dẫn pha tạp
Chất bán dẫn loại p (bán dẫn dương) có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III, dẫn điện chủ yếu bằng các lỗ trống (viết tắt cho chữ tiếng Anh positive, nghĩa là dương). Khi đó, lỗ trống là hạt tải điện cơ bản (hay đa số), electron là hạt tải điện không cơ bản hay thiểu số).
Chất bán dẫn loại n (bán dẫn âm - negative) có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm V, các nguyên tử này dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng lẻo với nhân, đấy chính là các electron dẫn chính. Khi đó, electron là hạt tải điện cơ bản (hay đa số), lỗ trống là hạt tải điện không cơ bản (hay thiểu số).
Chất bán dẫn không suy biến là chất có nồng độ hạt dẫn không cao, chất bán dẫn có nồng độ tạp chất lớn hơn 1020 nguyên tử/cm³ được gọi là bán dẫn suy biến và có tính chất giống như kim loại vì vậy nó dẫn điện tốt, năng lượng của hạt dẫn tự do trong chất bán dẫn suy biến không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Có thể giải thích một cách đơn giản về bán dẫn pha tạp nhờ vào lý thuyết vùng năng lượng như sau: Khi pha tạp, sẽ xuất hiện các mức pha tạp nằm trong vùng cấm, chính các mức này khiến cho electron dễ dàng chuyển lên vùng dẫn hoặc lỗ trống dễ dàng di chuyển xuống vùng hóa trị để tạo nên tính dẫn của vật liệu. Vì thế, chỉ cần pha tạp với hàm lượng rất nhỏ cũng làm thay đổi lớn tính chất dẫn điện của chất bán dẫn.
Công cụ bán dẫn điện
Diode
Transistor
MOSFET
Xem thêm
Dẫn điện
Cách điện
Siêu dẫn
Chất bán dẫn hữu cơ
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bài cơ bản sơ khai
Khái niệm vật lý
Bán dẫn
Vật lý chất rắn
Cơ học lượng tử
Điện từ học |
14015 | https://vi.wikipedia.org/wiki/SQL | SQL | SQL (, hoặc ; viết tắt của Structured Query Language), dịch là Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc, là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích ban đầu là để phục vụ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng-quan hệ. Nó là một tiêu chuẩn ANSI/ISO.
Lịch sử
Từ một bài báo tham dự hội thảo khoa học A Relational Model of Data for Large Share Data Banks (tạm dịch là "Mô hình quan hệ cho dữ liệu dùng trong ngân hàng dữ liệu chia sẻ có khối lượng lớn") của tiến sĩ Edgar F. Codd xuất bản tháng 6 năm 1970 trong tạp chí Communications of the ACM của Hiệp hội ACM, một mô hình đã được chấp nhận rộng rãi là mô hình tiêu chuẩn dùng cho hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ.
Giữa những năm 1970, một nhóm các nhà phát triển tại trung tâm nghiên cứu của IBM tại San Jose phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu "Hệ thống R" dựa trên mô hình của Codd. Structured English Query Language, viết tắt là "SEQUEL" (tạm dịch là "Ngôn ngữ truy vấn tiếng Anh có cấu trúc"), được thiết kế để quản lý và truy lục dữ liệu được lưu trữ trong Hệ thống R. Sau này, tên viết tắt SEQUEL được rút gọn thành SQL để tránh việc tranh chấp nhãn hiệu (từ SEQUEL đã được một công ty máy bay của UK là Hawker-Siddeley đăng ký). Mặc dù SQL bị ảnh hưởng bởi công trình của tiến sĩ Codd nhưng nó không do tiến sĩ Codd thiết kế ra. Ngôn ngữ SEQUEL được thiết kế bởi Donald D. Chamberlin và Raymond F. Boyce tại IBM, và khái niệm của họ được phổ biến để tăng sự chú ý về SQL.
Phiên bản cơ sở dữ liệu quan hệ phi thương mại, không hỗ trợ SQL đầu tiên được phát triển năm 1974.(Ingres from U.C. Berkeley.)
Năm 1978, việc thử nghiệm phương pháp được khởi đầu tại một cơ sở thử nghiệm của khách hàng. Cuộc thử nghiệm đã chứng minh được sự có ích và tính thực tiễn của hệ thống và đã chứng tỏ sự thành công của IBM. Dựa vào kết quả đó, IBM bắt đầu phát triển các sản phẩm thương mại bổ sung thêm SQL dựa trên nguyên mẫu Hệ thống R bao gồm System/38 (Hệ thống/38) (được công bố năm 1978 và được thương mại hóa tháng 8 năm 1979, SQL/DS (được giới thiệu vào năm 1981) và DB2 (năm 1983).
Cùng thời điểm đó Relational Software, Inc. (bây giờ là Oracle Corporation) đã nhận thấy tiềm năng của những khái niệm được Chamberlin and Boyce đưa ra và đã phát triển phiên bản Hệ quản trị cơ sở dự liệu quan hệ riêng của họ cho Navy, CIA và các tổ chức khác. Vào mùa hè năm 1979, Relational Software, Inc. giới thiệu Oracle V2 (Phiên bản 2), phiên bản thương mại đầu tiên hỗ trợ SQL cho máy tính VAX. Oracle thường xuyên được nhắc tới một cách không nghiêm túc vì đã tấn công thị trường của IBM trong 2 năm, nhưng việc táo bạo nhất trong quan hệ công chúng của họ là tấn công một phiên bản của IBM System/38 chỉ trong có vài tuần. Tương lai của Oracle đã được đảm bảo vì có sự quan tâm đáng kể của công chúng sau đó mới phát triển, trong khi đã có nhiều phiên bản của các nhà cung cấp khác.
IBM đã quá chậm trong việc phát triển SQL và các sản phẩm quan hệ, có lẽ vì ban đầu nó không dùng được trong môi trường Unix và máy tính lớn (Mainframe), và họ sợ nó sẽ làm giảm lợi nhuận thu được từ việc bán các sản phẩm cơ sở dữ liệu IMS (những sản phẩm dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu định hướng chứ không phải cơ sở dữ liệu quan hệ) của mình. Trong lúc đó, Oracle vẫn đang phát triển, IBM đang phát triển System/38, được mong đợi là hệ cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên của họ. Với năng lực và thiết kế tiên tiến của nó, người ta cho rằng nó có thể sẽ thay thế cho hệ thống Unix và máy tính lớn.
SQL được thừa nhận là tiêu chuẩn của ANSI (American National Standards Institute) vào năm 1986 và ISO (International Organization for Standardization) năm 1987. ANSI đã công bố cách phát âm chính thức của SQL là "ess kyoo ell", nhưng rất nhiều các chuyên gia cơ sở dữ liệu nói tiếng Anh vẫn gọi nó là sequel. Một quan niệm sai khác cũng được phổ biến rộng rãi đó là "SQL" là chữ viết tắt của "Structured Query Language" (Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc). Thực tế không phải như vậy!
Tiêu chuẩn SQL đã trải qua một số phiên bản:
Các từ khóa SQL
Từ khóa SQL chia thành nhiều nhóm:
Lấy dữ liệu
Thao tác sử dụng nhiều nhất trong một cơ sở dữ liệu dựa trên giao dịch là thao tác lấy dữ liệu.
SELECT được sử dụng để lấy dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng trong cơ sở dữ liệu, SELECT là lệnh thường dùng nhất của ngôn ngữ sửa đổi dữ liệu (tạm dịch) (tiếng Anh: Data Manipulation Language - DML). Trong việc tạo ra câu truy vấn SELECT, người sử dụng phải đưa ra mô tả cho những dữ liệu mình muốn lấy ra chứ không chỉ ra những hành động vật lý nào bắt buộc phải thực hiện để lấy ra kết quả đó. Hệ thống cơ sở dữ liệu, hay chính xác hơn là bộ tối ưu hóa câu truy vấn sẽ dịch từ câu truy vấn sang kế hoạch truy vấn tối ưu.
Những từ khóa liên quan tới SELECT bao gồm:
FROM dùng để chỉ định dữ liệu sẽ được lấy ra từ những bảng nào, và các bảng đó quan hệ với nhau như thế nào.
WHERE dùng để xác định những bản ghi nào sẽ được lấy ra, hoặc áp dụng với GROUP BY.
GROUP BY dùng để kết hợp các bản ghi có những giá trị liên quan với nhau thành các phần tử của một tập hợp nhỏ hơn các bản ghi.
HAVING dùng để xác định những bản ghi nào, là kết quả từ từ khóa GROUP BY, sẽ được lấy ra.
ORDER BY dùng để xác định dữ liệu lấy ra sẽ được sắp xếp theo những cột nào.
Ví dụ sau về việc sử dụng câu lệnh SELECT để lấy danh sách những cuốn sách có giá trị. Câu truy vấn này sẽ truy lục tất cả các bản ghi trong bảng books với giá trị của cột price lớn hơn 100.00. Kết quả sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của các giá trị trong cột title. Dấu (*) trong phần select list cho biết tất cả các cột của bảng books sẽ được lấy ra và thể hiện ở kết quả.
SELECT *
FROM books
WHERE price > 100.00
ORDER BY title;
Ví dụ sau giải thích cách liên kết nhiều bảng, tập hợp các bản ghi trong câu truy vấn SQL, nó sẽ trả về danh sách các cuốn sách và số tác giả của từng cuốn sách.
SELECT books.title, count(*) AS Authors
FROM books
JOIN book_authors
ON books.isbn = book_authors.isbn
GROUP BY books.title;
Kết quả của ví dụ trên giống như sau:
Title Authors
---------------------- -------
SQL Examples and Guide 3
The Joy of SQL 1
How to use Wikipedia 2
Pitfalls of SQL 1
How SQL Saved my Dog 1
(Ký tự gạch chân "_" thường được sử dụng trong tên bảng và tên cột để phân cách các từ vì các ký tự khác có thể mâu thuẫn với cú pháp SQL. Ví dụ như, dấu "-" có thể được hiểu là dấu trừ.)
Với điều kiện cột isbn là cột chung duy nhất của hai bảng và cột title chỉ tồn tại trong bảng books thì câu truy vấn trên có thể được viết lại theo mẫu sau:
SELECT title, count(*) AS Authors
FROM books
NATURAL JOIN book_authors
GROUP BY title;
Tuy nhiên nhiều nhà cung cấp không hỗ trợ các thức này, hoặc nó yêu cầu một số quy ước về tên cột nào đó. Như vậy, câu truy vấn trên không được phổ biến.
Sửa đổi dữ liệu
Ngôn ngữ sửa đổi dữ liệu (Data Manipulation Language - DML), là một phần nhỏ của ngôn ngữ, có những thành phần tiêu chuẩn dùng để thêm, cập nhật và xóa dữ liệu delete data.
INSERT dùng để thêm dữ liệu vào một bảng đã tồn tại.
UPDATE dùng để thay đổi giá trị của một tập hợp các bản ghi trong một bảng.
MERGE dùng để kết hợp dữ liệu của nhiều bảng. Nó được dùng như việc kết hợp giữa hai phần tử INSERT và UPDATE.
DELETE xóa những bản ghi tồn tại trong một bảng.
TRUNCATE Xóa toàn bộ dữ liệu trong một bảng (không phải là tiêu chuẩn, nhưng là một lệnh SQL phổ biến).
Giao dịch
Giao dịch, nếu có, dùng để bao bọc các thao tác sửa đổi dữ liệu.
Giao dịch (transaction) là một tập các thao tác đi cùng với nhau. Trên môi trường khách/chủ (client/server) hay môi trường cơ sở dữ liệu phân tán việc đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu rất quan trọng. Ví dụ: Một người rút tiền khỏi tài khoản tại ngân hàng, thì tại thời điểm rút tiền, thao tác rút tiền khác phải bị từ chối. Các thao tác trên tài khoản đó có thể hình dung như sau:
Thao tác 1: <Mở khóa tài khoản>
Thao tác 2: <Thực hiện thao tác rút tiền>
Thao tác 3: <Khóa tài khoản>
Để đảm bảo các thao tác 1-3 phải đi liền với nhau thì phải đưa vào trong một transaction
<START TRANSACTION>
Thao tác 1: <Mở khóa tài khoản>
Thao tác 2: <Thực hiện thao tác rút tiền>
Thao tác 3: <Khóa tài khoản>
<END TRANSACTION>
Các lệnh liên quan đến giao dịch:
BEGIN WORK (hoặc START TRANSACTION, tùy theo các ngôn ngữ SQL khác nhau) được sử dụng để đánh dấu việc bắt đầu một giao dịch dữ liệu (giao dịch dữ liệu đó có kết thúc hoàn toàn hay không).
COMMIT dùng để lưu lại những thay đổi trong giao dịch.
ROLLBACK dùng để quay lại thời điểm sử dụng lệnh COMMIT cuối cùng.
SQL Injection
Là một cách chèn đoạn lệnh SQL vào để thực hiện việc vượt qua sự kiểm tra của mệnh đề WHERE. Ví dụ một câu truy vấn lấy tài khoản người dùng:
SELECT ID, NAME FROM USERS WHERE USERNAME='JONH' AND PASSWORD='1234'
Câu trên chỉ có thể đúng nếu cặp USERNAME và PASSWORD tồn tại trong cơ sở dữ liệu. Câu trên có thể viết injection như sau:
thay cụm từ JONH thành: ' OR 1=1 or''=' (lưu ý ký tự nháy đơn ') khi đó câu SQL sẽ trở thành:
SELECT ID, NAME FROM USERS WHERE USERNAME='' OR 1=1 or''='' AND PASSWORD='1234'
đoạn mã này hoạt động với bất cứ password nào. Việc phòng chống SQL Injection cũng không khó, chỉ cần chú ý khi viết là có thể chống lại được.
Định nghĩa dữ liệu
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language, viết tắt là DDL) là một trong những phần chính của ngôn ngữ truy vấn. Các câu lệnh này dùng để định nghĩa cấu trúc của cơ sở dữ liệu, bao gồm định nghĩa các hàng, các cột, các bảng dữ liệu, các chỉ số và một số thuộc tính khác liên quan đến cơ sở dữ liệu như vị trí của file. Các câu lệnh ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu là thành phần chính trong các hệ quản lý dữ liệu và có sự khác biệt rất nhiều giữa các ngôn ngữ truy vấn trên các hệ khác nhau.
Điều khiển dữ liệu
Hệ thống cơ sở dữ liệu sử dụng SQL
Danh sách các hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL
Tham khảo
Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ truy vấn
Ngôn ngữ lập trình khai báo
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu
Ngôn ngữ máy tính |
14016 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%87p%20Kh%E1%BA%AFc | Tiệp Khắc | Tiệp Khắc (, , trước năm 1990: Československo, ), trong khẩu ngữ còn gọi tắt là Tiệp, là một cựu nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992. Từ năm 1939 tới năm 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít, nhưng Chính phủ Séc lưu vong quả thực có tồn tại trong giai đoạn này trong khi Slovakia độc lập khỏi Séc. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Tiệp Khắc phân chia trong hòa bình thành Cộng hòa Séc và Slovakia. Cộng hòa Séc hiện nay kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý.
Tên gọi
Danh xưng "Tiệp Khắc" trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè), dùng tiếng Trung Quốc phiên âm từ "Czechoslovakia". Trong đó, "Tiệp Khắc" (Jiékè) là chỉ Séc, "Tư Lạc Phạt Khắc" (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là "Tiệp Khắc" hoặc "Tiệp"
Các tính chất căn bản
Hình thức nhà nước:
1918–1938: cộng hòa dân chủ
1938–1939: sau sự sáp nhập Sudetenland bởi Đức năm 1938 dần biến thành một nhà nước với các liên kết lỏng lẻo giữa các phần của Séc, Slovakia, và Ruthenia. Một dải đất lớn phía nam Slovakia và Ruthenia bị Hungary sáp nhập, và vùng Zaolzie bởi Ba Lan.
1939–1945: Trên thực tế phân chia thành Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia và Cộng hòa Slovak. Về pháp lý Tiệp Khắc tiếp tục tồn tại, một chính phủ lưu vong được đồng minh phương Tây ủng hộ tại London; sau khi Đức xâm lược Liên Xô cũng được Liên Xô công nhận.
1945–1948: một quốc gia được điều hành bởi một chính phủ liên minh với các bộ trưởng Cộng sản (gồm thủ tướng và bộ trưởng nội vụ) đóng vai trò then chốt. Vùng Ruthenia Karpat nhượng lại cho Liên Xô.
1948–1989: một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa):
1969–1990: một nước cộng hòa liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak;
1990–1992: một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak
Nước láng giềng: Đức (1945–1990: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức), Ba Lan, từ 1945 Liên bang Xô viết (1992: Ukraina), România (cho tới năm 1939), Hungary, Áo
Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi Carpathian và Sông Danube.
Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên Xô tại phía đông.
Tên chính thức
1918–1920: Cộng hòa Tiệp Khắc (viết tắt RČS)/Czecho-Slovak State; viết ngắn Tiệp Khắc
1920–1938: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
1938–1939: Đệ nhị Cộng hòa Tiệp Khắc; viết ngắn Tiệp Khắc
1945–1960: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
1960–1990: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ČSSR); Tiệp Khắc
Tháng 4 năm 1990: Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc (tiếng Séc) và Cộng hòa Liên bang Czecho-Slovak (tiếng Slovak),
sau đó: Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (ČSFR, với cách viết ngắn Československo trong tiếng Séc và Česko-Slovensko trong tiếng Slovak)
Lịch sử
Thành lập
Tiệp Khắc được thành lập tháng 10 năm 1918 như một trong những quốc gia kế tục của Áo-Hung ở cuối Thế chiến I. Nó gồm các lãnh thổ hiện nay của Cộng hòa Séc, Slovakia và Ruthenia Karpat. Lãnh thổ của nó gồm một số vùng rất công nghiệp hoá của Áo-Hung cũ. Đây là một quốc gia đa sắc tộc. Thành phần sắc tộc nguyên thủy của nhà nước mới gồm 51% người Séc, 16% người Slovak, 22% người Đức, 5% người Hung và 4% người Rusyn hay Ruthenia. Nhiều người Đức, Hungary, Ruthenia và người Ba Lan và một số người Slovak, cảm thấy bất lợi tại Tiệp Khắc, bởi giới lãnh đạo chính trị đất nước đưa ra một nhà nước trung ương tập quyền và đa số thời gian không cho phép tự trị chính trị cho các nhóm sắc tộc. Chính sách này, cộng với sự tuyên truyền Phát xít ngày càng tăng đặc biệt ở vùng công nghiệp hoá nói tiếng Đức Sudetenland, đã dẫn tới tình trạng căng thẳng leo thang trong sắc dân không phải Séc.
Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.
Thế chiến II
Theo Thoả thuận Munich năm 1938, Anh Quốc và Pháp buộc Tiệp Khắc nhượng các vùng biên giới nói tiếng Đức cho Phát xít Đức dù đã tồn tại những hiệp ước, trong cái thường được gọi là một phần của Sự phản bội phương Tây. Năm 1939 phần còn lại ("rump") của Tiệp Khắc bị Phát xít Đức xâm lược và phân chia thành vùng Bảo hộ Bohemia và Moravia và Cộng Hòa Slovak con rối. Đa phần Slovakia và toàn bộ Ruthenia Hạ Karpat bị Hungary sáp nhập.
Tiệp Khắc thời kỳ xã hội chủ nghĩa
Sau Thế chiến II, nước Tiệp Khắc trước chiến tranh được tái lập, ngoại trừ Ruthenia Hạ Karpat đã sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Nghị định Beneš được công bố liên quan tới sắc tộc Đức (xem Thoả thuận Potsdam) và sắc tộc Hungary. Theo các nghị định này, quyền công dân bị bãi bỏ với người có nguồn gốc sắc tộc Đức và Hungary, những người từng nhận quyền công dân Đức hoặc Hungary trong thời chiếm đóng. (Năm 1948 điều khoản này bị xoá bỏ cho người Hungary, nhưng chỉ một phần cho người Đức). Sau đó thực hiện trục xuất khoảng 90% dân số sắc tộc Đức tại Tiệp Khắc, hơn 2 triệu người. Những người còn lại bị buộc tội chung là đã ủng hộ Phát xít (sau Thoả thuận Munich, và 97.32% người Đức Sudeten thành niên bỏ phiếu cho NSDAP trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 1938). Hầu như mọi nghị định đều nói dứt khoát rằng sự trừng phạt không áp dụng cho những người chống phát xít, dù thuật ngữ chống phát xít không được định nghĩa rõ ràng. Khoảng 250,000 người Đức, nhiều người lấy người Séc, một số người chống phát xít, và cả những người yêu cầu tái lập đất nước thời hậu chiến, vẫn ở lại Tiệp Khắc. Nghị định Beneš vẫn gây ra tranh cãi lớn giữa các nhóm quốc gia tại Cộng hòa Séc, Đức, Áo và Hungary.
Ruthenia Karpat bị chiếm đóng bởi (vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng chính trị đa đảng. Nền kinh tế của Tiệp Khắc nhìn chung là tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu và được coi là một nước phát triển trên thế giới, dù vẫn thấp hơn nếu so với các nước phát triển cao tại Tây Âu.
Năm 1968, sau một cuộc bạo động, năm nước Khối Đông Âu kéo quân vào Tiệp Khắc. Liên Xô cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968. Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế chủ nghĩa xã hội bằng chủ nghĩa tư bản. Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá.
Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù.
Sau 1989
Năm 1989 đất nước này lại quay trở lại hệ thống đa đảng sau Cách mạng Nhung. Điều này xảy ra cùng khoảng thời gian với sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa tại România, Bulgaria, Hungary và Ba Lan. Trong vòng ba năm những người cộng sản đã bị mất quyền lãnh đạo ở các nước Đông Âu.
Không giống Nam Tư và Liên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên mang tính cộng sản chủ nghĩa: từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".
Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Danh sách Chủ tịch nước Tiệp Khắc
Danh sách Thủ tướng Tiệp Khắc
xem thêm lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc
Chính sách đối ngoại
Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế
Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu
Phân chia hành chính
1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (Slovakia và Ruthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).
1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.
1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Ruthenia Hạ Karpat, được chia thành các quận (okresy).
Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".
1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.
1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.
1960–1992: 10 kraje, Praha, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).
Nhóm dân và sắc tộc
Tại thời điểm trước khi phân chia, năm 1991, Tiệp Khắc có 15,6 triệu dân, trong đó người Séc chiếm 62,8%, người Slovakia chiếm 31%, người gốc Hungary chiếm 3,8%, người gốc Romania 0,7%, người gốc Silesi 0,3%. Ngoài ra, tại Tiệp Khắc còn một số ít người gốc Ruthe, Ukraina, Đức, Ba Lan và Do Thái. Người Séc, Slovakia, Silesi và Ba Lan cùng là các dân tộc Tây Slav. Người Ruthe và Ukraina cùng là các dân tộc Đông Slav.
Chính trị
Sau Thế chiến II, một sự độc quyền chính trị do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) nắm giữ xuất hiện. Gustáv Husák được bầu làm thư ký thứ nhất của KSC năm 1969 (chuyển thành tổng thư ký năm 1971) và chủ tịch Tiệp Khắc năm 1975. Các đảng và tổ chức khác có tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò phụ thuộc cho KSC. Tất cả các đảng chính trị cũng như nhiều tổ chức quần chúng bị gộp lại dưới bóng của Mặt trận Quốc gia. Những nhà hoạt động về quyền con người và tôn giáo bị đàn áp mạnh mẽ.
Phát triển hiến pháp
Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):
Hiến pháp Lâm thời ngày 14 tháng 11 năm 1918 (dân chủ): xem Lịch sử Tiệp Khắc (1918–1938)
Hiến pháp năm 1920 (Tài liệu Lập hiến của Cộng hoà Tiệp Khắc), dân chủ, có hiệu lực tới năm 1948, nhiều lần sửa đổi
Cộng sản 1948 Hiến pháp mùng 9 tháng 5
Cộng sản Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc năm 1960 với các sửa đổi lớn năm 1968 (Luật Lập hiến Liên bang), 1971, 1975, 1978, và 1989 (ở thời điểm này vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị bãi bỏ). Nó được sửa đổi nhiều lần trong thời gian 1990–1992 (ví dụ 1990, tên đổi thành Séc-Slovakia, 1991 tích hợp các hiến chương nhân quyền)
Kinh tế
Sau Thế chiến II, kinh tế là tập trung kế hoạch hoá, với các liên kết chỉ huy từ đảng cộng sản, tương tự như Liên bang Xô viết. Ngành công nghiệp luyện kim lớn phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt và phi sắt.
Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.
Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.
Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong số đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.
Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.
Năm tài chính: Năm dương lịch.
Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.
Nguồn tài nguyên
Sau Thế chiến II, nước này thiếu năng lượng, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên từ Liên Xô, than xám trong nước, và năng lượng hạt nhân hay thủy điện. Năng lượng là một vấn đề lớn trong thập niên 1980.
Vận tải và Viễn thông
Xã hội và nhóm Xã hội
Giáo dục
Giáo dục là miễn phí ở mọi cấp độ và phổ cập từ tuổi lên sáu tới mười lăm. Đại đa số người dân biết chữ. Hệ thống dạy nghề phát triển cao và các trường nghề hỗ trợ các trường trung học và các viện giáo dục cao học.
Tôn giáo
Năm 1991: Cơ đốc giáo La Mã 46,4%, Phúc âm Luther 5,3%, Vô thần 29,5%, không rõ 16,7%, nhưng có những sự khác biệt lớn giữa hai nước cộng hoà lập hiến – xem Cộng hoà Séc và Slovakia
Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở
Sau Thế chiến II, chăm sóc sức khoẻ miễn phí được áp dụng cho mọi công dân. Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ quốc gia nhấn mạnh tới phòng ngừa; các trung tâm y tế tại các nhà máy và các địa phương hỗ trợ cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Đã có những cải thiện lớn trong chăm sóc sức khoẻ tại nông thôn trong thập niên 1960 và 1970.
Truyền thông
Truyền thông tại Tiệp Khắc bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Việc sở hữu cá nhân với mọi cơ quan xuất bản hay truyền thông bị cấm, dù các nhà thờ và các tổ chức khác có xuất bản các tạp chí định kỳ và các tờ báo. Thậm chí với sự độc quyền báo chí trong tay các tổ chức dưới sự kiểm soát của KSČ, mọi sách báo xuất bản đều bị Văn phòng Báo chí và Thông tin của chính phủ kiểm duyệt.
Thể thao
Đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup 1934 và 1962. Đội bóng cũng giành chức vô địch châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980.
Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics.
Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử.
Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp.
Các tay vợt tennis nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela Hantuchová và Martina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc.
Văn hóa
Cộng hòa SécSlovakia
Danh sách người SécDanh sách người Slovak
MDŽ (Ngày Quốc tế Phụ nữ)
Jazz tại Tiệp Khắc bất đồng chính kiến
Xem thêm
Cộng hòa Séc
Slovakia
Tham khảo
Nguồn
Cộng hòa Séc
Liên kết ngoài
Orders and Medals of Czechoslovakia including Order of the White Lion (in English and Czech)
Czechoslovakia -The First Czechoslovak Republic
Andropov to the Central Committee, about the Demonstration in Red Square Against the Warsaw Pact Invasion of Czechoslovakia, ngày 20 tháng 9 năm 1968. Andrei Sakharov KGB file, Archieve posted at the Yale University, http://www.yale.edu/annals/sakharov/documents_frames/Sakharov_008.htm
Hungarian Language Map, border changes after the creation of Czechoslovakia
Map
Map
Khối phía Đông
Cựu quốc gia châu Âu
Cựu cộng hòa
Cựu quốc gia Slav
Quốc gia vệ tinh của Liên Xô
Cựu quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc
Địa lý Trung Âu
Lịch sử Trung Âu
Tiệp Khắc thế kỷ 20
Tiệp Khắc năm 1918
Tiệp Khắc năm 1939
Tiệp Khắc năm 1945
Tiệp Khắc năm 1992
Khởi đầu năm 1918
Chấm dứt năm 1939
Khởi đầu năm 1945
Chấm dứt năm 1992 |
14070 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn%20hi%E1%BB%87u | Tín hiệu | Trong lý thuyết thông tin, một chuyên ngành của toán học ứng dụng và kỹ thuật điện/điện tử, tín hiệu là một đại lượng vật lý chứa đựng thông tin hay dữ liệu có thể truyền đi xa và tách thông tin ra được. Hầu hết các tín hiệu đáng quan tâm đều ở dạng các hàm số, các phân bố hay các quá trình thay đổi ngẫu nhiên của thời gian hoặc vị trí.
Ví dụ về tín hiệu
Hàm số
1D - một chiều: Âm thanh
2D - hai chiều: Hình ảnh
nD - nhiều chiều: Tín hiệu SAR
Phân bố
Quá trình thay đổi ngẫu nhiên
Phân loại tín hiệu
Có nhiều cách để phân loại tín hiệu, dưới đây là cách phân chia theo cặp thuộc tính:
Thời gian rời rạc - Thời gian liên tục
Tín hiệu rời rạc (về mặt thời gian) là tín hiệu chỉ xác định trên một tập rời rạc của thời gian (một tập những thời điểm rời rạc). Dưới dạng toán học, tín hiệu rời rạc mang giá trị thực (hoặc phức) có thể được xem là một hàm liên kết tương ứng từ tập số tự nhiên đến tập số thực (hoặc phức).
Tín hiệu liên tục (về mặt thời gian) là tín hiệu mang giá trị thực (hoặc phức) xác định với mọi thời điểm trong một khoảng thời gian, trường hợp phổ biến nhất là một khoảng thời gian vô hạn. Chú ý: Một hàm không liên tục về mặt toán học, ví dụ như hàm sóng vuông (square-wave) hay sóng răng cưa (sawtooth-wave), vẫn có thể là hàm liên tục về mặt thời gian.
Tương tự - Số
Tín hiệu tương tự là tín hiệu có giá trị thay đổi liên tục theo thời gian. Tín hiệu số là tín hiệu đã được lấy mẫu và lượng tử hóa.
Lấy mẫu là quá trình biến một tín hiệu tương tự thành một tín hiệu rời rạc theo thang thời gian. Định lý lấy mẫu (Shannon-Nyquist) nói rằng muốn khôi phục một tín hiệu băng tần gốc liên tục theo thời gian thì băng thông của tín hiệu ban đầu phải có giới hạn và tần số lấy mẫu phải lớn hơn hai lần băng thông của tín hiệu ban đầu.
Lượng tử hóa là quá trình biến một tín hiệu có giá trị liên tục thành tín hiệu có giá trị rời rạc.
Điện tử tương tự là các hệ thống điện tử xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục theo thời gian, hay tín hiệu tương tự.
Xác định - Ngẫu nhiên
- Xác định: quá trình biến thiên được biểu diễn bằng 1 hàm thời gian hoàn toàn xác định
- Ngẫu nhiên: quá trình biến thiên của nó không biết trước được, ....
Năng lượng - Công suất
Tín hiệu năng lượng là tín hiệu có năng lượng xác định. Ví dụ tín hiệu xung tam giác đơn.
Tín hiệu công suất là tín hiệu có công suất trung bình xác định. Ví dụ tín hiệu hình sin.
Phân tích tín hiệu trong miền tần số
Tín hiệu thường được phân tích trong miền tần số. Phương pháp này áp dụng cho các loại tín hiệu, cả tín hiệu liên tục hay rời rạc theo thời gian. Nghĩa là khi cho một tín hiệu đi qua một hệ thống tuyến tính, không đổi theo thời gian, thì phổ tần số của tín hiệu đầu ra sẽ bằng tích của phổ tần số của tín hiệu đầu vào và đáp ứng xung của hệ thống
Một số phương pháp chuyển đổi tín hiệu giữa miền thời gian và miền tần số là:
Fourier
Laplace
Hilbert
Biến đổi Z
Wavelet
Lượng tin
Một đặc tính quan trọng của tín hiệu là entropy hay còn gọi là lượng tin
Xem thêm
Nhiễu
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
Xử lý tín hiệu
Xử lý tín hiệu số
Xử lý ảnh
Xử lý ảnh số
Xử lý tiếng nói
Tham khảo
Xử lý tín hiệu
Xử lý tín hiệu số |
14085 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%95i%20tuy%E1%BA%BFn%20t%C3%ADnh | Biến đổi tuyến tính | Trong toán học, một phép biến đổi tuyến tính (còn được gọi là toán tử tuyến tính hoặc là ánh xạ tuyến tính) là một ánh xạ giữa hai mô đun (cụ thể, hai không gian vectơ) mà bảo toàn được các thao tác cộng và nhân vô hướng vectơ. Nói một cách khác, nó bảo toàn tổ hợp tuyến tính. Nếu ánh xạ tuyến tính là một song ánh thì nó được gọi là đẳng cấu tuyến tính.
Một trường hợp quan trọng là khi , khi đó ánh xạ tuyến tính được gọi là một tự đồng cấu (tuyến tính) trong . Đôi khi thuật ngữ toán tử tuyến tính chỉ ánh xạ trong trường hợp này, nhưng nó có thể mang ý nghĩa khác tùy theo các quy ước: ví dụ, thuật ngữ này có thể được dùng để nhấn mạnh rằng và là các không gian vectơ thực (không nhất thiết là ), hay để nhấn mạnh rằng là một không gian hàm (đây là một quy ước thông thường trong giải tích hàm). Đôi khi thuật ngữ hàm tuyến tính cũng mang nghĩa là ánh xạ tuyến tính, nhưng không phải trong hình học giải tích.
Một biến đổi tuyến tính từ V vào W luôn ánh xạ gốc tọa độ của V tới gốc tọa độ của W. Hơn nữa, nó luôn là ánh xạ từ một không gian con (tuyến tính) vào một không gian con (có thể với số chiều khác nhau); ví dụ, ánh xạ từ một mặt phẳng qua gốc tọa độ trong V vào một mặt phẳng qua gốc tọa độ trong W, hoặc tới một đường thẳng đi qua gốc tọa độ trong W, hoặc chỉ tới điểm gốc tọa độ của W. Ánh xạ tuyến tính có thể được biểu diễn bởi các ma trận, các ví dụ đơn giản là các ma trận của các phép biến đổi tuyến tính quay và phản xạ.
Trong ngôn ngữ của đại số trừu tượng, một phép biến đổi tuyến tính là một đồng cấu giữa các mô đun. Trong ngôn ngữ của lý thuyết phạm trù, nó là một cấu xạ trong phạm trù các mô đun trên một vành đã cho.
Định nghĩa và các hệ quả đầu tiên
Một cách chính thức, nếu và là các không gian vectơ trên cùng một trường , chúng ta nói rằng ánh xạ là một (phép) biến đổi tuyến tính nếu cho bất kỳ hai vectơ và bất kỳ vô hướng , chúng ta có
Điều này có ý nghĩa tương đương với khẳng định "bảo toàn tổ hợp tuyến tính", có nghĩa là không quan trọng là ánh xạ được áp dụng trước (vế phải ở các đẳng thức trên) hay sau (vế trái) khi thực hiện các phép toán cộng và nhân vô hướng.
Cho bất kỳ các vectơ và các vô hướng bởi tính kết hợp của phép cộng chúng ta có
Ký hiệu các phần tử không của các không gian vectơ và tương ứng là và , ta suy ra
Cho và trong phương trình của tính thuần nhất bậc 1:
Thông thường, và có thể xem như là các không gian vectơ trên các trường khác nhau, và khi đó điều quan trọng là xác định trường nào được dùng cho định nghĩa "tuyến tính". Nếu và là các không gian trên trường như xác định ở trên, chúng ta nói về -ánh xạ tuyến tính. Ví dụ, phép lấy liên hợp của một số phức là một -ánh xạ tuyến tính , nhưng nó không phải là -tuyến tính, trong đó các trường và tương ứng là các trường số thực và số phức.
Một ánh xạ tuyến tính với trường được xem như là một không gian vectơ 1 chiều trên chính nó được gọi là một phiếm hàm tuyến tính.
Các mệnh đề trên đây có thể được tổng quát hóa đối với một mô đun trái bất kỳ trên một vành mà không cần sửa lại, và đối với một mô đun phải bất kỳ nhưng phải đổi thứ tự của phép nhân vô hướng.
Các ví dụ
Ví dụ đơn giản nhất bắt nguồn cho các ánh xạ tuyến tính cái tên của chúng là hàm số , với đồ thị là một đường thẳng qua gốc tọa độ.
Tổng quát hơn, bất kỳ một phép vị tự nào lấy tâm là gốc tọa độ của một không gian vectơ, trong đó là vô hướng thì là một toán tử tuyến tính. Tuy nhiên, điều này nói chung không đúng đối với mô đun, khi một ánh xạ như vậy có thể chỉ là nửa tuyến tính.
Ánh xạ không giữa hai mô đun trái (hoặc hai mô đun phải) trên cùng một vành luôn là tuyến tính.
Ánh xạ đồng nhất trên một mô đun bất kỳ là một toán tử tuyến tính.
Đối với số thực, ánh xạ không phải ánh xạ tuyến tính.
Đối với số thực, ánh xạ không là ánh xạ tuyến tính (nhưng là một biến đổi afin; còn là một phương trình tuyến tính, bởi thuật ngữ này được dùng trong hình học giải tích.)
Nếu là một ma trận , thì định nghĩa một phép biến đổi tuyến tính từ vào bằng việc chuyển một vectơ cột tới một vectơ cột . Tất cả các phép biến đổi tuyến tính giữa các không gian vectơ hữu hạn chiều xuất hiện theo cách này; xem thêm mục sau.
Nếu là một phép đẳng cự giữa hai không gian định chuẩn thực sao cho thì là một ánh xạ tuyến tính. Kết quả này có thể không đúng cho không gian định chuẩn phức.
Phép vi phân định nghĩa một ánh xạ tuyến tính từ không gian các hàm khả vi vào không gian tất cả các hàm số. Nó cũng xác định một toán tử tuyến tính trên không gian các hàm trơn (toán tử tuyến tính này là một tự đồng cấu tuyến tính, tức là một ánh xạ tuyến tính mà miền xác định và miền giá trị là bằng nhau). Ví dụ:.
Một tích phân xác định trên một đoạn I là một ánh xạ tuyến tính từ không gian các hàm khả tích thực trên I vào ℝ. Ví dụ,.
Một tích phân không xác định (hay nguyên hàm) với một điểm cố định khởi đầu tích phân định nghĩa ra một ánh xạ tuyến tính từ không gian các hàm khả tích thực trên vào không gian các hàm giá trị thực khả vi trên . Không có điểm khởi đầu cố định, một kết quả trong lý thuyết nhóm sẽ cho thấy phép lấy nguyên hàm ánh xạ vào không gian thương của các hàm khả vi trên quan hệ tương đương "sai khác một hằng số", trong đó lớp tương đương đồng nhất gồm các hàm có giá trị hằng số .
Nếu và là các không gian vectơ hữu hạn chiều trên một trường , thì các hàm đưa các ánh xạ tuyến tính vào không gian các ma trận với kích thước (theo cách được mô tả trong phần sau) cũng là các ánh xạ tuyến tính (và là đẳng cấu tuyến tính).
Giá trị kỳ vọng của một biến ngẫu nhiên (thực chất là một hàm, và là phần tử của một không gian vectơ) là tuyến tính, bởi đối với hai biến ngẫu nhiên và ta có và , nhưng phương sai của một biến ngẫu nhiên không là tuyến tính.
Ma trận
Nếu và là các không gian vectơ hữu hạn chiều và một cơ sở được xác định cho mỗi không gian vectơ, thì mọi ánh xạ tuyến tính từ vào có thể được biểu diễn bởi một ma trận. Điều này hữu ích vì nó cho phép tính toán các ánh xạ một cách cụ thể. Các ma trận chính là các ví dụ của ánh xạ tuyến tính: Nếu là ma trận thực , thì mô tả một ánh xạ tuyến tính (xem không gian Euclid).
Cho là một cơ sở của . Vậy thì mỗi vectơ được xác định duy nhất bởi các hệ số (tọa độ) trong trường :
Nếu là một ánh xạ tuyến tính thì ta có
từ điều này suy ra rằng hàm hoàn toàn được xác định bởi các vectơ . Ta có là một cơ sở của . Vậy thì ta có thể biểu diễn từng vectơ dưới dạng
Vì vậy, biến đổi hoàn toàn được xác định bởi các giá trị . Nếu ta đặt các giá trị này vào một ma trận với kích thước , thì ta có thể sử dụng để tính toán một cách thuận tiện vectơ đầu ra của cho một vectơ bất kỳ trong . Để xây dựng , mỗi cột của là một vectơ
tương ứng với được định nghĩa như trên. Để định nghĩa một cách rõ ràng hơn, đối với một cột tương ứng với ánh xạ thì
trong đó là ma trận của biến đổi . Nói cách khác, ở mỗi cột có một vectơ tương ứng với tọa độ là các phần tử của cột . Một ánh xạ tuyến tính có thể được biểu diễn bởi nhiều ma trận. Điều này là bởi các giá trị của các phần tử trong một ma trận phụ thuộc vào cơ sở được chọn.
Ví dụ của ma trận biến đổi tuyến tính
Trong không gian hai chiều R2 các ánh xạ tuyến tính được biểu diễn bởi các ma trận thực 2 × 2. Dưới đây là một số ví dụ:
phép quay (ngược chiều kim đồng hồ)
một góc 90 độ:
một góc θ:
phép phản xạ
qua trục x:
qua trục y:
qua một đường thẳng xiên một góc θ:
phép phóng tỉ lệ với hệ số nhân 2 theo mọi hướng:
phép trượt ngang:
phép co (squeeze):
phép chiếu lên trục y:
Không gian các ánh xạ tuyến tính
Ánh xạ hợp của các ánh xạ tuyến tính cũng là ánh xạ tuyến tính: nếu các ánh xạ và là tuyến tính, thì ánh xạ hợp cũng vậy. Từ đây suy ra rằng lớp các không gian vectơ trên một trường cho trước K, cùng với các K-ánh xạ tuyến tính là các cấu xạ, tạo thành một phạm trù.
Ánh xạ ngược của một ánh xạ tuyến tính nếu tồn tại cũng là tuyến tính.
Nếu và là tuyến tính, thì hàm tổng của chúng cũng tuyến tính, được định nghĩa là .
Nếu là tuyến tính và là một phần tử của trường bên dưới , thì ánh xạ , định nghĩa bởi cũng là tuyến tính.
Vì thế tập hợp gồm các ánh xạ tuyến tính từ vào cũng là một không gian vectơ trên trường , đôi khi ký hiệu là . Hơn nữa, trong trường hợp thì không gian này, ký hiệu , là một đại số kết hợp dưới phép hợp ánh xạ, vì hợp của hai ánh xạ tuyến tính cũng là một ánh xạ tuyến tính, và phép hợp ánh xạ có tính kết hợp. Trường hợp này được nói cụ thể hơn ở dưới.
Trong trường hợp hữu hạn chiều, nếu các cơ sở đã được chọn trước thì phép hợp các ánh xạ tuyến tính tương ứng với phép nhân ma trận, phép cộng các ánh xạ tuyến tính tương ứng với phép cộng ma trận, và phép nhân vô hướng các ánh xạ tuyến tính tương ứng với phép nhân ma trận với vô hướng.
Tự đồng cấu, tự đẳng cấu
Một biến đổi tuyến tính là một tự đồng cấu trên ; tập hợp các tự đồng cấu cùng với phép cộng, phép hợp và phép nhân vô hướng được định nghĩa như trên tạo thành một đại số kết hợp có đơn vị trên trường (và cụ thể hơn là một vành). Phần tử đơn vị phép nhân của đại số này là ánh xạ đồng nhất .
Một tự đồng cấu trên mà đồng thời cũng là một đẳng cấu được gọi là một tự đẳng cấu trên . Hợp của hai tự đẳng cấu cũng là một tự đẳng cấu, và tập hợp các tự đẳng cấu trên tạo thành một nhóm gọi là nhóm các tự đẳng cấu trên và được ký hiệu là hay . Vì các tự đẳng cấu cũng chính là các tự đồng cấu có ánh xạ ngược dưới phép hợp ánh xạ nên là nhóm các đơn vị trên vành .
Nếu có số chiều hữu hạn , thì đẳng cấu với đại số kết hợp gồm các ma trận vuông với các phần tử trong . Nhóm các tự đẳng cấu trên đẳng cấu với nhóm tuyến tính tổng quát gồm các ma trận khả nghịch với các phần tử trong .
Hạt nhân, ảnh và định lý về hạng
Nếu biến đổi là tuyến tính, ta định nghĩa hạt nhân của ký hiệu , ảnh của và hạng của như sau:
là một không gian con của và là không gian con của . Công thức sau đây được xem là định lý về số chiều:
.
Số cũng được gọi là hạng của ký hiệu là , hoặc ; còn số được gọi là số vô hiệu (nullity) của và ký hiệu là hay . Nếu và là hữu hạn chiều, và được biểu diễn bởi ma trận , thì hạng và số vô hiệu của tương ứng bằng hạng và số vô hiệu của ma trận .
Phân loại đại số của các biến đổi tuyến tính
Không có cách phân loại các biến đổi tuyến tính nào là triệt để. Sau đây là một số phân loại đặc biệt mà không xét bất kỳ cấu trúc bổ sung nào trên không gian vectơ.
Cho và là các không gian vectơ trên một trường và cho là một ánh xạ tuyến tính.
Định nghĩa: được gọi là biến đổi đơn ánh hay là một đơn cấu không gian vectơ nếu một trong số các điều kiện tương đương sau đây được thỏa mãn:
là một ánh xạ đơn ánh giữa các tập hợp
là đơn cấu hay khử trái được, nói cách khác, đối với bất kỳ một không gian vectơ và một cặp ánh xạ tuyến tính và , từ đẳng thức suy ra .
khả nghịch trái, tức là tồn tại một ánh xạ tuyến tính sao cho là ánh xạ đồng nhất trên .
Định nghĩa: được gọi là biến đổi toàn ánh hay một toàn cấu không gian vectơ nếu một trong các điều kiện tương đương sau đây được thỏa mãn:
là một ánh xạ toàn ánh giữa các tập hợp
là toàn cấu hay khử phải được, nói cách khác, đối với bất kỳ một không gian vectơ và một cặp ánh xạ tuyến tính và , từ đẳng thức suy ra .
khả nghịch phải, tức là tồn tại một ánh xạ tuyến tính sao cho là ánh xạ đồng nhất trên .
Định nghĩa: được gọi là một đẳng cấu nếu nó đồng thời là khả nghịch trái và là khả nghịch phải. Điều này là tương đương với đồng thời là đơn ánh và là toàn ánh (tức là một song ánh) hay đồng thời là một đơn cấu và là một toàn cấu.
Cho gọi là một tự đồng cấu, ta có:
Nếu với một số nguyên dương , tác động lặp lần thứ của (tức là ) bằng 0 thì được gọi là lũy linh.
Nếu , thì được gọi là lũy đẳng.
Nếu , trong đó là một vô hướng thì gọi là một phép phóng tỉ lệ hay phép biến đổi nhân vô hướng.
Chuyển cơ sở
Cho một ánh xạ tuyến tính và là một tự đồng cấu có biểu diễn ma trận là A, đối với cùng một cơ sở B của không gian, A biến đổi tọa độ vectơ [u] thành [v] = A[u]. Khi chuyển từ một cơ sở khác sang B ta thực hiện biến đổi [v] = B[v'].
Thay vào biểu thức thứ nhất ta được
suy ra
Vì vậy, ma trận của biến đổi ấy trong cơ sở kia là A′ = B−1AB, trong đó B là ma trận của cơ sở đã cho. Hai ma trận A và A' được gọi là hai ma trận đồng dạng.
Ứng dụng
Một ứng dụng cụ thể của ánh xạ tuyến tính là cho các biến đổi hình học, ví dụ như trong đồ họa máy tính, khi các phép di chuyển tịnh tiến, quay và phóng tỉ lệ một đối tượng 2D hoặc 3D được thực hiện nhờ sử dụng một ma trận biến đổi. Các ánh xạ tuyến tính cũng được sử dụng như một cơ chế để mô tả sự thay đổi: như trong giải tích ứng với đạo hàm; hay trong thuyết tương đối, được dùng như một phương tiện để theo dõi các biến đổi cục bộ trong các hệ quy chiếu.
Một ứng dụng khác của các biến đổi tuyến tính là trong việc tối ưu hóa trình biên dịch đối với các đoạn mã lồng nhau, và trong việc song song hóa kỹ thuật biên dịch.
Xem thêm
Đại số tuyến tính
Ma trận
Không gian vectơ
Phiếm hàm tuyến tính
Giá trị riêng và vectơ riêng
Chú thích
Tham khảo sách
Đại số trừu tượng
Đại số tuyến tính
Hàm số và ánh xạ |
14097 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A3ng%20gi%C3%A1c | Lượng giác | Trong toán học, lượng giác (tiếng Anh: trigonometry, lấy nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại của hai từ τρίγωνον nghĩa là "tam giác" và μέτρον nghĩa là "đo lường") là một phân nhánh nghiên cứu về mối quan hệ về độ dài các cạnh với số đo các góc của một tam giác. Mảng nghiên cứu này bắt đầu từ thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên với thời kỳ Hy Lạp hóa như là một ứng dụng của ngành hình học cho các nghiên cứu thiên văn học khi đó. Những người Hy Lạp khi đó tập trung vào việc tính toán độ dài các dây cung, trong khi các nhà toán học Ấn Độ đã tạo ra phiên bản sớm nhất của một bảng giá trị lượng giác.
Xuyên suốt lịch sử, lượng giác được ứng dụng trong nhiều phân ngành khác nhau như trắc địa, khảo sát xây dựng, cơ học thiên thể và định hướng.
Lượng giác cũng được biết tới bởi rất nhiều đẳng thức lượng giác, thường được sử dụng để có thể viết lại các biểu thức lượng giác thường được cho trước nhằm hoặc đơn giản hóa, hoặc đưa về dạng cần thiết hoặc để giải phương trình.
Lịch sử
Nguồn gốc của lượng giác được tìm thấy trong các nền văn minh của người Ai Cập, Babylon và nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại từ trên 3000 năm trước. Các nhà toán học Ấn Độ cổ đại là những người tiên phong trong việc sử dụng tính toán các ẩn số đại số để sử dụng trong các tính toán thiên văn bằng lượng giác. Lagadha là nhà toán học duy nhất mà ngày nay người ta biết đã sử dụng hình học và lượng giác trong tính toán thiên văn học trong cuốn sách của ông Vedanga Jyotisha, phần lớn các công trình của ông đã bị tiêu hủy khi Ấn Độ bị người nước ngoài xâm lược.
Nhà toán học Hy Lạp Hipparchus vào khoảng năm 150 TCN đã biên soạn bảng lượng giác để giải các tam giác.
Một nhà toán học Hy Lạp khác, Ptolemy vào khoảng năm 100 đã phát triển các tính toán lượng giác xa hơn nữa.
Nhà toán học người Silesia là Bartholemaeus Pitiscus đã xuất bản công trình có ảnh hưởng tới lượng giác năm 1595 cũng như giới thiệu thuật ngữ này sang tiếng Anh và tiếng Pháp.
Một số nhà toán học cho rằng lượng giác nguyên thủy được nghĩ ra để tính toán các đồng hồ mặt trời, là một bài tập truyền thống trong các cuốn sách cổ về toán học. Nó cũng rất quan trọng trong đo đạc.
Lượng giác ngày nay
Có nhiều ứng dụng của lượng giác. Cụ thể có thể nói đến như là kỹ thuật của phép đo đạc tam giác được sử dụng trong thiên văn để đo khoảng cách tới các ngôi sao gần, trong địa lý để đo khoảng cách giữa các mốc giới hay trong các hệ thống hoa tiêu vệ tinh. Các lĩnh vực khác có sử dụng lượng giác còn có thiên văn (và vì thế là cả hoa tiêu trên đại dương, trong ngành hàng không và trong vũ trụ), lý thuyết âm nhạc, âm học, quang học, phân tích thị trường tài chính, điện tử học, lý thuyết xác suất, thống kê, sinh học, chiếu chụp y học (các loại chụp cắt lớp và siêu âm), dược khoa, hóa học, lý thuyết số (và vì thế là mật mã học), địa chấn học, khí tượng học, hải dương học và nhiều lĩnh vực của vật lý, đo đạc đất đai và địa hình, kiến trúc, ngữ âm học, kinh tế học, khoa công trình về điện, cơ khí, xây dựng, đồ họa máy tính, bản đồ học, tinh thể học v.v.
Mô hình hiện đại trừu tượng hóa của lượng giác- lượng giác hữu tỷ, bao gồm các khái niệm "bình phương sin của góc" và "bình phương khoảng cách" thay vì góc và độ dài - đã được tiến sĩ Norman Wildberger ở trường đại học tổng hợp New South Wales nghĩ ra.
Về lượng giác
Hai tam giác được coi là đồng dạng nếu một trong hai tam giác có thể thu được nhờ việc mở rộng (hay thu hẹp) cùng lúc tất cả các cạnh tam giác kia theo cùng tỷ lệ. Điều này chỉ có thể xảy ra khi và chỉ khi các góc tương ứng của chúng bằng nhau, ví dụ hai tam giác khi xếp lên nhau thì có một góc bằng nhau và cạnh đối của góc đã cho song song với nhau. Yếu tố quyết định về sự đồng dạng của tam giác là độ dài các cạnh của chúng tỷ lệ thuận hoặc các góc tương ứng của chúng phải bằng nhau. Điều đó có nghĩa là khi hai tam giác là đồng dạng và cạnh dài nhất của một tam giác lớn gấp 2 lần cạnh dài nhất của tam giác kia thì cạnh ngắn nhất của tam giác thứ nhất cũng lớn gấp 2 lần so với cạnh ngắn nhất của tam giác thứ hai và tương tự như vậy cho cặp cạnh còn lại. Ngoài ra, các tỷ lệ độ dài các cặp cạnh của một tam giác sẽ bằng các tỷ lệ độ dài của các cặp cạnh tương ứng của tam giác còn lại. Cạnh dài nhất của bất kỳ tam giác nào sẽ là cạnh đối của góc lớn nhất.
Sử dụng các yếu tố đã nói trên đây, người ta định nghĩa các hàm lượng giác, dựa vào tam giác vuông, là tam giác có một góc bằng 90 độ hay π/2 (radian), tức tam giác có góc vuông.
Do tổng các góc trong một tam giác là 180 ° hay π radian, nên góc lớn nhất của tam giác vuông là góc vuông. Cạnh dài nhất của tam giác như thế sẽ là cạnh đối của góc vuông và người ta gọi nó là cạnh huyền.
Lấy 2 tam giác vuông có chung nhau một góc thứ hai A. Các tam giác này là đồng dạng, vì thế tỷ lệ của cạnh đối, a, của góc A so với cạnh huyền, h, là như nhau cho cả hai tam giác. Nó sẽ là một số nằm trong khoảng từ 0 tới 1 và nó chỉ phụ thuộc vào chính góc A; người ta gọi nó là sin của góc A và viết nó là sin (A) hay sin A. Tương tự, người ta cũng định nghĩa cosin của góc A như là tỷ lệ của cạnh kề, b, của góc A so với cạnh huyền, h, và viết nó là cos (A) hay cos A.
Đây là những hàm số quan trọng nhất trong lượng giác; các hàm số khác có thể được định nghĩa theo cách lấy tỷ lệ của các cạnh còn lại của tam giác vuông nhưng chúng có thể biểu diễn được theo sin và cosin. Đó là các hàm số như tang, sec, cotang và cosec.
Các hàm lượng giác như trên đã nói đã được định nghĩa cho các góc nằm trong khoảng từ 0 tới 90 ° (0 tới π/2 radian). Sử dụng khái niệm vectơ cho đường tròn đơn vị, người ta có thể mở rộng chúng để có các đối số âm và dương (xem thêm hàm lượng giác).
Khi các hàm sin và cosin đã được lập thành bảng (hoặc tính toán bằng máy tính hay máy tính tay) thì người ta có thể trả lời gần như mọi câu hỏi về các tam giác bất kỳ, sử dụng các quy tắc sin hay quy tắc cosin. Các quy tắc này có thể được sử dụng để tính toán các góc và cạnh còn lại của tam giác bất kỳ khi biết một trong ba yếu tố sau:
Độ lớn của hai cạnh và góc kề của chúng
Độ lớn của một cạnh và hai góc
Độ lớn của cả ba cạnh.
Các định lý thường gặp
Trong các công thức dưới đây, A, B, C là các góc của tam giác và a, b, c là chiều dài các cạnh đối diện với các góc tương ứng (xem hình vẽ).
Định lý sin
Định lý sin đối với một tam giác bất kỳ:
với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác:
Một định lý khác liên quan đến hàm sin có thể dùng để tính toán diện tích tam giác. Cho chiều dài hai cạnh a và b và góc giữa hai cạnh là C, diện tích của tam giác được tính như sau:
Định lý cos
Định lý cos hay định lý cosin là một dạng mở rộng của định lý Pytago cho một tam giác bất kỳ:
hoặc:
Định lý cosin có thể được dùng để chứng minh công thức tính diện tích của Heron. Một tam giác bất kỳ có chiều dài các cạnh là a, b, và c, và nếu nửa chu vi là
thì diện tích của tam giác được tính như sau:
Định lý tang
Định lý tang được viết dưới dạng công thức như sau:
Công thức Euler
Công thức Euler, , có thể được biểu diễn theo các hàm sin, cos, và tang theo số e và đơn vị ảo i như sau:
Chú thích
Xem thêm
Hàm lượng giác
Đẳng thức lượng giác
Liên kết ngoài
Hình học
Bài cơ bản dài trung bình |
14099 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Yahoo%21%20Messenger | Yahoo! Messenger | Yahoo! Messenger (đôi khi được viết tắt là Y!M) là một ứng dụng nhắn tin tức thời có hỗ trợ quảng cáo và giao thức liên quan được cung cấp bởi Yahoo!. Yahoo! Messenger được cung cấp miễn phí và có thể tải xuống để sử dụng với một ID Yahoo chung, cho phép truy cập vào các dịch vụ khác của Yahoo!, như là Yahoo! Mail. Dịch vụ này cũng cung cấp VoIP, chức năng truyền tải tập tin, lưu trữ webcam, dịch vụ gửi tin nhắn văn bản và phòng chat theo nhiều chủ đề khác nhau.
Yahoo! Messenger bắt nguồn từ dịch vụ phòng chat công cộng Yahoo! Chat. Ứng dụng này, ban đầu được gọi là Yahoo! Pager, ra mắt vào ngày 9 tháng 3 năm 1998 và được đổi tên thành Yahoo! Messenger vào năm 1999. Dịch vụ phòng chat chính thức ngừng hoạt động vào năm 2012.
Ngoài các tính năng nhắn tin tức thời tương tự như ICQ, Yahoo! Messenger cũng cung cấp (trên Microsoft Windows) nhiều tính năng độc đáo như: IMVironments (tùy chỉnh giao diện cửa sổ tin nhắn tức thời, một số trong đó bao gồm những chủ đề được ủy quyền liên quan đến các bộ phim hoạt hình như Garfield hay Dilbert), tích hợp sổ địa chỉ và Custom Status Messages. Đây cũng là ứng dụng IM lớn đầu tiên mang đến tính năng BUZZing và trạng thái âm nhạc.
Một phiên bản Yahoo! Messenger mới đã được phát hành vào năm 2015, thay thế phiên bản cũ hơn. Yahoo! Messenger đã chính thức ngừng hoạt động vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, được thay thế bằng dịch vụ mới có tên Yahoo! Together, chỉ để sau đó cũng bị đóng cửa vào năm 2019.
Tính năng và tiện lợi của Yahoo!
Yahoo! Voice
Yahoo! Voice is là dịch vụ gọi PC-PC, PC-Điện thoại và Điện thoại-PC thông qua giao thức VoIP, được cung cấp bởi Yahoo! thông qua ứng dụng nhắn tin nhanh Yahoo! Messenger.
Thư thoại và chia sẻ tập tin
Yahoo! đã thêm tính năng thư thoại và chia sẻ tập tin cho người dùng. Kích thước tập tin lớn nhất là 2GB.
Plug-in
Từ phiên bản 8.0, Yahoo! Messenger đã thêm khả năng tạo plug-in cho người dùng (thông qua việc sử dụng Yahoo! Messenger Plug-in SDK miễn phí có sẵn), sau đó sẽ được sử dụng và hiển thị trong triển lãm Yahoo! Plug-in .
Tích hợp Yahoo! Mail
Vào ngày 9 tháng 11 năm 2007, Yahoo! đã có kế hoạch tích hợp Yahoo! Mail Beta vào Yahoo! Messenger. Những cuộc đối thoại sẽ được đóng gói và lưu trữ giống như email. Điều này cho phép người dùng tìm nội dung chat được lưu lại một cách dễ dàng, và lưu tập trung vào một chỗ bất kể họ dùng máy tính nào để nói chuyện.
Tin nhắn Offline
Tin nhắn offline, một tính năng đã có từ lâu của Yahoo!, cho phép người dùng trực truyến gửi tin nhắn đến bạn bè, ngay cả người đó không đăng nhập vào lúc đó. Liên hệ offline sẽ nhận được tin nhắn offline đó vào lần online sau của họ.
Hoạt động chung với Windows Live Messenger
Vào ngày 13 tháng 10 năm 2005, Yahoo! và Microsoft đã thông báo kế hoạch giới thiệu sự liên kết giữa hai trình tin nhắn, tạo nên lượng người dùng tin nhắn nhanh lớn thứ nhì thế giới: 40 phần trăm lượng người dùng (AIM hiện đang giữ 56 phần trăm). Thông báo này sau nhiều năm trời các hãng thứ ba đã thành công trong việc tích hợp (đáng chú ý nhất là Trillian, Pidgin) và những chỉ trích rằng những chương trình tin nhắn nhanh lớn đang "bế quan tỏa cảng". Microsoft cũng đã nói chuyện với AOL để nỗ lực giới thiệu tích hợp mạnh hơn, nhưng đến nay, AOL có vẻ không mặn mà trong việc gia nhập.
Bản liên kết giữa Yahoo! và Windows Live Messenger đã phát hành vào 12 tháng 7 năm 2006. Nó cho phép người dùng Yahoo! và Windows Live Messenger chat với nhau mà không cần phải tạo tài khoản trên dịch vụ bên kia, với điều kiện hai bên phải sử dụng phiên bản mới nhất. Đến nay, người dùng đã có thể nói chuyện bằng âm thanh với nhau.
Trò chơi
Có nhiều trò chơi và ứng dụng có sẵn dùng trên cửa sổ chat.
Status
Status (hiện trạng) cho phép người dùng có thể nêu hiện trạng của mình (busy, stepped out...) hoặc lời nhắn gửi. Có thể dùng chúng để dẫn liên kết link. Status hiện ngay gần ID của người chủ sau dấu gạch ngang (-). Các status không viết được Tiếng Việt (hoặc viết sẽ bị mã hoá). Khi muốn, phải có một phần mềm riêng.
Phiên bản mới nhất
Windows - 11.0.0.2009 / 29 tháng 6 năm 2011
Mac OS X - 3.0b1r2 / 13 tháng 7 năm 2006
Có vài phần mềm bên thứ ba có thể kết nối vào mạng lưới Yahoo! Messenger, như, Fire, Adium và Proteus. Adium có thể vào phòng chat, những phần mềm khác chỉ có chức năng tin nhắn nhanh.
Unix - 1.0.4 / tháng 9 năm 2003
Phiên bản Unix trông khác với phiên bản Windows.
Phiên bản 1.0.6.1 dùng cho Gentoo Linux (~x86).
Ai cũng có thể tải về phiên bản 1.0.6 từ trang Unix Beta: http://public.yahoo.com/~mmk/
Phần mềm mã nguồn mở nhiều tính năng cho Linux sử dụng Yahoo! Messenger như Pidgin và gyach.
BlackBerry - Research In Motion Yahoo! đề nghị một chương trình Yahoo! Messenger miễn phí cho thiết bị BlackBerry hiện đại. Chú ý rằng nó không hỗ trợ cho mạng Cingular.
Tham khảo
Xem thêm
Danh sách các chương trình nhắn tin nhanh
So sánh các chương trình nhắn tin
Liên kết ngoài
Yahoo! Messenger
Bài viết Dân mạng VN "náo loạn" và "vô vọng" vì không có... YM đăng tại Vietnamnet
Yahoo!Messenger trên web, không cần cài đặt
So sánh Yahoo! và các phần mềm chat khác
Trình nhắn tin nhanh
Messenger
Phần mềm miễn phí
Phần mềm VoIP
Phần mềm BlackBerry
Phần mềm cho iOS |
14100 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%AC | Chì | Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82. Chì có hóa trị phổ biến là II, có khi là IV. Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, pin sạc, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.
Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương. Nhiễm độc chì đã được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại, và Trung Quốc cổ đại.
Lịch sử
Chì từng được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm trước do sự phân bố rộng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nó dễ dát mỏng và dễ uốn cũng như dễ nung chảy. Các hạt chì kim loại có tuổi 6400 TCN đã được tìm thấy ở Çatalhöyük, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Vào đầu thời kỳ đồ đồng, chì được sử dụng cùng với antimon và asen.
Nhà sản xuất chì lớn nhất trước thời kỳ công nghiệp là nền kinh tế La Mã, với sản lượng hàng năm 80.000 tấn, đặc biệt chúng là phụ phẩm của quá trình nung chảy bạc. Hoạt động khai thác mỏ của La Mã diễn ra ở Trung Âu, Anh thuộc La Mã, Balkans, Hy Lạp, Tiểu Á; riêng ở Hispania chiếm 40% sản lượng toàn cầu.
Các ống chì La Mã thường khảm lên phù hiệu của các hoàng đế La Mã. Đường ống dẫn nước bằng chì ở Tây Latin có thể đã được duy trì vượt qua thời kỳ Theodoric Đại đế tới tận thời Trung Cổ. Một số thỏi chì La Mã tượng trưng cho lịch sử khai thác chì Derbyshire và trong lịch sử công nghiệp của các trung tâm kinh tế ở Anh khác. Người La Mã cũng sử dụng chì nóng chảy để giữ các chân trụ sắt gắn kết với các khối đá vôi lớn ở các nhà thờ nhất định. Trong giả kim thuật, chì từng được cho là kim loại cổ nhất và liên quan đến Sao Thổ. Các nhà giả kim thuật sử dụng biểu tượng của Sao Thổ () để ám chỉ chì.
Ký hiệu của chì Pb là chữ viết tắt từ tên tiếng Latin plumbum nghĩa là kim loại mềm; có nguồn gốc từ plumbum nigrum ("plumbum màu đen"), trong khi plumbum candidum (nghĩa là "plumbum sáng màu") là thiếc.
Tính chất vật lý
Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có tính dẫn điện kém so với các kim loại khác. Chì có tính chống ăn mòn cao, và do thuộc tính này, nó được sử dụng để chứa các chất ăn mòn (như acid sulfuric). Do tính dễ dát mỏng và chống ăn mòn, nó được sử dụng trong các công trình xây dựng như trong các tấm phủ bên ngoài các khới lợp. Chì kim loại có thể làm cứng bằng cách thêm vào một lượng nhỏ antimon, hoặc một lượng nhỏ các kim loại khác như calci.
Chì dạng bột cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh. Giống như nhiều kim loại, bộ chì rất mịn có khả năng tự cháy trong không khí. Khói độc phát ra khi chì cháy.
Tính chất hóa học
Các dạng oxy hóa khác nhau của chì dễ dàng bị khử thành kim loại. Ví dụ như khi nung PbO với các chất khử hữu cơ như glucose. Một hỗn hợp oxide và sulfide chì nung cùng nhau cũng tạo thành kim loại.
2 PbO + PbS → 3 Pb + SO2
Chì kim loại chỉ bị oxy hóa ở bề ngoài trong không khí tạo thành một lớp chì oxide mỏng, chính lớp oxide này lại là lớp bảo vệ chì không bị oxy hóa tiếp. Chì kim loại không phản ứng với các acid sulfuric hoặc clohydric. Nó hòa tan trong acid nitric giải phóng khí nitơ oxide và tạo thành dung dịch chứa Pb(NO3)2.
3 Pb + 8 H+ + 8 → 3 Pb2+ + 6 + 2 NO + 4 H2O
Khi nung với các nitrat của kim loại kiềm, chì bị oxy hóa thành PbO, và kim loại kiềm nitrat. PbO đặc trưng cho mức oxy hóa +2 của chì. Nó hòa tan trong acid nitric và acetic tạo thành các dung dịch có khả năng kết tủa các muối của chì sulfat, Chromiat, cacbonat (PbCO3), và Pb3(OH)2(CO3)2. Chì sulfide cũng có thể được kết tủa từ các dung dịch acetat. Các muối này đều rất kém hòa tan trong nước. Trong số các muối halide, iodide là ít hòa tan hơn bromide, và bromide ít hòa tan hơn chloride.
Chì(II) oxide cũng hòa tan trong các dung dịch hydroxide kim loại kiềm để tạo thành muối plumbit tương ứng.
PbO + 2 OH− + H2O →
Clo hóa các dung dịch muối trên sẽ tạo ra chì có trạng thái oxy hóa +4.
+ Cl2 → PbO2 + 2 Cl− + 2 H2O
Chì dioxide là một chất oxy hóa mạnh. Muối clo ở trạng thái oxy hóa này khó được tạo ra và dễ bị phân hủy thành chì(II) chloride và khí clo. Muối iodide và bromide của chì(IV) không tồn tại. Chì dioxide hòa tan trong các dung dịch hydroxide kim loại kiềm để tạo ra các muối plumbat tương ứng.
PbO2 + 2 OH− + 2 H2O →
Chì cũng có trạng thái oxy hóa trộn lẫn giữa +2 và +4, đó là chì đỏ ().
Chì dễ dàng tạo thành hợp kim đồng mol với kim loại natri, hợp kim này phản ứng với các alkyl halide tạo thành các hợp chất hữu cơ kim loại của chì như tetraethyl chì.
Các phức chất với clo
Các hợp chất chì(II) tạo một loạt các phức chất với ion chloride, với sự hình thành của chúng làm thay đổi sự ăn mòn hóa học của chì. Quá trình này sẽ hạn chế khả năng hòa tan của chì trong môi trường mặn.
Các biểu đồ pha hòa tan của chì
Chì(II) sulfat có khả năng hòa tan kém, như thể hiện trên biểu đồ pha khi thêm SO42− vào dung dịch 0,1 M Pb<sup>2+</sub>. pH của dung dịch là 4,5, và khi lớn hơn giá trị đó, nồng độ Pb2+ có thể không bao giờ đạt đến 0,1 M do sự tạo thành Pb(OH)2. Quan sát sự hòa tan của Pb2+ giảm 10.000 lần khi SO42− đạt đến 0,1 M.
Khi thêm chloride vào có thể làm giảm khả năng hòa tan của chì, mặc dù trong dung dịch giàu chloride (như aqua regia) thì chì có thể hòa tan trở lại ở dạng anion phức-clo.
Đồng vị
Một đồng vị phân rã từ phóng xạ phổ biến là 202Pb, có chu kỳ bán rã là 53.000 năm.
Tất cả các đồng vị của chì, trừ chì 204, có thể được tìm thấy ở dạng các sản phẩm cuối của quá trình phân rã phóng xạ của các nguyên tố nặng hơn như urani và thori.
Phân bố
Chì kim loại có tồn tại trong tự nhiên nhưng ít gặp. Chì thường được tìm thấy ở dạng quặng cùng với kẽm, bạc, và (phổ biến nhất) đồng, và được thu hồi cùng với các kim loại này. Khoáng chì chủ yếu là galena (PbS), trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng. Các dạng khoáng chứa chì khác như cerussite (PbCO3) và anglesite (PbSO4).
Chế biến quặng
Hầu hết quặng chì chứa ít hơn 10% chì, và các quặng chứa ít nhất 3% chì có thể khai thác có hiệu quả kinh tế. Quặng được nghiền và cô đặc bằng tuyển nổi bọt thông thường đạt đến 70% hoặc hơn. Các quặng sulfide được thiêu kết chủ yếu tạo ra chì oxide và một hỗn hợp sulfat và silicat của chì và các kim loại khác có trong quặng.
Chì oxide từ quá trình thiêu kết được khử trong lò cao bằng than cốc. Quá trình này chuyển hầu hết chì thành dạng kim loại. Ba lớp khác tách biệt nhau trong quá trình này và nổi lên đỉnh của chì kim loại. Chúng là xỉ (silicat chứa 1,5% chì), matte (sulfide chứa 15% chì), và speiss (asenua của sắt và đồng). Các chất thải này chứa chì, kẽm, cadmi, và bismuth ở các mức hàm lượng có thể được thu hồi một cách có kinh tế.
Chì kim loại tạo ra từ các quá trình thiêu kết và lò cao vẫn chứa một hàm lượng đáng kể các tạp chất asen, antimon, bismuth, kẽm, đồng, bạc và vàng. Dung dịch nóng chảy được xử lý trong lò lửa quặt với không khí, hơi nước và lưu huỳnh để oxy hóa các tạp chất, trừ bạc, vàng và bismuth. Các tạp chất đã bị oxy hóa sẽ bị loại bỏ khi chúng nổi lên đỉnh.
Hầu hết các quặng chì chứa một lượng đáng kể bạc, và kim loại nóng chảy cũng chứa bạc ở dạng tạp chất. Bạc kim loại cũng như vàng bị loại ra và được thu hồi bằng phương pháp Parkes.
Chì sau khi được tách bạc ra sẽ tiếp tục loại bỏ bismuth bằng phương pháp Betterton-Kroll bằng cách xử lý hỗn hợp chì với calci và magnesi kim loại để loại bỏ bismuth.
Chì rất tinh khiết có thể được thu hồi bằng quá trình điện phân chì nóng chảy theo phương pháp Betts. Phương pháp điện phân này sử dụng anốt là chì không tinh khiết và catốt là chì tinh khiết trong một bể điện phân với chất điện li là chì fluorosilicat (PbSiF6) và acid hexafluorosilicic (H2SiF6).
Sản xuất và tái chế
Sản xuất và tiêu thụ chì đang tăng trên toàn thế giới. Tổng sản lượng hàng năm vào khoảng 8 triệu tấn; khoảng phân nửa được sản xuất từ tái chế. Đến năm 2008, các nước sản xuất chì dẫn đầu là Úc, Trung Quốc, Việt Nam, Vương Quốc Anh, Na Uy, Hoa Kỳ, Peru, Canada, Mexico, Thụy Điển, Morocco, Ai Cập, Nam Phi, Hi Lạp, Iceland, Đức, Hàn Quốc, Nga, Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Israel, Ấn Độ, Ireland, Nhật Bản, Guatemala, Bỉ, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil. Trung Quốc và Hoa Kỳ chiếm hơn phân nửa sản lượng nguyên thủy (không tính tái chế).
Đến năm 2010, 9,6 triệu tấn chì đã được sản xuất, trong đó 4,1 triệu tấn từ khai thác mỏ.
Với tốc độ sử dụng hiện tại, nguồn cung ứng chì ước tính sẽ cạn kiệt trong vòng 42 năm nữa. Theo phân tích của Lester Brown thì ông cho rằng chì có thể cạn kiệt trong vòng 18 năm nữa nếu tốc độ sử dụng gia tăng 2% mỗi năm. Điều này có thể cần được xem xét lại khi tính tới sự quan tâm mới được phục hồi trong việc tái chế, và tiến bộ nhanh trong công nghệ tế bào nhiên liệu.
Ứng dụng
Chì là thành phần chính tạo nên ắc quy, sử dụng cho xe.
Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn.
Chì sử dụng như thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ và vàng.
Chì dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân.
Chì thường được sử dụng trong nhựa PVC
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc các chất oxy hóa mạnh như PbO2) có thể gây bệnh thận, và các cơn đau bất thường giống như đau bụng. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản và sinh dục ở nam giới. Thuốc giải hoặc điều trị nhiễm độc chì là dimercaprol và succimer.
Sự quan tâm đến vai trò của chì trong việc giảm nhận thức ở trẻ em đã phổ biến rộng rãi việc giảm sử dụng nó (tiếp xúc với chì liên quan đến giảm khả năng học). Hầu hết các trường hợp hàm lượng chì trong máu cao ở người lớn liên quan đến nơi làm việc. Hàm lượng chì trong máu cao liên quan với tuổi dậy thì ở bé gái. Ảnh hưởng của chì cũng làm giảm vĩnh viễn khả năng nhận thức của trẻ em khi tiếp xúc ở mức cực kỳ thấp.
Trong suốt thế kỷ XX, việc sử dụng chì làm chất tạo màu trong sơn đã giảm mạnh do những mối nguy hiểm từ ngộ độc chì, đặc biệt là ở trẻ em. Vào giữa thập niên 1980, có sự thay đổi đáng kể trong cách thức chấm dứt sử dụng chì. Hầu hết sự thay đổi này là kết quả của sự tuân thủ của người tiêu dùng Mỹ với cách quy tắc môi trường đã làm giảm đáng kể hoặc loại hẳn việc sử dụng chì trong các sản phẩm khác pin như gasoline, sơn, chì hàn, và hệ thống nước. Sử dụng chì đang được Liên minh châu Âu cắt giảm theo chỉ thị RoHS. Chì vẫn có thể được tìm thấy với lượng có thể gây hại trong gốm làm từ cát, vinyl (sử dụng làm ống và phần cách điện của dây điện), và đồng được sản xuất tại Trung Quốc. Giữa năm 2006 và 2007, các đồ chơi trẻ em sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi, nguyên nhân cơ bản là sơn chứa chì được sử dụng để tạo màu cho sản phẩm.
Các muối chì được sử dụng trong men gốm đôi khi gây ngộ độc, khi các nước uống có tính acid như nước ép trái cây, đã làm rò rỉ các ion chì ra khỏi men. Chì(II) axetat đã từng được đế quốc La Mã sử dụng để làm cho rượu ngọt hơn, và một số người xem đây là nguyên nhân của chứng mất trí của một số hoàng đế La Mã.
Chì làm ô nhiễm đất cũng là một vấn đề cần quan tâm, vì chì có mặt trong các mỏ tự nhiên và cũng có thể đi vào đất thông qua sự rò rỉ từ gasoline của các bồn chứa dưới mặt đất hoặc các dòng thảy của sơn chứa chì hoặc từ các nguồn của các ngành công nghiệp sử dụng chì.
Chì trong không khí có thể bị hít vào hoặc ăn sau khi nó lắng đọng. Nó bị hấp thụ nhanh chóng vào máu và được tin là có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thận, và hệ miễn dịch.
Đặc điểm sinh hóa của ngộ độc chì
Trong cơ thể người, chì ức chế tổng hợp porphobilinogen synthase và ferrochelatase, chống lại sự hình thành cả hai chất porphobilinogen và kết hợp với sắt tạo thành protoporphyrin IX, giai đoạn cuối cùng trong sự tổng hợp heme. Quá trình này làm cho sự tổng hợp heme không hiệu quả và sau đó làm microcytic anemia. Ở các mức thấp hơn, nó có vai trò tương tự như calci, can thiệp vào các kênh ion trong quá trình truyền dẫn thần kinh. Đây là một trong những cơ chế mà theo đó nó can thiệp vào nhận thức. Nhiễm độc chì cấp tính được chữa trị bằng cách sử dụng dinatri calci edetat: là calci chelat của muối dinatri của acid ethylene-diamine-tetracetic (EDTA). Chất này có ái lực lớn với chì hơn là calci và do đó tạo ra chì chelat bằng các trao đổi ion. Chất này sau đó được bài tiết qua đường tiểu, trong khi calci còn lại là vô hại.
Rò rỉ chì từ các bề mặt kim loại
Biểu đồ Pourbaix bên dưới cho thấy chì dễ ăn mòn trong môi trường citrat hơn trong môi trường không tạo phức. Phần trung tâm của biểu đồ cho thấy rằng kim loại chì bị oxy hóa dễ dàng trong môi trường citrat hơn là trong nước thông thường.
Tham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Toxicological Profile for Lead (Update) Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR). 2007. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service.
Chemistry in its element podcast (MP3) from the Royal Society of Chemistry's Chemistry World: Lead
Lead-Free Wheels
National Lead Free Wheel Weight Initiative| Waste Minimization|Wastes|US EPA
Kim loại yếu
Độc chất học
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Ô nhiễm đất
Khoáng vật tự sinh
Oxide |
14101 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%ABn%20%C4%91i%E1%BB%87n | Dẫn điện | Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất.
Định luật Ohm
Sự dẫn điện có thể diễn tả bằng định luật Ohm, rằng dòng điện tỷ lệ với điện trường tương ứng, và tham số tỷ lệ chính là độ dẫn điện:
Với:
là mật độ dòng điện.
là cường độ điện trường.
σ là độ dẫn điện.
Độ dẫn điện cũng là nghịch đảo của điện trở suất ρ:σ = 1/ρ, σ và ρ là những giá trị vô hướng.
Trong hệ SI σ có đơn vị chuẩn là S/m (Siemens trên mét), các đơn vị biến đổi khác như S/cm, m/Ω·mm² và S·m/mm² cũng thường được dùng, với 1 S/cm = 100 S/m và 1 m/Ω·mm² = S·m/mm² = 106 S/m. Riêng ở Hoa Kỳ σ còn có đơn vị % IACS (International Annealed Copper Standard), phần trăm độ dẫn điện của đồng nóng chảy, 100 % IACS = 58 MS/m. Giá trị độ dẫn điện của dây trần trong các đường dây điện cao thế thường được đưa ra bằng % IACS.
{| class="wikitable float-right"
|+ Độ dẫn điện của một số kim loại ở khoảng 27 °C:
|- class="hintergrundfarbe6"
! Chất dẫn điện
! Phân loại
! σ in S/m
! Nguồn
|-
| Bạc || Kim loại || align="right" | 61,39 · 106 ||
|-
| Đồng || Kim loại || align="right" | ≥ 58,0 · 106 ||
|-
| Vàng || Kim loại || align="right" | 44,0 · 106 ||
|-
| Nhôm || Kim loại || align="right" | 36,59 · 106 ||
|-
| Natri || Kim loại || align="right" | 21 · 106 ||
|-
| Wolfram || Kim loại || align="right" | 18,38 · 106 ||
|-
| Đồng thau (CuZn37)|| Kim loại || align="right" | ≈ 15,5 · 106 ||
|-
| Sắt || Kim loại || align="right" | 10,02 · 106 ||
|-
| Crom || Kim loại || align="right" | 8,74 · 106 ||
|-
| Chì || Kim loại || align="right" | 4,69 · 106 ||
|-
| Titan (bei 273 K)|| Kim loại || align="right" | 2,56 · 106 ||
|-
| Thép không gỉ (1.4301) || Kim loại || align="right" | 1,4 · 106 ||
|-
| Thủy ngân || Kim loại || align="right" | 1,04 · 106 ||
|-
| Gadolini || Kim loại || align="right" | 0,74 · 106 ||
|-
| Than chì (parallel zu Schichten) || Phi kim || align="right" | 3 · 106 ||
|-
| Polymer dẫn điện || – || align="right" | 10−11 bis 105 ||
|-
|-
| Germani || Bán dẫn || align="right" | 1,45 ||
|-
| Silic, undotiert || Bán dẫn || align="right" | 252 · 10−6 ||
|-
| Teluride || Bán dẫn || align="right" | 5 · 10−3 ||
|-
| Nước biển || – || align="right" | ≈ 5 ||
|-
| Nước máy || – || align="right" | ≈ 50 · 10−3 ||
|-
| Nước tinh khiết || – || align="right" | 5 · 10−6 ||
|}
Xem thêm
Dẫn nhiệt
Cách điện
Bán dẫn
Siêu dẫn
Chú thích
Điện học
Khoa học vật liệu
ru:Электрическая проводимость#Удельная проводимость
uk:Електропровідність#Питома електропровідність |
14126 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0n%20Canh | Bàn Canh | Bàn Canh (chữ Hán: 盘庚, trị vì: 1401 TCN – 1374 TCN, tên thật Tử Tuần (子旬), là vua thứ 19 nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.
Hạ Thương Chu đoạn đại công trình - dự án nghiên cứu của các sử gia hiện đại Trung Quốc - xác định thời điểm bắt đầu trị vì của ông là khoảng năm 1300 TCN, muộn hơn số liệu đã dẫn khoảng 100 năm.
Thân thế
Bàn Canh là con thứ của Tổ Đinh (祖丁) - vua thứ 16 nhà Thương và là em của Dương Giáp (阳甲) - vua thứ 18 nhà Thương. Khoảng năm 1402 TCN, Dương Giáp qua đời, Bàn Canh lên nối ngôi và trong năm thứ 7 sau khi lên ngôi, chư hầu ở Ứng Hầu (应侯) đến kinh đô là Yểm (奄) để tỏ lòng tôn kính với ông.
Trị vì
Nhà Thương đang đóng đô ở Hà Bắc, Bàn Canh đã thực hiện thiên đô nhiều lần để chọn nơi đất tốt, tránh lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống. Do phải di chuyển nhiều lần, nhân dân tỏ ý oán thán. Bàn Canh triệu tập các chư hầu đến nêu rõ lý do của việc thiên đô, vì muốn noi theo sự nghiệp của Thành Thang.
Sau 5 lần di chuyển, vào năm thứ 14 sau khi lên ngôi, ông dời qua sông Hoàng Hà đến Bắc Mông (北蒙) và đổi tên thành Ân Khư (殷墟). Từ khi chuyển đến nơi đây, tình hình dân cư dần dần ổn định, nhà Ân lại cường thịnh, được các chư hầu thần phục như đời Thành Thang. Do việc dời đô này mà nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.
Trong những năm 15, ông xem xét lại quân đội của ông tại thủ đô mới và trong năm 19, ông chỉ định Mân Hầu (邠侯) đến Á Ngữ (亚圉).
Khoảng năm 1374 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 28 năm theo cả Sử ký Tư Mã Thiên và Trúc thư kỉ niên. Em ông là Tiểu Tân (小辛) lên nối ngôi .
Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 18 của nhà Thương .
Trong Kinh Thư có tồn tại một chương mang tên "Bàn Canh", mà theo truyền thống là do vị vua này phát biểu, tuy nhiên, ngôn ngữ trong đó lại khác với thời Bàn Canh nên có khả năng đây không phải là một sản phẩm từ thời đại của ông .
Ảnh hưởng
Ví dụ của Bàn Canh được ghi nhớ bởi Vương An Thạch trong phản ứng của ông đối với thư buộc tội của Tư Mã Quang.
Xem thêm
Dương Giáp
Tiểu Tân
Hạ Thương Chu đoạn đại công trình
Tham khảo
Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết, Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịch (2007), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, thiên:
Ân bản kỷ
Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá
Chú thích
Vua nhà Thương |
14141 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20th%E1%BB%83 | Trung thể | Trung thể là một trung tâm tổ chức các ống vi thể (microtubule organizing center-MTOC) chính cũng như là bào quan điều hòa tiến trình phân bào. Nó được tìm thấy vào năm 1888 bởi Theodor Boveri và được miêu tả như là một "cơ quan đặc biệt của phân bào". Mặc dù trung tử giữ vai trò chủ chốt khi phân chia, nhưng theo những nghiên cứu gần đây thì có vẻ như nó không còn cần thiết.
Trung thể là sự kết hợp của hai trung tử nằm vuông góc nhưng không chạm nhau và xung quanh có các chất vô định hình (PMC). Mỗi trung tử gồm 9 mặt, mỗi mặt có 3 ống vi thể chạy dọc giống như cấu trúc của guồng quay khung cửi.
Tế bào có nhân chuẩn cao cấp sở hữu một trung thể. Vi khuẩn men bia có một thể hình thoi, được xem như là trung thể. Tế bào thực vật hạt kín điển hình không có trung thể nhưng có một số các trung tâm tổ chức các ống vi thể.
Vai trò
Trung thể thường kết hợp với nhân trong suốt gian kỳ của phân bào. Khi đó, màng nhân tan đi và các ống vi thể của trung thể có thể tương tác với nhiễm sắc thể để tạo thoi phân bào
Trung thể sẽ nhân đôi một lần duy nhất ở mỗi lần phân bào nên mỗi trung thể con nhận một trung tử từ trung thể mẹ, một chiếc mới. Trung thể tái tạo lại ở pha S của phân bào. Trong suốt pha trước của phân bào, mỗi trung thể di chuyển tới 2 cực khác nhau của tế bào. Sau đó, thoi vô sắc được hình thành giữa 2 trung thể. Số lượng trung thể khác thường cũng có mối liên hệ đến bệnh ung thư.
Hình ảnh
Tham khảo
Sinh học tế bào
Bào quan |
14143 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90om%20%C4%91%C3%B3m | Đom đóm | Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới (khoảng 2000 loài).Chúng là loài động vật ăn thịt nên ăn sâu bọ hoặc các loại ốc. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh (bước sóng 510 - 670 nm); một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc hại đối với các động vật ăn thịt khác.
Sinh học
Đom đóm có màu nâu và thân mềm, thường có cánh cứng dai hơn các loài bọ cánh cứng khác. Dù những con cái ở một số cá thể trông tương tự các con đực, những con cái giống ấu trùng đã được tìm thấy trong nhiều loại đom đóm khác. Những con cái này có thể được phân biệt với ấu trùng vì chúng có các mắt kép. Các loại đom đóm phổ biến nhất sống về đêm, mặc dù có những loại sống vào ban ngày. Hầu hết những loại sống vào ban ngày đều ở trong vùng tối để có thể phát sáng.
Ít ngày sau giao phối, con cái đẻ trứng lên trên hoặc ngay dưới bề mặt mặt đất. Trứng nở sau 3 - 4 tuần và ấu trùng kiếm ăn đến hết mùa hè. Ấu trùng thường được gọi là sâu sáng (glowworm), không nên nhầm lẫn với gia đình bọ cánh cứng Phengodidae hoặc loài ruồi Arachnocampa. Ấu trùng đom đóm có đôi mắt đơn giản. Cụm từ sâu sáng cũng được dùng cho cả những con trưởng thành và ấu trùng của các loài như Lampyris noctiluca, sâu sáng phổ biến ở châu Âu, chỉ những con cái trưởng thành không bay được phát sáng và những con đực bay được phát sáng chỉ khoảng 1 tuần và ngắt quãng.
Đom đóm ngủ đông qua mùa đông trong suốt giai đoạn ấu trùng, một số loài kéo dài mấy năm liền. Một số thực hiện việc này bằng cách đào hang xuống dưới đất, trong khi nhóm khác tìm những nơi cao ráo hay trốn dưới vỏ cây. Chúng phá kén vào mùa xuân. Sau vài tuần kiếm ăn, chúng hóa nhộng trong khoảng từ 1 đến 2 tuần rưỡi và trưởng thành. Ấu trùng của hầu hết các loài bị các loài ăn thịt ăn hoặc ăn ấu trùng khác, sên đất, hay sên trần. Một số chuyên biệt hóa, có khe rãnh hàm trên (ngàm) bắn dịch tiêu hóa vào con mồi của chúng. Con trưởng thành thay đổi loại thức ăn. Một số ăn thịt, trong khi những loại khác ăn phấn hay mật hoa thực vật.
Hầu hết đom đóm là khá khó chịu và có khi là độc hại với những loài ăn thịt có xương sống. Điều này ít nhất một phần là do nhóm các pyron steroit được biết đến như lucibufagin (LBG), tương tự như các bufadienolit kích thích tim mạch được tìm thấy ở một số loài cóc độc.
Sản sinh ánh sáng và yếu tố hóa học
Sự phát sáng ở đom đóm là nhờ một loại phản ứng hóa học gọi là phát quang sinh học (phát sáng sinh học). Tiến trình này xảy ra trong cơ quan phát sáng chuyên biệt, thường nằm ở dưới bụng đom đóm. Enzym luciferase tác động vào luceferin, với sự có mặt của các ion magie, ATP và oxi để tạo ra ánh sáng. Các gen mã hóa cho những chất này được chèn vào trong nhiều cơ quan khác nhau (xem Luciferase - Các ứng dụng). Luciferase đom đóm được sử dụng trong khoa học pháp y và enzym có những ứng dụng y học - cụ thể là phát hiện sự có mặt của ATP hay magnesi. Những họa sĩ thời kỳ Phục Hưng đã dùng một loại bột của đom đóm đã sấy khô để tạo ra một hỗn hợp cảm quang. Caravaggio có thể đã dùng bột này trong cách tạo sáng độc nhất của ông.
Tất cả các loài đom đóm đều phát sáng từ thời kỳ ấu trùng. Nhưng phát sáng sinh học ở ấu trùng đom đóm có chức năng khác biệt với chức năng của đom đóm trưởng thành. Nó dường như là tín hiệu cảnh báo tới những loài ăn thịt, do nhiều ấu trùng đom đóm chứa các chất hóa học khó chịu hay độc hại.
Ban đầu người ta cho rằng phát sáng ở đom đóm trưởng thành cũng xuất phát từ mục đích cảnh báo, nhưng các nghiên cứu sau này cho thấy phát sáng được dùng cho việc lựa chọn bạn tình. Người ta chứng minh rằng phát sáng sinh học ấu trùng ban đầu cũng có ở đom đóm trưởng thành và nó thu được hoặc mất đi lặp đi lặp lại cho tới khi trở thành cố định và kết quả thu được là một cơ chế liên lạc sinh dục ở nhiều loài. Đom đóm trưởng thành có một loạt các cách liên lạc với bạn tình trong quá trình ve vãn. Từ sự phát sáng đều đặn, lập lòe đến sử dụng các tín hiệu hóa học không liên quan đến các hệ thống phát sáng.
Một số loài, đặc biệt là đom đóm thuộc các chi Photinus, Photuris và Pyractomena, được phân biệt bởi những kiểu lập lòe tán tỉnh duy nhất được phát ra từ những con đực đang bay trong cuộc tìm kiếm các con cái. Những con cái của chi Photinus không bay được, nhưng có thể phát sáng lập lòe để thu hút những con đực cùng loài.
Đom đóm nhiệt đới, cụ thể ở Đông Nam Á, thông thường nhấp nháy đồng thời thành các nhóm lớn, một ví dụ trong sinh học về sự đồng bộ. Ở một số vùng, hiện tượng này được giải thích như là sự đồng bộ pha và trật tự tự phát. Ban đêm dọc các bờ sông trong rừng rậm nhiệt đới Malaysia (hầu hết tìm thấy gần Kuala Selangor), đom đóm ("kelip-kelip" trong ngôn ngữ Malay hay Bahasa Malaysia) đồng bộ chính xác những đợt phát sáng của chúng. Giả thiết hiện tại về những nguyên do của hành vi này gồm cả chế độ ăn, sự tương tác xã hội, và độ cao. Ở Philippin, hàng ngàn con đom đóm có thể được ngắm mọi lúc trong năm ở thị trấn Donsol (được gọi là aninipot hay totonbalagon trong tiếng Bicol). Ở Hoa Kỳ, một trong số những quan sát nổi tiếng nhất về sự lập lòe đồng thời của đom đóm diễn ra hàng năm gần Elkmont, Tennessee trong dãy núi Great Smoky trong suốt những tuần đầu tháng 6. Vườn quốc gia Congaree ở Nam Carolina là địa danh khác có hiện tượng này.
Đom đóm cái của chi Photuris nổi tiếng vì sự bắt chước kiểu phát sáng lập lòe của những loài đom đóm khác nhằm mục đích duy nhất là săn mồi; chúng thường săn những con đom đóm Photinus nhỏ hơn. Những con đực mục tiêu bị cuốn hút với những gì tưởng như là bạn tình thích hợp để sau đó bị ăn thịt. Vì lý do này mà các loài Photuris đôi khi được gọi là "đom đóm mụ bà bùa mê".
Nhiều loài đom đóm không sản sinh ra ánh sáng. Thường thì những loài này hoạt động ban ngày, hay bay ngày, như chi Ellychnia. Có rất ít loài đom đóm hoạt động ban ngày và sinh sống ở những nơi râm mát như dưới tán cây, là phát sáng. Một chi như vậy là Lucidota. Những loài đom đóm không phát sáng sinh học này dùng pheromon làm tín hiệu hẹn hò. Điều này được hỗ trợ bởi một thực tế là các nhóm cơ sở không biểu thị phát sáng sinh học và thay vì thế sử dụng tín hiệu hóa học. Xem pheromon trong Phosphaenus hemipterus. P. hemipterus có những cơ quan phát sáng, nhưng lại là đom đóm ngày có râu lớn cùng mắt nhỏ. Những đặc điểm này cho thấy việc sử dụng pheromon cho chọn lọc sinh dục, trong khi những cơ quan phát sáng được dùng làm tín hiệu cảnh báo. Trong thử nghiệm được kiểm soát, những con đực từ cuối gió bay ngược chiều gió vẫn sà xuống những con cái trước tiên.
Cơ quan này cấu tạo từ vài lớp tế bào nhỏ phản xạ ánh sáng và một lớp tế bào phát sáng. Tế bào phát sáng được điều khiển bởi thần kinh và các ống khí; oxy được cung cấp bởi các ống khí chuyển hóa luciferin của tế bào phát sáng thành oxyluciferin. Quá trình oxy hóa này được xúc tác bởi enzym luciferase đã giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Côn trùng kiểm soát việc phát sáng bằng cách điều hòa lượng không khí cung cấp cho tế bào. Cường độ và tần số phát sáng rất đa dạng phụ thuộc vào loài và đặc biệt là để phân biệt con đực với con cái. Sự nhấp nháy đồng bộ là đặc trưng của một số loài nhiệt đới. Có người cho rằng mục đích của việc nhấp nháy của đom đóm là để tìm bạn tình và không cho chim đi ăn đêm tấn công.
Một số loài thì cả những ấu trùng của nó cũng phát quang. Tuy nhiên có một số loài, con trưởng thành không phát quang nhưng ấu trùng của chúng lại phát quang.
Đom đóm trưởng thành của nhiều loài thường không đi kiếm ăn, mục tiêu duy nhất là thực hiện hành vi sinh sản. Thông thường, đom đóm trưởng thành chọn các vùng đất ẩm ướt, rồi đẻ trứng lên mình các loại ốc và giun đất bằng cách tiêm lên con mồi dung dịch thủy phân. Ấu trùng nở từ trứng sẽ sử dụng trên dinh dưỡng trực tiếp từ các cơ thể con mồi sống. Ấu trùng hóa nhộng sau khoảng 1 - 2 năm. Cả ấu trùng và con cái không cánh đều được gọi là giun phát sáng (glowworms). Loài giun phát sáng phổ biến ở châu Âu là Lampyris noctiluca. Những loài này được coi là có lợi vì chúng tiêu diệt những tác nhân phá hoại mùa màng như ốc và ốc. Trong bộ cánh cứng, ngoài đom đóm còn có nhiều loài côn trùng có khả năng phát sáng khác.
Ở thời xưa, hoặc một số vùng nông thôn ở Việt Nam hay Trung Quốc ngày nay, người dân (đặc biệt là trẻ em) thường bắt đóm đóm bỏ vào những vật dụng trong suốt (ví dụ vỏ trứng) để làm trò chơi hoặc vật dụng chiếu sáng như đèn lồng (sử dụng ngắn hạn).
Phát sinh chủng loài
Dựa theo Martin et al. (2019)
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
TSN: 113836
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwtax.cgi
Liên kết ngoài
Facts about Lampyridae
Nitric oxide and Firefly Flashing has a detailed molecular description.
Sinh vật phát quang
Họ côn trùng
Đêm |
14148 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3-ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a%20kinh | Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh | Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (zh. 般若波羅蜜多經, sa. prajñāpāramitāsūtra), cũng được gọi là Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, Huệ đáo bỉ ngạn kinh , "Kinh với trí huệ đưa người qua bờ bên kia", là một bộ kinh bao gồm khoảng 40 bài kinh Đại thừa được gọi chung dưới tên này với nội dung, mục đích hướng dẫn hành giả đạt được trí Bát-nhã (sa. prajñā), thành tựu Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Bộ kinh này là một phần quan trọng của bộ kinh Phương đẳng (sa. vaipulya-sūtra), được ghi có lẽ từ thế kỉ thứ nhất TCN nguyên đến khoảng thế kỉ thứ 5. Ngày nay, phần lớn kinh này chỉ còn trong dạng chữ Hán hoặc chữ Tây Tạng, không mấy còn trong dạng Phạn ngữ.
Trong bộ kinh này thì hai bài Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (sa. vajracchedikāprajñāpāramitā-sūtra) và Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (sa. prajñāpāramitā-hṛdaya-sūtra) là nổi tiếng nhất, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, kể cả Anh, Pháp và Đức ngữ. Luận sư quan trọng nhất của kinh Bát-nhã là Long Thụ.
Bộ kinh này có tính giáo khoa rất cao, tương tự như các bộ kinh văn hệ Pali. Phần lớn các bài kinh là những lời khai thị cho Tu-bồ-đề, được Phật thuyết giảng trên đỉnh Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa).
Phần cổ nhất của kinh này là Bát-nhã bát thiên tụng (Bát thiên tụng bát-nhã) (sa. aṣṭasāhasrikā) – cũng được gọi là Tiểu phẩm bát-nhã – một bộ kinh gồm 8000 câu văn Phật giảng cho nhiều đệ tử cùng nghe. Đây cũng là cơ sở cho tất cả bộ kinh Bát-nhã khác, mỗi bộ gồm từ 300-100.000 câu kệ với vô số bài luận và phiên dịch. Bản dịch chữ Hán đầu tiên ra đời khoảng năm 179.
Các bộ kinh hệ Bát-nhã hàm dung hai điểm mới trong lịch sử Phật giáo, đó là hình tượng lý tưởng của một vị Bồ Tát và trí huệ được dạy là trí huệ tính Không và sự nhận thức là chư pháp bất sinh. Edward Conze, nhà nghiên cứu kinh Bát-nhã đã tóm tắt nội dung của bộ kinh này như sau:
Hàng nghìn câu của những bài kinh Bát-nhã có thể được tóm tắt trong hai câu:
Hành giả nên tu tập trở thành một Bồ Tát (hoặc một vị Phật tương lai), như vậy là một người không hài lòng với những gì khác hơn là Trí huệ toàn vẹn (nhất thiết trí), đạt được bằng Bát-nhã vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Không có một pháp như một Bồ Tát, hoặc một Nhất thiết trí, hoặc một sự "tồn tại", hoặc một Bát-nhã hoặc sự chứng đắc nào cả. Chấp nhận hai sự thật đối nghịch nhau như thế có nghĩa là toàn hảo (sa. pāramitā).
Những bước phát triển quan trọng khác của bộ kinh này là khái niệm Phương tiện thiện xảo (sa. upāyakauśalya, sự khôn khéo trong lúc áp dụng phương pháp) và sự hồi hướng công đức (sa. pariṇāmanā).
Những bộ kinh Bát-nhã còn nguyên văn Phạn ngữ:
Adyardhaśatikā-prajñāpāramitā: Bát-nhã lý thú phần;
Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā.: Bát thiên tụng bát-nhã hay Tiểu phẩm bát-nhã;
Prajñāpāramitā-hṛdaya: Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh;
Mañjuśrīparivarta-prajñāpāramitā = Saptaśatikā-prajñāpāramitā: Văn-thù-sư-lợi sở thuyết bát-nhã-ba-la-mật kinh, gọi ngắn là Văn-thù bát-nhã kinh;
Pañcaviṃśatisāhasrikā-prajñāpāramitā: Nhị vạn ngũ thiên bát-nhã tụng hoặc Đại phẩm bát-nhã kinh hoặc Phóng quang bát-nhã;
Śatasāhasrikā-prajñāpāramitā: Đại bát-nhã sơ phần;
Suvikrāntavikrāmīparipṛcchā-prajñāpāramitā = Sārdhadvisāhasrikā-p.: Thắng Thiên vương bát-nhã-ba-la-mật kinh;
Vajracchedikā-prajñāpāramitā = Triśatikā-prajñāpāramitā: Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh.
Tham khảo
Conze, Edward
The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines & Its Verse Summary (second printing, with corrections). Berkeley, California, 1975.
The Prajñāpāramitā Literature, 2nd Ed, Tokyo 1978 (Bibliographia Philologica Buddhica, Series Maior 1).
Xem thêm
Bát-nhã-ba-la-mật-đa
Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh
Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh
Triết lý Phật giáo
Kinh văn Phật giáo Đại thừa |
14150 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc%20v%E1%BA%ADt%20r%E1%BA%AFn | Cơ học vật rắn | Cơ học vật rắn là một phân ngành của cơ học nghiên cứu các ứng xử của vật rắn dưới tác dụng của các lực từ bên ngoài (ngoại lực). Nó còn là một phần của một chuyên ngành nghiên cứu rộng hơn là cơ học môi trường liên tục.
Dưới tác động của ngoại lực, vật rắn (ở trạng thái cân bằng cơ học hay chuyển động) có xu hướng thay đổi hình dáng so với trước khi chịu tác dụng của lực và được gọi là biến dạng, khi đó trong vật xuất hiện ứng suất để chống lại sự biến dạng. Có một vài các mô hình vật liệu tiêu chuẩn để mô tả vật rắn ứng xử như thế nào khi chịu tác dụng của các lực:
Đàn hồi—Vật liệu có khả năng khôi phục lại nguyên hình dáng ban đầu khi bỏ lực tác dụng. Một lò xo tuân theo Định luật Hooke là một ví dụ về vật thể đàn hồi.
Đàn nhớt—là vật liệu vừa có tính đàn hồi, vừa có tính nhớt.
Trạng thái dẻo—một vật liệu mà khi ứng suất vượt quá một giá trị ngưỡng nào đó, nó không có khả năng khôi phục lại hình dáng ban đầu, mà vẫn còn biến dạng khi đã bỏ lực tác dụng. Thông thường vật liệu này vẫn ứng xử đàn hồi khi ứng suất trong vật vẫn còn nhỏ hơn giá trị ngưỡng.
Cơ học rạn nứt—có một hiện tượng lạ là một số kết cấu đã được tính toán có khả năng chịu được tải trọng ở trạng thái đài hồi (trạng thái giới hạn thứ nhất) và thậm chí chịu được ở tải ở trạng thái dẻo (trạng thái giới hạn thứ 2). Nhưng vẫn bị sụp đổ mà nguyên nhân là một bí ẩn. Sau một thời gian nghiên cứu người ta cho ra đời một ngành tính toán mới là cơ học rạn nứt. kết quả người ta biết rằng nếu cứ tác động lực vẫn nằm trong khả năng chịu lực tính toán nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vẫn có thể làm gãy đổ kết cấu. Định luật Paris giúp người ta dự đoán được tuổi thọ của các kết cấu, chi tiết máy chịu tải lặp lại nhiều lần.
Cơ học từ biến—lại một hiện tượng lạ nữa trong kết cấu, khi tác dụng lực nằm trong khả năng tính toán của kết cấu nhưng với thời gian lâu vật liệu bị mỏi, giống như ta đứng lâu mỏi chân. Bản chất của hiện tượng cơ học này là vật liệu mỏi do từ biến. (Ai viết về khía niệm này cần xem lai, hiện tượng mỏi trong cơ học vật rắn khác với hiện tượng "mỏi" trong sinh học. Hiện tượng mỏi trong cơ học vật rắn xuất hiện khi kết cấu chịu tải trọng tuần hoàn có chu kỳ dẫn đến xuất hiện các vết nứt vi mô, ứng suất tập trung ở đáy vết nứt dẫn đến phát triển và mở rộng vết nứt và cuối cùng dẫn đến sự phá hủy kết cấu)
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của cơ học vật rắn biến dạng là phương trình dầm Euler-Bernoulli.
Cơ học vật rắn sử dụng rộng rãi khái niệm ten xơ để mô tả ứng suất, biến dạng và quan hệ giữa chúng.
Một cách điển hình, cơ học vật rắn dùng mô hình tuyến tính để biểu diễn quan hệ giữa ứng suất và biến dạng.
Để hiểu thêm các định nghĩa cụ thể hơn của ứng suất, biến dạng và quan hệ giữa chúng, xem thêm sức bền vật liệu.
Tham khảo
L.D. Landau, E.M. Lifshitz, Course of Theoretical Physics: Theory of Elasticity Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-2633-X
J.E. Marsden, T.J. Hughes, Mathematical Foundations of Elasticity, Dover, ISBN 0-486-67865-2
P.C. Chou, N. J. Pagano, Elasticity: Tensor, Dyadic, and Engineering Approaches, Dover, ISBN 0-486-66958-0
R.W. Ogden, Non-linear Elastic Deformation, Dover, ISBN 0-486-69648-0
S. Timoshenko and J.N. Goodier," Theory of elasticity", 2d ed., New York, McGraw-Hill, 1951.
A.I. Lurie, "Theory of Elasticity", Springer, 1999.
Xem thêm
Cơ học
Tham khảo
Cơ học
Cơ học vật rắn |
14151 | https://vi.wikipedia.org/wiki/BioRuby | BioRuby | BioRuby là một thư viện mã nguồn mở dùng ngôn ngữ lập trình Ruby, với các lớp hỗ trợ cho việc phân tích, sắp xếp DNA và các chuỗi protein, phân tích cơ sở dữ liệu và các công cụ tin sinh học khác. Gần đây, công cụ dành cho sinh học cấu trúc (structural biology) cũng mới được thêm vào.
Dự án
Dự án được khởi nguồn từ Nhật Bản với sự hỗ trợ của các trường Đại học Tokyo (Human Genome Center), trường Đại học Kyoto* (BioInformatics center) và Hiệp hội Sinh học Mở (Open Bio Foundation).
Tham khảo
Liên kết ngoài
BioRuby.Org
BioRuby English Wiki Page
BioRuby RDoc
Thông tin liên quan
Ngôn ngữ Ruby
BioCaml
BioDAS
BioJava
BioPerl
BioPython
BioInformatics.org
Tin sinh học |
14155 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4%20Vi%E1%BA%BFt%20Th%E1%BB%A5 | Ngô Viết Thụ | Ngô Viết Thụ (17 tháng 9, 1926 - 9 tháng 3, 2000) là một kiến trúc sư nổi tiếng người Việt Nam. Ông là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại có thể kể đến như Nhà thờ Phủ Cam, Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.
Tiểu sử
Thân thế
Ông sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926, tại làng Lang Xá, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955.
Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt (tên cũ của Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở tại Thành phố Đà Lạt). Ông bà có tám người con, trong đó có một người con, tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn, cũng là một kiến trúc sư và đô thị gia và hiện đang làm công tác tư vấn thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, Á Châu, và Bắc Mỹ.
Hoạt động ở Âu châu
Trong giai đoạn 1950–1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Viện Kiến trúc Hoa Kỳ. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma (hay giải thưởng Khôi Nguyên La Mã) về kiến trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.. Trong thời gian 1955–1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc. Các triển lãm kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông và các bạn khôi nguyên La mã trong suốt ba năm, đều được vinh dự có tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.
Hoạt động thời Việt Nam Cộng hòa
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận lúc ấy rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới. Rất tiếc là vì lý do thời điểm và ngân sách, dự án này không được thực hiện.
Ông mở văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông thiết kế nhiều đồ án quy hoạch có giá trị khác như Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức (1962), Quy hoạch cảnh quan Công trường Mê Linh năm 1961 cùng với nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế, Quy hoạch Hội chợ Quốc tế và thiết kế kiến trúc khu nhà triển lãm chính của Việt Nam tại Thủ Đức (hoàn tất thiết kế nhưng không xây dựng do thời cuộc, 1963), đồ án quy hoạch cho khoảng chừng 30 đô thị, tỉnh lỵ, và thị xã mới tại miền Nam Việt Nam (trong đó có Quảng Tín, Vị Thanh, Cheo Reo).
Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm của ông Kiệt.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là Dinh Độc Lập (1961–1966), Viện Đại học Huế (1961–1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt (nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) (1962–1965), Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, Nhà máy dệt Phong Phú, Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (1963), Xây dựng mở rộng Khu Hội nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic, Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (1975).
Ngoài ra ông còn là tác giả của các công trình Tòa Đại sứ của Việt Nam tại Anh (1959), Biệt thự góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trước là tư gia của ông bà Ưng Thi, nay là Tòa Lãnh Sự Trung Quốc), Chung cư Pháp góc đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo, Tháp Tiêu Năng Khu cửa ngõ vào Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh từ đường Điện Biên Phủ, Trung tâm Innotech (1975), Quần thể Việt Nam Quốc Tự (chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc), Quy hoạch Kiến trúc Khu Thánh địa La Vang (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế), và Câu lạc bộ Thủy Thủ Quảng Ninh.
Đáng tiếc là một số công trình quan trọng của ông đã bị thay đổi thiết kế nguyên bản vì lý do kinh phí hay lý do khác, do đó chỉ giữ được phần nào quy mô chứ không còn thể hiện đúng phong cách thiết kế của ông, như Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long (1963), Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), Nhà thờ Bảo Lộc (1995).
Ông cộng tác với nhiều kiến trúc sư khác trong các công trình trường Đại học Y khoa Sài Gòn (trưởng nhóm kiến trúc sư Việt Nam, cộng tác với nhóm kiến trúc sư Mỹ Smith Hinchman & Grylls từ Michigan), Cung Nghệ thuật Quốc tế tại Paris (cộng tác với các kiến trúc sư Oliver Clément Cacoub và Paul Tournon), và Chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại mặt tiền và tổng thể thiết kế trước đó của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức, bổ sung thêm thiết kế cầu nổi, khách sạn, và các khu phố lầu bao quanh chợ, quy hoạch mới tổng thể chợ với công viên và đại lộ chính đi vào chợ, 1958–1962).
Hoạt động sau năm 1975
Sau năm 1975 Ngô Viết Thụ ở lại Việt Nam và thiết kế Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976), Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985), Khách sạn Century Huế (1990), phác thảo chùa Trúc Lâm Đà Lạt (sau này do một nhóm kiến trúc sư Lâm Đồng tiếp tục thực hiện phần khai triển chi tiết và thi công). Trên quy mô rộng hơn, ông cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội (đến năm 2000), và Quy hoạch Hải Phòng. Ông là thành viên ban giám khảo quốc tế trong cuộc thi thiết kế quy hoạch Nam Sài Gòn (1993).
Qua đời
Ông đột ngột qua đời ngày 9 tháng 3 năm 2000 tại nhà riêng số 22 Trương Định, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh do đột quỵ.
Đóng góp nghệ thuật
Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (1963).
Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Một số công trình
Chú thích
Liên kết ngoài
Vài hình ảnh về kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và tác phẩm (kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn)
Kiến trúc sư Việt Nam
Kiến trúc sư nhận giải thưởng La Mã
Người Huế
Người Sài Gòn
Sinh năm 1927 |
14159 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Acid%20sulfuric | Acid sulfuric | Acid sulfuric, còn được gọi là vitriol (thông thường được dùng để gọi muối sulfat, đôi khi được dùng để gọi loại acid này), là một acid vô cơ gồm các nguyên tố lưu huỳnh, oxy và hydro, có công thức hóa học H2SO4. Nó là một chất lỏng không màu, không mùi và sánh, hòa tan trong nước, trong một phản ứng tỏa nhiệt cao.
Tính ăn mòn của nó có thể được quy định chủ yếu là có tính acid mạnh và nếu ở nồng độ cao, có tính chất khử nước và oxy hóa. Nó cũng hút ẩm, dễ dàng hấp thụ hơi nước từ không khí. Khi tiếp xúc, acid sulfuric có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng và thậm chí bỏng nhiệt thứ cấp; nó rất nguy hiểm ngay cả ở nồng độ vừa phải.
Acid sulfuric là một hóa chất công nghiệp rất quan trọng, và sản lượng acid sulfuric của một quốc gia là một chỉ số tốt về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Nó được sản xuất rộng rãi với các phương pháp khác nhau, như quy trình tiếp xúc
, quy trình acid sulfuric ướt, quy trình buồng chì và một số phương pháp khác.
Ứng dụng phổ biến nhất của acid sulfuric là sản xuất phân bón. Nó cũng là một chất trung tâm trong công nghiệp hóa chất. Ứng dụng chính bao gồm sản xuất phân bón (và chế biến khoáng sản khác), lọc dầu, xử lý nước thải, hóa muối các kim loại mạnh hơn Cu và tổng hợp hóa học. Nó có một loạt các ứng dụng cuối cùng bao gồm cả chất tẩy rửa có tính acid trong nước, và làm chất điện phân trong pin acid-chì và trong các chất tẩy rửa khác nhau.
Trạng thái
Acid sulfuric tinh khiết hoàn toàn không được tìm thấy trên Trái Đất, do áp lực rất lớn giữa acid sulfuric và nước. Ngoài ra, acid sulfuric là thành phần của mưa acid, được tạo thành từ lưu huỳnh dioxide trong nước bị oxy hóa, hay là acid sulfurơ bị oxy hóa. Lưu huỳnh dioxide được sản xuất khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh (than đá hoặc dầu) bị đốt cháy.
Acid sulfuric được tạo thành trong tự nhiên bởi quá trình oxy hóa quặng pyrit, ví dụ như quặng pyrit sắt. Phân tử oxy oxy hóa quặng pirit sắt (FeS2) thành ion sắt(II) hay Fe2+:
2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2Fe2+ + 4SO42- + 2H2+
Fe2+ có thể bị oxy hóa lên Fe3+:
4Fe2+ + O2 + 4H+ → 4 Fe3++ 2H2O
và Fe3+ tạo ra có thể kết tủa dưới dạng hydroxide. Phương trình tạo thành hydroxide là
Fe3+ + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3H+
Ion sắt(III) cũng có thể oxy hóa pirit. Khi sắt(III) xuất hiện, quá trình có thể trở nên nhanh chóng.
Acid sulfuric ở ngoài Trái Đất
Acid sulfuric được tạo thành ở tầng khí quyển trên cao của Sao Kim nhờ quá trình quang hoá của mặt trời lên carbon dioxide, lưu huỳnh dioxide và hơi nước (hoặc nước mưa của Sao Kim). Độ dài sóng của tia cực tím nhỏ hơn 169 nm có thể phân tách carbon dioxide thành carbon monoxide và oxy nguyên tử là một chất rất hoạt động. Khi oxy nguyên tử phản ứng với lưu huỳnh dioxide trong khí quyển của Sao Kim sẽ tạo ra lưu huỳnh trioxide, và chất này có thể hợp thành với hơi nước, cũng là một thành phần trong khí quyển của Sao Kim, tạo thành acid sulfuric:
S + O2 → SO2
2 SO2 + O2 → 2 SO<sub>3
SO3 + H2O → H2SO4
Ở trên cao, phần có nhiệt độ cao hơn của khí quyển Sao Kim, acid sulfuric chỉ tồn tại dưới dạng lỏng, và các đám mây acid sulfuric dày hoàn toàn che khuất bề mặt hành tinh khi nhìn từ trên xuống. Lớp mây chính dàn ra khoảng 45 đến 70 km trên bề mặt hành tinh, với lớp bụi mỏng hơn từ 30 đến 90 km trên bề mặt.
Ứng dụng
Acid sulfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4 dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu,....
Acid sulfuric được sản xuất trong công nghiệp từ lưu huỳnh, oxy và nước theo phương pháp tiếp xúc; hoặc có thể sản xuất acid sulfuric từ quặng pirit sắt.
Trong giai đoạn đầu lưu huỳnh bị đốt để tạo ra lưu huỳnh dioxide.
(1) S(r) + O2(k) → SO2(k)
Đối với quặng pirit sắt, quặng sẽ bị đốt trong môi trường giàu oxi tạo ra lưu huỳnh dioxide
(1') 4FeS2(r) + 11O2(k) → 2Fe2O3(r) + 8SO2(k)
Sau đó nó bị oxy hóa thành lưu huỳnh trioxide bởi oxy với sự có mặt của chất xúc tác vanadi(V) oxide.
(2) 2SO2 + O2(k) → 2SO3(k) (với sự có mặt của V2O5,t450-500oC)
Cuối cùng lưu huỳnh trioxide được xử lý bằng nước (trong dạng 97-98% H2SO4 chứa 2-3% nước) để sản xuất acid sulfuric 98-99%.
(3) SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
Bên cạnh đó, SO3 cũng bị hấp thụ bởi H2SO4 để tạo ra oleum (H2S2O7), chất này sau đó bị làm loãng để tạo thành acid sulfuric.
(4) H2SO4(l) + SO3 → H2S2O7(l)
Oleum sau đó phản ứng với nước để tạo H2SO4 đậm đặc.
(5) H2S2O7(l) + H2O(l) → 2 H2SO4(đ)
Các thuộc tính vật lý
Các dạng của acid sulfuric
Mặc dù có thể sản xuất acid sulfuric 100%, nhưng nó sẽ mất SO3 ở điểm sôi để tạo ra acid 98,3%. Acid 98% cũng ổn định hơn khi lưu trữ, vì nó là dạng thông thường của acid sulfuric đậm đặc. Các nồng độ khác của acid sulfuric được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một số nồng độ phổ biến là:
10%, acid sulfuric loãng dùng trong phòng thí nghiệm.
33,5%, acid cho ắc quy (sử dụng trong các ắc quy acid-chì)
62,18%, acid trong bể (chì) hay để sản xuất phân bón
77,67%, acid trong tháp sản xuất hay acid Glover.
98%, đậm đặc
Cũng có nhiều loại cấp độ tinh khiết khác nhau. Loại
H2SO4 kỹ thuật là không tinh khiết và thường có màu, nhưng nó thích hợp cho việc sản xuất phân bón. Loại tinh khiết như loại US Pharmacopoeia (USP) được sử dụng để sản xuất các loại dược phẩm và thuốc nhuộm.
Khi có SO3(khí) nồng độ cao được bổ sung vào acid sulfuric, thì H2S2O7 được tạo ra. Nó được gọi là acid sulfuric bốc khói hay oleum, hoặc ít thông dụng hơn là acid Nordhausen. Nồng độ của oleum hoặc được biểu diễn theo % SO3 (gọi là % oleum) hoặc như là "% H2SO4 (lượng được tạo thành nếu đã bổ sung thêm nước H2O); các nồng độ chủ yếu là 40% oleum (109% H2SO4) và 65% oleum (114,6% H2SO4). H2S2O7 tinh khiết trên thực tế là một chất rắn có nhiệt độ nóng chảy là 36 °C.
Tính phân cực và tính dẫn điện
H2SO4 khan là một chất lỏng phân cực, với hằng số điện môi khoảng 100. Điều này là do nó có thể phân ly bằng cách tự proton hóa chính nó, một quá trình được biết đến như là tự proton hóa.
2 H2SO4 → H3SO4+ + HSO4−
Hằng số cân bằng của quá trình này là
K(25 °C) = [H3SO4+][HSO4-] = 2.7 × 10−4.
So với hằng số cân bằng của quá trình phân li nước, hằng số cân bằng của quá trình này gấp 10 tỉ lần.
Dù acid có độ nhớt, sự phân li tạo H3SO4+ và HSO4- vẫn cao. Vì vậy acid sulfuric là một chất dẫn điện tốt. Nó cũng là một dung môi rất tốt cho nhiều phản ứng.
Trên thực tế, cân bằng hóa học phức tạp hơn so với điều nêu trên. 100% H2SO4 chứa các loại ion sau ở trạng thái cân bằng (số được nêu tính theo milimol trên 1 kg dung môi): HSO4− (15,0), H3SO4+ (11,3), H3O+ (8,0), HS2O7− (4,4), H2S2O7 (3,6), H2O (0,1).
Thuộc tính hóa học
Phản ứng với nước
Phản ứng ngậm nước (hyđrat hóa) của acid sulfuric là một phản ứng tỏa nhiệt cao. Nếu nước được thêm vào acid sulfuric đậm đặc thì nó bị sôi và bắn ra rất nguy hiểm. Do vậy, khi pha loãng acid phải thêm acid vào nước chứ không phải thêm nước vào acid. Hiện tượng này xảy ra là do tỷ trọng tương đối của hai chất lỏng, trong khi nước có tỷ trọng thấp hơn acid sulfuric nên sẽ có xu hướng nổi lên trên. Phản ứng này nói chính xác hơn là phản ứng tạo ra các ion hydroni, như sau:
H2SO4 + H2O → H3O+ + HSO4-.
Sau đó:
HSO4- + H2O → H3O+ + SO42-
Do sự hydrat hóa của acid sulfuric là phản ứng thuận xét theo nhiệt động lực học (ΔH = 880 kJ/mol), acid sulfuric là một chất hấp thụ nước rất tốt, và nó được sử dụng trong sản xuất nhiều loại hoa quả khô. Áp lực của acid sulfuric đối với nước là đủ mạnh để chiếm lấy các nguyên tử hydro và oxy từ các hợp chất chứa chúng; ví dụ, đường glucozo (C6H12O6) sẽ bị acid sulfuric đậm đặc hút nước tạo ra carbon nguyên tố và dung dịch acid sẽ loãng ra một chút: C6H12O6 → 6C + 6H2O.
Các phản ứng khác
Mang tính chất của một acid, acid sulfuric phản ứng với phần lớn các base để tạo ra muối sulfat tương ứng. Ví dụ, đồng(II) sulfat, một muối màu xanh lam quen thuộc của đồng được sử dụng trong mạ điện và làm thuốc diệt nấm, được điều chế bằng phản ứng của đồng(II) oxide với acid sulfuric:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Acid sulfuric cũng có thể sử dụng để đẩy các acid yếu hơn ra khỏi muối của chúng, ví dụ natri acetat tạo ra acid acetic:
H2SO4 + CH3COONa → NaHSO4 + CH3COOH
Tương tự, phản ứng của acid sulfuric với kali nitrat có thể sử dụng để sản xuất acid nitric, cùng với sự tạo thành của kali bisulfat. Với chính bản thân acid nitric thì acid sulfuric có phản ứng như là một acid cũng như là một chất khử nước, tạo ra các ion nitronium NO2+, là quan trọng trong các phản ứng nitrat hóa có diễn ra thay thế vòng thơm ái lực điện tử. Loại phản ứng này có sự proton hóa diễn ra trên nguyên tử oxy, là quan trọng trong nhiều phản ứng của hóa hữu cơ, chẳng hạn este hóa Fischer và khử nước của rượu.
Acid sulfuric phản ứng với phần lớn các kim loại trong phản ứng thế đơn để tạo ra khí hydro và muối sulfat của kim loại. Acid H2SO4 loãng phản ứng với sắt, nhôm, kẽm, mangan và nickel, nhưng thiếc và đồng thì cần phải dùng acid đặc nóng. Chì và wolfram lại có khả năng chống lại sự ăn mòn của acid sulfuric. Phản ứng của sắt chỉ ra dưới đây là phổ biến cho nhiều kim loại, nhưng phản ứng với thiếc là không bình thường trong đó lưu huỳnh dioxide được tạo ra chứ không phải hydro.
Fe(r) + H2SO4(dd) → H2(k) + FeSO4(dd)
Sn(r) + 2 H2SO4(dd) → SnSO4(dd) + 2 H2O(l) + SO2 (k)
Kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa khó tham gia phản ứng với H2SO4 loãng nhưng tan trong acid H2SO4 đặc nóng. Ví dụ phản ứng với chì:
Pb + 3H2SO4(đđ) → Pb(HSO4)2 + SO2 + 2H2O
H2SO4 đặc nguội thường không phản ứng được với Al, Fe và Cr do acid bị thụ động hóa.
Sử dụng
Acid sulfuric là hóa chất thương mại rất quan trọng, và thực vậy sản lượng acid sulfuric của một quốc gia là một chỉ số tốt về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Sử dụng chủ yếu của acid sulfuric (60% sản lượng toàn thế giới) là trong "phương pháp ướt" của việc sản xuất acid phosphoric, là chất được sử dụng để sản xuất các loại phân hóa học phosphat cũng như natri triphosphat để làm bột giặt. Trong phương pháp này đá phosphat được sử dụng, và hơn 100 triệu tấn được sản xuất hàng năm. Nguyên liệu thô được chỉ ra dưới đây là fluoro-apatit, mặc dù thành phần chính xác có thể dao động nhiều. Nó được xử lý bằng acid sulfuric 93% để tạo ra calci sulfat, hydro fluoride (HF) và acid phosphoric. HF được loại ra trong dạng acid fluorosilicic. Quy trình tổng quan có thể biểu diễn như sau:
Ca5F(PO4)3 + 5 H2SO4 + 10 H2O → 5 CaSO4·2 H2O + HF + 3 H3PO4
Các loại phân bón sulfat như amoni sulfat được sản xuất từ acid sulfuric, mặc dù với sản lượng ít hơn so với các phosphat.
Một ứng dụng quan trọng khác của acid sulfuric là để sản xuất nhôm sulfat, còn được biết như là phèn làm giấy. Nó có thể phản ứng với một lượng nhỏ xà phòng trên các sợi bột giấy nhão để tạo ra carbon nhôm dạng giêlatin, nó giúp làm đông lại các sợi bột giấy thành bề mặt cứng của giấy. Nó cũng được sử dụng để sản xuất nhôm hydroxide, là chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để lọc các tạp chất, cũng như để cải thiện mùi vị của nước. Sulfat nhôm được tạo ra từ phản ứng của bauxit với acid sulfuric:
Al2O3 + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3 H2O
Acid sulfuric cũng được sử dụng cho các mục đích khác trong công nghiệp hóa chất. Ví dụ, nó là chất xúc tác acid thông thường để chuyển hóa cyclohexanoneoxim thành caprolactam, sử dụng để sản xuất nylon (nilông). Nó cũng được sử dụng để sản xuất acid hydrochloric từ muối ăn bằng công nghệ Mannheim. Phần nhiều
H2SO4 được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để tinh luyện dầu mỏ, ví dụ làm chất xúc tác cho phản ứng của isobutan với isobutylen để tạo ra isooctan, là hợp chất làm tăng chỉ số octan của xăng. Acid sulfuric cũng là quan trọng cho sản xuất các loại thuốc nhuộm.
Hỗn hợp của acid sulfuric với nước được sử dụng làm chất điện giải trong hàng loạt các dạng ắc quy acid-chì trong đó nó tham gia vào phản ứng thuận nghịch để chì (Pb) và chì dioxide (PbO2) chuyển hóa thành chì(II) sulfat. Acid sulfuric cũng là thành phần cơ bản của một số chất làm sạch các cống rãnh, được sử dụng để làm sạch các vật cản có chứa giấy, giẻ rách và các vật liệu khác mà không dễ làm sạch bằng các dung dịch natri hydroxide.
Hằng năm sản xuất 160 triệu tấn H2SO4. Acid sulfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất
Phẩm nhuộm 2%
Luyện kim 2%
Chất dẻo 5%
Chất tẩy rửa 14%
Giấy, sợi 8%
Sợi visco
Sợi acetat
Sơn 11 %
Phân bón 30%
Phân lân
Amoni sulfat
Phân NPK
Những ứng dụng khác 28%
Dầu mỏ
Thuốc nổ
Acquy
Dược phẩm
Thuốc trừ sâu
Lịch sử
Sự phát hiện ra acid sulfuric được gắn với nhà hoá học và là nhà giả kim thuật Hồi giáo, Jabir ibn Hayan vào thế kỷ thứ VIII. Trong thế kỷ thứ IX, bác sĩ và nhà giả kim thuật người Ba Tư Ibn Zakariya al-Razi là người đã thu được chất này bằng cách chưng cất khô các loại khoáng chất như sắt(II) sulfat ngậm 7 phân tử nước (FeSO4 • 7H2O và đồng(II) sulfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO4 • 5H2O. Khi bị nung nóng, các hợp chất này bị phân hủy tương ứng thành sắt(II) oxide và đồng(II) oxide, giải phóng nước và lưu huỳnh trioxide, chúng kết hợp với nhau tạo thành một dung dịch loãng của acid sulfuric. Phương pháp này đã được phổ biến tới châu Âu thông qua việc dịch các luận thuyết và sách Hồi giáo bởi các nhà giả kim thuật châu Âu, chẳng hạn như người Đức Albertus Magnus (thế kỷ XIII).
Acid sulfuric được các nhà giả kim thuật châu Âu thời trung cổ biết tới như dầu sulfat, linh hồn của sulfat hay đơn giản là sulfat. Từ sulfat (vitriol) có nguồn gốc từ Latinh, nghĩa là 'kính', gợi đến bề ngoài trong suốt của muối sulfat, những chất cũng được gọi bằng cái tên này. Muối được gọi là sulfat bao gồm đồng (II) sulfat (sulfat xanh lam hay sulfat La Mã), kẽm sulfat (sulfat trắng), sắt(II) sulfat (sulfat lam), sắt(III) sulfat (sulfat của sao Hoả) và coban sulfat (sulfat đỏ).
sulfat được coi như chất căn bản quan trọng trong giả kim thuật, được dùng để tạo ra đá trường sinh. sulfat đậm đặc được dùng như chất trung gian khi phản ứng với các chất khác, do acid không phản ứng với vàng, sản phẩm cuối cùng của quá trình giả kim. Tầm quan trọng của sulfat đối với giả kim thuật được nhấn mạnh trong phương châm của giả kim thuật Visita Interiora Terrae Rectificando Invenies Occultum Lapidem nghĩa là "Đi sâu vào lòng đất, bạn sẽ tìm ra viên đá bí mật/ được cất giấu", trong L'Azoth des Philosophes được viết bởi nhà giả kim thuật thế kỷ thứ XV Basilius Valentinus.
Trong thế kỷ XVII, nhà hóa học người Đức gốc Hà Lan Johann Glauber đã điều chế acid sulfuric bằng cách đốt lưu huỳnh cùng với kali nitrat (KNO3), với sự có mặt của hơi nước. Khi KNO3 bị phân hủy, nó oxy hóa lưu huỳnh thành SO3, là chất kết hợp với nước để tạo ra acid sulfuric. Trong năm 1736, Joshua Ward, một dược sĩ người Anh đã sử dụng phương pháp này để bắt đầu việc sản xuất hàng loạt acid sulfuric lần đầu tiên.
Năm 1746 ở Birmingham, John Roebuck bắt đầu sản xuất acid sulfuric theo cách này trong các bể chì, là những thiết bị khỏe hơn và ít đắt tiền hơn cũng như có thể chế tạo lớn hơn so với các loại đồ chứa bằng thủy tinh đã sử dụng trước đây. Công nghệ bể chì này cho phép công nghiệp hóa việc sản xuất acid sulfuric hiệu quả hơn và cùng với một số cách làm tinh khiết thì nó đã là phương pháp chuẩn để sản xuất trong gần như hai thế kỷ.
Acid sulfuric của John Roebuck chỉ chứa khoảng 35–40% acid. Các phương thức làm tinh khiết sau này trong công nghệ bể chì của nhà hóa học người Pháp Joseph-Louis Gay-Lussac và nhà hóa học người Anh John Glover đã cải thiện nó tới 78%. Tuy nhiên, việc sản xuất một số thuốc nhuộm và các hóa chất khác đòi hỏi phải có sản phẩm đậm đặc hơn, và trong suốt thế kỷ XVIII điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách chưng cất khô các khoáng chất với kỹ thuật tương tự như các công nghệ nguyên thủy của giả kim thuật. Pyrit (sắt disulfide, FeS2) đã bị nung nóng trong không khí để tạo ra sắt(II)sulfat (FeSO4), chất này bị oxy hóa bằng cách nung nóng tiếp trong không khí để tạo ra sắt(III) sulfat (Fe2(SO4)3), là chất khi bị nung tới 480 °C bị phân hủy để tạo ra sắt(III) oxide và lưu huỳnh trioxide, chất này cho qua nước để tạo thành acid sulfuric với nồng độ bất kỳ. Chi phí cao của công nghệ này đã ngăn cản việc sản xuất/sử dụng đại trà acid sulfuric đậm đặc.
Năm 1831, nhà buôn dấm người Anh Peregrine Phillips đã lấy bằng sáng chế cho công nghệ kinh tế hơn để sản xuất lưu huỳnh trioxide và acid sulfuric đậm đặc, ngày nay được biết đến như là công nghệ tiếp xúc. Cuối cùng thì tất cả các nguồn cung cấp acid sulfuric trên thế giới ngày nay đều sản xuất theo phương pháp này.
Nguy hiểm
Sự sôi của acid sulfuric khi thêm nước vào thường sinh ra các đám khói chứa hơi acid sulfuric, hơi này cực nóng cũng như có tính acid cao. Các đám cháy gần nơi có acid sulfuric thông thường được dập bằng các loại bình bọt hay các chất đất khô để tránh khả năng làm sôi acid. Ở những chỗ bắt buộc phải dùng nước thì mục tiêu là phải đổ nước thật nhiều và thật nhanh để có thể làm nguội nhanh nhiệt do phản ứng sinh ra.
Những người chữa cháy phải mặc quần áo chống bắn tóe khi làm việc với acid sulfuric, để bảo vệ chính họ chống lại cả hơi và sự bắn tung tóe hay lan tràn.
Cảnh báo
Khi cần phải pha loãng acid sufuric với nước thì phải cho từ từ acid vào nước, khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại. Vì là một acid và một chất oxy hóa mạnh, acid sulfuric cần được bảo quản tránh xa base và các chất khử. Nó là một chất ăn mòn mạnh thậm chí ngay cả khi bị pha loãng, nó ăn mòn nhiều kim loại chẳng hạn như sắt và nhôm.
Cần sử dụng găng tay và kính khi tiếp xúc với H2SO4 loãng, và khi tiếp xúc với acid đậm đặc thì phải có các tấm bảo vệ mặt và tạp dề PVC.
Tham khảo
Liên kết ngoài
MSDS của acid sulfuric
Danh mục các nhà cung cấp hóa chất của Chemexper
Tổng quan thương mại về công nghiệp acid sulfuric
Tham chiếu
Handbook of Chemistry and Physics, 71st edition, CRC Press, Ann Arbor, Michigan, 1990.
N. N. Greenwood, A. Earnshaw, Chemistry of the Elements, pp 837–845, Pergamon Press, Oxford, UK, 1984. ISBN 0-08-022057-6.
Philip J. Chenier, Survey of Industrial Chemistry, pp 45–57, John Wiley & Sons, New York, 1987. ISBN 0-471-01077-4.
Sulfuric, acid
Hợp chất lưu huỳnh
Hợp chất hydro
Muối sulfat
Acid oxy hóa
Hợp chất oxy |
14165 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t | Cảnh sát | Cảnh sát hay công an là một trong những lực lượng vũ trang của một nhà nước và là công cụ chuyên chế của chính quyền đang điều hành nhà nước đó.
Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với những quyền hạn thông thường rất lớn, cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỉ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo luật định và những biện pháp riêng có để thực thi công vụ đó.
Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm trong phạm vi toàn Quốc và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự...
Lịch sử ra đời
Lịch sử ra đời của cảnh sát từ rất xa xưa, ngay từ những ngày đầu khi các nhà nước cổ đại đầu tiên như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Ấn Độ Trung Hoa, Hy Lạp cổ đại, La Mã ra đời thì cùng với đó là sự ra đời của những lực cảnh sát sơ khai đầu tiên.
Ai Cập
Các chiến binh bảo vệ ngôi đền Hathheppsut ở Ai Cập cổ đại có thể coi là một trong những lực lượng cảnh sát đầu tiên trên thế giới thời kỳ cổ đại.
La Mã
Trong Đế chế La Mã, một bộ phận quân đội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh. Sẽ có một bộ phận lính La Mã tách khỏi quân đoàn của họ và được bố trí hoạt động với dân thường để thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật. Các thành phố La Mã cũng thường thuê những người canh gác địa phương để cung cấp thêm một số dịch vụ an ninh.
Trung đại
Trong thời kỳ Trung Đại thì có những lực lượng chuyên bảo vệ trật tự trị an là các chiến binh, hiệp sĩ, nông dân và thương nhân có vũ trang hoặc các đơn vị quân đội cũng có vai trò như một lực lượng cảnh sát.
Trung Quốc
Thời nhà Minh của Trung Quốc có lực lượng cảnh sát mật hoàng gia khét tiếng tên là Cẩm Y Vệ. Khởi nguồn của lực lượng Cẩm Y Vệ là vào đầu những năm 1360, khi đó thành viên Cẩm Y Vệ là những vệ sĩ riêng của Minh Thái Tổ để bảo vệ ông trong trận chiến với thủ lĩnh phiến quân Trần Hữu Lượng.
Tây Ban Nha
Ở Tây Ban Nha thời trung đại, lực lượng Santas Hermandades hay 'tình anh em thánh thiện' là một hiệp hội gìn giữ hòa bình của các cá nhân có vũ trang hoạt động chủ yếu ở các thành phố. Vì các vị vua Tây Ban Nha thời trung đại thường không thể có được sự bảo vệ đầy đủ nên các liên đoàn bảo vệ bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XII để giúp đỡ hoàng đế chống lại các băng cướp và chống lại những người thuộc giới quý tộc làm loạn. Tổ chức Santas Hermandades chỉ tồn tại tạm thời nhưng đã trở tiền đề cho việc phát triển các lực lượng giữ gìn an ninh chuyên nghiệp hơn sau này ở Tây Ban Nha và ở nơi khác.
Các nền văn minh Tây Bán Cầu
Các nền văn minh ở phía Tây Bán Cầu thời kỳ Thời kỳ tiền Colombo như Aztec, Maya, Inca cũng có những lực lượng bảo vệ an ninh bên trong lãnh thổ giống như cảnh sát.
Hiện đại
Lực lượng cảnh sát thống nhất và hoạt động có tổ chức đầu tiên trên thế giới đã ra đời vào năm 1667 tại thành phố Paris, Pháp dưới sự cai quản của nhà vua Louis XIV. Ngày 12 tháng 3 năm 1829, một lực lượng cảnh sát mặc đồng phục đầu tiên trên thế giới đã được thành lập ở Pháp theo sắc lệnh của quốc gia này, lực lượng này được gọi là sergents de ville có nghĩa là "trung sĩ thành phố" do Gabriel-Nicolas de la Reynie thành lập. Cũng vào năm 1829 ở Vương quốc Anh, đạo luật cảnh sát đô thị đã chính thức được thông qua ở Luân Đôn, đánh dấu sự ra đời của một lực lượng cảnh sát kết hợp với tòa án đầu tiên trên thế giới khi đạo luật này nghiêm cấm các cảnh sát không được tùy tiện trừng trị, tra tấn tội phạm trực tiếp mà phải đưa tội phạm về nơi giam giữ và thông qua xét xử ở tòa án để luận tội (trừ trường hợp tội phạm chống trả quyết liệt khi bị bắt).
Cảnh sát mang đậm bản chất của nhà nước và giai cấp thống trị, là công cụ bạo lực giúp giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi của mình từ bên trong, khác với quân đội là bảo vệ từ bên ngoài.
Ngoài ra xuất phát từ bản chất của nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính xã hội, nên các lực lượng cảnh sát ngoài chủ yếu bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị và nhà nước cầm quyền còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho các giai cấp xã hội khác.
Cảnh sát của các nước trên Thế giới
Úc
Tại Úc có hai cấp cảnh sát khác nhau là cảnh sát bang và cảnh sát liên bang.
Việt Nam
Tại Việt Nam lực lượng này có tên là Cảnh sát Nhân dân Việt Nam, là một bộ phận của Công an Nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự quản lý của Bộ Công an.
Nhiệm vụ
Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
Thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp
Là cơ quan điều tra các vụ án theo nguyên tắc tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Nếu cơ quan điều tra có vấn đề, thì cơ quan an ninh điều tra sẽ tiến hành điều tra cơ quan điều tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngày truyền thống là ngày 20 tháng 7 năm 1962, lấy theo ngày công bố Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngành an ninh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành công an là ngôi nhà chung của rất nhiều ngành nghề lĩnh vực trong xã hội. Do đặc thù, hàng năm ngành công an cũng thi tuyển thêm các chuyên gia khác mà trong hệ thống đào tạo của ngành chưa có như: kế toán, kỹ thuật viên, công nghệ thông tin, bác sĩ, nhà báo v.v... cho các cơ quan trực thuộc ngành.
Để đảm bảo an ninh và sự bình yên về mọi mặt cho Tổ quốc, ngành công an được chia thành hai lực lượng chính:
Cảnh sát: bảo vệ và giữ gìn trật tư, an toàn xã hội.
An ninh: bảo vệ an ninh Quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân.
Một số nghề nghiệp trong lực lượng an ninh:
An ninh văn hóa tư tưởng
Nhiệm vụ: phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh, trật tự trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng do các thế lực thù địch và tội phạm tiến hành, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc.
An ninh tình báo
Nhiệm vụ: phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu và hoạt động thâm nhập, phá hoại của các thế lực bên ngoài. Họ thường xuyên phải hoạt động trong điều kiện nguy hiểm và căng thẳng. Giữ bí mật tuyệt đối là một yêu cầu bắt buộc của hoạt động tình báo. Để được chọn vào đội ngũ này phải vượt qua những điều kiện hết sức khắt khe, phải là những người có trình độ rất giỏi, đặc biệt mưu trí, dũng cảm với thần kinh thép và bản lĩnh tuyệt vời.
An ninh kinh tế
Nhiệm vụ: đấu tranh chống lại các âm mưu hoạt động phá hoại về kinh tế do các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế gây ra, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm sự an toàn của các cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản quốc gia, các mục tiêu kinh tế trọng điểm, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, các cán bộ quản lý kinh tế v.v...
An ninh mạng
Nhiệm vụ: đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, bảo mật an toàn dữ liệu mạng của bộ Công an.
Một số nghề nghiệp trong lực lượng cảnh sát
Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
Nhiệm vụ: Quản lý trật tự nơi công cộng, đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý chứng minh nhân dân, quản lý kho vũ khí, vật liệu nổ, quản lý con dấu, quản lý những người trực thuộc diện quản chế, cải tạo tại chỗ, cải tạo không giam giữ, án treo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng v.v...
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (cảnh sát hình sự)
Nhiệm vụ: Tiến hành triển khai các biện pháp trinh sát và hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá tội phạm về trật tự xã hội (trừ tội phạm về ma túy, tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), góp phần bảo vệ tài sản cũng như tính mạng, quyền lợi hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
Nhiệm vụ: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình hoạt động của các loại tội phạm ma tuý, từ đó phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội phạm về ma tuý để đề xuất, hướng dẫn các biện pháp đấu tranh phòng ngừa. Bên cạnh đó, nghiên cứu phương thức, thủ đoạn và quy trình hoạt động của tội phạm ma tuý, tiến hành điều tra tội phạm về ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng là phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành để tổ chức công tác tuyên truyền, phòng chống tội phạm ma tuý.
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
Nhiệm vụ: Tiến hành các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn các đối tượng có hành vi xâm phạm trái phép đối với tài sản của Nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội có hành vi trục lợi bất chính dưới các hình thức như: tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ Nhà nước, lừa đảo, các tội phạm về chức vụ và tội phạm kinh tế khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Nhiệm vụ: Bảo vệ người dân khỏi hỏa hoạn, quản lý, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nghiêm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trên toàn quốc, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Cảnh sát quản lý và bảo vệ tư pháp
Nhiệm vụ: Canh gác, bảo vệ những mục tiêu quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, các Đại sứ quán, tổ chức tuần tra, cơ động chiến đấu kịp thời, trấn áp mọi hoạt động phá rối an ninh trật tự; bảo vệ các phiên toà, bắt giữ, áp tải bị can, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật tư và hỗ trợ công tác thi hành án v.v...
Cảnh sát giao thông
Nhiệm vụ: Tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác đảm bảo an toàn trật tự giao thông, giáo dục và tuyên truyền cho người dân về Luật giao thông.
Cảnh sát cơ động
Nhiệm vụ: Trấn áp tội phạm, hỗ trợ công tác giải cứu con tin, chống khủng bố góp phần bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự công cộng.
Trang bị
Do luôn phải thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm và có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào như truy bắt tội phạm, chống khủng bố nên các lực lượng cảnh sát luôn được trang bị nhiều công cụ đặc biệt. Phổ biến là các vũ khí như súng, dùi cui, áo chống đạn, mũ sắt, lá chắn... Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt như khi chống bạo loạn cảnh sát được sử dụng vòi rồng, lựu đạn hơi cay...
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nghề nghiệp
Chính phủ
An ninh
Ngành nghề pháp lý
An ninh quốc gia
An toàn công cộng
Phòng chống tội phạm
Thực thi pháp luật |
14181 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Majulah%20Singapura | Majulah Singapura | Majulah Singapura (Tiến lên, Singapore!) là quốc ca của Singapore. Bản nhạc do Zubir Said soạn vào năm 1958 để làm một nhạc hiệu cho những sự kiện chính thức của Hội đồng thành phố Singapore, nó được chọn làm quốc ca của Singapore vào năm 1959 khi lãnh thổ được tự quản. Đến khi Singapore hoàn toàn độc lập vào năm 1965, Majulah Singapura được chính thức chấp thuận làm quốc ca Singapore. Theo pháp luật, chỉ được hát quốc ca bằng lời tiếng Mã Lai nguyên bản, song tồn tại các bản dịch được ủy quyền phần lời bằng ba ngôn ngữ chính thức khác: tiếng Anh, Quan thoại và Tamil. Bài ca ban đầu được soạn theo điệu Sol trưởng, đến năm 2001 quốc ca được chính thức tái ban bố trong điệu Fa trưởng thấp hơn.
Quốc ca được biểu diễn hoặc hát thường xuyên trong các trường học và doanh trại tại các lễ được tổ chức vào lúc bắt đầu và/hoặc kết thúc mỗi ngày, khi đó quốc kỳ cũng được kéo lên và hạ xuống, và tuyên đọc lời cam kết quốc gia. Người Singapore được đặc biệt khuyến khích hát quốc ca vào những dịp quốc lễ như Khánh điển quốc khánh, và trong các sự kiện thể thao mà đội tuyển Singapore tham dự.
Lịch sử
Tác phẩm Majulah Singapura xuất hiện trong một nỗ lực giành độc lập từ Anh Quốc. Trong khi Singapore là một thuộc địa của Anh Quốc, quốc ca của lãnh thổ là "God Save the King (hoặc Queen)". Năm 1951, Quốc vương George VI ban cho thuộc địa vị thế thành phố. Năm 1958, phó thị trưởng của Hội đồng thành phố là Vương Bang Văn đã tiếp cận nhạc sĩ Zubir Said để soạn nhạc hiệu cho những sự kiện chính thức của Hội đồng với tiêu đề Majulah Singapura (nghĩa là "Singapore tiến lên" theo tiếng Mã Lai). Cụm từ này được lựa chọn do nó là một khẩu hiệu được trưng tại Kịch viện Victoria sau khi nó được hồi phục vào năm 1958.
Zubir Said mất một năm để hoàn thành soạn nhạc và lời cho bài ca. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1984, ông nhớ lại quá trình này: "Khó khăn là trong một giai điệu ngắn như vậy, tôi phải đặt vào tất cả các từ... Nó cần phải rất giản đơn, dễ hiểu đối với mọi chủng tộc tại Singapore... Tôi cũng tham khảo một tác giả về tiếng Mã Lai để tôi có thể sáng tác bằng thứ tiếng Mã Lai chính xác song không quá sâu và không quá khó." Tổng hợp triết lý của ông khi sáng tác quốc ca, Zubir Said trích dẫn tục ngữ Mã Lai "Di mana bumi dipijak, di situ langit dijunjung" ("Bạn nên đỡ lấy bầu trời vùng đất mà bạn sống").
Tác phẩm hoàn thiện được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 9 năm 1958 bởi Nhạc đoàn thính phòng Singapore vào cuối buổi hòa nhạc tại Kịch viện Victoria nhằm kỷ niệm sự kiện kịch viện được chính thức mở cửa lại.
Năm 1959, Singapore được trao quyền tự quản và Hội đồng thành phố bị giải thể. Chính phủ nhận thấy rằng cần có một quốc ca để đoàn kết các chủng tộc khác nhau tại Singapore. Phó Thủ tướng Đỗ Tiến Tài chọn bài ca của Hội đồng thành phố do nó đã phổ biến. Theo yêu cầu của Đỗ Tiến Tài, Zubir Said sửa đổi lời và giai điệu, và Quốc hội thông qua bài ca sửa đổi này vào ngày 11 tháng 11 năm 1959. Ngày 30 tháng 11, Sắc lệnh Quốc ca và Quốc kỳ và Quốc huy Singapore 1959 được thông qua nhằm điều chỉnh việc sử dụng và trình bày những biểu trưng quốc gia này.
Majulah Singapura chính thức được giới thiệu với quốc dân vào ngày 3 tháng 12 năm khi Yusof bin Ishak được phong làm Yang di-Pertuan Negara, tức nguyên thủ quốc gia của Singapore. Cùng trong dịp này, quốc kỳ và quốc huy được giới thiệu. Sau khi Singapore hoàn toàn độc lập từ Malaysia vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Majulah Singapura được chính thông qua làm quốc ca của nước Cộng hòa Singapore.
Sử dụng
Trong các trường tiểu học của Singapore, có những bài học liên quan đến quốc ca và hát quốc ca, chúng nằm trong chương trình giáo dục công dân và đạo đức. Quốc ca được hát tại toàn bộ các trường học phổ thông và các doanh trại trong những lễ được tổ chức vào lúc bắt đầu và/hoặc kết thúc mỗi ngày, trong khi quốc kỳ được thượng và hạ, và tuyên đọc lời cam kết quốc gia.
Người Singapore được đặc biệt khuyến khích hát quốc kỳ trong những dịp quốc lễ hoặc sự kiện quan trọng của quốc gia, như Khánh điển quốc khánh, tại các lễ kỉ niệm quốc khánh do các cơ sở giáo dục và cơ quan chính phủ tiến hành, và trong các sự kiện thể thao có đội tuyển Singapore tham dự.
Theo quy ước, các cá nhân ở tư thế chào khi quốc ca được trình diễn, bằng cách đưa tay lên sát mặt. Khi quốc kỳ được thượng hoặc hạ và quốc ca cất lên, các cá nhân trong trang phục quân sự hoặc bán quân sự đội mũ và đối diện với quốc kỳ. Nếu họ ở trong đội hình theo lệnh của một chỉ huy thì chỉ người chỉ huy chào; còn nếu không thì toàn bộ nhân viên phục vụ phải chào. Chào là không cần thiết nếu nhân viên phục vụ ở bên ngoài nơi một quốc kỳ được thượng hoặc hạ. Trong những trường hợp như vậy, các cá nhân chỉ cần dừng việc đang làm và đứng ở tư thế nghiêm.
Sử dụng quốc ca được chi phối bởi Phần IV của các quy tắc Quốc huy và Quốc kỳ và Quốc ca Singapore theo Đạo luật Quốc huy và Quốc kỳ và Quốc ca Singapore. Các quy định như sau:
Quốc ca có thể được trình diễn hoặc hát trong sự kiện thích hợp bất kỳ. Đặc biệt, nó cần phải được trình diễn khi Tổng thống nhận một chào toàn thể.
Khi quốc ca được trình diễn hoặc hát, mọi cá nhân hiện diện cần phải đứng lên để biểu thị sự tôn trọng.
Liên quan đến cải biên âm nhạc của quốc ca:
Bất kỳ cá nhân nào trình diễn hoặc hát quốc ca cần phải thực hiện theo cải biến chính thức được quy định trong điều thứ ba của Đạo luật hoặc bất kỳ cải biên khác được cấp phép theo đoạn tiếp theo của Đạo luật.
Quốc ca có thể được cải biên theo bất kỳ kiểu nào mà vẫn giữ được phẩm giá, tùy thuộc vào các điều kiện sau:
(a) quốc ca cần phải không được kết hợp vào bất kỳ tác phẩm nào khác hoặc bản nhạc hỗn hợp; và
(b) mọi cải biên quốc ca cần phải phản ánh chính xác đầy đủ các điệu và đầy đủ lời chính thức của quốc ca.
Bất kỳ cá nhân nào hát quốc ca cũng cần phải theo lời chính thức và không được hát bất kỳ bản dịch nào của phần lời này.
Ngoài ra, hướng dẫn do Bộ Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật ban hành ghi rằng các bản nhạc khí và thanh âm đều có thể được trình diễn, và rằng tôn nghiêm và lễ nghi cần phải được nhận thấy mỗi khi quốc ca được chơi hoặc hát.
Bản dịch
Trong một phỏng vấn năm 1989, Đỗ Tiến Tài nói rằng sẽ thích hợp nếu quốc ca có phần lời bằng tiếng Mã Lai, "ngôn ngữ bản địa của khu vực, do tiếng Anh không phải là bẩm sinh ở bộ phận này của thế giới." Ông nhận thấy rằng "phiên bản tiếng Mã Lai của quốc ca có thể kêu gọi mọi chủng tộc... nó có thể hiểu dễ dàng. Và đồng thời có thể dễ dàng ghi nhớ... Nó cần phải ngắn, vào thẳng vấn đề;... và có thể hát".
Ngày 22 tháng 7 năm 1991, nhật báo Anh ngữ The Straits Times tường trình rằng trong một cuộc họp giữa thủ tướng đương thời là Ngô Tác Đống và các lãnh đạo cộng đồng, một nhóm gồm các lãnh đạo cơ sở và luật sư đề xuất "điều chỉnh" quốc ca với lý do nhiều người Singapore không thể hát quốc ca bằng tiếng Mã Lai và do đó không có cảm xúc mạnh khi họ hát quốc ca. Một số lãnh đạo cơ sở lập luận rằng do người Hoa chiếm đa số trong dân cư, một phiên bản Quan thoại của quốc gia nên được sử dụng. Thủ tướng phản ứng rằng ông sẽ giữ nguyên quốc ca trong khi đảm bảo rằng các bản dịch trong những ngôn ngữ mẹ đẻ khác dễ khả dụng hơn. Đề xuất cải biến lời cũng bị cựu Phó thủ tướng S. Rajaratnam chỉ trích, ông cho rằng phần lời tiếng Mã Lai của quốc ca đã là quá đơn giản để có thể hát. Ông cũng lưu ý rằng quốc ca đã được dịch sang ba ngôn ngữ chính thức khác của Singapore (Anh, Quan thoại và Tamil) cho những người không hiểu tiếng Mã Lai.
Một cuộc thăm dò do The Straits Times tiến hành cho thấy nhiều người Singapore biết ý nghĩa tổng thể của quốc ca, song chỉ 7/35 người được phỏng vấn biết ý nghĩa của mỗi từ, song tất cả đều có cảm giác tự hào khi nghe quốc ca.
Cải biên và ghi âm
Một phiên bản rút gọn của Majulah Singapura được các cơ cấu chính thức sử dụng từ năm 1965, tồn tại một phiên bản mở rộng chỉ sử dụng trong các sự kiện lễ nghi lớn. Những biên bản này được một người Anh tên là Michael Hurd cải biên. Sự cải biên này được ghi nhận lần đầu tiên khi Dàn nhạc giao hưởng Singapore trình diễn dưới sự chỉ huy của Lâm Diệu vào năm 1989.
Phiên bản gốc của quốc ca có điệu Sol trưởng, song đến năm 1983 các trường học phát hành một băng ghi âm giáo dục gây nhầm lẫn phổ biến do hát bằng điệu Fa trưởng. Năm 1993, phiên bản Majulah Singapura ngắn hơn được tuyên bố là phiên bản chính thức.
Ngày 19 tháng 1 năm 2001, Majulah Singapura được chính thức tái ban bố theo điệu Fa trưởng, và điều này được cho là một "cải biên uy nghi hơn và gây cảm hứng hơn"
Phần lời
Chuyển từ
Dịch nghĩa tiếng Việt
Hỡi người dân Singapore
Hãy cùng nhau tiến bước lên hạnh phúc
Chúng ta có cùng chung một lý tưởng
Là mong muốn Singapore thành công.
Hãy cùng nhau đoàn kết như một
Trong một tinh thần mới
Chúng ta cùng đồng thanh hô vang!
Tiến lên nào, Singapore!
Tiến lên nào, Singapore!
Hãy cùng nhau đoàn kết như một
Trong một tinh thần mới
Chúng ta cùng đồng thanh hô vang!
Tiến lên nào, Singapore!
Tiến lên nào, Singapore!
Tham khảo
Liên kết ngoài
Majulah Singapura – Bộ Quốc phòng
The National Anthem of Singapore – national symbols section, www.sg
Singapore: Majulah Singapura – audio recording of the national anthem of Singapore with information and lyrics
National anthem page, Access to Archives Online (a2o), National Archives of Singapore
Singapore National Anthem information page at Singapore Infopedia
Bài ca châu Á
Biểu tượng quốc gia Singapore
Bài hát Singapore
Nhạc khúc Fa trưởng
Quốc ca |
14182 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydro%20peroxide | Hydro peroxide | Hydro peroxide, hoặc hydrogen peroxide (thường gọi là nước oxy già có công thức hóa học H2O2), là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, đặc tính nhớt, có các thuộc tính oxy hóa mạnh, là chất tẩy trắng mạnh được sử dụng như là chất tẩy uế, cũng như làm chất oxy hóa, và (đặc biệt ở nồng độ cao như HTP) làm tác nhân đẩy trong các tên lửa.
Sử dụng
Trong gia đình
Khi ở nồng độ thấp (dưới 5%) nó được sử dụng phổ biến để tẩy rửa tóc hay vết thương trên người ở một mức độ nhất định. Với nồng độ cao hơn nó có thể làm cháy da khi tiếp xúc. Ở nồng độ rất thấp (3%), nó được sử dụng trong y học để rửa vết thương và loại bỏ các mô chết. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cho phép sử dụng nước oxy già 3% ("Cấp thực phẩm", hay không có sự bổ sung các hóa chất ổn định) như là nước rửa miệng. Các dung dịch peroxide thương mại (chủ yếu là H2O2 mua từ các hiệu thuốc) là không thích hợp cho việc uống nó do chúng chứa các hóa chất bổ sung có tính độc hại.
Một số người làm vườn và những người trồng cây thủy sinh đã nói đến giá trị của hydro peroxide trong các dung dịch nước của họ. Họ cho rằng sự phân hủy tự nhiên của nó giải phóng oxy cho cây trồng mà nó có thể làm tăng sự phát triển của rễ cũng như giúp xử lý các rễ đã thối rữa, là các tế bào chết do thiếu oxy.
Peroxide thương mại, như các dung dịch 3% mua tại hiệu thuốc, có thể sử dụng để tẩy các vết máu khỏi quần áo và thảm.
Lưu trữ
Do hydro peroxide phân hủy khi có ánh sáng nên nó cần phải bảo quản trong điều kiện mát và tránh chiếu nắng trực tiếp. Nó cũng cần được bảo quản trong chai lọ có dán nhãn rõ ràng, xa tầm với của trẻ em do nếu uống nhầm một lượng lớn thì nó có thể sinh ra các vấn đề với hệ tiêu hóa như bỏng, tổn thương và nôn mửa.
Các dung dịch đậm đặc hơn, chẳng hạn 35% sẽ gây ra chết người khi uống.
Ứng dụng công nghiệp
Khoảng 50% sản lượng hydro peroxide của thế giới năm 1994 được sử dụng để tẩy trắng giấy và bột giấy. Các ứng dụng tẩy trắng khác ngày càng trở nên quan trọng hơn do hydro peroxide được coi là chất thay thế tốt hơn về mặt môi trường so với các chất tẩy gốc clo.
Các ứng dụng chủ yếu khác trong công nghiệp của nó còn bao gồm cả việc sản xuất natri percacbonat và natri perborat, được sử dụng như là các chất tẩy rửa nhẹ trong các loại bột giặt để giặt là (ủi). Nó còn được sử dụng trong sản xuất các hợp chất peroxide hữu cơ nào đó như dibenzoyl peroxide, được sử dụng như là chất mồi gốc tự do trong các phản ứng trùng hợp và các phản ứng hóa học khác. Nó cũng được sử dụng để sản xuất các epoxit chẳng hạn như propylen oxit. Phản ứng với các axit cacboxylic tạo ra các "acid per-" tương ứng; ví dụ acid peacetic sử dụng công nghiệp được điều chế theo cách này từ axit acetic. Tương tự, axit metacloropeoxybenzoic (MCPBA), được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm, cũng được điều chế từ axit metaclorobenzoic.
Tác nhân đẩy
Sử dụng H2O2 như là tác nhân đẩy có một số ưu thế như sự phân hủy của nó tạo ra nước và oxy. Nhiên liệu được bơm vào trong khoang phản ứng, ở đó thông thường các chất xúc tác kim loại (đặc biệt là bạc hay bạch kim) kích thích sự phân hủy, luồng hơi nước-oxy được tạo ra hoặc là được sử dụng trực tiếp hoặc được trộn với nhiên liệu để đốt cháy. Khi là tác nhân đẩy đơn (không trộn với nhiên liệu) nó sinh ra xung lực riêng tối đa là (Isp) 161 s (1,6 kN·s/kg) làm cho nó là tác nhân đẩy hiệu suất thấp. Tên lửa đai lưng nổi tiếng của Bell sử dụng hydro peroxide làm tác nhân đẩy đơn. Khi phân hủy như là chất oxy hóa để đốt nhiên liệu thì xung lực riêng của nó cao hơn, có thể đạt tới 350 s (3,5 kN·s/kg), phụ thuộc vào loại nhiên liệu. Peroxide đã được sử dụng rất thành công như là chất oxy hóa cho tên lửa đẩy giá thành thấp của Anh, tên lửa Black Knight (Hiệp sĩ đen) cho các lần phóng vệ tinh của dự án Black Arrow (Mũi tên đen).
So sánh với hydrazin, peroxide ít độc hại hơn nhưng nó cũng không mạnh bằng. Peroxide cung cấp Isp thấp hơn một chút so với oxy lỏng, nhưng là một chất dễ bảo quản, không cần làm lạnh và đậm đặc hơn và nó có thể sử dụng để chạy các tuốc bin khí nhằm tạo ra áp suất cao. Nó cũng có thể sử dụng để làm mát tái sinh các động cơ tên lửa.
Trong những năm thập niên 1940- 1950 tuốc bin của Walter sử dụng hydro peroxide để chạy các tàu ngầm khi chúng lặn; chúng là quá ồn và có yêu cầu bảo dưỡng cao hơn khi so với hệ thống cung cấp năng lượng kiểu điêzen-điện chuyển đổi. Một số ngư lôi sử dụng hydro peroxide như là chất oxy hóa hay tác nhân đẩy, nhưng việc sử dụng này đã bị hải quân nhiều nước dừng lại vì các lý do an toàn. Sự rò rỉ hydro peroxide đã bị coi là nguyên nhân gây ra chìm các tàu HMS Sidon 2 và Kursk. Ví dụ, hải quân Nhật Bản phát hiện ra trong các lần thử nghiệm ngư lôi là nồng độ cao của H2O2 trong các chỗ uốn vuông góc của các ống dẫn HTP có thể dẫn tới các vụ nổ của các tàu ngầm hay ngư lôi.
Trong khi ứng dụng của nó như là tác nhân đẩy đơn cho các động cơ lớn đã bị suy giảm thì các thiết bị đẩy nhỏ (để kiểm soát tư thế) sử dụng hydro peroxide vẫn còn được sử dụng trong một số vệ tinh và đem lại ích lợi cho tàu vũ trụ, làm cho nó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh và an toàn hơn trong khi nạp và chứa nhiên liệu trước khi hạ cánh (khi so sánh với tác nhân đẩy đơn hidrazin). Tuy nhiên hydrazin là tác nhân đẩy đơn phổ biến hơn trong các tàu vũ trụ vì nó có xung lực riêng cao hơn và tỷ lệ phân hủy thấp hơn.
Sử dụng trong y tế
Nước oxy già được sử dụng như là chất khử trùng và chất khử khuẩn trong nhiều năm. Trong khi việc sử dụng nó đã bị suy giảm trong những năm gần đây do sự phổ biến của các sản phẩm OTC có mùi vị dễ chịu hơn và có sẵn hơn thì nó vẫn được nhiều bệnh viện, bác sĩ và nha sĩ sử dụng trong việc vô trùng, làm sạch và xử lý mọi thứ từ sàn nhà đến các phẫu thuật chân răng.
Hydro peroxide 35% cấp thực phẩm được gọi là "nước oxy già", với các giá trị y học hay trị liệu được coi như là liệu pháp hydro peroxide. Những người chủ trương sử dụng sản phẩm này cho rằng nó có thể hòa loãng và sử dụng trong "liệu pháp siêu oxy hóa" để điều trị AIDS, ung thư và nhiều bệnh khác; một số cũng kêu ca rằng thông tin về các sử dụng có lợi của peroxide bị cấm bởi cộng đồng khoa học.
Gần đây, các nhà thực hành y học khác cũng sử dụng các liều hydro peroxide tiêm tĩnh mạch trong nồng độ cực thấp (nhỏ hơn 1%) trong liệu pháp hydro peroxide - một hướng điều trị y học gây tranh cãi đối với ung thư. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, "đã không có các chứng cứ khoa học cho thấy hydro peroxide là an toàn, có hiệu quả hay có ích trong điều trị ung thư". Họ cũng khuyến cáo các bệnh nhân ung thư cần "duy trì việc chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa, là những người sử dụng các phương pháp điều trị đã được thử thách và các thử nghiệm điều trị đã được phê chuẩn của các điều trị mới có triển vọng".
Các thuộc tính vật lý
Hydro peroxide có hình dạng "xiên lệch", do lực đẩy giữa các cặp đơn trên các nguyên tử oxy. Mặc dù trên thực tế liên kết O-O là một liên kết đơn, phân tử có rào cản cao đáng kể để thực hiện vòng quay hoàn hảo là 29,45 kJ/mol; nó có nguyên nhân là do lực đẩy của cặp đơn.
Các góc liên kết bị ảnh hưởng chủ yếu bởi liên kết hydro, nó giải thích sự khác biệt giữa các dạng hơi và tinh thể; thực vậy người ta đã quan sát được một khoảng rộng giá trị trong các tinh thể chứa phân tử H2O2.
Các thuộc tính hóa học
Hydro peroxide có thể phân hủy tự nhiên thành nước và oxy. Thông thường nó phản ứng như là một chất oxy hóa, nhưng có nhiều phản ứng trong đó nó phản ứng như là chất khử, giải phóng ra oxy như là phụ phẩm. Nó cũng rất nhanh chóng tạo ra các peroxide vô cơ và hữu cơ.
Phân hủy
Hydro peroxide thông thường phân hủy theo phản ứng tỏa nhiệt thành nước và khí oxy một cách tự nhiên:
2H2O2 → 2H2O + O2 + Nhiệt lượng
Phản ứng này là thuận; nó có ΔH° -98,2 kJ/mol và ΔG° -119,2 kJ/mol. Tỷ lệ phân hủy phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ của peroxide, cũng như là độ pH và sự có mặt của các chất ổn định hay tạp chất. Hydro peroxide kỵ với nhiều chất gây ra sự xúc tác quá trình phân hủy nó, bao gồm phần lớn các kim loại chuyển tiếp và hợp chất của chúng. Các chất xúc tác phổ biến nhất là mangan dioxide, kali pemanganat và bạc. Phản ứng y như vậy cũng được xúc tác bằng enzym catalase, tìm thấy trong gan, mà chức năng chính của nó trong cơ thể là thải loại các sản phẩm phụ độc hại trong quá trình trao đổi chất và khử oxidative stress. Sự phân hủy diễn ra nhanh hơn trong chất kiềm, vì thế acid thường được thêm vào như là chất ổn định.
Việc đổ hydro peroxide nồng độ cao vào các chất dễ cháy có thể sinh ra sự cháy tức thì do oxy được giải phóng từ sự phân hủy hydro peroxide. Hydro peroxide nồng độ cao (viết tắt tiếng Anh: HTP high-test peroxide) cần phải lưu trữ trong các thùng chứa thông thoáng khí để ngăn ngừa việc tích lũy khí oxy nếu không sẽ dẫn tới sự phá hỏng thùng chứa. Thùng chứa phải được làm từ các vật liệu tương thích như PTFE, polyetylen hay nhôm (không sử dụng thép không gỉ tức inox) và phải trải qua quá trình làm sạch (thụ động hóa) để loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm trước khi đưa peroxide vào. (Lưu ý rằng polyetylen là tương thích ở nhiệt độ phòng nhưng có thể nổ cùng với peroxide khi bị cháy.)
Khi có mặt một chất xúc tác nào đó, như Fe2+ hay Ti3+, sự phân hủy có thể diễn ra theo cách khác, với các gốc tự do như HO· (hydroxyl) và HOO· được tạo ra. Tổ hợp của H2O2 và Fe2+ được biết đến như là thuốc thử Fenton.
Phản ứng oxy hóa-khử
Trong dung dịch nước, hydro peroxide có thể oxy hóa hay khử nhiều loại ion vô cơ. Khi nó như là một chất khử thì khí oxy được tạo ra. Trong dung dịch axit ion sắt(II) Fe2+ bị oxy hóa thành ion sắt Fe3+,
2Fe2+ (dung dịch) + H2O2 + 2H+ (dung dịch) → 2Fe3+ (dung dịch) + 2H2O (lỏng)
và sunfit (SO32−) bị oxy hóa thành sunfat (SO42−). Tuy nhiên kali pemanganat bị khử thành mangan(II) Mn2+ bởi tính axit của H2O2. Thú vị là dưới các điều kiện môi trường kiềm thì một số trong các phản ứng này là ngược lại; Mn2+ bị oxy hóa thành Mn4+ (trong dạng MnO2), và Fe3+ bị khử thành Fe2+.
2Fe3+ + H2O2 + 2OH− → 2Fe2+ + 2H2O + O2↑
Hydro peroxide thường xuyên được sử dụng làm chất khử trong hóa hữu cơ. Một ứng dụng là để oxy hóa các thioete thành các sunfoxit. Ví dụ metyl phenyl sunfit bị oxy hóa thành metyl phenyl sunfoxit với hiệu suất 99% trong metanol, thời gian 18 giờ (hay 20 phút với xúc tác TiCl3):
Ph-S-CH3 + H2O2 → Ph-S(O)-CH3 + H2O
Hydro peroxide kiềm hóa được sử dụng để epoxit hóa các alken thiếu hụt điện tử như axit acrylic, cũng như để oxy hóa các alkylboran thành rượu, bước thứ hai của quá trình hydroborua hóa-oxy hóa.
Tạo thành các hợp chất peroxide
Hydro peroxide là một axit yếu (pH = 4,5), và nó có thể tạo ra các muối hydro peroxide hay peroxide hay các dẫn xuất của nhiều kim loại. Ví dụ, với dung dịch axit cromic (CrO3) nó có thể tạo ra peroxide màu xanh lam không ổn định CrO(O2)2. Nó cũng có thể tạo ra các peoxoanion theo phản ứng với các anion; ví dụ phản ứng với borax tạo ra natri peborat, là một chất tẩy sử dụng trong các bột giặt:
Na2B4O7 + 4H2O2 + 2NaOH → 2Na2B2O4(OH)4 + H2O
H2O2 chuyển hóa các axit cacboxylic (RCOOH) thành các axit peroxy (RCOOOH), mà tự chúng lại được sử dụng như là các chất oxy hóa. Hydro peroxide phản ứng với aceton để tạo ra aceton peroxide và nó tương tác với ozon để tạo ra đihydro trioxit. Phản ứng với urê tạo ra cacbamua peroxide, được sử dụng để làm trắng răng. Cân bằng axit-base với triphenylphotphin oxit là "người vận chuyển" hữu ích của H2O2 trong một số phản ứng.
Tính base
Hydro peroxide là một base yếu hơn cả nước, nhưng nó có thể tạo ra một số sản phẩm với các axit rất mạnh. Siêu axit HF/SbF5 tạo ra các hợp chất không ổn định chứa ion (H3O2)+.
Sản xuất
Ngày nay hydro peroxide được sản xuất gần như duy nhất chỉ bằng sự tự oxy hóa của 2-etyl-9,10-đihydroxyanthracen thành 2-etylanthraquinon và hydro peroxide sử dụng oxy từ không khí. Dẫn xuất anthraquinon sau đó được chiết ra khỏi hỗn hợp và được khử ngược trở lại thành hợp chất đihydroxy bằng khí hydro với chất xúc tác kim loại. Phương trình tổng quan của quá trình này được đơn giản hóa như sau (dễ nhầm lẫn):
H2 + O2 → H2O2
Tuy nhiên tính kinh tế của công nghệ này phụ thuộc vào tính hiệu quả của quá trình tái chế quinon cũng như quá trình chiết dung dịch và của chất xúc tác cho quá trình hydro hóa.
Trước đây các công nghệ vô cơ đã được sử dụng, bằng cách điện phân dung dịch axit sunfuric hay amoni bisunfat (NH4HSO4), tiếp theo là sự thủy phân của peoxyđisunfat ((SO4)2)2− được tạo ra sau khi điện phân.
Năm 1994, sản lượng toàn thế giới của H2O2 là khoảng 1,9 triệu tấn, phần lớn trong chúng có nồng độ 70% hoặc thấp hơn. Trong năm này giá bán buôn H2O2 30% là khoảng US$0,54 một kg, tương đương với US$1,50/kg (US$0,68/lb) trên "cơ sở 100%".
Nồng độ
Hydro peroxide làm việc tốt nhất như là tác nhân đẩy khi ở nồng độ cực cao. Tuy nhiên, có rất ít nhà cung cấp hydro peroxide có độ tinh khiết cao, và họ cũng không thể bán với lượng lớn cho bất kỳ ai. Kết quả là những người nghiệp dư mong muốn sử dụng nó như là nhiên liệu cho tên lửa thông thường phải mua nó với nồng độ 70% hoặc thấp hơn (phần lớn trong số 30% còn lại là nước, và đôi khi còn có dấu vết của các chất ổn định, như thiếc), và sau đó tự làm tăng nồng độ của nó lên. Nhiều người thử chưng cất, nhưng điều này là cực kỳ nguy hiểm do hơi peroxide có thể kích nổ ở nhiệt độ khoảng 70 ℃. Hướng tiếp cận an toàn hơn là thổi khí (trơ về mặt hóa học với các chất có trong dung dịch) qua dung dịch, tiếp theo là đóng băng phân đoạn, nhưng thậm chí khi sử dụng phương pháp này thì các tạp chất thường vẫn có thể gây nổ.
Trong những năm thập niên 1950 HTP đã từng có sẵn hơn, nhưng do sự e ngại về an toàn nên các nhà sản xuất hàng loạt kể từ đó đã chuyển sang sản xuất H2O2 có nồng độ thấp khi có thể. Một số nhóm nghiệp dư đã biểu thị sự quan tâm của họ trong việc tự sản xuất peroxide để sử dụng cho chính họ và bán lại với một lượng nhỏ cho những người khác.
Các nguy hiểm
Hơi hydro peroxide có thể kích nổ trên 70 ℃, vì thế việc bảo quản dung dịch và hơi ở điều kiện mát là then chốt. Việc chưng cất hydro peroxide ở áp suất thường cũng rất nguy hiểm. Hơi hydro peroxide có thể tạo ra các chất nhạy nổ do tiếp xúc với các hydrocarbon như dầu mỡ. Các phản ứng nguy hiểm dao động từ bắt cháy tới nổ đã được thông báo là xuất hiện cùng với rượu, các keton, axit cacboxylic (cụ thể là axit acetic), các amin và phosphor.
Hydro peroxide, nếu đổ vào vải (hay các chất dễ cháy khác) sẽ làm bay hơi nước cho đến khi nồng độ đạt đến mức đủ lớn thì vật liệu sẽ tự động bắt cháy. Sản phẩm da nói chung chứa sắt kim loại từ quá trình thuộc da và thông thường bắt lửa rất nhanh.
Hydro peroxide đặc (> 50%) là một chất ăn mòn, và thậm chí các dung dịch mạnh để sử dụng trong gia đình cũng có thể kích thích mắt, các màng nhầy và da. Việc uống dung dịch hydro peroxide là nguy hiểm, do sự phân hủy trong dạ dày giải phóng ra một lượng khí lớn (10 lần thể tích của dung dịch 3%) dẫn tới sự chảy máu trong.
IARC liệt kê hydro peroxide trong Nhóm 3: được phân loại như là có tính gây ung thư đối với con người. Nghiên cứu trên chuột phát hiện ra sự tăng nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa sau việc hấp thụ hydro peroxide, nhưng các nghiên cứu khác trên động vật đã chứng tỏ nó không thuyết phục. Hydro peroxide được sản xuất như là phụ phẩm trong việc trao đổi oxy trong cơ thể, và gần như mọi cơ thể đều có enzym có tên gọi là peroxidase để xúc tác sự phân hủy nó thành nước và oxy (xem Phân hủy trên đây).
Sự rò rỉ của HTP (85–98% hydro peroxide) từ các ngư lôi là nguyên nhân làm nổ tàu ngầm Kursk của Nga năm 2000.
Đồng phân
Hydro peroxide có một đồng phân khác là "nước oxy", H2O+O−.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hiệp hội đẩy tên lửa thực nghiệm
Hydro peoxit như là nhiên liệu. PESWiki.com
NIST Dữ liệu tham chiếu tiêu chuẩn
Trang wiki về hóa điện toán
Ủy ban hóa chất châu Âu
Thẻ an toàn hóa chất quốc tế 0164
NIOSH Hướng dẫn bỏ túi cho các nguy hiểm hóa chất
Chuyên khảo của IARC về "Hydro peoxit"
General Kinetics Inc. Động cơ tên lửa hydro peoxit và thiết bị sản xuất khí
Đọc thêm
J. Drabowicz et al., in The Syntheses of Sulphones, Sulphoxides and Cyclic Sulphides, tr. 112–116, G. Capozzi et al., eds., John Wiley & Sons, Chichester, UK, 1994. ISBN 0-471-93970-6.
N. N. Greenwood, A. Earnshaw, Chemistry of the Elements, 2nd ed., Butterworth-Heinemann, Oxford, UK, 1997. A great description of properties & chemistry of H2O2.
J. March, Advanced Organic Chemistry, 4th ed., tr. 723, Wiley, New York, 1992.
W. T. Hess, Hydrogen Peroxide, in Kirk-Othmer Encyclopedia of Chemical Technology, 4th edition, Wiley, New York, Vol. 13, 961–995 (1995).
CA Cancer J Clin. 1993 Jan-Feb; 43 (1): 47–56. "Questionable methods of cancer management: hydrogen peroxide and other 'hyperoxygenation' therapies." PMID 8422605.
Peroxide
Hợp chất hydro
Nhiên liệu tên lửa
Chất khử trùng
Chất tẩy trùng
Hóa chất gia dụng
Hợp chất oxy |
14187 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%2B%2B | C++ | C++ (C Plus Plus, CPP, IPA: /siː pləs pləs/) là một loại ngôn ngữ lập trình bậc trung (middle-level). Đây là ngôn ngữ lập trình đa năng được tạo ra bởi Bjarne Stroustrup như một phần mở rộng của ngôn ngữ lập trình C, hoặc "C với các lớp Class", Ngôn ngữ đã được mở rộng đáng kể theo thời gian và C ++ hiện đại có các tính năng: lập trình tổng quát, lập trình hướng đối tượng, lập trình thủ tục, ngôn ngữ đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh, dữ liệu trừu tượng, và lập trình đa hình, ngoài ra còn có thêm các tính năng, công cụ để thao tác với bộ nhớ cấp thấp. Từ thập niên 1990, C++ đã trở thành một trong những ngôn ngữ thương mại ưa thích và phổ biến của lập trình viên.
C++ được thiết kế hướng tới lập trình hệ thống máy tính và phần mềm nhúng trên các mạch vi xử lý, bao gồm cả hệ thống có tài nguyên hạn chế và tài nguyên khổng lồ, với ưu điểm vượt trội về hiệu suất, hiệu quả và tính linh hoạt cao. C ++ có thể tìm thấy ở mọi nơi, với những điểm mạnh là cơ sở hạ tầng phần mềm và các ứng dụng bị hạn chế tài nguyên. bao gồm: phần mềm ứng dụng máy tính cá nhân, trò chơi điện tử, các hệ thống máy chủ (ví dụ: phần mềm thương mại điện tử, cỗ máy tìm kiếm trên web hoặc máy chủ SQL) và các ứng dụng ưu tiên về hiệu suất (ví dụ: tổng đài thông tin liên lạc hoặc thiết bị thăm dò không gian). C++ hầu hết được thực thi dưới dạng là một ngôn ngữ biên dịch, có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Mac OS, Linux, các phiên bản Unix. Nhiều nhà cung cấp cung cấp các trình biên dịch C ++, bao gồm Tổ chức Phần mềm Tự do, Microsoft, Intel và IBM.
C++ được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) chuẩn hóa, với phiên bản tiêu chuẩn mới nhất được ISO phê chuẩn và công bố vào tháng 12 năm 2017 là ISO / IEC 14882: 2017 (được gọi một cách không chính thức là C++ 17). Ngôn ngữ lập trình C++ ban đầu được chuẩn hóa vào năm 1998 là ISO / IEC 14882: 1998, sau đó được sửa đổi theo tiêu chuẩn C++ 03, C++ 11 và C++ 14. Tiêu chuẩn C++ 17 hiện tại thay thế các tính năng mới này và một thư viện tiêu chuẩn mở rộng. Trước khi tiêu chuẩn hóa ban đầu vào năm 1998, C++ được phát triển bởi Bjarne Stroustrup tại Bell Labs từ năm 1979, như một phần mở rộng của ngôn ngữ C khi ông muốn một ngôn ngữ hiệu quả và linh hoạt tương tự như C, cũng cung cấp các tính năng cấp cao cho tổ chức chương trình. C++ 20 là tiêu chuẩn được lên kế hoạch tiếp theo sau đó, phù hợp với chuỗi hiện tại của một phiên bản mới cứ sau ba năm.
Nhiều ngôn ngữ lập trình khác được phát triển dựa trên nền tảng C++, bao gồm C#, D, Java và các phiên bản mới hơn của C.
Chương trình Hello World đầu tiên
Chương trình Hello World là một chương trình đơn giản nhất của mọi ngôn ngữ lập trình#include <iostream>
using namespace std;
int main() {
cout << "Hello, World!" << endl;
return 0;
}
Tổng quan về kỹ thuật
Trong tiêu chuẩn 1998 của C++ có hai phần chính: phần ngôn ngữ cốt lõi và phần Thư viện chuẩn C++ (STL - Standard Template Library). Phần thư viện này lại bao gồm hầu hết thư viện tiêu bản chuẩn và phiên bản có điều chỉnh chút ít của thư viện chuẩn C. Nhiều thư viện C++ hiện hữu không thuộc về tiêu chuẩn như là thư viện Boost. Thêm vào đó, nhiều thư viện không theo tiêu chuẩn được viết trong C một cách tổng quát đều có thể sử dụng trong các chương trình C++.
Chức năng dẫn nhập trong C++
So với C, C++ tăng cường thêm nhiều tính năng, bao gồm: khai báo như mệnh đề, chuyển kiểu giống như hàm, new/delete, bool, các kiểu tham chiếu, const, các hàm nội tuyến (inline), các đối số mặc định, nạp chồng hàm, không gian tên (namespace), các lớp (bao gồm tất cả các chức năng liên quan tới lớp như kế thừa, hàm thành viên (phương pháp), hàm ảo, lớp trừu tượng, và cấu tử), nạp chồng toán tử, tiêu bản, toán tử phạm vi ::, xử lý ngoại lệ, và sự nhận dạng kiểu trong thời gian thi hành.
C++ còn tiến hành nhiều phép kiểm tra kiểu hơn C trong nhiều trường hợp.
Câu lệnh chú giải bắt đầu với // nguyên là một phần của BCPL được tái sử dụng trong C++.
Một số thành phần của C++ sau này đã được thêm vào C, bao gồm const, inline, khai báo biến trong vòng lặp for và chú giải kiểu C++ (sử dụng ký hiệu //). Tuy nhiên, C99 cũng bổ sung thêm một số tính năng không có trong C++, ví dụ như macro với số đối số động.
Vì được phát triển từ C, trong C++, thuật ngữ đối tượng có nghĩa là vùng nhớ như được dùng trong C, chứ không phải là một phiên bản của lớp như được hiểu trong phần lớn ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác. Ví dụ như:
int i;
Dòng trên sẽ định nghĩa một đối tượng kiểu int (số nguyên), tức là một vùng nhớ sẽ được sử dụng để lưu giữ biến i.
Thư viện C++
Thư viện chuẩn C++ dùng lại thư viện chuẩn C với một số điều chỉnh nhỏ để giúp nó hoạt động tốt hơn với ngôn ngữ C++. Một bộ phận lớn khác của thư viện C++ dựa trên Thư viện tiêu bản chuẩn (hay còn gọi là STL - viết tắt từ chữ Standard Template Library). Thư viện này có nhiều công cụ hữu dụng như là các thùng chứa (ví dụ như vector, danh sách liên kết và biến lặp (tổng quát hóa từ khái niệm con trỏ) để cung cấp những thùng chứa này sự truy cập giống như là truy cập mảng. Xa hơn nữa, bảng (đa) ánh xạ (mảng kết hợp) và (đa) tập, tất cả được cung cấp để có thể xuất ra các giao diện tương thích. Do đó, có thể dùng tiêu bản để viết các thuật toán tổng quát mà chúng làm việc được với bất kì thùng chứa nào hay với bất kì dãy nào được định nghĩa bởi biến lặp. Giống như C, các tính năng của thư viện này thì được truy cập bởi việc sử dụng lệnh dẫn hướng #include để bao gồm một tập tin tiêu đề chuẩn. C++ cung ứng 69 tiêu đề chuẩn, trong đó có 19 tiêu đề không còn hiệu lực nữa.
Vì thư viện chuẩn được thiết kế bởi những chuyện gia hàng đầu và đã được chứng minh trong toàn bộ lịch sử kĩ nghệ, các thành phần của thư viện này được khuyến cáo sử dụng thay vì dùng những phần viết tay bên ngoài hay những phương tiện cấp thấp khác. Ví dụ, dùng std:vector hay std::string thay vì dùng kiểu mảng đơn thuần sẽ không những là cho "đời sống dễ thở hơn", mà còn là một cách hữu hiệu để viết phần mềm được an toàn và linh hoạt hơn.
STL nguyên là một thư viện của hãng HP và sau đó là của SGI, trước khi nó được nhận vào thành chuẩn C++. Tiêu chuẩn thì không tham chiếu nó bằng cái tên "STL", khi đa phần nó chỉ là bộ phận tiêu chuẩn. Tuy vậy, nhiều người vẩn dùng khái niệm "STL" này để phân biệt nó với phần còn lại của thư viện C++ như là IOstream, quốc tế hóa (ký tự và ngôn ngữ trình bày), chẩn đoán, thư viện C,...
Một đề án mang tên STLPort, dựa cơ sở trên SGI STL, bảo trì các thiết lập mới của STL, IOStream và string. Các đề án khác cũng có những xây dựng đặc thù riêng của thư viện chuẩn với các mục tiêu thiết kế khác nhau. Mỗi nơi sản xuất hay phổ biến nhà trình dịch C++ đều bao gồm một sự thiết lập của thư viện, vì đây là phần quan trọng của tiêu chuẩn và lại là kỳ vọng của người lập trình.
C++ Các chức năng hướng đối tượng
C++ dẫn nhập thêm một số chức năng hướng đối tượng (OO) lên C. Nó cung cấp các lớp mà có 4 chức năng thông dụng trong các ngôn ngữ OO: tính trừu tượng, tính đóng gói, tính đa hình, và tính kế thừa.
Lưu ý: trong phần này các từ "hàm nội tại", "phương pháp", hay "hàm" đều có cùng một nghĩa là "phương thức thuộc về một lớp".
Tính đóng gói
C++ xây dựng tính đóng bằng cách cho phép mọi thành viên của một lớp có thể được khai báo bằng các từ khoá public, private hay protected. (xem thêm các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ OOP). Một thành viên private chỉ có thể được truy cập từ các phương pháp (hàm nội tại) là thành viên của chính lớp đó hay được truy cập từ các hàm và các lớp được đặc biệt cho phép sử dụng bằng cách dùng từ khóa friend. Một thành viên protected của một lớp sẽ có thể truy cập được từ các thành viên (nào đó) của các lớp có tính kế thừa của nó hay cũng có thể truy cập được từ các thành viện của chính lớp đó và của mọi thành viên friend.
Nguyên lý của OOP là mọi và chỉ có các hàm là có thể truy cập được đến các giá trị nội tại của cùng lớp thì nên có tính đóng. C++ có hỗ trợ đặc tính này (qua các hàm thành viên và các hàm friend), nhưng C++ lại không là yêu cầu bắt buộc: người lập trình có thể khai báo các phần hay tất cả các giá trị nội tại là công cộng (public), và cũng cho phép làm cho toàn bộ lớp trở thành công cộng. Lý do là vì C++ hỗ trợ không chỉ lập trình hướng đối tượng mà còn hỗ trợ các mẫu hình yếu hơn như là lập trình module.
Một thói quen tốt cần có trong thực hành là khai báo mọi dữ liệu đều là riêng tư (private), hay ít nhất ở dạng bảo tồn, và sau đó, tạo ra một giao diện nhỏ (thông qua các phương pháp) cho người dùng của lớp này giấu đi các chi tiết thiết lập bên trong.
Tính đa hình
Khái niệm đa hình được dùng khá rộng rãi và là khái niệm bị lạm dụng cũng như không được định nghĩa rõ ràng.
Nói chung tính đa hình trong lập trình hướng muốn nói đến 1 đoạn code nhưng trong 2 trường hợp khác nhau có thể xuất ra 2 kết quả khác nhau. Vì tính chất ra nhiều kết quả khác nhau này nên nó được gọi là đa hình.
Trong trường hợp của C++, khái niệm này thường được nối kết với các tên của các hàm thành viên. Các hàm thành viên này có cùng tên, sự khác nhau chỉ có thể được dựa vào một hay cả hai yếu tố sau:
Số lượng và kiểu của các đối số (tức là nguyên mẫu của hàm). Tính chất này gọi là đa hình tĩnh (static polymorphism)
Kiểu lớp mà thực thể thực sự thuộc vào. Tính chất này được dùng khi hàm thành viên được định nghĩa là hàm ảo qua từ khóa virtual, tính chất này gọi là đa hình động (dynamic polymorphism)
Khi được gọi thì chương trình sẽ tùy theo hai yếu tố trên để xác định chính xác hàm nào phải được thực thi trong số các hàm cùng tên.
Ví dụ sau đây mô tả tính đa hình:
/* Static polymorphism */
extern int SendJobToDevice(PrintJobText *, DeviceLaser *);
extern void SendJobToDevice(PrintJobText *, DeviceJet *);
extern void SendJobToDevice(PrintJobHTML *, DeviceLaser *);
extern void SendJobToDevice(PrintJobHTML *, DeviceJet *);...
SendJobToDevice(printJob, device);
/* Dynamic polymorphism */
class Device {
public:
virtual void print(PrintJob*);...
};
PrintJob *printJob;
Device *device;...
device->print(printJob);
// Note that since C++ does not have multiple dispatch, the above
// function call is polymorphic based only on the device's type.
Ví dụ thứ hai về tính đa hình động:
class Nguoi
{
public:
virtual void Chao() // Hàm ảo
{
cout << "Toi chua biet chao";
};
};
//------------------
class NguoiViet: public Nguoi
{
public:
void Chao()
{
cout << "Xin chao.";
}
};
//------------------
class NguoiAnh: public Nguoi
{
public:
void Chao()
{
cout << "Hello.";
}
};
//------------------
int main()
{
cout<<"Toi la Nguyen Huy Hoang\n";
Nguoi *n; NguoiViet nv; NguoiAnh na;
n = &nv;
n->Chao(); // (*)
n = &na;
n->Chao(); // cùng dòng code voi (*) nhưng lại cho kết quả khác
return 0;
}
Trong C, thì đa hình (động) có thể đạt tới bằng cách dùng từ khóa switch hay dùng con trỏ hàm.
C++ còn cung cấp hai tính năng độc đáo cho đa hình là:
Nạp chồng toán tử (overloading): Cho phép một toán tử hay một hàm có những ứng xử khác nhau phụ thuộc vào kiểu của các toán hạng hay các tham số tại thời điểm toán tử hay hàm được triệu gọi.
Ví dụ, ta có thể định nghĩa hai hàm trùng tên như sau: float Demo(float a, float b) {return a + b;} và int Demo(int a, int b) {return a - b;}
Ta cũng có thể tải bội phép cộng cho lớp MATRIX để có thể viết được C = A + B khi A, B và C có kiểu MATRIX.
Tính ảo (virtual): Cho phép một phương thức (hàm thành viên hoặc toán tử) của lớp có ứng xử khác nhau phụ thuộc vào sự kế thừa của lớp con cháu (Xem phương thức Chao() trong ví dụ trên.
Hai tính năng trên cho phép chương trình định ra nhiều sự thiết lập khác nhau của một hàm để sử dụng ứng với các kiểu (khác nhau) của các đối tượng.
Việc quá tải hàm cho phép các chương trình khai báo nhiều hàm có chung một tên (ngay cả việc các hàm này thuộc cùng một lớp). Các hàm này phân biệt được bởi số lượng và kiểu của các tham số. Ví dụ, một chương trình có thể có khai báo 3 hàm sau:
void pageUser(int userid);
void pageUser(int userid, string message);
void pageUser(string username);
Sau, đó, khi trình dịch đọc phải câu lệnh có gọi tới hàm pageUser(), thì nó sẽ xác định xem đó là hàm nào tùy dựa trên số lượng và kiểu của các đối số đã được đưa vào (tức là dựa vào sự khác nhau của các nguyên mẫu của những hàm này). Lý do ta gọi kiểu quá tải hàm này là đa hình tĩnh vì nó được phân lập trong thời gian dịch mã.
Chú ý: trình dịch sẽ không phân biệt khác nhau về kiểu trả về, do đó không thể quá tải hai hàm hoàn toàn giống nhau trong cùng một lớp mà lại chỉ khác nhau về kiểu trả về.
Quá tải toán tử (operation overloading) là một dạng của quá tải hàm. Nó là một trong những đặc tích của C++ bị nhiều tranh cãi nhất. Nhiều người cho rằng việc quá tải toán tử đã bị lạm dụng quá đáng, nhưng nhiều người khác nghĩ rằng đây là công cụ rất mạnh để tăng cường sự biểu thị (qua ký các hiệu toán tử).
Toán tử là một trong những ký hiệu đã được định nghĩa trong ngôn ngữ C++ đóng vai trò của các toán tử để thực hiện các phép toán trên các kiểu dữ liệu. Quá tải toán tử được hiểu là quá trình hay phương thức để tái sử dụng một toán tử sẵn có để định nghĩa và dùng cho một phép toán khác.
Danh sách các toán tử có thể thực hiện quá tải
+ - * / = < > += -= *= /= << >> <<= >>= ==!= <= >= ++ -- % & ^ ! | ~ &= ^= |= && || %= [] () new delete
Việc quá tải hàm cho phép người lập trình định nghĩa nhiều phiên bản khác nhau của một hàm để dùng với các kiểu đối số khác nhau trong khi việc quá tải toán tử lại cho phép người lập trình định nghĩa nhiều phiên bản khác nhau của một toán tử để dùng với các kiểu phép toán khác nhau.
Integer& operator++();
thì chương trình này có thể dùng toán tử ++ với các đối tượng của kiểu Integer. Ví dụ như:
Integer a = 2;
++a;
sẽ ứng xử tương đương với:
Integer a = 2;
a.operator++();
Trong phần lớn trường hợp, đoạn mã nguồn trên sẽ làm tăng giá trị của biến a lên 3. Tuy nhiên, lập trình viên viết lớp Integer có thể định nghĩa toán tử Integer::operator++() làm bất cứ gì lập trình viên muốn. Vì toán tử thường được dùng ngầm, lập trình viên không nên khai báo toán tử trừ trường hợp ý nghĩa của toán tử là rõ ràng và không gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng thư viện chuẩn C++ không tuân theo quy ước này. Ví dụ, đối tượng cout, được sử dụng để xuất ký tự ra màn hình có toán tử quá tải <<, nhiều người cho rằng toán tử << là không rõ ràng và vô nghĩa trong trường hợp muốn xuất ký tự ra màn hình do toán tử này cũng là toán tử được dùng trong phép tính dịch bit. Tuy nhiên, phần lớn lập trình viên cho rằng cách sử dụng toán tử << trong trường hợp cout là có thể chấp nhận được.
Tiêu bản C++ sử dụng rất nhiều tính đa hình tĩnh, trong đó bao gồm cả các toán tử được quá tải.
Hàm ảo cung cấp một kiểu đa hình khác. Trong trường hợp này, các đối tượng có cùng một lớp cơ sở có thể sử dụng một hàm một cách khác nhau. Ví dụ, lớp cơ sở PrintJob bao gồm hàm thành viên:
virtual int getPageCount(double pageWidth, double pageHeight)
Mỗi cách khác nhau của công việc in như là DoubleSpacedPrintJob, có thể trở thành phương pháp ưu tiên với một hàm mà có thể tính được gần đúng số trang của công việc in theo cách đó. Ngược lại, với việc quá tải hàm, các tham số của một hàm thành phần cho trước thì luôn luôn xác định và không đổi về số lượng và kiểu. Chỉ có kiểu của đối tượng (mà theo đó tên của phương pháp này được gọi) là có thay đổi.
Khi một hàm thành viên ảo của một đối tượng được gọi thì trình dịch đôi khi không được kiểu của đối tượng này ở thời gian dịch và do đó không thể xác định hàm (quá tải) nào để gọi. Quyết định gọi này bởi vậy phải để vào thời gian thực thi. Trình dịch sẽ tạo ra các mã để kiểm tra lại kiểu của đối tượng ở thời gian thi hành và từ đó xác định hàm nào để gọi. Bởi vì việc xác định hàm chỉ xảy ra lúc chạy chương trình nên phương pháp quá tải hàm này được gọi là đa hình động.
Sự xác định và thi hành của một hàm trong thời gian thực thi gọi là điều phối động. Trong C++, việc này thường hoàn tất bằng cách dùng các bảng ảo.
Tính kế thừa
Kế thừa từ một lớp cơ sở có thể được khai báo thông qua các đặc tính công cộng, bảo tồn, hay riêng tư. Những đặc tính này cho phép xác định khi nào các lớp dẫn xuất hay không liên quan có thể sử dụng các thành viên công cộng, bảo tồn, hay riêng tư của lớp cơ sở. Tuy nhiên, chỉ có sự kế thừa dạng công cộng là hoàn toàn theo đúng ý nghĩa của việc "kế thừa". Hai dạng khác thì ít được dùng hơn. Nếu các đặc tả này không được khai báo thì việc kế thừa được gán mặc định là dạng riêng tư cho lớp cơ sở và dạng công cộng cho một cấu trúc cơ sở.
Các lớp cơ sở có thể được khai báo là ảo (thông qua từ khóa virtual). Kế thừa ảo bảo đảm rằng chỉ có một thực thể của lớp cơ sở tồn tại trong đồ thị kế thừa, tránh được một số vấn đề mơ hồ của việc đa kế thừa.
Đa kế thừa cũng là một tính năng có nhiều tranh cãi trong C++. Tính đa kế thừa cho phép một lớp được dẫn xuất từ nhiều hơn một lớp cơ sở; điều này có thể dẫn tới một đồ thị phức tạp của các quan hệ kế thừa. Ví dụ, lớp "Buổi học" có thể kế thừa từ hai lớp "thời gian" và "bộ môn". Một số ngôn ngữ khác như Java, tiến hành cách thức tương tự bằng cách cho phép kế thừa của nhiều giao diện trong khi giới hạn số lượng của các lớp cơ sở (kế thừa) chỉ còn là một lớp. (giao diện, không như lớp, không cho phép thiết lập nội dung của các thành viên và do đó không thể có thực thể)
Thiết kế của C++
Trong tác phẩm The Design and Evolution of C++ ISBN 0-201-54330-3, Bjarne Stroustrup miêu tả các quy tắc mà ông ta dùng cho việc thiết kế C++. Biết rõ các quy tắc này sẽ giúp hiểu được tại sao C++ lại đi theo cách riêng của nó. Sau đây là một tổng kết sơ lược của các quy tắc. Các chi tiết của chúng có thể được tìm thấy trong cuốn The Design and Evolution of C++.
C++ được thiết kế để là một ngôn ngữ tổng quát có kiểu tĩnh mà lại hữu hiệu và năng động như C
C++ được thiết kế nhằm hỗ trợ trực tiếp và đầy đủ nhiều kiểu lập trình như là lập trình cấu trúc, sự Trừu tượng của dữ liệu, lập trình hướng đối tượng, và lập trình tổng quát.
C++ được thiết kế để người lập trình có cơ hội lựa chọn ngay cả khi điều này có thể dẫn tới sự chọn lựa sai lầm của người lập trình.
C++ được thiết kế để tương thích với C càng nhiều càng tốt, do đó, có cung ứng một sự chuyển đổi (ngôn ngữ) rất thuận tiện từ C.
C++ tránh các chức năng mà chúng thuộc về dặc điểm riêng của nền tảng hay của mục đích chung chung.
C++ không lệ thuộc vào các phần bổ sung cho các tính năng thừa.
C++ được thiết kế để hoạt động mà không cần phải có môi trường lập trình hoàn thiện.
Đọc thêm:
Inside the C++ Object Model, cuốn sách đào sâu nội dung của C++ của Stanley B. Lippman, ông là người xây đựng và bảo trì C-front, một phiên bản thiết lập nguyên thủy của C++ tại Bell Labs. Sách này trình bày làm thế nào trình dịch C++ chuyển các câu lệnh vào sự thiết trí bên trong bộ nhớ.
Lịch sử C++
Stroustrup đã bắt đầu làm việc với khái niệm lớp trong 1979. Ý tưởng tạo ra một ngôn ngữ mới bắt nguồn từ kinh nghiệm lập trình khi mà ông viết luận án tiến sĩ. Stroustrup nhận ra rằng Simula có nhiều tính năng hữu dụng cho việc phát triển một phần mềm lớn nhưng nó đã quá chậm trong ứng dụng thực tế, trong khi đó, BCPL lại nhanh nhưng ở cấp quá thấp và không tiện cho việc phát triển phần mềm lớn. Đến khi làm việc ở Bell Labs, thì ông gặp phải vấn đề trong việc phân tích nhân Unix với việc tính toán phân tán. Dùng lại kinh nghiệm lúc làm luận án tiến sĩ, Stroustrup cài thêm các tính năng giống như Simula vào trong C để nâng cao. C được chọn là vì đó là ngôn ngữ tổng quát, nhanh và năng động. Lần đầu tiên, các chức năng như là lớp, lớp dẫn xuất, kiểm tra kiểu mạnh, nội tuyến (inline), và đối số mặc định đã được thêm vào trong C. Lần xuất bản đầu tiên vào thị trường xảy ra trong tháng 11/1985.
Năm 1983, thì tên C với các lớp được đổi thành C++. các chức năng mới được thêm vào bao gồm hàm ảo, quá tải hàm và toán tử, tham chiếu, hằng, khả năng kiểm soát bộ nhớ của lưu trữ tự do, nâng cao việc kiểm soát kiểu, và lệnh chú giải kiểu (//).
Năm 1985, tác phẩm The C++ Programming Language được xuất bản lần đầu tiên, cung cấp một tài liệu tham khảo quan trọng cho ngôn ngữ nhưng đó chưa là một tiêu chuẩn chính thức.
Năm 1989 phiên bản C++ 2.0 phát hành. Các tính năng mới bao gồm đa kế thừa, lớp trừu tượng, hàm tĩnh, hàm thành viên hằng, và thành viên bảo tồn.
Năm 1990, cuốn The Annotated C++ Reference Manual được xuất bản cung cấp nền tảng cho tiêu chuẩn tương lai.
Phiên bản xuất bản sau đó có thêm các chức năng tiêu bản, ngoại lệ, không gian tên, chuyển kiểu cho toán tử new, và kiểu Boolean.
Khi C++ hình thành, thì thư viện chuẩn hoàn thiện với nó. Thư viện C++ đầu tiên thêm vào là iostream.h cung cấp cơ sở để thay thế các hàm C truyền thống như là printf và scanf. Sàu này, trong những thư viện chuẩn quan trọng nhất được thêm vào là Thư viện Tiêu bản Chuẩn.
Sau nhiều năm làm việc, có sự cộng tác giữa ANSI và hội đồng tiêu chuẩn hoá C++ của ISO để soạn thảo tiêu chuẩn ISO/IEC 14882:1998. Phiên bản tiêu chuẩn này được phát hành năm 1989, hội đồng tiếp tục xử lý các báo cáo trục trặc, và ấn hành một phiên bản sửa sai của chuẩn C++ trong năm 2003.
Không ai là chủ nhân của ngôn ngữ C++, nó hoàn toàn miễn phí khi dùng. Mặc dù vậy, các văn bản tiêu chuẩn thì không miễn phí.
Sự phát triển trong tương lai
C++ tiếp tục phát triển để thỏa mãn các nhu cầu tương lai. Đặc biệt nhóm Boost.org, làm việc trên hầu hết các dạng và các khuyến cáo trong C++ cho Hội đồng Tiêu chuẩn C++ về các chức năng hoạt động tốt và các chức năng cần được cải thiện. Công việc hiện tại cho thấy bản năng đa mẫu hình của C++ sẽ ngày càng nhiều. Ví dụ: Công việc của Boost.org mở rộng rất mạnh chức năng của C++ và khả năng siêu lập trình (metaprogramming) của nó. Chuẩn C++ không đề cập về sự thiết lập của mã hóa tên (name decoration), xử lý ngoại lệ và sự thiết lập các tính năng đặc biệt khác, tạo mã đối tượng mà nó được làm ra từ những trình biên dịch không tương thích khác. Dù vậy, vẫn có những tiêu chuẩn khác từ các nhà sản xuất dùng cho những máy hay OS riêng biệt nhằm tiêu chuẩn hóa các trình biên dịch trên các nền tảng đó, Ví dụ .
Các trình biên dịch cho đến gần đây (2004) vẫn lưỡng lự khi hỗ trợ toàn bộ chuẩn C++, đặc biệt là trong những lãnh vực của tiêu bản (đây là phần ngôn ngữ đã được công nhận hoàn toàn từ hội đồng tiêu chuẩn. Một điểm các biệt đáng nói nữa là từ khóa export, nhằm cho phép các định nghĩa của các tiêu bản được tách rời khỏi các khai báo của chúng. Trình biên dịch đầu tiên thiết kế kiểu này là Comeau C++, đầu năm 2003 (5 năm sau khi tiêu chuẩn đã được phát hành!); trong năm 2004, phiên bản beta trình biên dịch của Borland C++ Builder X cũng hỗ trợ dùng export. Cả hai trình biên dịch đó dựa trên phần tương tác ngoại vi (front-end) của EDG C++. Cũng cần lưu ý rằng nhiều sách cung cấp mã Ví dụ cho việc thiết lập từ khóa export (Ivor Horton's Beginning ANSI C++, pg. 827) mà lại không dịch được, nhưng lại cũng không có tham khảo vấn dề này với việc (khó khăn) đã nêu trên. Những trình biên dịch khác như là Microsoft Visual C++ và GCC thì hoàn toàn không hỗ trợ nó. Herb Sutter, thư ký hội đồng tiêu chuẩn C++, có khuyến cáo rằng export sẽ được hủy bỏ trong các phiên bản tương lai của chuẩn C++ . Nhưng quyết định tối hậu đã được đưa ra là giữ nguyên nó trong chuẩn C++.
Nhiều vấn đề về tiêu bản bao gồm các xây dựng như đặc biệt hóa tiêu bản từng phần, mà đã được hỗ trợ một cách nghèo nàn trong nhiều năm sau khi chuẩn C++ đã ra đời.
Lịch sử của tên "C++"
Tên C++ được đặt ra bởi Rick Mascitti (giữa 1983) và lần đầu tiên được dùng trong tháng 12 1983. Trước đó, trong suốt thời kì nghiên cứu, khi ngôn ngữ phát triển đã được đề cập như là "C với các lớp". Toán tử ++ được nối vào với tên "C" (có nghĩa là tăng giá trị của C lên 1 đơn vị) được dùng theo cách đặt tên thông thường của việc dùng dấu + với ý nghĩa "nâng cao". Ví dụ: "Wikipedia+". Sau này phiên bản ngôn ngữ lập trình cao hơn dựa trên nền tảng của C và C++ được gọi là C#, tương ứng với 4 dấu +. Theo Stroustrup thì:
Cái tên C++ nhấn mạnh sự tiến hóa tự nhiên của các thay đổi từ C. C+ là tên của một ngôn ngữ lập trình cũ và không liên quan gì đến C hay C++.
C++ không phải là C mở rộng
Trong khi nhiều mã nguồn viết trong C sẽ được dịch như là ngôn ngữ C++ mà không gặp trở ngại gì thì cũng có một số khác nhau giữa hai ngôn ngữ đã ngăn không cho C++ trở thành (ngôn ngữ) mở rộng của C. Chẳng hạn như C++ cấm gọi hàm main bên trong một chương trình, trong khi điều này hợp lệ trong C. Thêm vào đó C++ có nhiều giới hạn trong một số tính năng như là nó thiếu sự chuyển kiểu mặc định giữa các kiểu con trỏ không liên hệ nhau và cũng không cho phép một hàm được sử dụng nếu chưa khai báo.
Một vấn đè thường xảy ra khi chuyển dịch từ C sang C++ là nhiều từ khoá được thêm vào trong C++. Điều này có thể làm cho một số tên trong C trở thành bất hợp lệ trong C++. Ví dụ:
struct template {
int new;
struct template *class;
};
hợp lệ trong C nhưng không dùng được trong C++ vì các từ khoá template, new và class.
Sự khác nhau còn xảy ra trong kiểu trình bày. Ví dụ như trong một cách cũ và truyền thống của việc khai báo trong C sau đây sẽ không được chấp thuận trong C++:
int subtract(minuend, subtrahend)
int minuend;
int subtrahend;
{
return minuend - subtrahend;
}
Theo yêu cầu mới trong C++ nên viết thành:
int subtract(int minuend, int subtrahend)
{
return minuend - subtrahend;
}
Xem thêm chi tiết trong phần quan hệ với C++ của bài ngôn ngữ C.
Các ví dụ trong C++
Các ví dụ đơn giản
Hai chương trình đơn giản sau đây có thể chạy trong C++ dù không thực hiện điều gì có ý nghĩa:
#include<iostream>
int main()
{
return 0;
}
Nhiều khi việc đưa vào các tham số cho hàm main (để dùng lúc khởi động chương trình) là cần thiết:
int main(int argc, char *argv[])
{
return 0;
}
Trong đó, argc là số lượng tham số và argv là mãng các dãy ký tự chứa các tham số.
Lưu ý:
Chuẩn C++ đòi hỏi hàm main phải trả về kiểu int. Nếu hàm này trả về kiểu khác thì nó không nằm trong tiêu chuẩn.
Chuẩn C++ cũng không đòi hỏi phải có câu lệnh return trong hàm. Khi một hàm không cung cấp giá trị trả về sẽ được trình dịch trả về giá trị mặc định 0. Tuy nhiên, nhiều trình biên dịch không hỗ trợ việc này mà thay vào đó là báo lỗi.
Hello World!
Đây là ví dụ Hello World (Chào thế giới) dùng hàm cout trong thư viện chuẩn C++ để hiển thị một chuỗi ký tự và kết thúc chương trình.
#include <iostream> // Required for std::cout
using namespace std; // For std library
int main()
{
cout << "Hello World!" << endl;
}
Đọc bàn phím và hiển thị ra màn hình chuẩn
Ví dụ sau:
#include <iostream>
using namespace std;
int main()
{
int response;
std::cout << "Are you feeling well? (1=Yes, 2=No)" << std::flush;
std::cin >> response;
if (response == 1) {
std::cout << "I am glad that you are fine.\n";
}
else {
std::cout << "Oh, I am so sorry.\n";
}
}
// kết quả thì hên xui nha
Ví dụ này hiển thị câu hỏi; người dùng đưa vào thông báo trả lời và máy sẽ đọc vào biến response. Sau đó, khối mã của câu lệnh if sẽ phân nhánh quyết định hiển thị trả lời.
Viết theo mẫu hình tiêu bản
C++ hỗ trợ nhiều mẫu hình lập trình, người lập trình có thể tùy nghi lựa chọn cho mình mẫu hình nào thích hợp hoặc lựa chọn ngay cả việc lập trình dùng đa mẫu hình. Ví dụ sau đây dùng mẫu hình Lập trình tiêu bản:
C++ hiện đại có thể hoàn tất các thao tác khó trong một phương cách đơn giản. Ví dụ sau đây dùng Thư viện bản Tiêu Chuẩn. Đó là thùng chứa map và vector:
#include <iostream> // std::cout
#include <ostream> // operator <<
#include <vector> // std::vector<>
#include <map> // std::map<> and std::pair<>
#include <algorithm> // std::for_each()
#include <string> // std::string
using namespace std; // import "std" namespace into global namespace
void display_item_count(pair< string const, vector<string> > const& person)
{
// person is a pair of two objects: person.first is person's name,
// person.second is a list of person's items (vector of strings)
cout << person.first << " is carrying "
<< person.second.size() << " items" << endl;
}
int main()
{
// Declare a map with string keys and vectors of strings as data
map< string, vector<string> > items;
// Add some people to the map and let them carry some items
items["Anya"].push_back("scarf");
items["Dimitri"].push_back("tickets");
items["Anya"].push_back("puppy");
// Iterate over all the items in the container
for_each(items.begin(), items.end(), display_item_count);
return 0;
}
Viết theo mẫu hình hướng đối tượng
Lưu ý:
Các dòng màu đen là mã nguồn, các dòng màu khác là các dòng giải thích ý nghĩa sử dụng của OOP.
Bản thân các lớp khi khai báo vẫn có tính trừu tượng. Nghĩa là, nó không sử dụng trực tiếp được (mà chỉ có thể xem là các kiểu dữ liệu). Chỉ khi nào người dùng thực hiện động tác thực thể hóa (instantiate) thì lớp này mới khởi động và tạo thành một đối tượng thực. Trong Ví dụ này thì câu lệnh Inherit1 boy; và câu lệnh Inherit2 girl; là hai câu lệnh để thực thể hóa thành hai đối tượng boy và girl.
Sự hỗ trợ các loại đặc tính cho OOP trong C++ rất phong phú. Ví dụ chỉ nhằm minh họa các tính chất cơ bản của OOP.
Xem thêm
Cú pháp ngôn ngữ C++
Thư viện chuẩn C++
C (ngôn ngữ lập trình)
C++11
C#
Mẫu thiết kế
Dev-C++
Bộ trình dịch GNU
Hàm nội tuyến
Lập trình meta
Danh sách từ nguyên thuật ngữ máy tính
Lập trình hướng đối tượng
Visual C++
Javascript
Tham khảo
Đặng Ngọc Hoàng Thành: Lập trình hướng đối tượng với C++, 2011
British Standards Institute: The C++ Standard, John Wiley and Sons Ltd, ISBN 0-470-84674-7
Bjarne Stroustrup: The C++ Programming Language, Addison-Wesley, ISBN 0-201-70073-5
Bjarne Stroustrup: The Design and Evolution of C++, Addison-Wesley, ISBN 0-201-54330-3
Nicolai M. Josuttis: The C++ Standard Library, Addison-Wesley, ISBN 0-201-37926-0
David Vandevoorde, Nicolai M. Josuttis: C++ Templates: The complete Guide, Addison-Wesley, ISBN 0-201-70073-5
Scott Meyers: Effective C++ - 50 Specific Ways to Improve Your Programs and Designs, Addison-Wesley, ISBN 0-201-92488-9
Scott Meyers: More Effective C++ - 35 New Ways to Improve Your Programs and Designs, Addison-Wesley, ISBN 0-201-63371-X
Scott Meyers: Effective STL: 50 Specific Ways to Improve Your Use of the Standard Template Library, Addison-Wesley, ISBN 0-201-74962-9
Andrei Alexandrescu: Modern C++ Design - Generic Programming and Design Patterns Applied, Addison-Wesley, ISBN 0-201-70431-5
Herb Sutter, Andrei Alexandrescu: C++ Coding Standards - 101 Rules, Guidelines, and Best Practices, Addison-Wesley, ISBN 0-321-11358-6
David Abrahams, Aleksey Gurtovoy: C++ Template Metaprogramming: Concepts, Tools, and Techniques from Boost and Beyond, Addison-Wesley, ISBN 0-321-22725-5
Herb Sutter: Exceptional C++ Style, Addison-Wesley, ISBN 0-201-76042-8
Andrew Koenig, Barbara E. Moo: Ruminations on C++, Addison-Wesley, ISBN 0-201-42339-1
Andrew Koenig, Barbara E. Moo: Accelerated C++ - Practical Programming by Example, Addison-Wesley, ISBN 0-201-70353-X
Matthew Wilson: Imperfect C++: Practical Solutions for Real-Life Programming, Addison-Wesley, ISBN 0-321-22877-4
James O. Coplien: Advanced C++, ISBN 0-201-54855-0
James O. Coplien: Multiparadigm Design for C++, Addison-Wesley, ISBN 0-201-82467-1
John Lakos: Large-Scale C++ Software Design, Addison-Wesley, ISBN 0-201-63362-0
Stephen C. Dewhurst: C++ Gotchas: Avoiding Common Problems in Coding and Design, Addison-Wesley, ISBN 0-321-12518-5
D. S. Malik: C++ Programming - From Problem Analysis to Program Design, Course Technology, ISBN 0-619-06213-4
Ivor Horton: Beginning ANSI C++: The Complete Language, Apress, ISBN 1-59059-227-1
Siva Challa, Artur Laksberg: Essential Guide to Managed Extensions for C++, Apress, ISBN 1-893115-28-3
John Viega, Matt Messier: Secure Programming Cookbook for C and C++, O'Reilly & Associates, ISBN 0-596-00394-3
Steve Oualline: How Not to Program in C++, No Starch Press, ISBN 1-886411-95-6
Steve Oualline: Practical C++ Programming, O'Reilly & Associates, ISBN 0-596-00419-2
Michi Henning, Steve Vinoski: Advanced CORBA Programming with C++, Addison-Wesley, ISBN 0-201-37927-9
Cameron Hughes, Tracy Hughes: Parallel and Distributed Programming Using C++, Prentice Hall, ISBN 0-13-101376-9
Adam Drozdek: Data Structures in C++, Course Technology, ISBN 0-534-37597-9
Larry R. Nyhoff: ADTs, Data Structures and Problem Solving with C++, Addison-Wesley, ISBN 0-13-132794-1
Paul Deitel, Harvey Deitel, D. R. Choffnes, C. L. Kelsey: Simply C++ - An Applicaton-Driven Tutorial Approach, Prentice Hall, ISBN 0-13-127768-5
Paul Whitehead: Learning C++ - Programming C++ with Objects and Templates, O'Reilly & Associates, ISBN 0-596-00437-0
Stanley B. Lippman: Essential C++, Addison Wesley, ISBN 0-201-48518-4
Liên kết ngoài
Bjarne Stroustrup's homepage
C++ FAQ Lite by Marshall Cline
Bjarne Stroustrup's C++ Style and Technique FAQ
Hướng dẫn
Dinkumware's C++ Library Reference Manual
SGI's Standard Template Library Programmer's Guide
C/C++ Reference
Hyperlinked C++ BNF Grammar
Trình dịch
Borland's freely available compiler
Digital Mars C++
GNU Compiler Collection, including the g++ compiler
Microsoft's freely available.NET C++ compiler
Sách
Giáo trình lập trình hướng đối tượng C++ bởi Ths Hoàng Thành.
Programming:C plus plus(1) Wikibook
Programming:C plus plus(2) Wikibook
How to Think Like a Computer Scientist C++ version
Free book "Thinking in C++" by Bruce Eckel
Free book "C++: A Dialog" by Steve Heller
Computer-Books.us Collection of online C++ books.
Trợ huấn
C++ Programming Tutorials - CoderSource.net
Free C++ Tutorials
Free, comprehensive C++ Tutorials from About.com
GNAcademy.Org TWiki C++ Web
The C++ Annotations
Thông tin về các chuẩn
Standards Committee Page: JTC1/SC22/WG21 - C++
Somewhat dated draft of the C++ standard
Testing C++ Compilers for ISO Language Conformance
Các thư viện và tài liệu liên đới
Boost.org: C++ high quality libraries
Common Text Transformation Library
Planet Source Code with several thousand code samples
Hierarchical (Mumps) data base facility
Các trang web liên quan
CodePedia, the developer's encyclopedia
CProgramming.com
Code Project
Diễn đàn
C++ learning community , C++ forums based at learning the C++ language
C++ Forum at Cprogramming.com
C and C++ at Daniweb
C++ Home Forum at cpp-home.com
Tạp chí
C/C++ Users Journal
Cộng đồng
Association of C and C++ Users ACCU
Khác
C2.com Discussion
Parsing C++
Embedded C++ Homepage
From Borland C++ to ISO/ANSI C++ A guide to translate C++ code for developers.
Ch - free interpreter of C++ subset
C++/CLI by Stanley B. Lippman
freenode's ##C++ channel wiki
Article "Incompatibilities Between ISO C and ISO C++" by David R. Tribble
Newsgroups "comp.lang.c++" "comp.lang.c++.moderated" "comp.std.c++"
Internet sites and files of interest to C++ users, A categorised list of C++ related links.
University of Cambridge Department of Engineering list of C++ links
C++ Programming Code Examples
C (ngôn ngữ lập trình)
Họ ngôn ngữ lập trình C++
Tiêu chuẩn ISO
Phần mềm đa nền tảng
Ngôn ngữ lập trình bậc cao
Họ ngôn ngữ lập trình Algol |
14192 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20b%C3%A0%20%C4%91%E1%BA%A7m%20x%C3%B2e | Tượng bà đầm xòe | Bức tượng bà đầm xòe là tên người dân Hà Nội thường gọi một bản sao của tượng Nữ thần Tự do được đặt tại Hà Nội từ năm 1887 cho đến khi bị giật đổ ngày 1 tháng 8 năm 1945. Bản chính của tượng Nữ thần Tự do tại Thành phố New York của Hoa Kỳ có chiều cao là 46 m; bản sao tại Hà Nội có kích cỡ khoảng 2,85 mét; một bản sao khác có kích cỡ 11 mét được đặt tại đảo Thiên Nga trên sông Seine, thành phố Paris.
Tên gọi dân gian
Khi làm pho tượng Nữ thần Tự do tặng cho nước Mỹ, Frédéric Auguste Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Tượng được làm bằng đồng, màu xám, rỗng. Người Hà Nội thời bấy giờ gọi nó là tượng "Bà đầm xòe" ("Bà đầm" là Tây, còn "xòe" là vì bộ váy của bà ta lòe xòe).
Lịch sử
Tượng được đem triển lãm ở hội chợ Đấu Xảo tại Hà Nội (nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô) vào năm 1887. Kết thúc triển lãm, tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng ở vườn hoa trước Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng đài Lý Thái Tổ bây giờ.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1890, ngày Quốc khánh Pháp, chính quyền Pháp tại Đông Dương quyết định dựng tượng Paul Bert thế chỗ tượng bà đầm xòe; tượng bà đầm xòe do đó được chuyển lên đặt trên đỉnh tháp rùa theo lời đề nghị của kỹ sư Pháp Daurelle, mặt hướng về phía tượng Paul Bert.
Trong khi đợi lấy đá từ núi Vossges, quê hương của Paul Bert để làm bệ, tượng bà đầm xòe đã bị vội vã vật đổ nằm ngửa ra nền cỏ, nằm chình ình bên cạnh tượng Paul Bert cũng được đưa đến sớm. Chính vì thế, thời đó trẻ con Hà Nội có câu vè châm biếm:
"Ông Pôn Be lấy bà đầm xòe
Trước nhà kèn ò e ý e...".
Khoảng năm 1896, tượng được mang về đặt tại vườn hoa Cửa Nam, lúc đó gọi là Quảng Văn đình hay vườn hoa Neyret. Quảng Văn đình vốn là nơi nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi người Pháp chuyển tượng bà đầm xòe về đây đã làm biến đổi kiến trúc nơi này, khiến cho các nhà nho phản ứng:
"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe..."
Chấm dứt tồn tại
Ngày 31 tháng 7 năm 1945, thị trưởng Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, lúc đó là ông Trần Văn Lai, ký lệnh giật đổ tượng bà đầm xòe vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ thực dân Pháp. Lúc 9 giờ 40 phút sáng ngày hôm sau, mùng 1 tháng 8 năm 1945 tượng bà đầm xòe và tượng Paul Bert, tượng Thống chế Ferdinand Foch, tượng Jean Duquis cùng bị giật đổ. Sau đó, các bức tượng trên đều được đem cất vào kho. Sự tồn tại của bức tượng bà đầm xòe chấm dứt vào năm 1952 khi bức tượng bị đem đi nung chảy để góp đồng đúc thành pho tượng phật A-di-đà nặng khoảng 10 tấn được đặt trong chánh điện chùa Ngũ Xã hiện nay.
Xem thêm
Tháp Rùa
Vườn hoa Cửa Nam
Ngoài phiên bản nhỏ tại Việt Nam, trên thế giới còn có các phiên bản nhỏ khác của tượng Nữ thần Tự do:
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hà Nội: Từng có tượng Thần Tự do trên nóc Tháp Rùa?, N.P.G.H., báo Tiền Phong, 6/8/2005
Bà đầm xòe
Hoàn Kiếm |
14199 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Acid%20selenic | Acid selenic | Axit selenic là một hợp chất hóa học với công thức H2SeO4. Đây là một oxit axit của selen, cấu trúc chính xác hơn của nó được mô tả bằng công thức (HO)2SeO2. Nó là một hợp chất không màu. Mặc dù nó có ít ứng dụng, nhưng một trong những muối của nó, natri selenate được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và thức ăn gia súc.
Dạng monohydrat nóng chảy ở 26 °C, còn dạng dihydrat nóng chảy ở −51,7 °C.
Cấu trúc và liên kết
Theo dự đoán của lý thuyết VSEPR, trung tâm của axit là selen và có dạng tứ diện, với độ dài liên kết Se-O là 161 pm. Trong trạng thái rắn, nó kết tinh ở dạng cấu trúc trực thoi.
Tính chất hóa học
Axit selenic loãng có các tính chất như các axit thường khác:
Tác dụng với kim loại giải phóng khí Hydro:
H2SeO4 + Ca → CaSeO4 + H2↑
Tác dụng với base tạo thành muối và nước:
H2SeO4 + 2RbOH → Rb2SeO4 + 2H2O
Tác dụng với oxit base tạo thành muối và nước:
H2SeO4 + CuO → CuSeO4 + H2O
Tác dụng với muối tạo thành axit mới và muối mới:
H2SeO4 + K2SO4 → K2SeO4 + H2SO4
Axít selenic đậm đặc có những tính chất hóa học riêng:
Tác dụng với đồng:
Cu + 2H2SeO4 → CuSeO4 + 2H2O + SeO2
Giống như axit sulfuric, axit selenic là một axit mạnh háo nước và cực kỳ dễ hòa tan trong nước. Các dung dịch đậm đặc thì có tính nhớt. Các dạng mono và dihydrat đã được biết đến.
Axit selenic là chất oxy hóa mạnh hơn axit sunfuric, có khả năng giải phóng chlor khỏi ion clorua , bị khử thành axit selenơ :
Nó phân hủy ở nhiệt độ trên 200 °C, tạo thành axit selenơ va giải phóng khí oxy:
Axit selenic phản ứng với muối bari để kết tủa tương tự như .
Nói chung, muối selenat rất giống muối sunfat, nhưng dễ tan hơn. Nhiều muối selenat có cấu trúc tinh thể giống như muối sunfat tương ứng.
Xử lý axit selenic bằng acid fluorosulfuric thu được selenoyl florua:
Axit selenic đặc nóng phản ứng với vàng, tạo thành dung dịch vàng(III) selenat có màu vàng đỏ:
Sản xuất
Vì selen trioxit không bền nên không thể sản xuất axit selenic bằng cách hòa selen trioxit vào nước như cách sản xuất axit sulfuric mà phải oxy hóa các hợp chất selen ở trạng thái oxy hóa thấp hơn.
Phương pháp thường được sử dụng để sản xuất axit selenic hiện nay là oxy hóa selen dioxide trong dung dịch H2O2:
Để có được axít selenic khan ở dạng chất rắn kết tinh, người ta làm bốc hơi dung dịch axít selenic ở nhiệt độ dưới 140 °C (413 K; 284 °F) trong chân không.
Axít selenic cũng có thể tạo ra bởi các quá trình oxy hóa H2SeO3 với halogen, ví dụ như clo hoặc brom, hoặc với kali pemanganat. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng clo hoặc brom làm tác nhân oxy hóa cũng đồng thời sản xuất ra axit clohydric hoặc axit bromhydric là các phụ phẩm cần loại bỏ, do chúng có thể khử axit selenic thành axit selenơ.
Ngoài các cách trên còn có một phương pháp nữa, đó là oxy hóa selen nguyên tố bằng dung dịch clo:
An toàn
Axít selenic mạnh hơn axit sulfuric nên khi rơi vào da sẽ làm bỏng, thậm chí đi sâu vào tác dụng với xương, tủy, gây hậu quả nghiêm trọng.
Giống như các hợp chất của selen, axit selenic có độc tính cao, vì vậy cần phải hết sức cẩn thận khi làm việc với hóa chất này.
Do có tính háo nước nên tuyệt đối không pha loãng bằng cách đổ nước vào axit, nếu làm vậy nước sẽ sôi lên và mang theo axit bắn ra xung quanh.
Tham khảo
Hợp chất seleni
Selenic, axít
Hợp chất hydro
Acid oxy hóa |
14200 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20N%E1%BB%AF%20th%E1%BA%A7n%20T%E1%BB%B1%20do | Tượng Nữ thần Tự do | Tượng Nữ thần Tự do (; tên đầy đủ là Nữ thần Tự do Soi sáng Thế giới; ; ) là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng theo phong cách tân cổ điển với kích thước lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York thuộc Thành phố New York, Hoa Kỳ. Tác phẩm này do kiến trúc sư người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi thiết kế, khung kim loại của nó được chế tạo bởi Gustave Eiffel và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ.
Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ.
Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. Công việc xúc tiến gây quỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về phía người Mỹ. Năm 1885 công việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng hộ. Trong số người góp tiền, đa số góp dưới một đô la mỗi người.
Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe (nay là Đảo Liberty). Để đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành phố New York. Đó cũng là lần đầu tiên công chúng chứng kiến hoa giấy tung xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa.
Tượng Nữ thần Tự do được công nhận là Tượng đài Quốc gia và ghi trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ là Tượng Nữ thần Tự do, Đảo Ellis và Đảo Liberty, lúc đầu do Ban đặc trách Hải đăng Hoa Kỳ quản lý cho đến năm 1901 và rồi sau đó là Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ; kể từ năm 1933 thì do Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý.
Bức tượng phải đóng cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại, tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay thế. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa vì lý do an ninh; bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh ngọn đuốc bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916.
Thiết kế và xây dựng
Nguồn gốc
Dự án Tượng Nữ thần Tự do là do chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye gợi ý vào giữa năm 1865. Trong một buổi nói chuyện sau giờ ăn tối ở tư gia gần Versailles, Laboulaye, một người nhất mực ủng hộ phe liên bang trong Nội chiến Hoa Kỳ, đã phát biểu rằng "nếu một tượng đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ, tôi thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc làm chung của cả hai quốc gia chúng ta."
Lời phát biểu của Laboulaye không có dụng ý khởi xướng dự án nhưng đã gây nguồn cảm hứng cho một điêu khắc gia trẻ, Frédéric Bartholdi, người có mặt trong buổi ăn tối hôm đó. Vì chế độ độc tài chuyên chế của Napoleon III lúc bấy giờ, Bartholdi không thể thực hiện ý tưởng đó ngoài việc bàn luận với Laboulaye. Trái lại, Bartholdi tiếp xúc với Ismail Pasha và Khedive (quốc vương) của Ai Cập để đệ trình dự án xây một ngọn hải đăng khổng lồ có hình dạng một nữ nông dân cổ Ai Cập, vận áo choàng và tay cầm một ngọn đuốc đưa lên cao. Tượng sẽ đặt ở Cảng Said ngay lối vào phía Bắc Kênh đào Suez. Hình vẽ phác thảo và hình mẫu được thực hiện như dự định, nhưng ngọn hải đăng này không được thực hiện.
Trong lịch sử thì trước kia có một bức tượng cổ điển dựng lên bên bờ Kênh đào Suez; đó là Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, một pho tượng đồng tạc hình thần mặt trời Hy Lạp, Helios. Bức tượng này tương truyền cao trên 30 mét (100 ft), dáng đứng ngay lối vào cửa biển, tay cầm một ngọn đèn để hướng dẫn tàu thuyền.
Chiến tranh Pháp-Phổ sau đó tiếp tục trì hoãn dự án xây bức tượng cho nước Mỹ. Bartholdi phải nhập ngũ, phục vụ với cấp bậc thiếu tá địa phương quân. Trong cuộc chiến tranh này, Hoàng đế Napoleon III bị bắt và truất ngôi. Tỉnh Alsace, quê hương của Bartholdi bị nhượng cho Phổ còn ở Pháp, một nền cộng hòa mới, cấp tiến hơn hình thành.
Từ lâu Bartholdi từng ấp ủ ý định viếng thăm Hoa Kỳ. Sau khi bàn bạc với Laboulaye, ông cho là thời điểm đã đến nên hỏi ý chính giới Mỹ. Tháng 6 năm 1871, Bartholdi vượt Đại Tây Dương với lá thư giới thiệu do Laboulaye ký. Khi đến Thành phố New York, Bartholdi chọn đảo Bedloe làm nơi đặt tượng vì nhận thấy đây là địa điểm lý tưởng khi tàu thuyền ra vào hải cảng New York đều sẽ đi ngang qua hòn đảo này. Ông càng hứng khởi khi biết rằng hòn đảo này thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ vì trước kia Nghị viện Tiểu bang New York đã nhượng đảo cho chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1800 để phòng thủ bến cảng. Bartholdi kết luận trong lá thư gởi cho Laboulaye, "đất này là đất chung của tất cả các tiểu bang." Ngoài các cuộc gặp mặt với nhiều thân hào New York, Bartholdi còn đến thăm Tổng thống Ulysses Simpson Grant nhưng Grant cho rằng trưng dụng đảo Bedloe làm nơi dựng tượng là chuyện rất khó.
Bartholdi đi khắp từ đông sang tây Hoa Kỳ hai lần bằng xe lửa, gặp mặt nhiều người Mỹ ủng hộ dự án. Tuy nhiên, Bartholdi cho rằng công luận ở cả Pháp lẫn Mỹ vẫn chưa đón nhận dự án một cách nồng nhiệt bèn cùng Laboulaye hoãn chờ một thời gian, đợi ngày mở cuộc vận động công chúng.
Bartholdi làm mô hình đầu tiên theo phác thảo của năm 1870. Theo người con của họa sĩ Mỹ John La Farge (bạn với Bartholdi) thì nhà điêu khắc Bartholdi cho ra đời phác họa đầu tiên nhân chuyến viếng thăm phòng tranh của La Farge ở Rhode Island, Hoa Kỳ. Bartholdi tiếp tục phát triển phác thảo này sau khi quay về Pháp. Khi về Pháp ông thực hiện một số tác phẩm điêu khắc làm khơi dậy lòng yêu nước của người Pháp dù bại trận sau chiến tranh Pháp-Phổ. Một trong số những bức tượng của thời kỳ đó là Sư tử Belfort, một tác phẩm điêu khắc tạc bằng sa thạch đặt ở chân pháo đài Belfort. Nơi này trong cuộc chiến đã cầm cự suốt hơn ba tháng cuộc vây hãm của quân Phổ. Con sư tử bất khuất này có chiều dài 22 mét (73 ft) và cao hơn 10 mét, biểu hiện thật hùng hồn đường nét lãng mạn mà sau này Bartholdi cũng đã lồng vào Tượng Nữ thần Tự do.
Thiết kế, kiểu mẫu và biểu tượng
Bartholdi và Laboulaye cùng nhau cân nhắc, tìm cách diễn tả ý niệm lý tưởng tự do của Mỹ. Họ có hai mô típ để dùng. Từ thuở khai quốc, hai nhân vật phụ nữ thường dùng làm biểu tượng văn hóa của đất nước Hoa Kỳ là Columbia và Libertas. Columbia được xem như hiện thân của Hoa Kỳ cũng giống như Britannia là biểu tượng của Vương quốc Anh và Marianne đại diện cho nước Pháp. Trước đó công chúa da đỏ đã được dùng là biểu tượng của Mỹ nhưng vì công luận cho đó hàm ý mọi rợ, kém văn minh, thật không xứng đáng với nước Mỹ nên Columbia đã thay thế công chúa da đỏ. Còn Libertas, vị nữ thần tự do được thờ phụng rộng rãi vào thời cổ đại La Mã, nhất là trong giới nô lệ được phóng thích thì hình tượng này đã được dùng trên nhiều đồng tiền kim loại của Mỹ vào thời đó. Đồng thời Libertas cũng phổ biến trong mỹ thuật công cộng và văn hóa bình dân. Tiêu biểu là Tượng Tự do (1863) của Thomas Crawford nằm trên mái vòm của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ. Hình tượng Nữ thần Tự do cũng có mặt trên Quốc ấn của Pháp.
Mỹ thuật thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX thường dùng Nữ thần Tự do là biểu tượng lý tưởng công chính của nền cộng hòa. Tuy nhiên Bartholdi và Laboulaye không muốn dùng hình nữ thần tự do để đề cao tinh thần cách mạng như trong bức tranh nổi tiếng Nữ thần Tự do dẫn dắt Nhân dân (tiếng Pháp: La Liberté guidant le peuple) (1830) của họa sĩ Eugène Delacroix. Bức tranh này kỷ niệm cuộc cách mạng Pháp năm 1830 với Nữ thần Tự một tay phất cờ, tay kia cầm súng hô hào toán người vũ trang tiến lên, đạp lên cả xác người đã gục. Laboulaye không có cảm tình với phe cách mạng nên hình ảnh Bartholdi chọn làm mẫu là thần tự do vận áo choàng dài. Thay vì đặt bạo động là trọng tâm như tác phẩm của Delacroix, Bartholdi muốn tạo cho tượng vẻ thanh thản, tay trương ngọn đuốc tượng trưng cho tiến bộ.
Về phần pho tượng của Crawford trên mái vòm của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ thì tượng được thiết kế vào đầu thập niên 1850. Ban đầu, theo dự định thì đầu tượng đội mũ hình nấm (pileus), một kiểu mũ của người nô lệ sau khi phóng thích có từ thời cổ La Mã. Tuy nhiên Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ là Jefferson Davis, vốn là người miền Nam (sau làm tổng thống của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ) thì ngần ngại cho rằng mũ hình nấm là biểu tượng của chủ nghĩa bãi nô nên không chấp thuận. Davis mới ra lệnh thay thế mũ hình nấm bằng mũ giáp (helmet).
Tranh của Delacroix thì vẽ thần Tự do đội mũ hình nấm, và Bartholdi có ý định dùng cùng một kiểu mũ nhưng sau chọn kiểu mũ miện (diadem hay như vương miện crown) cho pho tượng. Kiểu mũ miện tránh sự ngộ nhận thần Tự do với Marianne, biểu tượng nước Pháp vì Marianne luôn mũ hình nấm.
Mũ miện của Bartholdi có bảy tia như vầng hào quang mặt Trời, tương ứng với bảy đại dương, và bảy đại lục địa. Ngoài ra tia sáng của mũ miện cùng ngọn đuốc thể hiện ánh sáng của Tự do rạng soi khắp thế giới.
Tất cả những mẫu hình đầu tiên của Bartholdi đều có chung một nét: một người phụ nữ theo thể tân cổ điển tượng trưng cho tự do. Thân tượng khoác áo choàng dài (kiểu áo thường được dùng để cho các nữ thần La Mã); tay tượng cầm ngọn đuốc giương cao. Khuôn mặt tượng tạc theo chân dung của Charlotte Beysser Bartholdi, mẹ của chính điêu khắc gia. Ông thiết kế tượng với bố cục khỏe khoắn, không quá rườm rà để hòa vào biển trời bao la của hải cảng New York. Khách trên thuyền vào cửa bể có thể ngắm nhìn pho tượng từng khía cạnh một khi thuyền chậm tiến vào Manhattan. Tượng mang đậm nét cổ điển, điêu khắc gọn ghẽ, giản lược để tăng phần quy mô và vẻ uy nghi của toàn bố cục. Bartholdi tự thuật như sau:
Vỏ ngoài của tượng nên khái quát và đơn giản; thiết kế thì cần xác định rõ ràng và đậm nét, nhấn mạnh ở vài trọng điểm. Tránh khuếch đại hay lặp lại những chi tiết thêm chi ly. Nếu phóng đại đường nét để dễ thấy hơn hay tăng cường những tiểu tiết thì ắt làm hỏng tỷ lệ toàn tác phẩm. Cuối cùng, mẫu hình như trong thiết kế cần có đặc tính tổng thể ví như ta phác thảo thật nhanh. Điều cần thiết là nét đặc trưng phải do chủ ý và nghiên cứu; nghệ nhân khi tập trung kiến thức sẽ tìm thấy hình thể và đường nét trong cái thật là đơn giản.
Ngoài việc thay đổi kiểu mũ trên đầu tượng, bản mẫu cũng thay đổi những chi tiết khác trong lúc dự án đang tiến hành. Bartholdi định thêm sợi dây xích đứt trong tay Nữ thần Tự do nhưng sau đó lại thôi vì cho rằng hình ảnh đó chỉ gây chia rẽ giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ khi vừa mới xong chiến cuộc. Thay vì cầm xích, ông cho tượng đứng giẫm lên trên một đoạn xích gãy, một phần có gấu áo che khuất nên khó thấy từ chân bệ tượng nhìn lên. Ban đầu Bartholdi còn phân vân không biết tay trái của Nữ thần sẽ cầm gì; sau ông mới quyết định dùng tấm tabula ansata, một mảnh đá phiến như dạng đá đỉnh vòm (keystone), tượng trưng cho ý tưởng luật pháp. Một mặt Bartholdi rất khâm phục Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng ông chọn khắc dòng chữ "JULY IV MDCCLXXVI" trên tấm tabula ansata, nối liền ngày Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ với ý niệm tự do.
Sau khi tham khảo xưởng đúc kim loại mỹ thuật Gaget, Gauthier & Co., Bartholdi kết luận rằng vỏ tượng tốt nhất nên làm bằng những tấm đồng được nện thành hình như ý muốn qua phương pháp "repoussé". Theo cách tạo hình này thì tấm kim loại mỏng được trang trí hay tạo hình bằng cách nện uốn bên mặt trái. Lợi điểm của repoussé là toàn bức tượng khá nhẹ vì lớp vỏ đồng chỉ dày khoảng 0,094 inch (2,4 mm). Ông ấn định chiều cao của pho tượng là 151 ft (46 mét), tức là cao gấp đôi tượng Colosso di San Carlo Borromeo của Ý và tượng Arminius của Đức. Hai tác phẩm đó cũng làm theo phương pháp repoussé. Với dự án này, Bartholdi đã lôi cuốn được người thầy cũ là kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc cùng hợp tác. Viollet-le-Duc đóng góp trong việc xây lõi gạch bên trong tượng để đính vỏ đồng ra bên ngoài.
Vận động & khởi công
Năm 1875, trong khi tình hình chính trị Pháp dần ổn định và kinh tế cũng hồi phục sau cuộc chiến tranh với Phổ thì dân chúng cũng náo nức mong đợi Hội chợ Thế giới năm 1876 sắp khai trương tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Nhân cơ hội này Laboulaye mới vận động tìm hậu thuẫn để thực hiện dự án. Tháng 9 năm 1875, ông chính thức thông báo dự án và lập liên hội Mỹ-Pháp với vai trò gây quỹ cho kế hoạch Nữ thần Tự đo Soi sáng Thế giới. Pháp nhận tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ thì sẽ lãnh phần trang trải khoản phí xây bệ tượng. Thông báo dự án của Laboulaye gây nhiều phấn khởi ở Pháp cho dù công luận ở Pháp vẫn còn có người oán giận Hoa Kỳ đã không hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến với Phổ vừa qua. Phe bảo hoàng ở Pháp thì phản đối bức tượng chỉ vì Laboulaye là người khởi xướng mà Laboulaye thì thuộc phe cấp tiến đối lập. Dù vậy Laboulaye lại đắc cử là một trong 75 nghị sĩ với nhiệm kỳ trọn đời (tiếng Pháp: sénateur inamovible, nghị sĩ bất khả phế) nên tiếng tăm ông càng nổi. Laboulaye liền ra sức vận động chính giới Pháp cùng thân hào nhân sĩ bằng buổi trình diễn đặc biệt tại nhà hát nhạc kịch Paris. Vở kịch ngày 25 tháng 3 năm 1876 cũng là buổi ra mắt nhạc kịch "cantata" mới được Charles Gounod hoàn tất với tựa là La Liberté éclairant le monde. Đó cũng chính là tên tiếng Pháp của bức tượng.
Tuy ban đầu họ tập trung vận động giới thượng lưu nhưng sau liên hội Mỹ-Pháp đã thành công huy động được mọi tầng lớp xã hội: thường dân và cả học sinh đều tham gia. Có 181 xã trải rộng khắp nước Pháp cũng góp tiền. Hưởng ứng lời kêu gọi nồng nhiệt là thân hữu của Laboulaye trong chính giới Pháp cùng hậu duệ quân nhân Pháp từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ngoài ra còn có những thành phần tuy góp tiền nhưng có dụng ý muốn mua chuộc Hoa Kỳ để hậu thuẫn Pháp thực hiện kênh đào Panama. Công ty Japy Frères, chuyên buôn đồng hiến tặng toàn lượng đồng cần thiết để xây tượng, trị giá 64.000 franc (khoảng 16.000 đô la đương thời, tương đương với 323.000 đô la ngày nay). Có người cho rằng lượng đồng này xuất xứ từ Visnes, Na Uy, nhưng đến nay vẫn chưa rõ hư thực.
Dù kế hoạch xây dựng tượng chưa được hoàn toàn đúc kết, Bartholdi liền khởi công, bắt đầu với cánh tay phải cầm ngọn đuốc và phần đầu tượng. Công việc tiến hành ở xưởng đúc Gaget, Gauthier & Co. Tháng 5 năm 1876, nhân danh là một thành viên trong phái đoàn Pháp tham dự Hội chợ Thế giới, Bartholdi vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ. Hội chợ ở Philadelpha năm đó cũng là năm kỷ niệm 100 năm nền độc lập Hoa Kỳ nên Bartholdi cũng thu xếp để triển lãm bức họa khổng lồ ở New York hầu công chúng hình dung được pho tượng vĩ đại ông muón thực hiện. Nếu đúng theo kế hoạch thì cánh tay cầm đuốc của pho tượng đồng cũng sẽ ra mắt dân chúng Mỹ khi Hội chợ khai mạc nhưng chuyến tàu hàng đến trễ nên rốt cuộc khi tàu cập bến Philadelphia vào tháng 8 thì đã trễ không kịp ghi danh. Vì thế mà danh mục triển lãm không ghi tên tác phẩm của Bartholdi khiến có nơi gọi lầm nó là "Cánh tay khổng lồ" hay "Ngọn đèn điện của Bartholdi". Khu trưng bày cũng có những tác phẩm quy mô khác, thu hút khách đến xem. Ngoài cánh tay đồng, Bartholdi cũng góp một đài phun nước rất lớn do ông thiết kế. Cánh tay được nhiều người chú ý, nhất là vào những ngày cuối cuộc triển lãm; khách được leo lên tận ban công của ngọn đuốc để ngắm nhìn toàn cảnh khu triển lãm. Sau khi bế mạc, tay tượng chuyển về New York, dựng ở Công viên Quảng trường Madison vài năm cho công chúng đến xem trước chuyển về Pháp "đoàn tụ" với thân tượng.
Trong chuyến đi lần thứ hai này đến Hoa Kỳ, Bartholdi đi diễn thuyết nhiều nơi, nói chuyện về dự án lớn của ông và kêu gọi bên phía Mỹ hãy mau lập ủy ban cùng hợp tác với liên hội Mỹ-Pháp để xây tượng. Lần lượt các ủy ban địa phương ra đời tại New York, Boston và Philadelphia, phụ trách việc quyên góp để tài trợ phần xây bệ. Riêng ủy ban New York đảm nhiệm phần lớn việc vận động tại Hoa Kỳ nên sau mang danh là "Ủy ban Hoa Kỳ". Một trong những ủy viên ở New York lúc bấy giờ là Theodore Roosevelt, một thanh niên mới 19 tuổi. Nhân vật này sau đắc cử thống đốc tiểu bang New York rồi lên làm tổng thống Hoa Kỳ. Ngày 3 tháng 3 năm 1877, vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Tổng thống Grant ký một nghị quyết chính thức nhận bức tượng là quà tặng của Pháp. Tổng thống Rutherford Birchard Hayes, người kế nhiệm ngày hôm sau, đã phê duyệt và chọn lấy đảo Bedloe y như Bartholdi đề nghị trước kia.
Xây tượng tại Pháp
Khi về Pháp năm 1877, Bartholdi tập trung vào việc hoàn tất phần đầu của pho tượng. Công đoạn này sau được ra mắt tại Hội chợ Thế giới Paris năm 1878. Nhiều mô hình nhỏ hơn được đem bán để hỗ trợ việc gây quỹ. Dân chúng cũng có thể mua vé vào xem công đoạn xây tượng đang diễn ra tại xưởng Gaget, Gauthier & Co. Ngoài ra chính phủ Pháp cho mở một cuộc xổ số; giải thưởng có một cái đĩa bằng bạc và một mô hình tượng bằng đất nung. Tính đến cuối năm 1879 thì đã quyên góp được khoảng 250.000 franc Pháp.
Viollet-le-Duc có công trong việc cấu tạo đầu và tay tượng nhưng ông ngã bệnh năm 1879 rồi mất. Là người then chốt trong giai đoạn này, Viollet-le-Duc lại không để văn bản nào về cách ráp phần da vỏ đồng bên ngoài vào lõi tượng bằng nề bên trong. Phải đến năm sau Bartholdi mới tìm được người tiếp sức với nhiều sáng kiến: nhà xây cất và thiết kế Gustave Eiffel. Eiffel cùng với kỹ sư xây cất Maurice Koechlin quyết định bỏ không dùng lõi gạch; thay vào đó sẽ dùng giàn tháp cao bằng sắt. Eiffel cũng không dùng giàn cứng chắc vì áp suất sẽ đè lên vỏ ngoài, dần gây ra rạn nứt. Chủ ý của Eiffel là muốn pho tượng di dịch ít nhiều vì vị trí ở cửa biển đôi khi sẽ có gió lớn. Ngoài ra vào những ngày hè oi bức, tượng cần co giãn. Ông giải quyết hai nhu cầu trên bằng cách nối vỏ tượng ngoài vào giàn tháp trong bằng một khung giáp (armature). Khung này dùng mảnh sắt tạo từ những khuyên sắt nhỏ nối vỏ ngoài với sườn trong một cách kiên cố. Trong tiến trình thi công, mỗi mảnh bằng khuyên sắt phải được gia công riêng. Để ngăn ngừa cơ nguy vỏ bằng đồng làm soi mòn giàn tháptrong, Eiffel cho bọc lớp vỏ đồng bằng chất amiăng có trộn sơn cánh kiến. Việc thay đổi cấu trúc từ lõi bằng nề sang giàn tháp sắt đã cho phép Bartholdi sử đổi cách ráp tượng. Trước kia ông có ý định ráp vỏ tượng tại nơi dựng tượng khi khung nề hoàn tất như Viollet-le-Duc thiết kế; tuy nhiên với giàn tháp sắt Bartholdi chọn cho ráp tượng tại Pháp, sau đó tháo ra rồi chuyển đến Hoa Kỳ để ráp lại tại đảo Bedloe.
Thiết kế của Eiffel đã làm cho bức tượng này trở thành một trong số những mẫu công trình xây dựng đầu tiên sử dụng kỹ thuật xây vách treo mà theo đó phần bên ngoài của công trình không phải là phần chịu tải, thay vào đó phần ngoài được một khung sườn phía bên trong nâng đỡ. Ông gắn thêm hai cầu thang hình xoáy ốc bên trong để khách tham quan dễ dàng di chuyển lên điểm quan sát nằm trên chiếc mũ miện hơn. Lối vào ban công quan sát nằm quanh ngọn đuốc cũng được thiết kế nhưng vì chỗ cánh tay hẹp nên chỉ có thể đặt được duy nhất một cái thang đơn độc dài 40 ft (12 mét). Khi sườn tháp được từ từ xây cao lên, Eiffel và Bartholdi cùng điều hợp công việc của họ một cách cẩn thận sao cho các đốt vỏ tượng ăn khớp hoàn toàn vào khung cấu trúc chống đỡ.
Trong một hành động mang tính chất biểu tượng, Đại sứ Mỹ tại Pháp là Levi P. Morton đã đóng cây đinh tán đầu tiên vào vỏ tượng để kìm giữ tấm đồng vào ngón chân to của bức tượng. Tuy nhiên, vỏ tượng không được thi công theo đúng chiều thứ tự từ thấp đến cao; công việc lắp ráp vỏ tượng được tiến hành cùng lúc trên nhiều đoạn tượng khác nhau theo cách thường hay làm cho khách tham quan lẫn lộn. Một số công đoạn được những nhà thầu thi công — một số những ngón tay được làm đúng theo chi tiết của Bartholdi là do hãng làm kim loại đồng ở thị trấn Montauban miền Nam nước Pháp phụ trách. Vào năm 1882, bức tượng đã được hoàn chỉnh lên đến phần ngực, đây là một sự kiện mà Barthodi ăn mừng bằng cách mời các phóng viên đến dự một buổi ăn trưa được tổ chức trên một bục nền xây bên trong bức tượng. Năm 1883, Laboulaye qua đời. Ferdinand de Lesseps, người xây kênh đào Suez lên kế nhiệm ông làm chủ tịch ủy ban Pháp. Bức tượng hoàn chỉnh được chính thức trao cho Đại sứ Morton trong một buổi lễ tại Paris ngày 4 tháng 7 năm 1884, và de Lesseps thông báo rằng chính phủ Pháp đồng ý trả tiền cho việc chuyên chở bức tượng tới Thành phố New York. Bức tượng vẫn được để nằm yên tại Paris, chờ đợi phần bệ tượng đang được hoàn thành; đến tháng 1 năm 1885, việc gì đến đã đến, bức tượng được tháo rời và đóng thùng sẵn sàng cho chuyến vượt đại dương.
Vận động quyên góp quỹ, sự chỉ trích và quá trình xây dựng tại Hoa Kỳ
Ủy ban tại Hoa Kỳ đối mặt với những khó khăn to lớn trong việc tìm nguồn quỹ cho bức tượng. Nỗi lo sợ năm 1873 đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều thập niên. Dự án tượng Nữ thần Tự do không phải là dự án duy nhất đối mặt với khó khăn khi tìm nguồn quỹ: công trình xây dựng đài tưởng niệm hình tháp mà sau đó được biết với tên tượng đài Washington đôi khi bị ngưng trệ trong nhiều năm trời; sau cùng mất đến trên 3 thập niên rưỡi mới hoàn thành xong. Từng có sự chỉ trích cả về bức tượng của Bartholdi và việc món quà tặng của người Pháp lại phải bắt người Mỹ bỏ tiền ra xây bệ tượng. Trong những năm sau Nội chiến Hoa Kỳ, đa số người Mỹ ưa chuộng các tác phẩm nghệ thuật hiện thực mô tả những vị anh hùng và các sự kiện xảy ra trong lịch sử quốc gia hơn là những tác phẩm có tính chất biểu tượng như tượng Nữ thần Tự do. Cũng có ý kiến rằng người Mỹ nên tự thiết kế những công trình công cộng của Mỹ - việc lựa chọn họa sĩ Constantino Brumidi sinh tại Ý để trang trí Tòa Quốc hội Hoa Kỳ đã gây ra cuộc chỉ trích dữ dội cho dù ông là một công dân Mỹ nhập tịch. Tạp chí Harper's Weekly tuyên bố ước gì "Ông Bartholdi và các anh em họ người Pháp của chúng ta đã 'chi trọn gói' khi xây tượng và trao cho chúng ta cả bức tượng và bệ tượng ngay cùng một lúc." Nhật báo The New York Times lên tiếng rằng "không có người yêu nước chân chính nào có thể cho phép bất cứ sự chi tiêu nào như thế cho những hình tượng nữ bằng đồng với tình trạng tài chính hiện tại của chúng ta." Vì phải đối mặt với những lời chỉ trích như thế nên ủy ban Mỹ chỉ có một ít động thái trong vài năm.
Nền móng cho bức tượng được đặt bên trong đồn Wood, một căn cứ lục quân bị bỏ hoang nằm trên Đảo Bedloe, được xây dựng giữa năm 1807 và 1811. Từ năm 1823, đồn này ít khi được sử dụng, tuy trong thời Nội chiến Hoa Kỳ, nó được dùng làm nơi tuyển mộ binh sĩ. Vành đai bảo vệ của căn cứ này có hình ngôi sao 11 cánh. Nền móng và bệ tượng được chỉnh sao cho bức tượng quay mặt về hướng Đông Nam để chào đón tàu thuyền từ Đại Tây Dương đi vào trong bến cảng. Năm 1881, ủy ban New York ủy nhiệm Richard Morris Hunt thiết kế bệ tượng. Trong mấy tháng, Hunt đệ trình một dự án chi tiết và cho biết rằng ông ước tính sẽ hoàn thành bệ tượng này trong 9 tháng. Ông đề nghị một bệ tượng cao 114 ft (35 mét); vì đối mặt với các vấn đề tài chính nên ủy ban quyết định giảm chiều cao bệ tượng xuống còn 89 ft (27 mét).
Bản thiết kế bệ tượng của Hunt gồm có những chi tiết kiến trúc cổ điển trong đó có các cổng dùng thức cột Doric, và phần khối to lớn của nó được chia thành từng mảng với các chi tiết kiến trúc tỉ mỉ để tập trung sự chú ý vào bức tượng. Về hình thể, bệ tượng là một kim tự tháp bị cắt đỉnh nhọn, có đáy rộng 19 m² (62 bộ vuông) và phần chóp rộng 12 m² (39,4 bộ vuông). Bốn phía có hình dạng giống nhau. Ngay trên cửa ở mỗi phía có mười đĩa tròn mà Bartholdi đề nghị đặt huy hiệu của các tiểu bang Hoa Kỳ (giữa năm 1876 và 1889, có 40 tiểu bang Hoa Kỳ) nhưng điều này không được thực hiện. Phía trên đó, một ban công đặt ở mỗi phía được các cột đỡ chia thành từng ô. Bartholdi đặt một đài quan sát gần đỉnh của bệ tượng, nơi bức tượng vươn lên ở phía trên. Theo tác giả Louis Auchincloss, bệ tượng "ít nhiều gợi lên uy quyền của một châu Âu cổ đại mà sức chi phối của hình ảnh Tượng Nữ thần Tự do vươn đến tầm cao hơn". Ủy ban thuê cựu tướng lãnh lục quân là Charles Pomeroy Stone giám sát việc thi công xây dựng. Công cuộc xây dựng bắt đầu bằng việc xây một nền móng sâu 4,6 mét (15 ft) vào năm 1883, và viên đá đặt nền của bệ được đặt xuống vào năm 1884. Theo khái niệm ban đầu của Hunt, bệ tượng phải được làm hoàn toàn bằng đá granit. Những vấn đề tài chính lần nữa bắt buộc ông phải thay đổi bản thảo; bản thiết kế cuối cùng gồm có việc xây những bức tường bằng bê tông dày 6,1 mét (20 ft), và trên bề mặt được trang trí bằng những khối đá granit. Khối lượng bê tông được dùng đến ở mức lớn nhất chưa từng có vào thời đó.
Cuộc vận động gây quỹ cho bức tượng bắt đầu từ năm 1882. Ủy ban Hoa Kỳ tổ chức một số lớn các sự kiện gây quỹ.Constance Cary Harrison, một nhà soạn kịch, phụ trách việc kêu gọi các nghệ sỹ tham gia buổi đấu giá, đã đề nghị Lazarus đóng góp một tác phẩm cho sự kiện này. Điều khiến Harrison bất ngờ là Lazarus thẳng thừng từ chối lời đề nghị và nói rằng bà không bao giờ viết theo "kiểu bị đặt hàng". Tuy nhiên, Harrison không bỏ cuộc, tìm cách thuyết phục nữ thi sỹ khi nhắm đến những hoạt động và tư tưởng vì xã hội của bà. Vào lúc đó, bà cũng đang tham gia vào công cuộc giúp đỡ người tị nạn đến Thành phố New York sau khi họ vượt thoát khỏi các cuộc náo loạn bài Do Thái tại Đông Âu. Những người tị nạn này buộc phải sống trong những điều kiện mà bà Lazarus giàu có chưa từng trải qua. Bà tìm thấy một cách để bày tỏ sự thông cảm của bà đối với những người tị nạn qua những từ ngữ diễn tả về bức tượng. Lazarus quay trở lại tìm Harrison hai ngày sau đó với một bài thơ hoàn chỉnh với cái tên "The New Colossus" (tạm dịch: "Bức tượng Khổng lồ mới") theo thể điệu "sonnet" ra đời, với nội dung ca ngợi bức tượng Nữ thần Tự do khổng lồ là biểu tượng cho sức mạnh của nữ quyền và bình đẳng. Bài thơ lần đầu tiên xuất hiện tại buổi triển lãm gây quỹ năm 1883 và nhanh chóng bị lãng quên sau sự kiện này, và thậm chí là cả khi tác giả của nó, nữ thi sỹ Emma Lazarus qua đời vì ốm bệnh vào tháng 11 năm 1887, khi mới 38 tuổi. Mãi đến năm 1901, khi một người bạn thân của Lazarus là Georgina Schuyler tìm thấy bài thơ, tác phẩm đầy ý nghĩa này mới thực sự sống lại. Để tưởng nhớ nữ thi sỹ Lazarus, Schuyler đã tổ chức các hoạt động quảng bá tác phẩm này và đưa nó đến gần hơn với người đọc. Năm 1903, "The New Colossus" được khắc trên một tấm bảng dưới chân tượng Nữ thần Tự do. Trên thực tế, Emma Lazarus chưa từng trực tiếp nhìn thấy Nữ thần Tự do khi bà viết "The New Colossus". Tuy nhiên, ý nghĩa của bài thơ cùng những gì mà hình ảnh Nữ thần Tự do mang lại về sự bảo vệ và công bằng, chắc chắn cũng đã là một phần không thể phủ nhận trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Năm 1884, Grover Cleveland, thống đốc New York, phủ quyết một đạo luật cho phép tài trợ 50.000 đô la cho dự án. Một cố gắng vào năm sau đó để xin Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp 100.000 đô la là đủ để hoàn thành dự án cũng thất bại khi các dân biểu thuộc đảng Dân chủ không đồng ý chi trả. Với vỏn vẹn 3.000 đô la trong ngân hàng, Ủy ban New York đã đình chỉ công việc xây bệ tượng. Đang lúc dự án gặp bế tắc thì các nhóm người từ những thành phố khác của Mỹ trong đó có Boston và Philadelphia đề nghị trả toàn bộ chi phí dựng tượng để đổi lấy việc dời vị trí dựng tượng sang thành phố của họ. Joseph Pulitzer, chủ bút nhật báo New York World của Thành phố New York, thông báo một chiến dịch gây quỹ 100.000 đô la (tương đương khoảng 2,3 triệu đô la ngày nay). Joseph Pulitzer tuyên bố là sẽ in tên của từng người đóng góp, không cần biết là họ đóng góp nhiều hay ít. Chiến dịch gây quỹ này đập vào mắt người New York, đặc biệt là khi Pulitzer bắt đầu cho in ra những dòng chữ mà ông nhận được từ những người đóng góp. "Một người con gái trẻ cô độc trên thế giới" quyên góp "60 xu, đây là kết quả của sự tự chối bỏ mình." Một người quyên tặng cho "năm xu như là một phần nhỏ đóng góp của một cậu bé tạp dịch nghèo dành cho Quỹ xây bệ tượng." Một nhóm trẻ em gởi tặng một đô la như là "số tiền mà chúng em tiết kiệm được để đi xem xiếc." Một đô la khác được quyên góp từ một "người phụ nữ rất già và cô độc." Những cư dân trong một ngôi nhà dành cho những người nghiện rượu trong thành phố đối thủ với Thành phố New York là thành phố Brooklyn (hai thành phố này vẫn chưa được sáp nhập mãi cho đến năm 1898) quyên tặng 15 đô la; những người nghiện rượu khác giúp đỡ tại các thùng quyên góp đặt trong quán bar và các nơi công cộng khác. Một lớp mẫu giáo tại Davenport, Iowa gởi đến tòa soạn nhật báo World một món quà là 1,35 đô la.
Khi các cuộc quyên góp rầm rộ lên thì ủy ban bắt tay vào công việc trở lại để xây bệ tượng. Tháng 6, người New York tỏ ra hăng say nhiệt tình đối với bức tượng khi chiếc tàu Pháp Isère đến, mang theo những thùng hàng có chứa những mảnh rời của bức tượng. Hai trăm ngàn người đứng dọc theo các bến tàu và hàng trăm tàu thuyền chạy ra cửa biển để chào mừng con tàu Isère. Sau năm tháng kêu gọi hàng ngày để quyên góp quỹ cho bức tượng, ngày 11 tháng 8 năm 1885, nhật báo New York World thông báo rằng 102.000 đô la đã quyên góp được từ 120.000 người trong đó 80% tổng số tiền quyên góp được là từ những phần đóng góp riêng lẻ ít hơn 1 đô la cộng chung lại.
Cho dù cuộc vận động gây quỹ thành công nhưng bệ tượng vẫn chưa được hoàn thành cho đến tháng 4 năm 1886. Ngay sau đó, công việc lắp ráp tượng bắt đầu được tiến hành. Khung sườn sắt của Eiffel được mắc kết nối vào các thanh thép hình chữ I nằm bên trong bệ tượng bằng bê tông cốt thép và được lắp ráp lại. Ngay sau khi hoàn thành, các khúc đoạn của vỏ tượng được gắn vào một cách cẩn thận. Vì chiều rộng của bệ tượng nên không thể nào dựng các giàn giáo. Các công nhân phải đu đưa trên những sợi dây thừng được cột chặt vào khung giáp để gắn các phân đoạn của vỏ tượng. Tuy nhiên, không có ai thiệt mạng trong suốt những ngày lắp ráp tượng. Bartholdi trước đó có dự tính sẽ đặt những chiếc đèn pha trên ban công của ngọn đuốc để thắp sáng ngọn đuốc; một tuần trước lễ khánh thành, Công binh Lục quân Hoa Kỳ phủ quyết đề nghị này vì sợ rằng các hoa tiêu tàu bè đi qua bức tượng sẽ bị chói mắt. Thay vào đó, Bartholdi cắt những lỗ nhỏ trong ngọn đuốc (ngọn đuốc được bọc bằng vàng lá) và đặt những ngọn đèn bên trong. Một máy phát điện được gắn trên đảo để thắp sáng ngọn đuốc và cũng để dùng cho những nhu cầu khác về điện. Sau khi vỏ tượng được lắp ráp hoàn toàn, kiến trúc sư nổi tiếng về cảnh quan là Frederick Law Olmstead, người vẽ thiết kế cho Công viên Trung tâm của Thành phố New York và Công viên Prospect của thành phố Brooklyn, trông coi việc dọn dẹp Đảo Bedloe để chuẩn bị cho lễ khánh thành tượng.
Khánh thành
Lễ khánh thành được tổ chức vào buổi trưa ngày 28 tháng 10 năm 1886. Tổng thống Grover Cleveland, cựu thống đốc tiểu bang New York đứng ra làm chủ tọa cho buổi lễ. Vào buổi sáng ngày khánh thành, một cuộc diễu hành được tổ chức trong Thành phố New York; ước tính về số người xem từ vài trăm ngàn đến 1 triệu người. Tổng thống Cleveland dẫn đầu buổi diễu hành, rồi đứng vào đài quan sát để xem các ban nhạc và đoàn người diễu hành đến từ khắp nước Mỹ. Tướng Stone là trưởng ban phụ trách nghi lễ cho buổi diễu hành. Đường diễu hành bắt đầu từ Quảng trường Madison và tiến về Công viên Battery ở mũi phía Nam của Manhattan, qua ngã đường số 5 và đường Broadway với một chút đổi hướng để cuộc diễu hành đi ngang trước mặt tiền tòa báo World nằm trên đường Park Row. Khi đoàn diễu hành đi ngang qua Sở giao dịch chứng khoán New York, những người mua bán chứng khoán quăng các cuộn hoa giấy từ các cửa sổ xuống, khởi đầu cho truyền thống diễu hành có quăng hoa giấy tại Thành phố New York.
Một cuộc diễu hành trên biển bắt đầu lúc 12:45 trưa. Tổng thống Cleveland lên một du thuyền đưa ông ngang bến cảng để tới Đảo Bedloe cho lễ khánh thành. De Lesseps thay mặt ủy ban Pháp đọc bài diễn văn đầu tiên, theo sau là diễn văn của chủ tịch ủy ban New York là Thượng nghị sĩ William M. Evarts. Một lá cờ Pháp quấn quanh mặt tượng sẽ được buông xuống như là nghi thức khánh thành bức tượng khi Evarts kết thúc bài diễn văn của mình. Nhưng vì Bartholdi lầm tưởng rằng bài diễn văn đã kết thúc khi Evarts ngưng giữa chừng bài diễn văn của mình và vì vậy lá cờ bị buông xuống trước khi bài diễn văn thật sự kết thúc. Những tiếng reo hò tiếp theo đó đã chấm dứt bài diễn văn của Evarts. Tiếp theo là Tổng thống Cleveland lên nói chuyện. Ông phát biểu rằng "luồng ánh sáng của bức tượng sẽ xuyên qua bóng tối của dốt nát và sự áp bức của con người cho đến khi Nữ thần Tự do soi sáng thế giới". Bartholdi, đứng quan sát gần bục lễ đài, được mời đến để nói chuyện nhưng ông từ chối. Sau đó Chauncey M. Depew kết thúc buổi lễ bằng một bài diễn văn dài.
Không có thành viên công chúng nào được phép đến đảo trong suốt buổi lễ khánh thành mà chỉ dành riêng hoàn toàn cho giới quyền cao chức trọng. Những phụ nữ duy nhất được phép dự lễ khánh thành là vợ Bartholdi và cháu gái của de Lesseps; các viên chức nói rằng họ sợ phụ nữ có thể bị thương trong đám đông chen lấn. Sự hạn chế này đã xúc phạm đến những người vận động mở rộng quyền đầu phiếu đến mọi công dân. Họ thuê một chiếc tàu và tiến gần sát đảo ở mức có thể được. Những người lãnh đạo nhóm đọc diễn văn hoan nghênh việc chọn người phụ nữ làm hiện thân của Thần Tự do và hô hào cổ vũ cho quyền đầu phiếu của phụ nữ. Một buổi bắn pháo hoa được dự trù trước đó đã bị dời lại cho đến ngày 1 tháng 11 vì thời tiết xấu.
Ngay sau khi kết thúc lễ khánh thành, tuần báo The Cleveland Gazette của người Mỹ gốc Phi đề nghị rằng ngọn đuốc của bức tượng không nên thắp sáng cho đến khi nào Hoa Kỳ trở thành một quốc gia tự do "thật sự":
"Nữ thần Tự do soi sáng thế giới", thật hay ho làm sao! Lời lẽ này làm cho chúng tôi phát bệnh. Chính phủ này là một kẻ giễu cợt trò hề đang kêu rống. Họ không thể hay đúng hơn là không hề bảo vệ công dân ngay trong chính biên cương của họ. Hãy xô bức tượng của Bartholdi, ngọn đuốc và tất cả xuống đại dương cho đến khi nào "tự do" của quốc gia này như thể biến thành sự thật cho một người da màu cần cù siêng năng và vô hại có thể kiếm được cuộc sống đàng hoàng cho chính mình và gia đình mà không bị "Ku Klux Klan" làm hại, có thể là bản thân anh ta bị mưu sát, vợ và con gái bị sỉ nhục và tài sản bị hủy hoại. Ý tưởng về "tự do" của quốc gia này "soi sáng thế giới" hay thậm chí soi sáng Patagonia thật quá sức khôi hài.
Lịch sử từ khi khánh thành
Ban đặc trách Hải đăng và Bộ chiến tranh Hoa Kỳ (1886-1933)
Ngọn đuốc được thắp sáng vào đêm khánh thành tượng chỉ sinh ra một vệt sáng yếu ớt, khó nhìn thấy từ Manhattan. Nhật báo World diễn tả nó giống "như một con đom đóm hơn là một hải đăng." Bartholdi đề nghị mạ tượng để tăng khả năng phản chiếu ánh sáng nhưng điều này được chứng minh là quá tốn kém. Ban đặc trách Hải đăng Hoa Kỳ tiếp quản Tượng Nữ thần Tự do vào năm 1887 và cam kết gắn trang thiết bị để gia tăng hiệu quả của ngọn đuốc; mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bức tượng vẫn gần như vô hình vào đêm. Khi Bartholdi trở lại Hoa Kỳ năm 1893, ông có thêm những đề nghị khác nhưng tất cả đều được chứng thực là không hiệu quả. Ông đã thành công trong việc vận động hành lang cho việc cải tiến hệ thống đèn bên trong bức tượng để cho du khách chiêm ngưỡng thiết kế bên trong bức tượng của Eiffel tốt hơn. Năm 1901, Tổng thống Theodore Roosevelt, trước đây từng là một thành viên của Ủy ban New York, ra lệnh thuyên chuyển tượng sang cho Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ vì nó đã được chứng minh là vô dụng trong vai trò của một hải đăng. Một đơn vị của Quân đoàn Truyền tin Lục quân Hoa Kỳ đã đóng trại trên Đảo Bedloe cho đến năm 1923. Sau đó lực lượng quân cảnh thay thế và ở đó trong khi hòn đảo này còn nằm dưới thẩm quyền quân sự.
Bức tượng nhanh chóng trở thành một danh thắng của Thành phố New York. Nhiều di dân vào Hoa Kỳ đi qua Thành phố New York thấy bức tượng như một dấu hiệu chào mừng họ. Những câu chuyện kể của di dân đã ghi lại những cảm xúc phấn khởi của họ khi lần đầu tiên thấy Tượng Nữ thần Tự do. Một di dân đến từ Hy Lạp nhớ lại:
Tôi thấy Tượng Nữ thần Tự do. Và tôi tự nói với chính mình, "Chào bà, bà đẹp như thế đó! Bà đã mở rộng đôi tay và đón nhận tất cả người ngoại quốc đến đây. Hãy cho tôi cơ hội chứng minh rằng tôi đáng được như vậy để làm điều gì đó, để là người nào đó tại Mỹ." Và bức tượng ấy luôn ở trong tâm trí tôi.
Ban đầu, bức tượng có màu đồng sậm nhưng chẳng bao lâu sau năm 1900, một lớp rỉ xanh do vỏ đồng bị oxy hóa bắt đầu lan rộng. Đến đầu năm 1902, báo chí bắt đầu đề cập đến vấn đề này, cho đến năm 1906, lớp rỉ xanh bao phủ đã toàn bộ bức tượng. Vì người ta tin rằng lớp rỉ này là bằng chứng của sự ăn mòn kim loại nên Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chi tiêu 62.800 đô la để sơn bức tượng cả từ trong ra ngoài. Công chúng đã phản đối việc sơn bên ngoài bức tượng như đã được đề nghị. Công binh Lục quân Hoa Kỳ đã nghiên cứu lớp rỉ xanh xem có bất cứ hiệu ứng hư hại nào đối với bức tượng không và đi đến kết luận rằng lớp rỉ xanh đó đã bảo vệ vỏ tượng. Bức tượng chỉ được sơn phần bên trong. Công binh Lục quân cũng gắn thêm một thang máy để đưa du khách từ tầng nền lên đến đỉnh của bệ tượng.
Ngày 30 tháng 7 năm 1916, trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, những kẻ phá hoại người Đức đã gây một vụ nổ trên bán đảo Black Tom nằm bên Thành phố Jersey, tiểu bang New Jersey trong khu vực mà ngày nay là một phần của Công viên Tiểu bang Nữ thần Tự do gần Đảo Bedloe. Những toa xe chở đầy chất nổ và những vật liệu nổ khác đang được chuẩn bị gởi đến Anh và Pháp phục vụ chiến tranh bị kích nổ. Bảy người bị thiệt mạng trong vụ việc này. Bức tượng bị thiệt hại nhẹ, phần lớn là ở chỗ cánh tay phải cầm đuốc và phải đóng cửa khoảng 10 ngày. Tổn phí sửa chữa bức tượng và những tòa nhà trên đảo là khoảng 100.000 đô la. Lối hẹp đi lên ngọn đuốc bị chặn lại vì lý do an toàn cho công chúng và nó vẫn còn đóng cửa từ đó đến ngày nay.
Cùng năm đó, Ralph Pulitzer, thừa kế người cha làm chủ bút nhật báo World, bắt đầu mở chiến dịch quyên góp 30.000 đô la cho một hệ thống chiếu sáng bên ngoài để thắp sáng bức tượng về đêm. Ông tuyên bố có trên 80.000 người đóng góp nhưng không đạt đến số tiền mong muốn. Phần chi phí còn thiếu được một người giàu có lặng lẽ đóng góp — đây là sự thật không được công bố mãi cho đến năm 1936. Một dây cáp ngầm được đặt dưới biển để truyền điện từ đất liền sang và đèn pha được đặt dọc theo những bức tường của Đồn Wood. Gutzon Borglum, người sau này tạc tượng Núi Rushmore, đã thiết kế lại ngọn đuốc. Ông thay thế phần lớn khối đồng ban đầu bằng thủy tinh màu. Ngày 2 tháng 12 năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson bấm nút máy điện tín để bật đèn lên thắp sáng bức tượng một cách thành công.
Sau khi Hoa Kỳ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1917, những hình ảnh về bức tượng đã được sử dụng nhiều trong các tấm áp phích cổ động nhập ngũ và cổ động cho Trái phiếu Tự do, hối thúc công dân Hoa Kỳ ủng hộ tài chính cho chiến tranh. Việc này khiến công chúng cảm kích vì mục đích chiến tranh được cho là để đảm bảo sự tự do và được xem như một điều nhắc nhở rằng nước Pháp đang bị chiến tranh hoành hành đã từng trao tặng cho Hoa Kỳ bức tượng.
Năm 1924, Tổng thống Calvin Coolidge dùng quyền lực của mình theo Đạo luật Antiquities tuyên bố bức tượng là một tượng đài quốc gia. Vụ tự tử thành công duy nhất trong lịch sử của bức tượng xảy ra 5 năm sau đó khi một người đàn ông trèo ra ngoài một trong các cửa sổ ở phần mũ miện và nhảy xuống tìm cái chết. Người này trượt qua ngực tượng và rơi xuống cạnh bàn chân nữ thần.
Những năm đầu dưới Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (1933-1982)
Năm 1933, Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh thuyên chuyển bức tượng sang Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (NPS). Năm 1937, Cục Công viên nhận được thẩm quyền quản lý những phần còn lại trên Đảo Bedloe. Với việc ra đi của Lục quân, Cục Công viên Quốc gia bắt đầu chuyển đổi hòn đảo thành một công viên. Cơ quan Quản trị Tiến triển Công chánh (Works Progress Administration, viết tắt là WPA) san bằng phần lớn các tòa nhà cũ, phân định và sửa sang lại góc phía Đông hòn đảo, đồng thời xây một nền bậc thang bằng đá granit để làm một lối mới cho công chúng đến bức tượng từ phía sau lưng. WPA cũng tiến hành công việc trùng tu bên trong bức tượng, tạm thời tháo các tia khỏi vầng hào quang của tượng để thay thế phần nâng đỡ đã bị rỉ sét của chúng. Những bậc thang bằng gang rỉ sét trong bệ tượng được thay thế bằng những bậc thang mới làm bằng bê tông cốt thép; phần phía trên của những chiếc cầu thang bên trong tượng cũng được thay thế. Lớp bọc bằng đồng được gắn vào bệ tượng để chống nước mưa thấm vào gây thêm hư hại. Bức tượng bị đóng cửa từ tháng 5 cho đến tháng 12 năm 1938.
Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai, bức tượng vẫn mở cửa cho du khách nhưng không được thắp sáng về đêm vì lệnh tắt đèn ban đêm ở bên ngoài thời chiến (phi công đối phương có thể dễ dàng tìm thấy mục tiêu tấn công). Tượng được thắp sáng ngắn ngủi vào ngày 31 tháng 12 năm 1943 và vào ngày D-Day, 6 tháng 6 năm 1944, khi các ngọn đèn của tượng chớp "chấm-chấm-chấm-gạch", mã Morse biểu thị cho chữ V có nghĩa là victory (chiến thắng). Hệ thống đèn mới và cực mạnh được gắn năm 1944-1945, và bắt đầu vào Ngày chiến thắng bức tượng lần nữa được thắp sáng sau hoàng hôn. Đèn được thắp chỉ vài tiếng đồng hồ mỗi chiều tối mãi cho đến năm 1957 thì bức tượng được thắp sáng cả đêm mỗi buổi tối. Năm 1946, phần bên trong của tượng ở những nơi mà du khách có thể với tay tới được bọc loại chất dẻo đặc biệt để có thể lau xóa các hình vẽ hay chữ viết trên tường.
Năm 1956, một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ chính thức đổi tên Đảo Bedloe thành Đảo Liberty (Đảo Tự do). Việc đổi tên đảo đã từng được những thế hệ của Bartholdi vận động trước đây. Đạo luật cũng có nhắc đến nỗ lực xây một Bảo tàng Di dân Mỹ trên hòn đảo mà những người hậu thuẫn cho nó đã tiến hành, vì mặc dù liên bang đã chấp thuận dự án nhưng chính phủ chậm chạp trong việc cấp ngân quỹ. Bằng tuyên cáo của Tổng thống Lyndon Johnson năm 1965, Đảo Ellis gần đó được biến thành một phần của Tượng đài Quốc gia Tượng Nữ thần Tự do. Năm 1972, bảo tàng di dân nằm trong nền tượng cuối cùng cũng được khánh thành bằng một buổi lễ do Tổng thống Richard Nixon chủ trì. Bảo tàng này đóng cửa năm 1991 sau khi bảo tàng di dân trên Đảo Ellis khánh thành.
Năm 1976, một hệ thống đèn chiếu sáng cực mạnh mới được lắp đặt trước lễ mừng Hoa Kỳ 200 năm. Ngày 4 tháng 7 năm 1976, bức tượng là điểm hội tụ của Chiến dịch Thuyền buồm, một cuộc đua thuyền buồm gồm có những chiếc thuyền buồm cao to đến từ khắp nơi trên thế giới vào bến cảng New York và chạy quanh Đảo Liberty. Cuộc đua kết thúc với màn bắn pháo hoa hoành tráng gần bức tượng.
Trùng tu đến nay (từ năm 1982)
Năm 1986, bức tượng được nhóm kỹ sư Hoa Kỳ và Pháp kiểm tra rất tỉ mỉ như là một phần của kế hoạch kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của tượng. Năm 1982, có thông báo rằng bức tượng cần phải được trùng tu đáng kể. Cuộc nghiên cứu tỉ mỉ cho thấy cánh tay phải được gắn không chính xác vào cấu trúc chính của tượng. Cánh tay đung đưa nhiều hơn khi gặp gió mạnh và có nguy cơ đổ sập rất lớn. Ngoài ra, phần đầu tượng đã được gắn lệch khỏi trung tâm đến 0,61 mét (2 ft) và một trong số những tia trên mũ miện đã làm thủng một lỗ trên cánh tay phải khi bức tượng chuyển động theo gió. Cơ cấu khung giáp bị ăn mòn một cách tệ hại, và khoảng 2% các đĩa tròn bên ngoài cần được thay thế. Tuy những vấn đề của khung giáp đã được phát hiện từ sớm vào năm 1936, khi đó những phần thay thế bằng gang cho một số thanh trụ đã được gắn, nhưng phần nhiều những chỗ ăn mòn bị che lấp bởi nhiều lớp sơn phủ lên trong nhiều năm.
Tháng 5 năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan thông báo thành lập Ủy ban Trăm năm Tượng Nữ thần Tự do - Đảo Ellis do chủ tịch của công ty Chrysler Corporation là Lee Iacocca lãnh đạo nhằm vận động quyên góp quỹ cần thiết để hoàn thành công việc trùng tu. Qua chi nhánh vận động quyên góp của mình là Quỹ Tượng Nữ thần Tự do - Đảo Ellis, ủy ban này đã quyên góp được trên 350 triệu đô la. Tượng Nữ thần Tự do là một trong số những công trình hưởng lợi đầu tiên nhất của một chiến dịch tiếp thị gồm có nỗ lực của cả các tổ chức bất vụ lợi và các công ty thương mãi hợp tác tham gia (tiếng Anh gọi là cause marketing campaign). Một cuộc vận động tiếp thị năm 1983 quảng cáo rằng cứ mỗi lần mua hàng sử dụng thẻ tín dụng của American Express thì công ty sẽ đóng góp 1 xu cho việc trùng tu bức tượng. Chiến dịch vận động tiếp thị này tạo ra một khoảng đóng góp lên đến 1,7 triệu cho dự án trùng tu tượng.
Năm 1984, bức tượng bị đóng cửa để trùng tu trong một khoảng thời gian dài. Các công nhân dựng giàn giáo làm che khuất bức tượng. Nitơ lỏng dùng để tẩy sạch các lớp sơn được quét lên phía bên trong vỏ tượng bằng đồng trong nhiều thập niên, để lại hai lớp nhựa than đá mà ban đầu được quét để bịt kín những chỗ xì và chống ăn mòn. Bột nổi được thổi vào để tẩy các lớp nhựa than đá mà không làm hư hại phần lõi đồng. Công việc trùng tu bị ngưng lại vì chất có chứa Amiăng mà Bartholdi đã sử dụng (không hiệu quả như các cuộc kiểm tra cho thấy) để chống ăn mòn đinh tán. Các công nhân trong khu vực bức tượng phải mặc quần áo bảo vệ, được gán tên là "bộ đồ lên cung trăng", cùng với hệ thống mặt nạ dưỡng khí. Những lỗ to hơn trên vỏ tượng được sửa chữa và thêm đồng vào chỗ cần thiết. Vỏ tượng thay thế được tháo từ phần trên cùng của một mái nhà của công ty Bell Labs (Phòng thí nghiệm Bell) vì lớp trên của mái nhà này có lớp đồng rỉ xanh tượng tự như của tượng nữ thần; đổi lại, phòng thí nghiệm được lấy vỏ đồng cũ để thí nghiệm. Ngọn đuốc được phát hiện bị nước rò rỉ vào sau nhiều lần thay đổi vào năm 1916 đã được thay thế bằng một mô hình y hệt như ngọn đuốc gốc bạn đầu của Bartholdi. Vấn đề thay thế cánh tay và bờ vai cũng được xem xét; Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ luôn cho rằng nên sửa chữa chúng hơn là thay thế. Năm 1986, ngọn đuốc ban đầu được tháo dỡ và thay thế, và đó chính là ngọn đuốc hiện này. Ngọn lửa trên thân đuốc được phủ bằng vàng 24. Ban ngày, ngọn đuốc phản chiếu ánh mặt trời, còn buổi đêm, nó được ánh đèn pha chiếu rọi.
Toàn bộ khung giáp được thay thế. Những thanh sắt mà Eiffel sử dụng dần bị loại bỏ. Những thanh mới gắn vào tháp tượng được chế tạo từ thép không gỉ, có độ chống ăn mòn cao. Những thanh có đinh kẹp nằm cạnh bên vỏ tượng được làm bằng ferralium, một loại hợp kim dễ dàng uốn cong nhẹ nhàng và quay trở về hình thể ban đầu của nó khi bức tượng chuyển động. Để tránh các tia trên mũ miện và cánh tay va chạm vào nhau, các tia được điều chỉnh lại khoảng vài độ. Hệ thống chiếu sáng lại được thay thế - việc thắp sáng ban đêm hiện nay là do những ngọn đèn metal halide đảm trách. Chúng truyền từng chùm ánh sáng đến những phần đặc biệt trên bệ tượng hay bức tượng, soi rõ từng chi tiết khác nhau. Lối dẫn vào bệ tượng đi xuyên qua một chiếc cổng được xây trong thập niên 1960 được tân trang mở rộng và gắn thêm một bộ cửa đồng đồ sộ. Một thang máy hiện đại được lắp đặt giúp cho người tàn tật có thể dễ dàng lên đến khu vực quan sát của bệ tượng. Một thang máy khẩn cấp có thể đi lên đến bờ vai tượng được gắn bên trong bức tượng.
Ngày 3-6 tháng 7 năm 1986 được ấn định là "Những ngày cuối tuần Tự do", đánh dấu 100 năm bức tượng và ngày khánh thành của nó. Tổng thống Reagan chủ tọa buổi lễ tái khánh thành cùng với sự hiện diện của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Ngày 4 tháng 7 là ngày trở lại của Chiến dịch Thuyền buồm (cuộc đua thuyền buồm, khởi sự lần đầu tiên tại bến cảng New York ngày 4 tháng 7 năm 1976). Bức tượng được mở cửa trở lại cho công chúng ngày 5 tháng 7. Trong bài diễn văn tái khánh thành của Tổng thống Reagan, ông nói rằng "Chúng ta là những người giữ ngọn lửa của tự do; chúng ta đưa cao ngọn lửa cho thế giới nhìn thấy."
Sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, bức tượng và Đảo Liberty lập tức bị đóng cửa. Đảo được mở cửa trở lại vào cuối năm 2001 trong khi đó bệ tượng và bức tượng vẫn được đặt trong tình trạng đóng cửa đối với công chúng. Bệ tượng mở cửa lại vào tháng 8 năm 2004, nhưng Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ thông báo rằng các du khách có thể không được an toàn khi vào bức tượng vì rất khó thoát ra khi có tình trạng khẩn cấp. Cục Công viên Quốc gia vẫn duy trì lập trường này cho đến hết thời gian còn lại của chính quyền George W. Bush. Anthony D. Weiner, một dân biểu Hoa Kỳ từ tiểu bang New York, đã tiến hành một cuộc vận động cá nhân để bức tượng được mở cửa trở lại. Ngày 17 tháng 5 năm 2009, Bộ trưởng Nội vụ của Tổng thống Barack Obama là Ken Salazar thông báo rằng vì là "một món quà tặng đặc biệt" cho nước Mỹ nên bức tượng sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng vào ngày 4 tháng 7, nhưng mỗi ngày chỉ có một số người hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Bức tượng được dự trù đóng cửa vào cuối năm 2011 với thời hạn từ 9 tháng đến 1 năm để gắn vào một cầu thang mới nhằm trợ giúp cho tình trạng khẩn cấp phải di tản.
Du lịch và đặc điểm của tượng
Vị trí và viếng thăm
Bức tượng nằm trong Vịnh Thượng New York trên Đảo Liberty, phía Nam Đảo Ellis. Cả hai đảo này được tiểu bang New York nhượng lại cho chính phủ liên bang năm 1800. Như thỏa thuận được ký năm 1834 giữa tiểu bang New York và tiểu bang New Jersey trong việc ấn định đường ranh giới nằm ở khoảng giữa vịnh, các đảo gốc vẫn thuộc lãnh thổ New York mặc dù vị trí của chúng nằm bên phía ranh giới của New Jersey. Phần đất san lấp nhân tạo tại Đảo Ellis là lãnh thổ của New Jersey.
Lối vào Tượng đài Quốc gia Tượng Nữ thần Tự do thì miễn phí nhưng tất cả du khách phải trả tiền phí qua phà vì các tàu thuyền tư không thể đậu ở hòn đảo. Năm 2007, "Statue Cruises" được chuyển nhượng quyền điều hành giao thông và bán vé cho các cơ sở tham quan trên đảo, thay thế "Circle Line" là dịch vụ phà hoạt động từ năm 1953.
Các chuyến phà khởi hành từ Công viên Tiểu bang Liberty trong Thành phố Jersey và Battery Park trong Hạ Manhattan cũng dừng lại ở Đảo Ellis giúp thực hiện được một chuyến tham quan kết hợp. Cùng với vé qua phà, du khách có ý định vào tầng hầm của bức tượng và bệ tượng phải mua một vé "mời tham quan bảo tàng/bệ tượng". Những ai muốn dùng cầu thang nằm trong bức tượng để lên đến phần mũ miện thì phải mua vé đặc biệt. Vé này có thể phải đặt mua trước đến 1 năm. Tổng cộng chỉ có khoảng 240 người được phép đi lên đến phần mũ miện mỗi ngày: mỗi nhóm là 10 người, mỗi giờ có 3 nhóm. Những người lên đó có thể chỉ được phép mang theo thuốc uống và máy ảnh - có các hộp tủ khóa cung cấp sẵn để cất những thứ vật dụng còn lại - và phải được kiểm tra an ninh lần thứ hai.
Những bản khắc chữ và tri ân
Có một vài bản khắc chữ (plaque) và bản nhỏ (tablet) tri ân được đặt trên hay gần Tượng Nữ thần Tự do. Một bản khắc nằm ngay phía dưới chân nữ thần tuyên bố rằng đây là một bức tượng khổng lồ đại diện cho Nữ thần Tự do, do Bartholdi thiết kế và phân xưởng Paris của công ty Gaget, Gauthier et Cie (Cie là chữ viết tắt tiếng Pháp có nghĩa là công ty) xây dựng. Một bản nhỏ giới thiệu cũng mang tên của Bartholdi, tuyên bố bức tượng là một món quà của nhân dân Pháp nhằm vinh danh "sự liên minh của hai quốc gia trong công cuộc giành độc lập cho Hoa Kỳ và chứng thực tình hữu nghị vĩnh cửu của hai quốc gia." Có một bản nhỏ do ủy ban New York dựng lên để kỷ niệm cuộc vận động gây quỹ để xây bệ tượng. Viên đá đặt nền xây bệ tượng cũng có mang một bản khắc do các thành viên của Hội Tam điểm dựng.
Năm 1903, những người bạn của nữ thi sĩ Emma Lazarus trao tặng bà một bản khắc chữ nhỏ bằng đồng có chứa lời bài thơ "The New Colossus" và cũng là để tưởng niệm nữ thi sĩ. Bản khắc được đặt bên trong bệ tượng cho đến lần trùng tu năm 1986; hiện nay vẫn nằm trong Bảo tàng Tượng Nữ thần Tự do ở tầng nền. Nó được đặt cùng với một tấm bảng nhỏ ca ngợi cuộc đời của nữ thi sĩ do Ủy ban Tưởng niệm Emma Lazarus trao tặng năm 1977.
Một nhóm gồm nhiều bức tượng được đặt ở góc cuối phía Tây của hòn đảo để vinh danh những người có liên quan mật thiết với Tượng Nữ thần Tự do. Hai người Mỹ là Pulitzer và Lazarus cùng ba người Pháp là Bartholdi, Laboulaye, và Eiffel được tạc tượng. Những bức tượng này là tác phẩm của điêu khắc gia từ tiểu bang Maryland là Phillip Ratner.
Năm 1984, Tượng Nữ thần Tự do được UNESCO công bố là di sản thế giới. Trong "Lời tuyên bố về tầm quann trọng", UNESCO miêu tả bức tượng như một "kiệt tác tinh thần của nhân loại" đang "đứng vững như một biểu tượng hùng tráng cao độ — truyền cảm hứng cho dự tính, tranh luận và đấu tranh - cho những lý tưởng như tự do, hòa bình, nhân quyền, bãi nô, dân chủ và cơ hội."
Đặc điểm về hình thể
Mô hình, phim ảnh về bức tượng
Hàng trăm mô hình Tượng Nữ thần Tự do được trưng bày khắp thế giới. Một mô hình nhỏ hơn, khoảng một phần 5 chiều cao bức tượng gốc, được cộng đồng người Mỹ tại Paris tặng cho thành phố. Hiện nay nó đứng trên Île aux Cygnes, quay mặt về hướng Tây nhìn về phía người chị em lớn hơn của mình (bức tượng gốc tại New York). Một mô hình của bức tượng cao 9,1 mét (30 ft) đặt trên nóc Liberty Warehouse ở Đường số 64 trong quận Manhattan đã đứng đó trong nhiều năm liền; hiện nay được đặt tại Bảo tàng Brooklyn. Trong cử chỉ bày tỏ lòng yêu nước như một phần của chiến dịch "Làm vững mạnh Cánh tay Tự do" năm 1949-1952, Nam Hướng đạo Mỹ đã tặng khoảng hàng trăm mô hình tượng Nữ thần Tự do làm bằng đồng, cao khoảng 2,5 mét (100 inch) cho các tiểu bang và khu tự quản khắp nơi ở Hoa Kỳ. Mặc dù không phải là mô hình thật nhưng bức tượng được biết với tên gọi là Nữ thần Dân chủ được dựng tạm thời trong suốt Cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã nhận cảm hứng tương tự từ những truyền thống dân chủ Pháp - những người tạc tượng này đã rất cẩn trọng để tránh mô phỏng trực tiếp Tượng Nữ thần Tự do. Trong các công trình giải trí ở Thành phố New York, bản sao của bức tượng là một phần cảnh quan dùng để trang trí bên ngoài tại Khách sạn và Sòng bài New York-New York ở Las Vegas, Nevada.
Là một hình tượng Mỹ, Tượng Nữ thần Tự do từ lâu đã được in trên những con tem thư và tiền kim loại của Hoa Kỳ, xuất hiện trên những đồng tiền kim loại tưởng niệm được phát hành để đánh dấu sinh nhật 100 năm của tượng và trên phiên bản tiền 25 xu của tiểu bang New York năm 2001 thuộc bộ phát hành tiền 25 xu kỷ niệm các tiểu bang Hoa Kỳ. Năm 1997, hình của bức tượng được chọn dùng cho loại tiền không lưu hành là đồng bạch kim đại bàng Mỹ (American Eagle platinum bullion coins) và xuất hiện ở mặt trái hay còn gọi là "mặt chữ" của bộ tiền kim loại 1 đô la Tổng thống đang được lưu hành. Hai hình ngọn đuốc của bức tượng (một lớn và một nhỏ) xuất hiện trên tờ giấy bạc 10 đô la lưu hành hiện nay.
Nhiều cơ sở và cơ quan vùng cũng đã sử dụng mô hình hay hình tượng của bức tượng. Giữa năm 1986 và 2000, tiểu bang New York phát hành biển đăng ký số xe có hình bức tượng. Đội New York Liberty thuộc Hội Bóng rổ Nữ Quốc gia Hoa Kỳ sử dụng cả tên lẫn hình ảnh của tượng trên biểu trưng của mình trong đó ngọn lửa của tượng được cách điệu nhân đôi thành một quả bóng rổ. Đội New York Rangers thuộc Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia Hoa Kỳ in hình đầu tượng trên áo thi đấu của mình bắt đầu từ năm 1997.
Bức tượng là một đề tài thường xuyên có mặt trong văn hóa đại chúng. Trong âm nhạc, nó được gợi lên để chỉ sự ủng hộ cho những chính sách của Mỹ, thí dụ như trong bài hát "Courtesy of the Red, White, & Blue (The Angry American)" của Toby Keith. Trong chiều hướng đối ngược, bức tượng xuất hiện trong album phiên bản cover Bedtime for Democracy của ban nhạc The Dead Kennedys có nội dung phản đối những chính sách của chính phủ Reagan. Trong phim ảnh, ngọn đuốc là cảnh quay cao trào của bộ phim năm 1942 của đạo diễn Alfred Hitchcock với tựa đề Saboteur. Một trong những lần xuất hiện trên màn bạc nổi tiếng nhất của bức tượng là trong bộ phim năm 1968 có tựa đề Planet of the Apes, trong đó có cảnh bức tượng bị chôn vùi nửa phần dưới cát. Bức tượng cũng bị phá hủy trong những bộ phim khoa học viễn tưởng như Independence Day, The Day After Tomorrow và Cloverfield. Trong tiểu thuyết du hành thời gian của Jack Finney có tựa đề là Time and Again, cánh tay phải của bức tượng đóng vai trò quan trọng và được trưng bày trong Công viên Quảng trường Madison vào đầu thập niên 1880. Robert Holdstock, người tham vấn biên tập của Bách khoa Tự điển Khoa học Viễn tưởng, đã tự hỏi vào năm 1979:
[Khoa học viễn tưởng] sẽ về đâu nếu không có Tượng Nữ thần Tự do? Trong nhiều thập niên nó đã vụt đứng thẳng lên hay bị đổ nát trên những vùng đất ngập nước của Trái Đất hoang vắng — những người khổng lố lật đổ nó, những người hành tinh tò mò tìm hiểu nó... biểu tượng của Tự do, của lạc quan, đã trở thành một biểu tượng của cái nhìn bi quan về tương lai trong khoa học viễn tưởng."
Xem thêm
Nữ thần Dân chủ
Đảo Tự do
Tượng bà đầm xòe
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Statue of Liberty National Monument
Statue of Liberty-Ellis Island Foundation
"A Giant's Task—Cleaning Statue of Liberty", Popular Mechanics (February 1932)
Bài Hoa Kỳ chọn lọc
Nữ thần Tự do
Thành phố New York
Di sản thế giới tại Hoa Kỳ
Đài tưởng niệm ở Mỹ
Tượng khổng lồ
Kiến trúc Pháp
Quan hệ quốc tế năm 1886
Hoa Kỳ năm 1886
Đệ Tam Cộng hòa Pháp
Biểu tượng quốc gia Mỹ |
14208 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20l%C3%A1%20c%C3%A2y | Xanh lá cây | Màu xanh lá cây hay màu xanh lục (green) là màu sắc trong tự nhiên.Hầu hết các lá cây có màu xanh lục nhờ các chất diệp lục trong cây.Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên.
Màu xanh lá cây có bước sóng từ 500-565 nm.
Tọa độ màu
Số Hex = #008000
RGB (r, g, b) = (0, 128, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (100, 0, 100, 50)
HSV (h, s, v) = (120, 100, 50)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Quang phổ
Nhãn hiệu kem |
14210 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%20T%E1%BA%BFt%20M%E1%BA%ADu%20Th%C3%A2n | Sự kiện Tết Mậu Thân | Sự kiện Tết Mậu Thân (sách báo Việt Nam thường gọi là Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968) là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy giành chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trên hầu hết các đô thị tại miền Nam, đánh vào những khu vực trọng yếu của quân đội Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất, có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đã ngăn chặn việc quân lực Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong tay quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được miền Nam. Điểm yếu của phía Mỹ là quân đội của họ đã bị sa lầy trong cuộc chiến tranh tiêu hao cực kỳ tốn kém, dư luận của cả nhân dân và giới chính khách Mỹ dần trở nên mất kiên nhẫn, phong trào phản chiến ở Mỹ ngày càng lan rộng do chiến tranh tiêu tốn quá nhiều ngân sách và sinh mạng lính Mỹ. Nắm được điểm yếu đó, quân Giải phóng đã hoạch định một trận đánh nhằm gây tiếng vang lớn, "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn) để tạo bước đột phá chiến lược, nhằm buộc Hoa Kỳ từ bỏ chiến tranh, chấp nhận ngồi vào đàm phán.
Chiến dịch tuy được gọi là Tổng tiến công Tết Mậu Thân, nhưng thực chất các trận đánh dịp Tết chỉ là giai đoạn mở màn. Quân Giải phóng coi toàn bộ các hoạt động chiến đấu ở miền Nam từ đầu tháng 2 cho tới hết năm 1968 (kéo dài trên 300 ngày) đều thuộc phạm vi chiến dịch, trong đó có 3 đợt tấn công cao trào (Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9), xen giữa các đợt cao trào là giai đoạn tái bổ sung lực lượng, lập kế hoạch mới, phòng ngự chống đối phương phản kích.
Xét về mặt chiến thuật, chiến dịch dẫn tới một kết quả mang tính bế tắc, kiềm chế lẫn nhau: Cả hai phía đều chịu thương vong nặng nề, quân Giải phóng bị đánh bật ra khỏi các đô thị lớn, nhưng quân Mỹ cũng không thể bình định được các vùng nông thôn miền Nam. Nhưng xét về mặt chiến lược, đây là một bước đột phá lớn trong chiến tranh. Quân Giải phóng đã hoàn thành mục tiêu quan trọng được đề ra là "Đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng". Ngoài ra, Hàng rào điện tử McNamara của Mỹ nhằm khống chế đường Trường Sơn cũng đã bị phá hủy trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Đây được coi là thắng lợi chiến lược mang tính bước ngoặt của quân Giải phóng miền Nam trong cuộc chiến.
Hoàn cảnh ra đời
Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng.
Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả mìn mỏng "cây nhiệt đới", máy dò điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lazer, bom napalm và chất độc hoá học, v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750 chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".
Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.
Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã nhận thấy "tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm rã rời ý chí nhân dân Mỹ"
Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước đồng minh Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đã có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tổng cộng Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thủy đánh bộ toàn nước Mỹ. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 4 nước: Anh, Úc, Canada và Tây Ban Nha cộng lại. Năm 1967, quân đội Việt Nam Cộng hòa có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.
Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15 tháng 4 năm 1967, tại Washington, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10 năm 1967, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đòi chăm lo tình cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.
Do lực lượng hai bên chênh lệch quá xa cả về quân số và trang bị, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, mà phải tìm cách đánh khác để đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn.
Kế hoạch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Trên thực tế, sự chuẩn bị cho đòn tấn công này đã bắt đầu khởi động từ cuối giai đoạn chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Theo PGS.TS.Đại tá Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam thì "Kế hoạch Xuân Mậu Thân có nguồn gốc từ những kế hoạch ban đầu chúng ta hình thành mà một số nhà nghiên cứu gọi là kế hoạch X. Kế hoạch này được khởi phát vào lúc mà cuộc chiến ở miền Nam đang tiến dần đến sự thay đổi, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ tiến hành ở miền Nam đang sa lầy, thất bại". Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) - nguyên Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định cho biết: "Tháng 5-1964, tôi được thuyên chuyển về phụ trách một đơn vị mà hồi đó gọi là F100 - biệt động của quân khu Sài Gòn-Gia Định. Sau này dần dần tôi mới biết rõ đơn vị này tổ chức ra để nhằm phục vụ cho ý đồ tập kích chiến lược. Hồi đó, tôi được lệnh là mọi thứ phải chuẩn bị xong trước tháng 12-1965". Nhưng việc Mỹ đổ quân vào bãi biển Đà Nẵng tháng 3-1965 đã làm trì hoãn việc thực hiện kế hoạch X. Quân Giải phóng tiếp tục chuẩn bị, khi nào có thời cơ sẽ đánh.
Tháng 6-1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục tính toán một chiến lược có ý nghĩa quyết định, tạo bước ngoặt cho chiến tranh. Theo đó, nếu không tranh thủ thời cơ, đi sớm một bước thì sang năm 1968, cách mạng miền Nam sẽ gặp bất lợi lớn khi quân đội Mỹ, dưới áp lực của dư luận nước Mỹ, buộc phải dốc toàn lực thực hiện một hành động quân sự lớn để phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh theo cách Mỹ muốn. Mặt khác, năm 1968 cũng lại là năm bản lề trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi mà các mâu thuẫn chính trị tại Mỹ bị đẩy lên cao và dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm tới tình hình thời sự chính trị. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị là trong dự thảo kế hoạch, cần phải tính đến các "yếu tố chính trị" sẽ diễn ra vào năm 1968 tại Mỹ, nhằm khoét sâu vào mâu thuẫn chính trị tại Mỹ trong năm này. Theo nhận xét của sử gia Mỹ Merle L. Pribbenow, chỉ thị này đã được thực tế chứng minh là chính xác, việc dự đoán thành công và biết khai thác điểm yếu chính trị của phía Mỹ đã tạo nên chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
Do đó, Bộ Chính trị chủ trương: "Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua." Theo Đại tá Vũ Ba, nguyên cán bộ tham mưu Miền, "... thời cơ lịch sử có thể xảy ra trước hoặc sau năm 1968. Nhưng chắc chắn nó phải rơi vào đúng thời điểm sức mạnh và quân số Mỹ có mặt ở miền Nam lên đến đỉnh điểm nhưng họ không thể giành được thắng lợi quyết định. Và thời điểm đó chính là Mậu Thân 1968. Lúc đó, tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật của Mỹ gấp 800 lần Việt Nam. Các nhà bình luận phương Tây nhận định: Mỹ là một nước rất mạnh đem quân đánh một nước rất nhỏ, đã đem hết sức mình ra mà không đánh thắng nổi và phải bỏ cuộc, thì có nghĩa là Mỹ đã thua". Cố Trung tướng Nguyễn Đình Ước, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, bình luận: "Nếu năm 1967 ta đã tiến công như Tết Mậu Thân thì không được. Westmoreland bảo: "Tôi chưa thực hiện xong kế hoạch ba năm tiêu diệt gãy xương sống Việt Cộng. Chiến tranh cục bộ chưa đến đỉnh cao. Các anh chưa cho tôi hết quân, phải đánh ít nhất một năm nữa". Nếu ta để năm 1969, quá đi một năm, qua bầu cử tổng thống Mỹ rồi thì chưa chắc áp lực đã mạnh đến mức Johnson phải từ chức như thế".
Tháng 7 và tháng 8-1967, Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho năm 1968 theo tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6 và chỉ thị của Quân ủy Trung ương.
Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gợi ý cho "Tổ kế hoạch" do Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền phụ trách là nên nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách đánh "truyền thống" mà lâu nay quân Giải phóng vẫn làm, thì mới có thể giành thắng lợi quyết định. Trong khi "Tổ kế hoạch" còn đang suy nghĩ tìm cách đánh mới, thì Tổng bí thư Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đã đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xã. Ý kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ý định quyết tâm chiến lược năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nói: "Mỹ không còn con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam"
Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh bị sa sút, nên phải gác lại công việc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm, uy thế to lớn trong Đảng Lao động và nhân dân, mọi quyết sách lớn vẫn phải được phê duyệt bởi chủ tịch. Do vậy, cuối tháng 7/1967, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một chuyến về nước ngắn để nghe Quân ủy Trung ương trình bày kế hoạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý những điểm sau:
1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không.
2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài.
3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm.
4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến việc giữ sức dân.
5. Phải chú ý mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích.
6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh được lâu dài (nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài)
Tháng 10 năm 1967, trong các ngày từ 20 đến 24, Bộ Chính trị họp Bàn về kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967 – 1968. Tham gia hội nghị này có Uỷ viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ. Tuy nhiên cả ba nhân vật quan trọng nhất là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp đều vắng mặt do phải đi chữa bệnh ở nước ngoài.
Bộ Chính trị đề ra ba mức trường hợp:
Một là, giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ý chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hai là, giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng Mỹ vẫn còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn để tiếp tục chiến tranh.
Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân Giải phóng phải lui về thế thủ, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.
Về sách lược: Bộ Chính trị đề ra tập trung mũi nhọn đấu tranh nhằm phân hoá, chia rẽ và cô lập Mỹ và chế độ Sài Gòn của Thiệu - Kỳ. Tiếp tục phổ biến thực hiện cương lĩnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lập mặt trận thứ hai (chuẩn bị người cụ thể trước), tiến tới lập chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, binh lính Sài Gòn đoàn kết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, trung lập Mỹ, đánh đổ Thiệu - Kỳ, thương lượng với miền Bắc. Lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần lấy Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm nòng cốt. Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị: cần tính đến các "yếu tố chính trị" – cuộc bầu cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào tháng 9 năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 1968.
Về ngoại giao: nhằm phục vụ cho công kích và khởi nghĩa, Bộ Chính trị nêu rõ là phải tranh thủ cao độ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình Liên Xô - Trung Quốc đang có chia rẽ sâu sắc, Bộ Chính trị chủ trương giữ quan hệ tốt với cả hai nước, tránh việc quá nghiêng về 1 bên sẽ làm xấu quan hệ với nước còn lại.
Qua thực tế chiến trường, những ý đồ chiến lược đã dần dần hình thành, từng bước trở thành những quyết sách: Tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào sào huyệt của địch trong các thành phố và thị xã. Từ Kế hoạch chiến lược năm 1968 do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị, hai cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12-1967 đã ra nghị quyết và trở thành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III), quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định.
Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của lực lượng vũ trang và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng tham mưu soạn thảo đã được Quân uỷ Trung ương nhất trí. Phương án xác định chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh. Cụ thể là:
Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thành phố, thị xã quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông thôn, mở đầu cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn.
Theo đó, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, quân Giải phóng sẽ nổ súng mở màn Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc Mỹ phải chú ý tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó, tạo điều kiện để giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị.
Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo nghệ thuật "truyền thống" thì giai đoạn kết thúc chiến tranh, thông thường một trong các bên tham chiến thực hiện đòn đánh tiêu diệt chiến dịch lớn hoặc đánh tiêu diệt chiến lược lực lượng quân sự, chính trị đối phương, buộc chúng phải chịu thua. Tuy nhiên so sánh tương quan quân Giải phóng và quân Mỹ về quân số, vũ khí trang bị, sức cơ động và tính hiện đại đều thua kém nhiều lần, nên việc đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược đối với quân viễn chinh Mỹ là điều gần như không thể thực hiện được. Do đó Bộ chính trị chủ trương: "Phải tìm cách đánh mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu não chính trị, quân sự ở các thành phố, thị xã. Tiến công vào các thành phố, thị xã sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung chuyển nước Mỹ. Qua đó, ta chứng minh cho Mỹ thấy chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng đang đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, do đó phải tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam."
Diễn biến
Sự khác biệt giờ chuẩn và lịch âm
Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh (GMT+8) làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành quyết định số 121/CP về việc tính lịch và quản lý lịch của nhà nước, sử dụng múi giờ GMT +7 làm chuẩn nên âm lịch cũng thay đổi khi tháng chạp (tháng 12) chỉ có 29 ngày. Miền Nam vẫn theo âm lịch của múi giờ GMT+8 nên tháng chạp có 30 ngày giống như lịch Trung Quốc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (Nếu tính theo giờ miền Bắc, miền Nam sẽ đón giao thừa lúc 23h00 ngày 29 tháng 1 trong khi miền Bắc đón giao thừa lúc 00h00 ngày 29 tháng 1 hay 1h00 ngày 29 tháng 1-trước miền Nam 23h00 đồng hồ).
Tuyên bố ngừng bắn đơn phương của các bên
Trước thời điểm Tết Mậu thân, các bên đã có một số tuyên bố chính thức thông qua các kênh chính thức về việc sẽ tạm ngừng bắn trong một số ngày Tết, cụ thể như sau:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Trong buổi phát thanh ngày 19/10/1967 của Đài Tiếng nói Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố tự nguyện ngừng bắn từ 01h00 sáng giờ Hà Nội ngày 27/1/1968 đến 01h00 sáng giờ Hà Nội ngày 3/2/1968 (7 ngày).
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Theo Đài phát thanh Giải phóng ngày 17/11/1967, Quân Giải phóng sẽ tự nguyện ngừng bắn từ 01h00 sáng giờ Hà Nội-00h00 giờ Sài Gòn ngày 27/1/1968 (28 tháng Chạp) đến 01h00 sáng giờ Hà Nội-00h00 giờ Sài Gòn ngày 3/2/1968 (05 tháng Giêng-ÂL). Tổng thời gian là 168 giờ. Phía VNDCCH trước đó đã điều chỉnh giờ miền Bắc chậm hơn giờ Bắc Kinh đã được 2 miền sử dụng 1h đồng hồ.
Việt Nam Cộng hòa: Ngày 16/12/1967, chính quyền Sài Gòn tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng Quân lực VNCH và Hoa Kỳ sẽ ngừng bắn trong 48h từ 00h00 ngày 30/1/1968 đến 00h00 ngày 01/02/1968.
Tuy nhiên, tuyên bố ngừng bắn của Việt Nam Cộng hòa đã sớm bị Hoa Kỳ ra lệnh hủy bỏ. Trước sức ép của Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn đã rút ngắn thời gian đơn phương ngừng bắn xuống còn 36 giờ. Cụ thể, ngày 21/01/1968, cả Hoa Kỳ và VNCH cùng tuyên bố ngừng bắn đơn phương từ 18h00 ngày 29/1/1968 đến 06h00 ngày 30/1/1968. Đến ngày 25/01, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Ellsworth Bunker cùng Đại tướng William Westmoreland yêu cầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dỡ bỏ ngừng bắn từ Vùng chiến thuật I đến phía nam thành phố Vinh - Nghệ An (bởi quân đội Hoa Kỳ không ăn Tết âm lịch, việc dỡ bỏ ngừng bắn là để quân đội Hoa Kỳ có thể tiếp tục ném bom và càn quét tại các khu vực này). Việc đưa ra tuyên bố giới hạn lệnh ngừng bắn dự kiến sẽ được thông báo vào trưa ngày 29/01/1968, trước khi lệnh ngừng bắn đơn phương của Hoa Kỳ và VNCH bắt đầu có hiệu lực.
Tuy nhiên, tới chiều muộn ngày 29/01/1968, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao VNCH mới chính thức đưa ra thông cáo báo chí về việc hủy ngừng bắn tại Vùng I chiến thuật đến nam thành phố Vinh. Sau khi Hoa Kỳ và VNCH đã hủy bỏ ngừng bắn tại Vùng I chiến thuật, ngay đêm hôm đó, đúng 01h00 sáng ngày 30/01 giờ Sài Gòn (00h00 ngày 30/01 theo giờ Hà Nội), Quân Giải phóng phát lệnh tấn công tại Vùng I chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa. Tới 10h00 (giờ Sài Gòn) ngày 30/01/1968, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố hủy bỏ ngừng bắn trên toàn bộ miền Nam. Đêm 30, rạng sáng ngày 31/01, Quân Giải phóng phát lệnh tổng tấn công và nổi dậy toàn miền Nam.
Sự chuẩn bị của Quân Giải phóng Miền Nam
Trong hai năm 1967, 1968, các chiến sĩ vận tải, thanh niên xung phong, hải quân ở miền Bắc đã vượt Trường Sơn và biển cả để chi viện cho chiến trường miền Nam 118.923 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và 42.619.081 đôla, cộng với 122.885 tấn vật chất do Trung Quốc chi viện quá cảnh qua cảng Xihanúcvin (trong ba năm 1966, 1967, 1968).
Năm 1967, hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc biên chế thành từng trung đoàn, sư đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật đã hành quân vào bổ sung cho mặt trận Trị-Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ, nâng tổng số Quân giải phóng miền Nam lên 220.000 quân chủ lực và 57.000 quân địa phương (không kể dân quân, du kích, tự vệ)
Phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, quân Giải phóng đã huy động được lực lượng lớn nhân dân trên địa bàn các tỉnh miền Đông tham gia phục vụ cho tổng tiến công và nổi dậy. Nhiệm vụ của lực lượng này là vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm vào nội đô cất giấu trước và cứu thương, tải thương khi chiến sự nổ ra, và xây dựng "hũ gạo nuôi quân". Lực lượng quần chúng kết hợp với các đơn vị vận tải đã chuyển được hàng trăm tấn hàng từ vùng Mỏ Vẹt xuống vùng tây nam Sài Gòn. Quân Giải phóng đã huy động hàng trăm xe bò chở hàng từ Mỏ Vẹt xuống Hóc Môn, Gò Vấp. Huyện Đức Hoà có phong trào xây dựng "hũ gạo nuôi quân". Trước Tết, mỗi gia đình để sẵn năm lon gạo đón chủ lực, sau đó, cứ mỗi tuần lại quyên góp một lần (do Hội phụ nữ phát động).
Các huyện đều thành lập đội cung cấp chuyên lo việc huy động lương thực, thực phẩm trong nhân dân phục vụ tổng tiến công và nổi dậy. Mỗi xã có ban quân lương, đội cứu thương, tải thương. Các nhà đều đào sẵn hầm để nuôi giấu thương binh hoặc chôn giấu vũ khí. Ở Trảng Bàng, gia đình bà Nguyên (Má Bảy) đào hầm chôn tới 45 tấn vũ khí tại một vị trí chỉ cách đồn của Mỹ 1 km.
Đến đầu 1968, trước khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy nổ ra, quân Giải phóng đã xây dựng được 19 lõm chính trị với 325 gia đình, 12 kho vũ khí, 400 điểm ém quân, phần lớn ở gần các mục tiêu sẽ đánh chiếm. Mỗi lõm có nhiều cơ sở để cất giấu vũ khí, ém quân.
Lực lượng Biệt động Sài Gòn do Nguyễn Đức Hùng (bí danh Tư Chu) chỉ huy, có khoảng 300 người, trong đó có hơn 100 tay súng tinh nhuệ, đã lên kế hoạch đánh 7 cơ quan đầu não chính trị trọng yếu của Mỹ giữa lòng Sài Gòn như Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh hải quân, Bộ Tổng tham mưu...
Sáng 31/12/1967, ngày cuối cùng của năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Phủ Chủ tịch để thu thanh chúc mừng năm mới Mậu Thân. Bài thơ "Toàn thắng ắt về ta" được ghi tiếng vào băng để phát lúc Giao thừa, là hiệu lệnh của cuộc Tổng công kích. Đến chiều, Hồ Chủ tịch căn dặn Bộ Chính trị trước khi sang Trung Quốc chữa bệnh. Ngoài liên lạc hàng ngày qua điện thoại, các lãnh đạo Đảng vẫn thay nhau đến Bắc Kinh, trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Hồ Chủ tịch. Chiều 20/1/1968, Lê Đức Thọ sang làm việc, sáng ngày 25/1/1968, Võ Nguyên Giáp đến trực tiếp báo cáo với Hồ Chủ tịch. Tối 26/1/1968, đã gần Tết Mậu thân, những binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công. Hồ Chủ tịch chỉ thị cho các chiến trường là:
Do trong tháng 1 năm 1968 ngày dương lịch sát ngày âm lịch: ngày 29 (tháng 1) dương lịch là ngày 30 (tháng chạp) âm lịch và có sự lệch nhau một ngày của Tết hai miền nên có sự hiểu không thống nhất trong các cấp chỉ huy chiến trường của quân Giải phóng về thời điểm tiến công (ngày N): là ngày theo âm lịch hay theo dương lịch, là theo lịch cũ hay mới. Sự thiếu nhất quán này đã làm cuộc tiến công ở các địa bàn Quân khu 5 Quân Giải phóng đã nổ ra sớm hơn một ngày so với các địa phương khác trên toàn miền Nam. Tính bất ngờ của cuộc tấn công Tết Mậu Thân do vậy đã bị giảm đi, nhưng về cơ bản vẫn được bảo đảm.
Trước đó nửa tháng, tướng Westmoreland lúng túng: "Như tôi đã báo cáo trước Hội đồng phái bộ Mỹ ngày 15/1/1968, tôi thấy khả năng là 60 đến 40% đối phương sẽ đánh trước Tết, có thể vào ngày 25/1. Ngược lại, tướng Davidson, sĩ quan tình báo của tôi, lại thấy khả năng là 40-60% đối phương sẽ đánh sau Tết". Nhưng cuộc tổng tiến công nổ ra không phải "trước" hoặc "sau" mà đúng vào ngày Tết, Westmoreland và Davidson đều đoán sai
Mặt khác, Quân đội Hoa Kỳ đã bị thu hút vào đòn nghi binh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Khe Sanh, nơi được kỳ vọng là một thế trận "Điện Biên Phủ đảo ngược", theo đúng kịch bản chiến tranh quy ước kiểu Mỹ. Theo Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), trong các báo cáo do điệp viên Phạm Xuân Ẩn chuyển về, từ cấp chỉ huy cho đến viên đại sứ Mỹ, tất cả đều tin rằng quân Giải phóng không đủ sức tấn công vào các thành phố, đô thị. Theo Mỹ, chiến trường chính nhất định sẽ diễn ra ở Khe Sanh. "Trung ương Cục miền Nam còn làm bộ để rơi những tài liệu vào tay Mỹ để họ tin rằng mình sẽ đánh mạnh trên vùng giới tuyến, nhất là Khe Sanh" - ông Tư Cang nói. Đại tá Hồ Khang cho biết: "Cái từ Điện Biên Phủ xuất hiện trong tư duy của phía Mỹ mà Cục II (tình báo) báo cáo lại chính là một gợi ý để chúng ta tương kế tựu kế thực hiện một "Điện Biên Phủ giả vờ" để lừa đối phương, ghìm chặt Mỹ ở chiến trường rừng núi, tạo điều kiện cho đòn tấn công vào các đô thị. Vì vậy sau này phía Mỹ và phương Tây cho rằng Việt Nam là bậc thầy trong việc nghi binh".
Mặc dù phía Mỹ cũng đã đưa ra một số dự đoán về cuộc tấn công này có thể diễn ra trước tết hoặc sau tết, và sẽ diễn ra ở phía bắc miền Nam Việt Nam (khu vực Quảng Trị), nên họ vẫn đặt hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trong tình trạng chiến đấu và các cuộc ném bom của Mỹ ở vùng sát với hai tỉnh trên sẽ vẫn tiếp tục trong những ngày Tết. Nhưng trên thực tế nó nổ ra ngay đúng trong dịp tết, và diễn ra đồng loạt ở khắp miền Nam. Vì vậy phía Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa đều bị bất ngờ cả về thời gian lẫn quy mô của cuộc tiến công này. Đây là một thất bại lớn về mặt tình báo mà sẽ khiến chính phủ Mỹ nếm trái đắng trước dư luận trong trận đánh được coi là "bước ngoặt của cuộc chiến". Sách giáo khoa của Học viện Quân sự West Point (Mỹ) đã viết: "Điều đầu tiên cần nói về cuộc tổng tiến công là tình báo của đồng minh đã thất bại ngang với trận Trân Châu Cảng năm 1941 và trận tiến công Ardennes năm 1944. Việt Nam đã giành được sự bất ngờ hoàn toàn".
Nhà sử học Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký: "Khắp thế giới ngạc nhiên và phục "Việt cộng" tổ chức cách nào mà chính phủ Việt Nam Cộng hòa không hay biết gì cả. Họ đã lén chở khí giới, đưa cán bộ vào Sài gòn, Huế... từ hồi nào, chôn giấu, ẩn núp ở đâu? Chắc chắn dân chúng đã che chở họ, tiếp tay với họ, không ai tố cáo cho nhà cầm quyền biết. Trái lại mỗi cuộc hành quân lớn nhỏ nào của Việt Nam Cộng hòa họ đều biết trước ngày và giờ để kịp thời đối phó. Nội điểm đó thôi cũng đủ cho thế giới biết họ được lòng dân miền Nam ra sao và tại sao Mỹ thất bại hoài."
Chiến sự Đợt 1
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, để bảo đảm thống nhất lãnh đạo chỉ huy trong chiến dịch này ở miền Nam, Trung ương Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Miền (B2) đã quyết định thành lập 2 Bộ Tư lệnh tiền phương:
Bộ Tư lệnh tiền phương cánh Bắc do Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh phụ trách các hướng Bắc, Tây Bắc và Đông thành phố Sài Gòn.
Bộ Tư lệnh tiền phương cánh Nam do Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Trần Hải Phụng phụ trách các hướng phía Nam, Tây Nam, các lực lượng biệt động và chỉ đạo quần chúng nổi dậy ở nội thành Sài Gòn.
Ở Quân khu 5, Trung ương cử Võ Chí Công làm Bí thư Quân khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu, Chu Huy Mân làm Tư lệnh. Ở mặt trận Huế, Trung ương chỉ định Lê Minh làm Chỉ huy trưởng, Lê Chưởng làm Chính ủy (lúc này Phó Tổng tham mưu trưởng Trần Văn Quang là Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên).
Ở mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị do Trần Quý Hai, Phó Tổng tham mưu trưởng làm Tư lệnh, Lê Quang Đạo – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (đêm mồng một Tết Mậu Thân). Suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, các lực lượng vũ trang quân Giải phóng bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quân lỵ, chiếm một số nơi, phát động quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy cơ sở của chế độ Sài Gòn ở nhiều vùng nông thôn. Hiệu lệnh mở màn là bài thơ chúc Tết của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Đánh giá về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
"Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và sức mạnh của toàn dân đoàn kết quyết chiến, quyết thắng giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc"
Mặt trận ngoại giao, thành quả phối hợp với chính trị-quân sự trong năm 1968
Ngày 31-3-1968, Tổng thống Johnson phải tuyên bố: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là bước nhượng bộ rất lớn của Mỹ bởi trước đó, họ luôn duy trì quan điểm cứng rắn: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ngừng chiến đấu, rút quân Giải phóng miền Nam khỏi miền Nam Việt Nam thì mới có đàm phán hòa bình.
Cuối cùng, 2 bên lấy Paris làm địa điểm họp chính thức. Phiên họp đầu tiên được hai bên ấn định vào ngày 10-5-1968, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn, Hà Văn Lâu làm Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hoa Kỳ cử Hariman và C.Vasner làm Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Mỹ. Hình thức họp là 4 bên tham gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam - Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa. Đây lại là bước nhượng bộ nữa của Mỹ bởi trước đó họ từ chối công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và coi Việt Nam Cộng hòa là "chính phủ duy nhất của miền Nam Việt Nam". Tuy vậy, dù có 4 bên nhưng thực tế các phiên họp kín chỉ có 2 đoàn vốn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ được tham dự.
Ngày 3-6-1968, Nguyễn Duy Trinh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, chỉ thị cho đoàn ở Paris: "Tiếp tục làm tốt việc đấu tranh công khai và chuẩn bị lúc nào thuận lợi thì vừa nói chuyện công khai vừa nói chuyện hậu trường"
Trong quá trình diễn biến các cuộc nói chuyện ở Paris, phía Mỹ đã thường xuyên thông báo tình hình cho chính quyền Sài Gòn, và Nguyễn Văn Thiệu luôn tỏ ra chấp nhận lập trường của phía Mỹ. Nhưng khi đạt được sự dàn xếp giữa Washington và Hà Nội thì lại nảy sinh sự bất hoà giữa Mỹ và Sài Gòn. Ngày 29-10-1968, Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn báo cáo về Mỹ cho biết Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận tham gia vào các cuộc thương lượng tại Paris với lý do: Thiệu còn phải xin ý kiến Quốc hội; không muốn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được coi là một bên; cần giải quyết xong mọi thủ tục rồi mới họp. Mặc cho Việt Nam Cộng hòa phản đối, nửa đêm ngày 30-10, Trưởng và Phó đoàn Mỹ đến nơi ở của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris để thông báo sẽ công bố lệnh chấm dứt ném bom tối 31-10, vào 7 giờ hay 8 giờ, giờ Washington ngày 31-10-1968.
Trải qua 28 phiên họp chính thức, 21 cuộc gặp riêng, bí mật, kiên quyết giữ đúng nguyên tắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được hai yêu cầu cơ bản:
Buộc Mỹ phải chấp nhận chấm dứt ném bom hoàn toàn và không điều kiện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Mỹ phải ngồi vào đàm phán với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong một hội nghị bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa).
Nhân dịp này, ngày 3-11-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Chúng ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rất ngoan cố và xảo quyệt. Chúng nói "hoà bình", "thương lượng" nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng... Vì vậy nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc".
Đánh giá
Hãng thông tấn Reuters của Anh ngày 3-2-1968 bình luận: "Quy mô và tính chất ác liệt của các trận tấn công phối hợp ở Sài Gòn và ở các trung tâm chủ chốt khác tại Nam Việt Nam làm cho Mỹ và các nước đồng minh rất đỗi ngạc nhiên". Kế đó, ngày 5-2-1968 hãng này thống kê: "Mỹ có đến nửa triệu quân ở Nam Việt Nam, đã mất 13 năm và đã tiêu mỗi ngày 60 triệu đô la mà vẫn không bảo vệ được một tấc vuông đất nào ở miền Nam Việt Nam cả". Trong khi đó, báo Người quan sát (Anh) tỏ ra ngạc nhiên khi than rằng: "Người ta không thể tin là một tình hình như thế lại có thể xảy ra".
Báo Pháp "Thế giới" (Le Monde) ngày 1-2-1968 mỉa mai: "Người Mỹ đã từng khẳng định dân chúng Nam Việt Nam chịu đựng hơn là ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng, giờ đây liệu họ còn có thể nêu lên những lý lẽ như thế nữa không sau khi đã xảy ra một cuộc biểu dương đáng khâm phục về sức mạnh và lòng dũng cảm của Việt Cộng như vậy". Báo Chiến đấu ngày 1-2-1968 khẳng định: "Điều hiển nhiên là người Mỹ đã thua đứt về mặt chính trị trong cuộc chiến tranh này rồi. Những gì xảy ra ở Sài Gòn cũng đủ cho thấy Mặt trận Dân tộc giải phóng đã nắm được các tầng lớp dân chúng ở miền Nam Việt Nam trong mức độ lớn biết nhường nào".
Tờ Le Figaro (Pháp) ngày 2-2-1968 bình luận: "Cuộc tiến công lừng danh của Việt Cộng cho ta thấy trước hết cái tài tình của những người chỉ huy trong việc hướng dẫn cuộc chiến tranh vừa quân sự, vừa chính trị này. Về mặt đối nội, họ vừa thu được một thắng lợi lớn; họ chứng tỏ cho nhân dân Việt Nam thấy rằng, họ có thể đánh nơi nào và lúc nào cũng được hết. Họ làm cho chính phủ Sài Gòn và quân đội của chính phủ này trở thành một trò cười. Họ tăng cường sự kiểm soát của họ, và do đó, làm giảm bớt sự kiểm soát của chế độ Sài Gòn đối với dân thường, những người dân thường này thì đầy lòng kính nể và khâm phục đối với Mặt trận Dân tộc giải phóng".
Sự kiện Tết Mậu thân trong truyền thông
Âm nhạc
Hai bài hát "Bài Ca Viết Cho Những Xác Người," và "Hát Trên Những Xác Người" được sáng tác năm 1968, sau khi Trịnh Công Sơn từ Huế trở về Sài Gòn. Những ngày diễn ra trận đánh tại Huế, Trịnh Công Sơn có mặt tại cố đô, chính ông cũng suýt chút nữa bị cuốn vào những biến cố trong tết Mậu Thân. Theo nhà văn Phạm Xuân Đài, hai bài ca mô tả những thi thể và những hình ảnh khốc liệt của chiến sự, được nhạc sĩ ghi lại trong vai trò của một nhân chứng.
Nhạc sĩ Anh Bằng có bài "Chuyện một đêm" tả nỗi đau của người mẹ có đứa con nhỏ chết do bị trúng đạn pháo vào dịp Tết Mậu Thân. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thì có "Chuyện một chiếc cầu đã gãy" nhắc việc cầu Trường Tiền bị đánh sập trong trận chiến Mậu Thân tại Huế và bài "Những con đường trắng" nói lên cảnh tàn phá sau trận đánh 1968.
Bài hát "Dáng đứng Việt Nam" do nhạc sĩ Lê Anh Xuân sáng tác khi ông tham gia trong đội hình của mũi tấn công vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Các chiến sĩ băng qua hàng rào thép gai đánh chiếm lô cốt địch, tràn vào sân bay phá hủy máy bay. Nhiều chiến sĩ bị thương vẫn chống trả lại kiên cường. Bài hát ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật oai hùng: "Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và Anh chết trong khi đang đứng bắn/Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng... Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/ Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công". Sau này, người chiến sĩ trong bài hát được xác định tên là Nguyễn Văn Sáu, cán bộ chỉ huy mũi tấn công. Anh sinh năm 1937, quê ở thôn Liên Hưng, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, một huyện vùng núi của Thanh Hóa..
Bài hát "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn" do nhạc sĩ Lư Nhất Vũ kể lại đã sáng tác sáng mùng 1 rạng mùng 2 Tết Mậu Thân (1968), sau khi ông đọc bài báo nói về các cô gái Sài Gòn tình nguyện rời gia đình, tham gia dân công hỏa tuyến, làm mọi việc, trong đó có vác đạn cho bộ đội. Ông rất cảm kích và xúc động trước sự việc này nên đã sáng tác ra bài hát với giai điệu trẻ trung, tiết tấu hơi nhanh (allégretto), diễn tả vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh, sôi nổi của những cô gái tuổi đời còn rất trẻ, đã hăm hở xung vào đội quân tiếp đạn cho chiến trường
Văn chương
Giải khăn sô cho Huế (1969) của Nhã Ca đoạt Giải Văn chương Quốc gia Việt Nam Cộng hòa năm 1970 tái bản ở Hoa Kỳ năm 2008) tường thuật lại những biến động với người dân Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, những điều tác giả tuyên bố đã thấy tận mắt hoặc thu thập từ lời kể của những người khác. Hồi ký này được tiến sĩ sử học đại học Texas A&M, Olga Dror dịch sang tiếng Anh với tựa Mourning Headband for Hue (2014) Tính xác thực của cuốn sách này là vấn đề gây nhiều tranh luận cho tới nay. Sau này, theo Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân, Nhã Ca công nhận là cuốn sách đã hư cấu nên nhiều chuyện về các nhân vật có thật, vu oan cho rất nhiều nhân sĩ, trí thức ủng hộ quân Giải phóng khiến họ phải chịu oan nhiều tiếng xấu về sau
Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, năm 1974 theo chồng sang Mỹ định cư. Đầu thập niên 1990, bà cho xuất bản một hồi ký mang tên "Không Biên Giới". Hồi ký có 26 tiểu truyện. Trong một số tiểu truyện (số 16, 19, 23…) tác giả viết về sự tàn bạo của quân đội Mỹ-VNCH, riêng tiểu truyện số 6 tác giả dành riêng kể chuyện trả thù của quân Việt Nam Cộng hòa sau Tết Mậu Thân 1968. Gia đình bà Sung từng suýt chết vì bị 1 trái bom Mỹ ném trúng nhà, sau khi tái chiếm Huế thì quân Việt Nam Cộng hòa cho lùng tìm những người có tên trong sổ quyên góp cho quân Giải phóng rồi xử bắn họ, cha bà Sung cũng bị bắt nhưng vì may mắn nên thoát được vụ xử bắn
Điện tử
Màn chơi "The Defector" trong trò chơi Call of Duty: Black ops lấy bối cảnh sự kiện Tết Mậu Thân ở Huế.
Chú thích
Tham khảo
Xem thêm
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
Trận Mậu Thân tại Huế
Thảm sát Huế Tết Mậu Thân
Trận Khâm Đức
Sự kiện tướng Nguyễn Ngọc Loan
Nguyễn Văn Lém
Chiến dịch Tết 1969
Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Liên kết ngoài
Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: Không có chuyện “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược”
Những câu chuyện Tết Mậu Thân 1968 - Loạt bài trên báo Tuổi Trẻ
T
Việt Nam năm 1968
Chiến tranh Việt Nam
Những trận đánh lớn trong lịch sử
Trận đánh liên quan tới Việt Nam
Xung đột năm 1968
Lịch sử miền Nam Việt Nam
Thảm sát Huế Tết Mậu thân |