id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
13144 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh%20%C4%91%E1%BB%99ng%20m%E1%BA%A1ch%20v%C3%A0nh | Bệnh động mạch vành | Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Triệu chứng
Đau thắt ngực (ĐTN) là triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh mạch vành.
- Tính chất đau: cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói châm, ran, có khi là cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.
- Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...)
- Đau thường lan tỏa: lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay...
- Đau sườn phải là do máu bị ứ đọng ở vùng gan
Nguyên nhân
Bệnh chủ yếu là sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim. Thông thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên 50% khẩu kính của lòng mạch. Khi hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy hơn nên cơ tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu một nhánh của động mạch bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở lên không đầy đủ. Cơ tim bị thiếu máu và thiếu oxy gây đau thắt ngực.
Bệnh động mạch vành không nhất thiết phải xảy ra một cách từ từ. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối (máu đông) gây tắc mạch. Lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn gây ra nhồi máu cơ tim.
Diễn biến
Bệnh có thể diễn tiến hàng thập kỉ trước khi có biểu hiện lâm sàng. Sau nhiều thập kỉ tiến triển, một số mảng xơ vữa có thể gây hẹp hoặc vỡ và (cùng với sự kích hoạt hệ thống đông máu) bắt đầu giới hạn lưu lượng máu đến cơ tim. Hiện nay có quan điểm cho rằng quá trình viêm nội mô động mạch thúc đẩy tiến triển của bệnh, mặc dù chi tiết chưa được biết rõ.
Tùy theo độ nghẽn của mạch vành, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như đau thắt ngực hay biến chứng nhồi máu cơ tim và chết.
Chữa trị
- Người bệnh phải dùng thuốc dài hạn, từ năm này qua năm khác và phải được khám đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim. Vì bệnh có liên quan đến một loạt các căn bệnh khác như tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần phải tập luyện thế dục hằng ngày và ăn kiêng đều đặn.
- Điều trị nội khoa: điều trị băng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau - vasopolis đơn độc, dùng lâu dài hoặc kết hợp với các nhóm hạ mỡ máu (cholesterol máu) trong 1 giai đoạn đầu.
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành, kỹ thuật nong động mạch vành, đặt stent.
Phòng bệnh
- Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày: hạn chế ăn mỡ động vật, cai rượu bia, cai thuốc lá, giảm cân, kiểm soát huyết áp, đường huyết, tập thể dục đều đặn...
- Phòng bệnh mạch vành, tăng mỡ máu bằng các thảo dược (vasopolis).
Tham khảo
Sức khỏe cho trái tim, PGS.TS.BS Nguyễn Quang Tuấn, Nhà xuất bản Y Học, 2011.
Bệnh mạch vành, GS.TS Nguyễn Huy Dung, Nhà xuất bản Y Học, 2011.
Xem thêm
Nhồi máu cơ tim
Rối loạn mỡ máu
Bệnh tim mạch
Bệnh tim
RTT |
13145 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Il%20Canto%20degli%20Italiani | Il Canto degli Italiani | Il Canto degli Italiani (Bài ca của người Ý), cũng được biết tới với cái tên Inno di Mameli (Hành khúc của Mameli) hoặc Fratelli d'Italia (Người anh em toàn nước Ý) là quốc ca của Ý. Bài này được sáng tác bởi Goffredo Mameli, một công dân Genoa và về sau, nó được phổ nhạc bởi một người Genoa khác, Michele Novaro. Về sau, bài hát này đã trở thành bài hát ái quốc của Ý, đặc biệt được đánh giá cao bởi chính Giuseppe Garibaldi và được hát suốt phong trào đòi độc lập và cuối cùng là sự thống nhất nước Ý. Tuy nhiên, phải chờ đến khi Vương quốc Ý sụp đổ vào năm 1946, thế chỗ bằng một nhà nước cộng hòa, bài này mới được coi là quốc ca chính thức của Ý.
Lời tiếng Ý
Đây là văn bản đầy đủ của bài thơ gốc được viết bởi Goffredo Mameli. Tuy nhiên, quốc ca Ý, như thường được biểu diễn trong các dịp chính thức, khổ đầu tiên được hát hai lần, và phần điệp khúc, sau đó kết thúc bằng một tiếng "Sì!" ("Vâng!").
Khổ thơ tiên thể hiện sự nhân cách hóa của Ý, người sẵn sàng tham chiến để trở nên tự do, và sẽ chiến thắng như Roma thời cổ đại, "đội" mũ sắt của Scipio Africanus, người đã đánh bại Hannibal trong trận chiến cuối cùng của Chiến tranh Punic lần thứ hai tại Zama; cũng có liên quan đến phong tục nô lệ của người La Mã cổ đại, những người thường cắt tóc ngắn như một dấu hiệu của sự phục vụ, do đó Nữ thần Chiến thắng phải cắt tóc để trở thành nô lệ của Roma (để làm cho Ý chiến thắng).
Khổ thơ thứ hai, tác giả đau xót khi Ý là một quốc gia bị chia rẽ trong bao năm và kêu gọi đoàn kết; trong nét này, Goffredo Mameli sử dụng ba từ được lấy từ ngôn ngữ thơ ca và cổ xưa của Ý: calpesti (tiếng Ý hiện đại: calpestati), speme (speranza), raccolgaci (ci raccolga).
Khổ thơ thứ ba, là một lời cầu nguyện đến Thiên Chúa, xin che chở sự đoàn kết của người Ý đang đấu tranh để thống nhất quốc gia của họ một lần và mãi mãi. Dấu ấn thứ tư gợi lại những nhân vật anh hùng nổi tiếng và những khoảnh khắc của cuộc chiến giành độc lập của Ý như trận Legnano, cuộc bảo vệ thành Florence do Ferruccio lãnh đạo trong Chiến tranh Ý, cuộc bạo loạn bắt đầu ở Genève bởi Balilla và Vespers Sicilia. Phần cuối của bài thơ đề cập đến
Fratelli d'Italia
L'Italia s'è desta,
Dell'elmo di Scipio
S'è cinta la testa.
Dov'è la Vittoria?
Le porga la chioma,
Ché schiava di Roma
Iddio la creò.
Noi siamo da secoli
Calpesti, derisi,
Perché non siam popolo,
Perché siam divisi.
Raccolgaci un'unica
Bandiera, una speme:
Di fonderci insieme
Già l'ora suonò.
Uniamoci, amiamoci,
l'Unione, e l'amore
Rivelano ai Popoli
Le vie del Signore;
Giuriamo far libero
Il suolo natìo
Uniti per Dio
Chi vincer ci può?
Dall'Alpi a Sicilia
Dovunque è Legnano,
Ogn'uom di Ferruccio
Ha il core, ha la mano,
I bimbi d'Italia
Si chiaman Balilla,
Il suon d'ogni squilla
I Vespri suonò.
Son giunchi che piegano
Le spade vendute:
Già l'Aquila d'Austria
Le penne ha perdute.
Il sangue d'Italia,
Il sangue Polacco,
Bevé, col cosacco,
Ma il cor le bruciò.
Điệp khúc:
Stringiamci à coorte
Siam pronti alla morte (doppio)
L'Italia chiamò!
Stringiamci à coorte
Siam pronti alla morte (doppio)
L'Italia chiamò, Sì!
Lược dịch tiếng Việt
1.
Hỡi những người anh em nước Ý,
Nước Ý đã thức giấc rồi.
Chiếc mũ sắt của Scipio khi xưa
Đang được Người đội trên đầu.
Chiến thắng đang ở đâu?
Hãy cúi đầu trước Người.
Bởi vì ngươi là một người bảo vệ của thành Roma (Ý),
(Mà Roma) Vốn được Chúa tạo ra.
2.
Chúng ta, đã hàng thế kỷ rồi
Bị chà đạp và chế nhạo,
Bởi vì chúng ta không phải là một dân tộc đoàn kết,
Bởi vì chúng ta bị chia rẽ.
Cho nên chúng ta hãy chiến đấu dưới một ngọn cờ, với một niềm hy vọng:
Để có thể thống nhất lại với nhau
Giờ đã đến lúc phải tranh đấu.
3.
Chúng ta hãy đoàn kết và yêu thương,
Chỉ cần đoàn kết và yêu thương
Là chúng ta sẽ cho mọi người biết
Con đường của Chúa;
Chúng ta thề sẽ giải phóng tự do
Cho đất mẹ của chúng ta
Hãy đoàn kết, dưới sự bảo bọc của Thiên Chúa
Ai có thể đánh bại chúng ta?
4.
Từ dãy Alps tới Sicily
Rực cháy khí thế trận Legnano,
Mỗi người đàn ông đều mang trong mình trái tim
Và bàn ray của Ferruccio,
Và những người con của nước Ý
Đều giống như Balilla,
Mỗi tiếng kèn trumpet
Đều là âm thanh của những chiến sỹ Vespers
5.
Những lưỡi kiếm cong vút của bọn tay sai
Chúng yếu đuối như lau sậy
Con đại bàng Áo hung hăng kia
Rồi cũng sẽ rụng lông.
Máu của người Ý
Và máu của người Ba Lan
Đã bị chúng và bọn Cossack uống
Sẽ thiêu rụi trái tim bọn chúng.
Điệp khúc
Hãy để chúng tôi tham gia vào những đội quân,
chúng tôi sẵn sàng hy sinh.
Chúng tôi sẵn sàng hy sinh,
Nước Ý đã gọi chúng ta.
Hãy để chúng tôi tham gia vào những đội quân,
Chúng tôi sẵn sàng hy sinh.
Chúng tôi sẵn sàng hy sinh,
Nước Ý đã gọi chúng ta! Chúng ta sẵn sàng!
Tham khảo
Quốc ca
Bài hát năm 1847
Quốc ca châu Âu
Biểu tượng quốc gia Ý
Văn hóa Ý
Bài hát ái quốc Ý
Bài hát dựa theo thơ |
13150 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BCgd%20Nairamdakh%20Mongol | Bügd Nairamdakh Mongol | Quốc ca Mông Cổ (tiếng Mông Cổ:Монгол Улсын төрийн дуулал) được sáng tác năm 1950. Phần nhạc do Bilegiin Damdinsüren (1919-1991) và Luvsanjambyn Mördorj (1919-1996) sáng tác, lời bài hát được viết bởi Tsendiin Damdinsüren (1908-1988).
Lời
Lời hiện tại
Tiếng Mông Cổ
Tiếng Việt
Đất nước độc lập thiêng liêng của chúng ta
Là cái nôi của toàn dân tộc Mông Cổ
Nguyện cho tất cả những điều tốt lành trên thế gian
Sẽ hưng thịnh muôn đời trên mảnh đất này
Đất nước ta sẽ củng cố các mối bang giao
Với tất cả các quốc gia trên thế giới
Hãy cùng đắp xây quê hương Mông Cổ yêu dấu
Bằng tất cả ý chí và sức lực của chúng ta
Biểu tượng vĩ đại của dân tộc sẽ che chở cho chúng ta
Và vận mệnh của nhân dân sẽ đồng hành cùng chúng ta
Hãy cùng lưu truyền văn hóa và ngôn ngữ dân tộc
Từ thế hệ này sang thế hệ khác
Những người con xuất chúng của Mông Cổ kiên trung
Đã đúc kết thành mở ra kỷ nguyên độc lập
Kỷ nguyên của hạnh phúc tiến bộ
Mông Cổ uy linh – Tổ quốc yêu dấu ngàn đời
Lời 1961—1991
Lời 1950—1961
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tải xuống bài Bügd Nairamdakh Mongol (không lời)
Quốc ca viết ở khóa La giáng trưởng
Quốc ca
Bài hát năm 1950
Biểu tượng quốc gia Mông Cổ |
13151 | https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C6%A1%20c%E1%BB%A9ng%20%C4%91%E1%BB%99ng%20m%E1%BA%A1ch | Xơ cứng động mạch | Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch (cũng như tĩnh mạch nếu nó được phẫu thuật di chuyển đến nơi khác để làm chức năng của động mạch). Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên "xơ cứng" bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới.
Nguyên nhân
-Do thừa cholesterol: ăn nhiều thức ăn chứa lipid, các bệnh về gan,mật, rối loạn nội tiết dẫn đến giảm chuyển hóa và thoái hóa cholesterol.
-Do thiếu thụ thể tiếp nhận lipoprotein: các LDL,VLDL không có thụ thể gắn để vận chuyển vào mô nên di chuyển tự do trong máu và thấm vào thành mạch gây xơ vữa.
-Do tăng lipoprotein (a): lipoprotein (a) có chức năng tương tự LDL nhưng cấu trúc lại giống plasminogen, dẫn đến 2 cơ chế gây xơ vữa-vừa tăng vận chuyển cholesterol từ gan đến mô, vừa ức chế cạnh tranh với plasminogen, ngăn cản sự tiêu các các máu động hình thành từ mảng xơ vữa.
- Phương thức sinh hoạt ngồi tĩnh nhiều hoạt động ít
-Cao huyết áp
-Hút thuốc lá
-Bệnh tiểu đường
-Di truyền
-Tuổi tác, giới tính.
Cơ chế bệnh sinh
Cholesterol ngấm vào thành mạch và tích lại ở lớp áo trong động mạch (bên dưới lớp tế bào nội mô), tạo thành những mãng cholesterol bám chặt vào thành mạch. Giai đoạn này gọi là giai đoạn xơ hóa thành mạch.
Các mảng xơ cholesterol thu hút bạch cầu và các tế bào miễn dịch xâm nhập và tiếp cận vị trí xơ hóa, tiến hành thực bào các lipoprotein. Giai đoạn này gọi là thoái biến thành mạch.
Tiếp đó là quá trình ngấm calci ở lớp áo trong dẫn tới hoại tử tế bào do thiếu máu nuôi dưỡng các mô. Sự hoại tử tế bào diễn tiến lan rộng, các mô xơ thế chỗ hình thành nên tổ chức xơ (gọi là mảng xơ). Bề mặt của mảng xơ sần sùi, cộng với sự loét do ổ hoại tử làm cho các tiểu cầu bám dính vào bề mặt thành mạch,kéo theo quá trình đông máu gây bít hẹp lòng mạch do các sợi tơ huyết (gọi là vữa). Nếu không may lớp vữa này bị dòng máu cuốn trôi, tạo cục huyết khối đến gây tắc ngẽn ở các mạch máu nhỏ như mạch máu não, mạch vành, sẽ gây các biến chứng như nhồi máu và đột quỵ.
Triệu chứng
Một số trường hợp xơ vữa động mạch điển hình xảy ra vào cuối thời kỳ thơ ấu, thường có ở hầu hết các động mạch chính, nhưng không có triệu chứng và hầu hết các phương pháp chẩn đoán không được phát hiện. Nó thường trở nên có triệu chứng nguy hiểm khi can thiệp vào tuần hoàn vành, cung cấp máu đến tim, và tuần hoàn não, đưa máu đến não. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đễn các bệnh tim mạch nguy hiểm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cơn đau tim, các loại bệnh tim gồm suy tim ứ huyết và hầu hết các bệnh tim mạch nói chung. Mảng xơ vữa ở các động mạch cánh tay hoặc, thường gặp hơn, các động mạch chân có thể gây bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên.
Theo số liệu tại Hoa Kỳ năm 2004, khoảng 65% nam và 47% nữ có biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch là cơn đau tim hoặc ngưng tim đột ngột (tử vong trong vòng 1 giờ sau khi triệu chứng khởi phát).
Các biến chứng
Đầu tiên là sẽ xuất hiện đường vân mỡ. Ở động mạch biểu bì xuất hiện các đường vân mỡ màu vàng, rộng khoảng 1-2mm, dài 1-5 cm. Có lượng lớn tế bào bọt cấu thành.
Mảng xơ vữa gây bít hẹp lòng mạch, làm giảm lưu lượng máu qua mạch
Mạch máu hóa xơ, kém đàn hồi, bị vỡ gây xuất huyết, dẫn đến xuất huyết não, sốc mất máu,...
Mảng xơ vữa di chuyển theo dòng máu và bị tắc lại ở các mạch máu nhỏ, gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,...
Yếu tố nguy cơ
Xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch thường gặp ở những đối tượng có nguy cơ sau:.
- Tăng huyết áp
- Tiểu đường
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Nghiện bia, rượu
- Người cao tuổi
- Cha mẹ bị mắc bệnh do di truyền.
Điều trị
- Điều trị các bệnh nguyên gây ra xơ vữa động mạch như đã nêu ở trên
- Các thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu (asprin), trong trường hợp có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, hoặc mẫn cảm với aspirin có thể thay thế bằng vasopolis.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt (giảm cân, bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể thao đều đặn...), kiểm soát mỡ máu và ngăn ngừa cục máu đông bằng thảo dược (vasopolis)
Tham khảo
Bệnh mạch vành, GS.TS Nguyễn Huy Dung, 2011
Sức khỏe trái tim, PGS.TS.BS Nguyễn Quang Tuấn, 2011
Tham khảo
Bệnh tim mạch |
13157 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Alen | Alen | Alen là dạng cụ thể của một gen, có chức năng di truyền nhất định. Đây là một trong những khái niệm quan trọng hàng đầu trong Di truyền học, vốn được phiên âm từ thuật ngữ "allele" của tiếng Anh. Khái niệm "alen" và khái niệm "gen" nhiều khi có thể dùng thay cho nhau, nhưng thực ra là khác nhau.
Một allele (UK: / ˈæliːl /, / əˈliːl /; US: / əˈliːl / hình thành từ tiếng Hy Lạp(ἄλλος állos, "một cái khác"), được định nghĩa những trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, cùng tồn tại ở 1 locus xác định trên nhiễm sắc thể.
Ví dụ, nhóm máu ABO được kiểm soát bởi gen ABO, gen này có sáu alen chung. Gần như mọi kiểu hình (phenotype) của con người là một số tổ hợp của sáu alen này.
Nó cũng có thể để cập đến các biến thể khác nhau ở vài trăm cặp base hoặc nhiều vùng của đoạn gen mã hóa cho một protein. Các allel có thể có kích thước rất khác nhau. Ở kích thước thấp nhất có thể, một allel có thể là đa hình đơn nucleotide (SNP). Ở kích thước cao hơn, nó có thể dài tới vài nghìn cặp base. Hầu hết các allel dẫn đến sự thay đổi ít hoặc không quan sát được trong chức năng của protein mà gen mã hóa.
Thời Việt Nam Cộng hòa danh từ này được Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn dịch là di thể tương hình hay di thể đối vị.
Hình ảnh
Nguồn trích dẫn
Di truyền học |
13161 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83n%20t%E1%BB%8Da | Điển tọa | Điển toạ (zh. 典座, ja. tenzo) là người lo việc ẩm thực trong một Thiền viện. Công việc này là một trong những công việc đòi hỏi trách nhiệm nhiều nhất và vì vậy chỉ được truyền trao cho những vị tăng có tuổi, đã có nhiều kinh nghiệm.
Nhiều vị Thiền sư danh tiếng đã đảm nhận chức vụ này như Quy Sơn Linh Hựu, Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Đan Hà Thiên Nhiên v.v… Cách làm việc của một Điển toạ khác với một đầu bếp bình thường ở chỗ tư tưởng. Điển toạ xem công việc của mình là cúng dường Tam bảo và cơ hội để luyện tâm. Nếu Điển toạ lo nấu thức ăn ngon, tiết kiệm, không phí của, thận trọng trong từng hành động, thì công việc này chính là Thiền trong mọi hành động hằng ngày.
Chính vị Thiền sư danh tiếng của Nhật là Đạo Nguyên Hi Huyền cũng đã rõ được tầm quan trọng của một vị Điển toạ trong một Thiền viện và chính Sư cũng đã được một vị dạy thế nào là "Thiền" trong Thiền tông. Khi vừa đặt chân sang đất Trung Quốc du học thì Sư đã có dịp yết kiến một cao tăng – dưới dạng một vị Điển toạ tại núi A-dục vương. Sư đang ngồi trên thuyền thì vị Điển toạ đến mua nấm và dọ hỏi cách nấu nấm này ra sao. Ông từ chối lời mời ở lại đêm của Sư vì lý do phải trở về lo nấu ăn cho tăng chúng và nói thêm rằng, chính việc làm đầy trách nhiệm này là thiền trong hoạt động. Sư ngạc nhiên hỏi vì sao ông không chú tâm đến Toạ thiền và quán Công án trong lúc tuổi đã cao. Vị Điển toạ chỉ mỉm cười và nói: "Ông bạn từ phương xa của tôi! Ông không biết biện đạo (ja. bendō) mà cũng chẳng thông hiểu văn tự!" Lời nói này đã khắc sâu vào lòng Sư và sau này Sư cũng có viết một tác phẩm quan trọng với tên Điển toạ giáo huấn (zh. 典座教訓, ja. tenzokyōkun) để khuyên răn đệ tử đảm nhận chức vụ này trong thiền viện.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
13163 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20T%E1%BA%A1ng | Địa Tạng | Địa Tạng hay Địa Tạng Vương (skt. , Kṣitigarbha; ; jap. , Jizō; tib. , sa'i snying po, kor.: , , ji jang, ji jang bosal) hay Địa Tạng vương Bồ tát là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong Sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa, năm vị còn lại là các vị Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng (Địa ngục không trống, Thề không thành Phật). Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Địa Tạng vương ở Trung Quốc và Việt Nam được khắc họa tượng cưỡi trên con linh thú Đế Thính (hay Thiện Thính) có hình dáng như con kỳ lân có một sừng, một số khắc họa linh khuyển Đế Thính này trông như một con sư tử tuyết Tây Tạng màu lam trông giống như một con chó ngao Tây Tạng (ngao Tạng).
Những tranh tượng ở Trung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Địa Tạng Vương Bồ tát đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ vốn là hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng này. Ngoài ra, Địa Tạng vương rất dễ nhầm lẫn với Mục-kiền-liên vì có nhiều điểm tương đồng về trang phục (mặc áo cà sa) và tay đều cầm tích trượng. Ở Việt Nam, khi người ta điêu khắc thì có sự phân biệt, khi Địa Tạng sẽ đội mũ thất phật, trong khi đó Mục-kiền-liên thì không đội mão, Địa Tạng thường được điêu khắc ngồi trên tòa sen hoặc cưỡi Đề Thính, trong khi Mục-kiền-liên thì đứng, ông không ngồi mà luôn ở thế đứng, một đặc điểm phân biệt là Mục-kiền-liên tay trái không cầm gì hoặc cầm bình bát, trong khi Địa Tạng tay trái sẽ cầm viên ngọc Như Ý.
Tiền thân và Hóa thân
Ý nghĩa pháp tu
Công Năng, Oai Lực của đức Địa Tạng bao trùm khắp Tam Giới, không thể nghĩ bàn. Riêng trong cõi thế gian này Đức Thích Ca Mâu Ni qua kinh Địa Tạng Bản Nguyện đã cho chúng ta biết nếu ai nghe được danh hiệu bồ tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm ngưỡng, tô vẽ hình tượng, đảnh lễ bồ tát sẽ được các lợi ích sau đây:
Lợi ích trong cuộc sống hiện tại:
Những nguyện lớn mau chóng thành tựu.
Được trí huệ lớn.
Tiêu Trừ Tai Nạn.
Thoát Khỏi Hiểm Nguy.
Tiêu Trừ Tội Chướng, Bệnh Tật.
Được quỷ thần hộ vệ.
Lợi Ích cho kiếp sau:
Thoát Khỏi Thân Nữ.
Được Thân Xinh Đẹp.
Thoát Kiếp Nô Lệ.
Lợi ích lúc lâm chung:
Khi người thân sắp mất, chúng ta có thể niệm danh hiệu bồ tát hoặc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện cho người đó.
Trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, việc Tụng Kinh Địa Tạng cho vong linh quá cố có thể giúp họ được siêu thoát.
Lợi ích với người đã quá vãng:
Siêu Độ vong linh: trong giấc ngủ nếu gặp ma quỷ, người lạ, các sự quái ác... chúng ta có thể chí tâm tụng kinh Địa Tạng.
Siêu độ, gặp lại người thân quá vãng.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Glassman, Hank (2012). The Face of Jizo: Image and Cult in Medieval Japanese Buddhism, Honolulu: University of Hawaiʻi Press online review
Visser, Marinus Willem de, The Bodhisattva Ti-Tsang (Jizo) in China and Japan, Berlin: Oesterheld 1914.
. ISBN 0-8048-3189-0
French, Frank G. (ed); Shi, Daoji (trans.)(2003). The Sutra of Bodhisattva Ksitigarbha's Fundamental Vows (地藏經), Sutra Translation Committee of the U.S. and Canada/The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation Taipai, Taiwan, 2nd ed.
Liên kết ngoài
Kinh Địa Tạng
Bồ Tát
Triết lý Phật giáo
Nhân vật Tây du ký |
13164 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1m%20Ch%C3%A2n | Giám Chân | Giám Chân (Kyujitai: 鑑眞, phồn thể: 鑑真, giản thể: 鉴真, phanh âm: jiànzhēn, romaji: ganjin, 688-763) là một nhà sư Trung Quốc theo Nam Sơn tông của giáo phái Luật tông. Sư đến Nhật Bản năm 754 và sáng lập Luật tông (ja. ritsu-shū) nơi đây.
Sư quê ở Dương Châu. Năm 14 tuổi Sư theo cha vào chùa, nhìn tượng Phật cảm động và xin xuất gia. Sư thông Tam tạng, giữ giới nghiêm chỉnh và vì vậy tiếng tăm lừng lẫy. Đến năm 55 tuổi, Sư có ý nguyện đi Nhật Bản vì có hai tăng sĩ người Nhật khẩn thiết mời Sư sang giáo hoá. Môn đệ của Sư ngăn cản vì đường sang Nhật rất nguy hiểm. Sư nghe vậy liền nói: "Đây là việc pháp, tiếc gì tính mệnh, mọi người không đi, một mình ta đi." Nghe vậy nhiều môn đệ xin đi, tổng cộng có 21 người. Chuyến đi hoằng hoá Nhật Bản đầy gian nan. Năm lần thất bại, lần thứ sáu sau 11 năm mới toại nguyện. Trong suốt hành trình này có tất cả 36 Tỉ-khâu chết và chính Sư cũng bị mù hai mắt.
Sư đến Nhật năm 66 tuổi, đem theo rất nhiều kinh sách. Nơi đây, Sư được cả nước Nhật hoan nghênh sùng ngưỡng và được Nhật hoàng phong chức Truyền Đăng Đại Pháp sư. Vì tinh thông y dược nên Sư cũng có cống hiến lớn cho y dược học Nhật Bản. Sư tịch năm 763 sau mười năm truyền bá Luật tông rất thành công tại đây, hưởng thọ 77 tuổi.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Người Trung Quốc |
13165 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ha-l%C3%AA-b%E1%BA%A1t-ma | Ha-lê-bạt-ma | Ha-lê-bạt-ma (zh. 訶梨跋摩, sa. harivarman), thế kỷ thứ 4, cũng được gọi theo tên dịch nghĩa là Sư Tử Khải (師子鎧), là vị Tổ sư của Thành thật tông. Sư sinh trong một gia đình Bà-la-môn ở Trung Ấn, trước học ngoại đạo, sau gia nhập Tăng-già tu tập theo giáo lý của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin). Quan điểm của Sư lại không tương ưng với học thuyết của Hữu bộ nên sau một thời gian ngắn, Sư rời bộ này và bắt đầu nghiên cứu kinh điển và thông cả Tam tạng. Sau Sư đến Hoa Thị thành (sa. pāṭaliputra) chung học Đại thừa kinh điển với những tăng sĩ thuộc Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika). Trong thời gian này, Sư viết bộ Thành thật luận (zh. 成實論, sa. satyasiddhiśāstra), phát triển tư tưởng tính Không (sa. śūnyatā). Thành thật luận được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán văn và sau này trở thành bài luận cơ bản của Thành thật tông.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thành thật tông
Đại sư Phật giáo |
13167 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%83 | Thần thể | Thần thể (zh. 神體, sa. इष्टदेवता iṣṭadevatā) - dịch sát nghĩa từ Phạn văn là "vị thần (devatā) được (hành giả) ước nguyện (iṣṭa)". Một cách gọi thông dụng của khái niệm này là " Bản Tôn " hay Bổn Tôn, (Yidam)
Quan điểm Phật giáo
Theo Phật giáo, Thần thể là hiện thân của những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) siêu việt, nói chung là tất cả những vị được tôn xưng trong Đại thừa Phật giáo. Đặc biệt trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, người ta thường thấy hai cách trình bày hiện thân của một vị, đó là dạng phẫn nộ (sa. krodha) và dạng tịch tĩnh (sa. śānta). Ví dụ như Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) dưới dạng tịch tịnh và Ma-ha-ca-la (sa. mahākāla) trong trạng thái phẫn nộ. Trong những Thành tựu pháp (sa. sādhana), hiện thân của một Thần thể dưới hai dạng nêu trên là biểu tượng của hai loại Chủng tử tương ứng trong tâm của người tu tập, đó là thanh tịnh và hung hăng, phá hoại.
Như vị Thiền sư hiện đại người Tây Tạng là Chög-yam Trung-pa nói, "phẫn nộ" ở đây không nên hiểu là một tâm trạng, cảm xúc phụ thuộc vào cái tự ngã và "phá hoại" "hung hăng" ở đây cũng không nên hiểu theo lẽ "bất thiện" thông thường. Những năng lượng tiềm tàng được biểu hiện qua các vị phẫn nộ cũng rất có ích và cần thiết trong quá trình tu chứng như những vị tịch tĩnh. Cái được tiêu huỷ, phá hoại ở đây chính là những ảo ảnh gây chướng ngại trên con đường đạt giải thoát và chủ thể đang sợ hãi, cảm thấy bị công kích chính là cái ngã – đúng hơn là cái huyễn ngã chưa từng có thật – của hành giả. Sự tôn sùng cả hai dạng tại Tây Tạng – không phân biệt tốt xấu theo lẽ thường – cũng thường gây sự hiểu lầm rằng Phật tử ở đây "tôn thờ quỷ thần ngoại đạo".
Song song với Phật giáo (sa. buddhakula), Kim cương thừa (sa. vajrayāna) cũng thừa nhận và tôn sùng "100 gia đình của chư vị hộ thần cao quý tịch tịnh và phẫn nộ." 100 vị này thường được nhắc đến trong Tử thư và là một phần của giáo lý Ma-ha du-già (sa. mahāyoga) được Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) Đại sư truyền sang Tây Tạng. Các vị Hộ thần này được xếp vào hai Mạn-đồ-la và hai Mạn-đồ-la này được xem như là sự mở rộng của Phật gia – vốn đã bao gồm năm vị Phật (Ngũ Như Lai).
Quan điểm Ấn Độ giáo
Theo Ấn Độ giáo, Thần thể là một vị thần được một đền thờ, một gia đình hoặc một nhóm tín ngưỡng chọn lựa, hoặc là một vị thần được chọn bởi một người có một mối tương quan đặc biệt với vị này. Đạo sư (sa. guru) thường truyền Thần thể cho một hành giả cùng với một chân ngôn đặc biệt. Đạo sư là người biết được những khía cạnh Thần thể có thể giúp hành giả. Dạng tôn xưng này thuộc về phép tu Tín ngưỡng du-già (sa. bhaktiyoga) và nó có thể có đối tượng là một cao nhân đắc đạo, hoặc một đấng giáng thế tối cao (sa. avatāra). Hình dạng của Thần thể gọi theo tiếng Phạn là Lakṣya, có thể hiểu là "có tướng".
Các Bản Tôn trong Kim Cang Thừa
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật học
Mật tông
Phật giáo Tây Tạng
Ấn Độ giáo
Nghi thức Phật giáo |
13168 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20Nghi%C3%AAm%20t%C3%B4ng | Hoa Nghiêm tông | Hoa Nghiêm tông (zh. huáyán-zōng 華嚴宗, ja. kegon-shū), còn gọi là Hiền Thủ tông, là một tông phái quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, lấy Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-sūtra) làm giáo lý căn bản. Tông này do Pháp sư Hiền Thủ Pháp Tạng (zh. 賢首法藏; 643-712) thành lập. Trước đó, hai vị Đỗ Thuận (zh. 杜順, 557-640) và Trí Nghiễm (zh. 智儼, 602-668) đã nghiên cứu thành lập tông chỉ nên được xem là Sơ tổ và Nhị tổ của tông này. Về sau có Pháp sư Thanh Lương Trừng Quán (zh. 清涼澄觀, 737-820) phát triển mạnh phái này, được xem là một hiện thân của Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Tổ thứ năm của Hoa nghiêm là Tông Mật (zh. 宗密, 780-841), một Đại sư kiêm Thiền sư xuất sắc. Năm 740, Hoa Nghiêm tông được Đại sư Thẩm Tường (zh. 審祥) truyền qua Nhật.
Tông chỉ
Chủ trương của tông này là xem mọi vật đều bình đẳng, mọi vật đều liên hệ lẫn nhau. Giáo pháp này được gọi là "nhất thể" – vì Hoa nghiêm quan niệm rằng tất cả đều từ Một mà ra và mọi hiện tượng chẳng qua là dạng xuất hiện của cái Một đó. Đó là các hiện tượng của Pháp giới (zh. 法界, sa. dharmadhātu), chúng cùng xuất hiện đồng thời. Tất cả các pháp (sa. dharma) đều có 6 đặc điểm (lục tướng 六相) trong ba cặp đối xứng là toàn thể và riêng biệt; giống nhau và khác biệt; hòa nhập và riêng tư. Dạng tĩnh của Chân như (zh. 真如, sa. tathatā) là tính Không (空, sa. śūnyatā), tức là Lý (理), dạng động là Sự (事). Lý và Sự tương tác qua lại với nhau mà sinh ra toàn thể vạn vật.
Giáo pháp của Hoa nghiêm tông xuất phát từ quan niệm cho rằng, tất cả đều từ Pháp thân (Tam thân) mà ra, mọi pháp trong thế gian đều phụ thuộc lẫn nhau, không có pháp nào tồn tại độc lập.
Tất cả mọi pháp đều trống rỗng, hai mặt của Không đó là tĩnh (lý) và động (sự) đều cùng lúc tồn tại, xuyên suốt vào nhau, không ngăn ngại; mỗi hiện tượng đều đồng nhất với hiện tượng khác. Quan điểm này được Pháp Tạng trình bày qua một ẩn dụ nổi tiếng: con sư tử vàng. Sư tử biểu hiện cho thế giới hiện tượng (Sự). Vàng là lý, vàng không có một dạng riêng tư, phải xuất hiện dưới một dạng nhất định, nhưng dạng nào cũng được. Mỗi một bộ phận của con sư tử đều bằng vàng. Trong mỗi bộ phận đều có cái toàn thể và ngược lại, cái toàn thể hiện lên trong mỗi bộ phận. Mỗi hiện tượng đều là thể hiện của một cái lý duy nhất và mỗi hiện tượng nói lên tất cả mọi thứ khác. Vàng và sư tử hiện diện đồng thời, phụ thuộc lẫn nhau, bao hàm lẫn nhau. Pháp Tạng cho rằng mọi hiện tượng trong thế gian đều diễn tả cái lý đó.
Tứ pháp giới
Hoa nghiêm tông xem mọi sự trong thế gian được bao gồm trong bốn loại Pháp giới (Tứ pháp giới) và sáu dạng xuất hiện (lục tướng). Tứ pháp giới gồm có:
Sự pháp giới (zh. 事法界): thế giới của mọi hiện tượng thông thường;
Lý pháp giới (zh. 理法界): thể chung của nguyên lý, của tự tính tuyệt đối;
Lý sự vô ngại pháp giới (zh. 理事無礙法界): chỉ mối liên hệ giữa hiện tượng và bản thể, sinh thành lẫn nhau, đại diện cho nhau không hề chướng ngại;
Sự sự vô ngại pháp giới (zh. 事事無礙法界): chỉ sự vật tuy thiên hình vạn trạng nhưng "ăn khớp" lẫn nhau, dựa lên nhau mà có.
Lục tướng
Lục tướng là sáu mối liên hệ giữa cái toàn thể và cái riêng lẻ trên ba mặt Thể, Tướng, Dụng, được Pháp Tạng giải thích như sau:
Tổng tướng (zh. 總相): toàn bộ các chi tiết làm thành một tướng trạng thống nhất, ở đây được ví như toàn con sư tử;
Biệt tướng (zh. 別相): nói về các phần nhỏ của một Tổng tướng, các chi tiết đó đều khác với Tổng tướng, mỗi mỗi bộ phận đều có chức năng khác hẳn với Tổng tướng; Hai dạng "Tổng biệt" nói về mối tương quan về mặt nguyên lý giữa cái đơn lẻ và cái toàn thể (體; Thể);
Đồng tướng (zh. 同相): tuy các bộ phận khác nhau nhưng chúng lại hòa trong một Tổng tướng, liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau;
Dị tướng (zh. 異相): các bộ phận khác nhau là khác nơi tướng trạng của chúng; hai dạng "Đồng dị" này nói về mối tương quan nơi mặt tướng trạng giữa bộ phận và toàn thể (Tướng);
Thành tướng (zh. 成相): sự kết hợp giữa các bộ phận để thành tổng thể;
Hoại tướng (壞 相): mỗi bộ phận tuy là một phần của tổng thể nhưng lại có thế giới và nơi chốn riêng biệt của mình; hai dạng "Thành hoại" chỉ rõ mối liên hệ của toàn thể và cái đơn lẻ trong hoạt động và tác dụng của chúng (dụng 用).
Ngũ thời giáo
Tương tự như tông Thiên Thai, tông Hoa nghiêm cũng chia giáo pháp Phật Thích-ca ra nhiều thời kì, đó là năm thời giáo:
Thời giáo Tiểu thừa, nội dung giáo pháp chứa đựng trong các kinh A-hàm;
Thời giáo đầu của Đại thừa, đó là giáo pháp của Pháp tướng tông và Tam luận tông, xem mọi pháp đều trống không vì chúng dựa trên nhau mà có;
Thời giáo Đại thừa đích thật là giáo pháp của Thiên Thai tông, xem mọi pháp đều là Không, nhưng chấp nhận sự trình hiện của chúng trên mặt tương đối;
Đốn giáo, là giáo pháp đạt được do sự đốn ngộ mà ra, đó là trình độ của Thiền tông;
Viên giáo Đại thừa, là giáo pháp của Hoa nghiêm tông.
Giáo pháp của Hoa nghiêm tông có một điểm quan trọng khác với các trường phái Đại thừa còn lại: Tông Hoa nghiêm chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng và hiện tượng, chứ không phải giữa hiện tượng và bản thể. Tông này cho rằng mọi hiện tượng đều tồn tại hòa hợp với nhau, tại vì chúng là phát biểu của một bản thể duy nhất. Chúng như những đợt sóng của một biển duy nhất. Vì thế mọi thế giới và mọi hiện tượng trong mỗi thế giới là hiện thân của một thật thể cao nhất và đồng một thể với Phật tính.
Hoa Nghiêm tông Nhật Bản
Hoa Nghiêm tông (ja. kegon-shū) Nhật Bản dựa trên giáo lý của Hoa Nghiêm tông Trung Quốc, được Thẩm Tường (zh. shěn-xiáng 審祥, ja. shinshō) truyền qua Nhật năm 740. Đại sư người Nhật đầu tiên của tông Hoa nghiêm là Lương Biện (zh. 良辨, ja. roben, 689-772). Thánh Vũ Thiên hoàng (ja. shōmu tenno, 724-748) là người muốn trị nước theo nguyên công án của tông Hoa nghiêm. Ông cho xây Đông Đại tự ở Nại Lương (nara), sau đổi tên là chùa Hoa nghiêm, trong đó có một tượng Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Ngày nay chùa này vẫn là một trung tâm của Hoa nghiêm tông Nhật Bản. Hoa nghiêm tông đóng một vai trò quan trọng trong nền triết lý Phật giáo tại Nhật và kinh Hoa nghiêm được diễn giải để bảo vệ cho quan điểm thống nhất quốc gia.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Hoa Nghiêm tông
Tông phái Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Trung Quốc
de:Kegon-shū
en:Kegon
fr:Kegon
ja:けごん
no:Kegon-shū
ru:Кэгон
sh:Kegon |
13173 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Thai%20t%C3%B4ng | Thiên Thai tông | Thiên Thai tông (zh. tiāntāi-zōng 天台宗, ja. tendai-shū) là một tông phái Phật giáo Trung Quốc do Trí Di (538-597) sáng lập. Giáo pháp của tông phái này dựa trên kinh Diệu pháp liên hoa, do đó phái còn được gọi là Pháp Hoa tông.
Thiên Thai tông xem Long Thụ (sa. nāgārjuna) là Sơ tổ vì ba quan điểm chính (Thiên Thai tam quán) của tông phái này dựa trên giáo lý của Long Thụ – đó là: Tất cả mọi hiện tượng dựa lên nhau mà có và thật chất của chúng là tính Không (sa. śūnyatā). Mọi hiện tượng là biểu hiện của một thể tuyệt đối, đó là Chân như (sa. tathatā). Tông phái này gọi ba chân lý đó là không (空), giả (假) và trung (中):
Chân lý thứ nhất cho rằng mọi pháp (sa. dharma) không có một thật thể và vì vậy trống rỗng;
Chân lý thứ hai cho rằng, tuy thế, các pháp vẫn có một dạng tồn tại tạm thời với thời gian và giác quan con người có thể nắm bắt được;
Chân lý thứ ba tổng hợp hai chân lý đầu, cho rằng thể của sự vật lại không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để tìm bản chất, thể và tướng là một.
Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật. Cái toàn thể và cái riêng lẻ là một. Toàn bộ các pháp có khác nhau nhưng chúng đan lồng vào nhau, cái này chứa đựng cái kia. Không, giả và trung chỉ là một và từ một mà ra.
Các Đại sư của tông phái này hay nói "toàn thể vũ trụ nằm trên đầu một hạt cải" hay "một ý niệm là ba ngàn thế giới." Tổ thứ hai của tông này là Huệ Văn, Tổ thứ ba là Huệ Tư và Tổ thứ tư là Trí Di. Dưới sự lĩnh đạo của Đại sư Trí Di, giáo lý của tông Thiên Thai đã đạt đến tuyệt đỉnh.
Phép tu của Thiên Thai tông dựa trên phép thiền Chỉ quán, và chứa đựng các yếu tố mật tông như Chân ngôn (thần chú, sa. mantra) và Mạn-đồ-la (sa. maṇḍala). Tông này sau được Truyền giáo Đại sư Tối Trừng (767-822), đệ tử của Tổ thứ 10 Thiên thai tông, truyền qua Nhật trong thế kỉ thứ 9. Tại đây, Thiên Thai tông đóng một vai trò quan trọng.
Thiên Thai tông được xem như một tông phái rộng rãi vì tổng hợp, chứa đựng nhiều quan điểm của các phái khác. Sự tổng hợp này phản ánh trong quan điểm "năm thời, tám giáo" (Ngũ thời bát giáo 五時八教), trong quan niệm mọi loài đều có Phật tính và vì vậy Thiên Thai tông có đầy đủ phương tiện đưa đến giác ngộ. Các bộ luận quan trọng của Thiên Thai tông là: Ma-ha chỉ quán (sa. mahā-śamatha-vipāśyanā), Lục diệu pháp môn và những bài luận của Trí Di về kinh Diệu pháp liên hoa.
Phép Chỉ quán của Thiên Thai tông có hai mặt: Chỉ là chú tâm và qua đó thấy rằng mọi pháp đều không. Nhờ đó không còn ảo giác xuất hiện. Quán giúp hành giả thấy rằng, tuy mọi pháp đều không, nhưng chúng có một dạng tồn tại tạm thời, một sự xuất hiện giả tướng và lại có một chức năng nhất định.
Trí Di phân chia kinh sách thành "năm thời và tám giáo" với mục đích hệ thống hoá Phật giáo theo trình tự thời gian và theo nội dung giáo pháp. Sự phân chia đó cũng giúp giải thích các vấn đề siêu hình. Hơn các tông phái khác, Thiên Thai tông là phái tìm cách thống nhất mọi giáo pháp trong hệ thống của mình bằng cách dành cho mọi kinh sách một chỗ đứng và xem Tiểu thừa cũng như Đại thừa đều là những lời dạy của chính Phật Thích-ca.
Sự phân chia làm năm thời dựa trên trình tự thời gian như sau:
Thời giáo Hoa nghiêm. Thời giáo thứ nhất này chỉ kéo dài 3 tuần, theo Trí Di, dựa trên Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-sūtra) là giai đoạn giáo hoá của Phật ngay sau khi Ngài đắc đạo. Kinh Hoa nghiêm chỉ rõ, toàn thể vũ trụ chỉ là phát biểu của cái tuyệt đối. Thời đó các vị đệ tử của Phật chưa lĩnh hội được điều này.
Thời giáo A-hàm. Vì nhiều người không lĩnh hội kinh Hoa Nghiêm nên Phật bắt đầu giảng các kinh A-hàm (sa. āgama), thời giáo thứ hai. Trong giai đoạn này, Phật chưa nói hết tất cả, chỉ thuyết những điều mà đệ tử có thể hiểu nổi. Phật thuyết Tứ diệu đế, Bát chính đạo và thuyết Duyên khởi. Thời giáo này kéo dài 12 năm.
Thời giáo Phương đẳng. Trong thời giáo này, Phật bắt đầu giảng giai đoạn sơ khởi của Đại thừa. Phật nhắc đến tính ưu việt của một vị Bồ Tát so với một vị A-la-hán và nhấn mạnh đến sự đồng nhất giữa Phật và chúng sinh, giữa tương đối và tuyệt đối.
Thời giáo Bát-nhã-ba-la-mật-đa, kéo dài 22 năm, chứa đựng giáo pháp của kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, tức là nói đến tính Không của vạn sự và cái ảo tưởng giả tạo của mọi hiện tượng nhị nguyên.
Thời giáo Diệu pháp liên hoa và Đại bát-niết-bàn, là thời giáo cuối cùng, bao gồm 8 năm cuối đời đức Phật. Trong thời giáo này, Phật thuyết về thể tính duy nhất của mọi hiện tượng tưởng chừng rất khác biệt. Ba thừa là Thanh văn, Độc giác và Bồ Tát thừa chỉ có giá trị tạm thời và nằm chung trong một thừa duy nhất, đó là Nhất thừa (sa. ekayāna) hay Phật thừa (sa. buddhayāna). Trong thời giáo cuối cùng này, thời giáo của kinh Diệu pháp liên hoa và Đại bát-niết-bàn, Phật đã nói rõ và trọn vẹn nhất giáo lý của mình.
Thiên Thai tông cũng chia giáo pháp đức Phật ra làm tám hệ thống, trong đó bốn hệ thống dựa trên phương pháp và bốn dựa trên tính chất. Bốn hệ thống có tính phương pháp luận là:
Phương pháp đốn ngộ, dành cho hạng đệ tử xuất sắc nhất có khả năng tiếp cận sự thật nhanh chóng. Đó là phương pháp của kinh Hoa nghiêm;
Phương pháp tiệm ngộ, đi từ giản đơn đến phức tạp, là phương pháp của các kinh A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Còn kinh Diệu pháp liên hoa lại không thuộc "đốn" hay "tiệm" mà chứa đựng sự thật cuối cùng;
Phương pháp mật giáo, là cách Phật dạy cho một người nhất định và chỉ người đó được lĩnh hội. Phương pháp này có thể được Phật áp dụng trong chốn đông người, nhưng nhờ thần thông của Phật chỉ có người đó được hiểu;
Phương pháp bất định, là phương pháp Phật dùng dạy cho nhiều người, nhưng mỗi người nghe hiểu khác nhau. Hai phương pháp 3 và 4 được Phật áp dụng khi người nghe có trình độ không đồng đều.
Bốn hệ thống có tính chất luận là:
Tạng giáo - Giáo pháp Tiểu thừa, dành cho Thanh Văn và Độc Giác Phật,
Thông giáo - Giáo pháp tổng quát, bao gồm Tiểu thừa và Đại thừa, dành cho Thanh Văn, Độc Giác Phật và Bồ Tát cấp thấp.
Biệt giáo - Giáo pháp đặc biệt dành cho Bồ Tát
Viên giáo - Giáo pháp viên mãn, tức là giáo pháp trung quán phá bỏ mọi chấp trước. Kinh Hoa nghiêm đại diện cho giáo pháp 3 và 4. Kinh A-hàm là kinh của Tiểu thừa. Các kinh hệ Phương đẳng chứa đựng cả bốn giáo pháp. Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chứa giáo pháp 2, 3, 4. Cuối cùng thì chỉ có kinh Diệu pháp liên hoa hàm chứa giáo pháp viên mãn.
Truyền thừa
Danh sách truyền thừa các tổ sư danh tiếng nhất của Tông Thiên Thai do hậu thế tôn xưng:
Tôn giả Bắc Tề Huệ Văn (tk 5-6)
Tôn giả Nam Nhạc Huệ Tư (515-577)
Tôn giả Thiên Thai Trí Khải (538-597)
Tôn giả Chương An Quán Đỉnh (561-632)
Tôn giả Pháp Hoa Trí Uy
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thiên Thai tông
Tông phái Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Trung Quốc |
13177 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Thiên (Phật giáo) | Thiên (zh. 天, sa., pi. deva), còn gọi là Thiên nhân, Thiên thần; với nguyên nghĩa Phạn deva là "người sáng rọi", "người phát quang", trong văn hóa Phật Giáo là một trong 8 loại phi nhân, là những chúng sinh sống tại Cõi Trời trong Sáu đạo, trong một tình trạng hạnh phúc lâu dài, tuy nhiên vẫn nằm trong vòng Luân hồi (sa. saṃsāra). Nhờ những nghiệp tốt đã tạo, các vị Thiên nhân đều có ngoại hình đẹp đẽ, tuổi thọ rất dài và rất sung sướng. Nhưng chính hạnh phúc này là chướng ngại trên đường giải thoát vì họ khó có thể hiểu được "khổ đế" trong Tứ diệu đế.
Theo đạo Bụt, có 28 cõi Trời, gồm có 6 thuộc Dục giới (sa, pi. kāmaloka, kāmadhātu), 18 thuộc Sắc giới (sa., pi. rūpaloka, rūpadhātu) và 4 thuộc Vô sắc giới (sa., pi. arūpaloka, arūpadhātu, xem Ba giới, sa. triloka).
Các cõi trời Dục Giới
Dục giới (zh. 欲界; s, p: kāmaloka, kāmadhātu, bo. dö kham འདོད་ཁམས་, dö pé kham འདོད་པའི་ཁམས་): có ham muốn về thể xác, giới tính và đầy đủ những ham muốn khác.
Trời Tứ Thiên Vương (zh. 四天王, sa. caturmahārājika-deva) hay còn được gọi là Hộ Tứ Thiên Vương, tức là bốn ông Thiên Vương bảo hộ nhân gian. Tứ Thiên Vương nằm ở lưng chừng núi Tu Di; còn Đạo Lợi Thiên thì ở tại trên đỉnh núi này.
Tứ Thiên Vương chính là bốn vị đại thiên vương chấn giữ bốn phương: Đông Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Tây Thiên Vương và Bắc Thiên Vương.Ở phương Đông là Trì Quốc Thiên Vương, ở phương Nam là Tăng Trưởng Thiên Vương, ở phương Tây là Quảng Mục Thiên Vương, và ở phương Bắc là Đa Văn Thiên Vương.
Ở cõi trời mà bốn vị đại thiên vương cư ngụ, thọ mạng của thiên nhân là 500 tuổi; và một ngày một đêm tại cõi Tứ Thiên Vương là 50 năm ở chốn nhân gian.
Trời Đao Lợi (zh. 三十三, sa. trāyastriṃśa-deva). Đạo Lợi là Phạn ngữ; Trung Hoa dịch là tam thập tam, tức là cõi trời Ba Mươi Ba Thiên, chủ của cõi trời này còn được gọi là Năng Thiên Tử.
Trời Dạ-ma (zh. 夜摩, sa. yāma-, suyāma-deva). Đây là nơi mà ánh sáng mặt trời mặt trăng đều không rọi được. Ở cõi Dạ Ma Thiên này trên thân đều có hào quang chiếu sáng, cho nên không cần ánh sáng mặt trời và mặt trăng.
Dạ Ma là Phạn ngữ Trung Hoa dịch là Thiện Trời Phân (khéo chia thời giờ). Cõi trời này nằm ở vị trí quá cao, ánh sáng mặt trời và mặt trăng không thể rọi tới được; cho nên thiên nhân ở đầy bèn lấy lúc bông sen nở và khép lại để phân chia ngày và đêm, hoa nở là ban ngày, hoa khép là ban đêm.
Tại Tứ Thiên Vương thì thiên nhân cao nửa dặm.
Tại Đạo Lợi Thiên, thiên nhân cao một dặm, và có thọ mạng là 1000 tuổi. Một ngày một đêm ở cõi trời này là 100 năm ở cõi nhân gian.
Thân của Thiên nhân ở Dạ Ma đây cao một dặm rưỡi, và có thọ mạng là 1500 tuổi. Một ngày một đêm ở cõi trời này là 150 năm ở trần gian.
Cứ lên cao hơn một tầng trời thì thọ mạng được tăng thêm 500 tuổi, than cao thêm nửa dặm; cho nên càng lên cao các tầng trời phía trên thì thiên nhân có thân hình càng cao lớn, và tuổi thọ càng gia tăng.
Trời Đâu Suất Dà (zh. 兜率天, sa. tuṣita-deva). Đâu Suất Dà là Phạn ngữ Trung Hoa dịch là tri túc (biết đủ); do đó cũng gọi là Tri Túc Thiên. Đâu Suất Đà Thiên gồm có Nội Viện và Ngoại Viện. Bồ Tát Di lặc hiện ngụ tại Nội Viện, còn các thiên nhân thì ở tại Ngoại Viện
Tam tai (ba thứ tai họa: lửa cháy, nước trôi, gió bão) không tràn đến được Đâu Suất Nội Viện được, nhưng vẫn có thể hủy diệt Đâu Suất Ngoại Viện.
Trời Hoá Lạc (zh. 化樂天, sa. nirmāṇarati-deva). Sự vui sướng tại cảnh trời này có tánh biến hóa, bởi sự vui sướng phi thường ấy là do chư thiên ở đó biến hóa ra.
Trời Tha Hoá Tự Tại (zh. 他化自在天, sa. paranirmita-vaśavarti-deva). Sự vui sướng ở Tha Hóa Tự Tại Thiên vốn là của các cõi trời khác hóa hiện ra vì, chư thiên ở đây có thần thông nên họ có thể đưa sự vui sướng của các cõi trời khác về cõi trời của họ. Tha Hóa Tự Tại Thiên là nơi trú ngự của thiên ma, không phải của các vị thiên thần hoặc các vị thiên.
Các cõi trời Sắc Giới
Sắc giới (zh. 色界, sa. rūpaloka, rūpadhātu, bo. zug kham གཟུགས་ཁམས་): thuộc tầng trời sắc giới, các chúng sinh ở đây đều đã chấm dứt mọi ham muốn giới tính, không cần ăn uống, nhưng còn có thân xác và khoái lạc tinh thần, sắc. Đây là thế giới của những người đã đạt tới Thiền định (sa. dhyāna) nếu chỉ có phước báu sẽ không thể sinh lên cảnh giới này, không bị bát phong (8 loại gió) làm lay động tâm gồm: “lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, khổ-lạc”, là lợi dưỡng - suy hao, hủy báng - tán thán, tôn kính - chê bai, đau khổ - vui mừng, hay còn gọi là được - mất, khen - chê, tốt - xấu, khổ đau - sung sướng, càng lên tầng trời cao công phu thiền định càng sâu, hỷ lạc sinh ra ở tâm càng lớn. Thức ăn hoặc yếu tố để duy trì sinh mạng là niềm vui an lạc nơi nội tâm.
1. Sơ thiền (zh. 初禪天) với ba cõi sau:
Trời Phạm Chúng (zh. 梵身天, sa. brahmaparśadya). Phạm có nghĩa là thanh tịnh. Dục niệm của thiên nhân ở cõi Sơ Thiền Thiên thì càng nhẹ hơn so với Lục Dục Thiên cho nên gọi là Phạm. Tất cả thiên nhân ngủ ở tầng trời này đều thanh tịnh và đều là dân chúng của toàn cõi Phạm Thiên.
Trời Phạm Phụ (zh. 梵輔天, sa. brahmapurohita). Chư thiên ở nơi này là những vị tể quan thanh tịnh làm quan trên cõi trời. Phụ tức là phụ tá và ở đây là phụ tá cho Đại Phạm Thiên Vương.
Trời Đại Phạm (zh. 大梵天, sa. mahābrahmā). Đây là nơi chú ngự của Đại Phạm Thiên Vương. Ngài vốn là người rất siêng năng dụng công đạo nhưng chỉ tu thiên phước để được hưởng phước lạc của cõi trời chứ chưa đạt đến mức khai ngộ và chứng quả vị; do đó ngài được sanh lên cõi trời và làm vua trời Đại Phạm. Vị Đại Phạm Thiên Vương này được sự ủng hộ của chư thiên ở tầng trời Phạm Chúng và Phạm Phụ
2. Trời Nhị thiền (zh. 二禪天) với ba cõi sau:
Trời Thiểu Quang (zh. 少光天, sa. parīttābha). Thân thể của chư thiên ở tầng trời này đều tỏ ánh hào quang và hào quang này lớn hơn nhiều so với hào quang của thiên nhân ở trời Dạ Ma. Tuy nhiên, trong ba tầng trời thuộc Nhị Thiền Tam Thiên thì hào quang của thiên nhân ở trời Thiểu Quang có phần kém thua hai tầng trời kia.
Chư thiên ở tầng trời này có hào quang là do lúc còn tu hành ở thế gian, họ chuyên chú tuân thủ Giới Luật trì Giới rất thanh tịnh. Chư thiên ở trời Phạm Chúng và trời Phạm Phụ cũng tuân thủ Giới Luật vậy, có điều là không được nghiêm ngặt bằng chư thiên ở trời Thiểu Quang, cho nên không phát hào quang. Thiên nhân cõi trời Thiểu Quang chẳng những giữ giới rất thanh tịnh mà còn sanh xuất hào quang nữa, do đó mà được sanh lên tầng trời này.
Trời Vô Lượng Quang (zh. 無量光天, sa. apramāṇābha). Tầng trời này có vô lượng vô biên hào quang, không tính ra số lượng được.
Trời Cực Quang Tịnh (zh. 極光淨天, sa. abhāsvara, kiểu dịch cũ là trời Quang Âm (zh. 光音天). Tầng trời nằm phía trên trời Vô Lượng Quang là trời Quang Âm. chư thiên ở cõi trời Quang Âm nói chuyện với nhau bằng hào quang, tương tự như việc dựa vào tác dụng của điện quang để cấu tạo hình ảnh của tivi, chư thiên ở đây dùng ánh sáng tiêu biểu cho lời nói. Thiên nhân ở cõi trời Quang Âm không phát ra tiếng nói không có nghĩa là họ không biết nói, chẳng qua là họ không dùng ngôn ngữ mà lại dùng hào quang để nói chuyện.
3. Trời Tam thiền (zh. 三禪天) bao gồm:
Trời Thiểu Tịnh (zh. 少淨天, sa. parīttaśubha).
Trời Vô Lượng Tịnh (zh. 無量淨天, sa. apramāṇaśubha);
Trời Biến Tịnh (zh. 遍淨天, sa. śubhakṛtsna).
4. Trời Tứ thiền (zh. 四禪天) gồm có:
Trời Phước Sanh (zh. 福生天, sa. puṇyaprasava). được gọi là trời Phước sanh vì chư thiên ở tầng trời này đều là khổ nhân dĩ tận, lạc phi thường trụ họ không còn sự đau khổ và cũng không còn chấp trước vào dục lạc nữa.
Trời Phước Ái. đây là tầng trời thứ hai thuộc Tứ thiền Thiên Phước ái tức là yêu. yêu cái Phước yêu Phước thích phước phước ái thiêng tức là cõi trời yêu chuộng phúc đức chư thiên ở tầng trời này thì:
Xả tâm viên dung,
Thắng giải thanh tịnh,
Đắc diệu tùy thuận,
Khổ lạc song ly.Xả tâm viên dung: Lòng thí xã của chư thiên ở tầng trời này đã đạt đến cảnh giới viên dung vô ngại, những gì không thể thấy xã được điều thí xả, những gì có thể thấy sẽ được cũng đều thí xả; những gì không thể buông bỏ được điều buông bỏ, những gì có thể buông bỏ được thì càng phải buông bỏ.
Thắng giải thanh tịnh: họ đạt đến được giải thoát thù thắng rất thanh tịnh. Thắng giải thanh tịnh Phước báu của họ to lớn vô ngần, có thể nói là vượt phước ấy khỏi trời đất, không có gì có thể che lấp được.
Đắc diệu tùy thuận: Họ đạt tới cảnh giới tùy tâm như ý đây là một sự tùy thuận vô cùng kỳ diệu. Muốn được nấy, luôn luôn được vừa lòng như ý.
Khổ lạc song ly: Bấy giờ không có khổ đau cũng chẳng có còn vui sướng, họ đã liều bỏ được cảm giác khổ và sướng. Tuy nhiên, chư thiên ở đây cũng còn một thứ muốn khác, một thứ hi vọng khác. Đó là hi vọng ở ngay hai tầng trời phía trên trời Phước Ái đó là hai tầng trời Quảng Quả và Vô Tưởng họ hy vọng đạt được cảnh giới của hai tầng trời này. Trời Quảng Quả là một trong những tầng trời thuộc Tứ thiền Thiên, còn trời Vô Tưởng là nơi trú ngụ của ngoại đạo. Từ trời Phước Ái chư thiên có thể đến trời Quảng Quả lại cũng có thể đến trời Vô Tưởng; mà đến trời Vô Tưởng tức là tiến vào cảnh giới của ngoại đạo. Cho nên ở đây cũng giống như gặp phải ngã rẽ, rất dễ đi sai đường.
Trời Quảng Quả (zh. 廣果天, sa. bṛhatphala). Thơi Quảng Quả là quả vị của phàm phu. Sáu tầng trời Dục (Lục Dục chư thiên) đều được xem là cảnh giới phàm phu - quả vị mà hạng phàm phu có thể đạt không vượt quá trời Quảng Quả, không hơn được cảnh giới của trời Quản Quả.
Trơi Quảng Quả cách biệt hẳn với mọi nhiễm ô, phiền lụy của các tầng trời bên dưới. Tại tầng trời Quản Quả chư thiên sống trong niềm an lạc vô cùng vô tận và thần thông của họ cũng diệu dụng vô cùng. Cho nên, được sanh lên trời Quảng Quả không phải là chuyện dễ. Sự diệu tùy thuận ở đây còn thâm áo hơn ở trời Phước Ái - một bậc không những chỉ tùy thuận thôi mà là quảng diệu tùy thuận- một sự tùy thuận rộng lớn vi diệu. Tùy thuận tức là tùy tâm thuận ý chư thiên ở nơi này chứng đắc quả vị mà họ đang tu tập, thuận theo điều họ mong mỏi.
Trời Vô Tưởng (zh. 無想天, sa. asāṃjñika). Chư thiên ở trời vô tưởng đoạn dứt mọi tư tưởng, nhưng đó chưa phải là sự đoạn dứt vĩnh viễn. Họ chỉ mới đoạn được trong 500 kiếp mà thôi. Thọ mạng của họ là 500 kiếp, như vậy suốt trong một đời của họ, tư tưởng không nảy sinh, họ không nghĩ ngợi, không có tư tưởng thế nhưng trong 500 kiếp ấy có 499 kiếp là không có tư tưởng và một kiếp có tư tưởng. Trong một kiếp này, suốt nửa kiếp đầu thì tư tưởng diệt, không hề dấy khởi; đến nửa kiếp cuối thì tư tưởng lại sanh khởi. Cho nên, Vô Tưởng ở đây nghĩa là trọn đời rất hiếm khi sanh khởi tư tưởng. Toàn cõi trời này là nơi trú ngụ của ngoại đạo. Tại đây, ngoại đạo tự do là cảnh trời rốt ráo và đinh ninh rằng lúc này họ có thể đạt được Niết Bàn chính vì thế mà họ ở lại đây để tu hành. Nhưng tu hành thì tu hành mà vẫn bị đọa lạc như thường.
Trời Vô Phiền (zh. 無煩天, sa. avṛha). Phiền tức là phiền não. Thiên nhân ở tầng trời này không còn kiến tư phiền não nữa. Họ đã đoạn dứt được kiến tư phiền não.
Kiến là cái thấy đối diện với cảnh giới liền sanh lòng tham ái đó gọi là kiến phiền não của cái thấy. Tư tưởng nghĩ ngợi đối với đạo lý vì không hiểu rõ mà sanh tâm phân biệt hãy gọi là tư tưởng phiền não hay tư hoặc - phiền não của ý tưởng.
Chư thiên ở tầng trời Vô Phiền này không còn hai mối phiền não kiến hoặc và tư hoặc nữa, nên cũng không phải chịu đựng mối phiền não phiền nhiệt; mà cũng chẳng có khổ, chẳng có sướng, sướng khổ đều tiêu vong. Tại cảnh giới khổ lạc song vong này, họ không có tâm đấu tranh bởi không có tâm đấu tranh nên họ chẳng có phiền não; hết phiền não thì được thanh lương (mát mẻ).
Trời Vô Nhiệt (zh. 無熱天, sa. atapa). Nhiệt (nóng) tức là phiền não. Tằng trời này rất mát mẻ, thanh thản, không còn có các phiền não của nhiệt.
Trời Thiện Kiến (zh. 善見天, sa. sudarśana). Chư thiên ở tầng trời này có tầm nhìn vô cùng rộng lớn, họ có thể thấy được rất xa.
Trời Thiện Hiện. Ở tầng trời này có một sự biến hóa rất vi diệu, chư thiên ở đây có thể biến hóa ra mọi cảnh giới an lạc.
Trời Sắc Cứu Cánh (zh. 色究竟天, sa. akaniṣṭha). Các tầng trời trên đều thuộc Sắc Giới Thiền Thiên, còn tầng trời này là Trời Sắc Cứu Cánh.
Trời Đại Tự Tại (zh. 大自在天, sa. mahāmaheśvara). Ma Hê Thủ La là tiếng phạn, Trung Hoa dịch là Đại Tự Tại. Đại Tự Tại Thiên Vương có tám tay, ba đầu, cỡi một con trâu lớn màu trắng và Ngài tự cho mình là rất thong dong tự tại.
Trong 10 cảnh giới kể trên ngoại trừ trời Vô Tưởng là nơi trú ngự của thiên ma ngoại đạo, tất cả 9 tầng trời còn lại trời: trời Phước Sanh, trời Phước Ái, trời Quảng Quả, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La đều thuộc cõi Tứ Thiền Thiên.
Tứ Thiền còn gọi là Xả Niệm Thanh Tịnh Địa. Ở cảnh giới Sơ Thiền thì mạch tim ngừng đập, đến Nhị Thiền thì hơi thở ngừng hẳn, đến Tam Thiền thì niệm ngừng lại, còn Tứ Thiền thì xả niệm, vứt bỏ hết mọi niệm không còn gì nữa.
Các cõi trời Vô Sắc Giới
Vô sắc giới (zh. 無色界, sa. arūpaloka, arūpadhātu, bo. zuk mé kham གཟུགས་མེད་ཁམས་, zuk mé kyi kham གཟུགས་མེད་ཀྱི་ཁམས་): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm bốn xứ (sa. arūpasamādhi). Các chúng sinh ở đây không còn thân xác vật chất mà chỉ tồn tại dưới dạng ý thức, họ đã chấm dứt mọi ham muốn và khoái lạc tinh thần, ngoại trừ vọng tưởng, chấp trước, phiền não. Chúng sinh ở đây đã loại bỏ được sự phiền toái của thân xác, sự lệ thuộc và chướng ngại vật lý nên họ không có và không cần thân xác. Họ vẫn cần thức ăn hay cách để duy trì sự tồn tại theo chu kỳ đó là ý niệm tịnh tĩnh mông lung, bao la, đó là nhập vào đại định. Nếu chúng sinh nào tu lên tầng này họ sẽ không thể tiếp thu Phật pháp, không nghe chánh pháp Như Lai: họ không biết khổ vì lục căn của họ đã xả đi, thân xác họ cũng không có, họ không nghe được giáo pháp Như Lai mà chỉ hưởng thụ chìm đắm khoái lạc của thiền định, tịnh tĩnh trong khoảng thời gian cực dài - đại kiếp nên Phật có thuyết pháp cho họ cũng không được, không thể tiếp nhận, có thể nói ngần ấy thời gian không gặp Phật pháp, rất khó đi đến giải thoát, cuối cùng vẫn phải đọa lạc.
Vô sắc giới gồm các tầng trời:
Trời Không Vô Biên Xứ (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);
Trời Thức Vô Biên Xứ (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);
Trời Vô Sở Hữu Xứ (zh. 無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana);
Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (zh. 非想非非想處, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana). Bởi ngay cả cái thức cũng không còn nên gọi là Phi Tưởng nhưng Phi Tưởng này không phải là hoàn toàn không có tuổi mà là vẫn còn chút ít do chẳng phải không còn tưởng nên gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên.
Hành giả tu học thiền đến cảnh giới cao, trên mức tứ thiền định (từ Không Vô Biên Xứ trở lên) có thể sinh vào bốn xứ này. Chúng sinh ở cõi Vô Sắc giới không phải chịu bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ) bởi họ đã trừ hết những ham muốn về giới tính, thể xác. Họ cũng không phải chịu hoại khổ (do không còn thể xác nên không lo bản thân bị hư hoại). Nhưng họ vẫn chịu hành khổ (không thoát được luân hồi), tức là đến lúc hết phước báu, thọ mạng của họ sẽ hết và họ sẽ phải chết đi, luân hồi sang kiếp khác vì cảnh giới này cao nhất Phi tưởng Phi-Phi tưởng tâm không có phiền não trong 84 000 Đại kiếp (84000×1.334.240.000 = 112 076 160 000 000 năm ) cũng là thọ mạng của họ, hết thời hạn lập tức đọa xuống tầng trời thấp hơn, cảnh giới này không duy trì vĩnh viễn và nằm trong luân hồi. Trên nữa là A-la-hán, phiền não đã chấm dứt vĩnh viễn.
Xem thêm
Tam giới
Thích-ca Mâu-ni
Quan Thế Âm Bồ Tát
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
" Wikipedia: Tam Giới"
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải.
Triết lý Phật giáo
Thiên đàng |
13178 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20Tr%E1%BA%A1ch%20Th%E1%BA%A7n%20H%E1%BB%99i | Hà Trạch Thần Hội | Hà Trạch Thần Hội (zh. hézé shénhuì 荷澤神會, ja. kataku jin'e), 686-760 hoặc 670-762, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Lục tổ Huệ Năng. Sư có công lớn trong việc thuyết phục triều đình nhà Đường công nhận dòng thiền của Lục tổ là chính tông và Tổ là người thừa kế chính của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sự quan hệ với triều đình, và nói chung các người cầm quyền chính trị, không làm cho tông Hà Trạch của sư hưng thịnh mà ngược lại, chỉ sau vài đời là tàn lụi. Kế thừa Sư, trong phái sau này chỉ có một vị còn được nhắc nhở đến, đó là Thiền sư Khuê Phong Tông Mật, vị Tổ thứ năm của Hoa Nghiêm tông.
Cơ duyên & hành trạng
Sư họ Cao, quê ở Tương Dương. Lúc nhỏ sư theo thầy học Nho, hiểu rành Lão Trang (Lão tử, Trang tử). Trên đường tìm thầy chứng đạo, sư đến Bảo Lâm tự ở Tào Khê, nơi Lục tổ hoằng hoá.
Gặp Sư, Tổ hỏi:
"Tri thức từ phương xa nhọc nhằn tìm đến, có đem được gốc (bản) đến chăng? Nếu có gốc phải biết chủ, thử nói xem?"
Sư thưa: "Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ."
Tổ bảo: "Sa-di chớ nói càn."
Sư thưa: "Hoà thượng ngồi thiền là thấy hay chẳng thấy?"
Tổ đánh sư ba gậy, hỏi: "Ta đánh ngươi đau hay chẳng đau?"
Sư thưa: "Cũng đau cũng chẳng đau."
Tổ bảo: "Ta cũng thấy cũng chẳng thấy."
Sư hỏi: "Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?"
Tổ bảo: "Chỗ ta thấy là thường thấy lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy việc phải quấy của người khác. Ấy là thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũng đau cũng chẳng đau là sao? Nếu ngươi chẳng đau thì đồng cây cỏ, nếu ngươi đau thì đồng với phàm phu, ắt khởi tâm giận hờn. Trước ngươi nói thấy chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sinh diệt. Ngươi không thấy tự tính mà dám cợt với người."
Nghe qua sư thất kinh, quỳ sám hối. Tổ bảo:
"Nếu ngươi tâm mê không thấy nên hỏi thiện tri thức chỉ đường. Nếu ngươi tâm ngộ liền tự thấy tính, y pháp tu hành. Ngươi đã mê không thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì ta tự biết, đâu thế cái mê cho ngươi được. Nếu ngươi tự thấy cũng không thế được cái mê cho ta. Tại sao không tự biết tự thấy, lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy?"
Sư lễ bái trăm lạy cầu xin sám hối.
Một hôm Tổ bảo chúng: "Ta có một vật không đầu không đuôi, không tên không họ, không lưng không mặt, các ngươi biết chăng?"
Sư bước ra thưa: "Ấy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tính của Thần Hội."
Tổ bảo: "Đã nói với các ngươi là không tên không họ, ngươi lại kêu là bản nguyên Phật tính. Sau này ngươi ra trụ trì thì cũng chỉ thành tông đồ của hàng tri giải."
Sư lễ bái lui ra. Từ đây, sư ở lại hầu hạ Tổ năm năm đến khi Tổ tịch, không lúc nào rời.
Ảnh hưởng đến Thiền tông
Khoảng 20 năm sau khi Tổ nhập diệt, sư hội họp tất cả những Thiền sư danh tiếng miền Nam, và tuyên rằng Huệ Năng chính là người nối pháp của Ngũ tổ và Thần Tú – lúc bấy giờ được vương triều công nhận là pháp tự của Thiền tông – vô cớ đoạt danh hiệu này của Huệ Năng, không phải là người được truyền y bát. Sư không quản nhọc công đi đến tận Trường An và Lạc Dương để nêu rõ và bảo vệ quan niệm này. Kết quả của việc làm mạo hiểm này là sư bị lưu đày xuống miền Nam. Nhưng sau một cuộc nổi loạn (755-757), triều đình nhớ lại danh tiếng của sư, muốn nương danh này để lấy lại lòng tin của dân. Sư được mời đến trụ trì chùa Hà Trạch (trước khi bị lưu đày sư đã trụ trì ở đây). Từ đây sư rất có uy tín trong triều đình và cuối cùng Huệ Năng và các vị thừa kế được công nhận là Thiền chính tông.
Đời nhà Đường niên hiệu Thượng Nguyên, sư từ biệt đại chúng, nửa đêm thị tịch. Vua ban hiệu là Chân Tông Đại sư. Tác phẩm Hiển tông ký của sư vẫn còn lưu hành.
Tham khảo
Sách tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 670
Mất năm 762 |
13179 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%AFu%20lu%C3%A2n | Hữu luân | Hữu luân (zh. 有輪, sa. bhava-cakra, pi. bhavacakka) là vòng sinh tử, là bánh xe của sự tồn tại, chỉ cái luân chuyển của thế giới hiện hữu. Đây là cách nói và biểu tượng của người Tây Tạng chỉ Luân hồi (sa. saṃsāra). Thế giới của Hữu tình hiển hiện dưới sáu dạng (Lục đạo): Thiên giới, loài A Tu La, loài người là ba thiện giới nằm phía trên của bánh xe. Phía dưới của bánh xe là súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Tất cả sáu loài này đều chịu khổ và sự hoại diệt. Cái chết được xem do Diêm vương gây ra, là người quay và giữ (cắn) chặt bánh xe.
Nguyên nhân của khổ được biểu tượng bằng ba con thú nằm ở trung tâm bánh xe: gà (chỉ tham), lợn (chỉ si) và rắn (sân hận). Chu vi của bánh xe được khắc ghi mười hai yếu tố của thuyết Duyên khởi. Biểu tượng của bánh xe tồn tại được hiểu dưới nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, sáu nẻo tái sinh được trình bày dưới sáu cảnh tượng khác nhau. Tử thư xuất phát từ quan điểm này mà chỉ dẫn những gì cần phải làm lúc chết để được sinh vào các cõi tốt đẹp. Người ta cần hiểu các cõi này chính là sáu loại tâm thức hay sáu mẫu người tiêu biểu hay sáu loại trạng huống ngay trong đời sống bình thường.
Trên một bình diện khác, người xem có thể khám phá ra trong sáu cảnh tượng đó có trình bày sáu dạng xuất hiện của Quán Thế Âm với sáu cách khai thị khác nhau để chúng sinh cõi đó giải thoát. Ngay như câu Chân ngôn
Phạn văn OṂ MA-ṆI PAD-ME HŪṂ ॐ मणि पद्मे हूं, Tạng văn ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་
với sáu âm tiết cũng được xem là mỗi âm thuộc về một cõi nói trên. Nếu trung tâm bánh xe ghi rõ ba nguyên nhân sinh thành sáu cõi thì vòng ngoài bánh xe là các nguyên nhân cụ thể sinh ra mỗi đời sống cá nhân. Cả hai nơi đều lấy vô minh là cơ sở. Các yếu tố của Duyên khởi được trình bày trong bức tranh sau.
Nội dung
Ma vương đang cắn và giữ chặt vòng sinh tử với những chiếc răng bén nhọn.
Vòng ngoài cùng minh hoạ giáo lý Duyên khởi với mười hai nhân duyên hệ thuộc (十二因緣, sa. dvādaśāṅga-pratītyasamutpāda), từ bên trên phía phải (kim đồng hồ chỉ 1h) theo chiều kim đồng hồ:
Người đàn bà mù chống gậy, rời gia đình an toàn, hướng đến vực thẳm, chỉ Vô minh (無明, sa. avidyā), nguyên nhân chính trói buộc chúng sinh vào vòng sinh tử.
Thợ gốm, chỉ Hành (行, sa. saṃskāra), tức là những ý muốn xuất phát từ vô minh, gây ảnh hưởng đến những đời sống sau này. Thợ gốm tạo đồ bình đất, đồ dùng cho tương lai.
Khỉ, chỉ Thức (識, sa. vijñāna). Bị khống chế bởi các Hành nên Thức nắm bắt một dạng sinh tồn mới sau khi chết, tương tự một con khỉ nhảy từ cành này sang cành nọ.
Hai người trong thuyền, chỉ Danh sắc (名色, sa. nāmarūpa). Dạng tồn tại mới bắt đầu với danh (tên gọi) và sắc (hình thể), và danh sắc ở đây được hiểu là những thành tố tạo nên một "cá nhân", là Ngũ uẩn. Danh và sắc được so sánh với hai người chèo thuyền vượt sông, phải cùng nhau chèo chống cho đến khi đến bờ bên kia.
Nhà sáu cửa sổ, sáu giác quan, Lục căn (六根, sa. ṣaḍāyatana). Sáu giác quan của loài người được so sánh với căn nhà với sáu cửa sổ.
Cặp trai gái, Xúc (觸, sa. sparśa). Qua sáu cửa sổ của căn nhà, loài người tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được thể hiện qua cặp trai gái trong vòng sinh tử.
Mũi tên bắn trúng mắt, Thụ (受, sa. vedanā). Từ sự tiếp xúc với nhau bên trên mà phát sinh thụ tưởng, có lúc vui, lúc buồn, nhưng thường đau đớn như mắt bị trúng tên.
Người say, Ái (愛, sa. tṛṣṇā). Ái phát sinh từ sự thụ nhận, được trình bày bằng một bình rượu. Ái khiến chúng sinh nắm bắt một dạng hiện hữu sau khi chết.
Người hái trái cây, Thủ (取, sa. upādāna). Sự nắm bắt một dạng hiện hữu được thể hiện bằng một người đang nắm cành cây để hái quả.
Đàn bà mang thai, Hữu (有, sa. bhava). Sự hình thành, hiện hữu được trình bày bằng một phụ nữ mang thai (có lúc là cặp trai gái đang nằm với nhau).
Mẹ sinh con, Sinh (生, sa. jāti), trình bày một cách cụ thể sự hình thành một đời sống mới của một hữu tình.
Vai mang xác chết, Lão tử (老死, sa. jāra-maraṇa). Lão tử kết thúc một cuộc sống nhân thế, được trình này qua thi hài được hai người mang vác đến bãi tha ma cho diều hâu ăn hoặc bãi thiêu xác.
Vòng thứ hai từ bên ngoài, biểu hiện của Lục đạo (六道, từ trên, 11h theo kim đồng hồ):
Thiên (天, sa. deva), là trạng thái tối cao mà một hữu tình có thể đạt được trong cõi hữu vi, không phải là giải thoát, Niết-bàn. Các thiên nhân còn bị chi phối bởi sinh tử. Theo giáo lý nhà Phật thì trạng thái tương đối sung sướng của chư thiên làm họ không thấy việc đạt giải thoát là quan trọng, không cảm ứng giáo lý của Phật.
A Tu La (阿修羅, sa. asura), là những thiên nhân hay ganh tị với những thiên nhân khác. Phật đứng ở giữa cõi Thiên và A Tu La để tìm cách giải hoà.
Ngạ quỷ (餓鬼, sa. preta) là những loài quỷ chịu khổ do cơn đói hoành hành. Đây là cõi của các chúng sinh tham lam, keo kiệt hoặc ham ăn trong các kiếp trước, nói ngắn gọn: không bao giờ biết đủ. Trong một vài cách trình bày người ta có thể thấy được cổ thon dài, miệng nhỏ nhưng bụng lại rất to. Thậm chí có hình trình bày nước hoá lửa hoặc thức ăn hoá thành xú uế khi ngạ quỷ đưa vào miệng. Quán Thế Âm Bồ Tát bắt ấn thí nguyện tay phải, chỉ tâm thức sẵn lòng cứu độ của mình.
Địa Ngục (地獄, sa. naraka). Địa ngục được phân thành hai phần, nóng và lạnh và mỗi phần đều được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, dù muốn hay không, thời gian trong địa ngục sẽ chấm dứt khi ác nghiệp đã được giải hoá. Trong điểm này thì Phật giáo khác với Thiên chúa giáo.
Súc sinh (畜生, sa. paśu), là những loài hữu tình không đủ khả năng suy nghĩ về trạng thái của mình và vì vậy, không thể tự giải thoát ra khỏi những khổ đau hiển nhiên. Chúng luôn luôn đứng trong một cuộc sống tranh chấp sống chết với nhau vì thức ăn, bị săn đuổi và sát hại. Chúng chỉ biết tuân theo những gì bản năng ép buộc. Phật cũng xuất hiện trong cõi này để cứu độ những sinh linh cùng khổ này.
Loài người (人, sa. nāra). Mặc dù chịu nhiều nỗi khổ lớn như sinh, lão, bệnh, tử và li biệt nhưng cõi người được xem là cõi thuận lợi nhất, vì qua kinh nghiệm khổ đau loài người biết quý trọng giáo lý của Phật. Cơ hội giải thoát ra khỏi vòng sinh tử được xem là lớn nhất ở cõi này. Phật Thích-ca ngồi trên toà, tay bắt ấn thí nguyện, khuyến khích loài người đến nghe pháp và tu tập.
Vòng thứ ba từ bên ngoài: Phần tối đen bên phải, từ trên xuống chỉ sự sa đoạ khi tạo nghiệp ác, phần bên trái, từ dưới lên trên chỉ thiện nghiệp và sự thăng tiến.
Trung tâm: chỉ Tam độc với con gà chỉ tham (貪, sa. rāga), con lợn chỉ si (癡, sa. moha) và rắn chỉ sân (瞋, sa. dveṣa).
Xem thêm
Luân hồi
Vô minh
Vô ngã
Duyên khởi
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
Biểu tượng Phật giáo |
13183 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20%C3%81 | Trung Á | Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Có nhiều định nghĩa về Trung Á, nhưng không có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi. Các tính chất chung của vùng đất này có thể kể ra như: vùng này trong lịch sử có Con đường Tơ lụa và có những người dân du mục, bao gồm cả Mông Cổ. Nơi đây từng là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Đông Á, Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Đôi khi người ta còn gọi nó là vùng Nội Á.
Diễn biến khái niệm
Phân định Trung Á
Khái niệm Trung Á có sớm nhất do nhà địa lí học người Đức Alexander von Humboldt đề xuất vào năm 1843. Humboldt cho biết phạm vi địa lí của Trung Á, phía tây bắt đầu từ Biển Caspi, phía đông đến Hưng An Lĩnh, phía nam từ dãy núi Himalaya, phía bắc đến dãy núi Altai.
Các học giả Liên Xô cũ cho biết cụm từ "Trung Á" chuyên chỉ khu vực có sự hiện diện của năm nước cộng hoà gia nhập Liên Xô ở Trung Á gồm: Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Đây cũng là định nghĩa chính thức của Liên Xô, vào thời kì Liên Xô, sự phân định này trên thực tế cũng sử dụng rộng khắp. Tuy nhiên, trong văn hoá Nga, có hai khái niệm liên quan đến Trung Á: một là Средняя Азия (tiếng Anh có thể dịch thành Middle Asia), là khái niệm tương đối hẹp, chỉ khu vực cư trú của người phi Slav nằm ở trung bộ châu Á do Nga thống trị; một cái khác là Центральная Азия (tiếng Anh có thể dịch thành Central Asia), phạm vi khá rộng, chỉ khu vực trung bộ châu Á mà bất luận những khu vực này có từng bị Nga thống trị hay không. Khái niệm thứ hai bao gồm Afghanistan và Đông Turkestan.
Sau khi Liên Xô tan rã, các nhà lãnh đạo của Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan - bốn nước độc lập từ Liên Xô cũ, cử hành hội nghị tại Tashkent, tuyên bố khu vực Trung Á cần phải bao gồm Kazakhstan ở trong đó. Kể từ đó, năm nước Trung Á đã trở thành khái niệm của Trung Á được tiếp nhận phổ biến nhất, cụ thể bao gồm Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan.
Theo định nghĩa được nêu ra bởi UNESCO căn cứ vào khí hậu và phong tục trước khi Liên Xô tan rã không lâu, khái niệm Trung Á còn rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương và phía tây Nội Mông của Trung Quốc, tỉnh Golestan, Bắc Khorasan và Razavi Khorasan của Iran, Afghanistan, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa và Punjab của Pakistan, bộ phận Kashmir do Pakistan kiểm soát (bao gồm Gilgit-Baltistan và Azad Kashmir), bang Punjab của Ấn Độ, bộ phận Kashmir do Ấn Độ kiểm soát (bao gồm Ladakh và Jammu và Kashmir), khu vực có phân bố rừng taiga ở phía nam miền trung đông nước Nga, cùng với năm quốc gia -stan độc lập từ Liên Xô cũ.
Một phương pháp phân định linh hoạt khác là căn cứ vào sắc tộc mà phân chia, tức là khu vực có người Turk và người Đông Iran cư trú. Những khu vực này bao gồm Tân Cương, khu vực sinh sống của các sắc tộc Turk ở miền nam Tây Siberia và năm quốc gia -stan độc lập từ Liên Xô cũ. Ngoài ra còn bao gồm Afghanistan, phía bắc Pakistan, lũng núi Kashmir, Tây Tạng và Ladakh. Trong khái niệm này, tuyệt đại bộ phận cư dân sống ở khu vực nói trên đều là cư dân bản địa. Trung Á có lúc được gọi là Turkestan.
Có một số nơi tuyên bố nằm ở vị trí trung tâm của châu Á về phương diện địa lí, ví dụ như thủ phủ Kyzyl của Cộng hoà Tuva, và làng Vĩnh Tân cách thủ phủ Ürümqi của Tân Cương 320 km về phía bắc.
Một nghiên cứu hợp tác quốc tế của các học giả đến từ bốn châu lục cho thấy, khu vực Trung Á là tuyến đường then chốt của một số cuộc thiên di sớm nhất mà người cổ đại vượt qua châu Á. Khu vực thảo nguyên, bán khô hạn và sa mạc từng cung cấp môi trường thuận lợi cho người cổ đại và quá trình thiên di của họ hướng về lục địa Á-Âu.
Vị trí và đặc trưng địa lí tự nhiên
Lịch sử
Mặc dù bước vào thời kì hoàng kim của chủ nghĩa phương Đông, địa vị của Trung Á trong lịch sử thế giới bị gạt ra ngoài lề, nhưng lịch sử đương đại đã phát hiện lại "địa vị trung tâm" của Trung Á. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng lịch sử Trung Á là địa lí và khí hậu. Vì nguyên do khô hạn nên khu vực Trung Á không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng trọt, chỉ có thể dựa vào thuỷ lợi mà thuận lợi phát triển nông nghiệp tưới tiêu; hơn nữa do cách xa biển và đại dương nên đã ngăn cản lưu thông mậu dịch. Do đó, nhân khẩu tại khu vực Trung Á phân bố không đồng đều, được kiểm soát bởi sự cộng tồn giữa dân tộc nông canh và dân tộc du mục trong hàng nghìn năm qua.
Dân tộc du mục ở Trung Á xung đột liên tục không ngừng với dân tộc nông canh ở chung quanh trong một khoảng thời gian dài. Phương thức sinh hoạt của dân tộc du mục hiển nhiên thích hợp hơn với chiến tranh, các kị binh thảo nguyên lúc bấy giờ có thể nói là đơn vị quân sự lớn mạnh nhất trên thế giới, nhưng sức chiến đấu của họ thường thường bị yếu tố chia rẽ nội bộ ngăn cản. Con đường tơ lụa xuyên qua Trung Á thường sẽ thúc đẩy sự thống nhất nội tại của dân tộc du mục, từ đó sản sinh những lãnh tụ vĩ đại mang tính chu kì, để lãnh đạo thống nhất tất cả bộ lạc, hình thành một toán lực lượng hùng mạnh gần như không thể ngăn cản. Điều này đã xảy ra, chẳng hạn như người Hung cướp bóc châu Âu, Ngũ Hồ loạn Hoa và đế quốc Mông Cổ hầu như chinh phục cả lục địa Á - Âu.
Vào năm 750, tiết độ sứ An Tây của nhà Đường Cao Tiên Chi tiêu diệt Thạch quốc, khiến cho nhà Đường mở rộng thế lực ở Trung Á thậm chí đến khu vực Afghanistan. Sách "Lí luận về thế giới lưỡng cực" cho biết, giai đoạn từ sự hình thành của đế quốc Hung Nô vào năm 300 TCN cho đến sự diệt vong Đột Quyết vào năm 745, hình thái xã hội Trung Á đã thực hiện cải cách từ chế độ nông nô nửa phong kiến nửa bộ lạc sang chế độ nông nô phong kiến.
Vào thời kì tiền Hồi giáo hoá và thời kì đầu Hồi giáo hoá, dân tộc cư trú chủ yếu ở phía nam Trung Á nói các thứ tiếng thuộc ngữ chi Iran. Trong số các dân tộc định cư ở Iran vào thời cổ đại này, người Sogdia và người Khwarazm đóng vai trò trọng yếu; tuy nhiên, người Scythia cùng với người Massagetae và người Alan nổi dậy sau này đã chuyển qua cuộc sống bán du mục. Đến thế kỉ V, người Turk bắt đầu từ phía bắc Trung Á đi đến phía nam thảo nguyên, tiến vào khu vực canh nông ở phía nam, kiểu thiên di này một mạch liên tục đến thế kỉ X. Vào thế kỉ IX, vương triều Samanid do người Ba Tư thiết lập thống trị phần lớn Trung Á, đã thúc đẩy sự định cư hoá và Hồi giáo hoá của người Turk. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIII, người Turk từng bước lớn mạnh, hầu như cả Trung Á đều trở thành lãnh thổ của vương triều Kara-Khanid, vương triều Ghaznavid và vương triều Seljuk do người Turk thiết lập, Trung Á đã mở đầu tiến trình Turk hoá. Sau đó, người Mông Cổ xâm nhập, phần lớn Trung Á đặt dưới sự kiểm soát của Hãn quốc Sát Hợp Đài. Giữa thế kỉ XIV, nhà quý tộc người Turk Thiếp Mộc Nhi lấy Samarkand ở Trung Á làm trung tâm, thiết lập đế quốc Timurid, đồng thời chinh phục bành trướng khắp chung quanh, lần lượt đánh bại Hãn quốc Kim Trướng, Sultan quốc Delhi, vương triều Mamluk và đế quốc Ottoman. Vào thế kỉ XV, dưới sự thống trị của vương triều Timurid, văn hoá và nghệ thuật Trung Á từng một lần phồn vinh. Sau này, người Uzbek ở phía bắc sông Syr đi đến phía nam, thiết lập lên Hãn quốc Bukhara, lật đổ sự thống trị của vương triều Timurid.
Đến cuối thế kỉ XVII, ưu thế của dân tộc du mục và dân tộc bán du mục tại Trung Á đã chấm dứt, sự phát triển quy mô lớn của vũ khí và sự cải tiến công nghệ quân sự khiến cho dân tộc định cư đã giành lấy quyền chi phối. Ba Tư, Sa Nga, nhà Thanh và các đế quốc hùng mạnh khác từng bước bành trướng, thế kỉ XVIII, phần lớn Trung Á trở thành phạm vi thế lực của Ba Tư, về sau có Sa Nga "hậu sinh khả uý", thông qua Chiến tranh Nga-Ba Tư lần thứ nhất và Chiến tranh Nga–Ba Tư lần thứ hai đã đánh bại Qajar Iran, đến cuối thế kỉ XIX, Sa Nga đã chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Trung Á. Mông Cổ độc lập và dựng nước vào năm 1911, nhưng lại trở thành nước vệ tinh của Liên Xô. Afghanistan là một quốc gia chịu sự ảnh hưởng của Liên Xô sâu sắc, đồng thời bị quân Liên Xô xâm lược vào năm 1979.
Khu vực Trung Á do Liên Xô kiểm soát đã khai triển tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhưng đồng thời cũng đi kèm đàn áp văn hoá địa phương, và để lại vấn đề môi trường. Hàng trăm nghìn cư dân Trung Á bỏ mạng trong phong trào tập thể hoá nông nghiệp, do đó đã hình thành căng thẳng quan hệ giữa các sắc tộc trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra, chính sách của Liên Xô về sắp đặt chỗ ở dành cho các sắc tộc đã đem hàng triệu người di dời vào Tây Siberia và Trung Á, có lúc thậm chí là sự thiên di của cả dân tộc. Theo sách Central Asia and the Caucasus: Transnationalism and Diaspora do Touraj Atabaki và Sanjyot Mehendale xuất bản vào năm 2004, khoảng thời gian từ năm 1959 đến năm 1970, có hai triệu người đến từ các nơi Liên Xô bị chuyển vào Trung Á, trong đó một triệu người đi vào Kazakhstan.
Sau khi Liên Xô tan rã, năm nước Trung Á giành được độc lập. Tuy nhiên, thời kì đầu sau khi độc lập, các quan chức xuất thân từ đảng Cộng sản Liên Xô vẫn nắm giữ quyền lực như cũ, bất kì một quốc gia nào trong chúng đều khó có đủ tư cách là một quốc gia dân tộc. Tuy ở Kyrgyzstan và Kazakhstan và Mông Cổ, chính phủ đã chọn lấy một số chính sách khai sáng, nhưng ở Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan, chính phủ vẫn duy trì thể chế Xô-viết như xưa.
Dân cư
Theo định nghĩa rộng bao gồm cả Mông Cổ và Afghanistan, hơn 75 triệu người sống ở Trung Á, chiếm khoảng 1,5% tổng dân số châu Á. Trong số các khu vực của Châu Á, chỉ Bắc Á có ít người hơn. Nó có mật độ dân số 9 người/km, thấp hơn rất nhiều so với 80,5 người/km của toàn lục địa.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của phần lớn cư dân của các nước Cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ thuộc nhóm ngôn ngữ Turkic. Turkmen, chủ yếu được nói ở Turkmenistan, và là ngôn ngữ thiểu số ở Afghanistan, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếng Kazakh và Tiếng Kyrgyz là các ngôn ngữ có liên quan của nhóm Tiếng Karakalpak các ngôn ngữ Turkic và được sử dụng khắp Kazakhstan, Kyrgyzstan, và là ngôn ngữ thiểu số ở Tajikistan, Afghanistan và Tân Cương. Tiếng Uzbek và Tiếng Uyghur được nói ở Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Afghanistan và Tân Cương.
Ngữ hệ Turk có thể thuộc về một họ Ngữ hệ Altai lớn hơn, nhưng bao gồm tiếng Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ được nói khắp Mông Cổ và Buryatia, Kalmykia, Nội Mông và Tân Cương và Ngữ hệ Tungus.
Tiếng Nga, cũng như được khoảng sáu triệu người Người Nga và Người Ukraina ở Trung Á nói, là trên thực tế lingua franca trên khắp các nước Cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Các ngôn ngữ Trung Iran đã từng được sử dụng khắp Trung Á, chẳng hạn như Tiếng Sogdia, Khwarezmia, Bactria và Scythia, hiện đã tuyệt chủng và thuộc họ Đông Iran. Tiếng Đông Iran tiếng Pashto vẫn được nói ở Afghanistan và tây bắc Pakistan. Các ngôn ngữ miền Đông Iran phụ khác như Shughni, Munji, Ishkashim, Sarikoi, Wakhi, Yaghnobi và Ossetia cũng được nói ở nhiều nơi khác nhau ở Trung Á. Nhiều loại Ba Tư cũng được sử dụng như một ngôn ngữ chính trong khu vực, được biết đến ở địa phương là Dari (ở Afghanistan), Tajik (ở Tajikistan và Uzbekistan), và Bukhori (bởi Người Do Thái Bukharan ở Trung Á).
Tiếng Tochari, một nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu, từng là chủ yếu ở các ốc đảo ở rìa phía bắc của Tarim Basin của Tân Cương, hiện đã tuyệt chủng.
Tiếng Dardic, chẳng hạn như Shina, Kashmir, Pashayi và Khowar, cũng được nói ở phương đông Afghanistan, Gilgit-Baltistan và Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan và lãnh thổ tranh chấp của Kashmir. Tiếng Triều Tiên được nói bởi thiểu số Người Koryo-saram, chủ yếu ở Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở các nước Trung Á, Afghanistan, Tân Cương và các vùng ngoại vi phía tây, chẳng hạn như Bashkortostan. Hầu hết người Hồi giáo Trung Á là Sunni, mặc dù có một số dân tộc thiểu số Shia khá lớn ở Afghanistan và Tajikistan.
Phật giáo và Hoả giáo là những tín ngưỡng chính ở Trung Á trước khi Hồi giáo xuất hiện. Ảnh hưởng của Hoả giáo ngày nay vẫn còn được cảm nhận trong các lễ kỷ niệm như Nowruz, được tổ chức ở tất cả năm quốc gia Trung Á.
Phật giáo là một tôn giáo nổi bật ở Trung Á trước khi Hồi giáo xuất hiện, và dọc theo con đường tơ lụa cuối cùng đã đưa tôn giáo này đến Trung Quốc. Trong số Người Turkic, Tengri giáo là hình thức tôn giáo hàng đầu trước khi Hồi giáo tấn công. Phật giáo Tây Tạng phổ biến nhất ở Tây Tạng, Mông Cổ, Ladakh, và các vùng phía nam của Nga ở Siberia.
Hình thức Cơ đốc giáo được thực hành nhiều nhất trong khu vực trong những thế kỷ trước là Nestorianism, nhưng hiện nay giáo phái lớn nhất là Giáo hội Chính thống Nga, với nhiều thành viên ở Kazakhstan, nơi có khoảng 25% dân số 19 triệu người theo đạo Thiên chúa, 17% ở Uzbekistan và 5% ở Kyrgyzstan.
Người Do Thái Bukharan đã từng là một cộng đồng lớn ở Uzbekistan và Tajikistan, nhưng gần như tất cả đều đã di cư kể từ khi Liên Xô giải thể.
Ở Siberia, các thực hành Shaman vẫn tồn tại, bao gồm các hình thức bói toán chẳng hạn như Kumalak.
Tiếp xúc và di cư với Hán từ Trung Quốc đã đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo Đại thừa, và các tín ngưỡng dân gian Trung Quốc vào vùng miền, quốc gia.
Dữ liệu thống kê
Khí hậu
Bởi vì Trung Á không được đệm bởi một khối nước lớn nên sự dao động nhiệt độ thường rất nghiêm trọng, ngoại trừ những tháng mùa hè nắng nóng. Ở hầu hết các khu vực, khí hậu khô và lục địa, với mùa hè nóng và mùa đông mát đến lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Bên ngoài các khu vực có độ cao lớn, khí hậu chủ yếu là bán khô hạn đến khô hạn. Ở những nơi có độ cao thấp hơn, mùa hè nóng nực với ánh nắng chói chang. Mùa đông thỉnh thoảng có mưa và hoặc tuyết từ các hệ thống áp suất thấp băng qua khu vực từ Biển Địa Trung Hải. Lượng mưa trung bình hàng tháng cực kỳ thấp từ tháng 7 đến tháng 9, tăng vào mùa thu (tháng 10 và tháng 11) và cao nhất vào tháng 3 hoặc tháng 4, sau đó là khô nhanh vào tháng 5 và tháng 6. Gió có thể mạnh, đôi khi tạo ra bão bụi, đặc biệt là vào cuối mùa khô trong tháng 9 và tháng 10. Các thành phố cụ thể tiêu biểu cho các kiểu khí hậu Trung Á bao gồm Tashkent và Samarkand, Uzbekistan, Ashgabat, Turkmenistan và Dushanbe, Tajikistan, thành phố cuối cùng đại diện cho một trong những vùng khí hậu ẩm ướt nhất ở Trung Á, với lượng mưa trung bình hàng năm 500-600mm (20-24 inch).
Vùng đất của Trung Á là Vùng thảo nguyên và núi tuyết.
Về mặt địa lý sinh học, Trung Á là một phần của Palearctic. Quần xã sinh vật lớn nhất ở Trung Á là quần xã sinh vật đồng cỏ ôn đới và cây bụi. Trung Á cũng có quần xã sinh vật đồng cỏ trên núi và trảng cây bụi, trảng cây bụi xeric, rừng lá kim ôn đới.
Giáo dục
Cơ sở giáo dục đại học danh tiếng nhất tại các quốc gia Trung Á.
Cơ quan lập pháp
Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Trung Á tập trung theo hai hệ thống, đơn viện gồm các quốc gia Turkmenistan và Kyrgyzstan, lưỡng viện gồm các quốc gia Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan.Quốc hội Uzbekistan được xem là quốc hội có nhiều thành viên nhất tại Trung Á,với 250 thành viên.Quốc hội của Tajikistan có ít thành viên nhất,chỉ có 96 nghị sĩ.
Các tôn giáo chính
Những tôn giáo chính tại vùng Trung Á gồm có, theo thứ tự số:
Hồi giáo (nhất là giáo phái Sunni và giáo phái Sufi),
Phật giáo (hầu hết là phái Mật tông; hay Phật giáo Tây Tạng),
và Cơ Đốc giáo (còn gọi là "Thiên chúa giáo"; hầu hết là phái Chính thống).
Các nước Cộng hòa Trung Á
Các nước Cộng hòa Trung Á là năm nước nằm tại khu vực Trung Á trước đây thuộc Liên Xô, bao gồm:
Kazakhstan
Kyrgyzstan
Tajikistan
Turkmenistan
Uzbekistan
Xem thêm
Phật giáo Trung Á
Hồi giáo ở Trung Á
Tôn giáo Trung Á
Tengri giáo
Shaman giáo
Tham khảo
Chú thích
Nguồn
Vùng của châu Á |
13192 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i%20B%C3%ACnh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Thái Bình (định hướng) | Thái Bình hay Thái bình trong tiếng Việt có thể chỉ:
Đồng nghĩa
Tình trạng không chiến tranh.
Địa danh
Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất trong năm đại dương của thế giới
Thái Bình, tên của nhiều ngọn núi.
Việt Nam
Tỉnh Thái Bình
Thành phố Thái Bình, tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình
Phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Xã Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
Xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
Sông Thái Bình ở Việt Nam.
Trung Quốc
Khu Thái Bình, thành phố Đài Trung, Đài Loan
Tên gọi đảo Ba Bình trong các tài liệu Trung Quốc
Quận Thái Bình, Phủ Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc
Khu chung cư Thái Bình, Hồng Kông
Thái Bình, tên của nhiều trấn ở Trung Quốc.
Malaysia
Tên Trung Quốc của thị trấn Taiping, bang Perak, Malaysia.
Nhân vật
Công chúa Thái Bình, con gái của Võ Tắc Thiên.
Niên hiệu
Khác
Phong trào khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1864) do Hồng Tú Toàn lãnh đạo
Thái Bình đạo, tên gọi của một tông phái Đạo giáo
Thái Bình kinh, tên gọi của một số kinh thư trọng yếu trong Đạo giáo. |
13193 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%20ch%E1%BB%89%20kh%E1%BA%A3o%20c%E1%BB%95%20%E1%BB%9F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Di chỉ khảo cổ ở Việt Nam | Danh sách dưới đây liệt kê các di chỉ khảo cổ học tại Việt Nam.
Thời đồ đá - tiền sử
Di tích núi Đọ, tỉnh Thanh Hóa.
Hang Chổ, tỉnh Hòa Bình: Văn hóa Hòa Bình.
Hang Phia Vài, tỉnh Tuyên Quang: văn hóa Hòa Bình với sắc thái văn hóa tiền sử lưu vực sông Gâm.
Di chỉ Ba Vũng, Quảng Ninh: văn hóa Hạ Long
Di chỉ khảo cổ học thung Lang và núi Ba, Tam Điệp, Ninh Bình
Quần thể hang động Tràng An ở Ninh Bình
Thời kim khí - sơ sử
Di chỉ Đông Sơn, Thanh Hóa: Văn hóa Đông Sơn
Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên, Phú Thọ: Văn hóa Phùng Nguyên
Di chỉ Xóm Rền, Phú Thọ: Văn hóa Phùng Nguyên
Di chỉ Đồng Đậu, Vĩnh Phúc: Văn hóa Đồng Đậu.
Di chỉ Thành Dền, Hà Nội: Văn hóa Đồng Đậu.
Di chỉ Thạch Lạc, Hà Tĩnh: Văn hóa Đồng Đậu.
Di chỉ Mán Bạc, xã Yên Thành, Yên Mô Ninh Bình: đan xen nhiều nền văn hóa
Mộ thuyền Động Xá, Hưng Yên: văn hóa Đông Sơn.
Đền Thượng, Cổ Loa: văn hoá Đông Sơn
Thành Cổ Loa
Sa Huỳnh, Quảng Ngãi: Văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Phù Nam, Cát Tiên
Thánh địa Cát Tiên ở Lâm Đồng.
Di chỉ Óc Eo, An Giang: Văn hóa Óc Eo.
Nền Chùa ở Kiên Giang
Gò Tháp ở Đồng Tháp
Di chỉ Gò Thành ở ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Champa
Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam.
Thời phong kiến
Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội
Thành nhà Hồ, Thanh Hóa: di vật có niên đại cuối thế kỷ XIV-đầu thế kỷ XV.
Toà tháp cổ Yên Bái
Khu di tích Lam Kinh, Thanh Hóa
Thành Bản Phủ ở Cao Bằng
Đàn Xã Tắc ở Hà Nội
Đàn Xã Tắc Huế
Tháp Mường Và, thị trấn Sốp Cộp tỉnh Sơn La
Di chỉ Cao Quỳ, Hải Phòng
Chưa xác định thời gian
Bãi đá cổ Sa Pa tỉnh Lào Cai
Bãi đá cổ Nậm Dẩn tỉnh Hà Giang
Bãi đá cổ Pá Màng tỉnh Sơn La
Xem thêm
Lịch sử Việt Nam
Tham khảo
Liên kết ngoài
Các phát hiện mởi về khảo cổ học 2005 trên Thanh niên Online.
Địa điểm khảo cổ
Di tích khảo cổ Việt Nam
Kiến trúc cổ Việt Nam
K
Di tích Khảo cổ Việt Nam |
13199 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%C3%A1i%20t%E1%BA%A1o | Năng lượng tái tạo | Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời. Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông thôn.
Có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái tạo, với 10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống, chủ yếu được dùng để cung cấp nhiệt, và 3,4% từ thủy điện. Các nguồn năng lượng tái tạo mới (small hydro, sinh khối hiện đại, gió, mặt trời, địa nhiệt, và nhiên liệu sinh học) chiếm thêm 3% và đang phát triển nhanh chóng. Ở cấp quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ. Các thị trường năng lượng tái tạo cấp quốc gia được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tới và sau đó nữa. Ví dụ như, năng lượng gió đang phát triển với tốc độ 30% mỗi năm, công suất lắp đặt trên toàn cầu là 282.482 (MW) đến cuối năm 2012.
Các nguồn năng lượng tái tạo tồn tại khắp nơi trên nhiều vùng địa lý, ngược lại với các nguồn năng lượng khác chỉ tồn tại ở một số quốc gia. Việc đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo nhanh và hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và có lợi ích về kinh tế. Các cuộc khảo sát ý kiến công cộng trên toàn cầu đưa ra sự ủng hộ rất mạnh việc phát triển và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.
Trong khi nhiều dự án năng lượng tái tạo có quy mô lớn, các công nghệ năng lượng tái tạo cũng thích hợp với các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa và các nước đang phát triển. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói rằng năng lượng tái tạo có khả năng nâng những nước nghèo lên một tầm mới thịnh vượng hơn.
Khái niệm
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là do Mặt Trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ.
Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông thường là dùng để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người thì Mặt Trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là vô tận. Mặt Trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển Trái Đất. Những quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy và nhiệt lượng của Mặt Trời đã được con người sử dụng trong quá khứ. Quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp là sức nước nhìn theo phương diện sử dụng kỹ thuật và theo phương diện phí tổn sinh thái.
Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều. Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại "vô tận" thì phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện trên bình diện kỹ thuật, và phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các lò phản ứng tái sinh (breeder reactor), khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay thorium có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng tái tạo mặc dù là thường thì chúng không được tính vào loại năng lượng này.
Lịch sử
Trước khi khai thác than vào giữa thế kỷ XIX, gần như tất cả các nguồn năng lượng con người sử dụng là năng lượng tái tạo. Hầu như không có một nghi ngờ việc sử dụng năng lượng tái tạo lâu đời nhất được biết đến, ở dạng sinh khối truyền thống nhiên liệu cháy, có từ 790.000 năm trước đây. Sử dụng sinh khối để đốt đã không trở nên phổ biến cho đến khi hàng trăm hàng ngàn năm sau đó, vào khoảng 200.000 đến 400.000 năm trước.
Có lẽ việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo lâu đời thứ hai là khai thác gió để chạy các tàu buồm. Việc này đã được thực hiện cách nay 7000 năm, của các tàu trên sông Nin.
Cho đến năm 1873, những mối quan tâm về cạn kiệt nguồn than đã thúc đẩy việc thí nghiệm sử dụng năng lượng mặt trời. Sự phát triển của các động cơ năng lượng mặt trời vẫn tiếp tục cho đến khi nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tầm quan trọng của năng lượng mặt trời được công nhận trong bài báo khoa học Mỹ năm 1911: "trong tương lai xa các nguồn nhiên liệu tự nhiên sẽ cạn kiệt [năng lượng mặt trời] sẽ là phương tiện duy nhất đối với sự tồn tại của nhân loại"
Lý thuyết về đỉnh dầu được xuất bản năm 1956. Trong thập niên 1970, các nhà môi trường đã thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo cả hai hướng là thay thế nguồn dầu đang dần cạn, cũng như thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ, và các tuốc bin gió phát điện đầu tiên ra đời. Năng lượng mặt trời đã được sử dụng từ lâu để nung nóng và làm lạnh, nhưng các tấm pin mặt trời quá đắt để có thể xây dựng những cánh đồng pin năng lượng mặt trời mãi cho đến năm 1980.
Phân loại năng lượng tái tạo
Năng lượng Mặt Trời
Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.
Năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.
Một phản ứng quang hóa tự nhiên là quá trình quang hợp. Quá trình này được cho là đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái sinh mà các nền công nghiệp của thế kỷ XIX đến XXI đã và đang tận dụng. Nó cũng là quá trình cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo gia súc và củi đốt, những nguồn năng lượng sinh học tái tạo truyền thống. Trong tương lai, quá trình này có thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái tạo ở nhiên liệu sinh học, như các nhiên liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.
Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai thác được. Trái Đất, trong mô hình năng lượng này, gần giống bình đun nước của những động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời, thành động năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và không khí, và thay đổi tính chất hóa học và vật lý của các dòng chảy này.
Thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy phát điện của các công trình thủy điện. Một dạng tận dụng năng lượng dòng chảy sông suối có trước khi thủy điện ra đời là cối xay nước. Dòng chảy của biển cũng có thể làm chuyển động máy phát của nhà máy điện dùng dòng chảy của biển.
Dòng chảy của không khí, hay gió, có thể sinh ra điện khi làm quay tuốc bin gió. Trước khi máy phát điện dùng năng lượng gió ra đời, cối xay gió đã được ứng dụng để xay ngũ cốc. Năng lượng gió cũng gây ra chuyển động sóng trên mặt biển. Chuyển động này có thể được tận dụng trong các nhà máy điện dùng sóng biển.
Đại dương trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí và do đó thay đổi nhiệt độ chậm hơn không khí khi hấp thụ cùng nhiệt lượng của Mặt Trời. Đại dương nóng hơn không khí vào ban đêm và lạnh hơn không khí vào ban ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ này có thể được khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong các nhà máy điện dùng nhiệt lượng của biển.
Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nước biển, một phần năng lượng đó đã được dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nước mặn của biển. Nhà máy điện dùng phản ứng nước ngọt - nước mặn thu lại phần năng lượng này khi đưa nước ngọt của dòng sông trở về biển.
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng để nung và tắm kể từ thời La Mã cổ đại, nhưng ngày nay nó được dùng để phát điện. Có khoảng 10 GW công suất điện địa nhiệt được lắp đặt trên thế giới đến năm 2007, cung cấp 0,3% nhu cầu điện toàn cầu. Thêm vào đó, 28 GW công suất nhiệt địa nhiệt trực tiếp được lắp đặt phục vụ cho sưởi, spa, các quá trình công nghiệp, lọc nước biển và nông nghiệp ở một số khu vực.
Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân thiện với môi trường, nhưng trước đây bị giới hạn về mặt địa lý đối với các khu vực gần các ranh giới kiến tạo mảng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã từng bước mở rộng phạm vi và quy mô của các tài nguyên tiềm năng này, đặc biệt là các ứng dụng trực tiếp như dùng để sưởi trong các hộ gia đình. Các giếng địa nhiệt có khuynh hướng giải phóng khí thải nhà kính bị giữ dưới sâu trong lòng đất, nhưng sự phát thải này thấp hơn nhiều so với phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch thông thường. Công nghệ này có khả năng giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nếu nó được triển khai rộng rãi.
Năng lượng thủy triều
Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng với trường lực quán tính ly tâm không đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy quyển Trái Đất (và ở mức độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đất và thạch quyển Trái Đất). Hình elipsoit này cố định so với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi Trái Đất tự quay quanh nó, dẫn đến mực nước biển trên một điểm của bề mặt Trái Đất dâng lên hạ xuống trong ngày, tạo ra hiện tượng thủy triều.
Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong các nhà máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do tiêu thụ dần động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của Mặt Trời.
Thủy điện
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thủy triều. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo.
Thủy điện chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thủy điện, năng lực nước cũng thường được dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ nó vào giờ thấp điểm (trên thực tế các hồ chứa thủy điện bằng bơm – pumped-storage hydroelectric reservoir - thỉnh thoảng được dùng để tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy nhiệt điện để dành sử dụng vào giờ cao điểm). Thủy điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng khai thác thủy điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường.
Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió được con người khai thác từ các tuốc bin gió.
Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, chỉ riêng châu Âu đã có 13 nước với Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng gió với khoảng cách xa so với các nước còn lại. Tại Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha việc phát triển năng lượng gió liên tục trong nhiều năm qua được nâng đỡ bằng quyết tâm chính trị. Nhờ vào đó mà một ngành công nghiệp mới đã phát triển tại 3 quốc gia này. Năm 2007 thế giới đã xây mới được khoảng 20073 MW điện, trong đó Mỹ với 5244 MW, Tây Ban Nha 3522MW, Trung Quốc 3449 MW, 1730 MW ở Ấn Độ và 1667 ở Đức, nâng công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện từ gió lên 94.112 MW.
Sinh khối
Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Được xem là nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hay chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.
Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa,...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân,...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...),...
Trước kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không được chú trọng. Hầu như đây chỉ là một loại nhiên liệu thay thế phụ, tận dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu cũng như ý thức bảo vệ môi trường lên cao, nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý phát triển ở quy mô lớn hơn.
Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ
Ngoài các nguồn năng lượng nêu trên dành cho mức độ công nghiệp, còn có các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ dùng trong một số vật dụng:
Một số đồng hồ đeo tay dự trữ năng lượng lắc lư của tay khi con người hoạt động thành thế năng của lò xo, thông qua sự lúc lắc của một con quay. Năng lượng này được dùng để làm chuyển động kim đồng hồ.
Một số động cơ có rung động lớn được gắn tinh thể áp điện chuyển hóa biến dạng cơ học thành điện năng, làm giảm rung động cho động cơ và tạo nguồn điện phụ. Tinh thể này cũng có thể được gắn vào đế giầy, tận dụng chuyển động tự nhiên của người để phát điện cho các thiết bị cá nhân nhỏ như PDA, điện thoại di động...
Hiệu ứng điện động giúp tạo ra dòng điện từ vòi nước hay các nguồn nước chảy, khi nước đi qua các kênh nhỏ xíu làm bằng vật liệu thích hợp.
Các ăngten thu dao động điện từ (thường ở phổ radio) trong môi trường sang năng lượng điện xoay chiều hay điện một chiều. Một số đèn nhấp nháy gắn vào điện thoại di động thu năng lượng sóng vi ba phát ra từ điện thoại để phát sáng, hoạt động theo cơ chế này.
Tầm quan trọng toàn cầu
Các mô hình tính toán trên lý thuyết
Năng lượng tái tạo có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng nguyên tử. Trên lý thuyết, chỉ với một hiệu suất chuyển đổi là 10% và trên một diện tích 700 x 700 km ở sa mạc Sahara thì đã có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời.
Trong các mô hình tính toán trên lý thuyết người ta cũng đã cố gắng chứng minh là với trình độ công nghệ ngày nay, mặc dầu là bị thất thoát công suất và nhu cầu năng lượng ngày một tăng, vẫn có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về năng lượng điện của châu Âu bằng các tuốc bin gió dọc theo bờ biển phía Tây châu Phi hay là bằng các tuốc bin gió được lắp đặt ngoài biển (off-shore). Sử dụng một cách triệt để các thiết bị cung cấp nhiệt từ năng lượng mặt trời cũng có thể đáp ứng nhu cầu nước nóng.
Năng lượng tái tạo và hệ sinh thái
Người ta hy vọng là việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích về sinh thái cũng như là lợi ích gián tiếp cho kinh tế. So sánh với các nguồn năng lượng khác, năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được các hậu quả có hại đến môi trường. Nhưng các ưu thế về sinh thái này có thực tế hay không thì cần phải xem xét sự cân đối về sinh thái trong từng trường hợp một. Thí dụ như khi sử dụng sinh khối phải đối chiếu giữa việc sử dụng đất, sử dụng các chất hóa học bảo vệ và làm giảm đa dạng của các loài sinh vật với sự mong muốn giảm thiểu lượng CO2. Việc đánh giá các hiệu ứng kinh tế phụ cũng còn nhiều điều không chắc chắn.
Sử dụng năng lượng tái tạo rộng rãi và liên tục có thể tác động đến việc phát triển của khí hậu Trái Đất về lâu dài. Có thể hình dung đơn giản: dòng chuyển động của gió sẽ yếu đi khi đi qua các cánh đồng cánh quạt gió, nhiệt độ không khí giảm xuống tại các nhà máy điện mặt trời (do lượng bức xạ phản xạ trở lại không khí bị suy giảm).
Mâu thuẫn về lợi ích trong công nghiệp năng lượng
Khác với các nước đang phát triển, những nơi mà cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển, việc mở rộng xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo trong các nước công nghiệp gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các công nghệ năng lượng thông thường. Về phía các tập đoàn năng lượng mà sự vận hành các nhà máy điện dựa trên năng lượng hóa thạch, sự tồn tại vẫn là một phần của câu hỏi. Nhưng trong mối quan hệ này cũng là câu hỏi của việc tạo việc làm mới trong lãnh vực sinh thái cũng như trong lãnh vực của các công nghệ mới.
Hệ thống cung cấp điện đã ổn định tại các nước công nghiệp như Đức dựa trên một hạ tầng cơ sở tập trung với các nhà máy phát điện lớn và mạng lưới dẫn điện đường dài. Việc cung cấp điện phi tập trung ngày một tăng thông qua các thiết bị dùng năng lượng gió hay quang điện có thể sẽ thay đổi hạ tầng cơ sở này trong thời gian tới.
Mâu thuẫn về lợi ích trong xã hội
Việc sử dụng năng lượng tái tạo có thể làm cho việc can thiệp vào môi trường trở nên cần thiết, một việc có thể trở thành bất lợi cho những người đang sống tại đó. Một thí dụ cụ thể là việc xây đập thủy điện, như trong trường hợp của đập Tam Hiệp ở Trung Quốc khoảng 2 triệu người đã phải dời chỗ ở.
Tỷ lệ của năng lượng tái tạo trong sản xuất điện tại Đức
Đọc thêm
Tế bào nhiên liệu
Nhiên liệu sinh học
Tiết kiệm năng lượng
Bảo vệ môi trường
Chú thích
Tham khảo
Aitken, Donald W. (2010). Transitioning to a Renewable Energy Future, International Solar Energy Society, January, 54 pages.
HM Treasury (2006). Stern Review on the Economics of Climate Change, 575 pages.
International Council for Science (c2006). Discussion Paper by the Scientific and Technological Community for the 14th session of the United Nations Commission on Sustainable Development, 17 pages.
International Energy Agency (2006). World Energy Outlook 2006: Summary and Conclusions, OECD, 11 pages.
International Energy Agency (2007). Renewables in global energy supply: An IEA facts sheet, OECD, 34 pages.
International Energy Agency (2008). Deploying Renewables: Principles for Effective Policies, OECD, 8 pages.
International Energy Agency (2011). Deploying Renewables 2011: Best and Future Policy Practice, OECD.
International Energy Agency (2011). Solar Energy Perspectives, OECD.
Lovins, Amory (2011). Reinventing Fire: Bold Business Solutions for the New Energy Era, Chelsea Green Publishing, 334 pages.
Makower, Joel, and Ron Pernick và Clint Wilder (2009). Clean Energy Trends 2009, Clean Edge.
National Renewable Energy Laboratory (2006). Non-technical Barriers to Solar Energy Use: Review of Recent Literature, Technical Report, NREL/TP-520-40116, September, 30 pages.
REN21 (2008). Renewables 2007 Global Status Report, Paris: REN21 Secretariat, 51 pages.
REN21 (2009). Renewables Global Status Report: 2009 Update, Paris: REN21 Secretariat.
REN21 (2010). Renewables 2010 Global Status Report, Paris: REN21 Secretariat, 78 pages.
REN21 (2011). Renewables 2011: Global Status Report, Paris: REN21 Secretariat.
REN21 (2012). Renewables 2012: Global Status Report, Paris: REN21 Secretariat.
United Nations Environment Programme và New Energy Finance Ltd. (2007). Global Trends in Sustainable Energy Investment 2007: Analysis of Trends and Issues in the Financing of Renewable Energy and Energy Efficiency in OECD and Developing Countries, 52 pages.
Worldwatch Institute và Center for American Progress (2006). American energy: The renewable path to energy security, 40 pages.
Sven Geitmann: Erneuerbare Energien und alternative Kraftstoffe (Năng lượng tái tạo và nhiên liệu lựa chọn), Hydrogeit Verlag, 2. Aufl., Jan. 2005
M.Faber / H.Niemes / G.Stephan: Entropy, Environment and Resources (Entrôpi, môi trường và tài nguyên); 1995, (2nd ed.)
M. Kaltschmitt, A. Wiese und W. Streicher (Hrsg.), Erneuerbare Energien. Systemtechnik, Wirtschaftlichkeit, Umweltaspekte (Năng lượng tái tạo. Kỹ thuật hệ thống, hiệu quả kinh tế, khía cạnh môi trường), Springer Verlag, Heidelberg, 2003, 3. Auflage
A. Kleidon, R. D. Lorenz: Non-Equilibrium Thermodynamics and the Production of Entropy (Nhiệt động lực học không cân bằng và sản xuất entrôpi), Springer Verlag, Heidelberg, 2004,
Harris Krishnan, Goodwin Krishnan: A Survey of Ecological Economics (Khảo sát kinh tế sinh thái), 1995, Island Press
Hermann Scheer, Solare Weltwirtschaft, Strategie für eine ökologische Moderne (Sử dụng năng lượng mặt trời, chiến lược cho một hiện đại về sinh thái), Kunstmann, Oktober 1999
Karl-Heinz Tetzlaff: Bio-Wasserstoff. Eine Strategie zur Befreiung aus der selbstverschuldeten Abhängigkeit vom Öl (Hiđrô sinh học. Một chiến lược giải phóng khỏi sự tự lệ thuộc vào dầu mỏ); BoD Verlag (2005)
Liên kết ngoài
Trung tâm về năng lượng tái tạo (châu Âu) (tiếng Anh)
Tài liệu về năng lượng tái tạo Mục lục của hơn 9.000 doanh nghiệp về năng lượng tái tạo trên toàn thế giới (tiếng Anh).
Năng lượng
Phát triển bền vững
Thay đổi công nghệ |
13204 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20d%E1%BA%A7u | Sơn dầu | Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai), dầu cù túc hay dầu óc chó. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học.
Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt) và rất lâu khô.
Cũng có lúc người ta dùng từ "màu dầu" thay cho từ "sơn dầu" với ý định chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm.
Quá trình tìm ra sơn dầu
Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ.
Nhưng phải đến thời anh em họa sĩ Jan van Ecyk (khoảng 1390-1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian.
Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.
Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu
Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả.
Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu. Ví dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu pha nhiều dầu lanh thì lâu khô gây bất tiện khi chờ vẽ nhiều lớp, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng,...
Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng ký hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng.
Một số hãng màu sơn dầu chất lượng tốt
Gamblin
Holbein
Old Holland
Sennelier
Michael Harding
Rembrandt
Winsor And Newton
Màu sơn dầu Blue Ridge
M.Graham & Co.
Màu sơn dầu Langridge
Chú thích
Xem thêm
Jacques Maroger
Sơn mài
Liên kết ngoài
Sơ lược về kỹ thuật vẽ sơn dầu
Chất liệu hội họa
Loại hình hội họa
Hội họa |
13207 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93%20h%E1%BB%8Da | Đồ họa | Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông.
Các loại hình đồ họa
Đồ họa độc lập (Đồ họa giá vẽ)
Đồ họa in ấn
Đồ họa máy tính
Ở Việt Nam, việc dùng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối, bởi việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Ví dụ: đồ họa thương nghiệp, đồ họa vẽ tem, đồ họa quảng cáo vân vân... Và thiết kế đồ họa thực sự là gì vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Một số trường đại học vẫn theo quan điểm đào tạo đồ họa là trang trí gần với hội họa, một số các trung tâm đào tạo về sử dụng phần mềm đồ họa coi đồ họa là một phần của tin học và một số trường lại tiếp nhận quan điểm của phương Tây coi đồ họa và một lĩnh vực truyền thông.
Trong mỹ thuật công nghiệp
Trong mỹ thuật công nghiệp, đồ hoạ là môn xử lý hình ảnh trên ngôn ngữ tạo hình là tín hiệu số, qua các thiết bị như máy tính, máy ảnh số, máy quay phim số. Từ các yếu tố có thể bố cục tạo hình trên máy tính, người ta tạo ra một bố cục cân đối hoàn chỉnh.
Kèm theo ngành này là chế bản, 2 môn này đan xen và kết hợp với nhau.
Các ứng dụng của đồ họa là quảng cáo công nghiệp, thiết kế công nghiệp...
Xem thêm
Tranh đồ họa
Tranh độc bản
Mỹ thuật công nghiệp
Tham khảo
Thiết kế đồ họa
Đồ họa máy tính |
13208 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20Tr%E1%BA%A1ch%20t%C3%B4ng | Hà Trạch tông | Hà Trạch tông (zh. hézé-zōng 荷澤宗, ja. kataku-shū) là một nhánh của Thiền tông Trung Quốc, bắt nguồn từ Thiền sư Hà Trạch Thần Hội, một môn đệ của Lục tổ Huệ Năng. Ngược với giáo lý và quan niệm thiền định của Phật giáo Ấn Độ – được Bồ-đề-đạt-ma truyền sang Trung Quốc và được thừa kế đến Ngũ tổ Hoằng Nhẫn – Thần Hội nhấn mạnh rằng Giác ngộ không thể đạt được qua những phương pháp tu tập thiền định và tiến lên từng cấp bậc. Cách tu tập thiền định chính là thực hiện được trạng thái "Vô tâm", một trạng thái trực tiếp dẫn đến kinh nghiệm Kiến tính, Đốn ngộ. Mặc dù Thần Hội rất có công trong việc xiển dương Nam tông thiền – được xem là một móc ngoặc cực kì quan trọng cho Thiền tông Trung Quốc – tông của sư không được xếp vào Ngũ gia thất tông và tàn lụi chỉ sau vài thế hệ.
Vị Thiền sư nổi danh duy nhất của tông này sau sư Thần Hội là Khuê Phong Tông Mật, nhưng vị này cũng không nổi danh với tính cách một vị Thiền sư mà là vị Tổ thứ năm của Hoa nghiêm tông. Sau khi viên tịch, Thần Hội được phong danh hiệu Chân Tông Đại sư.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Phật học
Thiền tông
Tông phái Phật giáo
Phật giáo Trung Quốc |
13209 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p%20hoa%20kinh | Pháp hoa kinh | Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. Saddharma Puṇḍarīka Sūtra, zh. 妙法蓮華經 (Miàofǎ Liánhuá jīng), ja. 妙法蓮華経 (Myōhō Renge Kyō), en. Lotus Sutra) thường gọi tắt là kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu truyền rộng rãi ở các nước Á Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tương truyền, kinh Pháp Hoa được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước khi ngài nhập Bát Niết-bàn (sa. Parinivarna), tức vào chặng đường cuối của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh (ngũ thời giáo): Hoa Nghiêm (Avatamsaka), A-hàm (Agama), Phương Quảng (Vaipulya), Bát Nhã (Prajnãramita) và Pháp Hoa - Niết Bàn (theo quan niệm của Thiên Thai Tông).
Kinh này trình bày nhiều quan điểm chủ yếu của Phật giáo Bắc Tông và có ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái khác nhau của Đại thừa như Thiên Thai tông (lấy kinh này làm kinh căn bản), Thiền tông, Phật giáo Nichiren (với chủ trương niệm danh tự kinh: Nam-mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)... Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau: tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp... Thông thường các dịch bản dựa trên bộ kinh dịch từ tiếng Phạn của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva) đã biến đổi chút nhiều (có thêm các phần kệ, vài phẩm...), bản tiếng Việt lưu hành phổ biến nhất có lẽ là bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Khái quát lịch sử kinh
Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi Phật diệt độ, tăng đoàn phát triển mạnh mẽ và phân bố rộng rãi toàn cõi Ấn Độ (đỉnh điểm dưới thời hoàng đế Asoka). Tuy nhiên, bên cạnh sự lớn mạnh của giáo đoàn, nhiều luồng tư tưởng khác nhau về Phật học nảy sinh. Dần dần, khác biệt về hệ tư tưởng đã phân hóa tăng đoàn thành hai bộ phái chính là Trưởng lão bộ (gồm những bậc trưởng lão hòa thượng) và Đại chúng bộ (gồm những đại đức trẻ tuổi). Phái Trưởng lão có quan điểm bảo thủ, có khuynh hướng duy trì và chấp hành nghiêm ngặt giáo pháp nguyên thủy từ thời sơ khai do Phật giảng dạy. Trong khi đó, phái Đại chúng có quan điểm cấp tiến, thiên về phát triển Phật pháp thông qua tiếp thu tinh hoa giáo lý nhiều tôn giáo khác nhau (đặc biệt là Ấn Độ giáo, Hỏa giáo...) và vận dụng Phật pháp một cách mềm dẻo sao cho phù hợp với tất cả giai cấp, tầng lớp quần chúng. Thí dụ, giáo lý Nguyên thủy cho rằng quả vị cao nhất là A-la-hán trong khi đối với Đại chúng bộ là Phật quả (Phật Toàn giác); giáo pháp Đại chúng bộ có nhiều quan niệm, tư tưởng mới so với giáo pháp nguyên thủy: Không tính, Tam thân Phật hay Phật tính... Nội bộ hai phái trên tiếp tục có sự phân hóa, sau thời gian dài đã phôi nghén và nảy sinh ra nhiều bộ phái mới nữa (khoảng 18 - 20 bộ phái khác nhau). Phật giáo đã vượt xa khỏi biên cương lục địa Ấn Độ mà truyền bá sang các vương quốc Trung Á (vương quốc Bactria, vương quốc Kushan thậm chí còn vang vọng tận Hy Lạp: ảnh hưởng đến hệ thống học thuyết của các triết gia Pyrrho, Onesicritus, Hegesias thành Cyrene...), các đảo khơi xa ở Ấn Độ Dương như Sri Lanka, Maldives... thậm chí còn chạm đến các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam... Mỗi bộ phái có vùng tập trung riêng biệt và không ngừng hoàn thiện hóa luận thuyết của mình. Từ một hệ thống quan niệm nhân sinh gần gũi với mọi chúng sinh, Phật giáo giờ đây trở thành một tôn giáo với những triết lý vượt tầm quần chúng và xa rời khỏi nhân dân. Ngoài ra, mầm mồng Ấn Độ giáo đã nhen nhóm và cạnh tranh mạnh mẽ để giành lại ảnh hưởng trong tư tưởng nhân dân Ấn Độ. Do đó, nhiều bộ phái tiếp tục du nhập các giáo lý mới và hình thành nên Phật giáo Đại thừa (Mahayana) đồng thời họ gọi những giáo phái còn lại là Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana).
Phật giáo Đại thừa không ngừng phát triển với những đỉnh cao về thành tựu lý luận thông qua dòng văn Bát-nhã, Bảo Tích, Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, Hoa Nghiêm Kinh... Các kinh điển trên thể hiện các góc nhìn mới mẻ và đa chiều về Phật giáo nhưng kèm theo đó là sự khích bác, chê bai và đôi khi là luận chiến với giáo lí Tiểu thừa (đỉnh điểm là kinh Duy-ma-cật) như xem những người tu hạnh Thanh văn, Duyên giác không phải là con Phật; xem Tiểu thừa là những kẻ đã nhận hạt giống giải thoát từ đức Phật mà không chịu gieo trồng làm chủng tử ấy hư hoại và biến mất ("Tiêu nha bại chủng")... Chính sự mâu thuẫn giữa các bộ phái càng đẩy Phật giáo vào sự suy thoái và yếu thế trước sự phát triển lớn mạnh của Ấn Độ giáo. Trước tình hình như vậy, kinh Pháp Hoa ra đời như sự xoa dịu và dung hợp tất cả các giáo lý truyền thống và mới mẻ của Phật giáo. Kinh Pháp Hoa chấp nhận mọi pháp môn khác nhau và xem tất cả thừa đều chỉ là một Phật thừa duy nhất với nhiều biểu hiện khác nhau để phù hợp với căn cơ của từng người khác nhau.
Do đó, kinh Pháp Diệu Pháp Liên Hoa đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống kinh điển Phật giáo Đại thừa. Kinh được suy tôn là "Vua của các kinh" và bản thân trong phẩm Dược Vương Bồ-tát bản sự (phẩm 23) của kinh Pháp Hoa, Phật đã dạy Bồ-tát Tú Vương Hoa:"Này Tú Vương Hoa, trong các dòng nước như sông ngòi, kênh rạch thì biển là lớn nhất; trong các kinh thì kinh Pháp Hoa này là lớn nhất. Lại như trong các núi non: thổ sơn, hắc sơn, núi Tiểu Thiết-vi, núi Đại Thiết-vi thì núi Diệu Cao là bậc nhất, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong các kinh rất là bậc thượng. Lại như trong các ngôi sao, Mặt Trăng là bậc nhất; kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong muôn trùng các kinh pháp, rất là sáng. Lại như mặt trời hay trừ các chỗ tối tăm, Kinh này cũng thế, hay phá tất cả các sự tối tăm, bất thiệt. Lại như trong các vua nhỏ, Chuyển Luân Thánh Vương là bậc nhất đế vương; Kinh này cũng như thế, ở trong các Kinh là bậc tôn hơn cả. Lại như Đế Thích là vua trong tam thập tam cõi trời; Kinh này cũng như thế là vua trong các kinh.
(...)
Như Phật là vua của các pháp (Pháp vương), Kinh này cũng thế là vua của các kinh."
—Phẩm 23. Dược Vương Bồ-tát Bản sự, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Hình thành
Năm 1934, dựa vào kết quả phân tích dịch bản tiếng Trung, Kogaku Fuse đưa ra giả thuyết là kinh Diệu Pháp Liên Hoa được hình thành qua bốn giai đoạn. Phần trùng tụng tức phần kệ tụng (sa. gāthā) của các phẩm 1-9 và 17 được trước tác vào thế kỉ I TCN sau đó phần trường hàng (sa. sūtrā) tức phần văn xuôi diễn giải nội dung kệ tụng của các phẩm trên được thêm vào thế kỉ I. Cũng theo đó, giai đoạn thứ ba bao gồm các phẩm 10, 11, 13-16, 18-20 và 27 được viết vào khoảng những năm 100 và giai đoạn cuối cùng (từ phẩm 21-26) được viết vào khoảng những năm 150. Tamura cho rằng giai đoạn thứ nhất (gồm các phẩm 2-9) ra đời vào khoảng năm 50 SCN, sau đó kinh được bổ sung thêm phẩm 10-21 trong khoảng 100 SCN. Ông cũng dự đoán giai đoạn thứ ba (từ phẩm 21-26) được hình thành vào năm 150 SCN. Karashima đã tổng hợp các ý kiến trên và đưa ra kết luận rằng:
Phẩm 2-9 được hình thành sớm nhất trải qua hai chặng đường: hình thành phần trùng tụng trước và phần trường hàng sau.
Phẩm 1, 10-20, 27 và một phần nội dung phẩm 5 (phần này thiếu trong bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập) được trước tác sau đó.
Phẩm 21-26 và phần viết về Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) của phẩm 11 ra đời trễ nhất.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ban đầu được viết bằng tiếng Prakrit, một loại cổ ngữ ở Ấn Độ có họ hàng gần với tiếng Phạn (Sankrit). Đây là ngôn ngữ thông dụng, phổ thông được sử dụng bởi quần chúng. Tuy nhiên, khi Phật giáo bước vào giai đoạn đỉnh cao ở Ấn Độ thì việc lưu truyền kinh bằng ngôn ngữ bác học sẽ có giá trị về học thuật và có thể lưu giữ trong thời gian dài hơn tương tự như Kinh Thánh của Kitô giáo ban đầu được viết bằng tiếng Hebrew - một ngôn ngữ truyền thống của người Do Thái, tuy nhiên khi Kitô giáo trở nên ảnh hưởng đến đế chế Roma thời cổ đại và châu Âu trong thời phong kiến thì Kinh Thánh được lưu truyền thông qua tiếng Latin (đối với Công giáo Roma), tiếng Hy Lạp Koine (đối với Chính Thống giáo Đông Phương và nhiều giáo hội Phương Đông)... Do đó, kinh Pháp Hoa được dịch từ tiếng Prakrit sang tiếng Phạn. Tuy nhiên, một vài phần kệ tụng vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà vẫn được để nguyên trong bản tiếng Phạn.
Dịch bản
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã được dịch từ tiếng Phạn sang các bản tiếng Hán khác nhau. Bản dịch đầu tiên do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa) dịch sang tiếng Hán với tựa kinh là Chính Pháp Hoa Kinh ở thành Trường An vào khoảng năm 286, đời Tây Tấn. Sau đó là đến bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva) vào khoảng năm 406 với tựa đề Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Bản dịch của ngài đã tóm tắt nội dung phần trường hàng sao cho độc giả dễ dàng nắm được nội dung cốt yếu của kinh nhưng bản của ngài Cưu-ma-la-thập đã lược bỏ phần trùng tụng. Sau đó, ngài Xa-na-quật-đa (Jnanagupta) và ngài Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta) cũng dịch kinh Pháp Hoa dựa vào bản của ngài Cưu-ma-la-thập thành bộ kinh có tên Thiên Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Về sau, người ta sử dụng phần trường hàng trong bản ngài Cưu-ma-la-thập và phần trùng tụng của ngài Xa-na-quật-đa và Đạt-ma-cấp-đa thành bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa được truyền bá rộng rãi. Trong bản tiếng Việt, có lẽ bản dịch của hòa thượng Thích Trí Tịnh là phổ biến nhất.
Thông thường, kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được đi kèm với Kinh Vô Lượng Nghĩa (được giới thiệu ở phần đầu kinh Pháp Hoa) và Kinh Quán Phổ Hiền Hành Pháp (nằm ở phần cuối kinh Pháp Hoa) tạo thành Pháp Hoa Tam Bộ Kinh.
Nội dung
Tên kinh
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có tên đầy đủ là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Hộ Niệm. Trong đó, Diệu Pháp mang ý nghĩa là Tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng sinh (Phật tính) còn Liên hoa (tức hoa sen) là một loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho Diệu Pháp. Sở dĩ liên hoa là dụ của Diệu Pháp do hoa sen có những đặc điểm sau:
Tri kiến Phật là Diệu Pháp vì đây là pháp vượt qua mọi pháp thế gian, không có pháp nào có thể sánh được Tri kiến Phật. Tri kiến Phật là pháp sẵn có, bất sinh - bất diệt có trong mọi chúng sinh tức mọi chúng sinh đều có Tri kiến Phật và có thể giác ngộ thành Phật. Tri kiến Phật là tư tưởng cốt lõi của kinh: nội dung kinh chủ yếu trình bày và diễn giải tư tưởng này.
Khái quát
Cấu trúc kinh
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa gồm 28 phẩm và bảy quyển:
Bố cục
Theo ngài Trí Nghĩ (vị tổ sư của Thiên Thai tông), xét về nội dung thì bố cục kinh Diệu Pháp Liên Hoa có thể chia thành hai phần chính:
Phần Tích môn từ phẩm 1-14 miêu tả buổi thuyết giáo của Phật trong thế giới thực bao gồm: thuyết giảng ý nghĩa của Phật thừa thông qua nhiều thí dụ, thụ ký cho các đệ tử của Thế tôn như ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ma-ha-ca-diếp... thậm chí là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) sẽ chứng Phật quả trong tương lai.
Phần Bản môn từ phẩm 15-28 đưa giáo pháp của Phật vượt lên không-thời gian và trở thành một phần của thế giới siêu thực, vũ trụ rộng lớn như Pháp thân thường tại (Phật đã đắc quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác không phải từ thời Ấn Độ thế kỉ VI TCN mà từ rất xa xưa, chẳng qua vì muốn khai thị cho chúng sinh mà ngài mới giáng thế cũng như nhập Vô Dư Niết-bàn) hay tháp phật Đa Bảo...
Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng cách sắp xếp như vậy chưa thực sự hợp lí, ví dụ: phẩm 11 Hiện Bảo tháp, sự việc Phật Đa Bảo xuất hiện giữa chúng hội được nhìn nhận là nội dung thuộc bản môn vì lúc này Phật pháp không còn kẹt giữa thời của Phật Thích Ca mà vượt lên trên thời gian (Phật Đa Bảo đã nhập Bát-niết-bàn từ rất lâu nhưng vẫn còn xuất hiện ở Pháp Hoa hội). Do đó, chìa khóa của việc phân định giữa Tích Môn và Bản Môn phụ thuộc vào nội dung đoạn văn: nếu Phật pháp mang tính lịch sử thì thuộc Tích Môn (như hình ảnh Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh (Candrasūryapradīpa) diệt độ trong phẩm 1, ...) còn nếu như mang tính phi lịch sử thì thuộc Bản môn (như hiện tháp Đa Bảo ở phẩm 11 hay Long nữ thành Phật ở phẩm 12...).
Nội dung chi tiết
Phẩm 1. Tựa: Sau khi thuyết kinh Vô Lượng nghĩa (sa. Ananta Nirdeśa Sūtra), Phật Thích-ca-mâu-ni nhập đại định, làm xuất hiện nhiều hiện tượng siêu việt. Ngài Di-lặc hỏi nguyên do của sự việc trên và được Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi trả lời: Phật chuẩn bị thuyết kinh Pháp Hoa.
Phẩm 2-10
Phẩm 2. Phương tiện (Upāya-kauśalya): Phật xuất định và giảng Nhất thừa (Ekayana): chỉ có một Phật thừa duy nhất, tuy nhiên do căn cơ chúng sinh khác nhau nên chư Phật phải dùng phương tiện phân Phật thừa thành Tam thừa (Triyāna) nhằm đưa tất cả chúng sinh đến chỗ giải thoát.
Phẩm 3. Thí dụ: Như Lai thụ ký (sa. Vyākarana) cho ngài Xá-lợi-phất (Śariputra); đồng thời trình bày thí dụ "người cùng tử": một trưởng giả (Phật) có ba người con (chúng sinh) vui vẻ chơi đùa trong căn nhà cháy (tam giới), dù hết sức gọi các con nhưng những đứa trẻ chẳng nghe nên ông đành nói rằng ông có thứ đồ chơi: xe dê (Thanh Văn thừa), xe hươu (Duyên Giác thừa), xe bò (Bồ-tát thừa) và gọi các con ra chơi; các con nghe lời liền chạy ra khỏi nhà cháy. Sau đó, người cha không cho ba chiếc xe trên mà thay vào đó cho những đứa con mình cỗ xe quý giá nhất (Phật thừa).
Phẩm 4. Tín giải: Các đại đệ tử Ma-ha Ca-diếp (sa. Mahākaśyapa), Tu-bồ-đề (sa. Subhūti), Đại Mục-kiền-liên (sa. Mahāmaudgalyāyāna), Ma-ha-Ca-chiên-diên (sa. Mahākātyāyana) trình bày thí dụ về Gã cùng tử: Một phú ông có đứa con bị thất lạc, sau bao nhiêu được gặp lại người con trở lại trong bộ dạng nghèo khổ, rách rưới nơi ngã đường. Thấy trưởng giả, người con mặc cảm với bản thân: cho rằng mình không xứng với hào môn và tìm về xóm nghèo để mưu sống. Người cha già nghĩ kế khuyên gọi gã cùng tử về hốt phân (bước đầu đến với con đường giải thoát) và hắn vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên, đứa con lại truy tìm sự hân hoan trong nghèo khổ với ý chí hạ liệt (tự cho mình đã chứng quả A-la-hán là đủ, rốt ráo) nên người cha đành phải dùng nhiều phương chước: ban cho đầy đủ vật dùng, gọi gã là "con" hay thậm chí trao vàng, bạc, châu báu nhưng đứa con vẫn chưa thật sự thoát khỏi tư tưởng bạc nhược (ham vui pháp Tiểu thừa). Dần dần, ý chí gã cùng tử quảng đại hơn (từ chí Tiểu thừa sang tâm Đại thừa) và người cha đã thấy được điều đó nên đã phó chúc lại toàn bộ gia tài (Phật thừa) cho đứa con. Phẩm 5. Dược Thảo dụ: Phật đưa ra thí dụ nữa về Phật thừa: tuy cùng một trận mưa (Phật thừa) nhưng hạt giống (căn tính chúng sinh) khác nhau sẽ mọc lên rừng cây với đủ loại cây khác nhau. Tuy nhiên, hạt mưa ấy đều thuấm nhuần một vị duy nhất cũng như "Như Lai nói pháp một tướng, một vị, một nghĩa là: tướng giải thoát, tướng la lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo đến bậc "Nhất thiết chủng trí". Như vậy, tùy căn cơ chúng sinh mà Phật thuyết pháp nhằm đưa chúng sinh đắc quả Niết-bàn: "Pháp vương phá các cõi,/ Hiện ra trong thế gian/ Theo tính của chúng sinh/ Dùng các cách nói pháp."
Phẩm 6. Thụ ký: Phật Thích-ca thụ ký ngài Ma-ha Ca-Diếp, Đại Mục-kiền-liên, Tu-bồ-đề, Ca-chiên-diên sẽ chứng quả Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Phẩm 7. Hóa thành dụ: Phật Thích-ca kể về vị Phật quá khứ Đại Thông Trí Thắng Phật (Mahābhijñājñānābhibh): dù sau khi chiến thắng thiên ma Ba-tuần (sa. Māra) nhưng ngài vẫn nhập đại định và thuyết pháp. Mãi đến sau 10 tiểu kiếp (sa. kalpa), Phật mới xuất đại định và chuyển pháp luân, hoằng pháp độ thế gian. Ngài có 16 người con, sau khi nghe cha đắc quả Bồ-đề liền xuất gia thành các Sa-di; các vị Sa-di được nghe kinh Pháp Hoa và khi lúc Phật Đại Thông Trí Thắng nhập đại định thuyết giảng kinh Pháp Hoa giúp chúng sinh giác ngộ. Mười sáu vị sa-di sau này đắc quả thành Phật như Phật Vô Lượng Thọ (sa. Amitābha) ở An Lạc quốc (sa. Sukhāvatī) , Phật Bất Động (sa. Akṣobhya) ở xứ Diệu Hỷ (sa. Abhirati), Phật Thích-ca ở cõi Ta-bà (sa. Saha)... Các vị Phật trên đều dựa vào căn cơ chúng sinh để nói pháp và các pháp ấy đều dẫn đến Phật thừa như trong Hóa thành dụ: một vị đạo sĩ dẫn chúng nhân đi tìm kho báu. Vì biết đường xa gian khổ (con đường tu hành) sẽ làm nhiều người sẽ thoái chí (thối chuyển trên Phật thừa) nên ông liền dùng pháp thuật của mình để tạo thành phố (Niết-bàn của A-la-hán và Bích-chi Phật) nhằm khuyến khích tinh thần người đi. Khi đến nơi, họ nghỉ ngơi thoải mái mà không có ý chí đi tiếp nên đạo sĩ đành nói: "Chỗ châu báu (Phật quả) ở gần, thành (A-la-hán, Bích-chi Phật quả) này không phải thật, của Ta biến hóa làm ra đó thôi (chỗ tu hành này chưa xong)!".
Phẩm 8. Ngũ bách đệ tử thụ ký: Phật thụ ký cho ngài Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử (Pūrna Maitrāyanīputra), ngài Kiều-trần-như (Kaundinya) và ngũ bách La-hán thành Các vị A-la-hán nói thí dụ Bảo châu trong áo: một người đến nhà bạn thân uống rượu, đến khi có việc quan gấp phải đi người ấy bỏ viên ngọc (Phật tính) vào trong áo gã say nhằm giúp bạn thân xa lìa khổ cực (đắc Phật quả). Gã say ấy về sau lang bạt khắp nơi, tha hương cầu thực, sống một cuộc đời nghèo khổ. Đến khi trùng phùng cố nhân thì người bạn ấy rất ngạc nhiên liền nói với gã say rằng anh ta đã bỏ viên ngọc vào túi áo mà gã say không biết (bị vô minh che lấp) nên phải lăn xả trong cuộc đời cùng cực (khổ) và khuyên người bạn nghèo ấy nên dùng viên ngọc để có một cuộc đời tốt hơn.
Phẩm 9. Thụ học vô học nhân ký: Phật thụ ký cho bậc hữu học như ngài A-nan-đà (sa. Ānanda) và ngài La-hầu-la (sa. Rāhula) thành Phật đồng thời thụ ký cho tất cả thính chúng đều đắc quả Vô Thượng.
Phẩm 10. Pháp sư: Phật nói rằng kinh Pháp Hoa là tạng bí yếu của chư Phật "vua của các Kinh", do đó ai đọc tụng, giảng nói (tức một vị Pháp sư - Dharmabanaka) hay thậm chí nghe, chép, kính lễ miễn có "một niệm tùy hỷ" thì ngay lập tức được Phật thụ ký dù ngài có diệt độ. Đồng thời Phật cũng nhấn mạnh vai trò của kinh Pháp Hoa cho ngài Dược Vương Bồ-tát (Bhaiṣajyarāja).
Phẩm 11-20
Phẩm 11. Hiện Bảo tháp: Khi Phật Thích-ca đang thuyết pháp thì xuất hiện bảo tháp của Phật Đa Bảo (Prabhūtaratna) xuất hiện giữa pháp hội. Bậc Bản Sư giảng cho ngài Đại Nhạo Thuyết Bồ-tát (Mahāpratibhāna) về hạnh nguyện của Phật Đa Bảo: "Nếu ta được thành Phật sau khi diệt độ, trong cõi nước ở mười phương có chỗ nào nói kinh Pháp Hoa, thời tháp miếu của ta vì nghe kinh đó mà nổi ra nơi trước để làm chứng minh khen rằng: "Lành thay!". Phật Thích-ca thu hết hóa thân về và nhập thành một, sau đó ngài mới mở cửa bảo tháp. Phật Đa Bảo chia tòa sư tử cho Phật Thích Ca ngồi trong tháp.
Phẩm 12. Đề-bà-đạt-đa: Phật Thích-ca thuyết về mối nhân duyên giữa ngài và Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) trong tiền kiếp: tiên nhân (tiền thân Đề-bà-đạt-đa) đã chỉ bày kinh Pháp Hoa cho vua (tiền thân Phật Thích-ca) giúp vị vua đắc Phật quả hiện tại và trong pháp hội, ngài thụ ký cho Đề-bà-đạt-đa sẽ thành Phật hiệu Thiên Vương (Devarāja). Sau đó, hàng ngàn Bồ-tát (do ngài Văn-thù-sư-lợi giảng dạy kinh Pháp Hoa) từ Long cung bay lên đỉnh núi Linh Thứu. Trong đó có Long nữ, tiểu nữ của Long vương Ta-kiệt-la (Sāgara), bước đến và cúng dàng Phật Thích-ca. Tức thời, Long nữ biến thành Phật và hoằng pháp chúng sinh.
Phẩm 13. Trì: Phật khuyến khích chúng sinh nên thụ trì kinh Pháp Hoa đồng thời thụ ký cho các tì-kheo-ni Kiều-đàm-di (Gautamī), Gia-du-đà-la (Yaśodharā) và các tì-kheo-ni khác thành Chính giác.
Phẩm 14. An Lạc hạnh: An Lạc hạnh trình bày bốn phương pháp để thụ trì và giảng kinh Pháp Hoa đúng đắn: (1) an trú trong Hành xứ (an trú trong nhẫn nhục và hòa dịu trong mọi công việc) và Thân cận xứ (tránh xa người ác, ở gần người lành); (2) an trú trong An Lạc hạnh (trong lúc giảng kinh không nên nêu lên tốt, xấu bất kì người nào); (3) khi giảng kinh không mang theo lòng ganh ghét, khinh thị nhờ đó mà người nghe dễ tiếp thu, thực hành và (4) khởi tâm từ bi.Phẩm 15. Tùng Địa Dũng Xuất: Khi các đại Bồ-tát (Mahasattva) phương khác thỉnh cầu Phật Thích-ca cho họ ở lại cõi Ta-bà để truyền bá và giữ gìn kinh Pháp Hoa sau khi ngài nhập diệt thì từ lòng đất xuất hiện vô số các vị đại Bồ-tát sẵn sàng thay Phật truyền bá kinh Pháp Hoa. Đức Bản sư nói với Bồ-tát A-dật-đa (Ajita) rằng ngài đã giáo hóa họ từ vô lượng đời quá khứ.
Phẩm 16. Như Lai thọ lượng: Phật thuyết rằng thực ra ngài đã đản sinh, đắc Phật quả và diệt độ từ rất lâu, và giờ ngài cũng đang trong tiến trình như vậy. Sở dĩ chư Phật làm vậy là muốn khai thị cho chúng sinh tỉnh ngộ và tu tập chính đạo.
Phẩm 17. Phân biệt công đức: phẩm này trình bày có muôn vàn chúng sinh chứng ngộ khi Phật thuyết giảng về thọ mạng Như Lai đồng thời nhấn mạnh công đức vô lượng của những người thụ trì kinh Pháp Hoa.
Phẩm 18. Tùy hỷ công đức: người nghe kinh Pháp Hoa mà sinh lòng hoan hỷ thì cũng được công đức to lớn.
Phẩm 19. Pháp sư công đức: Phật thuyết công đức của người giảng giải, truyền tụng kinh Pháp Hoa (pháp sư) sẽ được công đức vô lượng.
Phẩm 20-28
Phẩm 20. Thường Bất Khinh Bồ-tát: Bồ-tát Thường Bất Khinh (Sadāparibhūta) là tiền thân của Phật Thích Ca. Ngài luôn cung kính, chấp tay đảnh lễ bất kỳ người nào và nói: "Tôi rất kính quý Ngài chẳng dám khinh mạn. Vì sao? Vì quý Ngài đều tu hành đạo Bồ-tát sẽ được làm Phật." dù có bị xua đuổi, chê bai, khinh bỉ. Đến lúc sắp lâm chung, Bồ-tát Thường Bất Khinh được nghe kinh Pháp Hoa, từ đó thọ mạng dài lâu, chuyên giảng thuyết kinh Pháp Hoa độ thoát cho nhiều người.
Phẩm 21. Như Lai thần lực: Phật Thích-ca thị hiện thần lực chiếu suốt các cõi đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của kinh Pháp Hoa là "tạng bí yếu của Như Lai".
Phẩm 22. Chúc Lũy: Phật phó chúc kinh Pháp Hoa cho các vị Bồ-tát tham gia chúng hội để các vị tiếp tục đem hoằng hóa kinh này đồng thời mời các hóa thân Phật (do Phật Thích-ca triệu tập để có thể mở tháp Phật Đa Bảo) trở về bản quốc. Phẩm 23. Dược Vương Bồ-tát Bản sự: Tiền thân Bồ-tát Dược Vương (Bhaiṣajyarāja) là Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến (Sarvarūpasaṃdarśana) từng cúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức (Candrasūryavimalaprabhāsaśrī) và kinh Pháp Hoa bằng cách uống các dầu thơm, đeo trang sức và đốt cháy thân (ngọn lửa kéo dài 1250 năm, sáng qua nhiều cõi Phật). Sau đó, Bồ-tát tái sinh được Phật Nhật Nguyệt Minh Tịnh Đức phó chúc kinh Pháp Hoa trước khi ngài nhập Niết-bàn. Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sinh sau khi trà tỳ cho Phật bèn đốt cánh tay mà phát nguyện được thành Phật, nhờ sức nguyện ấy mà cánh tay được hồi phục. Đồng thời, Phật Thích Ca cũng nhấn mạnh vai trò của kinh Pháp Hoa: "Như Phật là vua của các pháp, Kinh này cũng thế là vua của các Kinh." cũng như khẳng định công đức của hành giả khi trì tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Phẩm 24. Diệu Âm Bồ-tát:
Phẩm 25. Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn: Phẩm này là phẩm nổi tiếng nhất kinh Pháp Hoa và thường được trì tụng trong các khóa lễ quan trọng, nhật tụng hàng ngày. "Phổ Môn" nghĩa là cánh cửa rộng lớn, không phân biệt chúng sinh - mọi chúng sinh đều có thể bước qua cánh cửa rộng lớn này để đến với bến bờ giác ngộ. Bồ-tát Quán Thế Âm lắng nghe những âm thanh đau khổ từ những chúng sinh quằn quại trong biển luân hồi mà đến ứng cứu, độ thoát. Đoạn dưới đây trích dẫn hai đoạn đầu của phẩm: Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"
Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát. Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỷ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏi. Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các Thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy". Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát!" vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.
Phẩm 25. Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên HoaBồ-tát Quán Thế Âm phổ độ chúng sinh bằng cách biến thành hóa thân thích hợp với sở đắc chúng sinh ấy để thuyết pháp mà từ đó độ thoát. Phẩm này miêu tả 33 hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm từ thân Phật, Bồ-tát đến thân Trưởng giả, Nữ nhân... Đồng thời, Phật cũng nhấn mạnh công đức to lớn của việc cúng dường, trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm.
Phẩm 26. Đà-la-ni: Bồ-tát Dược Vương tuyên các Đà-la-ni để bảo hộ những chúng sinh trì tụng kinh Pháp Hoa tránh khỏi những khổ não. Đồng thời, các nữ La-sát cũng phát nguyện bảo vệ người thụ trì kinh Pháp Hoa.
Phẩm 27. Diệu Trang Nghiêm Vương Bản sự: Tiền thân của Bồ-tát Dược Vương và Dược Thượng từng là vương tử của vua Diệu Trang Nghiêm. Hai vị vương tử là người mến mộ Phật Pháp trong khi quốc vương lại là kẻ ham mê pháp Bà-la-môn. Hai vị vương tử ấy liền thi triển pháp thuật có được nhờ tu hành theo Phật pháp nhằm cứu độ vua cha. Từ đó, vua sinh lòng sùng mộ Phật đạo đến mức thoái vị và cùng hoàng hậu xuất gia theo hai người con.
Phẩm 28. Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát: Bồ-tát Phổ Hiền phát nguyện sẽ bảo hộ và yểm trợ cho việc hành trì kinh Pháp Hoa trong hiện tại và tương lai.
Tư tưởng kinh Pháp Hoa
Tư tưởng kinh Pháp Hoa rất đa dạng nhưng tựu chung có những tư tưởng cốt yếu như: khẳng định quan niệm Nhất thừa, Phật tính và Pháp thân (sa. Dharmakaya) thường hằng.
Nhất thừa (Ekayana)
Quan niệm này được trình bày, phân tích tổng quát ở phẩm Phương tiện và được triển khai qua các thí dụ ở phẩm Thí Dụ, phẩm Tín Giải, phẩm Dược Thảo Dụ, phẩm Hóa Thành Dụ. Giáo pháp của Phật chỉ ra khổ và con đường diệt khổ. Khi khổ đoạn tận thì giác ngộ. Đức Phật bảo Xá-Lợi-Phất : "Các đức Phật Như-Lai chỉ giáo hóa Bồ-Tát, những điều làm ra thường vì một việc : chỉ đem tri kiến Phật chỉ cho chúng sinh tỏ ngộ thôi", Xá-Lợi-Phất! Đức Như-Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sinh nói pháp không có các thừa hoặc hai hoặc ba khác. Xá-Lợi-Phất! Pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương cũng như thế.
(...)
Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước ở mười phương còn không có hai thừa hà huống có ba!
Phẩm 2. Phương Tiện, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Tuy nhiên, vì căn cơ của mỗi chúng sinh khác nhau nên khả năng tiếp thu kiến thức là khác nhau. Do đó, nếu dùng pháp quá cao siêu để thuyết cho người có căn cơ thấp thì họ sẽ nhanh nản chí trong khi nếu dùng pháp quá hiển nhiên để thuyết cho người hiền trí thì họ sẽ nhanh nhàm chán. Xá-Lợi-Phất ! Nay ta cũng lại như thế, rõ biết các chúng sinh có những điều ưa muốn, thân tâm mê chấp, ta tùy theo bản tính kia dùng các món nhân duyên lời lẽ thí dụ cùng sức phương tiện mà vì đó nói pháp.
(...)
Xá-Lợi-Phất! Các đức Phật hiện ra trong đời ác năm trược, nghĩa là: Kiếp trược, phiền-não- trược, chúng-sinh-trược, kiến-trược, mệnh-trược. Như thế, Xá-Lợi-Phất, lúc kiếp loạn trược chúng sinh nhơ nặng, bủn xỉn, tham lam, ghét ganh, trọn nên các căn chẳng lành, cho nên các đức Phật dùng sức phương tiện, nơi một Phật thừa, phân biệt nói thành ba. Xá-Lợi-Phất! Nếu đệ tử ta tự cho mình là A-la-hán cùng Duyên-giác mà không nghe không biết việc của các đức Phật Như-Lai chỉ giáo hóa Bồ-Tát, người này chẳng phải là đệ tử Phật, chẳng phải A-la-hán, chẳng phải Duyên-giác.
Phầm 2. Phương Tiện, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Cũng giống như các loài cây dù cùng được tưới bởi cùng một cơn mưa nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển sai khác nhau (phẩm Dược Thảo Dụ). Phật cũng như là cha của chúng sinh, khi thấy các con mình đang chìm đắm trong ngôi nhà tam giới mà không biết lo sợ nên đành phải dùng phương tiện phân biệt từ một Phật thừa thành tam thừa để tiện bề giáo hóa chúng sinh nhưng sau khi trình độ của chúng sinh được nâng lên thì dùng mỗi Phật thừa nhằm đưa tất cả chứng Phật quả (Phẩm Thí dụ). Con đường tu thành Phật rất gian lao như con đường tìm kiếm châu báu: khi dắt các thợ mỏ qua nhiều nẻo đường gian lao, nhận thấy những người ấy dường như sức lực tàn tạ, ý chí lung lay nên vị thuật sĩ đã dùng pháp thuật tạo ra thành thành phố để người đi nghỉ chân (các quả vị A-la-hán, Duyên Giác) mà lấy sức tiếp tục hành trình ấy (phẩm Hóa Thành Dụ). Tuy nhiên, một số người đã tu theo pháp của Phật chứng được quả A-la-hán thì lại suy nghĩ rằng mình đã nhập Niết-bàn không cần tinh tấn nữa như những kẻ tìm kho báu ở Hóa Thành Dụ hay gã cùng tử sau nhiều ngày lang bạt, được phú ông thuê hốt phân thì lại tham thích việc này mà không có chí hướng vươn lên (phẩm Tín Giải). Do đó, Phật buộc phải thuyết kinh này nhằm đưa các hành giả thoát khỏi ý chí hạ liệt mà tiến tới Phật quả (mục đích cuối cùng của con đường giải thoát).
Phật tính (Buddhadhātu)
Phật tính (Buddhadhatu) hay Như Lai Tạng (Tathāgatagarbha) là một trong những ý niệm quan trọng của Đại thừa. Mỗi chúng sinh đều có sẵn trong mình Phật tính tức khả năng giác ngộ thành Phật hay nói theo kinh Pháp Hoa là Tri kiến Phật. Tuy nhiên, do bị vô minh che đậy mà hầu hết chẳng ai có thể tự nhận biết về kho tàng ấy như thí dụ Bảo châu trong áo (Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thụ Ký) dầu có ngọc quý trong túi áo nhưng người này vẫn không hề hay biết mà phải lặn lội, vất vả để kiếm sống. Do đó, nhân duyên Phật ra đời cũng vì muốn khai thị cho chúng sinh Tri kiến Phật ấy (phẩm Phương Tiện). Kinh đã trình bày ý niệm về Phật tính trong mỗi chúng sinh qua các lần thụ ký. Phật Thích Ca thụ ký cho các vị đã chứng quả A-la-hán như Xá Lợi Phất (phẩm Thí Dụ), Ma-ha Ca-diếp, Mục-kiền-liền, Tu-bồ-đề (phẩm Thụ Ký) và các vị khác (phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thụ Ký), những vị tỳ-kheo chưa chứng quả A-la-hán (bậc hữu học) như ngài A-nan-đà, La-hầu-la... Đi xa nữa là thụ ký cho các tỳ-kheo-ni (Phẩm Trì) như người dì Kiều-đàm-di, thê tử của ngài (trước khi xuất gia) là Du-già-đa-la... (khả năng giác ngộ không bị ngăn cản bởi giới tính) mà đặc sắc nhất là hình tượng Long Nữ (phẩm Đề-bà-đạt-đa): người này đã thành Phật trong một khoảnh thời gian ngắn hơn việc cúng dường Phật (sự giác ngộ vượt lên mọi ngăn cách giới tính - chống lại sự kỳ thị giới bấy giờ). Hay thậm chí, đỉnh điểm là ngài cũng thụ ký cho Đề-bà-đạt-đa một vị ác tỳ-kheo đang chịu thống khổ ở ngục A-tỳ do những lần hãm hại Phật xuất phát từ sự đố kỵ của bản thân. Ngoài ra, không những là những nhân vật có mặt tại thời điểm ấy mà Phật cũng thụ ký cho bất kỳ người nào (trong đời hiện tại, vị lai) thụ trì, giảng giải kinh Pháp Hoa. Như vậy, tất cả chúng sinh đều được Phật thụ ký - thể hiện tinh thần cốt yếu của kinh Pháp Hoa: đưa mọi chúng sinh đến chỗ Tri kiến Phật.
Pháp thân thường hằng
Mỗi vị Phật toàn giác đều có ba thân: Pháp thân, Ứng thân và Báo thân. Trong đó, Pháp thân không chỉ có ở Phật mà tồn tại ở mọi chúng sinh.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Diệu pháp liên hoa kinh, Hoà thượng Thích Trí Quang dịch
Triết lý Phật giáo
Thiên Thai tông
Kinh văn Phật giáo Đại thừa
Phật tính |
13211 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o | Bão | Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là 1 loại hình thời tiết cực đoan.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi,lốc xoáy...
Bão là xoáy thuận quy mô synop (500-1000 km) không có frông, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.
Trong không gian ba chiều, bão là 1 cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.
Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần như bằng 0. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
Các loại bão
Bão tuyết: là hiện tượng tuyết rơi rất dày kèm theo gió mạnh. Thường xuất hiện ở các nước đới lạnh hoặc đới ôn hòa.
Bão cát: là hiện tượng khí tượng phổ biến ở các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Các đợt bão cát phát sinh khi một cơn gió thật mạnh bốc lớp bụi và cát lên khỏi bề mặt khô cằn. Các hạt này được vận chuyển theo các phương thức nhảy cóc và lơ lửng, đó là quá trình mang các vật liệu từ một nơi này đến tích tụ một nơi khác.
Lốc cát: là hiện tượng cát cuốn lên rất cao, xảy ra vào giữa trưa, ở những vùng sa mạc.
Tố: là hiện tượng gió tăng tốc một cách đột ngột, đi kèm với những cơn dông mạnh.
Dông: là loại bão có đi kèm sấm sét, mưa to hoặc mưa đá.
Vòi rồng: là hiện tượng 1 luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ 1 đám mây dông xuống tới mặt đất.đặc biệt ở chỗ là dông có thể xuống chỗ đồng trống (nông thôn) và thành phố
Bão lửa: là cách gọi những đám cháy dữ dội đã tự tạo cho mình 1 hệ thống đối lưu và gió riêng khiến nó trở nên cực kỳ lớn và rất khó kiểm soát hay dập tắt.
Xoáy thuận nhiệt đới: là các hệ thống bão (storm system) quay nhanh đặc trưng bởi 1 trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn.
Xoáy thuận nhiệt đới
Các cơn bão thường hình thành khi 1 tâm áp thấp phát triển với 1 hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích.
Một định nghĩa khí tượng chặt về 1 cơn bão là có cấp gió Beaufort 10 (89 km/h). Ở Việt Nam, gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 - 7 trên 1 diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên 1 diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão.
Ngoài thang sức gió Beaufort, còn dùng các thang khác như thang bão Saffir-Simpson. Ở Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson, nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Các thang sức gió giúp phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, theo áp suất tâm bão, theo mức độ tàn phá, mức độ gây ngập lụt...
Các giai đoạn bão (xoáy thuận nhiệt đới)
Vùng áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt nhưng không thể xác định được vị trí trung tâm
Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax < 34 kt
Bão tố nhiệt đới (Tropical Storm - TS): Vmax 34-47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "giông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão tố")
Bão tố nhiệt đới dữ dội (severe TS): Vmax 48-63 kt
Bão Đài phong (Typhoon): Vmax 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).
Bão trong vũ trụ
Xem bài chính: Bão trong vũ trụ
Bão trong vũ trụ là dòng các vật chất trôi dạt trong vũ trụ, tập trung chuyển động tương đối theo cùng 1 hướng. Trong khoa học khí tượng-thiên văn, bão trong vũ trụ thường được hiểu là các bão vật chất chuyển động trong phạm vi Hệ Mặt Trời. Ví dụ như Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc hay Cơn Bão Trẻ.
Xem thêm
Thang sức gió Beaufort
Thang bão Saffir-Simpson
Bão Damrey (2005)
Bão Damrey (2017)
Bão Haiyan (2013)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Dự báo thời tiết bão lụt Việt Nam
Khí tượng học
Thiên tai |
13213 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93%20h%E1%BB%8Da%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp | Đồ họa độc lập | Đồ họa độc lập, hay còn gọi là Đồ họa giá vẽ, là một trong những bộ môn nghệ thuật tạo hình kinh viện. Trong ngành Mỹ thuật người ta thường dùng thuật ngữ "đồ họa" để chỉ Đồ họa độc lập như một khái niệm đồng nhất.
Người ta dùng các kỹ thuật in để thể hiện một tác phẩm đồ họa. Một tranh đồ họa đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải chú ý tới những ký thuật chế bản và in ấn.
Tuy nhiên, việc in tranh trong đồ họa độc lập có một vài điểm khác với đồ họa ấn loát. Mỗi tác phẩm được in riêng biệt, được đánh số và ký tên như một tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải một bản sao.
Mỗi tác phẩm đồ họa có thể được in bởi một hoặc nhiều bản in khác nhau. Việc tạo ra các bản in này gọi là chế bản. Có ba kỹ thuật chế bản là khắc nổi, khắc lõm và khắc phẳng, phụ thuộc vào phần tác động của bản in lên tranh.
Các nghệ sĩ đồ họa làm việc với nhiều chất liệu như mực in, màu nước, màu dầu, màu sáp vân vân... Bề mặt in thường là gỗ, kẽm, đá. Ngày càng có nhiều phương pháp mới hiện đại ứng dụng vào công nghệ in đồ họa làm cho chất liệu trở nên phong phú hơn, ví dụ kỹ thuật số.
Các kỹ thuật in đồ họa
Bốn kỹ thuật in chính trong ngành đồ họa là khắc gỗ, khắc kẽm (khắc kim loại), in đá và in lưới. Ngoài ra còn có chine-collé (kỹ thuật in trên chất liệu giấy mỏng), collography, in độc bản, khắc nguội, chấm và nét, khắc nạo, linocut (in trên ván lót sàn), aquatint (kỹ thuật rắc nhựa thông lên bản in) và in bằng sáp ong (như trên vải hoa của người Mông).
Khắc gỗ
Đọc bài chính về khắc gỗ.
Khắc gỗ là kỹ thuật in khắc nổi cổ xưa nhất, có tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ 9. Phương pháp này phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 15 với việc phổ biến giấy và kỹ thuật in chữ rời.
Trong kỹ thuật khắc gỗ, người ta dùng gỗ xẻ ngang cây (ngang thớ) để khắc và in những hình ảnh chi tiết tinh xảo. Gỗ xẻ dọc thớ được dùng cho những bản in rộng, dễ khắc.
Quy trình khắc và in được thực hiện như sau: người nghệ sĩ vẽ phác lên tấm gỗ rồi dùng dao khắc đục hoặc khắc bỏ đi những phần không cần bắt mực. Đường nét và hình khối có trên bức tranh sẽ nổi lên. Các phần này được bôi mực bằng con lăn (ru-lô). Đặt một tờ giấy áp sát bề mặt bản in và vuốt tay, hoặc lăn ru-lô, hoặc in bằng máy rập nén chuyên dụng. Như vậy các bề mặt không bị khắc bỏ đi sẽ để lại hình vẽ trên tranh in gỗ.
Với tranh in gỗ màu, người ta dùng từng bản in riêng cho mỗi màu. Tiêu biểu cho loại hình này là các bản khắc cổ của tranh Đông Hồ tại làng Hồ, tỉnh Bắc Ninh.
Tranh khắc gỗ dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống là những di sản quý của nền mỹ thuật Việt Nam.
Khắc kim loại
Khắc kim loại là một nhánh phổ biến của kỹ thuật in khắc lõm intaglio. Tranh khắc kim loại có khả năng diễn tả sự vật bằng phương pháp chấm, nét, tạo mảng một cách tinh vi, tỉ mỉ, chính xác để tạo nên vẻ hấp dẫn kì diệu. Kỹ thuật này ra đời vào thế kỷ 15 ở châu Âu, phần lớn là tranh in đen trắng, sau này mới phát triển thêm tranh in màu.
Bản in thường là một tấm kẽm, hoặc đồng. Bằng cách khắc nguội hoặc khắc nóng kết hợp với các kỹ thuật khác như khắc nạo (mezzotint), rắc nhựa thông (aquatint)..., người ta sẽ tạo ra các hình dáng, đường nét và các điểm lõm trên bề mặt bản in.
Khắc nguội: Dùng dao trổ có mũi nhọn tạo những nét và chấm trên bề mặt tấm kim loại.
Khắc nóng: Còn gọi là khắc axit. Phủ kín hai mặt của tấm kim loại bằng một loại sơn hay vecni để chống lại sự ăn mòn của axit. Dùng dao khắc có mũi nhọn để vạch, khía vào lớp phủ theo hình vẽ muốn có. Nhúng tấm kim loại vào dung dịch axit, những chỗ kim loại lộ ra sẽ bị axit ăn mòn. Tình thời gian cho đến khi sự thẩm thấu của axit vừa đủ độ sâu thì dừng lại. Rửa sạch lớp phủ trên tấm kim loại bằng dầu hỏa hoặc dầu thông, việc chế bản đã hoàn tất.
Người ta lăn mực vào bản in và dùng một cái giẻ chà mạnh để mực xuống đều trong các rãnh lõm. Lau sạch bề mặt tấm kim loại, những chỗ lõm đó sẽ giữ lại mực. Đặt giấy in đã được làm ẩm lên bản khắc, lót lên trên một lớp nỉ mềm rồi ép mạnh qua các máy in (có trục sắt lăn tạo lực rất mạnh). Giấy ẩm sẽ hút mực và in hình tranh lên mặt giấy.
In đá
Đọc bài chính về in đá.
In đá (lithography) là loại hình in tiểu biểu cho phương pháp khắc phẳng. lithos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá còn graphy là vẽ, viết. Được khám phá vào năm 1798 bởi Aloys Senefelder (1771-1834, nhà văn Đức) như một phương tiện rẻ tiền để in các vở kịch múa cho mình, tranh in đá ngay lập tức được phổ biến khắp châu Âu.
Ở Việt Nam, tranh in đá được sử dụng để in quảng cáo nhãn hiệu hàng hóa từ thời thuộc địa của Pháp, trước năm 1945. Kỹ thuật này được dạy tại trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam từ khi mở khoa Đồ họa vào năm 1977.
Kỹ thuật chế bản in đá: Người ta phủ một lớp vecni hoặc một loại sơn đặc biệt lên mặt phẳng của tấm đá litho. Dựa vào tính chất đối kháng của nước và mỡ trong mực in, người ta dùng bút chì mỡ (để tạo chất cứng) và dung dịch laque (để tạo chất mềm) vẽ lên mặt tấm đá litho đã mài phẳng và nhẵn. Sau đó, hình vẽ được định hình trong dung dịch keo arabic để cho nước bám chặt vào những phần còn nguyên vẹn mà không đụng chạm đến phần có hình vẽ đã phủ keo. Chờ cho lớp keo này khô hẳn (khoảng hơn 12 tiếng) việc chế bản đã hoàn tất.
Kỹ thuật in: Tiếp theo, người ta dùng nước rửa sạch tấm đá in, sấy khô mặt đá cho chắc cốt rồi tiếp tục xoa nước cho ướt đều. Lăn mực đều lên mặt đá, đặt giấy in, hạ tấm nén của máy vào giấy nằm trên bản đá và quay qua trục lăn của máy in chuyên dụng. Cuối cùng ta được một bản in có hình ngược với hình vẽ trên đá.
In lưới
Trong Nam thường được gọi là in lụa''. Đây là một phương pháp in thủ công nhưng sản phẩm đạt được tương đối chất lượng nhờ kỹ thuật ép mực bằng gạc su trực tiếp qua mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in ofset... Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh và đặc biệt là vải.
QUY TRÌNH IN LỤA
Cần chuẩn bị một khung in lụa phù hợp với sản phẩm đang cần in, chất cảm nhận ánh sáng (là một chất muối hóa học có tên là amon), keo pva hoặc chất keo apumin như lòng trắng trứng gà hoặc chất apumin trích chiết ra từ vi cá, sơn, xăng, dầu tẩy để làm sạch tấm
lụa sau khi in xong. Trước hết người thiết kế sẽ thiết kế hình ảnh trên máy tính, rồi xuất phim bằng máy lase hoặc bằng máy xuất phim (phim dương bản hay âm bản tùy theo sản phẩm in), tiếp theo hòa chất muối amon cảm ánh sáng vào dung dịch keo, rồi quét lên tấm lưới (khung lụa) xong sấy khô, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên khung và đem chụp ánh sáng mặt trời hoặc dùng dàn đèn neon. Sau đó đem rửa bằng nước nơi nào không có màu đen ở phim ánh sáng sẽ xuyên qua và lớp keo sẽ bắt ánh sáng làm cho keo se lại rắn chắc và bám vào lụa, còn lớp keo nào bị màu đen trên miếng phim che lại thì không bắt được ánh sáng nên khi gặp nước sẽ bị tan rã và thông xuyên, khi rửa thật kỹ hoàn toàn keo thừa trôi đi, đem phơi nắng hoặc xông khô. Đến đây hoàn tất công đoạn chụp bản. Đến công đoạn in, đem khuôn in áp lên bề mặt sản phẩm rồi cho mực in vào dùng gạt in (giống như gạt chùi gương) gạt mực in qua lớp lụa để mực in lọt xuyên qua những nơi bản lụa thông không có keo chụp dính lại, sẽ lọt xuống dính vào trực tiếp trên sản phẩm. Tùy thuộc vào nhiều màu hay ít màu mà làm bấy nhiêu khung in.
Tham khảo
Thiết kế đồ họa |
13214 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%91%20%C4%90%E1%BA%A1i | Bố Đại | Bố Đại () là một Thiền sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền sư hay mang trên vai một cái túi vải bố, có nhiều phép mầu và có những hành động lạ lùng mang tính chất "cuồng thiền". Lúc viên tịch, sư mới thổ lộ cho biết chính sư là hiện thân của Di-lặc, vị Phật tương lai.
Trong nhiều chùa tại Trung Quốc và Việt Nam, và theo ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa và Bắc Tông, người ta hay trình bày tượng Di-lặc dưới dạng của Bố Đại mập tròn vui vẻ, trẻ con đeo chung quanh. Trong tiếng Nhật, Bố Đại được gọi là Hotei, một trong Thất Phúc Thần (七福神 Shichi Fukujin?) là bảy vị thần mang lại may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản.
Thân thế
Bố Đại ở Phụng Hóa Minh Châu triều Lương đời Ngũ Đại, tự xưng là Khế Thử (). Hình dạng sư thì lùn, mập, nói năng tự tại, ăn ngủ tùy tiện. sư thường mang một bao bố trên vai để bỏ vào đó những vật người cúng dường. Sư được quần chúng mến phục vì có tài tiên tri thời tiết mưa nắng. Một khi sư ngủ ngoài đường, mọi người biết trời sẽ tốt, ngược lại lúc sư đi giày dép và kiếm chỗ tạm trú thì trời sẽ mưa.
Tính tình của sư rất "ngược đời", được cho là theo tinh thần Thiền tông. Trả lời câu hỏi già trẻ bao nhiêu, sư nói "già như hư không". Giữa chợ, có người hỏi tìm gì, "ta tìm con người", sư trả lời. Một hôm có vị tăng đi phía trước, sư liền vỗ vai ông ta nói: "Cho tôi xin một đồng tiền". Vị tăng bảo: "Nói được thì tôi cho ông một đồng tiền", sư liền bỏ bao xuống đất đứng im lặng khoanh tay.
Sư có nhiều thần thông, ngủ ngoài tuyết, tuyết không rơi vào mình. Trước khi tịch, sư ngâm câu kệ:
Sau khi chết, có người vẫn thấy sư ở nơi khác tại Trung Quốc. Người đời sau vẽ lại hình sư với bị gạo và từ đó tạo ra hình Bồ Tát Di-lặc, ngày nay thường thấy ở nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc tông.
Hình ảnh
Như là hiện thân của Di Lặc
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Liên kết ngoài
La hán Bố Đại
Bố Đại-hóa thân của Di Lặc
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Bồ Tát
Phật
Tín ngưỡng Trung Hoa
Thần tiên Trung Hoa |
13215 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Intron | Intron | Intron (phát âm tiếng Anh: /ɪn tr'ɒn/, tiếng Việt: "intrôn") là trình tự nucleotide không có chức năng mã hoá trong một gen.
Chúng thường xuất hiện trong các loài sinh vật nhân thực và không được tìm thấy trong các loài sinh vật nhân sơ (đôi lúc được tìm thấy trong các loài vi khuẩn cổ). Trong một gen nhân thực, chúng thường xen giữa các đoạn DNA có mã hóa gọi là exon, từ đó tạo thành gen phân mảnh (gene in pieces). Sau khi gen tiến hành phiên mã xong, những đoạn intron sẽ bị loại bỏ khỏi phân tử RNA qua quá trình xử lý RNA (cũng gọi là chế biến RNA, tức RNA splicing). Cơ chế này chỉ được thực hiện ở các tế bào nhân thực. Các đoạn intron này sẽ tự xúc tác cho chính phản ứng cắt nó ra khỏi đoạn mRNA (những đoạn RNA có tính chất như vậy được gọi là ribozyme) từ đó làm cho các đoạn exon gắn lại với nhau và nhờ vậy quá trình dịch mã có thể diễn ra liên tục. Sau đó các mRNA được vận chuyển ra khỏi nhân tế bào. Số lượng và chiều dài của các intron khác nhau tuỳ từng loài. Ví dụ loài cá nốc hổ có rất ít intron. Trong khi đó động vật có vú và thực vật có hoa lại có rất nhiều intron, và thậm chí những intron có chiều dài lớn hơn so với các êxôn thuộc cùng gen.
Về nguồn gốc intron thì chưa rõ ràng, nhưng một phần được cho là từ những đoạn của gen nhảy (tranposon gen), một phần là do sự xâm nhập của các virus cổ khi xâm nhập vào tế bào sinh dục hay phôi giai đoạn sớm thì chúng gắn đoạn gen của chúng vào đoạn gen của con người và chưa biểu hiện ra cho đến khi có một tác động nào đó làm cho chúng biểu hiện và phát bệnh (kiểu như bệnh HIV/AIDS). Qua thời gian các đoạn gen này bị đột biến hay do tác nhân ức chế nào đó (có thể là do chính vật chủ) làm cho chúng bị bất hoạt. Đôi khi các virus ngày nay khi xâm nhập vào cơ thể có thể làm cho các đoạn gen này trở nên hoạt động và gây nên một số bệnh ung thư. Một nhà khoa học cũng đã tiến hành một cuộc thí nghiệm chứng minh cho điều này. Ông đã có tái tạo lại một virus cổ từ bộ gen người. Bài báo đã được đăng trên tạp chí Nature. Các đoạn intron này cũng có thể chứa những "đoạn mã hóa tổ tiên" (old code) mã hóa cho các biểu hiện đã được bị bất hoạt của tế bào hay con người ví dụ như tế bào tiết chất nhầy (ung thư dạ dày),có "gai", bất tử, tăng sinh nhanh v.v.
Các đoạn intron theo kiểu virus gắn vào chiếm đến 8% bộ gen người. Hiện nay vai trò của intron đã được các nhà khoa học nhìn nhận và đang tiến hành tìm hiểu. Một trong số đó cho rằng intron có liên quan đến sự biểu hiện của gen. Và khi có đột biến nào xảy ra trên intron thì cũng làm thay đổi khả năng biểu hiện của gen.
Xem thêm
Exon
RNA thông tin (mRNA).
DNA ích kỷ (Selfish DNA).
DNA không mã hóa (Noncoding DNA).
intein
Chú thích
Walter Gilbert (1978 Feb 9) "Why gens In Pieces?" Nature 271 (5645):501.
Tham khảo
Biểu hiện gen
DNA |
13221 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh%20%C4%91%E1%BB%99c%20b%E1%BA%A3n | Tranh độc bản | Tranh độc bản là tác phẩm hội họa chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai.
Trong hội họa, hầu hết các tác phẩm vẽ bằng sơn dầu, lụa, chì, màu nước,... đều là độc bản, những tranh chép lại chỉ là phiên bản. Tuy vậy, trong thực tế, người ta ít dùng thuật ngữ độc bản để chỉ các tranh trên.
Thuật ngữ này thường dùng để chỉ tranh đồ họa in được một bản duy nhất. Tranh in độc bản thường hay sử dụng mika, kính, tấm kẽm phẳng... như một bề mặt chế bản. Vẽ lên chúng và phối hợp nhiều chất liệu, nhiều thủ pháp kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra một bản tranh in duy nhất. Ví dụ: kết hợp in với vẽ bằng tay, in và vẽ chồng chéo các chất liệu khác nhau trong một tác phẩm, phun các mảng màu lên giấy rồi in nét lên sau...
Tranh độc bản thường được coi là quý hiếm.
Tham khảo
Loại hình hội họa |
13223 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%E1%BA%B1ng%20Nh%E1%BA%ABn | Hoằng Nhẫn | Hoằng Nhẫn (zh. hóngrěn 弘忍, ja. gunin), cũng được gọi là Hoằng Nhẫn Hoàng Mai , là Thiền sư Trung Quốc, vị Tổ thứ năm của Thiền tông. Sư kế thừa tổ nghiệp từ Tứ Tổ Đạo Tín, dưới sự giáo hóa của sư, Thiền Tông phát triển thịnh hành, có nhiều người đắc pháp nên người đời tôn xưng là Pháp Môn Đông Sơn, lấy tư tưởng của Kinh Kim Cương Bát Nhã thay thế cho Kinh Nhập Lăng Già. Sư có nhiều môn đệ, trong đó nổi bật nhất là hai vị đại sư hình thành nên hai tư tưởng Thiền khác nhau: Lục Tổ Huệ Năng sáng lập Thiền Nam Tông, chủ trương Đốn Ngộ, về sau trở thành Thiền Tông chính tông và Hòa Thượng Thần Tú sáng lập Thiền Bắc Tông, chủ trương Tiệm Tu.
Cơ duyên
Sư họ Chu, quê ở Hoàng Long Mai (Kỳ Châu), khi sinh ra đã có dị tướng. Lúc trẻ, sư đi chơi gặp một vị đại sư khen rằng: “Đứa trẻ này chỉ kém Như Lai có bảy tướng”.
Ngày nọ, Tứ Tổ Đạo Tín đến huyện Hoàng Mai, trên đường gặp sư, khi ấy sư còn là đứa trẻ 7 tuổi. Thấy sư thanh tú, kỳ lạ, khác hẳn những trẻ bình thường khác. Tổ hỏi:“Con tính (họ) gì?“, Sư đáp: “Tình thì có, nhưng không phải tính thường“. Tổ hỏi: “ Là tánh gì?“, Sư đáp: “Là tính Phật“. Tổ hỏi: “Con không có tính (họ) à?“, Sư đáp:“ Tính vốn không, nên không có“.
Tổ biết ngay đây là pháp khí. Ngài bảo thị giả đến nhà sư , xin cho sư được phép xuất gia. Người mẹ cho là vốn có duyên xưa , mặt không lộ vẻ từ chối, liền cho con xuất gia theo Tổ làm đệ tử cho đến khi được phó Pháp, truyền Y.
Một hôm Tổ đọc kệ truyền pháp cho sư :
Phiên âm:
Hoa chủng hữu sinh tính
Nhân địa hoa sinh sinh
Đại duyên dữ tánh hợp
Đương sinh, sinh bất sinh.
Tạm dịch:
Giống hoa có tính sinh
Do đất hóa nảy sinh
Đại duyên cùng tính hợp
Đương sinh, sinh chẳng sinh.
Hoằng pháp
Sau khi Tứ tổ qua đời, sư thành lập một Thiền viện trên núi Hoàng Mai. Nơi đây xảy ra chuyện truyền y bát cho Huệ Năng và sự phân chia của Thiền tông ra Nam thiền và Bắc thiền, biểu hiệu của một bước ngoặt lớn trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc.
Niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai, sư nói với các môn đệ: "Việc ta nay đã xong, đến lúc phải đi thôi". Rồi vào thất, ngồi an nhiên thị tịch, thọ 74 tuổi. Đệ tử xây tháp thờ núi tại Đông Sơn, Hoàng Mai. Vua Đường Đại Tông ban hiệu là Đại Mãn Thiền sư, tháp hiệu Pháp Vũ.
Pháp ngữ
Có người hỏi rằng: “Người học tập Phật pháp sao không ở chốn thành thị, tại nơi mọi người tụ tập, mà phải cư trú chốn núi non?“. Sư đáp: “ Cây gỗ dùng để cất nhà lớn, bổn lai phải xuất xứ từ sơn cốc âm u, không thể ở tại nơi người tụ hội mà trưởng thành. Bởi vì xa nhân quần thì không bị dao búa chặt róc tổn thương, có thể từ từ lớn lên thành đại thọ, ngày sau mới có thể dùng làm rường cột. Do đó mà người học tập Phật pháp nên ở tại hang hốc mà di dưỡng tinh thần, xa lánh trần thế phiền não huyên náo, nên tại chôn núi sâu tu dưỡng tính tình, lâu dài từ biệt tạp nhiễm của thế tục. Trước mắt không có tục vật, trong tâm tự nhiên an ninh. Việc học Thiền giống như trồng cây, khiến cho ra hoa kết quả".
Sách tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 601
Mất năm 674 |
13224 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n%20T%C3%BA | Thần Tú | Thần Tú (zh. shénxiù 神秀, ja. jinshū), ~ 605-706, cũng được gọi là Ngọc Tuyền Thần Tú, là một thiền sư Trung Quốc, một trong những môn đệ xuất sắc của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Theo truyền thuyết, sư thua cuộc trong việc chọn người nối pháp của Hoằng Nhẫn và Huệ Năng được truyền y bát. Sư vẫn tự xem mình là người nối pháp của Hoằng Nhẫn và sáng lập Bắc tông thiền, một dòng thiền vẫn còn mang đậm sắc thái Ấn Độ với bộ kinh Nhập Lăng-già làm căn bản.
Sư thuở nhỏ đã thông minh hơn người. Ban đầu, sư học Nho giáo nhưng không hài lòng, sau đó (năm 46 tuổi) đến núi Hoàng Mai nhập hội của Hoằng Nhẫn. Nơi đây, sư là môn đệ xuất sắc của Ngũ tổ (Sử sách có ghi lại tên của 11 người đệ tử của Hoằng Nhẫn đã giáo hoá danh tiếng). Sau khi Hoằng Nhẫn viên tịch, sư rời Hoàng Mai và đi du phương gần 20 năm. Sau, khi Vũ Hậu là Võ Tắc Thiên mời đến kinh đô, sư chần chừ rồi nhận lời. Nơi đây, sư giáo hoá rất nhiều người, danh tiếng lừng lẫy.
Năm Thần Long thứ hai (706), sư viên tịch. Vua sắc phong là Đại Thông Thiền sư. Đến giữa thế kỉ 8, vương triều công nhận sư là người thừa kế Ngũ tổ, nhưng dòng Thiền của sư tàn lụi sau vài đời, có lẽ vì liên hệ chính trị nhiều với vương triều.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 606
Mất năm 706
Người thọ bách niên Trung Quốc |
13225 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20T%C3%ADn | Đạo Tín | Đại sư Đạo Tín (zh. dàoxìn 道信, ja. dōshin), 580-651, là Thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ tư của Thiền tông. Sư là đệ tử tâm truyền của Tam tổ Tăng Xán. Sư có hai đệ tử nối pháp là Đại sư Hoằng Nhẫn - người trở thành Ngũ Tổ Thiền Tông và Thiền sư Ngưu Đầu Pháp Dung - người sáng lập Ngưu Đầu Thiền nổi tiếng trong lịch sử Thiền Tông Trung Quốc. Dưới sự giáo hoá của sư, Thiền Tông bắt đầu được biết đến rộng rãi và dần dần thịnh hành. Sư có để lại tác phẩm Bồ-tát Giới Pháp được lưu hành rộng rãi trong thiền lâm và quyển Nhập Đạo An Tâm Yếu Phương Tiện Pháp Môn.
Cơ duyên
Sư thuộc họ Tư Mã, Dòng họ lâu đời ở Hà Nội, Trung Quốc, sau gia đình sư dời đến huyện Quảng Tế, Kỳ Châu. Lúc sư sinh đã dị thường. Từ bé sư đã đọc Kinh và ưa chuộng các môn học giải thoát của Phật giáo, như là đã có duyên từ trước.
Sau đó sư xuất gia và đến thời Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 12, Nhâm Tý, lúc mới 14 tuổi, sư đến lễ Tổ Tăng Xán nói: '' Nguyện Hòa thượng từ bi ban cho con pháp môn cởi mở''. Tổ hỏi: ''Ai trói buộc ông?''. Sư nói: ''Chẳng ai buộc cả''. Tổ nói: ''Vậy cớ gì phải cởi mở''. Sư nghe vậy liền đại ngộ.
Sau đó, ở lại theo hầu cận Tổ trong 9 năm, rồi thọ giới tại Cát Châu. Sư rất tận tâm hầu hạ thầy, Tổ thường nêu lẽ huyền vi ra hỏi sư để kiểm tra xem đã triệt ngộ chưa, rồi truyền y cà sa và pháp, sau đó đọc kệ:Phiên âm:
Hoa chủng tuy nhân địa
Tùng địa chủng hoa sinh
Nhược vô nhân hạ chủng
Hoa địa tận vô sinh.
Tạm dịch:
Giống hoa tuy nhờ đất
Từ đất, giống hoa sinh
Nếu người không gieo giống
Hoa đất thảy không sinh.Rồi Tổ căn dặn: '' Xưa, Khả Đại Sư truyền Pháp cho ta, sau đó đến Nghiệp Đô hành hóa 30 năm mới tịch. Nay ta được ông thì còn nấn ná lại đây chi nữa? ''.
Hoằng pháp
Sau khi kế thừa Tổ vị, sư chuyên tâm tọa Thiền không nằm ngủ hay ngã lưng xuống chiếu trong 60 năm.
Thời nhà Tùy, niên hiệu Đại Nghiệp, năm thứ mười ba, Sư cùng các môn đệ đi đến Cát Châu, gặp lúc bọn giặc vây thành đến 70 ngày vẫn chưa giải vây được, muôn dân trong thành sợ hãi. Sư thương tình dạy họ niệm Ma-ha Bát-nhã. Bên ngoài, bọn giặc nhìn lên bờ thành thấy như có thần binh xuất hiện. Bọn giặc bảo nhau: ''Bên trong thành chắc có dị nhân, không thể công phá càn bừa được ''. Rồi chúng bỏ đi.
Đời Đường niên hiệu Vũ Đức, năm Giáp Thân, sư trở lại Kỳ Xuân, trụ tại núi Phả Đầu, người đến thọ học rất đông. Từ đây Thiền tông bắt đầu tiến lên giai đoạn mới, tăng sĩ không còn nay đây mai đó khất thực mà tu học định cư tại các thiền viện. Ngoài ra, việc nghiên cứu học hỏi kinh sách không còn giữ giá trị tuyệt đối nữa mà thay vào đó là sự ứng dụng. Thực hành Phật pháp được coi trọng hơn hết và đó cũng là một trong những đặc điểm cơ bản đưa Thiền tông lên cao trong đời nhà Đường.
Một hôm, sư nói cùng đồ chúng:'' Thời Vũ Đức, ta du ngoạn đến Lư Sơn, leo lên đến chóp đỉnh, nhìn qua núi Phá Đầu, thấy mây sắc tía như cái lộng che, bên dưới có khí trắng, quyện quanh qua sáu luồng. Các ông có biết là gì không?''. Chúng đều im lặng, có môn đệ Hoằng Nhẫn nói: '' Há có phải sau này Hòa thượng sẽ nảy sinh một chi Phật pháp đó không?'' Sư nói: ''Đúng''.
Vào thời Trinh Quán, năm Quý Mão, vua Đường Thái Tông mộ đạo vị của sư, muốn chiêm ngưỡng phong thái nên xuống chiếu triệu về kinh. Sư dâng thư từ chối, trước sau 3 lần đều lấy cớ đau ốm không đi. Lần thứ tư, vua lệnh sứ giả, nói: ''Nếu mời không được, hãy mang thủ cấp về đây''. Sứ giả lên núi đọc chỉ dụ. Sư liền ngửa cổ chờ chém, thần sắc vẫn an nhiên. Sứ giả lấy làm kinh dị, trở về tâu lại, vua nghe càng thêm hâm mộ, bèn gửi vải quý cúng dường và chấp nhận cho sư ở lại núi.
Đến đời Vua Đường Cao Tông, niên hiệu Vĩnh Huy, ngày 4 tháng 9. Sư bỗng dặn dò môn nhân rằng: ''Hết thảy các pháp đều là giải thoát. Các ông đều phải tự hộ niệm, truyền bá đời sau''. Nói xong, sư ngồi yên thị tịch, thọ 72 tuổi, tháp lập ngay tại núi Phá Đầu. Vua Đường Đại Tông sắc hiệu là Đại Y Thiền sư, tháp hiệu Từ Vân.
Sách tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 580
Mất năm 651 |
13226 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%83ng%20X%C3%A1n | Tăng Xán | Đại sư Tăng Xán (zh. sēngcàn 僧璨, ja. sōsan),(529-613), là Thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ ba của Thiền tông, nối pháp Nhị tổ Huệ Khả và là thầy của Tứ tổ Đạo Tín. Sau khi được ấn khả, Sư lang thang đây đó, sống ẩn dật không ai biết. Ngoài Thiền sư Đạo Tín, Sư có truyền pháp cho một vị tăng người Ấn Độ là Tì-ni-đa-lưu-chi, người sau này đem Thiền tông sang Việt Nam. Sư cũng là tác giả của Tín tâm minh, một tác phẩm trứ danh, rất phổ biến trong giới thiền.
Cơ duyên
Niên hiệu Thiên Bình, năm thứ hai đời Bắc Tề, Sư lúc đó vốn là cư sĩ, tuổi khoảng 40, người đầy bệnh tật, mụn nhọt. Nghe danh Tổ Huệ Khả giáo hóa pháp môn Thiền Tông, sư ngưỡng mộ liền đến yết kiến và được đại ngộ.
Sư đến đỉnh lễ rồi hỏi: ''Đệ tử mình đầy tật bịnh, thỉnh Hòa thượng sám tội cho''. Tổ bảo: '' Đem tội ra đây ta sám cho''. Sư im lặng lúc lâu, bạch: ''Con kiếm tội mãi mà chẳng thấy được''. Tổ nói: ''Ta đã sám hối cho ông xong rồi đó, ông nên nương theo Phật, pháp, tăng mà an trụ''. Cư sĩ bạch:'' Nay gặp Hòa thượng thì biết thế nào là tăng rồi nhưng xin hỏi cái gì gọi là Phật và pháp?'' Tổ đáp: ''Tâm ấy là Phật, tâm ấy là pháp. Pháp, Phật không hai, Tăng bảo cũng vậy''. Sư nói: ''Nay mới biết tánh tội chẳng ở trong, không ở ngoài, không ở giữa, cũng như tâm ấy, Phật và pháp không hai vậy''. Tổ biết đã ngộ, rất coi trọng là pháp khí, bèn cho cạo tóc xuất gia, nói:'' Ông là bảo vật cửa Phật của ta, nên lấy tên là Tăng Xán'' (Xán là Xán thổi, một loại ngọc quý).
Ngày 18/3 cùng năm, sư làm lễ thọ giới cụ túc tại chùa Quang Phúc, từ đó mụn nhọt, bệnh tật của sư cũng giảm dần.
Sư ở lại thị giả tổ Huệ Khả được 2 năm, một hôm Tổ bảo: ''Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc xa xôi đến đây, đã đem Chánh pháp nhãn tạng cùng tấm tín y mật truyền cho ta, nay trao lại cho ông, ông nên giữ gìn, đừng để dứt đoạn''. Và tổ nói kệ truyền pháp:Phiên âm:
Bản lai duyên hữu địa
Nhân địa chủng hoa sinh
Bản lai vô hữu chủng
Hoa diệc bất tằng sinh
Tạm dịch:
Xưa nay nhân có đất
Từ đất giống hoa sinh
Xưa nay không có giống
Hoa cũng chẳng từng sinh.Tổ trao Y cà sa và Pháp xong, nói: ''Ông nhận giáo pháp của ta rồi nên tìm vào núi sâu ẩn dật chưa thể đi giáo hóa ngay được, không bao lâu nữa sẽ xảy ra quốc nạn''. Sư nói: ''Thầy đã biết trước, cúi xin chỉ dạy''. Tổ nói:'' Không phải ta biết trước mà đấy là lời của Đạt Ma truyền lại lời huyền ký của Bát-nhã Đa-la cho ta: “Trong tâm tuy tốt ngoài lại xấu, đúng là vậy. Ta so sánh niên đại, chính là nhằm lúc nầy đây. Ông hãy suy gẫm lời xưa, đừng để vương thế nạn. Còn ta do còn vướng nợ nhiều đời trước, nay cần phải trả. Hãy khéo ẩn náu, đợi đến thời cơ hãy đi giáo hóa”.
Thời Hậu Chu, vua Võ Đế hủy diệt Phật pháp, sư tới lui núi Tử Sơn, huyện Thái Hồ. Chẳng ở nơi nào cố định trong hơn 10 năm, mọi người bấy giờ đều không biết đến sư.
Sau khi truyền y và tâm yếu cho đệ tử Đaọ Tín xong, sư đến núi La Phù, ở đây trong 2 năm. Sau đó về ở chùa Sơn Cốc 1 tháng, mọi người hay tin đã kéo nhau đến thiết đàn cúng dường.
Vào niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ hai, Bính Dần, ngày 15 tháng 10, Sư sau khi tuyên giảng tâm yếu Phật pháp cho bốn chúng xong ,chắp tay dưới cội cây lớn mà tịch. Vua Đường Huyền Tông ban hiệu là Giám Trí Thiền sư, tháp hiệu Giác Tịch.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Mất năm 606
Năm sinh không rõ |
13227 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%87%20Kh%E1%BA%A3 | Huệ Khả | Đại sư Huệ Khả (zh. huìkě 慧可, ja. eka; 487-593) là Thiền sư Trung Quốc, vị Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Quốc. Sư được tổ thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma truyền tâm ấn và căn dặn gìn giữ, truyền bá mạng mạch Thiền Tông tại Trung Quốc. Dưới sư có 17 đệ tử đắc đạo, trong đó Đại sư Tăng Xán là được tâm truyền y bát trở thành Tam Tổ của Thiền Tông. Sử sách Phật Giáo và đời sau vẫn còn nhớ đến sư qua tấm lòng chân thật cầu đạo không tiếc thân mạng, là tấm gương sáng cho người tham Thiền noi theo.
Cơ duyên
Đại sư họ Cơ (姫), hồi nhỏ tên là Quang, quê ở vùng Võ Lao, Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Cha sư đã lâu không có con nên thường cầu tự, một tối có ánh sáng lạ chiếu khắp nhà, mẹ sư từ đó mang thai. Từ bé sư đã có chí khí khác người, thông đạt các lý lẽ huyền diệu, không ham cầu tài sản, thường hay đi đây đó vãn cảnh.
Một hôm sư đọc Kinh Phật, trong lòng muốn tu hành giải thoát. Bèn đến chùa Long Môn, núi Hương Sơn, Lạc Dương xuất gia với Pháp sư Bảo Tịnh. Sau đó thọ giới cụ túc tại chùa Vĩnh Mục. Sư đi khắp nơi học các giáo lý của Đại Thừa, Tiểu Thừa.
Năm 32 tuổi, sư trở lại Hương Sơn, suốt ngày chuyên tâm tọa Thiền. trong 8 năm. Một hôm, đang lúc ngồi Thiền, bỗng thấy một thần nhân hiện ra, nói: "Ông muốn được đạo quả, sao còn nấn ná nơi đây. Truyền pháp đạo lớn không xa, nên đi đến phương Nam". Sư biết là có thần linh giúp sức, nên đổi hiệu thành Thần Quang.
Hôm sau, cảm thấy đầu đau nhức như kim châm. Sư phụ là Bảo Tịnh muốn cứu chữa, bỗng trên không trung có tiếng: Đấy là đổi xương cốt, không phải đau nhức thường. Sư bèn đem chuyện thấy Thần nhân thuật lại, ngài Bảo Tịnh thấy xương trên đầu sư nhô lên như năm đỉnh núi, bèn nói: "Hiện tướng điềm lành của ông tất sẽ chứng đạo. Thần báo ông phải sang phương Nam, ở đó có Đại sĩ Bồ Đề Đạt Ma chùa Thiếu Lâm, chắc đó là thầy ông đấy."
Sư từ biệt thầy rồi đến Thiếu Lâm Tự tham vấn đại sư Bồ-đề-đạt-ma, khi ấy sư 40 tuổi. Ban đầu Bồ-đề-đạt-ma chẳng để ý đến sự hiện diện của Sư, để sư đứng trong tuyết băng nhiều ngày. Để chứng minh Bồ-đề tâm của mình, sư tự chặt cánh tay trái dâng Bồ-đề-đạt-ma và sau đó được nhận là môn đệ. Tắc thứ 41 trong Vô môn quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả.
Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường. sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói: "Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con."
Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho."
Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả."
Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."
Sư ngay đó liền đại ngộ.
Một hôm, tổ Đạt Ma gọi các môn đệ đến thông báo mình sắp đi và bảo họ trình sở đắc, riêng sư chỉ im lặng, lễ bái. Tổ cho là đạt được phần tủy của mình, xứng đàng làm người kế thừa Tổ vị. Bèn nhìn sư dặn dò: "Xưa Như Lai đem Chánh pháp nhãn truyền cho Đại sĩ Ca-diếp đoạn lần lượt truyền mới đến ta. Ta nay trao lại cho ông, phải nên hộ trì, ta cũng trao ông chiếc Cà-sa để làm Pháp tín. Mỗi thứ đều có ý nghĩa, ông nên biết lấy". Sư nói: " Xin thầy chỉ dạy." Tổ nói: "Trong truyền Pháp ấn để chứng tâm, ngoài thì giao Cà-sa để xác định tông chỉ. Đời sau lắm người kiêu bạc, nghi ngờ cạnh tranh sinh ra, nói ta là người xứ Tây Thiên, còn ông là người nơi này, dựa vào đâu mà cho là đắc pháp? Lấy gì làm bằng chứng? Ông nay nhận cà-sa và pháp này, ngày sau gặp khó cứ đưa tấm y này ra cùng Pháp kệ của ta dùng làm minh chứng, sự giáo hóa không có ngăn ngại. Sau khi ta diệt độ 200 năm, thì giữ y lại không truyền nữa. Lúc ấy pháp đã phổ biến rộng rãi. Người hiểu đạo nhiều, người hành đạo lại ít. Kẻ nói lý thì nhiều, còn thông lý lại ít. Người thầm lặng chứng ngộ sẽ có hơn ngàn vạn. Ông nên cứ xiển dương, chớ xem thường người chưa ngộ. Chỉ một niệm chuyển cơ tâm thì đồng là chứng ngộ."
Rồi tổ nói kệ truyền Pháp: Phiên âm:
Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.
"Tạm dịch:
Ta qua đến xứ này
Truyền pháp cứu mê tình
Một hoa trổ năm cánh
Kết quả, tự nhiên thành.Tổ nói tiếp: "Ta có kinh Lăng Già 4 quyển, cũng giao cho ông. Đây là yếu môn tâm địa Như Lai, sẽ giúp chúng sanh mở bày chứng ngộ tri kiến Phật. Ta từ lúc tới đây đã năm phen trúng độc, ta từng đem ra thử đặt lên đá thì đá nứt ra. Do vì ta vốn rời Nam Ấn Độ để tới Đông Độ này, thấy Xích huyện, Thần châu có khí tượng Đại thừa nên vượt qua biển cả, sa mạc, đem Pháp cứu người. Buổi đầu gặp nhau chẳng hợp, nói năng ngập ngừng, như khờ, tự dại, nay đã truyền được cho ông, ý ta đã vẹn rồi vậy".
Đến khi Tổ Đạt Ma về Tây, sư nối tiếp xiển dương Chính pháp và tìm người thừa kế. Sau khi giao phó lại y bát lại cho đệ tử Tăng Xán, sư đến Nghiệp Đô, tùy duyên thuyết pháp. Mỗi lời sư nói ra đều được dân chúng kính nể, quý mến. Sau sư che giấu thân phận, thay đổi hình tướng, hoặc vào quán rượu, có khi đến hàng thịt, hoặc đứng lảm nhảm giữa đường, hoặc theo gia nhân làm công việc lao nhọc. Có người hỏi: "Sư là người tu, sao lại như vậy?" Sư nói: "Ta tự điều tâm, có dính dáng gì đến ông đâu mà hỏi!".
Sử sách có ghi lại mẩu chuyện thú vị như sau:
Có một ông sư có thái độ chống báng, sai chú tiểu đến dọ chân tướng Sư, nhưng chú này vừa được nghe giảng cái gọi là tà đạo thì bỗng nhiên chấn động tinh thần, xin lưu lại học. Vị sư lại sai chú tiểu khác đi gọi chú trước về, nhưng chú sau cũng biến luôn và cứ như thế thêm mấy chú nữa. Sau này, vị sư tình cờ gặp lại chú tiểu đầu tiên, quở: "Sao chú để ta kêu gọi nhiều lần? Ta chẳng tốn công mở mắt cho chú sao?" Chú tiểu đáp: "Mắt của tôi từ bao giờ vẫn thẳng, chỉ vì ông nên nó đâm ra lé!"
Sư đến huyện Quản Thành, ở dưới cổng chùa Uông Cứu mà diễn đạo vô thượng. Người đến nghe đông như rừng. Lúc ấy, có Pháp sư Biện Hòa đang giảng Kinh trong chùa, người đang ở trong chùa đều rút ra nghe đại sư Huệ Khả thuyết pháp hết. Biện Hòa tức giận, vu khống sư với quan huyện là Địch Trọng Khân. Quan nghe lời xằng bậy đưa ra xử sư tội chém đầu. Sư vẫn an nhiên, điềm tĩnh, bảo đó là nghiệp quá khứ mình đã tạo nay phải chịu. Khi xử, lúc chặt đầu từ chổ cổ sư tuôn ra dòng trắng ngào ngạt thơm như sữa, người thấy đều kính mến, biết là người đắc đạo, lúc ấy sư 107 tuổi.
Di thể sư được an táng tại Từ Châu, cách 70 dặm về phía Đông Bắc huyện Phú Dương. Đến đời vua Đường Đức Tông, truy tặng danh hiệu là Đại Tổ Thiền sư.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Người thọ bách niên Trung Quốc
Sinh năm 487
Mất năm 593 |
13228 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20D%C6%B0%C6%A1ng%20Hu%E1%BB%87%20Trung | Nam Dương Huệ Trung | Nam Dương Huệ Trung (zh. nányáng huìzhōng 南陽慧忠, ja. nanyo echū) 675?-775 (772), còn được gọi là Huệ Trung Quốc sư, Trung Quốc sư, là một thiền sư Trung Quốc, một trong những môn đệ xuất sắc, đạt yếu chỉ của Lục tổ Huệ Năng. Sư là vị thiền sư đầu tiên được ban danh hiệu Quốc sư.
Cơ duyên ngộ đạo
Sư họ Nhiễm, quê ở Chư Kị, Việt Châu. Từ nhỏ, sư đã có phong cách xuất trần, dáng vẻ đoan trang, da trắng như tuyết. Tương truyền sư từ nhỏ đến năm 16 tuổi không hề bước qua chiếc cầu ở trước nhà. Một hôm, thấy một vị Thiền sư đi ngang qua, sư bỗng chạy ra xin xuất gia học đạo. Vị này nhận ra tài năng của sư liền chỉ đến Lục tổ. Dưới sự hướng dẫn của Lục tổ, sư đạt tâm ấn và Lục tổ có lời tiên đoán rằng, sư sẽ là một vị "Phật đứng hiên ngang một mình giữa trời."
Sau, sư về cốc Đảng Tử trên núi Bạch Nhai, Nam Dương. Nơi đây, sư ẩn cư tu tập 40 năm không hề xuống núi, vì vậy đạo hạnh của sư vang lừng khắp nơi. Năm 761, vua Đường Túc Tông thỉnh sư về kinh đô và tôn làm thầy (lúc này sư khoảng 85 tuổi). Trong thời gian khoảng 16 năm, sư tuỳ cơ thuyết pháp, ứng biến cao siêu. Những lời Vấn đáp sau đây nêu rõ phong cách hoằng hoá uy nghiêm của sư và những quan niệm trung tâm của Thiền tông nói chung.
Pháp ngữ
Những lời dạy của sư tuy ngắn gọn, nhưng rất cao siêu, trung và hạ cơ khó hội được. Sử sách ghi lại những pháp thoại như sau:
Một vị tăng đến hỏi Sư: "Thế nào là giải thoát?"
Sư đáp: "Các pháp không đến nhau, ngay đó là giải thoát."
Tăng hỏi tiếp: "Thế nào đoạn được?"
Sư bảo: "Đã nói với ngươi các pháp không đến nhau, có cái gì để đoạn!"
Một vị khác hỏi: "Làm thế nào thành Phật?"
Sư đáp: "Phật và chúng sinh đồng thời dẹp đi, ngay đó thành Phật!"
Hỏi: "Làm thế nào được tương ưng?"
Sư đáp: "Không nghĩ thiện ác tự thấy Phật tính."
Hỏi: "Làm sao chứng được Pháp thân?"
Sư đáp: "Vượt qua cảnh giới Tì-lô." (tức cảnh giới Đại Nhật Phật, tượng trưng cho Pháp thân, Tam thân).
Hỏi: "Pháp thân thanh tịnh làm thế nào đạt được?"
Sư: "Không chấp Phật để cầu."
Hỏi: "Thế nào là Phật?"
Sư: "Tâm tức là Phật."
Hỏi: "Tâm có phiền não chăng?"
Sư: "Tính phiền não tự lìa."
Hỏi: "Không cần phải đoạn trừ sao?"
Sư: "Đoạn phiền não tức gọi Nhị thừa. Phiền não không sinh gọi Đại Niết-bàn."
Hỏi: "Ngồi thiền quán tịnh là làm gì?"
Sư: "Chẳng Cấu chẳng tịnh đâu cần khởi tâm quán tướng tịnh."
Hỏi: "Thiền sư thấy mười phương hư không là Pháp thân chăng?"
Sư: "Thấy tâm tưởng nhận, đó là cách thấy điên đảo."
Hỏi: "Tâm tức là Phật, có phải tu vạn hạnh chăng?"
Sư: "Chư thánh đều đủ trang nghiêm, đâu có bác không nhân quả."
Sư ngừng lại đây, bảo: "Nay tôi trả lời các câu hỏi của ông cùng kiếp cũng không hết, nói nhiều cách đạo càng xa. Cho nên nói: 'Thuyết pháp có sở đắc, đó là dã can kêu, thuyết pháp không sở đắc, đó là tiếng gầm của sư tử.'"
Sư biết duyên sắp đoạn bèn từ giã vua trở về núi. Ngày mùng chín tháng 12 năm Đại Lịch thứ 10, sư nằm nghiêng bên phải nhập Niết-bàn, đệ tử xây tháp cạnh cốc thờ. Vua ban hiệu là Đại Chứng Thiền sư. Môn đệ của sư có Thiền sư Đam Nguyên Ứng Chân và các vị vua Đường.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 675
Mất năm 775 |
13229 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh%20Nguy%C3%AAn%20H%C3%A0nh%20T%C6%B0 | Thanh Nguyên Hành Tư | Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư (zh. qīngyuán xíngsī 青原行思, ja. seigen gyōshi), 660-740, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ hàng đầu của Lục tổ Huệ Năng. Từ nhánh của sư xuất phát ra ba tông trong Ngũ gia thất tông là Tào Động Tông, Vân Môn Tông, Pháp Nhãn Tông. Sư có đệ tử đắc pháp duy nhất là Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên.
Cơ duyên & hành trạng
Sư quê ở An Thành, Cát Châu, họ lưu. Sư xuất gia từ thuở bé, mỗi khi đông người tụ tập đàm luận đạo Phật, thường lặng thinh chẳng nói lời nào. Về sau, nghe Lục tổ Huệ Năng ở Tào Khê mở rộng cửa Thiền, pháp tịch khá long thịnh, sư bèn đến tham lễ Tổ.
Một hôm, sư hỏi Lục Tổ Huệ Năng: Tu hành thế nào thì không bị rơi vào phân biệt? Lục Tổ hỏi vặn lại sư: Ông từng tu hành thế nào ? Sư đáp: Tuy không theo tục đế, nhưng cũng không cầu tìm Thánh. Tổ hỏi: Vậy thì ông rơi vào phân biệt gì ? Sư đáp: Thánh đế còn không tìm cầu thì còn có phân biệt gì ?
Qua đó, Lục Tổ đối với sư có phần rất hài lòng với sở ngộ của sư. Trong hội Tào Khê, đồ chúng tuy đông, nhưng sư đứng hàng đầu, chẳng khác nào nhị Tổ Huệ Khả, tuy lặng thinh chẳng nói mà Tổ Đạt Ma ở Thiếu Lâm cho là được phần tủy của ngài.
Một hôm, Lục Tổ ấn chứng truyền pháp và phó chúc đại sự Phật pháp : Từ sơ Tổ Đạt Ma ở Thiếu Lâm cho đến nay, y pháp truyền trao một lượt từ thầy cho trò qua mỗi đời. Y để biểu thị lòng tin, pháp để ấn tâm. Ta nay đã có người thừa truyền, còn lo gì thiếu lòng tin. Ta từ nhận y tới nay gặp rất nhiều nạn tai, huống hồ là đời sau, sự tranh giành càng thêm khốc liệt, cho nên y để dành trấn sơn môn. Ông nên nhận Tông chỉ, phân hóa một nơi, đừng để pháp ta đoạn tuyệt.
Sư sau khi đắc pháp,sư đến trụ chùa Tịnh Cư núi Thanh Nguyên, Cát Châu, chuyên tâm hoằng pháp lợi sinh.
Thiền sư Hà Trạch Thần Hội đến, sư hỏi: "Ở đâu đến?"
Thần Hội đáp: "Từ Tào Khê đến."
Sư hỏi: "Ý chỉ Tào Khê thế nào?" Thần Hội chỉnh thân rồi thôi.
Sư bảo: "Vẫn còn đeo ngói gạch."
Thần Hội hỏi: "Ở đây Hoà thượng có vàng ròng chăng?"
Sư đáp: "Giả sử có cho, ông để chỗ nào?"
Sau khi truyền pháp cho Hi Thiên xong, ngày 13 tháng 12 năm Canh Thìn, đời nhà Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 28, sư từ biệt chúng lên pháp đường ngồi kiết già mà tịch. Vua Đường Hiến Tông ban hiệu là Hoằng Tế Thiền sư, tháp hiệu Quy Sơn.
Pháp ngữ
Có tăng nhân đến hỏi: Thế nào là đại ý của Phật pháp ?
Sư đáp: Gạo ở Lư Lăng giá bao nhiêu vậy cà ?
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Người Giang Tây
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 660
Mất năm 740 |
13230 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A1ch%20%C4%90%E1%BA%A7u%20Hi%20Thi%C3%AAn | Thạch Đầu Hi Thiên | Thạch Đầu Hi Thiên (zh. shítóu xīqiān 石頭希遷, ja. sekitō kisen), 700-790, là Thiền sư Trung Quốc, sống vào thời nhà Đường. Pháp tử duy nhất của Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư. Môn đệ của sư có ba vị danh tiếng là Dược Sơn Duy Nghiễm, Đan Hà Thiên Nhiên và Thiên Hoàng Đạo Ngộ. Sư được tôn xưng là pháp chủ của một vùng Hồ Nam thời bấy giờ. Người xưa thường nói rằng "Dưới chân Mã Tổ dẫm đạp người trong thiên hạ, Thạch Đầu đường trơn dễ té nhào" để chỉ cho cơ phong sắc bén và phong cách tiếp dẫn người học của hai vị đại thiền sư là Mã Tổ Đạo Nhất và Thạch Đầu Hi Thiên
Cơ duyên
Sư là người ở Cao Yếu, Đoan Châu nay là Khánh Triệu, tỉnh Quảng Đông, họ Trần. Mẹ sư lúc có thai, không thích ăn mặn. Sư lúc còn đỏ hỏn, tính tình an nhiên, lại cũng chẳng làm khổ phiền bà vú nuôi.
Khi lớn lên, tính tình sư thường trầm mặc, cương nghị quả quyết, tự giữ mình thanh cao. Thổ dân tại Hương Động nhân khiếp sợ quỷ thần nên lập miếu thờ dâm thần, thường giết trâu bò cúng tế. Sư đến nơi cúng, đạp đổ bàn thờ, đoạt bò về cho dân. Nhờ đỏ dẹp bỏ những hành động mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân lành.
Về sau, sư đến Tào Khê tham Thiền, được Lục Tổ Huệ Năng thu làm đệ tử, nhưng chưa thọ giới cụ túc thì Lục Tổ đã viên tịch. Tuân theo di mệnh của Lục Tổ, sư đến núi Thanh Nguyên ở Lư Lăng nương tựa Thiền sư Hành Tư.
Một hôm, Thiền sư Hành Tư hỏi sư: Có người nói Lĩnh Nam là đất lành, nơi phát dương của Thiền, có đúng không? Sư nói: Có người không nói như thế. Hành Tư nói: Như quả không nói như thế, thì người tu Thiền các nơi từ đâu mà lại? Sư nói: Như quả đã ngộ tự tâm, thì kẻ nghiên cứu rốt ráo cũng không thiếu chi. Thiền sư Hành Tư nghe xong rất là đồng ý với kiến giải của sư.
Sau khi đắc pháp, sư rời núi Thanh Nguyên đến Nam Nhạc. Vào năm đầu niên hiệu Thiên Bảo Đường Huyền Tông (741), nhân nhận lời người tiến cử đến trụ trì tại Nam Tự ở Hành Sơn. Tại phía Đông của Nam Tự có một phiến đá to, bằng phẳng như cái đài, sư bèn kết am nơi phiến đá đó mà ở. Người đời nhân đó phần đông gọi sư là Thạch Đầu Hòa thượng.
Sư có trước tác bài tụng Tham Đồng Khế, chứa đựng lời lẽ chỉ ý sâu thẳm vi diệu, khá được nhiều người chú giải, truyền rộng trong đời. Về sau tác phẩm này trở thành giáo lý quan trọng của Tông Tào Động và là nền tảng của thuyết Động Sơn Ngũ Vị.
Trong cuộc đời hoằng pháp của sư, từng có nhiều sự tích kỳ lạ xảy ra. Ví dụ như từng có quỷ thần đến nghe pháp, xin quy y thọ Ngũ Giới, sư đều khuyên họ làm thiện tránh ác.
Năm thứ hai niên hiệu Quảng Đức (764), có môn nhân thỉnh sư xuống núi đến Lương Đoan (nay là Trường Sa,Hồ Nam) khai Thiền truyền pháp, ảnh hưởng khá rộng. Lúc đó vùng Giang Tây lấy Đại Tịch (Mã Tổ) làm chủ, Hồ Nam lấy Thạch Đầu làm chủ. Kẻ tham Thiền học đạo các nơi tới lui đông dầy, đều qui phụ dưới cửa hai vị đại sĩ này.
Năm thứ sáu niên hiệu Trinh Nguyên (790), ngày 25 tháng 12 Canh Ngọ, sư viên tịch, hưởng thọ 91 tuổi, hạ lạp 63 năm. Môn nhân xây tháp ở Đông Lĩnh. Vào khoảng niêu hiệu Trường Khánh (821 -824), vua ban hiệu là Vô Tế Đại Sư, tháp tên là Kiến Tướng.
Pháp ngữ
Sư thượng đường nói: Pháp môn của ta là do tiên, Phật tuần tự truyền thụ, chẳng bàn đến Thiền định tinh tấn, chỉ cầu thông đạt tri kiến của Phật mà nói tâm ấy là Phật. Tâm, Phật cùng chúng sanh, phiền não và Bồ- đề, danh tướng tuy khác, mà bản thể đồng nhất. Các vị nên giác ngộ tâm linh của mình, biết rõ bản thể, rời xa phân biệt ‘Đoạn’ và ‘Thường’, tâm tánh chẳng phân biệt dơ sạch. Lấy bản thể mà nói, thì trong suốt đầy đủ siêu phàm vượt thánh, còn lấy sự tướng mà nói thì ứng dụng tùy cơ chớ không câu nệ hạn chế, mà nhiệm vận tự tại. Nhất thiết tồn tại (tam giới, lục đạo) đều là thể hiện Phật tánh của tự tâm. Rời xa Phật tánh tự tâm, tất cả như trăng đáy nước, hoa trong gương, hư ảo không thật, trong đó còn có sanh diệt để mà nói ru? Các vị nếu hiểu được đạo lý trong đó, thì chẳng cần ở tại đây mà tham Thiền làm gì !
Lúc đó, có môn nhân Đạo Ngộ hỏi: Chỉ ý của Lục Tổ ở Tào Khê ai là người được? Sư nói: Kẻ hiểu Phật pháp được. Đạo Ngộ hỏi: Sư phụ có được không? Sư nói: Ta không hiểu Phật pháp.
Có ông tăng hỏi: Tu hành như thế nào thì được giải thoát?Sư hỏi: Ai trói buộc ông vậy? Tăng hỏi: Tu hành thế nào thì được Tịnh độ? Sư hỏi: Ai bôi bẩn ông vậy? Tăng hỏi: Tu hành thế nào thì được Niết-bàn? Sư nói: Ai đem sanh tử trao cho ông vậy?
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 700
Mất năm 790
Người Quảng Đông |
13231 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba%20L%C4%83ng%20H%E1%BA%A1o%20Gi%C3%A1m | Ba Lăng Hạo Giám | Ba Lăng Hạo Giám (zh. bālíng hàojiàn 巴陵顥鋻, ja. haryō kōkan), thế kỷ thứ 10, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Thiền sư Vân Môn Văn Yển.
Sử sách không lưu lại nhiều tài liệu về Sư, chỉ biết là sư thường Hành cước, không lưu lại lâu dài nơi Vân Môn và cũng chưa được thầy ấn chứng nơi đây. Sau khi rời Vân Môn chu du, sư chẳng gửi thư từ gì, chỉ dâng lên ba chuyển ngữ cho sư phụ, đó là:
Thế nào là Đạo? – "Người mắt sáng rơi giếng (zh. 明眼人落井)";
Thế nào là Xuy mao kiếm (zh. 吹毛劍, là thanh kiếm cực bén, chỉ cần thổi sợi lông qua liền đứt)? – "Cành san hô chống đến trăng" (zh. 珊瑚枝枝撐著月);
Thế nào là tông Đề-bà (Thánh Thiên)? – "Trong chén bạc đựng tuyết (zh. 銀椀裏盛雪)."
Vân Môn đọc qua liền ấn chứng qua thư từ và hơn nữa, rất hài lòng với ba chuyển ngữ này, căn dặn môn đệ đến ngày kị chẳng cần làm gì, chỉ dâng ba chuyển ngữ này là đủ.
Khác với những câu trả lời ngắn gọn của Vân Môn (Nhất tự quan), sư thường sử dụng văn vần để trả lời những câu hỏi của thiền khách. Vì vậy sư cũng mang biệt hiệu "Giám đa khẩu."
Không biết sư tịch lúc nào, nơi nào.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc |
13232 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%E1%BB%A3c%20S%C6%A1n%20Duy%20Nghi%E1%BB%85m | Dược Sơn Duy Nghiễm | Dược Sơn Duy Nghiễm (zh. yàoshān wéiyǎn 藥山惟儼, ja. yakusan igen), 745-828 hoặc 750-834, là Thiền sư Trung Quốc đời Đường, môn đệ xuất sắc của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên. Nối pháp của sư có nhiều người, trong đó Đạo Ngô Viên Trí, Vân Nham Đàm Thạnh và Thuyền Tử Đức Thành (Hoa Đình Thuyền Tử) là ba người được sử sách nhắc đến nhiều nhất.
Cơ duyên
Sư họ Hàn (zh. 韓), người ở Ráng Châu (zh. 絳州), Sơn Tây. Năm 17 tuổi sư theo Thiền sư Tuệ Chiêu ở Triều Dương, Tây Sơn xuất gia.
Năm thứ tám đời Đường Đại Lịch (713), sư thọ giới cụ túc nơi luật sư Hy Tháo ở Hành Nhạc. Sư nói: "Đại trượng phu nên rời xa sự trói buộc của thanh qui giới luật mà tự mình thanh tịnh thân tâm, há lại giống như tục sĩ, mỗi mỗi đều phải bo bo theo giới cấm".
Thế là sư đến yết kiến Hòa thượng Thạch Đầu, mật thụ tâm ấn, đốn ngộ huyền chỉ. Một hôm, sư đang tọa Thiền, Hòa thượng Thạch Đầu nhìn thấy hỏi: "Ông đang làm gì nơi đó?" Sư đáp: "Cái gì cũng không làm". Thạch Đầu nói: "Nếu nói như thế thì ông đang ngồi chơi?". Sư đáp: "Nếu ngồi chơi thì cũng là một việc làm đấy!". Thạch Đầu nói: "Ông nói ông không làm bất cứ việc gì, nhưng rốt lại thì không làm việc gì?" Sư nói: "Ngàn Thánh từ xưa cũng không biết". Thạch Đầu làm kệ tán thán rằng: Nguvên văn:
從 來 共 住 不 知 名
任 運 相 將 只 麼 行
自 古 上 賢 猶 不 識
糙 次 凡 流 豈 敢 明
Phiên âm:
Tùng lai cộng trụ bất tri danh
Nhiệm vận tương tương chỉ ma hành
Tự cổ thượng hiền do bất thức
Tháo thứ phàm lưu khởi cảm minh.
Tạm dịch:
Bấy lâu cùng ở chẳng biết tên
Phó mặc cùng nhau theo các hành
Từ xưa Thánh hiền còn chẳng biết
Người phàm hời hợt há rõ rành. Có lúc Hòa thượng Thạch Đầu nói với sư: "Nếu muốn ngộ Thiền thì không nên đeo theo lời lẽ chữ nghĩa mà giao thiệp". Sư nói: "Đối với con, ngay tư tưởng không đeo theo lời lẽ chữ nghĩa cũng không giao thiệp". Thạch Đầu nói: "Ông trong đó thành kim đâm cũng không thấu" (Nguyên văn ‘Châm trác bất tấn’). Sư nói: "Trong đó như trên đá trồng hoa" (Nguyên văn ‘Thạch thượng tài hoa’). Thạch Đầu rất đồng ý.
Sau sư đến trụ trì ở núi Dược Sơn, Lễ Châu. Tăng tục khắp nơi kéo đến tham vấn hỏi đạo rất đông.
Có một đêm, sư lên núi dạo chơi, bỗng thấy mây đen tan hết, trăng sao sáng vằng vặc, bèn cao hứng cười to. Tiếng cười này vang dội đến tận phía Đông Lễ Dương, cách xa ngoài 90 dặm, cư dân nơi đó đều cho là tiếng cười từ nhà bên cạnh. Hôm sau, cư dân một dãy địa phương đó thức dậy đều hỏi nhau tiếng cười ấy từ đâu tới. Câu hỏi này lan dần đến Dược Sơn, đồ chúng mới nói với họ: "Đó là do hôm qua Hòa thượng cười to trên đỉnh núi!".
Tháng 2, năm thứ tám niêu hiệu Đại Hòa (834), sư sắp nhập diệt kêu to: "Pháp đường sập! Pháp đường sập!". Đồ chúng nghe sư phụ kêu toáng lên, đều vội chạy đến lấy cây trụ chống đỡ pháp đường. Sư quơ tay nói: "Các ông không hiểu ý ta".
Nói xong sư viên tịch, thọ 84 tuổi, tăng lạp 60. Đệ tử ruột là Xung Hư lập tháp tại góc Đông viện. Vua thụy phong danh hiệu Hoằng Đạo Đại Sư, tháp hiệu là Hóa Thành.
Pháp ngữ
Sư thấy tăng làm vườn trồng cải nói: Cải thì không cấm ông trồng, nhưng không cho mọc rễ. Tăng làm vườn nói: Nếu không cho mọc rễ thì cải làm sao lớn? Đại chúng lấy gì mà ăn? Sư nói: Ông còn có miệng không? Tăng làm vườn không lời đối đáp.
Một hôm, viện chủ thỉnh sư thượng đường. Đại chúng vừa tụ tập đầy đủ thì chỉ lát sau đó sư quay về phương trượng đóng cửa lại. Viện chủ lẽo đẽo theo sau hỏi: Hòa thượng đáp ứng lời mời thỉnh của con thượng đường, nhưng sao lại mau quay về phương trượng thế?Sư đáp: Này viện chủ, kinh có kinh sư, luật có luật sư, luận có luận sư, để ý đến lão tăng này làm gì?
Tăng hỏi: Thế nào là Niết-bàn? Sư nói: Lúc ông chưa mở miệng gọi là gì?
Sư hỏi tăng: Từ đâu tới? Tăng đáp: Từ Hồ Nam đến. Sư hỏi: Nước Hồ Động Đình đầy chưa? Tăng đáp: Chưa. Sư nói: Mưa biết bao lâu rồi mà sao nước hồ chưa đầy vậy cà? Tăng không lời đối đáp.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 745
Mất năm 828
Người Sơn Tây (Trung Quốc) |
13233 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90an%20H%C3%A0%20Thi%C3%AAn%20Nhi%C3%AAn | Đan Hà Thiên Nhiên | Thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên (zh.dānxiá tiānrán 丹霞天然, ja. tanka tennen), 739-824, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên và Mã Tổ Đạo Nhất , có đệ tử nối pháp là Thiền sư Thuý Vi Vô Học. Sư là nhân vật chính trong Công án 76 của tập Bích nham lục.
Cơ duyên
Như Thiền sư Viên Ngộ Phật Quả thuật lại trong Bích nham lục, sư trước học Nho đi vào Trường An ứng thi làm quan. Lúc sư nghỉ tại một quán trọ nọ, nằm mộng thấy hào quang màu trắng khắp phòng. Người đoán mộng giải thích cho sư biết: ‘Đó là điềm lành ngộ giải lý không’ Trên đường đi sư gặp một thiền khách, ông ta hỏi:
Nhân giả đi đâu?"
Sư đáp: "Đi thi làm quan."
Ông khách lại nói: "Thi làm quan đâu có bằng thi làm Phật."
Sư hỏi: "Thi làm Phật phải đến chỗ nào?"
Ông khách đáp: "Hiện nay ở Giang Tây có Mã Đại sư ra đời, là trường thi làm Phật, nhân giả nên đến đó."
Thế là vị Nho sinh niên thiếu không đi Trường An ứng thí nữa mà lại đến Giang Tây tham Thiền.
Đến Giang Tây, vừa thấy Mã đại sư, sư liền lấy tay nhấc chiếc khăn đội đầu lên. Đạo Nhất nhìn kỹ sư hồi lâu nói: Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên là thầy của ông.
Sư tìm đến Nam Nhạc, nói rõ cùng Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên ý muốn của mình khi đến đây, Thạch Đầu nói: Cho vào trong chúng. Sư thi lễ cảm tạ, lui vào phòng các hành giả nghỉ ngơi. Từ đó theo đại chúng làm các công việc tạp được 3 năm.
Một hôm Thạch Đầu bảo chúng: "Ngày mai cắt cỏ ở dưới điện Phật." Sáng hôm sau, đại chúng mỗi người cầm liềm cầm cuốc đến trước chùa làm cỏ. Chỉ riêng sư lấy thau múc nước gội đầu, đến quỳ gối trước Hoà thượng. Thạch Đầu thấy thế cười liền cạo tóc cho Sư. Cạo xong Thạch Đầu lại vì sư nói Giới (sa. śīla), sư không nghe, bịt tai ra đi.
Trở lại Giang Tây yết kiến Mã Đại sư, chưa lễ ra mắt, sư đi thẳng vào tăng đường trèo lên cổ tượng Văn-thù-sư-lợi ngồi. Đại chúng kinh ngạc chạy báo cho Mã Tổ hay. Tổ đích thân vào tăng đường trông thấy bèn nói:
"Con ta, Thiên Nhiên!"
Sư bèn bước xuống lễ bái, thưa: "Cảm tạ thầy ban cho pháp hiệu."
Mã Tổ hỏi: "Từ đâu đến?"
Sư thưa: "Từ Thạch Đầu đến."
Tổ hỏi: "Đường Thạch Đầu trơn, ngươi có té chăng?"
Sư đáp: "Nếu có trượt té thì chẳng đến đây."
Hoằng pháp
Sau đó, sư quảy Thiền trượng vân du bốn phương (để tham Thiền hỏi đạo, tìm thầy, kiếm bạn). Trước tiên, sư trụ tại đỉnh Hoa Đính núi Thiên Thai 3 năm, tiếp đó đến Dư Hàng(Hàng Châu) tham lễ Thiền sư Kính Sơn Quốc Nhất.
Trong khoảng niên hiệu Đường Nguyên Hòa (806 - 821), sư đến Hương Sơn Long Môn ở Lạc Dương, cùng Hòa thượng Phục Ngưu kết thành bạn không bao giờ nghịch ý.
Một hôm, sư đến chùa Huệ Lâm, gặp lúc trời lạnh, sư bèn lấy tượng Phật gỗ đốt để sưởi, viện chủ trông thấy quở:
"Sao đốt tượng Phật của tôi?"
Sư lấy gậy bới tro nói: "Tôi đốt tìm xá lợi."
Viên chủ bảo: "Phật gỗ làm gì có xá lợi?"
Sư nói: "Đã không có xá lợi thì thỉnh thêm hai vị nữa đốt."
Viện chủ nghe câu này tất cả kiến chấp đều tan vỡ.
Năm thứ ba đời Đương Nguyên Hòa (805), sư nằm ngang trên cầu Thiên Tân, chính gặp lúc quan Thái thú Trịnh công ra ngoài tuần tra. Lính lại mở đường la quát mà sư cũng không trỏ dậy, liền trách mắng: Sao lại ngăn cản đường của lưu thú? Sư chậm rãi đáp: Tăng vô sự đây. Trịnh công cảm thấy kỳ lạ, bèn sai thuộc hạ cho cúng dành cho sư một cuộn vải trắng, hai bộ y phục và gạo cùng mì.
Từ đó mà một dãy Lạc Dương đều qui kính nơi sư Mùa xuân năm thứ 15 niên hiệu Đường Nguyên Hòa (820), sư báo cùng môn nhân rằng: Ta muốn kiếm một nơi suối rừng để làm đạo tràng chung lão.
Lúc đó, môn nhân Lịnh Tề Tĩnh vừa mới chọn được núi Đan Hà ở Nam Dương (nay là Hà Nam) bèn cất am thỉnh sư đến ở. Trong 3 năm, số người đến dó tham Thiền có hơn ba trăm, từ ngôi am nhỏ đã biến thành đại Thiền uyển.
Ngày 23 tháng 6 năm Trường Khánh thứ tư, sư nói với môn nhân rằng: Chuẩn bị nước tắm, ta muốn đi ! Rồi đội nón ,cầm gậy, xỏ giày. Sư đeo giày một chân chưa chạm đất là viên tịch, thọ 86 tuổi. Môn nhân đẽo đá dựng tháp, vua sắc thụy là Trí Thông Thiền Sư, tháp hiệu Diệu Giác.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo |
13234 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Ho%C3%A0ng%20%C4%90%E1%BA%A1o%20Ng%E1%BB%99 | Thiên Hoàng Đạo Ngộ | Thiền sư Thiên Hoàng Đạo Ngộ (zh. tiānhuáng dàowù 天皇道悟, ja. tennō dōgo), 738/748-807, là Thiền sư Trung Quốc sống vào đời Đường. Sư thuộc dòng pháp Thanh Nguyên Hành Tư, đắc pháp nơi Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên. Đệ tử nối pháp của sư là Thiền sư Long Đàm Sùng Tín.
Cơ duyên
Sư qưê ở Đông Dương, Vụ Châu, họ Trương. Sư thuở bé thông tuệ, lớn lên thần tuấn. Năm 14 tuổi, sư khẩn cầu xuất gia nhưng cha mẹ không cho. Sư bèn tỏ chí, thề hướng Phật, giảm ăn bớt uống, mỗi ngày chỉ dùng một buổi, đói đến hình dung tiều tụy, thể chất yếu ớt. Cha mẹ bất đắc dĩ phải chịu theo lời thỉnh cầu của sư.
Sư đến nương đại đức Minh Châu xuống tóc xuất gia. Năm 25 tuổi, sư thọ giới cụ túc tại chùa Trúc Lâm ở Hàng Châu, tinh tu phạm hạnh, thanh tịnh thân tâm phấn đấu dũng mãnh. Sư có lúc vào đêm tối âm u, gió mưa mù mịt, ngồi yên tại mồ lạnh chốn gò hoang, mà trong lòng chẳng có chút cảm giác hoảng hốt, kinh sợ.
Ngày kia, sư vân du Dư Hàng (nay là Hàng Châu), trước hết tham yết Thiền sư Kính Sơn Quốc Nhất, nhận được tâm ấn, chuyên cần thị giả 5 năm.
Khoảng niên hiệu Đường Đại Lịch (766 - 780) sư đến Chung Lăng (nay là Giang Tây) tham vấn Mã đại sư, được điểm hóa, nên đạo pháp càng thêm tinh tấn, rồi lưu lại nơi này trải hai mùa kiết hạ an cư.
.Sau sư đến yết kiến Thạch Đầu, hỏi: "Lìa định, huệ, Hoà thượng lấy gì dạy người?" Thạch Đầu đáp: "Ta trong ấy không tôi tớ, lìa cái gì?" Sư hỏi: "Làm sao rõ được?" Thạch Đầu hỏi lại: "Ông bắt được hư không chăng?" Sư đáp: "Thế ấy ắt chẳng từ ngày nay đi." Thạch Đầu bảo: "Chưa biết ông bao giờ từ bên kia đến?" Sư thưa: "Đạo Ngộ chẳng phải từ bên kia đến." Thạch Đầu: "Ta đã biết chỗ ông đến." Sư hỏi: "Sao thầy lại lấy tang vật vu khống người?" Thạch Đầu đáp: "Thân ông hiện tại." Sư hỏi lại: "Tuy nhiên như thế, rốt ráo vì người sau thế nào?" Thạch Đầu hỏi vặn lại: "Ông hãy nói, ai là người sau?"
Sư nhân câu hỏi này triệt ngộ, mọi thắc mắc nghi ngờ đều tan biến. Sư được Mã Tổ và Thạch Đầu là hai vị Thiền sư kiệt xuất rèn luyện, nên đối với tông chỉ của Thiền tông chổ ngộ rất sâu, nhưng sư thường ẩn giấu tung tích.
Hoằng pháp
Sau đó, sư trụ tại núi Sài Tử, Đương Dương, Kinh Châu, tăng ni khắp nơi đua nhau đến tham vấn đông đúc. Lúc ấy, thượng thủ của chùa Sùng Tuệ đem sự long thịnh tại hội của sư bẩm báo lên liên soái Vu công, Vu Công bèn mời sư đến quận, ở mé Tây quận thành có chùa Thiên Hoàng, chùa này nguyên là già lam danh tiếng thời xưa, bị một trận hỏa hoạn dữ dội nên biến thành hoang phế. Lúc đó tăng chủ tự là Linh Giám mưu tính việc tu phục chùa, mơ ước trùng hiện lại cảnh tượng tráng quang ngày xưa.
Linh Giám nói: Như quả thỉnh được Thiền sư Đạo Ngộ đến làm trụ trì chùa này thì thật là phúc ấm cho chúng tôi. Đó rồi thừa lúc đêm khuya thanh vắng, Linh Giám lén đến chỗ ở của sư, khổ công năn nỉ, cuối cùng đem kiệu đến đón, sư bèn trụ trì và giáo hóa tại chùa Thiên Hoàng.
Có tể tướng Bùi Hưu thường cung kính đến chùa hỏi pháp. Sư đối tiếp người không phân biệt sang hèn cao thấp, chỉ chú trọng chí hướng cầu đạo. Do đó, Bùi Hưu đối với sư càng thêm kính trọng, ái mộ. Từ đó, Thiền pháp của được Thạch Đầu hưng thịnh tại nơi này.
Năm Đinh Hợi đời Nguyên Hòa (807) tháng 4, sư bệnh nặng, gọi đệ tử đến từ biệt trước. Cuối tháng đó, mọi người đều đến thăm hỏi về bệnh tình. Sư bỗng gọi điển tọa. Điển tọa bước đến gần, sư hỏi: Lãnh hội không? Điển tọa đáp: Không lãnh hội.
Sư cầm chiếc gối ném xuống đất rồi viên tịch, hưởng thọ 60 tuổi, hạ lạp 35 năm. Ngày mùng 5 tháng 8 năm ấy, dựng tháp tại phía Đông quận thành.
Pháp ngữ
Có vị tăng hỏi: "Thế nào là nói huyền diệu?" Sư bảo: "Chớ bảo ta hiểu nhiều Phật pháp." Tăng thưa: "Nỡ để học nhân nghi mãi sao?" Sư hỏi lại: "Sao chẳng hỏi Lão tăng?" Tăng đáp: "Tức nay hỏi rồi." Sư quát: "Đi! Chẳng phải chỗ ông nương tựa."
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Đại sư Phật giáo |
13235 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Long%20%C4%90%C3%A0m%20S%C3%B9ng%20T%C3%ADn | Long Đàm Sùng Tín | Long Đàm Sùng Tín (zh. lóngtán chóngxìn 龍潭崇信, ja. ryūta sōshin), thế kỷ 8/9, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Thiền sư Thiên Hoàng Đạo Ngộ. Môn đệ lừng danh của sư là Thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám.
Cơ duyên
Sư con nhà bán bánh, quê ở Chữ Cung(Chiết Giang), không biết sư họ tên gì, từ nhỏ sư rất kỳ lạ.
Trước kia, Thiền sư Đạo Ngộ được Linh Giám lén thỉnh tới trụ trì chùa Thiên Hoàng mà không ai biết. Nhà của sư tọa lạc trên con hẻm dẫn tới chùa, mỗi ngày sư đều đem 10 chiếc bánh cúng dường Đạo Ngô.
Mỗi lần nhận bánh, Đạo Ngộ lại để lại một cái cho Sư, nói: "Ta cho ngươi để ân huệ cho con cháu." và cứ thế một thời gian. Sư thấy lạ nghĩ "Bánh là do mình mang tới, sao lại nói là tặng mình? Điều này chắc có chỉ ý gì đây", bèn tới hỏi thì được trả lời: "Bánh của ngươi đem đến, ta cho lại ngươi có lỗi gì?" Sư nghe hiểu diệu ý liền xin xuất gia. Đạo Ngộ nói: "Ông trước đây tích sùng phước thiện, nay lại tín nhiệm lời ta, vậy cho pháp danh là Sùng Tín". Từ đó sư chuyên cần thị giả bên thầy.
Một hôm sư thưa: "Từ ngày con đến đây chưa được thầy chỉ dạy tâm yếu." Đạo Ngộ đáp: "Từ ngày ngươi đến đây, ta chưa từng chẳng dạy ngươi." sư hỏi lại: "Chỉ dạy ở chỗ nào?" Đạo Ngộ bảo: "Ngươi dâng trà, ta vì ngươi mà tiếp. Ngươi xá lui, ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?" sư nghe đây hội được đôi chút, lại hỏi thêm: "Làm sao gìn giữ?" Đạo Ngô bảo: "Mặc tính tiêu dao, tuỳ duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm, chẳng có thánh giải khác." Sư nhân câu này triệt ngộ.
Sau sư đến trụ tại Long Đàm, cử xướng tông phong thịnh hành.
Pháp ngữ
Có ông tăng hỏi: "Hạt châu trên búi tóc vua Chuyển Luân ai được?" Sư đáp: " Người chẳng ngắm nghía được". Tăng hỏi: "Được rồi để ở đâu?" Sư nói: "Có chỗ". Tăng nói:" Có nơi nào thử nói ra xem".
Có một vị ni đến hỏi: "Làm sao tu để thành Tăng?" Sư không đáp, hỏi: "Làm ni đã bao lâu?" Ni hỏi nữa: "Lại có khi làm tăng chăng?" Sư bảo: "Hiện nay ngươi là gì?" Ni đáp: "Hiện nay là ni ai chẳng biết!". Sư đáp: "Ai biết ngươi?"
Không biết sư mất năm nào.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Người Chiết Giang |
13236 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c%20S%C6%A1n%20Tuy%C3%AAn%20Gi%C3%A1m | Đức Sơn Tuyên Giám | Đức Sơn Tuyên Giám (zh. déshān xuānjiàn 德山宣鑒, ja. tokusan senkan), 782-865, là Thiền sư Trung Quốc, một trong những Thiền sư lỗi lạc nhất đời Đường. Sư có 9 môn đệ được ấn khả, trong đó hai vị Nham Đầu Toàn Hoát và Tuyết Phong Nghĩa Tồn đứng hàng đầu. Sư nối pháp Long Đàm Sùng Tín thuộc dòng Thanh Nguyên Hành Tư và Thạch Đầu Hi Thiên. Nhân duyên ngộ đạo của sư là một trong những câu chuyện thường được nhắc lại nhất trong giới Thiền. sư nổi danh về việc sử dụng cây gậy để giáo hoá (đập) thiền sinh, từ đó mà sinh ra danh từ Bổng hát, chỉ cây gậy (bổng) ngang dọc của sư và tiếng hét (Hát) vọng vang của Lâm Tế Nghĩa Huyền.
Những lời dạy của sư rất lạ lùng, khó hiểu, chỉ có bậc thượng căn mới có thể hội đôi phần. Những câu nói của Sư, nghe phớt qua người thường có thể gọi là "mắng Phật mạ Tổ" nhưng nếu thấu hiểu thì cao siêu vô cùng. Sư không muốn đi quanh co, rườm rà mà nhiệt tình hướng dẫn môn đệ mau chóng ngộ được chân lý Bất nhị, nơi mọi ngôn từ trở thành vô dụng. Cũng từ tâm hồn cao siêu nhiệt tình của sư mà xuất phát từ dòng Thiền này một Tuyết Phong Nghĩa Tồn, một Vân Môn Văn Yển, một Pháp Nhãn Văn Ích và vô số những ngôi sao sáng trong Thiền tông sau này.
Cơ duyên
Sư họ Chu, quê ở Kiến Nam, Giản Châu, xuất gia lúc 20 tuổi. Sư thông Luật tạng và các bộ kinh, luận. Vì thường giảng Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh nên thời nhân gọi sư là Chu Kim Cương. Nghe Nam phương Thiền tông thịnh hành sư bất bình nói:
"Kẻ xuất gia muôn kiếp học uy nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật. Những kẻ ma ở phương Nam dám nói ‘Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật.’ Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết đống ma quái để đền ân Phật."
Sư bèn khăn gói lên đường, mang theo bộ Thanh Long sớ sao tới Lễ Châu. Trên đường, sư gặp một người đàn bà bán bánh rán, bảo bà lấy ít bánh ăn điểm tâm. Bà chỉ gánh của sư hỏi:
"Gói này là gì."
Sư trả lời: "Thanh Long sớ sao."
Bà nói: "Tôi có một câu hỏi, nếu thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp không được, mời thầy đi nơi khác."
Sư ưng ý, bà liền hỏi: "Trong kinh Kim cương có nói ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc.’ Vậy Thầy muốn điểm tâm nào?"
Sư lặng thinh, không đáp được. Người đàn bà liền chỉ sư đến tham vấn Thiền sư Long Đàm Sùng Tín.
Vừa tới cửa Long Đàm, sư liền nói:
"Nghe danh Long Đàm đã lâu, nay đến đây, đầm (đàm 潭) cũng chẳng thấy, rồng (long 龍) cũng chẳng hiện."
Long Đàm bước ra, nói: "Ngươi đã tới Long Đàm rồi."
Sư không đáp được, liền dừng lại đây. Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:
"Đêm khuya sao chẳng xuống?"
Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: "Bên ngoài tối đen." Long Đàm thắp đèn đưa Sư. Sư toan tiếp lấy, Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái. Long Đàm hỏi:
"Ngươi thấy gì?"
Sư thưa: "Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ."
Hôm sau Long Đàm thượng đường bảo chúng: "Trong chúng đây có một gã răng như kiếm bén, miệng tợ chậu máu, đánh một gậy chẳng ngó lại, khi khác y lên ngọn núi cao vút dựng lập đạo của ta."
Sư đem bộ sớ sao ra chất đống nổi lửa đốt và nói: "Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu trong đời như một giọt nước rơi vào hồ lớn." Sư lễ từ Long Đàm du phương.
Hành cước & Pháp ngữ
Đến Quy Sơn Linh Hựu, sư vào pháp đường từ phía Tây đi qua phía Đông, lại từ Đông sang Tây, hỏi:
"Có chăng? Có chăng?" Quy Sơn ngồi lặng im không ngó tới.
Sư nói: "Không, không".
Liền đi thẳng ra cửa tự nói: "Tuy nhiên như thế cũng chẳng đặng thô xuất." Sư bèn đầy đủ uy nghi đi trở vào. Vừa bước qua cửa, sư đưa toạ cụ lên gọi:
"Hoà thượng!" Quy Sơn toan nắm Phất tử, Sư liền hét, phủi áo ra đi.
Quy Sơn sau nói: "Gã ấy về sau lên tận ngọn núi cao, cất am cỏ ở, để rồi quở Phật mắng Tổ."
Sư dạy chúng:
"Nơi mình vô sự thì chớ vọng cầu, vọng cầu mà được thì chẳng phải được. Các ông chỉ vô sự nơi tâm, vô tâm nơi sự thì hư mà linh, không mà diệu. Nếu có nói gốc ngọn chừng đầu mảy lông đều là tự dối. Còn có mảy may nghĩ nhớ là nghiệp nhân tam đồ. Bất chợt sinh tình (vọng khởi) là muôn kiếp bị khóa kín. Danh thánh hiệu phàm trọn là tiếng rỗng, tướng đặc biệt hình xấu xa đều là sắc huyễn. Các ông muốn cầu đó mà không bị luỵ sao? Và các ông chán đó, lại thành bệnh lớn. Cả hai đều vô ích…
Nhân giả! nói tu hành như thế, các ông đâu chẳng nghe nói Lão Hồ (ông già Ấn Độ, chỉ Phật) trải ba a-tăng-kì kiếp tu hành mà nay còn đâu? Sau 80 năm chết mất, cùng các ông có khác gì?…
Các ông chớ cuồng! Khuyên các ông không gì hơn thôi hết đi, vô sự đi. Tâm vừa khởi một niệm tức là quyến thuộc nhà ma, là kẻ tục phá giới."
Sư lâm bệnh, tăng hỏi:
"Lại có cái chẳng bệnh chăng?"
Sư đáp: "Có." Tăng hỏi: "Thế nào là cái chẳng bệnh?"
Sư bảo: "Ôi da! Ôi da!"
Sư lại bảo chúng: "Chụp không tìm tiếng luống nhọc tâm thần các ngươi. Mộng tỉnh, tỉnh rồi trọn không có việc gì."
Nói xong sư ngồi yên lặng viên tịch, nhằm đời Đường, niên hiệu Hàm Thông năm thứ sáu, ngày mùng ba tháng 12 năm Ất Dậu. Vua sắc phong Kiến Tính Đại sư.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 780
Mất năm 865
Đại sư Phật giáo |
13237 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nham%20%C4%90%E1%BA%A7u%20To%C3%A0n%20Ho%C3%A1t | Nham Đầu Toàn Hoát | Nham Đầu Toàn Hoát (zh. yántóu quánhuò 巖頭全豁, ja. gantō zenkatsu), 828-887, là
Thiền sư Trung Quốc, môn đệ xuất sắc của Đức Sơn Tuyên Giám. Thiền sư Thuỵ Nham Sư Ngạn là người nối pháp của Sư.
Cơ duyên
Sư họ Kha, quê ở Tuyền Châu, xuất gia lúc còn nhỏ tuổi. Sau đó sư du lịch bốn phương, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn và Khâm Sơn Văn Thuý (Sư và Tuyết Phong trở thành hai môn đệ hàng đầu của Đức Sơn, Khâm Sơn sau đến Động Sơn Lương Giới thụ pháp). Nơi Đức Sơn, sư ngộ yếu chỉ thiền. Cùng với Tuyết Phong, sư đến từ giã Đức Sơn, Đức Sơn hỏi:
"Đi về đâu?"
Sư thưa: "Tạm từ Hoà thượng hạ sơn."
Đức Sơn hỏi: "Con về sau làm gì?"
Sư thưa: "Chẳng quên"
Đức Sơn lại hỏi: "Con nương vào đâu nói lời này?"
Sư thưa: "Đâu chẳng nghe: ‘Trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy, kém thầy nửa đức.’"
Đức Sơn bảo: "Đúng thế! Đúng thế! Phải khéo hộ trì."
Sau khi rời Đức Sơn, sư đến núi Ngọa Long Động Đình cất am. Học giả đến học tấp nập.
Pháp ngữ
Có một vị tăng mới đến, sư hỏi:
"Từ đâu đến?"
Tăng thưa: "Từ Tây Kinh đến."
Sư hỏi: "Sau trận giặc Hoàng Sào lại lượm được kiếm chăng?"
Tăng thưa: "Lượm được."
Sư đưa cổ ra làm thế nhận chặt, tăng nói: "Đầu thầy rơi." Sư cười to.
Sư dạy chúng:
"Phàm việc trong đại tổng cương tông phải biết cú. Nếu chẳng biết cú khó hội được câu nói. Cái gì là cú? Khi trăm việc chẳng suy nghĩ, gọi là chính cú, cũng gọi là ở trên đỉnh, là được trụ, là rõ ràng, là tỉnh tỉnh, là chắc thật, là khi Phật chưa sinh, là đắc địa… Phá tất cả thị phi sẽ được tự do tự tại với những gì còn đối đãi. Nếu nhìn chẳng thấu liền bị người đâm đui mắt…"
Sau này có người hỏi Phật, hỏi pháp, đạo, thiền, sư đều "Hư!" lên một tiếng. Sư thường bảo chúng: "Khi lão già này đi sẽ rống lên một tiếng."
Đời Đường, niên hiệu Quang Khải, giặc cướp lộng hành, chúng tăng đều lánh đi nơi khác. Sư vẫn an nhiên ở lại. Giặc cướp đến, thấy không có gì lấy được, tức giận đâm vào tim sư. Từ vết đâm, một dòng sữa trắng tuôn ra. Sư vẫn không đổi thần sắc, chỉ rống lên một tiếng xa mười dặm rồi tịch. Tiếng rống của sư nổi danh trong lịch sử của thiền tông, và đã gây thắc mắc cho nhiều thiền sinh đời sau (xem Bạch Ẩn Huệ Hạc).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 828
Mất năm 887
Người Phúc Kiến |
13238 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20th%E1%BB%A9c | Vô thức | Tâm trí vô thức (hoặc vô thức) bao gồm các quá trình trong tâm trí xảy ra tự động và không có sẵn để hướng nội và bao gồm các quá trình suy nghĩ, ký ức, sở thích và động lực.
Mặc dù các quá trình này tồn tại tốt dưới bề mặt nhận thức có ý thức, chúng được lý thuyết hóa để tác động đến hành vi. Thuật ngữ này được nhà triết học lãng mạn người Đức Friedrich Schelling đưa ra và sau đó được nhà thơ và nhà viết tiểu luận Samuel Taylor Coleridge giới thiệu sang tiếng Anh.
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các hiện tượng vô thức bao gồm cảm giác bị kìm nén, kỹ năng tự động, nhận thức tâm linh và phản ứng tự động, và cũng có thể là phức cảm, ám ảnh và ham muốn.
Khái niệm này đã được nhà thần kinh học và nhà phân tâm học người Áo Sigmund Freud phổ biến. Trong lý thuyết phân tâm học, các quá trình vô thức được hiểu là được thể hiện trực tiếp trong giấc mơ, cũng như trong lỡ mồm và những câu chuyện cười.
Do đó, tâm trí vô thức có thể được coi là nguồn gốc của những giấc mơ và những suy nghĩ tự động (những thứ xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng nào), kho lưu trữ của những ký ức bị lãng quên (đôi khi vẫn có thể tiếp cận được với ý thức) và là nơi hiểu biết ngầm (những điều mà chúng ta đã học tốt đến mức chúng ta làm chúng mà không cần suy nghĩ).
Người ta đã tranh luận rằng ý thức bị ảnh hưởng bởi các phần khác của tâm trí. Chúng bao gồm vô thức như một thói quen cá nhân, không nhận thức và trực giác. Hiện tượng liên quan đến bán ý thức bao gồm thức tỉnh, trí nhớ ngầm, thông điệp thăng hoa, trance, và thôi miên. Trong khi ngủ, mộng du, mơ, mê sảng và hôn mê có thể báo hiệu sự hiện diện của các quá trình vô thức, các quá trình này được xem như là triệu chứng chứ không phải là chính tâm trí vô thức.
Một số nhà phê bình đã nghi ngờ sự tồn tại của vô thức.
Tham khảo
Tâm lý học phân tích
Thuật ngữ phân tâm học
Thôi miên
Quá trình tâm lý
Tâm lý học thần kinh
Hệ thần kinh trung ương
Tâm lý học Freud |
13239 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFt%20Phong%20Ngh%C4%A9a%20T%E1%BB%93n | Tuyết Phong Nghĩa Tồn | Tuyết Phong Nghĩa Tồn (zh. xuéfēng yìcún 雪峰義存, ja. seppō gison), 822-908, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Đức Sơn Tuyên Giám. Từ dòng thiền của sư xuất sinh ra hai tông lớn của Thiền tông, đó là Vân Môn tông và Pháp Nhãn tông. Sư ấn khả cho 56 môn đệ, trong đó các vị Vân Môn Văn Yển, Huyền Sa Sư Bị và Trường Khánh Huệ Lăng là ba vị danh tiếng nhất.
Cơ duyên
Sư sinh trong một gia đình mộ đạo. Thuở nhỏ sư không ăn thịt cá, muốn xuất gia nhưng cha mẹ không cho. Năm 12 tuổi, sư theo cha đến chùa. Gặp một Luật sư, sư làm lễ nói "Thầy con" và sau đó xin ở lại học luôn. Sau khi thụ giới cụ túc tại chùa Bảo Sát, U Khê, sư tham học với nhiều Thiền sư. Ban đầu sư đến Thiền sư Lương Giới ở Động Sơn làm Điển toạ, tại đây có tỉnh, sau đến Đức Sơn được thầm nhận.
Mặc dù chưa triệt ngộ, sư cùng Thiền sư Nham Đầu Toàn Hoát từ giã Đức Sơn đi du phương. Nham Đầu ngày ngày chỉ lo ngủ, sư chỉ chăm tọa thiền. Một hôm sư đánh thức Nham Đầu:
"Sư huynh! sư huynh! hãy dậy!"
Nham Đầu hỏi: "Cái gì?"
Sư nói: "Đời nay chẳng giải quyết xong, lão Văn Thuý (tức là Thiền sư Khâm Sơn) đi Hành cước đến chỗ nơi, sẽ bị y chê cười. Từ hôm đến nay sao cứ lo ngủ!"
Nham Đầu nạt: "Ngủ đi! Mỗi ngày ngồi trên giường giống như thổ địa trong thôn xóm hẻo lánh, sau này làm mê hoặc người trong thiên hạ"
Sư tự chỉ hông ngực thưa: "Tôi trong ấy thật chưa ổn, chẳng dám tự dối"
Nham Đầu bảo: "Ta bảo Huynh ngày kia sẽ nhằm trên đỉnh chót vót cất am tranh xiển dương đại giáo, vẫn còn nói câu ấy?"
Nham Đầu bảo sư nói sở đắc, được thì chứng minh, không được thì phá bỏ. Sư trình sở đắc nơi Động Sơn (Lương Giới) và Đức Sơn, Nham Đầu đều gạt bỏ, hét bảo:
"Huynh chẳng nghe nói, từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà!"
Sư bèn hỏi: "Về sau thế nào là phải?"
Nham Đầu nói: "Về sau muốn xiển dương đại giáo, mỗi mỗi phải từ hông ngực mình ra, sau này cùng ta che trời che đất đi."
Nhân câu này sư đại ngộ, lễ bái và nói:
"Sư huynh, ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn."
Sau sư đến núi Tuyết Phong dựng một am nhỏ ngụ tại đây. Không bao lâu thiền giả mọi nơi đến tham vấn và nơi này trở thành một thiền viện với 1500 người tham thiền. Môn đệ của sư nổi danh về kỉ luật, trật tự nề nếp tu hành và rất nhiều người ngộ đạo tại đây.
Đời Lương, niên hiệu Thái Bình (908) ngày mùng hai tháng năm, sư để kệ truyền pháp xong nửa đêm nhập diệt, thọ 87 tuổi, 59 tuổi hạ.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 822
Mất năm 908
Đại sư Phật giáo |
13240 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n%20Nham%20%C4%90%C3%A0m%20Th%E1%BB%8Bnh | Vân Nham Đàm Thịnh | Vân Nham Đàm Thịnh (zh. yúnyán tánshèng 雲巖曇晟, ja. ungan donjō), 781-841, là Thiền sư Trung Quốc, đắc pháp nơi thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm. Thiền sư Động Sơn Lương Giới là môn đệ giỏi nhất của Sư, người khai sáng tông Tào Động.
Cơ duyên
Sư họ Vương, người Chung Lăng, Kiến Xương. Từ thuở thiếu niên sư đã xuất gia ở Thạch Môn.
Sư đến tham học nơi Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải, tuy chưa ngộ huyền chỉ, nhưng vẫn thị giả bên Hoải Hải 20 năm.
Sau khi Bách Trượng thị tịch, sư đến tham yết Dược Sơn, ngay lời nói là khế hợp. Dược Sơn hỏi:
"Từ đâu đến?"
Sư thưa: "Từ Bách Trượng đến"
Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"
Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"
Dược Sơn bảo: "Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"
Sư không đáp được. Dược Sơn hỏi tiếp: "Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".
Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử."
Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"
Sư thưa: "Hai mươi năm". Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."
Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"
Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"
Dược Sơn bảo: "Sao chẳng sớm nói như thế! Ngày nay do ngươi mà ta được thấy Hải huynh."
Sư nghe câu này triệt ngộ.
Ngày 26 tháng 10 năm đầu niên hiệu Hội Xương đời Đường, sư có chút bệnh, tắm gội xong gọi Tri sự vào bảo: "Sắm sửa trai, ngày mai có Thượng toạ đi". Tối hôm 27, sư viên tịch, thọ 60 tuổi. Chúng đệ tử làm lễ trà-tỳ thu được hơn 1.000 viên xá lợi rồi cung thỉnh đem nhập tháp đá. Vua sắc thụy là Vô Trụ Đại Sư, tháp hiệu Tịnh Thắng.
Pháp ngữ
Sư hỏi tăng: "Từ đâu lại?" Tăng đáp: "Từ chỗ nói chuyện với đá lại". Sư hỏi: "Đá có gật đầu không vậy?". Tăng không lời đối đáp, sư nói: "Lúc chưa hỏi là đã gật đầu".
Sư hỏi ni cô (Nguyên văn ‘ni chúng’, không có nghĩa là chúng ni cô mà chỉ là một người trong ni chúng): "Cha cô còn sống không?" Ni đáp: "Thưa còn". Sư hỏi: "Tuổi tác bao nhiêu?" Ni đáp: "Tuổi đã 80". Sư nói: "Cô còn một người cha tuổi không phải 80, có biết không?" Ni cô nói: "Há cũng giống như cha con đến chăng?" Sư đáp: "Dạng như cha cô đến cũng chỉ là hàng con cháu thôi". Động Sơn về sau nghe được nói: "Dù cho không phải dạng ấy đến cũng là hàng con cháu".
Tăng hỏi: "Một niệm vừa dấy lên là đã rơi vào ma giới thì thế nào?". Sư nói: "Ông nhân cái gì mà từ Phật giới đến?". Tăng không lời đối đáp. Sư hỏi: "Lãnh hội không?". Tăng đáp: "Không lãnh hội". Sư nói: "Đừng nói thể thủ không được, dù cho thể thủ được đi nữa, cũng chỉ là bên phải, bên trái".
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 780
Mất năm 841 |
13241 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20Ng%C3%B4%20Vi%C3%AAn%20Tr%C3%AD | Đạo Ngô Viên Trí | Đạo Ngô Viên Trí (zh. dàowú yuánzhi 道吾圓智, ja. dōgo enchi), 768/69-835, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm, bạn đồng học với Thuyền Tử Đức Thành và Vân Nham Đàm Thạnh. Môn đệ xuất sắc của sư là Thạch Sương Khánh Chư. Tắc 55. và 89 trong Bích nham lục nhắc đến Sư.
Cơ duyên
Sư họ Trương, quê ở Hải Hôn, Dự Chương. Lúc nhỏ, sư theo Hoà thượng Bàn xuất gia. Sau sư đến tham vấn Dược Sơn và được ấn khả.
Một hôm Dược Sơn hỏi Sư:
"Ngươi đi đâu về?"
Sư thưa: "Đi dạo núi về."
Dược Sơn bảo: "Chẳng rời thất này, đem gì về, nói mau!"
Sư thưa: "Trên núi chim con đầu tựa tuyết, đáy khe cá lội lo chẳng cùng."
Vân Nham Đàm Thạnh hỏi:
"Bồ Tát Đại Bi (Quán Thế Âm) dùng tay mắt nhiều lắm để làm gì?"
Sư nói: "Như người giữa đêm với tay lại sau mò chiếc gối."
Vân Nham nói: "Tôi hiểu."
Sư hỏi: "Ông hiểu thế nào?"
Vân Nham: "Toàn thân là tay mắt."
Sư nói: "Nói đến tột cùng chỉ nói được tám phần."
Vân Nham hỏi lại: "Sư huynh thế nào?"
Sư đáp: "Khắp thân là tay mắt" (Bích nham lục, tắc 89).
Sư mắc bệnh, tăng chúng đến thăm hỏi. sư bảo: "Có nhận chẳng đến, các ngươi có biết nó chăng?" Đại chúng buồn thảm. sư bảo: "Ta sẽ đi bên Tây, lý không rời bên Đông."
Mùng mười tháng chín niên hiệu Thái Hoà năm thứ chín đời Đường, sư quy tịch. Vua sắc ban là Tu Nhất Đại sư.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc |
13242 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BB%81n%20T%E1%BB%AD%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Th%C3%A0nh | Thuyền Tử Đức Thành | Thuyền Tử Đức Thành (zh. chuánzǐ déchéng 船字德誠, ja. sensu tokujō), tk. 8-9, là Thiền sư Trung Quốc, sư đạt yếu chỉ nơi Thiền sưDược Sơn Duy Nghiễm. Sư chỉ có một người đệ tử ngộ đạo là Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội. Đời sau còn nhớ đến sư qua phong cách thị tịch kỳ lạ.
Cơ duyên & hành trạng
Sư là người nhanh nhẹn và có tấm lòng độ lượng, làm bạn tham học cùng với hai thiền sư là Đạo Ngô Viên Trí và Vân Nham Đàm Thịnh.
Sau này sư đạt được yếu chỉ nơi Thiền sư Dược Sơn Duy Nhiễm, sư cùng hai vị tiễn biệt mỗi người đến một phương, sư dặn họ: Các ông nên y cứ mỗi người một phương, kiến lập tông chỉ của Dược Sơn. Tôi bản tính mộc mạc, chỉ thích sơn thủy, vui tình tự khiển, chẳng có được gì. Sau này biết chỗ của tôi ở, nếu gặp tọa chủ nào lanh lợi, chỉ một người lại, hoặc có thể dùi mài, trao cho y sở đắc một đời, để báo ơn cho tiên sư.
Sau đó, sư đến tại bến Hoa Đình, Ngô Giang, thả một chiếc thuyền nhỏ để đưa người qua sông, người đương thời gọi là Hòa thượng Thuyền Tử (Hòa thượng Chèo Thuyền)
Thiện Hội nhân được Thiền sư Đạo Ngô mách đến yết kiến Sư. Vừa thấy đến sư liền hỏi:
"Đại đức trụ trì nơi nào?"
Thiện Hội đáp: "Chùa tức chẳng trụ, trụ tức chẳng giống."
Sư hỏi: "Chẳng giống, giống cái gì?"
Thiện Hội đáp: "Chẳng có pháp trước mắt."
Sư hỏi: "Ở đâu học được nó?"
Thiện Hội trả lời: "Chẳng phải chỗ tai mắt đến."
Sư cười bảo: "Một câu dù lĩnh hội, muôn kiếp cọc cột lừa. Thả ngàn thước tơ ý đầm sâu, lìa lưỡi câu ba tấc, nói mau! Nói mau!"
Thiện Hội vừa mở miệng bị sư đánh một chèo té xuống nước.
Vừa mới leo lên thuyền sư lại thúc: "Nói mau! Nói mau!" Thiện Hội vừa mở miệng lại bị sư đánh. Thiện Hội hoát nhiên đại ngộ.
Sư căn dặn Thiện Hội:
"Ngươi ra đi phải tìm chỗ ẩn thân mất dấu vết, chỗ mất dấu vết chớ ẩn thân. Ta ba mươi năm ở Dược Sơn chỉ sáng tỏ việc này. Nay ngươi đã được nó, sau chớ ở chỗ xóm làng thành thị, nên vào trong núi sâu bên cạnh đồng để tìm lấy trọn một cái, nửa cái còn lại không thể đoạn đứt."
Sau khi được ấn khả, Giáp Sơn từ giã ra đi mà cứ quay đầu lại nhìn mãi, sư bèn gọi: Xà-lê ! Sơn bèn quay đầu lại, sư cất mái chèo nói: Ông cho là còn có việc khác à?
Nói xong, sư lật úp thuyền xuống nước mà thị tịch.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc |
13243 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1p%20S%C6%A1n%20Thi%E1%BB%87n%20H%E1%BB%99i | Giáp Sơn Thiện Hội | Giáp Sơn Thiện Hội (zh. jiāshān shānhuì 夾山善會, ja. kassan zen`e 805-881, là Thiền sư Trung Quốc. sư đắc pháp nơi Thuyền Tử Đức Thành (Hoa Đình Thuyền Tử). Sau sư đến Giáp Sơn trụ trì, môn đệ đến học tấp nập. Môn đệ đắc pháp nổi danh của sư là Lạc Phổ Nguyên An.
Cơ duyên
Sư họ Liêu, quê ở Hiện Đình, Quảng Châu. Năm 9 tuổi, sư xuất gia tại chùa Long Nha, sau đó lại đến Giang Lăng tập học kinh luận. sư trụ trì tại Kinh Khẩu. Một hôm, có vị tăng hỏi Sư:
"Thế nào là Pháp thân?"
Sư đáp: "Pháp thân vô tướng."
Tăng hỏi tiếp: "Thế nào là Pháp nhãn?"
Sư đáp: "Pháp nhãn chẳng bệnh."
Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí đứng trong hội, nghe sư trả lời bèn cười, nói rằng sư hoằng hoá mà chưa có thầy và chỉ đến Hoa Đình Thuyền Tử (xem dưới Thuyền Tử Đức Thành). Nơi Hoa Đình, sư đại ngộ và sau trở về nơi cũ hoằng giáo. Đạo Ngô cho người đi trắc nghiệm sư với hai câu hỏi như xưa và sư trả lời y như trước. Đạo Ngô thừa nhận, bảo: "Ông ấy đã triệt ngộ."
Pháp ngữ
Sư dạy chúng:
"… Người thượng căn ngay lời nói liền rõ đạo; kẻ căn khí bậc trung, bậc hạ chạy lăng xăng như sóng bủa. Sao chẳng nằm trong sinh tử mà an định? Sẽ nhận lấy chỗ nào? Lại nghi Phật nghi Tổ thế cái sinh tử cho ông được sao? Người có trí sẽ cười ông, nghe bài kệ đây:
勞持生死法
唯向佛邊求
目前迷正理
撥火覓浮漚
Lao trì sinh tử pháp
Duy hướng Phật biên cầu
Mục tiền mê chính lý
Bát hoả mích phù âu
Nhọc gìn pháp sinh tử
Chỉ nhằm bên Phật cầu
Trước mắt lầm lý chính
Trong lửa bọt có đâu".
Tăng hỏi: "Thế nào là cảnh Giáp Sơn?" sư đáp:
猿抱子歸青嶂裏
鳥銜花落碧巖前
Viên bão tử quy thanh chướng lý
Điểu hàm hoa lạc bích nham tiền
Vượn bồng con về ngọn núi xanh,
chim ngậm hoa đậu trước đỉnh biếc.
Đời Đường, niên hiệu Trung Hoà năm đầu, ngày mùng 7 tháng 11, sư gọi Chủ sự bảo:
"Nay chất huyễn của ta khi hết liền đi, các ông khéo giữ gìn như ngày ta còn, chớ giống người đời sinh ra buồn thảm."
Đêm ấy sư tịch, thọ 77 tuổi. Vua phong là Truyền Minh Đại sư.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Người Quảng Đông |
13244 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Tuy%E1%BB%81n%20Ph%E1%BB%95%20Nguy%E1%BB%87n | Nam Tuyền Phổ Nguyện | Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. nánquán pǔyuàn 南泉普願, ja. nansen fugan), 738-835, là Thiền sư Trung Quốc, một trong những môn đệ lừng danh của Mã Tổ Đạo Nhất và là thầy của một học trò không kém uy dũng là Triệu Châu Tòng Thẩm. Ngoài Triệu Châu ra, sư còn 17 đệ tử nối pháp nhưng không ai vượt qua pháp lực của hai vị Triệu Châu và Trường Sa Cảnh Sầm. Sư được nhắc đến nhiều trong các tập công án như Bích nham lục (Công án 28, 31, 40, 63, 64) và Vô môn quan (14, 19, 27, 34).
Cơ duyên
Sư họ Vương, quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, xuất gia từ nhỏ. Trước khi đến tham vấn Mã Tổ, mong đạt được yếu chỉ "giáo ngoại biệt truyền", sư đã học kĩ giáo lý của Pháp tướng, Tam luận và Hoa Nghiêm tông. Đến Mã Tổ, sư bỗng dưng đại ngộ, "được cá quên nơm".
Một hôm, sư bưng cháo cho chúng, Mã Tổ hỏi: "Trong thùng này, thông là cái gì?" Sư đáp: "Ông già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?" Mã Tổ nghe vậy bèn thôi.
Pháp ngữ
Rời Mã Tổ, sư đến núi Nam Tuyền cất am ở ẩn, hơn 30 năm không xuống núi. Sau đó, một vị quan lên thỉnh sư xuống dạy pháp và từ đây, học giả bốn phương đua nhau đến. Những lời dạy hùng dũng, có lúc lại "ngược", mâu thuẫn với lời của những vị Thiền sư khác của sư được nhiều người trong giới thiền hâm mộ và lấy đó làm thoại đầu.
Sư thượng đường:
"Các ông, Lão tăng lúc mười tuổi đã biết kế sống, có ai biết kế sống ra trình, sẽ cùng người ấy thương lượng, người ấy mới đáng ở núi."
Sư lặng thinh giây lâu nói: "Vô sự! Trân trọng! Mỗi người đều tu hành."
Đại chúng vẫn ngồi yên, sư bảo:
"Huynh đệ người thời nay gánh Phật để trên vai mà đi, nghe Lão tăng nói ‘Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo’ bèn hội họp suy nghĩ. Lão tăng không có chỗ để các ngươi suy nghĩ. Nếu các ngươi trói hư không lấy gậy đập được, Lão tăng sẽ cho suy nghĩ."
Có vị tăng hỏi Sư: "Trong hư không có một hạt châu là sao lấy được?"
Sư bảo: "Chặt tre làm thang bắc trong hư không lấy."
Tăng hỏi: "Trong hư không làm sao bắc thang?"
Sư hỏi lại: "Ngươi nghĩ thế nào lấy?"
Sư sắp tịch, một vị tăng hỏi:
"Sau khi Hoà thượng trăm tuổi đi về chỗ nào?"
Sư bảo: "Làm con trâu dưới núi."
Tăng hỏi: "Con theo Hoà thượng được chăng?"
Sư đáp: "Nếu ngươi muốn theo ta phải ngậm theo một bó cỏ."
Niên hiệu Thái Hoà thứ tám, ngày rằm tháng hai, sư có chút bệnh bảo chúng: "Sao che đèn huyễn lâu vậy, chớ bảo ta có đi lại!" Nói xong, sư viên tịch, thọ 87 tuổi. Những lời dạy của sư được ghi lại trong Trịnh Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền sư quảng lục.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 835
Mất năm 835
Người Hà Nam (Trung Quốc) |
13245 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20Ch%C3%A2u%20Hu%E1%BB%87%20H%E1%BA%A3i | Đại Châu Huệ Hải | Đại Châu Huệ Hải (zh. 大珠慧海, ja. daishū ekai), thế kỷ 8/9, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ đắc pháp của Mã Tổ Đạo Nhất. Sư có để lại hai bộ sách quý là Đại Châu ngữ lục và Đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc |
13246 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20Mai%20Ph%C3%A1p%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng | Đại Mai Pháp Thường | Đại Mai Pháp Thường (zh:大梅法常 ,dàméi fǎcháng; 752-839), là một Thiền sư Trung Quốc, pháp tử của Mã Tổ Đạo Nhất và thầy của Hàng Châu Thiên Long.
Cơ duyên
Sư nguyên họ Trịnh, quê ở Tương Dương, xuất gia từ nhỏ, theo Thầy ở chùa Ngọc Tuyền, Kinh Châu.
Ban sơ đến tham vấn Mã Tổ. Sư hỏi Tổ: "Thế nào là Phật?"
Tổ đáp: "Tâm là Phật."
Nhân đây sư đại ngộ.
Hành trạng
Sau khi được truyền tâm ấn, sư đến núi Đại Mai kết cỏ làm am, ẩn túc trong rừng mai suốt 30 năm.
Trong hội Diêm Quan (chỗ giáo hóa của Thiền sư Tề An) có vị tăng vào núi tìm cây gậy, lạc đường đến am sư. Vị tăng hỏi: "Hòa thượng ở núi này được bao lâu?" Sư đáp: "Chỉ thấy núi xanh lại vàng bốn lần như thế." Vị tăng hỏi: "Ra núi đi đường nào?" Sư nói: "Đi theo dòng suối." Vị tăng về thuật lại cho Thiền sư Tề An nghe, Tề An nói: "Ta hồi ở chỗ Mã Tổ từng thấy một vị tăng, sau này không biết tin tức gì, có phải là vị tăng này chăng?" Tề An bèn sai vị tăng ấy đi thỉnh sư xuống núi. Sư có bài kệ:
"Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâmKỷ độ phùng xuân bất biến tâm
Tiều khách ngộ chi du bất cốDĩnh nhơn na đắc khổ truy tầm."
Tạm dịch
Cây khô gãy mục tựa rừng xanhMấy độ xuân về chẳng đổi lòng
Tiều phu trông thấy nào đoái nghĩDĩnh khách thôi thì chớ kiếm tìm.
Mã Tổ nghe sư ở núi bèn sai một vị tăng đến thăm dò. Tăng đến hỏi Sư:
"Hòa thượng gặp Mã Tổ đã được cái gì, về ở núi này?"
Sư đáp: "Mã Tổ nói với tôi: Tức tâm tức Phật, tôi bèn đến ở núi này."
Tăng lại nói: "Gần đây Mã Tổ lại nói: Phi tâm phi Phật."
Sư đáp: "Ông già mê hoặc người chưa có ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tức tâm là Phật."
Vị Tăng trở về thuật lại cho Mã Tổ. Tổ nói: "Đại chúng! Trái mai đã chín!". Từ đó nhiều vị thiền khách tìm đến tham vấn sư.
Pháp ngữ
Sư thượng đường dạy đồ đệ: "Tất cả các ngươi mỗi người tự xoay tâm lại tận nơi gốc, chớ theo ngọn của nó. Chỉ được gốc thì ngọn tự đến. Nếu muốn biết gốc cần rõ tâm mình. Tâm này nguyên là cội nguồn tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, tâm sinh thì các thứ pháp sinh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt. Tâm chẳng tựa tất cả thiện ác, mà sinh muôn pháp vốn tự như như."
Một hôm, sư chợt gọi đồ đệ đến bảo: "Đến không thể giữ, đi không thể tìm." Sư ngừng một lúc, khi nghe tiếng sóc kêu, sư lại hỏi: "Chính là vật này không phải vật khác, các ngươi phải khéo giữ gìn. Nay ta đi đây." Nói xong sư thị tịch (839), thọ 88 tuổi.
Chú thích
Tham khảoFo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.Geschichte des Zen-Buddhismus'' II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Người Hồ Bắc |
13247 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p%20Dung | Pháp Dung | Pháp Dung (zh. fǎróng 法融, ja. hōyū), 594-657, là Thiền sư Trung Quốc, người sáng lập thiền phái Ngưu Đầu. sư là môn đệ của Tứ tổ Đạo Tín.
Cơ duyên
Thuở nhỏ sư theo học Nho giáo và năm 19 tuổi đã thông kinh sử. Vì không hài lòng với những gì đạt được, sư chuyển qua tham học Phật pháp và đến núi Ngưu Đầu ở trong hang đá gần chùa U Thê, ngày đêm tu tập thiền định. Đạo hạnh của sư cảm hoá được cả thú rừng nên chúng đem hoa quả đến cúng dường. Tổ Đạo Tín nhân lúc qua đây xem khí tượng biết trên núi có bậc dị nhân, đích thân lên núi tìm sư. Sư ngồi thiền không để ý đến ai. Tổ thấy thế bèn hỏi:
"Ở đây làm gì?"
Sư đáp: "Quán tâm."
Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"
Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Đạo Tín. sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ, sư hỏi:
"Ngài vẫn còn cái đó sao?"
Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"
Sư không đáp được. Một lát sau, Tổ viết lên chỗ ngồi của sư chữ "Phật" (佛). Sư trông thấy giật mình, Tổ hỏi:
"Vẫn còn cái đó sao?"
Sư nghe không hội bèn làm lễ cầu xin chỉ dạy. Tổ bèn dạy:
"Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tấc vuông. Diệu đức như hà sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hoá, cả thảy đều ở tâm ngươi… Không có tam giới có thể ra, không có Bồ-đề có thể cầu… Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang vô ngại, mặc tín tung hoành, chẳng làm việc thiện, chẳng làm việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật."
Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?"
Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm."
Sư hỏi: "Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?"
Tổ đáp: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh, vọng tình từ đâu khởi? Vọng tình đã chẳng khởi, chân tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tuỳ tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không đổi thay."
Sư nhân đây đốn ngộ.
Sư trụ trì tại Ngưu Đầu sơn, học chúng đến rất đông. Sau có vị quan thỉnh sư đến chùa Kiến Sơ hoằng hoá. sư nhận lời cầu thỉnh đến chùa Kiến Sơ nhưng chỉ một năm sau (657), ngày 23 tháng giêng, sư viên tịch tại đây, thọ 64 tuổi, 41 tuổi hạ.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Ngưu Đầu tông |
13248 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p%20Nh%C3%A3n%20t%C3%B4ng | Pháp Nhãn tông | Pháp Nhãn tông (zh. fǎyǎn-zōng 法眼宗, ja. hōgen-shū) là một trường phái của Thiền tông Trung Quốc, được xếp vào Ngũ gia thất tông (五家七宗). Tông này bắt nguồn từ Thiền sư Huyền Sa Sư Bị, nối pháp Tuyết Phong Nghĩa Tồn và ban đầu cũng được gọi là Huyền Sa tông. Sau đó pháp tôn của thiền sư Huyền Sa Sư Bị là Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích – làm cho tông phong vang dội khắp nơi và vì thế, tông này được gọi là tông Pháp Nhãn .. Cơ sở hoằng pháp của Pháp Nhãn Tông là tại Thanh Lương Viện (清涼院), Thiền Sư Pháp Nhãn có hơn 63 đệ tử đắc đạo như Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶), Bách Trượng Đạo Hằng (百丈道恆), Quy Tông Nghĩa Nhu (歸宗義柔), Báo Ân Pháp An (報恩法安), v.v. cùng nhau hoằng pháp truyền bá tông phong chủ yếu ở tại 2 tỉnh Phúc Kiến (福建) và Triết Giang (浙江) là các cứ điểm chính của Tông này.
Bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, 30 quyển) do thiền sư Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原), biên tập là tác phẩm thâu lục rất nhiều Trước Ngữ đối với Cổ Tắc của các nhân vật trong Pháp Nhãn Tông, được xem như là một trong những đặc sắc của tông phái này
Hơn nữa, đệ tử của Thiền sư Pháp Nhãn là Quốc Sư Thiên Thai Đức Thiều đã chủ trương và tiến hành dung hợp giáo lý của Thiên Thai và Thiền Tông. Và đệ tử của Quốc Sư Đức Thiều là Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽) thì nhắm mục đích nhất trí giữa Thiền với tư tưởng Tịnh Độ, rồi trước tác bộ Tông Kính Lục (宗鏡錄, 100 quyển) để hệ thống hóa các tông phái. Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ được tôn xưng là tổ thứ 6 của Tịnh Độ Tông
Ban đầu tông Pháp Nhãn vốn phát triển mạnh ở trung tâm vùng Giang Nam (江南), đến thời Bắc Tống, Pháp Nhãn Tông đã dung hợp với Vân Môn Tông (雲門宗), rồi sớm điêu tàn và những đặc sắc của tông phái này dần dần được môn nhân của Vân Môn Tông cũng như Lâm Tế Tông kế thừa. Tông này hưng thịnh ba đời nhưng tàn lụi sau đời thứ năm.
Thiền Lý
Dựa trên tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm, Thiền Sư Pháp Nhãn đã đưa ra Lục Tướng(六相) tức 6 tướng có thể thấy nơi hữu tình chúng sinh gồm: Tổng (總), Biệt (別), Đồng (同), Dị (異), Thành (成), Hoại (壞).
Bài tụng Lục Tướng của Thiền Sư Pháp Nhãn:Hoa Nghiêm nghĩa sáu tướng
Trong đồng lại có dị
Nếu là dị nơi đồng
Chẳng phải là Phật ý
Chư Phật ý tổng biệt
Làm sao có đồng dị
Nhập định trong thân nam
Thân nữ không lưu ý
Tuyệt tất cả danh từ
Vạn tượng không sự lý.Bài tụng Tam Giới Duy Tâm, Vạn Pháp Duy Thức của Thiền Sư Pháp Nhãn:Tam giới chỉ tâm
Vạn pháp chỉ thức
Chỉ thức chỉ tâm
Mắt nghe, tai sắc
Sắc đâu đến tai
Thanh nào đụng mắt
Sắc mắt, thanh tai
Mọi pháp xong hết
Vạn pháp duyên không
Chỉ quán như ảo
Đất nước, núi sông.
Ai giữ ai bỏ.Ngoài ra còn có Tứ Liệu Giản: Văn văn (phóng), Văn bất văn (thu), Bất văn văn (minh), Bất văn bất văn (ám).
Truyền Thừa
1/ Thiền Sư Huyền Sa Sư Bị (玄沙師僃)
2/ Thiền Sư La Hán Quế Sâm (羅漢桂琛)
3//Thiền Sư Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益)
4/ Thiền Sư Quy Tông Nghĩa Nhu (歸宗義柔)
4/ Thiền Sư Sùng Thọ Khế Trù
5/ Thiền Sư Thiên Đồng Tử Ngưng
4/ Thiền Sư Bách Trượng Đạo Hằng (百丈道恆)
4/ Thiền Sư Pháp Đăng Thái Khâm
5/ Thiền Sư Vân Cư Đạo Tế
6/ Thiền Sư Linh Ẩn Văn Thắng
4/ Thiền Sư Báo Ân Pháp An (報恩法安)
4/ Thiền Sư Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶)
5/ Thiền Sư Bản Tiên Đức Lộc
5/ Thiền Sư Chí Phùng Hoa Nghiêm
5/ Thiền Sư Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原)
5/ Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽) - Vua Triều Tiên vì mến đức hạnh của sư nên đã sai 36 vị tăng sang Trung Quốc học Thiền với sư và cả 36 người đều được truyền tâm ấn. Sau này họ về truyền bá Pháp Nhãn Tông ở Triều Tiên và còn tồn tại đến ngày nay, trong khi ở Trung Quốc đã thất truyền từ cuối thời nhà Tống.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Thiền tông
Tông phái Phật giáo |
13249 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Radar | Radar | Radar (phiên âm tiếng Việt: ra-đa) là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh radio detection and ranging (dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến). Đây là một hệ thống dò tìm sử dụng sóng vô tuyến để xác định khoảng cách (phạm vi), góc phương vị hoặc vận tốc của 1 hoặc nhiều đối tượng, có thể được sử dụng để phát hiện khí cụ bay, tàu thủy, thiết bị vũ trụ, tên lửa tự hành, phương tiện cơ giới, hình thái thời tiết và địa hình. Được sử dụng phổ biển trong hàng hải, hàng không và quân sự.
Lịch sử
Những thử nghiệm phát hiện vật thể với sóng radio đầu tiên được thực hiện vào năm 1904 bởi nhà phát minh người Đức Christian Hülsmeyer. Ông đã chứng minh khả năng phát hiện một con tàu trong điều kiện sương mù dày đặc nhưng không thể xác định khoảng cách so với máy phát.
Ông được cấp bằng sáng chế cho phát minh này vào tháng 4/1904 và sáng chế sau đó đã được Hülsmeyer cải tiến với khả năng ước lượng khoảng cách đến con tàu. Năm 1917, nhà phát minh Nikola Tesla đã đưa ra ý tưởng về những thiết bị giống radar.
Theo đó: "bằng việc sử dụng sóng điện từ, có thể tạo ra một hiệu ứng điện trong mọi khu vực riêng biệt trên địa cầu và có thể xác định vị trí lân cận hoặc hướng chuyển động, tốc độ chuyển động của vật thể chẳng hạn như tàu thuyền ngoài biển…".
Trong suốt những năm 1920 đến 1930, Mỹ, Đức, Pháp, Liên Xô và đặc biệt là Anh đã tập trung nghiên cứu về radar và công nghệ này được xem là một bí mật quân sự. Tuy nhiên, mặc dù đã bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu nhưng những hệ thống radar tốt nhất lúc bấy giờ chỉ có thể cung cấp thông tin về phương hướng của những vật thể lớn xuất hiện trong một khoảng cách gần. Những thông số về khoảng cách và độ cao so với mặt biển vẫn chưa thể tính toán được.
Robert Watson Watt - một nhà cố vấn khoa học trong lĩnh vực truyền thông đã được mời đến Ban chiến tranh của Anh (BWC) để đánh giá về một chùm tia chết (death ray - trên lý thuyết là một chùm hạt hay một loại vũ khí điện từ). Tại đây ông đã phát minh ra một thiết bị radar hoàn chỉnh, sử dụng trong quân sự và ngày 26/2/1935, phát minh này của ông được cấp bằng sáng chế.
Ngay sau khi ra đời, radar đã phát huy tác dụng chiến lược của nó trong trận không chiến tại Anh diễn ra năm 1940. Mặc dù chỉ có cự ly hoạt động trong 10 dặm (16 km) nhưng hệ thống đã có độ phân giải đủ lớn để có thể phát hiện một máy bay ném bom hay tiêm kích đang đến gần.
Quan trọng hơn, hệ thống đã được sử dụng để chỉ dẫn cho các máy bay tiêm kích của Anh chống lại không quân Đức ngay từ mặt đất trong khi máy bay Đức phải "đi săn" mục tiêu trên không.
Bước đột phá thật sự chỉ xuất hiện khi một hệ thống radar nhận dạng hiện đại được tạo ra nhờ phát minh của sóng cực ngắn (vi ba) sử dụng trong nhà hay chính xác là từ thiết bị tạo ra sóng vi ba - magnetron. Magnetron được phát minh bởi John Randall và Harry Boot vào năm 1940 tại đại học Birmingham, tuy vậy, cự ly của radar vẫn chưa lớn, chỉ hơn 80 km.
Nguyên lý
Radar hoạt động ở tần số vô tuyến siêu cao tần, có bước sóng siêu cực ngắn, dưới dạng xung được phát theo một tần số lập xung nhất định. Nhờ vào ănten, sóng radar tập trung thành một luồng hẹp phát vào trong không gian. Trong quá trình lan truyền, sóng radar gặp bất kỳ mục tiêu nào thì nó bị phản xạ trở lại. Tín hiệu phản xạ trở lại được chuyển sang tín hiệu điện. Nhờ biết được vận tốc sóng, thời gian sóng phản xạ trở lại nên có thể biết được khoảng cách từ máy phát đến mục tiêu.
Sóng radio có thể dễ dàng tạo ra với cường độ thích hợp, có thể phát hiện một lượng sóng cực nhỏ và sau đó khuếch đại vài lần. Vì thế radar thích hợp để định vị vật ở khoảng cách xa mà các sự phản xạ khác như của âm thanh hay của ánh sáng là quá yếu không đủ để định vị.
Tuy nhiên, sóng radio không truyền xa được trong môi trường nước, do đó, dưới mặt biển, người ta không dùng được radar để định vị mà thay vào đó là máy sonar dùng siêu âm.
Sự phản xạ
Đặc trưng vật lý cho khả năng mà một vật phản xạ hay tán xạ sóng radio là diện tích phản xạ hiệu dụng.
Sóng điện từ phản xạ (tán xạ) từ các bề mặt nơi có sự thay đổi lớn về hằng số điện môi hay hằng số nghịch từ. Có nghĩa là một chất rắn trong không khí hay chân không, hoặc một sự thay đổi nhất định trong mật độ nguyên tử của vật thể với môi trường ngoài, sẽ phản xạ sóng radar. Điều đó đặc biệt đúng với các vật liệu dẫn điện như kim loại hay sợi cacbon, làm cho radar đặc biệt thích hợp để định vị các máy bay hay tàu thuyền. Các vật liệu hấp thụ radar, gồm có các chất có điện trở và có từ tính, dùng trong các thiết bị quân sự để giảm sự phản xạ radar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn trên màn radar. Phương pháp trong kỹ thuật sóng vô tuyến này tương đương với việc sơn vật thể bằng các màu tối trong sóng ánh sáng.
Sóng radar tán xạ theo nhiều cách phụ thuộc vào tỷ lệ giữa kích thước của vật thể tán xạ với bước sóng của sóng radio và hình dạng của vật. Nếu bước sóng ngắn hơn nhiều so với kích thước vật, tia sóng sẽ dội lại tương tự như tia sáng phản chiếu trên gương. Nếu như bước sóng lớn hơn so với kích thước vật, vật thể sẽ bị phân cực, giống như một ăngten phân cực. Điều này được miêu tả trong hiện tượng tán xạ Rayleigh (một hiệu ứng làm bầu trời có màu xanh lam). Khi 2 tia có cùng cường độ thì có hiện tượng cộng hưởng. Bước sóng radar càng ngắn thì độ phân giải hình ảnh trên màn radar càng rõ. Tuy nhiên các sóng radar ngắn cần nguồn năng lượng cao và định hướng, ngoài ra chúng dễ bị hấp thụ bởi vật thể nhỏ (như mưa và sương mù....), không dễ dàng đi xa như sóng có bước sóng dài. Các radar thế hệ đầu tiên dùng sóng có bước sóng lớn hơn mục tiêu và nhận được tia phản hồi có độ phân giải thấp đến mức không nhận diện được, trái lại các hệ thống hiện đại sử dụng sóng ngắn hơn (vài xentimét hay ngắn hơn) có thể họa lại hình ảnh một vật nhỏ như bát cơm hay nhỏ hơn.
Sóng radio phản xạ từ bề mặt cong hay có góc cạnh, tương tự như tia sáng phản chiếu từ gương cầu. Ví dụ, đối với tia sóng radio ngắn, hai bề mặt tạo nhau một góc 90° sẽ có khả năng phản chiếu mạnh. Cấu trúc bao gồm 3 mặt phẳng gặp nhau tại 1 góc, như là góc của hình hộp vuông, luôn phản chiếu tia tới trực tiếp trở lại nguồn. Thiết kế này áp dụng cho vật phản chiếu góc dùng làm vật phản chiếu với mục đích làm các vật khó tìm trở nên dễ dàng định dạng, thường tìm thấy trên tàu để tăng sự dò tìm trong tình huống cứu nạn và giảm va chạm. Cùng một lý do đó, để tránh việc bị phát hiện, người ta có thể làm cho các bề mặt có độ cong thích hợp để giảm các góc trong và tránh bề mặt và góc vuông góc với hướng định vị. Các thiết kế kiểu này thường dẫn đến hình dạng kỳ lạ của các máy bay tàng hình. Các thận trọng như thế không hoàn toàn loại bỏ sự phản xạ gây ra bởi sự nhiễu xạ, đặc biệt với các bước sóng dài. Để giảm hơn nữa tín hiệu phản xạ, các máy bay tàng hình có thể tung ra thêm các mảnh kim loại dẫn điện có chiều dài bằng nửa bước sóng, gọi là các miếng nhiễu xạ, có tính phản xạ cao nhưng không trực tiếp phản hồi năng lượng trở lại nguồn.
Phân cực
Sự phân cực thể hiện hướng dao động của sóng; với sóng điện từ, mặt phẳng phân cực là mặt phẳng chứa vector dao động từ trường. Radar sử dụng sóng radio được phân cực ngang, phân cực dọc, và phân cực tròn tùy theo từng ứng dụng cụ thể để định vị tốt hơn các loại phản xạ. Ví dụ, phân cực tròn dùng để làm giảm thiểu độ nhiễu xạ tạo bởi mưa. Sóng phản xạ bị phân cực phẳng thường cho biết sóng được dội lại từ bề mặt kim loại, và giúp radar tìm kiếm vượt trở ngại mưa. Các sóng radar có tính phân cực ngẫu nhiên thường là cho biết bề mặt phản xạ như đất đá, và được sử dụng bằng radar cho tàu bè.
Hiện tượng nhiễu sóng
Hệ thống radar phải vượt qua một số nguồn sóng khác để tập trung trên mục tiêu thật sự. Các sóng làm nhiễu bắt nguồn từ các nguồn bên trong và bên ngoài, gồm chủ động và bị động. Khả năng vượt qua các sóng không mong đợi được định nghĩa là tỉ số tín hiệu trên nhiễu (signal-to-noise ratio hay SNR). Trong cùng một môi trường nhiễu, tỉ số SNR càng lớn, thì hệ thống radar càng dễ định vị vật.
Nhiễu
Sóng nhiễu luôn được phát ra kèm theo tín hiệu từ nội nguồn của sóng, thường gây ra bởi thiết kế điện tử không thực sự đồng bộ sử dụng các linh kiện điện tử chưa tối ưu. Nhiễu chủ yếu xuất hiện như là sóng dội nhận được từ đầu thu vào thời điểm thật sự không có sóng radar nào được nhận. Vì thế, hầu hết các nhiễu đều xuất hiện ở đầu thu và các nỗ lực để giảm thiểu yếu tố này tập trung trong thiết kế đầu thu. Để lượng hóa độ nhiễu, người ta đưa ra chỉ số nhiễu, là tỷ số giữa cường độ sóng nhiễu thu được trên đầu nhận so với một đầu nhận lý tưởng. Chỉ số này cần được giảm thiểu.
Băng tần
Xem thêm
Tiếng vọng hình móc
Tham khảo
Liên kết ngoài
Công nghệ Radar
Bộ môn Radar, Học viện Kỹ thuật Quân sự
Radar
Truyền thanh
Kỹ thuật quân sự
Viễn thông
R
Từ gốc Pháp
Thiết bị máy bay
Dụng cụ đo lường
Điều khiển không lưu
Thiết bị điều hướng
Công nghệ vi ba |
13251 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20nghi%C3%AAm%20kinh | Hoa nghiêm kinh | Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (zh. 大方廣佛華嚴經, sa. Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra, ja. Daihō Kōbutsu Kegonkyō), thường được gọi tắt là kinh Hoa Nghiêm (sa. Avataṃsakasūtra) là một kinh điển Đại thừa. Kinh Hoa Nghiêm được đánh giá là kinh điển đồ sồ nhất và dài nhất trong số các kinh của Phật giáo, theo nhận xét của dịch giả Thomas Cleary thì kinh này là "hoành tráng nhất, toàn thiện nhất và cấu tứ thẩm mỹ nhất trong số tất cả kinh điển Phật giáo."
Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm thuộc dòng Phương Quảng trong mười hai bộ kinh. Tương truyền kinh này gồm ba bản do mỗi thân Phật trong Tam thân Phật thuyết và được cất giữ ở Long Cung (cung loài Naga). Sau này, chỉ có bản kinh của Ứng thân (Phật Thích-ca Mâu-ni) được truyền lên nhân gian. Kinh này gồm 40 phẩm trải đều 81 quyển (Hán bản) trong đó quan trọng nhất là phẩm Nhập Pháp giới (phẩm 39) và phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện (phẩm 40, là một trong năm kinh điển căn bản của Tịnh Độ tông). Kinh Hoa Nghiêm được xem là kinh điển quan trọng nhất của Hoa Nghiêm tông.
Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại thừa hay được Thiền tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.
Kinh Hoa nghiêm thuộc về những bộ kinh hệ Phương đẳng, là một bộ kinh gồm 81 quyển mà phần dài nhất là phẩm Hoa nghiêm (sa. gaṇḍavyūha). Một phần quan trọng độc lập khác là Thập địa (sa. daśabhūmika). Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.
Giáo pháp trong kinh này không phải do Phật Thích-ca trực tiếp truyền dạy – trong hội này Phật nói rất ít – mà là phát biểu của các dạng xuất hiện của Pháp thân (Tam thân). Sự im lặng của Phật Thích-ca biểu hiện tính Không và sự truyền dạy giáo pháp được hiểu là một dạng của Chân như, xuất hiện cho con người hiểu được. Tương truyền kinh này rất khó hiểu, chỉ các Đại Bồ Tát mới lĩnh hội được.
Bộ kinh này được dịch ra Hán văn dưới ba dạng, bộ 40 quyển của Bát-nhã (sa. prajñā), bộ 60 quyển của Phật-đà-bạt-đà-la (cũng gọi là Giác Hiền, sa. buddhabhadra), và bộ 80 quyển của Thật-xoa-nan-đà (sa. śikṣānanda).
Phẩm Hoa Nghiêm – chữ Phạn là gaṇḍavyūha – tương đương với bộ 40 quyển của Pháp sư Bát-nhã nên cũng được gọi là Tứ thập hoa nghiêm. Gaṇḍavyūha thường được xem là toàn bộ Hoa Nghiêm kinh (sa. avataṃsaka hoặc buddhāvataṃsaka) bởi vì bộ kinh Đại thừa mang biệt danh Gaṇḍavyūha được xem như là 9 bộ kinh cốt yếu ở Nepal. Tại Trung Quốc và Tây Tạng, phẩm Gaṇḍavyūha được gọi là phẩm "Nhập Pháp giới" (zh. 入法界, sa. dharmadhātupraveṣa). Như vậy, bộ Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh bao gồm cả Gaṇḍavyūha.
Đây là phẩm dài nhất và quan trọng nhất của bộ kinh, được Phật Thích-ca thuyết tại thành Xá-vệ (sa. śrāvastī), tả cảnh Thiện Tài đồng tử (sa. sudhana) đi tìm đạo dưới sự hướng dẫn của Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Thiện tài đồng tử tham vấn 53 vị Thánh nhân, kể cả Di-lặc (sa. maitreya), vị Phật tương lai. Cuối cùng Thiện Tài gặp được Phổ Hiền (sa. samantabhadra), được vị này giáo hoá và đạt Bồ-đề. Đoạn cuối của phẩm này trình bày mười đại nguyện của Phổ Hiền, là cơ sở của một đời sống Bồ Tát. Phẩm này trở thành giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông.
Hai bài kệ quan trọng của kinh Hoa Nghiêm là (Thích Duy Lực dịch):
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Kinh Hoa Nghiêm , Hán dịch: Đại sư Thật-Xoa-Nan-Đà, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh - Phật học viện Quốc tế xuất bản PL 2527 - 1983
Hoa Nghiêm Pháp Đà La Ni, Huyền Thanh dịch.
Thiền tông
Kinh văn Phật giáo Đại thừa |
13256 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20S%C6%A1n%20L%C6%B0%C6%A1ng%20Gi%E1%BB%9Bi | Động Sơn Lương Giới | Động Sơn Lương Giới (zh. dòngshān liángjiè 洞山良价, ja. tōzan ryōkai), 807-869, là Thiền sư Trung Quốc, Pháp tự của Thiền sư Vân Nham Đàm Thạnh. Cùng với môn đệ là Tào Sơn Bản Tịch, sư sáng lập tông Tào Động, một dòng Thiền được lưu truyền đến ngày nay. Sư quyền khai Ngũ vị để giáo hoá học đồ, đời sau gọi là Động Sơn ngũ vị.
Cơ Duyên
Sư họ Du quê ở Cối Kê. Thuở nhỏ theo thầy tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh đến câu: "Vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý", sư lấy tay rờ mặt hỏi thầy: "Con có mắt, tai, mũi, lưỡi sao kinh nói không?" Thầy thấy lạ và giới thiệu sư đến núi Ngũ Duệ yết kiến Thiền sư Linh Mặc (trước học đắc nơi Mã Tổ, đại ngộ nơi Thạch Đầu).
Năm 21 tuổi, sư đến Tung Sơn thụ giới cụ túc. Sau đó sư du phương, yết kiến Nam Tuyền Phổ Nguyện. Gặp ngày kị trai Mã Tổ, Nam Tuyền hỏi chúng: "Cúng trai Mã Tổ, vậy Mã Tổ có đến hay chăng?" Tất cả chúng không đáp được, sư bước ra thưa: "Đợi có bạn liền đến." Nam Tuyền khen: "Chú nhỏ này tuy là hậu sinh rất dễ giũa gọt." Sư thưa: "Hoà thượng chớ ếm kẻ lành thành đứa giặc."
Sư đến Quy Sơn Linh Hựu tham vấn. Quy Sơn lại chỉ đến Vân Nham.
Đến Vân Nham sư hỏi: "Vô tình thuyết pháp, người nào được nghe?
Vân Nham bảo: "Vô tình thuyết pháp, vô tình được nghe."
Sư hỏi: "Hoà thượng nghe chăng?"
Vân Nham bảo: "Ta nếu nghe, ngươi đâu thể được nghe ta thuyết pháp."
Sư thưa: "Con vì sao chẳng nghe?"
Vân Nham dựng phất tử, hỏi: "Lại nghe chăng?"
Sư thưa: "Chẳng nghe."
Vân Nham bảo: "Ta thuyết pháp mà ngươi còn chẳng nghe, huống là vô tình thuyết pháp."
Sư hỏi: "Vô tình thuyết pháp gồm những kinh điển gì?"
Vân Nham bảo: "Đâu không thấy kinh A-di-đà nói: nước, chim, cây rừng thảy đều niệm Phật, niệm pháp?"
Ngay câu này sư có tỉnh, thuật bài kệ:
Sắp rời Vân Nham, sư hỏi: "Sau khi Hoà thượng trăm tuổi, chợt có người hỏi ‘tả được hình dáng của thầy chăng?’ con phải đáp làm sao?" Vân Nham lặng thinh hồi lâu, bảo: "Chỉ cái ấy."Sư trầm ngâm giây lâu, Vân Nham bảo: "Xà-lê Lương Giới thừa đương việc lớn phải xét kĩ." Sư vẫn còn hồ nghi. Sau, sư nhân qua suối nhìn thấy bóng, đại ngộ ý chỉ, liền làm bài kệ:
Đến thời pháp nạn Phật Vũ Xương (845), Đường Vũ Tông ra lệnh phá bỏ chùa chiền, cưỡng bức tăng ni hoàn tục. Sư ở ẩn chờ thời cơ hoằng dương Phật pháp.
Niên hiệu Đại Trung, sư đến trú tại Động Tân Phong, vùng Cao An, tỉnh Giang Tây. Có vị đại thí chủ là Lôi Phong quy y theo sư và phát tâm cúng dàng xây cất ngôi Động Sơn Quảng Phúc Tự, tức là Động Sơn Phổ Lợi Thiền viện, làm cơ sở cho sư xiển dương tông phong của mình và rất được thịnh hành, về sau nơi đây trở thành tổ đình chính của Tông Tào Động.
Dưới sư có nhiều môn đệ xuất sắc làm trụ cột cho Phật pháp Thiền Tông như: Vân Cư Đạo Ưng, Tào Sơn Bản Tịch, Sơ Sơn Khuông Nhân, Long Nha Cư Độn...
Pháp Ngữ
Sư thượng đường dạy chúng: "Lại có người không đền đáp bốn ân ba cõi chăng?" Chúng đều không đáp, sư lại bảo: "Nếu chẳng thể nhận ý này, làm sao vượt khỏi hoạn trước sau. Hẳn phải tâm tâm chẳng chạm vật, bước bước không chỗ nơi, thường không gián đoạn mới được tương ưng. Cần phải nỗ lực, chớ nhàn rỗi qua ngày!"
Một vị tăng hỏi Sư: "Khi lạnh nóng đến làm sao né tránh?" sư đáp: "Sao chẳng nhằm chỗ không lạnh nóng đi?" Tăng hỏi: "Thế nào là chỗ không lạnh nóng?" sư đáp: "Khi lạnh lạnh chết Xà-lê, khi nóng nóng chết Xà-lê."
Sắp tịch, sư sai cạo tóc tắm gội xong, đắp y bảo chúng đánh chuông, giã từ chúng ngồi yên mà tịch. Đại chúng khóc lóc mãi không dứt. Sư chợt mở mắt bảo: "Người xuất gia tâm chẳng dính mắc nơi vật, là tu hành chân chính. Sống nhọc thích chết, thương xót có lợi ích gì?" Sư bảo chủ sự sắm trai để cúng dường. Chúng vẫn luyến mến quá, kéo dài đến ngày thứ bảy. Thụ trai cùng chúng xong, sư bảo: "Tăng-già không việc, sắp đến giờ ra đi, chớ làm ồn náo." Nói xong sư vào trượng thất ngồi yên mà tịch. Bấy giờ là tháng 3 năm thứ mười, niên hiệu Hàm Thông đời Đường. sư thọ 63 tuổi, 42 tuổi hạ. Vua sắc phong là Ngộ Bản Thiền sư.
Sư có để lại nhiều tác phẩm về sau trở thành cơ phong, đặc điểm Thiền lý riêng của Tông Tào Động:
Thuỵ Châu Động Sơn Lương Giới Thiền sư ngữ lục (瑞州洞山良价禪師語録)
Động Sơn Ngũ Vị
Bảo Kính Tam Muội Ca(寶鏡三昧歌)
Tham Khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 807
Mất năm 869
Đại sư Phật giáo
Tào Động tông
Người Giang Tô |
13257 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20S%C6%A1n%20ng%C5%A9%20v%E1%BB%8B | Động Sơn ngũ vị | Động Sơn ngũ vị (zh. 洞山五位, ja. tōzan (ryōkai) go-i), còn được gọi là Ngũ vị quân thần, là năm địa vị của giác ngộ, được Thiền sư Động Sơn Lương Giới và môn đệ là Tào Sơn Bản Tịch đề xướng.
Biểu thị Chính (正) ở đây có nghĩa là Thể, tính Không (空), Lý (理). Thiên (偏) chỉ cho Dụng (用), Sắc (色), Sự (事). Ngũ vị được nêu rõ như sau:
1. Chính trung Thiên (正中偏): có nghĩa là cái Dụng nằm trong Lý. Trong cấp nhận thức này, thế giới Hữu vi nắm phần trên nhưng được nhận diện là xuất phát từ Chân như, tính Không. Người tu mới nhận được dụng đủ nơi thể. Bài kệ tụng của Sư:
正中偏
三更初夜月明前
莫怪相逢不相識
隱隱猶懷舊日嫌
Chính trung thiên
Tam canh sơ dạ nguyệt minh tiền
Mạc quái tương phùng bất tương thức
Ẩn ẩn du hoài cựu nhật hiềm.
Chính trung thiên
Đêm tối canh ba trăng rọi hiên
Lạ chi cùng gặp chẳng cùng biết
Ẩn ẩn vẫn còn ôm hận phiền
2. Thiên trung Chính (偏中正): có nghĩa là Lý nằm trong Dụng. Trong vị này, sự bất phân nổi bật, thế giới hiện hữu ít được để ý đến. Người tu hành nhận được Lý đủ nơi Sự, nhận được Thể sẵn trong Dụng, liễu đạt được lý các pháp đều không, chỉ một Chân như bình đẳng. Bài tụng:
偏中正
失曉老婆逢古鏡
分明覿面別無真
休更迷頭猶認影.
Thiên trung chính
Thất hiểu lão bà phùng cổ cảnh
Phân minh địch diện biệt vô chân
Hưu cánh mê đầu do nhận ảnh.
Thiên trung chính
Mất sáng lão bà tìm cổ kính
Rõ ràng đối diện đâu riêng chân
Thôi chớ quên đầu theo nhận bóng.
3. Chính trung lai (正 中 來): nghĩa là từ trung tâm giữa Thiên và Chính đến. Các pháp hữu vi như Lý tuỳ duyên, như tính duyên khởi. Nơi đây cảm giác về thân, tâm đều được bỏ qua một bên, cả hai đều biến mất. Người tu nơi đây như Lý tu Sự, như tính khởi hành, tương đương với Bồ Tát từ sơ địa đến thất địa (Thập địa) tu hành còn dụng công. Bài tụng:
正中來
無中有路隔塵埃
但能不觸當今諱
也勝前朝斷舌才
Chính trung lai
Vô trung hữu lộ cách trần ai
Đản năng bất xúc đương kim huý
Dã thắng tiền triều đoạn thiệt tài.
Chính trung lai
Đường cái trong không cách trần ai
Chỉ hay chẳng chạm ngày nay kị
Đã thắng tiền triều cắt lưỡi tài.
4. Thiên trung chí (偏 中 至): bước vào giữa Thiên và Chính. Nơi đây người tu cảm nhận được sự độc nhất vô nhị của mỗi Pháp. Ngay cả tính Không cũng đã biến mất trong pháp này. Sử dụng toàn hợp nơi thể người tu trọn ngày tu mà lìa niệm tu, trọn đêm dụng mà chẳng thấy dụng công. Tương đương với hàng Bồ Tát từ bát địa đến thập địa. Tụng:
偏中至
兩刃交鋒不須避
好手猶如火裡蓮
宛然自有沖天志
Thiên trung chí
Lưỡng nhẫn giao phong bất tu tị
Hảo thủ du như hoả lý liên
Uyển nhiên tự hữu xung thiên chí.
Thiên trung chí
Hai kiếm đua nhau cần gì tránh
Tay khéo vẫn như lò lửa sen
Nguyên vẹn nơi mình xung thiên chí.
5. Kiêm trung đáo (兼中到): Đã đến đích, đến trung tâm của hai thái cực Thiên và Chính. Thể Dụng đồng đến, Sự và Lý cùng hành. Tức là vị quân thần hiệp (vua tôi hiệp). Đây là Phật quả tối thượng. Bài tụng:
兼中到
不落有無誰敢和
人人盡欲出常流
折合還歸炭裡坐.
Kiêm trung đáo
Bất lạc hữu vô thuỳ cảm hoà
Nhân nhân tận dục xuất thường lưu
Chiết hiệp hoàn quy khôi lý toạ.
Kiêm trung đáo
Chẳng rơi Không, có ai dám hoà
Người người trọn muốn vượt dòng thường
Tan hiệp trở về ngồi trong tro
Tào Sơn Bản Tịch Thiền sư giải:
"Chính vị tức xưa nay Không giới, xưa nay không vật. Thiên vị là sắc giới có muôn hình tượng. Chính trung thiên: bỏ Lý theo Sự. Thiên trung chính: bỏ Sự về Lý. Kiêm trung đáo: thần ứng hợp các duyên, không rơi vào các cõi, chẳng phải nhiễm, tịnh, chính, thiên. Cho nên nói ‘Đại đạo hư huyền, chân tông vô trước.’ Các bậc tiên đức suy một vị này tối diệu tối huyền, phải biện minh cho thấu triệt. Quân là Chính vị, Thân là Thiên vị, Thần hướng Quân là Thiên trung Chính, Quân thị Thần là Chính trung Thiên, Quân Thần đạo hiệp là Kiêm trung đáo."
Tương truyền rằng, Động Sơn được thầy là Vân Nham Đàm Thạnh chân truyền thuyết Ngũ vị và truyền lại cho Tào Sơn, người đã phát triển và hoàn chỉnh công thức này. Ngũ vị được xem là công thức biện chứng tuyệt hảo nhất của Thiền tông Trung Quốc. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (ja. hakuin ekaku) bảo rằng "Ngũ vị là nguyên lý chính của Phật giáo và con đường tu tập tối trọng của Thiền tông."
Thuyết Ngũ vị của Thiền sư Động Sơn tương ưng với Tứ pháp giới của Hoa Nghiêm tông, được Pháp sư Thanh Lương Trừng Quán (737-838) đề xướng. 1. và 2. của Ngũ vị tương ưng với Sự pháp giới, 3. tương ưng với Lý pháp giới, 4. tương ưng với Lý sự vô ngại pháp giới và 5. tương ưng với Sự sự vô ngại pháp giới.
Ngũ vị của tông Tào Động sau cũng được tông Lâm Tế hấp thụ. Thiền sư Phần Dương Thiện Chiêu có lẽ là người đầu tiên sử dụng thuyết này và những bài kệ thuyết giảng của sư được ghi lại trong tập thứ hai của Phần Dương lục (3 tập), được Thiền sư Thạch Sương Sở Viên biên tập. Phần Dương lục cũng là tập Công án quan trọng đầu tiên của Thiền tông Trung Quốc.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Thiền tông
Phật giáo Trung Quốc
5 (số) |
13274 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%A5y%20V%C4%83n%20Th%C3%A0 | Ngụy Văn Thà | Ngụy Văn Thà (1943-1974) là một sĩ quan Chỉ huy của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Hải quân Thiếu tá. Chức vụ cuối cùng của ông là Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10. Ông đã tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, được truy thăng cấp bậc Hải quân Trung tá.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh trong một gia đình điền chủ khá giả. Ông học Tiểu học và Trung học đệ nhất cấp ở Tây Ninh. Khi lên đệ nhị cấp, ông được gia đình cho về học ở Sài Gòn. Năm 1962, ông tốt nghiệp Trung học đệ nhị cấp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).
Binh nghiệp
Năm 1963, ông nhập ngũ vào quân đội, tình nguyện gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa, ông được theo học khóa 12 Đệ nhất Song ngư tại Trường Sĩ quan Hải quân tại Nha Trang. Tháng 3 năm 1964 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy ngành chỉ huy.
Sau khi ra trường, ông được thực tập trên Hải vận hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Sau đó chuyển về phục vụ trên Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ-17 với chức vụ Thuyền phó. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy tại nhiệm. Năm 1967, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy phó Giang đoàn 23 đóng tại Vĩnh Long. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1969, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy và chuyển sang Tuần duyên đĩnh (Patrol Boat) Kèo Ngựa HQ-604 giữ chức vụ Thuyền trưởng. Tháng 4 năm 1972, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá, chuyển đi làm Hạm trưởng Giang pháo hạm (Landing Ship Infantry Ligth) Tầm Sét HQ-331. Ngày 16 tháng 9 năm 1973, chuyển sang Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 với chức vụ Hạm trưởng.
Hải chiến Hoàng Sa 1974
Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 do ông chỉ huy đang tuần tiễu tại vùng biển Đà Nẵng thì được lệnh hành quân trực chỉ quần đảo Hoàng Sa, tiếp ứng lực lượng Hải đội Việt Nam Cộng hòa tại đây. Bấy giờ, tàu HQ-10 đang có một máy chính và radar hải hành đang ở trạng thái hư hỏng không sử dụng được.
Vào lúc 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận giao chiến giữa lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc đã nổ ra. Mỗi bên đều có 4 tàu, tuy nhiên tàu của Quân lực VNCH to hơn và trang bị hỏa lực mạnh hơn nhiều.
Phía Trung Quốc, hai chiến hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 đồng loại tấn công thẳng vào soái hạm của Việt Nam Cộng hòa là chiếc Tuần dương hạm]] Lý Thường Kiệt HQ-16. HQ-10 lập tức can thiệp, pháo kích dữ dội, bắn trúng đài chỉ huy của tàu 389 và làm cháy phòng máy khiến 389 bị hư hại nặng, không thể điều khiển được nữa. Các tàu Trung Quốc 389 và 396 chuyển làn nhắm vào HQ-10 và phản pháo. HQ-10 bị bắn trúng tháp pháo và buồng điều khiển, làm Hạm trưởng và Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, tay lái không còn điều khiển được nữa và HQ-10 cũng bị rơi vào tình trạng bị trôi dạt như 389.
Trước tình hình tàu bị hư hại nặng, ông ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè đào thoát, nhưng một số pháo thủ và ông tiếp tục ở lại bắn vào tàu Trung Quốc. Cả hai 389 và 396 đều bị HQ-10 bắn hư hại, 389 dạt vào một bãi san hô và 396 bị HQ-10 bắn trúng hầm máy gây nổ và phát hỏa. Về phía HQ-10, cơ khí trưởng là Trung úy Huỳnh Duy Thạch cùng các nhân viên cơ khí khác cũng bị tử thương
Theo lời kể của Hải quân Trung tá Lê Văn Thự chỉ huy tàu HQ-16 thì: Phân đoàn II (gồm HQ-16 và HQ-10) là cánh tham chiến chủ yếu, còn Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi". Và vì quá lo sợ Trung Quốc nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc đã ra lệnh HQ-5 bắn 5 - 7 phát trước khi rút lui, mấy phát đạn này lại bắn trúng vào đồng đội là chiếc HQ-16, khiến tàu HQ-16 bị hỏng nặng. Cũng theo Trung tá Thự thì:
...Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, năm cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số thủy thủ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã bỏ tàu nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung Quốc tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của đồng đội (HQ-5) và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung Quốc phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn của Trung Quốc hay cũng bị trúng đạn của đồng đội là HQ-4, HQ-5
Tới 11 giờ 49 phút, khi các chiến hạm khác của Việt Nam Cộng hòa đã rút khỏi vùng giao chiến, hai chiến hạm Trung Quốc là 281 và 282 tiến vào vùng Hoàng Sa và tập trung hỏa lực bắn vào HQ-10. Hộ tống hạm Nhật Tảo chìm cùng thuyền trưởng và một số thủy thủ ở vị trí cách 2,5 hải lý về hướng nam đá Hải Sâm, lúc 14 giờ 52 phút cùng ngày.
Sau khi ông tử trận, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã truy tặng Đệ ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu và truy thăng cấp bậc Hải quân Trung tá.
Huy chương
Ông được tặng thưởng 13 huy chương đủ loại trong đó có:
Đệ ngũ đẳng Bảo quốc Huân chương (truy tặng)
Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu (truy tặng)
Gia đình
Ông có vợ là bà Huỳnh Thị Sinh và ba người con gái. Hiện bà và các con vẫn sống ở Việt Nam.
Chú thích
Sinh năm 1943
Mất năm 1974
Người Tây Ninh
Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Hải chiến Hoàng Sa 1974
Bảo quốc Huân chương
Họ Ngụy |
13283 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20m%C3%A0i | Sơn mài | Sơn mài là một phát minh quan trọng trong công nghệ hóa học và nghệ thuật thủ công ở Trung Quốc cổ đại. Nó có nguồn gốc từ thời đại đồ đá mới, thường được sơn màu đỏ son và trang trí bằng màu đen, hoặc sơn màu đen và trang trí bằng màu đỏ son, tạo thành một thế giới đầy màu sắc lộng lẫy trên bề mặt đồ dùng với hoa văn đẹp mắt. Phương pháp này được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Châu Á. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật Bản, Hàn Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Đồ sơn mài châu Á, có thể được gọi là "sơn mài thật", là những đồ vật được phủ bằng nhựa cây Toxicodendron vernicifluum đã qua xử lý, nhuộm và sấy khô hoặc các loại cây có liên quan, được phủ nhiều lớp lên đế thường là gỗ. Điều này làm khô thành một lớp bề mặt rất cứng và mịn, bền, không thấm nước và hấp dẫn về cảm giác và vẻ ngoài. Sơn mài châu Á đôi khi được vẽ bằng tranh, khảm vỏ sò và các vật liệu khác, hoặc chạm khắc , cũng như phủ vàng và thực hiện các phương pháp trang trí khác.
Trong các kỹ thuật hiện đại, sơn mài có nghĩa là một loạt các lớp phủ trong suốt hoặc có sắc tố khô bằng cách bay hơi dung môi để tạo ra lớp hoàn thiện cứng và bền. Lớp hoàn thiện có thể ở bất kỳ mức độ bóng nào từ siêu mờ đến bóng cao và có thể được đánh bóng thêm theo yêu cầu. Lớp hoàn thiện sơn mài thường cứng hơn và giòn hơn sơn gốc dầu hoặc latex và thường được sử dụng trên các bề mặt cứng và nhẵn.
Về các sản phẩm hoàn thiện hiện đại, các sản phẩm hoàn thiện dựa trên sơn cánh kiến hòa tan trong rượu thường được gọi là sơn cánh kiến hoặc nhựa cánh kiến để phân biệt với sơn mài tổng hợp, thường được gọi đơn giản là sơn mài, bao gồm các polyme tổng hợp (chẳng hạn như nitrocellulose , cellulose axetat butyrate ("CAB") , hoặc nhựa acrylic) được hòa tan trong chất pha loãng sơn mài , một hỗn hợp các dung môi hữu cơ khác nhau. Mặc dù sơn mài tổng hợp bền hơn shellac, nhưng lớp hoàn thiện shellac truyền thống vẫn thường được ưa chuộng hơn vì các đặc tính thẩm mỹ của chúng, cũng như chất đánh bóng kiểu Pháp , cũng như các thành phần "hoàn toàn tự nhiên" và nói chung là an toàn.
Lịch sử
Trung Quốc
Cách đây khoảng bảy ngàn năm, tổ tiên người Trung Quốc đã biết làm đồ sơn mài. Theo bằng chứng, vào năm 1978, người ta đã phát hiện ra những chiếc bát gỗ sơn mài đỏ và ống sơn mài đỏ tại Khu văn hóa Hà Mỗ Độ ở Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang, sau khi dùng phương pháp hóa học và phân tích quang phổ , sơn là sơn mài tự nhiên.
Sau thời nhà Hạ, đồ sơn mài ngày càng nhiều chủng loại, đến thời Chiến Quốc, nghề sơn mài chiếm ưu thế, hình thành một thời thịnh vượng chưa từng có kéo dài suốt 5 thế kỷ. Theo ghi chép, Trang Tử từng làm quan nhỏ phụ trách ngành sơn mài khi còn trẻ. Vào thời Chiến Quốc, quy mô sản xuất đồ sơn mài đã rất lớn, được nhà nước liệt vào khoản thu nhập kinh tế quan trọng, giao cho một người đặc biệt quản lý. Quy trình sản xuất đồ sơn mài phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian, đồ sơn mài có nhiều chủng loại, không chỉ dùng để trang trí đồ đạc, đồ dùng, văn phòng phẩm, tác phẩm nghệ thuật mà còn được dùng làm nhạc cụ, đồ tang lễ, vũ khí. và như thế. Vào thời điểm này, đồ sơn mài rất đắt tiền, nhưng các ông hoàng mới nổi không còn mặn mà với đồ đồng nữa mà chuyển sang quan tâm đến đồ sáng, sạch, dễ rửa, nhẹ, cách nhiệt, chống ăn mòn, khảm và đồ sơn mài nhiều màu sắc nên đồ sơn mài đã thay thế đồ đồng ở một mức độ nhất định. Thời kỳ này, đồ sơn mài thường được sơn đỏ son và trang trí đen, hoặc sơn đen trang trí đỏ son, tạo thành một thế giới sặc sỡ lộng lẫy trên bề mặt đồ dùng với những hoa văn đẹp mắt. Hơn 220 món đồ sơn mài đã được khai quật từ ngôi mộ của Tăng Hầu Ất ở Hồ Bắc. Đây là những đồ sơn mài sớm nhất và lộng lẫy nhất trong các lăng mộ vua Sở, có đầy đủ chủng loại, kích thước lớn nhỏ, kiểu dáng đơn giản, những đồ sơn mài tinh xảo này thể hiện nét duyên dáng của văn hóa nước Sở.
Đồ sơn mài thời Hán cũng lấy màu đen và đỏ làm chủ đạo. Triều đại nhà Hán là thời kỳ hoàng kim của đồ sơn mài, và các loại đồ sơn mài đã bổ sung thêm hộp, khay, tráp, khuyên tai, đĩa và bát, rổ, bình hoa, mặt nạ, bàn cờ, ghế đẩu,... Về kỹ thuật, chẳng hạn như sử dụng nhiều thủ pháp khảm như đồng, dán vàng, mai rùa, sơn mài và các kỹ thuật trang trí khác.
Tùy theo từng đồ dùng khác nhau, hoa văn đồ sơn mài được thể hiện bằng những đường nét thô mộc hoặc bố cục phức tạp, làm nổi bật chuyển động và sức mạnh của con người hoặc động vật. Các màu đen và đỏ xen kẽ tạo ra các hiệu ứng đặc biệt tươi sáng và đẹp mắt. Trên màn hình xen kẽ màu đỏ và đen , một phong cách nghệ thuật tráng lệ và đầy màu sắc đầy âm nhạc được hình thành , thể hiện một thế giới thần thoại nơi con người và các vị thần cùng tồn tại. Đó là một thế giới thần thoại kỳ lạ, huyền bí, thay đổi và kỳ diệu.
Đồ sơn mài thời Đường đã đạt đến một trình độ chưa từng có, có những loại sơn mài dày với hoa văn nổi được hình thành bằng cách đúc cọc, đồ bằng vàng và bạc khảm cánh hoa. Tay nghề vượt trội so với thế hệ trước, chạm khắc và đục đẽo rất tinh xảo, kết hợp với tay nghề sơn mài đã trở thành một nghề thủ công tiêu biểu cho phong cách thời Đường, đồ sơn mài màu đỏ cũng xuất hiện vào thời Đường.
Tượng sơn mài là sự kế thừa và phát triển của kỹ thuật thoát thai từ thời Nam Bắc triều. Trước hết, đất sét được sử dụng để làm phôi, và nó được bọc bằng vải gai. Các bức tượng Phật sơn mài và gai khô trong hang Mạc Cao rất tốn kém và tốn thời gian, nhưng chúng rất quý vì số lượng ít. Hiện tại, bức tượng Phật bằng vải gai và sơn mài khô Đôn Hoàng hoàn chỉnh nhất đã được lưu truyền tại Bảo tàng Anh ở Hoa Kỳ.
Trong số những di tích Phật giáo được khai quật ở Khotan , có những bức tượng bằng gốm, một vài bức tượng bằng gỗ và những tác phẩm tương tự như tượng sơn mài. Trong số các tác phẩm điêu khắc và tượng gốm bằng đất sét, ngoài các tượng Phật và Bồ tát ít nhiều mang phong cách Gandhara, còn có nhiều tượng thiên vương, chiến binh và các hình ảnh hộ pháp khác nhau, và hầu hết đều làm bằng đất sét. chất liệu địa phương do các nhà điêu khắc thực hiện.
Triều đại nhà Tống từng được coi là thời đại của đồ sơn mài một màu , nhưng nhiều đồ sơn mài thời Tống được trang trí lộng lẫy đã được khai quật, điều này đã sửa chữa cách hiểu trước đó. Trụ xá lợi bằng ngọc trai được tìm thấy trong chùa của chùa Thụy Quang ở Tô Châu, toan nghê và hoa văn Bảo Tương trên đế , đã được những người ủng hộ phá dỡ bằng sơn mài dày. Trong số các đồ sơn mài của triều đại nhà Nguyên, sơn mài chạm khắc là thành công nhất , nó được đặc trưng bởi một đống sơn mài dày, hoa văn phong phú và tròn trịa được chạm khắc bằng kỹ thuật điêu khắc sơn mài của Tây Tạng. Bề ngoài lớn, đơn giản và hài hòa, nhưng các chi tiết lại vô cùng tinh xảo, có một nét duyên dáng đặc biệt trong kết cấu, chẳng hạn như tấm màu đỏ có hoa văn cột buồm do Trương Thành làm trong Bảo tàng Cung điện, tấm màu đỏ với cảnh thác nước của Dương Mậu, và chiếc đĩa đen do Trương Thành làm ở Bảo tàng tỉnh An Huy,...
Cả hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh đều thành lập Bắc Kinh làm thủ đô của họ, văn hóa và nghệ thuật của nó được kế thừa từ các triều đại nhà Tống và nhà Nguyên và tiếp tục phát triển và cải thiện. Đồng thời, phong tục sống và đặc điểm văn hóa của các dân tộc thiểu số như Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và Mãn Châu đã gây ảnh hưởng nhất định đến văn hóa truyền thống của dân tộc Hán và làm phong phú thêm truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa .
Ngoại thương của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh tương đối phát triển, trong khi xuất khẩu, một số hàng thủ công của Ả Rập và châu Âu cũng được nhập khẩu, bắt chước, hấp thụ và tiêu hóa, và truyền dòng máu mới cho sự phát triển của nghệ thuật và thủ công của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Thủ công mỹ nghệ thời kỳ này đã trải qua 549 năm phát triển và thay đổi, tạo thành một phong cách và diện mạo độc đáo của thời đại. Trong giai đoạn này, quá trình sơn mài được kết hợp với kiến trúc, đồ nội thất và trang trí nội thất, và chuyển từ thực tiễn sang lĩnh vực trang trí nội thất. Nó đã bước vào một kỷ nguyên mới của các kỹ thuật nhiều màu, nhiều trang trí, khảm, đan xen và các kỹ thuật khác như những nghề thủ công cơ bản.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, sơn mài (nhựa cây thô) ban đầu có chức năng như một loại sơn bóng. Maki-e, sự kết hợp của sơn mài với các yếu tố trang trí đặc trưng của nghệ thuật Nhật Bản, xuất hiện muộn hơn nhiều và niên đại của nó là không chắc chắn.
Các nghệ sĩ Nhật Bản đã tạo ra phong cách riêng và hoàn thiện nghệ thuật trang trí đồ sơn mài trong thế kỷ thứ 8. Kỹ năng sơn mài của Nhật Bản đạt đến đỉnh cao vào đầu thế kỷ thứ mười hai, vào cuối thời kỳ Heian (794-1185). Kỹ năng này được truyền từ cha sang con trai và từ chủ nhân cho người học việc.
Một số tỉnh của Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật sơn mài: ví dụ như tỉnh Edo (sau này là Tokyo), đã sản xuất những tác phẩm sơn mài đẹp nhất từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Các lãnh chúa và tướng quân thuê thợ sơn mài sản xuất các đồ dùng nghi lễ , trang trí cho nhà cửa và cung điện của họ.
Các đồ sơn mài của Nhật Bản xuất khẩu và được các quý tộc Châu Âu yêu thích, đặc biệt là ở Pháp, nơi thuật ngữ tiếng Pháp japonner (“đến Nhật Bản”) có nghĩa là sơn mài hoặc vecni. Hầu hết các sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc qua Ấn Độ đã được điều chỉnh cho phù hợp với phong tục và thị hiếu của phương Tây.
Tác phẩm sơn mài Nhật Bản là một trong những mặt hàng phổ biến nhất được xuất khẩu sang Châu Âu bởi các thương nhân Bồ Đào Nha từ thế kỷ XVI.
Hai thế kỷ sau, Hoàng hậu Marie-Antoinette đã xây dựng một bộ sưu tập đồ sơn mài đáng giá và vào năm 1781. Trong tủ mạ vàng của bà ở Versailles, có một "lồng sơn mài" do người thợ làm tủ Jean-Henri Riesener làm ra để cất giữ những món đồ sơn mài Nhật Bản quý giá.
Mặc dù thị trường đồ sơn mài chưa bao giờ suy tàn ở Nhật Bản, nhưng sự suy giảm trong xuất khẩu bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII và trong suốt thế kỷ XIX ở châu Âu. Các Hội chợ Thế giới năm 1889,1900 và thời kỳ Tân nghệ thuật đã làm sống lại thị hiếu và nhu cầu đối với các đồ vật sơn mài, có hoa văn tinh tế hài hòa hoàn hảo với phong cách cây cối đang thịnh hành lúc bấy giờ.
Vecni sử dụng trong sơn mài Nhật Bản được chiết xuất từ nhựa của cây urushi, còn được gọi là cây sơn ta Nhật Bản (Rhus vernacifera), chủ yếu mọc ở Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như Đông Nam Á.. Nhựa cây phải được khai thác cẩn thận, vì ở dạng thô, chất lỏng rất độc khi chạm vào, và ngay cả việc hít thở phải khói cũng có thể nguy hiểm. Nhưng mọi người ở Nhật Bản đã làm việc với vật liệu này trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy họ đã hoàn thiện được về mặt kỹ thuật.
Chảy ra từ các vết rạch trên vỏ cây, nhựa cây, sơn mài thô là chất nhựa màu trắng xám sền sệt. Việc thu hoạch nhựa chỉ có thể được thực hiện với số lượng rất nhỏ từ ba đến năm năm sau khi thu hoạch, nhựa được xử lý để làm sơn mài có kết cấu mật ong cực kỳ bền. Sau khi lọc, đồng nhất và khử nước, nhựa cây trở nên trong suốt và có thể được nhuộm màu đen, đỏ, vàng, xanh lá cây hoặc nâu.
Sau khi được sơn lên một vật thể, sơn mài khô trong điều kiện rất chính xác: nhiệt độ từ 25 đến 30°C và độ ẩm từ 75-80%. Quá trình thu hoạch và chế biến kỹ thuật cao của nó khiến urushi trở thành một nguyên liệu thô đắt tiền được áp dụng trong các lớp kế tiếp đặc biệt tốt, trên các đồ vật như bát hoặc hộp. Một số tác phẩm nghệ thuật sơn mài trang trí đẹp hơn được tạo ra nhờ quá trình maki-e (蒔 絵). Kỹ thuật hàng nghìn năm tuổi này bao gồm rắc sơn mài với các hạt vàng và bạc mịn, khảm xà cừ (raden) hoặc thiếc và phun các mảnh vàng, bạc hoặc đồng lên lớp sơn mài vẫn còn ướt. Các chi tiết được đặt đúng vị trí với các lớp sơn mài trong suốt được đánh bóng.
Bụi vàng được phủ lên bằng cách sử dụng ống tre và cọ vẽ nhỏ làm từ lông chuột để vạch ra những đường cực kỳ tinh xảo. Nghệ thuật 1500 năm tuổi này đòi hỏi sự chuyên môn cao và chỉ một số bậc thầy urushi vẫn còn thực hiện nó cho đến ngày nay.
Triều Tiên
Vết tích của đồ sơn mài ở Bán đảo Triều Tiên đã được tìm thấy từ khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, và nhiều loại đồ sơn mài khác nhau đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ trong Thời kỳ Tam Quốc. Ở Tân La, có một văn phòng chính phủ được gọi là Chiljeon (漆典), và trong triều đại Cao Ly, Chiljang được giao cho Jungsangseo (中尙署) và Gungigam (văn phòng quân sự), và trong triều đại Joseon, Gyeonggongjang (京工匠) và Gongjang (xưởng bên ngoài) đã được chỉ định) quản lý. Sơn mài đã được sử dụng rộng rãi không chỉ cho những chiếc bát trang trí bằng xà cừ mà còn cho những đồ dùng bằng gỗ như chao đèn, soban, đồ tre, niêu đất và các dụng cụ gia dụng khác.
Trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản, các kỹ thuật thủ công truyền thống trên Bán đảo Triều Tiên có nguy cơ bị cắt đứt do làn sóng thủ công kiểu Nhật Bản tràn vào, và sau khi giành được độc lập, đồ sơn mài truyền thống của Hàn Quốc tiếp tục suy thoái với sự ra đời của một loại sơn mài thay thế rẻ tiền gọi là sơn then. Trong hoàn cảnh khó khăn (may mắn thay) Shin Jung-hyeon (申重鉉), một nghệ nhân lành nghề, đã kế thừa truyền thống làm đồ sơn mài do anh rể Hong Sun-tae (洪舜泰) truyền lại. Khi Hong Sun-Taeong 11 tuổi, ông bắt đầu học với Lee Won-gu tại Xưởng nghệ thuật Lee Wang-ga, sau đó từ năm 1928 đến năm 1937 với Jo Ki-jun và từ năm 1938 với Binggyeon (người Nhật).
Nguyên liệu
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.
Các nguyên liệu sử dụng trang trí
Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:
Sơn: khai thác từ cây sơn ta, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó...
Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.
Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...
Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...
Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...
Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.
Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài
Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.
Bó hom vóc
Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bản, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 400-500 năm.
Trang trí
Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối... người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.
Mài và đánh bóng
Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..
Làng nghề sơn mài
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Làng nghề sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng...
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp từ nhiều thế kỷ nay nổi tiếng khắp cả nước, là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật địa phương, nay là phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố 7km về phía bắc.
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.
Sơn mài thời hiện đại
Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước.
{{cquote|"Danh từ sơn mài (laque) là một danh từ mới đặt sau này để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là Sơn Ta nhưng đã biến hoá hẳn do nghệ thuật mài sơn. Kỹ thuật Sơn Ta cũng tương tự như sơn Tàu, có từ đời nhà Hán. Sử dụng cùng với Sơn Ta một nguyên liệu là sơn sống. Chất sơn sống này, ở nước ta, miền Phú Thọ sản xuất rất nhiều và vẫn bán sang Tàu cùng Nhật. Từ năm 1931 trở về trước, công dụng Sơn Ta cũng như Sơn Tàu ở Tàu và Sơn Nhật ở Nhật là phủ lên đồ vật làm nó tôn vẻ lộng lẫy, lên những vật dùng thường như cái khay, cái tráp, đôi guốc, đồ thờ như hương án dài, bát đĩa, đồ trang trí như câu đối, hoành phi, bình phong... màu sắc đại để có: đỏ son, đen, nâu, cánh gián, vàng, bạc theo cổ truyền. Nói rõ ra, Sơn Ta chỉ có công dụng trang trí, địa vị là ở trong trang trí. Mặc dầu ở Nhật, nghệ thuật sơn có tế nhị hơn cả, nhưng chưa một nước nào nghĩ đến tìm tòi, sử dụng nguyên liệu sơn một cách khác cổ truyền, phiêu lưu trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào tăng phẩm giá mỹ thuật sơn bằng cách phát minh thêm khả năng của nó.Song, từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của một số họa sĩ có tài bỏ sơn dầu để chuyển hẳn về sơn mài, Sơn Ta đã vượt được ra ngoài nơi cầm hãm, ngang nhiên trên đường bao la của hội họa, cứ phương trời xa lạ mà tiến. Từ cái tráp, chiếc guốc, nó vượt lên bức họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vẽ đồ vật, nó trở nên một phương tiện độc đáo diễn đạt nổi tâm hồn người nghệ sĩ, một phương tiện lấn át cả sơn dầu. Quên dĩ vãng Sơn Ta đổi tên nhũn nhặn là Sơn Mài||| Tô Ngọc Vân}}
Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài
Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sĩ Việt Nam đầu tiên đang học như Trần Đình Thọ, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ nhân Đinh Văn Thành, hai anh em Doãn Chí Công và Doãn Chí Trung đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật.
Những bức tranh sơn mài nổi tiếngDọc mùng (1939) của Nguyễn Gia Trí (tác phẩm tiêu biểu cho tranh sơn mài đầu thế kỷ 20)Nam Bắc một nhà'' (1961) của Nguyễn Văn Tỵ (tác phẩm tiêu biểu cho tranh sơn mài sau Cách mạng)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sơn then và vóc cổ truyền-Báo Khoa học công nghệ
Vẫn còn họa sĩ làm tranh sơn mài
Triển lãm tranh của họa sĩ Việt Nam tại Mỹ
Làng nghề mỹ nghệ: Làng tranh sơn mài
Tranh sơn mài Đình Bảng - Hồn ở đâu bây giờ?
Sơn mài
Chất liệu hội họa
Nghệ thuật trang trí
Nhựa cây
Mỹ thuật Nhật Bản
Phát minh của Trung Quốc |
13293 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh%20l%E1%BB%A5a | Tranh lụa | Tranh lụa là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc. Các loại màu (hạt màu trộn với keo thực vật hoặc keo động vật) được vẽ trên vật liệu đỡ là tấm vải lụa.
Tranh lụa cổ
Tranh lụa có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản, ở thời Minh Trị còn được gọi là Nhật Bản họa (nihonga,日本画).
Ở Việt Nam ngày nay còn lưu lại một vài bức chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Trịnh Đình Kiên, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh từ thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Tất cả những bức họa này (chưa rõ tác giả) đều vẽ trên lụa.
Tranh lụa hiện đại Việt Nam
Tranh lụa hiện đại Việt Nam mới ra đời từ thập niên 1930. Điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa; lụa được căng trên khung gỗ và trong quá trình vẽ họa sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp tới khi như ý.
Các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng với tranh lụa
Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) được coi là họa sĩ đã khai phá loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Những bức vẽ thành công của ông có một phong vị đặc biệt Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị, những đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ. Ngoài ra, nhân vật và bối cảnh Việt Nam được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. Thành công của ông đã lôi cuốn các bạn cùng lứa và các họa sĩ thuộc lớp sau, mỗi người đã đóng góp làm phong phú thêm kỹ thuật vẽ tranh lụa.
Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu là những người sống ở Paris, trung tâm hội họa thế giới với đủ trường phái tân kỳ, nhưng họ vẫn vẽ tranh lụa, góp phần cất lên một tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, số họa sĩ vẽ tranh lụa đông hơn. Họ mở rộng hơn đề tài, kỹ thuật và đã có những thành công mới. Nguyễn Thụ là một họa sĩ chuyên nhất về tranh lụa, có một phong cách riêng biệt. Bố cục tranh của ông đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc mát mẻ êm dịu; bút pháp phóng khoáng, nhẹ nhàng; không gian mờ ảo thơ mộng với những nhân vật bình dị, thân quen... Một số nữ họa sĩ khác như Vũ Giáng Hương, Lê Kim Mỹ, Trần Thanh Ngọc, Mộng Bích, Kim Bạch, Đặng Thu Hương... cũng đã có nhiều thành công với tranh lụa.
Bàng Thúc Long (1922-1990) Ông là một trong những thế hệ đầu tiên vẽ tranh lụa thành công, ông không được nhiều người trong nước biết tranh ông chủ yếu được các khách nước ngoài thời bao cấp đến mua trang của ông ở các gradi,hiện còn nhiều bưc tranh được các bảo tàng mua trưng bày như Bảo tàng mỹ thuật VN, bảo tàng Betlin Đức.Ông cùng thế hệ với Họa sĩ Tạ thúc Bình cung chuyên vẽ tranh lụa.
Kỹ thuật vẽ tranh lụa
Lụa vẽ
Lụa vẽ thường là lụa tơ tằm, không lỗi, mịn hoặc hơi thô, dệt thủ công hay dệt bằng máy. Gần đây, do yêu cầu của ngành mỹ thuật, các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ tranh, mỏng và hơi thưa, nhìn rõ thớ lụa.
Màu vẽ
Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Sau này, người ta còn dùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu...
Các kỹ thuật khi vẽ tranh
Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc.
Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái.
Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màu ngấm vào từng thớ lụa.
Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.
Có thể sử dụng bột điệp và bạc thêm vào tranh lụa (dán ở mặt sau).
Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn toàn, họa sĩ có thể rạch phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung. Tranh lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ nhiều khi với khung kính.
Tham khảo
Chất liệu hội họa |
13299 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng%20v%C3%B4%20tuy%E1%BA%BFn | Sóng vô tuyến | Sóng vô tuyến (tiếng Anh: radio wave, gọi tắt là radio) là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn vi ba. Sóng vô tuyến có tần số từ 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 10.000 km tới 1 mm. Giống như các sóng điện từ khác, chúng truyền với vận tốc ánh sáng. Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định, thông tin vệ tinh, các mạng máy tính, các hệ thống dẫn đường khác, và nhiều ứng dụng khác. Các tần số khác nhau của sóng vô tuyến có đặc tính truyền lan khác nhau trong khí quyển Trái Đất; sóng dài truyền theo đường cong của Trái Đất, sóng ngắn nhờ phản xạ từ tầng điện ly nên có thể truyền rất xa, các bước sóng ngắn hơn bị phản xạ yếu hơn và truyền trên đường nhìn thẳng.
Khám phá và ứng dụng
Sóng vô tuyến lần đầu được dự báo bởi tác phẩm toán học xuất bản năm 1867 do James Clerk Maxwell viết. Maxwell nhận thấy các tính chất giống sóng của ánh sáng và tương đồng trong các quan sát về từ trường và điện trường. Sau đó ông đề xuất các phương trình mô tả sóng ánh sáng và sóng vô tuyến như sóng điện từ truyền trong không gian. Năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh tính chính xác sóng điện từ của Maxwell bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình. Ngay sau đó rất nhiều phát minh đã được khám phá, từ đó sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền thông tin qua không trung.
Truyền lan
Nghiên cứu hiện tượng điện từ như phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, phân cực và hấp thụ là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu cách sóng vô tuyến truyền đi trong môi trường không gian tự do và trên bề mặt Trái Đất. Tần số khác nhau sẽ chịu các ảnh hưởng khác nhau trong khí quyển.
Vận tốc, bước sóng và tần số
Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong chân không. Nếu sóng vô tuyến đập vào vật thể dẫn điện có kích thước bất kỳ, nó sẽ đi chậm lại phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi.
Bước sóng là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp, tỉ lệ nghịch với tần số. Khoảng cách sóng vô tuyến đi được trong 1 giây ở chân không là 299.792.458 mét, đây là bước sóng của tín hiệu vô tuyến 1 Hertz. Một tín hiệu vô tuyến 1 Megahertz có bước sóng là 299 mét.
Liên lạc vô tuyến
Để thu được tín hiệu vô tuyến, ví dụ như từ các đài vô tuyến AM/FM, cần một anten vô tuyến. Tuy nhiên, anten sẽ nhận được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến tại một thời điểm, một bộ dò sóng vô tuyến là cần thiết để điều chỉnh tới một tần số cụ thể (hay dải tần số). Điều này được thực hiện thông qua một khung cộng hưởng (đây là một mạch với tụ điện và cuộn cảm). Khung cộng hưởng được thiết kế để cộng hưởng với một tần số cụ thể (hay băng tần), do đó khuếch đại sóng sin ở tần số vô tuyến cần thu, trong khi bỏ qua các sóng sin khác. Thông thường, hoặc điện cảm hoặc tụ điện sẽ được điều chỉnh, cho phép người dùng thay đổi tần số muốn thu.
Trong y tế
Năng lượng tần số vô tuyến (RF) đã được dùng trong điều trị y tế hơn 75 năm qua nói chung từ các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và động máu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ. Chụp cộng hưởng từ (MRI) dùng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh về cơ thể con người.
Xem thêm
Thiên văn vô tuyến
Ghi chú
Tham khảo
James Clerk Maxwell, "A Dynamical Theory of the Electromagnetic Field", Philosophical Transactions of the Royal Society of London 155, 459-512 (1865).
Heinrich Hertz: "Electric waves; being researches on the propagation of electric action with finite velocity through space" (1893). Cornell University Library Historical Monographs Collection. Reprinted by Cornell University Library Digital Collections.
Karl Rawer: "Wave Propagation in the Ionosphere". Kluwer, Dordrecht 1993. ISBN 0-7923-0775-5
Công nghệ vô tuyến
Chuyển động sóng
Phổ điện từ |
13317 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu%E1%BB%99m%20Gram | Nhuộm Gram | Nhuộm Gram là một phương pháp thực nghiệm nhằm phân biệt các loài vi khuẩn thành 2 nhóm (Gram dương và Gram âm) dựa trên các đặc tính hoá lý của thành tế bào.
Phương pháp này được đặt tên theo người phát minh ra nó, nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram (1853-1938). Ông phát triển kỹ thuật này vào năm 1884 để phân biệt các Pneumococcus với Klebsiella pneumoniae.
Sử dụng
Nhuộm Gram được thực hiện trên dịch cơ thể hoặc mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn. Nó cho kết quả nhanh hơn cấy, và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp phân biệt bệnh do nhiễm khuẩn với các trường hợp không do nhiễm khuẩn vì điều trị và tiên lượng sẽ khác nhau.
Cơ chế
Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào dày, dạng lưới cấu tạo bởi peptidoglycan, chất này có khả năng giữ phức hợp tím tinh thể-iod. Trong khi đó, lớp thành tế bào peptidoglycan của các vi khuẩn Gram âm thì mỏng hơn và thường có thêm lớp màng lipopolysaccharide (LPS) bên ngoài.
Sau khi nhuộm với phức hợp tím tinh thể-iod, mẫu được xử lý tiếp với hỗn hợp khử màu, làm mất nước của các lớp peptidoglycan trong thành tế bào Gram dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và khiến thành tế bào bắt giữ phức hợp tím tinh thể-iod bên trong tế bào.
Đối với vi khuẩn Gram âm, hỗn hợp khử màu đóng vai trò là chất hoà tan lipid và làm tan màng ngoài của thành tế bào. Lớp peptidoglycan mỏng không thể giữ lại phức hợp tím tinh thể-iod và tế bào Gram âm bị khử màu. Khử màu là bước quan trọng và cần kĩ năng nhất định vì khả năng bắt màu Gram dương không phải là "tất cả hoặc không."
Theo kinh nghiệm (và có ngoại lệ), bệnh do vi khuẩn Gram âm thường nguy hiểm hơn vì màng ngoài của chúng được bọc bởi một nang, và nang này che các kháng nguyên làm cơ thể phát hiện tác nhân xâm lấn khó khăn hơn. Ngoài ra, màng ngoài vi khuẩn Gram âm có chứa lipopolysaccharide, đóng vai trò là nội độc tố, giải phòng ra khi tế bào vi khuẩn bị tan vỡ và làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS), sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Nhiễm vi khuẩn Gram dương thường ít nguy hiểm hơn vì cơ thể người không có peptidoglycan, và có khả năng sản xuất lysozyme tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn.
Quy trình
Miêu tả
Làm tiêu bản mẫu cần nhuộm.
Cố định mẫu bằng ngọn lửa đèn cồn.
Dùng thuốc nhuộm kiềm, tím tinh thể hay tím gentian nhuộm mẫu trong 1 phút.
Rửa nước tối đa 5 giây.
Thêm dung dịch Lugol (1% iod, 2% KI) trong 1 phút.
Rửa bằng rượu trong 10 giây.
Phủ lên mẫu với ethanol 95% (hoặc hỗn hợp acetone:ethanol 95% 5:1) vài lần cho đến khi không xuất hiện thêm màu trong mẫu (khoảng 1 phút). Dung dịch này sẽ rửa sạch thuốc nhuộm kiềm không kết gắn, vi khuẩn Gram dương giữ lại màu tím, còn vi khuẩn Gram âm mất màu.
Rửa nước.
Nhuộm tiếp với safranin hoặc fuchsin. Cả hai nhóm vi khuẩn đều bắt giữ thuốc nhuộm lần này, nhưng vi khuẩn Gram dương không bị thay đổi màu nhiều, trong khi vi khuẩn Gram âm trở nên đỏ vàng (nhuộm safranin) hay đỏ tía (fuchsin). Thời gian: 1 phút theo tài liệu mới nhất.
Rửa qua nước. Để khô.
Kết quả
Quan sát lam kính dưới kính hiển vi
Gram dương: xanh đen hay tím
Gram âm: đỏ vàng hay đỏ tía.
Vi khuẩn không phân biệt được với phương pháp này được gọi là Gram biến đổi.
kính hiển vi
Tham khảo
Liên kết ngoài
Vi khuẩn học
Chất nhuộm màu để soi kính hiển vi |
13318 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20t%E1%BB%B1u%20ph%C3%A1p | Thành tựu pháp | Thành tựu pháp (zh. 成就法, sa. sādhana hoặc tantra) là từ dịch nghĩa từ thuật ngữ Phạn sādhana, tantra. Đôi lúc hai từ này cũng được dịch là Nghi quỹ (zh. 儀軌), với nghĩa chung là luật tắc, luật lệ, quỹ phạm, tín ngưỡng truyền thống. Nhưng trong Kim cương thừa thì từ sādhana được dịch là Thành tựu pháp để chỉ những bài chú về những phép tu thiền định đặc biệt dẫn đến sự thành tựu viên mãn.
Những bài Thành tựu pháp thường thường trình bày các Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam), như một thật thể mà hành giả có thể tiếp cận được, và cách thực hiện linh ảnh các vị đó. Trong Phật giáo Tây Tạng, đây là phương pháp tu học phổ biến, nhưng luôn luôn cần sự hướng dẫn của một vị Đạo sư (sa. guru). Mỗi hành giả sẽ được truyền tâm bằng một câu Chân ngôn liên quan đến một vị thần hỗ trợ.
Phần thực hiện Thành tựu pháp bao gồm 3 phần: Phần chuẩn bị, phần chính và phần chấm dứt. Phần chuẩn bị thường là Quy y tam bảo và phát triển Bồ-đề tâm. Phần chính thường gồm có giai đoạn bắt đầu, giai đoạn tạo linh ảnh của một Thần thể và giai đoạn xoá tan linh ảnh. Đó là lúc mà hành giả trực nhận Chân như, tính Không. Giai đoạn chấm dứt thường gồm có các lời chúc hay hồi hướng. Đối với Phật giáo Tây Tạng thì việc thiết tưởng một linh ảnh, một Thần thể không hề có tính huyền hoặc hay cầu xin một đấng nào bên ngoài. Đó là những phương pháp để tự đồng hoá với một nguyên lý năng lượng ở nơi chính mình. Các vị Phật trong hệ thống Ngũ Như Lai là những hình ảnh cơ bản nhất của các linh ảnh đó.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Mật tông
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
Nghi thức Phật giáo |
13324 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9%20h%E1%BB%8Dc | Mỹ học | Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội.
Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750–1758). Ông dùng từ "mỹ học" cho lý thuyết về nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được.
Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ "mỹ học", người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật.
Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ này được coi có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học.
Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,... Phương Đông: Lão Tử, Khổng Tử
Quan điểm biện chứng về cái đẹp và nghệ thuật
Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái gì không đẹp không thể là nghệ thuật. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng đây là hai phạm trù khác nhau.
Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, trong xã hội, trong con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh thần của con người và cả trong nghệ thuật. Cái đẹp tổng thể bao gồm cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ học. Cái đẹp, về gốc gác cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài hòa, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mĩ... Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật.
Xem thêm
Khách thể thẩm mỹ
Chủ thể thẩm mỹ (hình thức tồn tại) bao gồm: người thưởng thức TM, người sáng tạo, người định hướng, người biểu hiện và người tổng hợp (có tất cả các đặc tính)
Phạm trù của TM: Cái đẹp; có liên hệ với cái Bi, cái Hài, cái Cao cả (cao cả Thanh tao, Rợn ngợp, Huy hoàng,)
Phạm trù biểu hiện của thẩm mỹ: Duy tâm khách quan, Duy tâm chủ quan và Duy vật.
Đặc tính thẩm mỹ: tính tinh thần, thính xã hội, tính cảm tính, tính tình cảm.
Hoạt động thẩm mỹ
Cảm xúc thẩm mỹ (Tình cảm thẩm mĩ)
Thị hiếu thẩm mỹ
Lý tưởng thẩm mỹ
Quan điểm thẩm mỹ
Cái đẹp
Cái bi
Cái hài
Cái cao cả
Mỹ thuật
Nghệ thuật
Mỹ nghệ
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phân nhánh triết học
Thiết kế
Triết học xã hội |
13330 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C4%83n-%C4%91%C3%B4n%20Ch%C3%A2u-ba | Căn-đôn Châu-ba | Căn-đôn Châu-ba (bo. dge `dun grub pa དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, sa. saṅghasiddhi) (sinh năm 1391 – mất ngày 15 tháng 01 năm 1475), là giáo chủ tông Cách-lỗ từ 1438–1475, là một trong những môn đệ xuất sắc nhất của Tông-khách-ba. Sư được phong danh hiệu Gyalwang (bo. rgyal dbang རྒྱལ་དབང་) – "Người chiến thắng" – và sắc thụy là Đạt-lại Lạt-ma thứ nhất. Sư sáng lập rất nhiều ngôi chùa, trong số đó, chùa Trát-thập Luân-bố (bo. bkra shis lhun po བཀྲ་ཤིས་ལྷུན་པོ་) nổi danh hơn hết. Sư được xem là người đầu tiên trong dòng Cách-lỗ đề xướng việc duy trì chính pháp bằng một dòng tái sinh. Sau khi Sư qua đời, môn đệ bắt đầu tìm một hiện thân mới của Sư, đó cũng chính là sự bắt nguồn của dòng Đạt-lại Lạt-ma được truyền cho đến ngày nay. Hiện thân kế thừa Sư là Căn-đôn Gia-mục-thố (bo. dge `dun rgya mtsho དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་), Đạt-lại Lạt-ma thứ hai.
Sư sinh năm 1391, trong một gia đình du mục trong tỉnh Tsang. Cha mất khi Sư lên bảy và ngay sau đó, Sư được mẹ gửi đến một vị thầy danh tiếng bấy giờ là Drub-pa She-rab, vị Tổ thứ 14 của dòng Nar-thang. Nơi đây, Sư thụ giới Sa-di.
Năm lên 20, Sư thụ giới cụ túc và trong khoảng thời gian sau đó, Sư tham học dưới sự hướng dẫn của nhiều vị thầy, chuyên cần nghiên cứu kinh, luận của các vị Đại luận sư Ấn Độ như Long Thụ, Vô Trước và A-đề-sa. Ngoài ra, Sư cũng tinh thông các ngành như thi pháp, từ điển học (en. lexicography), văn phạm… Học lực cao thâm của Sư có thể giải thích phần nào việc nắm giữ chính quyền song song với việc duy trì Phật pháp của các vị Đạt-lại Lạt-ma sau này. So với khả năng, tài sức của các Vương triều trước đây thì quả nhiên là khả năng của các vị Đạt-lại Lạt-ma vượt trội hơn nhiều.
Tông-khách-ba trực tiếp hướng dẫn Sư vào thuyết Trung quán qua Căn bản trung quán luận tụng (sa. mūlamadhyamaka-śāstra-kārikā) của Long Thụ, Nhập trung luận (sa. madhyamakāvatāta) của Nguyệt Xứng (sa. candrakīrti). Ngoài ra, Sư cũng thông hiểu Nhân minh học (sa. hetuvidyā), tự tay dịch và chú Lượng thích luận (sa. pramāṇavarttika-kārikā) của Pháp Xứng (sa. dharmakīrti).
Sư sống rất đơn giản, rất khiêm tốn và thường tự nhắc nhở: "Chư Phật chẳng để tâm đến những việc như vinh nhục, khen chê (xem Bát phong)…; và vì thế, ta cũng chẳng nên lưu ý đến chúng." Sư thường răn chúng đệ tử như sau: "Chớ nên tranh cãi với người khác và cũng đừng hài lòng với những lời nói suông, rỗng tuếch. Hãy thực nghiệm ý nghĩa của giáo pháp mà các ngươi đã học được vì chỉ như thế, các ngươi mới bước đi trên Phật đạo. Các vị Tổ thường dạy: giữ lòng từ bi đối với tất cả những loài Hữu tình, tôn trọng những người thực hành Phật pháp. Hãy chinh phục cái Ngã."
Trước khi tịch, Sư căn dặn các đệ tử là không nên xây một bảo tháp xa hoa, chỉ đốt xác và lấy tro nắn thành 1000 tượng Phật Bất Động.
Ngày 15 tháng 1 năm 1475, nhà sư viên tịch, thọ 83 tuổi. Tương truyền rằng, một sự yên lặng lạ lùng kéo dài 13 ngày sau khi ông mất, không một con chim nào hót, đất, nước tự nhiên nóng lên, cây cối rủ lá.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Tây Tạng
Đại sư Phật giáo
Mất năm 1474
Sinh năm 1391
Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng |
13331 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngawang%20Lobsang%20Gyatso | Ngawang Lobsang Gyatso | La-bốc-tạng Gia-mục-thố (zh. 羅卜藏嘉穆錯, bo. blo bzang rgya mtsho བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, sa. sumatisāgara), 1617-1682, là giáo chủ tông Cách-lỗ từ 1622-1682, giữ quyền cai trị Tây Tạng từ 1642-1682. Sư là Đạt-lại Lạt-ma thứ năm và có lẽ là vị nổi danh nhất: Sư vẫn còn được dân Tây Tạng tôn trọng gọi là "Đại sư thứ năm". Sư là vị Đạt-lai đầu tiên khởi xướng chế độ "Tăng lữ chính quyền" (zh. 僧侶政權, en. theocracy), nắm giữ quyền cai trị Tây Tạng. Kể từ đây, Đạt-lại Lạt-ma là người lĩnh đạo tinh thần tôn giáo cũng như chính trị tại Tây Tạng.
Thời đại của Sư là một khúc ngoặt lớn trong lịch sử Tây Tạng. Chiến tranh đẫm máu với các bộ lạc miền Tây Mông Cổ là những dấu hiệu chung cho thời đại này. Qua những cuộc tranh chấp, tông phái của Sư giành thắng lợi và từ đây, địa vị của một Đạt-lại Lạt-ma càng thêm vững chắc. Dưới sự chỉ huy của Sư, việc xây dựng điện Potala tại Lhasa được bắt đầu vào năm 1645. Từ 1650-1652, Sư nhận lời mời của hoàng đế sang Trung Quốc thuyết pháp. Trong những năm cuối đời, Sư lâm bệnh nặng. Cái chết của Sư được giữ bí mật 13 năm liền và sự việc này đã đem đến cho Tây Tạng rất nhiều hoạ nạn sau này.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Tây Tạng
Đại sư Phật giáo
Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng |
13333 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20qu%E1%BA%A3%20lu%E1%BA%ADn | Đạo quả luận | Đạo quả luận (zh. 道果論, bo. lam `bras ལམ་འབྲས་, sa. mārga-phala), tức là luận về "Đạo và quả", là tên dùng cho một loạt tác phẩm của Kim cương thừa trong dòng Tát-ca (bo. sa skya pa ས་སྐྱ་པ་) tại Tây Tạng. Khuynh hướng của Kim cương thừa là "Đường đi chính là mục đích" được nêu ra rất rõ trong các tác phẩm này. Gốc nguồn của các loại sách này là một Đát-đặc-la rất cổ, được một người tên là Drog-mi phiên dịch và đem sang Tây Tạng thế kỉ 11. Vị Tổ đầu tiên của dòng Tát-ca viết nhiều luận giải về Đát-đặc-la này và sáng lập truyền thống Đạo quả tại Tây Tạng.
Vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha) Virupa (sa. virūpa) được xem là người sáng lập truyền thống Đạo quả. Ông truyền cho đệ tử là Nagpopa tác phẩm căn bản, được gọi là "Kim cương kệ." Bản này rất ngắn và phải được khẩu thuyết thêm. Quan niệm chính của các Đạo quả luận là Niết-bàn và Luân hồi là một không hai. Muốn nhận thức được điều này, một Du-già sư (sa. yogin) phải tu tập triệt để.
"Tâm" được miêu tả như sau trong Đạo quả luận: 1. Trong sáng; 2. Không, trống rỗng và 3. Bao gồm cả hai tính chất 1. và 2.; khi Du-già sư chứng ngộ cả ba đặc tính này thì mới gọi là đạt giải thoát.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Mật tông |
13335 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C5%A9ng-c%E1%BA%A7n%20Nhi%C3%AAu-r%C3%A1ng-ba | Lũng-cần Nhiêu-ráng-ba | Longchenpa (zh. 隴勤饒絳巴, bo. klong chen pa ཀློང་ཆེན་པ་), 1308-1364, là một đại sư Tây Tạng phái Nyingma (bo. nyingmapa རྙིང་མ་བ་), được tặng danh hiệu "Nhất thiết trí giả." Sư đóng một vai trò quan trọng trong giáo pháp Đại cứu cánh (bo. rdzogs chen རྫོགས་ཆེན་) vì đã phối hợp được nhánh của Đức Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) với nhánh của Đức Vô Cấu Hữu (zh. 無垢友, sa. vimalamitra), đưa vào một hệ thống chung. Trong một cuộc đời tương đối ngắn, Sư đã viết 270 tác phẩm mà những tác phẩm quan trọng nhất được gọi là "Bảy Món Quý". Đặc điểm của các tác phẩm của Sư là chiều sâu của tư tưởng và tính chất rõ rệt, chính xác. Những tác phẩm này vẫn còn tác động trong dòng Nyingma.
Lên 11 tuổi, Sư đã được gia nhập Tăng đoàn và sau đó chú tâm học tập. Ngoài trường phái Nyingma của mình, Sư còn học thêm Giáo Pháp của các phái Sakya (bo. sa skya pa ས་སྐྱ་པ་) và là học trò của Đức Karmapa (bo. karmapa ཀར་མ་པ་) thứ ba (1284-1339). Sau đó hai biến cố lớn xảy ra cho Sư: sau khi chứng được linh ảnh của Liên Hoa Sinh và đệ tử là Yeshe Tsogyal, Sư có quan hệ trực tiếp các Không hành nữ (sa. ḍākinī), được truyền Giáo Pháp Đại cứu cánh và có trách nhiệm ghi lại thành văn bản chôn dấu, các Mật Tạng (bo. gter ma གཏེར་མ་). Sau đó Sư lại gặp Vô Cấu Hữu, được chân truyền phép Đại cứu cánh và tổng hợp hai dòng Đại cứu cánh nói trên thành một hệ thống duy nhất.
Longchenpa là vị trụ trì chùa Samye (bo. bsam yas བསམ་ཡས་) tại Trung Tây Tạng. Tuy thế phần lớn thì giờ, Sư vẫn hay đi vân du và sống viễn li. Sư cũng là người sửa chữa lại nhiều chùa, nhất là những chùa tại Bhutan trong thời gian Sư phải biệt xứ tại đó hàng chục năm. Đời sau, có Jigme Lingpa (1730-1798) nghiên cứu rõ về Sư và đưa Sư lên hàng Đại sư của dòng Rimé (bo. ris med རིས་མེད་).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 1308
Mất năm 1364 |
13337 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20b%E1%BB%99 | Kinh lượng bộ | Kinh lượng bộ (zh. 經量部, sa. Sautrāntika), hay Tăng-già-lan-đề-ca (僧伽蘭提迦, sa. Saṃkrāntika), Tu-đa-la luận bộ (修多羅論部), Thuyết độ bộ (說度部), Thuyết chuyển bộ (說轉部), Thuyết kinh bộ (說經部), Kinh bộ (經部)..., là một nhánh bộ phái Phật giáo xuất phát từ Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. Sarvāstivādin) khoảng 150 năm trước Công nguyên. Như tên gọi cho thấy (sautrāntika xuất phát từ sūtrānta, có nghĩa là Kinh phần, chỉ Kinh tạng của Tam tạng), bộ này chỉ đặt nền tảng trên Kinh tạng (sa. sūtrapiṭaka) và phản bác Luận tạng (sa. abhidharmapiṭaka) cũng như quan điểm "Nhất thiết hữu" (tất cả đều hiện hữu, đều có) của Thuyết nhất thiết hữu bộ.
Kinh lượng bộ cho rằng có một thức tinh vi hơn thức thông thường, từ đó đời sống con người sinh ra và chính thức đó sẽ tái sinh. So sánh với Độc Tử bộ (sa. vatsīputrīya) – là bộ phái cho rằng có một tự ngã thật sự, sống kiếp này qua kiếp khác – thì Kinh lượng bộ cho rằng, chỉ có thức là luân chuyển trong vòng sinh tử và với cái chết thì bốn uẩn còn lại (Ngũ uẩn, sa. pañcaskandha) chìm lắng trong thức đó. Quan điểm về sự tồn tại của thức này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācāra).
Kinh lượng bộ còn cho rằng, mỗi một hiện tượng thật sự chỉ hiện hữu trong một khoảnh khắc cực nhỏ – được gọi là Sát-na (sa. kṣaṇa) – và mỗi quá trình chỉ là tiếp nối những khoảnh khắc đó, mỗi quá trình thông qua thời gian chỉ là ảo ảnh. Kinh lượng bộ xem Niết-bàn (sa. nirvāṇa) là sản phẩm của sự phủ nhận (en. negation) của tư duy, là sự tịch diệt.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bộ phái Phật giáo |
13339 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%95%20Hi%E1%BB%81n | Phổ Hiền | Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.
Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật.
Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi ( ). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát. Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cưỡi voi trắng sáu răng (sáu răng ngụ ý sáu độ, sáu phương pháp tu hành để đạt tới cõi Niết bàn; bốn chân biểu thị bốn điều như ý, bốn loại thiền định) từ Ấn Độ sang Trung Quốc (xem thêm Tứ đại danh sơn).
Trong Kim cương thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng chỉ (sa. ādi-buddha), hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân). Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không. Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), thân của Phổ Hiền là Báo thân (sa. saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.
Tên Phổ Hiền ở các nước
Tiếng Hoa: Puxian
Tiếng Hàn: Pohyon
Tiếng Nhật: Fugen Emmei Bosatsu
tiếng Tạng: Kun-Tubzang-po
Tiếng Anh: Boddhisattva of Universal Knowledge/Bounty is Omnipresent
Tiếng Thái: พระสมันตภัทรโพธิสัตว์ - đọc như tiếng Việt là: Pra-Sả-Măn-Taphach- phô-thi-sạch.
Thân trạng
Samntabhadra biểu thị từ tâm và Phật pháp. Ngài thường sánh đôi với Văn Thù Sư lợi và cả hai được coi là những cao đồ của Thích Ca Mâu Ni, có lẽ từng là đệ tử thực sự của vị Phật lịch sử. Ngài là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông. Ngài ngụ hướng Đông, ở Tây Tạng, có thời người ta thờ ngài như là Nhiên Đăng Cổ Phật (Adi Buddha), nhưng hiện nay chỉ còn những tín đồ của tông Ninh Mã (Nyingma) giữ tín điều đó
Một vài phái Mật Tông ở vùng Hy Mã Lạp Sơn cho rằng chính vị bồ tát này chứ không phải Đại Nhật Phật là đấng sáng tạo ra Mật Tông Phật giáo, trong đó tín đồ tìm cách hội thông và hợp nhất với thần linh. Ở Trung Quốc Phổ Hiền hầu như luôn luôn được thờ phụng chung với Thích Ca và Văn Thù. Tại Nhật Bản và nhiều vùng khác ngài cũng được thờ phượng qua hình tướng mật nhiệm Fugen Emmei Bosatsu (Phổ Hiền mệnh Bồ Tát).
Biểu thị và Tùy khí
Phổ Hiền thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái và có khi họ được vây quanh bởi mười sáu thiên thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã. Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng, ngài cưỡi voi trắng 6 ngà, voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan.
Tùy khí của ngài chính là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên bảo châu. Trong nhiều biểu thị, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ, chạm nhau thành hình tam giác. Trong những hình ảnh khác ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử nơi tay trái, trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với ba mươi hai tay ngồi trên voi trắng bốn đầu hoặc trên bốn voi trắng.
Trong hội hoa Phật giáo Mật tông ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của mạn đà la Shi-tro, mạn đà la của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm gùi lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.
Phổ Hiền Vương Hạnh Nguyện
Căn bản tu tập của Phật giáo Đại thừa, Kim Cương thừa là Nhị Tư Lương (Phúc - Trí, Phương Tiện - Trí Tuệ, Bồ Đề tâm - Trí Tuệ). Nếu Văn Thù đại diện cho Trí Tuệ thì Phổ Hiền đại diện cho Phương Tiện, hạnh nguyện lớn lao vĩ đại. Mười đại nguyện của Ngài gồm có:
Kính lễ Chư Phật.
Xưng Tán Như Lai.
Quảng Tu Cúng Dường.
Sám Hối Nghiệp Chướng.
Tùy Hỷ Công Đức.
Thỉnh Chuyển Pháp Luân.
Thỉnh Phật Trụ Thế.
Thường Tùy Phật Học.
Hằng Thuận Chúng Sinh.
Phổ Giai Hồi Hướng.
Trong văn học
Trong tác phẩm Tây Du Ký, hình tượng Phổ Hiền bồ tát chỉ xuất hiện một vài hồi. Trong hồi 24: Tứ thánh thử lòng thiền, Phổ Hiền đã hóa phép vai một trong ba giai nhân thử lòng thầy trò Đường Tam Tạng.
Trong Phong thần diễn nghĩa, hình tượng Phổ Hiền chân nhân là một trong Thập nhị đại tiên Xiển giáo, học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ngài cư ngụ tại động Bạch Hạc, núi Cửu Cung, đệ tử là Mộc Tra, mang bảo bối là dây Trường Hồng.
Xem thêm
Văn-thù-sư-lợi
Đại Thế Chí
Quán Thế Âm hay Quan Âm
Địa Tạng
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Kinh quán Phổ Hiền Bồ Tát trên Thư viện Hoa Sen
Bồ Tát
Nhân vật Phong thần diễn nghĩa
Nhân vật Tây du ký |
13340 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n-th%C3%B9-s%C6%B0-l%E1%BB%A3i | Văn-thù-sư-lợi | Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Lịch sử
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音),"Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca –"Người chiến thắng tử thần"(sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là:"Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát".
Hình ảnh
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Kinh Phật thuyết Văn Thù
Văn Thù nói về cảnh giới Bất tư nghị
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi
Bồ Tát
Nhân vật Phong thần diễn nghĩa
Nhân vật Tây du ký
Đại thừa |
13342 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%87t%20X%E1%BB%A9ng | Nguyệt Xứng | Nguyệt Xứng (zh. 月稱, sa. candrakīrti, bo. zla ba grags pa ཟླ་བ་གྲགས་པ་), tk. 6/7, được xem là Luận sư quan trọng nhất trong tông Trung quán sau Long Thụ. Sư quê ở Nam Ấn, xuất gia từ lúc nhỏ tuổi. Nhân lúc đọc tác phẩm của Long Thụ, Sư bỗng hiểu ý. Sau, Sư trở thành viện trưởng của Na-lan-đà và viết nhiều bài luận chú giải về các tác phẩm của Long Thụ. Các tác phẩm quan trọng của Sư là Minh cú luận (zh. 明句論, còn nguyên bản Phạn ngữ), Nhập trung quán luận (zh. 入中觀論). Tương truyền rằng, trong một cuộc hành trình truyền Pháp về hướng Nam, Sư đã giáo hoá rất nhiều người. Sư sống rất thọ, nhưng chắc chắn là không thọ đến 300 (!) tuổi như sử sách Tây Tạng thuật lại.
Các tác phẩm còn lưu lại của Sư (trích):
Minh cú luận (sa. prasannapadā), gọi đủ là Trung quán minh cú luận (sa. madhyamakavṛtti-prasannapadā), tác phẩm chú giải Trung quán luận (sa. madhyamaka-śāstra) của Long Thụ (sa. nāgārjuna) duy nhất bằng nguyên văn Phạn ngữ, bản Tạng ngữ cũng còn;
Nhập trung quán luận (sa. madhyamakāvatāra), chỉ còn bản Tạng ngữ;
Nhập trung luận thích (sa. madhyamakāvatāra-bhāṣya), chỉ còn bản Tạng ngữ;
Nhân duyên tâm luận thích (sa. pratītyasamutpāda-hṛdaya-vṛtti), một tác phẩm chú giải Nhân duyên tâm luận tụng (sa. pratītyasamutpāda-hṛdaya-kārikā), được xem là của Long Thụ, chỉ còn bản Tạng ngữ;
Thất thập không tính luận thích (sa. śūnyatā-saptativṛtti), chú giải Thất thập không tính luận (sa. śūnyatā-saptati) của Long Thụ. Long Thụ (và Parahita) cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này. Chỉ còn bản Tạng ngữ;
Lục thập tụng như lý luận thích (sa. yukti-ṣaṣṭhikā-vṛtti), luận giải Lục thập tụng như lý luận (sa. yukti-ṣaṣṭhikā), một tác phẩm được xem là của Long Thụ, chỉ còn bản Tạng ngữ;
Bồ Tát du-già hành tứ bách luận thích (sa. bodhisattvayogācāra-catuḥśataka-ṭīkā), chú thích bộ Tứ bách luận (sa. catuḥśataka) của Thánh Thiên (sa. āryadeva), chỉ còn bản Tạng ngữ;
Trung quán luận tụng (sa. madhyamaka-śāstra-stuti).
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Đại sư Phật giáo
Trung quán tông
Tăng sĩ Ấn Độ
Nhà văn Phật giáo Đại thừa |
13344 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%A1ng%20S%C6%A1n%20Hu%E1%BB%87%20T%E1%BB%8Bch | Ngưỡng Sơn Huệ Tịch | Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (zh. yǎngshān huìjì 仰山慧寂, ja. kyōzan ejaku), 807-883, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ lừng danh của Quy Sơn Linh Hựu và là người cùng thầy khai sáng tông Quy Ngưỡng. Trí huệ và kinh nghiệm giác ngộ thâm sâu của sư nổi danh trong thiền giới thời đó nên sư cũng có biệt danh là "Tiểu Thích-ca." Môn đệ hàng đầu của sư là Nam Tháp Quang Dũng, Vô Trước Văn Hỉ và Tây Tháp Quang Mục. Trước tuổi 20, sư yết kiến và trau dồi kinh nghiệm với nhiều ngôi sao sáng trong Thiền tông và đã mang danh là một thiền sinh xuất sắc. Dưới sự hướng dẫn của Quy Sơn, sư đạt yếu chỉ thiền.
Cơ duyên
Sư họ Diệp, quê ở Hoài Hoá, Thiều Châu. sư muốn xuất gia nhưng cha mẹ không cho, bèn chặt hai ngón tay, thệ nguyện cầu chính pháp để đáp ân nghĩa. Cha mẹ đành cho phép. Chưa thụ giới cụ túc, sư đã đi du phương.
Đến Thiền sư Thạch Sương Tính Không, nghe một vị tăng hỏi Tính Không: "Thế nào là ý Tổ sư từ phương Tây sang?" Tính Không liền đáp: "Như người trong giếng sâu ngàn thước, người này chẳng nhờ một tấc dây mà ra được, người này trả lời được." Câu trả lời này cứ quấn mãi tâm Sư. Đến Đam Nguyên Ứng Chân, sư hỏi: "Thế nào là người trong giếng ra được?" Đam Nguyên liền đáp: "Đồ ngốc! Ai ở trong giếng?" Dù sư chưa hiểu nhưng vẫn được Đam Nguyên truyền cho cách sử dụng 97 viên tướng để hoằng hoá, một phương pháp quan trọng để hướng dẫn môn đệ sau này trong tông Quy Ngưỡng.
Đến Quy Sơn Linh Hựu, Quy Sơn hỏi:
"Ngươi là Sa-di có chủ hay không chủ?"
Sư thưa: "Có chủ."
Quy Sơn lại hỏi: "Chủ ở chỗ nào?"
Sư từ bên Đông sang bên Tây đứng, Quy Sơn biết môn đệ thượng hạng.
Sư trình lại câu hỏi "Thế nào ra khỏi giếng ngàn thước không cần dây."
Quy Sơn hét: "Huệ Tịch!"
Sư ứng: "Dạ."
Quy Sơn bảo: "Ra rồi!"
Nhân đây, sư đại ngộ triệt để, lại hỏi:
"Thế nào là chỗ trụ của chư Phật?"
Quy Sơn bảo: "Dùng cái diệu tư (nghĩ nhớ) mà không tư, xoay cái tư tinh anh sáng suốt vô cùng. Tư hết, trở về nguồn, nơi tính tướng thường trụ, sự lý không hai, Chân Phật như như."
Sư trút sạch hồ nghi nơi đây, ở lại hầu hạ Quy Sơn.
Sư đến phiên chăn trâu sườn núi, thấy một vị tăng lên núi không bao lâu trở xuống, Nghe sư hỏi vì sao, vị tăng thuật lại: "Hoà thượng hỏi tôi tên gì, tôi thưa Quy Chân, Hoà thượng hỏi Quy Chân ở đâu, tôi đáp không được." Sư bảo vị tăng, nếu Quy Sơn hỏi như vậy nữa thì trả lời "Quy Chân ở trong mắt, trong tai, trong mũi." Vị tăng lại lên núi ra mắt Quy Sơn. Quy Sơn hỏi lại như trước, vị tăng trả lời như sư đã dạy và bị Quy Sơn quở: "Kẻ nói suông vô ích, đây là lời của thiện tri thức đứng đầu 500 người!"
Sư và thầy đồng tình đồng ý như hai cha con nên người đời cũng nói rằng "Hai cha con hát bằng một miệng." Sư học hỏi nơi Quy Sơn 15 năm, trước về Vương Mãn, sau về Ngưỡng Sơn trụ trì, người người đua nhau đến học.
Pháp ngữ
Sư thượng đường dạy chúng:
"Hết thảy các ngươi, mỗi người tự hồi quang phản quán, chớ ghi ngôn ngữ của ta. Các ngươi từ kiếp vô thủy đến giờ trái sáng hợp tối, gốc vọng tưởng quá sâu khó nhổ mau được. Do đó giả lập phương tiện dẹp thức thô của các ngươi, như đem lá vàng dỗ con nít khóc, có cái gì là phải? Như các người bán hàng hoá cùng bán vàng lập phố. Bán hàng hoá thì chỉ nghĩ thích hợp với người mua. Vì thế, nói ‘Thạch Đầu là phố chân kim, chỗ ta là phố tạp hoá.’ Có người đến tìm phân chuột ta cũng bết phân chuột cho, kẻ khác đến cầu chân kim ta cũng trao cho… Tìm hỏi thì có trao đổi, chẳng tìm hỏi thì không ta. Nếu nói bên thân Thiền tông cần một người làm bạn cũng không, huống là có năm bảy trăm chúng. Nếu ta nói Đông nói Tây, ắt giành nhau lượm lặt, như đem nắm tay không để lừa gạt con nít, trọn không có thật. Nay ta nói rõ các ngươi, việc bên cạnh thánh, chớ đem tâm nghĩ tính, chỉ nhằm vào biển tính của chính mình mà tu hành như thật…"
Sư trước ở Ngưỡng Sơn, sau dời về Quan Âm chỉ dạy tăng chúng.
Sắp tịch, sư làm bài kệ:
一二二三子
平目復仰視
兩口一無舌
即是吾宗旨
Nhất nhị nhị tam tử
Bình mục phục ngưỡng thị
Lưỡng khẩu nhất vô thiệt
Tức thị ngô tông chỉ.
Một hai hai ba con
Mắt thường lại ngước xem
Hai miệng một không lưỡi
Đây là tông chỉ ta.
Nói xong, sư ngồi hai tay bó gối viên tịch, thọ 77 tuổi. Vua phong danh hiệu Trí Thông Thiền sư. Những lời khuyên dạy của sư được ghi trong Viên Châu Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền sư ngữ lục.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Quy Ngưỡng tông
Đại sư Phật giáo
Người Hồ Nam |
13346 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20s%C6%B0 | Đạo sư | Đạo sư (zh. 導師, sa. guru, bo. bla ma), cũng có khi được dịch theo âm Hán Việt là Cổ-Lỗ (zh. 古魯), nghĩa là Sư phụ, vị thầy dạy đạo. Theo một ý nghĩa riêng biệt – như trong trường hợp của các vị Đại thành tựu – thì người ta nên dịch chữ "guru" là Chân sư (zh. 真師), nếu hiểu chữ "Chân sư" ở đây đồng nghĩa với một vị thầy có đầy đủ những khả năng, thích hợp cho những môn đệ khác nhau, có thể nói là tuỳ cơ ứng biến, tuỳ chứng phát được.
Cần phân biệt rõ giữa Đạo sư và Chân sư. Đạo sư là người dạy đạo, truyền đạo. Chân sư là bậc đạo sư chân chánh, dạy đạo và đời, truyền đạo với những phát kiến mới có lợi ích cho cuộc sống nhân sinh.
Các truyền thống về đạo sư
"Theo truyền thống của Ấn Độ giáo phân biệt ba vị Đạo sư:
Cha mẹ, là người sinh thành thân thể, hiến tặng đời sống và giúp làm quen với các vấn đề trong cuộc đời; thầy giáo dạy các môn học của thế gian, hướng dẫn nghề nghiệp;
Đạo sư giúp tìm ra con đường đạo, tiến đến giải thoát;
"Đạo sư vũ trụ" (sa. avatāra, dịch sát nghĩa là "Đấng Giáng thế") là bậc giác ngộ, là hiện thân của sự Giác ngộ, của Chân như.
Về Đạo sư người ta thường đặt hai câu hỏi là:
Trên con đường tu học giác ngộ, liệu có thật cần một Đạo sư hay không;
Đối với một Đạo sư, hành giả phải tuân lời đến mức nào.
Về câu hỏi thứ nhất, các Đạo sư Ấn Độ giáo hay dùng một thí dụ giản đơn: một người khách lạ tìm đường trong một thành phố. Người đó có hai cách, một là cứ lần lượt xem từng con đường, thế nào rồi cũng tìm ra, nhưng mất thời gian và nếu không may, có thể con đường cuối cùng mới đúng là con đường mình kiếm. Cách thứ hai là hỏi một người sống trong thành phố đó, người đó sẽ chỉ cách đi ngắn nhất đến đó. Đạo sư được xem là người sống tại "địa phương" của các phương pháp tu học. Mặt khác, trong kinh sách thường nói, một khi hành giả tiến tới một mức nhất định thì nội tâm sẽ biến thành Đạo sư, dẫn đường cho mình. Vì vậy trong kinh có dùng chữ Phạn antaryāmin, nghĩa là "người hướng đạo nội tại."
Nói về sự nghe lời Đạo sư thì quan niệm chung cho thấy rằng không bao giờ một Đạo sư chân thật lại ức chế học trò. Ngược lại học trò phải có một mối liên hệ thân thiết và tin tưởng nơi Đạo sư thì các vị đó mới có thể giúp đỡ được. Vị Đạo sư được xem là vĩ đại chính là Đức Phật Thích-ca thì lại khuyên mọi đệ tử nên nghe rồi tự mình trắc nghiệm các chân lý, không nên nhắm mắt tin vào ai, kể cả vào lời nói của một vị Phật (xem thêm A-xà-lê).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
A-xà-lê
Lạt-ma
Hoà thượng
Phật học
Triết lý Phật giáo
Ấn Độ giáo |
13348 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20ng%C3%B4n%20t%C3%B4ng | Chân ngôn tông | Chân ngôn tông (kanji: 真言宗, rōmaji: shingon-shū), là dạng Mật tông tại Nhật Bản, do Đại sư Không Hải (ja. kūkai, 774-835) sáng lập. Sư tu học Mật tông tại Trung Quốc và chuyên học về Chân ngôn (chân ngôn, chân âm, thần chú). Đặc biệt tông này rất quan tâm đến "ba bí mật" (Thân, khẩu, ý), đó là ba phương tiện để mỗi người đạt được Phật quả.
Bí mật của Thân được bày tỏ qua các thủ ấn (xem ấn), trong các tư thế thiền định và trong cách sử dụng các pháp khí như Kim cương chử hay hoa sen. Các điều đó được xem có liên hệ cụ thể với một vị Phật hay Bồ Tát.
Bí mật của Khẩu được diễn tả trong Chân ngôn và Đà-la-ni.
Bí mật của ý dựa trên "năm trí" và thông qua năm trí đó hành giả tiếp cận với Chân như.
Qua các phép hành lễ với Thân, khẩu, ý, hành giả sẽ đạt mối liên hệ với vị Phật, đạt tri kiến "Phật ở trong ta, ta trong Phật", đạt Phật quả ngay trong đời này.
Ba bí mật nói trên được khẩu truyền giữa thầy với trò trong các buổi hành lễ, điều này khác hẳn với các tông phái thuộc hiển giáo. Chân ngôn tông tôn xưng Phật Đại Nhật (sa. vairocana), chính là Pháp thân vô tận, là vị Phật nguyên thủy tuyệt đối, và chỉ kẻ được quán đỉnh mới được tu tập theo tông này. Phái này chủ trương không thể diễn tả giáo pháp bằng văn tự mà chỉ bằng hình ảnh nghệ thuật và vì vậy các mạn-đồ-la đóng một vai trò quan trọng trong tông này.
Hai Mạn-đồ-la quan trọng nhất của Chân ngôn tông là Thai tạng giới mạn-đồ-la (sa. garbhadhātu-maṇḍala) và Kim cương giới mạn-đồ-la (sa. vajradhātu-maṇḍala), trình bày Phật Đại Nhật và các vị Phật khác. Trong một buổi lễ quan trọng của tông này, đệ tử Chân ngôn tông cầm hoa ném vào Mạn-đồ-la, hoa rơi đúng vị Phật nào thì đó là vị Đạo sư của người đó.
Chân ngôn tông không phủ nhận tính có thật của thế giới hiện tượng này cũng như hạnh phúc của con người trong thế giới đó. Tông này cho phép tăng sĩ hành lễ và được thu tiền. Qua thời gian, trong tông này nảy sinh tệ mê tín dị đoan và vì vậy cũng có nhiều bộ phái nhỏ xuất hiện. Ngày nay, tông này vẫn là một tông phái mạnh tại Nhật.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Mật tông
Tông phái Phật giáo
Chân Ngôn tông |
13350 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20nh%C6%B0 | Chân như | Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.
Sau đây là một số thuật ngữ bao gồm từ Chân như thường gặp:
Chân như pháp giới (zh. zhēnrú făjiè 眞如法界, ja. shinnyo hōkai) là Pháp giới của chân như. Vì Pháp giới và Chân như cơ bản hàm ý như nhau nên đây chỉ là một cách gọi thể tính chân như mà chư Phật cảm nhận được.
Chân như tính khởi (zh. zhēnrú xìngqĭ 眞如性起, ja. shinnyo shōki) chỉ sự sinh khởi của mọi hiện tượng tùy thuộc hoặc nương vào Chân như.
Chân như tướng (zh. zhēnrú xiāng 眞如相, ja. shinnyosō) chỉ tướng thứ 8 trong "Thập hồi hướng" theo pháp tu của hàng Bồ Tát. Giai vị mà hàng Bồ Tát dùng trí huệ trung đạo để làm sáng tỏ tính chất hữu vô của các pháp, và thấy các pháp đều là chân như pháp giới.
Chân như vô vi (zh. zhēnrú wúwéi 眞如無爲, ja. shinnyomui) là một trong 6 pháp vô vi trong giáo lý Duy thức. Chân như là thể tính chân thực của mọi hiện tượng. Chân như được gọi là vô vi vì ý niệm rằng ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật tự nó vốn chẳng thực là chân như, bởi vì trí huệ giác ngộ được xếp vào những pháp hữu vi.
Xem thêm
Vô vi (Phật giáo)
Ngộ
Vô ngã
Vô minh
Không tính
Luân hồi
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Khái niệm triết học Phật giáo |
13351 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20t%C3%ADn%20c%C4%83n | Đại tín căn | Đại tín căn (zh. 大信根, ja. dai-shinkon) là một niềm tin căn bản lớn, một trong ba điều kiện cần thiết để giác ngộ theo Thiền tông Nhật Bản. Hai điều kiện khác là Đại phấn chí (ja. dai-funshi) và Đại nghi đoàn (ja. dai-gidan).
Trong tác phẩm Nhập thiền môn tu tập, Thiền sư Bạch Vân An Cốc (ja. hakuun yasutani) viết như sau về Đại tín căn:
"Đại tín căn có nghĩa là niềm tin sâu thẳm, vững chắc như một khối đá, như một cổ thụ vĩ đại. Đó là một niềm tin không vướng mắc vào mê tín dị đoan, những hiện tượng siêu nhiên vượt khỏi tầm tay của con người.
Nhiều người cho rằng đạo Phật là một tôn giáo duy lý hoặc tôn giáo chỉ thuần tuý đặt nền tảng trên lý trí của con người. Tuy nhiên, đạo Phật là một tôn giáo (en. religion) – chính bởi vì yếu tố niềm tin nằm ở trong đó, và nếu không có niềm tin này thì đạo Phật chỉ còn là một hệ thống triết lý thuần đơn như những hệ thống triết lý khác. Với sự Giác ngộ của Phật-đà – đạt được với sự cố gắng tột cùng –, đạo Phật đã hoàn tất bước đầu. Đại tín căn của chúng ta chính là niềm tin nơi Phật quả, kinh ngiệm giác ngộ mà Phật đã trình bày trong kinh sách. Các bài thuyết pháp của Phật không vượt ngoài những nội dung chính, đó là nhân tâm cũng như tất cả các pháp hiện hữu đều thanh tịnh từ ban đầu; rõ ràng hơn: hoàn hảo. Không có một niềm tin vững chắc nơi Phật pháp thì không ai có thể tiến xa trên đường tu học."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Phật học
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
13352 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20nghi%20%C4%91o%C3%A0n | Đại nghi đoàn | Đại nghi đoàn (zh. 大疑團, ja. dai-gidan) nghĩa là "Một khối nghi lớn", là một trong ba điều kiện cần thiết để Giác ngộ theo Thiền tông. Hai điều kiện khác là Đại phấn chí (ja. dai-funshi) và Đại tín căn (ja. dai-shinkon).
Đại nghi đoàn ở đây không phải là cái nghi ngờ dao động, hồ nghi, nghi ngờ nơi Phật pháp mà là một trạng thái nghi rất mạnh. xuất phát từ sự kinh ngạc, tự phân tích, tự hỏi tâm trạng của chính mình. Thiền sư hiện đại người Nhật là Bạch Vân An Cốc (ja. hakuun yasutani) viết như sau về Đại nghi đoàn:
"Cái quan trọng ở đây không phải là một cái nghi ngờ bình thường, quý vị nên lưu ý! Cái nghi ở đây là cả một khối nghi lớn, một khối nghi xuất phát từ Đại tín căn. Khối nghi này bắt buộc chúng ta tự hỏi ở chính mình rằng, tại sao thế giới hiện hữu dường như quá không hoàn hảo, đầy ưu sầu khổ não trong khi lòng tin thâm sâu của chúng ta lại bảo rằng, sự thật thì không phải như vậy. Đó chính là một khối nghi lớn không để chúng ta yên tâm – tương tự như trường hợp chúng ta tự biết mình đều là những triệu phú, nhưng không biết vì lý do gì mà cứ sống trong cảnh cơ hàn, không một xu nào trong túi. Trong trường hợp này thì cường độ của Đại nghi đoàn tương ưng với Đại tín căn."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Phật học
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
13353 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ph%E1%BA%A5n%20ch%C3%AD | Đại phấn chí | Đại phấn chí (zh. 大憤志, ja. dai-funshi, chữ 憤 đọc âm "phấn", không đọc "phẫn"), là sự bực tức lớn, lòng muốn hiểu mà chưa hiểu được. Đại phấn chí là một trong ba điều kiện cần thiết để Giác ngộ theo Thiền tông Nhật Bản. Hai diều kiện khác là Đại nghi đoàn (ja. dai-gidan) và Đại tín căn (ja. dai-shinkon).
Đại phấn chí là ý chí dũng cảm bất khuất, đầy năng lực để tìm được câu giải đáp cho Đại nghi đoàn. Bạch Vân An Cốc (ja. hakuun yasutani) – một Thiền sư hiện đại người Nhật – viết như sau về Đại phấn chí:
"Tất cả chúng ta đều có niềm tin lớn nơi Phật pháp rằng, tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tính. Vì thế mà chúng ta quyết định tìm được chân lý này để trực nhận được nó."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Phật học
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
13397 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20lo%E1%BA%A1i%20chuy%E1%BB%83n%20ti%E1%BA%BFp | Kim loại chuyển tiếp | Kim loại chuyển tiếp là 68 nguyên tố hóa học có số nguyên tử từ 21 đến 30, 39 đến 48, 57 đến 80 và 89 đến 112. Nguyên nhân của tên này là do vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn vì tại đó bắt đầu sự chuyển tiếp do có thêm điện tử trong quỹ đạo nguyên tử của lớp d.
Nếu định nghĩa một cách chặt chẽ hơn thì kim loại chuyển tiếp là những nguyên tố tạo thành ít nhất là một ion với một lớp quỹ đạo (orbital) d được điền đầy một phần, tức là các nguyên tố khối d ngoại trừ scandi và kẽm.
Ghi chú:
* Từ Lanthan đến Luteti (các nguyên tố có số nguyên tử từ 57 đến 71) là các nguyên tố thuộc nhóm Lanthan.
** Từ Actini đến Lawrenci (các nguyên tố có số nguyên tử từ 89 đến 103) là các nguyên tố thuộc nhóm Actini.
Cấu hình điện tử
Thông thường thì các quỹ đạo lớp trong được điền đầy trước các quỹ đạo lớp ngoài. Các quỹ đạo s của những nguyên tố thuộc về khối quỹ đạo d lại có trạng thái năng lượng thấp hơn là các lớp d. Vì nguyên tử bao giờ cũng có khuynh hướng đi đến trạng thái có năng lượng thấp nhất nên các quỹ đạo s được điền đầy trước. Các trường hợp ngoại lệ là crôm và đồng, chỉ có 1 điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng, nguyên nhân là do điện tử đẩy nhau, chia các điện tử ra trong quỹ đạo s và quỹ đạo d để dẫn đến trạng thái năng lượng thấp hơn là điền 2 điện tử vào quỹ đạo ngoài cùng ở các nguyên tử này.
Không phải tất cả các nguyên tố khối d đều là kim loại chuyển tiếp. Scandi và kẽm không đáp ứng được định nghĩa ở phía trên. Scandi có 1 điện tử ở lớp d và 2 điện tử ở lớp s ngoài cùng. Vì ion duy nhất của Scandi (Sc3+) không có điện tử trên quỹ đạo d nên tất nhiên là ion này cũng không thể có quỹ đạo "được điền đầy một phần". Ở kẽm cũng tương tự như vậy vì ion duy nhất của kẽm, Zn2+, có một quỹ đạo d được điền đầy hoàn toàn.
Tính chất hóa học
Các kim loại chuyển tiếp có đặc tính là có ứng suất căng, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Cũng như những tính chất khác của kim loại chuyển tiếp, các tính chất này là do khả năng của các điện tử trong quỹ đạo d không có vị trí xác định trong mạng của kim loại. Các tính chất này của kim loại chuyển tiếp càng rõ khi càng có nhiều điện tử được chia sẻ giữa các hạt nhân.
Các kim loại chuyển tiếp có 4 tính chất cơ bản:
Tạo hợp chất có màu
Có thể có nhiều trạng thái oxy hóa khác nhau
Là chất xúc tác tốt
Tạo phức chất
Trạng thái oxy hóa
Nếu so sánh với các nguyên tố của phân nhóm chính nhóm II như calci thì ion của các kim loại chuyển tiếp có thể có nhiều trạng thái oxy hóa khác nhau. Thông thường thì calci không mất nhiều hơn là 2 điện tử trong khi các kim loại chuyển tiếp có thể cho đến 9 điện tử. Nếu xem xét entanpi ion hóa của hai nhóm thì sẽ nhận thấy được nguyên nhân. Năng lượng cần dùng để lấy đi 2 điện tử của calci ở quỹ đạo s ngoài cùng ở mức thấp. Ca3+ có một entanpi ion hóa lớn đến mức mà thông thường thì ion này không tồn tại. Các kim loại chuyển tiếp như vanadi do có độ chênh lệch năng lượng thấp giữa các quỹ đạo 3d và 4s nên entanpi ion hóa tăng gần như tuyến tính theo các quỹ đạo d và s. Vì thế mà các kim loại chuyển tiếp cũng tồn tại với các số oxy hóa rất cao.
Dọc theo một chu kỳ có thể nhận thấy được một số khuôn mẫu tính chất nhất định:
Số lượng của những trạng thái oxy hóa tăng đến mangan và sau đó giảm đi. Nguyên nhân là do các lực hút proton trong hạt nhân mạnh hơn nên khó cho điện tử hơn.
Ở các mức oxy hóa thấp, các nguyên tố thường tồn tại dưới dạng là ion. Trong các mức oxy hóa cao chúng thường tạo liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố điện tử âm khác như ôxi hay flo, thường là anion.
Các tính chất phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa:
Các mức oxy hóa cao hơn sẽ kém bền dọc theo chu kỳ.
Ở mức oxy hóa cao hơn, ion là chất oxy hóa tốt, trong khi nguyên tố ở các mức oxy hóa thấp là chất khử.
Bắt đầu từ đầu chu kỳ, các ion 2+ là chất khử mạnh có độ bền tăng dần.
Ngược lại, các ion 3+ bắt đầu bằng độ bền và càng trở thành chất oxy hóa tốt hơn.
Hoạt tính xúc tác
Các kim loại chuyển tiếp là những chất xúc tác đồng thể và dị thể tốt, thí dụ như sắt là chất xúc tác cho quy trình Haber-Bosch. Niken và platin được dùng để hiđrô hóa anken.
Hợp chất màu
Khi tần số bức xạ điện từ thay đổi chúng ta nhận thấy được các màu khác nhau. Chúng là kết quả từ các thành phần khác nhau của ánh sáng khi ánh sáng được phản xạ, truyền đi hay hấp thụ sau khi tiếp xúc với một vật chất. Vì cấu trúc của chúng nên các kim loại chuyển tiếp tạo thành nhiều ion và phức chất có màu khác nhau. Màu cũng thay đổi ngay tại cùng một nguyên tố, MnO4− (Mn trong mức oxy hóa +7) là một hợp chất có màu tím, Mn2+ thì lại có màu hồng nhạt. Việc tạo phức chất có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc tạo màu bởi vì các phối tử có ảnh hưởng lớn đến lớp 3d. Chúng hút một phần các điện tử 3d và chia các điện tử này ra thành các nhóm có năng lượng cao và các nhóm có năng lượng thấp hơn. Tia bức xạ điện từ chỉ có thể được hấp thụ khi tần số của nó tỷ lệ với hiệu số năng lượng của hai trạng thái nguyên tử. Khi ánh sáng chạm vào một nguyên tử với các quỹ đạo 3d bị đã bị chia ra thì một số điện tử sẽ được nâng lên trạng thái năng lượng cao hơn. Nếu so với các ion thông thường thì các ion của các chất phức có thể hấp thụ nhiều tần số khác nhau và vì thế mà có thể quan sát thấy nhiều màu khác nhau. Màu của một chất phức phụ thuộc vào:
Số lượng điện tử trong các quỹ đạo d
Cách sắp xếp các phối tử chung quanh ion
Loại của phối tử xung quanh ion. Khi chúng có tính phối tử càng nhiều thì hiệu số năng lượng giữa hai nhóm 3d bị tách ra càng cao
Tham khảo
Nhóm nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn |
13400 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20Canaria | Quần đảo Canaria | Quần đảo Canaria ( , ), cũng được gọi là Canarias, là một quần đảo và cộng đồng tự trị của Tây Ban Nha nằm trong Đại Tây Dương, cách Maroc về phía tây. Quần đảo Canarias là một lãnh thổ thuộc nhóm ngoại vùng (OMR) của Liên minh châu Âu. Đây cũng là một "quốc gia lịch sử" được công nhận bởi chính phủ Tây Ban Nha.
Các đảo chính là (từ lớn tới nhỏ nhất) Tenerife, Fuerteventura, Gran Canaria, Lanzarote, La Palma, La Gomera và El Hierro. Ngoài ra, quần đảo Canaria còn một số đảo/đảo nhỏ khác: La Graciosa, Alegranza, Isla de Lobos, Montaña Clara, Roque del Oeste và Roque del Este. Quần đảo Canaria là lãnh thổ xa nhất về phía nam của Tây Ban Nha và là nhóm đảo lớn nhất và đông dân nhất Macaronesia.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tenerife (Information site about the largest island in the Canaries)
Lanzarote (the portal of Lanzarote Island, in Spanish/English/French/German)
Lanzarote (Travel Information about Lanzarote, in Spanish/English/French/German)
Info, maps and forum about Gran Canaria
Old photos Canary Islands and the Canary Islanders
Pictures from the Canary Islands
Canary Islands pose little risk of mega-tsunami
Scientist warns of Atlantic tidal wave
Canary Island Settlers of Louisiana
Hòn đảo của Tây Ban Nha
Lãnh thổ đặc biệt của LMCÂ
Vùng cấp hai Liên minh châu Âu
Vùng cấp một Liên minh châu Âu
Lãnh thổ đặc biệt của Liên minh châu Âu
Đảo của châu Phi
Bắc Phi
Vùng hành chính Tây Ban Nha |
13405 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%9D%20vua | Cờ vua | Cờ vua (), đôi khi còn được gọi là cờ phương Tây hoặc cờ quốc tế để phân biệt với các biến thể như cờ tướng, là một trò chơi board game dành cho hai người. Sau thời gian phát triển từ các trò chơi cổ tương tự có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ba Tư, hình thức chơi hiện tại của cờ vua bắt đầu xuất hiện ở Nam Âu ở nửa sau của thế kỷ 15. Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất thế giới, được hàng triệu người trên toàn thế giới chơi tại nhà, ở câu lạc bộ, trên trực tuyến, qua thư từ, và trong các giải đấu. Cờ vua được yêu thích ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Nga.
Trò chơi sử dụng một bàn cờ hình vuông chia thành 64 ô vuông nhỏ hơn với 8 hàng ngang và 8 hàng dọc. Mỗi người chơi sẽ bắt đầu với 16 quân cờ, bao gồm 8 con tốt, 2 mã, 2 tượng, 2 xe, 1 hậu và 1 vua. Mục tiêu của người chơi là cố gắng chiếu hết vua đối phương. Vua được gọi bị "chiếu hết" khi đang bị chiếu mà không có cách nào thoát ra. Khi một người chơi bị chiếu hết, trò chơi kết thúc hay nói cách khác người chơi đó đã thua. Cũng có một số trường hợp mà trò chơi có thể kết thúc với tỷ số hòa. Trong suốt ván cờ, hai người chơi thay phiên nhau di chuyển một quân cờ của mình đến một vị trí khác trên bàn cờ. Một người chơi sẽ cầm quân cờ màu trắng và người còn lại sẽ cầm quân cờ đen. Có các quy tắc nhất định về việc di chuyển các quân cờ cũng như việc ăn quân của đối thủ. Người chơi cầm quân cờ trắng sẽ đi trước. Do đó, người chơi cầm quân trắng thường sẽ có một lợi thế nhỏ và có tỷ lệ thắng cao hơn.
Cờ vua với hình thức có tổ chức xuất hiện vào thế kỷ 19. Ngày nay, việc thi đấu cờ vua quốc tế được quản lý bởi FIDE (Liên đoàn Cờ vua quốc tế). Năm 1886, Wilhelm Steinitz trở thành Nhà vô địch Cờ vua Thế giới đầu tiên được công nhận trên toàn thế giới; và đến nay, đương kim vô địch thế giới là Đinh Lập Nhân. Một phần lớn lý thuyết cờ vua đã được phát triển từ khi trò chơi ra đời. Nhiều khía cạnh nghệ thuật được tìm thấy trong bố cục cờ vua; cờ vua đã ảnh hưởng đến văn hóa và nghệ thuật phương Tây, cũng như có mối liên hệ với các lĩnh vực khác như toán học, khoa học máy tính và tâm lý học.
Ban đầu, một trong những mục tiêu của các nhà khoa học máy tính là tạo ra một cỗ máy chơi cờ. Năm 1997, sau khi đánh bại Garry Kasparov trong một trận đấu, Deep Blue trở thành máy tính đầu tiên đánh bại nhà đương kim vô địch thế giới. Mặc dù không hoàn hảo, nhưng các công cụ cờ vua ngày nay mạnh hơn đáng kể so với ngay cả những kỳ thủ giỏi nhất, và đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của lý thuyết cờ vua.
Giới thiệu
Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi, nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này phức tạp đến mức thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt xa cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ.
Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến và chơi theo cách gửi thư. Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên toàn thế giới. Trong số đó phổ biến nhất theo trật tự giảm dần về số người chơi là cờ tướng (ở Trung Quốc, Việt Nam), shōgi (ở Nhật Bản), janggi (ở Triều Tiên) và makruk (ở Thái Lan).
Lịch sử
Các tài liệu sớm nhất đề cập đến nguồn gốc của cờ vua có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 7: ba bản được viết bằng tiếng Pahlavi (tiếng Ba Tư trung đại) và một bản bằng tiếng Phạn là Harshacharita. Trong những văn bản này, Chatrang-namak là đại diện cho một trong những tài liệu viết về cờ vua sớm nhất. Bozorgmehr giải thích rằng Chatrang, từ Pahlavi để chỉ cờ vua, đã được du nhập vào Ba Tư bởi 'Dewasarm, một nhà cai trị vĩ đại của Ấn Độ' dưới thời trị vì của Khosrau I. Đến thế kỷ 20, đã có một sự đồng thuận lớn từ các nhà sử học rằng cờ vua lần đầu tiên được chơi ở miền bắc Ấn Độ trong thời Đế chế Gupta vào thế kỷ thứ 7. Gần đây, sự đồng thuận này đã trở thành một chủ đề được xem xét kỹ lưỡng hơn.
Hình thức cờ vua ban đầu ở Ấn Độ có tên là chaturaṅga (), một từ tiếng Phạn để chỉ quân đội. Các quân cờ Gupta được chia giống như quân đội của họ thành bộ binh, kỵ binh, voi và chiến xa. Theo thời gian, những quân cờ này trở thành quân tốt, tượng, mã và xe. Chaturanga được chơi trên một bảng 8 × 8 không được đánh dấu, được gọi là ashtāpada. Trò chơi lan rộng theo hướng đông và tây dọc theo con đường Tơ lụa. Bằng chứng sớm nhất về cờ vua được tìm thấy ở Sasanian Persia gần đó vào khoảng năm 600 sau Công nguyên, và được biết đến với cái tên chatrang. Chatrang được đưa vào thế giới Hồi giáo sau cuộc chinh phục Ba Tư của người Hồi giáo (633–51), và được đặt tên là shatranj. Trong tiếng Tây Ban Nha, "shatranj" được viết dưới dạng ajedrez ("al-shatranj"), trong tiếng Bồ Đào Nha là xadrez và trong tiếng Hy Lạp là ζατρίκιον (zatrikion, xuất phát trực tiếp từ chatrang trong tiếng Ba Tư), nhưng ở phần còn lại của châu Âu, nó được thay thế bởi các phiên bản của shāh trong tiếng Ba Tư ("vua").
Có một thuyết cho rằng việc thay đổi tên diễn ra bởi vì trước khi cờ vua tới châu Âu thì các nhà buôn đã tới châu Âu và mang theo các quân vua được trang trí như là các đồ vật hiếm và cùng với chúng là tên gọi shāh, tên gọi này đã bị người châu Âu phát âm sai theo nhiều cách khác nhau.
Chiếu hết: Trong tiếng Anh là checkmate là từ dịch ra của cụm từ shāh māt, trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "vua hết đường". Trong tiếng Ả Rập nó có nghĩa là "shāh bị chết", nhưng shāh không phải là một từ Ả Rập thông dụng để chỉ "vua" (ngoại trừ đôi khi trong cờ vua).
Xe: Trong tiếng Anh là rook. Nó có được thông qua tiếng Ả Rập từ chữ rukh trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "xe ngựa kéo", nhưng cũng có nghĩa là "má" (một phần của mặt) và còn có nghĩa là một con chim huyền thoại với sức mạnh gọi là roc.
Tượng: Trong tiếng Anh là bishop. Tiếng Ả Rập al-fīl (từ tiếng Ba Tư pīl) có nghĩa là "voi", nhưng ở châu Âu và phần phía tây của thế giới Hồi giáo khi đó người ta biết rất ít hoặc không biết gì về voi và tên gọi của quân cờ đến với Tây Âu theo dạng Latinh alfinus và tương tự, một từ không có nghĩa gì (trong tiếng Tây Ban Nha, nó tiến hóa thành tên gọi alfil). Tên gọi bishop của người Anh là một sự đổi tên được sáng tạo ra theo hình dáng quy ước của nó là chiếc mũ mitra của giám mục nhà thờ. Tuy thế, tại Nga thì tên gọi của quân cờ này là slon = "voi".
Hậu: Trong tiếng Anh là queen. Tiếng Ba Tư farzīn = vizia - quan chức cao cấp trong thế giới Hồi giáo cổ, tương tự như tể tướng đã trở thành tiếng Ả Rập firzān, nó đến châu Âu trong các dạng như alfferza, fers v.v. nhưng sau đó được thay thế thành "hậu".
Cờ vua đến Nga theo đường Mông Cổ mà tại đó người ta chơi cờ vua từ đầu thế kỷ VII. Nó đã được người Moor đưa vào Tây Ban Nha trong thế kỷ X, và đã được miêu tả trong bản viết tay nổi tiếng thế kỷ XIII về cờ vua, cờ thỏ cáo và trò chơi xúc xắc có tên gọi Libro de los juegos. Cờ vua cũng đi theo đường bộ xuyên qua Siberia tới Alaska.
Cờ tướng là hình thức cờ vua nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Sự di cư về phía đông của cờ vua, đến Trung Quốc và Đông Nam Á, thậm chí có ít tài liệu hơn so với sự di cư của nó về phía tây, khiến việc này phần lớn được phỏng đoán. Từ "Tượng kỳ" () ở Trung Quốc được dùng để chỉ một trò chơi muộn nhất là từ năm 569 sau Công Nguyên, nhưng người ta vẫn chưa chứng minh được trò chơi này có liên quan trực tiếp đến cờ vua hay không. Tài liệu tham khảo đầu tiên về cờ tướng xuất hiện trong một cuốn sách có tựa đề Huyền quái lục ("Kỷ lục về Bí ẩn và Kỳ lạ"), có niên đại khoảng năm 800. Ngoài ra, một số người cho rằng cờ vua sinh ra từ trò chơi tương tự của cờ Trung Quốc, hoặc ít nhất là từ tổ tiên của cờ tướng, là môn đã tồn tại ở Trung Quốc kể từ thế kỷ 2 TCN, mặc dù điều này bị tranh cãi. Joseph Needham và David Li là hai trong số nhiều học giả theo thuyết này. Cuối cùng, người Trung Quốc cho rằng cờ vua bắt nguồn từ cờ tướng Mãn Châu do nhà Thanh sáng lập. Tuy nhiên, Tượng kỳ dường như thể hiện một số đặc điểm nội tại giúp việc xây dựng một con đường tiến hóa từ Trung Quốc đến Ấn Độ/Ba Tư dễ dàng hơn so với hướng ngược lại.
Quy tắc
Các quy tắc của cờ vua được FIDE (Fédération Internationale des Échecs) xuất bản trong cuốn Handbook và lần sửa đổi gần nhất là vào năm 2018. Các quy tắc được xuất bản bởi các cơ quan quản lý quốc gia, hoặc bởi các tổ chức cờ vua không liên kết, nhà xuất bản thương mại, v.v., có thể khác nhau ở một số chi tiết.
Thiết lập
Các quân cờ được chia thành hai bộ màu khác nhau. Mặc dù luôn được gọi chung là "trắng" và "đen" nhưng thực tế thì màu sắc của quân cờ không phải lúc nào cũng là màu trắng và đen theo đúng nghĩa đen (ví dụ: quân cờ màu sáng có thể có màu hơi vàng hoặc trắng nhạt, quân cờ màu tối có thể có màu nâu hoặc đỏ). Người chơi cũng được gọi là Trắng và Đen tương ứng. Mỗi bộ gồm 16 quân: một vua, một hậu, hai xe, hai tượng, hai mã và tám con tốt (chốt).
Cờ vua được chơi trên một bảng vuông gồm tám hàng () được đánh số từ 1 đến 8 và tám cột () được đánh thứ tự từ a đến h. Theo quy ước, 64 ô vuông có màu xen kẽ nhau và được gọi là ô sáng và ô tối (hoặc ô trắng và ô đen); màu phổ biến cho bàn cờ là trắng và đen, trắng và nâu, hoặc trắng và xanh lá cây đậm. Những ô nằm trên cùng một hàng chéo sẽ có cùng màu sắc.
Cách xếp bàn cờ được thực hiện tương tự như trong ảnh và sơ đồ. Như vậy, quân trắng sẽ được xếp vào hàng đầu tiên (hàng 1) theo thứ tự từ trái sang phải (từ a đến h) lần lượt là: xe, mã, tượng, hậu, vua, tượng, mã, xe. Hàng thứ hai được xếp 8 quân tốt trắng. Cách xếp quân đen đối xứng hoàn toàn với quân trắng ở hai hàng cuối cùng. Bàn cờ sẽ được đặt theo đúng theo hàng và cột như sơ đồ. Tuy nhiên, có một số trường hợp bàn cờ sẽ không được đánh số và ký tự. Trong trường hợp đó, bàn cờ sẽ được đặt theo nguyên tắc "ô sáng bên phải", nghĩa là ô dưới cùng góc bên phải của người chơi luôn là ô màu sáng. Ngoài xe, mã, tượng luôn đứng đối xứng với nhau, vị trí chính xác của vua và hậu được ghi nhớ theo nguyên tắc "hậu màu nào thì đứng ô màu đấy", nghĩa là "hậu trắng ở ô trắng, hậu đen ở ô đen".
Di chuyển quân cờ
Trong một trận thi đấu, việc phân chia màu sắc quân cờ cho người chơi sẽ được quyết định bởi ban tổ chức. Trong một trận cờ không chính thức, việc chia quân trắng đen được quyết định một cách ngẫu nhiên, có thể là tung đồng xu, hoặc một người chơi giấu một con tốt màu trắng trong một tay, một con tốt màu đen ở tay kia và để đối phương chọn. Người cầm quân trắng sẽ di chuyển trước, sau đó người chơi thay phiên nhau, mỗi lượt di chuyển một quân (trừ khi nhập thành, hai quân được di chuyển cùng lúc). Một quân cờ được di chuyển đến một ô vuông trống (hoặc không có quân cờ của mình). Nếu ô cần đến có sẵn quân của đối phương, quân cờ đối phương sẽ bị bắt và bị loại khỏi cuộc chơi. Ngoại trừ duy nhất trường hợp bắt tốt qua đường, tất cả quân cờ chỉ bắt được quân cờ đối phương khi di chuyển vào đúng ô mà quân cờ đó đang đứng. Di chuyển là bắt buộc; người chơi không được bỏ qua lượt, ngay cả khi việc phải di chuyển là bất lợi.
Mỗi quân cờ có một cách di chuyển riêng. Trong sơ đồ, các dấu chấm đánh dấu các ô vuông mà quân cờ có thể di chuyển nếu không có (các) quân cờ đứng chắn ở giữa đường (ngoại trừ quân mã nhảy qua bất kỳ quân cờ xen giữa nào). Tất cả quân cờ ngoại trừ quân tốt có thể bắt được quân địch nếu nó nằm trên ô vuông mà chúng có thể di chuyển đến đó. Các ô vuông mà quân tốt có thể bắt được quân địch được đánh dấu trong sơ đồ bằng các dấu thập đen.
Các quân cờ có nước đi khác nhau:
Xe (ký hiệu quốc tế R - Rook) di chuyển theo các đường thẳng dọc theo cột hay hàng tới ô còn trống mà không có quân nào cản trên đường đi hay tới ô bị quân đối phương chiếm giữ (ăn quân) nhưng không thể vượt qua quân đang đứng ở ô đó. Ngoại lệ duy nhất là trường hợp nhập thành. Khi đó nó có thể nhảy qua quân vua của mình để đứng cạnh nó. Chỉ có xe mới có nước đi như thế. Xem thêm nhập thành.
Tượng (ký hiệu quốc tế B - Bishop) di chuyển theo đường chéo tới ô có cùng màu với nguyên lý tương tự như xe tới ô còn trống hay ô bị quân đối phương chiếm giữ (ăn quân).
Hậu (ký hiệu quốc tế Q - Queen) có nước đi là tổ hợp đơn giản của chuyển động của xe và tượng. Trong một nước đi nó có thể di chuyển theo đường chéo hoặc đường thẳng dọc theo cột hay hàng, với nguyên lý đi và ăn quân giống như tượng và xe.
Mã (ký hiệu quốc tế N - Knight) có thể di chuyển tới ô còn trống hay ô bị quân đối phương chiếm giữ (ăn quân) theo dạng hình chữ L (hình chữ nhật 3×2 hay 2×3). Quân mã không bị cản như trong cờ tướng.
Tốt (không cần ký hiệu) có thể di chuyển thẳng về phía trước chỉ một ô một lần tới ô còn trống (đi mà không ăn quân), nhưng khi di chuyển quân để ăn quân đối phương thì đi chéo. Ví dụ, tốt trắng tại ô c4 có quyền ăn quân đối phương tại b5 hoặc d5 nếu một trong hai ô này có quân đối phương chiếm hoặc di chuyển xuống ô c5 nếu ô này còn trống, trừ hai trường hợp sau:
Nó có thể di chuyển 1 hoặc 2 ô nếu nó đi từ vị trí xuất phát ban đầu tới ô chưa bị chiếm giữ, nhưng không thể nhảy qua một quân khác để tới ô đó. Ví dụ tốt trắng tại g2 có thể đi tới g3 hoặc g4 nếu đây là nước đi đầu tiên của nó và các ô này chưa bị chiếm giữ, nhưng nó không thể đi tới g4 nếu ô g3 đã có một quân nào đó chiếm giữ.
Trong trường hợp khi một quân tốt nào đó của bên trắng đạt tới hàng 5 (ví dụ tới ô e5) và quân tốt thuộc một trong hai cột của bên đen nằm ngay bên cạnh cột mà tốt trắng này đang chiếm giữ (trong trường hợp đã cho là cột d và cột f) đi từ vị trí xuất phát đầu tiên (d7 hay f7) nhảy liền 2 ô tới ô d5/f5 thì tốt trắng tại vị trí e5 ngay tại nước đi sau đó có quyền ăn tốt đen tại ô d5/f5 và di chuyển tiếp tới ô d6/f6. Quyền này sẽ tự động mất, nếu tại nước đi ngay sau đó quân trắng di chuyển quân khác. Tương tự như vậy cho tốt đen khi nó đã chiếm giữ hàng 4. Đây là trường hợp mà trong cờ vua người ta gọi là bắt tốt qua đường (en passant). Tốt còn một đặc điểm nữa là khi nó di chuyển đến hàng cuối cùng thì người chơi có quyền phong cấp cho nó thành bất kỳ quân nặng hay nhẹ nào (hậu, xe, tượng, mã).
Vua (ký hiệu quốc tế là K - King) là quân quan trọng nhất, nếu mất vua thì người chơi thua cuộc. Mỗi lần đi nó có thể ăn quân hoặc di chuyển sang các ô bao quanh ô mà nó hiện tại đang chiếm giữ, nhưng không thể tới ô mà quân của mình đang chiếm giữ hay các ô bị quân đối phương kiểm soát. Ngoại lệ duy nhất là trường hợp nhập thành. Khi đó nó có thể di chuyển qua hai ô đồng thời với việc di chuyển quân xe của mình để quân xe đó đứng bên cạnh nó về phía cột trung tâm. Ký hiệu của nhập thành là 0-0 (nhập thành gần) và 0-0-0 (nhập thành xa). Xem thêm nhập thành.
Lưu ý: Khi thực hiện nhập thành trên thực tế, theo luật của FIDE, bao giờ cũng phải di chuyển vua trước và thực hiện bằng một tay duy nhất.
Khi ăn quân đối phương, quân tấn công sẽ di chuyển tới ô đó và thay thế cho quân đối phương tại vị trí này, bắt tốt qua đường (en passant) là ngoại lệ duy nhất. Quân bị ăn được loại ra khỏi bàn cờ. Vua không thể không bảo vệ khỏi nước chiếu, do đó khi bị chiếu thì người chơi phải thực hiện các biện pháp nhằm cứu vua (di chuyển vua khỏi vị trí bị chiếu, ăn quân đang chiếu hay dùng quân khác của mình cản đường chiếu nếu có thể). Nếu không thể có nước đi để cứu vua thì người chơi bị chiếu bí và thua cuộc.
Các ván cờ không phải bao giờ cũng kết thúc bằng chiếu bí. Có thể một bên xin thua, có thể thua do hết giờ hoặc phạm luật chơi. Có thể xảy ra các ván cờ hòa. Một ván cờ vua là hòa khi: do thỏa thuận của hai bên do không bên nào dám mạo hiểm hay khi không đủ lực lượng để chiếu hết, rơi vào trạng thái hết nước đi (stalemate), cả hai bên lặp lại nước đi ba lần hay luật 50 nước đi (perpetual check).
Chiến lược và chiến thuật
Khai cuộc là một loạt các nước đi lúc bắt đầu chơi, thường theo một số phương pháp nhất định, điều này giúp cho người chơi xây dựng các thế đứng và phát triển quân để chuẩn bị cho giai đoạn trung cuộc. Các thế khai cuộc thông thường được xây dựng trên nguyên tắc chiếm giữ phần trung tâm bàn cờ (gồm 4 ô trung tâm e4, e5, d4 và d5), phát triển quân, bảo vệ vua và tạo ra một cấu trúc tốt đủ mạnh. Quan điểm của cờ vua hiện đại cho rằng việc kiểm soát trung tâm không chỉ nhờ các tốt mà còn nhờ sức mạnh của các quân khác. Một cách rất quan trọng để bảo vệ vua và triển khai nhanh quân xe là nhập thành nhằm đưa vua vào vị trí khó bị tấn công, tuy nhiên không phải trong bất kỳ ván cờ nào cũng cần nhập thành. Xem thêm Danh sách các khai cuộc cờ vua để có thêm thông tin.
Việc xác định giá trị quân cờ là một phần quan trọng khi thực hiện việc đổi quân trong cờ vua. Các giá trị khác nhau không đáng kể trong các sách dạy chơi cờ vua, nhưng nói chung thì người ta cho rằng hậu trị giá 9 điểm, xe trị giá 5 điểm, tượng và mã đều trị giá 3 điểm và tốt trị giá 1 điểm. Do việc mất vua tương đương với thua cờ nên giá trị của nó là vô hạn, trong cờ tàn nó khoảng 3,5 điểm. Trong lập trình cờ vua, thường người ta cho vua một giá trị rất lớn nào đó (chẳng hạn 2000 điểm). Giá trị thực sự và tầm quan trọng của quân cờ thực ra là không thể chỉ gán đơn giản như vậy do nó còn phụ thuộc vào thế cờ. Ví dụ một quân xe đang nằm ở vị trí xấu không có giá trị bằng một con mã đang có thế đứng tốt. Nếu một người chơi thực hiện việc thí quân (cho phép đối phương bắt quân có trị giá cao của mình) thì thông thường họ sẽ bỏ qua các giá trị tương đối của quân đó để đổi lấy các ưu thế về chiến lược hay ưu thế về vị trí của các quân đang tấn công.
Một số nguyên lý cơ bản về thế cờ phổ biến đối với phần lớn các chiến thuật cờ và bẫy như:
Tấn công đôi, còn gọi là đòn đôi, đòn kép (tiếng Anh: fork) là một tình huống khi một quân uy hiếp hai hay nhiều quân của đối phương cùng một lúc. Thông thường rất khó cho đối phương để bảo vệ cả hai quân của mình trong cùng một nước đi khi bị tấn công. Nhiều tài liệu cờ vua nhầm lẫn giữa tấn công đôi và chĩa đôi, thực ra chĩa đôi chỉ là đòn tấn công đôi của Mã và Tốt. Mọi quân cờ trừ con tốt ở biên đều có thể thực hiện đòn chĩa đôi hoặc tấn công đôi, kể cả Vua.
Ghim, còn gọi là giằng quân (tiếng Anh: pin) cũng có thể sử dụng để ngăn chặn quân đối phương di chuyển bằng cách đe dọa gián tiếp bất kỳ quân nào đứng sau quân bị ghim nếu quân bị ghim đó di chuyển. Nếu quân đứng đằng sau quân bị giằng là Vua, ta nói quân đứng giữa (quân bị giằng) bị giằng toàn phần. Nếu quân đó vẫn có thể di chuyển trên đường giằng, quân đó bị giằng toàn phần tương đối. Có nhiều cấu trúc giằng quân khác nhau, như giằng chữ thập và giằng đôi.
Xiên (tiếng Anh: skewer) là một tình huống ngược với ghim khi quân có giá trị cao hơn đang bị tấn công và nó lại đứng trước quân ít giá trị hơn.
Còn một số nguyên lý khác, ví dụ như một quân di chuyển ra khỏi vị trí mà nó đang đứng để mở đường cho quân khác tấn công gọi là "tấn công mở". Các nguyên lý chiến thuật khác còn có: nước trung gian (Đe dọa đối phương mà không đi kèm chiếu, ăn quân hay thí quân nên những nước đi như vậy rất khó phát hiện), tiêu diệt quân thiếu bảo vệ (tức là khi quân đối phương được bảo vệ bằng ít lực lượng hơn so với lực lượng tấn công thì người ta thường tìm cách đổi quân để thu được ưu thế về lực lượng, chủ yếu là đánh vào các quân bảo vệ để đánh mất sự ràng buộc bảo vệ của chúng), quá tải (tức là khi một quân bị hãm vào thế phải chống đỡ và bảo vệ nhiều mục tiêu) và thí quân (chuyển quân vào vị trí bị tấn công khiến đối phương nhầm lẫn là quân "cho không", rồi thực hiện các nước đi phản công để đạt được những mục đích lớn hơn, như có thế trận tốt hoặc lấy lại quân vừa thí và bắt thêm quân đối phương).
Trong quá trình tàn cuộc các tốt và vua trở nên tương đối mạnh hơn do khi đó lực lượng quân nặng và nhẹ của cả hai bên đều suy giảm rõ rệt. Cả hai bên khi đó đều có xu hướng di chuyển tốt thật nhanh nhằm phong cấp cho nó. Nếu một người chơi có ưu thế rõ rệt về lực lượng thì việc chiếu bí chỉ là vấn đề thời gian và ván cờ sẽ kết thúc nhanh chóng, nhưng nếu ván cờ là tương đối cân bằng về lực lượng thì việc nắm chiến thuật cờ tàn là rất quan trọng. Trong các giải cờ tính giờ thì việc kiểm soát nhịp độ (thời gian cho mỗi nước đi) là cực kỳ quan trọng khi còn ít quân trên bàn cờ. Trong nhiều trường hợp, người chơi có ưu thế về lực lượng nhưng lại thua cờ do hết thời gian. Ngoài ra khi lực lượng không đủ để chiếu hết và cả hai đã thực hiện đủ số nước đi quy định theo thời gian mà không có sự di chuyển quân tốt thì ván cờ dẫn đến hòa (50 nước). Ví dụ người chơi còn 1 vua và 2 mã thì trong phần lớn các trường hợp không thể chiếu hết đối phương chỉ còn 1 vua (có một thế ngoại lệ).
Các biến thể của hình thức chơi
Bên cạnh thể thức chuẩn của cờ vua còn phổ biến nhiều thể thức khác trong các cuộc chơi cờ.
Cờ nhanh là một thể thức của cờ vua trong đó thời gian chơi bị giới hạn cho mỗi người chơi trong một khoảng ngắn. Nói chung mỗi bên chỉ có từ 3 đến 15 phút (5 phút là phổ biến nhất) cho toàn bộ các nước đi. Thể thức nhanh hơn là cờ chớp. Thời gian ở đây ít hơn 3 phút. Cờ nhanh đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ nhanh nếu không họ có thể thua vì hết giờ. Khi chơi cờ nhanh các máy tính có ưu thế hơn so với người.
Khi hai người ở xa nhau họ vẫn có khả năng chơi cờ với nhau. Cờ thư tín là loại hình cờ vua được chơi thông qua thư từ, thư điện tử hay các máy chủ cờ vua thư tín đặc biệt. Ngày nay, cờ vua thông thường được chơi trên Internet thông qua Câu lạc bộ cờ vua Internet, Yahoo! Games hay các trang chơi cờ online như Chess.com hay Lichess.org.
Cờ vua hiện đại
Ban đầu các quân cờ của người châu Âu có nhiều giới hạn về nước đi. Tượng chỉ có thể đi bằng cách nhảy chính xác qua 2 ô theo đường chéo, hậu chỉ có thể di chuyển theo đường chéo là một ô, tốt không thể di chuyển 2 ô trong nước đi đầu tiên của nó và không có nhập thành. Cuối thế kỷ XV, các quy tắc hiện đại đối với các nước đi cơ bản đã được chấp nhận từ Ý: quân tốt có khả năng đi hai ô nếu đang ở vị trí xuất phát (nhảy) và khả năng bắt quân theo kiểu "bắt Tốt qua đường" (en passant), Tượng có được nước đi như ngày nay và hậu đã trở thành quân mạnh nhất; do đó cờ vua hiện đại được nói đến như là "cờ của quân hậu", "cờ hậu điên". Trò chơi này kể từ đó đã gần giống như cờ ngày nay. Các quy tắc hiện nay đã được hoàn thiện xong vào đầu thế kỷ XIX, ngoại trừ các điều kiện chính xác cho một ván cờ hòa.
Thiết kế quân cờ phổ biến nhất là bộ cờ "Staunton", được Nathaniel Cook tạo ra năm 1849, được một kì thủ hàng đầu vào thời đó là Howard Staunton phổ biến và được Liên đoàn cờ vua thế giới chính thức công nhận năm 1924.
Tổ chức quốc tế về cờ là FIDE, đã tổ chức giải vô địch thế giới trong hàng chục năm. Xem Giải vô địch cờ vua thế giới để có thêm chi tiết và hiểu sâu thêm về lịch sử của nó. Phần lớn các quốc gia cũng có tổ chức cờ vua quốc gia. Mặc dù hiện nay cờ vua không phải là một môn thể thao trong Thế vận hội, nhưng nó có Thế vận hội cờ vua riêng (Olympiad cờ vua), tổ chức 2 năm một lần theo thể thức thi đấu đồng đội.
Ký hiệu
Cho đến những năm 1970, ít nhất là tại các nước nói tiếng Anh, các cuộc đấu cờ vua được ghi chép lại và xuất bản bằng cách sử dụng ký hiệu cờ vua miêu tả. Nó đã được thay thế bằng ký hiệu cờ vua đại số cô đọng hơn. Một số loại ký hiệu khác đã được sinh ra, dựa trên cơ sở ký hiệu cờ vua đại số, để ghi chép các ván cờ trong các định dạng phù hợp với các xử lý trên máy tính. Trong số đó, Portable Game Notation (PGN, Ký pháp trận đấu khả chuyển) là phổ biến nhất. Bên ngoài việc ghi lại các ván cờ còn có ký hiệu Forsyth-Edwards để ghi lại các thế đặc biệt. Nó có ích nhằm tạm hoãn ván cờ để có thể hồi phục lại sau này hoặc để chuyển các vấn đề về thế cờ mà không cần có biểu đồ.
Sức ảnh hưởng
Nghệ thuật và đời sống
Vào thời Trung cổ và trong thời kỳ Phục hưng, cờ vua là một phần của văn hóa quý tộc; nó được sử dụng để dạy chiến lược chiến tranh và được mệnh danh là "Trò chơi của Vua". Ngoài ra, cờ vua còn thường được sử dụng làm nền tảng của các bài giảng về đạo đức. Một ví dụ là Liber de moribus hominum et officiis nobilium sive super ludo scacchorum ('Sách về phong tục của đàn ông và nhiệm vụ của quý tộc hoặc Sách về cờ vua'), được viết bởi một tu sĩ dòng Đa Minh người Ý Jacobus de Cessolis vào những năm 1300. Cuốn sách này là một trong những cuốn sách phổ biến nhất của thời Trung cổ. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng khác (ấn bản in đầu tiên được xuất bản tại Utrecht năm 1473) và là cơ sở cho cuốn The Game and Playe of the Chesse (1474) của William Caxton, một trong những cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Anh. Các quân cờ khác nhau được dùng làm phép ẩn dụ cho các lớp người khác nhau, và nhiệm vụ của con người được bắt nguồn từ các quy tắc của trò chơi hoặc từ các đặc tính trực quan của các quân cờ.
Bắt đầu với giới giáo sĩ, sinh viên và thương gia, cờ vua đã đi vào nền văn hóa đại chúng của thời Trung cổ. Một ví dụ là bài hát thứ 209 của Carmina Burana từ thế kỷ 13 bắt đầu với tên của các quân cờ: , , . . . Bên cạnh sự phổ biến này, cờ vua không được một số tôn giáo ở thời Trung Cổ khuyến khích: Do Thái, Công giáo và Chính thống giáo. Thậm chí trò chơi này còn bị cấm bởi một số chính quyền Hồi giáo ngay thời gian gần đây, ví dụ Ruhollah Khomeini vào năm 1979 và sau đó là Abdul-Aziz ash-Sheikh. Vào thế kỷ 19, cờ vua đôi khi bị chỉ trích là lãng phí thời gian.
Ngày nay, cờ vua được dạy trong trường học cho trẻ em toàn thế giới. Nhiều trường học tổ chức các câu lạc bộ cờ vua và có nhiều giải đấu học thuật dành riêng cho trẻ em. Các giải đấu thường xuyên diễn ra ở nhiều quốc gia và thường được đăng cai bởi các tổ chức như Liên đoàn Cờ vua Hoa Kỳ và Tổ chức Cờ vua Học thuật Quốc gia. Bên cạnh việc đóng vai trò quan trọng trong những tác phẩm văn học như A Game at Chess của Thomas Middleton hay Through the Looking-Glass của Lewis Carroll, cờ vua còn xuất hiện trong bộ truyện Harry Potter của JK Rowling với phiên bản Cờ phù thủy.
Toán học
Cấu trúc và bản chất của cờ vua có liên quan đến một số nhánh toán học. Nhiều bài toán tổ hợp và tôpô liên quan đến cờ vua, chẳng hạn như bài toán mã đi tuần và câu đố tám quân hậu đã được biết đến từ hàng trăm năm nay.
Người ta ước tính số thế cờ hợp lệ trong cờ vua là 4x1044, với độ phức tạp vào khoảng 10123. Claude Shannon là người đầu tiên tính ra độ phức tạp của cờ vua: ông đưa ra con số 10120; số này được gọi là số Shannon. Trung bình, một thế cờ thường có ba mươi đến bốn mươi nước cờ khả dĩ nhưng cũng có thể không có nước nào (khi bị chiếu tướng và vào thế bí) hoặc lên đến tối đa 218 nước cờ (cờ thế).
Năm 1913, Ernst Zermelo đã sử dụng cờ vua làm cơ sở cho lý thuyết của mình về chiến lược trò chơi, được coi là một trong những tiền thân của lý thuyết trò chơi. Dựa vào định lý Zermelo, cờ vua có thể được giải; kết quả của một ván cờ hoàn hảo (Trắng thắng, Đen thắng, hoặc hòa) có thể được xác định một cách tuyệt đối. Tất nhiên, bất kỳ loại công nghệ nào cũng sẽ mất một khoảng thời gian dài bất khả thi để tính toán hết 1044 thế cờ hợp lệ trong cờ vua và đưa ra một chiến lược hoàn hảo.
Tâm lý học
Có một văn bản khoa học khá bao quát nói về tâm lý học trong cờ vua. Alfred Binet và nhiều người khác đã cho thấy rằng chính khả năng tri thức và ngôn ngữ, chứ không phải thị giác không gian, mới là cốt lõi của việc tinh thông (cờ vua). Trong luận văn tiến sĩ của mình, Adriaan de Groot cũng chỉ ra rằng các cao thủ cờ vua có thể ngay lập tức nhận biết được những mấu chốt của thế cờ; loại tri giác này, được hình thành sau nhiều năm nghiên cứu và tập luyện, quan trọng hơn so với khả năng đoán trước nước cờ đơn thuần. Cũng theo de Groot, họ có thể ghi nhớ thế cờ gần như hoàn hảo chỉ trong vài giây. Khả năng ghi nhớ trên không chỉ là kỹ năng chơi cờ, vì cả cao thủ và người mới tập chơi đều có thể gợi nhớ tương đương nhau khi gặp phải một tổ hợp quân cờ sắp xếp ngẫu nhiên (khoảng 6 thế). Điểm khác biệt giữa hai đẳng cấp chính là khả năng nhận biết và ghi nhớ khuôn mẫu. Nếu những thế cờ phải nhớ được lấy ra từ một trận cờ thực chiến, các cao thủ gần như nhớ không sai thế nào.
Những nghiên cứu gần đây tập trung hơn vào việc sử dụng cờ để rèn luyện tinh thần, vai trò của tri thức và nghiên cứu phân tích trước, nghiên cứu chụp não các cao thủ và người mới chơi cờ, cờ tưởng, vai trò của nhân cách và trí thông minh trong kỹ năng chơi cờ, sự khác biệt giữa các giới tính, và mô hình điện toán của việc tinh thông cờ. Vai trò của luyện tập và tài năng trong chuyên môn hoá kỹ năng cờ, cũng như các ngành khác, đã dẫn đến nhiều nghiên cứu mới. Ericsson và đồng nghiệp lập luận rằng việc luyện tập cân nhắc là đủ để đạt được đẳng cấp cao trong cờ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các nhân tố khác, ngoài luyện tập, cũng rất quan trọng. Ví dụ, theo Fernand Gobet và đồng nghiệp, những người cao cờ thường bắt đầu tập chơi từ khi còn nhỏ, và đa số các kỳ thủ sinh ra ở Bắc Bán cầu ra đời vào cuối đông đến đầu xuân. So với phần đông dân số, những người chơi cờ có xu hướng không thuận tay phải, dù nhóm nghiên cứu không tìm ra được mối liên hệ nào giữa tay thuận và kỹ năng.
Từ lâu, trong cả văn hoá đại chúng và sách vở, người ta đã bàn luận về mối tương quan giữa kỹ năng cờ và trí tuệ của người chơi. Những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề nay bắt nguồn từ khoảng năm 1927. Giới học thuật tranh cãi khá nhiều về độ mạnh của sự liên hệ này: một số nghiên cứu cho rằng hai điều trên không liên quan gì đến nhau, còn số khác lại chỉ ra chúng tương quan khá mạnh.
Cờ vua trực tuyến
Cờ vua trực tuyến là cờ vua được chơi qua internet, cho phép người chơi đấu với nhau trong thời gian thực. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các máy chủ cờ vua trên Internet, máy chủ này sẽ ghép nối từng người chơi với nhau dựa trên xếp hạng của họ bằng cách sử dụng hệ thống xếp hạng tương tự như Elo. Cờ vua trực tuyến đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến trong thời gian cách ly đại dịch COVID-19. Điều này có thể là do cả sự cô lập và sự phổ biến của các miniseries Netflix như Gambit Hậu được phát hành vào tháng 10 năm 2020. Lượt tải xuống ứng dụng cờ vua trên App Store và Google Play Store đã tăng 63% sau khi bộ phim này ra mắt. Chess.com đã chứng kiến số lượng đăng ký tài khoản trong tháng 11 nhiều gấp đôi so với những tháng trước đó và số lượng ván cờ được chơi hàng tháng trên Lichess cũng tăng gấp đôi. Cũng có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số người chơi, với tỷ lệ nữ giới đăng ký trên Chess.com thay đổi từ 22% lên 27% người chơi mới. Kiện tướng Maurice Ashley cho biết "Một sự bùng nổ đang diễn ra trong cờ vua như chúng ta chưa từng thấy kể từ thời Bobby Fischer", cho rằng sự phát triển này là do sự gia tăng mong muốn làm điều gì đó mang tính xây dựng trong đại dịch. Giám đốc Chương trình Phụ nữ của USCF, Jennifer Shahade nói rằng cờ vua hoạt động tốt trên internet, vì các quân cờ không cần phải đặt lại và việc ghép đôi gần như ngay lập tức.
Cờ vua trên máy tính
Đã từng là trò chơi trí tuệ chỉ dành cho con người, ngày nay cờ vua được cả người lẫn máy tính chơi. Đầu tiên, việc máy tính chơi cờ chỉ là điều hiếu kỳ, nhưng hiện nay các chương trình cờ vua tốt nhất - như Stockfish, AlphaZero,... đã trở nên mạnh hơn con người, đặc biệt là trong cờ nhanh, kể cả khi nó được chạy trên các máy tính thông thường.
Garry Kasparov, khi còn là số một thế giới về cờ vua, đã chơi một trận đấu 6 ván với máy tính chơi cờ của IBM có tên gọi là Deep Blue trong tháng 2 năm 1996. Deep Blue đã gây sốc cả thế giới khi thắng ván đầu tiên trong Deep Blue - Kasparov, 1996, Ván 1, nhưng Kasparov đã thắng trận khi thắng 3 và hòa 2 ván tiếp theo.
Trận tái đấu 6 ván diễn ra tháng 5 năm 1997 đã có phần thắng nghiêng về máy (về thực tế là một Deep Blue cải tiến) và sau đó IBM tuyên bố cho nghỉ. Trong tháng 10 năm 2002, Vladimir Kramnik đã hòa trong một trận đấu 8 ván với chương trình Deep Fritz. Năm 2003, Kasparov hòa cả trận 6 ván với chương trình Deep Junior trong tháng 2, và trận 4 ván với X3D Fritz trong tháng 11.
Máy tính chơi cờ Hydra là hậu duệ có trí tuệ của Deep Blue; và có lẽ nó mạnh hơn Deep Blue. Tháng 6 năm 2005, Hydra đã thắng oanh liệt trên số 7 thế giới khi đó là đại kiện tướng Michael Adams trong một trận đấu 6 ván với tỷ số 5,5-0,5.
Thất bại của Kasparov trước Deep Blue đã sinh ra một ý tưởng sáng tạo những biến thể cờ vua trong đó trí tuệ con người có thể vượt trội so với khả năng tính toán của máy tính và cố gắng của lập trình viên. Cụ thể là Arimaa, cũng được chơi trên bàn cờ tiêu chuẩn 8×8, là một loại trò chơi mà trong đó con người có thể đánh bại những cố gắng cao nhất của các lập trình viên, thậm chí ngay cả khi chơi rất nhanh.
Các biến thể
Hiện có hơn hai nghìn biến thể cờ vua có quy tắc tương tự nhưng khác nhau. Hầu hết chúng đều có nguồn gốc tương đối gần đây. Các loại biến thể bao gồm:
Tiền thân trực tiếp của cờ vua, chẳng hạn như chaturanga và shatranj;
Các thể loại cò truyền thống của quốc gia hoặc khu vực có chung tổ tiên với cờ phương Tây như xiangqi, shogi, janggi, makruk, sittuyin và shatar;
Các biến thể hiện đại sử dụng các nguyên tắc khác nhau (như Cờ thua hoặc Cờ vua960), số lượng quân cờ khác nhau (như cờ vua Dunsany), quân cờ kỳ dị (như grand chess) hay bàn cờ có hình dạng hình học khác nhau (như cờ lục giác, cờ vô hạn).
Theo góc nhìn của các biến thể, thông thường cờ vua thường được gọi là cờ Tây, cờ quốc tế, cờ vua chính thống, orthochess, và cờ cổ điển.
Thông tin liên quan
Các ván cờ nổi tiếng
Bowdler - Conway, London, 1788, ví dụ nổi tiếng về thí hai xe.
Ván cờ bất tử giữa Adolf Anderssen và Lionel Kieseritzky (1851)
Ván cờ vĩnh cửu giữa Adolf Anderssen và Jean Dufresne (1852)
Ván cờ Opera giữa Paul Morphy và hai người, Karl-công tước xứ Brunswick người Đức và nhà quý tộc Pháp Count Isouard (1858)
Lasker - Bauer, Amsterdam, 1889, ví dụ nổi tiếng về thí hai tượng.
Ván cờ thế kỷ giữa Bobby Fischer và Donald Byrne (1956)
Trận đấu thế kỷ giữa Bobby Fischer và Boris Spassky, 1972.
Deep Blue - Kasparov, 1996, Ván 1.
Deep Blue - Kasparov, 1997, Ván 6.
Kasparov chống lại Thế giới, trong đó nhà vô địch khi đó chơi theo đường Internet, chống lại phần còn lại của thế giới năm 1999.
Kasparov - Topalov, Wijk aan Zee, 1999, thí xe với hơn 15 nước tổ hợp hy sinh bắt buộc.
Lịch sử của cờ vua
Lịch sử cờ vua
Giải vô địch cờ vua thế giới
Các kỳ thủ vĩ đại nhất
Nguồn gốc cờ vua
Cờ vua trong văn học
Cờ vua trong văn học Ả Rập
Lý thuyết Cox-Forbes
Cờ vua tại châu Âu
Thế vận hội cờ vua
Các kỷ lục thế giới về cờ vua
Các nhà vô địch cờ vua thế giới
Bài chính: Giải vô địch cờ vua thế giới
Không chính thức nhưng được công nhận rộng rãi như là nhà vô địch (thời kỳ trước khi có giải vô địch):
Philidor
Howard Staunton
Adolf Anderssen
Paul Morphy
Các nhà vô địch chính thức (của FIDE)
Wilhelm Steinitz
Emanuel Lasker
José Raúl Capablanca
Alexander Alekhine
Max Euwe
Mikhail Botvinnik
Vassily Smyslov
Mikhail Tal
Tigran Petrosian
Boris Spassky
Bobby Fischer
Anatoly Karpov
Garry Kasparov
Vladimir Kramnik
Viswanathan Anand
Magnus Carlsen
Đinh Lập Nhân
Các nhà vô địch thế giới của PCA:
Garry Kasparov
Vladimir Kramnik
Các nhà vô địch thế giới của FIDE thời hậu Kasparov:
Alexander Khalifman
Viswanathan Anand
Ruslan Ponomariov
Rustam Kasimdzhanov
Veselin Topalov
Năm 2006 FIDE đã tổ chức trận đấu thống nhất các danh hiệu vô địch cờ vua giữa vô địch cờ truyền thống Vladimir Kramnik và Veselin Topalov. Kết quả là Vladimir Kramnik đã chiến thắng bằng cờ nhanh sau khi hoà cờ chính thức 6-6 để giành ngôi vô địch thế giới thống nhất lần đầu tiên.
Luật cờ vua
Luật Cờ vua FIDE áp dụng cho mọi cuộc đấu trên bàn cờ. Văn bản bằng tiếng Anh là văn bản gốc của Luật Cờ Vua, được thông qua tại Hội nghị FIDE lần thứ 71 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 11 năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.
Đại kiện tướng - Danh hiệu FIDE
Liên đoàn cờ vua thế giới, FIDE (Fédération Internationale des Échecs), trao một số danh hiệu dựa trên thành tích cho người chơi cờ vua, từ thấp đến danh hiệu Đại kiện tướng (Grandmaster - GM) được đánh giá cao nhất. Các danh hiệu này thường yêu cầu sự kết hợp giữa xếp hạng và tiêu chuẩn Elo (điểm chuẩn hiệu suất trong các cuộc thi bao gồm các cầu thủ có danh hiệu khác). Sau khi được trao, các danh hiệu FIDE được các kỳ thủ giữ trọn đời, mặc dù một danh hiệu có thể bị thu hồi trong các trường hợp đặc biệt (ví dụ như gian lận).
Các sách, báo về cờ vua
Các bài báo về cờ vua
Các thư viện cờ
Tập hợp các ván cờ
Hướng dẫn khai cuộc
Xem thêm
Cờ tướng
Chess Titans – phần mềm chơi cờ vua trên Windows Vista và Windows 7
Ván cờ mẫu giải thích về cờ vua thông qua các minh họa đơn giản.
Thuật ngữ cờ vua
Những cách chơi cờ vua: Cờ thư tín, Cờ nhanh, Cờ chớp nhoáng, Cờ chấp cây, Cờ chấp nước, Đánh nhiều người, Cờ mù, Cờ người
Các máy chủ Internet chơi cờ vua: Câu lạc bộ cờ vua Internet, FICS, InstantChess.com, ChessWorld.net
Hệ số ELO
Các tổ chức hành chính:
Liên đoàn Cờ vua Quốc tế (FIDE)
Hiệp hội Cờ vua Chuyên nghiệp (PCA) (do Kasparov lập nên để ly khai FIDE)
Liên đoàn Cờ vua Anh
Liên đoàn Cờ vua Mỹ
Các ký hiệu cờ vua trong Unicode
Cờ vua và toán học
Danh sách các chủ đề cờ vua
Danh sách các giải vô địch cờ vua quốc gia
Một số loại cờ
Chú thích
Tham khảo
Nguồn
Hướng dẫn cờ vua của Mark Weeks tại About.com
Đọc thêm
(see the included supplement, "How Do You Play Chess")
Liên kết ngoài
Tổ chức quốc tế
FIDE – FIDE
ICCF – International Correspondence Chess Federation
Tin tức
Chessbase news
The Week in Chess
Lịch sử
Chesshistory.com
Vua
Trò chơi chiến thuật trừu tượng
Môn thể thao cá nhân
Phát minh của Ấn Độ
Trò chơi trên bàn cổ điển
Cờ (trò chơi) |
13406 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m%20t%C3%A1n%20x%E1%BA%A1%20Henyey-Greenstein | Hàm tán xạ Henyey-Greenstein | Trong tán xạ, hàm tán xạ Henyey-Greenstein, được Henyey và Greenstein giới thiệu lần đầu vào năm 1941, cho phép mô phỏng một cách gần đúng và đơn giản hàm tán xạ ánh sáng bởi các hạt nhỏ bé như các hạt bụi trong không gian vũ trụ, các hạt mưa trong đám mây, hay sự tán xạ bởi môi trường không đồng nhất trong các mô sinh học.
Hàm Henyey-Greenstein sử dụng một tham số duy nhất, hệ số bất đối xứng g, thỏa mãn điều kiện giá trị trung bình của cos góc tán xạ, khi góc tán xạ phân bố theo hàm Henyey-Greenstein, chính bằng g. Hàm tán xạ Henyey-Greenstein có công thức:
Với là góc tán xạ, g là hệ số bất đối xứng. Hàm thỏa mãn:
Và:
Hàm Henyey-Greenstein cũng thường được biểu diễn theo cos của góc tán xạ:
Với . Hàm này thỏa mãn:
Và:
Hàm phân bố tích lũy
Hàm phân bố tích lũy của hàm mật độ xác suất Henyey-Greenstein là:
Góc tán xạ
Cos của góc tán xạ tuân thủ hàm mật độ xác suất Henyey-Greenstein là một biến ngẫu nhiên có thể tính theo:
với y là một biến ngẫu nhiên đều.
Xem thêm
Tán xạ Rayleigh
Tham khảo
L.G. Henyey, J.L. Greenstein, Diffuse radiation in the galaxy, Astrophysical Journal 93, 70-83, 1941.
Liên kết ngoài
Hàm tán xạ Henyey-Greenstein
Tán xạ |
13422 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20Sinh | Đạo Sinh | Đạo Sinh (zh. dàoshēng 道生), 355-434, là một Cao tăng và là người thành lập Niết-bàn tông của Phật giáo Trung Quốc. Sư là người cùng Cưu-ma-la-thập dịch kinh Diệu pháp liên hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra) và Duy-ma-cật sở thuyết (sa. vimalakīrtinirdeśa-sūtra).
Đạo Sinh có nhiều quan điểm cách mạng so với thời bấy giờ, góp công rất lớn thúc đẩy sự phát triển của nền Phật giáo Trung Quốc. Sư quan niệm rằng, bất cứ ai cũng có Phật tính, bất cứ ai cũng có thể thành Phật tức khắc. Sư có công tổng hợp hai bộ kinh Đại bát-niết-bàn và Bát-nhã ba-la-mật-đa. Ngày nay các tác phẩm của Sư đã thất lạc, người ta chỉ tìm thấy quan điểm của Sư rải rác trong các bộ luận.
Đạo Sinh là người có biệt tài, lúc gia nhập Tăng-già Sư đã là một người tinh thông đạo pháp. Từ năm 397 đến 401 Sư tu học tại Lư Sơn, một trung tâm Phật giáo quan trọng thời đó. Năm 405 Sư về Trường An, cùng với Cưu-ma-la-thập soạn kinh sách. Vì những quan điểm mới, Sư bị loại ra khỏi Tăng-già. Đó là những quan điểm phù hợp với Đại bát-niết-bàn kinh (sa. mahāparinirvāṇa-sūtra) – nhưng kinh này lúc đó chưa được dịch ra Hán văn. Sau khi kinh này dịch xong, thuyết của Sư được phục hồi.
Sư cho rằng, ngay cả Nhất-xiển-đề cũng có Phật tính và có thể đạt Phật quả, đó là quan điểm Đại thừa, tất cả mọi chúng sinh, không chừa ai, đều có Phật tính, chỉ vì bị vô minh che phủ. Đạt giác ngộ chính là trực nhận được Phật tính đó và tất nhiên – hành giả phải qua nhiều bước đường chuẩn bị. Sư quan niệm rằng giác ngộ là giác ngộ tức khắc (đốn ngộ), là tình trạng hợp nhất với Chân như. Vì vậy giác ngộ không thể là một quá trình từ từ. Khi giác ngộ thì Luân hồi hay Niết-bàn không khác và Chân như của chư Phật không khác với thế giới hiện hữu. Đối với Đạo Sinh thì Phật tính trong Đại bát-niết-bàn kinh và tính Không trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chỉ là một: cả hai đều vô tướng, vô tính. Phật tính và tính Không chính là Niết-bàn, là trạng thái không còn phân biệt giữa chủ thể và khách thể. Đối với Sư, không có một Tịnh độ ngoài thế giới này vì chư Phật không hề rời chúng ta, luôn luôn ở trong ta.
Cuối đời, Sư lại sống trên núi Lư Sơn. Một ngày trong năm 434 Sư giảng pháp. Khi sắp rời toà giảng, Sư giơ gậy trúc lên cao, ngồi mà nhập Niết-bàn.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Mất năm 434 |
13423 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o%20S%C6%A1n%20B%E1%BA%A3n%20T%E1%BB%8Bch | Tào Sơn Bản Tịch | Tào Sơn Bản Tịch (zh. cáoshān běnjì 曹山本寂, ja. sōzan honjaku), 840-901, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ đắc pháp của Động Sơn Lương Giới và cùng với thầy, sư thành lập tông Tào Động. Tông Tào Động là một trong hai tông phái Thiền mà ngày nay còn đầy sức sống tại Nhật Bản. Tắc thứ 10 của Vô môn quan có nhắc đến Sư. Ngoài ra sử sách còn lưu truyền các giai thoại của sư trong Phủ Châu Tào Sơn Bản Tịch Thiền sư ngữ lục. Sư có nhiều đệ tử nối pháp, trong đó có Thiền sư Tào Sơn Huệ Hà.
Cơ duyên
Sư họ Hoàng, ban đầu chuyên học Nho giáo. Năm 19 tuổi, sư lên núi Linh Thạch xuất gia và thụ giới cụ túc. Sư thường đến Động Sơn nghe Thiền sư Lương Giới giảng pháp. Một ngày kia, trong một cuộc Vấn đáp, Động Sơn nhận ra căn cơ của sư và nhận làm đệ tử. Sư tham thiền với Động Sơn và ngộ yếu chỉ nơi đây.
Sau đó, sư từ biệt Động Sơn ra đi. Cảnh Đức truyền đăng lục thuật lại câu chuyện sau:
Động Sơn hỏi: ‘Ngươi đi đến chỗ nào?’
Sư đáp: ‘Đi đến chỗ không biến dị.’
Động sơn lại hỏi: ‘Chỗ không biến dị lại có đến sao?’
Sư đáp: ‘Cái đến cũng chẳng biến dị.’"
Hoằng pháp
Sau khi rời Động Sơn, sư vân du hoằng hoá. Cuối cùng sư được mời về Cát Thủy và vì ngưỡng mộ Lục Tổ tại Tào Khê, sư đổi tên núi là Tào Sơn. Về sau sư cũng trụ trì tại núi Hà Ngọc, học trò cả hai chỗ rất đông. Tắc thứ 10 trong Vô môn quan nhắc lại pháp thoại của sư với đệ tử là Thanh Thoát:
Tăng thưa: ‘Thanh Thoát nghèo nàn đơn chiếc, xin sư phụ cứu giúp.’
Sư gọi: ‘Thầy Thoát!’
Tăng ứng đáp: ‘Dạ.’
Sư đáp: ‘Đã uống ba chén rượu Thanh Nguyên và dám nói môi không hề ướt!’
Sư là người được Thiền sư Lương Giới truyền dạy Động Sơn ngũ vị và cũng là người khai thác và phát triển công thức này triệt để. Mặc dù môn đệ dưới trướng rất đông và tông phong Động Sơn rất thịnh hành – sư được xem là Nhị tổ – dòng thiền của sư tàn lụi chỉ sau vài thế hệ. Tào Động chính mạch sau này được Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng và môn đệ thủ trì.
Đời Đường niên hiệu Thiên Phục (901), một đêm mùa hạ, sư hỏi Tri sự: "Hôm nay là ngày tháng mấy?" Tri sự thưa: "Ngày rằm tháng sáu." sư bảo: "Tào Sơn bình sinh hành cước chỉ biết 90 ngày là một hạ, sáng mai giờ thìn ta hành cước." Hôm sau, đúng giờ thìn, sư thắp hương ngồi yên viên tịch, thọ 62 tuổi, 37 tuổi hạ. Vua sắc phong là Nguyên Chứng Thiền sư, tháp hiệu Phúc Viên.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Tào Động tông
Đại sư Phật giáo
Thiền sư Trung Quốc |
13424 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%83ng%20Tri%E1%BB%87u | Tăng Triệu | Tăng Triệu (zh. sēngzhào 僧肇, ja. sōjō), 374 hoặc 378-414, là một Cao tăng của Tam luận tông, một dạng Trung quán tông truyền từ Ấn Độ qua Trung Quốc. Có thể nói rằng, Sư là luận sư xuất sắc nhất của Trung Quốc ở đầu thế kỉ thứ năm và cũng là người đầu tiên trong Phật giáo Trung Quốc nắm vững và trình bày hoàn hảo giáo lý tính Không của Long Thụ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Sư là Triệu luận (zh. 肇論) và Bảo tạng luận (寶 藏 論). Sư cũng soạn bài tựa cho kinh Duy-ma-cật sở thuyết, bài tựa cho kinh Trường A-hàm và bài tựa cho Bách luận.
Cơ duyên
Sư là người Kinh Triệu, xuất thân từ một gia đình nghèo. Sư có nghề viết mướn nên có điều kiện đọc rất nhiều sách và rất chú tâm đến các lời dạy của hai vị Lão Tử, Trang Tử. Sau khi nghiên cứu kĩ quyển Đạo đức kinh của Lão Tử, Sư tự than: "Hay thì hay lắm nhưng còn trụ nơi hư vô, chưa đến chỗ tột cùng." Sau khi đọc được kinh Duy-ma-cật sở thuyết (sa. vimalakīrtinirdeśa-sūtra) – bản dịch của Cưu-ma-la-thập (sa. kumārajīva) – Sư vui mừng nói: "Nay mới biết được chỗ về!"
Sư nhân đây phát tâm xuất gia, trở thành tăng sĩ và đến với Cưu-ma-la-thập tại Cô Tàng, xin được theo học ý chỉ. Sau khi Cưu-ma-la-thập dời về Trường An, Sư cũng theo thầy về đó để phụ giúp trong việc dịch thuật. Nơi Cưu-ma-la-thập, Sư ngộ được giáo lý Trung đạo, giáo lý tính Không của Long Thụ.
Tác phẩm và tư tưởng
Sư nổi tiếng với tính cách của một tư tưởng gia và văn sĩ là nhờ bốn quyển sách, gọi chung lại là Triệu luận (zh.肇論), bao gồm:
Bát-nhã vô tri luận (zh. 般若無知論),
Bất chân không luận (zh. 不真空論),
Vật bất thiên luận (zh. 物不遷論) và
Niết-bàn vô danh luận (zh. 涅槃無名論).
Trong các bài luận này, Sư nêu tính thống nhất của tương đối và tuyệt đối, của hiện tượng và bản thể, chúng vừa không rời nhau, vừa đối nghịch nhau. Tác phẩm của Sư hết sức uyên bác và có trình độ văn chương cao, là những tổng hợp thật sự của tư tưởng Trung Quốc và Ấn Độ. Sau khi đọc luận Bát-nhã vô tri, Cưu-ma-la-thập bảo Sư: "Kiến giải ta không hơn ông, vậy nên kính trọng nhau vậy." Khi bài luận này đến tay Huệ Viễn – Khai tổ của Tịnh độ tông – Huệ Viễn chỉ biết thốt lên: "Chưa từng có!"
Trong luận Vật bất thiên, Tăng Triệu quan niệm rằng, tính "bất biến" của sự vật được biểu lộ bằng: Cái đã qua không hề "bất động" và đồng nhất với cái đang là, đồng thời, cái đã qua cũng chẳng vận động để trở thành cái đang là. Theo Sư, vừa không có động cũng chẳng có bất động. Sư viết như sau (bản dịch của Thích Duy Lực):
"… Thật đáng thương xót! Đã biết vật xưa chẳng đến mà lại nói vật nay có đi; vật xưa đã chẳng đến mà vật nay làm sao đi được? Tại sao? Tìm vật xưa nơi xưa, xưa chưa từng không; tìm vật xưa nơi nay, nay chưa từng có. Nay chưa từng có thì rõ ràng không đến; xưa chưa từng không, nên biết vật chẳng đi…"
Sư nhấn mạnh rằng, Thánh nhân lúc nào cũng sống trong thật tại, hiện tại, sống theo nhịp sống của thời gian nên chính vì vậy, họ thoát khỏi vòng ảnh hưởng, trói buộc của thời gian, ở ngay trong thiên hình vạn trạng mà không bị chúng lay động, ở ngay trong động mà không thấy nó động. Việc gì có giá trị cho hiện tại thì nó chỉ có giá trị cho hiện tại, việc gì có giá trị cho ngày hôm qua thì nó chỉ có giá trị cho ngày hôm qua. Người ta không nên so sánh phân biệt những gì đã xảy ra với những việc đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Trong trường hợp này, người châu Âu thường sử dụng một câu rất hay là "Đó chỉ là tuyết của ngày hôm qua" (bởi vì hôm nay tuyết đã tan và trở về với mây khói). Để nhấn mạnh điều này, Sư dẫn một ví dụ của một nhân vật xưa tên Phạn Chí. Phạn Chí tuổi trẻ xuất gia, đến lúc đầu bạc trở về thì các người láng giềng trầm trồ: "Người xưa còn sống sao?" Phạn Chí đáp: "Tôi giống người xưa mà chẳng phải người xưa ấy." Hàng xóm nghe không hội cho rằng ông nói sai.
Về tính Không (sa. śūnyatā), Sư cho rằng sự vật vừa tồn tại vừa không tồn tại: tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau, một khi nguyên nhân của sự vật mất đi thì sự vật cũng hết tồn tại. Đối với Sư, trình hiện tồn tại tương tự như một hình ảnh ảo thuật, hình ảnh đó không thật, nhưng có trình hiện tồn tại – trên bình diện ảo thuật – cho nên cũng không thể nói nó không tồn tại.
Trong luận Bát-nhã vô tri – luận quan trọng nhất trong bốn bộ luận – Sư cho rằng Bát-nhã là loại trí mà trong đó, cái tuyệt đối chính là đối tượng nhận thức. Nhưng, cái tuyệt đối lại trống rỗng và phi tính chất nên cái tuyệt đối không thể trở thành đối tượng nhận thức. Thế nhưng, cái tuyệt đối đó lại là bản thể của mọi sự vật. Vì vậy, một Thánh nhân vừa an trụ trong Không tính và Vô vi, nhưng vừa lại nằm trong lĩnh vực của hành động (Bất hành nhi hành). Nguyên văn:
"Lại sự chiếu dụng của Bát nhã không cần tác ý cho nên chân tâm của bậc thánh nếu trống rỗng trong sạch được chừng nào thì sự chiếu dụng đầy đủ chừng ấy, do đó suốt ngày tri (biết) mà chưa từng tri vậy. Thật lý chứng bên trong, ánh sáng tiềm ẩn mà quyền trí luôn luôn hiện ra sự ứng cơ hoá độ bên ngoài. Vì vô tri nên tâm được trống rỗng, tự nhiên đạt đến chiếu soi nhiệm mầu, lấp bít tâm trí thông minh mà sự độc giác lại âm thầm cùng khắp, thành ra chẳng có chỗ bất tri là nghĩa đây vậy."
Triệu luận đã có ảnh hưởng rất nhiều trong nền Phật giáo Trung Quốc, ngay cả Thiền tông, một môn phái không chú trọng nhiều đến văn tự. Tương truyền rằng, khi đọc luận Niết-bàn vô danh – đến chỗ "Bậc chí nhân trống rỗng vô hình mà vạn vật đều do tâm tạo. Ngộ được vạn vật đều quy về tự kỉ, ấy chỉ có bậc Thánh mới chứng được", Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên bỗng nhiên có ngộ nhập, cao hứng tự vỗ bàn nói to: "Thánh nhân chẳng có cái ta (ngã) bởi vì tất cả chính là ta. Còn gì để mà phân biệt ta và người!" Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích cũng đã nghiên cứu kĩ bộ luận này trước khi đến và ngộ chân lý nơi La-hán Quế Sâm.
Với Tăng Triệu, Đại thừa hệ phái Trung quán đã đứng vững và đã mang một sắc thái riêng biệt của Trung Quốc – nhưng hoàn toàn không kém đẳng cấp cũ tại Ấn Độ với những Đại luận sư như Long Thụ, Thánh Thiên và Phật Hộ.
Thị tịch
Sau này pháp sư Tăng Triệu bị nạn Tần chúa. Khi đưa ra xử chết, sư nói kệ rằng:Tứ đại vốn không chủ,
Ngũ ấm cũng là không
Đưa đầu nhận kiếm bén
Do như chém xuân phongQua đó cho thấy tinh thần an nhiên bất động của người tu hành đạt đạo trong biển sinh tử không còn vướng mắc vào đau khổ, trầm luân. Hoàn toàn tự tại giải thoát.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 384
Mất năm 414
Trung quán tông |
13426 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m%20s%E1%BB%9F | Tâm sở | Tâm sở (zh. 心所, sa., pi. cetasika), hoặc Tâm sở hữu pháp (sa. caittadharma), là những yếu tố phụ thuộc vào Tâm, gắn liền với một nhận thức (sa. vijñāna) – nhận thức đây cũng được gọi là Tâm vương (sa. cittarāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu – đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó. Việc phân tích và hệ thống hoá các tâm sở là một kì công của các Đại luận sư Ấn Độ. Các Tâm sở miêu tả tất cả những khía cạnh tâm trạng mà ai cũng có thể tự khám phá, tìm được nơi chính mình – có thể gọi là bản đồ tâm lý của con người.
Cách phân loại theo Thượng toạ bộ
Trong khi Kinh tạng tóm thâu mọi hiện tượng của sự sống dưới Ngũ uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức thì A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ đề cập 3 khía cạnh triết lý, tâm lý, đạo đức khi bàn đến những gì hiện hữu (sa. bhava): Tâm (sa. citta), Tâm sở và Sắc (sa. rūpa). Tâm sở bao gồm Thụ (sa. vedanā), Tưởng (sa. saṃjñā) và 50 Hành (sa. saṃskāra), tổng cộng là 52 tâm sở. Trong số này, 25 có tính chất tốt lành (thiện và trung tính về phương diện nghiệp), 14 là Bất thiện (sa. akuśala) còn 13 bất định, nghĩa là có thể thiện, bất thiện hay trung tính tuỳ thuộc vào tâm (thức) mà chúng tương ưng.
Cách phân loại theo Thuyết nhất thiết hữu bộ
Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) chia các Tâm sở thành sáu loại theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa) của Thế Thân (sa. vasubandhu) và A-tì-đạt-ma phát trí luận (sa. abhidharmajñānaprasthāna-śāstra) của Già-đa-diễn-ni tử (sa. kātyāyanīputra), tổng cộng là 46 tâm sở (thuật ngữ trong ngoặc là Phạn ngữ sa):
Đại địa pháp
10 Đại địa pháp (zh. 大地法, sa. mahābhūmikā-dharma), chỉ mười tác dụng tâm lý tương ưng và đồng sinh khởi với tất cả Tâm vương:
Thụ (受, vedanā), thụ, lĩnh nạp. Có ba loại thụ, đó là: khổ thụ, lạc thụ, phi khổ phi lạc thụ;
Tưởng (想, saṃjñā), tưởng, tưởng tượng, đối cảnh mà chấp tướng sai biệt;
Tư (思, cetanā), ý định, ý muốn, tâm tạo tác;
Xúc (觸, sparśa): xúc, sự xúc đối do căn, cảnh và thức sinh ra;
Dục (欲, chanda), mong cầu vì đối ngoại cảnh;
Huệ (慧, prajñā, mati), trí huệ phân tích, đối với các pháp có sự phân biệt, chọn lựa;
Niệm (念, smṛti), tâm niệm, ghi nhớ không quên;
Tác ý (作意, mānaskāra), tỉnh táo cảnh giác hay khiến cho tâm cảnh giác;
Thắng giải (勝解, adhimokṣa), sự hiểu biết thù thắng, đối cảnh sinh ra tác dụng ấn khả, thẩm định;
Tam-ma-địa (三摩地) hoặc Định (定, samādhi), chính định, đẳng trì, tức là định tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng.
Đại thiện địa pháp
10 Đại thiện địa pháp (zh. 大善地法, sa. kuśalamahābhūmikādharma):
Tín (信 śraddhā), lòng tin tưởng chắc chắn;
Cần (勤) hoặc Tinh tiến (精進, vīrya), siêng năng tu tập;
Xả (捨, upekṣā);
Tàm (慚, hrī), tự thẹn;
Quý (愧, apatrāpya, apatrapā), biết sợ quả báo của tội lỗi, biết xấu hổ;
Vô tham (無貪, alobha);
Vô sân (無瞋, adveśa);
Bất hại (不害, ahiṃsā);
Khinh an (輕安, praśrabdhi);
Bất phóng dật (不放逸, apramāda).
Đại phiền não địa pháp
6 Đại phiền não địa pháp (大煩惱地法, kleśamahābhūmikā-dharma) là các pháp gây phiền não, gây khổ, bao gồm sáu loại:
Si (癡) hoặc Vô minh (無明, moha, avidyā);
Phóng dật (放逸, pramāda);
Giải đãi (懈怠, kausīdya), tâm trạng không tinh tiến, biếng nhác;
Bất tín (不信, āśraddya);
Hôn trầm (昏沉, styāna), tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động, nhạy bén;
Trạo cử (掉舉, auddhatya), tâm xao động không yên.
Đại bất thiện địa pháp
2 Đại bất thiện địa pháp (大不善地, akuśalamahābhūmikā-dharma):
Vô tàm (無慚, āhrīkya), không biết tự hổ thẹn về tội lỗi mình đã làm;
Vô quý (無愧, anapatrāpya, anapatrapā), tâm không biết sợ trước tội quả, không biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội.
Tiểu phiền não địa pháp
10 Tiểu phiền não địa pháp (小煩惱地法, parīttabhūmikā-upakleśa):
Phẫn (忿, krodha);
Phú (覆, mrakṣa), thái độ đạo đức giả, che giấu cái xấu của mình;
Xan (慳 mātsarya), xan tham, ích kỉ;
Tật (嫉, īrṣyā), ganh ghét;
Não (惱, prādaśa), lo lắng, buồn phiền;
Hại (害, vihiṃsā), tâm trạng muốn hành động ác hại;
Hận (恨, upanāha), lòng hận thù;
Xiểm (諂, māyā), nói xạo, loè người;
Cuống (誑, śāṭhya), gian lận, dối gạt, lừa lọc;
Kiêu (憍, mada), tự phụ.
Bất định địa pháp
8 Bất định địa pháp (不定地法, anityatābhūmikādharma), gọi là "bất định" vì chúng có thể thuộc về dạng thiện hoặc bất thiện, tuỳ theo căn cơ của Tâm vương. Ví dụ như Tầm, là tâm sở suy nghĩ phân tích. Nó là tâm sở tốt nếu Tâm vương có gốc thiện – ví dụ như suy nghĩ, chú tâm về giáo pháp của đức Phật, diệt khổ – hoặc xấu, nếu Tâm vương là một pháp bất thiện, như suy nghĩ phân tích cách lừa gạt người… Bất định địa pháp bao gồm tám loại:
Hối (悔, kaukṛtya), ăn năn, hối hận;
Miên (眠, middha), giấc ngủ;
Tầm (尋, vitarka), suy nghĩ, tìm hiểu dạng thô;
Tứ (伺, vicāra), suy nghĩ, tìm hiểu dạng tinh tế;
Tham (貪, rāga), tham mê, đắm mê;
Sân (瞋, pratigha), tức giận;
Mạn (慢, māna), kiêu mạn;
Nghi (疑, vicikitsā)
Cách phân loại theo Duy thức tông
Trong Duy thức tông, người ta phân biệt 51 loại tâm sở. Đại sư Vô Trước (asaṅga) phân chia 51 tâm sở này thành sáu loại trong Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (sa. abhidharmasamuccaya):
Biến hành tâm sở
5 Biến hành tâm sở (遍行, sarvatraga), năm loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hành xuất phát cùng với một tâm vương, gồm có:
Xúc (sparśa);
Tác ý (manaskāra);
Thụ (vedanā);
Tưởng (saṃjñā);
Tư (cetanā), tương ưng với tất cả tâm và tâm sở;
Biệt cảnh tâm sở
5 Biệt cảnh tâm sở (別境, viniyata) năm loại tâm pháp xác định ngoại cảnh:
Dục (chanda);
Thắng giải (adhimokṣa);
Niệm (smṛti);
Định (samādhi);
Huệ (prajñā), chỉ duyên (nương) theo các cảnh khác nhau mà sinh khởi.
Thiện tâm sở
11 Thiện tâm sở (善, kuśala):
Tín (śraddhā);
Tàm (hrī);
Quý (apatrāpya);
Vô tham (alobha);
Vô sân (adveṣa);
Vô si (amoha);
Tinh tiến (vīrya);
Khinh an (praśrabdhi);
Bất phóng dật (apramāda);
Xả (upekśā);
Bất hại (avihiṃsā).
Căn bản phiền não tâm sở
6 Căn bản phiền não tâm sở (根本煩惱, mūlakleśa):
Tham (rāga);
Hận (pratigha);
Mạn (māna);
Vô minh (avidyā);
Nghi (vicikitsā);
Kiến (dṛṣṭi) cũng được gọi là Ác kiến.
Điểm thứ sáu là Kiến cũng thường được chia ra làm năm loại:
Thân kiến (身見, satkāyadṛṣṭi): một kiến giải cho rằng thân thể được tạo bằng ngũ uẩn là một cái "ta" (我), là "cái của ta" (我所);
Biên kiến (邊見, antagrāhadṛṣṭi): một kiến giải liên hệ đến phiền não, cho rằng cái "ta" được tạo bằng ngũ uẩn là một cái gì đó thường còn, vĩnh viễn [thường kiến] hoặc ngược lại, là một cái gì đó bị đoạn diệt, không có gì tiếp nối giữa hai cuộc sống con người [đoạn kiến];
Kiến thủ kiến (見取見, dṛṣṭiparāmarśa): kiến giải cho rằng một kiến giải bất thiện hoặc ngũ uẩn, cơ sở xuất phát của kiến giải bất thiện này là những điều tuyệt hảo. Kiến giải bất thiện trong trường hợp này là Thân kiến, Biên kiến;
Giới cấm thủ kiến (戒禁取見, śīlavrata-parāmarśa): là một kiến giải cho rằng, những quy tắc xử sự sai hoặc những lời hướng dẫn tu tập sai – như tự xem mình như con thú và bắt chước thái độ của nó –, hoặc ngũ uẩn, cơ sở của những việc sai trái trên là điều hay nhất;
Tà kiến (邪見, mithyādṛṣṭi): kiến phủ nhận cái gì thật sự tồn tại, thêu dệt thêm vào những gì thật sự không có.
Tuỳ phiền não tâm sở
20 Tuỳ phiền não tâm sở (隨煩惱, upakleśa):
Phẫn (krodha);
Hận (upanāha), uất ức, tâm thù oán;
Phú (mrakṣa), che giấu tội lỗi, đạo đức giả;
Não (pradāśa), làm bực bội phiền nhiễu;
Tật (īrṣyā), ganh ghét vì thấy người ta hơn mình;
Xan (mātsarya), tham lam, ích kỉ;
Xiểm (māyā), giả dối, nói mình có những đức tính tốt mà thật ra thì không có;
Cuống (śāṭhya), gian lận, dối gạt, lừa lọc;
Kiêu (mada), tự phụ;
Ác (vihiṃsā);
Vô tàm (āhrīkya), không tôn kính, không biết hổ thẹn về việc tội lỗi mình đã làm;
Vô quý (anapatrāpya, anapatrapā), tâm không biết sợ trước tội quả, không biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội;
Hôn trầm (styāna), tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động, nhạy bén;
Trạo cử (auddhatya), xao động không yên;
Bất tín (āśraddhyā);
Giải đãi (kausīdya), tâm trạng không tinh tiến, biếng nhác;
Phóng dật (pramāda);
Thất niệm (失念, muṣitasmṛtitā), chóng quên, không chú tâm;
Tán loạn (散亂, vikṣepa);
Bất chính tri (不正知, asaṃprajanya), hiểu biết sai.
Bất định tâm sở
4 Bất định tâm sở (aniyata), bất định bởi vì các tâm sở này thay đổi giá trị tuỳ theo các tâm vương. Chúng bao gồm:
Hối (kaukṛtya), hối hận;
Miên (middha), lừ đừ buồn ngủ;
Tầm (vitarka), suy nghĩ, tìm hiểu dạng thô;
Tứ (vicāra), suy nghĩ, tìm hiểu dạng tinh tế.
Cách phân chia như trên của Duy thức tông được xem là bước tiến triển cuối cùng trong việc phân tích, phân loại các tâm sở và cũng là bản phân loại tiêu chuẩn cho tất cả những trường phái Đại thừa tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
en:Mental factors (Buddhism)
fr:Caitasika
ko:마음작용
th:เจตสิก
zh:五位百法 |
13429 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Tết (định hướng) | Tết trong tiếng Việt có thể được dùng để chỉ nhiều lễ hội cổ truyền của Việt Nam:
Tết Nguyên đán, hay thường gọi là Tết Ta, là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, nhằm mùng 1 tháng 1 âm lịch
Tết Trồng cây - một phần của Tết Nguyên Đán.
Tết Dương lịch, hay Tết Tây, vào ngày 1 tháng 1 của Dương lịch
Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên: rằm tháng riêng (15 tháng 1 âm lịch)
Tết Thanh minh: tháng ba âm lịch
Tết Hàn thực: mùng 3 tháng 3 âm lịch
Tết Đoan ngọ: mùng 5 tháng 5 âm lịch
Tết Thiếu nhi: 1 tháng 6 dương lịch
Tết Trung nguyên: rằm tháng bảy (15 tháng 7 âm lịch)
Tết Trung thu: rằm tháng tám (15 tháng 8 âm lịch)
Tết Trùng cửu: mùng 9 tháng 9 âm lịch
Tết Trùng thập: mùng 10 tháng 10 âm lịch
Tết Cơm mới hay Tết Hạ nguyên: 10 tháng 10 âm lịch hoặc Rằm tháng mười (15 tháng 10 âm lịch)
Tết Táo quân: 23 tháng chạp
Ngoài ra, trong nhiều ngôn ngữ khác, nhất là trong tiếng Anh dùng tại Hoa Kỳ, chữ Tết (nhiều khi viết là Tet, đôi khi viết là Têt) được dùng để chỉ sự kiện Tết Mậu Thân xảy ra vào năm 1968.
Xem thêm
Tết Trung Hoa, hay còn gọi là Xuân tiết, Nông lịch tân niên (1 tháng 1 âm lịch)
Tsagaan Sar, Tết Mông Cổ (1 tháng 1 âm lịch)
Tết Triều Tiên, hay còn gọi là Cựu chính, Seollal vào ngày thứ hai của trăng non sau đông chí, khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch
Tết Tây Tạng, Losar, khoảng tháng Hai dương lịch
Tết Nhật Bản, hay còn gọi là Chính nguyệt (1 tháng 1 dương lịch)
Tết Ba Tư, hay còn gọi là Nowrūz, 19, 20, 21 hay 22 tháng 3
Tết Lào, hay còn gọi là Tết té nước, Bun Pi May, 14 đến 16 tháng 4 dương lịch
Tết Khơ-me, hay còn gọi là Chol Ch'năm Th'mây, 14 đến 17 tháng 4 dương lịch
Tết Miến Điện, Thingyan, 14 đến 17 tháng 4 dương lịch
Tết Thái, hay còn gọi là Songkran, 13 đến 15 tháng 4 theo dương lịch
Năm mới Hồi giáo
Rosh Hashanah, Do Thái giáo
Tết Tahun Baru Saka
Tết Tahun Baru Hijiriah
Tết
Ngày lễ |
13437 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hen%20ph%E1%BA%BF%20qu%E1%BA%A3n | Hen phế quản | Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. Biểu hiện là phản ứng tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp có hồi phục do được kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Hen có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử các triệu chứng hô hấp (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực) biến đổi theo thời gian và độ nặng, và sự giới hạn dòng khí thở ra có thể thay đổi. Triệu chứng bệnh bao gồm những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm, đây là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.
Sự rối loạn có tính mạn tính đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá mức ở cuống phổi, viêm, gia tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường thở từng cơn. Triệu chứng của suyễn có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hay thay đổi lối sống.
Sự quan tâm cộng đồng trên thế giới đặc biệt tập trung vào bệnh suyễn vì sự phổ biến của nó, một trong 4 trẻ ở thành thị bị nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số bệnh nhân mắc hen phế quản có xu hướng ngày càng gia tăng, ước tính có khoảng 334 triệu người mắc bệnh hen trên toàn cầu. Dễ bị nhiễm suyễn có thể giải thích bằng yếu tố di truyền, nhưng không có mẫu hình kế thừa nào được tìm thấy. Suyễn là một bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố di truyền, phát triển và môi trường, tác động qua lại tạo nên một tình trạng tổng thể.
Giới chuyên môn phân ra làm hai dạng là hen mạn tính và hen cấp tính.
Dịch tễ học
Hen phế quản là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn, tỉ lệ 2/1. Hen thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, nhưng sau tuổi trường thành thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Những nghiên cứu dịch tể học trong những năm gần đây cho thấy tần suất trung bình khoảng 5 %, trẻ em dưới 5 tuổi 10 %. Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất này gia tăng gấp 3 - 4 lần trong những thập niên qua. Độ lưu hành hen phế quản tại Pháp trong lứa tuổi 18 - 65 tuổi là 3,9%, tại Ý trong lứa tuổi 5 - 64 tuổi là 5%. Theo môṭ điều tra, tần suất hen ở Hoa Kỳ năm 2008 là 8,2% dân số (khoảng 24.000.000 người); cao hơn so với 7,3% vào năm 2001.
Tại Việt Nam, ở Hà Nội, trong năm 1991 là 3,3 %, năm 1995 tăng lên 4,3 % (; ở thành phố Hồ Chí Minh, độ lưu hành hen phế quản là 3,2 (1,39 % (Phạm Duy Linh và c.s báo cáo trong Hội thảo Y dược học lần thứ 5 tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 25 - 27/11/1996), ở thành phố Huế, độ lưu hành hen phế quản năm 2000 là 4,58 (1,12% (Lê Văn Bàng).
Theo tổ chức y tế ISSAC chuyên nghiên cứu về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu năm 2016, 29, 1% trẻ TP HCM mắc hen suyễn. Họ đánh giá đây là khu vực mắc bệnh hàng đầu châu Á.
Sinh lý bệnh
Biểu hiêṇ chính của hen là tình trạng viêm mạn tính. Các bệnh nhân hen có gia tăng số lượng các tế bào viêm hoạt hóa ở thành đường dẫn khí và biểu mô của đường dẫn khí có hiện diện của bạch cầu ái toan, dưỡng bào, đại thực bào và tế bào lymphô T. Các tế bào viêm gây gia tăng nhiều chất trung gian hòa tan như các cytokine, leukotrien và bradykinin. Viêm đường dẫn khí trong thể hen điển hình có bạch cầu ái toan chiếm ưu thế và gây đáp ứng với tế bào TH2 (2 helper T cell) nhưng ở một số bệnh nhân hen nặng cũng có gia tăng viêm đường dẫn khí do bạch cầu trung tính và gây đáp ứng TH1.
Một đặc điểm nổi bật của hen là tình trạng tăng đáp ứng của đường dẫn khí. Các di ̣ứng nguyên (tác nhân gây dị ứng) hít vào đường dẫn khí gắn kết với IgE trên bề măṭ của dưỡng bào, phóng thích các hạt và làm gia tăng các chất trung gian hóa học gây tăng tiết chất nhày, co thắt phế quản, phù niêm mạc đường dẫn khí.
Hen kết hợp với sự tái cấu trúc đường dẫn khí với đặc trưng bởi sự tăng sản và phì đại các tế bào cơ trơn, phù, tẩm nhuận các tế bào viêm, tân sinh mao mạch và gia tăng lắng đọng các thành phần của mô liên kết như collagen type I và type III. Tình trạng tái cấu trúc có thể bắt đầu ngay ở giai đoạn sớm của bệnh và có thể gây giới hạn lưu lượng khí không hồi phục về sau.
Nguyên nhân hen chưa rõ nhưng có thể là một bệnh lý di truyền với ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Hen có mối liên kết chặt chẽ với dị ứng. Các dị ứng nguyên thường gặp trong nhà là bụi, gián, lông, vật nuôi, nấm và ngoài ra còn có các dị ứng nguyên ngoài nhà cũng như khói thuốc lá. Ở nữ, các triệu chứng của hen thay đổi trong chu kì kinh nguyệt và khi có thai gợi ý sự ảnh hưởng của các hormone trong bệnh sinh của hen. Hen cũng có thể xảy ra ở nơi làm việc của những người chưa có tiền căn hen (gọi là hen nghề nghiệp). Một số chất như isocyanate (dùng trong sơn xịt) là yếu tố thúc đẩy hen. Các BN béo phì cũng thường bị hen với cơ chế chưa rõ. Một số tác nhân nhiễm trùng và một số bệnh lý như GERD có thể gây đợt hen cấp.
Dấu hiệu và triệu chứng
Tình trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được dân gian gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu đơn giản của 1 cơn hen suyễn là thở dồn dập, và thở khò khè, triệu chứng sau được xem là dấu hiệu thường thấy. Ho từng cơn tạo ra đờm trong có thể là triệu chứng. Sự tấn công thường là bất chợt; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn và việc thở khò khè diễn ra (thường là cả lúc hít và thở).
Dấu hiệu của từng cơn hen là ho, khò khè, thở gấp, thở ra kéo dài, cảm giác nặng ngực, nhịp tim nhanh, tiếng từ trong cuống phổi, và sự thu hẹp quá lố của phổi. Các triệu chứng lâm sàng của hen rất thay đổi từ triệu chứng nhẹ, gián đoạn đến cơn hen nặng gây tử vong. Trong một cơn hen suyễn nghiêm trọng, cần nhiều cơ hô hấp có thể được sử dụng, các mô giữa lồng ngực được kéo về hai bên và bên trên xương ức và xương đòn, và hiện diện của sự trái ngược của nhịp tim (tim đập yếu lúc hít vào và mạnh khi thở ra) Trong một cơn nghiêm trọng, người bệnh suyễn xanh xao do thiếu oxy, đau ngực và mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến cái chết. Mặc dù sự nghiêm trọng của các triệu chứng giữa từng cơn lên hen, giữa các cơn lên hen người mắc bệnh rất ít biểu hiện bệnh.
Điều trị
Cần xác định các kích thích dị ứng như là thú nuôi hay thuốc aspirin nhằm hạn chế sự tiếp xúc với chúng. Việc làm bớt sự nhạy cảm đã không tỏ ra có hiệu quả. Đối với các bệnh về hệ hô hấp, hút thuốc lá có ảnh hưởng nhất định đến hen suyễn, gồm gia tăng tính nghiêm trọng của triệu chứng, suy giảm chức năng phổi, làm phản ứng với các thuốc điều trị. Người bị suyễn có hút thuốc là cần nhiều thuốc hơn, để có thể ngăn bệnh tiến triển. Mặt khác sự tiếp xúc của cả người không hút thuốc và người thụ động hút thuốc cũng phần nào tăng tính nghiêm trọng của bệnh.
Ngừng hút hay tránh người hút được khuyến khích với người bệnh suyễn.
Các phương thuốc đặc trị khuyên dùng cho bệnh nhân suyễn phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của căn bệnh và tần suất của triệu chứng. Cách đặc trị cho suyễn phân loại là các thuốc giảm, thuốc ngăn ngừa và thuốc trị trong trường hợp nguy cấp. Bản chuyên gia 2: Hướng dẫn cho chẩn đoán và quản lý suyễn (EPR-2) của chương trình giáo dục và ngăn ngừa suyễn quốc gia Mỹ, và hướng dẫn của Anh về kiềm chế suyễn sử dụng rộng rãi và được khuyến khích của các bác sĩ. Thuốc làm giãn cuống phổi được khuyến khích cho các điều trị tạm thời cho tất cả các bệnh nhân. Đối với bệnh nhân thỉnh thoảng lên cơn hen, không cần thuốc khác để trị. Với các bệnh nhân dai dẳng nhưng mang tính chất nhẹ (hơn 2 lần 1 tuần), glucocorticoids hít liều thấp – hay các thay thế,thuốc uống trị viêm, thuốc cân bằng tế bào hạch, Ancaloit trà – có thể được cung cấp. Với các bệnh nhân mắc bệnh thường ngày, glucocorticoid liều cao chung với β-2 tác dụng tế bào có thể được chỉ định; ancaloit trà và chất phụ trợ leukotriene có thể thay thế cho β-2. Trong cơn suyễn nguy cấp, glucocorticoids có thể thêm vào các cách xử lý trên trong khi lên cơn.
Với những người lên cơn suyễn trong khi vận động thể thao, hít thở khí lạnh khô có thể làm xấu thêm cơn suyễn. Với lý do trên, hoạt động mà bệnh nhân cần nhiều không khí lạnh, như trượt tuyết băng đồng, có thể làm xấu tình trạng suyễn, trái lại bơi trong nhà, hồ bơi ấm, với khí trời ấm và ẩm, thường ít gây ra phản ứng.
Các thuốc chuẩn để khống chế bệnh hen là chủ vận beta và corticoid, dùng dưới dạng hít để giải phóng thuốc ở vị trí mong muốn
Các thuốc beta làm giản cơ trơn ở phế quản do kích thích có chọn lọc các thụ thể β-2 gây tiết adrenalin, các thuốc chủ vận β-2 tác dụng ngắn như salbutamol hay terbutalin là những thuốc dùng ban đầu được lựa chọn. Ở dạng hít, thuốc có thể tác dụng giãn phế quản ngay lập tức. Các thuốc chú vận β-2 tác dụng kéo dài như salmeterolxinafoat dành cho bệnh nhân đã có tiến bộ trong điều trị dự phòng chống viêm
Các thuốc corticoid với tính chất chống viêm, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của phế quản và phải dùng đều đặn để có lợi ích tối đa như aminophylin, theophylin, ipatropium bromid, nedocromil, zafirlukast, zileuton
1.Đối với bệnh hen mạn tính:
Giới chuyên môn khuyên bệnh nhân tránh hút thuốc, tránh các dị ứng nguyên (như phấn hoa,...), và tránh dùng các thuốc co thắt phế quản, hoặc bệnh nhân bị hen do thuốc aspirin và thuốc chống viêm phi steroid gây nên thì phải tránh dùng các thuốc này. Các hướng dẫn của giới chuyên khoa Anh, Mỹ sớm dùng thuốc chống viêm và sau đó giảm dàn càng cách xa càng tốt
Cách điều trị bệnh hen mạn tính nên xem xét lại sau mỗi 3-6 tháng và nếu bệnh đã được kiểm soát, thì nên giảm dần việc điều trị
2.Đối với bệnh hen cấp tính:
Bệnh hen nặng cấp tính có thể đe dọa tính mạng nên điều trị càng sớm càng tốt và bắt buộc nhập viện, cách dùng thuốc như sau:
- Trước tiên cần thở oxy với tốc độ lưu lượng cao
- Dùng liều cao các thuốc chủ vận β-2 ở dạng hít (như salbutamol hoặc terbutalin)
- Khi có nguy cơ đe doạ tính mạng, có thể dùng thêm các thuốc ipatropium bromid và aminophylin
- Bệnh nhân ở tình trạng thờ thẫn, mất ý thức hay ngừng thở cần thông khí dưới áp suất từng đợt
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh hen
Khi dùng thuốc có tác dụng chọn lọc cường β-2 của khí quản có thể gây tác dụng không mong muốn như: đánh trống ngực làm tim đập nhanh và mạnh, run cơ, rối loạn tiêu hoá, quen thuốc
Theophylin và dẫn xuất gây tác dụng không mong muốn như: mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực
Nedocromil mặc dù dễ dung nạp nhưng cũng có phản ứng phụ như: nhức đầu, buồn nôn, khó chịu ở bụng, đắng miệng
Zafillukast dễ dung nạp nhưng cũng gây phản ứng phụ như: nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, đau toàn thân, đau cơ, sốt
Zileuton có thể làm tăng trị số của men gan, rối loạn ở dạ dày-ruột, đau đầu, mẫn ngứa
Ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bị hen dị ứng không kiểm soát đầy đủ, sử dụng phối hợp kháng thể đơn dòng kháng IgE omalizumab (Xolair, Novartis) làm giảm đáng kể cơn hen về mặt lâm sàng và thuốc được dung nạp tốt.
Omalizumab
Tham khảo
Đọc thêm
Thuốc biệt dược & cách sử dụng, phần chuyên khảo, DS.Phạm Thiệp-DS.Vũ Ngọc Thủy, Nhà xuất bản Y học 2005
Liên kết ngoài
Xem thêm
Dị ứng
Rối loạn hệ miễn dịch
Suyễn
Khoa hô hấp
Miễn dịch học |
13439 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20H%E1%BB%AFu%20Ti%E1%BA%BFn%20%28nh%C3%A0%20c%C3%A1ch%20m%E1%BA%A1ng%29 | Nguyễn Hữu Tiến (nhà cách mạng) | Nguyễn Hữu Tiến (1901–1941), tên khai sinh Trương Xuân Trinh, còn gọi là "Thầy giáo Hoài" hay "Hải Đông", Xứ ủy viên Nam Kỳ là nhà cách mạng và là Đảng viên cộng sản Việt Nam. Ông được cho là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam nhưng xung quanh nhận định này còn nhiều tranh luận.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1901 tại làng Lũng Xuyên huyện tổng Yên Khê huyện Duy Tiên (nay là phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Năm 1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1931 ông bị bắt và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo. Năm 1935, ông cùng một số tù chính trị khác là Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ vượt ngục, trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam Bộ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ ủy Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ hiệu để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ đã được Xứ ủy Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ - nông - công - thương - binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Tuy nhiên, ông không kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay. Ngày 30 tháng 7 năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam (cùng với Nguyễn Thị Minh Khai). Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, đàn áp đẫm máu và bị khủng bố rất tàn bạo. Thực dân Pháp đưa ông và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập,... ra xử bắn ngày 28 tháng 8 năm 1941.
Lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến đã lan rộng ra và trở thành cờ hiệu của phong trào Việt Minh. Tại Hội nghị Tân Trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Quốc dân đại hội đã nhất trí chọn lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến làm Quốc kỳ của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tranh luận về tác giả cờ đỏ sao vàng
Theo nguồn báo Tuổi Trẻ ra năm 2006, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi rõ: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc". Có nghi vấn cho rằng ông Lê Quang Sô, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang mới là tác giả. Tại hội thảo ở Tiền Giang năm 2005 của Viện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, viện trưởng viện này cho rằng lá cờ là sản phẩm của tập thể Xứ ủy Nam Kỳ, chưa có cơ sở vững chắc kết luận cá nhân ai là tác giả.
Nhà lưu niệm
Năm 1993, để ghi ơn Nguyễn Hữu Tiến, tỉnh Hà Nam đã cho xây dựng Nhà lưu niệm, mang tên: "Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến". Hiện, nơi này do người con gái duy nhất của Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom.Trong căn nhà có treo một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.
Mộ Nguyễn Hữu Tiến hiện được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh (P. Long Bình, Q.9).
Ông được đặt tên cho 1 con đường ở Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chú thích
Nhà cách mạng Việt Nam
Người Hà Nam
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên |
13442 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pheng%20Xat%20Lao | Pheng Xat Lao | Pheng Xat Lao (, dịch nghĩa đen: "Bài ca nhân dân Lào") là quốc ca của Lào. Thongdy Sounthonevichit đã viết phần nhạc và lời vào năm 1941. Nó được sử dụng làm quốc ca của Vương quốc Lào vào năm 1945. Khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập vào năm 1975, lời mới được thay cho lời cũ, thế nhưng giai điệu và tên bài hát vẫn được giữ nguyên.
Lịch sử
Từ lâu là một quốc gia chư hầu của Xiêm, năm 1893, Lào trở thành một nước bảo hộ thuộc Pháp trong đế chế thực dân. Người Pháp tuyên bố sự chiếm đóng của Pháp là để bảo vệ Lào khỏi các "nước láng giềng thù địch" như Trung Quốc và đặc biệt là Xiêm, vốn quân đội Xiêm đã buộc phải nhượng lại Lào cho cường quốc thực dân châu Âu. Trên thực tế, Pháp chỉ đơn giản cai trị Lào như một thuộc địa, thậm chí còn đưa nhiều người Việt vào làm việc. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã làm nước Pháp đầu hàng trước Đức Quốc xã. Chính phủ cánh hữu mới ở Xiêm coi đây là cơ hội có thể để giành lại lãnh thổ Thái Lan trước đây đã bị mất cho Pháp, đặc biệt là vùng đất nằm ở phía bên bờ sông Thái Lan. Để ngăn chặn điều này, chính quyền thực dân Pháp bắt đầu thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Lào.
Vì sự tự do hóa này, nhiều bài hát yêu nước đã được sáng tác, mỗi bài đều nhấn mạnh "tính độc lập" của Lào. "Pheng Xat Lao" là một trong số đó, được sáng tác bởi Thongdy Sounthonevichit vào năm 1941. Bài hát đã được chọn làm quốc ca vào năm 1945, khi đất nước bị quân Nhật Bản chiếm đóng đã tuyên bố Lào độc lập khỏi sự cai trị của Pháp. Sự tự do mới này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, vì Pháp nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945. Năm 1947, Pháp trao quyền tự trị hạn chế cho Lào nằm trong khối Liên hiệp Pháp, và "Pheng Xat Lao" lại trở thành quốc ca cho đất nước mới độc lập.
Khi Pathet Lào chiến thắng năm 1975, nhờ sự trợ giúp lớn của Việt Nam trong Nội chiến Lào, chính quyền cộng sản mới đã bãi bỏ chế độ quân chủ và thay đổi lời bài hát để phản ánh hệ tư tưởng của chế độ Mác xít. Kết quả là bài quốc ca trở nên toàn diện, đề cập đến tất cả các nhóm dân tộc ở Lào, thay vì tập trung vào chủng tộc Lào và Phật giáo. Tuy nhiên, giai điệu vẫn được giữ lại.
Lời bài hát
Phiên bản sau năm 1975
Phiên bản trước năm 1975
Tham khảo
Liên kết ngoài
Lào
Quốc ca
Bài hát năm 1941 |
13445 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AD%20ngo%E1%BA%A1i | Tử ngoại | Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV () là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay "ánh sáng đen"; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình; và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.
Từ nguyên
Tên "tử ngoại" (紫外) có nghĩa là "ngoài mức tím", màu tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất trong ánh sáng nhìn thấy.
Khái quát
Trong kỹ thuật quang thạch bản, hay kỹ thuật laser cực tím, thuật ngữ tia cực tím sâu hay DUV để nói đến bước sóng dưới 300 nm.
Cực tím có nghĩa là trên của tím. Sắc tím là màu có bước sóng ngắn nhất có thể nhìn thấy. Một vài bước sóng của tia cực tím dân gian gọi là ánh sáng đen, vì chúng vô hình với mắt người. Một vài động vật, như chim, bò sát, và côn trùng như ong, có thể nhìn tia cực tím ngắn. Một vài loại trái cây, hoa, và hạt sặc sỡ hơn trong môi trường tia cực tím, so sánh hình ảnh trong ánh sáng thường nhìn bởi mắt người, để hấp dẫn các côn trùng và chim. Một vài loài chim có những hình thù trên bộ cánh chỉ nhìn được dưới tia cực tím, không thể nhìn được dưới ánh sáng. Nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể thấy bằng tia cực tím.
Mặt Trời tỏa ra tia cực tím UVA, UVB và UVC, nhưng bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất là thuộc dạng UVA. Bản thân tầng ozone được tạo ra nhờ phản ứng hóa học có sự tham gia của tia UVC.
Các thủy tinh thông thường trong suốt với tia UVA nhưng mờ đục với các tia sóng ngắn hơn. Silic hay thạch anh, tùy theo chất lượng, có thể trong suốt với cả tia cực tím chân không.
Phân loại
Phổ điện từ của tia cực tím có thể được chia theo một số cách. Tiêu chuẩn ISO xác định dựa trên độ chiếu xạ năng lượng mặt trời, ISO-21348 được phân loại theo bảng sau đây:
Tử ngoại chân không được đặt tên như thế là vì nó bị hấp thụ trong không khí, do đó chỉ sử dụng được trong chân không. Với bước sóng từ 150-200 nm, thì chủ yếu là bị oxy trong không khí hấp thụ, do đó chỉ cần thao tác trong một môi trường không có oxy (thường là môi trường nitơ tinh khiết), chứ không cần phải dùng đến buồng chân không.
Tác dụng đối với cơ thể
Lợi ích
Tia cực tím giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì chính dehydrocholesterol sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải tia cực tím còn kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.
Tác hại
Tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Tác hại cấp tính có thể xảy ra trong chỉ một lúc khi ra ngoài trời đang nắng gắt. Tương tự như khi da bị cháy nắng, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt tuyết, xi-măng, cát hay nước.Sau khi bị chiếu từ 6 - 15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường tiến triển tốt và trong khoảng 8 giờ thì khỏi, nhưng cũng có những thể nặng kéo dài vì kèm theo nhiễm khuẩn. Ngoài ra tia cực tím cũng là tác nhân gây say nắng
Những hậu quả nghiêm trong như khi ra nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím có khả năng gây các chứng bệnh mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc và cườm mắt - làm lòa hay mù mắt.
Với chuyên khoa da liễu: tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome)….
Bức xạ cực tím UV (ultra violet) và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời có hại đối với sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân gây nên một số bệnh về da hay mắt như da sạm nắng, thoái hóa da, đục nhân, thoái hóa hoàng điểm, hạt kết giác mạc... dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Vậy nên chúng ta cần xem xét bản chất của chúng là gì cũng như cách phòng tránh chúng như thế nào?
Về bản chất, bức xạ UV (hay còn gọi là Tia cực tím, Tia tử ngoại, Tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:
* Tia UVC: Có bước sóng trong khoảng từ 100 đến 280 nm (nanometer). Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.
* Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn một chút (khoảng 280 đến 315 nm) và năng lượng thấp hơn vùng tia UVC.
* Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, có năng lượng thấp hơn vùng tia UVB và UVC (có bước sóng nằm trong khoảng 315 đến 380 nm).
Các ảnh hưởng của tia UV tới sức khỏe của con người
Do là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên tia UVC có khả năng gây tổn hại nhất cho đôi mắt và làn da bạn. May mắn cho chúng ta là tầng ozone trong bầu khí quyển đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia UVC này. Tuy nhiên hiện nay do nhiều tác động, tầng ozone bảo vệ Trái Đất của chúng ta đang ngày càng yếu (mỏng đi và có nhiều lỗ thủng) cũng có khả năng cho phép các bức xạ năng lượng cao UVC này lọt xuống bề mặt Trái Đất, rất dễ gây nên các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Các bức xạ UVB thì có thể đi xuyên qua tầng ozone (mặc dù cũng đã được lọc một phần). Chúng chỉ chiếm khoảng 3% trong phổ tia UV do mặt trời chiếu và đi xuống tới Trái Đất.
Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da), nguyên nhân làm cho da trở nên tối đi, tạo ra sự rám nắng. Nếu với cường độ cao, tia UVB sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ bị ung thư da. Tia UVB cũng gây nên các hiện tượng bị bạc màu da, các nếp nhăn và các dấu hiệu khác sớm trước tuổi. Với đôi mắt, do giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết các bức xạ UVB này nên chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa hoàng điểm mà chủ yếu gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng. Còn tia UVA, đây là lượng bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm tới 97%), do chúng dễ dàng xuyên qua tầng ozone bảo vệ Trái Đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể hay võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
Bức xạ HEV
Các nghiên cứu mới còn cho thấy rằng không chỉ có tia cực tím mới gây tổn hại đến sức khỏe của con người, mà vùng bức xạ nhìn thấy có năng lượng cao có trong ánh sáng mặt trời (the sun's high-energy visible radiation), viết tắt là bức xạ HEV (hay còn gọi là vùng ánh sáng xanh - bluelight) cũng có thể làm gia tăng các nguy cơ tổn hại (như thoái hóa hoàng điểm) trong một thời gian dài.
Giống như tên gọi, vùng bức xạ HEV – high-energy visible hay blue light là vùng ánh sáng nhìn thấy được có năng lượng cao. Mặc dù tia HEV có bước sóng dài hơn (cỡ 400 đến 500 nm) và có năng lượng thấp hơn tia UV, tuy nhiên thì chúng cực kỳ dễ dàng trong việc vượt qua cả giác mạc lẫn thủy tinh thể xâm nhập vào tận sâu bên trong mắt và có thể gây ra các tổn hại cho võng mạc.
Theo như kết quả nghiên cứu được công bố ở châu Âu tháng 12 năm 2008 trên tạp chí Archives of Ophthalmology, thì những người có nồng độ vitaminC và các chất chống oxy hóa khác trong huyết tương thấp đặc biệt dễ xuất hiện các nguy cơ bị tổn hại võng mạc từ vùng ánh sáng HEV này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố tia UV và HEV
Bất cứ ai mà hay phải ra ngoài trời nhiều đều có nguy cơ bị các tổn hại về mắt do các bức xạ UV. Tuy nhiên thì mức độ ảnh hưởng, hay mật độ UV hay HEV có trong ánh sáng mặt trời không phải chỗ nào cũng như nhau, lúc nào cũng như nhau. Nó còn phụ thuộc các yếu tố:
* Vị trí địa lý: Cường độ UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới nhất là các khu vực gần xích đạo. Ở xa hơn vị trí này các nguy cơ sẽ ít hơn.
* Độ cao so với mực nước biển: Cường độ UV thường lớn ở những nơi có độ cao.
* Thời gian trong ngày: Bức xạ UV, HEV thường cao vào những giờ buổi trưa khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, thường khoảng từ 10h sáng đến 2h chiều.
* Khung cảnh, môi trường: Mức độ UV, HEV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt khi có những bề mặt phản xạ cao, như mặt tuyết và mặt cát. Trên thực tế, mức độ phơi UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ các bề mặt tuyết. Trong các khu vực thành phố ít tia UV hơn do có các tóa nhà cao tầng và bóng râm cây cối ở trong phố.
* Các loại dược phẩm cũng có tác dụng hạn chế sự ảnh hưởng: Chắc chắn là các loại dược phẩm, như tetracycline, thuốc sulfa, thuốc tránh thai, diuretics hay tranquilizers, có thể làm tăng sức đề kháng của con người đối với các bức xạ UV và HEV.
* Một điều quan trọng nữa là bóng râm của các đám mây hầu như không hề làm ảnh hưởng đến mức độ UV: Các nguy cơ phơi nhiễm UV giảm không đáng kể kể cả trong những ngày sương mù hay râm mát. Điều này là bởi vì UV là các bức xạ không nhìn thấy, chứ không phải ánh sáng thông thường và chúng có thể xuyên qua các đám mây.
Định lượng bức xạ UV
Ở Mỹ hai tổ chức bảo vệ môi trường - the U.S. Environmental Protection Agency (EPA) và Cục dự báo thời tiết - the National Weather Service (NWS) đã tiến hành đo đếm tia cực tím từ đó đưa ra chỉ số UV (UV index) để định lượng hóa mức độ UV, nhằm dự báo mức độ bức xạ cực tím cho mỗi ngày. Và báo động cho mọi người những ngày mà mức độ bức xạ UV mặt trời được cho rằng sẽ cao bất thường. Cách tính toán được mô tả đơn giản, được chia theo các mức tỷ lệ từ 1 đến 11+ có kèm theo các khuyến cáo.
Trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ khỏi tia UV, thậm chí cần thiết hơn so với người trưởng thành. Bởi các nguy cơ ảnh hưởng do tia UV từ mặt trời tới mắt và da được tích lũy dần, có nghĩa là những nguy hiểm sẽ tiếp tục gia tăng trong suốt cuộc đời chúng ta. Vậy nên cần lưu ý bảo vệ cho chúng từ sớm để tránh sự tích lũy lâu dài. Hơn nữa, trẻ thường có thói quen hay ra ngoài nhiều hơn người lớn nên cần lưu ý đặc biệt. Tốt nhất hãy tập cho các con bạn bảo vệ tia cực tím bằng cách đeo một chiếc kính râm tốt, khuyến khích chúng đội mũ khi ra ngoài để giảm thiểu thêm sự phơi nhiễm trong những ngày nắng.
Tác dụng đối với môi trường
Tia cực tím có thể khử khuẩn vì tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Hiệu lực diệt khuẩn của tia cực tím không những tuỳ thuộc mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn. Ngoài ra do tác dụng của tia cực tím, không khí có thể sinh ra ôzôn cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Khử khuẩn nước
Vùng bức xạ cực tím có tác dụng diệt khuẩn nhiều nhất là vùng có bước sóng 280 - 200 nm. Những đèn phát tia cực tím thường được đặt ngầm ở trong nước. Lớp nước chảy qua đèn có độ dày khoảng 10 – 15 cm và phải được chiếu trong 10 - 30s. Tia cực tím chỉ xuyên được qua nước trong không màu. Khi màu và độ đục tăng thì tác dụng diệt khuẩn giảm. Ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím là không ảnh hưởng tới mùi vị của nước. Nhưng phương pháp này còn có nhược điểm là tác dụng diệt khuẩn không bền, sau này nước có thể bị nhiễm khuẩn lại và chỉ áp dụng được khi nước trong. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 - 20%.
Khử khuẩn không khí
Để khử khuẩn không khí khi có người ở trong phòng có hai cách là chiếu xạ trực tiếp và chiếu xạ gián tiếp.
Chiếu xạ trực tiếp
Các đèn diệt khuẩn được treo lên ở một độ cao cần thiết, đảm bảo luồng bức xạ cực tím trực tiếp chiếu rọi nơi làm việc. Trong điều kiện này, người làm việc ở trong phòng phải có phương tiện bảo vệ mắt (kính) và những chỗ da hở để phòng ngừa bị bỏng.
Chiếu xạ gián tiếp
Các đèn diệt khuẩn được đặt với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 - 2,5m). Luồng tia cực tím hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khí trên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khí thấp hơn. Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khử khuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua một thời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn...
Ứng dụng bảo mật tiền và tài liệu quý
Bảo mật tài liệu dùng tia tử ngoại thực hiện cho tài liệu quan trọng như hộ chiếu, tiền hay chứng chỉ ngân hàng, thẻ tín dụng,... Tùy theo mức bảo mật mà khi chế tạo nền giấy hay nhựa, những chất có phản ứng xác định với dải tia tử ngoại nhất định, được in vào giấy theo hình ảnh xác định. Ở mức phức tạp cao thì hình ảnh có thể hiện ra với độ nét cao và màu sắc thay đổi. Các máy kiểm tra dùng đèn tử ngoại có khoảng phổ đã thiết kế chiếu lên giấy sẽ làm rõ những yếu tố bảo mật có hay không.
Ví dụ bảo mật đơn giản là thẻ tín dụng Visa, còn dạng phức tạp là hộ chiếu Canada khi chiếu tia cực tím sẽ nổi hình pháo hoa và nhà Quốc hội trông như được chiếu sáng.
Thiên văn học tử ngoại
Thiên văn học tử ngoại hay thiên văn học cực tím thực hiện quan sát vũ trụ bằng tia tử ngoại, ở bước sóng 10 - 320 nm.
Ánh sáng ở các chiều dài sóng này bị khí quyển Trái Đất hấp thụ, vì thế những quan sát tử ngoại thường được tiến hành từ tầng cao khí quyển hay từ không gian.
Thiên văn học cực tím thích hợp nhất để nghiên cứu bức xạ nhiệt và các đường phát xạ từ các ngôi sao xanh nóng (Sao OB) rất sáng trong dải sóng này. Điều này gồm các ngôi sao xanh trong các thiên hà khác, từng là các mục tiêu của nhiều cuộc nghiên cứu cực tím. Các vật thể khác thường được quan sát trong ánh sáng cực tím gồm tinh vân hành tinh, tàn tích sao siêu mới, và nhân thiên hà hoạt động. Tuy nhiên, ánh sáng cực tím dễ dàng bị bụi liên sao hấp thụ, và việc đo đạc ánh sáng cực tím từ các vật thể cần phải được tính tới số lượng đã mất đi.
Thư viện ảnh
Chú thích
Liên kết ngoài
http://www.benhvien108.vn/TinBai/3775/Su-dung-tia-cuc-tim-trong-tiet-khuan
Tia tử ngoại
Phổ điện từ
Sóng điện từ |
13453 | https://vi.wikipedia.org/wiki/NMOS%20logic | NMOS logic | Logic nMOS sử dụng các transistor MOSFET (Metal-Oxide-Semiconductor Field Effect Transistors) để xây dựng các cổng logic và các mạch số. Transistor nMOS có ba chế độ hoạt động: ngắt (cut-off), triode, và bão hoà (saturation).
Các transistor MOSFET loại n này được gọi là "mạng pull-down" giữa lối ra và đường điện áp thấp (tiếp đất). Điều này có nghĩa là khi transistor hoạt động thì lối ra được nối trực tiếp với đường điện áp thấp (thông thường là 0 vôn) và khi đó xuất hiện một dòng điện giữa đường điện áp thấp và lối ra. Một điện trở được nối giữa lối ra và đường điện áp cao (thông thường là điện áp nguồn nuôi).
Ví dụ bên cho thấy một cổng NOR được xây dựng bằng logic nMOS. Nếu một trong hai lối vào A hoặc B có mức điện áp cao (logic '1', = True) thì transistor tương ứng với lối vào có mức cao sẽ hoặc động và kết quả là lối ra có mức điện áp thấp (logic '0'). Điện trở giữa lối ra và đường điện áp thấp lúc này rất nhỏ. Khi cả hai lối vào điều ở mức cao (logic '1') thì lúc đó cả hai transistor đều hoạt động và điện trở giữa đường điện áp thấp và lối ra lại càng nhỏ hơn. Chỉ duy nhất trường hợp cả hai lối vào của cả hai transistor có mức điện áp thấp thì cả hai transistor sẽ cấm (không hoạt động) và khi đó lối ra được nối lên đường điện áp cao (nối nguồn) và có mức logic '1'. => hoạt động đúng theo bảng sự thật của cổng NOR.
Tham khảo
Liên kết ngoài
MOSFET
Linh kiện bán dẫn
Linh kiện điện tử
Kỹ thuật điện tử
Công nghệ lỗi thời |
13460 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng%20nghi%E1%BB%87n%20r%C6%B0%E1%BB%A3u | Chứng nghiện rượu | Chứng nghiện rượu hay còn gọi là nghiện rượu hay nát rượu là một bệnh nghiện mãn tính. Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại "rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần". Chất gây ra là rượu, chính xác hơn là êtanol hình thành khi lên men rượu.
Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ. Không phải lúc nào người nghiện rượu cũng ở trong trạng thái say sưa. Chứng nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. Những người mang chứng bệnh này thường không ý thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh cơ thể và tâm thần trầm trọng và lâu dài khác (xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ...).
Vì tiềm năng gây nghiện của rượu rất lớn nên khả năng điều trị duy nhất là từ bỏ một cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn. Để đạt đến mục đích này các biện pháp điều trị tâm lý là không thể bỏ qua được.
Nguyên nhân
Nguyên nhân cá nhân
Nguyên nhân chính của chứng bệnh dường như nằm trong diễn biến về tâm lý xã hội. Rượu – nói chung là các chất gây nghiện – thường được dùng để làm giảm bớt căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này xuất hiện khi các tự nhận thức của một con người (thí dụ như rất là đàn ông hay rất là thành công) bị đe dọa bởi những kinh nghiệm trái ngược lại trong thực tế. Việc dùng các chất gây nghiện vì thế hay được quan sát thấy ở những người thuộc về típ quá tự yêu mình (tiếng Anh: narcissism).
Thế nhưng các khác biệt khác có nguyên nhân từ di truyền cũng đang được thảo luận, thí dụ như việc phân hủy rượu trong cơ thể hay trao đổi các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter). Về nguyên tắc, cũng như ở nhiều chứng bệnh tâm lý, người ta cho rằng việc hình thành chứng bệnh này có nhiều yếu tố và cũng phụ thuộc vào tính dễ bị tổn thương về tâm lý của từng người.
Các yếu tố di truyền đóng một vai trò quyết định trong nhiều trường hợp. Rất nhiều người nghiện rượu đã hoặc đang có người nghiện trong gia đình. Thế nhưng các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa kết luận được là việc nghiện trong những trường hợp này thật sự là được di truyền lại hay chỉ là bắt chước. Qua một số nghiên cứu (thí dụ như ở những người sinh đôi) người ta phỏng đoán là rất có thể có khả năng di truyền của tiềm năng nghiện.
Các thiếu hụt của một bệnh nhân nghiện rượu thường được người chung sống gánh vác hay bù đắp. Từ những giúp đỡ này người chung sống thường nhận được tán thưởng từ xã hội hay những người khác và vì thế có thể tự đánh giá mình cao hơn. Những người chung sống lâm vào cơ chế này được gọi là người cùng lệ thuộc (codependence).
Nguyên nhân xã hội
Rượu trong nhiều nền văn hóa là một chất gây nghiện được xã hội công nhận, có thể dễ dàng kiếm được và rẻ tiền và ngay trong một số trường hợp việc uống rượu được dự kiến trước. Trong nhiều dân tộc rượu đã hoàn toàn đi vào đời sống hằng ngày. Những người đàn ông có tửu lượng cao thường được xem là có tính khí đàn ông, đáng khâm phục và từng trải. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các thảo luận về vấn đề này và khuyến khích cho việc lạm dụng rượu cũng như nghiện rượu.
Mức độ phổ biến
Sự phổ biến cũng như các hậu quả của chứng nghiện rượu thường được coi nhẹ. Theo đánh giá mới đây, ở Đức có 4,3 triệu người nghiện rượu, trong đó 30% là phụ nữ. Thêm vào đó là khoảng 5 triệu người uống rượu ở mức độ nguy hiểm (có thể nghiện). Tổng cục Thống kê Đức đã ghi nhận trong năm 2000 có 16.000 người chết vì uống rượu, trong số đó có 9.550 trường hợp chết là do xơ gan.
Thậm chí vào năm 2004 thanh tra về các chất gây nghiện của chính phủ liên bang (Drogenbeauftragte der Bundesregierung) đã báo cáo có 40.000 trường hợp chết tại Đức mà hậu quả là do uống quá nhiều rượu, trong số đó 17.000 người là do xơ gan. Thêm vào đó là hằng năm có vào khoảng 2.200 trẻ sinh ra có khuyết tật vì người mẹ lạm dụng rượu. Ngoài ra còn dự đoán là khoảng 250.000 thanh thiếu niên và những người trưởng thành còn trẻ tuổi có nguy hiểm nghiện rượu hay đã nghiện rượu. Người nghiện rượu có trong mọi tầng lớp của xã hội. Đặc biệt là không ít người nghiện rượu trẻ tuổi là từ các tầng lớp trên. Những người này thường là thiếu thốn tình cảm của cha mẹ luôn luôn bận bịu.
Hậu quả xã hội
Phí tổn cho các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn, vì bên cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc dân vì mất khả năng lao động và hưu non, các phí tổn do tai nạn giao thông có nguyên nhân là rượu, tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu. Trung tâm Đức về các hiểm nguy từ nghiện (Deutsche Hauptstelle für Suchtgefahren) dự tính thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hằng năm là 20 tỉ euro, các dự tính khác ở trong khoảng từ 15 đến 40 tỉ euro. Đối lại, thu nhập của nhà nước từ thuế rượu trong thời gian này là hơn 3,5 tỉ euro một ít. Doanh số của công nghiệp rượu ở Đức nằm không đổi ở mức giữa 15 đến 17 tỉ euro với 85.000 lao động.
Bên cạnh những phí tổn về vật chất này tất nhiên là phải tính đến những mất mát về tình cảm do phải chịu đựng các hậu quả của chứng nghiện rượu.
Diễn tiến và biểu hiện
Diễn tiến chứng bệnh
Bác sĩ người Mỹ E. M. Jellinek đã đưa ra vào năm 1951 một mô hình về diễn biến của chứng nghiện rượu mà vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Ông phân biệt thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn triệu chứng
Việc bắt đầu uống các loại đồ uống có chứa cồn bao giờ cũng có động cơ xã hội. Ngược với những người uống bình thường, người mà sau này sẽ trở thành nghiện rượu có "cảm giác nhẹ nhõm thỏa mãn". Đó hoặc là vì các căng thẳng nội tâm lớn thêm, hoặc là người này, ngược lại với những người khác, đã không học được cách đối phó với các căng thẳng nội tâm này. Lúc đầu người uống rượu cho rằng nổi nhẹ nhõm này xuất phát từ tình huống chứ không phải là do uống rượu và "tìm đến các cơ hội" mà qua đó nhân tiện cũng có uống rượu.
Trong thời gian từ nhiều tháng cho đến nhiều năm sức chịu đựng các áp lực nội tâm giảm đi nhiều đến mức người này thực tế là tìm chỗ "tránh hằng ngày" ở rượu. Vì người này không hay say nên việc uống rượu không gây ra nghi ngờ ở ngay chính người này và ở những người chung quanh. Sức chịu đựng được rượu tăng theo thời gian. Người nghiện rượu bắt đầu có một "nhu cầu ngày càng tăng". Sau nhiều tháng hay nhiều năm tiếp theo đó, trạng thái chuyển từ uống thỉnh thoảng sang "uống liên tục để được nhẹ nhõm cất gánh nặng" và ngày càng cần dùng nhiều rượu hơn cho cùng một tác dụng không đổi.
Giai đoạn tiền nghiện
Trong giai đoạn tiền nghiện (prodromal), nghiện được biểu hiện qua những lỗ hổng ký ức hay chứng quên (amnesia) xuất hiện đột ngột mà không cần phải có dấu hiệu say rượu. Người nghiện rượu có thể nói chuyện và làm việc nhưng qua ngày hôm sau thật sự là không có thể nhớ lại được nữa. Bia, rượu vang hay rượu mạnh không còn là thức uống nữa mà trở thành "thuốc" hết sức cần thiết. Người nghiện rượu dần dần nhận thức được là mình uống rượu khác với những người khác, bắt đầu cảm thấy xấu hổ và sợ sự phê bình của những người khác. Người này uống lén lút trong những dịp giao tiếp xã hội và cất dấu một lượng lớn rượu để dự trữ. Người nghiện rượu lúc nào cũng nghĩ đến rượu. Vì ngày càng phụ thuộc nhiều hơn nên cách uống "thèm khát" bắt đầu xuất hiện, dốc hết cả ly hay nhiều ly đầu tiên. Người nghiện rượu cảm thấy có điều gì không đúng và bắt đầu có cảm giác có lỗi và xấu hổ vì cách uống rượu của mình. Người này tránh các ám chỉ về rượu và cách uống rượu trong khi nói chuyện.
Lượng rượu uống ở thời điểm này đã là rất nhiều nhưng chưa được chú ý đến vì chưa dẫn đến say sưa thấy rõ. Giai đoạn này kết thúc với những lỗ hổng ký ức ngày một nhiều. Khả năng làm việc của cơ thể và sức đề kháng giảm dần, thường bị các bệnh cảm lạnh và rối loạn lưu thông máu nhiều hơn.
Giai đoạn nguy kịch
Nghiện rượu bắt đầu với giai đoạn nguy kịch. Người nghiện rượu mất khả năng tự chủ. Ngay sau khi uống một lượng rượu nhỏ là xuất hiện một đòi hỏi mãnh liệt muốn uống nhiều hơn nữa và chỉ chấm dứt khi người nghiện rượu quá say hay quá bệnh để có thể uống tiếp tục. Một phần tự chủ vẫn còn sót lại. Người nghiện rượu tìm cách làm chủ bản thân, hứa sẽ không uống nữa và cũng tìm cách giữ sự tự kiềm chế này nhưng lại thất bại liên tục. Người này tìm cách biện hộ cho việc uống rượu. Mỗi một lần thất bại trong việc tự chủ đều có một lý do chính đáng từ bên ngoài.
Các cố gắng giải thích cho thái độ của chính mình rất là quan trọng đối với người nghiện rượu vì ngoài rượu ra người này không biết đến các biện pháp giải quyết khác cho những vấn đề của bản thân. Các lý luận giải thích được mở rộng trở thành cả một hệ thống giải thích cho tất cả cuộc sống của người nghiện rượu. Người nghiện rượu dùng hệ thống này để chống lại những áp lực xã hội. Từ những thay đổi về tính cách mà các xung đột với bạn bè, gia đình và trong nghề nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Người nghiện rượu bù trừ lại cho cảm nhận giá trị của bản thân ngày càng giảm đi bằng cách biểu lộ một sự tự tin quá mức.
Hệ thống giải thích và các xung đột ngày càng cô lập người bệnh. Nhưng người này không tìm lỗi lầm ở chính mình mà là ở những người khác và bắt đầu có một thái độ hung hãn (aggressive). Để phản ứng lại áp lực xã hội, người bệnh có những thời kỳ hoàn toàn không uống rượu. Người bệnh tìm một phương pháp khác để kiểm soát việc uống rượu, thay đổi cách uống và đưa ra quy định (chỉ uống một loại rượu nhất định ở một chỗ nhất định vào một thời gian nhất định). Để đối phó lại với sự không thông cảm của những người chung quanh cho chứng bệnh của mình, người bệnh ngày càng tự cô lập đối với xã hội. Người bệnh xa lánh bạn bè hay thay đổi chỗ làm. Người nghiện rượu không quan tâm đến mọi người chung quanh nữa, thu xếp các hoạt động theo việc uống rượu và bắt đầu phát triển tính tự thương hại lấy chính mình. Sự cô lập xã hội và các lúng túng trong nói dối cũng như trong giải thích trở thành không thể chịu đựng được nữa. Người nghiện rượu trốn tránh bằng cách trầm tư suy nghĩ hay thay đổi chỗ ở.
Cuộc sống gia đình bắt đầu thay đổi. Gia đình của người nghiện rượu, thường là còn che đậy người nghiện, tự cô lập đối với xã hội hay hoàn toàn ngược lại trốn tránh cảnh sống gia đình bằng nhiều hoạt động bên ngoài. Người nghiện rượu phản ứng bằng sự miễn cưỡng không có lý do. Khi thiếu rượu người này tìm đủ mọi cách để có rượu, bảo vệ các "kho dự trữ" bằng cách dấu rượu ở những nơi không bình thường. Các hậu quả cho cơ thể bắt đầu xuất hiện như run tay, đổ mồ hôi và rối loạn tình dục (liệt dương). Các hậu quả này lại càng trầm trọng thêm do sao lãng vấn đề ăn uống. Người bệnh bắt đầu uống rượu từ buổi sáng, say sưa hằng ngày trở thành thông lệ.
Giai đoạn mãn tính
Giai đoạn mãn tính chỉ chấm dứt với sự phá hủy con người. Người nghiện rượu xuống dốc về mặt đạo đức, các cơn say sưa ngày càng dài hơn. Ở một số người xuất hiện các chứng rối loạn tâm thần vì rượu như bệnh tâm thần phân liệt. Người nghiện rượu uống với những người dưới mức của mình nhiều. Trong trường hợp không có các loại đồ uống có chứa cồn người này cũng uống cả những loại rượu đã bị làm biến tính như cồn để đốt. Đáng chú ý là khả năng chịu đựng rượu giảm đi. Trạng thái sợ hãi hay run rẩy không xác định xuất hiện. Người nghiện rượu phản ứng lại các triệu chứng thiếu rượu bằng cách uống như bị ám ảnh. Ở nhiều người nghiện rượu còn hình thành nhiều điều mơ ước về tôn giáo không xác định. Các cố gắng để giải thích yếu đi và đến một thời điểm nào đó thì hệ thống giải thích ngừng hoạt động. Người nghiện rượu chấp nhận sự thất bại và hoàn toàn sụp đổ, đã có không ít người bỏ bê công việc không chịu lam.
Khi tiếp tục uống rượu các chứng rối loạn thần kinh xuất hiện như ảo giác, nghe thấy tiếng người nói, sợ hãi hay mất phương hướng. Hậu quả nghiêm trọng nhất là chứng Delirium tremens nguy hiểm đến tính mạng, có thể xuất hiện khi bỏ rượu đột ngột. Ở thời điểm này bệnh tâm thần phân liệt hay động kinh đã rõ rệt. Trong giai đoạn cuối này người nghiện rượu mới sẵn sàng nhận sự giúp đỡ. Việc chuyển vào một bệnh viện chuyên môn là một việc có thể cứu sống tính mạng của người này và cũng là một khởi đầu cho việc điều trị cai nghiện. Tỷ lệ thành công rất nhỏ và các biện pháp chữa trị lâu dài nhiều lần lại thường là thông lệ.
Biểu hiện
Cũng xuất phát từ Jellinek là cách phân loại thông dụng của các biểu hiện chứng nghiện rượu:
Típ alpha: Người này uống rượu để giải quyết các căng thẳng nội tâm và mâu thuẫn. Lượng rượu tùy thuộc vào từng tình huống stress. Đặc biệt nguy hiểm là sự lệ thuộc tâm lý vào rượu vì sự lệ thuộc của cơ thể vào rượu chưa xảy ra. Típ người này không nghiện rượu nhưng có nguy cơ nghiện.
Típ beta: Người này uống một lượng lớn trong các buổi giao tiếp xã hội nhưng vẫn bình thường về mặt xã hội cũng như tâm thần. Người thuộc típ beta có lối sống gần rượu. Do thường uống rượu nên chịu nhiều hậu quả cho sức khỏe, tuy vậy những người này không bị lệ thuộc cả về cơ thể lẫn tâm thần nhưng có nguy cơ nghiện.
Típ gamma: Người thuộc típ này có những thời kỳ không uống rượu xen kẽ với những giai đoạn uống thật say sưa. Đặc trưng là mất sự tự chủ: Người này không thể ngưng không uống nữa, ngay cả khi đã có cảm giác là đã đủ rồi. Mặc dù là người này cảm thấy an toàn vì có khả năng không uống rượu một thời gian nhưng thật ra là đã nghiện rượu.
Típ delta không gây sự chú ý của xã hội trong một thời gian dài vì rất ít khi nhận thấy được người này say rượu. Mặc dù vậy đã có một sự lệ thuộc của cơ thể mạnh đến nổi phải uống rượu liên tục để tránh các triệu chứng của sự thiếu rượu. Xuất hiện nhiều tác hại lên cơ thể là hậu quả của việc liên tục uống rượu. Người uống rượu típ delta không thể kiêng rượu và đã nghiện rượu.
Típ epsilon có những chu kỳ với những lúc uống thật nhiều rượu và mất tự chủ có thể kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần. Giữa những giai đoạn này người thuộc típ epsilon có thể hằng tháng không uống rượu. Típ epsilon thuộc về những người nghiện rượu.
Di chứng
Các bệnh hậu quả của chứng nghiện rượu là xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, chảy máu dạ dày, viêm tuyến tụy, động kinh, ung thư thực quản, viêm cơ tiêm, viêm cơ, yếu đề kháng cộng với nhiều khả năng nhiễm bệnh viêm phổi và lao, các bệnh thần kinh và rối loạn chức năng não như hội chứng Korsakoff.
Ở trạng thái những người nghiện rượu thường phải chịu đựng cảnh cơ thể suy nhược nói chung vì những bệnh này cũng như cảnh bị cô lập trong xã hội (mất bạn bè, gia đình, việc làm).
Chứng nghiện rượu ngoài ra còn ảnh hưởng đến toàn gia đình. Việc dùng vũ lực đối với người chung sống hay con cái có thể là áp lực rất lớn lên cuộc sống gia đình. Thường hay dẫn đến ly dị hoặc chia tay. Con cái của những người nghiện rượu sau này thường hay có những kiểu cách hành vi nhất định và đặc biệt là có nhiều hiểm nguy trở thành nghiện hay gắn bó với một người nghiện rượu.
Điều trị
Rượu phải được từ bỏ một cách đột ngột trong lúc điều trị cai rượu. Vì trong lúc này có thể xuất hiện những phản ứng rất mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh cần được điều trị trong bệnh viện. Thời gian điều trị trong bệnh viện kéo dài 8-14 ngày. Trong thời gian này thường xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, bị xúc động, rối loạn trong giấc ngủ, bực tức và trầm uất. Nếu như cơ thể đã bị lệ thuộc nhiều vào rượu thì thêm vào đó là run rẩy (nhất là hai tay) và trong những trường hợp rất nặng là co giật và ảo giác (Delirium tremens).
Để người nghiện rượu có thể bỏ rượu được lâu dài nên cần đến sự giúp đỡ chuyên môn về tâm lý. Có thể điều trị tâm lý hoặc là trong một nhà điều dưỡng hoặc là ngoại trú.
Từ nhiều năm nay các nhóm tự giúp đỡ cũng rất là hữu ích. Tại đây những người đã từng nghiện rượu gặp gỡ nhau thường kỳ để trao đổi về vấn đề chung của họ. Các nhóm tự giúp đỡ có tác động trợ giúp cho việc điều trị đi đến thành công rất nhiều, trong một số trường hợp có thể xem đó là một sự lựa chọn khác cho các điều trị cổ điển. Nhưng điều này chỉ có thể có khi người bệnh có được chỗ dựa đúng mức từ gia đình và bạn bè.
Việc điều trị có thành công hay không thường phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị. Mặc dù vậy, chữa trị chứng nghiện rượu càng sớm thì triển vọng thành công càng nhiều. Nếu bệnh nhân đã nhìn nhận được và có lòng mong muốn cai rượu cao độ thì cơ hội bỏ được rượu rất tốt. Dù sao thì cũng khoảng 50% bệnh nhân cai được rượu lâu dài.
Trong trường hợp lại uống rượu trở lại thì không thể bỏ qua được các biện pháp cai rượu và điều trị tâm lý sau đó. Nhiều bệnh nhân chỉ cai được rượu một cách ổn định lâu dài sau nhiều lần điều trị. Bệnh nhân có thể lại uống rượu trở lại sau nhiều năm hay ngay cả sau nhiều thập niên, tức là không có sự lành bệnh theo đúng nghĩa của nó. Bệnh chỉ được làm dừng lại bằng cách cai nghiện nhưng không được chữa trị lành hẳn.
Xem thêm
Say rượu
Delirium tremens
Hội chứng Wernicke-Korsakoff
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tiếng Anh:
Chứng nghiện rượu ở iqhealth.com
Mental Health Matters: Chứng nghiện rượu
Alcoholics Anonymous (Hội người cai rượu)
Nhận biết nghiện rượu
Nghiện
Rối loạn tâm thần và hành vi
Rượu
Chẩn đoán tâm thần
RTT |
13470 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Suy%20tim | Suy tim | Suy tim (), thường được dùng để chỉ suy tim mãn, là bệnh xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Thuật ngữ suy tim sung huyết thường được dùng với ý nghĩa tương tự suy tim mãn. Các triệu chứng thường gồm khó thở, kiệt sức, và phù chân. Triệu chứng khó thở thường nặng hơn khi gắng sức, khi nằm, và về đêm khi ngủ. Thông thường những người bị suy tim gặp giới hạn về sức vận động, ngay cả khi được chăm sóc tốt.
Có nhiều cách phân loại suy tim: theo vùng tim bị ảnh hưởng (suy tim trái, suy tim phải), theo bất thường do co thắt hay giãn nở của tim (suy tim tâm thu, suy tim tâm trương).
Suy tim thường được phân độ theo bảng Phân loại chức năng NYHA (Hội Tim New York).
Các cơ chế thích nghi của tim
Trước khi bị suy, tim có nhiều cơ chế để bù trừ lưu lượng tuần hoàn nhằm đảm bảo lượng máu đến nuôi các cơ quan. Các cơ chế để bù trừ bao gồm:
Tăng nhịp tim: là cơ chế nhanh và nhạy nhất để tăng lượng máu cung cấp cho các cơ quan khi có tín hiệu thiếu oxy hay giảm thể tích tuần hoàn. Tuy nhiên, tăng nhịp tim kéo dài có thể dẫn tới tim co bóp trong trạng thái rỗng, thiếu oxy nuôi tim, sinh ra chuyển hóa yếm khí và toan hóa môi trường.
Dãn sợi cơ tim: theo định luật Starling: "Độ dài sợi cơ tim trong một giới hạn nhất định tỉ lệ thuận với sức co của nó", tức là sợi cơ tim càng dãn dài thì lực co càng mạnh, lượng máu tống ra càng nhiều. Tuy nhiên, sự dãn quá mức gây mất trương lực và dẫn tới sức co giảm và gây suy tim.
Phì đại cơ tim: là biện pháp cuối cùng để thích nghi với tình trạng thiếu máu đến tổ chức, sợi cơ tim phì đại để tăng lượng máu tống ra mỗi chu kì. Tuy nhiên, phì đại quá mức và kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả như dày nhĩ, dày thất và cuối cùng dẫn tới suy tim.
Cơ chế bệnh sinh chung
Do hai cơ chế chính: thiếu oxy nuôi dưỡng các tế bào và Ca2+ không vào được tế bào dẫn tới co cơ kém.
Phân loại suy tim
Theo lâm sàng
Theo mức độ:
+ Độ 1: chỉ khó thở khi gắng sức
+ Độ 2: khó thở khi lao động nhẹ
+ Độ 3: khó thở khi tự phục vụ nhu cầu bản thân
+ Độ 4: khó thở ngay cả khi nằm nghỉ
Theo diễn tiến: cấp và mạn
Theo vị trí:
+ Suy tim trái: do lực cản ở vòng đại tuần hoàn quá nhiều (huyết khối, tắc mạch,...) hay quá tải thể tích máu xuống thất trái (hở van hai lá,...). Suy tim trái thường ảnh hưởng đến hô hấp.
+ Suy tim phải: do lực cản từ động mạch phổi (tâm phế mạn, xơ phổi,...) hoặc tăng thể tích máu xuống thất phải. Thường ảnh hưởng đến hệ tĩnh mạch cửa và chủ bụng, gây phù,...
+ Suy tim toàn bộ
Theo rối loạn chuyển hóa
Giảm sản xuất năng lượng: thiếu oxy, thiếu calci,...
Giảm dự trữ năng lượng
Không sử dụng được năng lượng
Theo cơ chế bệnh sinh
Do quá tải về thể tích và quá tải về áp lực: huyết khối, tắc mạch, hẹp hở van tim,...
Do bệnh lý tại tim mạch: viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, rối loạn tạo nhịp,...
Do bệnh lý ngoài tim mạch
Tài liệu ngoài
Suy tim - Bài viết trên www.yhoc-net.com
Tham khảo
Bệnh tim mạch
Suy cơ quan
Bệnh tim
RTT |
13475 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Eris%20%28h%C3%A0nh%20tinh%20l%C3%B9n%29 | Eris (hành tinh lùn) | 136199 Eris (trước đây được gọi là 2003 UB313, biểu tượng: ) là hành tinh lùn lớn thứ hai trong Thái Dương hệ sau Sao Diêm Vương và là thiên thể thứ 11 quay quanh Mặt Trời (tính theo khoảng cách, không kể vành đai Kuiper và các vệ tinh tự nhiên). Đầu tiên, Eris được nhận diện là thiên thể ngoài Hải Vương tinh (TNO) mà các nhà thiên văn California tại đài thiên văn trên đỉnh Palomar miêu tả là "lớn hơn rõ rệt" so với Sao Diêm Vương Thiên thể này được các nhà thiên văn học phát hiện, NASA và một số phương tiện thông tin đại chúng coi là hành tinh thứ mười, nhưng vẫn chưa rõ ràng là nó sẽ được chấp nhận rộng rãi như là một hành tinh mới hay không. Nó có ít nhất một vệ tinh, điều này sẽ cho phép các nhà điều tra đo đạc khối lượng của hệ thống này.
Tên gọi ban đầu của thiên thể là 2003 UB313, nhưng các nhà phát hiện ra nó đã đề nghị tên có thể cho nó tới Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU), là cơ quan xem xét các quy ước đặt tên thiên văn. Tuyên bố cho rằng 2003 UB313 được đặt tên là 'Xena' hay 'Lila' là không chính xác; cả hai tên gọi này đã được các nhà phát hiện sử dụng một cách thân mật nhưng chẳng có tên nào trong chúng đã được đệ trình tới IAU. Quy tắc để đặt tên cho 2003 UB313 hiện nay bị trì hoãn phụ thuộc vào các quyết định có nên phổ biến định nghĩa thuật ngữ 'hành tinh' một cách hình thức hay không và địa vị của thiên thể này theo định nghĩa như thế nào.
Tên gọi Eris được đặt theo tên của vị thần Eris trong thần thoại Hy Lạp, người đã gây ra cuộc chiến thành Troia.
Các quan sát gần đây (2011) bởi đài quan sát La Silla ở ESO nhờ sự che khuất của Eris khi nó che qua một ngôi sao cho ước tính đường kính của nó bằng 2326 km với sai số 12 km. Các quan sát đầu tiên cho thấy mêtan đóng băng có trên bề mặt thiên thể này. Điều này cho thấy Eris giống với Diêm Vương Tinh hơn là các hành tinh nhỏ khác đã phát hiện ra trước đây ở rìa ngoài của hệ Mặt Trời.
Các quan sát tiếp theo vào tháng 10 năm 2005 phát hiện ra là thiên thể này có vệ tinh, S/2005 (2003 UB313) 1 (có tên thân mật là "Gabrielle"), sau này được đặt tên là Dysnomia - con gái của nữ thần Eris. Các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng thông tin này để xác định khối lượng của Eris.
Phát hiện
Eris được phát hiện bởi một nhóm bao gồm Michael Brown, Chad Trujillo và David Rabinowitz vào ngày 5 tháng 1 năm 2005 từ bức ảnh chụp ngày 21 tháng 10 năm 2003 và phát hiện này đã được thông báo vào ngày 29 tháng 7 năm 2005, cùng một ngày với 2 TNO lớn khác, Haumea và Makemake. Đội tìm kiếm đã quét một cách có hệ thống trong nhiều năm để tìm kiếm các thiên thể nằm ở phía ngoài của hệ Mặt Trời, và trước đây đã từng tham gia vào việc tìm kiếm một số thiên thể lớn khác ngoài Hải Vương Tinh, bao gồm 50000 Quaoar, 90482 Orcus và 90377 Sedna.
Các quan sát định kỳ được đội thực hiện vào ngày 21 tháng 10 năm 2003 với việc sử dụng kính thiên văn phản xạ 48 inch Samuel Oschin ở trạm thiên văn đỉnh Palomar, California, nhưng thiên thể chụp được trong các ảnh đã không được phát hiện ra vào thời điểm đó do chuyển động rất chậm của nó trên bầu trời: phần mềm tìm kiếm ảnh tự động của đội đã loại bỏ tất cả các thiên thể chuyển động chậm hơn 1,5 giây góc trên giờ để giảm số lượng các dương tính giả đã trả lại. Tuy nhiên, khi 90377 Sedna được phát hiện thì nó di chuyển với tốc độ 1,75 giây góc trên giờ và theo ý tưởng ấy đội quyết định phân tích lại các dữ liệu cũ của mình với giới hạn thấp hơn của chuyển động góc, phân loại thông qua các dương tính giả bằng mắt. Tháng 1 năm 2005, việc tái phân tích này cho thấy chuyển động rất chậm của Eris so với các ngôi sao.
Các quan sát tiếp theo đã được thực hiện để xác định sơ bộ quỹ đạo của nó, điều này cho phép ước tính khoảng cách và kích thước của nó. Đội có kế hoạch tạm thời chưa công bố phát hiện của mình cho đến khi các quan sát kế tiếp được thực hiện để có thể xác định chính xác hơn kích thước và khối lượng của thiên thể này, nhưng đã phải thay đổi ý định khi phát kiến của một thiên thể khác mà họ đã theo vết (Haumea) đã được một nhóm khác ở Tây Ban Nha công bố. Nhóm của Brown sau đó lên án nhóm Tây Ban Nha về hành vi nghiêm trọng trong nguyên tắc xử thế có liên quan đến việc phát hiện ra Haumea và yêu cầu họ cần phải rút khỏi việc nhận phát hiện đó là của mình (xem Haumea hay các bài báo của Michael E. Brown để có thêm chi tiết).
Phân loại
Eris được phân loại như là SDO, một thiên thể thuộc TNO mà người ta tin rằng đã "bị rải" từ vành đai Kuiper vào không gian xa hơn và có quỹ đạo bất thường do các tương tác hấp dẫn với Hải Vương Tinh khi hệ Mặt Trời hình thành. Mặc dù độ nghiêng quỹ đạo lớn của nó là bất thường trong số các SDO hiện nay đã biết, các mô hình lý thuyết cho rằng các thiên thể mà nguyên thủy nằm gần góc bên trong của vành đai Kuiper bị ném vào các quỹ đạo có độ nghiêng cao hơn so với các thiên thể ở phía ngoài vành đai. Các thiên thể bên trong vành đai nói chung là nặng hơn so với các thiên thể ở mé ngoài, và vì thế các nhà thiên văn dự tính là có thể phát hiện ra nhiều thiên thể lớn giống như Eris trong các quỹ đạo có độ nghiêng lớn.
Do Eris xuất hiện dường như còn lớn hơn cả Diêm Vương Tinh, nó có thể được coi là hành tinh thứ mười của hệ Mặt Trời, và nó đã được NASA và các phương tiện thông tin đại chúng miêu tả như thế trong các thông tin về việc phát hiện ra nó. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được gọi chính thức là như thế, do ngay cả địa vị của Diêm Vương Tinh như là một hành tinh cũng là chủ thể của các tranh cãi. Một số nhà thiên văn tin rằng có một lượng lớn các TNO chưa phát hiện ra cũng to lớn hơn cả Diêm Vương Tinh. Phân loại tất cả chúng như là hành tinh được coi là điều gây khó khăn.
IAU đang xem xét lại định nghĩa của thuật ngữ 'hành tinh' vì sự trông đợi ngày càng tăng là một thiên thể nào đó còn to hơn Diêm Vương Tinh sẽ được tìm ra. IAU dự kiến sẽ nhanh chóng công bố định nghĩa trong thời gian sớm nhất, nhưng hiện nay điều này còn chưa chắc chắn. Cho đến khi định nghĩa này được đưa ra thì IAU vẫn tiếp tục coi mọi thiên thể được phát hiện ở khoảng cách xa hơn 40 AU như là một phần của quần thể ngoài Hải Vương Tinh nói chung (xem ở đây) .
Chủ nhiệm của nhóm công tác của IAU trong việc xác định thuật ngữ hành tinh đã cam kết là Diêm Vương Tinh vẫn giữ sự phân loại hiện nay của nó do các lý do lịch sử, và không có gì khác nữa được gọi là hành tinh . Quan điểm này cũng được ít nhất là một thành viên khác của nhóm chia sẻ
Tên gọi
Thiên thể ban đầu có tên gọi sơ bộ là 2003 UB313, đã được đảm bảo một cách tự động theo các quy tắc đặt tên của IAU cho các hành tinh nhỏ. Bước tiếp theo trong việc xác định thiên thể này sẽ là việc kiểm tra bên ngoài về quỹ đạo của nó và đặt cho nó một cái tên vĩnh cửu. 2003 UB313 cũng được xem xét như các tiểu hành tinh khác, những người phát hiện ra nó sẽ có đặc quyền đưa ra tên gọi trong vòng 10 năm kể từ khi đánh số vĩnh cửu cho nó, tuân theo sự phê chuẩn của Ủy ban danh pháp cho các thiên thể nhỏ của IAU Phần III. Theo các quy tắc của IAU, các TNO càn phải đặt tên theo tên vị thần sáng tạo, với ngoại lệ duy nhất cho các thiên thể giống như Diêm Vương Tinh, được đặt tên theo tên của các vị thần âm phủ.
Khả năng phân loại thiên thể này như là một hành tinh chính, tuy thế, có thể được thúc đẩy tốt bởi sự chậm trễ trong việc tiến hành các bước, thời gian và các thủ tục chấp nhận giống như các thứ đã áp dụng cho các sao chổi và các tiểu hành tinh. IAU đã ra một thông báo ngắn liên quan tới tên gọi cho 2003 UB313, chỉ ra rằng thiên thể này sẽ không được đặt tên cho đến khi người ta quyết định nó có phải là hành tinh hay không.
Các nhà phát hiện đã đệ trình tên gọi của họ cho 2003 UB313, mà theo quy tắc của IAU nó không thể phơi bày một cách công khai. Đội của Brown đã vi phạm quy tắc này trong năm 2003 khi họ thông báo tên gọi "Sedna" cho một tiểu hành tinh trước khi nó được chính thức chấp nhận, đã dấy lên sự chỉ trích trong cộng đồng thiên văn; IAU sau đó đã nới lỏng các quy tắc và cho phép trình tự xúc tiến đối với các phát hiện chính yếu mới . Trang Web URL sử dụng tên gọi "Hành tinh Lila" (lấy theo tên của cô con gái mới sinh của Michael Brown, Lilah), và đội các nhà thiên văn này cũng đã gọi một cách hình thức thiên thể này là Xena, lấy theo tên của phim truyền hình Xena: Nữ chúa chiến tranh, nhưng chẳng có tên gọi nào trong số này đã được đệ trình tới IAU.
Hai ngày sau khi thông báo về phát hiện, Brown đã thảo luận các ý tưởng của nhóm ông về tên gọi cho thiên thể trên website riêng:
"Nếu thiên thể nằm trong các quy tắc cho các thiên thể vành đai Kuiper khác, thì nó cần phải được đặt tên theo một nhân vật nào đó trong thần thoại sáng tạo. Chúng tôi đã quyết định cố gắng tuân theo quy tắc này. […] Một trong những tên gọi cụ thể phù hợp nhất có thể là Persephone. Trong thần thoại Hy Lạp Persephone là người vợ (do bắt cóc) của Hades (Thần Pluto (Diêm Vương) theo thần thoại La Mã) mỗi năm sáu tháng ở dưới âm phủ. Tiếng khóc của mẹ nàng là Demeter sinh ra cái chết của mùa đông. Hành tinh mới nằm trên quỹ đạo mà có thể miêu tả tương tự; một nửa thời gian ở gần Pluto và một nửa thời gian thì ở xa. Đáng buồn là tên gọi Persephone đã được sử dụng năm 1895 như là tên gọi của tiểu hành tinh đã biết thứ 399. Truyện tương tự có thể kể gần như với bất kỳ thần Hy Lạp hay La Mã nào […] Thật may là thế giới có nhiều tín ngưỡng huyền thoại và tinh thần. Trong quá khứ chúng ta đã đặt tên các thiên thể vành đai Kuiper theo tên thổ dân Mỹ, Inuit và các [tiểu] thần La Mã. Tên gọi mới mà chúng tôi đề nghị được đưa ra theo một tín ngưỡng khác."
Ông cũng bổ sung thêm rằng IAU đã không vô tư khi đề cập đến thiên thể này và thậm chí ủy ban cần phải chịu trách nhiệm như thế nào trước việc phê chuẩn tên gọi của nó. Ủy ban theo dõi các hành tinh chính đã đề nghị là nếu thiên thể này được phân loại như là một hành tinh chính, việc đặt tên phải tuân theo truyền thống Hy Lạp-La Mã cho các hành tinh. Brown đã chỉ ra trong bài báo gần đây rằng ông có thể đề nghị tên gọi Persephone nếu truyền thống này được duy trì, mặc dù một thực tế là tên gọi này đã được trao cho tiểu hành tinh thứ 399 đã biết.
Cho đến ngày 6 tháng 9 năm 2006, đội khám phá đã đề xuất tên gọi Eris. Bảy ngày sau đó, tên gọi này được IAU chính thức chấp nhận. Brown quy định rằng, vì thiên thể này được xem là một hành tinh xuất hiện lâu dài, nên nó xứng đáng đặt tên theo các vị thần trong thần thoại Hy Lạp hoặc La Mã, giống như việc đặt tên này cho các hành tinh khác. Tên gọi Eris là tên của một vị thần bất hòa và xung đột trong thần thoại Hy Lạp. Thiên thể mới, giống như bản chất của tên gọi, cũng đem đến sự "bất hòa" cho các nhà thiên văn học, khiến IAU phải tranh cãi về việc định nghĩa lại hành tinh.
Quỹ đạo
Eris có chu kỳ quỹ đạo 557 năm, và hiện nay đang nằm gần như ở khoảng cách cực đại của nó tới Mặt Trời (điểm viễn nhật). Hiện tại nó là thiên thể xa nhất đã biết của hệ Mặt Trời với khoảng cách tới Mặt Trời là 97 AU, mặc dù có khoảng 40 TNO đã biết (nổi tiếng nhất là 2000 OO67 và Sedna), mà hiện tại nằm gần với Mặt Trời hơn Eris lại có khoảng cách quỹ đạo trung bình lớn hơn của nó .
Giống như Diêm Vương Tinh, quỹ đạo của nó có độ lệch tâm cao và sẽ đưa nó tới khoảng cách khoảng 35 AU với Mặt Trời khi nó ở điểm cận nhật (Khoảng cách của Diêm Vương Tinh tới Mặt Trời là 29 tới 49,5 AU, trong khi Hải Vương Tinh chỉ quay trong quỹ đạo trên 30 AU). Không giống như các hành tinh có đất và các hành tinh khí khổng lồ, mà quỹ đạo của chúng đều nằm trên gần như một mặt phẳng giống như Trái Đất, quỹ đạo của Eris là rất nghiêng —nó nghiêng một góc khoảng 44 độ so với mặt phẳng hoàng đạo.
Thiên thể mới này hiện nay có độ sáng biểu kiến khoảng 19, làm cho nó đủ sáng để có thể phát hiện được bằng các kính thiên văn nghiệp dư. Kính thiên văn với thấu kính 8" hay gương và CCD có thể chụp ảnh Eris trong bầu trời đen sẫm (ví dụ về ảnh nghiệp dư của Eris, xem ). Nguyên nhân mà nó không được thông báo cho đến tận bây giờ là do quỹ đạo rất dốc của nó: phần lớn các nhà tìm kiếm các thiên thể lớn nằm mé ngoài hệ mặt trời tập trung vào mặt phẳng hoàng đạo, mà ở đó phần lớn vật chất của hệ mặt trời được tìm thấy.
Kích thước
Độ sáng của thiên thể trong hệ Mặt Trời phụ thuộc vào kích thước của nó cũng như lượng ánh sáng mà nó phản xạ (suất phản chiếu của nó). Nếu như khoảng cách tới thiên thể và suất phản chiếu của nó đã biết, thì bán kính có thể dễ dàng xác định từ độ sáng biểu kiến của nó, với suất phản chiếu cao hơn đưa đến bán kính nhỏ hơn. Hiện tại, suất phản chiếu của Eris là không rõ, và vì thế kích thước thực sự của nó cũng chưa thể xác định. Tuy nhiên, các nhà thiên văn đã tính toán rằngt thậm chí nếu nó có phản xạ toàn bộ ánh sáng mà nó nhận được (tương ứng với suất phản chiếu cực đại 1,0 hay 100%) thì nó vẫn lớn cỡ như Diêm Vương Tinh (2.390 km). Trên thực tế, suất phản chiếu của nó gần như chắc chắn nhỏ hơn 1,0 vì thế thiên thể mới có lẽ là lớn hơn Diêm Vương Tinh. Dự đoán tốt nhất hiện nay coi nó có suất phản chiếu tương tự như Diêm Vương Tinh, điều đó có nghĩa là khoảng 0,6 hay tương ứng với đường kính 2.900 km.
Các quan sát của kính thiên văn vũ trụ Spitzer có thể đưa ra giới hạn trên trong kích thước của Eris. Lượt quan sát đầu tiên đã thất bại trong việc phát hiện thiên thể mới, kết quả mà nó thông báo ban đầu chỉ ra giới hạn trên là khoảng 3.500 km, nhưng sau đó đã bị phát hiện là do sai sót kỹ thuật , vì thế ước tính giới hạn trên của nó là khoảng 5.000 km vẫn chưa bị bỏ đi. Các quan sát mới diễn ra trong ngày 23 tháng 8 và 25 tháng 8 năm 2005 và hiện nay đang được phân tích .
Để xác định tốt hơn bán kính của Eris, tổ phát hiện được cho thời gian quan sát trên Kính thiên văn vũ trụ Hubble (HST). Ở khoảng cách 97 AU, một thiên thể có bán kính khoảng 3.000 km sẽ có kích thước góc vào khoảng 40 miligiây, nó có thể đo được nhờ HST: mặc dù phân tích các thiên thể nhỏ như thế nằm ở mức giới hạn của Hubble, các công nghệ xử lý ảnh phức tạp như giải xoắn có thể sử dụng để đo các kích thước góc như thế khá chính xác. Trước đây tổ tìm kiếm cũng đã từng áp dụng công nghệ này đối với 50000 Quaoar, sử dụng ACS để đo trực tiếp bán kính của nó.
Bề mặt
Đội tìm kiếm đã tuân theo sự xác định ban đầu của họ về Eris với các quan sát bằng kính quang phổ thực hiện trên Kính thiên văn Gemini Bắc 8 m tại Hawaii ngày 25 tháng 1 năm 2005. Ánh sáng hồng ngoại từ thiên thể cho thấy sự hiện diện của băng mêtan, chỉ ra rằng bề mặt của Eris là tương tự như của Diêm Vương Tinh, là TNO duy nhất đã biết đến nay là có mêtan. Vệ tinh của Hải Vương Tinh Triton có lẽ là có liên quan tới các thiên thể vành đai Kuiper, và cũng có mêtan trên bề mặt nó.
Không giống như Diêm Vương Tinh và Triton có ánh đỏ, Eris xuất hiện gần như là có màu xám. Màu ánh đỏ của Diêm Vương Tinh có lẽ là do các trầm tích của tholin trên bề mặt nó, và ở đâu các trầm tích này làm sẫm màu bề mặt thì ở đó suất phản chiếu thấp dẫn tới nhiệt độ cao hơn và làm cho mêtan bay hơi. Ngược lại, Eris là đủ xa từ Mặt Trời đến mức mêtan có thể ngưng tụ trên bề mặt nó thậm chí khi suất phản chiếu rất thấp. Sự ngưng tụ của mêtan đồng đều trên bề mặt đã làm giảm độ tương phản và có thể che phủ lên bất kỳ một trầm tích của tholin có màu đỏ nào.
Mêtan là một chất dễ bay hơi và sự hiện diện của nó chỉ ra rằng hoặc là Eris luôn luôn nằm ở khoảng cách rất xa của hệ Mặt Trời ở đó nó đủ lạnh để lớp băng mêtan tồn tại, hoặc là nó có nguồn mêtan bên trong để bổ sung cho khí đã thoát ra ngoài khí quyển của nó.Điều này ngược lại với các quan sát của một thiên thể vành đai Kuiper khác cũng mới phát hiện gần đây, Haumea, ở đó có sự hiện diện của nước đá chứ không phải mêtan.
Vệ tinh
Trong năm 2005, đội quang học thích ứng tại đài thiên văn Keck ở Hawaii tiến hành quan sát 4 thiên thể sáng nhất của vành đai Kuiper (Diêm Vương Tinh, Makemake, Haumea, và Eris), sử dụng hệ thống quang học thích ứng với sao laze định hướng trang bị mới nhất. Các quan sát thực hiện vào ngày 10 tháng 9 cho thấy có một vệ tinh quay quanh Eris, được tạm thời đặt tên là S/2005 (2003 UB313) 1. Để gắn với tên "Xena" đã sử dụng cho 2003 UB313, vệ tinh này còn được các nhà phát hiện gọi là Gabrielle, lấy theo tên của người bạn của nữ chúa chiến binh.
Vệ tinh này mờ hơn Eris khoảng 60 lần, và đường kính của nó ước tính khoảng 8 lần nhỏ hơn. Chu kỳ quỹ đạo của nó hiện nay tính sơ bộ là khoảng 2 tuần, các quan sát tiếp theo sẽ cho phép đo đạc chính xác hơn. Khi các nhà thiên văn biết chu kỳ và bán trục chính của quỹ đạo vệ tinh thì họ sẽ có khả năng xác định khối lượng của cả hệ thống. Cùng với việc đặt tên Eris, vê tinh này được đặt tên là Dysnomia.
Các nhà thiên văn hiện nay biết rằng 3 trong số 4 thiên thể vành đai Kuiper sáng nhất có vệ tinh, trong khi các thành viên mờ hơn của vành đai chỉ khoảng 10% là đã biết có vệ tinh. Điều này được tin là các va chạm giữa các KBO lớn là thường xuyên trong quá khứ. Các va chạm giữa các thiên thể kích thước khoảng 1000 km có thể phát tán ra một lượng lớn vật chất để sau đó chúng kết hợp lại thành vệ tinh. Cơ chế tương tự được coi là đã dẫn tới sự hình thành của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất là Mặt Trăng khi Trái Đất đã bị va chạm với một thiên thể khổng lồ trong thời kỳ lịch sử đầu tiên của Hệ Mặt Trời.
Tham chiếu
Brown M.E., Trujillo C.A., Rabinowitz D.L. (2005), Discovery of a planetary-sized object in the scattered Kuiper belt, Astrophysical Journal Letters, submitted
Brown M.E., van Dam M.A., Bouchez A.H. et all (2005), Satellites of the largest Kuiper belt objects, Astrophysical Journal Letters, submitted
Gomes R.S., Gallardo T, Fernández J.A., Brunini A. (2005), On the origin of the High-Perihelion Scattered Disk: the role of the Kozai mechanism and mean motion resonances, Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy, v. 91, p. 109-129
Liên kết ngoài
Trang web của Michael Brown về 2003 UB313
Trang web của Brown về 2003 UB313's satellite
Danh sách của MPEC liệt kê 2003 UB313
Mô hình quỹ đạo trừu tượng hóa 3D bằng Java
Bài báo trên Spaceflight Now về 2003 UB313, 2003 EL61 và 2005 FY9
Phỏng vấn của Slacker Astronomy với người đồng phát hiện Trujillo
NASA - hành tinh mới đã được phát hiện
TNO 2003 UB313 — Thông báo của IAU liên quan tới địa vị hành tinh của 2003 UB313
Giả lập quỹ đạo của 2003 UB313 — 2003 UB313 là cộng hưởng 17:5 với Hải Vương Tinh
Trang của đài thiên văn Keck về phát hiện ra vệ tinh của 2003 UB313
Các ấn phẩm đã ban hành
Đài thiên văn Gemini chỉ ra rằng "hành tinh thứ 10" có bề mặt giống Diêm Vương Tinh
Ấn phẩm báo chí của Caltech, 29/7/2005 "Các nhà khoa học về hành tinh tìm ra hành tinh thứ 10".
Ấn phẩm mới của Jet Propulsion Laboratory
NASA – Ấn phẩm báo chí về phát hiện ra hành tinh thứ 10
Ấn phẩm báo chí về việc kính thiên văn vũ trụ Spitzer cố gắng chụp ảnh 2003 UB313 một lần nữa
Đài thiên văn Keck – Gabrielle: vệ tinh của Xena (2003 UB313)
Thông tin mới
Hành tinh thứ 10 đã được phát hiện ở phần ngoài của hệ Mặt Trời -NewScientistSpace.com
Các nhà thiên văn tìm thấy "hành tinh thứ 10" - Bài báo của Sky & Telescope
Hành tinh thứ 10 đã được tìm thấy - Bài báo trên tạp chí Astronomy
LỚN HƠN DIÊM VƯƠNG TINH! Hành tinh thứ 10 đã được phát hiện? - Hội khoa học hành tinh
Hành tinh thứ 10 đã được tìm thấy! - spaceflightnow.com
Thiên thể lớn hơn Diêm Vương Tinh đã được phát hiện, gọi là hành tinh thứ 10 - space.com
Các nhà thiên văn tìm ra 'hành tinh thứ 10' - BBC News
Bạn gọi nó là hành tinh? Các nhà thiên văn quyết định gọi thiên thể này như thế nào. - Slate.com
'Hành tinh Xena' có vệ tinh: Gabrielle - edition.cnn.com
Eris
Thiên thể phát hiện năm 2003
Thiên thể phát hiện năm 2005
Eris (hành tinh lùn)
Thiên thể đĩa phân tán
Tiểu hành tinh được đặt tên
Hành tinh lùn
136199 |
13478 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%AFt%20b%E1%BA%B1ng%20laser | Cắt bằng laser | Cắt bằng laser là kĩ thuật dùng laser để cắt vật liệu, và dùng trong công nghiệp sản xuất.
Cắt bằng laser là chiếu laser có cường độ sáng cao vào vật liệu cần cắt. Vật liệu có thể bị chảy ra, cháy hay bốc hơi để lại cạnh cắt với chất lượng bề mặt tốt.
Máy cắt laser công nghiệp dùng để cắt vật liệu tấm phẳng cũng như cấu trúc hay ống. Một vài laser 6-trục có thể thực hiện cắt lên phần đã được tạo hình trước bằng cách đúc hay chế tạo cơ khí.
Cắt bằng laser quang học di động thường dựa trên bàn trục X và Y cố định nơi mà tia laser di chuyển theo cả hai hướng nằm ngang. Kiểu cắt này phổ biến với giá rẻ vì bàn cắt cố định. Một số máy cắt theo trục Y (bàn trục có khả năng di chuyển theo chiều Y).
Các tia laser xung cung cấp cường độ sáng cao trong khoảng thời gian ngắn, nên rất hiệu quả trong một số quá trình cắt laser.
Xem thêm
Laser
Tham khảo
Laser
Công nghiệp sản xuất
Ứng dụng laser |
13489 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5u%20th%E1%BA%A7u | Đấu thầu | Đấu thầu là một đề nghị giá (thường có tính cạnh tranh) do một cá nhân hoặc doanh nghiệp đặt ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc một nhu cầu rằng một cái gì đó được thực hiện. Đấu thầu được sử dụng để xác định chi phí hoặc giá trị của một dịch vụ hoặc sản phẩm. Theo cách hiểu ở Việt Nam thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư để cung cấp dịch vụ. Đấu thầu thực chất là một cuộc thi giúp chọn nhà cung cấp tốt nhất, hướng đến nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả.
Đấu thầu có thể được thực hiện bởi "người mua" hoặc "nhà cung cấp" sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên bối cảnh của tình huống. Trong bối cảnh đấu giá, trao đổi chứng khoán hoặc bất động sản, giá mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân sẵn sàng trả được gọi là giá thầu. Trong bối cảnh mua sắm của công ty hoặc chính phủ, giá chào bán mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân sẵn sàng bán cũng được gọi là giá thầu. Thuật ngữ "đặt giá thầu" cũng được sử dụng khi đặt cược trong các trò chơi bài. Đấu thầu được sử dụng bởi các ngóc ngách kinh tế khác nhau để xác định nhu cầu và do đó giá trị của bài viết hoặc tài sản, trong thế giới công nghệ tiên tiến ngày nay, Internet là một nền tảng được ưa chuộng để cung cấp phương tiện đấu thầu; đó là một cách tự nhiên để xác định giá của hàng hóa trong nền kinh tế thị trường tự do.
Nhiều thuật ngữ tương tự có thể hoặc không thể sử dụng khái niệm tương tự đã được phát triển trong quá khứ gần đây liên quan đến đấu thầu, chẳng hạn như đấu giá ngược, đấu thầu xã hội hoặc nhiều ý tưởng khác trong lớp trò chơi tự quảng cáo là đấu thầu. Đấu thầu đôi khi cũng được sử dụng như cờ bạc có đạo đức, trong đó tiền thưởng không chỉ được quyết định bởi may mắn mà còn bởi tổng nhu cầu mà giải thưởng đã thu hút đối với chính nó.
Phân loại
Đấu thầu trực tuyến
Đặt giá thầu thực hiện theo hai cách trực tuyến: đặt giá thầu duy nhất và đặt giá thầu động.
Đặt giá thầu duy nhất: Trong trường hợp này, các nhà thầu đặt giá thầu là giá thầu duy nhất toàn cầu, điều đó có nghĩa là để giá thầu đủ điều kiện, không người nào khác có thể đặt giá thầu với cùng số tiền và các đặt đấu thầu thường là bí mật. Có hai biến thể của loại đấu thầu này: đấu thầu duy nhất giá cao nhất và đấu thầu duy nhất giá thấp nhất.
Đặt giá thầu động: Đây là loại đặt giá thầu mà một người dùng có thể đặt giá thầu của mình cho sản phẩm. Cho dù người dùng có mặt hay không tham gia đấu thầu, việc đặt giá thầu sẽ tự động tăng lên đến số tiền được xác định. Sau khi đạt được giá trị giá thầu của người dùng, việc đấu thầu của anh ta sẽ dừng lại.
Đấu thầu theo thời gian
Đấu giá theo thời gian cho phép người dùng đặt giá thầu bất kỳ lúc nào trong một khoảng thời gian xác định, chỉ bằng cách nhập giá thầu tối đa. Các cuộc đấu giá theo thời gian diễn ra mà không có nhà đấu giá kêu gọi bán, vì vậy các nhà thầu không phải chờ đợi nhiều để được gọi. Điều này có nghĩa là một người trả giá không phải để mắt đến một cuộc đấu giá trực tiếp tại một thời điểm cụ thể.
Bằng cách nhập giá thầu tối đa, một người dùng cho biết mức cao nhất anh ta sẵn sàng trả. Một dịch vụ đặt giá thầu tự động sẽ thay mặt anh ta trả giá để đảm bảo rằng anh ta đáp ứng được giá khởi điểm, hoặc anh ta luôn luôn dẫn đầu, lên đến giá thầu tối đa. Nếu người khác đã đặt giá thầu cao hơn giá thầu tối đa, người trả giá sẽ được thông báo, cho phép anh ta thay đổi giá thầu tối đa và tiếp tục đấu giá. Vào cuối phiên đấu giá, ai trả giá tối đa là người thắng thầu.
Đấu thầu trực tiếp là một cuộc đấu giá dựa trên đấu thầu tại phòng kiểu truyền thống. Chúng có thể được phát qua một trang web nơi người xem có thể nghe âm thanh trực tiếp và xem nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp. Ý tưởng là một nhà thầu đặt giá thầu của họ qua Internet trong thời gian thực. Thực tế, nó giống như là tại một cuộc đấu giá thực sự, khi người đấu thầu có thể đấu giá từ nhà. Mặt khác, đấu thầu theo thời gian là một phiên đấu giá riêng biệt, cho phép các nhà thầu tham gia mà không cần phải xem hoặc nghe sự kiện trực tiếp. Đó là một cách đấu thầu khác, thuận tiện hơn cho nhà thầu.
Đấu thầu trong việc mua sắm
Hầu hết các tổ chức lớn có các tổ chức mua sắm chính thức thay mặt họ mua hàng hóa và dịch vụ. Mua sắm là một thành phần của khái niệm rộng hơn về tìm nguồn cung ứng và mua lại. Các chuyên gia mua sắm ngày càng nhận ra rằng các quyết định của nhà cung cấp mua hàng của họ rơi vào sự liên tục, từ việc mua các giao dịch đơn giản đến mua các hàng hóa và dịch vụ phức tạp và chiến lược hơn (ví dụ như các nỗ lực gia công quy mô lớn). Điều quan trọng là các chuyên gia mua sắm phải sử dụng mô hình tìm nguồn cung ứng phù hợp. Có bảy mô hình dọc theo liên tục tìm nguồn cung ứng / đấu thầu: nhà cung cấp cơ bản, nhà cung cấp được phê duyệt, nhà cung cấp ưu tiên, mô hình dịch vụ dựa trên hiệu suất / quản lý, mô hình kinh doanh được giao, mô hình dịch vụ chia sẻ và quan hệ đối tác vốn.
Đấu thầu từ chính nhà cung cấp
Trả giá ngoài tường, hoặc đấu thầu từ người bán, như đôi khi được biết đến, là nơi đấu giá viên đấu thầu thay mặt cho nhà cung cấp.
Điều này được luật pháp cho phép ở một số quốc gia và tiểu bang và nhà đấu giá được phép trả giá thay mặt cho nhà cung cấp, nhưng không bao gồm giá khởi điểm. Trong một số trường hợp, điều này có thể cực kỳ hữu ích cho các nhà thầu vì mức giá tối thiểu cần phải được đáp ứng.
Ví dụ, giả sử một tài sản sắp được bán đấu giá và chỉ có một người quan tâm đến việc đấu thầu nó trong phòng. Giá tối thiểu đã được đặt ở mức 100.000 đô la, và người trả giá này rất vui khi mua nó ở mức 120.000 đô la. Việc đấu thầu bắt đầu từ $ 80.000. Nếu không có nhà đấu giá đấu thầu thay mặt cho nhà cung cấp, nó sẽ không bao giờ tăng vượt quá số tiền đó. Tuy nhiên, vì nhà đấu giá sẽ nhận giá thầu hoặc tạo ra giá thầu 85.000 đô la, nên người trả giá sau đó nâng lên đến 90.000 đô la, v.v. Nếu nhà thầu muốn, anh ta có thể trả giá 100.000 đô la và bảo đảm tài sản sẽ được bán với mức giá trên giá tối thiểu.
Kết quả là nhà cung cấp đã bán tài sản ở mức tối thiểu và người mua đã mua bất động sản với mức giá tối thiểu với giá thấp hơn mức anh ta sẵn sàng trả. Nếu không có nhà đấu giá đẩy giá thầu vượt lên, điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Tất cả các nhà đấu giá chuyên nghiệp làm điều này với tất cả các loại đấu giá, bao gồm cả xe hơi. Miễn là họ đang đẩy nó lên gần giá tối thiểu có thể bán, thì đó không phải là vấn đề. Nếu bạn không muốn trả giá theo giá mà nhà đấu giá đang yêu cầu, đừng trả giá. Nếu hàng hóa không đáp ứng được giá tối thiểu và không có ai ngoài bạn muốn mua, thì nếu nhà đấu giá không trả giá lên để đáp ứng giá yêu cầu, hàng hóa sẽ không được bán cho ai cả.
Đấu thầu chung
Đấu thầu chung, xuất hiện trong thu mua và đấu giá, là thông lệ của hai hoặc nhiều công ty tương tự gửi một giá thầu. Liên minh đấu thầu giữa các đối thủ tiềm năng là phổ biến nhất trong mua sắm công và tư nhân và được một số công ty dầu mỏ sử dụng trong các cuộc đấu giá ở Mỹ cho thuê tàu ngoài khơi. Đấu thầu tập đoàn cho phép các công ty để có được nguồn lực cần thiết để xây dựng một nỗ lực hợp lệ. Họ có thể chia sẻ thông tin về giá trị có thể có của hợp đồng dựa trên dự báo hoặc khảo sát, cùng chịu chi phí cố định hoặc kết hợp các cơ sở sản xuất. Ở châu Âu, quy định đấu thầu chung trong mua sắm khác nhau giữa các quốc gia. Sáp nhập và liên doanh thường dẫn đến số lượng đối thủ cạnh tranh ít hơn, do đó dẫn đến giá cao hơn cho người tiêu dùng.
Gian lận thầu
Gian lận giá thầu (thường gặp là thông thầu hay thông đồng trong đấu thầu) là một âm mưu của các nhóm công ty nhằm tăng giá hoặc hạ thấp chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trong đấu thầu công khai. Mặc dù nó là bất hợp pháp, thực tế này gây thiệt hại cho chính phủ và người nộp thuế một số tiền lớn. Đó là lý do tại sao cuộc chiến chống gian lận thầu là ưu tiên hàng đầu ở nhiều quốc gia. Để phát hiện gian lận thầu, các cơ quan cạnh tranh quốc gia dựa vào các chương trình khoan hồng. Để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, COMCO (Ủy ban cạnh tranh Thụy Sĩ) đã quyết định khởi xướng một dự án dài hạn vào năm 2008 để phát triển một công cụ sàng lọc thống kê.
Sản phẩm này được cho là có các đặc tính sau: yêu cầu dữ liệu khiêm tốn, đơn giản, linh hoạt, kết quả đáng tin cậy. Có hai cách tiếp cận chung: phương pháp cấu trúc để xác định thực nghiệm các thị trường dễ bị thông đồng và phương pháp hành vi để phân tích hành vi cụ thể của các công ty trong các thị trường cụ thể. Trong trường hợp phương pháp hành vi, một số dấu hiệu thống kê được theo dõi. Các điểm đánh dấu chia thành các điểm đánh dấu liên quan đến giá cả và số lượng.
Các điểm đánh dấu liên quan đến giá sử dụng thông tin trong cấu trúc của giá thầu thắng và thua để xác định hành vi đặt giá thầu nghi ngờ. Các dấu hiệu liên quan đến số lượng có nghĩa là để xác định hành vi thông đồng từ các phát triển trong thị phần dường như không tương thích với các thị trường cạnh tranh. Một ví dụ về điểm đánh dấu liên quan đến giá được gọi là màn hình phương sai. Các bài báo thực nghiệm cho thấy bằng chứng cho thấy sự biến động giá thấp hơn trong môi trường có thông đồng.
Các điểm đánh dấu tương đối dễ dàng được áp dụng ngay cả khi chỉ có ít thông tin được biết đến. Mặt khác, tồn tại các phương pháp phát hiện kinh tế lượng phức tạp hơn đòi hỏi dữ liệu cụ thể liên quan đến từng công ty.
Tham khảo
Bán hàng |
13492 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%83u%20v%C3%A0%20khai%20b%C3%A1o%20bi%E1%BA%BFn%20trong%20C | Kiểu và khai báo biến trong C | Ngôn ngữ lập trình C có một hệ thống mở rộng cho việc khai báo các biến của các kiểu khác nhau. Những quy tắc dành cho các kiểu phức tạp có thể gây nhầm lẫn tùy theo các kiểu thiết kế của chúng. Bài này nói về các khai báo biến, bắt đầu từ các kiểu đơn giản, và dẫn tới các kiểu phức tạp hơn.
Kiểu cơ bản
Có 4 kiểu cơ bản của các biến trong C; đó là: char, int, double và float.
Để khai báo một biến có kiểu cơ bản, tên của kiểu được ghi ra trước sau đó đến tên của biến mới (hay của nhiều biến mới cách phân cách nhau bởi dấu phẩy) -- (Xem thêm định nghĩa dãy điểm)char red;
int blue, yellow;Các định tính khác nhau có thể đặt vào trong các kiểu cơ bản này để điều chỉnh kích cỡ và sẽ được miêu tả trong phần sau.
Lưu ý: Ở đây chỉ nêu ra trường hợp khai báo đơn giản không đi kèm với việc gán giá trị khởi động cho biến
Dấu
Một kiểu được gọi là có dấu nếu kiểu nguyên đó có thể chứa các số âm. Ngược lại các kiểu cơ bản nào không chấp nhận các số âm là kiểu không dấu.
Có hai kiểu nguyên là char và int có thể có dấu âm hoặc không. Theo mặc định thì mọi kiểu int là có dấu (nghĩa là chúng chấp nhận các số âm). Để dùng dưới dạng không có dấu (tức là kiểu nguyên chỉ chấp nhận các sô không âm) thì từ khoá unsigned phải được dùng. Ngoài ra, thay vì khai báo đầy đủ trong dạng unsigned int, người ta có thể lược bỏ bớt từ khóa int (và nó được xem như hiểu ngầm—điều này chỉ dùng được cho kiểu int mà thôi). Như vậy hai khai báo sau đây hoàn toàn tương đương:unsigned int green;
unsigned green;Đặc tả của C không xác định rõ ràng là kiểu char sẽ là loại có dấu hay không dấu; khi đó, dấu của kiểu này tùy thuộc vào quy định của nhà phát hành trình dịch. Như vậy, một cách để giảm sai sót khi làm việc trên nhiều loại trình dịch C khác nhau là khai báo rõ ràng bằng các định tính signed hay unsigned nếu dùng kiểu char để tính toán trên các con số. (Dù sao, nó thực sự sẽ không quá quan trọng nếu dùng kiểu char như là kiểu "ký tự".)unsigned char grey;
signed char white;Tiêu chuẩn chung yêu cầu char, signed char, unsigned char là các kiểu khác nhau. Ngoài ra, các hàm chuẩn về dãy các ký tự sử dụng các con trỏ chỉ tới kiểu char (không có định tính), nhiều trình dịch C sẽ bắt lỗi (hay cảnh cáo) nếu các kiểu ký tự khác được dùng như là dãy ký tự được chuyển vào các hàm này.
Kích cỡ
Trong phần này hai cụm từ "chiếm" và "có độ dài" đều có nghĩa là "phần bộ nhớ cần thiết để dành cho một biến"; biến này có kiểu được miêu tả tùy theo chi tiết của bài viết.
Kiểu int cũng có các định tính về kích cỡ để đặc biệt hóa tầm rộng của giá trị mà kiểu này cho phép (tương ứng với đó là việc thay đổi phần bộ nhớ dùng để chứa các số có kiểu này).short int yellow;
long int orange;Tương tự như đã đề cập trong phần trước, người ta có thể bỏ không viết từ khóa int trong các kiểu mà đầy đủ phải viết là short int or long int. Thí dụ của hai khai báo sau đây là tương đương.long int brown;
long brown;Có một số nhầm lẫn trong giới hiểu biết về C như là các kiểu nguyên có độ lớn bao nhiêu. Trong tiêu chuẩn thì không chỉ một cách rõ ràng việc này:
Kiểu short int không thể lớn hơn kiểu int.
Kiểu int không thể lớn hơn long int.
Kiểu short int phải dài ít nhất 16 bit.
Kiểu long int phải dài ít nhất 32 bit.
Trong tiêu chuẩn đã không đòi hỏi gì về các kích cỡ nêu trên và những khác nhau cần thiết. (Nghĩa là hoàn toàn hợp lệ nếu cả ba kiểu đều dài 64 bit!) Để có được một miêu tả chính xác và đơn giản của các kiểu, mỗi loại máy tính người ta áp dụng vào trong mỗi kiểu (cũng như là kích cỡ của một kiểu con trỏ; xem phần đưới đây) một loại lược đồ đã được tạo ra; (xem:64-Bit Programming Models ). Hai lược đồ được biết nhiều nhất là
ILP32, trong đó int, long int và các kiểu con trỏ chiếm 32 bit.
LP64, trong đó, long int và con trỏ mỗi loại chiếm 64 bit, còn int có độ dài 32 bit.
Hầu hết các trình dịch dùng các lược đồ trên dùng 16 bit cho kiểu short int.
Một biến double có thể là một long double, mà trình dịch có thể sử dụng thay cho một kiểu double thuần túy. Tương tự tình huống trước, chuẩn C không hề nêu rõ các kích cỡ tương đối giữa các giá trị dấu chấm động, mà chỉ đòi hỏi float không được lớn hơn long double về kích cỡ.
Từ khóa định tính const cho các kiểu
Để giúp tăng cường độ an toàn trong các chương trình, các giá trị có thể được đánh dấu là các hằng bằng từ khóa định tính const. Với từ khóa này thì một biến khai báo trở thành một hằng. Mọi thao tác do vô ý hay cố ý để điều chỉnh giá trị của nó sẽ bị báo lỗi bởi hầu hết các trình dịch. Bởi vì sau khi đã dùng từ khóa định tính const thì các giá trị của biến không thể thay đổi nữa nên người lập trình phải gán giá trị ban đầu ngay lúc khai báo.
Chuẩn C cho phép hoán đổi vị trí của các hiệu chính. Thí dụ cả hai khai báo hằng sau đây là tương đươngint const black = 12;
const int black = 12;Cách khai báo đầu thường phản ánh cách dùng const trong cách dùng kiểu con trỏ trong khi cách thứ nhì lại tự nhiên hơn và phổ dụng hơn.
Con trỏ
Một biến có thể được khai báo như là một con trỏ chỉ đến các giá trị có kiểu nào đó, với ý nghĩa của dùng từ khóa định tính *. Để khai báo chỉ việc viết thêm ngay trước tên biến một dấu sao:char *square;
long *circle;Lưu ý: Nếu dùng nhiều hơn một dấu sao thì sẽ tạo nên dạng các con trỏ đứng trước chỉ vào con trỏ đứng sau và con trỏ cuối cùng mới chỉ đến địa chỉ của giá trị biến.
Trong cuốn "The C Programming Language" (Ngôn ngữ lập trình C) có cho một giải thích tường tận về việc "hơi kì cục" khi dùng dấu sao trước tên của biến, trong khi dường như việc dùng dấu sao này đứng trước tên của kiểu thì có vẻ "hợp lý" hơn. Đó chính là việc tham chiếu ngược con trỏ, nó có kiểu của đối tượng mà nó chỉ tới. Trong thí dụ trên, *circle là một giá trị của kiểu long. Trong khi điều này khó thấy rõ trong thí dụ trên, thì nó lại cho thấy ưu điểm nếu dùng trong các kiểu phức hợp. Đây là lý do tại sao C "hơi kì cục" trong cách khai báo các kiểu phức hợp, lúc đó, tên của biến sẽ không còn rõ ràng trong khi khai báo kiểu như các thí dụ sẽ nêu trong phần tiếp sau đây.
Có một kiểu đặc biệt của giá trị mà không thể dùng được trực tiếp như là biến có kiểu, nhưng lại có thể chỉ đến nó nếu khai báo con trỏ.void *triangle;Giá trị được chỉ tới ở đây không thể dùng trực tiếp được; mọi cố gắng để tham chiếu ngược con trỏ này sẽ dẫn tới một lỗi. Sự tiện lợi ở đây là vì nó là một con trỏ "tổng quát"; nó hữu dụng khi làm việc trên dữ liệu mà kiểu được chỉ tới là không giữ vai trò gì quan trọng. Đơn giản chỉ cần cái địa chỉ con trỏ. Nó thường được ứng dụng để chứa các con trỏ trong các kiểu để làm tiện ích như là danh sách liên kết, bảng băm (hash). Khi nào cần thì tiện ích sẽ đổi kiểu (typecast) thành con trỏ có kiểu cần dùng.
Sau đây là thí dụ về các khai báo con trỏ hợp lệ:long int *rectangle;
unsigned short int *rhombus;
const char *kite;Lưu ý đặc biệt về việc dùng const trong trường hợp cuối cùng: ở đây kite là một con trỏ không phải là hằng chỉ tới một const char (tức là nó chỉ tới là một hằng có kiểu ký tự). Giá trị của kite tự nó không phải là hằng, chỉ có giá trị của char mà nó chỉ tới là một hằng. hay nói ngắn gọn hơn thì con trỏ kite có thể thay đổi để trỏ tới địa chỉ khác, nhưng giá trị tại địa chỉ mà con trỏ đang trỏ tới không thay đổi được.
Vị trí của từ khoá const đặt sau kiểu sẽ cho một cách thức để khai báo hằng con trỏ. Và như là một hằng, nó phải được gán giá trị khởi động khi khai báo:char * const pentagon = &some_char;Ở đây, pentagon là một hằng con trỏ, mà nó chỉ tới một char. Giá trị mà nó chỉ tới lại không là một hằng; và sẽ không gây lỗi khi thay đổi ký tự được nó chỉ tới. Chỉ khi nào thay đổi chính con trỏ này thì sẽ gây lỗi (vì đã khai báo nó là hằng). Cũng có thể khai báo cả hai: con trỏ và giá trị mà nó chỉ tới đều là hằng. Có hai cách tương đương nếu muốn khai báo như vậy là:char const * const hexagon = &some_char;
const char * const hexagon = &some_char;
Con trỏ chỉ tới con trỏ
Vì lý do một khai báo chẳng hạn như char * tự nó là một kiểu, nên một biến con trỏ có thể được khai báo để nó chỉ vào các giá trị có kiểu như vây. Nói gọn hơn, chúng là con trỏ chỉ tới các con trỏ. Thí dụ:char **septagon;Như đã đề cập phần trên các từ khóa định tính const có thể áp dụng vào chẳng hạn:unsigned long const int * const *octogon;Dòng trên khai báo octogon là một con trỏ chỉ tới một hằng con trỏ, và hằng con trỏ này trở lại chỉ tới một hằng số nguyên dạng unsigned long. Các kiểu con trỏ có thể lồng nhau, nhưng chúng càng trở nên khó khăn để nghĩ tới việc sử dụng khi mà càng nhiều cấp độ của sự gián tiếp tham gia vào. Mọi mã dùng nhiều hơn hai cấp độ của con trỏ có thể sẽ cần tới một sự thiết kế, dạng struct các con trỏ.
Mảng
Đối với nhiều người lập trình, trong hầu hết các ngôn ngữ tương tự C, kiểu của một mảng nằm trong số phần tử mà nó chứa. Do vậy, khai báo sau đây có thể dùng trong các ngôn ngữ như Java hay C# để khai báo một mảng 10 giá trị số nguyên.int[10] cat; /* THIS IS NOT VALID C CODE */Mặc dù vậy, như đã nhắc tới trước đây, nguyên lý trong cú pháp khai báo của C làm cho việc khai báo tương tự như việc sử dụng của biến. Thí dụ: một truy cập tới mảng này chẳng hạn như là cat[i], lúc khai khai báo lại cũng có cú pháp dạng:int cat[10];
Mảng của các mảng
Tương tự như con trỏ, kiểu mảng có thể được lồng nhau. Vì trong cách viết mảng sử dụng các ngoặc vuông ([]), là một cách viết hậu tố, nên kích cỡ của mảng bên trong thì được ghi ở bên ngoài (hay đằng sau):double dog[5][12];Câu lệnh trên khai báo rằng dog là một mảng có năm phần tử. Mỗi phần tử là một mảng của 12 giá trị double.
Mảng của các con trỏ
Vì kiểu của phần trong một mảng tự nó lại là một kiểu của C, mảng của các con trỏ đương nhiên cũng có cấu trúc:char *mice[10];Câu lệnh này khai báo biến mice là mảng của 10 phần tử, trong đó, mỗi phần tử là một con trỏ chỉ tới char.
Con trỏ chỉ tới các mảng
Để khai báo một biến là một con trỏ chỉ tới một mảng, nhất thiết phải dùng tới dấu ngoặc đơn. Nó tương tự như cách dùng ngoặc để đổi thứ tự ưu tiên cho phép toán (phép toán trong ngoặc sẽ được tính trước) chẳng hạn:2 + 3 * 4
(2 + 3) * 4Hoàn toàn tương tự cho con trỏ chỉ tới các mảng. Lưu ý rằng dấu ngoặc vuông ([]) có độ ưu tiên cao hơn dấu sao (*), do đó khai báo sẽ có dạng:double (*elephant)[20];Câu lệnh này khai báo biến elephant là một con trỏ, và nó chỉ tới một mảng có 20 giá trị kiểu double.
Để khai báo một con trỏ chỉ tới dãy các con trỏ, chỉ cần kết hợp các cách viết:int *(*crocodile)[15];
Hàm
Một sự khai báo hàm là một thí dụ điển hình của một kiểu dẫn xuất. Bởi vì hàm có thể nhận vào các tham số, kiểu của mỗi tham số phải được ghi rõ ra. Tên của mỗi tham số không nhất thiết phải được cho trước khi khai báo một hàm. Hai cách khai báo sau đây là tương đương:long bat(char);
long bat(char c);
Tham số
Trong khi cả hai dạng trên đều đúng cú pháp, thì cách viết bỏ qua tên của các tham số thường được xét như là một dạng tồi khi viết các khai báo hàm trong các tập tin tiêu đề. Các tên này có thể cung ứng các thông tin có giá trị cho những người đọc các tập tin đó chẳng hạn như là ý nghĩa và phép toán của chúng.
Các hàm có thể nhận và trả về các kiểu con trỏ dùng cách viết thông thường cho một con trỏ:int const *ball(long int l, int i, unsigned char *s);Kiểu đặc biệt void hữu dụng cho việc khai báo các hàm mà chúng không có tham số nào cả:char *wicket(void);Điều này khác với một bộ tham số trống rỗng, được dùng trong ANSI C, để khai báo một hàm, nhưng không cho bất cứ thông tin nào về các kiểu tham số của nó.double umpire();Câu lệnh trên khai báo một hàm tên là umpire, nó trả về một giá trị double, nhưng không đề cập gì về các tham số mà hàm đó dùng tới.
Hàm nhận hàm khác làm tham số
Trong C, các hàm không thể trực tiếp lấy các hàm khác như là tham số của nó, hay không thể trả về một hàm số như là kết quả. Mặc dù vậy, chúng có thể lấy vào hay trả về các con trỏ. Để khai báo rằng một hàm lấy một con trỏ hàm như là một tham số, thì dùng cách viết chuẩn như đã ghi ở trên.int crowd(char p1, int (*p2)(void));Khai báo bên trên có một hàm mà có hai tham số. Đối số đầu tiên, p1, là một ký tự kiểu char thông thường. Đối số còn lại, p2 là một con trỏ chỉ tới một hàm. Hàm được chỉ tới này không (nên) có các tham số, và sẽ trả về một số nguyên int.
Hàm trả về một hàm khác
Để khai báo một hàm mà nó trả về một hàm khác phải dùng tới dấu ngoặc đơn, để thay thứ tự ưu tiên của các phép toán (về hàm)long (*boundary(int height, int width))(int x, int y);Như trên, có hai bộ danh sách tham số, sự khai báo này nên được đọc thật kĩ, vì nó không được rõ ràng. Ở đây, hàm boundary được định nghĩa. Nó có hai tham số nguyên height và width, và trả về một con trỏ hàm. Con trỏ trả về này chỉ tới một hàm mà tự hàm đó có hai tham số nguyên là x và y, và trả về một số nguyên long.
Cách này có thể được mở rộng tùy ý để làm cho các hàm trả về con trỏ chỉ tới hàm mà hàm đó lại trả về các con trỏ, mà các con trỏ này chỉ tới các hàm khác, và vân vân, nhưng việc này sẽ biến mã nguồn trở nên khó hiểu một cách nhanh chóng, và rất dễ phát sinh lỗi. Nếu thấy cần thiết làm chuyện đó, thì người lập trình nên cứu xét việc thiết kế lại hay dùng một cách định nghĩa kiểu typedef.
Cấu trúc
Cấu trúc (từ khóa tương ứng struct) thực sự là một "kiểu mở rộng" của mảng. So với mảng thì cấu trúc mạnh hơn ở chỗ nó cho phép các phần tử của nó có các kiểu khác nhau và mỗi phần tử này được gọi là thành phần của một cấu trúc:struct person
{
char name[60];
int age;
}; //lưu ý dấu ";" cần dùng để kết thúc câu lệnhCâu lệnh struct nêu trên là một khai báo chuẩn để tạo ra một kiểu cấu trúc trong C.
Định nghĩa biến kiểu struct
Việc định nghĩa một biến có kiểu struct cũng đơn giản như khi định nghĩa các biến bình thường:struct person Bluesman;
struct person Bio = {"Hieu", 30};Trong cách đầu thì biến Bluesman chưa có giá trị khởi động (nó vẫn có thể được truy cập và thay đổi giá trị sau này) trong khi biến Bio đã được gán các giá trị ban đầu. Hãy lưu ý dùng dấu phẩy "," để phân biệt các giá trị được gán lên những thành phần của cấu trúc—và dĩ nhiên chúng phải có đúng kiểu cũng như không thể gán thiếu các giá trị cho các thành phần này.
Để truy cập đến các giá trị của biến có kiểu struct thì có thể dùng toán tử "." như câu lệnh sau:printf("Name: %s\n", Bio.name);
Mảng của các struct
Để kiến tạo một mảng của các struct thì dùng cú pháp sau:struct person list[10];
Con trỏ chỉ tới struct
Cũng vậy, việc tiến hành khai báo một biến con trỏ có kiểu là struct tương tự cách thông thường. Chỉ cần thêm vào đó dấu sao đằng trước tên biến:struct person *Huong;
Cấu trúc lồng nhau
Kiểu cấu trúc cũng có thể định nghĩa lồng vào nhau. Thí dụ dưới đây cho thấy việc khai báo cấu trúc worker có chứa cấu trúc person như là một thành phần. Việc truy cập dữ liệu thành phần của cấu trúc bên trong cũng được tiến hành theo cách dùng toán tử "." nối tiếp nhau.struct person
{
char name[60];
int age;
};
struct worker
{
struct person peronal_ID;
char job[30];
float income;
};
Kiểu hợp nhất
Kiểu hợp nhất có tên từ khóa là union kiểu đặc biệt này cho phép nó chứa dữ liệu mà có thể có kiểu khác nhau trong cùng một phần bộ nhớ (mà nó có thể được cấp phát khi khai báo biến):union folder
{
int number;
double real;
char letter;
}; //lưu ý dấu ";" cần dùng để kết thúc câu lệnhĐể khai báo biến, có thể dùng cách thông thường, tạo mảng các union hay cách tham chiếu:union folder matter;
union folder listtype[100];
union folder *matterptr;Để gán hay truy cập giá trị cho một biến union, có thể dùng toán tử "." Theo hàng khai báo đầu tiên của thí dụ trên ta có thể viết một trong các phép gán:matter.real = 3.1416;hay là:
matter.letter = 't';
hay là:
matter.number = 1;
Lưu ý:
Việc gán giá trị cho một biến kiểu union đòi hỏi kiểu của dữ liệu đó phải có mặt trong khai báo ban đầu của nó. Theo thí dụ trên thì kiểu folder chỉ chấp nhận chứa một đơn vị dữ liệu của một trong ba kiểu int, double, và char.
Một khi giá trị có kiểu đúng nào đó được gán cho một biến kiểu union thì nó sẽ xóa bỏ hẳn giá trị cũ (nếu có) mà biến này đã chứa trước đó.
Việc truy cập một giá trị từ một biến kiểu union cần lưu ý đến kiểu hiện tại của dữ liệu đang được chứa của biến này nếu không, có thể gây ra lỗi dùng sai kiểu.
Điểm khác nhau quan trọng giữa union và struct là union chỉ có được một thành phần (nhưng thành phần này phải có kiểu tùy theo khai báo của người lập trình) trong khi struct bao gồm nhiều thành phần (và mỗi thành phần có thể có kiểu khác nhau)''.
Tương tự như struct, union cho phép khai báo nhiều union lồng nhau.
Dùng #define để định nghĩa hằng và kiểu
Một cách tổng quát thì từ khóa tiền xử lý #define đùng để định nghĩa tên của một kiểu (đối tượng) nào đó. Thực ra, câu lệnh #define chỉ là một loại câu lệnh macro. Có hai ứng dụng chính như sau:
Định nghĩa tên hằng
Có thể dùng câu lệnh tiền xử lý #define để định nghĩa một hằng:#define PI 3.14159 //định nghĩa tên một hằng số PI
#define STANDARD "ANSI C" //định nghĩa tên một hằng dãy ký tự
#define ESC '\033' //định nghĩa tên một hằng ký tự mã ASCII của phím Esc.Lưu ý: so với cách định nghĩa dùng từ khóa <code>const<code> thì cách dùng này không được uyển chuyển bằng nhưng nó thường cho hiệu quả thực thi nhanh hơn vì đây chỉ là các macro.
Định nghĩa tên của kiểu dữ liệu
Có thể dùng #define để định nghĩa tên của một kiểu dữ liệu:#define real float //định nghĩa tên kiẻu real cho dữ liệu có kiểu floatViệc khai báo các biến không có gì khác lạ ngoại trừ tên mới được dùng:real x, y[3], *z;Lưu ý: Việc sử dụng #define có thể có các hiệu ứng phụ không ngờ nếu dùng nó kết hợp với nhiều định tính và có thể dẫn đến những lỗi khó tìm khi viết mã:#define STRING char *Trong lúc định nghĩa biến người lập có thể muốn định nghĩa hai con trỏ char như sau:
STRING name, job;
Tuy nhiên, điều ước muốn sẽ không xảy ra vì #define là macro nên trình dịch sẽ diễn giải thành (nó chỉ thay thế tên STRING bằng char *):char * name, job;Và như vậy, người lập trình sẽ không nhận được hai biến con trỏ như dự tính mà chỉ có một biến name là con trỏ mà thôi.
Dùng typedef để định nghĩa kiểu
Một cách khác để đặt tên riêng cho kiểu dữ liệu là dùng câu lệnh với từ khóa typedef:typedef float real;Nếu so sánh cách viết trong thí dụ trên với việc dùng từ khoá #define để định nghĩa thì chúng hoàn toàn tương đương (chỉ khác nhau về thứ tự các chữ float và real). Tuy nhiên, cách viết này là một sự thay thế thế tên "đúng nghĩa" chứ không phải là một macro đơn thuần. Trở lại thí dụ: typedef char* string;Câu lệnh trên cho phép đặt tên string như là một kiểu mới (mà nội dung của nó là kiểu con trỏ char). Bây giờ hãy xét đến câu lệnh khai báo biến: string name, job;Trường hợp này sẽ được trình dịch diễn dịch đúng theo mong muốn thành: char *name, *job;
Dùng cho struct
Một thí dụ khác liên quan đến việc đặt tên cho struct là việc kết hợp cả hai khai báo và đặt tên lại trong cùng một câu lệnh: typedef struct
{
char * name;
int * age;
} person;Như vậy khi khai báo biến chỉ cần viết là: person Trung;
Ứng dụng
Một ứng dụng đáng lưu ý của typedef là việc làm cho mã C trở nên linh hoạt hơn trong nhiều môi trường khác nhau. Thí dụ: khi muốn xác định dùng đúng 4 byte cho một kiểu nguyên nhưng trên một số hệ máy thì nó ứng với kiểu int, trong khi trên một số hệ máy khác nó lại ứng với kiểu long int. Để giải quyết việc dùng chính xác 4 byte cho kiểu nguyên mà người lập trình muốn, thì có thể dùng giải pháp là: thêm vào một tập tin bao gồm trong đó có chứa định nghĩa: typedef int FOURBYTE; //dùng cho các máy lấy int là 4 bytehay định nghĩa: typedef long int FOURBYTE; //dùng cho các máy lấy long int là 4 bytevà chỉ cần thêm vào trong mã nguồn câu lệnh #include <Tên_tập_tin_bao_gồm> như vậy chỉ cần thay nội dung của tập tin bao gồm thì toàn bộ mã vẫn hoạt động đúng.
Kiểu enum
Kiểu enum là một kiểu dữ liệu đặc biệt được dùng để định nghĩa một quan hệ thứ tự cho một tập họp hữu hạn các tên. (Trong thực tế thì <code>enum có kiểu là int Theo trang 553 trong cuốn "New C Primer Plus"—xem thêm phần tham khảo):enum Wiki {Arisa, Bluesman, VietBio, Trung, Quang, Minh};Để khai báo biến member có kiểu enum dùng câu lệnh:enum member;Các giá trị (hiểu ngầm) của cáo ký hiệu Arisa, Bluesman, VietBio, Trung, Quang, Minh theo mặc định sẽ tương ứng với 0, 1, 2, 3, 4, 5. các cách viết câu lệnh sau đây là có hiệu lực:member = Minh;
if(member == VietBio)
{
//do_some_commands
}
for(member = Arisa; member <= Trung; member++)
{
//do_some_commands
}Như vậy, theo mặc đinh. các tên của một enum được xem là các hằng số từ 0 tăng dần cho đến phần tử cuối cùng trong đó.
Tuy nhiên, C không loại trừ khả năng đặt lại giá trị của một phần tử trong enum theo cách riêng:enum reordert = {duck, cat = 10, mouse = 50, elephant = 1000, lion, virus};Trong ví dụ trên thì duck có giá trị tương ứng là 0, cat là 10,..., elephant là 1000, còn lion sẽ tương ứng là 1001 và virus là 1002.
Một trong những ứng dụng chính của kiểu này là để tăng cường khả năng đọc mã được dễ hiểu hay phù hơn với con người.
Kiểu FILE
Kiểu FILE là kiểu dữ liệu dùng để xử lý các tập tin. Theo ANSI thì có hai phương thức để truy cập là nhị phân (binary) và văn bản (text). Người ta dùng một biến con trỏ để khai bảo: FILE *fp;Thủ tục quan trọng cần làm tiếp theo là việc mở tập tin. Hàm thường được dùng để mở một tập tin là fopen fp = fopen ("Dung.txt", "r");Trong dòng lệnh trên thì tập tin có tên Dung.txt sẽ được mở trong chế độ đọc r. Các chế độ truy cập cơ bản bao gồm:
r - đọc
w - viết
a - viết tiếp vào cuối tập tin và tạo tập tin mới nếu chưa có
r+ - đọc và viết
w+ - đọc và viết nhưng cắt bỏ nội dung cũ của tập tin nếu có, tạo tập tin mới nếu chưa có
a+ - Mở file đã tồn tại với mục đích đọc và ghi. Nó tạo file mới nếu không tồn tại. Việc đọc file sẽ bắt đầu đọc từ đầu nhưng ghi file sẽ chỉ ghi vào cuối file.
rb wb ab rb+ r+b wb+ w+b ab+ a+b giống như các trường hợp trên nhưng chỉ dùng cho tập tin nhị phân.
Để tiếp tục việc xở lý thì có thể dùng tới các hàm trong thư viện chuẩn như: getc(), putc(), fprintf(), fscanf(), fget(), fgets(), fputs(), fseek(), ftell() và hàm fclose().
Lưu ý về biến được khai báo static
Các biến có được xác định bởi định tính static đặt trước tên kiểu biến khi khai báo sẽ cho biến đó một tính năng đặc biệt, đó là, giá trị của nó sẽ được lưu giữ không bị mất đi mặc dù khối mã chứa nó đã được xử lý xong. Trường hợp. Đặc biệt nếu một biến được khai báo có định tính static trong một hàm và được cài đặt giá trị nào đó thì sau khi hàm đó được gọi, giá trị của biến static đó vẫn còn giữ nguyên giữa mỗi lần gọi (cho tới khi nó được gán giá trị khác trong lần gọi tới của hàm). Thi dụ sau đây khai báo biến my_static có định tính static trong một hàm:#include<stdio.h>
int static_func(int init)
{
static int my_static_var;
my_static_var += init;
return my_static_var;
}
int main(void)
{
printf("call the 1st time (init=0), my_static_var = %d\n", static_func(0));
printf("call the 2nd time (init=1), my_static_var = %d\n", static_func(1));
printf("call the 3rd time (init=2), my_static_var = %d\n", static_func(2));
}sau khi dịch và chạy mã này sẽ cho kết quả:call the 1st time (init=0), my_static_var = 0 //0 +0 =0
call the 2nd time (init=1), my_static_var = 1 //0 +1 =1
call the 3rd time (init=2), my_static_var = 3 //1 +2 =3Lưu ý: Mọi biến toàn cục đều có định tính static một cách tự động.
Xem thêm
Cú pháp ngôn ngữ C
C (ngôn ngữ lập trình)
Tham khảo
New C Primer Plus. The Waite Group's. SAM Publishing. 1993. ISBN 0-672-30319-1
Ngôn ngữ lập trình
C (ngôn ngữ lập trình)
C++ |