id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
12663 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20%C4%90%C3%B4ng%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Hà Đông (định hướng) | Hà Đông trong tiếng Việt có thể là:
Địa danh
Việt Nam
Quận Hà Đông thuộc thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Hà Đông cũ của Việt Nam, nay là một phần thành phố Hà Nội
Huyện cũ Hà Đông, tỉnh Quảng Nam thời phong kiến
Xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Xã cũ Hà Đông thuộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng; nay là một phần xã Mỹ Đức.
Trung Quốc
Quận Hà Đông trực thuộc thành phố Thiên Tân, Trung Quốc
Quận Hà Đông trực thuộc thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Tên gọi thời nhà Đường của tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc
Hồng Kông
Hà Đông, thương nhân của Hồng Kông ở thế kỷ 20
Hàn Quốc
Tên phiên âm Hán Việt của huyện Hadong, Gyeongsang Nam, Hàn Quốc
Xem thêm |
12665 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20T%C3%A2y%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Hà Tây (định hướng) | Hà Tây trong tiếng Việt có thể là:
Địa danh
Việt Nam
Xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Tỉnh cũ Hà Tây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nay là một phần thủ đô Hà Nội
Trung Quốc
Quận Hà Tây trực thuộc thành phố Thiên Tân, Trung Quốc
Khu vực địa lý Hành lang Hà Tây ở Cam Túc, Trung Quốc: một bộ phận của Con đường tơ lụa cổ đại
Tên gọi cũ của tỉnh Thiểm Tây ở Trung Quốc
Khác
Trận Hà Tây giữa nước Ngụy và nước Tần trong lịch sử Trung Quốc (419 TCN-408 TCN)
Trận Hà Tây lần thứ hai giữa nước Ngụy và nước Tần trong lịch sử Trung Quốc (366 TCN-330 TCN)
Hà Tây Tiên Ti là một bộ lạc người du mục Tiên Ti
Hành lang Hà Tây hay hành lang Cam Túc, tuyến đường lịch sử tại tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc, một phần của con đường tơ lụa phương Bắc đi về phía tây bắc từ bờ Hoàng Hà,
Xem thêm
Hatay |
12677 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A3%20%C4%91%E1%BA%AFc | Bất khả đắc | Bất khả đắc (zh. bùkě dé 不可得, ja. fukatoku) nghĩa là "Không thể nắm bắt được."
Không thể đạt được, không thể hiểu được. Là điều không thể biết được, bất cứ nhọc công tìm kiếm như thế nào.
Trong đạo Phật, không thể nào tìm thấy một ngã thể bất biến, nguyên si trong tất cả mọi hiện hữu (sa. nāvadhāryate, anupalabdhi);
Không thể, không thể đạt, không thể thực hiện;
Không tồn tại;
Sự vắng mặt của chấp trước vào một cơ sở tự tồn.
Trong kinh Kim Cang, Thích Ca Mâu Ni có dạy cho Tu Bồ Đề:
Quá khứ tâm, bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo |
12678 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A3%20thuy%E1%BA%BFt | Bất khả thuyết | Bất khả thuyết (zh. bùkě shuō 不可說, sa. avaktavya, ja. fukasetsu)
1. Nghĩa là cái "không thể nói được." Như tất cả những Thánh nhân của các thời đại, các nền văn hoá khác nhau, đạo Phật – nhất là Thiền tông – nhấn mạnh rằng, các kinh nghiệm Giác ngộ (Kiến tính) vượt qua mọi ngôn ngữ, văn tự. Người đã kiến tính tương tự một "người câm nằm chiêm bao" – như Thiền sư Vô Môn Huệ Khai bình giảng trong Công án thứ nhất của tập Vô môn quan – không thể trình bày giấc mộng của mình cho người khác. Cũng vì lý do này nên các vị Thiền sư thường khuyên đệ tử không nên bám chặt vào văn tự trong kinh sách, cho rằng, kinh sách chỉ là "ngón tay chỉ Mặt Trăng, không phải chính là Mặt Trăng."
Vì thế, các vị Thiền sư thường sử dụng bốn câu sau để diễn tả phương pháp tu tập của Thiền tông (theo truyền thuyết thì Bồ-đề-đạt-ma khởi xướng thuyết này nhưng các học giả cho rằng, sư Nam Tuyền Phổ Nguyện chính là người sử dụng đầu tiên):
"Giáo ngoại biệt truyền (ja. kyōge betsuden), bất lập văn tự (ja. furyū monji), trực chỉ nhân tâm (ja. jikishi ninshin), kiến tính thành Phật (ja. kenshō jōbutsu)".
Cái "không thể diễn bày" của kinh nghiệm giác ngộ là lý do chính vì sao chư vị Thiền sư thường sử dụng những dấu hiệu thân thể như vặn mũi, dựng Phất tử… thay vì dùng lời để trả lời trong những buổi Độc tham, những cuộc Vấn đáp, Pháp chiến. Tuy nhiên, Thiền chính là tông phái lưu lại nhiều văn tự nhất trong các tông phái Phật giáo tại Trung Quốc. Điều đó cho thấy rằng, cái hữu ích của văn tự không hoàn toàn bị bác bỏ; nhưng các tác giả lại thường nhấn mạnh rằng, không một loại văn tự nào có thể chứa đựng hoặc trình bày trọn vẹn Chân như. Chỉ người nào đã tự chứng ngộ chân lý mới có thấu suốt được huyền nghĩa nằm trong văn tự.
2. Chỉ cách trình bày một Bổ-đặc-già-la của Độc Tử bộ, nói Tự ngã chẳng đồng nhất chẳng khác biệt với ngũ uẩn.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo |
12679 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A3%20t%C6%B0%20ngh%E1%BB%8B | Bất khả tư nghị | Bất khả tư nghị hay không thể nghĩ bàn (zh. bùkěsīyì 不可思議, sa. acintya, pi. acinteyya, ja. fukashigi), nghĩa là "không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được", vượt ngoài lý luận; câu này dùng để tả cái Tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết. Cũng gọi ngắn là không nghĩ bàn (不思議 bất tư nghị). Không thể nghĩ bàn có thể hiểu là những hiện tượng siêu hình, những kinh nghiệm cá nhân không thể dùng ngôn ngữ thông thường để diễn tả được.
Kinh điển
Tăng chi Bộ
Phật Thích-ca Mâu-ni khuyên:
- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỳ-khưu, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thế nào là bốn?
Cõi giới của các vị Bụt (pi. buddhavisaya), này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi Thiền (pi. jhāna-visaya), này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp (pi. kamma-visaya), này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ.
Tâm tư thế giới (pi. lokacintā), này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
TĂNG CHI BỘ KINH, Chương IV, phẩm Không hý luận, phần Không thể nghĩ đến được
Tăng nhất A-hàm
Tôi nghe như vầy: Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có bốn việc trọn không thể tư duy. Thế nào là bốn? Chúng sanh không thể nghĩ bàn, thế giới không thể nghĩ bàn, nước rồng không thể nghĩ bàn, cõi Bụt không thể nghĩ bàn. Vì sao thế? Vì không do (biết) chỗ này mà được đến Diệt tận Niết-bàn. Thế nào là chúng sanh bất khả tư nghì? Chúng sanh này từ đâu đến? Từ đâu đi? Lại bắt đầu từ chỗ nào? Từ chỗ này chết sẽ sanh chỗ nào?' Đấy là chúng sanh không thể nghĩ bàn (chẳng thể suy nghĩ). Thế nào là thế giới không thể nghĩ bàn? Có những người tà kiến cho rằng thế giới đoạn diệt, thế giới chẳng đoạn diệt; thế giới hữu biên, thế giới vô biên, là mạng, là thân, chẳng phải mạng, chẳng phải thân; do Phạm thiên tạo ra; các nguyên tố quỷ thần làm ra thế giới v.v... Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Phạm thiên tạo nhân dân, Thế gian quỷ làm ra Hoặc rồng, các quỷ làm. Lời này ai sẽ đúng? Dục sân trói buộc mình Cả ba đều cùng hạng. Tâm chẳng được tự tại. Thế tục có tai biến. Này các Tỳ-khưu!Đấy là thế gian không thể nghĩ bàn. Thế nào là cõi rồng không thể nghĩ bàn? Thế nào? Trận mưa này là từ miệng rồng phun ra chăng? Vì sao thế? Giọt mưa không từ miệng rồng ra. Là từ mắt, tai, mũi ra chăng? Đây cũng không thể nghĩ suy. Vì sao thế? Giọt mưa không từ mắt, tai, mũi ra mà là do ý nghĩ của rồng. Nếu rồng nghĩ ác cũng mưa, nghĩ thiện cũng mưa thì cũng do hạnh của mình mà làm mưa này. Vì sao thế? Nay trong núi Sineru có Trời tên là Đại Lực biết tâm niệm chúng sanh, cũng hay làm mưa. Nhưng mưa không từ miệng Trời kia ra, hay mắt, tai, mũi phun ra mà là đều do thần lực của Trời kia nên làm mưa được. Như thế, Tỳ-khưu! Cảnh giới rồng không thể nghĩ bàn. Thế nào là cõi Bụt không thể nghĩ bàn? Thân Như Lai là do cha mẹ tạo ra chăng? Đây cũng chẳng thể nghĩ vậy. Vì sao thế? Thân Như Lai thanh tịnh không dơ uế, nhận khí của các vị Trời là do người tạo ra chăng? Đây cũng không thể nghĩ bàn. Vì sao thế? Vì vượt quá hành động của người. Thân Như Lai là thân lớn? Đây cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao thế? Thân Như Lai là chẳng thể tạo ác, chẳng phải chỗ các vị Trời đến được. Như Lai hưởng thọ ngắn chăng? Đây cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao thế? Như Lai có Bốn thần túc. Như Lai sống mãi chăng? Đây cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao thế? Vì Như Lai đã chu toàn cho thế gian; cùng tương ưng với quyền phương tiện lành. Thân Như Lai chẳng thể đo lường, không thể nói cao, nói thấp, âm thanh cũng chẳng thể có phép tắc. Phạm âm của Như Lai, trí tuệ biện tài của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, người thế gian không sánh kịp. Như thế, cảnh giới Bụt không thể nghĩ bàn. Như thế, Tỳ-khưu! Có bốn việc này không thể nghĩ bàn, không phải chỗ nghĩ bàn của người thường, mà bốn việc này chẳng phải cội rễ lành, cũng không do đây mà tu được Phạm hạnh, không đến được chỗ thôi dứt, cũng chẳng tới được Niết-bàn, chỉ khiến người cuồng loạn tâm ý, lầm lẫn khởi các nghi kết. Vì sao thế? Tỳ-khưu nên biết! Quá khứ lâu xa, trong thành Shravasti này có một người nghĩ; 'Này ta nên suy nghĩ về thế giới'. Bấy giờ người ấy ra khỏi thành Shravasti, đến bên một ao hoa, ngồi kiết-già tư duy về thế giới: 'Thế giới này thành như thế nào, hoại như thế nào? Ai tạo thế giới này? Chúng sanh này từ đâu tới từ đâu ra sanh lúc nào?' Lúc người ấy đang suy nghĩ thì thấy trong ao hoa có bốn binh chủng ra vào. Người ấy liền nghĩ: 'Nay ta tâm ý cuồng loạn, lầm lẫn. Thế gian không có, nay ta lại thấy'. Người ấy trở vào thành Shravasti, trong làng xóm nói rằng: - Các vị Hiền giả nên biết! Thế gian không có mà nay tôi lại thấy. Bấy giờ, nhiều người bảo người ấy: - Thế nào là thế gian không có mà nay Ông thấy? Người ấy đáp mọi người: - Vừa rồi, tôi suy nghĩ xem thế giới từ đây sanh, mới đi ra khỏi thành Shravasti đến bên ao hoa nghĩ ngợi: 'Thế giới từ đâu lại? Ai tạo thế giới này? Chúng sanh này từ đâu đến, do ai sanh? Nếu người mạng chung sẽ đi về đâu?'. Tôi đang suy nghĩ thì thấy trong ao hoa có bốn binh chủng ra vào. Thế giới không có mà nay tôi thấy. Mọi người bảo người ấy: - Như Ông thật là cuồng loạn ngu si. Trong ao hoa làm gì có bốn binh chủng được? Trong số những người ngu ngốc trong thế giới, Ông ngu nhất. Thế nên, Tỳ-khưu! Ta quán nghĩa này xong, nên nói với các Thầy. Vì cớ sao? Đây chẳng phải là gốc lành công đức, chẳng tu được Phạm hạnh, cũng chẳng đến được Niết-bàn. Nhưng suy nghĩ như thế ắt khiến người tâm ý cuồng loạn. Tỳ-khưu nên biết! Người ấy thực thấy bốn binh chủng. Vì sao thế? Ngày xưa, các vị Trời cùng Asura đánh nhau, các vị Trời thắng, Asura thua. Bấy giờ Asura sợ hãi, hóa hình hết sức nhỏ, chui qua lỗ ngó sen, mắt Bụt mới thấy được, chẳng phải người khác thấy đến. Thế nên, các Tỳ-khưu! Hãy suy nghĩ về Bốn Sự Thật? Vì sao thế? Bốn Sự Thật này có nghĩa, có lý, tu được Phạm hạnh, hành pháp Sa-môn, đến được Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-khưu! Hãy xa lìa Pháp của thế giới này. Hãy tìm phương tiện suy nghĩ Bốn Sự Thật. Như thế, các Tỳ-khưu, hãy học điều này. Bấy giờ các Tỳ-khưu nghe Bụt dạy xong, vui vẻ vâng làm.
TĂNG NHẤT A HÀM KINH - XXIX. Phẩm Khổ lạc
Tham khảo
Thư mục
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tham khảo: Tăng Chi Bộ I, chương IV, phẩm Không hý luận, phần Không thể nghĩ đến được, VNCPHVN ấn hành 1996, tr 706). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch và biên soạn
Tham khảo: KINH TĂNG NHẤT A HÀM - XXIX. Phẩm Khổ lạc - Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch và biên soạn
Triết lý Phật giáo |
12682 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20b%E1%BA%A3o | Tam bảo | Tam bảo (zh. sānbăo 三寶, ja. sanbō, sa. त्रिरत्न triratna, pi. tiratana) là "Ba ngôi báu", ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Người có niềm tin kiên cố nơi Tam bảo được gọi là bậc Dự lưu (vào dòng). Người Phật tử biểu lộ sự tin tưởng bằng cách quy y Tam bảo (Tam quy y). Trong mười phép quán Tùy niệm (pi. anussati), ba đối tượng đầu tiên là Tam bảo.
Ý nghĩa của Tam bảo được hiểu rộng hơn theo truyền thống Đại thừa. Trong các buổi giảng dạy về Thiền, đặc biệt sau các chương trình Tiếp tâm (ja. sesshin), quán Công án, các thiền sinh được hướng dẫn vào lối nhìn Tam bảo của Đại thừa. Theo cách nhìn này thì người ta có thể phân ý nghĩa Tam bảo ra ba tầng cấp:
Nhất thể tam bảo (zh. 一體三寶, ja. ittai-sambō; cũng được gọi là Đồng thể tam bảo; 同體三寶) bao gồm:
Đại Nhật Phật, hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya), biểu hiện của sự bình đẳng vô vi, sự thông suốt tính Không (sa. śūnyatā) và Phật tính của vạn vật.
Pháp (sa. dharma), được hiểu là luân lý của toàn thể vũ trụ và theo đó thì tất cả những pháp hiện hữu đều theo nhân duyên mà sinh, đều phụ thuộc vào nhau.
Sự xuyên suốt giữa hai điểm 1. và 2. nêu trên và từ đó xuất phát ra một sự thật, một sự thật mà chỉ một bậc Giác ngộ mới có thể trực chứng được.
Hiện tiền tam bảo (zh. 現前三寶, ja. genzen-sambō; cũng có lúc được gọi là Biệt thể tam bảo 別體三寶) gồm có:
Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni (sa. śākyamuni), người sáng lập Phật giáo qua sự giác ngộ của chính mình và là người đã thực hiện được Nhất thể tam bảo.
Pháp, ở đây được hiểu là giáo lý của Phật, được Phật thuyết giảng.
Các vị đệ tử của Phật.
Trụ trì tam bảo (zh. 住持三寶, ja. juji-sambō) bao gồm:
Những tranh tượng của Phật được truyền lại đến ngày nay.
Những lời dạy của chư vị Phật trong kinh sách.
Chư Phật tử hiện nay, những người đang tu học và thực hiện Chính pháp.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Tứ diệu đế
Bát chính đạo
Trung đạo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Phật pháp
Biểu tượng Phật giáo |
12683 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20s%C6%B0%20ph%C3%A1p%20ng%C5%A9%20th%E1%BA%ADp%20t%E1%BB%A5ng | Sự sư pháp ngũ thập tụng | Sự sư pháp ngũ thập tụng (zh. shìshī fǎ wǔshí sòng 事師法五十頌, ja. jishi hō gojū ju, sa. gurupañcāśikā, bo. bla ma lnga bcu pa བླ་མ་ལྔ་བཅུ་པ་)
Một tác phẩm được xem là của Bồ Tát Mã Minh (zh. 馬鳴, sa. aśvaghoṣa), được Nhật Xứng (zh. 日稱) và một số người khác dịch sang Hán văn. Một luận văn hướng dẫn ngắn gọn tìm một bậc chân sư như thế nào, và khi đã có một mối liên hệ thầy trò rồi xử sự như thế nào mới đúng. Luận tụng này có mối liên hệ rõ ràng với hệ thống thực hành mật giáo Vô thượng du-già (zh. 無上瑜伽, sa. anuttarayoga-tantra).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Mật tông
Triết lý Phật giáo |
12684 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Si (Phật giáo) | Si (zh. 癡, sa., pi. moha, bo. gti mug གཏི་མུག་) là "Si mê", "Vô minh". Cũng được viết là ngu si (zh. 愚癡). Chữ Si viết theo cách mới là 痴. Là phiền não, si mê đối với mọi chân lý tương đối và tuyệt đối. Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, nó được xem là một trong các Đại phiền não địa pháp, theo giáo lý Duy thức tông, nó là một trong 6 căn bản phiền não, là một trong Tam bất thiện căn (zh. 三不善根) và là một trong Thập tuỳ miên (zh. 十隨眠). Đồng nghĩa với Vô minh. Được xem như là nguồn gốc của mọi phiền não.
Si ở đây có nghĩa là đặt niềm tin vào một cái gì nghịch lý, không thể có (xem Quy mao thố giác), không nhận được chân tính hoặc Phật tính nằm trong các Pháp – nói tóm lại là không biết ý nghĩa của cuộc sống.
Theo quan niệm của đạo Phật thì con người bị sáu Thức – năm giác quan thông thường và thêm vào đó là ý thức (tri thức), thức biết phân biệt – làm mê hoặc, si mê. Một tâm trạng vướng mắc vào sáu thức nêu trên dẫn dắt con người đi vào cõi mê bởi vì chúng thúc đẩy, tạo điều kiện làm cho con người dễ tin rằng, thế giới hiện hữu là sự thật tuyệt đối, mặc dù nó chỉ là một khía cạnh, một khía cạnh rất hạn chế của sự thật.
Quan niệm cho rằng thế giới nằm ngoài Tâm cũng được xem là cuồng si, bởi vì thế giới chính là sự phản chiếu của tâm, là những biến chuyển của tâm thức (thức biến). Như vậy không có nghĩa là thế giới hiện hữu hoàn toàn không có. Nếu các vị Đại sư trong Phật giáo bảo rằng, các pháp hiện hữu đều không có thật thì người ta nên hiểu rằng, chư vị nói như thế để phá tà kiến, niềm tin của một phàm phu vào một thế giới nằm ngoài tâm, thế giới khách thể, cho rằng nó chính là sự thật. Mục đích của đạo Phật là tiêu diệt si mê qua kinh nghiệm Giác ngộ và trong tất cả các trường phái thì Thiền tông nổi bật lên với quan niệm Kiến tính thành Phật, trực nhận chân lý.
Theo các giáo lý tối thượng của Phật giáo như Thiền, Đại thủ ấn, Đại cứu cánh, giác ngộ và si mê, thế giới hiện hữu và sự thật tuyệt đối, sắc và tính Không (sa. śūnyatā), Luân hồi (sa. saṃsāra) và Niết-bàn (sa. nirvāṇa) là một, không hai. Để đạt đến sự nhận thức này, người ta cũng có thể dùng phương pháp biện chứng, suy luận phân tích – như nhiều trường phái Phật giáo khác. Nhưng Thiền tông lại cho rằng, cái thức phân biệt – vốn đã bị một màn si mê bao phủ, dẫn dắt con người đến bể khổ trầm luân – chỉ có thể vượt qua bằng kinh nghiệm giác ngộ trực tiếp, như "người uống nước biết mùi vị như thế nào".
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
12685 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20giai%20gi%C3%A1o | Tam giai giáo | Tam giai giáo (zh. sānjiē-jiào 三階教, ja. sankaikyō), là "Giáo lý dành cho ba loại căn cơ", là một phong trào Phật giáo Trung Quốc được khởi dẫn bởi Tín Hành (chữ Hán: 信行, 540-594). Tam giai tương ưng với căn cơ khác nhau của chúng sinh, bao gồm:
Căn cơ tu hành theo Nhất thừa, dành cho những người căn cơ tuyệt đỉnh;
Căn cơ thực hiện Tam thừa, dành cho những người tuy không thực hiện được Nhất thừa, nhưng vẫn có khả năng phán đoán chân chính, phân biệt đúng sai, và
Không có căn cơ, khả năng gì, hoặc căn cơ thấp kém nhất, phá giới, ôm ấp tà kiến.
Giáo lý dành cho hai loại căn cơ đầu được gọi là Biệt pháp (別法), giáo lý phân tích, phân biệt được chân ngụy và giáo lý dành cho loại căn cơ cuối được gọi là Phổ pháp (普法), lấy nguyên tắc "tất cả đều là Pháp thân" làm cơ sở, đặc biệt dành cho những chúng sinh căn cơ thấp kém, mù quáng từ lúc sinh ra (sinh manh 生盲), không có khả năng phân biệt thiện ác, chân ngụy.
Phái này chia giáo pháp của Phật ra ba giai đoạn:
Giai đoạn Chính pháp, là lúc mọi người đều tuân thủ giáo pháp Phật, kéo dài khoảng 500 năm kể từ Phật nhập diệt;
Giai đoạn Tượng pháp, là lúc pháp bị lẫn lộn đúng sai, kéo dài khoảng 1000 năm;
Giai đoạn Mạt pháp, là lúc giáo pháp không còn ai tin và bị hủy diệt, giai đoạn này kéo dài 10.000 năm. Thời mạt pháp được xem là bắt đầu từ năm 550 sau Công nguyên và hiện nay còn kéo dài.
Tín Hành và các môn đệ cho rằng, chỉ môn phái của mình mới giữ đúng giáo pháp. Phái Tam giai chủ trương giữ nghiêm khắc Giới luật (sa. śīla), ép xác, khổ hạnh, chỉ ăn mỗi ngày một bữa. Giáo phái này công kích các phái khác, gọi các nhà cầm quyền là "chệch hướng" nên bị cấm năm 600, và khoảng năm 845 mới thật sự biến mất.
Theo Tín Hành thì Nhất thừa (tiếng Phạn: ekayāna) hay Phật thừa được giảng trong giai đoạn thứ nhất. Trong giai đoạn thứ hai thì Tam thừa (Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát thừa) được truyền bá. Theo tông này, cả hai giai đoạn này đều có giới hạn. Giai đoạn thứ ba dành cho thời kì mạt pháp. Giáo lý phải thật toàn triệt và Tam giai giáo là đại diện.
Thời kì mạt pháp có đặc tính là con người chê bai giới luật, ngã theo tà đạo, không phân biệt tốt xấu, đúng sai. Theo phái này thì con người như thế nhất thiết phải tái sinh ở địa ngục, và một đời sống thiền định, phạm hạnh trong tu viện cũng không cứu được con người trong thời mạt pháp. Tông này chủ trương tu sống khổ hạnh, rời tu viện và sống với sự nghèo khổ của quần chúng. Quan điểm của phái này là mọi hiện tượng đều do Phật tính biến hiện ra, tất cả chúng sinh là "Phật sẽ thành". Nhằm biểu hiện quan điểm này, đệ tử phái này hay quỳ lạy những người chẳng quen biết ngoài đường ngoài chợ, thậm chí quỳ lạy cả chó mèo và vì vậy hay bị cười đùa. Đệ tử của Tam giai giáo tu phép bố thí và vì thế, hay nhận được của bố thí. Nhờ vậy với thời gian, phái này có nhiều của cải, có nhiều phương tiện làm việc thiện xã hội. Họ tổ chức những hoạt động từ thiện, ban phát quần áo, thức ăn cho người nghèo khổ hay bỏ tiền sửa chữa chùa chiền, tổ chức nghi lễ.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Triết lý Phật giáo |
12687 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t%20%C4%91%E1%BA%BF%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Bát đế (định hướng) | Bát đế trong tiếng Việt có thể là:
Một thuật ngữ của Phật giáo. Xem bài Bát đế.
Từ để chỉ tám vị vua, thường được sử dụng nhiều nhất để chỉ tám vị vua của nhà Lý (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) ở Việt Nam, hiện nay được thờ cúng tại đền Lý Bát Đế, Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. |
12688 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20lu%E1%BA%ADn | Tam luận | Tam luận (zh. sānlùn 三論, ja. sanron) là ba bộ luận, chỉ ba bộ luận quan trọng, được xem là cơ sở của một tông phái Phật giáo Trung Quốc có cùng tên là Tam luận tông (zh. 三論宗). Ba bộ luận này là:
Trung quán luận (zh. 中觀論),
Thập nhị môn luận (zh. 十二門論) với tác giả là Long Thụ (zh. 龍樹) và
Bách luận (zh. 百論) của Thánh Thiên (zh. 聖天).
Cả ba bộ luận này được Cưu-ma-la-thập (zh. 鳩摩羅什, sa. kumārajīva) dịch sang Hán văn.
Tông Tam luận góp phần quan trọng trong lĩnh vực luận lý tính Không. Trung quán luận dạy Tám phủ định (Bát bất 八不): "Bất sinh bất diệt, bất thường bất đoạn, bất nhất bất nhị, bất lai bất xuất". Tám phủ định này được dùng để đả phá tất cả những khái niệm, tất cả những quan điểm về Hữu, Vô, và như vậy thì ý nghĩa của "Trung đạo" nằm ở chỗ: "Tất cả các pháp đều được xem là tồn tại, nhưng lại không mang một bản chất, một tự ngã nào". Thập nhị môn luận giảng giải tính Không của tất cả các pháp trong mười hai chương, và Bách luận giảng giải Tính không để đả phá luận cứ của những triết gia ngoại đạo.
Cưu-ma-la-thập truyền ba bộ luận này đến ba đại đệ tử của mình là Đạo Sinh (zh. 道生), Tăng Triệu (zh. 僧肇) và Tăng Lãng (zh. 僧朗). Tăng Lãng là người nhấn mạnh sự khác biệt của tông Tam luận và tông Thành thật và vì vậy, có thể được xem là người sáng lập tông môn Tam luận đích thật. Trong thế kỉ thứ 6, những đại biểu quan trọng nhất là Pháp Lãng (zh. 法朗), Cát Tạng (zh. 吉藏) và lúc này cũng là thời hoàng kim của giáo lý Tam luận. Trong thế kỉ thứ 7, giáo lý Tam luận được truyền sang Hàn Quốc bởi Huệ Quán (zh. 慧觀), một đệ tử của Cát Tạng. Sau khi tông Pháp tướng xuất hiện, tông Tam luận ngày càng rơi vào quên lãng.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12691 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A3ng%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Lượng (Phật giáo) | Lượng (zh. 量, sa. pramāṇa, en. cognition, de. Erkenntnis), là một thuật ngữ quan trọng trong Nhân minh học của đạo Phật, có nghĩa là "nhận thức, lượng biết đúng đắn về một đối tượng." Người ta phân biệt ba loại lượng:
1. Hiện lượng (zh. 現量, sa. pratyakṣapramāṇa): là năng lực nhận thức cảm tính, trực tiếp thông qua các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Trong hiện lượng, người phân biệt hai loại:
1. Chân hiện lượng (zh. 真現量), là trí biết không tỏ ra sự phân biệt bao gồm ba đặc điểm:
a) Hiện thức (zh. 現識; chỉ các giác quan), chỉ các thức của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân hiện tại khởi tác dụng;
b) Hiện cảnh (現 境), chỉ các cảnh, các đối tượng của các giác quan như sắc, âm thanh, hương, vị và vật được chạm xúc;
c) Bất tư lự (zh. 不思慮), nghĩa là trong lúc đối cảnh thì trí biết và vật đều hiện diện rõ ràng đồng thời trí vừa đối vật thì biết ngay, nhưng chưa tỏ ra ý phân biệt. Chân hiện lượng ở đây chính là hiện lượng hoặc gọi ngắn là "lượng" (en. valid cognition, de. gültige Erkenntnis) trong Nhân minh học (zh. 因明學, sa. hetuvidyā).
Hiện lượng đúng, có giá trị phải chú trọng đến năm trường hợp sau:
Không nương "ức tưởng", suy ức quá khứ, tưởng tượng vị lai;
Không dựa vào "ảo giác", ví dụ như không được cho là "mặt trăng chạy theo mình", "bờ chạy" thay vì thuyền đi;
Không dựa vào "thố giác", nghĩa là không cho rằng sợi dây là con rắn;
Không nương vào "loạn giác", không nhắm, dụi mắt mà cho là có hoa đốm;
Không nương vào cái "tư lự", cái "hiểu biết phân biệt", so sánh danh tướng sự vật.
Các trường phái đạo Phật cho rằng có bốn loại Chân hiện lượng, đó là:
Căn hiện lượng (zh. 根現量, sa. pratyakṣa), nhận thức trực tiếp qua những giác quan;
Ngũ câu ý thức hiện lượng (zh. 五俱意識現量, sa. mānasapratyakṣa), tức là ý thức với năm căn cùng lúc nhận thức năm trần;
Tự chứng phần hiện lượng (zh. 自證分現量, sa. svasaṃvedāna), tức sự nhận biết của thức tự chứng phần;
Định tâm hiện lượng (zh. 定心現量, sa. yogipratyakṣa, dịch sát nghĩa là "hiện lượng của một Du-già sư"), tức là sự nhận biết cảnh tượng trong lúc thiền định của một thiền giả (Du-già sư). Định tâm hiện lượng này có giá trị hơn hết so với ba loại hiện lượng trên bởi vì qua đó, nội dung của Tứ diệu đế, tính Không, tính Bất nhị của Niết-bàn, Luân hồi trở thành đối tượng nhận thức trực tiếp và Thiền giả sẽ tự biết, tự chứng minh được sự chân chính của tất cả lý thuyết Phật giảng. Cái hiểu biết gián tiếp, trợ mượn đã trở thành một niềm tin vững chắc.
2. Tự (tợ) hiện lượng (zh. 似現量), là trí nhận thức có phân biệt, có cùng điểm a) và b) của chân hiện lượng nhưng khác nhau ở điểm c), tức là có tư lự. "Có tư lự" ở đây được hiểu là lúc đối cảnh, trí người nhìn thấy sự vật có phân biệt vật này, tên nọ…
2. Tỉ lượng (zh. 比量, sa. anumāṇapramāṇa, en. inference, de. Schlussfolgerung): là khả năng nhận thức lý tính, gián tiếp thông qua các quá trình của tư duy, trừu tượng như phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ. Tỉ lượng chính là cái biết bằng so sánh. Do sự kiện đã được biết, được thấy mà suy ra những gì chưa trực tiếp biết đến, thấy đến. Ví dụ như "cách núi thấy khói biết có lửa, cách tường thấy sừng biết có trâu". Có hai loại tỉ lượng:
Chân tỉ lượng (zh. 真比量): là trí suy luận đúng đắn, có hai điểm a) và b) đồng với chân hiện lượng nhưng c) là ý phân biệt chính chắn và d) luận thức đầy đủ;
Tự tỉ lượng (zh. 似比量): là suy luận không đúng, những đặc điểm a)-c) của chân tỉ lượng thiếu, không được đáp ứng. Ngoài ra, tự tỉ lượng còn vướng phải ba lỗi sau:
Nhìn cái không phải có;
Không nhìn thấy cái có;
Nhìn sai cái có.
3. Phi lượng (zh. 非量, sa. abhāvapramāṇa): The định nghĩa của sư Pháp Xứng thì đây là loại nhận thức không thuộc về cả hai loại trên và ghi nhận là "vượt quá và bên trên" của hiện lượng và tỉ lượng và được xác định là hoàn toàn thiếu vắng nhận thức (Eng. mere absence of cognition).
Nhận thức về không gian, thành tố thứ năm trong ngũ đại (Đất, Nước, Lửa, Gió và Không gian), là một ví dụ cho loại nhận thức này.
Có tác giả còn gọi khái niệm này là giả nhận thức (pseudo-perception). Tuy nhiên, cũng có một số tác giả Nhân Minh Luận ghép khái niệm này vào thành một thành phần của hiện lượng.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Non-cognition and the Third Pramana. Zhihua Yao. http://www.lingshh.com/yinmingyth/yaozh.pdf
Triết lý Phật giáo
Nhận thức luận |
12696 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%C3%A2n%20tr%C3%B9ng | Luân trùng | Ngành Luân trùng (Rotifera) hay trùng bánh xe là một ngành vi sinh vật (có kích thước hiển vi). Đa số chúng có chiều dài từ 0,1 – 0,5 mm, sống phổ biến trong các khu vực nước ngọt, bên cạnh đó có một số loài sống ở nước mặn.
Tên gọi "trùng bánh xe" bắt nguồn từ tên tiếng Latinh Rotifera có nghĩa là "bánh xe". Luân trùng có cấu tạo từ một vài búi lông mao xung quanh miệng có chức năng vận động giống như một bánh xe đang quay. Chúng tạo ra một dòng nước cuốn thức ăn vào trong miệng, ở đó thức ăn được nghiền bởi một hầu chuyên hoá (còn được gọi là mastax) có chứa những chiếc hàm răng nhỏ xíu. Hầu hết luân trùng sống tự do có các cặp chân hậu để gắn chúng vào giá thể trong khi ăn.
Hình dạng của luân trùng rất đa dạng. Lớp biểu bì của chúng phát triển tốt, lớp này có thể dày và cứng làm chúng có dạng như một cái hộp hoặc mềm dẻo trông như những con giun. Những dạng luân trùng trên được gọi là luân trùng có mai (vỏ cứng) hoặc luân trùng không mai. Nhiều loài luân trùng có khả năng bơi và một số dạng luân trùng không mai di chuyển theo cách giun bò trên các cơ chất. Các loại luân trùng khác không có cuống, chúng sống bên trong các vỏ bằng gelatin. Có khoảng 25 loài có dạng sống tập đoàn, các loài khác sống trôi nổi (sinh vật phù du). Cũng như nhiều động vật có kích thước hiển vi khác, luân trùng trưởng thành có một số lượng tế bào cố định đặc trưng cho loài.
Hầu hết ở các loài luân trùng thì giống đực thường rất ít, thậm chí có thể biến mất trong trường hợp sinh sản đơn tính. Ở một số loài, quá trình sinh sản đơn tính tạo ra hai loại trứng; một loại trứng phát triển thành giống cái bình thường trong khi loại còn lại phát triển thành dạng giống đực thoái hoá, chúng thậm chí không dinh dưỡng và chỉ tồn tại để sinh ra tinh trùng. Trong các loài này, trứng được thụ tinh tạo thành dạng hợp tử chống chịu khô hạn có khả năng sống sót trong điều kiện khô hạn của các ao hồ, chúng chỉ phát triển thành thế hệ giống cái khi các điều kiện sống thuận lợi trở lại. Thời gian sống của con cái trong khoảng 1 – 2 tuần. Luân trùng là một trong nhiều dạng động, thực vật chịu khô hạn. Chúng có thể sống sót sau một thời gian dài khô hạn và các điều kiện bất lợi khác. Khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi, luân trùng kết bào xác dạng trứng (bao nang), khi gặp môi trường nước chúng thoát ra trở thành dạng sinh vật bơi tự do. Ở dạng bào xác, chúng có thể sống thiếu nước trong một thời gian dài, có thể là sống tiềm sinh vô hạn. Sự kích thích do nước thường diễn ra rất nhanh, thường không đầy 2 giờ đồng hồ. Quá trình sinh hoá này được hoàn thành đồng thời với khả năng tạo ra đường trehalose (đường trihaloza - một dạng đường kiểu 1-alpha) của luân trùng để tạo ra trạng thái dạng gel giúp cho các bào quan tránh được những tác động bất lợi do điều kiện mất nước này. Quá trình này cũng thấy ở nhiều sinh vật khác như ngành động vật bò chậm (Tardigrada), loài giáp xác Artemia salinis.
Phân loại
Có khoảng 2.000 loài luân trùng, được chia thành 3 lớp. Động vật đầu móc ký sinh (Acanthocephala) cũng có thể coi là thuộc nhóm luân trùng. Những ngành này thuộc nhóm được gọi là động vật dạng dẹt (Platyzoa). Những loài luân trùng thuộc lớp Bdelloidea là nhóm sinh vật đa bào có số lượng cá thể đông đảo thứ hai trên Trái Đất sau nhóm đông nhất là ngành giun tròn (Nematoda).
Xem thêm
Phân loại giới Động vật
Tham khảo
Liên kết ngoài
Introduction to the Rotifera
Rotifers
Gnathifera
Platyzoa |
12697 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20lu%E1%BA%ADn%20t%C3%B4ng | Tam luận tông | Tam luận tông (zh. sānlùn-zōng 三論宗, ja. sanron-shū, ko. samnon chong), là một tông phái Đại thừa của Phật giáo Trung Quốc. Danh xưng này xuất phát từ ba bộ luận căn bản của tông này (Tam luận):
Trung quán luận (zh. 中觀論, sa. madhyamaka-kārikā) của Nāgārjuna (Long Thụ);
Thập nhị môn luận (zh. 十二門論, sa. dvādaṣadvāra-śāstra hoặc dvādaśanikāya-śāstra) cũng của Nāgārjuna; và
Bách luận (zh. 百論, sa. śata-śāstra) của Āryadeva (zh. 聖天, Thánh Thiên).
Các bộ luận này được Cưu-ma-la-thập dịch và chú giải trong thế kỉ thứ 5. Cưu-ma-la-thập sau truyền cho đệ tử là Đạo Sinh (道生), Tăng Triệu (zh. 僧肇), Tăng Duệ (zh. 僧叡) và Đạo Dung (zh. 道融). Các vị này vạch rõ sự khác nhau giữa tông phái mình với Thành thật tông và có thể xem là những người sáng lập Tam luận tông.
Trong thế kỉ thứ 6, Tam luận tông rất thịnh hành và những Cao tăng thời này là Pháp Lãng (zh. 法朗) và đệ tử là Cát Tạng (zh. 吉藏). Trong thế kỉ thứ 7, Tam luận tông được Cao tăng Huệ Quán (z. 慧灌), đệ tử của Cát Tạng truyền qua Nhật. Tam luận tông dần dần mất ảnh hưởng sau khi Pháp tướng tông ra đời.
Tam luận tông bắt nguồn từ Trung quán tông của Ấn Độ nhưng cũng có những nét đặc thù của Trung Quốc: Tam luận tông cho rằng Phật đã chỉ dạy hai phép tu, là Thanh văn thừa và Bồ Tát thừa, và Tam luận tông thuộc về Bồ Tát thừa. Tông này cho rằng có ba thời giáo: kinh Hoa nghiêm là thời giáo thứ nhất. Kinh này chứa những lời khai thị cho Bồ Tát nhưng các đệ tử Phật thời đó chưa đủ sức lĩnh hội. Vì vậy thời giáo thứ hai, kéo dài giữa thời kinh Hoa nghiêm và kinh Diệu pháp liên hoa, trong đó mọi giáo pháp của Phật bao gồm cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa, có giá trị cho Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ Tát thừa. Thời kì thứ ba là thời kì mà mọi đệ tử đã sẵn sàng để nghe kinh Diệu pháp liên hoa, đó là thời Phật thừa, chỉ một pháp duy nhất.
Tam luận tông Nhật Bản (ja. sanron-shū) được đưa từ Trung Quốc qua năm 625 do Cao tăng người Triều Tiên Huệ Quán (慧 灌) truyền lại. Huệ Quán có hai đệ tử chính và Tam luận tông Nhật Bản cũng vì vậy mà có hai chi phần. Tam luận tông không có mấy ảnh hưởng tại Nhật, mặc dù nhiều trường phái khác cũng tham khảo giáo pháp của tông này để hiểu thêm kinh điển Đại thừa. Tam luận tông có ảnh hưởng lớn lên hoàng thân Thánh Đức (shotoku, 574-622), người đã thống nhất nước Nhật. Trong thiền viện của vị hoàng thân này thời đó có ba vị luận sư Triều Tiên của Tam luận tông giảng dạy. Trong "hiến pháp" của Nhật Bản mà Thánh Đức soạn thảo, người ta thấy có vài yếu tố của Tam luận tông.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Ducor, Jérôme et Isler, Henry W. : Jizang 吉藏, Le Sens des arcanes des Trois Traités (Sanlun xuanyi / Sanron gengi 三論玄義), contribution à l'étude du Mādhyamika dans le bouddhisme d'Extrême-Orient ; Genève, Librairie Droz, 2022; 416 pp., bibliographie (ISBN-13: 978-2-600-06383-8)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Tông phái Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Nhật Bản
Trung quán tông |
12704 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20tr%C3%ACnh%20di%E1%BB%87n%20kh%C3%A1ng%20nguy%C3%AAn | Tế bào trình diện kháng nguyên | Tế bào trình diện kháng nguyên (tiếng Anh là antigen presenting cell, APC) là những tế bào biểu hiện kháng nguyên lạ đã liên kết với phức hệ phù hợp tổ chức (major histocompatibility complex - MHC) trên bề mặt của nó. Tế bào lympho T có thể nhận diện được phức hợp này bằng cách sử dụng thụ thể tế bào T (T-cell receptor - TCR). Mặc dù, tất cả các tế bào trong cơ thể đều có thể là APC, do nó có thể trình diện kháng nguyên cho TCR (của tế bào T gây độc CD8+) qua phân tử MHC lớp I, tuy nhiên thuật ngữ APC thường dùng để chỉ những tế bào đã được biệt hóa đóng vai trò hoạt hóa tế bào T. Các tế bào này thường biểu hiện cả phân tử MHC lớp I cũng như lớp II với chức năng kích hoạt cả CD4+ (tế bào T hỗ trợ) cũng như CD8+ (tế bào T gây độc). Để phân biệt giữa hai loại tế bào APC, những tế bào biểu hiện phân tử MHC lớp II thường được gọi là tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp.
Phân loại tế bào trình diện kháng nguyên
Có ba loại tế bào trình diện kháng nguyên chuyên hoá chính:
Tế bào tua (Dendritic cells)
Đại thực bào (Macrophages)
Tế bào B (B cells)
Các tế bào này có khả năng thực bào hiệu quả, qua đó chúng có thể biểu hiện cả những kháng nguyên lạ từ bên ngoài cũng như kháng nguyên nội sinh. Chức năng quan trọng hơn của những tế bào APC là chúng hoạt hoá tế bào T non (naive T cell) thông qua những phân tử đồng kích hoạt được biểu hiện trên bề mặt tế bào. Khi các phân tử đồng kích hoạt trên tế bào APC liên kết với những phân tử đặc hiệu tương ứng trên bề mặt tế bào T, những tín hiệu kích thích được truyền đến tế bào T cho phép chúng chuyển đổi thành dạng hoạt động và trưởng thành với đầy đủ các chức năng.
Các tế bào tua với phổ trình diện kháng nguyên cực lớn chính là nhóm tế bào trình diện kháng nguyên quan trọng nhất. Các tế bào tua đã được hoạt hóa luôn luôn biểu hiện những phân tử đồng kích hoạt (ví dụ như phân tử B7) có khả năng hoạt hóa các tế bào T bổ trợ.
Tế bào B, với những kháng thể trên bề mặt, có thể trình diện rất hiệu quả các kháng nguyên đặc hiệu với kháng thể, nhưng lại không hiệu quả đối với các kháng nguyên loại khác. Ngoài ra, một vài dòng tế bào biệt hóa ở một số cơ quan nào đó (ví dụ: vi tế bào thần kinh đệm (microglia) trong não, tế bào Kuppfer ở gan) vốn có nguồn gốc từ đại thực bào cũng có khả năng hoạt động như các APC.
Sự tương tác với tế bào T
Xem thêm: Quá trình trình diện kháng nguyên
Sau khi nuốt các tác nhân gây bệnh, tế bào tua hoặc đại thực bào di chuyển đến hạch lympho, nơi chứa hầu hết các tế bào T. Để có thể đến được hạch lympho, các APC di chuyển theo nồng độ các chemokine trong máu (cơ chế hóa hướng động). Trong khi di chuyển, tế bào tua trở nên mất khả năng thực bào và tăng cường biểu hiện các chất đồng kích hoạt (trở thành tế bào APC chín) để tương tác với tế bào T.
Trong tế bào APC, các tác nhân gây bệnh sẽ bị enzyme phân cắt thành các đọan peptide gọi là những quyết định kháng nguyên (epitope). Chính epitope sau đó sẽ được tế bào tua mang đến trình diện tế bào T thông qua phân tử MHC. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi tác nhân gây bệnh chỉ có một số epitope nhất định có thể tham gia trình diện (có tính trội miễn dịch (immunodominant)). Đó là những epitope có ái lực liên kết mạnh khi liên kết với MHC cho phép phức hợp này bền về mặt động học, đủ thời gian để tìm được tế bào T đặc hiệu.
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Miễn dịch học |
12717 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Byte | Byte | Byte (đọc là bai-(tơ)) là một đơn vị lưu trữ dữ liệu cho máy tính, bất kể loại dữ liệu đang được lưu trữ. Nó cũng là một trong những kiểu dữ liệu (data type) trong nhiều ngôn ngữ lập trình.
Ý nghĩa
Chữ "byte" có một số nghĩa, đều liên quan đến nhau:
Một dãy số liền nhau của một số bit cố định. Trong đại đa số các máy tính hiện đại, byte có 8 bit (octet). Tuy nhiên, không phải máy nào đều cũng dùng byte có 8 bit. Một số máy tính đời cũ đã dùng 6, 7, hay 9 bit trong một byte - một thí dụ là trong cấu trúc 36 bit của bộ máy PDP-10. Một ví dụ khác là đơn vị slab của bộ máy NCR-315. Một byte luôn luôn không chia rời được, nó là đơn vị nhỏ nhất có thể truy nhập được. Một byte 8 bit có thể biểu thị được 256 giá trị khác nhau (28 = 256) -- đủ để lưu trữ một số nguyên không dấu từ 0 đến 255, hay một số có dấu từ -128 đến 127, hay một ký tự dùng mã 7 bit (như ASCII) hay 8 bit.
Một dãy bit tạo thành một "sub-field" của một dãy số dài hơn được gọi là "word". Một số máy tính cho phép truy nhập byte có độ dài tùy ý. Trong các câu lệnh assembly LDB và DPB của bộ máy PDP-10, còn tồn tại dưới dạng phép tính từng byte trong Lisp Phổ thông; và byte 6 bit của bộ máy IBM 1401.
Một kiểu dữ liệu hay một từ đồng nghĩa cho một kiểu dữ liệu trong một số ngôn ngữ lập trình. Trong C, byte được định nghĩa là một đơn vị có thể chứa được bất cứ một ký tự nào trong môi trường hoạt động (điều khoản 3.5 trong tiêu chuẩn C). Vì kiểu dữ liệu số nguyên char có thể lưu trữ ít nhất 8 bit (điều khoản 5.2.4.2.1), một byte trong C có thể giữ được ít nhất 256 giá trị khác nhau (char không phân biệt có dấu hay không có dấu). Kiểu dữ liệu nguyên thủy byte trong Java được định nghĩa có 8 bit và là một kiểu dữ liệu có dấu, có thể lưu giá trị tự -128 đến 127.
Nguồn gốc tên
Thuật ngữ byte được Werner Buchholz đặt ra trong năm 1956 trong giai đoạn thiết kế ban đầu cho hệ thống IBM 7030. Thoạt tiên nó được mô tả là 1 đến 6 bit; các thiết bị I/O thời đó dùng đơn vị 6 bit. Cuối năm 1956, một byte đã được đổi thành 8 bit, và độ lớn này đã được phổ thông hóa trong hệ thống System/360. Từ này được đặt ra bằng cách đổi cách viết chữ bite (cắn, một lối chơi chữ với chữ bit - miếng) để nó khỏi bị viết sai thành bit.
Các tên khác
Byte 8 bit còn thường được gọi là octet (bộ tám) trong ngữ cảnh chính thức như các tài liệu tiêu chuẩn, hay trong mạng máy tính và viễn thông. Từ này cũng được sử dụng trong thuật ngữ của một số ngôn ngữ không phải tiếng Anh khi lối chơi chữ bite không có nghĩa.
Một nửa byte 8 bit (4 bit) đôi khi còn được gọi là nibble (gặm). Nibble còn được gọi là semioctet (nửa octet) trong ngữ cảnh mạng máy tính và viễn thông cũng như bởi một số tổ chức tiêu chuẩn.
Cụm 16 bit được gọi là một word. Cụm tương ứng 32bit gọi là double word.
Một số được biểu diễn 8 bit: 10011001 (với bit đầu tiên là msb (most significant bit: bit có trọng số cao nhất), bit cuối cùng là lsb (least significant bit: bit có trọng số thấp nhất).
Viết tắt
"Byte" thường được viết tắt là "B", và "megabyte" được viết tắt là "MB".
''b'' là viết tắt của bit, ví dụ như 10b được hiểu là 10 bits,10mb được hiểu là 10 Megabits.
Do đó cần phần biệt giữa bit ''b'' và Byte ''B''.
Một số nước nói tiếng Pháp đôi khi dùng "o" cho "octet". Việc này không chấp nhận được trong SI vì nó có thể nhầm lẫn với số 0.
Tên cho các đơn vị lớn hơn
Lưu ý: các tên "kilobyte", "megabyte", "gigabyte", v.v. có thể được dùng cho các tiền tố SI hay nhị phân. Xin xem Tiền tố nhị phân để biết thêm chi tiết.
Xem thêm
Bit
Octet
Word
Tham khảo
Liên kết ngoài
nybble tại dictionary.com
Đơn vị thông tin
Dữ liệu máy tính
Bộ nhớ máy tính
Kiểu dữ liệu
Đơn vị dữ liệu
Kiểu dữ liệu cơ bản |
12801 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20s%E1%BB%91ng | Sự sống | Sự sống, hay sinh mệnh/mạng, là một đặc điểm phân biệt các thực thể vật chất có cơ chế sinh học (ví dụ như khả năng tự duy trì, hay truyền tín hiệu), tách biệt chúng với các vật thể không có những cơ chế đó hoặc đã ngừng hoạt động, những vật đó được gọi là vô sinh hay vô tri giác. Nhiều dạng sự sống tồn tại như thực vật, động vật, nấm, nguyên sinh vật, vi khuẩn cổ và vi trùng. Các tiêu chí đôi khi có thể mơ hồ và có thể hoặc không thể xác định vi-rút, viroid, hoặc sự sống nhân tạo tiềm ẩn là "sống" và nói chung thì gọi là sinh mệnh. Sinh học là môn khoa học chính liên quan đến nghiên cứu về sự sống, mặc dù có nhiều khoa học khác cũng tham gia vào việc này.
Khái niệm của sự sống rất phức tạp. Hiện nay sinh vật được định nghĩa là có khả năng cân bằng nội môi, tạo nên bởi các tế bào, thực hiện các quá trình trao đổi chất, phát triển và thích ứng với môi trường, phản ứng với tác động và sinh sản. Nhưng một số các cách định nghĩa khác cũng được đề cập vì những điều kiện trên không áp dụng cho một số loài như vi-rút. Qua nhiều thời kì lịch sử, đã có nhiều nỗ lực để tìm ra định nghĩa của "sự sống" và nhiều lý thuyết về các đặc tính và sự xuất hiện của các sinh vật, như chủ nghĩa duy vật, niềm tin rằng mọi thứ đều được tạo ra từ vật chất và cuộc sống chỉ đơn thuần là một hình thức phức tạp của nó; Thuyết kỳ dị, niềm tin rằng tất cả mọi thứ là sự kết hợp của vật chất và hình thái, và hình dạng của một sinh vật là linh hồn của nó; Thế hệ tự phát, niềm tin rằng cuộc sống liên tục xuất hiện từ sự sống còn; Và thuyết sức sống, một giả thuyết hiện đại đã mất uy tín, cho rằng phần lớn các sinh vật sống có một "lực lượng sống" hoặc một "tia lửa". Định nghĩa của sự sống trong thời hiện đại phức tạp hơn, với sự đóng góp từ sự đa dạng của các định nghĩa khoa học. Các nhà lý sinh học đã đưa ra nhiều định nghĩa thông qua các hệ thống hóa học, ngoài ra còn có các định nghĩa dựa trên các lí thuyết về hệ thống sống, ví dụ như giả thuyết Gaia, phát biểu rằng Trái Đất cũng là một vật thể sống. Một ý tưởng khác cho rằng sự sống là một đặc tính của hệ sinh thái, và một số khác dựa trên cơ sở của Toán sinh học. Nguồn gốc sự sống (Abiogenesis) diễn tả sự sống tự nhiên được hình thành từ các vật chất vô sinh, ví dụ như là các hợp chất hữu cơ đơn giản. Tính chất chung của tất cả các sinh vật bao gồm nhu cầu biến đổi các nguyên tố hóa học cốt lõi nhất định để duy trì các chức năng sinh hóa.
Sự sống trên Trái Đất xuất hiện lần đầu vào khoảng 4.28 tỉ năm trước, ngay sau sự hình thành của biển vào khoảng 4.41 tỉ năm trước đây và cũng không lâu sau sự hình thành của Trái Đất 4.54 tỉ năm trước. Sự sống trên Trấi đất có thể bắt nguồn từ các tế bào RNA, mặc dù sự sống với tế bào RNA có thể không phải là đầu tiên. Cơ chế hình thành sự sống trên Trái Đất chưa được giải thích, nhưng một số tin vào thí nghiệm Miller–Urey. Những dạng sống sớm nhất được phát hiện là hóa thạch của một số loài vi khuẩn. Vào tháng 7 năm 2016, các nhà khoa học báo cáo rằng đã xác định được một bộ 355 gien tin rằng bắt nguồn từ tổ tiên chung gần nhất của mọi loài (viết tắt: LUCA).
Từ thuở sơ khai của lịch sử Trái Đất, hệ sinh thái luôn thay đổi theo thời gian. Để sinh tồn, mọi loài sinh vật phải thích nghi được với các tác động khác nhau của môi trường. Một vài loài vi sinh vật, gọi là Extremophile (vi sinh chịu cực hạn), những loài đó có thể sống sót trong các môi trường đạt giới hạn về vật lí cũng như địa lí, các môi trường cực hạn không có khả năng duy trì sự sống cho các loài khác.
Các tính chất đặc trưng của sự sống
Có cấu trúc phức tạp và tổ chức tinh vi: cơ thể sinh vật cũng được tạo nên từ các nguyên tố hóa học trong tự nhiên nhưng cấu trúc bên trong vô cùng phức tạp bao gồm vô số các hợp chất hóa học. Các chất phức tạp trong cơ thể sống hình thành nên các cấu trúc tinh vi thực hiện một số chức năng nhất định, ngay cả các đại phân tử cũng có những vai trò quan trọng nhất định.
Có sự chuyển hóa năng lượng phức tạp: thu nhận năng lượng từ môi trường ngoài và biến đổi nó để xây dựng và duy trì tổ chức phức tạp đặc trưng cho sự sống.
Thông tin của sự sống ổn định, chính xác và liên tục: liên quan đến các quá trình sống chủ yếu như sinh sản, phát triển, tiến hóa và các phản ứng thích nghi.
Các biểu hiện của sự sống
Trao đổi chất: toàn bộ các hoạt động hóa học của cơ thể sinh vật.
Sự nội cân bằng: xu hướng các sinh vật tự duy trì môi trường bên trong ổn định: các tế bào hoạt động ở mức cân bằng và ổn định ở một trạng thái nhất định.
Sự tăng trưởng: tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật.
Đơn vị tổ chức: cấu trúc được bao gồm một hoặc nhiều tế bào - đơn vị cơ bản của cuộc sống.
Sự đáp lại: đáp lai các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài.
Sự sinh sản: gồm sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
Sự thích nghi: khả năng cơ thể có thể sống bình thường trong một môi trường nhất định.
Nguồn gốc
Các bằng chứng cho thấy rằng sự sống trên Trái Đất đã tồn tại cách đây khoảng 3,7 tỉ năm, với những dấu vết về sự sống cổ nhất được tìm thấy trong các hóa thạch có tuổi 3,4 tỉ năm. Tất cả các dạng sống đã được biết đến có chung các cơ chế phân tử cơ bản, phản ánh sự thành tạo từ cùng nguồn gốc của chúng; dựa trên các quan sát, giả thiết về nguồn gốc của sự sống để tìm ra một cơ chế nhằm giải thích cho sự thình thành của cùng một nguồn gốc trong vũ trụ, từ các phân tử hữu cơ đơn giản ở các dạng sống tiền tế bào đến các tế bào nguyên thủy và có quá trình trao đổi chất. Các mô hình đã được chia ra thành các nhóm "genes-first" và "metabolism-first", nhưng xu hướng hiện nay là sự xuất hiện của việc lồng ghép 2 nhóm trên.
Hiện nay, không có kết luận khoa học về sự sống có nguồn gốc như thế nào. Tuy nhiên, các mô hình khoa học được chấp nhận nhiều nhất được xây dựng dựa trên các quan sát sau:
Thí nghiệm Miller-Urey, và công trình của Sidney Fox, thể hiện các điều kiện của Trái Đất nguyên thủy bao gồm các phản ứng hóa học tổng hợp các amino acid và các hợp chất hữu cơ khác từ các tiền chất vô cơ.
Phospholipid được hình thành liên tục từ các lớp lipid kép, một cấu trúc cơ bản của màng tế bào.
Các sinh vật sống tổng hợp protein, là các polymer của các axit amim sử dụng các thông tin được mã hóa bởi các DNA. Quá trình tổng hợp protein đòi hỏi các polymer RNA trung gian. Khả năng sự sống bắt đầu như thế nào là từ các gen có nguồn gốc đầu tiên, tiếp theo là bởi các protein; một giả thiết khác là protein có trước và sau đó là gene.
Tuy nhiên, do gen và protein đều là cơ sở để sản xuất qua lại, do đó vấn đề đặt ra là cái nào có trước và cái nào có sau giống như câu chuyện con gà và quả trứng. Hầu hết các nhà khoa học áp dụng giả thiết này vì không chắc rằng gene và protein phát sinh một cách độc lập.
Mặc khác, một khả năng có thể khác đã được Francis Crick đề xuất đầu tiên, rằng lúc đầu sự sống dựa trên RNA, có các đặc điểm giống như DNA trong việc lưu trữ thông tin và các tính chất xúc tác của một số protein. Giải thích này được gọi là giả thiết trong thế giới RNA, và nó được chứng minh thông qua sự quan sát nhiều thành phần quan trọng nhất của các tế bào (các thành phần của tế bào tiến hóa chậm nhất) được cấu tạo chủ yếu hoặc toàn bộ là RNA. Cũng như những đồng yếu tố (cofactor) (ATP, Acetyl-CoA, NADH,...) là các nucleotid hoặc chất có quan hệ một cách rõ ràng với chúng. Các tính chất xúc tác của RNA vẫn chưa được minh họa khi giả thiết này được đề xuất lần đầu tiên, nhưng chúng đã được Thomas Cech xác nhận năm 1986.
Một vấn đề còn tồn tại của giả thiết thế giới RNA là nó xuất phát từ các tiền chất vô cơ đơn giản thì khó khăn hơn so với từ các phân tử hữu cơ khác. Một lý do để giải thích nó là các tiền thân RNA rất ổn định và phản ứng với nhau một cách rất chậm chạp trong các điều kiện môi trường xung quanh, và người ta cũng từ đề xuất rằng các sinh vật sống được cấu thành từ các phân tử khác trước khi có RNA. Dù vậy, sự tổng hợp thành công các phân tử RNA nhất định trong các điều kiện môi trường đã từng tồn tại trước khi có sự sống trên Trái Đất đã đạt được bằng cách thêm vào các tiền chất có thể thay thế theo một thứ tự đặc biệt với các tiền chất-phosphat có mặt trong suốt quá trình phản ứng. Nghiên cứu này làm cho giả thiết thế giới RNA trở nên hợp lý hơn.
Năm 2009, người ta thực hiện các thí nghiệm minh họa tiến hóa Darwin của hệ hai hợp phần gồm các enzyme RNA (ribozymes) trong ống nghiệm. Công trình được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Gerald Joyce, ông cho rằng "Đây là ví dụ đầu tiên, ngoài sinh học và ngoài thích nghi tiến hóa trong một hệ thống di truyền phân tử."
Các phát hiện của NASA năm 2011 dựa trên những nghiên cứu về thiên thạch được phát hiện trên Trái Đất cho thấy rằng các thành phần của RNA và DNA (adenine, guanine và các phân tử hữu cơ liên quan) có thể được hình thành trong không gian bên ngoài Trái Đất.
Các môi trường sống
Sự đa dạng của sự sống trên Trái Đất là kết quả của sự tương tác năng động giữa cơ hội di truyền, khả năng trao đổi chất, những thách thức của môi trường vật lý, và sự cộng sinh. Đối với hầu hết sự tồn tại của nó, các môi trường sống trên Trái Đất bị chiếm lĩnh chủ yếu bởi các vi sinh vật và là môi trường cho quá trình trao đổi chất và tiến hóa của chúng. Hệ quả là, môi trường vật lý-hóa học trên Trái Đất đã và đang thay đổi theo thời gian địa chất, do đó nó ảnh hưởng đến con đường tiến hóa của các sự sống kế tục. Ví dụ, hoạt động quang hợp của vi khuẩn lam thải ra khí oxy gây ra các thay đổi trong môi trường toàn cầu. Vì oxy là chất độc đối với hầu hết sự sống trên Trái Đất thời buổi đầu. Điều này đặt ra những thách thức tiến hóa mới, và cuối cùng đó là sự hình hành nên các loài động và thực vật trên Trái Đất. Sự tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường là một đặc điểm vốn có của các hệ sống.
Hình dạng và chức năng
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu thành nên mỗi cơ thể sống, và tất cả các tế bào phát triển từ những tế bào có trước bằng phương thức phân bào. Học thuyết tế bào được các tác giả Henri Dutrochet, Theodor Schwann, Rudolf Virchow và những người khác đưa ra vào đầu thế kỷ 19, và sau đó được chấp nhận rộng rãi. Hoạt động của các cơ quan phụ thuộc vào tất cả hoạt động của tế bào của chúng, với dòng năng lượng xuất hiện bên trong và giữa chúng. Các tế bào chứa thông tin di truyền chúng truyền tải mã di truyền trong quá trình phân bào.
Phân loại
Sự sống ngoài Trái Đất
Hầu hết các nhà khoa học cho rằng sự sống ngoài Trái Đất nếu có tồn tại thì sự tiến hóa của nó đã xuất hiện độc lập ở nhiều nơi khác nhau trong vũ trụ. Có giả thuyết khác cho rằng sự sống ngoài Trái Đất có thể có nguồn gốc ban đầu chung, và sau đó phân tán khắp vũ trụ, từ hành tinh có thể sống được này tới hành tinh có thể sống được khác. Lại có đề xuất cho rằng nếu chúng ta tìm thấy được sự sống và nền văn minh ngoài Trái Đất gần chúng ta thì sự sống và nền văn minh đó hoặc đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều hoặc vẫn còn sơ khai hơn chúng ta rất nhiều.
Xem thêm
Khoa học sự sống
Chết
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh học
Bài cơ bản dài trung bình
Sự sống
Thuật ngữ sinh học
Tự nhiên
Bài viết chủ đề chính |
12803 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n%20D%C3%A2n%20%28b%C3%A1o%29 | Nhân Dân (báo) | Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Được xem là "Cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam".
Các ấn phẩm
Báo ngày, tức Nhật báo
Báo Nhân Dân điện tử
Báo Nhân Dân cuối tuần
Báo Nhân Dân hàng tháng
Báo Thời Nay
Kênh truyền hình Nhân Dân
Phát hành
Báo chủ yếu phát hành dài hạn đến hệ thống chi bộ và được bán ở các sạp báo.
Báo Nhân Dân cùng với Tạp chí Cộng sản là hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị 11 yêu cầu các chi bộ đảng phải mua, đọc và làm theo báo đảng này đã được đưa vào thực hiện được 15 năm (tính tới thời điểm năm 2012). Việc chỉ thị này do chính Bộ Chính trị ban hành chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam rất đề cao vai trò của báo Nhân Dân trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Lịch sử báo Nhân Dân
Số báo đầu tiên ra đời ngày 11 tháng 3 năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc. Sang thế kỷ 21, nhật báo phát hành 200.000 tờ mỗi ngày, báo Nhân Dân cuối tuần được phát hành 110.000 tờ mỗi kỳ và nguyệt san Nhân Dân hằng tháng được phát hành 130.000 số mỗi kỳ.
Năm 1976: Khai trương điểm in báo ngày tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 1978: Khai trương điểm in báo ngày tại TP Đà Nẵng.
Năm 1980: Khai trương điểm in báo ngày tại TP Cần Thơ.
Ngày 19 tháng 5 năm 1995: Khai trương điểm truyền tin và in báo Nhân Dân tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 1997: Khai trương điểm truyền tin và in báo Nhân Dân tại Bình Định.
Báo Nhân Dân điện tử được ra đời trên Internet vào ngày 21 tháng 6 năm 1998.
Năm 1998: Khai trương điểm truyền tin và in báo Nhân Dân tại Đắk Lắk.
Năm 2004: Khai trương điểm truyền tin và in báo ngày tại Điện Biên.
Từ ngày 19 tháng 5 năm 2014 đến tháng 7 năm 2017: Báo ngày có điểm in mới tại Lai Châu và Lâm Đồng.
Tính đến ngày 21 tháng 6 năm 2014, Nhân Dân điện tử có các phiên bản ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc và Tiếng Pháp.
Tổng biên tập
Do vị thế là Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nên vai trò của báo Nhân Dân rất quan trọng trong chính thể Việt Nam hiện nay. Nhiều chính khách nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm việc tại báo Nhân Dân hoặc tham gia viết bài. Trường Chinh và Tố Hữu đã từng làm chủ bút của báo này. Các đời Tổng biên tập đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung ương Đảng trở lên, đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác trong Đảng.
Các đời Tổng biên tập báo Nhân Dân:
Trần Quang Huy (1951 - 1953)
Vũ Tuân (1953 - 1954)
Hoàng Tùng (1954 - 1982)
Hồng Hà (1982 - 1987)
Hà Đăng (1987 - 1992)
Hữu Thọ (1992-1996)
Hồng Vinh (1996-2001)
Đinh Thế Huynh (2001-2011)
Thuận Hữu (2011-2021)
Lê Quốc Minh (2021-nay)
Ban Biên tập
Tổng Biên tập: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Phó Tổng Biên tập: Đinh Như Hoan, Quế Đình Nguyên, Phan Văn Hùng.
Ảnh hưởng thực của báo
Báo Nhân Dân hằng ngày có số lượng phát hành 200 nghìn bản/ngày, phát hành rộng rãi đến từng chi bộ trên phạm vi cả nước và một số được phát hành tại nước ngoài. Ngoài ra, một số ấn phẩm khác như cuối tuần, hằng tháng cũng có số lượng phát hành tương đối lớn. Nhân Dân điện tử cũng có số lượng truy cập lớn và được công ty Alexa xếp hạng 1475 tại Việt Nam vào ngày 31/5/2006.
Trung tâm Truyền hình Nhân Dân
Báo Nhân Dân đề nghị xây dựng kênh Truyền hình Nhân Dân tại Tờ trình số 1155-TTr/ND ngày 24 tháng 8 năm 2009. Dự án xây dựng kênh Truyền hình Nhân Dân lần đầu tiên được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra chỉ đạo thực hiện tại Công văn số 9534/VPCP-KGVX ngày 22/09/2009 của Văn phòng Chính phủ về Dự án xây dựng kênh Truyền hình Nhân Dân (giai đoạn 1). Sau gần một năm chuẩn bị và phát thử nghiệm trước đó trên internet, kênh truyền hình Nhân Dân tiếp tục được phát thử nghiệm trên các hạ tầng truyền dẫn:
Truyền hình Internet IPTV: MyTV (từ 21/06/2015)
Truyền hình cáp kỹ thuật số: Truyền hình cáp Việt Nam - VTVCab (từ 21/06/2015)
Truyền hình số mặt đất DVB-T2: Công ty Cổ phần Truyền dẫn Phát sóng Truyền hình Đồng bằng Sông Hồng (RTB, nay là DTV) phát với định dạng hình ảnh độ nét cao Full HD 1080i (từ 21/06/2015) và hiện tại DTV đã ngừng phát sóng kênh.
Là một kênh truyền hình mới và hiện đại, do đó kênh đã được phát sóng với định dạng hình ảnh độ nét cao Full HD 1080i ngay từ đầu. Các chương trình của kênh cũng được sản xuất với chất lượng HD.
Kể từ 22 giờ 45 phút ngày 1 tháng 9 năm 2015: Kênh Truyền hình Nhân Dân chính thức ra mắt và được phủ sóng toàn quốc thông qua các mạng Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2, Truyền hình Cáp (HTVC, SCTV, VTVCab,...), IPTV và Truyền hình Vệ tinh (VTC, AVG, K+,...).
Giám đốc Trung tâm là ông Vũ Duy Hưng.
Vấn đề kinh tế của báo
Tòa soạn báo có diện tích khá rộng và vị trí rất đẹp tại số 71 Hàng Trống, ngay ven hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Báo Nhân Dân là cơ quan sự nghiệp hành chính có thu. Theo văn bản công bố trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam thì năm 2014 ngân sách Văn phòng Trung ương Đảng chi cho báo Nhân Dân là 46 tỷ 460 triệu VND.
Giải thưởng
Báo Nhân Dân được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất ngày 9/3/2016.
Chú thích
Xem thêm
Truyền hình Nhân Dân
Số 1 (báo Nhân Dân)
Liên kết ngoài
Nhân Dân điện tử
Báo Nhân Dân
Báo Nhân dân
Huân chương Độc lập hạng Nhất
Báo chí Việt Nam
Báo điện tử Việt Nam |
12814 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o%20Damrey%20%282005%29 | Bão Damrey (2005) | Bão Damrey (tên chỉ định quốc tế:0518, JTWC:17W, PAGASA:Labuyo, Việt Nam:Cơn bão số 7) là một cơn bão nhiệt đới, trong mùa bão ở Thái Bình Dương năm 2005. Từ "Damrey" trong tiếng Khmer nghĩa là "con voi".
Damrey đã đổ bộ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc lúc 20:00 UTC, ngày 25 tháng 9 (04:00 ngày 26 tháng 9 theo giờ địa phương) với sức gió tối đa lên đến 180 km/h. Điều này làm cho Damrey cơn bão mạnh nhất tấn công đảo Hải Nam kể từ khi cơn bão Marge tấn công trong tháng 9 năm 1973.
Ít nhất 16 người được cho là đã chết tại Trung Quốc, và toàn bộ tỉnh Hải Nam bị mất điện. Damrey sau đó tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam trước khi suy yếu, đổ bộ vào Ninh Bình - Thanh Hóa sáng 27/9, tâm bão vào Thanh Hóa.
Lịch sử khí tượng
Bão Damrey hình thành ngoài Thái Bình Dương phía đông Philippines vào ngày 19 tháng 9 được PAGASA đặt tên là Labuyo. Ngày 20 tháng 9 bão đạt cấp áp thấp nhiệt đới 17W theo Trung tâm Cảnh báo Bão Quốc tế và được nâng cấp thành bão nhiệt đới Damrey (theo tiếng Khmer, Damrey là con voi). Bão Damrey đến đảo Hải Nam, Trung Quốc vào 20:00 UTC, ngày 25 tháng 9 (tức 04:00 ngày 26 tháng 9 theo giờ địa phương). Theo CMA (cục khí tượng Trung Quốc), bão đổ bộ vào Hải Nam với sức gió cấp 15 (50 m/s) và áp suất trung tâm khi đổ bộ là 940 hPa, và là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hải Nam từ năm 1974. Bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng vào rạng sáng ngày 27 tháng 9 (giờ Hà Nội) với sức gió mạnh tới cấp 10, 11 (từ 103 đến 133 km/giờ), có nơi cấp 12 giật trên cấp 12 (theo Thang sức gió Beaufort). Trước khi đổ bộ vào các tỉnh này, bão vượt qua Vịnh Bắc bộ, tràn vào huyện đảo Bạch Long Vĩ với sức gió cấp 12. Rất may, nhờ công tác phòng chống bão được chuẩn bị tốt, hầu hết các tàu thuyền đậu trong Cảng và khu neo đậu tàu đều đã được yêu cầu về đất liền nên thiệt hại không lớn, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên một số ngôi nhà bị tốc mái, nhiều héc ta rừng phi lao bị gió thổi gãy, ước tính thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. 16:00 ngày 27 tháng 9 (giờ địa phương), bão số 7 đã đi vào đất Lào với sức gió suy yếu dần, chỉ còn cấp 8 - 9. Tính đến 19:00 ngày 27 tháng 9, tổng lượng mưa đo được ở các tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ và tỉnh Hòa Bình phổ biến ở mức 100 đến 150 mm. Đêm ngày 27 tháng 9, do ảnh hưởng của cơn bão số 7, lũ quét đã bất ngờ đổ ập xuống phía tây tỉnh Yên Bái. Gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ngày 28 tháng 9 bão Damrey tiếp tục suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên địa phận nước Lào và di chuyển về phía tây, suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần.
Ảnh hưởng
Bão Damrey (bão số 7) có phạm vi gió mạnh rất rộng ở phía Bắc, nhiều trạm dù có trạm khá xa tâm bão có gió từ cấp 9 trở lên. Bão gây ra gió mạnh cấp 9-11 có nơi cấp 12 giật trên cấp 12 ở trên Vịnh Bắc Bộ và ven biển các tỉnh Thái Bình đến Thanh Hóa. Số liệu quan trắc về gió ở những nơi có gió từ cấp 9 trở lên như sau:
Lượng mưa do bão phổ biến từ 150-200 mm. Có nơi từ 200-350 mm như Chi Nê (Hòa Bình), TP. Hòa Bình, Minh Đài (Phú Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hồi Xuân (Thanh Hóa). Cá biệt tại Km46 (Sơn La) lượng mưa lên tới 408 mm. Lũ trên các sông như sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Hồng, sông Thái dâng lên do ảnh hưởng mưa lớn do bão.
Thanh Hóa
12 km đê Hậu Lộc bị vỡ hoàn toàn, nước ngập trong đất liền có nơi lên tới 5m
Đê biển xã Hoằng Thanh vỡ
4 km đê biển xã Hoằng Lưu bị tràn
1 người chết và 4 thuyền đánh cá mất tích
Tốc mái hàng chục nghìn nhà dân, hàng trăm cột điện.
Nam Định
Các đọan đê bị vỡ
100m đê Thịnh Long (Hải Hậu)
300m đê Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng)
Đê huyện Nghĩa Hưng bị sạt nghiêm trọng, rất khó ứng cứu
Hải Phòng
Vỡ một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải)
Đê biển Đồ Sơn bị uy hiếp nghiêm trọng
Hà Nội
Ngày 27 tháng 9 hầu hết các chuyến bay ở Sân bay quốc tế Nội Bài đều bị hoãn hoặc huỷ bỏ. Hơn 1000 hành khách bị kẹt ở sân bay chờ sơ tán. Những chuyến bay đi quốc tế bằng máy bay B777 vẫn thực hiện bình thường.
Mưa lớn phủ lên khắp thành phố, sức gió ở mức cấp 3 - 4, giật đến cấp 7 đã làm đổ 8 cây to trong nội thành tập trung ở các phố Lò Đúc, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Sĩ Liên, Bát Sứ và Phố Huế. Tại các tuyến phố Chùa Bộc, Thái Hà, Thái Thịnh… mưa to đã làm nhiều đoạn ngập tới nửa bánh xe.
Yên Bái
Lũ cuốn ở Yên Bái làm chết ít nhất 38 người. Thị xã Nghĩa Lộ bị thiệt hại nặng nhất ước tính trên 10 tỷ đồng. Trong đó,
Hơn 40 mét đường dẫn lên cầu Thia (huyết mạch giao thông duy nhất ra huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái tỉnh lỵ) bị lũ cuốn trôi, cắt đứt. 5 nhà dân bị cuốn trôi; nhiều tài sản, diện tích lúa và hoa màu bị chìm trong nước lũ. Có ba người trong lực lượng ứng cứu bị thương nặng.
Phường Pú Trạng có 60 nhà dân chìm trong nước, 3 nhà bị cuốn trôi, 15 ha lúa và hoa màu bị ngập, trong đó 10 ha mất trắng; nhiều kè chắn lũ bị sạt vỡ, hàng trăm gia súc, gia cầm bị lũ cuốn.
Xã Nghĩa Phúc bị ngập trên 10 ha ruộng, 30 ha ao hồ, hỏng kè chắn lũ bản Pưn và Pú Lo.
Xã Nghĩa Lợi 8 nhà bị cuốn trôi, 11 nhà bị ảnh hưởng.
Xã Nghĩa An bị sạt nhiều đường giao thông, đổ cột điện dân dụng. Nhà máy nước Nghĩa Lộ bị cuốn trôi 30 mét đường xuống trạm bơm cấp I.<
Các nơi khác
Mưa lớn và gió cấp 9 - 10 tại Thái Bình làm 11 căn nhà và phòng học bị sập, 450 gian nhà và phòng học bị tốc mái, 300 cột điện bị gấy đổ, 2.200 ha đầm nuôi tôm bị ngập, 2.500 ha hoa màu bị dập nát, hàng chục ngàn ha lúa đang kỳ thu hoạch bị ngập nước. 100.000 cây xanh bị gãy đổ. Thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ VNĐ.
Tỉnh Nghệ An có hai người ở huyện Quỳnh Lưu (giáp với Thanh Hoá) bị thương nhẹ. Diện tích rau màu bị ngập khoảng 13.000 ha, cây ngô đông bị ngập 15 ha. Khoảng 100 cột điện hạ thế bị gãy đổ, 45 ha ao tôm cá bị ngập. Thiệt hại khoảng 20 tỷ VNĐ.
Quảng Ninh: 50 ngôi nhà, một bệnh viện bị tốc mái. 2 nhà lưới trồng hoa, trên 50ha rau màu bị đổ gãy, hư hỏng hoàn toàn, thiệt hại ước tính trên 100 triệu đồng VNĐ.
Hà Tĩnh: mưa lớn cộng với triều cường làm 5 km đê biển thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên bị cuốn trôi
Ninh Bình có trên 2.230 nhà ở, trường học bị đổ, tốc mái và hư hại nặng, hàng trăm mét đê sạt lở; hàng trăm cột điện hạ thế và cao thế bị đổ. Hiện có hai người ở huyện Kim Sơn mất tích
Thống kê thiệt hại
Thương vong và mất tích
Mưa lớn do bão Damrey gây ra ở Philippines khiến ít nhất 18 người chết.
Bão Damrey làm 9 người chết ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Yên Bái: lãnh đạo tỉnh thừa nhận chính thức đã có 50 người chết và mất tích, trong đó
Huyện Văn Chấn có 43 người thiệt mạng, gồm 24 người ở xã Cát Thịnh, 9 người ở xã Nghĩa Tân, 7 người ở xã Nậm Mười, 2 người ở xã Phù Nham và 1 người ở xã Sơn Thịnh.
Xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu có bảy người chết
Phú Thọ: lũ quét làm 3 người chết (2 ở Thanh Sơn, 1 ở Cẩm Khê)
Thanh Hóa: Một người dân ở Nga Sơn bị chết và 4 thuyền đánh cá có ngư dân thuộc xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, bị mất tích.
Quảng Ninh: 1 người ở thị xã Cẩm Phả bị chết do nước cuốn trôi
Ninh Bình: có một người bị ngã chết do bão Damrey
Hòa Bình: 2 người chết do lũ quét tại huyện Tân Lạc và huyện Kim Bôi
Lào Cai lũ quét tại huyện Bảo Yên đã cuốn trôi và làm chết 1 người dân
Tổng số, bão Damrey đã làm 68 người Việt Nam thiệt mạng và mất tích, 22 người khác bị thương.
Chú thích:
Ước tính tổn thất vật chất
Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Nội vụ Trung Quốc ước tính thiệt hại do bão Damrey gây ra đối với đảo Hải Nam khoảng 13,4 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD). Tuy nhiên tờ China Daily dự tính thiệt hại lên tới 10 tỷ tệ (1,2 tỷ USD), trong đó có tính đến sự hư hỏng của khoảng 10.000 ngôi nhà.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống bão lũ TP Hải Phòng thì thiệt hại ở thành phố vào khoảng 25,6 tỷ VNĐ
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống bão Trung ương, bão số 7 đã làm hệ thống đê biển bị vỡ 275 m (Hải Phòng 50 m, Nam Định 200 m, Thanh Hóa 15 m); đê biển bị sạt lở 54.055 m; 966 nhà sập, 9.468 nhà bị tốc mái; sáu trường học bị đổ, 215 phòng học hư hỏng và tốc mái.
Tổng thiệt hại ở Việt Nam về vật chất do cơn bão số 7 gây ra ước tính khoảng 3.509 tỷ đồng chủ yếu do nhà cửa bị đổ, đường sá bị phá hỏng, hoa màu bị hư hại, các ao đầm nuôi thủy sản bị vỡ.
Xem thêm
Bão Cecil (1985)
Bão Chanchu (2006)
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiếng Anh:
Weather Underground
Japan Meteorological Agency
Tiếng Việt:
Báo Dân trí
VnExpress
BBC Việt ngữ
Báo Nhân dân
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2005
Bão tại Philippines
Bão tại Việt Nam |
12816 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Trung tướng Việt Nam Cộng hòa | Cấp bậc Trung tướng Việt Nam Cộng hòa được đặt ra vào năm 1955 ngay sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở chuyển đổi cấp bậc Trung tướng của Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Trong lịch sử 25 năm tồn tại của Quân đội Quốc gia Việt Nam (1950-1955), sau này là Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955-1965) và Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1965-1975), đã có 49 vị có cấp bậc cuối cùng là Trung tướng và Phó đô đốc. Quân nhân đầu tiên được thụ phong cấp này là Lê Văn Tỵ (về sau được thăng Thống tướng), Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Người nổi tiếng nhất là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, sau này làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Quân hàm trung tướng của các quân chủng.
Danh sách
{|class= "wikitable"
|-
!width= "1% |Stt
!width= "26%" |Họ và tên
!width= "11%" |Thời gian sống
!width= "8%" |Năm thụ phong
!width= "23%" |Chức vụ sau cùng
!Chú thích
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 1
|<center> Nguyễn Văn Hinh(A)Võ bị Không quân Pháp K2
|<center> 1915-2004
|<center> 1953
|<center> Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia(1952-1954)
|Do Quốc trưởng Bảo Đại (Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia) phong cấp-Ngày 7/3/1952 thăng cấp Thiếu tướng Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 2
|<center> Trần Văn Soái (Năm Lửa)(A)Nội ứng Nghĩa Đinh Cái Vồn
|<center> 1889-1961
|<center> 1954
|<center> Tổng Tư lệnh Quân đội Hòa Hảo
|Nguyên Trung tướng Hòa Hảo, năm 1954 được Thủ tướng Diệm đồng hóa sang quân hàm Quân đội Quốc gia-Năm 1948 được Quân đội Pháp phong cấp Thiếu tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 3
|<center> Trình Minh Thế(A)(B)Nội ứng Nghĩa Đinh Cái Vồn
|<center> 1922-1955
|rowspan= "3" |<center> 1955
|<center> Tư lệnhQuân đội Cao ĐàiLiên minh Quốc gia
|Tử trận, được Thủ tướng Ngô Đình Diệm, Tổng Tư lệnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa truy thăng cấp bậc Trung tướng-Ngày 8/6/1951 thăng cấp Thiếu tướng Tham mưu trưởng Quân đội Cao Đài. Đầu năm 1955, được đồng hóa cấp Thiếu tướng Quân đội Quốc gia|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 4
|<center> Nguyễn Thành Phương(A)Giáo phái Cao Đài
|<center> 1912-?
|<center> Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòng
|Nguyên Trung tướng Quân đội Cao Đài-Tháng 9/1954 được đồng hóa cấp Thiếu tướng Quân đội Quốc gia do Thủ tướng Diệm ký quyết định phong cấp
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 5
|<center> Lâm Thành Nguyên(A)(C)Nội ứng Nghĩa Đinh Cái Vồn
|<center> 1904-1977
|<center> Tư lệnh Lực lượng Hòa Hảo Dân xã
|Nguyên Thiếu tướng Quân đội Hòa Hảo-Giữa tháng 4/1954 về hợp tác với Chính phủ Quốc gia được đồng hóa cấp bậc Thiếu tướng Quân đội Quốc gia|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 6
|<center> Thái Quang Hoàng(D)Võ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1918-1993
|rowspan= "2" |<center> 1956
|<center> Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
|Giải ngũ năm 1965-Tháng 6/1956 thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Đệ Tứ Quân khu
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 7
|<center> Nguyễn Ngọc Lễ(D)Trường Hạ sĩ quan Pháp
|<center> 1918-1972
|<center> Chánh thẩm Tòa án Quân sự Mặt trận Sài Gòn
|Giải ngũ năm 1965-Tháng 5/1955 thăng cấp Thiếu tướng Tổng Giám đốc Cảnh sát Công an|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 8
|<center> Trần Văn ĐônVõ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1917-1998
|rowspan= "3" |<center> 1957
|<center> Phó Tổng Tư lệnh Quân lực (Phó Tổng Tham mưu trưởng)
|Giải ngũ năm 1965-Ngày 30/4/1955 thăng cấp Thiếu tướng Tham mưu trưởng Liên quân|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 9
|<center> Trần Văn Minh(D)Võ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1923-2009
|<center> Tổng Tư lệnh Quân lực (Tổng Tham mưu trưởng)
|Giải ngũ năm 1974 (sau 7 năm làm Đại sứ)-Ngày 30/4/1955: thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Đệ Nhất Quân khu|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 10
|<center> Phạm Xuân Chiểu(D)Võ bị Lục quân Yên Bái
|<center> 1920-2018
|<center> Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nam Hàn
|Giải ngũ năm 1965-Ngày 27/2/1957 thăng cấp Thiếu tướng Tham mưu trưởng Liên quân
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 11
|<center> Tôn Thất ĐínhTrường sĩ quan Việt Nam(Võ bị Quốc gia tại Huế K1)
|<center> 1926-2013
|rowspan= "4" |<center> 1963
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IVùng 1 Chiến thuật
|Giải ngũ năm 1966-Đầu tháng 8/1958, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II, Vùng 2 chiến thuật|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 12
|<center> Lê Văn Kim(C)(D)Trường Pháo binhPoitiers Pháp
|<center> 1918-1987
|<center> Phụ tá Tổng Tư lệnhQuân lực Việt Nam Cộng hòa
|Giải ngũ năm 1965-Ngày 10/12/1956, thăng cấp Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 13
|<center> Lê Văn NghiêmVõ bị Pháp Khóa Đặc biệt
|<center> 1912-1988
|<center> Giám đốc Nha Động viênBộ Quốc phòng
|Giải ngũ năm 1965-Ngày 6/11/1955, thăng cấp Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 14
|<center> Mai Hữu Xuân(D)Trường Liêm phóng Pháp(Sĩ quan Trưng dụng)
|<center> 1919-?
|<center> Phụ táPhó Tổng Tư lệnh Quân lựcĐặc trách Chiến tranh Chính trị
|Giải ngũ năm 1965-Năm 1955, thăng cấp Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Khu chiến miền Đông
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 15
|<center> Dương Văn Đức(C)(D)Võ bị Liên quânViễn Đông Đà Lạt
|<center> 1925-2000
|rowspan= "2" |<center> 1964
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IVVùng 4 Chiến thuật
|Giải ngũ năm 1964-Đầu năm 1956, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hàn Quốc|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 16
|<center> Trần Ngọc Tám(D)Võ bị Liên quânViễn Đông Đà Lạt
|<center> 1926-2011
|<center> Tư lệnh Địa Phương quânĐại sứ tại Thái Lan.
|Giải ngũ năm 1974-Ngày 27/2/1958, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 17
|<center> Nguyễn Hữu Có(C)(D)Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1925-2012
|rowspan= "4" |<center> 1965
|<center> Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòngCố vấn Tổng Tham mưu trưởng
|Giải ngũ năm 1967. Ngày 28/4/1975 tái ngũ-Ngày 2/11/1963, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn IV, Vùng 4 chiến thuật|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 18
|<center> Đặng Văn Quang(D)Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1929-2011
|<center> Cố vấnAn Ninh Quốc gia
| -Ngày 11/8/1964, thăng cấp Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 21 bộ binh-Tháng 12/1964, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 19
|<center> Nguyễn Chánh ThiVõ bị Địa phươngCap St Jacques
|<center> 1923-2007
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IVùng 1 Chiến thuật
|Giải ngũ năm 1966, xuất cảnh qua hoa Kỳ chữa bệnh (thực chất là bị buộc phải lưu vong)-Ngày 14/5/1964, thăng cấp Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh-Ngày 21/10/1964, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 20
|<center> Nguyễn Văn Thiệu(D)Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1923-2001
|<center> Tổng thống Việt Nam Cộng hòaTổng Tư lệnhQuân lực Việt Nam Cộng hòa
| -Ngày 2/11/1963, thăng cấp Thiếu tướng Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 21
|<center> Lê Nguyên KhangVõ khoa Nam Định
|<center> 1931-1996
|rowspan= "2" |<center> 1966
|<center> Phụ tá Tổng Tham mưu trưởngQuân lực Việt Nam Cộng hòa
| -Ngày 11/8/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm tư lệnh Lữ đoàn Thủy quân lục chiến-Ngày 21/10/1964, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 22
|<center> Vĩnh Lộc(D)Võ bị Lục quân Pháp
|<center> 1923-2009
|<center> Tổng Tham mưu trưởngQuân lực Việt Nam Cộng hòa
| -Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh-Ngày 20/6/1965, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II, Vùng 2 chiến thuật
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 23
|<center> Hoàng Xuân LãmVõ bị Đà Lạt K3
|<center> 1928-2017
|rowspan= "4" |<center> 1967
|<center> Phụ táTổng trưởng Quốc phòng
| -Ngày 11/8/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm sư đoàn 23 bộ binh-Ngày 1/11/1965, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Sư đoàn 2 bộ binh|-
|<center> 24
|<center> Nguyễn Bảo Trị(D)Võ khoa Nam Định
|<center> 1929
|<center> Tổng cục trưởngTổng cục Quân huấn
| -Ngày 31/10/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh-Ngày 1/10/1965, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 25
|<center> Linh Quang Viên(D)Võ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1918-2013
|<center> Thanh tra Quân đoàn III, IVĐại sứ VNCH tại Tunisia
|Giải ngũ năm 1973-Ngày 2/11/1963, thăng cấp Thiếu tướng Tổng tham mưu phó Đặc trách Tiếp vận|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 26
|<center> Nguyễn Văn Vỹ(C)Võ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1916-1981
|<center> Tổng trưởng Quốc phòng
|Giải ngũ năm 1973-Ngày 1/7/1954, thăng cấp Thiếu tướng tái nhiệm Tham mưu trưởng Võ phòng Quốc trưởng Bảo Đại
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 27
|<center> Nguyễn Văn LàVõ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1918-1990
|rowspan= "2" |<center> 1968
|<center> Tổng Tham mưu phóĐặc trách Bình Định, Phát triển
|Giải ngũ năm 1974-Ngày 27/2/1958, thăng cấp Thiếu tướng Tổng Giám đốc Cảnh sát Công an|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 28
|<center> Nguyễn Đức Thắng(D)Võ khoa Nam Định
|<center> 1930-2020
|<center> Phụ tá Kế hoạchTổng Tham mưu trưởng
|Giải ngũ năm 1973-Ngày 11/8/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Trưởng phòng 3 Bộ Tổng tham mưu-Ngày 1/11/1965, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Ủy viên Xây dựng Nông thôn
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 29
|<center> Lữ Lan(D)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1927-2021
|<center> 1969
|<center> Chỉ huy trưởngTrường Cao đẳng Quốc phòng
| -Ngày 20/10/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh-Ngày 1/11/1965, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 10 bộ binh (sau cải danh thành Sư đoàn 18)|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 30
|<center> Ngô Dzu(D)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1926-2006
|rowspan= "5" |<center> 1970
|<center> Trưởng đoàn Quân sựBan Liên hợp 4 bên
|Giải ngũ năm 1974-Ngày 29/5/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 2 bộ binh-Ngày 11/8/1964, thăng cấp Thiếu tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 31
|<center> Dư Quốc ĐốngVõ bị Đà Lạt K5
|<center> 1932-2008
|<center> Phụ táTổng Tham mưu trưởng
| -Ngày 1/11/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Lữ đoàn Dù-Ngày 19/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 32
|<center> Nguyễn Văn Mạnh(D)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1921-1994
|<center> Tổng Tham mưu phóĐặc trách An ninh, Phát triển
| -Ngày 1/11/1965, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh-Ngày 4/2/1967, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn IV, Vùng 4 chiến thuật
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 33
|<center> Trần Văn MinhVõ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1932-1997
|<center> Tư lệnh Không quân
| -Ngày 1/12/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Không quân-Ngày 19/6/1968 thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 34
|<center> Nguyễn Viết Thanh(B)Võ bị Đà Lạt K4
|<center> 1931-1970
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IVVùng 4 Chiến thuật
|Ngày 2/2/1970, tử nạn trực thăng khi đang thị sát mặt trận liên tỉnh Kiến Tường-Kiến Phong, được truy thăng cấp bậc Trung tướng-Ngày 19/6/1966, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 7 bộ binh-Ngày 19/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn IV, Vùng 4 chiến thuật
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 35
|<center> Ngô Quang TrưởngVõ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1929-2007
|rowspan= "8"|<center> 1971
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IQuân khu 1Phụ tá Hành quânTổng tham mưu trưởng
| -Ngày 4/2/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh-Ngày 3/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 36
|<center> Chung Tấn Cang(E)(F) Trường Sĩ quan Hải quânNha Trang K1
|<center> 1926-2007
|<center> Tư lệnh Hải quân
| -Ngày 8/4/1964, thăng cấp Chuẩn tướng (Phó Đề đốc) đương nhiệm Tư lệnh Hải quân-Ngày 21/10/1964, thăng cấp Thiếu tướng (Đề đốc) tại nhiệm
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 37
|<center> Phan Trọng ChinhVõ bị Đà Lạt K5
|<center> 1931-2014
|<center> Chỉ huy trưởngTrường Chỉ huy & Tham mưu
| -Năm 1966, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh-Ngày 10/1/1968, thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III, Vùng 3 chiến thuật|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 38
|<center> Cao Hảo Hớn(D)Võ bị Liên quânViễn Đông Đà Lạt
|<center> 1926-2010
|<center> Cố vấn Quân sự Tổng thốngPhụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
| -Ngày 29/5/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 21 bộ binh-Ngày 19/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Tư lệnh phó Địa phương quân & Nghĩa quân
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 39
|<center> Lâm Quang Thi(D)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1932-2021
|<center> Tư lệnh Bộ Tư lệnhTiền phương Quân đoàn I
| -Tháng 2/1966, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh-Ngày 19/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 40
|<center> Nguyễn Xuân Thịnh(D)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1929-1998
|<center> Tư lệnhBinh chủng Pháo binh
| -Ngày/11/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh-Ngày 10/1/1968, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Tư lệnh phó lãnh thổ Quân đoàn III, Quân khu 3
|-
|<center> 41
|<center> Phạm Quốc Thuần(D)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1926
|<center> Chỉ huy trưởngTrường Hạ sĩ quanĐồng Đế, Nha Trang
| -Năm 1966, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh-Ngày 19/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-
|<center> 42
|<center> Trần Văn TrungVõ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1926
|<center> Tổng cục trưởngChiến tranh Chính trị
| -Ngày 1/11/1965, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức-Ngày 19/6/1968, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Tổng cục trưởng Chiến tranh Chính trị
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 43
|<center> Đồng Văn KhuyênVõ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1927-2015
|rowspan= "3" |<center> 1972
|<center> Tham mưu trưởngBộ Tổng tham mưuTổng cục trưởng Tiếp vận
| -Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tổng cục trưởng Tiếp vận-Ngày 19/6/1970, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 44
|<center> Nguyễn Văn MinhVõ bị Đà Lạt K4
|<center> 1926-2006
|<center> Tư lệnh Biệt khu Thủ đôTổng trấn Sài Gòn-Chợ Lớn
| -Ngày 1/11/1965, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 21 bộ binh-Ngày 4/6/1968 thăng cấp Thiếu tướng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 45
|<center> Trần Thanh Phong(B)(D)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1926-1972
|<center> Phụ tá Ủy ban Trung ươngĐặc trách Thị tứ
|Ngày 1/12/1972 bị tử nạn khi bay làm nhiệm vụ. Do thời tiết xấu nên chiếc Caribou C.7A bị đâm nhào xuống đất tại vị trí cách Tuy Hoà khoảng 2 cây số. Được truy thăng cấp bậc Trung tướng-Ngày 20/10/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh-Ngày 1/11/1966, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Trưởng phòng 3 Bộ Tổng tham mưu kiêm Giám đốc Trung tâm Hành quân|-
|<center> 46
|<center> Nguyễn Vĩnh Nghi(C)(D)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1932-?
|rowspan= "2" |<center> 1974
|<center> Tư lệnh phó Quân đoàn IIITư lệnh Tiền phương
| -Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 21 bộ binh-Ngày 19/6/1970, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 47
|<center> Nguyễn Văn ToànVõ bị Đà Lạt K5
|<center> 1932-2005
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IIIQuân khu 3Tư lệnhBinh chủng Thiết giáp
| -Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh-Ngày 1/1/1970, thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 48
|<center> Nguyễn Văn Hiếu(B)(D)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1929-1975
|rowspan= "2" |<center> 1975
|<center> Tư lệnh phó Quân đoàn IIIQuân khu 3
|Ngày 8/4/1975, bị tử nạn vì cướp cò súng lục. Ngày 10/4/1975 được truy thăng cấp bậc Trung tướng-Ngày 1/11/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 22 bộ binh-Đầu năm 1970, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 49
|<center> Lâm Văn Phát(C)(D)(G)Võ bị Liên quânViễn Đông Đà Lạt
|<center> 1920-1998
|<center> Tư lệnhBiệt khu Thủ đô
|Giải ngũ năm 1965. Ngày 28/4/1975 tái ngũ được thăng cấp Trung tướng-Ngày 2/11/1963, thăng cấp Thiếu tướng đương nhiệm Tư lệnh phó Quân đoàn III|-
|}
Ghi thêm
'''Cấp Trung tướng Quân đội Pháp & Giáo phái Cao Đài:
Nguyễn Văn Xuân (Quân đội Pháp, giữ chức vụ Thủ tướng Nam kỳ Tự trị và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Quốc gia Việt Nam từ năm 1947-1950)
Trần Quang Vinh (Cao Đài)
Nguyễn Văn Thành (Cao Đài)
Xem thêm
Đại tướng Việt Nam Cộng hòa
Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa
Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa
Tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa bị tù lưu đày
Tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa tốt nghiệp Đại học Quân sự Hoa Kỳ
Chú thích
Tham khảo
Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011), Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa'', Trang 120.
Liên kết ngoài
Danh sách sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
12817 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFu%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa | Cấp bậc Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa đặt ra ngay sau khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ban đầu, đây là cấp đầu tiên của cấp bậc tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa. Từ thượng tuần tháng 3 năm 1964, sau khi cấp bậc Chuẩn tướng được đặt ra, cấp bậc này được phân loại xếp trên cấp Chuẩn tướng.
Trong lịch sử 25 năm tồn tại của Quân đội Quốc gia và sau này là Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1950-1975) đã có 46 vị có cấp bậc cuối cùng là Thiếu tướng và Đề đốc. Người nổi tiếng nhất là Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, sau này làm Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Quân hàm thiếu tướng của các quân chủng
Danh sách
{|class= "wikitable"
|-
!width= "1%" |Stt
!width= "24%" |Họ và tên
!width= "11%" |Thời gian sống
!width= "8%" |Năm thụ phong
!width= "28%" |Chức vụ sau cùng
!Chú thích
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 1
|<center> Lê Văn Viễn(A)Bảy ViễnPháp đào tạo
|<center> 1904-1971
|<center> 1952
|<center> Tư lệnh Lực lượng Bình Xuyên(bị tước binh quyền và truy nã)
|Nguyên là Đại tá trong Quân đội Liên hiệp Pháp, sau phục vụ cho Quân đội Quốc gia
-Ngày 22 tháng 4 năm 1952 được Quốc trưởng Bảo Đại ký sắc lệnh phong cấp Thiếu tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 2
|<center> Nguyễn Giác Ngộ(A)Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn
|<center> 1897-1967
|rowspan= "2" |<center> 1954
|<center> Giám đốc Nha Nghiên cứu Du kích chiến Bộ Tổng tham mưu
|Giải ngũ năm 1965
- Nguyên là sĩ quan cao cấp của Quân đội Hòa Hảo. Được Quốc trưởng Bảo Đại phong cấp Thiếu tướng trong Quân đội Quốc gia
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 3
|<center> Nguyễn Văn Vận(A)Võ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1905-1999
|<center> Tổng Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng
|Giải ngũ năm 1955
- Được Quốc trưởng Bảo Đại phong cấp Thiếu tướng trong Quân đội Quốc gia
|-
|<center> 4
|<center> Văn Thành Cao(A)(B)Nội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn
|<center> 1924-?
|<center> 1955
|<center> Tổng cục phó Tổng cục Chiến tranh Chính trị
|Nguyên là sĩ quan cao cấp của Quân đội Cao Đài
- Năm 1955 ra hợp tác với Chính phủ Quốc gia, được Thủ tướng Diệm phong cấp Thiếu tướng Tổng Tư lệnh Lực lương Cao Đài Liên minh thay thế cố Trung tướng Trình Minh Thế
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 5
|<center> Lê Quang Vinh(A)Ba CụtNội ứng Nghĩa đinh Cái Vồn
|<center> 1923-1956
|<center> 1956
|<center> Tư lệnh đội quân Hòa Hảo ly khai
|Nguyên là lãnh tụ một đội quân ly khai với Giáo phái Hòa Hảo, sau có nhiều lần ra hợp tác với quân đội Pháp, được phong từ cấp Thiếu tá đến Đại tá
- Năm 1956 ra hợp tác với Việt Nam Cộng hòa được phong cấp Thiếu tướng, nhưng sau đó bị xử tử hình với tội danh mưu phản
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 6
|<center> Hồ Văn Tố(C)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1915-1962
|<center> 1958
|<center> Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 7
|<center> Nguyễn Chấn Á(A)(B)Pháp đào tạo
|<center> 1923-1998
|<center> 1960
|<center> Cố vấn Tổng cục Chiến tranh Chính trị
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 8
|<center> Huỳnh Văn Cao(B)(C)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1927-2013
|rowspan= "2" |<center> 1962
|<center> Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật
|Giải ngũ năm 1966
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 9
|<center> Trần Tử Oai(C)Võ bị Tông Sơn Tây
|<center> 1921-1999
|<center> Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
|Giải ngũ năm 1965
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 10
|<center> Đỗ MậuTrường Hạ sĩ quan An Cựu Huế
|<center> 1917-2002
|<center> 1963
|<center> Đệ tam Phó Thủ tướng đặc trách Văn hóa-Xã hội
|Giải ngũ năm 1965
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 11
|<center> Phạm Văn Đổng(C)Võ bị Móng Cái
|<center> 1919-2008
|rowspan= "6" |<center> 1964
|<center> Tổng trưởng Bộ Cựu chiến binh
|Giải ngũ năm 1965
- Ngày 8/4/1964 thăng cấp Chuẩn tướng sau khi rời chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 12
|<center> Nguyễn Cao KỳVõ khoa Nam Định
|<center> 1930-2011
|<center> Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
|Giải ngũ năm 1967 để tham chính (đắc cử Phó Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa)
- Ngày 8/4/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Không quân
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 13
|<center> Dương Ngọc Lắm(C)Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
|<center> 1924-1973
|<center> Phụ tá Đặc biệt Phủ Thủ tướng
|Giải ngũ năm 1964
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 14
|<center> Đặng Thanh Liêm(C)Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
|<center> 1925-2017
|<center> Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
|Giải ngũ năm 1965
- Ngày 8/4/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 15
|<center> Nguyễn Văn QuanThiếu sinh quân PhápSĩ quan Đặc biệt Pháp
|<center> 1910-1969
|<center> Giám đốc Nha An ninh Quân đội
|Giải ngũ năm 1965
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 16
|<center> Tôn Thất Xứng(C)Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1923-2018
|<center> Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự
|Giải ngũ năm 1967
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 17
|<center> Nguyễn CaoAlbertVõ bị Đà Lạt K4
|<center> 1925-1998
|rowspan= "3" |<center> 1965
|<center> Chánh Văn phòng Thủ tướng Nguyễn Khánh
|Giải ngũ năm 1965
- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chánh Văn phòng Thủ tướng Nguyễn Khánh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 18
|<center> Nguyễn Văn Chuân(C)Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1923-2002
|<center> Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật
|Giải ngũ năm 1966
- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Trưởng phòng 4 Bộ Tổng tham mưu
|-
|<center> 19
|<center> Bùi Hữu Nhơn(C)Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
|<center> 1928
|<center> Ủy ban Điều hành Quốc tế Quân viện
|Giải ngũ năm 1968
- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Sĩ quan Thủ Đức
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 20
|<center> Đoàn Văn Quảng(B)Võ bị Lục quân Pháp
|<center> 1923-1982
|<center> 1966
|<center> Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
|Ngày 1/11/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 21
|<center> Trương Quang Ân(C)(D)Võ bị Đà Lạt K4
|<center> 1932-1968
|rowspan= "3" |<center> 1968
|<center> Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
|Ngày 8/9/1968 tử nạn trực thăng gần Đức Lập (Quảng Đức) khi đang làm nhiệm vụ, được truy thăng cấp bậc Thiếu tướng
- Ngày 19/6/1968 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 23 Bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 22
|<center> Nguyễn Văn Kiểm(C)Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt
|<center> 1924-1969
|<center> Tham mưu trưởng Biệt bộ Phủ Tổng thống
|Năm 1969 bị đặc công Việt Cộng đánh bom ám sát tại Sài Gòn, khiến ông bị thương (cụt chân) và sau đó tử vong
- Ngày 11/8/1964 thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 23
|<center> Nguyễn Ngọc LoanVõ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1930-1998
|<center> Thanh tra Quốc phòng
|Ngày 1/11/1966, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 24
|<center> Hoàng Văn LạcVõ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1927-2014
|rowspan= "2" |<center> 1969
|<center> Tư lệnh phó Lãnh thổQuân khu 1
|Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Thứ trưởng Xây dựng Nông thôn
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 25
|<center> Nguyễn Xuân Trang(B)(C)Võ bị Nước Ngọt
|<center> 1924-2015
|<center> Tham mưu phóBộ Tổng tham mưu
|Ngày 11/8/1964, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tham mưu trưởng Quân đoàn IV
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 26
|<center> Trần Văn Chơn(B)(E)(F)Sĩ quan Hải quânNha Trang Khóa 1
|<center> 1920-2019
|rowspan= "5" |<center> 1970
|<center> Tư lệnh Hải Quân
|Giải ngũ năm 1974
-Ngày 19/6/1968, thăng cấp (Phó Đề đốc) Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Hải quân
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 27
|<center> Bùi Đình Đạm(C)Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1926-2009
|<center> Tổng Giám đốcTổng nha Nhân lực Quốc phòng
|Ngày 19/6/1968, thăng cấo Chuẩn tướng đương nhiệm Giám đốc Nha Động viên
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 28
|<center> Vũ Ngọc Hoàn(B)Đại học Quân y K1
|<center> 1922-1993
|<center> Phó Tổng thanh traQuân lực Việt Nam Cộng hòa
|Ngày 19/6/1968, thăng cấp Y sĩ Chuẩn tướng đương nhiệm Cục trưởng Cục Quân y
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 29
|<center> Lâm Quang Thơ(C)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1931-1985
|<center> Chỉ huy trưởngTrường Võ bị Quốc gia Việt Nam
|Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức
|-
|<center> 30
|<center> Lê Ngọc Triển(C)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1927
|<center> Tham mưu phóHành quân Bộ Tổng tham mưu
|Ngày 19/6/1968, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 31
|<center> Phạm Văn PhúVõ bị Đà Lạt K8
|<center> 1928-1975
|<center> 1971
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IIQuân khu 2
|Tự sát ngày ngày 30 tháng 4 năm 1975
-Ngày 16/4/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Biệt khu 44 (Khu vực Đồng Tháp Mười)
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 32
|<center> Nguyễn Huy Ánh(D)Không quân Pháp
|<center> 1934-1972
|rowspan= "5" |<center> 1972
|<center> Tư lệnhSư đoàn 4 Không quân
|Ngày 27/4/1972 Tử nạn trực thăng tại Bình Thủy, Cần Thơ. Được truy thăng cấp bậc Thiếu tướng
-Ngày 1/11/1971, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 33
|<center> Trần Bá Di(B)(C)(G)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1931-2018
|<center> Chỉ huy trưởng Trung tâmHuấn luyện Quang trung
|Tháng 4/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 34
|<center> Nguyễn Khoa NamVõ khoa Thủ Đức K3
|<center> 1927-1975
|<center> Tư lệnh Quân đoàn IVQuân khu 4
|Tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975
-Ngày 19/6/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 7 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 35
|<center> Nguyễn Thanh Sằng(B)(C)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1926-2005
|<center> Tư lệnh Tiền phươngQuân đoàn IV
|Giải ngũ năm 1973
-Ngày 1/11/1964, thăng cấp Chuẩn tướng sau khi rời chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, trước khi nhậm chức Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 36
|<center> Phan Đình Soạn(C)(D)Võ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1929-1972
|<center> Tư lệnh phó Quân đoàn IQuân khu 1
|Ngày 25/2/1972, tử nạn trực thăng tại vùng biển gần Vịnh Đà Nẵng khi đang bay làm nhiệm vụ. Được truy thăng cấp bậc Thiếu tướng
-Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Chỉ huy trưởng Pháo binh
|-
|<center> 37
|<center> Nguyễn Duy Hinh(C)Võ khoa Nam Định
|<center> 1929
|<center> 1973
|<center> Tư lệnhSư đoàn 3 Bộ binh
|Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng Tư lệnh phó lãnh thổ Quân đoàn IV
|-
|<center> 38
|<center> Đào Duy Ân(C)Võ bị Đà Lạt K4
|<center> 1932
|rowspan= "5" |<center> 1974
|<center> Tư lệnh phó Quân đoàn IIIQuân khu 3
|Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 39
|<center> Võ Văn Cảnh(C)Võ bị Địa phươngTrung Việt Đập Đá Huế K3
|<center> 1922-1994
|<center> Thứ trưởng Nội vụTổng giám đốc Nhân dân Tự vệ
|Ngày 1/7/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Sư đoàn 23 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 40
|<center> Đỗ Kế Giai(B)(C)(G)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1929-2016
|<center> Tư lệnhBinh chủng Biệt Động quânTrung ương
|Ngày 1/11/1967, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 10 bộ binh (Sư đoàn 18 sau này)
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 41
|<center> Võ Xuân LànhVõ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1931-1982
|<center> Tư lệnh phó Không quân
|Năm 1969, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh phó Không quân
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 42
|<center> Lâm Ngươn Tánh(E)(F)Sĩ quan Hải quânNha Trang K1
|<center> 1928-2018
|<center> Phụ tá Quốc vụ khanh
|Ngày 1/11/1970, thăng cấp (Phó đề đốc) Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh phó Hải quân
|-
|<center> 43
|<center> Nguyễn Khắc BìnhVõ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1931
|rowspan= "4" |<center> 1975
|<center> Tư lệnhCảnh sát Quốc giaĐặc uỷ Trung ương
|Ngày 1/11/1970, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 44
|<center> Lê Minh Đảo(B)(G)(H)Võ bị Đà Lạt K10
|<center> 1933-2020
|<center> Tư lệnhSư đoàn 18 Bộ binh
|Ngày 1/11/1972, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 18 bộ binh
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 45
|<center> Bùi Thế Lân(H)Võ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1932-2014
|<center> Tư lệnh Sư đoànThủy quân Lục chiến
|Ngày 28/5/1972, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
|-
|<center> 46
|<center> Phan Đình Niệm(H)Võ bị Đà Lạt K4
|<center> 1931
|<center> Tư lệnhSư đoàn 22 Bộ binh
|Ngày 1/11/1972, thăng cấp Chuẩn tướng đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 22 bộ binh
|-
|}
Ghi thêm
-Cấp Thiếu tướng Giáo phái Cao Đài
Lê Hoàng Cưu
Lê Văn Tất
Trần Văn Có
Chú thích
Xem thêm
Đại tướng Việt Nam Cộng hòa
Trung tướng Việt Nam Cộng hòa
Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa
Tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa bị tù lưu đày
Tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa tốt nghiệp Đại học Quân sự Hoa Kỳ
Tham khảo
Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011), Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng hòa
Liên kết ngoài
Danh sách sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
12818 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BA%A9n%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Qu%C3%A2n%20l%E1%BB%B1c%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa | Chuẩn tướng là cấp bậc tướng lĩnh thấp nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp hiệu 1 sao. Cấp bậc này xếp dưới cấp Thiếu tướng, trên cấp Đại tá, tương đương quân hàm Brigadier General trong Quân đội Mỹ (mang 1 sao) và Général de Brigade trong Quân đội Pháp (mang 2 sao). Trong Hải lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Hải quân Chuẩn tướng có danh xưng là Phó Đề đốc.
Lược sử
Kế từ khi được thành lập vào năm 1955 cho đến năm 1964, hệ thống quân hàm của Quân đội Việt Nam Cộng hòa không tồn tại cấp bậc Chuẩn tướng. Cấp bậc tướng lĩnh thấp nhất, trên cấp Đại tá là Thiếu tướng. Sau khi đảo chính 1963 thành công, một số đại tá có công được thăng thưởng lên cấp Thiếu tướng, gồm Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu... Đại tá cuối cùng được thăng trực tiếp lên cấp Thiếu tướng là Cao Văn Viên, được phong ngày 3 tháng 3 năm 1964, được thăng thưởng do có công hỗ trợ tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong cuộc chỉnh lý năm 1964.
Nhằm tạo thêm thế lực vây cánh trong số sĩ quan cao cấp, tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng nhằm thăng thưởng cho nhiều sĩ quan cấp bậc Đại tá có công trong Đảo chính 1963 cũng như trong Chỉnh lý 1964 và nhiều đại tá có "thâm niên quân vụ" nhưng không được xét phong thăng quân hàm dưới thời Ngô Đình Diệm. Ngày 8 tháng 4 năm 1964, những đại tá đầu tiên thụ phong cấp bậc Chuẩn tướng có Nguyễn Cao Kỳ, Chung Tấn Cang...
Cấp bậc Chuẩn tướng tồn tại được 11 năm cho đến khi chế độ Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn sụp đổ vào năm 1975.
Quân hàm chuẩn tướng của các quân chủng
Danh sách
Tính đến năm 1975, ghi nhận được 72 quân nhân cao cấp giữ cấp bậc cuối cùng là Chuẩn tướng và Phó Đề đốc.
{|class= "wikitable"
|-
!width= "1%" |Stt
!width= "23%" |Họ và tên
!width= "12%" |Thời gian sống
!width= "7%" |Năm thụ phong
!width= "26%"|Chức vụ sau cùng
!Chú thích
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 1
|<center> Phạm Đăng Lân(A)Võ bị Nước Ngọt
|<center> 1927-2017
|<center> 1964
|<center> Cục trưởngCục Công binh
|Giải ngũ năm 1965
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 2
|<center> Phan Xuân Nhuận(B) Võ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1916-?
|<center> 1966
|<center> Tư lệnhSư đoàn 1 Bộ binh
|Giải ngũ năm 1966
|-
|<center> 3
|<center> Nguyễn Chấn(A)Võ khoa Nam Định
|<center> 1931
|<center> 1967
|<center> Cục trưởng Cục Công binhBiệt phái Bộ Canh nông
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 4
|<center> Lưu Kim Cương(C)Võ bị Không quân Pháp
|<center> 1933-1968
|rowspan= "2" |<center> 1968
|<center> Tư lệnh Không đoàn 33Chỉ huy trưởngYếu khu Tân Sơn Nhứt
|Ngày 6/5/1968, tử trận tại Tân Sơn Nhất trong chiến trận Mậu Thân năm 1968 đợt 2. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-
|<center> 5
|<center> Nguyễn Thanh HoàngVõ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1924
|<center> Chánh Thanh traQuân đoàn II
|Giải ngũ 1974
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 6
|<center> Nguyễn Bá Liên(C)Võ khoa Thủ Đức K3p
|<center> 1933-1969
|<center> 1969
|<center> Tư lệnhBiệt khu 24 Kontum
|Ngày 6/12/1969, tử trận khi đang bay (trực thăng) thị sát mặt trận Ben Het, Kontum. Máy bay bị trúng đạn phòng không của địch quân. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 7
|<center> Trần Văn Hai(D)Võ bị Đà Lạt K7
|<center> 1925-1975
|rowspan= "4" |<center> 1970
|<center> Tư lệnhSư đoàn 7 Bộ binh
|Tuẫn tiết (tự sát) ngày 30/4/1975
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 8
|<center> Nguyễn Hữu Hạnh(A)Võ bị Địa phươngCap St Jacques
|<center> 1926-2019
|<center> Phụ tá Hành quânTổng tham mưu trưởng
|Mất năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 9
|<center> Nguyễn Văn Khương(C)Võ khoa Thủ Đức K2
|<center> 1924-1970
|<center> Tỉnh trưởngTiểu Khu trưởngPhong Dinh
|Ngày 19/7/1970, tử trận do bị địch quân phục kích bắn đạn B.40 tại Phong Dinh. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 10
|<center> Nguyễn Văn Thiện(A)(D)Võ khoa Thủ Đức K2
|<center> 1928-1970
|<center> Tư lệnhBiệt khu Quảng-Đà
|Ngày 3/11/1970 bị tử nạn mất tích trên đường bay bằng Phản lực cơ từ Đà Nẵng về Sài Gòn để dự lễ gắn cấp bậc cho chính mình (Trước đó, ngày 1/11/1970 đã nhận quyết định vinh thăng Chuẩn tướng)
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 11
|<center> Vũ Văn Giai(B)Võ bị Đà Lạt K10
|<center> 1934-2012
|rowspan= "4" |<center> 1971
|<center> Tư lệnhSư đoàn 3 Bộ binh
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 12
|<center> Hồ Trung Hậu(B)Võ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1931-1995
|<center> Chánh Thanh traQuân đoàn IIIQuân khu 3
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 13
|<center> Nguyễn Văn Phước(C)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1926-1971
|<center> Phụ tá Tư lệnhQuân đoàn IVQuân khu 4
|Ngày 18/5/1971 tử nạn trực thăng trên sông Hậu Giang khi đang bay thị sát chiến trường. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 14
|<center> Phan Đình Thứ(A)(B)(Lam Sơn)Võ bị Lục quân Pháp
|<center> 1919-2002
|<center> Tư lệnh phóQuân đoàn II
|Giải ngũ năm 1973
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 15
|<center> Đỗ Văn An(C)Võ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1932-1972
|rowspan= "34" |<center> 1972
|<center> Trung đoàn trưởngTrung đoàn 7 Bộ binh
|Ngày 16/6/1972 tử trận khi đang bay trực thăng thị sát chiến trường tại Kiến Tường. Máy bay bị trúng đạn tầm nhiệt SA.7. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 16
|<center> Lý Tòng BáVõ bị Đà Lạt K6
|<center> 1931-2015
|<center> Tư lệnhSư đoàn 25 Bộ binh
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 17
|<center> Nguyễn Trọng Bảo(C)Võ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1925-1972
|<center> Tham mưu trưởngPhụ tá Hành quânSư đoàn Nhảy Dù
|Ngày 14/7/1972 tử nạn trực thăng khi đang bay thị sát chiến trường tại Quảng Trị. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8F8
|<center> 18
|<center> Trần Văn Cẩm(A)(B)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1930-2021
|<center> Phụ tá Hành quânQuân đoàn II
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 19
|<center> Nguyễn Hữu Chí(E)(F)Sĩ quan Hải quânNha Trang K3
|<center> 1931-1988
|<center> Tư lệnhLực lượng Hải quân 213
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 20
|<center> Nguyễn Văn Chức(A)Võ bị Địa phươngCap St Jacques K2
|<center> 1928-2018
|<center> Cục trưởng Cục Công binhTổng cục trưởngTổng cục Tiếp vận
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 21
|<center> Võ Dinh(A)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1929-2017
|<center> Tham mưu trưởngBộ tư lệnh Không quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 22
|<center> Lê Đức Đạt(C)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1928-1972
|<center> Tư lệnhSư đoàn 22 Bộ binh
|Ngày 24/4/1972 tử trận tại chiến trường Tân Cảnh. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 23
|<center> Ngô Hán Đồng(A)(C)Võ khoa Thủ Đức K2
|<center> 1930-1972
|<center> Chỉ huy trưởngPháo binh Quân đoàn I
|Ngày 25/02/1972, tử nạn trực thăng cùng với Chuẩn tướng Phan Đình Soạn tại vùng biển gần vịnh Đà Nẵng khi đang bay thi hành công vụ. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng, (tướng Soạn được truy thăng Thiếu tướng)
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 24
|<center> Trương Hữu Đức(C)Võ bị Đà Lạt K10
|<center> 1930-1972
|<center> Chiến đoàn trưởngChiến đoàn Đặc nhiệm 52
|Ngày 13/4/1972 tử trận do bị trúng đạn của địch quân bắn lên khi đang bay trên trực thăng để thị sát và điều đông đơn vị trực thuộc tại mặt trận Chơn Thành (Bình Long). Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 25
|<center> Phan Hòa HiệpVõ bị Địa phươngTrung Việt K1
|<center> 1927-2013
|<center> Tổng trưởngThông tin Chiêu hồi
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 26
|<center> Đinh Mạnh Hùng(E)(F)Sĩ quan Hải quânNha Trang K2
|<center> 1932-2018
|<center> Chỉ huy trưởngBộ chỉ huy lưu động sông
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 27
|<center> Lê Văn Hưng(D)Võ khoa Thủ Đức K5
|<center> 1933-1975
|<center> Tư lệnh phóQuân đoàn IVQuân khu 4
|Tuẫn tiết (tự sát) ngày 30/4/1975
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 28
|<center> Lý Bá Hỷ(A)(B)Võ bị Đà Lạt K3
|<center> 1923-2015
|<center> Tư lệnh phóBiệt khu Thủ Đô
|
|-
|<center> 29
|<center> Huỳnh Văn Lạc(A)(B)Võ khoa Thủ Đức K3
|<center> 1927
|<center> Tư lệnhSư đoàn 9 Bộ binh
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 30
|<center>Trần Quốc Lịch(B)Võ khoa Thủ Đức K4p
|<center> 1935-2021
|<center> Chánh Thanh traQuân đoàn IVQuân khu 4
|
|-
|<center> 31
|<center> Đặng Đình LinhVõ khoa Nam Định
|<center> 1929
|<center> Tham mưu phó Tiếp vậnBộ Tư lệnh Không quân
|
|-
|<center> 32
|<center> Nguyễn Văn LượngVõ khoa Nam Định
|<center> 1931
|<center> Tư lệnhSư đoàn 2 Không quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 33
|<center> Lê Quang LưỡngVõ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1932-2005
|<center> Tư lệnhSư đoàn Nhảy Dù
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 34
|<center> Đỗ Kiến NhiễuVõ bị Đà Lạt K4
|<center> 1931-1988
|<center> Đô trưởng Sài Gòn
|
|-
|<center> 35
|<center> Phạm Hữu Nhơn(A)Võ khoa Nam Định
|<center> 1928
|<center> Trưởng phòng 7Bộ Tổng Tham mưu
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 36
|<center> Vũ Đức NhuậnVõ bị Quốc gia Huế K1
|<center> 1926-1998
|<center> Cục trưởngCục An Ninh Quân đội
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 37
|<center> Trần Văn NhựtVõ bị Đà Lạt K10
|<center> 1935-2015
|<center> Tư lệnhSư đoàn 2 Bộ binh
|
|-
|<center> 38
|<center> Chương Dzềnh Quay(A)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1928
|<center> Tham mưu trưởngQuân đoàn IVQuân khu 4
|
|-
|<center> 39
|<center> Phạm Hà Thanh(B)Đại học Quân y Hà Nội
|<center> 1926
|<center> Cục trưởng cục Quân y
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 40
|<center> Đặng Cao Thăng(E)(F)Võ khoa Nam ĐịnhHải quân Brest K1
|<center> 1929-2005
|<center> Tư lệnh Vùng 4 Sông ngòiTư lệnh Hạm đội 21
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 41
|<center> Lê Văn Thân(A)(B)(G)Võ bị Đà Lạt K7
|<center> 1932-2005
|<center> Tư lệnh phóLãnh thổ Quân khu 2
|
|-
|<center> 42
|<center> Trần Đình ThọVõ bị Đà lạt K6
|<center> 1933
|<center> Trưởng phòng 3Bộ Tổng Tham mưu
|
|-
|<center> 43
|<center> Hồ Văn Kỳ Thoại(E)Sĩ quan Hải quânNha Trang K4
|<center> 1933
|<center> Tư lệnhVùng I Duyên hải
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 44
|<center> Diệp Quang Thủy(E)Võ bị Đà Lạt K6Sĩ quan Hải quânNha Trang K3
|<center> 1932-2013
|<center> Tư lệnh phóTham mưu trưởngBộ tư lệnh Hải quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 45
|<center> Phan Phụng TiênVõ khoa Nam Định
|<center> 1930-1995
|<center> Tư lệnhSư đoàn 5 Không quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 46
|<center> Huỳnh Bá TínhVõ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1927-1990
|<center> Tư lệnhSư đoàn 3 Không quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 47
|<center> Lê Trung Trực(B)Võ bị Không quân Pháp
|<center> 1927-2002
|<center> Phụ tá Trung tâmThi hành Hiệp định Paris
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 48
|<center> Lê Văn Tư(B)Võ bị Đà Lạt K5
|<center> 1931-2021
|<center> Tư lệnhSư đoàn 25 Bộ binh
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 49
|<center> Lý Đức Quân(C)Võ bị Đà Lạt K8
|<center> 1930-1973
|rowspan= "2" |<center> 1973
|<center> Trung đoàn trưởngTrung đoàn 7 Bộ binh
|Ngày 31/5/1973 tử trận do bị địch quân bắn đạn phòng không khi đang bay trên trực thăng tại chiến trường Bến cát (Bình Dương). Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 50
|<center> Huỳnh Công Thành(C)Võ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1930-1973
|<center> Tỉnh trưởngTiểu khu trưởngBình Tuy
|Ngày 3/2 bị trọng thương do địch quân bắn phòng không khi đang bay trực thăng thị sát mặt trận vùng Tánh Linh (Bình Tuy), đến ngày 24/3/1973 thì từ trần. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 51
|<center> Từ Văn BêVõ bị Không quân Pháp
|<center> 1931-2008
|rowspan= "14" |<center> 1974
|<center> Chỉ huy trưởng Kỹ thuậtTiếp vận Không quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 52
|<center> Bùi Quý Cảo(C)Võ khoa Thủ Đức K2
|<center> 1923-1974
|<center> Trưởng đoàn Quân sựLiên hợp 2 bênKhu 2 Đà Nẵng
|Ngày 15/9/1974 tử nạn (trên đường công vụ) khi máy bay hàng không dân dụng bị không tặc làm nổ tại bầu trời Phan Rang khiến toàn bộ trên máy bay 62 người thiệt mạng. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 53
|<center> Nguyễn Thanh Châu(E)Sĩ quan Hải quânNha Trang K3
|<center> 1933-2017
|<center> Chỉ huy trưởngTrung tâm Huấn luyệnHải quân
|
|-
|<center> 54
|<center> Vũ Đình Đào(E)(F)Sĩ quan Hải quânNha Trang K3
|<center> 1931
|<center> Tư lệnhVùng 3 Duyên hải
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 55
|<center> Nguyễn Văn Điềm(D)Võ khoa Thủ Đức K4
|<center> 1930-1975
|<center> Tư lệnhSư đoàn 1 Bộ binh
|Tử nạn trực thăng ngày 29/3/1975 tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi.
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 56
|<center> Nguyễn Đức KhánhKhông quân Pháp
|<center> 1932-1996
|<center> Tư lệnhSư đoàn 1 Không quân
|
|-
|<center> 57
|<center> Trần Quang Khôi(A)(B)(G)Võ bị Đà Lạt K6
|<center> 1930
|<center> Tư lệnhLữ đoàn 3 Kỵ binh
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 58
|<center> Hoàng Cơ Minh(D)(E)Sĩ quan Hải quânNha Trang K5
|<center> 1935-1987
|<center> Tư lệnh Vùng 2 Duyên hảiLực lượng Đặc nhiệm 232
|Ngày 28/8/1987 tuẫn tiết tại Nam Lào (biên giới Việt-Lào) trong đội quân kháng chiến từ Hải ngoại trở về
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 59
|<center> Nguyễn Ngọc OánhVõ bị Đà Lạt K3
|<center> 1925-2010
|<center> Chỉ huy trưởngTrung tâm Huấn luyệnKhông quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 60
|<center> Nghiêm Văn Phú(E)Sĩ quan Hải quânNha Trang K2
|<center> 1928-2008
|<center> Tư lệnhLực lượng Đặc nhiệmTuần thám 212
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 61
|<center> Phạm Ngọc Sang(A)(B)(G)Võ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1931-2002
|<center> Tư lệnhSư đoàn 6 Không quân
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 62
|<center> Nguyễn Hữu TầnVõ khoa Nam Định
|<center> 1930-2008
|<center> Tư lệnhSư đoàn 4 Không quân
|
|-bgcolor=FFE8E8
|<center> 63
|<center> Lê Trung Tường(B)Võ bị Quốc gia Huế K2
|<center> 1927-2009
|<center> Tư lệnh SĐ 23 bộ binhTham mưu trưởngQuân đoàn III
|
|-bgcolor=FFE8E8
|<center> 64
|<center> Lê Nguyên Vỹ(A)(D)Võ bị Địa phươngTrung Việt K2
|<center> 1933-1975
|<center> Tư lệnhSư đoàn 5 Bộ binh
|"Tuẫn tiết" (tự sát) ngày 30/4/1975
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 65
|<center> Trương Bảy(A)(H)Võ khoa Thủ Đức K1
|<center> 1930-2013
|rowspan= "8" |<center> 1975
|<center> Phụ tá Tư lệnhCảnh Sát Quốc giaĐặc trách Điều hành
|
|-
|<center> 66
|<center> Nguyễn Văn Giàu(H)Võ khoa Thủ Đức K3
|<center> 1932
|<center> Phụ tá Tư lệnhCảnh sát Quốc giaĐặc trách An ninh
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 67
|<center> Bùi Văn Nhu(B)(H)Sĩ quan Đồng hoá
|<center> 1920-1984
|<center> Tư lệnh phóCảnh sát Quốc gia
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 68
|<center> Chung Tấn Phát(H)Võ khoa Thủ Đức K3
|<center> 1932-2021
|<center> Chánh văn phòngThủ tướngVũ Văn Mẫu
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 69
|<center> Trang Sĩ Tấn(H)Võ khoa Thủ Đức K16
|<center> 1937-2019
|<center> Chỉ huy trưởngCảnh sát Quốc giaĐô thành Sài Gòn
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 70
|<center> Phạm Duy Tất(B)(G)(H)(I)Võ khoa Thủ Đức K4p
|<center> 1934-2019
|<center> Chỉ huy trưởngBiệt động quân Quân khu 2Phụ trách di tản QĐ II
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 71
|<center> Huỳnh Thới Tây(C)(H)Võ bị Đà Lạt K8
|<center> 1932-2010
|<center> Phụ tá Tư lệnhCảnh sát Quốc giaĐặc trách ngành Đặc biệt
|
|-bgcolor=#FFE8E8
|<center> 72
|<center> Mạch Văn Trường(B)(F)(G)(H)(I)Võ bị Đà Lạt K12
|<center> 1936-2021
|<center> Tư lệnhSư đoàn 21 Bộ binh
|
|-
|}
Chú thích
Tham khảo
Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Xem thêm
Đại tướng Việt Nam Cộng hòa
Trung tướng Việt Nam Cộng hòa
Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa
Tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa bị tù lưu đày
Liên kết ngoài
Danh sách sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
12821 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t%20tr%E1%BA%ADn%20T%E1%BB%95%20qu%E1%BB%91c%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Vai trò
Điều 9 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy định:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
Trong các cuộc bầu cử quốc hội tại Việt Nam, các ứng cử viên đều phải được Mặt trận Tổ quốc phê chuẩn để đưa vào danh sách ứng cử viên. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc còn đảm nhiệm việc giám sát cuộc bầu cử.
Cơ quan ngôn luận: Báo Đại đoàn kết, tạp chí Mặt trận.
Thạc sĩ Nguyễn Khắc Giang thuộc nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) qua công trình nghiên cứu "Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức QCC ở Việt Nam" cho biết, Mặt trận Tổ quốc được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước và xã hội, được phân bổ ngân sách hoạt động, tuy vậy, chi phí kinh tế và hiệu quả hoạt động của tổ chức này vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp.
Lịch sử
Các tổ chức tiền thân
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, các lãnh đạo Đảng đã quyết định sẽ thành lập một tổ chức ngoại biên là Mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm tập hợp và lãnh đạo quần chúng. Trong Án nghị quyết về vấn đề phản đế tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành lập Mặt trận thống nhất phản đế (một tên gọi được thay đổi của Mặt trận Dân tộc thống nhất). Ngay khi phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra, ngày 18 tháng 11 năm 1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Hương Cảng, Trung Quốc ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về sau, ngày này trở thành ngày kỷ niệm truyền thống, còn gọi là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Xô viết Nghệ Tĩnh bị chính quyền thực dân đàn áp khốc liệt, nhanh chóng tan rã. Các tổ chức của Đảng Cộng sản bị truy lùng và khủng bố, hoạt động Hội Phản đế Đồng minh cũng vì thế mà bị tê liệt.
Khi phong trào Mặt trận bình dân Pháp lên nắm quyền, có xu hướng thiên tả và cởi mở hơn tại thuộc địa. Các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương được phục hồi và hoạt động trở lại. Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất họp tại Ma Cao, Trung Quốc đã thông qua nghị quyết về công tác Phản đế Liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông dương. Điều lệ của Phản đế Liên minh rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội Phản đế Đồng minh. Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi các giai tầng, đảng phái, các đoàn thể chính trị, tôn giáo khác nhau để đấu tranh đòi những quyền dân chủ tối thiểu, phù hợp với Mặt trận Bình dân ở Pháp. Tháng 8 năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương gửi bức thư ngỏ gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp, bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương". Bức thư cũng nêu 12 nguyện vọng cụ thể làm cơ sở cho Đông Dương Đại hội, công khai việc tập hợp lực lượng của Mặt trận. Ngày 30 tháng 10 năm 1936, Mặt trận tuyên bố chính thức thành lập và phổ biến tài liệu Chung quanh vấn đề chính sách mới.
Từ tháng 9 năm 1937, một loạt các tổ chức ngoại vi của Mặt trận như Thanh niên Dân chủ Đông Dương, Hội Cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội ra đời cùng với việc hoạt động công khai và nửa công khai của các tổ chức quần chúng như hội ái hữu, tương tế, các hội hoạt động âm nhạc,... Tháng 3 năm 1938, Hội nghị họp tại Bà Điểm (Gia Định) đã đổi tên Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Sau khi chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp sụp đổ, chính quyền thực dân siết chặt hoạt động của các phong trào dân chủ. Tuy nhiên, dù rút vào bí mật, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn tiếp tục chỉ đạo các hoạt động công khai và bán công khai của Mặt trận, dần đưa từ hình thức phong trào, đi vào tính chất của một tổ chức.
Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tại Đông Dương, chính quyền thực dân ban bố tình trạng thời chiến, đàn áp thẳng tay Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Tháng 11 năm 1939, Hội nghị họp Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định; Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuyển hướng chỉ đạo, chuyển các hoạt động của Mặt trận Dân chủ thành hoạt động của Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương, nhằm liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương, các giai tầng, đảng phái, cá nhân có tinh thần phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, phát triển dưới hình thức bí mật và công khai.
Việt Minh và Liên Việt
Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tại Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng; theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp Nhật với tên gọi Mặt Trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Việt Minh và làm cờ tổ quốc "khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Chủ trương của Mặt trận bấy giờ là nhằm tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc), đồng thời tập hợp lực lượng, chờ thời cơ đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân.
Lực lượng Việt Minh phát triển nhanh chóng, trở thành lực lượng chính trị quan trọng giành chính quyền tại Việt Nam khi Thế chiến kết thúc và quân Nhật đầu hàng Đồng Minh. Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh đã tổ chức Đại hội Quốc dân tại Tân Trào, thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy ban giải phóng dân tộc, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Khi đã giành được chính quyền trên toàn quốc, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng đọc lời hiệu triệu đồng bào cả nước.
Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, lực lượng Việt Minh là thành phần nòng cốt của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, huy động dân chúng kháng chiến chống Pháp. Trên thực tế, các đảng viên Cộng sản đều hoạt động dưới danh nghĩa cán bộ Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán. Do đó, nhằm mở rộng hơn nữa khối đoàn kết dân tộc, các lãnh đạo Cộng sản đã hình thành một Ban vận động thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Hội Liên Việt, gồm 27 người, với đại biểu Việt Minh là Hồ Chí Minh, chính thức ra mắt ngày 29 tháng 5 năm 1946.
Năm 1951, Đảng Lao động Việt Nam ra công khai. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt được hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt ngày 3 tháng 3 năm 1951.
Các tổ chức ở hai miền Nam Bắc trong chiến tranh
Sau năm 1954, Việt Nam bị chia thành hai miền Nam Bắc với hai chính thể khác nhau. Mục tiêu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc là tiến tới hòa hợp thống nhất đất nước. Đảng Lao động Việt Nam quyết định chủ trương thành lập một tổ chức chính trị mới là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gồm Đảng Lao động, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội,...) thay thế Mặt trận Liên Việt, tham gia cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Sau đó nhiệm vụ của Mặt trận là huy động lực lượng toàn dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
Ngày 10 tháng 9 năm 1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với mục đích "đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên đồng bào và chiến sĩ chống chiến tranh phá hoại Mỹ và ủng hộ cuộc cách mạng tại miền Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tích cực tham gia cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và giúp đỡ các nhà tư sản dân tộc thông suốt chính sách làm cho cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tiến hành thuận lợi, đạt kết quả. Mặt trận cũng thực hiện việc động viên nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng chính quyền, phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế, cải tạo văn hóa - tư tưởng tại miền Bắc.
Tại miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (phía Mỹ thường gọi là Việt Cộng) được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960, để chống lại Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Các lãnh đạo chủ chốt là Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía bắc. Chiến tranh Việt Nam kéo dài từ năm 1955 đến năm 1975. Năm 1969, MTDTGPMNVN thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Ngoài ra ngày 20 tháng 4 năm 1968, một mặt trận mới ra đời là Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch. Liên minh này được xem là một tổ chức lớn hơn và rộng khắp để đoàn kết nhân dân miền Nam và những người chống đối chế độ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ, mà không phải là thành viên của MTDTGPMN.
Thống nhất
Sau khi Việt Nam thống nhất, các lãnh đạo của 3 tổ chức chính trị ngoại vi hợp pháp đang tồn tại ở Việt Nam gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã thành lập Ban trù bị Mặt trận Dân tộc thống nhất từ mùa thu năm 1976, gồm đại biểu của 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Việt Nam để bàn việc thống nhất thành một tổ chức chính trị thống nhất. Trong kỳ họp từ 31 tháng 1 đến 4 tháng 2 năm 1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thống nhất ba tổ chức này thành một tổ chức chính trị duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Biểu trưng
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất được thông qua tại Kỳ họp thứ nhất Đại hội thứ nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1977.
Biểu trưng hình tròn tượng trưng cho khối thống nhất dân tộc chung mục đích xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Nền biểu trưng là lá cờ tổ quốc với sao vàng trên nền đỏ.
Hoa sen trắng cách điệu tượng trưng cho hình tượng Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, người đã sáng lập ra Mặt trận Dân tộc thống nhất nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những cánh sen liên kết thành một khối chính là sự đoàn kết thống nhất chính trị của tất cả người Việt Nam yêu nước.
Đường ngoài vòng cung cách điệu hai nhánh lúa nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc.
Phía dưới là nửa bánh xe cách điệu tượng trưng cho giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp cách mạng với hai chữ Việt Nam.
Các kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc (mới)
Đại hội lần thứ I
Thời gian: 31/1 đến 4/2/1977
Địa điểm: Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhân sự:
Chủ tịch danh dự: Tôn Đức Thắng
Chủ tịch: Hoàng Quốc Việt
Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến
Đại hội lần thứ II
Thời gian: 12 đến 14/5/1983
Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Nhân sự;
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt
Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát
Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến
Đại hội lần thứ III
Thời gian: 2 đến 4/11/1988
Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt
Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Phạm Văn Kiết
Đại hội lần thứ IV
Thời gian: 17 đến 19/8/1994
Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch danh dự: Nguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch: Lê Quang Đạo
Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
Đại hội lần thứ V
Thời gian: 26 đến 28/8/1999
Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt
Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
Đại hội lần thứ VI
Thời gian: 21 đến 23/9/2004
Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt (đến 9/1/2008) (xin nghỉ hưu)
Huỳnh Đảm (từ 9/1/2008) (tại Hội nghị lần thứ 5 Ủy ban TW MTTQ Việt Nam (khóa IV)
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Huỳnh Đảm (đến 9/1/2008), Vũ Trọng Kim (từ 9/1/2008)
Đại hội lần thứ VII
Thời gian: 28 đến 30/9/2009
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch: Huỳnh Đảm, Nguyễn Thiện Nhân từ ngày 05 tháng 9 năm 2013 (tại Hội nghị lần thứ 6 UBTW MTTQ VN)
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký: Vũ Trọng Kim
Đại hội lần thứ VIII
Thời gian: 25 đến 27/9/2014
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch: Nguyễn Thiện Nhân, Trần Thanh Mẫn (từ ngày 22 tháng 6 năm 2017)
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký: Vũ Trọng Kim (đến 4/2016); Trần Thanh Mẫn (từ 04/2016); Hầu A Lềnh (từ 01/2018)
Đại hội lần thứ IX
Thời gian: 18 đến 20/9/2019
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch: Trần Thanh Mẫn (đến 04/2021), Đỗ Văn Chiến (từ 04/2021)
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký: Hầu A Lềnh (đến 04/2021), Lê Tiến Châu (06/2021 - 01/2023); Nguyễn Thị Thu Hà (từ 03/2023)
Đại hội lần thứ X
Thời gian: dự kiến 10/2024
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội
Nhân sự:
Chủ tịch: Đỗ Văn Chiến
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký: Nguyễn Thị Thu Hà
Sơ đồ tổ chức Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
Tổ chức thành viên
Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn về lĩnh vực Văn hoá - Xã hội
Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và Kiều bào
Hội đồng tư vấn về Kinh tế
Hội đồng tư vấn về Dân tộc
Hội đồng tư vấn về Khoa học - Giáo dục
Hội đồng tư vấn về Tôn giáo
Hội đồng tư vấn về Dân chủ Pháp luật
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những chặng đường lịch sử qua các kỳ Đại hội, trên báo Nhân dân
Trang chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng phái chính trị Việt Nam
Đảng phái trong hệ thống đơn đảng
Chính trị Việt Nam
Khởi đầu năm 1977 ở Việt Nam |
12847 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m%20c%C3%A0ng%20xanh | Tôm càng xanh | Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), còn được gọi là tôm sông khổng lồ hay tôm nước ngọt khổng lồ là một loài tôm thuộc họ Tôm gai quan trọng về mặt thương mại. Nó được tìm thấy ở khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và Bắc Úc. Tôm càng xanh cũng đã được giới thiệu đến các vùng của Châu Phi, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Châu Mỹ và Caribe. Nó là một trong những loài tôm nước ngọt lớn nhất trên thế giới và được nuôi trồng thủy sản rộng rãi ở một số quốc gia để làm thực phẩm. Trong khi M. rosenbergii được coi là loài nước ngọt, giai đoạn ấu trùng của nó phụ thuộc vào vùng nước lợ. Một khi cá thể tôm đã phát triển vượt qua giai đoạn sinh vật phù du và trở thành con non, nó sẽ sống hoàn toàn trong nước ngọt.
Nó còn được gọi là tôm Malaysia, scampi nước ngọt (Ấn Độ), hoặc cherabin (Úc). Ở địa phương, nó được gọi là Golda Chingri ở Bangladesh, udang galah ở Indonesia và Malaysia, uwang hoặc ulang ở Philippines, và koong mae nam hoặc koong ghram gram ở Thái Lan.
Mô tả
M. rosenbergii có thể phát triển đến chiều dài hơn 30 cm. Chúng chủ yếu có màu nâu nhưng có thể khác nhau. Các cá thể nhỏ hơn có thể có màu xanh lục và hiển thị các sọc dọc mờ nhạt. Râu rất nổi bật và chứa 11 đến 14 răng lưng và 8 đến 11 răng bụng. Cặp chân đầu tiên dài và rất mỏng, kết thúc bằng những móng vuốt mỏng manh được sử dụng làm phần phụ ăn. Cặp chân đi bộ thứ hai lớn hơn nhiều và mạnh mẽ, đặc biệt là ở con đực. Các móng vuốt có thể di chuyển được của cặp chân đi bộ thứ hai được bao phủ bởi lớp lông dày đặc khiến nó có vẻ ngoài mượt mà như nhung. Màu sắc của móng vuốt ở con đực thay đổi tùy theo sự thống trị xã hội của chúng.
Con cái có thể được phân biệt với con đực bởi phần bụng rộng hơn của chúng và cặp chân thứ hai nhỏ hơn. Các lỗ sinh dục được tìm thấy trên các đoạn cơ thể chứa cặp chân thứ năm và cặp chân thứ ba tương ứng ở con đực và con cái.
Hình thái
Con đực có ba kiểu hình thái khác nhau. Giai đoạn đầu tiên được gọi là "đực nhỏ" (small male; SM); giai đoạn nhỏ nhất này có móng vuốt ngắn, gần như mờ. Nếu điều kiện cho phép, những con đực nhỏ sẽ phát triển và biến hình thành "vuốt cam" (orange claws; OC), có móng vuốt màu cam lớn trên cặp chân thứ hai, có thể có chiều dài gấp 0,8 đến 1,4 lần kích thước cơ thể của chúng. Những con đực OC sau này có thể chuyển sang giai đoạn thứ ba và cuối cùng, "vuốt xanh" (blue claws; BC). Chúng có những móng vuốt màu xanh lam và cặp chân thứ hai của chúng có thể dài gấp đôi cơ thể.
Các con đực của M. rosenbergii có một hệ thống phân cấp nghiêm ngặt: các con đực BC thống trị các con OC, và tiếp tục, các con OC thống trị các con SM. Sự hiện diện của BC đực ức chế sự phát triển của SM và làm chậm quá trình biến hình của OC thành BC; một con OC sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi nó lớn hơn con đực BC lớn nhất trong vùng lân cận trước khi biến đổi. Cả ba giai đoạn con đực đều hoạt động tình dục và những con cái đã trải qua giai đoạn giao phối trước khi sinh sản sẽ hợp tác với bất kỳ con đực nào để sinh sản. BC đực bảo vệ con cái cho đến khi vỏ của chúng cứng lại; OC và SM không có hành vi như vậy.
Vòng đời
Khi giao phối, con đực đặt các ống sinh tinh ở mặt dưới của lồng ngực con cái, giữa các chân đi bộ. Sau đó, con cái sẽ đùn trứng, đi qua các ống sinh tinh. Con cái mang theo những quả trứng đã được thụ tinh cho đến khi chúng nở; thời gian có thể thay đổi tùy điều kiện, nhưng nói chung là dưới ba tuần. Con cái đẻ 10.000–50.000 trứng đến năm lần mỗi năm.
Từ những quả trứng này nở ra giai đoạn ấu trùng đầu tiên của động vật giáp xác. Chúng trải qua một số giai đoạn ấu trùng trước khi biến đổi thành hậu ấu trùng, ở giai đoạn này chúng dài 7,1–9,9 mm và nhìn giống con trưởng thành. Sự biến đổi này thường diễn ra khoảng 32 đến 35 ngày sau khi nở. Những con hậu ấu trùng này sau đó sẽ di chuyển trở lại vùng nước ngọt.
Xem thêm
Trại nuôi tôm nước ngọt
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
FAO Fisheries & Aquaculture: Macrobrachium rosenbergii
Aquaculture of Texas
R
Động vật được mô tả năm 1879
Động vật giáp xác thương mại
Động vật giáp xác ăn được |
12848 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1t-ma | Lạt-ma | Lạt-ma (zh. 喇嘛, bo. , sa. guru) là hiện thân của giáo pháp, theo Phật giáo Tây Tạng. Danh từ Lạt-ma được dùng gần giống như guru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng tại đây, Lạt-ma mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Trong Kim cương thừa, Lạt-ma không phải chỉ là người giảng dạy giáo pháp mà còn là người thực hành các nghi lễ. Vị này thường là người lĩnh đạo các đạo trường và được xem thuộc về các dòng tái sinh Châu-cô (bo. ). Vị Lạt-ma uyên thâm, danh tiếng thường được gọi với danh hiệu "Rinpoche" (quý báu phi thường). Ngày nay, danh từ Lạt-ma hay được dùng để gọi các vị cao tăng Tây Tạng, không kể trình độ chứng đạo của các vị đó.
Vì Lạt-ma đóng một vai trò quan trọng như thế nên có khi nền Phật giáo Tây Tạng cũng được gọi là Lạt-ma giáo. Người ta cũng không nên xem Lạt-ma như tăng sĩ bình thường, vì Lạt-ma được xem là hiện thân của Phật trong lúc tăng sĩ chỉ là người tu học trong chùa chiền hay tu viện. Trong Kim cương thừa, muốn theo học, hành giả phải được Quán đỉnh qua một hay nhiều vị Lạt-ma. Trong các giáo pháp cao tột như Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā) hay Đại cứu cánh (bo. ) thì ngay từ đầu, mọi phép thiền quán đã phải tập trung lên một vị Lạt-ma dù cho vị đó không hiện diện. Một khi vị đó có mặt, thì thái độ của học trò lại càng tuân thủ theo nguyên tắc, nhất là sự vâng lời tuyệt đối. Vai trò gạch nối giữa Phật và tín đồ của Lạt-ma cho phép các vị này không những hướng dẫn học trò mà còn giáo hoá Phật pháp cho quần chúng, cũng như giúp Phật tử trừ tà hay cầu an cầu siêu. Các Lạt-ma có những thuật riêng để thực hiện nhiệm vụ đó, mà người ta hay nhắc đến nhất là những điệu múa đặc biệt và tụng niệm Tử thư.
Thời gian tu học của các vị Lạt-ma rất gian nan. Trước hết các vị học tập kinh điển giáo pháp và thực hành thiền định. Sau khi sống viễn li (nhập thất) ít nhất ba năm mới được mang danh hiệu Lạt-ma và bắt đầu giảng dạy.
Xem thêm
A-xà-lê
Đạo sư
Hoà thượng
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
Khổ tu |
12849 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20tr%C3%AD | Ngũ trí | Ngũ trí (zh. 五智, sa. pañca jñānāni, bo. ye shes lnga ཡེ་ཤེས་ལྔ་), là năm loại trí được trình bày theo Mật giáo. Năm trí này miêu tả tất cả những khía cạnh của Tuyệt đối, của Chân như (sa. tathatā) mà con người có thể thực hiện được khi đã chuyển hoá thân tâm. Thân tâm gọi cụ thể ở đây là Ngũ uẩn, năm nhóm với năm cấu uế, phiền não (sa. pañcakleśa) phụ thuộc là tham dục (sa. rāga), sân (sa. dveṣa), Si (sa. moha, hoặc vô minh, sa. avidyā), mạn (sa. māna) và ganh ghét (tật, sa. īrṣyā). Năm trí bao gồm:
Pháp giới (thể tính) trí (zh. 法界[體性]智, sa. dhamadhātu-jñāna): trí siêu việt của Pháp giới (sa. dharmadhātu), trí tột cùng. Căn cơ của trí này là Sắc uẩn (sa. rūpaskandha) cùng với Vô minh (sa. avidyā), và thuộc về Thân (sa. kāya) trong ba động cơ tạo nghiệp là Thân, khẩu, ý (sa. citta-vāk-kāya). Trong Mạn-đồ-la thì Pháp giới trí thuộc về Đại Nhật Phật (sa. vairocana), nằm ở trung tâm.
Đại viên kính trí (zh. 大圓鏡智, sa. ādarśa-jñāna, bo. me long lta bu`i ye shes མེ་ལོང་ལྟ་བུའི་ཡེ་ཤེས་): trí như một tấm gương lớn, trí giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã (sa. anātman), không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn (sa. vijñānaskandha) cùng với tâm trạng sân hận (sa. dveṣa), thuộc về ý (sa. citta) trong ba cửa tạo nghiệp. Trong Mạn-đồ-la thì trí này thuộc về Phật Bất Động (sa. akṣobhya), nằm ở phương Đông.
Bình đẳng tính trí (zh. 平等性智, sa. samatājñāna, bo. mnyam nyid ye shes མཉམ་ཉིད་ཡེ་ཤེས་): trí giúp con người thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh. Tinh thần Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) của đạo Phật cũng xuất phát từ trí này chứ không phải xuất phát từ ý nghĩ "tội nghiệp, đáng thương" – cách nhìn của một người "trên cơ" nhìn xuống. Người Phật tử phát triển Bồ-đề tâm, phát triển lòng từ bi vì đã nhận ra chính mình trong tất cả hoàn cảnh, tất cả chúng sinh. Nguồn gốc của trí này là Thụ uẩn (sa. vedanāskandha) cùng với tâm trạng Kiêu mạn (sa. māna). Trong Mạn-đồ-la thì trí này thuộc về Phật Bảo Sinh (sa. ratnasambhava), vị trí ở phương Nam.
Diệu quan sát trí (zh. 妙觀察智, sa. pratyavekṣaṇa-jñāna, bo. sor rtogs ye shes སོར་རྟོག་ཡེ་ཤེས་): trí giúp người ta biến chuyển khả năng phân biệt, thị phi bằng trí thức bình thường thành trí huệ siêu việt (Bát-nhã), tuỳ cơ ứng biến, làm việc đúng thời điểm và địa điểm, không cần "dụng công." Nguồn gốc của trí này là Tưởng uẩn (sa. saṃjñāskandha) cùng với tâm trạng Tham dục (sa. rāga). Trong Man-đa-la thì trí này thuộc về Phật A-di-đà (sa. amitābha), giáo chủ phương Tây.
Thành sở tác trí (sa. 成所作智, sa. kṛtyānuṣṭhāna-jñāna, bo. bya sgrub ye shes བྱ་སྒྲུབ་ཡེ་ཤེས་), cũng được gọi là Thành sự trí (zh. 成事智): trí giúp người hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo Nghiệp (sa. karma), đó là hành động Vô vi, xuất phát từ một tâm đã chứng ngộ được Vô ngã của chính bản thân và các Pháp Hữu vi. Nguồn gốc của trí này là Hành uẩn (sa. saṃskāraskandha) cùng với tâm trạng ganh ghét (Hán dịch là tật 嫉, sa. īrṣyā). Trong Mạn-đồ-la thì trí này thuộc về Phật Bất Không Thành Tựu (sa. amoghasiddhi), giáo chủ phương Bắc.
Cách trình bày như trên thuộc về truyền thống của Kim cương thừa (sa. vajrayāna) Tây Tạng. Truyền thống Mật giáo tại Ấn Độ theo Bí mật tập hội tan-tra (guhyasamāja-tantra) thì có những điểm khác, cụ thể là: Bất Động Như Lai trụ trì ở trung tâm Man-đa-la với những thuộc tính là Thức (sa. vijñāna), Sân (sa. dveṣa), Tâm (trong ba cửa tạo nghiệp) và Pháp giới thể tính trí. Đại Nhật Như Lai trụ trì ở hướng Đông với thuộc tính Sắc trong Ngũ uẩn, Vô minh (sa. avidyā), Thân trong ba cửa và Đại viên kính trí. Trong Duy thức tông (sa. vijñānavādin) hoặc Pháp tướng tông (thuộc Hiển giáo) người ta chỉ phân biệt bốn loại trí, không nhắc đến Pháp giới trí (xem thêm dưới Pháp tướng tông).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo |
12854 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1p%20x%C3%A1c%20m%C6%B0%E1%BB%9Di%20ch%C3%A2n | Giáp xác mười chân | Bộ Mười chân hay giáp xác mười chân (danh pháp khoa học: Decapoda) là một nhóm động vật giáp xác thuộc lớp Malacostraca, bao gồm rất nhiều họ trong phân ngành Crustacea như cua, ghẹ, tôm hùm, tôm càng xanh v.v ngoài ra cũng có một số họ rất ít được biết đến. Chúng còn được gọi đơn giản là tôm cua.
Giải phẫu
Cơ thể giáp xác 10 chân được tạo thành từ 19 đốt tổ hợp lại thành hai phần chính: phần đầu ngực và phần bụng. Mỗi đốt có một cặp phần phụ, mặc dù ở nhiều nhóm những phần phụ này có thể bị tiêu giảm hay đã biến mất.
Các cặp chân hàm là các chân được biến đổi để làm chức năng như những phần phụ miệng. Ở bọn Decapoda kém tiến hoá, những cặp chân hàm này tương tự như những đôi chân bò. Các cặp chân bò được sử dụng để bò cũng như để lấy thức ăn. Chúng được trang bị với các vuốt (Chela) ở đầu chân. Trừ tôm he, trên chân bò các loài giáp xác mười chân đều còn có cơ quan sinh dục: ở cặp chân bò thứ 3 với con cái và thứ 5 với con đực, người ta coi chúng như chân sinh sản (gonopod), làm nhiệm vụ giữ trứng đã được thụ tinh.
Mỗi một phần phụ từ chân hàm thứ 2 đến chân bò thứ 5 được gắn một mang ở gốc. Ở bọn Anomala và họ hàng của chúng, cặp chân bò thứ 5 ẩn trong xoang mang trong vỏ giáp, ở đó chúng có tác dụng làm sạch các mang. Đầu ngực được bao phủ bởi vỏ giáp (Carapace) để bảo vệ các cơ quan bên trong và mang; phần vỏ giáp phía trước mắt được gọi là chuỷ (Rostrum).
Ở con cái, chân bơi còn được dùng để ôm trứng ngoại trừ tôm pan đan không có chức năng này. Ở cuối bụng có một cặp chân đuôi được sử dụng như một bánh lái và chạy trốn trong phản ứng "caridoid" cùng với telson dài và hậu môn. Ở cua và một số 10 chân khác, bụng thường được gập lại phía dưới phần đầu ngực.
Phân loại
Sự phân loại trong nhóm Decapoda sử dụng cấu trúc của mang, chân và sự phát triển của ấu trùng để chia thành 2 phân bộ là Dendrobranchiata và Pleocyemata. Tôm pan đan (bao gồm cả các loài liên quan đến tôm như tôm trắng Đại Tây Dương) được xếp vào nhóm Dendrobranchiata. Các nhóm còn lại bao gồm tôm thực sự được xếp vào Pleocyemata.
Bộ Giáp xác mười chân Latreille, 1802
Phân bộ Dendrobranchiata Bate, 1888 — prawns
Siêu họ Penaeoidea Rafinesque, 1815
Siêu họ Sergestoidea Dana, 1852
Phân bộ Pleocyemata Burkenroad, 1963
Cận bộ Stenopodidea Claus, 1872
Cận bộ Caridea Dana, 1852 — tôm thực sự (true shrimp)
Siêu họ Procaridoidea Chace & Manning, 1972
Siêu họ Galatheacaridoidea Vereshchaka, 1997
Siêu họ Pasiphaeoidea Dana, 1852
Siêu họ Oplophoroidea Dana, 1852
Siêu họ Atyoidea de Haan, 1849
Siêu họ Bresilioidea Calman, 1896
Siêu họ Nematocarcinoidea Smith, 1884
Siêu họ Psalidopodoidea Wood-Mason & Alcock, 1892
Siêu họ Stylodactyloidea Bate, 1888
Siêu họ Campylonotoidea Sollaud, 1913
Siêu họ Palaemonoidea Rafinesque, 1815
Siêu họ Alpheoidea Rafinesque, 1815
Siêu họ Processoidea Ortmann, 1890
Siêu họ Pandaloidea Haworth, 1825
Siêu họ Crangonoidea Haworth, 1825
Cận bộ Eryonoidea de Haan, 1841
Cận bộ Achelata Scholtz & Richter, 1995
Cận bộ Astacidea Latreille, 1802 — lobsters and crayfish
Siêu họ Enoplometopoidea de Saint Laurent, 1988
Siêu họ Glypheoidea Winkler, 1883
Siêu họ Nephropoidea Dana, 1852
Siêu họ Astacoidea Latreille, 1802
Siêu họ Parastacoidea Huxley, 1879
Cận bộ Thalassinidea Latreille, 1831
Siêu họ Thalassinoidea Latreille, 1831
Siêu họ Callianassoidea Dana, 1852
Siêu họ Axioidea Huxley, 1879
Cận bộ Anomura MacLeay, 1838
Siêu họ Lomisoidea Bouvier, 1895
Siêu họ Galatheoidea Samouelle, 1819 — squat lobsters
Siêu họ Hippoidea Latreille, 1825
Siêu họ Paguroidea Latreille, 1802 — hermit crabs
Cận bộ cua Linnaeus, 1758 — crabs
Section Podotremata Guinot, 1977
Siêu họ Cyclodorippoidea Ortmann, 1892
Siêu họ Homolodromioidea Alcock, 1900
Siêu họ Dromioidea de Haan, 1833
Siêu họ Homoloidea de Haan, 1839
Siêu họ Raninoidea de Haan, 1839
Section Eubrachyura de Saint Laurent, 1980
Siêu họ Dorippoidea MacLeay, 1838
Siêu họ Calappoidea Milne Edwards, 1837
Siêu họ Leucosioidea Samouelle, 1819
Siêu họ Majoidea Samouelle, 1819
Siêu họ Aethroidea Dana, 1851
Siêu họ Hymenosomatoidea MacLeay, 1838
Siêu họ Parthenopoidea MacLeay, 1838
Siêu họ Retroplumoidea Gill, 1894
Siêu họ Cancroidea Latreille, 1802
Siêu họ Corystoidea Samouelle, 1819
Siêu họ Portunoidea Rafinesque, 1815
Họ Cua bơi
Chi Cua Ghẹ: Ghẹ chấm, Ghẹ xanh
Siêu họ Bythograeoidea Williams, 1980
Siêu họ Xanthoidea MacLeay, 1838
Siêu họ Bellioidea Dana, 1852
Siêu họ Potamoidea Ortmann, 1896
Siêu họ Pseudothelphusoidea Ortmann, 1893
Siêu họ Gecarcinucoidea Rathbun, 1904
Họ Cua đồng
Siêu họ Cryptochiroidea Paulson, 1875
Siêu họ Pinnotheroidea de Haan, 1833
Siêu họ Ocypodoidea Rafinesque, 1815
Dã tràng
Siêu họ Grapsoidea MacLeay, 1838
Loài incertae sedis
Chi Anaglyptus
Tại Việt Nam
Hình ảnh
Chú thích
Liên kết ngoài
Một số loài trên trang SVR
Decapod Crustacea "Tree of Life" page at the Natural History Museum of Los Angeles County |
12865 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%B7m%20vu%C3%B4ng%20Anh | Dặm vuông Anh | Dặm vuông Anh (hay dậm vuông Anh; tiếng Anh: square mile), còn gọi tắt là dặm vuông, là đơn vị đo diện tích bằng diện tích một hình vuông có bề dài là 1 dặm Anh cho mỗi cạnh. Nó không thuộc hệ đo lường SI. Đơn vị SI về diện tích là mét vuông.
Viết tắt
Không có một chấp nhận phổ thông để viết tắt cho "dặm vuông" nhưng người ta thường sử dụng:
sq mile
sq mi
sq m (nhưng cách này có thể lẫn lộn với "mét vuông")
mile²
mi²
sq km
Chuyển đổi
Một dặm vuông bằng:
27.878.400 foot vuông
640 mẫu Anh
2.589.988,11 mét vuông
2,589 988 11 km²
Theo Hệ thống Khảo sát Đất công của nước Mỹ và Hệ thống Khảo sát Đất Lãnh địa của Canada, một tiết diện chuẩn bằng một dặm vuông.
Xem thêm
Đổi đơn vị đo lượng
Tham khảo
Đơn vị đo diện tích
Hệ đo lường Anh
Hệ đo lường Mỹ |
12867 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81u%20tra%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91 | Điều tra dân số | Điều tra dân số (còn gọi thống kê dân số hay kiểm kê dân số) là quá trình thu thập thông tin về tất cả mọi bộ phận của một quần thể dân cư. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định chính sách và tổ chức bầu cử.
Việc điều tra tổng thể toàn bộ dân cư trong cả nước rất tốn kém, vì vậy các nước thường tiến hành cách 10 năm tổng điều tra một lần. Số liệu tổng điều tra được sử dụng để ước lượng dân số tại các thời điểm khác.
Thời cổ và trung cổ
La Mã cổ đại làm thống kê dân số để tính thuế.
Kinh Thánh có kể lại về một vài cuộc kiểm tra dân số. Sách Dân số (1:1-4:49, 26:1-65) miêu tả các cuộc kiểm tra dân số theo lệnh của Thiên Chúa với Moses khi ông dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Sau đó, vua David của Israel tổ chức một cuộc kiểm tra dân số người Israel (và người Giu-đa) (1 Sử biên niên 21:1-6, 2 Samuel 24:1-9). Phúc âm Luca cũng có nhắc tới cuộc kiểm tra dân số La Mã do hoàng đế Augustus tổ chức vào lúc Chúa Giêsu ra đời (Luca 2:1-3).
Thống kê dân số sớm nhất trong lịch sử diễn ra ở Trung Quốc thời Nhà Hán, vào mùa thu năm 2 CN. Trong khi đó có 57,5 triệu người ở Trung Quốc, tức là dân số lớn nhất trên thế giới. Thống kê dân số sớm thứ hai trong lịch sử cũng diễn ra tại Trung Quốc vào thời Nhà Hán, vào năm 140 CN, ghi nhận khoảng 48 triệu người. Những nhà học giả cho rằng dân số này giảm xuống quá bởi vì nhiều người chuyển về miền Nam Trung Quốc ngày nay.
Vào Thời Trung cổ, thống kê dân số nổi tiếng nhất là cuốn sách Xét xử (tiếng Anh: Domesday Book hay Book of Winchester), do William I của Anh cho tiến hành vào năm 1086 để cho ông có thể đánh thuế đúng mức những vùng đất mà ông vừa thắng. Vào năm 1183, Vương quốc Jerusalem của quân chữ thập làm thống kê dân số, có mục đích tính ra số người và số tiền đang có để chống xâm lược của Saladin, vua của Ai Cập và Syria.
Ngày nay
Trước năm 1975, tại miền Bắc Việt Nam đã có hai đợt điều tra dân số, được tiến hành vào ngày 1 tháng 3 năm 1960 và tháng 4 năm 1974.
Sau 1975, Việt Nam đã thực hiện 5 đợt tổng điều tra dân số vào tháng 4 các năm 1979, 1989, 1999, 2009 và 2019.
Thống kê dân số Úc do Cục Thống kê Úc thực hiện vào các năm 1911, 1921, 1933, 1947, 1954, và mỗi 5 năm kể từ năm 1961.
Thống kê dân số Brasil do IBGE, Viện Địa lý và Thống kê Brasil, tiến hành 10 năm một lần. Lần cuối cùng được tiến hành vào năm 2010.
Thống kê dân số Canada do Thống kê Canada tiến hành. Thống kê đầu tiên của Canada được tiến hành vào năm 1666, do quản đốc Jean Talon, khi ông đếm dân số vào Tân Pháp. Vào năm 1871, Canada làm thống kê dân số chính thức đầu tiên khi đếm dân số của bốn tỉnh bang Nova Scotia, Ontario, New Brunswick, và Québec. Năm 1918, Cục Thống kê Lãnh địa được thành lập. Năm 1971, Thống kê Canada được thành lập để thay cho Cục Thống kê Lãnh địa và sau đó tiếp quản việc thống kê dân số.
Canada tiến hành những thống kê dân số 5 năm một lần. Thống kê dân số gần đây nhất đã được tiến hành vào năm 2021 và lần tiếp theo sẽ được tiến hành vào năm 2026. Các thống kê dân số vào giữa thập niên (Ví dụ 1976, 1986, 1996, v.v...) được gọi là thống kê dân số 5 năm. Thống kê dân số 5 năm lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1956.
Costa Rica tiến hành thống kê dân số thứ 9 vào năm 2000. INEC, Viện Thống kê và Thống kê Quốc tế có nhiệm vụ để tiến hành những thống kê dân số. Trước đó Costa Rica có thống kê dân số vào những năm 1864, 1883, 1892, 1927, 1950, 1963, 1973, và 1984.
Tham khảo
Xem thêm
Liên kết ngoài
Dân cư
Lấy dữ liệu
Nhân khẩu học
Dân số
Gia phả học |
12885 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%BAa%20ph%C3%B9%20h%E1%BB%99%20Qu%E1%BB%91c%20v%C6%B0%C6%A1ng | Chúa phù hộ Quốc vương | God Save the King (hay "God Save the Queen" trong trường hợp vị quân chủ là phụ nữ) là quốc ca hay hoàng ca của các Vương quốc Thịnh vượng chung, lãnh thổ của các nước này và Lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ở New Zealand thì bài này là một trong hai bản quốc ca. Canada dùng bài này làm hoàng ca cũng như các quốc gia nhìn nhận quốc vương Anh là nguyên thủ quốc gia như các thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh.
Tác giả bài này vẫn chưa được xác định nhưng nhiều người ghi nhận Henry Carey là người đầu tiên trình tấu bản nhạc này vào năm 1740.
Vì King trong tiếng Anh dùng để chỉ một vị quân chủ nam giới, lời nhạc và nhan đề bài này sẽ đổi thành God Save the Queen (tiếng Anh có nghĩa là: "Xin Thiên Chúa cứu vớt Nữ vương") để phù hợp nếu quân chủ là nữ giới. Điệu nhạc "God Save the King", nhưng với lời nhạc khác cũng là hoàng ca của Na Uy (Kongesangen) và quốc ca của Liechtenstein (Oben am jungen Rhein) cùng một số lãnh thổ từng có liên hệ vương tộc với hoàng gia Anh như Hà Lan (cho đến năm 1932), Phổ và Đức (thời kỳ 1795-1918 với tựa Heil dir im Siegerkranz), Nga (Молитва русских cho đến năm 1833), và Thụy Điển (thời kỳ 1805-93 với tựa Bevare gud vår kung). Thụy Sĩ (Rufst Du, mein Vaterland) cũng một thời dùng điệu nhạc này làm quốc thiều mãi đến năm 1961 mới đổi sang bản khác.
Nguyên bản tiếng Anh
God save our gracious King,
Long live our noble King,
God save the King:
Send him victorious,
Happy and glorious,
Long to reign over us:
God save the King.
O Lord, our God, arise,
Scatter his enemies,
And make them fall.
Confound their politics,
Frustrate their knavish tricks,
On thee our hopes we fix:
God save us all.
Thy choicest gifts in store,
On him be pleased to pour;
Long may he reign:
May he defend our laws,
And ever give us cause
To sing with heart and voice
God save the King
Not in this land alone,
But be God's mercies known,
From shore to shore!
Lord make the nations see,
That men should brothers be,
And form one family,
The wide world ov'er.
From every latent foe,
From the assassins blow,
God save the King!
O'er his thine arm extend,
For Britain's sake defend,
Our mother, prince, and friend,
God save the King!
Lord grant that Marshal Wade
May by thy mighty aid
Victory bring.
May he sedition hush,
And like a torrent rush,
Rebellious Scots to crush.
God save the King!
Sử dụng ở nơi khác
Hiện tại
Đã từng sử dụng ở
Tham khảo
Maclean, Fitzroy, Bonnie Prince Charlie, Canongate Books Ltd. 1989. ISBN 0-86241-568-3
Percy A Scholes: Oxford Companion to Music, Tenth Edition, OUP
The English Hymnal with Tunes, OUP, 1906
Liên kết ngoài
British National Anthem (Choir)
Listen to the British National Anthem
God Save The Queen (MIDI)
Official Royal Family site - National anthem page
Department of Canadian Heritage - Royal anthem page
British National Anthem sung by choir
God Save the Queen, recorded at wedding ceremony of Charles and Camilla at St. George's Chapel Windsor - Video from Dutch public television website
God Save Great George our King - article discussing different versions of the lyrics
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Quốc ca
Hoàng ca
Quân chủ Anh
Biểu tượng quốc gia New Zealand
Thánh ca
Bài hát năm 1744
Quốc ca châu Âu
Biểu tượng quốc gia Vương quốc Liên hiệp Anh |
12893 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Jana%20Gana%20Mana | Jana Gana Mana | Jana Gana Mana là quốc ca của Ấn Độ, là năm đoạn đầu của một bài thơ của tác giả đoạt giải Nobel là Rabindranath Tagore, viết bằng tiếng Bengal. Hát nguyên bản tốn khoảng 52 giây, một bản ngắn hơn chỉ dùng hàng đầu và cuối, khi hát chỉ tốn 20 giây.
Nguyên bản tiếng Hindī
Nguyên bản tiếng Bengali
জনগণমন-অধিনায়ক জয় হে ভারতভাগ্যবিধাতা!
পঞ্জাব সিন্ধু গুজরাট মরাঠা দ্রাবিড় উত্কল বঙ্গ
বিন্ধ্য হিমাচল যমুনা গঙ্গা উচ্ছলজলধিতরঙ্গ
তব শুভ নামে জাগে, তব শুভ আশিস মাগে,
গাহে তব জয়গাথা।
জনগণমঙ্গলদায়ক জয় হে ভারতভাগ্যবিধাতা!
জয় হে, জয় হে, জয় হে, জয় জয় জয়, জয় হে॥
Lời tiếng Việt
Tổ quốc Ấn Độ là tâm hồn nhân dân Ấn Độ
Là quê hương trời ban của nhân dân Ấn Độ
Từ Punjab, Sindh, Gujarat và Maratha
Đến Dravida, Odisha và Bengal
Từ dãy Vindhya và dãy Himalaya
Từ sông Hằng đến đại dương bao la
Nhân dân mọi miền tổ quốc đều tin yêu Người
Và hát vang bài ca này dành tặng người
Nhân dân là tâm hồn tổ quốc
Tổ quốc là tâm hồn nhân dân
Vinh quang thay, vinh quang thay, vinh quang thay
Tổ quốc Ấn Độ muôn năm của chúng ta.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tải xuống bài Jana Gana Mana (có lời)
Tải xuống bài Jana Gana Mana (có lời)
Tải xuống bài Jana Gana Mana (có lời)
Tải xuống bài Jana Gana Mana (có lời)
Tải xuống bài Jana Gana Mana (không lời)
Tải xuống bài Jana Gana Mana (không lời)
Ấn Độ
Quốc ca
Bengal |
12894 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phleng%20Chat | Phleng Chat | Phleng Chat () là quốc ca của Thái Lan. Bài quốc ca này do Luang Saranupraphan viết lời và nhà soạn nhạc người Nga Peter Feit (tên tiếng Thái: Phra Chenduriyang) phổ nhạc. Trong tiếng Thái, Phleng Chat () là danh từ chung có nghĩa là quốc ca, còn tên gọi Phleng Chat Thai () thường được dùng để chỉ cụ thể đến bài hát này.
Bài quốc ca được sáng tác trong vài ngày sau cuộc Đảo chính 1932 lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nhà vua Siam. Bài hát ban đầu do Khun Vichitmatra viết lời, và được xướng theo giai điệu gần giống quốc ca Ba Lan. Cùng với sự ra đời của nền dân chủ Thái Lan, bài ca này cũng thay thế bài Hoàng ca Phleng Sansoen Phra Barami làm quốc ca Thái.
Năm 1934, chính phủ Thái Lan tổ chức tuyển chọn sáng tác nhạc và lời cho quốc ca chính thức. Về phần nhạc, có hai bài dự thi được chú ý, bao gồm bản nhạc mang âm hưởng dân tộc của Jangwang Tua Patayakosol và bản nhạc tiết tấu hiện đại của Phra Chenduriyang. Cuối cùng, bản nhạc của Phra Chenduriyang được chọn. Sau khi chọn được nhạc quốc ca, ban giám khảo bắt đầu thi tuyển phần lời. Theo kết quả tuyển chọn, phần lời ban đầu của Khun Vichitmatra đạt giải nhất và được chọn. Phần dự thi của Chan Khamvilai đạt giải nhì, được chọn làm lời hai.
Năm 1939, tên nước được đổi từ Siam sang Thái Lan. Nhà nước lại tổ chức tuyển chọn sáng tác lời mới cho quốc ca. Lần này, phần dự thi của Luang Saranupraphan được chọn. Thủ tướng Phibunsongkhram ban hành đạo luật bắt buộc cử hành quốc ca và hát quốc ca hai lần một ngày trên toàn quốc, lúc 8 giờ và 18 giờ. Ngày nay, các trường học, xí nghiệp, công sở nhà nước cũng tổ chức thượng cờ và hạ cờ hai lần/ngày theo khung thời gian này. Các đài phát thanh, đài truyền hình phát quốc ca theo khung giờ tương tự.
Lời
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tải xuống bài Phleng Chat (có lời)
Tải xuống bài Phleng Chat (không lời)
Âm nhạc Thái Lan
Chính trị Thái Lan
Quốc ca
Văn hóa Thái Lan
Biểu tượng quốc gia Thái Lan |
12895 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kimigayo | Kimigayo | là quốc ca của Nhật Bản. Lời của bản quốc ca này dựa trên một bài thơ trong Cổ kim Hòa ca tập được viết vào thời kỳ Heian (khoảng thế kỉ 10). Đây là bài quốc ca ngắn nhất thế giới.
Lịch sử
Tác giả bản nhạc là Hayashi Hiromori, trưởng ban nhạc trong Cung nội sảnh, viết năm 1880. Sau đó phần ký âm theo nhạc lý Tây phương được Franz Eckert, một giáo viên âm nhạc người Đức soạn ra.
Năm 1893 (Minh Trị năm 26), Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản chọn là bản nhạc học sinh phải hát ở trường, nhất là trong những ngày lễ. Theo đó bản nhạc phổ biến dần và ngẫu nhiên trở thành quốc ca của Nhật. Dù vậy mãi đến 22 Tháng 7 năm 1999 bản nhạc này mới được chính thức công nhận.
Nội dung của bài hát nhằm tôn vinh Thiên hoàng và cầu chúc cho triều đại của các Thiên hoàng bền vững mãi mãi. Cũng vì nội dung đề cao chế độ quân chủ, Kimigayo bị đảng Cộng sản Nhật Bản cực lực đả kích.
Lời bài hát
Xem thêm
Quốc kỳ Nhật Bản
Húc Nhật kỳ
Tham khảo
Thư mục
Marshall, Alex. Republic or Death! Travels in Search of National Anthems, Windmill Books, 2016, – contains chapter on the song, and its meaning today focusing on controversies
Liên kết ngoài
Web-Japan.org National Flag and Anthem
Kimigayo: streaming audio, lyrics and information
About.com Japanese national anthem – Kimigayo
Đế quốc Nhật Bản
Thơ Nhật Bản
Bài hát Nhật Bản
Bài hát tiếng Nhật
Bài hát ái quốc Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Biểu tượng quốc gia Nhật Bản
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Hoàng ca
Bài hát năm 1880
Nhạc khúc Đô trưởng |
12896 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A%20Portuguesa | A Portuguesa | A Portuguesa là quốc ca của Bồ Đào Nha.Bài hát được sáng tác bởi Alfredo Keil và được viết bởi Henrique Lopes de Mendonça trong phong trào dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy do Hội nghị tối hậu thư năm 1890 của Anh đến Bồ Đào Nha liên quan đến các thuộc địa Châu Phi của nước này.
Lịch sử
Vào ngày 11 tháng 1 năm 1890, Vương quốc Anh ra tối hậu thư yêu cầu Bồ Đào Nha không được chiếm lĩnh đất đai thuộc địa nằm giữa các thuộc địa của Bồ Đào Nha là Angola ở bờ biển phía tây châu Phi và Mozambique ở bờ biển phía đông, từ đó hình thành một chính thể liền kề. Bất chấp sự náo động của dân chúng, chính phủ Bồ Đào Nha đã chấp nhận yêu cầu của họ. Điều này góp phần khiến Vua Carlos I và chế độ quân chủ không được ủng hộ, đồng thời thu hút được sự ủng hộ đối với phong trào cộng hòa ngày càng phổ biến ở Bồ Đào Nha.
Đêm sau khi tối hậu thư được chấp nhận, nhà soạn nhạc Alfredo Keil , theo gợi ý của một nhóm bạn bao gồm Rafael Bordalo Pinheiro và Teófilo Braga, đã viết giai điệu cho "A Portuguesa" như một cuộc tuần hành bày tỏ lòng yêu nước. Lấy cảm hứng từ sự phẫn nộ của người dân Bồ Đào Nha về chế độ quân chủ, người viết lời là Henrique Lopes de Mendonça đã chấp nhận yêu cầu của Keil để tạo lời cho phù hợp với giai điệu của ông. Mendonça nói "A Portuguesa" là một bài hát "trong đó linh hồn bị tổn thương của quê cha đất tổ sẽ hòa nhập với tham vọng tự do và phục hưng"; ông hy vọng đó sẽ là một bài hát được mọi người đón nhận, có thể bày tỏ sự khao khát được minh oan của đất nước. Những biểu hiện như vậy được mô tả bằng fado tiếng Bồ Đào Nha , và" Hino da Maria da Fonte ". Bài hát nhanh chóng được phổ biến; hàng nghìn bản sao của bản nhạc đã được phân phát miễn phí, cùng với tờ rơi và áp phích. Sự phổ biến của bài hát cũng lan rộng khắp biên giới quốc gia, và các câu thơ đã được dịch sang các ngôn ngữ khác.
Trong một số sân khấu ở Lisbon, "A Portuguesa" đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Vào ngày 29 tháng 3 năm 1890, cuộc tuần hành được biểu diễn tại Buổi hòa nhạc Yêu nước Vĩ đại, được tổ chức tại Teatro Nacional de São Carlos (Nhà hát Quốc gia Saint Charles), cũng như tại mọi nhà hát khác ở thủ đô. Ngoài việc sử dụng trong các cuộc trưng bày văn hóa, "A Portuguesa" còn được biểu diễn để thu lợi nhuận thương mại. Một số sản phẩm thực phẩm, bao gồm cá mòi đóng hộp và bánh quy, đã được đặt tên cho bài hát này.
Tuy nhiên, bài hát bị coi là một vũ khí chính trị, và nó sớm được chuyển thành một bài thánh ca của đảng cộng hòa. Sự đồng lựa chọn chính trị về ý nghĩa ban đầu của chủ đề này đã buộc cả hai tác giả từ chối tầm nhìn này và nhấn mạnh tình cảm thuần túy phi đảng phái của nó. Vào ngày 31 tháng 1 năm 1891, một cuộc nổi dậy nổ ra ở phía bắc thành phố Porto và "A Portuguesa" được quân nổi dậy sử dụng làm bài hát hành quân của họ. Cuộc nổi loạn đã bị dẹp tan, và bài hát bị cấm. Tuy nhiên, nó không bao giờ bị lãng quên và vào ngày 5 tháng 10 năm 1910, một cuộc nổi dậy mới và mạnh mẽ hơn đã phát triển. Một năm sau, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội lập hiến chính thức tuyên bố nó là quốc ca.
Năm 1956, sự xuất hiện của các biến thể của bài quốc ca đã buộc chính phủ phải thành lập một ủy ban với mục đích xác định một phiên bản chính thức. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1957, phiên bản hiện tại đã được đề xuất và được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.
Lời tiếng Bồ Đào Nha
Heróis do mar, nobre povo,
Nação valente, imortal,
Levantai hoje de novo
O esplendor de Portugal!
Entre as brumas da memória,
Ó Pátria, sente-se a voz
Dos teus egrégios avós,
Que há-de guiar-te à vitória!
Desfralda a invicta Bandeira,
À luz viva do teu céu!
Brade a Europa à terra inteira:
Portugal não pereceu
Beija o solo teu jucundo
O oceano, a rugir d'amor,
E o teu Braço vencedor
Deu mundos novos ao mundo!
Saudai o Sol que desponta
Sobre um ridente porvir;
Seja o eco de uma afronta
O sinal do ressurgir.
Raios dessa aurora forte
São como beijos de mãe,
Que nos guardam, nos sustêm,
Contra as injúrias da sorte.
Điệp ngữ:
Às armas, às armas!
Sobre a terra, sobre o mar,
Às armas, às armas!
Pela Pátria lutar
Contra os canhões marchar, marchar!
Lời tiếng Việt
Anh hùng của biển, những công dân cao quý,
Của dân tộc dũng cảm, bất tử,
Hãy đứng dậy cho ngày hôm nay
Ánh huy hoàng nghìn năm của Bồ Đào Nha!
Giữa những đám sương mù trong ký ức,
Ôi Tổ quốc, hãy lắng nghe tiếng nói
Của các bậc tổ tiên phi thường của bạn,
Để điều đó dẫn bạn đến chiến thắng!
Giương cao lá cờ bất khả chiến bại,
Trong ánh sáng của bầu trời của bạn!
Hô vang từ Châu Âu ra toàn bộ trái đất:
Bồ Đào Nha đã không bị diệt vong
Hôn lên mảnh đất thân yêu của bạn
Đại dương, gào thét với tình yêu,
Và cánh tay chiến thắng của bạn
Mang đến thế giới mới cho thế giới!
Chào mặt trời nhô lên
Về một tương lai đầy tiếng cười;
Hay là tiếng vang của một cuộc đối đầu
Dấu hiệu của sự hồi sinh.
Tia sáng bình minh mạnh mẽ
Họ giống như những nụ hôn mẹ,
Điều đó giữ cho chúng ta, nâng đỡ chúng ta,
Chống lại những vết thương của số phận.
Điệp ngữ:
Tiến lên, tiến lên!
Trên đất liền, trên biển,
Tiến lên, tiến lên!
Chiến đấu cho Tổ quốc ta
Chống lại những khẩu đại bác, hãy tiến quân, tiến quân!
Xem thêm
Quốc ca
Lịch sử Bồ Đào Nha
Bài hát Bồ Đào Nha
Bài hát năm 1890
Quốc ca châu Âu |
12903 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh%20ca%20Th%E1%BB%A5y%20S%C4%A9 | Thánh ca Thụy Sĩ | Bài hát Thánh ca Thụy Sĩ là quốc ca của Thụy Sĩ. Nó được sáng tác vào năm 1841, bởi Alberich Zwyssig (1808–1854). Từ đó, nó thường xuyên được sử dụng trong các sự kiện yêu nước. Tuy nhiên, Hội đồng Liên bang đã nhiều lần từ chối các đề nghị chấp nhận nó như là quốc ca chính thức. Từ 1961 tới 1981 nó tạm thời được dùng thay thế cho bài ("Khi bạn gọi, Tổ quốc tôi", Tiếng Pháp , Tiếng Ý , Romansh ) bài quốc ca của Johann Rudolf Wyss (1743–1818) vốn có giai điệu dựa trên bài quốc ca God Save the King của Vương quốc Anh. Ngày 1 tháng 8 năm 1981, Thánh ca Thụy Sĩ đã trở thành quốc ca chính thức.
Lời bài hát
Nghe
Tham khảo
Thụy Sĩ
Quốc ca
Âm nhạc Thụy Sĩ
Quốc ca châu Âu |
12904 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wilhelmus | Wilhelmus | Wilhelmus van Nassouwe là quốc ca của Hà Lan.
Trong 15 bản stanza, bản 1 & 6 là hai bản chính thức được hát của bài quốc ca Hà Lan. Bản quốc ca này có từ thời ít nhất là năm, là quốc ca có nhạc cổ nhất. Dù "Wilhelmus" không được công nhận là chính thức quốc ca cho đến năm 1932, nó luôn được người dân Hà Lan ưa chuộng và xuất hiện trở lại trong nhiều lần trong quá trình lịch sử Hà Lan trước khi có được vị thế hiện tại. Đây cũng đã là quốc ca của Antilles thuộc Hà Lan từ năm 1954 đến năm 1964.
Nguyên bản tiếng Hà Lan
Wilhelmus van Nassouwe
Ben ik van Duitsen bloed
Den vaderland getrouwe
Blijf ik tot in den dood
Een Prinse van Oranje
Ben ik vrij onverveerd
Den Koning van Hispanje
Heb ik altijd geëerd
In Godes vrees te leven
Heb ik altijd betracht
Daarom ben ik verdreven
Om land om luid' gebracht
Maar God zal mij regeren
Als een goed instrument
Dat ik zal wederkeren
In mijnen regiment
Lijdt u mijn onderzaten
Die oprecht zijn van aard
God zal u niet verlaten
Al zijt gij nu bezwaard
Die vroom begeert te leven
Bidt God nacht ende dag
Dat hij mij kracht wil geven
Dat ik u helpen mag
Lijf en goed al te samen
Heb ik u niet verschoond
Mijn broeders hoog van namen
Hebben 't u ook vertoond
Graaf Adolf is gebleven
In Friesland in den slag
Zijn ziel in 't eeuwig leven
Verwacht den jongsten dag
Edel en hoog geboren
Van keizerlijken stam
Een vorst des rijks verkoren
Als een vroom Christenman
Voor Godes woord geprezen
Heb ik vrij onversaagd
Als een held zonder vrezen
Mijn edel bloed gewaagd
Mijn schild ende betrouwen
Zijt gij o God mijn Heer
Op u zo wil ik bouwen
Verlaat mij nimmermeer
Dat ik doch vroom mag blijven
Uw dienaar t'aller stond
Die tirannie verdrijven
Die mij mijn hert doorwondt
Van al die mij bezwaren
En mijn vervolgers zijn
Mijn God wilt doch bewaren
Den trouwen dienaar dijn
Dat zal mij niet verrassen
In haren bozen moed
Haar handen niet en wassen
In mijn onschuldig bloed
Als David moeste vluchten
Voor Saul den tiran
Zo heb ik moeten zuchten
Met menig edelman
Maar God heeft hem verheven
Verlost uit alder nood
Een koninkrijk gegeven
In Israel zeer groot
Na 't zuur zal ik ontvangen
Van God mijn Heer dat zoet
Daar na zo doet verlangen
Mijn vorstelijk gemoed
Dat is dat ik mag sterven
Met eren in dat veld
Een eeuwig rijk verwerven
Als een getrouwe held
Niet doet mij meer erbarmen
In mijnen wederspoed
Dan dat men ziet verarmen
Des Konings landen goed
Dat u de Spanjaards krenken
O edel Neerland zoet
Als ik daar aan gedenke
Mijn edel hert dat bloedt
Als een Prins opgezeten
Met mijner heires kracht
Van den tiran vermeten
Heb ik den slag verwacht
Die bij Maastricht begraven
Bevreesde mijn geweld
Mijn ruiters zag men draven
Zeer moedig door dat veld
Zo het den wille des Heren
Op die tijd had geweest
Had ik geern willen keren
Van u dit zwaar tempeest
Maar de Heer van hier boven
Die alle ding regeert
Die men altijd moet loven
En heeft het niet begeerd
Zeer prinselijk was gedreven
Mijn prinselijk gemoed
Standvastig is gebleven
Mijn hert in tegenspoed
Den Heer heb ik gebeden
Van mijnes herten grond
Dat hij mijn zaak wil reden
Mijn onschuld doen bekend
Oorlof mijn arme schapen
Die zijt in groten nood
Uw herder zal niet slapen
Al zijt gij nu verstrooid!
Tot God wilt u begeven
Zijn heilzaam woord neemt aan
Als vrome Christen leven
't Zal hier naast zijn gedaan
Voor God wil ik belijden
En zijner groter macht
Dat ik tot genen tijden
Den Koning heb veracht
Dat dat ik God den Here
Der hoogster Majesteit
Heb moeten obedieren
In der gerechtigheid
Lời tiếng Việt
William xứ Nassau
Là tôi đây, mang trong mình dòng máu Hà Lan.
Tôi thề, sẽ trung thành với Tổ quốc
Cho đến khi từ giã cõi đời.
Hoàng tử xứ Oranje
Là tôi đây, từ nay sẽ không bao giờ cúi đầu
Trước vua Tây Ban Nha
Kẻ mà tôi phải phục tùng.
Tham khảo
Hà Lan
Quốc ca
Quốc ca châu Âu |
12906 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%93i%20m%C3%A1u | Nhồi máu | Trong y học, nhồi máu là hoại tử mô do tắc nghẽn máu trong động mạch. Nó là đỉnh điểm của thiếu máu cục bộ.
Mặc dù nhồi máu có thể ảnh hưởng ở mọi cơ quan trong nhiều trạng thái bệnh lý, nó thường liên hệ chặt chẽ với xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa động mạch bị vỡ, trên bề mặt nó hình thành khối máu đông, làm tắc dòng máu và có thể tạo khối huyết tắc, gây nghẽn mạch máu khác tiếp theo.
Nhồi máu được chia làm hai loại: trắng (thiếu máu) và đỏ (xuất huyết). Các tạng đặc như tim, lách và thận bị nhồi máu do tắc nghẽn động mạch và có màu trắng hay tái. Nhồi máu ở phổi thường ở dạng xuất huyết hay đỏ.
Các bệnh có liên hệ với nhồi máu:
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não (80% do nhồi máu)
Bệnh tắc động mạch ngoại biên gây hoại thư dẫn đến đoạn chi.
Các rối loạn mạch máu khác dẫn đến các dạng nhồi máu:
Hội chứng kháng phospholipid
Nhiễm khuẩn huyết
Viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant-cell arteritis, GCA)
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Giải phẫu bệnh học
Nguyên nhân tử vong |
12907 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C4%A9a%20d%C5%A9ng%20qu%C3%A2n%20ti%E1%BA%BFn%20h%C3%A0nh%20kh%C3%BAc | Nghĩa dũng quân tiến hành khúc | Nghĩa dũng quân tiến hành khúc () là quốc ca của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được nhà thơ và soạn giả ca kịch Điền Hán viết lời và Niếp Nhĩ phổ nhạc vào khoảng giữa giai đoạn Chiến tranh Trung–Nhật (1937-1945). Bài này thuộc thể loại hành khúc.
Lịch sử
Nguồn gốc
Điền Hán viết "Hành khúc nghĩa dũng quân" vào năm 1934 cho một vở kịch ông soạn cũng vào năm đó. Theo dân gian thì ông viết lời bài này trên một mẩu giấy thuốc lá sau khi bị bắt tại Thượng Hải và bị đưa vào nhà lao Quốc Dân Đảng năm 1935. Bài hát này sau khi được sửa lại đôi chút đã trở thành bài hát chủ đề trong bộ phim Phong vân nhi nữ do Công ty Điện ảnh Điện Thông (电通影片公司) Thượng Hải dàn dựng vào năm 1935. Bộ phim này thuật lại câu chuyện một nhà thơ tên là Tân Bạch Hoa đại diện cho tầng lớp trí thức của nước Trung Hoa cũ, đã gác lại ngòi bút sáng tác của mình, cầm súng xung phong ra mặt trận chống Nhật, xông pha trước quân thù. "Hành khúc nghĩa dũng quân" xuất hiện ở phần đầu và phần cuối của bộ phim này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho đông đảo khán giả hồi đó. Không bao lâu nó liền trở thành chiến ca nổi tiếng của Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Bài hát này cũng được Pathé thuộc tập đoàn EMI phát hành trong một đĩa hát vào năm 1935.
Bài này lần đầu tiên được dùng làm quốc ca là trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc tháng 2 năm 1949. Vào thời gian đó những người cộng sản Trung Quốc vừa chiếm được Bắc Kinh. Lúc đó nổ ra một tranh luận xung quanh câu "Đất nước Trung Hoa đã gặp lúc hiểm nguy". Nhà văn Quách Mạt Nhược liền đổi câu trên thành "Dân tộc Trung Quốc đã đến hồi giải phóng".
Người đầu tiên nêu đề nghị lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca của nước Trung Hoa mới là Từ Bi Hồng, một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc. Tháng 6 năm 1949, hội nghị trù bị thành lập nước Trung hoa mới của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (gọi tắt là Chính Hiệp) Trung Quốc thảo luận việc quyết định quốc ca, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến của mình, một số đại biểu bày tỏ nên kết nạp đề nghị của họa sĩ Từ Bi Hồng lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca, nhưng hội nghị chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Ngày 2 tháng 9 năm 1949, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai... đã đến nghe ý kiến của các đại biểu, ngày 25 tháng 9 năm 1949, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lại tổ chức buổi tọa đàm hiệp thương về vấn đề quyết định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, cách tính năm và thủ đô của nước Trung Hoa mới, mời nhân sĩ các đảng phái và nhân sĩ giới văn hóa tham gia. Tổ 6 của hội nghị trù bị Chính Hiệp quyết định đề án lấy "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca và chính thức trình lên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc xét duyệt.
Ngày 27 tháng 9 năm 1949, toàn thể đại biểu của hội nghị Chính Hiệp nhất trí thông qua, trước khi xét định quốc ca của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý đối với câu thứ ba. Khi đó Chu Ân Lai đưa ra đánh giá cuối cùng: "Trước mắt chúng ta vẫn còn kẻ thù đế quốc. Chúng ta càng tiến, kẻ thù sẽ càng tìm cách tấn công và phá hoại chúng ta. Liệu có thể nói là chúng ta sẽ không còn nguy hiểm không?" Quan điểm này được Mao Trạch Đông tán thành vào ngày 27 tháng 9 năm 1949, bài này trở thành quốc ca tạm thời, chỉ vài ngày trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đến kỳ họp thứ nhất quốc hội Trung Quốc khóa 5 vào năm 1978, lại thông qua việc chính thức lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca.
Sau Cách mạng văn hóa
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Điền Hán bị bắt giam, và cũng vì thế mà bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" cũng bị cấm hát; kết quả là trong giai đoạn đó bài "Đông phương hồng" được chọn làm quốc ca không chính thức.
"Hành khúc nghĩa dũng quân" được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khôi phục lại vào năm 1978, nhưng với lời khác hẳn; tuy vậy, lời ca mới không được thông dụng lắm và thậm chí gây nhầm lẫn. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1982, Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc thống nhất chọn lại bản gốc năm 1935 của Điền Hán làm quốc ca chính thức. Điểm nổi bật trong lời hiện nay là không đề cập đến Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn Mao Trạch Đông và việc quay lại lời ca cũ đánh dấu sự đi xuống của Hoa Quốc Phong và tệ sùng bái cá nhân đối với Mao cũng như uy thế đi lên của Đặng Tiểu Bình.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc công nhận bài này là quốc ca chính thức của CHNDTH trong bản sửa đổi năm 2004 của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phần quốc ca được đề cập ngay sau phần nói về quốc kỳ.
Mặc dù được lưu hành rộng rãi giữa các thành viên của Quốc Dân Đảng trong thời kỳ Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945), nhưng bài này đã bị cấm tại Đài Loan đến tận thập niên 1990.
Quốc ca này chính thức được cử hành tại Hồng Kông lần đầu tiên vào năm 1997, và tại Ma Cao năm 1999 sau khi hai lãnh thổ này được trao trả cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Lời bài hát
Phiên bản gốc và hiện tại
Phiên bản năm 1978–1982
Nghe
Luật quốc ca
Quốc hội Trung Quốc hôm 01/09/2019 thông qua luật quy định nhằm ngăn chặn việc lạm dụng, xuyên tạc và bôi nhọ Quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo Tân Hoa Xã. Dự thảo điều luật sẽ cấm người dân sử dụng ca khúc Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại những sự kiện như đám ma hoặc sử dụng làm nhạc nền tại các địa điểm công cộng. Những bản xuyên tạc lời bài hát hoặc những màn biểu diễn phản cảm cũng có thể bị phạt dưới hình thức đình chỉ hoạt động lên tới 15 ngày. Dự luật này cũng nghiêm cấm sử dụng quốc ca cho mục đích quảng cáo thương mại, và tại các sự kiện được sử dụng quốc ca, tất cả mọi người được yêu cầu đứng trang nghiêm.
Trước đó vào năm 2015, hàng trăm cổ động viên địa phương đã chế giễu, quay lưng và giơ những tấm bảng trắng có ghi từ "boo" trong tiếng Anh (mang nghĩa dè bỉu) khi Quốc ca Trung Quốc được phát tại trận đấu giữa hai đội tuyển Hồng Kông và Trung Quốc tại sân vận động Vượng Giác. Ngày 10 tháng 9 năm 2019, người hâm mộ bóng đá Hồng Kông đã la ó khi quốc ca Trung Quốc vang lên trong một trận đấu tại vòng loại FIFA World Cup với Iran.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tải bài này dưới các định dạng khác nhau
Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (không lời)
Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (có lời)
Quốc ca
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Bài hát Trung Quốc
Bài hát năm 1935 |
12926 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m%20h%C3%B9m%20H%E1%BA%A3o%20V%E1%BB%8Dng | Tôm hùm Hảo Vọng | Tôm hùm Hảo Vọng (danh pháp khoa học: Homarinus capensis) là một loài tôm hùm nhỏ sống ven bờ biển của Nam Phi, từ đảo Dassen tới Haga Haga. Trước đây người ta xếp chúng vào chi Homarus, nhưng từ năm 1995 chúng được xếp vào một chi riêng là Homarinus. Những họ hàng gần nhất của chúng là Thymops và Thymopides. Tôm hùm Hảo Vọng rất hiếm và khó bắt, kể từ năm 1792 (khi bắt đầu mô tả chúng) cho đến năm 1992 chỉ mới đánh bắt được 14 con, trong đó có một con cái. Sau khi phát hiện ra ba cá thể còn sống năm 1997, là những mẫu còn sống duy nhất trên thế giới, hiện nay Khu bể nuôi Đông London hy vọng sẽ nhân giống được loài này.
Tham khảo
Tôm hùm
C
Động vật hoang dã châu Phi
Động vật được mô tả năm 1792 |
12929 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mu%E1%BB%91i | Muối | Muối có thể có các nghĩa:
Muối ăn: một loại gia vị Phương cẩu phổ biến trong chế biến thức ăn, chủ yếu là hợp chất vô cơ có công thức hóa học là NaCl, một phần KCl và các khoáng chất khác. Muối ăn có thể được khai thác từ biển, hoặc đôi khi từ mỏ muối. Việt Nam có rất nhiều ruộng muối nằm dọc theo các tỉnh ven biển.
Muối: một hợp chất hóa học thường là của một kim loại và một chất không phải kim loại.
Muối: một cách chế biến bảo quản thức ăn: muối dưa cải, muối cà, muối mắm...
Muối: chất khoáng cho cây: muối khoáng.
Thực vật
Rhus chinensis: muối, dã sơn, sơn muối
Chenopodium album: rau muối, thổ kinh giới trắng
Glochidion rubrum: muối ăn quả, sóc đỏ |
12933 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20s%E1%BB%91%209%20%28Beethoven%29 | Giao hưởng số 9 (Beethoven) | Bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, opus 125 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude ("Ode hoan ca") của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng.
Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn. Có thể nói nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, âm nhạc trong chương thứ tư (bỏ phần lời) được dùng làm bài ca chính thức của Liên Minh châu Âu (xem Ode hoan ca).
Lịch sử
Hoàn cảnh sáng tác
Hiệp hội London (The Society of London - sau này là Royal Philharmonic Society) đặt hàng bản giao hưởng vào năm 1817. Beethoven bắt đầu làm việc với bản giao hưởng cuối cùng vào năm 1818 và kết thúc vào đầu năm 1824. Khoảng 10 năm sau bản giao hưởng số 8. Tuy nhiên, Beethoven bắt đầu sáng tác tác phẩm này sớm hơn. Ông đã muốn đặt An die Freude vào nhạc rất sớm từ năm 1793. Ông đã làm điều đó, nhưng thật không may tác phẩm này bị mất vĩnh viễn. Từ chủ đề cho chương scherzo có thể lần ngược về bản fugue được viết vào năm 1815.
Đoạn mở đầu cho phần thanh nhạc của bản giao hưởng gây ra rất nhiều khó khăn cho Beethoven. Bạn ông, Anton Schindler, sau này kể lại: "Khi anh ấy bắt đầu sáng tác chương 4, sự nỗ lực bắt đầu như chưa bao giờ có. Mục đích là tìm ra cách đi vào phần mở đầu của đoạn tụng ca của Schiller. Một hôm Beethoven nhảy vào phòng và la lớn "Tôi tìm ra rồi, tìm ra rồi" Sau đó anh ấy cho tôi xem phác thảo của những từ "cho chúng tôi hát bản tụng ca của Schiller bất tử". Tuy nhiên, đoạn mở đầu đó đã không có trong sản phẩm cuối cùng, và Beethoven đã trải qua rất nhiều thời gian viết lại phần đó cho đến khi nó thành hình dáng như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Chi tiết
Tên gọi
Phối nhạc
Các chương
Giao hưởng số 9 của Beethoven thuộc vào số ít tác phẩm của nền nghệ thuật thế giới, như những đỉnh núi cao nhất, trội hơn tất cả những gì mà những thiên tài nghệ thuật của nhân loại tạo nên. Cũng như những bài thơ của Homerk "Thần khúc" (Divina commedia) của Dante, tranh Đức mẹ của Raphael, "Faust" của Goethe hoặc khúc Messe (Die hohe Messe) của Bach, giao hưởng số 9, là con đẻ của thời đại của mình, đồng thời là sự thể hiện những lý tưởng và hoài bão của loài người. Nhạc sĩ hoàn thành bản giao hưởng vào cuối đời nhưng đã nghiền ngẫm trong suốt cuộc đời mình. Hồi còn trẻ, say sưa với những tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp, Beethoven tìm tòi thể hiện âm nhạc bài thơ ca ngợi (Ode) "Hướng tới niềm vui" (Ode to Joy) của Schiller, mà ông đã lấy lời thơ ấy viết màn hợp xướng chương cuối của giao hưởng số 9. Những tư tưởng về tình hữu ái nhân loại, về tự do được đưa vào giao hưởng đã thôi thúc ông mãi trên suốt cả con đường sáng tác. Không phải ngẫu nhiên mà chủ đề âm nhạc của chương cuối nảy sinh trước khi có bản giao hưởng, và có thể tìm thấy trong các tác phẩm khác của Beethoven không ít những hình ảnh tương tự với chủ đề ấy. Nói một cách khác, giao hưởng số 9 - là sự tổng kết những tìm tòi tư tưởng nghệ thuật của nhạc sĩ.
Bản giao hưởng được xây dựng trong thời gian mà thời kỳ cách mạng Pháp đã đi vào dĩ vãng, và thế lực phản động đang ngự trị ở châu Âu. Những hy vọng đã đổi thành thất vọng. Trong nghệ thuật đã nảy sinh một trào lưu mới - chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện những tâm trạng mới. Công trạng của người nghệ sĩ ca ngợi Trí tuệ, Tự do, Niềm tin trong thời kỳ đen tối ấy ấy càng có ý nghĩa lớn. Giao hưởng số 9 - một bản tuyên ngôn âm nhạc của thế kỷ 19, như Lenin nói: "tiến hành dưới khẩu hiệu của cuộc cách mạng Pháp".
Giao hưởng số 9 - tác phẩm cải cách sâu sắc. Lần đầu tiên lời hát được đưa vào giao hưởng. Thủ pháp táo bạo ấy rất cần thiết đối với Beethoven. Sự phát triển của tư tưởng của bản giao hưởng đã gợi ý việc đưa lời hát vào như tiếng nói của nhân loại, tính cụ thể của lời ca cần cho việc diễn đạt kết luận tư tưởng chủ yếu của quan điểm triết học to lớn. Nhưng điều đó không hạn chế cái mới của Beethoven. Ông đổi vị trí của Scherzo và Adagio, viết những đoạn ngoài cùng của chương Scherzo theo hình hình thức sonata allegro. Thiên tài Beethoven đã đạt đến độ trưởng thành tột bậc trong giao hưởng số 9. Bản giao hưởng gây xúc động mạnh bởi tính bi kịch của những nỗi đau khổ của nhân loại, cuộc đấu tranh tư tưởng lớn lao, tư tưởng cao cả, nguồn cảm hứng của chủ nghĩa nhân văn tổng kết con đường sáng tác của Beethoven - nhà soạn nhạc giao hưởng. Bản giao hưởng số 9 mở ra những triển vọng mới đối với nền nghệ thuật âm nhạc của những thế hệ tiếp theo.
Chương I
Allegro ma non troppo, un poco maestoso. Thời gian xấp xỉ: 15 phút.
Trong màn sương tối lờ mờ, bất định, hiện ra phần mở đầu của bản giao hưởng. Hồi hộp, đầy bí ẩn của đợi chờ, tiếng vê (tremolo) chập chờn mờ ảo của violin, trên nền tremolo ấy thấp thoáng những bóng lờ mờ các motiv, nhạc sĩ đang lần dò những tuyến mạch của chủ đề chính sau này, nó đã hình thành, và sau một sự chuẩn bị lâu dài, bằng sự nỗ lực hùng mạnh của dàn nhạc, cuối cùng, khẳng định chủ đề chính. Xuất hiện hình tượng thuyết nguồn gốc vũ trụ, dường như từ bóng tối của vô biên vũ trụ xuất hiện và tuyên bố về mình một cách uy quyền, mệnh lệnh: "Tôi đang có ở đây". Nhưng vũ trụ sinh ra xù xì, đầy rẫy những mâu thuẫn sôi sục, nảy sinh không khí đấu tranh, xung đột. Sự phát triển sôi động đó dẫn đến chủ đề phụ - phản đề trữ tình đối với chủ đề một, âm nhạc mang màu sắc trưởng, xuất hiện cao trào anh hùng ca - những tia sáng đầu tiên của thắng lợi. Và bỗng nhiên trở lại một sự yên lặng hung dữ, những tiếng kèn hiệu nghiêm trọng thông báo trận chiến đấu bắt đầu, gợi lại trong ký ức những hình tượng người khổng lồ một mắt trong sử thi anh hùng cổ đại. Ngôn ngữ của bản giao hưởng bị mất tính chất tạo hình, nhưng thay vào đó là áp lực kịch tính và thoái trào kiệt sức, trong âm thanh rùng rợn của chủ đề chính, trong tính nhất quán, nhằm một mục tiêu nhất định của sự phát triển âm nhạc, đã thể hiện được hình tượng uy nghi, hùng tráng của hành động, của cuộc chiến đấu. Giai đoạn tột cùng của cuộc chiến đấu trùng hợp với sự bắt đầu phần nhắc lại (Reprise). Từ lúc ấy sự hoạt động đưa đến không thương xót sự kết thúc bi thảm trong đoạn đuôi (Coda). Âm nhạc có sắc thái tang lễ trọng thể. Tuy vậy "ý kiến tối hậu" không thể bác bỏ được vẫn thuộc về chủ đề chính quyền uy và hùng dũng.
Chương II
Scherzo: Molto vivace - Presto. Thời gian xấp xỉ: 10 phút.
Phá bỏ tập tục cũ, Beethoven để khúc Scherzo ngay sau chương I. Nó xóa bỏ yếu tố bi thảm lúc đầu - Scherzo - cảnh huy hoàng có khí thế và hiệu lực, nó lao nhanh dồn dập như một trận bão lửa, tạo nên ấn tượng lúc thì mang tính chất anh hùng ca, lúc thì phóng túng, mơ mộng. Nhưng trong dòng âm thanh như đuổi theo nhau đó khuôn phép nghiêm ngặt về nhịp điệu vẫn khống chế. Những phần ngoài cùng được viết ở hình thức sonata allegro (lại một cải tiến mới mẻ nữa) tương phản với phần trio mang tính chất phong cảnh phong tục, với nhiều màu sắc tươi sáng của đồng quê.
Chương III
Adagio molto e cantabile - Andante Moderato - Tempo Primo - Andante Moderato - Adagio - Lo Stesso Tempo. Thời gian xấp xỉ: 16 phút.
Thể hiện lý tưởng đạo đức, vẻ đẹp và tính chất hùng vĩ của âm nhạc đầy cảm hứng bởi ý tưởng cao cả về đạo đức và hoàn thiện, sứ mệnh và nghĩa vụ của con người. Tính chất minh bạch sáng sủa, sự hài hòa của lý trí và tình cảm bao trùm niềm suy tư triết lý tỉnh táo ấy. Dòng nhạc thong thả, đầy đặn, sự luân chuyển và bổ sung lẫn nhau của hai chủ đề và các biến tấu của chúng rất chặt chẽ và hợp lý, hơi thở của giai điệu vô cùng rộng rãi. Điệu trưởng chiếm ưu thế hầu như khắp nơi trong nền tảng dàn nhạc đầy chất giai điệu tươi sáng, chỉ có hai lần bị phá vỡ do sự xâm nhập của chủ đề chính của chương I - như muốn nhắc rằng đạt được sự rõ ràng và cân đối ấy phải trả bằng một giá đắt.
Chương IV
Presto; Allegro molto assai (Alla marcia); Andante maestoso; Allegro energico, sempre ben marcato. Thời gian xấp xỉ: 24 phút.
Chương cuối với phần đầu tràn lên dữ dội, khôi phục cái lạc điệu tưởng như đã được khắc phục. Nhưng điều đó chỉ là sự cố gắng để quay về. Nhưng sự trở về đã không thể có được logic phát triển của "những sự kiện" nhất quyết dẫn đến thắng lợi của niềm vui. Những chủ đề của những chương trước - những đoạn đường đã bị vượt qua - nối tiếp nhau đi, nhưng chủ đề nào cũng bị bè cello "cự tuyệt" bằng cách nói cương quyết: không một chủ đề nào có thể nói là chủ đề của chương cuối. Cần phải tìm cái nào đó có phẩm chất mới, hơn hẳn tất cả những gì đã có từ trước đến nay và có thể nói lên kết quả phát triển tư tưởng âm nhạc của bản giao hương. Một khoảnh khắc yên lặng trong dàn nhạc. Và cuối cùng chủ đề mới ấy xuất hiện, chủ đề Niềm Vui. Chính nhờ tính chất mộc mạc mà nó được xem như một sự phát triển rõ ràng. Đầu tiên là cello và contrebass diễn tấu chủ đề ấy, sau đó từng nhóm nhạc cụ khác và cuối cùng, cả dàn nhạc. Đó là niềm vui đã vượt qua đau khổ, chiến thắng cái ác, là thành quả của sự hài hòa cân đối cao độ của nội tâm và sự thoải mái về tinh thần của con người. Âm thanh của chủ đề đạt đến quy mô to lớn, và một lần nữa, lần cuối cùng, nhạc tố hốt hoảng, kinh hoàng trong chương I lại chen vào. Và lúc đó, lần đầu tiên nghe thấy tiếng nói của con người: "Ồ các bạn ơi! Không phải những âm thanh ấy! Tốt hơn hết chúng ta hãy hát cái gì vui tươi!" Chủ đề Niềm Vui xuất hiện ở các giọng đơn ca và hợp xướng: "Ôi Niềm Vui thần thánh tuyệt vời, nữ thần của bầu trời! Lòng hân hoan, chúng tôi bước vào thánh đường của người". Từ lúc đó Niềm Vui vô tận, không gì làm u tối đi, được giữ mãi cho đến cuối chương. Hơn thế nữa, Niềm Vui được thể hiện trong tất cả sự phong phú về giới hạn và sắc thái. Chủ đề thông qua một loạt biến hóa, trở thành khúc ca, bài hát ca ngợi tươi sáng, hành khúc anh hùng, về tính chất có khác nhau, những đoạn chen (episodes) được trình bày trong bức tranh khổng lồ chung của niềm vui sướng của quần chúng, sự hân hoan tưng bừng của nhân loại được giải phóng và hạnh phúc. Và trong âm nhạc như tràn ngập ánh mặt trời, và trong từng ô nhịp ánh hào quang ngày càng rực rỡ, chói lọi. Về cuối giọng hát đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc hòa thành khí thế chung ngợi ca niềm vui, trong niềm hân hoan tột độ. "Hỡi triệu triệu người, hãy xiết chặt tay nhau! "Bản giao hưởng kết thúc bằng sự ca ngợi Tự do, tình huynh đệ của Nhân loại.
Như vậy là, từ tối tăm - ra ánh sáng, qua đấu tranh và tổn thất - đến giác ngộ sứ mệnh của con người, từ u tối - đến ánh sáng của chân lý, đến niềm vui của thế giới được giải phóng và hạnh phúc. Đó là những nét lớn trong nội dung tư tưởng của bản giao hưởng số 9, thể hiện những lý tưởng bất tử mà hàng bao nhiêu thế kỷ loài người đang vươn tới.
Phần lời của chương IV.
Bản giao hưởng số 9 và cuộc sống
Trình diễn
Ảnh hưởng trong thế kỷ 20
Bản giao hưởng số 9 của Beethoven có lẽ là tác phẩm được nhiều người biết đến, một số người coi nó là một bản thánh ca về cuộc sống con người. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi nó được chuyển thể và sử dụng vào trong nhiều loại hình văn hóa đại chúng, như điện ảnh, truyền hình, âm nhạc. Dưới đây là một vài tác phẩm có liên quan.
Năm 1964, Maurice Béjart sáng tác vở ballet Ballet du XXe siècle dựa trên bản "Giao hưởng số 9", và được nhiệt liệt tán thưởng.
Tại hầu hết các Thế Vận Hội từ nửa sau thế kỷ 20, chương bốn được trình diễn như một phần của các lễ nghi thức. Bản Giao Hưởng số 9 đã được các phi hành gia của phi hành đoàn Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người đến các nền văn minh ngoài hành tinh.
Tham khảo
Nguồn
Richard Taruskin, "Resisting the Ninth", trong Text and Act: Essays on Music and Performance (Oxford University Press, 1995).
Von Ludwig Nohl, Beethoven's Mannesalter trên books.google.de
Liên kết ngoài
The William and Gayle Cook Music Library at the Đại học Indiana School of Music's has posted a score for the symphony.
Alcove Music Publications' simpler score.
Sound samples and other info from the Classical Music Pages
Text/libretto, with translation, in English and German
EU official page about the anthem
Analysis of the Beethoven Symphony No. 9 on the All About Ludwig van Beethoven Page
Quốc ca
Bản nhạc cổ điển nổi tiếng
Nhạc balê
Giao hưởng của Beethoven
Di sản tư liệu thế giới
Nhạc khúc Rê thứ |
12937 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc%20t%C3%ADnh%20to%C3%A1n | Hóa học tính toán | Hóa học tính toán là một chuyên ngành của hóa học lý thuyết với mục đích chính là tạo ra các mô hình toán học xấp xỉ và các chương trình máy tính để tính các tính chất của các phân tử (như năng lượng tổng cộng, mô men phân cực, mô men tứ cực, phổ dao động phân tử, độ hoạt hóa, các tính chất quang phổ học phân tử, mặt cắt tán xạ...) và ứng dụng các chương trình tính toán này cho các bài toán cụ thể. Tên gọi chuyên ngành này cho thấy sự giao thoa giữa khoa học máy tính và hóa học.
Các phần mềm
Bảng sau cho thấy một số phần mềm đã được phát triển cho hóa học tính toán (K: không hỗ trợ; C: có hỗ trợ).
Xem thêm
Cơ học lượng tử
Hóa học lượng tử
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Introduction to Computational Chemistry bởi David Young
F. Jensen Introduction to Computational Chemistry, John Wiley & Sons (1999)
T. Clark A Handbook of Computational Chemistry, Wiley, New York (1985)
A. Szabo, N.S. Ostlund, Modern Quantum Chemistry, McGraw-Hill (1982)
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Computational Chemistry List
Journal of Computational Chemistry
Center for Computational Chemistry
NIST Computational Chemistry Comparison and Benchmark DataBase - Cơ sở dữ liệu cho hàng nghìn kết quả tính cho hàng trăm phân tử
Computational Chemistry Wiki - Wiki dành cho các kết uqar trong hóa học tính toán
VCCLAB : Virtual Computational Chemistry Laboratory
Lĩnh vực tính toán học
Tính toán |
12938 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20Li%C3%AAu | Tây Liêu | Tây Liêu () (1124 hoặc 1125-1218), hay còn gọi là Hãn quốc Kara-Kitai () hay Tây Khiết Đan quốc hiệu chính thức là Đại Liêu (), là một nhà nước của người Khiết Đan ở Trung Á.
Tây Liêu được thành lập bởi Da Luật Đại Thạch (耶律大石) người đã dẫn khoảng 100.000 hậu duệ người Khiết Đan sau khi thoát khỏi sự xâm lăng của người Nữ Chân vào đất nước họ tức nhà Liêu hay vương triều Khiết Đan. Nhà nước này tồn tại cho đến khi các đội quân kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tràn xuống (20.000 quân do viên tướng trẻ Triết Biệt chỉ huy) và nó được người châu Âu nói đến như là Kara-Kitai, Kara-Khitai, Kara-Khitay, Kara-Khitan; còn ở Trung Quốc thì là Tây Liêu. Các hậu tố Kitai hay Khitai được nói đến trong các sử liệu của Nga.
Lịch sử
Hình thành
Thủ đô của nó, Balasagun (ngày nay thuộc Kyrgyzstan) đã từng phát triển như một trung tâm văn hóa và kinh tế.
Thị tộc Hồi giáo của các hoàng thân Qarluk, Balasaghunlu Ashinalar (những người Karakhanid) đã đến khu vực văn hóa Hồi giáo Ba Tư sau khi sự độc lập và chủ quyền chính trị của họ trên khu vực Trung Á đạt được trong thế kỷ 9-10.
Khi họ càng trở nên Ba Tư hóa nhiều hơn (thời điểm chấp nhận "Afrasiab", một nhân vật huyền thoại Shahnameh như là tổ tiên trực hệ của họ), họ đã sống trong các trung tâm cố định mang tính Ấn Độ-Iran nhiều hơn, chẳng hạn như Qashgari và quên dần đi các truyền thống du cư của những người Qarluq anh em, nhiều người trong số họ theo các tôn giáo: Cảnh giáo, Phật giáo Đại thừa và Minh giáo của Hãn quốc Hồi Hột trước đây.
Khi người Khiết Đan tới, cùng với việc thuê những người Nãi Man theo Cảnh giáo, họ còn thu nhận được sự ủng hộ trong số những người Qarluk từ Semirechye đến khu vực Irtysh.
Mặc dù trong các nguyên tắc tổ chức chủ yếu là dựa theo Phật giáo Đại thừa và Khổng giáo, nhưng các quý tộc Khiết Đan cũng chấp nhận rộng rãi các yếu tố của Cơ đốc giáo nhánh Cảnh giáo, được phản ánh trong các tên gọi theo kiểu Cơ đốc giáo của các hãn vương (Gur-Khans) của Kara-Khiết Đan.
Sự xâm chiếm của người Khiết Đan vào Trung Á có thể coi như cuộc đấu tranh nội bộ của bộ lạc du cư Qarluk, được thể hiện ra ngoài như là mâu thuẫn triều chính giữa tầng lớp quý tộc Khiết Đan xâm lăng và các hoàng tử Kara-Khanid phòng ngự, tạo ra trong sự chinh phục những người sau bởi những người trước và trong sự chinh phục những người Qarluk Hồi giáo bởi những họ hàng của họ và những người Nãi Man theo Cảnh giáo.
Mở rộng và phát triển
Trước đó năm 1123, Thiên tộ hoàng đế nhà Liêu không nghe lời Gia Luật Đại Thạch nên hoàn toàn bại trong tay quân Kim. Năm 1125, Liêu diệt vong. Gia Luật Đại Thạch đem quân tiến sang phía tây, bình định được các vùng Imil, Khadidistan. Sau chiếm cả vùng Trung Á chiếm giữ xứ Tầm Tư Can (Samarkand), xưng vương, xưng đế, cai trị suốt cả một vùng đông tây xứ Thông Lĩnh, lập nên đế quốc Tây Liêu, kề sát bên đế quốc Đại Seljuk của người Hồi giáo trải dài từ bờ biển Địa Trung Hải cho đến Trung Á. Lúc đó các nước Armenia, Gruzia, Ả Rập, Qarakhanids và Gaznawids đều là chư hầu của Đại Seljuk.
Vào thời gian này đế quốc Đại Seljuk ở Trung Á đã suy yếu, quân Tây Liêu tràn sang phía đông lãnh thổ Đại Seljuk và tiêu diệt chư hầu quan trọng của đế quốc Đại Seljuk là Đông Qarakhanids. Vào năm 1141 tại trận Qawan quân Tây Liêu đánh bại sultan Ahmed Sanjar nhà Seljuk, thu được nhiều của cải chở về kinh đô Balasagun. Tây Liêu chiếm được phần phía đông của đế quốc Seljuk cho đến sông Sayhun (Jaxartes), không lâu sau đó đế quốc Seljuk sụp đổ vào năm 1157. Tây Liêu là nước duy nhất lúc ấy đánh bại được đế quốc Seljuk hùng mạnh, đến nỗi Giáo hoàng tưởng nhầm Gia luật Đại Thạch là một đại vương Cơ đốc giáo, bởi không phải đạo Cơ đốc giáo thì làm sao đánh nổi Thổ, tôn xưng là giáo sĩ Jean, người đại diện cho Cơ đốc giáo ở phương Đông. Tây Liêu có các chư hầu Khwarezm, Qarluqs, Cao Xương Hồi Cốt, Khương Lý và Đông, Tây Fergana Kara-Khanids và người Nãi Man.
Nhà Tây Liêu vẫn giữ nguyên hình thức quản lý đã áp dụng từ nước Liêu cũ trong đó gồm cả lý luận Nho giáo, lịch pháp Trung Quốc, chức danh quản lý hành chính, đơn vị tiền tệ, phong tục của người Khiết đan. Các ngôn ngữ được sử dụng đồng thời là tiếng Hán, Khiết đan, Batư và Uighur. Về sau một số phong tục địa phương cũng được áp dụng. Danh hiệu Gurkhan (cúc nhi hãn, vị vua vĩ đại) được dành cho hoàng đế. Quân đội được trả lương. Nghi lễ của người Khiết đan và Phật giáo được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, bao gồm cả việc hiến sinh ngựa trắng và bò xám.
Năm 1134 Da luật Đại Thạch chiếm được Balasagun từ Hãn quốc Kara-Khanid và bắt đầu xây dựng đế quốc ở Trung Á, xây dựng Balasagun thành kinh đô. Lực lượng quân đội được bổ sung thêm 10 ngàn người từ Kara-Khanid. Sau đó Tây Liêu chiếm Kashgar, Khotan, và Besh Baliq, đến năm 1137 đánh bại Hãn quốc Đông Kara-Khanid. Năm 1141 tại trận Qatwan đánh bại Hãn quốc Tây Kara-Khanid, kiểm soát Transoxania buộc Khwarezm phải quy phục.
Kế vị Da Luật Đại Thạch
Năm 1143 Da Luật Đại Thạch chết, vợ ông ta là Thập Bất Yên nắm quyền nhiếp chính. Năm 1163 Da luật Di Liệt con của Gia Luật Đại Thạch chết, em gái là Da luật Phổ Tốc Hoàn lên nhiếp chính. Gia Luật Phổ Tốc Hoàn phái chồng là Tiêu Đóa Lỗ Bất đem quân đi chinh phạt. Trong khi đó Gia luật Phổ Tốc Hoàn đem lòng yêu Phác Cổ Chỉ Sa Lý. Cả hai đều bị xử tử năm 1177 bởi Phụ Oát Lý Lạt (cha của Tiêu Đóa Lỗ Bất). Da Luật Trực Lỗ Cổ lên nắm quyền năm 1178. Đế quốc bị suy yếu bởi các cuộc nổi loạn và nội chiến.
Khuất Xuất Luật soán ngôi và sự tàn lụi của Đại Liêu
Năm 1208 người Nãi Man đến Tây Liêu định cư và không lâu sau đã lật đổ người Khiết Đan và nhà nước này của họ,sau đó thì dân Nãi Mãn quyết định quy phục Đế quốc mới của người Mông Cổ.
Danh sách các vị vua
Tiểu thuyết
Trong truyện Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung thì nhân vật chính nhân quân tử Tiêu Phong mà rất nhiều người yêu thích, mến mộ cũng thuộc tộc người Khiết Đan. Tuy nhiên, thời mà Kim Dung miêu tả trong truyện này khoảng vào những năm mà nhà Liêu còn tồn tại dưới thời Liêu Đạo Tông (tức Da Luật Hồng Cơ) (1055-1101), chứ không phải thời kỳ sau này của Tây Liêu. Rất nhiều người khi đọc các tác phẩm của Kim Dung đã nhầm nhà Liêu (ở đông bắc Trung Quốc) với Tây Liêu (ở vùng Trung Á) và hai thời kỳ này khác hẳn nhau.
Xem thêm
Hãn quốc Kara-Khanid
Chú thích
Cựu quốc gia châu Á
Tây Liêu
Lịch sử Mông Cổ
Lịch sử Trung Á
Dân tộc cổ đại Trung Quốc
Chấm dứt năm 1218
Lịch sử Kazakhstan |
12950 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20Li%C3%AAu | Nhà Liêu | Nhà Liêu hay Liêu triều ( 907/916-1125), còn gọi là nước Khiết Đan (契丹國, đại tự Khiết Đan: ) là một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử Trung Quốc, vận nước kéo dài từ năm 907 đến năm 1125, dài 218 năm (hoặc kéo dài 311 năm, đến năm 1218 nếu tính cả triều Tây Liêu), đối kháng kéo dài với triều Tống ở phía nam.
Ngày 27 tháng 2 năm 907, thủ lĩnh tộc Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ xưng là "Thiên hoàng đế", đến ngày 17 tháng 3 năm 916 thì Gia Luật A Bảo Cơ đăng cơ, xưng là "Đại Thánh Đại Minh Thiên hoàng đế", quốc hiệu là "Khiết Đan". Năm 918, Gia Luật A Bảo Cơ định đô tại phủ Lâm Hoàng (nay là Nam Ba La thành, Ba Lâm Tả, Xích Phong, Nội Mông). Năm 947, Gia Luật Đức Quang nam hạ Trung Nguyên, diệt triều Hậu Tấn, sau đó cải quốc hiệu thành "Đại Liêu", năm 983 thời Liêu Thánh Tông thì đổi quốc hiệu thành "Khiết Đan", năm 1066 thời Liêu Đạo Tông thì đổi về thành "Đại Liêu", đến 25 tháng 3 năm 1125 thì bị Kim tiêu diệt. Sau khi triều Liêu diệt vong, Gia Luật Đại Thạch kéo các thuộc hạ còn lại dời về phía tây, đến lưu vực sông Chuy ở miền bắc Kyrgyzstan và miền nam Kazakhstan, lập ra Tây Liêu vào năm 1132. Năm 1211, Tây Liêu bị Khuất Xuất Luật soán vị, cuối cùng bị đế quốc Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1218.
Quan điểm rộng rãi nhất trong giới sử học cho rằng từ "Khiết Đan" có ý chỉ sắt tinh luyện hoặc đao kiếm Và sau này cải quốc hiệu thành "Liêu" thì cũng là có ý là sắt, đồng thời "Liêu" cũng là tên vùng đất phát tường của người Khiết Đan- lưu vực Liêu Thủy. Người Khiết Đan và chính quyền Trung Nguyên ở phương nam trường kỳ đối kháng, họ tự gọi mình là "Bắc triều", và gọi triều đại Trung Nguyên là "Nam triều".
Thời toàn thịnh, triều Liêu có cương vực đến biển Nhật Bản ở phía đông, tây đến dãy núi Altay, bắc đến khu vực sông Argun-Đại Hưng An lĩnh, nam đến sông Bạch Câu ở nam bộ tỉnh Hà Bắc. Tộc Khiết Đan vốn là một dân tộc du mục, hoàng đế Liêu khiến cho nông-mục nghiệp cùng phát triển phồn vinh, lập ra thể chế quản lý độc đáo và tương đối hoàn chỉnh. Triều Liêu đặt trọng tâm vào vùng đất phát tường dân tộc Khiết Đan, thống trị riêng rẽ dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp để bảo tồn đặc tính dân tộc, chủ trương dựa theo tập quán mà cai trị, khai sáng ra thể chế chính trị lưỡng viện chế. Đồng thời, người Khiết Đan cũng tạo ra văn tự Khiết Đan, bảo tồn văn hóa của mình. Ngoài ra, Liêu cũng tiếp thu văn hóa từ Bột Hải, Ngũ Đại, Bắc Tống, Tây Hạ và các nước Tây Vực, có hiệu quả trong việc xúc tiến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa phát triển. Lực lượng quân sự và tầm ảnh hưởng của Liêu bao trùm cả khu vực Tây Vực, vì vậy sau khi triều Đường diệt vong, các nước Trung Á, Tây Á, và Đông Âu xem triều Liêu (Khiết Đan) là danh xưng đại diện cho Trung Quốc.
Lịch sử
Quật khởi và kiến quốc
Người Khiết Đan vốn là hậu duệ của người Tiên Ti, xuất hiện từ thời Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế, đương thời tụ cư ở khu vực thượng du Liêu Thủy, tự xưng là hậu duệ của thanh ngưu bạch mã. Năm 648 thời Đường Thái Tông, triều Đường đặt ra Tùng Mạc đô đốc phủ ở vùng đất người Khiết Đan cư trú. Khả hãn Khiết Đan là Lý Quật Ca (窟哥) nhậm chức đô đốc đồng thời được vua Đường Thái Tông ban cho họ Lý, gọi là Lý Quật Ca (李窟哥). Năm 654 nước Cao Câu Ly (đời vua Cao Câu Ly Bảo Tạng Vương) tấn công tộc Khiết Đan (đời Khả hãn A Bất Cố) ở phía bắc Doanh Châu nhà Đường, những người đã liên minh với nhà Đường (đời vua Đường Cao Tông). Năm 658 Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường đến Hắc Sơn đánh bại quân Khiết Đan (đời Khả hãn A Bất Cố). Đến năm 660 thời Đường Cao Tông thì người Khiết Đan do Khả hãn Lý Tận Trung (李盡忠) cầm đầu đã nổi dậy tự lập nhưng vẫn giữ chức Tùng Mạc đô đốc của nhà Đường, làm tướng theo nhà Đường đi đánh Cao Câu Ly năm 661 - 662, đi tiêu diệt Cao Câu Ly năm 668.
Đến năm 696, thời Võ Tắc Thiên, Khả hãn Khiết Đan là Lý Tận Trung được sự giúp đỡ của cha con Đại Trọng Tượng và Đại Tộ Vinh cùng với Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu) người Mạt Hạt (tổ tiên của người Nữ Chân) đã nổi dậy chống lại nhà Chu, lập ra Đại Khiết Đan quốc ở Doanh Châu, tự xưng là Vô Thượng Khả hãn. Võ Tắc Thiên liên tục bại trận trước Lý Tận Trung. Lý Tận Trung chia quân hai ngả đánh sang đông và tây của nhà Chu: cha con Đại Trọng Tượng và Đại Tộ Vinh cùng Khất Tứ Bỉ Vũ tiến đánh An Đông đô hộ phủ ở phía đông, chiếm được các thành trì của nhà Chu ở An Đông đô hộ phủ và đặt nền móng cho việc thành lập vương quốc Bột Hải vào năm 698; cánh quân đánh về phía tây do Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh chỉ huy, liên kết với người Khố Mạc Hề vượt Vạn Lý Trường Thành đánh chiếm hàng loạt châu quận của nhà Chu. Tháng 10 âm lịch năm 696, Lý Tận Trung qua đời, em rể là Tôn Vạn Vinh (孫萬榮) lên kế vị làm Khả hãn của Đại Khiết Đan quốc. Võ Tắc Thiên liên minh với A Sử Na Mặc Xuyết của Hãn quốc Hậu Đột Quyết tấn công Tôn Vạn Vinh, bắt được Tôn Vạn Vinh nhưng để ông ấy vượt ngục. Tôn Vạn Vinh tiếp tục lệnh cho Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh nam hạ, đánh đến gần thành Lạc Dương, làm lung lay chính quyền của Võ Tắc Thiên. Đầu năm 697, Võ Tắc Thiên phải phái Vương Hiếu Kiệt tiến đánh Đại Khiết Đan quốc ở Đông Hạp Thạch Cốc nhưng bị người Khiết Đan đánh bại, Vương Hiếu Kiệt cũng tử trận. Sau đó Võ Tắc Thiên lại liên minh với A Sử Na Mặc Xuyết của Hãn quốc Hậu Đột Quyết cùng tấn công Tôn Vạn Vinh. Kỳ này người Khố Mạc Hề cũng về phe của nhà Chu và Đột Quyết nên Tôn Vạn Vinh liên tiếp bại trận. Bản thân Tôn Vạn Vinh bị thuộc hạ ám sát. Đại Khiết Đan quốc bị tiêu diệt vào năm 697, tàn dư người Khiết Đan chạy sang với cha con Đại Trọng Tượng và Đại Tộ Vinh ở phía đông của Liêu Hà. Hai tướng Khiết Đan là Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh quy hàng Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên lập Lý Thất Hoạt làm Khả hãn mới của tộc Khiết Đan và lệnh cho Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh tiến đánh cha con Đại Trọng Tượng và Đại Tộ Vinh. Người Khiết Đan khi đó bị phân hóa vào hai bên Lý Giai Cố và Đại Trọng Tượng, và họ phải giao chiến với nhau. Đại chiến Thiên Môn Lĩnh nổ ra, Đại Trọng Tượng và Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu) người Mạt Hạt (thủy tổ của người Nữ Chân) tử chiến, Đại Tộ Vinh lên thay cha lãnh đạo dân Cao Câu Ly và Mạt Hạt và đánh bại 20 vạn quân Chu do Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh chỉ huy vào năm 698. Đại Tộ Vinh lập nước Đại Chấn, sang năm 712 đổi tên thành vương quốc Bột Hải. Võ Tắc Thiên lập Cao Đức Vũ làm đô hộ ở Liêu Đông để chống Đại Tộ Vinh nhưng Cao Đức Vũ tự lập ra Tiểu Cao Câu Ly vào năm 699 chống lại nhà Chu của bà ta. Võ Tắc Thiên phải lệnh cho Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh tiến đánh cả Đại Tộ Vinh và Cao Đức Vũ. Lý Giai Cố kéo cả Khả hãn Lý Thất Hoạt của tộc Khiết Đan cùng đánh Đại Tộ Vinh. Đến năm 705 Đại Tộ Vinh đánh bại và tiêu diệt cả Lý Giai Cố và Lạc Vũ Chỉnh. Sau đó Khả hãn Lý Thất Hoạt của Khiết Đan thiết lập hòa bình với Đại Tộ Vinh, quay giáo lại với nhà Đường (khi đó Võ Tắc Thiên đã bị lật đổ). Các Khả hãn Khiết Đan về sau thường xuyên liên minh với người Khố Mạc Hề đánh phá biên giới đông bắc nhà Đường.
Gia Luật A Bảo Cơ sinh năm 872, là con trai của tù trưởng Điệt Lạt bộ. Đương thời, Điệt Lạt là bộ lạc lớn nhất và mạnh nhất trong số tám bộ lạc Khiết Đan liên minh; tuy nhiên, ngôi vị đại hãn nằm trong tay Diêu Liễn thị. Năm 901, A Bảo Cơ được hội đồng bộ lạc bầu làm tù trưởng Điệt Lạt bộ. Năm 903, A Bảo Cơ trở thành lãnh đạo quân sự của toàn thể người Khiết Đan, chỉ dưới quyền Đại hãn. Năm 905, Gia Luật A Bảo Cơ kết nghĩa huynh đệ với Tấn vương Lý Khắc Dụng- một trong các quân phiệt chính thời vãn Đường. Gia Luật A Bảo Cơ sau đó thay thế Ngân Đức Cận khả hãn, kết thúc chín đời Diêu Liễn thị nắm giữ ngôi vị khả hãn, trở thành khả hãn vào năm 907. Cùng năm A Bảo Cơ trở thành đại hãn, tại Trung Nguyên, quân phiệt Chu Ôn soán Đường xưng đế, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc đầy biến động. Gia Luật A Bảo Cơ trước sau trấn áp các quý tộc Khiết Đan làm loạn, chinh phục các bộ lạc Khố Mặc Hề, Thất Vi, Hiệt Kiết Tư, Trở Bốc; đồng thời khống chế khu sản xuất muối ở Mông Cổ; trên phương diện kinh tế và quân sự đều rất cường thịnh.
Trong phần lớn lịch sử Trung Quốc, ngôi vị hoàng đế được truyền theo chế độ thế tập; tức được truyền từ cha cho con trai cả khi người cha qua đời. Trong khi đó, mặc dù người Khiết Đan cũng kế vị dựa trên quan hệ gia đình, song yếu tố quan trọng là khả năng của người đó, toàn bộ các huynh đệ và cháu trai cũng như con trai của vị thủ lĩnh trước đều có thể kế vị hợp lệ. Những thủ lĩnh Khiết Đan chắc rằng sẽ bàn giao quyền lực cho một người họ nội sau nhiệm kỳ ba năm. Từ năm 907 đến năm 910 quyền lực của A Bảo Cơ không bị thách thức. Tuy nhiên, sau năm 910, khi A Bảo Cơ bỏ qua truyền thống Khiết Đan là cần giao lại ngôi vị đại hãn cho một thành viên khác trong gia tộc, quyền cai trị của ông bị thách thức trực tiếp. Trong cả năm 912 và 913, các thành viên trong gia tộc của A Bảo Cơ, bao gồm hầu hết các em trai của ông, cố gắng tiến hành nổi dậy vũ trang. Sau khi cuộc nổi dậy đầu tiên bị phát giác và đánh bại, A Bảo Cơ tha thứ cho những người chủ mưu. Sau lần thứ hai, chỉ có các em trai của ông được tha, những người chủ mưu khác bị xử tử. Các em của ông tiếp tục âm mưu làm phản vào các năm 917 và 918, song đều dễ dàng bị đè bẹp. Ngày 17 tháng 3 năm 916, Gia Luật A Bảo Cơ kiến lập Khiết Đan Quốc, tức Liêu Thái Tổ. A Bảo Cơ tiến hành một số thay đổi để khiến quốc gia Khiết Đan tiến gần hơn đến mô hình quản lý nhà nước của các triều đại Trung Hoa. Ông xưng đế và đặt ra niên hiệu, xác định con trưởng là Gia Luật Bội làm người kế vị, ủy quyền xây dựng miếu thờ Khổng Tử. Hai năm sau, Da Luật A Bảo Cơ thành lập thủ đô Thượng Kinh, dựa theo mô hình thủ đô Trung Hoa.
Liêu Thái Tổ cưỡng đoạt nhân khẩu ở Trung Nguyên, thu nạp các lưu dân Hà Bắc chạy chiến loạn, cho xây thành theo phong cách Trung Nguyên để an trí họ. Đồng thời, Liêu Thái Tổ cũng bổ nhiệm sử dụng những người Hán như Hàn Diên Huy, Hàn Trí Cổ, Khang Mặc Ký và Lư Văn Tiến. Năm 918, Liêu Thái Tổ cho xây hoàng đô phủ Lâm Hoàng, nay thuộc Ba Lâm Tả của Nội Mông. Hai năm sau, Liêu Thái Tổ lại sáng kiến ra đại tự Khiết Đan đồng thời thúc đẩy việc sử dụng. Trên phương diện quân sự, Liêu Thái Tổ vào năm 925 đông chinh vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn), đến năm 926 thì diệt được vương quốc Bột Hải. Sau đó trên lãnh thổ cũ của nước này lập ra nước Đông Đan để thống trị dân Bột Hải, lập Hoàng thái tử Gia Luật Bội làm Đông Đan hoàng vương. Liêu Thái Tổ luôn có ý đồ nam hạ Trung Nguyên,
Liêu Thái Tông kế vị
Năm 916, Gia Luật A Bảo Cơ chính thức chỉ định Gia Luật Bội làm người kế vị. Kế vị theo hình thức thế tập là tiêu chuẩn có từ lâu trong văn hóa Hán, song không được người Khiết Đan chấp thuận, gây ra xích mích giữa mong muốn của Gia Luật A Bảo Cơ và sự tin tưởng của thượng tầng Khiết Đan, trong đó có Hoàng hậu Thuật Luật Bình. Gia Luật A Bảo Cơ cảm nhận được khả năng quá trình kế vị có thể rơi vào khó khăn, do vậy ông buộc các thủ lĩnh Khiết Đan phải thề trung thành với Gia Luật Bội sau khi ông bổ nhiệm người con này là người kế vị. Đối với người Khiết Đan, điều này được xem là một động thái mang tính cấp tiến. Xích mích giữa kế vị theo thế tập hay chọn ứng cử viên mạnh nhất dẫn đến các cuộc khủng hoảng kế vị lặp đi lặp lại trong hoàng tộc Gia Luật, lần đầu tiên diễn ra sau cái chết đột ngột và bất ngờ của Gia Luật A Bảo Cơ vào năm 926.
Gia Luật Bội khi đó 26 tuổi, ông là một nhà thông thái, do vậy mang nhiều nét của giới quý tộc Trung Hoa; ông là một chuyên gia về âm nhạc, y học, bói toán, hội họa và văn chương (bằng cả tiếng Hán và Khiết Đan). Ông cũng là một quân nhân có đầy đủ tài năng, lãnh đạo binh sĩ Khiết Đan chiến đấu trong chiến dịch tiêu diệt Bột Hải. Sau khi chiến dịch kết thúc với thắng lợi của Liêu vào năm 926, Gia Luật A Bảo Cơ ban cho Gia Luật Bội quyền quản lý lãnh thổ vừa chinh phục được, lãnh thổ này trở thành nước Đông Đan, còn Gia Luật Bội trở thành Đông Đan hoàng vương.
Hoàng hậu Thuật Luật Bình là một nhân vật mạnh mẽ khác thường. Thuật Luật Bình từng chỉ huy một đội quân gồm 20 vạn kị binh làm nhiệm vụ duy trì trật tự trong lúc Gia Luật A Bảo Cơ tiến hành chiến dịch quân sự ở bên ngoài. Bà cũng từng tự mình lãnh đạo chiến dịch quân sự. Sau khi phu quân qua đời, Hoàng hậu từ chối tuẫn táng cùng ông theo phong tục truyền thống của Khiết Đan, và chọn cách chặt đứt bàn tay phải để chôn theo ông. Thuật Luật Bình sau đó nắm giữ quyền lực về quân sự và dân sự, và có thể giám sát việc kế vị hoàng vị theo điều kiện của bà. Việc Hoàng hậu từ chối tử tử để tuẫn táng cùng phu quân khiến phong tục lâu đời này chấm dứt.
Do Hoàng vương Gia Luật Bội mang cả giá trị Hán và Khiết Đan, Hoàng hậu Thuật Luật Bình phản đối Da Luật Bội trở thành hoàng đế. Bà tin rằng sự cởi mở của Gia Luật Bội với văn hóa Hán có thể làm suy giảm khả năng lãnh đạo của ông trong vai trò là một người Khiết Đan, thay vào đó bà ủng hộ người con trai thứ hai của Gia Luật A Bảo Cơ, là người mang tính truyền thống hơn, đó là Gia Luật Đức Quang, sự ủng hộ dành cho Gia Luật Đức Quang còn đến từ giới quý tộc Khiết Đan. Nhận thấy rằng mình không thể kế vị hoàng vị, và sẽ nguy hiểm nếu cố gắng tiến hành, Gia Luật Bội đành vận động cho em trai kế vị, và đến cuối năm 927, ông chính thức tuyên bố với Thuật Luật Bình rằng Gia Luật Đức Quang có khả năng hơn, về mặt chức năng thì kết thúc khả năng ông có thể thách thức việc Gia Luật Đức Quang đăng cơ.
Mặc dù Gia Luật Bội tự nguyện từ bỏ quyền kế vị hoàng vị, song Hoàng đế Gia Luật Đức Quang vẫn xem anh trai là một mối đe dọa. Gia Luật Bội vẫn giữ chức Đông Đan hoàng vương, và trở lại Đông Đan sau khi từ bỏ quyền kế vị hoàng vị. Để ngăn cản Gia Luật Bội tạo lập quyền lực riêng tại Đông Đan, Gia Luật Đức Quang hạ lệnh rằng thủ đô của Đông Đan và toàn bộ dân trong thành phải dời đến khu vực nay là Liêu Dương. Bản thân Hoàng vương Gia Luật Bội bị đặt dưới sự giám sát của Hoàng đế. Năm 930, Hoàng vương Gia Luật Bội chạy sang Hậu Đường, tại đây ông trở thành một khách quý của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, thậm chí còn được vị Hoàng đế này ban cho họ Lý của hoàng tộc.
Nam hạ Trung Nguyên
Sau khi Hậu Đường Minh Tông qua đời vào năm 933, triều Hậu Đường bắt đầu sụp đổ vì cuộc khủng hoảng kế vị nội bộ. Con trai và người kế thừa của Hậu Đường Minh Tông là Lý Tùng Hậu chỉ trị vì được ba tháng rồi bị sát hại trong cuộc chính biến vào năm 934, thủ lĩnh chính biến là Lý Tự Nguyên trở thành hoàng đế, tức Hậu Đường Mạt Đế. Gia Luật Bội là khách quý của triều đình Hậu Đường, ông viết thư cho Gia Luật Đức Quang, khuyên em trai xâm lược Hậu Đường, song Gia Luật Đức Quang không làm theo. Năm 936, Hà Đông tiết độ sứ Thạch Kính Đường của Hậu Đường tự xưng là "nhi hoàng đế", cắt nhượng Yên Vân thập lục châu làm điều kiện, thỉnh cầu Liêu Thái Tông chi viện tấn công Hậu Đường. Gia Luật Đức Quang tự thân suất 5 vạn kỵ binh, đánh bại quân Hậu Đường ở Tấn Dương, Lạc Dương; cuối cùng hiệp trợ Thạch Kính Đường đánh diệt Hậu Đường, Thạch Kính Đường thành lập nhà Hậu Tấn. Để cai trị người Hán ở Yên Vân thập lục châu, Liêu Thái Tông lựa chọn phương thức "nhân tục nhi trị" (theo tập quán mà cai trị), tiến hành phân trị đối với người Khiết Đan và người Hán, thi hành lưỡng viện chế Nam diện quan và Bắc diện quan. Đồng thời, Liêu Thái Tông cũng đổi U Châu thành Nam Kinh, Vân Châu thành Tây Kinh. Yên Vân thập lục châu là lãnh thổ trải dài từ Đại Đồng (Sơn Tây) hiện nay đến bờ biển của Bột Hải ở phía đông Bắc Kinh hiện nay. Do Yên Vân thập lục châu có nhiều cửa ải và thành chiến lược, người Khiết Đan nay có thể tiếp cận vùng bình nguyên ở Hoa Bắc.
Mối quan hệ giữa Liêu và Hậu Tấn trở nên căng thẳng sau khi Thạch Kính Đường qua đời vào năm 942 và Thạch Trọng Quý kế vị, Thạch Trọng Quý chỉ thượng biểu xưng là "tôn" (cháu) thay vì xưng thần với Liêu Thái Tông. Quanh Thạch Trọng Quý là các quân sư chống Khiết Đan, và đến năm 943 thì Thạch Trọng Quý trục xuất sứ Khiết Đan khỏi kinh thành Khai Phong và tịch thu tài sản của các thương nhân Khiết Đan trong thành. Trong những năm cuối của mình, Gia Luật Đức Quang tiến hành chiến dịch xâm lược Hậu Tấn, chiến dịch này phải mất đến ba năm và quân Khiết Đan phải đối mặt với nhiều trở ngại, đến cuối năm 946 thì tướng chỉ huy quân đội chống Khiết Đan của Hậu Tấn quyết định đầu hàng Gia Luật Đức Quang, quân Khiết Đan có thể tiến vào Khai Phong vào ngày 10 tháng 1 năm 947 mà không gặp kháng cự.
Tháng 2, Liêu Thái Tông cải quốc hiệu thành "Đại Liêu", triều Liêu chính thức thành lập. Mặc dù Liêu Thái Tông có ý muốn trường kỳ mưu hoạch phát triển Trung Nguyên, song vì binh sĩ Khiết Đan cướp đoạt tài vật của nhân dân, không để cho các tiết độ sứ trở về nơi trấn thủ, khiến dân Trung Nguyên phản kháng. Tháng 4, Liêu Thái Tông buộc phải dẫn quân về bắc, bệnh mất tại Loan Thành ở Hà Bắc. Việc Liêu Thái Tông qua đời dẫn đến cuộc khủng hoảng kế vị thứ hai, một lần nữa chủ mưu là thái hậu Thuật Luật Bình và được thúc đẩy bằng cuộc xung đột giữa phong tục thế tập của người Hán và truyền thống kế vị Khiết Đan. Gia Luật Nguyễn là con trai cả của Hoàng vương Gia Luật Bội và là cháu trai của Liêu Thái Tông, xưng đế trong khi vẫn ở Hà Bắc. Gia Luật Nguyễn tháp tùng Hoàng đế trong cuộc xâm lược Hậu Tấn, và thu được danh tiếng như là một chiến binh và chỉ huy có khả năng, một người có tính cách nhã nhặn và hào hiệp. Ứng Thiên thái hậu ủng hộ em trai của Liêu Thái Tông là Gia Luật Lý Hồ. Thái hậu phái hai đội quân lần lượt đến đối mặt với Gia Luật Nguyễn, song họ đều bị đánh bại. Gia Luật Lý Hồ không được lòng giới quý tộc Khiết Đan, do vậy không thể thu được đủ sự ủng hộ để tiếp tục thách thức Gia Luật Nguyễn, và sau một hòa ước do đại thần Gia Luật Ốc Chất dàn xếp, Gia Luật Nguyễn chính thức đảm nhiệm vai trò hoàng đế, tức Liêu Thế Tông. Liêu Thế Tông nhanh chóng đày Thuật Luật thái hậu và Gia Luật Lý Hồ khỏi kinh thành, kết thúc tham vọng chính trị của họ.
Liêu Thế Tông bổ nhiệm sử dụng hiền thần Gia Luật Ốc Chất, tiến hành một loạt cải cách, hợp nhất Nam diện quan và Bắc diện quan thời Liêu Thái Tông, thành lập Nam Bắc Khu mật viện, phế Nam Bắc đại vương. Về sau, Nam Bắc Khu mật viện hợp nhất thành một Khu mật viện. Cải cách của Liêu Thế Tông khiến triều Liêu chuyển từ hình thức liên minh bộ lạc sang thời đại trung ương tập quyền. Trong thời gian Liêu Thế Tông tại vị, ông vẫn giữ kỳ vọng chiếm lĩnh Trung Nguyên, nhiều lần dụng binh đối với chính quyền Trung Nguyên. Tuy nhiên, Liêu Thế Tông lại là người hiếu tửu sắc, yêu thích săn bắn. Những năm cuối, Liêu Thế Tông dùng gian nịnh thần, giảm phong thưởng, khiến triều đình không được chỉnh trị, chính trị hủ bại. Tháng chín năm 951, Liêu Thế Tông hiệp trợ Bắc Hán tấn công Hậu Chu, lúc hành quân đến Tường Cổ Sơn ở Quy Hóa (nay thuộc Hô Hòa Hạo Đặc), bộ binh Liêu vẫn chưa đến nơi, nên trước tiên ông đóng quân tại Hỏa Thần Điến (nay ở phía tây Tuyên Hóa, Trương Gia Khẩu). Trong thời gian này, ông uống rượu, đánh người, săn bắn khiến cho nhiều người bất mãn, cuối cùng bị Gia Luật Sát Cát giết chết trong lúc đang mơ màng.
Suy thoái và ổn định
Năm 951, Gia Luật Sát Cát giết Liêu Thế Tông, đồng thời tự tiến hành xưng đế. Con cả của Liêu Thái Tông là Gia Luật Cảnh cùng với Gia Luật Ốc Chất suất quân giết chết Gia Luật Sát Cát, sau đó Gia Luật Cảnh được lập làm hoàng đế, tức Liêu Mục Tông, là hoàng đế Liêu thứ hai và cuối cùng không phải là hậu duệ trực tiếp của Gia Luật Bội. Liêu Mục Tông tuy không thích nữ sắc, song lại hay uống rượu, đến sáng mới ngủ, trưa mới tỉnh dậy, nên thường không lo triều chính, quốc nhân gọi là "thụy vương" (tức vua ngủ). Vào tiền kỳ thời Liêu Mục Tông, nội bộ triều đình không ổn định, trong lòng bất đồng, phát sinh các sự kiện làm loạn hoặc chạy đến Trung Nguyên: tháng 6 năm 952, Tiêu Mi Cổ Đắc muốn phản Liêu chạy sang Hậu Chu, việc bại lộ nên bị giết. Tháng 7, Chính sự lệnh Gia Luật Lâu Quốc và Lâm nha Gia Luật Địch Liệt âm mưu làm loạn, bị tróc nã, rồi bị xử tử. Tháng 10 năm 953, con của Gia Luật Lý Hồ là Gia Luật Uyển và những người khác mưu phản, sau khi bại lộ thì bị tróc nã. Tháng 7 năm 960, Chính sự lệnh Gia Luật Thọ Viễn và Thái bảo Sở A Bất mưu phản, việc thất bại và bị xử tử. Sang tháng 10, con của Gia Luật Lý Hồ là Gia Luật Hi Ẩn mưu phản, việc thất bại nên bị tróc nã, do khai rằng sự việc của liên hệ với Gia Luật Lý Hồ nên Gia Luật Lý Hồ bị giam vào ngục đến chết.
Do cục thế chính trị có nhiều biến động, Liêu Mục Tông buộc phải đình chỉ chính sách nam phạt Trung Nguyên của Thái Tông và Thế Tông, nhằm khôi phục quốc lực bị tổn hại do chiến sự trường kỳ; liên hiệp với Nam Đường, Bắc Hán đối kháng với Hậu Chu đang dần cường thịnh. Năm 959, Hậu Chu phát động Bắc phạt, Ninh châu thứ sử Vương Hồng của Liêu dâng thành đầu hàng. Quân Hậu Chu sau đó đánh chiếm Ích Luật quan, Ngõa Kiều quan, Mạc Châu, Doanh Châu thứ sử Lưu Sở Tín, Cao Ngạn Huy cũng dâng thành đầu hàng. Đương thời, Hậu Chu Thế Tông muốn nhân lúc sĩ khí đang lên mà tiến thẳng đến U Châu, Liêu Mục Tông thậm chí còn có ý định từ bỏ Yên Vân thập lục châu. Cuối cùng, Hậu Chu Thế Tông bị bệnh nặng nên trở về nam, Mạc Châu và Doanh Châu trở thành lãnh thổ Hậu Chu, quân Liêu tăng cường phòng ngự, không dám nam hạ. Bản thân Liêu Mục Tông là người hiếu sát, thường tự tay giết người. Đồng thời, ông yêu thích săn bắn đến nỗi "cả tháng không lâm triều", đến tháng 2 năm 969 thì bị người hầu sát hại. Con của Liêu Thế Tông là Gia Luật Hiền được tôn làm hoàng đế, tức Liêu Cảnh Tông.
Liêu Cảnh Tông cần mẫn xử lý chính sự, trọng dụng hiền thần như Chất Phưởng hay Quách Tập, triều Liêu xuất hiện một giai đoạn tươi sáng. Để giải quyết tình trạng hoàng tộc mưu phản thời Liêu Mục Tông, Liêu Cảnh Tông chọn thi hành chính sách khoan hồng hơn, do vậy số người mưu loạn ít đi, thượng tầng tương đối ổn định. Về chính sách đối ngoại, Liêu Cảnh Tông chọn chính sách không chủ động nam hạ Trung Nguyên, chỉ viện trợ cho Bắc Hán. Vào tiền kỳ thời Liêu Cảnh Tông, triều Liêu và Bắc Tống trao đổi sứ thần qua lại, chúc mừng nhau vào dịp lễ tết. Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa sau khi thống nhất Giang Nam, đến năm 979 thì thân chinh Bắc Hán, triều Liêu phái mấy vạn binh chi viện Bắc Hán. Tháng ba, quân Liêu giao chiến với quân Tống tại Bạch Mã Lĩnh, kết quả quân Liêu bị đánh bại, tướng Liêu Gia Luật Địch Liệt chiến tử. Tháng sáu, hoàng đế Bắc Hán là Lưu Kế Nguyên hàng Tống. Triều Liêu thay đổi chiến lược, đem lực lượng chủ yếu đến cố thủ U-Kế. Tống Thái Tông thừa thắng tiến công U Châu, triều Liêu phái các danh tướng Gia Luật Sa, Gia Luật Hưu Ca, Gia Luật Tà Chẩn suất quân, cùng quân Tống giao chiến tại Cao Lương Hà (nay ở bên ngoài Tây Trực Môn của Bắc Kinh), đánh bại được quân Tống, Tống Thái Tông chỉ có thể thoát thân. Do Liêu Cảnh Tông thân thể yếu đuối, nhiều bệnh, có khi không thể thượng triều, đại sự quốc gia phần lớn do Hoàng hậu Tiêu Xước hiệp trợ xử lý.
Thánh Tông thịnh thế
Năm 982, Liêu Cảnh Tông bệnh mất, Liêu Thánh Tông Gia Luật Long Tự kế vị, tôn Tiêu Xước làm hoàng thái hậu, Tiêu thái hậu nhiếp chính. Đương thời, Tiêu thái hậu 30 tuổi, còn Liêu Thánh Tông 12 tuổi, vì cha của Tiêu thái hậu là Tiêu Tử Ôn bị giết vào năm 970 và không có người kế tự nên khiến cho Tiêu thái hậu không có ngoại thích để dựa vào. Các vương tông thất ủng binh, khống chế triều đình, tạo thành mối đe dọa lớn đối với Thái hậu và Hoàng đế. Tiêu thái hậu trước tiên trọng dụng đại thần Gia Luật Tà Chẩn, Hàn Đức Nhượng tham gia quyết định đại sự, quân sự ở mặt nam ủy thác cho Gia Luật Hưu Ca, thay thế một loạt đại thần, đồng thời hạ lệnh cấm chư vương thiết yến chiêu đãi lẫn nhau, yêu cầu họ không có việc thì không ra khỏi cửa, đồng thời nỗ lực giải trừ binh quyền của họ. Sau các hành động này, địa vị của Liêu Thánh Tông và Tiêu thái hậu trở nên ổn định. Tiêu thái hậu nhiếp chính trong 27 năm, có tìn đồn rằng bà từng tái giá với Hàn Đức Nhượng. Trong thời gian chấp chính, Tiêu thái hậu tiến hành cải cách, tận lực phát triển quốc gia, chú trọng trồng trọt, xây dựng công trình thủy lợi, giảm thiểu thu thuế, chính đốn việc cai trị của quan lại, huấn luyện quân đội, khiến cho bách tính triều Liêu phồn vinh, thế nước cường thịnh. Năm 1009, sau khi Liêu Thánh Tông thân chính, triều Liêu đạt đến đỉnh cao của mình, về cơ bản tiếp tục phong mạo triều Liêu thời Tiêu thái hậu chấp chính, phản đối hình pháp nghiêm khắc, phòng chống việc tham ô. Trên khía cạnh văn hóa và giáo dục, Liêu Thánh Tông cho tiến hành chế độ khoa cử, biên tu kinh Phật, Phật giáo hết sức thịnh hành. Trong thời gian tại vị, Liêu Thánh Tông tiến hành chinh chiến tứ phương, thường xuyên giành chiến thắng trước Tống, bắt được danh tướng Dương Nghiệp của Tống.
Sau khi triều Tống lập quốc, liền có ý định thu phục Yên Vân thập lục châu, hai lần tiến hành bắc phạt vào các năm 979 và 986, song đều bị quân Liêu đánh bại. Để giải quyết đối kháng trường kỳ giữa Liêu và Tống, Tiêu thái hậu và Liêu Thánh Tông vào năm 1004 suất đại quân thân chinh Tống. Tống Chân Tông sợ địch, muốn thiên đô về nam, song do Tể tướng Khấu Chuẩn kiên trì thuyết phục nên Hoàng đế Tống đích thân đến Thiền Châu (nay ở Bộc Dương, Hà Nam) đốc chiến. Sĩ khí quân Tống tăng mạnh, đánh bại quân tiền phong của Liêu, tướng Liêu Tiêu Thát Lẫm chiến tử. Quân Liêu lo sợ, đề xuất hòa ước. Tống Chân Tông vào năm sau cùng với Liêu lập hòa ước, quy định mỗi năm Tống phải cống cho Liêu 10 vạn lạng bạc, 20 vạn thất lụa, hai bên giữ gìn cương giới, không quấy rối lẫn nhau, trở thành hai nước huynh đệ, tức Thiền Uyên chi minh, từ đó hai triều hòa hảo suốt trong 120 năm sau. Liêu Thánh Tông cũng kết hảo với Tây Hạ, song Tây Hạ lại dao động giữa Tống và Liêu để tồn tại, hình thành cục thế chân vạc ba nước Tống-Liêu-Hạ.
Cao Ly quy phục
Khi Gia Luật A Bảo Cơ chinh phục vương quốc Bột Hải vào năm 926 (đời vua Đại Nhân Soạn), hầu hết cư dân nước này bị tái định cư tại khu vực nay thuộc Liêu Ninh. Có ít nhất ba nhóm vẫn còn ở lại lãnh thổ cũ của Bột Hải, một trong số đó thành lập nên nước Định An. Mặc dù phát động hai cuộc xâm lược vào năm 975 và 985, Liêu vẫn không thể đánh bại Định An. Không thể trừ khử mối đe dọa, Liêu quyết định dựng nên ba pháo đài với quân đồn trú ở khu vực thung lũng sông Áp Lục.
Các hành động quân sự này diễn ra rất gần với lãnh thổ Cao Ly, cộng thêm Liêu từng dự tính xâm lược vào Cao Ly năm 947 (song hủy bỏ), cùng quan hệ ngoại giao và văn hóa bền chặt giữa Cao Ly và Tống, quan hệ Liêu-Cao Ly do vậy cực kỳ kém. Cả Liêu và Cao Ly đều nhìn nhận đối phương như một mối đe dọa quân sự; Liêu sợ rằng Cao Ly sẽ cố gắng kích động các cuộc nổi loạn trong số cư dân Bột Hải sống tại lãnh thổ Liêu, trong khi Cao Ly lo sợ bị Liêu xâm lược. Liêu xâm lược Cao Ly lần đầu vào năm 992, suất một đội quân mà các tướng lĩnh Liêu tuyên bố là có 80 vạn người, yêu cầu Cao Ly nhượng cho Liêu một số lãnh thổ quanh sông Áp Lục. Cao Ly kêu gọi đồng minh quân sự là Tống giúp đỡ, song không có sự hỗ trợ nào của Tống đối với Cao Ly. Liêu tiến quân vững chắc về phía nam, đến khu vực sông Thanh Xuyên, tại đây Liêu kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo quân sự của hai bên. Liêu thoạt đầu yêu cầu Cao Ly đầu hàng hoàn toàn, Cao Ly Thoạt đầu cũng có vẻ như sẵn lòng tính đến chuyện này, song nhà đàm phán Cao Ly cuối cùng thuyết phục được phía Liêu chấp thuận một giải pháp mà theo đó Cao Ly trở thành nước chư hầu của Liêu. Năm 994, trao đổi ngoại giao theo thường lệ giữa Liêu và Cao Ly được bắt đầu, còn mối quan hệ giữa Cao Ly và Tống không thể ấm lên.
Hòa bình không kéo dài hai thập niên, đến năm 1009 thì tướng Cao Ly là Khang Triệu (康兆; Gang Jo) sát hại Cao Ly Mục Tông Vương Tụng và đưa Vương Tuân lên ngôi nhằm làm nhiếp chính cho tiểu vương. Liêu ngay lập tức phái một đội quân gồm 40 vạn người sang Cao Ly để trừng phạt Khang Triệu, tuy nhiên sau một giai đoạn đầu giành được thắng lợi quân sự và các nỗ lực đàm phán hòa bình thất bại, Liêu và Cao Ly bước vào một thập niên chiến tranh liên tục. Năm 1018, Liêu phải đối mặt với thất bại quân sự lớn nhất trong lịch sử của mình, song đến năm 1019 thì họ đã sẵn sàng tập hợp đại quân để tiến sang Cao Ly. Vào lúc này, cả hai bên đều nhận thấy rằng họ không thể đánh bại đối phương về quân sự, do vậy vào năm 1020, Cao Ly Hiển Tông tiếp tục triều cống cho Liêu, và vào năm 1022 thì Liêu chính thức công nhận tính hợp lệ của Cao Ly Hiển Tông. Cao Ly từ đó duy trì vị thế là chư hầu của Liêu, và quan hệ giữa hai bên trong trình trạng hòa bình cho đến khi Liêu diệt vong.
Chân vạc ba nước
Năm 1031, Liêu Thánh Tông qua đời, con cả Da Luật Tông Chân kế vị, tức Liêu Hưng Tông. Mẹ đẻ của Liêu Hưng Tông là Tiêu Nậu Cân (tức Pháp Thiên thái hậu) tự lập làm hoàng thái hậu mặc dù có xuất thân cung nữ, đồng thời nhiếp chính và bức tử mẹ nuôi của Liêu Hưng Tông là Tề Thiên hoàng hậu Tiêu Bồ Tát Ca. Pháp Thiên thái hậu trọng dụng những tham quan ô lại từng bị phạt vĩnh viễn không được dùng dưới thời Liêu Thánh Tông, cũng như người thân của họ. Liêu Hưng Tông không có quyền lực nên không thể ngăn cản, mẫu tử do vậy kết oán. Pháp Thiên thái hậu không tín nhiệm Liêu Hưng Tông, có ý muốn cải lập thứ tử là Da Luật Trọng Nguyên làm hoàng đế, song Da Luật Trọng Nguyên lại tố cáo việc này cho Hưng Tông. Hưng Tông tức giận không thể nín nhịn được nữa, đến năm 1034 dùng vũ lực phế Pháp Thiên thái hậu, buộc Pháp Thiên thái hậu "tự thân trông nom Khánh lăng", đại sát thân tín của Thái hậu. Tháng 7, Liêu Hưng Tông thân chính, cho xây lăng viên an táng Tề Thiên hoàng hậu. Sau đó, Hưng Tông lại đón Pháp Thiên thái hậu về một phần vì những người ủng hộ bà vẫn nắm giữ các chức vụ quan trọng, song duy trì cự ly để đề phòng bất trắc, tình mẫu tử bị rạn nứt không thể hàn gắn.
Trong thời gian Liêu Hưng Tông tại vị, triều Liêu ngày càng suy lạc, gian nịnh thần nắm quyền trong triều, chính trị hủ bại, bách tính khốn khổ, quân đội suy nhược. Phải đối mặt với tình trạng quốc thế ngày càng suy nhược, Liêu Hưng Tông chinh chiến liên niên, nhiều lần chinh phạt Tây Hạ; bức bách triều Tống giao nạp nhiều hơn. Tuy nhiên, những hành động này ngược lại khiến cho bách tính Liêu oán giận, nhân dân không thể duy trì sinh hoạt bình thường. Liêu Hưng Tông mê tín Phật giáo, hết sức xa xỉ. Liêu Hưng Tông đối với Gia Luật Trọng Nguyên thì hết sức cảm kích, trong một lần say rượu từng hứa rằng sau khi trăm tuổi sẽ truyền vị cho Gia Luật Trọng Nguyên. Hoàng tử Gia Luật Hồng Cơ (sau là Liêu Đạo Tông) chưa từng được phong làm hoàng thái tử, chỉ được phong là Thiên hạ binh mã nguyên soái. Do vậy, sau khi Liêu Đạo Tông kế vị, phụ tử Gia Luật Trọng Nguyên cố gắng mưu đoạt đế vị.
Sau chiến tranh Tống-Hạ, Bắc Tống trong ngoài đều khó khăn, khiến triều Liêu thừa cơ xâm lược Tống. Sau khi trưng cầu ý kiến của Trương Kiệm, Liêu Hưng Tông một mặt phái Gia Luật Trọng Nguyên và Tiêu Huệ tạo thanh thế muốn đánh Tống tại biên cảnh, một mặt phái Tiêu Đặc Mạt (tức Tiêu Anh) và Lưu Lục Phù vào tháng 1 năm 1042 đến triều Tống yêu cầu được nhượng 10 huyện ở phía nam Ngõa Kiều quan. Triều Tống phái Phú Bật đàm phán với sứ Liêu, kết quả là Trọng Hi tăng tệ. Hai bên đạt được thỏa thuận vào tháng 9, trên cơ sở Thiền Uyên chi minh, gia tăng số bạc thêm 10 vạn lạng, lụa thêm 10 vạn thất, nhằm giải quyết yêu sách về đất đai. Liêu Hưng Tông còn phái Gia Luật Nhân Tiên và Lưu Lục Phù đi sứ sang Tống một lần nữa để tranh nghị về chữ "nạp", tức Tống nạp bạc lụa cho Liêu chứ không phải là tặng. Tống Nhân Tông chấp thuận, song đưa ra điều kiện là triều Liêu cần phải buộc Tây Hạ hòa đàm với Tống. Vì vậy, sau khi quan hệ Liêu Tống hòa hảo, quan hệ Liêu-Hạ lại xấu đi, phát sinh chiến tranh. Liêu Hưng Tông hai lần thân chinh Tây Hạ, song đều chịu thất bại, song Tây Hạ cuối cùng chấp thuận xưng thần và tiến cống cho Liêu.
Đạo Tông trung suy
Sau khi Liêu Đạo Tông kế vị, đến tháng 7 năm 1063 thì Gia Luật Trọng Nguyên nghe theo lời của con trai mà phát động bạo loạn, tự lập làm hoàng đế, không lâu sau thì bị Liêu Đạo Tông bình định, Gia Luật Trọng Nguyên tự tử. Trong thời gian Liêu Đạo Tông tại vị, chính trị của Liêu hủ bại, quốc thế dần suy lạc. Liêu Đạo Tông không tiến hành cải cách mới, bản thân lại thoái hóa xa xỉ, đương thời địa chủ và quan lại đẩy mạnh chiếm giữ đất đai, bách tính thống khổ không kham nổi, lời oán thán khắp nơi. Liêu Đạo Tông trọng dụng các gian nịnh thần như Gia Luật Ất Tân, bản thân không lo chính sự, đồng thời tin theo sàm ngôn của Gia Luật Ất Tân rằng Tướng Tín hoàng hậu Tiêu Quan Âm và linh quan Triệu Duy Nhất thông gian, ban chết cho Hoàng hậu. Gia Luật Ất Tân phòng khi Thái tử đăng cơ sẽ bất lợi đối với bản thân, vì vậy cố gắng hãm hại Hoàng thái tử Gia Luật Tuấn, sau đó lại sát hại. Tháng 7 năm 1079, Gia Luật Ất Tân thừa cơ Liêu Đạo Tông đi săn bắn để mưu hại Hoàng tôn Gia Luật Diên Hi, Liêu Đạo Tông tiếp thu lời khuyên của đại thần, mệnh Hoàng tôn đi săn bắn cùng, hóa giải âm mưu của Gia Luật Ất Tân. Năm 1083, Liêu Đạo Tông truy phong cố thái tử là Chiêu Hoài thái tử, cải táng theo lễ thiên tử. Tháng 10 cùng năm, Gia Luật Ất Tân trù tính mang theo vũ khí do bản thân tích trữ đến Tống tị nạn, sự việc bại lộ, Gia Luật Ất Tân bị trừ khử.
Trong thời gian Liêu Đạo Tông trị vì, diễn ra một cuộc chiến tranh từ năm 1092 đến năm 1102 giữa Liêu và Trở Bốc. Người Trở Bốc sinh sống ở vùng biên giới tây bắc của Liêu và từng một vài lần giao chiến với Liêu khi Liêu cố gắng mở rộng lãnh thổ theo hướng đó. Năm 1092, Liêu tiến công một vài bộ lạc khác ở tây bắc, và đến năm 1093 thì Trở Bốc tiến công, đánh sâu vào lãnh thổ Liêu. Chiến tranh tiếp diễn cho đến năm 1100, khi Liêu bắt giữ và hành hình tù trưởng Trở Bốc là Ma Cổ Tư, và thêm hai năm nữa để đánh dẹp tàn dư Trở Bốc. Cuộc chiến chống Trở Bốc là chiến dịch quân sự thành công cuối cùng do Liêu tiến hành.
Tháng 1 năm 1101, Liêu Đạo Tông qua đời, Hoàng tôn Gia Luật Diên Hi kế vị, tức Liêu Thiên Tộ. Đương thời, Tây Hạ Sùng Tông Lý Càn Thuận do bị Tống tiến đánh nên một lần nữa lại cầu viện từ Liêu, đồng thời xin cưới công chúa của Liêu làm chính thất. Liêu Thiên Tộ đến năm 1105 thăng người con gái trong hoàng tộc là Gia Luật Nam Tiên làm công chúa, gả cho Tây Hạ Sùng Tông, đồng thời phái sứ giả sang Tống, khuyên Bắc Tống hòa đàm với Tây Hạ.
Nữ Chân uy hiếp
Ngày 10 tháng 2 năm 1112, Liêu Thiên Tộ đến Xuân Châu, triệu tập các tù trưởng người Nữ Chân (hậu duệ của người Mạt Hạt từng nắm một phần quyền lực trong vương quốc Bột Hải - vương quốc bị người Khiết Đan tiêu diệt vào năm 926) trong khu vực đến chầu. Trong yến tiệc, Liêu Thiên Tộ say rượu rồi lệnh cho các vị tù trưởng khiêu vũ, chỉ có Hoàn Nhan A Cốt Đả từ chối. Liêu Thiên Tộ Đế không suy nghĩ về chuyện này, song từ đó quan hệ giữa Hoàn Nhan A Cốt Đả và triều Liêu trở nên bất hòa. Tháng 9, Hoàn Nhan A Cốt Đả không còn phụng chiếu, đồng thời bắt đầu dụng binh với các bộ lạc Nữ Chân không phục tùng. Mùa xuân năm 1114, Hoàn Nhan A Cốt Đả chính thức khởi binh phản Liêu. Liêu Thiên Tộ ban đầu không xem Hoàn Nhan A Cốt Đả là một mối đe dọa nghiêm trọng, song các đội quân mà ông phái đi trấn áp Hoàn Nhan A Cốt Đả đều chiến bại. Năm 1115, để giải quyết uy hiếp từ tộc Nữ Chân, Liêu Thiên Tộ Đế hạ lệnh thân chinh, tuy nhiên quân Liêu bị quân Nữ Chân đánh bại ở khắp nơi, Hoàn Nhan A Cốt Đả cũng tự xưng là hoàng đế, kiến lập triều Kim, tức Kim Thái Tổ. Cùng năm, triều Liêu phát sinh nội loạn, Gia Luật Chương Nô nổi loạn tại Thượng Kinh của Liêu, mặc dù nhanh chóng bị bình định, song gây ra chia rẽ trong nội bộ Liêu. Sau đó, ở Đông Kinh (nguyên thuộc vương quốc Bột Hải khi xưa) cũng phát sinh sự kiện Cao Vĩnh Xương làm loạn tự lập, đến tháng 4 năm 1116 mới bị bình định. Đến tháng 5, quân Kim lợi dụng đêm tối mà đánh chiếm Đông Kinh và Thẩm Châu của Liêu. Năm 1117, quân Kim đánh Xuân châu, quân Liêu không chiến tự bại.
Phân liệt và diệt vong
Năm 1120, quân Kim đánh chiếm Thượng Kinh của Liêu, tướng trấn thủ là Tiêu Thát Bất Dã đầu hàng, đến năm 1121 thì Liêu tổng cộng đã để mất một nửa lãnh thổ. Do vấn đề kế thừa hoàng vị, nội bộ Liêu lại phát sinh nội loạn, cuối cùng kết thúc với việc Liêu Thiên Tộ giết con cả của mình là Gia Luật Ngao Lỗ Oát, song chỉ khiến cho thêm nhiều binh sĩ Liêu đầu hàng triều Kim. Tháng một năm 1122, quân Kim đánh chiếm Trung Kinh của Liêu, Liêu Thiên Tộ phải lưu vong đến Giáp Sơn.
Ở Nam Kinh của Liêu, các đại thần như Gia Luật Đại Thạch và Lý Xử Ôn không biết tung tích của Thiên Tộ, họ ủng hộ Gia Luật Thuần làm hoàng đế, tức Thuận Tông, gọi là triều Bắc Liêu. Thuận Tông giáng Thiên Tộ làm Tương Âm vương, đồng thời sai đại sứ dâng biểu cho triều Kim xin làm phụ dung. Tuy nhiên sự chưa thành thì ông đã bệnh mất, vợ là Liêu Đức phi xưng chế. Đến lúc này, cha con Lý Xử Ôn nhận thấy tương lai không sáng sủa, họ trù tính tư thông với Đồng Quán của Bắc Tống, muốn đoạt lấy lãnh thổ đang do Liêu Đức phi nắm giữ rồi dâng cho Tống; hướng bắc tư thông với người Kim, tự nhận làm nội ứng; về sau bị phát hiện và ban chết. Tháng mười một năm đó, Liêu Đức phi năm lần dâng biểu cho triều Kim, nói rằng chỉ cần cho phép lập Gia Luật Định làm Liêu đế thì điều kiện gì cũng đáp ứng. Người Kim không đồng ý, Liêu Đức phi chỉ còn cách phái binh tử thủ Cư Dung quan, song Cư Dung quan thất thủ vào tháng mười một, đến tháng 12 thì Nam Kinh bị quân Kim công phá. Liêu Đức phi cùng các quan viên đến nương nhờ ở chỗ Liêu Thiên Tộ, song bà bị Thiên Tộ Đế giết.
Tháng một năm 1123, Hồi Ly Bảo (Tiêu Cán) tự lập, lấy hiệu là Hề Quốc hoàng đế, đến tháng 8 thì bị bình định. Năm 1124, Thiên Tộ Đế lúc này đã bị mất đại bộ phận lãnh thổ, ông tự mình rút ra Mạc Ngoại, con cái và gia thuộc của ông đại đa số bị giết hoặc bị bắt, mặc dù ông có ý định thu phục thủ phủ Yên Châu và Vân Châu, song trên thực tế không có nhiều hy vọng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1125, Liêu Thiên Tộ bị tướng Kim Hoàn Nhan Lâu Thất bắt được ở Ứng Châu, sang tháng tám thì bị giải đến Thượng Kinh của Kim (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), bị Kim Thái Tông Hoàn Nhan Thịnh giáng làm Hải Tân vương. Năm 1128, Thiên Tộ Đế bệnh mất, triều Liêu kéo dài tổng cộng 210 năm (bao gồm cả Khiết Đan), trải qua 9 vị đế vương.
Lưu vong phục quốc
Tại Tây Bắc, Gia Luật Đại Thạch triệu tập tàn dư của triều Liêu, khống chế khu vực cao nguyên Mông Cổ và đông bộ Tân Cương. Năm 1130, do chịu áp lực từ quân Kim, Gia Luật Đại Thạch quyết định từ bỏ cao nguyên Mông Cổ, suất bộ tây chinh. Năm 1132, Gia Luật Đại Thạch xưng đế tại Diệp Mê Lập (nay thuộc Ngạch Mẫn, Tân Cương), sử gọi là Tây Liêu, thủ đô tại Hổ Tư Oát Lỗ Đóa. Tây Liêu từng có lúc khuếch trương đến các nước Trung Á ngày nay, trở thành cường quốc ở Trung Á. Sau khi Gia Luật Đại Thạch mất vào năm 1143, Tây Liêu lần lượt do Tiêu Tháp Bất Yên, Gia Luật Di Liệt, Gia Luật Phổ Tốc Hoàn, Gia Luật Trực Lỗ Cổ và Khuất Xuất Luật thống trị. Cuối cùng, Tây Liêu bị quân đội Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt, tồn tại được 87 năm.
Năm 1212, tông thất triều Liêu là Gia Luật Lưu Ca tại khu vực Long An (nay là Nông An, Cát Lâm), Hàn Châu (nay là Lê Thụ, Cát Lâm khởi binh phản kháng triều Kim, đồng thời được đế quốc Mông Cổ giúp đỡ. Tháng ba năm 1212, Gia Luật Lưu Ca xưng vương, đặt quốc hiệu là Liêu, sử gọi là Đông Liêu. Gia Luật Lưu Ca sau khi kiến quốc thì quy phụ đế quốc Mông Cổ, trở thành nước phiên thuộc, đến năm 1270 thì Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt triệt phiên, Đông Liêu chính thức diệt vong. Đầu năm 1216, em của Gia Luật Lưu Ca là Gia Luật Tư Bất làm phản, xưng đế tại Trừng Châu, gọi là Hậu Liêu. Không lâu sau, Gia Luật Tư Bất bị bộ hạ sát hại, mọi người tôn Gia Luật Khất Nô làm giám quốc. Đến mùa thu cùng năm, Mộc Hoa Lê suất quân Mông Cổ đông hạ, Gia Luật Khất Nô không thể chống lại, suất 9 vạn người Khiết Đan vượt qua sông Áp Lục tiến vào lãnh thổ Cao Ly. Không lâu sau, các quý tộc Khiết Đan tự tàn sát lẫn nhau, Hậu Liêu cuối cùng diệt vong vào năm 1220.
Cương vực và hành chính
Vào sơ kỳ, cương vực triều Liêu tại khu vực thượng du Liêu Hà, vào thời Liêu Thái Tổ và Liêu Thái Tông không ngừng khuếch trương ra bên ngoài. Thời Liêu Thái Tổ, người Khiết Đan chinh phục Hề (nay thuộc bắc bộ Hà Bắc), Ô Cổ, Hắc Xa Tử Thất Vi (nay ở đông nam hồ Hô Luân), Thát Đát, Hồi Cốt và Bột Hải Quốc. Năm 938, Liêu Thái Tông đoạt được Yên Vân thập lục châu, sau đó từng chiếm hữu Trung Nguyên trong một thời gian. Năm 1005, Liêu và Bắc Tống ký kết Thiền Uyên chi minh, xác định biên giới giữa hai nước. Vào thời toàn thịnh, cương vực của Liêu đến đảo Sakhalin ở đông bắc, bắt đến khu vực sông Selenge và sông Shilka, tây đến dãy núi Altai, nam theo tuyến qua Hải Hà ở Thiên Tân, Bá Châu ở Hà Bắc, Nhạn Môn quan ở Sơn Tây, hình thành thế đối lập nam-bắc với triều Tống ở Trung Nguyên.
Triều Liêu vào thời kỳ Khiết Đan Quốc có 8 bộ lạc, sau khi kiến lập Liêu triều thì đơn vị hành chính gồm ba cấp: đạo, phủ (châu), huyện. Tổng cộng, Liêu có 5 kinh, 6 phủ, 156 châu (quân, thành), 309 huyện. Cấp hành chính thứ nhất của Liêu phân thành 8 đạo, mỗi đạo có một trung tâm chính trị gọi là "kinh", đồng thời lấy danh xưng của "kinh" đó mà mệnh danh cho đạo; dưới đạo lập ra bốn loại khu vực hành chính cùng cấp là phủ, châu, quân, thành.
5 đạo: Thượng Kinh đạo, Trung Kinh đạo, Đông Kinh đạo, Nam Kinh đạo, Tây Kinh đạo.
Phủ:
Kinh phủ: Thượng Kinh Lâm Hoàng phủ, Trung Kinh Đại Định phủ, Đông Kinh Liêu Dương phủ, Nam Kinh Tích Tân phủ, Tây Kinh Đại Đồng phủ.
Suất Tân phủ, Định Lý phủ, Thiết Lợi phủ, An Định phủ, Trường Lĩnh phủ, Trấn Hải phủ, Hưng Trung phủ, năm 1041 thì Hưng Trung phủ thăng làm Bá châu và đặt ở Triều Dương ngày nay, 7 phủ này có địa vị thấp hơn một chút so với kinh phủ.
Châu: có sự phân hạng, từ cao xuống thấp là tiết độ châu, quan sát châu, phòng ngự châu, thứ sử châu.
Cốt lõi trong chính trị Liêu là dựa vào tập quán mà cai trị, lấy chế độ phép tắc trong nền văn hóa mỗi dân tộc để cai trị nhân dân tộc đó, điểm đặc sắc này có thể thấy trong phân chia hành chính. Vào thời bộ lạc Khiết Đan, sau khi chinh phục tộc Hề thì lập Hề vương ở đất ấy, lập ra cơ cấu chính phủ riêng. Thời kỳ nước Khiết Đan, sau khi tiêu diệt nước Bột Hải, để tiện thống trị nhân dân Bột Hải, lại lập ra nước Đông Đan ở đương địa, kế thừa thể chế hành chính của nước Bột Hải. Nước Đông Đan cuối cùng bị phế. Sau khi chiếm lĩnh Yên Vân thập lục châu, lại kế thừa thể chế hành chính thời Hậu Đường để tiện thống trị người Hán tại địa phương.
Triều Liêu theo ngũ kinh chế, chủ yếu là để khống chế vùng đất có được do chiến tranh, hoặc là căn cứ tiến quân khi tranh đoạt một vùng đất. Liêu trước sau thiết lập Thượng Kinh Lâm Hoàng phủ (nay thuộc Ba Lâm Tả, Nội Mông), để khống chế lãnh địa của tộc Hề mà thiết lập Trung Kinh Đại Định phủ (nay thuộc Ninh Thành, Nội Mông), để quản lý số dân Bột Hải còn lại mà thiết lập Đông Kinh Liêu Dương phủ (nay thuộc Liêu Dương, Liêu Ninh), để quản lý Yên Vân thập lục châu mà thiết lập Nam Kinh Tích Tân phủ (nay là Bắc Kinh) và Tây Kinh Đại Đồng phủ (nay là Đại Đồng, Sơn Tây). Trong Ngũ kinh, chỉ có Thượng Kinh là thủ đô, còn lại chỉ là bồi đô. Tuy nhiên, sau Thiền Uyên chi minh, vai trò chính trị của Trung Kinh được tăng cường, uy hiếp trực tiếp đến địa vị thủ đô của Thượng Kinh.
Đầu hạ quân châu là một loại đơn vị hành chính đặc thù của triều Liêu. Quý tộc Khiết Đan đưa số nhân khẩu mà họ bắt được lập nên quân, châu để an trí, đốc bách họ làm việc cho chủ nhân. Chư vương, ngoại thích, đại thần của Liêu lĩnh hữu đầu hạ quân châu có thể xây thành quách, còn lại chỉ có thể có đầu hạ trại bảo của riêng họ. Đầu hạ quân châu phần lớn thiết lập tại nơi người Khiết Đan cư trú ở lưu vực Hoàng Hà, phu hộ chủ yếu là người Hán từ Hà Bắc-Sơn Tây, và người Bột Hải. Danh xưng của đầu hạ châu huyện thường lấy theo danh xưng châu huyện nguyên tịch của phu hộ, như bắt dân Vệ châu thì đặt Vệ châu; bắt dân Tam Hà huyện thì đặt Tam Hà huyện, bắt dân Mật Vân châu thì đặt Mật Vân huyện. Chế độ đầu hạ quân châu đến Liêu Thánh Tông thì dần bị phế trừ.
Thể chế chính trị
Do Liêu là quốc gia đa dân tộc, thể chế chính trị của Liêu dung hợp thể chế Khiết Đan và thể chế Đường-Tống, hình thành Nam-Bắc viện chế. Nam-Bắc viện chế phân thành Bắc diện quan chế và Nam diện quan chế, "lấy chế độ "bản tộc" chế trị Khiết Đan, lấy chế độ Hán chế đãi người Hán", nhờ đó mà bảo hộ được văn hóa và thể chế chính trị cố hữu của người Khiết Đan. Bắc diện quan trị lý cung trường, bộ tộc, thuộc quốc; Nam diện quan trị lý châu huyện, tô thuế, binh mã của người Hán, dựa theo tập quán mà cai trị.
Trong Bắc diện quan chế, Bắc-Nam xu mật viện là quan chế tối cao của triều Liêu, Bắc xu mật viện quản lý việc quân chính của toàn quốc, tương tự như Binh bộ thời Đường; Nam xu mật viện phụ trách các vấn đề như thuyên tuyển, thu thuế. Bên dưới Xu mật viện, còn đặt ra Bắc-Nam tể tướng phủ, Bắc-Nam tể tướng, đều do hoàng tộc Da Luật thị và hậu tộc Tiêu thị kiểm soát. Ngoài ra, còn có 'Bắc-Nam đại vương viện' quản lý công việc quân dân Khiết Đan hoặc Hán, 'Bắc-Nam tuyên huy viện' quản lý việc cung phụng của các cơ quan trong cung, 'Đại nội dịch ẩn ty' quản lý giáo dục hoàng thất, 'Di ly tất viện' quản lý hình ngục, 'Đại lâm nha viện' quản lý việc văn chương, 'Địch liệt ma đô ty' quản lý lễ nghi. Tên chức và nhiệm vụ của quan lại trong Nam diện quan chế tiếp nối chế độ triều Đường, đồng thời tham chiếu quan chế Ngũ Đại và Tống, đặt ra Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh, Thượng thư tỉnh, Lục bộ và Đại lý tự; có phân thành thực thụ hoặc diêu thụ (tức nhậm chức từ xa). Quan lại dựa theo ngôi bậc, công lao mà được phong tước và thực ấp hộ, cùng các hỗ trợ khác. Liêu có nhiều quan danh bằng tiếng Khiết Đan, như 'lâm nha' tức là 'hàn lâm', 'dịch ẩn' quản lý chính giáo của hoàng tộc, 'di ly tất' quản lý hình ngục, 'ất lý miễn' là 'cáo mệnh phu nhân'.
Pháp luật triều Liêu dựa theo tập quán mà trị, cho nên các địa phương sử dụng pháp luật không giống nhau. Thời kỳ đầu có sự kỳ thị dan tộc, đến thời Liêu Thánh Tông thì hình luật dành cho người Khiết Đan cũng được xét theo luật Hán, phản ánh địa vị của người Hán được tăng lên. Nhìn chung thì hình phạt thời Liêu khá nặng, song hoàng đế thường tùy ý giết người, không tuân theo pháp luật, đặc biệt là Liêu Mục Tông.
Thời Liêu, tuy lấy Thượng Kinh làm thủ đô, song hạch tâm chính trị không nằm tại thủ đô, mà nằm tại 'nại bát' (捺缽, một từ tiếng Khiết Đan có thể dịch thành 'hành doanh'). Do người Khiết Đan sống du cư không ổn định, xe và ngựa là nhà, hoàng đế phải thường xuyên tuần thú. Toàn bộ các vấn đề chính trị trọng đại đều được quyết định tại nại bát, là trung tâm hành chính xử lý chính vụ. Hoàng đế tại nơi săn bắn cho lập nên hành trướng, để phân biệt với cung trướng của hoàng đô. Tùy theo điều kiện khí hậu tự nhiên, bốn mùa lại có mỗi khu vực nại bát, tức "Xuân nại bát", "Hạ nại bát", "Thu nại bát", "Đông nại bát".
Ngoại giao
Người Khiết Đan vốn thần phục triều Đường, triều Đường thiết lập Tùng Mạc đô đốc phủ trên lãnh địa của người Khiết Đan. Sang thời vãn Đường và Ngũ Đại, người Khiết Đan lập ra quốc gia độc lập, đồng thời nhiều lần xâm nhập khu vực Hà Bắc. Những năm cuối Hậu Đường, Liêu Thái Tông tiếp nhận thỉnh cầu của Thạch Kính Đường, hiệp trợ người này kiến lập Hậu Tấn, thu được Yên Vân thập lục châu và sự thần phục của Hậu Tấn. Không lâu sau, người Khiết Đan lại nam chinh Trung Nguyên để tiêu diệt Hậu Tấn, kiến lập triều Liêu. Đến lúc này, quan hệ giữa triều Liêu và Trung Nguyên lần đầu tiên chuyển sang trạng thái triều Liêu ở trên, Trung Nguyên thần phục. Sau đó, triều Liêu suy thoái, Hậu Chu và Bắc Tống tương kế bắc phạt nhằm đoạt lại Yên Vân thập lục châu, hai bên khôi phục cục diện đối đầu. Triều Liêu lựa chọn sách lược phòng ngự, đồng thời hỗ trợ Bắc Hán để đối kháng trước việc Trung Nguyên bắc phạt, nhiều lần chặn được cuộc tiến công của Trung Nguyên. Đến thời Liêu Thánh Tông, trải qua một thời gian chuẩn bị đầy đủ, Liêu lại một lần nữa phát động nam chinh, suất quân Liêu tiến đến Thiền châu của Bắc Tống. Cuối cùng, hai bên ký kết Thiền Uyên chi minh, Liêu và Bắc Tống thiết lập quan hệ ngoại giao nhìn chung là bình đẳng, kéo dài 120 năm, đồng thời cũng tăng cường liên hệ kinh tế và mậu dịch với nhau. Năm 1042, Liêu Hưng Tông nhân dịp Tống gặp khó khăn sau chiến tranh với Tây Hạ, suất trọng binh đến thị uy ở biên giới Liêu-Tống, đồng thời phái Tiêu Anh và Lưu Lục Phù đi sứ sang Tống yêu cầu Tống cắt 10 huyện phía nam Ngõa Kiều quan. Triều Tống phái Phú Bật đàm phán với sứ Liêu, đạt được hiệp nghị, tức Trọng Hy tăng lệ, Tống tăng số tiền và vải tặng cho Liêu hàng năm để tránh chiến tranh. Sau đó, Liêu Hưng Tông còn phái Da Luật Nhân Tiên và Lưu Lục Phù một lần nữa sang Tống yêu cầu đổi sang chứ "nạp", tức Tống nạp cho Liêu chứ không phải tặng. Phú Bật kiến nghị Tống Nhân Tông đáp ứng yêu cầu, đồng thời yêu cầu Liêu phải kiềm chế Tây Hạ, nhằm phá hoại quan hệ giữa Liêu và Tây Hạ, cuối cùng khiến Liêu Hưng Tông hai lần thân chinh Tây Hạ, tổn hại nhân lực vật tư. Đến những năm cuối, triều Liêu bị triều Kim xâm nhập, cộng với nội bộ triều đình phân liệt và đấu tranh lẫn nhau, do vậy có ý muốn hòa đàm với Bắc Tống. Tuy nhiên, Bắc Tống lại thiết lập Hải thượng chi minh với Kim để cùng nhau đánh Liêu, cự tuyệt đề nghị hòa đàm của Liêu, cuối cùng Liêu bị Kim diệt.
Liêu tiêu diệt vương quốc Bột Hải vào năm 926, từ đó có tiếp xúc với Cao Ly. Năm 942, Liêu tặng cho Cao Ly 50 con lạc đà, song bị Cao Ly Thái Tổ Vương Kiến cự tuyệt, sứ giả của Liêu bị đày ra một hòn đảo cô lập, lạc đà Liêu mang sang đều bị bỏ cho chết đói. Đến lúc này, Liêu nhiều lần tiến hành tập kích qua biên giới Cao Ly, năm 993, Liêu Thánh Tông suất đại quân vượt qua sông Áp Lục xâm nhập Cao Ly. Cuối cùng, hai bên tiến hành hòa đàm, Cao Ly đồng ý đoạn tuyệt quan hệ liên minh với Tống, Liêu Thánh Tông suất quân về bắc, hai bên kiến lập quan hệ láng giềng hữu hảo. Năm 1009, Cao Ly phát sinh binh biến, Cao Ly Mục Tông bị phế, Liêu Thánh Tông thừa cơ xâm nhập Cao Ly, sau khi đánh hạ kinh đô Khai Thành thì về bắc. Năm 1018, Liêu lại một lần nữa cho đại quân đông chinh Cao Ly, song kết quả là chiến bại. Sau đó, hai bên hòa đàm, Liêu từ đó không còn xâm nhập Cao Ly.
Liêu và các nước ở phía tây duy trì lên hệ tương đối hữu hảo. Nước láng giềng chủ yếu ở phía tây của Liêu là Tây Hạ, trong một thời gian dài duy trì quan hệ triều cống và liên hôn với Liêu, từng được gọi là "sinh cữu chi bang" (tức nước cháu [gọi bằng cậu]). Đối với các nước Tây Vực, Liêu có một quan hệ lâu dài. Ngay từ thời Liêu Thái Tổ, người Khiết Đan từng suất quân tây chinh, khiến các nước Tây Vực nối nhau thần phục. Những năm Thống Hòa, vương thái phi xuất sư Tây Vực, năm 1003 xây Khả Đôn thành,, như là trọng trấn ở biên cảnh tây bắc, trải qua nhiều năm mưu hoạch phát triển, khiến phạm vi thế lực của triều Liêu bao trùm cả khu vực Mạc Nam, Mạc Bắc và Tây Vực. Đối với các bộ lạc thuộc quốc hàng phục, triều Liêu đều sử dụng chính sách ki mi "nhân thiên chủng lạc, nội trí tam bộ", khiến họ giám sát lẫn nhau, không muốn quay lưng lại phản triều đình Liêu. Các quốc gia Cam Châu Hồi Hột, Tây Châu Hồi Hột ở phía đông Thông Lĩnh và Khách Lạt hãn quốc ở phía tây Thông Lĩnh về cơ bản đều thân cận phụ thuộc với triều Liêu, quan hệ với Bắc Tống khá thưa thớt. Ngoài ra, năm 924, sứ giả Ba Tư đến, sang năm sau thì sứ giả Đại Thực cũng đến Liêu thông hảo, quốc vương Đại Thực khiển sứ giả là vương tử sang thỉnh hôn, song Liêu không đồng ý. Năm sau, Đại Thực lại sai sứ thỉnh hôn, Liêu Thánh Tông đem một nữ nhi trong hoàng thất gả sang Đại Thực.
Sau khi triều Đường diệt vong, các khu vực Trung Á, Tây Á, Đông Âu xem danh xưng triều Liêu (Khiết Đan) là đại diện cho Trung Quốc. Trong binh thư Hồi giáo các nước Trung Á và Tây Á, còn gọi hỏa dược và hỏa khí từ Trung Quốc truyền sang là "pháo hoa Khiết Đan", "hỏa tiễn Khiết Đan". Cho đến ngày nay, tiếng Nga vẫn theo lối xưa, dựa theo danh xưng Khiết Đan để chỉ Trung Quốc.
Chế độ quân sự
Thời bình, quân đội Liêu ước tính có từ 20 vạn đến 30 vạn lính. Khiết Đan là dân tộc du mục, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, thời bình thì chăn thả săn bắn, song cũng luyện tập quân sự, đến khi có chiến tranh thì có thể nhanh chóng tập hợp thành quân đội. Do toàn dân đều là binh, triều Liêu có thể động viên một số lượng binh lính đạt tỷ lệ cao trong tổng số nhân khẩu, là 1.642.800 người. Do vẫn bảo lưu được đặc tính bộ tộc nguyên thủy, nhanh chóng chuyển đổi từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến, chế độ quân sự của Liêu vào thời kỳ đầu cùng với chế độ xã hội hợp thành một thể. Sau khi tiến vào khu vực phía nam Trường Thành, người Khiết Đan ngoài việc bảo tồn đặc sắc dân tộc, cũng dần tiếp thụ ảnh hưởng từ người Hán, có đặc điểm dung hợp dân tộc. Thời Liêu, hoàng đế là người nắm giữ binh quyền tối cao, bên dưới đặt ra Bắc-Nam xu mật viện. Bắc xu mật viện là cơ cấu hành chính và quân sự tối cao, thường do người Khiết Đan chủ quản; Nam xu mật viện còn gọi là Hán nhân xu mật viện, quản lý việc binh mã đối với người Hán, do đó xuất hiện cục diện một triều đình có hai thể chế quân sự cùng tồn tại.
Binh chế triều Liêu phân thành Cung trướng quân, Bộ tộc quân, Kinh châu quân và Thuộc quốc quân. Cung trước quân tức Bì thất quân, được tổ thành từ các tráng đinh trứ trướng hộ, trực thuộc hoàng đế, là thân quân tộc Khiết Đan, bảo vệ hoàng thất và chinh chiến, "lấy hành doanh làm cung, tuyển nghìn người hào kiện các bộ, đặt ra đơn vị tâm phúc". Bộ tộc quân chủ yếu do tráng đinh từ các bộ tộc không phải là người Khiết Đan, tổ thành, bảo vệ biên giới. Hai chủng bộ đội trên là chủ lực trong quân đội Liêu. Kinh châu quân còn gọi là Ngũ châu hương quân, được tổ thành từ các tráng đinh các dân tộc Hán, Bột Hải ở các châu huyện. Thuộc quốc quân được tổ thành từ tráng đinh của các nước thần thuộc. Hai chủng bộ đội sau là lực lượng phụ trợ trong quân đội Liêu. Vào thời Liêu sơ, tất cả nam giới quý tộc của Liêu đều phục binh dịch, từ 15-50 tuổi thì bị liệt tịch chính quân, tự trang bị binh khí và chiến mã. Liêu đồng thời cũng thường phái quân đi cướp đoạt vật tư ở vùng biên giới, bị gọi là đả thảo cốc. Quân đội Liêu lấy kị binh làm chủ yếu, vũ khí có cung tên và đao thương. Đến hậu kỳ, do có máy bắn đá từ Tống truyền sang, sắp xếp hình thành pháo thủ quân.
Kinh tế
Khiết Đan vốn là dân tộc du mục, săn bắn đánh cá làm thức ăn, lấy da lông làm y phục, dẫn ngựa tìm nguồn nước và cỏ, uống sữa của chúng. Các nhược điểm về kinh tế của dân tộc du mục nói chung đã được giải quyết trước khi người Khiết Đan lập quốc. Họ tạo ra các ốc đảo trong doanh trại ở khu vực du mục, đưa dân tộc trồng trọt di cư đến đó. Tổ phụ, cha và bá phụ của Liêu Thái Tổ là những người truyền nhập nông nghiệp và thủ công nghiệp đến người Khiết Đan, người Khiết Đan cũng tiếp thu nghề xe sợi dệt vải. Các địa phương của Liêu đều đặt ra 'quần mục sứ ty' để quản lý chăn nuôi gia súc. Hoàng đế Liêu khiến cho nông nghiệp và mục nghiệp cùng phát triển phồn vinh, lập ra một thể chế quản lý độc đáo tương đối hoàn chỉnh.
Nông nghiệp
Trong lãnh địa của Liêu, có nhiều loại nông sản, như lúa mạch, lúa gạo, lúa nếp, ngoài ra còn có rau dưa và hoa quả. Người Liêu học theo kỹ thuật nông nghiệp của Trung Nguyên, đưa vào các giống cây trồng từ Trung Nguyên, giống dưa hấu và đậu Hồi Cốt từ Hồi Hột; kết hợp với đặc điểm khí hậu phương bắc mà hình thành kỹ thuật vun trồng độc đáo. Đất đai triều Liêu có hai loại là công điền và tư điền. Tại vùng ven biên giới, Liêu cho thiết lập các đồn điền, về bản chất là công điền. Đất đai nhàn rỗi của quan lại mộ dân trồng cấy thì cũng được tính là công điền, bách tính gieo trồng sau 10 năm thì phải nộp tô thuế cho triều đình. Ước tính, đồn điền phần nhiều tập trung tại vùng ven biên giới phía bắc, tư điền lại tập trung nhiều ở vùng ven biên giới phía nam. Người Hán ở Liêu vẫn còn phương pháp sản xuất nam cày cấy, nữ dệt vải để duy trì thu nhập gia đình. Đồng thời, những người Hán bị quân Khiết Đan bắt trong chiến tranh bị cho đi an trí tại khu vực nội địa của người Khiết Đan, lập ra rất nhiều 'đầu hạ quân châu'. Trừ một phần nhỏ phải nộp lên trên, thu nhập còn lại đều quy về sở hữu của 'đầu hạ chủ'. Để khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, triều đình Liêu lập lệ rằng nếu khai khẩn đất ruộng thành công thì sẽ được miễn tô thuế trong 10 năm, hình thành nền kinh tế nông mục hỗn hợp đặc hữu Khiết Đan. Vào năm mất mùa đói kém, triều đình Liêu cũng giảm miễn thuế, như tháng 1 năm 991 thời Liêu Thánh Tông "chiếu miễn tô thuế các đạo ở tam kinh". Tháng chín năm 1075 thời Liêu Đạo Tông "do Nam Kinh có nạn đói, miễn tô thuế một năm, xuất tiền lúa cứu giúp". Triều Liêu cho cư dân sản xuất nông nghiệp biên nhập vào châu huyện, bao gồm nông dân tự canh có ít ruộng và điền hộ sống dựa vào đất đai của địa chủ. Bất kể địa vị kinh tế, họ đều là dân tự do được tính vào hộ khẩu quốc gia, đồng thời cũng có trách nhiệm lao dịch cho quốc gia. Điền hộ của chùa miếu phần nhiều là do địa chủ hay quan lại chuyển tặng cùng với đất đai, họ phải nộp thuế cho quốc gia và nộp tô cho chùa miếu.
Súc mục nghiệp
Súc mục nghiệp thời Liêu rất phát đạt, kinh tế mục nghiệp của người Khiết Đan có được sự phát triển khá lớn. Mục nghiệp là kế sinh nhai của người Khiết Đan, cũng là nguồn gốc khiến triều Liêu có vũ lực cường thịnh. Đương thời, từ phía bắc Âm Sơn đến lưu vực Lô Cù Hà, Thổ Hà, Hoàng Thủy đến Thát Lỗ Hà, Ngạch Nhĩ Cổ Nạp Hà luôn có các mục trường tốt. Các bộ lạc Khiết Đan và phụ thuộc như Trở Bốc, Ô Cổ, Địch Liệt, Hồi Cốt, Đảng Hạng chủ yếu tham gia vào du mục nghiệp. Dê, ngựa là tư liệu sinh hoạt chủ yếu của các dân tộc du mục như Khiết Đan: sữa và thịt là thực phẩm, da lông dùng làm trang phục và chăn, ngựa và lạc đà là công cụ giao thông trọng yếu. Trong chiến tranh và săn bắn, ngựa là công cụ không thể thiếu của người dân du mục, nhiều hộ người Hán cũng nuôi gia súc ít nhiều để cạnh tranh. Dê và ngựa cũng là những thứ mà triều đình Liêu trưng thu hoặc là cống phẩm từ các bộ lạc Khiết Đan cùng các thuộc quốc và thuộc bộ, là nguồn thu nhập quan trọng của triều Liêu, do vậy được tập đoàn thống trị xem trọng. Người Khiết Đan được tổ chức thành các bộ lạc và thạch liệt, tại bộ lạc thì nằm dưới sự quản lý của thủ lĩnh, được phân đất để sản xuất mục nghiệp, chịu phú dịch của bộ lạc và quốc gia, nếu không được triều đình và thủ lĩnh bộ lạc cho phép thì không thể tùy ý thoát ly khỏi bộ lạc gốc. Họ là người lao động chủ yếu trong sản xuất mục nghiệp, là thuộc dân của quý tộc bộ lạc.
Thủ công nghiệp
Ngành luyện sắt thời Liêu phát triển, Các công cụ nông nghiệp, nấu ăn, mã cụ, thủ công làm bằng sắt khai quật được của triều Liêu ngang bằng với sản phẩm của Trung Nguyên. Liêu Đông là khu vực sản xuất sắt chủ yếu của triều Liêu, xúc tiến nghề luyện sắt của triều Liêu phát triển. Vào thời kỳ đầu, từng lấy nô lệ của 'hoành trướng' và đại tộc đặt ra 'hạt thuật thạch liệt', tham gia công việc rèn luyện sắt, 'hạt thuật' tức là sắt trong tiếng Khiết Đan. 'Hạt thuật thạch liệt' vào thời Liêu Thánh Tông do hộ khẩu đông và quan hệ sản xuất thay đổi, cải biên thành bộ, vẫn lấy sắt làm thuế. Thời Liêu, có ba nơi luyện sắt tại Thủ Sơn, Tam Truất Cổ Tư, Liễu Thấp Hà. Trong đó, Thủ Sơn nay thuộc An Sơn của Liêu Ninh, hoạt động khai mỏ và luyện kim ở đây bắt đầu từ thời Liêu
Đồ sứ Liêu có địa vị quan trọng trong lịch sử phát triển của gốm sứ Trung Quốc, tạo hình đồ sứ có thể phân thành hai loại là kiểu Trung Nguyên và kiểu Khiết Đan; kiểu Trung Nguyên phỏng theo cách nung tạo ở Trung Nguyên, có các loại bát, mâm, chén, đĩa, hộp hay bình; kiểu Khiết Đan phỏng theo tập quán bản tộc, sử dụng cách nung tạo dùng bì hay gỗ, làm ra các vật dụng bình, nậm, khay, đĩa với tạo hình độc đáo. Lò Hang Ngõa Diêu là di chỉ lò nung đồ sứ cổ lớn nhất đời Liêu được biết đến cho tới nay, có thể sản xuất ra đồ sứ men trắng, men đơn, tam thải cũng như các đồ sứ để dùng trong cung đình. Các ngành thủ công nghiệp như mạ vàng bạc, nhuộm dệt, tạo mã cụ, làm đồ sứ, làm giấy đều hoàn bị, công nghệ tinh thâm. "Yên ngựa Khiết Đan" cùng với "nghiên Đoan", "gấm Thục", "sứ Định" thậm chí được người Bắc Tống bình là "thiên hạ đệ nhất". Khi khai quật các mộ quý tộc như "Mộ Trần quốc công chúa và phò mã", "mộ Da Luật Vũ Chi", phát hiện được những đồ bằng vàng và bạc tinh xảo đạp đẽ, phản ánh nét đặc sắc dân tộc và trình độ công nghệ cao độ của người Khiết Đan.
Thương nghiệp
Với việc nông, mục, thủ công nghiệp phát triển, hoạt động trao đổi ngày một thường xuyên. Ngay từ thời Thái Tổ Da Luật A Bảo Cơ, người Khiết Đan đã xây dựng 'dương thành' ở bắc Thán Sơn, "lập các vụ để thông các dòng giao dịch". Về sau, lãnh thổ được mở rộng, thành phần kinh tế gia tăng, thương nghiệp tiếp tục phát triển hơn nữa. Sau khi Ngũ Kinh của Liêu được xây dựng hoàn tất, chúng trở thành các thành thị thương nghiệp trọng yếu của quốc gia. Giao lưu kinh tế giữa Liêu với các quốc gia và bộ tộc xung quanh phần nhiều tiến hành theo phương thức triều cống và hỗ thị. Do thương nghiệp phát triển, trong lãnh thổ Liêu xuất hiện tầng lớp thương nhân giàu có, họ buôn bán ở các châu huyện Ngũ Kinh hoặc qua lại giữa Liêu với các nước Ngũ Đại rồi Tống, thậm chí còn trở thành sứ thần đại diện cho Liêu xử sự việc giao thiệp, như thời Liêu Thái Tông, Hồi đồ sứ Kiều Vinh buôn bán ở Hậu Tấn, là đại diện cho thương nghiệp mậu dịch của Liêu, đồng thời cũng có thể đóng vai trò là sứ thần để cùng Hậu Tấn giao thiệp chính vụ. Quy Hóa châu ở Tây Kinh có Hàn Sư Huấn, cũng là thương nhân giàu có một phương.
Thời Liêu, vật giá rất thấp, mặc dù có thuế muối và thuế rượu, song mức thuế ở các địa phương không giống nhau. Thương nghiệp mậu dịch phồn vinh xúc tiến kinh tế tiền tệ phát triển. Căn cứ theo tài liệu chép lại, vào thời cha của Da Luật A Bảo Cơ là Da Luật Tát Lạt Đích, người Khiết Đan bắt đầu đúc tạo tiền tệ. Tuy nhiên, lượng tiền tệ sử dụng không nhiều, sang thời Liêu Thế Tông, Thượng Kinh vẫn ở trong trạng thái giao dịch dùng vải làm trung gian. Các địa phương cũng dùng tiền tệ không giống nhau, như vào trước thời Thánh Tông thì tiền Liêu cực ít, sau thời Thánh Tông mới dần nhiều lên, song trong lưu thông tiền tệ, chúng vẫn chiếm số lượng rất ít, không đạt 2%, chủ yếu là tiền Tống và tiếp đến là tiền Đường, Ngũ Đại và tiền các triều khác; về giao dịch đối ngoại, chủ yếu là giao dịch các mặt hàng bổ sung cho nhau ở 'các trường' tại biên cảnh với Tống và Tây Hạ. Ngoài ra, Liêu cũng có qua lại mậu dịch với Nhật Bản, Cao Ly, đế quốc Abbas, Rus Kiev, Khách Lạt hãn quốc.
Văn hóa
Sau khi tiêu diệt Bột Hải, một lượng lớn cư dân Bột Hải còn lại tụ cư ở các châu huyện tại khu vực Thượng Kinh và Đông Kinh của Liêu, nền văn hóa Bột Hải khá tiên tiến có tác động tương đối rộng đối với văn hóa Liêu. Sau khi chiếm cứ Yên Vân thập lục châu của người Hán và qua lại thường xuyên với Tống, cũng như mậu dịch xuyên biên giới, văn hóa Hán có ảnh hưởng rất lớn đối với triều Liêu. Với việc có một lượng lớn thư tịch Hán văn được phiên dịch, các thành tựu khoa học-kỹ thuật, văn học, sử học của nhân dân Trung Nguyên được giới thiệu đến khu vực thảo nguyên, xúc tiến sự phát triển văn hóa của dân tộc du mục. Hoàng thất Liêu và quý tộc Khiết Đan thường ngưỡng mộ văn hóa Hán, như Liêu Thái Tổ sùng bái Khổng Tử, trước sau cho lập quốc tử giám tại Thượng Kinh, lập trường học ở các phủ châu huyện, để truyền thụ học thuyết Nho gia, cũng lập miếu thờ Khổng Tử; Liêu Thánh Tông thường đọc "Trinh Quán chính yếu", Liêu Đạo Tông thích xem "Luận ngữ". Thời Liêu Đạo Tông, người Khiết Đan tự xưng "chư hạ", Đạo Tông còn nói "Ngô tu văn vật, bân bân bất dị Trung Hoa". Trên phương diện giáo dục, thi hành chính sách mở trường nuôi học trò, khoa cử chọn kẻ sĩ.
Ngữ văn
Văn nhân triều Liêu đã sử dụng văn tự ngôn ngữ Khiết Đan trong sáng tác, cũng có một lượng lớn dùng ngữ văn Hán. Tác phẩm của họ thuộc các thể loại như thơ, từ, ca, phú, văn, tấu chương, thư; với các loại đề tài như thuật hoài, giới dụ, phúng gián, tự sự. Các tác giả bao gồm thành viên hoàng tộc, quần thần, người các bộ và trứ trướng (phạm tội bị thu gia sản). Thơ từ Khiết Đan trong câu có khí thế mênh mông, cũng có lời hay ý đẹp. Liêu Hưng Tông là người giỏi thơ văn, năm 1050 sứ Tống là Triệu Khái sang Liêu, Liêu Hưng Tông ngâm "tín thệ như sơn hà thi". Trong số các hoàng đế Liêu, Liêu Đạo Tông có kiến thức cao nhất về văn học, giỏi thư phú, tác phẩm tươi mới nhã lệ, ý cảnh sâu xa, có "đề lý nghiễm hoàng cúc phú". Đông Đan hoàng vương Gia Luật Bội sáng tác "Lạc điền viên thi", "Hải thượng thi". Ba huynh đệ Gia Luật Quốc Lưu, Gia Luật Tư Tông, Gia Luật Chiêu đều giỏi thuộc văn, công từ, Gia Luật Quốc Lưu có "Thố phú" (Phú về thỏ), "Ngụ mị ca"; Gia Luật Tư Tông đi sứ sang Cao Ly song bị giữ lại, trong thời gian đó cứ hễ nhớ đến quân chủ và phụ mẫu thì lại có sáng tác, sau biên thành "Tây đình tập". Hoàng hậu của Liêu Đạo Tông là Tiêu Quan Âm sáng tác "Gián liệp sơ", "Hồi tâm viện", và "Quân thần đồng chí Hoa Di đồng phong", biểu đạt quan tâm đến an nguy của xã tắc, lý tưởng chính trị trí chủ trạch dân (tận lực vì vua, ban ân huệ cho dân). Tác phẩm của người Liêu lưu truyền đến nay có Phân tiêu lục" của Vương Từ, "Túy nghĩa ca" của Tự Công đại sư. "Túy nghĩa ca" sáng tác bằng ngôn ngữ Khiết Đan, có dịch văn của Gia Luật Lý thời Kim, song bản gốc và bản dịch văn của Gia Luật Lý đều thất truyền, chỉ còn bản dịch chữ Hán của con của Gia Luật Lý là Gia Luật Sở Tài.
Về phương diện thư mục, triều đình Liêu đặt ra 'quốc sử viện', chuyên tu chỉnh lịch sử, đặt chức quan 'giám tu quốc sĩ', 'sử quán học sĩ'. Cơ quan này từng soạn viết khởi cư chú, nhật lịch, thực lục, quốc sử, cũng phiên dịch không ít thư tịch của người Hán sang văn tự Khiết Đan, như Ngũ Đại sử. Trong đó, thực lục viết vào thời Liêu là một trong các tài liệu chủ yếu để Thoát Thoát thời Nguyên soạn viết ra Liêu sử.
Về phương diện ngôn ngữ văn tự, tiếng Hán và tiếng Khiết Đan đều thông hành, có không ít văn thư được viết bằng cả hai loại văn tự. Thời Liêu, còn xuất hiện việc vì phục vụ đệ tử Phật giáo học tập kinh Phật mà biên soạn ra tự điển chữ Hán "Long kham thủ kinh". Văn tự Khiết Đan được sáng chế ra trên cơ sở tham chiếu từ Hán tự, dùng để ghi lại tiếng Khiết Đan, phân thành hai hình thức Khiết Đan đại tự và Khiết Đan tiểu tự, song hiện còn thiếu các văn hiến tương tự như vậy. Khiết Đan đại tự tương truyền bắt nguồn từ năm 920, do Liêu Thái Tổ hạ lệnh cho Gia Luật Đột Lã Bất và Gia Luật Lỗ Bất Cổ tham chiếu chữ Hán mà sáng chế, có thể có hơn ba nghìn chữ; Khiết Đan tiểu tự được tạo thành do em của Liêu Thái Tổ là Gia Luật Điệt Lạt tham khảo Hồi Cốt văn mà cải biến đại tự. Khiết Đan tiểu tự là loại chữ ghép vần, ước tính có 500 ký hiệu phát âm, so với đại tự thì khá tiện lợi, chữ gốc tuy ít song lại có thể biểu đạt thông suốt toàn bộ tiếng Khiết Đan. Việc người Khiết Đan sáng tạo ra chữ viết thể hiện tinh thần tự giác dân tộc mạnh mẽ, có ảnh hưởng không nhỏ đối với các dân tộc khác, như văn tự Đảng Hạng của Tây Hạ, văn tự Nữ Chân của Kim, văn tự Bát Tư Ba của Nguyên. Chữ Khiết Đan được thông hành cho đến năm 1191, khi nó bị Kim Chương Tông Hoàn Nhan Cảnh phế trừ.
Tôn giáo
Thời Liêu, Phật giáo và Tát Mãn giáo là những tôn giáo chính, ngoài ra còn có tục thờ cúng tổ tiên Khiết Đan và tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng dân tộc gồm thờ phụng Mộc Diệp Sơn, thờ phụng trời đất bái thần mặt trời, bái thần núi. Thờ phụng Mộc Diệp Sơn được cho là bắt nguồn từ khi thủy tổ Khiết Đan xuất hiện và tám bộ Khiết Đan nổi lên, với bối cảnh văn hóa Tát Mãn giáo. Người Khiết Đan cho xây dựng miếu tổ Khiết Đan ở Diệp Mộc Sơn để tế bái thủy tổ, cuối cùng phát triển thành 'sài sách nghi' của hoàng thất Liêu.
Phật giáo Liêu về cơ bản kế thừa giáo học Phật giáo thời thịnh Đường. Khi Đường Vũ Tông phát động sự kiện diệt Phật, các phiên trấn ở Hà Bắc không nghe theo, do vậy một lượng lớn tăng lữ và văn vật Phật giáo di chuyển đến khu vực Hà Bắc, khiến cho văn hóa Phật giáo tại địa phương phát triển. Năm 902, ở Long Hoa châu dựng Khai Hóa tự, được xem là điểm khởi đầu của Phật giáo truyền bá đến người Khiết Đan. Năm 918, chùa Phật giáo cũng được dựng ở Thượng Kinh của Liêu, Phật giáo dần được người Khiết Đan tin theo và sùng bái. Sau khi Liêu diệt Bột Hải vào năm 926, cho bắt hàng chục tăng nhân Bột Hải đến Thượng Kinh, cũng cho xây chùa Thiên Hùng. Kể từ đó, các kinh và các châu huyện cũng nối tiếp xây dựng chùa miếu. Sau khi Liêu đoạt được Yên Vân thập lục châu vào năm 938, vùng đất này dần phát triển thành trung tâm văn hóa Phật giáo của Liêu, đến cuối thời Liêu thì "số tăng lữ, Phật tự đứng đầu phương bắc". Liêu Thái Tông và các hoàng đế Liêu thi hành chính sách bảo hộ Phật giáo, tôn sùng Phật giáo, khiến cho Phật giáo đại thịnh. Thời Liêu Hưng Tông, tăng nhân Hải Sơn ở chùa Hải Vân trên đảo Giác Hoa có quan hệ rất tốt với hoàng đế. Liêu Đạo Tông từng dùng thơ khen ngợi Phật pháp "hành cao phong đính tùng thiên xích, giới tịnh thiên tâm nguyệt nhất luân". Với việc Phật giáo được truyền bá, do hoàng đế hạ lệnh, chùa miếu khảo xét lại, khắc in kinh Phật và chép kinh cá nhân, hoạt động tập hợp tài liệu, khắc kinh và in kinh do vậy rất tích cực. Trong tượng Phật ở Ứng huyện mộc tháp tại Sơn Tây phát hiện được kinh Phật và tranh Phật; ở chùa Thiên Bảo tại Phong Nhuận của Hà Bắc phát hiện được kinh Phật; trong tháp xá lợi Phật Thích Ca ở kỳ Ba Lâm Hữu của Nội Mông phát hiện được kinh Phật; có thể nói là kho báu của nghệ thuật Phật giáo. Triều Liêu hoàn thành thạch khắc các điển tịch Phật giáo chủ yếu, đầu tiên là "Đại bàn nhược kinh", đến thời Liêu Hưng Tông thì xuất bản "Khiết Đan đại tạng kinh", địa vị chỉ đứng sau "Thục bản đại tạng kinh" khai bản vào thời Tống Thái Tổ, có địa vị quan trọng trong lịch sử điển tịch Phật giáo.
Đạo giáo và tư tưởng Đạo gia có tác động nhất định đối với người Khiết Đan. Đầu thời Liêu, trong số những người Hán chuyển đến thảo nguyên, có một số người tin theo Đạo giáo. Thượng Kinh có Thiên Trường quán, Trung Kinh có Thông Thiên quán, một số châu thành cũng có nhiều đạo sĩ và đạo quán. Một số người thuộc thượng tầng Khiết Đan và bộ dân Khiết Đan cũng tin theo Đạo giáo. Liêu Thánh Tông đối với Đạo giáo và Phật giáo đều có sự quan tâm, hoàng đệ Da Luật Long Dụ còn là một tín đồ ngoan đạo của Đạo giáo. Một số đạo sĩ thượng tầng của Đạo giáo được Hoàng đế đối đãi theo lễ nghi tương đồng với tầng lớp thượng tầng của Phật giáo. Liêu Thánh Tông cùng từng trao cho đạo sĩ Phùng Nhược Cốc chức Thái tử trung doãn. Sự truyền bá của Đạo giáo cũng dẫn đến việc nghiên cứu kinh điển Đạo giáo, thời Liêu sớ đạo sĩ Lưu Hải Thiền soạn viết "Hoàn đan phá mê ca" và "Hoàn kim thiên", Da Luật Bội dịch "Âm phù kinh"; sang thời Liêu Thánh Tông thì Trương Văn Bảo người Vu Điền từng dâng "Nội đan thư", còn trong "Túy nghĩa ca" của Tư Công đại sư cũng có lẫn tư tưởng Đạo giáo.
Hồi giáo cũng hiện diện tại Liêu, chủ yếu là thông qua Tây Vực, truyền bá sang phía đông từ Khách Lạt hãn quốc bị Hồi hóa. Năm 996, học giả Ả Rập Nazaruddin nhập triều làm quan cho Liêu, liền cho xây Ngưu Thai lễ bái tự ở Nam Kinh của Liêu (tức Bắc Kinh ngày nay). Sau này, hoàng đế Tây Liêu chọn áp dụng chính sách khoan dụng, phục đãi Hồi giáo, khiến Hồi giáo tiếp tục phát triển tại Tây Vực.
Nghệ thuật
Tác phẩm hội họa triều Liêu có giá trị cao về nghệ thuật, người Khiết Đan giỏi về vẽ phong cảnh thảo nguyên và nhân vật cưỡi ngựa bắn cung, xuất hiện không ít họa gia có thành tựu xuất chúng, sáng tác ra một lượng lớn tác phẩm hội họa ưu tú. Nhiều tác phẩm của Gia Luật Bội và phụ tử họa gia nổi tiếng là Hồ Côi và Hồ Kiền được đưa vào nội phủ Bắc Tống, được khen là "thần phẩm". "Xạ kỵ đồ" của Gia Luật Bội, "Trác hiết đồ" của Hồ Hoàn, "Thu lâm quần lộc đồ" hay "Đan phong u lộc đồ" của tác giả vô danh, là các bức họa nổi tiếng, quý báu về mặt nghệ thuật. Ngoài ra, còn có các tác phẩm tương đối có tiếng: Gia Luật Phòng từng hai lần đi sứ sang Tống, sau chỉ một lần gặp Tống Nhân Tông liền có thể vẽ được tranh chân dung giống như thật. Tiêu Dung căn cứ theo "Hội sự bị khảo" thì "thích đọc sách, thân bút mực, đặc biệt là giỏi hội họa...". Ngu Trọng Văn căn cứ theo "Đồ hội bảo giám" ghi lại thì giỏi vẽ người ngựa, mặc trúc. Ngoài ra, những người giỏi vẽ tranh còn có Da Luật Đề Tử, Tần Tấn quốc phi Tiêu thị thuộc quý tộc Khiết Đan, người Hán có Trần Thăng, Thường Tư Ngôn hay Ngô Cửu Châu.
Tác phẩm điêu khắc có đao pháp đầy khí lực, sống động như thật. Nghệ thuật kiến trúc chủ yếu thể hiện ở tháp chùa Phật giáo. Giác Sơn tự tháp ở Linh Khâu thuộc Sơn Tây, Thiên Ninh tự táp ở Bắc Kinh, Liêu Dương Bạch tháp, Tích Mộc Thành Kim tháp ở Hải Thành của Liêu Ninh có tạo hình mỹ quan, là đại diện kiệt xuất của kiểu tháp mật diêm, là kiểu tháp lưu hành phổ biến nhất vào thời Liêu. Trong Quan Âm các thuộc Độc Lạc tự ở huyện Kế của Thiên Tân mang ưu điểm kiến trúc của cả triều Đường và triều Tống, mang dáng vẻ hùng cường tráng lệ.
Triều Liêu sử dụng văn tự Khiết Đan trong khắc đá, với hai loại là đại tự và tiểu tự, thông thường phân thành bia ghi công, kiến miếu ký, ai sách văn, mộ chí minh, đề ký. Tác phẩm khắc đá bằng Khiết Đan đại tự có: "Liêu Thái Tổ kỷ công bi", "Đại Liêu đại hoành trướng Lan Lăng quận phu nhân kiến Tĩnh An tự bi", "Gia Luật Diên Ninh mộ chí", "Tiêu Hiếu Trung mộ chí minh", "Cố thái sư minh thạch ký", "Bắc đại vương mộ chí". Trong đó, "Bắc đại vương mộ chí" (cũng gọi là "Gia Luật Vạn Tân mộ chí") có thể chữ rất tinh xảo chỉnh tề, thuật lại sự tích của Gia Luật Vạn Tân, mộ chí sử dụng khắc ấn Khiết Đan đại tự và Hán tự, thêm vào đó số chữ khắc có nhiều nên mộ chí này có ích cho việc nghiên cứu Khiết Đan đại tự.
Tản nhạc triều Liêu chịu ảnh hưởng sâu sắc của triều Đường và Hậu Tấn, trên cơ sở đó, dung hợp với nghệ thuật dân tộc Khiết Đan, tạo ra một loại hình thức tương tự như âm nhạc cung đình. Trong Liêu sử, có ghi lại nhạc khí diễn tấu, với: tất lật, tiêu, địch, sanh, tì bà, ngũ huyền, không hầu, tranh, phương hưởng, chi cổ, đệ nhị cổ, đệ tam cổ, yêu cổ, trống lớn và phách bản. Tản nhạc do 12 người hợp thành, là một đội ngũ biểu diễn hoàn chỉnh. Đội nhạc xếp thành hai hàng, người thứ ba ở hàng trước là một vũ công lùn, nhảy múa theo nhịp điệu.
Xã hội
Xã hội và phong tục Khiết Đan vốn không giống như người Hán, triều Liêu thống trị người Hán tại Yên Vân thập lục châu cũng giống như triều đình Trung Nguyên; người Khiết Đan ở phương bắc thì sinh hoạt theo tục cũ; ở khu vực hòa trộn dân tộc thì xuất hiện hình thái hỗn hợp. Người Khiết Đan có nhiều lễ nghi như bái nhật, sài sách, tái sinh, tế sơn, xạ quỷ tiễn. Người Khiết Đan có phương thức sinh hoạt đặc biệt là "nại bát" bốn mùa, hoàng đế Liêu mang theo bá quan chính quyền trung ương, một năm bốn mùa đến các địa phương tuần thú, lều cung được dựng tại địa phương là "nại bát". Ngoài ra, còn có các tập quán sinh hoạt như "đầu ngư yến", "đầu nga yến". Văn hóa ẩm thực Khiết Đan tương ứng với điều kiện địa phương, có mứt, quả khô, là dùng mật ngâm tẩm quả để bảo quản được lâu, đặc sản mơ khô của Bắc Kinh ngày nay là kế thừa phương pháp làm quả khô từ thời Liêu.
Trong sinh hoạt thường ngày, người Khiết Đan với truyền thống dân tộc Bắc Á, phần lớn dùng áo làm từ da dê cáo, còn quan lại quý tộc thì chủ yếu mặc áo làm từ da chồn, đồng thời cũng mặc đeo phục sức tơ lụa, trang sức kết hợp tương đối nhiều. Uống rượu ăn thịt là việc phổ biến đối với người Khiết Đan họ sống chủ yếu trong lều, cũng có người cư trú trong cung thất. Đấu vật, đá cầu, thi săn bắn, cờ vây, cờ tào cáo đều là những hoạt động trong lúc rảnh rỗi của người Khiết Đan. Về phong tục theo mùa, người Khiết Đan và Hán đều có, song tập quán xưa của người Khiết Đan là chính, như vào ngày Nguyên Đán thì lấy gạo non và tủy dê trắng để làm bánh, ngày mùng bảy tháng giêng thì nhân dịp 'nhân nhật' mà ăn bánh rán và gọi là 'huân thiên bính' (bánh hương trời). Ngoài ra, người Khiết Đan còn coi trọng Trung Hòa, Thượng Tị, Đoan Ngọ, Hạ Chí, Trung Nguyên, Trung Thu, Trùng Cửu, Đông Chí, các ngày tết này đều từ Trung Nguyên truyền đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phong tục nhìn chung là tương đồng. Tuy nhiên, một số tiết mặc dù có tên tương đồng song bảo lưu phong tục và nghi thức vốn có của người Khiết Đan.
Vào thời kỳ đỉnh cao, ước tính Liêu có khoảng 750.000 người Khiết Đan và từ hai đến ba triệu người Hán.
Tầng lớp tinh hoa người Hán có một vị trí nổi bật bên cạnh giới tinh hoa Khiết Đan, như những người mang họ Hàn (韓) là những người bị quân Khiết Đan bắt từ Ký châu và hậu duệ của họ, họ bị Khiết Đan hóa hoàn toàn về mặt ngôn ngữ và văn hóa, phục vụ trên các cương vị quân sự và chính trị cho triều đình Liêu cùng với các gia tộc người Hán bị Khiết Đan hóa khác. Sự trung thành của người Hán tại Liêu đối với các hoàng đế Khiết Đan khiến cho triều Tống thất vọng. Phụ nữ Khiết Đan xuất thân từ hậu thị (Tiêu) gả cho các gia đình người Hán. Hàn Đức Nhượng là một quan lại người Hán, ông có quan hệ gần gũi với hoàng tộc Khiết Đan, tổ tiên của ông phục vụ cho Liêu từ thời Gia Luật A Bảo Cơ, thậm chí theo truyền thuyết ông còn có quan hệ tình ái với Thái hậu Tiêu Xước.
Địa vị của phụ nữ Liêu rất khác nhau, so với người Hán thì người Khiết Đan có quan điểm bình đẳng hơn đối với phụ nữ. Người Hán tại Liêu không bị ép buộc phải theo phong tục Khiết Đan, và trong khi một số người bị Khiết Đan hóa, nhiều người còn lại thì không. Không giống như xã hội Hán, mà theo đó có sự tách biệt nghiêm ngặt về trách nhiệm của mỗi giới, và đặt phụ nữ trong một vai trò hết sức phụ thuộc vào nam giới, phụ nữ Khiết Đan ở Liêu được làm nhiều nhiệm vụ tương tự như nam giới Khiết Đan. Phụ nữ Khiết Đan được dạy cách săn bắn, quản lý đàn gia súc, tài chính hay tài sản khi chồng của họ ở ngoài chiến trường. Phụ nữ thượng tầng Khiết Đan có thể nắm giữ các chức vụ trong chính quyền và quân đội.
Quyền tự do tình dục của người Khiết Đan cũng hoàn toàn trái ngược với người Hán, song phụ nữ thuộc thượng tầng Khiết Đan cũng phải tuân theo các cuộc hôn nhân sắp xếp như phụ nữ thượng tầng người Hán, trong một số trường hợp là vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, phụ nữ hạ đẳng của người Khết Đan không phải tuân theo các cuộc hôn nhân sắp đặt, họ sẽ thu hút nam giới cầu hôn bằng cách hát và nhảy múa. Các bài hát như là lời tự giới thiệu, nữ giới kể về vẻ đẹp của họ, vị thế gia đình, và kỹ năng nội trợ. Trinh tiết không phải là một yêu cầu trong hôn nhân của người Khiết Đan, và nhiều phụ nữ Khiết Đan lạm giao trước khi kết hôn, tương phản rõ rệt với suy nghĩ của người Hán. Phụ nữ Khiết Đan có quyền ly dỵ chồng và có thể tái hôn sau khi ly dị.
Bắt cóc nữ giới đã đến tuổi kết hôn phổ biến dưới thời Liêu, theo đó nam giới Khiết Đan thuộc tất cả các tầng lớp xã hội đều tham gia vào hoạt động này, những người bị bắt cóc có thể là người Khiết Đan và Hán. Trong một số trường hợp, đây là một bước trong quá trình tán tỉnh, nơi người nữ sẽ đồng ý với một vụ bắt cóc và tiến tới hành vi giao cấu, và sau đó người bắt cóc và bị bắt cóc sẽ trở về ngôi nhà của người nữ để thông báo ý định kết hôn của họ. Quá trình này được gọi là bái môn (拜門). Trong các trường hợp khác, các vụ bắt cóc là không liên ứng và kết quả là một vụ hiếp dâm.
Tại Liêu, phong tục hứa hôn được nhìn nhận quan trọng ngang, nếu không là hơn, so với kết hôn, và sẽ khó khăn nếu muốn hủy bỏ. Chú rể sẽ cam kết làm việc ba năm trong gia đình cô dâu, và phải trả sính lễ, cho gia đình cô dâu nhiều quá tặng. Sau ba năm, chú rể được phép đưa cô dâu trở về nhà mình, và cô dâu thường sẽ cắt đứt mọi quan hệ với gia đình của cô. Phong tục kết hôn của người Khiết Đan cũng khác biệt nhiều so với người Hán. Đàn ông Khiết Đan thuộc tầng lớp ưu tú có xu hướng kết hôn với những phụ nữ lớn tuổi hơn họ, và thường xảy ra trường hợp vợ lớn tuổi hơn nhiều so với chồng. Trong hoàng tộc Da Luật, độ tuổi kết hôn trung bình (lần đầu) của nam giới là 16, trong khi độ tuổi kết hôn trung bình của nữ giới là từ 16 đến 23. Mặc dù hiếm khi xảy ra, song cũng có các trường hợp nam giới và nữ giới kết hôn khi mới 12 tuổi. Người Khiết Đan có một loại chế độ đa thê đặc biệt là 'thê tỉ muội hôn', theo đó một nam giới có thể kết hôn với hai chị em hoặc nhiều hơn, được tiến hành trong tầng lớp tinh hoa của Liêu. Đa thê không bị hạn chế trong thê tỉ muội hôn, một số nam giới có ba vợ hoặc hơn nữa, và chỉ một vài trong số họ là chị em. Thê tỉ muội hôn' tiếp tục tồn tại trong suốt chiều dài của Liêu, bất chấp khi triều đình ban hành các luật cấm. Suốt thời Liêu, tầng lớp ưu tú của Liêu dần chuyển từ đa thê sang phong tục của người Hán là có một vợ và một hoặc nhiều thiếp. Điều này được thực hiện phần lớn là để cho quá trình thừa kế diễn ra êm thấm.
Khoa học kỹ thuật
Về khoa học kỹ thuật, triều Liêu đạt được một số thành tựu. Nền y dược của Liêu có danh tiếng trong một thời gian dài, danh y Liêu Trực Lỗ Cổ soạn viết "Mạch quyết" và "Châm cứu thư", phương pháp trị liệu trong đó vẫn được ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng hiện nay. Đương thời, cũng có kỹ thuật bảo tồn thi thể phòng phân hủy, các văn hiến như "Lỗ đình sự thực" của Văn Duy Giản, "Tân Ngũ Đại sử-Tứ Di phụ lục" có ghi lại việc người Khiết Đan sử dụng phương pháp bảo tồn thi thể bằng hương dược, muối hay phèn. Năm 1981, tại kỳ Sát Cáp Nhĩ Hữu Dực Tiền của Nội Mông đã phát hiện ra xác ướp được bảo tồn khá hoàn chỉnh trong mộ thời Liêu.
Thiên văn và lịch pháp của Liêu kế thừa lịch pháp Ngũ Đại, tinh lược có cải tiến. Triều Liêu vốn sử dụng 'Điều nguyên lịch" của Mã Trọng Nguyên thời Hậu Tấn, đến năm 995 thì dùng theo "Đại Minh lịch" của một quan viên Liêu là Khả Hãn châu thứ sử Giả Tuấn. Thời Liêu, các hoàng đế xem trọng việc quan trắc hiện tượng thiên văn, con người đương thời cũng cho rằng hiện tượng thiên văn và chính sự có mối liên hệ. Năm 1971, trong ngôi mộ thời Liêu ở Tuyên Hóa của Hà Bắc đã phát hiện được tinh đồ tô màu mô tả về Nhị thập bát tú và Hoàng Đạo thập nhị cung. Năm 1989, trong ngôi mộ Liêu ở Tuyên Hóa lại phát hiện hai bức tinh đồ, so với tinh đồ trước thì có thêm 12 con giáp, đều vẽ giống hình người, từ đó có thể thấy rằng thiên văn học triều Liêu đạt đến mức độ rất cao.
Thế phả
Danh sách các vị vua
Chú thích
Tham khảo
Đọc thêm
Tiếng Việt
Tiếng Trung
《中國文明史 宋遼金時期》,地球出版社編輯部,地球出版社,ISBN 957-714-048-3
《中國通史 宋遼金元史》,王明蓀,九州出版社,ISBN,978-751-080-061-0
《宋遼關係史研究》,陶晉生,聯經出版公司,ISBN 957-08-0472-6
《遼史金史西夏史》,劉鳳翥、李錫厚、白濱,香港中華书店,ISBN 962-231-934-3
《遼金西夏史》,李錫厚、白濱,上海人民出版社,ISBN 7-208-04392-2
《遼史》,李錫厚,人民出版社,ISBN 7-01-004928-9
《遼史》,鼎文書局,ISBN 5-550-23075-5
Triều đại Trung Quốc
Lịch sử Mông Cổ
Lịch sử Mãn Châu
Lịch sử Khiết Đan
Hãn quốc
Châu Á trung cổ
Bộ lạc du mục Á-Âu
Trung Quốc thế kỷ 10
Trung Quốc thế kỷ 11
Trung Quốc thế kỷ 12
Mông Cổ thế kỷ 10
Nga thế kỷ 10
Mông Cổ thế kỷ 11
Nga thế kỷ 11
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Cựu đế quốc |
12955 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mu%E1%BB%91i%20%28h%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc%29 | Muối (hóa học) | Trong hóa học, muối là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation (ion mang điện tích dương) và anion (ion mang điện tích âm) để sản phẩm là trung hòa về điện (không có điện tích thực). Các ion thành phần này có thể là vô cơ, chẳng hạn như chloride (Cl -), hoặc hữu cơ, chẳng hạn như acetat (); và có thể là dạng đơn nguyên tử, chẳng hạn như fluoride (F -) hoặc đa nguyên tử, chẳng hạn như sulfat ().
Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện ly, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa cây và nước khoáng — thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.
Phân loại
Các loại muối có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Muối tạo ra ion hydroxide khi hòa tan trong nước được gọi là muối kiềm. Muối tạo ra dung dịch có tính acid là muối acid. Muối trung hòa là những muối không có tính acid và không có tính base. Zwitterin chứa một anion và một trung tâm cation trong cùng một phân tử, nhưng không được coi là muối. Ví dụ về zwitterions bao gồm amino acid, nhiều chất chuyển hóa, peptide và protein.
Tính chất
Màu sắc
Các muối rắn có xu hướng trong suốt chẳng hạn như natri chloride. Trong nhiều trường hợp, độ mờ hoặc độ trong suốt biểu kiến chỉ liên quan đến sự khác biệt về kích thước của các đơn tinh thể riêng lẻ. Vì ánh sáng phản xạ từ ranh giới hạt (ranh giới giữa các tinh thể), các tinh thể lớn hơn có xu hướng trong suốt, trong khi các tập hợp đa tinh thể trông giống như bột trắng.
Muối tồn tại ở nhiều màu sắc khác nhau, phát sinh từ anion hoặc cation. Ví dụ:
natri chromat có màu vàng do ion chromat
kali dichromat có màu da cam do ion dichromat
cobalt(II) nitrat có màu đỏ do mang màu của cobalt ngậm 2 nước (dihydrat) ([Co(H2O)6]2+).
đồng(II) sulfat có màu xanh lam vì mang đồng dihydrat mang màu xanh
thuốc tím có màu tím của anion permanganat.
nickel chloride thường có màu xanh lục của [NiCl2(H 2O)4]
natri chloride, magnesi sulfat ngậm 7 nước (heptahydrat) không màu hoặc trắng vì các cation và anion thành phần không hấp thụ trong phần nhìn thấy của quang phổ
Một số khoáng chất là muối vì chúng sẽ bị hòa tan trong nước. Tương tự như vậy, các chất màu vô cơ có xu hướng không phải là muối, vì tính không hòa tan là cần thiết cho độ bền. Một số thuốc nhuộm hữu cơ là muối, nhưng chúng hầu như không hòa tan trong nước.
Hương vị
Các loại muối khác nhau có thể tạo ra tất cả năm vị cơ bản, ví dụ, mặn (natri chloride), ngọt (chì diacetat, sẽ gây ngộ độc chì nếu ăn phải), chua (kali bitartrat), đắng (magnesi sulfat), và vị ngọt hoặc mặn (bột ngọt).
Mùi
Muối của acid mạnh và base mạnh ("muối mạnh") không bay hơi và thường không có mùi, trong khi muối của acid yếu hoặc base yếu ("muối yếu") có thể có mùi giống như mùi của acid liên hợp (ví dụ, các acetat của acid acetic (có trong giấm) và cyanide như hydro cyanide (có mùi hạnh nhân) hoặc base liên hợp (ví dụ, muối amoni như amonia) của các ion thành phần. Sự phân hủy một phần hay chậm thường được tăng tốc khi có nước, vì quá trình thủy phân là nửa còn lại của phương trình phản ứng thuận nghịch tạo thành muối yếu.
Tính tan
Nhiều hợp chất ion thể hiện khả năng hòa tan đáng kể trong nước hoặc các dung môi phân cực khác. Không giống như các hợp chất phân tử, các muối phân ly trong dung dịch thành các thành phần anion và cation. Năng lượng mạng tinh thể, lực kết dính giữa các ion này trong chất rắn, quyết định độ hòa tan. Độ hòa tan phụ thuộc vào mức độ tương tác của mỗi ion với dung môi, do đó, các mẫu nhất định trở nên rõ ràng. Ví dụ, muối natri, kali và amoni thường hòa tan trong nước. Các ngoại lệ đáng chú ý bao gồm amoni hexachloroplatinate và kali cobaltinitrit. Hầu hết các nitrat và nhiều sulfat đều tan trong nước. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm bari sulfat, calci sulfat (tan ít) và chì (II) sulfat, trong đó sự kết đôi 2 + / 2− dẫn đến năng lượng mạng tinh thể cao. Vì những lý do tương tự, hầu hết các muối carbonat kim loại không tan trong nước. Một số muối carbonat hòa tan là: natri carbonat, kali carbonat và amoni carbonat.
Tính dẫn điện
Muối là chất cách điện đặc trưng. Muối nóng chảy hoặc dung dịch của muối thì dẫn điện. Vì lý do này, muối hóa lỏng (nóng chảy) và dung dịch có chứa muối hòa tan (ví dụ, natri chloride trong nước) được gọi là chất điện ly.
Điểm nóng chảy
Đặc trưng của muối có nhiệt độ nóng chảy cao. Ví dụ, natri chloride nóng chảy ở 801 °C. Một số muối có năng lượng mạng tinh thể thấp là chất lỏng ở hoặc gần nhiệt độ phòng. Chúng bao gồm muối nóng chảy, thường là hỗn hợp của muối và chất lỏng ion, thường chứa cation hữu cơ. Những chất lỏng này thể hiện các đặc tính khác thường như dung môi.
Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại
Tạo ra muối mới và kim loại mới
Điều kiện xảy ra phản ứng: Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối
VD :
Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 +2Ag v
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu v
2Al + 3FeCl2 -> 2AlCl3 + 3Fe v
Tác dụng với acid
Tạo ra muối mới và acid mới
Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa
VD :
BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 v + 2HCl
H2SO4 + Na2SiO3 -> H2SiO3 v + Na2SO4
CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 ^ + H2O
Tác dụng với dung dịch base
Tạo ra muối mới và base mới
Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa
VD :
Na2CO3 + Ca(OH)2 -> 2NaOH + CaCO3 v
2NaOH + CuSO4 -> Na2SO4 + Cu(OH)2 v
2NH4Cl + Ca(OH)2 -> 2H2O + 2NH3 ^ + CaCl2
Tác dụng với dung dịch muối
Tạo ra 2 muối mới
Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa.
VD :
Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 -> 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4 v
2AgNO3 + K2Cr2O7 -> Ag2Cr2O7 v + 2KNO3
Na2S + CuSO4 -> Na2SO4 + CuS v
Phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3 , CaCO3 , NH4NO3 ,…
VD :
CaCO3 -> CaO + CO2 ^
2KClO3 -> 2KCl + 3O2 ^
NH4NO3 -> N2O ^ + 2H2O hay 2NH4NO3 -> 2N2 ^ + O2 ^ + 4H2O
Danh pháp
Tên của muối bắt đầu bằng tên của cation (ví dụ, natri hoặc amoni), sau đó là tên của anion (ví dụ, chloride hoặc acetat). Các muối thường chỉ được gọi bằng tên của cation (ví dụ, muối natri hoặc muối amoni) hoặc theo tên của anion (ví dụ, muối chloride hoặc muối acetat).
Các cation tạo muối phổ biến bao gồm:
Amoni
Calci
Sắt và
Magnesi
Kali
Pyridinium
Amoni bậc bốn , R là một nhóm alkyl hoặc một nhóm aryl
Natri
Đồng
Các anion tạo muối thông thường (acid mẹ trong ngoặc đơn nếu có) bao gồm:
Acetat (acid acetic)
Carbonat (acid carbonic)
Chloride (acid hydrochloric)
Citrat (acid citric)
Cyanide (acid hydrocyanic)
Fluoride (acid hydrofluoride)
Nitrat (acid nitric)
Nitrit (acid nitrơ)
Phosphat (acid phosphoric)
Sulfat (acid sulfuric)
Các muối có số lượng nguyên tử hydro thay đổi được thay thế bằng các cation so với acid mẹ của chúng có thể được gọi là một base, ba base hoặc ba base, xác định rằng một, hai hoặc ba nguyên tử hydro đã được thay thế; muối đa base dùng để chỉ những muối có nhiều hơn một nguyên tử hydro được thay thế. Những ví dụ bao gồm:
Natri phosphat đơn base (NaH2PO4)
Natri phosphat di base (Na2HPO4)
Natri phosphat (Na3PO4)
Điều chế
Muối được hình thành do phản ứng hóa học giữa:
Một base và một acid, ví dụ :
NaOH + HCl -> NaCl + H2O
NH3 + HNO3 -> NH4NO3
Một kim loại và một acid/base, ví dụ:
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ^
Zn + 2NaOH -> Na2ZnO2 + H2 ^
Một kim loại và một phi kim loại, ví dụ:
2K + Cl2 -> 2KCl
Hg + S -> HgS
Một base và một anhydride acid, ví dụ :
2NaOH + SO3 -> Na2SO4 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 v + H2O
Một acid và một anhydride base, ví dụ :
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
3CaO + 2H3PO4 -> Ca3(PO4)2 v + 3H2O
Trong phản ứng trao đổi hợp muối khi hai muối khác nhau được trộn lẫn trong nước, các ion của chúng tái kết hợp với nhau, và muối mới không hòa tan và kết tủa. Ví dụ:
Pb (NO3)2 + Na2SO4 -> PbSO4 v + 2NaNO3
AgNO3 + KBr -> AgBr v + KNO3
Muối mạnh
Muối mạnh hay muối điện li mạnh là muối hóa học được cấu tạo bởi các chất điện li mạnh. Các hợp chất ion này phân ly hoàn toàn trong nước. Chúng thường không mùi và không bay hơi.
Các muối mạnh bắt đầu bằng Na__, K__, NH 4 __, hoặc chúng kết thúc bằng __NO 3, __ClO 4, hoặc __CH 3 COO. Hầu hết các kim loại nhóm 1 và 2 đều tạo thành muối mạnh. Các muối mạnh đặc biệt hữu ích khi tạo các hợp chất dẫn điện vì các ion thành phần của chúng cho phép độ dẫn điện lớn hơn.
Muối yếu
Muối yếu hay "muối điện li yếu", như tên gọi cho thấy, được cấu tạo từ các chất điện li yếu. Chúng thường dễ bay hơi hơn muối mạnh. Chúng có thể có mùi tương tự như acid hoặc base mà chúng có nguồn gốc. Ví dụ, natri acetat, NaCH 3 COO, có mùi tương tự như acid acetic CH 3 COOH.
Tham khảo
Hợp chất hóa học
Muối (hóa học) |
12959 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2o%20%E1%BA%A3nh%20%28quang%20h%E1%BB%8Dc%29 | Ảo ảnh (quang học) | Trong quang học, ảo ảnh là các cảm giác hình ảnh không có thật để lại trong tâm thức khi quan sát một số hình ảnh đặc biệt. Lúc này, thông tin thu thập được từ mắt được xử lý bởi bộ não cho ra các cảm nhận không trùng với vật thể có thật. Ảo ảnh quang học thể hiện rằng bộ não người khi cảm nhận về hình ảnh có thể dùng các giả thiết nhất định để làm tăng tốc quá trình xử lý thông tin nhưng đôi khi không phù hợp thực tế.
Ví dụ
Ảo tượng
Các ví dụ khác
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
"Knowledge in perception and illusion" by Richard Gregory, Phil. Trans. R. Soc. Lond. B (1997) 352, 1121–1128 - authorative introduction to optical illusions.
Xem thêm
Ảo ảnh âm học
Phản xạ toàn phần
Danh sách những ảo ảnh quang học
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Illusions by Akiyoshi Kitaoka
Optical Illusions & Visual Phenomena
Visual Paradoxes
Optical Illusions
Visual Illusions: 30 Java applets help see why they happen
Optical Illusions: Can you believe your eyes?
Optical Illusions: Computer Art in the Classroom
Optical Illusions, Online Illusions
Optical Illusions Pictures & Magic Eye Tricks
Grand Illusions
Explanation of many visual illusions and other gestalt effects
Optical Illusions, and Optical Illusions in real life
Quang học
Hiện tượng quang học |
12984 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A3i%20ho%C3%A0n%20ca | Khải hoàn ca | Khải hoàn ca (tên gốc , có nghĩa là "Hoan lạc tụng" hay "Ode hoan ca") là một bài ode được viết vào mùa hè năm 1785 bởi nhà thơ, nhà viết kịch và nhà sử học người Đức, Friedrich Schiller, bài này được xuất bản cùng năm trong tạp chí của ông mang tên Thalia. Một phiên bản sửa đổi sơ qua xuất hiện vào năm 1808, thay đổi hai dòng của khổ thơ đầu và bỏ đi phần khổ thơ cuối.
Nó được biết đến nhiều nhất với bản phổ nhạc của Ludwig van Beethoven trong chương thứ tư và cũng là chương cuối của bản giao hưởng số 9 của ông, dành cho bốn giọng đơn ca, đồng ca, cùng dàn nhạc.
Bài Khải hoàn ca được Hội đồng châu Âu chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu năm 1972, và được Herbert von Karajan dàn dựng chính thức cho dàn nhạc.
Năm 2003, Liên minh Châu Âu chọn phần phổ nhạc của Beethoven cho bài thơ này làm bài ca chính thức cho EU, mà không có phần lời bằng tiếng Đức, vì ngày càng có nhiều thứ tiếng dùng trong Liên minh châu Âu. Do vậy, bài ca của EU thực tế là phần nhạc điệu của Beethoven chứ không phải bài thơ của Schiller, dù thế vẫn thể hiện rõ lý tưởng bác ái của phần lời. Lý tưởng này thể hiện bao quát trong bản phỏng theo của Beethoven ("tất cả mọi người đều là anh em"), hơn là trong bản gốc của Schiller "những kẻ ăn mày trở thành anh em với những ông hoàng."
Bài thơ
Friedrich Schiller, người đã nhiệt tình kỷ niệm tình huynh đệ và sự đoàn kết của toàn nhân loại, sau này đã thực hiện một số điều chỉnh nhỏ trong bài thơ khi nó được tái bản vào năm 1803, và nó là phiên bản sau này tạo nền móng cho bản giao hưởng nổi tiếng của Beethoven. Mặc cho sự phổ biến của khúc ode sau đó, bản thân Schiller trong quãng đời sau này coi nó như một thất bại, thậm chí còn đi xa hơn, cho rằng nó "xa rời thực tế" và "giá trị đó có thể cho hai chúng ta, nhưng không phải cho cả thế giới, không phải cho nghệ thuật thi ca", trong một bức thư viết vào năm 1800 cho người bạn vong niên và là người bảo trợ cho mình, Christian Gottfried Körner (người mà tình bạn giữa họ là cảm hứng ban đầu để Schiller viết nên khúc ode).
Trong phạm vi những tường thuật đã liệt kê ở trên là đúng sự thật, điều này có thể bắt nguồn từ việc Schiller thay đổi một từ khóa nhằm thoát khỏi nỗi sợ hãi. "Leonard Bernstein nhắc nhở khán giả của mình, bài thơ ban đầu có tựa Tự do ca (Ode to Freedom) và cụm từ 'Joy' (vui mừng, vui sướng) (Freude, thay vì Freiheit (tự do), thêm vào cột trụ thứ ba, Freundschaft) đến như một sự thay thế cho một chủ đề mang tính cởi mở hơn về chính trị."
Nội dung
Sau đây là nội dung bài thơ của Schiller. Lưu ý là phần ca từ trong chương thứ tư của bản giao hưởng số 9 của Beethoven hơi khác một chút so với bản gốc của Schiller.
Phổ nhạc
Trước Beethoven, Franz Schubert cũng đã viết nhạc cho bài thơ này với giọng đơn và dương cầm.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bản ode 'An die Freude' của Schiller, phiên bản gốc năm 1785 cùng phần dịch sang tiếng Anh
Phiên bản năm 1823 của Beethoven để dùng trong bản Giao hưởng số 9 cùng phần dịch sang tiếng Anh
Đây là đoạn ngắn của bài hát chính thức của Liên minh châu Âu bằng tiếng Anh, Đức, và Latinh
Bài hát Đức
Tác phẩm năm 1824 |
12992 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Chỉ (Phật giáo) | Chỉ (zh. 止, sa. śamatha, pi. samatha. bo. zhi gnas ཞི་གནས་) có những nghĩa sau:
Dừng lại, xong, chấm dứt;
Khiến dừng lại; làm cho dừng lại. Dừng, sự đình chỉ. Giới hạn. Ngừng nghỉ;
Dừng lại các hành vi ác;
Thiền định, pháp thiền tập trung tâm ý, khác với pháp thiền phân tích (quán 觀), là sự tịnh chỉ, đồng nghĩa với Định (定, sa., pi. samādhi), Nhất tâm (一心, pi. cittekagattā) và Bất loạn (不亂, pi. avikhepa). Đó là một trong những yếu tố của thiện tâm.
Theo dòng Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་) ở Tây Tạng, người ta còn phân biệt nhiều giai cấp của Chỉ và nhập định là cấp cao nhất. Muốn nhập định, hành giả phải chuyên tập chỉ và quán. Chỉ làm cho tâm bất loạn trong khi Quán (觀; quán sát với trí huệ) giúp hành giả quan sát phân tích những hiện tượng xung quanh, chứng được Chân như, tính Không.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các chướng ngại của việc phát triển, tu tập chỉ được diệt trừ bằng: 9 cấp bậc của Tâm, Cửu trụ tâm (zh. 九住心, sa. navākārā cittasthiti), Lục lực (zh. 六力, sa. ṣaḍabala) và 4 hoạt động của tâm, Tứ tác ý (zh. 四作意).
I. Cửu trụ tâm là:
Nội trụ (zh. 內住, sa. cittasthāpana): sự tập trung cao độ vào đối tượng thiền quán;
Đẳng trụ (zh. 等住, sa. saṃsthāpana): Làm tâm vững chắc;
An trụ (zh. 安住, sa. avasthānana): Trau dồi liên tục sự tập trung;
Cận trụ (zh. 近住, sa. upasthānana): Chỉ chú tâm, chỉ đặt tâm vào phạm vi, giới hạn của đối tượng thiền quán;
Điều phục (zh. 調服, sa. damana): Thuần hoá tâm;
Tịch tĩnh (zh. 寂靜, sa. śamana): An tâm dạng thô;
Tối cực tịch tĩnh (zh. 最極寂靜, sa. vyupaśamana): An tâm dạng vi tế;
Chuyên trụ nhất thù chi lưỡng trụ (zh. 專住一殊之兩住, sa. ekotīkaraṇa): Nhất tâm bất loạn;
Đẳng trì (zh. 等持, sa. samādhāna): Nhập định.
II. Lục lực bao gồm:
Thính văn lực (zh. 聽聞力): Lực để nghe Phật pháp (tương ưng I,1);
Tư duy lực (zh. 思惟力): Năng lực của tư duy về Phật pháp (tương ưng I, 2);
Niệm lực (zh. 念力): Năng lực của Niệm (tương ưng I, 3 và 4);
Chính tri lực (zh. 正知力): Năng lực của sự thông hiểu (I, 5 và 6);
Tinh tiến lực (zh. 精進力): Năng lực của sự tập trung (I, 7 và 8);
Xuyến tập lực (zh. 串習力; xuyến tập ở đây có nghĩa là đã thấm nhuần, quen thuộc lắm rồi): Năng lực của sự thuần hoá, quen thuộc tự nhiên (I, 9).
III. Tứ tác ý là:
Lực lệ vận chuyển (zh. 力勵運轉, Cố gắng vận động): Trong hai giai đoạn đầu thì tâm phải cố gắng nhiều mới an trụ nơi đối tượng (sở duyên), tạo mối liên hệ giữa tâm và đối tượng quán chiếu (tương ưng I, 1 và 2);
Hữu gián khuyết vận chuyển (zh. 有間缺運轉, một sự cố gắng còn gián đoạn, thiếu sót): Từ giai đoạn thứ ba đến thứ bảy thì sự tập trung vận chuyển vẫn còn khiếm khuyết. Tạo đi tạo lại sự tập trung vào đối tượng (tương ưng I, 3 đến 7);
Vô gián khuyết vận chuyển (zh. 無間缺運轉): Trong giai đoạn thứ tám thì tâm đã có khả năng an trụ vô gián nơi đối tượng (tương ưng I, 8);
Vô công dụng vận chuyển (zh. 無功用運轉); vận chuyển không cần dụng công): Trong giai đoạn thứ chín thì tâm thức an trụ nơi đối tượng một cách tự nhiên, vô công dụng (tương ưng I, 9).
Phương pháp trên được phát triển dựa theo nền tảng của Duy thức tông, được các tông phái tại Tây Tạng thống nhất sử dụng. Toàn bộ quá trình tu tập để đạt định thường được trình bày với những biểu tượng; hai khuynh hướng cản trở con đường tu tập là tâm đắm chìm, lừ đừ (hôn trầm) và xao động không yên (trạo cử) được biểu tượng hoá bằng hai con thú: khỉ và voi. Trong quá trình tu tập chỉ thì hai con thú này dần dần được thuần hoá, chinh phục.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng |
12993 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7ng%20t%E1%BB%AD | Chủng tử | Chủng tử (zh. zhŏngzí 種子, ja. shushi/shuji, sa. bīja) nghĩa là mầm sống, hạt mầm, hạt giống. Thuật ngữ này vốn chỉ cho hạt giống thực vật, nhưng được dùng trong Phật giáo với ý nghĩa ẩn dụ:
Với một tôn giáo dựa vào thuyết "nhân quả", thì chủng tử là ẩn dụ cho nguyên nhân của mọi vấn đề, đặc biệt là nhân gây ra phiền não (sa. bīja, bīja-dharma);
Tiềm năng của một cái gì đó sẽ phát sinh;
Trong Duy thức tông, "chủng tử" là phương diện tiềm năng ẩn tàng của mọi cấu trúc tinh thần và vật chất được chứa sẵn trong A-lại-da thức. Nó sẽ hiện hữu như là kết quả của những hành vi và điều kiện hiện hành. Chủng tử là kết quả của những tiềm năng mới, và sẽ tiếp tục hiện hành và có một mối liên hệ trực tiếp với nhân duyên trước đó.
Trong Mật tông và Ấn Độ giáo, "chủng tử" chính là Chủng tử tự hay Chủng tử âm (sa. bījamantra) chứa đựng trong Chân ngôn. Khi đọc lên và quán tưởng, tần số âm ba cùng với tự dạng của "chủng tử tự" sẽ là phương tiện để hành giả tiếp nhận được những năng lượng vũ trụ và thực chứng những điều huyền diệu của thế giới tâm linh.
Ví dụ như chữ OṂ ॐ – bao hàm một khía cạnh đặc biệt của sự thật tuyệt đối được trình bày bằng một âm thanh tiêu biểu. Những âm thanh này chứa đựng – nếu đệ tử tín tâm được tiếp nhận qua một vị Đạo sư chân chính – những năng lực diệu kì. Những hành giả trong Mật tông đều nhận được một Chủng tử âm từ Đạo sư của mình khi được Quán đỉnh (sa. abhiṣeka).
Xem thêm
Duy thức tông
A-lại-da thức
Duy thức
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Chủng tử tự và Chân ngôn Phật giáo
Kiến thức cơ bản về Chủng tử tự và Chân ngôn
Triết lý Phật giáo
Mật tông
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
12994 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7ng%20t%E1%BB%AD%20l%E1%BB%A5c%20ngh%C4%A9a | Chủng tử lục nghĩa | Chủng tử lục nghĩa (zh. zhŏngzǐ liùyì 種子六義, ja. shushi rokugi) là từ chỉ sáu đặc trưng của chủng tử:
Sát-na diệt (zh. 刹那滅): Các chủng tử hiện hành và biến mất trong từng khoảnh khắc (sát-na), rồi hiện hành những chủng tử mới tương ứng kéo dài trong thoáng chốc rồi lại biến mất, tạo ra những chủng tử mới và tiếp tục như vậy mãi. Các chủng tử chỉ có thể hiện hữu nhất thời, bởi vì cái tồn tại vĩnh hằng không có khả năng để tạo tác;
Quả câu hữu (zh. 果倶有): Chủng tử có mặt đồng thời với sự biểu hiện của chúng;
Hằng tuỳ chuyển (zh. 恒隨轉): Chủng tử thực hiện chức năng song song với thức tương ứng;
Tính quyết định (zh. 性決定): Chủng tử có cùng phẩm tính như sự hiện hành của chúng;
Đãi chúng duyên (zh. 待衆縁): Chủng tử chỉ có thể hiện hành sau khi những nhân duyên cần thiết có mặt.
Dẫn tự quả (zh. 引自果): Mỗi chủng tử đều có sự biểu hiện riêng biệt, không như những chủng tử khác. Những điểm này được định nghĩa trong Nhiếp đại thừa luận thích (zh. 攝大乘論釋).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo |
12995 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng%20%C4%91%E1%BA%A1o%20ca | Chứng đạo ca | Chứng đạo ca (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau:
1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu
2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka). Tác phẩm này chứa đựng những khái niệm căn bản của Pháp bảo đàn kinh, của các bộ kinh thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Ngay trong bài kệ đầu, Sư đã nhấn mạnh đến quan niệm trung tâm của Thiền tông (bản dịch của Trúc Thiên):
無明實性即佛性
幻化空身即法身
Vô minh thật tính tức Phật tính
Huyễn hoá không thân tức Pháp thân
Tính thật vô minh tức Phật tính,
thân không ảo hoá tức Pháp thân."
Câu "(Bản lai) Vô nhất vật", từ trước đến bây giờ chẳng có một vật – vốn đã có trong Pháp bảo đàn kinh – được nhắc lại hai lần trong bài ca này. Theo Sư, sự chứng ngộ chân lý xảy ra một cách bất thình lình (Đốn ngộ). Cùng với Tín tâm minh của Tam tổ Tăng XánChứng đạo ca là tác phẩm thiền nổi danh, được dịch sang rất nhiều thứ tiếng.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
''CHỨNG ĐẠO CA Tác giả: Thiền sư Huyền Giác - Dịch giả: Cư sĩ Trúc Thiên.Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành lần thứ nhất tại Saigon năm 1970
Triết lý Phật giáo
Thiền tông
Phật giáo Trung Quốc |
12997 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh%20Gia%20Huy%E1%BB%81n%20Gi%C3%A1c | Vĩnh Gia Huyền Giác | Vĩnh Gia Huyền Giác (zh. yòngjiā xuānjué 永嘉玄覺, ja. yōka genkaku), 665-713, là Thiền sư Trung Quốc đời Đường. Sư còn có các tên Minh Đạo (zh. 明道), Chân Giác (zh. 眞覺), và Đạo Minh (zh. 道明), là đệ tử được Huệ Năng ấn chứng. Sư tinh thông cả ba tông, Thiền, Thiên Thai, và Hoa Nghiêm, nổi tiếng với tên Nhất Túc Giác (zh. 一宿覺), có nghĩa là "giác ngộ trong một đêm" với câu chuyện sư nghỉ lại chỉ một đêm với Lục tổ. Sư còn là tác giả của 2 tác phẩm ngắn nhưng rất thông dụng là Chứng đạo ca (zh. 證道歌) và Thiền Tông Vĩnh Gia tập (zh. 禪宗永嘉集). Cả hai tác phẩm đều giải quyết những vấn đề tư tưởng quan trọng trong giai đoạn ấy và cũng là đề tài của luận Đại thừa khởi tín, kinh Viên Giác, kinh Thủ-lăng-nghiêm.
Cơ duyên và hành trạng
Sư họ Đới, quê ở Vĩnh Gia, Ôn Châu. Sư xuất gia từ nhỏ và sớm tham học Đại tạng kinh, tinh thâm Chỉ-Quán. Nhân xem kinh Duy-ma-cật sở thuyết, sư hoát nhiên liễu ngộ. Môn đệ của Lục tổ Huệ Năng là Thiền sư Huyền Sách thấy sư đàm luận lời lẽ thích hợp với chư Tổ bèn khuyên sư đến Lục tổ để được ấn chứng chỗ sở đắc. Trận Pháp chiến sau đây giữa sư và Tổ đã đi vào lịch sử của Thiền tông:
Sư cùng Huyền Sách đến Tào Khê tham vấn Tổ. Đến nơi, sư tay cầm tích trượng, vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi: "Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến mà sinh đại ngã mạn như vậy?"
Sư thưa: "Sinh tử là việc lớn, Vô thường quá mau."
Tổ bảo: "Sao không ngay nơi đó thể nhận cái vô sinh, liễu chẳng mau ư?"
Sư thưa: "Thể tức vô sinh, liễu vốn không mau."
Tổ khen: "Đúng thế! Đúng thế!"
Đại chúng nghe vậy đều ngạc nhiên. Sư bây giờ mới đầy đủ trang nghiêm lễ bái Tổ. Lát sau, sư cáo từ, Tổ bảo: "Trở về mau quá!"
Sư thưa: "Vốn tự không động thì đâu có mau."
Tổ hỏi: "Cái gì biết không động?"
Sư thưa: "Ngài tự phân biệt."
Tổ bảo: "Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!"
Sư thưa: "Vô sinh há có ý sao?"
Tổ hỏi: "Không có ý, cái gì biết phân biệt?"
Sư thưa: "Phân biệt cũng không phải ý."
Tổ khen: "Lành thay! Lành thay!"
Sư lưu lại một đêm hỏi thêm đạo lý và sau đó cùng Huyền Sách xuống núi. Thời nhân gọi sư là "Giác giả một đêm", Nhất túc giác (zh. 一宿覺).
Sư sau trụ trì ở Ôn Giang, học chúng đến tấp nập.
Đời Đường, niên hiệu Tiên Thiên thứ hai, ngày 17 tháng 10, sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ 49 tuổi. Vua sắc phong là Vô Tướng Đại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.
Tham khảo
Sách tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Đại sư Phật giáo
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 665
Mất năm 713 |
12998 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n%20th%E1%BB%A7y | Vân thủy | Vân thủy (zh. 雲水, ja. unsui) là mây nước. Trong Thiền tông, danh từ này được dùng để chỉ những thiền sinh mới gia nhập Thiền viện, chỉ các Sa-di. Các khung trang trí ở những Thiền viện thường được vẽ hoặc khắc với những mô-típ vân thủy.
Đến và đi vô ý, lưu động tự do tự tại, hợp tán tuỳ theo điều kiện bên ngoài, thích hợp với mọi hoàn cảnh như nước chảy một cách im lặng qua những chướng ngại, tuỳ theo dạng của vật chứa – đó chính là những đặc tính tiêu biểu của mây nước, những đặc tính mà Thiền tông đề cao và tìm cách thực hiện trong cuộc sống.
Lấy mây nước làm gương cho cuộc sống – phong cách này đã được tìm thấy nơi các vị hâm mộ Lão giáo (Lão Tử, Trang Tử), một hệ thống triết lý gây ảnh hưởng rất lớn đến Thiền tông. Rất nhiều thi hào đã ca tụng "mây trắng" (bạch vân 白雲) là biểu tượng của một cuộc sống siêu phàm. John Blofeld viết trong The Wheel of Life:
"Trong vạn vật thì người có trí nên chọn nước làm thầy. Nước chinh phục được tất cả… Nước tránh tất cả những chướng ngại với một sự khiêm nhường lạ lùng, nhưng không một chướng ngại nào có thể ngăn cản được nước trên con đường trở về đại dương đã định. Nước thắng bằng sự khiêm nhường, không bao giờ tấn công nhưng vẫn thắng trận cuối. Trí giả noi gương nước mà hành động thì rất khiêm nhường, vô sự, hành động trong vô vi (Bất hành nhi hành) nhưng qua đó mà chinh phục được thế gian."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Triết lý Phật giáo
Thiền tông |
12999 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A5n%20%C4%91%C3%A1p%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Vấn đáp (Phật giáo) | Vấn đáp (zh. wèndá 問答, ja. mondō) là những cuộc đối đáp trong Thiền tông, giữa thầy và trò về một Công án hay một vấn đề làm thiền sinh thao thức. Thiền sư thường thường trả lời theo một cách nằm ngoài quy ước, với mục đích đánh thức trực giác nơi thiền sinh (Pháp chiến).
Nhiều vấn đáp đã trở thành công án trong lịch sử Thiền:
Tăng hỏi Động Sơn Thủ Sơ: "Thế nào là Phật?" Động Sơn đáp: "Ba cân gai" (ma tam cân 麻三斤).
Tăng hỏi Mã Tổ: "Thế nào là Phật?" Mã Tổ đáp: "Tức tâm tức Phật" (zh. 即心即佛).
Tăng khác cũng hỏi: "Thế nào là Phật?" Mã Tổ đáp: "Phi tâm phi Phật" (zh. 非心非佛).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Triết lý Phật giáo
Thiền tông |
13000 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAn%20Ng%E1%BB%99%20Kh%E1%BA%AFc%20C%E1%BA%A7n | Viên Ngộ Khắc Cần | Viên Ngộ Khắc Cần (zh. yuánwù kèqín 圓悟克勤; ja. engo kokugon, 1063-1135) cũng được gọi là Phật Quả, là một Thiền sư Trung Quốc đời Tống, thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Dương Kì. Sư nối pháp Thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn và là thầy của các vị là Hổ Khâu Thiệu Long, Đại Huệ Tông Cảo và Hạt Đường Huệ Viễn.
Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất thời đó và với những môn đệ nói trên, Thiền tông Trung Quốc phất lên như một ngọn đuốc lần cuối trước khi được truyền sang Nhật và bước đến thời kì suy tàn tại bản quốc. Sư nổi danh nhờ biên soạn tập Công án Bích nham lục, một kiệt tác mà ngày nay vẫn còn được rất nhiều người hâm mộ.
Cơ duyên và hành trạng
Sư sinh trong một gia đình theo Nho giáo. Sau khi xuất gia, sư chuyên học kinh luận. Một cơn bệnh nguy kịch làm cho sư thấy rõ con đường giác ngộ không nằm trong văn tự. Vì vậy, sư đi thăm viếng nhiều vị Thiền sư. Đến Thiền sư Thắng ở Chân Giác, Thắng chích máu ở cánh tay bảo sư: "Đây là một giọt nước nguồn Tào" (tức là Tào Khê, ám chỉ Lục tổ Huệ Năng). Sư kinh hãi nói: "Đạo vẫn như thế ư?" và ngay ngày hôm sau, sư rời Thiền sư Thắng.
Cuối cùng, sư đến Thiền sư Pháp Diễn ở núi Ngũ Tổ. Mặc dù đã trình hết cơ dụng, sở đắc của mình nhưng Pháp Diễn vẫn không chấp nhận. Sư tức giận – cho rằng Pháp Diễn nói lời bừa bãi xoay chuyển người – bèn bỏ đi. Thiền sư Diễn bảo sư: "Đợi ông mắc bệnh nặng mới nghĩ đến ta."
Sư đến Kim Sơn mắc bệnh thương hàn rất nặng. Nhớ đến lời của Pháp Diễn, sư trở về làm Thị giả. Cơ duyên ngộ đạo của sư như sau:
Mới tham thiền ở đây được nửa tháng, sư gặp một vị quan Đề Hình (cảnh sát) đến Pháp Diễn vấn đạo. Pháp Diễn nhân đây hỏi: "Đề Hình thuở thiếu niên từng học Tiểu diễm thi chăng? Có hai câu hỏi gần nhau 'Cô ấy gọi và gọi, Tiểu Ngọc, nhưng lại chẳng có ý gì, chỉ muốn chàng biết qua lời mình: Em ở đây.' (Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự, chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh 頻呼小玉元無事秖要檀郎認得聲)".
Đề Hình ứng: "Dạ! Dạ!" Pháp Diễn bảo: "Hãy chín chắn."
Sư nhân nghe cuộc đàm thoại này có chút tỉnh và sau khi vị quan từ biệt, sư hỏi Pháp Diễn xem Đề Hình có hiểu lời dạy chăng.
Pháp Diễn bảo: "Ông ấy chỉ nhận được thanh."
Sư thưa: "Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh, kia đã nhận được thanh, vì sao lại chẳng phải?"
Pháp Diễn hỏi: "Thế nào là ý Tổ sư sang?" và tự đáp: "Cây bách trước sân, xem, xem!" sư ngay lúc này triệt ngộ, chạy thẳng một mạch ra sân. Thấy con gà đậu trên lan can vỗ cánh gáy, sư tự bảo: "Đây há chẳng phải thanh" và trở vào thất trình bài kệ (Định Huệ dịch):
Mặc dù đã được ấn khả nhưng sư vẫn ở lại hầu đến lúc thầy tịch. Cùng với hai vị Thanh Viễn Phật Nhãn và Huệ Cần Phật Giám, sư – với danh hiệu khác là Phật Quả – được xem là bậc thượng thủ trong thiền lâm thời bấy giờ.
Sư đến thăm vị Cư sĩ danh tiếng bấy giờ là Trương Vô Tận và nhân dịp này, hai người luận về kinh Hoa nghiêm. Nhân lúc bàn luận về Lý sự pháp giới (Hoa nghiêm tông), sư hỏi: "Đây đáng gọi là Thiền chưa?"
Vô Tận đáp: "Chính gọi là thiền." Sư cười bảo: "Chưa phải, còn nằm trong Lượng pháp giới bởi Lượng pháp giới chưa diệt. Nếu đến Sự sự vô ngại pháp giới thì Lượng pháp giới diệt, mới gọi là Thiền. Thế nào là Phật? Cục cứt khô. Thế nào là Phật? Ba cân gai. Thế nên Chân Tịnh (Bảo Phong Khắc Văn) làm bài kệ: 'Sự sự vô ngại, như ý tự tại, tay cầm đầu heo, miệng tụng tịnh giới, đẩy ra phòng dâm, tiền rượu chưa trả, ở ngã tư đường, cởi mở túi vải.'"
Cư sĩ Vô Tận nghe rất khâm phục, nhận sư làm thầy. sư cũng nhận lời mời của Vô Tận trụ trì viện Linh Tuyền ở Giáp Sơn và nơi đây, sư hoàn tất tập công án Bích nham lục, một tác phẩm được xem là tối trọng trong lĩnh vực thiền ngữ.
Sư dạy chúng:
"Bờ ao muôn nhẫn buông thõng tay, cần phải người ấy, cây nỏ ngàn quân khi ấn máy há vì chuột thỏ? Vân Môn, Mục Châu ngay mặt lầm qua, Đức Sơn, Lâm Tế nói đùa ngoài cổng, ngoài ra lập cảnh lập cơ làm hang làm ổ, thế là diệt chủng tộc nhà Phật, một câu độc thoát phải nói làm sao? Muôn duyên thay đổi nào còn việc, tháng năm phòng núi lạnh như băng..."
Niên hiệu Thiệu Hưng thứ năm (1135) tháng tám, sư có chút bệnh, gọi chúng từ biệt và cầm bút viết kệ (Hân Mẫn dịch):
Đã triệt không công
Bất tất lưu kệ
Hãy để ứng duyên
Trân trọng! Trân trọng!
Viết xong, sư ngồi kết già an nhiên thị tịch. Vua Cao Tông sắc phong là Chân Giác Thiền sư.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Lâm Tế tông
Thiền sư Trung Quốc
Mất năm 1135
Sinh năm 1063
Đại sư Phật giáo |
13001 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Nh%E1%BA%A1c%20Ho%C3%A0i%20Nh%C6%B0%E1%BB%A3ng | Nam Nhạc Hoài Nhượng | Nam Nhạc Hoài Nhượng (zh. nányuè huáiràng 南嶽懷讓, ja. nangaku ejō), 677-744, là một Thiền sư Trung Quốc, môn đệ được truyền tâm ấn của Lục tổ Huệ Năng và là một trong hai ngọn lửa thiền chiếu sáng rực rỡ đời nhà Đường (ngọn đuốc thứ hai là Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư). Môn đệ lừng danh nối dòng của sư là thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất.
Cơ duyên & hành trạng
Sư họ Đỗ, quê ở Kim Châu, sinh vào mồng 8 tháng 4 niên hiệu Nghi Phụng đời Đường. Khi sư còn nhỏ đã có điềm lạ huyền diệu, nhà sư có 3 người con trai, sư là người con út, tính tình nhường nhịn nên cha đặt tên là Hoài Nhượng.
Năm 10 tuổi, sư ham thích đọc kinh Phật.Lúc ấy có Tam Tạng Huyền Tĩnh ghé qua nhà thấy sư và nói với cha mẹ sư rằng: Đứa con trai này nếu xuất gia ắt được vào hàng thượng thừa, quảng độ chúng sinh.
Năm 15 tuổi, sư từ biệt người thân, đến chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu, theo Luật sư Hoằng Cảnh xuất gia.
Năm Thông Thiên thứ hai, sau khi thọ giới, sư tu tập theo luật Tỳ Ni tạng, Một ngày nọ, sư tự than thở rằng: "Phàm người xuất gia nên thực hành vô vi pháp, trên trời dưới thế không gì bằng". Lúc đó người bạn đồng tuc là Thản Nhiên, biết sư chí khí cao xa nên khuyên sư cùng đến yết kiến Quốc Sư Huệ An ở Tung sơn là đệ tử đắc pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Huệ An khai mở cho sư rồi chỉ đến Tào Khê tham Lục Tổ.
Sư đến Tào Khê tham yết Tổ Huệ Năng, Tổ hỏi: "Ở đâu đến?" Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến." Tổ hỏi: "Vật gì đến?" Sư trả lời không được bèn ở lại. Sau tám năm, sư chợt tỉnh, đến trình Tổ câu trả lời sau: "Nói là một vật là không đúng."Tổ hỏi: "Lại có thể đạt được chăng?" Sư đáp: "Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được." Tổ bèn nói: "Chính cái không nhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Tổ Bát-nhã Đa-la ở Tây Thiên có lời sấm rằng: Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện con ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ. Ứng tại tâm ngươi chẳng cần nói sớm.
Sư ân cần hầu hạ Lục Tổ 15 năm. Năm Tiên Thiên thứ hai, sư đến núi Hành Nhạc và hoằng pháp tại chùa Bát-nhã.
Trong thời Khai Nguyên, có Sa-môn Đạo Nhất (tức Mã Tổ danh tiếng sau này) tại viện truyền pháp núi Hành Nhạc thường tập tọa thiền, sư biết là pháp khí, đến hỏi rằng: Đại đức tọa thiền cả ngày là mong muốn gì? Nhất nói: Muốn làm Phật. Sư bèn lấy một viên gạch, mài vào hòn đá trước am của Nhất. Nhất nói: Mài gạch để làm gì? Sư nói: Mài làm gương. Nhất nói: Mài gạch há thành gương được sao? Sư nói: Mài gạch đã không thành gương thì tọa thiền há làm Phật được sao? Nhất hỏi: Thế nào mới đúng? Sư nói: Như bò kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là đúng hay đánh bò là đúng? Nhất không có lời đối đáp. Sư lại nói: Ông học ngồi thiền hay học Phật ngồi? Nếu học ngồi thiền, thiền không có nằm ngồi. Nếu học Phật ngồi, Phật không có tướng cố định, trong pháp vô trụ, không ưng thủ xả. Nếu ông ngồi Phật tức là giết Phật. Nếu chấp vào tướng ngồi, không đạt được lý.
Nhất nghe xong lời dạy, như uống đề hồ, lễ bái, hỏi rằng: Dụng tâm thế nào thì hợp với vô tướng Tam-muội ? Sư nói: Ông học pháp môn tâm địa, giống như gieo giống. Ta thuyết pháp yếu, ví như trời mưa cam lộ, nếu duyên của ông hợp thì sẽ thấy đạo. Nhất lại hỏi: Đạo phi sắc tướng, làm sao có thể thấy ? Sư nói: Tâm địa pháp nhãn có thể thấy được đạo, vô tướng tam-muội cũng giống như vậy. Nhất nói: Đạo có thành hoại không ? Sư nói: Nếu lấy thành hoại tụ tán mà thấy đạo, thì không thấy đạo vậy. Hãy nghe bài kệ của ta:Tâm địa hàm chư chủng
Ngộ trạch tất giai manh
Tam-muội hoa vô tướng
Hà hoại phục hà thành.
Tâm bao hàm chủng tử
Gặp mưa nẩy mầm xanh
Hoa Tam-muội vô tướng
Làm gì có hoại thành ? Nghe xong, thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất liền khai ngộ, tâm ý siêu nhiên và ở lại hầu hạ sư được 10 năm, ngày càng sâu sắc.
Câu nói:Ngồi thiền làm sao có thể thành Phật được? của sư từng gây nhiều tranh cãi trong giới học giả tu tập. Thực chất tọa thiền hay tham thiền chỉ là phương tiện để tu hành, như người bị bệnh nào thì cho thuốc ấy, không có nguyên tắc nhất định, đều là dùng vào việc cứu tâm rồi rốt ráo giải thoát. Như ở trên Mã Tổ lúc đầu còn chấp vào phương tiện ngồi thiền nên sư dùng pháp đối đãi để phá chấp cho Mã Tồ, khiến cho Mã Tổ được ngộ. Tất cả pháp của Phật đều là diệu dụng giải thoát, nếu nỗ lực tu hành thì sẽ được chứng ngộ, còn chấp vào pháp mà khởi tà kiến phân biệt sự cao-thấp, mê-ngộ, ham-chê thì dễ thành tà ma ngoại đạo, bị lạc vào ma cảnh
Sư có 6 người đệ tử ruột, tất cả đều được ấn chứng, một hôm sư nói: Sáu người các ông đều chứng thân ta, mỗi người thích hợp với một món. Một người được lông mày của ta, giỏi thể hiện uy nghi (Thường Hạo). Một người được mắt của ta, giỏi ngắm nhìn (Trí Đạt). Một người được tai của ta, giỏi nghe lý (Thản Nhiên). Một người được mũi của ta, giỏi biết khí (Thần Chiếu). Một người được lưỡi của ta, giỏi đàm thuyết (Nghiêm Tuấn). Một người được tâm ấn của ta, giỏi việc cổ kim (Đạo Nhất).
Sư lại nói: Tất cả pháp đều từ tâm sanh, tâm nếu đã không sanh thì pháp không dựa vào đâu để tồn tại. Nếu đạt tới tâm địa, làm gì cũng không vướng mắc. Nếu không gặp người thượng căn, nên cẩn thận lời nói !
Ngày 11 tháng 8 năm Thiên Bảo thứ ba, sư viên tịch tại Hành Nhạc, vua ban hiệu là Đại Huệ Thiền sư, tháp hiệu Tối Thắng Luân.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền sư Trung Quốc
Sinh năm 677
Mất năm 744 |
13008 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dobermann | Dobermann | Doberman là một giống chó có thể nuôi để giữ nhà, canh gác hoặc làm nghiệp vụ. Tên gọi đầy đủ và chính xác của nó là Dobermann Pinscher (theo AKC American Kennel Club). Dobermann là một trong số ít những loại chó được đặt theo tên người (Louis Dobermann). Đây là một giống chó hung dữ, nhưng nếu được đào tạo tốt, nó có thể là những con chó tuyệt vời của gia đình. Với cách tiếp cận phù hợp, chúng có thể dễ dàng đào tạo và sẽ học hỏi rất nhanh. Giống như tất cả các con chó, nếu được đào tạo đúng cách, chúng có thể phù hợp với trẻ em.
Lịch sử
Louis Dobermann (1834-1894), sống ở vùng Apolda, nước Đức, được coi là người đã sáng tạo ra giống chó này, nhưng thực ra, một người bạn của ông, Otto Goeller mới là người đặt tên cho giống này. Goeller đã theo dõi một cách hào hứng những công việc lai tạo giống do Dobermann tiến hành trong một thời gian dài. Sau đó chính Goeller là người đã tiến hành công việc chọn lọc nâng cao chất lượng cho giống chó, bằng cách cho lai tạo từ rất nhiều con chó giống khác nhau mà Louis Dobermann đang có (bao gồm cả chó lai, chó terrier, và các giống chó chăn gia súc), để tạo ra giống chó mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Doberman Pinscher.
Louis Dobermann và Otto Goeller không ghi chép lại cách thức, tỷ lệ mà họ áp dụng khi gây giống chó mới, vì thế, không ai biết đích xác Doberman đã được tạo ra như thế nào. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia cùng đồng ý rằng Doberman Pinscher là hậu duệ của các giống chó sau: Rottweiler, German Pinscher, Manchester Terriers, German Shorthaired Pointer, và thậm chí cả Great Dane hoặc GSD cũng có thể đóng góp một phần nào đó trong việc tạo ra Doberman.
Bề ngoài
Một con Dobermann cái có thể cao 65–70cm và nặng khoảng từ 32 đến 35kg, trong khi con đực thì vào khoảng 68-72 cm và nặng 40-45kg. Thông thường Dobermann có bộ ngực to khỏe, cơ thể săn chắc vạm vỡ. Nhưng theo xu hướng hiện nay thì người ta ưa chuộng Dobermann gầy và thon thả hơn. Tuy vậy, những con Dobermann to khỏe vẫn được một số người thích chọn.
Màu sắc
Khi nhắc đến Dobermann, đa số mọi người nghĩ đến một con Dobermann màu đen với các viền nâu vàng. Thực tế, Dobermann có 2 gene màu khác nhau (giả sử gene A và B) tương tác để có thể tạo ra bốn loại kiểu hình về màu sắc khác nhau. Con Dobermann với màu truyền thống đen hoặc đen và vàng là do chúng mang allele trội của cả hai gene (A - B -). Một loại biến chủng thường thấy ở Dobermann có bộ lông màu đỏ hay đỏ và vàng là do chúng đồng hợp lặn về 1 gene (vd. A - bb). Đó là cách gọi ở Mỹ còn ở các nơi khác, những con Dobermann như vậy được gọi là màu nâu vì bộ lông phủ toàn màu nâu đỏ sẫm với những viền vàng. Tuy nhiên, đối với những con Dobermann đồng hợp lặn ở gene màu kia (aa B-) thì có màu lông xanh xám. Một con Dobermann có tổ hợp gene đồng hợp lặn ở cả hai gene (aa bb), rất hiếm gặp trong tự nhiên, thì có màu vàng sáng và được gọi với cái tên là "isabella".
Trong thập niên 1970, một con Dobermann có màu thứ năm, một màu trắng hoàn toàn đã được sinh ra và từ đó di truyền màu lông này cho các thế hệ con cháu của nó. Quá trình nội phối nghiêm ngặt này diễn ra trong một vài thế hệ, theo phương thức mà các nhà chọn giống gọi là "cố định" đột biến, sau đó đã được tung ra thị trường. Những con Dobermann có màu lông như vậy đã mang một đột biến di truyền mới, tác nhân ngăn cản quá trình tổng hợp sắc tố, bất kể nó mang kiểu gene gì trong 2 gene màu nói trên (gene A và B). Thực ra, đó là những con chó mắc bệnh bạch tạng.
Mặc dù nhiều chủ nhân của những con chó Dobermann trắng thì thấy màu lông trắng khá đẹp, nhưng cũng như các con vật bị bệnh bạch tạng khác, chúng mang nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh ung thư và một số bệnh khác. Những con bạch tạng này cần tránh tối đa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì nguy cơ mắc bệnh và chết sớm của những con Dobermann trắng này hầu như là chắc chắn nên ngày càng có nhiều người kêu gọi ngừng ngay việc chọn giống và thương mại những con bệnh bạch tạng, đó là một hành vi đối xử độc ác của con người đối với vật nuôi. Một vài quốc gia đã ban hành luật cấm việc chọn giống nhằm mục đích tạo ra những con Dobermann trắng, nhưng cho phép những nhà chọn giống có thể nuôi dưỡng những con Dobermann này nếu không để việc nội phối tạo ra các thế hệ bạch tạng tiếp theo.
Đuôi
Nhìều người ngạc nhiên khi thấy những con Dobermann với đuôi rất ngắn. Thực tế đuôi của Dobermann thường dài hơn những giống chó khác. Nhưng thông thường, đuôi của Dobermann được cắt vài ngày sau khi được sinh ra. Lý do của việc này là Dobermann với đuôi ngắn (gần như cụt) là một điển hình về Doberman, đặc điểm này gắn liền với Doberman, do người tạo ra giống chó này là ông Louis Dobermann đã mường tượng ra chúng như vậy. Đặc điểm này còn làm cho Dobermann trông ngầu và dữ dằn hơn.
Lý do khác là vấn đề công việc khi Dobermann làm nhiệm vụ của chó cảnh sát là bắt cướp. Kể tấn công có thể dễ dàng nắm đuôi Dobermann và điều đó trở thành một điểm yếu. Còn lý do khác nữa là đuôi Dobermann dễ bị gãy nếu để bình thường, một khi đã gãy thì rất khó chữa và sẽ gây đau đớn cho Doberman. Tuy vậy, vẫn có một số ít người muốn Dobermann với cái đuôi nguyên vẹn. Thường thì họ phải đặt vấn đề này với người bán sớm vì chuyện cắt đuôi Dobermann phải được tiến hành sớm sau khi vừa sinh ra.
Tai
Chuyện Dobermann cần phải được cắt tai để có một đôi tai dựng đứng trong khoảng 7 đến 9 tuần đầu từ lúc mới sinh là không chính xác, chuyện này có thể để đến 6 tháng hoặc 1 năm cũng được. Nhiều người tỏ ra không thích chuyện cắt tai Dobermann vì họ nghĩ rằng điều đó làm Dobermann rất đau đớn. Từ trước đến nay vẫn chưa ai đem Dobermann được cắt tai và Dobermann để tai tự nhiên ra so sánh, nhưng người ta vẫn tin rằng Dobermann được cắt tai có thể tránh được những vấn đề về tai như nhiễm trùng cao hơn.
Tính cách
Được lai tạo hàng thế kỷ để trở thành loài chó canh gác, Doberman có được các phẩm chất lý tưởng cho công việc này: Nhạy cảm, nhiệt huyết, có sức mạnh và sự bền bỉ phi thường. Hơn thế nữa, đây là một trong những giống chó vô cùng thông minh và dễ dạy bảo. Quyết đoán, không hề biết sợ hãi nhưng không hoang dã, trung thành, tận tụy và tình cảm với gia đình chủ, chó Doberman gần như trở thành một thành viên chính thức của gia đình.Vì Doberman rất thông minh, dễ dạy bảo, có khả năng tấn công, bảo vệ rất tốt nên trong thực tế chúng thường được huấn luyện để phục vụ nhiều mục đích khác nhau (trong đó có cả mục đích xấu).
Phim ảnh đã từng có thời dựng rất nhiều về Doberman như Doberman Gang (1972), Daring Dobermans(1973), The Amazing Dobermans(1976), Eyes of an Angel(1991)....,trong các bộ phim này đôi lúc Doberman xuất hiện với hình ảnh dữ dằn (Doberman Gang) nên nhiều người không hiểu biết về giống này nghĩ rằng giống này hung dữ nhưng thực ra Dobermann rất đáng yêu và thông minh (xem phim Eyes of an Angel), chúng rất hiếm khi tự ý tấn công con người, trừ trường hợp nó cảm thấy có điều gì nguy hiểm đang xảy ra với chủ hoặc gia đình nó hoặc khi nó được huấn luyện và ra lệnh tấn công con người. Trong các cuộc thi về vâng lời, Doberman luôn được đánh giá là giống chó thông minh và vâng lời bậc nhất.
Thể chất
Dobermann là giống chó có sức khỏe rất tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình 11-13 năm. Tuy nhiên khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt của chúng không được tốt lắm. Ở xứ lạnh vào những hôm nhiệt độ ngoài trời quá thấp có băng tuyết thì không nên để Dobermann ở ngoài trời (vì lông của chúng ngắn, chịu lạnh không tốt bằng nhưng giống lông xù).
Loại chó nguy hiểm
Dobermann bị xếp vào loại chó nguy hiểm tại tiểu bang Brandenburg ở Đức.
Bên Thụy Sĩ, 8 trong 12 bang cũng liệt Dobermann vào loại chó nguy hiểm, và phải xin giấy phép nếu muốn nuôi loại chó này. Ở bang Wallis họ cấm cả việc nuôi, gây giống và nhập cảnh vào.
Lịch sử
Trên thế giới
Dobermann được ra đời năm khoảng năm 1890 tại Đức bởi Louis Dobermann. Ông ta làm nghề thu thuế và thường xuyên phải đi lại ở những vùng đất đầy rẫy nguy hiểm và trộm cướp. Với công việc như vậy, ông cần một giống có những phẩm chất như: thông minh, trung thành, gan dạ, thính nhạy, khỏe mạnh, có thể lực tốt, có khả năng bảo vệ và tấn công cao vì thế ông đã tìm cách gây giống và tạo nên Dobermann.
Mọi người tin rằng Dobermann là sự kết hợp của giống German Pinscher, Rottweiler, Thuringian Shepherd, Greyhound đen, Great Dane, Weimaraner, German Shorthaired Pointer, Beauceron và German Shepherd cổ. Tỷ lệ kết hợp như thế nào, cho đến nay, vẫn chưa chắc chắn, nhưng giới chuyên môn vẫn tin rằng ít nhất Dobermann có mang dòng máu của 4 trong số các loại kể trên.
Việt Nam
Ở Việt Nam, thú nuôi chó Doberman hiện nay đã bắt đầu trở nên phổ biến. Nhiều người yêu thích dòng chó này đã tìm cách nhập về, bổ sung cho nguồn gen giống hạn chế trước đây. Hiện nay phần lớn những con doberman đẹp, có vóc dáng và thần thái tốt được nhập khẩu về có giấy chứng nhận thuần chủng đầy đủ, nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các trại chó danh tiếng trên thế giới.. Khi Doberman bắt đầu thu hút thì một số lái buôn tập trung nhiều vào dòng Doberman, mua con cái cho sinh sản hay nhập khẩu con cái mang thai từ ngoại quốc nhằm mục đích kinh doanh. Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên nhiều lái chó đã thất bại. Con giống doberman ở Việt Nam giá vẫn rất cao do số lượng người chơi đông nhưng số lượng con giống còn hạn chế.
Chú thích
Liên kết ngoài
Giống chó
Chó nguy hiểm
Chó Âu châu
Chó thợ |
13018 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Tr%E1%BB%8Dng%20T%E1%BA%A5n | Lê Trọng Tấn | Lê Trọng Tấn (1 tháng 10 năm 1914 – 5 tháng 12 năm 1986), tên thật là Lê Trọng Tố, là một Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày, và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.
Thân thế
Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Nghĩa Lộ, thôn An Định (cũ), xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội). Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" (Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, 2000) của hai nhà nghiên cứu Bỉnh Di và Trịnh Quang Vũ ở trang 111 đã khẳng định đại tướng là hậu duệ của dòng chúa Trịnh Căn.
Cha của ông có biệt danh là cụ Đồ Lê (hay Năng), người đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi phong trào bị đàn áp, cụ về làng Thanh Nhàn mở lớp dạy chữ Nho. Năm 1926, cụ Đồ Lê và Nhượng Tống đã tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh tại đền Hai Bà Trưng ở làng Đồng Nhân.
Xuất thân từ một gia đình nhà giáo, thời niên thiếu, ông theo học trường Bưởi tại Hà Nội. Vốn học giỏi, lại say mê võ nghệ và bóng đá, ông từng tham gia đội bóng Eclair (Tia chớp) ở vị trí tiền vệ. Do thành tích bóng đá, ông được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp và nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ, phục vụ tại đơn vị đồn trú gần sân bay Tông (Sơn Tây). Do ông từng đeo đến đeo lon đội (tương đương với cấp hàm Hạ sĩ), nên dân làng Yên Nghĩa (gần sân bay Tông), thường gọi ông là "Đội Tố". Bà Bích Vân tức Hoàng Ngân khi đó đang phụ trách công tác phụ vận kiêm binh vận của Xứ ủy Bắc Kỳ và một số nhân mối khác được giao nhiệm vụ binh vận Đội Tố và đã thành công. Tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tham gia công tác quân sự cách mạng
Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn Chiến thắng (nay là Sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.
Từ tháng 12 năm 1954 đến năm 1960 ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1959, ông được phong hàm Đại tá.
Từ tháng 3 năm 1961 đến năm 1969 là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1964, tướng Lê Trọng Tấn nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Uỷ viên Quân uỷ Miền với bí danh "Ba Long". Ông chính là một trong những người tham gia tổ chức chiến dịch Mậu Thân 1968 cùng với Hoàng Văn Thái.
Năm 1970 - 1979, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Tư lệnh Mặt trận Đường 9, đặc phái viên Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Bộ chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Lào, tham gia chỉ đạo chiến dịch Cánh Đồng Chum.Tướng Lê Trọng Tấn phán một câu xanh rờn: “Đánh trận này, ba đời sau Thái Lan còn sợ!”.
Năm 1972, ông được cử làm Tư lệnh Chiến dịch Trị Thiên.
Năm 1973, là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân đoàn I Quyết thắng, quân đoàn đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1975, ông làm Tư lệnh Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
Tháng 4 năm 1975, ông được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía đông (gồm quân đoàn 2, quân đoàn 4, sư đoàn 3) tấn công vào Sài Gòn. Chính Lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên.
Từ năm 1976 đến tháng 2 năm 1977 ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Viện trưởng Học viện quân sự cao cấp.
Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 2 năm 1979 ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh biên giới Tây Nam và đánh quân Khmer Đỏ của Pol Pot ở Campuchia.
Từ năm 1980 đến năm 1986 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1984, Bộ Chính trị chỉ định làm Uỷ viên Hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng .
Theo kết quả bầu chọn tại Đại hội Toàn quân để bầu sĩ quan cao cấp tham dự Đại hội Đảng VI, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông đứng đầu danh sách 77 người tham dự Đại hội Đảng của Bộ Quốc phòng. Trong khi đó, Văn Tiến Dũng, Đặng Vũ Hiệp, Lê Ngọc Hiền không lọt vào danh sách này.
Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV và V (từ 1976 đến 1986), đại biểu Quốc hội khóa VII.
Qua đời
Đại tướng Lê Trọng Tấn qua đời ngày 5-12-1986 ngay trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- Đại hội Đổi mới đúng nửa tháng. Báo Grama của Đảng cộng sản Cu Ba đăng trên trang nhất tin buồn và khẳng định: “Việt Nam mất một người anh hùng”. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Những nhận xét
Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972,... Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, "trí - dũng - nhân - chính - liêm - trung".
Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết".
Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Võ Nguyên Giáp nhận định:
"...Lê Trọng Tấn là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại. Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An..."
Đời sống riêng
Gia đình ông có 3 anh em trai: Lê Mạnh Hồ (cả), Lê Trọng Tố (chính ông) và Lê Quý Giả (sau này lấy bí danh là Trịnh Quý Đông, làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên, Đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng phòng Giáo tài Đại học Y Dược Hà Nội).
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền (tên thật là Lê Quý Anh) Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa du lịch, trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là cháu ruột của ông (con ông Lê Quý Giả).
Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Minh Sơn - chị ruột của Thượng tướng Lê Ngọc Hiền.
Ông có con trai duy nhất là Lê Đông Hải, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ kỹ thuật quân sự, nguyên viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu năm 2004. Lê Đông Hải học trường thiếu sinh quân từ nhỏ, sau đó trở thành quân nhân làm việc trong Đại đoàn 312 do chính Đại tướng Lê Trọng Tấn làm chỉ huy. Ngày 10 tháng 9 năm 1954, ông được nhà nước cử đi học ở Moskva (Liên Xô). Giáo sư Tiến sĩ Lê Đông Hải đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất. và giải thưởng quốc gia.
Cho tới lúc mất, ông chưa bao giờ sở hữu nhà riêng.
Khen thưởng và vinh danh
Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:
Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007).
2 Huân chương Hồ Chí Minh.
Huân chương Quân công hạng Nhất.
Huân chương Quân công hạng Ba.
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất.
Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì.
Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba.
Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba cùng nhiều huân, huy chương khác.
Tên ông được đặt cho một số tuyến đường phố tại Việt Nam. Tại Hà Nội có tới ba đường Lê Trọng Tấn đều là hai đường lớn nằm gần nhau ở quận Thanh Xuân, Hà Đông, và Hoài Đức. Ở các địa phương khác cũng có đường mang tên ông:
Quận Tân Phú và Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.
Thừa Thiên Huế.
Bạc Liêu, An Giang.
Hưng Yên, Ninh Bình.
Tây Ninh.
Đắk Lắk.
Quảng Nam.
Tác phẩm
Xây dựng mỗi huyện thành một pháo đài quân sự (1980)
Từ Đồng Quan đến Điện Biên (hồi kí, 1994)
Lịch sử thụ phong quân hàm
Chú thích
Liên kết ngoài
Vị Đại tướng không có nhà riêng trang này có một số thông tin liên quan tới bài viết này.
Bức ảnh Tướng Lê Trọng Tấn tìm thấy ở căn cứ giặc
Điện Biên Phủ
Nguyễn Văn Hữu
Người Hà Tây
Học sinh trường Bưởi
Cựu binh Quân đội Thuộc địa Pháp
Học viện Quốc phòng Việt Nam
Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Huân chương Sao Vàng
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1980
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam
Bộ trưởng Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V
Người Hà Nội |
13023 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang%20h%E1%BB%A3p | Quang hợp | Quang tổng hợp hay gọi tắt là quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất. Quang hợp trong thực vật thường liên quan đến chất tố diệp lục màu xanh lá cây và tạo ra oxy như một sản phẩm phụ.
Năng lượng hóa học này được lưu trữ trong các phân tử carbohydrate như đường, và được tổng hợp từ carbon dioxide và nước. Trong hầu hết các trường hợp, oxy cũng được tạo ra như là một sản phẩm phụ. Hầu hết các thực vật, tảo và vi khuẩn cyanobacteria thực hiện quang hợp, và các sinh vật như vậy được gọi là sinh vật quang dưỡng. Quang hợp giúp duy trì nồng độ oxy trong không khí và cung cấp tất cả các hợp chất hữu cơ và hầu hết các năng lượng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
Mặc dù quá trình quang hợp được thực hiện khác nhau với các loài thực vật khác nhau, quá trình này luôn luôn bắt đầu khi năng lượng từ ánh sáng được hấp thụ bởi các protein được gọi là "trung tâm phản ứng quang hợp" có chứa chất diệp lục (và các Tế bào sắc tố có màu khác). Ở thực vật, các protein này được tổ chức bên trong các bào quan gọi là lục lạp, có nhiều nhất trong các tế bào lá, trong khi ở vi khuẩn các protein này được nhúng vào trong màng sinh chất (màng tế bào). Trong các phản ứng phụ thuộc vào ánh sáng trên, một số năng lượng được sử dụng để tách các electron từ các chất thích hợp như nước, sản xuất khí oxy. Thêm vào đó, hai hợp chất tiếp tục được tạo ra: nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH) và adenosine triphosphate (ATP), các "đơn vị tiền tệ năng lượng" của các tế bào.
Ở thực vật, tảo và vi khuẩn lam, đường được sản xuất bởi một chuỗi các phản ứng không phụ thuộc vào ánh sáng, được gọi là chu trình Calvin, nhưng một số vi khuẩn sử dụng các cơ chế khác nhau, chẳng hạn như chu trình Krebs ngược. Trong chu trình Calvin, khí carbon dioxide được tích hợp vào các hợp chất carbon hữu cơ đã có sẵn, chẳng hạn như ribulose bisphosphate (RuBP). Sử dụng ATP và NADPH được các phản ứng phụ thuộc vào ánh sáng tạo ra, kết quả là các hợp chất này sau đó được giảm và loại bỏ để hình thành carbohydrate cao hơn như glucose.
Trong các chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật quang dưỡng (sống nhờ nguồn năng lượng do quang hợp) thường là những mắt xích đầu tiên; nghĩa là các sinh vật còn lại đều sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Do vậy, quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc nhất trên Trái Đất, vì nó tạo năng lượng cho sự sống trong sinh quyển. Quá trình quang hợp cũng sản sinh ra khí oxy, tạo nên một bầu khí quyển chứa nhiều oxy cho Trái Đất, một bầu khí quyển vốn dĩ chỉ chứa nitơ và cácbônic trước khi có sinh vật quang dưỡng.
Ở thực vật, quá trình quang hợp chủ yếu được thực hiện nhờ diệp lục (chlorophyll nghĩa là diệp lục; chloro- nghĩa là thứ có màu xanh lục. Sắc tố này thường chứa trong các bào quan gọi là lục lạp. Mặc dù, hầu hết các phần của nhiều loài thực vật đều có màu xanh, năng lượng của quá trình quang hợp chủ yếu được thu nhận từ lá. Quá trình quang hợp của thực vật, tảo và vi khuẩn lam (cyanobacteria) sử dụng chlorophyll và sản sinh ra oxy. Một số loài vi khuẩn quang dưỡng không sử dụng chlorophyll mà dùng một sắc tố tương tự gọi là bacteriochlorophylls và quá trình quang hợp của các vi khuẩn này không sản sinh oxy.
Từ nguyên
Chữ Hán: 光総合, 光合, tiếng Anh là Photosynthesis bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp φῶς: phōs (ánh sáng) và σύνθεσις: synthesis (đặt cùng nhau). Do đó quá trình này có tên quang hợp (光合), gồm hai chữ quang (光) - "ánh sáng", và hợp (合) - "nhóm lại". Tiếng Hy Lạp cũng tương tự, từ φῶς (tức phōs) nghĩa là "ánh sáng", và σύνθεσις (tức synthesis) nghĩa là "tổng hợp lại".
Lịch sử
Các sinh vật đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện từ cách đây khoảng 3 - 4 tỉ năm tổng hợp thức ăn cho chúng từ những vật chất vô cơ bằng sự hóa tổng hợp (chemosynthesis), tức là lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học từ các chất vô cơ như H2, NH4, H2S. Ngày nay, các sinh vật này vẫn còn tồn tại trong những môi trường rất đặc biệt như trong các hố xí, suối nước nóng có lưu huỳnh và các miệng núi lửa trên các sàn đại dương, được gọi là các sinh vật yếm khí. Sau đó xuất hiện nhóm sinh vật có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ phức tạp, sự quang tổng hợp (photosynthesis), thường được gọi tắt là sự quang hợp, đây là một quá trình sinh học, chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sinh vật quang hợp đầu tiên này không tạo ra oxy.
Về sau một số sinh vật có khả năng sử dụng nước cho sự quang hợp, tạo ra O2, dần dần tích tụ trong khí quyển, một số sinh vật tiến hóa khác có khả năng sử dụng O2 xúc tác trong các phản ứng để giải phóng năng lượng trong các phân tử thức ăn. Quá trình này được gọi là sự hô hấp hiếu khí (aerobic respiration). Sự quang hợp sử dụng CO2 và H2O tạo ra từ sự hô hấp hiếu khí và sự hô hấp hiếu khí thì sử dụng thức ăn và O2 sinh ra từ sự quang hợp.
Cả hai loại sinh vật này được gọi chung là sinh vật tự dưỡng-tự tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ, phân biệt với sinh vật dị dưỡng phải lấy thức ăn hữu cơ từ môi trường chung quanh, chúng tiêu thụ các sinh vật tự dưỡng.
Quang hợp là lá cây nhờ có chất diệp lục, ánh sáng, nước, khí carbon dioxide để tạo ra tinh bột, đồng thới nhả khí oxy ra môi trường bên ngoài
Lục lạp
Để hiểu chi tiết về lục lạp, hãy tham khảo bài viết Lục lạp.
Cấu tạo của lục lạp
Lục lạp là một bào quan đặc biệt của tế bào (đặc biệt là thực vật), giúp chuyển hóa và dự trữ năng lượng photon ánh sáng dưới dạng các liên kết trong phân tử glucose. Giống ty thể, màng lục lạp được cấu tạo bởi hai lớp màng phospholipid kép nhưng màng trong không xẻ khúc mạnh thành các mào, mesosome... mà hai lớp màng khá bằng phẳng. Bên trong lục lạp được bao bọc bởi chất nền stroma, chứa hệ enzyme tham gia vào pha tối quá trình quang hợp.
Thylakoid cấu tạo bởi lớp phospholipid kép, màng thylakoid chứa các phức hệ quang hợp (sắc tố quang hợp), nơi thực hiện chuỗi truyền electron (thẳng hàng hoặc vòng) nhằm bơm proton H+ từ chất nền vào xoang thylakoid để bơm qua protein ATP synthase tổng hợp nên ATP cho nhằm phục vụ cho pha tối quá trình quang hợp. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành hạt grana (granum).
Bên cạnh đó, tương tự như ty thể, lục lạp có DNA vòng trần cho nên có khả năng nhân đôi độc lập với nhân tế bào. Ribosome của lục lạp cũng khá đặc biệt là ribosome 70S (giống như ribosome của vi khuẩn) trong đó ribosome của sinh vật nhân thực là 80S.
Ở động vật, do không có lục lạp nên cacbohydrate không được tổng hợp từ lục lạp. Tuy nhiên, ta cũng có bào quan khác tương tự thay thế đó chính là lưới nội chất (ER) trơn, là nơi tổng hợp nên lipid, cacbohydrate cho tế bào, dự trữ cation Ca2+ và khử độc cho tế bào.
Sắc tố quang hợp
Có khá nhiều loại sắc tố quang hợp như diệp lục, carotenoid, phycoblin, anthocyanine... Hầu hết chúng đều có bản chất là lipid (steroid) nên có tính kị nước do đó chúng hầu như không tan trong nước (ngoại trừ anthocyanine, có trong củ dền, tan mạnh trong nước do nó không có bản chất là lipid). Ở thực vật, sắc tố quang hợp chính là chlorophyll (mà cụ thể là chlorophyll a), các sắc tố phụ như chlorophyll b, caroteinoid, phycobilin... có vai trò hấp thụ năng lượng photon và truyền cho chlorophyll a trung tâm, bên cạnh đó sắc tố phụ cũng góp phần sưởi ấm cho tế bào.
Phổ hấp thụ của sắc tố
Phổ hấp thụ của sắc tố là câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi: "Tại sao lá cây có màu xanh?" và đáp án này đến từ chlorophyll của lục lạp trong tế bào lá cây (cụ thể là tế bào mô giậu). Ánh sáng lưỡng tính tức vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt (hạt photon ánh sáng), và mối quan hệ giữa bước sóng và năng lượng photon tỉ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là ánh sáng có bước sóng càng nhỏ, năng lượng photon càng lớn như ánh sáng tím (có bước sóng ngắn trong các vùng ánh sáng nên năng lượng cao gấp đôi ánh sáng đỏ). Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều vùng màu xếp từ bước sóng dài đến ngắn là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Chlorophyll hấp thụ ánh sáng đỏ và tím mạnh nhất còn ánh sáng xanh hấp thụ kém nhất (gần như không hấp thụ). Do đó khi chiếu ánh sáng trắng vào chlorophyll thì chỉ có ánh sáng xanh lục không bị hấp thụ và phản xạ lại nên ta nhìn thấy lá cây có màu xanh. Nếu loại bỏ ánh sáng xanh lục thì quá trình quang hợp diễn ra vẫn bình thường, không ảnh hưởng
Pha sáng
Điều kiện xảy ra và bản chất của pha sáng quá trình quang hợp
Pha sáng quá trình quang hợp xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. Ở tế bào thực vật, quá trình này diễn ra ở thylakoid trong lục lạp. Pha sáng thực chất là quá trình phosphoryl hóa (để tổng hợp ATP, adenosine triphosphate) và quá trình tổng hợp nên NADPH nhằm cung cấp năng lượng cho pha tối quá trình quang hợp. Vậy bản chất của pha sáng là chuyển năng lượng từ photon ánh sáng sang phân tử ATP, NADPH2 mà cụ thể là dưới dạng các liên kết hóa học trong ATP (liên kết cao năng của nhóm phosphate) và NADPH2.
Quang hệ PSI và PSII
Quang hệ là phức hệ của protein với các sắc tố quang hợp. Mỗi quang hệ bao gồm các sắc tố phụ (như carotenoid, chlorophyll b...), đôi chlorophyll a trung tâm và một chất nhận electron sơ cấp. Có hai loại chlorophyll a trung tâm là P680 (tức chlorophyll a hoạt động hiệu quả nhất ở ánh sáng có bước sóng là 680) và P700 (tức chlorophyll a hoạt động tốt nhất ở ánh sáng có bước sóng là 700). Vậy quang hệ PSII thì đôi chlorophyll a trung tâm là P680, còn quang hệ PSI thì đôi chlorophyll a trung tâm là P700 (thứ tự I, II chỉ ra thời điểm phát hiện ra, nhưng quang hệ PSII hoạt động trước quang hệ PSI).
Quang phân ly
Xét phương trình đơn giản của quang hợp như sau:
6CO_2 + 12H_2O ->[{photon}][{chlorophyll}] C_6H_12O_6 + 6O_2 ^ + 6H2O
Trước đây, người ta quan niệm rằng khí oxy sinh ra từ quá trình quang hợp do sự phân hủy của CO2 thành khí O2 và C. Sau đấy C liên kết với các phân tử nước H2O tạo thành đường glucose cần thiết cho sinh vật C6H12O6 và một số carbohydrate Cm(H2O)n như đường fructose C12H22O11. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã phản đối quan niệm truyền thống này. Họ tiến hành nhiều thí nghiệm để phản bác lí thuyết ấy và cuối cùng họ đã thành công. Dưới đây là hai thí nghiệm tiêu biểu khẳng định khí O2 không sinh ra từ CO2 mà từ H2O.
Thí nghiệm của van Niel
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, giáo sư C. B van Niel từ trường đại học Stanford, Hoa Kỳ đã tiến hành thí nghiệm như sau: ông nuôi cấy vi khuẩn lưu huỳnh tía Chromatiales trong môi trường có CO2. Vi khuẩn này là vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng nhưng không giống thực vật hay vi khuẩn lam, chúng không sử dụng H2O mà thay vào đó là hydro sulfide H2S cho quá trình quang tự dưỡng của chúng như sau:
6CO2 + 12H2S ->[{photon}][{chlorophyll}] C_6H_12O_6 + 12S v + 6H_2O
Bacteriachlorophyll (khuẩn diệp lục) là một chlorophyll được sử dụng trong quá trình quang hợp ở nhóm vi sinh vật này. Vậy theo quan niệm truyền thống nếu O2 sinh ra từ CO2 thì ở vi khuẩn lưu huỳnh tía người ta phải tìm thấy khí O2 sinh ra. Nhưng ở nhóm vi sinh vật này, CO2 không sinh ra khí O2 mà thay vào đó tạo ra các giọt màu vàng của lưu huỳnh S. Vậy lưu huỳnh được sinh ra do H2S phân li ra S.
Van Niel giải thích rằng vi khuẩn phân ly H2S và dùng các proton H+, electron e- để tạo ra đường và giải phóng O2 như một sản phẩm phụ.
Từ đấy, xét lại phương trình quang hợp của thực vật, tương tự có thể kết luận rằng O2 sinh ra do H2O phân li ra tạo thành hay H2O phân li ra O2 nhằm lấy hydro để tổng hợp nên carbonhydrate và thải khí O2 như sản phẩm phụ. Đồng thời, van Niel cũng rút ra được phương trình chung cho quá trình quang hợp ở sinh vật quang tự dưỡng:
CO_2 + 2H_2X -> [CH_2O] + H_2O + 2X
Thí nghiệm đánh dấu phóng xạ
Gần hai mươi năm sau khi van Niel đưa ra giả thuyết, các nhà khoa học đã chứng minh giả thuyết ấy là đúng nhờ sử dụng oxy-18 ^{18}_{8}O , một đồng vị nặng để quan sát đường di chuyển của nguyên tử oxy trong quá trình quang hợp. Nếu đánh dấu đồng vị 18O vào nguyên tử oxy trong phân tử CO2 thì khí oxy sinh ra không có 18O mà thay vào đó lại thấy ở carbohydrate C6H12O6 sinh ra và nước H2O giải phóng ra. Nhưng nếu đánh dấu đồng vị 18O vào nguyên tử oxy trong phân tử H2O thì lại chỉ tìm thấy duy nhất 18O khí O2 sinh ra.
Vậy khí O2 sinh ra do H2O phân ly tạo thành.
Phương trình tổng quát của quang phân ly
H_2O ->[{quang năng}] 2H^+ + 2e^- + 1/2O_2
Trong đó hai proton H+ tham gia vào chuỗi truyền electron còn 2 electron sẽ bổ sung cho đôi chlorophyll a P680 trung tâm của quang hệ II, còn khí O2 thải ra ngoài môi trường.
Chuỗi truyền electron thẳng hàng
Chuỗi truyền electron thẳng hàng là chuỗi truyền electron phổ biến ở thực vật. Quá trình ấy được tóm tắt bằng sơ đồ chữ Z như sau:
Photon ánh sáng va chạm vào phân tử sắc tố của quang hệ PSII khiến electron của phân tử ấy bị kích thích bật lên mức năng lượng cao hơn. Nhưng nhanh chóng electron lại bị sụt thế, "rơi" lại vị trí ban đầu và năng lượng tiếp tục chuyền cho phân tử khác. Phân tử khi nhận năng lượng, electron của phân tử ấy bị kích thích và tiếp tục bị bật lên mức năng lượng cao hơn rồi nhanh chóng sụt xuống ban đầu. Quá trình này tiếp diễn nhau tạo thành một chuỗi liên tục đến khi năng lượng được truyền tới cặp phân tử chlorophyll a trung tâm P680 của PSII.
Đôi phân tử chlorophyll P680 bị kích thích khiến cặp electron bị bật lên mức năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, cặp electron này không quay trở về vị trí ban đầu mà bị chất nhận electron sơ cấp hút. Vậy cặp chlorophyll P680 bị mất electron trở thành cation P680+.
Cation P680+ là chất oxy hóa cực mạnh nên H2O phân ly thành hai proton H+, hai electron e- và phân tử O2. Hai electron này được bổ sung cho cation P680+ trở thành phân tử bình thường P680
Cùng lúc ấy, ánh sáng cũng kích thích các phân tử sắc tố của quang hệ PSI đến khi đôi phân tử chlorophyll a trung tâm của PSI là P700 bị kích thích khiến electron bị bật lên chất nhận electron sơ cấp của PSI. Đôi chlorophyll a P700 bị mất electron nên trở thành chất oxy hóa P700+.
Đôi electron từ chất nhận electron sơ cấp của PSII sẽ được chuyền tới đôi P700+ của PSI biến P700+ thành P700 thông qua các chất vận chuyển electron là pheophytin, plastoquinone, phức hợp cytochrome b6f, plastocyanin.
Sự sụt thế của electron thông qua chuỗi chuyền electron cung cấp năng lượng cho sự tổng hợp ATP. Khi electron di chuyển thông qua phức hệ cytochrome đã xác lập sự bơm proton đã xác lập gradient mà về sau được sử dụng cho cơ chế hóa thẩm.
Đôi electron từ chất nhận electron sơ cấp của PSI tiếp tục xuôi theo chuỗi truyền electron thứ hai thông qua protein ferredoxin. (Chuỗi chuyền này không tạo ra sự chênh lệch về nồng độ proton nên không tạo ra ATP).
Enzyme NADP+ reductase xúc tác NADP+ bị khử thành NADPH nhờ đôi electron và hai proton H+.
Pha tối
Pha tối (Light-independent reaction) của quá trình quang hợp là tập hợp một chuỗi các phản ứng hóa sinh xảy ra ở chất nền (stroma) của lục lạp mà không cần điều kiện ánh sáng (có thể xảy ra trong tối) nhưng lại có quan hệ mật thiết với pha sáng thông qua sản phẩm từ phản ứng sáng là NADPH (Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate) và ATP (adenosine triphosphate). Hầu hết phản ứng tối của thực vật gắn liền với chu trình Calvin (gọi đầy đủ là chu trình Calvin - Benson - Bassham hay còn gọi là chu trình C3).
Chu trình Calvin
Chu trình Calvin được chia làm ba pha cơ bản:
Pha cố định CO2: ba phân tử Ribulose-1,5-diphosphate (viết tắt RiBP) kết hợp với ba phân tử carbon dioxide tạo ra ba phân tử trung gian C6 nhờ enzyme Ribulose-1,5-diphosphate carboxylase oxygenase (viết tắt RuBisCO). Tuy nhiên đường C6 không bền nên dễ dàng phân hủy thành sáu phân tử 3-phosphoglycerate (viết tắt 3-PGA). Người ta xem đường 3-PGA là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Pha khử: Sáu phân tử 3-PGA, mỗi phân tử nhận thêm một nhóm phosphate từ ATP biến thành 1,3-biphosphoglycerate. Tiếp theo một đôi electron từ NADPH khử 1,3-biophosphateglycerate và mỗi phân tử này mất đi một nhóm phosphate biến thành hai phân tử glyceraldehyde-3-phosphate (viết tắt G3P)Vậy tạo ra tổng cộng sáu phân tử G3P, một phân tử G3P tách ra khỏi chu trình và tham gia vào tạo glucose và hợp chất hữu cơ khác. Năm phân tử G3P còn lại vẫn tiếp tục tham gia chu trình C3.
Pha tái tạo chất nhận CO2 (RuBP) năm phân tử G3P còn lại sẽ biến thành ba phân tử RuBP va tiêu tốn 3 ATP như sau:Dưới đây trình bày chuỗi phản ứng biến G3P thành RuBP:
Enzyme triose phosphate isomerase sẽ biến tất cả đường G3P ngược lại thành phân tử đường 3-carbon, dihydroxyacetone phosphate (DHAP).
Enzyme adolase và fructose-1,6-bisphosphatase biến đổi một phân tử G3P và một phân tử DHAP thành fructose 6-phosphate (6C, kí hiệu F6P), một nhóm phosphate bị loại bỏ ở phản ứng này.
Cố định phân tử CO2 còn lại, đồng thời sinh ra hai phân tử G3P.
Hai carbon của F6P bị enzyme transketolase loại bỏ, tạo thành erythrose-4-phosphate. Hai phân tử trên transketolase được thêm vào một G3P, tạo thành đường ketose xylulose-5-phosphate (Xu5P)
E4P và một DHAP sẽ được chuyển thành sedoheptulose-1,7-biphosphate (đường C7) thông qua enzyme aldolase.
Enzme Sedoheptulose-1,7-bisphosphatase phân hủy sedoheptulose-1,7-bisphosphate thành sedoheptulose-7-phosphate (viết tắt S7P) đồng thời giải phóng một gốc phosphate vô cơ.
Phân tử CO2 được cố định sinh ra thêm hai phân tử G3P. Đường ketose S7P bị enzyme transketolase loại bỏ 2 carbon tạo ra ribose-5-phosphate (viết tắt R5P) và 2 carbon ấy được chuyển tới một phân tử G3P tạo ra phân tử Xu5P còn lại. Còn lại một phân tử G3P vừa sinh ra ở đầu phản ứng số 7 cùng với ba phân tử pentose được sản sinh sẽ được chuyển hóa thành đường Ru5P.
R5P sẽ chuyển hóa thành ribulose-5-phophate (Ru5P) nhờ enzyme phosphopentose isomerase. Xu5P cũng được chuyển hóa thành Ru5P nhờ enzyme phosphopentose epimerase.
Cuối cùng, enzyme phosphoribulokinase sẽ gắn nhóm phosphate từ ATP vào phân tử RuP tạo thành RuBP.
Vậy thông qua chu trình Calvin, CO2 được sử dụng triệt để nhằm tạo ra sản phẩm cho thực vật đồng thời giải phóng ra ADP (adenosine diphosphate) và NADP+ là nguyên liệu cho pha sáng.
Chu trình Hatch-Slack (C4)
Ở một số thực vật như thực vật C4 hay thực vật CAM thì sản phẩm cố định CO2 đầu tiên không phải là 3-PGA mà là một chất khác là hợp chất hữu cơ 4 carbon là oxaloacetate (4C). Chất oxaloacetate tham gia vào một chuỗi phản ứng rồi giải phóng ra CO2. Lúc này CO2 mới tham gia chu trình Calvin. Ở thực vật C4, chu trình Hatch-Slack xảy ra ở tế bào mô giậu còn chu trình calvin xảy ra ở tế bào bao bó mạch. Cụ thể chu trình này như sau:
Phân tử CO2 tác dụng với hợp chất 3 carbon phosphoenol pyruvate (PEP) nhờ enzyme PEP carboxylase tạo ra sản phẩm cố định CO2 là hợp chất 4 carbon oxaloacetate.
Oxaloacetate gắn H+ lấy từ NADPH tạo ra malate (hợp chất 4 carbon)
Malate sẽ bị phân tách thành CO2 và pyruvate (hợp chất 3 carbon). CO2 sẽ đi vào chu trình Calvin.
Pyruvate sẽ tác dụng với ATP tạo ra PEP.Đối thực vật CAM, quá trình pha tối diễn ra ở tế bào chuyên biệt gọi là nhu mô. Cấu tạo của chúng phù hợp với khí hậu nóng bức, khô hạn như hoang mạc, bán hoang mạc, vùng nhiệt đới... tức ban ngày chúng phải đóng khí khổng lại để ngăn chặn mất nước trong cơ thể còn ban đêm thì mới mở khí khổng ra. Tuy nhiên khi đóng khí khổng lại thì chúng không thể hút khí carbonic từ môi trường nên đối với thực vật CAM, chúng sẽ hút khí carbon dioxide vào ban đêm khi khí khổng đang mở. Carbon dioxide sẽ dược dự trữ trong cơ thể dưới dạng malate nhờ chu trình Hatch-Slack, ban ngày thì chúng mới có thể thực hiện chu trình Calvin. Do đó, đối với thực vật CAM: chu trình Hatch-Slack diễn ra vào ban đêm còn chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày.
Chu trình Hatch-Slack có tác dụng như dự trữ CO2 trong cơ thể thực vật nhằm cung cấp nguyên liệu CO2 cho chu trình Calvin. Nhờ thế mà thực vật C4 và thực vật CAM sẽ không bị thiếu hụt khí CO2 cho chu trình Calvin. Còn đối với thực vật C3 (tức chất cố định CO2 đầu tiên là 3-PGA) không có chu trình Hatch-Slack có thể thiếu hụt CO2 trong một số trường hợp nhất định và lúc đó sẽ gây ra hiện tượng hô hấp sáng sẽ trình bày rõ ở mục sau.
Chu trình Hatch-Slack được đặt tên nhằm vinh danh hai nhà khoa học là Marshall Davidson Hatch và C. R. Slack, những người đã làm sáng tỏ chúng ở nước Úc vào năm 1966. Chu trình Hatch-Slack cũng thường được gọi phổ biến là chu trình C4.
Hô hấp sáng
Trong những ngày khô nóng, thực vật bắt buộc phải đóng khí hổng lại nhằm tránh mất nước hay gây ra hiện tượng xitoriz (hiện tượng xitoriz là hiện tượng xảy ra khi tế bào mất nước quá nhanh do môi trường không khí khô, lúc đó thể tích tế bào giảm nhanh do đó tế bào nhăn nheo lại nhưng chất nguyên sinh vẫn không tách khỏi thành tế bào). Do đó, lá cây không thể hút được khí CO2 từ môi trường bên ngoài. Trong đó chu trình Calvin vẫn tiếp tục sử dụng khí CO2 và quá trình quang phân li trong pha sáng tiếp tục diễn ra.
Vậy, khi đó nồng độ CO2 trong tế bào giảm nhưng nồng độ O2 tiếp tục tăng. Vậy làm thế nào để có thể tăng nồng độ CO2 trong tế bào? Lúc này enzyme RuBisCO sẽ không cố định CO2 vào chất RuBP mà thay vào đó sẽ cố định O2 gây ra hiện tượng hô hấp sáng. Sản phẩm khí của hô hấp sáng bao gồm khí CO2 và NH3.
RuBP tác dụng với khí O2 thông qua enzyme RuBisCO tạo ra 2-phosphoglycolate và 3-PGA (3-PGA sẽ tham gia chu trình Calvin) còn 2-phosphoglycolate sẽ được loại bỏ hai nhóm phosphate vô cơ (Pi) thành glycolate nhờ enzyme phosphoglycolate phosphatase rồi vận chuyển tới bào quan peroxisome trong tế bào.
Glycolate sẽ tác dụng với phân tử O2 dưới tác dụng của enzyme glycolate-oxydase (GOD) sẽ bị chuyển hóa thành glyoxylate đồng thời tạo ra phân tử hydro peroxid H2O2. Phân tử H2O2 nhanh chóng bị enzyme catalase trong peroxisome phân giải thành H2O và O2. Phân tử glyoxylate kết hợp với NH2 sẽ được enzyme glutamate-glyoxylate aminotranferase (GGT) biến đổi thành hai phân tử acid amine glycine.
Phân tử acid amine glycine được vận chuyển tới ty thể, tại đây một phân tử glycine được biến đổi giải phóng CO2, NH4+ đồng thời khử NAD+ thành NADH nhờ enzyme glycine dercarboxylase (GDC) rồi tác dụng với phân tử acid amine glycine còn lại trở thành acid amine serine. Serine được vận chuyển về peroxisome.
Tại peroxisime, acid amine tiếp tục bị enzyme serin-glyoxylate aminotranferase (SGT) biến đổi thành hydroxipyruvate. Hydroxipyruvate tiếp tục bị biến đổi thành glycerate nhờ enzyme hydroxipyruvate reductase (HPR) đồng thời oxy hóa NADH thành NAD+. Glycerate được vận chuyển vào lục lạp trở lại rồi biến đổi thành 3-PGA nhờ enzyme glycerate kinase (GLYK) đồng thời biến đổi ATP thành ADP. Chất 3-PGA tiếp tục tham gia chu trình Calvin.
NH4+ sinh ra từ glycune (mục 3) sẽ vận chuyển về lục lạp rồi kết hợp với 2-oxo-glytarate biến đổi thành acid glutamic, một loại acid amine, nhờ enzyme glutamate synthase - glutamine synthetase. Axit glutamic sẽ bị phân hủy thành NH2 (NH2 tham gia vào quá trình tạo acid amine glycine ở mục 2) và 2-oxo-glytarate. 2-oxo-glytarate sẽ tiếp tục quay trở lại tạo axit glutamic.
Hô hấp sáng làm giảm sản phẩm quang hợp. Do đó, xét cả ba quá trình trong pha tối, thực vật C4 có năng suất cao nhất còn thực vật CAM có năng suất thấp nhất.
Ý nghĩa và vai trò
Về mặt năng lượng và dinh dưỡng
Về mặt năng lượng, quang tổng hợp có bản chất là quá trình hóa vật chất và năng lượng chuyển đổi quang năng thành năng lượng hóa năng và tích trữ trong các liên kết của glucose và các loại đường khác. Do đó về mặt sinh thái, thì mức năng lượng tích trữ trong sinh vật sản xuất (thực vật) là cao nhất. Đồng thời quá trình quang hợp là cửa ngõ để năng lượng được hấp thụ trong hệ sinh thái và di chuyển qua các bậc dinh dưỡng cao hơn.
Về mặt dinh dưỡng - sinh thái, quang hợp là quá trình đồng hóa tổng hợp chất hữu cơ dinh dưỡng từ các chất vô cơ cần thiết cho thực vật, thậm chí còn cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật hóa dị dưỡng ăn thực vật. Do đó, thực vật thường là sinh vật sản xuất trong chuỗi và lưới thức ăn. Nếu loại bỏ thực vật ra khỏi chuỗi thức ăn của hệ sinh thái thì có thể khiến cho các sinh vật tiêu thụ khác (trong đó có loài người) không thể tồn tại được.
Về mặt địa hóa - sinh thái, quang hợp là một nhân tố quyết định giúp thực vật có mặt trong chu trình carbon toàn cầu bằng cách hấp thụ carbon dioxide sử dụng trong quá trình tự dưỡng của mình.
Về mặt môi trường
Khí oxy được thải ra ngoài môi trường thông qua quá trình quang phân li giúp giữ vững nồng độ khí oxy trong khí quyển quanh mức 21%, một lượng đủ và cần thiết để sinh giới tồn tại và phát triển. Đồng thời trong quá trình quang hợp, thực vật còn hút khí CO2 không những tạo ra sản phẩm là tinh bột mà còn giúp điều hòa nồng độ khí CO2 trong khí quyển.
Chú thích
Liên kết ngoài
Nông học
Sinh lý học thực vật
Thực vật học
Trao đổi chất
Bài cơ bản dài trung bình
Hô hấp tế bào |
13024 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20V%C4%83n%20Tr%C3%A0 | Trần Văn Trà | Trần Văn Trà (15 tháng 9 năm 1919 – 20 tháng 4 năm 1996) tên thật là Nguyễn Chấn. Ông là Thượng tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.<ref
name="tdbkqs105">Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Trần Văn Trà (tr. 1009)</ref> Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ trung ương, Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tiểu sử
Trần Văn Trà quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi, sau vào cư ngụ tại Sài Gòn. Ông còn có bí danh là Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà. Xuất thân trong một gia đình làm nghề nông, thời trẻ học tiểu học tại Quảng Ngãi, năm 1936, ông tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế khi còn đang học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế; năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần.
Lãnh đạo quân sự Nam Bộ
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Ủy viên Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ. Khi chiến tranh Đông Dương nổ ra tại Nam Bộ, ông tham gia công tác quân sự, giữ chức Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 14, Khu trưởng Khu 8, Xứ ủy viên Nam Bộ (1946-1948); Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7 (1949-1950); Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ (1951-1954).
Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1955-1962), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn (1958), Giám đốc Học viện quân chính và Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (1961).
Từ năm 1963, ông được cử vào Nam làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1963-1967 và 1973-1975), Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1968-1972), Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền Nam.
Sau Hiệp định Paris 1973, ông làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hiệp đình chiến bốn bên ở Sài Gòn.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7.
Từ năm 1978 đến năm 1982, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Từ năm 1992 ông là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (dự khuyết khóa III, chính thức khóa IV).
Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1959, Thượng tướng năm 1974.
Phần thưởng cao quý
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công hạng nhất, hạng ba
Huân chương Chiến thắng hạng nhất
2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất
Đời tư
Ông lập gia đình với tiến sĩ sinh hóa nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Thoa, con gái luật sư Lê Đình Chi (1912 – 1949), Trưởng ban Quân pháp Nam Bộ. Sau khi nghỉ hưu, ông tập trung viết hồi ký và tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Năm 1982, ông cho in bộ sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, trong đó có ghi những nhận định chủ quan của nhiều lãnh đạo Đảng Lao động, khi đã đánh giá quá cao khả năng quân sự của mình và đánh giá quá thấp khả năng của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trước và trong dịp Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Sách mới in tập 5 (tập cuối, nhan đề Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng) thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống, nên các tập khác không được xuất bản. Mãi 10 năm sau, NXB QĐND mới in tiếp tập 1, rồi sau đó tái bản tập 5, gộp lại toàn bộ phần đã viết của cuốn hồi ký nói trên (các tập khác chưa kịp viết xong thì ông mất).
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặt tên đường
Tên ông hiện được đặt cho một con phố ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên ông cũng được đặt cho con đường chính ở khu dân cư Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ vào cuối năm 2015.
Tên ông cũng được đặt cho một con phố ở khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội vào cuối năm 2019.
Tên ông cũng được đặt cho con đường ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Đặt tên con đường nối Quách Thị Trang, Trần Nam Trung với Lý Thái Tổ ở Nhơn Trạch, Đồng nai
Tác phẩm
Không chỉ là một tướng lãnh, ông còn trước tác một số sách:
Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (gồm nhiều tập, mới in tập 5 thì bị thu hồi do quan điểm bị coi là không chính thống, nên các tập sau không được xuất bản)
Gởi người đang sống (1996)
Mùa thu lịch sử (1996)
Cảm nhận về xuân Mậu Thân (1968) (1998)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bản dịch tiếng Anh của tập 5 Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm:
VIETNAM: HISTORY OF THE BULWARK B2 THEATER, VOL 5: CONCLUDING THE 30-YEARS OF WAR
Tôi dạy nhạc cho Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
Người Quảng Ngãi
Người Sài Gòn
Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đã mất
Tư lệnh Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính ủy Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Huân chương Hồ Chí Minh
Quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam
Mất năm 1996
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1970 |
13025 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99c%20tham | Độc tham | Độc tham (zh. 獨參, ja. dokusan) là dụng ngữ Thiền, chỉ cuộc gặp riêng của người tham thiền với vị thầy trong thất của ông ta. Độc tham là một trong những yếu tố tối trọng trong việc tu thiền; nó tạo điều kiện để thiền sinh có thể trình bày những vấn đề liên hệ đến việc tu tập, để có thể trình bày sở đắc và trắc nghiệm mức độ thông đạt đạo của mình.
Nhiều Công án với nội dung là một cuộc vấn đáp phản ánh phương pháp độc tham thời xưa. Truyền thống độc tham bắt nguồn từ buổi "truyền tâm bí mật nằm ngoài giáo pháp" cho Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa) của Phật Thích-ca trên đỉnh Linh Thứu (Niêm hoa vi tiếu), được lưu truyền trong "Phật tâm tông" – một tên khác của Thiền tông – cho đến ngày nay. Trước đây thì độc tham được ứng dụng trong tất cả những hệ phái của Thiền tông nhưng trong thời nay, phương pháp này hầu như không còn tồn tại trong tông Tào Động (ja. sōtō-shū) tại Nhật mà chỉ được thực hành trong tông Lâm Tế (ja. rinzai-shū).
Vì nhiều lý do mà buổi độc tham phải được giữ bí mật:
Buổi này đòi hỏi một tâm trạng cởi mở và thành thật tuyệt đối của thiền sinh trước mặt một vị Lão sư (ja. rōshi) – một điều kiện khó thực hiện được trước mặt nhiều người khác;
Trong buổi này, thiền sinh trình bày mức độ ngộ nhập công án đang được tham quán. Nếu thiền sinh khác nghe được câu "giải đáp" này thì nó có thể là một chướng ngại cho họ trên đường tìm câu trả lời của chính mình;
Một buổi dạy riêng của vị thầy lúc nào cũng được thực hiện theo quy tắc "tuỳ cơ ứng biến" và vì thế lúc nào cũng thích hợp cho chính thiền sinh đang độc tham. Vị thầy có thể phản ứng khác biệt đối với những câu trả lời giống nhau của các thiền sinh – một yếu tố có thể làm các thiền sinh sơ cơ tán loạn.
Trong một hệ thống truyền thừa chính phái thì chỉ có người nào đã được ấn khả, đã được chính thức công nhận là Pháp tự (ja. hassu) mới được chủ trì buổi độc tham.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Triết lý Phật giáo
Thiền tông
Phật giáo Nhật Bản |
13026 | https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A1-l%E1%BB%A3i-ph%E1%BA%A5t | Xá-lợi-phất | Xá-lợi-phất (tiếng Phạn: śāriputra, tiếng Pali sāriputta; tiếng Trung: 舍利弗) cũng được gọi là Xá-lợi tử, "con trai của bà Xá-lợi (śāri)", là một nhà lãnh đạo tâm linh ở Ấn Độ cổ đại. Ông cùng Mục-kiền-liên là hai đệ tử tỳ-kheo gương mẫu nhất của Phật Thích-ca Mâu-ni và được xem là người có "đệ nhất trí tuệ" trong Tăng-già thời Phật sinh tiền. Năm sinh và năm mất của Xá-lợi-phất không được rõ, chỉ có tài liệu ghi ông mất vào tháng cuối của mùa mưa, năm 546 TCN. Trưởng lão Xá-lợi-phất xuất thân từ một gia đình Bà-la-môn, là con trưởng của một gia đình thuộc thế cấp Bà la môn giàu nhất làng Upatissa, gần Nàlanda ngày nay. Upatissa cũng là tên được đặt cho ngài khi sơ sinh. Mẹ ngài tên là Sàrì. Trong bốn người con trai, ngài được mang tên của mẹ, trong khi một người em của ngài lại có tên của cha là Vagantaputra. Tôn giả có ba em trai và ba em gái, về sau đều theo ngài xuất gia đắc quả A La Hán. Những tiểu sử của các vị này đều được tìm thấy trong "Trưởng lão tăng kệ" và "Trưởng lão ni kệ".
Ba người em trai của Tôn giả có tên tuần tự như sau: Cunda (Thuần đà), Upasena và Revata (Ly Bà Đa). Ba em gái của Tôn giả là Càlà, Upacàlà và Sìsùpacàlà. Ly Bà Đa là vị đệ tử thiền định đệ nhất của Phật. Vì ngài là con út, bà mẹ rất cưng quí không muốn cho xuất gia nên tìm cách cưới vợ cho ngài rất sớm. Vào ngày hôn lễ, không may cho hai gia đình, cậu bé tình cờ thấy bà ngoại già 120 tuổi của cô bé, và trực nhận lý vô thường, trong phút chốc cậu đâm ra chán ngấy tất cả cảnh hoa lệ giả dối của cuộc phù sinh, và muốn thoát ly bằng mọi giá. Được anh cả yểm trợ, cậu út chuồn ngã sau giữa lúc đám tiệc linh đình, và trực chỉ đi đến một ngôi tinh xá, xuống tóc xuất gia. Ít năm sau khi nhập đạo, vào một mùa an cư, trên đường đi bái yết Phật, tôn giả dừng chân ở một khu rừng cây Khadìra (cây gai) và tại đây ngài đắc quả, nên về sau ngài được hiệu là "Ly Bà Đa ở rừng gai". Ngài được Phật khen là người xuất sắc nhất trong những vị yêu thích độc cư ở núi rừng.
Em trai giữa của tôn giả là Upasena hay Vagantaputta, là vị tỳ kheo được Phật khen ngợi có hạnh hoan hỉ đệ nhất. Ngài từ trần sau khi bị rắn độc cắn, như được ghi trong một kinh của Tương ưng bộ. Người em kế ngài là Cunda (Thuần Đà) được mệnh danh là Tiểu Thuần Đa (Cula Cunda), để phân biệt với Trưởng lão Đại Thuần Đà. Khi tôn giả Xá Lợi Phất nhập diệt, chính vị này đã hầu cận ngài và mang di vật của ngài trở về thông báo với đức Phật và Thánh chúng. Ba người em gái của tôn giả cũng xuất gia sau khi đã lập gia đình, mỗi người có một người con. Những người con trai này cũng đã theo tu học với tôn giả Ly Bà Đa. Chính tôn giả Xá Lợi Phất, vào một dịp đến viếng thăm người em út của ngài lâm bệnh, đã gặp các cháu và khen ngợi hạnh kiểm tốt đẹp của họ, như được tìm thấy trong Trưởng lão tăng kệ 42, phần luận sớ.
Vốn trí tuệ thông minh xuất chúng từ trong bụng mẹ, từ khi còn bé đã có nhiều thuyết giảng, lời nói chững chạc, sâu sắc khiến nhiều người nể phục. Sau khi Đức Phật ngộ Đạo, Xá-lợi-phất cùng bạn thân là Mục-kiền-liên (sa. mahāmaudgalyāyana, pi. mahāmoggallāna) gia nhập Tăng-già và mang danh hiệu là "Trí tuệ đệ nhất". Khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục Kiền Liên chứng A La Hán, Đức Phật đã giao cho 2 vị trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn. Tôn giả mất vài tháng trước ngày Phật nhập diệt. Trong nhiều chùa, người ta thấy tranh tượng của ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên tả hữu bên cạnh tượng Đức Phật.
Ngài Xá-lợi-phất là một người đầy nghi ngờ trước khi gia nhập Tăng-già. Theo kinh sách, Tôn giả trở thành đệ tử của Đức Phật sau khi gặp Tỉ-khâu A-thuyết-thị (pi. assaji). Thấy gương mặt trang nghiêm sáng ngời, phong độ thanh thoát của A-thuyết-thị, Tôn giả liền hỏi ông ta tin tưởng nơi ai. A-thuyết-thị trả lời bằng bốn câu kệ trứ danh, sau được gọi là "Duyên khởi kệ":
Nhược pháp nhân duyên sinh
Pháp diệc nhân duyên diệt
Thị sinh diệt nhân duyên
Phật Đại sa-môn thuyết.
Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Nhân duyên sinh diệt này
Phật Đại sa-môn thuyết.
Nghe xong, Xá-lợi-phất liền ngộ được Đạo Lý Duyên Khởi, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, một trong Tứ Thánh Quả. Trực nhận ngay về lý "Có sinh thì có diệt" thuật lại cho bạn là Mục-kiền-liên rồi hai người xin Phật cho gia nhập Tăng-già, trở thành đệ tử của Phật Thích-Ca. Tôn giả Xá Lợi Phất chứng thánh quả A-la-hán 4 tuần sau khi xuất gia. Ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Phật Tổ và được Phật ca ngợi là bậc "Trí tuệ đệ nhất" trong Tăng đoàn. Ông đã nhiều lần thay mặt Phật Thích-Ca thuyết pháp cho đại chúng và đã trợ lực cho nhiều vị thánh tăng đắc chánh quả A-la-hán. Tôn giả Xá-lợi-phất là một vị Thượng Thủ Tăng Đoàn, đức hạnh và trí tuệ của Ngài phủ trùm khắp tăng đoàn thời ấy, không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật giao trọng trách quản lý tăng đoàn quan trọng cho Ngài mà không chọn những vị A La Hán khác, dù khi đó Ngài còn rất trẻ. Ngài xuất hiện rất nhiều trong hệ thống kinh Nikaya, tuy nhiên thì những bài thuyết pháp của Ngài không được ghi chép nhiều.
Chú thích
Tham khảo
Sách tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thập đại đệ tử
A-la-hán
Triết lý Phật giáo
Đại sư Phật giáo
Mất thập niên 480 TCN
Đệ tử Thích-ca Mâu-ni |
13027 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20B%E1%BB%99 | Trường Bộ | Trường bộ kinh (zh. 長部經, sa. dīrghāgama, pi. dīgha-nikāya) là bộ đầu tiên của năm Bộ kinh trong Kinh tạng Phật giáo. Các bài kinh trong bộ này tương đối dài nên được gọi là Trường Bộ Kinh.
Trường bộ kinh văn hệ Pali của Thượng toạ bộ bao gồm 34 bài kinh. Trường bộ kinh của Đại thừa được viết bằng văn hệ Sanskrit (Phạn ngữ), được dịch ra chữ Hán với tên gọi Trường a hàm kinh (sa. dīrghāgama) với 30 bài kinh. Trường bộ kinh của hai văn hệ này không giống nhau hoàn toàn, có 27 kinh là giống nhau.
Các kinh quan trọng nhất của kinh Trường bộ Pali là:
Kinh Phạm võng (sa., pi. brahmajāla, nghĩa là "tấm lưới của Phạm thiên"), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai;
Kinh Sa-môn quả (pi. sāmaññaphala), nói về giáo lý của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn;
Kinh Đại Bổn (pi. mahāpadāna), tích truyện về sáu vị Phật đã ra đời trước vị Phật lịch sử;
Kinh Đại duyên (pi. mahānidāna), luận giảng về giáo lý Duyên khởi (sa. pratītya-samutpāda);
Kinh Đại Bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna), kể lại những ngày tháng cuối cùng trước khi Phật Thích-ca nhập diệt;
Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (pi. singālovāda), đặc biệt quan trọng cho giới cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò v.v…
Trường bộ kinh
Nikàya:
Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya).
Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya).
Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya).
Tăng chi bộ kinh(Angttara-Nikàya).
Tiểu bộ kinh (Khuddaka-Nikàya).
Trường bộ kinh là bộ Kinh thứ nhất trong Hệ 5 tạng kinh Pali, Phật giáo nguyên thủy, được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1991, do Hoà thượng Thích Minh Châu phiên dịch sang tiếng Việt.
Trường bộ kinh phân ra làm 3 Phẩm (Vagga), gồm có 34 bản Kinh; vì nội dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết tập lại dưới nhan đề Trường bộ kinh.
Phẩm Giới-Uẩn
Phẩm Giới-Uẩn (Silakkhandha Vagga Pali): 13 bản Kinh giảng về các cấp giới luật: tiểu-giới dành cho mọi người; trung giới và đại giới dành cho bực tu hành cao.
01 Kinh Phạm võng (Brahmajàla Sutta) Lưới Phạm-võng bao trùm 62 kiến chấp
02 Kinh Sa-môn quả (Sàmanna-Phala Sutta) Các lợi ích thiết thực của Quả-vi Sa-môn
03 Kinh A-ma-trú (Ambbattha Sutta) Chớ hãnh diện về dòng họ và giai cấp
04 Kinh Chủng Đức (Sonadanda Sutta) Thế nào mới xứng danh là Bà-la-môn
05 Kinh Cứu-la-đàn-đầu (Kutadanta Sutta) Cách tế lễ được nhiều phước đức.
06 Kinh Ma-ha-li (Mahàli Sutta) Thắc mắc về Thiên-âm và về mạng-căn.
07 Kinh Xa-li-da (Jàliya Sutta)
08 Kinh Ca-diếp Sư tử hống (Kassapa-Sihanàda Sutta) Thiếu sót của việc tu Phạm-chí khổ hạnh quá ép xác
09 Kinh Bố-sá-ba-lâu (Potthapàda Sutta) Cách diệt tận các tư tưởng.
10 Kinh Tu-ba (Subha Sutta) Ba Thánh-uẩn: Giới, Định, Huệ.
11 Kinh Kiên-cố (Kevaddha Sutta) Ba loại Thần-thông, thắc mắc về tứ-đại.
12 Kinh Lô-già (Lohicca Sutta) Phá tà-kiến 'đừng nói pháp cho kẻ khác'.
13 Kinh Tam Minh (Tevijja Sutta) Con đường thẳng tắp đi đến cõi Trời Phạm.
Đại-Phẩm
Đại-Phẩm (Mahà Vagga Pali): 10 bản Kinh quan trọng nhất về lịch sử (như Kinh Bát-Đại Niết-bàn, Kinh Đại Bổn) và về giáo lý (như Kinh Đại Duyên, Kinh Tứ niệm xứ).
14 Kinh Đại Bổn (Mahà-Padàna Sutta) Huyền sử về đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassi)
15 Kinh Đại Duyên (Mahà-Nidàna Sutta) Pháp Duyên-Khởi
16 Kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahà-Parinibbàna Sutta) Các ngày cuối-cùng của Phật Thích-ca
17 Kinh Đại Thiện Kiến Vương (Mahà-Sudassana Sutta) Tiền thân đức Phật là vua Đại-Thiện-Kiến.
18 Kinh Xa-ni-sa (Janavasabha Sutta) Nhờ tu theo Pháp Phật được tái sinh cõi Trời
19 Kinh Đại Điên-tôn (Mahà-Govinda Sutta) So sánh lối tu lên Trời và pháp-tu giải thoát
20 Kinh Đại Hội (Mahà-Samaya Sutta) Tên chư Thiên đến hội để chiêm ngưỡng Phật
21 Kinh Đế-thích Sơ Vấn (Sakka-Tanha Sutta) Vua Trời hỏi Phật 6 câu về sân và giải thoát.
22 Kinh Đại Niệm Xứ (Mahà-Satipatthàna Sutta) Bốn phép quán-niệm: thân, thọ, tâm, pháp.
23 Kinh Tệ Túc (Pàyàsi Sutta) Phá tà-kiến chẳng có Luân-hồi, quả báo.
Phẩm Ba-lê-tử
Phẩm Ba-lê-tử (Pathika Vagga Pali) (Patikaputta, Ba-lê-tử là tên một tu sĩ ngoại đạo): 11 bản Kinh bàn về các vấn đề khác nhau như vấn đề vũ trụ thành-hoại, vấn đề bổn phận công dân trong xã hội, vấn đề tu khổ hạnh của ngoại đạo.
24 Kinh Ba-lê (Pàtika Sutta) Thần-thông và Khởi-nguyên của thế giới.
25 Kinh Ưu-đàm-bà-la Sư Tử Hống (Udumbarika-Sihanàdà Sutta) Tà giáo chẳng biết nghe lời giảng dạy như tiếng sư-tử hống của đức Phật.
26 Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (Cakkavatti Sihanàda Sutta) Vua Chuyển-Luân là bật tu hành Thánh-vương, vì trị nước theo Chánh-Pháp.
27 Kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Agganana Sutta) Thế giới: từ sơ khai đến lúc thành bốn giai cấp.
28 Kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasàdaniya - Suttanta) Lời ngưỡng mộ Thế-Tôn, bực giác ngộ vĩ đại nhất.
29 Kinh Thanh Tịnh (Pàsàdika Sutta) Khác phái loã thể, Chánh Pháp đưa tới thanh tịnh.
30 Kinh Tướng (Lakkhana Sutta) 32 tướng đại trượng phu do công đức tu đời trước.
31 Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (Singàlovàda Sutta) Lễ sáu phương và các bổn phận ở nhà, xã-hội.
32 Kinh A-sá-nang-chi (Atànàtiya Suttanta) Bản Hộ-Kinh giúp hộ vệ các Tỳ-kheo.
33 Kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta) Xếp Phật pháp ra 10 loại từ 1 pháp tới 10 pháp.
34 Kinh Thập Thượng (Dasuttara Sutta) 100 pháp xếp ra 10 loại với tiêu chuẩn Thập Thượng.
Đối chiếu tương đồng giữa Trường Bộ và Trường A-hàm
<center>
{| class="wikitable" style="text-align:center"
|-
!colspan="4" bgcolor="#FFE8E8"|Bảng đối chiếu song song
|-
!colspan="2" style="background:#e6e6aa" | Trường Bộ(Dīgha-nikāya)
!colspan="2" style="background:#ffddaa" | Trường A-hàm(Dīrgha Āgama)
|-
! STT
! Tên bài kinh
! STT
! Tên bài kinh
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 01
| Phạm võng (pi. Brahmajàla)
| 21
| Phạm động (zh. 梵動)
|-
| 02
| Sa-môn quả (pi. Sàmanna-phala)
| 27
| Sa-môn quả (zh. 沙門果)
|-
| 03
| A-ma-trú (pi. Ambbattha)
| 20
| A-ma-trú (zh. 阿摩晝)
|-
| 04
| Chủng đức (pi. Sonadanda)
| 22
| Chủng đức (zh. 種德)
|-
| 05
| Cứu-la-đàn-đầu (pi. Kutadanta)
| 23
| Cứu-la-đàn-đầu (zh. 究羅檀頭)
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 08
| Ca-diếp Sư tử hống (pi. Kassapa-sihanàda)
| 25
| Lõa hình Phạm-chí (zh. 裸形梵志經)
|-
| 09
| Bố-sá-ba-lâu (pi. Potthapàda)
| 28
| Bố-sá-ba-lâu (zh. 裸形梵志經)
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 11
| Kiên Cố (pi. Kevaddha)
| 24
| Kiên Cố (zh. 坚固)
|-
| 12
| Lô-già (pi. Lohicca)
| 29
| Lô-già (zh. 露遮)
|-
| 13
| Tam Minh (pi. Tevijja)
| 26
| Tam Minh (zh. 三明)
|-
| 14
| Đại bổn (pi. Mahà-padàna)
| 01
| Đại bổn duyên (zh. 大本緣)
|-
| 15
| Đại duyên (pi. Mahà-nidàna)
| 13
| Đại duyên phương tiện (zh. 大緣方便)
|-
| 16
| Đại Bát-niết-bàn (pi. Mahà-parinibbàna)
| 02
| Du hành (zh. 遊行)
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 18
| Xa-ni-sa (pi. Janavasabha)
| 04
| Xa-ni-sa (zh. 闍尼沙)
|-
| 19
| Đại Điền-tôn (pi. Mahà-govinda)
| 03
| Điền-tôn (zh. 典尊)
|-
| 20
| Đại hội (pi. Mahà-samaya)
| 19
| Đại hội (zh. 大會)
|-
| 21
| Đế-thích sơ vấn (pi. Sakka-tanha)
| 14
| Thích-đề Hoàn nhân vấn (zh. 釋提桓因問)
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 23
| Tệ-túc (pi. Pàyàsi)
| 07
| Tệ-túc (zh. 弊宿)
|-
| 24
| Ba-lê (pi. Pàtika)
| 15
| A-nậu-di (zh. 阿㝹夷)
|-
| 25
| Ưu-đàm-bà-la Sư tử hống (pi. Udumbarika-sihanàdà)
| 08
| Tán-đà-na (zh. 散陀那)
|-
| 26
| Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (pi. Cakkavatti-sihanàda)
| 06
| Chuyển luân Thánh vương tu hành (zh. 轉輪聖王修行)
|-
| 27
| Khởi thế nhân bổn (pi. Agganana)
| 05
| Tiểu duyên (zh. 小緣)
|-
| 28
| Tự hoan hỷ (pi. Sampasàdaniya)
| 18
| Tự hoan hỷ (zh. 自歡喜)
|-
| 29
| Thanh tịnh (pi. Pàsàdika)
| 17
| Thanh tịnh (zh. 清淨)
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 31
| Giáo thọ Thi-ca-la-việt (pi. Singàlovàda)
| 16
| Thiện sanh (zh. 善生)
|-
| style="color:blue" bgcolor="#ffccff" colspan = "4"|
|-
| 33
| Phúng tụng (pi. Sangiti)
| 09
| Chúng tập (zh. 眾集)
|-
| 34
| Thập thượng (pi. Dasuttara)
| 10
| Thập thượng (zh. 十上)
|}
</center>
Tham khảoFo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.Geschichte des Zen-Buddhismus'' II. Japan, Bern & München 1986.
Xem thêm
Trung bộ kinh (Trung a hàm)
Tiểu bộ kinh (Tạp a hàm)
Tăng nhất A-hàm
D |
13028 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ng%E1%BB%AF | Trước ngữ | Trước ngữ (zh. 著語, ja. jakugo) có thể hiểu là " lời nói đưa xen vào", chỉ một câu nói hùng dũng, một lời thốt lên hồn nhiên biểu hiện sự ngộ nhập thâm sâu yếu chỉ của một Công án hoặc các thành phần của nó.Trong những tập công án như Bích nham lục, người ta có thể tìm thấy những trước ngữ của Thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển và Viên Ngộ Khắc Cần. Những trước ngữ này chính là những lời bình xen vào giữa các công án.
Ví dụ sau được trích từ Bích nham lục, công án 4 với tên "Đức Sơn mắc áo vấn đáp":
Đức Sơn Tuyên Giám đến Quy Sơn Linh Hựu, mắc áo trên pháp đường, từ phía Đông đi qua phía Tây, từ phía Tây đi qua phía Đông, nhìn xem, nói: Không! Không! Liền đi ra.
Tuyết Đậu trước ngữ: Khám phá xong.
Viên Ngộ: Lầm! Quả nhiên! Điểm!….
Từ thời Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc đến bây giờ, các thiền sinh Nhật Bản thường phải trình bày thêm một hoặc vài trước ngữ song song với câu "Giải đáp" cho công án để minh bạch thêm sự thấu rõ xuyên suốt của mình. Các trước ngữ này thường được trình dưới dạng văn vần (thi hoá) và thiền sinh không nhất thiết là phải tự làm mà có thể trích từ các nguồn tài liệu khác, ngay cả những nguồn tài liệu văn hoá thế tục.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Triết lý Phật giáo
Thiền tông
Phật giáo Trung Quốc |
13029 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1%20t%C3%ADnh | Tự tính | Tự tính (zh. 自性, sa. svabhāva, ja. jishō) chỉ cái tính nằm sau mọi hiện tượng, cái ngã. Theo quan điểm Đại thừa, tất cả mọi sự đều không có tự tính (sa. asvabhāva), vô ngã, tức là không có một cái gì chắc thật, riêng biệt đứng đằng sau các trình hiện. Điều đó không có nghĩa sự vật không có thật, chúng hiện diện nhưng chúng chỉ là những dạng xuất hiện của tính Không, tự tính là tính Không (tự tính không 自性空, sa. svabhāva-śūnyatā). Đây là quan điểm trung tâm của tư tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā) và Trung quán (sa. madhyamaka).
Tuy nhiên, trong Thiền tông và các tông phái của Đại thừa tại Trung Quốc, danh từ "tự tính" được dùng để chỉ cho bản thể thật sự của chúng sinh, vạn vật, đồng nghĩa với Phật tính (sa. buddhatā, ja. busshō) và nên phân biệt nó với cái tiểu ngã mà Phật đã bác bỏ.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Triết lý Phật giáo
Thiền tông |
13030 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7-l%C4%83ng-nghi%C3%AAm-tam-mu%E1%BB%99i%20kinh | Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh | Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh (zh. shŏulèngyán sānmèi jīng 首楞嚴三昧經, ja. shuryōgon sanmaikyō, ko. surŭngŏm sammaegyŏng, sa. śūraṃgama-samādhi-sūtra) là một bộ kinh Đại thừa. Tên đầy đủ của kinh này là Phật nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh.
Thường hay có sự nhầm lẫn giữa kinh này với Thủ-lăng-nghiêm kinh (hay Lăng-nghiêm kinh), là một bộ kinh có nội dung hoàn toàn khác biệt với cốt lõi dựa trên Bạch Tản Cái Đà La Ni.
Từ nguyên
"Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội" là từ phiên âm từ śūraṃgamasamādhi trong tiếng Phạn. Hán dịch ý là Kiện tướng định (zh. 健相), Kiện hành định (zh. 健行), Dũng phục định (勇伏定), và Nhất thiết sự cánh định (一切事竟), chỉ một loại định (sa. samādhi) phá vỡ mọi phiền não.
Nội dung
Bộ kinh này thuộc Phật giáo Đại thừa thời kì đầu, nội dung rất tương quan với kinh Duy-ma-cật sở thuyết (sa. vimalakīrti-nirdeśa-sūtra). Tam-muội có nghĩa là thiền định, là trạng thái của tâm tập trung chuyên nhất vào một điểm (nhất tâm, sa. cittaikāgratā). Trạng thái định được đề cập trong kinh này là Thủ-lăng-nghiêm. Gọi là Kiện hành (zh. 健行) vì bất kì ai đã có được đại định này thì dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào cũng có phong cách của vị kiện tướng (sa. śūra), sẽ không gặp bất kì trở lực nào. Kinh này chắc thật có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng nay chúng ta chỉ còn có vài bản tiếng Phạn không hoàn chỉnh: hai phần trích dẫn trong Tập Bồ Tát học luận (sa. śikṣāsamuccaya) của Tịch Thiên (sa. śāntideva) và một số trang bản thảo được khám phá ở miền Tây xứ Turkestan. Bản kinh hoàn chỉnh được lưu hành hiện nay nhờ hai bản dịch: một do Cưu-ma-la-thập dịch sang tiếng Hán có lẽ vào khoảng từ năm 402–409, và một bản dịch tiếng Tây Tạng vào khoảng đầu thế kỉ thứ 9 được xem là do sự hợp tác của học giả Ấn Độ Thích-ca Quang (sa. śākyaprabha) và các nhà chú giải Trung Hoa khác. Những bản dịch này nay đã thất lạc, chúng ta chỉ còn được biết đến tên kinh. E. Lamotte đã dịch sang tiếng Pháp năm 1965, và bản này đã được Boin-Webb dịch sang tiếng Anh năm 1998. Tên gọi đầy đủ là Phật thuyết Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Liên kết ngoài
Kinh thủ lăng nghiêm - Thích Duy Lực dịch từ Hán sang Việt và lược giải - Từ Ân Thiền đường, Santa Ana Hoa Kỳ xuất bản 1990.
Một số bài viết bằng Anh ngữ và Hoa ngữ về Kinh Lăng Nghiêm
Khai Thị Về Kinh và Chú Lăng Nghiêm
Lăng Nghiêm Đại Bi thập chú
Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm
Phật nói kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Triết lý Phật giáo
Kinh văn Phật giáo Đại thừa |
13043 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%AFng-man%20kinh | Thắng-man kinh | Thắng Man kinh (zh. shèngmán jīng 勝鬘經, ja. shōmangyō, sa. śrīmālādevī-sūtra) là tên gọi ngắn của Thắng Man sư tử hống nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh (śrīmālādevī-siṃhanādavaipulyasūtra), là một bộ kinh Đại thừa, được hai vị Cao tăng Ấn Độ dịch sang Hán văn. Bản thứ nhất của Cầu-na-bạt-đà-la (zh. 求那跋陀羅, sa. guṇabhadra), được dịch đời Lưu Tống (tk. 5, ~ 435-443) dưới tên trên. Bản thứ hai được Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhruci) dịch (~ 508-535) dưới tên Thắng Man phu nhân hội, bởi vì kinh này cũng là một phần của bộ kinh Đại bảo tích, hội 48. Một bản dịch cũ của kinh nầy có tên Phu nhân kinh (zh. 夫人經).
Kinh này tương đối ngắn, bao gồm 15 phẩm. Phẩm thứ nhất nói về đức tính chân thật của Như Lai và sự việc công chúa Thắng Man được Phật thụ ký. Phẩm 2–4 nói về việc phát triển Bồ-đề tâm. Nội dung của phẩm thứ 5–15 có thể gọi chung là "nhập Như Lai tạng" nói về việc xác định rõ ràng Nhất thừa (sa. ekayāna), về Như Lai tạng (sa. tathagātagarbha), Pháp thân (sa. dharmakāya), bản tính thanh tịnh. Vì bản chất nội dung, kinh thường được bàn luận và so sánh với các kinh luận như Bảo tính luận, Nhập Lăng-già (sa. laṅkāvatāra-sūtra), Đại thừa khởi tín luận (大 乘 起 信 論)… Kinh này đã được Wayman dịch sang Anh ngữ năm 1974.
Công chúa Thắng Man, nhân vật chính trong kinh này có quan điểm rằng, Phật chỉ vì Đại thừa thuyết pháp và pháp này bao gồm tất cả ba cỗ xe (Ba thừa). Thắng Man nêu ba hạng người có thể đi trên đường Đại thừa, đó là
Hạng người thực hiện được Trí huệ vô thượng một mình;
Hạng người nhờ nghe pháp mà đạt trí huệ;
Hạng người có Tín tâm (sa. śraddhā), tin tưởng Phật pháp, mặc dù không đạt được trí huệ tột cùng.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Kinh văn Phật giáo Đại thừa |
13045 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o%20%C4%90%E1%BB%99ng%20t%C3%B4ng | Tào Động tông | Tào Động tông (zh. 曹洞宗 cáo-dòng-zōng, ja. sōtō-shū) là một trong năm tông của Thiền tông Trung Quốc, được sáng lập vào cuối nhà Đường bởi hai thầy trò Thiền sư Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch. Các giáo lý đặc trưng nhất của tông này để phân biệt với các tông phái khác có thể kể đến như Động Sơn Ngũ Vị, Thiền Mặc Chiếu. Tông này từng phát triển mạnh ở Trung Quốc và được truyền bá sang một số quốc gia như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Cùng với tông Lâm Tế, tông Tào Động là một trong hai phái của Thiền tông còn tồn tại cho tới ngày hôm nay.
Lịch sử
Sơ khai
Tông này được sáng lập vào khoảng giữa cuối thời Đường bởi Thiền sư Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch. Động Sơn từng tu học và đắc pháp với Thiền sư Vân Nham Đàm Thịnh. Sau, sư đến hoằng pháp tại Động Sơn Phổ Lợi Thiền Tự ở Giang Tây và xiển dương tông phong mạnh mẽ, sáng lập giáo lý Động Sơn Ngũ Vị để tiếp dẫn người học. Động Sơn có nhiều đệ tử nối pháp, nổi tiếng nhất là Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch ౼ người kế thừa và hoàn thiện giáo lý Động Sơn Ngũ Vị, làm chổ dựa vững chắc cho tư tưởng của Tông Tào Động.
Theo các học giả Phật giáo, tên gọi "Tào Động" có lẽ được ghép từ chữ đầu trong pháp danh của hai vị Thiền sư sáng lập là Động Sơn và Tào Sơn, và ban đầu được gọi là "Động Tào tông". Nhưng sau này do âm vận nghe trắc trở hay vì một lý do khác, đã được gọi ngược lại là "Tào Động". Tuy nhiên, một số học giả khác cho rằng, chữ "Tào" có lẽ liên quan đến ngọn núi Tào Khê hơn, nơi Lục Tổ Huệ Năng từng hoằng pháp.
Trong số các đệ tử nối pháp của Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch, nổi bật nhất phải kể đến là Thiền sư Tào Sơn Huệ Hà ౼ tác giả cuốn Ngũ Vị Hiển Quyết và là người có công lớn trong việc phổ biến tư tưởng của tông Tào Động. Tuy nhiên, pháp hệ của Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch chỉ truyền được 5 đời rồi bị thất truyền. Pháp mạch của tông Tào Động nhờ các thế hệ đệ tử của Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng - đệ tử đắc pháp khác của Thiền sư Động Sơn Lương Giới duy trì mà không bị thất truyền. Nên bên cạnh việc gọi tên tông phái mình là "Tào Động tông" ra, các Thiền sư thuộc pháp hệ của Vân Cư cũng gọi tông mình là "Động tông", " Động thượng chính tông" để phân biệt với phái của Tào Sơn.
Sao khi Vân Cư thị tịch, đệ tử là Thiền sư Đồng An Đạo Phi kế tiếp tổ thống. Sau, Đạo Phi truyền pháp lại cho pháp tử là Thiền sư Đồng An Quán Chí và Quán Chí truyền pháp lại cho đệ tử là Lương Sơn Duyên Quán. Cũng giống tông Lâm Tế, các vị tổ đời đầu của tông Tào Động kể trên khá mờ nhạt và không có nhiều ảnh hưởng trong nội bộ Thiền tông.
Thời kỳ nhà Tống
Vào thế kỷ 11, Tào Động tông gần như bị thất truyền khi vị tổ đời thứ 6 là Thái Dương Cảnh Huyền không có người thừa kế. Để đối phó với vấn đề này, sư đã đem cà sa, giày cỏ của mình làm tín vật cùng tâm yếu trao lại cho Phù Sơn Pháp Viễn (đệ tử cũ của Thái Dương, sau nối pháp Lâm Tế tông) tìm giúp người thừa kế tông môn. Sau này, Thiền sư Đầu Tử Nghĩa Thanh đến tham học với Pháp Viễn và được Pháp Viễn truyền lại tâm yếu của Tào Động tông cùng với di vật của Thái Dương. Nghĩa Thanh được coi là người kế thừa chính thức của Thái Dương qua hình thức "đại phó".
Đến đời của Thiền sư Phù Dung Đạo Khải ౼ Tổ thứ 8, Tông Tào Động bắt đầu phát triển mạnh. Đạo Khải đã xây dựng nhiều Thiền viện, phổ biến các lối tu và sinh hoạt riêng cho tông Tào Động. Nhờ vậy, tông này chính thức trở nên độc lập và có chổ đứng, gây ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc.
Đặc biệt, pháp tôn của Phù Dung là Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác và Chân Yết Thanh Liễu đã sáng tạo ra phương pháp Thiền Mặc Chiếu ౼ dựa trên cơ sở giáo lý của các vị tổ sư đi trước như Tham Đồng Khế, Bảo Cảnh Tam Muội Ca, Động Sơn Ngũ Vị ౼ để đối lại khuynh hướng đề xướng tông phái trong nội bộ Thiền Tông. Khi mới ra đời, nó bị phản ứng khá gay gắt, nhất là từ phía của Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo ౼ người cực lực đề xướng Thiền công án, thoại đầu. Để phản bác lại chỉ trích của Đại Huệ, Hoằng Trí soạn "Mặc Chiếu Minh", Chân Yết viết "Tín Tâm Niêm Cổ". Thông qua tài năng biện luận của mình, Hoằng Trí đã khiến cho giới Thiền tông đương thời phải công nhận Mặc Chiếu là một pháp tu chính thống của tông Tào Động. Phương pháp Mặc Chiếu này được truyền qua Nhật Bản bởi Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền và vẫn còn phát triển cho tới ngày nay dưới tên gọi "Chỉ quán đả tọa" (ja. Shikantaza).
Thời kỳ nhà Nguyên
Đến thời Nguyên, Tông Tào Động cũng phát triển và có ảnh hưởng. Nhiều vị Thiền sư trong tông này rất được các vua nhà Nguyên ủng hộ và thường mời họ vào cung thuyết pháp hỏi đạo. Nổi bật nhất trong thời gian này là Thiền sư Vạn Tùng Hành Tú ౼ tác giả của hai tác phẩm Thiền là Thung Dung Lục và Thỉnh Ích Lục. Vạn Tùng cũng có đệ tử cư sĩ nổi tiếng là Gia Luật Sở Tài ౼ một chính khách quan trọng của triều đình nhà Nguyên. Sau Vạn Tùng, tông Tào Động tiếp tục phát triển dưới thời của Thiền sư Tuyết Đình Phúc Dụ và Lâm Tuyền Tùng Luân (tác giả của Không Cốc Tập và Hư Đường Tập), họ có công lao rất lớn trong việc bảo vệ Phật giáo. Năm 1255, Khâu Xử Cơ và Lý Chí Thường thuộc phái Toàn Chân Giáo ౼ Đạo giáo ra sức bành trướng ảnh hưởng, họ thường đi phá chiếm các chùa Phật, hủy hoại Khổng miếu. Thiền sư Tuyết Đình Phúc Dụ bèn dâng sớ lên Nguyên Hiến Tông vạch tội họ. Vua bèn cho Tuyết Đình và Lý Chí Thường vào trong cung cùng tranh luận lý lẽ với nhau, cuối cùng Lý Chí Thường thua và buộc phải ngừng các hành vi phá hoại Phật Giáo, Nho Giáo của họ. Tuyết Đình cũng được Hốt Tất Liệt rất kính trọng và từng mời sư vào cung thuyết pháp và phong cho sư làm giáo chủ của cả hai tôn giáo lớn ở Trung Quốc lúc bấy giờ là Đạo Giáo và Phật Giáo.
Thời kỳ nhà Minh - Thanh
Đến thời Minh, Thiền tông nói riêng và Phật giáo Trung Quốc nói chung bị hạn chế phát triển do sự kiểm soát gắt gao của nhà Minh đối với Phật Giáo. Bên cạnh đó, Thiền tông cũng bị suy yếu và bị lai tạp với Tịnh Độ tông qua xu hướng Thiền -Tịnh song tu. Để vực dậy tông Tào Động, các vị Thiền sư tông này như Trạm Nhiên Viên Trừng, Thụy Bạch Minh Tuyết,... thì khôi phục lại các phương pháp độ chúng của tổ sư, còn phía phái của Thiền sư Vô Minh Tuệ Kinh, Bác Sơn Nguyên Lai, Hối Đài Nguyên Cảnh,... thì nỗ lực trong việc hoằng pháp, xây cất chùa chiền để phát triển tông phái. Điển hình là Thiền sư Vĩnh Giác Nguyên Hiền đã biên soạn bộ Động Thượng Cổ Triệt để giải thích các tư tưởng đặc trưng của tông Tào Động.
Từ cuối thời Minh cho đến đầu thời Thanh cũng diễn ra các cuộc tranh luận sôi nổi, có lúc cũng rất kịch liệt và gay gắt giữa các vị Thiền sư Lâm Tế và Tào Động liên quan tới các vấn đề như lịch sử, pháp hệ của Thiền Tông hay về đường lối thực hành Thiền Tông.
Thời kỳ cận - hiện đại
Cận đại, cao tăng Trung Quốc là Thiền sư Hư Vân là người có công lao to lớn trong việc khôi phục lại Thiền tông nói chung và Tào Động tông nói riêng. Sư thuộc đời thứ 47 của tông Tào Động, là đệ tử của Thiền sư Diệu Liên tại núi Cổ Sơn, Phúc Kiến ౼ nơi đây vốn là tổ đình của dòng Cổ Sơn do Thiền sư Vĩnh Giác Nguyên Hiền sáng lập vào cuối thời nhà Minh. Sư đã trùng tu và hoằng pháp tại các tổ đình Tào Động như Dũng Tuyền Thiền Tự ở Cổ Sơn, Phúc Kiến và Chân Như Thiền Tự ở núi Vân Cư, tỉnh Giang Tây (đạo tràng do Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng đời nhà Đường sáng lập).
Người Trung Quốc truyền bá Tào Động sang phương tây nổi tiếng nhất là Thiền sư Thánh Nghiêm (zh. Shengyen) ౼ pháp tôn của Thiền sư Hư Vân.
Ảnh hưởng
Triều Tiên
Tông chỉ của Tông Tào Động được truyền vào Triều Tiên đầu tiên vào cuối thời đại Tân La. Năm 894 triều Đường, tăng sĩ Triều Tiên là Lợi Nghiêm (zh: 利嚴; ko: iǒm) hành cước sang Trung Quốc. Sư tham học với Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng rồi ngộ đạo và được ấn khả. Sau khi trở về nước vào năm 911, sư theo sắc lệnh của vua Thái Tổ Cao Ly sáng lập Quảng Chiếu Tự tại Tu Di Sơn. Tại đây, sư tích cực truyền bá Thiền Tông và đào tạo ra nhiều vị đệ tử Thiền sư nổi tiếng như: Xử Quang, Đạo Nhẫn. sư là một trong chín vị Thiền sư bản địa đầu tiên sang Trung Quốc du học và truyền bá Thiền Tông vào Triều Tiên, phái thiền Tu Di Sơn của sư là một trong chín phái Thiền (zh: 九山禪, Cửu Sơn Thiền) đại diện cho Thiền Tông Triều Tiên đương thời.
Đến thời Minh, tông này một lần nữa được truyền sang Triều Tiên.
Nhật Bản
Lịch sử
Tông Tào Động được truyền vào Nhật Bản lần đầu tiên bởi Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền trong khoảng thế kỷ XIII. Vào năm 1223, sư sang Trung Quốc học Thiền tại Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự ở Ninh Ba, Triết Giang và đại ngộ, nối pháp của Thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh. Năm 1227, sư trở lại Nhật Bản, sáng lập Vĩnh Bình Tự và bắt đầu xiển dương tông phong của mình.
Ngoài Đạo Nguyên, vào thế kỷ XIV, tông Tào Động cũng được tiếp tục truyền sang Nhật qua một số vị Thiền sư thuộc phái Hoằng Trí. Ví dụ như Thiền sư Đông Minh Huệ Nhật (Đông Minh phái) sang Nhật vào năm 1309 và kế đến là Thiền sư Đông Lăng Vĩnh Dư (Đông Lăng phái) vào năm 1351. Thiền sư Đông Minh từng trụ trì tại ngôi đại danh sát Viên Giác Tự (ja: Enkaku-ji) ở Liêm Thương (ja: Kamakura) còn Thiền sư Đông Lăng cũng từng trú trì tại một số đại danh sát như Thiên Long Tự (ja: Tenryū-ji), Nam Thiền Tự (ja: Nanzen-ji), Kiến Trường Tự (ja: Kenchō-ji) và Viên Giác Tự (ja: Enkaku-ji). Cả hai vị này đều nương nhờ vào các Thiền viện của Lâm Tế Tông để cử xướng Thiền phong Phái Hoằng Trí thuộc Tào Động Tông, tuy nhiên pháp hệ của họ sau đó bị thất truyền.
Đến cuối thời Minh, tông Tào Động cũng được Thiền sư Tâm Việt Hưng Thù ౼ phái Thọ Xương truyền bá sang Nhật vào năm 1677, nhưng cũng không tồn tại được lâu và bị thất truyền.
Dòng truyền Tông Tào Động còn tồn tại đến ngày nay tại Nhật Bản là của Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền ౼ nhân vật có ảnh hưởng nhất và là người truyền bá dòng Thiền này thành công nhất. Với phong cách dản dị, bình dân, lối Thiền này đã tạo ra sức hút với các tầng lớp bình dân và gây tiếng vang lớn trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, Đạo Nguyên phê phán kịch liệt việc phân chia Thiền tông thành Ngũ Gia Thất Tông và rất kỵ trong việc gọi tông chỉ của mình là Thiền tông hay Tào Động tông nên ban đầu dòng truyền này được gọi là Chính Pháp Tông hay Đạo Nguyên Tông.
Sau khi Đạo Nguyên thị tich, môn đệ là Cô Vân Hoài Trang kế thừa trụ trì chùa Vĩnh Bình và trở thành tổ thứ 2 của tông này. Cô Vân có công lớn trong việc biên soạn và lưu truyền các tác phẩm Thiền của Đạo Nguyên. Sau khi Cô Vân thị tịch, trong nội bộ đã diễn ra một cuộc tranh cãi kịch liệt giữa 4 đệ tử nối pháp của Thiền sư Cô Vân Hoài Trang là Triệt Thông Nghĩa Giới, Tịch Viên, Nghĩa Diễn và Nghĩa Doãn với tiêu đề là Tam Đại Tương Luận (zh: 三代相論, ja: Sandai sōron), tức là sự khác biệt về thế hệ thứ 3. Bởi vì, trước khi Thiền sư Cô Vân Hoài Trang thị tịch, sư không nêu tên một người kế vị trụ trì chùa Vĩnh Bình rõ ràng và cả 4 đệ tử này của Thiền sư Hoài Trang đều tuyên bố vai trò của mình đối việc trụ trì chùa Vĩnh Bình. Câu chuyện bắt đầu tệ hơn sau khi Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới lên làm trụ trì chùa Vĩnh Bình, sư đã thay đổi quy củ, kiến trúc chùa theo hướng dung hợp các yếu tố Mật Giáo, sinh hoạt mang tính nghi lễ rườm rà ౼ mà vốn được coi là trái với chủ trương của Đạo Nguyên nên bị các đồng môn khác lên án. Sau đó, các Thiền sư Tịch Viên, Nghĩa Doãn, Triệt Thông Nghĩa Giới rời khỏi chùa Vĩnh Bình, Thiền sư Nghĩa Diễn được đại chúng chùa Vĩnh Bình suy tôn lên làm trụ trì.
Sau khi rời chùa Vĩnh Bình, Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới đến trụ trì tại chùa Đại Thừa (ja: Daitokuji) và tiếp tục hiện thực hóa các ý tưởng mới về kiến trúc, quy củ sinh hoạt của mình. Sau đó, Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới thị tịch, đệ tử nối pháp là Oánh Sơn Thiện Cẩn tiếp tục phát huy và triệt để hóa các ý tưởng của thầy. Dưới sự hoằng pháp của Thiền sư Oánh Sơn, Tông Tào Động phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng thu hút được nhiều tín đồ tu học. Sư ra sức chỉnh đốn thanh quy và đào tạo đồ chúng, xây dựng ngôi đại Thiền tự Tổng Trì (ja: Soji-ji) và đưa Tông Tào Động tiến xa trong xã hội Nhật Bản. Với công lao này, thầy của sư là Triệt Thông Nghĩa Giới được hậu thế tôn làm tổ thứ 3 của Tông Tào Động và sư là tổ thứ 4. Sư được hậu thế tôn kính gọi là Đại Tổ (zh. 大祖, ja. daiso) và có tầm ảnh hưởng ngang hàng với Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (Cao Tổ, zh: 高祖). Dưới Oánh Sơn Thiện Cẩn có nhiều vị đệ tử đắc pháp xuất sắc như Minh Phong Tố Triết, Nga Sơn Thiều Thạc... Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc có 21 vị đệ tử nối pháp anh tài làm trụ cột phát triển cho tông Tào Động lan rộng ảnh hưởng khắp xã hội Nhật Bản, sư cũng là người đã đưa giáo lý quan trọng của tông Tào Động là Động Sơn Ngũ vị vào việc giảng dạy, tu học.
Như vậy, Tông Tào Động Nhật Bản dòng pháp Đạo Nguyên Hi Huyền có hai hệ phái chính là:
Dòng pháp của Triệt Thông Nghĩa Giới và Oánh Sơn Thiện Cẩn lấy Tổng Trì Tự (ja: Soij-ji) làm tổ đình chính. Mục tiêu chính là truyền bá và mở rộng giáo đoàn, lan rộng ảnh hưởng trong quần chúng, nên trong hoạt động tu tập có phần khác biệt so với tư tưởng của Đạo Nguyên như dung nhập hình thức tham công án, nặng về nghi lễ Mật giáo như trì chú, tụng kinh...
Dòng pháp của Thiền sư Tịch Viên và Nghĩa Vân lấy Vĩnh Bình Tự (ja: Eihei-ji) làm tổ đình chính và nối tiếp sự truyền thừa (do Thiền sư Nghĩa Diễn không có người thừa kế nên Thiền sư Nghĩa Vân đến giúp sức hoằng hóa rồi thủ trì truyền thừa). Với chủ trương duy trì lối tu Thiền giản dị, thuần túy, nguyên thủy như thời của Thiền sư Đạo Nguyên còn sống.
Cả hai ngôi tổ đình sau này đều được xếp ngang hàng nhau và được Thiên Hoàng công nhận là Lưỡng Đại Bản Sơn của tông Tào Động Nhật Bản. Năm 1895, trưởng môn của hai phái Tổng Trì và Vĩnh Bình đã thảo luận về các bất đồng từ xưa và đưa ra các thỏa thuận chung vì mục tiêu hoằng pháp.
Vào thời kỳ Edo đã diễn ra sự cải cách và trùng hưng trong nội bộ Tông Tào Động Nhật Bản với đặc trưng là khôi phục lại các tác phẩm và giá trị Thiền học của Thiền sư Đạo Nguyên thông qua hoạt động của một số Thiền sư như Menzan Zuihō (1683–1769), Gentō Sokuchū (1729–1807),...
Theo thống kê Bộ Văn hóa Nhật Bản vào năm 1998, tông Tào Động là tông phái Phật giáo lớn nhất tại Nhật bản với 3 hệ phái chính, gần 15,000 ngôi chùa (trong đó khoảng 13.850 ngôi chùa thuộc Tổng Trì Tự và còn lại là thuộc Vĩnh Bình Tự), khoảng 8 triệu tín đồ trên khắp Nhật Bản và nhiều trường đại học trực thuộc như Đại học Komazawa, Đại học Aichi Gakuin...
Tào Động tông Nhật Bản được truyền sang phương tây với tên gọi phổ biến là "Soto Zen" vào giữa sau thế kỷ 20 đầu tiên bởi Thiền sư Taisen Deshimaru (đệ tử Thiền sư Kodo Sawaki), sư xây dựng cơ sở hoằng pháp Tào Động ở nước Pháp và lan rộng ra nhiều nước phương Tây, đến nay vẫn còn phát triển. Nó cũng được truyền bá sang Mỹ với các vị Thiền sư như Shunryū Suzuki, Taizan Maezumi. Các phong trào tu Thiền, các Thiền đường Tào Động ở phương tây do các sư gốc Nhật hay các vị sư phương tây truyền bá ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều người Phương tây.
Tu tập
Từ lúc sáng lập tông phái cho đến nay, các chùa của tông Tào Động Nhật Bản vẫn duy trì việc thực hành Chỉ quán đả tọa. Phương pháp Thiền này do Thiền sư Đạo Nguyên kế thừa từ pháp Thiền Mặc Chiếu của Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác và được Thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh trực tiếp chỉ dạy và đốn ngộ yếu chỉ. Sau này sư về Nhật và tích cực truyền bá nó một cách rộng rãi. Đạo Nguyên cũng mô tả đường lối thực hành rất chi tiết trong bộ Chính Pháp Nhãn Tạng (ja: Shobo Genzo) và Tọa Thiền Dụng Tâm Ký.
Pháp tham công án cũng được coi trọng và ứng dụng vào tu tập trong tông Tào Động Nhật Bản bắt đầu thời của Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới và Oánh Sơn Thiện Cẩn trở. Cho tới thời cận đại, hình thức "độc tham" ౼ tức là một đệ tử vào thất gặp riêng thầy để trình kiến giải tu hành, vấn đáp Phật Pháp vẫn được duy trì, trong khi tại tông Lâm Tế Nhật hình thức này đã bị phai mờ từ sau thời Minh Trị. Ngoài ra, trong các buổi thời khóa hàng ngày trong các tự viện Tào Động Nhật Bản cũng có tụng kinh và trì chú.
Tại Việt Nam
Tại miền Bắc
Vào thế kỷ thứ 17, Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (zh: 通覺水月) sang Trung Quốc tham học với Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo(zh: 一 句 知 教) thuộc đời thứ 30 tông Tào Động ở Nhân Vương Hộ Quốc Thiền Tự, núi Phụng Hoàng, Hồ Châu và ngộ đạo. Sau khi đắc pháp, sư bèn trở về Việt Nam truyền bá Phật pháp. Sư từng giáo hóa khắp Miền Bắc khiến giáo pháp được phát triển rực rỡ một thời. Sư được các môn đệ tôn xưng là Sơ tổ của tông Tào Động tại việt nam. Sau khi sư viên tịch, pháp mạch được đệ tử là Thiền sư Chân Dung Tông Diễn kế thừa. Thiền sư Tông Diễn đã kế thừa và phát huy tông Tào Động một cách tốt đẹp. Sư nổi danh trong lịch sử với kỳ tích giúp phật giáo bấy giờ thoát nạn bị diệt vong khi vua Lê Hi Tông ra lệnh phá bỏ chùa chiền, đuổi hết tăng ni về núi ở. Sư đã khuyên vua, giúp vua sám hối sai lầm và bãi bỏ lệnh cấm của mình. Thiền sư Tông Diễn được vua kính trọng phong hiệu là Đại Tuệ Quốc sư, Nhục Thân Bồ Tát Đại Thừa và mời giảng pháp trong cung.
Kế thừa truyền thống tu hành của Thiền Tông, các Thiền sư thiền phái này ban đầu cũng chú trọng hướng dẫn người học tham Thiền, tọa Thiền để minh tâm kiến tính, liễu thoát sinh tử. Điển hình như Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đã khái quát tư tưởng Thiền qua các tác phẩm là Bát Nhã Trực chỉ và Đề Cương Pháp Hoa. Còn như Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng (Khoan Dực Phổ Chiếu) trong bài pháp của mình thì có xu hướng hòa nhập giữa Thiền tông và Tịnh độ, sư vừa khuyên người tu học Thiền vừa khuyên niệm Phật để cầu sinh Tịnh Độ.
Các đời truyền thừa của Tông Tào Động đều sản sinh ra những vị Thiền sư, đại sư xuất sắc trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nhiều vị được phong làm Quốc sư, Tăng Cương, Tăng Thống lãnh đạo Phật giáo. Thời cận đại, Hòa Thượng Thiền gia Pháp Chủ Thích Mật Ứng và Hòa Thượng Đệ Nhất Pháp Chủ GHPGVN Thích Đức Nhuận là những thế hệ đã làm rạng danh Phật giáo trong lòng dân tộc Việt Nam qua tư tưởng cứu nước, cứu đời, lợi ích an dân, phật giáo nhập thế.
Tổ đình chính của tông Tào Động ở miền Bắc Việt Nam có thể kể đến là chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn, Hải Dương (nơi Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt từng khai hóa và trụ trì), chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Ba Đình, Hà Nội là nơi lưu dấu chân hoằng pháp của Thiền sư Chân Dung Tông Diễn.
Tại miền Trung
Vào cuối thế kỷ 17, sau nhiều lần được các chúa Nguyễn mời thỉnh sang Đại Việt hoằng pháp, đến năm 1694 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu thì Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán mới sang Đại Việt. Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán là cao tăng Thiền Tông thuộc phái Thọ Xương, tông Tào Động. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Giác Lãng Đạo Thịnh nổi tiếng trong giới Thiền Tông Trung Quốc. Sau khi sang Đại Việt, sư nỗ lực lan rộng tinh thần giới luật cho tăng sĩ Việt Nam thông qua đàn truyền giới; các chúa Nguyễn, hàng vương cung, quý tộc cũng tôn kính và theo sư quy y, thọ giới, học đạo. Đương thời, trong Phật giáo Việt Nam tồn tại nhiều tệ nạn, thấy những điều không tốt như thế, sư tích cực lên án và cố gắng để thanh tịnh hóa tăng đoàn, ngoài ra sư cũng giới thiệu và truyền bá pháp môn Thiền Thoại Đầu đến quần chúng. Tuy nhiên, sư chỉ giáo hóa một thời gian ngắn rồi trở về cố quốc, vì thế tông Tào Động trong miền nam không phát triển và không có ảnh hưởng gì lớn sau đó.
Kết luận
Tông Tào Động và Tông Lâm Tế chỉ truyền vào Việt Nam hưng thịnh được hơn 100 năm rồi bắt đầu biến thái và suy tàn. Tâm ấn chỉ truyền được vài ba thế hệ đầu với những vị Thiền sư chân tu thật ngộ và sau đó bị thất truyền và chỉ còn là giả danh, không có thực tu. Nếu trước kia, trong truyền thống Thiền Tông, chỉ có người đã triệt ngộ Thiền mới được ấn khả và được nối pháp. Nhưng sau này, có những vị sư tu Thiền chưa ngộ hoặc không tu Thiền mà chỉ là xuất gia với một vị thầy thuộc tông phái cũng được nối pháp đời thứ mấy, rồi trong phổ hệ hoặc khi mất thì long vị ghi là: "Động thượng chính tông tứ thập... thế..." . Chính những điều này làm cho truyền thống thực tu thực ngộ và sự truyền thừa của Thiền Tông bị phá hoại ở Trung Quốc từ cuối thời nhà Minh và tệ nạn này cũng ảnh hưởng tới Việt Nam. Hầu như những vị tăng, ni nhận mình thuộc tông Tào Động ở Việt Nam ngày nay đa số đều tu theo các pháp môn như Tịnh Độ tông, Luật tông, Mật tông và họ hầu như không biết gì về lối tu của Thiền Tông.
Đặc điểm
Khác với phong cách đánh hét táo bạo của tông Lâm Tế, thiền phong của tông Tào Động có phong thái nhẹ nhàng và chậm chạp hơn, thường lấy đối đáp để đưa đến chổ ngộ nhập, hoặc thầy gọi trò vào thất kín riêng truyền thụ tông chỉ. Người ta thường dùng câu "Lâm Tế tướng quân, Tào Động nông dân" để nói về đặc điểm của tông Lâm Tế và Tào Động. Còn trong Nhân Thiên Nhãn Mục thì dùng câu "Tào Động tế mật" để mô tả, ý nói Thiền phong vừa bí ẩn lại vi tế. Hoặc trong Pháp Nhãn Thiền sư Thập quy Tụng nói: "Tào Động là xướng họa làm dụng", tức là cơ phong một hỏi một đáp, miên mật qua lại không gián đoạn.
Trong quá trình truyền bá và phát triển tại Nhật Bản, tông này đã sinh ra thêm những đặc điểm, tính chất sau:
Tìm ra một cách sâu sắc rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính bình đẳng thanh tịnh như chư Phật và đều có thể đạt được bản tâm thanh tịnh ấy.
Nhờ công phu tọa Thiền quán chiếu ánh sáng trí tuệ của Phật tính sẽ được phát khởi.
Hành giả dung nhập Thiền lý và công phu là một.
Hành trì nghiêm mật là tôn chỉ được cụ thể hóa trong sinh hoạt hằng ngày.
Luôn giữ vững một lập trường phật pháp đúng đắn, không sa vào con đường tiêu cực, ti tiện.
Xả bỏ chấp ngã, ham cầu. Lấy ý chí cầu đạo giải thoát làm trọng.
Xa lánh không thân cận nơi quyền quý, giàu sang. Sống một cuộc đời chân thật chất phác.
Lấy tín tâm làm trọng, thực hành với thái độ vô sở cầu, vô sở đắc.
Tu với chứng ngộ là một, không hai không khác (Tu chứng nhất như). Sau khi đã ngộ vẫn tiếp tục tu hành (Hậu ngộ tu hành).
Bất cứ lúc nào cũng truyền pháp chính yếu của chư Phật. Giúp người thoát khỏi đau khổ, trầm luân.
Tọa Thiền với tâm tinh tấn, nỗ lực công phu. Ngồi Thiền mà không cần chủ đề, phương thức.
Hàng ngày thực hành công phu là chân thật báo ơn tổ Phật.
Thiền lý
Tông chỉ của tông Tào Động đã được vị thủy tổ là Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên khái quát trong tác phẩm Tham Đồng Khế và qua tác phẩm Bảo Cảnh Tam Muội Ca mà Thiền sư Vân Nham truyền cho Thiền sư Động Sơn. Đến thời khai tổ Động Sơn đã hình thành thuyết Ngũ Vị Chính Thiên, Ngũ vị Hiển Quyết dùng để tiếp dẫn hậu học, nêu lên cơ phong của tông phái. Sau này, đệ tử là Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch đã sáng tạo thêm thuyết Ngũ vị Quân Thần để làm rõ thuyết Ngũ Vị của thầy. Trong những giáo lý kể trên, phổ biến nhất trong giới Phật Giáo và Thiền Tông vẫn là thuyết Động Sơn Ngũ Vị (Ngũ Vị Chính Thiên) của Thiền sư Động Sơn.
Đến đời Tống, Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác đề xướng "Thiền Mặc Chiếu", chủ trương ngồi Thiền lặng lẽ soi sáng tự tâm nhằm đạt đến chổ khế hợp với tự tính. Phương pháp này truyền qua Nhật Bản bởi Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền và vẫn còn phát triển cho tới ngày nay dưới tên gọi "Chỉ quán đả tọa" (ja. Shikantaza).
Tham Đồng Khế
Bảo Cảnh Tam Muội Ca
Động Sơn Ngũ Vị
Xem: Động Sơn Ngũ Vị
Thiền Mặc Chiếu
Xem: Thiền Mặc Chiếu
Truyền thừa
Tại Trung Quốc
1/ Thiền sư Động Sơn Lương Giới (zh: 洞山良价, 807-869)
2/ Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch (zh: 曹山本寂, 840-901)
3/ Thiền sư Tào Sơn Huệ Hà
4/ Thiền sư Lộc Môn Xử Chân
3/ Thiền sư Việt Châu Kiều Phong
2/ Thiền sư Long Nha Cư Độn
2/ Thiền sư Khuôn Nhân Sơ Sơn (zh: 疎山匡仁, 837-909)
2/ Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng (zh: 雲居道膺, ?-902)
3/ Thiền sư Đồng An Đạo Phi (zh: 同安道丕)
4/ Thiền sư Đồng An Quán Chí (zh: 同安觀志)
5/ Thiền sư Lương Sơn Duyên Quán (zh: 梁山緣觀)
6/ Thiền sư Thái Dương Cảnh Huyền (zh: 大陽警玄, 943-1027)
7/ Thiền sư Đầu Tử Nghĩa Thanh (zh: 投子義青, 1032-1083)
8/ Thiền sư Phù Dung Đạo Khải (zh: 芙蓉道楷, 1043-1118)
9/ Thiền sư Đan Hà Tử Thuần (zh: 丹霞子淳, 1064-1117)
10/ Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác (zh: 宏智正覺, 1091-1157) -> Tổ sáng lập phái Hoằng Trí.
11/ Thiền sư Tự Đắc Huệ Huy (zh: 自得慧暉, 1097-1183)
12/ Thiền sư Minh Cực Huệ Tộ
13/ Thiền sư Đông Cốc Minh Quang
14/ Thiền sư Trực Ông Đức Cử
15/ Thiền sư Đông Minh Huệ Nhật -> Tổ sáng lập phái Đông Minh tại Nhật Bản.
15/ Thiền sư Vân Ngoại Vân Tụ
16/ Thiền sư Vô Ấn Đại Chứng
16/ Thiền sư Đông Lăng Vĩnh Dư -> Tổ sáng lập phái Đông Lăng tại Nhật Bản.
10/ Thiền sư Chân Yết Thanh Liễu (zh: 真歇清了, 1090-1151)
11/ Thiền sư Thiên Đồng Tông Giác (zh: 天童宗珏, 1091-1162)
12/ Thiền sư Tuyết Đậu Trí Giám (zh: 雪竇智鑑, 1105-1192)
13/ Thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh (zh: 天童如淨, 1162-1228)
14/ Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (zh: 道元希玄, 1200-1253) -> Truyền Tào Động Tông sang Nhật Bản.
9/ Thiền sư Lộc Môn Tự Giác (zh: 鹿門自覺, ? - 1117)
10) Thiền sư Phổ Chiếu Nhất Biện (zh: 普照一辯, 1081-1149)
11) Thiền sư Đại Minh Tăng Bảo (zh: 靈巖僧寶, 1114-1171)
12) Thiền sư Vương Sơn Tăng Thế (zh: 玉山師體, ?-?)
13) Thiền sư Tuyết Nham Như Mãn (zh: 雪巖慧滿, ?-1206)
14) Thiền sư Vạn Tùng Hành Tú (zh: 萬松行秀, 1166-1246)
15) Thiền sư Tuyết Đình Phúc Dụ (zh: 雪庭福裕, 1203-1275)
16) Thiền sư Linh Ẩn Văn Thái (zh: 靈隱文泰, ?-1289)
17) Thiền sư Hoàn Nguyên Phúc Ngộ (zh: 還源福遇, 1245-1313)
18) Thiền sư Thuần Chuyết Văn Tài (zh: 淳拙文才, 1273-1352)
19) Thiền sư Tùng Đình Tử Nghiêm (zh: 松庭子嚴, 1323-1392)
20) Thiền sư Ngưng Nhiên Liễu Cải (zh: 凝然了改, 1335-1421)
21) Thiền sư Diện Tông Bản -> Truyền Tào Động Tông sang Hàn Quốc.
21) Thiền sư Câu Không Khế Bân (zh: 俱空契斌, 1383-1452)
22) Thiền sư Vô Phương Khả Tùng (zh: 無方可從, 1420-1483)
23) Thiền sư Nguyệt Chu Văn Tải (zh: 月舟文載, 1452-1524)
24) Thiền sư Đại Chương Tông Thư (zh: 宗鏡宗書 , 1500-1567)
25) Thiền sư Uẩn Không Thường Trung (zh: 蘊空常忠, 1514-1588)
26/ Thiền sư Vô Minh Tuệ Kinh (zh: 無明慧經, 1548-1618) -> Tổ sáng lập Thọ Xương pháp phái.
27/ Thiền sư Bác Sơn Nguyên Lai (zh: 博山元來, 1575-1630) -> Tổ sáng lập hệ phái Bác Sơn (zh: 博山糸).
28/ Thiền sư Tuyết Quang Đạo Ngân (1585-1637)
28/ Thiền sư Tung Ngũ Đạo Mật (1588-1658)
29/ Thiền sư Nam Am Đại y (1617-1683)
30/ Thiền sư Tử Thành Truyền Toại (1632-1660)
30/ Thiền sư Nghĩa Vân Hưng Triệt (1635-?)
30/ Thiền sư Cổ Nham Hưng Hoàn
30/ Thiền sư Đồng Truyền Cầu Dục (1638-1685)
29/ Thiền sư Linh Thụy Hoằng Đàm (1602-1671)
29/ Thiền sư Sơn Dữu Hoằng Năng
29/ Thiền sư Linh Diễm Hoằng Chúc (1610-1683)
29/ Thiền sư Phá Nham Hoằng Kế (1605-1688)
30/ Thiền sư Từ Hiền Hưng Kỳ
28/ Thiền sư Không Ẩn Tông Bảo (1600-1661)
27/ Thiền sư Hối Đài Nguyên Cảnh (1577-1630)
28/ Thiền sư Giác Lãng Đạo Thịnh
29/ Thiền sư Khoát Đường Đại Văn
30/ Thiền sư Tâm Việt Hưng Thù -> Truyền Tào Động Tông sang Nhật.
29/ Thiền sư Trúc Am Đại Thành
27/ Thiền sư Vĩnh Giác Nguyên Hiền (zh: 鼓山元賢, 1578-1657) -> Tổ sáng lập hệ phái Cổ Sơn (zh: 鼓山糸).
28/ Thiền sư Duy Tĩnh Đạo An (1617- 1688)
28/ Thiền sư Vi Lâm Đạo Bái
29/ Thiền sư Hằng Đào Đại Tâm (1652- 1728)
30/ Thiền sư Biến Chiếu Hưng Long
31/ Thiền sư Thanh Thuần Pháp Hậu
32/ Thiền sư Đông Sơn Giới Sơ
33/ Thiền sư Đạo Nguyên Nhất Tín
34/ Thiền sư Liễu Đường Đỉnh Triệt
25/ Thiền sư Huyễn Hữu Thường Thuận (zh: 幻休常潤, ?-1585)
26/ Thiền sư Từ Chu Phương Niệm (zh: 慈舟方念, ?-1594)
27/ Thiền sư Trạm Nhiên Viên Trừng (zh: 雲門圓澄, 1561-1626) -> Tổ sáng lập phái Vân Môn (Tào Động Tông).
28/ Thiền sư Thạch Vũ Minh Phương (1593-1648)
29/ Thiền sư Thiên Ngu Tịnh Bảo (1609-1675)
29/ Thiền sư Viễn Môn Tịnh Trụ (1601-1654)
29/ Thiền sư Vị Trung Tịnh Phù
28/ Thiền sư Tam Nghi Minh Vu (1599-1665)
29/ Thiền sư Đa Phúc Tịnh Khải (?-1674)
29/ Thiền sư Tam Tật Tịnh Phủ (?-1660)
28/ Thiền sư Nhĩ Mật Minh Phục (1591-1642)
28/ Thiền sư Thụy Bạch Minh Tuyết (zh: 瑞白明雪, 1584-1641)
29/ Thiền sư Phan Quang Tịnh Xán (1600-1658)
29/ Thiền sư Cửu Mặc Đại Âm (1593- 1642)
29/ Thiền sư Cô Nhai Tịnh Thông (1591- 1647)
29/ Thiền sư Nguyên Khiết Tịnh Oánh (1612- 1672)
29/ Thiền sư Vân Tông Tịnh Nột (1610- 1673)
29/ Thiền sư Ban Nhã Tịnh Lữ (1607-1669)
29/ Thiền sư Phá Ám Tịnh Đăng
30/ Thiền sư Cổ Tiều Trí Tiên
47/ Thiền sư Đông Sơ Đăng Lãng (zh: 東初鐙朗 Dongchu Denglang, 1907-1977)
48/ Thiền sư Huệ Không Thánh Nghiêm (zh: 慧空聖嚴 Huikong Shengyen, 1931-2009)
29/ Thiền sư Tử Mai Tịnh Chu (?-?)
30/ Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo (zh: 一句智教)
Tại Việt Nam
Miền Bắc
31/ Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (1637-1704) - đệ tử nối pháp của Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo.
32/ Thiền sư Chân Dung Tông Diễn (1640 - 1711)
33/ Thiền sư Từ Sơn Hạnh Nhất (1681-1737)
34/ Thiền sư Tính Chúc Đạo Chu (1698- 1775)
35/ Thiền sư Hải Điện Mật Đa
36/ Thiền sư Khoan Dục Phổ Chiếu
37/ Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính
Miền Trung
29/ Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán (1633-1704) - đệ tử nối pháp của Thiền sư Giác Lãng Đạo Thịnh.
Miền Nam
47/ Thiền sư Giác Khai Duy Lực (1923-2000), còn gọi là Thích Duy Lực, thuộc hệ phái Cổ Sơn - Thọ Xương pháp phái.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Lịch sử Thiền Tông Trung Quốc, Thư viện Hoa Sen, Nguyễn Nam Trân biên dịch, 2011.
Động Sơn Ngữ Lục, Thư viện Hoa Sen, Đạo Tâm biên dịch.
Thích Khoan Dực. Tào Động Nam Truyền Tổ sư Ngữ Lục, Thích Tiến Đạt biên dịch, 2015.
Kế Đăng Lục. Thích Thiện Phước dịch, 2015.
Thiền tông
Tông phái Phật giáo
Dòng tu Phật giáo |
13050 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20th%C3%A2m%20m%E1%BA%ADt%20kinh | Giải thâm mật kinh | Giải thâm mật kinh (zh. 解深密經, sa. saṃdhinirmocana-sūtra, bo. dgongs pa nges par `grel pa`i mdo དགོངས་པ་ངེས་པར་འགྲེལ་པའི་མདོ་), phiên âm Hán-Việt là San-địa-niết-mô-chiết-na-tu-đa-la (zh. 刪地涅謨折那修多羅), là một bộ kinh Đại thừa. Cùng với kinh Nhập Lăng-già, Giải thâm mật là bộ kinh căn bản của Duy thức tông, nói về A-lại-da thức (sa. ālaya-vijñāna), Tam tự tính (sa. trisvabhāva) của thế giới hiện hữu theo Duy thức học.
Kinh này bao gồm tám phẩm. Phẩm thứ nhất là phẩm mở đầu, nói về thời điểm, nguyên do Phật thuyết kinh này. Phẩm thứ hai nói về sắc thái của chân lý tuyệt đối (thắng nghĩa đế tướng), về lý Bất nhị và tính siêu việt của Tâm. Phẩm 3-5 nói về Tâm ý, Thức tướng, về Tự tính và Vô tự tính tướng, nói bao gồm là "Tâm chính là cảnh sở quán". Phẩm 6-7 nói rằng Tâm chính là hạnh năng quán và phẩm 8 nói về Phật sự, quả sở đắc.
Kinh này có nhiều bản Hán dịch. Bản dịch đầu tiên được Cầu-na-bạt-đà-la (sa. guṇabhadra) hoàn tất năm 443 (hoặc 453) – chỉ có hai phẩm 7 và 8 được dịch – dưới tên Tương tục giải thoát liễu nghĩa kinh. Năm 515, Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci) dịch trọn bộ dưới tên Thâm mật giải thoát kinh, bản này được gọi là bản Nguỵ dịch. Năm 561, Chân Đế (sa. paramārtha) dịch phẩm một. Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch trọn bộ năm 647 dưới tên Giải thâm mật kinh, bản này được gọi là Đường dịch.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Kinh văn Phật giáo Đại thừa |
13055 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng | Môi trường | Môi trường là một tổ chức các yếu tố tự nhiên và xã hội của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh sinh vật , ảnh hưởng tới các loài sinh vật và tác động đến các hoạt động sống của sinh vật như: không khí, nước, độ ẩm, các loài sinh vật khác, xã hội và chính quyền (nếu có).
Nói chung, môi trường của một cá thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh cá thể này hay các hoạt động của cá thể diễn ra trong đó.
Khoa học về sự sống
Sinh vật học
Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Xem thêm môi trường tự nhiên.
Kiến trúc
Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v... Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng. Xem thêm môi trường kiến trúc. Xem thêm địa lý để biết thêm về chủ thể được nghiên cứu của môi trường. Trong các sách báo phương Tây có thuật ngữ viết tắt như SOSE (Studies of Society & the Environment) không chỉ là các nghiên cứu về môi trường mà còn là của các bộ môn khoa học xã hội.
Trong tâm lý học, môi trường luận là một học thuyết cho rằng môi trường (trong ý nghĩa chung cũng như trong ý nghĩa xã hội) đóng vai trò quan trọng hơn di truyền trong việc xác định sự phát triển của cá nhân.
Chức năng của môi trường sống
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó cho con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Khoa học tự nhiên
Nhiệt động lực học
Trong nhiệt động lực học, môi trường được hiểu như là bất kỳ một khách thể nào không phải là một bộ phận của hệ thống đang nghiên cứu, và nó có thể nhận nhiệt từ hệ thống hay cung cấp ngược lại cho hệ thống; xem thêm môi trường (nhiệt động lực học).
Hóa, hóa sinh học
Trong hóa học và hóa sinh học, môi trường là tính chất hóa học của dung dịch trong đó phản ứng hóa học diễn ra, chủ yếu là chỉ số pH của nó (tức là dung dịch mang tính axit hay tính kiềm).
Luyện kim, gốm sứ
Trong luyện kim và gốm sứ, môi trường thông thường được nói đến như là đặc trưng mang tính oxy hóa hay khử của luồng khí đốt hay lửa chủ đạo trong một số công nghệ sử dụng nhiệt độ cao.
Nghệ thuật tự do và khoa học xã hội
Phi kỹ thuật
Trong ngữ cảnh phi kỹ thuật, chẳng hạn như chính trị, môi trường thông thường được nói đến là môi trường tự nhiên, là một phần của thế giới tự nhiên mà được coi là có giá trị hay quan trọng đối với loài người vì bất kỳ lý do nào. Xem thêm môi trường tự nhiên.
Văn học, lịch sử và xã hội học
Trong văn học, lịch sử và xã hội học, môi trường là nền văn hóa mà trong đó các cá nhân sinh sống hay được giáo dục cũng như là các cá nhân khác và các thiết chế về quan hệ xã hội mà cá nhân đó tiếp xúc và tương tác. Xem thêm môi trường xã hội.
Tổ chức, cơ quan
Trong các tổ chức và cơ quan, môi trường được coi là các điều kiện xã hội và tâm lý mà các thành viên của các tổ chức này cảm nhận được. Xem môi trường công việc.
Họp mặt
Trong bất kỳ cuộc họp mặt hay hội nghị nào, môi trường có thể coi là biểu hiện của tâm trạng hay sở thích chủ đạo của những người tham dự.
Trong thế giới tưởng tượng, đặc biệt là trong khoa học viễn tưởng môi trường có thể là thế giới viễn tưởng nào đó hay những khung cảnh mà trong đó các câu chuyện khác nhau được đưa ra. Xem thế giới viễn tưởng.
Khoa học máy tính và thông tin
Trong khoa học máy tính, môi trường có nghĩa chung là các dữ liệu, tiến trình hay thiết bị mặc dù không được đặt tên gọi một cách rõ ràng như là các tham số của ngành khoa học tính toán, nhưng có thể ảnh hưởng tới đầu ra của nó.
Lập trình chức năng
Trong lập trình chức năng, phép tính lambda và các ngôn ngữ lập trình, môi trường thông thường có nghĩa là các từ định danh đã được định nghĩa ngoài hàm đã cho nhưng có thể được sử dụng trong nó. Nói cách khác, môi trường là mọi thứ có phạm vi tổng thể hay không cục bộ đối với hàm đó.
Hệ điều hành
Trong một số hệ điều hành như Unix, DOS và Microsoft Windows, môi trường là một tập hợp của các biến môi trường trong dạng var=giá trị được sử dụng bởi các ứng dụng và thư viện để tác động tới các ưu tiên tiêu chuẩn.
Tổng quát hơn, môi trường còn có nghĩa là các phần cứng và hệ điều hành mà trong đó các chương trình được thực thi; xem thêm nền tảng hệ thống máy tính.
Lịch sử
Các câu hỏi về lịch sử môi trường có từ thời cổ đại, bao gồm Hippocrates, cha đẻ của y học, người khẳng định rằng các nền văn hóa và tính khí khác nhau của con người có thể liên quan đến môi trường xung quanh nơi các dân tộc sống ở Không khí, Nước, Địa điểm. Các học giả đa dạng như Ibn Khaldun và Montesquieu thấy khí hậu là yếu tố quyết định chính về hành vi của con người. Trong thời kỳ Khai Sáng, có một nhận thức ngày càng tăng về môi trường và các nhà khoa học đã giải quyết các chủ đề về tính bền vững thông qua lịch sử tự nhiên và y học. Tuy nhiên, nguồn gốc của chủ thể ở dạng hiện tại của nó thường được bắt nguồn từ thế kỷ 20.
Năm 1929, một nhóm các nhà sử học Pháp đã thành lập tạp chí Annales, theo nhiều cách, tiền thân của lịch sử môi trường hiện đại vì nó lấy làm chủ đề ảnh hưởng toàn cầu đối ứng của môi trường và xã hội loài người. Ý tưởng về tác động của môi trường vật lý đối với các nền văn minh đã được Trường An Nam này tán thành để mô tả sự phát triển lâu dài định hình lịch sử loài người bằng cách tập trung ra khỏi lịch sử chính trị và trí tuệ, hướng tới nông nghiệp, nhân khẩu học và địa lý. Emmanuel Le Roy Ladurie, một học sinh của Trường Annales, là người đầu tiên thực sự nắm lấy, trong những năm 1950, lịch sử môi trường trong một hình thức hiện đại hơn. Trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của Trường Annales là Lucien Febvre (1878-1956), người có cuốn sách năm 1922 A Geographic Introduction to History hiện là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này.
Công việc thực nghiệm và lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong môn học này đã được thực hiện ở Hoa Kỳ, nơi các chương trình giảng dạy lần đầu tiên xuất hiện và một thế hệ các nhà sử học môi trường được đào tạo hiện đang hoạt động. Trong lịch sử môi trường Hoa Kỳ như một lĩnh vực nghiên cứu độc lập nổi lên trong việc đánh giá lại và cải cách văn hóa nói chung của những năm 1960 và 1970 cùng với chủ nghĩa môi trường, "lịch sử bảo tồn", và nhận thức tập hợp về quy mô toàn cầu của một số vấn đề môi trường. Điều này phần lớn là một phản ứng đối với cách thiên nhiên được thể hiện trong lịch sử vào thời điểm đó, trong đó "miêu tả sự tiến bộ của văn hóa và công nghệ như giải phóng con người khỏi sự phụ thuộc vào thế giới tự nhiên và cung cấp cho họ các phương tiện để quản lý nó và tôn vinh sự làm chủ của con người đối với các hình thức khác của cuộc sống và môi trường tự nhiên, và dự kiến cải tiến công nghệ và tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tốc". Các nhà sử học môi trường dự định phát triển một lịch sử hậu thuộc địa "bao gồm nhiều hơn trong các câu chuyện của nó".
Nguồn cảm hứng đạo đức và chính trị
Nguồn cảm hứng đạo đức và chính trị cho các nhà sử học môi trường đến từ các nhà văn và nhà hoạt động Mỹ như Henry Thoreau, John Muir, Aldo Leopold và Rachel Carson. Lịch sử môi trường "thường xuyên thúc đẩy một chương trình nghị sự đạo đức và chính trị mặc dù nó dần trở thành một doanh nghiệp học thuật hơn". Những nỗ lực ban đầu để xác định lĩnh vực này đã được Thực hiện tại Hoa Kỳ bởi Roderick Nash trong "Tình trạng lịch sử môi trường" và trong các tác phẩm khác của các nhà sử học biên giới Frederick Jackson Turner, James Malin và Walter Prescott Webb, người đã phân tích quá trình giải quyết. Công việc của họ đã được mở rộng bởi một thế hệ thứ hai của các nhà sử học môi trường chuyên ngành hơn như Alfred Crosby, Samuel P. Hays, Donald Worster, William Cronon, Richard White, Carolyn Merchant, J. R. McNeill, Donald Hughes,và Chad Montrie ở Hoa Kỳ và Paul Warde, Sverker Sorlin, Robert A. Lambert, T.C. Smout Peter Coates ở châu Âu.
Đế quốc Anh
Mặc dù lịch sử môi trường đã phát triển nhanh chóng như một lĩnh vực sau năm 1970 ở Hoa Kỳ, nó chỉ đến được với các nhà sử học của Đế quốc Anh vào những năm 1990. Gregory Barton lập luận rằng khái niệm chủ nghĩa môi trường xuất hiện từ các nghiên cứu lâm nghiệp, và nhấn mạnh vai trò của đế quốc Anh trong nghiên cứu đó. Ông lập luận rằng phong trào lâm nghiệp đế quốc ở Ấn Độ vào khoảng năm 1900 bao gồm bảo lưu của chính phủ, các phương pháp phòng cháy chữa cháy mới và chú ý đến quản lý rừng sản xuất doanh thu. Kết quả đã giảm bớt cuộc chiến giữa các nhà bảo tồn lãng mạn và các doanh nhân laissez-faire, do đó đưa ra sự thỏa hiệp từ đó chủ nghĩa môi trường hiện đại xuất hiện.
Trong những năm gần đây, nhiều học giả được trích dẫn bởi James Beattie đã kiểm tra tác động môi trường của Đế chế. Và Hughes lập luận rằng việc phát hiện và sử dụng thương mại hoặc khoa học các loài thực vật mới là một mối quan tâm quan trọng trong thế kỷ 18 và 19. Việc sử dụng hiệu quả các con sông thông qua các đập và các dự án thủy lợi là một phương pháp tốn kém nhưng quan trọng để nâng cao năng suất nông nghiệp. Tìm kiếm những cách hiệu quả hơn để sử dụng tài nguyên thiên nhiên, người Anh đã di chuyển hệ thực vật, động vật và hàng hóa trên khắp thế giới, đôi khi dẫn đến sự gián đoạn sinh thái và thay đổi môi trường triệt để. Chủ nghĩa đế quốc cũng kích thích thái độ hiện đại hơn đối với thiên nhiên và nghiên cứu thực vật học và nông nghiệp được trợ cấp. Các học giả đã sử dụng Đế quốc Anh để kiểm tra tiện ích của khái niệm mới về mạng lưới văn hóa sinh thái như một lăng kính để kiểm tra các quy trình xã hội và môi trường được kết nối với nhau, trên phạm vi rộng.
Xem thêm
Danh sách các chủ đề môi trường
Danh sách các tổ chức môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường
Phong trào bảo tồn
Phong trào sinh thái học
Phong trào môi trường
Công nghệ môi trường
Môi trường luận
Tham khảo
James Beattie, "Recent Themes in the Environmental History of the British Empire," History Compass (Feb 2012) 10#2 pp 129-139
William Beinart and Lotte Hughes. Environment and empire (2007) James Beattie, Edward Melillo, and Emily O'Gorman. "Rethinking the British Empire through eco-cultural networks: materialist-cultural environmental history, relational connections and agency." Environment and History 20#4 (2014): 561-575. Madhav Gadgil and Ramachandra Guha, This fissured land: an ecological history of India (1993). John M. MacKenzie, The empire of nature: Hunting, conservation and British Imperialism (1997). Gregory Barton, "Empire forestry and the origins of environmentalism." Journal of Historical Geography 27#4 (2001): 529-552.
Liên kết ngoài
Podcasts
Jan W.Oosthoek podcasts on many aspects of the subject including interviews with eminent environmental historians
Nature's Past: Canadian Environmental History Podcast features monthly discussions about the environmental history research community in Canada.
EnvirohistNZ Podcast is a podcast that looks at the environmental history of New Zealand.
Institutions & resources
International Consortium of Environmental History Organizations (ICE-HO)
Oosthoek, K.J.W. What is environmental history?
Historiographies of different countries
H-Environment web resource for students of environmental history
American Society for Environmental History
European Society for Environmental History
Environmental History Now
Environmental History Resources
Environmental History Timeline
Environmental History on the Internet
Rachel Carson Center for Environment and Society and its Environment & Society Portal
Forest History Society
Australian and New Zealand Environmental History Network
Brazilian Environmental History Network
Centre for Environmental History at the Australian National University
Network in Canadian History and the Environment
Centre for World Environmental History, University of Sussex
Croatian journal for environmental history in croatian, english, german and slovenian
Environmental History Virtual Library
Environmental History Top News
Environmental History Mobile Application Project
HistoricalClimatology.com Explores climate history, a form of environmental history.
Climate History Network Network of climate historians.
Turkish Society for Environmental History
Journals
JSTOR: All Volumes and Issues - Browse - Environmental History [1996–2007 (Volumes 1–12)]
JSTOR: All Volumes and Issues - Browse - Forest & Conservation History [1990–1995 (Volumes 34–39)]
JSTOR: All Volumes and Issues - Browse - Environmental Review: ER [1976–1989 (Volumes 1–13)]
JSTOR: All Volumes and Issues - Browse - Environmental History Review [1990–1995 (Volumes 14–19)]
JSTOR: All Volumes and Issues - Browse - Journal of Forest History [1974–1989 (Volumes 18–33)]
JSTOR: All Volumes and Issues - Browse - Forest History [1957–1974 (Volumes 1–17)]
Environment and History, Published by White Horse Press with British-based Editorial collective
Environmental History, Co-published quarterly by the American Society for Environmental History and the (US) Forest History Society
Global Environment: A Journal of History and Natural and Social Sciences, Published in New Zealand with special regard to the modern and contemporary ages
Historia Ambiental Latinoamericana y Caribeña (HALAC)
Journal of the North Atlantic
Economic and Ecohistory: Research Journal for Economic and Environmental History (Croatia)
Pacific Historical Review
Arcadia: Explorations in Environmental History, published by the Rachel Carson Center for Environment and Society and ESEH
Videos
Notes from the Field public television episodes on U.S. environmental history subjects
Environmental social science
Landscape design history
Khoa học Trái Đất
Khoa học xã hội
Quy hoạch môi trường |
13056 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy%20th%E1%BB%A9c%20t%C3%B4ng | Duy thức tông | Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñaptimātravādin, yogācārin, cittamātravādin) là tên gọi tại Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học (sa.. vijñānavādin), hoặc Du-già hành tông (sa. yogācārin); tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông (zh. 唯心宗, sa. cittamātrin). Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước (zh. 無著, sa. asaṅga) và người em là Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 Công nguyên. Các đại biểu khác của phái này là Bandhusri (Thân Thắng), Citrabhàna (Hỏa Biện), Gunamati (Đức Tuệ), Dignàga (Trần Na), Sthiramati (An Tuệ), Dharmakīrti (Pháp Xứng, học trò của Dignàga), Silabhadra (Giới Hiền, học trò của Dharmapàla). Silabhadra tuyên bố rằng giáo nghĩa của Vô Trước và Thế Thân là "trung đạo giáo", là cao hơn giáo nghĩa nguyên thủy (Phật giáo Nguyên thủy) và "không giáo" của Long Thọ.
Khi sư Huyền Trang từ Ấn Độ trở về và phiên dịch các bộ luận chính của Duy thức tông ra tiếng Hán, phái Pháp tướng tông (phái tìm hiểu bản tính và hình dạng của các pháp) hình thành ở Trung Quốc và lan tỏa ra một số nước Đông Á.
Các quan điểm và luận giải chính
Quan điểm trung tâm của trường phái này là – như tên đã nói – tất cả mọi hiện tượng con người cảm nhận được đều là "duy thức" (sa. vijñāptimātratā), chỉ là thức (tâm); mọi hiện tượng đều là cảm nhận của thức, không có đối tượng độc lập, ngoài thức đang cảm nhận thì không có gì là thật. Như thế, "thế giới" bên ngoài thuần tuý chỉ là thức vì khách quan không có thật và chủ quan cũng không có thật nốt. Sự cảm nhận chỉ là quá trình của một đơn vị cá thể, một ảnh ảo của một khách quan bị tưởng lầm là có thật. Quá trình này được giải thích bằng khái niệm A-lại-da thức (zh. 阿賴耶識, sa. ālayavijñāna). Ngoài những quan điểm trên, khái niệm Tam thân Phật (zh. 三身, sa. trikāya) cũng được Duy thức tông giải thích trọn vẹn. Đại diện xuất sắc của Duy thức tông, ngoài các nhà sáng lập nói trên, là An Huệ (zh. 安慧, sa. sthiramati), Hộ pháp (zh. 護法, sa. dharmapāla) – hai luận sư đã tạo thêm hai nhánh khác nhau trong Duy thức tông – và Trần-na (zh. 陳那, sa. dignāga), Pháp Xứng (zh. 法稱, sa. dharmakīrti, xem Thập đại luận sư).
Tên Phạn ngữ khác của Duy thức tông là Du-già hành tông (sa. yogācārin), vì lý do là đệ tử phái này rất chú trọng việc hành trì Du-già (sa. yoga), quán tưởng thiền định để phát huy hạnh nguyện của một Bồ Tát.
Thế giới bên ngoài được Duy thức tông giải thích như sau: A-lại-da thức, vốn chứa tất cả các chủng tử của quá khứ, mang sẵn những mầm, Chủng tử (sa. bīja) và các mầm đó sản sinh các hiện tượng tâm thức. Các chủng tử đó chín muồi theo tác động của Nghiệp (sa. karma), chúng tác động qua lại lẫn nhau làm con người thấy một ảnh ảo mà cho nó là có thật. A-lại-da thức được so sánh với một dòng nước chảy, luôn luôn mới mẻ và liên tục, tiếp tục hoạt động sau khi chết và sự liên tục của nó chính là cơ sở của sự tái sinh. Những cảm nhận của con người, vì bị "ô nhiễm" nên chúng phát sinh ra một ấn tượng về cái "ta". Ấn tượng về cái "ta" là sai lầm, vì thật ra chỉ có "sự cảm nhận" chứ không có "người cảm nhận". Và cũng vì vô minh mà cho rằng có tự ngã nên con người bám víu vào đó để chịu Khổ. Duy thức tông dựa vào thuyết dưới đây – được gọi là thuyết Tam tự tính (sa. trisvabhāva) – để giải thích sự cảm nhận, nhận thức ngoại cảnh. Tam tự tính là:
Biến kế sở chấp tính (zh. 遍計所執性, sa. parikalpita-svabhāva), còn được gọi là huyễn giác (zh. 幻覺) hay thác giác (zh. 錯覺): Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác), do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập;
Y tha khởi tính (zh. 依他起性, sa. paratantra-svabhāva), nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (sa. asvabhāva);
Viên thành thật tính (zh. 圓成實性, sa. pariniṣpanna): Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (sa. tathatā), Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha), là tính Không (sa. śūnyatā).
Phương cách giải thoát của Duy thức tông dựa vào con đường của Phật giáo nguyên thủy, gồm có bốn mức độ (hoặc năm, trong hệ thống năm cấp thì 1 và 2 bằng cấp 1 ở đây, xem thêm Ngũ đạo), đòi hỏi hành giả hành trì các Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, Lục độ) và Định (sa. samādhi):
Gia hạnh (sa. prayoga): Hành giả (Bồ Tát) nhận ra rằng không có gì ngoài Tâm;
Kiến (sa. darśana): Hành giả dựa trên giáo pháp đích thật, đạt Như thật tri kiến, bước vào Thập địa (sa. daśabhūmi). Hành giả thống nhất khách quan chủ quan là một. Trong giai đoạn này, hành giả loại trừ Phiền não (sa. kleśa).
Tu tập (sa. bhāvanā): Hành giả tu tập và vượt qua Bồ Tát thập địa;
Vô học, cấp thành tựu Thánh quả: Hành giả diệt tận phiền não, chấm dứt Luân hồi. Bồ Tát đã chứng đạt Pháp thân (sa. dharmakāya).
"Duy thức" thỉnh thoảng còn đồng nghĩa với danh từ "Duy tâm" (zh., sa. '唯心cittamātra, cittamātratā), nghĩa là "chỉ có thức", các pháp đều từ Thức mà sinh ra, không có gì nằm ngoài thức. Giáo lý này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do tâm, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài tâm. Các học giả Duy thức giải thích quy luật và sự liên kết của các giác quan nhờ vào thức ẩn tàng A-lại-da (zh. 阿頼耶識, sa. ālaya-vijñāna) và từ tập hợp của năm giác quan trước (tiền ngũ thức). Chúng hoạt động, tạo nên chủng tử (種子) tương ưng với chúng, theo quy luật thông thường như hạt giống phát triển thành cây. Mỗi chúng sinh đều có chỗ chứa những cảm nhận và những chúng sinh giống nhau sẽ tạo ra những nghiệp thức giống nhau phát xuất từ tàng thức vào cùng một thời gian như nhau. Giáo lý Duy thức quy gọn các hiện tượng trong 100 pháp (法, sa. dharma) thành 5 nhóm:
Sắc pháp,
Tâm pháp
Tâm sở hữu pháp
Tâm bất tương ưng hành pháp và
Vô vi pháp.
Theo giáo lý Duy thức, thế giới bên ngoài sẽ tạo nên khi tàng thức huân tập bởi "chủng tử", hay là kết quả của các việc làm tốt xấu trong quá khứ. Một đóng góp quan trọng khác của các nhà tư tưởng Duy thức là ba tính chất ảo, giả tạm, và hiện thực của các hiện tượng. Xem chi tiết ở Tam tính (zh. 三性).
Nền tảng của giáo lý Duy thức được phát triển bởi Di-lặc (彌勒) và hai anh em Thế Thân, Vô Trước, trong những luận giải như Câu-xá luận (zh. 倶舎論, sa. abhidharma-kośa-bhāṣya), Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṃśikā vijñaptimātratāsiddhiḥ), Nhiếp đại thừa luận (zh. 攝大乘論, sa. mahāyānasaṃgraha), Du-già sư địa luận (zh. 瑜伽師地論, sa. yogācārabhūmi-śāstra). Giáo lý Duy thức cũng được trình bày rõ trong kinh Giải thâm mật (sa. saṃdhinirmocana-sūtra) và kinh Thắng Man (sa. śrīmālā-sūtra).Nhiếp đại thừa luận ghi:
如此衆識唯識以無塵等故譬如夢等
"Các (đối tượng của) thức ấy đều do (ý) thức tạo nên vì vốn (ngoài tâm) không có cảnh trần nào cả. Chúng chỉ như mộng"..
Vai trò của Duy Thức Tông trong lịch sử
Duy thức tông phát triển mạnh nhất trong thế kỉ thứ 6 Công nguyên. Một trong những trung tâm quan trọng của Duy thức tông là Đại học Na-lan-đà (sa. nālandā) ở Bắc Ấn Độ. Nơi đó, Hộ pháp đã chủ trương một quan điểm duy thức tuyệt đối. Song song với Na-lan-đà cũng có một trung tâm khác không kém quan trọng tại Valabhi (valabhī), được một Đại luận sư khác của Duy thức tông là Đức Huệ (sa. guṇamati) sáng lập. Đại diện xuất sắc nhất của trường phái Duy thức này là An Huệ (sa. sthiramati), một môn đệ của Đức Huệ. Khác với Hộ pháp, An Huệ có cái nhìn tương đối hơn về duy thức, bắt cầu nối giữa quan điểm "Thật tướng" của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và quan niệm "Nhất thiết duy tâm tạo." Sư dung hoà triết lý của Duy thức tông và tư tưởng thật tính của Trung quán tông. Trần-na (sa. dignāga) và Pháp Xứng (sa. dharmakīrti) kết hợp quan điểm Duy thức và Kinh lượng bộ (sa. sautrāntika) để sinh ra một nhánh của Duy thức là Nhân minh học (zh. 因明學, sa. hetuvidyā), cách tranh luận bằng logic.
Duy thức tông bị Trung quán tông phản bác mãnh liệt. Họ cho rằng Duy thức tông đã đưa vai trò của Thức lên quá cao, cho nó một tính chất trường tồn, đứng sau mọi hiện tượng (xem thêm Pháp tướng tông).
Kinh luận
Sáu bộ kinh căn bản của Duy thức tông:
Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra)
Giải thâm mật kinh (sa. sandhinirmocana-sūtra);
Như Lai xuất hiện công đức kinh, không có bản Hán văn;
Đại thừa a-tì-đạt-ma (sa. mahāyānābhidharma-sūtra), được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận nhưng không có bản Hán văn, có lẽ đã thất truyền;
Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra);
Hậu nghiêm kinh (sa. ghaṇavyūha), chưa được dịch ra Hán văn;
Mười một bộ luận:
Du-già sư địa luận (sa. yogācārabhūmi-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch ra Hán ngữ, 100 quyển. Đây là bộ luận chính của Duy thức học;
Đại thừa bách pháp minh môn luận (sa. mahāyānaśatadharma-vidyādvāra-śāstra), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
Đại thừa ngũ uẩn luận (sa. skandhaka-prakaraṇa), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
Hiển dương thánh giáo luận (sa. ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch, 20 quyển;
Nhiếp đại thừa luận (sa. mahāyāna-saṃgraha), có ba bản Hán dịch: 1. Phật-đà-phiến-đa (sa. buddhaśānta) dịch, 2 quyển; 2. Chân Đế (sa. paramārtha) dịch, 3 quyển; 3. Huyền Trang dịch, 3 quyển;
Đại thừa a-tì-đạt-ma (tạp) tập luận (sa. abhidharma-samuccaya), Vô Trước soạn, Sư Tử Giác (sa. siṃhabodhi) thích, An Huệ (sa. sthiramati) tập, Huyền Trang dịch, 16 quyển;
Biện trung biên luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra), Di-lặc thuyết, Huyền Trang dịch, 3 quyển;
Nhị thập duy thức tụng (sa. viṃśika-vijñāptimātratā-kārikā), có ba bản dịch: 1. Duy thức luận, Bát-nhã-lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch, 1 quyển; 2. Đại thừa duy thức luận, Chân Đế dịch, 1 quyển; 3. Duy thức nhị thập tụng, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśatika-vijñāptimātratā-kārikā), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
Đại thừa trang nghiêm kinh luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra-śāstra), Vô Trước soạn, Ba-la-phả-mật-đa (sa. prabhākāramitra) dịch, 13 quyển;
Phân biệt du-già luận (?), Di-lặc thuyết, chưa có bản Hán văn;
Xem thêm
Trung quán tông
Thiền tông
Tịnh độ tông
Mật tông
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Duy thức tông
Tông phái Phật giáo
Đại thừa |
13058 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91i%20c%E1%BA%A3nh | Phối cảnh | Phối cảnh là một cách vẽ trong hội họa, hay tạo hình, dùng để thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên một bề mặt 2 chiều (giấy hay vải) nhờ vào các quy luật phối cảnh. Các quy luật phối cảnh được xây dựng trên các quy tắc hình học chặt chẽ.
Chúng ta đang sống trong một không gian 3 chiều. Các hình ảnh chuyển động có thể được liên hệ đến chiều thứ 4 là thời gian. Nhưng mặt phẳng giấy chỉ có 2 chiều. Các quy tắc phối cảnh giúp hình ảnh 2 chiều trở thành 3 chiều, khiến chúng được quan sát được trực quan hơn trên tranh vẽ.
Xem thêm
Nón quan sát
Mặt phẳng tranh
Điểm tụ
Đường chân trời
Phối cảnh tuyến tính
Phối cảnh cong
Phối cảnh ngược
Tham khảo
Kỹ thuật thể hiện
Hình học
Vẽ kỹ thuật
Hàm số và ánh xạ |
13068 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Steve%20Jobs | Steve Jobs | Steve Paul Jobs (; 24 tháng 2 năm 1955 – 5 tháng 10 năm 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar. Ông cũng là người điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).
Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple với Steve Wozniak, Mike Markkula, và một số người khác cùng nhau thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đã đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar. Ông vẫn là tổng giám đốc điều hành và cổ đông lớn với 50,1% cổ phần của Pixar cho đến khi được hãng Walt Disney mua lại vào năm 2006. Do đó Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7% cổ phần và là thành viên của Hội đồng quản trị của Disney.
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình.
Năm 2005, Steve Jobs tiết lộ rằng mình bị ung thư tuyến tụy.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Do yêu cầu này, Tim Cook được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple. Ngày 5 tháng 10 năm 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56.
Nguồn gốc
Gia đình bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi
Steven Paul Jobs sinh ngày 24, tháng 2 năm 1955 với cha và me ruột là Abdulfattah Jandali và Joanne Schieble, và được nhận nuôi bởi cặp vợ chồng người Mỹ là Paul Reinhold Jobs (1922–1993) và Clara Jobs (1924–1986).
Cha ruột của ông là Abdulfattah "John" (al-)Jandali (Arabic: عبد الفتاح الجندلي) (b. 1931), lớn lên ở Homs, được sinh ra trong một gia đình người Arab theo đạo Hồi. Trong thời gian đang là sinh viên tại Đại học Hoa Kỳ-Beirut, Lebanon, ông là một thanh niên tích cực và đã từng bị bắt giam cho các hoạt động chính trị. Ông đã tiếp tục học bằng tiến sĩ tại Đại học Wisconsin, nơi ông đã gặp Joanne Carole Schieble, một người theo đạo Thiên Chúa gốc Thụy Sĩ và Đức. Khi làm luận án tiến sĩ, Jandali làm trợ giảng cho Schieble, mặc dù cả hai cùng tuổi. Mona Simpson, em ruột của Job, nói rằng gia đình đằng ngoại đã không vui vẻ gì khi con gái họ đang hẹn hò với một người Hồi giáo. Walter Isaacson, tác giả tiểu sử của Steve Jobs, cho rằng cha của Schieble "đã đe dọa từ mặt cô hoàn toàn" nếu cô tiếp tục mối quan hệ.,
Cha nuôi của Job, Paul Reinhold Jobs, là một thợ máy làm việc cho Coast Guard (cảnh sát biển), một cơ quan thuộc Quân đội Hoa Kỳ. Sau khi rời Coast Guard, Paul Jobs đã cưới Clara Hagopian vào năm 1946. Những nỗ lực của họ để bắt đầu một gia đình đã bị tạm dừng khi Clara có thai ngoài tử cung, dẫn tới họ tính tới việc nhận con nuôi vào năm 1955.
Jobs được sinh ra
Schieble có mang Jobs vào năm 1954, khi cô và Jandali khi cô dành thời gian nghỉ hè với gia đình ông tại Homs, Syria. Theo Jandali, Schieble cố ý không cho ông biết: "không nói với tôi, Joanne đứng dậy và rời đi tới San Francisco để sinh con mà không ai biết, kể cả tôi."
Schieble đã sinh Jobs vào 24 tháng Hai, 1955, ở San Francisco và đã chọn một cặp vợ chồng nhận con nuôi mà họ là một gia đình có "Đạo Thiên Chúa, có giáo dục và giàu có," nhưng sau đó cặp vợ chồng này đã đổi ý. Jobs sau đó được sắp đặt làm con nuôi cho Paul và Clara Jobs, mặc dù cả hai đều không có bằng đại học, và Schieble đã từ chối ký vào giấy tờ. Cô sau đó đã đưa vấn đề này ra tòa trong nỗ lực để con trai cô được ở với gia đình khác, và chỉ đồng ý sau khi Paul và Clara kí cam kết cho việc Jobs được học đại học.
Khi Steve Jobs học trung học, mẹ nuôi đã thừa nhận với bạn thân của cô, Chrisann Brennan, rằng cô "quá lo sợ để yêu Steve 6 tháng đầu tiên...Tôi đã lo lắng họ sẽ đến lấy thằng bé từ tôi. Mặc dù sau đó họ đã thắng trong vụ kiện, Jobs là một đứa trẻ khó tính lúc hai tuổi. Tôi cảm thấy chúng tôi đã phạm sai lầm. Tôi đã muốn trả lại nó." Khi Chrisann đã chia sẻ bình luận này của mẹ ông với Steve, ông đã nói rằng ông đã hoàn toàn nhận biết vấn đề, và sau đó nói rằng ông đã rất được yêu thương và nuông chiều bởi Paul và Clara. Nhiều năm sau đó, vợ của Steve Jobs là Laurene cũng nói rằng "ông cảm thấy thật sự may mắn vì là con của họ". Jobs sẽ trở nên đau buồn khi Paul và Clara được nói tới như bố mẹ nuôi của mình; ông đã coi họ như bố mẹ thật sự của ông "1,000%".
Thời thơ ấu
Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểu bang California. Sau giờ học, ông thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California. Ông nhanh chóng được thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè. Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 trường cao đẳng hàng đầu của Hoa Kỳ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên (semester) vì học phí đại học tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. Sau này Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng dự lớp học thư pháp riêng lẻ đó tại đại học thì Mac sẽ không bao giờ có nhiều kiểu chữ hay phông chữ có tỉ lệ cân xứng như vậy."
Mùa thu năm 1974, Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak. Ông làm kĩ sư cho hãng Atari – một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi hành hương tại Ấn Độ.
Sau đó, Jobs đến Ấn Độ cùng với Daniel Kottke, người bạn học tại trường Reed (sau này là nhân viên đầu tiên của Apple), để tìm kiếm sự khai sáng tâm hồn. Ông trở về như một tín đồ Phật giáo, đầu cạo trọc và mặc đồ truyền thống của Ấn Độ. Trong thời gian này, Jobs đã thử ma tuý, cho biết rằng trải nghiệm LSD là "một trong số hai hay ba thứ quan trọng nhất từng làm trong đời"". Jobs khẳng định rằng, đối với những người quanh nhưng không muốn chia sẻ những nguồn gốc nền văn hoá của ông, họ sẽ không thể nào hiểu được suy nghĩ của ông.
Jobs quay lại công việc trước đây của mình tại hãng Atari và được giao nhiệm vụ tạo một mạch điện tử cho trò chơi Breakout. Nolan Bushnell, nhà sáng lập Atari, cho biết Atari trả 100 đô la Mỹ cho mỗi con chip được loại ra khỏi chiếc máy. Do không hứng thú và cũng không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế mạch điện, Jobs đã thoả thuận với Wozniak chia đôi số tiền thưởng nếu Wozniak có thể giảm đến mức thấp nhất số lượng chip.
Vượt quá sự mong đợi của Atari, Wozniak đã giảm lượng chip xuống còn 50, một thiết kế quá chặt chẽ khiến cho nó không thể tái sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm đó, Jobs nói với Wozniak rằng Atari chỉ đưa cho họ 700 USD (thay vì con số thật sự là 5.000 USD) và Wozniak chỉ nhận được con số phân nửa là 350 USD.
Sự nghiệp
Khởi nghiệp với công ty máy tính Apple
Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.
Steve Jobs muốn một người cùng quản lý công ty Apple cùng mình nên đã thuyết phục giám đốc điều hành của Pepsi lúc đó là John Sculley: "Ông có muốn dùng cả đời mình bán thứ nước có đường đó hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới?". Năm 1983, John Sculley thay thế Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc điều hành và Apple đang lâm vào tình cảnh khó khăn và hội đồng quản trị Apple lại đứng về phía John Sculley và Jobs đã bị sa thải khỏi công ty, nhưng trước đó vào năm 1984 Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang, máy tính cá nhân Macintosh.
Công ty máy tính NeXT
Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT Computer. Cũng như Apple Lisa, máy trạm NeXT ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao. Tuy nhiên phần lớn chúng bị ngành công nghiệp đào thải do chi phí cao không cho phép chúng trở nên phổ biến. Mặc dù trong số những người có đủ khả năng mua được, máy trạm NeXT nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ vì những điểm mạnh kỹ thuật của nó, đứng đầu trong số đó là hệ thống phát triển phần mềm hướng đối tượng được cài đặt bên trong.
Jobs bán ra sản phẩm NeXt cho những người trong lĩnh vực học thuật và khoa học vì tính công nghệ mới sáng tạo và thực nghiệm mà nó tích hợp, bao gồm kernel (phần mềm, ứng dụng ở mức thấp trong hệ thống, có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với phần cứng) Mach, chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số và cổng Ethernet.
Jobs bày tỏ rằng NeXTcube là một máy tính "tương tác – giao tiếp thông minh", ông tin rằng chiếc máy này là bước tiếp theo sau máy tính "cá nhân". Điều này có nghĩa là, nếu máy tính có thể cho phép con người dễ dàng giao tiếp và cộng tác với nhau, nó sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề mà máy tính "cá nhân" phải đối mặt.
Trong thời kỳ mà thư điện tử mà con người gửi cho nhau thường là những đoạn văn bản đơn thuần, Jobs muốn giới thiệu hệ thống thư điện tử của NeXT, với tên gọi NeXTMail, như một ví dụ cho triết lý "tương tác – giao tiếp thông minh" của ông. NeXTMail là một trong những dịch vụ đầu tiên hỗ trợ đồ hoạ và âm thanh tích hợp mà người dùng có thể nhúng vào trong thư điện tử.
Jobs điều hành NeXT với một nỗi ám ảnh về việc hoàn thiện thẩm mỹ. Điều này đặt ra căng thẳng đáng kể lên bộ phận phần cứng của NeXT. Trong năm 1993, sau khi chỉ bán ra được 50.000 máy, NeXT chuyển hoàn toàn sang phát triển phần mềm với việc phát hành NeXTSTEP/Intel.
Pixar và Disney
Năm 1986, Steve Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau là Pixar Studios) với giá 10 triệu đô la, trong đó 5 triệu đô la dùng làm vốn cho hãng. Hãng mới, ban đầu đặt tại xưởng Kerner của Lucasfilm tại San Rafael, California; sau này di dời đến Emeryville, California. Hãng này theo dự định ban đầu được xây dựng để trở thành một nhà phát triển phần cứng đồ hoạ công nghệ cao. Sau hàng năm buôn bán máy tính Pixar Image không thu về lợi nhuận, hãng đã ký hợp đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt hình đồ hoạ, trong đó Disney sẽ cộng tác tài chính và phân phối.
Bộ phim đầu tiên hợp tác do sản xuất mang tên Câu chuyện đồ chơi đã đem lại danh tiếng và sự khen ngợi đối với xưởng phim khi ra mắt vào năm 1995. Hơn 10 năm sau đó, dưới điều hành của giám đốc sáng tạo John Lasseter của Pixar, hãng phim đã cho ra đời những phim hoạt hình nổi tiếng như A Bug's Life (1998), Câu chuyện đồ chơi 2 (1999), Monsters, Inc. (2001), Đi tìm Nemo (2003), Gia đình siêu nhân (2004), Cars (2006), Chú chuột đầu bếp (2007), WALL-E (2008), Up (2009) và Câu chuyện đồ chơi 3 (2010). Trong số đó, Đi tìm Nemo, Gia đình siêu nhân, Chú chuột đầu bếp, WALL-E, Up và Câu chuyện đồ chơi 3 đều nhận được Giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất – giải thưởng được đưa ra vào năm 2001.
Ông đổi tên hãng thành Pixar (sau là Pixar Studios). Pixar sản xuất những bộ phim rất thành công biến Jobs trở thành tỷ phú.
Trong năm 2003 và 2004, vì hợp đồng của Pixar với Disney dần hết hạn, Jobs và giám đốc điều hành Disney là Michael Eisner đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thương lượng quan hệ cộng tác mới. Đầu năm 2004, Jobs tuyên bố rằng Pixar sẽ tìm kiếm một đối tác mới để sản xuất phim khi hợp đồng với Disney hết hạn.
Vào tháng 10 năm 2005, Bob Iger lên thay thế Eisner tại Disney, sau đó Iger nhanh chóng nối lại quan hệ với Jobs và Pixar. Ngày 24 tháng 1 năm 2006, Jobs và Iger thông báo Disney đã đồng ý mua Pixar với việc chuyển giao toàn bộ cổ phần trị giá 7,4 tỷ đô la Mỹ. Khi thoả thuận kết thúc, Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Walt Disney, nắm trong tay khoảng 7% cổ phần của hãng. Trong khi đó, Eisner chỉ nắm 1,7% và Roy E. Disney, thành viên của gia đình Disney, cho đến khi qua đời chỉ có khoảng 1% cổ phần của hãng. Jobs tham gia vào ban lãnh đạo công ty dựa trên sự hợp nhất hãng Pixar. Ông cũng đảm trách trông nom vấn đề kinh doanh hoạt hình phối hợp giữa Disney và Pixar với một ghế trong hội đồng lãnh đạo gồm 6 người.
Trở lại Apple
Năm 1996, Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ. Thoả thuận mua bán đạt được vào cuối năm 1996, đưa Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập. Jobs trở thành người đứng đầu trên thực tế, sau đó tổng giám đốc điều hành Gil Amelio bị tước chức vào tháng 7. Ông chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời trong tháng 9 năm 1997. Tháng 3 năm 1998, nhằm tập trung cho việc thu lại lợi nhuận cho Apple, Jobs cho ngừng một số dự án như Newton, Cyberdog và OpenDoc. Trong những tháng tiếp theo, nhiều nhân viên có nỗi sợ hãi tăng dần khi gặp Jobs trong thang máy, "lo sợ rằng họ có thể không có một công việc làm khi cánh cửa mở ra. Thực tế là những hành quyết vắn tắt của Jobs hiếm khi xảy ra, nhưng một vài nạn nhân cũng đủ để khủng bố toàn bộ công ty." Jobs cũng thay đổi điều khoản trong bản quyền chế tạo các máy tính dòng Macintosh, khiến chúng trở nên quá tốn kém cho các nhà sản xuất tiếp tục chế tạo.
Qua việc mua lại NeXT, hầu hết công nghệ của công ty được ứng dụng cho các sản phẩm của Apple, nổi bật nhất là NeXTSTEP, sau này đã trở thành hệ điều hành Mac OS X. Dưới sự chỉ huy của Jobs, công ty từng bước tăng doanh thu đáng kể qua việc ra mắt iMac và những sản phẩm mới khác. Kể từ đó, những thiết kế kế đầy sức hút và thương hiệu quyền lực vận hành trôi chảy phục vụ cho sự phát triển của Apple. Tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2000, Jobs chính thức từ bỏ chức vụ mang tính lâm thời và trở thành tổng giám đốc điều hành của Apple.
Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng các chi nhánh, liên tục đưa ra giới thiệu và cải tiến những thiết bị kĩ thuật số tiên tiến. Bằng việc giới thiệu máy nghe nhạc cầm tay iPod, phần mềm nghe nhạc kĩ thuật số iTunes và iTunes Store, công ty đánh mạnh vào nhu cầu âm nhạc và điện tử phổ biến của người tiêu dùng. Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone, một loại điện thoại di động cảm ứng đa chạm, chứa đựng hầu hết các tính năng của iPod, có trình duyệt riêng dành cho điện thoại và màn hình trình duyệt mang tính cách mạng. Tuy khuyến thích sự đổi mới, Jobs cũng nhắc nhở nhân viên của mình về "con thuyền nghệ thuật" mà ông cho rằng việc tạo ra những sản phẩm vào đúng thời điểm cũng quan trọng ngang với việc phải thiết kế cho nó thật sáng tạo và hấp dẫn.
Jobs vừa được ngưỡng mộ vừa bị phê phán vì kĩ năng thuyết phục và nghệ thuật bán hàng tài ba của ông.
Tháng 4 năm 2005, Jobs trả lời vụ việc Apple bị chỉ trích vì có quy trình tái chế rác thải điện tử kém tại Hoa Kỳ bằng cách mắng mỏ những người ủng hộ môi trường và một số khác tại buổi gặp gỡ hàng năm của Apple tại Cupertino. Tuy nhiên, vài tuần sau, Apple thông báo rằng sẽ nhận lại iPods và trao đổi miễn phí tại các cửa hàng bán lẻ. Chiến dịch thu hồi máy tính phát động bằng cách cho một chiếc máy bay treo băng rôn ngay phía trên địa điểm diễn ra buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford, nơi Jobs là phát ngôn cho phần khai mạc. Trên băng rôn ghi "Steve — Don't be a mini-player — recycle all e-waste" (Steve — Đừng là một chiếc máy chơi nhạc nhỏ bé — hãy tái chế tất cả rác thải điện tử). Năm 2006, ông mở rộng chương trình tái chế của Apple đến bất kì khách hàng Mỹ nào mua một chiếc Mac mới. Chương trình này bao gồm phí giao hàng tận nhà và loại bỏ những thành phần không thân thiện với môi trường trong sản phẩm cũ của hãng.
Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy Macintosh. 2 chiếc máy đầu tiên được chuyển sang nền Intel là iMac và MacBook Pro, trước đó khi sử dụng chip IBM tên của chúng là iMac G5 và PowerBook G4. Đến hơn giữa năm 2006 tất cả máy tính Apple đều sử dụng chip Intel, đó là các máy Mac Mini, MacBook, Mac Pro. Các máy tính nền Intel này có khả năng chạy được Windows của Microsoft với phần mềm Boot Camp miễn phí của Apple. Steve Jobs cũng đã giới thiệu hệ điều hành tiếp theo Mac OS 10.5 "Leopard" và thiết bị xem phim, hình, nhạc trên TV kết nối không dây với vi tính mang tên iTV, cả iTV lẫn Leopard đều sẽ được tung ra năm 2007.
Rút khỏi Apple
Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị. Vài giờ sau tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5% Trước đó, mỗi cổ phiếu của Apple đang ở mức tăng. Sự mất giá nhẹ này là do các nhà đầu tư xem xét tầm quan trọng của Jobs đối với Apple, kết hợp với việc tình hình sức khoẻ của ông luôn trong được quan tâm tại thời điểm đó. Hơn nữa, ông đã ngừng điều trị y tế từ tháng 1 năm 2011. Theo Forbes, có thể khẳng định rằng tác động này sẽ dẫn đến một con đường tiêu cực hơn cho Apple, ngay cả tại hãng Pixar nơi Jobs giữ vai trò là giám đốc. Trong những giờ giao dịch sau vài ngày Jobs đưa ra tuyên bố rút khỏi Apple, cổ phiếu của hãng Walt Disney giảm xuống 1,5%.
Đời sống kinh doanh
Tài sản
Mặc dù Jobs chỉ kiếm được 1 đô la Mỹ mỗi năm trong vai trò tổng giám đốc điều hành của Apple, ông nắm giữ 5,426 triệu cổ phần của Apple, cũng như 138 triệu cổ phần của Disney (mà ông đã nhận được đổi lại với việc Disney mua Pixar). Forbes ước tính toàn bộ tài sản của ông vào khoảng 5,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2009, điều này khiến ông được xếp vào hạng 43 trong những người Mỹ giàu có nhất. Sau khi truyền hình Bloomberg nhầm lẫn tai hại đưa ra cáo phó của ông vào năm 2008, phóng viên Arik Hesseldahl của tạp chí BusinessWeek ghi rằng "Jobs không nổi tiếng nhiều về những việc làm từ thiện của ông", so với những gì mà Bill Gates đạt được. Sau khi trở lại quyền kiểm soát Apple trong năm 1997, Jobs lờ đi tất cả các chương trình từ thiện đoàn thể.
Vào tháng 6/2011, ông được xếp vị trí 109 trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất – theo Tạp chí Forbes bình chọn, với giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 8,3 tỷ USD.
Vụ gian lận cổ phiếu
Năm 2001, Steve được Apple ưu tiên quyền mua cổ phần với số lượng lên tới 7,5 triệu cổ phiếu với đơn giá khi mua vào là 18,3 đô la Mỹ một cổ phiếu, dù giá trị thị trường 1 cổ phiếu tại thời điểm đó là 21,1 đô la Mỹ, do đó phát sinh thu nhập chịu thuế từ 20 triệu đô la Mỹ mà ông không báo cáo trong phần thu nhập. Điều này là do việc ghi lùi ngày quyền mua cổ phần. Nếu tìm ra khả năng pháp lý, Jobs có thể đã phải đối mặt với một số trách nhiệm hình sự và tiền phạt dân sự. Apple cho biết rằng quyền chọn mua cổ phần ban đầu chỉ được ưu tiên tại hội nghị ban quản trị đặc biệt mà có thể sẽ không bao giờ diễn ra. Hơn nữa, các điều tra đang tập trung về việc ghi ngày sai lầm về quyền chọn mua dẫn đến việc dư ra 20 triệu đô la Mỹ. Vụ kiện từ phía cổ đông đối với ban lãnh đạo Apple vì sự thiếu minh bạch vụ việc này là đối tượng của các cuộc điều tra hình sự và dân sự của chính phủ. Mặc dù cuộc điều tra nội bộ riêng của Apple hoàn thành vào ngày 29 thấng 12 năm 2006 đưa kết quả rằng Jobs không có ý thức về việc này và quyền chọn mua cổ phiếu từng cấp cho ông được thu hồi lại mà chưa được áp dụng vào năm 2003, đồng thời số tiền thất thoát được trả lại. Ngày 1 tháng 7 năm 2008 diễn ra một vụ kiện về việc thất thu 7 tỷ đô la Mỹ từ phía các cổ đông đối với một vài thành viên ban lãnh đạo Apple vì dính líu vào vụ gian lận chứng khoán này.
Tác phong quản lý
Phần lớn tác phong quản lý của Jobs dựa trên tính khắt khe và đòi hỏi cao của bản thân ông. Tạp chí Fortune viết rằng ông "được xem là nhà tự cao tự đại hàng đầu của Thung lũng Silicon." Có thể tìm thấy các bình luận về phong cách nóng nảy của ông trong quyển The Little Kingdom (Tiểu vương quốc); một trong những tiểu sử được Jobs ủy quyền; The Second Coming of Steve Jobs (Sự trở lại lần hai của Jobs) của tác giả Alan Deutschman; và iCon: Steve Jobs (Biểu tượng: Steve Jobs) của tác giả Jeffre S. Young và William L.Simon. Năm 1993, Jobs lọt vào danh sách những ông chủ khó tính nhất của tạp chí Fortune trong vấn đề lãnh đạo Next. Tạp chí Fortune trích dẫn lời của nhà đồng sáng lập Dan'l Lewin cho biết thời gian đó, "Lúc cao độ ở mức không thể tin được... nhưng lúc thấp thì lại không thể tưởng tượng nổi", văn phòng của Jobs trả lời rằng tính cách của ông đã thay đổi kể từ đó.
Jef Raskin, bạn học trước đây của Jobs, từng nói rằng Jobs "hẳn sẽ là một vị vua Pháp tuyệt vời", ám chỉ đến đặc trưng con người hơn đời và thuyết phục của Jobs.
Jobs luôn luôn mong muốn vị thế của Apple và các sản phẩm của công ty được đặt ở vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin bằng cách dự báo và thiết lập các xu hướng, ít nhất là trong sự đổi mới và phong cách. Ông tổng kết quan điểm bản thân ở cuối bài phát biểu tại Triển lãm và Hội thảo Macworld diễn ra vào tháng 1 năm 2007 bằng cách trích lời huyền thoại hockey trên băng Wayne Gretzky:
Họa sĩ phim hoạt hình Floyd Norman nói rằng tại Pixar, Jobs là một "nhân vật già dặn, chín chắn" và không bao giờ can thiệp vào quá trình sáng tạo của các nhà làm phim.
Năm 2005, Steve Jobs cấm tất cả những quyển sách do công ty John Wiley & Sons xuất bản tại các cửa hàng bán lẻ của Apple để phản ứng lại việc xuất bản tiểu sử trái phép iCon: Steve Jobs (Biểu tượng: Steve Jobs). Trong báo cáo doanh thu hàng năm năm 2010, Wiley cho biết việc này đã "đóng lại một giải pháp... để dùng tên gọi ấy cho iPad."
Phát minh
Jobs là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của hơn 230 bằng sáng chế được trao giải hoặc các ứng dụng được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực rộng lớn của công nghệ, từ máy tính cho tới thiết bị di động, giao diện người dùng (bao gồm giao diện dựa trên nền cảm ứng), loa, bàn phím, bộ chuyển năng lượng, cầu thang, móc cài, ống bọc ngoài, dây buộc và bao bì đóng gói sản phẩm.
Sản phẩm công nghệ gắn liền với Steve Jobs
Apple II (1983)
Giới thiệu lần đầu vào tháng 1/1983, đây là chiếc máy tính đưa Apple đến với các tín đồ làng công nghệ. Máy được trang bị bộ nhớ RAM 64KB, được xem là dung lượng bộ nhớ khổng lồ thời điểm đó. Cỗ máy này cũng trở thành sản phẩm sống lâu nhất của Apple trước khi bị khai tử năm 1993.
Máy tính All-in-One Macintosh (1984)
Đây được xem là chiếc máy tính tất cả trong một đầu tiên trên thế giới. Máy gây kinh ngạc với người dùng thời điểm đó bởi tốc độ nhanh cùng công nghệ cảm ứng, thay vì sử dụng chuột.
Máy tính iMac (1998)
Đây được xem là thế hệ mới của chiếc Macintosh. Mặc dù nhận được không nhiều tình cảm, song mẫu máy này mang lại cho Apple vị trí lớn đối với các học sinh trung học, sinh viên.
Power Mac G4 (1999)
Khi G4 xuất hiện và nhiều năm sau đó, sẽ là phạm pháp nếu ai đó mang máy ra khỏi nước Mỹ, bởi vì nó được xem là một siêu máy tính thời bấy giờ. Ngoài ra, cỗ máy này còn là trợ thủ đắc lực của các nhà làm ảnh/video chuyên nghiệp và cả các nhạc sĩ.
Hệ điều hành Mac OS X (2001)
Mac OS X là thế hệ kế tiếp của Mac OS, hệ điều hành ban đầu của Apple từ năm 1984. Trước năm 2005, hệ điều hành Mac OS X chỉ dành cho các máy tính PowerPC (do chính Apple sản xuất). Phiên bản mới nhất là Mac OS X Ventura (macOS 13) ra mắt hồi tháng 10/2022 với nhiều tính năng cải tiến.
iPod (2001)
2001 là một năm thành công của Apple. iPod đã làm thay đổi cách người dùng thưởng thức âm nhạc và cùng với iTunes làm thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc.
Điện thoại iPhone (2007)
Điện thoại iPhone ra mắt đã mở ra cho người dùng cách thức giao tiếp với nhau hoàn toàn mới, cách thức duyệt web, các công nghệ tích hợp và cả thiết kế mê hoặc. Sự thành công của iPhone khiến nó trở thành chiếc điện thoại hình mẫu để các thương hiệu khác hướng đến.
Máy tính bảng iPad (2011)
Cùng với iPhone, máy tính bảng iPad ra đời năm 2010 đã mang lại thành công rực rỡ cho Apple. Trước iPad, đã có nhiều máy tính bảng, tuy nhiên, chỉ đến khi có sự xuất hiện iPad, người dùng mới thực sự có khái niệm về máy tính bảng. iPad ra đời cũng trở thành sát thủ của ngành công nghiệp máy tính cá nhân.
Đời sống cá nhân
Steve làm đám cưới với Laurene Powell ngày 18 tháng 3 năm 1991, và họ có ba đứa con. Ông cũng có một đứa con gái từ mối quan hệ trước.
Sức khoẻ và qua đời
Vào giữa năm 2004, Jobs thông báo cho nhân viên của mình rằng kết quả chẩn đoán cho biết ông có một khối ung thư trong tuyến tụy. Các tiên lượng về bệnh ung thư tuyến tụy thường không khả quan, tuy nhiên, Jobs tuyên bố rằng ông bị một loại ung thư hiếm, ít xâm lấn hơn, gọi là u tuỵ nội tiết. Ban đầu ông phản đối việc áp dụng các biện pháp can thiệp y tế thông thường và bắt tay vào một chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn căn bệnh. Nhưng sau đó trong tháng 7 năm 2004, Jobs trải qua một dạng phẫu thuật phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư tuyến tuỵ gọi là pancreaticoduodenectomy (hay "phẫu thuật Whipple"), kết quả cho thấy đã thành công việc cắt bỏ khối u. Jobs đã không yêu cầu được hóa trị hoặc xạ trị. Trong thời gian Jobs vắng mặt, Timothy D. Cook, người chịu trách nhiệm đứng đầu về hoạt động và bán hàng trên toàn thế giới tại Apple điều hành công ty.
Vào đầu tháng 8 năm 2006, Jobs tuyên bố một phát biểu quan trọng trong Hội thảo Phát triển Toàn cầu diễn ra hàng năm của Apple. Vẻ ngoài "ốm, gần như gầy", phát biểu thiếu sức sống bất thường, cùng với tuyên bố quyết định uỷ quyền những phần quan trọng trong vai trò then chốt mà ông vốn đảm đương đã làm dấy lên một làn sóng phương tiện truyền thông và internet xoáy vào vấn đề sức khỏe của ông. Ngược lại, theo tường thuật trên nhật báo Ars Technica, những người có mặt tại Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu thấy rằng Jobs "trông có vẻ khoẻ". Người đại diện của Apple cho biết rằng "Sức khoẻ của Steve rất tốt"
Hai năm sau, những nghi vấn tương tự lại diễn ra sau tuyên bố của Jobs tại Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu 2008. Apple chính thức tuyên bố rằng Jobs chỉ bị nhiễm siêu vi và hiện đang dùng thuốc kháng sinh, trong khi những người khác phỏng đoán dấu hiệu về bệnh suy nhược của ông là do tác dụng phụ của Whipple trong quá trình điều trị. Tại một cuộc họp tháng 7 thảo luận về doanh thu của Apple, những người tham gia trả lời những câu hỏi không ngừng về sức khỏe của Steve Jobs nhấn mạnh rằng đó là một "vấn đề riêng tư". Tuy nhiên, những người khác bày tỏ ý kiến rằng các cổ đông có quyền được biết nhiều hơn, họ muốn biết phương pháp chuyển giao để tiếp tục vận hành công ty của ông. Tờ New York Times xuất bản một bài báo dựa trên một cuộc trò chuyện điện thoại phá kỷ lục với Jobs, cho biết rằng các vấn đề sức khỏe của ông "không đe dọa tính mạng và ông không bị ung thư tái phát".
Ngày 28 tháng 8 năm 2008, truyền hình Bloomberg nhầm lẫn đưa ra bản cáo phó 2500 từ của Jobs trong phần tin tức doanh nghiệp, nhưng không cho biết về độ tuổi và nguyên nhân cái chết (các nhà truyền tin thường lưu trữ các bản cáo phó luôn được cập nhật để dễ dàng đưa tin sự kiện về cái chết không rõ thời điểm của một người nổi tiếng). Mặc dù lỗi được kịp thời sửa chữa, nhiều người đưa tin và các blog đã góp phần thuật lại điều này, tăng cường các tin đồn liên quan đến sức khỏe của Jobs. Jobs phản ứng trong bài tuyên bố tại Let's Rock vào tháng 9 năm 2008 của Apple bằng cách trích dẫn lời của Mark Twain: "Những tin tức về cái chết của tôi bị cường điệu quá mức. " Tại một sự kiện truyền thông tiếp theo, Jobs kết thúc phần trình bày với màn trình chiếu "110/70", đề cập đến huyết áp của ông, khẳng định rằng sẽ không tiếp tục trả lời các câu hỏi về sức khỏe.
Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Apple thông báo rằng phó chủ tịch marketing Phil Schiller sẽ chuyển giao những vị trí chủ chốt cuối cùng của công ty tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2009, một lần nữa làm sống lại các câu hỏi về sức khỏe của Jobs. Trong tuyên bố đưa ra vào ngày 5 tháng 1 năm 2009 trên trang Apple.com, Jobs cho biết ông đang bị mất cân bằng hóc môn trong vài tháng. Ngày 14 tháng 1 năm 2009, trong một bản ghi nhớ nội bộ của Apple, Jobs viết rằng vào tuần trước, ông đã "nghiệm ra rằng các vấn đề liên quan đến sức khỏe của tôi phức tạp hơn so với suy nghĩ ban đầu" và tuyên bố nghỉ 6 tháng vắng mặt cho đến khi kết thúc tháng 6 năm 2009 để tập trung chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ. Tim Cook, từng đảm nhiệm vai trò tổng giám đốc điều hành khi Jobs vắng mặt năm 2004, trở thành tổng giám đốc điều hành của Apple, trong khi đó Jobs vẫn còn tham gia vào những quyết định chiến lược chủ chốt.
Trong tháng 4 năm 2009, Jobs trải qua ca cấy ghép gan tại Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist ở Memphis, Tennessee. Dự báo của Jobs về kết quả của việc này là "tuyệt vời".
Ngày 17 tháng 1 năm 2011, một năm rưỡi sau khi Jobs trở về từ ca ghép gan, Apple thông báo rằng ông đã được cấp giấy nghỉ phép dưỡng bệnh. Jobs tuyên bố việc ra đi của mình trong một lá thư gửi các nhân viên, cho biết quyết định là để giúp ông có thể tập trung vào tình hình sức khoẻ. Trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh của ông vào năm 2009, Apple thông báo rằng Tim Cook sẽ điều hành các hoạt động hàng ngày và Jobs sẽ tiếp tục được tham gia vào các quyết định quan trọng chiến lược của công ty. Mặc dù đã rời đi, ông vẫn xuất hiện tại sự kiện ra mắt iPad 2 vào ngày 2 tháng 3, tại tuyên bố giới thiệu iCloud trong Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu Apple diễn ra vào ngày 6 tháng 6, và tại hội đồng thành phố Cupertino vào ngày 7 tháng 6.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple. Trong thư từ chức, Jobs đã viết rằng ông có thể "không còn đáp ứng các nhiệm vụ và mong đợi trong vai trò CEO của Apple nữa".
Vào ngày 05 tháng 10 năm 2011, trong một tuyên bố của gia đình ông có nói Jobs "đã ra đi thanh thản bên gia đình vào ngày hôm nay..."
Apple đưa ra tuyên bố rằng Jobs đã qua đời. Nội dung như sau: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc thông báo rằng Steve Jobs qua đời ngày hôm nay. Sự nhiệt tình, đam mê và vinh quang của Steve là nguồn gốc cho vô số sáng kiến đã làm giàu và cải thiện đời sống của chúng ta. Thế giới trở nên vô cùng tốt đẹp hơn vì Steve. Tình yêu lớn nhất của ông dành riêng cho người vợ, bà Laurene, và gia đình. Tâm hồn chúng ta hướng đến họ và đến tất những những ai có cùng niềm rung động trước món quà đặc biệt mà ông đã trao trong cuộc đời."
Cũng từ ngày 5 tháng 10 năm 2011, trang chủ Apple chào đón khách ghé thăm bằng một thông điệp đơn giản: bức hình trắng đen của Steve Jobs, tên, năm sinh và mất của ông. Nhấp chuột vào hình ảnh của Jobs sẽ dẫn đến cáo phó với nội dung: "Apple đã mất đi một thiên tài sáng tạo và nhìn xa trông rộng, thế giới đã mất đi một con người tuyệt vời. Chúng tôi, những người đã may mắn quen biết và làm việc với Steve đã mất đi một người bạn thân thiết và người cố vấn đầy cảm hứng. Steve ra đi để lại sau lưng một công ty mà chỉ duy nhất ông là người có thể gây dựng nên, và tinh thần của ông sẽ mãi mãi là nền tảng của Apple." Một địa chỉ email cũng được đăng lên công khai để chia sẻ những kỷ niệm, gửi lời chia buồn và cảm nghĩ.
Jobs qua đời để lại người vợ mà ông đã kết hôn hơn 20 năm, bà Laurene, cùng ba đứa con. Ngoài ra còn một đứa con thứ tư, Lisa Brennan-Jobs từ mối quan hệ trước đó.
Những phát biểu về việc Steve Jobs qua đời
Nhiều người nổi tiếng tại Mỹ đã đưa ra những lời phát biểu về sự ra đi của ông, trong đó bao gồm Bill Gates của Microsoft, Bob Iger của Walt Disney, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và Tổng thống Barack Obama.
Bill Gates nói rằng:
Tôi vô cùng đau buồn khi nghe tin về cái chết của Steve Jobs. Melinda và tôi xin gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình và bạn bè của ông, và đến tất cả mọi người có mối liên hệ với Steve trong công việc. Steve và tôi gặp nhau lần đầu tiên cách đây gần 30 năm, và từ lâu đã là cộng sự, người cạnh tranh và bạn bè suốt hơn nửa cuộc đời của chúng tôi. Hiếm ai trên thế giới gây được những tác động sâu sắc như Steve, và những hiệu quả mang lại từ đó sẽ được nhiều thế hệ sau ghi nhận. Đối với những ai trong chúng ta đủ may mắn từng làm việc với ông, đó là một vinh dự tột cùng. Tôi sẽ nhớ Steve rất nhiều.
Chủ tịch Walt Disney, Bob Iger bày tỏ thương tiếc với Jobs:
Steve Jobs là một người bạn tuyệt vời và là một cố vấn đáng tin tưởng. Di sản ông để lại sẽ vượt xa các sản phẩm ông đã tạo ra hoặc các doanh nghiệp ông mà đã xây dựng nên. Hàng triệu người đã được ông truyền cảm hứng, hàng triệu cuộc sống đã thay đổi vì ông và nền văn hóa ông xác lập ra. Steve là một tấm gương xác thực, với tâm trí đầy sáng tạo và trí tưởng tượng đã định một kỷ nguyên mới. Bất chất những gì lớn lao ông đã thực hiện, chúng dường như chỉ mới là sự bắt đầu. Sự qua đời của ông đồng nghĩa với thế giới đã mất đi một tấm gương, Disney đã mất đi một thành viên gia đình, và tôi đã mất một người bạn tuyệt vời. Xin dành những tâm tư và lời cầu nguyện của chúng tôi đến người vợ Laurene và con cái của ông trong thời gian khó khăn này.
Đạo diễn người Mỹ Steven Spielberg cho biết: "Steve Jobs là nhà sáng chế lỗi lạc nhất từ sau Thomas Edison. Ông đưa thế giới đến đầu ngón tay của chúng ta."
Vinh danh
Ông được Tổng thống Ronald Reagan trao tặng Huân chương Quốc gia về Công nghệ vào năm 1984 cùng với Steve Wozniak (nằm trong số những người đầu tiên từng nhận được vinh dự này), và một Giải thưởng Jefferson cho Dịch vụ công ở hạng mục "Dịch vụ công tuyệt vời nhất do một cá nhân 35 năm tuổi trở xuống" (hay còn gọi là giải thưởng Samuel S. Beard) vào năm 1987.
Ngày 27 tháng 11 năm 2007, Jobs được tạp chí Fortune mệnh danh là người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh.
Ngày 5 tháng 12 năm 2007, Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và Đệ nhất phu nhân Maria Shriver đưa nhân vật Jobs vào California Hall of Fame, tọa lạc tại Bảo tàng California về Lịch sử, Phụ nữ và Nghệ thuật.
Tháng 8 năm 2009, Jobs được bầu là doanh nhân được giới trẻ ngưỡng mộ nhiều nhất theo một cuộc khảo sát của tổ chức thanh thiếu niên phi lợi nhuận Junior Achievement.
Ngày 5 tháng 11 năm 2009, tạp chí Fortune mệnh danh Jobs là tổng giám đốc điều hành của thập kỷ.
Tháng 11 năm 2009, Jobs được xếp hạng thứ 57 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của công ty truyền thông và xuất bản Forbes.
Tháng 12 năm 2010, thời báo tài chính Financial Times gọi Jobs là nhân vật tiêu biểu của thời báo này trong năm 2010, phần cuối của bài luận đề cập đến trích dẫn trong tự truyện của John Sculley – cựu giám đốc điều hành PepsiCo, người từng điều hành Apple như sau: "Apple được dự định sẽ trở thành một công ty sản phẩm tiêu dùng tuyệt vời. Đây quả là một kế hoạch điên cuồng. Công nghệ cao không thể được thiết kế và bán như một sản phẩm tiêu dùng." Bài báo kết luận rằng làm thế nào Sculley có thể sai lầm đến vậy.
Trong văn hoá đại chúng
Dựa vào tuổi trẻ, tài sản lớn uy tín cá nhân, cùng với việc thành lập Apple, Jobs trở thành một biểu tượng của nền công nghiệp và công ty Apple. Khi tạp chí Time vinh danh máy tính là "Cỗ máy của năm", tạp chí này đăng kèm theo một tiểu sử dài về Jobs, đánh giá ông là "nhạc trưởng nổi tiếng nhất về những vật tinh vi ở tỉ lệ siêu nhỏ." Jobs nổi bật đặc trưng trong ba bộ phim về lịch sử của ngành công nghiệp máy tính cá nhân, bao gồm:
Triumph of the Nerds – phim tài liệu 3 phần năm 1996 chiếu trên PBS, nói về sự trỗi dậy của máy tính gia đình/máy tính cá nhân.
Nerds 2.0.1 – phim tài liệu 3 phần 1998 của chiếu trên PBS, (tiếp theo của Triumph of the Nerds) ghi lại sự phát triển của internet.
Pirates of Silicon Valley (Những tên cướp tại thung lũng Silicon) — phim phóng sự dựa trên những sự kiện có thật, sản xuất năm 1999, ghi lại sự phát triển của Apple và Microsoft. Trong phim này, Noah Wyle thủ vai Jobs.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cuộc đời Steve Jobs
Sự nghiệp của Steve Jobs qua ảnh
'Huyền thoại' Steve Jobs của hãng Apple qua đời
Tiểu sử chính thức của Steve Jobs
Bản tóm tắt công việc của Steve Jobs
Apple
Forbes 400
Chủ tịch tập đoàn kinh doanh
Tỷ phú Hoa Kỳ
Người San Francisco
Nhà phát minh Mỹ
Sinh năm 1955
Mất năm 2011
Người Mỹ gốc Thụy Sĩ
Nhân viên của Disney
Điện toán cá nhân
Người Mỹ gốc Đức
Doanh nhân Mỹ thế kỷ 20
Người ghép nội tạng
Chết vì ung thư tuyến tụy
Doanh nhân Mỹ thế kỷ 21
Chôn cất ở California
Doanh nhân phần mềm
Tử vong vì ung thư ở California
Doanh nhân từ San Francisco
Người ăn chay
Đạo diễn Apple
Pixar
Nhân viên của Pixar
Người Mỹ gốc Ả Rập
Nhà sản xuất phim Mỹ
Nhà đầu tư Mỹ
Nhà từ thiện Mỹ
Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
Kỹ thuật viên |
13071 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc | Vô Trước | Vô Trước hay Asaṅga (Sanskrit: Asaṅga ; Tibetan: ཐོགས་མེད།, Wylie: thogs med, traditional Chinese: 無著;; pinyin: Wúzhuó; Romaji: Mujaku), (300-370), là một Đại luận sư của Phật giáo Ấn Độ, người sáng lập Duy thức tông (sa. vijñānavādin). Sư không hiểu được quan điểm của Long Thụ (sa. nāgārjuna) về tính Không, dù theo truyền thuyết thì sư đã được vị A La Hán Pindola giảng giải về vấn đề này. Sư chỉ hiểu rõ tính không sau khi được Bồ Tát Di-lặc trực tiếp giáo hoá. Có một số luận sư cho rằng Di-lặc này là một nhân vật lịch sử với tên Maitreyanatha (sa. maitreyanātha).
Thời niên thiếu
Asaṅga có cha là một người giai cấp Kṣatriya (Sát-đế-lỵ) và mẹ là giai cấp Brahmin (Bà-la-môn) ở Puruṣapura (ngày nay là Peshawar, Pakistan), vào thời điểm đó là một phần của vương quốc cổ Gandhāra. Các học giả đương thời cho rằng ông sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ tư CN. Ông đầu tiên có lẽ đi theo trường phái Mahīśāsaka (Hoá-địa-bộ) hay Mūlasarvāstivāda nhưng sau này đã theo Mahāyāna (Đại-thừa). Theo vài học giả, nền tảng cho những bài luận vi diệu pháp của Asaṅga có nhiều dấu tích của trường phái Mahīśāsaka. André Bareau viết:Đủ để thấy rằng Asaṅga là một tu sĩ phái Mahīśāsaka hồi còn trẻ, và rằng ông đã đem phần lớn những quan điểm học thuyết phù hợp của phái này vào trong tác phẩm của ông sau khi ông trở thành một đại luận sư của trường phái Mahāyāna, khi ông tạo nên cái có thể cho là một Abhidharma-piṭaka (Luận-tạng) mới và của Mahāyāna.Theo ghi chép của ngài Huyền Trang trong chuyến du hành Ấn Độ của mình thì Asaṅga ban đầu là một tu sĩ phái Mahīśāsaka, những sớm đã chuyển hướng theo Mahāyāna. Asaṅga có một người em là Vasubandhu (Thế-thân), vốn là một vị sư theo trường phái Sarvāstivāda (Nhất-thiết-hữu-bộ). Vasubandhu được cho là đã ngã về Phật giáo Mahāyāna sau khi gặp Asaṅga và trở thành môn đồ của Asaṅga.
Thiền định và thuyết giảng
Asaṅga dành nhiều năm thiền định nghiêm túc, trong thời gian này truyền thống cho rằng ông thường viếng thăm cõi trời Tuṣita (Đâu-suất) để thọ pháp từ Bồ tát Maitreya (Di-lặc hay Từ-thị). Những cõi trời như là Tuṣita được cho là có thể đến được thông qua thiền định và những câu truyện này được nhắc đến trong những tác phẩm của nhà sư Phật giáo Ấn Độ Paramārtha, sống vào khoảng thế kỷ thứ 6 CN. Ngài Huyền trang cũng kể những câu chuyện tương tự:Trong khu vườn xoài khoảng 5 hay 6 dặm về phía tây-nam của thành phố (Ayodhya), có một tu viện cũ nơi mà Bồ tát Asaṅga đã thọ lãnh giáo pháp và thuyết giảng quần chúng. Vào buối tối ông đến cõi trời Tuṣita để học Yogācārabhūmi-śāstra (Du-già-sư-địa-luận); Mahāyāna-sūtra-alaṃkāra-śāstra (Đại-thừa-trang-nghiêm-kinh-luận), Madhyānta-vibhāga-śāstra (Biện-trung-biên-luận),... với Bồ tát Maitreya. Còn vào ban ngày ông thuyết giảng những giáo lý kỳ vỹ này cho tứ chúng.Asaṅga tiếp tục viết nhiều tác phẩm luận Yogācāra quan trọng như là Yogācārabhūmi-śāstra, Mahāyānasaṃgraha và Abhidharma-samuccaya và nhiều tác phẩm khác, dù rằng có những điểm dị biệt giữa hai truyền thống Tây Tạng và Trung Hoa về tác phẩm nào là của ông tác phẩm nào là của Maitreya.
Theo Walpola Rahula, tư tưởng của Abhidharma-samuccaya lại gần Tạng Kinh Pali hơn là Abhidhama của phái Theravāda.
Tác phẩm
Các tác phẩm quan trọng của Vô Trước là Du-già sư địa luận, Đại thừa trang nghiêm kinh luận, Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận và Nhiếp đại thừa luận, một bộ luận viết bằng văn vần trình bày giáo pháp của Duy thức tông, hiện nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và chữ Tây Tạng. Tác phẩm này gồm có mười chương và bàn luận các điểm sau:
A-lại-da thức;
Lý thuyết cho rằng tất cả thế giới đều từ tâm thức hiện nên, thuần tuý duy tâm (sa. cittamātra);
Cách chứng ngộ được thuyết này;
Các hạnh Ba-la-mật;
Thập địa;
Giới;
Thiền định;
Bát-nhã;
Trí huệ siêu việt vô phân biệt;
Tam thân (sa. trikāya).
Có thuyết cho rằng, Sư cũng là tác giả của Bí mật tập hội (sa. guhyasamāja-tantra), một tác phẩm quan trọng thuộc hệ Vô thượng du-già, và nếu vậy Sư giữ một vị trí quan trọng trong Mật tông Phật giáo.
Các tác phẩm còn lưu lại dưới tên Sư hoặc dưới tên Di-lặc (trích):
Hiển dương thánh giáo luận (sa. prakaraṇāryaśāsana-śāstra, ārya-śāsana-prakaraṇaśāstra), 20 quyển, Huyền Trang dịch;
Du-già sư địa luận (sa. yogācārabhūmi-śāstra), 100 quyển, Huyền Trang dịch;
Nhiếp đại thừa luận (sa. mahāyānasaṃgraha), 3 quyển, Chân Đế dịch;
Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (sa. abhidharma-samuccaya), 7 quyển, Huyền Trang dịch;
Đại thừa kinh trang nghiêm luận tụng (sa. mahāyāna-sūtralaṅkāra-kārikā), 13 quyển, Ba-la-phả-mật-đa-la (sa. prabhakāramitra) dịch, cũng có bản Phạn và Tạng ngữ;
Thuận trung luận (sa. madhyāntānusāra-śāstra), 2 quyển, Bát-nhã Lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch;Năng đoạn kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh luận tụng (2 bản, sa. āryabhagavatī-prajñāpāramitā-vajracchedikā-saptārtha-ṭīkā và triśatikāyā-prajñāpāramitāyā-kārikā-saptati); 3 quyển, Bồ-đề Lưu-chi dịch, Nghĩa Tịnh cũng dịch một bản;Giải thâm mật kinh chú (sa. ārya-saṃdhinirmocana-bhāṣya), chỉ còn bản Tạng ngữ;Hiện quán trang nghiêm luận tụng (sa. abhisamayā-laṅkāra-nāmaprajñāpāramitā-upadeśa-śāstra [-kārikā] thường được viết ngắn là abhisamayālaṅkāra-śāstra), còn bản Phạn và Tạng ngữ;Biện trung biên luận tụng (sa. madhyānta-vibhāga-kārikā), bản Hán và Tạng ngữ vẫn còn. Có hai bản dịch tại Trung Quốc, Huyền Trang dịch ra 3 quyển, Chân Đế dịch ra 2 quyển dưới tên Trung biên phân biệt luận;Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharma-dharmatā-vibhāga), chỉ còn bản Tạng ngữ.
Tham khảoFo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Duy thức tông
Luận sư Phật giáo
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 300
Mất thế kỷ 4
Nhà triết học Ấn Độ
Tăng sĩ Ấn Độ |
13075 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n-na | Trần-na | Trần-na (陳那, mahā- hay dignāga hoặc diṅnāga), ~480-540, cũng được gọi theo tên dịch nghĩa là (Đại) Vực Long, là một Luận sư nổi tiếng của Duy thức tông (Vijñānavādin hay Yogācārin). Đại sư là người cải cách và phát triển ngành Nhân minh học (Hetuvidyā), một môn lý luận học độc đáo cho tông này và Ấn Độ nói chung. Phần lớn tác phẩm của Sư nhấn mạnh đến tính lý luận. Chúng chỉ còn trong bản dịch tiếng Hán và Tây Tạng. Tác phẩm quan trọng nhất của Sư là Tập lượng luận (pramāṇasamuccaya). Ngoài ra Sư cũng soạn một bài luận quan trọng về A-tì-đạt-ma-câu-xá luận.
Cuộc đời
Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn tại Kiến-chí (kāñcī). Lúc đầu Sư thụ giới và tham học với Na-già-đạt-đa (sa. nāgadatta), một tỉ-khâu theo Độc Tử bộ. Giáo lý của bộ này không làm Sư hài lòng nên chẳng bao lâu, Sư đến học với Thế Thân giáo lý Tiểu thừa và Duy thức. Sau khi học xong, Sư đến một khu rừng tại Oḍiviśa và dừng bước tại đây.
Một cuộc tranh luận giáo lý của các tôn giáo được tổ chức tại viện Na-lan-đà và Sư được mời đến để đại diện cho Phật giáo. Tại đây, Sư chứng minh được tài hùng biện và luận lý sắc bén của mình, thắng các vị Bà-la-môn nhiều lần. Trong thời gian sau, Sư dành nhiều thời gian để viết ra những quy luật của nhân minh học và hệ thống hoá những quy luật này nhằm đả phá các tư tưởng ngoại đạo trong các cuộc tranh luận. Sư viết rất nhiều luận giải, danh tiếng của Sư là một Luận sư uyên thâm lan truyền khắp nơi, nhưng tương truyền rằng, Sư không giữ một chức vụ giảng dạy nào.
Sư thừa nhận có hai "hòn đá thử vàng" của nhân minh học: chứng minh trực tiếp và nhận thức từ suy luận chân chính (lượng, sa. pramāṇa, en. valid cognition). Sư phân tích cặn kẽ tính chất của nhận thức suy luận cũng như mối liên hệ của chúng. Nhân minh học này của Sư được Pháp Xứng (sa. dharmakīrti) thừa kế và phát triển. Sư chỉ lưu lại Na-lan-đà một thời gian. Phần lớn, Sư trú tại một am nhỏ ở Oḍiviśa. Chỉ một lần Sư đến miền Nam Ấn Độ và lần đó để thực hiện ba việc: tranh luận, truyền bá Phật pháp và phục hưng những ngôi chùa đang trên đường suy tàn. Sư sống rất cơ hàn, không đòi hỏi gì và mất tại am ở Oḍiviśa.
Tác phẩm
Các tác phẩm của Sư còn được lưu lại (trích):
Phật mẫu bát-nhã-ba-la-mật-đa viên tập yếu nghĩa luận (sa. buddhamatṛkā-prajñāpāramitāmahārthasaṅgītiśāstra, có người xem là tác phẩm của Tam Bảo Tôn, sa. triratnadāsa), Thí Hộ dịch;
Vô tướng tư trần luận (sa.?), 1 quyển, Chân Đế (sa. paramārtha) dịch;
Chưởng trung luận (sa. tālāntaraka-śāstra hoặc hastavālaprakaraṇa), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch;
Thủ nhân giả thuyết luận (sa. prajñaptihetu-saṃgraha), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch;
Quán tổng tướng luận tụng (sa. sarvalakṣaṇadhyāna-śāstra-kārikā), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch;
Quán sở duyên duyên luận (sa. ālambanaparīkṣā, ālambanaparīkṣā-vṛtti), chú giải Vô tướng tư trần luận;
A-tì-đạt-ma-câu-xá luận chú yếu nghĩa đăng (sa. abhidharmakośa-marmapradīpa[-nāma]), còn bản Tạng ngữ;
Nhập du-già luận (sa. yogāvatāra), còn bản Tạng ngữ;
Nhân minh chính lý môn luận bản (sa. nyāyamukha, nyāyadvāra, nyāyadvāratarka-śāstra), 1 quyển, Huyền Trang dịch;
Nhân minh chính lý môn luận (sa. nyāyadvāratarka-śāstra), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch;
Tập lượng luận (sa. pramāṇasamuccaya [-nāma-prakaraṇa]), tác phẩm Nhân minh quan trọng nhất của Sư;
Tập lượng luận thích (sa. pramāṇasamuccaya-vṛtti), chú giải Tập lượng luận, chỉ có bản Tạng ngữ.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
外部鏈接
佛家因明的理性思考 蔡禮德 Hetu-Vidyā Of Rational Thinking, Choy L.T.(2008)
逻辑学(Logic)及简单枚举归纳法(Induction by Simple Enumeration)
科学方法(Scientific Method)及假设演绎法(Hypothetico-Deductive Method)
佛家因明的理性思考再探 蔡禮德 Hetu-Vidyā Of Rational Thinking(II), Choy L.T.(2009)
因明的辨义理(Meaning & Argument Analysis)方法,具有语理分析(Linguistic - conceptual Analysis)及谬误剖析(Fallacy Analysis)的元素。
佛家因明的理性思考三探 蔡禮德 Hetu-Vidyā Of Rational Thinking(III), Choy L.T.(2010)
「现量」及「比量」意谓真
「似现量」及「似比量」意谓非真。
「因明逻辑真值的量化公式」与贝尔斯学派统计学 蔡禮德 Quantification Formula Of Hetu-Vidyā Logical Truth-Value And Bayesian School Statistics, Choy L.T.(2006)
佛家因明提綱 蔡禮德 A Hetu-Vidyā Framework, Choy L.T.(2013)
因明與菩薩行五明
佛家因明的概念功能與分類 蔡禮德 A Hetu-Vidyā Framework(II), Choy L.T. (2013)
Đại sư Phật giáo
Duy thức tông
Luận sư Phật giáo
Nhà triết học Ấn Độ
Tăng sĩ Ấn Độ |
13076 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99%20Ph%C3%A1p | Hộ Pháp | Hộ pháp hay Thần Tăng (chữ Nho: 護法, sa. dharmapāla, pi. dhammapāla) theo nhà Phật, nhất là phái Kim cương thừa (sa. vajrayāna) hay Thần Thánh là những vị thần bảo vệ Phật pháp và Phật tử. Những ai nguyện noi theo Thành tựu pháp (sa. sādhana) mà đọc câu Chân ngôn thì đều được các vị thần đó phù hộ. Ngoài ra các vị Hộ Thế (chữ Nho: 護世, sa. lokapāla), tức những vị thần (Thiện Thần) nguyện theo Phật cũng có chức năng như Hộ pháp. Phật giáo Việt Nam liệt kê nhiều vị thần như Phạm Thiên, Đế Thích, Kiên Lao, Địa Kỳ, Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ trong danh sách hộ pháp nhưng trong chùa thì có hai dạng chính.
Khuyến Thiện, Trừng Ác
Dạng Hộ pháp phổ biến là hai vị thần đối sánh thờ trong chùa mang tên Khuyến Thiện và Trừng Ác. Đôi tượng Hộ pháp này thường tạc rất lớn, đầu cao chấm nóc nhà, bố trí ở hai bên tiền đường. Thần trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử lam, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp (một vị cầm đại đao, một vị nắm dải lụa hoặc cầm tòa tháp nhỏ). Tượng thần Khuyến Thiện, tục gọi là "ông Thiện" thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt ở bên tay trái bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra), tay cầm viên ngọc thiện tâm (ngọc Mani hay ngọc lưu ly), là báu vật của Phật tử, khích lệ mọi người noi theo. Tượng thần Trừng Ác thì tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật; nét mặt thần giận dữ trừng trừng, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã. Trong các chuyện tiền thân Phật thì các vị Hộ pháp này còn có tên là Thiện Hữu, Ác Hữu, hoặc La Đắc, Ma Pha La. Sau này Kim Dung cũng có phóng tác thành hai nhân vật giang hồ là Thưởng Thiện và Phạt Ác.
Truyện kể tóm lược như sau, Đức Vua nước Ba Na Lại xưa có 2 Hoàng Tử là Thiện Hữu và Ác Hữu có tính tình trái ngược nhau, Hiền hữu ưa từ bi bố thí các phẩm hạnh lành còn Ác Hữu thì ngược lại. Thiện Hữu quan sát thấy chúng sinh mưu sinh vất vả mà tạo ra các nghiệp ác như: sát sinh, lừa gạt,.... rồi thọ mãi khổ báo, nên có tâm nguyện bố thí của cải để mọi người làm nghiệp lành. Chàng đem bố thí đến cạn kho tàng của Vua cha. Suy xét thấy cách bố thí dài lâu vào Biển lớn, xuống Long Cung tìm được Bảo Báu ngọc Ma Ni có khả năng muốn gì được nấy.
Với lòng từ bi Thiện hữu xuống Long Cung trải qua gian khổ lấy ngọc báu mang về. Sau Ác Hữu lấy mất ngọc còn đâm mù mắt anh trai. Thiện hữu mù lòa cực khổ, lưu lạc đến một vương quốc, chàng đi ăn xin nhưng có tiếng đàn rất hay, được công chúa yêu thương, công chúa không biết chàng là hoàng tử mình đã được hứa hôn nhưng vẫn hết mực muốn chung sống cùng, vua cha nàng cho hai người ở cùng nhau nhưng phải ra khỏi hoàng cung đến nơi xa xôi. Một hôm công chúa có việc phải đi nhưng quên không báo cho chồng, Thiện Hữu cho rằng vợ có việc gì dấu diếm, công chúa buồn tủi uất ức bèn thề thốt " nếu em có điều gì gian dối xin cho mắt anh đui mù mãi, còn nếu em ngay thẳng xin cho mắt anh sáng lại như cũ ". Vừa dứt lời một mắt chàng rung động hồi phục như cũ. Cả hai vui mừng, Thiện hữu nói cho công chúa mình là hoàng tử được hứa gả cho nàng năm xưa, công chúa không tin nghĩ chồng lãng tâm mất trí.
Thiện hữu đáp chàng từ khi sinh ra chưa hề nói dối rồi ngửa lên trời đáp nếu chàng nói dối thì cho mắt mù như cũ còn nếu nói thật thì mắt sáng lại, tức thì con mắt còn lại trở lại thường. Sau đó cả hai về cung báo với vua cha chàng là Thiện hữu. Chàng về nước Ba La Nại vua cha và hoàng hậu thương con bị mù đôi mắt, chàng tìm Ác Hữu lấy lại ngọc Mani giúp cha mẹ sáng mắt. Cuối cùng Chàng lập một đàn trang lớn trước hạt ngọc báu, sau bao cực khổ vì chúng sinh kiếm về, chàng nguyện cho chúng sinh được lợi lạc, tức thì trời mưa tuôn thóc gạo vàng bạc, y phục, các đồ quý giá.... làm cho mọi người được thỏa mãn không bị lòng tham thúc đẩy làm việc ác. Thiện Hữu chính là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bát bộ Kim Cương
Dạng thứ hai là Bát bộ Kim Cương (còn gọi là Kim Cang hộ pháp) gồm tám vị thần cũng mặc võ phục (hoặc chỉ cởi trần đóng khố) nhưng không bài trí ở gần lối vào mà gần bàn thờ Phật vì đây là các vị thần linh có trách nhiệm bảo vệ Phật. Tám vị kim cương đó lần lượt là:
Thanh Trừ Tai
Tích Độc Thần
Hoàng Tùy Cầu
Bạch Tịnh Thủy
Xích Thanh Hỏa
Định Trừ Tai
Tử Hiền Thần
Đại Lực Thần (Đại lực Kim Cang hay Kim Cang lực sĩ) thường được điêu khắc với hình thù của một người đàn ông cơ bắp lực lưỡng, cởi trần đóng khố, cầm chùy
Các truyền thống khác
Hộ pháp theo Kim cương thừa còn liệt danh Ma-ha-ca-la (sa. mahākāla, nghĩa là Đại Hắc 大黑) – được xem là một hoá thân của bồ tát Quán Thế Âm – là đấng bảo vệ người tu hành trước những hiểm nguy và ảnh hưởng xấu liên quan đến chuyện tu học. Tuy nhiên các hành giả đó phải được chân truyền sự hỗ trợ từ vị Bổn Tôn, Thần thể (bo. yidam) của mình. Vị Đại Hắc (sa. mahākāla), Hộ pháp của tông Kagyu và Đạt-lại Lạt-ma thường được trình bày như một vị thần cao lớn, da đen. Vị này có bốn trách nhiệm lớn đối với trở ngại khó khăn của người tu hành: điều phục, giúp đỡ, thu hút, huỷ diệt. Các vị Hộ Thế trong Phật giáo Tây Tạng được chinh phục – theo truyền thuyết – là nhờ công của Đại sư Liên Hoa Sinh. Đó là các vị thần của đạo Bôn (bo. bön བོན་) đã được điều phục thành các vị phục vụ Phật pháp. Các vị đó thường là hiện thân của các lực lượng thiên nhiên. Người ta còn nhắc đến các vị Hộ Thế Tứ thiên vương. Các vị này xuất hiện từ lâu trong tranh tượng Ấn Độ và cũng được tôn thành Hộ pháp.
Hộ pháp, Luận sư của Duy thức tông (sa. vijñānavādin), sống trong thế kỷ 6-7, môn đệ của Trần-na (sa. dignāga) và về sau trở thành viện trưởng của viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Sau đó Nhà Sư đến Giác Thành (bodhgayā) và trở thành viện trưởng viện Đại Bồ-đề (sa. mahābodhi). Nhà Sư mất năm 32 tuổi. Hầu như mọi tác phẩm của Sư đều thất lạc cả.
Sư viết luận giải về Bách luận (sa. śataśāstra) của Thánh Thiên (sa. āryadeva), về Duy thức nhị thập tụng (sa. viṃśatikā vijñaptimātratākārikā) của Thế Thân. Tư tưởng luận giải của Sư còn được tìm thấy trong tác phẩm Thành duy thức luận của Huyền Trang. Hộ pháp và các môn đệ nhấn mạnh tính "duy tâm" (sa. cittamātra) tuyệt đối của Duy thức học, cho rằng thế giới "không gì khác hơn là sự tưởng tượng."
Hộ pháp, Cao tăng Tích Lan (1865-1933), sáng lập hội Đại Bồ-đề (Mahābodhi Society) năm 1891 nhằm phục hưng viện Đại Bồ-đề tại Giác Thành. Sư là tăng sĩ đầu tiên của thời cận đại tự nhận mình là một người Vô gia cư (sa. anāgārika, xem Khất sĩ). Năm 1925, Sư sáng lập hội Đại Bồ-đề ở London.
Xem thêm
Hung thần
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Chư thiên Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Duy thức tông
Danh vị Phật giáo |
13079 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20th%C6%B0%E1%BB%A3ng%20du-gi%C3%A0 | Vô thượng du-già | Vô thượng du-già (zh. 無上瑜伽, sa. anuttarayoga), cũng được gọi dạng dài là Vô thượng du-già-đát-đặc-la (zh. 無上瑜伽怛特羅, sa. anuttara-yogatantra, bo. rnal `byor bla na med pa`i rgyud རྣལ་འབྱོར་བླ་ན་མེད་པའི་རྒྱུད་) là Đát-đặc-la (zh. 怛特羅, sa. tantra) cao cấp nhất (vô thượng, sa. an-uttara) trong bốn loại Đát-đặc-la Phật giáo. Ba loại khác là Tác (sa. kriyā), Hành (sa. caryā) và Du-già (sa. yoga). Các Đát-đặc-la này nằm trong Đại tạng của Tây Tạng, thuộc phần thứ bảy trong Cam-châu-nhĩ (zh. 甘珠爾, bo. bka` `gyur བཀའ་འགྱུར་) và bao gồm 22 bộ. Hai bộ Đát-đặc-la danh tiếng nhất được xếp vào hạng Vô thượng du-già là Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Hô kim cương (sa. hevajratantra).
Trước khi được Quán đỉnh (sa. abhiṣeka), được khai thị vào Vô thượng du-già, hành giả cần phải đi qua những cấp Đát-đặc-la khác đã nêu trên, giữ giới luật (sa. vinaya) nghiêm ngặt để dần dần thanh lọc thân tâm. Trong cấp Vô thượng du-già thì tất cả những nghi quỹ đều được gạt qua một bên, hành giả đã vượt qua thế giới nhị nguyên, tương đối, phụ thuộc.
Hai cấp đầu của Đát-đặc-la được xem là cấp thấp vì ở đây thiếu những yếu tố cần được phân tích bằng trí huệ và nội dung của chúng không vượt ra khỏi những nghi lễ. Nói chung, Tác và Hành đát-đặc-la là sự tương giao với thế giới hiện hữu, vẫn còn nằm trong phạm vi cố định, phụ thuộc.
Ngược lại trên, hai cấp Du-già-đát-đặc-la và Vô thượng du-già-đát-đặc-la chứa đựng những mầm mống triết lý cao đẳng của Đại thừa Phật giáo. Những hành giả thực hành hai Đát-đặc-la này (sa. tāntrika hoặc sādhaka) phải nắm vững những tư tưởng căn bản của Đại thừa trước khi bước vào một Vô thượng du-già-đát-đặc-la và sau khi đạt yếu chỉ, họ được gọi là một Tất-đạt (sa. siddha), một Thành tựu giả, "người thành đạt".
Triết lý nền tảng của Vô thượng du-già là Trung quán (sa. mādhyamika), chủ trương nhấn mạnh sự bình đẳng tuyệt đối của Niết-bàn (sa. nirvāṇa) và Luân hồi (sa. saṃsāra). Vì thế nên không có sự khác biệt giữa kinh nghiệm thu thập qua các giác quan, thế giới hiện hữu, và kinh nghiệm huyền diệu khi đã đến đích, Niết-bàn. Không có một sự khác biệt nào giữa chủ thể và khách thể, tất cả đều "không hai" (bất nhị, sa. a-dvaya). Sự trực nhận thấy chân lý này chính là niềm vui vô biên (đại lạc 大樂, sa. mahāsukha) xuất phát từ những vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha), được chư vị trình bày trong các bài Chứng đạo ca (sa. dohā, dịch âm Hán Việt là Đạo-bả 道把).
Các kinh nghiệm giác ngộ của chư vị được trình bày trong các kệ tụng có thể được tóm tắt, trình bày như sau:
Chỉ có Phật mới nhận ra Phật
Mỗi khoảnh khắc của nhận thức là Phật
Tất cả các dạng hiện hữu là thân Phật
Tất cả âm thanh là lời Phật
Tất cả tâm trạng thanh tịnh là tâm Phật
Tất cả hiện hữu đều là Tâm
Không có gì cấu uế, nhưng có ý niệm cấu uế
Đạo là mục đích, mục đích là Đạo
Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.
Vô thượng du-già đưa ra một loạt phương pháp tu tập thiền định để đạt được kinh nghiệm nói trên. Hầu hết tất cả những phương pháp thiền định (được gọi là Nội du-già) này đều được sự phụ trợ của những nghi lễ, khế ấn, thủ ấn (Ngoại du-già). Những nghi lễ này đều mang một biểu hiện tâm lý thâm sâu và tất cả những nghi quỹ, hành động của hành giả Đát-đặc-la đều không tự có giá trị – chúng chỉ là những biểu tượng tư tưởng của người thực hiện. Kinh nghiệm tối thượng của Vô thượng du-già chính là sự thống nhất, sự hoà hợp của hai yếu tố chính để đạt Niết-bàn, đó là trí huệ (sa. prajñā) và phương tiện (sa. upāya). Hai yếu tố này đã đưa đến cho Vô thượng du-già những biểu tượng tính dục nam nữ và trong đây, trí huệ được xem là nữ tính, phương tiện thuộc nam tính. Biểu tượng giao hợp (sa. yuganaddha, bo. yab-yum ཡབ་ཡུམ་) của nam nữ được sử dụng vì trong tục thế, không có biểu tượng nào gần gũi, cô đọng hơn và cũng vì những biểu tượng này mà Vô thượng du-già thường bị hiểu lầm. Vô thượng du-già bộ không được truyền qua Trung Quốc và vì vậy, sử sách ở đây hay gọi sai là "tả (với ý nghĩa tà) đạo" mặc dù tại đây chưa bao giờ có truyền thống, điều kiện tu tập. Dù muốn hay không, mỗi người tu tập đạo – có quyến thuộc hay không quyến thuộc – đều là kết quả của sự giao hợp này và nó chính là sự dung hoà, tổng hợp giữa âm và dương mà ở đâu người ta cũng có thể thấy được (tương ưng với mặt trời, Mặt Trăng trong vũ trụ,…, các cặp âm dương câu sinh, đối đãi của thế giới hiện hữu). Kết quả của sự phối hợp giữa Bát-nhã (般若, sa. prajñā) và phương tiện (zh. 方便, sa. upāya) được gọi là Bồ-đề tâm (zh. 菩提心, sa. bodhicitta). Trong khía cạnh tuyệt đối (sa. vivṛti), Bồ-đề tâm là một kinh nghiệm thật tại siêu việt, được miêu tả bằng nhiều tên như Đại lạc (sa. mahāsukha), Tự chứng phần (sa. svasaṃvedya), cái Tự có sẵn (câu sinh khởi 俱生起, sa. saha-ja).
Hai đặc điểm khác của Vô thượng du-già là cách sử dụng những Mạn-đồ-la (sa. maṇḍala) và ăn những thức ăn hành lễ. Những Mạn-đồ-la này được vẽ như những bức tranh để các hành giả dùng để thiết tưởng linh ảnh hoặc được vẽ thẳng ngay dưới đất, được sử dụng trong lúc hành lễ. Còn những món ăn bao gồm nhiều loại khác nhau (năm loại thịt,…) và các luận giải cho rằng, các món ăn này có công dụng thanh lọc Thân khẩu ý một cách nhanh chóng.
Về phần nội dung thì hai bộ Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Hô kim cương đát-đặc-la (sa. hevajratantra) nói trên tương đối giống nhau, mặc dù Bí mật tập hội ghi rõ hơn về những thành tựu pháp (sa. sādhana) trong lúc thực hành nghi lễ. Các bộ Vô thượng du-già-đát-đặc-la đều được ghi lại bằng một ngôn ngữ bí mật, nhiều nghĩa, có thể giảng giải bằng nhiều cách và nếu không có Đạo sư (sa. guru) truyền lại những khẩu quyết thì không ai có thể thực hành được. Vì lý do này và những lý do khác đã nói, Vô thượng du-già-đát-đặc-la được giữ kín, bí mật, chỉ dành cho hạng thượng căn có duyên.
Nói tóm lại, cách tu tập theo Vô thượng du-già với mục đích "Thành Phật trong kiếp này với thân này" rất khó và chỉ có những ai dày công tu luyện, đã đạt tâm vô chấp, những kiến giải nhị nguyên phân biệt đã tan biến phần nào mới có thể bước vào pháp môn này được.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Mật tông |
13080 | https://vi.wikipedia.org/wiki/2000 | 2000 |
Sự kiện
Tháng 1
1 tháng 1: Adolf Ogi trở thành tổng thống liên bang của Thụy Sĩ.
Tháng 2
8 tháng 2: Konstantinos Stefanopoulos tái đắc cử tổng thống của Hy Lạp.
15 tháng 2:
Thương lượng gia nhập giữa Liên minh châu Âu và Latvia bắt đầu.
Mandé Sidibé trở thành tổng thống của Mali.
Slovakia bắt đầu thương lượng gia nhập Liên minh châu Âu.
17 tháng 2: Microsoft chính thức phát hành Windows 2000.
18 tháng 2: Stjepan Mesic trở thành tổng thống trong Croatia.
20 tháng 2: Bầu cử quốc hội tại Kyrgyzstan.
27 tháng 2: Bầu cử quốc hội tại Tajikistan.
Tháng 3
1 tháng 3:
Tarja Halonen trở thành nữ tổng thống Phần Lan.
Jorge Batlle trở thành tổng thống của Uruguay.
11 tháng 3:
Ricardo Lagos trở thành thủ tướng mới Chile.
Tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Eritrea - Djibouti.
4 tháng 3: Sony phát hành PlayStation 2
29 tháng 3: NutiFood được thành lập.
Tháng 4
1 tháng 4:
Abdoulaye Wade trở thành tổng thống Sénégal.
Chương trình Gặp nhau cuối tuần được phát sóng lần đầu tiên trên VTV.
9 tháng 4: Eduard Shevardnadze tái đắc cử tổng thống Gruzia.
22 tháng 4: Paul Kagame trở thành tổng thống Rwanda
30 tháng 4: Chương trình Thay lời muốn nói được phát sóng lần đầu tiên trên HTV
Tháng 5
15 tháng 5: Andranik Markarjan trở thành nhà lãnh đạo chính phủ mới của Armenia.
17 tháng 5: Ahmet Necdet Sezer trở thành tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ.
19 tháng 5: Cuộc đảo chính Fiji xảy ra.
20 tháng 5: Trần Thủy Biển trở thành nhà lãnh đạo quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc.
21 tháng 5: Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long chính thức khánh thành.
Tháng 6
4 tháng 6: Động đất tại Sumatra, Indonesia làm 103 người chết.
13 tháng 6: Cuộc đảo chính Quần đảo Solomon xảy ra.
14 tháng 6: Gruzia trở thành thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tháng 7
2 tháng 7: Bầu cử tổng thống tại México.
17 tháng 7: Bashar al-Assad trở thành tổng thống của Syria.
25 tháng 7: Rơi một chiếc máy bay Concorde tại Paris, Pháp khiến 113 người thiệt mạng.
Tháng 8
1 tháng 8: Moshe Katsav trở thành tổng thống của Israel.
12 tháng 8: Chìm tàu ngầm Kursk tại Nga khiến 118 người chết.
16 tháng 8: Rafael Hipólito Mejía Domínguez trở thành tổng thống của Cộng hòa Dominica.
23 tháng 8: Rơi một chiếc Airbus A320 của Gulf Air tại Oman, tất cả 143 người trên máy bay đều chết.
Tháng 9
5 tháng 9: Tuvalu trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
14 tháng 9: Microsoft chính thức phát hành Windows Me sau hơn 5 tháng phát hành Windows 2000.
Tháng 10
7 tháng 10: Đại công tước Henri, công tước của Nassau, trở thành nhà lãnh đạo quốc gia trong Đại công quốc Luxembourg.
10 tháng 10: Oman gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
22 tháng 10: Bầu cử tổng thống Bờ Biển Ngà.
26 tháng 10: Laurent Gbagbo trở thành tổng thống Bờ biển Ngà.
Tháng 11
1 tháng 11: Serbia và Montenegro trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
5 tháng 11: Bầu cử quốc hội tại Azerbaijan.
7 tháng 11: Bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
26 tháng 11: Bầu cử quốc hội tại România.
Tháng 12
1 tháng 12:
Bắt đầu của cuộc thương lượng gia nhập giữa Bulgaria và Liên minh châu Âu
Vicente Fox Quesada trở thành tổng thống México.
10 tháng 12: Ion Iliescu trở thành tổng thống của România
12 tháng 12: Hiệp ước hòa bình Algier giữa Ethiopia và Eritrea.
20 tháng 12: Serbia và Montenegro trở thành thành viên của UNESCO.
27 tháng 11: Serbia và Montenegro trở thành thành viên trong OSCE.
28 tháng 12: Adrian Năstase trở thành thủ tướng România.
Sinh
Tháng 1
6 tháng 1: Jann-Fiete Arp, cầu thủ bóng đá người Đức
8 tháng 1: Noah Cyrus, ca sĩ, diễn viên người Mỹ
12 tháng 1: Jack Diamond, cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu cho Sunderland A.F.C
15 tháng 1: Awa Ly N'diaye, vận động viên bơi lội người Sénégal
25 tháng 1:
Romário Manuel Silva Baró, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha thi đấu cho FC Porto B
Edvin Crona, cầu thủ bóng đá người Thụy Điển thi đấu cho Kalmar FF
Tháng 2
8 tháng 2: Cieran Dunne, cầu thủ bóng đá người Ireland gốc Scotland
15 tháng 2: Maksim Romanovich Borisko, cầu thủ bóng đá người Nga thi đấu cho F.K. Kuban Krasnodar và FC Kuban-2 Krasnodar
26 tháng 2: Ryan Cooney, cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu cho Bury
28 tháng 2: Duke Carlos, cầu thủ bóng đá người Nhật thi đấu cho câu lạc bộ Fagiano Okayama
Tháng 3
2 tháng 3: Pedro Álvaro, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha thi đấu cho Benfica B
9 tháng 3: Khaby Lame, TikToker người Ý gốc Senegal
16 tháng 3: Diogo Daniel Pires Brás, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha thi đấu cho Sporting CP B
23 tháng 3: Amee, nữ ca sĩ, diễn viên người Việt Nam
31 tháng 3: German Maratovich Amrakhov, cầu thủ bóng đá người Nga thi đấu cho FC Pskov-747
Tháng 4
3 tháng 4: Hasan Ali Adıgüzel, cầu thủ bóng đá người Thổ Nhĩ Kỳ
9 tháng 4: Tiago Emanuel Embaló Djaló, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha thi đấu cho Sporting B
21 tháng 4: Rahim Ali, cầu thủ bóng đá người Ấn Độ chơi ở vị trí tiền đạo
27 tháng 4: Catarina Sousa, vận động viên bơi lội người Angola
Tháng 5
1 tháng 5: András Csonka, cầu thủ bóng đá người Hungary
10 tháng 5: Bae Jin-young, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc nam CIX
13 tháng 5: Lukas Maria, con trai của công chúa Tatjana của Liechtenstein và Philipp của Lattorf
26 tháng 5: Hwang Ye-ji, rapper, vũ công, ca sĩ người Hàn Quốc, nhóm trưởng nhóm nhạc nữ Itzy
28 tháng 5: Phil Foden, cầu thủ bóng đá người Anh
30 tháng 5: Domingos André Ribeiro Almeida, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha thi đấu cho Vitória de Guimarães B\
Tháng 6
15 tháng 6: Âu Dương Na Na, nhà diễn tấu Cello, diễn viên và người mẫu người Đài Loan
16 tháng 6: Bianca Vanessa Andreescu, nữ vận động viên quần vợt người Canada
18 tháng 6: Chloe Sauvourel, vận động viên bơi lội người Cộng hòa Trung Phi
21 tháng 6: Châu Chấn Nam, rapper, ca sĩ và vũ công người Trung Quốc
Tháng 7
7 tháng 7: Faysal Bettache, cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu cho Queens Park Rangers
17 tháng 7: Eduardo João Bunga, cầu thủ bóng đá người Angola
21 tháng 7: Erling Braut Håland, cầu thủ bóng đá người Na Uy chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Man City
24 tháng 7: Ilya Azyavin, cầu thủ bóng đá người Nga thi đấu cho FC Kuban-2 Krasnodar
Tháng 8
8 tháng 8: Félix Auger-Aliassime, nam vận động viên quần vợt người Canada
12 tháng 8: Achileas-Andreas, con trai của hoàng tử kế vị Pavlos của Hy Lạp, và công chúa Marie-Chantal của Hy Lạp
15 tháng 8: Lương Thùy Linh, Hoa Hậu Thế Giới Việt Nam 2019
21 tháng 8: Sou Okuno, nam diễn viên, vũ công người Nhật Bản.
22 tháng 8: Bouchra Fatima Zohra Hirech, vận động viên cử tạ người Algérie
28 tháng 8: Anwar Ali, cầu thủ bóng đá người Ấn Độ chơi ở vị trí hậu vệ
Tháng 9
2 tháng 9: Devine Parker, vận động viên chạy nước rút người Bahamas
6 tháng 9: Adachi Tsubasa, cầu thủ bóng đá người Nhật thi đấu cho Gamba Osaka
9 tháng 9: Victoria Federica de Marichalar y de Borbón, con gái của Elena của Tây Ban Nha và Jaime de Marichalar
22 tháng 9: Hồ Diệp Thao, ca sĩ, vũ công người Trung Quốc
26 tháng 9: công chúa Salma bat al-Abdullah của Jordan, con gái của vua Abdullah II và hoàng hậu Rania của Jordan
Tháng 10
2 tháng 10: Younes Delfi, cầu thủ bóng đá người Iran
16 tháng 10: Juan Ángeles Sánchez, cầu thủ bóng đá người Cộng hòa Dominica
Tháng 11
8 tháng 11: Vương Nguyên, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc, thành viên nhóm nhạc nam TFBoys
28 tháng 11: Dịch Dương Thiên Tỉ, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc, thành viên nhóm nhạc nam TFBoys
30 tháng 11: Anam Imo, nữ cầu thủ bóng đá người Nigeria
Tháng 12
5 tháng 12: Choi Soo-bin ca sĩ người Hàn Quốc, nhóm trưởng nhóm nhạc nam TXT
6 tháng 12: Pablo Nicolás Sebastian Urdangarín Borbón, con trai của Cristina của Tây Ban Nha và Iñaki Urdangarín
6 tháng 12: hoàng tử Nikolaus (Liechtenstein) con trai của hoàng tử kế vị Alois của Liechtenstein và Sophie công chúa của Bayern
28 tháng 12: Sebastián Báez, vận động viên quần vợt người Argentina
Mất
Tháng 1
1 tháng 1: Gerda Paumgarten, nữ vận động viên chạy ski Áo (s. 1907)
2 tháng 1: Patrick O’Brian, nhà văn Anh (s. 1914)
5 tháng 1: Diether Krebs, diễn viên Đức (s. 1947)
5 tháng 1: Bernhard Wicki, diễn viên Áo, đạo diễn phim (s. 1919)
6 tháng 1: Don Martin, họa sĩ biếm họa Mỹ (s. 1931)
7 tháng 1: Klaus Wennemann, diễn viên Đức (s. 1940)
8 tháng 1: Henry Eriksson, vận động viên điền kinh Thụy Điển, người đoạt huy chương Thế Vận Hội (s. 1920)
8 tháng 1: Herbert Turnauer, nhà tư bản công nghiệp Áo (s. 1907)
9 tháng 1: Bruno Zevi, kiến trúc sư Ý, tác giả, giáo sư đại học (s. 1918)
10 tháng 1: John Newland, đạo diễn phim Mỹ, nhà sản xuất phim, tác giả kịch bản (s. 1917)
12 tháng 1: Marc Davis, họa sĩ phim hoạt họa Mỹ (s. 1913)
18 tháng 1: Margarete Schütte-Lihotzky, nữ kiến trúc sư đầu tiên của Áo (s. 1897)
18 tháng 1: Francis Haskell, sử gia về nghệ thuật Anh (s. 1928)
19 tháng 1: Bettino Craxi, chính khách Ý (s. 1934)
19 tháng 1: G. Ledyard Stebbins, nhà sinh vật học Mỹ, nhà thực vật học (s. 1906)
19 tháng 1: Hedy Lamarr, nữ diễn viên Áo, nhà nữ phát minh (s. 1914)
26 tháng 1: Donald Budge, vận động viên quần vợt Mỹ (s. 1915)
27 tháng 1: Mae Faggs, nữ vận động viên điền kinh Mỹ, người đoạt huy chương Thế Vận Hội (s. 1932)
27 tháng 1: Friedrich Gulda, nghệ sĩ dương cầm Áo, nhà soạn nhạc (s. 1930)
29 tháng 1: Heinz Flotho, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1915)
29 tháng 1: Hannes Schmidhauser, diễn viên Thụy Sĩ, tác giả kịch bản, đạo diễn phim (s. 1926)
31 tháng 1: Gil Kane, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic (s. 1926)
31 tháng 1: Martin Benrath, diễn viên Đức (s. 1926)
Tháng 2
3 tháng 2: Alla Rakha, nhạc sĩ Ấn Độ (s. 1919)
4 tháng 2: Henry Jaeger, nhà văn Đức (s. 1927)
4 tháng 2: Lothar Alisch, chính khách Đức (s. 1951)
5 tháng 2: George Koltanowski, kỳ thủ (s. 1903)
5 tháng 2: Claude Autant-Lara, đạo diễn phim Pháp (s. 1901)
7 tháng 2: Sid Abel, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada, huấn luyện viên (s. 1918)
8 tháng 2: Angelika Mechtel, nhà văn nữ Đức (s. 1943)
9 tháng 2: Hans Platschek, họa sĩ Đức, nhà xuất bản (s. 1923)
11 tháng 2: Dieter Pavlik, chính khách Đức (s. 1935)
11 tháng 2: Roger Vadim, đạo diễn phim Pháp (s. 1928)
11 tháng 2: Jacqueline Auriol, nữ phi công Pháp (s. 1917)
12 tháng 2: Charles M. Schulz, họa sĩ biếm họa Mỹ (s. 1922)
12 tháng 2: Jalacy Hawkins, nam ca sĩ Mỹ (s. 1929)
13 tháng 2: James Cooke Brown, nhà xã hội học Mỹ, nhà văn thể loại khoa học giả tưởng (s. 1921)
16 tháng 2: Lila Kedrova, nữ diễn viên Nga (s. 1918)
19 tháng 2: Anatoli Alexandrowitsch Sobtschak, chính khách Nga (s. 1937)
19 tháng 2: Friedensreich Hundertwasser, họa sĩ Áo, kiến trúc sư (s. 1928)
22 tháng 2: Dieter Borkowski, nhà văn Đức, nhà báo, nhà sử học (s. 1928)
22 tháng 2: Hubert Aratym, họa sĩ Áo (s. 1926)
23 tháng 2: Ofra Haza, nữ ca sĩ Israel (s. 1959)
23 tháng 2: Albrecht Goes, nhà văn Đức, nhà thần học Tin Lành (s. 1908)
25 tháng 2: Auguste Lechner, nhà văn nữ Áo (s. 1905)
Tháng 3
3 tháng 3: Toni Ortelli, người điều khiển dàn nhạc, nhà soạn nhạc Ý (s. 1904)
3 tháng 3: Otto Grünmandl, nhà văn Áo (s. 1924)
5 tháng 3: Daniel Abraham Yanofsky, kỳ thủ Canada (s. 1925)
6 tháng 3: Lolo Ferrari, nữ diễn viên phim khiêu dâm Pháp, nữ ca sĩ (s. 1970)
7 tháng 3: William D. Hamilton, nhà sinh vật học Anh (s. 1936)
9 tháng 3 : Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư Việt Nam (s. 1926)
10 tháng 3: Ivo Robić, ca sĩ Croatia (s. 1926)
12 tháng 3: Ignatius Kung Pin-Mei, tổng giám mục Mỹ của Philadelphia, Hồng y (s. 1901)
14 tháng 3: Anne Wibble, nữ chính khách Thụy Điển, nữ bộ trưởng Bộ Tài chính 1991–94 (s. 1943)
17 tháng 3: Harry Blum, chính khách Đức (s. 1944)
22 tháng 3: Mark Lombardi, nghệ nhân Mỹ (s. 1951)
22 tháng 3: Hans-Günter Hoppe, chính khách Đức (s. 1922)
26 tháng 3: Werner Zeyer, chính khách Đức (s. 1929)
27 tháng 3: Ian Dury, nhạc sĩ Anh, nhà soạn nhạc, diễn viên (s. 1942)
27 tháng 3: Frank Strecker, diễn viên Đức, đạo diễn phim, tác giả (s. 1941)
29 tháng 3: Karl-Heinz Lauterjung, nhà vật lý học Đức (s. 1914)
30 tháng 3: Rudolf Kirchschläger, nhà ngoại giao, chính khách, tổng thống liên bang Áo (s. 1915)
31 tháng 3: Gisèle Freund, nữ nhiếp ảnh gia (s. 1908)
Tháng 4
6 tháng 4: Bernardino Echeverría Ruiz, tổng giám mục của Guayaquil, Hồng y (s. 1912)
10 tháng 4: Walter Stöhrer, họa sĩ Đức (s. 1937)
10 tháng 4: Larry Linville, diễn viên Mỹ (s. 1939)
13 tháng 4: Giorgio Bassani, nhà văn Ý, nhà xuất bản (s. 1916)
15 tháng 4: Edward Gorey, tác giả Mỹ, họa sĩ vẽ tranh minh họa (s. 1925)
16 tháng 4: Rudolf Grenz, nhà sử học, tác giả (s. 1929)
18 tháng 4: Martin Mailman, nhà soạn nhạc Mỹ, giáo sư (s. 1932)
20 tháng 4: Eugene Hartzell, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1932)
25 tháng 4: Niels Viggo Bentzon, nhà soạn nhạc Đan Mạch, nghệ sĩ dương cầm (s. 1919)
28 tháng 4: Federico Brito Figueroa, nhà sử học, nhà nhân loại học (s. 1921)
29 tháng 4: Phạm Văn Đồng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1906)
Tháng 5
3 tháng 5: John Joseph O'Connor, tổng giám mục của New York, Hồng y (s. 1920)
4 tháng 5: Hendrik Casimir, nhà vật lý học Hà Lan (s. 1909)
4 tháng 5: Gino Bartali, tay đua xe đạp Ý (s. 1914)
7 tháng 5: Douglas Fairbanks jr., diễn viên Mỹ (s. 1909)
8 tháng 5: Coutoucou Hubert Maga, tổng thống của Bénin (s. 1916)
11 tháng 5: Paula Wessely, nữ diễn viên Áo (s. 1907)
14 tháng 5: Obuchi Keizō, thủ tướng thứ 84 của Nhật Bản (s. 1937)
16 tháng 5: Andrzej Szczypiorski, nhà văn Ba Lan (s. 1924)
21 tháng 5: John Gielgud, diễn viên Anh (s. 1904)
21 tháng 5: Barbara Cartland, nhà văn nữ (s. 1901)
22 tháng 5: Ernst Dieter Lueg, nhà báo Đức (s. 1930)
25 tháng 5: Nicholas Clay, diễn viên Anh (s. 1946)
27 tháng 5: Inga Abel, nữ diễn viên Đức (s. 1947)
27 tháng 5: Maurice Richard, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada (s. 1921)
28 tháng 5: Vincentas Sladkevicius, Hồng y (s. 1920)
28 tháng 5: Donald Watts Davies, nhà vật lý học (s. 1924)
29 tháng 5: Dieter Ordelheide, nhà kinh tế học Đức (s. 1939)
30 tháng 5: Jürgen von Woyski, nhà điêu khắc Đức, họa sĩ (s. 1929)
Tháng 6
1 tháng 6: Torbjörn Lundquist, nhà soạn nhạc Thụy Điển (s. 1920)
3 tháng 6: Merton H. Miller, nhà kinh tế học Mỹ, nhận Giải thưởng Nobel (s. 1923)
4 tháng 6: Paul Zoungrana, tổng giám mục của Ouagadougou, Hồng y (s. 1917)
5 tháng 6: Huschang Golschiri, nhà văn (s. 1937)
8 tháng 6: Joachim von Elbe, luật gia, nhà ngoại giao (s. 1902)
9 tháng 6: Ernst Jandl, nhà văn Áo (s. 1925)
9 tháng 6: Alfred Weidenmann, nhà văn Đức, đạo diễn phim (s. 1916)
10 tháng 6: Hafiz al-Assad, tổng thống của Syria (s. 1930)
12 tháng 6: Walter Schulz, triết gia Đức (s. 1912)
14 tháng 6: Kurt Böwe, diễn viên Đức (s. 1929)
16 tháng 6: Will Berthold, nhà văn Đức (s. 1924)
20 tháng 6: Karl Mickel, nhà thơ trữ tình Đức, nhà soạn kịch, nhà văn tiểu luận (s. 1935)
21 tháng 6: Alan Hovhaness, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1911)
24 tháng 6: Anatoli Vasilievich Firsov, vận động viên khúc côn cầu trên băng Nga (s. 1941)
24 tháng 6: David Tomlinson, diễn viên Anh (s. 1917)
27 tháng 6: Gerhard Pfeiffer, kỳ thủ Đức (s. 1923)
27 tháng 6: Pierre Pflimlin, chính khách Pháp (s. 1907)
29 tháng 6: Vittorio Gassman, diễn viên Ý (s. 1922)
Tháng 7
1 tháng 7: Walter Matthau, diễn viên Mỹ (s. 1920)
2 tháng 7: Joey Dunlop, người đua mô tô (s. 1952)
5 tháng 7: Dorino Serafini, tay đua Công thức 1 Ý (s. 1909)
6 tháng 7: Władysław Szpilman, nghệ sĩ dương cầm Ba Lan, nhà soạn nhạc, nhà văn (s. 1911)
16 tháng 7: William Foote Whyte, nhà xã hội học Mỹ (s. 1914)
20 tháng 7: Jerzy Potz, vận động viên khúc côn cầu trên băng Ba Lan, huấn luyện viên (s. 1953)
21 tháng 7: Constanze Engelbrecht, nữ diễn viên Đức (s. 1955)
22 tháng 7: Claude Sautet, tác giả kịch bản Pháp, đạo diễn phim (s. 1924)
25 tháng 7: Rudi Faßnacht, huấn luyện viên bóng đá Đức (s. 1934)
28 tháng 7: Abraham Pais, nhà vật lý học Hà Lan (s. 1918)
29 tháng 7: Lothar Quinte, họa sĩ Đức (s. 1923)
Tháng 8
6 tháng 8: Joan Trimble, nhà soạn nhạc Ireland (s. 1915)
8 tháng 8: Günter Goetzendorff, chính khách Đức (s. 1917)
9 tháng 8: John Harsanyi, nhà kinh tế học (s. 1920)
10 tháng 8: Walter E. Lautenbacher, nhiếp ảnh gia (s. 1920)
13 tháng 8: Fritz Winckel, nhà vật lý học Đức (s. 1907)
14 tháng 8: Winfried Steffani, nhà chính trị học Đức (s. 1927)
15 tháng 8: Fred Gebhardt, chính khách Đức (s. 1928)
18 tháng 8: Helmut Weiß, nhà văn Đức (s. 1913)
20 tháng 8: Henry Austin, vận động viên quần vợt Anh (s. 1906)
21 tháng 8: Gustav Scholz, võ sĩ quyền Anh Đức (s. 1930)
25 tháng 8: Carl Barks, họa sĩ Mỹ, họa sĩ biếm họa (s. 1901)
26 tháng 8: Lynden O. Pindling, thủ tướng của Bahamas từ 1967 đến 1992 (s. 1930)
30 tháng 8: Adi Furler, nhà báo về thể thao Đức (s. 1933)
31 tháng 8: Klaus Miedel, diễn viên Đức (s. 1915)
Tháng 9
1 tháng 9: Ernst Ohst, họa sĩ Đức, nghệ sĩ tạo hình, họa sĩ biếm họa (s. 1914)
4 tháng 9: Daisy Spies, nữ nghệ sĩ múa (s. 1905)
4 tháng 9: Augusto Vargas Alzamora, tổng giám mục của Lima, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1922)
7 tháng 9: Dietrich Knothe, người điều khiển dàn nhạc Đức (s. 1929)
9 tháng 9: Herbert Friedman, nhà vật lý học Mỹ (s. 1916)
19 tháng 9: Karl Robatsch, kỳ thủ Áo, nhà thực vật học (s. 1929)
20 tháng 9: Gherman Stepanovich Titov, nhà du hành vũ trụ Xô Viết (s. 1935)
22 tháng 9: Hans Lutz Merkle, manager Đức (s. 1913)
22 tháng 9: Jehuda Amichai, nhà thơ trữ tình (s. 1924)
22 tháng 9: Vincenzo Fagiolo, tổng giám mục của Chieti, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1918)
25 tháng 9: Tommy Reilly, nhạc sĩ Canada (s. 1919)
26 tháng 9: Max Waldmeier, nhà thiên văn học Thụy Sĩ (s. 1912)
26 tháng 9: Robert Lax, tác giả Mỹ, nhà thơ trữ tình, nhà xuất bản (s. 1915)
26 tháng 9: Roberto Baden Powell de Aquino, nhạc sĩ Brasil (s. 1937)
28 tháng 9: Pierre Trudeau, chính khách Canada (thủ tướng) (s. 1919)
28 tháng 9: Pote Sarasin, thủ tướng của Thái Lan (s. 1905)
Tháng 10
1 tháng 10: Rosie Douglas, chính khách (s. 1941)
3 tháng 10: Wojciech Has, đạo diễn phim Ba Lan (s. 1925)
4 tháng 10: Egano Righi-Lambertini, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1906)
5 tháng 10: Frans Ludo Verbeeck, nhà soạn nhạc Bỉ, người điều khiển dàn nhạc (s. 1926)
5 tháng 10: Catalin Hildan, cầu thủ bóng đá România (s. 1976)
6 tháng 10: Richard Farnsworth, diễn viên Mỹ (s. 1920)
9 tháng 10: Ladislav Čepelák, họa sĩ Séc, họa sĩ vẽ tranh minh họa
10 tháng 10: Ferenc Farkas, nhà soạn nhạc Hungary (s. 1905)
10 tháng 10: Sirimavo Bandaranaike, nữ thủ tướng của Sri Lanka (s. 1916)
11 tháng 10: Pietro Palazzini, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1912)
15 tháng 10: Konrad Bloch, nhà hóa sinh Đức, nhận Giải thưởng Nobel (s. 1912)
16 tháng 10: Eugen Brixel, nhà soạn nhạc Áo (s. 1939)
19 tháng 10: Gustav Kilian, tay đua xe đạp Đức (s. 1907)
27 tháng 10: Walter Berry, nam ca sĩ Áo (s. 1929)
28 tháng 10: Josef Felder, chính khách Đức (s. 1900)
Tháng 11
1 tháng 11: Steven Runciman, nhà sử học Anh (s. 1903)
5 tháng 11: Jimmie Davis, ca sĩ nhạc country Mỹ, nhà soạn nhạc, thống đốc của Louisiana (s. 1899)
5 tháng 11: Roger Peyrefitte, nhà văn Pháp, nhà ngoại giao (s. 1907)
7 tháng 11: Klaus Koch, nhạc sĩ nhạc jazz Đức (s. 1936)
7 tháng 11: Walter Kremser, nhà lâm học Đức (s. 1909)
8 tháng 11: Józef Pińkowski, chính khách Ba Lan, thủ tướng Ba Lan từ 1980 đến 1981 (s. 1929)
8 tháng 11: Karl Fellinger, bác sĩ (s. 1904)
10 tháng 11: Jacques Chaban-Delmas, chính khách Pháp (s. 1915)
12 tháng 11: Peter Cabus, nhà soạn nhạc Bỉ (s. 1923)
12 tháng 11: Leah Rabin, nữ chính khách Israel, vợ của Yitzhak Rabin (s. 1928)
14 tháng 11: Louis Néel, nhà vật lý học Pháp (s. 1904)
16 tháng 11: Josef Ertl, chính khách Đức (s. 1925)
18 tháng 11: Ibo Bekirovic, nam ca sĩ Đức (s. 1961)
21 tháng 11: Emil Zátopek, vận động viên điền kinh Séc (s. 1922)
21 tháng 11: Harald Leipnitz, diễn viên Đức (s. 1926)
22 tháng 11: Hans Schaefer, nhà y học Đức (s. 1906)
22 tháng 11: Fernand Hoffmann, nhà sư phạm, nhà văn, nhà ngôn ngữ học (s. 1929)
27 tháng 11: Eugen Helmlé, nhà văn Đức, dịch giả văn học (s. 1927)
28 tháng 11: Liane Haid, nữ diễn viên Áo, nữ ca sĩ (s. 1895)
30 tháng 11: Joachim Wolff, diễn viên Đức (s. 1920)
Tháng 12
3 tháng 12: Paul Deitenbeck, mục sư Đức, nhà văn (s. 1912)
4 tháng 12: Hans Carl Artmann, thi sĩ Áo (s. 1921)
6 tháng 12: Aziz Mian, nam ca sĩ (s. 1942)
6 tháng 12: Werner Klemperer, diễn viên, nhạc sĩ (s. 1920)
8 tháng 12: Ionatana Ionatana, chính khách (s. 1938)
8 tháng 12: Rolf Heyne, nhà xuất bản Đức (s. 1928)
16 tháng 12: Heinz Maier-Leibnitz, nhà vật lý học Đức (s. 1911)
17 tháng 12: Gérard Blain, diễn viên Pháp, đạo diễn phim, tác giả kịch bản (s. 1930)
18 tháng 12: Kirsty MacColl, nữ ca sĩ Anh, soạn nhạc (s. 1959)
19 tháng 12: Milton Hinton, nhạc sĩ jazz (s. 1910)
23 tháng 12: Peter Kafka, nhà vật lý học Đức (s. 1933)
23 tháng 12: Victor Borge, nghệ sĩ dương cầm Đan Mạch (s. 1909)
25 tháng 12: Willard Van Orman Quine, triết gia Mỹ (s. 1908)
27 tháng 12: Nikolai von Michalewsky, nhà văn Đức (s. 1931)
Giải thưởng Nobel
Vật lý: Schores Iwanowitsch Alfjorow, Herbert Kroemer, Jack S. Kilby
Hóa học: Alan J. Heeger, Alan G. MacDiarmid, Hideki Shirakawa
Sinh lý học và Y Khoa: Arvid Carlsson, Paul Greengard, Eric R. Kandel
Văn học: Gao Xingjian
Hòa bình: Kim Dae Jung
Kinh tế học: James Heckman, Daniel McFadden
Tham khảo
00 |
13081 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A5y%20hi%E1%BB%87u | Thụy hiệu | Thụy hiệu (chữ Hán: 諡號), còn gọi là hiệu bụt hoặc thụy danh theo ngôn ngữ Việt Nam, là một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa Đông Á đồng văn gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.
Người được đặt thường là quân chủ của một triều đại, một quốc gia, nhưng cũng có một số người khác có công trạng hoặc như trong Phật giáo. Thụy hiệu cùng với miếu hiệu thường gắn liền nhau vì cùng chung một tính chất là chỉ được đặt ra cho người đã qua đời và mang tính lễ nghi cúng bái.
Khái niệm
Việc đặt thụy hiệu có từ lâu, khởi nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, và dần dần trở thành một tục lệ hiển nhiên trong văn hóa các nước đồng văn khác. Tuy nhiên, tuy cùng thời điểm nhưng cũng vài quốc gia lại không dùng, như nước Ngô và nước Việt thời Xuân Thu. Ngoài các quân vương, thụy hiệu còn dùng cho các quan lại đại thần, quý tộc thậm chí Hoàng hậu và phi tần.
Sử thần Lê Văn Hưu từng lý giải điều này, được các sử gia đời Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư:
"Thiên tử và Hoàng hậu khi mới băng hà, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành hoàng đế, Đại Hành hoàng hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay dở để đặt thụy là Mỗ hoàng đế, Mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa."
Theo giải thích của nhà nghiên cứu Thiều Chửu (Nguyễn Hữu Kha) thì chữ Thụy cũng có nghĩa như sau:
"Tên hèm, lúc người sắp chết người khác đem tính hạnh của người sắp chết ấy so sánh rồi đặt cho một tên khác để khi cúng giỗ khấn đến gọi là thụy. Ta gọi là tên cúng cơm."
Vua chúa
Bắt đầu được sử dụng từ nhà Chu, thụy hiệu có lịch sử 800 năm lâu dài hơn miếu hiệu. Thời Tam Hoàng Ngũ Đế đến nhà Hạ, nhà Thương chưa có phép đặt thụy hiệu. Vì thụy hiệu được đặt cho những người quá cố, nó thường được đặt bởi người kế vị của người chết. Phép đặt thụy hiệu thường do người sau căn cứ vào hành trạng của người trước để đặt cho một hay nhiều chữ phù hợp.
Một số vua chúa không có thụy hiệu, có thể vì người kế vị không chịu hay chưa có cơ hội đặt tên. Các vua có nhiều võ công thường được đặt thụy là Vũ Đế (Hán Vũ Đế, Tấn Vũ Đế...), Vũ Vương (Chu Vũ Vương, Sở Vũ Vương), Vũ Công (Tấn Vũ Công, Trịnh Vũ Công)...; các vua nổi về giáo hóa được tôn là Văn Đế (Tùy Văn Đế, Hán Văn Đế), Văn Vương (Chu Văn Vương, Sở Văn Vương), Văn Công (Trịnh Văn Công, Tống Văn Công...). Vua độc ác thường được gọi là Lệ Vương, Lệ Công (Chu Lệ Vương, Mẫn Lệ công – thụy hiệu của vua quỷ Lê Uy Mục khi mới mất, sau này Lê Chiêu Tông đổi là Uy Mục); vua ngu tối thì đặt thụy là U vương, U công (Chu U Vương, Trần U Công...)
Từ thời nhà Chu đến đời nhà Tùy, các vua chúa thường có thụy hiệu ngắn 1–2 chữ, như Thành Vương, Uy Vương, Tuyên Huệ công, Hoàn Huệ Vương,... Nhưng từ thời nhà Đường, các thụy hiệu được đặt dài với nhiều chữ và do đó người sau khó nhớ hơn. Đường Cao Tổ Lý Uyên được tôn thụy hiệu là Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang Hiếu hoàng đế, Trần Thái Tông được tôn thụy hiệu là Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Công Hựu Thuận Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Hiếu hoàng đế, do đó người ta lại lấy miếu hiệu để gọi vị vua đó cho thuận tiện...
Ở Nhật Bản từ thời kỳ Minh Trị, vua chỉ đặt một niên hiệu, sau khi qua đời niên hiệu này cũng trở thành thụy hiệu của ông. Chẳng như vua Mutsuhito, đặt niên hiệu là Minh Trị, sau khi qua đời năm 1912 ông được tôn thụy hiệu là Minh Trị Thiên hoàng.
Các trường hợp đặc biệt
Các vua mất nước thường không có thụy hiệu (và cả miếu hiệu), như Mạc Mậu Hợp, Nguyễn Quang Toản hay thụy hiệu xấu như Ngọa Triều của vua Lê Long Đĩnh thời nhà Tiền Lê. Trường hợp này thường xảy ra với các vua các triều đại mất nước do chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau, triều đại sau diệt triều đại trước không đặt thụy hiệu cho vị vua mà mình giành ngôi.
Một số trường hợp được đặt tên thụy bằng Mạt Đế, nghĩa là hoàng đế cuối cùng, như Hậu Lương Mạt Đế Chu Hữu Trinh, Đông Ngô Mạt Đế Tôn Hạo. Một số trường hợp "nhường ngôi" trong hòa bình (thực chất là ép nhường), các vua cuối cùng vẫn có thụy hiệu như Hán Hiến Đế (Lưu Hiệp), Tào Ngụy Nguyên Đế (Tào Hoán), Đông Tấn Cung Đế, Lý Chiêu Hoàng, Lê Cung Hoàng...
Trường hợp Lê Hoàn ở Việt Nam không có thụy hiệu. Tên gọi Lê Đại Hành ngày nay của ông không phải thụy hiệu và cũng không phải là miếu hiệu. Lê Văn Hưu lý giải:Thiên tử... khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành hoàng đế (nghĩa là vua sắp đi xa). Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh để đặt thụy là mỗ hoàng đế..., không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất hiếu, lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế. Không dùng thụy hiệu
Triều đại không dùng thụy hiệu, ngay cả khi phép đặt thụy đã tồn tại, là nhà Tần. Theo Sử ký, Tần Thủy Hoàng cho rằng phép đặt hiệu bụt của nhà Chu là "con bàn bạc về cha, bề tôi bàn luận về vua, thật là vô phép". Do đó vua Tần bỏ phép đặt hiệu bụt mà tính theo số: từ Thủy Hoàng tới Nhị Thế, Tam Thế... tới Vạn Thế.
Trong Phật giáo
Trong Phật giáo, thuỵ hiệu là tên hiệu của người đã mất, vì cảm niệm đức hạnh của họ mà người đời sau truy tặng. Đối tượng được tặng thuỵ hiệu: Trên từ vua chúa, công khanh, dưới đến những người có đức hạnh. Thông thường, thuỵ hiệu được ban tặng cho các vị Cao tăng, Đại sư, Bồ Tát, Quốc sư, Thiền sư, Hoà thượng, Pháp sư, Thượng nhân…
Tiết Bách Trượng Hoài Hải Thiền sư trong Cảnh Đức Truyền đăng lục q. 6 ghi:
元和九年正月十七日歸寂。壽九十五。長慶元年敕諡大智禪師。塔曰大寶勝輪。
Vào ngày 17 tháng giêng, niên hiệu Nguyên Hoà thứ 9 (814) Sư thị tịch, thọ 95 tuổi. Niên hiệu Trường Khánh thứ nhất (821) được vua ban thuỵ hiệu là Đại Trí Thiền sư, tháp hiệu Đại Bảo Thắng Luân.
Xem thêm
Tôn hiệu
Miếu hiệu
Niên hiệu
Đế hiệu
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002.
Dumoulin, Heinrich:Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.Geschichte des Zen-Buddhismus'' II. Japan, Bern & München 1986.
Văn hóa Đông Á |
13084 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20l%E1%BB%B5 | Quận lỵ | Quận lỵ (tiếng Anh: county seat) là trung tâm quản lý một quận, nhiều khi là thành phố lớn nhất, ở nhiều quốc gia.
Việt Nam
Thời Việt Nam Cộng hòa, Quận là đơn vị hành chính trực tiếp dưới tỉnh (bất kể là khu vực đô thị hay thôn quê) và quận lỵ được dùng để chỉ lỵ sở của đơn vị đó. Quận lỵ được đặt trong một xã, nhưng chỉ một phần của một xã. Ngày nay tại Việt Nam, quận là đơn vị hành chính trực thuộc một thành phố trực thuộc trung ương và chỉ dành cho khu vực thành thị (bên cạnh huyện dành cho khu vực nông thôn). Khái niệm quận lỵ (trung tâm quận) ít còn được dùng nhưng khái niệm huyện lỵ (trung tâm huyện) vẫn còn được dùng.
Hoa Kỳ & Canada
Ở những tiểu bang vùng Tân Anh của Hoa Kỳ và những Tỉnh Duyên hải tại Canada, danh từ "shire town" cũng được dùng, nhưng chỉ được sử dụng chính thức ở Vermont.
Các quận ở Louisiana được gọi là "parish" (nguyên nghĩa là giáo xứ do ảnh hưởng lịch sử của Giáo hội Công giáo từ thời thuộc Pháp và Tây Ban Nha). Trong khi đó Alaska dùng "borough" (tức là khu vực lớn của tiểu bang). Lỵ sở của "parish" gọi là "parish seat" và "borough" là "borough seat".
Tỉnh Ontario của Canada, ngoài "quận" còn dùng những danh từ như "territorial district" (lãnh khu), "district municipality" (thị xã khu vực), "metropolitan municipality" (thị xã đô thành), và "regional municipality" (thị xã vùng), tất cả đều tương đương với quận.
Anh
Ở Anh, Wales, và Ireland, "county town" được sử dụng. Thuật ngữ này chỉ phổ biến ở Scotland và Bắc Ireland, nhưng hai xứ này của Anh nay không còn chia ra thành quận nữa – thay vì đó, nó được chia ra thành miền và huyện.
Tham khảo
Thủ đô
Quận Mỹ
Thành phố của Hoa Kỳ |
13085 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt%20%C4%91%E1%BB%99%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91 | Mật độ dân số | Mật độ dân số là một phép đo dân số trên đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích. Nó thường được áp dụng cho các sinh vật sống nói chung, con người nói riêng.
Mật độ dân số sinh học
Mật đô dân số là một phép đo sinh học thông thường và thường được những người bảo vệ môi trường sử dụng hơn những con số tuyệt đối. Mật độ dân số thấp có thể gây tuyệt chủng, bởi vì mật độ thấp làm giảm khả năng sinh sản. Điều này thường được gọi là Hiệu ứng Allee, đặt theo tên W. C. Allee, người đầu tiên phát hiện ra nó. Các ví dụ về hiệu ứng này gồm:
Gặp khó khăn khi định vị đồng loại trong một diện tích có mật độ thấp.
Tăng nguy cơ giao phối cận huyết trong một diện tích có mật độ thấp.
Tăng tính nhạy cảm với các hiện tượng thảm hoạ khi có mật độ dân số thấp.
Các loài khác nhau có mật độ chuẩn khác nhau. Ví dụ các loài R-selected thường có mật độ dân số cao, trong khi các loài K-selected có mật độ thấp hơn. Mật độ dân số thấp có thể dẫn tới tình trạng thay đổi chuyên biệt hoá trong định vị đồng loại như chuyên biệt hoá thụ phấn; như ở họ lan (Orchidaceae).
Mật độ dân số loài người
Đối với con người, mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường nó có thể được tính cho một vùng, thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ, hay toàn bộ thế giới.
Ví dụ, dân số thế giới có 7.9 tỷ người và diện tích Trái Đất là 510 triệu km² (200 triệu dặm vuông). Vì thế mật độ dân số trên toàn thế giới bằng 7900 triệu / 510 triệu = 15 trên km² (40 trên mi²), hay 4 nếu coi như con người sống trên lục địa, với diện tích 150 triệu km² trên Trái Đất. Mật độ này tăng khi dân số thế giới tăng, và một số người cho rằng Trái Đất chỉ có thể chịu được tới một mật độ tới hạn nào đó.
Nhiều trong số những vùng đất có mật độ dân số cao nhất thế giới là những thành bang, tiểu quốc hay lãnh thổ phụ thuộc rất nhỏ. Các lãnh thổ đó đều có diện tích nhỏ với mức độ đô thị hóa ở mức rất cao, và một dân số thành thị chuyên biệt hoá trong một lĩnh vực kinh tế, tiêu thụ các nguồn tài nguyên nông nghiệp từ bên ngoài, phản ánh sự khác biệt giữa mật độ dân số cao và nạn nhân mãn.
Các thành phố có mật độ dân số rất cao thường được coi cũng có tình trạng nhân mãn, dù nghĩa rộng của thuật ngữ này tuỳ trường hợp dựa trên các yếu tố như chất lượng nhà ở và hạ tầng hay khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên. Đa số các thành phố có mật độ dân số lớn nhất nằm ở phía nam và đông Á, dù Cairo và Lagos ở Châu Phi cũng thuộc số này.
Tuy nhiên, dân số thành thị phụ thuộc nhiều vào định nghĩa sử dụng tại vùng đô thị: các mật độ sẽ cao hơn khi tính riêng trung tâm đô thị như cách thường tính toán hiện nay so với khi cộng cả dân số các vùng ngoại ô, theo khái niệm cộng dồn hay vùng thành thị, thỉnh thoảng định nghĩa vùng thành thị bao gồm cả các thành phố bên cạnh.
Các biện pháp tính mật độ dân số khác
Trong khi cách tính mật độ số học là phương pháp thông thường nhất để tính toán mật độ dân số, nhiều phương pháp khác cũng đã được phát triển với mục tiêu đưa ra một cách tính toán chính xác hơn về mật độ dân số trên một diện tích nhất định.
Mật độ số học – Tổng số dân /diện tích đất theo km².
Mật độ sinh lý – Tổng số dân chia theo diện tích đất canh tác.
Mật độ nông nghiệp – Tổng số dân nông thôn trên tổng diện tích đất nông nghiệp.
Mật độ dân cư – Số người sống trong một vùng đô thị theo diện tích đất ở.
Điều kiện sinh thái học thuận lợi nhất – Mật độ dân số mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên một diện tích có thể đủ cung cấp.
Xem thêm
Danh sách các quốc gia theo mật độ dân số
Danh sách quốc gia theo dân số
Danh sách dân số theo tôn giáo
Danh sách các thành phố theo mật độ dân số
Địa lý loài người
Dân số lý tưởng
Kim tự tháp dân số
Danh sách các quốc gia theo tỉ lệ dân số thành thị
Tham khảo
https://quantrimang.com/cong-thuc-tinh-mat-do-dan-so-184427
Liên kết ngoài
CityRanks.com combines Google Maps and 2000 Census data to show the population densities of U.S. zip codes on an interactive map.
Selected Current and Historic City, Ward & Neighborhood Densities
Population density world-map
Tranh cãi môi trường
Địa lý học
Quá tải dân số
Sinh thái học dân số
Nhân khẩu học |
13087 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4n%20nh%C3%A2n | Hôn nhân | Hôn nhân là sự kết hợp được pháp luật và xã hội chấp nhận, thường là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, được điều chỉnh bởi luật pháp, quy tắc, phong tục, tín ngưỡng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và của con cái họ (nếu có) Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước.
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: Hôn nhân đa thê là việc một người đàn ông có thể kết hôn với nhiều vợ cùng lúc, hôn nhân đồng tính là việc hai người cùng giới tính kết hôn, hôn nhân tạm là việc 2 người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, tảo hôn là việc người chưa đủ tuổi nhưng vẫn kết hôn, hôn nhân cận huyết là 2 người có họ hàng gần kết hôn với nhau... Tuy nhiên, hôn nhân 1 vợ - 1 chồng vẫn là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khác (hôn nhân đa thê, Hôn nhân tạm, hôn nhân đồng tính) thì chỉ được chấp nhận ở một số ít quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử, vì những kiểu hôn nhân biến dị đó tạo ra tác hại lâu dài cho văn hóa, đạo đức xã hội và trẻ em.
Ở Việt Nam, Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng". Như vậy có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, các biến dị khác như hôn nhân đồng tính, hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến, và Luật hôn nhân và gia đình không công nhận những kiểu biến dị đó.
Tầm quan trọng của hôn nhân
Gia đình được coi là tế bào của xã hội. Hôn nhân và Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng văn hóa, truyền thống của một dân tộc, một quốc gia. Có các tế bào khỏe mạnh thì xã hội mới phát triển, ngược lại, nếu xuất hiện ngày càng nhiều "tế bào lỗi" thì xã hội sẽ suy thoái, truyền thống văn hóa, đạo đức của đất nước sẽ tan vỡ.
Cổ nhân đã đúc kết: Sự sinh sôi của vạn vật là theo lẽ tự nhiên, con người cũng là một phần của vạn vật, cũng theo lẽ Trời đất mà biến hóa, nên phải có phối ngẫu nam nữ: Trai phải có vợ, gái phải có chồng, phối hợp âm-dương thì loài người mới duy trì nòi giống được, xã hội mới ổn định phát triển được. Sách Lễ Ký viết:
"Một âm thì không sinh, một dương thì không lớn, cho nên Trời đất phối hợp âm dương; nam với nữ lập gia thất, nữ với nam tạo gia đình, cho nên nhân sinh sánh đôi bởi vợ chồng"
Đạo vợ chồng chính là khởi đầu của nhân luân, là dây mối của vương hóa
Mục đích cơ bản nhất và quan trọng nhất của đời sống hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, qua đó góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân tộc. Chỉ có hôn nhân 1 vợ - 1 chồng là đáp ứng được các mục đích này và tạo ra các "tế bào khỏe mạnh" cho xã hội. Trong khi đó, các biến dị khác của hôn nhân không đạt được mục đích này (hôn nhân đa thê hoặc Hôn nhân tạm không đảm bảo được việc nuôi dạy trẻ em lành mạnh, hôn nhân đồng tính thì vừa không duy trì được nòi giống vừa không đảm bảo được việc nuôi dạy trẻ em lành mạnh), chúng tạo ra các "tế bào lỗi" góp phần làm suy thoái xã hội.
Do vậy, hôn nhân 1 vợ - 1 chồng là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khác của hôn nhân (đa thê, Hôn nhân tạm, hôn nhân đồng tính) thì chỉ được chấp nhận ở một số quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử.
Hậu quả khi truyền thống hôn nhân suy thoái
Hôn nhân chính là cơ sở nền tảng cho các liên kết xã hội khác (gia đình, dòng họ, làng xóm). Nếu truyền thống hôn nhân suy thoái thì các liên kết xã hội cũng sẽ tan vỡ, truyền thống văn hóa dân tộc cũng suy đồi và sức mạnh quốc gia sẽ bị hủy hoại.
Có phân tích cho rằng văn minh phương Tây (Mỹ và Tây Âu) hiện đang tàn lụi do kết cấu gia đình tại các nước này đang bị phá vỡ. Kể từ sau Thế chiến 2, chủ nghĩa cá nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân, phim ảnh khiêu dâm, phong trào cổ vũ đồng tính luyến ái, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính... nảy nở mạnh ở Mỹ và Tây Âu, chúng đã phá hủy phần lớn các giá trị hôn nhân - gia đình trong xã hội. Nhà nghiên cứu Mark Steyn phân tích rằng xã hội các nước Tây Âu đang đi đến tự sát và hấp hối bởi tỷ lệ kết hôn và sinh sản giảm xuống quá thấp, giới trẻ thì mất hẳn niềm tin vào hôn nhân, kết quả là người Tây Âu đang chịu nạn lão hóa dân số và bị lấn át bởi người Hồi giáo nhập cư. Mark Steyn nói rằng đã quá muộn để cứu vãn các nước Tây Âu: “Châu Âu thời kỳ hậu Ki-tô giáo không thực sự có niềm tin và nó cũng không có chuẩn mực gia đình. Họ đang biến dần vào quá khứ. Xã hội của họ, về cơ bản, đã bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ”.
Nhà nghiên cứu Richard Dawkins cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình trạng này, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. Khi đó, người Hồi giáo sẽ "chiếm cứ" được Tây Âu mà không cần vũ khí, và văn minh Tây Âu bản địa sẽ tàn lụi Khi điều đó xảy ra, đây sẽ là ví dụ minh họa rõ ràng cho việc cả một đất nước, một nền văn hóa dù thịnh vượng về kinh tế song lại dần bị suy thoái và tàn lụi, chỉ bởi truyền thống hôn nhân 1 nam - 1 nữ bị xã hội đó phá bỏ và coi thường.
Nhà nhân chủng học Stanley Kurtz giải thích về việc tại sao hôn nhân phải nên được giới hạn giữa 1 vợ - 1 chồng, trong khi các biến dị khác của hôn nhân (hôn nhân đa thê, hôn nhân đồng tính) thì không:
Chấp nhận hôn nhân đồng tính đã làm suy yếu thể chế hôn nhân và dẫn đến tình hình hiện nay tại Bắc Âu: hôn nhân truyền thống hiếm hoi hơn, sinh con ngoài giá thú phổ biến hơn, và tan vỡ gia đình tăng vọt. Trong bối cảnh nước Mỹ, điều này sẽ là một thảm họa. Việc chấp nhận hôn nhân đồng tính và sự xói mòn của hôn nhân truyền thống luôn song hành ở các quốc gia, truyền thống hôn nhân là tàn lụi nhất ở bất cứ nơi nào hôn nhân đồng tính là hợp pháp
Hôn nhân đồng tính không thể đem lại cho trẻ em cả cha lẫn mẹ. Nếu hôn nhân không phải là vì trẻ em, vậy thứ gì là vì trẻ em? Trái ngược với những gì các nhà hoạt động đồng tính hô hào, nhà nước không xác nhận quyền kết hôn chỉ vì mọi người có tình cảm với nhau. Nhà nước công nhận hôn nhân chủ yếu là vì lợi ích của hôn nhân cho trẻ em và xã hội (nếu không, chúng ta sẽ phải công nhận cả hôn nhân cận huyết hoặc chế độ đa thê). Xã hội không nhận được lợi ích gì từ hôn nhân đồng tính. Tương lai của trẻ em và một xã hội văn minh phụ thuộc vào hôn nhân bền vững giữa nam và nữ. Đó là lý do tại sao, bất kể những gì bạn nghĩ về đồng tính luyến ái, hai loại quan hệ không bao giờ nên được coi là tương đương về pháp lý.
Thomas Peters, giám đốc văn hóa tại Cơ quan Hôn Nhân Quốc gia Hoa Kỳ, cho rằng thể chế hôn nhân suy yếu bởi phong trào đòi công nhận hôn nhân đồng tính sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội:
"Khi bạn đã cắt lìa định chế hôn nhân khỏi gốc rễ sinh học của nó (1 nam - 1 nữ), thì chẳng còn gì để chặn đứng việc tái định nghĩa nó cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm quyền lợi khác nhau. Các hậu quả này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia đã hợp pháp hôn nhân đồng tính. Tại Brazil và Hà Lan, các quan hệ tay ba (một chồng hai vợ) gần đây đã được hợp thức hóa. Ở Canada, một người đàn ông đa thê đã phát động chiến dịch đòi luật pháp thừa nhận chế độ quần hôn. Ngay ở Mỹ, bang California cũng đã thông qua một dự luật để hợp pháp hóa các gia đình gồm tới ba hay bốn cha mẹ. Sinh sản và nuôi dạy trẻ em là lý do chính khiến hôn nhân phải được giới hạn giữa hai người khác giới tính. Khi tình yêu tính dục thay thế cho trẻ em làm mục đích chính của hôn nhân, thì các giới hạn hôn nhân đâu còn nghĩa lý gì với thế hệ tương lai của loài người nữa.
Nhà nghiên cứu Ryan Normandin của Đại học RMIT cho rằng:
Trên thực tế, có những lý do chính đáng tại sao hôn nhân đồng tính không nên được hợp pháp hóa.
Sự phản đối hôn nhân đồng tính mang một ý nghĩa tiêu cực vì những người ủng hộ đã đóng khung thành công vấn đề này thành một trong những "quyền bình đẳng". Theo logic này, nếu bạn phản đối hôn nhân đồng tính, bạn đang phản đối quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng có phải tất cả mọi người đều có quyền kết hôn với bất cứ ai mà họ muốn? Không; tiểu bang có luật điều chỉnh kết hôn, cấm anh em họ gần kết hôn, anh chị em ruột kết hôn, cha mẹ kết hôn với con cái, người kết hôn với động vật... và nhiều dạng cấm khác.
Tại sao chính phủ khuyến khích một số loại hôn nhân trong khi cấm loại hôn nhân khác? Lý do là nam và nữ, khi lập gia đình, có nhiều khả năng sinh sản và nuôi dạy trẻ em, do đó đảm bảo sự duy trì xã hội. Các loại hôn nhân bị cấm vì lý do tương tự: con cháu của các gia đình này có nhiều khả năng bị còi cọc, do đó không thể tiếp tục sự phát triển của xã hội, hoặc khiến xã hội bị suy thoái.
Rõ ràng là, ở thời điểm này, hôn nhân đồng tính rơi vào trường hợp này. Cặp đôi đồng tính không thể sinh sản, có nghĩa là không có lợi ích xã hội để công nhận hôn nhân của họ. Điều này có liên quan đến các cuộc tranh luận xung quanh hôn nhân đồng tính bởi vì, trong các cặp đồng tính, trẻ em chắc chắn sẽ lớn lên mà không có người làm cha hoặc làm mẹ, do đó làm tăng nguy cơ của các tác động không may với trẻ em
Hôn nhân đồng tính không phải là một vấn đề quyền công dân; vấn đề chính là có tồn tại lợi ích xã hội đủ để Chính phủ khuyến khích hôn nhân đồng tính hay không? Khi mà các cặp vợ chồng đồng tính không thể sinh sản và, trên thực tế, có tiềm năng gây nguy hiểm cao hơn cho trẻ em, chính phủ cần duy trì lập trường rằng hôn nhân chỉ diễn ra giữa 2 người khác giới.
Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã đề ra bộ luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực nhằm tuyên dương những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại trào lưu cổ vũ đồng tính luyến ái, đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, vốn đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm. Bên cạnh đó, từ năm 2015, quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải: chính sách cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái, bảo tồn truyền thống hôn nhân 1 nam - 1 nữ chính là để bảo vệ tương lai của nước Nga, tránh nạn lão hóa dân số mà Tây Âu đang phải gánh chịu:
"Người châu Âu đang thoái hóa dần (do lão hóa dân số)... và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em", "chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi"
Nhà nghiên cứu Alexander Lapin giải thích tại sao lại cần phải ngăn chặn hôn nhân đồng tính để bảo vệ nòi giống và tương lai của đất nước:
Mục đích của những người ủng hộ hành vi tình dục đồng tính và hôn nhân đồng tính - đó là làm suy yếu hệ thống miễn dịch của quốc gia...
Điều gì là tốt và những gì là xấu? Gia đình là gì? Quê hương là gì? Trẻ em nên nhận được một thông điệp rõ ràng về gia đình thông qua các phương tiện truyền thông, rằng mục tiêu cuộc sống của các em - là xây dựng một gia đình, phục vụ cộng đồng, sinh sản ra thế hệ tương lai cho Tổ quốc. Do đó, việc thúc đẩy đồng tính luyến ái, cũng như bất kỳ hình thức khác của sự vô đạo đức về tình dục là không tương thích với sự phục hưng của nước Nga. Điều này là trái với bản chất của đạo đức và tinh thần yêu nước truyền thống.
Nước Nga đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, mà cuối cùng có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các quốc gia. Đó không chỉ là tham nhũng và một nền kinh tế kém hiệu quả. Đó còn là già hóa dân số, suy thoái tinh thần và đạo đức, cũng như sự hỗn loạn về lý tưởng cống hiến. Vì vậy, để xây dựng một nhà nước mạnh, có sức cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải có, trước hết, các định hướng đạo đức cho xã hội và gia đình... Các vấn đề an ninh thông tin của nhà nước phải được hướng dẫn bởi một mục tiêu chung - bảo vệ trẻ em và tổ chức của gia đình truyền thống như các giá trị tối cao
Việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm LGBT ở Nga có sự tiếp sức từ bàn tay của các nhà tài trợ phương Tây. Không phải ngẫu nhiên khi Hillary Clinton cho biết rằng Mỹ sẽ "bảo vệ quyền lợi người đồng tính trên toàn thế giới". Nước Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung rất thích chiêu bài "bảo vệ các nhóm thiểu số" (tôn giáo, dân tộc, chính trị và xu hướng tình dục), qua đó Mỹ ngầm làm giảm đi bản sắc của các dân tộc, chế giễu lịch sử và văn hóa của họ. Và đồng tính luyến ái - được tuyên truyền phương Tây coi là "nét đẹp văn hóa", thay vì sự lệch lạc. Tất cả vì một mục tiêu - làm suy yếu hệ thống miễn dịch của quốc gia.
Pháp lý
Trong Lịch sử hôn nhân của con người (1891), Edvard Westermarck đã định nghĩa hôn nhân là "mối liên hệ ít nhiều bền vững giữa nam và nữ kéo dài vượt ra ngoài hành động truyền bá đơn thuần cho đến sau khi sinh con." Trong cuốn Tương lai của hôn nhân trong văn minh phương Tây (1936), ông định nghĩa lại hôn nhân là "mối quan hệ của một hoặc nhiều đàn ông với một hoặc nhiều phụ nữ được công nhận bởi luật pháp hoặc tập quán".
Cẩm nang nhân chủng học Ghi chú và Truy vấn (1951) định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ mà những đứa trẻ sinh ra từ người phụ nữ là con đẻ hợp pháp được công nhận của cả hai đối tác".
Trong một bài báo năm 1997 trên Nhân chủng học hiện nay, Duran Bell mô tả hôn nhân là "mối quan hệ giữa một hoặc nhiều người (nam hoặc nữ) trong đó một hoặc nhiều phụ nữ cho những người đó quyền tiếp cận tình dục trong một nhóm người cùng nhà và xác định những người phụ nữ có nghĩa vụ thỏa mãn những yêu cầu của những người đàn ông cụ thể đó. " Khi đề cập đến "một hoặc nhiều đàn ông", Bell đang đề cập đến các nhóm thân nhân gần gũi như chung dòng tộc, mà một khi đã trả tiền mua cô dâu, sẽ giữ quyền sở hữu con cái của người phụ nữ ngay cả khi chồng cô (một thành viên trong dòng tộc) chết đi (hôn nhân Levirate). Nói đến "người (nam hay nữ)", Bell đang đề cập đến những người phụ nữ khác trong dòng tộc có thể là "người mẹ xã hội" của những đứa con của người vợ được sinh ra với những người tình khác.
Các cá nhân có thể kết hôn vì một số lý do, bao gồm các mục đích pháp lý, xã hội, tự nguyện, tình cảm, tài chính, tinh thần và tôn giáo. Người mà họ kết hôn có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính, các quy tắc xã hội về loạn luân, quy tắc hôn nhân theo quy định, lựa chọn của cha mẹ và mong muốn cá nhân. Ở một số khu vực trên thế giới, hôn nhân sắp đặt, hôn nhân trẻ em, đa thê và đôi khi là cưỡng hôn, có thể được thực hiện như một truyền thống văn hóa. Ngược lại, những hành vi như vậy có thể bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị phạt ở nhiều nơi trên thế giới vì lo ngại về việc xâm phạm quyền của phụ nữ hoặc quyền trẻ em (cả nữ và nam) hoặc do luật pháp quốc tế.
Hôn nhân có thể được công nhận bởi một nhà nước, một tổ chức, một cơ quan tôn giáo, một nhóm bộ lạc, một cộng đồng địa phương hoặc các đồng nghiệp. Nó thường được xem như một hợp đồng. Khi một cuộc hôn nhân được thực hiện và thực hiện bởi một tổ chức chính phủ theo luật hôn nhân của khu vực tài phán, không có nội dung tôn giáo, đó là một cuộc hôn nhân dân sự. Hôn nhân dân sự thừa nhận và tạo ra các quyền và nghĩa vụ nội tại đối với hôn nhân trong mắt nhà nước. Khi một cuộc hôn nhân được thực hiện với nội dung tôn giáo dưới sự bảo trợ của một tổ chức tôn giáo, đó là một cuộc hôn nhân tôn giáo. Hôn nhân tôn giáo thừa nhận và tạo ra các quyền và nghĩa vụ nội tại đối với hôn nhân trong mắt của tôn giáo đó. Hôn nhân tôn giáo được gọi khác nhau là hôn nhân bí tích trong Công giáo, nikah trong Hồi giáo, nissuin trong Do Thái giáo, và nhiều tên khác trong các truyền thống đức tin khác, và với mỗi tôn giáo có những ràng buộc riêng về những gì tạo nên một cuộc hôn nhân tôn giáo được coi là hợp lệ.
Hôn nhân thường tạo ra quy phạm nghĩa vụ hoặc pháp lý giữa các cá nhân liên quan, và con cái mà hôn nhân tạo ra hoặc được nhận nuôi. Về mặt công nhận pháp lý, hầu hết các nước có chủ quyền đã hạn chế hôn nhân chỉ với các cặp vợ chồng khác giới và một số ít các quốc gia cho phép đa phu đa thê, tảo hôn, và hôn nhân cưỡng bức.
Một số quốc gia không công nhận hôn nhân tôn giáo được thực hiện tại địa phương và yêu cầu một cuộc hôn nhân pháp lý chính thức. Ngược lại, hôn nhân dân sự không tồn tại ở một số quốc gia được quản lý bởi một hệ thống pháp luật tôn giáo, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út, nơi hôn nhân ký kết ở nước ngoài không được công nhận nếu chúng trái với cách giải thích của luật Hồi giáo. Ở các quốc gia được quản lý bởi một hệ thống pháp lý tôn giáo thế tục hỗn hợp, chẳng hạn như ở Lebanon và Israel, hôn nhân dân sự tại địa phương không tồn tại, điều này ngăn cản hôn nhân không cùng tôn giáo và nhiều hôn nhân khác trái ngược với luật tôn giáo của quốc gia đó; tuy nhiên, các cuộc hôn nhân dân sự được thực hiện ở nước ngoài có thể được nhà nước công nhận ngay cả khi chúng mâu thuẫn với luật tôn giáo.
Từ cuối thế kỷ XX, những thay đổi xã hội lớn ở các nước phương Tây đã dẫn đến những thay đổi về nhân khẩu học của hôn nhân, với tuổi khi kết hôn đầu tiên ngày càng tăng, ít người kết hôn và nhiều cặp vợ chồng chọn sống chung hơn là kết hôn. Ví dụ, số lượng các cuộc hôn nhân ở châu Âu đã giảm 30% từ năm 1975 đến năm 2005.
Các kiểu hôn nhân
Một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ - một chồng là một hình thức hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, trong đó mỗi cá nhân chỉ có một người hôn phối trong suốt cuộc đời của họ hoặc tại thời điểm đang xét đến. Đây là hình thức hôn nhân cơ bản và phổ biến nhất, được chấp nhận ở mọi nơi trên thế giới.
Một nghiên cứu so sánh về hôn nhân của nhà nhân chủng học Jack Goody trên thế giới sử dụng Ethnographic Atlas đã phát hiện một mối tương quan chặt chẽ giữa của hồi môn, nông nghiệp cày cấy thâm canh và chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hình thức này được tìm thấy trong một khu vực rộng lớn của các xã hội từ châu Á sang châu Âu, từ Nhật Bản đến Ireland. Phần lớn các xã hội châu Phi cận Sahara thực hiện nông nghiệp du canh du cư, thì ngược lại, thể hiện mối tương quan giữa "Bride price" và một vợ một chồng. Một nghiên cứu sâu thêm đã vẽ thêm vào Át-lát nhân chủng học thể hiện tương quan thống kê giữa sự gia tăng kích thước của xã hội, sự tin tưởng vào "các đấng thánh tối cao" để hỗ trợ cho đạo đức con người, và chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Hôn nhân đa thê
Các xã hội thể hiện sự chấp nhận khác nhau về đa thê như một quan niệm về văn hóa và thực tế. Theo Ethnographic Atlas, trong số 1.231 xã hội được ghi nhận, 186 là chỉ chấp nhận một vợ một chồng; 453 chấp nhận hôn nhân đa thê; 588 có đa thê nhưng ít thường xuyên hơn; và 4 có hôn nhân đa phu.
Tuy nhiên, theo Miriam Zeitzen, sự chấp nhận của một xã hội về đa thê thì khác với việc thực hiện nó, vì việc cưới nhiều vợ đòi hỏi sự giàu có của người chồng để có thể nuôi dưỡng được một gia đình có nhiều vợ và cả những đứa con do họ sinh ra. Thực tế trong một xã hội như vậy, với phần lớn những người mong muốn đa thê lại chỉ thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Việc đa thê thì phức tạp hơn ở các nước mà chế độ hôn nhân này bị cấm, nhưng vẫn tiếp tục diễn ra.
Nhiều vợ nhiều chồng
Nhiều vợ nhiều chồng là một hình thức hôn nhân mà trong cuộc hôn nhân đó có nhiều hơn 2 người tham gia hôn phối. Khi người đàn ông cùng một lúc có nhiều hơn một vợ, thì mối quan hệ này được gọi là đa thê, và khi không có ràng buộc hôn nhân giữa các người vợ; và khi một người phụ nữ cùng một lúc có nhiều hơn một chồng, thì được gọi là đa phu, và không có ràng buộc hôn nhân giữa các người chồng. Nếu cuộc hôn nhân bao gồm nhiều vợ và chồng thì được gọi là hôn nhân nhóm hoặc quần hôn (group marriage).
Hôn nhân đồng tính
Một thực tế tương đối mới là các căp cùng giới tính về mặt luật pháp như những cặp hôn nhân khác giới. Cộng hòa Rome không cấm quan hệ đồng tính. Sự chấp nhận này đã kết thúc dưới đế chế La Mã, khi Luật Theodosian ( C. Th 9.7.3) phê chuẩn năm 342 áp dụng hình phạt nặng hoặc tử hình đối với quan hệ đồng tính<ref>ubi scelus est id, quod non proficit scire, ubi venus mutatur in alteram formam, ubi amor quaeritur nec videtur, iubemus insurgere leges, armari iura gladio ultore, ut exquisitis poenis subdantur infames, qui sunt vel qui futuri sunt rei.Ancientrome.ru "where that crime is found, which is unfit even to know, we command the law to arise armed with an avenging sword that the infamous men who are, or shall in future be guilty of it, may undergo the most severe punishments." translation by Lord Blackstone, Commentaries on the Laws of England (Oxford: Clarendon Press, 1769, Vol. IV, pp. 215–216.</ref> nhưng mục đích chính xác của pháp luật và mối quan hệ với thực tiễn xã hội không rõ ràng, ví dụ trên chỉ là một trong vài ví dụ về hôn nhân đồng tính trong văn hóa đã tồn tại.
Hôn nhân tạm
Ở Việt Nam
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững"''.
Theo nguyên tắc này tại hiến pháp, vợ - chồng tại Việt Nam bình đẳng với nhau trước pháp luật. Đồng thời, nguyên tắc một vợ - một chồng có nghĩa rằng các dạng thức hôn nhân khác như đa thê (nhiều vợ - một chồng) hoặc hôn nhân đồng tính (không có vợ hoặc không có chồng) là vi hiến và pháp luật Việt Nam không công nhận.
Hôn nhân được khởi đầu bằng sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn và kết thúc bằng một sự kiện pháp lý là ly hôn (hoặc một trong hai người qua đời/mất tích). Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam đã quy định cụ thể về các thủ tục đăng ký kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, những ưu đãi đối với bà mẹ và trẻ em.
Xem thêm
Lễ cưới
Tảo hôn
Ly hôn
Gia đình
Chú thích
Liên kết ngoài
Luật số 22/2000/QH10 của Quốc hội: Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Nông Đức Mạnh ban hành 9/6/2000
Nghị định 69/2006/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
Hôn nhân
Đám cưới
X
Bài cơ bản dài trung bình
Giới tính (xã hội học)
Thể chế xã hội
Gia đình
Nhân khẩu học
Triết học tình yêu
Quan hệ họ hàng và nguồn gốc
Giao phối |
13088 | https://vi.wikipedia.org/wiki/5430%20Luu | 5430 Luu | 5430 Luu là tên của một thiên thạch trong vành đai chính do nhà nữ thiên văn học người Mỹ Carolyn Jean Spellmann Shoemaker tại đài thiên văn Palomar phát hiện năm 1988.
5430 Luu được đặt theo tên của một tiến sĩ thiên văn học người Mỹ gốc Việt là Jane Lưu do công phát hiện ra Vành đai Kuiper vào năm 1992, cùng với giáo sư hướng dẫn của cô là David C. Jewitt, tại đài thiên văn ở Hawaii . Về các thiên thạch trong vành đai Kuiper, cô Jane phát biểu:
"Chúng tôi đã phát hiện có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy.... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì."
Xem thêm
Jane Lưu
Tham khảo
Tuần báo Văn hóa Thể thao Trẻ, số ra ngày 15 tháng 9 năm 2005 tại Dallas, Hoa Kỳ
Liên kết ngoài
Luu
5430
Luu
Thiên thể phát hiện năm 1988
Được phát hiện bởi Carolyn S. Shoemaker |
13106 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc | Nhà toán học | Nhà toán học là người có tri thức rộng về toán học và sử dụng chúng trong công việc của mình, điển hình là giải quyết các vấn đề toán học. Đối tượng toán học mà họ quan tâm là số, dữ liệu, tập hợp, lượng, cấu trúc, không gian, mô hình và sự thay đổi.
Nhà toán học tham gia giải quyết những vấn đề toán học nằm ngoài phạm vi toán học thuần túy thì được gọi là nhà toán học ứng dụng. Những người này dùng kiến thức chuyên môn và phương pháp luận chuyên ngành để tiếp cận nhiều vấn đề nổi bật hiện diện trong các ngành khoa học có liên quan. Nhà toán học ứng dụng tập trung lập, nghiên cứu và sử dụng các mô hình toán học trong khoa học, kỹ thuật và kinh doanh. Do mối quan tâm riêng của bộ môn toán học ứng dụng là các phương pháp toán học thường dùng trong các ngành trên mà "toán học ứng dụng" là một khoa học Toán học với kiến thức được chuyên môn hóa. Thuật ngữ "toán học ứng dụng" còn dùng để chỉ một chuyên ngành mà trong đó các nhà toán học giải quyết các vấn đề thường là cụ thể (nhưng cũng có khi là trừu tượng).
Xem thêm
Danh sách nhà toán học
Chú thích
Nhà toán học |
13108 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%BF%20c%E1%BB%95%20t%E1%BB%A9c | Thuế cổ tức | Thuế cổ tức là một loại hình của thuế thu nhập mà một quốc gia đánh vào cổ tức. Thuế suất của loại thuế này thay đổi theo từng quốc gia, nó liên quan đến vấn đề thuế kép mà một số quốc gia vẫn đang thực hiện và gặp phải phản ứng từ phía các cổ đông, tức là những người nắm giữ cổ phiếu, do các công ty đã phải nộp thuế lợi tức, thuế vốn rồi sau đó cổ đông lại phải nộp thêm thuế thu nhập từ cổ tức. Trên thế giới hiện chỉ có dưới 10 quốc gia đánh thuế cổ tức, trong đó có Hà Lan, Rumani
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam thuế cổ tức bằng 5% trên giá trị cổ tức.
Thuế cổ tức 5% này không chỉ áp dụng cho cổ tức trả bằng tiền mặt, mà cũng áp dụng đối với cổ tức trả bằng cổ phiếu (thực ra không phải là cổ tức mà chỉ là việc chia tách cổ phiếu).
Tại Mỹ
Từ lâu Mỹ đã loại bỏ thuế cổ tức. Luận cứ chính để loại bỏ nó là việc áp dụng nó giống như là "thuế kép"—đầu tiên như là thuế đánh vào lợi tức công ty và sau đó là thuế đánh vào thu nhập cá nhân ().
"Thuế kép là một điều tệ hại đối với nền kinh tế của chúng ta. Thuế kép là một sai lầm. Thuế kép đặc biệt là nặng đối với những người hưu trí. Khoảng một nửa của tổng số thuế cổ tức đến từ những người Mỹ cao tuổi, và thông thường họ dựa vào những khoản tiền này như một nguồn thu nhập đều đặn khi nghỉ hưu.
Nó là hợp lý khi đánh thuế lợi tức công ty. Nó là không hợp lý khi đánh thuế kép bằng cách đánh thuế cổ đông trên cùng một lợi nhuận. Vì thế hôm nay, để làm tốt hơn đối với các công dân cao tuổi của chúng ta, và cũng để hỗ trợ việc tạo dựng vốn trên cả nước, tôi đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ hủy bỏ việc đánh thuế kép trên cổ tức." ().
Những người chỉ trích cho rằng việc bãi bỏ thuế cổ tức có rất ít tác dụng đối với 60% những người làm công ăn lương thuộc tầng lớp dưới và chủ yếu là nó làm giảm thuế đối với 20% tầng lớp trên; còn nói chung thì các tầng lớp trung gian và trên sẽ có tiền dư thừa để đầu tư dài hạn, bao gồm cả đầu tư chứng khoán.
Những người ủng hộ thì cho rằng 60% người làm công ăn lương tầng lớp dưới thực ra đã nộp rất ít thuế nhưng lại là tầng lớp dễ bị tổn thương bởi thuế kép. Khi các công ty quyết định sẽ tăng vốn như thế nào, họ thấy rằng việc thanh toán lãi suất trên các khoản nợ chỉ bị đánh thuế một lần trong khi việc thanh toán cổ tức thông qua việc bán cổ phiếu thì lại bị đánh thuế hai lần, vì thế hệ thống thuế như thế sẽ khuyến khích các công ty vay nợ và nó trở thành lực đòn bẩy cao. Mức vay nợ cao của các công ty sẽ dẫn đến việc cho nghỉ hay sa thải công nhân nhanh và nhiều hơn khi có những dấu hiệu đầu tiên của sút giảm kinh tế. Thuế kép trên cổ tức vì thế làm tăng mức độ trầm trọng của suy thoái trong các chu kỳ kinh tế. 60% người làm công ăn lương tầng lớp thấp cũng sẽ thiệt thòi nhiều hơn so với "người giàu" từ việc sa thải và suy thoái nặng. Căn cứ vào ảnh hưởng tiêu cực của lực đòn bẩy đối với chu kỳ kinh tế, từ viễn cảnh của kinh tế vĩ mô, nó sẽ là đúng đắn hơn khi đánh thuế kép vào lãi suất thay vì vào cổ tức bằng cách giảm mức độ khấu trừ của lãi suất.
Sau nhiều tháng tranh cãi, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua sắc lệnh năm 2003 về điều hòa giảm nhẹ thuế đối với công ăn việc làm và tăng trưởng (Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 viết tắt JGTRRA) bao gồm một số mục cần cắt giảm theo đề nghị của Tổng thống Bush. Ông đã ký sắc lệnh ngày 28 tháng 5 năm 2003.
Tại Úc
Việc đánh thuế kép trong cổ tức công ty đã giảm xuống đến mức tối thiểu ở Úc kể từ năm 1987 sau khi đưa vào áp dụng hệ thống "Quy đổi cổ tức" (Dividend imputation).
Tại Hà Lan
Tại Hà Lan thuế cổ tức là 1,2 % trên năm, không phụ thuộc vào cổ tức, như là một phần của chính sách thuế đồng đều trên tiết kiệm và đầu tư.
Tại Rumani
Tại Rumani thuế cổ tức bằng 5% trên giá trị cổ tức và không áp dụng thuế kép.
Xem thêm
Thuế
Cổ đông
Cổ phiếu
Cổ tức
Thuế kép
Tham khảo
Cổ tức
Tài chính |
13109 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%20nh%E1%BA%ADp%20b%C3%ACnh%20qu%C3%A2n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di | Thu nhập bình quân đầu người | Thu nhập bình quân đầu người của một nhóm người có thể nghĩa là tổng thu nhập cá nhân chia tổng dân số. Thường tính thu nhập trên đầu người dùng đơn vị tiền tệ hàng năm.
Thu nhập bình quân đầu người có nghĩa là thu nhập cá nhân bình quân đầu người, hay thu nhập hộ gia đình bình quân đầu người. Không nên
nhầm lẫn với GDP bình quân đầu người (Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người) hay Thu nhập quốc dân bình quân đầu người hay Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người (GNI bình quân đầu người hay GNP bình quân đầu người).
GDP bình quân đầu người hay GRDP bình quân đầu người (GDP cấp địa phương hay tổng địa bàn) không phản ánh mức sống của người dân mà Thu nhập bình quân đầu người mới phản ánh mức sống của người dân, nó không chỉ phụ thuộc vào GDP mà cả GNI/GNP, NDI, các mối quan hệ kinh tế, phân phối thu nhập...
Để thấy sự khác nhau giữa các chỉ số lấy ví dụ cụ thể Hàn Quốc năm 2021.
Năm 2021, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của cả nước (giá hiện hành) lên tới 2.076 nghìn tỷ won, tăng 132 nghìn tỷ won (tăng 6,8%) so với 2020, không phù hợp với con số sơ bộ về GDP của Hàn Quốc (2.072 nghìn tỷ won vào năm 2021). Năm 2021, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) cả nước đạt 40,12 triệu won, tăng 2,61 triệu won (7,0%) so với năm 2020. Năm 2021, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) cả nước đạt 40,12 triệu won, tăng 2,61 triệu won (7,0%) so với năm 2020. Năm 2021, GRDP thực tế (theo giá năm 2015) trên toàn quốc cho thấy tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, tiêu dùng cuối cùng cả nước (theo giá năm 2015) tăng 4,3% so với năm 2020 do tăng trong tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng chính phủ. Năm 2021, tổng hình thành vốn cố định trên toàn quốc tăng 2,6% so với năm 2020. năm 2021, Tổng thu nhập khu vực trên toàn quốc lên tới 2.099 nghìn tỷ won, trong đó tăng 138 nghìn tỷ won (7,0%) từ năm 2020. Thu nhập cá nhân bình quân đầu người trên toàn quốc là 22,22 triệu won (giá hiện hành).
Như vậy con số cụ thể như sau (giá hiện hành):
GDP là 2,076.3 nghìn tỷ won, GDP bình quân đầu người là 4,012 mười nghìn won
GRI tức GNI là 2,099.3 nghìn tỷ won, GNI bình quân đầu người là 4,057 mười nghìn won
Tổng thu nhập cá nhân là 1,149.8 nghìn tỷ won, Thu nhập bình quân đầu người là 2,222 mười nghìn won.
Chi tiêu riêng tư bình quân đầu người 1,844 mười nghìn won.
Con số cụ thể của khu vực Seoul:
GRDP (GDP): 471.7 nghìn tỷ won, GDP/người: 4,965 mười nghìn won bằng 123,7% so với toàn quốc
GNI (GRI): 515.1 nghìn tỷ won, GNI/ người: 5,421 mười nghìn won bằng 133,6% so với toàn quốc
PI: 240.0 nghìn tỷ won, Thu nhập bình quân đầu người 2,526 mười nghìn won bằng 113,7% so với toàn quốc
Chi tiêu riêng tư bình quân đầu người 2,261 mười nghìn won, bằng 122,7% so với toàn quốc.
Thông thường thu nhập bình quân đầu người sẽ thấp hơn GDP bình quân đầu người của đơn vị hành chính tương ứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, như huyện Hải Hậu, Nam Định, Việt Nam tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 52 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng.
Thu nhập hộ gia đình hàng năm trên đầu người của Hàn Quốc đạt 18.350,936 USD vào tháng 12 năm 2022, so với giá trị trước đó là 19.081,079 USD vào tháng 12 năm 2021. Trong khi đó của Việt Nam là 2.178,776 USD năm 2021, của Việt Nam năm 2019 là 2.235,955 USD (năm 1994 là 183,956 USD). Số liệu Việt Nam tăng liên tục kể từ 1994, nhưng giảm hai năm liên tiếp năm 2020 và 2021.
Thu nhập khả dụng của hộ gia đình bình quân đầu người theo PPP (sức mua tương đương) một số nước như Hoa Kỳ 62.300 USD, Lúcxămbua 51.500 USD, năm 2021 (OECD).
Nnăm 2022 , thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân trên toàn quốc Trung Quốc là 36.883 nhân dân tệ, tăng danh nghĩa 5,0% so với năm trước và tăng thực tế là 2,9% sau khi trừ đi các yếu tố giá cả . Xét về khu vực thành thị và nông thôn, thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân thành thị là 49.283 nhân dân tệ, mức tăng (sau đây là mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm trừ khi có quy định khác) là 3,9% và mức tăng thực tế là 1,9% sau khi trừ yếu tố giá ; thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 20.133 nhân dân tệ, tăng 6,3 % , sau khi trừ yếu tố giá , tốc độ tăng trưởng thực tế là 4,2 % . Năm 2022 , chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người trên toàn quốc Trung Quốc của cư dân là 24.538 nhân dân tệ, tăng danh nghĩa 1,8% so với năm trước và giảm thực tế 0,2% sau khi trừ đi tác động của các yếu tố giá cả.
Việt Nam hiện có thống kê GDP và GNI bình quân đầu người cũng như Thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu VN đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021 (năm 2020 và 2021 tăng trưởng âm - theo giá hiện hành, nếu xét theo giá so sánh có thể giảm sâu hơn ?). Không có số liệu theo giá so sánh. Hiện có số liệu Thu nhập bình quân đầu người của cả nước, cấp tỉnh - huyện và xã , tuy nhiên vẫn hay có nhầm lẫn với số liệu GDP bình quân đầu người. Việt Nam chưa có số liệu GNI (GRI) và GNI (GRI) bình quân đầu người của các cấp địa phương (năm 2020 có thống kê GRDP quy đổi từ GNI bình quân đầu người các tỉnh thành theo PPP để tính chỉ số HDI nên tính so sánh bị hạn chế, theo công bố cao nhất các địa phương là Bà Rịa Vũng Tàu 31.866,4 USD/ người/năm). Theo công bố năm 2022 Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng; Hà Nội đứng thứ hai với 6,423 triệu đồng/người/tháng; TP. HCM ở vị trí thứ ba với 6,392 triệu đồng/người/tháng. Theo sau là các tỉnh có thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng là Đồng Nai (6,346 triệu đồng/người/tháng), Hải Phòng (5,897 triệu đồng/người/tháng), Đà Nẵng (5,807 triệu đồng/người/ tháng), Bắc Ninh (5,470 triệu đồng/người/tháng), Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Nam Định. Thấp nhất là các tỉnh sau: Hà Giang 2,062 triệu đồng/người/tháng, Điện Biên 2,080 triệu đồng/người/tháng, Sơn La 2,141 triệu đồng/người/tháng. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xếp thứ nhất về GRDP bình quân đầu người nhưng xếp 13 về thu nhập bình quân đầu người, đạt 4,815 triệu đồng/người/tháng, xếp ngay trên là Hải Dương thứ 11 và Ninh Bình thứ 12.
Các số liệu như GDP, GDP bình quân đầu người, GNI và GNI bình quân đầu người hay Thu nhập bình quân đầu người chỉ là ước tính. Chỉ số lạm phát cũng chỉ mang tính tương đối. Dữ liệu dân số cũng là tương đối, và cách chia mỗi nước có thể khác nhau (đặc biệt liên quan dân cư trôi nổi). Số liệu sức mua tương đương cũng chỉ tương đối vì tính chất phức tạp của giá cả, và giỏ hàng mỗi tổ chức đưa vào so sánh là khác nhau... Số liệu GDP và GRDP địa phương ở mỗi nước có thể không ăn khớp, do tính hạn chế của công tác thống kê...
Xem thêm
Sức mua tương đương (PPP)
Tham khảo
Tổng sản phẩm nội địa |
13114 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nokoreach | Nokoreach | Nokor Reach (tiếng Khmer: បទនគររាជ, Vương quốc huy hoàng) là quốc ca của Campuchia. Bài hát này do Chuon Nath viết dựa trên một làn điệu dân ca Khmer. Nó được công nhận là quốc ca năm 1941 và được khẳng định lại vào năm 1947. Tuy nhiên, khi đảo chính của Lon Nol nổ ra năm 1970, nó bị thay thế bởi quốc ca của thể chế Cộng hòa Khmer. Sau khi Khmer Đỏ giành chính quyền năm 1975, các biểu tượng hoàng gia bao gồm quốc ca được phục dựng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một bài ca khác, Dap Prampi Mesa Chokchey (ngày 17 tháng Tư vẻ vang), được đưa lên làm quốc ca mới cho chế độ Campuchia Dân chủ. Sau khi thể chế này bị lật đổ (1979), Cộng hòa Nhân dân Campuchia lên thay, cũng không sử dụng lại bài này. Mãi cho đến khi cuộc Tổng tuyển cử Campuchia, 1993 kết thúc với chiến thắng thuộc về đảng bảo hoàng FUNCINPEC, bài Nokor Reach cùng quốc kỳ của Vương quốc Campuchia mới được phục hồi như cũ.
Lời
Lời Khmer và phiên âm
Lời Việt
Trời cao giúp đỡ che chở Quốc vương chúng ta,Ban cho hạnh phúc và vinh quang,Canh giữ làm chủ linh hồn và vận mệnh chúng ta.Tổ tiên truyền lại cơ đồ sự nghiệp đời đời,Ngẩng cao tự hào vương quốc cổ xưa.
Miếu đền đang ngủ sâu kín giữa rừng,Nhớ thời kỳ vinh quang đại vương quốc, Dân tộc Khmer kiên cường như bàn thạch.Chúng ta tin tưởng vào vận mệnh Kampuchea,Thử thách Đế chế qua nhiều thời đại.
Tấm tắc ngợi ca từ trên Phật tháp,Kể lại hồi ức Phật giáo huy hoàng,Chúng ta trung thành tín ngưỡng của tổ tiên.Vì thế, trời đất sẽ giúp phát triển phồn vinh,Campuchia, Đại vương quốc.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tải xuống bài Nokoreach
Campuchia
Quốc ca |
13115 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20qu%E1%BB%91c%20ca | Danh sách quốc ca |
A
Afghanistan: Soroud-e-Melli
Ai Cập: Bilady, Bilady, Bilady (Tổ quốc tôi, Tổ quốc tôi, Tổ quốc tôi)
Albania: Himni i Flamurit (Ngân vang cho lá cờ)
Angola: Angola Avante (Tiến lên, Angola)
Anh Quốc: God Save the King (Chúa bảo vệ Quốc vương)
Áo: Land der Berge, Land am Strome (Đất của núi, đất trên sông)
Ả Rập Xê Út: Aash Al Maleek (Quốc vương muôn năm)
Argentina: Himno Nacional Argentino (Quốc ca Argentina)
Armenia: Mer Hayrenik (Tổ quốc chúng ta)
Azerbaidjan: Azerbaijan Marsi (Hành khúc Azerbaijan)
Â
Ấn Độ: Jana Gana Mana (Ngài ngự trong tâm của dân)
B
Ba Lan: Mazurek Dabrowskiego (Bài marzuka ca ngợi tướng Dąbrowski)
Bangladesh: Amar Sonar Bangla
Belarus: My Belarusy (Chúng ta, người Belarus)
Bỉ: The Brabançonne
Bồ Đào Nha: A Portuguesa (Bài hát của người Bồ Đào Nha)
Bulgaria: Mila Rodino (Hỡi đất Mẹ)
Brasil: Hino Nacional Brasileiro (Quốc ca Brasil)
C
Campuchia: Nokoreach
Canada: O Canada
Chile: Himno Nacional de Chile (Quốc ca Chile)
Cuba: La Bayamesa
Đ
Đan Mạch: Der er et Yndigt Land
Đông Timor: Pátria (Tổ quốc)
Đức: Das Lied der Deutschen (Bài hát của người Đức)
H
Hà Lan: Wilhelmus van Nassouwe (William của Nassau)
Hàn Quốc: Aegukga (애국가)
Hoa Kỳ: The Star-Spangled Banner (Lá cờ lấp lánh sao)
Hy Lạp: Ymnos eis tin Eleftherian (Bài thánh ca cho tự do)
I
Indonesia: Indonesia Raya (Indonesia vĩ đại)
Ireland: Amhrán na bhFiann (Bài hát của Chiến binh)
Israel: Hatikvah (Niềm hy vọng)
Iran: Mehr-e Xāvarān (Mặt trời đằng Đông)
Iraq: Mawtini (Tổ quốc tôi)
K
Kazakhstan: Meniñ Qazaqstanım (Kazakhstan của tôi)
L
Lào: Pheng Xat Lao (ເພງຊາດລາວ)
Libya: Libya, Libya, Libya
Liên bang Xô Viết (Cũ): Gimn Sovetskogo Soyuza (Quốc ca Liên bang Xô Viết)
Liên minh châu Âu: Ode hoan ca
Liban: Kulluna lil watan (Tất cả chúng ta, vì Tổ quốc!)
M
Malaysia: Negaraku (Tổ quốc tôi)
México: Himno Nacional Mexicano
Mông Cổ: Bügd Nairamdakh Mongol
Myanmar: Gba Majay Mymar (Chúng ta yêu Mayanma)
N
Na Uy: Ja, vi elsker dette landet (Vâng, chúng ta yêu đất nước này)
New Zealand: God Defend New Zealand (Chúa chở che New Zealand)
Nga: Gimn Rossiyskoy Federatsii (Quốc ca Liên bang Nga)
Nhật Bản: Kimigayo (君が代)
P
Pakistan:Pak sarzamin shad bad
Pháp: La Marseillaise (Bài hát của người Marseille)
Philippines: Lupang Hinirang
Q
Qatar: Al-Salam Al-Amiri
Québec: Gens du Pays
R
România: Deşteaptă-te, române! (Hãy thức dậy, Romania!)
S
Scotland: Flower of Scotland (Bông hồng Scotland)
Singapore: Majulah Singapura (Tiến lên, Singapore)
Séc: Kde domov můj (Quê tôi ở đâu)
Slovakia: Nad Tatrou sa blýska (Bão trên dãy Tatra)
Sri Lanka: Sri Lanka Matha
T
Tây Ban Nha: Marcha Real (Hành khúc hoàng gia)
Thái Lan: Phleng Chat (เพลงชาติ)
Thế vận hội: Bài ca Thế vận hội
Thổ Nhĩ Kỳ: Istiklâl Marsi (Độc lập hành khúc)
Thụy Sĩ: Thánh ca Thụy Sĩ
Thụy Điển: Du gamla, Du fria
Triều Tiên: Aegukga (애국가)
Trung Quốc: Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (义勇军进行曲)
U
Úc: Advance Australia Fair (Nước Úc tiến bước hùng cường)
Ukraina: Shche ne vmerla Ukraina (Ukraina bất diệt)
Uruguay: Orientales, la patria o la tumba
Uzbekistan: O'zbekiston Respublikasining Davlat Madhiyasi
V
Vanuatu: Yumi, Yumi, Yumi (Chúng ta, Chúng ta, Chúng ta)
Vatican: Inno e Marcia Pontificale (Quốc ca và Hành khúc Giáo hoàng)
Venezuela: Gloria al Bravo Pueblo (Vinh quang cho những người dũng cảm)
Việt Nam: Tiến quân ca
Y
Ý: Il Canto degli Italiani (Bài ca của người Ý)
Yemen: نشيد اليمن الوطني (Nước Cộng hòa thống nhất)
Z
Zambia: Stand and Sing of Zambia, Proud and Free
Zimbabwe: Simudzai Mureza wedu WeZimbabwe
Chú thích
Quốc ca |
13116 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20ca%20%E1%BA%A2%20R%E1%BA%ADp%20X%C3%AA%20%C3%9At | Quốc ca Ả Rập Xê Út | Quốc ca Vương quốc Ả Rập Xê Út () lần đầu tiên được chính thức thông qua vào năm 1950 ở phiên bản không lời và vào năm 1984 ở phiên bản có lời. Phần nhạc ban đầu được sáng tác bởi Abdul-Rahman al-Khateeb (عبد الرحمن الخطيب) vào năm 1947 và được chỉnh sửa lại bởi Seraj Omar (سراج عمر). Lời bài hát được viết bởi Ibrahim Khafaji (إبراهيم خفاجي).
Nó thường được gọi ngắn gọn là Quốc ca ( mặc dù nó được biết đến với tên ban đầu của nó, Sārʿī (, "Hãy cùng nhau"), từ câu ʾ (, "Hãy cùng nhau bước tới Vinh hiển tối cao!"). Lời bài hát kêu gọi cả nước hãy kéo quốc kỳ lên, tôn vinh Allah, và mong Ngài cho vua Ả Rập Xê Út được sống lâu.
Phiên bản hòa tấu được gọi là Bài hát Hoàng gia ( ) cũng được cử hành trong các buổi lễ, trong đó nó được cử hành để chào đón các thành viên cao cấp của hoàng gia cũng như các nhân vật ngoại giao.
Lời
Tham khảo
Liên kết ngoài
Saudi Arabia: an-Nasheed al-Waṭaniy – Audio of the national anthem of Saudi Arabia, with information and lyrics
The Royal Embassy of Saudi Arabia in Washington, DC has an Audio page that includes the National Anthem in both vocal and instrumental versions.
https://gulfnews.com/world/gulf/saudi/a-history-of-the-saudi-national-anthem-1.2281470
Văn hóa Ả Rập Xê Út
Quốc ca |
13118 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bill%20Gates | Bill Gates | William Henry "Bill" Gates III (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới.
và là người giàu nhất thế giới từ 1995 tới 2014, ngoại trừ tháng 3/2013, 3/2012, tháng 3/2011 (hạng 2) và 2008 khi ông chỉ xếp thứ ba.Tháng 5 năm 2013, Bill Gates đã giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới. Gần đây, ông là người giàu thứ hai thế giới với tổng tài sản 105,3 tỷ đô la Mỹ. Ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến trúc sư trưởng phần mềm. Ông là cổ đông cá nhân lớn nhất của Microsoft cho tới tháng 5 năm 2014. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của một số cuốn sách.
Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Mặc dù có nhiều người ngưỡng mộ ông, song nhiều đối thủ cạnh tranh đã chỉ trích những chiến thuật trong kinh doanh của ông, mà họ coi là cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền và công ty của ông đã phải chịu một số vụ kiện tụng. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên góp và ủng hộ một số tiền lớn cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates, được thành lập năm 2000.
Gates đã thôi giữ chức giám đốc điều hành của Microsoft từ tháng 1 năm 2000 nhưng ông vẫn còn là chủ tịch và kiến trúc sư trưởng về phần mềm tại tập đoàn. Tháng 6 năm 2006, Gates thông báo ông sẽ chỉ giành một phần thời gian làm việc cho Microsoft và giành nhiều thời gian hơn cho Quỹ Bill & Melinda Gates. Bill dần dần chuyển vị trí kiến trúc sư trưởng sang cho Ray Ozzie, và vị trí giám đốc chiến lược và nghiên cứu sang cho Craig Mundie. Ngày làm việc toàn phần cuối cùng dành cho Microsoft của Gates là ngày 27 tháng 6 năm 2008. Ông vẫn còn giữ cương vị chủ tịch Microsoft nhưng không điều hành hoạt động tập đoàn.
Tiểu sử
Bill Gates sinh ra ở Seattle, Washington, bố là William H. Gates, Sr. và mẹ Maxwell Gates, là những người gốc Anh, Đức, Ireland và Scotland-Ireland. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình khá giả; bố ông là một luật sư có tiếng, mẹ ông thuộc ban giám đốc của công ty tài chính First Interstate BancSystem và United Way of America, và ông ngoại ông, J. W. Maxwell là chủ tịch của một ngân hàng liên bang. Gates có chị gái Kristi (Kristianne), và một em gái là Libby. Ông là đời thứ tư trong gia tộc, nhưng người ta biết đến ông như là William Gates III hay "Trey" (ba) do bố ông đã bỏ hậu tố "III" trong tên gọi. Khi còn nhỏ, nghề nghiệp của bố mẹ Bill Gates đã làm cho ông có ước mơ trở thành luật sư.
Khi Bill còn bé, gia đình ông thường tham dự vào một giáo đoàn của hội Tin lành.
Năm 13 tuổi, ông vào học trường Lakeside, một trường dự bị cho các học sinh giỏi. Khi ông học lớp 8, câu lạc bộ các bà mẹ phụ huynh (Mothers Club) ở trường này đã dùng một khoản tiền nhờ việc bán các đồ dùng đã qua sử dụng để mua một máy đánh chữ cơ điện Model 33 ASR và một máy tính của hãng General Electric (GE) cho các học sinh của trường. Gates thấy thích thú khi lập trình trên máy tính của GE bằng ngôn ngữ BASIC, và ông đã bỏ các lớp toán để theo đuổi sở thích của mình. Ông đã viết chương trình đầu tiên trên máy tính này đó là các thao tác của trò chơi tic-tac-toe cho phép người chơi thi đấu với máy tính. Chiếc máy đã thu hút Gates và tự đặt câu hỏi làm sao mà chiếc máy có thể luôn luôn thực thi các mã phần mềm một cách hoàn hảo như vậy. Khi ông nhớ lại thời điểm này, ông nói, "Có một điều gì đó thật hiệu quả (trong cách hoạt động) của chiếc máy" ("There was just something neat about the machine"). Khi quỹ của hội phụ huynh đã hết, ông và các học sinh khác chuyển sang các hệ máy khác bao gồm máy tính mini PDP của hãng DEC. Hãng Computer Center Corporation (CCC) sáng chế ra PDP-10 đã cấm bốn học sinh trường Lakeside bao gồm Bill Gates, Paul Allen, Ric Weiland, và Kent Evans sử dụng hệ máy tính này trong mùa hè sau khi bốn người này đã khai thác các lỗi trong hệ điều hành để nhận được thêm thời gian sử dụng hệ máy tính này.
Khi hết hạn cấm, bốn học sinh đề nghị với công ty CCC là họ sẽ tìm các lỗi trong phần mềm của CCC và đổi lại họ được sử dụng các máy tính của công ty này. Thay vì sử dụng các hệ thống thông qua điện báo, Gates đã đến văn phòng CCC và nghiên cứu mã nguồn cho các chương trình khác nhau chạy trên hệ thống, bao gồm cả chương trình trong FORTRAN, LISP, và ngôn ngữ máy. Việc thỏa thuận với CCC bị kết thúc vào năm 1970, khi công ty này bị phá sản. Một năm sau, Information Sciences, Inc. đã thuê bốn học sinh trường Lakeside để viết một chương trình trả lương bằng ngôn ngữ COBOL, cho phép họ có thời gian sử dụng máy tính và bản quyền phần mềm của công ty. Sau khi những người quản lý ở trường biết được khả năng lập trình của ông, Bill đã được giao nhiệm vụ viết một chương trình lập thời khóa biểu cho các lớp học. Ông đã sửa các mã sao cho chương trình sắp xếp ông vào các lớp có nhiều nữ sinh nhất. Sau này ông nhận xét "thật khó có thể tách tôi ra khỏi máy tính mà rõ ràng tôi có thể chứng minh sự thành công từ nó" ("it was hard to tear myself away from a machine at which I could so unambiguously demonstrate success"). Lúc 17 tuổi, Gates lập kế hoạch kinh doanh với Allen đó là Traf-O-Data nhằm đếm lưu lượng giao thông dựa trên bộ xử lý Intel 8008.
Gates tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973. Ông đạt được 1590 trên 1600 điểm ở kỳ thi SAT và ghi danh vào Đại học Harvard trong mùa thu năm 1973. Khi học ở Harvard, ông đã quen Steve Ballmer, người sau này kế vị chức CEO của Microsoft.
Trong năm học thứ hai, Gates nghĩ ra thuật toán trong vấn đề sắp xếp bánh kếp, bài toán được xếp vào một trong những vấn đề chưa giải được được nêu ra trong lớp toán tổ hợp của giáo sư Harry Lewis, một trong những người thầy của ông. Thuật toán của Gates đã giữ kỉ lục là thuật toán có thời gian giải nhanh nhất trên 30 năm; và thuật toán sau này chỉ nhanh hơn nó khoảng một phần trăm. Phương pháp của ông sau này được viết thành một bài báo chung với nhà khoa học máy tính ở Harvard là Christos Papadimitriou.
Gates không có kế hoạch học tập cụ thể ở Harvard và ông đã dành nhiều thời gian bên cạnh các máy tính ở trường. Ông vẫn liên lạc với Paul Allen, cùng tham gia vào Honeywell trong mùa hè năm 1974. Vào năm sau, chứng kiến sự ra đời của máy MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080, lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ hội cho họ sáng lập ra một công ty về phần mềm máy tính. Ông đã nói quyết định này với bố mẹ ông, họ đã ủng hộ ông sau khi thấy được ông sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu lập nghiệp với công ty.
Microsoft
BASIC
Sau khi đọc bài báo trên tạp chí Popular Electronics số tháng 1 năm 1975 về khả năng của máy Altair 8800, Gates đã liên lạc với Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS) - công ty đã sáng tạo ra chiếc máy trên, để MITS có thể mời ông và những người khác làm việc với chiếc máy trên nền tảng trình thông dịch BASIC. Thực tế, Gates và Allen đã không được tiếp xúc với máy Altair và họ đã không viết mã chương trình cho nó; hai người chỉ muốn thử xem công ty MITS có muốn họ cộng tác hay không. Giám đốc MITS là Ed Roberts đồng ý cho họ sử dụng phiên bản demo, và chỉ trong vài tuần họ đã phát triển chương trình giả lập máy Altair chạy trên một máy tính mini, và sau đó là ngôn ngữ BASIC. Cuộc thử nghiệm chiếc máy đã diễn ra tại trụ sở của MITS ở Albuquerque đã thành công và kết quả là một bản thỏa thuận với MITS để công ty phân phối trình thông dịch dưới tên gọi Altair BASIC. Paul Allen được mời làm việc cho MITS, và Gates đã không có mặt ở trường Harvard để tới làm việc cùng Allen ở MITS tại Albuquerque vào tháng 11 năm 1975. Họ đặt tên cho sự hợp tác giữa hai người là "Micro-Soft" và trụ sở đầu tiên của công ty đặt ở Albuquerque. Cũng trong năm này, dấu gạch ngang đã được bỏ ra khỏi tên của công ty, và vào ngày 26 tháng 11 năm 1976, thương hiệu "Microsoft" đã được đăng ký tại Văn phòng bang New Mexico. Do đó mà Gates không thể hoàn thành khóa học tại Harvard được.
BASIC của Microsoft được phổ biến trong giới đam mê máy tính, nhưng Gates đã phát hiện ra rằng bản sao chép trước khi phần mềm được đưa ra thị trường đã bị rò rỉ ra cộng đồng và nhanh chóng nó được sao chép và phân tán. Tháng 2 năm 1976, Gates viết "Lá thư mở đến những người đam mê máy tính" trong chuyên san của MITS nói rằng MITS không thể tiếp tục sản xuất phần mềm, phân phối, và duy trì chất lượng cao của phần mềm mà không trả phí cho ông. Lá thư này không được nhiều người đam mê máy tính biết đến nhưng Gates vẫn khăng khăng tin rằng công ty phải trả khoản phí do ông đòi hỏi. Microsoft tách ra khỏi MITS vào cuối 1976, công ty tiếp tục phát triển các ngôn ngữ lập trình cho các hệ máy khác nhau. Ngày 1 tháng 1 năm 1979, công ty chuyển trụ sở từ Albuquerque đến Bellevue, Washington.
Những năm đầu của Microsoft, mọi nhân viên trong công ty cũng phải kiêm luôn hoạt động kinh doanh của nó. Gates giám sát khâu kinh doanh đến từng chi tiết, nhưng vẫn tiếp tục tham gia viết mã chương trình. Trong 5 năm đầu, cá nhân ông thường đánh giá từng dòng lệnh trong các phần mềm đóng gói của công ty, và thường viết lại từng phần của chúng cho đến khi ông thấy phù hợp.
Đối tác
Năm 1980, IBM thông qua Microsoft để viết trình thông dịch BASIC cho máy tính cá nhân sắp được tung ra của họ là máy IBM PC. Khi người đại diện của IBM đề cập đến họ cần một hệ điều hành trên các máy tính của họ, Gates đã giới thiệu họ với Digital Research (DRI), công ty viết hệ điều hành CP/M được sử dụng rộng rãi thời đó.
Thỏa thuận giữa IBM với Digital Research đạt được kết quả không như mong đợi, và hai bên đã không đạt đến được thỏa thuận về đăng ký bản quyền. Đại diện của IBM là Jack Sams nhắc đến sự khó khăn trong vấn đề đăng ký trong cuộc gặp sau đó giữa ông và Bill Gates và nói với ông về đưa ra một hệ điều hành chấp nhận được. Vài tuần sau, Gates đề xuất sử dụng 86-DOS (QDOS), một hệ điều hành tương tự như CP/M do Tim Paterson của hãng Seattle Computer Products (SCP) viết cho các phần cứng có tính năng tương tự như PC. Microsoft đã thực hiện một thỏa thuận với SCP để trở thành đại lý cấp phép độc quyền, và sau đó là chủ sở hữu hoàn toàn đối với 86-DOS. Sau khi nâng cấp hệ điều hành cho phù hợp với PC, Microsoft chuyển giao nó cho IBM với tên gọi PC-DOS với phí một lần trao đổi là $50.000. Gates không đưa ra khả năng chuyển giao bản quyền của hệ điều hành, bởi vì ông tin rằng các nhà sản xuất phần cứng khác sẽ sản xuất PC dựa trên dòng máy của IBM. Và đúng là như vậy, nhờ thị phần lớn của MS-DOS làm cho Microsoft trở thành hãng phần mềm lớn trong công nghiệp phần mềm.
Gates giám sát quá trình tái cơ cấu Microsoft vào ngày 25 tháng 6 năm 1981, trong đó kết hợp lại công ty ở tiểu bang Washington và Gates trở thành Chủ tịch và Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft.
Windows
Microsoft phát hành phiên bản bán lẻ đầu tiên của Microsoft Windows vào ngày 20 tháng 11 năm 1985, và trong tháng 8, công ty ký hợp đồng với IBM nhằm phát triển một hệ điều hành riêng biệt gọi là OS/2. Mặc dù hai công ty đã phát triển thành công phiên bản đầu tiên của hệ điều hành mới, nhưng sự gắn kết giữa những ý tưởng sáng tạo khác nhau đã dần làm suy yếu quan hệ đối tác. Gates phân phát một bản ghi nhớ nội bộ ngày 16 tháng 5 năm 1991 tuyên bố chấm dứt sự hợp tác trong OS/2 và Microsoft sẽ chuyển sang nỗ lực phát triển nhân hệ điều hành Windows NT.
Phong cách quản lý
Từ khi thành lập Microsoft năm 1975 cho đến 2006, Gates có trách nhiệm chính trong chiến lược sản phẩm của công ty. Ông đã tích cực mở rộng phạm vi sản phẩm của công ty, và ở bất cứ nơi nào Microsoft đạt được vị trí thống trị của nó thì ông mạnh mẽ bảo vệ vị thế này. Ông đạt được danh tiếng vượt xa so với những người khác; vào đầu năm 1981 một giám đốc điều hành công nghiệp phàn nàn trước công chúng rằng: "Gates có tính xấu là không chịu nghe và trả lời bằng điện thoại." Một vị giám đốc khác nhớ lại rằng sau khi chỉ cho Gates cách chơi một trò trơi điện tử và ông đã đánh bại anh ta với tỷ số 35 trên 37 ván, và khi hai người gặp lại nhau một tháng sau thì Gates "đã giành chiến thắng hoặc mê mẩn với trò chơi. Anh đã nghiên cứu trò này cho đến khi có thể giải được nó. Đây đúng là một đối thủ cạnh tranh."
Là giám đốc điều hành, Gates thường xuyên gặp gỡ với các nhà quản lý cấp cao và quản lý chương trình phần mềm của Microsoft. Những người tham dự các cuộc họp này mô tả ông luôn sẵn sàng tranh luận trực tiếp, hoặc trách móc các thành viên quản lý để mọi người nhận thấy được các lỗ hổng trong chiến lược kinh doanh của họ hoặc những rủi ro trong đề xuất khi tính đến lợi ích lâu dài của công ty.
Ông thường ngắt lời người thuyết trình với những câu phê phán như, "tại sao anh không từ bỏ quyền chọn của mình và gia nhập Peace Corps?" Những người này sẽ phải bảo vệ đề xuất của mình trước những phản biện của ông cho đến khi người đó hoàn toàn thuyết phục được Gates hay không. Khi những người cấp dưới có vẻ chần chừ và muốn trì hoãn, ông thường nói một cách châm biếm rằng, "tôi sẽ làm việc đó vào cuối tuần."
Vai trò của Gates tại Microsoft trong phần lớn lịch sử của tập đoàn chủ yếu là người quản lý và điều hành. Tuy nhiên, ông cũng tham gia vào phát triển phần mềm trong những ngày đầu của công ty, đặc biệt về các sản phẩm ngôn ngữ lập trình. Ông không còn đảm nhiệm trưởng nhóm phát triển phần mềm kể từ sản phẩm TRS-80 Model 100 (1983), nhưng vẫn còn viết mã chương trình cho các sản phẩm của công ty cho đến 1989. Ngày 15 tháng 6 năm 2006, Gates tuyên bố ông rời vị trí quản lý thường nhật của tập đoàn trong hai năm tiếp theo để giành thêm thời gian cho công tác từ thiện. Ông quyết định chia trọng trách đảm nhiệm của mình, đề bạt Ray Ozzie là người quản lý hàng ngày và Craig Mundie giữ vai trò quản lý chiến lược sản phẩm dài hạn.
Vụ kiện chống độc quyền
Nhiều quyết định của Bill Gates trong hoạt động kinh doanh của Microsoft đã dẫn đến vụ kiện chống độc quyền nhằm vào tập đoàn. Trong vụ kiện Hoa Kỳ chống lại Microsoft năm 1998, một số nhà báo đưa tin rằng trong lúc lấy lời khai, Gates trả lời nhiều câu hỏi một cách lảng tránh. Ông cãi với luật sư David Boies với nội dung tương đương một số từ như, "cạnh tranh", "quan tâm", và "chúng tôi". Báo BusinessWeek đăng nội dung:
Gates sau đó nói rằng ông chỉ đơn giản chống lại những cố gắng của luật sư Boies nhằm hiểu sai những từ và hành động của ông. Nói về những cử chỉ trong lúc trả lời hỏi cung, ông kể, "Tôi có rào đón Boies không?... Tôi đã nhận tội. Cho dù hình phạt nên áp dụng vào tôi thì sự khiếm nhã của Boies phải được nhắc đến trước tiên." Mặc dù Gates phủ nhận, quan tòa đã phán quyết rằng Microsoft đã độc quyền và bán kèm đối với những sản phẩm của mình làm cản trở sự cạnh tranh trong thị trường, cả hai điều này đều vi phạm đạo luật chống độc quyền Sherman.
Xuất hiện trong quảng cáo
Bill Gates đã xuất hiện trong một số chương trình quảng bá cho Microsoft vào năm 2008. Phim quảng cáo thương mại đầu tiên, ông diễn cùng với Jerry Seinfeld, là một đoạn đối thoại ngắn dài 90 giây giữa một người lạ do Seinfeld thủ vai đi đến tiệm bán giày giảm giá trong trung tâm mua sắm và gặp Gates đang mua giày ở bên trong. Người bán hàng đang cố bán cho Bill Gates loại giày quá cỡ. Khi Gates đang chọn mua, trên tay ông cầm một thẻ mua hàng giảm giá có ảnh hơi khác ảnh chụp của ông khi bị cảnh sát bắt tạm giữ vì Bill Gates đã vi phạm luật giao thông ở New Mexico năm 1977. Khi hai khách hàng đi ra khỏi trung tâm, Seinfeld hỏi Gates có định hướng cho những nhà phát triển khác không, sau khi Bill trả lời là có thì ông ta hỏi tiếp là có phải họ đang làm cho máy tính trở nên dễ sử dụng hơn không, Gates tiếp tục trả lời là có. Một số người nói rằng đây là sự kính trọng dành cho chương trình hài kịch tình huống của Seinfeld về "không cái gì cả" (Seinfeld). Trong đoạn phim quảng cáo thứ hai, Gates và Seinfeld đến ở nhà của một gia đình trung lưu và cố gắng thích nghi với lối sống của họ.
Hậu Microsoft
Từ khi rời vị trí quản lý thường nhật tại Microsoft (ông vẫn là chủ tịch), Gates dành thời gian cho các hoạt động từ thiện, cùng các dự án khác như mua lại bản quyền ghi hình các bài giảng của Richard Feynman với nội dung Tính chất các định luật vật lý tại Đại học Cornell năm 1964 do hãng BBC ghi lại. Có thể xem miễn phí các video tại dự án Tuva của Microsoft.
Tháng 4 năm 2010, Gates được mời nói chuyện tại Viện Công nghệ Massachusetts với sinh viên về những vấn đề khó khăn mà thế giới trong tương lai phải đối mặt.
Cuộc sống cá nhân
Gates cưới Melinda French ngày 1 tháng 1 năm 1994. Họ có ba con: Jennifer Katharine, Rory John, Phoebe Adele.
Gia đình họ sống trong khu biệt thự nhìn ra hồ Washington ở Medina, bang Washington. Theo thống kê công khai của quận King, cho đến 2006 giá trị của khu biệt thự vào khoảng 125 triệu $, và thuế bất động sản hàng năm là $991.000.
Đầu tháng 5/2021, truyền thông thế giới ồn ào suốt thời gian dài vì thông tin tỷ phú Bill Gates và người vợ 27 năm Melinda Gates ly hôn dù trước đó cặp đôi luôn được ngưỡng mộ là hình mẫu vợ chồng lý tưởng giới tài phiệt. 2 vị tỷ phú nổi tiếng không hề chia tay trong hòa bình dù dường như không có tranh chấp về tài sản.
Ngay sau khi ly dị, hàng loạt tin đồn không tích cực về nhà sáng lập Microsoft đã bị truyền thông liên tục đăng tải. Bill Gates bị cáo buộc đã thường xuyên phản bội vợ trong quá trình hôn nhân. Đối tượng ngoại tình của ông trải dài từ người yêu cũ cho đến các nhân viên của Microsoft. Tập đoàn Microsoft cũng đã đưa ra tuyên bố cho biết cựu CEO, người vẫn đang giữ vị trí cổ đông quan trọng có quan hệ ngoài luồng với một nữ nhân viên vào năm 2000.
Đến tháng 3 vừa qua, bà Melinda Gates đã lần đầu tiên lên tiếng trên truyền hình khẳng định mình đã bị chồng làm tổn thương nhiều lần, quyết định chia tay không phải "do một khoảnh khắc bột phát hay một điều gì đó cụ thể" mà vì sự thiếu tin tưởng dài ngày
Khu bất động sản rộng có một bể bơi dài trang bị hệ thống âm nhạc dưới nước, một phòng tập thể thao và có một phòng ăn rộng .
Một trong những bộ sưu tập của Gates là bản thảo Codex Leicester, bao gồm những trang giấy viết tay của Leonardo da Vinci mà Gates đã mua trong cuộc đấu giá với số tiền 30,8 triệu $ năm 1994. Ông cũng là một người ham đọc sách, và trên trần của gian thư viện trong khu biệt thự có khắc một câu nói trong tiểu thuyết The Great Gatsby. Ông cũng thích chơi bài bridge, tennis, và golf.
Gates được xếp vào danh sách tỷ phú Forbes 400 từ 1993 đến 2007 và là người giàu nhất thế giới theo danh sách tỷ phú của Forbes từ 1995 tới 2007 và 2009. Năm 1999, tài sản của ông vượt qua 101 tỷ $ trong một thời gian ngắn và các phương tiện truyền thông đã gọi Bill Gates "người giàu trăm tỷ đô". Mặc dù là người giàu có và thường xuyên phải di chuyển khắp nơi trên thế giới nhưng Gates vẫn đặt vé máy bay hạng phổ thông cho đến tận 1997 khi ông đặt mua một chiếc máy bay riêng. Từ 2000, giá trị cổ phần mà ông nắm giữ tại Microsoft bị tụt giảm do sự giảm giá cổ phiếu của Microsoft sau bong bóng Dot-com và do ông đã giành nhiều tỷ đô la cho quỹ từ thiện của mình. Trong một cuộc phỏng vấn tháng 5 năm 2006, Bill Gates đã nói rằng ông ước gì không trở thành người giàu nhất trên thế giới bởi vì ông không muốn quá nhiều sự chú ý mà danh hiệu này đem lại. Ông cũng đầu tư kinh doanh tại các công ty khác ngoài Microsoft, mà trong năm 2006 ông kiếm được số tiền 966.667$ với mức lương 616.667$ và khoản thưởng 350.000$ từ các công ty này. Ông thành lập hãng Corbis, một công ty ảnh kỹ thuật số vào năm 1989. Năm 2004 ông là giám đốc ban quản trị của Berkshire Hathaway, một tập đoàn đầu tư do người bạn lâu năm Warren Buffett thành lập. Tháng 3 năm 2010, Bill Gates được xếp hạng là người giàu thứ hai thế giới sau Carlos Slim.
Công tác từ thiện
Gates bắt đầu đánh giá cao sự mong đợi từ những người khác khi dư luận cho rằng ông có thể dùng tài sản của mình để làm từ thiện. Gates đã học cách làm của Andrew Carnegie và John D. Rockefeller, và vào năm 1994 ông bán một số cổ phiếu của Microsoft nhằm tạo dựng Quỹ William H. Gates. Năm 2000, Gates và vợ đã sáp nhập ba quỹ của gia đình thành một là Quỹ Bill & Melinda Gates, quỹ từ thiện hoạt động công khai lớn nhất thế giới hiện nay. Cách hoạt động của quỹ cho phép các nhà hảo tâm biết được thông tin mà tiền họ quyên góp sẽ được sử dụng như thế nào, không giống như cách hoạt động của những tổ chức từ thiện lớn khác như Wellcome Trust. Sự hào phóng và đóng góp lớn của David Rockefeller cho công việc từ thiện được coi là nhân tố chính tác động đến ông. Gates cùng cha mình đã gặp Rockefeller vài lần, và họ thực hiện công tác từ thiện theo những mục tiêu giống với mục tiêu hoạt động của quỹ từ thiện nhà Rockefeller, như những vấn đề toàn cầu bị chính phủ các nước và các tổ chức bỏ qua hoặc chưa được quan tâm đúng mức. Cho đến 2007, Bill và Melinda Gates là quỹ từ thiện lớn thứ hai ở Hoa Kỳ, với ngân sách tới 28 tỷ $. Họ có kế hoạch dành tới 95% tài sản cho từ thiện.
Quỹ đầu tư vào các công ty có mục đích làm giảm tỷ lệ đói nghèo ở các nước kém phát triển, vào các công ty sản xuất gây ô nhiễm nặng, công ty dược mà nhiều loại thuốc không được bán ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu của Quỹ là thúc đẩy những ý tưởng sáng tạo, phát triển các công nghệ năng lượng sạch, nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe của xã hội cũng như đầu tư vào giáo dục.
Melinda Gates cho rằng nhiều người nên học lòng từ thiện của gia đình Salwen. Gia đình này đã bán nhà của họ và dành một nửa số tiền thu được cho quyên góp từ thiện, như được miêu tả trong The Power of Half. Gates và vợ đã mời Joan Salwen đến Seattle để kể về những hoạt động mà gia đình họ đã làm. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2010, Gates, Warren Buffett, và Mark Zuckerberg đã ký vào bản ghi nhớ "Cam kết cho đi của Gates-Buffet", mà họ hứa sẽ giành ít nhất một nửa tài sản làm từ thiện trong tương lai.
Công nhận
Năm 1987, Gates lần đầu tiên trở thành tỷ phú khi có tên trong danh sách Những người giàu nhất Forbes 400 xuất bản ở Hoa Kỳ, chỉ một ngày trước lần sinh nhật thứ 32 của ông. Là một tỷ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất thế giới với tài sản khi đó là 1,25 tỷ $, tăng hơn 900 triệu $ so với tài sản ông có ở năm trước.
Tạp chí Time nêu tên Gates là một trong những người ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, cũng như một trong 100 người ảnh hưởng nhất trong các năm 2004, 2005, và 2006. Time cũng vinh danh đồng thời Gates, Melinda và trưởng nhóm ban nhạc U2 Bono là Nhân vật của năm 2005 cho những nỗ lực mang tính nhân văn của họ. Năm 2006, ông đứng thứ 8 trong danh sách "Anh hùng của thời đại". Năm 1999 báo The Sunday Times nêu tên ông trong "Danh sách những người quyền lực nhất", và Tạp chí Giám đốc điều hành công nhận ông là CEO của năm 1994. Ông xếp thứ nhất trong "Top 50 Nhân vật Công nghệ" của Time năm 1998, xếp thứ hai trong "Danh sách 100 người nổi tiếng" của tờ Upside năm 1999 và là một trong "Top 100 người ảnh hưởng trong truyền thông" của The Guardian năm 2001.
Năm 1994, ông được vinh danh là Hội viên xuất sắc thứ 20 của Hiệp hội Máy tính Anh quốc. Bill Gates đã nhận nhiều bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học kinh doanh Nyenrode, Breukelen, Hà Lan năm 2000; Viện công nghệ hoàng gia, Stockholm, Thụy Điển năm 2002; Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản năm 2005; Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2007; Đại học Harvard năm 2007; Viện Karolinska, Stockholm, năm 2008, và Đại học Cambridge năm 2009. Ông cũng là thành viên danh dự của Đại học Bắc Kinh năm 2007. Gates cũng là Hiệp sĩ danh dự của Đế chế Anh (KBE) do Nữ hoàng Elizabeth II trao năm 2005, và các nhà côn trùng học đặt tên Bill Gates cho một côn trùng họ Ruồi giả ong là Eristalis gatesi.
Tháng 11 năm 2006, ông và vợ nhận Tước hiệu Đại bàng Aztec cho hoạt động từ thiện của họ trên thế giới trong các lĩnh vực sức khỏe và giáo dục, đặc biệt ở Mexico với chương trình "Un país de lectores". Tháng 10 năm 2009, Gates nhận Giải thưởng Bower 2010 trong lĩnh vực Người lãnh đạo kinh doanh của Viện Franklin vì những thành tựu trong kinh doanh và công tác từ thiện. Năm 2010 ông nhận Giải bạc Buffalo của Hội Nam Hướng đạo Mỹ, giải thưởng cao nhất dành cho người lớn vì những hoạt động dành cho tuổi trẻ.
Năm 2011, Bill Gates là một trong năm người quyền lực nhất trên thế giới theo tạp chí Forbes.
Năm 2013 ông và bà vợ được Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ trao tặng Huy chương Phúc lợi công cộng.
Đầu tư
Cascade Investments LLC, công ty bất động sản và đầu tư tư nhân ở Hoa Kỳ, do Bill Gates quản lý, có trụ sở Kirkland, Washington.
bgC3, một công ty nghiên cứu các công nghệ mới do Bill Gates sáng lập.
Corbis, công ty dịch vụ ảnh bản quyền kĩ thuật số.
TerraPower, công ty thiết kế lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới.
Sách và phim
Cho tới nay, Bill Gates đã viết hai cuốn sách. Con đường phía trước, viết cùng giám đốc điều hành Nathan Myhrvold và nhà báo Peter Rinearson, xuất bản tháng 11 năm 1995, cuốn sách tổng kết vai trò và ý nghĩa của cuộc cách mạng máy tính cá nhân và miêu tả tương lai sẽ thay đổi như thế nào khi có một mạng lưới truyền thông tin tốc độ siêu cao. Kinh doanh @ tốc độ của Tư duy xuất bản năm 1999, thảo luận về kinh doanh và công nghệ được kết hợp với nhau như thế nào, và tác giả chỉ ra mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng kĩ thuật số sẽ là một yếu tố cạnh tranh trong thời đại số.
Gates đã xuất hiện nhiều trong phim tài liệu như phim Waiting for "Superman" năm 2010, và loạt phim tài liệu của BBC The Virtual Revolution.
Bill Gates là nhân vật chính trong phim Pirates of Silicon Valley năm 1999, bộ phim kể về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Apple và Microsoft từ đầu thập niên 1970 tới 1997. Diễn viên Anthony Michael Hall thủ vai ông.
Xem thêm
Microsoft
Melinda Gates
Corbis
Sách
Tham khảo
Liên kết ngoài
Quỹ Bill & Melinda Gates
Hồ sơ tại Microsoft
Hồ sơ tại Forbes
Tỷ phú Hoa Kỳ
Người tiên phong trong ngành máy tính
Doanh nhân Mỹ thế kỷ 20
Người giàu nhất thế giới theo Forbes
Nhà từ thiện
Forbes 400
Nhân viên Microsoft
Chủ tịch tập đoàn kinh doanh
Người Mỹ gốc Scotland
Người Washington
Nhân vật còn sống
Nhà từ thiện Mỹ
Lập trình viên Mỹ
Lịch sử tin học
Sinh năm 1955
Nhà phát minh Mỹ
Người Mỹ gốc Anh
Điện toán cá nhân
Nhà nhân đạo Mỹ
Người Mỹ gốc Đức
Doanh nhân Mỹ thế kỷ 21
Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
Cựu sinh viên Đại học Harvard |
13121 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Elvis%20Presley | Elvis Presley | Elvis Aaron Presley (8 tháng 1 năm 1935 – 16 tháng 8 năm 1977), hay còn được gọi đơn giản là Elvis, là nam ca sĩ, diễn viên người Mỹ. Ông được coi là một trong những biểu tượng đại chúng quan trọng nhất của thế kỷ 20 và thường được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc Rock and Roll". Với kỹ thuật biểu diễn đầy khiêu gợi và phong cách thể hiện bài hát tràn đầy năng lượng, cùng sự kết hợp độc đáo đa dạng các chủng tộc trong một thời đại đầy biến động về sắc tộc, đã đưa ông đến những thành công vang dội lẫn tranh cãi gay gắt.
Presley sinh ra ở Tupelo, Mississippi và chuyển đến Memphis, Tennessee cùng gia đình khi ông 13 tuổi. Sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu tại đây vào năm 1954, Presley thu âm tại Sun Records cùng với nhà sản xuất Sam Phillips, người muốn mang âm nhạc của người Mỹ gốc Phi đến với đông đảo khán giả đại chúng hơn. Presley, với vai trò tay guitar acoustic đệm, cùng với tay guitar chính Scotty Moore và tay bass Bill Black, là những người tiên phong cho rockabilly, một sự kết hợp giữa nhạc đồng quê, phách sau và blues theo phong cách uptempo. Năm 1955, tay trống D. J. Fontana tham gia hoàn thành đội hình tứ tấu kinh điển của Presley và RCA Victor đã mua lại hợp đồng của ông trong một thỏa thuận do Colonel Tom Parker, người quản lý Presley trong hơn hai thập kỷ sắp xếp. Đĩa đơn đầu tiên của Presley tại RCA, "Heartbreak Hotel", được phát hành vào tháng 1 năm 1956 và trở thành bản hit số một tại Hoa Kỳ. Với hàng loạt lần xuất hiện thành công trên truyền hình và các kỷ lục đứng đầu bảng xếp hạng, ông trở thành nhân vật hàng đầu của thể loại nhạc rock and roll mới nổi.
Tháng 11 năm 1956, Presley ra mắt bộ phim đầu tay Love Me Tender. Thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 1958, Presley bắt đầu lại sự nghiệp của mình hai năm sau đó với một số sản phẩm thành công nhất về mặt thương mại của mình. Ông đã tổ chức một vài buổi hòa nhạc và được sự hướng dẫn của Parker, tuy vậy, ông đã dành phần lớn thời gian của những năm 1960 để đóng các bộ phim Hollywood và làm album nhạc phim, hầu hết chúng đều bị chỉ trích gay gắt. Năm 1968, sau 7 năm tạm nghỉ các buổi biểu diễn trực tiếp, ông trở lại sân khấu trong chương trình đặc biệt Elvis, dẫn đến việc kéo dài thời gian biểu diễn tại buổi hòa nhạc ở Las Vegas và một chuỗi các chuyến lưu diễn có doanh thu cao. Năm 1973, Presley tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên của một nghệ sĩ solo được phát sóng trên toàn thế giới, Aloha from Hawaii. Sau nhiều năm lạm dụng thuốc theo toa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của ông, Presley đột ngột qua đời vào năm 1977 tại điền trang Graceland ở tuổi 42.
Với sự vươn lên từ nghèo khó để trở thành một ngôi sao nổi tiếng, thành công của Presley dường như trở thành hình ảnh thu nhỏ cho Giấc mơ Mỹ. Ông là nghệ sĩ solo bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại và thành công ở nhiều thể loại nhạc khác nhau, bao gồm pop, đồng quê, R&B, adult contemporary và phúc âm. Ông đã giành được ba giải Grammy, nhận được giải Grammy Thành tựu trọn đời ở tuổi 36 và đã được giới thiệu vào nhiều hội trường âm nhạc danh tiếng. Presley hiện nắm giữ một số kỷ lục; nhiều album được chứng nhận vàng và bạch kim nhất từ RIAA, nhiều album nhất được xếp hạng trên Billboard 200, nhiều album quán quân nhất của một nghệ sĩ solo trên UK Albums Chart và nhiều đĩa đơn quán quân nhất trên UK Singles Chart. Năm 2018, Presley được Donald Trump truy tặng Huân chương Tự do Tổng thống.
Cuộc đời và sự nghiệp
1935–1953: Những năm đầu đời
Thời thơ ấu ở Tupelo
Elvis Aaron Presley sinh ngày 8 tháng 1 năm 1935 tại Tupelo, Mississippi, là con của Vernon Elvis (10 tháng 4 năm 1916 - 26 tháng 6 năm 1979) và Gladys Love (nhũ danh Smith; 25 tháng 4 năm 1912 - 14 tháng 8 năm 1958), Presley sống trong một ngôi nhà shotgun hai phòng mà cha ông đã xây dựng trước đó. Người anh em song sinh của Elvis, Jesse Garon Presley, sinh ra trước ông 35 phút, trong tình trạng chết lưu. Presley trở nên thân thiết với cả cha lẫn mẹ và dần hình thành một mối quan hệ đặc biệt thân thiết với mẹ của mình. Gia đình ông tham gia Hội chúng của Đức Chúa Trời, nơi ông tìm thấy nguồn cảm hứng âm nhạc ban đầu của mình.
Cha của Presley, Vernon, là người gốc Đức hoặc Scotland. Qua mẹ của mình, Presley là người Scotland gốc Ireland, với một số tổ tiên là người Pháp Norman. Mẹ ông, Gladys, và những người còn lại trong gia đình, tin rằng bà cố của bà, Morning Dove White, là người Cherokee; điều này đã được xác nhận bởi Riley Keough, cháu gái của Elvis vào năm 2017. Elaine Dundy, trong cuốn tiểu sử của mình, đã ủng hộ quan điểm này—mặc dù một nhà nghiên cứu phả hệ đã tranh cãi về nó. Gladys được người thân và bạn bè coi như thành viên xuyên suốt trong gia đình Presley.
Vernon chuyển sang làm công việc khác, gợi lên khát vọng nhỏ nhoi. Gia đình ông thường dựa vào sự giúp đỡ của hàng xóm và trợ cấp lương thực của chính phủ. Năm 1938, họ mất nhà sau khi Vernon bị kết tội gian lận séc do chủ đất và cũng là người sếp của ông tố cáo. Ông bị bỏ tù tám tháng, trong khi Gladys và Elvis chuyển đến sống với họ hàng.
Vào tháng 9 năm 1941, Presley vào học lớp một tại East Tupelo Consolidated, nơi các giáo viên xem ông ở "mức trung bình". Ông được khuyến khích tham gia một cuộc thi hát sau khi gây ấn tượng với giáo viên của mình bằng phần trình diễn bài hát đồng quê của Red Foley "Old Shep" trong những buổi cầu nguyện buổi sáng. Cuộc thi Mississippi–Alabama Fair and Dairy Show được tổ chức vào ngày 3 tháng 10 năm 1945, là buổi biểu diễn trước công chúng đầu tiên của ông. Presley lúc đó 10 tuổi ăn mặc như một chàng cao bồi; ông đứng trên ghế để với tới micrô và thể hiện lại "Old Shep". Ông xếp chung cuộc ở vị trí thứ năm. Vài tháng sau, Presley nhận được cây đàn guitar đầu tiên trong ngày sinh nhật của mình; ông đã hy vọng vào một cái gì đó khác—một chiếc xe đạp hoặc một khẩu súng trường. Một năm sau, ông bắt đầu học chơi guitar căn bản từ hai người chú và mục sư mới trong nhà thờ của gia đình. Presley nhớ lại, "Tôi cầm guitar, quan sát mọi người một chút và bắt đầu học chơi. Nhưng tôi sẽ không bao giờ hát trước đám đông. Tôi rất ngại về điều đó."
Tháng 9 năm 1946, Presley vào học lớp sáu trong ngôi trường mới, Milam; ông bị coi là một kẻ cô độc. Một năm sau, ông bắt đầu mang guitar đến trường hàng ngày. Ông chơi và hát trong giờ ăn trưa, và thường bị trêu chọc là một đứa trẻ "rác rưởi" chơi nhạc đồi trụy. Trong lúc đó, gia đình Presley đang sống trong một khu phố phần lớn là người da đen. Presley là một tín đồ cuồng nhiệt chương trình của Mississippi Slim trên đài phát thanh WELO. Ông bị em trai của Slim, một trong những người bạn học của Presley, miêu tả là "phát cuồng vì âm nhạc" và thường dẫn ông vào đài. Slim hướng dẫn guitar cho Presley bằng việc giải thích các kỹ thuật hợp âm. Khi Presley được mười hai tuổi, Slim đã lên lịch cho ông hai buổi biểu diễn trực tiếp trên sóng truyền hình. Presley đã vượt qua cơn sợ hãi sân khấu lần đầu tiên và đã thành công trong buổi biểu diễn thứ hai vào tuần sau.
Thời thanh thiếu niên ở Memphis
Vào tháng 11 năm 1948, gia đình chuyển đến Memphis, Tennessee. Sau khi sống gần một năm trong căn nhà trọ, họ được cấp một căn hộ hai phòng ngủ trong khu nhà ở công cộng được gọi là Lauderdale Courts. Ghi danh vào trường trung học L. C. Humes, Presley chỉ nhận được điểm C môn âm nhạc vào năm lớp tám. Khi giáo viên dạy nhạc của Presley nói rằng ông không có năng khiếu ca hát, ông đã mang cây đàn guitar của mình đến trường vào ngày hôm sau và hát một bản hit thời điểm đó, "Keep Them Cold Icy Fingers Off Me", để chứng minh điều ngược lại. Một người bạn cùng lớp sau đó kể lại rằng giáo viên "đồng ý rằng Elvis đã đúng khi bà không đánh giá cao giọng hát của ông". Ông thường rất nhút nhát khi biểu diễn trước công chúng, đôi khi bị bắt nạt bởi những người bạn cùng lớp và hay coi ông là "con trai của mẹ". Năm 1950, ông bắt đầu tập guitar thường xuyên dưới sự chỉ dạy của Lee Denson, một người hàng xóm lớn hơn ông hai tuổi rưỡi. Họ và ba cậu bé khác—bao gồm hai nghệ sĩ tiên phong của nhạc rock trong tương lai, anh em Dorsey và Johnny Burnette—đã thành lập một nhóm nhạc nghiệp dư thường xuyên chơi nhạc xung quanh khu nhà. Tháng 9 năm đó, ông bắt đầu làm việc như một người dẫn chỗ tại Nhà hát Loew State. Lần lượt sau đó là những công việc khác: Precision Tool, Loew và MARL Metal Products.
Trong những năm học cấp 2, Presley nổi bật hơn trong số các bạn trong lớp, phần lớn là do ngoại hình của mình: ông để tóc mai và tạo kiểu tóc bằng dầu hoa hồng và Vaseline. Khi rảnh rỗi, ông đi đến phố Beale, trung tâm của dòng nhạc blues hưng thịnh ở Memphis và hay nhìn chằm chằm vào bộ quần áo sặc sỡ, hoang dã của Lansky Brothers. Đến năm cuối cấp, ông đã được mặc bộ quần áo đó. Vượt qua sự dè dặt về việc biểu diễn ngoài Lauderdale Courts, ông tham gia chương trình thường niên "Minstrel" của Humes vào tháng 4 năm 1953. Hát và chơi guitar, ông mở màn với "Till I Waltz Again with You", một bản hit gần đây của Teresa Brewer. Presley nhớ lại rằng màn trình diễn đó đã giúp ích rất nhiều cho danh tiếng của ông: "Tôi không nổi tiếng ở trường ... Tôi thất bại trong âm nhạc—điều duy nhất mà tôi từng thất bại. Và sau đó họ đã chọn tôi trong chương trình tài năng này ... khi tôi lên sân khấu, tôi đã nghe thấy mọi người ầm ĩ và thì thầm, vân vân, vì chẳng ai biết tôi thậm chí còn hát. Thật ngạc nhiên khi tôi trở nên nổi tiếng như thế nào ở trường sau đó."
Presley, người không được đào tạo chính quy về âm nhạc và cũng không biết đọc nhạc lý, đã tự học và chơi bằng tai. Ông cũng thường xuyên lui tới các cửa hàng băng đĩa chuyên cung cấp máy hát tự động và quầy nghe nhạc cho khách hàng. Ông biết tất cả các bài hát của Hank Snow, ông rất yêu thích bài hát của các ca sĩ nhạc đồng quê như Roy Acuff, Ernest Tubb, Ted Daffan, Jimmie Rodgers, Jimmie Davis và Bob Wills. Ca sĩ nhạc phúc âm miền Nam Jake Hess, một trong những nghệ sĩ yêu thích của ông, là người có ảnh hưởng khá lớn đến cách hát ballad của Presley sau này. Ông là khán giả thường xuyên của buổi hát All-Night Singings tổ chức hàng tháng ở trung tâm thành phố, nơi nhiều nhóm nhạc phúc âm da trắng biểu diễn âm nhạc tâm linh người Mỹ gốc Phi. Ông cũng yêu thích âm nhạc của ca sĩ phúc âm da đen Sister Rosetta Tharpe. Giống như một số người đồng nghiệp của mình, Presley đến tham dự nhiều tụ điểm nhạc blues khác nhau ở miền Nam, nhưng chỉ vào những đêm dành riêng cho khán giả da trắng. Ông đã nghe nhiều đài phát thanh trong khu vực, chẳng hạn như WDIA-AM, chuyên phát nhạc soul, blues, những đoạn phách sau đầy mạnh mẽ và rhythm and blues. Nhiều bài hát sau này của ông được lấy cảm hứng từ các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi ở địa phương như Arthur Crudup và Rufus Thomas. B.B. King kể lại rằng ông đã biết đến Presley trước khi nổi tiếng khi cả hai đều thường đến phố Beale. Sau khi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 năm 1953, Presley đã chọn âm nhạc là tương lai của mình.
1953–1956: Bản thu âm đầu tiên
Sam Phillips và Sun Records
Vào tháng 8 năm 1953, Presley đến văn phòng của Sun Records. Ông muốn dành vài phút trong phòng thu để thu một đĩa acetate hai mặt: "My Happiness" và "That's When Your Heartaches Begin". Ông nói rằng nó sẽ là một món quà sinh nhật dành tặng cho mẹ mình, hoặc chỉ để quan tâm đến những gì ông "nghe có vẻ như". Mặc dù có một dịch vụ thu âm nghiệp dư giá rẻ hơn nhiều ở một cửa hàng tổng hợp gần đó, người viết tiểu sử Peter Guralnick cho rằng ông chọn Sun với hy vọng được phát hiện tài năng. Khi được người lễ tân Marion Keisker hỏi ông là ca sĩ thuộc thể loại nào, Presley trả lời: "Tôi hát được đủ mọi thể loại." Khi bà hỏi tiếp xem ông giống ai, Presley liên tục trả lời, "Tôi không giống ai cả." Sau khi Presley thu âm xong, ông chủ của Sun, Sam Phillips đã yêu cầu Keisker ghi lại tên chàng trai trẻ, từ đó bà có lời bình luận: "Ca sĩ ballad hay nhất. Hãy giữ lại."
Vào tháng 1 năm 1954, Presley thu đĩa acetate thứ hai tại Sun Records—"I'll Never Stand in Your Way" và "It Wouldn't Be the Same Without You". Không lâu sau đó, ông thất bại trong một buổi thử giọng cho nhóm hát tứ tấu địa phương, Songfellows. Ông giải thích với cha mình, "Họ nói với con rằng con không thể hát." Thành viên Songfellow Jim Hamill sau này giải thích rằng đã từ chối Presley vì ông không thể hòa nhịp được vào thời điểm đó. Vào tháng 4, Presley bắt đầu làm việc cho công ty Crown Electric với vị trí tài xế xe tải. Bạn của ông Ronnie Smith, sau khi chơi một vài hợp đồng biểu diễn ở địa phương cùng với Presley, đã đề nghị ông liên hệ với Eddie Bond, thủ lĩnh ban nhạc chuyên nghiệp của Smith, nơi đang tìm kiếm một ca sĩ. Bond đã từ chối ông sau khi thử giọng, khuyên Presley nên tiếp tục lái xe tải "bởi vì cậu sẽ không bao giờ trở thành ca sĩ".
Trong khi đó, Phillips luôn tìm kiếm người có thể mang đến cho khán giả đại chúng âm nhạc của những nhạc sĩ da màu mà Sun đang hướng tới. Như Keisker đã tường thuật, "Tôi nhớ Sam đã nói, 'Nếu tôi có thể tìm được một người da trắng có âm hưởng và cảm xúc của người da đen, tôi có thể kiếm được một tỷ đô la.'" Vào tháng 6, ông có được bản thu thử ca khúc ballad của Jimmy Sweeney, "Without You", mà ông nghĩ có thể phù hợp với một ca sĩ tuổi teen. Presley đã đến phòng thu nhưng không thể thực hiện hoàn chỉnh. Mặc dù vậy, Phillips đã yêu cầu Presley hát nhiều bài nhất mà mình biết. Ông đã rất kinh ngạc với những gì mình vừa nghe được và mời hai nhạc công địa phương, tay guitar Winfield "Scotty" Moore và tay contrebasse Bill Black, làm việc cùng với Presley trong một buổi thu âm.
Buổi thu âm được tổ chức vào tối ngày 5 tháng 7, diễn ra mà không đạt được gì cho đến tận đêm muộn. Khi họ chuẩn bị xong việc và trở về nhà, Presley lấy cây đàn guitar của mình và thể hiện bài hát blues năm 1946, "That’s All Right" của Arthur Crudup. Moore nhớ lại, "Đột nhiên, Elvis bắt đầu hát bài hát này, nhảy xung quanh và làm trò ngu ngốc, sau đó Bill lấy cây bass của mình, anh ấy cũng bắt đầu làm trò ngu ngốc, và tôi cũng bắt đầu tham gia cùng với họ. Sam, theo tôi nghĩ, đã mở cửa buồng điều khiển ... ông ấy thò đầu ra và nói, 'Các cậu đang làm gì vậy?' Và chúng tôi đáp, 'Chúng tôi không biết.' 'Chà, thế sao', ông ấy nói, 'hãy cố gắng tìm một nơi để bắt đầu và làm lại.'" Phillips nhanh chóng bắt đầu thu âm lại; đây chính là thứ âm nhạc mà ông đang tìm kiếm. Ba ngày sau, DJ nổi tiếng ở Memphis Dewey Phillips đã chơi "That’s All Right" trên chương trình Red, Hot, and Blue của mình. Người nghe bắt đầu gọi điện, háo hức muốn biết xem người ca sĩ đó là ai. Sự quan tâm nhiều đến mức Phillips đã sử dụng ca khúc này liên tục trong hai giờ còn lại của chương trình. Trực tiếp phỏng vấn Presley, Phillips hỏi ông từng học trường trung học nào để làm rõ màu da của ông khi nhiều người gọi cho rằng ông là người da đen. Trong vài ngày tiếp theo, bộ ba đã thu một bản bluegrass, "Blue Moon of Kentucky" của Bill Monroe, một lần nữa sử dụng hiệu ứng tiếng vang mà họ đã ngẫu hứng tạo ra. Một đĩa đơn gồm "That’s All Right" ở mặt A và "Blue Moon of Kentucky" ở mặt B.
Buổi biểu diễn trực tiếp đầu tiên và hợp đồng với RCA Victor
Bộ ba chơi nhạc công khai lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 7 tại câu lạc bộ Bon Air—Presley vẫn sử dụng cây đàn guitar cỡ nhỏ của mình. Vào cuối tháng, họ xuất hiện tại Overton Park Shell, với sự chú ý của Slim Whitman. Sự kết hợp giữa nhịp điệu mạnh mẽ và cảm xúc hồi hộp khi chơi trước đám đông đã khiến Presley run chân khi ông biểu diễn; chiến quần ống rộng Presley đang mặc đã làm bật lên các chuyển động của ông, nhiều người phụ nữ trẻ bắt đầu hò hét. Moore nhớ lại, "Trong phần chơi nhạc cụ, anh ấy bước lùi xuống, bắt đầu chơi và lắc lư, đám đông trở nên điên cuồng". Black đã gảy những tiếng đàn đầy ấn tượng mà sau này Presley nhớ lại "thực sự đó là một âm thanh hoang dã, giống như tiếng trống rừng hay gì đó". Ngay sau đó, Moore và Black rời ban nhạc cũ của họ, Starlite Wranglers, để chơi cùng Presley thường xuyên hơn, và DJ/người quảng bá Bob Neal trở thành quản lý của bộ ba. Từ tháng 8 đến tháng 10, họ chơi nhạc thường xuyên tại câu lạc bộ Eagle's Nest và quay lại Sun Studio để thu âm, Presley dần tự tin hơn trên sân khấu. Theo Moore, "Các chuyển động của anh ấy là một lẽ tự nhiên, nhưng anh ấy cũng rất ý thức về những gì sẽ xảy đến. Presley sẽ làm điều gì đó một lần và sau đó sẽ nhanh chóng phát triển nó." Presley có lần xuất hiện duy nhất của mình trên sân khấu Grand Ole Opry tại Nashville vào ngày 2 tháng 10; sau phản ứng lịch sự của một khán giả, Jim Denny, người quản lý Opry nói với Phillips rằng ca sĩ của ông "không tệ" nhưng không phù hợp với chương trình.
Louisiana Hayride, quảng cáo trên đài phát thanh và buổi biểu diễn trên truyền hình đầu tiên
Vào tháng 11 năm 1954, Presley biểu diễn tại Louisiana Hayride—đối thủ của Opry. Chương trình diễn ra tại Shreveport đã được phát sóng tới 198 đài phát thanh ở 28 tiểu bang. Presley đã gây tắt tiếng ngay trong bài hát đầu tiên. Bài hát thứ hai sáng sủa và tràn đầy năng lượng hơn đã nhận sự hưởng ứng nhiệt tình. Tay trống D. J. Fontana mang đến một yếu tố mới, bổ sung cho các chuyển động của Presley bằng những nhịp có trọng âm mà ông đã thành thạo khi chơi trong nhiều câu lạc bộ thoát y. Ngay sau chương trình, Hayride cùng với Presley đã xuất hiện biểu diễn vào mỗi tối thứ bảy của một năm. Sau khi bán cây đàn cũ của mình với giá 8 đô la, ông mua một nhạc cụ Martin với giá 175 đô la, và bộ ba bắt đầu chơi nhạc tại nhiều địa phương khác nhau, bao gồm Houston, Texas và Texarkana, Arkansas.
Nhiều nghệ sĩ trẻ, như Minnie Pearl, Johnny Horton và Johnny Cash, đã hát ca ngợi nhà tài trợ của Louisiana Hayride, Southern Maid Donuts, bao gồm cả Elvis Presley, người đã phát triển tình yêu trọn đời với bánh vòng. Presley đã thực hiện quảng cáo cho sản phẩm duy nhất của mình đối với công ty bánh vòng bằng việc thu một đoạn lặp âm trên đài phát thanh, "để đổi lấy một hộp bánh vòng tráng men nóng."
Elvis xuất hiện trên truyền hình lần đầu tiên ở kênh KSLA-TV của Louisiana Hayride. Ngay sau đó, ông đã thất bại trong một buổi thử giọng cho chương trình Arthur Godfrey's Talent Scouts trên mạng truyền hình CBS. Đến đầu năm 1955, sự xuất hiện thường xuyên của Presley trên Hayride, những chuyến lưu diễn liên tục và những ca khúc được đón nhận nồng nhiệt đã khiến ông trở thành một ngôi sao trong khu vực, từ Tennessee đến Tây Texas. Vào tháng 1, Neal ký hợp đồng quản lý chính thức với Presley và đưa ông đến gặp Colonel Tom Parker, người mà ông coi là người quảng bá tốt nhất trong ngành kinh doanh âm nhạc. Parker—người tự nhận đến từ Tây Virginia (nhưng ông thực sự là người Hà Lan)—đã được phong hàm đại tá danh dự từ ca sĩ nhạc đồng quê và đã trở thành thống đốc bang Louisiana Jimmie Davis. Sau khi trở thành quản lý ngôi sao nhạc đồng quê hàng đầu Eddy Arnold, Parker đã làm việc với ca sĩ nhạc đồng quê mới, Hank Snow. Parker đã đặt chỗ cho Presley trong chuyến lưu diễn vào tháng hai của Snow. Khi chuyến lưu diễn đi đến Odessa, Texas, Roy Orbison 19 tuổi, lần đầu tiên nhìn thấy Presley đã hốt lên: "Năng lượng của anh ấy thật đáng kinh ngạc, tài năng của anh ấy thật tuyệt vời ... Tôi không biết phải làm thế nào. Chỉ là không có điểm tựa nào trong văn hóa để so sánh với nó." Đến tháng 8, Sun đã phát hành mười mặt bài hát có tên "Elvis Presley, Scotty and Bill"; với các ca khúc mới nhất mà bộ ba đã tham gia thu âm cùng một tay trống. Một số bài hát, như "That’s All Right", nằm trong cái mà một nhà báo Memphis mô tả là "thành ngữ R&B của nhạc jazz Negro"; những bài hát khác, chẳng hạn như "Blue Moon of Kentucky", là "nhiều hơn trong một lĩnh vực nhạc đồng quê", "nhưng có một sự pha trộn kỳ lạ giữa hai dòng nhạc khác nhau". Sự pha trộn giữa các phong cách này khiến âm nhạc của Presley rất khó được phát sóng trên đài phát thanh. Theo Neal, nhiều DJ đồng quê không chơi nó vì nghe quá giống một nghệ sĩ da đen và không một đài phát nhạc blues nào chọn bài hát của ông cũng vì lý do tương tự. Nó được gọi là rockabilly. Vào thời điểm đó, Presley được mệnh danh là "Ông hoàng Western Bop", "Chú mèo Hillbilly" và "The Memphis Flash".
Presley gia hạn hợp đồng quản lý của Neal vào tháng 8 năm 1955, đồng thời bổ nhiệm Parker làm người đại diện đặc biệt cho mình. Nhóm duy trì lịch trình lưu diễn dày đặc suốt nửa cuối năm. Neal nhớ lại, "Nó gần như rất đáng sợ, phản ứng đối với Elvis từ những cậu bé tuổi teen. Rất nhiều người trong số họ, một số ghen tị, thực tế sẽ ghét anh ấy. Có những trường hợp ở một số thị trấn ở Texas, chúng tôi phải chắc chắn có cảnh sát bảo vệ vì ai đó sẽ luôn cố gắng truy sát anh ấy. Họ sẽ lập một băng đảng và cố gắng giết anh ấy hoặc thứ gì đó tương tự." Bộ ba đã trở thành bộ tứ khi tay trống Fontana tham gia nhóm. Vào giữa tháng 10, họ đã có một vài buổi biểu diễn nhằm ủng hộ Bill Haley, chủ nhân ca khúc "Rock Around the Clock" đã đạt vị trí quán quân vào năm trước. Haley quan sát thấy Presley có sự nhịp nhàng tự nhiên và khuyên ông nên ít hát ballad hơn.
Tại Country Disc Jockey Convention vào đầu tháng 11, Presley được bình chọn là nam nghệ sĩ triển vọng của năm. Một số công ty thu âm đã để ý đến việc ký hợp đồng với ông. Sau khi ba hãng đĩa lớn đưa ra lời đề nghị lên đến 25.000 đô la, Parker và Phillips đã ký một thỏa thuận với RCA Victor vào ngày 21 tháng 11 để có được hợp đồng của Presley với mức giá chưa từng có 40.000 đô la. Presley, ở tuổi 20, vẫn còn ở tuổi vị thành niên, vì vậy cha ông đã thay mặt ký hợp đồng. Parker đã sắp xếp cuộc gặp mặt với chủ sở hữu của Hill & Range Publishing, Jean và Julian Aberbach nhằm mục đích lập ra hai công ty con, Elvis Presley Music và Gladys Music, xử lý tất cả những tài liệu liên quan đến Presley. Các nhạc sĩ có nghĩa vụ từ bỏ một phần ba số tiền bản quyền thông thường đổi lấy việc ông sẽ biểu diễn các sáng tác của họ. Đến tháng 12, RCA bắt đầu quảng bá rầm rộ cho ca sĩ mới của mình và trước cuối tháng đã phát hành lại nhiều ca khúc của Presley khi còn ở Sun.
1956–1958: Đột phá thương mại và tranh cãi
Xuất hiện lần đầu tiên trên sóng truyền hình quốc gia và album đầu tay
Vào ngày 10 tháng 1 năm 1956, Presley bắt tay thực hiện sản phẩm đầu tiên của mình cho RCA ở Nashville. Bên cạnh Presley cho đến nay vẫn là Moore, Black, Fontana và nghệ sĩ dương cầm Floyd Cramer—người đã từng biểu diễn tại các buổi hẹn hò trực tiếp cùng với Presley—RCA đã chiêu mộ nghệ sĩ guitar Chet Atkins và ba ca sĩ hát nền, bao gồm Gordon Stoker vào nhóm tứ tấu Jordanaires nổi tiếng, cùng nhau sản xuất nhạc. Ca khúc "Heartbreak Hotel" đầy tâm trạng, bất ổn, được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 27 tháng 1. Parker đưa Presley lên sóng truyền hình quốc gia, trên Stage Show của CBS với sáu lần xuất hiện trong hai tháng. Chương trình được sản xuất tại New York và tổ chức luân phiên các tuần bởi các thủ lĩnh ban nhạc lớn và anh em Tommy và Jimmy Dorsey. Sau lần xuất hiện đầu tiên, vào ngày 28 tháng 1, Presley thu âm tại phòng thu của RCA ở New York. Ông đã thu được tám bài hát, bao gồm bản cover bài hát rockabilly nổi tiếng "Blue Suede Shoes" của Carl Perkins. Vào tháng 2, "I Forgot to Remember to Forget" của Presley, một bản thu âm của Presley khi còn ở Sun phát hành vào tháng 8 trước đó, đã đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng nhạc đồng quê của Billboard. Hợp đồng với Neal chấm dứt, và vào ngày 2 tháng 3, Parker trở thành người quản lý của Presley.
RCA phát hành album đầu tay cùng tên của Presley vào ngày 23 tháng 3. Cùng với năm bài hát chưa được phát hành trước đó từ Sun, cả bảy ca khúc nằm trong album thuộc rất nhiều thể loại. Có hai bài hát đồng quê và một bài điệu pop vui nhộn. Nhiều người nhận xét về đĩa đơn chính: "Blue Suede Shoes" - "một sự cải tiến hơn so với Perkins về mọi mặt", theo nhà phê bình Robert Hilburn—và ba bài R&B trong album của Presley là một phần cho một số bản cover của Little Richard, Ray Charles và The Drifters. Theo mô tả của Hilburn, đây "là những điều tiết lộ tuyệt vời nhất. Không giống như nhiều nghệ sĩ da trắng khác ... những người đã làm giảm bớt những góc cạnh thô kệch của các bản R&B trong thập niên 50, Presley đã định hình lại chúng. Anh ấy không chỉ thêm vào các giai điệu cùng với đặc điểm giọng hát của mình mà còn có guitar, chứ không phải piano, nhạc cụ chủ đạo trong những bản nhạc trước đó." Nó đã trở thành album nhạc rock and roll đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard, vị trí mà nó đã nắm giữ trong 10 tuần. Trong khi Presley không phải là một nghệ sĩ guitar có tính sáng tạo như Moore hay các ca sĩ nhạc rock người Mỹ gốc Phi đương đại như Bo Diddley và Chuck Berry, nhà sử học văn hóa Gilbert B. Rodman thì cho rằng hình ảnh bìa của album thể hiện, "Elvis đã có quãng thời gian sống trên sân khấu với cây đàn guitar trên tay và đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cây đàn ... như một nhạc cụ biểu hiện rõ nhất phong cách và tinh thần của dòng nhạc mới này."
Milton Berle Show và "Hound Dog"
Vào ngày 3 tháng 4, Presley xuất hiện lần đầu tiên trên Milton Berle Show của NBC. Màn trình diễn của ông trên boong tàu USS Hancock ở San Diego, California, khiến các thủy thủ trên tàu cổ vũ và hò hét nồng nhiệt. Vài ngày sau, một chuyến bay đưa Presley và ban nhạc của ông đến Nashville để thu âm đã khiến cả ba người đều bị chấn động mạnh khi một động cơ bị chết máy và chiếc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống vùng Arkansas. Mười hai tuần sau khi phát hành, "Heartbreak Hotel" trở thành bản hit nhạc pop quán quân đầu tiên của Presley. Vào cuối tháng 4, Presley tổ chức buổi hòa nhạc cư trú trong hai tuần tại Khách sạn và Sòng bạc New Frontier trên Dải Las Vegas. Một nhà phê bình của Newsweek viết rằng buổi biểu diễn đã được đón nhận một cách dè dặt từ những vị khách trung niên ở khách sạn—"giống như bình rượu ngô trong một bữa tiệc sâm panh". Sau buổi diễn Vegas, Presley, người có hoài bão diễn xuất nghiêm túc, đã ký hợp đồng trong bảy năm với Paramount Pictures. Ông bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh vùng Trung Tây vào giữa tháng 5, đi qua 15 thành phố trong nhiều ngày. Ông đã tham dự một số buổi biểu diễn của Freddie Bell and the Bellboys ở Vegas và bị ấn tượng bởi bản cover "Hound Dog" của họ, một bản hit vào năm 1953 của ca sĩ nhạc blues Big Mama Thornton do Jerry Leiber và Mike Stoller sáng tác. Sau buổi biểu diễn ở La Crosse, Wisconsin, một thông báo khẩn trên tiêu đề một tờ báo của giáo phận Công giáo địa phương đã được gửi đến giám đốc FBI J. Edgar Hoover. Nó cảnh báo rằng "Presley là một mối nguy hiểm đối với an ninh của Hoa Kỳ. ... Những hành động của [anh ta] như để khơi dậy ham muốn tình dục của thanh thiếu niên. ... Sau buổi diễn, hơn 1.000 thanh thiếu niên đã cố gắng xông vào phòng riêng của Presley. ... Dấu hiệu cho thấy tác hại mà Presley đã gây ra ở La Crosse là hai nữ sinh trung học ... mà bụng và đùi có chữ ký của Presley."
Lần xuất hiện thứ hai trên Milton Berle Show diễn ra vào ngày 5 tháng 6 tại trường quay của NBC ở Hollywood, trong khi vẫn đang thực hiện chuyến lưu diễn. Berle thuyết phục Presley để lại cây đàn của mình ở hậu trường, khuyên: "Hãy để chúng gặp con, con trai." Trong buổi biểu diễn, Presley đột ngột dừng màn trình diễn uptempo của "Hound Dog" bằng một cái vẫy tay và giới thiệu một phiên bản chậm rãi hơn, được nhấn nhá bằng những chuyển động cơ thể cường điệu, tràn đầy năng lượng. Sự trở lại này của Presley đã gây ra một cơn bão tranh cãi. Nhiều nhà phê bình truyền hình đều tỏ ra phẫn nộ: Jack Gould của The New York Times viết, "Ông Presley không có năng lực ca hát rõ ràng ... Cách phân nhịp của Presley là sự rập khuôn của người mới học hát trong nhà tắm. ... Sở trường của anh ta là những chuyển động cơ thể rõ nét ... giống những tiết mục của các cô nàng tóc vàng trong buổi diễn thoát y nghệ thuật." Ben Gross của New York Daily News cho rằng âm nhạc đại chúng đã "chạm đáy thấp nhất với những trò 'gào rống, rên rỉ' của Elvis Presley ... Elvis lắc hông ... trông rất dâm tục, nhuốm màu dục vọng, thứ lẽ ra chỉ nên thấy ở những nơi như quán bar hoặc nhà chứa". Ed Sullivan, người sở hữu chương trình tạp kỹ nổi tiếng nhất quốc gia, nói rằng Presley "không thích hợp để gia đình xem". Trước sự tức giận mà mọi người dành cho mình, ông sớm nhận ra mình bị mỉa mai là "Elvis the Pelvis", mà ông gọi nó là "một trong những điều trẻ con nhất mà tôi từng nghe, giống như từ một người lớn."
Steve Allen Show và lần xuất hiện đầu tiên trên Sullivan
Các chương trình Berle đã thu hút chỉ số xếp hạng cao đến nỗi Presley đã được đặt cách xuất hiện trên Steve Allen Show của NBC ở New York vào ngày 1 tháng 7. Allen, vốn không phải người hâm mộ rock and roll, đã giới thiệu một "Elvis mới" với chiếc nơ trắng và vạt áo đen. Presley đã hát "Hound Dog" chưa đầy một phút cho một chú chó săn chân lùn đội mũ chóp và thắt nơ. Theo mô tả của nhà sử học truyền hình Jake Austen, "Allen nghĩ Presley là một kẻ vô tài và ngớ ngẩn ... [anh ấy] sắp đặt mọi thứ để Presley thể hiện ý kiến của mình". Allen sau đó viết rằng ông nhận thấy "sức hút kỳ lạ, quê mùa, nét láu lỉnh khó cưỡng và sự lập dị quyến rũ đầy sức hút" của Presley và chỉ đơn giản là muốn ông trở thành "kết cấu hài kịch" của chương trình. Ngay trước buổi tổng duyệt cuối cùng cho chương trình, Presley đã nói với một phóng viên, "Tôi đang tạm dừng chương trình này. Tôi không muốn làm bất cứ điều gì khiến mọi người không thích tôi. Tôi nghĩ TV rất quan trọng nên tôi sẽ tiếp tục, nhưng tôi sẽ không thể bộc lộ cá tính của mình ra bên ngoài." Presley coi buổi biểu diễn tại Allen là màn trình diễn lố bịch nhất trong sự nghiệp của mình. Cuối đêm đó, ông xuất hiện trên Hy Gardner Calling, một chương trình truyền hình địa phương nổi tiếng. Khi nhắc đến việc liệu ông có rút ra kinh nghiệm gì từ những lời chỉ trích mà ông đang phải hứng chịu hay không, Presley đã trả lời: "Không, tôi chưa có, tôi không cảm thấy như mình đang làm bất cứ điều gì sai trái. ... Tôi không thấy bất kỳ loại âm nhạc nào sẽ có những ảnh hưởng xấu nào đến mọi người khi nó chỉ là âm nhạc. ... Ý tôi là, làm thế nào mà nhạc rock 'n' roll có thể khiến bất cứ ai phản đối cha mẹ họ?"
Ngày hôm sau, Presley thu âm "Hound Dog", "Any Way You Want Me" và "Don't Be Cruel". The Jordanaires đã tham gia hát hòa âm, như họ đã thực hiện trong The Steve Allen Show; họ làm việc cùng với Presley trong suốt những năm 1960. Vài ngày sau, Presley xuất hiện trong một buổi hòa nhạc ngoài trời ở Memphis, tại đây ông tuyên bố, "Bạn biết đấy, những người ở New York sẽ không thể thay đổi tôi. Tôi sẽ cho bạn thấy Elvis thực sự là như thế nào đêm nay." Vào tháng 8, một thẩm phán ở Jacksonville, Florida, đã ra lệnh cho Presley kiềm chế hành động của mình. Trong suốt màn trình diễn sau đó, ông hầu như giữ yên, ngoại trừ việc ngọ nguậy ngón tay út của mình để chế nhạo mệnh lệnh. Đĩa đơn đôi "Don't Be Cruel" với "Hound Dog" đã đứng vị trí đầu bảng xếp hạng trong 11 tuần—một kỷ lục khó có thể bị vượt qua trong 36 năm. Buổi thu âm cho album thứ hai của Presley đã diễn ra tại Hollywood trong tuần đầu tiên của tháng 9. Leiber và Stoller, tác giả của "Hound Dog", đã sáng tác "Love Me".
Lần đầu tiên chương trình của Allen với Presley đã đánh bại Ed Sullivan Show của CBS về thứ tự xếp hạng. Sullivan, mặc dù chỉ trích Presley vào tháng 6, đã đặt ba lần xuất hiện cho Presley với mức giá chưa từng có 50.000 đô la. Lần xuất hiện đầu tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 1956, có khoảng 60 triệu người xem—chiếm kỷ lục 82,6% khán giả truyền hình. Nam diễn viên Charles Laughton dẫn chương trình, thay thế cho Sullivan đang phải hồi phục sau tai nạn xe hơi. Presley đã xuất hiện trong hai đêm tại CBS Television City ở Los Angeles. Theo đó, Presley chỉ quay từ vùng thắt lưng trở lên. Khi xem các clip về buổi trình diễn tại Allen và Berle cùng với nhà sản xuất của ông, Sullivan đã đoán rằng Presley "có một loại thiết bị nào đó treo dưới đũng quần của anh ta—vì vậy khi anh ta di chuyển chân qua lại, bạn có thể nhìn thấy hình bóng dương vật của anh ta. ... Tôi nghĩ đó là một chai Coke. ... Chúng tôi không thể chấp nhận điều này trong một đêm chủ nhật. Đây là một chương trình gia đình!" Sullivan công khai nói với TV Guide, "đối với các chuyển động của anh ta, toàn bộ sự việc có thể được kiểm soát bằng hình chụp từ máy ảnh." Thực tế, Presley đã trực tiếp thể hiện trong chương trình đầu tiên và thứ hai của mình. Mặc dù việc quay phim diễn ra tương đối kín đáo trong lần đầu tiên, với những cảnh quay cận cảnh che giấu chân khi ông nhảy, khán giả trường quay đã phản ứng theo cách thông thường: la hét. Màn trình diễn đĩa đơn sắp ra mắt của Presley, bản ballad "Love Me Tender", đã phá vỡ kỷ lục hàng triệu đơn đặt hàng trước. Hơn bất kỳ sự kiện đơn lẻ nào khác trước đó, chính lần xuất hiện đầu tiên trên The Ed Sullivan Show đã khiến Presley trở nên nổi tiếng toàn quốc.
Cùng với sự nổi tiếng của Presley, một sự chuyển biến văn hóa đã diễn ra mà chính ông là người truyền cảm hứng và trở thành biểu tượng. Nhà sử học Marty Jezer đã viết "cơn sốt nhạc pop lớn nhất kể từ sau Glenn Miller và Frank Sinatra ... Presley đã đưa rock'n'roll trở thành dòng chảy chính của văn hóa đại chúng". "Khi Presley tự mình thiết lập những bước đi nghệ thuật, các nghệ sĩ khác cũng dõi theo. ... Presley, hơn ai hết, đã mang đến cho giới trẻ niềm tin vào bản thân về một thế hệ khác biệt và thống nhất—những người đầu tiên ở Mỹ cảm nhận được sức mạnh của một nền văn hóa thanh niên tổng hợp."
Đám đông cuồng nhiệt và bộ phim đầu tay
Phản ứng của khán giả tại các buổi biểu diễn trực tiếp của Presley ngày càng trở nên phát sốt. Moore nhớ lại, "Anh ấy bắt đầu, 'Bạn không là gì mà phải là một Hound Dog' và họ phân thành từng mảnh. Họ sẽ luôn phản ứng theo cùng một cách. Sẽ diễn ra một cuộc bạo động ở mọi lúc." Tại hai buổi hòa nhạc mà ông đã biểu diễn vào tháng 9 tại Mississippi-Alabama Fair and Dairy Show, 50 người thuộc Vệ binh Quốc gia đã được bổ sung vào lực lượng an ninh của cảnh sát nhằm đảm bảo rằng đám đông sẽ không gây náo loạn. Elvis, album thứ hai của Presley, được phát hành vào tháng 10 và nhanh chóng vươn lên vị trí số một trên Billboard. Album bao gồm "Old Shep", mà ông từng hát trong buổi biểu diễn tài năng năm 1945, đánh dấu lần đầu tiên ông chơi piano cho RCA. Theo Guralnick, một người có thể nghe thấy "trong những hợp âm ngắt quãng, nhịp điệu có phần vấp váp và sự đánh giá không thể nhầm lẫn của cảm xúc so với kỹ thuật." Đánh giá tác động âm nhạc và văn hóa của các ca khúc từ "That's All Right" trong Elvis, nhà phê bình nhạc rock Dave Marsh đã viết rằng "những đĩa nhạc này, hơn bất kỳ đĩa nhạc nào khác, chứa đựng những mầm mống của thể loại nhạc rock & roll đã, đang và rất có thể là thứ mà nó định hình một cách rõ ràng."
Presley trở lại Sullivan Show tại trường quay chính của nó ở New York, được tổ chức vào ngày 28 tháng 10. Sau buổi biểu diễn, đám đông ở Nashville và St. Louis đã đốt cháy hình nộm của ông. Bộ phim điện ảnh đầu tiên của ông, Love Me Tender, được phát hành vào ngày 21 tháng 11. Tựa gốc của bộ phim—The Reno Brothers— đã được thay đổi để tận dụng kỷ lục quán quân mới nhất của ông: "Love Me Tender" đã đứng đầu bảng xếp hạng vào đầu tháng đó. Để tận dụng thêm sức hút của Presley, bốn vở nhạc kịch đã được thêm vào những gì ban đầu chỉ là một vai diễn trực tiếp. Phim bị giới phê bình chỉ trích nhưng lại đạt doanh thu phòng vé rất cao. Presley sẽ nhận được khoản thù lao cao nhất cho mỗi bộ phim mà ông tham gia sau này.
Vào ngày 4 tháng 12, Presley đã trở lại Sun Records nơi Carl Perkins và Jerry Lee Lewis đang thu âm và có một buổi biểu diễn ngẫu hứng cùng với Johnny Cash. Mặc dù Phillips không còn có quyền phát hành bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào của Presley, ông nói rằng buổi thu âm sẽ được ghi lại vào băng. Kết quả, không có bản thu nào được phát hành chính thức trong 25 năm, được biết đến là "Million Dollar Quartet". Kết thúc năm với một câu chuyện trên trang nhất tờ The Wall Street Journal báo cáo rằng các sản phẩm liên quan đến Presley đã thu về 22 triệu đô la nhờ doanh số kỷ lục của ông, Billboard tuyên bố rằng ông có nhiều bài hát nằm trong top 100 hơn bất kỳ nghệ sĩ nào khác kể từ khi các bài hát được xếp hạng lần đầu tiên. Trong năm đầu tiên làm việc tại RCA, một trong những công ty lớn nhất của ngành công nghiệp âm nhạc, Presley đã chiếm hơn 50% doanh số bán đĩa của hãng.
Sự hợp tác với Leiber và Stoller, thông báo quân dịch
Presley xuất hiện lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng xuất hiện trên Ed Sullivan Show vào ngày 6 tháng 1 năm 1957—lần này, các cảnh quay chỉ đến thắt lưng. Một số nhà bình luận tuyên bố rằng Parker đã bố trí sự xuất hiện của kiểm duyệt để tạo ra sự công khai. Sau sự kiện này, nhà phê bình Greil Marcus mô tả Presley "đã không tự trói buộc mình. Từ bỏ bộ quần áo ôn tồn mà anh đã mặc trong hai chương trình đầu tiên, anh bước ra trong bộ trang phục kỳ dị của một tổng trấn, nếu không phải là một cô nàng trong hậu cung. Từ trang điểm cho đôi mắt, mái tóc xõa trên gương mặt, khuôn miệng vô cùng gợi cảm, anh ấy như đang đóng vai Rudolph Valentino trong The Sheik, với tất cả những góc chết." Để kết thúc, thể hiện tầm ảnh hưởng của mình và chấp nhận mong muốn của Sullivan, Presley đã hát ca khúc mang tinh thần nhẹ nhàng, "Peace in the Valley". Cuối chương trình, Sullivan tuyên bố Presley là "một chàng trai tốt, đàng hoàng thực sự". Hai ngày sau, ban soạn thảo Memphis thông báo rằng Presley được xếp loại 1-A và có thể sẽ thực hiện chế độ quân dịch vào năm đó.
Mỗi đĩa đơn trong số ba đĩa đơn của Presley phát hành vào nửa đầu năm 1957 đều đứng vị trí số một: "Too Much", "All Shook Up" và "(Let Me Be Your) Teddy Bear". Đã là một ngôi sao quốc tế, ông thu hút sự chú ý của những người hâm mộ ngay cả khi chưa phát hành sản phẩm âm nhạc chính thức. Dưới tiêu đề "Presley Records a Craze in Soviet", The New York Times đưa tin rằng việc ép nhạc của ông lên các đĩa X-quang đang khiến giá thành cao ở Leningrad. Giữa các buổi quay phim và ghi hình liên tục, Presley 22 tuổi cũng có được thời gian rảnh rỗi để mua một căn biệt thự 18 phòng Graceland vào ngày 19 tháng 3 năm 1957 với mức giá 102.500 đô la. Biệt thự cách trung tâm thành phố Memphis khoảng 9 dặm (14 km) về phía nam cho chính bản thân ông và cha mẹ ông. Trước khi mua nhà, Elvis đã thu âm Loving You—album nhạc phim cho bộ phim thứ hai của ông, được phát hành vào tháng 7. Đây là album quán quân thứ ba liên tiếp của Presley. Ca khúc chủ đề được viết bởi Leiber và Stoller, những người sau đó tiếp tục sáng tác bốn trong số sáu bài hát được thu âm tại các buổi quay phim cho Jailhouse Rock, bộ phim tiếp theo của Presley. Nhóm nhạc sĩ đã giúp hoàn thiện Jailhouse một cách hiệu quả và phát triển mối quan hệ làm việc thân thiết với Presley, người đã coi họ như "bùa may mắn" của mình. "Anh ấy rất nhanh," Leiber nói. "Bất kỳ bản thu thử nào bạn đưa cho anh ấy, anh ấy đều thuộc lòng trong vòng mười phút." Ca khúc chủ đề trở thành bản hit số một tiếp theo, cũng như EP Jailhouse Rock.
Presley đã thực hiện ba chuyến lưu diễn ngắn trong năm, tiếp tục tạo ra phản ứng cuồng nhiệt của khán giả. Một tờ báo ở Detroit cho rằng "rắc rối khi đến gặp Elvis Presley là bạn có thể bị giết." Các sinh viên Villanova đã ném trứng vào ông ở Philadelphia, và ở Vancouver, đám đông gây náo loạn sau khi buổi biểu diễn kết thúc, phá hủy sân khấu. Frank Sinatra, người đã truyền cảm hứng cho sự ngất ngây và thất thanh của các cô gái tuổi teen trong những năm 1940, đã lên án hiện tượng âm nhạc mới. Trong một bài báo trên tạp chí, ông đã thẳng thắn chê bai rock and roll là "tàn bạo, xấu xa, thoái hóa, đồi bại. ... Nó thúc đẩy nhiều phản ứng tiêu cực và phá hoại ở những người trẻ tuổi. Nó có mùi giả dối. Nó được hát, chơi và viết, phần lớn, bởi những kẻ ngu ngốc. ... Loại thuốc kích dục bẩn thỉu này, tôi vô cùng lấy làm tiếc." Presley đáp lại: "Tôi ngưỡng mộ người đàn ông này. Anh ấy có quyền nói lên những gì anh ấy muốn. Anh ấy là một thành công lớn và là một diễn viên giỏi, nhưng tôi nghĩ anh ấy không nên nói điều đó ... Đây là một xu hướng, giống như anh ấy đã từng đối mặt khi bắt đầu vào nhiều năm trước."
Leiber và Stoller ở lại trong phòng thu để thu âm Elvis' Christmas Album. Vào cuối buổi thu âm, họ đã viết một bài hát ngay tại chỗ theo yêu cầu của Presley: "Santa Claus Is Back in Town", một bản nhạc blues đầy ẩn ý. Nó được phát hành vào dịp lễ đã nối dài chuỗi album quán quân của Presley lên con số bốn và trở thành album Giáng sinh bán chạy nhất từ trước đến nay tại Hoa Kỳ, với doanh số hơn 20 triệu bản trên toàn thế giới. Cũng sau buổi thu âm, Moore và Black—chỉ nhận được mức lương hàng tuần rất khiêm tốn, không được chia sẻ thành công tài chính lớn nào từ Presley—đã từ bỏ. Mặc dù họ đã được trọng dụng trở lại trên nền tảng lương ngày một vài tuần sau đó, nhưng rõ ràng họ không còn là một phần quan trọng của Presley trong một khoảng thời gian. Vào ngày 20 tháng 12, Presley nhận được thông báo nhập ngũ của mình. Ông được hoãn quân dịch để hoàn thành King Creole sắp tới, trong đó 350.000 đô la đã được Paramount và nhà sản xuất Hal Wallis đầu tư. Trước khi đến năm mới một vài tuần, "Don't", một sáng tác khác của Leiber và Stoller, đã trở thành ca khúc bán chạy số một thứ mười của Presley. Chỉ 21 tháng kể từ khi phát hành "Heartbreak Hotel" đã đưa ông lên đến đỉnh cao. Các buổi thu âm cho nhạc phim King Creole được tổ chức tại Hollywood vào giữa tháng 1 năm 1958. Leiber và Stoller đã đóng góp ba bài hát và một lần nữa tham gia thực hiện, đây là lần cuối cùng họ và Presley hợp tác chặt chẽ với nhau. Như Stoller nhớ lại, người quản lý và đoàn tùy tùng của Presley đã tìm cách ngăn cản ông: "Anh ấy đã rời xa. ... Họ giữ cho anh ấy riêng biệt." Một đoạn nhạc phim ngắn vào ngày 11 tháng 2 đã đánh dấu sự kết thúc—đó là lần cuối cùng mà Black được biểu diễn cùng với Presley. Ông mất năm 1965.
1958–1960: Nghĩa vụ quân sự và người mẹ qua đời
Vào ngày 24 tháng 3 năm 1958, Presley được biên chế vào Quân đội Hoa Kỳ với cấp bậc binh nhì tại Doanh trại Chaffee, gần Fort Smith, Arkansas. Sự xuất hiện của ông là một sự kiện truyền thông lớn. Hàng trăm người đổ xuống đường khi ông vừa bước xuống xe buýt; các nhiếp ảnh gia sau đó đã đi cùng ông vào pháo đài. Presley thông báo rằng ông rất mong chờ thời gian trong quân ngũ, nói rằng ông không muốn mình bị đối xử khác biệt so với bất kỳ ai khác: "Quân đội có thể làm bất cứ điều gì họ muốn ở tôi."
Presley bắt đầu được đào tạo cơ bản tại Fort Hood, Texas. Trong kỳ nghỉ phép kéo dài hai tuần vào đầu tháng 6, ông đã thu âm năm bài hát ở Nashville. Vào đầu tháng 8, mẹ ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan và tình trạng bệnh của bà nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Presley được cấp phép khẩn cấp để thăm bà và đến Memphis vào ngày 12 tháng 8. Hai ngày sau, bà qua đời vì suy tim ở tuổi 46; mối quan hệ của họ vẫn rất thân thiết—ngay cả đến khi trưởng thành, họ vẫn nói chuyện thời bé với nhau và Presley gọi bà bằng tên thân mật.
Sau khi huấn luyện, Presley gia nhập Sư đoàn 3 Thiết giáp tại Friedberg, Đức, vào ngày 1 tháng 10. Trong khi diễn tập, Presley đã được một trung sĩ giới thiệu sử dụng amphetamine. Ông trở thành "người truyền giáo về lợi ích thực tế của chúng", không chỉ cung cấp năng lượng mà còn là "sức mạnh" và giảm cân, rất nhiều bạn bè của ông đã cùng ông say mê nó. Quân đội cũng giới thiệu karate cho Presley, mà ông đã nghiêm túc nghiên cứu, được đào tạo với Jürgen Seydel. Nó trở thành mối quan tâm suốt đời của Presley, sau này ông thường đưa vào các buổi biểu diễn trực tiếp của mình. Nhiều người lính đồng đội đã nhìn nhận Presley như một người lính bình thường, có năng lực, bất chấp sự nổi tiếng và tính hào phóng của ông. Ông đã quyên góp tiền lương trong Quân đội của mình cho tổ chức từ thiện, mua TV cho căn cứ và một chiếc áo khoác cho mọi người trong bộ trang phục của mình.
Tại Friedberg, Presley đã gặp Priscilla Beaulieu, 14 tuổi. Cuối cùng họ sẽ kết hôn sau 7 năm rưỡi tìm hiểu nhau. Trong cuốn tự truyện của mình, Priscilla nói rằng Presley lo ngại rằng 24 tháng trong quân ngũ sẽ hủy hoại sự nghiệp của mình. Trong Dịch vụ Đặc biệt, ông có cơ hội biểu diễn âm nhạc và giữ vững sức hút trước công chúng, nhưng Parker đã thuyết phục ông rằng để nhận được sự tôn trọng của mọi người, ông nên phục vụ đất nước của mình như một người lính bình thường. Những báo cáo truyền thông đã lặp lại ý kiến lo ngại của Presley về sự nghiệp của mình, nhưng nhà sản xuất RCA Steve Sholes và Freddy Bienstock của Hill and Range đã chuẩn bị kỹ càng cho ông trong hai năm gián đoạn. Được chuẩn bị một số lượng đáng kể các sản phẩm âm nhạc chưa được phát hành, họ đều đặn duy trì phát hành nhiều sản phẩm thành công. Trong thời gian nhập ngũ, Presley đã có 10 bản hit nằm trong top 40, bao gồm "Wear My Ring Around Your Neck", đĩa đơn bán chạy nhất "Hard Headed Woman" và "One Night" năm 1958, (Now and Then There's) A Fool Such as I" và đĩa đơn quán quân "A Big Hunk o' Love" vào năm 1959. RCA cũng tạo ra bốn album tổng hợp lại các ca khúc trong thời kỳ này, thành công nhất là Elvis' Golden Records (1958), đạt vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng LP.
1960–1968: Tập trung vào điện ảnh
Elvis Is Back
Presley trở về Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 3 năm 1960, và được giải ngũ ba ngày sau đó với cấp bậc trung sĩ. Chuyến tàu chở ông từ New Jersey đến Tennessee đã rất đông đúc trên suốt chặng đường, và Presley được yêu cầu xuất hiện tại các điểm dừng theo lịch trình để làm hài lòng người hâm mộ. Vào đêm 20 tháng 3, ông đến phòng thu của RCA ở Nashville để thu âm các bài hát cho album mới cùng với đĩa đơn "Stuck on You", được gấp rút phát hành và nhanh chóng trở thành bản hit quán quân. Một buổi thu khác ở Nashville hai tuần sau đó đã đem lại một cặp đĩa đơn bán chạy nhất của ông, các bản ballad "It's Now or Never" và "Are You Lonesome Tonight?", cùng với phần còn lại của Elvis Is Back!. Album có một số bài hát được Greil Marcus mô tả là tràn đầy âm hưởng của nhạc blues Chicago "sự đe dọa, được tiến triển bằng cây đàn guitar acoustic của chính Presley, màn chơi xuất sắc của Scotty Moore và tác phẩm saxophone ma mị từ Boots Randolph. Giọng hát của Elvis không còn gợi cảm, nó mang tính khiêu dâm." Nói chung, nó "gợi lên tầm nhìn về một nghệ sĩ biểu diễn có thể là tất cả mọi thứ", theo sử gia âm nhạc John Robertson: "một thần tượng tuổi teen thích tán tỉnh với một trái tim vàng; một người tình đầy mãnh liệt, nham hiểm; một ca sĩ nhạc blues đào hoa; một nghệ sĩ giải trí trong hộp đêm sành điệu; [một] rocker giọng khàn". Được phát hành chỉ vài ngày sau khi hoàn tất quá trình thu âm, nó đã đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng album.
Presley trở lại truyền hình vào ngày 12 tháng 5 với tư cách khách mời trên The Frank Sinatra Timex Special—đầy mỉa mai cho cả hai ngôi sao, với lời chỉ trích gắt gao trước đó của Sinatra về nhạc rock and roll. Còn được gọi là Welcome Home Elvis, chương trình được ghi hình vào cuối tháng 3, lần duy nhất trong năm Presley biểu diễn trước khán giả. Parker nhận khoản phí 125.000 đô la chưa từng có cho tám phút hát. Buổi phát sóng đã thu hút một lượng người xem khổng lồ.
G.I. Blues, album nhạc phim đầu tiên của Presley kể từ khi ông trở lại, vươn lên vị trí quán quân trong tháng 10. LP đầu tiên của ông, His Hand in Mine, phát hành sau đó hai tháng. Nó đạt vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng nhạc pop của Hoa Kỳ và vị trí thứ 3 ở Vương quốc Anh, những con số đáng chú ý cho một album phúc âm. Vào tháng 2 năm 1961, Presley đã có hai buổi biểu diễn cho một sự kiện phúc lợi ở Memphis, thay mặt cho 24 tổ chức từ thiện địa phương. Trong một bữa tiệc trưa trước sự kiện, RCA đã trao cho ông một bản chứng nhận doanh số bán hàng với hơn 75 triệu đĩa trên toàn thế giới. Một buổi thu kéo dài 12 giờ tại Nashville vào giữa tháng 3 đã sản xuất gần như toàn bộ album phòng thu tiếp theo của Presley, Something for Everybody. Theo mô tả của John Robertson, nó minh họa âm nhạc Nashville, sự tự chủ, phong cách quốc tế sẽ định nghĩa lại nền âm nhạc đồng quê trong những năm 1960. Là lời tiên đoán cho phần lớn những gì sẽ đến từ chính Presley trong nửa thập kỷ tới, album là "một bản nhạc nhẹ nhàng dễ chịu, không đe dọa đến thứ âm nhạc đã từng là quyền thừa kế của Elvis". Nó là LP số một thứ sáu của ông. Một buổi hòa nhạc phúc lợi khác, gây quỹ cho một đài tưởng niệm Trân Châu Cảng, đã được tổ chức vào ngày 25 tháng 3, tại Hawaii. Đây là buổi biểu diễn công khai cuối cùng của Presley trong bảy năm.
Lạc lối ở Hollywood
Phong cách nghệ thuật
Ảnh hưởng
Những ảnh hưởng âm nhạc đầu tiên của Elvis tới từ nhạc phúc âm. Mẹ của ông từng kể lại rằng khi mới 2 tuổi, "nó đã cố nhoài ra khỏi lòng tôi, chạy về phía lối đi và giành lấy chỗ hát. Nó muốn thấy dàn đồng ca và hát với họ". Khi còn ở Memphis, Elvis thường xuyên tới hát thánh ca tại Ellis Auditorium – nơi có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thường lui tới, trong đó có nhóm Statesmen Quartet – mà theo lời Guralnick, đã giúp Elvis định hình nên phong cách trình diễn sau này:
Ở tuổi thiếu niên, âm nhạc của Elvis được mở rộng khi cậu bắt đầu tiếp xúc với văn hóa của các cộng đồng người da trắng và da màu. Cho dù chưa từng được đào tạo bài bản, nhưng khả năng ghi nhớ siêu phàm và năng khiếu âm nhạc bẩm sinh đã giúp cậu có được hợp đồng thu âm đầu tiên khi mới 19 tuổi vào năm 1954. Khi Jerry Leiber và Mike Stoller gặp cậu 2 năm sau đó, họ khá bất ngờ với những kiến thức chuyên sâu của Elvis về nhạc blues. Stoller bổ sung "Cậu ấy nắm vững những kiến thức về nhạc đồng quê và nhạc phúc âm hơn hẳn chúng ta". Chính Elvis cũng chia sẻ khi tham gia họp báo chỉ vài năm sau "Tôi biết cách hát mọi ca khúc tôn giáo từng tồn tại".
Năng khiếu âm nhạc
Elvis có chiếc guitar cá nhân đầu tiên khi 11 tuổi. Cậu tự mày mò hát và chơi nhạc, và cho dù không được học bất cứ trường lớp nào, cậu luyện tập và chơi nhạc một cách vô cùng tự nhiên. Elvis biết chơi cả guitar, piano và bass. Cậu tự học và chơi mọi thứ bằng đôi tai, bản thân cậu không hề biết đọc và viết nhạc. Elvis tự chơi đàn trong khá nhiều ca khúc thu âm sau này: anh chơi guitar nền trong hầu hết các bản thu thời kỳ Sun và các album khác trong thập niên 1950, anh chơi bass trong "(You're So Square) Baby I Don't Care" sau khi Bill Black gặp vấn đề với cây đàn của mình. Anh chơi piano trong "Old Shep" và "First in Line" trong album Elvis (1956), sau đó là trong một vài ca khúc của album From Elvis in Memphis, ca khúc "Moody Blue", đặc biệt trong "Unchained Melody" – một trong những bản thu cuối cùng của mình. Elvis thậm chí còn chơi lead guitar trong bản hit "One Night" và "Are You Lonesome Tonight". Trong chương trình 68 Comeback Special, Elvis cũng chơi guitar lead trực tiếp trước khán giả truyền hình với các ca khúc "Baby What You Want Me to Do" và "Lawdy Miss Clawdy", ngoài ra còn chơi guitar nền trong "All Shook Up", "Don't Be Cruel", and "(Let Me Be Your) Teddy Bear". Album Elvis is Back! cũng ghi anh chơi guitar acoustic trong một số ca khúc như "I Will Be Home Again" và "Like a Baby".
Phong cách và thể loại nhạc
Theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc, Elvis chính là nhân vật quan trọng nhất của làn sóng rockabilly thập niên 1950. Craig Morrison bình luận: "Rockabilly đạt tới đỉnh cao vào năm 1954 qua những bản thu đầu tay của Elvis do hãng Sun phát hành". Paul Friedlander từng miêu tả nền móng của rockabilly với "...ảnh hưởng từ Elvis Presley": "Phong cách hát vừa hoang dã, vừa cảm xúc, vừa đa dạng cùng sự nhạy cảm với nhạc blues cùng dàn dây và guitar đồng quê". Ca khúc "That's All Right" đánh dấu sự ra đời của ban nhạc ba người của Elvis, bao gồm Scotty Moore guitar solo "cùng Merle Travis chơi theo phong cách fingerstyle và slide trên đàn acoustic, kết hợp tỉ mỉ với những nốt blues đặc trưng và vê nốt". Trong khi đó Katherine Charlton cho rằng Elvis "là nguồn gốc của rockabilly" còn Carl Perkins thì từng nhấn mạnh "Này [Sam] Philips, Elvis và tôi không phải là những người sáng tạo ra rockabilly!" Theo Michael Campbell thì "Bill Haley là người sáng tác bản hit đầu tiên cho rockabilly" – quan điểm được chia sẻ bởi Moore "Nó đã tồn tại khá lâu rồi. Perkins từng chơi nó từ thời còn ở Jackson, trong khi Jerry Lee Lewis đã tự mình chơi thể loại này khi chỉ là cậu bé 10 tuổi."
Trong thời kỳ thu âm tại RCA, rock and roll của Elvis đã được hình thành từ rockabilly với sự xuất hiện của dàn hợp ca cùng nhiều tiếng guitar điện và chất giọng dữ dằn hơn. Cho dù nổi tiếng với khả năng thể hiện biến hóa và đa dạng khi hát rock and roll/rockabilly, Elvis cũng thành công với nhiều thể loại khác như nhạc pop ("Blue Moon") hay country ballad ("How's the World Treating You?") và cả blues ("Santa Claus Is Back in Town"). Năm 1957, anh cho phát hành album nhạc phúc âm đầu tiên trong sự nghiệp với EP Peace in the Valley, trở thành album nhạc phúc âm đầu tiên của lịch sử đạt mốc 1 triệu đĩa bán. Sau này anh vẫn thỉnh thoảng thu âm các sản phẩm nhạc phúc âm.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào năm 1960, Elvis tiếp tục trình diễn nhạc rock and roll nhưng với phong thái ít sôi nổi hơn trước đây. Bản hit đầu tiên của anh vào thời kỳ này, "Stuck on You", là một minh chứng hùng hồn. RCA giới thiệu đây là những giai điệu "rock êm dịu", trong khi nhà nghiên cứu Ernst Jorgensen gọi đây chỉ đơn giản là "nhạc pop nhanh". Đĩa đơn "She's Not You" (1962) "mang đậm phong cách của The Jordanaires. Thực ra nó chỉ là một bài hát nhạc doo-wop". Những yếu tố blues/R&B trong album thành công Elvis Is Back! hầu như không còn thấy cho tới tận năm 1966 với những bản thu như "Down in the Alley" hay "Hi-Heel Sneakers". Trong suốt thập niên 1960, các sản phẩm của Elvis chủ yếu mang tính pop với những tình khúc vô cùng nổi tiếng như "Are You Lonesome Tonight?", từng đạt vị trí quán quân vào năm 1960. Một đĩa đơn quán quân khác, "It's Now or Never", có giai điệu gần giống với ca khúc nổi tiếng của Napoli mang tên "'O sole mio" với câu hát cuối "mang đậm chất opera hào sảng". Thực tế, hầu hết những bản nhạc phim mà Elvis từng thu âm đều là những ca khúc có mạch cảm xúc nhẹ nhàng.
Trong chương trình '68 Comeback Special vốn chủ yếu chơi nhạc rock and roll với âm thanh khá dữ dội, Elvis lại trình diễn loạt những giai điệu ballad cổ điển. Anh cũng cố gắng hát một vài ca khúc rock and roll sau đó mà như anh chia sẻ "rất khó để tìm thấy ca khúc ưng ý". Ca khúc tiêu biểu nhất có lẽ là "Burning Love" – đĩa đơn quán quân cuối cùng trong sự nghiệp của anh. Elvis quay trở lại với cách làm cũ từ thập niên 1950 khi cố gắng cách tân nhạc pop và nhạc đồng quê bằng những cách tiếp cận khác nhau. Thời điểm này, phong cách của anh pha trộn những âm thanh của rock cũng như soul và funk. Album Elvis in Memphis với ca khúc tiêu biểu "Suspicious Minds" là minh chứng cho sự cố gắng của Elvis trong việc hòa hợp rock với soul. Tới giữa thập niên 1970, các ca khúc của anh quay trở lại nhiều bảng xếp hạng nhạc đồng quê – nơi mà anh gặt hái những vinh quang đầu tiên trong sự nghiệp của mình.
Giọng hát
Kỹ thuật hát của Elvis Presley, theo nhà nghiên cứu Dave Marsh, "lúc đầu giọng hát cao và gắt, sau này trở nên trầm ấm và uyển chuyển". Marsh cho rằng chính Elvis là người khởi xướng lối hát "nhả chữ" (stut) trong bản hit "Baby Let's Play House" (1955). Trong "Don't Be Cruel", Elvis "sử dụng 'mmmmm' để tạo nên đoạn chuyển ngắn giữa hai đoạn hát" – "phong cách thư giãn thiên tài". March cũng cho rằng cách Elvis thể hiện trong "Can't Help Falling in Love" là một trong "lối hát nhấn nhá lịch thiệp và diễn đạt tinh tế" nhất, đặc biệt "câu hát 'Shall I stay' mong manh như thủy tinh".
Jorgensen cho rằng bản thu "How Great Thou Art" (1966) "minh chứng đầy đủ chất giọng của Elvis" khi anh ta đã "thể hiện mình là một chuyên gia về hòa âm khi tự mình bè đủ 4 giọng từ bass ở phần đầu ca khúc, cho đến đoạn kết bằng nam cao opera" như thể "độc diễn dàn nhạc bốn người quartet". Theo Guralnick, "Stand By Me" mang âm hưởng của nhạc phúc âm "một phần thể hiện tuyệt đẹp, gần như trần trụi khao khát", tuy nhiên, ông cũng cho rằng Elvis lạm dụng kỹ thuật trong "Where No One Stands Alone" – "cố gắng gầm gừ để tạo nên âm thanh" giống như Jake Hess của nhóm The Statesmen Quartet. Hess thì khẳng định không có nhiều người có được chất giọng như Elvis "anh ấy có nhiều tố chất mà nhiều người muốn tìm suốt cả cuộc đời". Guralnick thì tìm ra được một điều thú vị khác: "Giọng hát trầm ấm, khả năng kết hợp kỹ thuật vibrato và quãng giọng falsetto tự nhiên, sự tinh tế và thu hút từ cách xử lý đều là những phẩm chất bẩm sinh mà anh ấy không cần rèn luyện hay nỗ lực".
Marsh đề cao tài năng của Elvis khi trình bày "U.S. Male" "trong vai trò là một người đọc thơ chỉnh chu, không cường điệu mà cũng không hời hợt, trái lại, anh mang tới sự mạnh mẽ mà vô cùng lịch thiệp như mọi bản thu khác thời kỳ Sun". Theo Jorgensen, bản thu "In the Ghetto" "bộc lộ mọi khía cạnh của chất giọng và tính cách của Elvis" khi vận dụng "giọng hát trong sáng và giàu cảm xúc". Guralnick cho rằng ca khúc này "như thể một bài hùng biện... cực kỳ tự tin qua sự giản dị của mình". Nhà phê bình âm nhạc cũng bổ sung rằng "Suspicious Minds" là "sự pha trộn hoàn hảo giữa sự dịu dàng và đĩnh đạc" nhưng thêm vào đó "một chút gì đó khắc kỷ (vì hoài nghi) và đau khổ (vì mất mát)."
Theo nhà nghiên cứu Henry Pleasants, "Elvis có thể hát được từ giọng baritone cho tới tenor. Một sự tổng hòa kinh ngạc... với quãng giọng cực lớn nhiều màu sắc và nhiều thái độ đa dạng". Ông cho rằng quãng giọng chuẩn Elvis là baritone cao khoảng hai quãng-8 và 1/3. "Từ nốt Sol baritone thấp cho tới nốt Si tenor cao, nối tiếp là giọng gió falsetto lên tới tận D-flat (Rê). Cữ giọng tốt nhất của Elvis là khoảng chính giữa của quãng giọng này, D-flat tới D-flat, khi giọng anh có thể lên xuống vô cùng uyển chuyển". Cũng theo Pleasants, giọng của Elvis "vô cùng đa dạng và khó lường" ở nốt thấp, "hào sảng" ở nốt cao và "tràn trề khi đạt nốt Gs và As với giọng opera baritone." indsay Waters thì cho rằng quãng giọng của Elvis đạt hai quãng-8 và 1/4, ca ngợi "giọng ca của anh ấy giàu cảm xúc kể cả khi thì thầm dịu dàng hoặc khi gào thét, và giọng hát thô của anh có thể khiến người nghe chuyển từ bình tĩnh, nhún nhường sang sợ hãi. Giọng hát của Elvis không nên đo bằng quãng-8 mà thay vào đó, bằng decibel, bởi thực tế gần như không ai cóc thể nghe được lối hát thì thầm của anh ấy." Pleasants miêu tả Elvis luôn "dễ dàng bắt chước những âm thanh mở, khàn khàn, ngây ngất, la hét, gào thét, khóc lóc và đầy thử thách của các ca sĩ da màu hát nhạc blues và nhạc phúc âm" nhằm nhấn mạnh khả năng mô phỏng âm thanh tài tình của ông.
Hình ảnh công chúng
Mối quan hệ với cộng đồng người Mỹ gốc Phi
Biểu tượng gợi cảm
Đam mê cưỡi ngựa
Elvis có nuôi một số con ngựa tại Graceland, và nhiều con trong số đó quan trọng đối với điền trang này. Một cựu giáo viên địa phương, Alene Alexander, đã chăm sóc những con ngựa tại Graceland trong 38 năm. Bà và Priscilla Presley đều có tình yêu với ngựa và đã hình thành một tình bạn đặc biệt. Chính vì Priscilla mà Elvis đã mang ngựa đến Graceland. Priscilla Presley nói: "Anh ấy đã tặng tôi con ngựa đầu tiên của tôi như một món quà Giáng sinh - Domino". Alexander hiện là chủ sở hữu của Graceland. Bà là một trong ba nhân viên ban đầu làm việc tại điền trang.
Palomino Rising Sun là con ngựa yêu thích của Elvis và có rất nhiều bức ảnh chụp ông cưỡi nó.
Cộng sự
Colonel Parker và nhóm The Aberbachs
Memphis Mafia
Di sản
Sự nổi tiếng của Presley vào năm 1956 đã làm thay đổi nền âm nhạc đại chúng và có ảnh hưởng lớn ra ngoài văn hóa đại chúng. Là chất xúc tác cho cuộc cách mạng văn hóa rock and roll, ông không chỉ là trung tâm trong việc định hình nó là một thể loại âm nhạc mà còn biến nó trở thành một biểu tượng văn hóa và nổi loạn của thanh niên thời bấy giờ. Với nguồn gốc đa chủng tộc của Presley—việc rock and roll chiếm vị trí trọng tâm trong nền văn hóa chính thống Mỹ đã tạo điều kiện cho sự chấp nhận và đánh giá cao đối với văn hóa người da đen. Về vấn đề này, Little Richard nói về Presley, "Anh ấy là một nhà tiên phong. Elvis còn là một may mắn. Họ sẽ cản trở bước tiến của âm nhạc da đen. Nhưng anh ấy đã mở ra cánh cửa cho âm nhạc này." Al Green đồng tình: "Anh ấy là người phá băng cho tất cả chúng tôi." Tổng thống Jimmy Carter nhận xét về di sản của ông vào năm 1977: "Âm nhạc và tính cách của ông, sự kết hợp giữa phong cách đồng quê da trắng với âm điệu da đen và blues, đã làm thay đổi vĩnh viễn bộ mặt văn hóa đại chúng Hoa Kỳ. Ông rất vĩ đại, và ông còn là một biểu tượng đối với mọi người trên thế giới về sức sống, sự nổi loạn và sự hài hước của đất nước này." Presley cũng báo trước cho sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người nổi tiếng trong thời đại truyền thông đại chúng: ở tuổi 21, trong vòng một năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình Mỹ, ông đã được coi là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới.
Tên tuổi, hình ảnh và giọng hát của Presley được công nhận trên toàn cầu. Presley đã truyền cảm hứng cho một nhóm những người bắt chước ông. Trong các cuộc thăm dò và khảo sát, ông được công nhận là một trong những nghệ sĩ âm nhạc đại chúng quan trọng và có ảnh hưởng nhất đối với người Mỹ. Nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Mỹ Leonard Bernstein nói rằng, "Elvis Presley là lực lượng văn hóa vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Ông ấy đã làm thay đổi mọi thứ—âm nhạc, ngôn ngữ, quần áo. Đó là một cuộc cách mạng xã hội hoàn toàn mới—những năm sáu mươi bắt nguồn từ nó." John Lennon nói rằng "Không có gì thực sự ảnh hưởng đến tôi cho đến khi Elvis xuất hiện." Bob Dylan mô tả cảm giác lần đầu tiên nghe Presley là "giống như chuẩn bị ra khỏi tù".
Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày mất của Presley, tờ The New York Times khẳng định: "Những kẻ bắt chước bất tài cùng những bức họa nhung đen có thể biến những hình ảnh về ông trở thành những ký ức xa vời và xấu xí. Nhưng trước khi Elvis rơi vào nghiện ngập, ông lại là một con người hoàn toàn đối nghịch: một lực lượng văn hóa chân chính. ... Những bước đột phá của Elvis không được đánh giá đúng mức trong thời kỳ rock-and-roll này, âm nhạc hard-rock cùng phong cách nổi loạn của ông đã đạt được thành công lớn." Không chỉ những thành tựu mà cả những lần gây tranh cãi của Presley, được một số nhà văn hóa xem như làm tăng thêm giá trị cho di sản của ông, như trong mô tả này của Greil Marcus:
Elvis Presley là một hình mẫu tối cao trong cuộc sống của người Mỹ, một người mà sự hiện diện của họ, bất kể sáo rỗng hay dễ đoán đến như thế nào, đều không có sự so sánh thực sự. ... Phạm vi văn hóa trong âm nhạc của anh ấy đã mở rộng đến mức nó không chỉ đơn thuần là các bản hit bình thường, mà còn là những bản hùng ca yêu nước, phúc âm đồng quê đầy trong trẻo và nhạc blues thật thô bỉ. ... Elvis đã nổi lên như một nghệ sĩ vĩ đại, một rocker vĩ đại, một nhà cung ứng rác rưởi vĩ đại, một soái ca vĩ đại, một người hay quấy rầy vĩ đại, một biểu tượng quyền thế vĩ đại, một diễn viên không chuyên vĩ đại, một con người tốt vĩ đại, và đúng vậy, một người Mỹ vĩ đại.
Thành tựu
Cho đến hiện tại, Presley vẫn là nghệ sĩ solo bán đĩa nhạc chạy nhất, với doanh thu ước tính từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đĩa.
Presley giữ kỷ lục cho hầu hết các bài hát lọt vào top 40—115 và top 100 của Billboard: 152 theo nhà thống kê Joel Whitburn và 139 theo người viết tiểu sử Adam Victor. Thứ hạng của Presley trong top 10 và các bản hit quán quân tùy thuộc vào cách chia những đĩa đơn hai mặt như "Hound Dog/Don't Be Cruel" và "Don't/I Beg of You" thành các đĩa đơn riêng biệt, trước khi Billboard thống nhất chúng lại thành một đĩa đơn khi xếp hạng trên Hot 100. Theo phân tích của Whitburn, Presley giữ kỷ lục với 38 đĩa đơn, sánh ngang với Madonna; theo đánh giá hiện tại của Billboard, ông đứng thứ hai với 36 đĩa đơn. Whitburn và Billboard đồng tình rằng The Beatles giữ kỷ lục về nhiều bản hit quán quân nhất với 20, Mariah Carey đứng thứ hai với 18. Whitburn xếp Presley đứng thứ hai với 18; Billboard xếp ông đứng thứ ba với 17. Presley vẫn giữ kỷ lục có nhiều tuần trụ ở vị trí số một nhất: 80 tuần, theo Whitburn và Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll; đồng hạng với Carey là 79 tuần theo Billboard. Ông giữ kỷ lục về nhiều bản hit quán quân nhất tại Anh với 21, và top 10 với 76.
Với tư cách là một nghệ sĩ bán album, Presley được Billboard ghi nhận với kỷ lục có nhiều album nhất được xếp hạng trên Billboard 200: 129, bỏ xa vị trí thứ hai của Frank Sinatra là 82. Ông cũng giữ kỷ lục về thời gian ở vị trí số một lâu nhất trên Billboard 200: 67 tuần. Trong năm 2015 và 2016, hai album có sự góp giọng của Presley với sự hòa âm của Dàn nhạc giao hưởng hoàng gia, If I Can Dream và The Wonder of You, đều đạt vị trí quán quân tại Vương quốc Anh. Điều này đã mang lại cho ông một kỷ lục mới cho những album đứng đầu nhiều nhất tại Vương quốc Anh của một nghệ sĩ solo với 13, và nối dài kỷ lục trong khoảng thời gian dài nhất giữa các album quán quân của bất kỳ nghệ sĩ nào—Presley lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc Anh vào năm 1956 với album đầu tay mang tên mình.
, Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ (RIAA) ghi nhận Presley với doanh số bán album được chứng nhận là 146,5 triệu tại Hoa Kỳ, đứng thứ ba mọi thời đại sau The Beatles và Garth Brooks. Anh giữ kỷ lục cho hầu hết các album vàng (101, gần gấp đôi so với vị trí thứ hai là 51 của Barbra Streisand) và nhiều album bạch kim nhất (57). Với 25 album đa bạch kim, ông đứng thứ hai sau The Beatles (26). Tổng cộng có 197 lần được chứng nhận album của ông (trong đó có một chứng nhận kim cương), bỏ xa người đứng thứ hai The Beatles là 122. Ông có đĩa đơn vàng nhiều thứ ba (54, sau Drake và Taylor Swift), và đĩa đơn bạch kim nhiều thứ tám (27). Năm 2012, loài nhện Paradonea presleyi đã được đặt theo tên của Presley nhằm vinh danh ông. Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã truy tặng Huân chương Tự do Tổng thống cho Presley.
Danh sách đĩa nhạc
Có một số lượng lớn các bản thu âm đã được phát hành dưới tên của Presley. Tổng số bản thu chính ban đầu của ông có nhiều ứng tính khác nhau là 665 và 711. Từ lúc bắt đầu sự nghiệp đến kho ông thành công nhất trong thời đại mà đĩa đơn là phương tiện thương mại chính của nhạc pop. Trong trường hợp các album của ông, sự phân biệt giữa các album phòng thu "chính thức" và những hình thức khác thường bị bỏ qua. Trong hầu hết những năm thuộc thập niên 1960, sự nghiệp âm nhạc của ông tập trung chủ yếu vào các album nhạc phim. Vào những năm 1970, các LP được quảng bá rầm rộ và bán chạy nhất của ông thường là những album hòa nhạc.
Album phòng thu
Elvis Presley (1956)
Elvis (1956)
Elvis' Christmas Album (1957)
Elvis is Back! (1960)
His Hand in Mine (1960)
Something for Everybody (1961)
Pot Luck (1962)
Elvis for Everyone! (1965)
How Great Thou Art (1967)
From Elvis in Memphis (1969)
From Memphis to Vegas / From Vegas to Memphis (1969)
That's the Way It Is (1970)
Elvis Country (I'm 10,000 Years Old) (1971)
Love Letters from Elvis (1971)
Elvis sings The Wonderful World of Christmas (1971)
Elvis Now (1972)
He Touched Me (1972)
Elvis (1973) (The "Fool" Album)
Raised on Rock / For Ol' Times Sake (1973)
Good Times (1974)
Promised Land (1975)
Today (1975)
From Elvis Presley Boulevard, Memphis, Tennessee (1976)
Moody Blue (1977)
Album nhạc phim
Loving You (1957)
King Creole (1958)
G.I. Blues (1960)
Blue Hawaii (1961)
Girls! Girls! Girls! (1962)
It Happened at the World's Fair (1963)
Fun in Acapulco (1963)
Kissin' Cousins (1964)
Roustabout (1964)
Girl Happy (1965)
Harum Scarum (1965)
Frankie and Johnny (1966)
Paradise, Hawaiian Style (1966)
Spinout (1966)
Double Trouble (1967)
Clambake (1967)
Speedway (1968)
Danh sách phim
Phim đã đóng
Love Me Tender (1956)
Loving You (1957)
Jailhouse Rock (1957)
King Creole (1958)
G.I. Blues (1960)
Flaming Star (1960)
Wild in the Country (1961)
Blue Hawaii (1961)
Follow That Dream (1962)
Kid Galahad (1962)
Girls! Girls! Girls! (1962)
It Happened at the World's Fair (1963)
Fun in Acapulco (1963)
Kissin' Cousins (1964)
Viva Las Vegas (1964)
Roustabout (1964)
Girl Happy (1965)
Tickle Me (1965)
Harum Scarum (1965)
Frankie and Johnny (1966)
Paradise, Hawaiian Style (1966)
Spinout (1966)
Easy Come, Easy Go (1967)
Double Trouble (1967)
Clambake (1967)
Stay Away, Joe (1968)
Speedway (1968)
Live a Little, Love a Little (1968)
Charro! (1969)
The Trouble with Girls (1969)
Change of Habit (1969)
Elvis: That's the Way It Is (1970)
Elvis on Tour (1972)
Chương trình hòa nhạc truyền hình đặc biệt
Elvis (1968)
Aloha from Hawaii Via Satellite (1973)
Elvis in Concert (1977)
Xem thêm
Danh sách các nghệ sĩ bán được nhiều đĩa hát nhất mọi thời đại
Danh sách những nghệ sĩ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll
Các kỷ lục của bảng xếp hạng Billboard Hot 100
Các kỷ lục của UK Singles Chart
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Allen, Lew (2007). Elvis and the Birth of Rock. Genesis. .
Cantor, Louis (2005). Dewey and Elvis: The Life and Times of a Rock 'n' Roll Deejay. University of Illinois Press. .
Dickerson, James L. (2001). Colonel Tom Parker: The Curious Life of Elvis Presley's Eccentric Manager. Cooper Square Press. .
Goldman, Albert (1981). Elvis. McGraw-Hill. .
.
Goldman, Albert (1990). Elvis: The Last 24 Hours. St. Martin's. .
Klein, George (2010). Elvis: My Best Man: Radio Days, Rock 'n' Roll Nights, and My Lifelong Friendship with Elvis Presley. Virgin Books.
Marcus, Greil (1991). Dead Elvis: A Chronicle of a Cultural Obsession. Doubleday. .
Marcus, Greil (2000). Double Trouble: Bill Clinton and Elvis Presley in a Land of No Alternative. Picador. .
Nash, Alanna (2010). Baby, Let's Play House: Elvis Presley and the Women Who Loved Him. It Books. .
Roy, Samuel (1985). Elvis: Prophet of Power. Branden, .
West, Red, Sonny West, and Dave Hebler (as told to Steve Dunleavy) (1977). Elvis: What Happened? Bantam Books. .
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của hãng thu âm Elvis The Music
Buổi phỏng vấn của Elvis Presley trên trang Elvis Australia
Tập "The All American Boy: Enter Elvis and the Rock-a-billies" của loạt radio Biên niên sử nhạc Pop năm 1968
Presley, Elvis
Presley, Elvis
Presley, Elvis
Người đoạt giải Grammy Thành tựu trọn đời
Biểu tượng đại chúng
Presley, Elvis
Bài cơ bản dài trung bình
Nam diễn viên điện ảnh Mỹ
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20
Sinh năm 1935
Mất năm 1977
Ca sĩ Mỹ thế kỷ 20
Người Mỹ gốc Đức
Ca sĩ nhạc rock Mỹ
Ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ
Người Mỹ gốc Pháp
Ca sĩ từ Mississippi
Lính Lục quân Hoa Kỳ
Tử vong vì bệnh tim mạch
Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống |
13125 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20ca | Quốc ca | Quốc ca (chữ Hán: 國歌, nghĩa: "Bài hát của Quốc gia") nói chung là một bài hát thể hiện sự ái quốc, khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.
Quốc ca xuất hiện ở châu Âu trong thế kỷ 19; quốc ca cổ nhất là "Het Wilhelmus", quốc ca Hà Lan, được viết vào khoảng năm 1568 và 1572 trong Chiến tranh tám năm. Quốc ca Nhật Bản, "Kimigayo", có lời bài hát được lấy từ bài thơ có vào thời kỳ Kamakura, vẫn chưa được phổ nhạc cho đến năm 1880. "God Save the Queen", bài quốc ca của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, được trình diễn đầu tiên vào năm 1745 dưới tựa đề "God Save the King". Bài quốc ca Tây Ban Nha, "Marcha Real" (Hành khúc hoàng gia), sáng tác từ năm 1770. "La Marseillaise", quốc ca Pháp, được viết vào năm 1792 và trở thành quốc ca vào năm 1795.
Trong thời kỳ vươn lên của các quốc gia độc lập vào thế kỷ thứ 19 và 20, đa số các quốc gia chọn quốc ca dựa trên từng dân tộc. Vì sự ảnh hưởng của thực dân châu Âu, nó cũng phản ánh trong việc chọn quốc ca, và do đó một vài quốc ca bên ngoài châu Âu mang phong cách châu Âu. Chỉ có một số quốc gia không phải châu Âu có quốc ca của mình có gốc gác từ dân tộc trong đó có Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Costa Rica, Iran, Sri Lanka, và Myanmar.
Một bài hát ái quốc có thể trở thành quốc ca của một quốc gia bằng một quy định trong hiến pháp của nước đó, bằng một bộ luật của cơ quan lập pháp ban hành, hoặc chỉ đơn giản là do truyền thống. Đa số quốc ca có phong cách hành khúc hoặc bài ca tụng. Những quốc gia ở Châu Mỹ Latin có xu hướng sử dụng các đoạn nhạc mang phong cách opera, trong khi một số quốc gia chỉ đơn giản là kèn lệnh.
Quốc ca thường viết bằng ngôn ngữ phổ biến nhất của quốc gia đó, có thể là trên danh nghĩa hoặc chính thức. Quốc ca Ấn Độ, Jana Gana Mana, là một phiên bản Sanskrit hóa ngôn ngữ Bengali. Mặt khác, quốc ca Pakistan không phải là tiếng Urdu hay tiếng Anh (ngôn ngữ chính thức) hoặc bất cứ ngôn ngữ bản địa nào mà là tiếng Ba Tư. Thực tế này do truyền thống của Pakistan đại diện cho đỉnh cao của các quốc gia và vương quốc Hồi giáo trong khu vực; ngôn ngữ của nhiều quốc gia đó là tiếng Ba Tư. Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ chính thức thường có nhiều phiên bản quốc ca, như quốc ca Thụy Sĩ có nhiều lời khác nhau cho mỗi ngôn ngữ của quốc gia (tiếng Pháp, Đức, Ý và Romansh). Quốc ca Singapore có bốn phiên bản cho bốn ngôn ngữ chính thức (tiếng Anh, Malay, Quan Thoại, Tamil), nhưng theo pháp luật thì chỉ lời bài hát của tiếng Malay là chính thức, mặc dù ở đây tiếng Anh hay Quan Thoại là ngôn ngữ phổ biến hơn. Mặt khác, quốc ca Nam Phi độc đáo ở chỗ năm trong mười một ngôn ngữ chính thức được dùng trong cùng một bài quốc ca (mỗi thứ tiếng là một khổ thơ). Quốc gia đa ngôn ngữ khác, Tây Ban Nha không có lời cho quốc ca La Marcha Real mặc dù vào năm 2007 một cuộc thi toàn quốc để viết lời đã được tổ chức.
Sử dụng
Quốc ca được dùng trong nhiều loại bối cảnh. Chúng được chơi tại buổi lễ và lễ hội quốc gia, và cũng gắn liền với các sự kiện thể thao. Trong các cuộc thi đấu thể thao, như Thế vận hội, quốc ca của vận động viên đoạt huy chương vàng được chơi tại mỗi buổi lễ trao huy chương. Quốc ca cũng được chơi trước các trận đấu trong nhiều giải thể thao, từ khi nó bắt đầu được sử dụng trong trận đấu bóng chày vào Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên việc sử dụng quốc ca bên ngoài đất nước đó phụ thuộc vào sự công nhận của quốc tế về quốc gia đó. Ví dụ, trước sức ép rất lớn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tức Trung Quốc), Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan) không được IOC công nhận là một quốc gia riêng biệt và các vận động viên Đài Loan phải thi đấu dưới tên gọi là Đài Bắc Trung Hoa; Quốc kỳ ca được sử dụng thay cho quốc ca. Tại một số nước trên thế giới, quốc ca cũng được cử hành trọng các buổi lễ tưởng niệm cấp Quốc gia, hay lễ Quốc tang và lễ tang cấp cao, thường vào lễ truy điệu hay an táng người mất.
Ở một số quốc gia, quốc kỳ được cử cho học sinh mỗi ngày vào đầu buổi học như bài học về lòng yêu nước. Ở các nước khác quốc ca được chơi tại rạp hát trước một vở kịch hoặc trong rạp chiếu phim trước một bộ phim. Nhiều đài phát thanh và truyền hình cũng cử quốc ca khi họ bắt đầu phát sóng vào buổi sáng và khi kết thúc phát sóng vào ban đêm.
Những nước tùy vào văn hóa và đơn vị cấp nhỏ hơn quốc gia mà có nhạc hoàng gia, nhạc tổng thống, nhạc bang, hoặc nhạc được hiến pháp công nhận chính thức dành cho từng phần của quốc gia liên bang hoặc liên minh. Những loại nhạc này có thể gọi là "quốc ca khu vực", như đối với các khu vực của Nga, hoặc các khu vực của Bỉ.
Các nước đa quốc gia như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và Đan Mạch thi đấu tại các sự kiện thể thao theo nhiều đội khác nhau, như các đội tuyển bóng đá Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland của Vương quốc Anh và Đảo Faroe của Đan Mạch. Điều này sẽ gây ra vấn đề với truyền thống cử quốc ca trước trận đấu, vì Anh lẫn Đan Mạch đều không có quốc ca khu vực và đều dùng quốc ca, God Save the Queen và Der er et yndigt land.
Những chính thể lớn hơn đôi khi cũng có quốc ca. Có nhiều quốc ca ở dạng đa quốc gia hoặc quốc tế. Quốc tế ca là nhạc chính thức của phong trào chủ nghĩa xã hội, Quốc tế cộng sản, và một thời gian là quốc ca Liên bang Xô viết. Giai điệu Ode to Joy trích từ Bản giao hưởng số 9 của Beethoven là quốc ca của Liên minh châu Âu (EU); Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Phi (AU) cũng có quốc ca. Phong trào Olympics cũng có Bài hát Olympic riêng của nó. Những người nói tiếng Esperanto tại những cuộc họp thường sử dụng bài La Espero làm bài hát chính thức. Một số đảo cũng có quốc ca riêng, như Puerto Rico có "La Borinquena".
Lời bài hát
Một số lời bài hát được những người đạt giải Nobel viết nên. Ấn Độ và Bangladesh lấy hai bài hát do nhà thơ và cũng là người đạt giải Nobel Rabindranath Tagore làm quốc ca, Jana Gana Mana và Amar Shonar Bangla. Người giành giải Nobel Bjørnstjerne Bjørnson đã viết lời cho quốc ca Na Uy Ja, vi elsker dette landet.
Một số quốc ca không có lời chính thức, trong đó có Bosnia và Herzegovina, Tây Ban Nha, và San Marino.
Tham khảo
Xem thêm
Danh sách quốc ca
Quốc kỳ
Quốc huy
Liên kết ngoài
Tất cả quốc ca (dạng MIDI)
Bản nhạc của tất cả các quốc ca trên thế giới
Nhạc, lời và bản nhạc của tất cả các quốc gia
Bản thu âm các quốc ca trên thế giới của ban nhạc Hải quân Hoa Kỳ
Tập hợp các quốc ca quốc gia và lãnh thổ ở dạng mp3. Có lời hát.
Biểu tượng quốc gia
Phát minh của Hà Lan |
13127 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5%20Co%20L%E1%BB%9Bn | Vụ Co Lớn | Trong vũ trụ học, Vụ Co Lớn (tiếng Anh: the Big Crunch) là một dự đoán tương lai vũ trụ về sự quy tụ của vũ trụ trở lại 1 điểm sau khi nó ngừng nở ra sau Vụ Nổ Lớn.
Nếu lực hấp dẫn của tất cả vật chất trong vòng vũ trụ quan sát được đủ lớn, nó có thể làm chậm dần quá trình nở ra của vũ trụ, đến mức ngừng hẳn rồi sau đó bắt đầu co trở lại. Sau khoảng thời gian gần bằng thời gian giãn nở, vũ trụ co trở về 1 điểm kỳ dị, tương tự như 1 hố đen khổng lồ chứa tất cả mọi vật chất. Không thể nói gì được về chuyện gì sẽ xảy ra sau Vụ Co Lớn, vì thời gian ngừng tại điểm kỳ dị này.
Để xảy ra Vụ Co Lớn, mật độ vật chất trong vũ trụ phải đủ lớn để làm độ cong của không-thời gian là dương (tương tự như bề mặt của hình cầu). Nếu mật độ trung bình nhỏ hơn 1 giá trị, gọi là mật độ tới hạn, độ cong sẽ là âm (tương tự hình yên ngựa) và lực hấp dẫn tuy vẫn làm chậm quá trình giãn nở nhưng sẽ không bao giờ khiến quá trình này ngừng hẳn. Các trường hợp độ cong vũ trụ âm, dương hay bằng 0 tương ứng với 3 mô hình Friedmann. Các mô hình này giả thiết hằng số vũ trụ học bằng 0.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm (các quan sát về các siêu tân tinh được lấy làm ngọn nến mốc, hay nền vi sóng vũ trụ) cho thấy sự giãn nở của vũ trụ không bị chậm lại mà còn đang tăng tốc. Đa số các nhà thiên văn đã công nhận kết quả thực nghiệm về vũ trụ nở nhanh dần từ năm 2002.
Theo thuyết tương đối rộng, mô hình đơn giản nhất tương ứng với 1 vũ trụ đang nở nhanh dần là hằng số vũ trụ dương, có thể được giải thích là chân không lượng tử đang sinh ra 1 lực đẩy chống lại lực hấp dẫn. Sự tăng tốc của quá trình giãn nở gây ra bởi năng lượng tối và hằng số vũ trụ có thể biến đổi theo thời gian chứ không là 1 hằng số vật lý. Trên lý thuyết, điều này tương đương với việc hằng số vũ trụ có thể sẽ không giữ giá trị như hiện nay nữa và trở thành âm một ngày nào đó, để sinh ra Vụ Co Lớn. Lý thuyết tương đối rộng vẫn cho phép xảy ra Vụ Co Lớn, nhưng thời gian diễn ra của 1 Vụ Co Lớn bị giới hạn.
Xem thêm
Vụ Nổ Lớn
Phương trình trường Einstein
Cái chết nhiệt của vũ trụ
Kết cục của vũ trụ
Lịch sử vũ trụ
Suy sụp hấp dẫn
Tham khảo
Liên kết ngoài
"Cosmic doomsday delayed" ([email protected])
"Current Observational Constraints on Cosmic Doomsday" (Wang, Kratochvil, Linde, and Shmakova)
Bối cảnh tận thế
Vũ trụ học vật lý
Vũ trụ học |
13128 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu%20t%C3%A2n%20tinh | Siêu tân tinh | Siêu tân tinh (chữ Hán: 超新星) hay sao siêu mới (; viết tắt là SN hay SNe) là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao. Sự kiện bất thình lình này tạo ra một ngôi sao sáng "mới", trước khi dần phai mờ trong vòng vài tuần đến vài tháng.
Siêu tân tinh là sự kiện mãnh liệt hơn sự kiện sao mới (nova). Trong tiếng Latinh, nova có nghĩa là "mới", mà trong thiên văn học đề cập đến sự xuất hiện tạm thời của một sao sáng mới. Tiền tố "super-siêu" phân biệt siêu tân tinh từ tân tinh thông thường, có độ sáng nhỏ hơn rất nhiều. Thuật ngữ supernova do Walter Baade và Fritz Zwicky đặt ra từ năm 1931.
Chỉ có ba sự kiện siêu tân tinh xảy ra trong Ngân Hà được quan sát bằng mắt thường trong 1000 năm qua, mặc dù rất nhiều sự kiện ở các thiên hà khác nhau đã được quan sát bằng kính thiên văn. Lần quan sát trực tiếp siêu tân tinh thuộc Ngân Hà gần đây nhất đó là siêu tân tinh Kepler xảy ra năm 1604, tuy có thêm hai tàn tích siêu tân tinh xảy ra gần đây cũng được phát hiện. Dựa trên thống kê số lượng siêu tân tinh quan sát ở các thiên hà khác cho ước tính, trung bình, trong Ngân Hà có khoảng 3 sự kiện xảy ra ở mỗi thế kỷ và gần như sẽ quan sát được siêu tân tinh bằng các kính thiên văn hiện đại nếu chúng xảy ra trong Ngân Hà.
Siêu tân tinh phóng phần lớn vật chất từ ngôi sao phát nổ với vận tốc lên tới hay bằng 10% tốc độ ánh sáng. Nó gây ra một làn sóng xung kích chuyển động nhanh lan tỏa vào môi trường liên sao xung quanh, đồng thời quét lên một lớp vỏ bao gồm bụi và khí đang mở rộng, hay chính là tàn tích siêu tân tinh như được quan sát. Siêu tân tinh tạo ra, tổng hợp và giải phóng lượng lớn các nguyên tố hóa học hình thành bởi các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nhờ vậy nó đóng vai trò quan trọng cho quá trình làm giàu môi trường liên sao bằng các nguyên tố có nguyên tử khối nặng hơn heli. Ngoài ra, sóng xung kích lan tỏa từ vụ nổ có thể kích hoạt sự hình thành các sao mới. Tàn tích siêu tân tinh được xem là một trong những nơi phát ra đa số các tia vũ trụ bắt nguồn từ Ngân Hà, nhưng chỉ mới tìm thấy một vài dấu hiệu chứng tỏ tia vũ trụ có liên quan trực tiếp đến tàn tích siêu tân tinh. Vụ nổ siêu tân tinh cũng là một nguồn phát sóng hấp dẫn tiềm năng để nghiên cứu trong tương lai.
Các nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng hầu hết siêu tân tinh được khởi phát từ một trong hai cơ chế cơ bản: việc phản ứng tổng hợp hạt nhân bất thình lình hoạt động trở lại ở một sao thoái hóa hoặc lõi của ngôi sao khối lượng lớn bất ngờ suy sụp hấp dẫn. Ở cơ chế đầu tiên, một sao lùn trắng thoái hóa tích tụ vật chất từ một sao đồng hành, hoặc là thông qua sự bồi tụ vật chất hoặc sáp nhập với sao lùn trắng đồng hành, đến một lúc quá trình này khiến cho nhiệt độ lõi sao tăng lên tới giới hạn kích hoạt phản ứng tổng hợp hạt nhân mất kiểm soát, làm cho phá hủy hoàn toàn ngôi sao. Ở trường hợp thứ hai, dưới tác động của lực hấp dẫn từ chính sao có khối lượng lớn, vật chất sụp đổ về lõi sao, kết hợp với bức xạ neutrino và chuyển động hỗn loạn từ vùng lõi, dẫn đến giải phóng thế năng hấp dẫn cùng sóng xung kích mở rộng ngược ra ngoài, trở thành vụ nổ siêu tân tinh. Trong khi thực tế các siêu tân tinh xảy ra có mức độ phức tạp hơn so với hai mô hình lý thuyết này, cơ chế giải thích vụ nổ đã được thiết lập vững chắc và được phần lớn các nhà thiên văn học chấp thuận.
Do hệ quả của những sự kiện này là rất rộng lớn, hiện nay các nhà thiên văn vật lý tập trung nghiên cứu sâu vào siêu tân tinh, từ phạm vi tiến hóa sao cho đến tiến hóa thiên hà và là một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt quan trọng.
Lịch sử quan sát
Ghi chép miêu tả sớm nhất trong lịch sử về siêu tân tinh, đó là SN 185, được các nhà thiên văn Trung Hoa cổ đại quan sát vào năm 185 CN. Siêu tân tinh sáng nhất từng được ghi chép là SN 1006, nó xảy ra vào năm 1006 CN và được miêu tả chi tiết bởi các nhà thiên văn Trung Hoa và Hồi giáo cổ đại. Siêu tân tinh SN 1054 được theo dõi rộng rãi khắp nơi chính là vụ nổ tạo nên tinh vân Con Cua như quan sát ngày nay. Hai siêu tân tinh SN 1572 và SN 1604, là các sự kiện gần đây nhất xảy ra trong Ngân Hà được quan sát bằng mắt thường. Chúng đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của thiên văn học ở châu Âu, bởi vì chúng được dùng để phản bác lại ý tưởng của trường phái Aristotle về vũ trụ (nằm bên ngoài Mặt Trăng và các hành tinh) là tĩnh tại và không thay đổi. Johannes Kepler bắt đầu quan sát SN 1604 tại lúc nó đạt đỉnh điểm vào ngày 17 tháng 10 năm 1604 và ông tiếp tục theo dõi quá trình độ sáng giảm dần cho đến khi nó biến mất khỏi bầu trời một năm sau đó. Đây là siêu tân tinh thứ hai được quan sát trong một thế hệ (sau siêu tân tinh SN 1572 thuộc chòm sao Cassiopeia quan sát bởi Tycho Brahe).
Có một số chứng cứ về siêu tân tinh trẻ nhất trong Ngân Hà, G1.9+0.3, xảy ra vào cuối thế kỷ 19, được coi là muộn hơn đáng kể so với siêu tân tinh tạo ra tinh vân Cassiopeia A trong khoảng năm 1680. Thế giới đã không phát hiện được hai vụ nổ siêu tân tinh này. Ở trường hợp của G1.9+0.3, gần như toàn bộ bức xạ điện từ phát ra bị chặn lại (high extinction) do lớp bụi và khí nằm dọc theo mặt phẳng thiên hà khiến các nhà thiên văn học không để ý tới sự kiện đang xảy ra. Đối với tinh vân Cassiopeia A, hiệu ứng ánh sáng vọng (light echo) đã được đo ở bước sóng hồng ngoại cho thấy đây là siêu tân tinh loại IIb. Mặc dù vị trí của nó không nằm trong vùng bị che chắn nhiều, nhưng không hề có một ghi chép lịch sử nào về vụ nổ này.
Trước khi có sự phát triển của kính thiên văn, chỉ có 5 siêu tân tinh được quan sát trong thiên niên kỷ vừa qua. So với lịch sử tiến hóa của một sao, sự xuất hiện của siêu tân tinh trong thiên hà là rất ngắn, trung bình kéo dài một vài tháng, do vậy số sự kiện như thế mà một người trong đời có cơ hội quan sát là gần bằng một. Chỉ có một phần nhỏ trong số 100 tỷ sao trong một thiên hà điển hình có khả năng trở thành siêu tân tinh, vì trong một khoảng thời gian cho trước, hoặc là ngôi sao phải có khối lượng đủ lớn đang ở giai đoạn cuối hoặc trong hệ sao đôi phải có một sao lùn trắng.
Tuy vậy, việc quan sát và khám phá siêu tân tinh bên ngoài Ngân Hà đã trở lên thường xuyên hơn; bắt đầu bằng SN 1885A thuộc thiên hà Tiên Nữ. Ngày nay, mỗi năm các nhà thiên văn nghiệp dư và chuyên nghiệp tìm thấy khoảng vài trăm sự kiện, một số đang trong trạng thái gần sáng cực đại hoặc được phát hiện lại từ những tấm ảnh hay bản chụp thiên văn học cũ. Từ năm 1941, dựa trên quang phổ của 14 sự kiện, nhà thiên văn học người Mỹ Rudolph Minkowski nhận thấy có ít nhất hai nhóm siêu tân tinh. Sau đó Fritz Zwicky và nhiều người khác đã mở rộng, phát triển sơ đồ phân loại siêu tân tinh. Trong thập niên 1960, các nhà thiên văn phát hiện thấy có mối liên hệ giữa cường độ sáng cực đại của một số siêu tân tinh loại I với dịch chuyển đỏ và nhận ra sự hữu ích của loại siêu tân tinh này như những ngọn nến chuẩn trong việc đo khoảng cách trong vũ trụ. Gần đây, các siêu tân tinh loại Ia ở xa nhất được quan sát mờ hơn so với dự định. Kết quả bất ngờ này khiến các nhà thiên văn vật lý đi đến kết luận là sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tăng. Nhiều kỹ thuật được phát triển để tái dựng lại các sự kiện siêu tân tinh mà đã không được quan sát trước đó. Chẳng hạn, thời điểm xảy ra siêu tân tinh Cassiopeia A đã được xác định dựa trên hiệu ứng ánh sáng phản xạ từ khí và bụi tinh vân, hay độ tuổi của tàn tích siêu tân tinh RX J0852.0-4622 được ước tính từ nhiệt độ đo được trong khi chứng cứ về tàn tích này được củng cố từ vạch bức xạ tia gamma phát ra từ sự phân rã phóng xạ của titanium-44.
Siêu tân tinh sáng nhất từng được quan sát là sự kiện ASASSN-15lh. Vụ nổ này được phát hiện vào tháng 6 năm 2015 và cường độ sáng lớn nhất đạt 570 tỷ L, bằng 2 lần độ sáng của đa số các siêu tân tinh từng được quan sát. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa hiểu rõ bản chất của siêu tân tinh này và một vài mô hình được đề xuất để giải thích, ví dụ như một ngôi sao nằm gần lỗ đen bị xé toạc bởi lực thủy triều của nó.
Một trong các sự kiện siêu tân tinh được phát hiện sớm nhất từ thời điểm vụ nổ (khoảng sau 3 tiếng) và do vậy dữ liệu phổ đo được ở thời điểm sớm nhất (khoảng 6 tiếng sau vụ nổ thực sự), là siêu tân tinh loại II SN 2013fs (iPTF13dqy) được ghi lại vào ngày 6 tháng 10 năm 2013 bởi trạm Intermediate Palomar Transient Factory (iPTF). Ngôi sao phát nổ nằm ở thiên hà xoắn ốc NGC 7610, cách xa 160 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Phi Mã.
Nhà thiên văn học nghiệp dư Victor Buso đã lần đầu tiên chụp ảnh được siêu tân tinh loại IIb SN 2016gkg đang trong quá trình xảy ra vụ nổ ở giai đoạn sớm nhất (khoảng 90 phút sau vụ nổ thực sự). Ông đã chụp ảnh sự kiện ở các khoảng thời điểm cách đều 90 phút tiếp sau đó. Siêu tân tinh nằm ở thiên hà NGC 613 cách xa 85 triệu năm ánh sáng.
Khám phá
Dựa trên những nghiên cứu mở rộng về việc phân loại sao mới thực hiện trong thập niên 1930 bởi Walter Baade và Fritz Zwicky ở Đài quan sát Mount Wilson mà họ đã nhận ra có thêm một lớp "siêu" tân tinh thứ hai ngoài lớp sao mới. Tên gọi super-novae lần đầu tiên được sử dụng bởi Baade và Zwicky trong các bài giảng năm 1931 tổ chức tại Caltech, sau đó được sử dụng rộng rãi tại một hội nghị tổ chức bởi hiệp hội Vật lý Mỹ vào năm 1933. Đến năm 1938, dấu gạch ngang đã được bỏ như tên gọi chính thức được sử dụng hiện đại ngày nay. Bởi vì siêu tân tinh là sự kiện xảy ra tương đối hiếm trong một thiên hà, như ở Ngân Hà ước tính có khoảng 3 sự kiện trong một thế kỷ, do vậy để thu thập dữ liệu tốt về siêu tân tinh đòi hỏi phải quan sát theo dõi thường xuyên rất nhiều thiên hà.
Mặt khác, không thể dự đoán được chính xác siêu tân tinh xảy ra lúc nào và ở đâu trong một thiên hà. Thông thường, khi chúng được phát hiện, chúng đã đang ở trong tiến trình xảy ra. Mối quan tâm khoa học lớn nhất về siêu tân tinh – ví dụ như là ngọn nến chuẩn cho phép đo khoảng cách – đòi hỏi phải quan sát được cường độ sáng cực đại của nó. Do vậy điều quan trọng đối với một người khám phá đó là thời điểm phát hiện ra siêu tân tinh phải trước khi nó đạt độ sáng cực đại. Nhà thiên văn nghiệp dư, mà số lượng đông đảo hơn nhiều so với nhà thiên văn chuyên nghiệp, đã đóng vai trò quan trọng đối với việc phát hiện siêu tân tinh, bằng chủ yếu chụp ảnh quan sát các thiên hà gần thông qua kính thiên văn quang học và so sánh ảnh chụp với các bức ảnh chụp trước đó.
Về cuối thế kỷ 20 các nhà thiên văn đã tăng cường sử dụng các kính thiên văn điều khiển tự động bằng máy tính và gắn kèm cảm biến ghi hình ảnh CCD để săn lùng siêu tân tinh. Trong khi những hệ thống này khá phổ biến đối với nhóm thiên văn nghiệp dư, các viện nghiên cứu thiên văn chuyên nghiệp cũng trang bị hệ thống tương tự như Kính thiên văn chụp ảnh tự động Katzman (Katzman Automatic Imaging Telescope). Gần đây dự án Hệ thống cảnh báo sớm siêu tân tinh (Supernova Early Warning System, SNEWS) đã bắt đầu sử dụng thiết bị dò neutrino để đưa ra những cảnh báo sớm về vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong Ngân Hà. Neutrino là những hạt cơ bản hình thành với số lượng rất lớn từ vụ nổ siêu tân tinh và chúng hầu như không bị hấp thụ bởi khí và bụi trong môi trường liên sao của đĩa thiên hà.
Tìm kiếm siêu tân tinh được phân thành hai phạm vi: một phạm vi tập trung vào tìm kiếm các sự kiện xảy ra tương đối gần và phạm vi còn lại phát hiện những sự kiện xảy ra ở rất xa. Bởi vì vũ trụ giãn nở, có thể ước lượng khoảng cách đến một thiên thể ở xa bằng cách đo hiệu ứng dịch chuyển Doppler (hay dịch chuyển đỏ) trên quang phổ phát xạ của nó; trung bình, các thiên hà ở xa hơn lùi ra xa với vận tốc lớn hơn so với thiên hà ở gần và có dịch chuyển đỏ cao hơn. Cho nên công cuộc tìm kiếm siêu tân tinh tách thành giữa tìm kiếm dịch chuyển đỏ cao và dịch chuyển đỏ thấp, với ranh giới phân chia có giá trị dịch chuyển đỏ trong khoảng z=0,1–0,3 – với z là đại lượng không thứ nguyên đo độ dịch chuyển tần số trong quang phổ thu được.
Tìm kiếm dịch chuyển đỏ cao đối với siêu tân tinh thường bao gồm việc quan sát và đo đường cong cường độ ánh sáng của siêu tân tinh. Chúng là công cụ hữu hiệu giúp xác định và định chuẩn biểu đồ Hubble và đưa ra các dự đoán vũ trụ học. Phổ siêu tân tinh, thường được sử dụng để nghiên cứu vật lý và môi trường siêu tân tinh, phù hợp hơn khi dùng dữ liệu của tìm kiếm ở dịch chuyển đỏ thấp. Quan sát ở phạm vi dịch chuyển đỏ thấp cũng giúp củng cố đường cong Hubble ở khoảng cách ngắn, đường cong thể hiện tương quan giữa khoảng cách và dịch chuyển đỏ cho các thiên hà quan sát được. (xem thêm định luật Hubble).
Quy ước đặt tên
Các khám phá siêu tân tinh được thông báo tới Trung tâm văn phòng điện tín thiên văn học (Central Bureau for Astronomical Telegrams) của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, mà ở đây sẽ gửi ra thông báo đến các nhà thiên văn về tên gọi chính thức cho một siêu tân tinh. Tên gọi được gán bắt đầu bằng SN theo sau bởi năm khám phá và các hậu tố với một hoặc hai chữ cái. Có 26 siêu tân tinh trong một năm được định danh với một chữ cái viết hoa từ A đến Z. Các sự kiện xảy ra sau đó được gán bằng hai chữ viết thường: aa, ab và tiếp tục như vậy. Ví dụ, SN 2003C là tên gọi định danh của siêu tân tinh được phát hiện lần thứ 3 trong năm 2003. Siêu tân tinh phát hiện cuối cùng trong năm 2005 là SN 2005nc và nó là siêu tân tinh thứ 367 được tìm thấy trong năm này. Kể từ năm 2000, các nhà thiên văn nghiệp dư và chuyên nghiệp đã phát hiện vài trăm siêu tân tinh mỗi năm (572 trong năm 2007, 261 trong năm 2008, 390 trong năm 2009; 231 trong năm 2013).
Các siêu tân tinh được biết đến trong lịch sử được định danh đơn giản theo năm phát hiện: SN 185, SN 1006, SN 1054, SN 1572 (gọi là Sao mới Tycho) và SN 1604 (Sao Kepler). Kể từ năm 1885 định danh có thêm chữ cái đã được sử dụng, ngay cả khi nếu trong năm đó chỉ có 1 siêu tân tinh được phát hiện (ví dụ SN 1885A, SN 1907A, v.v.) – và điều này xảy ra lần cuối cùng với sự kiện SN 1947A. SN (viết tắt cho "SuperNova") là tiền tố chuẩn. Cho đến tận năm 1987, định danh với hai chữ viết hậu tố hiếm khi được sử dụng; tuy nhiên bắt đầu từ năm 1988, định danh siêu tân tinh đã phải cần thiết sử dụng đến nó.
Phân loại
Như là một phần trong nỗ lực tìm hiểu siêu tân tinh, các nhà thiên văn đã phân loại chúng theo đặc trưng của đồ thị đường cong cường độ ánh sáng (light curve) và các vạch quang phổ của các nguyên tố hóa học khác nhau xuất hiện trong phổ điện từ. Nguyên tố đầu tiên dùng cho sự phân loại đó là sự có mặt hay thiếu một vạch quang phổ của hiđrô. Nếu quang phổ của một sự kiện siêu tân tinh có vạch phổ của hiđrô (được biết đến là dãy Balmer ở đoạn bước sóng khả kiến của quang phổ) nó được phân thành Loại II; còn không nó được xếp vào Loại I. Trong mỗi loại này có phân thành các nhóm nhỏ dựa trên sự xuất hiện vạch quang phổ của các nguyên tố khác hoặc hình dạng của đường cong cường độ ánh sáng (đồ thị thể hiện cấp sao biểu kiến của siêu tân tinh theo thời gian).
Siêu tân tinh loại Ia xảy ra ở mọi loại thiên hà mà không thiên về có những vùng hình thành sao, phù hợp với nguồn gốc của chúng từ những quần thể sao có tuổi trung bình hoặc già. Siêu tân tinh loại II chỉ xảy ra trong những vùng hình thành sao nơi tìm thấy các ngôi sao trẻ khối lượng lớn.
Loại I
Siêu tân tinh loại I là loại mà ở quang phổ không xuất hiện vạch phổ của hiđrô. Loại I được chia thành các nhóm con dựa trên đặc điểm quang phổ của chúng, trong đó loại Ia có một vạch hấp thụ mạnh của ion nguyên tử silic. Siêu tân tinh loại I không có vạch phổ rõ ràng này được phân thành loại Ib và Ic, với loại Ib có các vạch phổ mạnh của nguyên tử heli trung hòa và loại Ic không có các vạch này. Đường cong cường độ ánh sáng của các loại có hình dạng tương tự nhau, mặc dù loại Ia nói chung sáng hơn ở thời điểm cường độ đạt cực đại, nhưng đường cong ánh sáng chỉ là thứ yếu trong phân loại siêu tân tinh loại I.
Một số ít sự kiện siêu tân tinh loại Ia thể hiện các đặc điểm bất thường như có độ sáng không bình thường hoặc có đường cong cường độ ánh sáng kéo dài và chúng thường được phân loại theo như sự kiện có đặc điểm tương tự xảy ra lần đầu tiên. Ví dụ, SN 2008ha có độ sáng yếu được phân loại theo như giống với SN 2002cx hoặc loại Ia-2002cx.
Một phần nhỏ các vụ nổ siêu tân tinh loại Ic có đường cong cường độ ánh sáng kéo dài nhiều và trong quang phổ có thêm các vạch phát xạ và là dấu hiệu cho thấy vật chất bắn ra với vận tốc rất lớn. Chúng được nhóm thành loại Ic-BL hoặc Ic-bl.
Loại II
Trong quang phổ siêu tân tinh loại II xuất hiện vạch hiđrô. Loại này cũng được chia thành các loại nhỏ hơn. Trong khi hầu hết siêu tân tinh loại II thể hiện các vạch quang phổ phát xạ phân bố rất rộng mà ám chỉ vận tốc giãn nở của vật chất phóng ra lên tới vài nghìn kilômét trên giây, thì một số khác, ví dụ như SN 2005gl, có đặc điểm vạch quang phổ tương đối hẹp. Chúng được xếp vào loại IIn, trong đó 'n' viết tắt cho 'narrow'.
Một số siêu tân tinh, như SN 1987K và SN 1993J, thể hiện có sự thay đổi: ở thời gian đầu quang phổ của chúng có các vạch hiđrô, nhưng sau đó từ vài tuần đến vài tháng, các vạch quang phổ heli trở lên nổi trội hơn hẳn. Thuật ngữ siêu tân tinh "loại IIb" được sử dụng để miêu tả các vụ nổ có các đặc điểm kết hợp giữa loại II và loại Ib.
Đối với siêu tân tinh loại II thông thường, mà quang phổ chứa đa số vạch hiđrô phân bố rộng và vẫn còn xuất hiện ở giai đoạn cuối của vụ nổ, được phân loại dựa trên hình dáng của đường cong cường độ ánh sáng. Loại phổ biến nhất có đường đồ thị cường độ đi ngang (hay cao nguyên, "plateau") ngay sau khi độ sáng đạt cực đại mà độ sáng biểu kiến gần như không thay đổi trong nhiều tháng trước khi bắt đầu mờ dần. Chúng được phân thành loại II-P khi có đặc điểm cao nguyên này (plateau). Ít phổ biến hơn là siêu tân tinh loại II-L mà không có đường cao nguyên (palteau) đặc trưng này. Chữ "L" viết tắt của "linear" (tuyến tính) mặc dù đường cong cường độ ánh sáng không thực sự là một đường thẳng.
Những siêu tân tinh có quang phổ không phù hợp với những loại trên được phân vào nhóm dị thường, hay viết tắt là 'pec'.
Loại III, IV và V
Fritz Zwicky đã định nghĩa thêm một số loại siêu tân tinh, mặc dù ông dựa trên một số rất ít các sự kiện có tham số mà không khớp thỏa đáng với siêu tân tinh loại I hoặc loại II. SN 1961i ở thiên hà NGC 4303 là loại nguyên mẫu và cho tới nay là sự kiện duy nhất trong nhóm siêu tân tinh loại III, có đặc trưng đường cong cường độ ánh sáng mở rộng cực đại và các vạch hiđrô trong dãy Balmer phân bố rộng xuất hiện chậm theo thời gian trong quang phổ quan sát được. SN 1961f ở thiên hà NGC 3003 là loại nguyên mẫu và cho tới nay là sự kiện duy nhất trong nhóm siêu tân tinh loại IV, với đường cong cường độ ánh sáng giống tương tự như của siêu tân tinh loại II-P, nhưng xuất hiện các vạch phổ hấp thụ hiđrô còn các vạch phổ phát xạ hiđrô lại rất yếu. Loại V được sử dụng cho sự kiện SN 1961V thuộc thiên hà NGC 1058, một siêu tân tinh mờ bất thường hoặc có thể đây là vụ nổ giả siêu tân tinh (supernova impostor) với tiến trình sáng lên chậm và đạt cực đại trong vài tháng, cùng với quang phổ phát xạ thu được bất thường. Tính chất tương tự của SN 1961V đối với sự kiện Bùng phát lớn ở hệ sao Eta Carinae (Eta Carinae Great Outburst) đã được các nhà thiên văn chú ý tới. Siêu tân tinh trong thiên hà M101 (năm 1909) và M83 (năm 1923 và 1957) cũng từng được đề xuất xếp vào siêu tân tinh loại IV hoặc loại V.
Ngày nay các loại kể trên có thể được xếp vào nhóm siêu tân tinh loại II dị thường, mà trong đó đã khám phá thêm nhiều sự kiện được phân loại vào nhóm này, mặc dù cuộc tranh luận liệu SN 1961V có thực sự là siêu tân tinh theo sau vụ bùng phát của sao khổng lồ xanh biến đổi sáng (Luminous blue variable star outburst) hay đây là sự kiện giả siêu tân tinh.
Các mô hình hiện nay
Các mã hiệu phân loại cho một siêu tân tinh ở trên có tính chất phân loại một cách tự nhiên: số loại miêu tả ánh sáng quan sát từ siêu tân tinh mà không cần thiết phản ánh nguyên nhân gây ra vụ nổ. Ví dụ, siêu tân tinh loại Ia tạo bởi sự kích hoạt bất thình lình phản ứng tổng hợp hạt nhân vượt giới hạn nhiệt ở sao lùn trắng, trong khi với kiểu quang phổ tương tự siêu tân tinh loại Ib/c hình thành bởi sự suy sụp hấp dẫn ở lõi sao Wolf–Rayet khối lượng lớn. Các đoạn sau tóm tắt các mô hình được cho là giải thích phù hợp nhất về các vụ nổ siêu tân tinh.
Phản ứng vượt giới hạn nhiệt
Một sao lùn trắng khi tích tụ đủ vật chất từ một sao đồng hành thì nhiệt độ trong lõi của nó sẽ đạt tới mức đủ để kích hoạt phản ứng tổng hợp cacbon, ở điểm trải qua phản ứng tổng hợp hạt nhân vượt giới hạn nhiệt, phá hủy hoàn toàn ngôi sao gốc. Có ba khả năng miêu tả bằng lý thuyết cho vụ nổ này: hoặc là sự bồi tụ ổn định vật chất từ ngôi sao đồng hành, hoặc hai sao lùn trắng va chạm, hoặc sự bồi tụ khiến kích hoạt phản ứng hạt nhân ở lớp vỏ của sao. Cơ chế nào nổi bật và chiếm chủ yếu trong ba cơ chế miêu tả siêu tân tinh loại Ia vẫn còn chưa được biết rõ ràng. Mặc dù chưa biết cụ thể siêu tân tinh loại Ia được tạo ra như thế nào, các siêu tân tinh loại Ia có những tính chất rất đồng đều và chúng có ích để làm những ngọn nến chuẩn trong xác định khoảng cách đến các thiên hà. Cũng cần phải thực hiện một số hiệu chuẩn để bù lại cho sự thay đổi dần dần trong tính chất hoặc độ sáng bất thường ở những tần số khác nhau của những siêu tân tinh có độ dịch chuyển đỏ cao và cho những biến thiên nhỏ trong độ sáng xác định từ đường cong cường độ ánh sáng hoặc từ quang phổ.
Loại la thông thường
Có một vài tiến trình dẫn đến sự hình thành siêu tân tinh loại Ia, nhưng đằng sau những tiến trình này thì chúng có chung một cơ chế. Nếu một sao lùn trắng chứa cacbon-oxy bồi tụ đủ vật chất đạt tới giới hạn Chandrasekhar vào khoảng 1,44 lần khối lượng Mặt Trời (M) (đối với ngôi sao không quay), nó sẽ không còn chịu được sức nặng bản thân duy trì bởi áp suất lượng tử của electron và bắt đầu sụp đổ. Tuy nhiên, quan điểm hiện nay cho rằng giới hạn này bình thường không đạt tới được; sự gia tăng nhiệt độ và mật độ bên trong lõi đã bắt đầu kích hoạt phản ứng tổng hợp hạt nhân khi khối lượng sao tiệm cận tới giới hạn khối lượng (trong vòng nhỏ hơn 1%), trước khi bắt đầu sự sụp đổ.
Trong vòng vài giây, một lượng đáng kể vật chất trong sao lùn trắng tham gia vào phản ứng tổng hợp hạt nhân, giải phóng năng lượng (cỡ 1–) đủ để biến nó thành vụ nổ siêu tân tinh. Một đợt sóng xung kích được hình thành lan tỏa ra bên ngoài, với vận tốc đạt tới 5.000–20.000 km/s, hay gần bằng 3% tốc độ ánh sáng. Cường độ sáng phát ra cũng tăng lên đáng kể, đạt tới cấp sao tuyệt đối có giá trị −19,3 (hay sáng gấp 5 lần so với Mặt Trời), với biến thiên tương đối nhỏ.
Mô hình miêu tả cho sự hình thành của loại siêu tân tinh này đó là hệ sao đôi có quỹ đạo hẹp. Sao lớn hơn trước tiên trải qua bước tiến hóa ra khỏi sao trong dãy chính và thể tích nở rộng trở thành sao khổng lồ đỏ. Hai sao lúc này bao chung bởi một khối khí, khiến cho quỹ đạo của chúng dần dần bị thu hẹp lại. Ngôi sao khổng lồ tiếp đến đẩy ra hầu hết lớp vỏ khí ngoài cùng của nó, khối lượng mất đi cho đến khi lõi sao không còn đủ mật độ và nhiệt độ giảm xuống khiến phản ứng tổng hợp hạt nhân dừng lại. Ở thời điểm này nó trở thành một sao lùn trắng, thành phần chứa chủ yếu cacbon và oxy. Cuối cùng ngôi sao thứ hai cũng tiến hóa khỏi dãy chính để trở thành sao khổng lồ đỏ. Vật chất từ sao khổng lồ bị hút về phía sao lùn trắng ở gần, khiến cho khối lượng của nó tăng dần lên. Mặc dù những nét chủ yếu của mô hình cơ bản này được đông đảo các nhà vật lý thiên văn chấp nhận, nhưng chi tiết chính xác cho sự khởi phát và tạo thành các nguyên tố nặng trong vụ nổ vẫn còn chưa được rõ ràng.
Siêu tân tinh loại Ia đi kèm với một đường cong cường độ ánh sáng rất đặc trưng – đường cong biểu diễn cường độ sáng theo sau vụ nổ. Độ sáng này có nguồn gốc từ các giai đoạn phân rã phóng xạ của Ni-56 trở thành Co-56 rồi đến Fe-56. Các siêu tân tinh Ia loại thông thường có đỉnh nhọn cực đại trong đường cong cường độ ánh sáng rất giống nhau, đạt tới cấp sao tuyệt đối cỡ −19,3. Đặc điểm này cho phép các nhà thiên văn sử dụng siêu tân tinh như là một ngọn nến chuẩn thứ hai dùng để đo khoảng cách đến các thiên hà chứa chúng.
Loại Ia khác thường
Mô hình khác giải thích sự hình thành của siêu tân tinh loại Ia là sự va chạm sáp nhập của hai sao lùn trắng, với khối lượng kết hợp lại trong thời gian ngắn vượt giới hạn Chandrasekhar. Có rất nhiều tính chất biến thiên trong kiểu sự kiện này, trong nhiều trường hợp có thể không có vụ nổ siêu tân tinh và khả năng chúng sẽ có đường cong cường độ ánh sáng rộng hoặc hẹp hơn sơ với siêu tân tinh loại Ia thông thường.
Siêu tân tinh loại Ia sáng bất thường được cho là xảy ra khi sao lùn trắng đã sẵn có khối lượng lớn hơn giới hạn Chandrasekhar limit, có khả năng nhờ sự bất đối xứng trong hình dạng của nó, nhưng vật liệu phóng ra sẽ ít hơn động năng thông thường.
Không có sự phân chia loại con chính thức cho các siêu tân tinh loại Ia khác thường. Một số nhà thiên văn đã thử đề xuất ra một nhóm siêu tân tinh có độ sáng yếu hơn mà xảy ra ở một sao lùn trắng bồi tụ khí heli thành loại Iax. Loại siêu tân tinh này có thể không phải luôn phá hủy hoàn toàn sao lùn trắng gốc ban đầu và có thể để lại một sao thây ma (zombie star).
Một loại siêu tân tinh loại Ia khác thường đặc biệt khi ở quang phổ có xuất hiện vạch phát xạ của hiđrô cùng những nguyên tố khác, tạo ra quang phổ có dạng hỗn hợp giữa loại Ia bình thường và loại IIn. Ví dụ như ở SN 2002ic và SN 2005gj. Những siêu tân tinh này còn được phân loại thành loại Ia/IIn, loại Ian, loại IIa và loại IIan.
Suy sụp lõi
Các ngôi sao khối lượng lớn có thể trải qua sụp đổ lõi khi phản ứng tổng hợp hạt nhân không còn tỏa ra đủ năng lượng để duy trì nhiệt trong sao cân bằng với trọng lượng bản thân của nó; vượt qua giới hạn này là nguyên nhân gây ra vụ nổ mọi loại siêu tân tinh trừ siêu tân tinh loại Ia. Sự sụp đổ phóng ra dữ dội lớp vật chất ở ngoài cùng tạo thành siêu tân tinh, hoặc giải phóng năng lượng thế năng hấp dẫn có thể không đủ và ngôi sao có thể suy sụp trực tiếp thành lỗ đen hoặc sao neutron với ít năng lượng tỏa ra ngoài.
Có một vài nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hấp dẫn: quá trình bắt giữ electron ở các hạt nhân trung hòa giàu proton; khối lượng ngôi sao vượt giới hạn Chandrasekhar; mất ổn định sinh cặp hạt electron - positron; hoặc bởi sự quang phân rã (photodisintegration). Khi lõi một ngôi sao khối lượng lớn phát triển thành một lõi sắt có khối lượng lớn hơn giới hạn Chandrasekhar, nó sẽ không còn tự chống đỡ được khối lượng bản thân nhờ áp suất thoái hóa electron và sẽ tiếp tục sụp đổ thành sao neutron hoặc lỗ đen. Quá trình hạt nhân magnesi bắt giữ electron bên trong một lõi sao thoái hóa chứa O/Ne/Mg gây ra sụp đổ hấp dẫn đi theo sau bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân oxy bùng nổ cũng cho những kết quả rất giống nhau tương tự. Phản ứng sinh cặp hạt electron-positron từ các tia gamma năng lượng cao, xảy ra trong một lõi sao lớn sau khi đã đốt cháy hết hạt nhân heli, làm giảm áp suất nhiệt động lực học gây ra kích hoạt vụ sụp đổ và tiếp đó là phản ứng vượt giới hạn nhiệt, tạo thành sự kiện siêu tân tinh có nguyên nhân từ sự bất ổn định sinh cặp (pair-instability supernova). Một lõi sao đủ lớn và nóng có thể tạo ra các tia gamma năng lượng cao để kích hoạt phản ứng quang phân rã trực tiếp, dẫn đến sự sụp đổ lõi sao.
Bảng bên dưới liệt kê các nguyên nhân gây ra sự suy sụp lõi ở các sao khối lượng lớn, loại sao mà chúng sẽ xuất hiện và loại tàn tích mà vụ nổ sẽ tạo ra. Độ kim loại trong thiên văn học là tỷ lệ các nguyên tố khác ngoài hiđrô và heli, được so sánh với của Mặt Trời. Khối lượng ban đầu của ngôi sao là khối lượng vào giai đoạn nó mới hình thành, được cho bằng số lần khối lượng Mặt Trời, mặc dù khối lượng ở thời điểm xảy ra vụ nổ siêu tân tinh có thể thấp hơn nhiều.
Siêu tân tinh loại IIn không được liệt kê ở bảng dưới đây. Chúng có khả năng tạo ra nhiều loại suy sụp lõi từ các ngôi sao gốc khác nhau, thậm chí là phản ứng kích hoạt sao lùn trắng dẫn đến siêu tân tinh loại Ia, mặc dù dường như tất cả loại IIn sẽ bắt đầu sụp đổ từ một lõi sao chứa sắt ở các sao siêu khổng lồ hoặc cực siêu khổng lồ (bao gồm các sao khổng lồ xanh biến đổi, LBV, luminous blue variable star). Chúng được đặt tên theo các vạch quang phổ hẹp (narrow) bởi vì vụ nổ siêu tân tinh loại IIn phóng vật chất vào một đám mây liên sao đậm đặc và quang phổ thu được là quang phổ hấp thụ của vật chất trong đám mây. Dường như một tỷ lệ lớn các siêu tân tinh loại IIn thực sự là các sự kiện giả siêu tân tinh (supernova impostor), xuất phát từ những vụ phun trào mạnh của các sao siêu khổng lồ xanh biến đổi (LBV]) tương tự như sự kiện Phun trào lớn ở Eta Carinae. Trong những sự kiện này, vật chất phóng ra trước đó từ ngôi sao tạo ra những vạch quang phổ hấp thụ mảnh và tạo ra làn sóng xung kích khi nó tương tác với vật chất bắn ra từ những đợt phun trào sau mới hơn.
Khi nhiệt độ ở bên trong lõi một ngôi sao lớn không còn đủ để cân bằng với khối lượng bản thân của nó, ngôi sao sụp đổ vào trong với vận tốc đạt tới 70.000 km/s (0,23c), làm mật độ và nhiệt độ bên trong tăng lên nhanh chóng. Quá trình nào tiếp theo phụ thuộc vào khối lượng và cấu trúc của lõi đang suy sụp, với lõi thoái hóa khối lượng thấp sẽ hình thành lên sao neutron, trong khi lõi thoái hóa khối lượng cao hầu như sẽ hình thành lên lỗ đen và các lõi chưa thoái hóa trải qua phản ứng nhiệt hạt nhân vượt giới hạn (thermal runaway fusion).
Sự sụp đổ ban đầu của lõi thoái hóa được gia tốc bởi phân rã beta, phản ứng quang phân rã hạt nhân và sự bắt giữ electron, tạo thành một chớp các neutrino electron. Khi mật độ tiếp tục tăng, sự phát xạ neutrino bị dừng lại khi chúng bị bẫy ở sâu bên trong lõi. Khi lõi trong cùng đạt tới đường kính 30 km và mật độ cao tương đương với mật độ của hạt nhân nguyên tử, lúc đó áp suất thoái hóa neutron (một hiệu ứng của cơ học lượng tử) sẽ làm dừng vụ sụp đổ. Nếu khối lượng của lõi cao hơn thì áp suất thoái hóa neutron không đủ để ngăn chặn thế năng hấp dẫn và trực tiếp hình thành lỗ đen mà không có vụ nổ siêu tân tinh.
Ở các lõi có khối lượng thấp hơn sự suy sụp bị dừng lại và một lõi neutron mới được hình thành với nhiệt độ ban đầu bằng xấp xỉ 100 tỷ kelvin, cao hơn 6000 lần nhiệt độ bên trong lõi của Mặt Trời. Ở nhiệt độ này, các cặp neutrino-phản neutrino của mọi loại thế hệ được hình thành một cách hiệu quả từ phát xạ nhiệt. Các neutrino nhiệt này có mặt nhiều gấp vài lần so với các neutrino từ sự bắt giữ electron. Khoảng 1046 joule, xấp xỉ 10% khối lượng nghỉ của sao, được chuyển đổi thành các neutrino phát xạ trong 10 giây và là thành phần chính phát ra của sự kiện. Sự ngừng suy sập lõi bất thình lình làm vật chất bật trở lại và tạo ra một sóng xung kích lan ra ở các lõi bên ngoài trong vòng vài miligiây khi năng lượng bị mất đi bởi quá trình phân tách các nguyên tố nặng. Một quá trình cần thiết cho phép các lớp bên ngoài lõi tái hấp thụ khoảng 1044 joule (1 foe) từ xung neutrino, tạo ra độ sáng biểu kiến, mặc dù cũng có những lú thuyết khác giải thích về năng lượng của vụ nổ.
Một số vật chất ở lớp bên ngoài rơi trở lại sao neutron và tại các lõi sao có khối lượng ban đầu bằng lượng vật chất rơi trở lại đủ để hình thành lên lỗ đen. Sự rơi trở lại này sẽ giả thiểu động năng được hình thành và khối lượng vật liệu phóng xạ đẩy ra bên ngoài, nhưng ở một số tình huống nó cũng tạo ra các tia tương đối tính với kết quả là xuất hiện chớp tia gamma hoặc một vụ nổ siêu tân tinh sáng khác thường.
Quá trình suy sụp hấp dẫn ở các lõi chưa thoái hóa sẽ kích hoạt tiếp các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Khi suy sụp lõi được kích hoạt bởi sự bất ổn định sinh cặp electron-positron, phản ứng tổng hợp hạt nhân oxy bắt đầu xảy ra và có thể làm dừng lại sự suy sụp. Đối với lõi sao có khối lượng , quá trình sụp đổ dừng lại và ngôi sao vẫn còn nguyên vẹn, nhưng quá trình sụp đổ lõi sẽ tiếp tục trở lại khi một lõi mới lớn hơn được hình thành. Đối với lõi bằng khoảng , phản ứng tổng hợp hạt nhân oxy và của các hạt nhân nặng hơn xảy ra rất mạnh mẽ khiến cho toàn bộ ngôi sao bị phá hủy, dẫn đến sự kiện siêu tân tinh. Ở phạm vi giới hạn trên của khối lượng, vụ nổ siêu tân tinh có độ sáng cực kỳ cao và kéo dài rất lâu do bởi lượng 56Ni giải phóng lên tới vài lần khối lượng Mặt Trời. Đối với những lõi có khối lượng thậm chí cao hơn, nhiệt độ bên trong lõi đủ cao để xảy ra phản ứng quang phân rã hạt nhân và lõi sao suy sụp hoàn toàn thành lỗ đen.
Loại II
Các ngôi sao với khối lượng ban đầu nhỏ hơn 8 lần khối lượng Mặt Trời không bao giờ phát triển thành một lõi đủ lớn để dẫn tới quá trình suy sụp hấp dẫn và chúng tiến hóa theo con đường khác khi mất đi bầu khí quyển và trở thành sao lùn trắng. Các sao với khối lượng ít nhất bằng (và có thể phải từ ) tiến hóa theo tiến trình phức tạp, lần lượt đốt hạt nhân các nguyên tố nặng hơn ở những mức nhiệt độ nóng hơn bên trong lõi của nó. Ngôi sao trở thành có cấu trúc giống như một củ hành, với các hạt nhân càng dễ tổng hợp thì phản ứng xảy ra ở những vỏ lớn hơn (tương ứng với hạt nhân nhẹ hơn). Mặc dù được miêu tả phổ biến như là cấu trúc củ hành với một lõi sắt ở trong cùng, những lõi tiền siêu tân tinh với khối lượng thấp nhất chỉ chứa oxy-neon(-magnesi). Các sao tiệm cận nhánh khổng lồ (Asymptotic giant branch, trong biểu đồ Hertzsprung-Russell) có thể hình thành lên phần lớn các siêu tân tinh suy sụp lõi, mặc dù các siêu tân tinh ít sáng hơn và ít gặp hơn cũng đã được quan sát từ những sao gốc có khối lượng lớn hơn.
Nếu lõi suy sụp xuất hiện trong giai đoạn siêu khổng lồ khi ngôi sao vẫn còn có một lớp bao hiđrô, kết quả dẫn đến vụ nổ siêu tân tinh loại II. Tốc độ mất khối lượng cho sự phát sáng của sao phụ thuộc vào độ kim loại và độ sáng của nó. Những sao cực kỳ sáng với độ kim loại gần bằng của Mặt Trời sẽ mất toàn bộ hiđrô trước khi lõi của nó suy sụp và do đó sẽ không hình thành siêu tân tinh loại II. Với độ kim loại thấp hơn, mọi sao sẽ tới giai đoạn lõi suy sụp kèm theo một lớp bao hiđrô nhưng ở các sao có khối lượng đủ lớn thì nó sẽ suy sụp hấp dẫn trực tiếp thành lỗ đen mà không tạo thành siêu tân tinh phát ra ánh sáng.
Các ngôi sao với khối lượng ban đầu bằng 90 lần khối lượng Mặt Trời, hoặc thấp hơn một chút với độ kim loại cao, được dự đoán sẽ cho siêu tân tinh loại II-P mà chính là loại thường quan sát thấy nhất. Ở độ kim loại từ mức trung bình đến cao, các ngôi sao ở phạm vi khối lượng giới hạn trên sẽ mất hầu hết hiđrô khi suy sụp lõi xảy ra và kết quả cho siêu tân tinh loại II-L. Ở độ kim loại rất thấp, các sao khối lượng xung quanh sẽ tới thời điểm sụp đổ lõi bởi sự mất ổn định cặp hạt electron-positron trong khi chúng vẫn còn bầu khí quyển chứa hiđrô và một lõi chứa hạt nhân oxy và kết quả cho vụ nổ siêu tân tinh loại II đặc trưng với một lượng lớn 56Ni bị bắn ra và độ sáng cao.
Loại Ib và Ic
Các siêu tân tinh này, giống như loại II, là những ngôi sao khối lượng lớn trải qua vụ sụp đổ lõi. Tuy nhiên chúng trở thành các siêu tân tinh loại Ib và Ic vì chúng đã mất hết lớp bao khí quyển chứa hiđrô bởi gió sao mạnh hoặc bởi tương tác với sao đồng hành. Các sao này được biết đến là các sao Wolf–Rayet và chúng xuất hiện có độ kim loại từ trung bình đến cao và gió sao thổi mạnh liên tục gây ra tốc độ mất mát khối lượng lớn đáng kể. Các quan sát siêu tân tinh loại Ib/c không khớp với dữ liệu thu thập được hoặc dự định mà sẽ xảy ra đối với sao Wolf–Rayet và có những cách giải thích khác cho loại suy sụp lõi sao này bao gồm ngôi sao đã bị tước đi lớp hiđrô bởi tương tác với ngôi sao đồng hành. Mô hình hệ sao đôi cho kết quả dự đoán khớp tốt hơn với siêu tân tinh quan sát thực sự, với điều kiện là chưa từng quan sát được hệ sao đôi heli phù hợp nào. Vì một siêu tân tinh có thể xảy ra bất cứ khi nào khối lượng của ngôi sao ở thời điểm suy sụp lõi là đủ thấp mà không gây ra sự sụp đổ sâu hơn thành hố đen, bất kỳ một ngôi sao khối lượng lớn nào tiến hóa đưa đến vụ nổ siêu tân tinh nếu nó mất khối lượng đáng kể trước khi xảy ra suy sụp hấp dẫn lõi.
Siêu tân tinh loại Ib xuất hiện phổ biến hơn và có nguồn gốc từ các sao Wolf–Rayet loại WC mà vẫn còn lớp khí quyển heli. Đối với một phạm vi hẹp khối lượng, các sao tiến hóa lâu thêm trở thành sao WO và chúng có rất ít heli còn lại trước khi đạt tới suy sụp lõi. Các sao này được cho là các sao gốc của siêu tân tinh loại Ic.
Một vài phần trăm siêu tân tinh loại Ic xảy ra đi kèm vớ chớp gamma (GRB), mặc dù các nhà thiên văn cũng tin rằng bất kỳ một siêu tân tinh loại Ib hoặc Ic nào mà đã mất hiđrô cũng có thể tạo ra GRB, phụ thuộc vào cấu trúc hình học của vụ nổ. Cơ chế phát ra các chớp GRB là bởi các tia vật chất tác động bởi từ trường mạnh của sao từ quay rất nhanh hình thành sau vụ suy sụp lõi sao. Chùm tia cũng truyền năng lượng vào lớp vỏ đang giãn nở ra bên ngoài sau vụ nổ, tạo thành siêu tân tinh siêu sáng (super-luminous supernova).
Siêu tân tinh từ ngôi sao đã bị tước gần hết lớp bao ngoài lõi (ultra-stripped supernovae) xảy ra khi một ngôi sao phát nổ mà trước đó đã bị mất hầu hết lớp bao vật chất bên ngoài lõi kim loại, chủ yếu bởi quá trình truyền vật chất sang ngôi sao đồng hành bên cạnh có quỹ đạo ngắn. Kết quả là có rất ít vật chất giải phóng từ ngôi sao phát nổ (~0.1 MSun). Trong trường hợp cực biên nhất, siêu tân tinh loại này có thể xảy ra đối với một lõi sắt trần trụi, có khối lượng chỉ cao hơn một chút so với giới hạn Chandrasekhar. SN 2005ek là một ví dụ đã được quan sát cho trường hợp siêu tân tinh phát nổ từ ngôi sa đã bị mất gần hết vật chất bao bên ngoài lõi, với độ sáng khá mờ và đường cong cường độ ánh sáng trên đồ thị nhanh chóng tiêu giảm. Bản chất các siêu tân tinh loại này có thể là ở cả suy sụp hấp dẫn lõi sắt và quá trình bắt giữ electron, tùy thuộc vào khối lượng của lõi sao sụp đổ.
Siêu tân tinh hỏng
Sự suy sụp lõi ở một số ngôi sao khối lượng lớn có thể không hình thành siêu tân tinh trong bước sóng khả kiến. Mô hình chính cho nguyên nhân này đó là một lõi sao có khối lượng đủ lớn mà động năng không đủ để đảo ngược sự rơi về lõi của lớp vật chất bao bên ngoài dẫn tới sự hình thành lỗ đen. Những sự kiện kiểu này khó phát hiện, nhưng theo kết quả một cuộc khảo sát trên diện rộng đã phát hiện được một số ứng cử viên tiềm năng. Sao siêu khổng lồ đỏ N6946-BH1 trong thiên hà NGC 6946 trải qua vụ bùng phát vừa phải trong tháng 3 năm 2009, trước khi mờ đi khỏi vùng quan sát. Chỉ có một nguồn hồng ngoại mờ còn phát hiện được ở vị trí ngôi sao.
Biểu đồ cường độ ánh sáng
Có một câu hỏi mang tính lịch sử về nguồn gốc năng lượng nào giúp duy trì sự phát sáng quang học ở siêu tân tinh trong hàng tháng. Mặc dù năng lượng từ mỗi loại siêu tân tinh phát ra trong một thời gian ngắn, đường cong cường độ ánh sáng hầu hết chiếm bởi sự làm nóng bằng phóng xạ hạt nhân đối với vật chất bắn ra đang giãn nở ở giai đoạn sau. Một số nhà thiên văn coi năng lượng từ chùm tia phát ra bởi sao xung ở trung tâm là nguồn cấp cho ánh sáng muộn này. Các khí phóng ra từ vụ nổ sẽ mờ đi nhanh chóng nếu không có nguồn năng lượng giữ chúng tiếp tục nóng. Một cơ chế khác là các khí phóng ra chứa những hạt nhân có tính phóng xạ mạnh, mà hiện nay được biết đến là đúng đối với hầu hết các siêu tân tinh, đã được đề cập tính toán đầu tiên dựa trên cơ sở của lý thuyết tổng hợp hạt nhân vào cuối thập niên 1960. Cho đến tận khi SN 1987A được quan sát trực tiếp với các tia gamma là đặc trưng không thể nhầm lẫn của các hạt nhân phóng xạ chính phóng ra từ vụ nổ.
Bằng cách quan sát trực tiếp mà các nhà thiên văn học biết rằng phần lớn đường cong cường độ ánh sáng (vẽ trên biểu đồ độ sáng theo thời gian) đo sau khi xuất hiện siêu tân tinh loại II, ví dụ như của SN 1987A, được giải thích bằng quá trình phân rã của các hạt nhân phóng xạ. Mặc dù bức xạ phát sáng có chứa các photon với năng lượng trong phổ khả kiến, năng lượng phóng xạ đã bị hấp thụ bởi khí bắn ra và lớp khí này giữ cho tàn tích siêu tân tinh đủ nóng để phát xạ ánh sáng. Quá trình phân rã phóng xạ của 56Ni thành các hạt nhân con 56Co rồi đến 56Fe tạo ra các photon tia gamma, chủ yếu có năng lượng bằng 847keV và 1238keV, mà bị hấp thụ và là nguồn nung nóng chủ yếu và do vậy làm sáng vật chất phóng ra ở thời điểm trung bình (sau vài tuần) cho đến lúc cuối (sau vài tháng) siêu tân tinh. Năng lượng đối với đỉnh cực đại của đường cong cường độ ánh sáng của SN1987A được cung cấp bởi sự phân rã của 56Ni thành 56Co (thời gian bán rã 6 ngày) trong khi năng lượng cho giai đoạn sau của đường cong ánh sáng lại khớp đặc biệt rất gần với sự phân rã của 56Co (thời gian bán rã 77,3 ngày) thành 56Fe. Những đo lường về sau bằng các kính thiên văn không gian tia gamma về phần nhỏ của tia gamma 56Co và 57Co thoát ra từ tàn tích của SN 1987A mà không có sự hấp thụ đã xác nhận tiên đoán trước đó về hai hạt nhân phóng xạ này là nguồn cấp năng lượng chính cho bức xạ ánh sáng muộn.
Đường cong cường độ ánh sáng biểu kiến của các loại siêu tân tinh khác nhau tất cả phụ thuộc vào thời điểm cuối của sự làm nóng bởi hạt nhân phóng xạ, nhưng chúng cho hình dạng và biên độ biến đổi đang dạng bởi vì cơ chế nằm sau ở mỗi vụ nổ siêu tân tinh, cách mà bức xạ khả kiến được tạo ra, kỷ nguyên quan sát nó và mức độ trong suốt của vật liệu giải phóng ra. Đường cong ánh sáng có thể rất khác nhau tại những bước sóng khác nhau. Ví dụ, tại bước sóng tử ngoại có một đỉnh chiếu sáng cực mạnh diễn ra chỉ trong vài giờ tương ứng với sự xuyên thủng của làn sóng xung kích phát ra từ vụ nổ ban đầu, nhưng sự xuyên thủng này rất khó xác định trong bước sóng khả kiến.
Đồ thị cường độ ánh sáng của mỗi siêu tân tinh loại Ia rất đồng đều, với sự giống nhau trong cấp sao tuyệt đối cực đại và độ dốc nghiêng xuống của đoạn đường cong ánh sáng. Năng lượng quang học phát ra được cấp bởi quá trình phân rã phóng xạ của hạt nhân niken-56 (thời gian bán rã 6 ngày), mà sau đó phân rã thành coban-56 (thời gian bán rã 77 ngày). Các đồng vị phóng xạ này kích thích vật chất ở môi trường xung quanh trở lên nóng sáng. Nghiên cứu siêu tân tinh và vũ trụ học hiện nay dựa trên hoạt động phân rã phóng xạ của 56Ni mang lại năng lượng cho độ sáng quang học của siêu tân tinh loại Ia, mà là "ngọn nến chuẩn" của vũ trụ học nhưng các kết quả nghiên cứu mức năng lượng phóng xạ tia gamma 847keV và 1238keV chỉ mới thực hiện được lần đầu tiên vào năm 2014 nhờ quan sát SN 2014J. Những pha ban đầu tại đoạn đường cong cường độ ánh sáng nghiêng dốc xuống khi kích thước hữu hiệu của mặt cầu ánh sáng giảm và vùng bẫy bức xạ điện từ đã tiêu tan. Đường cong ánh sáng tiếp tục nghiêng xuống ở kênh B trong khi nó thể hiện ra một đoạn thẳng nhỏ trong bước sóng khả kiến ở thời điểm 40 ngày sau, nhưng đây chỉ là dấu hiện cho đỉnh cực đại thứ hai xảy ra trong bước sóng hồng ngoại khi một số các nguyên tố nặng bị ion hóa tái kết hợp lại để tạo thành bức xạ hồng ngoại và vật chất bắn ra trở lên trong suốt đối với bước sóng này. Đường cong ánh sáng biểu kiến tiếp tục đi dốc xuống ở độ nghiêng lớn hơn một chút so với tốc độ phân rã của đồng vị coban phóng xạ (mà có nửa thời gian phân rã lâu hơn và kiểm soát đường cong ánh sáng giai đoạn sau), do bởi vì vật liệu được giải phóng trở lên khuếch tán hơn và ít có khả năng biến đổi năng lượng bức xạ cao thành bức xạ khả kiến. Sau vài tháng, đường cong ánh sáng thay đổi tốc độ giảm một lần nữa khi sự phát xạ positron trở thành nổi trội so với coban-56 còn lại, mặc dù giai đoạn này của đường cong ánh sáng vẫn còn ít được nghiên cứu.
Đường đồ thị cường độ ánh sáng của siêu tân tinh loại Ib và Ic giống cơ bản với của loại Ia mặc dù đỉnh cường độ cực đại thấp hơn. Sự phát xạ quang học một lần nữa là do quá trình phân rã phóng xạ biến đổi thành bức xạ khả kiến, nhưng lượng hạt nhân niken-56 sinh ra có tổng khối lượng nhỏ hơn. Đỉnh cường độ sáng cực đại thay đổi đáng kể và thậm chí thỉnh thoảng độ sáng của siêu tân tinh loại Ib/c cao hoặc thấp hơn vài bậc độ lớn so với giá trị bình thường. Những siêu tân tinh loại Ic sáng nhất được coi như là các hypernova và thường có đường cong cường độ ánh sáng được nới rộng ngoài đặc điểm có đỉnh cường độ ánh sáng rất cao trên biểu đồ. Nguồn gốc của năng lượng siêu lớn như thế được cho là từ những chùm tia tương đối tính phát ra từ sự hình thành của một lỗ đen quay, mà cũng tạo ra chớp tia gamma.
Đường cong cường độ ánh sáng của siêu tân tinh loại II đặc trưng bởi sự giảm chậm hơn so với của siêu tân tinh loại I vào cỡ 0,05 bậc độ lớn trên một ngày, ngoại trừ giai đoạn đường đồ thị đi ngang (plateau). Ánh sáng biểu kiến phát ra cung cấp chủ yếu từ động năng hơn là từ phân rã phóng xạ kéo dài trong vài tháng, bởi sự tồn tại chính yếu của hiđrô trong vật chất bắn ra từ bầu khí quyển của ngôi sao siêu khổng lồ gốc. Ban đầu lớp khí hiđrô này trở lên nóng và bị ion hóa. Đoạn đồ thị cường độ ánh sáng của siêu tân tinh loại II đi ngang tương ứng với giai đoạn các ion hiđrô tái kết hợp trở thành trung hòa, phát ra ánh sáng khả kiến và trở lên trong suốt hơn. Giai đoạn tiếp theo đường cong cường độ ánh sáng nghiêng dốc xuống là do bởi quá trình phân rã phóng xạ mặc dù diễn ra chậm hơn so với siêu tân tinh loại I, bởi vì sự hiệu quả của quá trình chuyển đổi năng lượng thành ánh sáng của tất cả hiđrô.
Ở loại II-L không có đoạn đồ thị đi ngang bởi vì ở sao gốc có tương đối ít hiđrô còn lại trong bầu khí quyển của nó, đủ để xuất hiện vạch quang phổ của hiđrô nhưng không đủ để tạo thành giai đoạn đồ thị đi ngang đáng kể trong ánh sáng phát ra. Ở siêu tân tinh loại IIb khí quyển hiđrô của sao gốc gần như đã tiêu tan (được cho là bị tước bởi lực thủy triều của sao đồng hành) do vậy đường cong cường độ ánh sáng gần giống với siêu tân tinh loại I và thậm chí là vạch quang phổ hiđrô biến mất sau vài tuần kể từ vụ nổ.
Ở siêu tân tinh loại IIn được đặc trưng bởi có thêm các vạch quang phổ phát xạ hẹp tạo từ lớp vỏ đậm đặc của vật chất liên sao bao quanh sao gốc. Đồ thị cường độ ánh sáng của loại này nói chung rất mở rộng, thông thường cũng cực kỳ sáng và được coi như là những siêu tân tinh siêu sáng. Các đường cong cường độ ánh sáng được tạo ra bởi quá trình chuyển đổi hữu hiệu cao của động năng vật chất bắn ra thành bức xạ điện từ do tương tác với lớp vỏ vật chất đậm đặc liên sao. Điều này chỉ xảy ra khi vật chất đủ đậm đặc và compact, ám chỉ rằng lớp vỏ vật chất này mới chỉ được tạo ra trong thời gian ngắn bởi sao gốc trước khi nó phát nổ.
Một số lượng lớn siêu tân tinh đã được phân loại và xếp hạng để cung cấp một thước đo chuẩn khoảng cách vũ trụ cũng như làm dữ liệu để kiểm chứng các mô hình lý thuyết. Trên trung bình, các đặc điểm thay đổi theo khoảng cách và loại thiên hà chứa siêu tân tinh, nhưng đa phần là đặc trưng cho từng loại siêu tân tinh.
Ghi chú:
Bất đối xứng
Một câu hỏi tồn tại từ lâu chưa có lời giải đáp xung quanh siêu tân tinh loại II đó là tại sao vật thể compact tàn dư nhận được vận tốc chuyển động tương đối lớn chạy ra xa khỏi trung tâm vụ nổ; các sao xung và do đó là các sao neutron, được quan sát thấy có chuyển động riêng với vận tốc cao và các lỗ đen được cho là cũng có những hành xử tương tự, mặc dù rất khó để quan sát độc lập chúng. Xung lực ban đầu có thể đủ mạnh để đẩy lên một vật có khối lượng lớn hơn 1 lần khối lượng Mặt Trời với vận tốc 500 km/s hoặc lớn hơn. Điều này cho thấy sự giãn nở của vật chất bắn ra theo phương bất đối xứng, nhưng cơ chế trong đó động lượng được truyền sang cho vật thể đặc vẫn còn chưa được sáng tỏ. Các đề xuất giải thích cho sức đẩy này bao gồm sự đối lưu trong quá trình suy sụp sao và sự tạo thành các chùm tia trong quá trình hình thành sao neutron.
Một cách giải thích khác cho sự bất đối xứng này đó là có một vùng đối lưu lớn nằm bao ngoài lõi sao. Sự đối lưu có thể tạo ra những biến đổi trong mật độ tập trung của các nguyên tố, dẫn đến phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra không đều đặn trong quá trình suy sụp, bật nẩy vật chất trở lại và tạo thành lớp vật chất bắn ra bên ngoài.
Một mô hình khác đó là sự bồi tụ vật chất vào sao neutron trung tâm có khả năng tạo ra một đĩa vật chất làm phóng ra các tia ở hai cực đẩy vật chất ra khỏi ngôi sao với vận tốc cao, sau đó các sóng xung kích bật ngược trở lại làm phá hủy hoàn toàn ngôi sao. Những tia này có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình vụ nổ siêu tân tinh. (Một mô hình tương tự như thế được ưu tiên để giải thích cho các chớp gamma dài.)
Các bất đối xứng ban đầu cũng đã được xác nhận có ở siêu tân tinh loại Ia thông qua quan sát. Kết quả này có thể ảnh hưởng tới độ sáng ban đầu của siêu tân tinh loại này khi phụ thuộc vào góc quan sát từ Trái Đất. Tuy nhiên, khối vật chất giãn nở ngày càng trở lên đối xứng hơn theo thời gian. Các bất đối xứng ban đầu xác định được bằng cách đo sự phân cực của ánh sáng phát ra.
Năng lượng phát ra
Mặc dù chúng ta thường nghĩ về siêu tân tinh như là một sự kiện phát ra ánh sáng biểu kiến, bức xạ điện từ chúng phát ra hầu hết chỉ là một hiệu ứng phụ nhỏ. Đặc biệt trong sự kiện siêu tân tinh suy sụp hấp dẫn lõi, bức xạ điện từ phát ra có năng lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng năng lượng của toàn bộ vụ nổ.
Có một sự khác nhau cơ bản giữa mức sản sinh năng lượng trong các loại siêu tân tinh khác nhau. Ở loại Ia với sự phát nổ của sao lùn trắng, phần lớn năng lượng được chuyển vào tổng hợp hạt nhân các nguyên tố nặng và động năng của vật chất bị bắn ra. Ở siêu tân tinh suy sụp lõi, phần lớn năng lượng được chuyển vào quá trình phát xạ neutrino và trong khi một số năng lượng phát ra bởi neutrino cũng là nguồn cung cấp năng lượng duy trì cho độ sáng của siêu tân tinh, có hơn 99%+ neutrino thoát ra khỏi ngôi sao ngay trong những phút đầu tiên sau khi ngôi sao bắt đầu sụp đổ.
Siêu tân tinh loại Ia có được năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân vượt giới hạn nhiệt xảy ra ở sao lùn trắng với thành phần cacbon-oxy. Chi tiết cho sự sản sinh năng lượng mạnh mẽ vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng kết quả cuối cùng là sự phóng ra toàn bộ khối lượng của sao gốc ban đầu với động năng lớn. Khối lượng 56Ni sinh ra gần bằng 0,5 khối lượng Mặt Trời từ phản ứng tổng hợp hạt nhân silic.56Ni là hạt nhân phóng xạ và phân rã thành 56Co theo phản ứng phân rã beta cộng (phát xạ positron với chu kỳ bán rã 6 ngày) và phát xạ tia gamma. Đến lượt 56Co tiếp tục phân rã bằng phát xạ positron với chu kỳ bán rã 77 ngày trở thành hạt nhân 56Fe ổn định. Hai quá trình này là nguồn năng lượng chính cho bức xạ điện từ của siêu tân tinh loại Ia. Kết hợp với mức độ thay đổi độ truyền qua ở lớp vật liệu phóng ra, chúng tạo ra một đường cong cường độ ánh sáng giảm cường độ nhanh chóng.
Trung bình siêu tân tinh suy sụp hấp dẫn lõi có độ sáng điện từ mờ hơn so với siêu tân tinh loại Ia, nhưng tổng năng lượng giải phóng lại cao hơn rất nhiều. Trong những siêu tân tinh loại này, thế năng hấp dẫn được biến đổi thành động năng làm nén và suy sụp lõi sao, ban đầu tạo ra neutrino electron từ sự phân ly của các nucleon, theo sau bởi toàn bộ neutrion nhiệt với cả ba loại hương phát ra từ lõi sao neutron siêu nóng. Các nhà vật lý thiên văn cho rằng khoảng 1% các neutrino này chứa đủ năng lượng nằm ở các lớp bên ngoài lõi sao đủ để gây ra thảm họa sụp đổ lõi, nhưng chi tiết cho quá trình này vẫn chưa được giải thích đầy đủ bằng các mô hình hiện tại. Động năng và lượng niken tạo ra thấp hơn so với siêu tân tinh loại Ia và do đó độ sáng cực đại trong bước sóng khả kiến của siêu tân tinh loại II thấp hơn, nhưng năng lượng từ quá trình làm ion hóa lượng hiđrô còn lại với khối lượng bằng vài lần khối lượng Mặt Trời đóng góp vào sự giảm độ sáng chậm hơn nhiều và tạo ra giai đoạn đường cong cường độ ánh sáng đi ngang (plateau phase) trên đồ thị như ở phần lớn các siêu tân tinh suy sụp lõi.
Ở một số siêu tân tinh suy sụp lõi, vật chất rơi trở lại lỗ đen tạo thành lên hai tia tương đối tinh dẫn đến tạo ra chớp gamma năng lượng lớn trong thời gian ngắn và tiếp tục truyền năng lượng đáng kể vào khối vật chất đã được giải phóng. Đây là một trong những kịch bản giải thích sự hình thành của siêu tân tinh siêu sáng và được cho là cơ chế ở một số vụ nổ hypernova loại Ic và chớp gamma dài. Nếu chùm tia tương đối tính quá ngắn và mờ để xuyên thủng lớp vật chất bao liên sao thì kết quả có thể là một siêu tân tinh với độ sáng thấp và chớp gamma yếu.
Khi một siêu tân tinh xảy ra ở bên trong một đám mây liên sao dày đặc, nó sẽ tạo ra sóng xung kích mà có thể chuyển đổi lượng lớn động năng thành bức xạ điện từ một cách hữu hiệu. Ngay cả khi năng lượng ban đầu ở mức bình thường điển hình sẽ cho siêu tân tinh có độ sáng cao và kéo dài thời gian sáng do nó không phụ thuộc vào thời gian phân rã của các vật liệu phóng xạ nữa. Cơ chế này có thể xảy ra cho siêu tân tinh loại IIn.
Mặc dù siêu tân tinh bất ổn định cặp electron-positron là các siêu tân tinh suy sụp hấp dẫn lõi với đường cong cường độ ánh sáng và quang phổ tương tự như loại II-P, bản chất sau khi lõi suy sụp lại giống nhiều với vụ nổ khổng lồ của siêu tân loại Ia với phản ứng tổng hợp hạt nhân cacbon, oxy, silic vượt giới hạn nhiệt (runaway fusion). Tổng năng lượng giải phóng ở những sự kiện có sao gốc khối lượng lớn nhất là đáng kể so với các loại siêu tân tinh suy sụp lõi khác nhưng sản phẩm neutrino tạo ra được cho là rất thấp, vì động năng và năng lượng bức xạ điện từ giải phóng rất cao. Lõi của những sao này có khối lượng lớn hơn nhiều bất kỳ một sao lùn trắng nào và lượng niken và những nguyên tố phóng xạ khác phóng ra từ vụ nổ có thể cao hơn nhiều bậc độ lớn và hệ quả cho cường độ ánh sáng khả kiến rất cao.
Sao tiền siêu tân tinh
Sơ đồ phân loại siêu tân tinh có liên hệ chặt với loại sao ở thời điểm suy sụp hấp dẫn lõi. Sự xuất hiện của mỗi loại siêu tân tinh phụ thuộc lớn vào độ kim loại và do đó là tuổi của thiên hà chủ.
Siêu tân tinh loại Ia có nguồn gốc từ sao lùn trắng trong hệ đôi và xảy ra ở mọi loại thiên hà. Siêu tân tinh sụp đổ hấp dẫn lõi chỉ được tìm thấy trong các thiên hà hiện tại hoặc gần đây đang trải qua quá trình hình thành sao, vì chúng có nguồn gốc từ những ngôi sao lớn có thời gian hoạt động ngắn. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở các thiên hà xoắn ốc loại Sc, nhưng cũng xuất hiện ở nhánh của các thiên hà xoắn ốc loại khác và ở thiên hà vô định hình, đặc biệt là thiên hà bùng nổ sao.
Các loại Ib/c và II-L và phần lớn loại IIn, siêu tân tinh được cho là chỉ xảy ra từ các ngôi sao có độ kim loại gần bằng với của Mặt Trời dẫn đến sự mất khối lượng lớn từ ngôi sao nặng, do đó chúng ít phổ biến ở các thiên hà xa hơn và già hơn.
Bảng dưới liệt kê các sao tiền siêu tân tinh cho các loại siêu tân tinh suy sụp hấp dẫn lõi chính và ước lượng xấp xỉ tỷ lệ quan sát chúng trong các thiên hà lân cận.
Có một số khó khăn trong việc tương thích giữa mô hình và quan sát tiến hóa sao dẫn đến siêu tân tinh suy sụp lõi. Các sao siêu khổng lồ đỏ được cho là sao tiền siêu tân tinh ở hầu hết các vụ nổ siêu tân tinh suy sụp lõi và chúng đã được quan sát nhưng với khối lượng và độ sáng tương đối thấp, nhỏ hơn tương ứng và 100.000 L. Đa phần không phát hiện được sao tiền siêu tân tinh loại II và phải coi là tương đối mờ và có lẽ khối lượng thấp hơn. Hiện nay có đề xuất cho rằng sao siêu khổng lồ đỏ với khối lượng cao hơn sẽ không phát nổ thành siêu tân tinh, nhưng tiến triển ngược lại thành sao có nhiệt độ nóng hơn. Một vài sao tiền siêu tân tinh loại IIb đã được xác nhận và chúng là các sao siêu khổng lồ loại K và loại G và một sao siêu khổng lồ loại A. Sao siêu khổng lồ vàng hoặc LBV cũng được cho là sao tiền siêu tân tinh loại IIb và hầu hết các loại siêu tân tinh loại IIb đủ gần đã chỉ ra dấu hiệu của các sao tiền siêu tân tinh.
Chỉ cho đến vài thập kỷ trước, các sao siêu khổng lồ không được xem là sẽ phát nổ, nhưng nhờ các quan sát mà đã làm thay đổi quan điểm. Sao siêu khổng lồ xanh lam chiếm tỷ lệ cao ngoài mong đợi về số lượng các sao tiền khởi được xác nhận, một phần vì độ sáng cao của nó và dễ dàng phát hiện, trong khi chưa có một sao Wolf–Rayet từng được xác nhận. Các mô hình đã gặp phải khó khăn trong việc giải thích cách mà sao siêu khổng lồ xanh lam mất đủ khối lượng để đạt tới suy sụp lõi mà không tiến triển sang giai đoạn tiến hóa khác. Một nghiên cứu đã chỉ ra một lộ trình có thể xảy ra đối với sao biến đổi xanh lam sáng mà tiến triển thành sao siêu khổng lồ độ sáng thấp rồi tiến tới suy sụp lõi, mà phần lớn trở thành siêu tân tinh loại IIn. Một vài ví dụ cho các sao tiền khởi nóng sáng của siêu tân tinh loại IIn đã được phát hiện: SN 2005gy và SN 2010jl dường như phát nổ từ những sao khối lượng lớn và sáng, nhưng nằm ở rất xa; và SN 2009ip có sao tiền khởi với độ sáng rất cao mà dường như là một sao biến đổi xanh lam (LBV), nhưng hiện lên là siêu tân tinh bất thường mà bản chất chính xác của nó vẫn gây tranh cãi.
Sao tiền siêu tân tinh loại Ib/c vẫn chưa được phát hiện và những giới hạn về độ sáng có thể của chúng thường thấp hơn so với của các sao WC. Các sao WO cực kỳ hiếm và độ sáng biểu kiến tương đối mờ, do vậy khó có thể nói rằng liệu đang thiếu những sao tiền siêu tân tinh loại này hay là chúng vẫn chưa được phát hiện. Sao tiền siêu tân tinh rất sáng vẫn chưa được phát hiện chắc chắn, mặc dù nhiều siêu tân tinh đã được quan sát nằm ở gần giúp cho chụp ảnh rõ hơn những sao tiền khởi này. Mô hình phân bố số lượng cho thấy các siêu tân tinh loại Ib/c đã quan sát có thể được tái tạo lại bằng tập hợp các sao với những sao khối lượng lớn và những sao đã bị mất lớp bao ngoài bởi tương tác trong hệ đôi. Việc tiếp tục thiếu bằng chứng về sao tiền khởi của siêu tân tinh loại Ib và Ic có thể là do phần lớn các sao khối lượng lớn suy sụp hấp dẫn trực tiếp thành lỗ đen mà không phát sáng ra ngoài. Hầu hết những siêu tân tinh này có nguồn gốc từ các sao heli khối lượng nhỏ hơn và độ sáng yếu hơn trong hệ đôi. Một số nhỏ có thể có nguồn gốc từ các sao khối lượng lớn quay rất nhanh, mà dường như là nguồn gốc cho các sự kiện loại Ic-BL năng lượng cao và đi kèm với các chớp gamma dài.
Tác động đến môi trường liên sao
Nguồn tổng hợp các nguyên tố nặng
Các tiền sao khởi siêu tân tinh được cho là nguồn chính tổng hợp các nguyên tố nặng hơn nitơ. Các nguyên tố này là sản phẩm của các phản ứng tổng hợp hạt nhân cho các hạt nhân tới 34S, bằng quá trình sắp xếp lại phân rã quang silic và giả cân bằng trong quá trình đốt cháy silic cho các hạt nhân từ 36Ar và 56Ni và bằng quá trình bắt neutron nhanh trong giai đoạn suy sụp hấp dẫn lõi siêu tân tinh đối với các nguyên tố nặng hơn sắt. Tổng hợp hạt nhân trong Quá trình đốt cháy silic cho số lượng hạt nhân sản phẩm cao gấp 1000–100.000 lần nhiều hơn so với các đồng vị nặng hơn sắt được tạo ra từ quá trình bắt neutron nhanh (r-process). Siêu tân tinh được cho là một trong các nguồn diễn ra phản ứng tổng hợp hạt nhân bắt neutron nhanh (r-process), trong đó các hạt nhân nặng hơn sắt nhanh chóng bắt neutron tại điều kiện nhiệt độ cao và mật độ neutron cao. Các phản ứng này tạo ra hạt nhân không bền chứa nhiều neutron mà sau đó hạt nhân này nhanh chóng phân rã beta để trở thành các hạt nhân nặng bền hơn. Quá trình r tạo ra một nửa các đồng vị nặng hơn sắt, bao gồm plutonium và uranium. Ngoài ra vàng, bạch kim cùng những nguyên tố nặng hơn sắt cũng có thể được tổng hợp với lượng đáng kể từ vụ va chạm sáp nhập của hai sao neutron. Trong cả hai trường hợp, các phổ kế đặt trên các vệ tinh không gian chỉ xác định được gián tiếp dấu hiệu của vàng như Stephan Rosswog viết "chúng tôi chưa có chứng cứ quang phổ cụ thể về những nguyên tố này đã thực sự được hình thành". Tuy nhiên vào tháng 8 năm 2017, dấu hiệu của các nguyên tố nặng, bao gồm vàng, europium..., đã được phát hiện thông qua các quan sát trong bước sóng điện từ theo sau sự phát hiện sóng hấp dẫn GW170817 từ vụ nổ kilonova của hai sao neutron va chạm sáp nhập. Các mô hình thiên văn vật lý hiện tại tính toán trong một sự kiện hai sao neutron sáp nhập có thể tạo ra europium từ 1 đến 5 lần khối lượng Trái Đất và lượng vàng từ 3 đến 13 lần khối lượng Trái Đất.
Một quá trình khác cũng cung cấp đáng kể lượng các nguyên tố nặng hơn sắt đó là quá trình s xảy ra trong các sao già khổng lồ đỏ AGB, nhưng các nguyên tố này hình thành với tốc độ chậm trong chu kỳ dài và không thể tạo ra các nguyên tố nặng hơn chì.
Vai trò trong tiến hóa sao
Tàn tích của nhiều siêu tân tinh chứa một vật thể đặc và sóng xung kích cùng vật chất bắn ra nhanh đang giãn nở. Đám mây vật chất này quét qua môi trường liên sao lân cận trong giai đoạn giãn nở tự do, mà có thể kéo dài trong hai thế kỷ. Sau đó đợt sóng này trải qua giai đoạn giãn nở đoạn nhiệt và vật chất trong đám mây sẽ nguội dần và hòa trộn vào môi trường liên sao trong thời gian khoảng 10.000 năm.
Vụ Nổ Lớn tạo ra hiđrô, heli và một ít lithium, trong khi tất cả các nguyên tố nặng hơn được tổng hợp trong lõi sao, siêu tân tinh và kilonova. Vụ nổ siêu tân tinh và kilonova có xu hướng làm giàu môi trường liên sao xung quanh bằng các nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli, mà các nhà thiên văn thường gọi chúng dưới một cái tên chung là "kim loại".
Các nguyên tố được giải phóng tiếp tục tham gia vào làm giàu các đám mây phân tử liên sao mà là những vị trí cho quá trình hình thành các hệ sao và hành tinh mới. Do đó, mỗi một thế hệ sao sinh ra về sau có thành phần các nguyên tố trong nó hơi khác một chút so với các sao già, biến đổi từ chỉ có thành phần thuần túy là hiđrô và heli cho đến có chứa nhiều "kim loại" hơn. Siêu tân tinh là cơ chế điển hình trong việc phân phối các nguyên tố nặng, mà chúng được hình thành từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lòng ngôi sao. Mặt khác, sự có mặt với hàm lượng khác nhau của các nguyên tố hình thành lên một ngôi sao có tác động quan trọng tới chu trình tiến hóa của nó và có thể có ảnh hưởng quyết định đến các hành tinh quay quanh ngôi sao này.
Động năng của sóng xung kích từ tàn tích siêu tân tinh có thể kích hoạt sự hình thành sao khi nó làm nén và cô đặc lại các đám mây phân tử trong không gian xung quanh. Ngược lại, sự gia tăng áp suất nhiễu động cũng có thể ngăn cản sự hình thành sao của đám mây nếu như đám mây phân tử thưa thớt không đủ đậm đặc.
Chứng cứ từ các sản phẩm đồng vị phóng xạ thứ cấp chu kỳ bán rã ngắn chỉ ra khả năng có một vụ nổ siêu tân tinh nằm gần đã bổ sung thêm vật chất cho đám mây phân tử chứa hệ Mặt Trời từ lúc hình thành 4,5 tỷ năm trước và thậm chí nó đã kích hoạt sự hình thành Thái Dương hệ.
Ảnh hưởng đến Trái Đất
Một siêu tân tinh được coi là xảy ra gần Trái Đất nếu nó có những ảnh hưởng đáng kể lên sinh quyển của hành tinh. Phụ thuộc vào loại và năng lượng giải phóng từ siêu tân tinh, ước tính khoảng cách tối đa cho một sự kiện là khoảng 3000 năm ánh sáng.Các tia gamma từ siêu tân tinh có thể cảm sinh phản ứng hóa học trong thượng tầng khí quyển biến đổi phân tử nitơ thành nitơ oxide, gây suy giảm tầng ozone khiến bề mặt Trái Đất bên dưới bị phơi nhiễm trực tiếp bức xạ cực tím từ Mặt Trời. Các nhà cổ sinh học đã từng đề xuất cơ chế này là một trong các nguyên nhân gây ra sự kiện tuyệt chủng Ordovic–Silur, làm tiêu diệt khoảng 60% sinh vật sống trong đại dương Trái Đất.
Năm 1996 một nhóm nhà khoa học đã đưa ra lý thuyết về vết tích của siêu tân tinh nằm gần Trái Đất trong lịch sử có thể được phát hiện ngay trên Trái Đất dưới dạng sự có mặt của các đồng vị kim loại trong địa tầng đá. Sự làm giàu đồng vị sắt-60 sau đó được thông báo xuất hiện ở tầng đá dưới đáy sâu của Thái Bình Dương. Năm 2009, mức độ phân bố theo độ sâu của ion nitơrat được tìm thấy ở trong các tầng băng Nam Cực, mà có hai tầng tương ứng với các siêu tân tinh năm 1006 và 1054. Tia gamma từ những vụ nổ siêu tân tinh này có thể đã làm tăng mật độ nitơ oxide, mà sau đó chúng bị lưu trữ ở trong lớp băng.
Siêu tân tinh loại Ia được cho là loại siêu tân tinh nguy hiểm tiềm tàng nhất nếu chúng xuất hiện đủ gần Trái Đất. Bởi vì các siêu tân tinh này xuất hiện bắt đầu từ ánh sáng mờ và sao tiền khởi là những sao lùn trắng trong hệ sao đôi và do vậy dường như một siêu tân tinh có thể ảnh hưởng đến Trái Đất sẽ xảy ra bất ngờ và ở một hệ sao chưa được nghiên cứu kỹ. Ứng cử viên loại này gần nhất là IK Pegasi (xem phần bên dưới). Các ước tính gần đây dự đoán rằng vụ nổ siêu tân tinh loại II xảy ra trong phạm vi 8 parsec (26 năm ánh sáng) có thể phá hủy một nửa tầng ozone của Trái Đất, mặc dù thế không có một sao tiền khởi loại này nằm gần hơn khoảng 500 năm ánh sáng.
Các ứng cử viên trong Ngân Hà
Sự kiện siêu tân tinh tiếp theo ở trong Ngân Hà dường như là sẽ phát hiện được ngay cả khi nó xảy ra ở phía xa bên kia thiên hà. Nhiều khả năng đây là vụ suy sụp hấp dẫn của một sao siêu khổng lồ đỏ không nổi bật và rất có thể rằng nó đã được liệt kê vào danh mục trong những cuộc khảo sát ở bước sóng hồng ngoại như 2MASS. Có một cơ hội nhỏ cho sự kiện suy sụp tiếp theo sẽ được tạo ra bởi một loại sao khối lượng lớn khác như sao siêu kềnh khổng lồ vàng, sao biến quang xanh lam sáng (luminous blue variable), hoặc sao Wolf–Rayet. Xác suất để sự kiện siêu tân tinh tiếp theo là loại Ia từ một sao lùn trắng được tính toán bằng khoảng 1/3 so với của siêu tân tinh suy sụp lõi. Và những sự kiện này có thể quan sát được ở bất cứ vị trí nào chúng xảy ra, nhưng có ít khả năng sao tiền khởi đã được quan sát trước đó. Có thể thậm chí các nhà thiên văn không biết chính xác đặc điểm của hệ sao tiền khởi siêu tân tinh loại Ia và khó phát hiện khi chúng ở xa hơn khoảng cách vài parsec. Tổng tần suất xảy ra siêu tân tinh trong thiên hà của chúng ta ước tính vào khoảng từ 2 đến 12 sự kiện trong một thế kỷ, mặc dù chúng ta đã không thực sự quan sát thấy một sự kiện nào trong vòng vài thế kỷ qua.
Về mặt thống kê, siêu tân tinh tiếp theo dường như sẽ xuất phát từ một sao siêu khổng lồ đỏ không nổi bật và có những khó khăn trong việc xác định được sao siêu khổng lồ nào đang trong những giai đoạn cuối cùng của phản ứng tổng hợp các nguyên tố nặng trong lõi của chúng và ngôi sao còn tỏa sáng trong vòng mấy triệu năm còn lại. Những sao siêu khổng lồ đỏ khối lượng lớn nhất được cho là sẽ tỏa ra bầu khí quyển của chúng và tiến hóa thành sao Wolf–Rayet trước khi tiến tới thời điểm suy sụp hấp dẫn. Mọi sao Wolf–Rayet sẽ kết thúc khỏi chu trình Wolf–Rayet trong một vài triệu năm, nhưng một lần nữa vẫn còn khó để xác định sao nào đang gần thời điểm suy sụp nhất. Có một lớp mà thời gian tiến hóa không nhiều hơn một vài nghìn năm trước khi nó phát nổ đó là sao Wolf–Rayet WO, do lõi heli của chúng đã cạn kiệt. Mới chỉ có 8 sao lớp này được phát hiện và 4 sao trong số chúng thuộc Ngân Hà.
Vài sao nổi tiếng và nằm ở gần đã được nhận định là ứng cử viên siêu tân tinh suy sụp lõi tiềm năng: sao siêu khổng lồ đỏ Antares và Betelgeuse; sao siêu khổng lồ vàng Rho Cassiopeiae; sao biến quang xanh lam sáng Eta Carinae mà đã từng tạo ra một sự kiện giả siêu tân tinh (supernova impostor); và một sao thành viên sáng nhất, thuộc lớp sao Wolf–Rayet, trong hệ sao Gamma Velorum. Các sao khác cũng thu hút được sự chú ý, mặc dù không phải hoàn toàn, khi là các sao tiền siêu tân tinh cho chớp tia gamma; ví dụ WR 104.
Việc phát hiện ra ứng cử viên cho siêu tân tinh loại Ia mang nhiều tính ước đoán hơn. Bất kỳ hệ sao đôi nào có một sao lùn trắng đang bồi đắp vật chất có thể dẫn tới vụ nổ siêu tân tinh mặc dù cơ chế chính xác và khoảng thời gian chờ đợi vẫn còn gây tranh luận. Các hệ này có cấp sao mờ và khó nhận ra, nhưng đối với các sao mới và sao mới tuần hoàn là những hệ thường được coi là những sao tiền khởi của chúng. Một ví dụ là sao U Scorpii. Ứng cử viên siêu tân tinh loại Ia gần nhất được biết đến là sao IK Pegasi (HR 8210), nằm ở khoảng cách 150 năm ánh sáng, nhưng các quan sát gợi ra sẽ phải mất hàng triệu năm nữa trước khi sao lùn trắng bồi đắp đủ vật chất để đạt tới khối lượng tới hạn trước khi phát nổ thành siêu tân tinh loại Ia.
Xem thêm
Ghi chú
Tham khảo
Đọc thêm
A popular-science account.
An article describing spectral classes of supernovae.
A good review of supernova events.
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
Supernova produces cosmic rays - Siêu tân tinh sản sinh tia vũ trụ BBC 4 tháng 11 năm 2004, 13:00 GMT
List of Supernovae - Danh sách các siêu tân tinh và List of Recent Supernovae - Danh sách các siêu tân tinh gần đây, CBAT
Dự án SNEWS (SuperNova Early Warning System) dùng máy đo neutrino để phát hiện sớm về siêu tân tinh
Bài báo về cơ chế nổ của siêu tân tinh loại Ia
Bài báo về mối liên hệ giữa siêu tân tinh và neutrino
A searchable catalog.
An open-access catalog of supernova light curves and spectra.
Tiếng Việt
Thuật ngữ thiên văn học
Nguồn ánh sáng |
13132 | https://vi.wikipedia.org/wiki/SN%201006 | SN 1006 | SN 1006 là hiện tượng thiên văn có độ sáng cao nhất từng được biết đến trong lịch sử. Nó xuất hiện lần đầu tại chòm sao Sài Lang ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 1006, được miêu tả như là "sao mới" khi nó được quan sát tại Trung Quốc, Ai Cập, Iraq, Thụy Sĩ, và Nhật Bản.
Ghi chép lịch sử
Các ghi chép của nhà chiêm tinh học Ai Cập Ali ibn Ridwan, viết kèm theo quyển Tetrabiblos của Ptolemy, đã cho thấy các miêu tả chi tiết nhất về siêu tân tinh này. Theo ghi chép này, vật thể có kích thước khoảng 2,5 đến 3 lần Sao Kim, có độ sáng bằng 1/4 Mặt Trăng, và, giống như nhiều ghi chép khác, nằm gần đường chân trời phía nam. Các thầy tu dòng Benedictine ở tu viện St.Gall (Thụy Sĩ), những người đã chứng thực cho các quan sát của bin Ridwan về độ sáng và vị trí của siêu tân tinh, đã viết bổ sung thêm là "vật thể này thỉnh thoảng co lại, thỉnh thoảng tỏa ra và mờ đi, thỉnh thoảng biến mất." Nhận xét cuối thường được dùng để kết luận siêu tân tinh này thuộc loại Ia. Nhiều nguồn cho rằng thiên thể này sáng đến mức trở thành một nguồn sáng cho buổi tối; và có thể được quan sát vào ban ngày tại nhiều nơi. Nhà thiên văn hiện đại Frank Winkler còn viết "vào mùa xuân 1006, mọi người có thể đọc sách vào giữa đêm nhờ thiên thể này."
Có vẻ như có 2 giai đoạn trong quan sát về vật thể này, một giai đoạn kéo dài 3 tháng là thời kỳ sáng nhất của thiên thể, sau đó nó mờ nhạt, rồi lại sáng trở lại trong khoảng 8 tháng. Vào thời đó, đa số nhà chiêm tinh cho đó là điềm báo của chiến tranh hay mất mùa; tuy nhiên nhà chiêm tinh Trung Hoa Chou K'o-ming giải nghĩa cho hoàng đế rằng đây là một sao mang đến điềm lành.
Những gì còn quan sát được ngày nay
Những gì còn lại của siêu tân tinh mà ta thấy ngày nay là một tinh vân hình vỏ cầu bị méo mờ nhạt, được khám phá lại nhờ thiên văn học radio. Năm 1965, Douglas K. Milne và F. F. Gardner tìm thấy một vỏ cầu đang nở có kích thước 30 arcsec trong vùng phổ radio gần Beta Lupi, và năm 1976, hình ảnh tia X và quang học được quan sát. Các số liệu đo được hiện nay cho thấy siêu tân tinh cách chúng ta 2.2 kilôparsec, có đường kính khoảng 20 parsec, nở ra với tốc độ 2.800 km/s. Nó được đặt tên PKS 1459-41 trong mọi vùng phổ quan sát. Tuy nhiên, pulsar hay hố đen vẫn chưa được tìm thấy tại tâm của siêu tân tinh này.
Ghi chú
Liên kết ngoài
National Optical Observatory Press Release for March 2003
Chòm sao Sài Lang
Tàn tích siêu tân tinh
Khoa học thế kỷ 11
Siêu tân tinh
Năm 1006 |
13137 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFu%20m%C3%A1u%20c%E1%BB%A5c%20b%E1%BB%99 | Thiếu máu cục bộ | Trong y học, thiếu máu cục bộ (tiếng Hy Lạp ισχαιμία) là hiện tượng hạn chế tưới máu (cung cấp máu) đến mô, thường do yếu tố bên trong mạch máu, với hậu quả tổn thương hoặc rối loạn chức năng mô.
Cơ chế
Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đến tưới mô không đủ cho nhu cầu oxy hóa của mô.
Các nguyên nhân có thể là:
Xơ vữa động mạch
Hạ huyết áp
Cục huyết khối, cục huyết tắc
Chèn ép từ bên ngoài, như khối u...
Vật thể lạ trong máu tuần hoàn, như thuyên tắc nước ối...
Hậu quả
Vì máu chuyên chở oxy đến mô, thiếu máu cục bộ dẫn đến hạ oxy (hypoxia) hay vô oxy (anoxia) mô, gây chết tế bào và hoại tử mô.
Thiếu máu cục bộ gặp trong các bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, tai biến mạch máu não, vỡ dị dạng động tĩnh mạch, bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên...
Xem thêm
Nhồi máu
Tham khảo
Tim mạch học
Giải phẫu bệnh học |
13138 | https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Bayamesa | La Bayamesa | La Bayamesa (tiếng Việt: Bài ca xứ Bayamo) là quốc ca của Cuba, được biểu diễn lần đầu trong trận Bayamo năm 1868. Perucho Figueredo, một trong những người tham gia trận chiến, đã viết lời và phổ nhạc cho bài hát. Giai điệu của nó giống hệt một bài hát cũ hơn có tên La Baymesa, cũng được viết bởi Figueredo. Ngày 20 tháng 10 năm 1868, quân đội Cuba có được sự đầu hàng của nhà chức trách Tây Ban Nha tại Bayamo, người dân Cuba vui sướng vây quanh Figueredo và yêu cầu ông viết cho họ một bài quốc ca hợp với giai điệu họ đang ngân nga. Ngay trên yên ngựa, Figueredo viết lời của bài quốc ca và phần lời đó dài hơn phần lời chính thức ngày nay. Figueredo bị bắt giữ và xử bắn bởi thực dân Tây Ban Nha hai năm sau đó. Trước khi bị bắn, Figueredo hát lên một câu trong bài quốc ca: Morir por la Patria es vivir (Vì hy sinh cho Tổ quốc có nghĩa là sống mãi!). Bài hát được chính thức chấp nhận vào năm 1902 và duy trì sau cuộc cách mạng năm 1959.
Lời
Liên kết ngoài
Tải xuống bài La Bayamesa (có lời)
Tải xuống bài La Bayamesa (có lời)
Tải xuống bài La Bayamesa (không có lời)
Tải xuống bài La Bayamesa (không có lời)
Tải xuống bài La Bayamesa (không có lời)
Tải xuống bài La Bayamesa (không có lời)
Tải xuống bài La Bayamesa (có hình)
Tây Ban Nha
Quốc ca
Bài hát Cuba
Bài hát năm 1868
Bài hát tiếng Tây Ban Nha |
13139 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hatikvah | Hatikvah | Hatikvah (, , ) là bài thơ của người Do Thái vào thế kỉ XIX và là quốc ca của Israel. Lời bài hát được chuyển thể từ một bài thơ của Naftali Herz Imber, một nhà thơ Do Thái ở Złoczów (ngày nay là Zolochiv, Ukraina), lúc đó ở Vương quốc Galicia và Lodomeria dưới thời cai trị của Áo. Chủ đề của tác phẩm lãng mạn này là phản ánh niềm hy vọng 2.000 năm của người Do Thái trở lại vùng đất Israel, giành lại và khôi phục nó như một quốc gia tự do và có chủ quyền.
Đây là một bài quốc ca rất đặc biệt, vì ngoài việc đôi lúc có phần khởi đầu hơi giống Shche ne vmerla Ukraina (Ukraina) hoặc Mazurek Dabrowskiego (Ba Lan), nó cũng là một bài quốc ca buồn, với đoạn nhạc buồn man mác.
Lời bài hát
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tải xuống bài Hatikvah (có lời)
Tải xuống bài Hatikvah(không lời)
Israel
Quốc ca |
13140 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20ca%20Li%C3%AAn%20bang%20X%C3%B4%20Vi%E1%BA%BFt | Quốc ca Liên bang Xô Viết | Quốc ca Liên Xô (tiếng Nga: Гимн Советского Союза) là quốc ca của Liên bang Xô viết được dùng thay thế cho "Quốc tế ca" vào 15 tháng 3 năm 1944. Phần nhạc do nhạc sĩ Aleksandr Vasilyevich Alexandrov (1883-1946) viết, và phần lời do nhạc sĩ Sergey Vladimirovich Mikhalkov (1913-2009) cùng viết với nhạc sĩ Gabriel El-Registan (1899-1945).
Hoàn cảnh ra đời bài Quốc ca
Cho tới trước ngày 1/1/1944, Quốc ca của Liên Xô là bài “Quốc tế ca” (L’Internationale) do nhạc sĩ cách mạng người Pháp gốc Bỉ Pierre Degeyter (1848-1932) viết năm 1888 phổ lời bài thơ của nhà thơ - nhà cách mạng tham gia Công xã Paris E.Pottier (1816-1887) sáng tác tháng 6/1871.
Năm 1902, nhà thơ A. Kose đã dịch lời bài hát này ra tiếng Nga, rồi bổ sung, trau chuốt cho hợp với văn phong Nga. Từ năm 1918 đến hết năm 1943, L’Internationale là Quốc ca chính thức của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Vào giữa năm 1943, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược đã bước sang giai đoạn mới, có tính quyết định. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết thấy cần có bài quốc ca mới mang đậm khí thế hào hùng của toàn thể các dân tộc trong Liên bang để động viên quân và dân mau chóng đánh bại quân thù, giải phóng đất nước mình và nhân loại khỏi ách thống trị của quân phát xít. Một cuộc thi sáng tác Quốc ca đã được Chính phủ Liên Xô phát động. Hơn 160 nhạc sĩ và 40 nhà thơ đã hào hứng tham gia. Đã có 178 bài sáng tác được đệ trình lên ban lãnh đạo.
Bộ Chính trị và lãnh tụ Joseph Stalin đặc biệt chú ý và đã xem xét, thảo luận rất kỹ. Kết quả, Ban lãnh đạo nhất trí quyết định chọn nhạc của Alexandrov và lời là bài thơ của hai nhà thơ S. V. Mikhalkov và G. G. Ele-Registan. Lời thơ rất hào hùng, biểu thị được ý chí quyết tâm của toàn dân Liên Xô xây dựng một quốc gia hùng cường và phồn vinh; giai điệu rất hùng tráng, đậm đà bản sắc dân tộc đang đi lên xây cuộc đời mới.
Từ đêm 31/12/1943 rạng ngày 1/1/1944, Quốc ca mới của Liên bang Xô viết đã được phát đi từ Đài Phát thanh Moskva. Bài hát được truyền tới tận các trường học, nhà máy, công trường, tới tận các mặt trận đang mịt mù lửa đạn, tới các đội quân du kích, vào tận các hậu cứ của quân thù trên lãnh thổ Liên Xô. Bắt đầu từ ngày 15/3/1944, bài Quốc ca mới chính thức được dùng trên toàn lãnh thổ Xô viết, quốc gia đang dốc sức chống phát xít Đức xâm lược.
Từ năm 1956 đến 1977, bài quốc ca cử hành không lời. Vào năm 1977, bài quốc ca được sửa lại lời: Viết lại điệp khúc, bỏ ''Stalin'' ở đoạn 2 và viết lại toàn bộ đoạn 3. Bản quốc ca này được xem là bài quốc ca hay nhất trên thế giới cho đến thời điểm bây giờ. Bài quốc ca sử dụng đến tháng 8 năm 1991 ở nước Nga khi nước Nga tuyên bố tách khỏi Liên Xô sau cuộc đảo chính ở Liên Xô, năm 1991 ở Liên Xô khi Liên Xô sụp đổ. Sau đó, đến năm 2000, nước Nga sử dụng lại bài quốc ca này nhưng đổi lời giữ nhạc (phần nhạc của Quốc ca Liên Xô) nay là Quốc ca Nga.
Lời bài hát
1944–1956
1977–1991
Dịch sang tiếng Việt
Tham khảo
Liên kết ngoài
Quốc ca Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Viện bảo tàng quốc ca Nga qua các thời kỳ
Video Gimn Sovetskogo Soyuza trên YOUTUBE
Tải xuống bài Gimn Sovetskogo Soyuza (dàn nhạc Hồng Quân hợp xướng)
Tải xuống bài Gimn Sovetskogo Soyuza (hòa tấu)
Tập tin MIDI
Người viết lời ca cho hai bài quốc ca của Nga
L
Lịch sử Liên Xô
Bài hát Liên Xô
Sergey Mikhalkov
Bài hát Nga
Bài hát năm 1939
Quốc ca châu Âu
Bài ca châu Á
Quốc ca của Nga |
13143 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20ca%20Nga | Quốc ca Nga | "Quốc ca Liên bang Nga" () là tên bài quốc ca chính thức của Nga. Bài quốc ca này dùng chính giai điệu của bài "Quốc ca Liên bang Xô viết", sáng tác bởi Alexander Alexandrov, cùng với lời mới của Sergey Mikhalkov, người đã từng làm việc với Gabriel El-Registan để sáng tác bài quốc ca gốc. Từ năm 1944, phiên bản đầu tiên của bài quốc ca đã thay thế "Quốc tế ca" trở thành quốc ca mới, mang đậm chất Xô viết và chất Nga hơn. Cũng cùng giai điệu đó, bài quốc ca được sửa lại lời vào năm 1956, xóa bỏ những ca từ nhắc tới vị lãnh tụ quá cố Stalin. Một bản lời quốc ca thứ hai được sáng tác bởi Mikhalkov vào năm 1970 và chính thức được sử dụng vào năm 1977, lược bớt những nội dung về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và tập trung nhiều hơn vào thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Nước Nga Xô viết là nước cộng hòa duy nhất trong Liên Xô không có quốc ca riêng. Bài nhạc không lời mang tên "Bài ca yêu nước" của Mikhail Glinka được Xô viết Tối cao Nga chính thức chấp nhận vào năm 1990 và được Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin phê chuẩn làm quốc thiều năm 1993 sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, bản quốc thiều này không phổ biến đối với công chúng Nga, với nhiều chính trị gia và các nhân vật công chúng, vì giai điệu thiếu lời bài hát, và do đó không thể truyền cảm hứng cho các vận động viên Nga trong các cuộc thi quốc tế. Chính quyền Nga đã mở các cuộc thi kêu gọi viết lời bài hát cho bản quốc thiều này, nhưng không có tác phẩm dự thi nào được chính thức chấp thuận.
Bản quốc thiều của Glinka sớm bị thay thế sau khi người kế nhiệm của Yeltsin, Vladimir Putin, lên nắm quyền vào ngày 7 tháng 5 năm 2000. Cơ quan lập pháp liên bang đã tổ chức sáng tác và chấp thuận sử dụng phần nhạc của Quốc ca Liên Xô cùng với lời được viết mới vào tháng 12 năm 2000. Đây trở thành bài quốc ca thứ hai được Nga sử dụng sau khi Liên Xô tan rã. Chính phủ mở một cuộc thi tìm kiếm lời cho bài quốc ca, và cuối cùng đã chọn một sáng tác mới của Mikhalkov; theo họ, sáng tác này được chọn vì nó gợi lên và ca tụng được lịch sử và truyền thống của nước Nga. Yeltsin đã chỉ trích Putin vì muốn đưa trở lại bài quốc ca thời Xô viết, mặc dù các cuộc khảo sát ý kiến đã cho thấy nhiều người Nga ủng hộ quyết định này.
Công chúng Nga có những cách tiếp nhận trái ngược nhau với bài quốc ca. Một cuộc khảo sát năm 2009 cho thấy 56% người được hỏi cảm thấy tự hào khi nghe bài quốc ca, nhưng chỉ có 25% thích nó.
Các bài quốc ca trong lịch sử
Trước khi "Lời cầu nguyện của người Nga" () được chọn làm quốc ca của Đế quốc Nga năm 1816, nhiều bài thánh ca và hành khúc được sử dụng để tôn vinh đất nước và Sa hoàng. Trong những bài hát này điển hình có "Tiếng sấm khải hoàn ca vang!" () và "Thượng đế ta vĩ đại sao" (). "Lời cầu nguyện của người Nga" được chính thức chấp thuận vào khoảng năm 1816, với phần lời được sáng tác bởi Vasily Zhukovsky theo nhạc của quốc ca Anh, "Chúa phù hộ nhà Vua". Bài quốc ca này cũng chịu ảnh hưởng từ những bài quốc ca của Pháp và Hà Lan, và cùng với đó là bài ca yêu nước của Anh mang tên "Rule, Britannia!".
Năm 1833, Zhukovsky được giao trọng trách viết lời cho một bản nhạc của Hoàng tử Alexei Lvov có tên là "Lời cầu nguyện của người Nga", còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là "Chúa phù hộ Sa hoàng!" (). Vua Nikolai I đón nhận rất tích cực với sáng tác này và đã chọn bài hát làm quốc ca tiếp theo của Đế quốc Nga. Bài hát như một bài thánh ca có kiểu nhạc giống những bài quốc ca của các quốc gia quân chủ châu Âu khác. "Chúa phù hộ Sa hoàng!" được biểu diễn lần đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 1833 tại Nhà hát Bolshoi ở Moskva. Bản quốc ca này sau đó còn được cất lên tại Cung điện mùa đông vào ngày Giáng Sinh theo lệnh của Nikolai I. Những buổi hát công khai bài quốc ca bắt đầu diễn ra tại các nhà hát opera vào năm 1834, nhưng phải tới năm 1837, nó mới được biết tới rộng rãi trên khắp Đế quốc Nga.
Chúa phù hộ Sa hoàng! được sử dụng cho tới khi Cách mạng Tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ Nga. Sau cách mạng, tháng 3 năm 1917, "Bài La Marseillaise của giai cấp công nhân" (), sáng tác của Pyotr Lavrov dựa trên bài quốc ca Pháp "La Marseillaise", được dùng làm quốc ca không chính thức của Chính phủ lâm thời Nga. So với "La Marseillaise", Lavrov đã thay đổi nhịp nhạc từ 2/2 thành 4/4 và hòa âm lại để nó đem nhiều chất Nga hơn. Bài hát được dùng tại các buổi họp chính phủ, các buổi lễ chào mừng nhà ngoại giao và các lễ quốc tang.
Sau khi những người Bolshevik lật đổ chính phủ lâm thời trong cuộc Cách mạng Tháng Mười, bài "Quốc tế ca", bài ca của phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa quốc tế, được chọn làm quốc ca mới. Lời bài hát được sáng tác bởi Eugène Pottier, và Pierre Degeyter là người đã soạn nhạc cho bài hát vào năm 1871 nhân dịp thành lập Quốc tế thứ hai; vào năm 1902, Arkadij Jakovlevich Kots là người đã dịch lời bài hát sang tiếng Nga. Kots cũng thay đổi thì ngữ pháp trong bài hát khiến cho lời nghe dứt khoát hơn. Lần đầu tiên bài hát được dùng trong một dịp lễ quan trọng là tại lễ tang các nạn nhân của cuộc Cách mạng Tháng Hai tại Petrograd. Lenin cũng muốn "Quốc tế ca" được cất lên nhiều hơn vì bài hát mang tính xã hội chủ nghĩa nhiều hơn và không bị lẫn với quốc ca Pháp; những người khác trong chính quyền Xô viết mới cho rằng "La Marseillaise" quá đậm chất của giai cấp tư sản. "Quốc tế ca" được dùng làm quốc ca của nước Nga Xô viết từ năm 1918, được Liên bang Xô viết mới thành lập chấp thuận năm 1922, và được sử dụng cho tới năm 1944.
Quốc ca Xô viết sau 1944
Nhạc
Phần nhạc của bài quốc ca, soạn bởi Alexander Alexandrov, trước đó đã được dùng trong nhiều bài hát và sáng tác. Lần đầu tiên phần nhạc được sử dụng là trong Bài ca Đảng Bolshevik vào năm 1939. Khi Quốc tế cộng sản giải tán năm 1943, chính quyền cho rằng cần phải thay thế "Quốc tế ca" bằng một bài Quốc ca Liên Xô mới do nó được sáng tác gắn liền với Quốc tế cộng sản. Phần nhạc của Alexandrov được lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin chọn làm quốc thiều mới sau một cuộc thi năm 1943. Stalin khen ngợi sáng tác này đã thỏa mãn những tiêu chí của một bài quốc ca mặc dù ông không thích cách phối khí của nó.
Alexandrov phản hồi bằng cách đổ lỗi cho Viktor Knushevitsky, người chịu trách nhiệm phối khí cho bài dự thi cuối cùng trong vòng chung kết. Khi viết bài đảng ca Bolshevik, Alexandrov đã đưa vào trong đó vài đoạn từ bài hát "Cuộc sống đã tốt đẹp hơn" (), một bản nhạc hài kịch mà ông đã từng soạn. Sáng tác này lấy cảm hứng từ một khẩu hiệu mà Stalin sử dụng lần đầu vào năm 1935. Hơn 200 bài dự thi đã được gửi tới tham dự cuộc thi quốc ca, trong đó có cả những tác phẩm của những nhà soạn nhạc Xô viết nổi tiếng như Dmitri Shostakovich, Aram Khachaturian và Iona Tuskiya. Về sau, bài dự thi của Khachaturian và Shostakovich trở thành tác phẩm Bài ca Hồng Quân, và Khachaturian tiếp tục viết tiếp thành bài Quốc ca Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia. Con trai của Alexander, Boris Alexandrov cũng có tác phẩm dự thi. Bài dự thi của ông mang tên "Muôn năm Tổ quốc chúng ta" () đã trở thành một bài ca yêu nước nổi tiếng và được dùng làm quốc ca của Transnistria.
Năm 2000, khi tranh luận về bài quốc ca, Boris Gryzlov, lãnh tụ phe Thống nhất tại Duma Quốc gia, đã phát hiện phần nhạc mà Alexandrov viết trong bài quốc ca Xô viết giống với bản nhạc dạo đầu năm 1982 của Vasily Kalinnikov mang tên "Bylina". Những người ủng hộ bài quốc ca Xô viết đã nhắc tới điều này trong nhiều phiên tranh luận tại Duma về vấn đề thay đổi quốc ca, nhưng cũng không có bằng chứng nào cho thấy Alexandrov cố tình dùng "Bylina" trong sáng tác của ông.
Một tác phẩm khác có nguồn gốc từ rất lâu trước khi Alexandrov sáng tác Quốc ca Liên Xô năm 1943 nhưng lại có giai điệu khá giống cũng đã được phát hiện. Đó là một bài hát Hướng đạo (hay Plast) của Ukraina từ , phần nhạc được sáng tác bởi Yury Pyasetsky, có tên là "Plastovy Obit" (), và lời do người sáng lập tổ chức Plast là Oleksander Tysovsky đặt. Các thành viên của tổ chức này nhận thấy bài hát có những nét rất giống hay thậm chí là nghe y hệt bài quốc ca Nga/Xô viết sau này. Cả phần nhạc và lời của bài hát này được ghi lại trong nhiều cuốn sổ tay và sách nhạc của Plast, và trên YouTube còn có cả một màn biểu diễn bài hát vào năm 2012. Câu đầu tiên trong lời của bài hát này là: "Trong thế giới rực lửa, trong ánh trăng đẫm máu" (). Bài hát của Piasetsky-Tysovsky thực chất có nội dung ca ngợi phong trào độc lập của Ukraina do chính tổ chức Plast ủng hộ.
Lời
Sau khi chọn được nhạc của Alexandrov cho bài quốc ca, Stalin cần có lời bài hát mới. Ông thấy đây là một bài hát ngắn, và trong hoàn cảnh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, nó cần phải có một lời tuyên bố về sự thất bại không thể tránh khỏi của phát xít Đức trước Hồng Quân. Hai nhà thơ Sergey Mikhalkov và Gabriel El-Registan đã được Stalin cho gọi tới Moskva để sửa lời bài hát cho sáng tác của Alexandrov. Họ được chỉ đạo phải giữ nguyên các khổ, nhưng phải tìm cách sửa đoạn điệp khúc để mô tả được "một đất nước của những Xô viết". Do việc thể hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại trong bài hát là quá khó, phiên bản mà El-Registan và Mikhalkov phải hoàn thành trong cả một đêm đã phải bỏ ý tưởng này. Sau khi được sửa đổi đôi chút để tập trung hơn vào việc thể hiện hình ảnh Đất Mẹ Nga, Stalin chấp thuận lời bài hát mới và cho xuất bản vào ngày 7 tháng 11 năm 1943, trong đó có một câu nói về Stalin "dẫn dắt cho ta trung thành với nhân dân". Bản quốc ca mới được công bố trước toàn Liên Xô vào ngày 1 tháng 1 năm 1944 và được sử dụng chính thức ngày 15 tháng 3 năm 1944.
Sau khi Stalin qua đời năm 1953, chính quyền Xô viết bắt đầu xem xét lại những di sản của ông. Họ bắt đầu quá trình phi Stalin hóa, trong đó có việc hạ thấp tầm quan trọng của Stalin và đưa thi hài ông ra khỏi Lăng Lenin về chôn cất tại Nghĩa trang tường Điện Kremli. Cùng với đó, lời bài quốc ca của Mikhalkov và El-Registan cũng chính thức bị chính quyền Xô viết xóa bỏ vào năm 1956. Bài quốc ca vẫn được chính quyền Xô viết sử dụng mà không có lời chính thức. Trong nội bộ, bài quốc ca này còn được biết tới với cái tên "Bài hát không lời". Mikhalkov đã sáng tác lời mới vào năm 1970, nhưng phải tới ngày 27 tháng 5 năm 1977 nó mới được gửi tới Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao. Phần lời mới xóa bỏ mọi từ ngữ nhắc tới Stalin được chấp thuận vào ngày 1 tháng 9 và chính thức được sử dụng với việc ban hành Hiến pháp Xô viết mới vào tháng 10 năm 1977. Trong phần ghi danh phần lời năm 1977 có tên của Mikhalkov, nhưng vì lý do nào đó lại không nhắc đến El-Registan, người đã qua đời vào năm 1945.
"Bài ca yêu nước"
Trước sự tan rã của Liên Xô vào đầu năm 1990, nước Nga cần một bản quốc ca mới để định hình lại hình ảnh đất nước và loại bỏ quá khứ của chế độ Xô viết cũ. Chủ tịch Xô viết Tối cao CHXHCNXV Liên bang Nga Boris Yeltsin được khuyên nên sử dụng lại bài "Chúa phù hộ Sa hoàng" và chỉnh lại lời. Tuy nhiên ông lại chọn một bản nhạc khác được sáng tác bởi Mikhail Glinka. Bản nhạc có tên là "Patriotícheskaya Pésnya" (; tiếng Việt: Bài ca yêu nước) là một sáng tác piano không lời được phát hiện sau khi Glinka qua đời. "Bài ca yêu nước" được cử hành trước toàn Xô viết Tối cao Nga vào ngày 23 tháng 11 năm 1990. Bài hát được Xô viết Tối cao phê chuẩn làm quốc thiều mới của nước Nga cùng ngày. Bản quốc thiều này được dự định có hiệu lực vĩnh viễn theo như trong nội dung bản dự thảo Hiến pháp được Xô viết Tối cao thông qua và tham gia soạn thảo cùng Đại hội Đại biểu Nhân dân và Ủy ban Hiến pháp (do Tổng thống Nga đứng đầu). Bản dự thảo ghi:
Quốc ca Liên bang Nga là Bài ca yêu nước được sáng tác bởi Mikhail Glinka. Lời của bài Quốc ca Liên bang Nga sẽ được luật pháp liên bang quy định sau.
Nhưng xung đột xảy ra giữa Tổng thống và Nghị viện đã khiến điều luật trên ít có khả năng xảy ra hơn: Nghị viện càng ngày càng muốn đi tới giải pháp viết lại Hiến pháp Nga 1978, trong khi Tổng thống lại muốn thúc đẩy bản dự thảo Hiến pháp mới, trong đó không định rõ các biểu tượng quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993 và chỉ một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp (tức ngày 11 tháng 12 năm 1993), Yeltsin, khi đó là Tổng thống Liên bang Nga, ban hành sắc lệnh ngày 11 tháng 12 năm 1993 nhằm giữ lại "Bài ca yêu nước" làm quốc ca chính thức của Nga, nhưng sắc lệnh này chỉ mang tính tạm thời do bản dự thảo Hiến pháp (được thông qua một ngày sau đó) đã nói rõ vấn đề này vào trong luật và sẽ được Nghị viện thực hiện. Theo Điều 70 của Hiến pháp, các biểu tượng quốc gia (bao gồm quốc ca, quốc kỳ và quốc huy) phải có định nghĩa rõ ràng hơn trong các luật sau này. Do đây là vấn đề liên quan đến hiến pháp, nó phải được hai phần ba đại biểu tại Duma tán thành.
Từ khoảng năm 1994 đến 1999, nhiều cuộc bỏ phiếu đã được kêu gọi tại Duma Quốc gia để giữ "Bài ca yêu nước" làm quốc ca Nga. Tuy nhiên việc này đã vấp phải sự phản đối kiên quyết từ các thành viên Đảng Cộng sản Liên bang Nga muốn khôi phục lại bài quốc ca Xô viết. Do bất cứ bản quốc ca nào phải được hai phần ba số phiếu tán thành, sự bất đồng giữa các phe phái tại Duma kéo dài gần một thập kỷ này đã khiến việc thông qua một bài quốc ca không thể xảy ra.
Kêu gọi viết lời
Khi "Bài ca yêu nước" được dùng làm quốc ca, nó chưa từng có lời chính thức. Bài quốc ca tạo cảm giác tích cực với một số người vì nó không chứa đựng những yếu tố từ thời Xô viết, đồng thời cũng là bởi công chúng coi Glinka là một người yêu nước và là một người Nga đích thực. Dù vậy, việc thiếu lời đã khiến "Bài ca yêu nước" thất bại. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm sáng tác lời cho bài quốc ca, trong đó có một cuộc thi dành cho mọi công dân Nga tham dự. Chính phủ đã thành lập một ủy ban xem xét và đánh giá hơn 6000 bài dự thi và chọn ra 20 tác phẩm sẽ được dàn nhạc thể hiện để đưa ra bầu chọn vòng cuối.
Tác phẩm chiến thắng cuộc thi là "Vinh quang, nước Nga!" () của Viktor Radugin. Tuy nhiên, không có bài dự thi nào được chính thức chấp thuận bởi Yeltsin hay chính phủ Nga. Một trong những lý do đã phần nào giải thích được việc thiếu lời là mục đích sáng tác ban đầu của Glinka: ca ngợi Sa hoàng và Giáo hội Chính thống Nga. Nhiều người khác cho rằng bài hát này khó nhớ, không truyền được cảm hứng và có phần nhạc phức tạp. Đây là một trong số ít những bài quốc ca không có lời chính thức ở thời điểm đó. Trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000 ngoài "Bài ca yêu nước" chỉ có "My Belarusy" của Belarus (tới 2002), "Marcha Real" của Tây Ban Nha, và "Intermeco" của Bosna và Herzegovina là những bài quốc ca không có lời chính thức.
Phiên bản hiện đại
Cuộc tranh luận về vấn đề quốc ca nóng lên vào tháng 10 năm 2000 khi Vladimir Putin, người kế nhiệm Yeltsin, gặp gỡ và lắng nghe được ý kiến của các vận động viên Nga: họ lo ngại về việc không có lời để hát khi cử hành quốc ca trong các lễ trao huy chương tại Thế vận hội Mùa hè 2000. Putin đem vấn đề này ra trước công chúng và trước Hội đồng Nhà nước. CNN còn cho biết các cầu thủ của câu lạc bộ bóng đá Spartak Moscow cũng phàn nàn rằng bài quốc ca không lời "làm ảnh hưởng tới tinh thần và phong độ" của đội.. Hai năm trước, tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998, các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Nga cũng cho rằng bài quốc ca không lời không khơi dậy được "lòng yêu nước vĩ đại".
Trong một phiên họp tháng 11 của Hội đồng Liên bang, Putin cho rằng việc thiết lập các biểu tượng quốc gia (quốc ca, quốc kỳ và quốc huy) nên thuộc trong nhóm những vấn đề mà đất nước cần phải ưu tiên giải quyết nhất. Putin hối thúc chọn bài quốc ca Xô viết cũ làm quốc ca mới của Nga, nhưng ông cũng đồng thời đề xuất cần phải viết lời mới. Ông không chỉ rõ nên giữ lại bao nhiêu phần của bài quốc ca Xô viết cũ. Putin trình dự luật "Về Quốc ca Liên bang Nga" trước Duma Quốc gia vào ngày 4 tháng 12. Duma đã bỏ phiếu tán thành sử dụng phần nhạc của Alexandrov làm quốc ca với tỷ lệ số phiếu 381–51–1 vào ngày 8 tháng 12 năm 2000. Sau cuộc bỏ phiếu, một ủy ban được thành lập với nhiệm vụ tìm lời cho bài quốc ca. Sau khi nhận được hơn 6000 sáng tác được gửi từ khắp các tầng lớp trong xã hội Nga, ủy ban đã quyết định chọn lời của Mikhalkov làm lời chính thức cho bản quốc ca.
Trước khi chính thức chấp thuận sáng tác trên, điện Kremlin đã công bố một đoạn của bài quốc ca, trong đó có nhắc tới quốc kỳ và quốc huy Nga:
Những dòng trên về sau bị bỏ khỏi phiên bản cuối cùng. Sau khi dự luật được Hội đồng Liên bang thông qua ngày 20 tháng 12, "Về Quốc ca Liên bang Nga" được Tổng thống Putin ký thành luật vào ngày 25 tháng 12, chính thức chọn nhạc của Alexandrov làm quốc ca Nga. Luật được công bố hai ngày sau đó trên tờ báo chính thức của chính phủ Rossiyskaya Gazeta. Bản quốc ca mới được cử hành lần đầu tiên ngày 30 tháng 12 trong một buổi lễ tại Đại Cung điện Kremlin; tại đây, phần lời của Mikhalkov được chính thức trở thành một phần của bài quốc ca mới.
Không phải ai cũng đồng thuận với bài quốc ca mới. Yeltsin cho rằng Putin đáng ra không nên đổi quốc ca chỉ để "làm theo yêu cầu của người khác một cách mù quáng". Yeltsin cũng cảm thấy rằng việc khôi phục lại bài quốc ca Xô viết là một phần trong bước đi nhằm chối bỏ những cuộc cải cách hậu cộng sản đã diễn ra kể từ khi nước Nga độc lập và Liên Xô tan rã. Đây là một trong số những điểm mà Yeltsin đã chỉ trích công khai Putin.
Đảng tự do Yabloko cho rằng việc sử dụng lại bài quốc ca Xô viết "làm cho sự chia rẽ trong xã hội Nga càng thêm sâu sắc". Bài quốc ca Xô viết được Đảng Cộng sản, Nước Nga thống nhất và chính Putin ủng hộ. Các biểu tượng quốc gia khác được nước Nga sử dụng từ năm 1990, bao gồm quốc kỳ ba màu trắng-xanh-đỏ và quốc huy đại bàng hai đầu, cũng được Putin viết thành luật vào tháng 12, từ đó kết thúc cuộc tranh cãi về vấn đề biểu tượng quốc gia. Sau khi các biểu tượng này được chính thức thông qua, Putin trả lời trên truyền hình rằng đây là bước đi cần thiết để hàn gắn quá khứ của nước Nga và đưa thời kỳ Liên Xô trở thành một phần trong lịch sử Nga. Ông cũng cho biết, mặc dù con đường đi tới dân chủ của Nga sẽ không dừng lại, việc chối bỏ quá khứ Xô viết sẽ khiến bao sinh mạng của những người cha, những người mẹ trở nên vô nghĩa. Phải mất một thời gian người Nga mới làm quen được với lời mới của bài quốc ca; các vận động viên tại Thế vận hội Mùa đông 2002 cũng chỉ có thể ngân nga theo nhạc quốc ca khi trao huy chương.
Sự đón nhận của công chúng
Quốc ca Nga được đặt trên nền giai điệu của bài quốc ca Xô viết cũ (được sử dụng từ năm 1944). Điều này đã gây nên nhiều tranh cãi. Một số người—trong đó có nghệ sĩ đàn cello Mstislav Rostropovich—đã thề không đứng dậy khi cử hành quốc ca. Một số nhân vật văn hóa và quan chức chính phủ Nga cũng không cảm thấy thoải mái khi Putin khôi phục lại bài quốc ca Xô viết cũ. Một cựu cố vấn của cả Yeltsin và Mikhail Gorbachev, Tổng thống cuối cùng của Liên Xô, từng nói rằng thời kỳ "bài ca của Stalin" được chọn làm quốc ca Liên Xô là thời điểm xảy ra những tội ác kinh hoàng.
Tại lễ tang của Yeltsin năm 2007, bài quốc ca Nga được cử hành khi linh cữu ông được đưa về nơi an nghỉ tại nghĩa trang Novodevichy ở Moskva. Mặc dù tại lễ quốc tang của các quan chức dân sự và quân sự Xô viết, của những công dân danh dự của đất nước, và của các nhà lãnh đạo Xô viết như Alexei Kosygin, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Konstantin Chernenko, việc cử hành quốc ca là điều bình thường, Boris Berezovsky đã từng chia sẻ trên The Daily Telegraph rằng ông cảm thấy việc cử hành bài quốc ca tai lễ tang của Yeltsin "đã sỉ nhục người đem lại tự do" cho nhân dân Nga. Chính phủ Nga cho rằng "giai điệu trang nghiêm và lời ca đầy chất thơ" của bài quốc ca, bất chấp lịch sử của nó có thế nào, vẫn là một biểu tượng đoàn kết của người dân Nga. Những lời ca của Mikhalkov đã khơi dậy "lòng yêu nước, lòng kính trọng đối với đất nước."
Trong một cuộc khảo sát năm 2009 của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga được công bố chỉ hai ngày trước ngày quốc kỳ của Nga (22 tháng 8), 56% người được hỏi cảm thấy tự hào khi nghe quốc ca. Tuy nhiên chỉ có 39% số người là nhớ được câu đầu, vẫn còn nhiều hơn con số 33% vào năm 2007. Theo cuộc khảo sát, khoảng 34 đến 36% số người được hỏi không nhớ câu đầu bài quốc ca. Nói chung chỉ 25% số người tham gia thích bài quốc ca.
Một năm trước đó, Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga cũng cho biết 56% người Nga cảm thấy tự hào và ngưỡng mộ khi nghe bài quốc ca, mặc dù chỉ có 40% (đã tăng lên so với con số 19% năm 2004) nhớ những từ đầu tiên trong bài quốc ca. Trong nghiên cứu của họ cũng có thể nhận ra thế hệ trẻ là những người đã quen thuộc nhất với lời bài quốc ca.
Vào tháng 9 năm 2009, một câu hát được sử dụng trong thời Stalin bỗng xuất hiện trở lại trên một tấm bia đá đặt tại mái vòm ở nhà ga Tàu điện ngầm Moskva Kurskaya-Koltsevaya: "Stalin dẫn dắt chúng ta trung thành với nhân dân, để chúng ta trở thành anh hùng trong lao động và chiến đấu." Một số nhóm đã đe dọa sử dụng những biện pháp pháp lý để ngăn chặn việc đưa trở lại những dòng này. Đây thực chất là thiết kế gốc của nhà ga Kurskaya và đã từng bị xóa bỏ trong thời kỳ phi Stalin hóa. Hầu hết những bình luận về sự kiện này tập trung vào nỗ lực của Điện Kremlin nhằm "tái lập hình ảnh" của Stalin bằng cách dùng những biểu tượng tỏ lòng kính trọng ông hoặc do chính ông tạo ra.
Một cựu chiến binh già, người đã từng chiến đấu quyết liệt chống quân phát xít Đức những ngày đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc ở tỉnh Smolensk – tiền đồn của Phòng tuyến thủ đô Moskva, đã viết thư lên Tổng thống bày tỏ lòng mình. Trong thư có đoạn:
"...Tôi nay đã tuổi 90, tưởng rằng cho tới khi sang "thế giới bên kia" sẽ không bao giờ còn được nghe bài Quốc ca hùng tráng của Liên bang Xô viết vĩ đại ngày ấy nữa. Thế mà, ơn trời, bài hát chính thức của đất nước hùng cường của chúng ta lại vang lên... Trong tôi lại hiện lên những kỷ niệm khó quên của những năm tháng oanh liệt. Tôi tin là nước Nga chúng ta tiếp tục truyền thống anh dũng hy sinh chịu đựng của mình để vững bước đi tới phồn vinh, hùng cường... Từ đáy lòng tôi chân thành cảm ơn Tổng thống...".
Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF) rất ủng hộ việc khôi phục lại giai điệu của Alexandrov, nhưng một số đảng viên muốn có những thay đổi khác với bài quốc ca. Vào tháng 3 năm 2010, Boris Kashin, một thành viên CPRF tại Duma, lên tiếng đề nghị xóa bỏ bất cứ lời nào nhắc tới Chúa trong bài quốc ca. Đề xuất của Kashin cũng được ủng hộ bởi Alexander Nikonov, một nhà báo của báo SPID-INFO và là một người vô thần. Nikonov cho rằng tôn giáo nên là một vấn đề của cá nhân và nhà nước không nên dùng hình ảnh tôn giáo. Kashin nhận thấy rằng chi phí để làm một bản thu quốc ca mới sẽ tốn khoảng 120.000 rúp. Chính phủ Nga nhanh chóng từ chối vì cho rằng đề xuất của ông thiếu dữ liệu phân tích và cần nghiên cứu thêm. Năm 2005, Nikonov từng đưa vấn đề lời quốc ca liệu có tuân theo luật pháp Nga ra trước Tòa án Hiến pháp Nga.
Cần biết rằng, trong lịch sử âm nhạc Nga, tác giả Alexandrov (tác giả phần nhạc Quốc ca Liên bang Xô viết trước đây và Quốc ca Liên bang Nga sau này) có hai bài hát vĩ đại "Cuộc chiến tranh thần thánh" và "Quốc ca Liên bang Xô viết". Đó là đỉnh cao nghệ thuật của văn hóa ca hát Xô viết gắn với vận mệnh dân tộc cao cả đặc biệt. Những bài đó không chỉ là niềm vinh dự của nền âm nhạc Nga mà động viên mọi người lập chiến công vì vinh quang của Tổ quốc.
Quy định
Các quy định về việc cử hành quốc ca được ghi rõ trong luật được Tổng thống Putin ký ngày 25 tháng 12 năm 2000. Khi cử hành quốc ca có thể chỉ có nhạc, chỉ có lời hoặc cả hai, nhưng phải tuân theo nhạc và lời chính thức đã được luật quy định. Bản thu âm quốc ca có thể được sử dụng cho bất cứ mục đích nào như phát sóng trên truyền hình và radio. Bài quốc ca có thể được cử hành vào những dịp lễ như tại lễ diễu hành Ngày chiến thắng hằng năm ở Moskva, hay tại các lễ tang của các nguyên thủ quốc gia và các nhân vật quan trọng khác. Khi được hỏi về việc cử hành quốc ca tại lễ diễu hành Ngày chiến thắng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anatoliy Serdyukov cho biết do độ vang ở Quảng trường Đỏ, việc cử hành quốc ca sẽ chỉ cần tới dàn nhạc vì nếu hát sẽ bị tiếng vang lấn át hết.
Việc cử hành quốc ca là bắt buộc tại các lễ nhậm chức của Tổng thống Nga, các phiên khai mạc và bế mạc Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang và các dịp lễ chính thức của đất nước. Quốc ca được phát trên truyền hình và radio vào đầu và cuối mỗi ngày phát sóng. Nếu chương trình được phát sóng liên tục, quốc ca sẽ được phát một lần vào lúc 6:00 sáng và một lần nữa trước khi kết thúc phát sóng. Quốc ca cũng được phát vào đêm Giao thừa sau bài phát biểu mừng năm mới của Tổng thống. Quốc ca được phát tại các sự kiện thể thao ở Nga và nước ngoài, tùy theo quy định thủ tục của ban tổ chức. Theo luật, khi quốc ca được cử hành "chính thức", mọi người phải đứng dậy (nếu có kèm thượng cờ thì phải hướng mặt về quốc kỳ), đàn ông phải bỏ mũ (hiện vẫn đang áp dụng, ngoại trừ những người mặc quân phục và các lãnh đạo tôn giáo). Những ai đang mặc đồng phục phải thực hiện nghi thức chào kiểu quân đội khi cử hành quốc ca.
Quốc ca được cử hành theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 theo cung Đô trưởng, và có nhịp độ 76 nhịp mỗi phút. Dù theo nhịp nào việc cử hành quốc ca cũng phải được thực hiện trang nghiêm. Chính phủ đã ban hành sẵn bản nhạc cho các dàn nhạc, các ban nhạc dùng nhạc cụ kèn đồng hoặc sáo.
Theo luật bản quyền của Nga, các biểu tượng và dấu hiệu quốc gia không được bản quyền bảo hộ. Do đó, nhạc và lời quốc ca có thể được sử dụng và chỉnh sửa một cách tự do. Mặc dù luật kêu gọi cử hành quốc ca một cách nghiêm trang và người cử hành phải tránh thực hiện sai, không có hành vi vi phạm hay hình phạt nào được quy định rõ. Luật cũng yêu cầu phải đứng trong lúc cử hành quốc ca nhưng cũng không chỉ rõ hình phạt nếu không thực hiện.
Lời chính thức
Tham khảo
Chú thích
Sách tham khảo
Văn bản pháp luật
N
Lịch sử Nga (1992-nay)
Bài hát Nga
Sergey Mikhalkov
Biểu tượng quốc gia Nga
Bài hát năm 2000
Tác phẩm dành cho dương cầm
Quốc ca châu Âu
Quốc ca của Nga |