id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
11871
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Tín (Phật giáo)
Tín (zh. xìn 信, sa. śraddhā, pi. saddhā, ja. shin) có nhiều nghĩa: 1. Lòng tin tưởng nơi Phật-đà và Phật pháp. Tín là cơ sở của hai yếu tố đầu tiên—Chính kiến và Chính tư duy—trong Bát chính đạo và một yếu tố của năm lực (Ngũ lực). Trong Đại thừa, tín còn đóng một vai trò quan trọng hơn, vì tín là hạnh nguyện quan trọng mà ai cũng có và sẽ đưa mỗi người đến Phật quả. Tuy nhiên tín không phải là niềm tin mù quáng, mà chính là lòng tin tưởng chắc chắn sau khi đã tìm hiểu và áp dụng giáo pháp của Phật. Tin tưởng mù quáng nơi lời nói của Phật hay đạo sư là đi ngược với quan điểm đạo Phật, như chính Phật đã từng khuyến cáo. Tuy nhiên trong Tịnh độ tông, lòng tin nơi Phật A-di-đà có tính chất tuyệt đối. Vì vậy tông phái này cũng có khi được gọi là "Tín đạo". Tín là một trong những cơ sở khi nhập vào Thánh đạo: một bậc Dự lưu (sa. śrota-āpanna) có thể là một bậc Tuỳ tín hành (sa. śraddhānusarin) hay Tuỳ pháp hành (sa. dharmānusarin) và khi giải thoát cũng có thể phân biệt là người nương vào Tín mà được giải thoát (sa. śraddhāvimukta) hay nương vào Quán chứng được giải thoát (sa. dṛṣṭiprāpta). 2. Một tên gọi của Tâm. 3. Một trong 10 thiện tâm sở đề cập trong A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, một trong 11 thiện tâm sở đề cập trong Pháp tướng tông. Khi gặp cảnh giới thanh tịnh, nhờ đó mà làm thanh tịnh các tâm sở khác. Tin nhận pháp giới như chúng đang là. Theo Pháp tướng tông, Tín là "thật pháp" có cái dụng suốt khắp Tam giới. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Conze, Edward: Buddhism. Its Essence and Development, Oxford 1953. Buddhist Thought in India, London 1962, (Đức ngữ: Buddhistisches Denken, Frankfurt am Main, 1988) A Short History of Buddhism, Frankfurt am Main, 1984. Triết lý Phật giáo
11872
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91i%20Tr%E1%BB%ABng
Tối Trừng
Tối Trừng (zh. zuìchéng 最澄, ja. saichō), 767-822, cũng được gọi là Truyền giáo Đại sư (伝教大師), là người thành lập tông Thiên Thai Nhật Bản. Cơ duyên và hành trạng Sư lưu tâm đến Phật pháp từ lúc mới 12 tuổi, sư trở thành đệ tử của Hành Biểu (zh. 行表, ja. gyōhyō) trú trì chùa Quốc Phân (zh. 國分寺, ja. kokubunji) ở Cận Giang (zh. 近江, ja. ōmi) vào lúc 14 tuổi, và sau khi thụ giới cụ túc vào năm 19 tuổi tại chùa Đông Đại (東大寺, ja. tōdaiji), Sư đến núi Tỉ Duệ (zh. 比叡山, ja. hiei) để tu tập thiền quán và nghiên cứu về Hoa Nghiêm tông. Nhưng sư say mê nhất giáo lý của tông Thiên Thai, điều mà sư trở nên quen thuộc qua đọc các tác phẩm của ngài Trí Khải. Sư nổi tiếng là một học giả uyên bác đến mức sư được Hoàng đế Kammu ban tặng cho một cơ hội sang Trung Hoa nghiên cứu Phật pháp, với mục đích tạo dựng nên một sắc thái Phật giáo tương ứng với bản sắc Nhật Bản. Sư đáp thuyền đi năm 804 cùng với người bạn đồng hành là Không Hải (zh. 空海, ja. kūkai). Tại Trung Hoa, sư trở thành môn đệ của Ngưu Đầu thiền với Thiền sư Tiêu Nhiên (zh. 翛禪). Sư nghiên cứu tông Thiên Thai với cao tăng Đạo Thuý (zh. 道邃), nghiên cứu Chân Ngôn tông với Thuận Hiểu (zh. 順曉), trong đó không có giáo lý nào còn tồn tại như một tông phái độc lập ở Nại Lương. Sư trở về Nhật Bản vào năm sau, và vào năm 806 Sư chính thức thành lập Thiên Thai tông Nhật Bản. Dù chịu ảnh hưởng giáo lý tông Thiên Thai nhiều nhất, nhưng qua mối quan hệ với Không Hải, Sư vẫn quan tâm sâu sắc đến Chân Ngôn tông. Thế nên, hệ thống giáo lý riêng của Sư có khuynh hướng hoà hợp. Sư dành thời gian còn lại của đời mình để truyền bá kiến thức Phật học của mình cho Phật tử quanh vùng núi Tỉ Duệ, nhưng gặp phải sự chống đối thường xuyên với những tông phái đã được thành lập từ trước, đặc biệt là về những cải cách mà sư đang nỗ lực thực hiện, như việc sư tìm kiếm sự hợp lý hoá một vài nghi thức truyền thụ giới pháp Đại thừa. Sư viết rất nhiều, một trong những tác phẩm quan trọng là Thủ hộ quốc giới chương (zh. 守護國界章, ja. shugo kokkaishō), Pháp Hoa tú cú (zh. 法華秀句, ja. hokkeshūku) và Hiển giới luận (zh. 顯戒論, ja. kenkairon). Chủ trương của Thiên Thai tông tại Nhật không khác gì với Thiên Thai tại Trung Quốc. Đó là quan điểm đặt cơ sở trên kinh Diệu pháp liên hoa, trên lời thuyết pháp thật sự của Phật Thích-ca. Sư cho rằng các tông phái khác hay dựa trên các luận giải, chứ không phải trên kinh điển chính thức của đức Phật nên Thiên Thai tông ưu việt hơn. Sư cũng có quan điểm khác với các tông phái khác và nhấn mạnh đến tính thống nhất và bao trùm của Thiên Thai tông. Tính bao trùm thể hiện trong luận điểm mọi chúng sinh đều có khả năng giác ngộ và thành Phật. Tính này cũng thể hiện trong Phật tính, là tính chất chung nhất của mọi chúng sinh. Đối với Sư, muốn đạt Phật quả, hành giả phải sống một đời sống trong sạch và tu tập Chỉ-Quán. Sư quan tâm giữ gìn mối quan hệ với hoàng gia đương thời. Núi Tỉ Duệ được xem là "Trung tâm bảo vệ quốc gia" của Nhật và xem Đại thừa Phật giáo là người bảo vệ đất nước Nhật. Sư chia tăng sĩ học trong thiền viện mình ra làm nhiều hạng: những người xuất sắc nhất được xem là "bảo vật của quốc gia" và phải ở trong chùa, phụng sự đất nước. Những người kém hơn thì cho vào các công sở, dạy học hoặc làm nhà nông, nói chung là phục vụ xã hội. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Đại sư Phật giáo Triết lý Phật giáo Phật giáo Nhật Bản Thiên Thai tông
11873
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20s%C6%B0
Tổ sư
Tổ sư (zh. 祖師, ja. soshi) thường được hiểu là những vị Tổ trong Thiền tông. Tổ sư là những Đại sư đã thấu hiểu Phật pháp, đã được truyền tâm ấn qua cách "Dĩ tâm truyền tâm" và truyền lại cho những Pháp tự. Biểu tượng của việc "Truyền tâm ấn" là pháp y và Bát, gọi ngắn là "y bát". Theo truyền thuyết, 28 vị Tổ sư Ấn Độ kế thừa nhau sau Phật Thích-ca để truyền bá Thiền tông và Bồ-đề-đạt-ma—vị Tổ thứ 28 tại đây—được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Trung Quốc. Vị Tổ thứ 6 tại Trung Quốc là Huệ Năng không chính thức truyền y bát lại cho ai và vì vậy, biểu tượng này và với nó là danh hiệu Tổ sư thất truyền. Nhưng Huệ Năng lại có năm vị đệ tử đắc pháp xuất sắc—được thời nhân gọi là Ngũ đại tông tượng—là những vị đã khai sáng và phát triển nhiều nhánh thiền quan trọng. Năm vị Đại Thiền sư được tôn là Ngũ đại tông tượng của Lục tổ: Thanh Nguyên Hành Tư Nam Nhạc Hoài Nhượng Nam Dương Huệ Trung Vĩnh Gia Huyền Giác Hà Trạch Thần Hội. Trong những nhánh thiền này (xem Ngũ gia thất tông), những vị Thiền sư xuất sắc được các tăng ni cũng như giới Cư sĩ tôn sùng và gọi là Tổ sư. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Thiền tông Triết lý Phật giáo
11874
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh%20nghi%E1%BB%87p%20ch%C6%B0%E1%BB%9Bng%20kinh
Tịnh nghiệp chướng kinh
Tịnh nghiệp chướng kinh (zh. jìng yèzhàng jīng 淨業障經, ja. jō gōshō kyō), là một bộ kinh được dịch sang Hán văn, gồm 1 quyển, dịch giả khuyết danh. Bài kinh này có lẽ được dịch vào đời Tây Tần (zh. 西秦) khoảng từ năm 350-430. Kinh kể chuyện 2 vị tăng tên Vô Cấu Quang (zh. 無垢光) và Dũng Thí (zh. 勇施) bị phạm tội trọng, nhưng chuyển hoá được ác nghiệp nhờ nhận ra được bản tính Vô sinh của các pháp. Tên gọi đầy đủ là Phật thuyết tịnh nghiệp chướng kinh (zh. 佛説淨業障經). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Kinh văn Phật giáo Đại thừa
11875
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Da%20c%E1%BB%A5
Tọa cụ
Toạ cụ (zh. 坐具, ja. zagu), là "dụng cụ để ngồi (thiền)". Ban đầu toạ cụ chỉ là một tấm vải để ngồi và là một trong sáu vật (lục vật) mà một thiền tăng được mang theo tuỳ thân. Nếu thiền sinh đi Hành cước thì toạ cụ thường được xếp gọn và cất giữ dưới y phục. Trong Thiền tông thì toạ cụ trở thành một tấm khăn mà ngày nay cũng còn được sử dụng trong những buổi lễ, ví dụ như khi thiền sinh trải toạ cụ để quỳ lạy, lễ bái. Toạ cụ cũng được nhắc đến trong một vài Công án. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Triết lý Phật giáo
11876
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Da%20%C4%91o%E1%BA%A1n
Tọa đoạn
Toạ đoạn (zh. 坐斷, ja. zadan), cũng được gọi là Toạ diệt (zh. 坐滅, ja. zasetsu), nghĩa "Ngồi thiền để đoạn diệt" và cái được đoạn diệt ở đây chính là những vọng tưởng, ý nghĩ si mê, vô minh. Khi các vọng tưởng trong tâm thức của một kẻ phàm đã được cắt đứt thì người ấy sẽ trực ngộ được Phật tính, ngộ được tính không (sa. śūnyatā, ja. kū) của hiện hữu. Nếu người ta còn vướng mắc, bám vào khía cạnh sắc tướng của sự vật và cho nó là sự thật tuyệt đối thì không bao giờ trực chứng được cái chân tính nằm sau mọi hiện tượng. Trong lúc toạ thiền thì tất cả những vọng tưởng che đậy chân như dần dần được đoạn diệt một cách có hệ thống—đến khi cách nhìn theo lối nhị nguyên "Ta đây vật đó" bất thình lình bị phá vỡ và hành giả chết một cái chết lớn (đại tử 大死) trên Toạ bồ đoàn. Cái chết lớn này chính là điều kiện căn bản của sự sống mới hoàn toàn tự do tự tại, không còn bị ảnh hưởng của sinh tử luân hồi. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông
11877
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Da%20b%E1%BB%93%20%C4%91o%C3%A0n
Tọa bồ đoàn
Toạ bồ đoàn (zh. 坐蒲團, ja. zabuton), cũng được gọi tắt là Bồ đoàn, là một dụng cụ để Toạ thiền, thường được dồn bằng bông gòn và bọc bằng một lớp vải xanh dương đậm. Toạ bồ đoàn có hình vuông, với kích thước mà một người ngồi thiền trong tư thế Kết già phu toạ vừa đủ ngồi và để hai đùi gối lên. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Triết lý Phật giáo
11879
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%20h%E1%BB%AFu
Không hữu
Không hữu (zh. kōngyŏu 空有, ja. kūu) là trống không và tồn tại, hiện hữu và không hiện hữu. Hai cách để nhận thức về thực tại, được dịch sang tiếng Hán là Hữu vô (zh. 有無). Quan niệm Hữu là nhìn thấy các hiện tượng là do duyên khởi, trong khi quan niệm Vô là nhìn các hiện tượng vốn xưa nay không có tự tính (bản lai vô tự tính 本來無自性). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo
11880
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%20hoa
Không hoa
Không hoa (zh. kōnghuá 空華, ja. kūge), là "hoa trên không trung". Hoa hư huyễn, hoa đốm trong mắt, được nhìn thấy trên bầu trời như là kết quả của sự rối loạn thị giác. Đây là ẩn dụ được dùng trong những kinh luận như luận Đại thừa khởi tín, kinh Thủ-lăng-nghiêm, kinh Viên Giác, để chỉ cho tính vô minh phân biệt. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo
11881
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh%20%C4%91%E1%BB%99%20m%C3%B4n
Tịnh độ môn
Tịnh độ môn (zh. jìngtǔmén 淨土門, ja. jōtomon là giáo lý Tịnh độ, khuyên tìm cầu sự cứu độ thông qua nguyện lực của Phật A-di-đà. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm A-di-đà Tịnh độ tông Cực lạc Triết lý Phật giáo
11882
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%20h%C3%A0nh%20n%E1%BB%AF
Không hành nữ
Không hành nữ, hay nữ không hành, (en. dakini, zh. 空行女,狐仙,明妃 sa. ḍākinī, bo. mkha` `gro ma མཁའ་འགྲོ་མ་) là những người nữ "đi trong không gian". Theo quan điểm dân gian Ấn Độ, không hành nữ là các nữ thần trong thiên giới. Đặc biệt trong Kim cương thừa, không hành nữ được xem là gốc của sự cảm hứng và trong các tranh tượng, chư vị được vẽ như các nữ thần loã thể đáng sợ. Trong Phật giáo Tây Tạng, nhiều tu sĩ xem không hành nữ là thần bảo hộ, là người giải phóng năng lực của người tu tập và hoà nhập vào năng lực của chính mình. Danh hiệu "không hành nữ" có nghĩa là vị nữ thần di chuyển trên bình diện thật tại cao nhất - theo tiếng Tây Tạng mkha` `gro ma. mkha` là không gian, `gro là chuyển dịch, ma nữ giới. Sự loã thể tượng trưng cho sự thật không bị che đậy. Không hành nam trong tiếng Phạn là daka, trong tiếng Tây Tạng là powa. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Phật giáo Tây Tạng Ác quỷ trong Ấn Độ giáo
11883
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81%20%C4%91%E1%BA%A1o%20th%E1%BB%A9%20%C4%91%E1%BB%87
Bồ-đề đạo thứ đệ
Bồ-đề đạo thứ đệ (zh. 菩提道次第論, bo. lam-rim ལམ་རིམ་) là tên chung của một số bản luận do những vị Đại sư Phật giáo Tây Tạng sáng tác, dựa theo tác phẩm Bồ-đề đạo đăng luận của A-đề-sa. Những bộ luận này nêu rõ từng chi tiết từ lúc nhập môn đến khi đạt Bồ-đề. Điểm đặc sắc nhất là khía cạnh nào của Phật pháp cũng được đề cập đến. Tác phẩm cổ nhất thuộc loại này là bộ Bồ-đề đạo thứ đệ tuỳ phá tông trang nghiêm của Đạt-bảo Cáp-giải (bo. dvags-po lha-rje དྭགས་པོ་ལྷ་རྗེ་ hoặc sgam po pa སྒམ་པོ་པ་) và theo gương quyển này, Tông-khách-ba soạn quyển Bồ-đề đạo thứ đệ và Chân ngôn đạo thứ đệ (một bài luận về Mật giáo). Những bộ sách này rất được ưa chuộng vì vậy được biên soạn và phổ biến rộng rãi trong tất cả các tông phái Phật giáo Tây Tạng. Bồ-đề đạo thứ đệ tuỳ phá tông trang nghiêm (bo. dvags po thar rgyan དྭགས་པོ་ཐར་རྒྱན་) của Đạt-bảo Cáp-giải tuyên truyền Bồ-đề đạo đăng luận của A-đề-sa và phép tu Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā) của Mật-lặc Nhật-ba (bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་). Sách này được chia thành sáu chương: Thuyết quan trọng trong chương này là thuyết Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha), có nghĩa rằng, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Thuyết này cũng là đối tượng tranh cãi quyết liệt trong Phật giáo nơi đây và cũng vì vậy, trong tác phẩm Bồ-đề đạo thứ đệ, Tông-khách-ba không đề cập đến thuyết này nữa; Kiếp người là cơ hội thuận tiện nhất để đắc Bồ-đề thành Phật. Vì vậy chúng sinh không nên bỏ lỡ cơ hội hiếm có này. Điều kiện quan trọng nhất để đắc đạo là sự hướng dẫn của một thiện tri thức, đây có nghĩa là một vị Đạo sư (ở Tây Tạng là một Lạt-ma). Phương tiện để đạt Phật quả là những lời hướng dẫn của vị Đạo sư. Sự hướng dẫn này thường bao gồm những bài giảng về nỗi đau Khổ của tất cả chúng sinh trong Luân hồi, luật Nghiệp báo, tác dụng của tâm Từ bi, việc phát triển Bồ-đề tâm, thực hiện sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ), Ngũ đạo; Những lời hướng dẫn này đưa hành giả đến những cấp bậc tiếp thu trực giác, đạt Bồ-đề (Tam thân); Hành giả không đạt Bồ-đề cho chính mình. Bồ-đề chỉ trở thành ý nghĩa cao cả khi hành giả xả thân cứu độ tất cả chúng sinh. Cách trình bày của những bộ luận Bồ-đề đạo thứ đệ khác cũng tương tự như trên. Chỉ có những điểm quan trọng là được sắp xếp khác nhau. Trong Bồ-đề đạo thứ đệ của Tông-khách-ba thì phép tu Chỉ và Quán được chú trọng đặc biệt, trong khi những bộ thuộc dòng Ninh-mã (bo. nyingmapa རྙིང་མ་པ་) lại để ý đến phương tiện Đại cứu cánh (sa. atiyoga, bo. dzogchen རྫོགས་ཆེན་) hơn. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Phật giáo Tây Tạng Mật tông
11884
https://vi.wikipedia.org/wiki/A-%C4%91%E1%BB%81-sa
A-đề-sa
Atisha (zh. 阿提沙, sa. atīśa, atiśa), dịch ý là "Người xuất chúng, xuất sắc", cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí (zh. 燃燈吉祥智, sa. dīpaṅkaraśrījñāna, bo. jo bo rje dpal ldan a ti sha ཇོ་བོ་རྗེ་དཔལ་ལྡན་ཨ་ཏི་ཤ་). Là một Tỳ-khưu vĩ đại người Đông Ấn (982-1054), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta). Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa (sa. magadha) và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla), Sư được mời qua Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Sư là người sáng lập trường phái Kadampa (zh. 迦當派, bo. bka' gdams pa བཀའ་གདམས་པ་), gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་) của Tông-khách-ba (bo. tsong-kha-pa). Đệ tử quan trọng nhất của Sư là Lạc-mẫu-đông (hoặc Đông-đốn, bo. `brom ston འབྲོམ་སྟོན་, 1003-1064). Thế kỉ thứ 10 được xem là thời đại truyền pháp lần thứ hai từ Ấn Độ qua Tây Tạng, thông qua vương triều miền Tây. Ban đầu nhà vua cử sứ giả qua Ấn Độ thỉnh Kinh, như dịch giả Rinchen Sangpo (bo. rinchen sangpo རིན་ཆེན་བཟང་པོ་). Về sau nhà vua mời hẳn một Luận Sư Ấn Độ và người đó là Atisha. Năm 1042, Sư bước chân vào đất Tây Tạng, sống ở Netang và bắt đầu giáo hoá. Trong tác phẩm Bồ-đề đạo đăng (sa. bodhipathapradīpa), Sư trình bày toàn cảnh giáo pháp Đại thừa và chia hành giả theo ba căn cơ khác nhau: Hạ sĩ: Loại người mong được tái sinh nơi tốt lành. Trung sĩ: Loại người tu vì sự giác ngộ của chính mình (Tiểu thừa). Thượng sĩ: Loại người tu vì sự Giác ngộ của tất cả chúng sinh (Bồ Tát). Công trình chính của Atisha là xếp đặt thứ tự Kinh sách, không phổ biến bừa bãi. Sư là người đưa Bổn Tôn Đa-la (sa. tārā) trở thành một vị nữ Bổn Tôn quan trọng trong hệ thống đạo Phật Tây Tạng. Trong các tác phẩm, Sư thống nhất hai trường phái chính của Giáo Pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa: quan điểm tính Không (sa. śūnyatā) của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và tính bao trùm của tâm thức giác ngộ theo Vô Trước (sa. asaṅga). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Phật giáo Tây Tạng Đại sư Phật giáo Sinh năm 982 Mất năm 1054
11886
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20V%C3%A2n%20An%20C%E1%BB%91c
Bạch Vân An Cốc
Bạch Vân An Cốc (zh. 白雲安谷, ja. hakuun yasutani); 1885-1973 là một vị Thiền sư Nhật Bản, là Thiền sư đầu tiên giảng dạy ở Hoa Kỳ. Xuất gia năm 11 tuổi, Sư tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều Thiền sư khác nhau. Sau khi làm thầy giáo (trường phổ thông) 16 năm, Sư được Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền (ja. daiun sōgaku harada) nhận làm môn đệ và được ấn chứng (1943). Sư đến Mĩ nhiều lần (1962-1969) và hướng dẫn nhiều thiền sinh Mĩ và các nước khác tu tập. Những bài luận về Bích nham lục, Vô môn quan và Thong dong lục của Sư rất được phổ biến. Phương pháp giảng dạy của Sư được truyền bá rộng rãi ở Tây phương qua quyển sách The Three Pillars of Zen của Philip Kapleau (Việt ngữ: Ba Trụ Thiền). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1885 Mất năm 1973
11887
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20ch%E1%BB%89%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Bạch chỉ (Phật giáo)
Bạch chỉ (zh. 白紙, ja. hakushi), nghĩa là "trang giấy trắng", là một danh từ chỉ một tâm trạng đạt được qua quá trình Toạ thiền (ja. zazen) và một trong những yếu tố để đạt Giác ngộ. Bạch chỉ là một tâm trạng - nói theo nhà hiền triết châu Âu Meister Eckhart - "trống rỗng không có một vật". Để đạt được tâm trạng này thì tất cả những ý nghĩ, thành kiến, hình ảnh... phải biến mất, như chư vị Thiền sư thường nhấn mạnh. Bạch Vân An Cốc - một vị Thiền sư hiện đại người Nhật - khuyên rằng: "Nếu đầu óc, thâm tâm của quý vị còn chứa đựng bất cứ một cái gì, ghi lại một cái gì thì quý vị sẽ không bao giờ Kiến tính. Quý vị phải buông xả tất cả. Tâm của quý vị phải trống rỗng, không một dấu vết như một tờ giấy trắng trong sạch, Bạch chỉ!" Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông
11888
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5%20ki%E1%BB%87n%20h%E1%BA%ADu%20qu%E1%BA%A3%20ch%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%99c%20m%C3%A0u%20da%20cam%20trong%20Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam
Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam là vụ kiện của Nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin đối với 37 công ty sản xuất hóa chất của Hoa Kỳ, những đơn vị đã sản xuất các chất hóa học phát quang cây cối có chứa chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, trong đó nổi bật là các công ty: Dow Chemical, Montaso Ltd, Phamacia Corporation, và Hercules Incorporated. Vụ kiện đã qua hai phiên tòa sơ thẩm Tòa án liên bang tại quận Brooklyn và tòa phúc thẩm ở Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York bác đơn kiện của nguyên đơn với lý do chính: bên nguyên chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ giữa bệnh tật của họ với chất dioxin, không có căn cứ pháp luật quốc tế, các công ty hóa chất chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ nhưng chính phủ Mỹ lại có quyền miễn tố. Do đó ngày 2 tháng 3 năm 2009 tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn Việt Nam. Và tiền được hỗ trợ lẫn đền bù cho người vô tội bị nhiễm chất độc da cam hầu như không khả thi, trước nhận quốc tế sau quyên góp mô hình xã hội trong nước, doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ. Vụ kiện đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam và quốc tế. Vài tổ chức xã hội đã kêu gọi ủng hộ nạn nhân chất độc dioxin, ủng hộ bên nguyên. Như ông Len Aldis đã lập một trang web kêu gọi ký tên vì công lý. Một số tổ chức của các cựu chiến binh Mỹ, Hàn Quốc bị nhiễm chất da cam cũng ủng hộ bên nguyên (Việt Nam). Diễn biến Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin là Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện 37 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam (CĐDC) lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng một vụ kiện tương tự. Hội nghị tiền xét xử lần đầu tiên đã diễn ra vào ngày 18 tháng 3 năm 2004. Hội nghị tiền xét xử thứ hai diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2004. Ngày 13 tháng 9 năm 2004, các luật sư của nguyên đơn đã trình Tòa sơ thẩm đơn kiện sửa đổi. Bên bị đã trình Tòa án sơ thẩm bản tranh tụng của mình (đợt 1) vào ngày 3 tháng 11 năm 2004, bản tranh tụng thứ 2 được trình ngày 18 tháng 1 năm 2005. Ngày 28 tháng 2 năm 2005, hai bên bắt đầu tranh tụng tại Tòa sơ thẩm. Ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng chất độc da cam đã không được xem là một chất độc dưới bị cấm theo luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó, ngay cả khi ảnh hưởng không cố ý của những chất này có thể gây ra độc tố đối với đời sống của con người và môi trường họ sống; và rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền. Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Jack Weinstein cho rằng: "Đơn kiện của phía nguyên đơn không dựa trên bất cứ cơ sở nào của luật nội địa của một bang, một quốc gia hay dưới bất cứ hình thức gì của luật quốc tế". Ông cũng cho rằng nguyên đơn Việt Nam đã không không chứng minh được chính chất độc da cam đã gây ra các loại bệnh tật như liệt kê trong đơn kiện của họ, vì cho đến thời điểm đệ đơn kiện, họ vẫn thiếu các nghiên cứu sâu rộng về ảnh hưởng của chất làm phát quang cây cối có tác động xấu đối với sức khỏe con người. Ngày 7 tháng 4, 2005 đoàn luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam nộp đơn yêu cầu Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York xét xử lại và phủ quyết phán quyết trước đây của chánh án Jack Weinstein. Dự kiến Tòa Phúc thẩm sẽ cho ý kiến có mở phiên xử phúc thẩm hay không vào mùa thu 2006. Ngày 22 tháng 2 năm 2008, Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ tại New York đã ra phán quyết bác đơn kiện của các công dân Việt Nam, nạn nhân chất độc da cam/dioxin chống các công ty hóa chất Mỹ về việc sử dụng chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam. Tòa này đã y án sơ thẩm. Dư luận quốc tế có nhiều ý kiến phê phán phán quyết này của Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ. Ngày 18 tháng 3 năm 2008, Đoàn Luật sư Hoa Kỳ và Hội Luật gia Dân chủ quốc tế gồm 10 người đã đến Việt Nam để hỗ trợ về mặt pháp lý cho các nạn nhân trong vụ kiện sắp tới lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ngày 6 tháng 10 năm 2008 nguyên đơn tiếp tục nộp đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ nhưng đã bị tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn vào ngày 2 tháng 3 năm 2009. Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim cho là "Việc tòa án Mỹ từ chối lời thỉnh cầu của các nạn nhân Việt Nam là đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự công minh của pháp luật và tinh thần yêu chuộng công lý, tôn trọng nhân quyền của nhân dân Mỹ". Theo luật sư Lưu Văn Đạt, người theo vụ kiện từ đầu cho biết, lý do tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là theo luật pháp Mỹ, khi một vụ án được gửi đến Tòa phúc thẩm thì nhất định phải được xem xét giải quyết. Nhưng cùng vụ việc đó nếu được gửi lên tòa án Tối cao thì không nhất định phải đưa ra xét xử.. Các nghiên cứu khoa học phục vụ vụ kiện Các nhà khoa học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức và Nhật Bản đã nghiên cứu và thấy các nạn nhân dioxin có khả năng gây độc của dioxin trong máu cao gấp hàng trăm hoặc hàng ngàn lần mức bình thường. Viện Y khoa Hoa Kỳ cũng đã kết luận các nạn nhân dioxin là các cựu binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh Việt Nam cũng bị các căn bệnh ung thư. Các lý lẽ và dẫn chứng Phía nguyên đơn Bên nguyên đưa ra lập luận rằng các tập đoàn hóa chất đã không tuân thủ theo đơn đặt hàng của Chính phủ Mỹ mà cung cấp các hóa chất có chất độc dioxin. Các công ty cung cấp chất hóa học phát quang cây cối biết chúng có nồng độ dioxin cao và có khả năng hạ nồng độ đó xuống nhưng họ đã không làm vậy vì lý do lợi nhuận. Bên nguyên đơn cũng trích dẫn một cuộc hội nghị năm 1965 mà tại đó, đại diện các hãng hóa chất đã tuyên bố rằng họ biết trong hóa chất diệt cỏ có các chất độc dioxin. Luật sư của bên nguyên là Jonathan Moore cho rằng "Họ (các công ty sản xuất thuốc diệt cỏ) đã cố sản xuất được càng nhanh, càng nhiều chất độc da cam càng tốt vì lo ngại chính phủ phát hiện, cấm sản xuất sẽ giảm khả năng sinh lời của họ". Luật sư bên nguyên cũng lập luận rằng, số lượng 80 triệu lít chất đốc da cam rải xuống Việt Nam là con số quá mức cần thiết để diệt cỏ. Bên nguyên cũng cho rằng, chính phủ Mỹ đã đặt hàng cho các công ty hóa chất này với yêu cầu không gây tác hại đối với con người. Do đó, việc các công ty vi phạm quy định như thế, gây tác hại nghiêm trọng cho thường dân có thể coi là tội phạm chiến tranh. Phía bị đơn Phía bị đơn cho rằng thực chất bên nguyên đang kiện chính phủ Mỹ, đòi chính phủ Mỹ đền bù chiến tranh do họ chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ. Bị đơn cũng cho rằng, họ không biết trong thuốc diệt cỏ có chất dioxin gây tác hại cho sức khỏe con người. Bị đơn kiến nghị bác bỏ Khiếu nại vì không nêu rõ yêu cầu bồi thường theo đó có thể được giảm nhẹ theo Quy tắc tố tụng dân sự liên bang 12 (b) (6). Trong phần kiến nghị của mình, bị đơn đưa ra quan điểm yêu cầu bồi thường của nguyên đơn không thuộc Đạo luật Alien Tort vì nó không vi phạm bất kỳ luật lệ quốc tế được xác định rõ ràng và được chấp nhận rộng rãi nào - theo án lệ vụ Sosa v. Alvarez-Machain, 542 Hoa Kỳ 692 (2004). Các bị đơn cũng lập luận rằng Nguyên đơn thiếu cơ sở để kiện, rằng các yêu cầu của họ theo Đạo luật Alien Tort là không thuộc quyền tài phán dựa theo học thuyết câu hỏi chính trị (political question doctrine), và tất cả các yêu cầu của họ đều bị chặn bởi luật bảo hộ nhà thầu chính phủ (government-contractor defense). Ngoài ra, các bị đơn cũng kiến nghị phán quyết theo Quy tắc tố tụng dân sự liên bang 56 để bác bỏ tất cả các khiếu nại theo thời hạn hiệu lực (statute of limitation). Ý kiến từ cựu binh Mỹ Năm 1968, ông Elmo R. Zumwalt Jr., bấy giờ mang hàm phó đô đốc, đến đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam. Ngay lập tức, ông đã cho triển khai chiến dịch rải hóa chất làm rụng lá xuống các vùng sông nước ở Việt Nam để bảo vệ hoạt động của Hải quân Mỹ. Đúng 20 năm sau, người con trai Elmo R.Zumwalt III của ông đã qua đời vì bệnh ung thư, hậu quả của phơi nhiễm chất độc da cam thời tham chiến tại Việt Nam. Tác phẩm "Cha con tôi" dựa theo lời thuật của đô đốc Elmo Zumwalt phát hành tháng 11-1996, có đoạn viết: "Tấn bi kịch của gia đình đô đốc Zumwalt là ở chỗ, chính người cha đã ra lệnh rải chất độc màu da cam lên các cánh rừng và các dòng sông ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi con trai ông làm nhiệm vụ tuần tra dọc các bờ sông. Mệnh lệnh của đô đốc không những tàn phá nhiều cánh rừng, làm ô nhiễm các dòng sông, gây đau khổ cho biết bao nhiêu người dân Việt Nam vô tội, mà còn làm cho chính con trai và cháu nội ông cũng bị nhiễm chất độc màu da cam". Năm 1984, từ phán quyết của quan tòa Jack Weinstein, 7 công ty hóa chất Mỹ đã phải bồi thường 180 triệu đô la cho các cựu chiến binh Mỹ nhưng các công ty này bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội. Đô đốc Zumwalt, từ năm 1994 đã trở lại Việt Nam, kết hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam với mong muốn làm một điều gì đó bù đắp lại mất mát cho các nạn nhân của ông. Khi được hỏi cảm nghĩ, đô đốc Zumwalt nói: "Để có thể vĩnh viễn xếp lại quá khứ một cách yên ả, tốt nhất là Chính phủ Mỹ phải có thiện chí hợp tác với Việt Nam, trả lại món nợ lớn lao mà các công ty hóa chất Mỹ đã gây ra. Nhân chứng sống chính là tôi đây. Tôi cũng có bổn phận góp phần bù đắp. Cũng thế, tại Mỹ, quan điểm của đoàn thể lớn nhất nước Mỹ là Hội Cựu binh Mỹ, là vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) chỉ là việc của 2.000 gia đình người Mỹ, còn nạn nhân chất độc dioxin là của 3 triệu người Mỹ." Con trai ông, luật sư Jim với nhiều hoạt động yểm trợ tư vấn tố tụng quốc tế cho nhiều nhóm nạn nhân, đã giải thích: "Năm 1984, 68.000 cựu binh Mỹ, Úc và New Zealand đã phát đơn kiện 11 công ty hóa chất Mỹ, nhưng các nhà tài phiệt chiến tranh rất quỷ quyệt, đã khôn khéo dàn xếp, chịu bồi thường một ngân khoản chung là 184 triệu USD, để nguyên đơn ký vào thỏa thuận, từ đấy không còn đi kiện nữa. Việc bồi thường này không nhắc gì tới nạn nhân Việt Nam và Hàn Quốc, đó là một điều phi lý và phi nhân". Cho tới nay, chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất vẫn không công nhận chất dioxin gây dị tật thai nhi với lý do là thiếu bằng chứng thực nghiệm trên người (điều mà sẽ không thể có do dioxin bị cấm thí nghiệm trên người). Chỉ có các cựu binh nữ sinh con dị tật là được bồi thường (nhưng cựu binh nữ chỉ có 10 ngàn người trong tổng số 3 triệu quân nhân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam), các cựu binh nam sinh con dị tật thì vẫn không được bồi thường. 30 năm sau cuộc chiến, vẫn không có cuộc điều tra lớn nào với các cựu binh bị nhiễm dioxin. Paul Sutton, cựu chủ tịch của Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cho rằng chính phủ Mỹ muốn trì hoãn các nghiên cứu để ỉm đi chuyện này bởi chi phí đền bù sẽ rất cao, họ chỉ cần chờ tới khi tất cả các cựu binh của cuộc chiến đều đã qua đời thì sẽ chẳng còn bằng chứng để nghiên cứu nữa. Từ toà án Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển., và ). Danh sách các nạn nhân tham gia kiện Phan Thị Phi Phi Nguyễn Văn Quý Dương Quỳnh Hoa (đã mất tháng 2-2006) Nguyễn Thị Ngọc Phượng Những nguyên đơn này đại diện cho khoảng 3 triệu nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam Các vụ kiện liên quan Vụ kiện của cựu binh Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam Năm 1984 từ phiên tòa của quan tòa Jack Weinstein, một số công ty sản xuất hoá chất đã chi khoảng 180 triệu Mỹ kim cho các gia đình nguyên cáo mặc dù không thừa nhận có hành động sai trái. Hàng năm, chính phủ Hoa Kỳ chi khoảng 1,5 tỷ USD cho các cựu binh Mỹ tham chiến trong chiến tranh Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Vụ kiện cựu binh Úc Vụ kiện cựu binh Canada Vụ kiện cựu binh Hàn Quốc Ngày 26 tháng 1 năm 2006, toà án dân sự cấp cao Seoul đã đưa ra phán quyết yêu cầu hai công ty sản xuất thuốc diệt cỏ Hoa Kỳ là Dow Chemical tại Midland, Michigan và Monsanto tại St. Louis phải bồi thường 62 triệu đô la dành cho phí bồi dưỡng sức khoẻ các cựu binh Hàn Quốc đã từng tham chiến tại Việt Nam. Phán quyết nêu rõ: "bên bị đơn không đảm bảo an toàn khi họ đã sản xuất ra loại hóa chất có nồng độ doxin cao hơn tiêu chuẩn". Phán quyết này cũng trích dẫn báo cáo của Viện hàn lâm Hoa Kỳ (U. S. National Academy) cho rằng có "một mối quan hệ nhân quả" giữa Chất độc da cam và 11 căn bệnh, bao gồm cả ung thư phổi, ung thư thanh quản cũng như ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, phán quyết này đã không nhận "mối quan hệ giữa chất độc này đối với căn bệnh về thần kinh ngoại vi, căn bệnh rộng rãi nhất trong các nạn nhân chất độc dioxin. Các hoạt động xã hội liên quan Ở Việt Nam Hành trình cam: hành trình đi bộ xuyên Việt của cựu chiến binh Mỹ Bernie "Doc" Duff và người bạn đời Việt Nam của ông Nguyễn Thị Bảo Anh khởi xướng, nhằm gây dư luận ủng hộ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam và để gây quỹ giúp họ trở lại cuộc sống bình thường Trang web ''ký tên vì công lý do ông Len Aldis lập đã nhận được 700.000 chữ ký ủng hộ. Ở Hoa Kỳ Giữa tháng 11 năm 2005, đoàn nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để kêu gọi sự ủng hộ của dư luận Mỹ đối với vụ kiện. Họ đã đi đến các thành phố lớn của Mỹ như: Thành phố New York, Washington D.C., San Francisco. Các nơi khác Hội cựu chiến binh Hàn Quốc là nạn nhân chất độc da cam đã có tuyên bố ủng hộ các nạn nhân dioxin Việt Nam. Xem thêm Dioxin Chất độc màu da cam Tham khảo Liên kết ngoài Vietnam dioxin spray estimate quadruples Nghiên cứu về lượng CĐDC đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trên tạp chí Nature. Đánh giá tác hại của dioxin đối với sức khỏe con người, năm 1998 do WHO và IPCS (pdf) A Culture of Life : Về vụ kiện của nạn nhân CĐDC năm 2005 Trang tổng kết về dioxin của nhóm GreenFacts Thông tin từ hội luật sư Hoa Kỳ Trang ghi danh ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam Toàn văn tuyên cáo của phiên toà 10.03.2005 của chánh án Jack Weinstein Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - Hội nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình Loạt bài trên BBC về CĐDC và vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam , , Chuyên trang trên các báo Việt Nam Trang Web chính thức của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Tuổi Trẻ Online V Chất độc da cam
11889
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ban-thi%E1%BB%81n%20L%E1%BA%A1t-ma
Ban-thiền Lạt-ma
Ban-thiền Lạt-ma (zh. 班禪喇嘛, bo. panchen blama པན་ཆེན་བླ་མ་, sa. paṇḍitaguru), là danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 tặng cho thầy mình là vị trụ trì chùa Trát-thập Luân-bố (zh. 札什倫布寺, bo. bkra shis lhun po བཀྲ་ཤིས་ལྷུན་པོ་) trong thế kỉ 17. Vì Đạt-lại Lạt-ma được xem là hóa thân của Quán Thế Âm nên lúc đó Ban-thiền Lạt-ma được gọi là hóa thân của Phật A-di-đà. Như dòng Đạt-lại, dòng Ban-thiền cũng được xem là một dòng tái sinh (Châu-cô, bo. tulku སྤྲུལ་སྐུ་) nhưng Ban-thiền Lạt-ma không có trách nhiệm lãnh đạo chính trị. Đến thế kỉ 20, Ban-thiền Lạt-ma mới nhận một số nhiệm vụ này. Ban-thiền Lạt-ma giữ chức cao thứ hai trong trường phái Cách-lỗ sau Đạt-lại Lạt-ma. Dòng tái sinh Ban-thiền Lạt-ma giữ nhiệm vụ đi tìm hóa thân mới của Đạt-lại Lạt-ma và ngược lại. Việc đi tìm hóa thân của Ban-thiền Lạt-ma, hay nói chung là việc tìm bất cứ hóa thân nào, luôn luôn là một nghi lễ tôn giáo và Đạt-lại Lạt-ma là người lựa chọn quyết định. Nghi thức này đã có truyền thống từ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 là La-bốc-tạng Gia-mục-thố (1617-1682) gọi thầy mình là La-tang Khúc-kết (zh. 羅桑曲結, bo. lobsang choekyi gyaltsen བློ་བཟང་ཆོས་ཀྱི་རྒྱལ་མཚན་) là Ban-thiền, nghĩa là một "Đại học giả". Với việc phong hiệu này, ba vị Ban-thiền Lạt-ma tiền thân của vị này cũng được phong danh Ban-thiền. Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 cũng xác nhận hóa thân của Ban-thiền Lạt-ma thứ 5. Đạt-lại Lạt-ma thứ 7 xác nhận Ban-thiền Lạt-ma thứ 6, người lại xác nhận Đạt-lại Lạt-ma thứ thứ 8. Cũng như thế, Đạt-lại Lạt-ma thứ 8 xác nhận vị Ban-thiền thứ 7. Ban-thiền Lạt-ma thứ 10 Khước-cát Kiên-tán (zh. 却吉堅贊, bo. lobsang trinley choekyi gyaltsen (choekyi gyaltse)) giữ một vai trò chính trị quan trọng khi theo Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 lưu vong tại Ấn Độ năm 1959. Ông bị bắt giam năm 1968, được thả ra 1977 nhưng bị quản thúc ở Bắc Kinh cho đến 1982. Năm 1983, ông cưới một cô người Hoa và có một đứa con gái, một thái độ nhìn chung rất lạ cho một vị tăng dòng Cách-lỗ. Năm 1989, Ban-thiền Lạt-ma chết bất thình lình tại Shigatse, thọ 52 tuổi. Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, Đăng-châu Gia-mục-thố (bo. tenzin gyatso བརྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་) xác nhận Gedhun Choekyi Nyima (bo. Dge-'dun Chos-kyi Nyi-ma) là Ban-thiền Lạt-ma thứ 11 vào ngày 14 tháng 5 năm 1995, nhưng sau đó cậu này bị mất tích và không lâu sau đó, chính quyền Trung Quốc xác nhận một cậu bé khác là Gyancain Norbu (bo. rgyal-mtshan nor-bu) là Ban-thiền thứ 11 và cậu bé trước đây bị bắt giam vì "an toàn cá nhân" và đến giờ người ta không rõ tung tích. Danh sách 11 vị Ban-thiền Lạt-ma: Khắc-chủ-kiệt (zh. 克主杰, bo. khedup gelek pelsang, khedrup gelek pal sangpo), 1385-1438 Sách-nam Khúc-lãng (zh. 索南曲朗, bo. sonam choklang), 1439-1504 La-tang Đôn-châu (zh. 羅桑敦珠, bo. wensa lobsang dhondup), 1505-1564 La-tang Khúc-kết (zh. 羅桑曲結, bo. lobsang choekyi gyaltsen (lobsang choegyal)), 1570-1662 La-tang Ích-hỉ (zh. 羅桑益喜, bo. lobsang yeshi (lobsang yeshe)), 1663-1737 Ba-đan Ích-tây (zh. 巴丹益西, bo. palden yeshi (palden yeshe)), 1738-1780 Đan-bạch Ni-mã (zh. 丹白尼馬, bo. lobzang tenpai nyima (tenpe nyima), 1781/1782-1854 Đan-bạch Vượng-tu (zh. 丹白旺修, bo. tenpe wangchuk), 1855-1882 Khúc-cát Ni-mã (zh. 曲吉尼馬, bo. erdeni choekyi nyima, 1883-1937 Khước-cát Kiên-tán (zh. 却吉堅贊, bo. lobsang trinley choekyi gyaltsen (choekyi gyaltse)), 1938-1989. Gedhun Choekyi Nyima (1989-) được Đạt-lại Lạt-ma 14 đề cử, bị mất tích từ ngày 17 tháng 5 năm 1995, và tình nghi là bị chính phủ Trung Quốc quản thúc. Trường hợp Gyancain Norbu (1990-) được chính quyền Trung Quốc đề cử, vẫn còn bị tranh luận, và không được đa số người cộng đồng Tây Tạng chấp nhận.. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986. Chú thích Phật giáo Tây Tạng Đại sư Phật giáo Ba Ban-thiền Lạt-ma Phật
11890
https://vi.wikipedia.org/wiki/A-nan-%C4%91%C3%A0
A-nan-đà
A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa., pi. ānanda, bo. kun dga` bo ཀུན་དགའ་བོ་), cũng gọi ngắn là A-nan, dịch nghĩa là Khánh Hỉ (慶喜), Hoan Hỉ (歡喜), sinh 605 - 485 TCN. Theo tài liệu ghi nhận, A-nan sinh năm 605 TCN - là anh em chú bác với Đức Phật vì cha của ông, vua Amitodana, là em vua Suddhodana – tức Tịnh Phạn Vương, thân phụ của Đức Phật. A-nan-đà gia nhập giáo hội hai năm sau ngày thành lập vào lúc 18 tuổi, trở thành thị giả thân cận của Đức Phật. A-nan-đà tham gia Tăng đoàn cùng hai người anh của ông là A-na-luật – vị A-la-hán được xưng tụng là Đệ nhất Thiên nhãn trong hàng Thanh văn của Phật – và Đề-bà-đạt-đa, người sau này ly khai khỏi Tăng đoàn. Tôn giả được tôn xưng là một trong Thập đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni. Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường, đã ghi nhớ hết những lời Phật dạy trong suốt hàng chục năm truyền đạo. Tôn giả là người đọc tụng lại tạng Kinh trong lần kết tập thứ nhất để tăng chúng ghi nhớ và truyền lại cho đời sau, và tôn giả cũng được xem là Nhị tổ của Thiền tông Ấn Độ. Ngoài ra, tôn giả cũng là người đầu tiên cung Phật phát minh ra "áo cà sa" - trang phục nghi lễ về sau của các chư tăng, chư ni nhà Phật. Có thể nói: đạo Phật còn được duy trì tới hàng nghìn năm, kinh Phật còn được lưu truyền cho bao đời sau, một phần lớn là nhờ công lao của Tôn giả A-nan. Theo kinh sách, tôn giả A-nan-đà là người rất nhẫn nhục, hết lòng phụng sự đức Phật. Tôn giả chỉ chấp nhận làm người hầu cận cho Phật khi được Phật hứa rằng không vì thế mà được quan tâm hơn các vị khác. A-nan-đà cũng chính là người khám phá ra âm mưu giết Phật của Đề-bà-đạt-đa. A-nan-đà cũng là người bênh vực cho việc nữ giới được gia nhập tăng đoàn để học hỏi giáo pháp. Nhờ sự can thiệp của Tôn giả mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn. Chính vì điều này mà trong lần Kết tập thứ nhất, A-nan-đà bị Tăng-già chê trách. Tương truyền rằng, bảy ngày sau khi Phật nhập Niết-bàn, A-nan-đà mới giác ngộ, đắc quả A-la-hán trong đêm trước lần kết tập thứ nhất. Tôn giả A-nan nhập Niết-bàn vào năm 485 TCN, ở tuổi 120 tuổi ở giữa sông Hằng (ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly). Nếu định nghĩa theo Ấn Độ giáo (Hinduism) thì A-nan-đà không phải là tâm trạng khánh hỉ được tạo ra bởi một đối tượng mà hơn nữa, nó là một niềm vui của một trạng thái nằm trên mọi tư duy nhị nguyên, những cặp đối đãi. Hệ thống triết lý Vedānta quan niệm rằng, một tâm thức thoát khỏi suy nghĩ—nghĩa là tâm thức không còn vướng mắc những khái niệm như sinh, tử, khổ não, nói chung là mọi tư duy—chính là A-nan-đà, sự an vui thuần túy. Khi miêu tả, diễn giải những danh từ rất trừu tượng như "Brahman", hệ thống Vedānta sử dụng thành ngữ "Sat-Cit-Ānanda", nghĩa là "Chân lý—Nhận thức tuyệt đối—A-nan-đà" và A-nan-đà ở đây là sự an vui tuyệt đối, vô lượng mà hành giả chỉ có thể cảm nhận được trong lúc nhập Định (sa. samādhi). Trong các dòng tu theo truyền thống của Đại sư Śaṅkara thì A-nan-đà là chữ cuối của nhiều danh hiệu, ví dụ như Vivekānanda. Tham khảo Sách tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Đại sư Phật giáo Đệ tử Thích-ca Mâu-ni A-la-hán Gia đình Phật Thích-ca Thiền sư Ấn Độ Thiền tông
11891
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1ch%20Tr%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Ho%C3%A0i%20H%E1%BA%A3i
Bách Trượng Hoài Hải
Bách Trượng Hoài Hải (zh. bǎizhàng huáihǎi 百丈懷海, ja. hyakujō ekai), 720-814, là một Thiền sư Trung Quốc, một trong những vị Thiền sư danh tiếng nhất đời nhà Đường, nối pháp Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất. Học nhân đến sư tham vấn rất đông, trong đó Hoàng Bá Hi Vận và Quy Sơn Linh Hựu là hai vị thượng thủ. Cơ duyên và hành trạng Sư họ Vương, quê ở Trường Lạc, Phúc Châu. Lúc nhỏ theo mẹ đi chùa lễ Phật, sư chỉ tượng Phật hỏi mẹ: "Đây là gì?" Mẹ bảo: "Phật." sư nói: "Hình dung không khác gì với người, con sau cũng sẽ làm Phật." Sư xuất gia lúc còn để chỏm và chuyên cần tu học Giới, Định, Huệ. Sau sư đến tham học với Mã Tổ làm thị giả và được Mã Tổ truyền tâm ấn. Câu chuyện Mã Tổ mở mắt cho sư rất thú vị (Thích Thanh Từ dịch): Sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua, Tổ hỏi: "Đó là cái gì?" sư đáp: "Con vịt trời." Tổ hỏi: "Bay đi đâu?" sư đáp: "Bay qua." Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi sư kéo mạnh, đau quá sư la thất thanh. Mã Tổ bảo: "Lại nói bay qua đi!" Nghe câu ấy, sư tỉnh ngộ. Trở về phòng thị giả, sư khóc lóc thảm thiết, những người chung phòng nghe được bèn hỏi: "Huynh nhớ cha mẹ phải không?" sư đáp: "Không." "Bị người ta mắng chửi phải không?" sư đáp: "Không." Vị sư hỏi: "Vậy tại sao lại khóc?" sư đáp: "Lỗ mũi tôi bị Hòa Thượng kéo đau thấu xương." Vị thị giả kia lại hỏi: "Có nhân duyên không khế hội?" sư đáp: "Đi hỏi Hòa Thượng đi." Vị thị giả ấy tới hỏi Mã Tổ rằng: "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì chẳng khế hội, mà đang khóc ở trong phòng, xin Hòa Thượng vì chúng con mà nói pháp." Mã Tổ bảo: "Y đã khế hội, các ngươi tự hỏi lấy y." Vị thị giả lại trở về phòng hỏi: "Hòa Thượng nói huynh đã khế hội, nên bảo chúng tôi về hỏi huynh." sư bèn cười ha hả. Các vị sư bảo: "Vừa rồi khóc sao bây giờ lại cười?" sư đáp: "Vừa rồi khóc bây giờ lại cười.". Chúng tăng không ai hiểu chuyện gì. Hôm sau Mã Tổ vừa lên tòa, tăng chúng nhóm họp xong. sư bước ra cuốn chiếu, Mã Tổ xuống tòa, sư theo sau đến phương trượng. Mã Tổ hỏi: "Ta chưa nói câu nào, tại sao ngươi cuốn chiếu?" sư thưa: "Hôm qua bị Hòa Thượng kéo chót mũi đau quá." Mã Tổ bảo: "Hôm qua ngươi để tâm chỗ nào?" sư nói: "Chót mũi ngày hôm nay lại chẳng đau." Mã Tổ bảo: "Ngươi đã hiểu rõ việc hôm qua." Sư làm lễ rồi lui ra Sư để lại nhiều bài thuyết giảng quý báu trong Bách Trượng quảng lục và Bách Trượng ngữ lục. Trong đó sư đề cao việc "lìa bỏ tất cả những vọng tưởng tức như như Phật" và khuyên thiền sinh tu tập pháp môn vô phân biệt, Bất nhị (Thích Thanh Từ dịch): "Phàm người học đạo nếu gặp các thứ khổ vui, việc vừa ý không vừa ý tâm không lui sụt, chẳng để tâm đến danh dự lợi dưỡng ăn mặc, chẳng tham tất cả phúc đức lợi ích, không bị các pháp thế gian buộc ngại, không thân mến khổ vui, tâm hằng bình đẳng, ăn cơm hẩm cốt nuôi mệnh sống, mặc áo vá chỉ để ngừa lạnh, ngơ ngơ như ngu như điếc, sẽ được ít phần tương ưng. Nếu trong tâm ham học rộng biết nhiều, cầu phúc cầu trí, đều là ở trong sinh tử, đối với lý đạo thật vô ích, lại bị gió hiểu biết thổi trôi giạt trong biển sinh tử." Có vị tăng hỏi: "Như nay Thụ giới rồi thân khẩu được thanh tịnh, lại làm đủ các việc thiện, như thế được giải thoát chăng?" Sư đáp: "Được ít phần giải thoát, chưa được tâm giải thoát, chưa được tất cả chỗ giải thoát." Tăng hỏi: "Thế nào là tâm giải thoát và tất cả chỗ giải thoát?" Sư đáp: "Chẳng cầu Phật, Pháp, Tăng, cho đến chẳng cầu phúc trí tri giải, tình cảm nhơ sạch hết, chẳng chấp tâm không cầu là phải, chẳng trụ chỗ hết, cũng chẳng mến thiên đường sợ địa ngục, trói buộc cởi mở không ngại, tức thân tâm và tất cả chỗ đều gọi giải thoát. Ngươi chớ có cho ít phần giới thân khẩu ý tịnh là xong, đâu biết môn giới định huệ như hà sa, mà vô lậu giải thoát toàn chưa dính một may... Cố gắng! Nhằm hiện nay cố tìm xét lấy, đừng đợi mắt mờ, tai điếc, tóc bạc, mặt nhăn, già khổ đến thân, buồn thảm triền miên mắt hằng rơi lệ, trong tâm hoảng sợ không còn một nơi y cứ, chẳng biết chỗ đi. Đến khi ấy, muốn nghiêm chỉnh tay chân cũng không thể kiềm được, dù có phúc trí, danh dự lợi dưỡng trọn không cứu được. Vì mắt tâm chưa mở, chỉ nhớ các cảnh, không biết phản chiếu, lại chẳng thấy Phật đạo. Một đời có tạo việc thiện ác đều thảy hiện ở trước, hoặc vui hoặc sợ, Lục đạo Ngũ uẩn cả đều hiện tiền. Trang sức, nhà cửa, ghe thuyền, xe cộ đẹp đẽ hiển hách, đều từ tham ái của mình hiện ra, tất cả cảnh ác đều biến thành cảnh thù thắng. Chỉ tuỳ tâm tham ái chỗ nào nặng, nghiệp thức dẫn đến thụ sinh, hoàn toàn không có phần tự do, rồng súc tốt xấu trọn chưa định được..." Thanh quy mới cho Thiền tông Sư là người đầu tiên trong Thiền tông lập và kết tập những quy luật hành động hằng ngày của thiền sinh trong một thiền đường. Trước đó tất cả những thiền sinh chỉ là "khách" trong những chùa của tông phái khác - thường là Luật viện (Luật tông) - với những nghi quỹ họ phải tuân theo. Từ lúc sư lập ra quy luật mới, nhiều thiền đường được thành lập với những điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu của thiền sinh. sư nhấn mạnh sự kết hợp giữa thiền và các việc lao động trong và ngoài thiền viện như làm ruộng, cuốc đất trồng cây. Câu nói của sư "một ngày không làm, một ngày không ăn" (nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực 一日不作一日不食) đã gây ấn tượng đến ngày nay. Theo quy luật mới, thiền sinh làm việc tự nuôi sống (các Tỉ-khâu thời Phật Thích-ca không được phép làm việc) nhưng song song với công việc hằng ngày, sư vẫn giữ lại truyền thống đi khất thực và cho đó là một phương tiện tu luyện tâm. Những quy luật mới này được ghi lại trong Bách Trượng thanh quy. Mặc dù nguyên bản của quyển sách này đã mất nhưng các quy luật này vẫn còn được tuân hành nghiêm chỉnh cho đến ngày nay. Đời Đường niên hiệu Nguyên Hoà năm thứ 9 ngày 17 tháng giêng (814), sư quy tịch, thọ 95 tuổi. Vua ban hiệu là Đại Trí Thiền sư. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Trung Quốc Sinh năm 720 Mất năm 814 Đại sư Phật giáo
11892
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20B%C3%A1%20Hi%20V%E1%BA%ADn
Hoàng Bá Hi Vận
Hoàng Bá Hy Vận (zh. huángbò xīyùn/Huang-po 黃蘖希運, ja. ōbaku kiun), ?-850, là một vị Thiền sư Trung Quốc, một trong những nhân vật nổi tiếng của Thiền tông đời nhà Đường. Sư là Pháp tự của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải và là thầy của Lâm Tế Nghĩa Huyền, người đã sáng lập dòng thiền Lâm Tế được truyền cho đến ngày nay. sư có 13 môn đệ đắc pháp. Tướng quốc Bùi Hưu có cơ duyên được học hỏi nơi sư và để lại hậu thế quyển sách quý báu với tên Hoàng Bá Sơn Đoạn Tế Thiền sư truyền tâm pháp yếu, được gọi tắt là Hoàng Bá truyền tâm pháp yếu. Những lời dạy của sư trong sách này là những nguồn cảm hứng sâu đậm nhất trong thiền ngữ. Cơ duyên và hành trạng Sư người tỉnh Mân (Phúc Kiến), Hồng Châu, thuở nhỏ xuất gia trên núi Hoàng Bá. Sư cao lớn vạm vỡ, trên trán có cục u như hạt châu, âm thanh trong trẻo, ý chí đạm bạc. Ban đầu nghe danh Mã Tổ, sư muốn đến học đạo, nhưng khi đến nơi thì Tổ đã tịch. Sau đó sư đến yết kiến Bách Trượng. Cơ duyên với Bách Trượng được truyền lại như sau (Thích Thanh Từ dịch): Bách Trượng hỏi: "Chững chạc to lớn từ đâu đến?" Sư thưa: "Chững chạc to lớn từ Lĩnh Nam đến." Bách Trượng lại hỏi: "Chững chạc to lớn sẽ vì việc gì?" Sư đáp: "Chững chạc to lớn chẳng vì việc khác" và lễ bái, hỏi: "Từ trước tông thừa chỉ dạy thế nào?" Bách Trượng lặng thinh. Sư thưa: "Không thể dạy người sau, dứt hẳn mất." Bách Trượng bảo: "Sẽ nói riêng với ngươi." Bách Trượng đứng dậy đi vào phương trượng, Sư đi theo sau thưa: "Con đến riêng một mình." Bách Trượng bảo: "Nếu vậy ngươi sau sẽ không cô phụ ta." Một hôm Bách Trượng bảo chúng: "Phật pháp không phải là việc nhỏ, lão tăng xưa bị Mã Tổ quát một tiếng, đến ba ngày vẫn còn ù tai." Nghe như vậy, sư bỗng ngộ yếu chỉ, bấc giác le lưỡi. Bách Trượng hỏi Sư: "Ở đâu đến?" Sư thưa: "Nhổ nấm núi Đại Hùng đến." Bách Trượng hỏi: "Lại thấy đại trùng (con cọp) chăng?" Sư làm tiếng cọp rống, Bách Trượng cầm búa thủ thế. Sư tát Bách Trượng một cái, Bách Trượng cười to bỏ đi. Sau, Bách Trượng thượng đường bảo chúng: "Dưới núi Đại Hùng có con đại trùng, các ngươi nên xem. Lão tăng hôm nay đích thân gặp và bị nó cắn." Với lời này, Bách Trượng đã công nhận sư là người nối pháp. Sau sư về trụ trì chùa Đại An ở Hồng Châu. Học giả tìm đến rất đông. Chỗ chỉ dạy của sư đều nhằm bậc thượng căn, hạ và trung khó hội được yếu chỉ. Pháp ngữ Sư thượng đường dạy chúng (Thích Thanh Từ dịch): "... Người học Đạo hễ có một niệm vọng tâm là xa Đạo, ấy là điều tối kị. Hết thảy mọi niệm đều vô tướng, đều vô vi, tức là Phật. Người học Đạo nếu muốn thành Phật thì hết thảy Phật pháp đều không cần phải học, chỉ cần học cái không mong cầu, không chấp trước là đủ. Không mong cầu thì tâm không sinh, không chấp trước thì tâm không diệt. Tám vạn bốn ngàn pháp môn là chỉ đối trị với tám vạn bốn ngàn phiền não, đấy chỉ là Pháp môn giáo hoá tiếp dẫn. Vốn không có pháp nào, sự lìa bỏ chính là Pháp, người biết lìa bỏ chính là Phật. Chỉ cần lìa bỏ mọi phiền não thì không còn pháp gì để chứng đắc cả... Phàm phu nắm lấy ngoại cảnh, đạo nhân nắm lấy tâm. Tâm, cảnh đều quên chính là pháp chân thật. Quên cảnh thì dễ, quên tâm thật khó. Người ta không dám quên tâm, sợ rơi vào hư không rồi không chỗ nắm níu, chứ không biết rằng, Không vốn vô không, chỉ một Pháp giới chân thật mà thôi vậy." Có vị tăng hỏi: "Làm thế nào để khỏi bị rơi vào giai cấp của quả vị?" Sư đáp: "Chỉ cần suốt ngày ăn cơm mà chưa từng cắn một hạt gạo, suốt ngày đi mà chưa từng đạp một mảnh đất. Ngay khi ấy không có tướng ngã tướng nhân nào, suốt ngày không rời một việc nào cả, không bị cảnh mê hoặc, thế mới gọi là người tự tại. Bất cứ lúc nào, bất cứ niệm nào cũng không bao giờ thấy một tướng nào cả. Đừng cố chấp ba thời trước sau! Chặp trước không đi, chặp nay không đứng, chặp sau không đến. An nhiên vững ngồi, nhiệm vận không câu chấp, thế mới gọi là giải thoát. Hãy cố lên! Hãy cố lên! Trong pháp môn này, ngàn người vạn người, chỉ được dăm ba. Nếu không nỗ lực công phu, ắt có ngày gặp tai ương. Cho nên nói: Ra sức đời này cho liễu ngộ Hoạ kia kiếp kiếp há mang hoài?..." Đời Đường khoảng niên hiệu Đại Trung, sư tịch tại núi Hoàng Bá. Vua sắc phong là Đoạn Tế Thiền sư. Sư để lại bài kệ sau để khuyến khích chúng đệ tử (Trần Tuấn Mẫn dịch): Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Năm sinh không rõ Mất năm 850 Người Phúc Kiến
11893
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20S%C6%A1n%20Linh%20H%E1%BB%B1u
Quy Sơn Linh Hựu
Quy Sơn Linh Hựu (zh. guīshān língyòu 潙山靈祐, ja. isan reiyū), 771-853, là một vị Thiền sư Trung Quốc trứ danh, môn đệ của Bách Trượng Hoài Hải và thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Cùng với Ngưỡng Sơn, sư khai sáng tông Quy Ngưỡng. Sư là vị Thiền sư nổi danh nhất thời đó và môn đệ của sư trên dưới không dưới 1500. Tác phẩm Quy Sơn cảnh sách văn của sư được phổ biến rộng rãi trong giới thiền cho đến ngày nay. Cơ duyên và hành trạng Sư họ Triệu, quê ở Trường Khê, Phúc Châu. sư xuất gia năm mười lăm tuổi và chăm học kinh luật Đại thừa, Tiểu thừa. Ban đầu, sư đến núi Thiên Thai, chú tâm nghiên cứu các bài luận của hai vị Đại luận sư Ấn Độ Vô Trước và Thế Thân với giáo lý Duy thức. Tương truyền sư cũng có gặp hai dị nhân trong giới Thiền tại đây là Hàn Sơn và Thập Đắc. Không rõ là những bài luận nói trên có gây ấn tượng nào trong sư không, nhưng chỉ ba năm sau đó (khoảng 796), sư rời Thiên Thai và quyết định tham học với một vị Thiền sư. Sư đến Giang Tây yết kiến Thiền sư Bách Trượng. Bách Trượng thấy sư liền cho nhập hội, nơi đây sư đứng hàng đầu. Cơ duyên ngộ đạo của sư được ghi lại như sau: Một lần, Bách Trượng hỏi Sư: "Ngươi đem được lửa đến chăng?" Sư thưa: "Đem được." Bách Trượng hỏi tiếp: "Lửa đâu?" sư cầm một nhánh cây làm vẻ thổi lửa. Bách Trượng gạt qua và bảo: "Như sâu đục vỏ cây. Nhìn thì như chữ nhưng chẳng có nghĩa gì!" Hôm khác, sư vừa đứng hầu, Bách Trượng liền hỏi: "Ai?" Sư thưa: "Con, Linh Hựu!" Bách Trượng bảo: "Ngươi vạch trong lò xem có lửa chăng?" Sư vạch ra thưa: "Không có lửa." Bách Trượng đứng dậy, đến vạch sâu trong lò được chút lửa, đưa lên chỉ sư bảo: "Ngươi bảo không, cái này là cái gì!" Sư nghe vậy hoát nhiên đại ngộ. Bách Trượng bảo: "Đây là con đường rẽ tạm thời. Kinh nói ‘Muốn thấy Phật tính phải quán thời tiết nhân duyên, thời tiết đã đến như mê chợt ngộ, như quên rồi nhớ lại, mới biết tĩnh vật của mình không từ bên ngoài được.’ Cho nên Tổ sư bảo ‘Ngộ rồi đồng chưa ngộ, không tâm cũng không pháp.’ Chỉ là không tâm hư vọng phàm thánh. Xưa nay tâm pháp nguyên tự đầy đủ. Nay ngươi đã vậy, tự khéo gìn giữ." Sư ở lại hầu Bách Trượng khoảng hai mươi năm rồi vâng lời thầy đến núi Quy khai sơn. Nơi đây thú dữ nhiều, sư bảo chúng: "Nếu ta có duyên nơi đây thì các ngươi đi chỗ khác, còn không duyên thì cứ ăn thịt ta đi." Sư nói xong, thú dữ đi hết. Dần dần chúng hay tin sư ở đây rủ nhau đến tham học và thành lập một ngôi chùa, vua đặt tên là Đồng Khánh. Sư bắt đầu hoằng hoá và cùng với Hoàng Bá Hi Vận, môn phong của Bách Trượng cao vút từ đây. Pháp ngữ Có vị tăng hỏi: "Người được Đốn ngộ có tu chăng?" Sư trả lời (Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch): "Nếu người khi thật ngộ được gốc thì họ tự biết, tu cùng không tu là lời nói hai đầu. Như nay có người sơ tâm tuy từ duyên được một niệm đốn ngộ chân lý nơi mình, nhưng vẫn còn Tập khí nhiều kiếp từ vô thủy chưa có thể chóng sạch, nên dạy hắn trút sạch dòng thức tạo nghiệp hiện tại, tức là tu vậy. Không có nói một pháp riêng dạy hắn tu hành thú hướng. Từ nghe nhập được lý nghe và lý sâu mầu, tâm tự tròn sáng không ở chỗ mê lầm, hiện thời dù có trăm ngàn diệu nghĩa thăng trầm, hắn vẫn được ngồi yên mặc áo, tự biết tạo sinh kế. Nói tóm lại ‘Chỗ lý chân thật không nhận một mảy bụi, trong cửa muôn hạnh chẳng bỏ một pháp.’ Nếu được như vậy là một mình cầm đao thẳng vào, lòng phàm thánh sạch, hiện bày chân thường, lý sự không hai, tức Phật như như." Sư thượng đường bảo chúng (Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch): "Sau khi Lão tăng trăm tuổi đến dưới núi làm con trâu, hông bên trái viết năm chữ ‘Quy Sơn Tăng Linh Hựu.’ Khi ấy gọi là Quy Sơn Tăng hay gọi là con trâu? Gọi là con trâu hay gọi là Quy Sơn Tăng? Gọi thế nào mới đúng?" Đời Đường niên hiệu Đại Trung năm thứ bảy (853), ngày mùng 9 tháng giêng, sư tắm gội xong ngồi kết già viên tịch, thọ 83 tuổi, 64 tuổi hạ. Vua ban hiệu là Đại Viên Thiền sư, tháp hiệu Thanh Tịnh. Những lời dạy của sư còn được ghi lại trong Đàm Châu Quy Sơn Linh Hựu Thiền sư ngữ lục. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Quy Ngưỡng tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc
11894
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20Ng%C6%B0%E1%BB%A1ng%20t%C3%B4ng
Quy Ngưỡng tông
Quy Ngưỡng tông (zh. guī-yǎng-zōng 潙仰宗, ja. igyō-shū) là một dòng thiền do Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu và đệ tử là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch sáng lập, được xếp vào Ngũ gia thất tông - Thiền Tông chính phái của Trung Quốc. Dòng thiền này sau được tông Lâm Tế hấp thụ và thất truyền trong thế kỉ thứ 10/11. Một nét đặc biệt của tông này là phương pháp giáo hoá, "đánh thức" môn đệ bằng những biểu tượng được vẽ trong 97 vòng tròn (viên tướng). Hệ thống giáo hoá này được Lục tổ Huệ Năng sử dụng, truyền cho Quốc sư Nam Dương Huệ Trung đến Đam Nguyên Ứng Chân và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Ngày nay cách sử dụng viên tướng này đã thất truyền nhưng có lẽ đã gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của Thập mục ngưu đồ (mười bức tranh chăn trâu) và Động Sơn ngũ vị của Thiền sư Động Sơn Lương Giới. 97 viên tướng được sử dụng như mật ngữ, và các vị Thiền sư có kinh nghiệm Giác ngộ thâm sâu sử dụng nó để trau dồi kinh nghiệm với nhau. Vì biết được khả năng tiêu hoại khi truyền hệ thống này bừa bãi - nếu bị lạm dụng trở thành một trò chơi - nên các vị giữ kín bí mật này, chỉ truyền cho những môn đệ hàng thượng căn. Thiền sư Ngưỡng Sơn trả lời khi được hỏi vì sao sư thấy người đến liền vẽ một vòng tròn trong đó viết chữ "Ngưu" (牛) (Định Huệ dịch): Về lý cứ theo Nhân thiên nhãn mục quyển 4 thì tông Qui ngưỡng chia thế giới chủ quan và khách quan ra làm 3 thứ sinh: Tưởng sinh, Tướng sinh, và Lưu chú sinh, mỗi thứ đều có sự phủ định. Tưởng sinh: Chỉ cho những suy tư chủ quan, cho rằng hễ có tâm tư duy thì đều là nhơ nhớp tạp loạn, cần phải xa lìa mới được giải thoát. Tướng sinh: Chỉ cho cảnh sở duyên, tức thế giới khách quan, cũng cần phải phủ định. Cho nên trong sách có câu kệ (Vạn tục 113, 437 thượng): “Ánh sáng chiếu vào rõ đường về Mộng tối tan rồi hai mắt sáng”. Lưu chú sinh: Chỉ cho thế giới chủ quan, khách quan biến hóa vô thường, âm thầm trôi chảy, theo nhau không dứt. Nếu có thể nhìn thẳng vào dòng thác tư duy ấy mà cắt đứt được thì chứng đắc trí viên minh, đạt đến cảnh giới tự tại. Về lí luận tu hành thì tông này theo yếu chỉ “Lí sự như như” của các Thiền sư Đạo Nhất, Hoài Hải, cho rằng vạn vật hữu tình đều có đủ tính Phật, nếu minh tâm kiến tính thì có thể thành Phật. Thiền phong của tông này là “Phương viên mặc khế”(lặng lẽ khế hợp tất cả), cơ pháp tiếp hóa người học phần nhiều dùng cách đối đáp để đưa đến chỗ thầm hợp (ngộ). Truyền thừa 1/ Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu 2/ Thiền Sư Hương Nghiêm Trí Nhàn 2/ Thiền Sư Linh Vân Chí Cần 2/ Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch 3/ Thiền Sư Vô Trước Văn Hỉ 3/ Thiền Sư Nam Tháp Quang Dũng (Nam Tháp phái) 4/ Thiền Sư Ba Tiêu Huệ Thanh 5/ Thiền Sư Hưng Dương Thanh Nhượng 5/ Thiền Sư Pháp Mãn U Cốc 3/ Thiền Sư Tây Tháp Quang Mục (Tây Tháp phái) 4/ Thiền Sư Tư Phúc Như Bảo 5/ Thiền Sư Tư Phúc Trinh Thúy Tham khảo Sách tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông Tông phái Phật giáo Thiền sư Trung Quốc
11895
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20B%C3%A1%20t%C3%B4ng
Hoàng Bá tông
Hoàng Bách tông (zh. 黃檗宗, ja. ōbaku-shū) là một nhánh thiền thứ ba của Thiền Tông Nhật Bản song song với hai nhánh lớn khác là Lâm Tế (ja. rinzai) và Tào Động (sa. sōtō). Nhánh này bắt nguồn từ Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kì (ja. ingen ryūki), người sáng lập Thiền viện chính của tông này là Vạn Phúc tự (ja. mampuku-ji) giữa thế kỉ 17 tại Uji, Kinh Đô (ja. kyōto). Hoàng Bách tông là một nhánh của tông Lâm Tế, nhìn chung thì không gây ảnh hưởng bao nhiêu trong truyền thống Thiền của Nhật. Thiền sư Ẩn Nguyên vốn là vị trụ trì của Vạn Phúc tự - một Thiền viện nằm trên núi Hoàng Bách (ja. ōbaku-san) tại Trung Quốc. Năm 1654, sư sang Nhật hoằng hoá và chỉ bảy năm sau đó, Tướng quân Đức Xuyên Gia Cương (ja. tokugawa tsunayoshi) đem đất ban cho sư để thành lập một thiền viện theo kiến trúc đời nhà Minh. Sư đặt tên cho thiền viện này là Hoàng Bá Sơn Vạn Phúc tự. Thiền sư Mộc Am Tính Thao (ja. mokuan shōtō), một đệ tử đồng hương của Ẩn Nguyên kiến lập một thiền viện khác với tên Thuỵ Thánh tự (ja. zuishō-ji) tại Đông Kinh (ja. tōkyō) năm 1671, một thiền viện có công rất nhiều trong việc truyền bá Thiền tông tại đây. Tất cả 13 vị kế thừa trụ trì thiền viện này - kể từ Ẩn Nguyên, Mộc Am - đều là người Trung Quốc, vị thứ 14 mới là người Nhật đầu tiên đảm nhận chức vụ này. Dòng này được chính thức công nhận là một tông phái năm 1876. Tông này được sáng lập như một trường phái riêng biệt tại Nhật, không phải tại Trung Quốc và tên của tông này không có quan hệ gì đến Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận, thầy của Lâm Tế. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông Tông phái Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Phật giáo Nhật Bản
11896
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20Long%20ph%C3%A1i
Hoàng Long phái
Hoàng Long phái (zh. huánglóng-pài 黃龍派, ja. ōryo-ha) là một trong hai nhánh được phân ra sau Thiền sư Thạch Sương Sở Viên trong tông Lâm Tế do Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam khai sáng. Nhánh thứ hai là phái Dương Kì do Dương Kì Phương Hội Thiền sư sáng lập (Ngũ gia thất tông). Truyền thừa 1/ Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam 2/ Thiền sư Hối Đường Tổ Tâm 3/ Thiền sư Tử Tâm Ngộ Tân 4/ Thiền sư ni Trí Thông 3/ Thiền sư Linh Nguyên Duy Thanh 4/ Thiền sư Trường Linh Thủ Trác 5/ Thiền sư Dục Vương Giới Kham 6/ Thiền sư Vạn Niên Đàm Bí 7/ Thiền sư Tuyết Am Tùng Cẩn 8/ Thiền sư Hư Am Hoài Sưởng 9/ Thiền sư Minh Am Vinh Tây -> Tổ khai sáng Kiến Nhân phái - Tông Lâm Tế Nhật Bản 2/ Thiền sư Chân Tịnh Khắc Văn 3/ Thiền sư Giác Phạm Huệ Hồng 3/ Thiền sư Đâu Suất Tùng Duyệt 2/ Thiền sư Đông Lâm Thường Thông 3/ Cư sĩ Tô Đông Pha Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông Tông phái Phật giáo Phật giáo Trung Quốc
11897
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20K%C3%AC%20ph%C3%A1i
Dương Kì phái
Dương Kì phái (zh. yángqí-pài 楊岐派, ja. yōgi-ha) là một nhánh của Thiền tông, xuất phát từ Thiền sư Dương Kì Phương Hội. Phái này được xếp vào Ngũ gia thất tông và là nhánh quan trọng hơn của hai nhánh được phân ra sau Thiền sư Thạch Sương Sở Viên. Nhánh thứ hai là Hoàng Long phái. Rất nhiều vị Thiền sư danh tiếng xuất phát từ phái này như Vô Môn Huệ Khai, Viên Ngộ Khắc Cần... Tại Nhật, phái này vẫn tồn tại đến ngày nay. Đến đời của ngài Viên Ngộ Khắc Cần đã phát triển tông phong mạnh mẽ, đào tạo ra nhiều thiền sư nổi trội. Trong đó phải kể đến Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo và Hổ Khâu Thiệu Long đã khai sáng nên hai chi phái chính thuộc phái Dương Kỳ là Đại Huệ phái và Hổ Khâu phái. Phái Đại Huệ đến đời Thanh bị tàn lụi, phái Hổ Khâu con cháu vẫn duy trì cho tới ngày nay. Khi Thiền tông đang trên đường tàn lụi cuối đời nhà Tống thì phái Dương Kì trở thành nơi thu thập của tất cả những hệ phái khác thuộc tông này. Sau khi hoà hợp với Tịnh độ tông (Thiền Tịnh hợp nhất) trong đời nhà Minh thì Thiền tông hiểu theo dạng gốc là "Dĩ tâm truyền tâm" không còn tồn tại trên đất Trung Hoa. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Nhật Bản, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông Tông phái Phật giáo Phật giáo Trung Quốc
11899
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20T%E1%BB%95%20%C4%90%E1%BA%A1o%20Nh%E1%BA%A5t
Mã Tổ Đạo Nhất
Mã Tổ Đạo Nhất (zh. măzǔ dàoyī/Ma-tsu Tao-i 馬祖道一, ja. baso dōitsu, 709-788), là một Thiền sư Trung Quốc đời nhà Đường, và là môn đệ và người đắc pháp xuất sắc nhất của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Sư có rất nhiều môn đệ đắc đạo như Bách Trượng Hoài Hải, Nam Tuyền Phổ Nguyện, Đại Mai Pháp Thường, Đại Châu Huệ Hải, Tây Đường Trí Tạng, Trí Thường Quy Tông, Ma Cốc Bảo Triệt... Sư cùng Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên là hai vị pháp chủ đứng đầu Thiền Tông Trung Quốc đương thời và có ảnh hưởng rất sâu rộng đến Thiền Tông sau này. Cơ duyên và hành trạng Sư họ Mã, quê ở huyện Thập Phương. Tương truyền rằng sư có những dấu hiệu đặc biệt của Thánh nhân (Ba mươi hai tướng tốt) như: mắt sáng như hổ và dáng đi như trâu, lưỡi dài chạm mũi và dưới gan bàn chân có hình bánh xe. Lúc nhỏ, sư vào chùa La Hán xin xuất gia với Hoà thượng Đường ở Từ Châu, sau thụ giới cụ túc ở Du Châu. Sau, sư đến Hoành Nhạc sống viễn li và ngày ngày tu tập thiền định. Cũng tại núi này, sư gặp Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, cùng tham vấn Hoài Nhượng với sư có 6 người, riêng sư được truyền tâm ấn Sự ngộ đạo và cơ phong siêu việt của Mã Tổ đã được các vị thiền tổ tiên đoán trước:Tây Thiên Bát-nhã Đa-la huyền ký với Đạt-ma rằng: - Chấn Đán (Trung Hoa) tuy rộng nhưng không có đường riêng, cần mượn đường dưới chân con cháu mà đi. Vàng khó mở miệng một hạt thóc. Cùng bồi dưỡng La-hán tăng ở mười phương. Lại Lục Tổ nói với hòa thượng Hoài Nhượng rằng: - Về sau Phật pháp do bên ông đấy. Ngựa non đạp chết người thiên hạ.Sau khi ngộ đạo, sư từ biệt Hoài Nhượng rồi bắt đầu xiển dương ở núi Phật Tích ở Kiến Dương, sau đó dời đến Lâm Xuyên, kế đến là Cung Công sơn ở Nam Khang. Niên hiệu Đại Tịch, sư trụ trì ở chùa Khai Nguyên tại Chung Lăng. Nguyên soái Lộ Tự Cung nghe nói danh sư rất mến mộ, tự mình lãnh hội tông chỉ, do đó học giả bốn phương đua nhau đến tham vấn, tụ hội dưới tòa. Cảnh Đức Truyền đăng lục kể câu chuyện sau về cách hoằng hoá của sư và Thạch Đầu Hi Thiên (Thích Thanh Từ dịch): Đặng Ẩn Phong đến từ biệt sư. Sư hỏi đi đâu, Ẩn Phong nói đi gặp Thạch Đầu. sư nói: "Đường Thạch Đầu trơn." Ẩn Phong nói có cây gậy tuỳ thân, không sao. Ẩn Phong đến gặp Thạch Đầu, dộng cây gậy xuống đất hỏi: "Ấy là tông chỉ gì?" Thạch Đầu nói: "Trời xanh! Trời xanh!" Ẩn Phong không biết trả lời sao, về thuật lại cho sư. Sư khuyên Ẩn Phong trở lại Thạch Đầu, nếu Thạch Đầu lại nói "Trời xanh" thì chỉ nên khịt mũi "Hư! Hư!". Ẩn Phong nghe lời, đến Thạch Đầu, dộng gậy, lại hỏi như trước. Lần này Thạch Đầu chỉ khịt mũi "Hư! Hư!" Ẩn Phong không đáp được, lại trở về thuật lại, sư nói: "Ta đã bảo ngươi đường Thạch Đầu trơn." Có vị tăng đến hỏi sư: "Thế nào được ngộ Đạo?" sư đáp: "Ta sớm chẳng ngộ Đạo." Tăng lại hỏi: "Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?" sư liền nắm cây gậy đập và nói: "Nếu ta không đánh ngươi, các nơi sẽ chê ta." Lịch sử Thiền tông còn nhắc nhở những câu trả lời đặc biệt của Mã Tổ về "Phật là gì?". Những cuộc pháp chiến lừng danh của sư với cư sĩ Bàng Uẩn được ghi lại trong Bàng cư sĩ ngữ lục. Các mẫu chuyện về Mã Tổ phần lớn được ghi trong Giang Tây Đạo Nhất Thiền sư ngữ lục. Sư có 139 đệ tử đắc pháp, mỗi người đều là tông chủ của một phương, phương tiện thiện xảo rất mạnh mẽ. Ảnh hưởng cho Thiền tông Sau Lục tổ Huệ Năng, sư là người đã đem lại cho Thiền Trung Quốc một sắc thái đặc biệt. Sư chuyên sử dụng những phương pháp quái dị để dạy học trò như tiếng quát, im lặng, dựng phất tử, hay thình lình đánh gậy. Có khi sư xô học trò xuống đất, vặn mũi bứt tóc, tung ra những câu hỏi bất ngờ và cho những câu trả lời mâu thuẫn. Mục đích của mọi hành động này là kéo thiền sinh ra khỏi mọi thói quen lý luận, dùng những cú sốc mạnh mẽ để giúp học trò khỏi vòng vây bọc của khái niệm, để sau đó có một kinh nghiệm Giác ngộ trực tiếp. Sức giáo hoá của sư đã để lại cho đời 139 đệ tử được truyền ấn. Mã Tổ được nhắc đến trong công án thứ 30 và 33 của Vô môn quan và công án thứ 3, 53 và 57 của Bích nham lục. Hậu thế vì quý trọng sư quá nên gọi là Mã Tổ, tức là vị Tổ họ Mã. sư cũng được tuyên xưng là Giang Tây Pháp chủ. Thị tịch Trong tháng giêng năm Trinh Nguyên thứ tư (788), sư lên núi Thạch Môn ở Kiến xương, đi kinh hành, thấy hang hốc bằng phẳng, gọi thị giả nói rằng: "Thân hư hoại của ta tháng tới sẽ về chỗ này". Nói xong thì sư về, sau đó sư có bệnh nặng. Viện chủ đến hỏi: "Hòa thượng gần ngày, sức khỏe như thế nào?", Sư nói: "Mặt trời Phật, mặt trăng Phật". Công án này khá bí hiểm và gây đối với nhiều hành giả Thiền tông đời sau. Về sau, nó được đưa vào tắc thứ 3 của Bích Nham Lục, Thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển đã đưa ra kiến giải của mình về công án này. Ngày mùng 1 tháng 2 năm 788, sư tắm rửa rồi ngồi kiết già nhập diệt. Đến năm Nguyên Hòa, vua ban hiệu là Đại Tịch Thiền sư, tháp thờ hiệu là Đại Trang Nghiêm. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Sinh năm 709 Mất năm 788
11908
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20b%E1%BA%ADc%20hai
Phương trình bậc hai
Trong đại số sơ cấp, phương trình bậc hai là phương trình có dạng: . Với là ẩn số chưa biết và , , là các số đã biết sao cho khác 0. Các số , , và là những hệ số của phương trình và có thể phân biệt bằng cách gọi tương ứng hệ số bậc hai, hệ số bậc một, và hằng số hay hệ số tự do. Vì phương trình bậc hai chỉ có một ẩn nên nó được gọi là phương trình "đơn biến". Phương trình bậc hai chỉ chứa lũy thừa của là các số tự nhiên, bởi vậy chúng là một dạng phương trình đa thức, cụ thể là phương trình đa thức bậc hai do bậc cao nhất là hai. Các cách giải phương trình bậc hai phổ biến là nhân tử hóa (phân tích thành nhân tử), phương pháp phần bù bình phương, sử dụng công thức nghiệm, hoặc đồ thị. Giải pháp cho các vấn đề tương tự phương trình bậc hai đã được con người biết đến từ năm 2000 trước Công Nguyên. Giải phương trình bậc hai Một phương trình bậc hai với các hệ số thực hoặc phức có hai đáp số, gọi là các nghiệm. Hai nghiệm này có thế phân biệt hoặc không, và có thể là thực hoặc không. Phân tích thành nhân tử bằng cách kiểm tra Phương trình bậc hai có thể viết được thành . Trong một vài trường hợp, điều này có thể thực hiện bằng một bước xem xét đơn giản để xác định các giá trị p, q, r, và s sao cho phù hợp với phương trình đầu. Sau khi đã viết được thành dạng này thì phương trình bậc hai sẽ thỏa mãn nếu hoặc . Giải hai phương trình bậc nhất này ta sẽ tìm ra được nghiệm. Với hầu hết học sinh, phân tích thành nhân tử bằng cách kiểm tra là phương pháp giải phương trình bậc hai đầu tiên mà họ được tiếp cận. Nếu phương trình bậc hai ở dạng (a ) thì có thể tìm cách phân tích vế trái thành , trong đó q và s có tổng là -b và tích là c (đây đôi khi được gọi là "quy tắc Viet") Ví dụ, viết thành . Trường hợp tổng quát hơn khi đòi hỏi nỗ lực lớn hơn trong việc đoán, thử và kiểm tra; giả định rằng hoàn toàn có thể làm được như vậy. Trừ những trường hợp đặc biệt như khi hay , phân tích bằng kiểm tra chỉ thực hiện được đối với những phương trình bậc hai có nghiệm hữu tỉ. Điều này có nghĩa là đa phần các phương trình bậc hai phát sinh trong ứng dụng thực tiễn không thể giải được bằng phương pháp này. Phần bù bình phương Trong quá trình hoàn thành bình phương ta sử dụng hằng đẳng thức: một thuật toán rạch ròi có thể áp dụng để giải bất kỳ phương trình bậc hai nào. Bắt đầu với phương trình bậc hai dạng tổng quát Chia hai vế cho , hệ số của ẩn bình phương. Trừ mỗi vế. Thêm bình phương của một nửa , hệ số của , vào hai vế, vế trái sẽ trở thành bình phương đầy đủ. Viết vế trái thành bình phương của một tổng và đơn giản hóa vế phải nếu cần thiết. Khai căn hai vế thu được hai phương trình bậc nhất. Giải hai phương trình bậc nhất. Tiếp theo là ví dụ minh họa việc sử dụng thuật toán này. Giải phương trình Đây là lời giải. Dấu cộng-trừ "±" biểu thị rằng cả và đều là nghiệm của phương trình. Công thức nghiệm Có thể áp dụng phương pháp phần bù bình phương để rút ra một công thức tổng quát cho việc giải phương trình bậc hai, được gọi là công thức nghiệm của phương trình bậc hai. Giờ là phần chứng minh tóm tắt. Bằng khai triển đa thức, dễ thấy phương trình dưới đây tương đương với phương trình đầu: Lấy căn bậc hai của hai vế rồi chuyển về một bên, ta được: Một số nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu cũ, sử dụng tham số hóa phương trình bậc hai thay thế như hoặc  , ở đây có độ lớn bằng một nửa và có thể mang dấu ngược lại. Các dạng nghiệm là hơi khác, còn lại thì tương đương. Còn một số cách rút ra công thức nghiệm có thể tìm thấy trong tài liệu. Các cách chứng minh này là đơn giản hơn phương pháp phần bù bình phương tiêu chuẩn. Một công thức ít phổ biến hơn, như dùng trong phương pháp Muller và có thể tìm được từ công thức Viet: Một tính chất của công thức này là khi nó sẽ cho ra một nghiệm hợp lệ, trong khi nghiệm còn lại có chứa phép chia cho , bởi khi thì phương trình bậc hai sẽ chuyển về bậc nhất có một nghiệm. Ngược lại, công thức phổ biến chứa phép chia cho ở cả hai trường hợp. Phương trình bậc hai rút gọn Việc rút gọn phương trình bậc hai để cho hệ số lớn nhất bằng một đôi khi là tiện lợi. Cách làm là chia cả hai vế cho a, điều này luôn thực hiện được bởi a khác , ta được phương trình bậc hai rút gọn: trong đó p = b/a và q = c/a. Công thức nghiệm của phương trình này là: Biệt thức Trong công thức nghiệm của phương trình bậc hai, biểu thức dưới dấu căn được gọi là biệt thức và thường được biểu diễn bằng chữ hoa hoặc chữ delta hoa (Δ) trong bảng chữ cái Hy Lạp: Ngoài ra, với b = 2b' thì ta có biệt thức thu gọn: với Δ = 4Δ' Phương trình bậc hai với các hệ số thực có thể có một hoặc hai nghiệm thực phân biệt, hoặc hai nghiệm phức phân biệt. Trong trường hợp này biệt thức quyết định số lượng và bản chất của nghiệm. Có ba trường hợp: Nếu Δ (hoặc Δ') dương (Δ > hay Δ'>0), phương trình có hai nghiệm phân biệt: cả hai đều là nghiệm thực. Đối với những phương trình bậc hai có hệ số hữu tỉ, nếu Δ, Δ' là một số chính phương thì nghiệm là hữu tỉ; còn với những trường hợp khác chúng có thể là các số vô tỉ. Nếu Δ (hoặc Δ' ), phương trình có một nghiệm thực: (hoặc ) hay đôi khi còn gọi là nghiệm kép. Nếu Δ (hoặc Δ') âm (Δ < hoặc Δ' < ), phương trình không có nghiệm thực, thay vào đó là hai nghiệm phức phân biệt hoặc là những số phức liên hợp, còn là đơn vị ảo. Vậy phương trình có nghiệm phân biệt khi và chỉ khi Δ khác , có nghiệm thực khi và chỉ khi Δ không âm (Δ ≥ ) . Diễn giải bằng hình học Hàm số là hàm số bậc hai. Đồ thị của bất kỳ hàm bậc hai nào cũng đều có một dạng chung được gọi là parabol. Vị trí, hình dạng, kích cỡ của parabol phụ thuộc vào giá trị của , , và . Nếu , prabol có một điểm cực tiểu và bề lõm hướng lên trên; nếu , parabol có một điểm cực đại và bề lõm hướng xuống dưới (xem hình 1, a). Cực điểm của parabol ứng với đỉnh của nó; điểm này có hoành độ , tính rồi thế vào hàm số ta sẽ tìm được giá trị tung độ. Đồ thị giao trục tung tại điểm có tọa độ . Các nghiệm của phương trình bậc hai tương ứng là các nghiệm của hàm số bởi chúng là những giá trị của để cho . Nếu , , và là những số thực và miền xác định của hàm là tập hợp số thực thì nghiệm của là hoành độ của giao/tiếp điểm của đồ thị với trục hoành (xem hình 3). Nhân tử hóa đa thức bậc hai Biểu thức là nhân tử của đa thức khi và chỉ khi là một nghiệm của phương trình bậc hai Từ công thức nghiệm ta có Trong trường hợp đặc biệt (hay Δ ) phương trình chỉ có một nghiệm phân biệt, có thể nhân tử hóa đa thức bậc hai thành Lịch sử Ngay từ năm 2000 trước Công Nguyên, các nhà toán học Babylon đã có thể giải những bài toán liên quan đến diện tích và các cạnh của hình chữ nhật. Có bằng chứng chỉ ra thuật toán này xuất hiện từ triều đại Ur thứ ba. Theo ký hiệu hiện đại, các bài toán này thường liên quan đến việc giải hệ gồm hai phương trình: tương đương với phương trình: Các bước giải được người Babylon đưa ra như sau: Tính p/2. Bình phương kết quả tìm được. Trừ đi q. Tính căn bậc hai bằng bảng căn bậc hai. Cộng kết quả của bước (1) và (4) để tìm . Điều này về cơ bản là tương đương với việc tính Ở Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc, và Ấn Độ, phương pháp hình học được sử dụng để giải phương trình bậc hai. Tài liệu Berlin Papyrus của người Ai Cập có từ thời Trung vương quốc (từ năm 2050 đến 1650 trước CN) có chứa lời giải của phương trình bậc hai hai số hạng. Trong nguyên bản kinh Sulba Sutras, khoảng thế kỷ 8 trước CN, phương trình bậc hai dạng và được khảo sát bằng phương pháp hình học. Các nhà toán học Babylon từ khoản năm 400 trước CN và các nhà toán học Trung Quốc từ khoảng năm 200 trước CN đã sử dụng phương pháp phân chia hình học để giải các phương trình bậc hai với nghiệm dương. Cuốn Cửu chương toán thuật của người Trung Quốc có ghi những quy tắc của phương trình bậc hai. Trong những phương pháp hình học thuở đầu này không xuất hiện một công thức tổng quát. Tới khoảng năm 300 trước CN, nhà toán học Hy Lạp Euclid đã cho ra một phương pháp hình học trừu tượng hơn. Với cách tiếp cận hoàn toàn bằng hình học, Pythagoras và Euclid đã tạo dựng một phương pháp tổng quan để tìm nghiệm của phương trình bậc hai. Trong tác phẩm Arithmetica của mình, nhà toán học Hy Lạp Diophantus đã giải phương trình bậc hai, tuy nhiên chỉ cho ra một nghiệm, kể cả khi cả hai nghiệm đều là dương. Vào năm 628 CN, Brahmagupta, một nhà toán học Ấn Độ đưa ra lời giải rõ ràng đầu tiên (dù vẫn chưa hoàn toàn tổng quát) cho phương trình bậc hai như sau: "Nhân số tuyệt đối (c) với bốn lần hệ số bình phương, cộng với bình phương hệ số số hạng ở giữa; căn bậc hai toàn bộ, trừ đi hệ số số hạng ở giữa, rồi chia cho hai lần hệ số bình phương là giá trị." (Brahmasphutasiddhanta, Colebrook translation, 1817, tr 346) Điều này tương đương: Thủ bản Bakhshali ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ 7 CN có chứa một công thức đại số cho việc giải phương trình bậc hai, cũng như những phương trình vô định. Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi đi xa hơn trong việc cung cấp một lời giải đầy đủ cho phương trình bậc hai dạng tổng quát, ông cũng đã mô tả phương pháp phần bù bình phương và thừa nhận rằng biệt thức phải dương, điều đã được 'Abd al-Hamīd ibn Turk (Trung Á, thế kỷ 9) chứng minh. Turk là người đưa ra những biểu đồ hình học chứng minh rằng nếu biệt thức âm thì phương trình bậc hai vô nghiệm. Trong khi bản thân al-Khwarizmi không chấp nhận nghiệm âm, các nhà toán học Hồi giáo kế tục ông sau này đã chấp nhận nghiệm âm cũng như nghiệm vô tỉ. Cá biệt Abū Kāmil Shujā ibn Aslam (Ai Cập, thế kỷ 10) là người đầu tiên chấp nhận các số vô tỉ (thường ở dạng căn bậc hai, căn bậc ba hay căn bậc bốn) là nghiệm hay là hệ số của phương trình bậc hai. Nhà toán học Ấn Độ thế kỷ thứ 9 Sridhara đã viết ra các quy tắc giải phương trình bậc hai. Nhà toán học người Do Thái Abraham bar Hiyya Ha-Nasi (thế kỷ 12, Tây Ban Nha) là tác giả cuốn sách đầu tiên của người châu Âu có chứa lời giải đầy đủ cho phương trình bậc hai dạng tổng quát. Giải pháp của Ha-Nasi dựa nhiều vào tác phẩm của Al-Khwarizmi. Lần đầu tiên hệ số âm của 'x' xuất hiện trong tác phẩm của nhà toán học người Trung Quốc Yang Hui (1238–1298 CN), dù vậy ông cho điều này là từ nhà toán học Liu Yi ở thời trước đó. Vào năm 1545 Gerolamo Cardano biên soạn các tác phẩm liên quan đến phương trình bậc hai. Công thức nghiệm cho mọi trường hợp lần đầu đạt được bởi Simon Stevin vào năm 1594. Năm 1637 René Descartes công bố tác phẩm La Géométrie trong đó có chứa công thức nghiệm mà chúng ta biết ngày nay. Lời giải tổng quát xuất hiện lần đầu trong tài liệu toán học hiện đại vào năm 1896, bởi Henry Heaton. Công thức Viète Công thức Viète cho ta thấy quan hệ đơn giản giữa các nghiệm của đa thức với các hệ số của nó. Trong trường hợp phương trình bậc hai một ẩn, chúng được phát biểu như sau: Nếu và là hai nghiệm của phương trình thì: Ngược lại nếu x1 và x2 có tổng là S và tích là P thì x1 và x2 là 2 nghiệm của phương trình x2 - Sx + P=0 Các trường hợp nhận biết đặc biệt Khi phương trình bậc hai đã cho có dấu hiệu sau: (với a,b và c là các hệ số của phương trình bậc 2, a khác 0) thì lúc đó nghiệm của phương trình là: . (với a,b và c là các hệ số của phương trình bậc 2, a khác 0) thì lúc đó nghiệm của phương trình là: Nếu (tức a và c trái dấu nhau) thì phương trình luôn luôn có 2 nghiệm phân biệt trái dấu. Chủ đề liên quan Phương trình Phương trình tuyến tính Hàm số bậc nhất Hàm số bậc hai Phương trình bậc ba Phương trình bậc bốn Phương trình bậc năm Lý thuyết cơ bản của đại số Đường cong bậc hai Mặt bậc hai Tham khảo Liên kết ngoài Quadratic Equation Solver Solve Quadratic equations, see work shown and draw graphs Đại số Phương trình đại số Đại số sơ cấp Đa thức Phương trình
11909
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cadmi
Cadmi
Cadmi là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu Cd và số nguyên tử bằng 48. Là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, cadmi tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Các đặc tính nổi bật Cadmi là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn, màu trắng ánh xanh, có hóa trị 2, rất dễ cắt bằng dao. Nó tương tự về nhiều phương diện như kẽm nhưng có xu hướng tạo ra các hợp chất phức tạp hơn. Trạng thái oxy hóa phổ biến nhất của cadmi là +2, nhưng có thể tìm thấy các hợp chất mà nó có hóa trị +1. Ứng dụng Khoảng 3/4 cadmi sản xuất ra được sử dụng trong các loại pin (đặc biệt là pin Ni-Cd) và phần lớn trong 1/4 còn lại sử dụng chủ yếu trong các chất màu, lớp sơn phủ, các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic. Các sử dụng khác bao gồm: Trong một số hợp kim có điểm nóng chảy thấp. Trong các hợp kim làm vòng bi hay gối đỡ do có hệ số ma sát thấp và khả năng chịu mỏi cao. 6% cadmi sử dụng trong mạ điện. Nhiều loại que hàn chứa kim loại này. Lưới kiểm soát trong các lò phản ứng hạt nhân. Các hợp chất chứa cadmi được sử dụng trong các ống hình của ti vi đen trắng hay ti vi màu (phospho đen, trắng, lam và lục). Cadmi tạo ra nhiều loại muối, trong đó cadmi sulfide là phổ biến nhất. Sulfide này được sử dụng trong thuốc màu vàng. Một số vật liệu bán dẫn như cadmi sulfide, cadmi selenide và cadmi teluride thì nó dùng trong các thiết bị phát hiện ánh sáng hay pin mặt trời. HgCdTe nhạy cảm với tia hồng ngoại. Một số hợp chất của cadmi sử dụng trong PVC làm chất ổn định. Sử dụng trong thiết bị phát hiện neutrino đầu tiên. Lịch sử Cadmi (tiếng Latinh: cadmia, tiếng Hy Lạp: kadmeia có nghĩa là "calamin") được phát hiện bởi Friedrich Strohmeyer tại Đức năm 1817. Strohmeyer đã tìm thấy nguyên tố mới trong tạp chất của kẽm carbonat (calamin) và trong khoảng 100 năm sau đó thì Đức là nước sản xuất lớn duy nhất của kim loại này. Kim loại này được đặt tên theo từ Latinh để chỉ calamin do nó được tìm thấy trong quặng chứa hợp chất này của kẽm. Strohmeyer thông báo rằng một số mẫu quặng chứa tạp chất của calamin bị đổi màu khi nung nóng nhưng calamin tinh chất thì không. Mặc dù cadmi và các hợp chất của nó có độc tính cao, nhưng British Pharmaceutical Codex (BPC) từ năm 1907 đã thông báo rằng cadmi iodide được sử dụng làm thuốc trong y tế để điều trị các bệnh "khớp, tràng nhạc và cước". Năm 1927, SI đã định nghĩa lại mét theo vạch quang phổ đỏ của cadmi (1m = 1.553.164,13 bước sóng). Định nghĩa này sau đó đã được thay thế (xem krypton). Phổ biến Các quặng chứa cadmi rất hiếm và khi phát hiện thấy thì chúng chỉ có một lượng rất nhỏ. Greenockit (CdS), là khoáng chất duy nhất của cadmi có tầm quan trọng, gần như thường xuyên liên kết với sphalerit (ZnS). Do vậy, cadmi được sản xuất chủ yếu như là phụ phẩm từ việc khai thác, nấu chảy và tinh luyện các quặng kẽm sulfide, và ở mức độ thấp hơn là từ quặng chì và đồng. Một lượng nhỏ cadmi, khoảng 10% mức tiêu thụ, được sản xuất từ các nguồn thứ cấp, chủ yếu từ bụi sinh ra khi tái chế phế thải sắt và thép. Việc sản xuất tại Mỹ bắt đầu từ năm 1907 nhưng cadmi đã không được sử dụng rộng rãi cho đến tận sau khi Đại chiến thế giới 1 kết thúc. Đồng vị Cadmi nguồn gốc tự nhiên là hỗn hợp của 6 đồng vị ổn định. 27 đồng vị phóng xạ đã được phát hiện với ổn định nhất là Cd113 có chu kỳ bán rã là 7,7 triệu tỷ năm, Cd109 có chu kỳ bán rã 462,6 ngày, và Cd115 có chu kỳ bán rã 53,46 giờ. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 2,5 giờ và phần lớn trong chúng có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 5 phút. Nguyên tố này có 8 trạng thái đồng phân với ổn định nhất là Cd113m (t½ 14,1 năm), Cd115m (t½ 44,6 ngày) và Cd117m (t½ 3,36 giờ). Các đồng vị cadmi có nguyên tử lượng từ 96,935 amu (Cd97) tới 129,934 amu (Cd130). Phương thức phóng xạ chủ yếu trước khi có đồng vị ổn định phổ biến thứ hai (Cd112) là bắt điện tử và phương thức chủ yếu sau khi có nó là bức xạ beta. Sản phẩm phân rã chủ yếu trước Cd112 là nguyên tố số 47 (Ag) và sản phẩm chủ yếu sau khi có Cd112 là nguyên tố 49 (indi). Phòng ngừa Cadmi là một trong rất ít nguyên tố không có ích lợi gì cho cơ thể con người. Nguyên tố này và các dung dịch các hợp chất của nó là những chất cực độc thậm chí chỉ với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể cũng như trong các hệ sinh thái. Một trong những lý do có khả năng nhất cho độc tính của chúng là chúng can thiệp vào các phản ứng của các enzym chứa kẽm. Kẽm là một nguyên tố quan trọng trong các hệ sinh học, nhưng cadmi, mặc dù rất giống với kẽm về phương diện hóa học, nói chung dường như không thể thay thể cho kẽm trong các vai trò sinh học đó. Cadmi cũng có thể can thiệp vào các quá trình sinh học có chứa magnesi và calci theo cách thức tương tự. Hít thở phải bụi có chứa cadmi nhanh chóng dẫn đến các vấn đề đối với hệ hô hấp và thận, có thể dẫn đến tử vong (thông thường là do hỏng thận). Nuốt phải một lượng nhỏ cadmi có thể phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan và thận. Các hợp chất chứa cadmi cũng là các chất gây ung thư. Ngộ độc cadmi là nguyên nhân của bệnh itai-itai, tức "đau đau" trong tiếng Nhật. Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các chứng loãng xương và nhuyễn xương. Khi làm việc với cadmi một điều quan trọng là phải sử dụng tủ chống khói trong các phòng thí nghiệm để bảo vệ chống lại các khói nguy hiểm. Khi sử dụng các que hàn bạc (có chứa cadmi) cần phải rất cẩn thận. Các vấn đề ngộ độc nghiêm trọng có thể sinh ra từ phơi nhiễm lâu dài cadmi từ các bể mạ điện bằng cadmi. Xem thêm: Ngộ độc cadmi Chú thích Tham khảo tiếng Anh Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Los Alamos – Cadmi Liên kết ngoài WebElements.com – Cadmi Nguyên tố hóa học Kim loại chuyển tiếp Độc tính học Độc chất học An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Ô nhiễm đất
11911
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%20b%E1%BA%ADc%20hai
Công thức bậc hai
Trong đại số sơ cấp, công thức bậc hai là một công thức cung cấp (các) đáp số cho một phương trình bậc hai. Có nhiều cách khác để giải phương trình bậc hai thay vì dùng công thức bậc hai, chẳng hạn như phân tích thành nhân tử (phân tích trực tiếp, nhóm hạng tử, phương pháp AC), phần bù bình phương, vẽ đồ thị và vân vân. Cho một phương trình bậc hai tổng quát có dạng với đại diện cho một ẩn số, , và đại diện cho các hằng số với , công thức bậc hai là: với dấu cộng-trừ "±" chỉ ra rằng phương trình bậc hai có hai nghiệm. Khi viết riêng ra, chúng trở thành: Mỗi nghiệm cũng được gọi là một gốc (hoặc không điểm) của phương trình bậc hai. Về mặt hình học, các gốc này biểu diễn các giá trị mà tại bất kì parabol nào, được cho một cách rõ ràng dưới dạng , cắt trục hay trục hoành. Cũng như là một công thức sinh ra các không điểm của bất kì parabol nào, công thức bậc hai cũng có thể được sử dụng để nhận biết trục đối xứng của parabol, và số không điểm thực mà phương trình bậc hai chứa đựng. Xem thêm Biệt thức Định lý cơ bản của đại số Phương trình bậc ba Tham khảo Đại số sơ cấp Phương trình
11913
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20gi%C3%B3
Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại. Sự hình thành năng lượng gió Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu khí quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. Trái Đất xoay tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa. Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không chuyển động thắng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di chuyển vào một vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại. Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại. Vật lý học về năng lượng gió Năng lượng gió là động năng của không khí chuyển động với vận tốc . Khối lượng đi qua một mặt phẳng hình tròn vuông góc với chiều gió trong thời gian là: với ρ là tỷ trọng của không khí, V là thể tích khối lương không khí đi qua mặt cắt ngang hình tròn diện tích A, bán kinh r trong thời gian t. Vì thế động năng E (kin) và công suất P của gió là: Điều đáng chú ý là công suất gió tăng theo lũy thừa 3 của vận tốc gió và vì thế vận tốc gió là một trong những yếu tố quyết định khi muốn sử dụng năng lượng gió. Công suất gió có thể được sử dụng, ví dụ như thông qua một tuốc bin gió để phát điện, nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng của luồng gió vì vận tốc của gió ở phía sau một tuốc bin không thể giảm xuống bằng không. Trên lý thuyết chỉ có thể lấy tối đa là 59,3% năng lượng tồn tại trong luồng gió. Trị giá của tỷ lệ giữa công suất lấy ra được từ gió và công suất tồn tại trong gió được gọi là hệ số Betz (xem Định luật Betz), do Albert Betz tìm ra vào năm 1926. Có thể giải thích một cách dễ hiểu như sau: Khi năng lượng được lấy ra khỏi luồng gió, gió sẽ chậm lại. Nhưng vì khối lượng dòng chảy không khí đi vào và ra một tuốc bin gió phải không đổi nên luồng gió đi ra với vận tốc chậm hơn phải mở rộng tiết diện mặt cắt ngang. Chính vì lý do này mà biến đổi hoàn toàn năng lượng gió thành năng lượng quay thông qua một tuốc bin gió là điều không thể được. Trường hợp này đồng nghĩa với việc là lượng không khí phía sau một tuốc bin gió phải đứng yên. Ứng dụng năng lượng gió Đọc bài chính về lịch Ứng dụng năng lượng gió Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió. Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát minh ra điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được biến đổi nhỏ và thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng cơ học thì dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện. Khi bộ môn cơ học dòng chảy tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của các cánh quạt cũng được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuốc bin gió, khái niệm cối xay gió không còn phù hợp nữa vì chúng không còn có thiết bị nghiền. Từ sau những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1962 việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc phát triển các tuốc bin gió hiện đại. Sản xuất điện từ năng lượng gió Vì gió không thổi đều đặn nên, để cung cấp năng lượng liên tục, năng lượng điện phát sinh từ các tuốc bin gió chỉ có thể được sử dụng kết hợp chung với các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời: Gió thổi vào ban đêm thường mạnh hơn ban ngày. Một khả năng khác là sử dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để bơm nước vào các bồn chứa ở trên cao và dùng nước để vận hành tuốc bin khi không đủ gió. Xây dựng các nhà máy điện có bơm trữ này là một tác động lớn vào thiên nhiên vì phải xây chúng trên các đỉnh núi cao. Công suất dự trữ phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo gió, khả năng điều chỉnh của mạng lưới và nhu cầu dùng điện. (Đọc thêm thông tin trong bài tuốc bin gió). Người ta còn có một công nghệ khác để tích trữ năng lượng gió. Cánh quạt gió sẽ được truyền động trực tiếp để quay máy nén khí. Động năng của gió được tích lũy vào hệ thống nhiều bình khí nén. Hệ thống hàng loạt bình khí nén này sẽ được luân phiên tuần tự phun vào các turbine để quay máy phát điện. Như vậy năng lượng gió được lưu trữ và sử dụng ổn định hơn (dù gió mạnh hay gió yếu thì khí vẫn luôn được nén vào bình, và người ta sẽ dễ dàng điểu khiển cường độ và lưu lượng khí nén từ bình phun ra), hệ thống các bình khí nén sẽ được nạp khí và xả khí luân phiên để đảm bảo sự liên tục cung cấp năng lượng quay máy phát điện (khi 1 bình đang xả khí quay máy phát điện thì các bình khác sẽ đang được cánh quạt gió nạp khí nén vào). Nếu cộng tất cả các chi phí bên ngoài (kể cả các tác hại đến môi trường ví dụ như vì thải các chất độc hại) thì năng lượng gió bên cạnh sức nước là một trong những nguồn năng lượng rẻ tiền nhất ( ). Khuyến khích sử dụng năng lượng gió Phát triển năng lượng gió được tài trợ tại nhiều nước không phụ thuộc vào đường lối chính trị, ví dụ như thông qua việc hoàn trả thuế (PTC tại Hoa Kỳ), các mô hình hạn ngạch hay đấu thầu (Ví dụ như tại Anh, Ý) hay thông qua các hệ thống giá tối thiểu (Ví dụ như Đức, Tây Ban Nha, Áo, Pháp, Bồ Đào Nha, Hy Lạp). Hệ thống giá tối thiểu ngày càng phổ biến và đã đạt được một giá điện bình quân thấp hơn trước, khi công suất các nhà máy lắp đặt cao hơn. Trên nhiều thị trường điện, năng lượng gió phải cạnh tranh với các nhà máy điện mà một phần đáng kể đã được khấu hao toàn bộ từ lâu, bên cạnh đó công nghệ này còn tương đối mới. Vì thế mà tại Đức có đền bù giá giảm dần theo thời gian từ những nhà cung cấp năng lượng thông thường dưới hình thức Luật năng lượng tái sinh, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trẻ này phát triển. Bộ luật này quy định giá tối thiểu mà các doanh nghiệp vận hành lưới điện phải trả cho các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng tái sinh. Mức giá được ấn định giảm dần theo thời gian. Ngược với việc trợ giá (Ví dụ như cho than đá Đức) việc khuyến khích này không xuất phát từ tiền thuế, các doanh nghiệp vận hành lưới điện có trách nhiệm phải mua với một giá cao hơn. Bên cạnh việc phá hoại phong cảnh tự nhiên những người chống năng lượng gió cũng đưa ra thêm các lý do khác như thiếu khả năng trữ năng lượng và chi phí cao hơn trong việc mở rộng mạng lưới tải điện cũng như cho năng lượng điều chỉnh. Thống kê Đức và sau đó là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế giới. Công suất lắp đặt trên thế giới Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, chỉ riêng châu Âu đã có 13 nước với Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng gió với khoảng cách xa so với các nước còn lại. Tại Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha việc phát triển năng lượng gió liên tục trong nhiều năm qua được nâng đỡ bằng quyết tâm chính trị. Nhờ vào đó mà một ngành công nghiệp mới đã phát triển tại 3 quốc gia này. Công nghệ Đức (bên cạnh các phát triển mới từ Đan Mạch và Tây Ban Nha) đã được sử dụng trên thị trường nhiều hơn trong những năm vừa qua. Năm 2007 thế giới đã xây mới được khoảng 20073 MW điện, trong đó Mỹ với 5244 MW, Tây Ban Nha 3522MW, Trung Quốc 3449 MW, 1730 MW ở Ấn Độ và 1667 ở Đức, nâng công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện từ gió lên 94.112 MW. Công suất này có thể thay đổi dựa trên sức gió qua các năm, các nước, các vùng. Nguồn: IG Windkraft Österreich Công suất định mức lắp đặt tại Đức Trong năm 2004, với 25.000 GWh, lần đầu tiên tại Đức sản xuất điện từ năng lượng gió đã vượt qua được nguồn cung cấp điện từ năng lượng tái sinh khác được sử dụng nhiều nhất cho đến thời điểm này là thủy điện với 20.900 GWh. Công suất định mức lắp đặt tại Đức theo tiểu bang: Nguồn: Viện năng lượng gió Đức, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004. Công suất định mức lắp đặt tại Pháp Nguồn: Viện năng lượng gió Đức tính đến cuối năm 2003. Thiết kế tua bin Tua bin gió là các thiết bị chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng điện. Kết quả của hơn một ngàn năm phát triển cối xay gió và kỹ thuật hiện đại, các tuabin gió ngày nay được sản xuất trong một loạt các trục ngang và trục dọc. Các tuabin nhỏ nhất được sử dụng cho các ứng dụng như sạc pin cho nguồn điện phụ trợ. Các tuabin lớn hơn có thể được sử dụng để đóng góp một phần nhỏ năng lượng vào nguồn điện được sử dụng trong nước. Tiêu biểu như những mảng tua-bin lớn, còn được gọi là trang trại gió, đã trở thành nguồn năng lượng tái tạo và được sử dụng ở nhiều nước và là một phần chiến lược trong việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Thiết kế tuabin gió là quá trình xác định hình dạng và thông số kỹ thuật của một tuabin gió để trích năng lượng từ gió. Việc lắp đặt tuabin gió bao gồm các hệ thống cần thiết để thu năng lượng từ gió, đưa tuabin vào gió, chuyển đổi vòng quay cơ học thành năng lượng điện, và các hệ thống khác để cho quá trình có thể bắt đầu, dừng và từ đó điều khiển được tuabin. Năm 1919, nhà vật lý người Đức Albert Betz đã chỉ ra rằng đối với một máy khai thác năng lượng gió lý tưởng, các định luật cơ bản về bảo tồn khối lượng và năng lượng cho phép không được vượt quá 16/27 (59,3%) động năng của gió. Định luật Betz này có thể được tiếp cận trong các thiết kế tuabin hiện đại, có thể đạt tới 70 đến 80% giới hạn Betz lý thuyết. Khí động học của tuabin gió không đơn giản. Luồng không khí ở các lưỡi dao không giống như luồng không khí ở xa tuabin. Bản chất từ việc năng lượng được tách ra từ không khí cũng làm cho không khí bị lệch hướng bởi tuabin. Ngoài ra khí động lực học của một tuabin gió ở bề mặt rotor còn thể hiện hiện tượng hiếm thấy trong các lĩnh vực khí động học khác. Hình dạng và kích thước của lưỡi dao của tuabin gió được xác định bởi hiệu suất khí động học cần thiết để trích xuất năng lượng từ gió, và do sức mạnh cần thiết để chống lại các lực trên lưỡi dao. Ngoài thiết kế khí động học của lưỡi dao, thiết kế của một hệ thống năng lượng gió hoàn chỉnh cũng phải giải quyết thiết kế của trục quay trung tâm rotor, vỏ bọc, cấu trúc tháp, máy phát điện, điều khiển và nền móng của thiết bị. Thiết kế tuabin được sử dụng rộng rãi ở các công cụ mô phỏng và mô phỏng máy tính. Những điều này ngày càng trở nên tinh vi hơn và được nhận xét bởi một bài đánh giá hiện đại gần đây của Hewitt và các cộng sự. Các yếu tố thiết kế xa hơn cũng phải được xem xét khi tích hợp tuabin gió vào lưới điện. Tham khảo A. Betz: Windenergie und ihre Ausnutzung durch Windmühlen. Ökobuch, Kassel 1982 (in lại lần phát hành của Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 1926) R. Gasch, J. Twele: Windkraftanlagen. Teubner, Stuttgart 2005 S. Geitmann: Erneuerbare Energien und alternative Kraftstoffe. 2. Auflage. Hydrogeit, Kremmen 2005 Erich Hau: Windkraftanlagen. Springer Verlag, Berlin 2002 Siegfried Heier: Windkraftanlagen: Systemauslegung, Netzintegration und Regelung. Teubner, Stuttgart 2005 Jens-Peter Molly: Windenergie: Theorie, Anwendung, Messung. Verlag C.F. Müller, Karlsruhe 1990 Kinh tế Tua bin gió đạt được tính chẵn lẻ lưới (điểm mà tại đó chi phí của năng lượng gió có thể tạo ra điện ở mức chi phí điện năng nhỏ hơn hoặc bằng giá mua điện từ lưới điện) ở một số khu vực của châu Âu và ở Mỹ vào giữa những năm 2000. Giá thành giảm buộc chi phí phải giảm theo, người ta cho rằng nó đã đạt mức tương đương lưới chung ở châu u trong năm 2010 và ở Mỹ trong năm 2016 do chi phí vốn giảm khoảng 12%. Chi phí điện năng và xu hướng dự án chi phí điện gió ở Mỹ sẽ giảm khoảng 25% từ năm 2012 đến năm 2030.]] Năng lượng gió cần vốn đầu tư, nhưng không tốn chi phí nhiên liệu. Giá điện từ năng lượng gió do đó ổn định hơn nhiều so với giá điện từ nhiên liệu hóa thạch. Hoá đơn chi phí của năng lượng gió khi một trạm được xây dựng thường nhỏ hơn 0.01$ cho mỗi kW · h. Tuy nhiên, ước tính chi phí trung bình trên mỗi đơn vị điện phải kết hợp chi phí xây dựng tuabin và thiết bị truyền dẫn, vốn vay, trả lại cho nhà đầu tư (bao gồm chi phí rủi ro), sản lượng ước tính hàng năm và các thành phần khác, trung bình qua tuổi thọ hữu ích dự kiến ​​của thiết bị, có thể vượt quá hai mươi năm. Ước tính chi phí năng lượng phụ thuộc nhiều vào những giả định này, vì vậy con số chi phí được công bố có thể khác nhau đáng kể. Năm 2004, năng lượng gió chiếm 1/5 so với những gì đã làm trong những năm 1980, và một số dự kiến xu hướng giảm sẽ tiếp tục khi tuabin gió công suất lớn được sản xuất hàng loạt. Trong năm 2012, chi phí vốn cho tuabin gió thấp hơn đáng kể so với năm 2008-2010 nhưng vẫn ở trên mức năm 2002. Một báo cáo năm 2011 của Hiệp hội Năng lượng Gió Hoa Kỳ cho biết, "Gần đây chi phí của gió đã giảm trong hai năm qua, trong khoảng từ 0.05 đến 0.06$ mỗi kW · h... rẻ hơn khoảng 0.02$ so với năng lượng điện đốt than, và nhiều dự án khác được tài trợ thông qua việc thu xếp nợ hơn so với cơ cấu vốn cổ phần năm ngoái.... giành được sự chấp nhận chủ đạo hơn từ các ngân hàng trên Phố Wall.... Các nhà sản xuất thiết bị cũng có thể phân phối sản phẩm trong cùng năm mà họ được đặt hàng thay vì chờ đến ba năm như là trường hợp trong chu kỳ trước đó.... 5.600 MW công suất lắp đặt mới đang được xây dựng tại Hoa Kỳ, gấp đôi số lượng tại thời điểm này trong năm 2010. 35% của tất cả các thế hệ điện mới được xây dựng tại Hoa Kỳ Các quốc gia từ năm 2005 đến từ gió, nhiều hơn các nhà máy nhiệt điện và than mới kết hợp, vì các nhà cung cấp điện ngày càng hấp dẫn gió như một hàng rào thuận tiện chống lại những biến động giá hàng hóa không thể đoán trước. " Báo cáo của Hiệp hội năng lượng gió của Anh đưa ra chi phí sản xuất điện gió trên bờ trung bình khoảng 0,055$ cho mỗi kW · h (2005). Giá mỗi đơn vị năng lượng được tạo ra ước tính năm 2006 cao hơn 5 đến 6% so với chi phí năng lượng mới ở Mỹ đối với than và khí tự nhiên: chi phí gió ước tính là 55,80 USD / MW · h, than ở mức 53,10 USD / MW và khí tự nhiên là 52,50 USD. Kết quả so sánh tương tự với khí thiên nhiên thu được trong nghiên cứu của chính phủ tại Anh năm 2011. Năm 2011, năng lượng từ tua bin gió có thể rẻ hơn hóa thạch hoặc hạt nhân cây; Hy vọng rằng năng lượng gió sẽ là hình thức năng lượng rẻ nhất trong tương lai. Sự hiện diện của năng lượng gió, ngay cả khi được trợ cấp, có thể giảm chi phí cho người tiêu dùng (€ 5 tỷ / năm ở Đức) bằng cách giảm giá cận biên, bằng cách giảm thiểu việc sử dụng nhà máy điện tốn nhiều vốn đầu tư. Một nghiên cứu năm 2012 của EU cho thấy chi phí cơ bản của năng lượng gió tương tự như than, khi các khoản trợ cấp và tác động bên ngoài bị bỏ qua. Năng lượng gió có chi phí bên ngoài thấp nhất. Vào tháng 2 năm 2013 Bloomberg Tài chính năng lượng mới (BNEF) đã báo cáo rằng chi phí sản xuất điện từ các trang trại gió mới rẻ hơn so với các nhà máy khí đốt mới hoặc than mới. Khi đưa ra mô hình giá carbon của chính phủ liên bang Úc, mô hình của họ đưa ra chi phí (bằng đô la Úc) là 80 đô la / MWh cho các trang trại gió mới, $ 143 / MWh cho các nhà máy than mới và $ 116 / MWh các nhà máy khí đốt. Mô hình cũng cho thấy rằng "thậm chí không có giá carbon (cách hiệu quả nhất để giảm phát thải toàn nền kinh tế) năng lượng gió rẻ hơn 14% so với than mới và rẻ hơn 18% so với khí mới."" Các nhà máy than mới có một phần chi phí cao hơn là vì chi phí cho vay tài chính cao do "thiệt hại danh tiếng của các khoản đầu tư tốn nhiều khí thải". Chi phí của các nhà máy khí đốt một phần là do tác động "thị trường xuất khẩu" ảnh hưởng đến giá địa phương. Chi phí sản xuất từ ​​các nhà máy đốt than được xây dựng trong những năm 1970 và 1980 là rẻ hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo do khấu hao. Năm 2015 BNEF tính toán Giá LCOE trên mỗi MWh năng lượng trong các nhà máy điện mới (không bao gồm chi phí carbon): $ 85 cho gió trên bờ ($ 175 cho nước ngoài), $ 66-75 cho than ở châu Mỹ ($ 82–105 ở châu u), gas $ 80–100. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy chi phí LCOE chưa được trợ cấp từ $ 37-81, tùy theo khu vực. Một báo cáo US DOE năm 2014 cho thấy trong một số trường hợp giá mua điện giá điện gió đã giảm xuống mức thấp kỷ lục $ 23.5 / MWh. Chi phí đã giảm khi công nghệ tuabin gió đã được cải thiện. Hiện nay có các cánh tuabin gió dài hơn và nhẹ hơn, cải thiện hiệu suất của tuabin và tăng hiệu suất phát điện. Ngoài ra, vốn dự án gió và chi phí bảo trì vẫn tiếp tục giảm. Ví dụ, ngành công nghiệp gió ở Mỹ vào đầu năm 2014 đã có thể sản xuất nhiều năng lượng hơn với chi phí thấp hơn bằng cách sử dụng các tuabin gió cao hơn với các lưỡi dài hơn, thu được những cơn gió nhanh hơn ở độ cao cao hơn. Điều này đã mở ra những cơ hội mới và ở Indiana, Michigan, và Ohio, giá điện từ tuabin gió được xây dựng cao hơn 91.44m so với mặt đất có thể cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch thông thường như than đá. Giá đã giảm xuống còn khoảng 0.04$ / kW · h trong một số trường hợp và các tiện ích đã tăng lượng năng lượng gió trong danh mục của họ, nói rằng đây là lựa chọn rẻ nhất của họ. Một số sáng kiến ​​đang làm việc để giảm chi phí điện năng từ gió ngoài khơi. Một ví dụ là Carbon Trust, một dự án công nghiệp chung, liên quan đến chín nhà phát triển gió ngoài khơi, nhằm giảm chi phí của gió ngoài khơi xuống 10% vào năm 2015. Người ta cho rằng sự đổi mới ở quy mô có thể mang lại Giảm 25% chi phí cho gió ngoài khơi vào năm 2020. Henrik Stiesdal, cựu Giám đốc kỹ thuật tại Siemens Wind Power, đã tuyên bố rằng vào năm 2025 năng lượng từ gió ngoài khơi sẽ là một trong những giải pháp có thể mở rộng, rẻ nhất ở Anh, so với các nguồn năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch khác, nếu chi phí thực sự cho xã hội được tính vào chi phí của phương trình năng lượng. Ông tính toán chi phí tại thời điểm đó là 43 EUR / MWh cho trên bờ, và 72 EUR / MWh cho gió ngoài khơi. Vào tháng 8 năm 2017, Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) của Bộ Năng lượng đã công bố một báo cáo mới về việc giảm 50% chi phí năng lượng gió vào năm 2030. NREL dự kiến sẽ đạt được những tiến bộ trong thiết kế tuabin gió, vật liệu và kiểm soát để mở khóa cải tiến hiệu suất và giảm chi phí. Theo khảo sát quốc tế, nghiên cứu này cho thấy cắt giảm chi phí dự kiến dao động từ 24% đến 30% vào năm 2030. Trong các trường hợp tích cực hơn, các chuyên gia ước tính giảm chi phí lên tới 40% nếu các chương trình nghiên cứu và phát triển và công nghệ đem lại hiệu quả bổ sung. Ưu đãi và lợi ích cộng đồng Ngành công nghiệp gió của Hoa Kỳ tạo ra hàng chục nghìn việc làm và hàng tỷ đô la hoạt động kinh tế. Các dự án gió cung cấp thuế địa phương, hoặc các khoản thanh toán thay cho thuế và tăng cường nền kinh tế của các cộng đồng nông thôn bằng cách cung cấp thu nhập cho nông dân với tuabin gió trên đất của họ. Năng lượng gió ở nhiều khu vực pháp lý nhận được hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ khác để khuyến khích sự phát triển của nó. Năng lượng gió hưởng lợi từ trợ cấp ở nhiều khu vực pháp lý, hoặc để tăng tính hấp dẫn của nó, hoặc để bù đắp cho các khoản trợ cấp nhận được từ các hình thức sản xuất khác có ngoại tác tiêu cực đáng kể. Tại Hoa Kỳ, điện gió nhận được tín dụng thuế sản xuất (PTC) là 1,5 ¢ / kWh vào năm 1993 đô la cho mỗi kW · h được sản xuất, trong mười năm đầu tiên; ở mức 0,022$ / kW · h vào năm 2012, tín dụng được gia hạn vào ngày 2 tháng 1 năm 2012, bao gồm cả việc xây dựng bắt đầu vào năm 2013. Tín dụng thuế 30% có thể được áp dụng thay vì nhận PTC. Một lợi ích về thuế khác là khấu hao nhanh. Nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cũng cung cấp các ưu đãi, chẳng hạn như miễn thuế tài sản, mua hàng uỷ thác và thị trường bổ sung cho "tín dụng xanh". Cải tiến năng lượng và mở rộng hoạt động 2008 chứa phần mở rộng của các khoản tín dụng cho gió, bao gồm cả các tua bin nhỏ. Các quốc gia như Canada và Đức cũng khuyến khích xây dựng tuabin gió, chẳng hạn như tín dụng thuế hoặc giá mua tối thiểu để tạo gió, với lưới điện được đảm bảo (đôi khi được gọi là thuế suất ). Các mức thuế suất này thường được đặt cao hơn giá điện trung bình. Vào tháng 12 năm 2013, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lamar Alexander và các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác đã lập luận rằng "tín dụng thuế sản xuất năng lượng gió nên được phép hết hạn vào cuối năm 2013" và nó đã hết hạn ngày 1 tháng 1 năm 2014 cho các cài đặt mới. Lực lượng thị trường thứ cấp cũng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng năng lượng phát điện từ gió, ngay cả khi có giá cao cấp cho điện. Ví dụ, các nhà sản xuất chịu trách nhiệm xã hội trả cho các công ty tiện ích một khoản phí bảo hiểm để trợ cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng gió mới. Các công ty sử dụng sức gió tạo ra, và bù lại họ có thể tuyên bố rằng họ đang thực hiện những nỗ lực "xanh" mạnh mẽ. Tại Hoa Kỳ, tổ chức Green-e giám sát việc tuân thủ doanh nghiệp với các khoản tín dụng năng lượng tái tạo này. Giá tuabin đã giảm đáng kể trong những năm gần đây do các điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn như việc tăng sử dụng năng lượng đấu giá và loại bỏ trợ cấp ở nhiều thị trường. Ví dụ, Vestas, một nhà sản xuất tuabin gió có tua bin trên biển lớn nhất có thể bơm ra 4,2 megawatt điện, đủ để cung cấp điện cho khoảng 5.000 ngôi nhà, cho thấy giá tua bin giảm từ € 950.000 / megawatt vào cuối năm 2016, khoảng € 800,000 cho mỗi megawatt trong quý thứ ba của năm 2017. Hiệu ứng môi trường Tác động môi trường của năng lượng gió khi so sánh với tác động môi trường của nhiên liệu hóa thạch, là tương đối nhỏ. Theo IPCC, trong các đánh giá của tiềm năng hâm nóng toàn cầu của các nguồn năng lượng, các tuabin gió có giá trị trung bình 12 và 11 (g eq / kWh) tùy thuộc vào việc tua-bin ngoài khơi hay đang được đánh giá. So với các nguồn carbon thấp khác, tuabin gió có một số tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp nhất trên mỗi đơn vị năng lượng điện được tạo ra. Trong khi một trang trại gió có thể bao phủ một diện tích đất lớn, nhiều sử dụng đất như nông nghiệp tương thích với nó, vì chỉ có các khu vực nhỏ của cơ sở tuabin và cơ sở hạ tầng không được sử dụng. Có báo cáo về tử vong chim và dơi ở tuabin gió vì có xung quanh các cấu trúc nhân tạo khác. Quy mô của tác động sinh thái có thể hoặc có thể không đáng kể, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Phòng ngừa và giảm thiểu các trường hợp tử vong động vật hoang dã, và bảo vệ than bùn, ảnh hưởng đến việc định vị và hoạt động của tuabin gió. Tua bin gió tạo ra một số tiếng ồn. Ở khoảng cách dân cư là , giá trị này có thể vào khoảng 45 dB, hơi to hơn tủ lạnh. Tại khoảng cách chúng trở nên không nghe được. Có những báo cáo giai thoại về những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe từ tiếng ồn đối với những người sống rất gần với tuabin gió. Nghiên cứu được xem xét ngang hàng thường không ủng hộ những tuyên bố này. Không quân Hoa Kỳ và Hải quân bày tỏ lo ngại rằng việc đặt các tuabin gió lớn gần các căn cứ "sẽ tác động tiêu cực đến radar đến mức các bộ điều khiển không lưu sẽ mất vị trí của máy bay." Các khía cạnh thẩm mỹ của tuabin gió và kết quả thay đổi của cảnh quan trực quan là đáng kể. Xung đột phát sinh đặc biệt là trong cảnh quan bảo vệ danh lam thắng cảnh và di sản. Chính trị Chính quyền trung ương Năng lượng hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch là được trợ cấp bởi nhiều chính phủ, và năng lượng gió và các dạng năng lượng tái tạo khác cũng thường được trợ giá. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2009 của Viện Luật Môi trường đánh giá quy mô và cơ cấu trợ cấp năng lượng của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2002-2008. Nghiên cứu ước tính rằng các khoản trợ cấp cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 72 tỷ USD trong giai đoạn này và trợ cấp cho các nguồn nhiên liệu tái tạo trị giá 29 tỷ USD. Tại Hoa Kỳ, chính phủ liên bang đã chi 74 tỷ đô la Mỹ để trợ cấp năng lượng để hỗ trợ R & D cho năng lượng hạt nhân (50 tỷ đô la) và nhiên liệu hóa thạch (24 tỷ đô la) từ năm 1973 tới 2003. Trong cùng một khung thời gian này, các công nghệ năng lượng tái tạo và hiệu suất năng lượng đã nhận tổng cộng 26 tỷ đô la Mỹ. Nó đã được gợi ý rằng một sự thay đổi trợ cấp sẽ giúp tăng cấp độ sân chơi và hỗ trợ các ngành năng lượng đang phát triển, cụ thể là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiên liệu sinh học. Lịch sử cho thấy không có ngành năng lượng nào được phát triển mà không có trợ cấp. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) (2011), trợ cấp năng lượng giả tạo hạ thấp giá năng lượng do người tiêu dùng trả, tăng giá mà người sản xuất nhận được hoặc giảm chi phí sản xuất. "Các khoản trợ giá nhiên liệu hóa thạch thường lớn hơn lợi ích. Trợ cấp cho năng lượng tái tạo và công nghệ năng lượng carbon thấp có thể mang lại lợi ích kinh tế và môi trường lâu dài". Vào tháng 11 năm 2011, một báo cáo của IEA có tựa đề Triển khai tái tạo 2011 cho biết "các khoản trợ cấp trong các công nghệ năng lượng xanh chưa cạnh tranh được đưa ra để khuyến khích đầu tư vào các công nghệ có lợi ích an ninh môi trường và năng lượng rõ ràng". Báo cáo của IEA không đồng ý với các tuyên bố rằng các công nghệ năng lượng tái tạo chỉ có thể thực hiện được thông qua các khoản trợ giá tốn kém và không thể sản xuất năng lượng một cách đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu.Tuy nhiên, quan điểm của IEA không được chấp nhận rộng rãi. Từ năm 2010 đến năm 2016, trợ cấp cho gió là từ 1,3 ¢ đến 5,7 ¢ cho mỗi kWh. Các khoản trợ cấp cho than, khí thiên nhiên và hạt nhân đều nằm trong khoảng 0,05 ¢ và 0,2 ¢ cho mỗi kWh trong tất cả các năm. Trên cơ sở mỗi kWh, gió được trợ cấp gấp 50 lần so với các nguồn truyền thống. Tại Hoa Kỳ, ngành công nghiệp năng lượng gió gần đây đã tăng đáng kể nỗ lực vận động hành lang của mình, chi tiêu khoảng 5 triệu đô la trong năm 2009 sau nhiều năm mù mờ tương đối ở Washington. Để so sánh, ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đã chi hơn 650 triệu đô la cho các nỗ lực vận động hành lang và đóng góp chiến dịch của mình trong một khoảng thời gian mười năm kết thúc vào năm 2008. Theo 2011 vụ tai nạn hạt nhân của Nhật Bản, chính phủ liên bang Đức đang làm việc trên một kế hoạch mới để tăng hiệu quả năng lượng và thương mại hóa năng lượng tái tạo, đặc biệt tập trung vào các trang trại gió ngoài khơi. Theo kế hoạch, các tuabin gió lớn sẽ được dựng lên xa bờ biển, nơi gió thổi thường xuyên hơn so với trên mặt đất, và nơi các tuabin khổng lồ sẽ không làm phiền người dân. Kế hoạch này nhằm giảm sự phụ thuộc của Đức vào năng lượng có nguồn gốc từ than và các nhà máy điện hạt nhân. Ý kiến công chúng Các cuộc khảo sát về thái độ công khai trên Châu Âu và ở nhiều quốc gia khác cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng đối với năng lượng gió. Khoảng 80% công dân EU ủng hộ năng lượng gió. Ở [Đức], nơi năng lượng gió đã đạt được sự chấp nhận xã hội rất cao, hàng trăm nghìn người đã đầu tư vào các trang trại gió của công dân trên khắp đất nước và hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa đang điều hành các doanh nghiệp thành công trong một lĩnh vực mới năm 2008 đã sử dụng 90.000 người và tạo ra 8% điện năng của Đức. Bakker et al. (2012) discovered in their study that when residents did not want the turbines located by them their annoyance was significantly higher than those "that benefited economically from wind turbines the proportion of people who were rather or very annoyed was significantly lower". Mặc dù năng lượng gió là một hình thức phổ biến của thế hệ năng lượng, việc xây dựng các trang trại gió không phải là phổ biến hoan nghênh, thường cho thẩm mỹ lý do. Ở Tây Ban Nha, với một số trường hợp ngoại lệ, đã có ít sự phản đối đối với việc lắp đặt các công viên gió nội địa. Tuy nhiên, các dự án xây dựng các công viên ngoài khơi đã gây nhiều tranh cãi hơn. Đặc biệt, đề xuất xây dựng cơ sở sản xuất điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới ở tây nam Tây Ban Nha ở bờ biển Cádiz, tại chỗ của năm 1805 Trận chiến Trafalgar has been met with strong opposition who fear for tourism and fisheries in the area, and because the area is a war grave. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Angus Reid Strategies vào tháng 10/2007, 89% người trả lời nói rằng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc năng lượng mặt trời là tích cực cho Canada, bởi vì những nguồn này tốt hơn cho môi trường. Chỉ có 4% được coi là sử dụng các nguồn tái tạo là tiêu cực vì chúng có thể không đáng tin cậy và tốn kém. Theo một cuộc khảo sát của Saint Consulting vào tháng 4 năm 2007, điện gió là nguồn năng lượng thay thế có nhiều khả năng đạt được sự hỗ trợ của công chúng cho sự phát triển tương lai ở Canada, chỉ với 16% trái ngược với loại năng lượng này. Ngược lại, 3 trong số 4 người Canada phản đối sự phát triển điện hạt nhân. Một cuộc khảo sát năm 2003 của cư dân sống quanh các trang trại gió hiện tại của Scotland đã tìm thấy mức độ chấp nhận cộng đồng cao và hỗ trợ mạnh mẽ cho năng lượng gió, với sự hỗ trợ từ những người sống gần các trang trại gió. Kết quả của cuộc khảo sát này ủng hộ những khảo sát của Scotland trước đó về 'Thái độ công khai đối với môi trường ở Scotland 2002', cho thấy công chúng Scotland muốn phần lớn sức mạnh của họ đến từ năng lượng tái tạo, và đánh giá năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo sạch sẽ nhất. Một cuộc khảo sát tiến hành năm 2005 cho thấy 74% người dân Scotland đồng ý rằng các trang trại gió là cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện tại và tương lai. Khi mọi người được hỏi cùng một câu hỏi trong một nghiên cứu tái tạo Scotland được tiến hành trong năm 2010, 78% đã đồng ý. Sự gia tăng này có ý nghĩa vì đã có gấp đôi số trang trại gió trong năm 2010 như năm 2005. Cuộc điều tra năm 2010 cũng cho thấy 52% không đồng ý với tuyên bố rằng các trang trại gió "xấu xí và blot về cảnh quan". 59% đồng ý rằng các trang trại gió là cần thiết và cách chúng trông không quan trọng. Regarding tourism, query responders consider power pylons, cell phone towers, quarries và plantations more negatively than wind farms. Scotland is planning to obtain 100% of electric power from renewable sources by 2020. In other cases there is direct community ownership of wind farm projects. The hundreds of thousands of people who have become involved in Germany's small and medium-sized wind farms demonstrate such support there. Cuộc thăm dò ý kiến Harris năm 2010 phản ánh sự hỗ trợ mạnh mẽ cho năng lượng gió ở Đức, các quốc gia châu Âu khác và Hoa Kỳ Cộng đồng Nhiều công ty điện gió làm việc với các cộng đồng địa phương để giảm bớt môi trường và các mối quan tâm khác liên quan đến các trang trại gió cụ thể. Trong các trường hợp khác có trực tiếp sở hữu cộng đồng của các dự án trang trại gió. Các thủ tục tư vấn, lập kế hoạch và phê duyệt chính phủ phù hợp cũng giúp giảm thiểu các rủi ro về môi trường Tại Mỹ, các dự án gió được báo cáo để tăng cơ sở thuế địa phương, giúp trả tiền cho các trường học, đường sá và bệnh viện. Các dự án gió cũng làm sống lại nền kinh tế của các cộng đồng nông thôn bằng cách cung cấp thu nhập ổn định cho nông dân và các chủ đất khác. Ở Anh, cả National Trust và Chiến dịch bảo vệ Anh nông thôn đã bày tỏ lo ngại về những tác động trên cảnh quan nông thôn do các tuabin gió và các trang trại gió không thích hợp. Một số trang trại gió đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Trung tâm Du khách Whitelee Wind Farm có phòng triển lãm, trung tâm học tập, quán cà phê với sàn ngắm cảnh và cửa hàng. Nó được điều hành bởi Trung tâm khoa học Glasgow. Ở Đan Mạch, một kế hoạch mất giá trị mang lại cho mọi người quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về giá trị tài sản của họ nếu nó được gây ra bởi sự gần gũi với một tuabin gió. Khoản lỗ phải ít nhất bằng 1% giá trị của tài sản. Mặc dù hỗ trợ chung cho khái niệm về năng lượng gió trong công chúng nói chung, đối lập địa phương thường tồn tại và đã trì hoãn hoặc hủy bỏ một số dự án. Trong khi các vấn đề thẩm mỹ là chủ quan và một số trang trại gió dễ chịu và lạc quan, hoặc biểu tượng của độc lập năng lượng và sự thịnh vượng của địa phương, các nhóm phản đối thường được hình thành để cố gắng chặn các trang web năng lượng gió mới vì nhiều lý do khác nhau. Loại đối lập này thường được mô tả là NIMBY, nhưng nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009 cho thấy rằng có rất ít bằng chứng để hỗ trợ niềm tin rằng người dân chỉ phản đối các cơ sở năng lượng tái tạo như tua-bin gió do thái độ "Không trong sân sau của tôi". Đọc thêm Năng lượng Năng lượng mặt trời Tuốc bin gió Điện gió tại Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài Viện năng lượng Việt Nam có lĩnh vực nghiên cứu năng lượng gió. Công nghiệp năng lượng gió tại Đức Viện năng lượng gió Đức Liên hiệp năng lượng gió châu Âu Gió
11929
https://vi.wikipedia.org/wiki/A-x%C3%A0-l%C3%AA
A-xà-lê
A-xà-lê (zh. 阿闍梨, sa. ācārya, pi. ācāriya, bo. lobpon [slob-dpon], ja. ajari), theo ngài Huyền Trang dịch nghĩa bao gồm: Giáo thụ (zh. 教授): thầy dạy đạo - ở đây đạo là pháp, hay Quỹ phạm (zh. 軌範): thầy có đủ nghi quỹ, phép tắc, hay Chính hạnh (zh. 政行): thầy dạy và sửa những hành vi của đệ tử. Do đó, A-xà-lê thứ nhất là một vị đủ phẩm hạnh và thành tựu để làm thầy của một Sa di hoặc một Tỳ kheo, thứ hai có thể là một Hoà thượng (sa. upādhyāya). Sa-di nào mới nhập Tăng-già đều tự chọn hai vị nói trên làm thầy trực tiếp chỉ dạy. Có năm loại A-xà-lê (ngũ chủng A-xà-lê) là Xuất gia A-xà-lê, Thọ giới A-xà-lê, Giáo thọ A-xà-lê, Tiếp dẫn A-xà-lê và y chỉ A-xà-lê. Trong thời gian đầu, A-xà-lê được hiểu là một vị chỉ chuyên dạy về lý thuyết Phật pháp, trả lời tất cả những thắc mắc, câu hỏi về giáo lý, như vậy có thể hiểu là một Pháp sư và vị Hoà thượng chuyên lo dạy về giới luật và nghi lễ, là Giới sư. Trong Phật giáo nguyên thủy, chức vị Hoà thượng được coi trọng hơn nhưng sau đó (sau thế kỉ thứ 5), chức vị A-xà-lê lại được đặt cao hơn Hoà thượng. A-xà-lê được dùng để chỉ những vị Cao tăng phát triển những tư tưởng mầm mống trong Phật giáo, viết những luận giải (sa. śāstra) quan trọng. Các Đại sư Ấn Độ đều mang danh hiệu này trước tên chính của họ, ví dụ như A-xà-lê Long Thụ (sa. ācārya nāgārjuna), A-xà-lê Thánh Thiên (sa. ācārya āryadeva), A-xà-lê Vô Trước (sa. ācārya asaṅga) v.v... A-xà-lê khác với Đạo sư ở một điểm, đó là các vị tu tập trong khuôn khổ của một tu viện, Thụ giới đầy đủ và dựa trên kinh điển giảng dạy. Danh từ Đạo sư thì bao trùm hơn (dựa theo nguyên ngữ Phạn guru), vị này có thể, nhưng không nhất thiết phải giảng dạy trong một chùa hoặc thiền viện và đặc biệt trong các hệ thống Tantra của các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha), danh từ Đạo sư dùng để chỉ những người có đầy đủ các phương tiện giáo hoá chúng sinh, hướng dẫn khác thường, tuỳ cơ ứng biến, không cứ gì phải tu học từ trong kinh sách. Trong Thiền tông, danh từ A-xà-lê, hoặc gọi tắt là Xà-lê, được dùng chỉ chung các vị tăng, tương tự như danh từ Lạt-ma tại Tây Tạng. Tại Nhật, danh xưng này chuyên chỉ các vị cao tăng của các tông Thiên Thai và Chân ngôn. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Danh vị Phật giáo Jaina giáo
11930
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81i%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Ái (Phật giáo)
Trong Phật giáo, Ái (Pali: , Phạn: tṛ́ṣṇā) là một khái niệm quan trọng để chỉ cho "sự khao khát, sự thèm muốn, sự thèm khát mãnh liệt, sự tham lam", hoặc về vật chất hoặc về tinh thần. Nó thường được dịch nghĩa một cách điển hình là tham ái, và là một trong ba loại: kāma-taṇhā (dục ái), bhava-taṇhā (hữu ái), và vibhava-taṇhā (phi hữu ái.) Ái (Taṇhā) xuất hiện trong Tứ diệu đế, trong đó ái () là nguyên nhân của khổ (dukkha) và vòng lặp của sự sinh, sự hữu và sự chết (luân hồi). Từ nguyên và ý nghĩa Taṇhā là một từ trong tiếng Pali, được phát triển từ gốc từ tṛ́ṣṇā (तृष्णा) trong tiếng Phạn vệ đà, mà có nguồn gốc từ *tŕ̥šnas trong ngôn ngữ hệ Ấn - Iran ban đầu (Proto-Indo-Iranian), là từ có liên quan đến gốc từ tarś- (sự khao khát, sự ước mong, sự ao ước), và có dòng dõi cuối cùng từ gốc từ *ters- (khô) trong ngôn ngữ hệ Ấn - Âu. Từ Taṇhā có các từ đồng nguyên trong ngôn ngữ hệ Ấn - Âu như sau: taršna trong tiếng Avesta, térsomai trong tiếng Hy Lạp cổ đại, troškimas trong tiếng Litva, þaursus trong tiếng Goth, durst trong tiếng Đức cổ, thirst trong tiếng Anh. Từ này xuất hiện nhiều lần trong các tầng Samhita trong kinh Vệ đà, có niên đại từ thiên niên kỉ thứ 2 trước công nguyên, như là trong các bài thánh ca số 1.7.11, 1.16.5, 3.9.3, 6.15.5, 7.3.4 and 10.91.7. Nó cũng xuất hiện trong những bài kinh Vệ đà khác trong Ấn Độ giáo, trong đó ý nghĩa của từ này là "sự khao khát, sự thèm muốn, sự tham đắm, sự ước muốn, sự tham lam một cách phấn khởi, và sự đau khổ từ tham ái." Mối liên hệ với khổ (Dukkha) Trong phần thứ hai của Tứ diệu đế, Đức Phật đã xác định ái () là yếu tố chính trong sự sinh khởi của khổ (sự chịu đựng, nỗi đau, sự không thỏa mãn). Walpola Rahula nói rằng ái (Taṇhā) hay "sự khao khát, sự thèm muốn, sự tham lam, sự tham đắm" là cái mà nó biểu hiện như là sự khổ và các đời sống tái sinh. Tuy nhiên, Rahula còn thêm rằng, nó không phải là nguyên nhân đầu tiên hay là nguyên nhân duy nhất của khổ hay luân hồi, bởi vì nguồn gốc của mọi thứ đều mang tính tương đối và mang tính phụ thuộc vào một vài thứ khác nữa. Trong tạng kinh tiếng Pali của Phật giáo có khẳng định và xác nhận những sự ô uế và sự không tốt đẹp khác (phiền não, sāsavā dhammā), ngoài ái ra, như là nguyên nhân của khổ. Tuy nhiên, Rahula còn cho biết thêm, ái luôn được liệt kê đầu tiên và được coi như là nguyên nhân có tính quan trọng nhất, có tính tràn ngập tất cả và là "nguyên nhân gẫn gũi và dễ nhận ra nhất" của khổ. Peter Harvey nói rằng ái là nguồn gốc quan trọng nhất của khổ trong Phật giáo. Nó phản ánh một trạng thái tinh thần của tham ái. Càng tham ái bao nhiêu thì càng phẫn nộ bấy nhiêu bởi vì thế giới luôn luôn thay đổi và có tính chất không thỏa mãn một cách bẩm sinh; tham ái còn mang đến nỗi đau thông qua các sự xung đột và sự cãi vã giữa mỗi cá nhân với nhau, mà tất cả những điều này là một trạng thái của khổ (Dukkha). Đức Phật đã tuyên bố rằng như là chân lý thứ hai trong tứ diệu đế, ái (taṇhā) chính là cái dẫn đến sự tái sinh và vòng luân hồi bất tận, và nó còn được đánh dấu bởi ba loại tham ái: dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Trong triết lý của Phật giáo, có các quan điểm đúng (chánh kiến) và quan điểm sai (tà kiến). Đối với các quan điểm sai, nó được lần ra một cách tận cùng đến ái (Taṇhā), nhưng nó cũng khẳng định và xác nhận rằng "quan điểm đúng đắn thông thường" như là sự cho và sự đóng góp cho tu sĩ, cũng là một dạng của thủ (clinging). Sự kết thúc của ái (Taṇhā) xảy ra khi người đó chấp nhận "quan điểm đúng đắn siêu việt" thông qua sự hiểu biết tường tận về vô thường và vô ngã. Stephen Laumakis nói rằng, cả hai xu hướng thích hợp và không thích hợp đều được liên kết đến những đám cháy của ái, và những xu hướng này sản sinh ra những quả của nghiệp (kamma) theo đó tái sinh. Việc dập lửa và thổi tắt các ngọn lửa này là con đường để giải thoát tường tận khỏi khổ và luân hồi trong Phật giáo. David Webster nói rằng, các bài kinh trong kinh điển tiếng Pali khuyến khích một cách lặp đi lặp lại rằng một người cần phải phá hủy ái (Taṇhā) hoàn toàn, và sự phá hủy là cần thiết cho niết bàn. Ái () còn được xác định như là liên kết thứ tám trong nguyên lý duyên khởi. Trong ngữ cảnh của mười hai nhân duyên, sự nhấn mạnh được thể hiện trên các loại ái "mà nuôi dưỡng xu hướng của nghiệp là cái sẽ hình thành nên đời sống kế tiếp." Phân loại Đức Phật đã xác định có ba loại taṇhā: Kāma-taṇhā (dục ái): ái đối với các đối tượng của giác quan mà chúng cho cảm giác dễ chịu, hoặc ái với những điều hạnh phúc, mãn nguyện cho các giác quan. Walpola Rahula nói rằng ái không chỉ bao gồm sự ước mong cho những điều hạnh phúc của giác quan, sự giàu có và quyền lực, mà còn "thèm muốn và dính chặt với các ý tưởng và lý tưởng, các quan điểm, các chủ trương, các học thuyết, các khái niệm và các tín ngưỡng (dhamma-taṇhā hay pháp ái)." Bhava-taṇhā (hữu ái): ái đối với sự trở thành ai đó, cái gì đó, để hợp nhất với một trải nghiệm nào đó. Harvey nói rằng, loại ái này có liên quan đến bản ngã, là sự truy tìm một danh tính cụ thể và thèm muốn đối với một loại tái sinh cụ thể nào đó một cách vĩnh cữu. Các học giả khác giải thích rằng loại ái này được thúc đẩy bởi quan điểm sai lầm về sự vĩnh hằng (cuộc sống vĩnh hằng) và về sự vĩnh cửu. Vibhava-taṇhā (vô hữu ái): ái đối với việc không trải nghiệm những điều không dễ chịu trong đời sống hiện tại hoặc tương lai, như là những người hoặc những tình huống không mấy dễ chịu. Loại ái này có thể bao gồm các lần thử tự tử và tự hủy hoại bản thân, và việc này chỉ khiến sự tái sinh về sau ở trong một cảnh giới tồi tệ hơn. Phra Thepyanmongkol nói rằng loại ái này được thúc đẩy bởi quan điển sai lầm về sự đoạn diệt, đó là việc cho rằng không có sự tái sinh. Sự đoạn diệt ái (Taṇhā) Đế thứ ba trong tứ diệu đế hướng dẫn rằng sự đoạn tận ái () là hoàn toàn có thể. Bài kinh chuyển pháp luân nói rằng:Này các Tỳ-kheo, có một thánh đế về sự đoạn tận của khổ. Đó là sự ly tham, đoạn diệt không có dư tàn của khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, sự giải thoát và không có chấp trước.Sự đoạn diệt ái có thể đạt được bằng việc theo đuổi Bát chánh đạo. Trong Phật giáo Thượng tọa bộ, sự đoạn tận mang lại kết quả kết quả từ việc tích lũy sự hiểu biết sâu sắc về tính chất vô thường và vô ngã. Kelvin Trainor nói rằng, sự luyện tập "thiền định với một sự hiểu biết sâu sắc" trong Phật giáo tập trung cho việc tích lũy "chánh niệm", là cái đòi hỏi sự hiểu biết về ba dấu ấn của sự tồn tại - dukkha (khổ), anicca (vô thường) và anatta (vô ngã). Trainor cho biết thêm, việc hiểu biết về tính chất vô ngã của thực tại sẽ thúc đẩy sự không dích mắc bởi vì "nếu không có cái gọi là linh hồn, thì cũng không có nơi nào cho thủ". Một khi người đó hiểu thấu đáo và chấp nhận học thuyết vô ngã, thì không còn sự tham đắm và thèm khát, hay một cách cụ thể là ái (taṇhā) đoạn tận. Sự khác biệt giữa dục ái (Tanha) và dục mong ước (Chanda) Đạo Phật phân loại sự thèm muốn bằng hai từ Tanha hoặc Chanda. Dục mong ước (Chanda) có nghĩa đen là "điều thôi thúc, sự phấn khích, ý chí, sự thèm muốn". Bahm nói rằng dục mong ước là "sự thèm muốn, nhưng không vượt quá, cái mà sẽ đạt được", trong khi dục ái là "sự thèm muốn hơn cái mà sẽ đạt được". Trong những bài kinh lúc ban đầu, ý nghĩa của từ Chanda là giống với Tanha. Một vài tác giả như là Ajahn Sucitto giải thích rằng dục mong ước (chanda) là tích cực và không mang tính chất con đường, việc khẳng định và xác nhận nó để phân biệt với dục ái (tanha) là cái mang tính tiêu cực và mang tính con đường. Sucitto giải thích nó với vài ví dụ như là sự thèm muốn để áp dụng cho một người với một hành động tích cực như là thiền định. Đối lập với điều này, Rhys Davids và Stede thì cho rằng Chanda trong các bài kinh Phật giáo có cả hai nghĩa liên tưởng đến tính tích cực và tính tiêu cực; ví dụ như, đối với điều tiêu cực, thì trong kinh điển tiếng Pali liên hệ dục mong ước với "sự thèm khát nhục dục, sự ham thích thân xác" và nói rằng nó là một nguồn của sự đau khổ. Peter Harvey nói rằng dục mong ước có thể là thiện hoặc bất thiện. Ghi chú Tham khảo Nguồn tham khảo Ajahn Sucitto (2010). Turning the Wheel of Truth: Commentary on the Buddha's First Teaching. Shambhala. Bodhi, Bhikkhu (trans.) (2000). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Boston: Wisdom Pubs. . Chogyam Trungpa (1972). "Karma and Rebirth: The Twelve Nidanas, by Chogyam Trungpa Rinpoche." Karma and the Twelve Nidanas, A Sourcebook for the Shambhala School of Buddhist Studies. Vajradhatu Publications. Monier-Williams, Monier (1899, 1964). A Sanskrit-English Dictionary. London: Oxford University Press. . Retrieved 2008-06-12 from "Cologne University" at http://www.sanskrit-lexicon.uni-koeln.de/scans/MWScan/index.php?sfx=pdf. P. A. Payutto. Buddhist Economics, A Middle Way for the Market Place Chapter 2 Ranjung Yeshe Wiki - Dharma Dictionary. http://rywiki.tsadra.org/index.php/sred_pa (sred pa is the Tibetan term for taṇhā) Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. Retrieved 2008-06-12 from "U. Chicago" at http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/ Saddhatissa, H. (trans.) (1998). The Sutta-Nipāta. London: RoutledgeCurzon Press. . Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997). Maha-nidana Sutta: The Great Causes Discourse (DN 15). Retrieved 2008-01-04 from "Access to Insight" at http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.15.0.than.html. Walpola Sri Rahula (2007). What the Buddha Taught. Grove Press. Kindel Edition. Walshe, Maurice (trans.) (1995). The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Digha Nikaya. Boston: Wisdom Pubs. . Đọc thêm Philosophy of the Buddha by Archie J. Bahm. Asian Humanities Press. Berkeley, CA: 1993. . Chapter 5 is about craving, and discusses the difference between and chanda. Nietzsche and Buddhism: A Study in Nihilism and Ironic Affinities by Robert Morrison. Oxford University Press, 1998. Chapter 10 is a comparison between Nietzsche's Will to Power and Tanha, which gives a very nuanced and positive explanation of the central role taṇhā plays in the Buddhist path. Liên kết ngoài The concept of craving in early Buddhism, V Bruce Matthews (1975), PhD Thesis, McMaster University Practicing for the extinction of kilesa-tanhā (palikanon.com) Ranjung Yeshe wiki entry for sred pa Twelve nidānas Pali words and phrases
11931
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20th%C3%A2n
Tam thân
Trong Phật giáo Đại thừa, tam thân (tiếng Trung: 三身, tiếng Phạn: त्रिकाय trikāya) là ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó. Định nghĩa Tam thân gồm: Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu, dharmatā), là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân. Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ. Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt. Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước (sa. asaṅga) trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và về sau được Đại thừa tiếp nhận. Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật là thể tính thanh tịnh của toàn vũ trụ, thường hằng, toàn tri. Các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là hiện thân của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với con người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Với quan điểm Ba thân này người ta tiến tới khái niệm không gian vô tận với vô lượng thế giới. Trong các thế giới đó có vô số chúng sinh đã được giác ngộ, với vô số Phật và Bồ Tát. Quan điểm Quan điểm Tam thân trong Thiền tông Đối với Thiền tông thì ba thân Phật là ba cấp của Chân như, nhưng liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Pháp thân là "tâm thức" của vũ trụ, là thể tính nằm ngoài suy luận. Đó là nơi phát sinh tất cả, từ loài Hữu tình đến vô tình, tất cả những hoạt động thuộc tâm thức. Pháp thân đó hiện thân thành Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Cũng theo Thiền tông thì Báo thân là tâm thức hỉ lạc khi đạt Giác ngộ, Kiến tính, ngộ được tâm chư Phật và tâm mình là một. Báo thân hiện thân thành Phật A-di-đà. Ứng thân là thân Phật hoá thành thân người, là Phật Thích-ca Mâu-ni. Mối liên hệ của Ba thân Phật theo quan điểm Thiền tông được thí dụ như sau: nếu xem Pháp thân là toàn bộ kiến thức y học thì Báo thân là chương trình học tập của một y sĩ và Ứng thân là y sĩ đó áp dụng kiến thức y học mà chữa bệnh cho người. Quan điểm Tam thân trong Kim cương thừa Trong Kim cương thừa thì Ba thân là ba cấp của kinh nghiệm giác ngộ. Chứng được Pháp thân chính là tri kiến được tự tính sâu xa nhất của muôn vật, và tự tính này chính là tính Không, trống rỗng. Báo thân và Ứng thân là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được tính Không. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, khẩu, ý của một vị Đạo sư (sa. guru) đồng nghĩa với ba thân nói trên. Trong Kim cương thừa, quan điểm Ba thân có mục đích phát biểu các tầng cấp khác nhau của kinh nghiệm giác ngộ. Pháp thân là tính Không, là Chân như tuyệt đối, bao trùm mọi sự, tự nó là Giác ngộ. Báo thân và Ứng thân là các thể có sắc tướng, được xem là phương tiện nhằm đạt tới kinh nghiệm về một cái tuyệt đối. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem thân, khẩu, ý của một vị đạo sư chính là Ba thân, được biểu tượng bằng thần chú OṂ-AH-HUNG (gọi theo tiếng Tây Tạng). Sức mạnh toàn năng của Pháp thân được thể hiện ở đây bằng Phổ Hiền (sa. samantabhadra). Các giáo pháp Đại thủ ấn và Đại cứu cánh giúp hành giả đạt được kinh nghiệm về tâm thức vô tận của Pháp thân. Báo thân được xem là một dạng của "thân giáo hoá." Các Báo thân xuất hiện dưới dạng Ngũ Như Lai và được xem là phương tiện để tiếp cận với Chân như tuyệt đối. Báo thân xuất hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, tịch tĩnh (sa. śānta) hay phẫn nộ (sa. krodha), có khi được trình bày với các vị Thần thể (bo. yidam) hay Hộ pháp (sa. dharmapāla). Ứng thân là một dạng "thân giáo hoá" với nhân trạng. Trong Kim cương thừa, Ứng thân hay được hiểu là các vị Bồ Tát tái sinh (Châu-cô). Ba thân nêu trên không phải là ba trạng thái độc lập mà là biểu hiện của một đơn vị duy nhất, thỉnh thoảng được miêu tả bằng thân thứ tư là Tự tính (Tự nhiên) thân (sa. svābhāvikakāya). Trong một vài Tantra, thân thứ tư này được gọi là Đại lạc thân (sa. mahāsukhakāya). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Hoá thân Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Mật tông Phật giáo Tây Tạng
11947
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20hi%E1%BB%87u
Thập hiệu
Thập hiệu (zh. 十號) là mười danh hiệu của một vị Phật, thường được nhắc đến trong những bài kinh, luận: Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như". Phật giáo Mật Tông còn gọi là "Tỳ Lô Giá Na", dịch ý nghĩa là "Đại Nhật Như Lai". Theo tiếng Phạn, "Tỳ Lô Giá Na" là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu "Tỳ Lô Giá Na" có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh. Ứng Cúng (zh. 阿羅漢, sa. arhat, pi. arahant), dịch nghĩa là A La Hán (zh. 應供), là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính. Chính Biến Tri­ (zh. 正遍知, sa. samyaksaṃbuddha), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (zh. 三藐三佛陀), là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp". Minh Hạnh Túc (zh. 明行足, sa. vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh). Thiện Thệ (zh. 善逝, sa. sugata), là Người đã khéo đi qua cõi thế gian Thế Gian Giải (zh. 世間解, sa. lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới" Vô Thượng sĩ (zh. 無上士, sa. anuttarapuruṣa), là "Đấng tối cao, không ai vượt qua" Điều Ngự Trượng Phu (zh. 調御大丈夫, sa. puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại". Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo. Thiên Nhân Sư (zh. 天人師, sa. devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời" Phật Thế Tôn (zh. 佛世尊, sa. buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān - Bạc già phạm), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính" Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
11948
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BA%A1i%20%C4%91%E1%BB%87%20t%E1%BB%AD
Thập đại đệ tử
Thập đại đệ tử (chữ Hán: 十大弟子, ) là danh xưng dùng để chỉ mười đệ tử quan trọng của Phật Thích-ca Mâu-ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (). Nguồn gốc Trong các kinh điển Phật giáo, trong quá trình phát triển của Tăng đoàn, thỉnh thoảng ghi chép lại những lời khen ngợi của Thích-ca Mâu-ni dành cho các đệ tử nổi bật ở một vài khía cạnh. Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, ghi nhận các đệ tử đứng đầu giáo đoàn về từng phương diện khác nhau, được Phật xác nhận, như Kiều-trần-như có pháp lạp cao nhất; Xá-lợi-phất có trí tuệ siêu việt nhất, Mục-kiền-liên thần thông bậc nhất... Thống kê ghi nhận được có cả thảy 41 tì kheo, 13 tì kheo ni, 11 cư sĩ nam và 10 cư sĩ nữ, từng được Phật Thích-ca Mâu-ni khen ngợi như thế. Một số đệ tử còn được ông giao cho thay mặt thuyết pháp cho các đệ tử khác và một số bài thuyết pháp của các đại đệ tử này được ghi nhận trong các bài Kinh. Danh vị Thập đại đệ tử Theo kinh điển Phật giáo Bắc truyền thì thứ tự danh vị của 10 vị này như sau: Ma-ha-ca-diếp (, , , ): Đầu-đà (tu khổ hạnh) Đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo. Mục-kiền-liên (, , , ): Thần thông Đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán. Phú-lâu-na (, , , ): Thuyết Pháp Đệ nhất. Tu-bồ-đề (, , , ): Giải Không Đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Xá-lợi-phất (, , , ): Trí huệ Đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa; trước khi xuất gia, ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-la-môn. La-hầu-la (, , , ): Mật hạnh Đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất-đạt-đa (sau này thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). A-nan-đà (, , , ): Đa văn Đệ nhất, người "nghe và nhớ nhiều nhất", được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa văn Đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên. Ưu-bà-li (, , , ): Giới luật Đệ nhất; A-na-luật (, , , ): Thiên nhãn Đệ nhất; Ca-chiên-diên (, , , ): Biện luận Đệ nhất; Theo Phật học Đại từ điển, danh vị 10 đại đệ tử giống như kinh điển Bắc truyền, nhưng thứ tự có thay đổi: Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Ma-ha-ca-diếp: Đầu đà đệ nhất A-na-luật: Thiên nhãn đệ nhất Tu-bồ-đề: Giải không đệ nhất Phú-lâu-na: Thuyết Pháp đệ nhất Ca-chiên-diên: Luận nghĩa đệ nhất Ưu-bà-li: Trì luật đệ nhất La-hầu-la: Mật hành đệ nhất A-nan-đà: Đa văn đệ nhất Các đại đệ tử khác Theo kinh điển Pāli, danh vị các đại đệ tử được ghi nhận tản mát và có số lượng nhiều hơn 10 như Thi-bà-la (Sīvali): Tài lộc đệ nhất (Phước đức đệ nhất),... Những đệ tử đầu tiên Trong kinh điển nguyên thủy, có ghi nhận 2 người đầu tiên được Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng sau khi đắc đạo là hai thương nhân là Tapussa (Sa-lệ-phú-ba) và Bhallika (Bấc-lê-ca), vốn đang tháp tùng 500 cỗ xe bò, chở hàng hóa từ vùng Ukkalā đến buôn bán tại miền Majjhimapadesa. Theo văn hóa kính trọng tu sĩ bấy giờ, khi gặp sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm, họ đã thực hành cúng dường vật thực cho Ngài và được Ngài thuyết giảng. Nội dung thuyết giảng này không được ghi nhận lại, nhưng tương truyền sau khi được thuyết giảng, 2 thương nhân này đã xin Đức Bụt ban cho Xá lợi tóc và Xá lợi tóc ấy còn được tôn thờ cho đến ngày này tại ngôi bảo tháp Shwedagon (Yangon, Myanmar). Cũng theo kinh điển nguyên thủy, hai thương nhân này được xem là hai cận sự nam đã quy y Nhị Bảo đầu tiên, gọi là Dvevācikasara-ṇagamana. Về sau, Bhallika xuất gia trở thành Tỳ kheo và đắc quả A-la-hán. Xem thêm Tứ đại La hán Chú thích Tham khảo Phật Quang Đại Từ điển (佛光大辭典). Phật Quang Đại Từ điển biên tu Ủy viên Hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988. Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Thập đại đệ tử truyện, Tinh Vân (星雲) đại sư Đại sư Phật giáo Người Ấn Độ Đệ tử Thích-ca Mâu-ni A-la-hán
11949
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BA%A1i%20lu%E1%BA%ADn%20s%C6%B0
Thập đại luận sư
Thập đại luận sư (zh. 十大論師) chỉ mười luận sư danh tiếng của Duy thức tông tại Ấn Độ sau thế hệ của Trần-na (zh. 陳那, sa. dignāga) và Pháp Xứng (zh. 法稱, sa. dharmakīrti), viết luận giải về Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā) của Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu). Mười vị này là: Thân Thắng (zh. 親勝, sa. bandhuśrī) Hỏa Biện (zh. 火辨, sa. citrabhāṇa) Đức Huệ (zh. 德慧, sa. guṇamati) An Huệ (zh. 安慧, sa. sthiramati) Nan-đà (zh. 難陀, sa. nanda) Tịnh Nguyệt (zh. 淨月, sa. śuddhacandra) Hộ pháp (zh. 護法, sa. dharmapāla) (Tối) Thắng Tử (zh. [最]勝子, sa. jinaputra) Thắng Hữu (zh. 勝友, sa. viśeṣamitra) Trí Nguyệt (zh. 智月, sa. jñānacandra). Chú thích Tham khảoFo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu Ủy viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986. Luận sư Phật giáo Duy thức tông Tăng sĩ Ấn Độ
11957
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20l%E1%BB%B1c
Thập lực
Thập lực (zh. 十力, sa. daśabala, pi. dasabala) chỉ mười năng lực hiểu biết siêu nhiên, mười trí đặc biệt của một vị Phật. Thập lực bao gồm: Tri thị xứ phi xứ trí lực (zh. 知是處非處智力, sa. sthānāsthānajñāna, pi. ṭhānāṭhāna-ñāṇa): Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp; Tri tam thế nghiệp báo trí lực (zh. 知三世業報智力, sa. karmavipākajñāna, pi. kammavipāka-ñāṇa): Biết rõ luật nhân quả, quả báo, tức là Nghiệp nào tạo quả nào; Tri nhất thiết sở đạo trí lực (zh. 知一切所道智力, sa. sarvatragāminīpratipajjñāna, pi. sabbattha-gāminī-paṭipadāñāṇa): Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào; Tri chủng chủng giới trí lực (zh. 知種種界智力, sa. anekadhātu-nānādhātujñāna, pi. anekadhātu-nānādhātu-ñāṇa): Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của chúng; Tri chủng chủng giải trí lực (zh. 知種種解智力, sa. nānādhimukti-jñāna, pi. nānādhimuttikatāñāṇa): Biết rõ cá tính của chúng sinh; Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực (zh. 知一切眾生心性智力, sa. indriyapārapara-jñāna, pi. indriyaparopariyatta-ñāṇa): Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sinh; Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực (zh. 知諸禪解脫三昧智力, sa. sarvadhyāna-vimokṣa-…-jñāna, pi. jhāna-vimokkha-…-ñāṇa): Biết tất cả các cách thiền định; Tri túc mệnh vô lậu trí lực (zh. 知宿命無漏智力, sa. pūrvanivāsānusmṛti-jñāna, pi. pubbennivāsānussati-ñāṇa): Biết rõ các tiền kiếp của chính mình; Tri thiên nhãn vô ngại trí lực (zh. 知天眼無礙智力, sa. cyutyupapādajñāna, pi. cutūpapāta-ñāṇa): Biết rõ sự tiêu huỷ và tái xuất của chúng sinh; Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (zh. 知永斷習氣智力, sa. āsravakṣayajñāna, pi. āsavakkhaya-ñāṇa): Biết các lậu hoặc (sa. āsrava) sẽ chấm dứt như thế nào. Ba lực 8, 9, 10 được Phật nhắc đến khi thuật về đêm đạt Bồ-đề của mình (xem thêm Tất-đạt-đa Cồ-đàm). Chúng được gọi chung là Tam minh. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
11959
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5c%20nh%E1%BA%ADp
Lục nhập
Trong Phật giáo, lục nhập (tiếng Pāli: Saḷāyatana) hay còn được gọi là sáu nội ngoại xứ là một thuật ngữ chỉ cho sáu cặp cơ quan-đối tượng của các giác quan và là liên kết thứ 5 trong chuỗi 12 nhân duyên. Trong đó, từ āyatana được dịch là vị trí của giác quan, môi trường của giác quan, hay phạm vi của giác quan. Lục nhập có tất cả: Sáu nội xứ (Pali: ajjhattikāni āyatanāni), còn được gọi là các căn, nguồn gốc các cơ quan, bộ phận, các cánh cổng, các cánh cửa, các sức mạnh. Sáu ngoại xứ (Pali: bāhirāni āyatanāni), còn được gọi là các trần, vishaya hay các đối tượng của giác quan. Sáu cặp nội-ngoại xứ bao gồm: Các nhận thức luận của Phật giáo và các tôn giáo khác tại Ấn Độ cho rằng có "sáu giác quan" thay vì là năm như của các nước phương Tây. Theo đạo Phật, "ý" đại diện cho một căn, là cái tương tác với các đối tượng của giác quan - bao gồm: xúc, thọ, tưởng và hành. Trong tạng kinh tiếng Pali Trong Tứ Diệu Đế, Đức Phật xác định rằng nguồn gốc của khổ đau (Pali, Phạn: dukka) là ái (Pali: taṇhā, Phạn: tṛṣṇā). Trong chuỗi 12 Nhân Duyên, Đức Phật xác định rằng ái được sinh ra từ thọ mà thọ được sinh ra từ xúc của lục nhập (xem hình 2 bên dưới). Vậy nên, để vượt qua ái và những kết quả đau khổ, người đó nên phát triển sự kiểm soát, sự kiềm chế và sự hiểu biết tường tận về lục nhập. Các ngữ cảnh của lục nhập Xuyên suốt trong tạng kinh tiếng Pali, sáu nội ngoại xứ được nói đến trong hàng trăm bài kinh. Trong những bài kinh khác nhau đó, sáu nội ngoại xứ được xem xét theo những cách khác nhau, bao gồm: Bài kinh Sáu sáu (Pali: chakka):Lục nhập bao gồm 2 nhóm Sáu: sáu căn (hay sáu nội xứ) và sáu trần (hay sáu ngoại xứ). Dựa trên sáu cặp cơ quan-đối tượng này, các tâm sở nảy sinh. Vậy nên, ví dụ như, khi tai và âm thanh hiện hữu, thức (Pali: viññāṇa) của tai nảy sinh. Sự nảy sinh của cả 3 yếu tố đó (dhātu) - tai, âm thanh, thức của tai - dẫn đến cái mà được gọi là "xúc" (phassa) và cũng là cái khiến cho lạc, bất lạc, bất khổ bất lạc "thọ" (vedanā) sinh khởi. Từ "thọ" mà "ái" (taṇhā) sinh khởi (xem hình 1). Trong danh sách liệt kê tìm thấy được, ví dụ như, trong Kinh Sáu sáu (Chachakka Sutta, MN 148), trong đó sáu cái sáu (6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 thức thân, 6 xúc thân, 6 thọ thân, 6 ái thân) được xem xét kĩ và đều có tính vô ngã. Bài kinh "Tất cả" (Pali: sabba):Trong tựa bài kinh "Tất cả" (SN 35.23), Đức Phật đã nói rằng không có cái gọi là 'tất cả' ngoài lục nhập. Trong bản kinh được hệ thống hóa tiếp theo (SN 35.24), Đức Phật giải thích tỉ mỉ rằng 'tất cả' bao gồm năm cái đầu của sáu cái sáu đã đề cập trước đó (6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 thức thân, 6 xúc thân và 6 thọ thân). Những trích dẫn đến "tất cả" có thể được tìm thấy ở những bản kinh nhỏ hơn. Thêm vào đó, A-tì-đạt-ma và văn học Pali thời sau đã khái niệm hóa hơn nữa về lục nhập như là một cách để phân loại tất cả nhân tố của sự tồn tại. 12 nhân duyên (Pali, Phạn: nidāna):Như được mô tả trong phần "Những khái niệm liên quan trong Phật giáo" bên dưới và được minh họa trong hình 2, Lục Nhập là một liên kiết chủ chốt trong vòng tái sinh vô tận được biết đến như là 12 nhân duyên và được nhắc tới trong bánh xe của sự tồn tại (Skt.: bhavacakra). "Bốc cháy cùng với tham, sân, si" Trong kinh "những con rắn độc" (Asivisa Sutta, SN 35.197), Đức Phật liên kết 6 nội xứ (lục căn) là "ngôi làng trống" và 6 ngoại xứ (lục trần) là "những tên cướp trong làng". Việc sử dụng phép ẩn dụ này, Đức Phật đã nhân hóa các lục căn "trống" như là bị tấn công bởi các lục trần "đáng ưa thích và không đáng ưa thích". Đâu đó trong cùng bộ kinh (SN 35.191), đệ tử thanh văn bậc nhất của Đức Phật - Xá Lợi Phất đã chỉ rõ rằng sự đau khổ thực tế liên quan đến 6 căn và 6 trần không phải là thành phần vốn có của 6 căn trần đó mà là do "kiết sử" (ở đây được xác định là "tham đắm") là cái sinh ra khi có tương tác giữa một căn và một trần. Trong kinh "bài giảng về lửa" (Adittapariyaya Sutta, SN 35.28), được thuyết một vài tháng sau khi Đức Phật giác ngộ, Đức Phật mô tả tất cả các xứ và các quá trình tâm thức liên quan như sau:"Này các tỷ-kheo, tất cả đang bốc cháy. Tất cả đang bốc cháy là gì? Mắt là đang bốc cháy. Sắc là đang bốc cháy. Thức tại mắt là đang bốc cháy. Xúc tại mắt là đang bốc cháy. Và bất kể cái gì sinh ra theo duyên của Xúc tại mắt - được cảm thọ như là lạc, khổ hoặc bất khổ bất lạc - cũng đang bốc cháy. Bốc cháy với điều gì? Bốc cháy với ngọn lửa tham, ngọn lửa sân, ngọn lửa si. Bốc cháy, ta nói cho các ngài, với sanh, già và chết, với sầu, bi, khổ, ưu và não" Dập tắt ngọn lửa khổ Đức Phật đã dạy rằng, để có thể thoát khỏi những nguy hiểm từ Lục nhập, người đó cần phải nắm bắt rõ 6 nội-ngoại xứ mà không có sự ô uế. Trong "Đoạn diệt những kiết sử" (SN 35.54), Đức Phật đã nêu ra rằng người nào đoạn diệt các kiết sử "khi người đó biết và thấy... là vô thường" (tiếng Pali: anicca) 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc và 6 thọ. Một cách tương tự, trong "Nhổ gốc các kiết sử" (SN 35.55), Đức Phật nói rằng người nào nhổ tận gốc các kiết sử "khi người đó biết và thấy... là vô ngã" (anatta) năm cái 6 đã đề cập ở trên. Để thúc đẩy cách nhận biết, nhìn thấy sâu sắc và sự giải thoát khỏi khổ đau, trong Kinh Niệm xứ (Satipatthana Sutta) (MN 10) Đức Phật đã hướng dẫn các Tỷ-Kheo cách thiền trên các nội-ngoại xứ và phát triển của kiết sử như sau:"Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp... Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp... không chấp trước một vật gì trên đời." Trong văn bản Pali thời sau Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), các luận giải Pali và những luận giải nhỏ khác đã đóng góp cho kiến thức truyền thống về sáu nội ngoại xứ. Hiểu về lục căn Khi Đức Phật nói về việc "hiểu rõ" mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, đó có nghĩa là gì? Dựa theo sổ tay thiền định trong tiếng Sinhala vào thế kỉ tứ I sau công nguyên, Vimuttimagga, các căn có thể hiểu là đối tượng được cảm nhận, thức được phát sanh, cơ quan cảm thụ, và nguyên tố chính hoặc thứ yếu liên quan mà nó hiện hữu "hơn các yếu tố còn lại". Những đặc điểm trên được tổng hợp ở bảng bên dưới. Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) được viết vào thế kỉ thứ V sau công nguyên, đã cung cấp những bản mô tả tương tự, ví dụ như "kích cỡ chỉ bằng cái đầu của một con rận" cho vị trí cảm thụ của mắt (Pali: pasāda; còn được gọi là, "bộ phận có thể cảm nhận giác quan, nơi tiếp nhận giác quan, bề mặt nhạy cảm"), và "trong vị trí giống như là cái móng của con dê" đánh giá cho cảm thụ của mũi (Vsm. XIV, 47–52). Thêm vào đó, cuốn Thanh tịnh đạo mô tả các căn theo bốn yếu tố sau: đặc tính hay dấu hiệu (lakkhaṇa) chức năng hay "vị" (rasa) sự biểu thị (paccupaṭṭhāna) nhân duyên gần (padaṭṭhāna) Vậy nên, ví dụ như nó mô tả con mắt như sau:Tại đây, đặc tính của mắt là sự nhạy cảm đối với những yếu tố mà sẵn sàng cho sự tác động của những thứ khả kiến; hoặc đặc tính của nó là sự nhạy cảm đối với những yếu tố cơ bản mà có xuất phát điểm bởi nghiệp thu gom từ sự khao khát được nhìn. Chức năng của nó là nhặt lấy đối tượng trong những thứ khả kiến. Nó được biểu thị như là nền tảng của nhãn thức. Nó có nhân duyên gần là những yếu tố cơ bản được sinh bởi nghiệp thu gom từ sự khao khát được nhìn.Về lục căn thứ sáu là ý xứ (mano), những tiểu luận tiếng Pali phân biệt giữa thức sinh ra từ năm giác quan vật lý và thức sinh ra từ quan điểm cơ bản thời kì sau về "sự liên tục của sự sống" hoặc " ý không có thức" (bhavaṅga-mana):"Với thức uẩn bao gồm trong hướng đi của sự nhận thức về thức của mắt, nhãn xứ (không phải ý xứ) là "cánh cửa" của nguồn gốc, và sắc xứ cửa nó là vật thể nhìn thấy được. Vậy nó cũng tương tự như vậy trong các nội ngoại xứ khác (đó là nhãn, nhĩ, thiệt và thân xứ). Nhưng với cặp nội ngoại xứ thứ sáu, một phần của tâm trí được gọi là chuỗi liên tục của sự sống, là tâm trí vô thức, là "cánh cổng" của nguồn gốc..." Những gốc rễ của trí tuệ Trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), Phật Âm (Buddhaghosa) định nghĩa rằng nhận biết về lục nhập là một phần của "đất" trí tuệ giải thoát. Những bộ phận khác của "đất" này bao gồm Ngũ Uẩn, Ngũ căn- Ngũ lực, Tứ Diệu Đế và 12 nhân duyên. Các khái niệm Phật giáo liên quan Ngũ uẩn (Pali, khandha; Skt., skandha):Trong những bài kinh khác nhau, ngũ uẩn, những nguyên tố và lục nhập được xác định như là "đất" mà ái và thủ phát triển. Nói chung, trong Chánh tạng Pali, uẩn Danh sắc bao gồm năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) và năm trần tương ứng (sắc, thanh, hương, vị và xúc); uẩn Thức liên quan với ý xứ và những uẩn còn lại (Thọ, Tưởng, Hành) là Pháp xứ. Ngũ uẩn và Lục nhập là những mục tiêu của thiền Minh Sát trong Kinh Niệm xứ. Trong việc theo đuổi sự giải thoát, thiền trên các uẩn sẽ diệt trừ ngã thủ và kiến thủ trong khi đó thiền trên lục nhập sẽ diệt trừ dục thủ. Duyên khởi (Pali: paṭicca-samuppāda; Skt.: pratitya-samutpada):Như được chỉ rõ trong hình 2 ở trên, Lục nhập (Pali: 'saḷāyatana'; Skt.: 'ṣaḍāyatana') là liên kết thứ 5 trong chuỗi 12 nhân duyên (nidāna) và vì vậy cũng giống như là vị trí thứ 5 trên Bánh xe của sự tồn tại (bhavacakra). Sự phát sinh của Lục nhập phụ thuộc vào sự phát sinh của Danh và Sắc (Pali, Skt.: nāmarūpa); và sự phát sinh của Lục nhập dẫn đến sự phát sinh của Xúc (Pali: phassa; Skt.: sparśa) giữa Lục nhập và Thức (Pali: 'viññāṇa'; Skt.: visjñāna) là cái mà cho ra lạc, khổ, bất khổ bất lạc Thọ (Pali, Skt.: vedanā). Các yếu tố (Pali, Skt.: dhātu):18 yếu tố bao gồm 6 lục căn, 6 lục trần và 6 thức ('viññāṇa') liên quan đến căn-trần. Nghiệp (Skt.; Pali: kamma): Trong Tương ưng bộ, Đức Phật đã tuyên bố rằng 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là những "nghiệp cũ, được coi là được tạo ra bởi Hành, như là cái gì phải đón nhận". Trong bộ kinh này, "nghiệp mới" được mô tả như là "bất kể các hành động ngay lúc này của người đó bởi thân, khẩu và ý". Theo cách này, 6 căn cung cấp một mối liên kết giữa hành động của chúng ta và những nhận thức theo sau. Xem thêm Tam khoa Ngũ uẩn Thập bát giới Ghi chú Tham khảo Nguồn tham khảo Aung, S.Z. & C.A.F. Rhys Davids (trans.) (1910). Compendium of Philosophy (Translation of the Abhidhamm'attha-sangaha). Chipstead: Pali Text Society. Cited in Rhys Davids & Stede (1921–5). Bodhi, Bhikkhu (18 Jan 2005b). MN 10: Satipatthana Sutta (continued) (MP3 audio file) [In this series of talks on the Majjhima Nikaya, this is Bodhi's ninth talk on the Satipatthana Sutta. In this talk, the discussion regarding the sense bases starts at time 45:36]. Available on-line at http://www.bodhimonastery.net/MP3/M0060_MN-010.mp3. Matthews, Bruce (1995). "Post-Classical Developments in the Concepts of Karma and Rebirth in Theravāda Buddhism," in Ronald W. Neufeldt (ed.), Karma and Rebirth: Post-Classical Developments. Delhi, Sri Satguru Publications. (Originally published by the State University of New York, 1986). . , Bhikkhu (trans.) & Bodhi, Bhikkhu (ed.) (2001). The Middle-Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikāya. Boston: Wisdom Publications. . Rhys Davids, Caroline A.F. ([1900], 2003). Buddhist Manual of Psychological Ethics, of the Fourth Century B.C., Being a Translation, now made for the First Time, from the Original Pāli, of the First Book of the Abhidhamma-Piaka, entitled Dhamma- (Compendium of States or Phenomena). Whitefish, MT: Kessinger Publishing. . Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921–5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. A general on-line search engine for the PED is available at http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1993). Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon (SN 35.28). Available on-line at Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997a). Kamma Sutta: Action (SN 35.145). Available on-line at Kamma Sutta: Action. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997b). Kotthita Sutta: To Kotthita (SN 35.191). Available on-line at Kotthita Sutta: To Kotthita. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997c). Suñña Sutta: Empty (SN 35.85). Available on-line at Suñña Sutta: Empty. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998a). Chachakka Sutta: The Six Sextets (MN 148). Available on-line at Chachakka Sutta: The Six Sextets. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998b). Loka Sutta: The World (SN 12.44). Available on-line at Loka Sutta: The World. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998c). Maha-salayatanika Sutta: The Great Six Sense-media Discourse (MN 149). Available on-line at Maha-salayatanika Sutta: The Great Six Sense-media Discourse. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998d). Yavakalapi Sutta: The Sheaf of Barley (SN 35.207). Available on-line at Yavakalapi Sutta: The Sheaf of Barley. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (2001b). Sabba Sutta: The All (SN 35.23). Available on-line at Sabba Sutta: The All. Thanissaro Bhikkhu (trans.) (2004). Asivisa Sutta: Vipers (SN 35.197). Available on-line at Asivisa Sutta: Vipers. Upatissa, Arahant, N.R.M. Ehara (trans.), Soma Thera (trans.) and Kheminda Thera (trans.) (1995). The Path of Freedom (Vimuttimagga). Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society. . Vipassana Research Institute (VRI) (trans.) (1996). : The Great Discourse on Establishing Mindfulness (Pali-English edition). Seattle, WA: Vipassana Research Publications of America. . Khái niệm triết học Phật giáo Thuật ngữ tiếng Phạn Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
11960
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BB%8Ba
Thập địa
Thập địa (zh. 十地, sa. daśabhūmi) là mười quả vị tu chứng của các vị Bồ Tát. Có nhiều hệ thống khác nhau nhưng theo Bồ Tát địa (菩薩地, sa. bodhisattva-bhūmi) và Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmika-sūtra) và kinh phạm võng và Chùa Phật Quang thì Thập địa gồm: Hoan Hỉ địa (zh. 歡喜地, sa. pramuditā-bhūmi): Đắc quả này Bồ Tát rất hoan hỉ trên đường Giác ngộ (sa. bodhi). Bồ Tát đã phát Bồ-đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả các chúng sinh thoát khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra), không còn nghĩ tới mình, Bố thí (sa. dāna) không cầu phúc và chứng được tính Vô ngã (sa. anātman) của tất cả các Pháp (sa. dharma). Li Cấu địa (zh. 離垢地, sa. vimalā bhūmi): Bồ Tát giữ Giới (sa. śīla) và thực hiện thiền định (sa. dhyāna, samādhi). Phát Quang địa (zh. 發光地, sa. prabhākārī bhūmi): Bồ Tát chứng được quy luật Vô thường (sa. anitya), tu trì tâm Nhẫn nhục (sa. kṣānti) khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sinh. Để đạt đến cấp này, Bồ Tát phải diệt trừ ba độc là tham, sân, si, thực hiện được bốn cấp định an chỉ (sa. dhyāna, Tứ thiền) của bốn xứ và chứng đạt năm thành phần trong Lục thông (sa. abhijñā). Diệm Huệ địa (zh. 燄慧地, sa. arciṣmatī bhūmi): Bồ Tát đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ, Bát-nhã (sa. prajñā) và 37 Bồ-đề phần (sa. bodhipākṣika-dharma). Nan Thắng địa (zh. 極難勝地, sa. sudurjayā bhūmi): Bồ Tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu ngộ Tứ diệu đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ Tát tiếp tục hành trì 37 giác chi. Hiện tiền địa (zh. 現前地, sa. abhimukhī bhūmi): Bồ Tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lý Duyên khởi với mười hai nhân duyên và chuyển hoá trí phân biệt thành trí bát-nhã, nhận thức tính Không. Trong xứ này, Bồ Tát đã đạt đến trí tuệ Bồ-đề (sa. bodhi) và có thể nhập Niết-bàn thường trụ (sa. pratiṣṭhita-nirvāṇa). Vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Bồ Tát lưu lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-bàn vô trụ (sa. apratiṣṭhita-nirvāṇa). Viễn Hành địa (zh. 遠行地, sa. dūraṅgamā bhūmi): đạt tới cảnh giới này, Bồ Tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện (sa. upāya) để giáo hoá chúng sinh. Đây là giai đoạn mà Bồ Tát tuỳ ý xuất hiện trong một dạng bất kì. Bất Động địa (zh. 不動地, sa. acalā bhūmi): trong giai đoạn này, không còn bất kì cảnh ngộ gì làm Bồ Tát dao động. Công phu tu tập được thực hiện một cách vô ngại. Theo kinh Giải thâm mật thì những phiền não vi tế nhất cũng bị diệt trừ ở đây. Thiện Huệ địa (zh. 善慧地, sa. sādhumatī bhūmi): Trí huệ Bồ Tát viên mãn, đạt Thập lực (sa. daśabala), Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā), Tứ vô sở uý, Bát giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp. Pháp Vân địa (zh. 法雲地, sa. dharmameghā bhūmi) (hay Pháp Vũ địa): Bồ Tát đạt Nhất thiết trí (sa. sarvajñatā), đại hạnh. Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Bồ Tát ngự trên toà sen với vô số Bồ Tát chung quanh trong cung trời Đâu-suất. Phật quả của Bồ Tát đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ Tát đạt cấp này là Di-lặc bồ tát (sa. maitreya), Quán Thế Âm bồ tát (sa. avalokiteśvara) , Văn-thù-sư-lợi bồ tát (sa. mañjuśrī), Phổ Hiền bồ tát, Địa Tạng Vương bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
11961
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20thi%E1%BB%87n
Thập thiện
Thập thiện (zh. 十善, sa. daśakuśalakarmāṇi) là mười việc thiện được thực hiện qua thân (3), khẩu (4) và ý (3). Thập thiện bao gồm: Bất sát sinh (zh. 不殺生, sa. pāṇāṭipātā paṭivirati) không sát sinh Bất thâu đạo (zh. 不偷盜, sa. adattādānādvirati), tức là không trộm cắp, hay nói chính xác hơn: "Không nhận đồ vật người không cho"; Bất tà dâm (zh. 不邪婬, sa. kāmamithyācārādvirati) không tà dâm Bất vọng ngữ (zh. 不妄語, sa. mṛṣāvādātvirati), nghĩa là không dối gạt người, không nói lời không chân thật. phải nói trên sự thật. Bất lưỡng thiệt (zh. 不兩舌, sa. paisunyātvirati), không nói lưỡi đôi chiều, trước nói như vậy, sau lưng nói khác Bất ác khẩu (zh. 不惡口, sa. pāruṣyātprativirati), không nói lời hung dữ, văng tục, chửi thề, nói lời độc địa Bất ỷ ngữ (zh. 不綺語, sa. saṃbinnapralāpātprativirati), không dùng lời phù phiếm, nói những chuyện không mang lại lợi ích. Bất tham dục (zh. 不貪欲, sa. abhidhyāyāḥprativirati); Ý không tham (tham ngũ dục lạc, sắc, danh, lợi, ăn, ngủ) Bất sân khuể (zh. 不嗔恚, sa. vyāpādātprativirati), Ý không sân (sân giận, phẫn nộ, buồn bực, khó chịu, chán nản) Bất tà kiến (zh. 不邪見, sa. mithyādṛṣṭi-prativirati), Ý không si mê (không hiểu biết chân thật- hiểu biết lầm lạc, không tỉnh táo sáng suốt- nghiện ngập, mê ngủ) Kinh Thập Thiện Kinh Thập Thiện là một quyển kinh nhỏ ghi lại buổi thuyết pháp của Phật cho cả cư sĩ lẫn người xuất gia, hoặc cho các loài thủy tộc nhẫn đến bậc A-la-hán và Bồ-tát . Chúng sanh nào hiểu được, giữ gìn và làm đúng 10 đều thiện này thì khi mất đi sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành (thiên đàng), hoặc nếu như thiếu phước mà sanh lại làm người thì cũng được sanh vào các gia đình giàu sang và đức độ. Ngoài ra, 10 đều thiện này cũng là căn bản đạo đức của những bậc thánh. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
11962
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20kinh
Thập địa kinh
Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. Daśabhūmika, Daśabhūmīśvara) là một phần độc lập của Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-sūtra) do Bồ Tát Kim Cương Tạng (sa. vajragarbha) trình bày với Phật về các giai đoạn tu chứng. Một bài luận quan trọng của Thế Thân (sa. Vasubandhu) về Thập địa được Bồ-đề-lưu-chi (sa. Bodhiruci) dịch ra chữ Hán, đã trở thành kinh sách cơ bản của Địa luận tông, một tông phái cổ của Phật giáo Trung Quốc. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Kinh văn Phật giáo Đại thừa
11965
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n%20S%C6%A1n
Hàn Sơn
Hàn Sơn (zh. hánshān 寒山, ja. kanzan), thế kỷ thứ 7, cũng gọi Hàn Sơn tử, là một dị nhân trong Phật giáo Trung Quốc đời nhà Đường. Ông thường được nhắc đến cùng với Thập Đắc và Thiền sư Phong Can. Cả ba vị đều là những nhân vật độc đáo trong lịch sử Thiền tông, tạo thành một trong những đề tài hấp dẫn của lối vẽ tốc hoạ bởi các nghệ sĩ thiền. Những bài thơ của Hàn Sơn khắc trên vách đá được sưu tầm và lưu truyền dưới tên Hàn Sơn thi. Hành trạng Ông là một thi sĩ sống ẩn dật cơ hàn trong một hang đá núi Thiên Thai, thường đến viếng Thiền sư Phong Can (zh. fēnggān 豐干, ja. bukan) ở chùa Quốc Thanh. Nơi đây ông gặp Thập Đắc, một người phụ bếp trong chùa. Thập Đắc (zh. shide 拾得, Thập Đắc có nghĩa là "lượm được", ja. jittoku) hay để dành thức ăn còn sót lại trên bàn của chư tăng cho ông. Ông thường đi tới đi lui ở hành lang, thỉnh thoảng kêu to một mình rồi tự than: "Khổ quá! Khổ quá! Họ cứ lăn trôi mãi trong tam giới" và khi bị đuổi đi thường vỗ tay cười lớn rời chùa. Về Thập Đắc thì cũng không ai biết gì, chỉ rõ là ông bị bỏ rơi lúc còn nhỏ trong rừng, được Phong Can - vị trụ trì tại chùa Quốc Thanh - tìm thấy và bồng về chùa nuôi dưỡng. Phong Can thì nổi danh vì sư cảm hoá được cả cọp, xung quanh am của sư có cọp dữ qua lại và vì vậy, sư thường được trình bày dưới dạng cưỡi cọp trong các bức tranh. Một hôm Thập Đắc quét sân chùa, vị sư trụ trì hỏi: "Chú tên là Thập Đắc vì Phong Can mang chú về. Vậy chú tên họ là gì? ở đâu đến?" Thập Đắc nghe hỏi vậy liệng cây chổi và đứng khoanh tay trước ngực. Sư trụ trì không hiểu. Hàn Sơn chợt đi ngang qua, đấm ngực kêu: "Ối! Ối!" Thập Đắc hỏi: "Làm gì thế, huynh?" Hàn Sơn bảo: "Chú có biết nói: 'Nhà hàng xóm chết, người hàng xóm chia buồn, không?'" Rồi cả hai cùng nhảy múa, vừa la vừa cười bỏ đi. Trong lời dẫn của tập Hàn Sơn thi, Lưu Khâu Dận - một vị quan mộ đạo tại Đài Châu - có ghi lại chút ít về Hàn Sơn và Thập Đắc. Khi được Phong Can chữa khỏi bệnh, ông hỏi: "Vùng này có vị nào mà tôi có thể theo học được chăng?" Phong Can đáp: "Ai nhìn họ thì không nhận ra, ai mà nhận ra họ thì không cần nhìn. Nếu ông muốn yết kiến thì không nên tin vào cặp mắt thịt - và sẽ nhận ra họ. Hàn Sơn là Văn-thù, ẩn cư trên chùa Quốc Thanh, Thập Đắc là Phổ Hiền, trông giống như một gã ăn xin, phong cách như cuồng..." Nghe như vậy, Lưu Khâu liền đến chùa Quốc Thanh tìm hai vị. Vừa thấy mặt, ông làm lễ cung kính. Việc này làm các vị sư trong chùa ngạc nhiên, hỏi: "Đại nhân sao lại lễ các gã ăn xin này?" Hàn Sơn và Thập Đắc liền cười to và nói: "Phong Can này lắm chuyện, đáng bị quở phạt vụ này." Cả hai chạy trốn thật nhanh, không ai theo kịp. Khi Lưu Khâu đến tìm cúng dường lần nữa thì gặp Hàn Sơn và Hàn Sơn thấy ông liền la lớn: "Các ngươi hãy cố gắng!" Nói xong, ông lui vào một hang đá không bao giờ trở ra nữa, Thập Đắc cũng mất tích luôn. Sau đây là một bài thơ của ông (Trúc Thiên dịch): Sự trầm tĩnh khinh an, tự tín bất động xuất phát từ hai nhân vật này cho thấy rằng, nó chỉ có thể là biểu hiện từ tâm giác ngộ. Tự mình tu tập, chẳng theo tông phái nào, cũng chẳng sống trong chùa theo luật chật hẹp mà vẫn đi trên Phật đạo, "cuồng điên" nhưng trí huệ lại cao siêu xuất thế. Có lẽ vì sự dung hoà của những kiến giải mâu thuẫn người ta tìm được ở hai đại nhân này mà hình tượng của họ đã và vẫn còn gây nhiều cảm hứng cho những người cư sĩ mộ đạo, trở thành những đề tài bất hủ trong nghệ thuật giới thiền. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Suzuki, D.T.: Essays in Zen Buddhism, First-Third Series, London 1950/53 (Việt ngữ: Thiền luận, Trúc Thiên dịch quyển thượng, Tuệ Sĩ dịch hai quyển trung và hạ. Thành phố Hồ Chí Minh 1993) Nhân vật Phật giáo Thiền sư Trung Quốc
11966
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh%20%28t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%29
Hành (tôn giáo)
Các nghĩa khác, xem bài Hành, Họ Hành. Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra) dịch từ chữ saṃskāra tiếng Phạn có rất nhiều nghĩa. Nhưng đại cương thì từ này có thể được phân loại như sau: Theo Ấn Độ giáo thì saṃskāra có nghĩa là "ấn tượng," "hậu quả," được dùng chỉ những ấn tượng, khả năng tiềm tàng trong thâm tâm. Những saṃskāra này được hình thành qua những hành động, ý nghĩ, kể cả những hành động trong những tiền kiếp. Tất cả những saṃskāra này tạo thành thân thể con người, tạo thành cái mà người ta thường gọi là "bản năng". Thuật ngữ quan trọng của đạo Phật. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Chủ động tạo tác là Hành mà thể thụ động của một sự việc xảy ra cũng là Hành. Hành là uẩn thứ tư trong Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha) và là yếu tố thứ hai trong thuyết Duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭicca-samuppāda). Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Vì hành động bao gồm Thân, khẩu, ý nên người ta cũng phân biệt Hành thuộc thân, khẩu hay ý. Hành mang lại một sự tái sinh (được hiểu là một hành động hay cả một cuộc đời), không có Hành thì không có Nghiệp và không có tái sinh. Hành quyết định phương thức tái sinh vì hành có tốt, có xấu. Hành sinh Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) và chính thức này đi tìm cha mẹ để tái sinh và quyết định thể tính của con người mới. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Triết học Ấn Độ Jaina giáo
11967
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1t%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Hát (Phật giáo)
Hát (zh. "Ho!", "Hè!" 喝, ja. "Katsu!") là danh từ Hán-Việt chỉ một riếng quát, tiếng hét không có ý nghĩa cụ thể, được các vị Thiền sư sử dụng làm phương tiện để hoằng hoá như một cây gậy, Phất tử. Tiếng hét này cũng được chư vị sử dụng để trình bày kinh nghiệm chứng ngộ của mình, sử dụng như một phương tiện chuyển hoá tất cả những văn tự ngôn ngữ bình thường. Như một cây gậy được vung lên đúng lúc, một tiếng hét hợp thời điểm có thể là một yếu tố dẫn thiền sinh đến kinh nghiệm Kiến tính. Theo truyền thuyết thì người đầu tiên sử dụng tiếng hét để giáo hoá chúng là Mã Tổ Đạo Nhất, một vị Thiền sư nổi danh với giọng hét như sấm. Tương truyền là Thiền sư Bách Trượng nghe tiếng hét của Mã Tổ mà ù tai ba ngày. Cũng nổi danh không kém Mã Tổ trong việc sử dụng tiếng hét—và thêm vào đó là cây gậy (Bổng hát)—là sư Lâm Tế Nghĩa Huyền. Lâm Tế phân biệt bốn loại hét (tứ hát) sau: Tiếng hét như bảo kiếm của vua Kim cương; Tiếng hét như bốn vó của Kim mao sư tử đang vồ trụ đất; Tiếng hét như cần câu quơ bóng cỏ và Tiếng hét mà không có tác dụng của tiếng hét. Lâm tế lục ghi lại rất nhiều trường hợp sư sử dụng tiếng hét. Sau đây là hai ví dụ (bản dịch của Thích Duy Lực): "Tăng hỏi: ‘Sư tuyên nói gia khúc tông phong ai? Nối pháp vị nào?’ Sư đáp: ‘Ta ở nơi Hoàng Bá ba lần hỏi Phật pháp, ba lần bị đánh.’ Tăng do dự muốn nói. Sư bèn hét rồi nói rằng: ‘Không lẽ hướng vào hư không mà đóng đinh chăng?’". "Tăng hỏi: ‘Thế nào là đại ý Phật pháp?’ Sư không đáp, dựng đứng Phất tử. Tăng bèn hét. Sư cũng hét. Lúc ấy, vị tăng do dự, sư bèn đánh." Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông Phật giáo Trung Quốc
11968
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a%20th%C6%B0%E1%BB%A3ng
Hòa thượng
Hòa thượng là một danh hiệu, chức danh dành cho Tăng sĩ Phật giáo. Nghĩa gốc Hòa thượng (zh. héshàng 和尚[上], sa. upādhyāya, pi. upajjhāya, ja. ōshō, bo. mkhan po མཁན་པོ་), dịch âm Hán-Việt là Ưu-ba-đà-la, Ô-ba-đà-na (zh. 鄔波駄耶). Hòa thượng có những nghĩa sau: Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-di hoặc Tỳ-kheo (Tỉ kheo, Tỳ khưu, Tỉ khâu), vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư (zh. 親教師) hoặc Lực sinh (zh. 力生). Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Độ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng-già, đó là Hòa thượng và A-xà-lê (hoặc Giáo thọ, sa. ācārya, pi. ārcāriya). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thọ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này. Vị trụ trì, Tăng sĩ Phật giáo. Ở Nhật Bản, từ nầy được phát âm theo nhiều cách khác nhau: Thiền tông gọi là ōshō, Thiên thai tông gọi là kashō, Chân ngôn tông gọi là washō. Tại Đông Á Tại Đông Á và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A-xà-lê. Muốn mang danh hiệu này một vị tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ).... và danh hiệu này được ban trong một buổi lễ long trọng. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu. Danh hiệu "Đại Hòa thượng" hay là "Đại sư" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Phật Thích-ca Mâu-ni đến vị Lão sư (ja. rōshi) đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị. Tên của chư vị thường được gài thêm danh hiệu "Đại Hòa thượng" phía sau để tăng thêm vẻ uy nghiêm, dù Phật giáo tại Nhật không có chế độ phân cấp các tu sĩ. Tại Việt Nam Theo Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 quy định thì những Tăng sĩ đã thọ giới Tỳ Kheo có tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi là Đại Đức, từ 40 đến 60 tuổi đời là Thượng tọa và từ 60 tuổi đời trở lên có thể được tấn phong là Hòa thượng. Hòa thượng là các vị đã thọ Tỳ kheo giới và có 60 tuổi đời sắp lên, trong đó có 30 tuổi hạ, và phải qua một tiến trình đề cử và suy tôn của một đại hội toàn quốc hay do giáo lệnh của Đức Tăng thống phê chuẩn. Hiện nay, theo quy định trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, "Được tấn phong Hòa thượng những Thượng tọa từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một giáo chỉ do Đức pháp chủ ban hành". Bên cạnh đó, danh hiệu "Đại lão Hòa thượng" được dùng để gọi những vị Hòa thượng có tuổi đạo từ 60 năm trở lên tính theo hạ lạp, thông thường là 80 tuổi đời trở lên. Đối với người nữ xuất gia, chức vụ Ni Trưởng được xem là ngang hàng với chức vị Hòa thượng là các vị Ni sư có trên 60 tuổi đời và trên 40 tuổi đạo. Chú thích Tham khảo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Danh vị Phật giáo Họ tên Thuật ngữ thiền
11990
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di%20nguy%E1%BB%81n%20Kennedy
Lời nguyền Kennedy
Lời nguyền Kennedy là những suy diễn xuất phát từ việc chứng kiến một chuỗi những tai ương giáng đổ trên Gia tộc Kennedy. Ý niệm về một "Lời nguyền" đến từ các phương tiện truyền thông, rồi được phát triển và phổ biến rộng rãi trong công chúng. Mặc dù những bất hạnh này có thể xảy đến cho bất kỳ ai, nhiều người vẫn xem những thảm họa nối tiếp nhau trút xuống gia tộc Kennedy như là một "Lời nguyền" . Câu hỏi được đặt ra là liệu các tai ương chỉ một mình gia tộc Kennedy gánh chịu, đặc biệt là hai vụ ám sát cướp lấy mạng sống của một tổng thống và một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, là định mệnh nghiệt ngã như một lời nguyền hay chỉ đơn giản là những âm mưu có phối hợp chống lại gia tộc danh giá và quyền thế này. Lịch sử Những người tin vào giả thuyết "lời nguyền" thường trích dẫn những sự kiện sau và xem chúng như là chứng cớ của những bất hạnh đổ xuống gia tộc Kennedy. 1941 – Rosemary Kennedy (1918-2005, con thứ ba và là con gái đầu của Joseph P. Kennedy) phải giải phẫu thuỳ não để chữa trị bệnh thiểu năng trí tuệ (mental retardation). Kết quả của cuộc giải phẫu là một thảm hoạ, và Rosemary phải sống trong một dưỡng đường cho đến khi qua đời năm 2005. 1944 – Joseph P. Kennedy, Jr. (1915-1944, con đầu của Joseph P. Kennedy) đã hi sinh trong một phi vụ vượt qua eo biển Manche trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 1948 – Kathleen Kennedy (1920-1948, con thứ tư và là con gái thứ hai của Joseph P. Kennedy) chết trong một tai nạn máy bay tại Pháp. 23 tháng 8, 1956 – Jacqueline Bouvier Kennedy sinh một bé gái nhưng bị chết non, Arabella. (Dù được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington cạnh song thân với bia mộ ghi "Con gái", cô được đặt tên Arabella.) Ngày 19 tháng 12 năm 1961 – Joseph P. Kennedy (1888-1969), người cha già của gia tộc Kennedy, bị đột quỵ khiến mọi cử động của cơ thể trở nên cực kỳ khó khăn cho đến ngày chết. Ngày 7 tháng 8 năm 1963 - Patrick Bouvier Kennedy, con trai thứ hai của John F. Kennedy và Jacqueline Kennedy, sinh non tám tuần lễ và chết chỉ vài ngày sau khi ra đời. Ngày 22 tháng 11 năm 1963 - Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại Dallas, tiểu bang Texas, dù các cuộc điều tra chính thức qui cho Lee Harvey Oswald là thủ phạm, cho đến nay vẫn còn nhiều tra vấn về những kết luận này. Ngày 6 tháng 6 năm 1968 - Robert F. Kennedy (1925-1968), em trai của John và anh trai của Ted (Edward Kennedy), bị ám sát tại Los Angeles sau khi giành thắng lợi trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại California, trong khuôn khổ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Thủ phạm được cho là Sirhan Sirhan, song vẫn còn tồn tại nhiều nghi vấn xoay quanh vụ ám sát này. 1969 – "Sự kiện Chappaquiddick" – Trong khi cầm lái, xe của Ted Kennedy (sinh năm 1932, con trai út của Joseph P. Kennedy) rơi khỏi cầu trên đường về nhà từ một dạ tiệc. Người phụ nữ ngồi trong xe với Ted, Mary Jo Kopechne, trước đó là phụ tá cho Robert Kennedy, chết trong tai nạn này. 1973 – Edward Kennedy, Jr. (con trai của Edward Kennedy) mất chân phải vì bệnh ung thư xương. 1973 – Joseph P. Kennedy II, con trai của Robert và Ethel, gây tai nạn đang khi lái xe tại Cape Cod khiến một người ngồi trong xe, Pam Kelley, bị bại liệt hoàn toàn. 1983 – Robert F. Kennedy, Jr. bị bắt giữ tại tiểu bang South Dakota vì tội tàng trữ heroin. 1984 – David A. Kennedy, một con trai khác của Robert, chết vì dùng Demerol và cocaine quá liều ở một khách sạn tại Palm Beach, tiểu bang Florida. 1986 – Patrick J. Kennedy, con trai của Thượng nghị sĩ Ted Kennedy, bắt đầu điều trị cai nghiện cocaine. 1991 – William Kennedy Smith, con trai của Jean Kennedy (sinh 1932, con thứ tám và là con gái út của Joseph P. Kennedy) bị cáo buộc cưỡng bức một phụ nữ tại Palm Beach, Florida, song Smith được xử trắng án. Smith đã thoát tội. 1997 – Michael Kennedy, con trai của Robert, chết trong một tai nạn trượt tuyết tại Aspen, tiểu bang Colorado. 1999 (16 tháng 7) – John F. Kennedy, Jr., cùng với vợ Carolyn Bessette Kennedy, và chị vợ Lauren Bessette, tử nạn khi chiếc máy bay riêng do Kennedy điều khiển rơi xuống biển trong một chiều đầy sương mù trên chuyến bay từ New York đến đảo Martha's Vinyard. 2002 – Michael Skakel, cháu của Ethel Skakel Kennedy, bị buộc tội giết Martha Moxley, một cô gái trẻ sống gần nhà. 2011 (16 tháng 9) – Kara Kennedy Allen chết vì bệnh tim trong khi tập thể dục tại một câu lạc bộ ở Washington, D.C.. Chín năm trước cô mắc bệnh ung thư phổi, nhưng đã chữa khỏi. 2012 (16 tháng 5) – Mary Richardson Kennedy (vợ của Robert F. Kennedy, Jr., Robert, Jr., con trai của cố thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy) treo cổ tự sát tại nhà riêng ở Bedford, Westchester, New York. 2019 (1 tháng 8) – Saoirse Kennedy Hill, 22 tuổi (cháu ngoại của cố thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy) tử vong tại nhà do sốc thuốc ở Massachusetts. 2020 (2 tháng 4) – Maeve Kennedy Townsend McKean (con gái của cố thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy) cùng con trai 8 tuổi Gideon mất tích khi đi chèo xuồng tại khu vực vịnh Chesapeake, sau đó thi thể đã được tìm thấy. Chú thích Xem thêm John F. Kennedy Jacqueline Kennedy Onassis John F. Kennedy, Jr. Gia tộc Kennedy Gia tộc Kennedy Kennedy Kennedy Kennedy Truyền thuyết đô thị de:Kennedy (Familie)#Tragödien
11991
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jacqueline%20Kennedy%20Onassis
Jacqueline Kennedy Onassis
Jacqueline Lee Bouvier Kennedy Onassis (28 tháng 7 năm 1929 – 19 tháng 5 năm 1994), là vợ của Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy, và Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ từ năm 1961 đến 1963. Bà thường được gọi một cách thân mật là Jackie, Jackie Bouvier, Jackie Kennedy, Jackie Onassis và, đôi khi, Jackie O. Thời thơ ấu Jacqueline Lee Bouvier chào đời tại Thành phố New York, là con gái đầu của John "Jack" Vernou Bouvier III (1891-1957) và Janet Lee Bouvier (1906-1989), Janet là con gái của một chủ tịch ngân hàng. Cha mẹ của Jacqueline ly dị khi bà còn trẻ, mẹ bà tái hôn với Hugh D. Auchincloss, một người giàu có. Khi còn bé, Jackie Bouvier là một kỵ sĩ thuần thục và rất thích ngựa (lòng ham thích này vẫn kéo dài cho đến lúc trưởng thành). Jackie đoạt được một số giải thưởng và huy chương nhờ khả năng điều khiển ngựa; nhờ vậy mà khu đất rộng tại nông trang Hammersmith làm cô gái cảm thấy yêu thích ngôi nhà của người cha kế. Jackie thích đọc sách, làm thơ và ngưỡng mộ cha mình. Mẹ của Jackie được miêu tả là cổ hủ và nghiêm nhặt, uốn nắn các con của bà tuân giữ nghiêm nhặt những quy tắc, tính cách, trang phục và lề thói của giai tầng thượng lưu. Trong khi Jackie và người cha tạo lập được mối quan hệ tình cảm trìu mến thì người mẹ tỏ ra là người kiểm soát mọi sự. Jackie theo học tại trường Miss Porter 1944-1947, rồi tại Vassar College 1947-1948, và Đại học George Washington sau đó, tại đây cô nhận một văn bằng về nghệ thuật năm 1951. Năm 1949, Jackie theo học trong một thời gian tại Đại học Sorbonne (Paris). Những ngày sống ở Pháp là quãng thời gian vui thú nhất cho cô; càng có nhiều hiểu biết về nước Pháp và văn hoá Pháp, tình yêu của cô dành cho đất nước này và nền văn hoá phong phú của nó càng gia tăng. Tình yêu này được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của cô, như sự lựa chọn thực đơn cho các bữa tiệc chiêu đãi trong Toà Bạch Ốc, và sở thích trong các vấn đề thời trang. Jackie nói thông thạo tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Việc làm đầu tiên đến với Jacqueline là một chân phóng viên nhiếp ảnh cho The Washington Times-Herald, nhờ đó cô có cơ hội tiếp xúc với nhiều chính trị gia tại Washington, và với người chồng đầu tiên của mình. Hôn nhân Sau một lần từng đính hôn (với một nhân viên môi giới chứng khoán tên John Husted, Jr. - lễ cưới của họ dự định tổ chức vào tháng Sáu 1952), ngày 12 tháng 9 năm 1953 tại Newport, tiểu bang Rhode Island, Jacqueline kết hôn với Thượng Nghị sĩ John F. Kennedy, một trong những ngôi sao đang tỏa sáng của Đảng Dân chủ. Họ có bốn người con: Arabella (thai chết lưu, 1956), Caroline Kennedy (1957-), John F. Kennedy, Jr. (1960-1999) và Patrick Bouvier Kennedy (ra đời và chết trong tháng Tám 1963). Đây là cuộc hôn nhân có nhiều sóng gió, vì Kennedy là một người đàn ông đào hoa lại có vấn đề về sức khỏe, nhưng rõ ràng Jacqueline tỏ ra không quan tâm đến các quan hệ tình cảm của chồng. Jacqueline có mối quan hệ tốt với gia đình chồng trong đó có bố chồng Joseph P. Kennedy. Ông cụ nhận ra tiềm năng thu hút công chúng nơi người con dâu. Bà cũng gần gũi với Robert, em trai của John. Dù vậy, bà tỏ ra không mặn mà gì với tính cách thích ganh đua, hay phô trương và đầy kiêu hãnh của các thành viên thuộc Gia tộc Kennedy. Jacqueline thuộc mẫu người kín đáo và trầm lặng. Đệ Nhất Phu nhân Kennedy đánh bại Richard M. Nixon với số phiếu sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960 để trở thành Tổng thống thứ 35 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm 1961. Jackie Kennedy trở thành một trong những Đệ Nhất Phu nhân trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong cương vị này Jacqueline trở thành tâm điểm của công luận và mọi việc bà làm đều thu hút sự quan tâm của công chúng. Jacqueline đặc biệt ưa thích những nhà thiết kế đắt giá chuyên về thời trang cao cấp Pháp (haute couture), và các loại trang phục khiến nhiều người cho rằng bà không trung thành với trang phục Mỹ. Vì vậy, bà thường né tránh bằng cách yêu cầu nhà thiết kế Chez Ninon tại New York sao chép hoặc mô phỏng thời trang theo kiểu Pháp cho trang phục của bà. Suốt trong thời gian là bà chủ của Tòa Bạch Ốc, Đệ Nhất Phu nhân này được xem là một thần tượng thời trang trong nước và quốc tế. Ngày 4 tháng 2 năm 1962, Jacqueline hướng dẫn khán giả truyền hình Mỹ thăm viếng Toà Bạch Ốc. Đề án quan trọng đầu tiên của bà là trang trí lại tòa nhà này. Ý tưởng này đã đến với Jacqueline từ lần viếng thăm Tòa Bạch Ốc trước khi bà trở thành Đệ Nhất Phu nhân; khi ấy bà tỏ ra thất vọng trước những gì bà đang chứng kiến vì cớ sự thiếu vắng hơi thở của lịch sử tại nơi này. Là người yêu thích môn lịch sử, Jacqueline tin rằng tòa nhà biểu tượng cho đất nước của bà cần được làm nổi bật tính biểu trưng của nó. Bà tìm cách gây quỹ và thuê mướn một uỷ ban đặc biệt. Ủy ban này phải làm việc cật lực hầu tìm ra các món trang trí nội thất cùng các tác phẩm nghệ thuật phù hợp với thiết kế nguyên thủy của tòa nhà. Họ cũng phải truy tìm các bức chân dung nguyên bản của những nhân vật lịch sử như Thomas Jefferson và Benjamin Franklin. Cùng với chồng, Jacqueline xuất hiện trong nhiều hoạt động xã hội giúp đem hình ảnh của họ vào điểm tập chú của công luận. Không giống những người tiền nhiệm, Jacqueline và chồng là những người am tường và biết trân trọng nghệ thuật, âm nhạc và văn hoá. Họ mời những người thuộc giới hội họa và âm nhạc đến dự dạ tiệc, chủ trì những buổi lễ đặc biệt như lễ tôn vinh những người đoạt giải Nobel, gặp gỡ những nhân vật tiếng tăm và làm thay đổi cung cách tổ chức những buổi tiệc chiêu đãi quốc khách tại Tòa Bạch Ốc. Vụ ám sát Jackie Kennedy ngồi kế chồng khi ông bị bắn và bị thương vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 tại Dallas, Texas. Bà Kennedy, khi làm chứng trước Ủy hội Warren, thuật lại rằng bà thấy một mảnh sọ của tổng thống văng ra, nhưng theo cuốn phim tư liệu của Zapruder, đầu của bà lúc ấy đang ở vị trí không cho phép bà thấy được phần trên của đầu tổng thống. Trong vòng vài giây, bà chồm về phía trái của băng ghế sau chiếc xe, phía sau bên trái tổng thống và nhặt vội mảnh sọ của tổng thống, sau đó bà trao nó cho một bác sĩ thuộc bệnh viện Parkland. Tang lễ Hình ảnh của Jackie, với lòng can đảm đặc biệt của một góa phụ sau cái chết của chồng, đã chinh phục lòng ngưỡng mộ của cả thế giới. Bà luôn dẫn đầu trong các nghi thức quốc gia thương tiếc tổng thống, cùng với Caroline, 5 tuổi, và John, 3 tuổi, bên cạnh mẹ tay trong tay, quỳ trước quan tài chồng tại điện Capitol, bà đi chân đất theo quan tài từ Tòa Bạch Ốc đến Thánh đường St. Matthew, nơi cử hành tang lễ, và cuối cùng, thắp lên ngọn lửa vĩnh cửu cho mộ chồng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Tờ London Evening Standard tường thuật: "Jacqueline mang lại cho nhân dân Mỹ... điều mà họ luôn luôn thiếu: sự uy nghi". Ẩn dật Một tuần sau cái chết của Kennedy, khi được phỏng vấn bởi Theodore H. White của tạp chí Life, Jacqueline gọi những năm cầm quyền của Kennedy là thời kỳ "Camelot". Jacqueline dành một năm để than khóc, không xuất hiện trước công chúng. Sau đó, bà sống kín đáo và lặng lẽ, một phần vì những quan ngại về sự an toàn cho bà và các con sau vụ ám sát. Đối với nhiều người Mỹ, hình ảnh đáng nhớ nhất của Jacqueline là lòng can đảm của bà thể hiện trong bốn ngày lịch sử của tháng 11 năm 1963 khi chồng bà bị ám sát. Tái hôn Ngày 20 tháng 10 năm 1968, tại Skorpios, một hòn đảo thuộc quyền sở hữu của Onassis gần bờ biển Hi Lạp, Jacqueline kết hôn với Aristotle Onassis, nhà tài phiệt tàu thuyền người Hi Lạp. Từ lúc em trai của chồng bà, Robert F. Kennedy, bị ám sát ba tháng trước đó, Jacqueline tin rằng gia đình bà đang ở trong tầm ngắm của kẻ thù, vì vậy bà và các con cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Như vậy, hôn nhân với Onassis được xem là một lối thoát: Onassis có đủ tiền và quyền lực để cung ứng sự bảo vệ mà bà đang cần, trong khi bà có thể cho ông uy tín xã hội mà ông đang khao khát. Dù Onassis sống hòa thuận với Caroline và John, Jr. (chính con trai của Onassis, Alexander, đã giới thiệu John thử lái máy bay và, sau này, cả hai đều chết vì tai nạn máy bay), Jacqueline không thể hòa hợp với con gái của chồng, Christina Onassis. Phần lớn thời gian của bà được dùng cho du lịch và mua sắm. Ngày 15 tháng 3 năm 1975, đang trong giai đoạn đầu tiến hành thủ tục ly hôn, Onassis qua đời để lại cho người vợ một phần thừa kế kếch xù. Cuối đời Những năm sau đó, Jacqueline nhận làm biên tập cho nhà xuất bản Doubleday, trong khi sống với Maurice Tempelsman, một kỹ nghệ gia và nhà buôn kim cương, ở Thành phố New York và Martha's Vineyard (một hòn đảo du lịch thuộc tiểu bang Massachusetts, nổi tiếng với những bãi tắm đẹp và các khu nghỉ dưỡng dành cho giới thượng lưu). Tempelsman sinh tại Bỉ và đã có gia đình. Trong những năm thuộc thập niên 1960, bà tham gia chiến dịch chống dự án phá bỏ Grand Central Terminal, trong thập niên 1980 bà là nhân vật chính trong những cuộc phản kháng chống lại kế hoạch xây dựng cao ốc Columbus Circle, với lý do sau khi xây dựng xong, tòa nhà này sẽ phủ bóng xuống Central Park của Thành phố New York. Bà bị chẩn đoán mắc bệnh lymphoma, một loại ung thư và qua đời trong giấc ngủ tại chung cư ở Đại lộ số Năm lúc 10:15 tối ngày 19 tháng 5 năm 1994. Tang lễ của bà, cử hành ngày 23 tháng 5, được truyền hình toàn quốc, dù được tổ chức cách riêng tư theo ước nguyện của bà. Bà được chôn bên cạnh tổng thống quá cố tại nghĩa trang Arlington. Tổng thống Bill Clinton đã đến dự tang lễ. Hai người con đã đặt hoa lên quan tài, chào từ biệt một thời kỳ đáng ghi nhớ trong lịch sử Hoa Kỳ. Chú thích Xem thêm John F. Kennedy John F. Kennedy, Jr. Gia tộc Kennedy Lời nguyền Kennedy Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ Onassis, Jacqueline Lee Bouvier Tín hữu Công giáo La Mã Hoa Kỳ Lịch sử Hoa Kỳ Người New York Sinh viên Đại học Paris Nhà báo Mỹ Người Mỹ gốc Anh Người Mỹ gốc Ireland Người Mỹ gốc Scotland Nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Mất năm 1994 Nữ nhà văn thế kỷ 20 Người Mỹ gốc Pháp Tử vong vì ung thư ở New York Chết vì ung thư hạch Người Manhattan
11992
https://vi.wikipedia.org/wiki/John%20F.%20Kennedy%2C%20Jr.
John F. Kennedy, Jr.
John Fitzgerald Kennedy, Jr., thường được gọi là John F. Kennedy, Jr. (25 tháng 11 năm 1960 – 16 tháng 7 năm 1999) là luật sư, nhà báo và nhà sản xuất thu âm người Mỹ. Ông là con trai út của Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy và đệ nhất phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy. Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Kennedy, Jr bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay cùng với vợ và người chị vợ của mình. Vụ tai nạn máy bay này đến nay vẫn chưa được làm rõ nguyên nhân. Thời thơ ấu Chào đời chưa đầy một tháng sau khi người cha đắc cử tổng thống, John F. Kennedy, Jr. đã được công luận quan tâm từ khi còn là một trẻ sơ sinh. John đã dành ba năm đầu đời sống trong Toà Bạch Ốc. Ngày 22 tháng 11 năm 1963, cha của John, Jr. bị ám sát. Ngay trong sinh nhật lần thứ ba của mình, cậu bé đứng nghiêm chào theo quân cách chiếc quan tài phủ quốc kỳ của vị tổng thống thứ 35 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Gương mặt trẻ thơ với đôi mắt thiên thần dõi theo hình hài người cha đang trở về với bụi đất đã trở thành hình mẫu biểu trưng cho lòng thương cảm trong suốt thập niên 1960. Kennedy Jr. lớn lên trong khu Manhattan, Thành phố New York. Ngay từ khi còn bé, hình ảnh của cậu thường xuyên xuất hiện trên báo chí với biệt danh "John-John" mặc dù trong gia đình Kennedy không ai gọi cậu theo tên này. Mẹ cậu, Jacqueline Kennedy, kết hôn với nhà tài phiệt tàu thuyền người Hi Lạp Aristotle Onassis từ năm 1968 cho đến khi Onassis qua đời năm 1975, lúc ấy Kennedy Jr. 14 tuổi. Aristotle hầu như không có vai trò đặc biệt nào đối với tuổi thơ của John. Học vấn Lúc đầu, John F. Kennedy, Jr. học tại St. David, một trường Công giáo tại thành phố New York, về sau cậu chuyển đến trường Phillips (Andover) rồi theo học tại Đại học Brown. John tốt nghiệp năm 1983 với văn bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử. Năm 1989, John nhận văn bằng luật của trường Luật thuộc Đại học New York. John đã hai lần không qua được kỳ thi sát hạch của Luật sư đoàn New York, chỉ thành công trong lần sát hạch thứ ba. John có cơ hội phát biểu tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1988 tại Atlanta, Georgia. Từ năm 1989 đến năm 1993 John đảm nhận chức vụ phụ tá biện lý cho một Hạt thuộc thành phố New York. Năm 1995, John thành lập tạp chí George, một nguyệt san chuyên về chính trị. Sau khi John từ trần, tạp chí Hachette Filipacchi mua lại tờ báo này và tiếp tục hoạt động trong vòng một năm, nhưng vì thất bại trong việc bán quảng cáo, nên đến đầu năm 2001 tờ báo phải đình bản. Trong suốt những năm của thập niên 1980 cho đến khi tử nạn vào tháng 7 năm 1999, Kennedy là đối tượng săn lùng của các nhà nhiếp ảnh và cũng là nhân vật xuất hiện nhiều lần tại những nơi công cộng ở khu Manhattan. Ngày 21 tháng 9 năm 1996, Kennedy kết hôn với Carolyn Bessette, hôn lễ tổ chức trên Đảo Cumberland, Georgia. Trước đó Kennedy từng hẹn hò với Madonna, Sarah Jessicah Parker, Cindy Crawford và Daryl Hannah. Cũng có tin đồn cho rằng ông có quan hệ với Vương phi Diana, nhưng tin này không được xác nhận. Tử nạn Ngày 16 tháng 7 năm 1999, Kennedy lìa đời ở tuổi 38, cùng với vợ, Carolyn Bessette Kennedy, và chị vợ, Lauren Bessette, khi chiếc máy bay loại Piper Saratoga do ông lái, số hiệu N9253N, rơi xuống Đại Tây Dương trên đường bay từ phi trường Quận Essex ở Fairfield, New Jersey, đến đảo Martha's Vineyard, nơi gia đình ông có một nhà nghỉ. Họ đến dự hôn lễ của người em họ, Rory Kennedy, dự định tổ chức vào ngày hôm sau, nhưng cuối cùng phải dời lại. Kennedy là một phi công có số giờ bay tương đối thấp, chỉ 310 giờ, kể cả 55 giờ bay ban đêm và 36 giờ bay với chiếc Piper Saratoga công suất cao, và chỉ mới trải qua một nửa chương trình huấn luyện. Cuộc điều tra của Ban an toàn giao thông quốc gia không tìm thấy chứng cớ nào về sự hỏng hóc trong động cơ, khung sườn, hệ thống phi hành, các thiết bị điện tử hay máy móc. Họ cho rằng nguyên nhân khả dĩ của tai nạn là do "phi công mất khả năng điều khiển phi cơ khi hạ cánh xuống mặt nước vào ban đêm, vì mất định hướng không gian. Những nhân tố dẫn đến tai nạn là sương mù và bóng tối". Bản tường thuật cũng ghi nhận rằng việc mất phương hướng là hệ quả của chuyến bay VRF (phi công dựa vào khả năng quan sát bằng mắt để điều khiển máy bay) liên tục trong điều kiện thời tiết xấu là nguyên nhân thường thấy gây ra tai nạn máy bay. Phi cơ của John rơi ngay trong tầm nhìn từ ngôi nhà của ông trên đảo. Phi công Kyle Bailey, được cho là người sau cùng nhìn thấy Kennedy tại phi trường Essex County, sau đó thuật lại đã quyết định dời chuyến bay của mình đến đảo Martha's Vinyard vì cho rằng có khá nhiều sương mù. Cũng nên biết dù Kennedy trước đó đã từng thực hiện vài chuyến bay từ phi trường Essex County đến Vineyard, ông chưa bao giờ tự bay một mình vào ban đêm - điều này khiến chuyến bay trở nên nguy hiểm hơn, nhất là đối với một phi công chưa đủ kinh nghiệm bay mà không cần các thiết bị hỗ trợ như Kennedy. Huấn luyện viên phi hành của Kennedy đã đề nghị bay cùng, song Kennedy trả lời "muốn bay một mình". Người huấn luyện viên cũng thuật lại cảm giác bất an khi biết Kennedy thực hiện chuyến bay một mình và hạ cánh xuống mặt nước trong sương mù với chiếc máy bay công suất cao như thế. Trong buổi lễ thương tiếc tổ chức ngày 23 tháng 7, chú của John John, Thượng Nghị sĩ Edward Kennedy (Dân chủ-Massachusetts), phát biểu "chúng ta mong muốn John Kennedy sống cho đến khi đầu bạc, với người vợ yêu dấu Carolyn bên cạnh. Song cũng giống cha mình, John được ban cho nhiều điều ngoại trừ tuổi thọ". Edward cũng so sánh cuộc hôn nhân của người cháu với nhiệm kỳ tổng thống của anh mình – kéo dài chỉ ngàn ngày. Edward cảm ơn Tổng thống Bill Clinton, đệ nhất phu nhân Hillary và con gái Chelsea đã đến dự cũng như lòng tốt của họ. Tổng thống đã ra lệnh treo cờ rũ tại Toà Bạch Ốc để tôn vinh JFK Jr. trước khi ông đến tham dự buổi tưởng niệm. Chứng kiến một chuỗi các tai ương giáng đổ trên Gia tộc Kennedy, trong đó có cái chết thương tâm của Kennedy, Jr. và vợ, nhiều người tin rằng, định mệnh nghiệt ngã như một lời nguyền, không ngừng đeo đuổi một gia tộc lớn của Hoa Kỳ, chuyên sản sinh những người con tài hoa và thanh lịch. Trong khi nhiều người khác tin rằng những thảm kịch Gia tộc Kennedy đã hứng chịu, kể cả hai vụ ám sát đã cướp mất mạng sống của một tổng thống và một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, là một phần trong những âm mưu chống lại gia tộc danh giá và quyền thế này. Xem thêm John F. Kennedy Jacqueline Kennedy Onassis Gia tộc Kennedy Lời nguyền Kennedy Chú thích Liên kết ngoài John F. Kennedy, Jr. website National Transportation Safety Board investigation final report Web of conspiracy surrounds JFK Jr.'s death JFK Jr's political donations CNN.com In-depth coverage of JFK Jr's death Kennedy's body, airplane wreckage found John F. Kennedy, Jr. at the Notable Names Database Regarding JFK Jr.'s burial at sea JFK II & The Assassination of JFK, Jr. If William Shakespear was still alive, we all know what he would call this tragedy: Unfortunate Son Sinh năm 1960 Mất năm 1999 Kennedy, John F., Jr. Kenndey, John F., Jr. Tín hữu Công giáo La Mã Hoa Kỳ Kennedy, John F., Jr. Kennedy, John F., Jr. Cựu sinh viên Đại học Brown Người Mỹ gốc Anh Người Mỹ gốc Ireland Người Mỹ gốc Scotland Người Mỹ gốc Pháp Nhà văn Thành phố New York Nhà văn từ Washington, D.C.
12015
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20nh%C3%A2n%20%C4%91%C3%B4i%20DNA
Quá trình nhân đôi DNA
Trong sinh học phân tử, quá trình nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp (thông thường dưới một phần vạn, xem thêm đột biến). Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung, và tế bào có hệ thống tìm kiếm và sửa chữa các sai hỏng RNA hoạt động hiệu quả, có tích cực, chăm chỉ, cần cù, siêng năng nhưng vẫn chưa được các DNA khác phát hiện ra. Hiện nay, các cấu trúc của phân tử RNA có thể dễ dàng bị phá vỡ, không những thế, chúng còn ảnh hưởng trầm trọng tới những cấu trúc DNA khác. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta một cách nghiêm trọng. Nguyên tắc Quá trình nhân đôi DNA ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và DNA của virut (dạng sợi kép) đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. Chứng minh quá trình nhân đôi DNA được thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn: phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ. Quá trình nhân đôi Mở đầu Để một tế bào phân chia, trước tiên nó phải nhân đôi DNA của nó. [11] Quá trình này được bắt đầu tại các điểm cụ thể trong DNA, được đặt làm mục tiêu bởi protein khởi tạo. [4] Trong E. coli, protein này là DnaA; trong nấm men, đây là phức hợp nhận diện gốc. [12] Các chuỗi được sử dụng bởi protein khởi tạo có xu hướng "giàu A,T" (giàu base adenine và thymine), bởi vì các cặp A-T có hai liên kết hydro (thay vì ba được hình thành trong một cặp G-X) và do đó dễ tách rời hơn. [13] Khi gốc đã được định vị, những protein khởi tạo này sử dụng các protein khác và tạo thành phức hợp tiền nhân bản, giải phóng DNA sợi kép. Kéo dài DNA polymeraza có hoạt tính chiều 5′ –3. Tất cả các hệ thống sao chép DNA đã cho một nhóm hydroxyl 3' tự do trước khi tổng hợp có thể được bắt đầu (lưu ý: khuôn DNA được đọc theo hướng 3′ đến 5' trong khi một mạch mới được tổng hợp theo hướng 5′ đến 3' — thường là đứt đoạn). Bốn cơ chế riêng biệt cho tổng hợp DNA được công nhận: Tất cả các dạng tế bào sống và nhiều virus DNA, các phage và plasmid sử dụng một enzym primaza để tổng hợp một mồi RNA ngắn với một nhóm 3′ OH tự do và sau đó được kéo dài bởi DNA polymeraza. Các retroelement (bao gồm cả retrovirus) sử dụng một RNA chuyển đổi để sao chép DNA bằng cách cung cấp một 3 ′OH tự do được sử dụng cho kéo dài bởi enzym phiên mã ngược. Trong Virus Adeno và họ φ29 của thể thực khuẩn, nhóm 3 'OH được cung cấp bởi chuỗi bên của một amino acid của bộ gen gắn protein (protein đầu cuối) mà nucleotide được DNA polymeraza thêm vào để tạo thành một đoạn mới. Trong các virus DNA mạch đơn - một nhóm bao gồm các circovirus, các geminivirus, parvovirus và các loại khác - và nhiều loại thực thể và plasmid sử dụng cơ chế nhân rộng vòng tròn lăn (RCR), endonuclease RCR tạo ra một vết cắt trong chuỗi gen (virus đơn lẻ) hoặc một trong các mạch DNA (plasmid). Đầu 5' của mạch có vết được chuyển sang một dư lượng tyrosine trên nucleaza và nhóm 3 ′OH tự do sau đó được DNA polymeraza sử dụng để tổng hợp mạch mới. Đầu tiên là cơ chế này được biết đến nhiều nhất và được sử dụng bởi các sinh vật di động. Trong cơ chế này, một khi hai mạch được tách ra, primaza bổ sung thêm mồi RNA vào các mạch khuôn. Mạch dẫn đầu nhận được một đoạn mồi RNA trong khi mạch tụt lại nhận được một số. Mạch dẫn đầu liên tục được kéo dài từ mồi bằng một DNA polymeraza với độ xử lý cao, trong khi đó, mạch bị trễ được mở rộng không liên tục từ mỗi mồi tạo thành các đoạn Okazaki. RNase loại bỏ các đoạn RNA mồi, và một DNA polymeraza có độ xử lý thấp khác với polymeraza nhân bản xâm nhập vào để lấp đầy khoảng trống. Khi điều này hoàn tất, có thể tìm thấy một vết đơn lẻ trên mạch gốc và một số vết trên mạch kia. Ligaza hoạt động để lấp đầy những vết này, do đó hoàn thành phân tử DNA mới được nhân đôi. Primaza được sử dụng trong quá trình này khác nhau đáng kể giữa vi khuẩn và vi sinh vật / sinh vật nhân chuẩn. Vi khuẩn sử dụng một primaza thuộc họ siêu protein DnaG chứa một tên xúc tác của loại gấp TOPRIM. [14] Vòng TOPRIM chứa một lõi α / β với bốn sợi được bảo tồn trong một cấu trúc liên kết giống như Rossmann. Cấu trúc này cũng được tìm thấy trong các lĩnh vực xúc tác của topoisomerase Ia, topoisomerase II, các protein nucleaza và protein sửa chữa DNA của họ OLD liên quan đến protein RecR. Các enzym tham gia Gyraza (còn được gọi là topoisomeraza II): Làm duỗi thẳng phân tử DNA. Hêlicaza (helicase): dãn xoắn và tách hai mạch đơn do cắt các liên kết hydro. DNA polymeraza: DNA polymeraza I: cắt RNA mồi, tổng hợp mạch polinucleotide mới. DNA polymeraza II: sửa sai sau khi nối các đoạn okazaki. DNA polymeraza III: lắp ráp nu, kéo dài mạch đơn mới. Ligaza: nối các đoạn okazaki. Primaza (RNA polymeraza):Tổng hợp đoạn mồi. Ngoài ra còn có: Prôtêin SSB: giúp hai mạch đơn không bị dính lại vào nhau để các enzym hoạt động. Telomeraza: hạn chế sự cố đầu mút. Chỉ có trong tinh hoàn và buồng trứng,ở tất cả các tế bào sinh dưỡng enzim này không hoạt động Diễn biến Ở tế bào sinh vật nhân sơ Bước 1: Tháo xoắn phân tử DNA Nhờ enzym tôpôizômêraza tháo xoắn, phân tử DNA ra khỏi trạng thái siêu xoắn của cấu trúc tôpô, sau đó các enzym hêlicaza tách hai mạch đơn của DNA ra, tạo nên chạc nhân đôi (chạc chữ Y) để lộ ra hai đoạn mạch đơn làm khuôn. Bước 2: Tổng hợp mạch DNA mới Enzym DNA polymeraza sử dụng 2 mạch đơn khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzym DNA polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3' (DNA polymeraza chỉ có thể xúc tác kéo dài mạch mới khi có sẵn đầu 3' OH tự do) nên trên mạch khuôn có chiều 3'-5', quá trình tổng hợp mạch mới diễn ra liên tục, mạch mới này được gọi là mạch sớm hay mạch trước (leading strand).,trên mạch khuôn 5'-3' quá trình tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn okazaki. Mạch này tổng hợp gián đoạn và chậm hơn nên gọi là mạch ra chậm (lagging strand). Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym nối ligaza. Bước 3: Hai phân tử DNA được tạo thành (kết thúc) Mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn lại đến đó, tạo thành phân tử DNA con. Trong đó có một mạch được tổng hợp còn mạch kia từ DNA ban đầu (nguyên tắc bán bảo toàn). Tuy nhiên, tế bào sinh vật nhân thực có nhiều phân tử DNA có kích thước lớn. Sự nhân đôi DNA xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử DNA tạo ra nhiều đơn vị tái bản và do nhiều loại enzym tham gia. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp mạch mới ở vị trí đầu mút của phân tử DNA xảy ra một hiện tượng đặc biệt gọi là sự cố đầu mút. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN Kết quả của quá trình nhân đôi là tạo ra 2 phân tử ADN con từ 1 phân tử ADN mẹ. ADN con có các đặc điểm sau: Thông thường, hai phân tử ADN con có cấu trúc giống y hệt cấu trúc của phân tử ADN mẹ, hoặc trong một số trường hợp thì chỉ có những khác biệt cực kì nhỏ, không đáng kể. Trong phân tử ADN con cũng có 2 chuỗi xoắn nhưng chỉ có một mạch đơn được tổng hợp, còn lại 1 mạch đơn cũ được lấy từ ADN mẹ. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài DNA Quá trình nhân đôi DNA
12031
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%C3%AAn%20%C4%91i%E1%BB%83n
Điên điển
Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác. Đặc tính Cây điên điển trưởng thành đạt chiều cao từ 4-5 m; chiều rộng tán cây từ 2–3 m; rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm; trọng lượng một cây nếu điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg. Sau một vụ trồng từ 4-5 tháng thì từ 1 ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm thu được từ khí trời khoảng 100 kg nitơ (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam). Theo Buckman và Brady năm 1984 (Các thuộc tính tự nhiên của đất) thì 1 ha trồng cây điên điển tại Bangladesh có thể thu tới 524 kg nitơ có thể sử dụng được cho các loại cây khác. Gieo trồng Mỗi ha gieo khoảng 40 kg giống. Hạt giống sau khi thu hoạch phải có thời gian nghỉ tối thiểu là 1 tháng mới đạt tỷ lệ nảy mầm cao. Để giúp cây thu đạm từ khí trời tốt hơn, người ta dùng rễ cây tươi đập ra bỏ vào nước ngâm hạt để cấy vi khuẩn nốt sần cố định đạm (chi Rhizobium họ Rhizobiaceae). Hạt ngâm bằng nước 2 sôi 3 lạnh khoảng 20 giờ rồi đem gieo. Đất được cày trục, ngâm nước ngập luống cày. Sau khi gieo xong, rút khô nước ruộng. Nửa tháng sau khi trồng, bón khoảng 20 kg phân urê/ha. Sau đó không cần bón thêm gì. Cải tạo đất Việc xử lý cây phụ thuộc vào chất đất và mùa vụ sau. Nếu đất đã đủ mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau khi gieo khoảng một tháng rưỡi (45 ngày) là cày dập. Nếu đất cần tăng mùn thì để cây phát triển khoảng 5 tháng cho tăng thêm sinh khối rồi mới cày. Bón 1 ha khoảng 500 kg vôi bột giữ nước ngâm nửa tháng chờ cho cây phân hủy rồi mới trục lại để gieo trồng cây khác. Ẩm thực Hoa điên điển (miền Nam Việt Nam gọi là "bông") thường được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Châu Đốc An Giang, Cần Thơ... sử dụng làm các món ăn như ăn sống, nhúng lẩu chua cá linh hay lẩu mắm kho, làm dưa chua (thường kết hợp với giá đỗ), ăn kèm bún mắm hoặc bún nước lèo, làm gỏi với tép đồng v.v. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Soil Fertility and its management on organic Rice cultivation in Bangladesh S Nông nghiệp
12034
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20B%E1%BA%AFc%20%C3%82u
Hội đồng Bắc Âu
Hội đồng Bắc Âu là cơ quan chính thức cho hợp tác liên chính phủ giữa các quốc gia Bắc Âu. Thành lập năm 1952, hội đồng có 87 đại diện từ Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Phần Lan, và Thụy Điển cùng với các vùng tự trị như Quần đảo Faroe, Greenland, và Quần đảo Åland. Đại diện của hội đồng là những nghị sĩ của quốc gia tương ứng và được bầu chọn bởi nghị viện của mỗi nước. Hội đồng tổ chức các cuộc họp thường niên vào tháng 10–11 và thường một đợt họp bổ sung về một chủ đề cụ thể mỗi năm. Các ngôn ngữ chính thức của hội đồng là tiếng Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Phần Lan, và Thụy Điển, tuy nhiên thường chỉ những ngôn ngữ Scandinavia chung—tiếng Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển—được sử dụng. Ba thứ tiếng này là tiếng mẹ đẻ của khoảng 80% dân số trong vùng và là ngôn ngữ thứ hai của 20% còn lại. Năm 1971, Hội đồng Bộ trưởng Bắc Âu, một diễn đàn liên chính phủ, được thành lập để hỗ trợ cho Hội đồng Bắc Âu. Cả hai hội đồng đều tham gia hợp tác với những khu vực láng giềng ở Bắc Âu, bao gồm bang Schleswig-Holstein của Đức, các nước Benelux, các quốc gia Baltic và Nga. Vai trò Hội đồng Bắc Âu đưa ra các sáng kiến và giữ vai trò cố vấn cho các chính phủ trong khu vực về các vấn đề liên quan tới việc hợp tác chính thức giữa các nước Bắc Âu. Các quyết định của Hội đồng không có tính cách bắt buộc các nước hội viên phải tuân thủ, mà phải được các nghị viện của từng nước phê chuẩn. Thành phần Hội đồng Bắc Âu gồm 87 đại biểu là nghị sĩ của các quốc hội mỗi nước, được chính quốc hội của mình đề cử vào Hội đồng (không do dân trực tiếp bầu). Mỗi nước hội viên có 20 đại biểu, ngoại trừ Iceland chỉ có 7 đại biểu. Greenland và Quần đảo Faroe mỗi lãnh thổ có 2 đại biểu nằm trong đoàn đại biểu Đan Mạch. Quần đảo Åland cũng có 2 đại biểu nằm trong đoàn đại biểu Phần Lan. Các đại biểu của các nước và lãnh thổ tự trị cùng năm gia nhập: Đan Mạch: 16 (năm 1952) Thụy Điển: 20 (năm 1952) Na Uy: 20 (năm 1952) Iceland: 7 (năm 1952) Phần Lan: 18 (năm 1955) Quần đảo Faroe: 2 (năm 1970, nằm trong đoàn đại biểu Đan Mạch) Quần đảo Åland: 2 (năm 1970, nằm trong đoàn đại biểu Phần Lan) Đảo Greenland: 2 (năm 1984, nằm trong đoàn đại biểu Đan Mạch) Ban lãnh đạo Hội đồng được lãnh đạo bởi một chủ tịch đoàn gồm 12 đại biểu và một chủ tịch được phiên họp toàn thể bầu chọn ra mỗi năm một lần. Chức chủ tịch luân phiên thay đổi giữa các nước hội viên. Nhiệm vụ hàng đầu của chủ tịch đoàn là: xử lý các vụ việc về chính trị và hành chính cấp cao xử lý các vấn đề thuộc chính sách an ninh và đối ngoại tiếp xúc mật thiết với các tổ chức quốc tế và các tổ chức của các vùng lân cận xử lý ngân sách của Hội đồng Hội đồng Bắc Âu đặt trụ sở tại Copenhagen cùng chung địa chỉ với Hội đồng bộ trưởng Bắc Âu và mỗi đoàn có các văn phòng ở từng nước hội viên. Các khóa họp Mỗi năm Hội đồng Bắc Âu họp một phiên họp toàn thể (phiên họp khoáng đại) thường là vào mùa thu. Phiên họp này gồm đầy đủ 87 đại biểu, có quyền quyết định cao nhất. Mỗi chính phủ cũng cử một đại diện tham dự, nhưng vị này không có quyền bỏ phiếu. Nhiệm vụ của phiên họp toàn thể là: biểu quyết các khuyến cáo và các tuyên bố phê chuẩn ngân sách của Hội đồng và của Hội đồng bộ trưởng Bắc Âu bầu chủ tịch và chủ tịch đoàn, các trưởng tiểu ban và Ủy ban kiểm soát của Hội đồng Hội đồng cũng tổ chức các khóa họp bất thường, chuyên về một đề tài thời sự. Các nước hội viên luân phiên tổ chức các cuộc họp của Hội đồng. Các tiểu ban Hội đồng có 5 tiểu ban phụ trách các lãnh vực sau: tiểu ban văn hóa và đào tạo tiểu ban hạnh phúc ấm no (velfærd hay welfare) tiểu ban công dân và người tiêu dùng tiểu ban môi sinh và nguồn tài nguyên thiên nhiên tiểu ban nghề nghiệp Các tiểu ban làm việc trong thời gian Hội đồng ngưng họp. Các đảng chính trị Có 4 nhóm đảng chính trị trong Hội đồng: Nhóm đảng Dân chủ xã hội Nhóm đảng Bảo thủ Nhóm đảng Cánh giữa (trung dung) Nhóm đảng xanh, xã hội cánh tả Để lập một nhóm đảng trong Hội đồng, đòi phải có ít nhất 5 đại biểu thuộc 3 nước hội viên. Hiện nay có 6 đại biểu của Hội đồng không thuộc nhóm đảng nào. Ngôn ngữ làm việc Ngôn ngữ làm việc chính thức của Hội đồng là tiếng Đan Mạch, tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy. Tiếng Phần Lan chưa được chọn làm ngôn ngữ chính thức, mặc dù có nhiều người nói tiếng này. Ngoài ra Hội đồng cũng in và phát hành các tài liệu bằng tiếng Phần Lan, tiếng Iceland và tiếng Anh. Danh sách các tổng thư ký Emil Vindsetmoe (Na Uy) 1971-1973 Helge Seip (Na Uy) 1973-1977 Gudmund Saxrud (Na Uy) 1977-1982 IIkka Christian Björklund (Phần Lan) 1982-1987 Gehard af Schultén (Phần Lan) 1987-1989 Jostein Osnes (Na Uy) 1990-1994 Anders Wenström (Thụy Điển) 1994-1996 Berglind Ásgeirsdóttir (Iceland) 1996-1999 Frida Nokken (Na Uy) 1999-2007 Jan Erik Enestam (Phần Lan) 2007 - ? Xem thêm Hội đồng bộ trưởng Bắc Âu Liên minh Hộ chiếu Bắc Âu Tham khảo Liên kết ngoài www.norden.org. (website chính thức) www.hallonorden.org. (website chính thức) Hội đồng Bắc Âu Tổ chức ngoại giao quốc tế Hội nhập châu Âu Chính phủ Bắc Cực Quan hệ quốc tế
12040
https://vi.wikipedia.org/wiki/Edward%20Conze
Edward Conze
Eberhart (Edward) Julius Dietrich Conze, 1904-1979, là một triết gia và một nhà Phật học lỗi lạc người Anh (gốc Đức). Ông đã phiên dịch và sắp xếp bộ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh theo hệ thống và cũng từ đây, tư tưởng Đại thừa đã lan truyền khắp châu Âu, Mĩ. Đối với Phật tử châu Âu, những tác phẩm của ông là tài liệu nghiên cứu tu tập Phật pháp quý báu không thể bỏ qua được. Ông sinh ngày 18 tháng 3 năm 1904 tại Forest Hill, Lewisham, London trong một gia đình gốc Đức. Cha của ông trước là một nhân viên ngoại giao, sau làm quản đốc một quan toà tại thành phố Düsseldorf, Đức. Conze trưởng thành và được giáo dục tại Đức (lúc này mang tên Eberhard thay vì Edward về sau) và nơi đây, ông sớm biểu hiện những cá tính đặc thù: Sự cảm nhận nhạy bén cho những vấn đề xã hội, lòng căm phẫn trước những trào lưu "ái quốc cực đoan của Toàn đức quốc xã", lòng yêu thiên nhiên và một cuộc sống tĩnh mịch ở thôn quê. Năm lên 13, Conze đã có dịp nghe chút ít về Phật giáo. Ông học triết, tâm lý và Ấn Độ học tại đại học Tübingen, Heidelberg, Kiel và Köln. Tại Heidelberg, Max Walleser - một trong những người đầu tiên dịch kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa sang tiếng Đức - đã hướng dẫn ông vào tư tưởng Phật giáo Đại thừa Phật (1924/25) và qua Heinrich Rickert, ông cũng có dịp làm quen với Thiền tông (ja. zen). Năm 1928, ông làm luận án tiến sĩ (Dr. phil.) tại Köln với tựa đề Khái niệm Huyền học của Franciscus Suarez S. J. (Der Begriff der Metaphysik bei Franciscus Suarez S. J.). Cũng trong năm này, ông gia nhập đảng Cộng sản và nhân dịp này, ông nói với một người bạn thân: "Như anh thấy, tôi mang nhiều gương mặt!" Năm 1932, ông cho xuất bản tác phẩm Phương thức đối lập. Bình luận về học thuyết Duy vật biện chứng (Der Satz von Widerspruch. Zur Theorie des Dialektischen Materialismus). Vì những hành vi chống Đức quốc xã nên ông phải rời Đức (1933), tị nạn sang Anh quốc và không lâu sau, ông nhập quốc tịch Anh. Chỉ vài năm sau, ông rời bỏ Đảng cộng sản. Từ 1933 trở đi, ông sinh sống bằng cách dạy tâm lý và triết học tại Oxford và London. Các tác phẩm của D.T. Suzuki và một học giả Ấn Độ Har Dayal lại hướng dẫn ông trở về với Phật giáo. Từ 1943 đến 1949, ông nghiên cứu rất nhiều về Ấn Độ học, gia nhập giáo hội Phật giáo tại London (Buddhist Society) và cũng tổ chức nhiều buổi thuyết giảng. Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã cho xuất bản khoảng 20 quyển sách và hơn 100 tiểu luận về những vấn đề của Phật giáo và chính những tác phẩm này đã làm cho tên ông lan truyền khắp mọi nước. Ông đã từng thuyết giảng tại Madison, Wisconsin (1963/64), Seattle, Washington (1965/68), Bonn (1969/79) và Berkeley, Santa Barbara (1972/73). Năm 1973, Conze đình chỉ việc thuyết giảng, lui về quê nhà tại Sherborne, Somerset và từ đây chỉ chuyên chú vào việc nghiên cứu Phật học. Những điểm nghiên cứu trung tâm của ông chính là triết lý Bát-nhã-ba-la-mật-đa và về vấn đề này, ông đã xuất bản hàng loạt tiểu luận. Ông cũng đã dịch sang Anh ngữ và xuất bản nhiều bài kinh thuộc hệ này. Năm 1979, ông cho ra một quyển hồi ký với tựa The Memoirs of a Modern Gnostic. Ông luôn luôn tự cho mình là một người có cá tính mâu thuẫn. Conze có một cái nhìn, một cảm nhận sâu sắc cho những vấn đề, nhân sinh quan khác biệt của thế kỉ này. Quyển hồi ký của ông đã chứng tỏ khả năng, nghệ thuật "bao dung nhiều quan điểm" của ông. Đối với Conze, lối sống có thể chấp nhận được là lối sống của người Anh, đạo lý có thể chấp nhận được là Phật pháp. Ông mất ngày 24 tháng 9 năm 1979 tại Yeovil, Somerset, London. Tác phẩm Tác phẩm nổi tiếng nhất của E. Conze: Buddhism. Its Essence and Development (bản dịch Việt ngữ: Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật), Oxford 1951; Buddhist Meditation, London 1956; Buddhist Thought in India, London 1962. Bài luận tiêu chuẩn về Đại thừa Ấn Độ; A Short History of Buddhism, xuất bản 1980. Ngoài ra ông còn dịch nhiều kinh điển từ Phạn ra Anh ngữ như Kim cương kinh, Ma-ha-bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, Ma-ha-bát-nhã ba-la-mật-đa kinh... Tham khảo Bikshu Sangharakshita, Great Buddhists of the Twentieth Century, 1996, Windhorse Publications, ISBN 0904766802 Conze, Edward Conze, Edward Conze, Edward Cựu sinh viên Đại học Bonn
12071
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t%20n%E1%BA%A1n
Bát nạn
Bát nạn (zh. bānán 八難, ja. hachinan, sa. aṣṭāvakṣanā), là tám trường hợp chướng nạn, cũng gọi là Bát vô hạ tức tám nơi không nhàn rỗi. Tám trường hợp này vẫn có thể xảy ra trên con đường đạt giác ngộ của một tu sĩ. Bát nạn bao gồm: Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka) Súc sinh (zh. 畜生, sa. tiryañc) Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta) Trường thọ thiên (zh. 長壽天, sa. dīrghāyurdeva), là cõi trời thuộc sắc giới với thọ mệnh cao. Thọ mệnh cao cũng là một chướng ngại vì nó làm mê hoặc hành giả, làm hành giả dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong Luân hồi mà không chịu thức ngộ. Biên địa (zh. 邊地, sa. pratyantajanapāda), là những vùng xa xôi nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc gặp hoặc tu học chính pháp. Căn khuyết (zh. 根缺, sa. indriyavaikalya), không có đủ giác quan hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, câm, điếc. Tà kiến biện thông (zh. 雅見, sa. mithyādarśana), những kiến giải sai lệch, bất thiện nhưng lại trôi chảy đầy uỷ mị ma lực. Như Lai bất xuất sinh (zh. 如來不出生, sa. tathāgatānām anutpāda), nghĩa là sinh sống trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của Phật hiển hiện. Người may mắn không sinh vào tám nạn đó hãy lo tinh tấn tránh để vọng tâm vào nơi chướng nạn. Do đó ai được sinh làm người đầy đủ túc căn cũng là một cơ hội có đủ nhân duyên để tu tập. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
12072
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t%20th%E1%BA%ADp%20ch%E1%BB%A7ng%20h%E1%BA%A3o
Bát thập chủng hảo
Bát thập chủng hảo tiếng Việt Tám mươi vẻ đẹp (zh. bāshízhǒng hăo 八十種好, sa. aśīty-anuvyañjanāni, ja. hachijisshu gō, bo. dpe byed bzang po brgyad bcu དཔེ་བྱེད་བཟང་པོ་བརྒྱད་བཅུ་), cũng được gọi là Bát thập tùy hảo (八十隨好), Bát thập tùy hình hảo (八十隨形好), Bát thập vi diệu chủng hảo (八十微妙種好), Bát thập chủng tiểu tướng (八十種小相), Chúng hảo bát thập chương (眾好八十章). Là tám mươi vẻ đẹp phụ trên thân của một vị Phật. Tương truyền các tướng tốt nầy cần phải tu hành một trăm đại kiếp mới đạt được. Bản liệt kê 80 vẻ đẹp nầy không thấy ghi trong các kinh văn nguyên thủy, nhưng rất thường thấy đề cập trong tiểu sử của Phật và các kinh văn Đại thừa. Có thể nó xuất xứ từ các đại biểu của Thuyết nhất thiết hữu bộ, nhưng nó lại được sử dụng thường xuyên trong văn học Đại thừa. Kinh văn đầu tiên liệt kê đầy đủ 80 vẻ đẹp có lẽ được tìm thấy trong Phật bản hạnh tập kinh (zh. 佛本行集經, sa. abhiniṣkramaṇa-sūtra), là bản ghi lịch sử đức Phật trọn vẹn nhất trong Hán tạng. Dưới đây là bản liệt kê 80 vẻ đẹp bằng tiếng Hán trong Phật Quang đại từ điển (đã được dịch): Móng tay thon dài, mảnh và sáng bóng; Ngón tay, ngón chân tròn, thon dài, mềm dịu; Các ngón khi khép lại thì kín đầy; Tay chân sáng bóng, tươi hồng; Hai mắt cá chân ẩn kín; Hành bộ trực tiến, uy nghi hoà mục như long tượng vương (行歩直進,威儀和穆如龍象王): dáng di hướng thẳng phía trước, uy nghi khoan thai như rồng chúa, voi chúa; Hành bộ uy dung tề túc như sư tử vương (行歩威容齊肅如獅子王): Dáng đi oai vệ như sư tử chúa; Hành bộ an bình do như ngưu vương (行歩安平猶如牛王): Dáng đi bình thản như trâu chúa; Tiến chỉ nghi nhã uyển như nga vương (進止儀雅宛如鵝王): Phong thái tiến, dừng thanh nhã, uyển chuyển như ngỗng chúa; Hồi cố tất giai hữu toàn như long tượng vương chi cử thân tùy chuyển (迴顧必皆右旋如龍象王之舉身隨轉): Quay nhìn đều theo bên phải như voi chúa nhấc mình để di chuyển; Chi tiết quân vân viên diệu (肢節均勻圓妙): Các khớp tay chân đều tròn và đẹp; Cốt tiết giao kết do nhược long bàn (骨節交結猶若龍盤): Các đốt xương liên kết nhau như rồng cuốn; Tất luân viên mãn (膝輪圓滿): Đầu gối tròn đầy; Ẩn xứ chi văn diệu hảo thanh tịnh (隱處之紋妙好清淨): Chỗ ẩn vân tốt đẹp và thanh tịnh; Thân chi nhuận hoạt khiết tịnh (身肢潤滑潔淨): Thân và tay chân tươi nhuận, trơn láng, thanh tịnh; Thân dung đôn túc vô uý (身容敦肅無畏): Phong thái đôn hậu, vô uý; Thân chi kiện tráng (身肢健壯): Thân thể tráng kiện; Thân thể an khang viên mãn (身體安康圓滿); Thân tướng do như tiên vương, chu táp đoan nghiêm quang tịnh (身相猶如仙王,周匝端嚴光淨): Thân tướng như tiên chúa, toàn thân đoan nghiêm sáng sạch; Thân chi chu táp viên quang, đản tự nhiên diệu (身之周匝圓光,恒自照耀): Có hào quang thường chiếu sáng quanh thân; Phúc hình phương chính, trang nghiêm (腹形方正、莊嚴): Bụng vuông vức, trang nghiêm; Tề thâm hữu toàn (臍深右旋): Rốn sâu, xoay về hướng phải; Tề hậu bất ao bất đột (臍厚不凹不凸): Rốn đầy, không lõm không lồi; Bì phu vô giới tiển (皮膚無疥癬): Da không ghẻ lác; Thủ chưởng nhu nhuyến, túc hạ an bình (手掌柔軟,足下安平): Bàn tay mềm mại, lòng bàn chân bằng phẳng; Thủ văn thâm trường minh trực (手紋深長明直): Chỉ tay sâu, dày, rõ ràng; Thần sắc quang nhuận đan huy (唇色光潤丹暉): Môi đỏ thắm, sáng và tươi nhuần; Diện môn bất trường bất đoản, bất đại bất tiểu như lượng đoan nghiêm (面門不長不短,不大不小如量端嚴): Mặt không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, vừa vặn, đoan nghiêm; Thiệt tướng nhu nhuyễn quảng trường (舌相軟薄廣長): Lưỡi mềm, dài, rộng; Thanh âm uy viễn thanh triệt (聲音威遠清澈): Tiếng nói oai hùng, vang xa, trong suốt; Thanh vận mĩ diệu như thâm cốc hưởng (音韻美妙如深谷響): Âm vận hay đẹp như tiếng vang nơi hang sâu; Tỉ cao thả trực, kì khổng bất hiện (鼻高且直,其孔不現): Mũi cao và thẳng, lỗ mũi kín; Xỉ phương chỉnh tiên bạch (齒方整鮮白): Răng đều đặn, trắng đẹp; Nha viên bạch quang khiết phong lợi (牙圓白光潔鋒利): Răng trắng tròn, sáng sạch, bén nhọn; Nhãn tịnh thanh bạch phân minh (眼淨青白分明): Mắt trong, lòng đen lòng trắng phân minh; Nhãn tướng tu quảng (眼相脩廣): Mắt dài rộng; Nhãn tiệp tề chỉnh trù mật (眼睫齊整稠密): Lông mi đều và dày; Song mi trường nhi tế nhuyễn (雙眉長而細軟): Lông mày dài và mịn; Song mi trình cam lưu li sắc (雙眉呈紺琉璃色): Lông mày xanh biếc như lưu li; Mi cao hiển hình như sơ nguyệt (眉高顯形如初月): Lông mày cách xa mắt và cong như trăng lưỡi liềm; Nhĩ hậu quảng đại tu trường luân đoá thành tựu (耳厚廣大脩長輪埵成就): Vành tai rộng, đoá tai dài thòng xuống; Lưỡng nhĩ tề bình, li chúng quá thất (兩耳齊平,離衆過失): Hai vành tai bằng nhau, không có sai khuyết; Dung nghi linh kiến giả giai sinh ái kính (容儀令見者皆生愛敬): Phong cách uy nghi, khiến người thấy liền sinh kính mến; Tảng quảng bình chính (額廣平正): Trán rộng, bằng phẳng; Thân uy nghiêm cụ túc (身威嚴具足): Thân đầy đủ tướng oai nghiêm; Phát tu trường cam thanh, mật nhi bất bạch (髮脩長紺青,密而不白): Tóc dài xanh biếc, dày mà không bạc; Phát hương khiết tế nhuận (髮 香 潔 細 潤): Tóc mịn, toả hương thanh khiết; Phát tề bất giao tạp (髮齊不交雜): Tóc ngay ngắn không rối; Phát bất đoạn lạc (髮不斷落): Tóc không đứt rụng; Phát quang hoạt thù diệu, trần cấu bất trước (髮光滑殊妙,塵垢不著): Tóc trơn bóng, bụi không dính; Thân thể kiên cố sung thật (身體堅固充實): Thân thể vững chắc đầy đặn; Thân thể trường đại đoan trực (身體長大端直): Thân thể cao lớn đoan chính; Chư khiếu thanh tịnh viên hảo (諸竅清淨圓好): Các huyệt thanh tịnh tròn đẹp; Thân lực thù thắng vô dư đẳng giả (身力殊勝無與等者): Sức mạnh thù thắng, không ai sánh bằng; Thân tướng chúng sở lạc quán (身相衆所樂觀): Thân tướng được mọi người ưa nhìn; Diện như thu mãn nguyệt (面如秋滿月): Khuôn mặt như trăng tròn mùa thu; Nhan mạo thư thái (顏貌舒泰): Vẻ mặt thư thái; Diện mạo quang trạch vô hữu tần xúc (面貌光澤無有顰蹙): Gương mặt sáng bóng không vết nhăn; Thân bì thanh tịnh vô cấu, thường vô xú uế (身皮清淨無垢,常無臭穢): Da sạch không cáu ghét, thường không có mùi hôi; Chư mao khổng thường xuất diệu hương (諸毛孔常出妙香): Các lỗ chân lông thường toả hương thơm; Diện môn thường xuất tối thù thắng hương (面門常出最上殊勝香): Diện môn thường toả mùi hương thù thắng; Tướng chu viên diệu hảo (相周圓妙好): Tướng tròn đầy tốt đẹp; Thân mao cam thanh quang tịnh (身毛紺青光淨): Lông trên mình xanh biếc sạch sẽ; Pháp âm tùy chúng, ứng hiện vô sai (法音隨衆,應理無差): Pháp âm tùy theo đại chúng mà ứng hiện, bình đẳng không sai biệt; Đỉnh tướng vô năng kiến giả (頂相無能見者): Tướng đỉnh đầu không ai thấy được; Thủ túc chỉ cương phân minh (手足指網分明): Đường vân của ngón tay, ngón chân phân minh; Hành thời kì túc li địa (行時其足離地): Khi đi, hai chân đều cách mặt đất; Tự trì bất thị tha vệ (自持不待他衛): Tự giữ gìn, không nhờ người khác hộ vệ; Uy đức nhiếp nhất thiết (威德攝一切): Uy đức nhiếp phục hết thảy; Âm thanh bất ti bất kháng, tùy chúng sinh ý (音聲不卑不亢,隨衆生意): Thanh âm nói ra không thấp không cao, vừa sự tiếp thu của chúng sinh; Tùy chư hữu tình, nhạo vi thuyết pháp (隨諸有情,樂為説法): Tùy theo sự ưa thích của chúng sinh mà thuyết pháp; Nhất âm diễn thuyết chính pháp, tùy hữu tình loại các linh đắc giải (一音演説正法,隨有情類各令得解): Diễn thuyết chính pháp chỉ bằng một âm thanh, tùy các loài chúng sinh nghe đều được giải thoát; Thuyết pháp y thứ đệ, tuần nhân duyên (説法依次第,循因縁): Thuyết pháp theo thứ lớp, tùy nhân duyên; Quán hữu tình, tán thiện huỷ ác nhi vô ái tắng (觀有情,讚善毀惡而無愛憎): Quán sát chúng sinh, khen thiện chê ác, nhưng không có tâm yêu ghét; Sở vi tiên quán hậu tác, cụ túc quỹ phạm (所為先觀後作,具足軌範): Trước quan sát kĩ các việc rồi sau mới làm, tuân thủ đúng quy tắc; Tướng hảo, hữu tình vô năng quán tận (相好,有情無能觀盡): Tướng tốt đẹp, chúng sinh không thể nào thấy hết được; Đỉnh cốt kiên thật viên mãn (頂骨堅實圓滿): Xương đầu cứng chắc, tròn đầy; Nhan dung thường thiếu bất lão (顏容常少不老): Dung nhan trẻ mãi không già; Thủ túc cập hung ức tiền, câu hữu cát tường hỉ toàn đức tướng (手足及胸臆前, 倶有吉祥喜旋德相): Nơi chân tay và trước lồng ngực đều có tướng tốt cát tường hỉ (chữ Vạn 卐) xoay vần. Phật thuyết như sau: Tâm bố thí mà kiên định, thành kính hướng về tha nhân, không đợi chờ họ nói ra lời những gì họ mong muốn được bố thí. người phát tâm phải xét đoán biết ý cầu mong của họ và mở hết lòng rộng lớn thương kính cần cầu cung cấp cho người, không một mảy may trước tâm. bố thí như vậy, thì người đó vì, do tâm kiên định nên được thiện báo: Tay chân mềm mại, tướng hảo đoan nghiêm, tay dài tới gối, chân có luân tướng, mắt sáng răng trong v.v... và đầy đủ các tướng hảo Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Phật -- Thích Giác Hoàng Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Danh sách Biểu tượng Phật giáo Nghệ thuật Phật giáo Phật Thích-ca en:Physical characteristics of the Buddha#The 80 secondary characteristics
12092
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99i%20B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81
Cội Bồ-đề
Cội Bồ-đề (, ) là danh hiệu trong Phật giáo tôn xưng cho một cây cổ thụ thuộc loài danh pháp khoa học Ficus religiosa tại khu vực Bồ Đề Đạo tràng, nơi thái tử Tất Đạt Đa đã thiền tọa và chứng đắc giác ngộ, trở thành Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đây là một trong 4 địa điểm được xem là Thánh địa tối cao của Phật giáo. Khi còn tại thế, Phật Thích Ca từng bảo đại đức Anan (hầu cận của ngài) rằng: mỗi khi tín đồ tới tịnh xá lễ bái mà không có Phật ở đó, thì có thể bảo họ chiêm bái cây bồ đề, và “thấy cây bồ đề cũng như là thấy Như Lai vậy”. Sau khi Phật nhập niết bàn, cây Bồ-đề nguyên thủy mà Đức Phật ngồi bên khi ngài giác ngộ vẫn còn sống đến thời của vua Asoka và được nhà vua xây rào bảo vệ. Bên cạnh đó, nhà vua cũng đã nhân rộng cây quý này bằng cách chiếc nhánh của nó và gửi đến những địa điểm khác trên cả nước. Vì sùng kính đức Phật, vua Asoka chăm sóc cây Bồ-đề này rất cẩn thận, hàng ngày nhà vua đến thăm cây Bồ-đề và xem như một báu vật quốc gia. Do lòng ghen tỵ, quý phi của nhà vua là bà Tissarakkhā đã sai người lén chặt cây Bồ-đề và thiêu hủy nó. Vua Asoka đã trồng lại cây Bồ-đề từ một nhánh cây được chiết từ cây ở Sri Lanka (cây này lớn lên từ cành chiết gửi tặng cho vua Devanampiya Tissa trước đó). Có tài liệu khác thì ghi rằng cây bồ đề thứ 2 này mọc ra từ mầm nhú lên từ gốc của cây bị chặt. Cây Bồ-đề thứ hai bị phá vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên trong cuộc bức hại Phật giáo của vua Pushyamitra Shunga. Sau đó, cây bồ đề lại tiếp tục được trồng lại. Tuy nhiên, có tài liệu khác cho rằng Pushyamitra Shunga đã không phá hủy cây. Cây Bồ-đề thứ ba bị phá vào khoảng năm 600, do vua Sasanka xứ Ganda (Bengal, trị vì 590 - 625) ra lệnh. Vua Sasanka theo ngoại đạo nên không thích Phật giáo, ông đã truyền lệnh chặt cây thiêng này đồng thời đem đốt toàn bộ gốc rễ. Khi nghe tin, vua Purnavarama (Phú Lâu Na Bạt Ma) của Maghada (Ma-kiệt-đà), người nối dõi cuối cùng của vua Asoka đã vật mình xuống đất vì đau buồn, ông than thở: "Mặt trời của trí tuệ đã lặn, không còn gì để lại ngoài cội bồ-đề, và ngay cả nó ngày nay cũng đã bị hủy diệt, nơi nào sẽ cung cấp cho nguồn sống tâm linh". Năm 620, vua Purnavarma đã trồng lại cây Bồ-đề. Ngoài ra, vua còn cho xây bức tường cao hơn 7m để tránh kẻ xấu tàn phá cây Bồ-đề. Cây bồ đề này đã được Đường Tam Tạng mô tả trong nhật ký khi ông đến thăm nơi đây. Khoảng 600 năm sau, cây Bồ-đề thứ tư bị phá. Quân đội Hồi giáo của Muhammad Bakhtiyar Khalji đã xâm chiếm Ấn Độ, phá hủy toàn bộ các Thánh tích Phật giáo, trong đó tòa tháp Maha Bodhi và cây Bồ-đề thiêng liêng. Mặc dù vậy, cây Bồ-đề lại tiếp tục hồi sinh. Ngay nơi gốc cây đã bị tàn phá, một chồi non đã nhú lên và phát triển nhanh chóng, cành lá sum suê. Đến đầu thập niên 1870, cây Bồ-đề thứ năm đã bị khô chết, rồi trong một cơn bão năm 1876, cây Bồ-đề đã bị đổ. Vào năm 1881, ngài Alexander Cunningham người Anh đã sử dụng hạt giống từ cây Bồ-đề thứ năm và trồng lại chính nơi cây gốc đã từng ở đó. Về sau ở nơi đó, chồi non lại tiếp tục nảy nở và phát triển, kế thừa từ mạch sống của cây Bồ-đề tổ tiên. Cội Bồ-đề này đã lớn lên và phát triển đến ngày nay, cách tháp chính khoảng 5m. Ngoài ra, một cành chiết từ cây bồ đề nguyên thủy đã được vua Asoka gửi tặng cho vua Devanampiya Tissa (Thiên-Ái-Đế-Tu) tại Sri Lanka vào năm 247 trước Tây lịch. Con gái của vua Asoka là Tỳ-kheo-ni Sanghamitta (Tăng-già-mật-đa) đã sang Sri Lanka (Tích Lan) với mục đích thành lập ni đoàn Phật giáo đã mang nhánh bồ-đề này qua Tích Lan, đem đến trồng ở Anuradhapura, tại đây nó đã phát triển thành một cây to. Sau này người dân Tích Lan đã gọi cây bồ-đề này là "Sri-Maha Bodhi", nghĩa là "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường". Cho tới nay, trải qua gần 2.300 năm, Cây Bồ Đề Vĩ Đại vẫn sống tươi tốt và được người Sri Lanka coi là quốc bảo. Rất nhiều nhánh từ cây này đã được chiết để gửi đi trồng ở chùa chiền khắp nơi trên thế giới. Như vậy, cùng chung với số phận thăng trầm của lịch sử Phật giáo, cây bồ-đề cũng đã nhiều lần bị chặt đốt, thiêu hủy do thiên tai vô thường xói mòn và do những người muốn xóa tan vết tích của nó. Thế nhưng trải qua bao nguy khốn, dòng dõi hậu duệ của cây bồ đề vẫn không tuyệt diệt mà vẫn tiếp tục bám trụ và đâm chồi nảy lộc, đời sau nối tiếp đời trước che bóng mát cho nơi mà Đức Phật đã ngồi khi thành đạo, rồi còn được Phật tử đem lan tỏa đi khắp thế giới. Mặc dù trải qua nhiều lần sinh diệt, nhưng vị trí cây ngày hôm nay so với gốc cây ban đầu vẫn không có sự thay đổi chuyển dịch, vẫn định vị như gốc cây nguyên thủy, nơi khoảng 2.600 năm về trước, thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ thành Phật. Chú thích Tham khảo Thánh địa Phật giáo Địa điểm hành hương Phật giáo
12098
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yohkoh
Yohkoh
Yohkoh (ようこう trong tiếng Nhật, nghĩa là Tia mặt trời), còn được gọi là SOLAR-A, là vệ tinh nghiên cứu về Mặt Trời của Viện Không gian và Khoa học Vũ trụ Nhật Bản với sự cộng tác của Hoa Kỳ và Anh quốc. Nó được phóng vào quỹ đạo Trái Đất vào ngày 30 tháng 8, năm 1991, bằng tên lửa Mu-IIIs-V từ Kyushu, ở làng Uchinoura trên bán đảo Ohsumi. Vệ tinh này nặng 390 kg, được ổn định bằng 3 trục và nằm trong một quỹ đạo gần tròn. Nó mang theo 4 thiết bị để quan sát Mặt Trời: viễn vọng kính tia X mềm (Soft X-ray Telescope, SXT), viễn vọng kính tia X cứng (Hard X-ray Telescope, HXT), quang phổ kế tinh thể Bragg (Bragg Crystal Spectrometer, BCS) và quang phổ kế băng tần rộng (Wide Band Spectrometer, WBS). Nó cung cấp khoảng 50 Mb dữ liệu mỗi ngày và dữ liệu được lưu trữ trên một máy thu trên vệ tinh có sức chứa 80 Mb. Vào những năm 1990, nó là kính viễn vọng tia X duy nhất quan sát hoạt động của Mặt Trời, và cho biết toàn bộ chu kỳ hoạt động của các vết đen Mặt Trời. Trong lần nhật thực hình khuyên vào ngày 14 tháng 12 năm 2001 phi thuyền chuyển vào trạng thái an toàn (safe mode) để bảo tồn năng lượng, và cũng bắt đầu bị trôi dạt nhẹ. Vì Yohkoh mất liên lạc với trạm điều khiển trên mặt đất vào lúc nhật thực đó, người ta không thể theo dõi để cuộn hay điều chỉnh nó. Vào lúc liên lạc được thiết lập lại, các phiến mặt trời của Yohkoh không còn hướng về phía mặt trời, làm suy kiệt năng lượng của phi thuyền. Các nỗ lực phục hồi năng lượng cho phi thuyền thất bại và nó chấm dứt nhiệm vụ. Lúc đầu Nhật Bản tính tuổi thọ của vệ tinh Yohkoh chỉ đạt 3 năm. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2005 phi thuyền bốc cháy khi quay lại Trái Đất trên bầu trời Nam Á. Theo Mạng lưới giám sát không gian Hoa Kỳ, thời điểm phi thuyền rời vị trí là 6:16 chiều giờ tiêu chuẩn Nhật Bản (JST). Tham khảo Liên kết ngoài Trang web về Yohkoh của ISAS, Nhật Bản Trang web cũ về Yohkoh của ISAS, Nhật Bản Du hành không gian năm 1991 Vệ tinh nhân tạo từng quay quanh Trái Đất Vệ tinh Nhật Bản Kính viễn vọng Mặt Trời Đài thiên văn không gian Kính viễn vọng tia X Du hành không gian năm 2005 Nhật Bản năm 1991 Phát minh của Nhật Bản
12112
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%91c
Đô đốc
Danh xưng Đô đốc trong tiếng Việt ngày nay được hiểu theo nghĩa hẹp là bậc quân hàm sĩ quan cao cấp trong lực lượng Hải quân các quốc gia, tương đương cấp bậc admiral trong tiếng Anh; hoặc theo nghĩa rộng là các tướng lĩnh hải quân, bao gồm cả các cấp bậc Phó đô đốc và Chuẩn đô đốc. Theo nghĩa hẹp, cấp bậc Đô đốc được xem là cấp bậc cao cấp nhất mà một sĩ quan hải quân có thể đạt được ở nhiều quốc gia. Một số quốc gia còn hình thành quân hàm bậc trên như Đô đốc Hải quân (admiral of the navy), Thủy sư đô đốc/Đô đốc hạm đội (fleet admiral, admiral of the fleet), hay Đại đô đốc (grand admiral) trên cả cấp bậc Đô đốc, tương đương hàm Thống tướng, Thống chế hay Nguyên soái. Tuy nhiên, trong nhiều quốc gia, quân hàm Đô đốc là quân hàm cao nhất của lực lượng hải quân, tương đương Đại tướng 4 sao. Từ nguyên Danh xưng Đô đốc trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán 都督. Đây là danh xưng của chức vụ võ quan quân chính cao cấp dưới thời phong kiến của Trung Quốc, ảnh hưởng đến cả Triều Tiên và Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, chức vụ đô đốc thời phong kiến có những quyền lực khác nhau. Tại Trung Quốc, thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, có ghi nhận chức vụ Trì tiết đô đốc, vốn là tướng lĩnh do trung ương cử đi các địa phương để lãnh việc quân, về sau dần có quyền lớn và kiêm thứ sử các châu và trở thành quan lớn nhất về quân chính tại địa phương. Thời Bắc Chu, triều đình thi hành chế độ phủ binh. Dưới Đại đô đốc, Soái đô đốc có Đô đốc, trật Thất mệnh. Thời Đường, vào năm 624 cải gọi Tổng quản làm Đô đốc. Có Đại, Trung, Hạ Đô đốc phủ, mỗi phủ có một Đô đốc, phẩm trật có phân biệt tòng nhị phẩm, chánh tam phẩm hoặc tòng tam phẩm phụ trách quản lý thành luỹ, binh mã giáp trượng, lương thực... một số châu. Do đầu nhà Đường, quân đội đều lệ thuộc vào trung ương nên Đô đốc không có nhiều quyền lực. Sau loạn An Sử, thì Đô đốc phủ bị bãi bỏ, Đô đốc trở thành chức vụ danh dự. Thời Nam Tống lấy Đô đốc quân mã làm quan thống binh do Tể tướng đích thân cử. Dưới một cấp gọi là Đồng đô đốc quan mã, Đốc thị quân mã. Nơi làm việc gọi là Đô đốc phủ. Thời Nguyên cũng đặt Đại đô đốc phủ, Chánh nhị phẩm. Thời Minh đặt Trung quân, Tả quân, Hữu quân, Tiền quân và Hậu quân ứng với 5 Đô đốc phủ. Mỗi phủ có Tả, Hữu đô đốc trật Chánh nhất phẩm, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự mỗi chức 2 người, Tòng nhất phẩm. Tại Việt Nam, vào năm Quang Thái, nhà Trần có đặt chức Đô đốc ở cấp lộ. Tháng 12 năm Tân Tỵ (1461), Lê Lộng được bổ dụng làm Đô đốc Bình chương quân quốc trọng sự. Đầu thời nhà Lê chức Đô đốc đứng đầu võ ban, Bình chương quân quốc trọng sự, là bậc Tể tướng. Tháng 4 năm Bính Tuất (1466), triều đình bắt đầu đặt 5 phủ là Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ và Bắc quân phủ cũng gọi là Ngũ quân Đô đốc phủ. Có các chức Tả/Hữu đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự, chuyên giữ việc quân. Quan chế đời Hồng Đức cho Tả/Hữu Đô đốc trật Tòng Nhất phẩm, ngang với Tam thiếu. Đến đời Bảo Thái, đô đốc cho Tòng Nhất phẩm, ngang với Thái tử tam thái Danh xưng Đô đốc chỉ sử dụng trên thực tế để chỉ cấp bậc sĩ quan hải quân cao cấp tại Việt Nam từ sau năm 1964 theo quy định danh xưng cấp bậc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, theo đó cấp bậc tướng lĩnh hải quân được phân thành cấp bậc Thủy sư Đô đốc, Đô đốc, Phó đô đốc, Đề đốc và Phó đề đốc. Hải quân Nhân dân Việt Nam mãi đến năm 1981 cấp bậc Đô đốc mới được quy định chính thức cùng với các cấp bậc Phó đô đốc và Chuẩn đô đốc. Ngày nay Trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, quân hàm Đô đốc tương đương Thượng tướng. Quân hàm Đô đốc được quy định lần đầu tiên trong luật ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. Cho đến nay mới có 2 sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam được phong hàm Đô đốc là Giáp Văn Cương (1921-1990) phong hàm năm 1988 và Nguyễn Văn Hiến phong hàm năm 2011. Theo Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (1999) thì Phó Đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Chỉ phong Đô đốc khi là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng hoặc Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm nhiệm. Các quân hàm tương đương cấp tướng, dưới hàm Đô đốc ở một số nước gồm có: Phó Đô đốc (Vice Admiral), tương đương Trung tướng Đề đốc/Chuẩn Đô đốc (Rear Admiral), tương đương Thiếu tướng Phó Đề đốc (Commodore), tương đương Chuẩn tướng Trong Hải quân Pháp có các quân hàm sau đây: Đô đốc (Amiral), tương đương Đại tướng, có 5 sao Phó Đô đốc Hạm đội (Vice-amiral d'escadre), tương đương Trung tướng, có 4 sao Phó Đô đốc (Vice-amiral), tương đương Thiếu tướng, có 3 sao Đề đốc/Chuẩn Đô đốc (Contre-amiral), tương đương Chuẩn tướng, có 2 sao Trước đây từng có cấp bậc Đô đốc Pháp quốc. Từ năm 1830 đến năm 1869, đã có 12 quân nhân được phong Đô đốc Pháp quốc (Amiral de France). Từ đó trở đi không ai được phong cấp bậc này nữa. Ngày 29 tháng 6 năm 1939, theo một sắc lệnh, Đô đốc Darlan được phong Đô đốc Hạm đội (Amiral de la Flotte) để khỏi "lép vế" trước đồng nhiệm Anh mang quân hàm Admiral of the Fleet, nhưng đây chỉ là danh xưng thuần túy chứ không phải là một quân hàm riêng. Tại Trung Quốc, Hải quân thượng tướng (海军上将) là quân hàm tối cao của Quân chủng hải quân. Chú thích Tham khảo Phần lịch sử tham khảo Từ điển chức quan Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Ninh. Nhà xuất bản Thanh niên, xuất bản năm 2006 Đô đốc Quân hàm Hải quân Chức quan phong kiến
12114
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20%C4%91%E1%BA%B7c%20quy%E1%BB%81n%20kinh%20t%E1%BA%BF
Vùng đặc quyền kinh tế
Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, 1986. Trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp của Công ước này. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền. Khái niệm này của các quốc gia được phân chia vùng đặc quyền kinh tế đã cho phép kiểm soát tốt hơn các vấn đề trên biển (nằm ngoài giới hạn lãnh thổ mà quốc gia có đầy đủ chủ quyền) đã thu được sự chấp thuận của đa số quốc gia vào cuối thế kỷ XX và đã được gắn với sự thừa nhận quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển thứ ba năm 1982. Điều 55, phần V Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quy định: Specific legal regime of the Exclusive Economic Zone The Exclusive Economic Zone is an area beyond and adjacent to the territorial sea, subject to the specific legal regime established in this Part, under which the rights and jurisdiction of the coastal State and the rights and freedoms of other States are governed by the relevant provisions of this Convention. Bản dịch tiếng Việt: Chế độ pháp lý đặc biệt cho vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ngoài và tiếp giáp với lãnh hải, là chủ thể của chế độ pháp lý đặc biệt được đưa ra tại phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền cũng như quyền tự do của quốc gia khác được điều chỉnh bởi các điều khoản liên quan của Công ước này. Quản lý nghề cá là một bộ phận đáng kể nhất của việc kiểm soát này. Các tranh cãi về mở rộng chính xác của các vùng đặc quyền kinh tế là nguồn chủ yếu của các mâu thuẫn giữa các quốc gia về biển. Ví dụ nổi tiếng nhất ở châu Âu có lẽ là chiến tranh cá tuyết giữa Iceland và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 1893. Lịch sử Khái niệm và sự hình thành của vùng này có lẽ bắt nguồn từ sự kiện tổng thống Mỹ Truman ngày 28 tháng 9 năm 1945 đã đưa ra một tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả. Trong đó, Mỹ đề nghị thiết lập một vùng bảo tồn một phần nhất định của biển cả tiếp giáp với bờ biển nước Mỹ, tại đó các hoạt động nghề cá đã và sẽ phát triển trong tương lai ở mức độ quan trọng nằm ngoài lãnh hải của Mỹ 3 hải lý. Tiếp theo đó, các nước khu vực châu Mỹ-Latinh như Chile, Peru, Ecuador đã mở rộng lãnh hải tới 200 hải lý dưới các tên gọi như vùng biển di sản, lãnh hải di sản v.v. để loại bỏ quyền tự do hàng hải và các quyền tự do biển cả khác. Tình hình này gây ra sự lo ngại và chống đối từ các quốc gia có nghề hàng hải phát triển mạnh. Năm 1971, Kenya và sau đó là các nước khu vực Á-Phi đã đưa ra đề nghị trung hòa cả hai lập trường trên bằng khái niệm vùng đặc quyền kinh tế, trong đó các quốc gia ven biển có thẩm quyền đặc biệt trong kiểm soát; quy định; khai thác và bảo vệ các tài nguyên sinh vật cũng như phi sinh vật của vùng để ngăn ngừa và đấu tranh chống lại ô nhiễm, trong khi các quyền tự do hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp hay ống dẫn dầu dưới đáy biển vẫn được bảo lưu. Khái niệm này đã nhanh chóng được chấp nhận mà không có sự phản đối nào và nó có giá trị tập quán trước khi được ghi nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Chế độ pháp lý Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển đặc thù, trong đó có sự cân bằng về các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển với các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác. Theo các điều khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 thì quốc gia ven biển có các quyền sau: Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên của vùng nước trên đáy biển cũng như của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Các quyền này bao gồm: Các hoạt động thăm dò, khai thác vì mục tiêu kinh tế cũng như việc sản xuất năng lượng từ nước, dòng hải lưu và gió. Quyền tài phán về: Việc lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển. Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Các quyền và nghĩa vụ khác theo các điều khoản của Công ước. Điều này có nghĩa là quốc gia ven biển có toàn quyền trong đánh giá tiềm năng của các nguồn tài nguyên cũng như thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý các nguồn tài nguyên này. Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền chỉ có thể tham gia vào việc duy trì các nguồn lợi này ở "mức độ thích hợp". Tuy nhiên, nếu tổng khối lượng đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật lớn hơn khả năng khai thác của quốc gia đó thì quốc gia này có nghĩa vụ "tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế". Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng các quyền sau (phải tuân thủ theo các điều khoản của Công ước này): Tự do hàng hải. Tự do hàng không. Tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp. Theo quốc gia Úc Luật về biển và các vùng đất chìm ngập dưới biển năm 1973 Úc là quốc gia lớn thứ ba về diện tích của Vùng đặc quyền kinh tế, sau Mỹ và Pháp, và đứng trên Nga, với tổng diện tích thực tế còn lớn hơn diện tích vùng đất liền của mình. Theo công ước của Liên hiệp quốc, vùng đặc quyền kinh tế của Úc nói chung mở rộng thêm 200 hải lý (370,4 km) từ bờ biển của Úc cũng như các lãnh thổ ben ngoài của quốc gia này, ngoại trừ các khu vực mà theo thỏa thuận giữa Úc và các quốc gia liên quan thì nó nhỏ hơn. Úc cũng đòi hỏi trong các đệ trình của mình tới Ủy ban của Liên Hiệp Quốc về biển dành cho các giới hạn về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế tới 200 hải lý đối với Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc nhưng yêu cầu này không được chấp nhận do các quy định trong Hiệp ước Nam Cực. Tuy vậy, Úc vẫn duy trì được quyền khai thác và thám hiểm đáy biển và vùng nước trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế này. Pháp Do có nhiều các lãnh thổ bên ngoài chính quốc trên tất cả các đại dương của Trái Đất nên Pháp chiếm giữ vị trí thứ hai về vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, với diện tích 11.035.000 km² (4.260.000 dặm vuông), chỉ sau diện tích các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ (11.351.000 km² / 4.383.000 dặm vuông), nhưng đứng trên Úc. Theo tính toán khác đưa ra bởi Pew Research Center, diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Pháp là 10.084.201 km² (3.893.532 dặm vuông), sau Mỹ (12.174.629 km² / 4.700.651 dặm vuông), nhưng trên Úc (8.980.568 km² / 3.467.416 dặm vuông) và Nga (7.566.673 km² / 2.921.508 dặm vuông). Tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Pháp chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt của tất cả các vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích của Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0,45% tổng diện tích Trái Đất. Mỹ Luật quản lý và bảo tồn nghề cá Magnuson-Stevens năm 1976 Tham khảo Maritime Boundary Definitions . Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea. Commission on the Limits of the Continental Shelf, Submission by Australia. Xem thêm Nội thủy Lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng biển quốc tế Thềm lục địa Liên kết ngoài United Nations Convention on the Law of the Sea - Part V Sea Around Us Project - View the EEZ of all nations The USA zone since 1977 Submissions of the parties in a court case on the exercise of the right of Saint Vincent and the Grenadines in the exclusive economic zone of Guinea Maritime boundaries of the World (image) Luật biển Thủy đạc học Công nghiệp đánh cá Ngư nghiệp và môi trường Luật ngư nghiệp
12116
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20vi%20c%C3%B4ng%20c%E1%BB%99ng
Phạm vi công cộng
Phạm vi công cộng hay thuộc về công chúng bao gồm các kiến thức hay sự sáng tạo (đặc biệt là các công trình sáng tạo như văn học, nghệ thuật, âm nhạc, và phát minh) mà không một cá nhân hay một chủ thể luật pháp nào có thể thiết lập hay giữ quyền sở hữu. Các thông tin hay sự sáng tạo này được coi như là một phần của văn hóa và di sản tri thức chung của nhân loại, mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng và thu lợi. Nếu một công trình không thuộc phạm vi công cộng, nó có thể là sở hữu của các cá nhân thể hiện qua quyền tác giả hay bằng sáng chế. Thành viên của cộng đồng nói chung có thể bị hạn chế sử dụng những công trình này. Tuy nhiên, khi bản quyền hay sở hữu trí tuệ hết hạn, công trình sẽ thuộc phạm vi công cộng và có thể được sử dụng không bị hạn chế bởi tất cả mọi người. Xem thêm Phi quyền tác giả Copyleft Tham khảo Fishman, Stephen, The Public Domain: How to Find & Use Copyright-Free Writings, Music, Art & More. ISBN 0-87337-433-9 Liên kết ngoài Flowchart to determine Public Domain status of a work in the U.S. Copyright Research and Information center - about the copyright law in Japan Short list of uncopyrightable things in the U.S. Public Domain Law Center (Russian) Summary list of copyright terms in other countries Union for the Public Domain Luật bản quyền Luật sở hữu trí tuệ Phương tiện truyền thông stock
12122
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20h%E1%BB%8Dc%20Th%E1%BB%A5y%20%C4%90i%E1%BB%83n
Văn học Thụy Điển
Văn học Thụy Điển bắt đầu từ hòn đá khắc chữ Rune ở Rök và bao gồm nhiều nhà văn nổi tiếng như August Strindberg, Esaias Tegnér, Selma Lagerlöf và Astrid Lindgren. Thời kỳ Trung cổ và Liên minh Kalmer (1100 – 1527) Nếu như không kể đến những hòn đá khắc chữ Rune thì các luật lệ của từng vùng từ thế kỷ 13 thuộc về các tác phẩm văn học lâu đời nhất của Thụy Điển. Cùng với việc đạo Thiên Chúa lan truyền rộng rãi, một nền văn học mang tính chất tôn giáo hình thành bao gồm các bài thánh ca và các bản dịch thuật từng phần từ trong Kinh Thánh. Trong thế kỷ 14 văn học trong triều đình từ phía Nam lan truyền đến Thụy Điển. Cũng trong thời gian này 3 quyển tiểu thuyết viết về hiệp sĩ (Eufemiavisor) được dịch ra tiếng Thụy Điển và cùng với Erikskrönika (Biên niên sử Erik) một biên niên sử hình thành, nhiều phần là có động cơ chính trị thúc đẩy, miêu tả cuộc đấu tranh giành quyền lực vào khoảng năm 1300. Nhà văn nữ quan trọng nhất của thời kỳ Trung Cổ là Thánh Birgitta, người trong quyển Himmelska uppenbarelser (Thiên Giáng) đã diễn tả các mơ ước của bà và đả kích lại những người đối nghịch với bà trong giới chính trị cũng như trong nhà thờ. Cũng nên nhắc đến các bài ca ballad phổ thông tại Bắc Âu, những bài ca đã tiếp tục tồn tại như sử thi nhân dân và có ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc cho đến thế kỷ 20. Phong trào Cải cách và thời gian là cường quốc (1527 – 1721) Vào đầu thời kỳ này nền tảng cho một tiếng Thụy Điển thống nhất hình thành. Năm 1541 bản dịch mới của quyển Kinh Thánh được xuất bản, và chỉ với những thay đổi nhỏ, bản dịch này đã được xuất bản cho đến năm 1917. Đi theo Phong trào Cải cách, văn học mang tính chất tôn giáo chiếm lĩnh ưu thế trong suốt cả giai đoạn này. Mãi đến thế kỷ 17 văn học của Thời kỳ Phục hưng mới bắt đầu tại Thụy Điển. Người đại diện chính là Lars Wivallius, một trong những người bịp bợm lớn nhất của thế kỷ. Thơ của ông bắt nguồn từ những bài thơ có vần điệu trong dân gian, mang dấu ấn của tình yêu thiên nhiên và tự do. Ngược lại Georg Stierhielm đã cố gắng xây dựng một thể loại thơ Thụy Điển bằng cách mô phỏng theo Thời kỳ Cổ đại. Thiên anh hùng ca Hercules (1658) của ông đã có ảnh hưởng đến một loạt những người đi sau. Trường phái Cổ điển, Thời kỳ Khai sáng và Tiền Lãng mạn (1721 – 1809) Số đầu tiên của tờ tuần báo đạo đức Thụy Điển đầu tiên, Then swänska Argus, được phát hành vào năm 1732. Người phát hành là Olof Dalin, người với tờ báo này chủ yếu hướng về một giới bạn đọc là những người thường dân. Dalin đã có một sự nghiệp sáng chói như là thi sĩ trong triều đình. Thơ của ông chịu nhiều ảnh hưởng của Trường phái Cổ điển từ nước Pháp. Trong số những người cùng thời với Dalin nổi bật là Hedvig Charlota Nordenflycht, người cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của ông. Thơ của bà một phần mang tính cá nhân hơn và có nhiều tình cảm hơn, một phần mang dấu ấn của cuộc đấu tranh cho các quyền trí thức của phụ nữ. Ca sĩ Carl Michael Bellmann đã tự đặt mình vào một vị trí riêng biệt bằng các bài ca có lối kết hợp độc đáo giữa lời và nhạc, các bài ca mà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Hai đại diện nổi tiếng nhất của Thời kỳ Khai sáng là Johan Henric Kellgren và người đi sau ông là bà Anna Maria Lenngren. Cả hai đều có một giới đọc giả rộng lớn vì họ đều là nhân viên của tờ báo Stockholms Posten, cơ quan của Phong trào Khai sáng. Đặc biệt là Kellgren đã bảo vệ Phong trào Khai sáng trước những người của Trường phái Tiền Lãng mạn chịu ảnh hưởng của Ossian, Rousseau và Goethe như Bengt Lidner. Trường phái Lãng mạn và Trường phái Hiện thực (1809 – 1970) Trong năm 1810 Polyfem tại Stockholm và Phosphoros tại Uppsala, 2 tờ báo văn học, bắt đầu được phát hành, có khuynh hướng đối nghịch lại với Trường phái Cổ điển trong phạm vi của Viện Hàn lâm Thụy Điển và vì thế đã giúp Trường phái Lãng mạn thành công. Per Daniel Atterbom trong nhóm Uppsala trở thành một trong những người đại diện quan trọng nhất của Trường phái Lãng mạn. Người bạn và đồng thời là giáo sư đồng nghiệp của Atterbom, Erik Gustaf Geijer, và người sau ông là Esaias Tegnér là những người đại diện cho một trường phái lãng mạn quốc gia, trường phái tìm lại Bắc Âu cổ điển trong lịch sử. Với bài thơ Vikingen Geijer đã đưa hình ảnh của những người Viking đi vào văn học và đã trở thành mẫu mực cho Frithiofs saga của Tegnér cũng như cho một loạt các tác phẩm sau đó. Nhà thơ tình lớn nhất của Thời kỳ Lãng mạn là Erik Johan Stagneliu, người qua đời khi vừa 30 tuổi và tầm quan trọng của ông chỉ được dần dần nhận ra sau khi ông qua đời. Các quyển tiểu thuyết đầu tiên cũng xuất hiện trong Thời kỳ Lãng mạn, đáng kể nhất là quyển tiểu thuyết Drottningens juvelsmycke (Châu báu của hoàng hậu) của Carl Jonas Love Almqvist. Almqvist phát hành quyển tiểu thuyết Det går an 5 năm sau đó, năm 1839, đặt dấu hỏi về thể chế của hôn nhân, miêu tả hai người chung sống với nhau mà không qua lễ trong nhà thờ. Quyển tiểu thuyết này đã chấm dứt đột ngột sự nghiệp nhân viên nhà nước của Almqvist và là một thí dụ cho bước ngoặt trong văn học đi đến Trường phái Hiện thực, trường phái thích hợp hơn để mang lại ánh sáng văn học cho các câu hỏi về xã hội. Các nhà văn viết tiểu thuyết thành công nhất trong thời gian này là 3 người phụ nữ: Fredika Bremer, Sophie von Knorring và Emilie Flygare-Carlén, mà trong đó đặc biệt là Fredika Bremer đã đánh dấu các nỗ lực giải phóng người phụ nữ thông qua các tác phẩm văn học của bà, thí dụ như trong quyển tiểu thuyết Hertha. Chấm dứt thời kỳ này là Viktor Rydberg, người mà văn của ông đã biểu lộ lòng tin về các lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp và của Chủ nghĩa Tự do. Quyển tiểu thuyết Den siste Athenaren (Người Athen cuối cùng) của ông là một lời phê bình mạnh mẽ về đạo Thiên Chúa giáo điều. Trường phái Tự nhiên và thời chuyển tiếp thế kỷ (1870 – 1914) August Strindberg và Selma Lagerhöf là 2 nhà văn nổi bật nhất của thời gian này. Quyển tiểu thuyết Röda rummet (Căn phòng màu đỏ) năm 1879 đã mở đường thành công cho Strindberg. Sau đó ông viết một loạt các tác phẩm nhỏ và hướng về sân khấu. Với Fadren (Cha) năm 1887 và Fröken Julie (Người con gái tên Julie) năm 1888 ông đã đạt đến giới bạn đọc quốc tế, cũng như là với các tác phẩm sau đó: Ett drömspel (Cuộc chơi trong mơ - 1902) và Spöksonate (Bản sonat ma quỷ - 1907). Người đoạt giải Nobel văn chương, bà Selma Lagerhöf, đi đến giới công khai bằng tác phẩm Gösta Berlings saga. Tác phẩm Nils Holgerssons underbara resa genom Sverige (Cuộc hành trình kỳ diệu của Nils Holgerssons đi qua Thụy Điển) trong thời gian 1906-1907 đã được viết như một quyển sách giáo dục và là một trò chơi với địa lý. Quyển truyện lịch sử của Verner von Heidenstam, Svenskarna och deras hövdingar (Thụy Điển và các tù trưởng của Thụy Điển), cũng là một quyển sách cho trường học, được phát hành 2 năm sau đó. Cùng với Gustav Fröding, Verner von Heidenstam là một trong những nhà thơ tình quan trọng nhất của thập niên 1890. Các tác phẩm của Hjalmar Söderberg mang dấu ấn của một tầng lớp người bi quan nhưng lại hết sức độc đáo về phong cách. Những người anh hùng của ông chính là những kẻ trộm ngày đã mất hết hy vọng. Förvillelser (Hỗn loạn - 1895) là tác phẩm đầu tay của ông, Doktor Glas là kiệt tác đầu tiên của ông và Den allvarsamma liken (Trò chơi nghiêm chỉnh - 1912) là một trong những quyển tiểu thuyết tình yêu cổ điển của văn học Thụy Điển. Trong hai cuộc thế chiến (1914 – 1945) Văn học sau năm 1914 hướng về các đề tài xã hội nhiều hơn trước. Văn học công nhân và việc miêu tả tầng lớp trung lưu mang tính chất phê phán dựa trên kinh nghiệm tự trải và mang nhiều tính tự truyện trong hai thập niên 1920 và 1930. Sigfrid Siwertz, Elin Wägner và Hjalmar Bergman miêu tả nước Thụy Điển đương thời đang chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội công nghiệp. Sigfrid Siwertz miêu tả trong quyển tiểu thuyết Selambs (Gia đình Selam) các hình thức khác nhau của tính ích kỷ phi xã hội, Elin Wägner trong Norrtullsligan viết về người phụ nữ hiện đại có việc làm và trong Pennskafet (Cái quản bút) là cuộc đấu tranh vì quyền bầu cử của phụ nữ, Hjalmar Berman, thí dụ như trong Makurells in Wadköping, là xã hội trung lưu chật hẹp của một thành phố Thụy Điển nhỏ. Các nhà văn xuất thân từ tầng lớp tiểu nông và công nhân, thường là những người tự học, miêu tả trong các quyển tiểu thuyết mang nhiều tính tự truyện cảnh nghèo khổ của những tầng lớp mà họ xuất thân. Trong số tác giả này có Vilhelm Moberg, miêu tả cuộc đấu tranh của người tiểu nông chống lại thời kỳ mới, nhưng trước nhất trở thành nổi tiếng là nhờ vào bộ tiểu thuyết về những người di dân (Utvandrarna, Invandrarna, Nybyggarna và Sista brevet till Sverige), Ivar Lo-Johansson và Jan Fridegård miêu tả cuộc sống đen tối của những người mướn đất và Moa Martinson viết về những ngày thường cực nhọc của người nữ công nhân trong nhà máy. Đại diện cho dòng thơ tình hiện đại với ảnh hưởng của Trường phái Biểu hiện, Trường phái Tương lai và Trường phái Siêu thực là Pär Lagerkvist với Ångest (Sợ hãi) đánh dấu sự khởi đầu của thơ tình hiện đại Thụy Điển, Birger Sjöberg, người đã nổi tiếng trước đó với Fridas Visor (Những bài ca của Frida) mang tính phổ thông và điền viên, Artur Lundkvist và Harry Martinson, cũng là 2 tác giả của tập thơ Fem unga (Năm bạn trẻ) xuất bản năm 1929. Nhiều nhà thơ tình khác tiếp theo họ như Karin Boye với dòng thơ mang dấu ấn của Chủ nghĩa Xã hội và phân tích tâm lý hay Gunnar Ekelöf, người triệt để nhất của thời hiện đại. Diễn biến chính trị ở Đức cũng để lại dấu vết trong văn học Thụy Điển. Dưới ấn tượng của Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia Pär Lagerkvist đã các quyển tiểu thuyết Bödeln (Đao phủ - 1933) và Dvärgen (Chú lùn - 1944) lột trần những xấu xa của con người. Eyvind Johson trong bộ tiểu thuyết Krillon đã đứng vào vị trí chống lại Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (sau 1945) Trong những thập niên đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trường phái hiện đại hình thành trong văn học Thụy Điển. Nhiều vấn đề cơ bản được giải quyết dưới hình thức hỗn độn và mang tính thí nghiệm, đặc biệt là trong thơ tình. Erik Lindegren, Karl Vennberg, Werner Aspenström, Elsa Grave và Rut Hillarp thuộc về thế hệ nhà thơ này. Đại diện cho văn xuôi ngay sau chiến tranh là Lars Ahlin, người theo một thẩm mỹ chống Trường phái Tự nhiên và Stig Dageman với các quyển tiểu thuyết xoay quanh đề tài về lỗi lầm và sợ hãi. Thế nhưng dòng tiểu thuyết thực tiễn vẫn tiếp tục tồn tại bên cạnh những thí nghiệm này, thí dụ như Sara Lidman miêu tả cuộc sống người nông dân tại Norrland trong quyển tiểu thuyết đầu tay của bà (Tjädalen), hay Per Anders Fogelström diễn tả cuộc sống của thành phố lớn như trong Sommaren med Monika (Những mùa hè với Monika - 1951). Giữa thập niên 1960 là một bước ngoặt trong văn học Thụy Điển. Một ý thức chính trị thế giới mới đòi hỏi một nền văn học phê phán xã hội. Tiểu thuyết mang tính tài liệu và các bài viết không có hư cấu như các bài tường thuật hay phóng sự đạt đến đỉnh cao. Per Olov Enquist viết quyển tiểu thuyết mang tính tài kiệu Legionärerna về việc trục xuất người Balt từ Thụy Điển sang Liên bang Xô viết. Jan Myrdal đưa ra một Rapport från en kinesisk (Tường thuật từ một làng ở Trung Quốc). Các nhà văn khác như Pär Westberg và Sara Lidmna viết về tình trạng thế giới bên ngoài. Đầu thập niên 1970 các vấn đề chính trị trong nước cũng được cập nhật mà đặc biệt là vấn đề về phụ nữ thí dụ như Gun-Britt Sundström trong För Lydia (Cho Lydia) và Inger Alfvén trong Dotter till en dotter (Con gái của một người con gái). Trong thập niên 1970 thể loại tiểu thuyết mang tính sử thi trở về trong văn học Thụy Điển. Trong các bộ tiểu thuyết nhiều tập, nhiều vùng đất khác nhau đang trong sự biến đổi giữa cũ và mới được miêu tả lại. Sven Delblanc miêu tả vùng nông thôn Södermanland trong Hedebysvit, Häxringarna (Những chiếc nhẫn của phù thủy) của Kersit Ekman bắt đầu cho dòng tiểu thuyết về vùng Södermanland vào cuối thế kỷ 19 và Sara Lidman đã trở về quê hương của bà qua văn học với bộ tiểu tuyết 5 tập Jernbaeepos (Trường ca tàu hỏa) về việc chinh phục vùng đất Västerbotten trong thế kỷ 19. Göran Tunström miêu tả trong các tiểu thuyết Prästungen (Con của mục sư) và Juloratoriet vùng đất Värmland. Lars Norén với bi kịch gia đình Model att döda (Can đảm để giết người) năm 1980 đã trở thành nhà viết bi kịch quan trọng nhất của những thập niên kế tiếp. Stig Larsson đi vào giới công khai trong thập niên 1980 với một văn xuôi hậu hiện đại, như trong tiểu thuyết Autisterna. Trong cùng thời gian này truyền thống kể chuyện thi sử vẫn giữ được vị trí trong văn học mà các đại diện là Torgny Lindgren (Ormens väg på hälleberget và Hummelhonung), Per Olov Enquist (Musikanternas uttåg và Livläkarens besök) và Kerstin Ekman với bộ tiều thuyết 3 tập Vargskinner (Bộ lông sói) của bà. Tiểu thuyết hình sự Cho đến thời gian của Chiến tranh thế giới thứ hai dòng tiểu thuyết hình sự Thụy Điển chịu nhiều ảnh hưởng của mẫu mực nước ngoài. Mãi đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai tiểu thuyết hình sự mới bắt đầu dựa trên một môi trường xã hội Thụy Điển tự nhiên. Trong thập niên 1960 Maj Sjöwall và Per Wahlö bắt đầu hợp tác mà kết quả là một tập truyện bao gồm 10 quyển thành công trên thế giới: Om ett brott (Về một tội phạm). Các quyển tiểu thuyết của họ cũng có một chiều hướng chính trị rõ rệt. Tiếp theo sau đó ngày càng có nhiều nhà văn hướng về thể loại tiểu thuyết hình sự. Trong số những người này Henning Mankell có một vị trí quan trọng, các quyển tiểu thuyết của ông đều xảy ra tại Skåne. Văn học thiếu nhi Thời kỳ nở rộ đầu tiên của văn học thiếu nhi Thụy Điển là vào khoảng 1900. Elsa Beskow, Anna Maria Ross và Anna Wahlenberg là các nữ đại diện quan trọng nhất. Năm 1945 Astrid Lindgren bắt đầu thành công với Pipi Långstrump (Pipi tất dài). Với quyển Pipi Långstrum Astrid Lindgren đã giải phóng văn học thiếu nhi ra khỏi gánh nặng của một chủ nghĩa đạo đức chật hẹp. Trong văn học thiếu nhi của bà, Astrid cũng thường tìm đến các câu hỏi về cuộc sống và tồn tại như sống và chết trong Bröderna Lejonhjärta, can đảm và sợ hãi trong Mio, min Mio (Mio, Mio của tôi), mâu thuẫn thế hệ trong Ronja Rövardotter. Những nhà văn đổi mới trong các thập niên tiếp theo đó là Maria Gripe, Gunnel Linde, Inge och Lasse Sandberg, Sven Nordqvist và nhiều người khác. Những người Thụy Điển đoạt Giải thưởng Nobel Văn chương Selma Lagerlöf 1909 Verner von Heidenstam 1916 Erik Axel Karlfeldt 1931 Pär Lagerkvist 1951 Eyvind Johnson và Harry Martinson 1971 Tham khảo Algulin, Ingemar, A History of Swedish Literature, published by the Swedish Institute, 1989. Gustafson, Alrik, Svenska litteraturens historia, 2 volums (Stockholm, 1963). First published as A History of Swedish Literature (American-Scandinavian Foundation, 1961). Hägg, Göran, Den svenska litteraturhistorian (Centraltryckeriet AB, Borås, 1996) Lönnroth, L., Delblanc S., Göransson, S. Den svenska litteraturen (ed.), 3 volumes (1999) Olsson, B., Algulin, I., et al, Litteraturens historia i Sverige (2009), Warburg, Karl, Svensk Litteraturhistoria i Sammandrag (1904), p. 57 (http://runeberg.org/svlihist/ Online link], provided by Project Runeberg). This book is rather old, but it was written for schools and is probably factually correct. However, its focal point differs from current-day books. Nationalencyklopedin, article svenska Swedish Institute website, accessed ngày 17 tháng 10 năm 2006 Tigerstedt, E.N., Svensk litteraturhistoria (Tryckindustri AB, Solna, 1971) Liên kết ngoài Project Runeberg swedishpoetry.net Thụy Điển
12123
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3nh%20h%E1%BA%A3i
Lãnh hải
Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tức vùng đặc quyền kinh tế). Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. Cũng lưu ý rằng chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng lãnh hải này. Trong vùng trời phía trên lãnh hải, các quốc gia khác có quyền tự do qua lại vô hại đối với các phương tiện bay (máy bay chẳng hạn). Đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, quốc gia ven biển cũng có toàn quyền định đoạt. Lịch sử Trong một thời gian dài, các quốc gia quy định chiều rộng của lãnh hải rất khác nhau. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 đã quy định thống nhất rằng các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở (tức đường tiếp giáp thực tế của đất và nước hay đường thẳng nối 2 điểm thuộc đất liền được chọn khi chúng nổi lên trên mặt nước và xa bờ nhất khi mực nước thủy triều là thấp nhất, đo trung bình nhiều năm dọc theo bờ biển, theo 1 trong 2 phương pháp là đường cơ sở thông thường hay đường cơ sở thẳng) theo các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1994, ngoại trừ các khu vực mà hai hay nhiều quốc gia có chung biên giới biển rất gần nhau. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được tính là đường biên giới quốc gia. Lãnh hải mà 1 quốc gia đòi hỏi có thể gây ra tranh cãi từ phía các quốc gia khác khi các quốc gia này rất gần nhau về biển. Lãnh hải nói chung là chủ thể của các sự mở rộng tùy hứng để đảm bảo thuận tiện cho các hoạt động ven bờ như khai thác dầu khí, các quyền đánh bắt cá (xem thêm chiến tranh cá tuyết) cũng như ngăn cản các hoạt động của các đài phát sóng vô tuyến đối địch từ các tàu thuyền hàng hải hay được neo đậu trong các vùng biển quốc tế. Từ thế kỷ XVIII cho đến giữa thế kỷ XX, lãnh hải của đế chế Anh, Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia khác có chiều rộng 3 hải lý (khoảng 5,6 km). Nguyên thủy nó là tầm bắn của đại bác, do với khoảng cách này thì quốc gia có chủ quyền có thể bảo vệ được lãnh thổ trên đất liền của mình. Tuy nhiên đối với Na Uy thì nó là 4 hải lý (7,4 km) và đối với Tây Ban Nha thì là 6 hải lý (11,1 km) trong giai đoạn này. Quyền pháp lý Quốc gia ven biển Quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường qua lại và phân chia các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải của mình. Các tuyến đường này phải phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các luật quốc tế có liên quan khác. Trong trường hợp có sự vi phạm, đe dọa hòa bình, an ninh, trật tự của mình, quốc gia ven biển có quyền sử dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ chủ quyền, kể cả đình chỉ không cho qua lại không gây hại. Việc tạm thời đình chỉ này chỉ có hiệu lực quốc tế khi đã được công bố theo đúng các thủ tục quy định và không có sự phân biệt đối xử đối với tàu thuyền nước ngoài khi được thực hiện. Quốc gia ven biển cũng có thể cho phép tàu thuyền nước ngoài có được khả năng tạm dừng, tạm trú khi thực hiện quyền qua lại không gây hại trong các trường hợp bất khả kháng (force majeure) như: mưa bão, thiên tai, chiến tranh v.v. hay các sự cố hàng hải có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn hàng hải hay tính mạng hành khách. Quốc gia khác Có quyền qua lại không gây hại. Đây là 1 truyền thống mang tính tập quán. Quyền này được thừa nhận vì mục đích phát triển, hợp tác, kinh tế, hàng hải của cộng đồng nói chung cũng như của từng quốc gia. Qua lại không gây hại phải được hiểu như là việc đi lại nhưng không gây tổn hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay các lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến hoạt động qua lại mà tàu thuyền nước ngoài không được phép thực hiện đã được kê trong điều 19 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải của mình như: phải xin phép hoặc thông báo trước. Quyền tài phán Khi thực hiện quyền qua lại không gây hại thì tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các quy định hợp pháp trong luật của quốc gia ven biển. Các tàu thuyền quân sự hay tàu thuyền khác của nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự, nhưng quốc gia mà tàu thuyền đó treo cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm (có thể) do các tàu thuyền này gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Công ước 1982 không quy định quyền tài phán hình sự của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài để có thể bắt giữ hay tiến hành dự thẩm sau một vụ việc vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu này trong quá trình nó đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán nếu hậu quả của vụ vi phạm đó có liên quan đến lợi ích của quốc gia ven biển, chẳng hạn: phá hoại hòa bình. an ninh, trật tự của quốc gia ven biển; thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại giao (lãnh sự) của quốc gia mà tàu này treo cờ yêu cầu hay khi các biện pháp này là cần thiết để chống lại tội phạm buôn lậu ma túy hay các chất kích thích bị cấm khác. Công ước cũng dự tính quyền của quốc gia ven biển được áp dụng các biện pháp mà luật pháp quốc gia đó quy định để tiến hành bắt giữ, dự thẩm đối với tàu bè nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy của quốc gia ven biển đó nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ngược lại, đối với vụ vi phạm hình sự diễn ra trước khi con tàu nước ngoài (xuất phát từ cảng nước ngoài khác) đi vào lãnh hải, nhưng không vào nội thủy thì quốc gia ven biển đó không có quyền can thiệp. Quốc gia ven biển cũng không có quyền ép tàu thuyền nước ngoài đang qua lại trên lãnh hải của mình phải dừng lại (hay thay đổi hành trình của nó) nhằm thực hiện quyền tài phán dân sự đối với 1 cá nhân nào đó trên tàu này, nhưng có quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt (hoặc đảm bảo an toàn dân sự) mà luật pháp trong nước quy định đối với các tàu thuyền nước ngoài đang neo đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải ngay sau khi rời khỏi nội thủy của mình. Lãnh hải của một số quốc gia Phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển vây quanh đều tuyên bố vùng lãnh hải của mình như nói trên, nghĩa là trong phạm vi 12 hải lý khi có thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp lại tuyên bố vùng lãnh hải không phải như vậy. Cụ thể bao gồm: Không: Bosnia và Hercegovina, Montenegro. 3 hải lý (5,6 km): Jordan, Palau, Singapore. 6 hải lý (11,1 km): Cộng hòa Dominica, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. 12 hải lý (22,2 km): Ấn Độ, Albania, Algérie, Angola, Antigua và Barbuda, Argentina, Australia, Bahamas, Bahrain, Bangladesh, Barbados, Bỉ, Belize, Brasil, Brunei, đảo Bouvet, Bulgaria, Campuchia, Cameroon, Canada, Cabo Verde, Chile, Đài Loan, Colombia, Comoros, quần đảo Cook, Costa Rica, Bờ Biển Ngà, Croatia, Cuba, Síp, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Congo, Đan Mạch, Djibouti, Dominica, Ai Cập, Guinea Xích Đạo, Eritrea, Estonia, quần đảo Faroe, Fiji, Phần Lan, Pháp, Gabon, Gambia, Gruzia, Đức, Ghana, Grenada, Guatemala, Guinea, Guiné-Bissau, Guyana, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Ireland, Israel, Italia, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Kiribati, Kuwait, Latvia, Liban, Libya, Litva, Madagascar, Malaysia, Maldives, Malta, quần đảo Marshall, Mauritanie, Mauritius, México, Micronesia, Monaco, Montenegro, Maroc, Mozambique, Myanma, Namibia, Nauru, Hà Lan, New Zealand, Nicaragua, Nigeria, Niue, Na Uy, Oman, Pakistan, Panama, Papua New Guinea, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Hàn Quốc, România, Nga, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, São Tomé và Príncipe, Ả Rập Saudi, Sénégal, Seychelles, Sierra Leone, quần đảo Solomon, Nam Phi, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Sudan, Suriname, Thụy Điển, Syria, Thái Lan, Đông Timor, Tonga, Trinidad và Tobago, Tunisia, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ (tại Biển Đen và Địa Trung Hải), Tuvalu, Ukraina, UAE, Vương quốc Anh, Tanzania, Hoa Kỳ, Uruguay, Vanuatu, Venezuela, Việt Nam, Yemen. 12 hải lý/ DLM: Slovenia (DLM nghĩa là "cơ quan lập pháp quốc gia thiết lập các giới hạn của vùng lãnh hải bằng dẫn chiếu tới sự phân định của các ranh giới biển với các quốc gia cận kề hay đối diện, hoặc là theo đường trung tuyến (điểm giữa) khi không có thỏa thuận phân định ranh giới biển"). 30 hải lý: Togo. 200 hải lý: Bénin, Cộng hòa Congo, Ecuador, El Salvador, Liberia, Peru, Somalia. Xác định theo tọa độ: Philippines (hình chữ nhật xác định theo các tọa độ. Tuyên bố kéo dài ra ngoài phạm vi 12 hải lý). Xem thêm Nội thủy Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Vùng biển quốc tế Thềm lục địa Sông quốc tế Liên kết ngoài UN Convention on the Law of the Sea Ghi chú Luật biển Luật quốc tế Đơn vị hành chính lãnh thổ Luật ngư nghiệp
12126
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng%20c%C6%A1%20s%E1%BB%9F%20%28bi%E1%BB%83n%29
Đường cơ sở (biển)
Xem các khái niệm khác cùng tên tại đường cơ sở. Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa). Phân loại Nhằm làm phù hợp với địa hình thực tế của từng quốc gia và phù hợp với luật quốc tế, hiện nay đường cơ sở được phân ra làm hai loại phổ biến nhất, đó là: Đường cơ sở thẳng Đường cơ sở thông thường Đường cơ sở thẳng Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm). Trước khi được pháp điển hóa thành các điều khoản của các điều ước quốc tế thì nó là phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán quốc tế. Cụ thể là phán quyết năm 1951 của Tòa án quốc tế trong vụ tranh chấp Anh - Na Uy về ngư trường. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1958 đã pháp điển hóa và đưa nó vào điều 4 khi giải thích về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, cũng như trong điều 7 của Công ước 1982. Theo Công ước 1982 thì đường cơ sở thẳng phải tuân thủ quy định là không đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển nằm bên trong các đường cơ sở này phải có liên quan đến phần đất liền đủ để có thể coi như vùng nằm dưới chế độ nội thủy (điều 7 khoản 7§1). Tuy nhiên, ở đây có một số ngoại lệ khi kẻ một số đường cơ sở thẳng. Cụ thể như sau: Theo điều 7 khoản 7§5 của Công ước 1982 thì quốc gia ven biển có thể tính đến lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã được chứng minh rõ ràng thông qua quá trình sử dụng lâu dài. Với phương pháp này cần lưu ý đến việc lựa chọn các điểm xuất phát, không được chọn các điểm thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm (các bãi nổi trên biển có đặc tính nổi khi thủy triều xuống, chìm khi thủy triều lên do địa hình không bằng phẳng hoặc thoải đều), trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc các thiết bị hoa tiêu khác thường xuyên nhô lên trên mặt nước hay việc vạch đường cơ sở đó đã được thừa nhận chung của quốc tế. Việc này phải bảo đảm không làm cho lãnh hải của quốc gia khác bị tách ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ hay biển cả. Đường cơ sở thông thường Là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo san hô hay đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp này cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đúng đắn hơn đường bờ biển thực tế của các quốc gia, hạn chế sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ. Hạn chế của nó là khó áp dụng trong thực tế, nhất là đối với các vùng có bờ biển khúc khuỷu. Xem thêm Nội thủy Lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Vùng biển quốc tế Thềm lục địa Tham khảo Luật quốc tế Luật biển
12131
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD%20N%E1%BB%99t
Trí Nột
Tri Nột (zh. zhīnè 知訥, ja. chitotsu, ko. chinul), 1158-1210 là một Thiền sư Hàn Quốc vào thời đại Cao Li, người được xem là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong sự hình thành Thiền tông Hàn Quốc. Sư ra đời vào lúc tăng đoàn đang trong tình trạng khủng hoảng, có nghĩa là về mặt hình tướng bên ngoài cũng như xuất phát từ giáo lý bên trong. Rối loạn đến mức độ sự tham nhũng đã lan vào trong tăng đoàn, sư tìm cách thiết lập một cuộc vận động mới trong Thiền tông Cao Li gọi là "Định huệ xã", mục đích của nó là lập nên một cộng đồng hành trì có giới luật, chuyên thanh tịnh tâm ý ở sâu trong rừng núi. Cuối cùng sư thành tựu sự mệnh khai sơn Tùng Quảng tự (zh. 松廣寺) trên núi Tào Khê (zh. 曹溪山). Một đề tài từ lâu làm xôn xao trong Thiền tông Trung Quốc đã làm cho Tri Nột quan tâm đặc biệt, đó là sự liên hệ giữa phương pháp tu tập "tiệm" (漸) và "đốn" (頓) để đạt đến giác ngộ. Rút ra từ nhiều cách lý giải về đề tài này từ các Thiền sư Trung Hoa, quan trọng nhất là của Tông Mật và Đại Huệ, sư đưa ra châm ngôn nổi tiếng "đốn ngộ tiệm tu". Từ Đại Huệ, sư kết hợp pháp tu khán thoại đầu (quán thoại 觀話). Pháp thiền này là pháp môn chính của Thiền tông Hàn Quốc cho đến thời hiện đại. Tri Nột không trải qua kinh nghiệm chứng ngộ như là kết quả theo lối gọi riêng là "tâm truyền tâm" giữa thầy và đệ tử như là đặc điểm của thiền tông mà là độc sư tự ngộ, trong Truyền thống Thiền tông Hàn Quốc, khác với sự tự hào về dòng Truyền thừa không gián đoạn của Tông Lâm Tế Nhật Bản, ở Hàn Quốc có nhiều vị Thiền sư không có thầy và tự mình tu hành đạt đạo, cận đại nổi tiếng nhất là Thiền sư Cảnh Hư (Kr: Kyongho), Long Thành (kr: Yongseong), Tính Triệt (kr: Seongcheol). Cả ba lần đạt chứng ngộ của sư đều đến từ sự tham cứu từ những đoạn kinh. Trong lần cuối cùng, sư chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ luận giải về mối quan hệ giữa Thiền và Giáo do Lý Thông Huyền, bậc thầy của tông Hoa Nghiêm trình bày. Luận giải triết học của Tri Nột về tác phẩm này đã gây ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài cho Phật giáo Hàn Quốc. Tri Nột cũng đào tạo được một số đệ tử quan trọng để truyền bá tư tưởng và tiếp tục chú giải những tác phẩm của mình. Những tác phẩm chính của sư là: Khuyến tu định huệ kết xã văn (zh. 勸修定慧結社文, 1 quyển) Mục ngưu tử tu tâm quyết (zh. 牧牛子修心訣, 1 quyển) Chân tâm trực thuyết (zh. 眞心直說, 1 quyển) Viên đốn thành Phật luận (zh. 圓頓成佛論, 1 quyển) Khán thoại quyết nghi luận (zh. 看話決疑論, 1 quyển) Lục Tổ Pháp bảo đàn kinh bạt (zh. 六祖法寶壇經跋)Pháp tập biệt hạnh lục tiết yếu tịnh nhập tư ký (zh. 法集別行録節要并入私記)Hoa Nghiêm luận tiết yếu (zh. 華嚴論節要, 3 quyển). Về hành trạng của Tri Nột và các bản dịch của 3 cuốn trên, xin xem tác phẩm của Buswell (1983) và Keel (1984). Tham khảoFo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986. Đại sư Phật giáo Mất năm 1210 Sinh năm 1158 Thiền sư Triều Tiên
12133
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%20h%C3%A0nh%20h%E1%BB%A3p%20nh%E1%BA%A5t
Tri hành hợp nhất
Tri hành hợp nhất (zh. 知行合一) nghĩa là "hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau". "Tri" có nghĩa là hiểu biết, là nghiên cứu kinh điển, những lời dạy của Phật, của chư vị Tổ sư, là sự cố gắng hiểu trọn vẹn ý nghĩa trong kinh sách bằng tri thức. "Hành" trong từ này mang hai nghĩa chính: Hành động chính chắn, tránh làm điều ác, gia tăng việc thiện như lời Phật dạy và Tu tập Thiền định để trực chứng chân lý Phật dạy. Qua kết quả từ Thiền định, cái biết vay mượn từ kinh sách, cái cảm giác "Tôi nghĩ là tôi biết" được thay thế bằng kinh nghiệm ở chính bản thân, bằng một kinh nghiệm xác định "Tôi biết!", ví như người uống nước biết vị của nước ra sao. Tri và hành nêu trên vốn xuất phát từ một niềm tin (Tín) vững chắc, tin rằng Phật là một người đã Giác ngộ hoàn toàn và những lời nói của Phật là những gì người đời nên tin. Lòng tin này lại bắt nguồn từ việc quan sát kĩ lưỡng, đúng đắn những hiện tượng bên ngoài "như chúng là" và so sánh nó với những lời Phật dạy. Nói như thế không có nghĩa là tín, tri và hành là ba cấp bậc theo thứ tự thời gian mà hơn nữa, chúng lúc nào cũng phải đi song song với nhau, bổ sung cho nhau. Chỉ khi nào tri và hành hợp nhất thì kết quả đạt được mới viên mãn. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo
12134
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%20kh%C3%A1ch
Tri khách
Tri khách (zh. 知客, ja. shika) là người lo tiếp khách. Đây một chức vị quan trọng trong một Thiền viện, còn được gọi là Điển khách hoặc Điển tân. Tại Nhật, Tri khách thường là vị Trưởng lão quản lý thiền viện. Tri khách ở đây thường là một vị đã tiến xa trên Phật đạo, có khả năng thay thế vị Lão sư (ja. rōshi) để dạy chúng. Tri khách chính là người trắc nghiệm những thiền sinh mới đến xem họ có đủ khả năng, tư cách để học với vị trụ trì hay không. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Triết lý Phật giáo
12135
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3o%20s%C6%B0
Lão sư
Lão sư (zh. 老師, ja. rōshi) là danh hiệu dùng cho một vị Thiền sư tại Nhật. Thông thường, người ta tu học thiền dưới sự hướng dẫn của một Lão sư và vị này có thể là một cư sĩ (nam, nữ), không nhất thiết phải là một vị tăng. Nhiệm vụ của một Lão sư là hướng dẫn và khuyến khích thiền sinh trên con đường Giác ngộ, Kiến tính, với điều kiện là vị này cũng đã đạt một cấp bậc giác ngộ thâm sâu. Thời xưa tại Nhật, danh hiệu Lão sư rất khó đạt được. Danh hiệu này được người đời ban cho—không phải tự xưng—người nào đã tự trực tiếp chứng ngộ được chân lý mà Phật đã thuyết giảng trong các bộ Kinh, sống một cuộc sống theo chân lý này và có khả năng hướng dẫn người khác đến kinh nghiệm chứng ngộ này. Điều kiện tối thiểu phải là một đức tính trong sạch, một nhân cách chững chạc. Để trở thành một Lão sư với đầy đủ tất cả những khả năng, thiền sinh phải tu học nhiều năm dưới sự hướng dẫn của một vị thầy, kiến tính và được vị này ấn khả. Sau đó, thiền sinh phải trau dồi kinh nghiệm giác ngộ của mình với nhiều vị Thiền sư khác qua những cuộc Pháp chiến (ja. hossen). Ngày nay, vì các vị Lão sư chân chính tại Nhật không còn bao nhiêu nên thước đo cũng không còn khắt khe như xưa. Một điều rất đáng tiếc cho những vị Lão sư trong một hệ thống truyền thừa nghiêm ngặt, chính tông là rất nhiều vị tăng được gọi là "Lão sư"—chỉ vì họ đứng đầu một ngôi chùa lớn hoặc giữ một chức vị cao. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Phật giáo Nhật Bản Thiền tông Triết lý Phật giáo Danh vị Phật giáo Thuật ngữ thiền
12136
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trisong%20Detsen
Trisong Detsen
Trisong Detsen (Hán Việt: Ngật-lật-song Đề-tán (吃栗雙提贊), bo. trhisong detsen ཁྲི་སྲོང་ལྡེ་བཙན་, ཁྲི་སྲོང་ལྡེ་བཙན་), 742-798, là một ông vua rất có công trong việc truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng. Dưới sự cầm quyền của ông, Phật giáo được truyền bá sang Tây Tạng một cách có hệ thống. Ông được xem là hoá thân của Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi. Ông sinh năm 742, lên ngôi năm 12 tuổi (754). Niềm tin nơi Phật pháp của ông vốn bắt nguồn từ bà mẹ sùng đạo - nguyên là một vị công chúa Trung Quốc với tên Kim Thành. Với sự giúp đỡ của bà mẹ, ông đã dẹp được phe chống Phật pháp được nhiều vị quan trong triều đình ủng hộ, mà cực đoan nhất là Tể tướng Mã Tướng (zh. 馬相, bo. ma-zhang མ་ཞང་). Sau đó, ông mời vị Đại sư Ấn Độ là Tịch Hộ (sa. śāntarakṣita) sang Tây Tạng hoằng pháp. Ôn dịch, thiên tai là những dấu hiệu tiếp đón Tịch Hộ tại Tây Tạng. Nghe lời khuyên trước khi về nước của Tịch Hộ, Trisong Detsen mời Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) sang trị những tai ương đang hoành hành. Vốn xuất thân từ Mật giáo, Liên Hoa Sinh tinh thông pháp thuật, cầu mưa, trừ tà... Chỉ một thời gian ngắn sau đó, các thiên tai đã được chinh phục, Tịch Hộ lại sang Tây Tạng tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp và dịch kinh sách. Dưới sự hộ trì của Trisong Detsen, Phật pháp được truyền bá rộng rãi tại Tây tạng. Năm 787, với sự giúp đỡ của Liên Hoa Sinh và Tịch Hộ, ông cho xây dựng ngôi chùa Tang-diên (bo. sam-ye བསམ་ཡས་), cách thủ đô Lhasa khoảng 60 km hướng Đông nam. Vị trụ trì đầu tiên ở chùa này là Tịch Hộ và dưới sự quản lý của sư, chùa này trở thành trung tâm Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng, nhiều kinh sách được dịch sang Tạng ngữ. Cũng trong thời gian này, nhiều vị Đại sư Phật giáo người Trung Quốc đang giáo hoá tại Tây Tạng. Trisong Detsen ra lệnh triệu tập các vị Đại sư của hai trường phái Phật giáo - Ấn Độ và Trung Quốc - để tổ chức một buổi tranh luận công khai về giáo lý. Trưởng đoàn người Ấn là Liên Hoa Giới (sa. kamalaśīla), một môn đệ của Tịch Hộ. Trong phái đoàn Trung Quốc thì Hoà thượng Đại Thừa dẫn đầu. Phái đoàn Ấn Độ toàn thắng trong cuộc tranh luận này và các vị Đại sư Trung Quốc phải trở về nước. Mặc dù rất có công với hiển giáo, tận tình giúp đỡ Tịch Hộ và môn đệ nhưng Trisong Detsen vẫn chú tâm đến Mật giáo và những phép bùa chú của Liên Hoa Sinh hơn. Truyền thống của tông Ninh-mã xếp ông vào 25 vị đệ tử chân truyền của Liên Hoa Sinh và chính ông cũng tổ chức một buổi lễ long trọng để tiễn biệt Liên Hoa Sinh. Ông mất vào năm 798 qua một mũi tên của một thích khách. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Phật học Phật giáo Tây Tạng Nhân vật Phật giáo Sinh thế kỷ 8 Sinh thế kỷ 9 Lịch sử Phật giáo
12138
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamburger
Hamburger
Hamburger (tiếng Việt đọc là hăm-bơ-gơ hay hem-bơ-gơ, tiếng Anh:, tiếng Đức: hoặc ) là một loại thức ăn bao gồm bánh mì kẹp thịt xay (thường là thịt bò) ở giữa. Miếng thịt có thể được nướng, chiên, hun khói hay nướng trên lửa. Hamburger thường ăn kèm với pho mát, rau diếp, cà chua, hành tây, dưa chuột muối chua, thịt xông khói, hoặc ớt; ngoài ra, các loại gia vị như sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, đồ gia vị, hoặc "nước xốt đặc biệt", (thường là một biến tấu của sốt Thousand Island) cũng có thể thể rưới lên món bánh. Loại bánh hamburger có topping là pho mát được mọi người gọi là hamburger pho mát. Thuật ngữ "burger" cũng có thể chỉ đến miếng thịt (patty) đặt trên món bánh, đặc biệt là ở Vương quốc Anh, nơi thuật ngữ "patty" hiếm khi được sử dụng, hoặc chỉ đơn thuần là ám chỉ đến thịt bò xay. Vì từ hamburger thường ngụ ý đến thịt bò, nên để rõ ràng hơn, tên của loại thịt hoặc nguyên liệu thay thế thịt có thể được đặt trước "burger", chẳng hạn như burger bò (beef burger), burger gà tây (turkey burger), burger bò rừng (Bison burger) hoặc burger chay (vegie burger). Nhiều nhà hàng thức ăn nhanh dựa vào hamburger để bán. Dãy nhà hàng McDonald's bán một loại hamburger có tên là Big Mac bán chạy nhất thế giới, đồng thời còn là loại mà khách hàng ưa thích nhất. Các dãy nhà hàng khác như Burger King, Whataburger, Carl's Jr., Wendy's, Jack-in-the-Box và Sony cũng dựa vào món hamburger. Fuddruckers là một dãy nhà hàng chuyên bán loại hamburger "thượng hạng". Ngoài ra, loại bánh này cũng có nhiều biến thể quốc tế và khu vực. Nguồn gốc tên Tên hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là "Hamburger"; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này. (Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là "thịt nướng Hamburg" (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát bánh mì, và được gọi là "bánh kẹp Hamburg" (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành "hamburger" hay "burger". Tên gọi "burger" nay có nghĩa sử dụng rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn. Lịch sử Nguồn gốc chính xác của Hamburger không được biết rõ. Có thể nó giống món Doner kebab của người Thổ Nhĩ Kỳ, hình thức nhìn trông cũng rất giống chỉ khác món Doner kebab chính gốc của người Thổ sử dụng thịt gà, thịt cừu, hay thịt bò (vì người theo Hồi giáo không ăn thịt lợn) với vài loại rau và hành tây kèm với nước sốt, và món Doner kebab phát triển rất mạnh ở Đức nhưng không hẳn có liên quan đến món ăn này mặc dù thành phần cũng tương đối giống nhau. Tại Hamburg mọi người thường bỏ 1 miếng thịt heo nướng vào giữa một cái bánh cuộn gọi là bánh nóng Rundstück, nhưng khi đó nó vẫn thiếu 1 điều cơ bản mà tất cả các hamburger hiện nay đều làm đó là miếng thịt kẹp phải được nấu chín trước khi cho vào miếng bánh. Thời Trung Cổ, thành phố cảng Hamburg là nơi giao thương quan trọng giữa các lái buôn người Ả Rập và châu Âu. Một lý thuyết được nhiều người thừa nhận là chính các lái buôn Ả Rập đã du nhập món Kibbeh được kẹp với miếng thịt cừu tẩm nhiều loại gia vị và thường được ăn sống, nhưng người dân bản xứ đã có công chế biến lại món ăn đó bằng cách thay thế thịt cừu bằng thịt heo hay thịt bò, và một điều thay đổi quan trọng nữa là miếng thịt kẹp được nấu hoặc nướng chính, khi đó bánh "Hamburg Steak" hay "Hamburger" đã trở thành một loại bánh nóng Rundstück độc nhất vô nhị và được mọi người ủng hộ. Úc và New Zealand Hamburgers ở Úc và New Zealand thường có cà chua, rau diếp, pho mát và một ít thịt (có tẩm nước sốt BBQ hoặc nước sốt cà chua), và thường có củ cải đường, hành tây, trứng, thịt hun khói và dứa (còn gọi là "burger with the lot). "BLT" có nghĩa là hamburger dùng kèm với thịt hun khói, rau diếp, và cà chua. Đông Á Trong một số nước Đông Á như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc, một số quán ăn nhanh bán một loại "biến thể" của hamburger với miếng bánh kẹp (bun) là cơm thay vì bánh mì. "Bánh kẹp" (The "bun") được làm từ loại một loại gạo nếp có độ kết dính đủ để cho phép tạo ra hình dáng miếng bánh mà không làm nó bị rã ra. Lotteria là một công ty nhượng quyền kinh doanh lớn của Nhật Bản và có nhiều nhà hàng tại các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Bên cạnh các loại bánh hamburger nhân thịt bò, họ còn bán các loại hamburger khác có nhân làm từ mực, thịt heo, gạo, đậu hũ và tôm. Hình ảnh Xem thêm Danh sách các loại bánh mì Ghi chú Chú thích Bánh mì kẹp Bánh mì Ẩm thực Đức Hamburger
12139
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%20ki%E1%BA%BFn
Tri kiến
Tri kiến (zh.zhījiàn 知見, ja. chiken, sa. jñāna-darśana) có thể được phân loại như sau: Cái thấy bằng trí huệ. Sự nhận biết căn cứ vào kiến thức. Sự nhận biết các hiện tượng thông qua sự giác ngộ về chúng. Đồng nghĩa với Minh Hạnh Túc, một trong 10 danh hiệu của Phật. Trí huệ và sự hiểu biết; kiến thức và quan niệm. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo
12140
https://vi.wikipedia.org/wiki/Na-l%E1%BA%A1c%20l%E1%BB%A5c%20ph%C3%A1p
Na-lạc lục pháp
Na-lạc lục pháp (zh. 那洛六法, bo. nāro chodrug ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་, cũng được gọi là Na-lạc du-già tốc đạo hay "Sáu giáo pháp của Na-lạc-ba" (zh. 那洛巴, bo. nāropa), là một loạt giáo pháp Tây Tạng thuộc Kim cương thừa, xuất phát từ các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha) do Đại sư Na-lạc-ba truyền dạy. Na-lạc-ba lại được Đế-la-ba (sa. tilopa) chân truyền. Na-lạc-ba truyền lại cho Mã-nhĩ-ba (bo. marpa མར་པ་), người đưa giáo pháp này qua Tây Tạng trong thế kỉ 11. Song song với Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), Na-lạc lục pháp là phương pháp thiền định quan trọng nhất của trường phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). Sáu giáo pháp này gồm có: Trung hữu (中有, bo. bardo བར་དོ་, sa. antarābhava). Huyễn quán (zh. 幻觀, bo. gyulü སྒྱུ་ལུས་, sa. māyākāyā, mahādeha), quán thấy thân này là giả tạo. Trong Kim cương thừa, huyễn thân này là một thân thanh nhẹ, cao lớn hơn thân do Ngũ uẩn tạo thành, nhưng luôn luôn hiện diện trong đó. Quán huyễn thân cũng được hiểu là một phép tu Tantra nhằm thanh lọc thân thể thông thường để đạt Phật quả; Mộng quán (zh. 夢觀, bo. milam རྨི་ལམ་, sa. svapnadarśana), tức là quán sát cơn mộng. Theo cách tu này, giấc mộng cũng là một phương tiện để phát triển tâm thức. Một mặt, hành giả chủ động tạo tác giấc mộng của mình, mặt khác hành giả xem cuộc sống bình thường cũng chỉ là một giấc mộng; Linh nhiệt (zh. 靈熱, bo. tumo གཏུམ་མོ་, sa. caṇḍa, caṇḍalī), tạo sức nóng. Tịnh quang quán (quang minh 光明, tịnh quan 淨光, bo. ösel འོད་གསལ་, sa. ābhāsvara). Tịnh quang ở đây có nhiều nghĩa: 1. Ánh sáng của tâm thức sáng rực (cực quang) mà hành giả cần quán thấy bên cạnh tính Không (sa. śūnyatā). Phép quán này là mục đích quan trọng nhất của giáo pháp Tantra (Đại thủ ấn, sa. mahāmudrā, Đại cứu cánh), 2. Phép quán, trong đó ánh sáng vô lượng của tâm thức tự chói rực, "như ngọn đèn vừa tự chiếu sáng mình vừa chiếu sáng các vật chung quanh" (theo Giuseppe Tucci); Thiên thức (zh. 遷識, bo. phowa འཕོ་བ་, sa. saṃkrānti), là phép tu trong lúc sắp chết, chuyển hoá (thiên) tâm thức mình vào một Tịnh độ, thí dụ cõi của Phật A-di-đà. Hành giả Tây Tạng theo phép tu này đã tập luyện và chuẩn bị trong lúc còn sống, phần lớn họ đọc tụng một số thần chú và thiền theo các Thành tựu pháp (sa. sādhana). Tại phương Tây phép tu này được giáo phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་) phổ biến. Các phép tu này có nhiều điểm giống với các phép được miêu tả trong Tử thư (bo. bardo thodol བར་དོ་ཐོས་གྲོལ་). Người ta còn nhắc rằng Mật-lặc Nhật-ba (bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་) là người rất giỏi phép sử dụng nội nhiệt. Na-lạc lục pháp này xuất phát từ nhiều Tantra khác nhau và được các vị Đạo sư khác nhau truyền lại. Theo một tác phẩm của Đế-la-ba (帝羅巴, bo. ti lo pa ཏི་ལོ་པ་) thì phép quán huyễn thân và cực quang là do Long Thụ (Long Thụ theo truyền thống các vị Đại thành tựu) khởi truyền. Phép nội nhiệt được xem là từ Chayapa (sa. caryapa), phép quán giấc mộng từ Lavapa (sa. lavapa), phép quán thân trung hữu và chuyển thức từ Pukasiddhi (sa. pukasiddhi) khởi phát. Hành giả chuyên trách tu tập sáu phép này dựa trên cách tận dụng thân xác vi tế của mình, sẽ đạt nhiều Thần thông (xem Tất-địa). Đó là cách đưa thân vào trong các tầng phát triển của tâm và theo truyền thuyết Tây Tạng, năng lượng trong thân được vận dụng dưới ba dạng như sau: luồng năng lượng (bo. lung རླུང་) tác động lên các bộ phận trong thân thể, đạo quản năng lượng (bo. tsa ཙ་) là các kênh dẫn năng lượng luân lưu và cuối cùng là tiềm năng lượng (bo. thig-le ཐིག་ལེ་, sa. bindu) là gốc chứa hệ thống năng lượng đó. Với các phép tu của Na-lạc lục pháp mà những năng lượng này được kích động, được dùng như phương tiện đạt giác ngộ. Mục đích của tất cả những phép tu đó là thống nhất tính Không (sa. śūnyatā) và các thụ tưởng của hành giả. Mật-lặc Nhật-ba có bài kệ "sáu hỉ lạc" sau đây về kinh nghiệm giác ngộ này: Lửa của nội nhiệt tràn đầy khắp người - Hỉ lạc! Chân khí tràn ngập trong ba luồng năng lượng - Hỉ lạc! Luồng từ tâm giác ngộ chảy xuống - Hỉ lạc! Dưới gốc cũng tràn đầy năng lượng - Hỉ lạc! Ở giữa, âm dương hoà hợp - Hỉ lạc! Tràn đầy niềm vui thanh tịnh của thân - Hỉ lạc! Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Phật giáo Tây Tạng Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
12141
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20gi%E1%BA%A3i%20tho%C3%A1t%20m%C3%B4n
Tam giải thoát môn
Tam giải thoát môn (zh. 三解脫門) là ba cửa dẫn đến giải thoát. Có hai cách hiểu: I. Phép quán nhằm giác ngộ Không (zh. 空, sa. śūnyatā), Vô tướng (zh. 無相, sa. ānimitta) và Vô nguyện (zh. 無願, sa. apraṇihita), không còn ham muốn đạt Niết-bàn. Ba giải thoát này là nhận biết Ngã và Pháp đều trống không, nhận biết ngã và pháp là bình đẳng, vô tướng, nhận biết sinh tử là Khổ (xem thêm Bát giải thoát); II. Theo Kim cương kinh thì ba cửa giải thoát là Không giải thoát môn (zh. 空解脫門), Kim cương giải thoát môn (zh. 金剛解脫門) và Huệ giải thoát môn (zh. 慧解脫門). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Triết lý Phật giáo
12142
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%95ng%20h%C3%A1t
Bổng hát
Bổng hát (zh. 棒喝, ja. bōkatsu) nghĩa là "Gậy và Quát", là phương thức tiếp dẫn giáo hoá đệ tử của các vị Tổ sư trong Thiền tông. Các vị khi tiếp dẫn người học để lấp tuyệt tư duy hư vọng, hoặc khảo nghiệm cảnh ngộ thì dùng gậy hoặc quát to. Người ta cho rằng dùng gậy thì bắt đầu từ Thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám, tiếng quát (Hát) bắt đầu từ Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền. Đức Sơn nổi danh vì cây gậy trên tay không kém tiếng quát của Lâm Tế. Thiền sư Nhật Bản Nhất Hưu Tông Thuần (ja. ikkyū sōjun) đề cao phương pháp hoằng hoá này trong một thời mà Thiền tông đang trên đường suy vi, chết cứng trong các sắc thái, nghi lễ rườm rà bên ngoài. Với một âm điệu chế nhạo—đặc trưng cho thiền—Sư ca ngợi phong cách của hai vị tiền bối. Tự gọi mình là Cuồng vân (zh. 狂雲, ja. kyōun), "áng mây cuồng điên", Sư viết như sau trong một bài kệ được lưu lại trong Cuồng vân tập (zh. 狂雲集, ja. kyōunshū): Cuồng vân, cuồng phong Hỏi ta đó là gì? Sớm lang thang trên núi, Chiều lại đến thành đô. Vung cây gậy đúng lúc, Lâm Tế cùng Đức Sơn, Gương mặt đầy hổ thẹn. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Phật giáo Trung Quốc Thiền tông Triết lý Phật giáo
12143
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i%20H%C6%B0u
Bùi Hưu
Bùi Hưu (zh. péixīu 裴休, ja. haikyū) là một vị Cư sĩ có duyên lớn với cuộc đời hoằng hoá của Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận và là người biên tập tác phẩm Hoàng Bá truyền tâm pháp yếu. Năm Hội Xương thứ hai đời Đường Vũ Tông (842), ông giữ một chức quan ở huyện Chung Lăng (nay là huyện Tiến Hiền, tỉnh Giang Tây), thỉnh sư về mở pháp hội tại chùa Long Hưng. Năm Đại Trung thứ hai đời Đường Tuyên Tông (848), cư sĩ đổi về huyện Uyển Lăng (nay là huyện Nghi Thành, tỉnh An Huy), lại thỉnh sư về đó mở pháp hội tại chùa Khai Nguyên. Trong hai lần pháp hội này, ông đã ghi chép lại những lời dạy của Sư mà ngày nay được biết dưới tên Hoàng Bá truyền tâm pháp yếu. Ngoài ra, ông cũng đến tham học với các vị danh tiếng cùng thời như Khuê Phong Tông Mật và Quy Sơn Linh Hựu. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Phật giáo Trung Quốc Thiền tông Nhân vật Phật giáo
12144
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81%20t%C3%A2m
Bồ-đề tâm
Bồ-đề tâm (zh. 菩提心, sa. bodhicitta, bo. byang chub kyi sems བྱང་ཆུབ་ཀྱི་སེམས་), còn được gọi là Giác tâm (zh. 覺心), là tâm hướng về giác ngộ, tâm an trú trong giác ngộ, tâm của sự giác ngộ. Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng của Đại thừa. Theo cách định nghĩa của Phật giáo Tây Tạng thì Bồ-đề tâm có hai dạng, tương đối và tuyệt đối. Bồ-đề tâm tương đối lại được chia làm hai cấp bậc: Xuất phát từ lòng từ bi, hành giả quyết tâm giải thoát để cứu độ chúng sinh; Hành giả hành trì thiền định, mục đích đạt được phương tiện thiện xảo, để biến ước mơ thành hiện thật. Bồ-đề tâm tuyệt đối chính là sự chứng ngộ được tính Không của mọi hiện tượng. Đó là một dấu hiệu chứng tỏ rằng, hành giả đã bắt đầu bước vào cấp Kiến đạo (zh. 見道, sa. darśanamārga) của Ngũ đạo, đã trở thành một Thánh nhân và từ lúc này trở đi, mỗi khi hành giả trực nhận được tính Không thì tâm thức nội tại lúc ấy của họ chính là Bồ-đề tâm tuyệt đối. Luận sư A-đề-sa là người đã đưa ra nhiều phương cách để tu dưỡng tâm Bồ-đề, có nhiều ảnh hưởng lên truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Khác với quan niệm nói trên, truyền thống Mật tông tại Tây Tạng xem Bồ-đề tâm là một sự thật cụ thể. Sự tiếp cận với sự thật này có thể đưa đến một dạng giác ngộ mà toàn thân thể của một hành giả có thể cảm nhận thật sự. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Đại thừa
12145
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20h%E1%BA%A1i
Bất hại
Bất hại (zh. bù hài 不害, ja. fugai, sa., pi. ahiṃsā), cũng gọi Bất sát sinh hay bất tổn sinh (zh. 不殺生, pi. pāṇāṭipātā paṭivirati, pāṇāṭipātā veramaṇī), là một trong những tư tưởng, giới luật quan trọng nhất của đạo Phật. Tư tưởng Bất hại lúc nào cũng giữ một vai trò quan trọng trong các tôn giáo Ấn Độ thời trước Phật Thích-ca nhưng Phật - cùng với một vị giáo chủ ngoại đạo là Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử (pi. nigaṇṭha nātaputta) - là người đầu tiên hệ thống hoá và dùng lý thuyết tâm lý để chứng minh, lấy nó làm cơ bản cho tư tưởng này. Từ đó, tư tưởng bất hại đã trở thành một nguyên lý đạo đức vô song trong các tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt trong tất cả các trường phái Phật giáo. Khái yếu Về mặt tâm lý, đạo đức thì lý do chính vì sao mọi người nên thực hành đạo lý bất hại rất đơn giản: bởi vì ai cũng yêu quý cuộc sống của chính mình, không muốn bị hành hạ hoặc giết hại. Từ tình yêu thương chính mình, lấy đó suy ra hoàn cảnh của tất cả các động vật khác (hữu tình), không kể là người hay là thú, là con voi hoặc con kiến, đặt mình vào trạng thái của chúng sinh và cảm nhận tình trạng đó, người ta sẽ từ bỏ việc sát hại. Tư tưởng Bất hại của đạo Phật được giải nghĩa bằng lý luận nêu trên. Phật thuyết trong kinh Pháp cú (pi. dhammapada, 129; bản dịch và thi hoá của Tịnh Minh): Hình phạt ai cũng sợ Mất mệnh, ai cũng khiếp Lấy ta suy ra người Chớ giết, chớ bảo giết Như vậy, tư tưởng Bất hại xuất phát từ lòng bi (sa., pi. karuṇā) và lòng từ (sa. maitrī, pi. mettā) đối với tất cả chúng sinh. Ai có lòng từ bi, người đó không bao giờ sát hại. Mặt khác, tư tưởng Bất hại cũng mang lợi ích, niềm vui cụ thể cho chính người thực hành, không chỉ là niềm "vui cùng với người" và niềm vui về việc đã thực hiện, một "hành động cao quý" nhất thời. Về mặt này thì đạo Phật có quan niệm không giống với những tôn giáo khác. Theo luật nhân quả (nghiệp, sa. karma) thì người làm lành, không giết hại sẽ gặp hạnh phúc và không bị hại. Từ đó người ta có thể suy ngược lại rằng, ai ôm ấp tư tưởng sát hại, không có lòng từ bi sẽ tự đưa mình đến những hoàn cảnh bất hạnh. Phật trình bày rất rõ trong kệ thứ năm và 225 của Pháp cú kinh (bản dịch và thi hoá của Tịnh Minh): Hận thù diệt hận thù Đời này không thể có Từ bi diệt hận thù Là định luật nghìn thu Hiền sĩ không sát hại Điều phục thân mệnh hoài Đạt cảnh giới bất tử Giải thoát hết bi ai Cũng vì những lý do nêu trên mà tăng ni trong phần lớn các tông phái Phật giáo cũng như nhiều Phật tử tại gia đều ăn chay. Bất hại cũng được xếp là một trong 10 Đại thiện địa pháp theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, là một trong 10 Thiện tâm sở trong giáo lý của Du-già hành phái. Là tâm sở pháp không hãm hại loài khác. Theo giáo lý Duy thức, Bất hại chỉ là danh xưng giả lập từ tâm sở Vô sân (zh. 無瞋), nó sinh khởi tùy theo tác dụng của Vô sân. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Ấn Độ giáo Triết học Ấn Độ Triết lý Phật giáo
12146
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20h%C3%A0nh%20nhi%20h%C3%A0nh
Bất hành nhi hành
Bất hành nhi hành (zh. 不行而行, ja. fugyō-ni-gyō) là "Không làm mà làm", một câu nói thường được dùng trong Thiền tông để chỉ những hành động không có tác ý, không để lại dấu vết gì trong tâm của người làm. Điều này có nét tương đồng với "vô vi nhi vô bất vi" (zh. 無為而無不為) được viết trong Đạo đức kinh, với ý nghĩa là không làm nhưng không gì không làm, nghĩa là làm tất cả mọi việc mà trong tâm không lưu lại bất cứ dấu vết nào của động cơ và kết quả của việc làm: người làm không làm vì mình, không làm cho mình (không làm vì tôi - bản ngã, không làm cho tôi - bản ngã), mà do nhu cầu, đòi hỏi tự nhiên của công việc, xuất phát từ tình yêu vô điều kiện đối với tha nhân và vạn vật. Đây là một nguyên tắc của Vô vi, không có nghĩa không làm gì, nhưng để sự việc phát sinh một cách tự nhiên trong sự hòa hợp với Đạo, và vì vậy cần thực hiện những gì cần thiết, nhưng không vượt quá nhiệt tình và hành động mù quáng, được coi là một trở ngại, mà là dễ dàng, nhẹ nhàng và thoải mái. Nó là một trạng thái của sự im lặng nội tâm, vào đúng thời điểm, hành động đúng có thể xuất hiện mà không cần nỗ lực của ý chí. Bất hành nhi hành là một cách làm không có sự tính toán trước - ta có thể dùng từ "tuỳ cơ ứng biến" - song lúc nào cũng phù hợp với thời điểm, lúc nào cũng đúng. Một yếu tố cần thiết để đạt được trình độ này chính là sự phát triển định lực; tuy nhiên, chỉ với định lực thôi cũng không đủ để đạt đến trình độ "Bất hành nhi hành". Mà Hành giả cần phải giữ tâm trạng không vướng mắc vào những kết quả của những hành động của mình, nói một cách khác: không tự biết mình làm, không tự biết rằng có "ta" thực hiện và có "một việc" được hoàn tất. Không có kinh nghiệm Kiến tính thì không ai có thể thực hiện những điều kiện trên. Kiến tính, nếu được phép nói ra, chính là trải nghiệm "tất cả là một" theo đúng nghĩa đen của từ này; tuy nhiên, ý thức không thể hiểu và chấp nhận được chân lý này. Tuy nhiên, trạng thái bất hành nhi hành nêu trên không phải là một cái gì riêng tư, một phát minh của Thiền tông. Các hiền triết của đạo Lão như Lão Tử, Trang Tử và Liệt Tử cũng đã đề cao tâm trạng này và gọi nó là "Vô vi" nghĩa là "không làm". Từ "Vô vi" này đã gây không ít sự hiểu lầm cho các nhà triết học phương Tây và vì vậy cũng có lúc họ kết luận sai lầm rằng các hiền triết phương Đông chỉ chuộng cái tĩnh tịnh, sự im lặng mà bỏ quên cái động, một mặt tất yếu khác của sự thật. Vào thế kỷ 16, tại Trung Quốc, một người tên là La Thanh (sau này còn được gọi là La tổ) kết hợp vũ trụ quan Không Vô của Phật giáo và tư tưởng vô vi của Đạo giáo lập ra một tông phái được gọi là La giáo, sau này đổi thành "Vô vi giáo" và "Đại thừa giáo" và rất có ảnh hưởng tại miền Nam Trung Quốc thời đó. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Thiền tông Triết lý Phật giáo Đạo giáo
12147
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20B%E1%BB%95n%20sinh
Kinh Bổn sinh
Bản sinh kinh (zh. 本生經, sa., pi. jātaka (जातक)) là phần dài nhất của Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya), gồm 547 bài. Kinh này kể lại sự tích, các tiền kiếp của Phật Thích-ca, nói về các đệ tử và những người chống đối Phật trong các tiền kiếp đó, và chỉ rõ các nghiệp (sa. karma) đời trước đóng vai trò thế nào trong đời này. Nhiều truyện trong Bản sinh kinh là truyện cổ Ấn Độ có trước cả thời đức Phật, nhưng phù hợp với nội dung cuốn kinh nên được đưa vào. Phần lớn các câu chuyện đều có những bài kệ và chính các câu kệ mới là tinh hoa của tập kinh này. Các tập truyện này trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tranh tượng trong các đền chùa Phật giáo và thường được quần chúng Đông Nam Á ưa thích. Ngày nay, Bản sinh kinh còn trong bản tiếng Pali, tiếng Tây Tạng và tiếng Hán. Bản chữ Hán có lẽ được dịch từ một bản Phạn ngữ đã thất truyền. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Tiểu Bộ kinh Văn học Ấn Độ
12148
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20s%E1%BB%B1%20kinh
Bản sự kinh
Bản sự kinh (sa.: itivṛttaka, pi.: itivuttaka, zh.: 本事經, ja.: honji kyō) là một trong 12 thể loại truyền thống của kinh điển Phật giáo, ghi lại vô số công hạnh trong quá khứ của Phật và đệ tử (xem Thập nhị bộ kinh 十 二 部 經). Bản sự kinh, 7 quyển, Huyền Trang dịch năm 650. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Kinh điển Phật giáo Triết lý Phật giáo
12150
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n%20gi%C3%A0%20phu%20t%E1%BB%8Da
Bán già phu tọa
Bán già phu tọa (zh. 半跏趺坐, ja. hanka-fusa) là kiểu ngồi "nửa phần kiết già", chỉ một chân được gác qua bắp vế của chân khác. Bán già phu tọa là thế ngồi thiền dành cho những người không thể ngồi kiết già lâu được, mặc dù thế ngồi này không cân bằng, vững chắc như thế kiết già. Bán già phu tọa cũng được gọi là "Bồ Tát tọa" (ja. bosatsu-za). Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Thuật ngữ thiền
12151
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20s%C6%B0
Bản sư
Bản sư (zh. běnshī 本師, ja. honshi), người Nam thường đọc Bổn sư, là "vị thầy gốc", "chân sư". Danh hiệu này được hiểu theo nhiều cách: Phật Thích-ca Mâu-ni, người sáng lập Phật giáo. Câu tụng niệm thường gặp là Nam-mô Bản sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Vị Khai tổ của một tông phái Phật giáo; Vị thầy đã truyền giới cho một người; Vị thầy đã ấn khả chứng minh cho một người. Rất có thể rằng, một thiền sinh đã tu học với nhiều vị Lão sư nhưng Bản sư chỉ là người đích thân ấn khả cho thiền sinh—một cách hiểu theo Thiền tông. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo
12159
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Marseillaise
La Marseillaise
La Marseillaise (tạm dịch: Bài ca Marseille) là quốc ca của Pháp. Bài hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới ra đời mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhine (Hành khúc quân Rhine). Hoàn cảnh ra đời Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phố là Philippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói: - Lisle, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không? - Vâng, cũng có đôi lúc! Người thanh niên trả lời. - Anh có thể sáng tác một bài chiến ca thể hiện tinh thần yêu nước được không? - Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao. - Được, tôi hẹn với anh phải hoàn thành ngay trong đêm nay để ngày mai hát trong lúc xuất quân. - Tôi nhất định hoàn thành. Lisle đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và viết lời cho bài hát: Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant de guerre de l'armée du Rhine ("Hành khúc quân sông Rhine") với hàm ý các binh lính Pháp sẽ giáp trận với tại sông Rhine và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp cách mạng. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng thành phố Strasbourg, Lisle đã cất tiếng hát làm mọi người xúc động. Vài ngày sau khi bài hát ra đời, liên quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg. Về sau, bài hát được phổ biến nhanh chóng toàn nước Pháp. Đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là La Marseillaise ("Bài ca của người Marseille"). Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792 Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp. Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon I, và sau này bị các vua Louis XVIII và Charles X cấm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm 1830. Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thời Napoléon III là Partant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp. Lời Nguyên văn tiếng Pháp Allons ! Enfants de la Patrie, Le jour de gloire est arrivé! Contre nous de la tyrannie, L'étendard sanglant est levé! L’étendard sanglant est levé! Entendez-vous dans les campagnes Mugir ces féroces soldats? Ils viennent jusque dans vos bras Egorger vos fils et vos compagnes! Aux armes, citoyens! Formez vos bataillons! Marchons! Marchons! Qu'un sang impur Abreuve nos sillons! Dịch sang tiếng Việt Hãy tiến lên những người con của Tổ quốc, Ngày vinh quang đã đến rồi! Chúng ta hãy chống lại sự áp bức, Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên! (2 lần) Có nghe không trên những cánh đồng Những tên lính khát máu đang gào thét? Chúng đang tiến vào giữa chúng ta, để cắt cổ vợ con ta! Chúng muốn gì, những bầy lũ nô lệ đó, Những tên phản nghịch, những tên vua mưu phản? Dành cho ai, những gông cùm đê hèn này, Những xiềng xích đã được chuẩn bị từ lâu? (2 lần) Này dân Pháp, cho chúng ta, ôi! Nhục nhã thay! Có cách gì chúng ta phải làm? Vì chính chúng ta mà họ dám tính Đẩy ta về cảnh nô lệ cổ xưa! Tại sao! Lũ người vọng ngoại này Lại sẽ làm luật cho nước nhà của chúng ta! Tại sao! Những kẻ hám lợi này Lại quật ngã những dũng sĩ của chúng ta! (2 lần) Lạy Chúa! Bởi vì tay bị xiềng xích Mà vầng trán ta hàng phục ách áp bức! Những kẻ bạo ngược xấu xa sẽ trở thành Những chủ nhân của vận mệnh chúng ta! Run sợ đi, những bạo chúa và ngươi, những kẻ phản bội Điều sỉ nhục đến từ mọi phía Run sợ đi! Những âm mưu giết cha mẹ của các ngươi Cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái giá phải trả của nó! (2 lần) Tất cả đều là lính để chống các ngươi Nếu như họ ngã xuống, những anh hùng trẻ của ta Nước Pháp sẽ sinh ra những người con mới, Tất cả sẵn sàng chiến đấu chống lại các ngươi. Hỡi người Pháp, những chiến binh đang thức tỉnh, Hãy chịu đựng, và giáng lại một đòn! Hãy tha cho những nạn nhân xấu số Những người đã hối hận khi chống lại chúng ta. (2 lần) Nhưng không phải những tên điên cuồng khát máu Những tên đồng lõa với Bouillé. Cả những con hổ không chút khoan dung, Xé phang ngực những người mẹ của chúng ta. Với tình yêu thiêng liêng cho Tổ quốc Dẫn dắt, hưởng ứng công cuộc rửa thù của ta. Nền tự do, nền tự do thân yêu Hãy chiến đấu chống những kẻ thủ cựu! (2 lần) Dưới lá cờ của ta, khi chiến thắng Mau chóng làm nên điểm sáng kiên cường. Để quân thù tàn bạo kia Thấy được vinh quang chiến thắng của chúng ta. Chúng ta sẽ tham gia vào sự nghiệp Khi tre già không còn ở đó. Phía kia, ta chỉ thấy cát bụi Những vết tích, tiết tháo sáng ngời (2 lần) Phải kiên định để niềm tin sáng mãi Còn hơn sẻ chia phận ta cùng chiếc quan tài. Sẽ là thứ danh dự cao cả Để đền ơn nước, trả thù nhà. Điệp khúc: Cầm vũ khí, hỡi đồng bào! Lập thành những đoàn quân! Cùng tiến bước! Tiến bước! Máu quân thù ô uế Sẽ tưới đẫm ruộng ta! Năm 1882, nhà soan nhạc Nga nổi tiếng Pyotr Ilyich Tchaikovsky đã trích dẫn "La Marseillaise" để mô tả đội quân xâm lược Pháp trong bản Giao hưởng 1812 của ông. Ông cũng trích dẫn bài "Bozhe, Tsarya khrani!" (Chúa phù hộ Sa hoàng) để mô tả quân đội Nga. Trên thực tế, cả hai bản quốc ca này đều không được sử dụng vào năm 1812. Thêm nữa, có một số ca khúc có giai điệu của bài La Marseillaise như: Echoes of France – Django Reinhardt All You Need Is Love – The Beatles Aux Armes et cetera – Serge Gainsbourg 1978 You went the Wrong way Old King Louie – Allan Sherman Ngoài ra, bài hát còn xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng của Mỹ Casablanca, khi toàn bộ khách trong quán Rick's Café Américain dưới sự bắt nhịp của Victor Laszlo, một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc, hát át tiếng các sĩ quan Đức Quốc xã đang hát vang bài hát "Die Wacht am Rhein" (Bảo vệ sông Rhein). Điều này dẫn tới việc viên thiếu tá Đức Strasser đóng cửa quán. Năm năm sau, hai bài hát này lại cùng xuất hiện trong bộ phim của Jean Renoir – Grand Illusion năm 1937. Renoir đã phác họa lịch sử bài La Marseillaise trong bộ phim cùng tên một năm sau đó. Chú thích Tham khảo Frédéric Robert, La Marseillaise, Les nouvelles éditions du pavillon, Imprimerie Nationale, 1989 Frédéric Dufourg, La Marseillaise, Éditions du Félin, Collection Félin poche, 2003 Liên kết ngoài Alors, Zizou (la Marseillaise), par Gilles Marchal La Marseillaise sur le site officiel de l’Élysée Version sur-complète et un ultime couplet Easybyte - arrangement pour piano de La Marseillaise Nghe bài La Marseillaise Quốc thiều Pháp (nhạc của bài La Marseillaise) Marseillaise, La Marseillaise, La Quốc ca châu Âu
12160
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%81m%20l%E1%BB%A5c%20%C4%91%E1%BB%8Ba
Thềm lục địa
Thềm lục địa là một phần của rìa lục địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà còn hiện nay là các biển tương đối nông (biển cạn) và các vịnh. Các thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-2°) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (hay còn gọi là đứt gãy thềm lục địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là dốc lục địa có độ dốc cao hơn rất nhiều so với thềm lục địa. Tại chân sườn nó thoải đều, tạo ra bờ lục địa và cuối cùng hợp nhất với đáy đại dương tương đối phẳng, có độ sâu đạt từ 2.200 đến 5.500 m. Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể. Có rất nhiều khu vực không có thềm lục địa, đặc biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ đại dương nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ, chẳng hạn như các vùng bờ biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thềm lục địa lớn nhất— thềm lục địa Siberi ở Bắc Băng Dương— kéo dài tới 1.500 kilômét. Biển Đông nằm trên một khu vực mở rộng khác của thềm lục địa, thềm lục địa Sunda, nó nối liền các đảo Borneo, Sumatra và Java với châu Á đại lục. Các biển khác cũng nằm trên các thềm lục địa còn có biển Bắc và vịnh Ba Tư. Chiều rộng trung bình của các thềm lục địa là khoảng 80 km. Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao động mạnh. Nó có thể chỉ nông khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m. Các trầm tích được chuyên chở tới các vùng thềm lục địa do hiện tượng xói mòn từ các vùng đất liền. Kết hợp với độ chiếu sáng từ Mặt Trời tương đối cao đối với các vùng biển nông thì các loài thủy sinh vật tại khu vực thềm lục địa tương đối phong phú khi so sánh với các sa mạc, sinh học của đáy đại dương. Cá tuyết (moruy) của khu vực Grand Banks phía ngoài Newfoundland đã nuôi những người châu Âu nghèo khó hơn 500 năm trước khi chúng bị đánh bắt cạn kiệt. Nếu các điều kiện yếm khí chiếm ưu thế trong các lớp trầm tích tại các thềm lục địa thì theo thời gian địa chất nó sẽ trở thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Xa hơn nữa, việc tương đối dễ tiếp cận của các thềm lục địa là phương thức tốt nhất để tìm hiểu các bộ phận của đáy đại dương. Trên thực tế mọi hoạt động khai thác thương mại, chẳng hạn khai thác dầu mỏ và hơi đốt (gọi chung là khai thác dầu khí) từ đại dương chủ yếu được tiến hành trên các thềm lục địa. Các quyền chủ quyền trên các thềm lục địa của mình đã được đề nghị bởi các quốc gia có biển trong Công ước về thềm lục địa, được đưa ra bởi Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc năm 1958, một số phần trong đó đã được chỉnh sửa và thay thế bởi 1982 United Nations Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Trong luật quốc tế Trên đây là thuật ngữ thềm lục địa khi được hiểu với ý nghĩa khoa học của các lĩnh vực như địa chất học, hải dương học. Tuy nhiên trong lĩnh vực pháp lý thì thuật ngữ này có một số khác biệt so với cách hiểu trên. Nguyên bản điều 1 của Công ước về thềm lục địa năm 1958 quy định: Article 1 For the purpose of these articles, the term "continental shelf" is used as referring (a) to the seabed and subsoil of the submarine areas adjacent to the coast but outside the area of the territorial sea, to a depth of 200 metres or, beyond that limit, to where the depth of the superjacent waters admits of the exploitation of the natural resources of the said areas; (b) to the seabed and subsoil of similar submarine areas adjacent to the coasts of islands. Bản dịch tiếng Việt: Điều 1 Để phục vụ cho các điều khoản này, thuật ngữ "thềm lục địa" được sử dụng như là nói đến (a) phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các khu vực biển tiếp giáp với bờ nhưng ngoài khu vực lãnh hải, tới độ sâu 200 mét hoặc, vượt ra ngoài giới hạn đó, tới độ sâu của các vùng nước chồng lên nhau cho phép khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các khu vực đã nói; (b) phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các khu vực tương tự tiếp giáp với các bờ của các đảo. Quy định này không có tính thực tế cao, bất hợp lý và không công bằng do trình độ công nghệ chung của các quốc gia là rất khác nhau. Công ước luật biển năm 1982 đã đưa ra định nghĩa mới có tính công bằng cao hơn, trong đó thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền thuộc quốc gia đó cho đến bờ ngoài của dốc lục địa hoặc cách đường cơ sở dùng để tính lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của dốc lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì quốc gia đó có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa cho mình như sau: Hoặc theo bề dày trầm tích: Đường nối các điểm cố định tận cùng bất kỳ mà lớp trầm tích có độ dày bằng hoặc lớn hơn 1% khoảng cách từ điểm đó tới chân dốc lục địa. Hoặc theo khoảng cách: Đường nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý (111,1 km). Trong cả hai cách tính trên thì chiều rộng tổng cộng của thềm lục địa tính từ đường cơ sở cũng không được vượt quá 350 hải lý (648,2 km) hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km), với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa có trong Công ước luật biển 1982 và phù hợp với các kiến nghị của Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục II của Công ước này. Ngoài ra, để hạn chế việc mở rộng quá 200 hải lý này, người ta cũng thêm 2 điều kiện nữa là: Phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa với hạn cuối cùng là năm 2009. Nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hay hiện vật đối với việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần nằm ngoài phần thềm lục địa cơ bản (200 hải lý đầu). Cơ chế pháp lý Các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa và các tài nguyên khai thác được từ đó. Ngoài ra, các quốc gia này cũng có quyền tài phán đối với các lĩnh vực sau: các đảo nhân tạo, các thiết bị; công trình trên thềm lục địa, các nghiên cứu khoa học hay bảo vệ môi trường. Các quyền chủ quyền và tài phán này không liên quan và không ảnh hưởng đến các quyền đối với vùng nước và vùng trời phía trên nó. Xem thêm Nội thủy Lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Vùng biển quốc tế Tham khảo Liên kết ngoài Office of Naval Research: Ocean Regions Continental Margin & Rise Quần xã thủy sinh Thủy sinh thái học Thủy sản Hải dương học vật lý Quần xã sinh vật Địa lý ven biển Địa mạo đại dương và duyên hải Luật biển Vùng nước Thuật ngữ hải dương học
12201
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20th%E1%BB%A7%20%E1%BA%A5n
Đại thủ ấn
Đại thủ ấn (zh. 大手印, sa. mahāmudrā, bo. chag-je chen-po ཕྱག་རྒྱ་ཆེན་པོ་) là một trong những giáo pháp tối thượng của Kim cương thừa (sa. vajrayāna), được truyền dạy trong tông phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). của Tây Tạng. Trong tiếng Tây Tạng, Đại thủ ấn được hiểu là tâm ấn của sự chứng ngộ được tính Không (sa. śūnyatā), của việc giải thoát khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra) và sự thông hiểu rằng, hai mặt đó không hề rời nhau. Giáo pháp này xem Bản Sơ Phật Phổ Hiền (sa. samantabhadra)—hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân)—là người đã truyền Đại thủ ấn cho vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha) Đế-la-ba (sa. tilopa). Đế-la-ba tiếp tục truyền cho Na-lạc-ba. Mã-nhĩ-ba (bo. marpa) được chân truyền giáo pháp này và mang về Tây Tạng chỉ dạy cho Mật-lặc Nhật-ba (bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་). Phép tu Đại thủ ấn bắt đầu bằng tu Chỉ (sa. śamatha) và lấy đó làm căn bản để biến chuyển mọi kinh nghiệm thành sự trực ngộ tính Không. Có người xem Đại thủ ấn như "Thiền" Tây Tạng. Ngoài phép tu thông thường, người ta còn lưu truyền phép tu "đặc biệt" của Na-lạc-ba với tên Na-lạc lục pháp (Sáu giáo pháp của Na-lạc-ba, bo. nāro chödrug ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་). Truyền thống Tây Tạng xem xét phép Đại thủ ấn dưới ba khía cạnh: kiến (sa. darśana), tu (sa. bhāvanā) và hành (sa. caryā). Kiến được định nghĩa là tri kiến nhận ra rằng thể tính đích thật của tâm là sự thống nhất giữa tính Không và Tịnh quang, là ánh sáng rực rỡ thanh tịnh. Mỗi hiện tượng đều mang dấu ấn đặc biệt này. Mục đích quan trọng nhất của tu tập thiền định là trực nhận thể tính của tâm thức, một sự trực nhận rất tự nhiên không cần sự cố gắng nào. Có hai cách để chuẩn bị phép thiền đó: a) bốn phép tu quán chiếu sự quý báu khi có được thân người, luật vô thường, Nghiệp báo và tính bất toàn của luân hồi; b) bốn phép tu đặc biệt gồm những Thành tựu pháp (sa. sādhana) với những phương pháp thanh lọc Thân, khẩu, ý. Hành là hành động, ứng dụng sau khi đã kinh nghiệm trực tiếp Đại thủ ấn, dẫn đến một tâm thức tự tại, siêu việt các quy ước thông thường, dẫn đến các tác phong kì lạ của các bậc "Cuồng thánh." Cát-mã-ba Nhưỡng-huýnh Đa-kiệt (zh. 攘迥多杰, bo. rangjung dorje རང་བྱུང་རྡོ་རྗེ་, 1284-1339) viết như sau về Đại thủ ấn: Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Mật tông Phật giáo Tây Tạng Triết lý Phật giáo Nghi thức Phật giáo
12202
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20T%C3%B9y
Nhà Tùy
Nhà Tùy (, 581-619) là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kế thừa Nam-Bắc triều, theo sau nó là triều Đường. Năm 581, Tùy Văn Đế Dương Kiên thụ thiện từ Bắc Chu Tĩnh Đế mà kiến lập triều Tùy; đến năm 619 thì Hoàng Thái Chủ Dương Đồng nhường ngôi cho Vương Thế Sung, triều Tùy diệt vong, vận nước kéo dài 38 năm. Từ khi Tùy Văn Đế lên ngôi, triều đình căn cứ theo kinh nghiệm thời Nam-Bắc triều mà tiến hành cải cách chế độ chính trị, cho xây dựng Đại Vận Hà kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều thành thị dọc theo kênh, thay thế phế lập rất nhiều thứ cũ mới. Trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao, triều Tùy có ảnh hưởng sâu rộng đến triều Đường, triều Tống, và các triều đại sau này của Trung Quốc. Dương Kiên thuộc thế gia Quan Lũng Hồ-Hán của Bắc Chu, dần dần kiểm soát triều đình Bắc Chu sau khi Bắc Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân kế vị. Sau khi Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển tức vị khi còn nhỏ tuổi, Dương Kiên khống chế triều chính với thân phận ngoại thích. Năm 581, Bắc Chu Tĩnh Đế thiện nhượng cho Dương Kiên, Bắc Chu mất, Dương Kiên đặt quốc hiệu là "Tùy". Năm 587, Tùy Văn Đế phế trừ Hậu Lương, đến năm 589 thì phát động chiến tranh diệt Nam triều Trần, bắt được Trần Hậu Chủ Trần Thúc Bảo. Đến lúc này, triều Tùy thống nhất thiên hạ, cục diện phân liệt từ thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều chấm dứt. Triều Tùy tổng kết nguyên nhân hưng vong của các triều trước, tập trung vào việc duy trì quan hệ với nông dân, điều hòa quan hệ trong tập đoàn thống trị, khiến mâu thuẫn xã hội có xu hướng hòa hoãn, kinh tế và văn hóa phát triển nhanh chóng, xuất hiện cảnh tượng phồn hoa, khai sáng ra Khai Hoàng chi trị. Tuy nhiên, vào những năm cuối, Tùy Văn Đế trở nên cố chấp, đại sát công thần, khiến Tùy suy thoái. Tháng 8 năm năm 604, Tùy Văn Đế qua đời, Thái tử Dương Quảng kế vị, tức Tùy Dạng Đế. Để củng cố sự phát triển của triều Tùy, Tùy Dạng Đế cho xây dựng nhiều công trình quy mô lớn, tiến hành các cuộc chinh phục, Tùy phát triển đến cực thịnh vào đầu thời Dạng Đế. Tuy nhiên, do quá khoa trương, Tùy Dạng Đế khiến cho quốc lực hao phí, nhất là ba lần tấn công Cao Câu Ly. Cuối cùng, Tùy chìm trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, Tùy Dạng Đế dời đông đô Lạc Dương đến Giang Đô (tức Dương Châu ngày nay). Tháng 4 năm 618, Vũ Văn Hóa Cập cùng những tướng lĩnh khác phát động binh biến, sát hại Tùy Dạng Đế. Đến tháng 6, tại Trường An, Tùy Cung Đế nhường ngôi cho Lý Uyên, triều Đường được kiến lập; tại Lạc Dương, tháng 5 năm 618, Vương Thế Sung phế Dương Đồng, Tùy mất. Từ thời Tùy mạt, diễn ra cục diện quần hùng cát cứ, cuối cùng thống nhất dưới trướng triều Đường. Về mặt chế độ chính trị, tam tỉnh lục bộ chế do triều Tùy lập ra có ảnh hưởng sâu rộng đến hậu thế, giúp củng cố chế độ trung ương tập quyền; chế định ra chế độ khoa cử hoàn chỉnh, dùng để tuyển chọn đề bạt nhân tài ưu tú, làm suy yếu quyền hạn của sĩ quan thế tộc lũng đoạn. Ngoài ra, triều đình Tùy còn lập ra chế độ nghị sự chính sự, chế độ giám sát, chế độ khảo tích, đều giúp củng cố cơ chế chính phủ, có ảnh hưởng sâu rộng đến chế độ chính trị triều Đường và hậu thế. Về quân sự, triều Tùy tiếp tục tiến hành và cải cách chế độ phủ binh. Về kinh tế, một mặt thực hiện quân điền chế và tô dung điều chế, mặt khác lại chọn cách dùng các biện pháp "đại sách mạc duyệt" và "thâu tịch định dạng" để điều tra chính xác hơn về số hộ, nhằm gia tăng thu nhập tài chính. Để củng cố sự phát triển của triều đại, Tùy Văn Đế và Tùy Dạng Đế cho xây dựng Đại Vận Hà và trì đạo (tức quốc lộ), xây nên Đại Hưng thành và đông đô, đồng thời xây đắp Trường Thành để bảo hộ ngoại tộc quy phụ. Các chính sách này giúp tăng cường khả năng kiểm soát của triều đình Tùy ở Quan Trung đối với khu vực phương Bắc, Quan Đông và Giang Nam; khiến kinh tế, văn hóa và nhân dân các địa phương của Tùy có thể giao lưu thuận lợi, còn hình thành trọng trấn kinh tế Giang Đô. Về mặt ngoại giao, triều Tùy thịnh thế khiến các quốc gia xung quanh như Cao Xương, Oa Quốc, Cao Câu Ly, Tân La, Bách Tế, hay nội thuộc Đông Đột Quyết đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa và phép tắc của triều Tùy, "khiển Tùy sứ" của Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trên lĩnh vực giao lưu ngoại giao. Lịch sử Quật khởi và thống nhất Năm 577, Bắc Chu diệt Bắc Tề, thống nhất Hoa Bắc, quốc lực sau đó trở nên hưng thịnh, song Bắc Chu Tuyên Đế xa xỉ phô trương, đắm chìm song tửu sắc, chính trị hủ bại, còn đồng thời có năm vị hoàng hậu. Ngoại thích Dương Kiên thừa cơ khiển trọng thần Bắc Chu ra ngoài kinh thành, dần dần kiểm soát triều chính. Ngày 8 tháng 6 năm 580, Bắc Chu Tuyên Đế bệnh mất, Dương Kiên trợ giúp Vũ Văn Xiển còn nhỏ tuổi lên kế vị, tức Bắc Chu Tĩnh Đế, Dương Kiên trở thành đại thừa tướng phụ chính. Tương châu tổng quản Uất Trì Huýnh, Vân châu tổng quản Tư Mã Tiêu Nan và Ích châu tổng quản Vương Khiêm và những người khác bất mãn trước việc Dương Kiên chuyên quyền, do vậy liên hiệp làm phản, song bị các tướng Vi Hiếu Khoan và Vương Nghị và Cao Quýnh của Dương Kiên bình định. Ngày 4 tháng 3 năm 581, Bắc Chu Tĩnh Đế thiện nhượng đế vị cho Dương Kiên, Dương Kiên đăng cơ làm hoàng đế, tức Tùy Văn Đế, kiến quốc "Tùy", Bắc Chu mất. Tùy Văn Đế có ý muốn diệt Nam triều Trần, do vậy làm theo sách lược của Cao Quýnh: quấy nhiễu sản xuất nông nghiệp của Trần, phá hoại tích trữ quân sự của Trần, khiến Trần tổn thất trầm trọng, sức kiệt không kham nổi. Sau khi giành thắng lợi trước Đột Quyết, năm 587, Tùy Văn Đế phế Tây Lương Hậu Chủ Tiêu Tông, nước Tây Lương mất. Năm sau, Tùy phát động chiến tranh diệt Trần, Tùy Văn Đế mệnh Dương Quảng, Dương Tuấn và Dương Tố là hành quân nguyên soái; Dương Quảng là tổng chủ tướng, Cao Quýnh là tham mưu, Vương Thiều là tư mã thống lĩnh 518000 quân thủy bộ, phân binh thành tám đạo tiến đánh Nam Trần. Dương Tố suất thủy quân tiến từ Ba Đông, xuôi Trường Giang về phía đông, liên hiệp với quân của Lưu Nhân Ân tại Kinh châu, chiếm lĩnh Diên châu (nay là cửa Tây Lăng Hiệp của Trường Giang, gần Chi Giang) và các vị trí phòng ngự khác của quân Trần ở thượng du. Do quân Trần ở trung du khi tiến từ Công An về phía đông cứu viện Kiến Khang thì lại bị quân Dương Tuấn chặn ở khu vực Hán Khẩu, quân Tùy do vậy có được thuận lợi ở hạ du. Ở hạ du, quần chủ lực của Tùy thừa dịp triều Trần đang vui nguyên hội (tức Xuân tiết) mà vượt Trường Giang. Hành quân tổng quản Hàn Cầm Hổ, Hạ Nhược Bật hai quân tạo thành thế gọng kìm, cùng quân của Vũ Văn Thuật bao vây Kiến Khang. Ngày 10 tháng 2 năm 589, quân Tùy tiến vào thành Kiến Khang, bắt Trần Hậu Chủ. Không lâu sau, quân Trần ở các địa phương hoặc chịu đầu hàng theo hiệu lệnh của Trần Hậu Chủ, hoặc đề kháng quân Tùy song bị tiêu diệt, duy có Tiển phu nhân ở khu vực Lĩnh Nam bảo cảnh cứ thủ. Tháng 9 năm 590, Tùy phái sứ thần Vi Quang và những người khác đi an phủ Lĩnh Nam, Tiển phu nhân suất chúng nghênh tiếp sứ Tùy, các châu Lĩnh Nam đều trở thành đất Tùy. Đến lúc này, triều Tùy kết thúc cục diện nam bắc phân liệt trong hơn 280 năm kể từ sau loạn Vĩnh Gia, hoàn thành thống nhất Trung Quốc. Triều Tùy có nhiều nhân tài, dung hòa thế tộc Quan Trung, thế tộc Quan Đông và thế tộc Giang Nam, có Cao Quýnh giỏi mưu lược, có Tô Uy tổng quản chính sự, Vi Hiếu Khoan cùng Hạ Nhược Bật và Hàn Cầm Hổ có tài quân sự; ngoài ra còn có các trọng thần như Lưu Phưởng, Trịnh Dịch, Lý Đức Lâm, Nguyên Hài, Nguyên Trụ, Vũ Văn Hãn, hình thành một tập đoàn có tài lực. Khai Hoàng chi trị Để củng cố chính quyền, về mặt chính trị, Tùy Văn Đế phế trừ lục quan chế của Bắc Chu, chính thức xác lập tam tỉnh lục bộ chế. Triều đình bãi bỏ cấp quận, hình thành chế độ hai cấp châu huyện. Sau khi cải cách chế độ địa phương và bình định Nam triều Trần, Tùy tịch thu vũ khí trong nước, các chính sách này đều nhằm khiến cho thế lực các địa phương suy yếu, củng cố thể chế chính trị trung ương tập quyền quân chủ chuyên chế. Nhằm ức chế thế tộc, Tùy hạ lệnh phế trừ cửu phẩm trung chính chế từ thời Ngụy-Tấn, thiết lập chế độ khoa cử để tuyển chọn nhân tài một cách công bằng. Triều đình cũng cho thiên di thế tộc Quan Đông và thế tộc Giang Nam đến Đại Hưng thành để tăng cường kiểm soát đối với họ. Về mặt kinh tế, triều đình giảm nhẹ hình phạt và lao dịch, thực thi quân điền chế, tô dung điều chế cùng điều tra nhân khẩu để kiểm soát được nguồn thuế. Tùy Văn Đế đề xướng tiết kiệm, không cho phép các hoàng tử phung phí tiền bạc. Những điều này hình thành nên một chuẩn mực xã hội, khiến triều Tùy vào tiền kỳ trở nên giàu có khi mà của cải được tích lũy một cách nhanh chóng. Cùng với diện tích đất ruộng tăng lên nhiều, năng suất cây trồng cũng tăng cao, các kho quan trữ lương tại Trường An, Lạc Dương nhiều thì đạt 10 triệu thạch, ít thì cũng có đến vài triệu thạch. Đồng thời, thủ công nghiệp có sự phát triển mới, kỹ thuật đóng thuyền đạt đến trình độ rất cao, có thể đóng chiến hạm cực lớn có năm tầng lầu. Thương nghiệp tại Lạc Dương từng một thời cực thịnh, là nơi cư trú của mấy vạn nhà phú thương, kinh tế hiện ra cục diện phồn vinh. Năm 584, để cải thiện việc vận chuyển vật tư đến Quan Trung, Tùy Văn Đế mệnh Vũ Văn Khải xây dựng "Quảng Thông cừ", mở đầu cho việc xây dựng một loạt các công trình sông đào, cuối cùng hình thành nên Tùy Đường Đại Vận Hà. Hệ thống sông đào to lớn này khiến cho hoạt động vận chuyển vật tư và mậu dịch nam-bắc phát triển nhanh chóng, giúp củng cố chi tiêu của triều đình bằng vật tư của Giang Nam. Trải qua các cải cách này, chính trị, kinh tế và xã hội vào tiền kỳ triều Tùy đều phát triển phồn vinh, khai sáng Khai Hoàng chi trị, hộ khẩu tăng từ hơn 4 triệu lên đến hơn 8 triệu. Xã hội tích lũy được tương đối nhiều của cải, được thuật là có thể dùng trong 50-60 năm. Khai Hoàng thịnh thế, Tùy Văn Đế lại hạ lệnh xây dựng Đại Hưng thành, tức Trường An, Đại Hưng thành là thành thị cổ đại Trung Quốc đạt mức cao siêu trên tiêu chí quy hoạch kiến thiết, là biểu hiện tổng hợp cho thực lực kinh tế và trình độ kỹ thuật triều Tùy, đương thời là một trong những thành thị có quy mô lớn nhất thế giới. Tư tưởng thiết kế và bố cục của Đại Hưng thành có ảnh hưởng sâu rộng đối với quy hoạch đô thị Trung Quốc, cũng như đối với Nhật Bản và Tân La. "Khai Hoàng chi trị" và "Tùy triều thịnh thế" đến hậu kỳ Tùy Văn Đế thì dần suy lạc. Trong những năm cuối, Tùy Văn Đế đối với hình pháp thì đề xướng trọng hình hà khắc, cải biến chính sách "vô vi nhi trị" vào tiền kỳ Khai Hoàng. Tùy Văn Đế trong lòng nghi kị công thần cũ, đại sát công thần và tướng lĩnh khai quốc. Tùy Văn Đế lúc này có xu hướng cố chấp, lấy Pháp gia trị quốc, không đoái hoài đến bách tính, quan hệ giữa ông và đại thần ngày càng xa cách, là nguyên nhân dẫn đến cục diện thiên hạ đại loạn vào cuối triều Tùy. Tùy Văn Đế ban đầu lập con cả Dương Dũng làm thái tử, song vì Dương Dũng có tính xa xỉ khiến cho Tùy Văn Đế không hài lòng, dần dần bị thất sủng. Con thứ là Dương Quảng và đại thần Dương Tố âm mưu cáo buộc "âm sự" của Dương Dũng, dần giành được tín nhiệm của Tùy Văn Đế. Năm 600, Tùy Văn Đế cải lập Dương Quảng làm thái tử, ngày 13 tháng 8 năm 604, Dương Quảng phát động "biến Nhân Thọ cung", Tùy văn Đế đột nhiên qua đời. Đến ngày 21 tháng 8, Dương Quảng kế vị, tức Tùy Dạng Đế, sau đó sát hại Dương Dũng và các huynh đệ khác. Doanh mãn chi quốc Vào sơ kỳ Tùy Dạng Đế, quốc lực vẫn hưng thịnh, Tùy Dạng Đế phát triển đông đô, mở sông đào, xây dựng trì đạo và xây đắp Trường Thành, dẫn tới phát triển kinh tế và mậu dịch giữa khu vực Quan Trung và các địa phương nam bắc; đồng thời tiến hành chinh thảo quy phục đối với các nước xung quanh, mở rộng bản đồ triều Tùy. Tuy nhiên, do bản thân Tùy Dạng Đế nóng vội, đồng thời lại bạo ngược, khiến những việc này trái lại gây nên phá hoại cho xã hội. Do Trường An nằm lệnh về phía tây, khó khăn trong việc tự cung ứng lương thực. Năm 604, Tùy Dạng Đế phái Dương Tố, Vũ Văn Khải xây dựng đông đô Lạc Dương, sang năm thứ hai thì thiên đô đến Lạc Dương để kiểm soát kinh tế Quan Đông và Giang Nam; tại các nơi như Lạc Khẩu và Hồi Lạc, triều đình Tùy cho dựng kho lương lớn nhằm dự trữ sử dụng trong trường hợp mất mùa đói kém. Mỗi tháng triều đình sai khiến 2 triệu dân đinh lao dịch, Tùy Dạng Đế lại chú trọng đến việc xây dựng cung thành hoàn hảo xa hoa, tiêu hao một lượng lớn nhân lực và vật lực. Để khơi thông vận chuyển và phát triển kinh tế giữa trung tâm kinh tế Giang Nam, trung tâm chính trị Quan Trung, các khu vực quân sự như Yên, Triệu, Liêu Đông. Tùy Dạng Đế thúc đẩy việc hình thành Đại Vận Hà. Đại Vận Hà mang lại nhiều lợi ích: kết nối các hệ thống sông quan trọng của Trung Quốc lại với nhau, hình thành mạng lưới vận chuyển; thúc đẩy sự phát triển của các thành thị ven kênh, rất nhiều thành thị thương nghiệp nổi lên, trong đó Giang Đô trở thành trọng tâm kinh tế của triều Tùy; thúc đẩy phát triển văn hóa và dung hợp dân tộc tại các địa phương, có ý kiến nhận định nó khiến cho văn minh Trung Hoa trở thành một nền văn minh hoàn chỉnh có hệ thống. Tuy nhiên, do Tùy Dạng Đế nóng vội trong việc xây dựng Đại Vận Hà, khiến nhân dân phải chịu rất nhiều gánh nặng. Dân phu đào sông phải lao dịch kéo dài mà không được nghỉ ngơi, chịu rét chịu đói, ngoài ra còn bị bệnh tật tấn công, do vậy số người tử vong rất lớn. Năm 605, Tùy Dạng Đế cho đào Thông Tế Cừ, mang theo một lượng lớn người trong hậu cung, chư vương và vệ đội theo sông đào tuần thị phương nam, trong hành trình tiêu pha rất nhiều tiền của, trưng dụng rất nhiều nhân lực và vật tư của nhân dân. Năm 607, khi Tùy Dạng Đế tuần thị phương bắc, cũng trưng dụng sức lực của cải của nhân dân để mở trì đạo qua Thái Hành Sơn đến Tịnh châu, đồng thời yêu cầu Khải Dân khả hãn (đang phụ thuộc Tùy) của Đột Quyết cho dân Đột Quyết hiệp trợ việc mở đường. Ngay từ thời Tùy Văn Đế, triều đình đã cho xây đắp Trường Thành tại các nơi như Sóc Phương, Linh Vũ; năm 608, khi Tùy Dạng Đế xuất tuần Du Lâm, lại huy động hơn một triệu tráng đinh xây dựng đoạn Trường Thành từ Du Lâm đến Tử Hà (nay là Hồn Hà ở ngoài Trường Thành, thuộc Nội Mông-tây bắc Sơn Tây) để bảo hộ Khải Dân khả hãn. Về mặt chế độ chính trị, Tùy Dạng Đế cải cách chế độ quan chế và tô điều, đồng thời bắt đầu thiết lập cấp bậc tiến sĩ, lập ra chế độ điển chương mới. Do Tùy Dạng Đế hao phí một lượng lớn nhân lực vật tư, lại chinh thảo tứ xứ, khiến quốc lực triều Tùy tiêu hao quá nhiều. Trong đó, nghiêm trọng nhất là chiến tranh với Cao Câu Ly, cuộc chiến này là nguyên nhân khiến cho triều Tùy suy vong. Thời Tùy sơ, Đột Quyết hãn quốc rất lớn mạnh, đương thời thường tiến đánh vào đất Tùy, triều Tùy bị buộc phải xây Trường Thành và cho trọng binh trú thủ. Tháng 5 ÂL năm 582, Đột Quyết suất 40 vạn đại quân, đánh vào Trường Thành. Tháng 4 ÂL năm 583, quân Tùy phân làm 8 lộ bắc phạt Đột Quyết. Tướng Tùy dùng kế ly gián của Trưởng Tôn Thịnh, khiến hai bộ Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết hỗn chiến với nhau. Năm 599, Đột Lợi khả hãn của Đông Đột Quyết chiến bại hàng Tùy, đến năm 611 thì Xử La khả hãn của Tây Đột Quyết cũng hàng Tùy. Năm 605, tướng Tùy Vi Vân Khởi suất binh Đột Quyết đánh bại Khiết Đan, cơ bản giải quyết mối lo từ phương bắc. Ngoài phương bắc ra, ở khu vực Lũng Tây-Thanh Hải có Thổ Dục Hồn hãn quốc, đương thời thường có xung đột với triều Tùy; năm 596, Tùy Văn Đế phái Quang Hóa công chúa hòa thân với Thổ Dục Hồn để an phủ, năm 608, Tùy Dạng Đế phái quân chiếm lĩnh Thổ Dục Hồn. Năm sau, Tùy Dạng Đế tây tuần Trương Dịch, có đến bốn quận Hà Nguyên (nay ở đông nam Hưng Hải, Thanh Hải), Tây Hải (nay ở Hồ Tây, Thanh Hải), Thiện Thiện (nay ở Nhược Khương, Tân Cương), Thả Mạt (nay ở tây nam Thả Mạt, Tân Cương). Quân chủ và đại thần 27 nước Tây Vực nối tiếp nhau đến triều kiến Tùy đế, thương nhân các nước tập trung tại Trương Dịch để tiến hành giao dịch. Năm 602, Tùy Văn Đế sai Lưu Phương (劉方) đem quân 27 doanh sang đánh nước Vạn Xuân, Hậu Lý Nam Đế Lý Phật Tử sợ không địch nổi nên đầu hàng. Năm 605, Tùy Dạng Đế nghe nói ở nước Lâm Ấp có nhiều của cải, bèn sai Lưu Phương đem quân đi đánh. Lưu Phương đánh bại được quân Lâm Ấp dưới quyền quốc vương Phạm Phạm Chí (梵笵志), song bị bệnh và qua đời trên đường về. Trận này quân Tùy cũng tổn thất khá nhiều. Hai nước Bách Tế và Tân La ở nam bộ bán đảo Triều Tiên là nước phiên thuộc của Tùy, họ hy vọng có thể mượn lực lượng của Tùy để chế phục Cao Câu Ly. Đương thời, tại Oa Quốc (tức Nhật Bản), phái cải cách của Thánh Đức thái tử chấp chính, ông phái "khiển Tùy sứ" để học tập văn hóa và chế độ điển chương của triều Tùy. Giữa hai nước do vấn đề xưng hô đế vương nên về mặt ngoại giao phát sinh tranh chấp về lễ nghi. song cũng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ song phương. Triều Tùy chinh thảo Cao Câu Ly theo tuyên bố là do Cao Câu Ly có ý đồ khuếch trương thế lực; khi Tùy hy vọng kiến lập thể chế triều cống, Cao Câu Ly không nghe theo, hai bên do vậy động binh. Tổng cộng, triều Tùy 4 lần phát binh chinh thảo Cao Câu Ly, khiến cho hàng triệu người thiệt mạng, nhân dân trong nước vì thế mà hết sức bất mãn với Tùy Dạng Đế. Trong thời gian tiến hành lần chinh thảo Cao Câu Ly lần thứ 4, Tùy bùng phát dân biến, tướng Tùy tương kế làm phản, triều Tùy tiến đến chỗ diệt vong. Loạn lạc và diệt vong Tùy Dạng Đế nhiều lần phát động chiến tranh, khiến hao người tốn của, cuối cùng dẫn đến nền chính trị gặp nguy cơ nghiêm trọng. Ngay từ năm Đại Nghiệp thứ 6 (610) thời Tùy Dạng Đế, đã bùng phát bốn lần dân biến vì phản kháng việc đi lính theo phủ binh chế, song quân Tùy trấn áp nhanh chóng. Năm Đại Nghiệp thứ 7 (611), khu vực trung hạ du Hoàng Hà (Dự Châu đạo, Ký Châu đạo, Duyện Châu đạo) ở Quan Đông bị lũ lụt, hơn 40 quận bị ngập, Vương Bạc lãnh đạo mọi người ở Trường Bạch Sơn (nay thuộc Chương Khâu, Sơn Đông) phát động dân biến, tẩy chạy cuộc chinh phục Cao Câu Ly của Tùy Dạng Đế, ra lời kêu gọi nổi danh "Vô hướng Liêu Đông lãng tử ca" (khúc ngâm không đến Liêu Đông chết uổng) Đương thời, phạm vi dân biến phần lớn tập trung tại Dự Châu đạo, Ký Châu đạo, Duyện Châu đạo, Thanh Châu đạo, Từ Châu đạo ở Quan Đông, không lâu sau bị quân Tùy trấn áp. Năm 613, Lưu Nguyên Tiến chiếm cứ Ngô quận, tự xưng thiên tử, song bị diệt cùng năm đó. Đến khi con của Dương Tố là Dương Huyền Cảm cử binh làm phản ở Lê Dương (nay ở đông bắc Tuấn huyện, Hà Nam), con em quan lại cấp cao của triều Tùy nối tiếp nhau phản Tùy, các địa phương trong nước cũng nổi dậy theo. Đương thời quần hùng cát cứ với số lượng đông đảo: Khu vực Hà Nam có Ngõa Cương quân của Trạch Nhượng và Lý Mật. Năm 616, nghe theo kiến nghị của Lý Mật, Trạch Nhượng đánh hạ đồn Kim Đê Quan (nay ở đông bắc Huỳnh Dương, Hà Nam), đánh hạ các huyện của Huỳnh Dương. Năm 617, Ngõa Cương quân lại công phá kho lương thực Hưng Lạc của đông đô Lạc Dương. Do Lý Mật giỏi tác chiến, Trạch Nhượng nhượng vị cho Lý Mật. Lý Mật tự phong Ngụy công, kiến quốc "Ngụy", lấy Lạc Khẩu làm căn cứ địa. Sau đó, Ngõa Cương quân chiếm lĩnh kho Hồi Lạc, uy hiếp trực tiếp thành Lạc Dương. Sau đó, Ngõa Cương quân nội bộ mâu thuẫn, Lý Mật giết Trạch Nhượng, cuối cùng quy phục Việt vương Dương Đồng. Khu vực Hà Bắc có đội quân nổi dậy của Đậu Kiến Đức, đội quân này chuyển chiến các nơi ở Hà Bắc, chiếm cứ đại bộ phận khu vực Ký Châu, năm 618 thì tự phong là Hạ Vương, kiến quốc "Hạ". Ở khu vực Giang Hoài, đội quân nổi dậy mạnh nhất là của Đỗ Phục Uy, Phụ Công Thạch. Hai người bắt đầu tiến hành nổi dậy tại Tề quận (nay thuộc Sơn Đông) vào năm 613, sau đó tiến về phía nam phát triển ở khu vực Giang Hoài. Năm 617, họ chiếm được Cao Bưu, cắt đứt liên hệ giữa Tùy Dạng Đế đang ở Giang Đô và phương bắc. Đỗ Phục Uy tự xưng tổng quản, Phụ Công Thạch làm trưởng sử. Ở Tịnh Châu có Lý Uyên, năm 617, Thái Nguyên lưu thủ Lý Uyên phát động binh biến, không lâu sau đánh chiếm Trường An. Ngày 18 tháng 12 năm 617, Lý Uyên đưa Đại vương Hựu lên ngôi, tức Tùy Cung Đế, diêu tôn Tùy Dạng Đế làm thái thượng hoàng, khiến quân Tùy mất đi vùng đất hậu viện, thủ đô thất thủ khiến tâm trí quân Tùy hoảng loạn, có đến chín phần đầu hàng triều Đường và các tập đoàn khởi nghĩa địa phương khác, gián tiếp đẩy triều Tùy đến bờ diệt vong. Thế lực mạnh nhất ở phương nam là Tiêu Tiển, năm 617, Tiêu Tiển cùng với những người khác như Đổng Cảnh Trân và Lôi Thế Mãnh cử binh phản Tùy. Năm 618, Tiêu Tiển xưng đế, kiến quốc "Lương", định đô tại Giang Lăng. Thế lực của Tiêu Tiển đông đến Cửu Giang, tây đến Tam Hiệp, nam đến Giao Chỉ, bắc đến Hán Thủy. Năm 616, Lý Tử Thông chiếm cứ Hải Lăng; Lâm Sĩ Hoằng chiếm cứ Kiền Châu. Năm 617, Lưu Vũ Chu chiếm cứ Mã Ấp, tự xưng thái thú; Lương Sư Đô chiếm cứ Sóc Phương, tự xưng Lương Đế; Quách Tử Hòa chiếm cứ Du Lâm, tự xưng Vĩnh Lạc Vương; Lý Quỹ chiếm cứ Vũ Uy, tự xưng Hà Tây Đại Lương Vương; Tiết Cử chiếm cứ Thiên Thủy, tự xưng Tần Đế; Lưu Vũ Chu cùng Lương Sư Đô và Quách Tử Hòa đều dựa vào Đột Quyết. Trước cục thế này, triều đình Tùy tan rã nhanh chóng. Năm 616, Tùy Dạng Đế mệnh Việt vương Đồng lưu thủ Đông Đô, bản thân suất chúng đến Giang Đô. Tùy Dạng Đế hạ lệnh xây dựng Đan Dương cung chuẩn bị thiên đô đến Đan Dương (nay là Nam Kinh, Giang Tô). Các đại thần, vệ sĩ đi theo Tùy Dạng Đế đại đa số là người khu vực Quan Trung, không muốn sống lâu dài tại Giang Nam, cộng thêm Giang Đô hết lương, người người chạy trốn về Quan Trung. Ngày 11 tháng 4 năm 618, bọn Vũ Văn Hóa Cập, Tư Mã Đức Kham, Bùi Kiền Thông phát động binh biến, sát hại Tùy Dạng Đế, ủng hộ Dương Hạo làm hoàng đế. Vũ Văn hóa Cập sau đó suất chúng tiến về phương bắc, rồi lại sát hại Dương Hạo, tự phong Hứa Đế, kiến quốc Hứa, sang năm 619 thì bị tướng Đường Lý Thần Thông và Hạ vương Đậu Kiến Đức liên hiệp tiêu diệt. Ngày 12 tháng 6 năm 618, tại Trường An, Lý Uyên bức bách Tùy Cung Đế nhượng vị, sang ngày 16 thì Lý Uyên chính thức xưng đế, kiến lập triều Đường, tức Đường Cao Tổ. Tại khu vực Trung Nguyên, sau khi biết tin Tùy Dạng Đế mất, ngày 22 tháng 6 năm 618, tướng trấn thủ Lạc Dương là Vương Thế Sung đưa Việt vương Dương Đồng lên ngôi, tức Tùy Ai Đế (Hoàng Thái Chủ); ngày 23 tháng 5 năm 619, Vương Thế Sung phế Dương Đồng, triều Tùy mất; đến ngày 25 thì Vương Thế Sung tự lập làm hoàng đế, đặt quốc hiệu "Trịnh". Cương vực và hành chính Thời kỳ Tùy-Đường, quan chế địa phương từng bước hoàn thiện, Tùy Văn Đế đổi chế độ ba cấp châu-quận-huyện từ thời Hán Linh Đế thành chế độ hai cấp châu-huyện, đồng thời hợp nhất một số châu huyện, cắt giảm viên chức dư thừa, tinh giản cơ cấu chính quyền. Sang thời Tùy Dạng Đế, Tùy lại đổi châu thành quận, vẫn duy trì chế độ hai cấp. Mặc dù triều Tùy thi hành chế độ hai cấp quận (châu) và huyện, song số quận vượt xa con số 60 quận vào năm thứ 31 (210 TCN) thời Tần Thủy Hoàng, cũng như con số 103 quận vào năm Nguyên Thủy thứ 2 (2) thời Hán Bình Đế, vào thời kỳ đỉnh cao có đến 190 quận. Triều đình Tùy không thể đồng thời quan tâm đến gần 200 đơn vị hành chính cấp quận, do vậy Tùy Dạng Đế mô phỏng theo Hán Vũ Đế khi xưa, thiết lập "giám sát châu" để giám sát công việc tại các quận, giám sát châu đặt chức quan thứ sử, phụ quan có trưởng sử hay tư mã. Đương thời, Tùy có các "giám sát châu": Ký Châu đạo, Duyện Châu đạo, Thanh Châu đạo, Từ Châu đạo, Dự Châu đạo, Dương Châu đạo, Kinh Châu đạo, Lương Châu đạo và Ung Châu đạo. Ở cấp quân (châu) thì đặt chức thái thú, phụ quan có quận thừa, quận úy hay quận chính. Tại phong quốc của các chư hầu vương, đặt các quốc quan: lệnh, đại nông, úy, điển vệ, thường thị. Dưới cấp quận (châu) thì đặt khu hành chính cấp huyện, các huyện đặt huyện lệnh, phụ quan có: huyện thừa, huyện úy, huyện chính. Thủ đô còn gọi là "Kinh huyện", các huyện căn cứ theo vị trí mà phân thành "vọng huyện" và "khẩn huyện", hoặc dựa theo hộ khẩu ít hay nhiều mà phân thành bốn hạng: thượng, trung, trung hạ và hạ. Tổ chức cơ sở dưới cấp huyện là hương, lý, bảo, lân; hương đặt chức "kì lão", lý đặt chức "lý chính". "Lý chính" phụ trách khảo sát hộ khẩu, thu và giao đất đai, giám sát sản xuất nông nghiệp. Thị trấn có trên 500 hộ thì lập phường, đặt chức phường chính; ở bên ngoài thành thì lập thôn; đặt chức "thôn chính". Tùy Văn Đế cải cách chế độ bổ nhiệm quan viên địa phương, áp dụng "chế độ thuyên tự": quan viên địa phương từ hàng cửu phẩm trở lên đều do Lại bộ bổ nhiệm và miễn nhiệm, mỗi năm lại tiến hành khảo hạch. Tá lại châu huyện cứ ba năm lại bị hoán đổi, không được phép dùng người địa phương, nhất định phải dùng người nơi khác, do đó ngăn chặn được cường hào địa chủ ở địa phương lũng đoạn chính quyền, giảm thiểu nguy cơ quan thương câu kết, tăng cường khống chế của trung ương đối với địa phương. Triều Tùy phỏng theo cửu phẩm trung chính chế, chiếu theo hoàn cảnh của các quận (châu) và huyện mà phân trên dưới, dựa vào đó mà chức quan và phẩm cấp cũng khác biệt, song tình huống cụ thể thì được ghi lại không nhiều. Ngoài ra, Ung châu, Kinh Triệu quận, Trường An huyện do yếu tố chính trị nên được quy hoạch khá đặc thù, danh xưng của trưởng quan, cách sắp xếp chức quan cũng có khu biệt. Sau khi triều Tùy diệt vong, triều Đường đổi quận thành châu, đồng thời trên cấp châu đặt giám sát khu cấp đạo, lập ra chế độ hai cấp châu và huyện. Về cương vực, triều Tùy có chiến tranh kéo dài nhiều năm với Cao Câu Ly ở đông bắc, biên giới cố định tại khu vực Liêu Thủy. Ở biên giới phía bắc, khu vực Hà Sáo từng do Đột Quyết khống chế song sau bị Tùy chiếm lĩnh, biên giới mở rộng đến các nơi ở phía bắc Âm Sơn như Ngũ Nguyên, Định Tương, hàng phục Khải Dân khả hãn của Đột Quyết. Ở khu vực Tây Vực, triều Đường thu được Y Ngô quận (nay là địa khu Cáp Mật, Tân Cương). Nhân cơ hội Thổ Dục Hồn hãn quốc bị Cao Xa đánh bại, Tùy Dạng Đế cho quân đánh diệt Thổ Dục Hồn, chiếm được lãnh địa ở khu vực Thanh Hải, ở hành lang Hà Tây, đặt bốn quận: Thiện Thiện, Thả Mạt, Tây Hải, Hải Nguyên; thâm nhập hồ Thanh Hải và đông bộ Tây Vực. Ở tây nam, vào thời Tùy sơ có khả năng cai quản khu vực Nam Trung, vào năm 593 đặt Nam Ninh châu tổng quản tại Vị (nay thuộc Khúc Tĩnh, Vân Nam), song một vài năm sau do Thoán tộc phản kháng nên bị bãi bỏ. Ở phương nam, triều Tùy tiến đánh nước Lâm Ấp, đặt ba quận: Bỉ Cảnh, Tượng Phổ, Hải Âm; trong đó Hải Âm quận ở phía nam Nhật Nam quận thời Tây Hán, không lâu sau người Lâm Ấp thu phục đất cũ. Ngay từ thời Nam triều Lương và Trần, thủ lĩnh tộc Lý ở Nam Lĩnh là Tiển phu nhân đã được người Đam Nhĩ trên đảo Hải Nam quy phụ. Do Tiển phu nhân quyết định trung thành với Tùy, Tùy thuận lợi trong việc quản lý đảo Hài Nam, đặt Châu Nhai quận và Đam Nhĩ quận trên đảo. Chế độ chính trị Thời kỳ Nam Bắc triều, chính phủ có tổ chức phức tạp, Tùy Văn Đế phế trừ thể chế phỏng theo Chu Lễ của Bắc Chu, sáng lập ra chế độ lục quan, chính thức xác lập tam tỉnh lục bộ chế, phát triển toàn diện thể chế trung ương tập quyền. Triều Tùy đặt ra các hư chức tam sư, tam công; mang tính cao quý trên danh nghĩa, song không có quyền lực. Thời Tùy, quyền của hoàng đế cực kỳ lớn, quyền của tể tướng bị phân cho ba cơ quan thượng thư tỉnh (thượng thư bộc xạ), môn hạ tỉnh (nạp ngôn) và nội sử tỉnh (nội sử lệnh), khiến họ kiểm soát lẫn nhau, mà lại nghe theo lệnh của Hoàng đế. Nội sử tỉnh khởi thảo chiếu lệnh, là cơ cấu quyết sách; Môn hạ tỉnh có nhiệm vụ phong bác, là cơ cấu thẩm nghị; Thượng thư tỉnh chấp hành chính lệnh, là cơ quan hành chính. Thượng thư tỉnh là trung tâm hành chính, quản lý Lục bộ, mệnh lệnh của Lục bộ lại giao cho cửu tự ngũ giám chấp hành. Cơ quan giám sát trung ương là ngự sử đài, do ngự sử đại phu phụ trách, kiểm soát hình pháp điển chế của quốc gia, chỉnh lý triều đình. Đô thủy đài quản lý vận chuyển đường thủy, quản lý Đại Vận Hà và mương thủy lợi. Thượng thư tỉnh chủ yếu do Lục bộ: Lại bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Dân bộ, Hình bộ, Công bộ hợp thành, mỗi bộ lại phân thành 4 ti. Lại bộ đứng đầu trong Lục bộ, kiểm soát việc tuyển dụng, thăng chức, chuyển chức, phong thưởng, xem xét thành tích công tác của quan viên; đóng vai trò quyết định trong nền chính trị quốc gia. Hộ bộ quản lý nghiệp vụ hộ khẩu, thu thuế, tính toán; duy trì chi tiêu của triều đình. Lễ bộ quản lý nghiệp vụ lễ nghi, tế tự, tiến cử, ngoại giao. Binh bộ quản lý nghiệp vụ quốc phòng như võ tuyển, do thám khảo sát, huấn luyện tướng sĩ, sản xuất vũ khí. Hình bộ quản lý nghiệp vụ pháp vụ như mệnh lệnh, hình pháp, giam cầm lao dịch. Công bộ quản lý nghiệp vụ kinh tế và hậu cần như nông nghiệp, xây dựng, thủ công nghiệp. Cửu tự ngũ giám là cơ quan xử lý công vụ của chính quyền trung ương; cửu tự phân thành: thái thường, quang lộc, vệ úy, tông chính, thái phó, đại lý, hồng lô, tư nông và thái phủ; ngũ giám có quốc tử giám, tương tác giám, thiếu phủ giám, quân khí giám, đô thủy giám. Tự giám chấp hành mệnh lệnh do Lục bộ truyền xuống, sau khi chấp hành thì phải thuật lại. Khi xử lý cụ thể sự vụ, tự giám có quan hệ lệ thuộc và thừa thụ với Lục bộ. Thời Lương Vũ Đế, Nam triều Lương trong việc tuyển chọn nhân tài hữu dụng đã có mầm mống của chế độ khoa cử, song cửu phẩm trung chính chế từ thời Ngụy-Tấn vẫn được tiếp tục. Thời Tùy, vào năm Khai Hoàng thứ 7 (587) thời Tùy Văn Đế, chính thức thiết lập chế độ khoa cử, thay thế cửu phẩm trung chính chế, từ đó trong việc tuyển quan không cần tra hỏi về gia thế. Chế độ khoa cử vào sơ kỳ được tiến hành bằng việc các châu mỗi năm tuyển chọn tiến cử ba nhân tài, tham gia khảo thí 'tú tài khoa' và 'minh kinh khoa'; năm Đại Nghiệp thứ 2 (606) thời Tùy Dạng Đế, tăng thêm 'tiến sĩ khoa'. Đương thời, tú tài thi phương lược (phương pháp và mưu lược), tiến sĩ thi thời vụ sách (trả lời câu hỏi luận thời vụ), minh kinh thi kinh thuật; hình thành một khuôn khổ hoàn chỉnh cho chế độ phân khoa tuyển tài quốc gia. Đương thời, 'minh kinh' là cao cấp nhất, 'tiến sĩ' xếp sau. Đương thời, chế độ tuyển sĩ chỉ gọi là 'tú tài khoa', có khác biệt nhất định so với khoa cử thời Đường. 'Tú tài khoa' có thể được xem là khởi đầu cho khoa cử, so với thời Đường sau này thì không hoàn chỉnh, trên thực tế tác dụng chọn kẻ sĩ làm quan không lớn, song vẫn cải biến được cục diện thế tộc lũng đoạn quan chức. Chế độ khoa cử chiếu theo yêu cầu đã có từ lâu về địa vị chính trị của thứ tộc địa chủ, hòa hoãn mâu thuẫn giữa họ với triều đình, khiến họ trung thành với triều đình, đối với triều đình có lợi ích là tuyển chọn được nhân tài giúp tăng cường hiệu suất chính trị, có tác dụng tích cực trong củng cố thể chế trung ương tập quyền. Dựa trên những kinh nghiệm từ việc thi hành chế độ khoa cử vào thời Tùy, chế độ khoa cử vào thời Đường đạt đến mức thành thục. Luật pháp Bắc Chu có khi lỏng lẻo, có khi khắt khe, việc kiểm soát không tốt, dẫn đến hình phạt hỗn loạn. Sau khi Tùy Văn Đế tức vị, vào năm 581 mệnh Cao Quýnh và những người khác tham khảo luật chế cũ của Bắc Chu và Bắc Tề để định ra pháp luật. Năm 583, Hoàng đế lại khiển Tô Uy và những người khác tu đính thêm, hoàn thành "Khai Hoàng luật". "Khai Hoàng luật" lấy "Hà Thanh luật" của Bắc Tề làm nền tảng, tham khảo luật điển của Bắc Chu và Nam triều Lương, giản hóa luật văn. Sử gọi là "hình võng giản yếu, sơ nhi bất thất" (lưới pháp luật ngắn gọn súc tích, thưa mà không để lọt), quy định đối với người phạm 10 tội: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn, ác nghịch, bất đạo, đại bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn thì sẽ bị nghiêm khắc trừng trị không tha thứ, triều Đường sau này tiếp tục sử dụng. "Khai Hoàng luật" gồm 12 quyển, 500 điều, hình phạt phân thành 5 chủng: 'tử hình' (giết), 'lưu hình' (đày), 'đồ hình' (làm việc nặng), 'trượng hình' (đánh trượng), 'si hình' (đánh roi) với 20 cấp. Bộ luật này lại bỏ các hình phạt thảm khốc của các triều trước như 'tiên hình' (đánh roi tàn bạo), 'kiêu thủ' (chém rồi bêu đầu), là cơ sở pháp điển của các triều đại sau này. Ngoại giao Về giao lưu đối ngoại, triều Tùy chủ trương thi hành thế chế triều cống với các nước thần phục, các nước phiên thuộc tôn triều Tùy làm tông chủ, triều cống định kỳ, chung sống hòa bình. Nếu có quốc gia không muốn thần phục, khi cần thiết triều Tùy sẽ lựa chọn thủ đoạn chiến tranh để uy phục. Nếu như có quốc gia nào xâm phạm một quốc gia khác, triều Tùy sẽ bang trợ cho nước yếu đánh bại nước mạnh để duy trì thể chế triều cống. Nếu một quốc gia thần phục triều Tuỳ, sẽ nhận lại được ưu đãi của triều Tùy, do vậy xuất hiện cục diện rất nhiều nước khiển sứ đến Tùy, song do Tùy Dạng Đế quá khoa trương, lãng phí không ít nhân lực và vật tư. Ở phương bắc, sau khi Thổ Môn khả hãn tiêu diệt Nhu Nhiên, Đột Quyết hãn quốc trở thành cường quốc ở Mạc Nam và Mạc Bắc, không triều đại Bắc triều nào không tiến cống Đột Quyết. Tuy nhiên, sau khi Đà Bát khả hãn qua đời, Đột Quyết đại loạn, đồng thời xuất hiện đến 5 vị khả hãn, trong đó Sa Bát Lược khả hãn là đại khả hãn, Am La là Đệ nhị khả hãn, Đại La Tiện là A Ba khả hãn, Điếm Quyết là Đạt Đầu khả hãn. Năm 583, do triều Tùy không tiếp tục tiến cống Đột Quyết, cộng thêm thỉnh cầu từ Thiên Kim công chúa của Bắc Chu, Sa Bát Lược khả hãn quyết định phát binh đánh Tùy. Trải qua nhiều trận chiến, Tùy Văn Đế đánh bại Đột Quyết, đồng thời sử dụng mưu kế của Trưởng Tôn Thịnh nên khiến cho Đột Quyết hãn quốc chính thức phân liệt thành Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết. Năm 599, Khải Dân khả hãn của Đông Đột Quyết chiến bại hàng Tùy. Đến năm 611 thì Nê Quyết Xử La khả hãn của Tây Đột Quyết cũng chiến bại hàng Tùy, uy hiếp từ Đột Quyết tạm thời được giải trừ. Năm 605, tướng Tùy Vi Vân Khởi suất binh sĩ Đột Quyết đánh bại Khiết Đan, Vi Vân Khởi truyền lời mượn đường qua Liễu Thành và qua lại Cao Câu Ly, rồi suất quân tiến vào. Quân Vi Vân Khởi tiến đến nơi cách đại doanh Khiết Đan 50 lý, đột nhiên phát động tiến công, đánh bại quân Khiết Đan. Năm 606, Khải Dân khả hãn của Đột Quyết đến chầu, Tùy Dạng Đế chiêu tập nhạc nhân toàn quốc để chiêu đãi Khả hãn. Năm sau, Tùy Dạng Đế đến Du Lâm, lệnh cho Vũ Văn Khải dựng lều lớn, mời Khải Dân khả hãn và tộc trưởng các tộc Khiết Đan, Hề, Tập tham gia đại yến, đồng thời xem tán nhạc, Dạng Đế còn tặng cho họ một lượng lớn tơ lụa. Tùy Dạng Đế cũng mệnh Vũ Văn Khải dựng đại điện tạm thời, gọi là 'quan phong hành điện'. Ngoại tộc tại địa phương nghĩ rằng nó mang công lực thần linh, cứ mỗi khi trông thấy ngự doanh, ngoài 10 lý đã quy phục khấu đầu, đi bộ không dám cưỡi ngựa. Tuy nhiên, vào thời Tùy mạt Đường sơ, quần hùng các nơi như Tiết Cử, Vương Thế Sung, Lưu Vũ Chu, Lương Sư Đô, Lý Quỹ, Cao Khai Đạo nối tiếp nhau xưng thần với Đông Đột Quyết để cầu viện, Đông Đột Quyết hiệp trợ họ làm loạn, làm suy yếu triều đình Trung Nguyên. Đương thời, con đường tơ lụa Tây Vực lấy Đôn Hoàng làm xuất phát điểm, phân thành ba đường về phía tây, từ Y Ngô (nay thuộc Cáp Mật, Tân Cương) gọi là bắc lộ, từ Cao Xương là trung lộ, từ Thiện Thiện là nam lộ, từ đông sang tây dài gần 2 vạn lý. Ngoài các nước có từ trước như Thổ Dục Hồn, Cao Xương, Yên Kỳ, Quy Từ, Sơ Lặc, Vu Điền, tại khu vực Trung Á còn có các nước Thổ Hỏa La, Chiêu Vũ cửu tính, và đế quốc Sassanid cường thịnh. Thổ Dục Hồn hãn quốc là cường quốc nằm ở Thanh Hải, Hà Tây. Thủy tổ của Thổ Dục Hồn hãn quốc là Mộ Dung Thổ Dục Hồn, con của Mộ Dung Thiệp Quy, do bất hòa với Mộ Dung Hối nên suất chúng Tiên Ti dời về phía tây, cuối cùng định cư tại khu vực Thanh Hải. Thổ Dục Hồn hãn quốc được lập vào năm 329, chế độ phép tắc tương đồng với chế độ triều Tấn, còn phong tục thì tương tự như Nhu Nhiên và Đột Quyết. Năm 608, triều thần của Tùy là Bùi Củ xúi giục Cao Xa tập kích Thổ Dục Hồn, Thổ Dục Hồn cầu Tùy phái viện quân đến. Tùy Dạng Đế thừa cơ xuất binh, đến năm sau thì diệt Thổ Dục Hồn, Bồ Tát Bát khả hãn chạy trốn. Triều đình Tùy đặt 4 quận: Thiện Thiện, Thả Mạt, Tây Hải, Hà Nguyên để quản lý hành lang Hà Tây. Đương thời, thương nhân Tây Vực tập trung tại Trương Dịch, Tùy Dạng Đế lệnh cho Bùi Củ lưu lại Trương Dịch quản lý vấn đề thông thương. Bùi Củ căn cứ theo phong tục dân tình của các nước, soạn viết "Tây Vực đồ kỳ". Năm 609, sau khi diệt Thổ Dục Hồn, Tùy Dạng Đế đến Trương Dịch chiêu kiến quân chủ các nước Tây Vực. Kết quả, quân chủ và đại thần của 27 nước Tây Vực đến dự yến, như Cao Xương vương Khúc Bá Nhã. Để thể hiện sự giàu có đầy đủ của quốc gia, vào tết Nguyên Tiêu năm 610, Tùy Dạng Đế ở đông đô cho biểu diễn nhạc vũ tạp kỹ chiêu đãi người Tây Vực, giữa đêm đốt đèn chiếu sáng như ban ngày, trăng lặn mới thôi. Đồng thời mời người Tây Vực uống rượu no say, người Tây Vực qua đó nhận thấy sự phô trương xa hoa quá độ của Tùy Dạng Đế. Năm 615, triều Tùy trên bờ sụp đổ, Bồ Tát Bát khả hãn phục quốc thành công, cuối cùng đến năm 663 thì bị Thổ Phồn diệt. Tùy Dạng Đế chi ra rất nhiều vật tư tiền bạc để phô trương thanh uy của triều Tùy, lệnh cho các quận huyện ven con đường tơ lụa chiêu đãi người Tây Vực, đến khi Tùy mất mới thôi. Ở phương nam, Tùy đặt Nam Ninh châu (tức Ninh châu thời Nam triều) tại khu vực Nam Trung, song trên thực tế do hào tộc Thoán thị tại địa phương quản lý, Thoán thị cũng phát triển thành dân tộc. Không lâu sau, Thoán tộc phản Tùy, đến năm 597 Tùy Văn Đế khiển Sử Vạn Tuế suất binh chinh thảo, giành chiến thắng tại khu vực sông Tây Nhị, Điền Trì. Các nhân vật chủ yếu của Thoán tộc là Thoán Chấn, Thoán Ngoạn vào triều, song bị Tùy Văn Đế giết. Đến thời Tùy mạt, Thoán tộc phân liệt thành Đông Thoán và Tây Thoán, Đông Thoán gọi là "Ô Man", Tây Thoán gọi là "Bạch Man". Tây Thoán do 6 bộ lạc hợp thành, cũng gọi là Lục Chiếu, trong Lục Chiếu thì Mông Xá Chiếu là tiền thân của Nam Chiếu và Đại Lý. Nhìn vào việc kinh lược của triều Tùy tại Nam Trung, như học giả Phương Quốc Du chỉ ra, là phần nhiều dựa vào vũ lực mà ít thiết lập tổ chức chính trị. Ở phía nam, có các nước Lâm Ấp, Xích Thổ, Chân Lạp, Bà Lợi; Tùy Dạng Đế từng phái Thường Tuấn, Vương Quân Chính đi sứ sang Xích Thổ. Năm 608, Thường Tuấn đem theo 5000 tấm tơ lụa tặng cho Xích Thổ quốc vương Cù Đàm Lợi Phú Đa Tắc (瞿曇利富多塞), ông đi thuyền từ Nam Hải quận đến Xích Thổ. Quốc vương của Xích Thổ khiển vương tử Na Da Già (那邪迦) theo Thường Tuấn sang Tùy, Tùy Dạng Đế ban cho Na Da Già quan vị và vật phẩm. Ở phía đông bắc và đông của Tùy có các nước Cao Câu Ly, Bách Tế, Tân La, Oa Quốc và Lưu Cầu. Cao Câu Ly là cường quốc trong khu vực, quốc đô là Trường An thành (nay thuộc Bình Nhưỡng, Triều Tiên). Sau khi Tùy diệt Nam triều Trần, Bình Nguyên Vương của Cao Câu Ly liền chuẩn bị phòng ngự trước khả năng quân Tùy xâm phạm. Năm 598, Anh Dương Vương của Cao Câu Ly đem theo hơn vạn người tiến đánh Liêu Tây. Tùy Văn Đế sau đó phát động 30 vạn đại quân, theo hai đường thủy lộ tiến công Cao Câu Ly. Tuy nhiên, đường bộ hiểm ác, tử thương thảm trọng, Tùy Văn Đế chỉ muốn thoái binh, sau đó Anh Dương Vương khiển sứ đến thỉnh hỏa, hai bên hòa bình. Sau này, Tùy Dạng Đế lại tiếp tục đi theo đường cũ của phụ hoàng, ba lần thực hiện chiến tranh quy mô lớn chống Câu Câu Ly trong các năm 612, 613, 614; trong đó quân Tùy thảm bại trong cuộc chiến năm 612, hao phí cực kỳ nhiều nhân lực và vật tư, tăng thêm gánh nặng cho nhân dân, sau đó phát sinh dân biến. Bách Tế vào những năm đầu Khai Hoàng đã khiển sứ đến Tùy, Tùy phong cho Dư Xương là "Thượng Khai phủ, Đái Phương quận công, Bách Tế vương". Sau khi Tùy diệt nam triều Trần, có chiến thuyền trôi dạt trên biển, được Bách Tế cung cấp cho vật tư đầy đủ đưa về, đồng thời phái sứ đến chúc hạ triều Tùy thống nhất Trung Hoa. Khi Tùy Dạng Đế đánh Cao Câu Ly, Bách Tế từng điều động quân trong lãnh thổ, tuyên bố là hiệp trợ quân Tùy, song trên thực tế vẫn duy trì quan hệ hữu hảo với Cao Câu Ly, bảo vệ lợi ích của hai nước. Tân La vào năm 594 khiển sứ đến Tùy, Tùy phong cho Chân Bình Vương của Tân La là "Thượng Khai phủ, Lạc Lãng quận công, Tân La vương". Trong những năm Đại Nghiệp thời Tùy Dạng Đế, Tân La thường khiển sứ sang Tùy. Oa Quốc (tức Nhật Bản) từng nhiều lần phái sứ sang Trung Quốc thông hảo, năm 600 lại đem theo vài chục sa môn (tức tăng lữ) sang Tùy học Phật pháp. Năm 607, Thôi Cổ thiên hoàng của Đại Hòa phái khiển Tùy sứ Tiểu Dã Muội Tử chuyển quốc thư cho Tùy Dạng Đế, tuy nhiên trong thư lại ghi Hoàng đế Tùy là "nhật một Thiên tử" (thiên tử xứ Mặt Trời lặn), Tùy Dạng Đế do vậy rất tức giận. Năm sau, Tiểu Dã Muội Tử lại đi sứ sang Tùy, trong quốc thư đổi cách gọi là "Đông thiên hoàng kính Bạch Tây hoàng đế" để quan hệ hai bên được hòa hoãn. Tùy Dạng Đế vào năm 608 phái Bùi Thế Thanh sang Nhật. Tùy Dạng Đế vào năm 607 và 608 phái Chu Khoan đi Lưu Cầu (nay có thể là quần đảo Ryukyu hoặc Đài Loan) để "úy phủ" nước ấy, song Lưu Cầu không thuận theo. Năm 610, Tùy Dạng Đế lại phái Trần Lăng, Trương Trấn Châu suất vạn binh tiến đánh Lưu Cầu, đánh giết vua nước này là Hoan Tư Khát Tứ Đâu (歡斯渴刺兜), bắt vài nghìn nam nữ rồi trở về. Trong thời gian Tùy tiến đánh, người Lưu Cầu từng đến chỗ quân Tùy tiến hành hoạt động mậu dịch. Chế độ quân sự Về chế độ quân sự, triều Tùy phân đặt chư vệ, chế độ thống soái quân phủ bảo vệ bắt nguồn từ 'thập nhị đại tướng quân chế' từ thời Tây Ngụy-Bắc Chu; đặt ra tư vệ, tư võ quan, thống soái phủ binh bảo vệ cung cấm; lại có Vũ hầu phủ thống soái phủ binh tuần cảnh kinh thành, đều đặt một 'thượng đại phu'. Thời Tùy sơ, vẫn theo chế độ của Bắc Chu, Tùy Văn Đế đặt ra thập nhị vệ do trung ương quản lý, tiền thân của thập lục vệ. Thập nhị vệ phân thành tả/hữu dực vệ, tả/hữu kiêu kỵ vệ, tả/hữu vũ vệ, tả/hữu đồn vệ, tả/hữu hậu vệ, tả/hữu ngự vệ. Thập nhị vệ phụ trách phòng vệ và chinh chiến, trong đó phòng vệ phân thành 'nội vệ' và 'ngoại vệ'. Khi có chiến sự, hoàng đế hạ chiếu mệnh cho 'hành quân nguyên soái' hay 'hành quân tổng quản' làm quan chỉ huy thời chiến, hợp thành tổ chức tác chiến. Như trong cuộc chiến tranh tiêu diệt Nam triều Trần, do vùng chiến sự tương đối lớn, Dương Quảng, Dương Tuấn và Dương Tố là 'hành quân nguyên soái', trong đó Dương Quảng thống nhất điều độ. Trong chiến tranh giữa Tùy và Đột Quyết, Lý Hoảng được bổ nhiệm là 'hành quân tổng quản'. Trong chiến tranh giữa Tùy và Thổ Dục Hồn, Lương Viễn được bổ nhiệm làm 'hành quân tổng quản'. Sau khi kết thúc tác chiến, chức vụ 'hành quân tổng quản' cũng bị bãi bỏ, quân đội được giao trả lại cho tổng quản các nơi. Năm Đại Nghiệp thứ 3 (607), Tùy Dạng Đế đem thập nhị vệ mở rộng thành chế độ "vệ thống phủ", điều này là nhằm khuếch trương lực lượng quân sự, tăng cường lực lượng thị vệ trung ương và phân tán quyền lực của các tướng. "Vệ thống phủ" có 12 vệ và 4 phủ, gọi chung là thập lục vệ hoặc thập lục phủ; bốn phủ thành lập mới là tả/hữu bị thân phủ và tả/hữu giám môn phủ. Thập nhị vệ phụ trách thống lĩnh phủ binh và phòng vệ kinh thành; tứ phủ không lãnh đạo phủ binh, tả/hữu bị thân phủ phụ trách hộ vệ Hoàng đế, tả/hữu giám môn phủ phân quản tại các cổng của cung điện. Thập nhị vệ chỉ huy ngoại quân, 'kiêu kị vệ quân' thuộc tả/hữu dực vệ, 'báo kị quân' thuộc tả/hữu kiêu vệ, 'hùng cừ quân' thuộc tả/hữu vũ vệ, 'vũ lâm quân' thuộc tả/hữu đồn vệ, 'xạ thanh quân' thuộc tả/hữu ngự vệ và 'thứ phi quân' thuộc tả/hữu hậu vệ; Tả/hữu dực vệ kiêm lĩnh nội quân. Nội quân chỉ binh sĩ 'ngũ quân phủ' do ba vệ thân, huân, dực của tả/hữu dực vệ quản lý, cùng với tam vệ tam phủ của Đông cung, đều do con em quan lại cấp cao đảm nhiệm. Tùy Văn Đế cũng phân toàn quốc thành các khu vực quân sự, đặt chức tổng quản phụ trách quân sự tại các khu vực này, thời bình thì phòng bị biên cảnh, thời chiến thì phụng mệnh xuất chinh; có tổng quản phủ phân thành ba hạng: thượng, trung, hạ. Ngoài ra, còn có tứ đại tổng quản: Tấn vương Dương Quảng canh giữ Tịnh châu, Tần vương Dương Tuán canh giữ Dương châu, Thục vương Dương Tú canh giữ Ích châu, Vi Thế Khang canh giữ Kinh châu. Triều Tùy tổng cộng đặt 30-50 tổng quản, lấy Trường An làm trung tâm mà phân thành tứ đại quân khu: Đông, Tây, Nam, Bắc; trú thủ tại các châu để chống ngoại hoạn. Triều Tùy lấy khu vực biên cương phương bắc là trọng điểm, trấn thủ đất hiểm yếu. Quân khu cả thảy có: Bát phủ Bắc và Tây Bắc, chủ yếu phòng ngự Đột Quyết hãn quốc; Thất phủ Đông Bắc phòng ngự Đột Quyết hãn quốc và Khiết Đan; Bát phủ Trung Tây bộ bảo vệ quanh kinh thành, cứ thủ đầu nguồn sông; Cửu phủ Đông Nam canh giữ những nơi có địa hình hiểm yếu ở phương nam; còn có Điệp châu để phòng ngự Thổ Dục Hồn, Nam Ninh châu để áp chế Thoán tộc; về sau lại tăng thêm hai phủ Toại-Lô để phòng ngự các bộ lạc ở Tây Nam. Về sau, triều Đường kế thừa cách làm này, đồng thời phát triển thành các quân khu hay giám sát khu gọi là 'đạo'. Tùy Văn Đế đối với "phủ binh chế" cũng có những cải cách, đem chế độ phẩm cấp quan chức Bắc Chu và văn thần võ tướng vào trong một hệ thống đẳng cấp đồng nhất. Năm 590, ban bố mệnh lệnh đưa quân hộ nhập vào dân hộ, quân nhân ngoài quân tịch bản thân, cũng có thể cùng gia thuộc nhập vào hộ tịch địa phương, chiếu theo 'quân điền chế' mà nhận ruộng, miễn trừ thuế, đồng thời chiếu theo quy định phải luân phiên đến kinh thành phòng vệ, hoặc chấp hành nhiệm vụ khác. Mệnh lệnh này giảm bớt được gánh nặng kinh tế của triều đình trung ương, đồng thời khiến quân nhân có thể sống cùng gia thuộc, cũng mở rộng nguồn binh của triều đình, được gọi là 'binh nông hợp nhất'. Nhân khẩu Thời Ngũ Hồ thập lục quốc và Nam-Bắc triều, các dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp có sự giao thoa về văn hóa, đến Tùy triều thì hình thành Hán-Hồ dung hợp văn hóa, các dân tộc ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang dung hợp, lấy tộc Hán làm chủ thể, tạo thành tộc Hán mới. Thời kỳ Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, do chiến tranh kéo dài nên số hộ khẩu trên thực tế suy giảm; do chiến tranh và thuế nặng nên người dân che giấu về hộ khẩu, dẫn đến số hộ điều tra được ít hơn so với thực tế; thế tộc có nhu cầu sử dụng một lượng lớn nhân lực để sản xuất nông nghiệp, bao gồm những người trốn tránh việc nộp thuế. Xuất hiện hiện tượng "bách thất hợp hộ, thiên đinh cộng tịch" (trăm nhà hợp thành một hộ, nghìn đinh cùng chung hộ tịch), khiến số hộ khẩu mà triều đình thống kê được ít hơn nhiều con số thực tế. Đến thời Tùy, số hộ khẩu bắt đầu tăng lên nhanh chóng, chủ yếu là do thuế nhẹ và lao dịch ít, cộng thêm việc chính trị thế tộc và chế độ trang viên bị suy yếu, nhân dân tình nguyện thoát ly sự bảo hộ của thế tộc để tự lập môn hộ. Do thống kê chính xác số khẩu sẽ đảm bảo được nguồn thu thuế, Cao Quýnh lệnh cho các quan châu huyện đều phải kiểm tra hộ khẩu mỗi năm, do vậy địa phương không thể che giấu nhân khẩu. Năm Khai Hoàng thứ 5 (585) thời Tùy Văn Đế, Hoàng đế hạ lệnh cho quan châu huyện kiểm tra hộ khẩu, thân thuộc có quan hệ xa từ "đường huynh đệ" (huynh đệ con chú con bác) trở đi đều phải tách hộ tịch, đồng thời mỗi năm thống kê một lần, do vậy phương bắc thống kê được thêm hơn 1,64 triệu khẩu. Thời Tùy, nhân khẩu gia tăng nhanh chóng, diện tích đất canh tác được mở rộng và kho lương quốc gia dồi dào. Theo "Tùy thư-Địa lý chí", theo số liệu từ các quận thì toàn quốc có 9.073.926 hộ, khôi phục số hộ dưới thời Đông Hán trước đó 4 thế kỷ, năm 613 có 44,5 triệu người. Trong vòng 26-27 năm, quốc gia tăng thêm 428 vạn hộ, nhân khẩu tăng thêm hơn 17 triệu người. Cùng với việc lực lượng lao động tăng thêm, kinh tế-xã hội cũng xuất hiện cảnh tượng phồn vinh, thu nhập của triều đình tăng lên. Năm 592, dự trữ lương thực và lụa hoa chất cao như núi, sử tịch thuật lại là phủ khố đều đầy ắp, buộc phải tích trữ ở dưới hiên, ở một mức độ nhất định đã phản ánh sự phát triển của nền nông nghiệp thời Tùy. Kinh tế Nhằm ổn định kinh tế, Tùy Văn Đế đề ra rất nhiều chính sách khiến cho nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển. Chế độ kinh tế triều Tùy về cơ bản kế thừa chế độ cũ của Bắc Chu, tô dung điều chế là chế độ phục dịch chủ thể, dựa trên cơ sở quân điền chế. Nhằm đảm bảo nguồn lương thực ổn định cho khu vực Quan Trung, triều đình Tùy cho xây dựng rất nhiều kho lương lớn, đến những năm cuối thời Tùy Văn Đế, lượng tích trữ được thuật lại là đủ dùng trong 50-60 năm. Thủ công nghiệp điển hình là nghề dệt tơ, nghề gốm sứ, và đóng thuyền. Trong đó, khi khai quật các ngôi mộ tại những khu vực nay thuộc An Dương của Hà Nam, Tây An của Thiểm Tây; đã tìm được bình sứ trắng thiên nga, có đặc tính cứng, tạo hình đẹp, là một trong những đồ sứ trắng có niên đại sớm nhất được phát hiện tại Trung Quốc. Thống nhất khiến cho thương nghiệp triều Tùy phát triển rất nhiều so với thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Đương thời, đô thị có quy mô đồ sộ, thương nghiệp phồn hoa lần lượt có Trường An, Lạc Dương, Giang Đô, Thành Đô, Quảng Châu, hiếm thấy tại thế giới đương thời. Nông nghiệp Tùy Dạng Đế chọn cách thi hành giảm nhẹ thu thuế, lao dịch, hình phạt và kiểm chứng hộ khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Với "quân điền chế" từ thân vương tới quan viên ở trên đến bình dân ở dưới đều có một số lượng ruộng đất nhất định Trong đó, 'vĩnh nghiệp điền' là đất được giao vĩnh viễn không cần trả lại, còn 'lộ điền' thì sau khi người được giao qua đời thì lại thuộc về quan phủ. Thời Tùy, vẫn còn một số lượng đất hoang nhất định, có thể tiếp tục thực hiện 'quân điền chế' từ thời Bắc triều, tuy nhiên xuất hiện việc phân phối đất đai không đều ở một số khu vực. Tô Uy kiến nghị giảm thiểu phần của công thần để thêm cho bách tính, song bị Vương Nghị phản đối nên không thành. Đương thời, chế độ trang viên tiếp tục tồn tại ở phương nam, "quân điền chế" chỉ cho thấy một số hiệu quả tại phương bắc. Ngoài ra, tại khu vực biên cương, triều Tùy thi hành "đồn điền chế" để duy trì chi tiêu cho quân đội. Tô dung điều chế triều Tùy kế thừa chế độ thời Bắc Chu, đưa lao dịch: "tô điều lực dịch' và 'dung quyên' vào chế độ thu thuế. Tùy Dạng Đế còn miễn thuế cho phụ nhân, bộ khúc, phụ tì; lao dịch và thuế ruộng thuế vải dựa trên số 'đinh' mà thu. Giống như trước khi thống nhất, có một lượng tương đối nhân khẩu dựa vào hào tộc mà trở thành "phù hộ", để tiếp tục có được con số về hộ khẩu, đồng thời đảm bảo trưng thu thuế và lao dịch được chính xác, triều đình gia tăng quản lý đối với nhân dân, thi hành "đại sách mạo duyệt" và "thâu tịch chế", đem người phụ thuộc từ thế lực của hào tộc sang nằm dưới quyền quản lý của quốc gia, thành dân xếp vào hộ, gia tăng thu nhập từ thu thuế và lao dịch cho triều đình. Do nhân khẩu liên tục tăng trưởng, cung cấp cho nông nghiệp một lượng lớn sức lao động, khiến diện tích đất ruộng cày cấy không ngừng gia tăng. Năm 589, diện tích đất canh tác là 19.404.167 khoảnh, đến thời Tùy Dạng Đế tăng lên 55.854.040 khoảnh. Trong thời gian Tùy Văn Đế tại vị, còn hết sức khôi phục, xây dựng, cải tạo rất nhiều công trình thủy lợi, như Thược Bi tại Thọ châu (nay thuộc Thọ huyện, An Huy), tưới nước cho hơn 5.000 khoảnh ruộng. Trong điều kiện lương thực sung túc, để lưu trữ lương thực nhằm đề phòng mất mùa đói kém, Tùy Văn Đế cho thiết lập "quan thương" và "nghĩa thương" tại các châu trên toàn quốc, "nghĩa thương" để phòng nạn nhỏ, "quan phương" phòng nạn lớn. Để bảo đảm ổn định lương thực cho khu vực Quan Trung, triều đình cho thiết lập rất nhiều kho lương lớn tại các nơi như Trường An, Lạc Dương, Lạc Khẩu, Hoa châu (nay thuộc Hoa huyện, Thiểm Tây) và Thiểm châu (nay thuộc Thiểm huyện, Hà Nam); tại Trường An, Tịnh châu (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây) có lưu trữ một lượng lớn vải vóc. "Nghĩa thương" còn gọi là "xã thương", vốn là kho lương do dân gian sử dụng. Năm 585, Tùy Văn Đế nghe theo kiến nghị của Độ chi thượng thư Trưởng Tôn Bình, lần đầu cho thiết lập "nghĩa thương". Năm 596, triều đình lệnh cho các châu khi thu hoạch, phải dành ra một phần lương thực lưu giữ trong "nghĩa thương", để cứu tế khi có hoạn nạn. "Nghĩa thương" phần lớn đặt tại vùng thôn quê, song ở các địa phương tây bắc thì đặt tại huyện thành, tiện lợi cho việc mở kho. Đến những năm cuối thời Tùy Văn Đế, lượng lương thực tích trưc trong toàn quốc được thuật là đủ dùng trong 50-60 năm. Tuy nhiên, triều Tùy quản lý tập trung quá mức vật tư của quốc gia, dần làm tăng gánh nặng cho nhân dân. Những năm cuối, Tùy Văn Đế đề xướng hình pháp nghiêm khắc, các quan lại vì sợ tội nên không dám phát lương cứu tế bách tính, dẫn đến kho lương không kịp thời phát huy công năng trong thiên tai nhân họa. Do đó, khiến các kho lương tích trữ đầy đủ, song lại tỷ lệ nghịch với mức sinh hoạt của dân chúng, các kho lương sau này trở thành mục tiêu tấn công trong các cuộc nổi dậy chống triều đình Tùy. Đến thời Tùy Dạng Đế, do phô trương xa xỉ và gây chiến liên miên, hao phí một lượng lớn của cải của quốc gia, khiến sản xuất xã hội bị phá hoại nghiêm trọng. Năm 613, Sơn Đông và Hà Nam xảy ra thủy tai, nông nghiệp mất mùa, ruộng đất phần nhiều bỏ hoang. Cùng với thiên tai nhân họa, quan lại cấu kết với thương nhân nâng vật giá, địa chủ phú hào thừa cơ cho vay nặng lãi, khiến bùng phát dân biến Tùy mạt. Thủ công nghiệp Quy mô tổ chức và trình độ thủ công nghiệp thời Tùy trên nhiều khía cạnh đều vượt quá các triều đại trước, trong đó đại biểu là nghề dệt tơ, nghề gốm sứ, nghề đóng thuyền. Khu vực Hà Bắc, Hà Nam, Tứ Xuyên và Giang Nam đều là những nơi sản xuất sản phẩm dệt tơ. "Vải lụa vân" (lăng vân bố) của Tương châu (nay là An Dương, Hà Nam) rất tinh tế và đẹp; gấm Tứ Xuyên (Thục cẩm) cũng rất có danh tiếng. Phụ nữ khu vực Tuyên Thành, Ngô quận (nay là Tô Châu), Cối Kê (nay là Thiệu Hưng), Dư Hàng ở Giang Nam chăm chỉ se sợi dệt vải, vải Kê Minh (Kê Minh bố) là nổi tiếng nhất. Về gốm sứ, kỹ thuật tuyển luyện đất và tráng men đều được nâng cao. Trong đó, khi khai quật các mộ cổ tại An Dương của Hà Nam, Tây An của Thiểm Tây đã tìm thấy bình sứ men trắng (bạch từ) hình thiên nga, có tính cứng, tạo hình đẹp, là một trong những đồ sứ trắng có niên đại sớm nhất được phát hiện tại Trung Quốc. Đồ sứ men xanh (thanh từ) được nung ở nhiệt độ cao, độ cứng vượt xa sản phẩm cùng loại thời Tấn, được sản xuất tại các nơi ở Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Giang Nam. Nghề đóng tàu thời Tùy rất phát triển, khi chuẩn bị đánh Nam triều Trần, Dương Tố giám sát việc đóng "ngũ nha đại chiến thuyền", trên thuyền có 5 tầng lầu, cao hơn 100 xích, trước sau đặt 6 phách can dài 50 xích, dùng để tiến công tàu địch. Khi Tùy Dạng Đế tuần du Giang Đô, hàng nghìn chiếc thuyền được đóng, tiêu hao một lượng lớn nhân lực vật tư, cũng cho thấy kỹ thuật đóng thuyền cao siêu thời Tùy. Đội thuyền này gồm thuyền rồng (long chu) dành cho Hoàng đế, 'tường ly' dành cho Hoàng hậu, 'phù cảnh' cho cung phi, còn có các chủng loại 'dạng thải', 'chu điểu', 'thương li', 'bạch hổ'; trong đó 'long chu' dành cho Tùy Dạng Đế là tốt đẹp nhất. Lĩnh vực thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu của triều đình có tổ chức to lớn, số lượng người tham gia đông đảo, chiếm địa vị chủ đạo trong toàn bộ thủ công nghiệp thời Tùy. Triều đình Tùy cho đưa một số lượng lớn các thợ thủ công ưu tú từ các địa phương trong toàn quốc đến Trường An và Lạc Dương, đồng thời bắt các thợ thủ công ở địa phương phải luân phiên đến kinh thành phục dịch. Cơ cấu chủ quản tối cao của triều đình trong thủ công nghiệp là Công bộ thuộc Thượng thư tỉnh, cơ quan quản lý các loại sản phẩm cần thiết của triều đình cụ thể là Thái phủ tự (thời Tùy Dạng Đế phân đặt Thiếu phủ giám), phụ trách công trình xây dựng hoàng cung và quan thự là Tương tác tự (sau đổi thành Tương tác giám). Thái phủ tự bên dưới phân thành các cơ quan Tả thượng, Hữu thượng, Nội thượng, Ty chức, Ty nghiễm, Chưởng trị, Khải giáp, Cung nỗ. Tại một số châu huyện và khu vực khai khoáng, triều Tùy còn đặt cơ cấu quản lý công xưởng thủ công nghiệp của quan phủ, trong đó, lực lượng lao động chủ yếu là nô tì công, tù nhân, thợ thủ công phục dịch trường kỳ, thợ thủ công địa phương phục dịch luân phiên một thời gian. Họ sản xuất ra các sản phẩm sinh hoạt và quân nhu cho triều đình, tham gia xây dựng Đại Hưng thành và đông đô Lạc Dương. Thương nghiệp Thống nhất quốc gia khiến thương nghiệp triều Tùy phát triển hơn nhiều so với thời Ngụy Tấn Nam-Bắc triều, có quy mô to lớn, đô thị thương nghiệp phồn hoa là hai kinh Trường An và Lạc Dương, hiếm thấy trên thế giới đương thời. Trường An có hai chợ Đông Tây, chợ đông tên là Đô Hội, chợ tây tên là Lợi Nhân, có rất nhiều thương nhân ngoại quốc. Lạc Dương kể từ sau khi xây đào Đại Vận Hà trở thành nơi tập kết và phân phối hàng hóa nam-bắc. Lạc Dương có ba chợ, chợ đông tên là Phong Đô, chợ nam tên là Đại Đồng, chợ bắc tên là Thông Viễn. Trong đó, chợ Thông Viễn nằm kề Thông Tế cừ, chu vi 6 lý, với 20 cửa vào chợ, thương nhân tụ họp, thuyền đò neo đậu trên kênh lên đến vạn chiếc. Giang Đô là nơi trung chuyển hàng hóa của Giang Nam, ngoài ra các thành thị thương nghiệp Tuyên Thành (nay là Thường Châu), Ngô quận (nay là Tô Châu), Cối Kê (nay là Thiệu Hưng), Dư Hàng (nay là Hàng Châu), Đông Dương (nay là Kim Hoa) đều nằm ở đất Giang Nam phồn hoa. Thành Đô là trung tâm thương nghiệp của đất Ba Thục, còn Quảng Châu là trung tâm trong hoạt động mậu dịch hải ngoại. Đương thời, tuyến đường thương mại quốc tế của triều Tùy phân thành con đường tơ lụa dến Tây Vực và mậu dịch trên biển. Thông qua con đường tơ lụa, hàng hóa đến được đế quốc Sassanid Ba Tư, đế quốc Đông La Mã. Mậu dịch trên biển thông đến các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Nhật Bản. Thời kỳ Nam-Bắc triều, tiền tệ không đồng nhất, Nam triều Lương và Nam triều Trần có tiền ngũ thù; Bắc Tề có tiền 'thường bình ngũ thù'; Bắc Chu có ba loại là 'vĩnh thông vạn quốc', 'ngũ hành đại bố', ngũ thù tiền; các quận Hà Tây dùng tiền vàng bạc Tây Vực. Thời Tùy sơ, các nơi vẫn sử dụng tiền tệ địa phương, đến năm 581 thì Tùy Văn Đế đặt ra tiền ngũ thù mới, mỗi 1000 tiền nặng 4 cân 2 lạng, cấm chỉ lưu thông tiền cổ và tiền tư. Đồng thời liên tiếp lập 5 lò tại Giang Đô, 10 lò tại Giang Hạ (nay là Vũ Hán), lập 5 lò tại Thành Đô, chiếu theo quy định mà đúc tiền ngũ thù. Vào mạt kỳ Tùy Dạng Đế, chính trị hủ bại, việc tư nhân đúc tiền trở nên phổ biến. Mỗi 1.000 tiền ngũ thù chỉ nặng 1 cận, thậm chí còn được làm từ sắt, tiền giấy sử dụng hỗn tạp với tiền đồng. Đến thời Tùy mạt thì tiền mất giá trị, hàng hóa đắt đỏ, chế độ tiền tệ sụp đổ. Từ Ngụy-Tấn đến Tùy-Đường, những mặt hàng như ngũ cốc và lụa thường được dùng làm vật trao đổi trung gian trong giao dịch. Xây dựng Thời Tùy, Tùy Văn Đế và Tùy Dạng Đế cho xây dựng rất nhiều công trình, mục đích là để tăng cường ảnh hưởng và tính lưu động của chính trị, quân sự, kinh tế, mậu dịch. Đương thời, các công trình lớn được xây dựng có Đại Hưng thành, đông đô Lạc Dương, các kho lương lớn, Đại Vận Hà, trì đạo và Trường Thành. Để thuận tiên trong việc quản lý khu vực phía đông Đồng Quan và duy trì cung ứng lương thực cho Quan Trung, triều Tùy cho xây dựng các kho lương lớn như Lạc Khẩu hay Hồi Lạc ở gần Lạc Dương. Đồng thời, tại các địa phương trên toàn quốc cho thiết lập rộng rãi 'quan thương' và 'nghĩa thương', dự trữ sẵn cho nhu cầu của quốc gia, có thể tích trữ lương thực đề phòng tai họa. Nhằm củng cố lực lượng quốc phòng ở phương bắc, triều Tùy cho xây dựng 'trì đạo' dẫn tới Tịnh châu, xây dựng mở rộng Trường Thành để bảo hộ dân tộc thiểu số phương bắc dã quy phụ. Các công trình này khiến cho kinh tế và mậu dịch của Quang Trung và các khu vực nam-bắc phát triển, nổi tiếng nhất là Đại Hưng thành và Đại Vận Hà. Đại Vận Hà Trung tâm chính trị và quân sự của triều Tùy là Quan Trung và Hoa Bắc, trước khi hưng binh diệt Nam triều Trần, triều Tùy đã bắt đầu cho tạo sông đào để chuyển quân xuống phía nam. Sau khi bình định Nam triều Trần, để vận chuyển lương thực và sản phẩm tơ lụa của Giang Nam đến Trung Nguyên, triều Tùy lại liên tiếp cho tạo thêm nhiều sông đào, đồng thời ở đôi bờ cho xây dựng 'ngự đạo', trồng liều giữ bờ. Việc xây dựng các thủy đạo vận chuyển hàng hóa chủ yếu lợi dụng dòng chảy sông tự nhiên, hoặc nạo vét các luồng lạch cũ, chỉ có một bộ phận nhỏ là phải dùng nhân lực để đào mới. Cuối cùng hình thành một hệ thống thủy đạo vận chuyển có trung tâm, điểm đầu là đông đô Lạc Dương. Năm Khai Hoàng thứ 4 (584), để vận chuyển tài nguyên từ Quan Đông đến Quan Trung, Tùy Văn Đế cho đào 'Quảng Thông cừ, dẫn nước Vị Thủy từ Trường An đến Đồng Quan. Năm Khai Hoàng thứ 7 (587), để phục vụ cho việc hưng binh diệt nam triều Trần, triều Tùy cho đào 'Sơn Dương độc' dựa theo 'Hàn câu' mà Ngô vương Phù Sai cho đào từ năm 486 TCN, sông đào này nối từ Sơn Dương (nay là Hoài An, Giang Tô) nhập vào Trường Giang tại Giang Đô. Việc xây dựng thủy đạo vận chuyển được tiến hành trên quy mô lớn vào thời Tùy Dạng Đế, năm Đại Nghiệp thứ 1 (605), khai thông 'Thông Tế cừ', còn gọi là 'Biện cừ'. Đoạn tây của 'Thông Tế cừ' khởi đầu từ Tây Giao Lạc Dương hiện nay dẫn nước Cốc Thủy và Lạc Thủy nhập vào Hoàng Hà. Đoạn đông của 'Thông Tế cừ' bắt đầu từ Tỉ Thủy Huỳnh Dương, theo thủy đạo do Phù Sai cho đào khi xưa, dẫn nước Hoàng Hà qua Biện Thủy, Tứ Thủy thông đến Hoài Hà; qua các thành thị là Biện châu (nay là Khai Phong, Hà Nam), Tống châu (nay là Thương Khâu, Hà Nam), Túc châu (nay là Túc Châu, An Huy), Tứ châu (nay là Tứ huyện, An Huy). Cùng năm, triều Tùy lại huy động hơn 10 vạn dân Hoài Nam một lần nữa xây dựng 'Sơn Dương độc', chỉnh trị cho thẳng, không còn phải vòng qua hồ Xạ Dương mà tiến thẳng đến Trường Giang. Để vận chuyển lương thực và tơ lụa từ Giang Nam đến Lạc Dương, năm Đại Nghiệp thứ 6 (610), triều đình bắt đầu cho đào đắp 'Giang Nam Vận hà', từ Kinh Châu (nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô), qua Ngô châu (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô), đến sông Tiền Đường ở Dư Hàng (nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang), dài trên 800 lý, rộng hơn 10 trượng. Đến lúc này, hoàn thành đoạn Nam của Đại Vận Hà, Tùy Dạng Đế còn chuẩn bị đến Chiết Giang du ngoại Cối Kê Sơn. Do phải vận chuyển một lượng vật tư to lớn cho chiến dịch tiến công Cao Câu Ly, vào năm Đại Nghiệp thứ 4 (608), triều đình huy động trên 1 triệu nhân dân các quận Hà Bắc mở 'Vĩnh Tế cừ', dẫn nước từ Thấm Thủy về phía nam đến Hoàng Hà, về phía bắc gặp Vệ Hà thẳng đến Trác châu (nay thuộc Thiên Tân), hoàn thành đoạn Bắc của Đại Vận Hà. Trác châu liền trở thành nơi tập trung người và vật tư cho chiến dịch tiến công Cao Câu Ly. Đại Vận Hà thời Tùy-Đương do Quảng Thông cừ, Vĩnh Tế cừ, Thông Tế cừ, Sơn Dương độc, Giang Nam Vận Hà hợp thành, độ dài khoảng 2.700 km. Năm Đại Nghiệp thứ 7 (611), Tùy Dạng Đế đi trên 'long chu' (thuyền rồng) từ Giang Đô thẳng đến Trác châu. Tháp tùng Tùy Dạng Đế là bá quan, còn binh sĩ đi hai bên bờ, mất hơn 50 ngày để đến Trác châu, bình quân mỗi ngày chỉ đi hơn 50 lý. Còn thuyền của người dân bình thường đi một ngày đêm được 100 lý, thì từ Giang Đô đến Trác châu không quá một tháng, đường thủy qua đó thể hiện được sự tiện lợi so với đường bộ. Thành Lạc Dương thời Tùy nằm ở trung tâm của Đại Vận Hà, đi về phía tây là Đại Hưng thành, nam thông đến Hàng châu, bắc thông đến Trác châu, trở thành nơi tập hợp và phân phối hàng hóa của quốc gia; Giang Đô trở thành nơi trung chuyển hàng hóa ở Giang Nam, trở thành trọng tâm kinh tế thời Tùy-Đường; nằm ven Đại Vận Hà là các thành thị thương nghiệp phát triển như nấm mọc sau mưa. Đại Vận Hà thời Tùy-Đường đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương nằm ven tuyến, sau khi hoàn thành thì đóng vai trò là tuyến đường liên kết chính trị, kinh tế, văn hóa bắc-nam Trung Quốc trong 600 năm sau đó, xúc tiến giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các châu huyện nằm ven tuyến. Đại Hưng thành Trường An thời Hán trải qua chiến tranh đã bị tàn phá, đổ nát, hình dạng và cấu trúc của cung thất nhỏ hẹp, không thể thích ừng với yêu cầu về đô thành của Tùy Đế. Cộng thêm hàng trăm năm nước bẩn lắng đọng trong thành thị, tắc nghẽn khó thoát, cung ứng nước cũng là một vấn đề. Do vậy, Tùy Văn Đế từ bỏ Trường An thời Hán ở phía bắc Long Thủ Nguyên, ở phía nam Long Thủ Nguyên (đông nam Trường Thanh thời Hán) chọn được một địa điểm để dựng thành Trường An mới. Tháng 1 ÂL năm 582, Tùy Văn Đế mệnh Vũ Văn Khải phụ trách thiết kế xây dựng thành mới, do Tùy Văn Đế từng được phong là Đại Hưng công, do đó thành mang tên Đại Hưng thành, tháng 3 ÂL năm sau thì hoàn thành. Đại Hưng thành tham khảo kinh thành Lạc Dương của Bắc Ngụy và Nghiệp Đô Nam thành của Bắc Tề, thành trì có bố cục chỉnh tề thống nhất, có hình dạng cấu trúc giống hình chữ nhật. Toàn thành có ba bộ phận: cung thành, hoàng thành, lý phường, hoàn toàn tuân theo bố cục đối xứng đông-tây. Lý phường có diện tích ước tính chiếm 88,8% tổng diện tích toàn thành, mở rộng đáng kể khu nhà của cư dân là một đặc điểm lớn trong thiết kế kiến trúc tổng thể của Đại Hưng thành. Nền thành nằm trên Long Thủ Nguyên, bắc kề sông Vị, nam tựa vào sông Bá và sông Sản, địa hình nam cao bắc thấp, ở nam thành núi đồi gợn sóng. "Lục Pha" (tức sáu dốc) ở phía nam của Long Thủ Nguyên được xem là "Lục hào" trong Can Chi, theo thứ tự gọi là Sơ Cửu, Cửu Nhị, Cửu Tam, Cửu Tứ, Cửu Ngũ, Thượng Cửu. Căn cứ theo Dịch Kinh, Sơ Cửu đại diện cho "tiềm long vật dụng", Cửu Nhị là "kiến long tại điền, lợi kiến đại nhân". "Đại nhân" thể hiện người tài đức, vì vậy là nơi thích hợp để xây cung thành làm nơi đế vương cư trú. Cửu Tam thể hiện "quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược lệ vô cữu", tùy thời cảnh báo ở địa vị cao mà không kiêu, ở địa vị thấp mà không ưu, do vậy xây Hoàng thành để cho văn võ bá quan mãi kiện cường, trung quân cần chính. Cửu ngũ thể hiện "Cửu ngũ chí tôn", thuộc nơi "phi long", không muốn người thường ở. Do vậy, trên gò cao này hướng theo trục đông-tây, xây dựng đối xứng Đại Hưng Thiện tự của Phật giáo ở mặt đông, và Huyền Đô quán của Đạo giáo ở mặt tây, hy vọng có thể mượn thần minh để trấn áp khí đế vương ở gò cao Cửu Ngũ. Do tử vi, Hoàng cung chỉ có thể bố trí ở vùng đất tương đối thấp ven phía bắc Đại Hưng thành, tuy thế bắc biên có sông Vị nên cũng khá thích hợp cho phòng ngự. "Lục Pha" trở thành khung xương của Đại Hưng thành, khiến hoàng cung, triều đình, tự miếu và khu dân cư phải đối chiếu theo mà hình thành. Giữa các đồi núi là những khu đất thấp, người ta khai kênh dẫn nước, nạo vét ao hồ. Tận dụng lợi thế địa hình, người ta tăng cường không gian lập thể, cảnh tượng thêm hùng vĩ. Đại Hưng thành là một trong những thành thị lớn nhất trên thế giới đương thời, Thượng Kinh Long Tuyền phủ của Bột Hải Quốc phỏng theo quy hoạch của Trường An, Bình Thành Kinh và Bình An Kinh của Oa Quốc không chỉ hình dạng và bố cục mô phỏng theo Trường An mà ngay cả cung điện, cổng thành, đường phố cũng đều lấy tên theo, như Chu Tước môn và Chu Tước đại đạo. Văn hóa Tư tưởng học thuật Tùy Văn Đế trong thời kỳ đầu chủ trương điều hòa tư tưởng Nho gia, Phật giáo và Đạo giáo; đồng thời cũng chủ trương văn học giản thực, phản đối tư tưởng văn học diễm lệ của Nam triều Ông đề xướng Nho học, khiến học thuyết Nho gia có địa vị không thể thiếu trong việc trị quốc, cổ vũ khuyến học hành lễ. Các địa phương nối tiếp nhau lập thêm trường học, có nhiều học giả Nho học ở khu vực Quan Đông, Nho gia một thời hưng thịnh. Các lưu phái Nho học thời Nam Bắc triều có sự khác biệt, mỗi phái thuyết kinh lại có nghĩa lệ riêng, đến thời Tùy vẫn chưa có kinh điển thống nhất, khiến cho việc khảo thí trong chế độ khoa cử gặp khó khăn. Đến những năm cuối thời Tùy Văn Đế, ông đề xướng hình pháp, công khai trợ Phật phản Nho, Năm 601, Tùy Văn Đế nhận thấy trường học tuy nhiều song không chuyên, nên hạ lệnh phế trừ toàn bộ các trường học, chỉ giữ lại 'Quốc tử học' ở kinh sư, đặt hạn ngạch 70 học sinh. Lưu Huyễn dâng thư can gián, song Tùy Văn Đế không nghe theo, đồng thời lại hạ lệnh cho dựng 5000 chùa tháp. Sang thời Tùy Dạng Đế, trường học ở các địa phương lại được khôi phục, song địa vị của nho sinh vẫn chưa được cải thiện. Nho sinh nổi tiếng nhất trong thời kỳ này có Lưu Trác và Lưu Huyễn, nhị Lưu có học thức phong phú, được nho sinh đương thời yêu mến kính trọng. Tuy nhiên, Lưu Huyễn thừa cơ hội Tùy Văn Đế tìm mua thư tịch, ngụy tạo hơn trăm quyển sách, đề tên như "Liên Sơn dịch", "Lỗ sử ký", nhằm gian lận thưởng vật. Lưu Trác do yêu cầu bổng lộc làm thầy cao nên thanh danh không tốt. Việc Tùy Văn Đế chuyển sang trợ Phật phản Nho khiến cho không ít nho sinh tham gia vào dân biến Tùy mạt sau này. Vương Thông là nhà nho lớn thời Tùy mạt, cũng là nhà tư tưởng nổi tiếng thời Tùy, ông có thụy là "Văn Trung Tử". Ông chủ trương người chấp chính cần phải 'tiên đức hậu hình' mới có thể thu phục được nhân tâm; đề xướng tam giáo: Nho-Đạo-Phật cần cùng tồn tại, thay vì chống lẫn nhau, cũng chủ trương là tư tưởng sự của thiên và nhân, cùng tam tài thiên-địa-nhân không tách rời nhau. Tác phẩm nổi tiếng của ông có "Thái bình nhị thập sách", "Lục tục kinh" (còn có tên là "Vương thị lục kinh"), và "Văn Trung Tử trung thuyết". Hậu duệ Vương Bột của ông là một trong "sơ Đường tứ kiệt", đệ tử Ngụy Trưng của ông cũng là danh thần vào những năm đầu triều Đường. Học thuyết của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với lý học thời Tống sau này. Tử tưởng Phật học phần lớn là duy tâm chủ nghĩa, trong đó Thiên Thai tông chủ trương "Chỉ quán thuyết", còn Thiền tông chủ trương "Đốn ngộ thuyết". Chỉ quán còn gọi là "Tịch chiếu", "Minh tĩnh", chủ trương bỏ qua toàn bộ ngoại cảnh và vọng niệm, tập trung chú ý vào đặc tính đối tượng, đồng thời sản sinh chính trí tuệ đối với các đối tượng này. Đốn ngộ là pháp môn "minh tâm kiến tính", chủ trương mọi sự nếu thông qua phương pháp tu hành chính xác, sẽ nhanh chóng lĩnh ngộ được điểm quan trọng, từ đó chỉ đạo thực tiễn được chính xác và thu được thành tựu. Ngữ văn học và sử học Do thời Tùy khá ngắn, ảnh hưởng đối với văn học Trung Quốc không lớn. Mặc dù có đề xuất cải cách văn phong hoa mỹ, song sau đó bị gián đoạn, phong trào cổ văn phải đến thời trung Đường mới phát triển thành công. Đương thời, có các tác phẩm nổi tiếng chuyên nghiên cứu về "âm luật học", cũng có các tác phẩm tản văn và thi ca không tồi. Thời Nam-Bắc triều, văn học Nam triều chú trọng vào thanh luật và sắc thái, văn học Bắc triều chú trọng vào âm đọc chất phác thực dụng. Do văn học diễm lệ của Nam triều chinh phục được Bắc triều, khiến văn học triều Tùy phần nhiều là kế thừa phong cách Lương-Trần, không có đột phá mới. Tổng số cư sĩ nổi danh nam-bắc của triều Tùy thì không quá mười mấy người. Đỗ Chính Tàng soạn viết "Văn chương thể thức", giúp học tập văn học Nam triều, hiệu là "Văn Quỹ"; thậm chí các nước Cao Câu Ly và Bách Tế cũng học theo sách của Đỗ Chính Tàng, gọi là "Đỗ gia tân thư", khiến văn học Nam triều được lưu hành ra ngoại quốc. Năm 584, Tùy Văn Đế hạ lệnh yêu cầu văn học phải chất phác chân thực. Sau này, mặc dù Lý Ngạc kiến nghị không thể dựa trên văn chương hoa lệ mà tuyển chọn nhân tài, song Tùy Dạng Đế lại đề xướng văn học Nam triều hoa lệ, ông say mê "Tam hạnh Giang Đô", "Hiếu vi Ngô ngữ" của Nam triều, "Quý ư thanh khỉ" và "Nghi ư vịnh ca" cũng hợp với sở thích của ông. Tùy Dạng Đế cũng là một nhà văn, có tiếng nhất là tác phẩm "Giang Đô cung lạc ca". Mỗi tác phẩm thơ văn, Hoàng đế đều yêu cầu danh sĩ Nam triều Dữu Tự Trực bình nghị rồi mới công bố, cho thấy Tùy Dạng Đế là một người đề xướng mạnh mẽ văn học Nam triều. Về mặt sử học, sách sử trước thời Tùy hoặc do chính quyền soạn viết, hoặc do nhân sĩ dân gian tự tiến hành soạn viết. Tư tưởng của các tác phẩm dân gian này khá tự do, chất lượng cũng tốt, song vì không dễ dàng tiếp cận thư tịch do sử quan sở hữu, nên thông thường chỉ có kỉ truyện mà không có chí thư, không thể nói là quốc sử hoàn chỉnh. Năm 593, Tùy Văn Đế tuyên bố cấm chỉ dân gian tự soạn quốc sử, bình luận nhân vật. Kể từ đó, quốc sử các triều trước đều đổi sang do quan lại viết. Mặc dù chính quyền viết sử không đủ tính công chính, song chúng do các sử thần chuyên nghiệp soạn viết, tư liệu do triều đình cung cấp khá phong phú, từ thời Tùy-Đường về sau thì viết quốc sử trở thành công việc chuyên môn của triều đình. Do văn hóa nam-bắc dung hòa, âm vận học và mục lục học đạt được những thành tựu kiệt xuất. Những năm đầu Khai Hoàng, tám người trong đó có Nhan Chi Thôi, Tiêu Cai, Trưởng Tôn Nạp Ngôn cùng Lục Pháp Ngôn thảo luận về âm vận học, nhất trí nhận định rằng thanh điệu tứ phương khác biệt rất lớn, nam-bắc dùng vần không giống nhau. Trước đó, các sách vần thiếu tiêu chuẩn định vần nên đều có sai sót. Lục Pháp Ngôn ghi lại những ý quan trọng của mọi người trong buổi nghị luận, vào năm 601 thì viết thành "Thiết vận" gồm 5 quyển. Bộ sách này thống nhất cách biểu đạt thanh vận, phản ánh ngữ âm tiếng Hán đương thời, là sách âm vần sớm nhất của Trung Quốc. Hệ thống ngữ âm hoàn chỉnh này được bảo tồn trong tác phẩm "Quảng vận" thời Tống, thậm chí là cả trong "Tập vận". Về mục lục học, tác phẩm nổi tiếng có "Đại Tùy chúng kinh mục lục" của Phật giáo, "Đạo kinh mục lục" của Đạo giáo, "Lịch đại tam bảo ký" do Phí Trưởng phòng soạn và "Tùy Nhân Thọ niên nội điển lục" do Thích Ngạn Tông soạn. Triều Tùy thu thập các thư tịch do các triều Nam Bắc sở hữu, tổng cộng được 37 vạn quyển, và biên "Tùy Đại Nghiệp chính ngự thư mục lục". Ngụy Trưng thời Đường dựa vào đó mà biên viết ra "Tùy thư- kinh tịch chí", trong lĩnh vực mục lục học có địa vị tương đường với "Hán thư-Nghệ văn chí" của Ban Cố. Tôn giáo Từ thời Nam-Bắc triều, Phật giáo cùng Đạo giáo và Nho giáo gọi chung là Tam giáo, chiếm địa vị chủ đạo trong lĩnh vực tư tưởng. Tùy Văn Đế chủ trương điều hòa tôn giáo và Nho học, lựa chọn sách lược tam giáo cùng được xem trọng, đồng thời dung nạp Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo để phối hợp trị quốc. Do quốc gia mở cửa, Hiên giáo từ Tây Á cũng được lưu truyền rộng rãi tại Trung Quốc. Thời Tùy, Phật giáo tiến vào giai đoạn cực thịnh, điều này là do hoàng đế và Phật giáo có quan hệ mật thiết. Khi Bắc Chu Vũ Đế đàn áp Phật giáo, Trí Tiên đi ẩn tại nhà họ Dương, đưa ra dự đoán rằng Dương Kiên sau này sẽ trở thành hoàng đế, trọng hưng Phật giáo. Dương Kiên tin chắc rằng bản thân được Phật giúp đỡ che chở, sau này tuyên bố với quần thần "ta hưng là do Phật pháp", do vậy tích cực đề xướng Phật pháp, vào những năm cuối thậm chí còn bài xích Nho học, Phật giáo trở thành quốc giáo của triều Tùy. Năm 581, Tùy Văn Đế đón mời tăng lữ ẩn cư xuất sơn, hiệu triệu tín đồ Phật giáo "vì nước hành đạo", đồng thời cho phép nhân dân xuất gia. Sang thời Tùy Dạng Đế, triều đình cũng có chính sách giúp đỡ tích cực với Phật giáo, Tùy Dạng Đế còn thụ giới từ Trí Giả đại sư của Thiên Thai tông, trở thành đệ tử của Phật gia. Tuy nhiên, Hoàng đế cũng kiểm soát chặt chẽ đối với Phật giáo, như đưa các danh sĩ Phật giáo có ảnh hưởng tại Giang Nam đến tập trung tại Dương Châu, mục đích là nhằm tiện chi phối, đồng thời hạ lệnh "sa môn trí kính vương giả". Dương thời, hệ phái chủ lưu của Phật giáo có Thiên Thai tông, Tam luận tông và Tam giai giáo. Thiên Thai tông quan tâm phát huy hai điều "giáo", "quan" đến cực trí đồng thời viên dung nhất thể, nhận định pháp giới vô tương, vạn vật nhất thể; Chỉ quán là phương thức tu hành chủ yếu. Tam luận tông do nghiên cứu "Trung luận", "Thập nhị môn luận", "Bách luận" mà có tên như vậy; hệ phái này chủ trương vạn vật chư pháp của thế gian và xuất thế gian từ nhiều nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, là sản phẩm kết hợp từ nhiều nhân tố và điều kiện. Triều Tùy tổng cộng cho xây dựng hơn 5 nghìn chùa tháp, tạo hàng vạn tượng Phật, đồng thời phiên dịch hàng vạn kinh Phật, khiến kinh Phật được lưu truyền phân bố hơn rất nhiều lớn so với kinh Nho. Tùy Văn Đế hết sức sùng bái Phật giáo, cho xây đến 83 tháp xá lợi Phật tại các châu, trong đó Đại Hưng thiện tự là nổi tiếng nhất. Đạo giáo vào thời Nam-Bắc triều phân thành hai hệ Thiên Sư đạo Nam-Bắc, đến thời Tùy thì có sự giao lưi với nhau. Mao Sơn tông trở thành hệ phái chủ lưu của Đạo giáo, phạm vi truyền đạo kéo dài từ phương nam lên phương bắc, Nguyên Thủy Thiên Tôn tại thời kỳ này được tôn làm thần linh tối cao. Tùy Văn Đế đối đãi rất tôn trọng với Đạo giáo, niên hiệu "Khai Hoàng" cũng được chọn từ kinh điển Đạo giáo. Triều đình Tùy thiết lập chế độ 'đạo cử', quy định sĩ nhân cần thông cả Đạo đức kinh, sùng huyền học và huyền học bác sĩ, tuyên giảng đạo thư định kỳ, phái người chỉnh đốn đạo thư. Do Tùy Văn Đế sùng tín Phật giáo, vào thời Tùy Đạo giáo luôn không hưng thịnh được như Phật giáo. Đạo sĩ trong thời kỳ này thạo về việc dựa vào phù mệnh để tham dự vào việc thay đổi triều đại, đạo sĩ Trương Tân từng hiệp trợ triều Tùy kiến quốc. Do vậy, Tùy Văn Đế đối với Đạo giáo có phần tôn trọng, cất nhắc các đạo sĩ như Trương Tân, Tiêu Tử Thuận, Đổng Tử Hoa. Tùy Dạng Đế khi đến ở lưỡng đô hoặc xuất du luôn có tăng, ni, đạo sĩ, nữ quan (có cả nữ đạo sĩ) tùy tùng, gọi là 'tứ đạo trường'. Kim Đan thuật được Tùy Dạng Đế tôn sùng, rất nhiều đạo sĩ do thạo về luyện chế thuốc trường sinh bất tử mà giành được sủng tín. Tung Sơn đạo sĩ Phan Đản hợp luyện kim đan sáu năm bất thành, Phan Đản giải thích rằng cần có ba hộc sáu đẩu mật gan tủy xương của đồng nam đồng nữ thì mới luyện thành, Tùy Dạng Đế tức giận giết chết Phan Đản. Tuy nhiên, kỹ thuật luyện chế kim đan cũng góp phần vào sự phát triển y dược và hóa học thời Tùy-Đường. Từ "Nội đan" có ý nghĩa rất quan trọng trong tu luyện Đạo giáo được hình thành trong thời kỳ này, Thanh Hải Tử Tô Nguyên Lãng đề xuất "quy thần đan vào tâm luyện", đề xướng "tính mệnh song tu", là một bước thúc đẩy cho sự phát triển của lý luận Nội đan thuật. Trong giới Đạo sĩ đương thời có lưu hành tịch cốc thuật nhằm tu luyện thành tiên, tịch cốc thuật chủ trương không ăn ngũ cốc mà chỉ uống nước và ăn 'hàn thực'. Tùy Dạng Đế từng đón mời người giỏi tịch cốc thuật là Từ Tắc nhập cung, đồng thời tôn kính những đạo sĩ giỏi về tịch cốc thuật như Tống Ngọc Tuyền ở Kiến An, Khổng Đạo Mậu ở Cối Kê và Vương Viễn Tri ở Đan Dương. Hiên giáo, còn gọi là Bái Hỏa giáo, do một người Ba Tư là Zoroaster sáng lập, lưu hành tại Ba Tư và các quốc gia Tây Vực, theo người Túc Đặc truyền bá đến Trung Nguyên từ thời Bắc Ngụy, triều Tùy đặt chức quan "Tát bảo" để quản lý hoạt động của tôn giáo này. Giáo nghĩa của Hiên giáo nhận định vũ trụ hình thành do thần quang minh và thần hắc ám đấu tranh lẫn nhau, lửa biểu hiện cho thần thiện, do vậy bái lửa. Chủ thần của Hiên giáo tại Trung Quốc được gọi là "Hồ Thiên", "Thiên Thần", kinh điển chủ yếu là Avesta. Nghệ thuật Thời Tùy, vì mối quan hệ chính giáo nên hội họa được xem trọng. Hội họa thời Tùy vẫn lấy nhân vật hay cố sự thần tiên làm chủ đề chính, song tranh sơn thủy phát triển thành một nhánh hội họa độc lập. Triển Tử Kiền và Đổng Bá Nhân có tiếng ngang nhau, cùng với Cố Khải Chi thời Đông Tấn, Lục Tham Vi của Nam triều Tề, Trương Tăng Dao của Nam triều Lương đồng xưng là 'tiền Đường tứ đại họa gia'. Triển Tử Kiền sống qua các triều Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy, từng nhậm chức triều tán đại phu của Tùy, sau nhậm chức trướng nội đô đốc. Ông từng vẽ tranh Phật giáo "Pháp hoa kinh biến", tranh phong tục "Trường An xã mã nhân vật đồ", song đều thất truyền. Bức tranh sơn thủy "Du xuân đồ" của ông dùng thuật bôi phác họa, tô màu xanh lục, phối cảnh không gian hợp lý, chú ý quan hệ xa gần và tỷ lệ núi cây cùng nhân vật, trong gang tấc có đủ ý vị nghìn dặm. Điều này chứng minh tranh sơn thủy thời Tùy giải quyết được triệt để vấn đề xử lý không gian giữa người và cảnh vật, là đại biểu cho sự nổi lên của tranh sơn thủy, "Họa giám" thời Nguyên nhận định "Du xuân đồ" là thủy tổ chính thức của tranh sơn thủy. Hoa gia người Vu Điền Uất Trì Bạt Chất Na thạo vẽ nhân vật Tây Vực, người đương thời gọi là "Đại Uất Trì". Ông thạo về vựng nhiễm âm ảnh, tức "ao đột pháp" (thuật lồi lõm), có ảnh hưởng lớn đến hội họa hậu thế. Thư pháp triều Tùy khéo, đều, có lực, song không vượt khỏi quy củ, làm nền tảng cho quy mô phong phạm của đại gia thời sơ Đường. Các nhà thư pháp nổi tiếng có Đinh Đạo Hộ, Sử Lăng và Trí Vĩnh. Mặc tích (vết mực) thì có thiên tự văn và tả kinh. Thư pháp thời Tùy lấy bia khắc làm dòng chính, trên các bia khắc như "Long tạng tự bi", "Khải pháp tự bi", "Đổng mĩ nhân chí" có thể hiện phong cách thư pháp. Thời Tùy mạt Đường sơ có nhà thư pháp Ngu Thế Nam, cùng với Âu Dương Tuân, Chử Toại Lương, Tiết Tắc được gọi chung là "sơ Đường tứ đại gia". Âm nhạc triều Tùy chịu ảnh hưởng của âm nhạc dân tộc Hồ-Hán Bắc triều và âm nhạc Nam triều Tống-Tề-Lương, nhạc ca cung đình Tùy có lẫn "Hồ thanh". Sau khi Tùy diệt Nam triều Trần, đặt ra "Thanh chương thự" để quản lý âm nhạc. Thời Tùy Dạng Đế, đặt ra 9 bộ nhạc: 'Thanh Nhạc', Tây Lương, Quy Từ, Thiên Trúc, Khang Quốc, Sơ Lặc, An Quốc, Cao Ly, 'Lễ Tất'. Đương thời, nhạc khí có các loại như "khúc hạng tì bà", "thụ đầu không hầu", "đáp lạp cổ" và "yết cổ", đều được truyền đến từ tây bắc, đương thời đã biết rằng âm giai có thất cung thay vì ngũ cung. Vạn Bảo Thường và Hà Thỏa là những nhà âm nhạc có danh tiếng vào thời Tùy. Hà Thỏa là người Hòa Quốc (thuộc Uzbekistan hiện nay), ông còn giỏi về cả triết học. Năm 592, Tùy Văn Đế thấy phiền nhiễu trước Hồ âm và "vong quốc chi âm" của Nam triều, lệnh cho Quốc tử bác sĩ định ra chính nhạc, đương thời các trọng thần nghị luận sôi nổi, Vạn Bảo Thường tham dự vào thảo luận, tuy nhiên nhất thời chưa có kết quả. Cuối cùng, Hà Thỏa dùng kế để Tùy Văn Đế chọn dùng Hoàng chung cung để giải quyết tranh chấp. Hà Thỏa còn vì Tùy Dạng Đế mà chế tạo ngự xa "Hà Thỏa xa". Tác phẩm của Hà Thỏa có "Nhạc yếu", "Chu dịch giáng sơ", tác phẩm của Vạn Bảo Thường có "Nhạc phổ". Khoa học và kỹ thuật Triều Tùy kế thừa khoa học, trí thức của Bắc triều và Nam triều, thành tựu khoa học kỹ thuật của triều đại này thể hiện trên các lĩnh vực thiên văn, lịch pháp, số học, bác vật học, kiến trúc học, y học. Ngành số học thời Tùy phát triển, sĩ nhân đương thời đều cần học tập "cửu số" giản đơn, tại Quốc tử giám có lập ban toán học (tức ngành số học) chuyên môn bồi dưỡng nhân tài số học. Lịch pháp triều Tùy so với các triều trước thì thêm phần tỉ mỉ chính xác. Năm 600, Lưu Trác dựa vào dữ liệu của Trương Tử Tín thời Bắc triều, xác định tuế sai 76 năm lệnh 1 độ, sát với giá trị chuẩn xác (71,6 năm). Năm 604, Lưu Trác đặt ra "Hoàng cực lịch", nghiên cứu Mặt Trời, nhật thực nguyệt thực, đều thêm phần chính xác so với các lịch trước đó, còn đề xuất công thức "phép nội suy cự ly bậc hai" (等間距二次內插法). Mặc dù chuẩn xác hơn, song "Hoàng cực lịch" lại bị bài xích không được sử dụng, nhưng với lịch học hậu thế thì cung cấp tiêu chuẩn mới. Phép định sóc, phép định khí cũng là sáng kiến của Lưu Trác. Sau khi Tùy bình định Nam triều Trần, đã cho đưa 'hồn nghi', 'hồn thiên tượng' và tranh sách thiên văn của Nam triều đến tập trung tại Trường An, đồng thời mệnh Dữu Quý Tài và Chu Phần của Nam triều tham chiếu vị trí các sao, vẽ thành tinh đồ. Những người như Chu Phần và Viên Sung còn truyền thụ tri thức thiên văn tại Thái sử cục. Vào thời Tùy, Đan Nguyên Tử chiếu theo tinh cung do Trần Trác đặt ra, ước đoán vị trí của sao trên trời, biên thành một thư tịch theo thể trường ca 7 âm, gọi là "Bộ thiên ca", câu văn rõ ràng dễ hiểu, thuận lợi cho việc truyền tụng. Thời Tùy mạt Đường sơ, Lý Bá viết thành "Thiên văn đại tượng phú", dùng thơ phú mô tả về thiên văn học. Triều đình Tùy đề xướng bác vật học, đương thời xuất hiện một lượng lớn địa phương chí (hoặc gọi là đồ chí, đồ kinh). Triều đình Tùy ra lệnh các địa phương trong toàn quốc tiến hành soạn viết phương chí,, cuối cùng xuất hiện các tác phẩm "Chư quận vật sản thổ tục ký", "Khu vũ đồ chí" và "Chư châu đồ kinh tập". Tùy Dạng Đế hạ chiếu lệnh cho các quận nộp địa đồ phong tục sản vật. Lăng Uất Chi sử dụng địa đồ sách vở do các địa phương nộp lên mà biên tập thành "Tùy chư châu đồ kinh tập" với 200 quyển. Bùi Củ vào thời Đại Nghiệp quản lý giao dịch tại Trương Dịch, từ sách truyện và lời kể của thương nhân Tây Vực, sưu tập các tư liệu về núi sông, họ tộc, phong thổ, y phục, sản vật Tây Vực mà viết thành "Tây Vực đồ ký". Thư tịch này còn viết về ba tuyến đường tơ lụa từ Đôn Hoàng qua Trung Á đến Địa Trung Hải. Về kiến trúc học, những người nổi tiếng có Lý Xuân, Vũ Văn Khải, Hà Trù. Năm 610, Lý Xuân chỉ đạo xây dựng nên An Tế kiều bắc qua Hào Hà tại địa phận nay thuộc huyện Triệu, tỉnh Hà Bắc, An Tế kiều là một cây cầu đá hình vòm cung, tàu bè vẫn có thể đi lại thuận tiện ở bên dưới, là một trong những công trình đạt thành tựu trọng đại trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc. Ngoài ra, An Tế kiều có bốn lỗ trống, giảm thiểu một phần năm trọng lượng thân cầu, tiết kiệm được hơn hai trăm mét khối nguyên liệu đá, đồng thời có thể giảm bớt áp lực từ nước lụt tác động vào thân cầu. Vũ Văn Khải từng tạo 'quan phong hành điện' cho Tùy Dạng Đế, bên dưới điện đặt ròng rọc tời, có thể tách rời ra khi hành động, cũng có thể hợp thành một đại điện chứa được vài trăm người. Hà Trù tạo ra "Lục hợp thành" cho Tùy Dạng Đế, khi công thành, trong một đêm có thể hợp thành một tòa thành lớn với chu vi 8 lý, cao 10 nhận, trên thành có thể xếp giáp sĩ, lập kỳ trượng. Ngoài ra, Hà Trù còn có thể dùng lục từ (sứ xanh) để chế ra ngọc pha lê, không khác biệt so với ngọc pha lệ thực. Y học triều Tùy tương đối phát triển, triều đình đặt ra "đại y thự" để quản lý. Y học lâm sàng xuất hiện xu thế phân khoa, 'đại y thự' phân thành hai bộ phận là y học và dược học, phân dạy học sinh; y học lại phân thành bốn khoa là y, châm, án ma (đấm bóp), chú cấm; trong đó y khoa lại phân thành 5 môn là thể liệu (nội khoa), thiếu tiểu (nhi khoa), sang thủng (ngoại khoa), nhĩ mục khẩu xỉ (tai mắt mồm răng) và giác pháp (bạt quán). Do y học Nam triều tiến bộ, y sư nam-bắc thời Tùy có qua lại, lưu thông y thư, có lợi cho tiến triển của y học. Triều Tùy cũng cho dịch ra tiếng Hán hơn 10 loại y thư của Thiên Trúc và Tây Vực, tri thức rất phong phú. Người có danh tiếng nhất trong nền y học triều Tùy là Sào Nguyên Phương, ông soạn ra "Chư bệnh nguyên hậu luận". Đây là bộ sách đầu tiên của Trung Quốc tự thuật và phân tích chi tiết về phân loại bệnh tật và nguyên nhân của bệnh, bệnh lý, có vị trí quan trọng trong lịch sử thủ thuật ngoại khoa Trung Quốc. Tuy nhiên, tác phẩm cũng có không ít sai sót, như trong "Cửu trùng hậu" có nói "giun trong ruột người biến hóa đa đoan, sinh ra ghẻ lở, cho nên bị ghẻ lở thực ra là do có loài sâu bộ bên trong", song theo y học hiện đại thì giun sán và ghẻ lở hắc lào không có quan hệ. Tùy Dạng Đế vào những năm Đại Nghiệp hạ lệnh biên soạn "Tứ hải loại tụ phương", tổng cộng có 2.600 quyển, lý luận chuyên thuật, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau đối với "Chư bệnh nguyên hậu luận". Các vua nhà Tùy Thế phả nhà Tùy Xem thêm Kênh Đại vận hà Lịch sử Triều Tiên Chú thích Tham khảo Đọc thêm Wright, Arthur F. 1978. The Sui Dynasty. Alfred A. Knopf, New York. , (pbk). Liên kết ngoài Đế quốc cổ điển Trung Quốc Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc Cựu quốc gia châu Á Triều đại Trung Quốc
12204
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADch%20ph%C3%A2n%20Monte-Carlo
Tích phân Monte-Carlo
Tích phân Monte Carlo là một phương pháp tìm giá trị số của tích phân, đặc biệt là các tích phân đa chiều có dạng: trên một miền không gian đa chiều V sử dụng một số hữu hạn các lần gọi hàm f. Các phương pháp tích phân Monte-Carlo bao gồm phương pháp cơ bản, phương pháp lấy mẫu có trọng tâm,... Các phương pháp này cũng cho biết ước lượng sai số thống kê của phép tính, tuy rằng ước lượng này có thể không chính xác do việc khảo sát ngẫu nhiên hàm số trên miền không gian đa chiều có thể không cho thấy hết mọi biểu hiện của hàm. Tích phân Monte Carlo cơ bản Tích phân một chiều Ở dạng cơ bản nhất, giá trị của tích phân một chiều: được dự đoán là tổng: trong đó V là thể tích mở rộng của miền tích phân xi là các giá trị lấy ngẫu nhiên đều trong khoảng [a, b]. N là tổng số lần lấy mẫu xi Sai số của dự đoán được tính bằng căn của phương sai của giá trị trung bình: Khi số lần lấy mẫu, N, tăng, phương sai giảm theo 1/N, tức là sai số của phép tính giảm theo . Tích phân đa chiều Phương pháp trên được mở rộng cho tích phân đa chiều: Lấy mẫu có trọng tâm Tích phân một chiều Nếu biết hàm cần tích phân f(x) cư xử như nào, ta có thể chọn được một hàm g(x) có giá trị biến đổi gần giống |f(x)| trên miền cần tích phân, ta có thể biến đổi tích phân thành: với: và g(x) thỏa mãn điều kiện chuẩn hóa: Lúc này có thể lấy các điểm xi ngẫu nhiên trong khoảng [a, b] theo phân bố xác suất g(x''') để tìm giá trị tích phân: Hàm g(x) càng giống f(x) thì phương sai của f(x)/g(x) càng nhỏ và sai số của phép tính càng nhỏ. Một bất lợi của phương pháp này là sai số có thể lớn nếu hàm g(x) được chọn gần bằng 0 tại những điểm mà f(x) khác 0. Lúc đó, phương sai của f(x)/g(x) có thể lớn đến vô cùng. Lỗi này có thể khó phát hiện khi miền giá trị tại đó g(x'') bằng 0 là rất nhỏ. Xem thêm Thư viện phần mềm khoa học GNU Tham khảo W.H. Press, G.R. Farrar, Recursive Stratified Sampling for Multidimensional Monte Carlo Integration, Computers in Physics, v4 (1990), pp190–195. Press, W. H.; Flannery, B. P.; Teukolsky, S. A.; and Vetterling, W. T. "Simple Monte Carlo Integration" and "Adaptive and Recursive Monte Carlo Methods." §7.6 and 7.8 in Numerical Recipes in FORTRAN: The Art of Scientific Computing, 2nd ed. Cambridge, England: Cambridge University Press, pp. 295–299 and 306-319, 1992. G.P. Lepage, A New Algorithm for Adaptive Multidimensional Integration, Journal of Computational Physics 27, 192-203, (1978) G.P. Lepage, VEGAS: An Adaptive Multi-dimensional Integration Program, Cornell preprint CLNS 80-447, March 1980 Ueberhuber, C. W. "Monte Carlo Techniques." §12.4.4 in Numerical Computation 2: Methods, Software, and Analysis. Berlin: Springer-Verlag, pp. 124–125 and 132-138, 1997. York Acad. Sci. 86, 844-874, 1960. Weinzierl, S. "Introduction to Monte Carlo Methods." 23 Jun 2000. http://arxiv.org/abs/hep-ph/0006269/. Tích phân Phương pháp Monte Carlo Tích phân số
12209
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%20vi%E1%BB%87n%20ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20GNU
Thư viện phần mềm khoa học GNU
Thư viện phần mềm khoa học GNU là một thư viện phần mềm viết bằng ngôn ngữ lập trình C cho các phương pháp tính toán số trong toán học ứng dụng và khoa học. Nó là một phần của dự án GNU và được phân phối theo GNU GPL. Thư viện này hỗ trợ các tính toán sau: Hàm toán học cơ bản Số phức Đa thức Hàm toán học đặc biệt Hàm airy Hàm Bessel Hàm Clausen Hàm Coulomb Hàm Dawson Hàm Debye Tích phân E-líp Hàm E-líp (Jacobi) Hàm sai số Hàm Fermi-Dirac Hàm Gamma Hàm Gegenbauer Hàm Laguerre Hàm Lambert W Hàm Legendre và hàm cầu điều hòa Log Hàm mũ Hàm Digamma Hàm lượng giác Hàm Zeta Vector và ma trận Giao hoán và tổ hợp Sắp xếp Đại số tuyến tính Biến đổi Fourier Tích phân số Số ngẫu nhiên Phân bố xác suất Thống kê N-tuple Tích phân Monte Carlo Simulated Annealing Phương trình vi phân Nội suy Xấp xỉ Chebyshev Biến đổi Hankel rời rạc Tìm nghiệm Tìm cực trị Khớp bình phương nhỏ nhất Thuật toán Levenberg-Marquardt Hằng số vật lý Thuật toán số thập phân IEEE Nhiều tính toán khác chưa liệt kê ở trên cũng được tìm thấy và được cập nhật thường xuyên tại thư viện phần mềm khoa học GNU. Xem thêm netlib Công thức tính số Tham khảo Liên kết ngoài GNU Scientific Library Manual Phương pháp số Thư viện C Dự án GNU
12214
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BB%95i%20Tr%E1%BA%BB%20%28b%C3%A1o%29
Tuổi Trẻ (báo)
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. HCM và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười và hệ sinh thái báo điện tử Tuổi Trẻ Online, Tuổi Trẻ TV Online (tiếng Việt), Tuổi Trẻ Cười Online và Tuoi Tre News (tiếng Anh). Tháng 6 năm 2008, nhật báo Tuổi Trẻ phát hành trên cả nước Việt Nam với số lượng gần 500.000 bản/ngày, đây là số lượng ấn bản nhật báo lớn nhất cả nước. Về sau số lượng phát hành sụt giảm dần, còn khoảng 220.000 bản/ngày (năm 2015) do sự cạnh tranh từ báo điện tử. Lịch sử Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). Đến tháng 7 năm 1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10 tháng 8 năm 1982, Tuổi Trẻ tăng lên ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy). Ngày 16 tháng 1 năm 1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000 tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm 1990. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó. Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10 năm 2002. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức. Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Từ ngày 4 tháng 2 năm 2005, Tòa soạn của báo đặt tại số 60A đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ). Ngày 3 tháng 8 năm 2008, Truyền hình Tuổi Trẻ - Tuổi Trẻ TV Online (TVO) được thành lập, sản xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước. Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (tăng lên 24 trang) phát hành lần đầu tiên. Ngày 18 tháng 6 năm 2010, báo điện tử Tuổi Trẻ News (tiếng Anh) được thành lập và ngay sau đó là Tuổi Trẻ Mobile vào tháng 9 năm 2010. Từ 21-6-2022, Tuổi Trẻ Online bắt đầu chạy thử nghiệm trang Podcast tại địa chỉ podcast.tuoitre.vn. Đây là một trang mới của báo Tuổi Trẻ tại địa chỉ podcast.tuoitre.vn nhằm đa dạng hóa nội dung và đa dạng hóa kênh phân phối đến với công chúng trên không gian mạng. Xử phạt Báo Tuổi Trẻ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam có ảnh hưởng trong dư luận. Một số vụ việc lien quan được biết đến rộng rãi, được đưa tin trên báo chí là: Vụ kỷ luật, cách chức Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh: Vụ kỷ luật lớn đầu tiên với báo Tuổi Trẻ vào năm 1992 khi bà Vũ Kim Hạnh, Tổng biên tập báo lúc đó bị xem là "phạm khuyết điểm" nghiêm trọng khi cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có những tư liệu cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có vợ. Ông Lê Văn Nuôi, khi đó đang là Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã ra quyết định đình chỉ chức vụ tổng biên tập của bà Hạnh. Ông Nuôi phải kiêm nhiệm chức tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho đến khi hết nhiệm kỳ ở Thành Đoàn thì chuyển về làm tổng biên tập tờ báo này. Vụ kỷ luật, chuyển công tác Tổng biên tập Lê Văn Nuôi: Vụ kỷ luật này là "cộng dồn án" của nhiều vụ sai phạm như vụ Tuổi Trẻ Cười in lại một biếm họa của tờ Thời báo Kinh tế Viễn đông (FEER) ngay trên trang bìa trong đó có các nhà tư bản nước ngoài quay trở lại Việt Nam và rải đầy dollar Mỹ trên bầu trời; trong đó có một vụ việc như giọt nước làm tràn ly là công bố một thăm dò giới trẻ, trong đó kết quả cuối cùng cho thấy giới trẻ hâm mộ các thần tượng tư bản bên Hoa Kỳ như Bill Gates hơn các lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam. Thăm dò này được thực hiện dựa trên phương pháp xã hội học thông thường và trong đó các lựa chọn trả lời được đưa ra theo các tiêu chí rất chung. Vụ truy tố phóng viên Lan Anh: Năm 2005, Tuổi Trẻ đã gặp rắc rối với loạt bài điều tra của nhà báo Lan Anh về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu. Do chính sách lúc bấy giờ của chính quyền là ủng hộ công ty nước ngoài, dẫn đến truy tố người viết báo về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" vì đã đưa tin về văn bản mà "nội dung chính của văn bản mật đó có được Chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Dương Huy Liệu đề cập tại cuộc họp báo trước đó (ngày 28/4)", buộc tờ báo kỷ luật phóng viên này. Vụ kỷ luật hai Phó Tổng biên tập năm 2007: Từ ngày 14 tháng 8 năm 2007, hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ là Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đã mất chức vì không được bổ nhiệm lại, thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh dù họ chưa có kinh nghiệm làm báo. Sự kiện này sau đó đã gây ra phản ứng từ dư luận và được cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lên tiếng. Đây không phải là lần đầu báo Tuổi Trẻ bị thay đổi Ban Biên tập, Vũ Kim Hạnh và Lê Văn Nuôi là hai tổng biên tập Tuổi Trẻ trước đây cũng đã bị mất chức và đẩy ra ngoài ngành báo chí. Dư luận cũng cho rằng Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 2 thành viên vào chỗ của Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh nhằm tìm cách uốn nắn, đưa Tuổi Trẻ trở vào khuôn phép của báo đoàn thể địa phương, và cũng không phải lần đầu tiên Thành Đoàn TP. HCM cử người đến để nắm lại bộ máy biên tập. Vụ kỷ luật hàng loạt liên quan đến đưa tin về PMU18: Vụ việc tiếp theo là hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị bắt tạm giam ngay tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vào ngày 12/5/2008 vì các vấn đề liên quan đến việc đưa tin vụ án PMU18. Sau đó ông Hải đã được thả ngay sau khi xét xử và thừa nhận có nhiều sai lầm trong quá trình tác nghiệp. Liên quan đến vụ việc này, ngày 1/08/08, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định tước thẻ nhà báo đối với bảy người đang làm việc tại bốn tờ báo khác nhau, trong đó, báo Tuổi Trẻ có hai người bị tước thẻ là ông Bùi Văn Thanh (bút danh là Bùi Thanh), Phó Tổng biên tập và ông Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội là những người đã trực tiếp viết, biên tập, duyệt đăng các tin bài về vụ PMU 18, trong đó có những thông tin sai sự thật nghiêm trọng. Ông Thanh là người cực lực phản đối các động thái của pháp luật liên quan đến tờ báo và có hành vi chống đối một cách công khai khi cho thiết kế, in một poster có hình Nguyễn Văn Hải, dán ngay trước tòa soạn, các văn phòng và biến thành avatar trên các trang blog, trang mạng khác; đồng thời vận động mọi người làm việc này cùng mình. Vụ kỷ luật buộc thôi chức Tổng biên tập Lê Hoàng: Ông Lê Hoàng bị thôi chức Tổng biên tập và phải bàn giao cho cấp phó của mình từ ngày 1/1/2009 cùng ông Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập báo Thanh niên. Sự kiện này có phần liên quan và bắt nguồn từ những sai phạm trong quá trình đưa tin về vụ PMU18 song cũng là "cộng dồn" của nhiều vụ việc trước và sau đó. Đây là Tổng biên tập thứ tư rời Tuổi trẻ và là Tổng biên tập thứ ba của Tuổi trẻ phải thôi chức khi đương nhiệm vì lý do liên quan đến kỷ luật. Người không bị kỷ luật là các ông Võ Như Lanh và Tăng Hữu Phong. Vụ truy tố phóng viên Hoàng Khương: Trong thời gian công tác tại báo Tuổi Trẻ, Hoàng Khương là tác giả của bài điều tra về hành vi nhận hối lộ để giải cứu đua xe trái phép của cảnh sát giao thông. Bị cho là có hành vi đưa hối lộ nên ông bị đề nghị tước thẻ nhà báo và điều tra về tội danh này. Ngày 02 tháng 1 năm 2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Khương. Đến ngày 23 tháng 5 đã đề nghị truy tố ông về hành vi đưa hối lộ. Trong 2 ngày 6 và 7 tháng 9 năm 2012 Hoàng Khương bị đưa ra xét xử tại tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tại phiên tòa sơ thẩm ông bị tuyên án 4 năm về tội đưa hối hộ, nhưng ông cho rằng mình chỉ mắc sai sót trong nghề nghiệp. Vụ trưởng phòng Truyền hình - Báo Tuổi Trẻ bị tố cáo cưỡng hiếp cộng tác viên: Tháng 4 năm 2018, một nữ cộng tác viên đã tố cáo bị nhà báo Anh Thoa (tên thật là Đặng Anh Tuấn), Trưởng phòng truyền hình của báo Tuổi trẻ cưỡng hiếp. Ngày 19 tháng 4 báo Tuổi Trẻ đưa ra bản tin ban đầu với nội dung cho rằng lời tố cáo chưa có căn cứ rõ ràng. Ngày hôm sau, khoa Báo chí – Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), nơi cộng tác viên đang theo học, đã gửi một văn bản (và cũng đưa lên mạng xã hội) bày tỏ sự thất vọng về những phản hồi của báo Tuổi Trẻ đưa ra trong bản tin ban đầu trên. Chiều 21 tháng 4, báo Tuổi Trẻ phát đi thông tin nhà báo Anh Thoa vừa gửi đơn xin từ chức trưởng Phòng Truyền hình đến Ban biên tập báo Tuổi Trẻ. Đến nay, vẫn chưa có kết quả công bố từ cơ quan điều tra về vụ việc này. Vụ báo điện tử Tuổi Trẻ Online bị đình bản 3 tháng : Ngày 16 tháng 7 năm 2018, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Lưu Đình Phúc ký quyết định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản đối với báo điện tử Tuổi Trẻ Online vì đã đăng tải nội dung "không đúng sự thật và gây mất đoàn kết dân tộc". Trong bài viết: "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình" đăng ngày 19 tháng 6 năm 2018, Tuổi Trẻ Online đã thông tin: "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói, ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này". Trong quyết định xử phạt, Cục Báo chí khẳng định Chủ tịch nước không hề phát ngôn nội dung như vậy trong buổi tiếp xúc, và đánh giá đây là thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng "rất nghiêm trọng". Quyết định cũng nêu, trong phần bình luận dưới bài viết "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây ?" đăng ngày 26 tháng 5 năm 2017 có thông tin "gây mất đoàn kết dân tộc", mang tính xúc phạm vùng miền. Với 2 nội dung trên, Cục Báo chí yêu cầu Tuổi Trẻ Online phải cải chính, xin lỗi, nộp phạt 220 triệu đồng và đình bản ba tháng kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2018. Vụ báo Tuổi Trẻ Cười xúc phạm đạo Phật: Trên trang web và Facebook Tuổi Trẻ Cười vào ngày 23/9/2020 đã đăng bài viết "Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng" với tranh biếm họa đức Phật và tín đồ Phật giáo của họa sĩ Cacho (tức Phan Hồng Đức). Trong công văn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng nội dung này trên báo Tuổi trẻ đã xúc phạm Đức Phật, phỉ báng Phật giáo và cộng đồng Phật tử toàn cầu Chiều 29/9/2020, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã đến Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xin lỗi về vụ việc. Các ấn phẩm Tuổi Trẻ: (nhật báo): Năm 2007 bắt đầu có 20 trang nội dung. Bao gồm Chính trị - Xã hội, Thế giới, Kinh tế, Giáo dục, Nhịp sống trẻ, Nhịp sống số, Sức khỏe,... Tuổi Trẻ Cuối tuần: (tuần báo) vốn có tên là Tuổi Trẻ Chủ nhật. Có nội dung phong phú với hầu hết các lĩnh vực, song do không có đầu tư tương xứng nên đến những năm đầu thế kỷ XXI, bị tụt hậu nặng nề. Tuổi Trẻ Cười: (tạp chí hàng tháng hiện nay là bán nguyệt san) xuất bản dưới thời Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Từng là tờ báo trào phúng duy nhất. Tuy nhiên, cũng giống như Tuổi Trẻ Cuối tuần không có đầu tư xứng đáng nên đến nay cũng tụt hậu so với trước đó. Tuổi Trẻ Cười Online: Ấn bản Online của chuyên trang Tuổi Trẻ Cười ra đời ngày 1 tháng 9 năm 2019 với nội dung hướng đến sự hài hước, vui vẻ online có xu hướng nhắm đến giới trẻ và hiện thực xã hội khác hoàn toàn với báo giấy Tuổi Trẻ Cười Tuổi Trẻ Online: (báo điện tử) Được xuất bản lần đầu dưới thời Tổng biên tập Lê Hoàng năm 2003. Sau đó, nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh mạnh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và trong top 10 ở Việt Nam. Tuoitrenews: Ấn phẩm tiếng Anh của báo Tuổi Trẻ ra đời giữa năm 2010 và nhanh chóng trở thành một cổng thông tin tiếng Anh hàng đầu về Việt Nam. Áo trắng: (tạp chí hàng tháng) Là ấn phẩm liên kết với Nhà xuất bản Trẻ. Chủ yếu là thơ văn cho tuổi mới lớn. Tuổi Trẻ Mobile: Là phiên bản của Tuổi Trẻ Online cho các thiết bị di động. Tuổi Trẻ Media Online: Ấn phẩm đa phương tiện, phát hành trên mạng. Podcast Tuổi Trẻ: Có địa chỉ tại website: podcast.tuoitre.vn nhằm đa dạng hóa nội dung và đa dạng hóa kênh phân phối đến với công chúng trên không gian mạng. Mực Tím Online Mực Tím Khăn quàng đỏ Nhi đồng TPHCM Rùa Vàng Ngôi sao nhỏ Ban lãnh đạo Đến nay đã có 8 đời Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ: Tổng biên tập Hoàng Đôn Nhật Tân (1978 - 1980). Tổng biên tập Võ Như Lanh: (1980 - 1983). Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh: (1983 - 1992), hiện là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng biên tập Lê Văn Nuôi: (1992 - 2003), trước khi nhận chức là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, Bí thư Thành Đoàn. Tổng biên tập Lê Hoàng: (2003 - 2008), trước khi nhận chức là Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ; hiện là Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Tổng biên tập Phạm Đức Hải: (2009 - 2014), Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy kiêm Phó Tổng biên tập Trang thông tin điện tử Đảng bộ Thành phố, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng biên tập Tăng Hữu Phong: (2015 - 2016), Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, nguyên là Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, ông được điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Quận ủy và giữ chức phó bí thư Quận ủy Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Hiện nay ông là Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng. Tổng biên tập Lê Thế Chữ: (10/2017 - nay), làm phó tổng biên tập rồi tổng biên tập báo Khăn Quàng Đỏ trước khi được điều động làm phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ năm 2010 và phó tổng biên tập phụ trách báo Tuổi trẻ tháng 12/2016. Ban biên tập hiện tại Ban biên tập hiện tại gồm tổng biên tập, phó tổng biên tập và ủy viên Ban biên tập cùng ban thư ký toà soạn: Tổng biên tập: Lê Thế Chữ. Phó Tổng biên tập: Lê Xuân Trung, Đinh Minh Trung, Trần Xuân Toàn, Nguyễn Hoàng Nguyên, Nguyễn Khắc Cường, Trần Gia Bảo. Danh hiệu Năm 2016, Báo Tuổi Trẻ nhận Huân chương lao động hạng nhì. Chú thích Xem thêm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Liên kết ngoài Báo điện tử Tuổi Trẻ Online Báo chí Việt Nam Báo điện tử Việt Nam Nhật báo Việt Nam Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh Báo chí tiếng Anh Báo chí chống tham nhũng
12215
https://vi.wikipedia.org/wiki/GNU%20TeXmacs
GNU TeXmacs
GNU TEXMACS (hay TeXmacs) là một phần mềm miễn phí có mã nguồn mở dành cho soạn thảo văn bản khoa học, một phần của dự án GNU, được lấy cảm hứng từ TeX và GNU Emacs. Nó được viết và bảo trì bởi Joris van der Hoeven. Chương trình máy tính này cho phép viết các văn bản có cấu trúc trên một giao diện WYSIWYG. Chương trình cho phép tạo ra văn bản khoa học có chất lượng cao dựa trên các phông chữ toán học đẹp. Không những thế, các công thức toán học có thể được kết nối với các hệ thống đại số máy tính khác cho ra kết quả tính biểu thức hay tính số đến độ chính xác bất kỳ, khiến cho TeXmacs có thể được cài đặt như là giao diện cho chương trình tính toán khoa học. Ví dụ, TeXmacs có thể là giao diện cho Maxima, Axiom hay Yacas. TeXmacs cũng hỗ trợ trình thông dịch Guile/ngôn ngữ lập trình Scheme giúp người sử dụng có thể viết các phần mở rộng cho phần mềm này phục vụ các nhu cầu mới. TeXmacs hiện có thể chạy trên hầu hết hệ điều hành có cấu trúc Unix, như GNU/Linux, Cygwin cho Microsoft Windows hay Fink cho Mac OS X. Thêm nữa, có cổng chạy cho Microsoft Windows. Chương trình cũng cung cấp hỗ trợ chuyển đổi định dạng TeX/LaTeX, và đang phát triển chuyển đổi cho HTML/MathML/XML. TeXmacs cũng có chế độ hoạt động như một phần mềm trình bày và được dự kiến phát triển thành một ứng dụng văn phòng đầy đủ, với bảng tính và hỗ trợ vẽ kỹ thuật. Ý tưởng TeXmacs được thiết kế để người dùng tập trung vào những gì hiển thị trên màn hình hay trên máy in hơn là định dạng mã nguồn (WYSIWYG). Tuy nhiên, các trình soạn thảo WYSIWYG truyền thống như Microsoft Word có nhược điểm là khiến người dùng thiết kế tài liệu không theo lô-gíc. Dự án TeXmacs muốn tạo ra trình soạn thảo WYSIWYG khiến người soạn bài, một cách tự nhiên, viết theo trình tự khoa học. Chất lượng trình bày sẽ tương đương như TeX. Xem thêm TeX LaTeX Emacs LyX Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính của GNU TEXMACS Hình chụp giao diện TEXMACS Dự án GNU TeX Emacs Phần mềm tự do Giấy phép GPL Lập trình bằng Scheme
12220
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20%C4%91%E1%BA%A1i%20s%E1%BB%91%20m%C3%A1y%20t%C3%ADnh
Hệ thống đại số máy tính
Một hệ thống đại số máy tính là một phần mềm máy tính thực hiện biến đổi các biểu thức toán học. Cốt lõi của hệ thống này là lưu trữ và biến đổi các biểu diễn toán học hoàn toàn trên dạng biểu tượng. Các loại biểu thức Các loại biểu thức có thể được xử lý bởi hệ thống đại số máy tính là: đa thức nhiều biến hàm toán học tiêu chuẩn như hàm lượng giác, hàm mũ hàm toán học đặc biệt như hàm gamma, hàm Bessel vi phân, tích phân, tổng, tích của các biểu thức chuỗi ma trận hàm bất kỳ và các định nghĩa hồi quy Xử lý biểu tượng Các chức năng khác Lịch sử Các hệ thống đại số máy tính bắt đầu xuất hiện từ đầu thập kỷ 1970, và tiến hóa dần thành trí tuệ nhân tạo, mặc dù hai ngành này giờ đây có vẻ tách biệt. Hệ thống đầu tiên được ứng dụng rộng rãi là Reduce, Derive, và Macsyma, trong đó Reduce vẫn còn được bán. Một phiên bản copyleft của Macsyma là Maxima đã được phát triển và vẫn đang được bảo trì. Hai hệ thống có bản quyền chiếm lĩnh thị trường hiện nay là Maple và Mathematica; được dùng rộng rãi bởi các nhà toán học, kỹ sư và khoa học gia. MuPAD cũng là một hệ thống đại số thương mại, nhưng có phiên bản miễn phí cho mục đích phi lợi nhuận và giáo dục. Một số hệ thống khác tập trung hỗ trợ cho nghiên cứu chuyên ngành và thường miễn phí. Toán học dành cho xử lý biểu tượng Tích phân biểu tượng Hệ cơ sở Gröbner Phân số chung lớn nhất Phân tách đa thức Danh sách hệ thống đại số máy tính Mã nguồn mở Maxima Axiom Yacas Giữ bản quyền Mathematica Maple IngMath Mathcad Tham khảo Richard J. Fateman. "Essays in algebraic simplification". Technical report MIT-LCS-TR-095, 1972. (Of historical interest in showing the direction of research in computer algebra. At the MIT LCS web site: ) Liên kết ngoài Danh sách http://compalg.inf.elte.hu/compalg/coindex.html http://www-mri.math.kun.nl/systems_and_packages/systems_and_packages.html http://www.cs.kun.nl/~freek/digimath/ Open Directory Project: Math Software http://www.mat.univie.ac.at/~slc/divers/software.html http://www.lapcs.univ-lyon1.fr/~nthiery/CalculFormelLibre/ SAL list of computer algebra systems Trang chủ Algebrator Axiom Behavioural Calculus CoCoA DCAS Derive (North America) Derive (Europe) DoCon GAP GiNaC PARI-GP Maple Mathematica Mathomatic Maxima Mupad REDUCE Singular Phần mềm toán học Đại số
12224
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BB%95i%20Tr%E1%BA%BB%20C%C6%B0%E1%BB%9Di
Tuổi Trẻ Cười
Tuổi Trẻ Cười (viết tắt: TTC), phụ san của báo Tuổi Trẻ TP.HCM, là tờ báo biếm họa, châm biếm những tệ nạn xã hội nhằm tạo ra tiếng cười cùng với việc tuyên dương hoặc lên án các nhân vật hoặc sự kiện nổi tiếng tại Việt Nam. Báo ra mắt số đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1984, với số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000 nhưng sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó. Hiện báo phát hành 2 kỳ mỗi tháng vào ngày 1 và 15. Hình thành Khi tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ra đời được một thời gian, lãnh đạo TP.HCM lúc ấy gồm các ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh đã gợi ý Ban biên tập báo Tuổi Trẻ nên ra thêm tờ báo trào phúng châm biếm để chống những tiêu cực trong xã hội. Dù rất hào hứng với ý kiến này, Ban biên tập vẫn thấy lo lắng vì chưa ai có kinh nghiệm về loại báo này; hơn nữa, lần đầu tiên sau năm 1975, thể loại báo châm biếm trào phúng xuất hiện trở lại trong nền báo chí Việt Nam. Vừa xin được giấy phép tờ Tuổi Trẻ Cười, tháng 11 năm 1983, một nhóm nhà báo và cộng tác viên lão thành được mời họp tại số 12 Duy Tân - tòa soạn cũ của báo Tuổi Trẻ - để bàn về nội dung của tờ báo Tuổi Trẻ Cười chuẩn bị được xuất bản. Sau khi hoàn tất khâu biên tập bài vở, sắp xếp các trang mục, số báo đầu tiên của Tuổi Trẻ Cười ra mắt đầu năm 1984, ngay lập tức đã nhận được những tín hiệu tích cực của bạn đọc. Nhiều bạn đọc tìm đến tòa soạn để góp ý, góp bài, tranh biếm... cung cấp đề tài, phản ánh những tiêu cực trong xã hội. Lịch sử Ngày 1 tháng 1 năm 1984, số đầu tiên của báo Tuổi Trẻ Cười ra mắt bạn đọc, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Báo in 30.000 bản, 16 trang khổ nhỏ (20x28 cm). Đến năm 1987, tờ báo đổi sang khổ lớn (30x41 cm) và trở lại khổ nhỏ (như đã sử dụng ở giai đoạn 1984–1986) vào năm 1989. Tháng 4 năm 1990, báo in màu 4 trang bìa và đến tháng 6 năm 1995 số lượng trang báo tăng lên 24 và sau đó là 28 trang vào tháng 4 năm 1996 (có 2 trang ruột in 4 màu). Đến tháng 7 cùng năm số trang ruột in màu tăng lên 4. Tháng 4 năm 1997, báo tăng lên 36 trang, với 8 trang ruột in 4 màu. Tháng 3 năm 1999, toàn bộ tờ báo được in 4 màu. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2002, Tuổi trẻ Cười tăng lên 2 kỳ/tháng, chính thức trở thành bán nguyệt san. Ngày 2 tháng 9 năm 2006, chuyên trang Tuổi Trẻ Cười phiên bản Web đầu tiên ra mắt bạn đọc. Theo đà phát triển, tờ báo tăng lên 40 trang vào ngày 1 tháng 9 năm 2010. Đến ngày 2 tháng 9 năm 2019, Tuổi Trẻ Cười Online chạy phiên bản thử nghiệm. Chỉ trích Nội dung gây xúc phạm Ngày 23 tháng 9 năm 2020, trang phụ trương Tuổi Trẻ Cười của báo điện tử Tuổi Trẻ đã đăng tiểu phẩm "Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng" vẽ hình Đức Phật và hai tín đồ đang cầu nguyện. Hành động trên khiến dư luận Phật tử vô cùng bức xúc và cho rằng bài viết đã xúc phạm Đức Phật, va chạm đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, văn hóa lễ chùa của Phật tử, định hướng dư luận nhìn nhận ngôi chùa như là một hình thái thương mại hóa tôn giáo, làm tổn thương đến niềm tin của tín đồ Phật tử và những người có tình cảm với đạo Phật. Trước sự việc này, 5 ngày sau, Tòa soạn Tuổi Trẻ Cười online đã cho rút lại bài viết và đăng tải lời xin lỗi trên trang phụ trương Tuổi Trẻ Cười. Nhưng ngày 23-2, tại Hà Nội, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), đã có trao đổi với báo chí liên quan đến việc ứng dụng ví điện tử vào việc cúng dường, cầu an. Phát tâm qua ứng dụng Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết trước sự bùng phát của dịch COVID-19, GHPGVN đã có các văn bản hướng dẫn cho các tăng ni, Phật tử, cơ sở tự viện đảm bảo tinh thần chống dịch tốt nhất. Đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu tâm linh trong lễ hội xuân trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt. Giáo hội đã thực hiện lễ cầu an online và thực tế nhiều chùa đã làm rất tốt, thực hiện nhiều buổi tụng kinh cầu an online. Để tránh tập trung đông người đến chùa gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, Giáo hội có phối hợp với ứng dụng ví điện tử MoMo để tạo điều kiện cho các đồng bào Phật tử muốn phát tâm công đức thỏa mãn tâm nguyện của mình. Tuy nhiên, hiện nay Giáo hội mới chỉ thử nghiệm triển khai ở một số chùa, trong đó có chùa Yên Tử. Việc phát tâm cúng dường qua ví điện tử nhằm tránh tập trung đông người để phòng, chống dịch COVID-19, minh bạch tiền công đức và có thể đi đến xóa bỏ đặt tiền lẻ trên tay tượng. Tham khảo Liên kết ngoài Báo điện tử Tuổi Trẻ Online Tuổi Trẻ Cười Online Tuổi Trẻ Cười trên Instagram Báo chí Việt Nam Báo điện tử Việt Nam Nhật báo Việt Nam Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh Báo trào phúng
12233
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0n-%C4%91%C3%A0-la
Càn-đà-la
Càn-đà-la (, sa. gandhāra) là tên dịch theo âm Hán-Việt của một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Càn-đà-la là một trong 16 Mahajanapada của Ấn Độ cổ đại. Khu vực này tập trung xung quanh Thung lũng Peshawar và thung lũng sông Swat, mặc dù ảnh hưởng văn hóa của "Đại Gandhara" đã kéo dài qua sông Ấn đến vùng Taxila ở Cao nguyên Potohar và về phía tây vào Thung lũng Kabul ở Afghanistan, và lên phía bắc tới dãy Karakoram. Nổi tiếng với phong cách nghệ thuật Gandharan độc đáo chịu ảnh hưởng nặng nề của phong cách Hy Lạp và Hellenistic cổ điển, văn hóa Càn-đà-la đạt đỉnh cao từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 5 CN dưới thời Đế chế Kushan, với thủ đô theo mùa tại Bagram (Kapisi) và Peshawar (Puruṣapura). Càn-đà-la "phát triển mạnh mẽ tại ngã tư của Ấn Độ, Trung Á và Trung Đông," kết nối các tuyến đường thương mại và tiếp thu ảnh hưởng văn hóa từ các nền văn minh đa dạng; Phật giáo phát triển mạnh cho đến thế kỷ 8 hoặc 9, khi Hồi giáo lần đầu tiên bắt đầu lan rộng trong khu vực. Đây cũng là trung tâm của Vệ Đà và các hình thức sau này của Ấn Độ giáo. Sự tồn tại của Càn-đà-la đã được chứng thực kể từ thời Rigveda (k. 1500 - k. 1200 TCN), cũng như Zoroastrian Avesta, đề cập đến nó là Vaēkərəta, nơi đẹp thứ sáu trên trái đất do Ahura Mazda tạo ra. Càn-đà-la đã bị Đế chế Achaemenid của Ba Tư chinh phục vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Alexander Đại đế vào năm 327 trước Công nguyên, và sau đó trở thành một phần của Đế chế Maurya trước khi trở thành một trung tâm của Vương quốc Ấn-Hy Lạp. Khu vực này là một trung tâm chính của Phật giáo Greco-gien dưới thời Ấn-Hy Lạp và Phật giáo Gandharan dưới các triều đại sau này. Càn-đà-la cũng là một địa điểm trung tâm cho việc truyền bá Phật giáo đến Trung Á và Đông Á. Khu vực suy tàn dần sau cuộc xâm lược bạo lực của Alchon Huns vào thế kỷ thứ 6, và cái tên Càn-đà-la biến mất sau cuộc chinh phục của Mahmud Ghaznavi vào năm 1001 sau Công nguyên. Tham khảo Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Nguồn Beal, Samuel. 1884. Si-Yu-Ki: Buddhist Records of the Western World, by Hiuen Tsiang. 2 vols. Trans. by Samuel Beal. London. Reprint: Delhi. Oriental Books Reprint Corporation. 1969. Beal, Samuel. 1911. The Life of Hiuen-Tsiang by the Shaman Hwui Li, with an Introduction containing an account of the Works of I-Tsing. Trans. by Samuel Beal. London. 1911. Reprint: Munshiram Manoharlal, New Delhi. 1973. Bellew, H.W. Kashmir and Kashgar. London, 1875. Reprint: Sang-e-Meel Publications 1999 Caroe, Sir Olaf, The Pathans, Oxford University Press, Karachi, 1958. Hill, John E. 2003. "Annotated Translation of the Chapter on the Western Regions according to the Hou Hanshu". 2nd Edition: Through the Jade Gate to Rome: A Study of the Silk Routes, 1st to 2nd Centuries CE. 2015. John E. Hill. Volume I, ; Volume II, . CreateSpace, North Charleston, S.C. Hussain, J. An Illustrated History of Pakistan, Oxford University Press, Karachi, 1983. Legge, James. Trans. and ed. 1886. A Record of Buddhistic Kingdoms: being an account by the Chinese monk Fâ-hsien of his travels in India and Ceylon (A.D. 399–414) in search of the Buddhist Books of Discipline. Reprint: Dover Publications, New York. 1965. Shaw, Isobel. Pakistan Handbook, The Guidebook Co., Hong Kong, 1989 Watters, Thomas. 1904–5. On Yuan Chwang's Travels in India (A.D. 629–645). Reprint: Mushiram Manoharlal Publishers, New Delhi. 1973. Liên kết ngoài Gandharan Connections Project (Cambridge, 2016-2021) Livius.org: Gandara The Buddhist Manuscript project University of Washington's Gandharan manuscript Coins of Gandhara janapada Gandhara Civilization- National Fund for Cultural Heritage (Pakistan) Đọc thêm Phật học Địa danh Phật giáo Văn minh Ấn Độ cổ đại Lịch sử Pakistan Dân tộc cổ đại Châu Á cổ đại Lịch sử cổ đại Pakistan
12237
https://vi.wikipedia.org/wiki/Advance%20Australia%20Fair
Advance Australia Fair
Advance Australia Fair là quốc ca của Liên bang Úc và được sáng tác bởi nhà soạn nhạc gốc Scotland Peter Dodds McCormick, bài hát này được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1878 và được hát ở Úc như một bài hát yêu nước. "Advance Australia Fair" đã thay thế "God Save the Queen" là quốc ca chính thức vào năm 1984. Bản quyền Mặc dù các quyền bản quyền đối với lời gốc bài hát của Peter Dodds McCormick đã hết hạn do ông mất năm 1916, Liên bang Úc vẫn giữ bản quyền cho lời bài hát chính thức và một số bản phối nhạc. Quốc ca được sử dụng với mục đích phi lợi nhuận thì không cần phải xin phép, nhưng chính phủ Úc yêu cầu phải xin phép nếu muốn sử dụng vì mục đích lợi nhuận. Lời Lời nguyên gốc Lời nguyên gốc năm 1878 có 5 đoạn như sau: Australians all let us rejoice, For we are young and free; We've golden soil and wealth for toil, Our home is girt by sea; Our land abounds in nature's gifts Of beauty rich and rare; In history's page, let every stage Advance Australia fair! In joyful strains then let us sing, "Advance Australia fair!" When gallant Cook from Albion sail'd, To trace wide oceans o'er, True British courage bore him on, Till he landed on our shore. Then here he raised Old England's flag, The standard of the brave; With all her faults we love her still, "Brittannia rules the wave!" In joyful strains then let us sing "Advance Australia fair!" Beneath our radiant southern Cross, We'll toil with hearts and hands; To make this Commonwealth of ours Renowned of all the lands; For those who've come across the seas We've boundless plains to share; With courage let us all combine To advance Australia fair. In joyful strains then let us sing "Advance Australia fair!" While other nations of the globe Behold us from afar, We'll rise to high renown and shine Like our glorious southern star; From England, Scotia, Erin's Isle, Who come our lot to share, Let all combine with heart and hand To advance Australia fair! In joyful strains then let us sing "Advance Australia fair!" Shou'd foreign foe e'er sight our coast, Or dare a foot to land, We'll rouse to arms like sires of yore To guard our native strand; Brittannia then shall surely know, Beyond wide ocean's roll, Her sons in fair Australia's land Still keep a British soul. In joyful strains then let us sing "Advance Australia fair!" Lời dịch nghĩa tiếng Việt Bài hát chỉ có lời chính thức bằng tiếng Anh. Tất cả các bản dịch sang ngôn ngữ khác đều là không chính thức. Dưới đây là lời tạm dịch sang tiếng Việt từ lời chính thức của Quốc ca Úc. Tất cả người Úc chúng ta hãy cùng nhau mừng vui Vì chúng ta trẻ trung và tự do; Chúng ta có đất đai màu mỡ và tài nguyên giàu có chờ sức người lao động Tổ quốc ta được bao bọc bởi biển cả; Xứ sở ta tràn trề những món quà của thiên nhiên Với vẻ đẹp trù phú mà quý hiếm; Trên trang sách lịch sử, hãy để mỗi bước Làm tiến lên nước Úc đẹp giàu. Trong giai điệu vui tươi chúng ta cùng hát "Tiến lên nước Úc đẹp giàu!" Dưới chòm sao Chữ Thập phương Nam rực rỡ của chúng ta Chúng ta sẽ lao động với cả trái tim và bàn tay; Để làm cho khối Thịnh vượng chung của chúng ta Vang danh tới mọi miền đất khác; Với những ai đã băng qua đại dương đến đây Chúng ta sẽ cùng sẻ chia những cánh đồng mênh mông; Chúng ta sẽ đồng lòng dũng cảm Làm tiến lên nước Úc đẹp giàu. Trong giai điệu vui tươi chúng ta cùng hát "Tiến lên nước Úc đẹp giàu!" Tham khảo Liên kết ngoài Lịch sử bài hát này Tập tin MIDI Tập tin MP3 (1.5 MB) Bài hát có lời MP3 - (điệp khúc đầu) (1.12 MB) Trang mạng của chính phủ Úc: Lời và nhạc chính thức Tập tin PDF 169 KB Department of Foreign Affair and Trade's webpage on Advance Australia Fair Úc Quốc ca Bài hát năm 1878 Biểu tượng quốc gia Úc
12238
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20th%C3%A2n%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Hóa thân (Phật giáo)
Hoá thân (zh. huàshēn 化身, ja. keshin, sa. nirmāṇa-kāya, bo. tulku སྤྲུལ་སྐུ་), còn gọi là Ứng hoá thân (zh. 應化身) hoặc Ứng thân (zh. 應身), mang nhiều nghĩa và có thể được phân loại như bên dưới: Thân nhất thời của Phật. Thân thị hiện. Còn gọi là Biến hoá thân (zh. 變化身). Thân thị hiện bằng năng lực thần thông. Một trong Tam thân (三身) của Phật. Thân biến hoá của Phật ứng hợp sắc tướng của chúng sinh để giáo hoá và cứu độ. Còn được gọi là Ứng thân (應身, en. response body); Khi Hoá thân và Ứng thân thuộc dạng siêu việt, thì Ứng thân được xem là biểu hiện của những vị có công hạnh tu tập siêu xuất, trong khi đó Hoá thân là thị hiện của những vị có công hạnh tu tập thấp hơn, hoặc dùng cho loài Phi nhân (en. non-human); Theo giáo lý Tiểu thừa, thì khi một vị Phật nhập Niết-bàn cũng được gọi là "Hoá thân"; Phật Thích-ca Mâu-ni, thân thể của Phật Thích-ca Mâu-ni. Hoá thân tại Tây Tạng Những người được cho là các hóa thân của các vị Phật, Bồ Tát ở Tây Tạng chỉ là do dân chúng Tây Tạng tự xem như vậy. Tại Tây Tạng, các vị Đại sư dùng từ Châu-cô (zh. 珠孤, bo. tulku སྤྲུལ་སྐུ་, cũng được dịch là Chuyển thế giả 轉世者) để dịch thuật ngữ nirmāṇakāya, và cũng hiểu nó như từ Hoá thân bên trên. Nhưng thêm vào đó, thuật ngữ Châu-cô cũng chỉ một hiện tượng chỉ tồn tại nơi đây và Mông Cổ. Thuật ngữ này cũng có nguồn tiếng Mông Cổ. Người ta sử dụng hai danh từ tương ưng với ý nghĩa gần như nhau là: Hô-tất Lặc-hãn (zh. 呼畢勒罕, hoblighan, khublighan) với nghĩa "Tự tại chuyển sinh" (zh. 自在轉生) và Hô-đồ Khắc-đồ (zh. 呼圖克圖, khutuktu), nghĩa là "Minh tâm kiến tính, sinh tử tự chủ" (zh. 明心見性生死自主). Tại Tây Tạng, danh từ này chuyên chỉ các dòng tái sinh (sa. jātimālā) và các vị tái sinh, chỉ các vị khi chết không quên bản tính, đầu thai trở lại và tiếp nối chức vị và sự việc hoằng hoá trước. Đó là những người được công nhận là sự tái sinh của một người đã chết, sau khi được thử thách kiểm nghiệm. Quan điểm này phát sinh từ giáo pháp Tam thân và được áp dụng tại Tây Tạng với sự phát hiện Cát-mã-ba thứ 2, Cát-mã Ba-hi (bo. kar ma pa kshi ཀར་མ་པ་ཀཤི་, 1204-1283). Châu-cô là một phương tiện quan trọng nhằm giữ vững sự nối tiếp bất đoạn về tinh thần và lĩnh đạo trong các trường phái Tây Tạng. Tây Tạng có 4 dòng tái sinh lớn mà dòng quan trọng nhất là Đạt-lại Lạt-ma. Ngoài ra có một số lớn các dòng tái sinh khác. Các vị Châu-cô thường được dân chúng tôn là "Phật sống" (Hoạt Phật). Kinh điển Đại thừa đã nói đến khả năng chủ động trong sự tái sinh. Người bình thường vì chưa đoạn được vọng niệm, còn bị thần thức lôi cuốn, theo Nghiệp (sa. karma) mà chuyển sinh, không tự tại. Còn các vị đã cắt đứt vọng niệm, đã đoạn ô nhiễm thì chứng ngộ được Pháp tính (zh. 法性, sa. dharmatā), không còn bị nghiệp lực lôi cuốn trôi nổi mà ngược lại, có thể tự chủ được sinh tử, tuỳ cơ ứng biến hoằng hoá, trải qua ải tái sinh mà không bị mê hoặc. Đó là khả năng của các vị Bồ Tát đã đạt địa vị thứ tám trong Thập địa. Cùng với quan điểm Tam thân (sa. trikāya), trong đó thân người được xem là hiển hiện của Pháp thân (sa. dharmakāya), quan niệm này là cơ sở của hiện tượng Châu-cô. Trong phái Cát-mã Ca-nhĩ-cư (bo. karma-kagyu) của Tây Tạng, nguyên lý chủ động tái sinh được tận dụng, nhất là nhằm bảo vệ giáo pháp Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā). Khi một đứa trẻ được khám phá ra là Châu-cô, các vị thầy dốc sức giúp trẻ phát triển để sớm nắm vững toàn bộ giáo pháp và tới thời kì, đứa trẻ đó lại chỉ dạy giáo pháp cho các thầy để chuẩn bị cho việc tái sinh của các vị đó. Quan niệm tái sinh cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự lĩnh đạo, mà thí dụ rõ nhất là các vị Đạt-lại Lạt-ma. Các vị tái sinh quan trọng nhất thời nay là Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Đăng-châu Gia-mục-thố (bo. Tenzin gyatso, sinh 1935), giáo chủ dòng Cách-lỗ (bo. gelugpa); Cát-mã-ba Lãng-tuấn Lôi-tỉ Đa-kiệt (bo. rigpe dorje, 1924-1982), giáo chủ dòng Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa); Đôn-châu (bo. dujom, 1904-1987), giáo chủ dòng Ninh-mã (bo. nyingmapa) và Tát-ca-ba Tát-ca Xứ-châu (bo. sakyapa sakya trizin, sinh 1945), giáo chủ phái Tát-ca (bo. saskya). Một Số Hóa Thân Tiêu Biểu Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Phật giáo Tây Tạng Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
12302
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1o%20ph%E1%BA%A3n%20l%E1%BB%B1c
Pháo phản lực
Pháo phản lực là một trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, súng cối và pháo phản lực). Pháo phản lực được chế tạo lần đầu tiên bởi Đức quốc xã trong thập niên 30, tiêu biểu là Nebelwerfer sử dụng loại đạn gắn động cơ phản lực là loại đạn phản lực nhưng bị hiểu lầm là hoả tiễn (rocket) không điều khiển, loại nhỏ hoặc lớn, phóng theo loạt. Các đầu đạn hoả tiễn được lắp trên các thanh dẫn hướng hoặc các ống phóng và điểm hoả bằng công tắc điện. Pháo phản lực có thể bắn thẳng (như sơn pháo) khi lắp trên trực thăng hoặc máy bay yểm trợ mặt đất, hoặc cũng có thể bắn cầu vồng (như lựu pháo) khi lắp trên xe hoặc đặt dàn trên mặt đất khi đó tầm bắn chỉ đạt khoảng 4–6 km. Loại hình pháo phản lực này có hai ưu điểm rất lớn đó là: 1. tốc độ bắn rất nhanh, trong một phút có thể bắn ra hàng trăm phát đạn, và 2. kích thước rất nhỏ gọn có thể lắp gọn gàng trên xe ô tô hoặc trên máy bay và trực thăng vũ trang.3. Có tính di động cao tránh được phản pháo của đối phương. Mặt khác, pháo binh phản lực có một số hạn chế: vì là loại hoả tiễn nên sơ tốc đầu đạn bắn ra không cao, phần lớn khối lượng quả đạn là thuốc phóng đầu đạn do đó khối lượng thuốc nổ không lớn. Vì hai lý do trên nên loại pháo phản lực chỉ hiệu quả với việc chống bộ binh trên mặt đất, còn hiệu quả kém đối với các công sự kiên cố. Độ tản mát của đạn khá lớn khi bắn xa, phụ thuộc nhiều vào vận tốc và chiều của gió. Xem thêm Pháo binh Pháo Sơn pháo Lựu pháo Súng cối Cachiusa (vũ khí) Tham khảo
12304
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tin%20t%E1%BB%A9c
Tin tức
Tin tức là thông tin về các sự kiện hiện tại. Điều này có thể được cung cấp thông qua nhiều phương tiện khác nhau: truyền miệng, in ấn, hệ thống bưu chính, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử hoặc qua lời kể của các nhà quan sát và nhân chứng cho các sự kiện. Các chủ đề phổ biến cho các báo cáo tin tức bao gồm chiến tranh, chính phủ, chính trị, giáo dục, y tế, môi trường, kinh tế, kinh doanh, thời trang và giải trí, cũng như các sự kiện thể thao, sự kiện kỳ quặc hoặc bất thường. Các tuyên bố của chính phủ, liên quan đến các nghi lễ hoàng gia, luật pháp, thuế, y tế công cộng và tội phạm, đã được mệnh danh là tin tức từ thời cổ đại. Con người thể hiện một mong muốn gần như phổ quát để tìm hiểu và chia sẻ tin tức, điều họ thỏa mãn bằng cách nói chuyện với nhau và chia sẻ thông tin. Sự phát triển công nghệ và xã hội, thường được thúc đẩy bởi các mạng lưới truyền thông và gián điệp của chính phủ, đã tăng tốc độ tin tức có thể lan truyền, cũng như ảnh hưởng đến nội dung của nó. Thể loại tin tức như chúng ta biết ngày nay có liên quan chặt chẽ với báo viết, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đóng vai trò như một bản tin và sự lan truyền, với báo và giấy in, đến Châu Âu. Ý nghĩa Sự mới mẻ Như tên của nó, "tin tức" thường bao hàm việc trình bày thông tin mới. Tính mới của tin tức mang đến cho nó một chất lượng không chắc chắn, giúp phân biệt nó với các cuộc điều tra cẩn thận hơn về lịch sử hoặc các ngành học thuật khác. Trong khi các nhà sử học có xu hướng xem các sự kiện là biểu hiện liên quan đến nguyên nhân của các quá trình cơ bản, các câu chuyện tin tức có xu hướng mô tả các sự kiện một cách cô lập và loại trừ thảo luận về các mối quan hệ giữa chúng. Tin tức mô tả rõ ràng thế giới trong quá khứ hiện tại hoặc ngay lập tức, ngay cả khi các khía cạnh quan trọng nhất của một câu chuyện tin tức đã xảy ra từ lâu trong quá khứ hay dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai. Để tạo ra tin tức, một quá trình đang diễn ra phải có một số "điểm chốt", một sự kiện trong thời gian neo nó đến thời điểm hiện tại. Liên quan, tin tức thường đề cập đến các khía cạnh của thực tế có vẻ bất thường, lệch lạc hoặc khác thường. Do đó, câu nói nổi tiếng rằng "Chó cắn người" không phải là tin tức, mà "người cắn chó" sẽ là tin tức. Một hệ quả khác của tính mới của tin tức là, vì công nghệ mới cho phép phương tiện truyền thông mới phổ biến tin tức nhanh hơn, các hình thức truyền thông 'chậm hơn' có thể chuyển từ 'tin tức' sang 'phân tích'. Hàng hóa Theo một số lý thuyết, "tin tức" là bất cứ thứ gì ngành công nghiệp tin tức bán ra. Báo chí, được hiểu rộng rãi theo cùng một nghĩa, là hành động hoặc nghề nghiệp của việc thu thập và cung cấp tin tức. Từ góc độ thương mại, tin tức chỉ đơn giản là một đầu vào, cùng với giấy (hoặc máy chủ điện tử) cần thiết để tạo ra một sản phẩm cuối cùng để phân phối ra thị trường. Một cơ quan tin tức cung cấp tài nguyên này để "bán buôn" và các nhà xuất bản nâng chất lượng của nó lên để bán lẻ. Giọng điệu Hầu hết các nhà cung cấp giá trị tin tức vô tư, trung lập và khách quan, mặc dù khó có thể đưa tin mà không thiên vị về mặt chính trị. Nhận thức về các giá trị này đã thay đổi rất nhiều theo thời gian khi 'báo chí lá cải' chuyên đưa tin giật gân đã trở nên phổ biến. Michael Schudson đã lập luận rằng trước kỷ nguyên của Thế chiến I và sự gia tăng đồng thời của tuyên truyền, các nhà báo không nhận thức được khái niệm sai lệch trong đưa tin, chưa nói đến việc tích cực sửa chữa tin sai. Tin tức đôi khi cũng được cho là miêu tả sự thật, nhưng mối quan hệ này là khó nắm bắt và đạt chuẩn mực. Nghịch lý thay, một tài sản khác thường được quy cho tin tức là chủ nghĩa giật gân, tập trung không cân xứng vào, và phóng đại, câu chuyện cảm xúc cho tiêu dùng công cộng. Tin tức này cũng không liên quan đến tin đồn, thực tiễn con người chia sẻ thông tin về những người khác cùng quan tâm. Một chủ đề giật gân phổ biến là bạo lực; do đó, một thành ngữ cho tin tức khác nói rằng "nếu tin có chảy máu, tin sẽ lên hàng đầu". Tin tức đáng quan tâm Tin tức được định nghĩa là một chủ đề có đủ sự liên quan đến công chúng hoặc khán giả đặc biệt để đảm bảo sự chú ý hoặc đưa tin của báo chí. Nhiều giá trị tin tức dường như là phổ biến trên các nền văn hóa. Mọi người dường như quan tâm đến tin tức ở mức độ mà nó có tác động lớn, mô tả các xung đột, xảy ra gần đó, liên quan đến những người nổi tiếng và đi chệch khỏi các quy tắc xảy ra hàng ngày. Chiến tranh là một chủ đề tin tức phổ biến, một phần vì nó liên quan đến các sự kiện chưa biết mà có thể gây nguy hiểm đến từng cá nhân. Tham khảo Truyền hình tại Việt Nam Tin tức chính thống Vietnamnet Thời sự (VTV) Thuật ngữ truyền hình Xã hội học tri thức Giao tiếp
12306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B3ng%20s%E1%BB%B1
Phóng sự
Phóng sự, một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh. Đặc điểm Phóng sự đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội. Thông qua những ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng sự. Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo, tự mình thăm dò, hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn, nhưng quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà còn là người phân tích độc lập, đáng tin cậy. Phóng sự cũng như các bài báo khác luôn được định hình từ nguyên tắc "five W": Who (Ai)?, Where (Ở đâu)?, When (Khi nào)?, What (Cái gì)? Why (Tại sao)? Phóng sự văn học, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn còn có thể sử dụng các thủ thuật hư cấu nhất định nhằm làm cho câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến; Việc làng, Dao cầu thuyền tán của Ngô Tất Tố; Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng. Tại Việt Nam trước 1945, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là "vua phóng sự Bắc Kỳ", với những phóng sự ít nhiều có cốt truyện, có chỗ đọc như tiểu thuyết. Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất, nó phải nêu ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con số, biểu đồ, thống kê; thứ 2, trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu, nó phải đặt ra được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn. Thể loại Trong thời hiện đại, ngoài báo hình còn có báo nói, báo viết, do đó ngoài phóng sự viết còn có phóng sự ảnh, phóng sự truyền hình, phóng sự nói (phỏng vấn). Tuy nhiên, phóng sự viết vẫn có vị trí riêng do sự trần thuật, phân tích bằng ngôn ngữ. Một số phóng sự Phóng sự là một thể loại ra đời muộn ở phương Tây vào những năm cuối thế kỷ 19 và ở Việt Nam vào năm 1932 với tác phẩm Tôi kéo xe của Tam Lang Vũ Đình Chí (1900-1983). Trong thời thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc với phóng sự Bản án chế độ thực dân Pháp, nữ văn sĩ Pháp Andrée Viollis với Đông Dương cấp cứu gây chấn động dư luận thế giới. Một số phóng sự trước và trong thời kỳ Đổi Mới ở Việt Nam phơi bày các mặt trái nhức nhối của xã hội đương thời, có tác dụng thức tỉnh lớn góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội. Nổi tiếng trong đó phải kể đến phóng sự Cái đêm hôm ấy... đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang, hay Ông gia ôm 7kg đơn từ của Xuân Ba. Tham khảo Trần Đình Sử (chủ biên), Lý luận văn học, Tập 2: Tác phẩm và Thể loại văn học; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, H. 2008. Trang 377-378. Liên kết ngoài Viết phóng sự: Khi sự thật là trên hết Thể loại văn học Báo chí mn:Зүйл (сэтгүүл зүй)
12307
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%8Fng%20v%E1%BA%A5n
Phỏng vấn
Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích. Trong báo chí, đây là một dạng bài viết theo dạng phóng viên hỏi và nhân vật được phỏng vấn trả lời. Phỏng vấn thường được dùng trong hai trường hợp: thể hiện chân dung nhân vật hoặc cung cấp thông tin về lĩnh vực mà người được phỏng vấn là chuyên gia hoặc có trách nhiệm trả lời. Phỏng vấn báo chí có nhiều cách thực hiện: phỏng vấn trực tiếp (phóng viên và người được phỏng vấn gặp nhau mặt đối mặt - cách truyền thống), phỏng vấn bằng văn bản (phóng viên chuẩn bị các câu hỏi bằng văn bản, người được phỏng vấn cũng trả lời bằng văn bản - thường dùng khi những thông tin trong cuộc phỏng vấn tương đối phức tạp, người trả lời phỏng vấn không thể trả lời chính xác ngay lập tức), phỏng vấn qua điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc khác... (khi một trong hai bên, hoặc cả hai bên không đủ thời gian cho một cuộc gặp trực tiếp) Đôi khi, phỏng vấn cũng được dùng để lấy ý kiến của những bức xúc trong xã hội. Phỏng vấn còn được người dân ủng hộ do nếu được phỏng vấn thì ta nói được bao nhiêu than phiền trong xã hội của họ và của nước ngoài. Khi phỏng vấn bắt buộc các phóng viên phải thực hiện hết mình mới có thể đề đáp ra ý kiến và câu hỏi cho người đang được phỏng vấn. Phỏng vấn tuyển dụng (phỏng vấn việc làm) là một hình thức vấn đáp trực tiếp (gặp mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) nhằm tuyển chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí công việc trong công ty, doanh nghiệp. Một số hình thức phỏng vấn tuyển dụng Phỏng vấn cá nhân Phỏng vấn tập thể Phỏng vấn qua điện thoại Tham khảo Phỏng vấn Báo chí Phương pháp đánh giá Phương pháp nghiên cứu Thể loại truyền hình
12313
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AD%20th%C6%B0%20%28T%C3%A2y%20T%E1%BA%A1ng%29
Tử thư (Tây Tạng)
Tử thư (zh. 死書, bo. bardo thodol བར་དོ་ཐོས་གྲོལ་, nguyên nghĩa là "Giải thoát qua âm thanh trong Trung hữu", en. liberation through hearing in the Bardo) là một tàng lục (bo. gter ma གཏེར་མ་), được xem là tác phẩm của Đại sư Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava), gồm những lời khai thị cho người sắp chết (Tử). Tử thư được tìm thấy khoảng thế kỉ thứ 14. Giai đoạn của cái chết được chia làm ba phần, liên hệ chặt chẽ với Tam thân Phật: Trong giai đoạn đầu ngay sau khi chết, Pháp thân (sa. dharmakāya) xuất hiện dưới dạng Tịnh quang (sa. ābhāsvara), ánh sáng rực rỡ; Trong giai đoạn hai, Báo thân (cũng gọi là Thụ dụng thân, sa. saṃbhogakāya) xuất hiện dưới dạng Ngũ Như Lai hay Phật gia (sa. buddhakula), gồm hình dáng các vị Phật với những màu sắc khác nhau; Trong giai đoạn ba, Ứng thân (sa. nirmāṇakāya) xuất hiện dưới dạng sáu đường tái sinh (Lục đạo) của Dục giới (Vòng sinh tử, sa. bhavacakra). Trong cả ba giai đoạn đó, thần thức của người chết có thể đạt giải thoát bằng cách lắng nghe lời khai thị để nhận ra tất cả là do tâm thức mình đang chiếu hiện mà nhờ vậy đạt Niết-bàn. Giáo pháp Tử thư cũng được tìm thấy trong Na-lạc lục pháp (bo. nāro chodrug ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་), Đại cứu cánh (bo. dzogchen རྫོགས་ཆེན་) và cả trong Bôn giáo của Tây Tạng. Ban đầu, đây là một phép tu (thành tựu pháp, sa. sādhana) dành cho hành giả quán cảnh tượng cái chết, một phương pháp tu của Mật tông. Dần dần theo thời gian, Tử thư trở thành nội dung khai thị trong lễ cầu siêu cho người chết. Dựa trên Tử thư, lễ này chia làm nhiều giai đoạn, từ lúc miêu tả cảnh tượng lúc chết, đến lúc xuất hiện các ánh sáng, phương thức chủ động lựa chọn nơi chốn đầu thai. Quá trình chết được Tử thư miêu tả như một giai đoạn dần dần rủ bỏ thân Tứ đại, các uẩn (Ngũ uẩn) dần dần hoại diệt. Khi cái chết vừa đến, thế giới ngoại quan vừa tan rã thì thể tính sâu kín nhất của tâm liền xuất hiện dưới dạng ánh sáng rực rỡ, được gọi là Cực quang (sa. ābhāsvara), hoặc Tịnh quang. Nếu người chết không tự nhận biết thời điểm để tự "đồng hoá" với ánh sáng này đạt giải thoát thì sẽ "bất tỉnh ba bốn ngày" và sau đó tỉnh dậy với một thân được hình thành bằng ý thức—Thức thân (sa. manokāya)—thân này sẽ là chủ thể cảm nhận các kinh nghiệm tiếp theo. Trong 14 ngày sau đó—khoảng thời gian được gọi là Pháp tính trung hữu (sa. dharmatāntarābhava)—chủ thể đó sẽ thấy hiện ra Ngũ Phật và quyến thuộc (Phật gia), chứng kiến sự xuất hiện của 42 Thần thể dưới dạng tịch tĩnh (sa. śānta) và 58 vị dưới dạng phẫn nộ (sa. krodha). Các Thần thể này xuất hiện trong phạm vi của một Mạn-đồ-la và người ta có thể miêu tả chính xác chư vị trong Tử thư được là vì sử dụng một Thành tựu pháp (sa. sādhana) với khả năng bao hàm, soi rọi tất cả những cảm xúc, tâm trạng của một cá nhân. Khía cạnh tính Không—tính trống rỗng của chư pháp—được biểu hiện qua các Thần thể dưới dạng tịch tịnh, khía cạnh sáng rõ được biểu hiện qua các vị phẫn nộ. Tử thư khai thị người chết rằng những hình ảnh không có thật chất—chúng chỉ là phản ánh, là những trình hiện của chính tâm thức. Nếu thần thức cũng không trực chứng được điều này, thân trung hữu chuyển qua một giai đoạn khác kéo dài 28 ngày—được gọi là Trung hữu của sự trưởng thành và tái sinh (sa. bhavāntarābhava). Trong 21 ngày đầu, trung hữu sẽ sống lại các Nghiệp mình đã tạo ra, 7 ngày sau là giai đoạn thần thức tìm một nơi tái sinh. Nội dung Tử Thư Tây Tạng (Tibetan Book of the Dead) hay nguyên tác Bardo Thodol Chenmo là một cuốn sách đặc biệt đề cập đến các cảnh giới bên kia cửa tử. Ngay từ khi được giáo sư W.Y.Evens Wentz phiên dịch ra Anh ngữ vào năm 1924, nó đã gây ra nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi. Danh từ "Tử Thư" (Book of the Dead) thực ra dịch không được đúng vì giáo sư Evans Wentz đã căn cứ trên một cuốn sách nổi tiếng của Ai Cập, cũng đề cập đến một cảnh giới bên kia cửa tử, gọi là Tử Thư Ai Cập (Egyptian Book of the Dead). Danh từ "Tử Thư" khiến nhiều người hiểu lầm, cho rằng đó là sách dành cho người chết hoặc để dùng trong các nghi lễ chôn cất người chết. Thật ra nội dung cả hai cuốn sách nói trên rất phong phú, chứa đựng nhiều tinh hoa huyền môn, dùng cho người sống cũng như người chết. Nguyên tác Bardo Thodol Chenmo có tạm dịch là "Sự giải thoát khi được học hỏi (hay nghe nói) về mật pháp Bardo". Nhiều người đã dịch danh từ Bardo là cõi chết, cõi trung giới, hay cảnh giới của Thân Trung Ấm, nhưng thật ra nó còn có một ý nghĩa rộng hơn là "sự chuyển tiếp" (transition). Danh từ "chuyển tiếp" hàm ý một giai đoạn ở giữa sự di chuyển từ giai đoạn này qua một giai đoạn khác hay từ trạng thái này qua một trạng thái khác. Tử Thư Tây Tạng là một cuốn sách thuộc về giáo lý mật truyền nên rất khó hiểu, khó giải thích, và đã gây nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi trong giới học giả. Dĩ nhiên người ta không thể hiểu nó nếu không nắm vững được căn bản của Mật Tông. Người ta cũng khó có thể áp dụng các phương pháp trong đó nếu không được sự chỉ dẫn khẩu truyền của các danh sư Tây Tạng chuyên tham cứu về pháp môn này. Trong loạt bài khảo luận ngắn này, người viết không có ý mong cầu có thể giải thích được sự vi diệu của cuốn sách trên, nhưng chỉ muốn trình bày một vài khía cạnh đặc biệt của cuốn sách dưới cái nhìn của khoa học và Phật học. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng Tử Thư Tây Tạng là sách hướng dẫn người ta sắp lìa đời hoặc người đã chết vì nội dung cuốn sách đề cập rất kỹ đến các quy tắc cúng lễ, cầu siêu hay hướng dẫn cho người đang hấp hối. Tuy nhiên, đức Đạt Lai Lạt Ma lại gọi nó là Sinh Thư (Book of the Living) thay vì Tử Thư. Ngài nhấn mạnh: "Đạo Phật là đạo dành cho người sống chứ không phải người chết". Ngài đã giảng: "Trọn bộ Tử Thư có thể thâu gồm vào một ý chính như sau: Người nào biết sống một cách tỉnh thức thì sẽ chết tỉnh thức, và một khi đã tỉnh thức thì họ có thể chuyển thần thức, tránh được sự lôi kéo của nghiệp và thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đa số con người vì bị vô minh che phủ nên không biết cách sống cho đúng với ý nghĩa của sự sống, thường thường nếu không hoài niệm về quá khứ thì họ cũng mơ tưởng về tương lai, họ luôn luôn ‘lo lắng để sống’ chứ không hề ý thức rõ rệt sự sống. Vì sống một cách u mê, không tỉnh thức như vậy nên khi chết thì họ cũng không thể làm chủ được hoàn cảnh khi ấy, dĩ nhiên họ sẽ hoàn toàn để nghiệp lực lôi kéo và trôi nổi trong sáu nẻo luân hồi". Lời giải thích này là một chìa khóa quan trọng đã rọi một tia sáng cho những người muốn tìm hiểu cuốn Tử Thư Tây Tạng. Người ta có thể coi nó là một Sinh Thư, sách hướng dẫn cho người sống, khuyên họ phải sống làm sao để khi chết có thể tự chủ, tỉnh thức để thoát luân hồi, hoặc người ta cũng có thể coi nó là một Tử Thư, sách hướng dẫn cho người chết biết cách tìm đến những cõi giới tốt lành, tránh đọa lạc vào ba đường ác là Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sinh. Theo cuốn Tử Thư, vòng luân hồi có thể tạm chia ra làm bốn phần hay bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn sống là khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, nói giản dị thì đó là một kiếp người. Giai đoạn chết là khoảng thời gian từ khi rời bỏ thể xác cho đến khi bước sang Cõi Sáng (Dharmata). Giai đoạn thứ ba là lúc sống trong Cõi Sáng, một khoảng thời gian rất đặc biệt khi thần thức được khai mở để kinh nghiệm chân tâm. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tái sinh, khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị để tái sinh cho đến khi sinh ra. Các danh sư Tây Tạng tin rằng trong lúc chuyển tiếp giữa hai giai đoạn, cơ hội để giải thoát hay để phá tung lưới sinh tử có thể thực hiện được. Đó chính là mật pháp của cuốn Tử Thư Tây Tạng hay sự giải thoát nhờ biết cách chuyển thần thức, không để bị nghiệp tiếp tục dẫn đi vào vòng sinh tử luân hồi. Trạng thái chuyển tiếp giữa hai giai đoạn là một cơ hội đặc biệt có thể được giải thích qua thí dụ sau: Thử tưởng tượng một người làm việc khó nhọc và xây dựng được một sự nghiệp lớn. Vì một biến cố chi đó mà chỉ trong giây phút bỗng nhiên anh mất hết tất cả: Nhà cửa, tài sản, vợ con, danh vọng, quyền thế. Hiển nhiên tâm hồn anh bị xúc động mạnh khiến anh chới với, hụt hẫng không biết phải làm gì. Ngay trong giây phút đó, tự nhiên anh bỗng cảm thấy như vừa trút bỏ được một gánh nặng, không phải khó nhọc, không phải lo lắng nữa. Cái cảm giác này chỉ tồn tại rất ngắn vì hiển nhiên bộ óc lý luận của anh sẽ làm việc ngay, nó sẽ thu xếp mọi sự để đi đến một kết luận về biến cố vừa xảy ra kia. Nó sẽ quy lỗi cho một nguyên nhân nào đó khiến anh cảm tức giận hay tuyệt vọng. Chính vì thói quen lý luận này mà anh bị lôi kéo vào một mê hồn trận khiến tâm hồn anh luôn luôn bị động, không còn tự chủ được nữa. Cái giây phút ngắn ngủi của sự tĩnh lặng thoảng đến trong lúc đầu, trước khi lý trí của anh hành động, chính là cơ hội ngàn vàng để anh có thể tránh được sự lôi kéo vào trạng thái bị động này. Cũng giống như giây phút "hốt nhiên chứng ngộ" của các vị thiên sư, đó là một khoảng trống mà một người biết sống trong tỉnh thức có thể sử dụng để kéo dài cái trạng thái tĩnh lặng đó, không để cho bộ óc lao xao đầy lý luận lôi kéo và chính đó là cơ hội mà sự giải thoát có thể xảy ra. Giai đoạn chuyển tiếp giữa sự sống và sự chết cũng như thế, chỉ một hơi thở đầy tỉnh thức mà một người công phu tu tập có thể phá tung lưới sinh tử, thoát vòng kiềm tỏa của nghiệp lực. Nghiệp lực là sức mạnh của các thói quen xuất phát từ thân, khẩu và ý. Chúng sinh trải qua bao kiếp luân hồi đã tạo biết bao nhiêu nghiệp lành cũng như dữ, dưới hình thức của chủng tử này sẽ phát động. Nghiệp có thể chia làm hai loại: Tích lũy nghiệp, là nghiệp chất chứa từ lâu, tùy theo nhân duyên dần dần phát động, và Cận tử nghiệp phát động ngay trước khi chết. Thí dụ một người làm nhiều việc lành đáng kể nhưng trước khi chết lại gây ra một nghiệp ác và nghiệp quả này phát động ngay (Cận tử nghiệp) nên thay vì được hưởng các điều lành, người đó lại bị đọa lạc vào ba đường ác. Dĩ nhiên những nghiệp lành kia không hề mất nhưng tiềm ẩn và sau khi trả dứt nghiệp ác, người nọ sẽ hưởng các điều lành theo đúng nguyên tắc của luật nhân quả. Vì không ai biết nghiệp quả nào sẽ tạo tác trong giờ phút lâm chung nên sự tỉnh thức và tự chủ trước khi chết là một yếu tố hết sức quan trọng. Cuốn Tử Thư đã ghi rõ: "Tâm trạng của người chết sẽ quyết định cảnh giới nào mà người đó sẽ đến", do đó cuốn sách này đã dành hẳn ra một chương cho các nghi thức hướng dẫn người lúc hấp hối để họ có thể thoải mái, an lành khi bước vào thế giới bên kia. Thế nào là sự giúp đỡ trên phương diện tinh thần? Theo các danh sư Tây Tạng, điều quý báu nhất một người có thể giúp cho người sắp từ trần là làm sao để họ không sợ hãi (vô uý thí). Trước khi có thể giúp cho người khác không sợ hãi thì chính người cho phải bình tỉnh, thoải mái và không sợ hãi đã. Điều này không đòi hỏi người cho phải làm những điều gì khác thường nhưng ít ra người đó phải có một lòng yêu thươnng chân thành và sự hiểu biết sáng suốt. Vì người sắp chết thường lo lắng, hốt hoảng, có thể nói năng hàm hồ, không sáng suốt do đó người đến an ủi phải biết cách lắng nghe, giữ yên lặng để cho người kia thổ lộ tâm can. Thông thường sau khi được nói một cách thoải mái, người sắp chết dần dần bình tĩnh và bày tỏ nỗi lo sợ, lòng nghi ngờ, các thắc mắt hay tâm trạng của họ đối với đời sống. Cuốn Tử Thư ghi nhận: "Đây là lúc các chủng tử chất chứa trong tàng thức bắt đầu phát động, các yếu tố của Cận tử nghiệp bắt đầu hiện hành, giống như một ngọn đèn sắp cạn dầu chỉ còn bùng lên một lúc trước khi tắt ngún…" Các danh sư Tây Tạng khuyên: "Hãy cố gắng giữ yên lặng, lắng nghe người sắp chết tâm sự, hãy mở rộng tâm hồn, tránh không phán đoán hay phản ứng vì không gì tai hại hơn sự phán đoán trong lúc này. Hãy đem hết tình thương truyền trao cho họ, khuyến khích họ giãi bày tâm sự và đừng quan trọng hóa những điều họ nói đó. Đôi khi vì những chủng tử xấu phát động mà người đó có thể nổi sân si, la hét mắn chửi, kêu gào vào những lúc bất ngờ nhất. Hãy tự chủ và biết rằng một người đang mất bình tĩnh, đang chịu đựng những nghiệp quả bất ngờ, không ý thức rõ rệt vì về hoàn cảnh lúc đó thật không đáng trách. Nhiều người vì quá thương xót đã lên tiếng khuyên giải nhưng sự kiện này có thể làm người sắp chết thêm giận dữ mà thôi. Sự yên lặng, chăm chú lắng nghe và không phản ứng là món quà quý giá nhất, vì hơn bao giờ hết, người sắp chết đang cần sự thông cảm và thương yêu. Đừng nghĩ rằng mình có thể cứu được người kia hay có thể làm được điều gì tốt hơn mà hãy giữ yên lặng vì chúng ta không biết rõ được tâm thức của người sắp chết khi đó ra sao". Để giữ bình tĩnh và lắng nghe, các vị thầy Tây Tạng đã chỉ dạy một phương pháp quán tưởng như sau: "Hãy giữ vững hơi thở cho thật đều, đừng xem người sắp chết như một người thân hay một người đang cần giúp đỡ mà hãy quán rằng họ là một vị Phật sắp thành. Vì tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, hãy quán rằng họ là một vị Phật sắp thành có hào quang sáng chói, mọi sự đau khổ, kêu la than khóc của họ chỉ là một đám mây mù và trước sau sẽ tan ra khi ánh sáng của Phật tánh chiếu sáng. Nhờ phép quán đó mà người giúp đỡ sẽ khơi dậy mầm mống thương yêu nơi mình, bình tĩnh và hoàn tất việc yên lặng lắng nghe một cách hữu hiệu hơn". Sự yên lặng, lắng nghe là bước đầu tiên trong việc giúp đỡ người sắp qua đời, nhưng nếu đã thành công trên phương diện này, người ta có thể đi vào bước thứ hai là việc làm khơi dậy các chủng tử thiện. Cuốn Tử Thư ghi nhận: "Trong tàng thức con người có đầy đủ mọi hạt giống thiện ác, xấu tốt và nếu biết khéo léo khơi dậy các chủng tử thiện, sẽ giúp cho người sắp chết tránh được các Cận tử nghiệp xấu xa". Khi người sắp chết thố lộ tâm sự, đừng chú ý tới những điều tội lỗi, xấu xa người đó đã làm mà chỉ nên đặc biệt chú trọng đến những điều người đó hãnh diện, thích thú, tự hào. Lúc lâm chung, ai cũng cảm thấy sợ hãi, lo sợ, hối hận hay tuyệt vọng, nhưng đôi khi họ cũng vô tình đề cập đến một điều gì tốt đẹp mà họ đã làm. Hãy khuyến khích hay nhắc nhở người đó khai triển đề tài này để cho thần thức của họ bớt mặc cảm sợ hãi, để họ thấy rằng cuộc đời của họ cũng có những lúc tốt đẹp, tươi sáng đem lại cho họ một hy vọng. Nếu họ chuyển qua những viêc vừa ý hơn điều bất như ý thì các chủng tử xấu xa, tội lỗi không có dịp phát động, nhường chỗ cho các chủng tử thiện và điều này có thể đem lại những kết quả tốt đẹp bất ngờ. Theo cuốn Tử Thư, giây phút lâm chung hết sức quan trọng, có thể quyết định số phận và tương lai của người chết. Vào lúc đó, tất cả mọi chủng tử của nghiệp lực chất chứa trong tàng thức đều sẵn sàng phát động. Nếu ra đi với một tâm trạng an lành thoải mái, người quá cố sẽ dễ siêu thoát và tránh được ba đường ác (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh), và ngược lại, bất cứ một biến cố gì xảy ra trong lúc đó khiến họ xúc động, phát động các tư tưởng quyến luyến, giận hờn thì hậu quả thật không biết đâu mà lường. Cuốn Tử Thư ghi rõ: "Tâm trạng của con người lúc chết sẽ quyết định nơi chốn hay cảnh giới mà họ sẽ đến". Đó là một lý do người Tây Tạng chuẩn bị rất kỷ cho lúc lâm chung trong khi người Âu Mỹ, vì thiếu hiểu biết, đã hết sức bất cẩn vào những giờ phút quan trọng nhất. Đa số người hấp hối đều được đưa vào bệnh viện. Người ta cố gắng dùng những dụng cụ y khoa, những liều thuốc kích thích thật mạnh như một giải pháp cuối cùng để kéo dài thêm sự sống thay vì chấp nhận rằng đã đến lúc phải để người đó ra đi một cách an lành, thoải mái. Bác sĩ Melvin ghi nhận: "Người ta đã lạm dụng khoa học và kỹ thuật một cách vô ý thức, dường như việc kéo dài đời sống thêm dài giờ, vài phút là một điều mà người y sĩ phải thực hiện cho kỳ được. Tôi thấy người ta sử dụng các dụng cụ làm hồi tim bằng điện, các liều thuốc kích thích cực mạnh cho những người già yếu không thể kéo dài đời sống thêm bao lâu nữa. Dường như người y sĩ quan niệm rằng còn nước còn tát, dù thâm tâm họ biết rằng bệnh nhân đó khó sống quá vài giờ nữa. Sự gây bạo động trên thân thể người già bằng các dụng cụ y khoa, các thuốc men hóa học dĩ nhiên gây xáo trộn cho tâm lý người chết và tôi không hiểu tâm trạng của người đó lúc từ trần sẽ ra sao! Chắc chắn một người bị điện giật lung tung, bị dao kéo mổ khắp mình, bị chích đủ các loại thuốc không thể nào thoải mái hay bình tĩnh mà ra đi cho được". Linh mục Thomas Merton cũng cảnh cáo: "Phần lớn các quốc gia tân tiến đã bỏ nhiều tiền bạc và công sức để tìm các phương pháp kéo dài sự sống, dù chỉ trong vài giờ, vài ngày nhưng không hề chú ý đến việc giáo dục con người về ý nghĩa của đời sống hay giúp họ cách giáp mặt sự chết, điều mà không ai có thể tránh được. Phải chăng nền văn minh kỹ thuật càng tân tiến, người ta càng mất hết nhân tính?" Sự tiến bộ của khoa học đã tạo ra một vấn đề hết sức nan giải, đó là sự kéo dài đời sống qua các máy móc nhân tạo (Life support system). Liệu chúng ta có muốn cho người thân tiếp tục sống trong trạng thái vô tri, vô giác bởi các máy móc đó không? Ai có thẩm quyền rút những máy móc này ra để cho người chết có thể ra đi một cách thoải mái? Đây là một đề tài đang được bàn cãi sôi nổi nhưng chưa đi đến một kết luận nào. Trước khi đi xa hơn, chúng ta hãy theo dõi diễn tiến của sự chết. Theo cuốn Tử Thư, tùy theo nghiệp quả (karma) mà đời sống mỗi người có một số phận hay thời gian nhất định. Sự chết xảy ra khi nghiệp quả đã trả xong, các nhân duyên đã hội đủ và đời sống chấm dứt như ngọn đèn hết dầu phải tắt. Tuy thế, thời gian của kiếp sống không hoàn toàn cố định mà có thể thay đổi, hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn, tùy theo nhân duyên và thái độ của con người đối với cuộc sống. Một người biết thực hành các phương pháp thiền định, dưỡng sinh hay làm việc phúc đức có thể kéo dài thêm tuổi thơ, trái lại, một người không biết lo lắng cho thân và tâm, hay làm các điều ác thì có thể chết trước khi phận số đến. Người Tây Tạng tin rằng việc không ăn thịt cá, không sát sinh có thể kéo dài thêm đời sống, cứ bảy năm ăn chay có thể kéo dài tuổi thọ thêm một năm, hay việc phóng sinh chim cá có thể giúp người ta thoát khỏi các căn bệnh hiểm nghèo. Đây là một tin tưởng dựa trên luật nhân quả, giết hại sinh vật thì đời sống mình bị ngắn đi và phóng sinh hay giúp đỡ các sinh vật khác thì đời sống có thể tăng thêm. Hiển nhiên đã sinh ra thì ai cũng phải chết, nhưng thái độ việc sinh ra hay lúc chết đi phản ảnh rõ rệt sự khác biệt giữa phong tục Tây Tạng và các quốc gia Tây phương. Sogyal Rinpoche, một danh sư Tây Tạng đã viết: "Trong khi người âu Mỹ chú trọng đến ngày sinh thì phong tục Tây Tạng lại chú trọng đến ngày chết. Người Âu Mỹ thích nói đến lúc sinh đứa bé khỏe mạnh ra sao, cân nặng bao nhiêu ký, giống cha hay giống mẹ và ăn mừng ngày sinh nhật. Trong khi đó, người Tây Tạng lại nói đến việc tổ tiên của mình đã chết như thế nào và kỷ niệm ngày giỗ rất trọng thể vì giá trị của một người không được đánh giá bằng danh vọng hay tài sản nhưng bằng đời sống nội tâm. Một cái chết phi thường hẳn biểu lộ một đời sống phong phú về nội tâm, và một người biết trước giờ chết, chuẩn bị dặn dò con cháu sẵn sàng, ngồi xếp bằng đọc kinh rồi thản nhiên trút hơi thở cuối cùng là một cái chết mà người Tây Tạng nào cũng muốn. Đôi khi sự ham muốn này đã tạo ra những sự kiện đáng tiếc như sau: Có một vị Lạt-ma nổi tiếng có rất đông đệ tử. Không hiểu ông nghĩ sao mà đoán trước được giờ chết. Ông công bố tin này cho học trò và chuẩn bị một cái chết rất thịnh soạn. Trong nhiều tuần lễ, đệ tử khắp nơi kéo về đây nghe dặn dò và chuẩn bị ăn mừng ngày thầy ra đi. Vị này ngồi bằng nhập thiền, học trò quây quần chung quanh chờ đợi nhưng mấy ngày trôi qua mà vị thầy vẫn không chết. Sau đó ngồi lâu đói bụng, ông này bèn gọi học trò mang cơm ra cho thầy ăn. Học trò thất vọng rủ nhau bỏ đi hết vì nghĩ rằng vị thầy thiếu kinh nghiệm tâm linh. Buổi lễ long trọng đó đã biến thành một vở bi hài kịch". Theo cuốn Tử Thư, diễn tiến của sự chết có thể tạm chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn tan rã của các phần tử vật chất và giai đoạn tan rã của các yếu tố tinh thần. Người Tây Tạng tinh rằng phần vật chất của con người được cấu tạo bởi Tứ Đại hay các yếu tố như Đất, Nước, Gió, Lửa. Khi các yếu tố này tan rã thì con người không thể sống được. Nhờ biết quan sát khí sắc hay khả năng hoạt động của các giác quan thay đổi như thế nào mà một vị thầy Tây Tạng có thể hướng dẫn được cho người chết. Sự chết xảy ra khi các phần tử vật chất khởi sự tan rẽ, bắt đầu bằng những giác quan. Người sắp chết có thể vẫn nghe được tiếng người nói nhưng không còn hiểu được ý nghĩa câu nói đó vì thính giác đã ngưng hoạt động. Họ không thể nhìn rõ các hình ảnh chung quanh, tất cả từ từ mờ nhạt không còn rõ rệt vì thị giác đã bắt đầu ngưng hoạt động. Cũng như thế, các giác quan như khứu giác, vị giác, xúc giác cũng ngưng hoạt động khiến người đó bước vào trạng thái mê man. Sau đó yếu tố Đất khởi sự tan ra, các bắp thịt trở nên rã rời, không thể chống đỡ được toàn thân, người hấp hối có cảm tưởng như mình đang bị một ngọn núi đè nặng lên toàn thân. Khi yếu tố Đất tan rã xong thì yếu tố nước khởi sự tan ra, các chất lỏng trong cơ thể không còn vận hành bình thường được nữa, nước mắt nước mũi tự nhiên trào ra, nhiệt độ trong người thay đổi nóng lạnh bất thường. Sau đó yếu tố Lửa bắt đầu tan rã, người chết tự nhiên thấy khát nước, chân tay trở nên lạnh ngắt và sau đó họ không còn tỉnh táo nữa. Khi yếu tố lửa tan rã hết thì yếu tố Gió bắt đầu tan rã, hơi thở người chết trở nên yếu dần và cuối cùng dứt hẳn. Đây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, không còn biết gì nữa. Đối với y khoa Tây phương thì tim ngừng đập, óc ngưng hoạt động là lúc người đó coi như đã chết, nhưng theo cuốn Tử Thư thì giai đoạn tan rã của các phần tử vật chất này mới chỉ là bắt đầu vì giai đoạn thứ hai, sự tan rã của các yếu tố tinh thần có hoàn tất thì người đó mới có thể coi là thực sự đã chết. Vì yếu tố Gió hay hơi thở là yêu cầu tâm thức nối liền tâm và thân nên khi yếu tố này tan rã, nó sẽ ảnh hưởng vào các trạng thái tâm thức bên trong và sự tan rã của các yếu tố tinh thần bắt đầu xảy ra. Các tinh lực của con người khi đó từ từ rút theo các đường kinh mạch để hội tụ chung quanh trái tim, do đó dù đã chết, thân thể đã lạnh nhưng người ta thấy phần ngực người chết vẫn còn hơi nóng. Các yếu tố thuộc về lý trí nằm trên óc được di chuyển đến phần ngực, các yếu tố thuộc về tình cảm nằm ở dưới bụng cũng di chuyển lên phần ngực và khi hai yếu tố này gặp nhau ở kinh mạch nằm cạnh trái tim, một sự thay đổi lớn bắt đầu xảy ra. Các phần tử căn bản của bản ngã bắt đầu tan rã, khởi đầu bằng sự tan rã của ba yếu tố chính hay tam độc (Tham, Sân, Si) và khi ba yếu tố này ngưng hoạt động thì thần thức của con người trở nên minh mẫn hơn, họ sẽ ý thức mọi sự một cách rõ rệt vì nói theo cuốn Tử Thư "khi các yếu tố thuộc về bản ngã tan rã, khi không còn bị mây mù của vô minh chi phối nữa thì chân tâm bắt đầu hiển hiện". Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng vì ý thức được chân tâm hay Phật tánh chính là cơ hội để giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Đối với người không tập luyện, không ý thức thì giai đoạn này chỉ là một tia chớp lóe sáng lên rồi tắt ngúm, nhưng với người thực hành thiền định sâu xa thì đây là cơ hội quý báu nhất vì họ có thể chuyển thần thức, trụ vào trạng thái này để giải thoát. Đó cũng là lý do đa số các danh sư Tây Tạng đều nhập thiền vào giây phút lâm chung. Họ hiểu biết rất rõ diễn tiến của sự chết và nhờ thâm cứu cuốn Tử Thư, như đã có sẵn một tấm bản đồ trong tay, họ biết cách tập trung ý chí vào các câu thần chú, các biểu tượng Mandala, các hình ảnh ghi giữ trong tâm. Mỗi khi một yếu tố tan rã, họ chuyển thần thức để tập trung tư tưởng vào một bài chú đặc biệt, một hình ảnh nhất định để lúc nào họ cũng ý thức được từng giây, từng phút của các diễn tiến xảy ra cho đến khi bản ngã tan hết, chân tâm tỏ rạng thì họ có thể tập trung mọi năng lực để hòa nhập vào cái trạng thái uyên nguyên bất động này. Điều này thật ra cũng không khác với lời chỉ dẫn trong kinh A Di Đà vì một người chân thành cầu nguyện, vào phút lâm chung nếu niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà được nhất tâm bất loạn thì họ có thể chuyển thần thức để bước vào cảnh giới Tịnh Độ. Cuốn Tử Thư đã nói rất rõ về giai đoạn này như sau: "Chân như bản thể của mọi sự vật đều mở rộng ra, sáng chói như một bầu trời không một gợn mây, không gian trong suốt như pha lê và vầng rạng đông của chân tâm bắt đầu sáng tỏ". Danh từ "Sáng tỏ" (The dawn of luminosity) đã bị nhiều người hiểu lầm như một thứ ánh sáng nào đó. Theo đại sư Chogyam Trungpa thì khi chân tâm hiển hiện, tất cả mọi sự đều trở nên rõ ràng, không còn một chút tăm tối nào. Danh từ "Sáng tỏ" ở đây chỉ có ý nghĩa trừu tượng khác với tăm tối hay vô minh chứ không có nghĩa là người đó thấy được một thứ ánh sáng sáng chói như nhiều người lầm tưởng. Có người nói rằng đây là giai đoạn giác ngộ (Enlightenment) nhưng đại sư Chogyam Trungpa không đồng ý vì giác ngộ là một kinh nghiệm cá nhân, thấy được chân tâm chưa có nghĩa là giác ngộ mà còn phải hòa nhập và sống trọn vẹn trong đó nữa. Ông viết: "Con người trải qua vô thượng kiếp sống, đã chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, đã thấy được chân tâm bao nhiêu lần, nhưng đã mấy ai biết nắm lấy cơ hội để giải thoát này? Giáo pháp của đức Thế Tôn đã được giảng dạy từ bao ngàn năm nay, người có duyên được nghe, được học cũng nhiều nhưng đã mấy người biết áp dụng nó để phá tan núi sinh tử? Phải chăng tai tuy nghe, mắt tuy thấy nhưng vì không tỉnh thức, bị nghiệp lực chi phối nên họ không thể làm gì hơn là tiếp tục trôi nổi trong sinh tử luân hồi". Dù có ý thức được chân tâm nhưng sự an trú vào đó lâu nay mau hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng hay công phu của người đó. Có người kinh nghiệm được trạng thái này trong vòng vài giờ, vài ngày, vài tháng hay vài năm. Hiển nhiên nếu có thể an trú mãi mãi thì họ hoàn toàn giải thoát rồi, nhưng không mấy ai được như vậy. Dù chưa hoàn toàn nhưng kinh nghiệm được chân tâm là một kinh nghiệm tâm linh vô cùng quý báu, sau đó họ có thể chuyển thần thức để tái sinh vào những nơi chốn mà họ chọn lựa, đó là trường hợp các vị hóa thân. Đối với những người bình thường, khi yếu tố tinh thần tan rã hết thì họ sẽ tiếp đi trong một thời gian dài khoảng ba ngày và lúc đó các thói quen được lưu trữ trong tàng thức bắt đầu thu xếp để chuẩn bị cho giai đoạn sau hay giai đoạn sống trong Cõi Sáng (the luminous Bardo of Dharmata). Theo cuốn Tử Thư, giai đoạn sống trong Cõi Sáng (Dharmata) là lúc tâm thức con người biến hiện rất tế nhị vì các yếu tố vật chất tan rã hết và chân tâm hiển hiện. Tiến sĩ David Bohn viết: "Khi vật chất tan rã thì nó chuyển qua hình thức năng lượng vì vật chất chính là các năng lượng đã đông đặc lại". Khi vật chất khởi sự tan rã, thần thức dường như bị tê liệt khiến con người có cảm tưởng như đang ở trong một căn hầm tăm tối, không ý thức được điều gì nhưng khi bước sang giai đoạn Cõi Sáng thì họ thấy mình lơ lửng trong một biển ánh sáng đặc biệt với các màu sáng huyền ảo. Đây là điều mà cuốn Tử Thư gọi là "lúc đêm chuyển qua ngày" hoăc "khi mặt trời chiếu sáng thì bóng tối tan dần và sự thật phô bày rõ rệt". Mặc dù cuốn sách này hẳn một phần quan trọng để nói về Cõi Sáng (the Bardo of Dharmata) nhưng đây là một phần rất khó hiểu, khó diễn tả nên thường được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Có lẽ chính vì thế, phần này đã tạo nhiều rắc rối, mâu thuẫn cho những người muốn tìm hiểu về nó, nhất là giới học giả Tây phương thường hay suy luận, phân tích một cách khoa học. Đa số những người này vì thiếu kinh nghiệm tâm linh nên đã giải thích cõi này một cách sai lạc như một "kinh nghiệm về ảo giác" và có nhiều ngộ nhận đáng tiếc. Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: "Chân lý có thể được diễn tả một cách tuyệt đối cũng như tương đối. Nếu một người có trình độ hiểu biết thâm sâu thì họ có thể kinh nghiệm ngay được sự tuyệt đối nhưng vì số người này rất ít, do đó các danh sư đã phải sử dụng các tỉ dụ các lối nói trừu tượng bóng bẩy, các hình ảnh biểu tượng, các thí dụ giản dị để diễn tả nhưng cũng vì thế mà nó chỉ có tính cách tương đối thôi. Sử dụng những gì tương đối để diễn tả điều tuyệt đối là việc rất khó nên người đọc cần hiểu rằng đó chỉ là những giai đoạn, những phần nhỏ rời rạc được góp nhặt lại để diễn tả những điều không thể diễn tả mà thôi. Người ta phải biết phân biệt, đừng lầm ngón chỉ Mặt Trăng với Mặt Trăng, đừng lầm những tỉ dụ bóng bẩy như những sự thật tuyệt đối". Có nhiều người cho rằng đời sống ở cõi này rất thoải mái, sung sướng với những cảnh tương tự như cảnh giới ở cõi trần như người khác lại cho rằng khi bản ngã đã tan hết thì không còn chủ thể hay đối tượng nữa, tất cả đều là cái vô cùng, cái đồng nhất, vô phân biệt, mà đã vô phân biệt thì đâu còn có mình, có người nữa. Đại sư Chogyam Trungpa viết: "Đây không phải là sự cảm nhận hay kinh nghiệm, vì cảm nhận hay kinh nghiệm còn có sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng, đây chính là cái điều mà danh từ Phật giáo gọi là ‘Tâm vô phân biệt’ hay ‘Bất nhị". Khi bước qua Cõi Sáng, giai đoạn đầu tiên là hồi quang phản chiếu hay là sự quan sát lại tất cả những diễn tiến đã xảy ra trong kiếp sống vừa qua một cách trung thực. Vì bản ngã đã tiêu tan hết, không còn thành kiến hay tham sân si, nên đây là một sự quán sát trung thực và chính xác nhất. Tuy nói là quan sát nhưng đây chỉ là một lối nói có tính cách tương đối vì theo các danh sư Tây Tạng, đây chỉ là một sự sắp xếp của định luật nhân quả, chuẩn bị các "nhân" cho kiếp sống tương lai. Giai đoạn thứ hai của sự sắp xếp này đã được người Tây Tạng sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để diễn tả sự biến hiện của tâm thức từ trạng thái "Vô phân biệt" đến trạng thái "Phân biệt" hay từ "Bất nhị" chuyển qua "Nhị nguyên". Theo cuốn Tử Thư giai đoạn này kéo dài khoảng bảy ngày như sau: Vào ngày đầu, có các tia sáng xoay vần, bầu trời hiện ra màu xanh dương và chính giữa có đức Phật Tỳ Lô Giá Na, tượng trưng cho sự thật tuyệt đối hay sự trong sạch vô biên, xuất hiện. Toàn thân Phật phát ra hào quang màu trắng chói sáng và gần đó có các hình ảnh của chư thiên với luồng ánh sáng mờ đục hơn cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của sân hận vẫn còn chất chứa trong tàng thức nên người ta thường không dám nhìn thẳng vào luồng ánh sáng xuất phát từ đứt Tỳ Lô Giá Na mà có ý hướng chuyển qua luồng ánh sáng của các chư thiên. Sân hận được giải thích như một hình thức tự vệ của bản ngã, nó không dám để cho "mình" tiêu dung vào luồng ánh sáng chói lọi kia mà quay đầu tìm qua lối khác, thoải mái hơn, dễ chịu hơn. Đây là giai đoạn đầu của sự thành lập hạt giống của bản ngã và cũng là động lực để vòng luân hồi tiếp tục chuyển động, thúc đẩy người ta đầu thai vào cảnh giới của chư thiên. Vào ngày thứ hai có các tia sáng của thủy đại màu dễ chịu hơn. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh giới A Tu La. Vào ngày thứ sáu, có một cầu vồng năm sắc xuất hiện. Trong mỗi màu sắc lại có thế giới của một vị Phật đồng xuất hiện. Ngoài ra còn có các vị kim cang Hộ pháp và bốn mươi hai đấng thiên thể xuất hiện quanh đó như sẵn sàng tiếp dẫn người ta bước vào những thế giới tốt lành trang nghiêm thanh tịnh kia. Tuy nhiên các động năng của bản ngã cũng đồng thời trỗi dậy. Lòng sân hận, kêu căn, nghi kỵ, ngã mạn, tham lam khiến người ta sanh tâm sợ hãi không dám bước vào những cảnh giới ấy mà tìm cách tránh né và bỏ qua cơ hội có thể giải thoát. Ngay từ lúc đó, những luồng ánh sáng mờ đục bắt đầu chiếu sáng để hướng dẫn con người đi vào sáu nẻo luân hồi, và khởi sự từ lúc đó, những năng lực của vô minh bắt đầu tạo tác. Vào ngày thứ bảy, sự sắp đặt của các hạt giống sinh tử đã gần như hoàn tất vào cái thế giới "Bất nhị" của tâm vô phân biệt đã chuyển thành những cặp nhị nguyên, đối đãi. Có hai cánh cửa được mở rộng trước mặt. Cánh cửa của sự hiểu biết (Trời) dẫn lên trên và cách cửa của sự không hiểu biết (Súc sinh) dẫn xuống dưới. Tuỳ theo nghiệp lực lôi cuốn mà người ta sẽ đi lên cao hay xuống thấp, hoặc bước vào ba đường lành (Trời, Người, A Tu La) hay ba đường ác (Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh). Sau đó, người ta bước vào giai đoạn thứ tư của vòng luân hồi hay giai đoạn chuẩn bị để tái sinh. Theo các danh sư Tây Tạng, tất cả các hình ảnh nói trên không phải ở bên ngoài đến mà chỉ là sự phóng chiếu của tâm thức bên trong. Nằm sâu trong tâm thức là các năng lượng giải thoát biến hiện một cách tế nhị và phức tạp. Những năng lượng này vốn vẫn hiện hữu nhưng thường tiểm ẩn vì bị vô minh che phủ, hay nói một cách khác, vì bị các động lực của bản ngã như tham lam, sân hận, kiêu căng, ngã mạn, nghi kỵ che lấp nên người ta không thể ý thức được chúng. Chính vì không ý thức được chúng nên người ta tiếp tục bị nghiệp lực lôi kéo vào trong vòng sinh tử luân hồi, nói một cách khác, công phu tu hành diệt ngã, loại bỏ các thoái quen của Thân, Khẩu, Ý chính là một cách làm giải phóng các năng lượng giải thoát này. Một số học giả người Âu đã đặt câu hỏi: "Nếu người Tây Tạng nhìn thấy một vị Phật thì một người Âu, không cùng tôn giáo, sẽ thấy gì?" Sogyam Rinpoche, một danh sư Tây Tạng, đã trả lời: "Đây không phải là một kinh nghiệm hay một ảo ảnh mà là sự diễn tả bằng tỉ dụ, qua các biểu tượng về sự biến hiện mà người ta có thể giải thích bằng các hình ảnh khác nhau. Một người có đức tin vào Thiên chúa có thể sẽ nhìn thấy Thượng Đế, Đức Chúa, Đức Mẹ hoặc các đấng thiên thần. Vấn đề chính không phải là sự nhìn thấy gì ở chỗ ý thức rằng tất cả đều do tâm thức biến hiện. Tất cả mọi mầm mống thiện ác, tốt xấu đều ở tâm mà ra, tất cả đều do tâm đạo". Theo đức Đạt Lai Lạt Ma, đối với một người bình thường, sự chết có thể chỉ là một giấc ngủ dài mà thôi. Mặc dù diễn tiến của sự chết đã được giải thích rất rõ rệt từ cuốn Tử Thư nhưng không ai cũng chịu tỉnh thức để theo dõi từng giây từng phút như thế. Phần lớn con người khi trút hơi thở cuối cùng chỉ thấy mình mê man trắng trong suốt và từ phương đông, đứt Phật Kim Cang A Súc Bệ, tượng trưng cho trí tệ viên mãn, xuất hiện. Toàn thân Ngài tỏa ra một thứ ánh sáng trong suốt, xuyên qua tất cả mọi vật nhưng gần đó có các hình ảnh lạ lùng, tương trưng cho cảnh giới địa ngục màu xám đục cũng đồng thời xuất hiện. Vị các nghiệp lực của si mê hay kiên chấp vẫn còn chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào luồng ánh sáng trong suốt kia. Cái trí suy luận của bản ngã bắt đầu hành động, nó không dám đối đầu với sự thật bằng bản ngã hay ngũ uẩn vốn không có thật, mà tìm cách ẩn mình dưới lớp khói màu xám của vô minh. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc đẩy người ta đầu thai vào cảnh giới địa ngục. Vào ngày thứ ba, có các tia sáng của địa đại màu vàng xuất phát từ phương nam. Chính giữa luồng sáng đó có đức Bạt Già Phạm Bảo Sanh, tay cầm viên minh châu sáng chói. Từ viên ngọc phát xuất những tia sáng màu vàng tượng trưng cho tam thiên đại thiên thế giới, oai nghi, trang nghiêm không gì sánh. Gần đó có một lớp ánh sáng màu xanh đờ đục, tượng trưng cho cảnh giới của loài người cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của kiêu căng, hãnh diện, nghi kỵ vẫn còn chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp sáng màu vàng chói lọi kia. Cái lòng hãnh diện của bản ngã sẽ hành động, nó không muốn nhìn vào sự vinh quang, lớn lao, trang nghiêm đẹp đẽ trong thế giới của đức Bạt Già Phạm Bảo Sanh, mà cố gắng tìm cách ẩn mình vào lớp ánh sáng màu xanh đục. Đây là giai đoạn đầu của các đông lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh giới của loài người. Vào ngày thứ tư, có các tia sáng của hỏa đại màu đỏ xuất phát từ phương tây. Chính giữa luồng ánh sáng đó có đức Phật A Di Đà, đứng trên tòa sen đang rộng hai tay tiếp dẫn. Luồng ánh sáng này chiếu soi khắp mười phương thế giới không chỗ nào không soi đến. Gần đó có một lớp ánh sáng màu nâu đục, tượng trưng cho cảnh giới của ngạ quỷ cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của ích kỷ, tham lam, lo tích lũy tài sản vẫn còn phát chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp ánh sáng chói lọi kia. Lòng tham lam của bản ngã sẽ hành động, nó không muốn bước vào sự vinh quang, đẹp đẽ của thế giới Cực Lạc kia mà cố gắng tìm cách ẩn mình vào lớp ánh sáng màu nâu đục. Đây là giai đoạn đầu của các động lực thúc giục người ta đầu thai vào cảnh giới của ngạ quỷ. Vào ngày thứ năm, có các tia sáng của phong đại màu xanh xuất phát từ phương bắc. Chính giữa luống ánh sáng có đức Phật Bất Không Thành Tựu, tay cầm một cái chày kim cương hình chữ thập xuất hiện. Chung quanh có một lớp ánh sáng màu xanh thẫm, tượng trưng cho thế giới của A Tu La cũng đồng thời xuất hiện. Vì các nghiệp lực của ganh ghét, giận tức, tị hiềm, đố kỵ, do dự không nhất quyết còn chất chứa trong tàng thức nên đa số không dám nhìn thẳng vào lớp ánh sáng màu xanh chói lọi kia. Các động lực của lòng hãnh diện, ganh ghét, tị hiềm, đầy do dự của bản ngã sẽ hành động. Nó không muốn thấy có một cái gì tốt đẹp hơn, vinh quang hơn, đẹp đẽ hơn nó thay vì hòa nhập vào thế giới của đức Phật Bất Không Thành Tựu, nó lại tìm ẩn mình vào lớp ánh sáng màu xanh thẫm vốn rồi thiếp đi một lúc, sau đó họ dần dần tỉnh lại và thấy mình có thể chứng kiến tất cả mọi sự đã xảy ra trong cuộc đời (hồi quang phản chiếu). Vì khi đó bản ngã đã tan rã nên họ có thể chứng kiến rõ ràng mọi sự xảy ra đúng với sự thật chứ không còn bị các thành kiến chi phối nữa. Khi quan sát các diễn tiến này, họ sẽ ý thức được luật nhân quả đã hành động như thế nào, vì lý do gì mà sự kiện đã diễn ra như thế, và từ đó tâm trạng của họ nảy sinh những mong cầu, ao ước vốn là những hạt giống (nhân) để chuẩn bị cho sự tái sinh sau này. Sự thu xếp này hết sức phức tạp vì còn tùy theo những duyên nghiệp đã gây ra từ những kiếp trước. Chính những động năng này đã quyết định sự thành lập một bản ngã cho kiếp sống trong tương lai. Tóm lại, chết không phải là hết vì nó là điều kiện tất yếu của một kiếp sống sắp đến. Khi các nhân duyên của kiếp này đã hội đủ, kiếp sống phải chấm dứt và sau đó có sự thu xếp, sắp đặt lại tùy theo các mong cầu, ao ước, tùy theo các duyên nghiệp đã tạo, làm nhân cho kiếp sống về sau. Đời sống kiếp trước tạo nhân cho đời sống ở kiếp sau, và kiếp sau là quả của kiếp trước, liên miên bất tận không chấm dứt, đó chính là căn bản của luật luân hồi nhân quả. Sở dĩ người ta đau khổ vì đã nhận thức sai lầm rằng sự vật vốn không thay đổi, cứ bám chặt lấy những ảo giác của vô minh, mong kéo dài đời sống để thỏa mãn dục vọng, tạo mãi những nghiệp lành dữ, và cứ thế trôi nổi trong luân hồi sinh tử. Đối với đa số người Âu, chết là hết, là chấm dứt, là vĩnh viễn chia lìa. Sau khi cử hành tang lễ một cách long trọng, người sống cho rằng họ không thể làm gì hơn được nữa. Đây là một sự sai lầm đáng tiếc vì thiếu kiến thức và hiểu biết về thế giới bên kia. Đối với người Tây Tạng, việc chân thành cầu nguyện và hiểu biết cuốn Tử Thư để hướng dẫn người chết là một nghi thức quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên người ta vẫn có thể làm được nhiều điều hữu ích mà không nhất thiết phải sử dụng đến cuốn Tử Thư. Có nhiều cách giải thích về thời gian của giai đoạn từ khi chết cho đến lúc đầu thai như sau: Có người cho rằng một ngày ở bên cõi âm tương tự với bảy ngày ở cõi trần hay bảy ngày ở cõi âm tương ứng với bốn mươi chín ngày ở cõi trần. Do đó người ta phải cầu nguyện liên tiếp trong vòng bốn mươi chín ngày, nhất là trong ba tuần lễ đầu tiên khi thần thức người chết còn đang phân vân chưa biết chọn nơi chốn nào để đi. Đây cũng là giai đoạn mà sự liên hệ với thân quyến còn nặng nên thần thức người chết vẫn quanh quẩn bên những người thân, có thể nghe được, ý thức được lòng chân thành và sự hướng dẫn để biết đường mà đi đầu thai. Nếu không được hướng dẫn cẩn thận, thần thức mê muội dễ bị nghiệp lực chi phối hay bị các động lực bất hảo dẫn dắt đầu thai vào ba đường ác. Có người lại cho rằng cõi bên này có tất cả bảy tiến trình khác nhau, mỗi tiến trình dải bảy ngày, và tiếp theo tiến trình đầu như vừa diễn tả ở trên còn có những tiến trình khác. Thay vì gặp năm vị Phật thì người chết lại gặp năm vị ma vương, năm vị thiên thể, năm đấng thần linh.v.v..Tuy nhiên, dù giải thích theo quan niệm nào, thời gian khoảng bốn mươi chín ngày luôn luôn được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Dĩ nhiên người ta không chỉ giới hạn việc cầu nguyện trong vòng bốn mươi chín ngày thôi mà còn phải tiếp tục cầu nguyện sau đó nữa. Hòa thượng Dudjom đã viết: "Giai đoạn bốn mươi chín ngày chỉ có ý nghĩa tương trưng thôi, có người sau khi từ trần chỉ ở cõi bên này một thời gian rất ngắn rồi đầu thai ngay và có những người khác cứ quanh quẩn bên cõi này cả trăm năm, có khi cả ngàn năm vẫn chưa chọn được nơi chốn đầu thai". Một số họ giả người Âu cho rằng nghi thức đọc cuốn Tử Thư hướng dẫn người chết là vô lý vì người đã chết đâu thể nghe được nữa. Hòa thượng Chogyam Trungpa đã giải thích: "Hiển nhiên người quá cố không thể nghe bằng thính giác được nữa, nhưng họ vẫn ý thức được bằng thần thức (consciousness). Vì đây là sự theo dõi bằng tư tưởng nên dù người ta đọc bằng tiếng Tây Tạng hay bất cứ ngôn ngữ gì, người chết vẫn có thể hiểu được. Sự truyền đạt bằng tư tưởng này đòi hỏi sự chân thành. Có thành thật thì người khác mới cảm nhận được, và có cảm thì mới có ứng, do đó các nghi lễ có tính cách nặng phần trình diễn, thiếu thành thật, làm chỉ để cho xong, thật không có một ý nghĩa tốt đẹp gì hết". Một số người khác cho rằng khi chết, bản ngã đã tan ra hết thì đâu còn gì để nghe nữa. Hòa thượng Trungpa giải thích: "Không ai biết được người chết đang ở trong tình trạng hay giai đoạn nào. Nếu họ đang bước vào trạng thái kinh nghiệm chân tâm thì có thể họ không ý thức được bao nhiêu nhưng thông thường trạng thái này chỉ xảy ra trong một chớp mắt, sau đó các năng lượng thuộc bản ngã tan rã lại được sắp xếp theo các định luật nhân quả (thời gian ở Cõi Sáng và chuyển thần thức để đầu thai), do đó họ vẫn có thể ý thức rõ rệt những sự kiện xảy ra chung quanh được". Dĩ nhiên việc đọc cuốn Tử Thư hay đọc kinh cầu nguyện cho người chết còn có những ảnh hưởng khác thuộc vấn đề tư tưởng, thì chắc chắn có ảnh hưởng mà sự hiểu biết giới hạn không thể nghĩ bàn. Theo cuốn Tử Thư, tâm trạng con người lúc từ trần hết sức quan trọng, việc sử dụng máy móc để kéo dài thêm đời sống chắc chắn sẽ gây khó khăn cho người chết. Dù cho người đó ở trong một tình trạng hôn mê (coma) nhưng thần thức của họ vẫn ý thức được mọi sự xảy ra chung quanh. Sự cố gắng kéo dài đời sống này có thể gây cho họ một sự bực bội, khó chịu, oán hận và chắc chắn họ không thể thoải mái, tự tại khi ra đi được. Bác sĩ Kubler Ross đã viết: "Thà để cho một người thoải mái trút hơi thở cuối cùng còn hơn để cho họ khổ sở sống một cách vô nghĩa bằng các phương tiện nhân tạo". Linh mục Thomas Merton cũng đã viết: "Sự sống không ra sống mà muốn chết cũng chẳng được vì các máy móc nhân tạo này chính là sự giam giữ con người trong ngục tù của thể xác". Nhưng làm sao được khi đa số mọi người ngày nay đều chết trong bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão, dưới sự kiểm soát khắt khe của các y sĩ? Mà đa số y sĩ đều được giải bảo rằng "Bổn phận của người y sĩ là cứu sống bệnh nhân bằng bất cứ phương tiện nào và bằng mọi giá", do đó mới có thảm trạng mà bác sĩ Melvin Morse đã diễn tả: "Sự chết được ấn định bởi nhịp đập của tim, lượng oxygen trong máu, sự hoạt động của bộ óc nên khi tim ngưng đập thì người ta sử dụng điện để kích thích cho tim đập lại, khi oxygen trong máu giảm đi thì người ta sử dụng các phương pháp hô hấp nhân tạo hay các máy bơm dưỡng khí vào phổi, khi óc ngưng hoạt động thì người ta chích đủ các loại thuốc hóa học để kích thích bộ óc làm việc. Đa số bệnh nhân thường bị điện giật lung tung, toàn thân đầy những vết chích, thân thể bơm đủ tất cả các loại thuốc cho đến khi y sĩ thấy đủ và ngừng tay thì các trò này mới chấm dứt". Vì chết là một điều có thể xảy ra bất ngờ, không phải ai cũng có thọ mệnh lâu dài nên sự chuẩn bị khi trong nhà có người chết là một việc hết sức quan trọng. Sogyal Rinpoche, một danh sư Tây Tạng, đã khuyên: "Khi tim ngưng đập thì người đó chưa hẳn đã chết, chỉ có phần vật chất đã ngưng hoạt động hay bắt đầu tan rã mà thôi. Vì phần tâm linh cần phải mất thêm một thời gian nữa mới tan rã (khoảng từ 8 đến 36 giờ), nên điều cần thiết là không nên di động đến thân thể người chết. Điều quan trọng nhất là phải tránh sự khóc lóc, ồn ào để thần thức người chết không bị quyến luyến hay đau khổ thêm. Hãy khởi sự tụng kinh cầu nguyện một cách chân thành và tránh các tiếng động ồn ào, náo nhiệt. Dĩ nhiên người chết không thể nghe được bằng các giác quan thông thường, nhưng vì phần tinh thần còn đang hoạt động nên thần thức của họ vẫn có thể cảm nhận được những sự ồn ào, náo nhiệt này mà sinh tâm bối rối, khó chịu hay sân hận. Dĩ nhiên tang gia nào cũng có bối rối, nhưng đừng vì thế mà bám vào các thói mê tín dị đoan hay lo chọn ngày giờ tốt, lo việc tùng ma chay mà quên đi những việc khác cần làm hơn. Người ta có thể đọc cuốn Tử Thư để hướng dẫn thần thức người chết nếu được huấn luyện về phương pháp này. Người ta cũng có thể niệm hồng danh đức Phật A Di Đà để cầu cho người chết được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Người ta cũng có thể đọc kinh cầu nguyện của các tôn giáo, điều quan trọng nhất chính là sự chí tâm chí thành chứ không phải đọc tụng như một cái máy. Nên nhớ người chết có thể đọc rõ tư tưởng người sống và chắc chắn cảm được mọi sự thiếu thành thật, nếu có. Sự cầu nguyện rất có ích vì nó có thể giúp người quá cố bình tỉnh lại và cùng cầu nguyện theo. Khi tâm thức họ nhờ đọc kinh mà được sáng suốt, được an lạc thì chắc chắn thì họ sẽ được siêu thoát vào những đường lành. Nên tránh tất cả những việc sát sinh hay sử dụng các đồ ăn như thịt cá hay rượu vì những thứ này thướng thu hút những vong linh thấp thỏi, những loài ma quỷ đói khát tìm đến. Khi thần thức người chết còn đang dao động, chưa bình tĩnh thì sự tiếp xúc này không có ích lợi gì cả. Nên tránh các hình thức ma chay to lớn, linh đình hay các thủ tục phiền phức vì các luồng tư tưởng của đám đông thường phức tạp, lộn xộn, không giúp cho người chết được bao nhiêu. Hãy yêu cầu mọi người giữ yên lặng và chú tâm cầu nguyện một cách giản dị là tốt đẹp nhất. Sau khi chôn cất, hãy tiếp tục tụng kinh khuya sớm trong vòng bốn mươi chín ngày, nhất là trong ba tuần lễ đầu vì đây là giai đoạn quan trọng hơn cả, khi các sự sắp xếp nhân quả chưa ngã ngũ rõ rệt, khi người chết còn có thể tỉnh thức để hòa nhập vào các luồng ánh sáng để siêu thoát. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Tử Na-lạc lục pháp Cận tử nghiệp Trung hữu Phật giáo Tây Tạng Triết lý Phật giáo
12314
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AD
Tử
Tử (zh. sĭ 死, ja. shi, sa., pi. maraṇa) là cái chết theo ý nghĩa thông thường. Trong Phật giáo, Tử được dùng để chỉ sự sinh diệt, thăng trầm của tất cả các hiện tượng, các Pháp. Sự "sinh đây diệt đó" hoặc "khoảnh khắc của hiện hữu" được vị Đại luận sư Phật Âm (pi. buddhaghosa) diễn tả rất hay trong bộ luận Thanh tịnh đạo: "Theo chân lý tuyệt đối thì chúng sinh chỉ hiện hữu trong một thời gian rất ngắn, một thời gian ngắn như một khoảnh khắc của nhận thức (một ý niệm, Sát-na, sa. kṣaṇa). Như một bánh xe, trong khi đang lăn cũng như đang đứng yên, chỉ chạm đất ở một điểm duy nhất, như thế, chúng sinh chỉ sống trong một khoảnh khắc của một nhận thức. Nhận thức này (ý niệm) mất đi, chúng sinh đó chết. Bởi vì chúng sinh của nhận thức vừa qua đã sống, không sống bây giờ và cũng sẽ không sống trong tương lai. Chúng sinh của nhận thức bây giờ đang sống, đã không sống và sẽ không sống trong tương lai. Chúng sinh của nhận thức trong tương lai sẽ sống, đã không sống và hiện tại không sống." Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, Đăng-châu Gia-mục-thố, luận giải cụ thể hơn về cái chết như sau (trích từ luận giải của Đạt-lại Lạt-ma về Bồ-đề đạo thứ đệ trung luận của Tông-khách-ba): "… Nhiều người chết khi những nghiệp lực được tạo ra trong kiếp trước, điều kiện chính cho cuộc sống này, hoàn toàn bị dập tắt; những người khác chết bởi vì các nguyên nhân lưu trì cuộc sống này không còn đầy đủ… Người ta gọi như vậy là ‘chết sớm’ hoặc ‘chết vì Công đức đã hết’, bởi vì năng lực lưu giữ cuộc sống vẫn còn (nhân 因) nhưng những duyên (緣, điều kiện phụ) đạt được qua những thiện nghiệp trong đời trước đã hết... Những người mang tâm bất thiện, hành động bất thiện thì khi chết, phần thân trên mất nhiệt trước, rồi sau đó những thân phần còn lại mới lạnh dần dần. Ngược lại, những người thường hay làm điều thiện thường mất nhiệt ở thân dưới, bắt đầu từ hai bàn chân. Trong cả hai trường hợp thì hơi nóng được gom tụ lại ở ngực (tâm) và từ nơi này, thần thức xuất thân… Trực tiếp kế đó là trạng thái Trung hữu (zh. 中有, sa. antarābhava). Chỉ những người tái sinh trong bốn xứ của vô sắc giới (Tứ thiền bát định, Tam giới) như Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ mới không bước vào trạng thái trung hữu này; cuộc sống mới của họ bắt đầu ngay sau cái chết. Những người tái sinh trong Dục giới (sa. kāmadhātu) và Sắc giới (sa. rūpadhātu) phải trải qua quá trình trung hữu và trong quá trình này, thần thức tồn tại dưới dạng sau này sẽ tái sinh. Thân trung hữu có tất cả những giác quan thông thường, có Thiên nhãn thông, có thể vượt qua tất cả những chướng ngại và xuất hiện khắp nơi tuỳ ý. Thân này thấy được những thân trung hữu đồng loại—Địa ngục, Ngạ quỷ, súc sinh, nhân loài, A-tu-la và chư Thiên—và ngược lại, thân này cũng có thể được những người có thiên nhãn nhận ra. Nếu thân trung hữu không tìm được nơi tái sinh tương ưng với những nghiệp đã tạo thì nó chết một cái chết nhỏ sau bảy ngày, bước vào một giai đoạn trung hữu khác. Quá trình này chỉ có thể lặp lại nhiều nhất là 6 lần và thần thức chỉ có thể ở trong giai đoạn trung hữu 49 ngày (7 tuần). Như vậy có nghĩa là, những thần thức tự nhận sau một năm chưa tìm được nơi xứng đáng để tái sinh không còn ở trong trạng thái trung hữu nữa mà đã tái sinh thành một oan hồn, ngạ quỷ. Ai tái sinh thành người trở lại thì thấy cha mẹ tương lai đang nằm chung với nhau. Người nào tái sinh thành nam giới thì phát lòng ái mộ bà mẹ, căm ghét người cha khi thấy cảnh trên; người nào tái sinh thành nữ giới thì phát tâm ngược lại. Bị dục ái thúc đẩy, thân trung hữu nhào đến cảnh giới trên và tìm cách giao phối với người mình yêu thích. Nhưng khi đến nơi thì thần thức chỉ thấy được bộ phận sinh dục của người đó và vì thế trở nên phẫn nộ. Tâm trạng phẫn nộ này chính là yếu tố gián đoạn trạng thái trung hữu; thần thức đã bước vào tử cung của mẹ, một cuộc sống mới đã bắt đầu. Khi tinh của cha, huyết của mẹ và thần thức hợp lại nhau thì chúng phát triển thành những yếu tố tạo thành một con người mới… Móc nối tiếp giữa cuộc sống hiện tại và tương lai được tạo dưới sự ảnh hưởng của Ba độc là tham, sân và Si. Khi ba độc này chưa được tiêu diệt thì con người còn bị trói buộc. Tái sinh có tốt có xấu, nhưng khi còn bị trói buộc, người ta phải mang gánh nặng của Ngũ uẩn… Nếu muốn diệt cái Khổ của sinh, lão, bệnh, tử thì trước hết, người ta phải diệt ba độc căn bản nêu trên. Nguồn gốc của chúng lại là Vô minh (sa. avidyā)—là kiến giải sai lầm rằng, con người và những hiện tượng khác đều mang một tự tính, tự ngã. Những liều thuốc có thể giảm được phần nào những chứng bệnh bên ngoài, nhưng chúng không thể giải được vấn đề chính. Các cách tu tập nội tâm—ví dụ như tu luyện những cách chống đối lại tham, sân—có thể giúp ích hơn, nhưng chúng cũng chỉ là những phương tiện tạm thời. Chỉ khi nào vô minh—cội rễ của chúng—được đoạn diệt thì chúng mới tự huỷ diệt…". Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Cận tử nghiệp Na-lạc lục pháp Trung hữu Tử thư Liên kết ngoài Phật giáo Tây Tạng Triết lý Phật giáo Chết
12316
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%ADn%20t%E1%BB%AD%20nghi%E1%BB%87p
Cận tử nghiệp
Cận tử nghiệp (zh. 近死業) là Nghiệp, là hành động hoặc tư tưởng ngay trước khi chết, là tất cả những hoạt động cơ thể, tâm lý của người sắp lâm chung. Cận tử nghiệp quan trọng vì theo Phật giáo, nó trực tiếp quyết định điều kiện, môi trường sinh sống trong cuộc đời kế tiếp của người chết (xem Tử). Đặc biệt tại Tây Tạng, các Phật tử rất chú tâm đến cận tử nghiệp và Kim cương thừa - nhất là theo hệ thống Vô thượng du-già (sa. anuttarayogatantra) - có rất nhiều phương pháp để chuyển hoá cận tử nghiệp thành một Phương tiện để đạt Giác ngộ. Người ta cho rằng, ý nghĩ (niệm) cuối cùng trước khi chết là nguyên nhân chính tạo các hoàn cảnh của cuộc đời sau. Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 thường thuyết giảng về khoảng thời gian cận tử và nêu rất rõ những hiện tượng mà các Du-già sư uyên thâm đều tự chứng được. Chính Sư cũng bảo rằng, trong khi thiền định (khoảng 3-4 tiếng), Sư bước qua lại ngưỡng cửa sinh tử 6-7 lần với mục đích trau dồi kinh nghiệm để chinh phục được cửa ải quan trọng này. Sư thuyết trình như sau: "...Con người chết với một trong ba tâm trạng: thiện, ác và trung tính. Trong trường hợp đầu thì người chết chú tâm đến một đối tượng thiện tính như Tam bảo hoặc vị Chân sư và vì thế tự tạo cho mình một tâm trạng đầy niềm tin sâu thẳm, hoặc người ấy phát lòng từ, bi, hỉ, xả vô lượng (Tứ vô lượng), hoặc tư duy về tính Không (sa. śūnyatā). Người này chỉ có thể thực hiện những đức hạnh nêu trên khi họ đã từng trau dồi chúng trong lúc còn sống. Nếu trước khi chết mà người ta có thể phát khởi những tâm trạng thiện trên thì một sự tái sinh hạnh phúc hơn được xem như là chắc chắn. Chết như thế thì tốt. Nhưng cũng có lúc thân quyến làm xao động tâm trạng của người sắp chết và vô tình làm cho người ấy khởi tâm sân hận. Có khi thân quyến hội họp xung quanh, khóc lóc than thở làm cho người ấy quyến luyến, tham ái. Nếu người ấy chết với một trong hai tâm trạng trên - và hơn nữa, một tâm trạng mà người ấy rất thường phát triển trong cuộc sống trước đây - thì đó là một mối nguy lớn. Cũng có người chết với một tâm trạng trung tính, nghĩa là không thiện không ác... Trong mọi trường hợp thì tâm trạng trước khi chết rất quan trọng. Ngay cả một người đã có chút ít tiến triển trên con đường tu tập cũng có thể không tự chủ, để tâm tán loạn trước khi chết, trực tiếp tạo điều kiện cho sân và ái hiện hành. Nguyên nhân là những Nghiệp (sa. karma), những Chủng tử (sa. bīja) đã được tích luỹ (huân tập 熏習;, sa. vāsanā) từ lâu; chúng chỉ chờ đợi những điều kiện thuận lợi - ở đây là những duyên bất thiện - để mặc sức hiện hành. Chính những chủng tử này tạo điều kiện để người chết tái sinh trong ba ác đạo: Súc sinh, Ngạ quỷ và Địa ngục... Cũng như thế, người nào bình thường chỉ biết làm những việc ác nhưng chết với một tâm trạng thiện lành cũng có thể tái sinh trong một môi trường hạnh phúc hơn... Trong một cuộc sống bình thường thì các tâm trạng như tham ái, sân, ganh ghét v.v... xuất hiện ngay với những yếu tố nhỏ nhặt (duyên) - những tâm trạng đã khắc sâu đến tận cốt tuỷ của con người. Một tâm trạng mà người ta không quen phát triển - nếu muốn được hiển bày thì phải cần một sự kích thích, ví dụ như sự tư duy, tập trung cao độ. Vì thế mà trước khi chết, những tư tưởng đã đi sâu vào cốt tuỷ của con người là tâm trạng chính, là yếu tố chính quyết định sự tái sinh..." (trích lời dẫn nhập của Đạt-lại Lạt-ma trong Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism, Lati Rinpoche/Jeffrey Hopkins). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Lati Rinpoche/Jeffrey Hopkins: Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism. Xem thêm Tử Na-lạc lục pháp Trung hữu Tử thư Phật giáo Tây Tạng Triết lý Phật giáo Chết