id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
12317 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20h%E1%BB%AFu | Trung hữu | Trung hữu (zh. 中有 zhongyǒu, ja. chūu, bo. bar ma do'i srid pa བར་མ་དོའི་སྲིད་པ་, sa. antarābhava) nghĩa là "trạng thái tồn tại ở khoảng giữa", cũng được gọi là cái chết trong kinh sách Tiểu thừa và Đại thừa ở thế kỉ thứ 2, người ta đã thấy nói về một giai đoạn nằm sau cái chết và trước sự tái sinh, được gọi là Trung hữu. Giai đoạn này được nhắc nhở nhiều trong Kim cương thừa (sa. vajrayāna) và được Tử thư trình bày cặn kẽ.
Tử thư cho rằng có 6 giai đoạn Trung hữu (sa. ṣaḍantarābhava):
Trung hữu của lúc sinh (sa. jāti-antarābhava);
Trung hữu của giấc mộng (sa. svapnāntarābhava);
Trung hữu của thiền định (sa. samādhi-antarābhava);
Trung hữu lúc cận tử (sa. mumūrṣāntarābhava);
Trung hữu của Pháp thân diệu dụng, của Pháp tính (sa. dharmatāntarābhava),
Trung hữu của sự trưởng thành và tái sinh (sa. bhavāntarābhava).
Tử thư cho rằng 3 giai đoạn của Trung hữu 4, 5, 6 nêu trên kéo dài 49 ngày. Theo nhiều luận sư Tây Tạng, giai đoạn Trung hữu diễn ra hàng ngày trong cuộc sống con người, nó có mối liên hệ chặt chẽ với Tam thân (sa. trikāya). Trong giai đoạn Trung hữu ngay sau khi chết, thần thức tiếp cận với Pháp thân thanh tịnh; Trung hữu 5 tiếp cận với Báo thân và sự tái sinh, thần thức đi vào cõi của Ứng hóa thân.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Lati Rinpoche/Jeffrey Hopkins: Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism.
Xem thêm
Tử
Na-lạc lục pháp
Cận tử nghiệp
Tử thư
Đại cứu cánh
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
Nghi thức Phật giáo |
12318 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20v%C3%B4%20th%E1%BA%A7n | Chủ nghĩa vô thần | Chủ nghĩa vô thần (hay thuyết vô thần, vô thần luận) có ở cả người theo chủ nghĩa duy tâm lẫn người theo chủ nghĩa duy vật.
Nó theo nghĩa rộng nhất là sự "thiếu vắng" niềm tin vào sự tồn tại của thần linh còn nghĩa hẹp hơn thì chủ nghĩa vô thần là chủ nghĩa bác bỏ niềm tin rằng thần linh tồn tại còn theo nghĩa hẹp hơn nữa với một cách cụ thể thì chủ nghĩa vô thần là quan điểm cho rằng không hề có thần linh. Chủ nghĩa vô thần đối lập với chủ nghĩa hữu thần, theo dạng chung nhất, là niềm tin rằng có ít nhất một vị thần tồn tại.
Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với những gì siêu nhiên, với lý do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần linh mà hướng về phát triển vật chất. Nhưng những người khác lập luận ủng hộ chủ nghĩa vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân văn thế tục và chủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻ
Ngay cả một số tôn giáo, chẳng hạn Kì-na giáo và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thần. Phật giáo quan niệm rằng vũ trụ được vận hành bởi các quy luật tự nhiên là Nhân - Quả và Luân hồi, không hề có một vị thần nào có thể khống chế các quy luật đó mà phải nương theo.
Trong các ngôn ngữ của châu Âu, thuật ngữ "vô thần" xuất phát từ cách gọi tên hàm ý bôi xấu (tiếng Hy Lạp: ἀθεότης atheotēs) dành cho những người hoặc những tín ngưỡng xung khắc với quốc giáo. Với sự lan rộng của tư tưởng tự do, chủ nghĩa hoài nghi và sự phê phán tôn giáo, thuật ngữ này đã bắt đầu có được ngữ nghĩa cụ thể hơn và ngày càng được sử dụng như sự tự xác nhận của những người vô thần.
Các định nghĩa khác nhau
Các tác giả không thống nhất được cách tốt nhất để định nghĩa và giải thích về khái niệm "vô thần", họ bất đồng về việc khái niệm này áp dụng cho các thực thể siêu nhiên nào, tự nó là một khẳng định hay chỉ là sự không tồn tại của một khẳng định, và nó có đòi hỏi một sự phủ nhận tường minh và có ý thức hay không. Người ta đã đưa ra nhiều phạm trù để cố gắng phân biệt các hình thức khác nhau của chủ nghĩa vô thần.
Phạm vi
Một số tranh cãi và mù mờ ngữ nghĩa xung quanh việc định nghĩa "chủ nghĩa vô thần" phát sinh từ khó khăn trong việc đạt đến sự đồng thuận đối với định nghĩa của các từ như "Thần" hay "Chúa" (Deity và God). Tính nhiều chiều của các khái niệm rất khác nhau về chúa và thần dẫn đến các ý niệm khác nhau về tầm áp dụng của chủ nghĩa vô thần. Ví dụ trong các ngữ cảnh mà chủ nghĩa hữu thần được định nghĩa là đức tin vào một vị thần hữu ngã duy nhất, những người theo thuyết đa thần (polytheism) hoặc thần giáo tự nhiên (deism) có thể bị xem là những người vô thần. Trong thế kỷ XX, quan niệm này đã mất dần sự ủng hộ do thuyết hữu thần đã được hiểu là hàm ý có đức tin vào bất cứ điều gì có tính chất thần thánh.
Về các dạng hiện tượng bị phủ nhận, chủ nghĩa vô thần có thể chống lại bất cứ điều gì, từ sự hiện hữu của thần linh tới sự tồn tại của bất cứ khái niệm tâm linh, siêu nhiên, hay siêu việt nào, chẳng hạn như những khái niệm của Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Hàm ý và tường minh
{| cellspacing="6" cellpadding="4" style="width:90%; margin:auto; margin:20px 0;"
|-
| valign="top" |
| style="vertical-align:top; padding:10px; padding-left:30px;"| Sơ đồ minh họa quan hệ giữa các định nghĩa vô thần yếu/mạnh và hàm ý/tường minh.
Một người vô thần hàm ý chưa từng biết hay nghĩ đến đức tin vào thần thánh. Tình trạng này hàm ý rằng người này không có đức tin vào thần thánh.
Một người vô thần tường minh ngược lại đã có khái niệm về đức tin thánh thần. Có thể họ tuy nhận biết nhưng không có đức tin vào thần thánh, hay nghi ngờ sự tồn tại của thần thánh ("vô thần yếu"), hoặc họ chủ động khẳng định rằng thần thánh không tồn tại ("vô thần mạnh").
|}
Các định nghĩa về chủ nghĩa vô thần khá đa dạng trong mức độ quan tâm về các ý niệm về thần thánh mà một người cần có để có thể được coi là một người vô thần.
Như đã nói trong phần mở đầu, chủ nghĩa vô thần còn được định nghĩa là đồng nghĩa với bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa phi thần (non-theism), theo đó người không có đức tin vào một vị thần nào cũng được coi là một người vô thần. Người ta đã thống nhất rằng định nghĩa rộng này bao trùm cả trẻ sơ sinh và những người chưa từng được nghe nói về các ý niệm về thần thánh. Từ năm 1772, Nam tước d'Holbach đã nói rằng "Tất cả trẻ em được sinh ra là người vô thần; chúng không biết gì về Chúa" Tương tự, George H. Smith (1979) đã cho rằng: "Người không biết về thuyết hữu thần là một người vô thần vì anh ta không tin vào một vị chúa nào. Phạm trù này cũng bao gồm một đứa trẻ đủ năng lực trừu tượng để hiểu các vấn đề liên quan nhưng lại chưa biết về các vấn đề đó. Thực tế rằng đứa trẻ không tin vào chúa đủ để coi nó là một người vô thần". Smith lập nên thuật ngữ "chủ nghĩa vô thần hàm ý" (implicit atheism) để chỉ việc "không có đức tin mà không cố ý phủ nhận đức tin" và "chủ nghĩa vô thần tường minh" để chỉ định nghĩa thông thường về sự không tin một cách có ý thức.
Trong nền văn hóa phương Tây, quan niệm rằng trẻ em được sinh ra vô thần mới xuất hiện tương đối gần đây. Trước thế kỷ XVIII tại phương Tây, sự tồn tại của Chúa Trời được chấp nhận phổ biến đến mức thậm chí người ta nghi ngờ về khả năng tồn tại chủ nghĩa vô thần thực sự. Điều này được gọi là "thuyết bẩm sinh hữu thần" (theistic innatism) - quan niệm rằng tất cả mọi người tin vào Chúa ngay từ khi lọt lòng mẹ; quan niệm này hàm ý rằng những người vô thần đơn giản là không muốn thừa nhận. Có một lập trường khẳng định rằng những người vô thần sẽ nhanh chóng tin vào Chúa trong những thời điểm khủng hoảng, rằng họ vẫn hoán cải khi hấp hối, hoặc rằng "không có người vô thần nơi chiến trận" (There are no atheists in foxholes – hàm ý rằng nhiều người tự nhận là vô thần thực ra thật sự tin vào Chúa Trời, và rằng trong những thời điểm cực kỳ căng thẳng hay sợ hãi, đức tin đó sẽ nổi lên và làm lu mờ xu hướng vô thần kém thực chất hơn). Một số người đề xướng quan niệm này cho rằng lợi ích về nhân học của tôn giáo là ở chỗ đức tin tôn giáo giúp con người chịu được gian khổ tốt hơn. Một số người vô thần nhấn mạnh thực tế rằng đã có các ví dụ ngược lại với quan niệm trên, trong số đó là các ví dụ về "người vô thần nơi chiến trận".
So sánh giữa vô thần mạnh và vô thần yếu
Các nhà triết học như Antony Flew, Michael Martin và William L. Rowe đã phân biệt giữa chủ nghĩa vô thần mạnh (tích cực) với chủ nghĩa vô thần yếu (tiêu cực). Chủ nghĩa vô thần mạnh là sự khẳng định tường minh rằng thần thánh không tồn tại. Còn chủ nghĩa vô thần yếu bao hàm tất cả các hình thức khác của thuyết phi thần (non-theism). Theo cách phân loại này, bất cứ ai không theo thuyết hữu thần thì chắc chắn phải là một người theo vô thần mạnh hoặc vô thần yếu. Các thuật ngữ "yếu" và "mạnh" xuất hiện tương đối gần đây; tuy nhiên, các thuật ngữ vô thần "tiêu cực" và "tích cực" đã được sử dụng trong các tài liệu triết học và (với một nghĩa hơi khác) trong các biện giải Công giáo. Theo cách định nghĩa này về chủ nghĩa vô thần, hầu hết những người theo thuyết bất khả tri được xem là những người vô thần yếu.
Trong khi những người như Martin khẳng định rằng thuyết bất khả tri dẫn tới chủ nghĩa vô thần yếu, đa số những người theo thuyết bất khả tri lại cho rằng quan niệm của mình tách biệt hẳn với chủ nghĩa vô thần – thuyết mà họ có thể xem là thiếu cơ sở và ít thuyết phục chẳng kém thuyết hữu thần. Việc không thể đạt được các tri thức chứng minh hay phủ nhận sự tồn tại của thần thánh (quan niệm của thuyết bất khả tri) đôi khi được xem là một ngụ ý rằng chủ nghĩa vô thần cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt của niềm tin (leap of faith). Các phản ứng thường gặp của những người vô thần đối với lập luận trên gồm có lập luận rằng các khẳng định "tôn giáo" chưa được chứng minh xứng đáng bị nghi ngờ không kém gì tất cả các khẳng định chưa được chứng minh khác và rằng việc không thể chứng minh được sự tồn tại của một vị chúa trời không dẫn đến xác suất ngang bằng cho khả năng vị chúa đó tồn tại. Nhà triết học người Scotland J. J. C. Smart thậm chí còn lập luận rằng "đôi khi một người thực sự vô thần có thể tự miêu tả mình, thậm chí miêu tả rất nhiệt tình, là một người theo thuyết bất khả tri, vì chủ nghĩa hoài nghi triết học bị tổng quát hóa quá mức đã ngăn cản chúng ta khẳng định bất cứ điều gì mình biết, có lẽ chỉ ngoại trừ các chân lý toán học và logic." Tiếp đó, một số tác giả vô thần nổi tiếng như Richard Dawkins thiên về hướng phân biệt các quan điểm hữu thần, bất khả tri, vô thần bằng xác suất mà quan điểm đó gán cho khẳng định "Ảo tưởng về Chúa trời".
Cơ sở lý luận
Cách phân loại khái quát nhất về cơ sở lý luận vô thần là phân biệt giữa vô thần thực tiễn và vô thần lý thuyết. Mỗi hình thức khác nhau của vô thần lý thuyết xuất phát từ một cơ sở lý luận hay luận cứ triết học cụ thể nào đó. Ngược lại, vô thần thực tiễn không đòi hỏi một luận cứ cụ thể và có thể bao gồm sự không quan tâm và không biết về ý niệm thần thánh hay chúa trời.
Vô thần thực tiễn
Trong chủ nghĩa vô thần "thực tế" hay "không thực tế", các cá nhân sống như thể không có thần thánh và họ giải thích các hiện tượng tự nhiên mà không dùng đến những khái niệm có tính chất thần thánh. Sự tồn tại của thần thánh không bị phủ nhận, nhưng có thể được xem là không cần thiết hoặc vô ích; thần thánh không mang lại mục đích sống, cũng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Một hình thức vô thần thực tiễn khác với các hàm ý về cộng đồng khoa học là chủ nghĩa tự nhiên phương pháp luận (methodological naturalism) – sự "chấp nhận ngầm hay giả thiết về chủ nghĩa tự nhiên triết học trong phương pháp khoa học, không quan trọng việc có chấp nhận hay tin tưởng nó hay không".
Chủ nghĩa vô thần thực tiễn có nhiều hình thức khác nhau:
Thiếu động cơ tôn giáo – đức tin vào chúa trời hay thần thánh không tạo động cơ cho hành động đạo đức, hành động tôn giáo, hay bất cứ dạng hành động nào khác;
Chủ động loại bỏ các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo ra khỏi hoạt động tìm kiếm tri thức hay các hoạt động thực tiễn.
Không quan tâm đến các vấn đề về chúa trời hay thần thánh và tôn giáo; hoặc
Không biết hoặc không có bất cứ ý niệm nào về chúa trời. hay thần thánh
Vô thần lý thuyết
Về khía cạnh lý thuyết, hoặc tu hành, chủ nghĩa vô thần thừa nhận một cách tường minh các luận cứ chống lại sự tồn tại của thánh thần, phản ứng lại các luận cứ hữu thần như luận cứ mục đích hoặc thuyết đánh cược của Pascal (Pascal's Wager). Các lập luận lý thuyết cho việc phủ nhận thần thánh dựa trên các dạng thức tâm lý học, xã hội học, siêu hình học và nhận thức luận đa dạng.
Các luận cứ nhận thức luận
Chủ nghĩa vô thần nhận thức luận lý luận rằng con người ta không thể nhận biết về Chúa Trời hay xác định sự tồn tại của Chúa Trời. Nền tảng của chủ nghĩa vô thần nhận thức luận là thuyết bất khả tri – một học thuyết có nhiều dạng thức đa dạng. Trong triết học về tính nội tại, thần thánh là một phần không thể tách biệt của chính thế giới, trong đó có tâm thức của con người, và ý thức của mỗi người bị khóa chặt trong chủ thể. Theo dạng thức bất khả tri này, hạn chế về góc nhìn đó ngăn cản mọi suy diễn khách quan từ đức tin vào một vị thần tới các khẳng định về sự tồn tại của vị thần đó. Thuyết bất khả tri duy lý của Kant và Thời kỳ Khai sáng chỉ chấp nhận các tri thức thu được từ việc suy luận hợp lý của con người; dạng vô thần này khẳng định rằng về nguyên tắc ta không thể nhận thức được thần thánh, và do đó ta không thể biết thần thánh có tồn tại hay không. Dựa trên các quan niệm của David Hume, chủ nghĩa hoài nghi khẳng định rằng sự xác tín về thứ gì cũng là bất khả thi, do đó người ta không bao giờ có thể nhận biết được sự tồn tại của Chúa Trời. Việc gán thuyết bất khả tri cho chủ nghĩa vô thần là điều còn đang bị tranh cãi; thuyết này còn có thể được xem là một thế giới quan cơ bản và độc lập.
Các dạng thức lập luận vô thần khác mà có thể xếp vào loại nhận thức luận, trong đó có chủ nghĩa chứng thực logic và chủ nghĩa bất khả tri lãnh đạm (ignosticism), khẳng định rằng các thuật ngữ cơ bản như "Chúa Trời" và các phát biểu như "Chúa Trời là đấng toàn năng" vô nghĩa hay không thể hiểu được. Chủ nghĩa bất khả nhận tri thần học (theological noncognitivism) cho rằng câu "Chúa Trời tồn tại" không biểu đạt một mệnh đề, trái lại, nó vô nghĩa về mặt nhận thức. Người ta đã tranh luận xung quanh việc các trường hợp như trên có thể xếp vào dạng nào của chủ nghĩa vô thần hay thuyết bất khả tri hay không. Các nhà triết học A. J. Ayer và Theodore M. Drange không đồng ý xếp vào thể loại nào vì cả hai loại này đều chấp nhận "Chúa Trời tồn tại" là một mệnh đề; thay vào đó, họ đặt chủ nghĩa bất khả nhận tri (noncognitivism) vào một thể loại riêng.
Các luận cứ siêu hình
Chủ nghĩa vô thần siêu hình dựa trên thuyết nhất nguyên siêu hình – quan niệm rằng thực tại là đồng nhất và không thể phân chia. Những người vô thần siêu hình tuyệt đối đồng ý với một hình thức nào đó của thuyết thực hữu, do đó họ phủ nhận thẳng sự tồn tại của những gì phi vật lý. Những người vô thần tương đối giữ một thái độ phủ nhận ngầm đối với khái niệm về Chúa, dựa trên sự phi lý giữa các triết thuyết của họ và các thuộc tính thường được cho là của Chúa Trời, chẳng hạn như tính siêu việt, một khía cạnh cá thể, hoặc thể thống nhất. Các ví dụ về chủ nghĩa vô thần siêu hình tương đối bao gồm thuyết phiếm thần, thuyết thần tồn tại nơi vạn vật (panentheism) và thuyết thần giáo tự nhiên.
Các luận cứ kinh tế học, xã hội học, tâm lý học
Các nhà triết học như Ludwig Feuerbach và Sigmund Freud lập luận rằng Chúa Trời và các đức tin tôn giáo khác là các phát minh của con người, được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu hay ý muốn đa dạng về tâm lý hoặc tình cảm. Đây cũng là quan điểm của nhiều Phật tử. Chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Feuerbach, Karl Marx và Friedrich Engels, lập luận rằng đức tin vào Chúa Trời và tôn giáo là các công cụ xã hội mà những người có quyền lực sử dụng để áp bức giai cấp lao động. Theo Mikhail Bakunin, "ý niệm về Chúa hàm ý sự từ bỏ lý tính và công lý của con người; nó là sự phủ nhận kiên quyết nhất đối với quyền tự do của con người, và nó dẫn đến kết quả tất yếu là sự nô lệ của loài người về lý thuyết cũng như thực tế". Đảo ngược câu cách ngôn nổi tiếng của Voltaire "Nếu không có Chúa thì cần phải phát minh ra Chúa", Bakunin nói "Nếu quả là có Chúa thì cần phải bãi bỏ ông ta".
Các luận cứ logic và hiện sinh
Chủ nghĩa vô thần logic khẳng định rằng nhiều ý niệm về thần linh, chẳng hạn như Thiên Chúa cá thể của Ki-tô giáo, được gán cho các phẩm chất mâu thuẫn lẫn nhau về logic. Những người vô thần này đưa ra các lập luận bằng suy diễn logic phản bác sự tồn tại của Chúa. Các lập luận này khẳng định sự không tương thích giữa những nét nhất định, chẳng hạn như sự hoàn hảo, vị thế đấng tạo hóa, tính bất biến, sự toàn tri toàn thức, sự hiện diện ở mọi nơi (omnipresence), toàn năng, vô cùng nhân từ (omnibenevolence), siêu việt, tính người (một thực thể kiểu như người), phi vật chất, công bằng và lòng khoan dung.
Các nhà vô thần theo trường phái thần luận thuyết (theodicy) tin rằng không thể dung hòa thế giới như họ trải nghiệm với các đức tính mà các nhà thần học thường gán cho Chúa Trời và các vị thần. Họ lập luận rằng không thể tồn tại một vị Chúa vừa toàn tri vừa toàn năng và vừa toàn thiện, đạo đức. Bởi nếu có vị Chúa như thế thì tại sao ngài không tiêu diệt cái ác, và thế giới này vẫn có cái ác, cái xấu, sự khổ đau?
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Phật Thích Ca Mâu Ni), người sáng lập ra Phật giáo, cũng đưa ra những lập luận phản bác sự tồn tại của một đấng toàn năng, sáng tạo thế giới từ hàng nghìn năm trước. Trong kinh Phật, "Phật nói rằng ba đặc tính mà người ta thường cho là của Thượng đế, đó là toàn năng, toàn tri toàn thức, và vô cùng nhân từ đối với nhân loại, nhưng chúng không thể cùng tương thích với thực tế hiện sinh của sự khổ." Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng vũ trụ này được vận hành bởi quy luật Nhân - Quả và Luân hồi, chứ không hề có vị Thượng đế nào tạo ra vũ trụ và điều khiển những quy luật đó.
Các luận cứ theo thuyết loài người là trung tâm
Trường phái vô thần mang tính xây dựng hay theo thuyết giá trị (axiology) phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một "sự tuyệt đối cao hơn", chẳng hạn như nhân loại. Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết các vấn đề đạo đức mà không cần viện đến Chúa. Marx, Nietzsche, Freud và Sartre đều sử dụng luận cứ này để truyền đạt các thông điệp về tự do, phát triển đầy đủ (full-development), và niềm hạnh phúc không bị kìm giữ.
Một trong những phê phán phổ biến nhất đối với chủ nghĩa vô thần lại có hướng ngược lại – rằng việc phủ nhận sự tồn tại của một vị Chúa công bằng dẫn tới chủ nghĩa tương đối về đạo đức (moral relativism), để con người ta ở tình trạng không có nền tảng về đạo đức hay luân lý, hoặc làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa và đau khổ. Blaise Pascal đưa ra quan điểm này năm 1669.
Lịch sử
Thời cổ đại
Tuy thuật ngữ "vô thần" mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ XVI tại Pháp, các quan niệm mà ngày nay được ghi nhận là vô thần đã được ghi lại từ thời cổ đại.
Tôn giáo cổ Ấn Độ
Người ta đã tìm thấy các trường phái vô thần trong Ấn Độ giáo – một tôn giáo có xu hướng hữu thần rất mạnh. Trường phái triết học Cārvāka có tính chất triệt để duy vật và phản thần đã bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên. Đây có lẽ là trường phái triết học vô thần rõ rệt nhất của Ấn Độ. Nhánh triết học Ấn Độ này được coi là một hệ thống không chính thống (heterodox) và không được xem là một phần của 6 trường phái chính thống của Ấn Độ giáo. Chatterjee và Datta giải thích rằng hiểu biết của các nhà nghiên cứu về triết học Cārvāka phân mảnh, chỉ dựa chủ yếu trên các phê phán của các trường phái khác, và không phải một truyền thống còn phát triển:
Các trường phái triết học Ấn Độ khác được coi là vô thần bao gồm Samkhya cổ điển và Purva Mimamsa. Sự phủ nhận một đấng tạo hóa cá thể cũng được thấy trong Kì na giáo và Phật giáo ở Ấn Độ.
Phật giáo là tôn giáo không có khái niệm về một đấng tác tạo hay thần có vị cách, Phật cũng không tự nhận mình là thần thánh. Vũ trụ quan Phật giáo có nhiều vị thần, nhưng trái với quan niệm thường gặp ở các tôn giáo khác về tính bất biến và vĩnh cửu của thần thánh, các vị này cũng trải qua quá trình sinh tử như con người. Ngoài ra, trong nhiều nền văn hóa, Phật giáo cùng tồn tại một cách hòa hợp với các quan niệm thần thánh bản địa. Nhưng về bản chất, việc có tồn tại các vị thần thánh hay thượng đế hay không không phải là mối quan tâm của Phật giáo.
Thời cổ điển ở phương Tây
Chủ nghĩa vô thần phương Tây có gốc rễ từ triết học Hy Lạp tiền Socrates, nhưng không nổi lên như là một thế giới quan rõ rệt cho đến cuối thời kỳ Khai sáng. Diagoras xứ Melos, triết gia Hy Lạp thế kỷ V trước Công Nguyên, được xem là "người vô thần đầu tiên",, chỉ trích mạnh mẽ tôn giáo và chủ nghĩa huyền bí. Critias coi tôn giáo là một phát minh của con người nhằm dọa cho dân chúng sợ hãi mà phải tuân theo các quy tắc đạo đức. Những người theo thuyết nguyên tử như Democritus cố gắng giải thích thế giới theo một cách thuần túy duy vật, hoàn toàn không viện đến cái gì tâm linh hay huyền bí. Prodicus và Protagoras nằm trong số các triết gia tiền Socrates khác cũng có quan điểm vô thần. Vào thế kỷ III trước Công Nguyên, các triết gia Hy Lạp Theodorus và Strato xứ Lampsacus cũng không tin là có các vị thần.
Socrates (khoảng 471 – 399 TCN) đã bị buộc tội báng bổ thần thánh (xem song đề Euthyphro) vì ông đã khơi gợi ra việc chất vấn về các vị thần chính thống. Tuy Socrates phản đối cáo buộc rằng ông là một "người hoàn toàn vô thần" vì ông không thể là người vô thần khi ông tin vào các linh hồn, cuối cùng ông vẫn bị kết án tử hình.
Euhemerus (khoảng 330 – 260 TCN) công bố quan điểm của mình rằng thần thánh chỉ là các nhà lãnh đạo, tướng lĩnh và vị tiền bối trong quá khứ đã được phong thần, và rằng việc tôn sùng những người này và các tôn giáo về bản chất là sự tiếp nối của các vương quốc đã biến mất và các cấu trúc chính trị thời kỳ trước. Tuy không triệt để là một người vô thần, về sau Euhemerus đã bị chỉ trích là đã "phát tán chủ nghĩa vô thần ra khắp thế giới bằng cách xóa tan các vị thần thánh".
Nhà duy vật theo thuyết nguyên tử Epicurus (khoảng 341 – 270 TCN) phản bác nhiều thuyết tôn giáo, trong đó có sự tồn tại sau khi chết (lai thế) hoặc một vị thần tiên; ông coi linh hồn là cái thuần túy vật chất và không bất tử. Trong khi thuyết Epicurus (chủ nghĩa hưởng lạc) không phủ nhận sự tồn tại của các vị thần, nhưng ông tin rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người.
Nhà thơ La Mã Lucretius (khoảng 99 – 55 TCN) cũng đồng ý rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người và không thể tác động lên thế giới tự nhiên. Vì lý do này, ông tin rằng loài người không nên sợ hãi những gì siêu nhiên. Ông giảng giải cặn kẽ về các quan niệm của ông theo trường phái Epicurus về vũ trụ, nguyên tử, linh hồn, sự không bất tử và tôn giáo trong tác phẩm De rerum natura (Về bản chất của sự vật), tác phẩm này đã phổ biến triết học Epicurus ở La Mã.
Nhà triết học La Mã Sextus Empiricus cho rằng người ta nên ngừng phán xét về gần như tất cả các đức tin – một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi được gọi là chủ nghĩa hoài nghi Pyrrho (Pyrrhonism), rằng không có gì ác một cách cố hữu, và rằng người ta có thể đạt được ataraxia (sự bình yên trong tâm thức) bằng cách ngừng chỉ trích phán xét. Nhiều tác phẩm của ông vẫn còn được lưu lại đã có một ảnh hưởng lâu dài đến các nhà triết học sau này.
Ý nghĩa của "vô thần" thay đổi theo tiến trình của thời cổ điển. Những tín đồ Ki-tô giáo thời kỳ đầu đã bị những người không theo Ki-tô giáo coi là vô thần vì họ không tin vào các vị thần của các tín ngưỡng đa thần. Thời Đế chế La Mã, những người Ki-tô giáo bị hành quyết vì họ phủ nhận các vị thần La Mã nói chung và tục thờ phụng hoàng đế nói riêng. Khi Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của La Mã năm 381 dưới thời Theodosius I, dị giáo Ki-tô giáo bắt đầu trở thành một tội đáng bị trừng phạt.
Thời Trung cổ và thời Phục Hưng
Các quan điểm vô thần hiếm khi được ủng hộ ở châu Âu trong thời Trung cổ (xem Tòa án dị giáo). Thay vào đó, siêu hình học, tôn giáo và thần học là những mối quan tâm chủ yếu. Tuy nhiên, trong thời kỳ này có những phong trào đã đẩy mạnh các khái niệm không chính thống về Thiên Chúa Ki-tô giáo, trong đó có những quan niệm khác nhau về thiên nhiên, sự siêu việt và khả năng tri thức của Thiên Chúa. Các cá nhân và các nhóm như John Scotus Eriugena, David xứ Dinant, Amalric xứ Bena, và Linh hồn Tự do (Brüder und Schwestern des freien Geistes) gìn giữ các quan điểm Ki-tô giáo với các xu hướng của thuyết phiếm thần. Nicholas xứ Cusa tin tưởng ở một hình thức của thuyết duy tín mà ông gọi là docta ignorantia (sự thiếu hiểu biết một cách có tri thức), khẳng định rằng Chúa Trời vượt ra ngoài khả năng phạm trù hóa của con người và tri thức của chúng ta về Chúa chỉ nằm trong phạm vi của sự phỏng đoán. William xứ Ockham tạo cảm hứng cho các xu hướng phản-siêu hình bằng quan niệm của ông về giới hạn duy danh (nominalistic) của tri thức con người đối với các đối tượng đặc biệt, và ông khẳng định rằng trí tuệ con người không có khả năng hiểu được bản chất thánh thần dù bằng trực quan hay lý luận. Những người ủng hộ Ockham, chẳng hạn John xứ Mirecourt và Nicholas xứ Autrecourt đã đẩy quan niệm này ra xa hơn. Kết quả là sự chia rẽ giữa đức tin và lý tính đã ảnh hưởng đến các nhà thần học sau này như John Wycliffe, Jan Hus và Martin Luther.
Thời Phục Hưng không làm được nhiều để mở rộng phạm vi của tư tưởng tự do và các chất vấn hoài nghi. Các cá nhân như Leonardo da Vinci đã hướng tới việc thực nghiệm như là một phương pháp để giải thích và phản đối các luận cứ từ giới chức tôn giáo (argumentum ad verecundiam). Những người phê phán tôn giáo và Nhà thờ trong thời kỳ này còn có Niccolò Machiavelli, Bonaventure des Périers và François Rabelais.
Thời cận đại
Thời Phục Hưng và thời kỳ phong trào Cải cách Kháng cách đã chứng kiến một sự trỗi dậy của nhiệt tình tôn giáo, thể hiện ở sự nở rộ của các giáo phái, hội hữu ái và tinh thần mộ đạo mới trong thế giới Ki-tô giáo, và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các giáo phái Kháng cách khổ hạnh chẳng hạn như các giáo phái theo tư tưởng Calvin. Thời kỳ của sự đối địch giữa các nhà thờ này đã cho phép một phạm vi rộng lớn hơn cho các suy đoán thần học và triết học, nhiều suy đoán trong số đó sau này đã được dùng để đẩy mạnh một thế giới quan hoài nghi về tôn giáo.
Các phê phán Ki-tô giáo xuất hiện ngày càng nhiều trong các thế kỷ XVII và XVIII, đặc biệt ở Pháp và Anh. Một số nhà tư tưởng Kháng cách, chẳng hạn Thomas Hobbes, ủng hộ một triết học duy vật và chủ nghĩa hoài nghi đối với các hiện tượng siêu nhiên. Cuối thế kỷ XVII, thuyết thần giáo tự nhiên bắt đầu được ủng hộ công khai bởi các trí thức như John Toland. Tuy chê cười Ki-tô giáo, nhưng nhiều người theo thuyết thần giáo tự nhiên xem thường chủ nghĩa vô thần. Người vô thần đầu tiên lột bỏ tấm áo choàng của thuyết thần giáo tự nhiên, thẳng thừng phủ nhận sự tồn tại của thần thánh, là Jean Meslier, một tu sĩ người Pháp sống ở cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Theo sau ông là các nhà tư tưởng vô thần công khai khác, chẳng hạn như Nam tước Baron d'Holbach, Jacques-André Naigeon ở cuối thế kỷ XVIII, khi mà việc thể hiện sự bất tín vào Chúa Trời đã trở nên đỡ nguy hiểm hơn. David Hume là người tiêu biểu có hệ thống nhất về tư tưởng Khai sáng. Ông phát triển một nhận thức luận hoài nghi với nền móng là chủ nghĩa kinh nghiệm, nhấn mạnh cơ sở siêu hình của thần học tự nhiên.
Cách mạng Pháp đã đưa chủ nghĩa vô thần ra ngoài các phòng trà để đến với công chúng. Các cố gắng thi hành Hiến pháp dân sự của giới Tăng lữ (Constitution civile du clergé) đã dẫn tới bạo lực chống giới tăng lữ và việc nhiều tăng lữ bị trục xuất khỏi nước Pháp. Các sự kiện chính trị hỗn loạn tại Paris thời cách mạng cuối cùng đã dẫn đến việc phe cấp tiến Jacobin đoạt được quyền lực năm 1793, mở ra thời kỳ Chuyên chính Dân chủ Cách mạng Jacobin, mà người Pháp gọi là la Terreur (thời kỳ Khủng bố). Tại đỉnh điểm, nhiều người vô thần trong giới quân sự đã cố gắng dùng vũ lực để loại bỏ hoàn toàn Ki-tô giáo khỏi nước Pháp, thay thế tôn giáo bằng Culte de la Raison (Sự tôn thờ lý tính). Những vụ khủng bố này kết thúc sau khi Robespierre bị tử hình (vụ Đảo chính tháng Nóng), nhưng một số biện pháp thế tục hóa của thời kỳ này vẫn là một di sản bền vững của nền chính trị Pháp.
Trong thời kỳ Napoléon, việc thế tục hóa xã hội Pháp đã được đưa vào hiến pháp, và cách mạng được xuất khẩu sang Bắc Ý với hy vọng tạo ra các nền cộng hòa dễ uốn nắn. Vào thế kỷ XIX, nhiều nhà vô thần và các nhà tư tưởng chống tôn giáo khác đã dành công sức của mình cho cách mạng xã hội và chính trị, tạo điều kiện cho các cuộc nổi dậy năm 1848, Risorgimento ở Ý và sự phát triển của một phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.
Tại nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa vô thần lên vị trí nổi bật dưới ảnh hưởng của các nhà triết học duy lý và tự do tư tưởng. Nhiều triết gia Đức nổi bật trong thời kỳ này đã phủ nhận sự tồn tại của thần thánh và có thái độ phê phán tôn giáo, trong đó có Ludwig Feuerbach, Arthur Schopenhauer, Karl Marx và Friedrich Nietzsche.
Từ năm 1900
Chủ nghĩa vô thần trong thế kỷ XX, đặc biệt trong hình thức vô thần thực tiễn, đã phát triển mạnh trong nhiều xã hội. Tư tưởng vô thần được ghi nhận bởi nhiều triết thuyết khác rộng hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa hiện sinh, thuyết khách quan, chủ nghĩa nhân văn thế tục, thuyết hư vô (nihilism), chủ nghĩa chứng thực logic (logical positivism), chủ nghĩa Marx, thuyết nam nữ bình quyền và các phong trào khoa học và duy lý nói chung.
Chủ nghĩa chứng thực logic và thuyết khoa học vạn năng (scientism) đã mở đường cho chủ nghĩa chứng thực mới (neopositivism), triết học phân tích (analytical philosophy), thuyết cấu trúc (structuralism) và chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa chứng thực mới và triết học phân tích đã loại bỏ thuyết siêu hình và chủ nghĩa duy lý cổ điển để hướng về chủ nghĩa kinh nghiệm chặt chẽ và thuyết duy danh nhận thức luận. Những người nổi bật như Bertrand Russell phủ nhận mạnh mẽ đức tin vào Chúa Trời. Trong tác phẩm thời kỳ đầu của mình, Ludwig Wittgenstein đã cố gắng tách riêng ngôn ngữ siêu hình và siêu nhiên ra khỏi nghị luận duy lý. A. J. Ayer dùng lập trường gắn bó với khoa học thực nghiệm để khẳng định tính bất khả kiểm chứng và vô nghĩa của các phát biểu tôn giáo. Trong mối liên quan đó, thuyết cấu trúc ứng dụng của Lévi-Strauss dẫn nguồn gốc của ngôn ngữ tôn giáo về tiềm thức của con người khi phủ nhận ý nghĩa siêu việt của ngôn ngữ đó. J. N. Findlay và J. J. C. Smart lập luận rằng sự tồn tại của Chúa Trời về logic là không cần thiết. Các nhà tự nhiên học và nhất nguyên duy vật như John Dewey coi thế giới tự nhiên là cơ sở của mọi thứ, họ phủ nhận sự tồn tại của Chúa Trời hay sự bất tử.
Thế kỷ XX còn chứng kiến sự lớn mạnh về chính trị của chủ nghĩa vô thần, được khích lệ bởi diễn giải về các tác phẩm của Marx và Engels. Sau Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917, tự do tôn giáo cho các tôn giáo nhỏ đã tồn tại được vài năm, trước khi các chính sách của Stalin chuyển sang hướng kiềm chế tôn giáo. Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác chủ động truyền bá chủ nghĩa vô thần và phản đối tôn giáo, thường bằng các biện pháp bạo lực.
Những người đi đầu khác như E. V. Ramasami Naicker (Periyar), một lãnh đạo vô thần nổi bật của Ấn Độ, đấu tranh chống lại Ấn Độ giáo và đẳng cấp Bà-la-môn do phân biệt đối xử và chia rẽ nhân dân dưới danh nghĩa đẳng cấp và tôn giáo. Điều này thể hiện rõ năm 1956 khi ông đeo cho thần Rama của Ấn Độ giáo một tràng hoa kết từ những chiếc dép và đưa ra những tuyên bố phản thần.
Năm 1966, tạp chí Time đặt câu hỏi "Phải chăng Chúa đã chết?" ("Is God Dead?") khi bàn về phong trào thần học về cái chết của Chúa, trích dẫn ước lượng rằng gần một nửa dân chúng trên thế giới sống dưới một quyền lực phản tôn giáo, và hàng triệu người khác ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ có vẻ thiếu kiến thức về Thiên Chúa Ki-tô giáo. Năm sau, chính phủ Albania của Enver Hoxha công bố lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở tôn giáo trong cả nước, tuyên bố Albania là quốc gia vô thần đầu tiên trên thế giới. Các chính phủ này đã làm tăng các liên hệ tiêu cực về chủ nghĩa vô thần, đặc biệt khi tinh thần chống cộng sản ở Hoa Kỳ đang mạnh mẽ, bất chấp một thực tế là các nhà vô thần nổi bật cũng là những người theo chủ nghĩa chống cộng.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, số các chính phủ chủ động chống tôn giáo đã giảm đi đáng kể. Năm 2006, Timothy Shah của Pew Forum ghi nhận "một xu hướng toàn cầu của tất cả các nhóm tôn giáo chính, trong đó các phong trào dựa vào Chúa Trời và đức tin đang được chứng kiến sự tin tưởng và ảnh hưởng ngày càng cao trong thế đối đầu với các phong trào và hệ tư tưởng thế tục". Nhưng Gregory S. Paul và Phil Zuckerman coi đây chỉ là một huyền thoại và cho rằng tình hình thực tế phức tạp và nhiều sắc thái hơn nhiều.
Nhân khẩu học
Khó có thể xác định được số người vô thần trên toàn thế giới. Những người tham gia các cuộc thăm dò ý kiến về tôn giáo và tín ngưỡng có thể định nghĩa khái niệm "vô thần" không giống nhau hoặc có sự phân biệt khác nhau giữa vô thần, các đức tin phi tôn giáo, tôn giáo phi thần và các đức tin tâm linh Ngoài ra, dân chúng ở một số vùng trên thế giới không nhận mình là người vô thần để tránh bị xã hội kì thị, phân biệt đối xử và đàn áp. Một cuộc thăm dò năm 2007 công bố tại từ điển Encyclopædia Britannica cho thấy số người không theo tôn giáo chiếm 11,7% dân số thế giới và số người vô thần chiếm khoảng 2,3%. Các con số này không bao gồm những người theo các tôn giáo vô thần, chẳng hạn một số tín đồ Phật giáo. Một cuộc thăm dò vào tháng 11-12 năm 2006 được công bố tại báo Financial Times đưa ra các tỷ lệ tại Hoa Kỳ và 5 nước châu Âu. Theo đó, tỷ lệ người Mỹ nói rằng mình có một đức tin nào đó vào thượng đế hay đấng tối cao là 73% và cao hơn tỷ lệ tương ứng của châu Âu. Còn đối với những người trưởng thành được thăm dò ý kiến ở châu Âu, nước Ý có tỷ lệ thể hiện đức tin cao nhất (62%), còn Pháp có tỷ lệ thấp nhất (27%). Tại Pháp, 32% tuyên bố mình là người vô thần, ngoài ra còn có 32% khác tuyên bố mình theo thuyết bất khả tri. Một cuộc thăm dò chính thức của Liên minh châu Âu thu được các kết quả tương đồng: 18% dân số EU không tin vào một vị thượng đế nào; 27% chấp nhận sự tồn tại của "sức sống tâm linh" ("spiritual life force") nào đó, trong khi 52% khẳng định đức tin vào một vị thượng đế cụ thể. Tỷ lệ những người có đức tin tăng lên 65% ở những người chỉ đi học đến tuổi 15; trong những người tham gia thăm dò ý kiến, những người nhận là xuất thân từ các gia đình giáo dục nghiêm khắc có tỷ lệ tin vào thượng đế cao hơn những người cho rằng mình xuất thân từ gia đình ít quy củ nghiêm khắc.
Một lá thư in trong tạp chí Nature năm 1998 viết về một cuộc thăm dò cho kết quả là: trong các thành viên Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Science), tỷ lệ người có đức tin vào một vị thượng đế cá thể hoặc lai thế (sự sống sau cái chết) chỉ là 7,0% - mức thấp nhất trong lịch sử, trong khi tỷ lệ này ở dân Mỹ là 85%. Cũng năm đó Frank Sulloway ở Viện Công nghệ Massachusetts và Michael Shermer ở Đại học Tiểu bang California (California State University) thực hiện một nghiên cứu mà kết quả thăm dò người Mỹ trưởng thành "có bằng cấp" (12% có bằng tiến sĩ, 62% tốt nghiệp đại học) cho thấy 64% tin vào Chúa Trời, và có sự tương quan cho thấy đức tin mạnh mẽ vào tôn giáo giảm dần khi học càng cao. Mối tương quan nghịch giữa tôn giáo và trí tuệ đã được thấy ở 39 nghiên cứu khác trong thời gian từ 1927 đến 2002, theo một bài viết tại tạp chí Mensa. Các phát kiến này cũng thuận với siêu - phân tích thống kê năm 1958 của Giáo sư Michael Argyle ở Đại học Oxford. Ông phân tích 7 công trình nghiên cứu đã điều tra mối tương quan giữa thái độ đối với tôn giáo và chỉ số thông minh của các học sinh và sinh viên Mỹ. Tuy tìm thấy một mối tương quan nghịch rõ ràng, phân tích đã không chỉ ra mối quan hệ nhân quả mà ghi nhận rằng các nhân tố như nền tảng gia đình nghiêm khắc và tầng lớp xã hội có thể đã có ảnh hưởng. Trong Điều tra Dân số và Cư trú năm 2006 của Úc, tại câu hỏi về tôn giáo, 18,7% dân số đánh dấu ô "không có tôn giáo" hoặc viết một câu trả lời mà sau đó được xếp vào diện không có tôn giáo. Câu hỏi này không bắt buộc, và có 11,2% dân số không trả lời.
Chủ nghĩa vô thần, tôn giáo và đạo đức
Tuy những người tự nhận là vô thần thường được coi là không tôn giáo, một số giáo phái của một số tôn giáo lớn phủ nhận sự tồn tại của một đấng tác tạo có vị cách. Những năm gần đây, một số giáo phái đã thu nạp một số tín đồ vô thần công khai, chẳng hạn như Do Thái giáo nhân văn (humanistic Judaism) hay người Do Thái vô thần và những người vô thần Ki-tô giáo.
Theo cách hiểu chặt chẽ nhất, chủ nghĩa vô thần chứng thực không nói đến một niềm tin cụ thể nào ngoài sự không tin vào bất cứ thần thánh nào. Do đó những người vô thần có thể có các niềm tin tâm linh. Vì lý do này, người vô thần có thể có các niềm tin luân lý đa dạng, từ thuyết phổ quát đạo đức (moral universalism) của chủ nghĩa nhân văn, thuyết nói rằng cần áp dụng thống nhất một quy tắc đạo đức cho tất cả mọi người, tới thuyết hư vô đạo đức (moral nihilism), thuyết cho rằng đạo đức là vô nghĩa.
Tuy là một chân lý triết học, được bao hàm trong song đề Euthyphro của Plato rằng vai trò của các vị thần trong việc xác định đúng sai là không cần thiết hoặc có tính thất thường, luận cứ rằng đạo đức phải xuất phát từ Chúa Trời và không thể tồn tại mà không có một đấng đạo hóa thông thái đã là một đặc trưng dai dẳng của các cuộc tranh luận chính trị hay triết học. Các quy tắc chung về đạo đức như "giết người là sai" được xem là luật thần thánh, đòi hỏi một nhà làm luật và phán xét thần thánh. Tuy nhiên, nhiều nhà vô thần lý luận rằng việc đối xử với đạo đức một cách quá pháp lý đã dùng đến một phép loại suy sai (false analogy), và đạo đức không phụ thuộc vào một nhà lập pháp theo cùng cách của các luật pháp.
Các nhà triết học Susan Neiman và Julian Baggini cùng với một số người khác cho rằng cư xử một cách có đạo đức chỉ vì một quyền lực thần thánh đòi hỏi thì không phải là hành vi đạo đức chân chính mà chỉ là sự tuân phục mù quáng. Baggini lập luận rằng chủ nghĩa vô thần là một cơ sở tốt hơn cho luân lý học. Ông cho rằng một cơ sở đạo đức nằm ngoài các mệnh lệnh tôn giáo là cần thiết cho việc đánh giá tính đạo đức của chính các mệnh lệnh đó - để có thể nhận thức được rõ ràng, ví dụ "người hãy ăn cắp" là vô đạo đức, ngay cả khi tôn giáo của ai đó ra lệnh như vậy - và rằng những người vô thần do đó có lợi thế trong việc có xu hướng đưa ra một đánh giá như vậy. Nhà triết học đương đại người Anh Martin Cohen đã đưa ra ví dụ có ý nghĩa quan trọng về các mệnh lệnh trong Kinh Thánh có tính chất ủng hộ tra tấn và chế độ nô lệ, ông coi đây là bằng chứng cho thấy các mệnh lệnh tôn giáo đã tuân theo các truyền thống chính trị và xã hội chứ không phải ngược lại. Nhưng ông cũng ghi nhận rằng có vẻ những nhà triết học được cho là vô tư và khách quan cũng đồng tình với xu hướng này. Cohen phát triển luận cứ này một cách chi tiết hơn trong tác phẩm Political Philosophy from Plato to Mao (Triết học chính trị từ Plato đến Mao), trong đó ông lập luận rằng Kinh Koran đóng một vai trò trong việc duy trì các quy tắc xã hội có từ đầu thế kỷ VII bất chấp những thay đổi trong xã hội thế tục.
Tuy nhiên, những nhà vô thần như Sam Harris đã lập luận rằng sự phụ thuộc của các tôn giáo phương Tây vào thần quyền đã dẫn nó tới sự chủ nghĩa chuyên chế và giáo điều. Chủ nghĩa cơ yếu tôn giáo (religious fundamentalism) và khuynh hướng tôn giáo ngoại tại (extrinsic religious orientation) (khi tôn giáo được gìn giữ vì nó phục vụ các lợi ích kín đáo) đã được xem là có tương quan với chủ nghĩa chuyên chế, giáo điều, và thành kiến. Luận cứ này kết hợp với các sự kiện lịch sử được cho là thể hiện sự nguy hiểm của tôn giáo như Thập tự chinh, tòa án dị giáo, truy lùng phù thủy, tấn công khủng bố – thường được những nhà vô thần bài tôn giáo sử dụng để biện minh cho các quan điểm của mình. Các tín đồ phản biện rằng một số chế độ cổ xúy vô thần như Liên Xô và Trung Quốc đã gây ra cái chết của rất nhiều người. Để phản bác, các nhà vô thần như Sam Harris và Richard Dawkins cho rằng những sự tàn ác đó bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Marx giáo điều chứ không phải chủ nghĩa vô thần, và rằng trong khi Stalin và Mao Trạch Đông là những người vô thần, họ không thực hiện những điều đó nhân danh chủ nghĩa vô thần.
Chú thích
Tham khảo
alternate URL
Đọc thêm
Bradlaugh, Charles, Annie Besant and others. (1884) The Atheistic Platform: 12 Lectures. London: Freethought Publishing.
Howson, Colin (2011). Objecting to God. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-18665-0
Rosenberg, Alex (2011). The Atheist's Guide to Reality: Enjoying Life Without Illusions. New York: W. W. Norton & Co. ISBN 978-0-393-08023-0
Walters, Kerry (2010). Atheism: A Guide for the Perplexed. New York: Continuum. ISBN 978-0-8264-2493-8
Whitmarsh, Tim. (2015), Battling the Gods: Atheism in the Ancient World
Xem thêm
Tôn giáo
Liên kết ngoài
The New Atheists in The Internet Encyclopedia of Philosophy
The New Atheists in The Internet Encyclopedia of Philosophy
– Có chứa các liên kết đến trang web của tổ chức.
Positive atheism: Great Historical Writings Lịch sử viết bởi các tác giả.
Religion & Ethics—Atheism at BBC.
Secular Web library – Library of both historical and modern writings, a comprehensive online resource for freely available material on atheism.
The Demand for Religion – A study on the demographics of Atheism by Wolfgang Jagodzinski (University of Cologne) and Andrew Greeley (University of Chicago and University of Arizona).
Phong trào triết học
Chủ nghĩa thế tục
Phê bình tôn giáo
Phi tôn giáo
Triết học tôn giáo
Chủ nghĩa hoài nghi |
12319 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0i%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh | Đài truyền hình | Đài truyền hình là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống báo chí của một quốc gia. Đó là nơi thực hiện những tin tức thời sự, chương trình truyền hình để phát sóng lên hệ thống. Có nhiều hệ thống phát và thu hình để xem trên TV như vệ tinh, kỹ thuật số, cáp. Đài truyền hình còn là công cụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Vì thế các đài truyền hình được bảo vệ rất tốt, đề phòng các vụ đột kích để chiếm đài nhằm tuyên truyền một thông điệp không mong muốn..v..v.
Tham khảo
Truyền hình tại Việt Nam
Danh sách kênh truyền hình tại Việt Nam
Kỹ thuật phát sóng |
12320 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng | Nhà Đường | Nhà Đường, hay Đế quốc Đại Đường, là một hoàng triều cai trị Trung Quốc từ năm 618 đến năm 907. Thành lập bởi gia tộc họ Lý, nhà Đường là triều đại kế tục nhà Tùy (581–618) và là tiền thân của giai đoạn Ngũ đại Thập quốc (907–979). Triều đại này bị gián đoạn trong thời gian ngắn từ năm 690 đến năm 705, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, tuyên bố sáng lập nhà Võ Chu và trở thành nữ hoàng đế chính thống duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các sử gia thường coi nhà Đường là đỉnh cao nền văn minh Trung Quốc, một thời kỳ hoàng kim của văn hóa đa quốc gia. Thông qua các chiến dịch quân sự mà các nhà cai trị sơ kỳ đã liên tục tiến hành, lãnh thổ nhà Đường vào thời điểm cực thịnh rộng lớn hơn bất kỳ triều đại nào trước đó.
Thâu tóm quyền lực khi nhà Tùy bắt đầu suy tàn và sụp đổ, Lý Uyên cùng con trai Lý Thế Dân thành lập nhà Đường, mở ra nửa đầu triều đại tiến bộ và ổn định. Kinh đô Trường An (Tây An ngày nay) của nhà Đường là thành phố đông dân nhất thế giới đương thời. Các cuộc điều tra dân số vào giữa thế kỷ 8 cho biết số lượng người đăng ký hộ tịch của toàn quốc là khoảng 50 triệu và phát triển lên tới khoảng 70 triệu người vào những năm giữa thế kỷ 8. Với nguồn nhân lực dồi dào, nhà Đường nuôi dưỡng các đội quân cả chuyên nghiệp lẫn nghĩa vụ có quân số hàng chục vạn để cạnh tranh với các thế lực du mục, giành quyền kiểm soát Nội Á và nhiều tuyến đường thương mại sinh lời dọc theo Con đường Tơ lụa. Nhiều tiểu quốc, vương quốc gần xa chấp nhận cống nạp cho triều đình nhà Đường trong khi nhà Đường cũng gián tiếp kiểm soát một số vùng lãnh thổ thông qua hệ thống đô hộ phủ. Tước hiệu “Thiên Khả hãn” biến Đường Thái Tông trở thành “hoàng đế đa quốc gia” đầu tiên ở châu Á. Ngoài quyền bá chủ chính trị, nhà Đường còn tạo ra ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ đối với một vài quốc gia Đông Á láng giềng như Nhật Bản và các vương quốc trên bán đảo Triều Tiên.
Thời nhà Đường, văn hóa Trung Quốc phát triển rực rỡ và ngày càng hoàn thiện hơn. Nhà Đường thường được xem là thời kỳ rực rỡ nhất của nền thi ca Trung Quốc. Hai trong số những nhà thơ Trung Quốc vĩ đại nhất, Lý Bạch và Đỗ Phủ, cùng nhiều danh họa như Ngô Đạo Tử, Hàn Cán, Vương Duy và Châu Phưởng là những người sống ở thời đại này. Các học giả thời Đường đã biên soạn nhiều tài liệu lịch sử, sách bách khoa toàn thư và tác phẩm địa lý đa dạng. Giai đoạn này cũng chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật in mộc bản. Phật giáo tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa Trung Quốc, kéo theo sự ra đời của nhiều tông phái bản địa nổi bật. Tuy nhiên, tới những năm 840, Đường Vũ Tông ban hành các chính sách bài Phật khiến tôn giáo này suy giảm dần sức ảnh hưởng.
Trong nửa sau triều đại, Loạn An Sử làm rung chuyển đế quốc, khiến quyền lực trung ương suy yếu trầm trọng. Giống như nhà Tùy trước đó, nhà Đường duy trì hệ thống công vụ nhờ tuyển dụng các sĩ đại phu thông qua hình thức khoa cử và cơ chế tiến cử chức vụ. Trật tự dân sự này bị phá vỡ khi các tiết độ sứ trỗi dậy mãnh liệt trong thế kỷ thứ 9. Chính quyền trung ương bắt đầu suy tàn trong nửa sau thế kỷ thứ 9; dân số suy giảm, dân cư di trú hàng loạt, nghèo đói lan rộng và sự rối loạn chức năng chính phủ là kết quả của hàng tá cuộc khởi nghĩa nông dân, mà đỉnh điểm là Loạn Hoàng Sào. Năm 907, tiết độ sứ Chu Toàn Trung soán vị Đường Ai Đế, chính thức đặt dấu chấm hết cho nhà Đường sau gần 3 thế kỷ tồn tại.
Từ nguyên
“Đường” (唐) là tên cũ của nước Tấn, một nước chư hầu thời nhà Chu nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Sơn Tây ngày nay. Thời Nam–Bắc triều, Lý Hổ—một trong Bát Trụ Quốc của triều Tây Ngụy—được phong là Lũng Tây quận công (隴西郡公). Sau khi mất, Lý Hổ được nhà Bắc Chu truy hiệu là Đường quốc công (唐國公), được con là Lý Bính thừa kế. Năm 582, con của Lý Bính là Lý Uyên kế thừa tước vị Đường quốc công, về sau được thăng tước là Đường vương (唐王). Sau khi Lý Uyên soán ngôi Tùy Cung Đế, ông đã sử dụng quốc hiệu là “Đường”.
Lịch sử
Thành lập
Lũng Tây Lý thị là một gia tộc thuộc tầng lớp quý tộc quân sự, cát cứ ở vùng tây bắc vào thời nhà Tùy. Họ tự xưng là dòng dõi phụ hệ của thủy tổ Đạo giáo Lão Tử, tướng Lý Quảng thời nhà Hán và Vũ Vương Lý Cảo nước Tây Lương thời Thập lục quốc. Các hoàng đế nhà Đường cũng mang dòng dõi Tiên Ti theo mẫu hệ, vì mẹ của Đường Cao Tổ, Độc Cô thị, là người Tiên Ti.
Lưu thủ Thái Nguyên Lý Uyên vốn là em họ của Tùy Dạng Đế, có thanh thế và rất giàu kinh nghiệm trận mạc. Sau thất bại trong ba lần xâm lược Cao Câu Ly đầy tốn kém của Dạng Đế, quốc lực nhà Tùy suy yếu trầm trọng, dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân trên khắp cả nước. Năm 617, Lý Uyên cùng các con khởi binh tạo phản ở Thái Nguyên. Mùa đông cùng năm, sau khi chiếm được kinh đô Đại Hưng, ông lập Thái tử Dương Hựu làm hoàng đế, tôn Tùy Dạng Đế làm thái thượng hoàng, đồng thời giữ vai trò nhiếp chính cho hoàng đế bù nhìn. Ngày 18 tháng 6 năm 618, sau khi nhận được tin Dạng Đế bị Vũ Văn Hóa Cập sát hại, Lý Uyên phế Dương Hựu, tự lập làm hoàng đế, đổi quốc hiệu là “Đường”.
Lý Uyên, tức Đường Cao Tổ, tại vị đến năm 626 thì bị Tần vương Lý Thế Dân ép nhường ngôi. Lý Thế Dân bắt đầu cầm quân từ năm 18 tuổi, cung kiếm, đao thương đều rất giỏi, nổi danh với nhiều trận đột kích kỵ binh hiệu quả. Trong trận Hổ Lao diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 621, Lý Thế Dân đã giành chiến thắng ngay cả khi phải đối mặt với lực lượng áp đảo quân số của Đậu Kiến Đức (573–621). Ngày 2 tháng 7 năm 626, trong chính biến Huyền Vũ Môn, vì lo ngại bị ám sát, Lý Thế Dân phục kích và giết chết em trai là Lý Nguyên Cát (sinh 603) cùng huynh trưởng là Thái tử Lý Kiến Thành (sinh 589). Ngay sau đó, Đường Cao Tổ thoái vị, Lý Thế Dân lên ngôi, tức Hoàng đế Đường Thái Tông.
Bất chấp việc hạ bệ cha và giết anh em ruột đi ngược lại với quan điểm về lòng hiếu thảo của Nho giáo, Đường Thái Tông đã chứng tỏ được năng lực của bản thân, biết lắng nghe ý kiến từ những thành viên tài trí nhất trong bộ sậu của mình. Năm 628, ông cho cử hành đại lễ Phật giáo tưởng niệm thương vong chiến tranh. Một năm sau, Đường Thái Tông cho xây dựng tu viện Phật giáo tại những địa điểm từng diễn ra các trận đánh lớn để các nhà sư có thể tụng kinh siêu độ vong linh cho những người đã ngã xuống, mà trong đó có cả kẻ thù của ông.
Mở rộng lãnh thổ
Sau khi ổn định tình hình trong nước, Đường Thái Tông theo đuổi chính sách bành trướng lãnh thổ. Năm 630, nhân lúc Đông Đột Quyết xảy ra nội loạn, tướng Lý Tĩnh (571–649) dẫn quân Bắc phạt, bắt sống Khả hãn Hiệt Lợi và tiêu diệt nhà nước này. Sau chiến thắng này, các bộ lạc thảo nguyên lần lượt quy phục nhà Đường, tôn Đường Thái Tông là “Thiên Khả Hãn”. Trong những năm cuối đời, Thái Tông tiếp tục thực hiện các chiến dịch lớn về phía Tây nhằm vào các tiểu quốc ốc đảo nằm dọc theo Con đường tơ lụa tại Lòng chảo Tarim như Cao Xương vào năm 640, Yên Kỳ vào năm 644 và 648, và Quy Từ vào năm 648. Sau khi Thái Tông qua đời vào năm 649, Đường Cao Tông tiếp tục khuếch trương thế lực về phía Tây. Năm 657, sau khi tướng Tô Định Phương đánh bại được Khả hãn A Sử Na Hạ Lỗ, Hãn quốc Tây Đột Quyết chính thức bị Đại Đường thôn tính.
Tại khu vực Đông Bắc, Thái Tông phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn nhằm vào Cao Câu Ly vào năm 644. Tuy giành được những thắng lợi sơ khởi song quân Đường phải rút lui do không thể xuyên thủng phòng tuyến của Uyên Cái Tô Văn (603–666). Năm 660, dưới thời Cao Tông, quân Đường với sự trợ giúp của Tân La đã thành công đánh bại Bách Tế. Tàn quân Bách Tế cầu viện đồng minh là Yamato (Nhật Bản), song liên quân hai nước này bị quân Đường và Tân La dưới sự chỉ huy của Tô Định Phương và Kim Dữu Tín (595–673) tiêu diệt trong trận Bạch Giang vào tháng 8 năm 663. Về phần Cao Câu Ly, nước này đã bị suy yếu trầm trọng bởi những xung đột nội bộ và việc để mất nhiều thành trì trọng yếu ở biên ải vào tay quân Đường trong năm 645. Năm 668, Cao Câu Ly thất thủ trước liên quân Đường – Tân La do Lý Thế Tích (594–669) chỉ huy.
Võ hậu cướp ngôi
Tuy nhập cung với danh phận tài nhân thấp kém, Võ Tắc Thiên vươn lên nắm giữ quyền lực tối thượng vào năm 690 và thành lập triều đại Võ Chu tồn tại trong một thời gian ngắn. Võ hậu giành được đại quyền bằng những thủ đoạn tàn nhẫn và đầy toan tính. Một trong những thuyết âm mưu nổi tiếng nhất cho rằng chính Võ Tắc Thiên đã giết con gái và đổ lỗi cho Vương Hoàng hậu, khiến bà bị phế truất. Năm 655, Cao Tông đột quỵ, Võ hậu buông rèm nhiếp chính, đích thân xử lý quốc sự với các đại thần. Nhiều người nghi ngờ chính bà là người ra tay sát hại con ruột là Thái tử Lý Hoằng khi ông đột ngột qua đời năm 675. Nguyên nhân có thể là do ông đã dần chứng tỏ thực lực bản thân và thường xuyên ra mặt ủng hộ những chính sách mà Võ hậu phản đối. Thái tử kế tiếp, Lý Hiền, tuy cam chịu thủ phận, nhưng vẫn bị mẹ khép vào tội mưu phản và đày đến biên ải, ít lâu sau thì bị bức tử.
Năm 683, Đường Cao Tông băng hà và được nối ngôi bởi người con lớn tuổi nhất còn sống của Võ hậu là Đường Trung Tông. Trung Tông cố gắng bổ nhiệm quốc cữu làm tể tướng, nhưng đã bị Võ hậu phế truất và thay thế bởi em trai là Duệ Tông chỉ sau sáu tuần tại vị. Sự việc đã kích động một nhóm tông thất nổi dậy vào năm 684, nhưng họ bị triều đình đàn áp chỉ trong vòng hai tháng. Ngày 16 tháng 10 năm 690, Võ hậu cải nguyên niên hiệu thành Thiên Thuận, quốc hiệu thành Chu (周), chính thức lên ngôi đại thống, trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đường Duệ Tông bị giáng xuống làm thái tử và bị buộc phải đổi sang họ Võ của mẹ.
Trong khoảng thời gian tại vị, về mặt đối nội, Võ Tắc Thiên tập trung phát triển kinh tế xã hội, tiến hành cải cách chữ viết, duy trì sự ổn định trong nước. Về mặt đối ngoại, bà tiến hành các cuộc chiến ở Nội Á, giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ An Tây độ hộ phủ từng rơi vào tay người Thổ Phồn. Là một người sùng đạo, Võ Tắc Thiên khuyến khích phát triển Phật giáo, hạ lệnh trong nước tích cực xây dựng chùa chiền, tăng cường biên dịch kinh Phật. Sau 15 năm tại vị, Võ Tắc Thiên bị ép phải thoái vị vào này 22 tháng 2 năm 705 trong một cuộc chính biến cung đình. Đường Trung Tông phục vị, khôi phục quốc tính thành họ Lý và quốc hiệu “Đường” như cũ. Vài tháng sau, Võ hậu qua đời.
Trước khi lên ngôi, nhằm hợp pháp hóa quyền cai trị của mình, Võ hậu đã cho một nhóm nhà sư biên soạn Đại Vân kinh (大雲經) ca ngợi bà là Phật Di Lặc hóa thân xuống trần gian để trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương làm chủ thiên hạ, phổ độ chúng sinh. Phần lớn các cải cách của Võ Tắc Thiên đều bị những người kế nhiệm hủy bỏ sau khi bà qua đời. Tuy nhiên, có thể nói, thành tựu lớn nhất của Võ Tắc Thiên là hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộc Tây Bắc, tạo điều kiện cho những người đến từ các gia tộc khác hay khu vực khác của Trung Quốc có cơ hội thể hiện tiếng nói trong triều đình.
Triều đại của Đường Huyền Tông
Dưới và sau triều đại của Võ Tắc Thiên, chốn cung đình xuất hiện nhiều nữ nhân nổi bật, bao gồm Thượng Quan Uyển Nhi (664–710), một nhà thơ, nhà văn và nội quan thân cận của Võ hậu, giữ nhiệm vụ xử lý tấu chương. Năm 706, Vi Hoàng hậu (mất 710) thuyết phục Đường Trung Tông cho phép mình cùng các chị em ruột và con gái của bà tham dự triều chính. Năm 709, bà yêu cầu hoàng đế trao cho nữ giới quyền mẹ truyền con nối (mà trước đây vốn chỉ là cha truyền con nối). Năm 710, Vi Hoàng hậu hạ độc sát hại Trung Tông, đưa Thái tử Lý Trọng Mậu mới 15 tuổi lên ngôi. Hai tuần sau, Lý Long Cơ cùng thủ hạ vào cung giết Vi Hoàng hậu, phục hồi đế vị cho cha là Duệ Tông. Tương tự như Trung Tông trước đó, Duệ Tông hoàn toàn không có thực quyền khi ông bị Thái Bình công chúa khống chế. Tình trạng nữ nhi tham chính chỉ kết thúc khi Duệ Tông truyền ngôi cho Lý Long Cơ, tức Đường Huyền Tông và âm mưu chính biến của Thái Bình công chúa bị dập tắt vào năm 712.
Nhà Đường bước vào giai đoạn đỉnh cao dưới triều đại kéo dài 44 năm của Đường Huyền Tông, một thời kỳ hoàng kim được đánh dấu bởi tỷ lệ lạm phát kinh tế thấp cùng lối sống cung đình không quá phô trương. Được xem là một nhà lãnh đạo cấp tiến và nhân từ, Huyền Tông thậm chí đã bãi bỏ án tử hình vào năm 747. Tất cả các án tử hình đều phải do đích thân hoàng đế phê chuẩn (số lượng tương đối ít, ví dụ năm 730 chỉ có tổng cộng 24 vụ hành quyết được thông qua). Huyền Tông cố gắng giữ cân bằng chính trị bằng cách bổ nhiệm các phe phái vào những vị trí trong lục bộ một cách công bằng. Là một người thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Thượng thư hữu thừa tướng Trương Cửu Linh (673–740) thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu lạm phát và gia tăng nguồn cung tiền bằng cách duy trì sự lưu thông của tiền đúc tư nhân. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của nhà Đường đã thay đổi dưới nhiệm kỳ của người kế nhiệm Lý Lâm Phủ. Là một người trưởng giả, kỹ trị, ông ủng hộ sự độc quyền của triều đình đối với việc phát hành tiền đúc. Kể sau năm 737, Huyền Tông đặt sự tin tưởng vào Lý Lâm Phủ, người ủng hộ chính sách đối ngoại bành trướng và sử dụng các tướng lĩnh không phải là người Hán. Tuy nhiên, chính sách này rốt cuộc đã tạo điều kiện cho một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại nhà Đường.
Loạn An Sử và thiên tai
Nhà Đường đang trong thời kỳ hoàng kim vào giữa thế kỷ 8 khi Loạn An Sử bùng nổ phá hủy sự thịnh vượng của đế quốc. An Lộc Sơn, một viên tướng gốc Túc Đặc–Đột Quyết, được giao nhiệm vụ trấn giữ biên giới phía bắc trước người Khiết Đan kể từ năm 744, song các chiến dịch của ông ta đa phần đều không mang lại kết quả nào. Tuy nhiên, nhờ được lòng hoàng đế, An Lộc Sơn trở thành Tiết độ sứ Hà Đông, Bình Lô, Phạm Dương, nắm giữ trong tay toàn bộ khu vực Đông Bắc và 1/3 binh mã triều đình, cho phép ông có thể nổi dậy với một đội quân trên 10 vạn người. Sau khi chiếm được Lạc Dương, An Lộc Sơn xưng đế và tuyên bố thành lập nước Yên. Tuy giành được một số thắng lợi sơ khởi song quân đội triều đình, vốn chủ yếu là dân binh, dưới trướng Quách Tử Nghi (697–781) không thể chống cự lâu trước đội quân dày dặn kinh nghiệm trận mạc nơi biên ải của An Lộc Sơn. Trước sự áp sát của quân nổi dậy, triều đình nhà Đường bị buộc phải triệt thoái khỏi Trường An. Trong lúc Thái tử Lý Hanh chạy tới Sơn Tây để mộ binh còn Huyền Tông chạy vào đất Thục, nhà Đường đã phải cầu viện Hãn quốc Hồi Cốt. Khả hãn Bayanchur khi hay tin đã rất phấn khích, ngay lập tức gả con gái cho sứ giả nhà Đường khi ông ta vừa tới nơi, đổi lại, vị khả hãn trở thành phò mã nhà Đường. Người Hồi Cốt giúp nhà Đường chiếm lại kinh đô Trường An, nhưng không chịu rút lui cho đến khi nhà Đường chịu trả một khoản cống nạp khổng lồ bằng lụa. Ngoài Hồi Cốt, nhà Đường còn nhận được sự hỗ trợ từ nhà Abbas của người Ả Rập Hồi giáo. Cũng trong thời gian này, người Thổ Phồn lợi dụng chiến loạn ở Trung Nguyên để đánh phá nhiều khu vực nằm dưới sự kiểm soát của người Hán ở Trung Á. Ngay cả sau khi Thổ Phồn sụp đổ vào năm 842 (tiếp đó là người Hồi Cốt), nhà Đường không còn đủ sức để giành lại lãnh thổ Trung Á đã mất sau năm 763. Những tổn thất mà Loạn An Sử gây ra nghiêm trọng tới mức nửa thế kỷ sau, các thí sinh tham gia kỳ thi tiến sĩ được yêu cầu viết bài luận về nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nhà Đường. Dù An Lộc Sơn đã bị một hoạn quan hạ sát vào năm 757, song chiến loạn chỉ kết thúc khi thủ lĩnh quân nổi dậy là Sử Tư Minh bị chính con trai ruột sát hại vào năm 763.
Một trong những di sản mà chính quyền nhà Đường để lại sau năm 710 là sự trỗi dậy của các tiết độ sứ, những người dần dần thách thức chính quyền trung ương. Sau Loạn An Sử, quyền lực và mức độ tự trị mà các tiết độ sứ Hà Bắc có được đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền trung ương. Sau hàng loạt các cuộc nổi dậy giữa năm 781 và 784, tại các vùng Hà Bắc, Sơn Đông, Hồ Bắc và Hà Nam ngày nay, triều đình nhà Đường đã phải chính thức công nhận tính thế tập đối với chức vị tiết độ sứ. Để đề phòng ngoại xâm hoặc nội loạn, chính quyền nhà Đường buộc phải dựa dẫm vào các tiết độ sứ. Triều đình phải thừa nhận quyền duy trì quân đội riêng, thu thuế của các tiết độ sứ và thậm chí là cho phép con cái họ thừa hưởng tước vị của cha. Theo thời gian, những võ quan này dần dần làm phai mờ sự ảnh hưởng của các quan văn được tuyển chọn thông qua hình thức khảo thí. Sự cai trị của các tiết độ sứ hùng mạnh này chỉ kết thúc vào năm 960 khi nhà Tống tiến hành cải cách hành chính. Bên cạnh đó, chế độ Quân điền bị bãi bỏ tạo điều kiện cho mọi người có thể tự do mua bán đất đai. Nhiều người nghèo lâm vào cảnh nợ nần, buộc phải bán đất làm thuê cho các gia đình địa chủ, dẫn đến sự hình thành và phát triển nhanh chóng của hàng loạt điền trang lớn. Cùng với sự sụp đổ của chế độ quân điền sau năm 755, chính quyền trung ương gần như đánh mất vai trò quản lý nông nghiệp, chỉ còn đơn thuần là người thu sưu thuế trong khoảng một thiên niên kỷ, với một vài ngoại lệ như công cuộc quốc hữu hóa đất đai thất bại của nhà Tống trong cuộc chiến với người Mông Cổ ở thế kỷ 13.
Với việc chính quyền trung ương đánh mất quyền kiểm soát đối với nhiều khu vực khác nhau, ghi chép cho thấy vào năm 845, có những nhóm thảo khấu, thủy tặc quy mô hàng trăm người thường xuyên cướp bóc các khu dân cư dọc theo sông Trường Giang mà không gặp phải sự chống cự nào. Năm 858, một trận lụt lớn dọc Đại Vận Hà đã làm ngập nhiều vùng đất và địa hình rộng lớn của Bình nguyên Hoa Bắc, khiến hàng vạn người chết đuối. Hàng loạt thiên tai ập đến khiến nhiều người dân tin rằng nhà Đường đã đánh mất thiên mệnh. Năm 873, mùa màng thất bát đã làm lung lay đế quốc Đại Đường, với sản lượng lương thực tại một số khu vực chỉ đạt một nửa, dẫn đến hàng vạn người phải đối mặt với nạn đói. Vào thời Sơ Đường, triều đình đủ khả năng để có thể ứng phó hiệu quả trước những nguy cơ mất mùa. Ví dụ, trong khoảng thời gian 714–719, chính quyền nhà Đường đã ứng phó thiên tai một cách hiệu quả bằng cách mở rộng hệ thống Thường Bình thương (常平倉) điều tiết giá cả lương thực cả nước. Thông qua đó, chính phủ có thể xây dựng kho dự trữ lương thực, ngăn chặn nạn đói tiềm ẩn và tăng năng suất nông nghiệp thông qua khai hoang. Tuy nhiên, sang thế kỷ thứ 9, triều đình gần như bất lực trong việc đối phó với thiên tai.
Tái thiết và phục hồi
Mặc dù các cuộc thiên tai và nổi loạn cản trở chính quyền trung ương hoạt động một cách hiệu quả, nửa đầu thế kỷ 9 vẫn được xem là giai đoạn phục hồi của nhà Đường. Việc chính phủ rút khỏi vai trò quản lý kinh tế đã vô tình kích thích thương mại, khi ngày càng có nhiều thị trường với ít hạn chế quan liêu xuất hiện. Năm 780, các loại thuế đinh, thuế hộ và thuế ruộng (tô dung điệu) được thay thế bằng thuế nửa năm trả bằng tiền mặt (lưỡng thuế pháp), đánh dấu sự chuyển dịch sang nền kinh tế tiền tệ được tầng lớp thương nhân thúc đẩy. Các thành phố vùng Giang Nam như Dương Châu, Tô Châu và Hàng Châu phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế vào thời Vãn Đường. Nền độc quyền muối của chính phủ đã suy yếu sau Loạn An Sử, nay được đặt dưới sự kiểm soát của một cơ quan quản lý muối. Cơ quan này theo thời gian dần trở thành một trong những cơ quan nhà nước quyền lực nhất, được điều hành bởi các vị quan năng lực có chuyên môn. Quan phủ tiến hành bán muối độc quyền cho thương nhân, sau đó thương nhân sẽ vận chuyển và bán cho người dân tại các thị trường địa phương với giá cao. Năm 799, lợi nhuận từ muối chiếm một nửa doanh thu chính phủ. S.A.M. Adshead cho rằng hình thức thuế muối thời nhà Đường là “lần đầu tiên [trong lịch sử], thuế gián thu, thay vì thuế đánh trực tiếp vào đất đai hoặc con người, hay lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhà nước như hầm mỏ, trở thành nguồn thu chính của một nước lớn.” Ngay cả khi quyền lực chính quyền trung ương bị lung lay trong nửa sau thế kỷ thứ 8, triều đình vẫn có thể hoạt động và ban hành chính lệnh trên quy mô lớn. Cựu Đường thư, biên soạn vào năm 945, ghi lại rằng vào năm 828, triều đình đã ban hành sắc lệnh tiêu chuẩn hóa máy bơm xích vận hành thủ công bằng chân (翻車) dùng cho tưới tiêu trên phạm vi toàn quốc:
Thái Hòa năm thứ hai [828], tháng hai […] triều đình xuống chiếu [áp dụng] một kiểu mẩu máy bơm xích (牙車) tiêu chuẩn, dân chúng phủ Kinh Triệu được lệnh chế tạo số lượng lớn máy móc nhằm phân phát cho người dân dọc theo kênh Trịnh Bạch (鄭白渠), phục vụ cho mục đích tưới tiêu.
Vị hoàng đế đầy tham vọng cuối cùng của nhà Đường là Đường Hiến Tông (). Triều đại của ông được hỗ trợ bởi các cải cách tài khóa thi hành vào thập niên 780. Hoàng đế sở hữu trong tay lực lượng Thần Sách quân tinh nhuệ đóng tại phủ Kinh Triệu, với số lượng binh lính lên tới 24 vạn người vào năm 798. Giữa các năm 806 và 819, Hiến Tông thực hiện tổng cộng bảy chiến dịch quân sự lớn nhằm bình định các phiên trấn không quy phục triều đình. Ngoại trừ hai trấn, toàn bộ các phiên trấn đều lần lượt quy thuận triều đình. Dưới triều đại của mình, Hiến Tông tạm thời chấm dứt chế độ cha truyền con nối ở các phiên trấn bằng cách bổ nhiệm những tướng lĩnh thân cận và biên chế các quan văn vào các cơ quan hành chính địa phương. Tuy nhiên, các vị hoàng đế kế nhiệm ông tỏ ra kém năng lực, thường xuyên dành nhiều thời gian tiêu khiển, săn bắn, yến tiệc hay chơi các môn thể thao ngoài trời. Điều này cho phép hoạn quan thâu tóm quyền lực, trong khi quan viên lại chia bè đảng, tranh quyền lẫn nhau. Nhằm diệt trừ nạn hoạn quan tham chính, Đường Văn Tông âm mưu thực hiện một cuộc chính biến cung đình nhưng không thành công. Thay vào đó, các đại thần ủng hộ ông bị hoạn quan hành quyết công khai ở khu chợ Tây thành Trường An. Sau sự kiện này, cục diện hoạn quan lộng quyền tiếp tục cho đến tận những năm cuối triều Đường.
Nhà Đường khôi phục quyền kiểm soát gián tiếp đối với một số lãnh thổ cũ ở phía Tây như Hành lang Hà Tây và Đôn Hoàng ở Cam Túc. Năm 848, một viên tướng người Hán là Trương Nghĩa Triều từ Sa Châu đã nhân khi Thổ Phồn có nội loạn, nổi dậy giành quyền kiểm soát khu vực rồi đem lãnh thổ quy phục triều Đường. Trương Nghĩa Triều sau đó được Đường Tuyên Tông phong làm Sa Châu phòng ngự sử và Quy Nghĩa quân tiết độ sứ.
Sụp đổ
Bên cạnh thiên tai cũng như nạn phiên trấn cát cứ, Khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra vào năm 874 khiến triều đình nhà Đường phải mất cả thập kỷ để đàn áp. Hai thành Trường An và Lạc Dương bị cướp phá, quốc lực nhà Đường ngày càng suy kiệt và vĩnh viễn không thể phục hồi sau cuộc nổi dậy này, tạo điều kiện cho các thế lực quân sự trỗi dậy và thay thế. Các băng đảng thổ phỉ lớn hoành hành ở các vùng nông thôn vào những năm cuối triều Đường, tổ chức buôn lậu muối bất hợp pháp, phục kích cướp bóc các đoàn thương nhân hay thậm chí là vây hãm nhiều thành trì. Trong bối cảnh nạn cướp bóc hoành hành và xung đột phe phái trong triều đình giữa hoạn quan và quan lại, các gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, vốn tích lũy được nhiều đất đai và chức vụ, phần lớn đều mất tài sản hoặc bị cho ra rìa.
Vào hai thập kỷ cuối cùng của nhà Đường, sự sụp đổ từ từ của chính quyền trung ương dẫn đến sự trỗi dậy của hai nhân vật quân sự hùng mạnh đối địch nhau, tranh giành quyền kiểm soát miền Bắc Trung Quốc, là Chu Ôn và Lý Khắc Dụng. Quân đội nhà Đường đánh bại Hoàng Sào với sự giúp đỡ từ bộ tộc Sa Đà dân tộc Đột Quyết ở Sơn Tây. Với những chiến công của mình, Lý Khắc Dụng được phong làm tiết độ sứ, tước vị Tấn Vương và được ban quốc tính. Chu Ôn vốn là một tay buôn lậu muối, sau trở thành một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, nhưng đã quy thuận triều đình. Nhờ có công trong cuộc chiến chống Hoàng Sào, Chu Ôn được ban tên “Toàn Trung” và được bổ nhiệm làm Tuyên Vũ tiết độ sứ.
Năm 901, từ cơ sở quyền lực tại thành Đại Lương (Khai Phong ngày nay), Chu Toàn Trung giành quyền kiểm soát kinh đô Trường An, khống chế thiên tử. Năm 903, ông ép Đường Chiêu Tông phải dời đô đến Lạc Dương, chuẩn bị cho âm mưu soán vị. Năm 904, ông sát hại Đường Chiêu Tông, tôn hoàng tử Lý Chúc mới 12 tuổi làm hoàng đế mới, tức Đường Ai Đế. Để ngăn ngừa sự phản kháng, trong hai năm 905 và 906, Chu Toàn Trung sát hại toàn bộ anh em cũng như mẹ của Đường Ai Đế là Hà Thái hậu và hàng chục quan lại trong triều. Năm 907, Chu Toàn Trung soán ngôi nhà Đường, thành lập nhà Hậu Lương, mở đầu thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Năm 908, Chu Toàn Trung hạ độc giết Đường Ai Đế.
Đại kình địch của Chu Toàn Trung là Lý Khắc Dụng qua đời vào năm 908, nhưng vì lòng trung thành với nhà Đường, ông không bao giờ xưng đế. Con trai của ông là Lý Tồn Úc (tức Hậu Đường Trang Tông) thừa hưởng tước vị Tấn vương và chức vụ Hà Đông tiết độ sứ của cha, tiếp tục cuộc chiến trường kỳ chống lại Hậu Lương. Năm 923, Lý Tồn Úc xưng đế, khôi phục quốc hiệu “Đường”. Cuối năm đó, ông tiêu diệt nhà Hậu Lương, thống nhất miền Bắc Trung Quốc. Miền Nam Trung Quốc sẽ vẫn bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ khác nhau cho đến khi phần lớn Trung Quốc được thống nhất dưới thời nhà Tống (960–1279). Giai đoạn này cũng chứng kiến sự trỗi dậy của nhà Liêu của người Khiết Đan, trở thành thế lực kiểm soát khu vực Đông Bắc Trung Quốc và Mãn Châu. Mặc dù thủ lĩnh người Khiết Đan là Gia Luật A Bảo Cơ từng liên minh cùng Lý Khắc Dụng để chống Chu Toàn Trung, nhưng chính nhà Liêu cuối cùng đã hỗ trợ một thủ lĩnh Sa Đà khác là Thạch Kính Đường lật đổ Hậu Đường và thành lập nhà Hậu Tấn vào năm 936.
Hành chính và chính trị
Luật pháp và thể chế chính trị
Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông thực hiện nhiều cải cách nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ từng là mối họa của các triều đại trước đó. Ông tham khảo luật cũ triều Tùy để san định bộ pháp điển mới, gọi là Đường luật (唐律), trở thành cơ sở cho hệ thống luật pháp của các triều đại sau này và các nước lân bang như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Bộ Đường luật sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay, “Vĩnh Huy luật sớ”, ban hành vào năm 653, gồm 12 quyển chia thành 500 điều, quy định các tội danh và hình phạt khác nhau, với thứ tự khung hình phạt từ nhẹ nhất đến nặng nhất là “si hình” (đánh roi), “trượng hình” (đánh trượng), “lưu hình” (đày), “đồ hình” (lao động khổ sai) và “tử hình” (giết).
Luật nhà Đường nhìn chung tuy khoan dung hơn luật pháp các triều đại trước, song vẫn phản ánh sự phân biệt đẳng cấp và giai cấp, ví dụ nếu tôi tớ giết chủ hoặc cháu giết chú, hình phạt sẽ khác với chủ giết tớ, hoặc chú giết cháu. Tóm lại, nếu một người nằm trong diện “bát nghị” phạm tội, chỉ cần không phạm phải một trong thập ác, đều có thể được giảm nhẹ hoặc miễn chịu hình phạt. Luật pháp nhà Đường là cơ sở hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Trung Hoa sau này. Hình thức và nội dung cơ bản của Đường luật tuy phần lớn được giữ nguyên trong pháp điển các triều đại sau này, song một số chỗ đã được sửa chữa và san định, chẳng hạn như những cải thiện về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ trong luật lệ nhà Tống.
Nhà Đường kế thừa thể chế chính trị nhà Tùy, áp dụng quan chế Tam tỉnh Lục bộ. Tam tỉnh là Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh, có nhiệm vụ biên soạn, xét duyệt và quán triệt chấp hành các chính lệnh, chính sách trung ương. Lục bộ trực thuộc Thượng thư tỉnh, bao gồm Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ, có vai trò thi hành các chính sách, song mỗi bộ đều được giao những nhiệm vụ khác nhau. Hệ thống Tam tỉnh tuy không duy trì lâu dài sau khi nhà Đường chấm dứt, song hệ thống Lục bộ vẫn tiếp tục tồn tại đến khi chế độ quân chủ Trung Quốc sụp đổ vào năm 1912.
Tuy các vị hoàng đế sáng lập nhà Đường luôn muốn tái hiện lại sự vinh quang của nhà Hán (202 TCN–220), song tổ chức hành chính nhà Đường về cơ bản mô phỏng hệ thống cũ thời Nam–Bắc triều. Về mặt quân sự, nhà Đường duy trì chế độ Phủ binh của nhà Bắc Chu (thế kỷ thứ 6), binh lính khi thì đóng quân ở Trường An hoặc nơi biên ải, khi thì về địa phương canh tác ruộng đất. Nhà Đường kế thừa chế độ Quân điền từ triều Bắc Ngụy (386–534), song có nhiều cải tiến.
Khoa cử
Nhà Đường là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hệ thống hóa chế độ tuyển chọn hiền tài bằng hình thức khảo thí. Sĩ tử đỗ đạt qua thi cử có thể được bổ nhiệm vào các chức vụ trong bộ máy quan liêu, có thể là ở địa phương hoặc trung ương. Ba loại khoa thi trong hệ thống khoa cử triều Đường là sinh đồ, cống cử và chế cử. Các sĩ tử đậu khoa sinh đồ và cống cử sẽ được chia thành ba hạng tú tài (秀才), tiến sĩ (進士) và minh kinh (明經). Mỗi hạng có cách thi khác nhau, trong đó tú tài thi về phương lược trị nước, tiến sĩ thi về tạp văn, thi phú và thời vụ, minh kinh thì yêu cầu sĩ tử thể hiện sự am hiểu về Ngũ kinh. Bên cạnh khả năng văn chương, các sĩ tử cũng sẽ được xét tuyển thông qua khả năng ứng xử, vẻ bề ngoài, tiếng nói, chữ viết. Những tiêu chí chọn lựa trên có phần thiên vị các sĩ tử dòng dõi trâm anh thế phiệt, trong khi những người có địa vị xã hội thấp, gia cảnh nghèo khó, không đủ tài chính chi trả thầy dạy, thì gặp nhiều hạn chế hơn. Mặc dù vào thời Đường, số lượng quan chức dân sự có xuất thân thế tộc là tương đối lớn, song tiền bạc và địa vị không phải là những điều kiện cần thiết của sĩ tử. Bất kỳ ai không xuất thân từ tầng lớp nghệ nhân hoặc thương nhân đều có thể tham gia các kỳ khoa cử bất kỳ. Tuy nhiên, những người sau khi thi đậu còn cần phải vượt qua kỳ khảo hạch của Bộ Lại mới có thể ra làm quan.
Để thúc đẩy và phổ biển Nho học, triều đình nhà Đường cho mở các trường lớp do nhà nước quản lý, đồng thời phát hành phiên bản tiêu chuẩn của Ngũ kinh kèm theo chú giải. Mặc dù mục đích chính của khoa cử là tìm kiếm hiền tài cho bộ máy chính quyền, song có lẽ một nguyên nhân khác mà các vị hoàng đế nhà Đường cân nhắc đó chính là ngăn ngừa sự lệ thuộc vào các gia đình thế phiệt bằng cách tuyển dụng một nhóm quan chức không vây cánh, không có thế lực đứng sau hậu thuẫn. Pháp chế nhà Đường đảm bảo sự phân chia tài sản một cách bình đẳng giữa những người con trong một gia đình, thúc đẩy tính linh động xã hội bằng cách ngăn chặn các gia đình quyền thế có thể trở thành tầng lớp quý tộc địa chủ nếu chỉ mỗi người con trai trưởng thừa kế toàn bộ tài sản. Hệ thống khoa cử tỏ ra thành công khi sĩ đại phu xây dựng được địa vị tại các cộng đồng địa phương, trong khi hình thành một thứ tinh thần kết nối con người họ với triều đình. Từ thời nhà Đường cho đến khi nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, tầng lớp sĩ đại phu đóng vai trò trung gian giữa người dân và chính quyền.
Tuy nhiên, tiềm năng của hệ thống khoa cử không được khai phá hoàn toàn cho đến thời nhà Tống, thời điểm mà tầng lớp sĩ đại phu năng lực gần như chỉ xác lập địa vị xã hội của bản thân thông qua con đường khoa cử mà không phải là dựa vào xuất thân của mình.
Ảnh hưởng chính trị của tôn giáo
Ngay từ buổi đầu triều đại, tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị nhà Đường. Trong canh bạc quyền lực của mình, Lý Uyên tuyên bố rằng ông là hậu duệ của Lão Tử, thủy tổ Đạo giáo, qua đó thu hút được một lượng lớn người ủng hộ. Những người muốn ra làm quan thường sẽ sắm sửa lễ vật, nhờ sư thầy làm lễ cúng. Trước khi Pháp nạn Hội Xương dưới thời Đường Vũ Tông () diễn ra, cả Đạo giáo lẫn Phật giáo đều được triều đình bảo hộ và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Tôn giáo đóng vai trò trung tâm trong triều đại của Đường Huyền Tông (). Hoàng đế đã triệu tập nhiều tăng sĩ và đạo sĩ tới hoàng cung để phục vụ mình. Ông cũng chủ trương xúc tiến Đạo giáo, sắc phong tước vị cho Lão Tử, Trang Tử, lại hạ lệnh các châu đều phải lập miếu thờ Lão tử. Các kinh điển Đạo giáo như Đạo đức kinh, Nam Hoa kinh trở thành các môn thi trong khoa cử. Năm 726, ông cho vời Đại sư người Thiên Trúc là Kim Cương Trí (671–741) thực hiện các nghi thức cầu mưa của Mật tông. Năm 742, Huyền Tông đích thân dâng hương trong lúc Đại sư Bất Không Kim Cương (705–774) lập pháp đàn, niệm trì chú để quân Đường xuất quân giành thắng lợi.
Đường Huyền Tông quản lý chặt chẽ tài chính tôn giáo. Khi mới lên ngôi vào năm 713, ông đã để mắt tới một tự viện Phật giáo lớn ở Trường An, vốn tích lũy được rất nhiều của cải vì có vô số người đến chùa sám hối, để lại vàng bạc châu báu làm lễ vật. Mặc dù tự viện này tuyên bố sử dụng số của cải trên cho việc thiện, song Huyền Tông lại cho rằng chùa có hành vi gian lận tài chính, cho nên đã hạ lệnh tịch thu của cải và phân phát cho các tự viện Phật giáo hoặc đạo quán Đạo giáo khác. Ông cũng dùng số tiền tịch thu được để đúc tượng, xây nhà cửa, cầu cống. Năm 714, ông trao độc quyền bán kinh Phật cho nhà chùa, đồng thời nghiêm cấm các cửa hàng ở Trường An buôn bán kinh sách lậu.
Chính sách quân sự và đối ngoại
Đô hộ phủ và các nước triều cống
Thế kỷ thứ 7 và nửa đầu thế kỷ 8 thường được xem là giai đoạn cực thịnh của triều Đường. Trong giai đoạn này, lãnh thổ nằm trong phạm vi kiểm soát của Trung Quốc vươn xa về phía Tây hơn bất kỳ triều đại nào trước đó, trải dài từ miền Bắc Việt Nam ở phía Nam, đến khu vực miền Bắc Kashmir giáp ranh Ba Tư ở phía Tây, cho tới tận miền Bắc bán đảo Triều Tiên ở phía Đông Bắc.
Các vương quốc xưng thần với nhà Đường bao gồm Kashmir, Nepal, Vu Điền, Quy Từ, Sơ Lặc, Tân La, Lâm Ấp và một số tiểu quốc khác ở thung lũng sông Amu Darya và Syr Darya. Năm 630, sau khi Đông Đột Quyết bị Lý Tĩnh (571–649) và Lý Thế Tích (594–669) đánh bại, các bộ lạc du mục Đột Quyết nhất tề quy phục nhà Đường, tôn hoàng đế nhà Đường là “Thiên khả hãn” (Tengri Khagan). Năm 657, sau khi Tô Định Phương (591–667) dập tắt cuộc nổi loạn của người Tây Đột Quyết, Đường Cao Tông thành lập một số đô hộ phủ để quản hạt các vùng mới chiếm ở Tây Vực, qua đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc tới tận Herat tại Tokharistan, tương đương với Afghanistan và Đông Bắc Iran ngày nay. Quan đô hộ sở hữu quyền tự trị tương đối lớn, có thẩm quyền xử lý các vấn đề địa phương mà không cần đợi chỉ thị từ trung ương. Sau loạn An Sử, nhà Đường lập ra nhiều chức tiết độ sứ để quản hạt các địa khu trong nước, gọi là “phiên trấn”. Tiết độ sứ được trao quyền lực rất lớn, bao gồm quyền duy trì quân đội riêng, thu thuế và được hưởng thế tập. Đây thường được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền trung ương nhà Đường.
Quân đội
Nhà Đường kế thừa chế độ Phủ binh của nhà Tùy, mà theo đó, tráng đinh nam trong độ tuổi phục dịch (21 đến 60 tuổi) sẽ được cho vào phủ binh. Trong thời gian phục dịch, binh lính được miễn trừ tô thuế, nhưng vẫn phải tự phụ trách khẩu phần lương thực và binh khí. Dưới thời Đường Thái Tông, quân đội toàn quốc do triều đình trực tiếp quản lý, các tướng lĩnh vào thời bình thì phải ở lại triều, chỉ đến khi làm nhiệm vụ mới trực tiếp chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 8 trở đi, để tiện việc quản lý, triều đình đã đặt ra chức vụ tiết độ sứ quản lý quân đội từng khu vực ở địa phương.
Theo Thông điển, vào thời sơ kỳ nhà Đường, một đội quân viễn chinh thường có tổng cộng 20.000 người, chia thành bảy quân, có 2.600 hoặc 4.000 người. Chỉ có 14.000 người là trực tiếp tham chiến, số còn lại có nhiệm vụ bảo vệ quân nhu. Số binh lính trực tiếp tham chiến bao gồm 2.000 cung thủ, 2.000 nỗ thủ, 4.000 kỵ binh, số còn lại là bộ binh chính quy, trang bị chủ yếu bằng thương. Một đơn vị phủ binh thường được cấu tạo từ ba đến năm đoàn, mỗi đoàn có 200 người, chia thành hai lữ có 100 người, bốn đội có 50 người và hai mươi hỏa có 10 người.
Năm 737, Đường Huyền Tông bãi bỏ chế độ phủ binh, thay thế bằng binh lính phục vụ lâu năm trong quân ngũ, thiện chiến và hiệu quả hơn. Đây có thể xem là một biện pháp cải thiện kinh tế, vì việc đào tạo tân binh và điều họ ra biên ải ba năm một lần là cực kỳ tốn kém. Cuối thế kỷ 7, lính phủ binh bắt đầu bỏ lơ nghĩa vụ quân sự và nhà cửa được ban phát thông qua chế độ quân điền. Tiêu chuẩn 100 mẫu đất cho mỗi hộ trên thực tế đã không còn được bảo đảm ở những nơi dân cư đông đúc. Tại nhiều khu vực, phần lớn ruộng đất đều rơi vào tay tầng lớp địa chủ. Nông dân hoặc người sống lang thang có hoàn cảnh khó khăn sau đó thường được mời tham gia nghĩa vụ quân sự, với quyền lợi được miễn trừ tô thuế và nghĩa vụ lao động. Năm 742, tổng số binh lính tại ngũ của nhà Đường đã lên tới 50 vạn.
Khu vực Đông Bắc
Mặc dù từng là kẻ thù song nhà Đường đã thu nạp nhiều quan lại và tướng lĩnh Cao Câu Ly cũ vào bộ máy quản lý và quân sự, ví dụ như hai anh em Uyên Nam Sinh (634–679) và Uyên Nam Sản (639–701). Nhà Đường thành lập An Đông đô hộ phủ và cai trị miền Bắc bán đảo Triều Tiên từ năm 668 đến năm 676. Năm 671, Tân La chấm dứt liên minh, phát động chiến tranh nhằm đánh đuổi quân Đường khỏi bán đảo Triều Tiên. Cũng trong lúc này, nhà Đường phải đối mặt với các mối đe dọa từ người Thổ Phồn ở biên giới phía Tây nên không thể toàn lực đối phó với mối đe dọa từ Tân La. Đến năm 676, Tân La đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ cũ của Bách Tế và Cao Câu Ly ở phía Nam sông Đại Đồng mà nhà Đường chiếm được trước đó. Sau cuộc nổi dậy của Đông Đột Quyết vào năm 679, nhà Đường từ bỏ hoàn toàn ý định tái chinh phục Triều Tiên.
Năm 698, tại vùng lãnh thổ Cao Câu Ly cũ ở Mãn Châu, một viên tướng Cao Câu Ly là Đại Tộ Vinh () đã lập nên Vương quốc Bột Hải. Dù đã thần phục nhà Đường từ năm 713 song Bột Hải vẫn thường xuyên quấy nhiễu vùng duyên hải và biên cương phía Đông Bắc của nhà Đường. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ dưới triều Đường Huyền Tông, nhiều con em quý tộc Bột Hải thường được cử sang Trường An học tập. Cũng dưới thời Huyền Tông, nhà nước Tân La Thống nhất đã dần phát triển mối quan hệ mật thiết với nhà Đường. Nhiều lưu học sinh Tân La đã sang nhà Đường học tập, trong đó có những người nổi danh như Thôi Trí Viễn.
Dù giữa hai nước từng xảy ra chiến sự nhưng Nhật Bản vẫn giữ mối quan hệ mật thiết với nhà Đường. Quốc gia này đã có tổng cộng 13 lần phái sứ thần đến nhà Đường, mỗi lần phái đoàn thường có cả trăm người. Họ chỉ dừng cử sứ thần tới nhà Đường vào năm 894 dưới triều Thiên hoàng Uda (). Noi theo pháp chế nhà Đường, Thiên hoàng Kōtoku () thi hành cải cách, áp dụng chế độ trung ương tập quyền. Thiên hoàng Tenmu () học tập chế độ Quân điền, Tô dung điệu, hộ tịch và sổ sách tài chính theo gương nhà Đường. Nhật Bản cũng dựa trên cơ sở tư tưởng Nho gia và Pháp gia cũng như hệ thống luật lệ của nhà Đường để xây dựng nên hệ thống Ritsuryō. Thiên hoàng Tenmu cũng cho xây dựng cung điện ở Fujiwara dựa theo kiến trúc Trung Quốc. Các kinh đô sau này của Nhật Bản như Heian-kyō và Heijō-kyō cũng đều được xây dựng dựa trên mô hình thành Trường An của nhà Đường.
Bên cạnh phái bộ ngoại giao, còn có các lưu học sinh, sư tăng, thầy thuốc, nhạc công, thợ kỹ nghệ Nhật Bản đã vượt biển sang Trung Quốc để học hỏi. Những nhân vật nổi tiếng nhất từng đến Trung Quốc gồm có Kibi no Makibi (695–775), Abe no Nakamaro (701–770), cao tăng Kūkai (774–835) – người sáng lập Chân ngôn tông – và Ennin (794–864). Nhiều cao tăng Trung Quốc cũng đã đặt chân đến Nhật Bản, góp phần truyền bá đức tin Phật giáo tại quốc gia này. Những năm cuối thế kỷ thứ 7, hai cao tăng Trung Quốc đã yết kiến Thiên hoàng Tenji () và tặng cho ông một xe chỉ nam mà họ đã chế tạo. Theo Nhật Bản thư kỷ, phương tiện la bàn sử dụng cơ chế truyền động bánh răng này đã được nghệ nhân Nhật Bản mô phỏng và chế tạo nhiều chiếc vào năm 666 và một lần nữa sau đó vào năm 720.
Khu vực Tây Bắc và Tái Bắc
Hai triều Tùy, Đường thực hiện nhiều chiến dịch quân sự thành công chống lại các bộ lạc du mục. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở phía Bắc và phía Tây giờ đây phải tập trung vào việc đối phó với người Đột Quyết, nhóm dân tộc đang trên đà trở thành thế lực thống trị thảo nguyên Trung Á. Nhằm đối phó và ngăn ngừa các mối đe dọa từ phương Bắc, triều đình nhà Tùy sửa chữa hệ thống thành trì nơi biên ải, tiến hành giao thương và nhận triều cống từ các bộ lạc. Nhà Tùy cũng thực hiện chính sách hòa thân, gả bốn vị công chúa cho các thủ lĩnh Đột Quyết trong các năm 597, 599, 614 và 617. Tuy nhiên, nhằm kìm hãm thế lực Đột Quyết, triều đình nhà Tùy thường dùng kế ly gián kích động các bộ lạc đứng lên chống lại người Đột Quyết. Mặc dù vậy, ngay từ thời nhà Tùy, người Đột Quyết đã trở thành một bộ phận nòng cốt trong quân đội Trung Quốc. Khi người Khiết Đan quấy nhiễu biên giới phía Bắc, một viên tướng nhà Tùy đã suất 20.000 binh sĩ Đột Quyết để chống trả. Sau khi giành thắng lợi, nhà Tùy ban thưởng người Đột Quyết phụ nữ, gia súc của người Khiết Đan làm chiến lợi phẩm. Dưới thời nhà Đường, triều đình đã gả công chúa cho các tướng lĩnh người Đột Quyết trong quân đội. Trong suốt quãng thời gian đến năm 755 đã có khoảng 10 đại tướng gốc Đột Quyết phục vụ trong quân đội nhà Đường. Tuy phần lớn binh lính nhà Đường là lính phủ binh, song binh lính nơi biên ải dưới trướng tướng lĩnh Đột Quyết đều là người ngoại tộc. Một số binh lính người “Đột Quyết” trên thực tế lại gốc Hán, nhưng vì sinh sống với các bộ lạc trong thời gian dài nên những người Hán này đã bị du mục hóa.
Cục diện chiến loạn ở Trung Nguyên gần như chấm dứt hoàn toàn sau năm 626, khi lực lượng của Lương Sư Đô ở Thiểm Tây ngày nay bị nhà Đường tiêu diệt. Sau khi ổn định tình hình trong nước, nhà Đường bắt đầu thực hiện các chiến dịch quân sự nhắm vào người Đột Quyết. Năm 630, quân Đường tiến hành Bắc phạt đánh chiếm khu vực sa mạc Ordos (Nội Mông và miền Nam Mông Cổ ngày nay), buộc Đông Đột Quyết phải hàng phục. Hàng vạn người Đột Quyết được đưa đến Trường An, sau đó được phân bố tới các ki mi phủ ở Hà Đông, Hà Bắc sinh sống. Sau chiến thắng này, các bộ lạc Đột Quyết lần lượt quy phục triều đình nhà Đường, đồng loạt tôn Đường Thái Tông là khả hãn của họ. Ngày 11 tháng 6 năm 631, Đường Thái Tông cử sứ giả mang châu báu và lụa đến yêu cầu người Tiết Diên Đà thả những người Trung Quốc bị bắt về phương Bắc trong giai đoạn chuyển giao từ Tùy sang Đường. Sứ mệnh thành công giúp giải phóng 80.000 đàn ông và phụ nữ Trung Quốc khỏi cảnh nô lệ.
Sau khi an trí số lượng lớn người Đột Quyết ở các châu phía Bắc, triều đình nhà Đường thực hiện chính sách quân sự bành trướng nhằm thống trị thảo nguyên Trung Á. Tương tự triều Hán trước kia, nhà Đường đã phát động các chiến dịch quân sự lớn và thành công chinh phục Trung Á trong hai thập niên 640 và 650. Chỉ riêng dưới thời Đường Thái Tông, nhà Đường không chỉ đối phó với các bộ lạc Đột Quyết, mà còn thực hiện những chiến dịch riêng lẽ khác nhắm vào Tiết Diên Đà, các tiểu quốc ốc đảo như Cao Xương, Yên Kỳ, Quy Từ và Vu Điền tại Lòng chảo Tarim và cả Thổ Dục Hồn của hệ tộc Mộ Dung ở khu vực Kỳ Liên Sơn. Những thắng lợi quân sự đã khiến cả khu vực Mạc Nam và Mạc Bắc rộng lớn nằm dưới sự thống trị của nhà Đường. Năm 657, dưới thời Đường Cao Tông, tướng Tô Định Phương tiêu diệt Hãn quốc Tây Đột Quyết, lãnh thổ Trung Quốc qua đó mở rộng về phía Tây hơn bất kỳ triều đại tiền nhiệm nào.
Khu vực Tây Nam
Sau khi Tán phổ Songtsen Gampo () thống nhất các bộ lạc trên cao nguyên Thanh Tạng, Thổ Phồn dần phát triển thành một thế lực hùng mạnh trong khu vực, trở thành đối thủ cạnh tranh của nhà Đường ở Trung và Nội Á. Để kết thân với Thổ Phồn, Đường Thái Tông đã gả Công chúa Văn Thành (mất 680) cho Songtsen Gampo, mở đầu một giai đoạn hòa bình giữa hai nước. Công chúa Văn Thành có công đưa văn hóa phong vật Trung Hoa truyền nhập vào Thổ Phồn. Thổ Phồn cũng tham khảo lịch nhà Đường để tự xây dựng bộ lịch riêng. Tuy nhiên, sau khi Songtsen Gampo qua đời, chiến sự giữa hai nước bùng nổ. Truyền thuyết truyền khẩu Tây Tạng kể rằng quân đội nhà Đường đã chiếm đánh Lhasa, song sự kiện này không hề được ghi chép trong sử liệu Trung Quốc cũng như thư tịch Tây Tạng ở Đôn Hoàng.
Giữa năm 670 và 692, giữa nhà Đường và Thổ Phồn xảy ra xung đột nhằm tranh giành quyền kiểm soát khu vực Lòng chảo Tarim. Năm 706, do tình hình chiến sự bất lợi, Đường Trung Tông mở Hội thề Thần Long nhằm tái thiết lập mối quan hệ hữu hảo với Thổ Phồn. Ông cũng chấp nhận gả công chúa Kim Thành (mất 739) cho Tán phổ Tridé Tsuktsen (), song không thể xoa dịu mối căng thẳng giữa hai nước. Năm 714, Thổ Phồn yêu cầu nhà Đường hoạch định lại đường ranh giới nhưng bị cự tuyệt khiến chiến sự bùng nổ. Tuy nhiên, Thổ Phồn sau đó đã bị đánh bại và phải chủ động đàm phán hòa ước, mở đầu một thời kỳ hòa bình tương đối dài giữa hai nước.
Sau khi Loạn An Sử bùng nổ, Thổ Phồn đã nhân cơ hội phát động chiến tranh để bành trướng thế lực. Năm 763, quân đội Thổ Phồn thậm chí chiếm được Trường An trong vòng 15 ngày trước khi lui binh. Loạn An Sử khiến quốc lực nhà Đường suy yếu trầm trọng. Trên thực tế, triều đình nhà Đường đã rút hết phiên binh đồn trú ở Hà Tây và Lũng Hữu (Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương ngày nay) để tham gia hỗ trợ bình loạn, tạo điều kiện cho quân đội Thổ Phồn có thể chiếm đóng các vùng đất này một cách dễ dàng. Xung đột giữa hai nước tiếp diễn trong nhiều thập kỷ và chỉ chấm dứt khi Thổ Phồn bị nội loạn làm cho suy yếu và phải cầu hòa. Năm 821, dưới thời Đường Mục Tông, hai nước đã tiến hành Hội thề Trường Khánh, xác định biên giới giữa hai nước. Nội dung hòa ước được ghi lại trong minh văn song ngữ khắc trên một cột đá bên ngoài Chùa Jokhang ở Lhasa.
Sau khi thành lập vào năm 738, Vương quốc Nam Chiếu ở phía Nam dần phát triển thành một mối đe dọa tiềm tàng đối với nhà Đường. Mặc dù hai nước từng có quan hệ hữu hảo, song cũng có những giai đoạn mà mối quan hệ trở nên căng thẳng. Nam Chiếu nhiều lần phối hợp với Thổ Phồn đem quân đánh nhà Đường. Tuy nhiên, sau cuộc xâm lược thất bại năm 779, nguyên khí Nam Chiếu bị tổn hại, mối quan hệ giữa Nam Chiếu và Thổ Phồn cũng trở nên rạn nứt. Năm 794, nhà Đường ký kết hòa ước với Nam Chiếu, thiết lập mối quan hệ hữu hảo tương đối dài giữa hai nước. Tuy nhiên, sau khi nhà Đường suy yếu, Nam Chiếu một lần nữa phát động chiến tranh. Năm 829, Nam Chiếu đánh chiếm Thành Đô trước khi bị đẩy lui. Cục diện lúc chiến lúc hòa với Nam Chiếu tiếp diễn cho đến khi nhà Đường kết thúc vào năm 907.
Khu vực Tây Dương
Sau khi Ba Tư bị người Hồi giáo chinh phục (633–656), hoàng tử Đế quốc Sasan là Peroz, con trai của Shahanshah Yazdegerd III, đã cùng thuộc hạ chạy đến Trung Quốc nương nhờ triều đình nhà Đường. Theo Cựu Đường thư, nhà Đường đã phong Peroz làm đô đốc của Ba Tư đô đốc phủ, thiết lập trị sở tại Tật Lăng (Zaranj, Afghanistan ngày nay). Cũng trong thời gian này, Khalip nhà Rashidun là Othman bin Affan () đã cử sứ bộ đến Trường An nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao. Một số thư tịch Ả Rập cho rằng thống đốc Khorasan là Qutayba ibn Muslim (669–715) từng đánh chiếm Kashgar từ nhà Đường và chỉ rút lui khi hai bên ký kết hòa ước, nhưng các học giả hiện đại đã bác bỏ tuyên bố này. Năm 715, quân đội nhà Omeyyad lật đổ vua của thung lũng Fergana và lập một người tên là Alutar lên làm vua. Vị vua bị lật đổ chạy đến Cao Xương thuộc An Tây đô hộ phủ để cầu viện nhà Đường. Triều đình nhà Đường cử Trương Hiếu Tung đem 10.000 quân hộ tống vị cựu vương về Ferghana, thành công đánh đuổi Alutar. Năm 717, quân Đường đánh bại người Ả Rập trong trận Aksu, buộc tướng Al-Yashkuri phải cùng tàn quân tháo chạy về Tashkent. Người Turgesh sau đó nổi dậy đánh đuổi người Ả Rập ra khỏi khu vực.
Sau khi nhà Abbas lật đổ nhà Omeyyad, lực lượng địa phương ở Khorasan bắt đầu tái lập sự hiện diện của người Ả Rập ở thung lũng Ferghana và Sogdiana. Trong trận Talas diễn ra năm 751, quân Đường dưới trướng Cao Tiên Chi bị người Ả Rập đánh bại sau khi lính đánh thuê người Karluk đổi phe. Mặc dù không có ý nghĩa quá lớn về mặt quân sự, song bản thân trận đánh lại là một mảnh ghép quan trọng trong lịch sử, vì trong số những tù binh Trung Quốc có nhiều thợ thủ công lành nghề đã truyền dạy kỹ thuật làm giấy cho người Ả Rập, lần đầu đưa công nghệ này ra khỏi Trung Quốc. Kỹ thuật làm giấy cuối cùng cũng đến được châu Âu vào thế kỷ thứ 12 thông qua đường Tây Ban Nha, vùng đất lúc bấy giờ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Ả Rập. Mặc dù giữa hai bên vừa xảy ra chiến tranh, song vào ngày 11 tháng 6 năm 758, Khalip Al-Mahdi () đã cử sứ giả mang vàng bạc châu báu đến Trường An bày tỏ hy vọng thiết lập mối quan hệ giao hảo. Nhà Abbas sau đó thậm chí còn cử 20.000 binh lính đến hỗ trợ triều đình nhà Đường trong loạn An Sử.
Theo Joseph Needham thì vào năm 643, Thượng phụ Antiochia đã cử sứ giả đến Trường An nộp cống. Tuy nhiên, Friedrich Hirth và nhiều nhà Hán học khác như S.A.M. Adshead lại xác định nước “Phất Lâm” trong Cựu Đường thư và Tân Đường thư là Đế quốc Đông La Mã, có lịch sử gắn liền trực tiếp với nước “Đại Tần” (tức là Đế quốc La Mã). Phái bộ Phất Lâm đến Trường An vào năm 643 đã được cử đến bởi một vị vua tên là “Ba Đa Lực”, người được xác định là Hoàng đế Konstans II (). Nhiều phái bộ La Mã khác đến Trung Quốc cũng được ghi nhận trong thế kỷ 8. Tuy nhiên, S.A.M. Adshead cho rằng “Ba Đa Lực” trên thực tế là một cách phiên âm của từ “thượng phụ” (πατριάρχης, patriarchēs) hoặc “quý tộc” (πατρίκιος, patrikios) trong tiếng Hy Lạp, vì vậy nó có thể ám chỉ đến một trong những vị quan nhiếp chính của vị ấu chúa 13 tuổi này. Cựu Đường thư và Tân Đường thư cũng mô tả về kinh đô Constantinopolis của Đông La Mã, cũng như việc nó từng bị quân Đại Thực (tức nhà Omeyyad) của Khalip Muawiyah I () bao vây. Trong một tác phẩm của mình, sử gia Đông La Mã Theophylaktos Simokates (thế kỷ 7) cũng có đề cập đến sự thống nhất hai miền Nam–Bắc dưới thời nhà Tùy (cùng thời điểm với triều đại của Mauricius), kinh đô “Khubdan” (bắt nguồn từ tên Khumdan của Trường An trong tiếng Đột Quyết cổ) và thông tin khái quát về địa lý Trung Quốc cũng như sự phân chia thành Nam–Bắc triều ở sông Trường Giang. Ông cũng đề cập tới tước hiệu Taisson của Hoàng đế Trung Hoa có nghĩa là “Con của Chúa” hay “Thiên tử”, song cách phiên âm cũng có thể bắt nguồn từ chính miếu hiệu của Đường Thái Tông.
Văn hóa và xã hội
Nghệ thuật
Thời Đường chứng kiến một số bước phát triển đáng kể trong nghệ thuật, từ kỹ thuật làm gốm sứ đến vẽ tranh. Bản thân nghệ thuật cũng dần chiếm một ví trí quan trọng trong đời sống con người. Các họa gia thời Đường cũng thường là những học giả thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, xem nghệ thuật là một phương tiện truyền tải những triết lý cuộc sống mà họ coi trọng.
Ngoài những pho tượng lớn đặt bên ngoài lăng tẩm hoàng gia hoặc mộ phần của các nhân vật quyền quý khác thì hầu hết các tác phẩm điêu khắc thời Đường đều có chủ đề Phật giáo. Những chiến dịch quân sự mở rộng biên giới vươn xa về phía Tây đã tạo điều kiện cho nghệ thuật Phật giáo Hy Lạp thịnh hành ở Bactria và Càn-đà-la du nhập vào Trung Quốc. Đối tượng chính của các tác phẩm điêu khắc Phật giáo thường là Đức Phật, Bồ Tát, hay các vị Thiên Vương với nhiều kích thước khác nhau, dao động từ những bức tượng nhỏ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay đến những tượng có kích thước khổng lồ như Lạc Sơn Đại Phật. Trái ngược với các thời kỳ trước, các bức tượng thời Đường được khắc họa một cách sống động hơn. Thậm chí những chuyển động uyển chuyển của các pho tượng còn khiến một số nhân vật tôn giáo nghiêm túc chỉ trích là quá giống vũ công cung đình. Một trong những đại diện tiêu biểu nhất của nghệ thuật điêu khắc thời nhà Đường là quần thể tượng Phật tại Hang đá Long Môn.
Bích họa và tranh lụa Trung Quốc thường có hai chủ đề chính: con người và phong cảnh. Thời nhà Đường, tranh phong cảnh đã vươn lên trở thành thể loại hội họa được ưa chuộng nhất. Tranh chân dung thời Đường thường không quá phổ biển, vì chủ thể của bức tranh thường phải là một học giả, vị quan lớn trong triều, hay chính xác hơn là một người có nhân cách lớn và cần được người họa sĩ thể hiện bằng sự tôn trọng. Về phương diện tranh phong cảnh, các họa gia thời Đường chú trọng hơn đến vị trí của con người trong thiên nhiên. Trong phần lớn các bức tranh sơn thủy thời Đường, người xem sẽ dễ dàng nhận thấy những hình hài con người nhỏ bé dẫn lối họ qua toàn cảnh núi non sông nước, còn trong các tác phẩm đời sau, người xem sẽ thấy những cảnh thiên nhiên trở nên trừu tượng và gần gũi hơn.
Tương tự nghệ thuật điêu khắc, phần lớn các tác phẩm hội họa thời Đường thường lấy chủ đề Phật giáo, song chúng phần nhiều đã bị thất lạc hoặc phá hủy trong cuộc đàn áp Phật giáo dưới triều Đường Vũ Tông (). Một trong những chứng tích còn sót lại của hội họa thời Đường là Hang Mạc Cao ở miền bắc Trung Quốc. Chủ đề thường thấy trong các bức bích họa là những khoảnh khắc trong cuộc đời Đức Phật, chân dung của các vị bồ tát hoặc phong cảnh. Một trong những hiện vật đáng chú ý khác là những bức bích họa tại lăng mộ của Ý Đức Thái tử (682–701) ở Càn lăng, trong đó có một bức chưa hoàn thiện tiết lộ các kỹ thuật vẽ tranh mà các họa gia đương thời đã sử dụng.
Số lượng tác phẩm hội họa phi tôn giáo còn tồn tại tới ngày nay là tương đối ít. Ví dụ, Họa thánh Ngô Đạo Tử (685–758) – người khai sáng ra sự thay đổi phong cách tranh sơn thủy – chỉ còn duy nhất bức Tống Tử thiên vương đồ được xác định là còn tồn tại ở dạng nguyên bản tới ngày nay, các bức còn lại đều là bản sao hoặc chưa chắc chắn. Họa gia nổi tiếng thời Sơ Đường Diêm Lập Bản (600–673) có một số tác phẩm ở dạng nguyên bản còn tồn tại, bao gồm bức trường quyển Cổ đế vương đồ vẽ chân dung của 13 vị hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc. Vương Duy (701–761) được đánh giá là một trong những họa gia hàng đầu của thể loại tranh phong cảnh và là người sáng tạo ra thủ pháp phá mặc (破墨)—một kỹ thuật vẽ tranh mà các mảng mực được vẽ đè lên nhau tạo thành một bề mặt rắn và nhám. Tuy toàn bộ các tác phẩm hội họa của Vương Duy đều đã thất lạc hoặc bị phá hủy, song nhiều tác phẩm vẫn tồn tại dưới dạng bản sao, thực hiện bởi các họa sĩ đời sau. Đây là minh chứng cho sức ảnh hưởng của ông đối với thể loại tranh sơn thủy nói riêng và nghệ thuật Trung Hoa nói chung.
Trường An và văn hóa đa quốc gia
Trường An từng là kinh đô của triều Tây Hán và về sau cũng là nơi định đô của nhiều triều đại khác nhau. Tuy nhiên, đến thế kỷ 6, do trải qua hàng loạt cuộc chiến lớn nhỏ nên các dấu tích thời Hán còn sót lại là không nhiều. Trường An của nhà Đường được xây dựng trên nền tảng thành Đại Hưng thời nhà Tùy, nằm cách vị trí cũ thời Hán khoảng 3 km về phía Đông Nam. Thành có mặt bằng gần vuông, chu vi khoảng , cạnh Bắc và Nam có chiều dài khoảng , trong khi cạnh Đông và Tây dài trên . Nằm ở phía Bắc trên trục thần đạo của thành là Cung Thái Cực. Kết nối Cửa Minh Đức nằm ở chính giữa vòng thành ngoài phía Nam với Hoàng thành – khu trung tâm hành chính của Trường An – là một đại lộ rộng lớn, thường được biết đến với tên gọi “Đường Chu Tước”. Để đi từ Hoàng thành tới Cung Thái Cực cần phải đi qua Cửa Thừa Thiên. Đại lộ Chu Tước chạy song song với 11 đường phố lớn và giao cắt 14 con đường khác chạy từ đông sang tây. Các tuyến đường này giao cắt nhau, tạo thành 108 phường khác nhau có hình chữ nhật. Mỗi phường đều có 4 cửa, được bao bọc bởi tường và có phố xá bên trong.
Lối quy hoạch dựa trên mô hình ô bàn cờ với những khu phố được bao quanh bởi tường cao là một nét đặc trưng nổi bật của thành Trường An, thậm chí được đề cập trong thơ Đỗ Phủ. Dưới thời Heian, thành Heian-kyō (nay là Kyōto) và nhiều thành phố lớn khác của Nhật Bản như Nara đều được thiết kế tuân thủ thuật phong thủy và mô hình ô bàn cờ của thành Trường An. Trong số 108 phường của Trường An, 2 phường được chỉ định làm hai khu chợ do triều đình trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Trường An cũng sở hữu nhiều không gian dành cho đền chùa, vườn tược, hay ao hồ. Bên trong thành có tổng cộng 111 ngôi chùa và tu viện Phật giáo, 41 đạo quán, 38 nhà thờ họ, 7 nhà thờ của các tôn giáo ngoại nhập khác, 12 nhà trọ lớn và 6 nghĩa trang. Một số phường có nhiều địa điểm vui chơi công cộng hay hậu đình của nhiều dinh thự xa hoa, thường được sử dụng làm sân chơi mã cầu hoặc khúc cầu. Năm 662, dưới triều Đường Cao Tông, Cung Đại Minh trở thành trung tâm chính trị của đất nước và nơi ở của các hoàng đế nhà Đường trong hơn 220 năm kế tiếp.
Lúc bấy giờ, Trường An là thành phố lớn và xa hoa bậc nhất thế giới. Tổng dân số các phường nội thành và vùng nông thôn ngoại ô chạm ngưỡng 2 triệu người. Là một thành phố đa quốc gia, Trường An là nơi sinh sống của vô số sắc tộc khác nhau như Ba Tư, Trung Á, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng, Ấn Độ, cũng như tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Cảnh giáo, Hỏa giáo. Sự phát triển của Con đường tơ lụa tạo điệu kiện cho nhiều người nước ngoài có thể dễ dàng đến Trung Quốc. Nhiều người đã lựa chọn định cư tại Trung Quốc và bản thân thành Trường An có thời điểm đã có khoảng 25.000 người nước ngoài sinh sống. Những phụ nữ người Thổ Hỏa La tóc vàng, mắt xanh phục vụ rượu đựng trong cốc làm từ mã não hoặc hổ phách, ca hát và nhảy múa tại các quán rượu, thu hút khách hàng, là một hình ảnh dễ thấy tại Trường An lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn nạn phụ nữ kết hôn tạm thời với sứ thần nước ngoài, một đạo luật thông qua vào năm 628 quy định rằng, nếu một người nước ngoài kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc, họ sẽ bị buộc ở lại mà không được phép đưa vợ trở về cố quốc. Nhiều đạo luật phân biệt người nước ngoài và người Trung Quốc đã được thông qua xuyên suốt thời nhà Đường. Năm 779, triều đình ban hành sắc lệnh buộc người Hồi Hột ở Trường An phải mặc trang phục dân tộc của mình. Họ không được phép mặc Hán phục hay kết hôn với phụ nữ Trung Quốc và cũng bị ngăn cấm trở thành công dân Trung Quốc.
Thành Trường An lộng lẫy, phồn thịnh tuy là trung tâm chính trị đế quốc và nơi ở của hoàng tộc nhưng tình cờ lại không phải là trung tâm kinh tế của nhà Đường. Thành Dương Châu nằm bên Đại Vận Hà, gần sông Trường Giang, mới là trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc vào thời kỳ này. Dương Châu nắm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động độc quyền muối của triều đình và là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, đóng vai trò như một điểm trung chuyển, phân phối và vận chuyển hàng hóa nước ngoài tới các đô thị lớn ở miền Bắc. Tương tự hải cảng Quảng Châu sầm uất ở phía Nam, Dương Châu cũng là điểm dừng chân của vô vàn thương nhân đến từ khắp châu Á.
Bên cạnh Trường An, thành Lạc Dương đóng vai trò như một kinh đô thứ hai và thậm chí từng được Võ Tắc Thiên sử dụng làm chính đô trong thời gian bà nắm quyền. Năm 691, bà đã di dời 10 vạn hộ (khoảng 500.000 dân) từ khu vực Trường An đến Lạc Dương định cư. Với dân số khoảng 1 triệu người, Lạc Dương là thành phố lớn thứ hai Trung Quốc. Vị trí gần sông Lạc giúp Lạc Dương hưởng lợi nhiều từ sự phì nhiêu của vùng Giang Nam và tuyến thương mại chạy dọc Đại Vận Hà. Tuy nhiên, sau khi các vấn đề xoay quanh việc cung ứng và lưu trữ lương thực của Trường An được giải quyết triệt để vào năm 743, Lạc Dương dần đánh mất vị thế thứ đô của mình. Ngay từ năm 736, các kho thóc được xây dựng tại các địa điểm trọng yếu dọc tuyến đường từ Dương Châu tới Trường An nhằm loại bỏ việc các chuyến hàng bị chậm trễ, hư hỏng hay ăn cướp dọc đường đi. Năm 743, triều đình cho đào một hồ nhân tạo ở vùng ngoại vi Trường An làm điểm trung chuyển hàng hóa. Tại đây, những người miền Bắc tò mò cuối cùng cũng có dịp chiêm ngưỡng tận mắt những con thuyền lớn chuyên chở các mặt hàng và vật phẩm cống nạp cho triều đình vốn trước đó chỉ có thể được nhìn thấy ở vùng sông nước phương Nam.
Văn học
Nhà Đường được xem là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật Trung Quốc. Hơn 48.900 bài thơ của khoảng 2.200 thi nhân thời Đường vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. Kỹ năng sáng tác thơ trở thành một môn học bắt buộc đối với những ai muốn vượt qua các kỳ khoa cử. Bản thân thi ca cũng dần mang nặng tính cạnh tranh và các cuộc thi về thơ giữa các quan lại hay các vị khách trong những buổi yến tiệc trở nên phổ biển. Các thể loại thơ thịnh hành thời Đường bao gồm cổ thi và cận thể thi. Trong số các thi nhân nổi bật của thời kỳ này, Lý Bạch (701–762) nổi tiếng với cổ thi trong khi Vương Duy (701–761) và Thôi Hiệu (704–754) lại nổi tiếng với cận thể thi. Trong khi cổ thi là một thể thơ tương đối tự do, không hạn chế số câu, thì cận thể thi là một thể loại thơ hoàn toàn mới, thường có tám câu, mỗi câu bảy chữ (luật thi), có phép gieo vần (vận luật) và tiết tấu (thanh luật) cố định và cặp thứ 2 và 3 phải là cặp đối. Thơ Đường tiếp tục thịnh hành và đón nhận sự chú ý đặc biệt dưới thời nhà Tống. Trong thời kỳ này, nhà phê bình Nghiêm Vũ (mất 1245) trở thành người đầu tiên liệt thi ca thời Thịnh Đường () vào hàng kinh điển. Ông xem Đỗ Phủ (712–770) là nhà thơ lớn nhất thời Đường – một người không được đánh giá cao lúc còn sống vì sở hữu phong cách mà người đương thời xem là phản truyền thống.
Trên phương diện tản văn, từ thời Lục triều đến thời Sơ Đường, văn biền ngẫu là thể loại tản văn thịnh hành trên các văn đàn. Tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 8, dưới triều Đường Huyền Tông, hình thức cổ văn trở nên phổ biến, được thúc đẩy bởi những tác phẩm của các tác giả như Liễu Tông Nguyên (773–819) và Hàn Dũ (768–824). Tuy các văn nhân thuộc trường phái cổ văn thường bắt chước văn biền thể, song họ thường chỉ trích nội dung mơ hồ và cách dùng từ thông tục của chúng. Thay vào đó, họ thường tập trung vào tính rõ ràng và chuẩn xác trong câu từ nhằm khiến bài văn trở nên rành mạch, rõ ràng hơn. Phong cách cổ văn có thể xem là do Hàn Dũ khởi xướng và thường được liên kết với tông phái Lý học của Nho giáo.
Thể loại truyền kỳ cũng rất thịnh hành vào thời Đường. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Oanh Oanh truyện của Nguyên Chẩn (779–831), vốn đã lưu truyền rộng rãi khi ông còn sống, sang đến thời Nhà Nguyên (1279–1368) thì được cải biên thành các vở hí kịch và tiểu thuyết bạch thoại, mà tiêu biểu nhất là vở Tây sương ký. Theo Timothy C. Wong, Oanh Oanh truyện là một trong số những câu chuyện có mô-típ khởi đầu bằng việc cặp đôi nam nữ trúng tiếng sét ái tình, song áp lực xã hội ngăn cách họ đến với nhau, khiến cả hai trở nên đau khổ. Wong cho rằng các tác phẩm văn học lãng mạn Trung Quốc thời Đường tuy thiếu đi những mô-típ như lời thề non hẹn biển hay sự hiến dâng tất cả, thậm chí là đánh đổi cả mạng sống cho tình yêu thường thấy trong các câu chuyện lãng mạn phương Tây như Tiểu Nhiên và Mị Cơ hay Romeo và Juliet, song chúng đã phá bỏ được sự ràng buộc của lễ giáo hay những quan niệm truyền thống của Trung Quốc như “môn đăng hộ đối”, dẫn đến một cái kết tốt đẹp.
Dưới thời nhà Đường, nhiều bộ bách khoa toàn thư đồ sộ đã được biên soạn, tiêu biểu là bộ Nghệ văn loại tụ gồm 100 quyển của Âu Dương Tuân (557–641), Lệnh Hồ Đức Phân (582–666) và Trần Thúc Đạt (mất 635). Một số bộ bách khoa toàn thư nổi tiếng khác có thể kể đến như Khai Nguyên chiêm kinh của Cồ-đàm Tất-đạt (thế kỷ 8), một nhà thiên văn, chiêm tinh và học giả người Thiên Trúc sinh ra và lớn lên ở Trường An.
Các nhà địa lý thời Đường như Cổ Đam (730–805) đưa ra những mô tả chính xác về các vùng đất xa cách lãnh thổ Trung Quốc. Trong một tác phẩm được biên soạn từ 785 đến 805, Cổ Đam mô tả những “cây cột trang trí” được người bản xứ dựng nên trên Vịnh Ba Tư, hoạt động như những ngọn hải đăng báo hiệu giúp tàu bè khỏi đi lạc đường. Những cấu trúc tương tự “cây cột” mà Cổ Đam đề cập cũng đã được ghi nhận bởi các tác giả Ả Rập như al-Mas'udi và al-Muqaddasi sống sau đó một thế kỷ. Vào thế kỷ 7, Vương Huyền Sách sau khi phụng mệnh đi sứ tới xứ Magadha (vùng Đông Bắc Ấn Độ ngày nay) đã biên soạn nên bộ Trung Thiên Trúc quốc hành ký chứa đựng rất nhiều thông tin địa lý về miền Bắc Ấn Độ.
Những năm Trinh Quán thời Đường Thái Tông, các sử quán phụng chiếu biên soạn các bộ chính sử như Tấn thư, Lương thư, Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tùy thư. Ngoài ra còn có thêm hai bộ Nam sử và Bắc sử do Lý Diên Thọ biên soạn. Bộ Thông điển của Đỗ Hựu tuy không thuộc Nhị thập tứ sử song được đánh giá là một tác phẩm có giá trị cao vì nó chứa đựng những ghi chép về tài chính, kinh tế, điển chương, pháp lệnh và chế độ với những nhận thức hiện thực về chính trị. Một số tác phẩm đáng chú ý khác là Sử thông của Lưu Tri Kỷ—tác phẩm được xem là nền tảng của lý luận học lịch sử Trung Quốc—hay Đại Đường Tây Vực ký của Biện Cơ kể về hành trình 19 năm thỉnh kinh của Huyền Trang—nhà sư nổi tiếng nhất thời Đường.
Một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng khác thời Đường là cuốn Tây Dương tạp trở của Đoàn Thành Thức, một tập hợp các mẫu truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, giai thoại nước ngoài, cũng như ghi chú về các chủ đề khác nhau. Cho đến nay, các học giả vẫn đang tranh cãi trong việc nên phân loại tác phẩm này vào thể loại văn học nào.
Tôn giáo và triết học
Sau khi du nhập vào Trung Quốc dưới thời nhà Hán, Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ dưới thời Nam–Bắc triều, sau đó từng bước trở thành hệ tư tưởng thống trị thời Thịnh Đường. Các hoàng đế thời kỳ đầu của nhà Đường tôn sùng Phật pháp, ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với Phật giáo. Tăng ni ngoài quyền được miễn lao dịch còn có thể nhận khẩu phần ruộng riêng theo chế độ quân điền, tuy ít hơn nông dân, nhưng được miễn thuế. Phật giáo hưởng lợi lớn từ sự quyên góp của tín đồ và những chính sách ưu đãi của triều đình, từ đó tích lũy được một lượng lớn của cải bao gồm tiền bạc, ruộng đất và nô tỳ. Trong các tứ điền mà triều đình ban phát, nhà chùa thường cho nông dân thuê đất để cày và thu tô mà không cần phải nộp cho chính quyền. Thông qua cách này, giới tăng lữ trở thành một tầng lớp địa chủ có quyền khống chế số lượng lớn nông dân tá điền, từng bước trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh trong nước. Các tự viện sử dụng nguồn lực kinh tế hùng hậu để tu sửa, xây dựng chùa chiền với quy mô tương đương hoặc vượt cả hoàng cung.
Khi quốc lực nhà Đường suy yếu, mâu thuẫn giữa chính quyền và Phật giáo gia tăng. Sau Loạn An Sử, số lượng hộ khẩu và dân số giảm mạnh trong khi số lượng tăng ni gia tăng nhanh chóng. Việc ngày càng có nhiều người xuất gia, trong khi lực lượng lao động và đóng thuế ngày càng giảm sút gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nhà Đường. Năm 845, Đường Vũ Tông () thực thi chính sách bài Phật, phá hủy 4.600 ngôi chùa cùng hơn 40.000 chiêu đề, lan nhã, buộc 260.000 tăng ni phải hoàn tục. Tuy lệnh cấm được dỡ bỏ chỉ sau vài năm, song Phật giáo vĩnh viễn không bao giờ lấy lại được vị thế thống trị văn hóa Trung Quốc như trước. Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến sự bài trừ Phật giáo là sự phục hưng của các tư tưởng triết học bản địa như Nho giáo hay Đạo giáo và sự mâu thuẫn giữa giáo lý đạo Phật và nền tảng đạo đức truyền thống của người Trung Quốc, ví dụ như nhà Phật quan niệm rằng tăng ni vì đã thoát tục nên không cần phải quỳ lạy cha mẹ và hoàng đế. Tuy nhiên, Hàn Dũ (786–824)—một trong những người đầu tiên công khai chỉ trích Phật giáo—lại cho rằng việc này đã phá hoại hai nghĩa vụ đạo đức cơ bản của Nho giáo là “trung” và “hiếu”. Mặc dù bản thân Hàn Dũ bị nhiều người đương thời xem là “một kẻ thô thiển và đáng ghét”, song chính ông đã báo hiệu cuộc đàn áp Phật giáo thời nhà Đường cũng như sự phục hưng của Nho giáo và sự trỗi dậy của Lý học thời nhà Tống. Thời nhà Đường xuất hiện nhiều tông phái Phật giáo mới, bao gồm Thiền tông, một pháp môn tu tập phổ biến rỗng rãi trong giới tinh hoa có học thức. Một số thiền sư nổi danh thời Đường có thể kể đến là Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải hay Hoàng Bá Hi Vận. Tịnh độ tông do cao tăng Huệ Viễn (334–416) sáng lập cũng trở nên thịnh hành dưới thời nhà Đường tương tự Thiền tông.
Đối thủ cạnh tranh với Phật giáo là Đạo giáo, một hệ thống tín ngưỡng và triết học đặc hữu của Trung Quốc có triết lý được xây dựng dựa trên nền tảng của hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Hoàng tộc họ Lý tuyên bố là hậu duệ của Lão Tử, tức Thái Thượng Lão Quân, do vậy Đạo giáo lúc bấy giờ rất được coi trọng, đặc biệt là trong giới thượng lưu. Trong trường hợp hoàng tử hoặc công chúa nhà Đường từ bỏ đời sống trần tục để tu tập Đạo pháp, dinh thự xa hoa của họ trước đây sẽ được cải tạo thành đạo quán. Nhiều đạo sĩ thời Đường thường gắn liền với thuật giả kim, họ thường luyện đan dược trường sinh bất tử hoặc tìm cách chế tạo vàng từ hỗn hợp pha chế nhiều nguyên tố khác nhau. Một số hoàng đế nhà Đường hy vọng tìm kiếm sự trường sinh bất lão nên trọng dụng đạo sĩ. Tuy nhiên, do đan dược chứa thành phần có độc nên các hoàng đế như Thái Tông và Tuyên Tông đều thiệt mạng sau khi uống vào. Tuy không bao giờ tìm ra phương thức trường sinh bất tử cũng như cách chế tạo vàng, song các đạo sĩ đã góp phần tìm ra các hợp kim kim loại, sản phẩm sứ và thuốc nhuộm mới. Học giả Joseph Needham cho rằng thuật luyện đan trong Đạo giáo là một dạng “khoa học tiềm thức” chứ không hẳn là ngụy khoa học.
Bên cạnh Phật giáo, một số tôn giáo được truyền bá vào Trung Quốc từ bên ngoài bao gồm Hồi giáo, Cảnh giáo, Hỏa giáo và Mani giáo. Sơ kỳ nhà Đường, chính quyền thực hiện chính sách khoan dung đối với những tôn giáo ngoại nhập, cho phép người dân tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Theo quan điểm truyền thống, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khi Khalip Othman () cử một sứ bộ yết kiến Đường Cao Tông xin phép truyền bá tín ngưỡng của mình và thành lập thánh đường đầu tiên là Chùa Hoài Thánh ở Quảng Châu. Cảnh giáo, tức Giáo hội Phương Đông Assyria, du nhập vào Trung Quốc dưới triều Đường Thái Tông, được triều đình công nhận. Năm 781, các giáo dân đã dựng một tấm bia nhằm tôn vinh những thành tựu mà cộng đồng Cảnh giáo đạt được trong gần 150 năm tồn tại ở Trung Quốc. Một tu viện Kitô giáo được xây dựng ở Thiểm Tây tại địa điểm mà nay là một ngôi chùa Phật giáo. Bảo tháp của chùa – Tháp Đại Tần – đến nay vẫn còn chứa đựng các phù điêu Kitô giáo. Mặc dù gần như tuyệt tích sau khi nhà Đường diệt vong, song Cảnh giáo một lần nữa chứng kiến sự hồi sinh sau các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ trong thế kỷ 13.
Tuy từng là hạt nhân truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc trong giai đoạn thế kỷ 2 đến thế kỷ 4, nhưng phần lớn người Sogdia (Túc Đặc) thời Đường đã cải sang Hỏa giáo do họ có mối quan hệ chặt chẽ với Đế quốc Sasan Ba Tư. Các thương nhân Túc Đặc và gia đình sinh sống tại các đô thị lớn như Trường An, Lạc Dương hoặc Tương Dương thường có tập tục xây đền thờ Lửa mỗi khi cộng đồng của họ phát triển vượt ngưỡng 100 hộ. Người Túc Đặc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá Mani giáo tới Trung Quốc và Hãn quốc Hồi Cốt. Dưới sự bảo hộ của người Hồi Cốt, tôn giáo này nhanh chóng tìm được chỗ đứng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 843, do ảnh hưởng từ cuộc thanh trừng Phật giáo của Đường Vũ Tông cũng như mối quan hệ căng thẳng với Hồi Cốt, chính quyền nhà Đường đã ra lệnh tịch thu tài sản của mọi tu viện Mani giáo trên toàn lãnh thổ. Cùng với lệnh cấm đạo ngoại nhập hai năm sau đó, Mani giáo suy yếu trầm trọng, dần chuyển thành tôn giáo bí mật trong dân gian và vĩnh viễn không thể tìm lại ánh hào quang trong quá khứ.
Thư giãn và giải trí
Không giống với những thời kỳ trước đó, người thời Đường—đặc biệt là tầng lớp thượng lưu—nổi tiếng vì dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí. Các loại hình thể thao và hoạt động ngoài trời được ưa thích thời Đường bao gồm bắn cung, đi săn, mã cầu, khúc cầu, chọi gà và thậm chí là cả kéo co. Tất cả quan viên đều được hưởng chế độ nghỉ phép trong thời gian tại chức. Quan chức được cấp 30 ngày phép ba năm một lần để về quê thăm cha mẹ nếu họ sống xa hơn 1.000 dặm, 15 ngày nếu cha mẹ sống xa hơn 167 dặm (không bao gồm thời gian đi lại). Họ cũng được cấp 9 ngày phép nếu con cái kết hôn, và từ 1 tới 5 ngày phép để dự lễ cưới của họ hàng thân thích (không bao gồm thời gian đi lại). Ngoài ra, họ cũng được cấp tổng cộng 3 ngày phép để tham dự lễ trưởng thành của con cái hoặc 1 ngày nếu là lễ của người trong họ.
Vào thời nhà Đường, những ngày Tết truyền thống như Xuân tiết (Tết Nguyên Đán), Tết Nguyên tiêu, Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ và một số tết khác đều là những ngày lễ chính thức. Trong các dịp lễ, thành Trường An thường xuyên diễn ra lễ hội sôi nổi, đặc biệt trong các dịp Tết Nguyên tiêu khi chính quyền dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vào ban đêm trong vòng ba ngày liên tiếp. Giữa các năm 628 và 758, các hoàng đế nhà Đường đã đích thân hạ chiếu tổ chức 69 lễ hội lớn trên khắp cả nước. Các lễ hội này thường được tổ chức nhân dịp tướng lĩnh thắng trận trở về, mùa màng bội thu sau một đợt hạn hán hoặc đói kém kéo dài, mỗi khi hoàng đế đại xá thiên hạ, hoặc trong các dịp tấn phong Đông cung Hoàng thái tử. Triều đình cũng thường tổ chức những bữa tiệc xa hoa quy mô lớn trong các dịp đặc biệt, ví dụ như ngự yến ban cho 1.100 bô lão thành Trường An vào năm 664, bữa tiệc thiết đãi 3.500 tướng sĩ Thần Sách quân vào năm 768, hay bữa tiệc dành cho 1.200 cung nữ và hoàng thân quốc thích vào năm 826. Văn hóa uống rượu và các loại thức uống có cồn khác đã trở thành thứ không thể thiếu trong đời sống con người Trung Quốc. Tương truyền, vào đầu thế kỷ thứ 8, một vị quan đã xây một “tửu động” có nền lát bằng 5 vạn viên gạch. Trên mỗi viên gạch, ông đều cho đặt một bát rượu, tổng cộng 5 vạn bát, để cùng các bằng hữu thưởng rượu, đối ẩm.
Địa vị của phụ nữ
Các khái niệm về quyền lợi và địa vị xã hội của phụ nữ thời Đường nhìn chung tương đối cởi mở so với mặt bằng chung thế giới đương thời. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự đúng với phụ nữ thành thị thuộc tầng lớp quyền quý, vì phụ nữ và đàn ông vùng nông thôn thường phải thay nhau đảm nhận các công việc khác nhau. Thường thì người vợ và con gái trong gia đình sẽ đảm đương các công việc gia đình như dệt vải và nuôi tằm, trong khi người đàn ông thì thường đảm nhiệm công việc đồng áng.
Nhiều phụ nữ nữ thời Đường có thể đạt được địa vị tôn giáo tôn quý bằng cách xuất gia làm đạo sĩ. Các tú bà đứng đầu các kỹ viện lớn ở các khu phố phía Bắc thành Trường An là những người phụ nữ giàu có và quyền lực. Vào thời nhà Đường, nghề kỹ nữ rất được kính trọng. Kỹ nữ thông thạo quy tắc trên bàn rượu, được đào tạo bài bản về kỹ năng giao tiếp và ứng xử trên bàn ăn. Tuy nhiên, ngoài vai trò là người phục vụ các bữa yến tiệc, nhiều người trong số họ cũng được biết đến với vai trò ca nữ và thi sĩ tài ba. Một số kỹ nữ nổi danh và có ảnh hưởng lớn thời Đường bao gồm Tiết Đào, Lý Quý Lan và Ngư Huyền Cơ.
Tuy nổi tiếng với cách ứng xử lịch thiệp, song người kỹ nữ thường nắm thế chủ động trong các cuộc trò chuyện với nam nhân thuộc tầng lớp thượng lưu. Họ sẵn sàng chỉ trích công khai bất kỳ vị khách nào nói quá nhiều, những người thích thể hiện hoặc khoe khoang bản thân thái quá, hay những kẻ ứng xử thô lỗ làm hỏng bữa ăn của các vị khách khác (trong một trường hợp, một kỹ nữ thậm chí còn tự tay đánh gục một kẻ say rượu lăng mạ mình). Khi ca xướng tiếp đãi khách, nhiều kỹ nữ không chỉ tự sáng tác lời bài hát mà còn thường hát những câu thơ của các thi nhân nổi danh, góp phần truyền bá một loại hình thơ phổ nhạc mới.
Thời nhà Đường, vẻ đẹp tiêu chuẩn của người phụ nữ là mập mạp, tròn trịa. Đàn ông ưa chuộng phụ nữ quyết đoán, năng động. Bộ môn thể thao mã cầu du nhập từ Ba Tư trở thành một trào lưu cực kỳ phổ biến trong giới thượng lưu Trung Quốc cũng thường có phụ nữ tham gia (có thể nhận thấy thông qua những bức tượng đất nung thời kỳ này). Búi tóc của phụ nữ thường phức tạp, với nhiều kiểu dáng khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là “vọng tiên kế” (望仙髻), “phi thiên kế” (飛天髻). Phụ nữ quyền quý thường trang trí những món đồ trang sức lộng lẫy trên búi tóc, đeo vòng cổ ngọc trai, trang điểm bằng phấn phủ và nước hoa. Năm 671, triều đình có sắc lệnh buộc phụ nữ phải đội mũ có mạng che mặt nhằm tăng phần quý phái, song không có kết quả, vì một số phụ nữ bắt đầu mặc đồ nam giới, đội mũ đường cân, hoặc thậm chí là không đội gì.
Ẩm thực
Ngay từ thời Nam–Bắc triều (hay thậm chí là sớm hơn), uống trà (Camellia sinensis) đã trở thành một thói quen phổ biến ở miền Nam Trung Quốc. Bên cạnh việc là một loại thức uống được ưa chuộng, trà còn được các danh y thời Đường xem là “thuốc của trăm bệnh”. Theo thời gian, trà trở thành một từ đồng nghĩa với mọi sự tinh tế trong nhân gian. Thi sĩ Lư Đồng (790–835) yêu trà đến nỗi phần lớn thơ của ông đều có chủ đề về trà. Học giả Lục Vũ (733–804), nổi tiếng với những nghiên cứu về trà đạo, đã biên soạn nên một bộ sách lý luận Trà học có tên là Trà kinh. Tuy giấy gói đã bắt đầu được sử dụng tại Trung Quốc từ thế kỷ 2 TCN, song vào thời nhà Đường, người ta đã biết cách để sử dụng giấy gói làm những chiếc túi hình vuông để đựng và bảo quản hương vị của lá trà. Cũng trong thời kỳ này, người ta đã bắt đầu tìm ra nhiều công dụng khác của giấy. Dựa trên ghi chép của Nhan Chi Thôi (531–591), giấy vệ sinh lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 589 dưới thời nhà Tùy. Việc sử dụng giấy vệ sinh thời nhà Đường cũng được xác nhận bởi một du khách Ả Rập vào năm 851, người cho rằng người Trung Quốc thiếu sạch sẽ vì họ dùng giấy để chùi thay vì rửa sạch bằng nước.
Thời cổ đại, người Trung Quốc xem ngũ cốc, bao gồm ma (gai dầu), thử (kê), tắc (cao lương), mạch (gồm đại mạch và lúa mì), thục (đậu) là năm loại lương thực cơ bản nhất. Học giả Tống Ứng Tinh (1587–1666) thời Minh mạt Thanh sơ lưu ý rằng vào thời điểm Thần Nông dạy bách tính làm nông, lúa gạo không được xem là một trong năm loại ngũ cốc. Lý do là vì các vùng đất có khí hậu ẩm ướt thích hợp để trồng lúa ở miền Nam Trung Quốc lúc bấy giờ chưa được người Hoa Hạ định cư hoặc canh tác hoàn toàn. Cũng theo Tống Ứng Tinh thì vào thời nhà Minh, bảy phần mười lương thực của dân thường là gạo. Trong khi đó thì vào thời nhà Đường, lúa gạo không chỉ là loại thực phẩm quan trọng nhất ở miền Nam Trung Quốc, mà cũng dần trở nên phổ biến ở miền Bắc.
Mặc dù lúa gạo dần trở nên phổ biến, song loại lương thực chính thời Đường vẫn là lúa mì (trước đó là kê). Vì vậy, các loại bánh làm từ mạch dần trở thành một trong những mặt hàng chủ lực thời kỳ này. Bốn loại bánh chính bao gồm bánh hấp, bánh canh, bánh rán và bánh Hồ. Bánh hấp thường được tiêu thụ bởi cả thường dân lẫn quý tộc. Tương tự loại bánh mì kẹp Tây An ngày nay, bánh hấp thời Đường thường được nhồi với thịt và rau. Các hàng quán thường bày bán món bánh hấp giá rẻ dọc trên đường phố Trường An. Bánh canh là món ăn chính ở phương Bắc thời Nam–Bắc triều, song chúng vẫn tiếp tục được ưa chuộng thời nhà Đường. Bánh canh bao gồm nhiều món ăn tương tự như hoành thánh, mì và nhiều loại thực phẩm làm từ bột nhão khác. Trong khi giới quý tộc ưa chuộng hoành thánh thì thường dân lại thường ăn mì sợi vì chúng dễ chế biến hơn. Bánh rán chỉ bắt đầu phổ biến tại Trung Quốc vào thời nhà Đường và chúng thường được bày bán bên cạnh bánh bao tại các quán ăn ở các thành phố lớn như Trường An. Bánh Hồ là loại bánh cực kỳ phổ biến thời kỳ này, được cho là có xuất xứ từ Tây Vực và đã du nhập vào Trung Quốc dưới thời nhà Hán. Trong chữ Hán, “hồ” (胡) được dùng để chỉ những thứ đến từ đất người Hồ nói riêng hoặc từ bên ngoài Trung Quốc nói chung. Bánh Hồ được nướng trong lò, phủ vừng và được phục vụ tại các quán rượu, nhà trọ và các quầy hàng. Trong tác phẩm Nhập Đường cầu pháp tuần lễ hành kí của mình, cao tăng người Nhật Ennin (794–864) nhận xét rằng bánh Hồ là loại bánh được mọi tầng lớp nhân dân Trung Quốc ưa chuộng.
Thời nhà Đường, các loại thực phẩm và nguyên liệu nấu ăn phổ biến ngoài những thứ đã được liệt kê bên trên bao gồm đại mạch, tỏi, muối, củ cải, đậu nành, lê, mơ, đào, táo tây, táo tàu, lựu, đại hoàng, hạt phỉ, hạt thông, hạt dẻ, quả óc chó, khoai mỡ, khoai môn, v.v. Các loại thịt được tiêu thụ chính bao gồm thịt lợn, thịt gà, thịt cừu (đặc biệt được ưa chuộng ở Hoa Bắc), rái cá biển, gấu (khó săn bắt, nhưng có những công thức chế biến gấu hấp, luộc và ướp) và thậm chí là cả lạc đà hai bướu. Ở vùng duyên hải miền Nam, hải sản là loại thức ăn phổ biến nhất. Người Trung Quốc thích ăn sứa nấu với quế, tiêu Tứ Xuyên, thảo quả và gừng, cũng như hàu ướp rượu, mực ướp giấm xào gừng, sam biển, ghẹ, tôm và cá nóc—loại cá mà người Trung Quốc gọi là “lợn sữa sông” (河豚). Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cũng bị giới hạn bởi triều đình khuyến khích người dân không ăn thịt bò. Lý do là vì bò, đặc biệt là bò đực, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp. Trong các năm từ 831 đến 833, Đường Văn Tông () thậm chí còn áp đặt lệnh cấm giết mổ gia súc vì bản thân ông là một người sùng đạo Phật.
Thông qua hoạt động buôn bán đường biển và đường bộ, người Trung Quốc có thể mua đào từ Samarkand, chà là, hồ trăn và sung từ Đại Iran, hạt thông và rễ nhân sâm từ Triều Tiên và xoài từ Đông Nam Á. Dưới triều Hoàng đế Harshavardhana (), các sứ thần Ấn Độ đã đưa hai chuyên gia chế tạo đường ăn đến Trường An và thành công truyền dạy người Trung Quốc cách trồng mía. Các sản phẩm làm từ bông cũng được nhập khẩu nguyên chiếc từ vùng Bengal của Ấn Độ, dù vào thời kỳ này, người Trung Quốc đã bắt đầu biết cách trồng và chế biến bông. Sang đến thời nhà Nguyên, bông trở thành loại vải dệt hàng đầu tại Trung Quốc.
Bảo quản thực phẩm là những kỹ thuật rất quan trọng, được thực hành trên khắp Trung Quốc. Người dân thường sử dụng các phương pháp bảo quản đơn giản như đào rãnh sâu, ướp muối. Ngược lại, đồ ngự thiện của vua có thể được bảo quản trong những hầm băng lớn nằm rải rác bên dưới các khu vườn trong và ngoài thành Trường An. Người quyền quý và thượng lưu cũng có những hầm băng nhỏ dùng riêng. Mỗi năm, hoàng đế cho nhân công chạm khắc 1.000 khối băng từ các con suối đóng băng trên núi, mỗi khối có kích thước 0,91 m x 0,91 m x 1,1 m. Các món ăn ngon đông lạnh như dưa ướp lạnh là những món tráng miệng được ưa chuộng trong những ngày hè nóng bức.
Kinh tế
Thông qua Con đường Tơ lụa và thương mại hàng hải, người nhà Đường có cơ hội tiếp cận các mặt hàng hiếm cũng như tiếp thu nhiều công nghệ, tập quán mới lạ từ nước ngoài. Nhiều phong cách thời trang, các loại gốm sứ mới và kỹ thuật đúc bạc cải tiến từ châu Âu, Trung Đông, Trung và Nam Á du nhập vào Trung Quốc. Cũng trong thời kỳ này, người Trung Quốc bắt đầu làm quen với tập tục sử dụng ghế làm chỗ ngồi, thay vì dùng mỗi chiếu như trước. Nhiều giai điệu, vũ điệu và nhạc cụ nước ngoài cũng dần trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Các loại nhạc cụ du nhập vào Trung Quốc thời Đường gồm có kèn ô-boa, sáo và một số loại trống sơn mài nhỏ từ Tây Vực cũng như một số nhạc cụ khác đến từ Thiên Trúc như chũm chọe.
Thời kỳ nhà Đường chứng kiến sự tương tác chưa từng có với Thiên Trúc—một trung tâm kiến thức Phật giáo đương thời. Sau chuyến đi dài 17 năm tới Tây Trúc thỉnh kinh, hòa thượng Huyền Trang (mất 664) đã mang về những bản kinh tiếng Phạn có giá trị để biên dịch sang chữ Hán. Quan hệ gần gũi với Đột Quyết cũng góp phần thúc đẩy sự giao thoa giữa hai nền văn hóa. Nhiều giai điệu dân ca Đột Quyết truyền cảm hứng sáng tác thơ cho nhiều thi sĩ Trung Quốc, ngoài ra còn xuất hiện cuốn từ điển Trung–Đột Quyết dành cho những học giả, nho sinh có hứng thú. Tại nội địa Trung Quốc, thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ Đại Vận Hà. Việc triều đình tái cơ cấu hệ thống kênh rạch cũng giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển ngũ cốc và nhiều loại mặt hàng khác. Triều đình cũng duy trì hệ thống dịch trạm dài 32.100 km để chuyển công văn từ trung ương xuống địa phương và ngược lại.
Tiền tệ
Năm 621, Đường Cao Tổ cho đúc loại tiền xu Khai Nguyên thông bảo (開元通寶) và phát hành ra toàn quốc, chính thức chấm dứt hơn 7 thế kỷ Trung Quốc sử dụng loại tiền ngũ thù, với nhiều biến thể và chất lượng kém dần qua thời gian. Việc đúc và lưu hành loại tiền tệ mới vô cùng quan trọng đối với kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế của Nhà Đường. "Khai Nguyên" không phải là niên hiệu của Đường Cao Tổ mà ám chỉ sự khởi đầu của một thời đại mới. Tuy nhiên, sau thời nhà Đường, các loại tiền bắt đầu sử dụng niên hiệu của hoàng đế đương nhiệm kèm theo cụm từ "thông bảo". Các loại tiền trước thời Đường đều dùng chỉ số cân nặng để gọi tên như bán lạng (nặng nửa lạng) thời nhà Tần hay tam thù (nặng 3 thù), ngũ thù (nặng 5 thù) thời nhà Hán. Tiếp tục lưu hành trong hầu hết các đời hoàng đế nhà Đường, Khai Nguyên thông bảo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên quá trình đúc và lưu hành tiền tại Trung Quốc cũng như tại các quốc gia khác thuộc Vùng văn hóa Đông Á.
Thuế khóa
Những năm đầu nhà Đường, chính quyền thi hành chế độ Tô dung điệu (租庸調) – một loại thuế khóa lấy chế độ Quân điền làm cơ sở. Tô là thuế ruộng, mỗi suất đinh mỗi năm nộp 2 thạch kê hoặc 3 thạch thóc. Dung là thuế đinh, mỗi suất đinh mỗi năm phải làm lao dịch không công 20 ngày, năm nhuận 22 ngày. Nếu không muốn lao dịch có thể nộp lụa để thay, một ngày lao dịch tương đương 3 thước lụa. Điệu là thuế hộ, thuế suất căn cứ vào số lượng sản phẩm thủ công của địa phương. Tại các khu vực sản xuất lụa, thuế suất mà mỗi suất đinh phải nộp hàng năm là 2 trượng lụa và 3 lạng bông, tại những vùng không sản xuất lụa là 2,5 trượng vải gai, 3 cân sợi gai.
Sau loạn An Sử, chế độ Quân điền sụp đổ kéo theo sự phá sản của Tô dung điệu. Năm 780, một chế độ thuế khóa mới có tên là Lưỡng thuế pháp (兩稅法) được đưa vào áp dụng. Theo đó, triều đình lấy tổng chi phí chi tiêu của nhà nước làm để xác định mức thuế, lại chỉ căn cứ theo số ruộng đất và tài sản thực có để thu thuế tài sản và thuế ruộng đất. Thuế thu một năm hai lần, đợt thứ nhất không được phép quá tháng 6, đợt thứ hai không được phép quá tháng 11. Lưỡng thuế pháp chuyển từ thu thuế đinh sang thu thuế tài sản, giúp giảm bớt gánh nặng do tiền thuế, song nó cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tầng lớp thương nhân và địa chủ, vì vậy không được các nhóm này ủng hộ.
Chính quyền trung ương và địa phương lưu giữ số lượng lớn sổ sách địa chính để tiện cho việc thu thuế, song nhiều người biết chữ hoặc tầng lớp hào phú thường tự làm sổ sách và khế ước riêng. Những tài liệu này thường có chữ ký của chủ sở hữu, người làm chứng và người ghi chép nhằm chứng minh (khi cần) quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản ruộng đất. Nguyên mẫu của loại tài liệu này đã tồn tại từ thời nhà Hán và loại văn khế ước này càng trở nên phổ biến ở các triều đại sau, dần trở thành một phần của văn hóa văn học Trung Quốc.
Con đường tơ lụa
Vốn hình thành lần đầu dưới triều Hán Vũ Đế (), Con đường tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu và thế giới phương Tây bị gián đoạn trong nhiều thế kỷ do tác động từ các cuộc chiến tranh tại Trung Nguyên. Tuy nhiên, sau khi tướng Hầu Quân Tập (mất 643) chinh phạt Tây Vực, Con đường tơ lụa lại một lần nữa được khai thông và tiếp tục duy trì trong gần bốn thập kỷ, trước khi bị đóng tạm thời sau khi người Thổ Phồn giành quyền kiểm soát khu vực. Năm 699, dưới triều Võ Tắc Thiên, tuyến đường thương mại trên bộ kết nối trực tiếp Trung Quốc với phương Tây một lần nữa được khôi phục sau khi người Trung Quốc tái lập quyền kiểm soát lãnh thổ An Tây tứ trấn cũ (Cao Xương, Quy Từ, Vu Điền và Sơ Lặc).
Năm 722, nhà Đường chiếm được tuyến đường huyết mạch xuyên qua thung lũng Gilgit (Baltistan, Pakistan ngày nay) từ Thổ Phồn, song đã để mất nó vào tay người Thổ Phồn vào năm 737, trước khi tướng Cao Tiên Chi giành lại quyền kiểm soát khu vực này một lần nữa. Tuy nhiên, sau khi Loạn An Sử bùng nổ, nhà Đường buộc phải rút quân khỏi Tây Vực, tạo điều kiện cho Thổ Phồn chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ cũ của An Tây đô hộ phủ, qua đó cắt đứt mối liên hệ trực tiếp giữa phương Tây với Trung Quốc thông qua Con đường tơ lụa. Năm 848, sau khi thế lực Thổ Phồn suy vi vì nội loạn, những người Hán sinh sống tại Hà Tây nổi dậy giành quyền kiểm soát khu vực và quy phục triều đình nhà Đường vào năm 851. Những vùng đất này sở hữu những đồng cỏ và các khu vực chăn thả quan trọng trong việc nuôi ngựa mà nhà Đường rất cần.
Mặc dù từng có nhiều du khách từ châu Âu xa xôi đến Trung Quốc sinh sống và buôn bán, nhiều người trong số họ, chủ yếu là hòa thượng hoặc các nhà truyền giáo, đề cập đến luật nhập cư nghiêm ngặt của nhà Đường. Theo ghi chép của Huyền Trang và các hòa thượng từng đi tới Thiên Trúc thông qua Con đường tơ lụa, chính quyền nhà Đường thiết lập rất nhiều trạm kiểm soát dọc theo Con đường tơ lụa để kiểm tra giấy phép đi lại và hoạt động xuất nhập cảnh tới Trung Quốc. Nạn cướp bóc cũng là một vấn đề nan giải dọc các trạm kiểm soát và đô thị ốc đảo. Theo lời kể của Huyền Trang thì trên đường đi tới Thiên Trúc, đoàn lữ hành của ông từng không ít lần chạm trán các nhóm cường đạo.
Thương mại hàng hải
Các sứ thần Trung Quốc từng đến các vương quốc Ấn Độ thông qua đường biển từ rất sớm, có lẽ là thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên phải sang thời Đường, Trung Quốc mới thiết lập được sự hiện diện hàng hải mạnh mẽ tại Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ—trên tuyến đường biển tới Ba Tư, Lưỡng Hà (đi thuyền ngược sông Euphrates), Ả Rập, Ai Cập ở Trung Đông và Aksum (Ethiopia) và Somalia ở Sừng châu Phi.
Vào thời Đường, hàng nghìn thương nhân đến từ nhiều quốc gia khác nhau đến Trung Quốc làm ăn và sinh sống, bao gồm người Ba Tư, Ả Rập, Ấn Độ, Mã Lai, Bengal, Sinhala, Khmer, Chăm, Do Thái, tín đồ Cảnh giáo ở Cận Đông cũng như nhiều nước khác. Năm 748, hòa thượng Giám Chân mô tả thành Quảng Châu là một trung tâm buôn bán sầm uất, là nơi có nhiều tàu thuyền lớn ngoại quốc cập bến. Trong cuốn Việt tuyệt thư, Giám Chân viết rằng “nhiều tàu lớn từ Borneo, Ba Tư, Ha Lăng (Indonesia/Java) […] mang theo gia vị, ngọc trai, ngọc bích chất thành đống cao như núi.”
Mối quan hệ với người Ả Rập thời Đường thường khá căng thẳng, đỉnh điểm là vào ngày 30 tháng 10 năm 758, khi triều đình nhà Đường phải đương đầu với Loạn An Sử, cướp biển Ả Rập và Ba Tư tiến hành phóng hỏa và cướp phá thành Quảng Châu. Chính quyền phản ứng bằng cách đóng cửa cảng Quảng Châu trong khoảng 5 thập kỷ. Vì vậy, thuyền bè nước ngoài muốn buôn bán ở Trung Quốc đều phải cập cảng Giao Châu (Hà Nội ngày nay). Sau khi Quảng Châu tái mở cửa, hải cảng này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Năm 851, sau khi có dịp chiêm ngưỡng tận mắt các công đoạn sản xuất gốm ở Quảng Châu, thương gia Ả Rập Sulaiman al-Tajir đã bày tỏ sự ngưỡng mộ chất lượng tinh xảo của đồ gốm Trung Quốc. Trong cuốn sách của mình, ông cũng ghi chép về các địa danh, kho thóc, chính quyền địa phương Quảng Châu, bên cạnh việc sử dụng đồ gốm, gạo, rượu và trà. Sự hiện diện của người Ả Rập tại Quảng Châu chấm dứt khi phiến quân Hoàng Sào tràn vào thành và tiến hành đồ sát hàng vạn người bất kể sắc tộc.
Tàu thuyền từ các quốc gia Đông Á lân cận như Tân La, Bách Tế và Nhật Bản đều tham gia vào hoạt động mậu dịch trên biển Hoàng Hải do Tân La chi phối. Sau khi chiến tranh giữa Tân La và Nhật Bản bùng nổ vào cuối thế kỷ 7, hầu hết thương nhân Nhật Bản đều chọn đi thuyền từ Nagasaki đến các cảng ở cửa sông Hoài Hà và Trường Giang, hay thậm chí là cửa sông Tiền Đường ở xa về phía Nam, để tránh phải chạm trán tàu bè Tân La. Năm 838, để quay trở lại Nhật Bản, sứ bộ nước này đã mua 9 con tàu và chiêu mộ 60 thủy thủ Tân La từ các khu phố Triều Tiên ở các đô thị nằm dọc Hoài Hà. Theo ghi chép thì các thương thuyền Trung Quốc thời Đường cũng đã khởi hành đến Nhật Bản từ các cảng khác nhau nằm dọc bờ biển các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến ngày nay.
Thời nhà Đường, người Trung Quốc tiến hành sản xuất số lượng lớn các sản phẩm thủ công nghiệp để xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này được chứng minh qua việc phát hiện xác tàu đắm Belitung, một con tàu của người Ả Rập bị chìm ở eo biển Gaspar gần Belitung, Indonesia. Trong quá trình trục vớt xác tàu đắm, người ta phát hiện trên 60.000 hiện vật làm bằng gốm sứ, vàng, bạc, có niên đại thời Đường (bao gồm một bát có ghi dòng chữ: “ngày 16 tháng 7 năm Bảo Lịch thứ 2”, tức năm 826, gần như trùng với kết quả xác định niên đại gỗ hồi trên thân tàu bằng cacbon phóng xạ).
Kể từ năm 785, thương nhân Trung Quốc bắt đầu ghé thăm cảng Sufala trên bờ biển Đông Phi một cách thường xuyên, mục đích là để thoát khỏi sự phụ thuộc vào vai trò trung gian của người Ả Rập. Nhiều thư tịch Trung Quốc đương đại mô tả chi tiết về thương mại ở châu Phi. Nhà địa lý học Cổ Đam (730–805) có nhắc tới hai tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng nhất thời kỳ này, gồm một tuyến từ bờ biển Bột Hải đến Triều Tiên và một tuyến khác từ Quảng Châu qua Malacca đến quần đảo Nicobar, Sri Lanka, Ấn Độ, Ả Rập, Lưỡng Hà và Ba Tư. Năm 863, Đoàn Thành Thức (mất 863) mô tả chi tiết về hoạt động buôn bán nô lệ, ngà voi và long diên hương tại một quốc gia có tên là “Bobali”, mà các học giả hiện đại cho là Berbera ở Somalia. Tại Fustat (Cairo cũ), Ai Cập, sự nổi tiếng của gốm sứ Trung Quốc dẫn đến nhu cầu rất lớn đối với hàng hóa Trung Quốc, khiến nhiều thương nhân Trung Quốc tới đây buôn bán (sự hiện diện của người Trung Quốc trong khu vực tiếp tục diễn ra trong các thời kỳ sau đó, ví dụ như dưới thời nhà Fatima).
Một thương nhân Ả Rập tên là Shulama cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với thuyền buồm đi biển của người Trung Quốc. Ông cũng lưu ý rằng những con tàu Trung Quốc cập bến Lưỡng Hà thường rất lớn, có sức chứa lên đến 600–700 người, lại có độ mớn nước quá lớn nên chúng không thể tiến sâu vào sông Euphrates. Điều này buộc người Trung Quốc phải chở khách và hàng hóa bằng những chiếc thuyền nhỏ hơn.
Nhân khẩu
Chính quyền nhà Đường cố gắng thực hiện điều tra dân số một cách chính xác, mục đích là để có thể tiến hành thu sưu thuế và thực hiện chế độ quân dịch một cách hiệu quả. Vào thời sơ kỳ, do thuế suất điệu và tô là tương đối thấp, nên các hộ gia đình chủ động khai báo đầy đủ, cung cấp cho chính quyền thông tin nhân khẩu chính xác. Trong cuộc điều tra dân số vào năm 609 dưới thời nhà Tùy, chính quyền thống kê được 9 triệu hộ và khoảng 50 triệu dân. Tuy nhiên, con số này không tăng lên đáng kể trong cuộc điều tra dân số năm 755, khi toàn quốc ghi nhận 9.619.254 hộ và 52.880.488 dân. Theo Denis C. Twitchett, quan chức đương thời ước tính rằng chỉ 70% dân số thực hiện khai báo nhân khẩu. Patricia Ebrey cho rằng, bất chấp sự thiếu sót trong điều tra, dân số Trung Quốc không có sự tăng trưởng đáng kể từ thời Tây Hán, vốn ghi nhận 58 triệu người dưới thời Hán Bình Đế (). Không đồng tình với tuyên bố này, Twitchett và S.A.M. Adshead lần lượt ước tính dân số nhà Đường vào năm 750 là vào khoảng 70 hoặc 75 triệu người. Sử gia người Nhật Kaisaburo Hino thậm chí còn tiến xa hơn khi đưa ra con số là 20 triệu hộ và 140 triệu dân, song ước tính này được cho là quá cao so với thực tế.
Theo cuộc điều tra năm 754, toàn quốc có tổng cộng 1.859 thành thị, 321 châu và 1.538 huyện. Tuy có nhiều đô thị lớn và nổi bật, song dân số vùng nông thôn vẫn chiếm từ 80 tới 90% dân số cả nước. Thời kỳ nhà Đường cũng chứng kiến làn sóng di cư mạnh mẽ từ Hoa Bắc đến Hoa Nam. Vào cuối thời Tùy, dân số toàn miền Bắc Trung Quốc chiếm 75% tổng dân số cả nước. Chỉ riêng dân số hai khu vực Hà Bắc và Hà Nam đã chiếm một nửa cả nước, nhưng con số này đã giảm xuống còn khoảng một phần ba vào năm 742 do tác động của các cuộc chiến thời Tùy mạt, cũng như dịch bệnh và thiên tai. Các vùng Hoài Nam, Giang Đông vốn chỉ chiếm khoảng 8% tổng dân số vào năm 609, nhưng đã tăng lên 25% vào năm 742. Dân số khu vực Tứ Xuyên cũng tăng từ 4% lên 10%, vượt qua dân số của vùng đô thị ở Quan Trung. Nhìn chung, sự gia tăng dân số ở phía Nam trong nửa đầu nhà Đường gần như hoàn toàn tập trung ở vùng Đồng bằng Trường Giang. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Loạn An Sử và Loạn Hoàng Sào càng tạo ra nhiều làn sóng di cư từ miền Bắc xuống miền Nam hơn trước. Bên cạnh hạ lưu Trường Giang, các khu vực nằm sâu trong nội địa và Lĩnh Nam cũng chứng kiến sự gia tăng dân số nhanh chóng khi được nhiều người chạy nạn từ phương Bắc lựa chọn làm nơi định cư.
Dân số Trung Quốc chỉ thực sự chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể vào thời nhà Tống, khi tổng dân số tăng gấp đôi lên 100 triệu. Sự gia tăng dân số mạnh mẽ này là nhờ vào sự mở rộng hoạt động trồng lúa ở Hoa Trung và Hoa Nam, áp dụng canh tác giống lúa chiêm có xuất xứ từ vùng nhiệt đới, mà nhờ đó, nông dân có thể thu hoạch trong hai thay vì chỉ một vụ mùa mỗi năm. Những biến động vào cuối và sau thời Đường đã thay đổi hoàn toàn bản đồ nhân khẩu học Trung Quốc: miền Nam trở nên đông dân hơn miền Bắc và dân số giữa các vùng ở miền Nam cũng được phân bố một cách đều đặn hơn. Sau khi thành Trường An gần như bị phá hủy hoàn toàn trong Loạn Hoàng Sào, khu vực Quan Trung không còn được bất kỳ triều đại nào khác lựa chọn làm nơi định đô nữa.
Khoa học và công nghệ
Kỹ thuật
Thành tựu công nghệ của các triều đại trước đặt nền móng cho sự phát triển công nghệ thời nhà Đường. Những tiến bộ trong lĩnh vực máy đồng hồ và máy bấm giờ như hệ bánh răng cơ khí của Trương Hành (78–139) và Mã Quân, đã truyền cảm hứng cho nhà toán học, kỹ sư cơ khí, nhà thiên văn học và nhà sư Nhất Hạnh (683–727) phát minh ra bộ thoát đồng hồ đầu tiên trên thế giới vào năm 725. Bộ thoát đồng hồ của Nhất Hạnh kết hợp với đồng hồ nước và bánh xe nước, truyền động cho một hỗn thiên nghi mô phỏng quan sát thiên văn. Chiếc đồng hồ do Nhất Hạnh phát minh có cơ chế hẹn giờ tự động, một tiếng chuông sau mỗi giờ và một tiếng trống sau mỗi mười lăm phút, về cơ bản, tương tự như đồng hồ tháp chuông. Năm 730, đồng hồ thiên văn và hỗn thiên nghi thủy lực của Nhất Hạnh nổi tiếng khắp cả nước khi mọi Nho sinh tham gia kì khoa cử đều phải viết một bài luận về hai thiết bị này. Tuy nhiên, máy bấm giờ công cộng và cung đình phổ biến nhất vẫn là đồng hồ nước được hai kỹ sư nhà Tùy là Cảnh Tuân (mất 618) và Vũ Văn Khải (555–612) cải tiến thiết kế vào năm 610. Họ trang bị thêm một chiếc cân đòn giúp hiệu chỉnh định kỳ cột áp của bể bù nước, kiểm soát tốc độ dòng chảy theo thời lượng ngày và đêm khác nhau.
Thời nhà Đường, người Trung Quốc có rất nhiều phát minh cơ khí độc đáo. Một trong số đó là máy rót rượu cao 0,91 mét ra đời vào thế kỷ thứ 8, dạng một quả núi nhân tạo bằng sắt, được chạm khắc và gắn trên khung gỗ sơn mài hình con rùa. Thiết bị phức tạp này sử dụng vòi thủy lực hút rượu tuôn khỏi miệng rồng và một chiếc bát nghiêng được hẹn giờ để mỗi khi đầy ắp rượu sẽ trút bớt xuống một hồ nhân tạo có nhiều chiếc lá sắt dùng làm đĩa đựng đồ ăn. Sử gia Charles Benn miêu tả:
Tuy nhiên, hình nhân cơ khí trong cổ máy rót rượu trên không hẳn là một phát minh mang tính đột phá của thời Đường, bởi người Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo hình nhân cơ khí từ tận thời nhà Tần. Vào thế kỷ thứ 3, Mã Quân từng chế tạo hẳn một nhà hát hình nhân cơ khí chạy nhờ guồng nước. Cũng có một máy rót rượu tự động được biết đến trong thế giới Hy-La cổ đại, do Heron xứ Alexandria phát minh, gồm một chiếc bình có van bên trong và một thiết bị đòn bẩy tương tự như mô tả ở trên. Có rất nhiều giai thoại về thiết bị tự động thời Đường còn lưu truyền đến nay. Chẳng hạn như bức tượng hòa thượng bằng gỗ của tướng Dương Vụ Liêm dang tay để thu thập tiền công đức; khi khối lượng tiền xu đạt một mức nhất định, hình nhân cơ khí sẽ di chuyển cánh tay, trút tiền xu vào một cái túi. Cơ chế đòn bẩy đối trọng này giống hệt máy đánh bạc đồng xu của Heron. Ngoài ra, còn một số máy tự động khác như “rái cá gỗ” của Vương Cư được cho là có thể bắt cá; Needham ngờ rằng máy này áp dụng một cái bẫy lò xo.
Trong lĩnh vực kỹ thuật kết cấu và kiến trúc, cuốn Doanh thiện lệnh biên soạn thời Sơ Đường quy định các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng của chính phủ. Tuy không còn tồn tại, song một vài trích đoạn của sách vẫn còn sót lại nằm rải rác trong Đường luật—bộ pháp điển chính thức của nhà Đường. Ngày nay, cuốn Doanh tạo pháp thức của Lý Giới (1065–1101) thời Tống là chuyên luận kỹ thuật đầy đủ và lâu đời nhất về kiến trúc Trung Quốc còn tồn tại. Theo ghi chép, vào thời Đường Huyền Tông (712–756), tổng cộng 34.850 thợ thủ công chính quy làm việc cho nhà nước, chịu sự quản lý của cơ quan Tương tác giám thuộc bộ Công.
In mộc bản
Sự ra đời của công nghệ in mộc bản giúp nhiều người có cơ hội tiếp cận với sách vở hơn. Một trong những tài liệu in ấn lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới là một cuốn kinh Đà-la-ni kích cỡ nhỏ, khai quật tại Tây An vào năm 1974 và có niên đại khoảng từ năm 650 đến năm 670. Kim cương kinh là cuốn sách hoàn thiện đầu tiên được in ở kích cỡ thường, được trang trí bằng hình ảnh minh họa và có niên đại chính xác là vào năm 868. Những tài liệu in ấn đầu tiên bao gồm kinh điển Phật giáo và lịch, một phương tiện thiết yếu để xem ngày tốt, xấu. Do ngày càng có nhiều sách vở tiếp cận đại chúng, tỷ lệ người biết chữ có thể đã được cải thiện, học trò xuất thân từ các tầng lớp thấp trong xã hội cũng có cơ hội tiếp cận với tài liệu học tập có giá phải chăng. Sang thời nhà Tống thì càng có nhiều sĩ tử xuất thân khiêm tốn tham gia các kỳ khoa cử. Tuy kỹ thuật in chữ rời do Tất Thăng phát minh vào thời nhà Tống được xem là một bước đột phá trong ngành công nghệ in ấn thời bấy giờ, song công nghệ in mộc bản phổ biến từ thời Đường sẽ vẫn là phương pháp in ấn thống trị tại Trung Quốc cho đến khi những loại máy in tiên tiến hơn từ châu Âu được du nhập và sử dụng rộng rãi ở Đông Á.
Bản đồ học
So với thời nhà Hán, thời kỳ nhà Đường chứng kiến những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực bản đồ học. Khi còn làm hoàng môn thị lang dưới thời nhà Tùy, tể tướng nhà Đường Bùi Củ (547–627) từng chế tạo một tấm bản đồ nổi tiếng, ứng dụng lưới tọa độ của Bùi Tú (224–271) thời Tam Quốc. Được biết, tể tướng Hứa Kính Tông (592–672) cũng từng hoàn thành một tấm bản đồ Trung Quốc vào năm 658. Năm 785, Đường Đức Tông hạ lệnh cho Cổ Đam (730–805) thực hiện một tấm bản đồ vẽ Trung Quốc và các lãnh thổ cũ ở Trung Á. Khi hoàn thành vào năm 801, bản đồ có kích thước 9,1 × 10 mét, có tỷ lệ 1 thốn tương đương với 100 lý. Vũ tích đồ thời Tống cũng có tỷ lệ chia độ là 100 lý cho mỗi ô lưới chữ nhật. Tuy nhiên, loại bản đồ thời Đường duy nhất còn tồn tại là Đôn Hoàng tinh đồ, mô phỏng vị trí các chòm sao. Mặc dù vậy, bản đồ địa hình sớm nhất của Trung Quốc còn tồn tại tới ngày hôm nay có nguồn gốc từ nước Tần thời Chiến Quốc, có niên đại vào khoảng thế kỷ 4 TCN, được khai quật vào năm 1986.
Y học
Người Trung Quốc thời Đường chú trọng đến lợi ích của việc phân loại tất cả các loại thuốc dùng trong y dược. Năm 657, Đường Cao Tông cho biên soạn một cuốn bách khoa toàn thư về dược liệu học, chứa đựng các ghi chép và minh họa về 833 loại dược liệu khác nhau chiết xuất từ đá, khoáng chất, kim loại, thực vật, thảo mộc, động vật, rau và ngũ cốc. Bên cạnh biên soạn dược điển, chính quyền nhà Đường cũng cố gắng thúc đẩy ngành y bằng cách duy trì các trường dạy y thuật, mở các khoa thi y học để tuyển chọn thầy thuốc, hoặc sản xuất sổ tay pháp y cho thầy thuốc.
Một số thấy thuốc nổi tiếng thời Đường gồm có Chân Quyền (mất 643) và Tôn Tư Mạc (581–682). Chân Quyền là người đầu tiên ghi chép về dư lượng đường trong nước tiểu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, trong khi Tôn Tư Mạc là người đầu tiên nhận thức rằng bệnh nhân tiểu đường nên kiêng thức uống có cồn và thực phẩm giàu tinh bột. Theo ghi chép của Chân Quyền và một số thầy thuốc khác thời Đường, tuyến giáp của cừu và lợn được dùng làm thuốc để chữa trị bệnh gút (tại phương Tây, tuyến giáp chỉ bắt đầu được sử dụng trong y học vào năm 1890 để chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ). Phương thức trám răng dùng thiếc và bạc cũng được đề cập lần đầu trong Tân Tu bản thảo của Tô Kính (599–674).
Giả kim thuật, bình gas và điều hòa không khí
Các nhà khoa học Trung Quốc thời Đường thường áp dụng các công thức hóa học phức tạp để chế tạo nhiều loại sản phẩm như kem hoặc vecni chống thấm nước, chống bám bụi dành cho quần áo hoặc vũ khí, xi măng chống cháy dùng cho đồ thủy tinh và gốm sứ, kem chống thấm dùng cho quần áo lụa của thợ lặn, kem đánh bóng gương đồng v.v.
Ngay từ thời Tây Hán, người Trung Quốc đã biết cách vận chuyển khí thoát ra từ mặt đất bằng ống tre để đun sôi nước để trích xuất muối. Theo một cuốn địa chí của Tứ Xuyên thì vào thời Đường, nhiều người tụ tập tại một “giếng lửa” sâu 182 mét để thu thập khí gas vào một ống tre di động, có thể mang đi hàng chục kilômét mà vẫn cháy. Đây thực chất là những bình gas đầu tiên trong lịch sử. Robert Temple cho rằng một ống tre như vậy có thể được lắp một loại vòi nào đó để đóng, mở khi sử dụng.
Nhà phát minh Đinh Hoãn thời Đông Hán đã chế tạo một chiếc quạt quay để điều hòa không khí. Đây là một hệ thống gồm 7 bánh xe có đường kính 3 mét và được quay bằng tay để tạo ra luồng gió. Năm 747, Đường Huyền Tông đã cho dựng một tháp làm mát trong cung. Sách Đường ngữ lâm mô tả hệ thống bao gồm những bánh xe quay bằng sức nước để tạo luồng gió mang hơi ẩm làm mát không khí. Sang đến thời Tống, nhiều thư tịch cổ cũng đã đề cập tới việc sử dụng hệ thống làm mát không khí nói trên một cách rộng rãi bởi nhiều đối tượng khác nhau.
Xem thêm
Lịch sử Triều Tiên
Lịch sử Nhật Bản
Mãn Châu
Người Mông Cổ
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử Tây Tạng
Đột Quyết
Hồi Hột
Khiết Đan
Loạn Hoàng Sào
Tiết độ sứ
Thơ Đường
Chú thích
Tham khảo
Thư mục
Phương Tây
(bìa giấy).
Tiếng Trung
Tiếng Việt
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Nhà Đường trên trang web của Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan
Đường thi tam bách thủ trên Thi viện
Video giới thiệu về nghệ thuật nhà Đường trên trang web của Học viện Mỹ thuật Minneapolis
Hội họa Tùy Đường
Tư trị thông giám, quyển 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199.
Nhà Đường
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc
Triều đại Trung Quốc
Trung Quốc thế kỷ 8
Trung Quốc thế kỷ 7
Đế quốc Trung Hoa
Trung Quốc thế kỷ 10
Trung Quốc thế kỷ 9
Châu Á trung cổ |
12322 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%A5y%20trang | Ngụy trang | Ngụy trang (chữ Hán: 偽裝, nghĩa là "giả vờ hoá trang") là phương pháp thay đổi ngoại hình, hình dáng của một vật thể để nó trở nên lẫn vào môi trường xung quanh khi quan sát từ bên ngoài. Trong sinh học, đây là hành vi (tập tính) của sinh vật nhằm trốn tránh khỏi khả năng quan sát của đối tượng khác bằng cách ẩn mình trong môi trường xung quanh. Tập tính này có thể giúp sinh vật trốn tránh kẻ thù hoặc dễ dàng hơn trong việc săn mồi. Trong quân sự, ngụy trang là một chiến thuật. Một số ví dụ điển hình của ngụy trang như những đường vằn trên lưng con hổ để lẫn vào trong môi trường là đồng cỏ hay nón lá ngụy trang của người lính để lẫn vào trong môi trường là rừng cây.
Trong tự nhiên
Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó. Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm. Chẳng hạn như con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh chính là minh hoạ cho sự tài tình của tập tính ngụy trang trong tự nhiên.
Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau. Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.
Hình ảnh
Trong quân sự
Ngụy trang chưa được sử dụng rộng rãi trong những cuộc chiến xa xưa. Các quân đội thế kỷ 19 có xu hướng sử dụng các màu sắc và thiết kế ấn tượng, đậm nét. Những điều này với ý định làm nhụt chí kẻ thù, khuyến khích gia nhập, tăng cường sự hòa nhập hoặc giúp các đơn vị dễ phân biệt nhau. Những đơn vị không chuyên, nhỏ đi tiền phương ở thế kỷ 18 là những người đầu tiên sử dụng những màu tối xỉn nâu và xanh lá cây. Các quân đội lớn vẫn trung thành với màu sắc rực rỡ cho đến khi ưu điểm của quần áo ngụy trang được chứng minh.
Người Anh ở Ấn Độ năm 1857 buộc phải nhuộm các áo bó màu đỏ sang màu trung tính, ban đầu là màu bùn gọi là khaki. Những bộ đồng phục màu trắng vùng nhiệt đới được nhuộm sang màu nhờ nhờ bằng cách nhúng vào chè. Đây chỉ là biện pháp tạm thời, nhưng màu sắc đó trở thành chuẩn mực cho quân độ phục vụ ở Ấn Độ từ những năm 1880. Cho đến chiến tranh Boer lần thứ hai năm 1902, màu nâu xám mới trở thành chiến phục cho toàn quân đội Đế quốc Anh. Ngày nay, quân đội các nước trên thế giới trang bị đồng phục tác chiến cũng như sơn màu các trang thiết bị theo một màu ngụy trang tiêu chuẩn phù hợp với địa hình, địa điểm tác chiến.
Xem thêm
Chiến tranh du kích
Du kích
Màu sắc ngụy trang
Trang phục quân đội
Flecktarn, kỹ thuật ngụy trang của quân đội Đức.
CADPAT, kỹ thuật ngụy trang của quân đội Canada.
Ngụy trang chủ động, kỹ thuật ngụy trang của Không lực Hoa Kỳ.
MARPAT, kỹ thuật ngụy trang dùng bởi hải quân Hoa Kỳ từ năm 2002.
Kỹ thuật ngụy trang của du kích Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Alan Raven - The Development of Naval Camouflage 1914 – 1945
Craig Roland - The Art of Camouflage - The History of Camouflage
Roy R. Behrens - Art and Camouflage: An Annotated Bibliography
U.S. Army manual FM 21-76 on camouflage
Guy Hartcup - Camouflage: A History of Concealment and Deception in War (1980)
WWII War Department Field Manual FM 5-20B: Camouflage of Vehicles (1944)
Liên kết ngoài
kamouflage.net: trang dành cho các trang phục ngụy trang của quân đội
Chiến thuật quân sự
Tập tính sinh học
Tương tác sinh học
Săn mồi
Kỹ năng sinh tồn
Lừa dối
Săn
Ngụy trang quân sự
Ngụy trang
Bắt chước
fr:Camouflage (militaire) |
12328 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu%20L%C6%B0%C6%A1ng%20%28Ng%C5%A9%20%C4%91%E1%BA%A1i%29 | Hậu Lương (Ngũ đại) | Nhà Hậu Lương () (5 tháng 6 năm 907-923) là một trong năm triều đại của thời kỳ Ngũ đại Thập quốc của Trung Quốc. Triều đại này do Chu Ôn (còn gọi là Chu Toàn Trung) thành lập, đóng đô ở Biện Lương (Khai Phong).
Thành lập
Năm 882, Chu Ôn, khi đó là một tướng của Hoàng Sào, đã đầu hàng nhà Đường, được nhà Đường cho đổi tên thành Chu Toàn Trung và giao cho quyền cao chức trọng, dần dần trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh. Năm 900, Đường Chiêu Tông có ý đồ chống lại tập đoàn Hoạn quan nên bị họ cầm tù. Tể tướng Thôi Dận mời Chu Toàn Trung đem quân về Kinh đô tiêu diệt bọn hoạn quan. Nạn Hoạn quan được diệt trừ, nhưng mọi quyền hành đều rơi vào tay Chu Toàn Trung. Năm 904, Chu Toàn Trung giết Đường Chiêu Tông để lập Đường Ai Đế và đến năm 907 thì giành hẳn ngôi nhà Đường, lập nên triều Hậu Lương.
Biến loạn cung đình
Chu Ôn lên ngôi, tức Lương Thái Tổ. Tuy thay thế nhà Đường nhưng Hậu Lương chỉ làm chủ phần lớn Trung Nguyên, nhiều nơi vẫn cát cứ từ cuối thời Nhà Đường không đánh chiếm được, một số vùng lãnh thổ khác yếu hơn thì thần phục ở mức độ hạn chế. Phía đông bắc là nước Yên (Lưu Thủ Quang), phần Sơn Tây bị nước Tấn (Lý Khắc Dụng) cát cứ, phía tây là nước Kỳ (Lý Mậu Trinh) và Tiền Thục (Vương Kiến), phía nam là một loạt nước Sở, Mân, Ngô, Ngô Việt và sau đó là Nam Hán (Lưu Cung - 917).
Nhà Lương phải lo đối phó với đối thủ lớn nhất là nước Tấn của họ Lý trong suốt thời gian tồn tại vì hai họ Chu, Lý có thâm thù từ cuối thời Nhà Đường.
Chu Ôn hoang dâm, thường bắt các con dâu vào hầu khiến các con trai tức giận. Năm 912, con thứ Chu Hữu Khuê giết cha trong cung và lên làm vua. Chưa được 1 năm, sang năm 913, một người con khác là Chu Hữu Trinh giết Chu Hữu Khuê và lên ngôi, tức Lương Mạt Đế. Nhà Hậu Lương dần dần suy yếu trước nước Tấn.
Năm 923, con Lý Khắc Dụng là Lý Tồn Húc đánh chiếm Biện Lương (Khai Phong). Lương Mạt Đế nhảy vào lửa tự vẫn. Lý Tồn Húc lên làm vua, lập ra nhà Hậu Đường.
Nhà Hậu Lương mất từ đó, có 3 vua, truyền được 17 năm. Do thời Ngũ đại, chiến tranh, binh biến lật đổ liên miên nên Lương Mạt Đế chính là vị vua trị vì lâu nhất (11 năm).
Các vị vua của Hậu Lương
Xem thêm
Tiết độ sứ
Nhà Đường
Hoàng Sào
Nhà Hậu Đường
Tham khảo
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Triều đại Trung Quốc
Ngũ đại Thập quốc |
12330 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu%20%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng | Hậu Đường | Nhà Hậu Đường là một trong năm triều đại trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, cai trị Bắc Trung Quốc từ năm 923 đến năm 936.
Thành lập
Lý Khắc Dụng là thủ lĩnh tộc Sa Đà, có công cùng Chu Ôn dẹp Khởi nghĩa Hoàng Sào cuối thời Đường. Sau khi Hoàng Sào bị diệt, hai người cùng các quân phiệt khác quay sang tranh chấp quyền bá chủ khi nhà Đường đã suy yếu. Lý Khắc Dụng yếu thế hơn phải rút về Sơn Tây. Chu Ôn giành quyền kiểm soát phần lớn Trung Nguyên, cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương.
Con Khắc Dụng là Lý Tồn Úc nối chí cha quyết tâm diệt Lương rửa hận. Thế lực ngày càng hùng mạnh, Lý Tồn Úc trước tiên diệt nước Yên của cha con Lưu Nhân Cung - Lưu Thủ Quang, đánh Liêu và tới năm 923 diệt nhà Hậu Lương để lên ngôi.
Ông dời đô về Lạc Dương. Tự nhận mình là người thừa kế của họ Lý nhà Đường, ông đổi quốc hiệu là Đường, sử sách sau này gọi là Hậu Đường để phân biệt với nhà Đường trước đó. Lý Tồn Úc tức là Đường Trang Tông.
Chính trị
Tuy nhiên, công việc triều chính vẫn ở trong tay giới sĩ tộc người Hán, do người Sa Đà rất ít, không quá 100.000 và còn rất lạc hậu, không thể coi là một lực lượng mạnh về phương diện chính trị. Họ coi công việc nhà nước như việc nhà, muốn giao hết những chức vụ quan trọng cho những người thân thích, nhưng số này không đủ, đành phải giao cả những chức quan võ cho ngoại nhân, bất kỳ là giống người nào, còn những chức vụ hành chính thì giao cho người Hán. Họ đặt ra đủ các thứ thuế, bóp nặn nông dân đến khánh kiệt mà vẫn không đủ nuôi quân lính vì chiến tranh liên miên.
Các cuộc binh biến
Sau khi diệt được Hậu Lương, Lý Tồn Úc chỉ hưởng lạc không lo chính sự, thích xem diễn tuồng. Năm 926, ông bị một kép hát giết chết khi 41 tuổi. Một người con nuôi của Lý Khắc Dụng là Lý Tự Nguyên (hay Lý Đản), khi đó đã 59 tuổi, mang quân trấn thủ từ Hà Đông về chiếm giữ kinh thành Lạc Dương lên làm vua, tức Hậu Đường Minh Tông. Có ý kiến cho rằng việc thí nghịch Hậu Đường Trang Tông do Tự Nguyên chủ mưu.
Hậu Đường Minh Tông là một trong các vị vua giỏi thời Ngũ Đại. Các nhà sử học đánh giá khá cao thời trị vì của ông trong hơn 50 năm loạn lạc của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền trong cảnh Trung Hoa loạn lạc, ông thường thắp hương khấn trời rằng: "Tôi là người Hồ, may được làm vua. Mong trời sinh ra bậc minh quân để dẹp loạn khiến thiên hạ thái bình". Có ý kiến cho rằng lời khẩn cầu của ông thực hiện năm 927, đã được linh ứng, vì năm đó Triệu Khuông Dận ra đời, sau này trở thành người lập ra nhà Tống, chấm dứt thời loạn lạc Ngũ Đại thập quốc.
Năm 933, Đường Minh Tông chết, con nhỏ Lý Tùng Hậu lên thay, tức Hậu Đường Mẫn Đế. Được 1 năm, một người con nuôi Minh Tông là Lý Tùng Kha không phục, làm binh biến giết Tùng Hậu lên ngôi, tức là Hậu Đường Phế Đế (hay Xuất Đế).
Diệt vong
Con rể Đường Minh Tông là Thạch Kính Đường muốn giành ngôi nhà Hậu Đường, bèn giao thiệp với người Khiết Đan (nhà Liêu) phía bắc xin viện binh, với giao ước cắt đất 16 châu Yên Vân cho Liêu nếu thắng lợi. Khẩn thiết hơn, Kính Đường đã 45 tuổi, xin gọi Vua Liêu Gia Luật Đức Quang mới 34 tuổi làm "cha". Đức Quang đồng ý giúp binh. Năm 936, liên quân Khiết Đan-Hậu Tấn diệt được Đường Phế Đế. Hoàng đế Lý Tùng Kha của triều Hậu Đường cùng hoàng hậu, thái hậu lên lầu Huyền Vũ tại kinh thành tự thiêu. Thạch Kính Đường lên ngôi, lập ra nhà Hậu Tấn.
Nhà Hậu Đường truyền được mười ba năm, tổng cộng bốn đời vua.
Các vị vua nhà Hậu Đường
Chú thích
Xem thêm
Đột Quyết (Göktürk)
Chu Ôn
Lý Tồn Úc
Hoàng Sào
Nhà Hậu Lương
Nhà Hậu Tấn
Tham khảo
Hậu Đường, nhà
Hậu Đường, nhà
Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
Lịch sử các dân tộc Turk
Triều đại Trung Quốc
Ngũ đại Thập quốc |
12334 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A3y%20Fibonacci | Dãy Fibonacci | Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó. Công thức truy hồi của dãy Fibonacci là:
Lịch sử
Dãy số Fibonacci được Fibonacci, một nhà toán học người Ý, công bố vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci - Sách về toán đồ qua 2 bài toán: Bài toán con thỏ và bài toán số các "cụ tổ" của một ong đực.
Henry Dudeney (1857 - 1930) (là một nhà văn và nhà toán học người Anh) nghiên cứu ở bò sữa, cũng đạt kết quả tương tự.
Thế kỉ XIX, nhà toán học Edouard Lucas xuất bản một bộ sách bốn tập với chủ đề toán học giải trí, ông đã dùng tên Fibonacci để gọi dãy số kết quả của bài toán từ cuốn Liber Abaci – bài toán đã sinh ra dãy Fibonacci.
Những bài toán mở đầu
2 bài toán sau đây được trích từ sách Liber Abacci do Fibonacci viết vào năm 1202. Đây là những bài toán mẫu mực dẫn đến khảo sát dãy số Fibonacci.
Bài toán số con thỏ
Một đôi thỏ (gồm một thỏ đực và một thỏ cái) không sinh cho đến khi chúng đủ 2 tháng tuổi. Sau khi đủ 2 tháng tuổi, mỗi đôi thỏ sinh một đôi thỏ con (gồm một thỏ đực và một thỏ cái) mỗi tháng. Hỏi sau n tháng có bao nhiêu đôi thỏ, nếu đầu năm (tháng Giêng) có một đôi thỏ sơ sinh
Trong hình vẽ trên, ta quy ước:
Cặp thỏ xám là cặp thỏ có độ tuổi 1 tháng.
Cặp thỏ được đánh dấu (màu đỏ và màu xanh) là cặp thỏ có khả năng sinh sản.
Nhìn vào hình vẽ trên ta nhận thấy:
Tháng Giêng và tháng Hai: Chỉ có 1 đôi thỏ.
Tháng Ba: đôi thỏ này sẽ đẻ ra một đôi thỏ con, do đó trong tháng này có 2 đôi thỏ.
Tháng Tư: chỉ có đôi thỏ ban đầu sinh con nên đến thời điểm này có 3 đôi thỏ.
Tháng Năm: có hai đôi thỏ (đôi thỏ đầu và đôi thỏ được sinh ra ở tháng Ba) cùng sinh con nên ở tháng này có 2 + 3 = 5 đôi thỏ.
Tháng Sáu: có ba đôi thỏ (2 đôi thỏ đầu và đôi thỏ được sinh ra ở tháng Tư) cùng sinh con ở thời điểm này nên đến đây có 3 + 5 = 8 đôi thỏ.
Khái quát, nếu n là số tự nhiên khác 0, gọi f(n) là số đôi thỏ có ở tháng thứ n, ta có:
Với n = 1 ta được f(1) = 1.
Với n = 2 ta được f(2) = 1.
Với n = 3 ta được f(3) = 2.
Do đó với n > 2 ta được: f(n) = f(n-1) + f(n-2).
Điều đó có thể được giải thích như sau: Các đôi thỏ sinh ra ở tháng n -1 không thể sinh con ở tháng thứ n, và ở tháng này đôi thỏ tháng thứ n - 2 sinh ra một đôi thỏ con nên số đôi thỏ được sinh ra ở tháng thứ n chính là giá trị của f(n - 2).
Số các "cụ tổ" của một con ong đực
Fibonacci đã mô tả dãy các tổ tiên của một con ong đực như sau:
(Loài ong có thể thụ tinh đơn tính hoặc lưỡng tính).
Giả sử rằng:
Nếu một trứng ong thụ tinh bởi chính con ong cái nó nở thành một con ong đực
Tuy nhiên, nếu một trứng thụ tinh bởi một ong đực nó nở thành một con ong cái.
Như vậy một con ong đực sẽ luôn có một mẹ, và một con ong cái sẽ có cả bố và mẹ.
Ta bắt đầu tính số các con ong tổ tiên của một con ong đực. Xét một con ong đực ở thế hệ thứ n. Nhìn vào hình trên ta thấy:
Trước một đời, thế hệ n-1: Con ong đực chỉ có một mẹ (1 ong cái).
Trước hai đời, thế hệ n-2: Con ong cái đời n-1 có 2 bố mẹ, một ong bố (đực) và một ong mẹ (cái)(2 con ong: 1 đực+ một cái)).
Trước ba đời, thế hệ n-3: Con ong cái thế hệ n-2 lại có hai bố mẹ, một ong bố (đực) và một ong mẹ (cái), và con đực thế hệ n-2 có một mẹ (3 con ong: 1 ong đực + 2 ong cái)
Trước bốn đời, thế hệ n-4: Hai con cái, mỗi con có 2 cha, mẹ và mỗi con đực có một mẹ (5 con ong: 2 ong đực 3 ong cái)
Tiếp tục quá trình này ta sẽ có một dãy số Fibonacci.
Kết luận
Như vậy, công việc giải quyết hai bài toán trên của Fibonacci dẫn tới việc khảo sát dãy số f(n) xác định:
f(0)= 0.
f(1)= 1.
f(2)= 1.
f(n)= f(n-1) +f(n-2) với n > 2.
Đó là dãy Fibonacci và các số hạng trong dãy được gọi là các số Fibonacci.
Các phần tử đầu tiên của dãy
Người ta chứng minh được rằng công thức tổng quát cho dãy Fibonacci là:
Quan hệ với tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng (phi), được đinh nghĩa là tỷ số khi chia đoạn thẳng thành hai phần sao cho tỷ lệ giữa cả đoạn ban đầu với đoạn lớn hơn bằng tỷ số giữa đoạn lớn và đoạn nhỏ. Có thể chứng minh rằng nếu quy độ dài đoạn lớn về đơn vị thì tỷ lệ này là nghiệm dương của phương trình:
, hay tương đương
chính là số .
Công thức dạng tường minh
Cũng như mọi dãy số xác định bởi công thức đệ quy tuyến tính, các số Fibonacci có thể tìm được công thức dạng tường minh.
Ta sẽ chứng minh (công thức Binet):
, trong đó là tỷ lệ vàng ở trên.
Như vậy, từ hệ thức truy hồi Fibonacci ta có:
sẽ dẫn tới phương trình xác định tỷ lệ vàng
(là phương trình đa thức đặc trưng của hồi quy).
Chứng minh
Chứng minh (bằng quy nạp):
Một nghiệm bất kỳ của phương trình trên thoả mãn tính chất . Nhân hai vế với có:
Chú ý rằng, theo định nghĩa là một nghiệm của phương trình và nghiệm kia là . Do đó:
{|
| || và
|-
| ||
|}
Bây giờ định nghĩa hàm:
xác định với mọi số thực
Tất cả các hàm này thỏa mãn hệ thức truy hồi Fibonacci, thật vậy:
{|
|||
|-
| ||
|-
| ||
|-
| ||
|}
Bây giờ chọn và . Tiếp tuc:
và
những chứng minh ở trên chứng tỏ rằng
với mọi n.
Chú ý rằng, với hai giá trị khởi đầu bất kỳ của , hàm là công thức tường minh cho một loạt các hệ thức truy hồi.
Giới hạn của thương kế tiếp
Johannes Kepler, đã chứng minh sự hội tụ sau:
hội tụ tới tỷ lệ vàng (phi)
Thực ra kết quả này đúng với mọi cặp giá trị khởi đầu, trừ (0, 0).
Từ công thức tường minh, ta có, với mọi :
{|
|-
|
|
|-
| ||
|-
| || ,
|}
vì thế, như dễ dàng thấy, và như vậy
Chứng minh
Phương pháp tính số
Việc giải một hệ thức truy hồi tổng quát dựa trên việc giải phương trình đặc trưng của nó. Lấy ví dụ như, cho hệ thức truy hồi dạng an = c1an-1+ c2an-2 +... +ckan-k (1)
Khi đó nghiệm của hệ là r sẽ có dạng: rn = c1rn-1 + c2rn-2 +c3rn-3 +...+ckrn-k
Giải phương trình trên ta được các nghiệm phân biệt r1,r2,....,rn-1.Đồng thời ta có an=b1r1n +b2r2n +...+bn-1rn-1n (2)
Do vậy giải hệ phương trình (2) với a1,a2,.., an cho trước ta sẽ nhận được các giá trị b1,b2,...,bn-1, thay trở lại ta sẽ có phương trình tổng quát dành cho hệ thức truy hồi (1)
Biểu diễn ma trận
Từ hệ thức truy hồi ta có phương trình liên hệ lặp tuyến tính 2 chiều mô tả dãy Fibonacci là
có thể ký hiệu lại dưới dạng
từ điều này suy ra: . Các giá trị riêng của ma trận là và tương ứng với các vectơ riêng
và
Ta có vectơ của giá trị ban đầu có dạng
suy ra biểu thức số hạng thứ là
Từ đây ta có thể trực tiếp rút ra biểu thức dạng đóng cho số hạng thứ trong dãy Fibonacci:
Một cách tuơng đương, ta có thể tính toán ma trận lũy thừa bằng cách chéo hóa ma trận sử dụng phân tích riêng của nó, với là ma trận đường chéo:
trong đó và
Vì vậy biểu thức dạng đóng cho số hạng thứ của dãy Fibonacci được cho bởi phương trình:
thực hiện nhân ma trận, tiếp tục ta suy ra được công thức Binet
Ma trận có định thức là −1, và vì thế nó là một ma trận 2×2 đơn môđun (unimodular). Một ma trận đơn môđun là ma trận vuông có định thức là 1 hoặc −1.
Tính chất này có thể được hiểu theo cách biểu diễn liên phân số cho tỉ lệ vàng:
Các số Fibonacci chính là tỉ số giữa hai giản phân liên tiếp của liên phân số cho , mà ma trận được tạo ra từ các giản phân liên tiếp của một phân số liên tục bất kỳ thì có định thức là +1 hoặc −1, vậy nó là ma trận đơn môđun. Ta có biểu diễn ma trận đưa ra biểu thức dạng đóng sau đây cho các số Fibonacci:
Lấy định thức cho hai vế của phuơng trình này, ta có được đẳng thức Cassini:
Hơn nữa, vì cho bất kỳ ma trận vuông , có thể suy ra các đẳng thức bên dưới (chúng được rút ra từ hai hệ số khác nhau của ma trận tích, dễ dàng suy ra đẳng thức thứ hai từ cái đầu tiên bằng cách thay bởi ),
cụ thể, với ,
Hai đẳng thức cuối cùng cho ta một cách tính đệ quy các số Fibonacci với phép toán số học trong thời gian , trong đó là thời gian để thực hiện phép nhân hai số có chữ số. Thời gian tính toán số hạng thứ của dãy Fibonacci sử dụng công thức này tương tự như cách tính với biểu thức ma trận dạng đóng, nhưng với ít hơn các bước không cần thiết nếu cần phải tránh thực hiện việc tính toán lại một số Fibonacci đã được tính ra trước đó (đệ quy có nhớ).
Các đẳng thức
F(n + 1) = F(n) + F(n − 1)
F(0) + F(1) + F(2) +... + F(n) = F(n + 2) − 1
F(1) + 2 F(2) + 3 F(3) +... + n F(n) = n F(n + 2) − F(n + 3) + 2
Chuỗi lũy thừa
Tổng các nghịch đảo
Tổng vô hạn các nghịch đảo của các số Fibonacci có tính chất tương tự các hàm theta.
Giá trị mang tên hằng số nghịch đảo Fibonacci
đã được chứng minh là số vô tỷ bởi Richard André-Jeannin, nhưng chưa biết một biểu thức dạng chính xác của nó.
Tổng quát hóa
Mở rộng cho các số âm
Dùng Fn-2 = Fn - Fn-1, có thể mở rộng các số Fibonacci cho các chỉ số nguyên âm. Khi đó ta có:... -8, -5, -3, -2, -1, 1, 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8,... và F-n = -(-1)nFn.
Không gian vectơ
Thuật ngữ dãy Fibonacci cũng được dùng cho các hàm g từ tập các số nguyên tới một trường F thoả mãn g(n+2) = g(n) + g(n+1). Các hàm này có thể biểu diễn dưới dạng
g(n) = F(n)g(1) + F(n-1)g(0),
do vậy các dãy Fibonacci hình thành một không gian vectơ với hàm F(n) và F(n-1) là một cơ sở.
Tổng quát hơn, giá trị của g có thể lấy trong một nhóm abel (xem như một z-module). Khi đó dãy Fibonacci là một Z-module 2 chiều.
Các dãy số nguyên tương tự
Các số Lucas
Đặc biệt, dãy Fibonacci L với L(1) = 1 và L(2) = 3 được gọi là số Lucas, theo tên của Edouard Lucas. Dãy Lucas đã được Leonhard Euler đề cập đến năm 1748, trong Nhập môn giải tích vô hạn (Introductio in Analysin Infinitorum). Về ý nghĩa, các sô Lucas L(n) là luỹ thừa bậc n của tỷ lệ vàng
Các số Lucas quan hệ với các số Fibonacci theo hệ thức
Một tổng quát hoá của dãy Fibonacci là các dãy Lucas. Nó có thể định nghĩa như sau:
U(0) = 0
U(1) = 1
U(n + 2) = PU(n + 1) − QU(n)
trong đó dãy Fibonacci là trường hợp đặc biệt khi P = 1 và Q = −1. Một dạng khác của các dãy Lucas bắt đầu với V(0) = 2, V(1) = P. Các dãy này có ứng dụng trong lý thuyết số để kiểm tra tính nguyên tố.
Các dãy Padovan là tương tự với hệ thức truy hồi P(n) = P(n − 2) + P(n − 3).
Các số Tribonacci
Các số tribonacci tương tự các số Fibonacci, nhưng thay vì khởi động với hai phần tử, dãy này khởi động với ba phân tử và mỗi số tiếp theo bằng tổng của ba phần tử đứng trước. Sau đây là một số sô tribonacci :
0, 0, 1, 1, 2, 4, 7, 13, 24, 44, 81, 149, 274, 504, 927, 1705, 3136, 5768, 10609, 19513, 35890, 66012, …
Giá trị của hằng số tribonacci là tỷ số (tỷ lệ mà các số tribonacci liền kề có xu hướng). Nó là nghiệm của đa thức x3 − x2 − x − 1, xấp xỉ 1.83929, và cũng thoả mãn phương trình x + x−3 = 2. Nó có vai trò quan trọng khi nghiên cứu khối snub.
Các số tribonacci cũng được cho bởi
ở đây cặp dấu ngoặc vuông ngoài là ký hiệu của hàm phần nguyên và
(Simon Plouffe, 1993).
Các tổng quát hóa khác
Các đa thức Fibonacci là một tổng quát hoá khác của dãy Fibonacci.
Một dãy Fibonacci ngẫu nhiên có thể xác định bằng việc ném đồng xu cho mỗi n trong dãy và lấy F(n)=F(n−1)+F(n−2) nếu đồng xu sấp và lấy F(n)=F(n−1)−F(n−2) nếu đồng xu ngửa.
Có thể định nghĩa dãy "ngẫu nhiên Fibonacci" là dãy các số fn xác định theo đệ quy
f0 = 1, f1 = 1, and
Hầu chắc chắn rằng căn bậc n của trị tuyệt đối của số hạng thứ n hội tụ về một hằng số khi n tăng vô hạn.
Số nguyên tố Fibonacci
Một số các số Fibonacci cũng là các số nguyên tố như: 2, 3, 5, 13, 89, 233, 1597, 28657, 514229,….
Các số nguyên tố Fibonacci với hàng nghìn chữ số đã được tìm thấy, song vẫn chưa biết liệu có vô số các số như vậy không.
Fkn chia hết bởi Fn, do đó, ngoại trừ F4 = 3, bất cứ số nguyên tố Fibonacci prime phải có chỉ số thứ tự cũng là số nguyên tố.
Không có số Fibonacci từF6 = 8 trở đi mà lớn hơn hay nhỏ hơn một so với số nguyên tố.
Số Fibonacci duy nhất chính phương không tầm thường là số 144. Attila Pethő đã chứng minh trong 2001 chỉ có hữu hạn số lũy thừa hoàn hảo Fibonacci. Trong 2006, Y. Bugeaud, M. Mignotte, và S. Siksek đã chứng minh rằng chỉ duy nhất 8 và 144 là số lũy thừa hoàn hảo không tầm thường.
Các xâu (ký tự) Fibonacci
Cho xâu Fibonacci được định nghĩa đệ quy như sau:
,
trong đó dấu "+" ký hiệu cho phép ghép hai xâu.
Hãy viết giải thuật (đệ quy hoặc phi đệ quy) tính độ dài xâu.
Hãy cho biết giá trị của chuỗi với n = 7
Dãy các xâu Fibonacci khởi đầu là:
b, a, ab, aba, abaab, abaababa, abaababaabaab, …
Độ dài của mỗi xâu Fibonacci chính là số Fibonacci, và có một xâu Fibonacci tương ứng với mỗi số Fibonacci.
Các xâu Fibonacci cung cấp dữ liệu vào cho các minh dụ cho một vài thuật toán máy tính.
Số Fibonacci trong tự nhiên
Thực vật
Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci.
Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, Họ Mao lương có 5 cánh, phi yến thường có 8 cánh, hoa cúc vạn thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh.
Nếu quan sát các 'mắt' trên vỏ của một trái thơm già, bạn có thể may mắn tìm thấy được số mắt trên 2 đường vòng cung chéo trên vỏ trái thơm là 2 số Fibonacci nào đó, thí dụ 13 và 21.
Xem thêm
Số đối-Fibonacci
Số dẻo
Số Padovan
Số Perrin
Chú thích
Tham khảo
Donald Knuth, The Art of Computer Programming, third edition (1997)
Liên kết ngoài
Hrant Arakelian, Mathematics and History of the Golden Section. Logos (2014), 404 p. ISBN 978-5-98704-663-0, (rus.)
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Alexey Stakhov, Museum of Harmony and Golden Section , (undated, 2005 or earlier).
Subhash Kak, The Golden Mean and the Physics of Aesthetics, Archive of Physics, (2004).
Ron Knott, The Golden Section: Phi , (2005).
Ron Knott, Representations of Integers using Fibonacci numbers , (2004).
Bob Johnson, Fibonacci resources , (2004)
Donald E. Simanek, Fibonacci Flim-Flam , (undated, 2005 or earlier).
Rachel Hall, Hemachandra's application to Sanskrit poetry , (undated; 2005 or earlier).
Alex Vinokur, Computing Fibonacci numbers on a Turing Machine , (2003).
(no author given), Fibonacci Numbers Information , (undated, 2005 or earlier).
Wikisource, Table of first 1000 Fibonacci numbers, (2005).
Fibonacci Numbers and the Golden Section - Ron Knott's Surrey University multimedia web site on the Fibonacci numbers, the Golden section and the Golden string.
The Fibonacci Association incorporated in 1963, focuses on Fibonacci numbers and related mathematics, emphasizing new results, research proposals, challenging problems, and new proofs of old ideas.
Dawson Merrill's Fib-Phi link page.
Fibonacci primes
Dãy số tự nhiên |
12339 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AC-kheo | Tì-kheo | Tì-kheo hay Tỳ-kheo (chữ Nho: 比丘) là danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là "người khất thực" (khất sĩ 乞士, khất sĩ nam 乞士男). Ta còn thấy cách đọc trại khác là Tỉ-kheo, Tỉ-khâu. Cách phiên âm Hán-Việt khác là Bật-sô (苾芻), Bị-sô (備芻), Tỉ-hô (比呼). Ngoài ra còn có những danh từ dịch theo ý như Trừ sĩ (除士), Huân sĩ (薰士), Phá phiền não (破煩惱), Trừ cận (除饉), Bố ma (怖魔). Nữ tu xuất gia theo đạo Phật thì gọi là tì-kheo-ni.
Thuật ngữ vốn thường được dùng ở Ấn Độ chỉ cho giai đoạn thứ tư trong cuộc đời của người theo đạo Bà-la-môn, trong đó người chủ gia đình rời bỏ đời sống gia đình ("xuất gia" và quy y), sống bằng hạnh khất thực và tìm cầu chân lý giải thoát. Trong Phật giáo, thuật ngữ có nghĩa là một tăng sĩ Phật giáo, người từ bỏ cuộc sống thế tục, thụ lãnh giới luật. Gần tương đương với thuật ngữ Sa-môn (zh. 沙門, sa. śramaṇa).
Trong luận giải về [[Kinh Kim Cương|kinh Kim cương]], Đại sư Tông Mật đã đưa ra 3 định nghĩa về thuật ngữ Tỉ-khâu:
Bố ma (zh. 怖魔): "mối lo sợ của ma quỷ";
Khất sĩ (zh. 乞士); "sống bằng hạnh khất thực";
Tịnh giới (zh. 淨戒): "giới luật thanh tịnh".
Theo quan điểm nguyên thủy, chỉ có những người sống viễn ly mới có thể đạt được Niết-bàn. Hoạt động chính của những vị này là thiền định và giảng dạy giáo pháp, không được thụ hưởng cuộc đời và chịu sống lang thang không nhà. Giới luật của Tỳ kheo là đời sống phạm hạnh, mẫu mực, thiểu dục tri túc, không vợ con và thực hành từ bi, được đề ra trong Luật tạng.
Cuộc sống cơ hàn của Tỳ kheo được thể hiện trong chiếc áo cà-sa của các vị đó, gồm có ba phần (Tam y, (sa. tricīvara) và do vải vụn kết lại. Vật dụng hàng ngày chỉ gồm bát khất thực, dao cạo, kim chỉ, đồ lọc nước và gậy kinh hành. Tỳ kheo không được nhận tiền bạc hay các vật dụng khác. Thức ăn là do sự cúng dường.
Các vị tỳ kheo sống chung với nhau trong một đoàn thể gọi là Tăng đoàn, gồm bốn vị Tỳ kheo trở lên. Trong mùa mưa, các vị đó thường buộc phải an trú trong một tịnh xá (zh. 精舍, sa., pi. vihāra), gọi là an cư kiết hạ để tính tuổi hạ. lý do là vì nếu đi lại trong mùa mưa, các vị có thể gây tai hại cho động vật và cây cối. Vì vậy, các vị chỉ được rời tu viện vì lý do đặc biệt trong mùa này. Mùa An cư được chấm dứt bằng buổi lễ Tự tứ (zh. 自恣, sa. pravāraṇā), trong đó các vị cùng sống chung trong một trú xứ, trao đổi kinh nghiệm tu tập, hoằng truyền chánh pháp, kiểm điểm lại lỗi lầm hay thiếu sót với nhau. Qua năm tháng, Tỳ kheo ít đi vân du, các vị sống nhiều trong các tu viện, tuy nhiên, tục đi hành hương chiêm bái vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ngày nay, các Tỳ kheo phần lớn vẫn còn giữ tập tục như hồi đức Phật còn tại thế, đặc biệt là Nam tông, nhưng mặt khác, họ phải thích nghi với đời sống xã hội và điều kiện địa lý. Ví dụ như các Tỳ kheo Trung Quốc thường hay làm công việc đồng áng, đó là điều mà Tỳ kheo ngày xưa không được làm vì sợ giết hại sinh mệnh côn trùng. Trong một vài trường phái của Tây Tạng và Nhật Bản, Tỳ kheo có thể lập gia đình, có vợ con. Các quy định về khất thực cũng thay đổi nhiều qua thời gian.
Giới luật
Luật tạng có 227 giới cho Tỳ-kheo, 311 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Nguyên Thủy; và 250 giới cho Tỳ-kheo, 348 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Đại thừa, gọi là cụ túc giới.Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu.
Một người muốn xuất gia đi tu thì đầu tiên phải thọ giới Sa-di (samanera) hoặc Sa-di ni (samaneri), rồi sau một thời gian mới thọ cụ túc giới (upasampāda), phát nguyện tuân theo Giới bổn để trở thành Tỳ-kheo (bhikkhu) hoặc Tỳ-kheo ni (bhikkhuni).
Xem thêm
Tăng già
Quy y
Hạ lạp
Cư sĩ
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tìm hiểu về Giới Luật trong đạo Phật
Giới Trọng Yếu Của Tỳ Kheo Và Tỳ Kheo Ni
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Danh vị Phật giáo |
12340 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AC-kheo-ni | Tì-kheo-ni | Tỉ-khâu-ni hay là Tỳ Kheo ni (zh. 比丘尼, sa. bhikṣuṇī, pi. bhikkhunī, bo. sde slong ma དགེ་སློང་མ་) là nữ giới xuất gia, là nữ tu Phật giáo. Trong dân gian, một phụ nữ xuất gia thì còn được gọi là ni cô hay là ni sư.
Lịch sử
Ni đoàn được mẹ kế của Phật (bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề) lập ra với sự ủng hộ của tôn giả A-nan-đà (sa. ānanda). Cũng một phần vì điều này mà A-nan-đà bị khiển trách trong lần Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất. Chính Phật Thích Ca cũng lo ngại sự gia nhập của nữ giới sẽ làm Tăng-già khó tu hành, ngài dự đoán là thời mạt pháp vì lý do đó mà sẽ tới sớm hơn. Giới Tỳ Kheo Ni phải chấp hành Bát Kỉnh Pháp để thời kỳ tượng pháp (thời kỳ giáo pháp được duy trì vững vàng) vẫn kéo dài 1000 năm, thay vì chỉ còn 500 năm.
Vì vậy, Phật Thích Ca không hoan hỉ trong việc cho phụ nữ xuất gia, nhờ sự cầu xin của đại đức A-nan-đà (Ananda) mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn. Phật dạy đại đức rằng:
"Này Ananda, nếu phụ nữ không được phép xuất gia và sống trong Pháp và Luật của Ta, thì cuộc sống Thánh hạnh của các đệ tử của Ta có thể giữ vững dài lâu, Chánh pháp cao cả của Ta có thể duy trì một ngàn năm, nhưng vì phụ nữ được phép xuất gia, cuộc sống Thánh của các đệ tử Ta sẽ không duy trì dài lâu, và từ nay Chánh pháp cao cả của Ta chỉ còn tồn tại 500 năm nữa mà thôi".
"Cũng như, này Ananda, có những ngôi nhà có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, những ngôi nhà đó rất dễ bị mất trộm. Nếu để phụ nữ xuất gia, sống trong Pháp và Luật của Như Lai, cuộc sống Thánh của các đệ tử sẽ khó mà duy trì dài lâu. Cũng như một người đắp một con đê để ngăn một bể nước lớn, không để cho nước tràn qua. Ta cũng vậy, Ta chế định ra 8 giới điều nghiêm khắc trên (Bát Kỉnh Pháp) là để ngăn ngừa không để cho Tỳ kheo ni vi phạm".
Giới luật
Quy định về đời sống của tỉ-khâu-ni khắc nghiệt hơn nhiều so với nam giới. Luật tạng có 227 giới cho Tỳ-kheo, 311 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy; 250 giới cho Tỳ-kheo, 348 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Đại thừa. Ngoài ra, giới Tỳ Kheo Ni phải chấp hành Bát Kỉnh Pháp, suốt đời không thay đổi, gồm có 8 điều sau:
1- Một Tỳ kheo ni, dầu có trăm tuổi hạ cũng phải đứng dậy chắp tay đảnh lễ trước một Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc (giới luật của Tỳ-kheo) được một ngày.
2- Một Tỳ Kheo ni không được an cư kiết hạ ở nơi nào không có Tỳ kheo ở.
3- Mỗi nửa tháng, Tỳ Kheo ni phải đến cầu xin thọ giáo cùng Tỳ kheo.
4- Khi an cư xong, phải đến Tỳ kheo cầu ba sự tự tứ: đã thấy gì, nghe gì, và nghĩ gì.
5- Nếu Tỳ kheo ni phạm trọng tội thì phải chấp hành sám luật trước hai bộ Tăng trong thời gian nửa tháng.
6- Tỳ Kheo ni phải tu tập 6 giới trong 2 năm rồi mới được xin thọ giới Cụ Túc trước hai bộ Tăng.
7- Một Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.
8- Tỳ kheo ni không được nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được quyền cử tội Tỳ kheo ni.
Xem thêm
Tỉ-khâu
Nữ tu
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Sự đóng góp của Ni giới: Một sứ mệnh có thể thực hiện, TS.Thích nữ Huệ Liên
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Danh vị Phật giáo
Tổ chức Phật giáo |
12346 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-h%C3%A0m | A-hàm | A-hàm (zh. 阿含, 阿鋡, sa., pi. āgama) là tên phiên âm Hán-Việt, được đặt cho các bộ kinh căn bản của Phật giáo viết bằng Phạn văn, nội dung giống các Bộ kinh (pi. nikāya) thuộc văn hệ Pali.
Từ nguyên
Trong Hán tạng, āgama có những cách phiên âm khác của: A-cấp-ma (zh. 阿笈摩), A-già-ma (zh. 阿伽摩), A-hàm-mộ (zh. 阿鋡暮), và được dịch ý là Pháp quy (法歸), Pháp bản (法本), Pháp tạng (法藏), Giáo pháp (教法) nghĩa là muôn pháp đều quy về nơi vô lậu, căn bổn, Giáo phần (教分), Chủng chủng thuyết (種種說), Vô tỉ pháp (無比法) nghĩa là cái pháp mầu nhiệm không lấy gì so sánh được, Truyền giáo (傳教), Tịnh giáo (淨教), Thú vô (趣無), Giáo (教), Truyền (傳), Quy (歸), Lai (來), Tàng (藏).
Các học giả hiện đại giải nghĩa thuật ngữ āgama từ gốc ā√gam tiếng Phạn là đi đến và dịch là Thú quy (趣歸), Tri thức (知識), Thánh ngôn (聖言), Thánh huấn tập (聖訓集) hoặc chung là kinh điển (經典), là những gì được mang đến, truyền đến ngày nay.
Phân loại
A-hàm tập hợp các giáo lý cơ bản của Phật giáo như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Thập nhị nhân duyên, Duyên khởi, Nghiệp... Các Bộ kinh thuộc văn hệ Pali phần lớn đều trùng hợp với A-hàm. Tuy nhiên, có sự khác biệt phân loại các A-hàm, dẫn đến hình thành 2 cách phân loại khác nhau, được gọi là Tứ A-hàm và Ngũ A-hàm.
Tứ A-hàm
Đây là cách phân loại phổ biến nhất, được các tài liệu như Bát-nê-hoàn kinh quyển hạ, Hữu Bộ Tỳ-nại-da tạp sự 39, Đại trí độ luận, Du-già-sư-địa luận 85, Đại Bát-niết-bàn kinh 13 (bản Bắc), Đại thừa Đại tập Địa Tạng thập luân kinh 2v.v..., ghi nhận. Theo đó, có bốn bộ A-hàm:
Trường a-hàm (zh. 長阿含, sa. dīrghāgama) gồm 30 bản kinh;
Trung a-hàm (zh. 中阿含, sa. mādhyamāgama), tập trung về các vấn đề siêu nhiên;
Tăng nhất a-hàm (zh. 增壹阿含, sa. ekottarikāgama).
Tạp a-hàm (zh. 雜阿含, sa. saṃyuktāgama), với nhiều đề tài khác nhau như quán tưởng và thiền định;
Cách phân loại này không có thêm phần thứ năm tương ứng với Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya) của Bộ kinh.
Ngũ A-hàm
Cách phân loại này nhằm nhấn mạnh sự tương ứng giữa A-hàm và Bộ kinh, do đó có thêm phần thứ năm Ksudraka Agama tương ứng với Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya) của Bộ kinh. Tuy vậy, có sự khác biệt đáng kể trong cách sắp xếp 5 bộ A-hàm.
Thiện Kiến Tỳ-bà-sa luật 1, Đại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la sở Pháp trụ ký v.v... phân thành Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng-thuật-đa (Tương ưng), Ương-quật-đa-la (Tăng nhất) và Khuất-đà-ca (Tạp loại).
Ngũ phần luật 30, Ma-ha Tăng-kỳ luật 32, Tứ phần luật 5, Phân biệt công đức luận 1, v.v... gọi Khuất-đa-ca A-hàm là Tạp tạng.
Tỳ-nại-da Tiểu phẩm (Vinaya - cùlavagga), Nhất thiết Thiện Kiến (Samanta – pàsàdika 1) và bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú (Sumangala - vllàsinĩ), phân loạt 5 bộ kinh là Trường, Trung, Tương ưng, Tăng chi và Tiểu phẩm A-hàm.
Chú thích
Tham khảo
Nguồn gốc và quá trình hình thành A Hàm
Thích Nguyên Hiền, KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC KINH A HÀM
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Kinh văn Phật giáo nguyên thủy
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
12347 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-x%C3%A0-th%E1%BA%BF | A-xà-thế | Ajatashatru (A Xà Thế, zh. 阿闍世, sa. ajātaśatru, pi. ajātasattu, bo. ma skyes dgra མ་སྐྱེས་དགྲ་) là vua nước Magadha – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông đã trị vì Magadha trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 - 461 trước Công nguyên). Ông là người giết hại vua cha Bimbisara (Tần-bà-sa-la) và cùng Đề-bà-đạt-đa (sa., pi. devadatta) định ám hại Đức Phật, nhưng không thành. Cuối cùng ông giác ngộ theo Phật và phụng sự Phật pháp. Dưới thời Ajatashatru, Magadha trở thành vương quốc cường thịnh nhất ở miền Bắc Ấn Độ.
Tên gọi
Thái tử Ajatashatru có ba cái tên
Ajatashatru được dịch là "Vị sinh oán" (zh. 未生怨) - với ý kết oán trước khi sinh - là kẻ khi sinh ra được tiên đoán sẽ giết cha. Ajatashatru muốn đoạt quyền quá sớm, cùng với Đề-bà-đạt-đa âm mưu vừa giết Phật vừa giết cha. Âm mưu này bại lộ, vua Bimbisara tha tội cho con và giao ngai vàng. Ajatashatru vẫn không yên tâm vì vua cha còn sống, nên đã hạ ngục và bỏ đói vua cha. Thấy Bimbisara vẫn vui vẻ Ajatashatru cho người giết vua cha.
Bà-la-lưu-chi khi sinh thái tử ra, hoàng hậu Vaidehi bồng thái tử đứng trên lầu cao, nghe mấy thầy tu đoán ân oán thái tử như vậy nên bủn rủn tay chân mà đánh rơi thái tử xuống đất hư hết một ngón tay, nên thái tử có thêm tên Bà-la-lưu-chi (người hư một ngón tay).
Thiện-kiến sau đó mọi người trong hoàng tộc thấy ngẫu nhiên thái tử có những cái tên không hay bèn thống nhất gọi một cái tên khác là Thiện-kiến.
Thái tử ngỡ rằng mình chỉ có tên Thiện-kiến nhưng sau khi gặp Đề-bà-đạt-đa, ông này có ý đồ xấu nên kể căn cội hai cái tên kia cho thiện-kiến biết. Từ đó ác nghiệp bắt đầu bùng phát trong hành vi của Ajatashatru.
Ajatashatru trong Đạo Phật
Nguyên tiền thân Ajatashatru là một vị tu sĩ vừa đắc quả tiên, gặp vua Bimbisara đi săn thất bại nên trút giận mà lỡ tay giết vị tu sĩ này. Quả vị còn thấp kém nên vị tu sĩ phát oán nghiệp mà đầu thai lại trả thù. Tuy nhiên do căn tu còn đó nên cuối cùng cũng được Phật hoá độ.
Theo kinh Phật, thái tử Ajatashatru nghe tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa, một đệ tử phản bội Phật Tổ, xúi gục nên đã lập mưu cướp ngôi cha mình. Vụ việc bị bại lộ, nhưng vua Bimbisara không nỡ giết Ajatashatru, trái lại ông tự nguyện nhường ngôi vua cho con trai. Tuy nhiên, Ajatashatru vừa lên ngôi xong đã tống giam phụ vương vào ngục thất và nghiêm cấm mọi người, kể cả quốc mẫu Vaidehi là mẹ ruột Ajatashatru, không được mang thức ăn đến. Về sau Ajatashatru sai sát thủ vào ngục gọt da gót chân Bimbisara và hơ lửa làm cựu vương chết đau đớn. Cùng hôm đó, Ajatashatru nhận tin người con trai đầu lòng của ông vừa sinh ra, ông liền chạy đi tìm quốc mẫu Vaidehi để chia sẻ với mẹ về niềm hoan hỷ và lòng yêu thương của ông dành cho đứa con mới sinh ra. Vaidehi kể lại cho nhà vua nghe về việc cha ông tận tâm yêu thương chăm sóc ông khi ông còn tấm bé, khiến Ajatashatru cảm động, ông sai người thả vua cha Bimbisara khỏi ngục thất, nhưng Bimbisara đã mất trước khi có thể được cứu ra ngoài.
Sau cái chết của vua cha Bimbisara, Ajatashatru hết sức đau khổ và lâm bệnh rất nặng. Triều đình vời nhiều các danh y tới chữa nhưng không thành công. Sau này ngự y Jivaka đã thuyết phục Ajatashatru tìm đến Phật Tổ xin sám hối, nhưng Ajatashatru e sợ rằng Phật Thích-ca sẽ không dung thứ cho ông đã câu kết với Đề-bà-đạt-đa hại Phật. Jivaka khẳng định với nhà vua rằng Phật là "ngài là bậc giác ngộ hoàn toàn có một không hai trên thế gian này", và đã chinh phục được rất nhiều người ngoại đạo và thậm chí cả Angulimala, một sát nhân khét tiếng ở nước Kosala láng giềng. Nghe lời Jivaka, Ajatashatru thân hành đến tịnh xá Kỳ-Viên (Jetavana) thành Sāvatthī (Kosala), đặng xin sám hối với Phật. Phật Tổ khuyên bảo nhà vua:
Từ đó Ajatashatru trở nên coi trọng Phật Thích-ca cùng Tăng-già và qua đó có phần tỉnh ngộ. Tuy nhiên, Ajatashatru vẫn chưa đoạn trừ lòng tham, có lần ông cất quân sang đánh nước Kosala hòng sáp nhập vương quốc láng giềng ấy vào lãnh thổ của mình. Ajatashatru dàn quân nghênh chiến với vua Kosala là Prasenadi và liên tục chiến thắng, nhưng trong trận đánh quyết định của cuộc chiến, Prasenadi cho quân giả vờ rút lui; nhân lúc quân Magadha sơ hở, Prasenadi sau đó tung quân tập kích đánh tan địch, bắt Ajatashatru. Vua Magadha được tha chết, nhưng sau cuộc bại trận đó ông trở nên oán hận, quyết tâm phục thù nước Kosala. Tình huống này đã truyền cảm cho Phật Tổ đọc lên bài kệ được ghi lại trong tập 1, kinh Tương Ưng Bộ thuộc kinh tạng kinh tạng Pàli:
Thắng trận sanh thù oán,
Bại trận nếm khổ đau,
Ai bỏ thắng, bỏ bại,
Tịch tịnh, hưởng an lạc.
Về sau, Ajatashatu sai đại thần Vassakara đến hỏi ý Phật về khả năng đánh bại liên minh bộ tộc Vajjī, một dân tộc vốn có chính sách dân chủ, bằng sức mạnh quân sự. Phật cho biết người Vajjī không thể bị khuất phục bằng vũ lực vì dân nước đó rất đoàn kết. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, Ajatashatru lập một tháp thờ xá-lợi của Phật. Ông cũng là người xây dựng một giảng đường lớn trong lần Kết tập thứ nhất. Theo sách Đại vương thống sử (Mahavamsa), sau khi cai trị 32 năm, Ajatashatru cũng bị con là Udayabhaddaka giết và soán ngôi y như mình vậy.<ref>
Ajatashatru trong Đạo Kỳ Na
Trong Kỳ Na giáo, Vua Ajatashatru cũng đóng vai trò quan trọng, cùng thời với Đức Mahavira (Vị Tirthankara thứ 24). Trong tất cả các kinh Kỳ Na, ông được miêu tả là người rất sùng bái Đạo Kỳ Na. Trong Kinh Uvavai nêu bật mối quan hệ của ông với Đức Mahavira. Ông đã gặp Đức Mahavira nhiều lần tại Vaishali và Champa. Trong kinh điển Kỳ Na giáo có nói rằng Ajatashatru tuyên bố niềm tin mạnh mẽ vào triết lý của Mahavira về từ bỏ và bất bạo động. Người ta tìm thấy một tượng đá của Đức Mahavira tại Mathura có từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có một dòng chữ trên tượng này nói rằng vua Ajatashatru tôn thờ Đức Mahavira.
Chú thích
Tham khảo
Đại vương thống sử (Mahāvaṃsa), dịch giả: tỳ kheo Minh Huệ, chương IV: Cuộc kiết tập lần thứ hai, 1995.
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Nhân vật Phật giáo
Vua Magadha
Mất năm 461 TCN
Năm sinh không rõ
Tín đồ Phật giáo Ấn Độ
Lịch sử Bihar |
12348 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-l%E1%BA%A1i-da%20th%E1%BB%A9c | A-lại-da thức | A-lại-da thức (chữ Hán: 阿賴耶識, tiếng Phạn: ālayavijñāna, tiếng Tạng: kun gzhi rnam par shes pa chữ Tạng: ཀུན་གཞི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་) là thuật ngữ phiên âm, dịch ý là Tàng thức hay Tạng thức (zh. 藏識). Là một khái niệm quan trọng của Duy thức tông (sa. vijñānavāda), một trong hai nhánh chính của Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna). Trong trường phái này, thuyết về A-lại-da thức nói về 8 thức là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức, A-lại-da thức. A-lại-da thức được xem là thức căn bản của mọi hiện tượng, nên còn gọi là Hàm tàng thức. Thức này chứa đựng mọi sự trải nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần.
Khái niệm A-lại-da thức là cơ sở của Duy thức tông, qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của "con người", của "cá nhân". Theo đó, các chủng tử (sa. bīja), tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng. Các tư tưởng có tính riêng tư đó tác động trong mối liên hệ với Vô minh (sa. avidyā) và Ngã chấp (sa. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một con người đứng sau mọi hành động của mình. Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp, và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng lẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm. Theo đó thế giới chỉ là phản ánh của A-lại-da thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó. A-lại-da thức thường được xem như là "sự thật cuối cùng", có khi được gọi là Chân như (sa. tathatā). Theo một quan điểm Phật giáo khác thì A-lại-da thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ (Pháp tướng tông).
Nói một cách dễ hiểu nhất, A-lại-da thức được ví như một kho tàng của các loại hạt giống - những thiện và bất thiện nghiệp mà một chúng sinh đã tạo ra trước đó được huân tập không sót một chi tiết nhỏ nào. Khi gặp thời cơ thuận lợi, một hoặc nhiều hạt giống (tốt và xấu) sẽ được đưa ra, gieo trồng và trổ quả, kết quả là chúng sinh được sinh ra phải hưởng những quả do những kiếp quá khứ đã làm ra mà không thể trốn tránh, chối bỏ nó, những hạt (chủng tử) này sẽ liên tục được trau dồi vào kho tàng A-lại-da thức cho đến khi chúng sinh đó hoàn toàn đạt được giác ngộ.
Xem thêm
Duy thức tông
Luân hồi
Vô ngã
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Duy thức tông |
12349 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-ma-la-b%C3%A0-%C4%91%E1%BB%81 | A-ma-la-bà-đề | A-ma-la-bà-đề (tiếng Anh: Amaravathi, zh. 阿摩羅婆提, sa. amāravatī) là tên một thành phố miền Nam Ấn Độ thời cổ đại, nằm bên bờ sông Krishna, thuộc quận Palnadu của bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Đây là trụ sở của Amaravathi mandal và tạo thành một phần của Vùng thủ đô Andhra Pradesh với trụ sở chính tại Amaravati về phía đông, tên này cũng được mượn từ tên của Amaravathi cổ.
Amaravathi do Raja Vasosystemdy Venkatadri Nayudu thành lập bởi vào thập niên1790 với tư cách là thủ đô mới của điền trang zamindari của ông. Ông từ thủ đô cũ Chintapalli chuyển đến để phản đối cáo buộc ngược đãi của Công ty Đông Ấn Anh. Amaravathi được đặt theo tên của Amaravati Stupa cổ, được khai quật trong quá trình xây dựng thị trấn. Nó tiếp giáp với thủ đô Satavahana cổ đại Dhanyakataka (nay gọi là Dharanikota).
Ngôi đền Amaralingeswara trong làng là một trong những Pancharama Kshetras dành cho Người theo đạo Hindu. Nơi đây cũng là một di tích lịch sử Phật giáo, thể hiện sự hiện diện của Bảo tháp Amaravati được xây dựng trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, cũng như tượng Phật Dhyana, một bức tượng Phật lớn của thế kỷ 21 trong tư thế Dhyana. Đây là một trong những địa điểm được lựa chọn cho kế hoạch Phát triển Thành phố Di sản và Tăng cường Yojana (Heritage City Development and Augmentation Yojana - viết tắt là HRIDAY) của Chính phủ Ấn Độ, nhằm bảo tồn di sản văn hóa phong phú của Ấn Độ.
Đây là một trung tâm nghệ thuật Phật giáo quan trọng ở thế kỉ 2-3. Những di tích ở đây phản ánh lại thời gian đầu của Đại thừa Phật pháp. Sự nối tiếp giữa nghệ thuật thời Phật giáo nguyên thủy và nghệ thuật vùng Càn-đà-la (sa. gandhāra) đã gây ảnh hưởng lớn cho nền văn hoá nghệ thuật ở những vùng Nam Á, nhất là ở Thái Lan, Nam Dương (Indonesia) và Tích Lan (Śrī Laṅkā).
Di tích nghệ thuật quan trọng nhất của vùng này là một Bảo tháp (sa. stūpa) nằm ở phía Đông, theo truyền thuyết có chứa đựng Xá-lợi của vị Phật lịch sử. Việc phát hiện một trụ đá với những lời viết của vua A-dục (sa. aśoka) chứng tỏ rằng, ông chính là người thúc đẩy việc xây dựng Bảo tháp này. A-ma-la-bà-đề cũng là trung tâm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika). Các người hành hương mộ đạo từ mọi nơi - ngay cả Hoa Thị thành (sa. pāṭaliputra) - đều đến chiêm bái trung tâm Phật học này. Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang thuật lại rằng, trong thời hưng thịnh, hơn 20 tu viện tầm cỡ được kiến lập tại đây.
Từ nguyên
Từ Amaravathi được dịch là nơi dành cho những người bất tử. Nơi này còn được biết đến với tên Dhanyakataka và Andhranagari.
Văn hóa
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Wikiphatgiao
Tham khảo thư loại
Liên kết ngoài
Địa danh Phật giáo
Thành phố Ấn Độ cổ đại
Andhra Pradesh
Thánh địa Hindu
Thành phố cố đô Ấn Độ |
12351 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amaravati%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Amaravati (định hướng) | Amaravati trong tiếng Pali có nghĩa là "cảnh giới tối cao", gấn tương ứng với nghĩa Niết-bàn trong Phật giáo. Thuật ngữ này cũng được dùng đặt tên cho khá nhiều địa danh khác nhau như:
Thành phố Amaravati, thủ phủ trên thực tế (de facto) của bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Mandal Amaravathi, một đơn vị hành chính tương đương cấp xã thuộc huyện Guntur, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Thành quốc A-ma-la-bà-đề (), một thành phố miền Nam Ấn Độ thời cổ đại, là một trung tâm nghệ thuật Phật giáo quan trọng ở thế kỉ 2-3. Những di tích ở đây phản ánh lại thời gian đầu của Đại thừa Phật pháp. Sự nối tiếp giữa nghệ thuật thời Phật giáo nguyên thủy và nghệ thuật vùng Càn-đà-la (sa. gandhāra) đã gây ảnh hưởng lớn cho nền văn hoá nghệ thuật ở những vùng Nam Á, nhất là ở Thái Lan, Indonesia và Sri Lanka.
Amaravati: một địa khu/vùng/tiểu quốc của Vương quốc Chăm Pa.
Sông Amaravati |
12352 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt-l%E1%BA%B7c%20Nh%E1%BA%ADt-ba | Mật-lặc Nhật-ba | Mật-lặc Nhật-ba (zh. 蜜勒日波, bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་), 1052-1135, có nghĩa là "Mật-lặc, người mặc áo vải khổ hạnh", là một trong những thánh nhân nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Ông là đệ tử của Mã-nhĩ-ba (bo. mar pa མར་པ་) và bị thầy thử thách khắc nghiệt. Cuối cùng ông được truyền giáo pháp Đại thủ ấn và Na-lạc lục pháp (bo. nāro chodrug ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་), sáng lập tông phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng vẫn còn nhắc nhở lại cuộc đời phiêu bồng và những bài ca của ông.
Mật-lặc Nhật-ba sinh tại Tây Tạng, gần biên giới Nepal. Lúc lên bảy, cha mất, gia sản bị chiếm đoạt, gia đình ông bị đối xử tàn tệ. Nhằm trả thù nhà, Mật-lặc Nhật-ba đi học huyền thuật, dùng phép hô phong hoán vũ giết hại nhiều người. Ăn năn về hành động đó, ông tìm gặp một vị Đạo sư của tông Ninh-mã (zh. 寧瑪派, bo. nyingmapa རྙིང་མ་བ་) là Rong-ton xin học nhưng vị này khuyên nên gặp Mã-nhĩ-ba. Ông trở thành môn đệ của Mã-nhĩ-ba lúc 38 tuổi, nhưng suốt sáu năm chỉ được xem là kẻ hầu, và Mã-nhĩ-ba thử thách khắc nghiệt làm ông hầu như kiệt sức và gần muốn tự vận.
Với thời gian đó, ác nghiệp của ông đã được tiêu vong, Mã-nhĩ-ba bắt đầu dạy pháp cho ông bằng cách sống viễn li cô tịch, truyền cho giáo pháp của Na-lạc-ba (zh. 那洛巴, bo. nāropa) và đặc biệt chú trọng phép phát triển Nội nhiệt (Na-lạc lục pháp). Chỉ với một chiếc áo vải mỏng manh, ông sống năm này qua năm khác trong cái lạnh của Hi-mã-lạp sơn, chỉ chuyên tâm thiền định trong các hang động. Sau chín năm độc ẩn, ông bắt đầu thu nhận môn đệ, trong đó có vị y sĩ Đạt-bảo Cáp-giải (bo. dvags-po lha rje དྭགས་པོ་ལྷ་རྗེ་) là người quan trọng nhất. Mật-lặc Nhật-ba để lại nhiều bài ca bất hủ cho đời sau và những bài ca này được ghi lại trong một tập dưới tên Mật-lặc Nhật-ba thập vạn ca (100.000 bài hát của Mật-lặc Nhật-ba).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
Sinh thập niên 1050
Mất thập niên 1130
Bồ Tát
Lịch sử Tây Tạng
Ca-nhĩ-cư phái
Chính trị Tây Tạng |
12353 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Na-l%E1%BA%A1c-ba | Na-lạc-ba | Na-lạc-ba, Naropa (sa. nāropa, nāḍapāda, nāroṭapa, yaśabhadra, bo. ནཱ་རོ་པ་), 1016-1100 hay 956-1040, mệnh danh là "Kẻ vô uý", là một vị Đại sư Ấn Độ theo truyền thống Tantra của 84 vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha). Người truyền Mật giáo cho Sư là Tilopa (zh. 帝羅巴, bo. ti lo pa ཏི་ལོ་པ་), một những Đại thành tựu giả danh tiếng nhất.
Naropa được xem là người truyền những Giáo Pháp Đại thủ ấn và vì vậy phép tu này được gọi là Na-lạc lục pháp, "sáu pháp Yoga của Naropa ", được Đại dịch giả Marpa - Mã-nhĩ-ba (bo. mar pa མར་པ་) truyền qua Tây Tạng và ngày nay vẫn là một giáo pháp quan trọng của tông phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). Naropa đã từng giữ trách nhiệm quan trọng tại viện Phật học Na-lan-đà và sau mới trở thành đệ tử của Tilopa. Sư sống cùng thời với Atisha.
Sư sinh ra trong một gia đình bán rượu, nhưng lại đi làm nghề đốn củi. Lúc nghe về một vị Du-già sư (sa. yogin) tên Tilopa, Sư liền xin theo học và phục vụ Thầy suốt 12 năm không hề than vãn, mặc dù bị Thầy đối xử tàn tệ. Lần nọ, Sư chịu phạm tội ăn trộm chỉ để làm vừa lòng Thầy. Sau thời gian thử thách này, Tilopa mới chịu giáo hóa, gọi Sư là "Đứa con uy tín và trì chí." Chỉ sáu tháng sau, Sư đắc quả Đại thủ ấn thành tựu pháp (sa. mahāmudrāsiddhi). Lời dạy cuối cùng của Tilopa cho Sư là "Không tưởng tượng, không suy ngẫm, không thiền, không tác động, giữ yên tịnh, không bám vào bất cứ đối tượng nào."
Naropa có nhiều môn đệ trở thành những Thành tựu giả, trong đó có Mã-nhĩ-ba (bo. mar pa མར་པ་) là người nổi tiếng nhất. Sư cũng có lần giữ một chức giảng dạy trong viện Phật học Siêu Giới (sa. vikramaśīla).
Chứng đạo ca của Naropa có những dòng sau:
Như đội quân đại đế
Chiếm trọn toàn lãnh thổ
Đất liền và biển cả
Tu sĩ nào biết vị
Của niềm vui tự tại
Của tự tính bẩm sinh
Kẻ đó thắng Luân hồi
Và thanh tịnh lên ngôi
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Sinh năm 1016
Mất năm 1100
Tăng sĩ Ấn Độ
Bồ Tát |
12355 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9%20ni%E1%BB%87m%20x%E1%BB%A9 | Tứ niệm xứ | Tứ Niệm Xứ (Pali; Skt: smṛtyupasthāna) là một thuật ngữ Phật giáo quan trọng, có nghĩa là sự thiết lập, xây dựng chánh niệm tỉnh giác hay chánh niệm hiện tiền, hoặc cũng có thể hiểu là các nền tảng của chánh niệm. Phương pháp này nhằm giúp cho hành giả đạt đến sự giác ngộ viên mãn và tâm tỉnh thức. Trong truyền thống Phật giáo, đặc biệt là trong Phật giáo Nguyên Thủy (Thevarada), việc thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng: Thân (sa, pi. kāya) hay còn hiểu là cơ thể, Thọ (sa, pi. vedanā) hay còn hiểu là cảm giác, Tâm (sa, pi. citta) và Pháp (sa, pi, sadhammās) tức là các nguyên tắc hay phạm trù chính trong giáo lý của Đức Phật; mà được cho là giúp loại bỏ năm triền cái và phát triển Thất Giác Chi.
Có lẽ, kinh Tứ Niệm Xứ (Đại Niệm Xứ, Satipatthana) là văn bản về thực hành Thiền có ảnh hưởng nhất trong Phật giáo Thevarada hiện đại, và các phong trào Thiền Vipassana cũng dựa trên cơ sở lời dạy trong kinh điển này. Giáo lý về Tứ Niệm Xứ có thể tìm thấy ở trong tất cả các truyền thống Phật giáo, tuy nhiên Phật giáo Thevarada hiện đại và phong trào Thiền vipassanā được biết đến rộng rãi qua việc thúc đẩy việc thực hành Tứ Niệm Xứ để phát triển Chính niệm tỉnh giác mà thông qua đó hành giả sẽ đạt được cái nhìn sâu sắc về vô thường và chứng được Sơ quả trong Tứ Thánh Quả .
Đây là một trong những phương pháp tu tập quan trọng mà Đức Phật đã nhấn mạnh, được thể hiện rất rõ qua Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ.
Phương pháp
Phương pháp quán chiếu này được nói rõ trong Kinh Đại Niệm Xứ (pi. Mahāsatipaṭṭhāna-sutta) và Đức Phật từng nói rằng, pháp này có thể đưa đến Niết-bàn.
Ngày nay tại phương Tây, phép quán bốn niệm xứ được phổ biến rộng, trong đó hành giả ngồi (Toạ thiền) hay áp dụng phép quán này trong các hoạt động hàng ngày.
Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào (pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) hay trung tính (bất khổ bất lạc thọ), nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở), biết rõ tâm đang thâu nhiếp hay tán loạn, tâm quảng đại hay không quảng đại, tâm hữu hạn hay không hữu hạn, tâm vô thượng hay không vô thượng, tâm định hay không định, tâm giải thoát hay không giải thoát.
Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Năm Triền Cái có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.
Trong Đại thừa, các phép niệm xứ được hiểu là quán thân, thụ, tâm, pháp; bốn thứ đều là dạng của tính Không.
Một số trích đoạn từ kinh điển hệ Pali
Dưới đây là một vài bản trích dẫn từ nhiều Kinh khác nhau trong Kinh tạng hệ Pali, điển hình là Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ.
Trích từ Kinh Tương Ưng Bộ, Tập V - Thiên Đại Phẩm, [47] Chương 3: Tương Ưng Niệm Xứ (a)
I. Phẩm Ambapàli
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) -- Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?
4) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm... trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
5) Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Con đường ấy tức là bốn niệm xứ.
6) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn nói.
Trích từ Kinh Trung Bộ, Tập I- Kinh số 10 - Kinh Niệm Xứ (a)
(Quán thọ)
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo
khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ".
Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất".
Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất".
Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".
Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.
Tóm tắt về các pháp được quán trong Tứ Niệm Xứ
Dưới đây là các bảng tóm tắt về tất cả các hiện tượng và cách tuệ tri theo từng hiện tượng được ghi chép trong kinh điển Pali và được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Tiếng Việt.
Trích từ trong Kinh Trường Bộ: Tập II- Kinh số 22 - Kinh Đại Niệm Xứ.
Trích từ trong Maha-satipatthana Sutta: The Great Frames of Reference bởi Tỷ-Kheo Thanissaro bản Tiếng Anh.
Nguồn tham khảo
Đọc thêm
Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya)- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt- Tập II- Kinh số 22- Kinh Đại Niệm Xứ. Xem tại: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm
Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya)- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt- Tập I- Kinh số 10- Kinh Niệm Xứ (a). Xem tại: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya)- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt- Tập V- Thiên Đại Phẩm- Chương 3: Tương Ưng Niệm Xứ (a). Xem tại: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm
Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya)- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt- Tập V- Thiên Đại Phẩm- Chương 3: Tương Ưng Niệm Xứ (b). Xem tại: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47b.htm
Liên kết ngoài
Kinh điển Pali bản dịch Việt
Hướng dẫn đọc kinh điển Pali
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Nikàya |
12356 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20T%E1%BB%A9%20ni%E1%BB%87m%20x%E1%BB%A9 | Kinh Tứ niệm xứ | Kinh Tứ niệm xứ (tiếng Pali: Satipaṭṭhāna-sutta, được trình bày trong Trung bộ kinh) và sau đó là Kinh Đại niệm xứ (tiếng Pali: Mahāsatipaṭṭhāna-sutta, được trình bày trong Trường bộ kinh) là hai bài kinh giảng rõ phép quán Tứ niệm xứ, một trong những phép thiền quán quan trọng của Phật giáo nguyên thủy.
Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.
Kinh Tứ Niệm Xứ rất đơn giản, ngôn từ chỉ là phương tiện để chỉ thẳng thực tại, rất cụ thể, không ngụ ý, không ẩn dụ, không biểu tượng cho bất cứ điều gì huyền bí bên ngoài, nên không cần phải tưởng tượng, suy luận, ức đoán hay đào sâu để tìm tòi ý nghĩa bí ẩn nào trong kinh văn, mà chính là phải thấy ra bản chất thật của thực tại được Đức Phật chỉ thẳng ngay nơi hiện trạng của mỗi người. Vì vậy, người giảng kinh không thể là một học giả chỉ y cứ trên ngôn từ mà phải là những thiền sư có thể nghiệm thực chứng.
Thực chứng phải chăng là kinh nghiệm pháp hành một cách phong phú mỗi cá nhân ? Dĩ nhiên là như vậy, vì chính Đức Phật cũng đã dạy: "accattaṃ veditabbo viññūhi". Nhưng thực tế cho thấy chúng ta cần phải thận trọng vì đã có nhiều người có kinh nghiệm pháp hành khá phong phú, rồi tuyên bố lung tung như đã chứng ngộ, nhưng thật ra đó chỉ là những kinh nghiệm cá nhân phiến diện và cục bộ, không phản ánh được toàn bộ sự thật mà Đức Phật muốn khai thị.
Trong giai đoạn pháp học, cách thận trọng nhất là đọc nhiều bản dịch giải của nhiều vị thiền sư nổi tiếng có uy tín về pháp hành. Nhiều vị có chứng nghiệm sâu về niệm thân, nhiều vị sở trường về niệm thọ, hoặc niệm tâm, niệm pháp v.v… trong bản dịch giải của họ dù trung thực với kinh văn đến đâu cũng có ít nhiều phản ánh kinh nghiệm riêng của họ, nhờ vậy chúng ta thấy ra được nhiều khía cạnh thâm sâu trên phương diện pháp hành.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tứ Niệm Xứ Giảng Giải ( Tác giả: Goenka Dịch giả: Pháp Thông )
Đại Niệm Xứ ( Thiền sư U Silananda Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt )
Triết lý Phật giáo
T
T |
12357 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9%20ch%C3%ADnh%20c%E1%BA%A7n | Tứ chính cần | Tứ chính cần hay Chính tinh tiến trong Bát chính đạo, nghĩa là bốn trạng thái tinh tiến.
Trích kinh:
- Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho quên mất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn chánh cần.
Ví như:
- Này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Đông, hướng về phương Đông, xuôi về phương Đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12358 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5t%20gi%C3%A1c%20chi | Thất giác chi | Thất giác chi (pi. sattabojjhanga, zh. qījuézhī 七覺支, ja. shichikakushi, sa. saptabodhyangāni, bo. byang chub yan lag bdun བྱང་ཆུབ་ཡན་ལག་བདུན་) là bảy bồ-đề phần, là nhóm thứ sáu trong ba mươi bảy Bồ-đề phần (sa. bodhipākṣikadharma).
Trong truyền thống Phật giáo Phát triển, Thất giác chi (saptabodhyangāni) có thứ tự như sau:
Trạch pháp (zh. 擇法, sa. dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai,
Tinh tiến (zh. 精進, sa. vīrya) chăm chỉ, kiên trì;
Hỉ (zh. 喜, sa. prīti), tâm hoan hỉ;
Khinh an (zh. 輕安, sa. praśrabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái;
Niệm (zh. 念, sa. smṛti), tỉnh giác.
Định (zh. 定, sa. samādhi), có sự tập trung lắng đọng.
Xả (zh. 捨, sa. upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.
Trong truyền thống Phật giáo Theravada, Thất giác chi (sattabojjhanga) có thứ tự như sau:
Niệm (Sati),
Trạch Pháp (Dhammavicaya),
Tấn (Viriya)
Phỉ (Hỉ) (Piti)
An (Passadhi)
Ðịnh (Samadhi)
Xả (Upekkha)
Gọi là giác chi vì nó đưa người tu tập đến giác ngộ.
Tương Ưng Bộ Kinh tập V (Sđd., 1982, tr. 64) giải thích về các giác chi như sau:
- Cái gì là chánh niệm đối với nội pháp và ngoại pháp, cái ấy gọi là Niệm giác chi.
- Cái gì là quan sát, là quyết trạch, tư sát với trí tuệ, đối với các nội pháp và ngoại pháp, cái ấy là Trạch pháp giác chi.
- Cái gì là thân tinh tấn, là tâm tinh tấn, cái ấy là Tinh tấn giác chi.
- Cái gì là hỷ có tâm, có tứ và hỷ không có tầm, không có tứ, cái ấy là Hỷ giác chi.
- Cái gì là thân khinh an và tâm khinh an, cái ấy gọi là Khinh an giác chi.
- Cái gì là định có tầm, có tứ và định không tầm, không tứ, cái ấy là Định giác chi.
- Cái gì là xả đối với nội pháp, xả đối với ngoại pháp, cái ấy là Xả giác chi.
Tu Tập Thất Giác Chi
"Như lý tác ý" là thức ăn của Niệm giác chi, làm cho Niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, Niệm giác chi đã sanh được viên mãn. (Tương Ưng V, Sđd., tr. 83*84).
"Như lý tác ý" trên các pháp thiện, bất thiện, liệt, thắng... là thức ăn cho Trạch pháp giác chi, làm cho Trạch pháp giác chi chưa sanh được khởi, Trạch pháp giác chi đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 65).
"Như lý tác ý" trên dõng mãnh giới, tinh cần giới (Nikkhammadhàtu), làm cho sung mãn, là làm cho Tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 67).
"Như lý tác ý" trên những pháp làm trú xứ cho Hỷ giác chi, làm cho viên mãn. Đây là thức ăn khiến cho Hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 68).
"Như lý tác ý" làm cho thân khinh an được sung mãn: đây là thức ăn khiến cho Khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
Nếu "Như lý tác ý" về tịnh chỉ tưởng, bất loạn tưởng, làm cho sung mãn. Đây là thức ăn làm cho Định giác chi chưa sanh được sanh khởi, Định giác chi đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
Có các pháp là trú xứ cho Xả giác chi. Chính ở đây, nếu Như lý tác ý làm cho sung mãn, thì ở đây là món ăn khiến cho Xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, giác chi đã sanh được tu tập đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
Bảy giác chi trên luôn luôn cần được tu tập, y cứ vào giới, an trú trên giới, nghĩa là tu tập Bảy giác chi theo với viễn ly,ly tham và từ bỏ. (Theo Tương Ưng V, Sđd., 64).
Điều mà hành giả cần biết là Thất giác chi được tu tập theo thứ lớp, cũng có thể tu tập độc lập từng chi phần.
Do thân và tâm sống viễn ly, Niệm giác chi tu tập để đi đến thành tựu. Hành giả trú chánh niệm như vậy, với trí tuệ tư sát, quyết trạch, thành tựu được quán sát pháp ấy. Tại đây, Trạch pháp giác chi bắt đầu phát sinh trong vị ấy. Trong khi tu tập Trạch pháp giác chi, trong khi với trí tuệ quyết trạch, tư sát pháp ấy, thì tinh tấn bắt đầu phát khởi. Trong khi hành giả tinh cần tu tập tinh tấn giác chi hướng đến viên mãn thì Hỷ giác chi bắt đầu phát khởi. Trong khi tu tập Hỷ giác chi, Hỷ giác chi đi đến viên mãn thì hành giả có thân khinh an và tâm khinh an, Khinh an giác chi phát khởi. Trong khi tu tập Khinh an giác chi đi đến viên mãn, thì hành giả có lạc, có lạc tâm sinh, tâm trở nên định tỉnh, Định giác chi bắt đầu phát khởi. Trong khi tu tập Định giác chi đi đến viên mãn, hành giả khéo trú xả nhìn sự vật, Xả giác chi bắt đầu phát khởi. Nhờ tu tập Xả, xả giác chi đi đến viên mãn. (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 69-70).
Một lần Tôn giả Upavàna bảo: "Vị Tỷ-kheo chỉ bắt đầu Niệm giác chi biết được tâm mình khéo giải thoát, thụy miên hôn trầm được khéo nhổ sạch, trạo hối trong mình được khéo điều phục, tinh tấn bắt đầu khởi, lấy giác chi ấy làm đối tượng, vị Tỷ-kheo dụng tâm tác ý, giác chi ấy không thối thất". (Sđd., tr. 69-70)
Tương tự như thế đối với Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả giác chi.
Về sự tu tập riêng từng giác chi, Thế Tôn dạy:
"Ở đây, đối với vị Tỷ-kheo tu tập Niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, ly tham, đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, vô lượng, không sân, khát ái được đoạn tận. Do khát ái được đoạn tận nên nghiệp được đoạn tận. Do nghiệp đoạn tận nên khổ được đoạn tận". (Tương Ưng V. Sđd., 68, 69-70).
Tương tự đối với sáu giác chi còn lại.
Con đường tu tập Thất giác chi luôn luôn được vận dụng không rời khỏi tác ý viễn ly, ly tham, từ bỏ, đoạn diệt tham ái để chứng Diệt đế. Trọng tâm của giải thoát là đoạn tận khát ái. Khát ái được đoạn tận thì chấp thủ được đoạn tận, vô minh được đoạn tận.
Chánh niệm luôn luôn là cơ sở tu tập cho Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Chánh đạo.
Điểm đặc biệt của pháp môn tu tập Thất giác chi liên hệ đến ly tham, từ bỏ... là chỉ cần tu tập một giác chi cũng có thể đi đến kết quả thấy biết như thật, giải thoát lậu hoặc khổ đau.
"Tu tập một giác chi đã có thể thành tựu mục đích của đời sống phạm hạnh, huống nữa là tu tập cả Thất giác chi". (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 68, 69-70).
Tuy nhiên, trong quá trình tu tập, tâm lý của hành giả luôn luôn được chuyển đổi, thường xuất hiện dưới hình thái tích cực, tiêu cực khác nhau, nên việc đề khởi tu tập Thất giác chi cần được hành giả vận dụng thiện xảo. Nguyên tắc của tu tập để chuyển đổi tâm lý là nguyên tắc đối trị. Nguyên tắc đối trị này là chỉ thực hiện hữu hiệu đúng vào lúc mà tâm lý cần được đối trị tương ứng với pháp môn đối trị.
Chẳng hạn đối trị hôn trầm thì vận dụng tầm tâm sở tư duy; quan sát đối trị với sân triền cái thì quán từ bi... Ở Thất giác chi, khi tu tập, nếu tâm lý hành giả rơi vào trạng thái mệt mỏi thụ động thì Hỷ giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi cần được vận dụng; bấy giờ nếu tu tập Xả, Khinh an và Định giác chi thì sẽ không thích hợp, tâm của hành giả khó mà phát khởi được. Trái lại, khi tâm lý hành giả dao động thì việc tu tập Xả, khinh an, và Định giác chi là đúng lúc, thích ứng; bấy giờ, nếu tu tập Trạch pháp, Tinh tấn và Hỷ giác chi thì lại không thích hợp.
Chỉ có Niệm giác chi là giác chi đặc biệt mà hành giả có thể vận dụng tu tập trong bất cứ điều kiện tâm lý nào. Điểm tu tập này vừa nói lên rằng Niệm giác chi là một trong những pháp môn tu tập phổ biến phù hợp với nhiều căn cơ trong mọi thời.
Nếu pháp môn tu tập trái với căn cơ thì có thể không đem lại kết quả, có khi còn gây thêm tác hại nữa. Thế Tôn đã ví trường hợp tâm lý thụ động mà tu tập Xả, Khinh an và Định giác chi như là nhen lên một ngọn lửa bằng cỏ ướt, củi ướt ở giữa mưa gió; và ví trường hợp tâm lý dao động mà tu tập Hỷ, Tinh tấn và Trạch pháp giác chi, như là dập tắt một ngọn lửa đang bốc cháy bằng cách ném thêm vào cỏ khô, củi khô và thổi hơi vào. (Theo Tương Ưng V, Sđd., 90-91)
Vật lý cũng như tâm lý, có những luật tắc riêng của nó. Hành giả cần để tâm theo dõi chúng để áp dụng pháp môn tu tập thích ứng, thiện xảo thì việc giải thoát mới hy vọng có thể thành tựu ngay trên cuộc đời này.
Một điểm đặc biệt nữa của Thất giác chi là pháp môn này có thể tu tập cùng với Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả). Khi tu tập mỗi giác chi liên hệ với tan rã, đoạn diệt, từ bỏ, hành giả có thể trú tưởng bất tịnh hay tịnh trong tất cả các pháp (dù pháp ấy là tịnh hay bất tịnh), hoặc trú xả, chánh niệm tỉnh giác đối với tất cả pháp. Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Từ tâm, thì hành giả sẽ đạt được từ tâm giải thoát, trú vào đệ Tứ Thiền sắc giới là cao nhất (đây thuộc về tâm giải thoát, khác với tuệ giải thoát). Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Bi tâm, thì hành giả trú vào Không vô biên xứ là cao nhất (đây chỉ nói đến tâm giải thoát). Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Hỷ tâm, thì hành giả sẽ đạt tới Thức vô biên xứ là cao nhất (đây chỉ đề cập tâm giải thoát). Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Xả tâm thì hành giả sẽ đạt tới Vô sở hữu xứ là cao nhất (đây chỉ đề cập tâm giải thoát). (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 123-125).
Thế là, nếu tu tập Thất giác chi cùng với Tứ vô lượng tâm sẽ chắc chắn không rơi vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên.
Kinh Trung Bộ I nói rằng, khi hành giả ở Vô sở hữu xứ thiên muốn băng qua Phi tưởng hi phi tưởng xứ để đến Diệt thọ tưởng định thì nên hành Tứ vô lượng tâm. Tại đây có một phần khác biệt với sự trình bày ở Tương Ưng V ở trên, nhưng điểm nhất quán quan trọng là nếu tu Tứ vô lượng tâm thì quyết định không rơi vào Phi tưởng phi phi tưởng. Chúng ta cũng có thể nhận định rằng các cảnh giới Thiền này là thuộc phần tâm giải thoát, nếu tại các cảnh giới này hành giả vận dụng Thiền quán để trực tiếp đoạn trừ các kiết sử, lậu hoặc, thì có thể vào thẳng Diệt thọ tưởng định và đắc Chánh trí, Giải thoát.
Ngoài kết quả trên, tu tập Thất giác chi được sung mãn thì sẽ được bảy kết quả, bảy lợi ích:
1. Ngay trong hiện tại có thể lập tức thành tựu Chánh trí.
2. Nếu không thể, thì khi lâm chung thành tựu được Chánh trí.
3. Nếu không được như thế, thì khi lâm chung đoạn tận được năm hạ phần kiết sử và chứng đắc Trung gian Bát-niết-bàn (Antaràparinibbàyi).
4. Nếu không được như thế thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Niết-bàn (Upahaccaparinibbàyi).
5. Nếu không như thế thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận được năm hạ phần kiết sử, sẽ chứng Vô hành Niết-bàn (asankhàraparinibbàyi).
6. Nếu không như thế thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận được năm hạ phần kiết sử, sẽ chứng Hữu hành Niết-bàn (Sankhàraparinibbàyi).
7. Nếu không như thế, thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, hành giả sẽ là bậc Thượng lưu (Uddhasoto), đạt được Sắc cứu cánh thiên.
(Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 71-72).
Một Nét Đặc Biệt nổi bật Của Thất Giác Chi.
(Kinh Tương Ưng Bộ V, tiểu mục về bệnh, tr. 82-83, bd. Thích Minh Châu, ghi rõ một số trường hợp Thất giác chi đã giúp các bậc Thánh vô lậu vượt qua được các cơn trọng bệnh, trong khi các pháp môn khác thì không).
Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahà Kassapa) mắc trọng bệnh, đau đớn kịch liệt, khó có thể kham nhẫn. Thế Tôn đến thăm và nói tóm lược Thất giác chi, nghe xong Tôn giả liền lành hẳn bệnh.
Một hôm Thế Tôn lâm trọng bệnh, khi Tôn giả Đại Thuần-đà (Mahà Cunda) đến hầu Thế Tôn, Thế Tôn bảo Tôn giả nói về Thất giác chi cho Thế Tôn nghe. Tôn giả liền bắt đầu: "Một lần con đã nghe Thế Tôn dạy về Thất giác chi...". Nghe xong, Thế Tôn liền ra khỏi cơn trọng bệnh.
Kinh Tương Ưng không giải thích tại sao Thất giác chi lại có tác dụng trị lành bệnh một cách thần diệu như thế. Kinh cũng không nói rõ là tác dụng trị bệnh ấy có thể xảy đến với bậc Thánh hữu học hay xảy đến với bậc Tùy pháp hành, Tùy tín hành.
Nếu các tâm lý hỷ, xả, khinh an, định hay tinh tấn lực giúp cho bậc Thánh đi ra khỏi bệnh thì tại sao ở Tứ niệm xứ, Ngũ căn, Ngũ lực... không được đề cập đến đặc tính trị bệnh này? Có lẽ bậc Thánh vô học khi nghe Thất giác chi thì thân sắc sẽ phát khởi cảm giác khinh an đặc biệt khiến có thể đẩy lùi cơn bệnh chăng?
Con đường tu tập Thất giác chi là con đường bàng bạc hạnh phúc giải thoát của hỷ, khinh an, lạc, định. Một bước chân đi vào giải thoát của hành giả là một bước đi thanh thoát của khinh an, lạc và hỷ ấy. Hành giả đã biến tất cả những vô thường, khổ đau của cuộc đời thành chất liệu giải thoát qua tịnh tưởng, bất tịnh tưởng để ly tham, ly sân và qua chánh niệm trú tâm vào từ, bi, hỷ và xả. Hành giả đã biến những khó khăn, gai góc thành chất liệu làm phát khởi tinh tấn lực; đã biến những rối ren, sương mù của cuộc sống thành chất liệu làm phát khởi Trạch pháp giác chi; đã biến những nghịch cảnh, nghịch lý, vô thường thành chất liệu làm phát khởi Xả, Định, Khinh an giác chi.
Nói tóm, Thất giác chi nếu được khéo tu tập thì sẽ chuyển biến được khổ đau sinh tử thành giải thoát, Niết-bàn ngay trong hiện tại, thiết lập các đạo tràng tu tập Thất giác chi ở giữa cuộc đời đầy mê vọng, khổ đau này hệt như là thiết lập các nhà máy than trắng để cho tỏa đầy ánh sáng giác ngộ và giải thoát. Tất cả những gì thuộc công việc chuyển hóa đều có mặt trong chúng ta. Tất cả đang chờ đợi sự giác tỉnh và quyết tâm của hành giả ngay từ hiện tại, trên đời này./.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12359 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20c%C4%83n | Ngũ căn | Ngũ căn (zh. wǔgēn 五根, ja. gokon, sa. pañcendriya, bo. dbang po lnga དབང་པོ་ལྔ་) được phân thành hai như sau:
Ngũ căn, năm giác quan. Đó là Nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, vị căn, và thân căn. Trong giáo lý Duy thức, chúng được xem như là một phần của A-lại-da thức.
Ngũ thiện căn (zh. 五善根), năm căn lành, bao gồm:
Tín căn (信根);
Tinh (tiến) căn (精根);
Niệm căn (念根);
Định căn (定根);
Huệ căn (慧 根).
Năm căn lành nầy được xếp vào trong 37 phẩm trợ đạo.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12360 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20l%E1%BB%B1c | Ngũ lực | Ngũ lực (zh. wǔlì 五力, ja. goriki, sa. pañca balāni) là năm lực đạt được do tu tập "Năm thiện pháp căn bản" (ngũ thiện căn 五善根):
Tín lực (zh. 信力, sa. śraddhābala), là tâm loại bỏ các loại tin tưởng sai lầm;
Tinh tiến lực (zh. 精進力, sa. vīryabala) là năng lực tu trì Tứ chính cần (sa. saṃyak-prahānāni) để diệt trừ bất thiện pháp;
Niệm lực (zh. 念力, sa. smṛtibala), sức mạnh do tu trì Tứ niệm xứ (sa. smṛtyupasṭhāna) đem lại;
Định lực (zh. 定力, sa. samādhibala), sức mạnh do Thiền định (sa. dhyāna) mang lại nhằm loại bỏ mọi tham ái;
Huệ lực (zh. 慧力, sa. prajñābala) là sức mạnh nhờ phát khởi tri kiến Tứ diệu đế.
Năm lực là một phần của 37 Bồ-đề phần, những yếu tố dẫn đến giác ngộ (sa. bodhipākṣika-dharma).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12361 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20th%E1%BA%ADp%20th%E1%BA%A5t%20b%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81%20ph%E1%BA%A7n | Tam thập thất bồ-đề phần | Tam thập thất bồ-đề phần (zh. 三十七菩提分, sa. saptatriṃśad bodhipāk-ṣikā dharmāḥ, pi. sattatiṃsa bodhipakkhiyādhammā) là ba mươi bảy thành phần hỗ trợ con đường giác ngộ, là những cách tu tập giúp hành giả đạt bồ-đề.
Có những cách gọi khác nhau như sau: Tam thập thất đạo phẩm (三十七道品), Tam thập thất chủng bồ-đề phần pháp (三十七種菩提分法), Tam thập thất bồ-đề phần pháp (三十七菩提分法), Tam thập thất giác chi (三十七覺支), Tam thập thất đạo phẩm (三十七道品), Tam thập thất trợ đạo phẩm (三十七助道品) hoặc 37 phẩm trợ đạo.
Tam thập thất bồ-đề phần bao gồm:
1. Tứ niệm xứ (四念處)
Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào (pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở).
Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Năm triền cái có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.
2. Tứ chính cần (四正勤):
Tinh tấn tránh làm các điều ác chưa sinh (sa. anutpannapāpakākuśaladharma);
Tinh tấn vượt qua những điều ác đã sinh (sa. utpanna-pāpakākuśala-dharma);
Tinh tấn phát huy các điều thiện đã có (sa. utpannakuśala-dharma), nhất là tu học Thất giác chi
Tinh tấn làm cho các điều thiện phát sinh (sa. anutpannakuśala-dharma).
3. Tứ thần túc (四神足), cũng gọi là Tứ như ý túc (四如意足):
Dục thần túc (zh. 欲神足, sa. chanda-ṛddhi-pāda), lòng tha thiết hoặc tập trung đạt được.
Cần thần túc (zh. 勤神足, sa. vīrya-ṛddhi-pāda), tâm tinh tiến chuyên cần.
Tâm thần túc (zh. 心神足, sa. citta-ṛddhi-pāda), ghi khắc kĩ những cấp đã đạt được;
Quán thần túc (zh. 觀神足, sa. mīmāṃsa-ṛddhi-pāda), thiền định, trạng thái thiền.
4. Ngũ căn (五根):
Tín căn (信根);
Tinh (tiến) căn (精根);
Niệm căn (念根);
Định căn (定根);
Huệ căn (慧 根).
5. Ngũ lực (五力):
Tín lực (zh. 信力);
Tinh tấn lực (zh. 精進力);
Niệm lực (zh. 念力);
Định lực (zh. 定力);
Huệ lực (zh. 慧力).
6. Thất giác chi (七覺支):
Trạch pháp (zh. 擇法, sa. dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai,
Tinh tấn (zh. 精進, sa. vīrya);
Hỉ (zh. 喜, sa. prīti), tâm hoan hỉ;
Khinh an (zh. 輕安, sa. praśabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái;
Niệm (zh. 念, sa. smṛti), tỉnh giác.
Định (zh. 定, sa. samādhi), có sự tập trung lắng đọng.
Xả (zh. 捨, sa. upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.
7. Bát chính đạo (八聖道).
Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.
Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm.
Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāc):Nói thiện nói lành xây dựng ích lợi chung vì người nghe tiến bộ. nói đúng khéo léo để người nghe dễ hiểu
Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta): Làm những việc lành thiện tạo ích lợi chung. không làm điều xấu ác.
Chính mạng (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva): giữ gìn thân thể trong sạch mạnh khỏe băng cách ăn uống, đủ chất. ăn uống do nghiệp lành, không do sát sinh tạo sân hận nghiệp ác gây nên. ngủ nghỉ chỗ trong sạch lành mạnh tránh chỗ ô nhiễm.
Chính tinh tấn (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma): Luôn luôn nhớ hàng ngày hàng giờ hàng phút viêc tu học, giữ giới luật để sao sát tiến bộ.
Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).
37 phẩm trợ đạo chứng đắc thánh đạo thánh quả trong Phật Giáo Nguyên Thủy
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn ngự đến giảng đường Upaṭṭhāna ngồi trên pháp tòa cao quý, truyền dạy chư tỳ-khưu- Tăng rằng:
– Này chư Tỳ-khưu! Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, các con nên học hỏi, hiểu biết rõ, rồi nên thực-hành, thường thực- hành chánh-pháp ấy, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, để duy trì phạm-hạnh cao thượng, để chánh-pháp được trường tồn lâu dài, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho phần đông chúng-sinh, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho chư-thiên và nhân-loại.
– Này chư Tỳ-khưu! Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đó là:
4 pháp niệm-xứ (satipaṭṭhāna):
1) Thân niệm-xứ.
2) Thọ niệm-xứ.
3) Tâm niệm-xứ.
4) Pháp niệm-xứ.
4 pháp tinh-tấn (samappadhāna)
– Tinh-tấn ngăn các ác-pháp chưa phát sinh, không cho phát sinh.
– Tinh-tấn diệt ác-pháp đã phát sinh.
– Tinh-tấn làm cho thiện-pháp phát sinh.
– Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện-pháp đã phát sinh.
4 pháp thành-tựu (iddhipāda)
– Thành-tựu do hài-lòng.
– Thành-tựu do tinh-tấn.
– Thành-tựu do quyết-tâm.
– Thành-tựu do trí-tuệ.
5 pháp-chủ (indriya)
1) Tín-pháp-chủ.
2) Tấn-pháp-chủ.
3) Niệm-pháp-chủ.
4) Định-pháp-chủ.
5) Tuệ-pháp-chủ.
5 pháp-lực (bala)
1) Tín-pháp-lực.
2) Tấn-pháp-lực.
3) Niệm-pháp-lực.
4) Định-pháp-lự.
5) Tuệ-pháp-lực.
7 pháp giác-chi (bojjhaṅga)
1) Niệm giác-chi.
2) Phân-tích giác-chi.
3) Tinh-tấn giác-chi.
4) Hỷ giác-chi.
5) Tịnh giác-chi.
6) Định giác-chi.
7) Xả giác-chi.
8 pháp chánh-đạo (magga)
1) Chánh-kiến.
2) Chánh-tư-duy.
3) Chánh-ngữ.
4) Chánh-nghiệp.
5) Chánh-mạng.
6) Chánh-tinh-tấn.
7) Chánh-niệm.
8) Chánh-định.
– Này chư Tỳ-khưu! Các chánh-pháp ấy Như-Lai đã thuyết giảng đến các con, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.
– Này chư Tỳ-khưu! Bây giờ Như-Lai nhắc nhở các con rằng:
“Tất cả các pháp-hữu-vi (sắc-pháp, danh-pháp) có sự diệt là thường, các con nên cố gắng tinh-tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ.”
Thời gian không còn lâu, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết- bàn. Kể từ hôm nay chỉ còn lại ba tháng nữa mà thôi, Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn.
Tiếp theo Đức-Thế-Tôn dạy bài kệ:
“Paripakko vayo mayhaṃ, parittaṃ mama jīvitaṃ.
Pahāya vo gamissāmi, kataṃ me saraṇamattano.
Appamattā satīmanto, susīlā hotha bhikkhavo.
Susamāhitasaṅkappā, sacittamanurakkhatha.
Yo imasmiṃ dhammavinaye, appamatto vihassati.
Pahāya jātisaṃsāraṃ, dukkhassaṅtaṃ karissati.”(1)
– Này chư Tỳ-khưu! Tuổi của Như-Lai đã già rồi. Mạng sống của Như-Lai còn ít, Như-Lai sẽ vĩnh biệt các con. Như-Lai sẽ tịch diệt Niết-bàn, Là nơi nương nhờ của chính mình.
– Này chư Tỳ-khưu thật đáng thương!
Các con là người không dể duôi,
Có giới hạnh trong sạch đầy đủ,
Luôn có chánh-niệm và tỉnh-giác,
Có định-tâm, tư-duy đúng đắn,
Cẩn trọng giữ gìn tâm của mình.
Người nào sống trong pháp luật này,
Không dể duôi, luôn có chánh-niệm,
Chứng ngộ Niết-bàn, pháp diệt khổ,
Người ấy diệt tử sinh luân-hồi.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12362 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9%20th%E1%BA%A7n%20t%C3%BAc | Tứ thần túc | Tứ thần túc (四神足, sa. catvāra ṛddhipādāḥ, pi. cattāro iddhi-pādā, bo. rdzu `phrul gyi rkang pa bzhi རྫུ་འཕྲུལ་གྱི་རྐང་པ་བཞི་), cũng gọi là Tứ như ý túc (四如意足), Tứ như ý phần (四如意分) là khoa thứ ba đứng sau Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần trong 7 khoa của 37 phẩm trợ đạo, là bốn pháp thiền định, bốn thứ phương tiện giúp hành giả thành tựu các tam-ma-địa (samadhi). Thần là chỉ cho cái đức linh diệu; túc là chỉ cho định là nền tảng chỉ nơi nương tựa để phát sinh quả đức linh diệu.
Bốn bước này được xem là bốn loại thiền định (zh. 四種禪定) nhưng có nhiều loại định nghĩa khác nhau. Bốn loại định đó là dục làm chủ sẽ đắc định, tinh tấn làm chủ sẽ đắc định, tâm làm chủ sẽ đắc định, tư duy làm chủ sẽ đắc định. Nhờ sức mạnh của bốn pháp này dẫn phát các loại thần dụng mà sản sinh ra tam-ma-địa (chánh định). Sau đây là một cách phân loại.
Dục thần túc (zh. 欲神足, sa. chanda-ṛddhi-pāda, bo. `dun pa`i rdzu `phrul gyi rkang pa འདུན་པའི་རྫུ་འཕྲུལ་གྱི་རྐང་པ་), gọi đầy đủ là Dục tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: chanda-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: chanda-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), thiền định phát sanh do năng lực của ý muốn, tư tưởng mà đạt được thần thông. Dục ở đây chỉ cho ước muốn, mong cầu một cách thiết tha, mong muốn đạt được những gì mình chưa có; hay mong cầu và tìm cách đạt được những sở nguyện.
Cần thần túc (zh. 勤神足, sa. vīrya-ṛddhi-pāda, bo. brtson `grus kyi rdzu `phrul gyi rkang pa བརྩོན་འགྲུས་ཀྱི་རྫུ་འཕྲུལ་གྱི་རྐང་པ་), còn gọi là Tinh tấn thần túc gọi đầy đủ là Tinh tấn tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: virya-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: virya-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), là thiền định phát sanh nhờ vào sức tinh tấn nỗ lực tu tập. Khi đã có mong cầu thì phải tinh tấn nổi lực để tu tập làm thiện, đoạn trừ các ác.
Tâm thần túc (zh. 心神足, sa. citta-ṛddhi-pāda, bo. bsam pa`i rdzu `phrul gyi rkang pa བསམ་པའི་རྫུ་འཕྲུལ་གྱི་རྐང་པ་), gọi đủ là tâm tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: citta-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: citta-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), là thiền định phát sinh nhờ sức mạnh của tâm niệm. Một lòng chuyên tâm nhất niệm trụ nương vào sức mạnh của tâm, nên định dẫn phát sanh (thiền định do tâm niệm phát sanh).
Quán thần túc (zh. 觀神足, sa. mīmāṃsa-ṛddhi-pāda, bo. dpyod pa`i rdzu `phrul gyi rkang pa དཔྱོད་པའི་རྫུ་འཕྲུལ་གྱི་རྐང་པ་), gọi đủ là quán tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc (Srt: vīmāṃsā-samādhi-prahāṇa-saṃskāra-samannāgata-ṛddhi-pāda, Pāli: vīmaṃsā-samādhi-padhāna-saṃkhāra-samannāgata-iddhi-pāda), là thiền định phát sinh nhờ sức mạnh tư duy quán sát Phật lý, nương vào sức mạnh tư duy quán sát nên phát sanh sức định.
Theo Pháp giới thứ đệ sơ môn do Trí Khải, quyển trung, phần cuối, thì y theo tứ niệm xứ và tứ chánh cần thì thiên trọng về Huệ mà thiếu định, nay lại tu thêm tứ thần túc, thì định huệ cân bằng, ở nguyện thành tựu, nên gọi là Tứ như ý túc.
Đại tì-bà-sa luận giải thích thần túc: những sự mong cầu đều được như ý, gọi là thần. Nương nhờ vào năng lực của dục và cần (muốn và chuyên cần) mà được đẳng trì (định), lại nương nơi đẳng trì mà phát sanh thần dụng nên gọi là tứ như ý túc, nhờ tu tập tứ thần túc mà thành tựu sở nguyện. là bốn pháp làm nền tảng, nơi nương tựa phát sinh ra các thứ công đức thiền định cho hành giả và, kết quả của chúng theo như ước muốn của người tu tập.
Câu-xá luận quyển thứ 25 viết: "Các công đức vi diệu thù thắng đều nương nơi bốn pháp này mà định được thành tựu...trong bốn thiện căn vị thì đảnh vị có thể tu đắc tứ thần túc".
Xem thêm
Tứ thần túc
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12371 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A5t%20thi%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%AFu%20b%E1%BB%99 | Nhất thiết hữu bộ | Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivādin), còn gọi ngắn gọn là Nhất thiết hữu bộ (一切有部) hay Hữu bộ (有部), là một bộ phái Phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại (nhất thiết hữu, sa. "sarvam asti"). Tách ra từ Trưởng lão bộ (sa. sthaviravādin) dưới thời vua A-dục, phái này hoạt động mạnh tại Kashmir và Càn-đà-la (Gandhāra). Quan điểm của bộ này được xem như nằm giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Nhất thiết hữu bộ có kinh điển riêng viết bằng văn hệ Phạn ngữ, ngày nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và Tây Tạng.
Tác phẩm quan trọng nhất của bộ này là A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa) của Thế Thân, Đại tì-bà-sa luận (sa. mahāvibhāṣā), một bộ luận được biên soạn trong Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại Kashmir dưới sự chủ trì của Vasumitra (Thế Hữu). Đại tì-bà-sa luận trình bày quan điểm chính thức của Thuyết nhất thiết hữu bộ và là tác phẩm được hoàn tất cuối cùng trong bảy tác phẩm của Luận tạng (sa. abhidharmapiṭaka, xem A-tì-đạt-ma). Một số tác phẩm khác cần được nhắc tới là A-tì-đàm tâm luận (sa. abhidharma-hṛdaya), là bộ luận trung tâm của A-tì-đạt-ma với mười chương. Tì-bà-sa luận của Ca-chiên-diên tử cũng viết tổng quát về giáo lý bộ này. Tác phẩm Thế gian giả thiết (sa. lokaprajñapti) trình bày quan điểm về sự hình thành thế giới đáng lưu ý. Các quan điểm về giới luật được trình bày trong Tì-nại-da-tì-bà-sa (sa. vinayavibhāṣā).
Giáo pháp của Nhất thiết hữu bộ có tính đa nguyên, xuất phát từ sự phủ nhận cái ngã (Vô ngã), một tính chất cá nhân hoặc linh hồn và thừa nhận những đơn vị luân chuyển theo thời gian, được gọi là pháp. Bộ này cho rằng có 75 pháp, và cho đó là những đơn vị cuối cùng, không thể chia cắt (tương tự khái niệm "nguyên tử" của Âu Châu thời thượng cổ) đều hiện hữu đồng thời. Chỉ các pháp này là "có thật". Họ phân biệt các pháp tùy thuộc, Hữu vi (sa. saṃskṛta) và các pháp độc lập, Vô vi (sa. asaṃskṛta).
Các pháp độc lập là Hư không (sa. ākāśa), Niết-bàn vô trụ (sa. apratiṣṭhita-nirvāṇa) và Niết-bàn thường trụ (sa. pratiṣṭhita-nirvāṇa).
Các pháp hữu vi được chia làm bốn nhóm: Sắc pháp (sa. rūpadharma), Tâm (Thức) pháp (sa. citta, vijñāna), các hoạt động của những Tâm sở hữu pháp (sa. cetasikadharma) và Tâm bất tương ưng hành pháp (sa. cittaviprayuktasaṃskāra) - các pháp không thuộc tâm không thuộc sắc như già, chết, Vô thường...
Các pháp hữu vi này - theo quan điểm của Nhất thiết hữu bộ - không phải từ đâu sinh ra mà luôn luôn đã có, chỉ đổi từ trạng thái tiềm tàng qua hiện hữu. Vì quan điểm này mà Nhất thiết hữu bộ có tên "Nhất thiết hữu", nghĩa là quá khứ và vị lai đều được chứa trong một "pháp" duy nhất. Trong Nhất thiết hữu bộ, người ta cũng khám phá vài yếu tố nguyên thủy của Đại thừa, như quan điểm Tam thân (sa. trikāya) và niềm tin nơi Bồ Tát Di-lặc, vị Phật tương lai.
Xem thêm
Trưởng lão bộ
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Edward Conze:
Buddhism. Its Essence and Development, Oxford 1953.
Buddhist Thought in India, London 1962, (Đức ngữ: Buddhistisches Denken, Frankfurt am Main, 1988)
Bộ phái Phật giáo |
12372 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3-nh%C4%A9-ba | Mã-nhĩ-ba | Marpa (zh. 馬爾波, bo. mar pa མར་པ་), 1012-1097, là một Đạo Sư nổi tiếng của Nam Tây Tạng. Marpa đi Ấn Độ và mang về Tây Tạng Giáo Pháp Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā), Na-lạc lục pháp (bo. nāro chodrug ནཱ་རོ་ཆོས་དྲུག་). Ông là Thầy của Milarepa (bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་), đóng vai trò quan trọng trong trường phái Kagyu (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་). Mặc dù tu hành tích cực nhưng Marpa vẫn tham gia công việc thế tục một cách hài hòa.
Thời trẻ tuổi, ông đã học Phạn ngữ và sau đó ông đổi toàn bộ sản nghiệp lấy vàng bắt đầu chuyến du hành Ấn Độ. Tại đây, ông gặp Naropa (zh. 那洛巴, bo. nāropa), một vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha) và được vị này hướng dẫn 16 năm. Trở lại Tây Tạng, ông dùng hết thời giờ để phiên dịch Kinh sách, sống cuộc đời của một nông dân, lập gia đình với Dagmema và có nhiều con. Sau đó, trên đường tìm những chú giải của những Mật kinh, ông lại đi Ấn Độ một lần nữa và khi về lại Tây Tạng, ông nhận Milarepa làm đệ tử. Sau nhiều lần thử thách khắc nghiệt, ông mới truyền Bí Pháp cho Milarepa.
Lúc tuổi đã cao, Marpa lại đi Ấn Độ lần thứ ba vì một Bí Pháp khác. Tại đây, ông gặp Atisha và thầy Naropa lần cuối. Marpa thích dùng giấc mộng để quyết đoán trước tương lai và từng tiên tri sẽ có tông Kagyu ra đời.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
Bồ Tát
Lịch sử Tây Tạng
Ca-nhĩ-cư phái |
12373 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tsongkhapa | Tsongkhapa | Tsongkhapa (chữ Tây Tạng: བཙོང་ཁ་པ་, btsong kha pa, chữ Hán: 宗喀巴, Hán-Việt: Tông-khách-ba, 1357-1419) sinh tại Amdo, Đông Bắc Tây Tạng trong một gia đình quan lại quyền thế đồng thời cũng là một gia đình Phật giáo. Sư là một vị Lạt-ma Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), với một trong những giáo phái quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung (Triết Bang), Sera (Sắc Nhạ) và Ganden (Cách Đăng).
Lúc còn nhỏ, Sư đã đi vào con đường tu học. Năm ba tuổi, Sư thụ giới Cư sĩ với Đức Karmapa thứ 4, Rolpe Dorje (bo. rol pa'i rdo rje རོལ་པའི་རྡོ་རྗེ་, 1340-1383). Sư học với nhiều vị đạo sư khác nhau và nghe nhiều khai thị của hai tông phái Tát-ca và Cam-đan. Khả năng luận giảng xuất sắc của Tsongkhapa biểu lộ trong 18 tác phẩm và các tác phẩm này đã trở thành kinh sách giáo khoa cho các thế hệ sau. Nổi tiếng nhất trong các tác phẩm này là "Đại Luận về con đường giác ngộ" và "Luận về trình tự của mật chú". Sư cho rằng, một tỉ-khâu cần phải nghiên cứu năm ngành học và muốn thế, vị này cần biết lắng nghe các lời khai thị, biết tự mình suy xét phân biệt và biết thực hiện chúng thông qua thiền định. Trong năm ngành đó thì về triết học, Sư khuyên học Trung quán và ngành Nhân minh (sa. hetuvidyā, tức logic học), về thiền định nên nghiên cứu giáo pháp của kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa và A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma), về một đời sống chân chính nên dựa vào Luật tạng.
Ngoài các đóng góp trên, Sư còn hoàn tất bốn công trình lớn được kể là: tu chỉnh một bức tượng quan trọng của Di-lặc, kiên trì giữ giới luật ghi trong Luật tạng, thành lập lễ nguyên đán Mon-lam và xây nhiều bảo tháp.
Sau khi tu học và bắt đầu thu nhận đệ tử vào năm 29 tuổi, ngài bắt đầu đổi sang đội mũ màu vàng. Các đệ tử của sư sau đó cũng đều học theo ông đội mũ vàng, nhờ vậy bắt đầu hình thành Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Mũ vàng vốn ban đầu là mũ dành riêng cho những đại sư có nhiệm vụ duy trì giới luật.
Liên kết ngoài
Đại Luận về con đường giác ngộ (PDF 1, PDF 2, PDF 3)
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Mất năm 1419
Trung quán tông
Sinh năm 1357 |
12410 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A9on%20Teisserenc%20de%20Bort | Léon Teisserenc de Bort | Léon Phillippe Teisserenc de Bort (5 tháng 11 năm 1885 tại Paris - 2 tháng 1 năm 1913 tại Cannes) là một nhà khí tượng học người Pháp. Ông nổi tiếng trong việc khám phá ra tầng bình lưu.
Từ năm 1892 tới 1896, ông bắt đầu làm việc với vai trò trưởng nhóm khí tượng tại Cục Khí tượng Trung ương có trụ sở ở thành phố Paris. 1896, ông xin thôi việc và bắt đầu thực hiện các nghiên cứu khí tượng với khí cầu tại nhà riêng ở gần Versailles.
Tại đây ông đã thực hiện trên 200 thí nghiệm với khí cầu.
Tham khảo
Nhà khoa học Pháp
Sinh năm 1855
Mất năm 1913
Nhà khí tượng học
Người Paris
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp |
12412 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i%201946 | Trận Hà Nội 1946 | Trận Hà Nội đông xuân 1946-47 là sự kiện khởi động Chiến tranh Đông Dương giữa các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) và tập đoàn quân viễn chinh Pháp từ đêm 19 tháng 12 năm 1946 đến trưa 18 tháng 2 năm 1947.
Bối cảnh
Sau khi chính quyền lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố Việt Nam độc lập, Đế quốc Thực dân Pháp, dưới danh nghĩa lực lượng Đồng Minh, tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật nhưng kỳ thực với mưu đồ tái chiếm thuộc địa. Chính quyền Việt Nam đã cố gắng hòa hoãn, nhưng cục diện càng lúc càng căng thẳng.
Trong một văn bản ghi ngày 4/9/1945, Thống chế De Gaulle viết cho Đô đốc Argenlieu về việc tái chiếm thuộc địa Pháp ở Đông Dương: "Đô đốc thân mến, chúng ta còn một miếng bánh lớn cần giành lại, một phần lớn cần tham gia. Dành cho ngài đó! Hãy tiến lên"
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp, có quân Anh giúp sức, gây hấn ở Sài Gòn, bất ngờ tấn công trụ sở Lâm ủy Nam Bộ, chính quyền Việt Nam tại miền Nam, mở đầu cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Tuy nhiên, người Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị và đã tiến hành cuộc chiến tranh tiêu hao. Những lực lượng "Nam tiến" chi viện của Chính quyền Trung ương nhanh chóng tham chiến làm hạn chế tốc độ phát triển chiến tranh của người Pháp.
Ở miền Bắc, cục diện vẫn tiếp tục căng thẳng. Theo thỏa thuận Pháp - Hoa, quân Pháp vào Bắc Đông Dương để thay thế lực lượng Quốc quân Trung Hoa. Cục diện hòa hoãn không thể kéo dài được lâu.
Nhiều cuộc đụng độ giữa hai bên diễn ra, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ đụng độ ngày 20 tháng 11 năm 1946, khi quân Pháp tấn công và đánh chìm ở cảng Hải Phòng một ghe tình nghi chở vũ khí cho Việt Minh. Vệ quốc quân Việt Nam đánh trả quyết liệt lại quân Pháp. Sau cuộc ngừng bắn ngày 21 tháng 11 năm 1946, Pháp gửi tối hậu thư cho chính quyền Việt Minh ở Hải Phòng, đòi Việt Minh phải rút khỏi Hải Phòng và trao thành phố lại cho Pháp. Ngày 23 tháng 11 năm 1946, chính quyền Việt Minh từ chối yêu sách của Pháp, và quân Pháp bắt đầu bắn phá Hải Phòng với xe tăng và trọng pháo từ tuần dương hạm Suffren, để "dạy lũ côn đồ Việt Minh một bài học", như lời của Tổng tư lệnh liên quân Pháp, tướng Valluy nói với các viên chỉ huy địa phương qua radio. Có rất nhiều người Việt bị chết trong cuộc bắn phá đó. Phía Pháp nói rằng có 6.000 thương vong, trong khi phía Việt Minh tuyên bố thương vong lên tới 20.000 người. Hai phía sau đó tiếp tục các cuộc đàm phán ngưng bắn, nhưng không mang lại kết quả gì cho tới tận tháng 12.
Từ tháng 10 năm 1946, cương vực Việt Nam được phân thành 12 chiến khu, trong đó, thủ đô Hà Nội là Chiến khu 11. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản lập thêm đảng ủy Mặt trận Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trân là Bí thư Thành ủy được cử làm Bí thư Đảng ủy Mặt trận kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Khu 11, chỉ huy trưởng mặt trận Khu 11 là ông Vương Thừa Vũ. Tổng Tham mưu trưởng là ông Hoàng Văn Thái. Ông Trần Quốc Hoàn là phái viên Trung ương tại mặt trận Hà Nội. Căn cứ vào ý định tác chiến, Hà Nội được chia làm 3 liên khu.
Trước tình thế quá cam go, [13 tháng 12] năm 1946, Trung ương Quân ủy, Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy triệu tập hội nghị các khu trưởng tại Hà Đông. Đồng thời Ban thường vụ Trung ương điện cho Xứ uỷ Nam Bộ biết chủ trương gấp rút chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, xác định nhiệm vụ của chiến trường Nam Bộ là "không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung-Bắc" và làm tốt các công tác sau: "Tìm mọi cách uy hiếp thành phố Sài Gòn, phá hoại các kho tàng quân nhu, đạn dược, thuyền bè chuyên chở của địch; kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng như bãi công, đình công, đòi quyền lợi kinh tế, đòi quyền tự do dân chủ, chống khủng bố, tẩy chay chính phủ bù nhìn; tổ chức các đội xung phong cảm tử, tiễu trừ Việt gian, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng ở nông thôn, thành thị, bao gồm cơ quan hành chính bí mật và công khai; đẩy mạnh công tác địch vận; đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, đặc biệt chú ý vận động đồng bào theo đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa..."
Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1946, các thành phố, địa phương đều đã nhận được lệnh di chuyển các kho tàng, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vũ khí ra ngoại thành, về nông thôn, lên rừng núi, đề phòng chiến sự lan rộng. Từ sau đêm 19 tháng 12 năm 1946, tiến hành đợt "tổng di chuyển" triệt để, rộng lớn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Quân chính quy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng được lệnh rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng, chỉ để lại các đơn vị Tự vệ chiến đấu, Công an xung phong và Vệ quốc đoàn phối hợp với nhân dân Hà Nội tổ chức đánh trả và kìm chân quân Pháp . Quân Pháp nổ súng chiếm đóng Lạng Sơn.
Các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, Bộ Tổng chỉ huy di chuyển lên An toàn khu (ATK) Việt Bắc giáp giới với Trung Quốc, đều được "Đội công tác đặc biệt" do ông Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, trực tiếp chỉ đạo, nghiên cứu, xác định từ trước. Vì vậy mà khi di chuyển vẫn nắm chắc tình hình, chỉ đạo kịp thời các mặt trận, các địa phương. Trong đợt "tổng di chuyển", riêng ngành quân giới từ khu 5 trở ra đã chuyển lên căn cứ an toàn gần 4 vạn tấn máy móc, vật tư nguyên liệu, lập binh công xưởng chế tạo vũ khí. Về chỉ đạo tác chiến trong thành phố, ngoài các mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy, ngày 7 tháng 12 năm 1946, báo Sự Thật số 66 đăng một bài luận văn quân sự quan trọng của Tổng bí thư Trường Chinh: "Kháng chiến trong thành phố", hướng dẫn cách đánh du kích trong thành phố và hoạt động của các đội du kích nội thành. Về vị trí chiến lược của thành phố trong chiến tranh, tác giả ghi: "Mỗi một thành phố cũng như mỗi làng của ta phải là một trung tâm điểm kháng chiến, kháng chiến dẻo dai, kháng chiến quyết liệt". Phía Pháp tiếp tục các hoạt động khiêu khích, nghiêm trọng nhất là vụ ngày 4 tháng 12, Nhà thông tin Bờ Hồ bị đốt. Ngày 10 tháng 12, nhiều công sự của tự vệ bị Pháp đặt mìn phá hủy. Chiều 7 tháng 12 năm 1946 quân Pháp chiếm đóng nhà Ngân hàng Pháp - Hoa.
Từ ngày 15 tháng 12 năm 1946, tình hình nóng lên từng giờ. Sáng 16 tháng 12, Valluy từ Sài Gòn ra Hải Phòng, triệu tập tướng Morlière (Chỉ huy trưởng quân Pháp tại Bắc Kỳ), Jean Sainteny (Ủy viên Công hòa tại Bắc Kỳ), đại tá Debès (Chỉ huy trưởng quân Pháp tại Hải Phòng) để phổ biến kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực phía bắc vĩ tuyến 16. Cùng ngày, Công an xung phong đang giữ trị an trên phố bị quân Pháp xả súng. Ngày 17 tháng 12, tự vệ lại bị tấn công, đồng thời hàng chục người dân phố Hàng Bún, Yên Ninh bị tàn sát .
Ngày 18 tháng 12 năm 1946, thành phố Hà Nội có vẻ yên tĩnh, phố xá thưa thớt bóng người. Hai ngày trước, quân Pháp nổ súng khiêu khích, gây rối ở các phố Lò Đúc, Hàng Bột, Hàng Khoai, Đồng Xuân... nhưng quân và dân Hà Nội cảnh giác, không bị mắc mưu, tuân thủ kỷ luật, chờ lệnh Chính phủ không bắn trả. Hai bên đường, nhà cửa đóng kín, nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu. Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn. Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: "Sống chết với thủ đô", "Thanh niên thề sống chết với thành Hoàng Diệu", "Thà chết không chịu trở lại kiếp nô lệ"...
Chiều 18 tháng 12, Pháp gửi cho chính phủ Việt Minh tối hậu thư đòi làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội và đe dọa "Đến sáng 20-12 những điều đó không được chấp nhận thì quân Pháp sẽ chuyển hướng sang hành động". Sáng 19 tháng 12, Pháp gửi tiếp cho phía Việt Minh một tối hậu thư nữa, đòi tước vũ khí của Vệ quốc đoàn ở Hà Nội, đòi Việt Minh phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến.
Lực lượng hai bên
Lực lượng phía Việt Minh gồm 2.500 Vệ quốc quân, 8.000 dân quân tự vệ, được đông đảo nhân dân thủ đô ủng hộ. Trang bị vũ khí của bộ đội còn thô sơ, chỉ có hầu hết là súng trường bắn phát một với rất ít đạn. Tổng cộng 2561 chiến sĩ Vệ quốc quân chỉ có 1516 súng trường, 3 trung liên, 1 đại liên, vũ khí chống tăng chỉ có 1 khẩu bazôka 60 ly, 1000 quả lựu đạn, 80 bom ba càng, pháo binh chỉ có 7 khẩu pháo cao xạ, 1 sơn pháo 75 ly, 1 pháo 25 ly, 2 súng cối 60 ly Trung bình hai người mới có một quả lựu đạn. Các đơn vị dân quân tự vệ trang bị còn thiếu hơn nữa, chủ yếu phải dùng vũ khí thô sơ như giáo mác, cung tên, mã tấu.
Bộ đội Việt Minh hầu như không có nguồn cung súng đạn nào ngoại trừ tịch thu từ chính những đội quân nước ngoài đã trú đóng trên lãnh thổ. Thậm chí những vật tư còn dùng được sau khi trục vớt trong các tàu hàng Nhật bị đắm ở vịnh Bắc Bộ cũng được tận dụng. Quân Việt Nam trang bị lẫn lộn súng từ Âu sang Á như Lebel, Berthier của Pháp, Mauser của Đức, Kiểu 24 của Trung Quốc, Arisaka của Nhật Bản. Các loại súng trường, cạc-bin, tiểu liên mới do Anh, Mỹ sản xuất rất hiếm. Mỗi tiểu đội Việt Nam chỉ có 3 - 4 súng trường, còn lại là dao găm, mã tấu. Nhiều súng đã cũ, gỉ sét. Súng hỏng được tháo dỡ, lấy linh kiện để sửa chữa vũ khí cùng loại. Vấn đề nan giải nhất là đạn dược rất thiếu thốn. Do có quá nhiều chủng loại hỗn tạp, việc cung ứng đạn cho súng lại càng khó khăn.
Quân Pháp gồm có một trung đoàn bộ binh, một trung đoàn xe tăng, thiết giáp, một tiểu đoàn pháo, một bộ phận biệt kích, một bộ phận dù, cùng với không quân và thủy quân, tổng cộng 6.500 lính chính quy cùng 7.000 kiều dân vũ trang Pháp. Vài ngàn lính Lê dương Pháp đóng tập trung trong khu vực thành Hà Nội và một số đóng rải rác ở các địa điểm khác như Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), dinh Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch), ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội), Nhà băng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), cầu Doumer (nay là cầu Long Biên) và sân bay Gia Lâm ở hữu ngạn sông Hồng. Trang bị của phía Pháp gồm 5.000 súng trường, 600 súng máy, 42 đại bác, 22 xe tăng, 40 xe bọc thép, 30 máy bay và một số giang đĩnh.
Nhiều nhà chính trị Pháp tỏ ra coi thường lực lượng Việt Nam vì trang bị 2 bên quá chênh lệch. Tại Fontainebleau, người đứng đầu phái đoàn Pháp Max André đã nói với Phạm Văn Đồng, người lãnh đạo phái đoàn Việt Nam: "Ngài thấy đó, hãy nên biết điều, ngài biết rằng trong trường hợp đàm phán thất bại, ngài sẽ thấy chiến tranh và quân đội chúng tôi sẽ đè bẹp các du kích quân của các ngài trong vài tuần"
Diễn biến
Tối hậu thư và lời thề quyết tử
Trưa 19 tháng 12, Ban Thường vụ Trung ương của chính phủ Việt Minh điện báo cho các chiến khu và tỉnh ủy, thành ủy: "Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư và đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bỏ tối hậu thư ấy. Như vậy, chỉ trong vòng 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: Tất cả hãy sẵn sàng".
Chiều 19 tháng 12 năm 1946, Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu. Cơ quan cơ yếu mật mã Bộ Tổng tham mưu truyền đi bản mật lệnh: "Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21-12. Hàng mang mã hiệu A cộng hai, B trừ hai. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ". Theo đó, quy ước "chuyến hàng sẽ đến" có nghĩa là tổng giao chiến bắt đầu. A là giờ cộng thêm hai, B là ngày trừ đi hai. Có nghĩa là: "Cuộc tổng giao chiến bắt đầu lúc 20 giờ ngày 19 tháng 12". Ngoài ra để bảo đảm các nơi có thể kịp thời nhận lệnh, còn quy ước khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát câu: "Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Xin trân trọng mời đồng bào cả nước nghe lời Hồ Chủ tịch". Đây là tín hiệu tổng giao chiến, được Đài Tiếng nói Việt Nam phát đúng thời khắc 20 giờ ngày 19 tháng 12.
20 giờ 03 phút, ngày 19 tháng 12 năm 1946, điện trong toàn thành phố phụt tắt, pháo đài Láng nổ phát súng lệnh tổng công kích, chính thức báo hiệu toàn quốc kháng chiến. Tới 20 giờ 30, chính phủ Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ban lệnh chiến đấu:
{{quote|Tổ quốc lâm nguy!Giờ chiến đấu đã đến!Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung-Nam-Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước.Hi sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng!Tiêu diệt bọn thực dân Pháp!Quyết chiến!"}}
Các chướng ngại vật, hầm hào được dựng nên trên các phố phường nội ô Hà Nội. Những đội cảm tử quân được thành lập, sẵn sàng dùng bom ba càng để kích nổ tiêu diệt xe tăng Pháp. Nam nữ tự vệ khắp 36 phố phường họp cùng Vệ quốc đoàn, Công an xung phong, Tự vệ quân... đứng lên đánh Pháp theo lời hiệu triệu kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quân Việt Minh với vũ khí thô sơ và ít ỏi chống lại đạo quân thiện chiến Pháp với vũ khí tối tân đã diễn ra ác liệt trong 60 ngày đêm.
Lúc đó, toàn mặt trận Hà Nội, tính cả tự vệ thì Việt Minh có khoảng hơn 2000 cây súng với ít đạn. Mỗi tiểu đoàn Việt Minh chỉ có 2 đến 3 khẩu trung liên, từ 2 đến 3 khẩu tiểu liên và cạc-bin, còn lại toàn là súng trường mà cũng không đủ, đạn thì thiếu và "thối" nhiều, lựu đạn cũng ít, bom thì một số không nổ. Mỗi tiểu đội chỉ có 3 đến 4 khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu. Trong khi đó, quân Pháp được trang bị hiện đại, có đầy đủ đại bác, xe thiết giáp, và đã chiếm sẵn nhiều vị trí quan trọng như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà ga, cầu Long Biên...
Việt Nam dùng chiến thuật chiến đấu du kích trong thành phố, dùng các lực lượng nhỏ lẻ để cầm chân quân địch đông và mạnh hơn nhiều. Trong chiến đấu, binh sĩ Việt Minh đã sáng tạo, dùng chai xăng krept để đánh xe tăng, dùng chai sỏi, chai vôi bột để đánh bộ binh, dùng pháo đùng, pháo tép để nghi binh. Các tường nhà được đục lỗ thông nhau để tiện cho việc liên lạc và phục kích, cũng để quân Pháp rối trí, không biết đối phương ở đâu.
Do nhận được thông tin tình báo chính xác, nên phía Pháp không bị bất ngờ khi cuộc tấn công nổ ra, sau đó quân Pháp đã phản công một cách quyết liệt. Quân Pháp đóng trong thành được tung ra để ứng cứu các vị trí bị đánh, bị chiếm. Pháp tấn công ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), cầu Doumer (nay là cầu Long Biên), nhà Bưu điện (nay là Bưu điện Hà Nội), Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ), Tổng chỉ huy và doanh trại Vệ quốc đoàn ở Hàng Bài, Sở chỉ huy tự vệ ở nhà Đấu Xảo (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô)... nhưng ở đâu quân Pháp cũng gặp phải sức chống cự mãnh liệt của lực lượng Việt Minh. Tướng Valluy muốn dùng không quân tiêu diệt các ổ đề kháng, nhưng tướng Morlière chọn cách tiến quân chiếm lần lượt từng khu phố vì như vậy sẽ không phải tàn phá hoàn toàn thành phố.
Theo quy luật, sáng sớm và ban ngày: quân Pháp đánh phá, xẩm tối và đêm khuya: bộ đội Việt Minh chống trả. Quân Pháp bị rơi vào thế bất lợi, khi Việt Minh ở Liên khu I nằm trong vòng vây đánh ra, còn Liên khu II và III tạo gọng kìm từ ngoài vòng vây đánh vào. Nhiều trận đánh lớn diễn ra rất ác liệt, như trận Bắc Bộ phủ của Tiểu đoàn 101 Vệ quốc đoàn, trận Hàng Đậu, Trường Ke, trận nhà Hoa Nam, trận chợ Đồng Xuân của Tiểu đoàn 101 Đồng Xuân, trận Hàng Thiếc của Tiểu đoàn 102, trận nhà Sauvage của Tiểu đoàn 103. Tại nhiều đường phố, Việt Minh và quân Pháp giành nhau từng bờ tường góc phố, đóng xen kẽ chỉ cách nhau 5 đến 3 nhà, hoặc bộ đội ở dãy số lẻ, quân Pháp ở số chẵn như ở Hàng Giấy, Hàng Khoai...
Chiến sự Liên khu I
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Việt Minh đánh Hàng Da, phá Nhà in, đánh cháy kho xăng phía tây bắc. Quân Pháp cho xe bọc thép và bộ binh đến đánh đơn vị quân Việt Minh đóng ở trụ sở liên lạc Việt-Pháp. Lực lượng Vệ quốc đoàn chiến đấu đến người cuối cùng ở nhà máy điện, nhà máy nước Yên Phụ, đầu cầu Long Biên. Giao tranh quyết liệt cũng diễn ra ở Bắc Bộ phủ, trụ sở của Chính phủ (nay là Nhà khách Chính phủ), Bưu điện Bờ Hồ (nay là Bưu điện Hà Nội), đầu phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn), ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), Cảng Phà Đen (nay là Cảng Hà Nội), trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An), nhà máy bia Hommel (nay là Tổng Công Ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội)...
Ngày 20 tháng 12 năm 1946, khu Đồng Xuân báo chiếm được ga đầu cầu nhưng chưa diệt được các xe thiết giáp. Khu Đông Dinh báo lấy được Nhà nước đá. Tới 9 giờ, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Triệu tiểu đoàn 101 về, báo quân Pháp đã vào Bắc Bộ phủ. Một quyết tử quân về báo bộ đội vẫn cố thủ Bắc Bộ phủ. Quân Pháp mới chỉ vào được Dinh Chủ tịch, còn Bộ Nội vụ và Bưu điện vẫn cố thủ, mặc dầu quân Pháp bao vây chặt bằng hơn 10 thiết giáp và bắn đại bác suốt đêm trước. Tới 19 giờ, tại Bắc Bộ phủ, quyết tử quân rút ra được 2/3, 20 người bị thiệt mạng, trong đó có Chính trị viên đại đội Lê Gia Đỉnh, nhưng đã phá được một xe tăng và 2 xe xuống hố và phá một xe jeep, đốt 2 jeep, đốt được hết giấy tờ và lương thực... Quân Pháp thiệt hại nhiều, thương vong hơn 100 người. Lực lượng tự vệ rút về phố Hàng Bè. Thổ phỉ ở An Thành, đường Yên Phụ bắn ra làm nhiều người bị trúng đạn. Phi cơ thám thính bay lượn, được thổ phỉ nổ súng báo hiệu chỉ điểm. Ở Quốc gia ấn thư cục, một tiểu đội Việt Minh bị cô lập, phải ở lại chiến đấu đến cùng. Lực lượng ở Nhà máy đèn Bờ Hồ (nay là Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội) cũng rút hết về. Lực lượng Việt Minh ở Tòa Thị chính (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) kho bạc rút từ sáng, 1 trung đội lên tiếp viện cầu Long Biên. Tự vệ ở Bưu điện đánh đến người cuối cùng. Tại trụ sở Bộ Quốc phòng, trận chiến quyết liệt kéo dài tới ngày 21 tháng 12 năm 1946. Ở các khu khác, có tin bộ đội chiếm được trường Bưởi... phá được hai thiết giáp ở phố Hàng Đậu và 11 lính Pháp chết, một xuồng máy bị đánh đắm, 2 lính Pháp chết. Tới 17 giờ, 2 phi cơ Spitfire của Pháp xuất hiện trên bầu trời thành phố quét liên thanh, 2 xuồng máy đổ bộ ở Bến Than. Quân Pháp từ xuồng lên tưới xăng đốt. Tới 18 giờ, phố Phùng Hưng cháy. Kinh nghiệm của chiến sĩ cho thấy công tác phá hoại không đầy đủ, thiếu thốn đủ thứ, nạn thổ phỉ đáng ngại hơn lính Pháp.
Ngày 21 tháng 12 năm 1946, 9 giờ, Vệ quốc đoàn đánh lấy lại Nhà máy đèn Bờ Hồ (nay là Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội) và Tòa Thị chính (nay là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội). Bộ đội vẫn giữ được đằng sau Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ). Quân Pháp tấn công Tòa Thị chính dữ dội bằng trọng pháo và súng từ Nhà thờ Lớn Hà Nội bắn ra, nhưng bộ đội chống cự lại, quân Pháp không vào nổi...
12 giờ. Một trung đội gồm tự vệ, Vệ quốc đoàn do Vũ Yên và Hoàng Phương được cử đi diệt các toán thổ phỉ. Báo Quyết Chiến ra, được dân chúng hết sức hoan nghênh, bộ đội cũng chiếm lại phố Khúc Hạo ở chợ Đồng Xuân. Máy bay Spitfire của Pháp lại đến nã súng máy trong suốt nửa giờ, bộ đội bắn trả lại. Giặc Pháp tấn công Tòa Thị chính dữ dội bằng trọng pháo, súng từ Nhà thờ Lớn Hà Nội bắn ra. Quân Pháp không vào nổi.
14 giờ. Ở Hà Trung có 3 chiến xa của Pháp đến, tự vệ và công binh dùng xẻng cuốc và lựu đạn diệt được 15 quân Pháp, quân Pháp bắn ra Hàng Phèn.
16 giờ. Quân Pháp đổ bộ một ca nô ở bờ sông Nhà Dầu. Thổ phỉ cải trang giả Vệ quốc đoàn vào, bộ đội bắn ra.
18 giờ. Hai tiểu đội bộ đội đi phá vây đầu cầu Long Biên.
19 giờ. Nhận được mệnh lệnh đi lấy gạo tiếp tế có Vệ quốc đoàn đi hộ vệ. Pháp đốt xung quanh thành phố sáng như ban ngày, khói lửa ngút trời.
21 giờ. Một tiểu đội quân Việt Minh xung phong đi tấn công đầu cầu Long Biên.
Từ 21 tháng 12 năm 1946, quân Pháp vây bốn mặt Liên khu I (khu trung tâm của Hà Nội). Với chủ trương không phá vây rút ra ngoài, bộ đội trụ lại chờ quân Pháp đến để tiêu diệt. Pháp một mặt khép vòng vây, một mặt đánh lấn ra xung quanh, cắt đứt viện trợ từ bên ngoài hòng cô lập dân quân Việt Minh ở các phố Đồng Xuân, Đông Thành, Hoàn Kiếm, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hà, Long Biên và vùng bãi giữa Sông Hồng... Tiếp đó, quân Pháp liên tiếp mở các cuộc tấn công vào vành đai thành phố từ các cửa ô hình thành thế gọng kìm từ ô Yên Phụ nối với Ngọc Hà, Kim Mã, Thụy Khuê, ngã tư Kim Liên, Ô Cầu Dền... Các trận giao tranh rất dữ dội ở phố Hàng Da (ngày 22/12), phố Lò Lợn, chợ Hôm (ngày 23/12), phố Hàng Bông (24/12), đường Đại Cồ Việt (ngày 25/12), cửa ô Cầu Dền (26/12)...
Ngày 6 tháng 1 năm 1947, Trung đoàn Liên khu 1 thành lập, được Hội nghị quân sự toàn quốc tặng trung đoàn danh hiệu "Trung đoàn Thủ Đô", và phổ biến trung đoàn chỉ giữ lại 500 người, còn đưa hết ra vùng tự do để chuẩn bị lực lượng kháng chiến trường kỳ, thì nhiều người đã xung phong ở lại tiếp tục chiến đấu. Nhiều người trong danh sách phải rút ra, đã làm thủ tục "chào tạm biệt", nhưng rồi lẻn ở lại. Khi trung đoàn kiểm tra người ở lại, thì số quân là 1.200, chỉ chuyển ra vùng tự do khoảng 2.000 người. Cùng ngày đại đội 2 và đại đội 4 của tiểu đoàn 56 cùng các chiến sĩ tự vệ cứu thương ở Giảng Võ - Ô Chợ Dừa, đã đánh tan cuộc tiến công với quy mô lớn của quân Pháp trên hai hướng Giảng Võ và Ô Chợ Dừa. Tiểu đoàn đã tiêu diệt một đại đội Pháp, phá hủy một xe tăng, một xe ủi đất và tiêu diệt 30 lính Pháp, nhưng đại đội trưởng Vũ Công Định cũng hy sinh.
Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp vào nội thành và các cửa ô thành phố đã không đạt dự trù, lúc này họ cũng phải chờ quân chi viện từ Pháp sang. Giữa lúc đó, lãnh sự Trung Hoa đề nghị Pháp và Việt Minh tạm ngừng bắn để Hoa kiều rút khỏi thành phố. Lúc đó, các ông Nguyễn Văn Trân, Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hoàng Hữu Nam - Thứ trưởng Bộ nội vụ đã hội đàm với Tổng lãnh sự Trung Hoa Dân quốc, Tổng lãnh sự Anh, Tổng lãnh sự Mỹ tại một địa điểm gần ngã tư Ô Chợ Dừa. Hai bên bàn về các vấn đề cụ thể và đi đến thoả thuận là ngừng bắn vào ngày 15 tháng 1 năm 1947 để cho Hoa kiều rút lui ra ngoài. Nhân cơ hội này Việt Minh đã đưa một số cán bộ, lực lượng quân sự và nhân dân chưa kịp tản cư rút ra hậu phương. Nhân dân và hàng trăm người thuộc lực lượng chiến đấu của liên khu I đã hòa lẫn vào dòng người Hoa tản cư công khai để bảo toàn lực lượng theo kế hoạch đã định.
Từ 6 tháng 2 năm 1947, Pháp mở cuộc tổng công kích vào Liên khu I. Quân Pháp đánh nhà Sauvage, Trường Ke, phố Hàng Thiếc, Hàng Nón, Hàng Bồ, Hàng Đường, Hàng Chiếu, Đồng Xuân. Pháp cho máy bay ném bom ác liệt các phố Hàng Bạc, Hàng Mắm, Mã Mây vì nghi có trụ sở chỉ huy của Liên khu I. Quân Việt Minh ở Liên khu I bị vây ép từ bốn phía. Vệ Quốc quân giành giật với quân Pháp từng con đường, ngôi nhà, góc phố. Nhiều trận giáp lá cà đã diễn ra giữa quân hai bên.
Ngày 8-2-1947, từ Cửa Đông, quân Pháp chia thành 2 mũi, có xe tăng dẫn đầu. Một mũi đánh vào phố Hàng Nón; một mũi đánh vào phố Hàng Bút. Tiểu đoàn 102, Trung đội phố Hàng Thiếc đã sử dụng các chiến lũy, nhà cửa, cơ động linh hoạt, chiến đấu quyết liệt, bẻ gãy các đợt tiến công. 2 giờ chiều ngày 8/2, Pháp chiếm được mấy căn nhà dãy hàng số chẵn ở phố Hàng Thiếc, rồi dùng xăng đốt dãy nhà số lẻ. Liên tiếp những ngày sau giành đi giành lại, ban ngày Pháp bắn pháo cối, dùng xăng và súng phun lửa thiêu các ụ chiến đấu. Tối đến, quân Việt Minh lại đột nhập sang dãy số chẵn đốt phá, ném lựu đạn tiêu diệt lính Pháp. Sau 3 ngày chiến đấu, quân Pháp rút lui. Trận địa tuyến Hàng Thiếc được giữ vững cho đến đêm lui quân cuối cùng ngày 17-2-1947.
Ngày 14 tháng 2 năm 1947, Pháp giảm cường độ bắn phá để chờ viện binh, chuẩn bị mở cuộc tấn công lớn nhất vào Liên khu I, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến sự. Ngày 15 tháng 2 năm 1947, các lực lượng chiến đấu tại Liên khu I được lệnh rút khỏi Hà Nội ra ngoài hậu phương chuẩn bị những bước mới cho cuộc kháng chiến lâu dài với quân Pháp.
Bao vây chợ Đồng Xuân
Theo hồi ức của Trung tướng Vương Thừa Vũ, chỉ huy mặt trận Hà Nội, thì quân Pháp tập trung hơn 400 quân và hàng chục xe cơ giới các loại, bao vây tiến hành đánh chợ Đồng Xuân để đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy Liên khu I. Trong ba ngày 11-12-13 tháng 2 năm 1947, quân Pháp điều phi cơ liên tiếp oanh tạc chợ Đồng Xuân và các phố Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Bạc, Mã Mây... Quân Pháp liên tiếp dội bom, nã pháo vào toàn khu Đồng Xuân, bắn nát chợ. Quân Pháp sử dụng hỏa lực đánh theo bốn hướng. Hướng tấn công chủ yếu: dùng xe tăng dẫn bộ binh đánh vào sân bóng sau chợ, rồi phát triển sang chỗ trú quân của Ban chỉ huy tiểu đoàn 101. Hướng thứ yếu: dùng xe tăng dẫn bộ binh theo phố Hàng Giấy đánh chiếm phố Hàng Gạo trước cửa chợ. Hướng hỗ trợ: đánh kiềm chế Vệ quốc đoàn ở phố Trần Nhật Duật, nếu tiến triển tốt sẽ chiếm Ô Quan Chưởng. Hướng nghi binh: sử dụng đơn vị nhỏ cuối phố Hàng Mã, Hàng Cót, buộc Vệ quốc đoàn tại đó phải chốt nguyên tại chỗ đối phó.
Đến ngày 14 tháng 2 năm 1947, tiểu đoàn quyết tử 101 Đồng Xuân thuộc trung đoàn Thủ Đô sau 57 ngày đêm chiến đấu giữ liên khu 1, quân số chỉ còn 130 người nhưng vẫn quyết tâm đánh lại quân Pháp, giữ vững các vị trí chiến đấu. Mờ sáng 14 tháng 2, phi cơ Pháp tiếp tục oanh tạc chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh. Pháo binh Pháp dồn dập giội bom đạn vào sở chỉ huy tiểu đoàn, Tiểu đoàn phó Nguyễn Hùng, Bí thư khu bộ Việt Minh Ngô Lê Động chết ngay tại chỗ. Chính trị ủy viên kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến khu Đồng Xuân Đỗ Tần và Chính trị viên Lê Thản bị thương nhưng vẫn bám trụ chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng Mộng Hùng theo kế hoạch ra chốt Ô Quan Chưởng.
Quân Pháp bắn phá hơn 2 tiếng vào toàn khu và chợ. Gần 8 giờ sáng, quân Pháp tấn công bốn hướng cùng một lúc. Quân Pháp dùng đại bác, đại liên, trung liên, súng cối bắn dọn đường, sau đó đưa xe tăng và bộ binh tràn vào nhằm cắt đứt liên lạc giữa các vị trí với nhau và giữa tiểu đoàn với các chốt phòng thủ với hy vọng tiêu diệt gọn tiểu đoàn 101 Đồng Xuân, rồi thọc sâu vào chỉ huy sở trung đoàn và tiến tới làm chủ Hà Nội. Với tinh thần quyết tử, toàn bộ lực lượng của tiểu đoàn 101 đánh trả rất quyết liệt, buộc lính Pháp cứ vào được chợ lại phải rút ra. Khi xe tăng Pháp tiến được vào chợ, quân cảm tử từ các quầy hàng, lừa cho xe tăng đi qua, bộ binh vừa tới, thì xông ra đánh giáp lá cà. Cuộc chiến trong chợ diễn ra với những cuộc giao tranh kịch liệt. Quân Pháp phải đánh ba đợt, đến đầu giờ chiều mới chiếm được chợ Đồng Xuân.
Khoảng 16 giờ, xe tăng Pháp đến án ngữ đầu ngã tư Nguyễn Thiện Thuật - Hàng Chiếu (trước nhà cầm đồ Vạn Bảo) và ngã tư Hàng Đường - Hàng Mã. 16 giờ chiều 14 tháng 2 năm 1947, xe tăng Pháp chỉ còn cách chỉ huy sở tiểu đoàn 101 chiều ngang phố Hàng Chiếu. Pháp bên dãy số chẵn, bộ đội bên số lẻ. Ban chỉ huy tiểu đoàn nhận định: quân Pháp chiến đấu cả ngày, tinh thần mệt mỏi, chưa bám vững trận địa không thuộc. Bộ đội tuy có khó khăn về đạn dược, nhưng mới được trung đoàn chi viện 20 người và súng đạn, tinh thần chiến đấu càng đánh càng ngoan cường, dạn dày kinh nghiệm. Y tá trưởng Vũ Văn Thuận hết lòng cứu chữa thương binh nên nhiều người vẫn xin ở lại chiến đấu giữ trận địa. Tiểu đoàn hạ quyết tâm: lập lực lượng phản kích ngay trong đêm. Đêm ấy, quân Việt Minh xuất phát lúc 22 giờ. Hai trung đội do Phạm Gia Ban và Nguyễn Duân chỉ huy, đủ vũ khí và nhiều chai xăng, lựu đạn buộc quanh mình, lợi dụng đêm tối tiến vào nhà địch trú quân. Các chiến sĩ do thông thuộc đường, ngõ, đồng loạt nổ súng, quẳng lựu đạn làm lính Pháp hoảng hốt, kêu thét gọi cấp cứu, rồi bỏ chạy tán loạn. Bộ đội đuổi theo sát lính Pháp. Bị tấn công bất ngờ, lại không dựa được vào xe tăng nên bị cô lập, bộ binh Pháp phải tạm lui. Đến gần 1 giờ sáng, quân Pháp bị đẩy hẳn khỏi phố Hàng Chiếu, Hàng Gạo, chợ Đồng Xuân. Toàn trận địa trở lại nguyên vị trí ban đầu. Kết quả: 3 xe bọc thép Pháp bị phá hủy. Bên Việt Minh cũng bị tổn thất với 15 người chết, 19 người bị thương, nhưng đã giữ vững được vị trí, làm hành lang an toàn cho cuộc rút lui đêm 17 tháng 2 năm 1947.
Đêm triệt thoái Hà Nội
Sau 2 tháng, quân Việt Nam có hai vấn đề rất nghiêm trọng là dự trữ đạn dược còn rất ít và số lượng lương thực còn lại chỉ ăn được vài ngày. Để bảo toàn lực lượng, bảo đảm phục vụ kháng chiến lâu dài, đêm 17 tháng 2 năm 1947, trung đoàn Thủ đô rút quân khỏi Hà Nội.
Được trung đoàn phân công, tiểu đoàn 101 Đồng Xuân đi đầu theo đường gầm cầu Long Biên, nếu gặp địch thì đánh mở đường máu để trung đoàn rút ra. Nhưng hôm đó mưa phùn, giá rét, đêm tối như mực, lính Pháp gác trên cầu co cụm lại, áo ca pốt trùm kín nên không hay biết cả một đoàn quân hơn 1.000 người đang hành quân dưới gầm cầu, dưới mũi súng của họ. Lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, rẽ nước vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn.
Sáng hôm sau, ngày 18 tháng 2 năm 1947, lính Pháp phát hiện, đuổi theo, nhưng bộ đội đã vượt sông Hồng về làng Thượng Hội thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây. Riêng Đội tự vệ Hồng Hà gồm những người dân lao động ngoài bãi sông Hồng đã chiến đấu ròng rã 60 ngày đêm, bảo vệ và nối liền con đường tiếp tế cho dân quân Liên khu I đã có thương vong. Đó là đảng viên Nguyễn Ngọc Nại, Tiểu đội trưởng, và 7 đồng đội khác của anh. Sáng hôm đó, họ đã trụ vững ở bãi giữa, chiến đấu quyết liệt với lính Pháp để thu hút hỏa lực về phía mình, bảo vệ an toàn cho cuộc rút lui chiến lược của Trung đoàn Thủ đô và quân dân Hà Nội. Pháp trả thù kéo quân đánh vào xã Tứ Tổng (nay là phường Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên và phường Tứ Liên thuộc quận Tây Hồ), là xã đã dùng thuyền đưa trung đoàn vượt sông Hồng, đốt cháy gần 30 nóc nhà, giết 27 thanh niên và chọc thủng gần 40 con thuyền. Hằng năm, người dân ở đây vẫn lấy ngày 29 tháng 1 âm lịch làm ngày giỗ trận.
Kết quả
Phía Việt Minh
Sau khi bộ chỉ huy Việt Minh rút ra an toàn, họ đã tuyên dương lực lượng vệ quốc đoàn ngay tại mặt trận. Đầu tháng 1 năm 1947, thành lập Trung đoàn Thủ Đô với lực lượng là chiến sĩ và tự vệ Hà Nội, trung đoàn này về sau hợp lại cùng trung đoàn 88, 36 lập ra Sư đoàn 308, chỉ huy Vương Thừa Vũ (ban đầu gọi là Đại đoàn). Đây là đơn vị Việt Minh được các sử gia coi là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới. (Xem Phillip Davidson, Vietnam at war,) Theo công sứ Mỹ O'Sullivan, người Việt chiến đấu với một sự "ngoan cường và dũng cảm chưa từng thấy", gợi lại hình ảnh binh sĩ Nhật trong Đệ nhị thế chiến
Với quân số chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang tối tân của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng đã là một kỳ tích cho quân đội non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dù chịu nhiều tổn thất về sinh mạng, quyết tử quân Việt Nam đã thực thi chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp rất ngoạn mục, tạo thời gian để ban lãnh đạo Việt Minh rút đi và hoạch định một cuộc chiến tranh trường kỳ, làm thất bại quyết sách đánh nhanh diệt gọn của phía Pháp.
Sau khi Trung đoàn Thủ đô rút quân an toàn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư khen ngợi: "Các chiến sỹ đã chiến đấu hai tháng ròng rã để giữ vững ngọn cờ nước Việt giữa Thủ đô Hà Nội. Các chiến sỹ đã nêu cao tinh thần oanh liệt của dân Việt và thanh danh rực rỡ của quân đội quốc gia Việt Nam. Các chiến sỹ lại mở được con đường máu qua vòng vây dày đặc quân địch để thực hiện chỉ thị bảo tồn chủ lực. Các chiến sỹ sẽ tiếp tục chiến đấu cho Tổ quốc Việt Nam - Chúng ta sẽ chiến đấu 10 năm hay lâu hơn nữa nếu cần. Cho đến ngày tổ quốc độc lập thống nhất. Cho đến ngày Thủ đô Hà Nội được làm Thủ đô của một nước độc lập thống nhất. Ta thề Thủ đô sẽ chiến thắng quân thù!"Để cổ vũ tinh thần chiến đấu của các đội Cảm tử quân Thủ đô, ngày 27-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi các chiến sĩ Cảm tử quân Thủ đô. Bức thư có đoạn: "Các em là đội cảm tử. Các em quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau..."Những tấm gương quyết tử để Tổ quốc quyết sinh được truy phong về sau:
Trần Thành, chiến sĩ quyết tử trong bức ảnh lịch sử năm 1946. Anh sinh năm 1927, tham gia cách mạng từ năm 1944, là đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, trung đội trưởng trung đội bảo vệ Bộ Tổng tham mưu (nay là số nhà 18, phố Nguyễn Du, Hà Nội). Ngày 23/12/1946, Trần Thành đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng địch ở ngã tư Bà Triệu - Trần Quốc Toản. Chiều hôm đó, quân Pháp lại tấn công, Trần Thành lại ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch nhưng bom không nổ, lính Pháp bắn liên tiếp khiến Trần Thành hy sinh. Nghệ sỹ Nguyễn Bá Khoản đã chụp được bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử trước khi Trần Thành ôm bom ba càng lao lên và hy sinh.
Nguyễn Phúc Lai quê ở thôn Hoàng Cầu.
Nguyễn Ngọc Nại.
Dương Trung Hậu.
Hồ Chí Tâm (tên thật là Yasuda).
Phía Pháp
Chiếm được Hà Nội với tổn thất tương đối nhỏ (chừng vài ngàn thương vong trên tổng số chừng 110.000 quân Pháp hiện diện tại Đông Dương vào đầu năm 1947) cũng là một chiến thắng. Quân Pháp tin tưởng sau khi chiếm được Hà Nội sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng bình định được toàn bộ Đông Dương, nhưng cuộc chiến đã giằng co đến 9 năm và kết thúc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với thất bại hoàn toàn cho người Pháp.
Tưởng niệm
Âm nhạc
Ca khúc Đoàn Vệ quốc quân và Mùa đông binh sĩ của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Ca khúc Mơ đời chiến sĩ, Thủ đô huyết thệ, Trường chinh ca và Ngày về của nhạc sĩ Lương Ngọc Trác.
Ca khúc Thủ đô kháng chiến của nhạc sĩ Ngọc Chương.
Ca khúc Chiến sĩ Việt Nam của nhạc sĩ Văn Cao.
Ca khúc Lời thề quyết tử.
Ca khúc Áo mùa đông của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
Ca khúc Tiếng chuông nhà thờ của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát.
Ca khúc Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu, Thanh niên ca, Thanh niên quyết tiến, Nhạc tuổi xanh, Xuất quân... của nhạc sĩ Phạm Duy.
Ca khúc Hồn tử sĩ của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Ca khúc Sẽ về thủ đô của nhạc sĩ Huy Du.
Ca khúc Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.
Văn chương
Thơ Mơ đời chiến sĩ của tác giả Mạc Tần.
Thơ Toàn dân kháng chiến và Thủ đô huyết thệ của tác giả Lĩnh Nam.
Thơ Ngày về của tác giả Chính Hữu.
Thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Kịch Những người ở lại và Lũy hoa, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
Kịch Những người con Hà Nội của tác giả Phạm Văn Quý, đạo diễn Doãn Hoàng Giang.
Kịch Về thủ đô.
Kịch Người Hà Nội của tác giả Tất Thắng, đạo diễn Doãn Hoàng Giang và Nguyễn Huỳnh Phương.
Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của tác giả Phùng Quán.
Điện ảnh
Phim Lũy hoa chuyển thể từ trước tác Nguyễn Huy Tưởng.
Phim Sống mãi với thủ đô của đạo diễn Lê Đức Tiến.
Phim Hà Nội mùa đông năm 46 của đạo diễn Đặng Nhật Minh và biên kịch gia Hoàng Nhuận Cầm.
Phim Sông Hồng reo của đạo diễn Hữu Luyện và Trung Nhàn, Nguyễn Bắc và Huy Bảo biên kịch.
Phim Ánh sáng trước mặt của đạo diễn Trần Hoài Sơn và Nguyễn Danh Dũng.
Mĩ thuật
Ký họa kháng chiến của tác giả Tô Ngọc Vân.
Tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh tại phố Hàng Dầu.
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh của nhóm tác giả Vũ Đại Bình - Mai Văn Kế tại công viên Vạn Xuân.
Tượng Chiến sĩ ôm bom ba càng của điêu khắc gia Trần Văn Hòe.
Phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 bằng đồng của nghệ nhân Ngũ Xã tại chợ Đồng Xuân.
Họa phẩm Hà Nội, chiến lũy và hoa của họa sĩ Nguyễn Doãn Sơn.
Xem thêm
Chiến tranh Nam Bộ
Tiếp quản thủ đô
Tham khảo
Tài liệu
Nội ngữ
Ngoại ngữ
Vietnam at War, Phillip B. Davidson, Nhà xuất bản Oxford University Press, New York, 1998
Ho Chi Minh, William J. Duiker, Nhà xuất bản Hyperion, New York, 2000.
The last valley, Martin Windrow, Nhà xuất bản Da Capo Press, 2004.
Tư liệu
Tuổi trẻ trên chiến tuyến Hà Nội, Bùi Thị Ấu Dương, báo Quân đội nhân dân, 23/3/2007, 17:17 (GMT+7)
Những ngày đầu chiến đấu ở Thủ đô, NT sưu tầm, 14/12/2006, 23:1 (GMT+7)
Đêm phản kích, Đại tá Vũ Tâm, Báo QĐND 14/12/2006, 23:2 (GMT+7)
Chuyện chưa biết về tiểu đoàn 56 "Tây Tiến", Nguyễn Văn Vĩnh, Báo QĐND 26/09/2006, 20:50 (GMT+7)
Đánh bằng chiến lũy
Chúng ta buộc phải đánh
Loạt bài kỷ niệm 60 năm Ngày toàn quốc kháng chiến Báo Nhân dân
Loạt bài trên báo Hà nội mới kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến.
Đi thị sát mặt trận, Nguyễn Văn Trân kể, Vân Hương ghi, báo Quân đội nhân dân, 14/12/2006, 23:15 (GMT+7)
Tổng hành dinh trong Tết kháng chiến đầu tiên, Thanh Lê, báo Quân đội nhân dân, 9/2/2007, 15:13 (GMT+7)
Lịch sử Hà Nội
Phong trào độc lập Việt Nam
H
H
H
Việt Nam năm 1946
Pháp năm 1946
Xung đột năm 1946 |
12414 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20H%E1%BB%93i | Người Hồi | Người Hồi () là một dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Họ là một trong 56 dân tộc được nhà cầm quyền chính thức công nhận. Hầu hết những người Hồi có ngoại hình và văn hóa giống người Hán, nhưng họ theo Hồi giáo (Islam) và vì thế có một số đặc điểm văn hóa riêng. Ví dụ, họ bị cấm ăn thịt lợn, loại thịt được ăn nhiều nhất tại Trung Quốc, ngoài ra họ cũng không ăn thịt chó, ngựa, và uống rượu. Y phục của họ khác người Hán vì đàn ông người Hồi đội mũ trắng và đàn bà người Hồi đội khăn quàng và thỉnh thoảng dùng mạng che mặt.
Theo cách hiểu hiện đại, định nghĩa về thế nào là Hồi không bao hàm các nhóm dân tộc như Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc cũng sống trên đất nước Trung Hoa và theo đạo Hồi nhưng dân tộc này hoàn toàn khác biệt về văn hóa nếu so sánh với người Hán. Ví dụ, tại Tân Cương (新疆), nơi khoảng 10 phần trăm số dân là người Hồi, thì người Hồi có đặc điểm đặc trưng về dân tộc hoàn toàn rất khác so với người Duy Ngô Nhĩ, Kazakh, và Kyrgyz, là những dân tộc có đặc điểm gần gũi với người Turk sinh sống ở Trung Á ở cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong số người Hồi còn có một số người Trung Quốc theo đạo Hồi, không giống người Hán, nhưng không được liệt kê thành một nhóm dân tộc riêng, như những người Hồi ở đảo Hải Nam (người Utsul) đang sử dụng một ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Đảo (tiếng Tsat) tương tự như tiếng của người Chăm ở Việt Nam và được cho là hậu duệ của người Chăm di cư đến Hải Nam.
Trong tiếng Việt, tên của tôn giáo của họ được xuất phát từ tên của nhóm này, có nguồn gốc Hán-Việt (回教 Huíjiào; Hồi giáo). Trong tiếng Trung Quốc hiện đại, tôn giáo của họ thường được gọi là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào), trong đó "Y Tư Lan" (伊斯蘭 Yīsīlán) là phiên âm bằng tiếng Quan thoại của "Islam".
Nguồn gốc
Người Hồi xuất thân từ nhiều nguồn gốc. Người Hồi vùng đông nam là hậu duệ của các thương nhân Ả Rập định cư ở Trung Quốc, kết hôn với người Trung Quốc và dần dần bị đồng hóa, chỉ còn giữ lại tôn giáo của mình.
Một cách giải thích hoàn toàn khác biệt nữa là một số cộng đồng người Hoa ở Vân Nam và người Hồi phía Bắc vốn là hậu duệ của những người Mông Cổ, người Đột Quyết và một số sắc tộc khác có gốc Trung Á đã chuyển sang đạo Hồi sau khi bị chính quyền các triều đại nhà Minh, nhà Thanh thi hành chính sách Hán hóa. Trước khi theo đạo Hồi, những cộng đồng này theo Mani giáo và Cảnh giáo, một phái Kitô giáo theo thuyết của Nestorius (386-451) đã từng phát triển mạnh mẽ ở phương Đông thời trung đại, nhưng bị các giáo hội Kitô giáo khác coi là lạc giáo. Từ Hồi hồi (回回), được cho là có nguồn gốc từ các tên Hồi Cốt (回鶻) hay Hồi Hột (回紇) dùng để chỉ Hãn quốc Hồi Cốt (thế kỷ VIII và IX), là thuật từ chung dùng để chỉ người Hồi giáo Trung Quốc trong suốt thời nhà Minh và nhà Thanh.
Điều này giải thích tại sao từ "Hồi" ("Hui") theo nghĩa dân tộc học lại rất gần với "Uygur", mặc dù từ "Hồi" đã được Hán hóa và được dùng hoàn toàn khác so với "Uyghur" (người Uyghur cổ không phải là người Hồi giáo). Từ "Hồi" ("Hui") mặc dù được dùng trong suốt cả một thời gian dài (ít ra là từ đời nhà Thanh) như là một từ chung để chỉ người Trung Quốc theo đạo Hồi ở mọi nơi và ở một phạm trù rộng hơn được dùng để chỉ người Hồi giáo nói chung (ví dụ, người Trung Quốc đời Thanh có thể miêu tả một người Uygur là một "Chantou" theo đạo Hồi - "Hui"), nhưng lại không được sử dụng ở Đông Nam nhiều bằng từ "Qīngzhēn" (Thanh Chân), một từ vẫn còn được dùng phổ biến cho đến ngày nay, đặc biệt là trong trường hợp để chỉ chế độ ăn theo các luật lệ Hồi giáo (Halal trong tiếng A rập, tiếng Hán Phổ thông Mandarin gọi là qīngzhēn cài 清真菜) và để chỉ các nhà thời Hồi giáo (qīngzhēn sì - 清真寺 (Thanh Chân tự) theo tiếng Hán Phổ thông Mandarin).
Người Hồi giáo ở Đông Nam cũng có lịch sử bị đồng hóa bởi Khổng giáo lâu đời hơn lịch sử tiếp thu các giáo lý của đạo Hồi, luật Sharia (tiếng A rập: شريعة - luật lệ của đạo Islam) và kinh Koran (tiếng A rập القرآن – kinh thánh của đạo Islam), như được ghi chép trong các văn bản là ngay từ thời Đường đã tham gia đóng góp vào hàng ngũ khoa cử Nho học. Ngược lại, người Hồi miền Bắc, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Trung Á với các giáo phái Sufi (tiếng Ả rập:صوف hay còn được gọi là Irfan trong tiếng Ả rập/Ba Tư: عرفان là một trào lưu Hồi giáo truyền thống thần bí) như Kubrawiyya, Qadiriyya, Naqshbandiyya (Khufiyya và Jahriyya) v.v... mà phần lớn đều là các giáo phái Hanafi Madhab (Madhab tiếng Ả rập là مذهب có nghĩa là giáo phái và Hanafi – tiếng Ả rập حنفي là một trong bốn giáo phái của Hồi giáo Sunni). Trong khi tại các cộng đồng ở miền Đông nam thì giáo phái Shafi’i Madhhab lại phổ biến hơn (Shāfi‘ī - tiếng Ả rập là شافعي cũng là một trong bốn giáo phái của Hồi giáo Sunni). Trước khi có phong trào "Ihwani", một biến thể Trung Quốc của phong trào Salafi theo tiếng Ả rập - سلفي là một phong trào trờ về "cội nguồn"(Salaf-tiếng Ả rập سلف có nghĩa là người hoặc thế hệ đi trước) trong Hồi giáo Sunni, thì người Hồi Sufi ở miền Bắc lại đã từng rất ưa chuộng kết hợp Đạo giáo và võ thuật với triết lý của Hồi giáo Sufi. Vào đầu thời hiện đại, các làng mạc của người Hồi miền Bắc Trung Hoa vẫn còn có các tên gọi như khu vực của "người Hồi Hột mũ xanh", "người Hồi Hột mũ đen" và "người Hồi Hột mũ trắng" như đã để lộ tẩy nguồn gốc có thể trước đây của họ là Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, cho dù đến tận ngày nay các nghi thức tôn giáo của người Hồi ở miền Bắc Trung Hoa vẫn phần lớn là các nghi thức Islam. Hồi (Hui) cũng còn được sử dụng như một từ để chỉ chung tất cả các nhóm người ở Trung Quốc theo đạo Hồi mà không thuộc một nhóm dân tộc riêng biệt nào.
Danh xưng của người Hồi
Cách gọi "người Hồi Trung Hoa" gây ra một số vấn đề cả về định nghĩa cũng như hành chính và chính trị. Trước nhất, về mặt danh nghĩa, việc này xem ra có va chạm với "nguyên tắc" rằng Trung Quốc là một nhà nước vô thần. Thứ hai, một khi đã coi đây là một dân tộc nằm trong gia đình 56 dân tộc của Trung Hoa thì cách thức quan niệm với những người cũng là dân Trung Hoa nhưng theo Phật giáo hay Kitô giáo như thế nào? Trong "định nghĩa" về "dân tộc Hồi", chính phủ thiên về sự độc đáo và đặc sắc của họ so với định nghĩa về một tộc dân, cũng như sự đồng nhất về phong tục, lối sống và lịch sử của tộc dân đó để coi người Hồi là một dân tộc. Như vậy thì dường như chính phủ Trung Hoa đã "bỏ quên" hoặc chưa xem xét thực sự thấu đáo tới khía cạnh rằng hầu như toàn bộ những sự độc đáo, đặc sắc hay đồng nhất đó đều chỉ dựa trên tôn giáo của họ, chứ không dựa trên những yếu tố về chủng tộc, nguồn gốc dân tộc - những yếu tố nhân chủng học tối cần thiết.
Tuy vậy, đa số người Hồi cũng như những sắc tộc khác cho rằng việc xác nhận họ là một trong 56 dân tộc Trung Hoa là hợp lý vì lịch sử của họ, truyền thống văn hóa của họ gắn "đủ" để coi rằng họ là một tộc dân riêng rẽ, thực tế đã cho thấy rằng không phải đơn giản cứ chuyển sang đạo Hồi là một người Trung Quốc được coi là một người Hồi. Việc anh ta có được coi là một người Hồi không, trong trường hợp này còn tùy thuộc vào môi trường anh ta sinh sống, những mối quan hệ của anh ta với cộng đồng người Hoa theo Hồi giáo có đủ chặt chẽ, có đủ mức độ để cộng đồng chấp nhận anh ta là một người Hồi hay không? Rõ ràng, yếu tố cộng đồng, mối quan hệ đối với cộng đồng là một trong những điểm cơ bản nhất để hình thành "dân tộc Hồi", một dân tộc được hình thành mà không dựa trên những yếu tố dị biệt về chủng tộc hay nhân chủng học.
Những người Thổ Nhĩ Kỳ và người Tajik gọi người Hồi là "người Dungan", dẫu rằng học giả Tây phương đã chỉ ra rằng chỉ duy nhất có một nhóm thuộc tộc dân Hồi ở Kyrgyzstan mới là người Dungan mà thôi. Ở Thái Lan, người Hồi giáo có gốc gác Trung Quốc được gọi là "Chin Ho", trong khi họ gọi người Trung Hoa là "Chin". Ở Myanmar và Vân Nam, người Hồi được là "Panthay". Trong cộng đồng Hoa kiều hoặc có gốc gác Trung Hoa ở Malaysia chỉ có một thiểu số đổi sang đạo Hồi. Về mặt chính thức, những người Hoa Hồi (theo như cách gọi của một số người, trong đó có người Việt) này được coi là một nhánh của người Bumiputra, tức là được xem như một "dân tộc" nằm trong cộng đồng người Malaysia - cộng đồng người Bumiputra. Dẫu vậy, bản thân những người Hồi này chỉ cho rằng họ nằm trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại mà thôi, họ nằm trong cộng đồng đó chứ không phải tồn tại riêng rẽ như cách mà chính phủ Malaysia xác định cho họ.
Người Hồi nổi tiếng
Trương Vân Lôi , quê ở Thiên Tân, diễn viên tướng thanh nổi tiếng tại Đức Vân Xã, Trung Quốc
Trịnh Hòa, có thể là người Hồi nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa
Bạch Sùng Hy, tướng quân, bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc
Mã Kiến, quê ở Vân Nam - TQ, người có công dịch cuốn Thiên Kinh Koran ra tiếng Trung Quốc.
Lưu Thi Thi, nữ diễn viên, vũ công múa ba lê nổi tiếng của Trung Quốc.
Mã Thiên Vũ, nam ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc.
Mã Tư Thuần, nữ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc, từng đoạt giải Ảnh Hậu tại LHP Kim Mã lần thứ 53.
Tưởng Hân, nữ diễn viên nổi tiếng người Trung Quốc.
Kim Thần, diễn viên múa và là nữ diễn viên nổi tiếng của những bộ phim điện ảnh trên mạng Trung Quốc
Vũ Lỗi, cầu thủ của Espanyol
Tham khảo
Hồi giáo Trung Quốc
Cộng đồng người Hồi giáo Trung Quốc
Nhóm sắc tộc tôn giáo châu Á |
12416 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Evelyn%20Beatrice%20Longman | Evelyn Beatrice Longman | Evelyn Beatrice Longman (1874-1954) là nữ điêu khắc gia đầu tiên được bầu làm thành viên chính thức của Học viện Thiết kế Quốc gia (Mỹ). Các tác phẩm về những nhân vật mang đậm tính biểu trưng của bà được đặt làm thành các tượng đài tưởng niệm, tô điểm thêm cho những công trình công cộng và có sức thu hút lớn trong các cuộc triển lãm nghệ thuật đầu thế kỷ 19 tại Mỹ.
Tuổi trẻ và học vấn
Evelyn sinh ra trong một trang trại gần Winchester, Ohio, là con gái của Edwin Henry và Clara Delitia (Adnam) Longman. Năm 14 tuổi, cô kiếm sống nhờ công việc tại một tiệm tạp hóa. Cô gái nhà Longman học trường Olivet (Michigan) một năm rồi quay trở lại Chicago để học vẽ và giải phẫu. Học lớp đêm trong thời gian học tại Học viện nghệ thuật Chicago này cô là một trong những "thỏ trắng" phụ giúp Lorado Taft thực hiện một tác phẩm điêu khắc cho Triển lãm Toàn Cầu 1893. Thế mà thật đáng ngạc nhiên cuối năm ấy, cô đã bắt đầu tham gia dạy bộ môn này.
Sau đó, cô tới New York và học cùng với Hermon MacNeil và Daniel Chester French. Trở thành người học nghề 19 tuổi của French, Longman giúp Ernest Bairstow chạm khắc một số phần của Đài tưởng niệm Lincoln.
Tác phẩm điêu khắc đầu tiên của Longman được trình làng tại Triển lãm St. Louis là tượng nam Victory, được đánh giá xuất sắc cả về sự sáng tạo lẫn kỹ thuật tới mức giành được vị trí danh dự ở nơi cao nhất của đại sảnh của liên hoan.
Sự nghiệp
Năm 1918, cô được Nathaniel Horton Batchelder, hiệu trưởng Học viện Loomis, thuê để tạc tượng tưởng niệm người vợ đã quá cố của ông. Hai năm sau, Longman cưới chính Batchelder và chuyển tới Connecticut trong đỉnh cao sự nghiệp. Trong suốt 30 năm sau đó, Longman hoàn thành rất nhiều tác phẩm, cả những tác phẩm đặt cho các công trình kiến trúc lẫn tượng rời, tỏ rõ khả năng của một thiên tài lớn và tinh thông kỹ thuật.
Sau khi chồng nghỉ hưu, Evelyn chuyển xưởng điêu khắc của mình về Cape Cod, nơi bà mất sau này, năm 1954. Bà là một trong những nghệ sĩ điêu khắc được tôn kính và rạng danh nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Các tác phẩm chính
Victory (1904), mướn làm cho cuộc triển lãm Louisiana Purchase tại Saint Louis.
Great Bronze Memorial (1909) cửa nhà thờ của Trường Hải quân Hoa Kỳ tại Annapolis.
Horsford doors (1910), trước lối vào thư viện Clapp của Wellesley College.
Các vòng hoa, diều hâu và chữ khắc (1914) tại những bức tường phía trong của Đài tưởng niệm Lincoln.
Genius of Telegraphy (1915), sau được biết như Electricity and The Spirit of Communication, mướn làm để được đặt trên đỉnh của tòa nhà trọc trời của AT&T tại New York, nhưng sau được mang sang Bedminster, New Jersey.
Senator Allison Monument (1916) tại Des Moines, Iowa.
Fountain of Ceres (1915) trong công viên Court of the Four Seasons tại Triển lãm Panama-Pacific International, tại San Francisco.
L'Amour (1915) tại công viên Palace of Fine Arts của cùng cuộc triển lãm.
Aenigma.
Spirit of Victory (1926), Đài tưởng niệm Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha tại Bushnell Park, Hartford, Connecticut.
Victory of Mercy (1947).
Edison (1952), tượng cao 12,5 foot của Thomas Alva Edison tại Washington D.C. cạnh Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân.
Các tác phẩm khác
Năm 1920, Longman chạm khắc tác phẩm đài phun nước cẩm thạch trong hành lang của Bảo tàng nghệ thuật Hechscher. Người cháu của August Heckscher làm mẫu cho ba bức tượng toàn thân nhỏ như điểm nhấn của tác phẩm. Một câu viết chạm quanh miệng đài phun nước: Forever wilt thou love and they be fair. ("Mãi mãi anh sẽ yêu và họ sẽ đẹp.")
Tham khảo
Cooper, Thaddeus O. (13 tháng 1 năm 2004). Tour of DC. Truy cập 9 tháng 2 năm 2005.
Ancestry.com's Biographical Cyclopedia of U.S. Women - database online (1997). Truy cập 9 tháng 2 năm 2005.
Sandstead, Lee (2004). Evelyn Beatrice Longman.org . Truy cập 9 tháng 2 năm 2005.
The Mercy Gallery . Truy cập 10 tháng 2 năm 2005.
Longman, Evelyn
Longman, Evelyn
Longman, Evelyn Beatrice
Longman, Evelyn Beatrice
Nhà điêu khắc Mỹ
Sinh năm 1874
Mất năm 1954 |
12421 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8F%20tr%E1%BA%AFng%20%28%C4%91i%C3%AAu%20kh%E1%BA%AFc%29 | Thỏ trắng (điêu khắc) | Thỏ trắng là một tiếng lóng trong ngành điêu khắc chỉ những người non nớt, ít kinh nghiệm, bắt nguồn từ một câu chuyện đã thành giai thoại về thỏ trắng trinh nguyên trong đối đáp.
Giai thoại
Năm 1892, trong khi cộng đồng nghệ thuật Chicago hết sức bận rộn chuẩn bị cho Triển lãm Quốc tế Colombian 1893, Trưởng kiến trúc sư Daniel Burham bày tỏ băn khoăn với điêu khắc gia Lorado Taft rằng tượng điêu khắc trang trí cho tòa nhà có thể sẽ không hoàn thành kịp mất. Taft hỏi liệu ông có thể thuê một số sinh viên nữ làm trợ lý cho công trình này được không. Vào thời bấy giờ, phụ nữ làm điêu khắc chưa được thực sự công nhận. Burham đã trả lời với một câu nói trở thành kinh điển: "Thuê bất cứ ai, kể cả thỏ trắng nếu họ làm được công việc".
Từ câu nói này, một nhóm nữ điêu khắc gia tài năng có cơ hội thành danh, như Enid Yandell, Evelyn Beatrice Longman, Carol Brooks MacNeil, Bessie Potter Vonnoh, Janet Scudder, và Julia Bracken, và họ giữ lại cái tên "Thỏ trắng" ấy. Sau này, một cựu sinh viên tên Francis Loring phát biểu rằng Taft đã lợi dụng tài năng của các sinh viên để đẩy cao sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, lịch sử công nhận rằng Taft đã có công giúp nâng cao vị thế của phụ nữ làm điêu khắc.
Tham khảo
Janet Scudder, Modeling My Life, New York, Harcourt, Brace and Company, 1925
Xem thêm
Lorado Taft
Điêu khắc
Nhà điêu khắc Mỹ
Ẩn dụ loài vật |
12434 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%91i%20chi%E1%BA%BFu%20c%E1%BA%A5p%20b%E1%BA%ADc%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1 | Đối chiếu cấp bậc quân sự | Đối chiếu cấp bậc quân sự hay So sánh quân hàm tương đương đề cập đến sự so sánh tương đương của các hệ thống cấp bậc quân sự (hay quân hàm) của lực lượng quân sự chính quy các quốc gia trên thế giới.
Quân hàm Việt Nam
Hệ thống cấp bậc quân sự tại Việt Nam hiện nay được hình thành lần đầu tiên vào năm 1946, sử dụng trong quân đội, với các danh xưng có nguồn gốc từ danh xưng quân hàm của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, và cấp hiệu tham chiếu đến cấp hiệu của Quân đội Pháp. Hệ thống này được bổ sung và hoàn thiện vào năm 1958, và bắt đầu sử dụng cho cả lực lượng công an vào năm 1959.
Hệ thống cấp bậc quân sự tại Việt Nam được sử dụng ổn định từ năm 1992 đến nay, trừ vài sửa đổi nhỏ. Nhìn chung, tuy có sự khác biệt về cấp hiệu, nhưng hệ thống danh xưng cấp bậc là thống nhất ở các cấp bậc tương đương (trừ danh xưng cấp tướng lĩnh trong hải quân).
Cấp bậc quân sự so sánh của Việt Nam
Đối chiếu cấp bậc quân sự NATO
Nhằm mục đích tạo điều kiện phối hợp hoạt động giữa các quốc gia trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tổ chức này đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn thống nhất giữa các thành viên. Một trong những số đó là hệ thống đối chiếu cấp bậc quân sự tiêu chuẩn. Được thành lập vào năm 1978, được ghi nhận chính thức trong tài liệu STANAG 2116, với tên gọi "NATO Codes for Grades of Military Personnel" (Mã NATO cho các Cấp bậc Nhân viên Quân sự), hệ thống này đưa ra một tiêu chuẩn so sánh tương đương các cấp bậc quân sự giữa các quốc gia thành viên, vốn có sự khác biệt trong lịch sử hình thành và đặc thù văn hóa.
Hệ thống đối chiếu của NATO gồm 2 hệ thống đối chiếu khác nhau cho cấp bậc Sĩ quan (mã OF) và Hạ sĩ quan (mã OR). Một số quốc gia có nhiều hơn một cấp bậc tại một số vị trí mã (ví dụ: một số quốc gia có hai cấp bậc được xếp tại mã OF-1). Một số quốc gia khác lại không thành lập cấp bậc ở một số mã (ví dụ: một số quốc gia không thành lập các cấp bậc cao cấp như OF-10, thậm chí OF-9).
Hầu hết các quốc gia không có một cấp bậc trung gian giữa cấp Sĩ quan và Hạ sĩ quan. Tuy nhiên, tồn tại một số ngoại lệ như ở Hoa Kỳ và một số quốc gia, hình thành một hệ thống đối chiếu riêng cho các quân nhân chuyên nghiệp (Warrant officer) giữ các chức vụ đặc thù, được NATO phân loại với mã WO (Tài liệu Việt ngữ thường dịch cấp bậc này là "Chuẩn úy" hoặc "Quân nhân chuyên nghiệp"). Địa vị của các cấp bậc này thường chồng lấn giữa cấp Sĩ quan (sơ và trung cấp) và Hạ sĩ quan. Trong hầu hết các quốc gia khác có cấp bậc "Warrant officer", chúng thường không được xếp vào phân loại riêng mà được xếp vào hệ thống cấp bậc Hạ sĩ quan (thường là mã OR-9).
Do những lợi ích của Hệ thống Đối chiếu cấp bậc quân sự NATO, nhiều tài liệu sử dụng hệ thống này làm tiêu chuẩn để đối chiếu hệ thống cấp bậc quân sự của các quốc gia khác nhau, kể cả những quốc gia không nằm trong khối NATO.
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân NATO
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân NATO
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân NATO
Đối chiếu cấp bậc quân sự theo châu lục
Châu Á
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân Châu Á
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân quân Châu Á
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân Châu Á
Châu Âu
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân Châu Âu
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân quân Châu Âu
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân Châu Âu
Châu Mỹ
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân Châu Mỹ
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân quân Châu Mỹ
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân Châu Mỹ
Châu Phi
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân Châu Phi
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân quân Châu Phi
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân Châu Phi
Châu Đại dương
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân Châu Đại dương
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân quân Châu Đại dương
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân Châu Đại dương
Đối chiếu quân hàm trong Khối Thịnh vượng chung Anh
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân Khối Thịnh vượng chung Anh
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân Khối Thịnh vượng chung Anh
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân Khối Thịnh vượng chung Anh
So sánh một số hệ thống cấp bậc quân sự khác
Đối chiếu quân hàm các quốc gia tham chiến trong Thế chiến thứ nhất
Đối chiếu quân hàm các quốc gia tham chiến trong Thế chiến thứ hai
Hệ thống cấp bậc quân sự Đức Quốc xã
Hệ thống cấp bậc quân sự Liên Xô 1935-1940
Đối chiếu quân hàm các lực lượng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam
Cấp bậc quân sự so sánh của Triều Tiên
Xem thêm
Quân hàm
Tham khảo
Quân hàm
Phù hiệu quân đội |
12448 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20m%E1%BB%A5c%20ng%C6%B0u%20%C4%91%E1%BB%93 | Thập mục ngưu đồ | Thập mục ngưu đồ (zh. 十牧牛圖, ja. jūgyū-no-zu) là mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông, tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ. Mười bức tranh này có thể xem là biểu hiện cô đọng nhất, trình bày tinh hoa của Phật giáo Đại thừa.
Quá trình hình thành
Các bức tranh chăn trâu được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức hoạ tiêu biểu, trình bày tinh hoa, cốt tuỷ của Thiền Trung Quốc. Có nhiều bộ tranh - có thuyết nói là bốn, thuyết khác nói là 5, 6 chăn trâu khác nhau - nhưng có lẽ nổi danh nhất và cũng bao hàm ý nghĩa nhiều nhất là bộ với mười bức tranh của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (zh. kuòān shīyuǎn 廓庵師遠, ja. kakuan shion, ~1150), được lưu lại trong bản sao của họa sĩ người Nhật tên Châu Văn (周文, ja. shūbun, ?-1460).
Một bộ khác với sáu bức tranh cũng thường được nhắc đến. Ban đầu, Thiền sư Thanh Cư (zh. qīngjū 清居, ja. seikyo) chỉ vẽ có năm bức nhưng sau, Thiền sư Tự Đắc (zh. zìdé 自得, ja. jitoku, tk. 12) vẽ thêm bức tranh thứ sáu. Trong bộ này, con trâu dần dần trắng ra và cuối cùng thì trắng hoàn toàn, một biểu tượng cho chân tâm thanh tịnh, vô cấu.
Mười bức tranh sau được xem là của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn. Những bức tranh này cũng được chú thích rất rõ, rất hay trong Thiền luận của Daisetz Teitaro Suzuki, bản dịch của Trúc Thiên và Thích Tuệ Sỹ. Bài tụng của Thiền sư Khuếch Am được Thích Thanh Từ dịch.
Tìm trâu
① 尋牛
茫茫撥草去追尋。
水闊山遙路更深。
力盡神疲無處覓。
但聞風樹晩蟬吟。
Tầm ngưu
Mang mang bát thảo khứ truy tầm
Thủy khoát sơn dao lộ cánh thâm
Lực tận thần bì vô xứ mịch
Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm
Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu
Núi thẳm đường xa nước lại sâu
Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy
Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu.
Thấy dấu
② 見跡
水邊林下跡偏多。
芳草離披見也麼。
縱是深山更深處。
遼天鼻孔怎藏他。
Kiến tích
Thủy biên lâm hạ tích thiên đa
Phương thảo li phi kiến dã ma
Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ
Liêu thiên tị khổng chẩm tàng tha
Ven rừng bến nước dấu liên hồi
Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi
Ví phải non sâu lại sâu thẳm
Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.
Thấy trâu
③ 見牛
黄鶯枝上一聲聲。
日暖風和岸柳青。
只此更無廻避處。
森森頭角畫難成。
Kiến ngưu
Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh
Nhật noãn phong hoà ngạn liễu thanh
Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ
Sâm sâm đầu giác hoạ nan thành
Hoàng anh cất tiếng hót trên cành
Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh
Chỉ thế không nơi xoay trở lại
Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành
Bắt trâu
④ 得牛
竭盡神通獲得渠,
心强力壯卒難除。
有時才到高原上,
又入煙雲深處居。
Đắc ngưu
Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ
Tâm cường lực tráng tốt nan trừ
Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng
Hựu nhập yên vân thâm xứ cư
Dùng hết thần công bắt được y
Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì
Có khi vừa hướng cao nguyên tiến
Lại xuống khói mây mãi nằm ì
Chăn trâu
⑤ 牧牛
鞭索時時不離身。
恐伊縱歩惹埃塵。
相將牧得純和也。
羈鎖無拘自逐人。
Mục ngưu
Tiên sách thời thời bất li thân
Khủng y túng bộ nhạ ai trần
Tướng tương mục đắc thuần hoà dã
Ki toả vô câu tự trục nhân
Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân
Ngại y chạy sổng vào bụi trần
Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần
Cưỡi trâu về nhà
⑥ 騎牛歸家
騎牛沫汁欲還家。
霞笛聲聲送晩霞。
一拍一歌無限意。
知音何必鼓唇牙。
Kị ngưu quy gia
Kị ngưu mạt trấp dục hoàn gia
Hà địch thanh thanh tống vãn hà
Nhất phách nhất ca vô hạn ý
Tri âm hà tất cổ thần nha
Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà
Một nhịp một ca vô hạn ý
Tri âm nào phải động môi à
Quên trâu còn người
⑦ 忘牛存人
騎牛已得到家山。
牛也空兮人也閑。
紅日三竿猶作夢。
鞭繩空頓草堂間。
Vong ngưu tồn nhân
Kị ngưu dĩ đắc đáo gia san
Ngưu dã không hề nhân dã nhàn
Hồng nhật tam can do tác mộng
Tiên thằng không đốn thảo đường gian
Cưỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng
Người, trâu đều quên
⑧ 人牛俱忘
鞭索人牛盡屬空。
碧天遼闊信難通。
紅爐焰上爭容雪。
到此方能合祖宗。
Nhân ngưu câu vong
Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
Bích thiên liêu khoát tín nan thông
Hồng lô diệm thượng tranh dung tuyết
Đáo thử phương năng hợp tổ tông
Roi gậy, người trâu thảy đều không
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông
Lò hồng rừng rực nào dung tuyết
Đến đó mới hay hiệp Tổ Tông
Trở về nguồn cội
⑨ 返本還源
返本還源已費功,
爭如直下若盲聾。
庵中不見庵前物,
水自茫茫花自紅。
Phản bản hoàn nguyên
Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công
Tranh như trực hạ nhược manh lung
Am trung bất kiến am tiền vật
Thủy tự mang mang hoa tự hồng
Phản bản hoàn nguyên đã phí công
Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm
Trong am chẳng thấy ngoài vật khác
Nước tự mênh mông hoa tự hồng
Thõng tay vào chợ
⑩ 入廛垂手
露胸跣足入鄽來,
抹土涂灰笑滿腮。
不用神仙真秘訣,
直教枯木放花開。
Nhập triền thuỳ thủ
Lộ hung tiển túc nhập triền lai
Mạt thổ đồ khôi tiếu mãn tai
Bất dụng thần tiên chân bí quyết
Trực giáo khô mộc phóng hoa khai
Chân trần bày ngực thẳng vào thành
Tô đất trét bùn nụ cười thanh
Bí quyết thần tiên đâu cần đến
Cây khô cũng khiến nở hoa lành
Lúc còn trụ tại Quy Sơn, Thiền sư Trường Khánh Đại An dạy chúng: "... Sở dĩ, Đại An này ở tại Quy Sơn ba mươi năm, ăn cơm Quy Sơn, đại tiện Quy Sơn mà không học thiền Quy Sơn, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người liền đánh đập điều phục nó… Bây giờ nó đã trở thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi...".
Mã Tổ hỏi đệ tử mình là Thạch Củng Huệ Tạng: "Làm việc gì?" Thạch Củng thưa: "Chăn trâu." Tổ hỏi: "Làm sao chăn?" Thạch Củng đáp: "Một khi vào cỏ thì nắm mũi kéo lại." Tổ nghe bảo: "Con thật là khéo chăn trâu."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Liên kết ngoài
Mười bức tranh chăn trâu , bài viết trên trang "Thư viện Hoa sen"
Phật học
Thiền tông
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Nghệ thuật Phật giáo
Thiền ngữ |
12458 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20Nam%20%C3%81 | Đông Nam Á | Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia, viết tắt: SEA) là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Đông Nam Á có phía bắc giáp Đông Á, phía tây giáp Nam Á và vịnh Bengal, phía đông giáp Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, phía nam giáp Australia và Ấn Độ Dương. Ngoài Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và hai trong số 26 đảo san hô của Maldives ở Nam Á, Đông Nam Á là tiểu vùng duy nhất khác của châu Á nằm một phần trong Nam Bán cầu. Phần lớn tiểu vùng này vẫn ở Bắc bán cầu. Đông Timor và phần phía nam của Indonesia là những phần duy nhất nằm ở phía nam của xích đạo.
Theo định nghĩa ngày nay, Đông Nam Á bao gồm hai khu vực địa lý:
Đông Nam Á lục địa, còn được gọi là Bán đảo Đông Dương và theo lịch sử là Đông Dương, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, bán đảo Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Đông Nam Á hải đảo, còn được gọi là Quần đảo Mã Lai và theo lịch sử là Nusantara, bao gồm các quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ), Brunei, Đông Malaysia, Đông Timor, Indonesia, Philippines và Singapore.
Khu vực này nằm gần giao điểm của các mảng địa chất, với cả các hoạt động địa chấn và núi lửa mạnh mẽ. Mảng Sunda là mảng địa chất chính của khu vực, bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Myanmar, bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam và bắc Luzon của Philippines. Các dãy núi ở Myanmar, Thái Lan và bán đảo Malaysia là một phần của vành đai Alpide, trong khi các đảo của Philippines là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương. Cả hai vành đai địa chấn đều gặp nhau ở Indonesia, khiến khu vực này có khả năng xảy ra động đất và phun trào núi lửa tương đối cao.
Vùng này bao gồm khoảng , chiếm 10,5% diện tích châu Á hoặc 3% tổng diện tích Trái đất. Tổng dân số của Đông Nam Á là hơn 655 triệu người, chiếm khoảng 8,5% dân số thế giới. Đây là khu vực địa lý đông dân thứ ba ở Châu Á sau Nam Á và Đông Á. Khu vực này đa dạng về văn hóa và dân tộc, với hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng bởi các nhóm dân tộc khác nhau. Mười quốc gia trong khu vực là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức khu vực được thành lập để hội nhập kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục và văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
Dân tộc Đông Nam Á lấy dân tộc Nam Đảo và dân tộc Mã Lai chiếm vị trí chủ đạo, cư dân trong khu vực phần nhiều theo Hồi giáo và Phật giáo, các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ấn Độ giáo và tôn giáo có liên quan đến thuyết vật linh cũng tồn tại ở bên trong khu vực này. Indonesia là nước có người theo Hồi giáo nhiều nhất trên thế giới, Thái Lan là nước Phật giáo lớn nhất thế giới, Philippines là nước có tín đồ Công giáo Rôma nhiều nhất ở Đông Bán cầu.
Đông Nam Á nằm ở "ngã tư đường" giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malacca chính là "yết hầu" của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. Eo biển Malacca nằm ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, tổng chiều dài chừng 1.080 km, chỗ hẹp nhất chỉ có 3,7 km, đủ lưu thông tàu thủy tải trọng 250.000 tấn, các nước bờ tây Thái Bình Dương phần nhiều đi qua tuyến hàng hải này hướng tới Nam Á, Tây Á, bờ biển phía đông châu Phi và các nước đi sát bờ biển ở châu Âu. Các nước ven bờ eo biển Malacca có Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó Singapore ở vào chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, là vị trí giao thông đặc biệt trọng yếu.
Định nghĩa
Đông Nam Á vào trước thế kỉ 20 được người châu Âu gọi là Đông Ấn Độ. Trong lịch sử Trung Quốc thì gọi khu vực đó là Nam Dương (""). Bởi vì vị trí địa lý giữa Trung Quốc với á lục địa Ấn Độ và ảnh hưởng văn hoá của khu vực láng giềng cho nên bộ phận lục địa Đông Nam Á được nhà địa lý học châu Âu gọi là Indochina. Tuy nhiên, vào thế kỷ XX, lời nói này càng giới hạn ở lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp cũ (Campuchia, Lào và Việt Nam). Về mặt biển ở Đông Nam Á cũng được gọi là quần đảo Mã Lai, nguồn gốc thuật ngữ này đến từ khái niệm ở châu Âu - người Mã Lai của nhóm ngữ hệ Nam Đảo (tức nhân chủng Mã Lai). Một thuật ngữ khác ở Đông Nam Á hải dương là quần đảo Đông Ấn Độ, dùng cho miêu tả khu vực giữa bán đảo Ấn - Trung và Liên bang Úc.
Thuật ngữ "Đông Nam Á" cũng do mục sư Hoa Kỳ Howard Malcolm sử dụng lần đầu tiên vào năm 1839 ở trong một quyển sách "Du lịch Đông Nam Á" của ông. Định nghĩa của Malcolm chỉ bao gồm phần đất liền, và loại trừ phần Đông Nam Á hải đảo. Vào thời kì Đại chiến thế giới lần thứ hai, quân Đồng Minh thành lập Bộ tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) vào năm 1943. Thuật ngữ "Đông Nam Á" vì nguyên do đó nên được sử dụng rộng khắp. SEAC triển khai sử dụng thuật ngữ "Đông Nam Á", nhưng mà khái niệm cấu thành Đông Nam Á vào thời kì đầu vẫn không cố định, thí dụ Philippines và phần lớn Indonesia bị SEAC loại trừ ra ngoài vùng này trong khi bao gồm cả Ceylon. Đến cuối niên đại 70 thế kỉ XX, cách dùng tiêu chuẩn đại thể của chữ Đông Nam Á và lãnh thổ mà nó bao hàm đã xuất hiện. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1970, cách sử dụng gần đúng tiêu chuẩn của thuật ngữ "Đông Nam Á" và các vùng lãnh thổ mà nó bao gồm đã xuất hiện. Mặc dù từ góc độ văn hóa hoặc ngôn ngữ, các định nghĩa về "Đông Nam Á" có thể khác nhau, nhưng các định nghĩa phổ biến nhất hiện nay bao gồm khu vực được đại diện bởi các quốc gia (các quốc gia có chủ quyền và các vùng lãnh thổ phụ thuộc) được liệt kê dưới đây. Tập hợp các quốc gia này dựa trên các khu vực lân cận nói chung trước đây bị kiểm soát hoặc thống trị bởi các cường quốc thuộc địa phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.
Mười trong số mười một quốc gia của Đông Nam Á là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi Đông Timor là một quốc gia quan sát viên của tổ chức này. Papua New Guinea đã tuyên bố rằng họ có thể tham gia ASEAN, và hiện là quan sát viên. Có một số vấn đề tranh chấp chủ quyền tồn tại đối với một số đảo ở Biển Đông.
Phân chia chính trị
Quốc gia có chủ quyền
Phân khu hành chính
Lãnh thổ phụ thuộc
Phân chia địa lý
Đông Nam Á về mặt địa lý được chia thành hai tiểu vùng, đó là Đông Nam Á lục địa (hoặc bán đảo Đông Dương) và Đông Nam Á hải đảo (hoặc quần đảo Mã Lai được định nghĩa tương tự) ().
Bán đảo Ấn - Trung bao gồm
Campuchia
Lào
Myanmar
Malaysia bán đảo
Thái Lan
Việt Nam
Quần đảo Mã Lai bao gồm
Indonesia
Philippines
Đông Malaysia (Sarawak và Sabah)
Brunei
Singapore
Đông Timor
Mặc dù Bán đảo Malaysia nằm về mặt địa lý ở Đông Nam Á lục địa, nhưng nó cũng có nhiều mối quan hệ tương đồng về văn hóa và sinh thái với các đảo xung quanh, do đó nó đóng vai trò là cầu nối của hai tiểu vùng. Về mặt địa lý, quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ cũng được coi là một phần của Đông Nam Á hải đảo. Đông Bangladesh và Đông Bắc Ấn Độ có quan hệ văn hóa chặt chẽ với Đông Nam Á lục địa và đôi khi được coi là khu vực xuyên quốc gia giữa Nam Á và Đông Nam Á. Tương tự, Đảo Christmas và Quần đảo Cocos (Keeling) có mối quan hệ văn hóa chặt chẽ với Hàng hải Đông Nam Á và đôi khi được coi là khu vực xuyên miền giữa Đông Nam Á và Australia/Châu Đại Dương. Trong một số trường hợp, Sri Lanka được coi là một phần của Đông Nam Á vì mối quan hệ văn hóa và tôn giáo với Đông Nam Á lục địa. Nửa phía đông của đảo New Guinea, không phải là một phần của Indonesia, cụ thể là Papua New Guinea, đôi khi được bao gồm như một phần của Đông Nam Á hải đảo, và Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Palau cũng vậy. tất cả các phần của Đông Ấn Tây Ban Nha có mối quan hệ mạnh mẽ về văn hóa và ngôn ngữ với khu vực, đặc biệt là Philippines.
Đông Timor và nửa phía đông của Indonesia (phía đông của Dòng Wallace ở khu vực Wallacea) được coi là có liên kết địa lý với Châu Đại Dương do các đặc điểm hệ động vật đặc biệt của chúng. Về mặt địa chất, đảo New Guinea và các đảo xung quanh được coi là một phần của lục địa Úc, được kết nối qua Thềm Sahul. Cả Đảo Christmas và Quần đảo Cocos (Keeling) đều nằm trên mảng Ôxtrâylia, phía nam Rãnh Java. Mặc dù chúng nằm gần Biển Đông Nam Á về mặt địa lý hơn so với lục địa Úc, nhưng hai lãnh thổ bên ngoài của Úc này không liên kết địa chất với châu Á vì không có lãnh thổ nào thực sự nằm trên Mảng Sunda. Phân chia địa lý của Liên Hợp Quốc đã phân loại cả hai lãnh thổ đảo là một phần của Châu Đại Dương, thuộc tiểu vùng Australia và New Zealand (Australasia).
Ngoài ra, về nghĩa rộng, nhìn từ góc độ địa lý tự nhiên, Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Phúc Kiến và phía nam Vân Nam cùng thuộc vùng đất Hoa Nam đều được coi là khu vực Đông Nam Á, những địa phương này đều thuộc về khí hậu á nhiệt đới; tuy nhiên, về phương diện lịch sử và văn hoá, ngôn ngữ mà nhóm dân tộc thiểu số ở Quảng Tây và Vân Nam sử dụng với ngôn ngữ mà các nước bán đảo Ấn - Trung sử dụng đều là cùng một ngữ hệ (ngữ hệ Kra-Dai, ngữ hệ Nam Á hoặc ngữ hệ H'Mông-Miền). Thổ dân Đài Loan cùng thuộc ngữ hệ Nam Đảo với các nước Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, v.v, về phương diện nhân chủng thuộc nhân chủng Mã Lai, Đài Loan cũng là nơi bắt nguồn ngữ hệ Nam Đảo Đông Nam Á. Mặc dù nhóm dân tộc chủ yếu ở Đài Loan là người Hán, nhưng mà bởi vì số lượng nhiều thổ dân bị Hán hoá và kết thông gia với nó, vì thế thành phần máu khá tương cận với người Đông Nam Á; về phương diện tôn giáo, người Thái ở tỉnh Vân Nam và không ít nước ở bán đảo Ấn - Trung đều tin thờ Phật giáo Thượng toạ bộ; về phương diện địa lí thì nằm ở vị trí trung tâm quần đảo hình vòng cung Đông Á - chỗ tiếp xúc lẫn nhau giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Vì vậy, có lúc sẽ được coi là một bộ phận của Đông Nam Á. Quần đảo Andaman và Nicobar cũng theo đúng như đó, bang Manipur trong số Bảy bang Chị em có lúc cũng như thế. Song, Papua New Guinea có vị trí địa lý thuộc về châu Đại Dương cũng được coi là một trong những nước Đông Nam Á bởi vì văn hoá và phong tục đều tương tự với Indonesia. Trái lại, Việt Nam một trong những nước Đông Nam Á, vì nguyên do lịch sử và văn hoá đều bị văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng, có lúc cũng sẽ đem nó liệt vào khu vực Đông Á.
Lịch sử
Tiền sử
Khu vực này đã là nơi sinh sống của Homo erectus từ khoảng 1.500.000 năm trước trong kỷ Pleistocen giữa. Các nhóm Homo sapien khác biệt, tổ tiên của các quần thể Đông-Á-Âu (liên quan đến Đông Á), và các quần thể người Nam-Âu-Á (liên quan đến Papuan), đã đến khu vực này trong khoảng từ 50.000 TCN đến 70.000 TCN, với một số tranh cãi rằng họ đã đến Đông Nam Á trước đó nữa. Nghệ thuật đá có niên đại từ 40.000 năm trước (hiện là lâu đời nhất thế giới) đã được phát hiện trong các hang động của Borneo. Homo floresiensis cũng sống trong khu vực này cho đến ít nhất 50.000 năm trước, sau đó bị tuyệt chủng. Trong phần lớn thời gian này, các hòn đảo ngày nay ở phía tây Indonesia được nhập vào một vùng đất duy nhất được gọi là Sundaland do mực nước biển thấp hơn.
Di tích cổ đại của những người săn bắn hái lượm ở Biển Đông Nam Á, chẳng hạn như một người săn bắn hái lượm Holocen từ Nam Sulawesi, có tổ tiên từ cả hai, dòng dõi Nam-Á-Âu (đại diện là người Papuans và thổ dân Úc), và dòng dõi Đông-Âu (đại diện là Người Đông Á). Cá thể săn bắn hái lượm có khoảng ~ 50% tổ tiên "gốc Đông Á", và được định vị giữa người Đông Á hiện đại và người Papua của Châu Đại Dương. Các tác giả kết luận rằng tổ tiên liên quan đến Đông Á đã mở rộng từ Đông Nam Á lục địa sang Đông Nam Á Đông Nam Á hải đảo sớm hơn nhiều so với đề xuất trước đây, sớm nhất là 25.000 TCN, rất lâu trước khi các nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo phát triển.
Tổ tiên riêng biệt của người Basal-Đông Á (Đông-Á-Âu) gần đây được tìm thấy có nguồn gốc ở Đông Nam Á lục địa vào khoảng thời gian ~ 50.000 năm TCN, và được mở rộng qua nhiều làn sóng di cư lần lượt về phía nam và phía bắc. Luồng gen của tổ tiên Đông-Âu-Á vào Đông Nam Á hải đảo và Châu Đại Dương có thể ước tính khoảng 25.000 năm TCN (cũng có thể sớm hơn). Các quần thể Nam-Á-Âu ở Biển Đông Nam Á thời tiền đồ đá mới phần lớn bị thay thế bởi sự mở rộng của các quần thể Đông-Á-Âu khác nhau, bắt đầu từ khoảng 50.000 năm trước TCN đến 25.000 năm trước đây từ Đông Nam Á lục địa. Những người còn lại, được gọi là Negrito, tạo thành các nhóm thiểu số nhỏ ở các vùng cách biệt về địa lý.
Vào cuối thời kỳ đồ đá mới, các dân tộc Nam Đảo, chiếm phần lớn dân số hiện đại ở Brunei, Indonesia, Đông Timor, Malaysia và Philippines, đã di cư đến Đông Nam Á từ Đài Loan trong cuộc di cư đường biển đầu tiên của con người được gọi là Sự bành trướng của người Nam Đảo. Họ đến miền bắc Philippines từ năm 7.000 TCN đến năm 2.200 TCN và nhanh chóng lan rộng ra các quần đảo Bắc Mariana và Borneo vào năm 1500 TCN; Đảo Melanesia vào năm 1300 TCN; và phần còn lại của Indonesia, Malaysia, miền nam Việt Nam và Palau vào năm 1000 TCN. Họ thường định cư dọc theo các khu vực ven biển, thay thế và đồng hóa các dân tộc đa dạng đã có ở đó từ trước.
Các dân tộc Nam Đảo ở Đông Nam Á đã là những người đi biển trong hàng ngàn năm. Họ mở rộng về phía đông đến Micronesia và Polynesia, cũng như về phía tây đến Madagascar, trở thành tổ tiên của người Malagasy ngày nay, người Micronesia, người Melanesia và người Polynesia. Việc đi qua Ấn Độ Dương đã hỗ trợ quá trình thuộc địa của Madagascar, cũng như giao thương giữa Tây Á, bờ biển phía đông của Ấn Độ và bờ biển phía nam của Trung Quốc. Người ta cho rằng vàng từ Sumatra đã đến tận La Mã về phía tây. Pliny the Elder đã viết trong cuốn Lịch sử tự nhiên của mình về Chryse và Argyre, hai hòn đảo huyền thoại giàu vàng và bạc, nằm ở Ấn Độ Dương. Những con tàu của họ, chẳng hạn như vinta, có thể đi khắp đại dương. Chuyến đi của Magellan ghi lại mức độ cơ động của các tàu của họ so với các tàu của châu Âu. Người ta tin rằng một nô lệ từ biển Sulu đã được sử dụng trong chuyến hành trình của Magellan với tư cách là người phiên dịch.
Các nghiên cứu do Tổ chức bộ gen người (HUGO) trình bày thông qua nghiên cứu di truyền của các dân tộc khác nhau ở châu Á cho thấy thực nghiệm rằng có một sự kiện di cư duy nhất từ châu Phi, theo đó những người đầu tiên đi dọc theo bờ biển phía nam của châu Á, đầu tiên vào bán đảo Mã Lai 50.000– 90.000 năm trước. Người Orang Asli, đặc biệt là người Semang thể hiện các đặc điểm của người da đen, là hậu duệ trực tiếp của những người định cư sớm nhất ở Đông Nam Á này. Những người đầu tiên này đa dạng hóa và di chuyển chậm về phía bắc đến Trung Quốc, và dân số Đông Nam Á cho thấy sự đa dạng di truyền hơn so với dân số trẻ của Trung Quốc.
Solheim và những người khác đã đưa ra bằng chứng về mạng lưới giao thương hàng hải Nusantao trải dài từ Việt Nam đến phần còn lại của quần đảo sớm nhất từ năm 5000 TCN đến năm 1 sau CN. Thời đại đồ đồng Văn hóa Đông Sơn phát triển mạnh ở miền Bắc Việt Nam từ khoảng 1000 năm TCN đến năm 1 TCN. Ảnh hưởng của nó lan rộng ra các khu vực khác ở Đông Nam Á. Khu vực này bước vào thời kỳ đồ sắt vào năm 500 TCN, khi đồ sắt được rèn, ngay ở miền Bắc Việt Nam vẫn còn dưới thời đồ đồng Đông Sơn cũng đã biết rèn sắt, nhờ giao thương thường xuyên với nước láng giềng Trung Quốc.
Hầu hết người Đông Nam Á ban đầu theo thuyết vật linh, tham gia vào việc thờ cúng tổ tiên, thiên nhiên và thần linh. Những hệ thống tín ngưỡng này sau đó đã được Ấn Độ giáo và Phật giáo thay thế sau khi khu vực này, đặc biệt là các vùng ven biển, tiếp xúc với tiểu lục địa Ấn Độ trong thế kỷ thứ nhất. Những người Bà La Môn và thương nhân Ấn Độ đã mang Ấn Độ giáo đến khu vực và liên hệ với các triều đình địa phương. Các nhà cai trị địa phương đã chuyển sang Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo và áp dụng các truyền thống tôn giáo của Ấn Độ để củng cố tính hợp pháp của họ, nâng cao vị thế nghi lễ hơn các đối tác chính của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại với các quốc gia Nam Á. Họ định kỳ mời những người Bà La Môn Ấn Độ vào cõi của họ và bắt đầu quá trình Ấn Độ hóa dần dần trong khu vực. Shaivism là truyền thống tôn giáo thống trị của nhiều vương quốc Hindu ở miền nam Ấn Độ trong thế kỷ thứ nhất. Sau đó, tôn giáo này mở rộng vào Đông Nam Á qua Vịnh Bengal, Đông Dương, rồi đến quần đảo Mã Lai, dẫn đến hàng nghìn ngôi đền Shiva trên các đảo của Indonesia cũng như Campuchia và Việt Nam, cùng phát triển với Phật giáo trong khu vực. Phật giáo Nguyên thủy du nhập vào khu vực này vào thế kỷ thứ 3, thông qua các tuyến đường thương mại hàng hải giữa khu vực này với Sri Lanka. Phật giáo sau đó đã hiện diện mạnh mẽ ở vùng Phù Nam vào thế kỷ thứ 5. Ở Đông Nam Á lục địa ngày nay, Theravada vẫn là nhánh thống trị của Phật giáo, được các Phật tử Thái Lan, Miến Điện và Campuchia thực hành. Phân nhánh này được kết hợp với nền văn hóa Khmer chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Phật giáo Đại thừa bắt đầu hiện diện ở Biển Đông Nam Á, do các nhà sư Trung Quốc mang đến trong quá trình di chuyển trong khu vực trên đường đến Nalanda. Phân nhánh này vẫn là nhánh thống trị của Phật giáo được các Phật tử Indonesia và Malaysia thực hành.
Sự truyền bá của hai tôn giáo Ấn Độ này đã hạn chế những tín đồ của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á chuyển vào các vùng sâu trong nội địa. Quần đảo Maluku và New Guinea chưa bao giờ bị Ấn Độ hóa và người dân bản địa của nó chủ yếu là những người theo thuyết vật linh cho đến thế kỷ 15 khi Hồi giáo bắt đầu lan rộng ở những khu vực này. Trong khi ở Việt Nam, Phật giáo chưa bao giờ phát triển được mạng lưới thể chế mạnh do ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Ở Đông Nam Á ngày nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà tôn giáo dân gian chiếm đa số. Gần đây, tôn giáo dân gian Việt Nam đang hồi sinh với sự hỗ trợ của chính phủ nước này. Ở những nơi khác, có những nhóm dân tộc ở Đông Nam Á chống lại sự cải đạo và vẫn giữ niềm tin vật linh ban đầu của họ, chẳng hạn như người Dayak ở Kalimantan, người Igorot ở Luzon và người Shan ở miền đông Myanmar.
Thời đại các vương quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo
Sau khi khu vực này tiếp xúc với tiểu lục địa Ấn Độ vào khoảng năm 400 TCN, nó bắt đầu quá trình Ấn Độ hóa dần dần, nơi các ý tưởng của Ấn Độ như tôn giáo, văn hóa, kiến trúc và hành chính chính trị được các thương nhân và các nhân vật tôn giáo đưa tới và được các vua chúa địa phương áp dụng. Đổi lại, những người Bà La Môn và tu sĩ Ấn Độ được các nhà cai trị địa phương mời đến sống trong vương quốc của họ và giúp chuyển đổi các chính thể địa phương trở nên Ấn Độ hóa hơn, pha trộn giữa truyền thống Ấn Độ và bản địa. Tiếng Phạn và tiếng Pali đã trở thành ngôn ngữ bác học của khu vực, khiến Đông Nam Á trở thành một phần của nền văn minh Ấn Độ. Hầu hết khu vực này đã bị Ấn Độ hóa trong những thế kỷ đầu tiên, trong khi Philippines sau đó đã Ấn Độ hóa vào khoảng thế kỷ thứ 9 khi Vương quốc Tondo được thành lập ở Luzon. Việt Nam, đặc biệt là phần phía bắc, chưa bao giờ được Ấn Độ hóa hoàn toàn do trải qua nhiều thời kỳ bị Trung Quốc đô hộ.
Các chính thể chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đầu tiên được thành lập trong khu vực là các thành bang Pyu đã tồn tại vào khoảng thế kỷ thứ 2 TCN, nằm trong nội địa Myanmar. Nó từng là một trung tâm thương mại trên bộ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo chủ yếu của các thành phố này, trong khi sự hiện diện của các tôn giáo Ấn Độ khác như Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo cũng rất phổ biến. Vào thế kỷ 1, quốc gia Phù Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long được thành lập, bao gồm Campuchia ngày nay, miền nam Việt Nam, Lào và miền đông Thái Lan. Quốc gia này đã trở thành cường quốc thương mại thống trị ở Đông Nam Á lục địa trong khoảng 5 thế kỷ, cung cấp đường đi cho hàng hóa Ấn Độ và Trung Quốc và nắm quyền đối với dòng chảy thương mại qua Đông Nam Á. Ở vùng biển Đông Nam Á, vương quốc Ấn Độ hóa đầu tiên được ghi nhận là Salakanagara, được thành lập ở phía tây Java vào khoảng thế kỷ thứ 2 CN. Vương quốc Hindu này được người Hy Lạp gọi là Argyre (Vùng đất của bạc).
Đến thế kỷ thứ 5 sau CN, mạng lưới giao thương giữa Đông và Tây tập trung vào tuyến đường hàng hải. Các thương nhân nước ngoài bắt đầu sử dụng các tuyến đường mới như Malacca và eo biển Sunda do sự phát triển của Đông Nam Á hải đảo. Sự thay đổi này dẫn đến sự suy tàn của Phù Nam, trong khi các cường quốc hàng hải mới như Srivijaya, Tarumanagara và Medang nổi lên. Srivijaya đặc biệt trở thành cường quốc hàng hải thống trị trong hơn 5 thế kỷ, kiểm soát cả eo biển Malacca và eo biển Sunda. Sự thống trị này bắt đầu suy giảm khi Srivijaya bị Đế chế Chola, một cường quốc hàng hải thống trị tiểu lục địa Ấn Độ, xâm lược. Cuộc xâm lược này đã định hình lại quyền lực và thương mại trong khu vực, dẫn đến sự trỗi dậy của các cường quốc khu vực mới như Đế chế Khmer và Kahuripan. Các mối liên hệ thương mại liên tục với Đế quốc Trung Quốc đã cho phép Cholas ảnh hưởng đến các nền văn hóa địa phương. Nhiều ví dụ còn sót lại về ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo được tìm thấy ngày nay trên khắp Đông Nam Á là kết quả của các cuộc thám hiểm của người Chola.
Khi ảnh hưởng của Srivijaya trong khu vực suy giảm, Đế chế Khmer của người Hindu đã trải qua một thời kỳ hoàng kim trong khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Thủ đô của đế chế Angkor có các di tích hùng vĩ - chẳng hạn như Angkor Wat và Bayon. Hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ rằng Angkor, trong thời kỳ đỉnh cao, là trung tâm đô thị tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Nền văn minh Champa nằm ở miền trung Việt Nam ngày nay, từng là một Vương quốc Ấn Độ giáo cao độ. Người Việt đã phát động một cuộc chinh phạt lớn chống lại người Chăm trong cuộc xâm lược Champa năm 1471 của người Việt, lục soát và đốt phá Champa, tàn sát hàng ngàn người Chăm, và cưỡng bức họ đồng hóa vào văn hóa Việt Nam.
Trong suốt thế kỷ 13, khu vực này đã trải qua các cuộc xâm lược của người Mông Cổ, với các khu vực bị ảnh hưởng như bờ biển Việt Nam, nội địa Miến Điện và Java. Vào các năm 1258, 1285 và 1287, quân Mông Cổ cố gắng xâm lược Đại Việt và Champa. Các cuộc xâm lược này đều không thành công, nhưng cả Đại Việt và Champa đều đồng ý trở thành các quốc gia triều cống nhà Nguyên để tránh xung đột thêm. Người Mông Cổ cũng xâm chiếm Vương quốc Pagan ở Miến Điện từ năm 1277 đến năm 1287, dẫn đến sự chia cắt của Vương quốc này và sự trỗi dậy của các quốc gia Shan nhỏ hơn do các thủ lĩnh địa phương phục tùng nhà Nguyên trên danh nghĩa. Tuy nhiên, vào năm 1297, một thế lực địa phương mới xuất hiện. Vương quốc Myinsaing trở thành vương triều cai trị thực sự của miền Trung Miến Điện và thách thức sự thống trị của người Mông Cổ. Điều này dẫn đến cuộc xâm lược Miến Điện lần thứ hai của người Mông Cổ vào năm 1300, và bị Myinsaing đánh lui. Quân Mông Cổ sau đó rút khỏi Miến Điện vào năm 1303. Năm 1292, quân Mông Cổ cử sứ giả đến Vương quốc Singhasari ở Java để yêu cầu thần phục Mông Cổ. Singhasari từ chối đề nghị này và làm bị thương các sứ giả, khiến người Mông Cổ phẫn nộ và họ gửi một hạm đội xâm lược lớn đến đánh Java. Họ không hề hay biết, Singhasari sụp đổ vào năm sau đó - 1293 - do cuộc nổi dậy của Kadiri, một trong những chư hầu của vương quốc này. Khi quân Mông Cổ đến Java, một hoàng tử địa phương tên là Raden Wijaya đã đề nghị được đi theo để hỗ trợ quân Mông Cổ trừng phạt Kadiri. Sau khi Kadiri bị đánh bại, Wijaya đã phản bội lại các đồng minh Mông Cổ của mình, phục kích hạm đội xâm lược của họ và buộc quân Mông Cổ phải rời khỏi Java ngay lập tức.
Sau sự ra đi của người Mông Cổ, Wijaya thành lập Đế chế Majapahit ở phía đông Java vào năm 1293. Majapahit nhanh chóng phát triển thành một cường quốc trong khu vực. Người trị vì vĩ đại nhất của đế chế Majapahit là Hayam Wuruk, vị vua đã trị vì từ năm 1350 đến năm 1389 đánh dấu đỉnh cao của đế chế khi các vương quốc khác ở nam bán đảo Malay, Borneo, Sumatra và Bali đều chịu ảnh hưởng của vương quốc này. Nhiều nguồn khác nhau như Nagarakertagama cũng đề cập rằng ảnh hưởng của Majapahit trải dài trên các vùng của Sulawesi, Maluku, và một số khu vực phía tây New Guinea và nam Philippines, khiến đế chế này trở thành một trong những đế chế lớn nhất từng tồn tại trong lịch sử Đông Nam Á. : 107 Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, ảnh hưởng của Majapahit bắt đầu suy yếu do trải qua nhiều cuộc chiến liên tiếp và sự trỗi dậy của các quốc gia Hồi giáo mới như Samudera Pasai và Malacca Sultanate xung quanh eo biển chiến lược Malacca. Sau đó Đế chế Majapahit sụp đổ vào khoảng năm 1500. Đây là vương quốc Ấn Độ giáo lớn cuối cùng và là cường quốc khu vực cuối cùng trong khu vực trước khi người châu Âu đến.
Truyền bá đạo Hồi
Hồi giáo bắt đầu tiếp xúc với Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 8 sau CN, khi người Umayyad thiết lập giao thương với khu vực này thông qua các tuyến đường biển. Tuy nhiên, sự mở rộng của Hồi giáo vào khu vực này chỉ xảy ra nhiều thế kỷ sau đó. Vào thế kỷ 11, một thời kỳ hỗn loạn đã xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á hải đảo. Hải quân Chola của Ấn Độ vượt đại dương và tấn công vương quốc Srivijaya của Sangrama Vijayatungavarman ở Kadaram (Kedah); thủ đô của vương quốc hàng hải hùng mạnh đã bị cướp phá và nhà vua bị bắt. Cùng với Kadaram, Pannai ở Sumatra và Malaiyur ngày nay và bán đảo Malayan cũng bị tấn công. Ngay sau đó, vua của Kedah Phra Ong Mahawangsa trở thành người cai trị đầu tiên từ bỏ tín ngưỡng Hindu truyền thống và chuyển sang đạo Hồi với Vương quốc Hồi giáo Kedah được thành lập vào năm 1136. Samudera Pasai cải sang đạo Hồi vào năm 1267, Vua của Malacca Parameswara kết hôn với công chúa của Pasai, và con trai trở thành quốc vương đầu tiên của Malacca. Chẳng bao lâu, Malacca trở thành trung tâm nghiên cứu Hồi giáo và thương mại hàng hải, và các nhà cai trị khác cũng làm theo. Nhà lãnh đạo tôn giáo Indonesia và học giả Hồi giáo Hamka (1908–1981) đã viết vào năm 1961: "Sự phát triển của Hồi giáo ở Indonesia và Malaya có liên quan mật thiết đến một người Hồi giáo Trung Quốc, Đô đốc Trịnh Hòa."
Có một số giả thuyết về quá trình Hồi giáo hóa ở Đông Nam Á. Một lý thuyết khác là thương mại. Việc mở rộng giao thương giữa các nước Tây Á, Ấn Độ và Đông Nam Á đã giúp cho việc truyền bá tôn giáo khi các thương nhân Hồi giáo từ Nam Yemen (Hadramout) mang đạo Hồi đến khu vực với khối lượng thương mại lớn của họ. Nhiều người định cư ở Indonesia, Singapore và Malaysia. Điều này thể hiện rõ ràng ở các nhóm người Ả Rập-Indonesia, Ả Rập-Singapore và Ả Rập-Malay, những người đã từng rất nổi bật ở mỗi quốc gia của họ. Cuối cùng, các giai cấp thống trị đã chấp nhận Hồi giáo và điều đó càng giúp cho sự xâm nhập của tôn giáo này trong toàn khu vực. Người cai trị cảng quan trọng nhất của khu vực, Vương quốc Hồi giáo Malacca, đã chấp nhận Hồi giáo vào thế kỷ 15, báo trước một thời kỳ chuyển sang Hồi giáo nhanh chóng trên khắp khu vực khi Hồi giáo cung cấp một lực lượng tích cực cho các tầng lớp thống trị và thương mại. Người Hồi giáo Gujarati đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Hồi giáo ở Đông Nam Á.
Thương mại và thuộc địa hóa
Giao thương giữa các nước Đông Nam Á có truyền thống lâu đời. Hậu quả của chế độ thực dân, cuộc đấu tranh giành độc lập và trong một số trường hợp là chiến tranh đã ảnh hưởng đến thái độ và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia.
Trung Quốc
Từ năm 111 TCN đến năm 938, miền Bắc Việt Nam nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Bắc Việt Nam được một loạt các triều đại Trung Quốc chiếm giữ và cai trị bao gồm nhà Hán, Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Tùy, Đường và Nam Hán.
Ghi chép từ chuyến đi của Magellan cho thấy Brunei sở hữu nhiều pháo hơn các tàu châu Âu, vì vậy người Trung Quốc chắc chắn đã buôn bán với họ.
Truyền thuyết của Malaysia kể rằng một hoàng đế nhà Minh của Trung Quốc đã cử một công chúa Hang Li Po đến Malacca cùng với 500 tùy tùng để kết hôn với Sultan Mansur Shah sau khi hoàng đế nhà Minh ấn tượng trước sự thông thái của vị vua này. Giếng của Han Li Po (xây dựng năm 1459) hiện là một điểm thu hút khách du lịch ở Malaysia, cũng như Bukit Cina, nơi tùy tùng của bà định cư.
Giá trị chiến lược của eo biển Malacca, do Vương quốc Hồi giáo Malacca kiểm soát vào thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, đã được nhà văn Bồ Đào Nha Duarte Barbosa, người vào năm 1500, nói đến: "Ai là chúa tể của Malacca là người nắm yết hầu của Venice”.
Châu Âu
Ảnh hưởng của phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực này vào thế kỷ 16, với sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha ở Malacca, Maluku và Philippines, những địa điểm mà sau này người Tây Ban Nha đến định cư những năm sau đó. Trong suốt thế kỷ 17 và 18, người Hà Lan thành lập Đông Ấn thuộc Hà Lan; người Pháp thành lập Đông Dương thuộc Pháp; và người Anh thành lập Khu định cư Eo biển. Đến thế kỷ 19, tất cả các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa ngoại trừ Thái Lan.
Các nhà thám hiểm châu Âu đã đến Đông Nam Á từ phía tây và từ phía đông. Hoạt động thương mại thường xuyên giữa các con tàu đi về phía đông từ Ấn Độ Dương và nam từ lục địa Á đã cung cấp hàng hóa để đổi lại các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như mật ong và mỏ chim hồng hoàng từ các đảo của quần đảo. Trước thế kỷ 18 và 19, người châu Âu chủ yếu quan tâm đến việc mở rộng liên kết thương mại. Đối với phần lớn dân số ở mỗi quốc gia, tương đối ít tương tác với người châu Âu và các mối quan hệ và thói quen xã hội truyền thống vẫn tiếp tục duy trì. Đối với hầu hết mọi người, cuộc sống với nông nghiệp tự cung tự cấp, đánh bắt cá và trong các nền văn minh kém phát triển hơn, săn bắn và hái lượm vẫn còn nhiều khó khăn.
Người châu Âu mang theo Thiên chúa giáo đến và cho phép việc truyền giáo Thiên chúa giáo được phổ biến rộng rãi. Thái Lan cũng cho phép các nhà khoa học phương Tây vào nước này để phát triển hệ thống giáo dục riêng cũng như bắt đầu cử các thành viên Hoàng gia và học giả Thái Lan sang học đại học từ châu Âu và Nga.
Nhật Bản
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm hầu hết các thuộc địa cũ của thực dân phương Tây. Chế độ chiếm đóng Chiêu Hòa đã thực hiện các hành động bạo lực chống lại dân thường như vụ thảm sát Manila và thực hiện hệ thống lao động cưỡng bức, chẳng hạn như hệ thống liên quan đến 4 đến 10 triệu romusha ở Indonesia. Một báo cáo sau đó của Liên Hợp Quốc nói rằng bốn triệu người đã chết ở Indonesia do nạn đói và lao động cưỡng bức trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Các cường quốc Đồng minh đã đánh bại Nhật Bản tại mặt trận Đông Nam Á trong Thế chiến thứ hai sau đó trao trả độc lập cho những người bản địa, và lại đánh nhau với những người bản địa đi theo chủ nghĩa dân tộc.
Ấn Độ
Gujarat, Ấn Độ đã có một mối quan hệ thương mại hưng thịnh với Đông Nam Á vào thế kỷ 15 và 16. Mối quan hệ thương mại với Gujarat suy giảm sau khi người Bồ Đào Nha xâm lược Đông Nam Á vào thế kỷ 17.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã chiếm Philippines từ Tây Ban Nha vào năm 1898. Quyền tự trị nội bộ được trao cho Philippines vào năm 1934, và Philippines được trao quyền độc lập vào năm 1946.
Lịch sử đương đại
Hầu hết các quốc gia trong khu vực được hưởng quyền tự quyết dân tộc. Các hình thức chính phủ dân chủ và việc công nhận nhân quyền đang bén rễ. ASEAN tạo ra một khuôn khổ cho việc hội nhập thương mại và các phản ứng của khu vực đối với các mối quan tâm quốc tế.
Trung Quốc đã khẳng định các yêu sách đối với Biển Đông, dựa trên đường chín đoạn và đã xây dựng các đảo nhân tạo trong một nỗ lực củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình. Trung Quốc cũng đã khẳng định một vùng đặc quyền kinh tế dựa trên quần đảo Trường Sa. Philippines đã thách thức Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay vào năm 2013, và tại phiên tòa Philippines v. Trung Quốc (2016), Tòa đã ra phán quyết có lợi cho Philippines và bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.
Địa lý
Indonesia là quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á và cũng là quần đảo lớn nhất thế giới về diện tích (theo CIA World Factbook). Về mặt địa chất, Quần đảo Indonesia là một trong những khu vực có nhiều núi lửa nhất trên thế giới. Sự nâng cao tầng địa chất trong khu vực cũng đã tạo ra một số ngọn núi ấn tượng, đỉnh điểm là Puncak Jaya ở Papua, Indonesia với độ cao , trên đảo New Guinea; nó là nơi duy nhất có thể tìm thấy
Biển Đông là vùng nước chính ở Đông Nam Á. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore đều có các con sông liền mạch đổ ra Biển Đông.
Núi lửa Mayon, mặc dù còn hoạt động nguy hiểm nhưng vẫn giữ kỷ lục là hình nón hoàn hảo nhất thế giới được xây dựng từ hoạt động trong quá khứ và việc liên tục phun trào.
Ranh giới
Về mặt địa lý, Đông Nam Á có phía Đông Nam giáp lục địa Úc, ranh giới giữa hai khu vực này chạy qua Wallacea. nằm giữa Papua New Guinea và vùng Tây New Guinea của Indonesia (Papua và Tây Papua). Cả hai nước có chung đảo New Guinea.
Khí hậu
Khí hậu Đông Nam Á chủ yếu là nhiệt đới nóng ẩm quanh năm với lượng mưa dồi dào. Miền Bắc Việt Nam và các vùng miền núi của Lào và Myanmar là những khu vực duy nhất ở Đông Nam Á có khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông ôn hòa hơn với nhiệt độ cực đại thấp tới . Phần lớn khu vực Đông Nam Á có mùa khô và ẩm do sự thay đổi theo mùa của gió hoặc gió mùa. Vành đai mưa nhiệt đới gây ra lượng mưa bổ sung trong mùa gió mùa. Rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên Trái đất (với rừng nhiệt đới Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất). Các trường hợp ngoại lệ đối với khí hậu và thảm thực vật rừng nhiệt đới này là:
các khu vực núi ở khu vực phía bắc và các đảo cao hơn, nơi có độ cao dẫn đến nhiệt độ ôn hòa hơn
“vùng khô hạn” của miền trung Myanmar trong bóng mưa của dãy núi Arakan, nơi lượng mưa hàng năm có thể thấp tới , dưới nhiệt độ nóng vượt trội là khô đủ để được coi là bán khô hạn.
Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tác động do biến đổi khí hậu nhất trên thế giới. Biến đổi khí hậu sẽ có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp ở Đông Nam Á như hệ thống thủy lợi sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, và sau đó là chất lượng và nguồn cung cấp nước. Biến đổi khí hậu cũng có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến ngành thủy sản ở Đông Nam Á. Mặc dù là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới, các quốc gia Đông Nam Á đang bị tụt hậu về các biện pháp giảm thiểu khí hậu của họ.
Môi trường
Phần lớn Đông Nam Á nằm trong vùng nhiệt đới ấm, ẩm và khí hậu của vùng này nói chung có thể được đặc trưng là gió mùa. Động vật của Đông Nam Á rất đa dạng; trên các đảo Borneo vtra]], đười ươi, voi châu Á, heo vòi Malayan, tê giác Sumatra và báo mây Bornean cũng có thể được tìm thấy. Sáu loài phụ của binturong hoặc bearcat tồn tại trong khu vực, mặc dù một loài đặc hữu của đảo Palawan hiện được xếp vào loại dễ bị tổn thương.
Hổ thuộc ba phân loài khác nhau được tìm thấy trên đảo Sumatra (hổ Sumatra), ở bán đảo Malaysia (hổ Malayan), và ở Đông Dương (hổ Đông Dương); tất cả đều là những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Rồng Komodo là loài thằn lằn sống lớn nhất và sinh sống trên các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang ở Indonesia.
Đại bàng Philippines là loài chim quốc gia của Philippines. Nó được các nhà khoa học coi là loài đại bàng lớn nhất trên thế giới, và là loài đặc hữu của các khu rừng ở Philippines.
Loài trâu nước Châu Á hoang dã, và trên các đảo khác nhau liên quan loài lùn của Bubalus như Anoa đã từng phổ biến ở Đông Nam Á; Ngày nay trâu nước châu Á được nuôi phổ biến khắp vùng, nhưng các họ hàng còn lại của nó là loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hươu chuột, một loài hươu có ngà nhỏ, lớn bằng chó hoặc mèo đồ chơi, hầu hết có thể được tìm thấy ở Sumatra, Borneo (Indonesia) và quần đảo Palawan (Philippines). Bò tót, một loài bò rừng khổng lồ lớn hơn cả trâu rừng, được tìm thấy chủ yếu ở Đông Dương. Có rất ít thông tin khoa học về các loài lưỡng cư Đông Nam Á.
Các loài chim như công xanh và drongo sống ở tiểu vùng này xa về phía đông như Indonesia. Babirusa, một loài lợn bốn ngà, cũng có thể được tìm thấy ở Indonesia. Chim hồng hoàng được đánh giá cao vì cái mỏ của nó và được sử dụng để buôn bán với Trung Quốc. Sừng của tê giác, không phải một phần của hộp sọ, cũng được đánh giá cao ở Trung Quốc.
Quần đảo Indonesia bị Đường Wallace chia cắt. Đường này chạy dọc theo những gì ngày nay được gọi là ranh giới mảng kiến tạo và phân tách các loài châu Á (phương Tây) với các loài châu Úc (phương Đông). Các đảo giữa Java/Borneo và Papua tạo thành một vùng hỗn hợp, nơi cả hai loại đều xuất hiện, được gọi là Wallacea. Khi tốc độ phát triển tăng nhanh và dân số tiếp tục mở rộng ở Đông Nam Á, mối quan tâm đã tăng lên về tác động của hoạt động con người đối với môi trường của khu vực. Tuy nhiên, một phần đáng kể của Đông Nam Á đã không thay đổi nhiều và vẫn là ngôi nhà chung của các loài động vật hoang dã. Các quốc gia trong khu vực, chỉ với một số ngoại lệ, đã nhận thức được sự cần thiết của việc duy trì độ che phủ của rừng không chỉ để ngăn chặn xói mòn đất mà còn để bảo tồn sự đa dạng của động thực vật. Ví dụ, Indonesia đã tạo ra một hệ thống rộng lớn các vườn quốc gia và các khu bảo tồn cho mục đích này. Mặc dù vậy, những loài như tê giác Java phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, chỉ còn một số ít loài động vật còn lại ở phía tây Java.
Vùng nước nông của các rạn san hô Đông Nam Á có mức độ đa dạng sinh học cao nhất đối với các hệ sinh thái biển trên thế giới, tại đây có rất nhiều san hô, cá và động vật thân mềm. Theo Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, các cuộc khảo sát biển cho thấy sự đa dạng của sinh vật biển ở Raja Ampat (Indonesia) là cao nhất được ghi nhận trên Trái đất. Sự đa dạng lớn hơn đáng kể so với bất kỳ khu vực nào khác được lấy mẫu trong Tam giác San hô bao gồm Indonesia, Philippines và Papua New Guinea. Tam giác San hô là trung tâm của đa dạng sinh học rạn san hô trên thế giới, Verde Passage được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế mệnh danh là "trung tâm của trung tâm đa dạng sinh học các loài hải sản biển". Cá nhám voi, loài cá lớn nhất thế giới và 6 loài rùa biển cũng có thể được tìm thấy ở Biển Đông và các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của Philippines.
Cây cối và các loài thực vật khác của vùng là nhiệt đới; ở một số quốc gia có núi đủ cao, thảm thực vật khí hậu ôn hòa có thể được tìm thấy. Những khu vực rừng nhiệt đới này hiện đang bị khai thác, đặc biệt là ở Borneo.
Trong khi Đông Nam Á có hệ động thực vật phong phú, Đông Nam Á đang phải đối mặt với nạn phá rừng nghiêm trọng gây mất môi trường sống cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác nhau như đười ươi và hổ Sumatra. Các dự đoán đã được đưa ra rằng hơn 40% các loài động thực vật ở Đông Nam Á có thể bị xóa sổ trong thế kỷ 21. Đồng thời, khói mù đã xảy ra thường xuyên. Hai đợt sương mù tồi tệ nhất trong khu vực là vào năm 1997 và 2006, trong đó nhiều quốc gia bị bao phủ bởi khói mù dày đặc, phần lớn là do các hoạt động "đốt nương làm rẫy " ở Sumatra và Borneo. Để phản ứng lại, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã ký Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù Xuyên biên giới để chống ô nhiễm khói mù.
Khói mù Đông Nam Á năm 2013 chứng kiến mức độ API đạt đến mức nguy hiểm ở một số quốc gia. Muar đã trải qua mức API cao nhất là 746 vào khoảng 7 giờ sáng ngày 23 tháng 6 năm 2013.
Kinh tế
Ngay cả trước khi có sự xâm nhập của các quốc gia châu Âu, Đông Nam Á là một phần quan trọng của hệ thống thương mại thế giới. Nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc trong khu vực, nhưng đặc biệt quan trọng là các loại gia vị như tiêu, gừng, đinh hương và nhục đậu khấu. Việc buôn bán gia vị ban đầu được các thương nhân Ấn Độ và Ả Rập phát triển, nhưng nó cũng đưa người châu Âu đến khu vực này. Đầu tiên, những người Tây Ban Nha (Manila galleon) đi thuyền từ Châu Mỹ và Vương quốc Bồ Đào Nha, sau đó là người Hà Lan, và cuối cùng là người Anh và người Pháp đã tham gia buôn bán ở nhiều nước khác nhau. Sự xâm nhập của các công ty thương mại châu Âu dần dần phát triển thành việc thôn tính các lãnh thổ, khi các thương nhân vận động chính trị để mở rộng quyền kiểm soát nhằm bảo vệ và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ. Kết quả là, người Hà Lan chiếm Indonesia, người Anh chiếm Malaya và một phần của Borneo, người Pháp chiếm Đông Dương, và người Tây Ban Nha và Mỹ chiếm Philippines. Một tác động kinh tế của chủ nghĩa đế quốc này là sự thay đổi hàng hóa được sản xuất. Ví dụ, các đồn điền cao su của Malaysia, Java, Việt Nam và Campuchia, khai thác thiếc ở Malaya, các cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, và đồng bằng sông Irrawaddy ở Miến Điện, là những phản ứng trước nhu cầu mạnh mẽ của thị trường.
Cộng đồng người Hoa ở nước ngoài đã đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. Nguồn gốc ảnh hưởng của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thế kỷ 16, khi những người Hoa di cư từ miền nam Trung Quốc đến định cư ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác. Dân số Trung Quốc trong khu vực tăng nhanh sau cuộc Cách mạng giải phóng Trung Quốc của Đảng Cộng sản năm 1949, khiến nhiều người tị nạn phải di cư ra ngoài Trung Quốc.
Nền kinh tế của khu vực này phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp; gạo và cao su từ lâu đã là những mặt hàng xuất khẩu nổi bật. Sản xuất và dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Là một thị trường mới nổi, Indonesia là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực này. Các nước mới công nghiệp hóa bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines, trong khi Singapore và Brunei là những nền kinh tế phát triển giàu có. Phần còn lại của Đông Nam Á vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nhưng Việt Nam đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp. Khu vực này đặc biệt sản xuất hàng dệt may, hàng điện tử công nghệ cao như bộ vi xử lý và các sản phẩm công nghiệp nặng như ô tô. Trữ lượng dầu ở Đông Nam Á rất dồi dào.
17 công ty viễn thông đã ký hợp đồng xây dựng tuyến cáp quang biển Asia-America Gateway để kết nối Đông Nam Á với Mỹ Điều này nhằm tránh sự gián đoạn do việc cắt cáp biển từ Đài Loan đến Mỹ trong trận động đất Hengchun năm 2006.
Du lịch đã và đang là yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia. Theo UNESCO, "du lịch, nếu được quan niệm một cách chính xác, có thể là một công cụ phát triển to lớn và là một phương tiện hữu hiệu để bảo tồn sự đa dạng văn hóa của hành tinh chúng ta." Kể từ đầu những năm 1990, "ngay cả các quốc gia ngoài ASEAN như Campuchia, Lào, Việt Nam và Miến Điện, vốn là nơi thu nhập từ du lịch thấp, cũng đang cố gắng mở rộng các ngành du lịch của riêng mình." Năm 1995, Singapore là quốc gia dẫn đầu khu vực về doanh thu du lịch so với GDP ở mức trên 8%. Đến năm 1998, số thu đó giảm xuống dưới 6% GDP trong khi Thái Lan và CHDCND Lào tăng số thu lên hơn 7%. Kể từ năm 2000, Campuchia đã vượt qua tất cả các nước ASEAN khác và tạo ra gần 15% GDP từ du lịch vào năm 2006. Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là một cường quốc đang nổi lên ở Đông Nam Á do có nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài và ngành du lịch đang bùng nổ, mặc dù mới được dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vào năm 1995.
Indonesia là thành viên duy nhất của các nền kinh tế lớn G-20 và là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Tổng sản phẩm quốc nội ước tính của Indonesia cho năm 2020 là 1.088,8 tỷ USD (danh nghĩa) hoặc 3.328,3 tỷ USD (PPP) với GDP bình quân đầu người là 4.038 USD (danh nghĩa) hoặc 12.345 USD (PPP).
Thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á đã hoạt động tốt hơn so với các thị trường khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2010, với PSE của Philippines dẫn đầu với mức tăng 22%, tiếp theo là SET của Thái Lan với 21% và JKSE của Indonesia với 19%.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2020, GDP bình quân đầu người của Đông Nam Á là 4.685 USD, tương đương với Nam Phi, Iraq và Gruzia.
Nhân khẩu học
Đông Nam Á có diện tích khoảng . Tính đến , khoảng 655 triệu người sống trong khu vực, hơn một phần năm (143 triệu) sống trên đảo Java của Indonesia, hòn đảo lớn có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Indonesia là quốc gia đông dân nhất với 268 triệu người và cũng là quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới. Sự phân bố của các tôn giáo và dân tộc rất đa dạng ở Đông Nam Á và thay đổi theo từng quốc gia. Khoảng 30 triệu Hoa kiều cũng sống ở Đông Nam Á, nổi bật nhất là ở Đảo Christmas, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, và cả người Hoa ở Việt Nam. Những người gốc Đông Nam Á được gọi là người Đông Nam Á hoặc Aseanite.
Các nhóm dân tộc
Người Asli và Negrito được cho là một trong những cư dân sớm nhất trong khu vực này. Họ có quan hệ di truyền với người Papua ở Đông Indonesia, Đông Timor và thổ dân Úc. Vào thời hiện đại, người Java là nhóm dân tộc lớn nhất ở Đông Nam Á, với hơn 100 triệu người, phần lớn tập trung ở Java, Indonesia. Nhóm dân tộc lớn thứ hai ở Đông Nam Á là người Việt (người Kinh) với khoảng 86 triệu dân, chủ yếu sinh sống ở Việt Nam, do đó đã hình thành một nhóm thiểu số đáng kể ở các nước láng giềng Campuchia và Lào. Người Thái cũng là một nhóm dân tộc đáng kể với khoảng 59 triệu dân, chiếm đa số ở Thái Lan. Tại Miến Điện, người Miến Điện chiếm hơn hai phần ba tổng số dân tộc ở đất nước này, với người Rohingya Indo-Aryan chiếm một thiểu số đáng kể ở Bang Rakhine.
Indonesia bị thống trị bởi các nhóm dân tộc Java và Sundan, cùng với hàng trăm dân tộc thiểu số sinh sống trên quần đảo, bao gồm người Madurese, Minangkabau, Bugis, Bali, Dayak, Batak và Malay. Trong khi Malaysia bị chia cắt giữa hơn một nửa người Mã Lai và 1/4 người Hoa, và cả người Ấn Độ thiểu số ở Tây Malaysia, tuy nhiên Dayaks chiếm đa số ở Sarawak và Kadazan-dusun chiếm đa số ở Sabah thuộc Đông Malaysia. Người Mã Lai chiếm đa số ở Tây Malaysia và Brunei, trong khi họ tạo thành một thiểu số đáng kể ở Indonesia, Nam Thái Lan, Đông Malaysia và Singapore. Ở thành phố-nhà nước Singapore, người Hoa chiếm đa số, tuy nhiên thành phố này là nơi hòa trộn đa văn hóa với người Mã Lai, Ấn Độ và Âu Á cũng gọi hòn đảo này là quê hương của họ.
Người Chăm tạo thành một dân tộc thiểu số đáng kể ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, cũng như ở miền Trung Campuchia. Trong khi người Khơme chiếm đa số ở Campuchia và tạo thành một thiểu số đáng kể ở miền Nam Việt Nam và Thái Lan, thì người Hmong chiếm thiểu số ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
Trong phạm vi Philippines, các nhóm người Tagalog, Visayan (chủ yếu là Cebuano, Waray và Hiligaynon), Ilocano, Bicolano, Moro (chủ yếu là Tausug, Maranao và Maguindanao) và Trung Luzon (chủ yếu là Kapampangan và Pangasinan) có dân số đáng kể.
Tôn giáo
Các quốc gia ở Đông Nam Á thực hành nhiều tôn giáo khác nhau. Theo dân số, Hồi giáo là tín ngưỡng được thực hành nhiều nhất, với khoảng 240 triệu tín đồ, tức khoảng 40% toàn bộ dân số, tập trung ở Indonesia, Brunei, Malaysia, Nam Thái Lan và Nam Philippines. Indonesia là quốc gia đa số theo đạo Hồi đông dân nhất trên thế giới.
Có khoảng 205 triệu Phật tử ở Đông Nam Á, khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo lớn thứ hai trong khu vực, sau Hồi giáo. Khoảng 38% dân số Phật giáo toàn cầu cư trú ở Đông Nam Á. Phật giáo chủ yếu ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Singapore. Thờ cúng tổ tiên và Nho giáo cũng được thực hành rộng rãi ở Việt Nam và Singapore.
Cơ đốc giáo chủ yếu có mặt ở Philippines, đông Indonesia, Đông Malaysia và Đông Timor. Philippines có dân số theo Công giáo La Mã lớn nhất ở châu Á. Đông Timor cũng chủ yếu là Công giáo La Mã do lịch sử của sự cai trị của Indonesia và Bồ Đào Nha. Vào tháng 10 năm 2019, số lượng người theo đạo Thiên chúa, cả Công giáo và Tin lành ở Đông Nam Á, đạt 156 triệu người, trong đó 97 triệu người ở Philippines, 29 triệu người ở Indonesia, 11 triệu người ở Việt Nam, và phần còn lại đến từ Malaysia, Myanmar., Đông Timor, Singapore, Lào, Campuchia và Brunei.
Không một quốc gia Đông Nam Á nào là đồng nhất về mặt tôn giáo. Một số nhóm được bảo vệ trên thực tế bởi sự cô lập của họ với phần còn lại của thế giới. Tại quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, Indonesia, Ấn Độ giáo chiếm ưu thế trên các hòn đảo như Bali. Cơ đốc giáo cũng chiếm ưu thế ở phần còn lại của Philippines, New Guinea, Flores và Timor. Nhiều người theo đạo Hindu cũng có thể được tìm thấy trên khắp Đông Nam Á ở Singapore, Malaysia, v.v. Garuda, phượng hoàng là vật cưỡi (vahanam) của thần Vishnu, là biểu tượng quốc gia ở cả Thái Lan và Indonesia; ở Philippines, hình ảnh Garuda bằng vàng đã được tìm thấy trên Palawan; Hình ảnh vàng của các vị thần và nữ thần Hindu khác cũng được tìm thấy trên đảo Mindanao. Ấn Độ giáo Bali hơi khác với Ấn Độ giáo được thực hành ở những nơi khác, vì thuyết vật linh và văn hóa địa phương được kết hợp lại. Người theo đạo Thiên chúa cũng có mặt trên khắp Đông Nam Á; họ chiếm đa số ở Đông Timor và Philippines, quốc gia có số người theo Cơ đốc giáo lớn nhất châu Á. Ngoài ra, cũng có những thực hành tôn giáo bộ lạc lâu đời hơn ở các vùng xa xôi của Sarawak ở Đông Malaysia, Tây Nguyên Philippines và Papua ở miền đông Indonesia. Ở Miến Điện, Sakka (Indra) được tôn kính như một Nat. Ở Việt Nam, phân nhánh Phật giáo Đại thừa rất phổ biến, chịu ảnh hưởng của thuyết vật linh bản địa nhưng chú trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Thành phần tôn giáo của mỗi quốc gia như sau: Một số giá trị được lấy từ CIA World Factbook:
Ngôn ngữ
Mỗi ngôn ngữ đều bị ảnh hưởng bởi áp lực văn hóa do thương mại, nhập cư và quá trình thuộc địa hóa trong lịch sử. Có gần 800 ngôn ngữ bản địa trong khu vực này.
Thành phần ngôn ngữ cho mỗi quốc gia như sau (với các ngôn ngữ chính thức được in đậm):
Văn hóa
Văn hóa ở Đông Nam Á rất đa dạng: ở Đông Nam Á lục địa, văn hóa là sự pha trộn của các nền văn hóa Miến Điện, Campuchia, Lào, Thái Lan ( Ấn Độ ) và Việt Nam ( Trung Quốc ). Trong khi ở Indonesia, Philippines, Singapore và Malaysia, văn hóa là sự pha trộn của các nền văn hóa Austronesian, Ấn Độ, Hồi giáo, phương Tây và Trung Quốc bản địa. Ngoài ra, Brunei cũng cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ả Rập. Việt Nam và Singapore cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều hơn ở chỗ Singapore, mặc dù là một quốc gia Đông Nam Á về mặt địa lý, là nơi sinh sống của đa số người Hoa và Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trong phần lớn lịch sử của mình. Ảnh hưởng của Ấn Độ ở Singapore chỉ rõ ràng qua những người Tamil di cư,, ở một mức độ nào đó, ảnh hưởng đến ẩm thực của Singapore. Trong suốt lịch sử của Việt Nam, quốc gia này không có ảnh hưởng trực tiếp từ Ấn Độ - chỉ thông qua tiếp xúc với các dân tộc Thái, Khmer và Chăm. Hơn nữa, Việt Nam cũng được xếp vào khu vực văn hóa Đông Á cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản do một lượng lớn ảnh hưởng của Trung Quốc trong văn hóa và lối sống của họ.
Nông nghiệp trồng lúa nước đã tồn tại ở Đông Nam Á trong nhiều thiên niên kỷ, trên phạm vi toàn tiểu vùng. Một số ví dụ ấn tượng về những cánh đồng lúa này nằm trong Ruộng bậc thang Banaue ở vùng núi Luzon ở Philippines. Việc bảo trì những cánh đồng này rất tốn công sức. Các cánh đồng lúa rất thích hợp với khí hậu gió mùa của vùng này.
Nhà sàn có mặt ở khắp Đông Nam Á, từ Thái Lan và Việt Nam đến Borneo, đến Luzon ở Philippines, đến Papua New Guinea. Khu vực này có kỹ thuật gia công kim loại đa dạng, đặc biệt là ở Indonesia. Việc này bao gồm vũ khí, gồm có như kris đặc biệt và nhạc cụ, chẳng hạn như gamelan.
Ảnh hưởng
Những ảnh hưởng văn hóa chính của khu vực đến từ sự kết hợp giữa Hồi giáo, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh hưởng văn hóa đa dạng rõ rệt ở Philippines, đặc biệt là bắt nguồn từ thời kỳ cai trị của Tây Ban Nha và Mỹ, tiếp xúc với các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, và thời kỳ giao thương của Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo quy luật, những dân tộc ăn bằng ngón tay có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi văn hóa của Ấn Độ, ví dụ, hơn là văn hóa của Trung Quốc, vốn ăn bằng đũa; trà với tư cách là một loại đồ uống, có thể được tìm thấy trên khắp vùng này. Nước mắm tuy là đặc trưng của vùng này nhưng mỗi nước lại có những khác biệt.
Nghệ thuật
Nghệ thuật của Đông Nam Á có mối liên hệ với nghệ thuật của các khu vực khác. Khiêu vũ ở hầu hết các nước Đông Nam Á bao gồm chuyển động của bàn tay cũng như bàn chân, để thể hiện cảm xúc của điệu nhảy và ý nghĩa của câu chuyện mà nữ diễn viên ballet sẽ kể cho khán giả. Hầu hết các nước Đông Nam Á du nhập vũ điệu vào cung đình của họ; đặc biệt, ballet hoàng gia Campuchia trình diễn vào đầu thế kỷ thứ 7 trước cung đình Đế chế Khmer, nơi chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ giáo Ấn Độ. Điệu múa Apsara, nổi tiếng với cử động tay và chân mạnh mẽ, là một ví dụ tuyệt vời về điệu múa biểu tượng của đạo Hindu.
Múa rối và kịch bóng cũng là một hình thức giải trí được ưa chuộng trong những thế kỷ trước, một hình thức nổi tiếng là Wayang đến từ Indonesia. Nghệ thuật và văn học ở một số vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng khá lớn từ Ấn Độ giáo, vốn đã được truyền đến từ nhiều thế kỷ trước. Indonesia, mặc dù cải sang đạo Hồi, nơi phản đối một số hình thức nghệ thuật, nhưng vẫn giữ nhiều hình thức thực hành, văn hóa, nghệ thuật và văn học chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Một ví dụ là Wayang Kulit (Múa rối bóng) và văn học như Ramayana. Show diễn kulit wayang đã được UNESCO công nhận vào ngày 7 tháng 11 năm 2003, là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Người ta đã chỉ ra rằng nghệ thuật cổ điển của người Khmer và Indonesia quan tâm đến việc miêu tả cuộc sống của các vị thần, nhưng đối với tâm thức Đông Nam Á, cuộc sống của các vị thần là cuộc sống của chính các dân tộc — vui tươi, trần thế, nhưng có tính thần thánh. Người Thái, du nhập muộn vào Đông Nam Á, mang theo một số truyền thống nghệ thuật của Trung Quốc, nhưng họ sớm loại bỏ chúng để ủng hộ truyền thống Khmer và Môn, và dấu hiệu duy nhất về sự tiếp xúc sớm hơn của họ với nghệ thuật Trung Quốc là phong cách của các ngôi chùa của họ, đặc biệt là mái nhà kiểu thon nhọn, và đồ sơn mài của họ.
Âm nhạc
Âm nhạc truyền thống ở Đông Nam Á cũng đa dạng như nhiều bộ tộc và văn hóa của nó. Các phong cách chính của âm nhạc truyền thống có thể thấy: Âm nhạc cung đình, âm nhạc dân gian, phong cách âm nhạc của các dân tộc nhỏ hơn và âm nhạc chịu ảnh hưởng của các thể loại bên ngoài vùng địa lý.
Trong các thể loại cung đình và dân gian, dàn nhạc cồng chiêng chiếm đa số (trừ các vùng miền xuôi của Việt Nam). Dàn nhạc Gamelan và Angklung từ Indonesia, hòa tấu Piphat / Pinpeat của Thái Lan và Campuchia và hòa tấu Kulintang của miền nam Philippines, Borneo, Sulawesi và Timor là ba phong cách âm nhạc riêng biệt chính đã ảnh hưởng đến các phong cách âm nhạc truyền thống khác trong khu vực. Nhạc cụ dây cũng rất phổ biến.
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận angklung là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, đồng thời khuyến khích người dân và chính phủ Indonesia bảo vệ, truyền tải, quảng bá biểu diễn và khuyến khích nghề thủ công của nghề làm angklung.
Chữ viết
Lịch sử Đông Nam Á đã dẫn đến vô số tác giả khác nhau, từ cả trong và ngoài nước viết về khu vực này.
Ban đầu, người Ấn Độ là những người thầy đầu tiên dạy cho cư dân bản địa về chữ viết. Điều này được thể hiện qua các hình thức chữ viết Brahmic có mặt trong khu vực như chữ viết Bali được thể hiện trên lá cọ chẻ được gọi là lontar (xem hình bên trái - phóng to hình ảnh để thấy chữ viết ở mặt phẳng, và trang trí ở mặt kia).
Hình thức chữ viết này đã tồn tại lâu đời trước khi phát minh ra giấy vào khoảng năm 100 ở Trung Quốc. Lưu ý mỗi phần lá cọ chỉ có vài dòng, được viết theo chiều dọc của lá và được buộc bằng sợi xe với các phần khác. Phần bên ngoài chữ được trang trí. Các bảng chữ cái của Đông Nam Á có xu hướng là abugida, cho đến khi người châu Âu đến, họ sử dụng những từ cũng kết thúc bằng phụ âm chứ không chỉ nguyên âm. Các hình thức tài liệu chính thức khác, không sử dụng giấy, bao gồm các cuộn giấy đồng Java. Vật liệu này tỏ ra bền hơn giấy trong khí hậu nhiệt đới của Đông Nam Á.
Tại Malaysia, Brunei và Singapore, ngôn ngữ Mã Lai hiện nay thường được viết bằng hệ thống chữ Latinh. Hiện tượng tương tự cũng có ở tiếng Indonesia, mặc dù các tiêu chuẩn chính tả khác nhau được sử dụng (ví dụ: 'Teksi' trong tiếng Mã Lai và 'Taksi' trong tiếng Indonesia để chỉ 'Taxi').
Việc sử dụng chữ Hán, trong quá khứ và hiện tại, chỉ rõ ràng ở Việt Nam và gần đây là Singapore và Malaysia. Việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam có từ khoảng năm 111 TCN khi quốc gia này bị người Trung Quốc đô hộ. Một phiên bản chữ Việt gọi là chữ Nôm sử dụng Chữ Hán đã sửa đổi để diễn tả ngôn ngữ tiếng Việt. Cả chữ Hán và chữ Nôm đều được người Việt sử dụng cho đến đầu thế kỷ 20.
Tuy nhiên, việc sử dụng chữ viết Trung Quốc đã bị suy giảm, đặc biệt là ở Singapore và Malaysia do các thế hệ trẻ đang ủng hộ hệ thống chữ viết Latinh.
Tự nhiên ảnh hưởng đến khu vực
Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lại thuận lợi cho con người mà còn là những yếu tố tự nhiên tác động và tạo nên sự thất thường cho khí hậu trong vùng, với biên độ không lớn lắm. Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực tạo ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp. Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại rất phong phú, đa dạng. Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn. Vì thế có người gọi Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo nghĩa rộng. Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống con người trong buổi đầu, nhưng không khỏi ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền sản xuất lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của khu vực. Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh tụ nhỏ trong văn hóa tộc người của cả khu vực và trong mỗi quốc gia.
Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.
Các thống kê
Cơ quan lập pháp
Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Đông Nam Á được tổ chức theo 2 hệ thống: Hệ thống lưỡng viện gồm các quốc gia: Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Philippines. Hệ thống đơn viện gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Singapore, Brunei và Đông Timor. Quốc hội Indonesia được xem là nghị viện có số đại biểu đông nhất Đông Nam Á, với 692 thành viên (132 ở thượng viện và 560 ở hạ viện). Quốc hội Brunei có số thành viên ít nhất, chỉ có 36 nghị sĩ.
Đặc điểm xã hội
Đông Nam Á có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc. Người Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, như cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính... Tuy vậy mỗi nước vẫn có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của cả khu vực. Ví dụ sự đa dạng về tín ngưỡng: đa số người Malaysia, Indonesia theo đạo Hồi; người Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào theo đạo Phật; ở Philippines, đạo Ki-tô và đạo Hồi có số người theo đông nhất. Ở Việt Nam cùng với đạo Phật, đạo Ki-tô, người dân còn có các tín ngưỡng địa phương.
Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có của Đông nam Á đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc. Cho tới trước chiến tranh thế giới thứ hai, ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm chiếm; Myanmar, Malaysia trở thành thuộc địa của Anh; Indonesia là thuộc địa của Hà Lan; Philippines bị Tây Ban Nha và sau đó Hoa Kỳ chiếm đóng. Ngoại lệ, Thái Lan giữ được nền độc lập nhưng lệ thuộc phương Tây nhiều mặt. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành lại được độc lập. Hiện nay đa số các quốc gia trong khu vực theo chế độ cộng hòa, bên cạnh đó là một số quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến. Các nước trong khu vực đều mong muốn hợp tác phát triển. Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và đang cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển đất nước và khu vực.
Xem thêm
Lịch sử Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Các quốc gia Đông Nam Á
Ghi chú
Tham khảo
Vùng của châu Á |
12459 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng%20Ch%C3%A2u | Quảng Châu | Quảng Châu (chữ Hán giản thể: 广州, phồn thể: 廣州, pinyin: Guǎngzhōu, Wade-Giles: Kuang-chou, việt phanh: Gwong2zau1, Yale: Gwóngjaū) là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc. Nằm trên sông Châu Giang, thành phố cách Hồng Kông 120 km (75 dặm) về phía Tây Bắc và cách Ma Cao 145 km (90 dặm) về phía Bắc. Quảng Châu có lịch sử hơn 2.200 năm và là một điểm cuối chính của con đường tơ lụa hàng hải và tiếp tục là cảng và trung tâm vận tải chính ngày nay, đây là một trong ba thành phố lớn nhất của Trung Quốc.
Quảng Châu nằm ở trung tâm của khu đô thị được xây dựng có số dân đông nhất ở Trung Hoa đại lục, một khu vực mở rộng đến các thành phố Phật Sơn, Đông Hoản và Thâm Quyến láng giềng, tạo thành một trong những vùng đô thị lớn nhất hành tinh. Về mặt hành chính, thành phố là thủ phủ của tỉnh. Vào năm 2015 khu vực hành chính của thành phố được ước tính có dân số 13.501.100. Quảng Châu được xếp hạng là một thành phố toàn cầu. Trong những năm gần đây, số lượng người nhập cư từ Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Âu, và đặc biệt là từ châu Phi đã tăng lên nhanh chóng. Điều này đã dẫn tới nó được đặt tên là "Thủ đô của thế giới thứ ba". Dân số di cư từ các tỉnh khác của Trung Quốc ở Quảng Châu là 40% tổng dân số của thành phố trong năm 2008. Cùng với Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến, Quảng Châu là một trong những thị trường bất động sản đắt nhất ở Trung Quốc.
Quảng Châu có một lịch sử hai thế kỷ liên quan đến tầm quan trọng của nó đối với thương mại nước ngoài. Là cảng Trung Quốc duy nhất có thể tiếp cận được với hầu hết các thương nhân nước ngoài, thành phố này đã rơi vào tay người Anh trong chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Không còn hưởng thụ độc quyền sau chiến tranh, nó đã mất thương mại với các cảng khác như Hồng Kông (gần) và Thượng Hải, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ như một trung tâm thương mại quan trọng. Trong thương mại hiện đại, Quảng Châu nổi tiếng với Hội chợ Hàng Châu hàng năm, hội chợ thương mại lâu đời và lớn nhất ở Trung Quốc. Trong ba năm liên tiếp 2013-2015, tạp chí Forbes xếp hạng Quảng Châu là thành phố thương mại tốt nhất Trung Quốc.
Lịch sử
Thời sơ khai
Vị trí hiện nay của thành phố được sử dụng ở bờ phía đông của con sông Châu Giang vào năm 214 trước công nguyên để làm căn cứ cho cuộc xâm lược không thành công đầu tiên của nhà Tần ở vùng đất Bạch Vân, miền nam Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng thành phố đầu tiên được xây dựng trên địa điểm nơi Quảng Châu hiện diện ngày nay là Phiên Ngung (番禺). Các sử sách thời xưa cho biết những người lính canh gác ở Phiên Ngung rất cảnh giác rằng họ đã không tháo áo giáp trong ba năm. Sau khi triều Tần bị lật đổ, năm 207 trước Công nguyên, tướng nhà Tần là Triệu Đà thành lập vương quốc Nam Việt của riêng mình và đóng đô ở Phiên Ngung năm 204 trước Công nguyên. Nó vẫn độc lập trong giai đoạn chiến tranh Hán-Sở, mặc dù Triệu đã đàm phán công nhận sự độc lập của mình để đổi lấy danh nghĩa danh giá của ông trước nhà Hán vào năm 196 TCN. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy Phiên Ngung là một trung tâm thương mại mở rộng: ngoài những vật phẩm từ miền Trung Trung Quốc, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những thân cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và thậm chí ở Châu Phi. Triệu Đà được kế vị bởi Triệu Văn Vương và Triệu Minh Vương. Sau cái chết của Văn Vương vào năm 115 TCN, cậu con trai Triệu Ai Vương của ông được đặt tên là người kế nhiệm ông vì vi phạm nguyên tắc chủ đạo của người Trung Quốc. Vào năm 113 trước công nguyên, mẹ ông, Hoàng thái hậu 樛 Jiu (樛) đã nghe theo lời dụ của sứ thần nhà Hán khi đồng ý sẽ nộp Phiên Ngung cho nhà Hán. Thừa tướng Lữ Gia (呂嘉) đưa ra một cuộc đảo chính, giết chết bà và các sứ nhà Hán cùng với nhà vua, và những người ủng hộ bà ta. Để trả thù cũng như muốn thôn tính Nam Việt, vua Hán Vũ đế phát động một cuộc xâm lăng lớn trên sông và biển, giao cho Lộ Bác Đức chỉ huy và thôn tính thành công Nam Việt vào năm 111 TCN.
Thời phong kiến
Được sáp nhập vào lãnh thổ triều Hán, Phiên Ngung trở thành thủ phủ của tỉnh. Năm 226, nó đã trở thành trụ sở của tỉnh Quảng Đông, cái tên Quảng Châu vốn là tên châu, tên tỉnh, người dân quen với việc gọi tên thành phố theo tên tỉnh trong một khoảng thời gian dài khiến cho cái tên Phiên Ngung dần bị lãng quên. Trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, viên thống đốc thời nhà Hậu Lương là Lưu Nghiễm đã sử dụng căn cứ của ông tại Phiên Ngung để thành lập đế chế "Đại Hán" hay "Nam Hán", kéo dài từ năm 917 đến 971. Khu vực đạt được thành công đáng kể về văn hoá và kinh tế trong giai đoạn này. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, có nhiều ghi nhận rằng các cộng đồng nước ngoài lớn không chỉ là đàn ông, mà còn bao gồm cả "phụ nữ Ba Tư". Quảng Châu được du khách người Ma rốc Ibn Battuta đến thăm trong suốt thế kỳ 14, ông đã mô tả chi tiết quá trình mà Trung Quốc xây dựng các tàu lớn của họ trong các xưởng đóng tàu của cảng.
Thời nhà Minh, Minh Thái Tổ đã đảo ngược sự ủng hộ trước đó của ông đối với thương mại nước ngoài và áp đặt lệnh đầu tiên của một loạt lệnh cấm biển (haijin). Những điều cấm buôn bán nước ngoài tư nhân khi bị tử hình vì buôn bán và lưu vong cho gia đình và hàng xóm của mình. Các kế hoạch hàng hải thời nhà Nguyên của Quảng Châu, Tuyền Châu và Ninh Ba đã được đóng cửa vào năm 1384 và thương mại hợp pháp đã trở nên giới hạn đối với các phái đoàn cống gửi cho hoặc bởi các đại diện chính thức của các chính phủ nước ngoài. Các chính sách đã làm trầm trọng thêm các cuộc tấn công cướp biển "Nhật Bản" (các cuộc tấn công nanobu) trong khu vực cho đến khi chúng được dỡ bỏ vào năm 1567.
Sau khi Phúc Châu thất thủ vào tháng 10 năm 1646, anh trai của hoàng đế Chu Duật Kiện là Chu Duật Việt trốn chạy bằng đường biển đến Quảng Châu. Vào ngày 11 tháng 12, ông tuyên bố xưng đế và đã lãnh đạo một hành vi phạm tội thành công đối với anh em Chu Do Lang của mình nhưng bị tống xuất và hành quyết vào ngày 20 tháng 1 năm 1647 khi nhà Minh phản đối Lý Thành Đô (李成東) phản bội theo nhà Thanh.
Nhà Thanh trở nên cởi mở hơn đối với thương mại nước ngoài sau khi giành quyền kiểm soát Đài Loan vào năm 1683. Người Bồ Đào Nha từ Ma Cao và Tây Ban Nha từ Manila trở lại, cũng như các thương nhân tư nhân Hồi giáo, Armenia và Anh. Năm 1711, Công ty Đông Ấn của Đế quốc Anh thiết lập trạm giao dịch ở thành phố khởi đầu cho sự có mặt của những người châu Âu. Triều đình vua Càn Long buộc những thương nhân nước ngoài phải dồn vào một quận riêng, việc này dẫn đến nhiều biến động cho số phận thành phố về sau. Từ năm 1699 đến năm 1714, các công ty Đông Ấn của Pháp và Anh đã gửi một chiếc tàu mỗi năm hai lần, Tổng công ty Áo Ostend của Áo đến năm 1717, Công ty Đông Ấn Hà Lan năm 1729, Công ty Asiatic Đan Mạch vào năm 1731, và Công ty Đông Ấn Thụy Điển vào năm tới. Những chiếc tàu này được kết hợp bởi tàu Thổ hay Trieste. Chiếc tàu độc lập đầu tiên của Hoa Kỳ đã đến năm 1784 và chiếc đầu tiên của Úc vào năm 1788. Lúc đó, Quảng Châu là một trong những cảng lớn của thế giới, được tổ chức theo hệ thống Canton. Xuất khẩu chính là chè và đồ sứ. Là nơi gặp gỡ của các thương gia từ khắp nơi trên thế giới, Quảng Châu đã trở thành một phần đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện đại.
Trong thế kỷ 19, hầu hết các tòa nhà của thành phố vẫn chỉ có một hoặc hai tầng. Các cấu trúc chính là Tháp bằng đồng của Nhà thờ Hồi giáo Huaisheng, Chùa Hoa chùa của Sáu cây Banyan, và tháp canh được gọi là chùa 5 tầng. Các ngọn đồi phía bắc, kể từ khi thành thị, đã được trần truồng và phủ đầy các ngôi mộ truyền thống. Các bức tường thành phố gạch là khoảng 6 dặm (10 km) trong chu vi, 25 feet (8 m) cao, và 20 feet (6 m) rộng. Tám cổng chính và hai cổng nước đều giữ các vệ sĩ trong ngày và đóng cửa vào ban đêm. Bức tường bao gồm một ngọn đồi ở phía bắc của nó và được bao quanh bởi ba con khác bởi một con hào, cùng với các kênh rạch, hoạt động như cống của thành phố, được đóng băng hàng ngày bằng dòng thủy triều của sông. Một bức tường phân chia với bốn cửa chia thành "thị trấn cổ" phía bắc từ "thị trấn mới" phía nam gần sông; vùng ngoại ô của Xiguan ("West Gate") lây lan ra ngoài và những chiếc thuyền của ngư dân, người buôn bán, và Tanka ("thuyền nhân") gần như hoàn toàn che giấu bờ sông khoảng 4 dặm (6 km). Việc nhà cửa phải đối mặt với đường phố và đối xử với sân của họ như một loại kho hàng là điều phổ biến. Thành phố này là một phần của một mạng lưới các tháp tín hiệu rất hiệu quả những thông điệp có thể được chuyển tiếp đến Bắc Kinh-khoảng 1.200 dặm (1.931 km), trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ. Hệ thống Canton được duy trì cho đến khi cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất nổ ra ở Canton đã diễn ra hai tháng sau đó. Sau Hiệp ước Nam Kinh 1842, Quảng Châu trở thành "nhượng cảng", cùng với Ninh Ba, Hạ Môn, Phúc Châu và Thượng Hải phải mở cửa cho thương nhân phương Tây tự do giao dịch. Quảng Châu bị mất vị thế thương mại đặc quyền vì các cảng hiệp ước ngày càng mở rộng ra nhiều nước hơn nữa, thường là các khu vực ngoại vi. Trong sự suy giảm uy tín của nhà Thanh và sự hỗn loạn của Cuộc nổi dậy ở Taiping, Punti và Hakka đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh gia tộc từ năm 1855 đến năm 1867, trong đó có 1 triệu người chết. Sự nhượng bộ cho Đường sắt Canton-Hankow đã được trao cho Công ty Phát triển Trung Quốc Hoa Kỳ vào năm 1898. Nó hoàn thành nhánh chi nhánh phía tây đến Phật Sơn và Sanshui trước khi bị khủng hoảng ngoại giao sau khi một tập đoàn Bỉ đã mua một quyền kiểm soát và nhà Thanh đã hủy bỏ nhượng bộ. J.P. Morgan đã được trao hàng triệu thiệt hại và tuyến đường đến Vũ Xương đã không hoàn thành cho đến năm 1936 và một tuyến đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu thống nhất chờ cho đến khi hoàn thành cầu sông Dương Tử ở Vũ Hán năm 1957.
Thời hiện đại
Thời Quốc dân đảng cầm quyền
Quốc dân Đảng lên cầm quyền tại Trung Quốc sau thắng lợi ở cuộc cách mạng Tân Hợi. Đến năm 1918, thành phố được mang tên chính thức là Quảng Châu. Vào những năm 1930 và 1953, người ta đề xuất trao cho Quảng Châu quy chế thành phố tự trị nhưng những đề xuất trên đều bị huỷ bỏ ngay trong năm.
Sau vụ ám sát Tống Giáo Nhân và những nỗ lực của Viên Thế Khải để loại bỏ những người theo chủ nghĩa Quốc gia khỏi quyền lực, lãnh đạo Quảng Đông Hồ Hán Dân đã gia nhập Cuộc Cách mạng thứ hai năm 1913 chống lại ông nhưng bị buộc phải chạy trốn sang Nhật Bản cùng Tôn Trung Sơn sau khi thất bại. Thành phố này lại trở nên nổi bật trong năm 1917, khi Thủ tướng Đoàn Kỳ Thụy hủy bỏ hiến pháp gây ra Phong trào Bảo vệ Hiến pháp. Tôn Trung Sơn đã lên nắm quyền Chính phủ quân sự Quảng Châu được các thành viên của quốc hội giải tán và các lãnh chúa miền tây phương ủng hộ. Chính quyền Quảng Châu đã tan rã vì các lãnh chúa đã rút lại sự ủng hộ của họ. Tôn đã chạy trốn đến Thượng Hải vào tháng 11 năm 1918 cho đến khi ông Trần Quýnh Minh, lãnh chúa tỉnh Quảng Đông, đã hồi phục ông vào tháng 10 năm 1920 trong cuộc chiến Yuegui. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1922, Tôn đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính và trốn khỏi tàu chiến Yongfeng sau khi Chen đứng về phía chính phủ Bắc Kinh của Zhili Clique. Trong những tháng tiếp theo, Sun đã tổ chức một cuộc phản công vào Quảng Đông bằng cách tập hợp những người ủng hộ từ Vân Nam và Quảng Tây, vào tháng một thành lập chính phủ ở thành phố lần thứ ba.
Từ năm 1923 đến năm 1926, Tôn và Quốc Dân Đảng đã sử dụng thành phố như một căn cứ để truy tố một cuộc cách mạng mới ở Trung Quốc bằng cách chinh phục các lãnh chúa ở phía bắc. Mặc dù trước đây Sun phụ thuộc vào các lãnh chúa cơ hội, người đã dẫn ông ta tới thành phố, với sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, Quốc Dân Đảng đã phát triển sức mạnh quân sự của mình để phục vụ cho tham vọng của mình. Những năm Canton đã chứng kiến sự tiến triển của Quốc Dân Đảng vào một phong trào cách mạng với sự tập trung quân sự mạnh mẽ và cam kết về ý thức hệ, tạo ra âm điệu của ĐCSTQ của Trung Quốc vượt ra ngoài năm 1927.
Năm 1924, Quốc Dân Đảng đã đưa ra quyết định trọng đại để liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Quốc Dân Đảng lại tổ chức lại theo đường lối của Lênin và áp dụng lập trường thân thiện và ủng hộ nông dân. Sự hợp tác của Quốc Dân đảng Cộng sản Trung Quốc đã được khẳng định trong Đại hội lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng và những người cộng sản được chỉ thị để tham gia Quốc Dân Đảng. Chính phủ liên minh thành lập Viện Đào tạo Phong trào Nông dân ở thành phố, trong đó Mao Trạch Đông là giám đốc một nhiệm kỳ. Sun và chỉ huy quân đội ông Tưởng đã sử dụng quỹ và vũ khí của Liên Xô để xây dựng một lực lượng vũ trang do các ủy ban cộng sản thuê, đào tạo cán bộ của mình trong Học viện Quân sự Whampoa. Vào tháng Tám, quân đội non trẻ đã đàn áp cuộc nổi dậy Quân đội Thương binh Quảng Đông (Canton Merchants 'Corps Uprising). Năm sau, phong trào chống đế chế tháng Năm mươi đã quét đất nước này, và chính phủ Quốc Dân Đảng kêu gọi đình công ở Canton và Hong Kong. Sự căng thẳng của các cuộc đình công và phản kháng lớn đã dẫn tới vụ thảm sát Shakee.
Sau cái chết của Tôn Trung Sơn vào năm 1925, tâm trạng thay đổi trong đảng đối với cộng sản. Vào tháng Tám, lãnh đạo Quốc hội Liao Zhongkai bị ám sát, và lãnh đạo cánh hữu Hồ Hán Dân, kẻ bị nghi ngờ là người đứng đầu, đã bị lưu đày tới Liên Xô, để lại cho ông Uông Tinh Vệ, một người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Chống lại sự lấn chiếm của cộng sản, nhóm cánh hữu Western Hills cánh hữu đã thề sẽ trục xuất những người cộng sản khỏi Quốc Dân Đảng. "Canton Coup" vào ngày 20 tháng 3 năm 1926 cho thấy Chiang đã củng cố sự kiểm soát của mình đối với những người theo chủ nghĩa quốc gia và quân đội của họ chống lại Wang Jingwei, cánh tả của đảng, các đồng minh Cộng sản và các cố vấn Liên Xô của họ. Đến tháng 5, ông đã chấm dứt cuộc kiểm soát dân sự của quân đội và bắt đầu chuyến thám hiểm Bắc của mình chống lại các lãnh chúa miền Bắc. Thành công của nó đã dẫn đến sự chia tách của Quốc Dân Đảng giữa Vũ Hán và Nam Kinh và sự thanh trừng của các cộng sản trong vụ thảm sát Thượng Hải. Ngay sau đó Canton tham gia thanh trừng dưới sự bảo trợ của Li Jishen, dẫn đến việc bắt giữ những người cộng sản và đình chỉ các bộ máy của Quốc Dân Đảng và các nhóm lao động cánh tả. Sau đó vào năm 1927 khi Zhang Fakui, một người ủng hộ chung của phe Vũ Hán đã chiếm Canton và thành lập phe Wang Jingwei trong thành phố, cộng sản đã chứng kiến một sự mở đầu và đưa ra cuộc nổi dậy Quảng Châu. Các nhà lãnh đạo quân sự nổi bật của Đảng Cộng sản Ye Ting và Ye Jianying đã lãnh đạo việc bảo vệ thành công thành phố. Chẳng bao lâu, sự kiểm soát của thành phố đã trở lại Lý Tế Thâm.
Lý bị lật đổ trong cuộc chiến giữa Chiang và Quảng Tây Clique. Đến năm 1929, Trần Tế Đường đã thành lập chính ông làm chủ quyền của Quảng Đông. Vào năm 1931, ông ta đã cống hiến cho mình quyền lực sau cuộc phân tranh chống Giang bằng cách tổ chức một chính phủ quốc gia riêng biệt tại Quảng Châu. Phản đối chế độ độc tài bị cáo buộc của Giang, những người ly khai bao gồm các nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng như Wang Jingwei, Sun Fo và những người khác từ các phe phái khác nhau. Các cuộc đàm phán hòa bình giữa sự nổi dậy vũ trang đã dẫn đến Quốc hội Quốc gia 4 của Quốc Dân Đảng được tổ chức riêng biệt bởi ba phe phái ở Nam Kinh, Thượng Hải và Canton. Từ chức tất cả các vị trí của mình, Chiang đã đưa ra một thỏa hiệp chính trị đoàn tụ tất cả các phe phái. Trong khi bộ phận nội bộ được giải quyết, Chen giữ quyền lực của mình cho đến khi ông bị đánh bại bởi Chiang vào năm 1936.
Đảng Cộng sản nắm quyền
Quân đội Nhật Bản chiếm đóng thành phố này từ năm 1938 đến 1945 trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những tháng cuối cùng của cuộc Nội chiến Trung Quốc, Quảng Châu như là thủ đô của Quốc dân đảng sau khi giải phóng Nam Kinh của PLA vào tháng 4 năm 1949. Quân Giải phóng Nhân dân đã vào thành phố vào ngày 14 tháng 10 năm 1949. Trong số cuộc di dân to lớn sang Hồng Kông và Ma Cao, người dân lên cầu Haizhu qua sông Châu Giang rút lui. Cách mạng Văn hoá đã có ảnh hưởng lớn đến thành phố với nhiều ngôi đền, nhà thờ và các công trình khác bị phá hủy trong thời kỳ hỗn loạn này.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khởi xướng các dự án xây dựng bao gồm nhà ở mới trên bờ sông Châu Giang để điều chỉnh con thuyền của thành phố sống trên đất liền. Kể từ những năm 1980, thành phố gần Hồng Kông và Thẩm Quyến và mối liên hệ với người Hoa ở nước ngoài đã làm cho nó trở thành một trong những người hưởng lợi đầu tiên của việc mở cửa của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Các cải cách thuế lợi ích trong những năm 1990 cũng đã giúp cho sự phát triển và công nghiệp hóa của thành phố.
Địa lý
Khu phố cổ của Quảng Châu là gần núi Bạch Vân trên bờ phía đông của sông Châu Giang (Zhujiang) khoảng 80 dặm (129 km) từ ngã ba với Biển Đông và khoảng 300 dặm (483 km) ở phía dưới khu hàng hải. Thành phố trải dài 7.434,4 km vuông (2,870.4 sq²) ở cả hai bên bờ sông từ 112 ° 57 'đến 114 ° 03' độ kinh Đông và vĩ độ từ 22 ° 26 'đến 23 ° 56' N. Châu Giang là con sông lớn thứ ba của Trung Quốc. Núi Bạch Vân hiện nay được gọi là "phổi" (市 肺) của thành phố.
Độ cao của tỉnh thường tăng từ hướng tây nam đến đông bắc, với các dãy núi tạo thành xương sống của thành phố và đại dương bao gồm phía trước. Đỉnh Tiantang (天堂 顶, "Đỉnh trên trời") là điểm cao nhất có độ cao 1.210 m so với mực nước biển.
Khí hậu
Mặc dù nằm ở phía Nam so với chí tuyến Bắc, Quảng Châu có khí hậu ôn đới ẩm ướt (Köppen Cfa) chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á. Mùa hè ẩm ướt với nhiệt độ cao, độ ẩm cao và chỉ số nhiệt cao. Mùa đông khá ôn hòa và tương đối khô. Quảng Châu có mùa mưa kéo dài, kéo dài từ tháng Tư đến tháng Chín. Nhiệt độ mức trung bình hàng tháng dao động từ 13,6 °C (56,5 °F) vào tháng Giêng đến 28,6 °C (83,5 °F) vào tháng 7, trong khi trung bình năm là 22,6 °C (72,7 °F). Mùa thu, từ tháng 10 đến tháng 12, có khí hậu rất dễ chịu, mát mẻ và nhiều gió, và là thời gian đi du lịch thành phố tốt nhất. Độ ẩm tương đối khoảng 68 %, trong khi lượng mưa hàng năm trong khu vực đô thị là hơn 1.700 mm (67 inch). Với mức ánh sáng mặt trời hàng tháng có thể dao động từ 17% trong tháng 3 và tháng 4 đến 52% vào tháng 11, thành phố này nhận được 1,628 giờ ánh nắng mặt trời hàng năm, ít hơn đáng kể so với Thâm Quyến và Hồng Kông. Nhiệt độ cực đại dao động từ 0 °C (32 °F) đến 39,1 °C (102,4 °F). Lần tuyết rơi cuối cùng được ghi lại trong thành phố là vào ngày 24 tháng 1 năm 2016, đó là lần đầu tiên thành phố có tuyết sau 87 năm.
Hành chính
Quảng Châu được chia thành 11 quận.
Quận: Việt Tú (越秀区), Lệ Loan (荔湾区), Hải Châu (海珠区), Thiên Hà (天河区), Bạch Vân (白云区), Hoàng Phố (黄埔区), Phiên Ngung (番禺区), Hoa Đô (花都区), Nam Sa (南沙区), Tăng Thành (增城区), Tùng Hóa (从化区)
Kinh tế
Quảng Châu là trung tâm kinh tế của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, đồng thời cũng là trái tim của vùng kinh tế chế xuất hàng đầu Trung Quốc. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 76,8 tỷ Đô la Mỹ), GDP bình quân đầu người vào khoảng 85.000 nhân dân tệ (11.000 Đô la Mỹ), đứng đầu trong 659 thành phố ở Trung Quốc. Nhưng do công nghiệp hóa nhanh chóng, nó cũng được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc.
Hội chợ hàng xuất khẩu Trung Quốc còn gọi là Hội chợ Quảng Châu được tổ chức thường niên vào mùa xuân và mùa thu (bắt đầu từ năm 1957) là một sự kiện thường niên quan trọng của Quảng Châu. Hội chợ là một sự kiện lớn cho thành phố. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu nhất, có quy mô lớn nhất, lớn nhất ở Trung Quốc. Từ phiên họp thứ 104 trở đi, hội chợ chuyển đến Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Quảng Châu (广州 国际 会展 中心) tại Bà Châu (琶洲), từ khu phức hợp cũ ở Liuhua. GICEC được phục vụ bởi hai trạm trên Tuyến Metro 8. Kể từ phiên họp thứ 104, Hội chợ Canton đã được bố trí thành ba giai đoạn thay vì hai giai đoạn.
Quảng Châu là một trong những trung tâm thương mại thuốc phiện lớn nhất của Trung Quốc.
Nhân khẩu
Cuộc điều tra dân số năm 2010 cho thấy dân số Quảng Châu là 12,78 triệu người. Tính đến năm 2014, ước tính khoảng 13.080.500, với 11.264.800 cư dân đô thị. Mật độ dân số của nó là khoảng 1.800 người/km2. Diện tích xây dựng của Quảng Châu thích hợp kết nối trực tiếp với một số thành phố khác. Khu vực được xây dựng của Khu kinh tế sông Châu Giang bao gồm khoảng 17.573 cây số vuông (6.785 dặm vuông) và ước tính có 22 triệu người, bao gồm 9 quận của Quảng Châu, Thẩm Quyến (5.36m), Đông Hoản (3.22m) Trung Sơn (3.12m), hầu hết Phật Sơn (2.2m), Giang Môn (1.82m), Chu Hải (890k) và Huệ Châu (760k). Tổng dân số của những khu vực này này là hơn 28 triệu sau khi tính cả dân số của vùng đặc quyền hành chính Hồng Kông liền kề. Nền kinh tế đang phát triển nhanh và nhu cầu lao động cao đã tạo ra một "số dân trôi nổi" khổng lồ của lao động di cư. Khoảng 10 triệu người di cư cư trú trong khu vực ít nhất sáu tháng mỗi năm. Năm 2008, khoảng 5 triệu người dân thường trú tại Quảng Châu là những người di cư không có người di dân.
Dân tộc
Hầu hết dân số Quảng Châu là người Hán. Hầu như tất cả người Quảng Đông địa phương nói tiếng Quảng Châu là ngôn ngữ đầu tiên của họ, trong khi hầu hết người di cư nói tiếng Quan Thoại. Trong năm 2010, mỗi ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của khoảng một nửa dân số của thành phố, mặc dù con số nhỏ nhưng cũng có một số lượng người đáng kể nói các giọng khác. Cũng như các nơi khác ở Trung Quốc, hệ thống đăng ký hộ khẩu (hukou) hạn chế người di cư tiếp cận nhà ở, cơ sở giáo dục và các lợi ích công cộng khác. Vào tháng 5 năm 2014, những người nhập cư hợp pháp ở Quảng Châu được phép nhận thẻ hộ khẩu cho phép họ kết hôn và được phép mang thai trong thành phố, thay vì phải quay về quê hương chính thức như trước đây.
Về mặt lịch sử, người Quảng Đông đã chiếm một phần đáng kể trong cộng đồng người Hoa gốc XIX và thế kỷ 20 và nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài có quan hệ với Quảng Châu. Điều này đặc biệt đúng ở Hoa Kỳ, Canada, và Australia.
Về mặt nhân khẩu học, người Trung Quốc ở nước ngoài chỉ nhập cư vào Trung Quốc, nhưng Quảng Châu cho thấy nhiều khách du lịch, công nhân và cư dân nước ngoài đến từ các địa điểm thông thường như Hoa Kỳ. Đáng chú ý, đây cũng là quê hương của hàng ngàn người nhập cư châu Phi, bao gồm cả những người từ Nigeria, Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Vùng đô thị
Khu đô thị bao gồm khu vực đô thị được ước tính bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của OECD, tính đến năm 2010, dân số 25 triệu người.
Văn hóa
Ở Trung Quốc, văn hoá của người Quảng Đông là một tập hợp các khu vực văn hoá "Nam" hoặc "Lĩnh Nam" lớn hơn. Các khía cạnh nổi bật của di sản văn hoá Quảng Châu bao gồm:
Tiếng Quảng Châu, phiên bản địa phương và uy tín của Trung Quốc
Ẩm thực Quảng Đông, một trong tám truyền thống ẩm thực lớn của Trung Quốc
Vở opera tiếng Quảng Đông, thường được chia thành các buổi biểu diễn võ thuật và văn chương
Xiguan, khu vực phía tây của thành phố có tường bao quanh
Nhà hát Opera và Dàn nhạc Giao hưởng Quảng Châu cũng biểu diễn nhạc cổ điển phương Tây và các tác phẩm Trung Quốc theo phong cách của họ. Âm nhạc Quảng Đông là một phong cách truyền thống của nhạc cụ Trung Quốc, trong khi Cantopop là hình thức địa phương của nhạc pop và rock-and-roll được phát triển từ vùng lân cận Hồng Kông.
Tôn giáo
Dưới thời nhà Thanh, Quảng Châu đã có khoảng 124 trung tâm tôn giáo, tháp và đền thờ. Ngày nay, ngoài hiệp hội Phật giáo, Quảng Châu còn có một Hiệp hội Đạo giáo, một cộng đồng người Do Thái, và một lịch sử với Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Phật giáo là tôn giáo nổi bật nhất ở Quảng Châu.
Thể thao
Từ ngày 12-27 tháng 11 năm 2010, Quảng Châu đã đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á 2010. Cùng năm đó, thành phố đã tổ chức Asian Para Games đầu tiên từ 12 đến 19 tháng 12. Đó là những sự kiện thể thao lớn nhất mà thành phố từng tổ chức.
Quảng Châu có 2 CLB bóng đá đang thi đấu ở giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc là Quảng Châu R&F và Quảng Châu Hằng Đại Đào Bảo. Trong đó, Quảng Châu Hằng Đại là một trong những đội bóng thành công nhất Trung Quốc, đã giành được 7 danh hiệu VĐQG liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2017. Đội bóng này cũng đã 2 lần giành chức vô địch AFC Champions League vào các năm 2013 và 2015. Câu lạc bộ đã tham dự FIFA Club World Cup các năm 2013 và 2015, đều để thua với tỷ số 0-3 ở bán kết trước các đội ĐKVĐ UEFA Champions League khi ấy là FC Bayern München và F.C Barcelona.
Giao thông
Giao thông công cộng đô thị
Khi tuyến đầu tiên của Metro Quảng Châu được khai trương vào năm 1997, Quảng Châu là thành phố thứ tư ở Trung Quốc đại lục để có một hệ thống đường sắt ngầm, phía sau Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải. Hiện tại mạng lưới tàu điện ngầm được tạo thành 13 dòng, bao gồm tổng chiều dài 390,7 km (242,8 dặm). [132] Một kế hoạch dài hạn là làm cho hệ thống metro của thành phố mở rộng đến hơn 500 km (310 dặm) vào năm 2020 với 15 dây chuyền hoạt động. Ngoài hệ thống tàu điện ngầm còn có tuyến Haizhu Tram đã được khai trương vào ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Hệ thống Xe buýt Nhanh Quảng Châu (GBRT) được giới thiệu vào năm 2010 dọc Đường Trung Sơn. Nó có một số kết nối với tàu điện ngầm và là hệ thống Xe buýt nhanh tốc Xe buýt lớn thứ hai trên thế giới với 1.000.000 hành khách mỗi ngày. Nó xử lý 26.900 pphpd trong giờ cao điểm chỉ sau hệ thống TransMilenio BRT ở Bogota. Hệ thống này có tốc độ trung bình 1 xe buýt mỗi 10 giây hoặc 350 giờ một chiều theo một hướng và chứa các trạm BRT dài nhất thế giới - khoảng 260 m (850 ft) bao gồm các cây cầu.
Đường không
Sân bay chính của Quảng Châu là sân bay Quốc tế Bạch Vân Quảng Châu thuộc quận Bạch Vân; nó được mở ra vào ngày 5 tháng 8 năm 2004. Sân bay này là sân bay bận rộn thứ hai về lưu thông ở Trung Quốc. Nó thay thế Sân bay Quốc tế Bạch Vân cũ, rất gần với trung tâm thành phố nhưng không đáp ứng nhu cầu giao thông hàng không nhanh chóng của thành phố. Sân bay Quốc tế Bạch Vân cũ đã hoạt động được 72 năm.
Sân bay quốc tế Quảng Châu Bạch Vân hiện có ba đường băng, với hai kế hoạch nữa. Trạm 2 đang được xây dựng và sẽ mở vào năm 2018.
Đường sắt
Quảng Châu là điểm cuối của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Quảng Châu, Quảng Châu - Thâm Quyến, Quảng Châu-Mậu Danh và Quảng Châu-Hàng Châu-Sán Đầu. Vào cuối năm 2009, tuyến đường sắt cao tốc Vũ Hán-Quảng Châu đã bắt đầu dịch vụ với nhiều đoàn tàu chạy dài 980 km (608,94 dặm) với tốc độ tối đa 320 km/h. Vào tháng 12 năm 2014, Đường sắt cao tốc Quý Dương-Quảng Châu và Đường sắt Nam Ninh- Quảng Châu bắt đầu dịch vụ với các đoàn tàu chạy với tốc độ tối đa là 250 km/h và 155 km/h (124 mph). Tàu Quảng Đông qua ga khởi hành từ ga đường sắt Quảng Châu phía Đông và đến trạm Hungfer Hom KCR ở Cửu Long, Hồng Kông. Tuyến này dài khoảng 182 km (113 dặm) và chuyến đi mất ít hơn hai giờ. Dịch vụ huấn luyện thường xuyên cũng được cung cấp với các huấn luyện viên khởi hành mỗi ngày từ các địa điểm khác nhau (chủ yếu là các khách sạn lớn) quanh thành phố. Một số đường sắt khu vực chiếu từ Quảng Châu bắt đầu hoạt động như Đường sắt liên tỉnh Quảng Châu - Chu Hải và đường sắt Intercity Quảng Châu - Triệu Khánh.
Thành phố kết nghĩa
Fukuoka, Nhật Bản (tháng 5 năm 1979)
Los Angeles, Hoa Kỳ (ngày 2 tháng 3 năm 1982)
Manila, Philippines (tháng 11 năm 1982)
Vancouver, Canada (tháng 3 năm 1985)
Sydney, Úc (tháng 5 năm 1986)
Bari, Ý (tháng 11 năm 1986)
Frankfurt am Main, Đức (ngày 11 tháng 4 năm 1988)
Lyon, Pháp (tháng 11 năm 1988)
Auckland, New Zealand, (tháng 2 năm 1989)
Gwangju, Hàn Quốc (tháng 10 năm 1996)
Linköping, Thụy Điển (tháng 11 năm 1997)
Durban, Cộng hoà Nam Phi (tháng 7 năm 2000)
Bristol, Anh (tháng 5 năm 2001)
Yekaterinburg, Nga (ngày 10 tháng 7 năm 2002)
Huế, Việt Nam (ngày 26 tháng 10 năm 2003
Arequipa, Perú (ngày 27 tháng 10 năm 2004)
Hình ảnh về Quảng Châu
Xem thêm
Danh sách vùng đô thị châu Á
Tham khảo
Thành phố tỉnh Quảng Đông
Năm 214 TCN
Khởi đầu thập niên 210 TCN
Tỉnh lỵ Trung Quốc
Thành phố phó tỉnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Điều ước Nam Kinh
Châu của nhà Tùy
Châu của nhà Đường
Châu của nhà Tống
Châu của nhà Nguyên
Châu của nhà Minh
Châu của nhà Thanh
Châu ở Quảng Đông
Vùng đô thị của Trung Quốc |
12460 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng%20Ch%C3%A2u | Hàng Châu | Hàng Châu (chữ Hán: 杭州, bính âm: Hángzhōu, Wade-Giles: Hang-cho) là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu ("杭州市" - Hàng Châu thị) là khoảng 6,5 triệu người. Trong đó, khu vực nội thị vào năm 2003 có 3.931.900 người thường trú, và 2.636.700 người trong số này không có hộ khẩu. Số dân thường trú ở 6 quận chính trong thành phố là 1.910.000 người.
Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ (Xī Hú, 西湖). Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung Quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.
Lịch sử
Thời kỳ đầu
Văn hóa thời đại đồ đá mới Hà Mỗ Độ được biết đến là có phạm vi tại vùng đất mà ngày nay là Dư Diêu, cách phía đông nam Hàng Châu 100 km, từ bảy nghìn năm trước. Cũng chính trong thời gian này, lúa nước lần đầu tiên được trồng ở phía đông nam Trung Quốc. Các cuộc khai quật đã xác định rằng nền văn hóa ngọc thành Lương Chử (được đặt tên theo địa điểm ở phía tây bắc Hàng Châu) có phạm vi nằm ngay tại khu vực xung quanh thành phố Hàng Châu hiện tại khoảng năm nghìn năm trước. Khu phố hiện tại của Hàng Châu xuất hiện đầu tiên trong các văn bản ghi chép là Dư Hàng, một cái tên có thể có nguồn gốc Bách Việt.
Tùy–Đường–Ngũ Đại
Thành Hàng Châu được làm phủ lỵ của Hàng Châu vào năm 589 dưới thời Tùy Văn Đế. Hai năm sau đó, xung quanh thành phố đã được dựng tường thành bao kín. Như một tục lệ thường thấy, tên gọi Hàng Châu được lấy từ đơn vị hành chính thời bấy giờ, cũng giống như một số thành phố khác như Quảng Châu hay Phúc Châu. Hàng Châu là điểm cực nam của Đại Vận Hà, còn điểm cực bắc là Bắc Kinh. Kênh đào này được phát triển qua nhiều thế kỷ nhưng đạt đến chiều dài đầy đủ vào năm 609 dưới thời Tùy Dạng Đế.
Vào thời nhà Đường, danh sĩ Bạch Cư Dị được bổ nhiệm làm thứ sử Hàng Châu. Ngoài việc là một nhà thơ nổi tiếng, thì nhờ những việc làm của mình ở Hàng Châu, Bạch Cư Dị đã được ca ngợi như một viên quan giỏi. Ông nhận thấy rằng vùng đất nông nghiệp gần đó phụ thuộc vào nước Tây Hồ, nhưng do sự bất cẩn của các thứ sử trước đó, con đê cũ đã bị sạt lở và khiến hồ cạn kiệt đến nỗi nông dân địa phương phải chịu hạn hán nghiêm trọng. Ông ra lệnh cho đắp một con đê chắc chắn hơn và cao hơn. Với một con đập kiểm soát dòng chảy, nông dân đã có đủ nước để canh tác và vấn đề hạn hán cũng giảm hẳn. Sinh kế của người dân địa phương Hàng Châu được cải thiện trong những năm sau đó. Bạch Cư Dị sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để ngao du Tây Hồ, ghé thăm nó gần như mỗi ngày. Ông cũng ra lệnh xây dựng một đường đắp nối từ Cầu gãy với Đồi đơn độc để cho phép đi bộ, thay vì phải đi thuyền. Sau đó, ông cho trồng một loạt cây liễu và các loại khác dọc quanh đê, biến nó trở thành một địa điểm tuyệt đẹp để du ngoạn.
Là một trong Bảy Cố đô của Trung Quốc, Hàng Châu lần đầu tiên trở thành kinh đô của một vương triều khi nước vua Ngô Việt quyết định định đô tại đây trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Lúc bấy giờ, Hàng Châu có tên là Tây Phủ (西府) và là một trong 3 trung tâm văn hóa chính của miền nam Trung Quốc bên cạnh Nam Kinh và Thành Đô. Các vua Ngô Việt đã được ghi nhận là những nhà bảo trợ nghệ thuật, đặc biệt về kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật Phật giáo. Hàng Châu cũng trở thành một trung tâm quốc tế, thu hút các học giả từ khắp Trung Quốc, tiến hành ngoại giao với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và cả với Nhật Bản, Cao Ly và Khiết Đan Quốc.
Dưới thời nhà Tống
Năm 1089, khi một nhà thơ nổi tiếng khác là Tô Đông Pha làm quan tại đây, ông đã huy động 20 vạn nhân công để đắp một con đường đắp dài qua Tây Hồ. Hồ đã từng là một đầm phá hàng chục ngàn năm trước. Phù sa sau đó bồi đắp, chắn đường ra biển của dòng nước và hình thành nên hồ. Một mũi khoan dưới lòng hồ năm 1975 đã tìm thấy trầm tích của biển, xác nhận nguồn gốc của nó. Các phương pháp bảo tồn nhân tạo ngăn không cho hồ phát triển thành một vùng đầm lầy. Hai con đê băng ngang Tây Hồ là Tô đê (苏堤) do Tô Đông Pha và Bạch đê (白堤) do Bạch Cư Dị xây, đều được xây dựng sử dụng bùn nạo vét từ đáy hồ. Hồ được bao quanh bởi những ngọn đồi ở phía bắc và phía tây. Ở phía bắc hồ là chùa Bảo Thục (保俶塔), tọa lạc trên đồi Bảo Thạch (宝石山).
Dưới thời nhà Tống, ở Hàng Châu có rất nhiều thương nhân Ả Rập sinh sống, do thực tế là vào thời kỳ này, thương mại trên biển được ưa thích hơn tuyến đường thương mại bằng đường bộ. Hiện nay, người ta vẫn tìm thấy có chữ khắc tiếng Ả Rập từ thế kỷ 13 và thế kỷ 14. Vào cuối đời nhà Nguyên, người Hồi giáo đã bị đàn áp thông qua việc họ bị cấm thực hiện các nghi thức truyền thống và chính điều này đã khiến nhiều người Hồi giáo tham gia vào các cuộc nổi dậy chống lại người Mông Cổ. Trong số các thánh đường Hồi giáo còn tồn tại đến ngày nay, có Phượng Hoàng tự đã được một thương nhân người Ai Cập dựng lên sau khi ông ta chuyển đến Hàng Châu sinh sống. Nhà du hành người Ý thế kỷ 13–13 Odoric xứ Pordenone miêu tả rằng Hàng Châu là thành phố vĩ đại nhất thế giới. Thành phố có lượng dân cư đông đúc và nhà cửa trùng điệp. Hàng Châu có mười hai ngàn cây cầu. Bánh mì, thịt lợn, gạo và rượu, tất cả đều rất phong phú dù dân số đông. Nhà du hành người Maroc Ibn Battuta được biết là đã đến thăm Hàng Châu vào năm 1345; ông ghi nhận sự quyến rũ của nó và mô tả rẳng thành phố nằm tựa bên một hồ nước tuyệt đẹp và được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh biếc. Trong thời gian ở Hàng Châu, ông đặc biệt ấn tượng với số lượng lớn tàu thuyền Trung Quốc bằng gỗ được chế tạo tốt và được sơn tốt với những cánh buồm màu và mái hiên bằng lụa trên kênh rạch. Ông tham dự một bữa tiệc được tổ chức bởi Qurtai, một viên quan người Mông Cổ, người mà theo Ibn Battuta là rất thích các kỹ năng của các nghệ sĩ biểu diễn Trung Quốc địa phương.
Hàng Châu được chọn làm kinh đô nhà Nam Tống vào năm 1132. Sau sự biến Tĩnh Khang, khi cả Tống Khâm Tông lẫn Thượng hoàng Tống Huy Tông đều bị người Kim bắt, trong khi phần lớn miền Bắc Trung Quốc bị quân Kim chiếm đoạt, một số thành viên còn lại trong Hoàng tộc đã rút lui khỏi kinh đô Khai Phong về phía Nam. Tống Cao Tông định đô tại Nam Kinh, sau đó đến Thương Khâu, rồi lại chuyển đến Dương Châu vào năm 1128 và cuối cùng đến Hàng Châu vào năm 1129. Triều đình nhà Tống dự định coi Hàng Châu như là một kinh đô tạm thời, nhưng trong nhiều thập kỷ, Hàng Châu đã phát triển thành một trung tâm thương mại và văn hóa lớn của triều nhà Tống, phát triển từ một thành phố tầm trung không có tầm quan trọng đặc biệt để trở thành một trong những thành phố thịnh vượng và lớn nhất thế giới. Khi ý chí tái chiếm Trung Nguyên ngày càng ít đi, các cung điện ở Hàng Châu đã được mở rộng và cải tạo để phù hợp hơn với vị thế là một thủ đô đế quốc vĩnh viễn. Hoàng cung Hàng Châu có kích thước khá khiêm tốn so với cá cung điện đời trước, đã được mở rộng vào năm 1133 với những trường lang được lợp ngói, và vào năm 1148 với tường thành xung quanh được nới rộng.
Hàng Châu vẫn tiếp tục là kinh đô nhà Nam Tống từ năm 1138 cho đến khi bị Mông Cổ xâm chiếm năm 1276. Lúc bấy giờ, thành Hàng Châu có tên gọi là thành Lâm An. Nó là trung tâm của Nam Tống, là một trung tâm thương mại và giải trí. Trong thời gian đó, thành Hàng Châu là một trung tâm hấp dẫn của nền văn minh Trung Hoa, bởi lẽ nơi từng được coi là "Trung Nguyên" nay đã rơi vào tay của người Nữ Chân mà người Hán coi là người mọi rợ.
Dưới thời nhà Tống, vô số triết gia, chính trị gia và những thi sĩ, bao gồm một số nhà thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc như Tô Đông Pha, Lục Du và Tân Khí Tật đã từng sống và cũng đã mất ở đây. Hàng Châu cũng là nơi sinh và là nơi an nghỉ cuối cùng của nhà khoa học Thẩm Quát (1031–1095), mộ của ông hiện tọa lạc ở quận Dư Hàng.
Vào thời Nam Tống, dưới sự mở rộng thương mại, dòng người tị nạn từ phía bắc, cũng như từ sự phát triển của các cơ sở chính thức và quân sự, đã dẫn đến sự gia tăng dân số trong lần bên ngoài bên ngoài bức tường thành được xây từ thế kỷ 9. Theo Encyclopædia Britannica, Hàng Châu vào thời điểm này có hơn 2 triệu nhân khẩu, trong khi nhà sử học Jacques Gernet đã ước tính rằng dân số Hàng Châu lên tới hơn một triệu vào năm 1276.(Số liệu thống kê dân số chính thức của Trung Quốc năm 1270 đã liệt kê khoảng 186.330 hộ gia đình, tuy nhiên nhiều khả năng rằng họ đã không thể tính toàn bộ số người tị nạn lẫn binh sĩ). Người ta tin rằng Hàng Châu là thành phố lớn nhất thế giới từ năm 1180 đến 1315 và từ 1348 đến 1358.
Do dân số quá đông và lượng nhà làm gỗ dày đặc (thường là nhiều tầng), Hàng Châu đặc biệt dễ bị hỏa hoạn. Nhiều đám cháy lớn đã phá hủy các phần lớn của thành phố vào năm 1132, 1137, 1208, 1229, 1237 và 1275 trong khi các đám cháy nhỏ hơn xảy ra gần như hàng năm. Chỉ riêng vụ cháy 1237 đã được ghi nhận đã phá hủy 30.000 ngôi nhà. Để chống lại mối đe dọa này, triều đình nhà Tống đã thiết lập một hệ thống phức tạp để chữa cháy, dựng lên các tháp canh, nghĩ ra một hệ thống đèn lồng và tín hiệu cờ để xác định nguồn gốc của ngọn lửa nhằm chỉ đạo phản ứng kịp thời và buộc hơn 3.000 binh sĩ có nhiệm vụ dập tắt ngọn lửa.
Thời Nguyên
Thành Hàng Châu bị quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Hốt Tất Liệt bao vây và công chiếm vào năm 1276, 3 năm trước khi nhà Nam Tống sụp đổ hoàn toàn. Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, cải quốc hiệu là Đại Nguyên, đóng đô ở Đại Đô (Bắc Kinh), nhưng Hàng Châu vẫn là một trung tâm thương mại và hành chính quan trọng của vùng Giang Nam.
Nhà Nguyên Trung Quốc rất cởi mở với du khách tứ phương và một số nhà du hành khi trở về phương Tây đã mô tả Hàng Châu—dưới tên Khinzai, Quinsai, Campsay—như là một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Thương gia người Venezia Marco Polo được cho là đã đến viếng thăm Hàng Châu vào thế kỷ 13. Trong cuốn sách của mình, ông miêu tả thành phố này "lớn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới" và rằng "số lượng và sự giàu có của các thương nhân và số lượng hàng hóa qua tay họ rất lớn mà thậm chí không ai có thể ước tính". Các ghi chép của Polo về thành phố rất có khả năng đã phóng đại kích thước của nó, mặc dù nó được miêu tả là có tường thành dài hơn trăm dặm, nhưng sẽ hợp lý hơn nếu đơn vị đo lường này là dặm Trung Quốc, thay vì dặm Ý. Còn con số "12.000 cây cầu đá" có khả năng là một lỗi sao chép bắt nguồn từ 12 cổng thành. Vào thế kỷ 14, khi nhà du hành người Maroc Ibn Battuta đến thăm Hàng Châu, mà ông gọi là al-Khansā, ông đã miêu tả thành phố này là "thành phố lớn nhất trên mặt đất mà tôi từng thấy."
Từ thời nhà Minh đến nay
Thành Hàng Châu vẫn là một hải cảng quan trọng cho đến giữa thời nhà Minh, khi bến cảng của nó dần bị phù sa bồi đắp. Dưới thời nhà Thanh, nơi đây là nơi đóng quân đồn trú của quân đội.
Vào năm 1856 và 1860, Thái Bình Thiên Quốc chiếm đóng Hàng Châu. Thành phố đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến này.
Hàng Châu được cai trị bởi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Quốc dân đảng từ năm 1927 đến năm 1937. Từ năm 1937 đến năm 1945, thành phố bị Nhật Bản chiếm đóng. Quốc dân đảng trở lại vào năm 1945 và cai trị cho đến năm 1949. Vào ngày 3 tháng 5 năm 1949, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Hàng Châu và thành phố này rơi vào tay đảng Cộng sản. Sau khi các chính sách cải cách của Đặng Tiểu Bình bắt đầu được áp dụng vào cuối năm 1978, Hàng Châu đã tận dụng lợi thế của việc nằm ở đồng bằng sông Dương Tử để thúc đẩy sự phát triển của nó. Chính vì vậy mà Hàng Châu hiện là một trong những thành phố lớn thịnh vượng nhất của Trung Quốc.
Vào tháng 9 năm 2015, Hàng Châu đã giành quyền đăng cai Á vận hội 2022. Đây sẽ là thành phố thứ ba ở Trung Quốc đăng cai Đại hội thể thao châu Á sau Bắc Kinh 1990 và Quảng Châu năm 2010. Hàng Châu cũng là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 11 vào năm 2016.
Vào tháng 2 năm 2020, thành phố đã bị áp dụng lệnh giới nghiêm sau khi dịch COVID-19 bắt đầu ở Vũ Hán lan rộng khắp Trung Quốc.
Địa lý và khí hậu
Hàng Châu nằm ở phía Bắc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, ở đầu cuối phía Nam của Kinh Hàng Đại Vận Hà ("大运河"), trên vùng đồng bằng châu thổ ở hạ lưu sông Dương Tử. Toàn bộ thành phố ngang tỉnh Hàng Châu trải dài về phía tây tiếp giáp với vùng núi của tỉnh An Huy, phía đông là một vùng bằng phẳng cạnh vịnh Hàng Châu. Thành phố được xây dựng bao quanh mặt phía đông và phía bắc của Tây Hồ ("西湖"), phía chính bắc sông Tiền Đường.
Hàng Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Hàng Châu là 16,2 °C (61,2 °F). Mùa hè nóng ẩm, trong khi mùa đông mát mẻ và khô hanh. Vào tháng 7, tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình xấp xỉ 33,8 °C (92,8 °F); vào tháng 1 nhiệt độ trung bình khoảng 3,6 °C (38,5 °F). Lượng mưa hàng năm là 1450 mm. Vào giữa mùa hè, Hàng Châu và nhiều thành phố khác của tỉnh Chiết Giang phải hứng chịu khá nhiều cơn bão từ biển Hoàng Hải, nhưng hiếm khi bị các cơn bão tấn công trực tiếp. Hầu hết các cơn bão này gây ảnh hưởng đến Hàng Châu sau khi tác động dọc bờ biển Chiết Giang.
Phân cấp hành chính
Hàng Châu bao gồm khu đô thị Hàng Châu (có 10 quận), 1 thành phố cấp huyện, và 2 huyện. 6 quận trung tâm có diện tích 682 km² và có dân số 1.910.000 người. 2 quận còn lại có diện tích 2.642 km² và có dân số 1.950.000.
Ngày 9 tháng 4 năm 2021, thành phố Hàng Châu có sự thay đổi lớn về phân chia hành chính, cụ thể như sau:
Thành lập quận Thượng Thành (mới) trên cơ sở sáp nhập diện tích và dân số của quận Thượng Thành (cũ) và phần lớn quận Giang Can vừa giải thể (trừ nhai đạo Hạ Sa và Bạch Duơng).
Thành lập quận Củng Thự (mới) trên cơ sở sáp nhập diện tích và dân số của quận Hạ Thành (cũ) và quận Củng Thự (cũ).
Thành lập quận Lâm Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của quận Dư Hàng, gồm các nhai đạo Lâm Bình, Đông Hồ, Nam Uyển, Tinh Kiều, Vận Hà, Kiều Tư, Sùng Hiền và trấn Đường Thê. Quận Dư Hàng sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại các nhai đạo Dư Hàng, Thuơng Tiền, Nhàn Lâm, Ngũ Thường, Trung Thái, Lương Chử và các trấn Bình Dao, Kinh Sơn, Hoàng Hồ, Lô Điểu, Bách Trượng.
Thành lập quận Tiền Đường trên cơ sở điều chỉnh phần diện tích và dân số còn lại của quận Giang Can vừa giải thể sau khi đã thành lập quận Thượng Thành (mới), gồm nhai đạo Hạ Sa, Bạch Dương cùng một phần diện tích tự nhiên và dân số của quận Tiêu Sơn, bao gồm các nhai đạo Hà Trang, Nghĩa Bồng, Tân Loan, Lâm Giang.
Số quận của thành phố từ thời điểm này không thay đổi, vẫn là 10 quận.
Du lịch
Hàng Châu nổi tiếng với những di tích lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp. Thành phố này được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc. Mặc dù, trong thời gian gần đây nhiều khu đô thị mới được xây dựng, nó vẫn giữ được nhiều di sản lịch sử - văn hóa giá trị. Ngày nay, du lịch góp một phần quan trọng trong nên kinh tế của Hàng Châu. Một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của Hàng Châu là Tây Hồ (chữ Hán: 西湖). Tây Hồ có diện tích khoảng hơn 6 km vuông, bao gồm nhiều địa điểm du lịch nhỏ khác. Hàng Châu có một quần thể các địa điểm du lịch bao gồm các đền chùa cổ, khu phố cổ, cũng như cảnh quan thiên nhiên pha trộn vẻ đẹp của hồ và núi.
Kinh tế
Nền công nghiệp truyền thống của Hàng Châu có tơ lụa, vải, và chế tạo máy, ngành điện tử và các ngành công nghiệp nhẹ khác đang phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt từ khi nền kinh tế mở cửa năm 1992.
Toshiba có kế hoạch sản xuất máy tính xách tay duy nhất ở nước ngoài tại đây.
Wahaha, công ty đồ uống nhà nước lớn nhất Trung Quốc có đại bản doanh đóng tại Hàng Châu.
Trà Long tỉnh (loại trà rất nổi tiếng của Trung Quốc), được chế biến tại thị trấn Long Tỉnh ở ngoại ô thành phố vẫn theo phương thức truyền thông, bằng tay được cho là loại trà xanh ngon nhất của Trung Quốc.
GDP đầu người của Hàng Châu vào khoảng $6.505 đô la Mỹ, đứng thứ 8 trong 659 thành phố của Trung Quốc.
Tạp chí Forbes trong các năm 2004, 2005, 2006 đã xếp Hàng Châu là thành phố kinh doanh tốt nhất tại Trung Quốc.
Các trường đại học
Công lập
Đại học Chiết Giang (浙江大学) (thành lập năm 1898)
Học viện Mỹ thuật Chiết Giang (中国美术学院) (thành lập năm 1928)
Đại học Công nghệ Chiết Giang (浙江工业大学) (thành lập năm 1953)
Đại học Công nghiệp và Thương mại Chiết Giang (浙江工商大学)
Đại học Điện tử Hàng Châu (杭州电子科技大学)
Đại học Khoa học - Công nghệ Chiết Giang (浙江理工大学)
Đại học Kỹ nghệ Chiết Giang (浙江科技学院)
Đại học Y học Trung Quốc của Chiết Giang (浙江中医药大学)
Đại học Trung Quốc kế lượng (中国计量学院)
Đại học Tài chính - Kinh tê Chiết Giang (浙江财经学院)
Đại học Sư phạm Hàng Châu (杭州师范大学)
Đại học Truyền thông Chiết Giang (浙江传媒学院)
Học viện Ngoại ngữ Chiết Giang
Tư lập
Đại học Thụ Nhân Chiết Giang (浙江树人大学)
Học viện Thành thị Chiết Giang (浙江大学城市学院)
Thành ngữ
Hàng Châu xuất hiện trong câu thành ngữ khá nổi tiếng
Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hangzhou Government website
Arts Crafts Museum Hangzhou in Google Cultural Institute
EN.GOTOHZ.COM – The Official Website of Hangzhou Tourism Commission
TRAVELWESTLAKE – The Official Travel Guide of Hangzhou
TRAVELZHEJIANG – The Official Travel Guide of Zhejiang Province
Thành phố tỉnh Chiết Giang
Đồng bằng Trường Giang
Thành phố phó tỉnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Khu dân cư thành lập thế kỷ 3 TCN
Tỉnh lỵ Trung Quốc
Giang Nam |
12461 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc%20Kinh | Bắc Kinh | Bắc Kinh (; ), là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố nằm ở miền Hoa Bắc, và là một trong số bốn trực hạt thị của Trung Hoa, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn; là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, thành phố Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía Đông Nam.
Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai Trung Quốc xét theo số dân đô thị, xếp sau Thượng Hải, là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 21.707.000 người vào năm 2017. Năm 2018, Bắc Kinh là đơn vị hành chính (gồm bốn thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, năm khu tự trị dân tộc và hai đặc khu hành chính) đông thứ 26 về số dân với 21,5 triệu dân; đứng thứ 12 về kinh tế Trung Quốc và GDP đạt 3.032 tỉ NDT (458,2 tỉ USD) tương ứng với Áo hay Na Uy. Bắc Kinh có chỉ số GDP đầu người đứng thứ nhất Trung Quốc, đạt 140.760 NDT (tương đương 21.261 USD). Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới theo số lượng hành khách.
Lịch sử của thành phố đã có từ ba thiên niên kỷ. Bắc Kinh là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cố đô phong kiến Trung Hoa, là trung tâm chính trị của cả nước trong phần lớn thời gian suốt các triều đại Nguyên, Minh, Thanh. Thành phố nổi tiếng với các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc lâu đời, đồ sộ như cung điện, chùa chiền, lăng mộ, thành trì; cùng với đó, các kho tàng nghệ thuật đa dạng, các trường đại học chất lượng cao góp phần đưa Bắc Kinh trở thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật tại Trung Quốc. Thủ đô Bắc Kinh là một thành phố đặc biệt của Trung Quốc và cả thế giới.
Tên gọi
Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh (南京 Nánjīng, có nghĩa là "Kinh đô phía nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Đông Kinh (東京 Dōngjīng, có nghĩa là "Kinh đô phía đông", ngày nay là Hà Nội); cũng như Kyoto (, "Kinh Đô") và Kinh Thành, (京城 – có nghĩa là "kinh đô", ngày nay là Seoul), Tây Kinh (西京 Xījīng, nghĩa là "Kinh đô phía tây", nay là Lạc Dương). Ở Trung Quốc, thành phố này có nhiều lần được đặt tên lại. Giữa thời gian từ 1368 đến 1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 đến 1949, thành phố này có tên là Bắc Bình (; bính âm: Beiping; Wade-Giles: Pei-p'ing), có nghĩa "hòa bình phía bắc" hay "bình định phía bắc". Trong cả hai trường hợp, tên được đổi – bằng cách bỏ từ "kinh" - để phản ánh hiện thực là kinh đô đất nước đã chuyển đến Nam Kinh, lần đầu tiên dưới thời Hồng Vũ hoàng đế Nhà Minh, và lần thứ hai dưới thời Chính phủ Quốc dân của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh không phải là kinh đô của Trung Hoa.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh năm 1949 một lần nữa một phần để nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã trở lại vai trò thủ đô Trung Quốc của mình. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan chưa bao giờ công nhận chính thức việc đổi tên này và trong thập niên 1950 và thập niên 1960 phổ biến ở Đài Loan gọi Bắc Kinh là Bắc Bình để ám chỉ tính bất hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày nay, phần lớn Đài Loan, kể cả chính phủ Đài Loan đều sử dụng tên gọi Bắc Kinh, dù một số bản đồ của Trung Quốc từ Đài Loan vẫn sử dụng tên gọi cũ cùng với biên giới chính trị cũ. Yên Kinh (; Bính âm: Yānjīng; Wade-Giles: Yen-ching) cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nước Yên đã tồn tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện được một số tổ chức sử dụng làm tên thương hiệu như bia Yên Kinh, Đại học Yên Kinh, một trường đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh. Trong thời Nhà Nguyên, Bắc Kinh được gọi là Đại Đô.
Giản xưng của Bắc Kinh là "Kinh" (京), chúng xuất hiện trong biển số xe của thành phố. Giản xưng chữ cái Latinh chính thức của Bắc Kinh là "BJ".
Lịch sử
Lịch sử ban đầu
Đã phát hiện được các dấu vết có niên đại sớm nhất về sự định cư của con người tại Bắc Kinh trong các hang động ở Long Cốt Sơn (龙骨山) gần Chu Khẩu Điếm thuộc huyện Phòng Sơn, nơi người vượn Bắc Kinh từng sinh sống. Các hóa thạch người đứng thẳng (Homo erectus) từ các hang động này có niên đại từ 230.000 đến 250.000 năm trước. Người hiện đại (homo sapiens) thời đại đồ đá cũ cũng đã sinh sống tại khu vực Bắc Kinh, từ khoảng 27.000 năm trước. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những điểm định cư thời đại đồ đá mới trên khắp thành phố, bao gồm cả ở Vương Phủ Tỉnh tại trung tâm Bắc Kinh.
Thành có tường bao bọc đầu tiên tại khu vực Bắc Kinh là Kế, một thành bang tồn tại từ thế kỷ XI đến thế kỷ VII TCN. Trên địa bàn Bắc Kinh hiện nay, Kế nằm ở phía nam của ga Bắc Kinh Tây. Nơi này sau đó đã bị nước Yên chinh phục và trở thành kinh đô của nước này với tên gọi Yên Kinh.
Thời kỳ phong kiến ban đầu
Sau khi nước Yên bị tiêu diệt trong thời Chiến Quốc, các triều đại phong kiến ban đầu tiếp tục để thành làm thủ phủ châu với các tên gọi khác nhau. Trong thời Tam Quốc, khu vực Bắc Kinh lần lượt do Lưu Ngu rồi đến Công Tôn Toản và Viên Thiệu chiếm giữ trước khi về tay Tào Ngụy. Triều Tây Tấn đã chuyển thủ phủ châu đến Phạm Dương, và các hoàng đế Ngũ Hồ của các nước "Yên" khác nhau trong thời Ngũ Hồ thập lục quốc cũng chọn những địa điểm khác để định đô.
Thời nhà Tùy, khu vực đã hồi sinh khi người ta đào nhiều kênh mương để phục vụ cuộc xâm lược Cao Câu Ly của Tùy Dạng Đế. U châu là một sở chỉ huy chính vào thời Nhà Đường, với tên gọi Phạm Dương, khu vực Bắc Kinh trong một thời gian ngắn đã là thủ đô của nước Đại Yên trong loạn An Sử vào thế kỷ VIII. Năm 936, nhà Hậu Tấn đã buộc phải nhường lại toàn bộ khu vực Bắc Kinh cho nhà Liêu của người Khiết Đan. Hai năm sau, nhà Liêu lập bồi đô ở nơi này, và đặt tên là Nam Kinh. một số công trình cổ nhất còn tồn tại ở Bắc Kinh có niên đại từ thời Liêu, bao gồm Thiên Ninh tự.
Nhà Liêu sụp đổ trước nhà Kim của người Nữ Chân vào thế kỷ XII và nhà Kim đã chuyển thủ đô của họ đến Nam Kinh vào năm 1153, đổi tên thành Trung Đô. Thành bị quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn bao vây vào năm 1213 và bị san bằng hai năm sau đó. Sau này, Hốt Tất Liệt đã hạ lệnh xây dựng Đại Đô (Khanbaliq), tân đế đô cho triều Nguyên của ông, nằm gần kề các tàn tích từ thời Kim. Việc xây dựng được tiến hành từ 1264 đến 1293, và đã nâng cao rất nhiều vị thế của một thành nằm ở rìa phía bắc của Trung Quốc bản thổ. Thành có trung tâm là Cổ Lâu nằm hơi lệch về phía bắc của khu vực đô thị Bắc Kinh hiện nay và kéo dài từ đường Trường An đến tuyến số 10 ngày nay. Tàn dư của bức tường đắp bằng đất từ thời Nguyên vẫn còn và được gọi là Thổ Thành.
Nhà Minh
Năm 1368, một thời gian ngắn sau khi lập ra Nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã cử một đội quân đến Đại Đô và đốt cháy thành.<ref name="patbu">Ebrey, Patricia Buckley. The Cambridge Illustrated History of China. Cambridge: Cambridge University Press, 1999. ISBN=0-521-66991-X</ref> Tuy nhiên do quân Nguyên tiếp tục chiếm giữ Thượng Đô và Mông Cổ, một thành mới đã được thiết lập để tiếp tế cho các đơn vị quân sự đồn trú trong khu vực. Thành này được gọi là Bắc Bình và theo chính sách tiến hành phong vương lập phiên của Chu Nguyên Chương thì thành được trao cho Yên vương Chu Đệ, hoàng tử thứ tư của ông ta.
Việc người kế thừa của Chu Nguyên Chương mất sớm đã dẫn đến một cuộc đấu tranh kế vị khi bản thân ông ta qua đời, thắng lợi cuối cùng thuộc về Chu Đệ và người này trở thành Vĩnh Lạc Đế. Do kinh thành Ứng Thiên (Nam Kinh) đã bị cháy khi Chu Đệ tiến vào, ông đã lập phong ấp của mình làm đồng kinh thành. Thành Bắc Bình trở thành Thuận Thiên – tức Bắc Kinh ngày nay vào năm 1403. Việc xây dựng hoàng cung mới, Tử Cấm thành, được tiến hành từ năm 1406 đến 1420; đây cũng là khoảng thời gian xây dựng một số điểm đến chính của thành phố hiện nay, như Thiên Đàn và Thiên An Môn (song quảng trường trước nó đến năm 1651 mới được dọn quang). Khi mọi thứ hoàn tất vào năm 1421, Bắc Kinh trở thành kinh sư của đế quốc trong khi Ứng Thiên – mà nay gọi là Nam Kinh – thì để mất đi phần lớn tầm quan trọng của nó (Hồng Hi hoàng đế đã ra một chiếu chỉ vào năm 1425 để dời đô về Nam Kinh, song ông đã băng hà ngay sau đó).
Trong thế kỷ XV, Bắc Kinh đã cơ bản có được khuôn mẫu như hiện nay. Tường thành thời Minh tiếp tục tồn tại cho đến thời hiện đại, khi nó bị kéo đổ và đường vành đai 2 được xây dựng trên vị trí của nó. Có quan điểm phổ biến rằng Bắc Kinh từng là thành phố lớn nhất thế giới trong hầu hết các thế kỷ XV, XVI, XVII, và XVIII. Nhà thờ Thiên Chúa giáo đầu tiên được biết đến tại Bắc Kinh đã được xây dựng vào năm 1652 tại đất có nhà nguyện của Matteo Ricci trước đó; nhà thờ Nam Đường được xây dựng sau này cũng trên địa điểm đó.
Quân khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành đã chiếm Bắc Kinh vào năm 1644 và kết thúc triều đại nhà Minh, song ông ta và triều Đại Thuận đã từ bỏ thành sau khi thất bại trước đội quân Thanh dưới quyền Đa Nhĩ Cổn ở Sơn Hải quan. Quân Thanh sau đó tiến vào chiếm lĩnh Bắc Kinh.
Nhà Thanh
Đa Nhĩ Cổn xem triều Thanh là triều đại kế thừa trực tiếp của triều Minh (xem Đại Thuận là phi pháp) và Bắc Kinh trở thành kinh đô duy nhất của Trung Quốc. Các hoàng đế Nhà Thanh đã cho sửa sang Hoàng cung, song phần lớn các công trình và cách bố trí chung từ thời Minh thì vẫn không thay đổi. Các thần thánh của người Mãn được thờ phụng, song Nhà Thanh cũng tiếp tục duy trì các quốc lễ truyền thống. Các bảng hiệu được viết bằng song ngữ Mãn-Hán hoặc bằng chữ Hán.
Trong chiến tranh Nha phiến lần hai, quân Anh-Pháp đã chiếm thành phố, cướp bóc và đốt phá Viên Minh Viên vào năm 1860. Theo Điều ước Bắc Kinh khi kết thúc cuộc chiến, các cường quốc phương Tây lần đầu tiên được đảm bảo quyền hiện diện ngoại giao thường trực trong thành phố. Năm 1900, "phong trào Nghĩa Hòa Đoàn" đã cố gắng tiệt trừ sự hiện diện này, cũng như việc người Trung Quốc cải sang Thiên Chúa giáo, khiến Bắc Kinh lại bị các cường quốc ngoại bang chiếm đóng. Trong giao tranh, một vài cấu trúc quan trọng đã bị phá hủy, bao gồm Hàn Lâm Viện và Di Hòa Viên.
Thời Dân Quốc
Cách mạng Tân Hợi đã diễn ra vào năm 1911 nhằm thay thế Nhà Thanh bằng một Cộng hòa và các lãnh đạo của cuộc cách mạng như Tôn Trung Sơn ban đầu đã dự định dời đô đến Nam Kinh. Khi đó, một đại thần của triều Thanh là Viên Thế Khải đã buộc hoàng đế cuối cùng của Nhà Thanh thoái vị và những người cách mạng đã chấp thuận để ông làm đại tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc. Viên Thế Khải vẫn giữ thủ đô tại Bắc Kinh và nhanh chóng củng cố quyền lực, rồi xưng đế vào năm 1915. Ông ta qua đời chưa đầy một năm sau đó khiến Trung Quốc bị phân liệt giữa các quân phiệt địa phương. Các phe phái mạnh nhất đã tiến hành các cuộc chiến tranh thường xuyên – chiến tranh Trực-Hoàn năm 1920 cùng chiến tranh Trực-Phụng lần thứ nhất và lần thứ hai vào các năm 1922 và 1924 – để kiểm soát thủ đô. Sau khi Quốc Dân Đảng' tiến hành Bắc phạt thành công, thủ đô chính thức bị dời về Nam Kinh vào năm 1928. Ngày 28 tháng 6 cùng năm, Bắc Kinh được đổi tên thành Bắc Bình.
Trong chiến tranh Trung-Nhật, Bắc Bình rơi vào tay Nhật Bản ngày 29 tháng 7 năm 1937 và trở thành nơi đặt trụ sở của chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, một chính phủ bù nhìn quản lý các phần lãnh thổ của người Hán ở các khu vực do Nhật Bản chiếm đóng tại Hoa Bắc. Chính phủ này sau đó hợp nhất với chính quyền Uông Tinh Vệ đặt tại Nam Kinh.
Thời Cộng hòa Nhân dân
Trong giai đoạn cuối cùng của Nội chiến Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chiếm được thành phố một cách yên bình vào ngày 31 tháng 1 năm 1949 trong chiến dịch Bình Tân. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ trên đỉnh Thiên An Môn. Ông đặt thủ đô tại thành phố, và phục hồi lại tên gọi Bắc Kinh, một quyết định được Chính hiệp Toàn quốc thông qua chỉ vài ngày trước đó.
Trong thập niên 1950, thành phố bắt đầu phát triển ra ngoài thành cổ và các vùng lân cận xung quanh, với các cơ sở công nghiệp nặng ở phía tây và các khu dân cư ở phía bắc. Nhiều phần của tường thành Bắc Kinh đã bị giật đổ trong thập niên 1960 để xây dựng tàu điện ngầm Bắc Kinh và đường vành đai 2.
Trong Cách mạng văn hóa từ năm 1966 đến 1976, phong trào Hồng vệ binh bắt đầu tại Bắc Kinh và chính quyền thành phố đã trở thành nạn nhân tại một trong các cuộc thanh trừng đầu tiên. Vào mùa thu năm 1966, toàn bộ các trường học của thành phố ngừng hoạt động và trên một triệu hồng vệ binh từ khắp đất nước đã tập hợp tại Bắc Kinh trong tám cuộc mittinh tại quảng trường Thiên An Môn với Mao Trạch Đông. Vào tháng 4 năm 1976, cư dân Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tập hợp quần chúng lớn chống lại Tứ nhân bang và Cách mạng Văn hóa tại quảng trường Thiên An Môn song đã bị đàn áp mạnh mẽ. Vào tháng 10 năm 1976, Tứ nhân bang đã bị bắt giữ tại Trung Nam Hải và cách mạng Văn hóa đi đến hồi kết. Vào tháng 12 năm 1978, Hội nghị Toàn thể lần thứ ba của Uỷ ban Trung ương Đảng khóa 11 tại Bắc Kinh dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình đã đảo nghịch những lời tuyên án chống lại các nạn nhân của Cách mạng Văn hóa và khởi đầu "chính sách cải cách và mở cửa".
Từ đầu thập niên 1980, khu vực đô thị của Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều với việc hoàn thành đường vành đai 2 vào năm 1981 cũng như đường vành đai 3, 4, 5 và 6 vào sau này. Theo một tường thuật báo chí vào năm 2005, quy mô khu vực phát triển mới của Bắc Kinh rộng gấp rưỡi trước đó. Vương Phủ Tỉnh và Tây Đan (西单) đã phát triển thành những khu phố mua sắm hưng thịnh, trong khi Trung Quan Thôn trở thành một trung tâm điện tử lớn tại Trung Quốc. Trong những năm gần đây, sự phát triển của Bắc Kinh đã đem đến một số vấn đề như giao thông đông đúc, chất lượng không khí ở mức thấp, mất đi các khu vực lịch sử, và phải đón nhận một dòng nhập cư đáng kể đến từ các khu vực kém phát triển hơn trong nước. Bắc Kinh cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc thời gian gần đây, đáng chú ý là các cuộc biểu tỉnh Thiên An Môn năm 1989 và Thế vận hội Mùa hè 2008.
Địa lý
Địa hình
Thành phố Bắc Kinh nằm trên vùng đất thấp và bằng phẳng, với độ cao thường nằm trong khoảng 40-60m trên mực nước biển. Điểm cao nhất trong khu thành cổ là đỉnh của Cảnh Sơn với độ cao là 88,35 m, từ đây có thể nhìn toàn cảnh Tử Cấm thành. Đỉnh của Vạn Thọ Sơn (万寿山) thuộc Di Hòa Viên có độ cao . Vùng đồng bằng từ Bắc Kinh kéo dài xa về phía đông đến Sơn Hải quan bên bờ Bột Hải và xa về phía nam đến Nam Kinh.
Ở phía tây Bắc Kinh có Tây Sơn, có thể nhìn thấy núi này từ nội thị vào những ngày quang đãng. Tây Sơn tạo thành sườn núi phía đông của Thái Hành Sơn- dãy núi chạy theo chiều bắc-nam và tạo thành xương sống phía tây của Hà Bắc. Tây Sơn bao trùm gần như toàn bộ các quận Phòng Sơn và Môn Đầu Câu ở phía tây thành phố. Đông Linh Sơn (东灵山, cao ), một đỉnh núi của Tây Sơn nằm trên ranh giới với Hà Bắc, là đỉnh cao nhất tại Bắc Kinh. Đỉnh này nằm cách trung tâm thành phố . Tây Sơn cũng được biết đến với các đồng cỏ núi cao và các hẻm núi sông, bao gồm Thập Độ (十渡). Vùng chân núi của Tây Sơn vươn đến tận vùng đô thị của thành phố, bao gồm Hương Sơn (香山)- một điểm đến du lịch lớn và Lão Sơn- nơi diễn ra thi đấu xe đạp leo núi trong Thế vận hội Mùa hè 2008.
Các dãy núi ở bắc bộ của Bắc Kinh bao gồm Bát Đạt Lĩnh, Quân Đô Sơn (军都山) và Phượng Hoàng Lĩnh (凤凰岭) đều thuộc Yên Sơn, chạy theo hướng đông-tây, ngang qua bắc bộ tỉnh Hà Bắc. Yên Sơn chia tách bình nguyên Hoa Bắc với thảo nguyên và có ý nghĩa quân sự quan trọng trong lịch sử. Toàn bộ các đoạn Trường Thành thuộc Bắc Kinh đều được xây dựng trên dãy Yên Sơn, với cao độ lớn nhất là tại Hải Đà Sơn (海坨山) trên ranh giữa giữa huyện Diên Khánh và tỉnh Hà Bắc.
Yên Sơn và Tây Sơn gặp nhau tại Nam Khẩu thuộc quận Xương Bình ở tây bắc của thành phố. Chỗ giao nhau tạo thành một đường đứt đoạn lớn và thung lũng sụt lún, và các tuyến đường bộ và đường sắt chính vượt sang phía tây bắc của thành phố đều đi qua chỗ này.
Thủy văn
Năm thủy hệ lớn nhất tại Bắc Kinh, chảy từ tây sang đông, gồm: Cự Mã Hà (拒马河), Vĩnh Định Hà, Bắc Vận Hà (北运河), Triều Bạch Hà (潮白河), Kế Vận Hà (蓟运河). Các sông hầu hết đều bắt nguồn từ Cao nguyên Nội Mông Cổ, chảy xuyên qua các dãy núi ở phía tây và bắc của thành phố, cuối cùng đổ vào Hải Hà- con sông đổ trực tiếp ra Bột Hải. Ngày nay, không có sông lớn nào chảy qua khu vực đô thị trung tâm của Bắc Kinh do qua hàng thế kỷ, con người đã điều hướng các con sông chảy vòng qua thành phố. Nhờ các hồ, kênh mương, hào, cống dẫn nước, các con sông này tiếp tục cung cấp nước, đồng thời là nơi thoát nước cho thành phố, song nội thị Bắc Kinh không còn bị đe dọa từ lũ lụt do sông này gây ra. Bắc Kinh cũng là điểm cuối phía bắc của Đại Vận Hà, được xây dựng xuyên qua bình nguyên Hoa Bắc đến Hàng Châu, đoạn Bắc Kinh-Thiên Tân được gọi là Bắc Vận Hà. Hồ chứa Mật Vân (密云水库), được xây dựng trên thượng du Triều Bạch Hà, là hồ chứa lớn nhất Bắc Kinh và cũng là một nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố.
Khu nội thị Bắc Kinh có một vài hồ được gọi là hải. Vào thời nhà Nguyên, những nhà cai trị người Mông Cổ đã cho mở rộng và xây dựng hoàng cung Đại Đô xung quanh chúng. Sau này, các hoàng đế Nhà Minh và Nhà Thanh đã sử dụng các hồ này làm ngự hoa viên. Ngày nay, ba hồ cực bắc trong nội thị là Tây Hải, Hậu Hải và Tiền Hải, được gọi chung là Thập Sát Hải (什刹海). Ở phía nam của chúng, Bắc Hải là một công viên của thành phố, còn Trung Hải và Nam Hải là một bộ phận của quần thể Trung Nam Hải. Chuỗi hồ này từng là lòng sông chính của Vĩnh Định Hà- cong sông mà ngày nay chảy cách đó về phía tây. Cách nay 1.800 năm, Vĩnh Định Hà chảy qua Tích Thủy Đàm (积水潭) và trung tâm đô thị của Bắc Kinh và sau đó chảy vào hồ Long Đàm vào Thông Châu.
Cảnh quan
Khí hậu
Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, khá khô hạn (phân loại khí hậu Köppen Dwa), có đặc trưng là mùa hè nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; và mùa đông thường rất lạnh, lộng gió và khô do ảnh hưởng của áp cao Siberia. Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải hứng chịu các cơn bão cát thổi đến từ sa mạc Gobi băng qua thảo nguyên Mông Cổ, kèm theo đó là nhiệt độ ấm lên nhanh chóng, song thường khô. Mùa thu cũng giống mùa xuân, Bắc Kinh được đón nhận một lượng mưa nhỏ, song mùa này có không khí se lạnh và kéo dài ngắn. Nhiệt độ trung bình tháng của Bắc Kinh vào tháng 1 là , trong khi vào tháng 7 là . Lượng giáng thủy bình quân hàng năm là khoảng , với gần ba phần tư xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cực độ ở đây là từ đến .
Hành chính
Bắc Kinh hiện có 16 đơn vị hành chính cấp huyện. Ngày 1 tháng 7 năm 2010, các khu Sùng Văn và Tuyên Vũ đã được hợp nhất tương ứng vào các khu Đông Thành và Tây Thành.
Chú thích
Khu thành phố cổ, nguyên nằm trong tường thành, nay nằm trong đường vành đai 2
Các khu vực đô thị nằm giữa đường vành đai 2 và đường vành đai 5
Các khu vực ngoại ô gần, được nối liền bằng đường vành đai 6
Các khu vực ngoại ô xa và nông thôn.
Kinh tế
Bắc Kinh nằm trong số các thành phố phát triển nhất tại Trung Quốc, với ngành kinh tế thứ ba chiếm khoảng 73,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố; Bắc Kinh là thành phố hậu công nghiệp đầu tiên tại Trung Quốc đại lục. Năm 2009, Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở của 41 công ty trong Fortune Global 500, đứng thứ hai thế giới sau Tokyo, và có hơn 100 công ty nằm trong số các công ty lớn nhất tại Trung Quốc. Ảnh hưởng kinh tế tổng thể của Bắc Kinh được PwC xếp hạng thứ 1.
Tài chính là một trong các ngành kinh tế quan trọng nhất của Bắc Kinh. Đến cuối năm 2007, đã có 751 tổ chức tài chính tại Bắc Kinh tạo ra thu nhập 128,6 tỉ NDT chiếm 11,6% tổng thu nhập ngành tài chính của toàn quốc. Thu nhập từ tài chính cũng chiếm 13,8% tổng GDP của Bắc Kinh, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ thành phố nào khác tại Trung Quốc.
Các ngành bất động sản và ô tô tại Bắc Kinh tiếp tục bùng nổ trong những năm gần đây. Năm 2005, có tổng cộng bất động sản nhà ở đã được bán, với tổng giá trị đạt 175,88 tỷ NDT. Tổng số ô tô đăng ký tại Bắc Kinh vào năm 2004 là 2.146.000 chiếc, trong đó 1.540.000 chiếc thuộc sở hữu tư nhân (tăng 18,7% so với năm trước).
Khu Trung tâm Thương vụ Bắc Kinh (北京商务中心区), tập trung tại khu vực Quốc Mậu (国贸), đã được xác định là khu trung tâm thương mại mới của thành phố, và là nơi đặt trụ sở chính của các công ty, có các khu mua sắm, và nhà ở cao cấp. Phố Tài chính Bắc Kinh (北京金融街) nằm trên hai khu vực Phục Hưng Môn (复兴门) và Phụ Thành Môn (阜成门), là một trung tâm tài chính truyền thống. Các khu vực Vương Phủ Tỉnh và Tây Đan là những phố mua sắm lớn. Trung Quan Thôn (中关村), được đặt biệt danh là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", tiếp tục là một trung tâm lớn của các ngành điện tử và các ngành công nghiệp liên quan đến máy tính, cũng như các nghiên cứu liên quan đến dược phẩm. Trong khi đó, Diệc Trang (亦庄), nằm ở đông nam khu vực đô thị của thành phố, đã trở thành một trung tâm mới đối với các ngành dược phẩm, công nghệ thông tin, và kỹ thuật vật liệu. Thạch Cảnh Sơn, nằm ở ngoại ô phía tây thành phố, nằm trong số các khu vực công nghiệp chính. Các khu công nghiệp được xác định có vị thế đặc biệt bao gồm Công viên Khoa học-Kỹ thuật Trung Quan Thôn (中关村科技园区), khu Phát triển Kinh tế Vĩnh Lạc (永乐经济开发区), Khu phát triển Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Kinh (北京经济技术开发区), và Khu công nghiệp cảng hàng không Thiên Trúc (天竺空港工业区).
Nông nghiệp phát triển ở bên ngoài khu vực đô thị, lúa mì và ngô là các cây trồng chính. Nông dân cũng trồng các loại rau xanh ở các khu vực gần nội thị để cung cấp cho thành phố.
Năm 2018, Bắc Kinh là đơn vị hành chính (gồm 04 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, 05 khu tự trị và 02 đặc khu hành chính) đông thứ 26 về số dân với 21,5 triệu dân và đứng thứ 12 về kinh tế Trung Quốc và GDP đạt 3.032 tỉ NDT (458,2 tỉ USD) tương ứng với Áo hay Na Uy. Bắc Kinh có chỉ số GDP đầu người đứng thứ nhất Trung Quốc đại lục, thứ ba toàn quốc (sau Ma Cao và Hồng Kông), đạt 140.760 NDT (tương đương 21.261 USD). Thành phố là trụ sở của nhiều công ty trong Fortune Global 500, Bắc Kinh cũng được mô tả là vượt qua New York năm 2016 để trở thành "Thủ đô tỷ phú của thế giới".Vùng kinh tế
Năm 2006, chính quyền thành phố đã xác định sáu khu vực sản xuất kinh tế cao cấp xung quanh Bắc Kinh là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2012, sáu khu vực đã sản xuất 43,3% GDP của thành phố, tăng từ 36,5% trong năm 2007 Sáu khu là:
Trung Quan Thôn, làng silicon của Trung Quốc ở quận |Hải Điến phía tây bắc thành phố, là nơi có cả các công ty công nghệ mới thành lập và khởi nghiệp. Tính đến quý 2 năm 2014, trong số 9,895 công ty đã đăng ký tại một trong sáu khu vực, 6.150 được đặt tại Trung Quan Thôn.
Phố tài chính Bắc Kinh, ở quận Tây Thành ở phía tây thành phố giữa Fuxingmen và Fuchengmen, được bao quanh bởi những trụ sở của các ngân hàng nhà nước lớn và các công ty bảo hiểm. Các cơ quan quản lý tài chính của đất nước bao gồm ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý ngân hàng, cơ quan quản lý chứng khoán và cơ quan ngoại hối được đặt tại khu vực lân cận.
Khu thương mại trung tâm Bắc Kinh (CBD), thực sự nằm ở phía đông trung tâm thành phố, gần các đại sứ quán dọc theo đường vành đai thứ ba phía đông giữa Jianguomenwai và Chaoyangmenwai. CBD là nơi có hầu hết các tòa nhà văn phòng nhà chọc trời của thành phố. Hầu hết các công ty nước ngoài và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp của thành phố đều có trụ sở tại CBD.
Khu vực phát triển kinh tế và công nghệ Bắc Kinh, còn được gọi là Yizhuang, là một khu công nghiệp nằm ở phía Nam đường vành đai thứ năm ở quận Đại Hưng. Nó đã thu hút các công ty dược phẩm, công nghệ thông tin và kỹ thuật vật liệu.
Khu kinh tế sân bay Bắc Kinh được thành lập năm 1993 và bao quanh sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh ở quận Thuận Nghĩa phía tây bắc thành phố. Ngoài hậu cần, dịch vụ hàng không và các công ty thương mại, khu vực này cũng là nhà của các nhà máy lắp ráp ô tô của Bắc Kinh.
Khu trung tâm Olympic Bắc Kinh bao quanh công viên Olympic nằm ở phía bắc trung tâm thành phố và đang phát triển thành một trung tâm hội nghị giải trí, thể thao, du lịch và kinh doanh.
Thạch Cảnh Sơn, ở vùng ngoại ô phía tây của thành phố, là một cơ sở công nghiệp nặng truyền thống để sản xuất thép. Các nhà máy hóa chất tập trung ở vùng ngoại ô phía đông.
Doanh nghiệp ít hợp pháp cũng tồn tại. Đô thị Bắc Kinh được biết đến là một trung tâm của hàng hóa bị vi phạm bản quyền; bất cứ thứ gì từ quần áo thiết kế mới nhất cho đến DVD đều có thể tìm thấy ở các thị trường trên toàn thành phố, thường được bán cho người nước ngoài và khách quốc tế.
Vấn đề môi trường
Bắc Kinh có một lịch sử lâu dài về các vấn đề môi trường. Từ năm 2000 đến 2009, phạm vi đô thị của Bắc Kinh tăng gấp bốn lần, điều này không chỉ làm tăng mạnh mức độ phát thải của con người, mà còn thay đổi căn bản khí tượng, ngay cả khi không bao gồm khí thải của xã hội loài người. Ví dụ, bề mặt suất phản chiếu, tốc độ gió và độ ẩm gần bề mặt đã giảm, trong khi nhiệt độ không khí trên mặt đất và gần bề mặt, độ pha loãng không khí theo chiều dọc và nồng độ ôzôn đã tăng lên. Do các yếu tố kết hợp của đô thị hóa và ô nhiễm do đốt nhiên liệu hóa thạch, Bắc Kinh thường bị ảnh hưởng bởi vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhiều người dân. Vào năm 2013, sương khói dày đặc đã tấn công Bắc Kinh và hầu hết các vùng phía bắc Trung Quốc, ảnh hưởng đến tổng cộng 600 triệu người. Từ đó, ô nhiễm không khí đã trở thành một mối quan tâm kinh tế và xã hội quan trọng ở Trung Quốc. Sau đó chính phủ Bắc Kinh đã công bố các biện pháp để giảm ô nhiễm không khí, ví dụ như giảm tỷ trọng than từ 24% trong năm 2012 xuống 10% trong năm 2017, trong khi chính phủ quốc gia ra lệnh cho các phương tiện ô nhiễm nặng bị loại bỏ từ năm 2015 đến năm 2017 và nỗ lực chuyển đổi hệ thống năng lượng sang sử dụng nguồn năng lượng sạch..
Chất lượng không khí
Nghiên cứu chung giữa các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc năm 2006 đã kết luận rằng phần lớn ô nhiễm của thành phố đến từ các thành phố và tỉnh lân cận khác. Trung bình 35-60% ozone có thể được truy tìm đến các nguồn bên ngoài thành phố. Tỉnh Sơn Đông và đô thị Thiên Tân có "ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng không khí của Bắc Kinh", một phần do gió nam/đông nam phát triển mạnh trong mùa hè và các ngọn núi ở phía bắc và tây bắc.
Để chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa hè 2008 và thực hiện lời hứa để làm sạch không khí của thành phố, gần 17 tỷ USD đã được chi. Bắc Kinh đã thực hiện một số kế hoạch cải thiện không khí trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, bao gồm tạm dừng hoạt động tại tất cả các công trường xây dựng, đóng cửa nhiều nhà máy ở Bắc Kinh, tạm thời đóng cửa ngành công nghiệp ở các khu vực lân cận, đóng cửa một số trạm xăng, và cắt giảm lưu lượng xe máy một nửa bằng cách giới hạn người lái xe trong những ngày lẻ hoặc chẵn (dựa trên số biển số xe), giảm giá vé xe buýt và tàu điện ngầm, mở các tuyến tàu điện ngầm mới và cấm các phương tiện phát thải cao. Thành phố tiếp tục triển khai lắp ráp 3.800 xe buýt chạy bằng khí đốt tự nhiên, một trong những hệ thống tàu điện ngầm khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc yêu cầu tương đương với tiêu chuẩn khí thải Euro 4.
Đốt than chiếm khoảng 40% PM 2.5 ở Bắc Kinh và cũng là nguồn cung cấp nitơ và lưu huỳnh dioxide chính. Từ năm 2012, thành phố đã chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than để đốt khí đốt tự nhiên và đặt mục tiêu giới hạn mức tiêu thụ than hàng năm ở mức 20 triệu tấn. Năm 2011, thành phố đã đốt 26,3 triệu tấn than, 73% trong số đó là để sưởi ấm và sản xuất điện và phần còn lại cho công nghiệp. Phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí của thành phố được phát ra từ các khu vực lân cận. Tiêu thụ than ở thành phố láng giềng Thiên Tân dự kiến sẽ tăng từ 48 đến 63 triệu tấn từ năm 2011 đến 2015. Tỉnh Hà Bắc đã đốt hơn 300 triệu tấn than trong năm 2011, nhiều hơn cả nước Đức, trong đó chỉ có 30% được sử dụng để sản xuất điện và một phần đáng kể để sản xuất thép và xi măng. Các nhà máy điện ở các khu vực khai thác than ở Sơn Tây, Nội Mông và Thiểm Tây, nơi tiêu thụ than đã tăng gấp ba lần từ năm 2000, và Sơn Đông cũng góp phần gây ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh. Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc và Nội Mông, lần lượt xếp hạng từ thứ nhất đến thứ tư, trong số các tỉnh của Trung Quốc theo tiêu thụ than. Có bốn nhà máy nhiệt điện than lớn trong thành phố để cung cấp điện cũng như sưởi ấm trong mùa đông. Nhà máy đầu tiên (Nhà máy nhiệt điện Gaojing) đã ngừng hoạt động vào năm 2014. Hai nhà máy khác đã ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2015. Nhà máy cuối cùng (Nhà máy Nhiệt điện Huaneng) sẽ đóng cửa vào năm 2016. Từ năm 2013 đến 2017, thành phố đã lên kế hoạch giảm 13 triệu tấn tiêu thụ than và tiêu thụ than xuống còn 15 triệu tấn trong năm 2015.
Chính phủ đôi khi sử dụng các biện pháp gieo hạt trên đám mây để tăng khả năng có mưa rào trong khu vực để làm sạch không khí trước các sự kiện lớn, như trước cuộc diễu hành kỷ niệm 60 năm vào năm 2009 cũng như để chống lại các điều kiện hạn hán trong khu vực. Tuy nhiên, gần đây, chính phủ đã tăng cường sử dụng các biện pháp như tạm thời đóng cửa các nhà máy và thực hiện các hạn chế lớn hơn đối với ô tô trên đường, như trong sự kiện "một APEC xanh" và "diễu hành màu xanh", trong thời gian ngắn và ngay trước APEC Trung Quốc 2014 và Cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng 2015. Trong và trước các sự kiện này, chất lượng không khí của Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể, chỉ trở lại mức không lành mạnh ngay sau đó.
Chất lượng không khí Bắc Kinh thường kém, đặc biệt là vào mùa đông. Vào giữa tháng 1 năm 2013, chất lượng không khí của Bắc Kinh đã được đo trên đỉnh đại sứ quán Hoa Kỳ của thành phố với mật độ PM2,555 microgam trên mét khối, vượt xa chỉ số chất lượng không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Nó đã được báo cáo rộng rãi, ban đầu thông qua một tài khoản Twitter, rằng tình trạng này là "xấu một cách điên rồ". Điều này sau đó đã được thay đổi thành "ngoài chỉ số".
Vào ngày 8 và 9 tháng 12 năm 2015, Bắc Kinh đã có cảnh báo sương khói đầu tiên, đóng cửa phần lớn ngành công nghiệp và các doanh nghiệp thương mại khác trong thành phố. Cuối tháng khác, một "báo động đỏ" về sương mù khác đã được ban hành.
Theo thông báo của văn phòng bảo vệ môi trường của Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2016, bắt đầu từ năm 2017, những chiếc ô tô cũ gây ô nhiễm cao sẽ bị cấm lái bất cứ khi nào sương khói "cảnh báo đỏ" được thông qua trong thành phố hoặc các khu vực lân cận.
Trong những năm gần đây, đã có sự giảm thiểu đáng kể các chất ô nhiễm sau khi "cuộc chiến chống ô nhiễm" được tuyên bố vào năm 2014, với việc Bắc Kinh chứng kiến giảm 35% các hạt mịn trong năm 2017.
Cách phân biệt
Do mức độ ô nhiễm không khí cao của Bắc Kinh, có nhiều cách thống kê khác nhau theo các nguồn khác nhau về vấn đề này. Các thống kê ô nhiễm hàng ngày tại 27 trạm giám sát xung quanh thành phố được báo cáo trên trang web của Cục Bảo vệ Môi trường Bắc Kinh (BJEPB). Đại sứ quán Bắc Kinh của Mỹ cũng báo cáo mức độ hạt mịn hàng giờ (PM2,5) và nồng độ ozone trên Twitter. Do BJEPB và Đại sứ quán Hoa Kỳ đo các chất gây ô nhiễm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau, mức độ ô nhiễm và tác động đến sức khỏe con người được báo cáo bởi BJEPB thường thấp hơn so với báo cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Sương khói đang gây ra tất cả các loại tác hại và khiến công chúng gặp nguy hiểm nói chung. Ô nhiễm không khí trực tiếp dẫn đến tác động đáng kể đến tốc độ di chuyển của bệnh tim mạch và bệnh hô hấp ở Bắc Kinh. Tiếp xúc với nồng độ lớn của không khí bị ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch, có thể dẫn đến nguy cơ nhập viện và thậm chí tử vong.
Bão bụi
Bụi từ sự xói mòn của các hoang mạc ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc dẫn đến những cơn bão bụi theo mùa gây ra nhiều dịch bệnh cho thành phố; Văn phòng Điều chỉnh Thời tiết Bắc Kinh đôi khi tạo ra lượng mưa một cách giả tạo để chống lại những cơn bão như vậy và giảm thiểu tác động của chúng. Chỉ trong bốn tháng đầu năm 2006, đã có không dưới tám cơn bão như vậy. Vào tháng 4 năm 2002, một cơn bão bụi đã đổ gần 50.000 tấn bụi vào thành phố trước khi di chuyển sang Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhân khẩu
Năm 2013, Bắc Kinh có tổng dân số 21.148 triệu người trong đô thị, trong đó 18.251 triệu người cư trú ở các quận nội thành hoặc thị trấn ngoại ô và 2,897 triệu người sống ở các làng nông thôn. Khu vực đô thị bao gồm được OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) ước tính có, tính đến năm 2010, dân số là 24,9 triệu người.
Trong Trung Quốc, thành phố đứng thứ hai về dân số toàn đô thị sau Thượng Hải và thứ ba về dân số trong thành thị sau Thượng Hải và Trùng Khánh. Bắc Kinh cũng được xếp hạng trong số những thành phố đông dân nhất thế giới, một sự khác biệt mà thành phố này đã nắm giữ trong suốt 800 năm qua, đặc biệt là trong thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19 khi đây là thành phố lớn nhất thế giới.
Khoảng 13 triệu cư dân của thành phố vào năm 2013 đã có giấy phép hộ khẩu địa phương, cho phép họ được thường trú tại Bắc Kinh. 8 triệu cư dân còn lại có giấy phép hộ khẩu ở nơi khác và không đủ điều kiện để nhận một số lợi ích xã hội được cung cấp bởi chính quyền thành phố Bắc Kinh.
Dân số tăng trong năm 2013 thêm 455.000 hoặc khoảng 7% so với năm trước và tiếp tục xu hướng tăng trưởng nhanh trong một thập kỷ. Tổng dân số năm 2004 là 14,213 triệu người. Sự gia tăng dân số được thúc đẩy chủ yếu bởi di cư. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 2013 chỉ là 0,441%, dựa trên tỷ lệ sinh là 8,93 và tỷ lệ tử vong là 4,52. Cân bằng giới tính là 51,6% nam và 48,4% nữ.
Người trong độ tuổi lao động chiếm gần 80% dân số. So với năm 2004, cư dân ở độ tuổi 014, tỷ lệ dân số giảm từ 9,96% xuống 9,5% năm 2013 và cư dân trên 65 tuổi giảm từ 11,12% xuống 9,2%. Từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ cư dân thành phố có ít nhất một số giáo dục đại học tăng gần gấp đôi từ 16,8% lên 31,5%. Khoảng 22,2% có một số giáo dục trung học và 31% đã đạt đến trung học cơ sở.
Theo điều tra dân số năm 2010, gần 96% dân số Bắc Kinh là người gốc Hán. Trong số 800.000 dân tộc thiểu số sống ở thủ đô, người Mãn (336.000), người Hồi (249.000), người Triều Tiên (77.000), người Mông Cổ (37.000) và người Thổ Gia (24.000) tạo thành năm nhóm lớn nhất. Ngoài ra, có 8.045 cư dân Hồng Kông, 500 cư dân Ma Cao và 7.772 cư dân Đài Loan cùng với 91.128 người nước ngoài đã đăng ký sống ở Bắc Kinh. Một nghiên cứu của Viện Khoa học Bắc Kinh ước tính rằng trong năm 2010, có trung bình 200.000 người nước ngoài sống ở Bắc Kinh vào bất kỳ ngày nào, bao gồm cả sinh viên, khách du lịch và khách du lịch không được tính là cư dân đã đăng ký.
Năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện kiểm soát dân số cho Bắc Kinh và Thượng Hải. Từ chính sách này, dân số Bắc Kinh đã giảm 20.000 từ năm 2016 đến 2017.
Văn hóa
Kinh kịch là một thể loại kịch nghệ truyền thống được biết đến khắp Trung Quốc. Kinh kịch thường được tán dương là một trong các thành tựu lớn nhất của văn hóa Trung Quốc. Thể loại kịch nghệ này được biểu diễn với việc kết hợp điệu hát, đối thoại, và hành động theo quy luật liên quan đến cử chỉ, chuyển động, chiến đấu và nhào lộn. Kinh kịch phần lớn được biểu diễn bằng cổ ngữ, khá khác so với phương ngữ Bắc Kinh hiện nay.
Ẩm thực Bắc Kinh tiếp thu các truyền thống nấu nướng trên khắp Trung Quốc, trong đó vịt quay Bắc Kinh có lẽ là món ăn được biết đến nhiều nhất. Phục linh giáp bính (茯苓夹饼) là một loại đồ ăn nhanh truyền thống của Bắc Kinh, nó là một cái bánh (bính) giống như một chiếc đĩa phẳng và được nhồi một thứ được làm từ phục linh, một loại nấm được sử dụng trong Trung y. Các trà quán khá phổ biển tại Bắc Kinh.
Công nghệ và truyền thống làm Cảnh Thái lam (景泰蓝) là một đặc trưng nghệ thuật của Bắc Kinh, và là một trong những nghề thủ công được tôn kính nhất tại Trung Quốc. Muốn làm được Cảnh Thái lam phải có các quy trình tỉ mỉ và phức tạp. Sơn màu Bắc Kinh cũng nổi tiếng với các mẫu hình tinh tế và có hồn được khắc trên bề mặt.
Trong những thập niên gần đây, các cư dân trẻ của Bắc Kinh đã bị thu hút vào cuộc sống về đêm, phá vỡ truyền thống văn hóa khi xưa là chỉ hạn chế trong tầng lớp thượng lưu.
Chỗ đến
Trung tâm lịch sử của Bắc Kinh tập trung tại Tử Cấm thành, tổ hợp cung điện khổng lồ đã từng là nơi ở của các hoàng đế Nhà Minh và Nhà Thanh; Tử Cấm thành có bảo tàng Cố cung, bao gồm các bộ sưu tập đế vương về nghệ thuật Trung Quốc. Xung quanh Tử Cấm thành là một vài ngự hoa viên, công viên, khu cảnh vật cũ, đáng chú ý là Bắc Hải, Thập Sát Hải, Trung Nam Hải, Cảnh Sơn và Trung Sơn. Những nơi này, đặc biệt là công viên Bắc Hải, được mô tả là kiệt tác của nghệ thuật viên lâm Trung Quốc, và là các điểm đến du lịch phổ biến do có tầm quan trọng to lớn về mặt lịch sử; trong kỷ nguyên hiện đại, Trung Nam Hải cũng là trung tâm chính trị của các chính quyền và chế độ khác nhau tại Trung Quốc và nay là trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện. Từ quảng trường Thiên An Môn, đối diện với Tử Cấm thành, có thể tiếp cận một số địa điểm nổi tiếng như Thiên An Môn, Tiền Môn (前门), Đại lễ đường Nhân dân, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân, và Lăng Mao Trạch Đông. Di Hòa Viên và Viên Minh Viên đều nằm ở phần phía tây của thành phố; trong đó Di Hòa Viên là một di sản thế giới của UNESCO.
Trong số các địa điểm tôn giáo được biết đến nhiều nhất trong thành phố, có Thiên Đàn nằm ở đông nam, và đây cũng là một di sản thế giới của UNESCO, đây là nơi các hoàng đế Nhà Minh và Nhà Thanh đến để thực hiện các buổi lễ hàng năm nhằm cầu thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Ở phía bắc của thành phố là Địa Đàn, trong khi Nhật Đàn và Nguyệt Đàn nằm tương ứng ở phía đông và tây của khu vực đô thị. Các ngôi đền chùa nổi tiếng khác tại Bắc Kinh gồm có: miếu Đông Nhạc Bắc Kinh (东岳庙), chùa Đàm Chá (潭柘寺), chùa Diệu Ứng (妙应寺), Bạch Vân Quán, Ung Hòa cung, chùa Pháp Nguyên (法源寺), chùa Vạn Thọ (万寿寺), chùa Đại Chung (大钟寺;). Thành phố cũng có Bắc Kinh Khổng Miếu và Bắc Kinh Quốc Tử Giám. Nhà thờ Tuyên Vũ Môn (宣武门天主堂) được xây dựng vào năm 1605 và là nhà hờ Thiên chúa giáo cổ nhất tại Bắc Kinh. Thánh đường Ngưu Nhai Lễ (牛街礼拜寺) là thánh đường Hồi giáo cổ nhất tại Bắc Kinh, với lịch sử kéo dài trên một nghìn năm.
Bắc Kinh có một số ngôi tháp được bảo quản tốt và các tháp bằng đá, như tháp Thiên Ninh tự (天宁寺塔), được xây từ thời Liêu trong khoảng năm 1100 đến năm 1120, và Tháp Từ Thọ tự (慈寿寺塔), được xây dựng năm 1576 vào thời Minh. Các cầu đá đáng chú ý mang tính lịch sử gồm cầu Lư Câu từ thế kỷ XII, cầu Bát Lý (八里桥) từ thế kỷ XVII, cầu Ngọc Đới (玉带桥) từ thế kỷ XVIII. Đài quan sát cổ Bắc Kinh trưng bày các quả cầu tiền kính thiên văn có niên đại từ thời Minh và Thanh. Hương Sơn là một công viên công cộng nổi tiếng, nó có cả các khu phong cảnh tự nhiên cũng như các di tích truyền thống và văn hóa. Thực vật viên Bắc Kinh trưng bày trên 6.000 loài thực vật, bao gồm một loạt các loại cây thân gỗ, cây bụi và cây hoa, và một vườn mẫu đơn rộng lớn. Các công viên Đào Nhiên Đình (陶然亭), Long Đàm hồ (龙潭湖), Triều Dương (朝阳), Hải Điến (海淀), Mi Lộc Uyển (麋鹿苑) và Tử Trúc Viện (紫竹院) là một vài trong số các công viên tiêu khiển nổi tiếng của thành phố. Động vật viên Bắc Kinh là một trung tâm nghiên cứu động vật, nó cũng gồm có các loài động vật quý hiếm từ các châu lục khác nhau, bao gồm cả gấu trúc lớn.
Có hơn một trăm bảo tàng tại Bắc Kinh. Ngoài Bảo tàng Cố cung tại Tử Cấm thành và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, các bảo tàng lớn khác gồm: Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc (中国美术馆), Bảo tàng Thủ đô (首都博物馆), Bảo tàng Nghệ thuật Bắc Kinh, Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc (中国人民革命军事博物馆), Bảo tàng Địa chất Trung Quốc (中国地质博物馆), Bảo tàng Tự nhiên Bắc Kinh (北京自然博物馆) và Bảo tàng Cổ động vật Trung Quốc (中国古动物馆).
Ở khu ngoại ô Xương Bình của Bắc Kinh có Minh Thập Tam lăng, là nơi chôn cất mười ba vị hoàng đế nhà Minh xa hoa và tinh tế, chúng là một phần của quần thể Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh- một di sản thế giới của UNESCO. Di tích khảo cổ người vượn Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm là một di sản thế giới khác nằm trong địa giới của thành phố, tại đó đã có nhiều phát hiện, trong số đó có một trong những mẫu vật đầu tiên của người đứng thẳng (Homo erectus) và một bộ sưu tập xương cốt của loài linh cẩu khổng lồ Pachycrocuta brevirostris. Tại Bắc Kinh cũng có một số đoạn Vạn Lý Trường Thành- một di sản thế giới của UNESCO, những điểm được biết đến nhiều nhất trong số đó là Bát Đạt Lĩnh, Kim Sơn Lĩnh (金山岭), Tư Mã Đài (司马台) và Mộ Điền Dục (慕田峪).
Kiến trúc
Trong nội thị Bắc Kinh có ba phong cách kiến trúc thống trị các công trình xây dựng. Trước tiên là kiến trúc phong kiến Trung Hoa, có lẽ minh họa tốt nhất là Thiên An Môn, Tử Cấm thành, Thái Miếu và Thiên Đàn. Tiếp theo, là phong cách kiến trúc mà đôi khi được gọi là "Trung-Xô", với các công trình kiến trúc có khuynh hướng giống như hình hộp, được xây dựng trong thời kỳ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970. Cuối cùng, thành phố có nhiều mẫu kiến trúc hiện dại, đáng chú ý nhất là tại khu Trung tâm Thương vụ Bắc Kinh và phố Tài chính Bắc Kinh.
Bắc Kinh cũng nổi tiếng nhờ các tứ hợp viện (四合院), một kiểu dinh thự gồm các khối nhà bao quanh một khoảnh sân trong. Trong số chúng, có thể kể đến Cung Vương Phủ và Tống Khánh Linh cố cư (宋庆龄故居). Những sân trong này thường được kết nối bằng các ngõ nhỏ được gọi là hồ đồng (胡同). Các hồ đồng thường thẳng và chạy từ đông sang tây để các ô cửa phải đối mặt với hướng bắc và nam nhằm có Phong thủy tốt. Chúng khác nhau về chiều rộng; một số rất hẹp đến nỗi chỉ đủ cho một vài người đi bộ có thể qua cùng một lúc. Đã từng phổ biến khắp nơi tại Bắc Kinh, các tứ hợp viện và hồ đồng đang nhanh chóng biến mất, khi chúng bị các khu nhà cao tầng thay thế. Các cư dân trong các hồ đồng được quyền đến sống tại các tòa nhà mới tại những căn hộ có kích cỡ tối thiểu là tương đương nơi ở trước đây của họ. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn rằng không thể thay thế ý nghĩa truyền thống của lối sống cộng đồng và đường phố của các "hồ đồng",
Tôn giáo
Các di sản tôn giáo của Bắc Kinh rất phong phú và đa dạng như tôn giáo dân gian Trung Quốc, Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo đều có sự hiện diện lịch sử quan trọng trong thành phố. Là thủ đô quốc gia, thành phố cũng tổ chức Cơ quan tôn giáo nhà nước và các tổ chức bảo trợ nhà nước khác nhau của các tôn giáo hàng đầu. Trong những thập kỷ gần đây, cư dân nước ngoài đã đưa các tôn giáo khác vào thành phố. Theo Wang Zhiyun của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc năm 2010, có 2,2 triệu Phật tử trong thành phố, bằng 11,2% tổng dân số. Theo khảo sát xã hội chung của Trung Quốc năm 2009, Kitô hữu chiếm 0,78% dân số thành phố. Theo một khảo sát năm 2010, người Hồi giáo chiếm 1,76% dân số Bắc Kinh.
Tôn giáo dân gian Trung Hoa và Đạo giáo
Bắc Kinh có nhiều đền thờ dành riêng cho các vị thần tôn giáo và cộng đồng dân gian, nhiều trong số đó đang được xây dựng lại hoặc tân trang lại vào những năm 2000 và 2010. Sự thờ cúng hàng năm cho Thần Thiên (祭天 jìtiān) tại Đền Thiên Đàn đã được các nhóm Nho giáo phục hồi lại vào những năm 2010.
Có những ngôi đền dành riêng cho việc thờ phụng Nữ thần (娘娘 Niángniáng) trong thành phố, một trong số đó gần Làng Olympic, và chúng xoay quanh một trung tâm giáo phái lớn ở Núi Miaofeng. Ngoài ra còn có nhiều ngôi đền được thánh hiến cho Long vương (龙神 Lóngshén), cho Thầy thuốc (Yàowáng), cho Quan Vũ (关 Guāndì), cho Thần lửa (火神 Huǒshén), cho Thần Tài (Cáishén), đền thờ của Thành hoàng (Chénghuángshén), và ít nhất một ngôi đền được thánh hiến cho vị Hoàng Đế của nhóm sao Bắc Đẩu (黄帝 Xuānyuán Huángdì) ở quận Pinggu. Nhiều ngôi đền trong số này được quản lý bởi Hiệp hội Đạo giáo Bắc Kinh, chẳng hạn như Đền Lửa của Hồ Shicha, trong khi nhiều ngôi đền khác thì không và được quản lý bởi các Ủy ban và người dân địa phương nổi tiếng. Một ngôi đền lớn của Xuanyuan Huangdi sẽ được xây dựng tại Bình Cốc (có thể là một bản mở rộng của ngôi đền đã tồn tại) vào năm 2020, và ngôi đền sẽ có một bức tượng của vị thần sẽ nằm trong số những vị thần cao nhất thế giới.
Hiệp hội Đạo giáo quốc gia Trung Quốc và Cao đẳng Đạo giáo Trung Quốc có trụ sở tại Bạch Vân Quán của Toàn Chân đạo, được thành lập năm 741 và được xây dựng lại nhiều lần. Đền Dongyue Bắc Kinh bên ngoài Chaoyangmen là ngôi đền lớn nhất của Đạo giáo Trịnh Nghi trong thành phố. Hiệp hội Đạo giáo Bắc Kinh địa phương có trụ sở tại Đền Lüzu gần Fuxingmen.
Phật giáo
11% dân số Bắc Kinh theo Phật giáo. Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, cơ quan giám sát của nhà nước giám sát tất cả các tổ chức Phật giáo ở Trung Quốc đại lục, có trụ sở tại chùa Guangji, một ngôi chùa được thành lập hơn 800 năm trước dưới thời nhà Kim (1115–1234) ngày nay là Fuchengmennei. Hiệp hội Phật giáo Bắc Kinh cùng với Dàn hợp xướng và dàn nhạc Phật giáo có trụ sở tại chùa Guanghua, có từ thời nhà Nguyên hơn 700 năm trước. Học viện Phật giáo Trung Quốc và thư viện của nó được đặt trong chùa Fayuan gần Caishikou. Đền Fayuan, có từ thời nhà Đường cách đây 1300 năm, là ngôi đền cổ nhất ở thành thị Bắc Kinh. Đền Tongjiao bên trong Dongzhimen là ni viện Phật giáo duy nhất của thành phố.
Đền Tây Vàng ban đầu có từ thời nhà Liêu. Năm 1651, ngôi đền được Hoàng đế nhà Thanh Thuận Trị ủy nhiệm để tổ chức chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm tới Bắc Kinh. Kể từ đó, ngôi đền này đã tổ chức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 cũng như các Lạt ma thứ sáu, thứ chín và thứ mười. Ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng lớn nhất ở Bắc Kinh là chùa Yonghe, được Hoàng đế Càn Long ra lệnh vào năm 1744 để làm nơi cư trú và nghiên cứu cho vị thầy Phật giáo Rölpé Dorjé của ông Changkya thứ ba (hay Đức Phật sống ở Nội Mông). Đền Yonghe được đặt tên như vậy vì đây là nơi ở thời thơ ấu của Hoàng đế Ung Chính, và vẫn giữ những viên ngói lưu y dành riêng cho các cung điện hoàng gia.
Đền Lingguang của Badachu ở Western Hills cũng có từ thời nhà Đường. Chùa Zhaoxian của ngôi đền được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1071 trong thời Liêu để giữ một di tích răng của Đức Phật. Ngôi chùa đã bị phá hủy trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và chiếc răng được phát hiện từ nền tảng của nó. Một ngôi chùa mới được xây dựng vào năm 1964. Sáu ngôi chùa nói trên: Guangji, Guanghua, Tongjiao, West Yellow, Yonghe và Lingguang đã được chỉ định là chùa Phật giáo quan trọng quốc gia ở khu vực Hán Trung.
Ngoài ra, những ngôi đền đáng chú ý khác ở Bắc Kinh bao gồm Đền Tanzhe (được thành lập vào thời nhà Tấn (265–420) là lâu đời nhất trong đô thị), Đền Tianning (chùa cổ nhất trong thành phố), Đền Miaoying (nổi tiếng với thời kỳ trắng của Yuan dagoba), Đền Wanshou (nơi có Bảo tàng Nghệ thuật Bắc Kinh) và Đền Big Bell.
Hồi giáo
Bắc Kinh có khoảng 70 nhà thờ Hồi giáo được Hiệp hội Hồi giáo Trung Quốc công nhận, có trụ sở được đặt bên cạnh Nhà thờ Hồi giáo Niujie, nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất và nổi tiếng nhất trong thành phố. Nhà thờ Hồi giáo Niujie được thành lập vào năm 996 dưới thời nhà Liêu và thường xuyên được các chức sắc Hồi giáo ghé thăm. Các nhà thờ Hồi giáo đáng chú ý khác trong thành phố cổ bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Dongsi, được thành lập vào năm 1346; Nhà thờ Hồi giáo Huashi, được thành lập vào năm 1415; Nhà thờ Hồi giáo Nan Douya, gần Triều Dương; Nhà thờ Hồi giáo đường Jinshifang, ở quận Xicheng; và nhà thờ Hồi giáo Dongzhimen. Có những nhà thờ Hồi giáo lớn trong các cộng đồng Hồi giáo xa xôi ở Hải Điến, Madian, Thông Châu, Xương Bình, Changying, Shijingshan và Mật Vân. Viện Hồi giáo Trung Quốc nằm trong khu phố Niujie ở quận Tây Thành.
Thiên Chúa giáo
Công giáo
Năm 1289, John xứ Montecorvino đến Bắc Kinh với tư cách là một nhà truyền giáo của dòng Phanxicô với lệnh của Giáo hoàng. Sau khi gặp gỡ và nhận được sự hỗ trợ của Hốt Tất Liệt vào năm 1293, ông đã xây dựng nhà thờ Công giáo đầu tiên ở Bắc Kinh vào năm 1305. Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA), có trụ sở tại Hậu Hải là cơ quan giám sát của chính phủ đối với người Công giáo ở Trung Quốc đại lục. Các nhà thờ Công giáo đáng chú ý ở Bắc Kinh bao gồm:
Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội hay còn gọi là Nhà thờ Xuanwumen, được thành lập năm 1605 và Đức Tổng Giám mục hiện tại Joseph Li Shan là một trong số ít các giám mục ở Trung Quốc có sự hỗ trợ của cả Vatican và CPCA.
Nhà thờ Dongtang hay St. Joseph, còn được gọi là Nhà thờ Vương Phủ Tỉnh, được thành lập năm 1653.
Beitang hay Nhà thờ Cứu thế, còn được gọi là Nhà thờ Xishiku, được thành lập năm 1703.
Xitang hay Nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmel còn được gọi là Nhà thờ Xizhimen, được thành lập năm 1723.
Chủng viện quốc gia của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc nằm ở quận Đại Hưng.
Tin Lành
Các nhà thờ Tin lành đầu tiên ở Bắc Kinh được thành lập bởi các nhà truyền giáo Anh và Mỹ vào nửa sau của thế kỷ 19. Các nhà truyền giáo Tin lành cũng đã mở các trường học, trường đại học và bệnh viện đã trở thành các tổ chức dân sự quan trọng. Hầu hết các nhà thờ Tin lành của Bắc Kinh đã bị phá hủy trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và sau đó được xây dựng lại. Năm 1958, 64 nhà thờ Tin lành trong thành phố được tổ chức lại thành bốn và được nhà nước giám sát thông qua Phong trào Yêu nước Ba Tự.
Chính thống phương Đông
Có một số lượng đáng kể các Kitô hữu Chính thống ở Bắc Kinh. Chính thống đã đến Bắc Kinh cùng với các tù nhân Nga từ các cuộc xung đột Albazino trong thế kỷ 17. Năm 1956, Viktor, giám mục Bắc Kinh trở về Liên Xô, và đại sứ quán Liên Xô đã tiếp quản nhà thờ cũ và phá hủy nó. Năm 2007, đại sứ quán Nga đã xây dựng lại một nhà thờ mới trong khu vườn của mình để phục vụ các Kitô hữu Chính thống Nga ở Bắc Kinh.
Truyền thông
Tivi và radio
Chương trình truyền hình Bắc Kinh phát sóng trên các kênh từ 1 đến 10, và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, mạng lưới truyền hình lớn nhất Trung Quốc, duy trì trụ sở tại Bắc Kinh. Ba đài phát thanh có các chương trình bằng tiếng Anh: Hit FM trên FM 88.7, FM dễ dàng bởi Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trên FM 91.5, và Radio 774 mới ra mắt vào AM 774. Các Đài Phát thanh Bắc Kinh là gia đình các đài phát thanh phục vụ thành phố.
Báo chíBeijing Evening News (Beijing Wanbao, 北京 晚报), bao gồm tin tức về Bắc Kinh ở Trung Quốc, được phân phát mỗi chiều. Các tờ báo khác bao gồm Beijing Daily, Beijing News (Xin Jing Bao, 新京报), Beijing Star Daily, Beijing Morning News, và Beijing Youth News (Beijing Qingnian Bao), cũng như tuần báo tiếng Anh Beijing Weekend and Beijing Today. Báo Nhân Dân nhật báo, Thời báo Hoàn Cầu và tờ China Daily (tiếng Anh) cũng được xuất bản ở Bắc Kinh.
Các ấn phẩm chủ yếu dành cho du khách quốc tế và cộng đồng người nước ngoài bao gồm các tạp chí bằng tiếng Anh Time Out Beijing, City Weekend, Bắc Kinh Tháng này, Nói về Bắc Kinh, Đó là Bắc Kinh và The Beijinger.
Thể thao
Sự kiện
Bắc Kinh đã tổ chức rất nhiều sự kiện thể thao quốc tế, đáng chú ý nhất là Thế vận hội Mùa hè 2008 và Paralympic cùng năm. Các sự kiện quốc tế khác được tổ chức tại Bắc Kinh bao gồm Universiade 2001 và Asian Games 1990. Các cuộc thi đấu thể thao quốc tế đơn bao gồm Marathon Bắc Kinh (hàng năm từ năm 1981), giải tennis Trung Quốc mở rộng (1993–97, hàng năm từ năm 2004), ISU Grand Prix Cup trượt băng Trung Quốc (2003, 2004, 2005, 2008, 2009 and 2010)), WPBSA Trung Quốc mở rộng cho Snooker (từ năm 2005), Liên đoàn Cycliste Quốc tế Tour của Bắc Kinh (từ năm 2011), Giải vô địch Bóng bàn Thế giới năm 1961, Giải vô địch thế giới cầu lông IBF năm 1987, Asian Cup 2004 AFC, và Giải Barclays Asia Trophy 2009 (bóng đá). Bắc Kinh đã tổ chức Giải vô địch thế giới IAAF năm 2015 về Điền kinh.
Trung tâm LeSports Bắc Kinh sẽ là một trong những địa điểm chính cho giải đấu bóng rổ World Cup 2019 FIBA.
Thành phố này đã tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ hai năm 1914 và là thành phố đầu tiên lập kỉ lục đăng cai bốn kì đại hội này của Trung Quốc năm 1959, 1965, 1975, 1979, và đồng tổ chức năm 1993 với Tứ Xuyên và Thanh Đảo. Bắc Kinh cũng đã tổ chức khai mạc các cuộc Triển lãm Nông Dân Quốc gia năm 1988 và Thế vận hội thiểu số Quốc gia lần thứ 6 năm 1999.
Vào tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh đã xin đăng cai Thế vận hội mùa đông năm 2022. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, Ủy ban Olympic Quốc tế đã chính thức trao quyền tổ chức Thế vận hội mùa đông năm 2022 cho thành phố.
Các công trình thể thao
Các địa điểm thể thao chính trong thành phố bao gồm Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, còn được gọi là sân "Tổ Chim", trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Bắc Kinh, còn được gọi là "Water Cube", sân vận động trong nhà quốc gia Bắc Kinh. Tất cả những công trình này đều nằm trong công viên rừng Olympic ở phía bắc của trung tâm thành phố; Trung tâm MasterCard ở Wukesong phía tây của trung tâm thành phố; Sân vận động Công nhân và sân trong nhà Công nhân ở Sanlitun ngay phía đông của trung tâm thành phố và sân trong nhà Thủ đô ở Baishiqiao, phía đông bắc của trung tâm thành phố. Ngoài ra, nhiều trường đại học trong thành phố có cơ sở thể thao riêng của mình.
Giao thông
Đường sắt
Bắc Kinh là một trong các đầu mối lớn nhất trong mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Tám tuyến đường sắt tỏa ra từ Bắc Kinh đến: Thượng Hải (tuyến Kinh-Hỗ), Quảng Châu (tuyến Kinh-Quảng), Cửu Long thuộc Hồng Kông (tuyến Kinh-Cửu), Cáp Nhĩ Tân (tuyến Kinh-Cáp), Bao Đầu (tuyến Kinh-Bao), Tần Hoàng Đảo (tuyến Kinh-Tần), Thừa Đức (tuyến Kinh-Thừa) và Nguyên Bình (Kinh-Nguyên). Thêm vào đó, Bắc Kinh còn là điểm đầu của các tuyến đường sắt cao tốc: đoạn Bắc Kinh-Thạch Gia Trang thông xe năm 2012 của đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông, đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải thông xe vào năm 2011, đường sắt liên thành Bắc Kinh – Thiên Tân thông xe vào năm 2008. Các ga đường sắt chính của Bắc Kinh là ga Bắc Kinh – mở cửa từ năm 1959; ga Bắc Kinh Tây – mở cửa từ năm 1996; và ga Bắc Kinh Nam – được xây dựng lại thành một ga đường sắt cao tốc vào năm 2008.
Đường bộ
Bắc Kinh được kết nối bằng đường bộ đến mọi nơi tại Trung Quốc, 9 tuyến đường cao tốc quốc gia và 11 tuyến quốc lộ của Trung Quốc đi qua Bắc Kinh. Giao thông đô thị Bắc Kinh dựa vào 5 tuyến đường vành đai đồng tâm bao quanh thành phố, trong đó khu vực Tử Cấm thành được xác định là tâm điểm của các tuyến đường vành đai. Các tuyến đường vành đai của Bắc Kinh có hình dạng giống với hình chữ nhật hơn là vòng tròn. Không có đường vanh đai 1 chính thức, đường vành đai 2 nằm trong nội thị. Các tuyến đường vành đai có khuynh hướng trở nên tương như như đường cao tốc khi chúng mở rộng ra phía ngoài, trong đó đường vành đai 5 và đường vành đai 6 hoàn toàn là đường cao tốc quốc gia, chỉ có giao điểm với các đường khác. Hệ thống đường sá tương đối kém phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề giao thông của Bắc Kinh. Bố trí đô thị của Bắc Kinh cũng góp phần vào điều này. Các nhà đương cục đã cho đưa vào hoạt động một vài làn đường xe buýt, chỉ có xe buýt công cộng mới có thể sử dụng chúng vào các giờ cao điểm. Đầu năm 2010, Bắc Kinh có 4 triệu ô tô đã đăng ký. Đến cuối năm 2010, chính quyền dự báo con số sẽ lên đến 5 triệu. Năm 2010, số xe đăng ký mới trung bình theo tuần tại Bắc Kinh là 15.500.
Taxi
Taxi có đồng hồ đo ở Bắc Kinh bắt đầu từ ¥ 13 cho 3 km đầu tiên (1,9 mi), ¥ 2,3 Renminbi cho mỗi 1 km thêm (0,62 mi) và 1 cho mỗi lần đi xe, không tính phí chạy không tải là ¥ 2,3 (¥ 4,6 trong thời gian gấp rút giờ 7 giờ 9 giờ sáng và 5 giờ chiều 7 giờ) trong 5 phút đứng hoặc chạy ở tốc độ thấp hơn 12 km mỗi giờ (7,5 dặm / giờ). Hầu hết các xe taxi thuộc dạng Hyundai Elantras, Hyundai Sonatas, Peugeots, Citroëns và Volkswagen Jettas. Sau 15 km (9,3 mi), giá vé cơ sở tăng 50% (nhưng chỉ được áp dụng cho phần trên khoảng cách đó). Các công ty khác nhau có sự kết hợp màu sắc đặc biệt được sơn trên xe của họ. Những chiếc taxi đã đăng ký thường có màu nâu vàng như màu cơ bản, với một màu khác của màu xanh Phổ, màu xanh lá cây, màu trắng, màu nâu, màu tím hoặc màu xanh biển. Từ 11 giờ tối đến 5 giờ sáng, cũng có mức tăng phí 20%. Nhận chở trên 15 km (9 mi) và từ 23:00 đến 06:00 phải chịu cả hai khoản phí, với tổng mức tăng 80%. Phí cầu đường trong chuyến đi nên được khách hàng chi trả và chi phí cho các chuyến đi vượt quá giới hạn thành phố Bắc Kinh nên được thương lượng với tài xế. Chi phí taxi không đăng ký cũng có thể thương lượng với tài xế.
Đường không
Sân bay chính của Bắc Kinh là Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (IATA: PEK;), cách trung tâm thành phố về phía đông bắc. Sân bay này hiện đang là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới (sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta) và là sân bay bận rộn nhất châu Á. Sau khi được nâng cấp để phục vụ cho Thế vận hội Mùa hè 2008, sân bay hiện có ba nhà ga, trong đó Nhà ga 3 là một trong số các nhà ga sân bay lớn nhất thế giới. Hầu hết các chuyến bay nội địa và gần như tất cả các chuyến bay quốc tế đến và khởi hành từ sân bay này. Đây là trụ sở chính của những hãng hàng không như Air China, China Southern Airlines và Hainan Airlines''. Sân bay liên kết Bắc Kinh với hầu hết các thành phố khác của Trung Quốc với dịch vụ vận chuyển hàng không thông thường.
Đường cao tốc Sân bay kết nối sân bay đến trung tâm Bắc Kinh; nó là một khoảng 40 phút lái xe từ trung tâm thành phố trong điều kiện giao thông tốt. Trước Thế vận hội 2008, Đường cao tốc Sân bay 2 được xây dựng đến sân bay, cũng như hệ thống đường sắt nhẹ, hiện kết nối với tàu điện ngầm Bắc Kinh.
Các sân bay khác trong thành phố bao gồm Liangxiang, Nam Uyển, Xijiao, Shahe và Badaling. Các sân bay này chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự và ít được biết đến với công chúng. Sân bay Nam Uyển Bắc Kinh chỉ là trung tâm của một hãng hàng không duy nhất. Sân bay quốc tế thứ hai, được gọi là Sân bay Thủ Đô Bắc Kinh thứ hai, hiện đang được xây dựng tại quận Đại Hưng, và dự kiến sẽ mở cửa vào tháng 9 năm 2018.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, khách du lịch từ 45 quốc gia được phép ở lại Bắc Kinh trong vòng 72 giờ. 45 quốc gia bao gồm Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, tất cả các nước EU và EEA (trừ Na Uy và Liechtenstein), Thụy Sĩ, Brazil, Argentina và Úc. Chương trình này có lợi cho người đi lại và đi công tác với 72 giờ được tính bắt đầu từ khi khách hàng nhận được giấy phép cư trú quá cảnh của họ thay vì thời gian đến máy bay của họ. Khách du lịch nước ngoài không được rời khỏi Bắc Kinh để đến các thành phố khác của Trung Quốc trong suốt 72 giờ.
Tàu điện ngầm
Tàu điện ngầm Bắc Kinh mở cửa vào năm 1971, và chỉ có hai tuyến cho đến khi tuyến 13 bắt đầu hoạt động vào năm 2002. Từ đó, hệ thống tàu điện ngầm đã được mở rộng thành 22 tuyến. Tuyến 1 và tuyến Bát Thông, băng qua hầu như toàn bộ khu vực đô thị của Bắc Kinh từ đông sang tây. Tuyến 4 và tuyến 5 là hai tuyến bắc-nam. Thành phố có gần 700 tuyến xe buýt và xe ô tô điện, bao gồm ba tuyến xe buýt nhanh.
Xe đạp
Bắc Kinh từ lâu đã nổi tiếng với số lượng xe đạp trên các đường phố. Tuy vậy, với sự gia tăng của số lượng ô tô, việc sử dụng xe đạp đã suy giảm, song vẫn là một hình thức giao thông địa phương quan trọng. Có thể trông thấy một lượng lớn người đi xe đạp trên các đường phố Bắc Kinh, và hầu hết các tuyến đường chính đều có làn riêng cho xe đạp. Bắc Kinh có địa hình tương đối bằng phẳng, khiến cho việc đi xe đạp trở nên thuận tiện. Sự gia tăng việc sử dụng xe đạp điện và xe máy điện, có tốc độ tương đương và sử dụng chung một làn đường, có thể đem đến sự hồi sinh cho xe hai bánh tại Bắc Kinh. Do ùn tắc ngày càng tăng, nhà đương cục đã hơn một lần biểu thị rằng họ muốn khuyến khích đi xe đạp, song không rõ liệu nó có tác động trên quy mô đáng kể hay không.
Thành phố kết nghĩa
Bắc Kinh có nhiều thành phố kết nghĩa trên khắp thế giới, nhiều thành phố trong số này là thủ đô của các quốc gia tương ứng:
Addis Ababa, Ethiopia
Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ
Athens, Hy Lạp
Băng Cốc, Thái Lan
Berlin, Đức
Brussels, Bỉ
Bucharest, Romania
Budapest, Hungary
Buenos Aires, Argentina
Cairo, Ai Cập
Canberra, Úc
Cologne, Đức
Copenhagen, Đan Mạch
Delhi, Ấn Độ
Doha, Qatar
Dublin, Ireland
Hà Nội, Việt Nam
La Habana, Cuba
Île-de-France, Pháp
Islamabad, Pakistan
Jakarta, Indonesia
Johannesburg, Nam Phi
Kyiv, Ukraina
Lima, Peru
London, Anh, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Manila, Philippines
Minsk, Belarus
Thành phố Mexico, Mexico
Moskva, Nga
New South Wales, Úc
Thành phố New York, Hoa Kỳ
Nur-Sultan, Kazakhstan
Ottawa, Canada
Phnôm Pênh, Campuchia
Riga, Latvia
Rio de Janeiro, Brazil
San José, Costa Rica
Santiago, Chile
Seoul, Hàn Quốc
Tallinn, Estonia
Tehran, Iran
Tel Aviv, Israel
Tirana, Albania
Tokyo, Nhật Bản
Ulaanbaatar, Mông Cổ
Viêng Chăn, Lào
Washington D.C., Hoa Kỳ
Wellington, New Zealand
Xem thêm
Danh sách vùng đô thị châu Á
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bắc Kinh -- Hình ảnh
Khám phá Bắc Kinh
Thành phố trực thuộc trung ương Trung Quốc
Thủ đô của châu Á
Vùng đô thị của Trung Quốc
Bình nguyên Hoa Bắc
Khu dân cư thành lập thiên niên kỷ 2 TCN |
12462 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i%20Nam | Hải Nam | Hải Nam (chữ Hán: 海南, bính âm: Hǎinán) là tỉnh cực nam của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Hải Nam là tỉnh đông thứ hai mươi tám về số dân, đứng thứ hai mươi tám về kinh tế Trung Quốc với 9,1 triệu dân, tương đương với Honduras và GDP danh nghĩa đạt 483,2 tỉ NDT (73 tỉ USD) tương ứng với Myanmar. Hải Nam có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười bảy, đạt 51.955 NDT (tương ứng 7.851 USD).
Tỉnh gồm nhiều đảo, trong đó đảo lớn nhất được gọi là đảo Hải Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Hải Khẩu. Đảo Hải Nam là đảo lớn nhất dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc (đảo Đài Loan lớn hơn nhưng nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc). Hải Nam có vị trí nằm ở Biển Đông, ngoài hải khơi và ngăn cách với bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông tại phía bắc bởi eo biển Quỳnh Châu. Về phía tây của đảo Hải Nam là vịnh Bắc Bộ. Ngũ Chỉ Sơn (1.876 m) là ngọn núi cao nhất đảo.
Từ năm 1988, Hải Nam tách khỏi tỉnh Quảng Đông, trở thành tỉnh riêng, đồng thời là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Từ nguyên
Tên gọi "Hải Nam" (海南) thể hiện vị trí của tỉnh đảo nằm ở phía nam eo biển Quỳnh Châu, trong khi bán đảo Lôi Châu cũng được gọi là Hải Bắc (海北) do nó nằm ở phía bắc của eo biển.
Đảo Hải Nam từng được gọi là Châu Nhai (珠崖), Quỳnh Nhai (琼崖), và Quỳnh Châu (瓊州). Hai tên gọi sau là nguồn gốc của tên tắt của tỉnh, Quỳnh (琼/瓊), ám chỉ đến việc bờ biển phía bắc của đảo từng có nhiều ngọc trai.
Lịch sử
Đảo Hải Nam đi vào trong lịch sử Trung Quốc từ năm Nguyên Phong thứ nhất (110 TCN), khi Tây Hán lập nên Châu Nhai quận (nay là Quỳnh Sơn) và Đam Nhĩ quận trên đảo Hải Nam sau khi Tướng Lộ Bác Đức (路博德) đến đảo. Năm Thủy Nguyên thứ 5 thời Hán Chiêu Đế (82 TCN), Đam Nhĩ quận được sáp nhập vào Châu Nhai quận. Những năm cuối thời Tây Hán, triều đình đã bỏ Châu Nhai quận, thực thi thống trị từ xa đối với Hải Nam.
Thời Đông Hán, vào năm Kiến Vũ thứ 15 (43 TCN), Hán Quang Vũ Đế đã phái Mật Ba tướng quân Mã Viện đi bình định Giao Chỉ, đặt Châu Nhai huyện. Thời Tam Quốc, trong khoảng những năm Xích Ô (238-251), Đông Ngô đã thiết lập Châu Nhai quận (trị sở nay ở Từ Văn, Trạm Giang). Năm Thái Khang thứ nhất (280) thời Tấn Vũ Đế, sau khi xem xét, đã hợp nhất Châu Nhai quận vào Hợp Phố quận.
Đến thời Nam-Bắc triều, năm Nguyên Gia thứ 8 (431) thời Lưu Tống Văn Đế, lại phục lập Châu Nhai quận, trị sở đặt ở Từ Văn song không lâu sau lại phế bỏ. Đến những năm Đại Đồng (535-546) thời Lương Vũ Đế, phế Đam Nhĩ quận để thiết lập Nhai châu, thống trị từ Quảng châu. Thời nhà Tùy, triều đình thiết lập hai quận Lâm Chấn và Châu Nhai trên đảo Hải Nam.
Năm Trinh Quán thứ 5 (631) thời Đường Thái Tông, triều đình thêm "Quỳnh Châu" vào hệ thống hành chính. Thời Nhà Minh, Quỳnh Châu phủ lệ thuộc vào tỉnh Quảng Đông, trị sở đặt tại huyện Quỳnh Sơn (nay là khu vực đô thị của Quỳnh Sơn), quản lý toàn bộ hòn đảo.
Thời Nhà Thanh, về cơ bản theo chế độ hành chính của Nhà Minh, đến cuối thời Thanh, đảo Hải Nam có 1 phủ, 2 châu và 11 huyện. Năm Quang Tự thứ 31 (1905), Nhai Châu được thăng thành một châu trực thuộc, quản lý 4 huyện.
Thời kỳ đầu Trung Hoa Dân Quốc, Hải Nam đã từng có cơ hội trở thành một tỉnh riêng biệt. Đầu tiên, Hồ Hán Dân và Tôn Khoa đề nghị thiết lập khu đặc biệt Quỳnh Nhai. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1931, nghị quyết hội nghị Quốc vụ của chính phủ Dân Quốc đã quyết định toàn đảo là một đặc khu hành chính, trực thuộc chính phủ quốc dân. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tháng 8 năm 1947, hội nghị Hành chính viện đã thông qua việc nâng Hải Nam thành một tỉnh, lệ thuộc Hành chính viện. Đến tháng 4 năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc chính thức thành lập chính quyền tỉnh Hải Nam, phái Trần Tế Đường (陳濟棠) đi làm tỉnh trưởng.
Trong các thập niên 1920 và 1930, Hải Nam là một điểm nóng của hoạt động cộng sản, đặc biệt là sau cuộc đàn áp của chính phủ tại Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1927 đã tấn công và khiến lực lượng cộng sản phải lui vào hoạt động bí mật. Dưới sự lãnh đạo của Phùng Bạch Câu (馮白駒), lực lượng cộng sản và người Lê bản địa đã thực hiện một cuộc chiến đấu mãnh liệt theo kiểu du kích chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản (1939–45).
Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản đảo Hải Nam. Vào thời điểm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập, đảo Hải Nam vẫn nằm nằm trong tay quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1950, xảy ra chiến dịch đảo Hải Nam khi quân cộng sản tiến hành đánh chiếm hòn đảo. Ngày 23 tháng 4, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chiếm được Hải Khẩu. Sau đó, quân Giải phóng tiếp tục vượt biển cùng quân của Phùng Bạch Câu tiến đánh tàn dư của Quốc quân, chiếm được các khu vực trọng yếu như Du Lâm, Tam Á. Ngày 1 tháng 5 năm 1950, Hải Nam hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng cộng sản Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau đó lại hạ cấp Hải Nam thành công thự khu hành chính (海南行政区公署), sáp nhập vào tỉnh Quảng Đông.
Ngày 1 tháng 10 năm 1984, hòn đảo trở thành Đặc khu Hải Nam (海南行政区) và hoàn toàn tách khỏi tỉnh Quảng Đông 4 năm sau đó. Hải Nam được chính phủ Trung Quốc quy định là một "đặc khu kinh tế" nhằm tăng cường đầu tư vào đảo. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Địa lý
Đảo Hải Nam dài và rộng . Hải Nam tách biệt với bán đảo Lôi Châu tại đại lục Trung Quốc qua eo biển Quỳnh Châu, đảo Hải Nam là hòn đảo lớn nhất nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Diện tích của đảo Hải Nam là , chiếm 99,7% diện tích toàn tỉnh) và gần tương đương với Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ở phía tây đảo Hải Nam là vịnh Bắc Bộ. Hải Nam là tỉnh cực nam của Trung Quốc, nằm ở phía nam của chí tuyến bắc, lượng nhiệt và lượng mưa phong phú.
Ngũ Chỉ Sơn (1.840 m) là núi cao nhất Hải Nam. Các đỉnh núi cao trên 1.500 mét khác tại Hải Nam là Anh Ca lĩnh (鹦哥岭), Nga Tông lĩnh (俄鬃岭), Hầu Mi lĩnh (猴猕岭), Nhã Gia đại lĩnh (雅加大岭), Điếu La sơn (吊罗山). Có thể phân các đồi núi tại Hải Nam thành ba dãy núi lớn:
Dãy núi Ngũ Chỉ Sơn, ở trung bộ của đảo, đỉnh chính là Ngũ Chỉ Sơn cao 1840 mét.
Dãy núi Anh Ca Lĩnh, ở tây bắc của Ngũ Chỉ Sơn, đỉnh chính là Anh Chủy phong (鸚嘴峰) cao 1811,6 mét.
Dãy núi Nhã Gia Đại Lĩnh, ở tây bộ của đảo, đỉnh chính cao 1519,1 mét.
Hải Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Biến đổi nhiệt độ trong năm dưới . Các tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, khi nhiệt độ không khí giảm xuống ; các tháng nóng nhất là tháng 7 và 8, nhiệt độ trung bình khi đó là . Ngoại trừ các khu vực đồi núi ở trung tâm hòn đảo, nhiệt độ trung bình ngày ở Hải Nam đều trên . Mùa hè ở phía bắc hòn đảo có thời tiết nóng, với nhiệt độ có thể cao hơn vào 20 ngày trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là và có thể còn lên đến ở các khu vực trung tâm và phía đông, và chỉ đạt tại các khu vực ven biển tây nam. Phần phía đông của đảo Hải Nam nằm trên đường đi của các cơn bão nhiệt đới, và 70% lượng mưa hàng năm có bắt nguồn từ các cơn bão hay mưa trong mùa hè. Các trận lũ lớn xảy ra là do ảnh hưởng của bão nhiệt đới và chúng có thể gây ra nhiều khó khăn cho cư dân địa phương.
Khoảng tháng 1 và tháng 2, tại các vùng ven biển trên đảo Hải Nam, đặc biệt là ở phần phía bắc, xảy ra hiện tượng sương mù dày đặc. Điều này là do không khí lạnh mùa đông tiếp xúc với nước biển ấm. Sương mù diễn ra cả ngày lẫn đêm, và được phân bổ đều. Tầm nhìn có thể giảm xuống 50 mét trong nhiều ngày tại một thời điểm. Trong giai đoạn này, cư dân địa phương thường đóng cửa sổ để chống hiện tượng nồm.
Hầu hết sông tại Hải Nam bắt nguồn từ khu vực trung tâm đảo và chảy theo các hướng khác nhau. Việc bốc hơi vào mùa khô ở khu vực gần biển khiến mực nước các sông giảm đáng kể. Có rất ít hồ tự nhiên tại Hải Nam. Hồ chứa nhân tạo được biết đến nhiều nhất tại Hải Nam là hồ chứa Tùng Đào (松涛水库) ở trung-bắc của đảo.
Có một số hòn đảo nhỏ nằm gần bờ của đảo lớn Hải Nam như:
Đảo Đại Châu (大洲岛), nằm cách bờ biển Vạn Ninh 5 km.
Đảo Hải Điện (海甸岛), nằm ở cửa sông Nam Độ, phía bắc của Hải Khẩu.
Đảo Tân Phụ (新埠岛), nằm ở cửa sông Nam Độ, phía bắc của Hải Khẩu, ở phía đông đảo Hải Điện.
Đảo Phượng Hoàng (凤凰岛), một đảo nghỉ dưỡng nhân tạo được xây dựng trên vịnh Tam Á.
Đảo Ngô Chi Châu (蜈支洲岛), nằm tại vịnh Hải Đường (海棠湾).
Quần đảo Thất Châu (七洲列岛), nằm ở đông bộ Văn Xương.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền với một số hòn đảo nhỏ trên Biển Đông, quy thuộc chúng vào thành phố cấp địa khu Tam Sa của tỉnh Hải Nam. Chính phủ Trung Quốc quy định địa giới thành phố Tam Sa trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc. Các đảo này nằm cách xa hàng trăm km về phía nam của đảo Hải Nam, do vậy có điều kiện khí hậu cũng như hệ động, thực vật khác nhau. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) do Trung Quốc kiểm soát với đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng) là lớn nhất, đảo này cũng là trung tâm hành chính của thành phố Tam Sa. Ở quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), Trung Quốc cũng kiểm soát một vài thực thể địa lý. Ngoài ra, Trung Quốc cũng quy bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough thuộc phạm vi quản lý của thành phố Tam Sa. Trung Quốc cũng xem bãi ngầm James (Tăng Mẫu) ở gần bờ biển đảo Borneo của Malaysia là cực nam của lãnh thổ nước mình.
Nhân khẩu
Dân tộc
Người Lê là các cư dân ban đầu tại Hải Nam. Họ được cho là hậu duệ của các bộ lạc Bách Việt tại Trung Quốc, họ đã định cư trên đảo từ 7 đến 27 nghìn năm trước. Người Lê hiện nay sinh sống chủ yếu tại 9 huyện thị ở khu vực giữa và phía nam của Hải Nam – đó là các thành phố Tam Á, Ngũ Chỉ Sơn và Đông Phương, các huyện tự trị là Bạch Sa, Lăng Thủy, Lạc Đông, Xương Giang, Quỳnh Trung và Bảo Đình. Khu vực người Lê định cư chiếm diện tích , tức khoảng 55% diện tích toàn tỉnh.
Năm 46 TCN, triều đình Nhà Hán thấy cuộc chinh phục tốn quá nhiều chi phí và từ bỏ hòn đảo. Khoảng thời gian đó, người Hán cùng với các binh sĩ và tướng lĩnh bắt đầu nhập cư đến đảo Hải Nam từ lục địa. Trong số đó, có một số là con cháu của những người đã bị trục xuất đến Hải Nam vì lý do chính trị. Hầu hết trong số họ đến đảo Hải Nam từ các khu vực thuộc Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây hiện nay. Thời Nhà Tống, lần đầu tiên có một lượng lớn người Hán di cư đến Hải Nam, họ chủ yếu định cư ở phía bắc của hòn đảo. Trong thế kỷ XVI và 17, tiếp tục có một lượng lớn người Hán từ Phúc Kiến và Quảng Đông nhập cư đến Hải Nam, đẩy người Lê đến các vùng cao nguyên ở nửa phía nam của hòn đảo, Trong thế kỷ XVIII, người Lê đã nổi dậy chống lại triều đình Nhà Thanh, triều đình phản ứng bằng cách đưa lính người Miêu từ Quý Châu đến đàn áp. Nhiều người Miêu sau đó đã định cư tại đảo và hậu duệ của họ tiếp tục sống ở vùng cao nguyên phía tây Hải Nam cho đến nay.
Ngôn ngữ
Cư dân tại Hải Nam sử dụng nhiều phương ngôn hay ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, chủ yếu là 11 phương ngôn:
Tiếng Hải Nam (海南话, Hải Nam thoại), một nhánh của phương ngôn Mân Nam của tiếng Hán. Tiếng Hải Nam được sử dụng rất rộng rãi, số người sử dụng là nhiều nhất trong số các phương ngôn trên đảo với khoảng 5 triệu cư dân thông dụng "phương ngôn" này. Những người nói tiếng Hải Nam phân bổ chủ yếu tại đại bộ phận các huyện thị Hải Khẩu, Quỳnh Sơn, Văn Xương, Quỳnh Hải, Vạn Ninh, Định An, Đồn Xương, Trừng Mại và khu vực ven biển của các huyện thị Lăng Thủy, Lạc Đông, Đông Phương, Xương Giang và Tam Á. Tại các địa phương khác nhau, ngữ âm và thanh điệu tiếng Hải Nam cũng có sự khác biệt.
Tiếng Lê (黎语, Lê ngữ), thuộc Ngữ chi Lê của Ngữ hệ Thái Kadai (cũng có học giả cho là thuộc Ngữ hệ Nam Đảo). Tiếng Lê được người Lê sử dụng, chủ yếu phân bổ tại Quỳnh Trung, Bảo Đình, Lăng Thủy, Bạch Sa, Đông Phương, Lạc Đông, Xương Giang và Tam Á, Ngũ Chỉ Sơn.
Tiếng Lâm Cao (临高话, Lâm Cao thoại), thuộc Ngữ chi Tráng-Thái của Ngữ tộc Tráng-Đồng. Ước tính có khoảng 500.000 người sử dụng tiếng Lâm Cao, chủ yếu tại huyện Lâm Cao.
Thôn thoại khu vực Dương Sơn, trước đây gọi là thổ ngữ Quỳnh Sơn, thuộc Ngữ hệ Thái-Kadai. Ước tính có 110.000 người sử dụng, chủ yếu phân bổ tại khu vực Dương Sơn của thành phố Quỳnh Sơn và ở các vùng ngoại ô phía tây Hải Khẩu như Trường Lưu (长流), Vinh Sơn (荣山), Tân Hải (新海) hay Tú Anh (秀英).
Tiếng Đam Châu (儋州话, Đam Châu thoại), một nhánh của phương ngôn Quảng Đông của tiếng Hán. Có hơn 700.000 người sử dụng, chú yếu phân bổ tại các khu vực duyên hải của Đam Châu, Xương Giang, Đông Phương.
Tiếng Quân (军话, Quân thoại), thuộc hệ thống phương ngôn tây nam của Quan thoại. Có nguồn gốc từ các binh sĩ và quan chức thời xưa đến Hải Nam từ đại lục. Có trên 100.000 người sử dụng, chủ yếu phân bổ tại một bộ phận của Xương Giang, Đông Phương, Đam Châu và Tam Á.
Tiếng Miễn (勉語, Miễn ngữ), thuộc Ngữ tộc Miêu-Dao. Người Miêu tại Hải Nam thông dụng tiếng Miễn, ước tính có khoảng 50.000 người tại các khu vực thiểu số của các huyện thị trung bộ và nam bộ hòn đảo.
Thôn thoại khu vực Đông Phương và Xương Giang, trước đây gọi là Ca Long thoại (哥隆话) hay Ngật Long thoại (仡隆话), thuộc Ngữ tộc Kra của Ngữ hệ Thái-Kadai. Ước tính có 80.000 người sử dụng, chủ yếu phân bổ tại đôi bờ hạ du sông Xương Hóa của Đông Phương và Xương Giang.
Tiếng Hồi Huy (回辉话, Hồi Huy thoại), hiện nay giới học thuật nhận định là ngôn ngữ duy nhất trong một nhóm ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Nam Đảo. Căn cứ theo "Quỳnh Châu phủ chí" (琼州府志), tiếng Hồi Huy là của những cư dân nhập cư ngoại quốc đến vào thời Nhà Tống và Nhà Nguyên truyền cho đời sau của họ, người Hán đương thời gọi là "Phiên ngữ" (番语, tức tiếng nước ngoài). Tiếng Hồi Huy được khoảng 6.000 cư dân người Hồi (Utsul) tại hai khu vực Hồi Huy và Hồi Tân tại Tam Á và một số cư dân tại Bạch Sa và Vạn Ninh sử dụng.
Tiếng Mại (迈话, Mại thoại), thuộc hệ thống phương ngôn Quảng Đông, gần với tiếng Quảng Châu. Tuy nhiên, tiếng Mại có số người sử dụng không nhiều, phân bổ không rộng rãi, chỉ hạn chế tại khu vực ngoại ô Nhai Thành và Thủy Nam của Tam Á.
Tiếng Đản Gia (疍家话, Đản Gia thoại), thuộc hệ thống phương ngôn Quảng Đông, được cư dân người Hán phụ cận cảng Tam Á sử dụng.
Tôn giáo
Trước khi văn hóa Hán từ nội địa xâm nhập đến, cư dân người Lê đảo Hải Nam chủ yếu sùng bái tín ngưỡng nguyên thủy (thuyết vật linh), họ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thiên nhiên và thờ cúng nhiều đối tượng, đây là giai đoạn tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy. Năm 748, Phật giáo Hán truyền được truyền đến đến Hải Nam, tiếp theo là Đạo giáo. Nhà sư Giám Chân đã dạt vào Hải Nam khi nỗ lực đi thuyền đến Nhật Bản lần thứ năm, góp phần vào sự hưng vượng của Phật giáo tại Hải Nam thời Đường Tống., hiện tại có 10.000 Phật tử đăng ký tại Hải Nam, còn Đạo giáo thì đã được bản địa hóa, dân gian hóa. Vào thời Tống và Nguyên, cùng với làn sóng di dân của người Hán tại đại lục, tín ngưỡng thờ Mụ tổ cũng được truyền đến đảo, với các di tích còn lại cho đến ngày nay
Hải Nam là một trạm trung chuyển của con đường tơ lụa trên biển, vì tại Hải Nam phong phú về các loại hương liệu, các thương nhân đến từ Gujarat thuộc Ấn Độ là những người đầu tiên giới thiệu Hồi giáo đến Hải Nam, những người Hồi giáo từ Trung Á và Đông Dương cũng góp phần truyền bá Hồi giáo đến Hải Nam. Hiện nay, tại hương Hồi Tân (回新乡) và hương Hồi Huy (回辉乡) ở Tam Á có khoảng 6.500 người Hồi giáo, thuộc hệ phái Sunni.
Năm 1630, Giáo hội Ki-tô Bồ Đào Nha đã phái linh mục đến Hải Nam truyền giáo, từ đó Công giáo truyền đến Hải Nam. Từ lúc bắt đầu, khi bốn nước Pháp-Ý-Tây-Bồ gửi không quá 20 linh mục đến truyền giáo, cho đến thời Nhà Thanh, tín hữu Công giáo trên toàn đảo đã phát triển lên hơn 5.000 người. Thời cuối Thanh đầu Dân Quốc, Giáo hội Công giáo tại Hải Nam đã mua đất, xây dựng các nhà thờ. Sau năm 1950, các linh mục nước ngoài bị trục xuất bởi một loạt lý do, các linh mục người Hán dẫn thay thế vị trí của họ, số tín hữu Công giáo giám xuống chỉ còn 4.100 người. Đạo Tin Lành truyền đến Hải Nam vào năm 1881, một mục sư quốc tịch Mỹ đã thiết lập khu hội Quỳnh Hải, do Giáo hội Trưởng Lão Mỹ lãnh đạo. Giáo đường Tin Lành đầu tiên tại Hải Nam được dựng tại Đam Châu. Từ đó, Tin Lành dần phát triển và hiện có 35.000 tín hữu tại tỉnh đảo.
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dưới ảnh hưởng của cải cách ruộng đất và Đại Cách mạng Văn hóa, tình hình của các tôn giáo không được lạc quan. Trong cao trào của Cách mạng Văn hóa, tất cả các hoạt động tôn giáo phải ngưng lại và gần như toàn bộ các chùa miếu, đền thờ Hồi giáo và nhà thờ đã bị hư hỏng, chỉ một số lượng nhỏ tín đồ Hồi giáo và Tin Lành vẫn duy trì các hoạt động tôn giáo. Sau Cách mạng Văn hóa, hoạt động tôn giáo tại Hải Nam bắt đầu được khôi phục, hiện có cả trăm địa điểm tôn giáo với trên 30 đoàn thể tôn giáo hoạt động.
Hành chính
Với việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền với các quần đảo trên Biển Đông, tỉnh Hải Nam về lý thuyết phải quản lý cả trăm hòn đảo, đá ngầm xa bờ. Tỉnh Hải Nam có hệ thống hành chính hơi khác so với các tỉnh khác của Trung Quốc. Trong khi phần lớn các tỉnh khác được chia hoàn toàn thành các đơn vị cấp địa khu, và được chia tiếp thành các đơn vị cấp huyện; thì tại Hải Nam, gần như toàn bộ các đơn vị cấp huyện (trừ bốn quận của Hải Khẩu) đều trực thuộc tỉnh một cách trực tiếp. Điều này là do Hải Nam là một tỉnh nhỏ về diện tích và dân số so với các tỉnh khác tại Trung Quốc.
Quân sự
Hải Nam có vị trí chiến lược đối với Biển Đông, khoảng cách từ Hải Nam đến các tỉnh miền trung Việt Nam chỉ hơn 300 km.
Đảo Hải Nam có Căn cứ hải quân Du Lâm của Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và có quân cảng tàu ngầm hạt nhân chiến lược . Quân cảng được ước tính cao , được xây dựng vào trong một sườn đồi gần một căn cứ quân sự. Các động có khả năng cất giấu 20 tàu ngầm hạt nhân theo quan sát từ các vệ tinh gián điệp. Các tàu ngầm đặt ở quân cảng có các lên lửa đạn đạo hạt nhân và đủ lớn để chứa các tàu sân bay.
Kinh tế
Kinh tế Hải Nam chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và có trên một nửa hàng xuất khẩu của tỉnh đảo là nông sản. Tuy nhiên, kể từ khi được nâng lên thành một tỉnh, Hải Nam đã trở thành "đặc khu kinh tế" lớn nhất của Trung Quốc, mục tiêu là để thúc đẩy sự phát triển dựa trên các nguồn tài nguyên phong phú của hòn đảo. Trước đó, tỉnh đảo bị nhiều người xem là một khu vực "hoang dã", phần lớn không bị ảnh hưởng bởi công nghiệp hóa; thậm chí đến nay vẫn có tương đối ít các nhà máy tại tỉnh. Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hải Nam, tận dụng lợi thế các bãi biển nhiệt đới và các cánh rừng tươi tốt. Chính quyền trung ương đã khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Hải Nam và cho phép tỉnh đảo phát triển một nền kinh tế dựa phần lớn vào các nguồn lực của thị trường.
Việc phát triển công nghiệp tại Hải Nam vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn chỉ là khai thác khoáng sản như quặng sắt và trồng các cây công nghiệp như cao su. Từ thập niên 1950, tại Hải Khẩu đã có một số nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị nông nghiệp và dệt may để tiêu thụ trên đảo. Một khó khăn lớn đối với việc mở rộng lĩnh vực công nghiệp là nguồn cung điện không đầy đủ. Phần lớn lượng điện tại đảo có nguồn gốc từ thủy điện, mà nó lại phụ thuộc vào biến động dòng chảy theo mùa của các con sông.
Tháng 12 năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch của mình nhằm biến Hải Nam thành một "điểm đến du lịch quốc tế" vào năm 2020. Thông báo này đã khiến kinh tế của tỉnh đảo có sự đột biến, với mức tăng đầu tư năm trên năm là 136,9% trong ba tháng đầu năm 2010. Lĩnh vực bất động sản chiếm trên một phần ba tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trước đó, năm 1990, tỉnh Hải Nam là nơi diễn ra vỡ bong bóng bất động sản lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại
Hải Nam có dự trữ khai thác thương mại trên 30 loại khoáng vật. Người Nhật Bản đã khai thác quặng sắt tại Hải Nam trong thời gian họ chiếm giữ hòn đảo trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và đây cũng là loại khoáng sản quan trọng nhất của Hải Nam. Các loại khoáng vật quan trong khác tại tỉnh đảo là titan, mangan, wolfram, bô xít, molypden, coban, đồng, vàng và bạc. Hải Nam có trữ lượng lớn về than non và đá phiến dầu, người ta cũng đã tìm thấy dầu mỏ và khí thiên nhiên ngoài khơi vùng biển Hải Nam. Trên các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc quy thuộc tỉnh Hải Nam chỉ có rất ít tài nguyên như phân chim song vùng biển xung quanh chúng có nhiều loại khoáng sản, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng từng tiến hành mời thầu dầu khí tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra tại Biển Đông cũng có tài nguyên băng cháy, Trung Quốc tuyên bố đã tìm thấy băng cháy ở phía bắc Biển Đông từ năm 2007, với trữ lượng ước tính khoảng 19,4 tỉ m³. Các khu rừng nguyên sinh trên đảo Hải Nam có 20 loài cây có giá trị thương mại, trong đó có tếch và đàn hương.
Do Hải Nam có khí hậu nhiệt đới, các ruộng lúa xuất hiện phổ biến ở các vùng đất thấp phía đông bắc và các thung lũng núi phía nam. Bên cạnh lúa, các cây trồng quan trọng khác có thể kể đến là dừa, cọ, sisal, hoa quả nhiệt đới (như dứa, nông sản mà Hải Nam dẫn đầu cả nước), hồ tiêu, cà phê, trà, đào lộn hột, và mía. Đầu thế kỷ XX, những Hoa kiều hồi hương từ Mã Lai thuộc Anh đã đưa cây cao su đến đảo; sau năm 1950, các nông trường quốc doanh trồng cao su được phát triển và Hải Nam nay sản xuất ra một lượng mủ cao su đáng kể cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Ớt Hoàng Đăng Hải Nam, một loại ớt đặc hữu tại Hải Nam, được trồng ở phía đông nam và tây nam của đảo.
Cá mú, cá thu và cá ngừ là chiếm phần lớn sản lượng đánh bắt xa bờ của ngư dân Hải Nam. Người dân Hải Nam cũng nuôi sò điệp và ngọc trai trong các vịnh hay vũng nông để phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Sản lượng tôm được ước tính đạt trong năm 2007, trên 50% trong số đó được xuất khẩu. Hải Nam có trên 400 trại giống tôm, hầu hết nằm giữa Văn Xương và Quỳnh Hải. Sản lượng cá rô phi năm 2008 tại Hải Nam là . Hòn đảo có khoảng 100.000 hộ trang trại nuôi cá thương mại hoặc mang tính địa phương.
Năm 2011, có trên 30 triệu du khách đã đến thăm Hải Nam, hầu hết trong số họ đến từ đại lục Trung Quốc. Trong số 814.600 du khách hải ngoại, 227.600 người đến từ Nga, tăng trưởng 53,3 so với năm trước đó. Tổng doanh thu từ du lịch vào năm 2011 là 32 tỉ NDT (4,3 tỉ USD), tăng 25% so với năm 2010. Người ta thường chia đảo Hải Nam thành 8 vùng du lịch: Hải Khẩu và vùng lân cận (Hải Khẩu, Quỳnh Sơn, Định An); đông bắc (Văn Xương); Bờ biển Trung Đông bộ (Quỳnh Hải, Định An); bờ biển Nam Đông bộ; Nam bộ (Tam Á); bờ biển Tây Bộ (Lạc Đông, Đông Phương, Lăng Thùy, Xương Giang); tây bắc (Đam Châu, Lâm Cao, Trừng Mại); và Cao nguyên Trung tâm (Bạch Sa, Quỳnh Trung, và Ngũ Chỉ Sơn/Đồn Xương).
Để khuyến khích cộng đồng du thuyền quốc tế, các quy định mới của Hải Nam nay cho phép du thuyền ngoại quốc ở lại tổng cộng 183 ngày mỗi năm, tối đa 30 ngày mỗi lần. 13 cảng sẽ được xây dựng quanh đảo để đáp ứng thị trường du lịch mới.
Năm 2018, Hải Nam là tỉnh có 9,1 triệu dân và GDP danh nghĩa đạt 483,2 tỉ NDT (73 tỉ USD). Tỉnh này có dân số tương đương với Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), với GDP cao hơn. Hải Nam có chỉ số GDP đầu người đạt 51.955 NDT (tương ứng 7.851 USD). Hải Nam là hòn đảo lớn nhất Trung Quốc, dù có diện tích nhỏ hơn Đài Loan (đảo), nơi bị quản lý bởi Đài Loan. Tỉnh lỵ là thành phố Hải Khẩu.
Trong thời gian từ năm 2018, Hải Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh phương án phát triển kinh tế. Khu Thí nghiệm Thương mại tự do Hải Nam, Cảng Thương mại tự do Hải Nam đều được thành lập năm 2018, vào đúng thời điểm kỷ niệm 30 năm Khu kinh tế Hải Nam ra đời. Mục tiêu đưa ra là đẩy Cảng Thương mại tự do Hải Nam trở thành Khu kinh tế tự do lớn nhất thế giới (vượt qua Dubai, Hồng Kông và Singapore). Và Hải Nam sẽ thực hiện chính sách du lịch miễn thị thực cho người nước ngoài từ 59 quốc gia, cải thiện các nền tảng thông tin một cửa sổ của thương mại quốc tế, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh chính sách linh hoạt, mô hình điều tiết quản lý thương mại, đầu tư, tài chính trong và ngoài nước. Quyết tâm tạo ra một vùng kinh tế phát triển linh hoạt và mạnh mẽ.
Giao thông
Những con đường đầu tiên trên đảo đã được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, song cho đến thập niên 1950 thì vẫn chưa có con đường lớn nào được xây dựng ở các vùng đồi núi trong nội địa. Hiện nay, đường bộ là loại hình vận tải chính trong nội bộ Hải Nam. Toàn bộ chiều dài các tuyến đường thông xe trên đảo là 17.600 km, về cơ bản hình thành hệ thống chủ đạo gồm ba tuyến dọc và bốn tuyến ngang. Ba tuyến dọc đều kết nối giữa thủ phủ Hải Khẩu và thành phố Tam Á ở cực nam, tuyến quốc lộ 223 (323 km) chạy dọc theo bờ biển phía đông, tuyến quốc lộ 224 (309 km) thì chạy xuyên qua vùng nội địa của đảo, còn tuyến quốc lộ 225 (429 km) thì chạy dọc theo bờ biển phía tây. Các tuyến đường chủ đạo kết nối tất cả các cảng biển và huyện thị, các tuyến nhánh mở rộng đến toàn bộ 219 hương trấn trên đảo cũng như các thắng cảnh du lịch.
Đảo Hải Nam có hai sân bay quốc tế là: Sân bay quốc tế Mỹ Lan Hải Khẩu và Sân bay quốc tế Phượng Hoàng Tam Á. Tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc cũng cho xây dựng Sân bay đảo Vĩnh Hưng để phục vụ cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng có kế hoạch xây dựng Sân bay Quốc tế Quỳnh Hải Bác Ngao với tổng vốn đầu tư 945 triệu NDT, sân bay này cách thủ phủ của thành phố Quỳnh Hải 12 km và cách địa điểm cố định diễn ra Diễn đàn châu Á Bác Ngao 15 km.
Một tuyến phà đường sắt đã đi vào hoạt động vào đầu thập niên 2000, giúp kết nối hệ thống đường sắt trên đảo Hải Nam với mạng lưới đường sắt tại đại lục Trung Quốc. Năm 2005, Bộ Giao thông Trung Quốc đã phân bổ 20 triệu NDT (2,4 triệu USD) để lập một ủy ban nhằm nghiên cứu về khả năng xây dựng một cây cầu hoặc đường hầm kết nối đảo Hải Nam với lục địa.
Tuyến Đường sắt Đông Hoàn Hải Nam nối giữa Hải Khẩu và Tam Á đã đi vào hoạt động năm 2010. Tuyến đường sắt được thiết kế có thể chạy với tốc độ 250 km/giờ. Thời gian để đi từ Hải Khẩu tới Tam Á trên tuyến đường sắt này chỉ mất xấp xỉ 1 tiếng 22 phút. Tổng chiều dài của tuyến Đường sắt Đông Hoàn Hải Nam là 308,11 km, vốn đầu tư dự tính là 20,224 tỉ NDT. Các ga dự tính trên tuyến đường sắt này là Hải Khẩu, Trường Lưu, Tú Anh, Thành Tây, Hải Khẩu Đông, Mỹ Lan, Đông Trại loan, Văn Xương, Phùng Gia loan, Quỳnh Hải, Bác Ngao, Hòa Lạc, Sơn Căn, Vạn Ninh, Thần Châu, Nhật Nguyệt loan, Lăng Thủy, Cao Phong, Hải Đường loan, Á Long loan, Tam Á.. Dự kiến một tuyến đường sắt Tây Hoàn Hải Nam sẽ được xây dựng ở bờ biển phía tây của Hải Nam. Tuyến này sẽ có chiều dài 345 km và sẽ kết nối với tuyến phía đông hiện hữu.
Hải Nam đã tiếp nhận 11.000 tấn hàng hóa thông qua các cảng vào tháng 11 năm 2010, tăng 90,1% so với tháng cùng kỳ năng trước. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2010, đã có 102.000 tấn hàng hóa được xuất khẩu thông qua các cảng của Hải Nam, trong đó 34.000 tấn hàng xuất khẩu đến Hoa Kỳ và 14.000 tấn hàng xuất khẩu đến EU. Hải Nam có một số cảng biển:
Cảng Tú Anh Hải Khẩu (海口秀英港) là trung tâm vận tải và chuyên chở hành khách chính.
Tân cảng Hải Khẩu (海口新港) mở cửa ngày 1 tháng 6 năm 2005
Cảng Mã Thôn (马村港) nằm ở Trừng Mại, mở cửa vào ngày 1 tháng 6 năm 2005
Cảng eo biển Hải Nam
Giáo dục
Đại học Hải Nam (海南大学)
Đại học Sư phạm Hải Nam (海南师范大学)
Học viện Y Hải Nam (海南医学院)
Học viện Quỳnh Châu (琼州学院)
Học viện Tam Á (三亚学院)
Học viện Kinh tế Hải Khẩu (海口经济学院)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hainan (Province and island, China) trên Encyclopædia Britannica
People’s Government of HaiNan Province tiếng Anh
http://www.hainan.gov.cn/
Tỉnh Trung Quốc
Khởi đầu năm 1988 ở Trung Quốc
Vịnh Bắc Bộ
Đảo Trung Quốc
Đảo Biển Đông
Hoa Nam |
12463 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o%20H%E1%BA%A3i%20Nam | Đảo Hải Nam | Đảo Hải Nam (tiếng Trung: 海南岛), thời cổ gọi là Quỳnh Châu (琼州32.198 km². Theo cách tính của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì đảo Hải Nam có diện tích mặt biển là 2 triệu km². Đảo Hải Nam từng thuộc lãnh thổ Giao Châu (miền Bắc Việt Nam ngày nay).
Đảo Hải Nam cách Trung Hoa đại lục qua eo biển Quỳnh Châu, đối diện bán đảo Lôi Châu.
Lịch sử
Từ thời xa xưa, đảo Hải Nam đã có các cộng đồng người Lê, người Miêu và người Choang sinh sống. Tuy nhiên, sau này, các dân tộc nói trên trở thành những dân tộc thiểu số ở đảo. Người Hán từ đại lục di cư tới ngày càng nhiều, đặc biệt là từ khi đảo Hải Nam được tách khỏi tỉnh Quảng Đông để thành lập tỉnh mới và có tư cách đặc khu kinh tế.
Từ năm 2010, khi chính phủ Trung Quốc triển khai kế hoạch biến Hải Nam thành hòn đảo du lịch quốc tế với những biện pháp đầu tư phát triển ồ ạt, miễn thị thực nhập cảnh và miễn thuế, số lượng du khách tới Hải Nam du lịch tăng vọt. Vốn đầu tư vào đảo cũng theo đó gia tăng.
Từ năm 2001 tới nay, Trung Quốc đều đặn hàng năm tổ chức Diễn đàn châu Á Bác Ngao - một phiên bản châu Á của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Địa hình
Bờ biển phía bắc đảo Hải Nam là những đồng bằng và trung du ven biển. Đại bộ phận đảo là địa hình núi cao hiểm trở bao gồm nhiều dãy núi và khối núi. Các dãy núi nhìn chung có hướng chạy đông bắc - tây nam. Phía đông có dãy Ngũ Chỉ Sơn, ở giữa có dãy núi Lê Mẫu Lĩnh (còn gọi là dãy núi Anh Ca Lĩnh), phía Tây có dãy núi Bá Vương Lĩnh (còn gọi là dãy Nhã Gia Đại Lĩnh) là những dãy núi chủ yếu. Trong ba dãy núi này, Ngũ Chỉ Sơn là dãy cao nhất. Trong dãy này, ngọn Trung Chỉ Sơn cao nhất với độ cao tuyệt đối là 1840 mét.
Đảo Hải Nam có ít nhất 54 sông lớn nhỏ khác nhau, bắt nguồn từ các dãy núi và hầu hết hướng ra phía Tây đổ ra vào biển. Do chảy qua địa hình núi non, các sông này là nguồn thủy năng phong phú.
Khí hậu
Khí hậu của Hải Nam nằm trong vùng khí hậu xích đạo.Bắc Hải Nam, bao gồm cả thủ đô của đảo Hải Khẩu, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, trong khi hầu hết các phần còn lại của hòn đảo này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ hàng năm ấm hơn về phía nam. Những tháng lạnh nhất là tháng giêng và tháng hai, khi nhiệt độ xuống đến 16-21 °C; những tháng nóng nhất là tháng Bảy và tháng Tám, và nhiệt độ 25-29 °C. Ngoại trừ các khu vực miền núi phía trung tâm của hòn đảo, nhiệt độ trung bình hàng ngày tại Hải Nam trong tất cả các tháng cũng là ở trên 10 °C. Mùa hè ở miền bắc là nóng và trong hơn 20 ngày trong một năm, nhiệt độ có thể cao hơn 35 °C Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 đến 2.000 mm và có thể cao 2.400 mm. Khu vực trung tâm và phía đông, và mức thấp nhất 900 mm (35 in) tại các khu vực ven biển phía Tây Nam. Các bộ phận của Hải Nam nằm trong đường đi của bão và 70% lượng mưa hàng năm có nguồn gốc từ các cơn bão và mùa hè mùa mưa. Lũ lụt lớn xảy ra do bão, gây ra nhiều vấn đề cho cư dân địa phương.
Rừng
Rừng mưa nhiệt đới núi Kiếm Phong rộng 447 km² là khu rừng mưa nhiệt đới rộng nhất đảo Hải Nam với hàng trăm loài thực vật, trong đó có 78 loài quý hiếm, động vật có 68 loài động vật có vú, 215 loài chim, 400 loài bướm, 4.000 loài côn trùng, 38 loài lưỡng cư và 50 loài bò sát sinh sống.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đảo Trung Quốc
Đảo |
12464 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20qu%C3%A1n%20Qu%E1%BB%B3nh%20Ph%E1%BB%A7 | Hội quán Quỳnh Phủ | Hội quán Quỳnh Phủ có thể là một trong số các hội quán của người Hoa gốc Hải Nam sau đây:
Hội quán Quỳnh Phủ (Thành phố Hồ Chí Minh): nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5
Hội quán Quỳnh Phủ (Hội An): nằm trên đường Trần Phú tại khu phố cổ Hội An
Hội quán Quỳnh Phủ (Ninh Hòa): nằm trên đường đường Trần Quý Cáp, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa |
12465 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Ninh | Nam Ninh | Nam Ninh (tiếng tráng: Namzningz; chữ Hán giản thể: 南宁; phồn thể: 南寧; pinyin: Nánníng) là một địa cấp thị, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc. Dân số vào năm 2018 là 7.254.100 người. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km.
Lịch sử
Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 (214 TCN), nhà Tần thống nhất vùng Lĩnh Nam, lập ra các quận như Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận; khi đó Nam Ninh thuộc quận Quế Lâm. Từ khi Hán Cao Tổ lên ngôi cho tới năm Nguyên Đỉnh thứ nhất thời Hán Vũ Đế (206 TCN tới 116 TCN) Nam Ninh là vùng đất thuộc nước Nam Việt. Từ năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thuộc về quận Úc Lâm. Thời Tam quốc, là vùng đất thuộc Đông Ngô, với tên gọi là huyện Lâm Phổ thuộc quận Úc Lâm, Quảng Châu và được gọi như thế cho đến hết thời Tây Tấn. Năm Đại Hưng thứ nhất thời Đông Tấn (318), tách khỏi quận Úc Lâm để lập ra quận Tấn Hưng, vẫn thuộc Quảng Châu, thủ phủ đặt tại huyện Tấn Hưng (nay thuộc khu đô thị Nam Ninh). Thành cổ Tấn Hưng là một trong những địa danh nổi tiếng nhất tại Nam Ninh.
Năm Khai Hoàng thứ 18 (598) thời nhà Tùy, đổi tên huyện Tấn Hưng thành huyện Tuyên Hóa, thủ phủ đặt tại thành Tuyên Hóa (nay thuộc khu đô thị Nam Ninh). Năm Trinh Quan thứ 6 (632) thời nhà Đường, khi Nam Tấn Châu đổi tên thành Ung Châu thì Tuyên Hóa là đô đốc phủ Ung Châu, như thế Nam Ninh đã trở thành trung tâm hành chính của địa khu Quế Tây Nam, vì thế Nam Ninh còn gọi vắn tắt là "Ung" ("Ung" bắt đầu xuất hiện trong Nguyên Hòa quận huyền chí thời Đường; năm Hàm Thông thứ 3 (862) Ung Châu quản lý Lĩnh Nam tây đạo, thủ phủ đặt tại huyện Tuyên Hóa, khi đó Nam Ninh trở thành thủ phủ của đơn vị hành chính tương đương với ngày nay là cấp tỉnh.
Năm Chí Nguyên thứ 16 (1279) thời nhà Nguyên, đổi Ung Châu thành lộ Ung Châu, gồm huyện Tuyên Hóa, Vũ Duyên, lập ra tổng quản phủ lộ Ung Châu, kiêm tả hữu lưỡng giang khê động trấn phủ, thuộc hành trung thư tỉnh Hồ Quảng; tháng 9 năm Thái Định thứ nhất (1324), để mừng cho việc biên cương phía nam quy phục, lộ Ung Châu được đổi tên thành lộ Nam Ninh (với ý nghĩa là yên ổn bờ cõi phương nam), tên gọi Nam Ninh bắt đầu có từ đây. Năm Chí Chính 23 (1363), hành trung thư tỉnh Hồ Quảng phân chia ra thành hành trung thư tỉnh Quảng Tây, lộ Nam Ninh thuộc về hành trung thư tỉnh Quảng Tây. Năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) phế bỏ lộ Nam Ninh, lập phủ Nam Ninh. Huyện Tuyên Hóa thuộc về phủ Nam Ninh, thủ phủ đặt tại khu vực ngày nay thuộc khu đô thị Nam Ninh. Nhà Thanh duy trì tổ chức và tên gọi của thời Minh.
Tháng 3 năm Vĩnh Lịch thứ 2 (1648), Nam Ninh trở thành thủ đô của nhà Nam Minh cho tới tháng 7 cùng năm.
Tháng 7 năm thứ nhất Trung Hoa dân quốc (1912), phế bỏ huyện Tuyên Hóa và phủ Nam Ninh. Tới tháng 10 cùng năm, chính quyền tỉnh Quảng Tây dời thủ phủ từ Quế Lâm về Nam Ninh. Như thế Nam Ninh trở thành trung tâm tỉnh Quảng Tây. Tháng 10 năm 1936, thủ phủ tỉnh Quảng Tây lại dời về Quế Lâm và Nam Ninh trở thành hành chính giám đốc khu (khi đó gọi là khu 9). Tháng 10 năm 1939, thủ phủ tỉnh Quảng Tây lại từ Quế Lâm dời về Nam Ninh.
Tháng 1 năm 1950, thành lập thành phố Nam Ninh. Ngày 8 tháng 2 cùng năm, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Tây thành lập, xác định Nam Ninh là thủ phủ tỉnh này. Tháng 12 năm 1952, Nam Ninh là thủ phủ khu tự trị người Choang Quế Tây (năm 1956 đổi thành châu tự trị người Choang Quế Tây). Tháng 3 năm 1958, Khu tự trị người Choang Quảng Tây thành lập, Nam Ninh là thủ phủ của khu tự trị.
Hành chính
Nam Ninh có 7 quận (市辖区, thị hạt khu), 4 huyện (县) và 1 thành phố cấp huyện (huyện cấp thị).
Quận: Hưng Ninh (兴宁区), Thanh Tú (青秀区), Giang Nam (江南区), Tây Hương Đường (西乡塘区), Lương Khánh (良庆区), Ung Ninh (邕宁区), Vũ Minh (武鸣区)
Thành phố cấp huyện: Hoành Châu (横州市)
Huyện: Long An (隆安县), Mã Sơn (马山县), Thượng Lâm (上林县), Tân Dương (宾阳县)
Kinh tế
GDP năm 2004 58,8 tỷ NDT, tăng 13% so với năm 2003. GDP đầu người 16.121 NDT (tương đương 1.950 USD), năm 2003, xếp thứ 116/659 thành phố của Trung Quốc. Xuất khẩu năm 2004 đạt 5 tỷ USD. Nam Ninh có quặng: vàng, sắt, mangan, nhôm, thạch anh, bạc, than, đá cẩm thạch.
Nam Ninh có 6 khu phát triển (开发区, khai phát khu) là:
Khu phát triển công nghệ cao Nam Ninh DZ (南宁高新技术产业开发区)
Khu phát triển kinh tế công nghệ Nam Ninh DZ (南宁经济技术开发区)
Khu đầu tư Hoa kiều Nam Ninh (南宁华侨投资区)
Khu nghỉ mát thắng cảnh núi Thanh Tú Nam Ninh (南宁青秀山风景名胜旅游区)
Khu Tân Hồ Tương Tư Nam Ninh (南宁相思湖新区)
Khu công nghiệp Lục Cảnh Nam Ninh (南宁六景工业园区).
Giao thông
Ga Nam Ninh
Du lịch
Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu sô ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ.
Dân cư
Văn hóa
Các trường đại học
Đại học Quảng Tây (广西大学) (thành lập năm 1928)
Đại học Y khoa Quảng Tây (广西医科大学)
Đại học Dân tộc Quảng Tây (广西民族大学)
Học viện Sư phạm Quảng Tây (广西师范学院) (thành lập năm 1953)
Đại học Đông y dược Quảng Tây (广西中医药学院)
Học viện Nghệ thuật Quảng Tây (广西艺术学院)
Học viện Kinh tế Tài chính Quảng Tây (广西财经学院)
Học viện Giáo dục Quảng Tây(广西教育学院)
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nanning China
Khởi đầu thập niên 310
Thành phố tỉnh Quảng Tây
Tỉnh lỵ Trung Quốc
Đơn vị hành chính cấp địa khu Quảng Tây
Khởi đầu thế kỷ 4 ở Trung Quốc |
12467 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20T%C3%A2y%20D%C6%B0%C6%A1ng | Đại Tây Dương | Đại Tây Dương (chữ Hán: 大西洋) là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh với tổng diện tích khoảng 106.400.000 km², được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Đông, châu Âu, châu Phi và một phần của châu Á (giáp với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Liban, Israel và đảo Síp qua biển Địa Trung Hải) về phía Tây. Đại Tây Dương có bề rộng từ Đông sang Tây khoảng 9.600 km mỗi năm lại dang rộng thêm 2– 3 cm.
Vị trí địa lý
Đại Tây Dương được nối liền với Thái Bình Dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc Băng Dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na Uy.
Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.
Đáy biển
Các địa hình cơ bản của đại dương này là sống núi giữa đại dương có tên là sống núi giữa Đại Tây Dương. Nó kéo dài từ Iceland ở phía bắc đến khoảng 58° Nam, với chiều rộng tối đa khoảng . Một thung lũng tách giãn cũng kéo dài dọc theo sống núi với chiều dài gần bằng sống núi. Độ sâu của vùng nước ở đỉnh núi là nhỏ hơn ở nhiều nơi, trong khi chân sóng núi thì sâu gấp 3 lần. Một số đỉnh núi nhô cao khỏi mặt nước tạo thành các đảo. Đại Tây Dương có một sống núi ngầm khác là sống núi Walvis.
Sống núi giữa Đại Tây Dương chia Đại Tây Dương thành hai rãnh lớn với độ sâu từ . Các sống nằm ngang tho hướng giữa các lục địa và sống núi giữa Đại Tây Dương chia đáy đại dương thành một số bồn đại dương. Một số bòn lớn hơn là Blake, Guiana, Bắc Mỹ, Cabo Verde, và Canaries ở Bắc Đại Tây Dương. Các bồn lớn nhất ở Nam Đại Tây Dương là Angola, Cape, Argentina, và Brazil.
Đáy dại dương được cho là tương đối bằng phẳng bao gồm các đồng bằng biển thẳm, rãnh, núi dưới biển, bồn đại dương, cao nguyên, hẻm vực ngầm, và núi đỉnh bằng dưới biển. Nhiều thềm chạy dọc theo các rìa lục địa chiếm khoảng 11% địa hình đáy với một số hẻm vực sâu cắt qua chân lục địa.
Các núi và rãnh dưới đáy biển:
Rãnh Puerto Rico, ở Bắc Đại Tây Dương, là rãnh có độ sâu lớn nhất
Laurentian Abyss được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía đông Canada
Rãnh South Sandwich có độ sâu
Rãnh Romanche nằm gần xích đạo và có độ sâu khoảng .
Các trầm tích biển gồm:
Các trầm tích lục địa, như cát, bùn, và các hạt đá được tạo ra bởi quá trình xói mòn, phong hóa và hoạt động núi lửa trên đấn liền và được đẩy ra biển. Các vật liệu này được tìm thấy chủ yếu trên các thềm lục địa và có bề dày lớn nhất ở gần cửa sông và các bờ biển.
Các trầm tích biển sâu chứa các vật liệu còn sót lại của các sinh vật lắng đọng xuống đáy biển như sét đỏ và Globigerinida, pteropod, và bùn silic. Phủ hầu hết đáy đại dương và có bề dày thay đổi từ các trầm tích này dày ở các đai hội tụ, nổi bật là sống núi Hamilton và các đới nước dâng.
Các trầm tích Authigenic bao gồm các vật liêu như kết hạch namgan. Chúng xuất hiện ở những nơi mà quá trình lắng đọng trầm tích rất chậm hoặc nơi các dòng chảy chọn lọc các vật liệu trầm tích như trong Hewett Curve.
Nước biển
Tính trung bình, Đại Tây Dương có độ mặn lớn nhất trong 5 đại dương; độ mặn nước trên mặt trong các đại dương mở nằm trong dãi từ 33 đến 37‰ và thay đổi theo mùa và vĩ độ. Độ bốc hơi, giáng thủy, dòng chảy ra từ sông, và băng tan trong biển ảnh hưởng đến độ mặn. Mặc dù các giá trị độ mặn thấp nhất chỉ ở gần phía bắc của xích đạo (do lượng mưa cao ở vùng nhiệt đới), nhìn chung các giá trị thấp nhất cũng xuất hiện ở các vĩ độ cao và dọc theo các bờ biển có các con sông lớn đổ ra. Độ măn cao nhất gặp ở khoảng 25° vĩ Bắc và Nam, ở các khu vực cận nhiệt đới vời lượng mưa thấp và bốc hơi cao.
Nhiệt độ bề mặt thay đổi theo vĩ độ, hệ thống dòng hải lưu và mùa và phản ảnh sự phân bố năng lượng mặt trời theo vĩ độ, thay đổi dưới . Nhiệt độ cao nhất gặp ở phía bắc xích đạo và thấp nhất ở gần các vùng cực. Ở các vĩ độ trung bình, khu vực có nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 7–8 °C (44.6–46.4 °F).
Các biển trong Đại Tây Dương
Đại Tây Dương có một bờ biển khúc khuỷu với rất nhiều vịnh và biển như:
Biển Ca-ri-bê
Vịnh Mexico
Vịnh St. Lawrence
Địa Trung Hải
Biển Đen
Biển Bắc
Biển Labrador
Biển Baltic
Biển Na Uy-biển Greenland.
Các đảo chính
Anh
Ireland
Newfoundland và Labrador
Anti Lớn và Anti Nhỏ (hay Caribbees)
Quần đảo Canaria
Cap Ve
Quần đảo Falkland
Các vấn đề môi trường
Ô nhiễm biển
Ô nhiễm biển là một thuật ngữ được dùng để chỉ các chất thải vào đại dương gồm các hóa chất và các chất dạng hạt. Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là từ các con sông, chúng mang các chất từ phân bón của hoạt động nông nghiệp cũng như các chất thải từ con người. Sự vượt ngưỡng của các chất hóa học làm giảm lượng oxy dẫn đến tìn trạng thiếu oxy và tạo ra và vùng sinh thái chết.
Ranh giới với các quốc gia và vùng lãnh thổ
Các quốc gia và vùng lãnh thổ có bờ biển thuộc Đại Tây Dương gồm:
châu Âu
châu Phi
(Morocco tuyên bố chủ quyền)
(quần đảo Canary)
Nam Mỹ
(Guyana thuộc Pháp)
Caribbea
(Martinique và Guadeloupe)
(Caribbe thuộc Hà Lan)
Trung và Bắc Mỹ ''
Tham khảo
Đọc thêm
Much of this article originated from the public domain site http://oceanographer.navy.mil/atlantic.html
Thái Bình Dương
Bắc Băng Dương
Ấn Độ Dương
Nam Đại Dương
Liên kết ngoài
LA Times special Altered Oceans
Oceanography Image of the Day , from the Woods Hole Oceanographic Institution
NOAA In-situ Ocean Data Viewer Plot and download ocean observations
CIA – The World Factbook – Atlantic Ocean
Bài cơ bản dài trung bình
Lịch sử Đại Tây Dương
Địa hình Đại Tây Dương
Đại dương |
12468 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20B%E1%BB%93%20%C4%90%C3%A0o%20Nha | Tiếng Bồ Đào Nha | Tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Bồ ( hay đầy đủ là ) là một ngôn ngữ Tây Rôman thuộc ngữ hệ Ấn-Âu bắt nguồn từ bán đảo Iberia tại Châu Âu. Nó là ngôn ngữ chính thức duy nhất của Bồ Đào Nha, Brasil, Angola, Mozambique, Guiné-Bissau, Cabo Verde và São Tomé và Príncipe, và là ngôn ngữ đồng chính thức tại Đông Timor, Guinea Xích Đạo và Ma Cao. Một người hoặc một quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha được gọi là Lusófono (tạm dịch: cộng đồng Bồ ngữ). Do sự bành trướng của đế quốc thực dân Bồ Đào Nha, hiện nay ta có thể bắt gặp tiếng Bồ Đào Nha và văn hóa Bồ Đào Nha trên khắp toàn cầu. Tiếng Bồ Đào Nha là một tiểu nhánh của nhóm ngôn ngữ Iberia-Rôman, tức là nhóm ngôn ngữ hậu duệ của tiếng Latinh thông tục được sử dụng bởi vương quốc Galicia và bá quốc Bồ Đào Nha thời trung cổ, và vẫn còn lưu tồn một số đặc điểm ngữ âm và từ vựng của tiếng Celt lục địa từng được nói trước kia tại Iberia.
Với khoảng 250 triệu người bản ngữ và 24 triệu người nói L2, hiện có khoảng hơn 270 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn cầu. Điều này khiến cho nó trở thành ngôn ngữ được nói nhiều thứ sáu trên thế giới, ngôn ngữ châu Âu được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới nếu tính theo số người nói bản xứ, Là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở Nam Mỹ và toàn bộ Nam bán cầu, nó cũng là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai, sau tiếng Tây Ban Nha, ở Mỹ Latinh, một trong 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Châu Phi và là ngôn ngữ chính thức của Liên minh Châu Âu, Mercosur, Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ, Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi, Liên minh Châu Phi và Cộng đồng các Quốc gia Ngôn ngữ Bồ Đào Nha, một tổ chức quốc tế bao gồm tất cả các quốc gia chính thức của thế giới về Lusophone. Năm 1997, một nghiên cứu học thuật toàn diện đã xếp hạng tiếng Bồ Đào Nha, đặc biệt là tiếng Bồ Đào Nha Brasil, là một trong 10 ngôn ngữ có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Lịch sử
Khi người La Mã đến bán đảo Iberia vào năm 216 TCN, họ đã mang theo ngôn ngữ Latinh, từ đó tất cả các ngôn ngữ Romance đều là con cháu của nó. Ngôn ngữ này được truyền bá bởi những người lính La Mã, những người định cư và thương nhân, những người đã xây dựng các thành phố La Mã chủ yếu gần các khu định cư của các nền văn minh Celtic trước đó được thành lập từ rất lâu trước khi người La Mã đến. Vì lý do đó, ngôn ngữ này đã lưu giữ một nền tảng có liên quan của nhiều hơn nữa, Văn hóa cự thạch châu Âu Đại Tây Dương và văn hóa Celtic, một phần của nhóm ngôn ngữ cổ Hispano-Celtic.
Trong khoảng thời gian từ năm 409 đến năm 711 sau Công nguyên, khi Đế chế La Mã sụp đổ ở Tây Âu, bán đảo Iberia đã bị chinh phục bởi những người Germanic trong Thời kỳ Di cư. Những người chiếm đóng, chủ yếu là Suebi, Visigoths và Buri , những người ban đầu nói tiếng Đức, đã nhanh chóng tiếp nhận văn hóa La Mã muộn và các phương ngữ Latinh Vulgar của bán đảo và trong hơn 300 năm tiếp theo hoàn toàn hòa nhập vào dân cư địa phương. Sau cuộc xâm lược của người Moorish bắt đầu vào năm 711, tiếng Ả Rập đã trở thành ngôn ngữ hành chính và thông dụng ở các vùng bị chinh phục, nhưng phần lớn dân số Kitô giáo còn lại tiếp tục nói một hình thức Roman thường được gọi là Mozarabic, kéo dài hơn ba thế kỷ ở Tây Ban Nha. Giống như các ngôn ngữ Neo-Latinh và châu Âu khác, tiếng Bồ Đào Nha đã sử dụng một số lượng đáng kể các từ mượn từ tiếng Hy Lạp, chủ yếu trong thuật ngữ khoa học và kỹ thuật. Những sự vay mượn này xảy ra thông qua tiếng Latinh, và sau đó là trong thời Trung cổ và Phục hưng.
Tiếng Bồ Đào Nha phát triển từ ngôn ngữ thời trung cổ, ngày nay được các nhà ngôn ngữ học gọi là tiếng Galicia-Bồ Đào Nha, tiếng Bồ Đào Nha cổ hoặc tiếng Galicia cổ, của Vương quốc Galicia và Quận Bồ Đào Nha thời trung cổ phía tây bắc.
Trong các tài liệu hành chính Latinh của thế kỷ thứ 9, các từ và cụm từ viết bằng tiếng Galicia-Bồ Đào Nha lần đầu tiên được ghi lại. Giai đoạn này được gọi là Proto-Portugal, kéo dài từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 12 sự độc lập của Quận Bồ Đào Nha khỏi Vương quốc León, sau đó đã nắm quyền thống trị Galicia.
Trong phần đầu của thời kỳ Galicia-Bồ Đào Nha (từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14), ngôn ngữ này ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các tài liệu và các dạng chữ viết khác. Trong một thời gian, nó là ngôn ngữ được ưa thích trong thơ trữ tình ở Christian Hispania, cũng giống như tiếng Occitan là ngôn ngữ thơ của những người hát rong ở Pháp. Phương pháp biểu diễn tiếng Occitan lh và nh, được sử dụng trong chính tả cổ điển của nó, đã được sử dụng bởi chính tả tiếng Bồ Đào Nha, có lẽ là bởi Gerald của Braga, một tu sĩ từ Moissac, người trở thành giám mục của Braga ở Bồ Đào Nha vào năm 1047, đóng một vai trò quan trọng trong hiện đại hóa tiếng Bồ Đào Nha bằng văn bản bằng cách sử dụng các quy tắc cổ điển của tiếng Occitan. Bồ Đào Nha trở thành một vương quốc độc lập vào năm 1139, dưới thời Vua Afonso I của Bồ Đào Nha. Năm 1290, Vua Denis của Bồ Đào Nha đã thành lập trường đại học Bồ Đào Nha đầu tiên ở Lisbon (Estudos Gerais, sau này chuyển đến Coimbra) và ban sắc lệnh cho tiếng Bồ Đào Nha, sau đó gọi đơn giản là "ngôn ngữ chung", được biết đến như là ngôn ngữ Bồ Đào Nha và được sử dụng chính thức.
Vào thời kỳ thứ hai của tiếng Bồ Đào Nha Cổ, vào thế kỷ 15 và 16, với những khám phá của người Bồ Đào Nha, ngôn ngữ này đã được đưa đến nhiều vùng của châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Vào giữa thế kỷ 16, tiếng Bồ Đào Nha đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến ở châu Á và châu Phi, không chỉ được sử dụng cho quản lý thuộc địa và thương mại mà còn để giao tiếp giữa các quan chức địa phương và người châu Âu thuộc mọi quốc tịch.
Sự lan rộng của ngôn ngữ này được giúp đỡ bởi các cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa người Bồ Đào Nha và người địa phương và sự liên kết của nó với các nỗ lực truyền giáo của Công giáo La Mã, dẫn đến việc hình thành các ngôn ngữ creole như tiếng Kristang ở nhiều nơi ở châu Á (từ từ cristão, "Cơ đốc giáo") . Ngôn ngữ này tiếp tục phổ biến ở các vùng của châu Á cho đến thế kỷ 19. Một số cộng đồng Cơ đốc giáo nói tiếng Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Indonesia vẫn bảo tồn ngôn ngữ của họ ngay cả sau khi họ bị tách ra khỏi Bồ Đào Nha.
Sự kết thúc của thời kỳ Bồ Đào Nha Cổ được đánh dấu bằng việc Garcia de Resende xuất bản Geral ở Cancioneiro vào năm 1516. Thời kỳ đầu của tiếng Bồ Đào Nha Hiện đại, kéo dài từ thế kỷ 16 đến ngày nay, được đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng các từ học được vay mượn từ tiếng La tinh cổ điển và tiếng Hy Lạp cổ điển vì thời Phục hưng (các từ học được vay mượn từ tiếng Latin cũng đến từ tiếng Latinh thời Phục hưng, hình thức của tiếng Latinh trong thời gian đó), đã làm phong phú thêm rất nhiều từ vựng. Hầu hết những người nói tiếng Bồ Đào Nha biết chữ cũng biết chữ bằng tiếng Latinh; và do đó họ dễ dàng sử dụng các từ Latinh vào văn bản của họ - và cuối cùng là văn nói- ở Bồ Đào Nha.
Tác giả người Tây Ban Nha Miguel de Cervantes từng gọi tiếng Bồ Đào Nha là "ngôn ngữ ngọt ngào và duyên dáng", trong khi nhà thơ Brasil Olavo Bilac mô tả nó như ("bông hoa cuối cùng của Latium, ngây thơ và xinh đẹp"). Tiếng Bồ Đào Nha còn được gọi là "ngôn ngữ của Camões", theo tên của Luís Vaz de Camões, một trong những nhân vật văn học vĩ đại nhất bằng tiếng Bồ Đào Nha và là tác giả của sử thi Bồ Đào Nha The Lusiads .
Vào tháng 3 năm 2006, Bảo tàng Ngôn ngữ Bồ Đào Nha, một bảo tàng tương tác về ngôn ngữ Bồ Đào Nha, được thành lập tại São Paulo, Brasil, thành phố có số lượng người nói tiếng Bồ Đào Nha nhiều nhất trên thế giới. Bảo tàng này là bảo tàng đầu tiên thuộc loại hình này trên thế giới. Vào năm 2015, bảo tàng đã bị phá hủy một phần trong một trận hỏa hoạn, nhưng được khôi phục và mở cửa trở lại vào năm 2020.
Phân bố
Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính ở Angola (80%), Brasil, Bồ Đào Nha, và São Tomé and Príncipe (95%). Mặc dù chỉ hơn 10% dân cư Mozambique là người bản ngữ tiếng Bồ Đào Nha, song quốc gia có khoảng 50,4% cư dân nói tiếng Bồ Đào Nha theo thống kê năm 2007. Có khoảng 11,5% dân số ở Guinea-Bissau cũng sử dụng ngôn ngữ này.
Có một số lượng đáng kể cộng đồng người di cư nó tiếng Bồ Đào Nha ở một số quốc gia như Andorra (15,4%), Úc, Bermuda, Canada (0,72% hay 219.275 người năm 2006 nhưng có từ 400.000 đến 500.000 theo Nancy Gomes), Curaçao, Pháp, Nhật Bản, Jersey, Luxembourg (9%), Namibia (khoảng 4-5% dân số, chủ yếu là người tị nạn từ Angola ở phía Bắc quốc gia này) Paraguay (10,7% hay 636.000 người), Ma Cao (0,6% hay 12.000 người), Nam Phi, Thụy Sĩ (196.000 bản ngữ năm 2008), Venezuela (1 đến 2% hay 254.000 đến 4800 người), và Mỹ (0,24% hay 687.126 người sử dụng năm 2007 theo American Community Survey), chủ yếu ở Connecticut, Florida, Massachusetts (nơi có người sử dụng nhiều thứ 2 trong bang), New Jersey,
New York và đảo Rhode.
Ở một vài nơi người ta gọi là tiếng Bồ Đào Nha Ấn Độ, như tại Goa và Daman và Diu, thì ngôn ngữ này vẫn được sử dụng.
Hiện được sử dụng chính thức
Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha
(gọi tắt là CPLP) gồm 8 quốc gia độc lập sử dụng tiếng Bồ Đào Nha làm ngôn ngữ chính thức: Angola, Brasil, Cape Verde, Đông Timor, Guinea-Bissau, Mozambique, Bồ Đào Nha và São Tomé và Príncipe.
Guinea Xích Đạo nộp đơn để gia nhập cộng đồng CPLP tháng 6 năm 2010 và sử dụng tiếng Bồ Đào Nha làm ngôn ngữ chính thức thứ 3 (bên cạnh tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) vì đây là một trong những điều kiện để gia nhập cộng đồng này. Tổng thống Guinea Xích Đạo, Obiang Nguema Mbasog, và Thủ tướng Ignacio Milam Tang, đã phê chuẩn vào ngày 20 tháng 6 năm 2011, Hiến pháp mới dự định sẽ thêm vào tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.
Tiếng Bồ Đào Nha cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức của các khu vực đặc quyền kinh tế thuộc Trung Quốc như Ma Cao (cùng với tiếng Trung Quốc) và một số tổ chức quốc tế như Mercosur, Tổ chức các quốc gia Iberia-châu Mỹ, Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên minh châu Phi và Cộng đồng châu Âu.
Số dân của các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha chính thức
Theo dữ liệu thống kê và có độ tin cậy từ các chính phủ và các cơ quan thống kê của các quốc gia đó thì dân số hợp pháp của họ nói tiếng Bồ Đào Nha gồm (theo thứ tự giảm dần):
Brasil: 190.755.799 (năm 2010);
Mozambique: 20.366.795 (năm 2007);
Angola: 15.116.000 (ước tính của chính phủ. Angola không có thống kê trong vài thập kỷ nay, họ dự kiến tiến hành thống kê năm 2013);
Bồ Đào Nha: 10.555.853 (kết quả sơ bộ năm 2011);
Guinea-Bissau: 1.520.830 (năm 2009);
Đông Timor: 1.066.582 (kết quả sơ bộ năm 2010);
Ma Cao: 558.100 (ước tính của DSEC, SAR Macau).
Cape Verde: 491.575 (số liệu sơ bộ năm 2010);
São Tomé và Príncipe: 137.599 (số liệu năm 2001 xuất bản năm 2003)
Sử dụng Tiếng Bồ Đào Nha như ngoại ngữ
Tiếng Bồ Đào Nha được giảng dạy bắt buộc trong các trường ở Uruguay và Argentina. Các quốc gia khác có giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha trong các trường học gồm Venezuela, Zambia, Cộng hòa Congo, Senegal, Namibia, Eswatini, Côte d'Ivoire, và Nam Phi.
Tương lai
Theo thống kê của UNESCO, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha là các ngôn ngữ của châu Âu phát triển nhanh nhất sau tiếng Anh và ngôn ngữ này có nhiều khả năng phát triển mạnh nhất như là ngôn ngữ quốc tế ở miền nam châu Phi và Nam Mỹ. Các quốc gia châu Phi nói tiếng Bồ Đào Nha được trông đợi là có tổng số người sử dụng là 83 triệu vào năm 2050. Tổng cộng số người nói tiếng Bồ Đào Nha ở các quốc gia vào thời điểm đó khoảng 335 triệu người.
Ví dụ về sự khác biệt giữa các phương ngữ tiếng Bồ Đào Nha
Trích dẫn từ sử thi Bồ Đào Nha Os Lusíadas, của tác giả Luís de Camões (I, 33)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Học tiếng Bồ Đào Nha trên BBC
Những điều cần lưu ý về tiếng Bồ Đào Nha BBC
Ethnologue report for Portuguese
AULP - Associação das Universidades de Língua Portuguesa Portuguese Language Universities Association.
Portuguese in East Timor an interview with Dr. Geoffrey Hull
Comparative Portuguese, Spanish, French, Italian
Bài cơ bản dài trung bình
Ngôn ngữ tại Bồ Đào Nha
Ngôn ngữ tại Đông Timor
Ngôn ngữ tại Angola
Ngôn ngữ tại Brasil
Ngôn ngữ tại Guiné-Bissau
Ngôn ngữ tại Ma Cao
Ngôn ngữ tại Mozambique
Ngôn ngữ tại Cabo Verde
Ngôn ngữ tại São Tomé và Príncipe
Ngôn ngữ chủ-động-tân
Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha
Ngôn ngữ hòa kết |
12469 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20Iberia | Bán đảo Iberia | Bán đảo Iberia là bán đảo tọa lạc tại miền tây nam châu Âu, chủ yếu được phân chia giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hai quốc gia chiếm phần lớn diện tích bán đảo. Andorra và một phần nhỏ của Pháp dọc theo góc đông bắc bán đảo, cùng Gibraltar (một lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), cũng nằm trong bán đảo này. Với diện tích khoảng , đây là bán đảo lớn thứ nhì châu Âu, sau bán đảo Scandinavia.
Bán đảo Iberia, ba mặt Tây Bắc, Tây và Tây Nam giáp Đại Tây Dương (với vịnh Biscay ở phía Tây Bắc và vịnh Cadiz phía Tây Nam). Phía Đông và Đông Nam giáp Địa Trung Hải, thông với Đại Tây Dương qua eo Gibraltar, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 7,7 hải lý (14,3 km). Phía Đông Bắc giáp biên giới Pháp.
Mũi Maroki ở cực Nam bán đảo (36° Bắc) cũng là điểm cực Nam của lục địa châu Âu.
Mũi Roca ở cực Tây bán đảo (9°32' Tây) cũng là điểm cực Tây của lục địa châu Âu.
Các dãy núi chính trên bán đảo: dãy Pyrénées, dãy Cantabria, dãy Sierra Nevada... Đỉnh Mulhacen (3478 m) thuộc dãy Sierra Nevada là đỉnh cao nhất trên bán đảo.
Các sông chính: sông Tagus (dài nhất, hơn 1000 km), sông Ebro (có lưu lượng lớn nhất), sông Duero, sông Guadiana và sông Guadalquivir. Hầu hết các sông đổ ra Đại Tây Dương, trừ sông Ebro đổ vào Địa Trung Hải.
Tổng dân số bán đảo Iberia tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 56,937,635 người.
Chú thích
Iberia
Iberia
Bán đảo châu Âu
Vùng của châu Âu
Địa lý Gibraltar
Địa lý Tây Nam Âu
Bán đảo Tây Ban Nha
Bán đảo Bồ Đào Nha
Địa lý Andorra
Địa lý Pháp
Cộng đồng Do Thái lịch sử
Tây Nam Âu |
12470 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20Tri%E1%BB%81u%20Ti%C3%AAn | Chiến tranh Triều Tiên | Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến từ Liên Hợp Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò nòng cốt là Hoa Kỳ). Chiến tranh bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1950 và kết thúc bất phân thắng bại trong bế tắc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Chiến tranh Triều Tiên là một trong những cuộc chiến lớn, khốc liệt và quốc tế hóa nhất kể từ sau Thế chiến 2. Đây là kết quả của chiến tranh Lạnh, những mâu thuẫn – xung đột liên Triều cùng sự phân cực của thế giới sau Thế chiến.
Từ đầu thế kỷ 20, bán đảo Triều Tiên là một thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, bán đảo này bị chia cắt ở vĩ tuyến 38° Bắc thành hai vùng tập kết quân sự theo thỏa thuận của Đồng Minh. Liên Xô quản lý nửa phía Bắc trong khi Hoa Kỳ quản lý nửa phía Nam. Năm 1948, căng thẳng trong chiến tranh Lạnh dâng cao, các khu vực chiếm đóng hình thành hai nhà nước riêng biệt: một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở miền bắc dưới sự lãnh đạo toàn trị của Kim Nhật Thành và một nhà nước tư bản chủ nghĩa ở miền nam dưới sự lãnh đạo độc tài của Lý Thừa Vãn. Cả hai đều tuyên bố là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ bán đảo và không chấp nhận việc phân chia biên giới giữa hai miền là vĩnh viễn.
Được Liên Xô hậu thuẫn, Bắc Triều Tiên vượt qua biên giới và tổng tấn công Hàn Quốc vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, sự kiện này diễn ra cùng lúc với các cuộc nổi dậy lớn của những người theo chủ nghĩa cộng sản ở miền Nam. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án hành động của Bắc Triều Tiên là một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời cho phép thành lập Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc - đưa lực lượng quân sự quốc tế tới Hàn Quốc để chống lại hành động này với cá nhân quân đội Hoa Kỳ chiếm đa số. Quyết định của Liên Hợp Quốc được đưa ra mà không có sự đồng thuận từ phía Liên Xô và Trung Quốc - hai quốc gia ủng hộ Bắc Triều Tiên.
Sau hai tháng đầu tiên, Bắc Triều Tiên với ưu thế tuyệt đối đã nhanh chóng chiếm được phần lớn lãnh thổ miền Nam. Các lực lượng Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ đóng tại Nhật Bản được triển khai tới hỗ trợ Hàn Quốc. Liên quân sau đó giành chiến thắng trong trận Vành đai Pusan.
Tháng 9 năm 1950, liên quân tiếp tục chiến thắng trong trận Nhân Xuyên, tiêu diệt phần lớn lực lượng Bắc Triều Tiên. Lúc này, họ quyết định phản công, đặt tham vọng chinh phục ngược lại toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều Tiên để thống nhất bán đảo. Kế hoạch này gần đạt được thành công thì bị chặn lại bởi sự tham chiến của Chí nguyện quân Trung Quốc.
Trong giai đoạn sau của cuộc chiến, Bắc Triều Tiên phải hứng chịu hàng loạt chiến dịch ném bom chiến lược của Không quân Hoa Kỳ và Không quân Liên Xô cũng bí mật tham chiến dưới danh nghĩa "Chí nguyện Quân Nhân dân Trung Quốc" để bảo vệ đồng minh.
Hai năm cuối của cuộc chiến trở thành chiến tranh tiêu hao và xung đột vũ trang lẻ tẻ. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 với chỉ một hiệp định đình chiến. Cuộc chiến tạm dừng sau khi Hiệp định đình chiến Triều Tiên được ký kết. Thỏa thuận này tạo ra khu phi quân sự liên Triều (DMZ) để ngăn cách Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, đồng thời cho phép bắt đầu tiến hành trao trả tù binh. Tuy nhiên, không có một hiệp ước hòa bình nào được ký kết và xét về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh.
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc xung đột ngắn nhưng khốc liệt và có sức tàn phá khủng khiếp nhất ở châu Á trong thời kỳ hiện đại với hơn 3 triệu người tử vong sau 3 năm chiến đấu, số lượng dân thường thiệt mạng được ước tính thậm chí có thể còn lớn hơn chiến tranh Việt Nam (diễn ra gần 20 năm). Cuộc chiến gây ra sự tàn phá huỷ diệt ở hầu hết các khu vực trên bán đảo Triều Tiên, chia cắt vĩnh viễn hàng triệu gia đình người Triều Tiên, đồng thời khoét sâu hơn nữa vào sự chia rẽ tư tưởng giữa hai miền cho đến tận ngày nay.
Chiến tranh Triều Tiên bên cạnh xung đột quân sự còn xảy ra rất nhiều tội ác chiến tranh với hàng nghìn vụ thảm sát lớn nhỏ của cả hai bên, đơn cử như việc Hàn Quốc thảm sát hàng loạt tất cả những người bị tình nghi ủng hộ, hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên hoặc có mối liên hệ với chủ nghĩa cộng sản còn Bắc Triều Tiên thì tra tấn, hành quyết và bỏ đói các tù binh chiến tranh. Đây cũng là một trong những cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại với 30 tỷ đô la Mỹ cho 3 năm chiến đấu vào thời điểm những năm 1950-1953, tương đương khoảng 325 tỷ theo thời giá hiện nay.
Chiến tranh Triều Tiên khiến cho Bắc Triều Tiên trở thành một trong những quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử đồng thời kéo theo nhiều cường quốc tham chiến. Bên cạnh đó, chỉ huy liên quân - tướng MacArthur còn chuẩn bị sẵn kế hoạch sử dụng bom nguyên tử nếu tình hình chiến sự đi quá giới hạn nhưng rồi ý tưởng của ông không được Harry Truman - tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm thông qua do lo ngại về Thế chiến 3.
Tên gọi
Tại Hàn Quốc, cuộc chiến thường được gọi là Ngày 25 tháng 6 hoặc Chiến tranh ngày 25 tháng 6 (tiếng Triều Tiên: 6·25 전쟁), là ngày khởi đầu của cuộc xung đột hay gọi chính thức hơn Hàn Quốc chiến tranh (tiếng Triều Tiên: 한국전쟁, phiên âm latinh: "Hanguk Jeonjaeng"). Tại Bắc Triều Tiên, trong khi thường được biết như là Chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến được gọi chính thức là Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc (조국해방전쟁). Tại Hoa Kỳ, cuộc xung đột được gọi tên chính thức là Cuộc xung đột Triều Tiên hơn là một cuộc chiến tranh, chính yếu là tránh sự cần thiết có sự tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ. Cuộc chiến đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quên và Cuộc chiến không được biết vì nó là một cuộc xung đột lớn trong thế kỷ XX ít được chú ý hơn Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra trước đó và Chiến tranh Việt Nam khốc liệt hơn xảy ra sau đó. Tại Trung Quốc, cuộc chiến được biết đến với tên gọi Chiến tranh Kháng Mỹ viện Triều (抗美援朝, nghĩa là "Chiến tranh chống Mỹ và trợ giúp Triều Tiên") (朝鮮戰爭, Chaoxian Zhanzheng).
Bối cảnh lịch sử
Nhật Bản chiếm đóng
Sau khi đánh bại quân Thanh trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), các lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóng những phần đất quan trọng chiến lược của Triều Tiên. Mười năm sau đó, người Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Nga trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc. Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, mở rộng tầm kiểm soát của họ lên các cấp chính quyền địa phương bằng vũ lực và cuối cùng sáp nhập Triều Tiên vào Nhật Bản trong tháng 8 năm 1910.
Tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin kêu gọi thành lập "các vùng đệm" tại châu Á và châu Âu. Stalin tin rằng Liên Xô phải có tiếng nói quyết định tại Trung Quốc và để đổi lại việc nước này sẽ tham chiến chống Nhật Bản - hai hoặc ba tháng sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản vào ngày 9 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầu tháng 9 năm 1945. Nhiều người Triều Tiên đã tiến hành tổ chức các hoạt động chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.
Bán đảo bị chia đôi
Ngày 10 tháng 8 năm 1945, khi mà sự đầu hàng của Nhật Bản đã trông thấy rõ, chính phủ Hoa Kỳ không biết chắc là người Nga có tôn trọng vào lời đề nghị đã được mình dàn xếp trước đó hay không. Một tháng trước đó, hai vị đại tá là Dean Rusk và Bonesteel đã vẽ đường phân giới tại vĩ tuyến 38 độ Bắc trong vòng nửa tiếng đồng hồ, sử dụng một bản đồ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ để tham khảo. Rusk, người sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng quân đội Hoa Kỳ lúc đó phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng có sẵn tại chỗ cũng như gặp phải các yếu tố bất lợi về thời gian và quãng cách khiến quân đội khó mà có thể tiến về phía bắc nhanh chóng trước khi quân đội Liên Xô tiến vào khu vực.
Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên. Thỏa thuận đạt được giao cho Liên Xô giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, trung tướng John R. Hodge của Hoa Kỳ đến Incheon để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở phía nam vĩ tuyến 38. Được bổ nhiệm làm thống đốc quân đội, Tướng Hodge đã trực tiếp kiểm soát miền nam Triều Tiên với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Quân đội Hoa Kỳ tại Triều Tiên (USAMGIK 1945-48). Ông đã cố gắng thiết lập sự kiểm soát bằng cách khôi phục lại sự cai trị của Nhật Bản đối với khu vực này, nhưng trước những cuộc biểu tình của người dân Triều Tiên, ông đã nhanh chóng đảo ngược quyết định. USAMGIK từ chối công nhận chính phủ lâm thời của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên ở miền Bắc (PRK) do tư tưởng chống cộng của họ.
Tháng 12 năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dưới một Ủy ban Liên hiệp Mỹ-Xô. Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ được độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đã cho phép phần họ quản lý có một chính phủ do người Triều Tiên lãnh đạo trong khi đó các chính phủ của hai phần Triều Tiên lại ưa chuộng theo ý thức hệ của lực lượng chiếm đóng mình.
Tại Nam Triều Tiên, một nhóm cánh tả chống ủy trị được biết với tên gọi Hội đồng Đại diện Dân chủ ra đời với sự tiếp sức của lực lượng Hoa Kỳ mặc dù có một nghịch lý là nhóm này lại chống các thỏa ước do chính Hoa Kỳ bảo trợ. Vì người Triều Tiên đã chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân của Nhật Bản trong suốt 35 năm nên đa số người dân Triều Tiên chống đối một thời kỳ kế tiếp dưới sự cai trị của ngoại quốc.
Với thất bại của Ủy ban hỗn hợp trong việc dàn xếp, Mỹ đã đưa vấn đề Triều Tiên trình lên Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1947. Liên Xô lại phản đối mọi sự can thiệp của Liên Hợp Quốc vào nội bộ Triều Tiên. Vào thời điểm đó, Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn hơn Liên Xô trong Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết vào ngày 14 tháng 11 năm 1947, tuyên bố rằng một cuộc bầu cử tự do trên toàn bán đảo Triều Tiên nên được tổ chức, quân đội nước ngoài phải rút lui, và thành lập một Uỷ ban của LHQ về Triều Tiên gọi là UNTCOK. Liên Xô và chính quyền cộng sản ở phía Bắc đã tẩy chay bầu cử và không coi nghị quyết của LHQ mang tính chất ràng buộc, họ cho rằng LHQ không thể bảo đảm bầu cử công bằng. Không có sự hợp tác từ phía Liên Xô, người ta quyết định tổ chức cuộc bầu cử dưới sự giám sát của LHQ ở miền nam (mặc dù bầu cử ban đầu dự kiến sẽ được tổ chức trên toàn bán đảo). Một số đại biểu UNTCOK cho rằng bầu cử chỉ tổ chức ở miền Nam đã tạo ra lợi thế không công bằng cho các ứng cử viên cánh hữu, nhưng ý kiến của họ đã bị bác bỏ. Không ngoài mong muốn của Mỹ, chính phủ đắc cử được lãnh đạo bởi Lý Thừa Vãn, một người Triều Tiên sống lưu vong tại Mỹ có tư tưởng chống cộng rất mạnh. Ông là một người Triều Tiên bị Nhật Bản cầm tù từ khi còn là một thanh niên và rồi trốn thoát sang Hoa Kỳ - nơi ông lấy được các cấp bằng đại học và sau đại học tại Đại học Georgetown, Đại học Harvard và Đại học Princeton. Hoa Kỳ ủng hộ Lý Thừa Vãn bởi ông là một tín đồ Thiên Chúa giáo rất ngoan đạo và có tư tưởng chống cộng cực kỳ mạnh mẽ.
Tại miền Nam, Mỹ đã chủ động ủng hộ một chính phủ lâm thời do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Lý Thừa Vãn gây áp lực cho chính phủ Mỹ từ bỏ chế độ quân quản và thành lập một nước Cộng hòa Hàn Quốc độc lập ở phía Nam Vào ngày 19 tháng 7 năm 1947, Lyuh Woon-hyung, nhà chính trị gia cấp cao cuối cùng cam kết đối thoại, chết trong một vụ ám sát do Lý Thừa Vãn hậu thuẫn. Chính quyền Lý Thừa Vãn tiến hành một số chiến dịch quân sự chống lại các phần tử nổi dậy phe cánh tả. Chỉ trong vài năm, từ 30.000 đến 100.000 người đã bị giết hại bởi các chiến dịch này. Các chính trị gia miền Nam Kim Koo và Kim Kyu-sik cũng tẩy chay cuộc bầu cử, ngoài ra còn có một số đảng phái và chính trị gia khác. Kim Koo về sau bị ám sát bởi các thành phần cánh hữu ủng hộ Lý Thừa Vãn. Như vậy, chính quyền Lý Thừa Vãn đã loại bỏ hoàn toàn phe đối lập. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1948, nhà nước Đại Hàn Dân Quốc chính thức được thành lập ở miền nam, với Lý Thừa Vãn làm tổng thống đầu tiên.
Trước diễn biến trên, miền Bắc Triều Tiên đã đáp lại bằng một cuộc bầu cử quốc hội, vào tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thành lập, đứng đầu bởi lãnh tụ Kim Nhật Thành, một cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Nhật suốt 20 năm (CHDCND Triều Tiên tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội của nước này không chỉ diễn ra công khai ở miền Bắc mà còn được tiến hành bí mật ở cả miền Nam). Về phần Liên Xô, họ chấp thuận và gia tăng nỗ lực giúp Kim Nhật Thành ở miền bắc. Nhờ uy tín khi từng là một chiến binh kháng chiến chống Nhật, cùng với tài năng chính trị, mối liên hệ với Liên Xô nên Kim Nhật Thành vươn lên thành lãnh đạo của chính quyền mới và dẹp bỏ bất cứ chống đối nào đến sự lãnh đạo của ông. Kim Nhật Thành mong muốn thống nhất Triều Tiên. Trước đó vào tháng 3 năm 1946, Kim Nhật Thành đã tiến hành một chương trình cải cách ruộng đất rộng lớn trên toàn miền Bắc. Đất đai thuộc sở hữu của những địa chủ Nhật Bản và cộng sự đã bị tịch thu và chia cho nông dân nghèo . Cải cách ruộng đất của Bắc Triều Tiên đã được tiến hành một cách ít bạo lực hơn ở Trung Quốc và Việt Nam. Những người nông dân phản ứng tích cực, tuy nhiên, rất nhiều chủ sở hữu ruộng đất cũ (địa chủ) đã chạy trốn về phía nam, nơi một số người trong số họ có được vị trí trong chính phủ Hàn Quốc về sau. Ước tính 400.000 người Bắc Triều Tiên đã bỏ chạy xuống phía nam trong thời kỳ này.
Năm 1949, cả hai lực lượng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên.
Khởi nghĩa Jeju
Khởi nghĩa Jeju (Hangul: 제주 4·3 사건, chữ Hán: 濟州四三事件, nghĩa là "Sự kiện 3 tháng 4 tại Jeju") là một cuộc khởi nghĩa trên đảo Jeju tại Nam Triều Tiên/Hàn Quốc kéo dài từ ngày 3 tháng 4 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khởi nghĩa là cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 10 tháng 5 năm 1948 theo kế hoạch của Ủy ban Lâm thời Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên (UNTCOK) nhằm hình thành một chính phủ mới cho toàn thể Triều Tiên. Tuy nhiên, bầu cử chỉ được lên kế hoạch tổ chức tại miền nam của Triều Tiên đang nằm dưới quyền kiểm soát của UNTCOK, trong khi không được tổ chức ở miền Bắc vì Liên Xô và chính quyền miền Bắc tẩy chay cuộc bầu cử. Trước cuộc bầu cử riêng rẽ ở phía Nam, các chiến binh du kích của Đảng Lao động Nam Triều Tiên (SKLP - một đảng anh em với Đảng Lao động Triều Tiên ở miền Bắc) đã phản ứng kịch liệt, tấn công cảnh sát địa phương trên đảo Jeju.
Người chỉ huy lực lượng cảnh sát trên đảo là Trung tướng Kim Ik-ryeo nỗ lực nhằm kết thúc khởi nghĩa trong hòa bình bằng cách đàm phán với quân nổi dậy. Ông họp vài lần với thủ lĩnh Kim Dal-sam của SKLP song hai bên đều không nhất trí về các điều khoản. Chính phủ muốn quân nổi dậy đầu hàng hoàn toàn, còn quân nổi dậy cầu cảnh sát địa phương giải trừ quân bị, miễn nhiệm toàn bộ quan chức trên đảo, cấm chỉ các tổ chức thanh niên bán quân sự trên đảo và tái thống nhất đất nước Triều Tiên.
Giao tranh tiếp tục sau khi đàm phán thất bại, Chính phủ Nam Triều Tiên đáp trả hoạt động du kích bằng cách triển khai các đại đội cảnh sát, mỗi đại đội có 1.700 người, từ các tỉnh miền nam đến Jeju. Ngày 17 tháng 11 năm 1948, Lý Thừa Vãn tuyên bố thiết quân luật nhằm tiêu diệt cuộc khởi nghĩa. Trong giai đoạn này, Quân đội Nam Triều Tiên tham gia các hành động tàn bạo, một báo cáo mô tả sự kiện vào ngày 14 tháng 12 năm 1948 khi quân đội Nam Triều Tiên tấn công làng, bắt giữ nhiều nam nữ thanh thiếu niên, hiếp dâm tập thể các nữ thanh thiếu niên trong hai tuần lễ và hành quyết họ cùng các nam thanh niên.
Ngày 1 tháng 1 năm 1949, du kích khởi nghĩa phát động cuộc tấn công cuối cùng chống quân đội Nam Triều Tiên nhưng thất bại. Quân đội Nam Triều Tiên truy kích các du kích quân và tiếp tục thực hiện các hành động tàn bạo, như tàn sát dân làng. Chính phủ Nam Triều Tiên lúc này kiên quyết tiêu diệt tàn quân du kích, họ phát động một chiến dịch tiệt trừ trong tháng 3 năm 1949. Trong chiến dịch, 2.345 du kích quân và 1.668 thường dân bị giết.
Hành động đàn áp tàn bạo của cảnh sát và quân đội Nam Triều Tiên dưới quyền kiểm soát của chính phủ Hoa Kỳ do James A. Casteel lãnh đạo, người chỉ huy lực lượng an ninh Jeju Truyền thông Hoa Kỳ đưa ra tài liệu và công khai vụ tàn sát song quân đội Hoa Kỳ làm ngơ Quân đội Hoa Kỳ sau đó gọi việc phá hủy hoàn toàn làng Jungsangan - tai họa lớn nhất trong sự kiện - là một "chiến dịch thành công".
Nhìn chung, quân đội Nam Triều Tiên đã đàn áp vụ khởi nghĩa một cách đặc biệt tàn nhẫn. Kết quả là khoảng 30.000 người thiệt mạng do khởi nghĩa, chiếm khoảng 10% dân số của đảo. Khoảng 40.000 người khác phải sang Nhật Bản lánh nạn.
Khơi mào chiến tranh
Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành đều mong muốn thống nhất bán đảo và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950. Mặc dù Kim Nhật Thành và những đồng sự thân tín tin vào việc thống nhất đất nước bằng vũ lực, Stalin thì do dự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến mà có thể kích động gây ra một cuộc chiến với Mỹ.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dean Acheson đã nói rằng chu vi phòng thủ Thái Bình Dương được hình thành gồm có Quần đảo Aleutian, Nhật Bản, và Philippines, điều đó ám chỉ rằng Mỹ có thể không chiến đấu vì Triều Tiên. Acheson nói sự phòng thủ Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên Hợp Quốc.
Vào giữa năm 1949, Kim Nhật Thành gây áp lực với Stalin rằng thời cơ đã đến để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Kim Nhật Thành cần sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành thành công một cuộc tấn công ngang qua bán đảo nhiều đồi núi và địa hình khó khăn.
Phía nam Triều Tiên do Mỹ chiếm đóng đoạt lại quyền lực từ những "Ủy ban Nhân dân" được điều hành theo từng địa phương và đã thiết lập lại nhiều địa chủ và cảnh sát cũ, những người đã từng phục vụ Nhật Bản khi Triều Tiên còn dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Những động thái này gặp phải sự chống đối nặng nề và sự phản kháng công khai ở một số phần của Nam Triều Tiên như các đảo ở phía Nam.
Sau một số vụ đụng độ ở biên giới (được cho là xuất phát từ lệnh của Mỹ), dường như cuộc chiến là không thể tránh khỏi. Những nhân chứng cho rằng việc đề xướng tái thống nhất đất nước của phía Bắc đã nhận được nhiều sự ủng hộ ở phía Nam. Các tài liệu lưu trữ cho thấy quyết định tấn công phía Nam là một quyết định của chính Kim Nhật Thành chứ không phải ý đồ từ Liên Xô.
Suốt một năm sau, Bắc Triều Tiên đã rèn luyện quân đội của họ thành một cỗ máy chiến tranh có tính tấn công cao độ, một phần dựa theo khuôn mẫu của một lực lượng cơ giới Liên Xô nhưng được tăng cường sức mạnh chính yếu bởi một làn sóng trở về của những người Triều Tiên đã phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc từ thập niên 1930. Đầu năm 1950 thời gian quyết định tấn công càng gấp rút đối với cả Bình Nhưỡng và Moskva vì thời gian này các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cả các nhóm quân du kích do Bình Nhưỡng gửi vào Nam Triều Tiên trong năm 1949. Khả năng thống nhất đất nước dường như tiêu tan và chính thể của Lý Thừa Vãn đang giành được lợi thế. Kim Nhật Thành đã có một chọn lựa cuối cùng là tấn công quân sự quy ước để thống nhất bán đảo Triều Tiên dưới sự kiểm soát của ông trước khi Nam Triều Tiên trở nên đủ mạnh để có thể tự vệ.
Vào năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên được trang bị với những vũ khí Xô Viết tuy đã lỗi thời nhưng nó vẫn có lợi thế vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Nam Triều Tiên về mọi mặt. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin, qua điện báo, thông báo cho Kim Nhật Thành hay rằng ông sẵn lòng giúp Kim Nhật Thành trong kế hoạch thống nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận theo sau đó với Kim Nhật Thành, Stalin đề nghị: ông muốn lãnh đạo cuộc chiến và nói rằng một năm tối thiểu 25 ngàn tấn hàng viện trợ có lẽ sẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng. Sau những lần viếng thăm Moskva của Kim Nhật Thành trong tháng ba và tháng 4 năm 1950, Stalin chấp thuận một cuộc tấn công.
Mao Trạch Đông đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Bắc Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc cho đến 6 tuần trước khi nổ ra cuộc tấn công và ông chỉ thay đổi chính sách sau khi có chỉ thị của Stalin. Mao Trạch Đông đã bỏ qua lời khuyên của phần còn lại trong chính quyền phản đối cuộc chiến và trở thành người khởi xướng mạnh mẽ cho nó. Sự phản đối quyết liệt của Lâm Bưu, người đáng lẽ đã thống lĩnh các lực lượng Trung Quốc trong cuộc chiến khiến nhân vật này phải rời Trung Quốc sang Liên Xô một thời gian.
Ngày 19/1/1950, Kim Nhật Thành nói với đại sứ Liên Xô rằng ông ta có kế hoạch tấn công xuống phía Nam để "thống nhất đất nước". Stalin gửi một bức điện thể hiện ủng hộ kế hoạch, nhưng không nói gì với Mao Trạch Đông và cũng đồng ý cung cấp trong năm 1950 vũ khí và trang thiết bị đã cam kết cho năm 1951, để Kim Nhật Thành có thể tăng thêm 3 sư đoàn, nâng quân đội Bắc Triều Tiên lên 10 sư đoàn. Kim Nhật Thành bảo đảm với Stalin rằng ông ta có thể chiếm xong Hàn Quốc trước khi người Mỹ có thời gian cũng như ý định can thiệp.
Về mặt chính thức, Bắc Triều Tiên được cho là bên nổ súng trước và ngày 25/6/1950 được coi là ngày mở màn chiến tranh. Tuy nhiên các tài liệu gần đây cho thấy thực ra trước đó khoảng 1 năm, tình hình Triều Tiên vốn đã trở nên căng thẳng và Nam Triều Tiên đã mở nhiều cuộc đột kích nhỏ mang tính khiêu khích nhằm vào Bắc Triều Tiên. Ngay từ tháng 6/1949, hơn 250 biệt kích Nam Triều Tiên được cho là đã phát động một cuộc tấn công vào các làng ở Bắc Triều Tiên dọc theo bờ biển phía đông, với kết quả là đã có 200 biệt kích Nam Triều Tiên tử trận chỉ sau 2 tuần. Cuộc tấn công ngày 25/6/1950 của Bắc Triều Tiên được nói rằng chỉ là kết quả của một loạt xung đột đã xảy ra từ trước và thực ra cho đến tận ngày nay, vẫn chưa rõ ai là bên khai chiến trước.
Diễn biến
Bắc Triều Tiên tấn công
Cuộc tấn công phủ đầu của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách bất ngờ vượt qua vĩ tuyến 38 đồng thời được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.
Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ và 242 xe chiến đấu (bao gồm 150 xe tăng T-34 vài chục pháo tự hành hạng nhẹ SU-76) của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom tấn công. Tuy vậy, lực lượng hải quân vẫn còn khá thô sơ (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Triều Tiên là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Triều Tiên còn yếu hơn nếu đem so với Bắc Triều Tiên. Hàng ngàn người dân chạy loạn về phía nam bị quân đội Nam Triều Tiên bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu.
Quân đội Nam Triều Tiên có 64.697 binh sĩ được quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị. Tuy nhiên, quân Hàn Quốc không có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép cũng như pháo binh. Quân đội Nam Triều Tiên cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ pháo chống tăng nào. Không có đơn vị chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó.
Cuộc tấn công được quân đội Bắc Triều Tiên hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân, họ đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Triều Tiên tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin.
Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Triều Tiên, bị thua sút về quân số và vũ khí, ý chí chiến đấu thấp và thiếu lòng trung thành với chính phủ miền Nam, đã tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang quân đội Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc từ 100.000 người nhanh chóng giảm xuống còn 25.000 người do thương vong hoặc đào ngũ. Chính Lý Thừa Vãn và các quan chức cao cấp của ông ta cũng trốn chạy khỏi Seoul, chuẩn bị thành lập "chính phủ lưu vong" ở Nhật Bản.
Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, Không quân Bắc Triều Tiên tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Triều Tiên chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6, chỉ 3 ngày sau khi phát động tấn công. Trong cuộc tháo lui hoảng loạn, quân Nam Triều Tiên đã giật mìn đánh sập nhiều cây cầu để ngăn đà tiến của Bắc Triều Tiên, bất chấp việc có nhiều thường dân vẫn còn đi trên đó. Các hành động này không có tác dụng là bao, quân đội Bắc Triều Tiên nhanh chóng chiếm được 95% lãnh thổ miền nam, quân Nam Triều Tiên chỉ còn kiểm soát một vùng nhỏ ở quanh thành phố cảng Busan.
Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Triều Tiên về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng, sự giải tán quân đội Nam Triều Tiên và đất nước thống nhất đã tan thành mây khói, khi Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến để giúp đỡ cho Nam Triều Tiên.
Phản ứng của phương Tây
Cuộc tấn công Nam Triều Tiên đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó, Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra.
Việc Mỹ tham chiến có một số lý do như sau; Harry Truman là tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang chịu nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực đặc biệt nhất với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Joseph McCarthy, ông chỉ trích gay gắt Đảng Dân chủ đã "làm mất Trung Hoa" vào tay Đảng cộng sản Trung Quốc. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Washington, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng.
Thay vì hối thúc Quốc hội tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên Hợp Quốc.
Ngay ngày chiến tranh chính thức bắt đầu (25 tháng 6), Liên Hiệp quốc nhanh chóng thảo ra Nghị quyết số 82 kêu gọi:
Chấm dứt Tất cả các hoạt động thù địch và Bắc Triều Tiên rút lui về vĩ tuyến 38;
Thành lập một Ủy ban Đặc trách về Triều Tiên của Liên Hiệp quốc để giám sát tình hình và báo cáo lại cho Hội đồng Bảo an;
Yêu cầu tất cả các thành viên của Liên Hiệp quốc ủng hộ nghị quyết này của Liên Hiệp quốc, và tự kiềm chế không giúp đỡ cho chính phủ Bắc Triều Tiên.
Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an, Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếc ghế của Trung Quốc ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Do Liên Xô vắng mặt nên giải pháp không bị phủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ), và chỉ có Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên Hiệp quốc bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Triều Tiên vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đến hành động trực tiếp của Mỹ. Lực lượng Mỹ có thêm binh sĩ và tiếp viện đến từ 16 quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc, bao gồm: Canada, Úc, New Zealand, Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, Cuba (dưới thời kỳ cầm quyền của nhà độc tài Fulgencio Batista) và Luxembourg. Tuy nhiên, riêng cá nhân Mỹ đóng góp tới 50% lực lượng bộ binh (Nam Triều Tiên phần còn lại), 86% lực lượng hải quân và 93% không quân.
Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Đối đầu lại điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Triều Tiên cũng không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến và vì vậy không nằm trong tầm giải quyết của Liên Hợp Quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượng ngoại quốc đã bị bác bỏ.
Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị tố cáo, chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gửi quân sang Triều Tiên. Vì thế, một số người gọi đây là "Cuộc chiến tranh của Truman", và rằng việc Hoa Kỳ tham chiến ở Triều Tiên đã vi phạm tinh thần và nội dung của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Can thiệp của Hoa Kỳ
Mặc dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Mỹ vẫn có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Triều Tiên với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng này của Mỹ nằm dưới quyền chỉ huy của Thống tướng Douglas MacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể.
Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Triều Tiên trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý tiến hành các cuộc không kích đơn phương của Mỹ chống lại các lực lượng Bắc Triều Tiên theo ý kiến các cố vấn của ông, nhưng ông đã ra lệnh cho Hạm đội Một bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch, chấm dứt chính sách không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa vẫn được Mỹ thực hiện trước đó. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹ sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có cớ can thiệp vào cuộc chiến.
Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một đơn vị của Sư đoàn Bộ binh số 24 Bộ binh của Mỹ đóng ở Nhật Bản. Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Triều Tiên tiến quân về phía Nam, và Sư đoàn bộ binh số 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Triều Tiên. Tướng William F. Dean bị bắt làm tù binh.
Vào tháng tám, các lực lượng Nam Triều Tiên và Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh Đông Nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Triều Tiên tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự. Ngày 20 tháng 8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên Hợp Quốc.
Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan - chỉ khoảng 5% Bán đảo Triều Tiên vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Mỹ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là "Vành đai Pusan". Mặc dù có thêm lực lượng của Liên Hợp Quốc đến tiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Triều Tiên sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo.
Đồng minh củng cố lực lượng
Đối diện với các cuộc tấn công dữ dội của Bắc Triều Tiên, phòng tuyến của đồng minh trở thành một trận đánh liều lĩnh mà người Mỹ gọi là trận Vành đai Pusan. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã không thành công trong việc chiếm Pusan.
Không lực Hoa Kỳ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ một ngày trong những hành động hỗ trợ bộ binh, nhắm vào các lực lượng Bắc Triều Tiên nhưng cũng gây ra sự tàn phá to lớn đến người dân cũng như các thành phố. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa số là oanh tạc cơ B-29 có căn cứ ở Nhật Bản) gây ngừng lưu thông đường sá và đường xe hỏa trong ban ngày, và tàn phá 32 cây cầu thiết yếu không chỉ cần thiết cho chiến tranh mà còn quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho cả quân sự và dân sự đều phải nằm chờ đợi lúc ban ngày bên trong các đường hầm.
Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng cũng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Bắc Triều Tiên. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Bắc Triều Tiên đã bị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếp liệu cần thiết tới lực lượng Bắc Triều Tiên ở miền nam.
Kim Nhật Thành khiếp sợ khi chứng kiến hiệu quả tàn phá của không quân Mỹ mà quân Bắc Triều Tiên không có cách nào ngăn chặn được. Kim khẩn cầu Stalin hỗ trợ quân sự, nếu không từ Liên Xô thì cũng từ các quốc gia cộng sản khác nhưng không muốn gửi quân và đối mặt với nguy cơ gây chiến cùng Mỹ, Stalin gửi một bức điện cho Mao Trạch Đông: "Theo tình hình hiện nay, nếu Trung Quốc có thể hỗ trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên thì 5-6 sư đoàn sẽ là ổn thỏa để tiến tới vĩ tuyến 38. Vai trò của họ sẽ là quân tình nguyện và dĩ nhiên, họ nằm dưới sự chỉ huy của Trung Quốc".
Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩ Liên hiệp quốc ào ạt vào Pusan. Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, Hoa Kỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Pusan. Đầu tháng chín, các lực lượng Liên Hợp Quốc và Nam Triều Tiên được củng cố mạnh hơn và đông hơn lực lượng quân sự Bắc Triều Tiên (đồng minh 180.000 quân so với Bắc Triều Tiên 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu một cuộc phản công.
Sau nhiều yêu cầu trợ giúp từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để chống lại sức mạnh của không quân Mỹ, Stalin buộc phải cử hàng trăm máy bay chiến đấu MiG sang Triều Tiên. Không quân Liên Xô đào tạo các phi công Trung Quốc hoặc dùng phi công của mình mặc quân phục Trung Quốc và nói tiếng Trung để vẫn giữ danh nghĩa rằng Liên Xô không can thiệp và tránh xung đột trực tiếp với Mỹ.
Tái chiếm Nam Triều Tiên
Đối diện với các cuộc tăng viện áp đảo của Liên Hợp Quốc, lực lượng Bắc Triều Tiên tự nhận thấy mình có quân số ít hơn và có hỗ trợ tiếp liệu yếu kém. Họ cũng thiếu hỗ trợ của không quân và hải quân so với Mỹ. Để giảm sức ép đối với Vành đai Pusan, Tướng MacArthur, tổng tư lệnh lực lượng Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên, đã ra lệnh cho một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sau phòng tuyến của Bắc Triều Tiên tại Incheon (인천; 仁川, Nhân Xuyên), một thành phố và là hải cảng lớn ven bờ biển Hoàng Hải của Nam Triều Tiên, gần Seoul.
Thủy triều cao và sự hiện hữu của một lực lượng quân địch mạnh làm cho cuộc đổ bộ này trở thành một chiến dịch cực kỳ mạo hiểm. MacArthur bắt đầu hoạch định chiến dịch này vài ngày sau khi chiến tranh khởi sự nhưng Lầu Năm Góc mạnh mẽ bác bỏ kế hoạch này. Cuối cùng khi được phép, MacArthur tập hợp Quân đoàn X dưới quyền của Tướng Edward Almond gồm có 70.000 quân từ Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1, Sư đoàn Bộ binh số 7 và tăng phái với 8.600 quân người Triều Tiên và ra lệnh cho họ đổ bộ tại Incheon trong Chiến dịch Chromite. Vào lúc tấn công đổ bộ ngày 15 tháng 9, nhờ vào thám báo của các du kích quân Nam Triều Tiên, sự cố tình tạo ra thông tin sai lạc và các cuộc pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ, thêm vào đó lực lượng Bắc Triều Tiên có rất ít quân đóng tại Incheon nên lực lượng Mỹ chỉ gặp sự chống trả yếu ớt khi họ đổ bộ lên Incheon.
Cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn 10 tiến công tràn ngập quân phòng thủ vốn ít hơn và đe dọa bao vây quân đội chính quy của Bắc Triều Tiên. MacArthur nhanh chóng tái chiếm Seoul. Quân đội Bắc Triều Tiên bị cắt đứt tuyến tiếp vận, nên phải nhanh chóng rút lui về phía bắc; khoảng 25.000 đến 30.000 quay trở lại.
Sau khi tái chiếm lại Nam Triều Tiên, Lý Thừa Vãn ra lệnh tiến hành thảm sát hàng loạt những người dân bị tình nghi ủng hộ Bắc Triều Tiên, gây ra Thảm sát Bodo League (giết chết khoảng từ 100.000 tới 200.000 người), diễn ra suốt mùa hè năm 1950. Đây là một trong những vụ thảm sát lớn nhất châu Á kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đánh lên Bắc Triều Tiên
Lực lượng Liên Hợp Quốc (gồm chủ yếu là quân Mỹ) đẩy lui quân Bắc Triều Tiên ngược qua vĩ tuyến 38. Mục tiêu cứu chính phủ Nam Triều Tiên của Mỹ đã đạt được nhưng vì bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Lý Thừa Vãn nên lực lượng Liên Hợp Quốc tiến quân vào Bắc Triều Tiên. Sự kiện này đánh dấu khoảnh khắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khi các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ quyết định đi xa hơn là chỉ đơn thuần "ngăn chặn" mối đe dọa thấy rõ của cộng sản. Các vấn đề khác gồm có tác dụng tâm lý về việc tiêu diệt được một quốc gia cộng sản chủ nghĩa và giải thoát các tù nhân chiến tranh.
Các lực lượng Liên Hợp Quốc vượt qua biên giới tiến vào Bắc Triều Tiên đầu tháng 10 năm 1950. Quân đoàn 10 của Mỹ đổ bộ từ biển vào bờ tại Wonsan và Iwon. Hai nơi này đã bị quân đội Nam Triều Tiên tiến công trên bộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân Nam Triều Tiên tiến quân theo phía bờ tây của Triều Tiên và chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Đến cuối tháng 10, quân đội Bắc Triều Tiên tan rã nhanh chóng, và quân Liên Hợp Quốc bắt được 135.000 tù binh.
Cuộc tiến công của Liên Hợp Quốc gây lo ngại rất lớn cho Trung Quốc. Họ lo lắng lực lượng Liên Hợp Quốc sẽ không dừng lại ở sông Áp Lục là ranh giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc mà sẽ mở rộng chiến tranh vào lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều người ở Tây phương bao gồm Tướng MacArthur nghĩ rằng mở rộng chiến tranh vào Trung Quốc là cần thiết. Tuy nhiên, Truman và những nhà lãnh đạo khác không đồng ý, và MacArthur được lệnh phải cẩn trọng khi tiến tới biên giới Trung Quốc. Dần dần, MacArthur không còn quan tâm đến lệnh của Tổng thống nữa và cho rằng quân đội Bắc Triều Tiên sẽ được tiếp tế qua các căn cứ tại Trung Quốc nên các căn cứ đó phải bị dội bom. Tuy nhiên, trừ một vài dịp hiếm hoi, các máy bay ném bom Liên Hợp Quốc vẫn cách xa tầm bay đến Mãn Châu trong suốt cuộc chiến.
Trung Quốc tham chiến
Trung Quốc cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoại giao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Truman xem các lời cảnh báo này như "một mưu toan táo bạo để hù dọa Liên Hợp Quốc" và không coi trọng nó lắm. Ngày 15 tháng 10 năm 1950, Truman đến Đảo Wake để họp ngắn ngủi với MacArthur. Cục Tình báo Trung ương Mỹ trước đây có cho Truman biết rằng việc Trung Quốc tham chiến là không thể xảy ra. MacArthur suy đoán rằng có ít rủi ro về một cuộc chiến với Trung Quốc. MacArthur cho rằng Trung Quốc đã mất dịp giúp Bắc Triều Tiên. Ông ước tính Trung Quốc có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ 100.000-125.000 quân dọc theo sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Quốc không có lực lượng không quân, vì thế, "nếu Trung Quốc cố tràn xuống Bình Nhưỡng thì sẽ có một cuộc đại tàn sát". MacArthur nhận định rằng Trung Hoa muốn tránh bị thiệt hại nặng nề.
Ngày 8 tháng 10 năm 1950, một ngày sau khi quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tập kết Chí nguyện quân Nhân dân Trung Quốc. Bảy mươi phần trăm thành viên của Chí nguyện quân là quân đội hiện dịch của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnh quân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông. Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự can thiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết: "Nếu chúng ta để cho Hoa Kỳ chiếm đóng toàn Triều Tiên...chúng ta phải chuẩn bị chờ Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Hoa", Mao nói với Stalin như vậy. Thủ tướng Chu Ân Lai được phái đến Moskva để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điện thoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớn từ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13 tháng 10 đến 19 tháng 10. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Liên Xô trong màu sắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một sự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên Hợp Quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG" (MiG Alley - do các lực lượng Liên Hợp Quốc đặt), các phi cơ của Liên Xô có ưu thế hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được triển khai. Người Trung Quốc rất giận dữ trước việc tham chiến có giới hạn của Liên Xô vì họ cứ đinh ninh rằng họ đã được hứa cung ứng yểm trợ không quân toàn diện. Mỹ biết rõ vai trò của Liên Xô nhưng vẫn giữ im lặng để tránh khả năng leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Chạng vạng tối ngày 19 tháng 10 năm 1950, trong cơn mưa lạnh, các quân đoàn 40, 39, 42, 38 và ba sư đoàn pháo binh Quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc cùng một lúc lần lượt vượt sông Áp Lục ở ba bến An Lạc, Trường Miến và Tập An bí mật tiến vào Triều Tiên.
Quân Trung Quốc đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25 tháng 10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên Hợp Quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảo đến như vậy lại đột ngột xuất hiện. Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ ban đầu, các lực lượng Trung Quốc rút lui vào vùng núi. Các nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc coi sự rút lui của Trung Quốc như là một dấu hiệu yếu thế và đánh giá sai lầm trầm trọng khả năng tác chiến của Trung Quốc. Thế nên các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công về sông Áp Lục không đếm xỉa gì đến những lời cảnh cáo của Bắc Kinh.
Tình báo Mỹ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã không làm việc hiệu quả tại Bắc Triều Tiên cũng như đã từng không hiệu quả tại Nam Triều Tiên trong những ngày có cuộc bao vây tại Vành đai Pusan. Để giữ bí mật, quân Trung Quốc hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Quốc gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An Tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Triều Tiên trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày. Cuộc hành quân trong bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được che giấu hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Quốc bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có máy bay xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này.
Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 (1950) là chiến dịch đầu tiên của Trung Quốc. Quân Trung Quốc dùng 2 sư đoàn của quân đoàn 42 tổ chức phòng ngự ở khu vực Hoàng Thảo Lĩnh, Phó Chiến Lĩnh thuộc mặt trận miền đông, lại dùng 3 quân đoàn và một sư đoàn của quân đoàn 42 (sau tăng thêm 2 quân đoàn) phản kích ở mặt trận miền Tây. Chiến dịch này đã đánh lui quân Mỹ đến phía nam sông Thanh Xuyên. Ngày 7 tháng 11, các quân đoàn 20, 26, 27 thuộc Binh đoàn 9 quân Chí nguyện dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh kiêm Chính uỷ Tống Thời Luân tiến vào Triều Tiên. Tới lúc này, binh lực tác chiến của Trung Quốc lên tới 9 quân đoàn gồm 30 sư đoàn, tổng cộng hơn 380.000 quân, chiếm ưu thế hơn so với quân Liên Hợp Quốc gồm 5 quân đoàn, 13 sư đoàn, 3 lữ đoàn, tổng cộng 220.000 quân.
Cuối tháng 11, Trung Quốc đánh vào phía tây, dọc theo sông Chongchon, hoàn toàn áp đảo một số sư đoàn của Nam Triều Tiên và đánh một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của Liên Hợp Quốc. Ở mặt trận phía tây, quân Chí nguyện tiêu diệt sư đoàn 7 quân Nam Triều Tiên, đánh quị sư đoàn 2 quân Mỹ. Ở mặt trận phía đông, đánh quị sư đoàn thủy quân lục chiến 1, sư đoàn bộ binh 2 quân Mỹ. Tình hình đó buộc McAthur phải ra lệnh cho quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên rút lui toàn bộ. Tư lệnh tập đoàn quân số 8 quân Mỹ trong khi rút lui đã chết vì tai nạn xe.
Thất bại của Quân đoàn 8 đã tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân đội Mỹ trong lịch sử. Tại miền đông, trong Trận hồ nước Chosin, một đơn vị 30.000 người của Sư đoàn Bộ binh số 7 Mỹ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của Trung Quốc và chẳng bao lâu bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương vong 15.000 người. Tại trận này, Thủy quân lục chiến Mỹ cũng bị đánh bại và bắt buộc rút lui sau khi gây ra những thiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Quốc.
Các chiến thắng của quân đội Trung Quốc cho thấy họ là một đối thủ đáng gờm với quân Mỹ, ngay cả khi quân Trung Quốc yếu thế hơn nhiều về hỏa lực. Quân Trung Quốc không có xe tăng, cũng không có không quân yểm trợ, nhưng họ có các binh sỹ có tinh thần chiến đấu tốt, kỷ luật cao cùng chiến thuật hợp lý. Trong khi các binh sĩ Trung Quốc ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander giải thích trong cuốn "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh):
"Phương cách thông thường là xâm nhập các đơn vị nhỏ của địch từ một trung đội 50 người đến một đại đội 200 người, bằng cách phân tán thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong lúc một đội cắt đường rút lui của người Mỹ, các đội khác đánh thẳng cả mặt trước và hai bên sườn trong các cuộc tiến công phối hợp nhịp nhàng. Các cuộc tiến công tiếp tục vào các phía cho đến khi những người phòng thủ bị tiêu diệt hoặc bắt buộc phải rút lui. Người Trung Quốc bò lên phía trước đến sườn mở nơi đóng chốt của trung đội kế tiếp và lập lại chiến thuật này".
Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Quốc như sau:
"Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Quốc, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Quốc là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên Hợp Quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on".
Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải rút chạy về miền nam nhanh hết mức có thể để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam, nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, các lực lượng Mỹ đã đánh sập phần lớn thành phố để không cho quân đội Trung Quốc sử dụng, khiến nhiều người dân Triều Tiên không có nơi trú thân trong mùa đông.
Cuộc tiến công mùa đông
Đối với Trung Quốc, Kim Nhật Thành là một đối tác khó tính. Đầu tiên, ông từ chối hợp nhất các lực lượng của mình dưới sự chỉ huy của Bành Đức Hoài cho dù lính Trung Quốc chiếm đa số quân đội. Kim chỉ đồng ý sau khi nhận được một chỉ thị từ Stalin. Kim Nhật Thành cũng tranh cãi với Bành Đức Hoài vào đầu năm 1951 xung quanh việc liệu có nên vượt vĩ tuyến 38 vì Kim Nhật Thành ra lệnh tiến quân, song Bành Đức Hoài từ chối và vấn đề chỉ được dàn xếp sau khi có một chỉ thị từ Stalin ủng hộ Bành Đức Hoài.
Nhà sử học Trung Quốc Trần Lâm cho rằng trong đội quân mà Trung Quốc gửi ra chiến trường có cả những binh sĩ từ quân đội Quốc dân đảng đã đầu hàng, tuy tỷ lệ tham gia không lớn: "Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thực tế không muốn thu nhận họ. Động cơ của Mao Trạch Đông khi tham chiến là để thu hút sự chú ý và công nhận Trung Quốc như một cường quốc, đồng thời đoàn kết người dân trong một cuộc chiến yêu nước".
Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên lại đánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọi Cuộc tiến công mùa đông của Trung Quốc). Quân Trung Quốc lặp lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân địch. Các lực lượng Liên Hợp Quốc không có phương cách hữu hiệu để chống lại chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bị các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chiếm được vào ngày 4 tháng 1 năm 1951.
Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 khi Tướng Walker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng Matthew Ridgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Chiến tranh thế giới thứ hai lên thay và nhanh chóng nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 vốn đã quá kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas MacArthur thậm chí nói đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc, gây nhiều lo ngại cho các đồng minh của Mỹ.
Các lực lượng Liên Hợp Quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju ở giữa, và phía bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổn định. Quân Chí nguyện của Trung Quốc đã bỏ xa đường tiếp vận của họ nên gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu. Do thiếu phương tiện cơ giới, lại bị không quân Hoa Kỳ đe dọa nên tất cả lương thực và đạn dược của quân Trung Quốc phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục, cách cận chuyển này không thể đủ đáp ứng nhu cầu của mặt trận ở xa hàng trăm km. Tướng Bành Đức Hoài ra lệnh cho các lực lượng của ông ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự.
Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của ông bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, tận dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên Hợp Quốc. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên Hợp Quốc đã tiến tới sông Hán và tái chiếm Wonju.
Trung Quốc phản công vào giữa tháng hai bằng Cuộc tiến công giai đoạn bốn từ Hoengsong ở miền trung chống các vị trí của Quân đoàn IX Mỹ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh số 2, gồm có Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trả một cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡ được cuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Liên Hợp Quốc đã học được cách đối phó với các chiến thuật tấn công của Trung Quốc và có thể giữ vững trận địa của họ.
Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng 2 năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Mỹ đảm nhiệm. Đây là một cuộc tấn công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong.
Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 lại thọc mạnh về phía trước trong "Chiến dịch 'Ripper, vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng".
Douglas MacArthur bị tước quyền tự lệnh bởi Tổng thống Harry Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì bất tuân lệnh Tổng thống, gây ra một cơn bão lửa phản đối ở Hoa Kỳ. Tư lệnh tối cao mới là Tướng Ridgway tiến hành củng cố các lực lượng Liên Hợp Quốc để chuẩn bị cho một loạt các cuộc phản công hiệu quả. Vị trí Tư lệnh Quân đoàn 8 được chuyển cho Tướng James Van Fleet.
Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui quân Trung Quốc và Bắc Triều Tiên như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng cộng sản giữa Kaesong và Seoul. Các lực lượng Liên Hợp Quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc.
Tuy nhiên, tháng 4 năm 1951, Trung Quốc mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I của Mỹ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã chặn bước tiến của quân đội Trung Quốc ở phòng tuyến phía bắc Seoul.
Một cuộc tiến công khác của Trung Quốc sau đó ở miền trung chống lại Quân đoàn X và lực lượng Nam Triều Tiên vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công dừng lại. Quân đoàn 8 phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas.
Quyết định của Liên Hợp Quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Triều Tiên đã đẩy cuộc chiến vào giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình cho phần còn lại của cuộc xung đột.
Đình chiến
Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn của Không lực Mỹ vào các thành phố ở Bắc Triều Tiên, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng quân sự Nam Triều Tiên và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn miền Nam trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó còn tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên Hợp Quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc đụng độ quân sự chính yếu trong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông như Bloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951, các trận đánh như Trận Old Baldy ở giữa và Trận Hook ở phía tây trong suốt năm 1952-53, Trận Đồi Eerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953.
Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía miền Bắc đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở về Trung Quốc hoặc Bắc Triều. Nhưng vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ bỏ điều kiện này.
Tháng 10 năm 1951, các lực lượng Mỹ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Triều Tiên mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi.
Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm kiếm giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Với việc Liên Hợp Quốc chấp thuận lời đề nghị ngừng bắn của Ấn Độ, lệnh ngừng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Triều Tiên phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Nam Triều Tiên và Mỹ. Kaesong, nơi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, vốn là cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc xung đột bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, Nam và Bắc Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Triều Tiên và Mỹ đã ký kết Hiệp định Đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn từ chối ký kết vào văn kiện này.
Thương vong
Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận về ước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệu tịch thu được. Ước tính của Trung Quốc về số thương vong của Liên Hợp Quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh của Quân Chí nguyện Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Mỹ, 660.000 quân Nam Triều Tiên, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt.
Nói về thương vong của chính Trung Quốc, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Quốc (tổng lượt lên đến 2,97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công. Quân Chí nguyện bị thiệt hại tổng cộng 148.000 người chết, trong đó có 114.000 tử trận, 34.000 chết do tai nạn, bệnh tật hoặc chết rét; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 7.600 người mất tích. Có 7.110 tù binh Trung Quốc được trao trả sau chiến tranh." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Triều Tiên, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận".
Tính chất và đặc điểm
Chiến tranh cơ giới
Khi các binh sĩ Bắc Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 vào Nam Triều Tiên, xe tăng Liên Xô T-34/85 gần như không có đối thủ khi chống lại tại các phòng tuyến của Nam Triều Tiên. Trong thời gian này, quân đội Nam Triều Tiên không có xe tăng, chỉ có một ít pháo chống tăng và bazooka. Thật sự thì gần như toàn thể binh sĩ Nam Triều Tiên không quen với việc đối diện với xe tăng và cách chống lại chúng.
Quân đội Nam Triều Tiên có súng chống tăng, nhưng những súng này là loại M9 bazooka 60 mm lỗi thời từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Những vũ khí này đã lỗi thời và không thể công phá phần bọc thép phía trước của T-34/T-85. Trước khi Hoa Kỳ đưa loại súng M20 bazooka 89 mm (3.5 inch) hạng nặng vào, quân đội Nam Triều Tiên không thể chống lại xe tăng Bắc Triều Tiên một cách hữu hiệu.
Lúc bắt đầu chiến tranh, một số lực lượng Nam Triều Tiên được chia thành những toán cảm tử quân và áp sát các xe tăng T-34 để quăng chất nổ vào trong ổ đại bác hoặc dưới bụng xe tăng nơi mà vỏ bọc thép là mỏng nhất. Những chiến thuật này ít hiệu quả (phần lớn bộ binh bị hạ trước khi kịp tới gần xe) và không đủ để giúp chặn sự tiến công bằng xe tăng của Bắc Triều Tiên. Nhờ các ưu thế của lực lượng thiết giáp, quân đội Bắc Triều Tiên đã đạt được nhiều chiến thắng lớn trong giai đoạn đầu chiến tranh.
Các xe tăng đầu tiên của Mỹ đến Triều Tiên và tham chiến là các xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee được để lại Nhật Bản cho nhiệm vụ chiếm đóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (các xe tăng hạng nặng có thể làm hỏng đường sá Nhật Bản). Các xe tăng hạng nhẹ này có rất ít cơ hội chống lại xe tăng T-34/85 hạng trung vượt trội hơn của các lực lượng Bắc Triều Tiên. Các chuyến tàu vận chuyển sau đó gồm các xe tăng hạng nặng của Mỹ như M4 Sherman và M26 Pershing, xe tăng Centurion của Anh Quốc cũng như các khu trục cơ tấn công mặt đất của phe Đồng minh và Mỹ đã có thể vô hiệu hóa lợi thế về xe tăng của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, khác với việc sử dụng cơ giới nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có rất ít các trận đấu xe tăng đã xảy ra trong suốt cuộc chiến Triều Tiên. Địa hình rừng núi dày đặc của đất nước khiến cho xe tăng hoạt động không hữu hiệu, nhưng nó có thể được dùng như một loại vũ khí yểm trợ từ xa, chuyên dùng pháo để bắn vào kẻ địch phòng thủ trên một ngọn đồi hay vách đá.
Không chiến
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh chính cuối cùng mà các loại khu trục cơ cánh quạt như F-51 Mustang, F4U Corsair và loại phi cơ sử dụng trên hàng không mẫu hạm là Supermarine Seafire được sử dụng, và loại khu trục cơ tuốc bin phản lực F-80 và F9F Panther xuất hiện làm chủ bầu trời, áp đảo các phi cơ cánh quạt của Bắc Hàn như Yakovlev Yak-9 và Lavochkin La-9.
Từ năm 1950, Bắc Hàn bắt đầu bay các loại phản lực cơ tiêm kích MiG-15 của Liên Xô chế tạo, một số phi cơ này được các phi công có kinh nghiệm của Không quân Liên Xô đảm nhận. Các lực lượng đồng minh Liên hiệp quốc với lý do chính đáng tham dự cuộc chiến rất lo ngại đương đầu một cuộc chiến mở rộng với Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước tiên, các khu trục cơ Liên hiệp quốc trong đó bao gồm các phi cơ Gloster Meteor của Không quân Hoàng gia Úc có một số thành công, nhưng các phi cơ MiG với chất lượng vượt trội hơn đã giữ thế thượng phong đối với các phản lực cơ thế hệ đầu mà Liên hiệp quốc sử dụng vào đầu cuộc chiến.
Tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơ F-86 Sabre. Các phi cơ MiG có thể bay cao hơn, 50.000 ft so với 42.000 ft (12.800 mét) của phi cơ đồng minh, cho thấy lợi thế rõ ràng lúc khởi đầu của không chiến của MiG. Trong lúc bay đường trường thì tốc độ tối đa của chúng bằng nhau - khoảng 660 dặm Anh một giờ (1.060 km/giờ). Phi cơ MiG có thể vượt lên cao tốt hơn; phi cơ Sabre có thao tác bay tốt hơn và có thể chúi xuống dưới tốt hơn. Về mặt vũ khí, phi cơ MiG mang hai khẩu pháo 23 mm và một đại bác 37 mm, so với phi cơ Sabre có sáu khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch (12,7 mm). Các khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch của Mỹ có tốc độ bắn nhanh hơn, trong khi các khẩu pháo của MiG lại có sức phá hủy lớn hơn. Bảo trì là một vấn đề đối với phi cơ Sabre, và phần lớn phi cơ của Liên hiệp quốc đã bị giữ dưới mặt đất để sửa chữa trong suốt cuộc chiến.
Thậm chí sau khi Không quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng phi cơ tiên tiến hơn là F-86, các phi công của Liên hiệp quốc thường vật lộn vất vả chống lại các phản lực cơ do các phi công thiện chiến của Liên Xô cầm lái. Dần dần sau đó Liên hiệp quốc giành được lợi thế về số lượng phi cơ, và sự năng nổ tấn công của họ đã cho họ một ưu thế trên không kéo dài cho đến hết chiến tranh - một nhân tố quyết định trong việc giúp Liên hiệp quốc tiến quân vào miền bắc, và sau đó chống trả cuộc xâm lăng Nam Triều Tiên của Trung Hoa. Người Trung Hoa cũng có sức mạnh của phản lực cơ, nhưng các lực lượng Hoa Kỳ đã huấn luyện các phi công của họ trội hơn. Với việc sử dụng các phi cơ F-86F vào cuối năm 1952, các phi cơ của Liên Xô và Hoa Kỳ coi như có các đặc điểm thao tác tương tự.
Trong số các nhân tố khác giúp xoay chuyển cán cân về phía các phản lực cơ Liên hiệp quốc là chất lượng ống ngắm radar tốt hơn của các phản lực cơ F-86 (dẫn đến việc gắn các hệ thống cảnh báo radar lần đầu tiên trên các máy bay tiêm kích MiG), các mặt số dễ nhìn hơn trong phòng lái, hệ thống điều khiển và giữ thăng bằng lúc bay nhanh và bay cao tốt hơn, và sự đưa vào sử dụng bộ đồ bay chống gia tốc. Các phi công F-86 của Hoa Kỳ cho là họ đã bắn rơi 792 phi cơ MiG-15 và 108 phi cơ khác trong khi chỉ mất 78 phi cơ Sabres, một tỉ lệ vượt xa 10:1. Một số nghiên cứu sau chiến tranh chỉ có thể xác nhận 379 lần chiến thắng, mặc dù không quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì con số chính thức này và việc tranh luận không thể nào hòa giải được. Vừa qua, các tài liệu Liên Xô thời Stalin được tiết lộ cho là chỉ có 345 MiG-15 của Liên Xô bị mất trong suốt chiến tranh Triều Tiên.
Liên Xô tuyên bố họ đã bắn hạ 1.300 máy bay Liên quân và 335 MiG bị mất vào thời gian đó. Con số mất mát chính thức của Trung Hoa là 231 phi cơ bị bắn rơi trong các cuộc chiến đấu không đối không (đa số là MiG-15) và 168 mất mát khác. Con số mất mát của không quân Bắc Triều Tiên không được tiết lộ. Ước tính là họ mất khoảng 200 phi cơ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, và thêm 70 phi cơ sau khi Trung Hoa can thiệp. Liên Xô công bố bắn hạ 650 máy bay F-86, và Trung Hoa tuyên bố là hạ thêm 211 phi cơ F-86 nữa trong không chiến - có lẽ đây là sự thổi phồng. Theo một công bố của Hoa Kỳ vừa qua, con số phi cơ F-86 từng có mặt tại Bán đảo Triều Tiên suốt cuộc chiến tổng cộng chỉ có 674 và tổng số phi cơ F-86 mất vì nhiều lý do là khoảng 230 chiếc.
So sánh trực tiếp các mất mát của phi cơ Sabre và MiG có lẽ là không hợp lý, vì các mục tiêu chính yếu của các phi cơ MiG là oanh tạc cơ hạng nặng B-29, trong khi mục tiêu chính yếu của các phi cơ Sabre là MiG-15 (có nghĩa là khi không chiến, phi công MiG-15 thường sẽ nhắm vào những chiếc B-29 chứ không chủ động giao chiến với F-86).
Vào đầu năm 1951, các chiến tuyến được củng cố và không thay đổi nhiều trong suốt phần còn lại của cuộc chiến. Qua mùa hè và đầu mùa thu năm 1951, các phi cơ Sabre vượt trội về số lượng (ít nhất là 44 chiếc tại một địa điểm) của Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 4 (4th Fighter Interceptor Wing) tiếp tục tìm mục tiêu tại Hàng lang MiG gần sông Áp Lục chống lại một vùng không phận địch có đến 500 phi cơ. Jabara, Becker, và Gibson trở thành những phi công Sabre ưu tú. Theo sau thông điệp nổi tiếng của Đại tá Harrison Thyng gửi về Lầu Năm Góc, Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 51 đến tiếp viện Không đoàn số 4 đang bị bao vây vào tháng 12 năm 1951. Trong khoảng thời gian một năm rưỡi tiếp theo, cả hai không đoàn tiếp tục các trận không chiến tương tự tại vùng Hành lang MiG.
Hoa Kỳ ném bom Bắc Triều Tiên
Vào ngày 5 tháng 11 năm 1950, Tướng Stratemeyer đã đưa ra mệnh lệnh: "Máy bay dưới sự kiểm soát của nhóm Không lực số 5 sẽ phá hủy tất cả các mục tiêu bao gồm tất cả các tòa nhà có khả năng trú ẩn". Cùng ngày, 22 chiếc B-29 tấn công Kanggye, phá hủy 75% thành phố. Sau khi MacArthur bị cách chức Tư lệnh Tối cao ở Triều Tiên vào tháng 4 năm 1951, những người kế nhiệm ông vẫn tiếp tục chính sách này và cuối cùng đã mở rộng nó cho toàn bộ Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ đã ném tổng cộng 635.000 tấn bom, trong đó có 32.557 tấn napalm tại Triều Tiên, nhiều hơn số bom dùng trong toàn bộ mặt trận Thái Bình Dương hồi Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hầu như mọi tòa nhà lớn ở Bắc Triều Tiên đều bị phá hủy. Đại tá Mỹ William F. Dean, báo cáo rằng phần lớn các thành phố và làng quê Bắc Triều Tiên chỉ còn là đất đá vôi hoặc hoang mạc. Ngày 28 tháng 11 năm 1951, Bộ Tư lệnh không quân ném bom báo cáo về kết quả của chiến dịch ném bom của Mỹ: 95% của Manpojin, cùng với 90% của Hoeryong, Namsi và Koindong, 85% của Chosan, 75% của Sakchu và Huichon và 20% của Uiju đã bị phá hủy. Theo đánh giá thiệt hại từ phía Mỹ, "18 trong số 22 thành phố lớn ở Bắc Triều Tiên ít nhất đã bị phá hủy một nửa".
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Ngày 5 tháng 4 năm 1950, Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (JCS) ra các chỉ thị dội bom trả đũa vào các căn cứ quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng vũ khí nguyên tử nếu như bất cứ tập đoàn quân nào của Trung Hoa vượt biên giới vào Triều Tiên hoặc nếu các oanh tạc cơ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay của Quân đội Nhân dân Triều Tiên mở các cuộc không kích Triều Tiên từ các căn cứ đó. Tổng thống Hoa Kỳ ra lệnh chuyển 9 quả bom hạt nhân Mark 4 "cho liên đoàn oanh tạc cơ số 9 của Không quân Hoa Kỳ, đây là đơn vị được giao phó mang loại vũ khí này... [và] ký lệnh sử dụng chúng chống lại các mục tiêu Triều Tiên và Trung Quốc". Tuy nhiên ông chưa bao giờ truyền lệnh sử dụng chúng.
Trong cuốn The Origins of the Korean War (1981, 1990), sử gia Hoa Kỳ Bruce Cumings cho biết rằng trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 11 năm 1950, những lời ám chỉ tấn công Quân đội Nhân dân Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Truman "là lời đe dọa dựa trên kế hoạch bất ngờ sử dụng bom hạt nhân, chớ không phải lỡ lời như nhiều người lầm tưởng như vậy". Ngày 30 tháng 11 năm 1950, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của Không quân Hoa Kỳ được lệnh "gia tăng khả năng của mình, và sự gia tăng này gồm có khả năng nguyên tử".
Đại sứ Ấn Độ, Kavalam Panikkar, cho biết "Truman đã thông báo rằng ông đang nghĩ đến việc sử dụng bom nguyên tử tại Triều Tiên. Nhưng người Trung Hoa dường như hoàn toàn chẳng hề lay động bởi mối đe dọa này... Họ gia tăng cường độ tuyên truyền chống sự xâm lấn của người Mỹ. Chiến dịch 'Kháng Mỹ viện Triều' trở thành khẩu hiệu thúc đẩy tăng gia sản xuất, đoàn kết quốc gia hơn, và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các hoạt động chống phá quốc gia. Có người còn nghĩ rằng lời đe dọa của Truman rất là hữu ích đối với các nhà lãnh đạo Cách mạng Trung Hoa, giúp cho họ giữ vững nhịp điệu hoạt động của họ".
Tổng thống Truman lưu ý rằng chính phủ của ông tích cực xem xét đến việc sử dụng bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh tại Triều Tiên nhưng ông cũng nói rằng chỉ có ông - với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ - mới có quyền ra lệnh sử dụng bom nguyên tử, và rằng ông đã chưa cho phép. Vấn đề chiến tranh nguyên tử là quyết định riêng của Hoa Kỳ, không phải là quyết định chung của Liên Hợp Quốc. Ngày 4 tháng 12 năm 1950, Truman họp với Thủ tướng Anh và phát ngôn viên Khối Thịnh vượng chung Anh Clement Attlee, Thủ tướng Pháp René Pleven, và Ngoại trưởng Robert Schuman để thảo luận những mối quan tâm của họ về chiến tranh nguyên tử và việc khả dĩ mở rộng nó trên lục địa. Hoa Kỳ kiềm chế phát động cuộc chiến tranh nguyên tử không phải vì "Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không muốn leo thang" Chiến tranh Triều Tiên mà vì các đồng minh Liên Hợp Quốc - đáng nói là Vương quốc Anh, Khối thịnh vượng chung Anh, và Pháp - quan tâm về sự thiếu cân bằng địa chính trị khiến cho khối NATO khó phòng vệ trong lúc Hoa Kỳ đánh nhau với Trung Quốc. Trung Quốc khi đó có thể thuyết phục Liên Xô tiến công đánh chiếm Tây Âu.
Ngày 6 tháng 12 năm 1950, sau khi Trung Quốc can thiệp và đẩy lui các lục quân thuộc Bộ tư lệnh Liên Hợp Quốc khỏi phía bắc Bắc Triều Tiên, Đại tướng J. Lawton Collins (Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ), Đại tướng MacArthur, Đô đốc C. Turner Joy, Đại tướng George E. Stratemeyer, và các sĩ quan tham mưu là Thiếu tướng Doyle Hickey, Thiếu tướng Charles A. Willoughby, và Thiếu tướng Edwin K. Wright họp tại Tokyo để thảo chiến lược đối đầu cuộc can thiệp của Trung Quốc; họ xét đến ba kịch bản tiềm năng về chiến tranh nguyên tử bao gồm những tuần và tháng kế tiếp của chiến tranh.
Trong kịch bản đầu tiên: Nếu Quân chí nguyện Trung Hoa tiếp tục tấn công toàn lực, Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc bị cấm phong tỏa và không kích Trung Quốc, không có sự tiếp viện từ phe Trung Hoa Quốc gia (Quốc Dân Đảng Trung Quốc), và không có sự gia tăng lực lượng Hoa Kỳ đến tháng 4 năm 1951 (bốn sư đoàn Vệ binh Quốc gia được dự trù đến tiếp viện) thì bom nguyên tử có lẽ được dùng tại Triều Tiên.
Trong kịch bản thứ hai: Nếu Quân chí nguyên Trung Hoa tiếp tục tấn công toàn lực, Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc đã phong tỏa được Trung Quốc, thực hiện việc thám thính trên không hữu hiệu và không kích bên trong lãnh thổ Trung Quốc, binh sĩ Trung Hoa Quốc gia được sử dụng triệt để, và việc không kích bằng bom nguyên tử chiến thuật được thực hiện thì các lực lượng Liên Hợp Quốc có thể giữ vững các vị trí sâu bên trong Bắc Hàn.
Trong kịch bản thứ ba: Nếu Quân chí nguyện Trung Hoa đồng ý không vượt ranh giới vĩ tuyến 38 độ thì Đại tướng MacArthur sẽ đề nghị Liên Hợp Quốc chấp nhận một cuộc đình chiến, không cho phép Quân chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên hiện diện ở phía nam vĩ tuyến, và yêu cầu các du kích quân của Quân chí nguyện và Quân đội Nhân dân Triều Tiên rút về phía bắc. Lục quân 8 của Hoa Kỳ sẽ ở lại để bảo vệ khu vực Seoul–Incheon trong khi đó Quân đoàn X sẽ rút về Pusan. Một ủy ban Liên Hợp Quốc sẽ giám sát việc thực thi đình chiến.
Năm 1951, Hoa Kỳ leo thang gần sát đến chiến tranh nguyên tử tại Triều Tiên. Vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã triển khai thêm các tập đoàn quân mới đến biên giới Trung-Triều nên các quả bom nguyên tử được lắp ráp sẵn sàng cho Chiến tranh Triều Tiên, "chỉ còn thiếu có lõi nguyên tử thiết yếu" tại Căn cứ Không quân Kadena, Okinawa. Tháng 10 năm 1951, Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Hudson Harbor để thử khả năng của vũ khi hạt nhận. Các oanh tạc cơ B-29 của Không quân Hoa Kỳ thực hiện các vụ thực tập ném bom riêng lẻ xuất phát từ Okinawa đến Bắc Hàn (sử dụng các quả bom thông thường và hạt nhân giả), được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota nằm ở giữa phía đông Nhật Bản. Chiến dịch Hudson Harbor đã thử nghiệm về "chức năng thật sự của tất cả các hoạt động mà một cuộc tấn công nguyên tử cần có trong đó gồm có việc lắp ráp và thử nghiệm, dẫn dắt, kiểm soát mục tiêu không kích từ mặt đất". Dữ liệu về cuộc thử nghiệm không kích cho thấy rằng về chiến thuật bom nguyên tử không có hiệu quả chống lại bộ binh địch vì "việc phát hiện đúng lúc quân số địch đông đảo thì rất hiếm có".
Tội ác chiến tranh
Với dân thường
Khi phần lớn lãnh thổ của Nam Triều Tiên nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Triều Tiên, việc tàn sát chính trị được báo cáo là hàng chục ngàn người đã xảy ra tại các thành phố và làng mạc. Bắc Triều Tiên xử bắn một cách có hệ thống các quan chức của chính phủ Nam Triều Tiên và những ai thù địch đối phía họ, và các vụ tử hình như thế này gia tăng cường độ khi quân Bắc Triều Tiên rút lui khỏi miền Nam.
Về phía mình, các lực lượng bán quân sự và cảnh sát, quân đội Nam Triều Tiên, thường có sự chứng kiến của giới quân sự Hoa Kỳ và những người không bị xét xử, đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân cánh tả và những người có cảm tình với Bắc Triều Tiên trong những sự kiện như vụ tàn sát tù nhân chính trị của Nhà tù Daejeon và cuộc đàn áp đẫm máu trong vụ Thảm sát Jeju.
Ngay trong ngày nổ ra chiến tranh, 28/6/1950, tổng thống Lý Thừa Vãn của Nam Triều Tiên ra lệnh tử hình toàn bộ tù nhân chính trị, bao gồm cả những người bất đồng chính kiến với Lý Thừa Vãn. Họ bị gom hết vào tội danh "ủng hộ Cộng sản" (dù thực tế phần lớn số này không phải là đảng viên Cộng sản mà chỉ tỏ ra chống đối chế độ Lý Thừa Vãn). Đầu tiên là tại trại tù ở đảo Jeju cực nam Hàn Quốc, nơi các tù chính trị phạm được chia làm bốn loại là A, B, C, D, tù chính trị phạm thuộc nhóm C, D bị xử bắn lập tức theo lệnh "Hành hình toàn bộ các tù nhân thuộc nhóm C,D bằng cách xử bắn không muộn hơn ngày 6 tháng 9 (năm 1950)" của Lý Thừa Vãn. Trên quy mô toàn quốc, tất cả tù chính trị, nghi can có liên hệ với Đảng Lao động Triều Tiên trên toàn quốc, đặc biệt tại trại cải tạo Bodo League (보도연맹 사건), bị tử hình lập tức bằng mọi cách mà không có bất kì phiên tòa, phiên xét xử nào.Tù nhân bị xử bắn tập thể, hầu hết bị tống xuống hố chôn tập thể, một số bị dùng báng súng đập chết hoặc bị quăng xuống biển. Nhiều đối thủ chính trị, gia đình các tù Cộng sản, chính trị phạm bao gồm cả trẻ em cũng bị đưa vào danh sách tử hình, bản án được các binh sĩ Hàn Quốc thực thi triệt để. Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Triều Tiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là 100.000 người đã bị Nam Triều Tiên hành quyết, và xác chết của những người này bị quăng vào các hố chôn tập thể.
Gần đây, Ủy ban Hòa giải và Tìm sự thật của Hàn Quốc đã nhận được các báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắp đất nước nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước và trong suốt cuộc chiến. Theo nhà lịch sử Kim Dong-choon, những vụ tàn sát tập thể này là "chương tàn bạo và kinh hoàng nhất cuộc chiến Triều Tiên". Ủy ban Hòa giải và Tìm hiểu sự thật ước tính ít nhất 100.000 người đã bị hành quyết. Những ước tính này dựa trên các cuộc khảo sát của các địa phương và theo ông Kim, con số thực sự có thể cao gấp hai lần và hơn thế. Trong những vụ khác, quân đội Nam Triều Tiên cũng đã cho phá hủy một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy khi họ không thể nào giải tỏa những cây cầu đó trước khi quân địch đến, gây ra thương vong cao cho dân thường.
Các lực lượng Triều Tiên của cả hai phía thường xuyên vây bắt và buộc tất cả các nam và nữ trong vùng hoạt động của họ nhập ngũ; hàng ngàn người trong số đó không bao giờ thấy trở về nhà nữa. Theo ước tính của R. J. Rummel, giáo sư tại Đại Học Hawaii, khoảng 400.000 công dân Nam Triều Tiên bị bắt quân dịch phục vụ trong Quân đội Bắc Triều Tiên. Trước khi Quân đội Hoa Kỳ tái chiếm Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Nam Triều Tiên, ước tính có khoảng 83.000 công dân của thành phố này bị các lực lượng rút lui của Bắc Triều Tiên mang theo, số phận của họ đến nay vẫn không được biết rõ. Bắc Triều Tiên thì tuyên bố rằng những người Nam Triều Tiên đã đi theo phục vụ quân đội của họ một cách tự nguyện và không hề bị giam giữ.
Quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ thường dân Triều Tiên nào hiện diện tại mặt trận mà tiến về các vị trí của họ là thù địch, và được lệnh "vô hiệu hóa" họ vì sợ bị xâm nhập. Việc này đưa đến các vụ tàn sát bừa bãi hàng trăm thường dân Nam Triều Tiên bởi lực lượng Hoa Kỳ tại những nơi như No Gun Ri trong đó nhiều người tị nạn không tự vệ - đa số là phụ nữ, trẻ con và người già - bị quân đội Mỹ bắn chết và có thể đã bị Không quân Hoa Kỳ dội bom lên đầu. Gần đây, Hoa Kỳ đã thừa nhận là có chính sách "ngăn chặn thường dân" tại một số nơi ở mặt trận ở một số thời điểm.
Tháng 9 năm 1952, Uỷ ban Khoa học Quốc tế về điều tra các sự kiện về chiến tranh vi khuẩn ở Triều Tiên và Trung Quốc (ISC) đã đưa ra một báo cáo cho thấy Mỹ đã tiến hành chiến tranh sinh học trong chiến tranh Triều Tiên. Một báo cáo công bố vào tháng 2 năm 2018 đề cập đến việc Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí sinh học đối với thường dân Triều Tiên. Máy bay Hoa Kỳ đã thả những con bọ chét nhiễm mầm bệnh dịch hạch vào Bắc Triều Tiên vào tháng 2 năm 1952. Kể từ đầu năm 1952, nhiều ổ bệnh dịch hạch đã xuất hiện ở Bắc Triều Tiên. Ví dụ như làng Bal-Nam-Ri bắt đầu xảy ra nạn dịch hạch vào ngày 25/2/1952, trong số 600 người trong làng, 50 người bị bệnh dịch hạch và 36 người đã chết.
Với tù binh chiến tranh
Các tù binh chiến tranh bị cả hai phía của cuộc xung đột ngược đãi trầm trọng. Nhiều kiểm chứng lịch sử đã cho thấy có các cuộc đánh đập thường xuyên, bỏ đói, lao động cưỡng bức, hành quyết tập thể. Có những cuộc đi bộ đường xa được biết với tên gọi "đường tử thần" do Bắc Triều Tiên và Trung Hoa thực hiện chống các tù binh Liên Hợp Quốc. Các lực lượng Bắc Triều Tiên đã gây ra một số cuộc xử bắn hàng loạt các binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt tại những địa danh như Đồi 312 và đồi 303 trong Vành đai Pusan, bên trong và xung quanh Daejeon; chuyện này xảy ra đặc biệt là trong các cuộc càn quét lúc đầu. Theo bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ: "Hơn 5.000 tù binh chiến tranh Mỹ chết vì hành động phạm tội ác chiến tranh của cộng sản và hơn 1.000 người sống sót là nạn nhân của tội ác chiến tranh. (…) Khoảng chừng 2/3 tổng số tù binh chiến tranh Mỹ tại Triều Tiên chết vì tội ác chiến tranh".
Bắc Triều Tiên và Trung Hoa tuyên bố là họ đã bắt được trên 70.000 binh sĩ Nam Triều Tiên tất cả, nhưng họ chỉ trao trả 8.000 trong số đó. Ngược lại, 76.000 tù binh chiến tranh Bắc Triều Tiên được Hàn Quốc trao trả. Ngoài con số khoảng 12.000 chết trong lúc bị bắt, theo Hoa Kỳ, có khoảng 50.000 tù binh chiến tranh Nam Triều Tiên có lẽ bị cưỡng bức gia nhập vào quân đội Bắc Triều Tiên. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, có ít nhất 300 tù binh chiến tranh vẫn còn bị giam giữ tại Bắc Triều Tiên trong năm 2003. Vừa qua, một binh sĩ Nam Triều Tiên đã trốn thoát từ Miền Bắc và trở về nhà trong năm 2003.
Phía Nam Triều Tiên cũng có những hành động tương tự khi bị cáo buộc đã thảm sát hàng trăm nghìn lính Bắc Triều Tiên và Trung Hoa, trong đó rõ ràng nhất là cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với Bắc Triều Tiên và có thể cộng tác với đối phương nên bị xử bắn.
Một điều rất đặc biệt là binh sĩ Nam Triều Tiên lại trở thành nạn nhân bị ngược đãi của chính quân đội này. Trong tháng 12 năm 1950, Ủy ban Quốc phòng của Nam Triều Tiên được thành lập, quản lý 406.000 binh lính Nam Triều Tiên. Vào mùa đông năm 1951, 50.000 tới 90.000 binh lính Nam Triều Tiên đã bị bỏ đói đến chết trong khi hành quân về phía nam dưới sự tấn công của Trung Quốc, bởi các sĩ quan chỉ huy của Nam Triều Tiên đã tham ô ngân quỹ dành cho thực phẩm của binh sĩ. Sự kiện này được gọi là Khủng hoảng tại Ủy ban Quốc phòng.
Di sản
Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang đầu tiên của Chiến tranh lạnh và đặt chuẩn mực cho nhiều cuộc xung đột sau này. Nó tạo ra ý tưởng cho một cuộc chiến tranh giới hạn mà hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịu nhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc trong một cuộc chiến giữa hai quốc gia to lớn như thế. Các siêu cường tránh rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng như tránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nó cũng mở rộng Chiến tranh lạnh đến mức độ gây lo ngại phần lớn cho châu Âu.
Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền Triều Tiên. Mặc dù Nam Triều Tiên trì trệ về kinh tế trong thập niên theo sau chiến tranh, song sau đó đã có thể hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Ngược lại, kinh tế Bắc Triều Tiên hồi phục nhanh chóng sau chiến tranh, tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Triều Tiên từ từ tăng trưởng chậm lại sau khi bạn hàng truyền thống là Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ. Ngày nay, nền kinh tế Bắc Triều Tiên bị tụt lại khi so sánh với nền kinh tế của Hàn Quốc. Năm 2007, Sách Dữ liệu Thế giới của CIA ước tính rằng GDP của Bắc Triều Tiên là 40 tỷ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người một năm của Bắc Triều Tiên là 1.800 đô la Mỹ. Nếu tính theo sức mua tương đương thì thu nhập của người dân Bắc Triều Tiên có thể cao hơn (đạt khoảng 6.000 - 8.000 USD/người), nhưng vẫn kém hơn đáng kể so với thu nhập bình quân đầu người/năm của Nam Triều Tiên là 24.500 đô la Mỹ.
Tại Nam Triều Tiên, các chính quyền độc tài quân sự liên tiếp thay nhau lên nắm quyền từ sau năm 1950 đến cuối thập niên 1980 với lập trường chống cộng sản rất mạnh (quân đội Nam Triều Tiên từng được cử sang tham chiến cùng Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam) khiến cho phần lớn lực lượng những người ủng hộ chủ nghĩa này bị tiêu diệt và phong trào cộng sản không thể khôi phục hay tổ chức được thêm những cuộc nổi dậy lớn về sau nữa. Ngày 18/5/1980 đã xảy ra vụ nổi dậy Quang Châu (Gwangju) khi người dân địa phương đánh cướp kho vũ khí của các trạm cảnh sát địa phương để chống lại cảnh sát chính phủ của Chun Doo-hwan sau khi lực lượng này đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên địa phương. Quân đội Nam Triều Tiên được điều đến và nổ súng bắn chết khoảng 1.000 tới 2.000 thường dân.
Một vùng phi quân sự được canh phòng dày đặc (DMZ) trên vĩ tuyến 38 tiếp tục chia cắt bán đảo ngày nay. Thái độ chống cộng và chống Bắc Triều Tiên tuy không còn mạnh như trước nhưng vẫn còn hiện hữu tại Hàn Quốc ngày nay, và đa số người Hàn Quốc phản đối chính quyền Miền Bắc. Tuy nhiên, một Chính sách Thái Dương đã được đảng cầm quyền (Đảng Uri) thực hiện. Đảng Uri và Tổng thống Roh thường bất đồng với Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận về Bắc Triều Tiên. Đảng Đại Dân tộc (GNP) là đảng đối lập chính đối với Đảng Uri cho đến ngày nay vẫn duy trì chính sách chống chính quyền Miền Bắc. Tại Hàn Quốc, luật an ninh chống lại Triều Tiên vẫn có hiệu lực, theo đó những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc ca ngợi Triều Tiên có thể bị phạt tới 7 năm tù giam.
Tại Hoa Kỳ, Chiến tranh Triều Tiên đã không nhận được sự chú ý của nhiều người như Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc Chiến tranh Việt Nam, vì vậy nó đôi khi được gọi là "Cuộc chiến bị lãng quên" (The Forgotten War).
Theo tường trình của NPR (Truyền thanh Công cộng Quốc gia) ngày 7 tháng 9 năm 2007, Tổng thống Bush đã phát biểu rằng lập trường của chính phủ ông là một hiệp ước hòa bình chính thức với Bắc Triều Tiên chỉ có thể được ký kết khi nào mà miền bắc từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ. Theo Tổng thống Bush, "Chúng ta trông đợi đến ngày khi chúng ta có thể chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Nó sẽ kết thúc - sẽ xảy ra khi ông Kim dẹp bỏ có kiểm chứng các vũ khí và chương trình vũ khí của ông ta". Có một số người đã mô tả điểm này như một sự đảo ngược chính sách thay đổi chế độ, ám chỉ đến Bắc Triều Tiên đã được phát biểu trước đây của ông Bush.
Tháng 4 năm 2018, các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp nhau tại DMZ, họ nhất trí sẽ bắt đầu khởi động hàng loạt các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt vĩnh viễn cuộc chiến, tiến tới kỷ nguyên hòa bình, ổn định, thịnh vượng và tái thống nhất toàn vẹn bán đảo.
Giao tranh sau 1953
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Triều Tiên
Tài liệu Chiến tranh Triều Tiên
Đài tưởng niệm Trẻ em Chiến tranh Triều Tiên
Cao đẳng Calvin, Ảnh hưởng của chiến tranh lên nhân dân Triều Tiên
Facts and texts on the War
BBC: Tiến hành Quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh hàn quốc triều tiên
Tộc ác chống người Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên
Tội ác do người Mỹ gây ra trong Chiến tranh Triều Tiên
Một loạt 27 bản đồ diễn tả động thái của mặt trận
Minh hoạ các chiến dịch năm 1950
Minh hoạ các chiến dịch năm 1951
Phim về tù binh chiến tranh, nhồi sọ và Chiến tranh Triều Tiên
Tài liệu lưu trữ điện tử của Đài truyền hình CBC- Những anh hùng bị lãng quên: Canada và Chiến tranh Triều Tiên
Trung Hoa kỷ niệm 50 năm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên
Bài Hàn Quốc chọn lọc
Chiến tranh liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ
Lịch sử Triều Tiên
Xung đột năm 1950
Xung đột năm 1951
Xung đột năm 1952
Xung đột năm 1953
Chiến tranh liên quan tới Pháp
Chiến tranh liên quan tới Nhật Bản
Chiến tranh liên quan tới Hàn Quốc
Chiến tranh liên quan tới Thái Lan
Chiến tranh liên quan tới Vương quốc Liên hiệp Anh
Chiến tranh liên quan tới Hoa Kỳ
Chiến tranh liên quan tới Ethiopia
Chiến tranh liên quan tới Trung Quốc
Chiến tranh liên quan tới Hy Lạp
Chiến tranh liên quan tới Liên Xô
Chiến tranh ủy nhiệm
Chiến tranh liên quan tới Nam Phi
Nội chiến cách mạng |
12471 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20th%C3%A0nh%20t%E1%BB%B1u | Đại thành tựu | Đại thành tựu (zh. 大成就, sa. mahāsiddha), hoặc là Đại thành tựu giả, cũng dịch âm là Ma-ha-tất-đạt (zh. 摩訶悉達), là danh hiệu chỉ những vị tu khổ hạnh, đã đạt cốt tuỷ của giáo pháp Đát-đặc-la của Phật giáo (Vô thượng du-già) một cách siêu việt. Người ta nhắc đến nhiều nhất 84 vị Đại thành tựu của thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 12 tại Ấn Độ, là những vị tu học khác hẳn truyền thống tu tập ở các Tinh xá (sa., pi. vihāra) của Đại thừa. Đó là những vị nam nữ, thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, là những người đã để lại cho Phật giáo Bắc Ấn Độ và Tây Tạng một ảnh hưởng quyết định.
Thành tựu giả (sa. siddha) là các vị đã đạt thần thông, thần thông này được gọi là Thành tựu pháp (sa. siddhi, hoặc Tất-địa). Người xuất gia hay cư sĩ đều có thể đạt Tất-địa.
Trong thời Phật còn tại thế, người ta đã thừa nhận trong quá trình tu tập, hành giả có thể đạt thần thông nhất định, nhưng các thần thông đó đều vô ích, không đáng quan tâm. Chính Phật cũng không cho phép đệ tử mình thi triển thần thông, trừ khi cần phải thi triển vì mục đích giáo hoá. Thế nhưng, Mật tông, nhất là truyền thống Đát-đặc-la có khuynh hướng khuyến khích việc thi triển thần thông, xem nó như một trong những phương tiện thiện xảo để giáo hoá. Vì thế phần lớn các vị Thành tựu hay xiển dương thần thông như bay trên không, đi dưới nước, xuyên qua tường hay kéo dài thọ mệnh. Các vị đạt một ít thần thông nhất định được gọi là Thành tựu, các vị đạt được nhiều thần thông được gọi là Đại thành tựu. Người ta kể ra khoảng 34 thần thông khác nhau. Các vị đạt Tất-địa không nhất thiết là đã đạt giải thoát. Theo sách vở truyền lại thì ít có vị nào được ghi là "nhập Niết-bàn". Phần lớn được gọi là "đi vào cõi của Không hành nữ", được hiểu là nơi không còn tái sinh, tiếp tục tu học để giải thoát hoàn toàn.
Truyện về 84 vị Đại thành tựu do Vô Uý Thí Cát Tường (sa. abhayadatta śrī), một cao tăng Ấn Độ ghi lại trong thế kỉ 11,12 trong một tập dưới tựa Tiểu sử của 84 Đại thành tựu giả (sa. caturraśīti-siddha-pravṛtti, bản dịch của Keith Dowman và H.-W. Schumann). Truyền thống Tây Tạng cũng có những tập nói về chư vị nhưng có khác đôi chút. Trong quyển sách này, sự tích các vị là dựa vào tập của Vô Uý Thí Cát Tường. Đa số 84 vị này đều sống trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến 12 và truyền thừa cho nhau. Các vị thường có rất nhiều tên khác nhau, phần lớn dựa vào tính chất đắc đạo hay nghề nghiệp các vị đó. Các câu chuyện truyền lại với những thần thông khác nhau có thể được thêm bớt, nhưng người ta cho rằng tất cả các vị đó đều là những nhân vật lịch sử, đã sống thật trên trái đất này.
Ngày nay người ta còn tìm thấy tiểu sử của 84 vị Đại thành tựu trong kinh sách Tây Tạng như Chatraba (sa. catrapa), người hành khất; Kantalipa (sa. kantalipa), thợ may và Kumbaripa (sa. kumbharipa), thợ gốm. Người ta cũng phải kể các vị như nhà vua Indrabhuti (sa. indrabhūti) và người em gái Lakshminkara (sa. lakṣmīṅkarā) cũng như Luận sư Shantipa (sa. śāntipa). Đời sống các vị đó khác nhau rất nhiều nhưng tất cả đều có chung một điều là các vị đều phải trải qua một cơn khủng hoảng trong đời, gặp một lời khai thị của một vị Đạo sư và biến khủng hoảng đó thành đạo giải thoát. Các vị thường có thái độ khó hiểu và ưa dùng nghịch lý để diễn tả cái không thể lĩnh hội được của sự thật vô thượng. Trong tiểu sử của vị Đại thành tựu Tantepa (sa. tantepa), người ta thấy sự hoà nhập giữa một cuộc đời tối tăm nhất và sự giác ngộ cao cả. Ông là người đánh bạc, phá tan gia sản và chỉ nhờ câu khai thị—thế giới thật ra cũng trống rỗng như túi tiền của mình—ông đạt giác ngộ và trực chứng Niết-bàn.
Các bài kệ ca tụng Chân như, trong đây được tạm dịch là Chứng đạo ca (sa. dohā, phiên âm Hán-Việt là Đạo-bả, 道把) của các vị Đại thành tựu thường rất thi vị và kích thích sức tưởng tượng. Tại Tây Tạng, truyền thống ca hát đó được Mật-lặc Nhật-ba và Drugpa Kunleg tiếp nối. Bài ca sau đây của người thợ rèn Saraha, một trong những vị Đại thành tựu danh tiếng nhất, để lại ấn tượng khó quên: "Ai thấu hiểu rằng, đầu đuôi chẳng có tâm thức nào cả, người đó đã thực hiện tâm Phật ba đời."
Danh Sách Các Đại Thành Tựu Giả
(có nhưng vị có quan hệ vợ chồng, nên được gom chung một đầu mục).
Thời Cận hiện Đại
Ngoài 84 vị được mô tả trong sách vở kinh điển còn nhiều vị khác ngay cả trong thời kỳ cận hiện đại thậm chí ngay hiện nay minh chứng cho sự truyền thừa quý báu của truyền thống Kim Cương Thừa cao quý này. Một Số vị đó là:
Đại Thành Tựu giả Drubwang Shakya Shri
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo |
12474 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20th%E1%BA%ADt%20t%C3%B4ng | Thành thật tông | Thành thật tông (zh, chéngshí-zōng 成實宗, ja. jōjitsu-shū) là tông phái Phật giáo Trung Quốc, xuất phát từ giáo pháp của Kinh lượng bộ (sa. sautrāntika) Ấn Độ. Cơ bản của tông phái này là bộ Thành thật luận (sa. satyasiddhiśāstra) của Ha-lê-bạt-ma (sa. harivarman) soạn bằng tiếng Phạn trong thế kỉ thứ 4.
Lịch sử
Bộ Thành thật luận gồm 16 quyển, 202 chương. Sau đó được ngài Cưu-ma-la-thập (sa. kumārajīva) dịch sang chữ Hán trong thế kỉ thứ 5, lại được các đệ tử của ngài truyền dạy khắp Trung Hoa . Đại diện cho tông phái này là Tăng Đạo (zh. 僧導) và Tăng Khải (zh. 僧楷), cả hai đều là đệ tử của Cưu-ma-la-thập, là hai vị đã truyền bá Thành thật tông khắp Trung Quốc và vì vậy, tông này trở thành một tông phái mạnh của Trung Quốc ở đầu thế kỉ thứ 6. Tông phái này khác với Tam luận tông vì các vị Tam luận tông cho rằng luận sư của Thành thật tông đã hiểu sai ý nghĩa của thuật ngữ tính Không. Các vị Luận sư quan trọng của Tam luận tông như Pháp Lãng và Cát Tạng đã công kích Thành thật tông mạnh mẽ nên ảnh hưởng của phái này giảm dần.
Học thuyết
Tông này được xem là Tiểu thừa vì họ chỉ chuyên tâm nghiên cứu những lời giảng của đức Phật trong các Bộ kinh. Quan điểm chính của tông phái này là phủ nhận mọi sự hiện hữu. Tâm thức hay vật chất đều không hiện hữu thật sự.
Theo tông phái này, có hai loại chân lý: một loại chân lý "thế gian", chân lý có tính chất quy ước và chân lý kia là chân lý tuyệt đối. Dựa trên chân lý thế gian, tông này chấp nhận sự hiện hữu của các pháp (sa. dharma), các pháp này hiện hành tuỳ thuộc lẫn nhau (duyên khởi), vô thường và sẽ bị hoại diệt. Trên phương diện tuyệt đối thì mọi pháp đều trống không (sa. śūnya). Như thế, Thành thật tông cũng cho rằng cả ngã lẫn pháp đều không (nhân pháp giai không 人法皆空) nên cũng có khi tông này được xem là Đại thừa. Tuy thế, khác với các trường phái Đại thừa khác—vốn cho rằng có một tính Không là nền tảng, biến hoá ra mọi hiện tượng (chân không diệu hữu 真空妙有).
Thành thật tông nhìn nhận tính Không một cách tiêu cực hơn, đó chỉ là sự trống rỗng đằng sau các hiện tượng, thấy rõ được qua sự phân tích, phủ nhận, và vì thế tông này cũng có tên Nhất thiết không tông (一切空宗, sa. sarvaśūnyavādin).
Các pháp đều là những hiện tượng sinh khởi, đều chỉ là bóng dáng, không thật. Cũng như bọt nước tuy hiện hữu mà không bền chắc, tan biến trong chốc lát, chẳng còn để lại gì.
Do sự phủ nhận tất cả các pháp, nên người tu không còn mê đắm, không còn bị dắt dẫn theo chúng nữa. Nhờ đó mà có thể dứt bỏ các mối tham dục, ái luyến, cũng không còn sân hận, si mê nữa.
Quan điểm về tính Không này còn vướng mắc trong trạng thái phủ định, phủ nhận thế gian, khác hẳn quan điểm tính Không của Tam luận tông Trung Quốc.
Truyền bá
Thành thật tông Nhật Bản (ja. jōjitsu-shū) được Cao tăng Triều Tiên là Huệ Quán (zh. 慧灌, ko. ekwan), người đã từng học tại Trung Quốc, truyền qua Nhật năm 625. Kể từ đó Thành thật tông được nhiều người nghiên cứu, nhưng không trở thành tông phái hẳn hoi, chỉ được xem là một chi phái của Tam luận tông.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Conze, Edward:
Buddhism. Its Essence and Development, Oxford 1953.
Buddhist Thought in India, London 1962, (Đức ngữ: Buddhistisches Denken, Frankfurt am Main, 1988)
A Short History of Buddhism, Frankfurt am Main, 1984.
Phật giáo Trung Quốc
Triết lý Phật giáo
Tông phái Phật giáo
Phật giáo Nhật Bản |
12475 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh%20t%E1%BB%8Bnh%20%C4%91%E1%BA%A1o | Thanh tịnh đạo | Thanh tịnh đạo (zh. 清淨道, pi. visuddhi-magga), nghĩa là "con đường dẫn đến thanh tịnh", là tên của một bộ luận cơ bản của Thượng toạ bộ (pi. theravādin), được Phật Âm (pi. buddhaghosa) soạn trong khoảng thế kỉ thứ 5. Thanh tịnh đạo trình bày giáo lý của Đại tự (pi. mahāvihāra), một trong những trường phái Pali.
Bộ luận này gồm có 3 phần với 23 chương: chương 1-2 nói về Giới (pi. sīla), chương 3-13 nói về Định (sa., pi. samādhi) và chương 14-23 nói về Huệ (pi. pañña). Phần nói về Định trình bày rõ các phương pháp và đối tượng quán niệm của Thượng toạ bộ, khả năng phát triển và thánh quả của các phép thiền định. Trong phần Huệ, Thanh tịnh đạo trình bày giáo lý cơ bản của đạo Phật như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Bát chính đạo...
Thanh tịnh đạo là một bộ luận tuyệt hảo, gần như là một bộ bách khoa toàn thư của Phật giáo và được rất nhiều Phật tử chú trọng đến, không phân biệt Tiểu thừa hay Đại thừa. Nhà Phật học danh tiếng châu Âu Edward Conze có lần nói rằng, nếu ông chỉ được mang theo một quyển sách ra một hòn đảo hoang vắng thì đó là quyển Thanh tịnh đạo.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Conze, Edward:
Buddhism. Its Essence and Development, Oxford 1953.
Buddhist Thought in India, London 1962, (Đức ngữ: Buddhistisches Denken, Frankfurt am Main, 1988)
Triết lý Phật giáo
Kinh điển Phật giáo
Đức hạnh |
12476 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Th%C3%A1i%20t%E1%BB%AD | Thánh Đức Thái tử | , là con trai thứ hai của Thiên hoàng Yomei (用明, Dụng Minh). Ông là một nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản. Theo Sakaiya Taichi, ông là người đã khởi xướng "tư tưởng gộp đạo" (Thần, Phật, Nho) duy nhất trên thế giới. Thánh Đức Thái tử chào đời vào tức là nửa sau thế kỷ thứ VI, khi quốc gia "thời cổ" này đã đứng vững.
Ông tên thật là Umayato (厩戸|Cứu Hộ) và có các tên khác như Toyosatomimi (豊聡耳|Phong Thông Nhĩ), Kamitsumiyaō (上宮王|Thượng Cung Vương). Thánh Đức Thái tử, hay Thái tử Shotoku, là thụy hiệu của ông.
Thái tử Shotoku với Phật giáo
Thái tử Shotoku vốn học đạo với Huệ Từ - một vị cao tăng người Cao Ly đến Nhật Bản để truyền bá Phật pháp. Ông là người có công rất lớn trong việc truyền bá kiến thức Phật học đầu tiên ở Nhật Bản. Tự ông viết các luận giải về kinh Thắng Man, Pháp Hoa, kinh Duy-ma. Ông gửi nhiều đoàn sứ giả sang Trung Hoa để thu thập kinh điển Phật giáo; rồi sau đó kiến lập 7 ngôi chùa Phật giáo, trong đó có chùa Hōryū được ông xây làm ngôi chùa của chính mình:
Chùa Shitenō-ji,
Chùa Hōryū,
Chùa Yachū,
Chùa Kōryū,
Chùa Tachibana,
Chùa Ikejiri,
Chùa Katsuragi.
Thời đó với Nhật Bản, Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn là một thứ văn hóa mới mẻ và có nhiều điểm tiến bộ. Các kỹ thuật về nông nghiệp, kiến trúc, chữa bệnh đã theo Phật giáo vào Nhật Bản và được dân chúng đón nhận. Triều đình chính thức đón nhận Phật giáo qua việc Thiên hoàng Yomei lễ Phật năm 585. Theo sử sách, Thiên Hoàng Yomei là vị Thiên hoàng đầu tiên làm lễ Phật. Tuy vậy, có lẽ đây chỉ là một buổi lễ không chính thức của bản thân Thiên hoàng. Vì Thiên hoàng, vốn được xem là hậu duệ của Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu, cũng đồng thời là Giáo chủ của Thần đạo nước Nhật, nên một Thiên hoàng làm lễ Phật ở chùa là chuyện có một không hai thời đó.
Trong giới quý tộc, dòng họ Soga mà tiêu biểu là Soga no Umako rất hâm mộ Phật giáo. Tuy nhiên, dòng họ đối địch với Soga là dòng họ Mononobe lại bài trừ Phật giáo và muốn duy trì sự độc tôn của Thần đạo. Sự đối địch dẫn tới chiến tranh. Thái tử Shotoku đứng về phe ủng hộ Phật giáo, tự cầm quân ra trận và đánh bại lực lượng đối lập. Trước khi ra trận, ông làm lễ cầu Tứ Thiên Vương và thề sẽ dựng chùa thờ Tứ Thiên Vương nếu thắng trận. Sau chiến thắng, ông cho dựng chùa Shitenō (Tứ Thiên Vương tự, ở khu Shitenō, thành phố Osaka ngày nay) và đưa chùa này lên hàng quốc tự.
Tuy hết mực ủng hộ Phật giáo, song Thái tử Shotoku không đàn áp Thần đạo mà sự thực là ông cũng ủng hộ Thần đạo không kém. Điều này tạo ra một truyền thống lâu dài ở Nhật Bản đó là sự thờ cúng nhiều tôn giáo cùng lúc ở dân chúng và triều đình Nhật Bản. Năm thứ 15 triều Thiên hoàng Suiko, Thái tử Shotoku đã tự tay viết Kính Thần Chiếu, tức là tờ chiếu tỏ lòng tôn kính với Thần đạo.
Chính khách, nhà cải cách xuất chúng
Sau khi Thiên hoàng Yomei qua đời, Thái tử Shotoku tôn thái tử Hatsusebe lên ngôi, tức Thiên hoàng Sushun (Sushun). Ở ngôi được 5 năm thì Sushun bị Soga no Umako ám sát. Sử sách Nhật Bản chỉ chép có hai vị Thiên hoàng bị sát hại, đó là Thiên hoàng Ankan ở thế kỷ V và Thiên hoàng Sushun nói trên. Mâu thuẫn chính trị lớn ở Nhật Bản lúc đó thể hiện ở âm mưu của dòng họ Soga muốn lật đổ ngai vàng của Hoàng gia. Đáng ra, Thái tử Shotoku đã có thể lên nối ngôi, nhưng như vậy sẽ đẩy mâu thuẫn lên cao. Trước tình hình đó, ông từ chối ngôi báu và đưa cô của ông là Thiên hoàng Suiko (Thôi Cổ) lên nối ngôi. Đây là người phụ nữ đầu tiên giữ ngôi đế vương trong lịch sử Đông Á. Nhật Bản trước đó có truyền thống tôn thờ các nữ hoàng, nên việc tôn một nhân vật nữ lên làm Thiên hoàng đã khiến dòng họ Soga không bác bỏ được. Với sự lên ngôi của Thiên hoàng Suiko, vấn đề nhân sự coi như đã được giải quyết. Nhưng, vấn đề quan hệ "chính quyền liên hiệp" giữa Hoàng gia và dòng họ Soga sẽ tốt hay xấu còn là một câu hỏi. Vấn đề quan trọng nhất là tôn giáo vẫn chưa được giải quyết. Trước tình cảnh đó, Thái tử Shotoku trở thành quan nhiếp chính năm 593, đề xướng cải cách.
Với tư cách là quan nhiếp chính, Thái tử Shotoku đã ban hành "Hiến pháp 17 điều" và "Quan chế 12 bậc" để hướng Nhật Bản đi theo chế độ quan lại và có một bộ máy hành chính vững mạnh. Điều này có tác dụng giảm bớt ảnh hưởng của các dòng họ quý tộc. Trong một nỗ lực nhằm giảm bớt ảnh hưởng của các dòng họ quý tộc, nhất là dòng họ Soga, Thái tử Shotoku đã cho thiên đô từ Asuka tới Ikaruga. Trước đây, từ Asuka, Nhật thông thương với Trung Quốc thông qua con đường xuyên bán đảo Triều Tiên, có quan hệ mật thiết với dòng họ Soga. Nay, ông lệnh cho mở đường qua bến Naniwa tới Ozaka để thông thương trực tiếp với triều đình nhà Tùy.
Thái tử Shotoku cũng thành công về mặt ngoại giao, tiêu biểu là việc sai sứ sang Trung Quốc. Ông gửi đoàn sứ giả đầu tiên của Nhật Bản sang chầu hoàng đế nhà Tùy và trình quốc thư trong đó có ghi "Thiên tử nước mặt trời mọc gửi thư này tới thiên tử nước mặt trời lặn". Theo Sakaiya Taichi, ông cũng âm mưu phái quân tới bán đảo Triều Tiên để chinh phạt nước Tân La, lấy cớ yểm hộ nước Bách Tế. Kế hoạch không thành công vì Hoàng tử Kume no Miko - người được phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh trong cuộc chinh phạt - bệnh mất. Những điều này được các sử gia Nhật Bản coi là những hành động đề cao vị thế quốc tế của Nhật Bản.
Nhận định
Trong Mười hai người lập ra nước Nhật của Sakaiya Taichi, Thái tử Shotoku được xem là "một thiên tài" trong Hoàng gia. Taichi nhận xét:
Trước thập niên 1960, trên tờ giấy bạc 5 ngàn yen hay tờ 10 ngàn yen cũ có in hình Thánh Đức Thái tử. Hình này là một phần của tranh vẽ ông và hai người con. Trên thực tế, vấn đề gây tranh cãi là hình có mô tả chính xác ông hay không? Tuy nhiên, dù sao thì hình vẽ đã trở nên phổ biến với tư cách là "bộ mặt của Thánh Đức Thái tử".
Trên phương diện tôn giáo và văn hóa, ông được biết đến qua rất nhiều truyền thuyết. Giữa thập niên 1980, một tập sách hoạt họa vẽ ông được ra mắt ở Nhật Bản. Tập sách này được giới trẻ ưa chuộng, trở nên bán rất chạy. Điều khó tin là những nhân vật tôn giáo và ngoại giao trong lịch sử thường khó trở thành đề tài kể chuyện Kodan hay đề tài truyện cổ, vậy mà kịch hí hoạ về Thánh Đức Thái tử lại được bán chạy.
Cũng theo Sakaiya Taichi:
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Sakaiya Taichi, Mười hai người lập ra nước Nhật, Đặng Lương Mô biên dịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
Liên kết ngoài
Prince Shotoku (574-622 A.D.)
Prince Shotoku
Chính khách Nhật Bản
Nhà cải cách Nhật Bản
Hoàng thất Nhật Bản
Nhân vật Phật giáo
Phật giáo Nhật Bản
Quý tộc Nhật Bản
Thời kỳ Asuka
Sinh năm 574
Sessho và Kampaku
Mất năm 622 |
12477 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20tr%C3%AD | Tam trí | Tam trí (zh. sānzhì 三智, ja. sanchi) là ba loại trí huệ. Có nhiều cách phân loại trong nhiều kinh luận khác nhau nên mối liên hệ trong mỗi trường hợp phải được chú ý:
Theo A-tì-đàm Tì-bà-sa luận (zh. 阿毘曇毘婆沙論) thì tam trí là:
Pháp trí (zh. 法智), trí huệ hiểu biết chư pháp;
Tỉ trí (zh. 比智), trí hiểu biết, phân biệt vạn vật sai biệt và
Đẳng trí (zh. 等智), trí thế tục.
Theo Tứ giáo nghi chú (zh. 四教儀註):
Nhất thiết trí (zh. 一切智), trí huệ hiểu biết tất cả;
Đạo chủng trí (zh. 道種智), trí biết được những con đường tu tập khác nhau;
Nhất thiết trí trí (一切智智), trí thông đạt tất cả những loại trí huệ khác. Ba loại trí này tương quan đến ba Thánh quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát.
Tam huệ (trí) theo Du-già sư địa luận:
Văn huệ (trí);
Tư huệ
Tu huệ.
Ba loại trí được dạy trong Đại trí độ luận (zh. 大智度論):
Nhất thiết trí (一切智) của hàng Nhị thừa (Thanh Văn), là trí hiểu biết tất cả những khía cạnh khác biệt của chư pháp;
Đạo chủng trí (道種智) của hàng Bồ Tát, là trí hiểu biết khía cạnh toàn vẹn của chư pháp và
Nhất thiết chủng trí (一切種智) của chư Phật, trí huệ toàn hảo biết được tất cả khía cạnh của các pháp.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12478 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch-l%E1%BB%97%20ph%C3%A1i | Cách-lỗ phái | Gelugpa (tiếng Trung Quốc: 格魯派, Hán Việt: Cách-lỗ-phái, bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), nguyên nghĩa "tông của những hiền nhân", cũng được gọi là Phái mũ vàng vì các vị tăng phái này mang mũ màu vàng, là một trong bốn tông tại Tây Tạng do Tsongkhapa thành lập. Tông này đặc biệt nhấn mạnh đến Luật tạng (sa., pi. vinaya) và nghiên cứu kinh điển. Căn bản của cách tu tập trong tông này là những bộ luận Bồ-đề đạo thứ đệ (bo. lam rim ལམ་རིམ་) và những tác phẩm nói về học thuyết của các trường phái. Kể từ thế kỉ thứ 17 tông này có trách nhiệm chính trị tại Tây Tạng, với sự có mặt của Đạt-lại Lạt-ma, được xem là người lĩnh đạo chính trị và tinh thần của nước này.
Giáo pháp của phái Cách-lỗ dựa trên các bộ luận của Tsongkhapa và hai vị đại đệ tử là Gyaltsab Je (賈曹杰, 1364-1432) và Khedrup Je (克主杰, 1385-1438). Sau một cuộc gặp Văn-thù-sư-lợi trong lúc nhập định, Sư biên soạn một bộ sách về giáo lý Trung quán (sa. madhyamaka) có ảnh hưởng trực tiếp đến tông Gelug. Trong những tập sách giảng giải về các phương pháp thiền quán, Tông-khách-ba chỉ rất rõ phương tiện để hành giả có thể đạt được tri kiến Trung quán đó. Những tập sách này thường bắt đầu bằng những lời về sự không toàn diện của Luân hồi và cách phát triển Bồ-đề tâm. Sau đó là phần khai thị để chứng được tính Không.
Phép tu thật sự nằm ở chỗ làm sao đạt được Định. Sư hướng dẫn rất rõ trong các tác phẩm của mình, hành giả phải phối hợp cân đối giữa Chỉ (sa. śamatha) và Quán (sa. vipaśyanā) thế nào để đạt được mục đích này. Song song với cách tu luyện này, giáo pháp Tantra cũng được xem là phương pháp đặc biệt để đạt sự phối hợp cân đối đó.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tông phái Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo |
12479 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh-m%C3%A3%20ph%C3%A1i | Ninh-mã phái | Ninh-mã phái (zh. 寧瑪派, bo. nyingmapa རྙིང་མ་བ་), cũng được gọi là Cựu phái hoặc Cổ mật vì được sáng lập từ lần đầu Phật giáo truyền qua Tây Tạng, hoặc Hồng giáo vì các tu sĩ phái này thường mang y phục màu hồng (hoặc mũ màu hồng), là một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Tông này thống nhất truyền thống của Đại sư Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) và các cao tăng Tì-ma-la-mật-đa (hoặc Tịnh Hữu, sa. vimalamitra), Biến Chiếu (sa. vairocana) từ Ấn Độ truyền qua trong thế kỉ thứ 8. Từ thế kỉ 15 trở đi, giáo lý của tông này được sắp xếp theo hệ thống nhưng không được thu nhận vào Đại tạng (Cam-châu-nhĩ/Đan-châu-nhĩ) của Tây Tạng. Giáo pháp này lấy Đại cứu cánh (bo. dzogchen) làm cơ sở và dựa trên luận giải của Long-thanh-ba (zh. 龍清巴, bo. klong chen pa ཀློང་ཆེན་པ་).
Phái Ninh-mã nguyên thủy gồm có cả tăng sĩ lẫn cư sĩ và giữ được truyền thống của mình qua thời kì Phật giáo bị Lãng-đạt-ma (bo. glang dar ma གླང་དར་མ་) bức hại (836-842). Qua thế kỉ thứ 11, phái này bắt đầu phát triển và trong nội bộ chia làm ba dòng chính: dòng "lịch sử", dòng "trực tiếp" và dòng "kiến chứng".
Dòng lịch sử hay tuyên giáo (bo. bka' ma བཀའ་མ་) dựa trên hiển giáo xuất phát từ Phổ Hiền, trong đó có các giáo pháp quan trọng của Ba thừa chỉ được tìm thấy trong dòng Ninh-mã như Ma-ha-du-già (sa. mahāyoga), A-nậu-du-già (sa. anuyoga) và A-tì-du-già (sa. atiyoga).
Dòng trực tiếp hay Bí lục (bo. gter ma གཏེར་མ་) dựa trên các bí lục do Liên Hoa Sinh truyền lại. Ví dụ như Tử thư (bo. bardo thodol བར་དོ་ཐོས་གྲོལ་) là một tác phẩm bí lục.
Dòng kiến chứng (bo. dag snang དག་སྣང་) dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp với Báo thân của các vị Đạo sư (đã nhập diệt) trong lúc nhập định, theo lời khai thị của các vị đó để tuyên giáo các giáo pháp cụ thể trong những thời kì nhất định. Qua cách truyền giáo này mà Long-thanh-ba được xem là trực tiếp nhận những lời khai thị của Liên Hoa Sinh.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tông phái Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo
fi:Nyingmapa |
12480 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20A%20X%C6%B0%C6%A1ng | Người A Xương | Người A Xương (chữ Hán: 阿昌族), còn gọi là người Nga-xương, Ngạc-xương, Ngac'ang hay Maingtha, là một dân tộc thiểu số thuộc 56 nhóm dân tộc được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận.
Dân tộc A Xương có vào khoảng 33.936 người (thống kê năm 2000), chủ yếu sống ở Lũng Xuyên, Lương Hà, Lộ Tây thuộc huyện Long Lăng, tây nam tỉnh Vân Nam, đặc biệt là khu tự trị Đức Hoành. Người A Xương có tiếng nói riêng thuộc nhóm Tạng Miến thuộc hệ Hán-Tạng nhưng lại không có chữ viết riêng đi kèm. Thay vào đó họ thường sử dụng chữ Hán.
Người A Xương Hộ-tát (戶撒) sống tại Lũng Xuyên sử dụng thổ ngữ riêng và tự coi là một dân tộc khác; tuy nhiên họ không được công nhận vào năm 1950. Người Hộ-tát bị Hán hóa hơn người A-xương. Chẳng hạn trong nhà của người Hộ-tát thường có ban thờ tổ tiên theo kiểu Nho giáo. Về mặt tôn giáo, đa phần người Hộ-tát theo Phật giáo tiểu thừa và Đạo giáo.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thông tin về người A-xương trên TravelChinaGuide
A-xương
Nhóm sắc tộc ở Myanmar
Vân Nam |
12487 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20B%E1%BA%A1ch | Người Bạch | Người Bạch (chữ Hán: 白族), xưa còn được gọi là Dân Gia (民家), là một trong 56 dân tộc được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Dân số theo thống kê năm 2000 là 1.858.063.
Người Bạch sống chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam (Đại Lý), Quý Châu và Hồ Nam.
Lịch sử
Nhiều giả thuyết về nguồn gốc của người Bạch được đưa ra (dân bản địa, người Hán di cư, pha trộn các sắc dân), tuy nhiên hiện tại chưa có giả thuyết nào thực sự thuyết phục.
Lịch sử người Bạch được biết đến rõ nhất từ thời nhà Đường. Lãnh thổ của người Bạch được chia thành các 'chiếu' 詔 độc lập. Bì La Cáp hợp nhất sáu chiếu thành vương quốc Nam Chiếu (737-902), gồm cả người Bạch và người Di. (Xem thêm Vương quốc Nam Chiếu và Vương quốc Đại Lý)
Ngôn ngữ
Khoảng 900.000 (thống kê 1990) người Bạch nói tiếng Bạch, một thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến của hệ Hán-Tạng. Mã SIL của tiếng Bạch là PIQ.
Văn hóa
Xem thêm
Nam Chiếu
Vương quốc Đại Lý
Tham khảo
Liên kết ngoài
http://www.china.org.cn/e-groups/shaoshu/shao-2-bai.htm
http://alcor.eastasiagroup.net/bai/en/
Ethnologue
Người Vân Nam
Văn hóa Vân Nam
Lịch sử Vân Nam |
12489 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20B%E1%BA%A3o%20An | Người Bảo An | Người Bảo An (chữ Hán: 保安族; âm địa phương [bɵ:ŋɑn]), còn gọi là Bonan hay Bao'an, là một dân tộc thiểu số sống ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải thuộc tây bắc Trung Quốc. Dân số khoảng 12.000, xếp thứ bảy tính từ dưới trong 56 dân tộc được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận.
Ngôn ngữ
Người Bảo-an nói một thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Cổ (thuộc hệ Altai). Họ được coi là hậu duệ của những người lính Mông Cổ theo đạo Hồi đã từng dừng chân tại Thanh Hải trong triều đại nhà Thanh và nhà Minh và đã định cư tại Cam Túc trong thời kỳ trị vì của hoàng đế Đồng Trị (1862-1874).
Trang phục
Tôn giáo
Phần lớn người Bảo-an theo đạo Hồi.
Liên kết ngoài
http://www.china.org.cn/e-groups/shaoshu/shao-2-bonan.htm
http://www.orientaltravel.com.hk/people/Bonan.htm
http://www.travelchinaguide.com/intro/nationality/baoan/
Ghi chú
Bảo-an
Người Bảo An
Cộng đồng người Hồi giáo Trung Quốc |
12500 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%93%20h%E1%BB%8Dc | Bản đồ học | Bản đồ học hay Đồ bản học là khoa học nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp mối liên hệ giữa các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội trên bề mặt Trái Đất thông qua các mô hình ký hiệu, hình tượng.
Các chức năng của bản đồ như là công cụ trực quan cho các số liệu không gian. Các số liệu này thu được từ công việc đo đạc mặt đất, chụp ảnh hàng không, chụp ảnh vệ tinh và có thể lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, từ đó nó được xử lý thành các loại bản đồ cho các mục đích khác nhau. Bản đồ biểu diễn đầy đủ nhất các đối tượng nói trên thường gọi là bản đồ địa hình. Các bản đồ chuyên đề thì thể hiện nổi bật những thông tin liên qua đến chuyên đề đó, ví dụ bản đồ hành chính, bản đồ giao thông,...
Xu hướng hiện nay trong lĩnh vực này là chuyển dần từ các phương pháp tương tự sang các phương pháp sử dụng kỹ thuật số nhằm tạo ra các bản đồ có tính động và tương tác cao. Các xử lý khi lập bản đồ dựa vào lập luận cho rằng các thực tại là khách quan và con người có thể lập ra các mô phỏng có độ chính xác cao của thực tại này bằng cách thêm vào một mức độ nhất định của việc trừu tượng hóa.
Bản đồ thông thường được lập ra bằng giấy và bút, nhưng sự ra đời và phổ biến của máy tính đã tạo ra nhiều thay đổi trong ngành này. Phần lớn các bản đồ có chất lượng thương mại ngày nay được tạo ra nhờ các phần mềm lập bản đồ. Chúng có thể là CAD, MapInfo, MicroStation, GIS hay các phần mềm lập bản đồ chuyên nghiệp nào đó.
Lịch sử
Bản đồ cổ nhất thế giới mà đến nay còn biết có từ thiên niên kỷ 5 TCN . Những bản đồ cổ nhất làm nổi bật các quan hệ địa hình như sự quan hệ, sự gần kề và sự ngăn cách.
Sự phát triển lớn trong việc lập bản đồ diễn ra khi hình học ra đời, nó đã được sử dụng lần đầu tiên ở Babylon vào khoảng thế kỷ 23 TCN. Bản đồ được khắc ở thành phố thánh thần Nippur, trong thời kỳ Kassite (thế kỷ 14 TCN – thế kỷ 12 TCN) trong lịch sử Babylon, đã được tìm thấy ở Nippur . Người Ai Cập cổ đại sau này cũng sử dụng hình học để đo đạc đất đai cũng như tái đo đạc nó sau những thời kỳ ngập lụt của sông Nin do các ranh giới đã bị mất đi.
Người Hy Lạp cổ đại đã bổ sung thêm tính nghệ thuật và khoa học cho bản đồ học. Strabo (khoảng 63 TCN – khoảng 21 TCN) được coi là cha đẻ của địa lý vì ông đã viết Geographia (Địa lý), trong đó ông dẫn chứng và phê bình các công trình của những người khác (phần lớn trong số họ ngày nay chúng ta không biết do Strabo không nói đến tên của họ). Ở Miletus, Thales (khoảng 600 TCN) cho rằng Trái Đất là một chiếc đĩa bao bọc bởi nước. Anaximander cũng ở Miletus giả thiết rằng Trái Đất có hình trụ vào cùng khoảng thời gian đó. Năm 288 TCN, Aristarchus ở Samos là người đầu tiên nói rằng Mặt Trời là trung tâm vũ trụ (xem thuyết nhật tâm). Vào khoảng năm 250 TCN, Eratosthenes ở Cyrene ước tính chu vi Trái Đất trong phạm vi 15% của giá trị mà ngày nay chấp nhận.
Pythagoras ở Ionia, người tạo ra sự sùng bái toán học đã phát triển nhiều niềm tin tín ngưỡng dựa trên các số mà sau này đã trở thành nền tảng của toán học, đã là người nổi tiếng đầu tiên nói rằng Trái Đất có dạng hình cầu. Aristotle sau đó đã đưa ra nhiều luận cứ để củng cố ý tưởng này. Các luận cứ đó có thể tổng quát hóa như sau:
Nguyệt thực luôn luôn tròn.
Tàu thuyền dường như là chìm xuống khi chúng di chuyển ra xa khỏi tầm quan sát và đi qua đường chân trời.
Một số ngôi sao chỉ có thể quan sát từ những phần nào đó của Trái Đất.
Người Hy Lạp cũng phát triển khoa học về ánh xạ bản đồ, là các phương thức để thể hiện các bề mặt cong của Trái Đất lên trên mặt phẳng. Eratosthenes, Anaximander và Hipparchus được coi là đã phát triển ra hệ thống lưới của kinh độ và vĩ độ và Eratosthenes được coi là phát minh ra ánh xạ bản đồ theo hình chữ nhật đều khoảng cách vào khoảng năm 200 TCN. Claudius Ptolemy cũng phát minh ra một cách ánh xạ bản đồ bao gồm phương pháp hình nón khoảng cách đều vào khoảng năm 150 TCN.
Khoa học về bản đồ ở châu Âu đã ngủ quên trong thời Trung cổ, khi các khái niệm triết học đã đi theo hướng tôn giáo. Mặc dù lĩnh vực này có tiến bộ theo một số hướng, chẳng hạn các phát minh của Roger Bacon về ánh xạ bản đồ và sự xuất hiện của portolano và sau đó là các hải đồ cổ để phục vụ cho nhu cầu về các tuyến hàng hải của người châu Âu, nhưng đã có rất ít lực đẩy để nghiên cứu có hệ thống hay ứng dụng của bản đồ học. Phần lớn các "bản đồ" thế giới của giai đoạn này là các biểu đồ vũ trụ của những người Thiên chúa giáo không thể coi như các thể hiện địa lý chính xác. Thông thường dù là vuông hay tròn, chúng đều tuân theo kiểu của cái gọi là "bản đồ T và O", trong đó thể hiện các khu vực châu lục như các phần của đĩa tròn và được bao quanh bởi đại dương. Các bản đồ cỡ lớn cũng có xu hướng nghiêng về dạng biểu đồ do các nhu cầu địa chính nói chung được thỏa mãn bằng các mô tả của ranh giới thay vì đo đạc. Ngược lại, người Trung Hoa trong thời gian này đã sử dụng hệ tọa độ chữ nhật phù hợp với thực tế nếu được đo đạc một cách gần đúng. Người Trung Hoa đã không vẽ bản đồ thế giới vì vũ trụ quan của họ đã không cung cấp niềm tin trong việc mô tả những vùng đất xa nằm ngoài phần hiểu biết của họ. Các tác phẩm đã cho thấy các nhà triết học Trung Hoa tin rằng Trái Đất phẳng. Với một số rất ít ngoại lệ các nhà thần học, nổi tiếng nhất là Lactantius, còn đa phần các nhà triết học Thiên chúa giáo và Hồi giáo đều tán thành khái niệm của người Hy Lạp về dạng hình cầu của Trái Đất.
Sự phát hiện ra châu Mỹ của người châu Âu và các cố gắng sau đó nhằm kiểm soát và phân chia các vùng đất này đã đòi hỏi cần có các phương pháp lập bản đồ một cách khoa học. Xu hướng toàn cầu hóa đã bắt đầu từ thời kỳ Thám hiểm còn tiếp tục đến thời kỳ Phục hưng. Điều này cuối cùng dẫn đến thời kỳ Ánh sáng với nhu cầu về tính chính xác khoa học và mong muốn sắp xếp hệ thống thế giới đã làm cho ngành lập bản đồ phát triển hơn.
Thay đổi công nghệ
Trong bản đồ học, công nghệ liên tục thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ các nhà lập bản đồ và người dùng mới. Những bản đồ đầu tiên được lập thủ công bằng bút vẽ và giấy da, vì thế chất lượng của chúng rất giới hạn và đã được phổ biến hạn chế. Sự phát minh ra các thiết bị từ, chẳng hạn la bàn và sau đó một thời gian dài là các thiết bị lưu trữ bằng từ tính đã cho phép sáng tạo ra các bản đồ chính xác hơn cũng như khả năng lưu trữ và điều khiển chúng theo phương thức kỹ thuật số.
Các tiến bộ của các thiết bị cơ khí như máy in, thước đo độ và thước véc nê đã cho phép sản xuất hàng loạt các bản đồ cũng như khả năng tái bản chính xác từ các dữ liệu chính xác hơn. Công nghệ quang học như kính thiên văn, kính lục phân và các thiết bị khác sử dụng kính thiên văn đã cho phép đo đạc chính xác đất đai và tăng khả năng của các nhà lập bản đồ và các nhà hàng hải trong việc tìm kiếm vĩ độ bằng cách đo góc của sao Bắc cực vào ban đêm hay của Mặt Trời vào ban ngày.
Các tiến bộ trong công nghệ quang hóa, chẳng hạn in thạch bản và nhiếp ảnh đã cho phép tạo ra các bản đồ có các chi tiết cụ thể tốt và không bị bóp méo về hình dạng cũng như khả năng chống ẩm mốc và hao mòn. Điều này cũng loại bỏ nhu cầu khắc đá (gỗ) và nó rút ngắn thời gian để tái tạo bản đồ.
Vào giữa và cuối thế kỷ 20 các tiến bộ trong công nghệ điện tử đã dẫn đến một cuộc cách mạng mới trong ngành bản đồ học. Các thiết bị phần cứng máy tính như màn hình, máy vẽ đồ thị, máy in, máy quét và máy vẽ đồ thị phân tích lập thể cùng với sự ảo hóa, công nghệ xử lý ảnh, phân tích không gian và các phần mềm cơ sở dữ liệu đã mở rộng một cách đáng kể việc lập bản đồ. Xem thêm đồ họa trường quét kỹ thuật số.
Các loại bản đồ
Các lĩnh vực của bản đồ học có thể chia ra làm hai phạm trù chung: bản đồ học đại cương và bản đồ học theo chủ đề.
Bản đồ học đại cương bao gồm việc lập các bản đồ cho đa số quần chúng và vì thế nó bao gồm nhiều loại đặc điểm. Các bản đồ đại cương chứa nhiều chỉ dẫn và các hệ thống khu vực, thông thường chúng được sản xuất hàng loạt. Ví dụ bản đồ địa hình tỷ lệ xích 1:24.000 của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) là tiêu chuẩn khi so với bản đồ Canada tỷ lệ xích 1:50.000.
Bản đồ địa hình chủ yếu liên quan tới địa hình của khu vực và nó thông thường khác với các bản đồ khác do sử dụng nhiều đường đồng mức để thể hiện độ cao của bề mặt Trái Đất.
Bản đồ tô pô là một loại rất sơ sài của bản đồ, là loại mà người ta có thể vẽ phác thảo trên giấy hay khăn ăn. Ví dụ bản đồ các tuyến xe buýt ở một thành phố.
Bản đồ học theo chủ đề tạo ra các loại bản đồ theo một chủ đề địa lý cụ thể nào đó nhằm vào các đối tượng khách hàng đặc biệt. Các ví dụ cụ thể là bản đồ chứa các chấm chỉ ra năng lực sản xuất ngô ở các vùng của một quốc gia hay bản đồ tô màu theo mẫu để chỉ ra mật độ tập trung của dân số ở một quốc gia nào đó theo từng khu vực v.v. Do khối lượng các dữ liệu địa lý đã bùng nổ trong những thập niên gần đây, bản đồ học theo chủ đề đã ngày càng trở lên quan trọng, hữu ích và cần thiết hơn để diễn giải các dữ liệu văn hóa-xã hội theo không gian.
Đặt tên
Có một số cách để đặt tên khu vực trên bản đồ. Các nhà thám hiểm đầu tiên đặt tên chúng theo một số cách thức — theo tên của họ, tên gọi của người địa phương hay tên gọi của người cai trị vùng đất ấy. Các điểm đặc trưng cũng được đặt tên theo vẻ bề ngoài, khí hậu khu vực, các sự việc diễn ra gần đó và vị trí. Nhiều khu vực ở ven biển của Brasil đã được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đặt tên trong những năm đầu thế kỷ 16 theo tên thánh của ngày phát hiện (theo lịch Thiên chúa giáo), vì thế thời gian thám hiểm của họ có thể phục hồi lại theo danh sách các tên đã đặt.
Các nhà vẽ bản đồ cũng mượn tên địa phương, đôi khi là bằng cách dịch các dạng chữ viết sang các ký tự Latin, nhưng phần lớn là bằng cách phiên âm. Thông thường nhà thám hiểm sẽ hỏi người dân địa phương gần nhất, chỉ tay tới vùng đất cần hỏi tên và nhắc lại rất to cái mà người dân địa phương đã nói và sau đó ghi lại như đó là tên của vùng đất ấy. Bán đảo Yucatán đã được đặt tên theo cách này, giống như tên gọi của Nome, Alaska.
Tham khảo
Xem thêm
Địa lý
Bản đồ động
Biểu đồ thống kê
Danh sách các nhà vẽ bản đồ
Mã địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Thiết kế bản đồ
Ánh xạ bản đồ
Mực nước biển
Liên kết ngoài
Danh sách bản đồ các quốc gia
Mục lục các bản đồ trực tuyến của Bắc Mỹ và châu Âu
THế giới hấp dẫn của bản đồ Danh sách các loại bản đồ
Bộ sưu tập các bản đồ * Danh sách trên 5.000 website cho thông tin về những người nắm giữ các loại bản đồ vẽ tay, sách hiếm, ảnh lịch sử v.v
MapRef Bộ sưu tập các ánh xạ bản đồ và các hệ thống chỉ dẫn của châu Âu - Zusammenstellung Europäischer Referenzsysteme und Kartenprojektionen
Links for maps Thư mục về bản đồ và các liên kết bản đồ học.
Các bản đồ cổ và hiếm - Nguồn nghệ thuật quốc tế .
OpenStreetMap - Dự án tự do ánh xạ các đường giao thông trên thế giới bằng GPS
FreeMaps.de Các bản đồ tự do của Đức và châu Âu
Địa lý học
Toán học tô pô |
12572 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1t-ca%20ph%C3%A1i | Tát-ca phái | Tông Sakya (zh. 薩迦派, bo. sakyapa ས་སྐྱ་པ་)
Một trường phái của Phật giáo Tây Tạng, mang tên ngôi chùa Sakya—Sakya nghĩa là "Đất xám". Theo lời khải thị của A-đề-sa, chùa Sakya được xây dựng năm 1073 và các Tỳ-khưu chùa này tập trung truyền pháp Kim cương thừa với tên là Đạo quả (道果, bo. lam-dre ལམ་དང་འབྲས་བུ་).
Trường phái này tập trung công sức tu tập và tổ chức lại các Kinh sách của Giáo pháp Tantra, nhưng cũng có nhiều đóng góp cho Nhân minh học đạo Bụt và có ảnh hưởng lên nền chính trị Tây Tạng giữa thế kỉ 13 và 14.
Phái này được trở thành độc lập là nhờ công của năm vị Lạt-ma sống từ 1092 đến 1280. Đó là: Sa-chen Khánh Hỉ Tạng (sa. ānandagarbha, bo. sa chen kun dga´ snying po ས་ཆེན་ཀུན་དགའ་སྙིང་པོ་, 1092-1158), hai người con trai là So-nam Tse-mo (bo. bsod nams rtse mo བསོད་ནམས་རྩེ་མོ་,1142-1182) và Drakpa Gyaltsen (bo. drags pa rgyal mtshan དྲགས་པ་རྒྱལ་མཚན་, 1147-1216), người cháu Sakya Ban-thiền (bo. sa skya pan chen ས་སྐྱ་པན་ཆེན་, 1182-1251) và Chog-yal Phag-pa (bo. chos rgyal `phags pa ཆོས་རྒྱལ་འཕགས་པ་, 1235-1280). Tất cả năm vị này đều được xem là hoá thân của Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) và thuộc gia đình Khon. Trong năm vị thì Sakya Ban-thiền là có ảnh hưởng lớn nhất, Giáo huấn của Ngài bao trùm nhiều ngành khoa học khác nhau. Khả năng về Phạn ngữ vang đến Ấn Độ và Mông Cổ và sau đó Ngài được mời đi Mông Cổ thuyết pháp và trường phái Sakya lan rộng tại Trung Tây Tạng năm 1249. Trong các thế kỉ sau, phái Sakya đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo Tây Tạng và gây cả ảnh hưởng đến Tỳ-khưu vĩ đại Tsongkhapa và tông của Ngài là Cách-lỗ.
Mười tám bộ Kinh, Luận quan trọng được giảng dạy trong trường phái này (sa. aṣṭadaśa-mahākīrtigrantha):
Ba-la-đề-mộc-xoa Kinh (sa. prātimokṣa-sūtra);
Tì-nại-da Kinh (sa. vinaya-sūtra);
Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra-śāstra), được xem là của Di-lặc;
Đại thừa Kinh trang nghiêm luận tụng (sa. mahāyāna-sūtralaṅkāra-kārikā), Di-lặc;
Đại thừa tối thượng luận (sa. mahāyānottaratantra-śāstra), Di-lặc (= Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận, sa. ratnagotravibhāga)
Biện trung biên luận tụng (sa. madhyānta-vibhāga-kārikā), Di-lặc;
Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharma-dharmatā-vibhāga), Di-lặc;
Nhập bồ-đề hành luận (sa. bodhicāryāvatāra), Tịch Thiên (sa. śāntideva);
Căn bản trung quán luận tụng (sa. mūlamadhyamaka-śāstra), Long Thụ (sa. nāgārjuna) tạo;
Tứ bách luận (sa. catuḥśataka), Thánh Thiên (sa. āryadeva) tạo;
Nhập trung luận (sa. madhyamāvatāra), Nguyệt Xứng (sa. candrakīrti) tạo;
Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (sa. abhidharma-samuccaya), Vô Trước (sa. asaṅga) tạo;
A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa), Thế Thân (sa. vasubandhu) tạo;
Tập lượng luận (sa. pramāṇasamuccaya), Trần-na (sa. dignāga) tạo;
Lượng thích luận (sa. pramāṇavarttika-kārikā), Pháp Xứng (sa. dharmakīrti) tạo;
Lượng quyết định luận (sa. pramāṇaviniścaya), Pháp Xứng tạo;
Pramāṇayuktinīti;
Trisaṃvarapravedha.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tông phái Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Triết lý Phật giáo |
12577 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0i%20gi%E1%BA%A3ng%20tr%C3%AAn%20n%C3%BAi | Bài giảng trên núi | Bài giảng trên núi, theo Phúc âm Matthew, là bài thuyết giáo được Chúa Giêsu giảng cho các môn đệ và đám đông lớn trên một ngọn núi vào khoảng năm 30 CN (Mt 5:1; 7:28). Nơi diễn ra bài giảng được cho là một ngọn núi ở bờ bắc của biển Galilee, gần Capernaum mà ngày nay gọi là núi Bát Phúc. Chi tiết của bài giảng được đúc kết từ Tin mừng Matthew 5-7.
Bài giảng trên núi có thể được so sánh với một bài giảng ngắn hơn, Bài giảng trên đất bằng, được trình thuật trong Tin mừng Luke (Luke 6:17–49). Một số nhà bình giảng cho rằng chúng là một bài giảng, một số khác cho rằng Chúa Giêsu thường rao giảng những chủ đề tương tự ở nhiều nơi khác nhau, và một số nhà bình luận khác lại cho rằng không có bài giảng nào thực sự diễn ra, nhưng chúng được Matthew và Luke đúc kết từ những lời giảng chính của Chúa Giêsu.
Có lẽ phần được biết đến nhiều nhất của bài giảng là Tám mối phúc thật ở đầu bài giảng. Bài giảng cũng bao gồm Kinh Lạy Cha và các huấn thị "không trả thù" và "giơ cả má kia", cũng như phiên bản Khuôn vàng thước ngọc của Chúa Giêsu. Các phần khác cũng thường được trích dẫn như "muối của đất," "ánh sáng thế gian," và "đừng xét đoán, để khỏi bị xét đoán." Nhiều người Kitô cho rằng Bài giảng trên núi là để diễn giải (midrash) cho Mười điều răn. Đối với nhiều người, gồm cả những nhà tư tưởng tôn giáo và đạo đức như Tolstoy và Gandhi, Bài giảng trên núi chứa đựng những nguyên lý trung tâm của giáo lý Kitô giáo.
Cấu trúc của bài giảng
Bài giảng gồm các phần sau:
Chương 5
Các mối phúc (Mt 5:1-12)
Muối của đất và ánh sáng của thế gian (Mt 5:13-16)
Kiện toàn luật Moses và lời các ngôn sứ (Mt 5:17-19)
Đức công chính của người môn đệ (Mt 5:20)
Đừng giận ghét (Mt 5:21-26)
Chớ ngoại tình (Mt 5:27-30)
Đừng ly dị (Mt 5:31-32)
Đừng thề thốt (Mt 5:33-37)
Chớ trả thù (Mt 5:38-42)
Phải yêu kẻ thù (Mt 5:43-48)
Chương 6
Bố thí kín đáo (Mt 6:1-4)
Cầu nguyện nơi kín đáo (Mt 6:5-6)
Kinh "Lạy Cha" (Mt 6:7-15)
Ăn kiêng kín đáo (Mt 6:16-18)
Của cải trên trời (Mt 6:19-21)
Đèn của thân thể (Mt 6:22-23)
Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của (Mt 6:24)
Tin tưởng vào Chúa quan phòng (Mt 6:25-34)
Chương 7
Đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (Mt 7:1-5)
Đừng quăng của thánh cho chó (Mt 7:6)
Cứ xin thì sẽ được (Mt 7:7-11)
Khuôn vàng thước ngọc (Mt 7:12)
Hai con đường (Mt 7:13-14)
Cây nào trái ấy (Mt 7:15-20)
Môn đệ chân chính (Mt 7:21-27)
Lời kết (Mt 7:28-29)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nguyên văn Bài giảng trên núi, được chép trong Phúc âm Mathiơ, với ba bản dịch khác nhau.
Kitô giáo
Chúa Giê-su
Giáo lý và lời dạy của Chúa Giêsu
Từ ngữ trong Tân Ước
Câu nói của Chúa Giêsu |
12581 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADnh%20Kh%C3%B4ng | Tính Không | Tính Không (zh. 空, 空 性, sa. śūnya, tính từ, sa. śūnyatā, danh từ, bo. stong pa nyid སྟོང་པ་ཉིད་) có nghĩa là "trỗng rỗng, trống không" là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất. Tính Không hiểu ở đây không phải sự trống rỗng thông thường mà nói về một thể tính vô biên vô hạn tuyệt đối (nghĩa là bao hàm tất cả); không thể dùng suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài cặp đối đãi có-không. Tính Không này không phải là một đối tượng để một chủ thể tiếp cận đến vì bản thân chủ thể cũng thuộc về nó.
Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, hữu vi (sa. saṃskṛta), trống rỗng (sa. śūnya), Vô thường (sa. anitya), Vô ngã (sa. anātman) và Khổ (sa. duḥkha). Trong Phật giáo Nguyên Thủy, tính Không được sử dụng như một tính từ (sa. śūnya) nhằm nói về thể tính của con người. Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sa. śūnyatā), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có tự tính (sa. svabhāva). Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện (呈現, en. appearance, de: Erscheinung), chúng xuất phát từ tính Không, là không.
Tuy thế, người ta cần phải tránh quan điểm hư vô (en. nihilism) dễ có khi luận về tính Không như vừa kể trên. Phải hiểu là sự vật không phải là không có, chúng có, nhưng chúng không có tự tính, tất cả đều do duyên hợp mà thành. Kể cả tư tưởng cũng là trình hiện của thể tính đó nên không thể dùng tư tưởng để tiếp cận ngược lại nó. Vì vậy tiếp cận tính Không là nội dung của các phép tu học, nhất là Thiền tông. Tính Không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối, tối thượng, không bị hạn lượng của nhị nguyên. Vì tính chất trừu tượng và chỉ nhờ trực ngộ mà thấy nên tính Không luôn luôn là đối tượng tranh luận trong các tông phái Phật giáo xưa nay.
Đại thừa dùng ẩn dụ sau đây để minh hoạ sự khác biệt trong quan điểm của Tiểu thừa và Đại thừa về tính Không: Tiểu thừa xem sự vật như một cái thùng trống rỗng, Đại thừa phủ nhận luôn sự hiện hữu của cái thùng đó, chủ trương một quan điểm vô ngã tuyệt đối.
Trong bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tính Không được xem là cái chung nhất của tất cả mọi hiện tượng mâu thuẫn lẫn nhau; kinh này cho rằng Sắc và Không không hề khác nhau, Sắc là Không. Giống như sáng, tối và hư không thì khi sáng có, tối không có hoặc ngược lại nếu tối có, thì sáng không có nhưng hư không thì không thay đổi. Đứng về phương diện của tính Không mà nói thì sắc và không cũng giống như sáng và tối biến đổi trạng thái trong hư không vậy. (xem Tâm kinh).
Trung quán tông thì cho mọi sự vật đều trống rỗng, chúng chỉ dựa lên nhau mà có (duyên khởi). Thể tính của toàn thế giới là Không, nó là "cái tĩnh lặng của thiên hình vạn trạng". Tính Không là thể tính của mọi khái niệm, kể cả khái niệm "tính không" bao trùm ngôn ngữ. Vì vậy không thể dùng ngôn ngữ, dùng khái niệm nói về Không. Trung quán tông cho rằng, tính Không có ba chức năng: nguồn gốc của tất cả mọi sinh thành của chúng sinh, của sự hoại diệt của chúng, đồng thời tạo cho chúng điều kiện thoát khỏi Luân hồi. Một khi con người dùng trí Bát-nhã kiến ngộ được Không là con người đạt Niết-bàn.
Đối với Duy thức tông (sa. yogācārin, vijñānavādin) thì mọi sự đều trống rỗng vì chúng chỉ xuất phát từ Tâm (sa. citta). Trong trường phái này thì Tâm và tính Không là một.
Với thời gian, người ta có thể nhận ra một điểm khác biệt giữa Trung quán tông nguyên thủy và các giáo pháp Trung quán của Tây Tạng: nếu Trung quán chỉ nói tới tính Không bằng cách phủ nhận cái "đang là" thì các giáo phái này xem tính Không là một cái gì đó có tính chất khẳng định (positive) có thể nắm bắt được, tính Không này mang một tính chất "rộng mở", có một mối liên hệ với Tịnh quang (sa. ābhāsvara, ánh sáng rực rỡ, xem Na-lạc lục pháp).
Trong Phật giáo Tây Tạng
Tại Tây Tạng, quan điểm tính Không cũng đóng một vai trò quan trọng trong khi truyền giáo lý Trung quán qua xứ này. Luận sư Ấn Độ Liên Hoa Giới (sa. kamalaśīla) và Hòa thượng Đại Thừa, đại diện của Thiền tông Trung Quốc tranh luận nhau, liệu con đường giác ngộ chân lý phải qua từng cấp bậc (Tiệm ngộ) hay chỉ là một trực nhận bất ngờ (Đốn ngộ). Cuối cùng, tại Tây Tạng, người ta chấp nhận con đường "từng cấp" và vì thế kể từ khoảng thế kỉ 11, người ta bắt đầu thiết lập nhiều phép tu và quan niệm triết học về tính Không, còn được ghi lại trong những tác phẩm gọi chung là Tất-đàn-đa (sa. siddhānta). Tất cả mọi trường phái của Trung quán đều lấy quan điểm "hai chân lý" của Long Thụ làm gốc:
Chân lý quy ước (sa. saṃvṛti-satya), có giá trị trong đời sống bình thường, có giá trị cho các hiện tượng do duyên khởi tạo nên, nhưng chúng không tồn tại thật sự;
Chân lý tuyệt đối (sa. paramārthasatya), là tính Không, là thể "nằm ngoài tồn tại hay không tồn tại", là thể không thể nghĩ bàn, chỉ có thể thông đạt được qua sự trực nhận.
Tất cả các điểm khác nhau giữa các phái thuộc Trung quán là hiểu thế nào về hai chân lý đó và làm sao mà tiếp cận, trực ngộ được tính Không. Các phép tu của Phật giáo Tây Tạng dần dần không chỉ tự giới hạn nơi những quan điểm triết học mà còn đi sâu vào các phép Tantra để tiếp cận tính Không. Đặc biệt là phép tu Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā) và Đại cứu cánh chỉ rõ cho hành giả cách thể nhập kinh nghiệm về tính Không.
Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Đăng-châu Gia-mục-thố giảng giải tính Không theo quan điểm Phật giáo Tây Tạng như sau (Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, chương 10, Trí huệ):
Trung quán tông lấy pháp luân thứ hai làm cơ sở thành lập quan điểm triết lý. Nếu tông này nói rằng, tất cả các hiện tượng đều không tồn tại đích thật thì đại biểu của các trường phái khác chủ trương một cách tồn tại như thật của các hiện tượng đều cho rằng, đây là cực biên hư vô. Long Thụ trình bày lập trường của một đối thủ trong Trung quán luận, phẩm thứ hai mươi bốn (Trung quán luận XXIV.1):
Nếu tất cả những thứ [hiện tượng] này đều trống không, thì không có sinh, không có diệt; từ đó có thể suy ra rằng đối với các ngươi [đại biểu của Trung quán tông], Tứ thánh đế không tồn tại.
Lập trường của đối thủ này như sau: Nếu đúng như các ngươi nói, tất cả những hiện tượng đều không tồn tại thật sự (empty of true existence) thì Tứ diệu đế không thể nào có. Nếu Tứ diệu đế không thể nào có thì Tam bảo — Phật, pháp, tăng — cũng không thể nào có. Trong trường hợp này thì tu tập trên đạo, bước nhập đạo, thành đạt đạo quả và tương tự không thể nào có. Như vậy cũng chưa xong: Nếu tất cả những hiện tượng đều trống không, vô tự tính (empty of inherent existence) thì không có sự nhận thức một hiện tượng nào đó có thể được xem là chính xác. Không có một tự tính nào đó thì không có một hiện tượng nào có thể được gọi là tồn tại.
Long Thụ ứng đáp kháng biện này thế nào? (Trung quán luận XXIV.20)
Nếu tất cả những thứ [hiện tượng] này không trống rỗng, thì không có sinh, không có diệt; từ đó có thể suy ra rằng, đối với các ngươi [đại biểu của học thuyết tồn tại bởi tự tính], Tứ diệu đế không tồn tại.
Long Thụ đảo ngược luận điểm của đại biểu chấp vào tồn tại trên cơ sở tự tính thành luận điểm đối nghịch: Chính trong một hệ thống không thừa nhận Tính không của hiện tượng thì hoàn toàn không có hiện tượng nào có thể tồn tại. Sư còn nói thêm là đối thủ không hiểu ý nghĩa Tính không cách tuyệt một tự tính (emptiness of inherent existence). Như vậy, một hệ thống có quan điểm là các hiện tượng trống rỗng, vô tự tính — hệ thống này có thâm ý gì với lời trần thuật này? Cơ bản thì Tính không có nghĩa là Duyên khởi. Để chứng minh Tính không cách tuyệt một tự tính của các hiện tượng, Long Thụ đưa ra luận điểm là chúng xuất hiện trên cơ sở duyên khởi. Để chứng minh Tính không, sư không nói các hiện tượng không có khả năng thực hiện những cơ năng của chúng. Hoàn toàn ngược lại: Sư thừa nhận nguyên lý duyên khởi và lấy nó làm cơ sở để chứng minh Tính không cách cách tuyệt một tự tính của các hiện tượng. Các hệ thống khác không quan niệm một Tính không cách tuyệt một tự tính; mà hơn nữa, họ quan niệm là các hiện tượng tồn tại trên cơ sở tự tính. Nhưng nếu quả thật như vậy thì các hiện tượng phải tồn tại một cách tự lập, tự khởi không tùy thuộc — và sự việc này đối nghịch với tính hệ thuộc vào nhân duyên của chúng. Theo đó thì những hệ thống này sa lạc vào mâu thuẫn, không đảm bảo được nguyên lý duyên khởi. Nhưng, nếu nguyên lý duyên khởi không được đảm bảo nữa thì tất cả những quy định của các hiện tượng trong vòng sinh tử và niết-bàn — bất cứ tốt, xấu — đều mất giá trị. Thế nhưng, tất cả các trường phái đều nhấn mạnh giáo lý duyên khởi; họ xác nhận là những hiện tượng có ích và tai hại đều có những nguyên nhân và hậu quả đặc định. Họ không thể nào phủ định sự việc này được. Vì những sự thật hiển hiện này mà họ cũng nên xác nhận rõ ràng Tính không cách tuyệt một tự tính của các hiện tượng.
Thế nào là "Trung"? Trung là trung dung, nằm ngoài hai cực biên trường tồn và đoạn diệt. [Như thế thì nó đích thật là khoảng giữa, nơi tồn tại của các hiện tượng.] Kinh luận trình bày chính xác ý nghĩa Trung dung như nó đích thật là được gọi là kinh luận của Trung đạo; và một tâm thức nhận biết được tính Trung dung này được gọi là Trung quán...
Tham khảo
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Chân Nguyên – Nguyễn Tường Bách (1995), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Trung quán tông |
12586 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20Ban%20Nha | Tây Ban Nha | Tây Ban Nha ( ), tên gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha (), là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía Tây Nam châu Âu. Phần đại lục của Tây Ban Nha giáp với Địa Trung Hải về phía Đông và phía Nam, giáp với vịnh Biscay cùng Pháp và Andorra về phía Bắc và Đông Bắc; còn phía Tây và Tây Bắc giáp với Bồ Đào Nha và Đại Tây Dương. Tây Ban Nha có biên giới với Maroc thông qua các lãnh thổ nhỏ của nước này trên lục địa châu Phi, khoảng 5% dân số Tây Ban Nha sống tại các lãnh thổ thuộc châu Phi của nước này, hầu hết tập trung tại quần đảo Canaria. Với khoảng Tây Ban Nha có diện tích 505.990 km², là quốc gia rộng lớn nhất vùng Nam Âu, đứng thứ nhì tại Tây Âu và Liên minh châu Âu (EU). Với dân số vào khoảng hơn 47 triệu người (ước tính trong năm 2020), Tây Ban Nha là quốc gia đông dân thứ 6 tại châu Âu, và đứng thứ 3 trong Liên minh châu Âu. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha là Madrid; các khu vực đô thị lớn khác gồm: Barcelona, Valencia, Sevilla, Bilbao và Málaga.
Những cư dân Tây Ban Nha bắt đầu di cư đến bán đảo Iberia vào khoảng 35.000 năm trước. Nền văn hoá Iberia cùng các khu định cư cổ đại của người Phoenicia, Hy Lạp và Carthage phát triển thịnh vượng trên bán đảo cho đến khi khu vực nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc La Mã (Roma) vào khoảng năm 200 TCN, khu vực sau đó được đặt tên là Hispania. Trong thời trung cổ, Hispania bị các bộ lạc người German chinh phục, kế tiếp là người Moor. Tây Ban Nha trở thành một quốc gia thống nhất vào thế kỷ XV, sau khi liên minh giữa các chế độ quân chủ Công giáo hoàn thành công cuộc tái chinh phục lãnh thổ từ người Moor vào năm 1492. Trong giai đoạn cận đại, Tây Ban Nha trở thành một trong những đế quốc thực dân, cường quốc hàng hải cũng như cường quốc quân sự quy mô toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Đế quốc Tây Ban Nha đã để lại tầm ảnh hưởng cũng như di sản khổng lồ cho nhiều quốc gia hiện đại ngày nay trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như: văn hoá, ngôn ngữ, hàng hải,... đặc biệt là về chủng tộc - với trên 500 triệu người có nguồn gốc cũng như nói tiếng Tây Ban Nha trên toàn thế giới - trải dài từ châu Mỹ sang châu Á.
Tây Ban Nha hiện nay là một quốc gia Quân chủ lập hiến và Dân chủ nghị viện. Quốc vương là Felipe VI, ông đăng quang vào năm 2013. Tây Ban Nha là một cường quốc và một quốc gia công nghiệp phát triển, có nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới theo GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 16 tính theo sức mua tương đương, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, tổng giá trị thương hiệu quốc gia đứng thứ 11 toàn cầu trong năm 2020. Tây Ban Nha là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Khu vực đồng Euro, Câu lạc bộ Paris, Tổ chức các quốc gia Iberia-châu Mỹ, NATO, OECD, WTO cùng nhiều tổ chức quốc tế lớn khác. Tây Ban Nha cũng là khách mời thường trực của hội nghị thượng đỉnh G-20.
Từ nguyên
Không rõ về nguồn gốc của tên gọi La Mã Hispania do thiếu bằng chứng, tên gọi này được chuyển hoá thành España hiện nay. Tuy nhiên, có ghi chép rằng người Phoenicia và Carthago dùng Spania để chỉ khu vực, do vậy nguồn gốc được chấp thuận phổ biến nhất là từ tiếng Semit-Phoenicia.
Tên gọi trong tiếng Việt của Tây Ban Nha bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc. Từ quốc hiệu "España", người Trung Quốc bỏ chữ E đi, còn lại "spaña" được phiên âm bằng tiếng Trung là "Xī bān yá" và viết bằng chữ Hán là "西班牙" (Tây Ban Nha). Tại Việt Nam thời nhà Nguyễn, Tây Ban Nha còn được gọi là Y Pha Nho (chữ Hán: 衣坡儒).
Lịch sử
Tiền La Mã
Nghiên cứu khảo cổ học tại Atapuerca cho thấy bán đảo Iberia có Họ Người cư trú từ 1,2 triệu năm trước. Trong các hoá thạch Atapuerca, phát hiện được Tông Người sớm nhất được biết đến tại châu Âu, đó là Homo antecessor. Người tinh khôn lần đầu đến Iberia từ phía Bắc bằng đường bộ, vào khoảng 35.000 năm trước. Các đồ tạo tác được biết đến nhiều nhất trong các khu định cư của người tiền sử là các bức hoạ nổi tiếng trong hang Altamira tại Cantabria thuộc miền bắc Iberia, chúng được người Cro-Magnon tạo ra từ 35.600 đến 13.500 TCN. Bằng chứng khảo cổ và di truyền cho thấy rằng bán đảo Iberia giữ vai trò là một trong vài xứ lánh nạn chính, từ đây con người khôi phục cư trú tại miền bắc châu Âu sau khi kết thúc kỷ băng hà cuối.
Các nhóm cư dân lớn nhất cư trú tại bán đảo Iberia trước khi người La Mã đến chinh phục là người Iberia và người Celt. Người Iberia sinh sống ở khu vực ven Địa Trung Hải của bán đảo, từ đông bắc đến đông nam. Người Celt cư trú trên phần lớn khu vực nội địa và ven Đại Tây Dương của bán đảo, từ Tây Bắc đến Tây Nam. Người Basque chiếm giữ phần phía Tây của dãy núi Pyrénées/Pirineos và các vùng lân cận, văn hoá Tartessos chịu ảnh hưởng của Phoenicia hưng thịnh tại phía Tây Nam, còn người Lusitania và người Vettones chiếm giữ các khu vực tại trung Tây. Một số thành phố được người Phoenicia thành lập dọc bờ biển, và người Hy Lạp lập ra các các tiền đồn mậu dịch cùng thuộc địa của họ tại phía Đông Bắc. Cuối cùng, người Carthago gốc Phoenicia bành trướng đến nội lục, chinh phục khoảng hơn một nửa Tây Ban Nha hiện nay.
Đế quốc La Mã và Vương quốc Goth
Trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, vào giai đoạn khoảng từ giữa năm 210 đến năm 205 TCN, Cộng hòa La Mã (Roma) trong quá trình bành trướng đã chiếm được các thuộc địa mậu dịch của người Carthago dọc bờ biển Địa Trung Hải. Mặc dù người La Mã mất gần hai thế kỷ để chinh phục hoàn toàn bán đảo Iberia, song họ duy trì quyền kiểm soát nơi đây trong sáu thế kỷ. Sự cai trị của người La Mã còn đi kèm với pháp luật, ngôn ngữ và đường La Mã.
Các nền văn hoá của người Celt và người Iberia dần bị La Mã hoá (Latinh hoá) ở các mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng của Hispania, còn các thủ lĩnh địa phương được tiếp nhận vào tầng lớp quý tộc La Mã. Hispania giữ vai trò là vựa lúa cho thị trường La Mã, và các cảng tại đây xuất khẩu vàng, len, dầu ô liu và rượu vang. Sản phẩm nông nghiệp gia tăng khi thực hiện các kế hoạch tưới tiêu, một vài trong số đó vẫn còn lại đến ngày nay. Các hoàng đế Hadrianus, Traianus, Theodosius I, và triết gia Seneca sinh ra tại Hispania. Cơ Đốc giáo được truyền bá tới Hispania vào thế kỷ I và trở nên phổ biến tại các thành phố trong thế kỷ II. Hầu hết ngôn ngữ và tôn giáo hiện tại của Tây Ban Nha, và cơ sở luật pháp, chính là bắt nguồn từ giai đoạn này.
Quyền lực của Đế quốc Tây La Mã suy yếu tại Hispania từ năm 409, khi các bộ lạc German là Suebi và Vandal, cùng với người Alan thuộc nhóm Sarmatia tiến vào bán đảo theo lời mời từ một vị vua tiếm vị của La Mã. Các bộ lạc này vượt sông Rhine vào đầu năm 407 và cướp phá Gallia (Pháp). Người Suebi lập ra một vương quốc tại Galicia và miền bắc Bồ Đào Nha hiện nay, còn người Vandal thiết lập chỗ đứng tại miền nam Tây Ban Nha đến năm 420 trước khi vượt sang Bắc Phi vào năm 429 và chiếm Carthago vào năm 439. Do sự tan rã của đế quốc Tây La Mã, cơ sở xã hội và kinh tế trở nên giản đơn hoá, song ngay cả khi thay đổi hình thức thì các chế độ kế tục vẫn duy trì nhiều thể chế và pháp luật của La Mã, như Cơ Đốc giáo và đồng hoá vào văn hoá La Mã đang tiến hoá.
Người Đông La Mã (Byzantine) thiết lập một tỉnh phía tây gọi là Spania nằm ở phía nam bán đảo với ý định khôi phục lại quyền thống trị La Mã trên khắp Iberia. Tuy nhiên, cuối cùng Hispania lại được thống nhất dưới quyền cai trị của người Visigoth.
Tổng giám mục Sevilla là Isidoro sinh tại Murcia, ông là một giáo sĩ và triết gia có ảnh hưởng và có nhiều nghiên cứu vào thời Trung cổ tại châu Âu. Các học thuyết của ông cũng có vai trò quan trọng trong việc cải đạo Vương quốc Visigoth từ một lãnh địa của giáo phái Aria sang một lãnh địa Công giáo tại Công đồng Toledo. Vương quốc của người Goth (thuộc nhóm German) này là vương quốc Cơ Đốc giáo độc lập đầu tiên cai trị trên bán đảo Iberia, và trong Reconquista thế kỷ XV, tên gọi này được dùng để nói về những vương quốc khác nhau chiến đấu chống lại quyền cai trị của người Hồi giáo.
Thời kỳ Hồi giáo
Trong thế kỷ VIII, gần như toàn bộ bán đảo Iberia bị chinh phục (711–718) bởi một đội quân gồm phần lớn là người Hồi giáo Moor từ Bắc Phi. Cuộc chinh phục nằm trong tiến trình bành trướng của Đế quốc Umayyad. Chỉ còn một khu vực nhỏ tại phần tây bắc nhiều núi của bán đảo tìm được cách kháng cự cuộc xâm lăng ban đầu này. Theo luật Hồi giáo, các tín đồ Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo được cấp vị thế lệ thuộc dhimmi. Vị thế này cho phép họ hành lễ tôn giáo của mình với tư cách Dân tộc của Sách song bị yêu cầu trả một khoản thuế đặc biệt, và có các quyền lợi pháp lý và xã hội thấp hơn người Hồi giáo. Việc cải đạo sang Hồi giáo diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, muladíes (người Hồi giáo gốc Iberia) được cho là chiếm đa số dân số Al-Andalus vào cuối thế kỷ X.
Cộng đồng Hồi giáo trên bán đảo Iberia cũng đa dạng và có xung đột xã hội trong nội bộ. Người Berber đến từ Bắc Phi đóng góp phần lớn cho đội quân xâm lăng, họ xung đột với tầng lớp thủ lĩnh người Ả Rập đến từ Trung Đông. Thời gian trôi qua, các cộng đồng Moor quy mô lớn được thành lập, đặc biệt là tại thung lũng sông Guadalquivir, đồng bằng ven biển Valencia, thung lũng sông Ebro và (về phía cuối giai đoạn) vùng núi của Granada.
Córdoba là thủ đô của quốc gia Hồi giáo Al-Andalus từ thời Abd-ar-Rahman III, đây là thành phố lớn nhất, giàu có nhất và tinh tế nhất Tây Âu đương thời. Trao đổi mậu dịch và văn hoá Địa Trung Hải phát triển mạnh. Người Hồi giáo đưa đến truyền thống tri thức phong phú từ Trung Đông và Bắc Phi. Các học giả Hồi giáo và Do Thái giáo giữ một vai trò quan trọng trong phục hồi và truyền bá Hy Lạp học tại Tây Âu. Một số triết gia quan trọng trong thời kỳ này là Averroes, Ibn Arabi và Maimonides. Văn hoá La Mã hoá của bán đảo Iberia tương tác với văn hoá Hồi giáo và Do Thái giáo theo các cách thức phức tạp, tạo cho khu vực một nền văn hoá đặc trưng. Đại đa số cư dân sống bên ngoài các thành phố, tại đây hệ thống sở hữu đất đai từ thời La Mã phần lớn vẫn được duy trì vì các thủ lĩnh Hồi giáo hiếm khi tước quyền sở hữu của địa chủ, và họ đưa đến các cây trồng và kỹ thuật mới khiến nông nghiệp được phát triển.
Trong thế kỷ XI, vùng đất của người Hồi giáo bị tan vỡ thành các vương quốc Taifa kình địch, tạo điều kiện cho các nhà nước Cơ Đốc giáo nhỏ có cơ hội mở rộng lãnh thổ thêm rất nhiều. Các phái cai trị Hồi giáo từ Bắc Phi là Al-Murabitun và Al-Muwaḥḥidun (trung tâm tại Maroc) sau đó đã phục hồi thống nhất trong các vùng đất của người Hồi giáo. Hồi giáo được áp dụng nghiêm ngặt và ít khoan dung hơn, người Hồi giáo có một giai đoạn hồi sinh thịnh vượng. Nhà nước Hồi giáo tái thống nhất này trải qua hơn một thế kỷ thành công, phần nào làm đảo ngược bước tiến của Cơ Đốc giáo.
Đế chế Hồi giáo sụp đổ, Tây Ban Nha thống nhất
Reconquista (tái chinh phục) là giai đoạn kéo dài nhiều thế kỷ khi quyền cai trị của người Cơ Đốc giáo được tái lập trên bán đảo Iberia. Reconquista được nhìn nhận là bắt đầu từ trận Covadonga với phần thắng của Don Pelayo vào năm 722, và diễn ra đồng thời với giai đoạn người Hồi giáo cai trị bán đảo. Thắng lợi của đội quân Cơ Đốc giáo trước lực lượng Hồi giáo dẫn đến thành lập Vương quốc Asturias theo Cơ Đốc giáo dọc theo dãy núi duyên hải tây bắc. Đến năm 739, quân Hồi giáo bị đẩy khỏi Galicia, khu vực này cuối cùng sở hữu một trong các địa điểm linh thiêng nhất châu Âu thời Trung cổ là Santiago de Compostela, và được hợp nhất vào vương quốc Cơ Đốc giáo mới. Vương quốc León (hậu thân của Asturias) là vương quốc Cơ Đốc giáo mạnh nhất trong nhiều thế kỷ. Đến năm 1188, phiên họp nghị viện hiện đại đầu tiên tại châu Âu diễn ra tại León (Cortes de León). Vương quốc Castilla được thành lập từ lãnh thổ Léon, tiếp tục là vương quốc mạnh nhất. Các quốc vương và giới quý tộc đấu tranh vì quyền lực và ảnh hưởng trong giai đoạn này. Quân chủ muốn có ảnh hưởng chính trị như các hoàng đế La Mã xưa kia, còn giới quý tộc muốn hưởng lợi từ chế độ phong kiến phân quyền.
Các đội quân Hồi giáo cũng di chuyển về phía bắc Pyrénées song họ thất bại trước quân Frank trong trận Poitiers, Frankia và bị đẩy khỏi vùng cực nam của Pháp vào thập niên 760. Sau đó, quân Frank thiết lập các quốc gia Cơ Đốc giáo trên sườn nam của dãy Pyrénées. Các khu vực này phát triển thành các vương quốc Navarra và Aragón. Trong vài thế kỷ, biên giới thay đổi thất thường giữa các khu vực kiểm soát của người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo tại Iberia, dọc các thung lung lũng sông Ebro và Douro. Bá quốc Barcelona và Vương quốc Aragón tham gia một liên minh triều đại, giành được lãnh thổ và quyền lực tại Địa Trung Hải. Năm 1229, đảo Majorca bị chinh phục, tiếp đến là Valencia vào năm 1238.
Sự kiện Al-Andalus tan rã thành các vương quốc taifa ganh đua nhau giúp cho các vương quốc Cơ Đốc giáo tại Iberia giành thế chủ động. Thành phố trung tâm chiến lược Toledo bị chiếm vào năm 1085, đánh dấu một chuyển biến quan trọng về cân bằng quyền lực sang hướng có lợi cho các vương quốc Cơ Đốc giáo. Sau một giai đoạn người Hồi giáo khôi phục mạnh mẽ trong thế kỷ XII, thì sang thế kỷ XIII các thành trì lớn của người Moor tại phía nam thất thủ trước quân Cơ Đốc giáo, Córdoba vào năm 1236 và Sevilla vào năm 1248. Trong các thế kỷ XIII và XIV, triều đại Al Mariniyun của Maroc xâm chiếm và thành lập một số lãnh thổ biệt lập trên bờ biển miền nam, song thất bại trong nỗ lực tái lập quyền cai trị của Bắc Phi tại Iberia và nhanh chóng bị đẩy lui. Sau 800 năm người Hồi giáo hiện diện tại Tây Ban Nha, nó kết thúc cùng sultan nhà Nasr cuối cùng của Granada, quốc gia triều cống này cuối cùng đầu hàng vào năm 1492 trước các quân chủ Cơ Đốc giáo là Nữ vương Isabel I của Castilla và Quốc vương Fernando II của Aragón.
Từ giữa thế kỷ XIII, văn học và triết học bắt đầu phát triển mạnh trở lại tại các vương quốc Cơ Đốc giáo trên bán đảo, dựa theo các truyền thống La Mã và Goth. Một triết gia quan trọng từ thời kỳ này là Ramon Llull. Quốc vương Alfonso X của Castilla tập trung vào củng cố quá khứ La Mã và Goth này, và đồng thời liên kết các vương quốc Cơ Đốc giáo Iberia với phần còn lại của thế giới Cơ Đốc giáo châu Âu thời Trung cổ. Trường phái dịch giả Toledo gồm nhóm học giả làm việc cùng nhau tại thành phố Toledo trong các thế kỷ XII và XIII, họ dịch nhiều tác phẩm triết học và khoa học từ tiếng Ả Rập cổ điển, tiếng Hy Lạp cổ đại và tiếng Hebrew cổ đại. Việc truyền lại các tác phẩm kinh điển là đóng góp chính của người Hồi giáo cho châu Âu thời Trung cổ. Tiếng Castilla tiến hoá từ tiếng Latinh bình dân giống như các ngôn ngữ Roman khác tại Tây Ban Nha, nó trở thành ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ chung của Tây Ban Nha.
Trong thế kỷ XIII, Vương quốc Liên hiệp Aragón có trung tâm tại đông bắc Tây Ban Nha đã bành trướng đến các đảo tại Địa Trung Hải, như Sicilia và thậm chí là đến Athens. Trong khoảng thời gian này, các trường đại học Palencia (1212/1263) và Salamanca (1218/1254) được thành lập. Đại dịch Cái chết đen 1348-1349 tàn phá Tây Ban Nha.
Thời kỳ đế quốc
Năm 1469, các vương quốc liên hiệp Cơ Đốc giáo là Castilla và Aragón được thống nhất nhờ cuộc hôn nhân giữa Isabel I của Castilla và Ferrando II của Aragón. Năm 1478, Tây Ban Nha hoàn thành chinh phục quần đảo Canaria và đến năm 1492, liên quân Castilla và Aragón chiếm được Tiểu vương quốc Granada từ Muhammad XII, kết thúc tàn dư cuối cùng của thời kỳ 781 năm người Hồi giáo cai trị Iberia. Trong cùng năm, người Do Thái Tây Ban Nha nhận lệnh cải đạo sang Công giáo La Mã hoặc phải đối diện với trục xuất, đó là thời kỳ Toà án dị giáo Tây Ban Nha. Hiệp định Granada đảm bảo khoan dung tôn giáo đối với người Hồi giáo, trong vài năm trước khi Hồi giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào năm 1502 tại Castilla vào năm 1527 tại Aragón, khiến các tín đồ Hồi giáo tại Tây Ban Nha trở thành người Morisco theo Cơ Đốc giáo trên danh nghĩa. Một vài thập niên sau cuộc nổi dậy của người Morisco tại Granada vào năm 1568-1571, một phần đáng kể các cựu tín đồ Hồi giáo tại Tây Ban Nha bị trục xuất, họ chủ yếu định cư tại Bắc Phi
Cũng trong năm 1492, Cristoforo Colombo đến được Tân Thế giới trong một hành trình do Isabella tài trợ. Hành trình đầu tiên của Colombo vượt Đại Tây Dương và đến được quần đảo Caribe, bắt đầu thời kỳ người châu Âu khám phá và chinh phục châu Mỹ. Quá trình thuộc địa hoá châu Mỹ bắt đầu, với các conquistador (nhà chinh phục) như Hernán Cortés và Francisco Pizarro. Hôn nhân dị chủng diễn ra giữa người bản địa và Tây Ban Nha, điều tương tự diễn ra trong văn hoá.
Là các quân chủ mới của thời Phục hưng, Isabel và Fernando tập trung quyền lực hoàng gia, khiến giới quý tộc địa phương bị tổn hại. Từ España có gốc từ tên gọi cổ Hispania bắt đầu được sử dụng phổ biến để chỉ tên toàn bộ hai vương quốc. Với các cải cách chính trị, tư pháp, tôn giáo và quân sự trên phạm vi rộng, Tây Ban Nha nổi lên thành cường quốc quy mô thế giới đầu tiên. Việc thống nhất hai vương quốc liên hiệp Aragón và Castilla đặt nền tảng cho Tây Ban Nha và Đế quốc Tây Ban Nha, song mỗi vương quốc duy trì là một quốc gia riêng biệt về xã hội, chính trị, pháp luật, tiền tệ và ngôn ngữ.
Tây Ban Nha là cường quốc dẫn đầu châu Âu trong suốt thế kỷ XVI và hầu hết thế kỷ XVII, vị thế này được củng cố bằng mậu dịch và của cải đến từ các thuộc địa thực dân, và Tây Ban Nha trở thành cường quốc hàng hải dẫn đầu thế giới. Đế quốc đạt cực thịnh trong thời gian cai trị của hai vị quân chủ đầu tiên của Nhà Habsburg Tây Ban Nha—Carlos I (1516–1556) và Felipe II (1556–1598). Trong giai đoạn này diễn ra Các cuộc chiến tranh Ý, Khởi nghĩa Comuneros, Cách mạng Hà Lan, Khởi nghĩa Morisco, xung đột với Ottoman, chiến tranh với Anh và các cuộc chiến với Pháp.
Thông qua khám phá và chinh phục, liên minh hôn nhân hoàng thất và thừa kế, Đế quốc Tây Ban Nha bành trướng ra các khu vực rộng lớn tại châu Mỹ, các đảo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các khu vực của Ý, các thành phố tại Bắc Phi, cũng như nhiều bộ phận nay thuộc Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Chuyến du hành vòng quanh thế giới lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1519–1521. Tây Ban Nha là đế quốc đầu tiên được tả là "mặt trời không bao giờ lặn". Trong thời đại Khám phá có các cuộc thám hiểm táo bạo bằng đường biển và đường bộ, mở ra các tuyến giao thương mới xuyên đại dương, chinh phục và khởi đầu chủ nghĩa thực dân châu Âu. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha mang về các kim loại quý, gia vị, xa xỉ phẩm, và các loại thực vật chưa được biết đến trước đó, và giữ vai trò hàng đầu trong thay đổi hiểu biết của người châu Âu về toàn cầu. Nở rộ về văn hoá diễn ra trong giai đoạn này, hiện nay gọi là Thời đại hoàng kim Tây Ban Nha. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa nhân bản, phản cải cách, và các khám phá địa lý và chinh phục mới dẫn đến nổi lên Trường phái Salamanca, phát triển các thuyết hiện đại đầu tiên của luật pháp quốc tế và nhân quyền hiện nay.
Đến cuối thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII, Tây Ban Nha phải đối diện với các thách thức không ngừng từ mọi phía. Hải tặc Barbary nhận bảo trợ từ Đế quốc Ottoman, họ tiến hành các cuộc tập kích săn nô lệ làm phá vỡ đời sống tại nhiều khu vực ven biển, và làm hồi sinh mối đe doạ về một cuộc xâm lăng Hồi giáo. Trong thời gian này, Tây Ban Nha cũng thường xuyên có chiến tranh với Pháp. Cải cách Tin Lành kéo Tây Ban Nha vào rất sâu trong vũng lầy chiến tranh tôn giáo. Kết quả là quốc gia buộc phải mở rộng các nỗ lực quân sự ra khắp châu Âu và tại Địa Trung Hải. Các xung đột này làm tiêu hao nguồn lực và làm suy yếu kinh tế nói chung. Tây Ban Nha cố gắng nắm giữ hầu hết Đế quốc Habsburg phân tán, và giúp các lực lượng đế quốc của La Mã Thần thánh đảo ngược cục bộ bước tiến của lực lượng Tin Lành, song cuối cùng Tây Ban Nha buộc phải công nhận Bồ Đào Nha ly khai (hai quốc gia thống nhất trong một liên minh cá nhân từ năm 1580 đến năm 1640) cũng như Hà Lan, và cuối cùng chịu một số thất bại quân sự nghiêm trọng trước Pháp trong Chiến tranh Ba mươi năm.
Đến nửa cuối thế kỷ XVII, Tây Ban Nha bước vào giai đoạn dần suy thoái, phải giao một vài lãnh thổ nhỏ cho Pháp và Hà Lan, song vẫn duy trì và mở rộng đế quốc hải ngoại rộng lớn cho đến đầu thế kỷ XIX. Suy thoái lên đến cực độ trong tranh chấp kế vị vào những năm đầu thế kỷ XVIII. Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha là một xung đột quốc tế kết hợp nội chiến, kết quả là Tây Ban Nha mất các thuộc địa tại châu Âu và mất vị thế là một trong các cường quốc hàng đầu châu lục. Trong chiến tranh, một triều đại mới có nguồn gốc tại Pháp là Nhà Bourbon được thiết lập. Quốc vương Bourbon đầu tiên là Felipe V thống nhất hai vương quốc liên hiệp Castilla và Aragón thành một nhà nước duy nhất, bãi bỏ nhiều đặc quyền và pháp luật khu vực cũ.
Trong thế kỷ XVIII có một giai đoạn dần khôi phục và gia tăng thịnh vượng hầu khắp đế quốc. Chế độ Bourbon mới áp dụng hệ thống hiện đại hoá của Pháp về hành chính và kinh tế. Các tư tưởng khai sáng bắt đầu có được chỗ đứng trong một số thành phần tinh hoa và quân chủ của vương quốc. Tây Ban Nha giúp đỡ chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Bắc Mỹ thuộc Anh, giúp cải thiện vị thế quốc tế của vương quốc.
Chủ nghĩa tự do và quốc gia dân tộc
Năm 1793, Tây Ban Nha tham gia một liên minh chống lại chính quyền cách mạng Cộng hoà Pháp mới thành lập. Chiến tranh Pyrénées sau đó phân cực quốc gia khi xuất hiện phản ứng chống lại tầng lớp tinh hoa Pháp hoá, hoà bình với Pháp đạt được vào năm 1795 theo hoà ước Basel, kết quả là Tây Ban Nha mất hai phần ba lãnh thổ trên đảo Hispaniola. Thủ tướng nước này là Manuel Godoy sau đó cam kết liên minh với Pháp trong Chiến tranh Liên minh thứ ba, với kết thúc thắng lợi của người Anh trong trận Trafalgar vào năm 1805. Năm 1807, một hiệp định bí mật giữa Napoléon và Godoy (đã mất đi sự ủng hộ của nhân dân) lại dẫn đến tuyên chiến với Anh và Bồ Đào Nha. Khi quân đội của Napoléon tiến vào vương quốc để xâm chiếm Bồ Đào Nha, họ lại chiếm giữ các công sự chính của Tây Ban Nha. Quốc vương Tây Ban Nha bị nhạo báng, ông thoái vị để nhượng lại cho anh trai của Napoléon là Joseph Bonaparte.
Joseph Bonaparte được cho là một quân chủ bù nhìn, bị người Tây Ban Nha khinh miệt. Cách mạng ngày 2 tháng 5 năm 1808 là một trong nhiều cuộc khởi nghĩa dân tộc trên khắp đất nước nhằm chống lại chế độ Bonaparte. Những cuộc khởi nghĩa này đánh dấu khởi đầu chiến tranh độc lập chống lại chế độ Napoléon. Napoléon buộc phải đích thân can thiệp, đánh bại một số đội quân Tây Ban Nha và buộc một đội quân Anh phải triệt thoái. Tuy nhiên, các hành động quân sự tiếp theo của người Tây Ban Nha và quân Anh-Bồ Đào Nha, cộng với thất bại thảm hại của quân Pháp tại Nga, kết quả là quân đội Pháp bị hất khỏi Tây Ban Nha vào năm 1814, Quốc vương Fernando VII phục vị.
Trong Chiến tranh Napoléon, một thể chế cách mạng mang tên Nghị viện Cádiz được tập hợp vào năm 1810 nhằm phối hợp trong nỗ lực chống chế độ Bonaparte và chuẩn bị một hiến pháp. Các thành viên của thể chế đại diện cho toàn thể đế quốc. Năm 1812, một hiến pháp được công bố, theo đó quy định quyền đại diện phổ thông dưới chế độ quân chủ lập hiến, tuy nhiên sau khi chế độ Bonaparte sụp đổ thì Fernando VII giải tán Quốc hội và cai trị chuyên chế. Các sự kiện này báo trước xung đột giữa lực lượng bảo thủ và tự do trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Sự kiện Pháp chinh phục Tây Ban Nha tạo thuận lợi cho lực lượng chống thực dân tại Mỹ Latinh, họ bất mãn trước chính sách của chính phủ Tây Ban Nha là ưu đãi các công dân sinh tại Tây Ban Nha hơn là công dân sinh tại hải ngoại (Criollo). Bắt đầu từ năm 1809, các thuộc địa của Tây Ban Nha tại châu Mỹ xảy ra một loạt cuộc cách mạng và tuyên bố độc lập. Quốc vương Fernando VII nỗ lực tái lập kiểm soát song vô ích trước chống đối từ cả thuộc địa lẫn tại Tây Ban Nha, theo sau là các cuộc khởi nghĩa quân đội do các quan chức theo chủ nghĩa tự do lãnh đạo. Đến năm 1826, thuộc địa của Tây Ban Nha tại châu Mỹ chỉ còn lại Cuba và Puerto Rico.
Chiến tranh Napoléon khiến kinh tế Tây Ban Nha bị huỷ hoại, phân chia sâu sắc và bất ổn chính trị. Trong các thập niên 1830 và 1840, lực lượng chống tự do mang tên Carlismo đấu tranh chống lực lượng tự do trong Chiến tranh Carlistas. Lực lượng tự do thắng lợi, song xung đột giữa những người tự do cấp tiến và bảo thủ bùng phát và kết thúc bằng một giai đoạn hiến pháp yếu kém vào thời gian đầu. Sau Cách mạng Vinh quang năm 1868 và Đệ Nhất Cộng hoà Tây Ban Nha đoản mệnh, bắt đầu một giai đoạn quân chủ ổn định hơn với đặc trưng là thi hành turnismo (luân phiên cầm quyền giữa lực lượng tự do cấp tiến và tự do bảo thủ).
Vào cuối thế kỷ XIX, các phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại Philippines và Cuba. Đến năm 1895 và 1896 Chiến tranh độc lập Cuba và Cách mạng Philippines bùng phát và Hoa Kỳ can thiệp. Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ bùng phát vào mùa xuân năm 1898 và kết quả là Tây Ban Nha mất toàn bộ các thuộc địa bên ngoài châu Phi. Cuộc chiến tạo thêm động lực cho "Thế hệ 98" đang tiến hành phân tích về đất nước.
Giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ XX là một thời kỳ gia tăng thịnh vượng, song Tây Ban Nha lại không có nhiều hoà bình. Tây Ban Nha đóng một vai trò nhỏ trong Tranh giành châu Phi, họ thuộc địa hoá Tây Sahara, Maroc thuộc Tây Ban Nha và Guinea Xích Đạo. Tây Ban Nha duy trì trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tổn thất nặng trong Chiến tranh Rif tại Maroc khiến chính phủ bị mất tín nhiệm và xói mòn chế độ quân chủ. Một giai đoạn cai trị độc tài dưới quyền Tướng quân Miguel Primo de Rivera (1923–1931) kết thúc khi thành lập Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha. Chế độ mới cấp quyền tự trị chính trị cho các khu vực có khác biệt về ngôn ngữ là Basque, Cataluña và Galicia, và cấp quyền bầu cử cho phụ nữ. Trong giai đoạn này diễn ra cuộc đình công của các thợ mỏ Asturias vào năm 1934, khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng.
Thời kỳ Franco
Nội chiến Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1936. Lực lượng Quốc gia dưới quyền Tướng quân Francisco Franco được ủng hộ từ nước Đức Quốc xã và nước Ý phát xít, họ chiến đấu với phe Cộng hoà được hỗ trợ từ Liên Xô, Mexico và Lữ đoàn Quốc tế của Quốc tế cộng sản. Nội chiến diễn ra khốc liệt và các bên đều có các hành động tàn bạo, kết quả là trên 500.000 người thiệt mạng và khiến nửa triệu công dân đào thoát ra nước ngoài. Năm 1939, Tướng quân Franco giành chiến thắng và trở thành nhà cai trị độc tài.
Nhà nước do Franco lập nên quyết định trung lập trên danh nghĩa trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song đồng cảm với phe Trục. Chính đảng hợp pháp duy nhất dưới chế độ Franco là Falange Española Tradicionalista y de las JONS, thành lập vào năm 1937; đảng này nhấn mạnh chủ nghĩa falange, một dạng của chủ nghĩa phát xít đề cao chống cộng sản, dân tộc chủ nghĩa và Công giáo La Mã. Do Franco phản đối việc có các chính đảng cạnh tranh, nên đảng này được đổi tên thành Mặt trận Quốc gia (Movimiento Nacional) vào năm 1949.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha bị cô lập về chính trị và kinh tế, và nằm ngoài Liên Hợp Quốc. Tình thế thay đổi vào năm 1955 trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, khi quốc gia này trở nên quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ, trong việc thiết lập hiện diện quân sự nhằm đề phòng khả năng Liên Xô có động thái tại bồn địa Địa Trung Hải. Trong thập niên 1960, Tây Ban Nha đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy, được thúc đẩy nhờ công nghiệp hoá, di cư hàng loạt từ các khu vực nông thôn ra thành phố và tạo ra ngành du lịch đại chúng. Quyền cai trị của Franco có đặc điểm là độc tài, xúc tiến bản sắc quốc gia thống nhất, ủng hộ một hình thức rất bảo thủ của Công giáo La Mã gọi là Công giáo Quốc gia, và chính sách ngôn ngữ kỳ thị.
Khôi phục dân chủ
Đến khi Franco mất vào tháng 11 năm 1975, Juan Carlos kế tục vai trò quốc vương Tây Ban Nha và nguyên thủ quốc gia theo pháp luật từ thời Franco. Hiến pháp Tây Ban Nha 1978 được phê chuẩn và chế độ dân chủ được khôi phục, nhà nước phân nhiều quyền hạn cho các vùng và lập ra các tổ chức nội bộ dựa trên các cộng đồng tự trị. Luật Ân xá 1977 của Tây Ban Nha cho phép người thuộc chế độ Franco tiếp tục tham gia các thể chế.
Tại xứ Basque, chủ nghĩa dân tộc Basque cùng tồn tại với một phong trào dân tộc cấp tiến dưới quyền lãnh đạo của tổ chức khủng bố vũ trang ETA. Nhóm này được thành lập vào năm 1959 thời chế độ Franco, song tiếp tục tiến hành chiến dịch bạo lực sau khi Tây Ban Nha khôi phục chế độ dân chủ và cấp quyền tự trị mức độ lớn cho các vùng. Ngày 23 tháng 2 năm 1981, các thành phần nổi loạn trong lực lượng an ninh chiếm giữ Quốc hội nhằm lập một chính phủ do quân đội ủng hộ. Quốc vương Juan Carlos sử dụng quyền chỉ huy quân đội và ra lệnh thành công cho những người đảo chính phải đầu hàng.
Trong thập niên 1980, khôi phục dân chủ khiến cho xã hội Tây Ban Nha ngày càng cởi mở, xuất hiện các phong trào văn hoá mới có nền tảng tự do. Ngày 30 tháng 5 năm 1982, Tây Ban Nha gia nhập NATO sau một cuộc trưng cầu dân ý. Trong cùng năm, Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha (PSOE) lên nắm quyền, lập ra chính phủ cánh tả đầu tiên trong vòng 43 năm. Năm 1986, Tây Ban Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu. Đảng Dân chủ (BP) lên nắm quyền vào năm 1996 sau các bê bối xung quanh việc chính phủ của Felipe González tham gia vào cuộc chiến bẩn thỉu chống ETA.
Từ năm 2002, Tây Ban Nha cho lưu hành hoàn toàn đồng euro, và quốc gia này trải qua tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, hơn nhiều mức trung bình của Liên minh châu Âu vào đầu thập niên 2000. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích kinh tế cảnh báo giá bất động sản cao bất thường và thâm hụt ngoại thương cao có thể sẽ khiến kinh tế sụp đổ.
Năm 2003, José María Aznar ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush trong Chiến tranh Iraq, và một phong trào phản chiến mạnh mẽ nổ ra trong xã hội Tây Ban Nha. Ngày 11 tháng 3 năm 2004, một tổ chức khủng bố Hồi giáo tiến hành đánh bom tàu hoả tại Madrid, khiến 191 người thiệt mạng. Do sự kiện diễn ra gần tổng tuyển cử 2004, vấn đề trách nhiệm trở thành một tranh luận chính trị. Cuộc bầu cử kết thúc với chiến thắng của PSOE, dưới quyền José Luis Rodríguez Zapatero.
Tỷ lệ cư dân Tây Ban Nha sinh tại nước ngoài gia tăng nhanh chóng khi kinh tế bùng nổ vào đầu thập niên 2000, song sau đó suy giảm do khủng hoảng tài chính. Năm 2005, chính phủ Tây Ban Nha hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Quá trình phân quyền gặp phải nhiều chống đối từ Toà án Hiến pháp và phe đối lập bảo thủ. Chính phủ đàm phán với ETA, và nhóm này tuyên bố đình chỉ bạo lực vĩnh viễn vào năm 2010.
Bong bóng bất động sản Tây Ban Nha nổ tung vào năm 2008 dẫn đến khủng hoảng tài chính 2008-2016 tại nước này. Do mức độ thất nghiệp cao, cắt giảm chi tiêu chính phủ, tham nhũng của hoàng gia và Đảng Nhân dân, dẫn đến các cuộc kháng nghị vào năm 2011-2012 tại Tây Ban Nha. Phong trào Cataluña độc lập cũng trỗi dậy. Năm 2011, Đảng Nhân dân có tư tưởng bảo thủ của Mariano Rajoy giành thắng lợi trong bầu cử và Rajoy trở thành thủ tướng, với một chương trình cắt giảm chi tiêu xã hội. Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Quốc vương Juan Carlos thoái vị, con trai ông trở thành Quốc vương Felipe VI.
Địa lý
Tây Ban Nha nằm tại miền tây nam châu Âu, chiếm hầu hết (85%) bán đảo Iberia, và còn bao gồm quần đảo Baleares tại Địa Trung Hải, quần đảo Canaria tại Đại Tây Dương, và năm địa phương có chủ quyền (Plazas de soberanía) nằm trên hoặc ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Phi: Ceuta, Melilla, Islas Chafarinas, Peñón de Alhucemas, và Peñón de Vélez de la Gomera. Đại lục Tây Ban Nha về phía đông và nam gần như hoàn toàn giáp với Địa Trung Hải (trừ một đoạn nhỏ biên giới trên bộ với Gibraltar); về phía bắc giáp Pháp, Andorra và vịnh Biscay; về phía tây giáp Đại Tây Dương và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có diện tích 504.030 km², là quốc gia lớn thứ tư tại châu Âu, và có độ cao trung bình là 650 m. Trong đó, 499.542 km² là mặt đất và 5.240 km² là mặt nước.
Tây Ban Nha nằm giữa 36° và 44° vĩ Bắc, giữa 19° kinh Tây và 5° kinh Đông. Tây Ban Nha về mặt địa lý nằm trong múi giờ UTC±0:00 do có kinh tuyến Greenwich đi qua lãnh thổ. Tuy nhiên, kể từ năm 1940 Tây Ban Nha sử dụng múi giờ UTC+1:00 hay còn gọi là múi giờ Trung Âu, riêng quần đảo Canaria dùng múi giờ UTC±0:00. Tây Ban Nha sử dụng múi giờ mùa hè. Bờ biển Đại Tây Dương của Tây Ban Nha dài 710 km. Dãy núi Pyrénées trải dài 435 km từ Địa Trung Hải đến vịnh Biscay. Tại cực nam của Tây Ban Nha là eo biển Gibraltar, nó chia tách bán đảo Iberia và châu Âu với Maroc tại Bắc Phi; điểm hẹp nhất của eo biển chỉ rộng 13 km. Tài nguyên thiên nhiên của Tây Ban Nha gồm có than đá, than non, quặng sắt, uran, thủy ngân, pyrit, fluorspar, thạch cao, kẽm, chì, wolfram, đồng, kaolin, potash, sepiolit.
Meseta Central chiếm phần lớn khu vực đại lục của Tây Ban Nha, nó là một cao nguyên vùng cao bị các dãy núi vây quanh và chia cắt. Các địa hình khác gồm các đồng bằng hẹp ven biển và một số thung lũng sông vùng thấp, đáng chú ý nhất là đồng bằng Andalucía tại tây nam. Quốc gia có thể được chia thành mười vùng hoặc phân vùng tự nhiên: Meseta Central chi phối, dãy núi Cantabrica (Cordillera Cantabrica) và vùng tây bắc, vùng Ibérico, Pyrénées, vùng Penibético tại đông nam, đồng bằng Andalucía, bồn địa Ebro, các đồng bằng ven biển, quần đảo Baleares, và quần đảo Canaria. Chúng thường được nhóm thành bốn loại hình: Meseta Central và các dãy núi liên kết, các vùng núi khác, các vùng đất thấp, và các đảo.
Vùng núi
Meseta Central ("cao nguyên nội lục") là một cao nguyên lớn nằm tại trung tâm của đại lục Tây Ban Nha, có độ cao từ 640 m đến 760 m. Cao nguyên có các dãy núi bao quanh, dốc nhẹ về phía tây và đến hàng loạt sông tạo thành một số đoạn biên giới với Bồ Đào Nha. Hệ thống dãy núi Sistema Central được miêu tả là "cột sống" của Meseta Central, nó chia Meseta thành các phân vùng phía bắc và phía nam, phần phía bắc cao hơn và nhỏ hơn phần phía nam. Sistema Central bao quanh thủ đô Madrid với các đỉnh núi cao đến 2.400 m về phía bắc thành phố. Phía tây Madrid, Sistema Central có đỉnh cao nhất là Pico Almanzor với 2.592 m. Các núi của Sistema Central có một số đặc điểm băng hà: Phần cao nhất của các đỉnh có tuyết phủ trong hầu hết năm. Mặc dù có độ cao lớn, song hệ thống núi này không tạo chướng ngại lớn giữa các phần miền bắc và miền nam của Meseta Central do có nhiều đèo tạo điều kiện cho giao thông đường bộ và đường sắt đến tây bắc và đông bắc.
Phần phía nam của Meseta () lại được phân chia bởi dãy núi đôi, Montes de Toledo chạy sang phía đông cùng với Sierra de Guadalupe chạy về phía tây. Các đỉnh của chúng không vượt quá 1.500 m. Chúng có nhiều đèo dễ vượt qua, trong đó có đèo nối Meseta với đồng bằng Andalucía, Montes de Toledo không phải là trở ngại cho giao thông và thông tin. Chuỗi này gồm các dãy núi thấp tách biệt khỏi Sistema Central về phía bắc qua sông Tagus dài nhất bán đảo.
Các vùng núi bao quanh Meseta Central và gắn liền với nó là Sierra Morena, Cordillera Cantábrica, và Sistema Ibérico. Sierra Morena tạo thành rìa nam của Meseta Central, tại phía đông nó hợp nhất với phần mở rộng về phía nam của Sistema Iberico, và vươn về phía tây dọc rìa bắc của thung lũng sông Guadalquivir để hợp cùng các dãy núi tại miền nam Bồ Đào Nha. Khối núi Sierra Morena kéo dài về phía bắc đến sông Guadiana, sông này tách nó khỏi Sistema Central. Mặc dù có độ cao tương đối thấp, hiếm khi vượt quá 1.300 m, song dãy núi Sierra Morena có địa hình gồ ghề tại rìa nam. Cordillera Cantábrica là một thành hệ đá vôi, chạy song song và nằm gần bờ biển phía bắc, gần vịnh Biscay. Đỉnh cao nhất của nó là Picos de Europa, vượt 2.600 m. Cordillera Cantábrica trải dài 182 km và đột ngột dốc xuống gần bờ biển. Về phía tây là các vùng đồi của vùng tây bắc, và phía đông là dãy núi Basque liên kết nó với Pyrénées. Sistema Ibérico trải dài từ Cordillera Cantábrica về hướng đông nam, gần Địa Trung Hải, trải dài từ sông Ebro đến sông Júcar. Các sườn núi khô cằn và gồ ghề của dãy núi này có diện tích gần 21.000 km². Dãy núi vượt 2.000 m tại phần miền bắc của nó và đạt độ cao lớn nhất trên 2.300 tại phía đông đầu nguồn sông Duero. Dãy núi có sườn cực kỳ dốc, thường bị cắt xẻ thành những hẻm núi sâu và hẹp.
Dãy Pyrénées trải dài từ rìa đông của Cordillera Cantábrica đến Địa Trung Hải, tạo hành một hàng rào vững chắc ngăn cách Tây Ban Nha và Pháp, giữ vai trò là biên giới tự nhiên trong suốt lịch sử. Có thể đi lại dễ dàng tại địa hình tương đối thấp tại cực đông và tây của dãy núi, tại đó có các tuyến đường sắt và đường bộ quốc tế vượt biên giới. Tuy nhiên, phần giữa của dãy Pyrénées sẽ gây khó khăn cho việc đi lại. Tại một vài nơi, có các đỉnh cao trên 3.000 m; đỉnh cao nhất là Pico de Aneto vượt 3.400 m.
Sistema Penibético trải dài từ cực nam của Tây Ban Nha hướng về phía đông bắc, chạy song song với bờ biển cho đến khi hợp nhất với phần kéo dài về phía nam của Sistema Ibérico gần sông Júcar và với phần mở rộng về phía đông của Sierra Morena. Sierra Nevada là bộ phận của Sistema Penibético phía nam Granada, dãy này có đỉnh cao nhất bán đảo và đại lục Tây Ban Nha là Mulhacén với 3.479 m. Các đỉnh cao khác của dãy cũng vượt 3.000 m.
Vùng thấp và hải đảo
Các vùng thấp chính là đồng bằng Andalucía tại phía tây nam, bồn địa Ebro tại đông bắc, và các đồng bằng ven biển. Đồng bằng Andalucía về cơ bản là một thung lũng sông rộng, có sông Guadalquivir chảy qua. Sông mở rộng dọc theo dòng chảy, đạt đến điểm rộng nhất tại vịnh Cadiz. Bao quanh đồng bằng Andalucía ở phía bắc là Sierra Morena và ở phía nam là Sistema Penibético; nó trải dài đến một đỉnh ở phía đông nơi hai chuỗi núi này gặp nhau. Bồn địa Ebro được tạo thành từ thung lũng sông Ebro, có các dãy núi giới hạn tại ba mặt—Sistema Ibérico về phía nam và tây, Pyrénées về phía bắc và đông, và phần mở rộng ven biển của nó song song vời bờ phía đông. Các thung lũng sông nhỏ tại vùng thấp gần biên giới với Bồ Đào Nha thuộc lưu vực sông Tagus và Guadiana.
Các đồng bằng ven biển là các dải hẹp nằm giữa các dãy núi ven biển và biển cả. Chúng rộng nhất là dọc vịnh Cádiz, tại đây đồng bằng ven biển liền kề đồng bằng Andalucía, và dọc các bờ biển phía nam và giữa phía đông. Đồng bằng ven biển hẹp nhất chạy dọc vịnh Biscay, tại đây Cordillera Cantábrica kết thúc gần bờ biển.
Khu vực còn lại của Tây Ban Nha là quần đảo Baleares tại Địa Trung Hải và quần đảo Canaria tại Đại Tây Dương. Quần đảo Baleares có tổng diện tích 5.000 km², cách 80 km ngoài khơi bờ biển phần giữa phía đông của Tây Ban Nha. Các dãy núi vươn lên từ Địa Trung Hải tạo thành các đảo này, chúng là phần mở rộng của Sistema Penibetico. Điểm cao nhất của quần đảo có độ cao 1.400 m, nằm tại phần tây bắc của Mallorca, gần bờ biển. Phần trung tâm của Majorca là một đồng bằng, bị giới hạn về phía đông và đông nam bởi các vùng đồi đứt đoạn. Quần đảo Canaria nằm cách 90 km ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Phi, chúng có nguồn gốc núi lửa. Tenerife và Gran Canaria là các đảo trung tâm, có các đỉnh cao nhất. Pico de Las Nieves tại Gran Canaria có chiều cao 1.949 m, và Teide tại Tenerife có chiều cao 3.718 m. Teide là một núi lửa đã tắt, đây là đỉnh cao nhất Tây Ban Nha và là núi lửa lớn thứ ba thế giới tính từ chân núi.
Thủy văn
Có khoảng 1.800 sông và dòng chảy tại Tây Ban Nha, trong số đó Tagus là sông dài nhất với 1.007 km, hầu hết các sông có dòng chảy ngắn. Các sông ngắn này mang lượng nước nhỏ và không đều, và chúng có lòng sông khô theo mùa; tuy nhiên khi chúng chảy thì thường nhanh và cuồn cuộn. Hầu hết các sông khởi nguồn từ các dãy núi bao quanh hoặc chia cắt Meseta Central và chảy về phía tây qua cao nguyên sang Bồ Đào Nha rồi đổ vào Đại Tây Dương. Một ngoại lệ đáng chú ý là sông Ebro có dòng chảy dồi dào nhất tại Tây Ban Nha, nó chảy về phía đông rồi đổ vào Địa Trung Hải. Các sông tại cực tây bắc và tại đồng bằng ven biển phía bắc đổ trực tiếp vào Đại Tây Dương. Bờ biển tây bắc cũng bị cắt xẻ.
Các sông lớn chảy về phía tây qua Meseta Central gồm có Duero, Tagus, Guadiana và Guadalquivir. Sông Guadalquivir là một trong các sông quan trọng nhất tại Tây Ban Nha vì nó tưới tiêu cho một thung lũng phì nhiêu, tạo nên một vùng nông nghiệp trù phú, và do tàu thuyền có thể thông hành trên sông vào nội lục, khiến Sevilla là cảng sông nội lục duy nhất có thể lưu thông đường biển tại Tây Ban Nha. Sông chính tại vùng tây bắc là Miño. Đập El Atazar là một đập lớn được xây gần Madrid để cung cấp nước.
Tình trạng thiếu nước tạo ra một mối đe doạ nghiêm trọng cho Tây Ban Nha. Khan hiếm nước là vấn đề quan trọng tại nhiều khu vực khắp đất nước và biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, với các giai đoạn thời tiết khô hạn kéo dài hơn. Các vấn đề cung cấp thường xuyên xảy ra tại bồn địa Jucar vào mùa hè. Tại bồn địa Segura, khan hiếm nước dẫn đến việc tăng giá nước. Về tổng thể, khu vực phía đông nam của Tây Ban Nha đặc biệt dễ bị tổn hại do thiếu nước. Hơn nữa, các khu vực rộng lớn ven Địa Trung Hải đã bị tác động từ xâm nhập mặn.
Khí hậu
Tây Ban Nha có thể được tách thành ba vùng khí hậu chính, dựa theo vị trí địa lý và điều kiện địa hình:
Khí hậu Địa Trung Hải có đặc điểm là mùa hè ấm/nóng và khô, kiểu khí hậu này chi phối tại bán đảo. Nó có hai dạng là Csa và Csb theo phân loại khí hậu Köppen.
Đới Csa gắn với các khu vực có mùa hè nóng. Nó chi phối tại bờ biển và nội lục Địa Trung Hải và miền nam giáp Đại Tây Dương suốt Andalucía, Extremadura và hầu hết phần trung tâm đất nước. Csa gồm các vùng khí hậu có mùa đông tương đối ấm lẫn lạnh, vốn được cho là cực kỳ khác biệt với nhau ở cấp độ địa phương, do đó phân loại Köppen thường bị bỏ qua tại Tây Ban Nha. Các bản đồ khí hậu địa phương thường chia vùng Địa Trung Hải (bao trùm hầu hết đất nước) thành các vùng mùa đông ấm và mùa đông lạnh, thay vì theo nhiệt độ mùa hè.
Đới Csb có mùa hè ấm thay vì nóng, và mở rộng thêm các khu vực có mùa đông mát không tiêu biểu cho khí hậu Địa Trung Hải, như phần lớn miền trung và bắc-trung của Tây Ban Nha (miền tây Castilla–León, miền đông bắc Castilla-La Mancha và miền bắc Madrid) và đến các khu vực mưa nhiều hơn (đáng chú ý là Galicia). Chú ý là các khu vực có lượng mưa tương đối cao như Galicia không được cho là có khí hậu Địa Trung Hải theo phân loại địa phương, mà được phân loại là đại dương.
Khí hậu bán khô hạn (BSk, BSh) chi phối tại một phần tư đông nam của quốc gia, song cũng lạn rộng tại nhiều khu vực khác. Nó bao trùm hầu hết vùng Murcia, miền nam Valencia và miền đông Andalucía, nơi này cũng tồn tại khí hậu hoang mạc nóng thực sự. Xa về phía bắc, nó chi phối tại thượng du và trung du thung lũng Ebro chảy qua miền nam Navarra, miền trung Aragón và miền tây Cataluña. Nó cũng tồn tại ở Madrid, Extremadura, Castilla-La Mancha, và một số địa điểm thuộc miền tây Andalucía. Mùa khô kéo dài qua mùa hè và nhiệt độ trung bình tuỳ thuộc vào cao độ và vĩ độ.
Khí hậu đại dương (Cfb), nằm tại một phần tư miền bắc của quốc gia, đặc biệt là vùng ven Đại Tây Dương (Xứ Basque, Cantabria, Asturias, và một phần Galicia cùng Castilla–León). Ngoài ra, nó còn hiện diện tại miền bắc Navarra, tại hầu hết các khu vực vùng cao dọc Sistema Ibérico và trong các thung lũng Pyrénees- tại đây cũng tồn tại một biến thể cận nhiệt đới ẩm (Cfa). Nhiệt độ mùa đông và mùa hè chịu tác động từ biển, và không bị hạn hán theo mùa.
Ngoài các kiểu khí hậu chính này, còn có các kiểu phụ khác, như khí hậu núi cao và khí hậu lục địa (Dfc, Dfb / Dsc, Dsb) trên dãy Pyrénées cũng như nhiều nơi tại Cordillera Cantábrica, Sistema Central, Sierra Nevada và Sistema Ibérico, và có một khí hậu hoang mạc đặc trưng (BWk, BWh) tại vùng Almería, Murcia và miền đông quần đảo Canaria. Các vùng thấp của quần đảo Canaria có nhiệt độ trung bình trên 18,0 °C vào tháng mùa lạnh nhất, do đó có khí hậu nhiệt đới.
Động thực vật
Hệ động vật của Tây Ban Nha đa dạng ở mức cao, phần nhiều là do vị trí địa lý thuộc bán đảo Iberia giữa Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, giữa châu Phi và châu Âu, và có sự đa dạng lớn về môi trường sống và sinh cảnh nhờ có nhiều loại khí hậu và các vùng khác biệt lớn. Một số loài bản địa của Tây Ban Nha lan truyền khắp thế giới, như thỏ châu Âu thời cổ đại, hay loài chim yến Đại Tây Dương thời hiện đại. So với châu Âu, Tây Ban Nha có mức độ đa dạng sinh học cao, và có số lượng các loài có xương sống lớn nhất (khoảng 570) trong số các quốc gia châu Âu.
Tại bán đảo Iberia có thể tìm thấy các loài đã biến mất tại các khu vực khác của châu Âu, đó là do trong quá khứ Tây Ban Nha là lãnh thổ có dân cư thưa thớt so với các quốc gia như Đức, Anh hay Ý. Hơn nữa, Tây Ban Nha còn công nghiệp hoá muộn, song cũng gây ra suy giảm số lượng các loài và tuyệt chủng một số loài khác trong suốt thế kỷ XX. Hiện nay, có nhiều loài hiện diện có nguồn gốc từ động vật châu Phi, như tắc kè hoa, rùa cạn. Trong số các loài ăn thịt lớn, có hai loài đã biến mất tại phần lớn Tây Âu: Gấu nâu sống sót trên dãy Cantabria và một số vùng cô lập trên dãy Pyrénées; chó sói Iberia là phân loài đặc hữu của bán đảo. Trong số các loài ăn thịt tiêu biểu nhất, chắc chắn là có linh miêu Iberia, là loài thuộc họ Mèo bị đe doạ lớn nhất tại châu Âu. Dê núi Iberia là một loài đặc hữu, nó phân bố rải rác trên bán đảo. Số lượng các loài chim tại bán đảo Iberia rất cao so với các hệ động vật châu Âu khác, một phần là do các loài chim từ Bắc Âu và châu Phi hạ Sahara đến trú đông hoặc làm tổ tại đây. Quần đảo Canaria cũng có các loài chim và thú đặc hữu.
Hệ thực vật Tây Ban Nha phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, khí hậu và vĩ độ. Lãnh thổ Tây Ban Nha được chia thành các vùng địa lý thực vật khác nhau (vùng cực núi cao, châu Âu-Siberia, Địa Trung Hải, và Macaronesia tại Canaria), mỗi vùng có các đặc đểm thực vật riêng phần lớn là do tương tác giữa các nhân tố sinh học và phi sinh học khác nhau. Trong châu Âu, Tây Ban Nha có số lượng loài thực vật lớn nhất (7.600 loài thực vật có mạch). Hệ thực vật tại quần đảo Canaria có tính đặc hữu cao, với hơn 500 loài đặc hữu.
Chính trị
Hiến pháp lịch sử của Tây Ban Nha có từ năm 1812. Hiến pháp Tây Ban Nha 1978 là đỉnh điểm trong quá trình chuyển đổi dân chủ tại Tây Ban Nha. Do thiếu kiên nhẫn với tiến trình cải cách chính trị dân chủ chậm chạp vào năm 1976 và 1977, Quốc vương Juan Carlos vốn có cá tính mạnh đã quyết định bãi chức Carlos Arias Navarro và bổ nhiệm nhà cải cách Adolfo Suárez làm thủ tướng. Tổng tuyển cử năm 1977 triệu tập Constituent Cortes (Nghị viện Tây Ban Nha) nhằm mục đích soạn thảo và phê chuẩn hiến pháp năm 1978. Trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 6 tháng 12 năm 1978, 88% cử tri phê chuẩn hiến pháp mới.
Theo hiến pháp, Tây Ban Nha hiện gồm có 17 cộng đồng tự trị và hai thành phố tự trị với các mức độ tự trị khác nhau, song hiến pháp quy định rõ ràng về tính thống nhất không thể chia cắt của quốc gia Tây Ban Nha. Hiến pháp cũng quy định rằng Tây Ban Nha không có quốc giáo, và mọi người được tự do hành lễ hoặc tin tưởng theo ý nguyện của bản thân.
Chính quyền Tây Ban Nha thông qua một đạo luật vào năm 2007 nhằm mục tiêu tăng cường bình đẳng giới trong sinh hoạt chính trị và kinh tế tại Tây Ban Nha. Đến tháng 5 năm 2017, có 140 trong số 350 thành viên Hạ nghị viện là nữ giới. Con số này đưa Tây Ban Nha xếp hạng 12 về tỷ lệ nữ giới trong hạ nghị viện. Tại Thượng nghị viện, có 101 nữ nghị sị trong tổng số 263 ghế, chiếm 38%. Chỉ số vai trò của giới (GEM) tại Tây Ban Nha trong báo cáo phát triển con người Liên Hợp Quốc là 0,794 trong giai đoạn 2007-2008, xếp thứ 12 thế giới.
Tây Ban Nha là một quốc gia quân chủ lập hiến, có một quân chủ kế tập và một quốc hội lưỡng viện: Cortes Generales. Nhánh hành pháp gồm có Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha, chủ trì là Thủ tướng, do quốc vương chỉ định và bổ nhiệm và được Đại hội Đại biểu xác nhận sau bầu cử lập pháp. Theo tập quán chính trị từ Hiến pháp 1978, người được quốc vương bổ nhiệm đều đến từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Nhánh lập pháp gồm có Đại hội Đại biểu (Congreso de los Diputados) với 350 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu đại diện tỷ lệ bằng phương pháp D'Hondt, khu vực bầu cử là các tỉnh, có nhiệm kỳ bốn năm; và một Thượng nghị viện (Senado) gồm 259 ghế, 208 trong số đó được bầu trực tiếp từ phiếu phổ thông và 51 ghế do các cơ quan lập pháp cấp vùng bổ nhiệm, họ đều có nhiệm kỳ bốn năm.
Tây Ban Nha có mức độ tự do vào hàng cao nhất thế giới đối với cộng đồng LGBT. Trong số các quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát vào năm 2013, Tây Ban Nha xếp hạng nhất về chấp nhận tình dục đồng giới, với 88% xã hội ủng hộ cộng đồng đồng tính nam so với 11% ngược lại.
Hành chính
Tây Ban Nha về mặt kết cấu tổ chức được gọi là Estado de las Autonomías ("nhà nước của các vùng tự trị"); đây là một trong các quốc gia phân quyền nhất tại châu Âu, cùng với Thuỵ Sĩ, Đức và Bỉ. Tây Ban Nha gồm có 17 cộng đồng tự trị và 2 thành phố tự trị, chúng là các đơn vị hành chính cấp một. Các cộng đồng tự trị hình thành sau khi hiến pháp hiện hành có hiệu lực vào năm 1978, theo đó công nhận quyền tự quản của "các dân tộc và vùng của Tây Ban Nha". Các cộng đồng tự trị được hợp thành từ các tỉnh nằm liền kề nhau, có các điểm chung về lịch sử, văn hoá và kinh tế. Hai thành phố tự trị Ceuta và Melilla nằm trên bờ biển Bắc Phi.
Luật tổ chức cơ bản của mỗi cộng đồng tự trị là Quy chế tự trị. Quy chế tự trị quy định tên gọi của cộng đồng theo bản sắc lịch sử và đương đại, và giới hạn về lãnh thổ, tên gọi và tổ chức của các thể chế chính phủ và quyền lực mà họ được hưởng theo hiến pháp. Chính quyền tất cả các cộng đồng tự trị cần phải dựa trên phân chia quyền lực, gồm một hội đồng lập pháp với các nghị viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, một hội đồng chính phủ có các chức năng hành pháp và hành chính do một chủ tịch lãnh đạo (người này được hội đồng lập pháp bầu ra và do quốc vương bổ nhiệm), và một toà án tối cao dưới thẩm quyền của toà án tối cao Tây Ban Nha.
Cataluña, Galicia và xứ Basque tự xác định là dân tộc, họ được cấp quyền tự quản thông qua một quá trình nhanh chóng. Andalucía cũng lấy danh nghĩa như vậy trong Quy chế tự trị đầu tiên của họ, song cộng đồng này tuân theo một quá trình dài hơn theo quy định của hiến pháp giống như phần còn lại của quốc gia. Dần dần, các cộng đồng khác khi sửa đổi Quy chế tự trị của mình cũng lấy danh nghĩa này nằm phù hợp với bản sắc lịch sử và hiện đại của họ, như Cộng đồng Valencia, quần đảo Canaria, quần đảo Baleares, và Aragón.
Các cộng đồng tự trị có quyền tự trị lập pháp và hành pháp rộng rãi. Phân bổ quyền lực có thể khác biệt giữa các cộng đồng, dựa theo Quy chế tự trị của họ, do phân quyền được dự định là bất đối xứng. Chỉ có hai cộng đồng là Xứ Basque và Navarre có quyền tự chủ tài chính hoàn toàn. Ngoài tự chủ tài chính, các "dân tộc" Andalucía, Xứ Basque, Cataluña, và Galicia được phân quyền nhiều hơn so với các cộng đồng khác, trong đó có khả năng chủ tịch vùng giải thể nghị viện và kêu gọi bầu cử. Ngoài ra, Xứ Basque, Cataluña và Navarra có quân đoàn cảnh sát riêng, lần lượt là Ertzaintza, Mossos d'Esquadra và Policía Foral. Các cộng đồng khác có lực lượng hạn chế hơn, hoặc không có. Tuy vậy, các sửa đổi gần đây đã giảm thiểu tính bất đối xứng giữa quyền lực trao cho các "dân tộc" và các vùng còn lại.
Các cộng đồng tự trị được chia thành các tỉnh, các tỉnh lại được chia thành các khu tự quản. Sự tồn tại của các tỉnh và khu tự quản được hiến pháp bảo vệ. Các khu tự quản được cấp quyền tự quản về các vấn đề nội bộ, và các tỉnh là đơn vị lãnh thổ thi hành hoạt động của nhà nước. Phân chia cấp tỉnh hiện nay chủ yếu dựa vào phân chia lãnh thổ năm 1833, theo đó lãnh thổ Tây Ban Nha được chia thành 50 tỉnh. Các cộng đồng Asturias, Cantabria, La Rioja, quần đảo Baleares, Madrid, Murcia và Navarra chỉ gồm một tỉnh duy nhất, cùng tồn tại với cộng đồng. Trong trường hợp này, các thể chế hành chính của tỉnh bị thay thế bằng các thể chế hành chính của cộng đồng. Tại Cataluña, comarques (số ít comarca) là tập hợp các khu tự quản và vegueries (số ít vegueria) là tập hợp các comarques.
Ngoại giao
Sau khi khôi phục chế độ dân chủ từ năm 1975, chính sách ngoại giao của Tây Ban Nha ưu tiên phá vỡ cô lập ngoại giao từ thời kỳ Franco và mở rộng quan hệ ngoại giao, gia nhập Cộng đồng châu Âu, và xác định quan hệ an ninh với phương Tây. Tây Ban Nha là một thành viên NATO từ năm 1982, và tham gia vào các hoạt động an ninh quốc tế đa phương. Quyền thành viên trong Liên minh châu Âu đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha. Đối với các vấn đề bên ngoài Tây Âu, Tây Ban Nha cũng ưu tiên phối hợp nỗ lực với đối tác trong Liên minh châu Âu thông qua cơ chế hợp tác chính trị châu Âu. Việc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập Liên minh châu Âu giúp giải quyết một số xung khắc mậu dịch định kỳ giữa họ. Hợp tác song phương Tây Ban Nha-Pháp được tăng cường do hành động chung chống lại bạo lực của ETA.
Tây Ban Nha duy trì gắn bó đặc biệt với các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. Chính sách của quốc gia này nhấn mạnh về khái niệm một cộng đồng Iberia-châu Mỹ, tìm cách liên kết bán đảo Iberia với các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha tại Trung Mỹ và Nam Mỹ thông qua ngôn ngữ, thương mại, lịch sử và văn hoá. Tây Ban Nha là một hình mẫu có ảnh hưởng về chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ của khu vực. Tây Ban Nha duy trì các chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật cùng trao đổi văn hoá với Mỹ Latinh, cả song phương lẫn trong khuôn khổ Liên minh châu Âu.
Tây Ban Nha duy trì quan hệ đặc biệt với các quốc gia trong bồn địa Địa Trung Hải. Năm 1995, chính phủ của Felipe González đề xuất lên Liên minh châu Âu về tiến trình Barcelona, kế hoạch này được Pháp tái khởi động vào năm 2008 bằng Liên minh Địa Trung Hải. Tây Ban Nha có quan hệ thông hiểu với Algieria và Tunisia, song quan hệ với Maroc lại phức tạp hơn rất nhiều do các vấn đề như ngư nghiệp, nhập cư, yêu sách chủ quyền của Maroc đối với Ceuta và Melilla.
Trong khi đó, Tây Ban Nha bắt đầu mở rộng tiếp xúc với châu Phi hạ Sahara, quan tâm đặc biệt đến thuộc địa cũ của mình là Guinea Xích Đạo và duy trì chương trình viện trợ lớn cho nước này. Gần đây, Tây Ban Nha tìm cách có quan hệ mật thiết hơn với Senegal, Mauritania, Mali và các quốc gia khác nhằm tìm giải pháp cho vấn đề nhập cư bất hợp pháp đến quần đảo Canaria. Trong quan hệ với thế giới Ả Rập, Tây Ban Nha thường xuyên ủng hộ lập trường của khối Ả Rập về các vấn đề Trung Đông. Các quốc gia Ả Rập là một mối quan tâm ưu tiên của Tây Ban Nha do là nguồn cung dầu khí và một vài quốc gia Ả Rập có đầu tư đáng kể tại Tây Ban Nha. Tây Ban Nha nằm trong số các quốc gia châu Âu cuối cùng công nhận Israel, và duy trì quan hệ ngoại giao từ năm 1986. Dù Philippines từng là thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, song quan hệ song phương còn yếu, phần lớn tập trung vào khía cạnh văn hoá và các chương trình hỗ trợ nhân đạo.
Maroc tranh chấp chủ quyền với Tây Ban Nha về plazas de soberanía. Tây Ban Nha yêu sách chủ quyền đối với lãnh thổ hải ngoại Gibraltar của Anh Quốc, phản đối quần đảo Selvagens của Bồ Đào Nha có vùng đặc quyền kinh tế, và tranh chấp đảo Perejil ngoài khơi Maroc từng dẫn đến xung đột vũ trang vào năm 2002. Bồ Đào Nha không công nhận chủ quyền của Tây Ban Nha đối với Olivenza.
Quân sự
Thế kỷ XVI và XVII đánh dấu đỉnh cao sức mạnh của Tây Ban Nha, còn được gọi là Thời kỳ hoàng kim Tây Ban Nha. Tây Ban Nha giành được một đế quốc rộng lớn khi đánh bại các nhà nước tập quyền tại châu Mỹ, và thuộc địa hoá Philippines. Các đơn vị "tercio" của Tây Ban Nha nhờ có vàng và bạc của đế quốc nên đã chi phối châu Âu. Sức mạnh quân sự của Tây Ban Nha phai nhạt sau Chiến tranh Ba mươi năm, song nhờ tái củng cố hải quân nên quốc gia này vẫn duy trì là một cường quốc quân sự lớn trong suốt thế kỷ XVIII, cạnh tranh với Anh và Pháp trên toàn cầu. Chiến tranh Napoléon làm thay đổi đột ngột lịch sử quân sự Tây Ban Nha, các thuộc địa tại châu Mỹ tiến hành chiến tranh giành độc lập thành công, kéo theo nội chiến trong nước. Tàn dư của đế quốc tại châu Mỹ và châu Á sụp đổ vào năm 1898 khi phải đương đầu với thế lực đang lên là Hoa Kỳ. Nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939 là nơi thử nghiệm trước các chiến thuật trong Chiến tranh thế giới thứ hai, như chiến thuật chiến đấu hàng không và xe bọc thép.
Tây Ban Nha trở thành một thành viên của NATO từ năm 1982, quyết định này được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1986. Các điều kiện là giảm thiểu các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, không tích hợp Tây Ban Nha vào cấu trúc quân sự của liên minh Đại Tây Dương và cấm chỉ đưa vũ khí hạt nhân đến Tây Ban Nha, tuy nhiên hai điều kiện đầu ngày nay không còn được lưu tâm. Do chuyển đổi dân chủ và tiếp xúc trực tiếp với các quốc gia dân chủ, tham gia tích cực các vấn đề quốc tế, chuyên nghiệp hoá lực lượng vũ trang và các nỗ lực kinh tế đã khiến Lực lượng vũ trang Tây Ban Nha nằm vào hàng được chuẩn bị cao nhất.
Lực lượng vũ trang Tây Ban Nha (Fuerzas Armadas Españolas) có tổng tư lệnh theo hiến pháp là Quốc vương Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc ra quyết định về quân sự là trách nhiệm của thủ tướng, và còn có các quan chức dân sự khác bên dưới thủ tướng, như bộ trưởng quốc phòng. Ngoài ra, còn có tổng tham mưu trưởng và các tư lệnh các binh chủng. Lực lượng vũ trang Tây Ban Nha là lực lượng chuyên nghiệp với 101.900 quân nhân tại ngũ và 4.770 quân nhân dự bị vào năm 2017. Quốc gia còn có khoảng 77.000 vệ binh dân sự hùng mạnh sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Quốc phòng trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ngân sách quốc phòng của Tây Ban Nha là 5,71 tỷ euro (7,2 tỷ USD) vào năm 2015.
Lục quân Tây Ban Nha gồm có 15 lữ đoàn và sáu quân khu. Bộ binh hiện đại có năng lực đa dạng và điều này được phản ánh trong các vai trò khác nhau mà họ được giao. Các tiểu đoàn bộ binh có thể thực hiện bốn vai trò tác chiến: Không kích, bộ binh thiết giáp, bộ binh cơ giới, và bộ binh nhẹ. Lục quân Tây Ban Nha có kỹ thuật tân tiến để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Tây Ban Nha.
Bộ tư lệnh hải quân Tây Ban Nha (Armada) có trụ sở tại Madrid, gồm bốn vùng tư lệnh: Cantabria, Eo biển, Địa Trung Hải và Quần đảo Canaria. Soái hạm hiện nay của Hải quân Tây Ban Nha là tàu tấn công đổ bộ Juan Carlos 1, cũng được sử dụng làm một hàng không mẫu hạm. Tính đến năm 2012, tổng nhân sự của Hải quân Tây Ban Nha là 20.838 quân nhân. Thủy quân lục chiến (Infanteria de Marina) là lực lượng bộ binh của Hải quân Tây Ban Nha, thành lập từ năm 1537 và là lực lượng thủy quân lục chiến lâu đời nhất thế giới.
Tây Ban Nha hiện có khoảng 10 phi đội chiến đấu, mỗi phi đội có 18-24 máy bay. Không quân có 15 căn cứ hàng không hoạt động khắp đất nước. Không quân vận hành nhiều loại máy bay, từ chiến đấu cơ đến máy bay chở hành và vận chuyển hành khách bằng trực thăng, duy trì khoảng 450 máy bay các loại. Không quân Tây Ban Nha đang thay thế các máy bay cũ bằng các loại máy bay mới hơn như Eurofighter Typhoon và Airbus A400M Atlas. Tây Ban Nha đều tham gia chế tạo hai loại máy bay này. Vào tháng 7 năm 2014, Không quân Tây Ban Nha tham gia Bộ tư lệnh giao thông hàng không châu Âu có trụ sở tại Hà Lan.
Kinh tế
Tây Ban Nha có nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa, là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới theo GDP danh nghĩa vào năm 2016, và cũng nằm vào nhóm lớn nhất thế giới theo GDP PPP. Tây Ban Nha là một thành viên của Liên minh châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, và Tổ chức Thương mại Thế giới. Kinh tế Tây Ban Nha đứng thứ năm trong Liên minh châu Âu, sau Đức, Anh, Pháp và Ý xét theo GDP danh nghĩa. Năm 2012, Tây Ban Nha là nước xuất khẩu lớn thứ 12 trên thế giới và là nước nhập khẩu lớn thứ 16. Tây Ban Nha được xếp hạng 27 về chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc vào năm 2015 và đứng thứ 33 về GDP PPP đầu người theo Ngân hàng Thế giới vào năm 2016, được phân loại là một nền kinh tế thu nhập cao và nằm trong số quốc gia phát triển con người rất cao. Theo The Economist, Tây Ban Nha có chất lượng sinh hoạt cao thứ mười thế giới vào năm 2016. Các điểm yếu kinh niên của kinh tế Tây Ban Nha gồm có kinh tế phi chính thức lớn, và hệ thống giáo dục bị OECD xếp vào hạng kém nhất trong các quốc gia phát triển. Tây Ban Nha có mức thất nghiệp 18,6% trong quý 4 năm 2016 Các thị trường xuất khẩu chính của Tây Ban Nha vào năm 2015 là Pháp, Đức, Ý, Anh, Bồ Đào Nha;
Tây Ban Nha nhập khẩu nhiều nhất từ Đức, Pháp, Trung Quốc, Ý, Hà Lan trong cùng năm.
Trong giai đoạn 1959-1974, Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Bùng nổ kinh tế kết thúc do khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 và bất ổn định chính phủ trong quá trình chuyển giao sang chế độ dân chủ sau khi Franco mất vào năm 1975. Đến giữa thập niên 1990, kinh tế Tây Ban Nha khôi phục tăng trưởng sau khi bị tàn phá do khủng hoảng toàn cầu vào đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ giúp chính phủ giảm nợ công xét theo tỷ lệ GDP và tỷ lệ thất nghiệp cao của Tây Ban Nha bắt đầu giảm đều đặn. Do ngân sách chính phủ cân bằng và lạm phát được kiểm soát, Tây Ban Nha được nhận vào Khu vực đồng euro vào năm 1999.
Sau khủng hoảng tài chính 2007–08, kinh tế Tây Ban Nha lâm vào suy thoái, bước vào một chu kỳ kinh tế vĩ mô tiêu cực. So với mức bình quân của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, kinh tế Tây Ban Nha bước vào suy thoái muộn hơn (kinh tế vẫn tăng trưởng đến năm 2008), song thời gian suy thoái lâu hơn. Bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000 bị đảo ngược, khiến hơn một phần tư lực lượng lao động thất nghiệp vào năm 2012. Về tổng thể, GDP của Tây Ban Nha giảm gần 9% trong giai đoạn 2009-2013. Tình hình kinh tế bắt đầu cải thiện vào năm 2013-2014, quốc gia này nỗ lực đảo ngược mức thâm hụt thương mại kỷ lục xảy ra vào những năm bùng nổ kinh tế đạt được thặng dư mậu dịch vào năm 2013 sau ba thập kỷ thâm hụt. Mức thặng dư được tăng cường trong các năm 2014 và 2015. Năm 2015, GDP của Tây Ban Nha tăng trưởng 3,2%, mức cao nhất kể từ năm 2007; và là mức cao nhất trong năm của các nền kinh tế lớn trong EU. Chỉ trong hai năm (2014-2015), kinh tế Tây Ban Nha đã khôi phục 85% GDP bị mất trong suy thoái 2009-2013, khiến một số nhà phân tích xem sự phục hồi hiện tại của Tây Ban Nha là nỗ lực cải cách cấu trúc. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cũng diễn ra vào năm 2016, với mức tăng trưởng cao gấp đôi so với trung bình của khối đồng tiền chung euro. Kinh tế Tây Ban Nha được dự báo duy trì thành tích tốt nhất trong số các nền kinh tế lớn của khối này vào năm 2017.
Kể từ thập niên 1990, một số công ty Tây Ban Nha đạt được vị thế đa quốc gia, thường mở rộng hoạt động của họ tại khu vực Mỹ Latinh vốn có quan hệ mật thiết về văn hoá. Tây Ban Nha là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại khu vực này vào năm 2009, sau Hoa Kỳ. Các công ty Tây Ban Nha cũng mở rộng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Việc mở rộng ra toàn cầu từ sớm giúp Tây Ban Nha có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ và các quốc gia châu Âu lân cận. Nguyên nhân của việc mở rộng từ sớm này là bùng nổ quan tâm về ngôn ngữ và văn hoá Tây Ban Nha tại châu Á và châu Phi, và văn hoá doanh nghiệp Tây Ban Nha đã học được cách chấp nhận rủi ro tại các thị trường bất ổn. Các công ty Tây Ban Nha đầu tư vào các lĩnh vực như thương mại hoá năng lượng tái tạo (Iberdrola là nhà khai thác năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới), các công ty công nghệ, điện tử như BQ, Telefónica, Abengoa, Mondragon Corporation, Movistar, Hisdesat, Indra, các nhà sản xuất tàu hoả như CAF, Talgo, các công ty toàn cầu như công ty dệt may Inditex, xe hơi SEAT, các công ty dầu mỏ như Repsol, và sáu trong số mười hãng xây dựng chuyên về giao thông lớn nhất thế giới vào năm 2009 là của Tây Ban Nha, như Ferrovial, Acciona, ACS, OHL và FCC.
Nông nghiệp
Trong số các quốc gia Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha xếp thứ hai sau Pháp về tỷ lệ đất dành cho mục đích nông nghiệp. Các khu vực trồng trọt được canh tác theo hai cách thức đa dạng cao độ. Các khu vực dựa vào canh tác không tưới nước (secano) chiếm 85% toàn bộ diện tích trồng trọt, chỉ dựa vào mưa làm nguồn nước. Chúng gồm các khu vực ẩm tại miền bắc và tây bắc, cũng như các vùng khô hạn rộng lớn không có hệ thống tưới tiêu. Các khu vực có năng suất hơn nhiều là canh tác có tưới nước (regadío), chiếm khoảng 3 triệu ha vào năm 1986, tăng gấp đôi từ năm 1950. Đặc biệt đáng chú ý là phát triển tại Almería—một trong các tỉnh khô hạn và hoang vắng nhất đất nước, các cây trồng rau quả vụ đông tại đây hiện được xuất khẩu sang châu Âu.
Trên một nửa diện tích được tưới nước trồng ngô, cây ăn quả, và các loại rau. Các nông sản khác hưởng lợi từ hệ thống tưới tiêu là nho, bông, củ cải đường, khoai tây, đậu, ô liu, xoài, dâu tây, cà chua và cỏ chăn nuôi. Tuỳ theo tính chất của cây trồng, có thể thu hoạch hai vụ liên tiếp trong một năm. Các loại quả họ cam chanh là nông sản xuất khẩu hàng đầu của Tây Ban Nha. Do gia tăng tập trung vào chăn nuôi, Tây Ban Nha trở thành quốc gia nhập khẩu thuần về lương thực có hạt, để làm thức ăn gia súc.
Du lịch
Du lịch là một ngành có đóng góp lớn cho kinh tế Tây Ban Nha, chiếm khoảng 11% GDP. Kể từ thập niên 1960 và 1970, Tây Ban Nha là một điểm đến phổ biến trong các ngày nghỉ mùa hè, đặc biệt là có lượng lớn du khách từ Anh, Pháp, Đức và các quốc gia Benelux. Nhờ đó, ngành du lịch Tây Ban Nha phát triển đến vị trí hàng đầu thế giới. Năm 2016, Tây Ban Nha có lượng du khách ngoại quốc đông thứ ba thế giới, với 75,3 triệu lượt, là năm thứ tư liên tiếp phá kỷ lục. Tây Ban Nha đứng hạng nhất trong số 136 quốc gia theo chỉ số cạnh tranh lữ hành và du lịch năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, giữ vững thứ hạng từ năm 2015.
Các khu nghỉ dưỡng và bãi biển mùa hè là loại hình du lịch đầu tiên được phát triển tại Tây Ban Nha, và đến nay chúng tạo ra thu nhập lớn nhất cho kinh tế quốc gia. Khí hậu ôn hoà quanh năm và các bãi biển cát trải dài ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, cũng như hai quần đảo Baleares và Canaria thu hút du khách phía bắc châu Âu trong nhiều thập niên qua. Thị trường hàng đầu của du lịch bãi biển Tây Ban Nha là Anh, Đức và Pháp. Các bãi biển nổi tiếng nhất tại đại lục Tây Ban Nha nằm ven Địa Trung Hải. Costa Brava, Costa Daurada và Costa del Maresme, tại Cataluña rất phổ biến với du khách Pháp và nội địa Tây Ban Nha với các khu nghỉ dưỡng nổi bật là Salou và thành phố Barcelona. Tại Valencia có Costa Blanca, nơi này cực kỳ phổ biến đối với du khách Anh và Đức, Benidorm là thành phố mùa hè hàng đầu tại Tây Ban Nha. Một số điểm đến mùa hè nổi tiếng thế giới, như Marbella tại tỉnh Málaga và Sotogrande tại tỉnh Cádiz. Thành phố Málaga là một điểm đến thuộc Costa del Sol và cũng là một trong các bến cảng lớn nhất Tây Ban Nha, thường xuyên đón các tàu du lịch. Quần đảo Baleares tại Địa Trung Hải và quần đảo Canaria tại Đại Tây Dương cũng là các điểm đến rất phổ biến đối với người Tây Ban Nha và châu Âu. Ngoài du lịch mùa hè, các phương thức khác như du lịch văn hoá và kỷ niệm hay thể thao giải trí cũng được phát triển tại các khu vực này, như các thành phố nổi tiếng Barcelona và Valencia.
Do là giao điểm của nhiều nền văn minh, Tây Ban Nha có nhiều thành thị lịch sử, các điểm đến chính trước hết là hai thành phố lớn Madrid và Barcelona, cũng là hai điểm đến hàng đầu châu Âu. 13 thành phố tại Tây Ban Nha đã được công nhận là di sản thế giới UNESCO: Alcalá de Henares, Ávila, Cáceres, Córdoba, Cuenca, Ibiza, Mérida, Salamanca, San Cristóbal de La Laguna, Santiago de Compostela, Segovia, Tarragona và Toledo. Đến năm 2017, Tây Ban Nha có tổng cộng 46 di sản thế giới, đứng thứ ba sau Ý và Trung Quốc. Các điểm đến hạng nhất khác là Sevilla, Granada, Santander, Oviedo, Gijón, Bilbao và San Sebastián.
Tây Ban Nha là địa phương quan trọng đối với Công giáo La Mã, một số thánh địa linh thiêng nhất của Giáo hội Công giáo nằm tại Tây Ban Nha: Thành phố Santiago de Compostela tại Galicia là địa điểm linh thiêng thứ ba sau Thành Vatican và Jerusalem. Thành phố cũng là điểm cuối của Con đường Thánh Jacobe. Santo Toribio de Liébana thuộc vùng Cantabria và Caravaca de la Cruz thuộc vùng Murcia cũng là các địa điểm linh thiêng của Cơ Đốc giáo. Các địa phương này thu hút người hành hương và du khách từ khắp thế giới.
Năng lượng
Theo The World Factbook, vào năm 2011 Tây Ban Nha sản xuất 276,8 TWh điện, và tiêu thụ 249,7 TWh điện trong cùng năm. Trong những năm gần đây, Tây Ban Nha đầu tư lớn vào ngành năng lượng tái tạo với mục tiêu là mức phát thải cácbon bằng không trước năm 2050. Theo REE, vào tháng 3 năm 2015 đại lục Tây Ban Nha sản xuất 69% điện năng từ các công nghệ tạo ra phát thải cácbon bằng không, gồm năng lượng tái tạo cùng với một số năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân cung cấp 23,8% điện năng cho toàn quốc vào tháng 3, còn 47% đến từ các nguồn tái tạo. Hầu hết điện năng từ nguồn tái tạo được sản xuất tại Tây Ban Nha là từ gió, và theo REE từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015, năng lượng gió chiếm 23,7% sản xuất điện năng trong khi năng lượng hạt nhân chiếm 22,7%.
Tây Ban Nha là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển và sản xuất năng lượng tái tạo. Năm 2010, Tây Ban Nha đứng đầu thế giới về năng lượng Mặt trời khi vượt qua Hoa Kỳ do có nhà máy năng lượng khổng lồ mang tên La Florida. Tây Ban Nha cũng là nước sản xuất năng lượng gió chủ chốt của châu Âu, vào năm 2010 các tua bin gió tại đây sản xuất 42,976 GWh điện, chiếm 16,4% tổng lượng điện năng sản xuất tại Tây Ban Nha. Ngày 9 tháng 11 năm 2010, năng lượng gió đạt đỉnh cao lịch sử tức thời khi chiếm 53% nhu cầu điện năng của đại lục Tây Ban Nha và phát ra lượng điện năng tương đương với của 14 lò phản ứng hạt nhân. Các nguồn năng lượng tái tạo khác tại Tây Ban Nha là thủy điện, sinh khối và hải dương. Các nguồn năng lượng không tái tạo được sử dụng tại Tây Ban Nha là hạt nhân (tám lò phản ứng đang hoạt động), khí đốt, than đá, dầu mỏ. Các nhiên liệu hoá thạch sản xuất 58% lượng điện năng của Tây Ban Nha vào năm 2009, dưới mức bình quân của OECD là 61%.
Giao thông
Hệ thống đường bộ Tây Ban Nha chủ yếu do trung ương quản lý, với sáu đường cao tốc liên kết Madrid đến xứ Basque, Cataluña, Valencia, Tây Andalucía, Extremadura và Galicia. Ngoài ra, còn có các đường cao tốc dọc bờ biển Đại Tây Dương (Ferrol đến Vigo), Cantabria (Oviedo đến San Sebastián) và Địa Trung Hải (Girona đến Cádiz). Tây Ban Nha đặt mục tiêu một triệu ô tô điện trên đường vào năm 2014, nằm trong kế hoạch của chính phủ nhằm tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Tây Ban Nha có mạng lưới đường sắt cao tốc quy mô nhất tại châu Âu, và đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Tính đến tháng 10 năm 2010, Tây Ban Nha có tổng cộng 3.500 km đường ray cao tốc, liên kết Málaga, Sevilla, Madrid, Barcelona, Valencia và Valladolid, với các đoàn tàu đạt tốc độ lên tới 300 km/h. Tính theo trung bình toàn hệ thống vào năm 2010, đường sắt cao tốc AVE của Tây Ban Nha nhanh nhất thế giới, tiếp theo là Shinkansen của Nhật Bản và TGV của Pháp. Về tính đúng giờ, đường sắt cao tốc Tây Ban Nha xếp hạng nhì thế giới sau Nhật Bản. Nếu đạt được mục tiêu tham vọng của chương trình AVE (đường sắt cao tốc Tây Ban Nha), đến năm 2020 Tây Ban Nha sẽ có 7.000 km đường sắt cao tốc liên kết hầu như toàn bộ các thành phố cấp tỉnh đến Madrid trong vòng dưới ba tiếng và đến Barcelona trong vòng dưới bốn tiếng.
Tây Ban Nha có 47 sân bay công cộng, bận rộn nhất là Madrid-Barajas với hơn 50 triệu hành khách vào năm 2016, đứng thứ 25 thế giới và đứng thứ 5 tại châu Âu. Barcelona-El Prat cũng là một sân bay quan trọng, phục vụ hơn 44 triệu lượt hành khách vào năm 2016, đứng thứ 33 thế giới. Các sân bay quan trọng khác có trên 10 triệu hành khách nằm tại Majorca, Málaga, Las Palmas (Gran Canaria), Alicante, các sân bay khác có lượng hành khách từ 4-10 triệu hành khách. Ngoài ra, có trên 30 sân bay có dưới 4 triệu hành khách.
Nhân khẩu
Viện Thống kê quốc gia ước tính dân số Tây Ban Nha đạt 46.507.760 người vào ngày 1 tháng 1 năm 2014, trong đó 41.831.739 người có quốc tịch Tây Ban Nha và 4.676.022 người nước ngoài, chiếm 10,05%. Dân số Tây Ban Nha đạt đỉnh vào năm 2012, sau đó dân số suy giảm do có nhiều người nhập cư tại Tây Ban Nha đã hồi hương do tác động của khủng hoảng kinh tế và tài chính.
Mật độ dân số của Tây Ban Nha là 92,16 người/km², thấp hơn so với hầu hết các quốc gia Tây Âu khác. Phân bổ dân cư trên toàn lãnh thổ rất không cân bằng, những nơi tập trung đông dân cư nhất nằm ven bờ biển, thung lũng sông Guadalquivir (và ở một mức độ thấp hơn là Ebro) và vùng đô thị của Madrid, trong khi phần nội lục còn lại rất thưa dân. Dân số Tây Ban Nha tăng hơn gấp đôi kể từ mức 18,6 triệu vào năm 1900, chủ yếu là do dân số bùng nổ trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.
Người Tây Ban Nha bản địa chiếm 88% tổng dân số Tây Ban Nha (2008). Sau khi tỷ suất sinh giảm sâu trong thập niên 1980 và tỷ lệ tăng trưởng dân số giảm, dân số Tây Ban Nha lại có chiều hướng gia tăng, ban đầu là do làn sóng hồi hương của những người Tây Ban Nha đã di cư sang các quốc gia châu Âu khác trong thập niên 1970, và gần đây là do lượng lớn người nhập cư. Người nhập cư tại Tây Ban Nha chủ yếu đến từ Mỹ Latinh, Bắc Phi, Đông Âu, và châu Phi hạ Sahara.
Năm 2008, Tây Ban Nha cấp quyền công dân cho 84.170 người, hầu hết là người đến từ Ecuador, Colombia và Maroc. Một tỷ lệ đáng kể cư dân ngoại quốc tại Tây Ban Nha đến từ các quốc gia Tây và Trung Âu khác, họ cư trú chủ yếu tại bờ biển Địa Trung Hải và quần đảo Baleares, nhiều người trong số đó chọn sống tại Tây Ban Nha để nghỉ hưu hoặc làm việc từ xa.
Có một lượng đáng kể hậu duệ của những người thực dân và di dân Tây Ban Nha tại các nơi khác trên thế giới, nhất là tại Mỹ Latinh. Từ cuối thế kỷ XV, có nhiều người thực dân Iberia đã định cư tại Mỹ Latinh và đến nay hầu hết người da trắng Mỹ Latinh có nguồn gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha. Khoảng 240.000 người Tây Ban Nha di cư trong thế kỷ XVI, chủ yếu là đến Peru và Mexico. Có thêm 450.000 người rời đi trong thế kỷ XVII. Từ năm 1846 đến năm 1932 theo ước tính có gần 5 triệu người Tây Ban Nha di cư sang châu Mỹ, đặc biệt là sang Argentina và Brasil. Khoảng hai triệu người Tây Ban Nha di cư sang các quốc gia Tây Âu khác từ năm 1960 đến năm 1975. Trong cùng giai đoạn này, có thể 300.000 người đã sang Mỹ Latinh.
Giáo dục quốc dân tại Tây Ban Nha được miễn phí và bắt buộc đối với thiếu niên từ sáu đến 16 tuổi. Hệ thống giáo dục hiện hành được quy định theo luật giáo dục năm 2006. Năm 2014, luật giáo dục được sửa đổi một phần. Từ năm 1970 đến năm 2014, Tây Ban Nha từng có bảy luật giáo dục khác nhau (LGE, LOECE, LODE, LOGSE, LOPEG, LOE và LOMCE). Hệ thống y tế tại Tây Ban Nha được cho là thuộc vào hàng tốt nhất thế giới, đứng thứ bảy trong xếp hạng của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2000. Chăm sóc y tế là lĩnh vực công cộng, phổ quát và miễn phí cho toàn thể công dân hợp pháp của Tây Ban Nha.
Đô thị
Các vùng đô thị
Nguồn: "Áreas urbanas +50", Bộ Công trình công cộng và Giao thông (2013)
|- style="background: #efefef;"
!rowspan="2"| Hạng
!rowspan="2"| Vùng đô thị
!rowspan="2"| Cộng đồngtự trị
!colspan="2"| Dân số
|- style="background: #efefef;"
!Dữ liệu chính phủ
!Ước tính khác
|- style="text-align:right;"
| 1 || Madrid || Madrid || 6.052.247 || style="text-align:left;"| 5,4 – 6,5 tr
|- style="text-align:right;"
| 2 || Barcelona || Cataluña || 5.030.679 || style="text-align:left;"|
|- style="text-align:right;"
| 3 || Valencia || Valencia || 1.551.585 || style="text-align:left;"| 1,5 – 2,3 tr
|- style="text-align:right;"
| 4 || Sevilla || Andalucía || 1.294.867 || style="text-align:left;"| 1,2 – 1,3 tr
|- style="text-align:right;"
| 5 || Málaga || Andalucía || 953.251 || style="background:silver;"|
|- style="text-align:right;"
| 6 || Bilbao || Xứ Basque || 910.578 || style="background:silver;"|
|- style="text-align:right;"
| 7 || Oviedo–Gijón–Avilés || Asturias || 835.053 || style="background:silver;"|
|- style="text-align:right;"
| 8 || Zaragoza || Aragón || 746.152 || style="background:silver;"|
|- style="text-align:right;"
| 9 || Alicante–Elche || Valencia || 698.662 || style="background:silver;"|
|- style="text-align:right;"
| 10 || Murcia || Murcia || 643.854 || style="background:silver;"|
|}
Dân tộc
Hiến pháp 1978 công nhận một vài thực thể đương đại —dân tộc— và khu vực, trong bối cảnh quốc gia Tây Ban Nha. Tây Ban Nha trên thực tế là một nhà nước đa dân tộc. Bản sắc Tây Ban Nha thay vào đó tích luỹ từ xếp tầng các bản sắc lãnh thổ và dân tộc-ngôn ngữ khác nhau thay vì một bản sắc Tây Ban Nha đơn nhất. Trong một số trường hợp, bản sắc lãnh thổ có thể xung đột với văn hoá chi phối Tây Ban Nha. Các bản sắc truyền thống riêng biệt của Tây Ban Nha gồm có người Basque, người Catalan, người Galicia, người Andalucía và người Valencia, mặc dù vậy trong mức độ nhất định toàn bộ 17 cộng đồng tự trị có thể tuyên bố một bản sắc địa phương riêng biệt.
Tây Ban Nha có một số hậu duệ của cư dân đến từ các thuộc địa cũ, đặc biệt là Mỹ Latinh và Bắc Phi. Một lượng nhỏ di dân đến từ một vài quốc gia châu Phi hạ Sahara đến định cư tại Tây Ban Nha trong thời gian gần đây. Ngoài ra, còn có số lượng đáng kể các di dân châu Á, hầu hết là người gốc Trung Đông, Nam Á và Trung Quốc. Nhóm di dân lớn nhất là người châu Âu, với số lượng lớn nhất là người Romania, Anh, Đức, Pháp. Người gitanos thuộc nhóm Di-gan bắt đầu đến Tây Ban Nha trong thế kỷ XVI; ước tính số người Di-gan tại Tây Ban Nha dao động từ 750.000 đến một triệu. Trong quá khứ, người Do Thái Sephardi và người Morisco là các nhóm thiểu số chính có nguồn gốc tại Tây Ban Nha và có đóng góp cho văn hoá Tây Ban Nha.
Theo chính phủ Tây Ban Nha, có 5,7 triệu cư dân nước ngoài sống tại Tây Ban Nha vào năm 2011, chiếm 12% tổng dân số. Theo dữ liệu cấp phép cư trú vào năm 2011, có trên 860.000 người Romania, khoảng 770.000 người Maroc, khoảng 390.000 người Anh, và 360.000 người Ecuador. Các cộng đồng nước ngoài đông đảo khác là người Colombia, người Bolivia, người Đức, người Ý, người Bulgaria và người Hoa. Có trên 200.000 di dân từ châu Phi hạ Sahara sống tại Tây Ban Nha, chủ yếu là người Senegal và người Nigeria. Khủng hoảng kinh tế kéo dài năm 2010-2011 kiến rất nhiều người nhập cư rời khỏi Tây Ban Nha do thiếu việc lam, chỉ riêng năm 2011 có trên nửa triệu người rời khỏi Tây Ban Nha.
Ngôn ngữ
Tây Ban Nha là quốc gia đa ngôn ngữ công khai, và hiến pháp quy định rằng quốc gia sẽ bảo vệ "toàn thể người Tây Ban Nha và các dân tộc của Tây Ban Nha trong việc thực thi nhân quyền, văn hoá và truyền thống, ngôn ngữ và các thể chế của họ. Tiếng Tây Ban Nha (español) được công nhận chính thức trong hiến pháp với tên gọi tiếng Castilla (castellano), là ngôn ngữ chính thức của toàn thể quốc gia, và mọi người Tây Ban Nha có quyền và nghĩa vụ biết ngôn ngữ này. Hiến pháp cũng quy định rằng "mọi ngôn ngữ Tây Ban Nha khác" cũng sẽ có vị thế chính thức tại các cộng đồng tự trị tương ứng của chúng, phù hợp với các quy chế tự trị của địa phương, pháp luật cấp khu vực.
Các ngôn ngữ có địa vị đồng chính thức cùng tiếng Tây Ban Nha là: Tiếng Basque (euskara) tại Xứ Basque và Navarra. Tiếng Catalan (català) có vị thế chính thức tại Cataluña, quần đảo Baleares, và tại Cộng đồng Valencia với tên gọi chính thức là tiếng Valencia (valencià). Tiếng Galicia (galego) có vị thế chính thức tại Galicia. Xét theo tỷ lệ tổng dân số, tiếng Basque được nói bởi 2%, Catalan/Valencia bởi 17%, và tiếng Galicia bởi 7%. Tại Cataluña, tiếng Aran (aranés), một dạng địa phương của tiếng Occitan, được tuyên bố là ngôn ngữ đồng chính thức cùng với tiếng Catalan và tiếng Tây Ban Nha từ năm 2006. Các ngôn ngữ thiểu số Roman khác mặc dù không có địa vị chính thức, song được công nhận đặc biệt như nhóm Astur-Leon (Asturias – asturianu, còn gọi là bable – tại Asturias và León – llionés – tại Castilla và León) và tiếng Aragón (aragonés) tại Aragón. Tại thành phố tự trị Melilla trên bờ biển Bắc Phi, một phần đáng kể dân chúng nói tiếng Berber Riff. Tại các khu vực bờ biển Địa Trung Hải, tiếng Anh và tiếng Đức được nói rộng rãi bởi du khách, ngoại kiều và lao động du lịch.
Tôn giáo
Công giáo La Mã từ lâu đã là tôn giáo chính tại Tây Ban Nha, và mặc dù không còn có vị thế chính thức theo pháp luật, song trong toàn bộ các trường học công lập tại Tây Ban Nha học sinh sẽ lựa chọn một lớp tôn giáo hoặc dân tộc. Công giáo La Mã là tôn giáo được giảng dạy nhiều nhất, song việc giảng dạy về Hồi giáo, Do Thái giáo, và Tin Lành cũng được pháp luật công nhận. Theo một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2016 của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học Tây Ban Nha, có khoảng 68% người Tây Ban Nha tự xác định là tín đồ Công giáo La Mã, 2% tin theo các giáo phái khác, và khoảng 27% tự nhận là không tôn giáo. Hầu hết người Tây Ban Nha không thường xuyên tham dự các nghi thức tôn giáo. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong những người Tây Ban Nha tự xác định theo một tôn giáo, 59% hầu như không hoặc không bao giờ đến nhà thờ, 16% đi nhà thờ vài lần một năm, 9% đi vài lần mỗi tháng và 15% đi vào mọi Chủ nhật hoặc nhiều lần một tuần. Các cuộc thăm dò và khảo sát gần đây cho thấy rằng những người vô thần và bất khả tri chiếm từ 20% đến 27% dân số Tây Ban Nha. Tây Ban Nha cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thứ 4 châu Âu (sau Ý, Pháp và Ba Lan).
Mặc dù xã hội Tây Ban Nha trở nên thế tục hơn đáng kể trong những thập niên gần đây, song dòng di dân Mỹ La tinh có xu hướng hành đạo mạnh mẽ, do đó giúp Giáo hội Công giáo khôi phục. Có bốn giáo hoàng là người Tây Ban Nha: Dámaso I, Calixto III, Alejandro VI và Benedicto XIII. Chủ nghĩa thần bí Tây Ban Nha là nguồn tri thức quan trọng để chống lại Tin Lành, do nữ tu cải cách Teresa thành Jesús dẫn đầu. Dòng Tên do Ignacio de Loyola và Francisco Javier thành lập. Trong thập niên 1960, các tu sĩ Dòng Tên là Pedro Arrupe và Ignacio Ellacuría nằm trong phong trào Thần học giải phóng.
Các giáo hội Tin Lành có khoảng 1,2 triệu thành viên. Có khoảng 105.000 tín đồ Nhân chứng Jehovah. Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô có khoảng 46.000 tín đồ trong 133 giáo đoàn khắp các vùng trong nước và có một đền thờ tại quận Moratalaz của Madrid.
Một nghiên cứu của Liên hiệp các cộng đồng Hồi giáo Tây Ban Nha cho thấy có khoảng 1,7 triệu cư dân có nguồn gốc Hồi giáo sống tại Tây Ban Nha tính đến năm 2012, chiếm 3-4% tổng dân số Tây Ban Nha. Đại đa số là những di dân và hậu duệ của những người có nguồn gốc từ Maroc và các quốc gia châu Phi khác. Có trên 514.000 (30%) người trong số họ có quốc tịch Tây Ban Nha.
Các làn sóng di dân gần đây kéo theo gia tăng số lượng các tín đồ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Sikh giáo và Hồi giáo. Sau Reconquista vào năm 1492, người Hồi giáo không còn sống tại Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Đến cuối thế kỷ XIX, Tây Ban Nha bành trướng tại miền tây bắc châu Phi, và trao quyền công dân đầy đủ cho một số cư dân tại Maroc thuộc Tây Ban Nha và Tây Sahara. Do Thái giáo thực tế không tồn tại ở Tây Ban Nha từ sau sự kiện trục xuất vào năm 1492 cho đến thế kỷ XIX, sau đó người Do Thái lại được phép nhập cảnh. Hiện nay có khoảng 62.000 tín đồ Do Thái giáo tại Tây Ban Nha, hầu hết đến trong thế kỷ qua. Khoảng 80.000 người Do Thái được cho là sống ở Tây Ban Nha trước năm 1492.
Văn hoá
Về phương diện văn hoá, Tây Ban Nha là một quốc gia phương Tây, hầu như mọi khía cạnh của đời sống Tây Ban Nha đều mang di sản La Mã, do đó Tây Ban Nha là một trong các quốc gia Latinh lớn của châu Âu. Văn hoá Tây Ban Nha có dấu ấn là liên hệ lịch sử mạnh mẽ với Công giáo La Mã, tôn giáo này giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành quốc gia và sau đó là gây dựng bản sắc. Nghệ thuật, kiến trúc, ẩm thực Tây Ban Nha được định hình từ các làn sóng xâm lăng kế tiếp nhau, cùng với khí hậu và địa lý Địa Trung Hải. Thời kỳ thực dân kéo dài nhiều thế kỷ đã toàn cầu hoá ngôn ngữ và văn hoá Tây Ban Nha, Tây Ban Nha cũng tiếp nhận các yếu tố văn hoá và thương mại từ đế quốc đa dạng của mình.
Tính đến năm 2017, Tây Ban Nha có 46 di sản thế giới, nhiều thứ ba thế giới, sau Ý và Trung Quốc. Trong đó, có 40 di sản văn hoá, 4 di sản tự nhiên và hai di sản hỗn hợp Ngoài ra, Tây Ban Nha còn có 16 di sản văn hoá phi vật thể, xếp thứ nhất tại châu Âu.
Văn học
Trong Reconquista, sử thi Cantar de Mio Cid viết về một nhân vật thực, với các trận chiến, chinh phục và cuộc sống hàng ngày. Các tác phẩm khác từ thời kỳ Trung cổ là Mester de Juglaría, Mester de Clerecía, Coplas por la muerte de su padre hay El Libro de buen amor. Đến thời Phục hưng, các tác phẩm lớn là La Celestina và El Lazarillo de Tormes, trong khi văn học tôn giáo được hình thành với các nhà thơ như Luis de León, San Juan de la Cruz, Santa Teresa de Jesús.
Baroque là giai đoạn quan trọng nhất đối với văn hoá Tây Ban Nha, do đây cũng là thời kỳ Đế quốc Tây Ban Nha hưng thịnh. Tác phẩm nổi tiếng Don Quijote xứ La Mancha của Miguel de Cervantes được viết trong thời kỳ này. Các nhà văn khác vào thời baroque là Francisco de Quevedo, Lope de Vega, Calderón de la Barca hay Tirso de Molina. Trong Thời kỳ Khai sáng, nổi lên các tên tuổi như Leandro Fernández de Moratín, Benito Jerónimo Feijóo, Gaspar Melchor de Jovellanos hay Leandro Fernández de Moratín. Đến thời kỳ lãng mạn, José Zorrilla sáng tạo ra một trong những nhân vật điển hình nhất của văn học châu Âu là Don Juan Tenorio. Các nhà văn khác trong thời lãng mạn là Gustavo Adolfo Bécquer, José de Espronceda, Rosalía de Castro hay Mariano José de Larra. Đến thời kỳ hiện thực, nổi lên các tên tuổi như Benito Pérez Galdós, Emilia Pardo Bazán, Leopoldo Alas (Clarín), Concepción Arenal, Vicente Blasco Ibáñez và Menéndez Pelayo. Chủ nghĩa hiện thực miêu tả sinh hoạt và xã hội đương đại một cách thực tế. Trong tinh thần "chủ nghĩa hiện thực" nói chung, các tác giả hiện thực chọn miêu tả các hoạt động và trải nghiệm thường nhật và tầm thường, thay vì lãng mạn hoá hoặc cách điệu hoá.
Một nhóm nhà văn gọi là Thế hệ 1898 được đặt theo sự kiện Hoa Kỳ tiêu diệt hạm đội của Tây Ban Nha tại Cuba vào năm 1898, sự kiện gây ra một cuộc khủng hoảng văn hoá tại Tây Ban Nha. Thất bại vào năm 1898 dẫn đến hình thành các nhà văn tìm kiếm các giải pháp thực tiễn về chính trị, kinh tế và xã hội với các bài tiểu luận, chúng được gộp thành nhóm văn học Regeneracionismo. Đây là một nhóm nhà văn trẻ, trong số đó có Miguel de Unamuno, Pío Baroja và José Martínez Ruiz (Azorín), thất bại trước Hoa Kỳ và hậu quả văn hoá của nó dẫn đến thay đổi sâu sắc và cấp tiến hơn trong văn học, tác động đến cả hình thức và nội dung. Các nhà văn này cùng với Ramón del Valle-Inclán, Antonio Machado, Ramiro de Maeztu, và Ángel Ganivet, được gọi là Thế hệ '98.
Thế hệ 1914 hay Novecentismo là nhóm kế tiếp, lấy tên theo năm bùng phát Chiến tranh thế giới thứ nhất, và là năm phát hành tác phẩm lớn đầu tay của tiếng nói hàng đầu trong thế hệ là José Ortega y Gasset. Một số nhà văn khá trẻ đã tạo chỗ đứng cho mình trong văn hoá Tây Ban Nha. Các tiếng nói hàng đầu gồm có Juan Ramón Jiménez, các viện sĩ hàn lâm và nhà văn tiểu luận Ramón Menéndez Pidal, Gregorio Marañón, Manuel Azaña, Maria Zambrano, Eugeni d'Ors, Clara Campoamor và Ortega y Gasset, và các tiểu thuyết gia Gabriel Miró, Ramón Pérez de Ayala, và Ramón Gómez de la Serna. Dù vẫn được thúc đẩy từ các vấn đề quốc dân và tồn tại của thế hệ '98, song họ tiếp cận các chủ đề này với tầm nhìn xa hơn và khách quan hơn. Salvador de Madariaga cũng là một tri thức và nhà văn nổi bật, ông là một trong những người lập ra Đại học châu Âu (College of Europe) và là soạn giả của bản tuyên ngôn thành lập Quốc tế Tự do.
Thế hệ 1927 gồm các nhà văn như Pedro Salinas, Jorge Guillén, Federico García Lorca, Vicente Aleixandre, Dámaso Alonso. Họ đều là các học giả về di sản văn hoá dân tộc, lại là một chứng cứ về tác động của những lời kêu gọi regeneracionistas và thế hệ 1898 đối với giới tri thức Tây Ban Nha về việc chuyển sang hướng nội, ít nhất là một phần.
Hai nhà văn lớn vào nửa sau thế kỷ XX và từng đạt giải Nobel là Camilo José Cela và Miguel Delibes thuộc Thế hệ 36. Tây Ban Nha là một trong các quốc gia có số lượng lớn nhất công dân đạt giải Nobel văn học, họ cùng với những người đạt giải đến từ Mỹ Latinh khiến cho văn học tiếng Tây Ban Nha nằm vào hàng được giải nhiều nhất. Các nhà văn Tây Ban Nha là José Echegaray, Jacinto Benavente, Juan Ramón Jiménez, Vicente Aleixandre và Camilo José Cela. Nhà văn José Saramago cũng được trao giải Nobel, ông sống nhiều năm tại Tây Ban Nha và cũng nổi tiếng với các tư tưởng Iberia. Thế hệ 50 có danh xưng là những đứa con của nội chiến, với các nhà văn Rosa Chacel, Gloria Fuertes, Jaime Gil de Biedma, Juan Goytisolo, Carmen Martín Gaite, Ana María Matute, Juan Marsé, Blas de Otero, Gabriel Celaya, Antonio Gamoneda, Rafael Sánchez Ferlosio hay Ignacio Aldecoa.
Hội họa
Hội họa Tây Ban Nha là một thành phần không thể thiếu của hội họa châu Âu và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do sự đa dạng về lịch sử, địa lý, văn hóa, hội họa Tây Ban Nha cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều những nền hội họa khác nhau như Pháp, Ý. Đất nước này là quê hương của rất nhiều họa sĩ nổi tiếng toàn thế giới trong hai trường phái Baroque và hiện đại.
Trong trường phái hội họa baroque, Tây Ban Nha có hai họa sĩ rất nổi tiếng là Diego Velázquez (1599-1660) và Francisco Goya (1746-1828). Diego Velázquez là họa sĩ hàng đầu dưới triều vua Felipe IV. Ông là một họa sĩ theo chủ nghĩa cá nhân, ngoài những tác phẩm vẽ những bối cảnh lịch sử và văn hóa, ông còn vẽ về các gia đình hoàng tộc của Tây Ban Nha và những người bình dân. Còn Francisco Goya là một họa sĩ chuyên vẽ những tranh chân dung về các vị vua của Tây Ban Nha và gia đình hoàng tộc của các vua Carlos IV và vua Fernando VII. Ông còn vẽ tranh về các dịp lễ hội, phác thảo tranh châm biếm, những cảnh chiến tranh và các trận đánh. Ông cũng từng tham gia cách mạng Tây Ban Nha.
Trong thế kỷ XX, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất toàn thế giới của Tây Ban Nha là danh họa Pablo Picasso (1881-1973). Cùng với Georges Braque, ông được coi là người đồng sáng lập của trường phái hội họa lập thể. Cũng không thể không nhắc tới Salvador Dalí (1904-1989), một họa sĩ lớn khác của Tây Ban Nha theo chủ nghĩa siêu thực. Ông còn là một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh và sản xuất phim và từng đoạt giải Oscar với bộ phim hoạt hình Destiny. Năm 1982, ông được vua Tây Ban Nha Juan Carlos phong chức hầu tước và được trao tặng huân chương Isabella.
Kiến trúc
Kiến trúc Tây Ban Nha, cũng như các mặt khác của nền văn hóa này cũng trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của một số quốc gia khác. Dưới Đế chế Hồi giáo, mà cụ thể là vương triều Umayyad, thành phố Cordoba được thành lập và trở thành một thủ đô văn hóa của người Hồi giáo. Phong cách kiến trúc Hồi giáo được du nhập vào Tây Ban Nha và để lại rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Đồng thời, những vương quốc Công giáo ở Tây Ban Nha cũng hình thành phong cách nghệ thuật của riêng họ, ban đầu khá cách biệt với những phong cách kiến trúc châu Âu nhưng về sau đã hòa nhập vào các dòng kiến trúc La Mã và Gothic và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Phong cách kiến trúc Mudéjar từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVII là kết quả của sự hòa trộn giữa các ảnh hưởng văn hóa của châu Âu và Ả Rập.
Vào đầu thế kỷ XX, phong cách kiến trúc tân thời đã được hình thành bởi một số kiến trúc sư tài danh như Antoni Gaudí. Những phong cách kiến trúc hiện đại của quốc tế ngày càng phát triển. Tây Ban Nha đã có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kiến trúc, được xây dựng nên bởi hàng loạt những kiến trúc sư nổi tiếng như Rafael Moneo, Santiago Calatrava, Ricardo Bofill và rất nhiều người khác đã làm nên những công trình kiến trúc của thế giới hiện đại ngày nay.
Điện ảnh
Điện ảnh Tây Ban Nha đạt được một số thành công quốc tế, như một số giải Oscar cho các bộ phim gần đây như El laberinto del fauno (Mê cung của Pan) và Volver. Trong lịch sử lâu dài của điện ảnh Tây Ban Nha, nhà làm phim vĩ đại Luis Buñuel là người đầu tiên được thế giới công nhận, tiếp đến là Pedro Almodóvar trong thập niên 1980 với phong trào phản văn hoá La Movida Madrileña. Mario Camus và Pilar Miró làm việc cùng nhau trong Curro Jiménez.
Điện ảnh Tây Ban Nha cũng đạt được thành công quốc tế trong những năm qua với các phim của các đạo diễn như Segundo de Chomón, Florián Rey, Luis García Berlanga, Carlos Saura, Julio Medem, Isabel Coixet, Alejandro Amenábar, Icíar Bollaín và anh em David Trueba và Fernando Trueba. Các diễn viên Sara Montiel, Penélope Cruz hay Antonio Banderas nằm trong số những người trở thành ngôi sao Hollywood.
Âm nhạc và vũ đạo
Âm nhạc Tây Ban Nha thường được bên ngoài nhìn nhận là đồng nghĩa với flamenco, đây là một thể loại âm nhạc Tây Andalucía và không phổ biến ở bên ngoài vùng này. Các phong cách âm nhạc dân gian vùng miền khác phong phú tại Aragón, Cataluña, Valencia, Castile, Xứ Basque, Galicia, Cantabria và Asturias. Pop, rock, hip hop và heavy metal cũng phổ biến.
Trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển, Tây Ban Nha sản sinh một số nhà soạn nhạc được chú ý như Isaac Albéniz, Manuel de Falla và Enrique Granados cùng các ca sĩ và nghệ sĩ trình diễn như Plácido Domingo, José Carreras, Montserrat Caballé, Alicia de Larrocha, Alfredo Kraus, Pablo Casals, Ricardo Viñes, José Iturbi, Pablo de Sarasate, Jordi Savall và Teresa Berganza. Tại Tây Ban Nha, có trên bốn mươi dàn nhạc chuyên nghiệp, trong đó có Dàn nhạc giao hưởng Barcelona, Dàn nhạc Quốc gia Tây Ban Nha và Dàn nhạc giao hưởng Madrid. Các nhà hát opera lớn gồm có Teatro Real, Gran Teatre del Liceu, Teatro Arriaga và El Palau de les Arts Reina Sofía.
Hàng nghìn người hâm mộ âm nhạc đến Tây Ban Nha mỗi năm để tham dự nhạc hội mùa hè Sónar được công nhận quốc tế, thường có các nghệ sĩ pop và techno hàng đầu hoặc có triển vọng, còn Benicàssim có xu hướng giới thiệu các nghệ sĩ alternative rock và dance. Hai lễ hội âm nhạc thể hiện Tây Ban Nha hiện diện trong âm nhạc quốc tế và phản ánh thị hiếu của thanh niên Tây Ban Nha.
Nhạc cụ truyền thống phổ biến nhất thế giới là guitar có nguồn gốc tại Tây Ban Nha. Điển hình của miền bắc là kèn túi truyền thống gọi là gaiteros, chủ yếu là tại Asturias và Galicia.
Ẩm thực
Ẩm thực Tây Ban Nha rất đa dạng về các món ăn, bắt nguồn từ khác biệt về địa lý, văn hoá và khí hậu. Nó chịu ảnh hưởng mạnh của hải sản dồi dào tại vùng biển xung quanh Tây Ban Nha, và phản ánh cội nguồn Địa Trung Hải sâu sắc tại đây. Lịch sử quy mô của Tây Ban Nha cùng nhiều ảnh hưởng văn hoá có kết quả là một nền ẩm thực độc đáo. Đặc biệt, có thể dễ dàng xác định ba khu vực: Tây Ban Nha Địa Trung Hải gồm các khu vực ven biển từ Cataluña đến Andalucía, đặc điểm là dùng nhiều hải sản như pescaíto frito (cá chiên); một vài loại súp lạnh như gazpacho; và nhiều món ăn từ gạo như paella từ Valencia và arròs negre (cơm đen) từ Cataluña. Tây Ban Nha nội địa – Castilla, đặc trưng là các món súp nóng và đặc như "súp Castilla" làm từ bánh mì và tỏi, cùng các món hầm như cocido madrileño. Thực phẩm được bảo quản theo cách truyền thống là ướp muối như Jamón Ibérico, hoặc ngâm trong dầu ô liu như pho mát Manchego. Tây Ban Nha Đại Tây Dương là vùng bờ biển miền bắc, gồm Asturias, Basque, Cantabria và Galicia, có đặc trưng là các món hầm từ rau và cá như caldo gallego và marmitako, cũng như món giăm bông lacón. Các món nổi tiếng nhất của ẩm thực các vùng miền bắc thường dựa vào hải sản, như các món theo phong cách Basque là cá tuyết, cá ngừ hoặc cá trổng và tại Galicia là món polbo á feira từ mực và các món tôm cua.
Thể thao
Nhiều kiểu bóng đá được chơi tại Tây Ban Nha từ thời La Mã, bóng đá kiểu Anh chi phối thể thao Tây Ban Nha kể từ đầu thế kỷ XX. Real Madrid CF và FC Barcelona nằm trong số các câu lạc bộ bóng đá thành công nhất trên thế giới. Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha giành chức vô địch châu Âu vào năm 1964, 2008 và 2012, và vô địch thế giới năm 2010, và là đội tuyển đầu tiên ba lần liên tiếp vô địch các giải quốc tế lớn.
Bóng rổ, quần vợt, đua xe đạp, bóng ném, bóng đá trong nhà, đua mô tô, và về sau là Công thức một cũng quan trọng do có các quán quân người Tây Ban Nha trong tất cả các môn này. Ngày nay, Tây Ban Nha là một cường quốc thể thao thế giới, đặc biệt là sau Thế vận hội Mùa hè 1992 được tổ chức tại Barcelona, sự kiện này khuyến khích mọi người quan tâm nhiều đến thể thao trong nước. Ngành du lịch cũng kéo theo cải tiến trong cơ sở hạ tầng thể thao, đặc biệt là đối với các môn thể thao dưới nước, golf và trượt tuyết. Rafael Nadal là vận động viên quần vợt hàng đầu của Tây Ban Nha và giành được rất nhiều danh hiệu Grand Slam. Tại phía bắc Tây Ban Nha, trò chơi pelota rất được ưa thích, Alberto Contador là vận động viên đua xe đạp hàng đầu Tây Ban Nha và thắng nhiều danh hiệu Grand Tour trong đó có Tour de France.
Lễ hội
Các ngày lễ công cộng được cử hành tại Tây Ban Nha gồm cả các dịp kỷ niệm tôn giáo (Công giáo La Mã), quốc gia và khu vực. Mỗi khu tự quản được phép tuyên bố tối đa 14 ngày lễ công cộng mỗi năm; chín trong số đó do chính phủ trung ương lựa chọn và ít nhất hai ngày do địa phương lựa chọn. Ngày Quốc khánh Tây Ban Nha (Fiesta Nacional de España) là 12 tháng 10, kỷ niệm sự kiện khám phá châu Mỹ và tưởng nhớ lễ thánh Đức Mẹ Cột Trụ, là nữ thánh bảo trợ của Aragón và khắp Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha có nhiều lễ hội, một số nổi tiếng thế giới, và mỗi năm có hàng triệu người từ khắp nơi đến Tây Ban Nha để trải nghiệm một trong các lễ hội này. Một trong các lễ hội nổi tiếng nhất là San Fermín tại Pamplona. Sự kiện nổi tiếng nhất trong lễ hội là encierro hay chạy đua bò tót, diễn ra từ ngày 7 đến 14 tháng 7, ngoài ra trong tuần này lễ hội còn có nhiều sự kiện truyền thống và dân gian khác. Mỗi năm có trên một triệu người tham gia lễ hội này. Các lễ hội khác gồm có các carnival tại quần đảo Canaria, Falles tại Valencia hay Tuần Thánh tại Andalucía và Castilla và León
Xem thêm
Lịch sử Tây Ban Nha
Văn hóa Tây Ban Nha
Văn học Tây Ban Nha
Ẩm thực Tây Ban Nha
Đế quốc Tây Ban Nha
Khai sáng Tây Ban Nha
Thủ tướng Tây Ban Nha
Danh sách vua Tây Ban Nha
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
La Moncloa.es – website chính thức của chính phủ
administracion.es – cổng e-government
Casa Real – Hoàng gia Tây Ban Nha
Congreso de los Diputados – Hạ Nghị viện
El Senado – Thượng Nghị viện
Ministerio de Asuntos Exteriores – Bộ Ngoại giao
INEBase cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin Quốc tế
SpainMaster.com
Dự báo thời tiết
Quốc gia Tây Nam Âu
Quốc gia thành viên NATO
Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha
Quốc gia châu Âu
Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu
Quốc gia thành viên Liên minh Địa Trung Hải
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Bán đảo Iberia
Quân chủ Tây Ban Nha
Quốc gia và vùng lãnh thổ Rôman |
12591 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20t%C3%ADnh | Phật tính | Phật tính (zh. fóxìng 佛性, ja. busshō, sa. buddhatā, buddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài theo quan điểm Đại thừa. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại hạn chế. Có nhiều quan điểm khác nhau về phật tính, người ta tranh cãi liệu tất cả mọi loài đều có Phật tính hay không, liệu thiên nhiên vô sinh vô tri như đất đá có Phật tính hay không.
Sự khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là quan điểm về Phật tính có thường hằng (luôn có) trong mọi loài hay không. Tiểu thừa hầu như không nhắc đến Phật tính. Đại thừa xem đạt Phật quả là mục đích cao nhất, đó là sự thể hiện Phật tính nằm sẵn trong mọi chúng sinh, thông qua những phép tu học nhất định.
Theo Thiền tông thì mỗi chúng sinh đều có Phật tính, nhưng nói chung thì không tự biết và cũng không sống với sự tự hiểu biết này như một bậc giác ngộ, một vị Phật. Sự thức tỉnh này và sự sinh diệt, xảy ra từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc nọ, là biểu hiện của sự đồng nhất với Phật tính và cũng chính là mục đích của Thiền.
Như vị Thiền sư hiện đại người Nhật Bạch Vân An Cốc viết thì Phật tính, cũng đồng nghĩa với Pháp tính (sa. dharmatā, ja. hosshō), chính là cái mà người ta gọi trong Đại thừa là tính Không (sa. śūnyatā). Ông phát biểu: "Qua kinh nghiệm giác ngộ—nguồn gốc của tất cả những giáo lý đạo Phật—người ta ngộ được thế giới của tính Không. Thế giới này—chuyển động, không có trọng lượng, vượt mọi cá thể—vượt khỏi trí tưởng tượng của con người. Vì thế nên chúng ta không thể nào hiểu được và cũng không thể nào tìm hiểu được cái tự tính chân thật của vạn vật, cái Phật tính, pháp tính của chúng. Vì tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra được đều phải có màu sắc nên tất cả những gì chúng ta tưởng tượng về Phật tính tất nhiên là sai. Cái người ta có thể tưởng tượng được chỉ là sự phản chiếu của Phật tính—nhưng không phải Phật tính. Nhưng, mặc dù Phật tính không thể diễn bày (Bất khả thuyết), không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghị), chúng ta vẫn có thể tỉnh thức, chứng ngộ được nó bởi vì chúng ta bản lai là Phật tính."
Một thuật ngữ chỉ Phật tính khác là Bản lai thành Phật (本來成佛), nhưng ít phổ biến. Chủ ý có nghĩa là Phật tính ở mọi nơi, tất cả chúng sinh xưa nay vốn có Phật tính. Khái niệm này thường thấy trong các bộ kinh và luận của Đại thừa, như trong Đại thừa khởi tín luận và Viên Giác kinh.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Thánh hóa (trong Kitô giáo)
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Thiền tông |
12593 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20V%C3%B2ng%20cung%20Kursk | Trận Vòng cung Kursk | Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina. Trong chiến dịch này, có trận đánh này nổi tiếng là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh bắt đầu từ ngày 10 tháng 7 tại Prokhorovka (Прохоровка) và lên đến đến đỉnh điểm là ngày 12 tháng 7 tại cánh đồng Prokhorovka (Прохоровка). Trong ba ngày, hai bên đã tung vào trận đánh những binh đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến trên 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành.
Chiến dịch Kursk gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn Đức Quốc xã tấn công từ ngày 4 tháng 7 đến ngày 19 tháng 7:
Giai đoạn Liên Xô phản công từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 23 tháng 8:
Với thắng lợi thuộc về phía quân đội Xô Viết, trận vòng cung Kursk trở thành một trong những chiến thắng bước ngoặt quan trọng của họ trong cuộc chiến này, đánh dấu sự "xuống dốc" của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường Xô-Đức cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau trận tấn công cuối cùng của Hitler trên Mặt trận phía đông này, quân đội Đức Quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động tấn công chiến lược và rơi vào thế phòng thủ bị động. Mặc dù vẫn còn những tiềm lực không nhỏ nhưng nhìn chung, quân đội Đức Quốc xã chịu tổn hại to lớn và sức chiến đấu của họ đã bước vào thời kỳ suy sụp và chỉ còn có thể phòng ngự kết hợp một số trận phản công không lớn và hầu hết đều không thành công cho đến khi đầu hàng toàn bộ vào tháng 5 năm 1945. Chiến thắng này được xem là do lòng quả cảm của các chiến sĩ, và sự triển khai đúng đắn của Bộ Chỉ huy Liên Xô, cũng như sự phát triển của nghệ thuật quân sự Liên Xô khi ấy, đã giáng cho quân Thiết giáp Đức một thảm bại lớn nhất của họ. Không những là một thắng lợi quyết định này hoàn toàn đem lại quyền chủ động chiến lược cho Liên Xô, đại thắng ở trận Kursk cùng với những sự kiện cùng năm tại Ý và Bắc Phi đã chuyển đổi thế trận theo chiều hướng có lợi cho phe Đồng Minh, khiến cho sự toàn bại của Đế chế Đức cũng như sự giải phóng nhân loại ra khỏi ách áp bức của chủ nghĩa phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian.
Bối cảnh lịch sử
Tình hình chung trên mặt trận Xô-Đức
Sau thất bại ở trận Stalingrad và phải rút quân khỏi Chiến dịch Kavkaz, mục tiêu đánh bại Liên Xô của kế hoạch Blau hoàn toàn phá sản. Chỉ nhờ những thắng lợi cục bộ tạm thời mà thống chế Erich von Manstein thu được trong cuộc phản công mùa xuân năm 1943 tại thượng lưu sông Đông cùng những cố gắng duy trì các bàn đạp tại Spas Demyansk, Rzhev - Vyazma và Taman, quân đội Đức Quốc xã mới có thể tránh khỏi sự thua trận toàn diện. Mặc dù vẫn duy trì ở mặt trận Xô-Đức 204 trong tổng số 298 sư đoàn nhưng chất lượng quân đội Đức Quốc xã không còn như những năm 1941-1942. Thương vong đến hơn 3 triệu quân chỉ trong vòng 2 năm đã lấy đi của quân đội này những đơn vị thiện chiến cùng với một số tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Walther von Reichenau, Carl-Heinrich von Stülpnagel, Eugen Ritter von Schobert, Friedrich Paulus. Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1943, thương vong của Đức ở Mặt trận phía đông lên tới 689.260 người, trong khi chỉ bổ sung được 370.700 người. Trước hoàn cảnh đó, quân đội Đức Quốc xã đã phải điều động sang chiến trường Xô-Đức 68 sư đoàn không thuộc thành phần lục quân như không quân dã chiến, quân bảo vệ, quân dự bị và cả quân của các nước đồng minh của Đức như Ý, Phần Lan, Rumania, Hungary. Trong bản báo cáo ngày 9 tháng 3 năm 1943, Thượng tướng Heintz Guderian, Tổng thanh tra các lực lượng xe tăng Đức đã viết: "Tiếc rằng hiện giờ, chúng ta không còn một sư đoàn nào có đầy đủ sức chiến đấu"..
Bước sang năm 1943, Adof Hitler hối thúc Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã tìm cách khôi phục lại thế trận, cố gắng giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Một cuộc tổng động viên được đẩy mạnh từ giữa tháng 1 năm 1943, thậm chí cả những người trên 50 tuổi cũng bị gọi vào quân đội. Vào mùa hè năm 1943, quân số quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông đã là 4,8 triệu quân, chiếm 71% tổng quân số của quân đội Đức Quốc xã. Ngoài ra, quân đội các nước chư hầu của nước Đức Quốc xã cũng có 525.000 quân. Tổng số đơn vị phía Đức trên mặt trận Xô - Đức tháng 6 năm 1943 có 232 sư đoàn, trên 54.000 pháo và súng cối, trên 5.800 xe tăng và pháo tấn công, gần 3.000 máy bay và 277 tàu chiến. Mặc dù đã rút nhiều binh đoàn lớn từ Tây Âu, Đông Âu và ngay trong nước Đức để điều sang mặt trận phía đông nhưng quân đội Đức Quốc xã vẫn không thể nào đạt đến quân số như mùa thu năm 1942 trước thời điểm diễn ra trận Stalingrad.
Để tăng cường sức chiến đấu cho quân đội, nền công nghiệp chiến tranh của Đức tiếp tục nâng cấp vũ khí, cải tiến phương tiện chiến tranh. Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã đặc biệt chú trọng phục hồi sức mạnh của lực lượng tăng - thiết giáp - cơ giới vốn từng làm mưa làm gió trên chiến trường Tây Âu với chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh nay đã bị què quặt nhiều trên chiến trường nước Nga. Năm 1943, sản lượng xe tăng của những Đức phát-xít đã tăng gấp đôi so với năm 1942. Từ Chiến dịch Donets, trong các sư đoàn xe tăng, cơ giới Đức trên chiến trường Xô-Đức đã xuất hiện các loại xe tăng hạng nặng "Con Cọp", "Con Báo" và pháo tự hành "Elefant" đều thuộc loại mới nhất. Không quân cũng được trang bị loại máy bay tiêm kích mới Fw-190, máy bay tiêm kích chủ lực của Đức Me-109 được nâng cấp với các phiên bản Me-109G2 và Me-109G4. Bên cạnh loại máy bay cường kích chủ lực Ju-87, không quân Đức cũng được trang bị thêm loại Henschel Hs 129 ưu việt hơn.
Quân đội Liên Xô sau các chiến dịch lớn tại Stalingrad, Kavkaz, Rzhev - Vyazma, Volkhov... mặc dù thu được thắng lợi nhưng cũng chịu những thiệt hại không nhỏ. Tuy nhiên, nhờ những cố gắng của người dân Liên Xô, nền công nghiệp quốc phòng đã hoạt động bình thường và tăng nhanh sản lượng. Đến ngày 1 tháng 7 năm 1943, tổng quân số của quân đội Liên Xô đã lên đến 6.442.000 người, trong đó 90% tập trung ở mặt trận Xô-Đức, được trang bị 6.232 xe tăng hạng nặng và hạng trung, 99.000 pháo và súng cối, gần 2.200 dàn Katyusha 8.298 máy bay chiến đấu. Nếu như vào tháng 3 năm 1943, quân đội Liên Xô chỉ có trong tay một lực lượng dự bị khá mỏng với 4 tập đoàn quân (24, 46, 66 và dự bị 2) thì đến tháng 5 năm 1943, lực lượng dự bị này đã lên đến 10 tập đoàn quân bao gồm: Các tập đoàn quân bộ binh 24, 46, 53, 57 và 66; các tập đoàn quân xe tăng 1 và xe tăng cận vệ 5; các tập đoàn quân binh chủng hợp thành dự bị 2 và 3. Tập đoàn quân không quân 5 được tách ra từ Tập đoàn quân không quân 4 và được điều động từ Kavkaz về lực lượng dự bị của Đại bản doanh.
Hình thế chiến trường
Tháng 3 năm 1943, sau khi Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phát động Cuộc tấn công xuân-hè 1943 nhằm đánh bật quân Đức về tuyến sông Dniepr, Phương diện quân Trung tâm đã thực hiện kế hoạch đột phá qua Gomen, Novozybkov, Unecha và Pochev tới Mogilev, Roslavl và xa hơn nữa, đến Orsha và Smolensk, đánh vào sau lưng Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức. Cụm xung kích của chiến dịch này gồm Tập đoàn quân xe tăng 2, Tập đoàn quân 65 và 1 quân đoàn kỵ binh. Mặc dù Cụm xung kích này đã tiến sâu từ 100 đến 120 km theo hướng Starodub - Novozybkov - Mogilev, đã tiếp cận phía bắc Novgorod-Seversky và tuyến sông Desna, uy hiếp các tuyến giao thông chủ yếu tiếp tế cho mặt trận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Tuy nhiên, đến ngày 10 tháng 3 thì Phương diện quân Trung tâm của Liên Xô đã không còn lực lượng dự bị để phát huy chiến quả. Ngày 15 tháng 3, 9 sư đoàn của Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân 9 (Đức) mở cuộc phản công chiến lược, đánh bại 2 sư đoàn trượt tuyết và 3 sư đoàn kỵ binh Liên Xô trên khu vực phía nam Mogilev - Roslavl. Ngày 20 tháng 3, quân Đức đẩy lùi kỵ binh và bộ binh Liên Xô về khu vực Sevsk. Ngành 21 tháng 3, tướng K. K. Rokossovsky ra lệnh chấm dứt cuộc tấn công, chuyển Phương diện quân Trung tâm sang tư thế phòng ngự trên tuyến Mtsensk - Novosin - Sevsk - Rynsk, hình thành mặt chính diện phía bắc của vòng cung Kursk. Ở phía nam Kursk, thất bại trong chiến dịch "Bước nhảy vọt" và Chiến dịch Ngôi Sao, Phương diện quân Voronezh và Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô đã phải lùi về giữ tuyến phòng ngự từ Gaponovo qua Trefilovka, Belgorod đến Vovpchalsk, hình thành chính diện phía nam của vòng cung Kursk.
Do kết quả các trận tấn công của quân đội Đức Quốc xã và các trận phòng ngự của quân đội Liên Xô sau Chiến dịch Bryansk lần thứ nhất và Chiến dịch Bước nhảy vọt của quân đội Liên Xô không thành công, Cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức đã tạo được một khu lõm ăn sâu vào tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô ở phía bắc Kursk 70 km trong khu vực Lyudinovo, Mtsensk và Oryol. Cách thành phố Kursk khoảng 100 km về phía nam, Cụm tập đoàn quân Nam của Đức đang chiếm đóng Kharkov - Belgorod, tiến sát thành phố Vovchansk và cũng tạo nên một khu lõm thứ hai tại đây. Giữa hai chỗ lõm này là chỗ lồi Kursk, một trận tuyến hình cánh cung nhô về phía tây có chiều dài trên 500 km. Trong vòng cung đó có hai phương diện quân Liên Xô, hai bên cánh cung cũng có hai phương diện quân và sau cánh cung đó có một phương diện quân dự bị. Như thường thấy trong chiến tranh, các chỗ lồi, lõm trên mặt trận đều chứa đựng những khả năng đánh vào hai bên sườn nhau của cả hai bên tham chiến.
Địa hình khu vực Kursk và các vùng lân cận tương đối bằng phẳng với nhiều cánh đồng lúa mì rộng lớn xen kẽ những đồi thấp và các con sông nhỏ và nông. Đáng kể nhất chỉ có các sông Oskol, Seym, Sosna và Psyon đều không rộng quá 100 m. Mùa hè ở trung Nga khô ráo, ít mây và mưa, rất thuận tiện cho các việc triển khai các lực lượng trên bộ, phát huy tối đa hỏa lực của xe tăng, thiết giáp, pháo binh và không quân. Phía sau chỗ lồi Kursk là vùng thảo nguyên mênh mông phía tây thượng lưu sông Đông mà quân đội Đức Quốc xã đã từng đi qua hồi mùa hè năm 1942 trong Chiến dịch Blau. Tóm lại, đây là một chiến trường quen thuộc đối với quân đội của cả hai bên.
Bối cảnh quốc tế
Hội nghị Casablanca họp tháng 1 năm 1943 giữa hai nước đồng minh chống phát xít là Hoa Kỳ và Anh đã đi đến thỏa thuận sơ bộ về việc sẽ mở mặt trận thứ hai tại Tây Âu trong năm 1943. Lục quân, hải quân và công nhân quốc phòng của hai nước đã chuẩn bị kỹ càng cho những hoạt động chiến lược. Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 1943, phía Anh cho rằng, chưa thể đổ bộ trực diện lên nước Pháp vì tại mặt trận Bắc Phi, quân Đồng minh còn đang tiến hành cuộc công kích bao vây Tập đoàn quân 20 của thống chế Rommel tại Tunis. Tháng 6 năm 1943, phía Anh thông qua tùy viên quân sự của Đại sứ quán Anh tại Moskva thông báo cho Chính phủ Liên Xô biết các Đồng minh chỉ có thể tiến hành một chiến dịch đổ bộ lên miền Nam nước Ý sau khi tiêu diệt Tập đoàn quân 20 (Đức) tại Tunis ngày 12 tháng 5. Còn chiến dịch Overlord sẽ phải hoãn lại đến năm 1944 do chưa chuẩn bị đủ binh lực và vật chất. Chính phủ Liên Xô coi việc hoãn mở mặt trận phía tây là một sự thách thức lớn về lòng tin của họ đối với các đồng minh Phương Tây.
Tại các cuộc điện đàm ngày 19 và ngày 27 tháng 6 năm 1943 với Tổng tư lệnh Liên bang Xô viết I. V. Stalin, Thủ tướng Anh Wintson Churchill nói rằng phía Anh đang có trong tay những tài liệu tin cậy về việc Hitler đã phải hoãn kế hoạch tấn công mùa hè năm 1943 tại mặt trận Xô-Đức. Trong khi đó thì đến tháng 6 năm 1943, quân đội Đức gần như đã hoàn tất việc tập trung binh lực cho "Chiến dịch Thành Trì" (tiếng Đức: Untrenchmen Zitadelle, danh xưng này do Adolf Hitler đặt). Tuy nhiên, phía Liên Xô cũng đã có trong tay các tài liệu của mình cho phép nhận định rằng mùa hè năm 1943, quân đội Đức Quốc xã sẽ tổ chức chiến dịch tấn công lớn trên mặt trận Xô-Đức và vị trí của nó không quá khó để xác định. Đó là "Vòng cung Kursk". Hầu như tất cả các tướng lĩnh Liên Xô tại Bộ Tổng tham mưu cũng như các tư lệnh Phương diện quân đều thống nhất nhận định này khi trả lời bức điện của I. V. Stalin ngày 12 tháng 4 năm 1943 chỉ gồm một câu hỏi duy nhất: "Cho biết ý kiến về hướng hoạt động chính của quân Đức trong mùa hè năm 1943".
Kế hoạch và binh lực của các bên
Quân đội Đức Quốc xã
Kế hoạch
Sau các cuộc phản công thắng lợi của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) trong chiến dịch Donets, ngày 21 tháng 3 năm 1943, Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức Quốc xã bắt tay vào việc soạn thảo một kế hoạch tấn công giành lại quyền chủ động chiến lược trên mặt trận phía đông. Tuy nhiên, quân đội Đức buộc phải lựa chọn hướng tấn công chính vì lực lượng của họ không còn mạnh như mùa hè năm 1942, khi lục quân Đức Quốc xã và đồng minh của có quân số và số lượng các sư đoàn cao nhất trên mặt trận phía đông. Sau khi xem xét kỹ, các hướng bị loại trừ là Leningrad do điều kiện khí hậu không thuận tiện với một nửa thời gian trong năm là mùa đông. Hướng Moskva cũng bị loại vì người Đức cho rằng binh lực phòng thủ chủ yếu của quân đội Liên Xô tập trung tại đây. Hướng cực Nam cũng không khả quan vì vướng hai con sông lớn là Don và Volga mà quân đội Đức Quốc xã với lực lượng mạnh hơn vào năm 1942 đã không vượt qua được. Về hướng tây nam thì trong lãnh đạo quân sự Đức Quốc xã đã có mâu thuẫn. Günther von Kluge cho rằng với những kết quả đạt được hồi mùa xuân năm 1943, có thể giữ chặt hướng Kharkov và tập trung binh lực đánh vào sườn Bắc của vòng cung Kursk nhưng không nhằm phát triển về phía đông nam mà tấn công lên hướng đông bắc. Trước mắt, dùng cánh trái của Cụm tập đoàn quân Trung tâm và cánh phải của Cụm tập đoàn quân Bắc để kiềm chế quân đội Liên Xô ở phía tây Moskva. Còn mũi tiến công chủ đạo sẽ từ khu vực Oryol, Mtsensk, Bolkhov và Lyudinovo tấn công lên hướng đông bắc và luồn vào Moskva từ phía sau. Binh lực còn lại của Cụm tập đoàn quân Nam cũng sẽ tấn công Kursk nhằm kiềm chế hai phương diện quân Liên Xô tại chỗ lồi này để cánh Bắc rảnh tay hoạt động. Hitler không bác bỏ hoàn toàn kế hoạch này nhưng thấy rằng nếu để cả hai phương diện quân Liên Xô tồn tại phía sau cánh quân xung kích tấn công vào phía nam Moskva sẽ là quá mạo hiểm. Ông cho rằng phải thanh toán chỗ lồi Kursk trước tiên. Erich von Manstein cho rằng với lực lượng hiện có, nên tập trung lực lượng để bảo vệ khu vực Donbass - Kharkov - Nikopol mà theo ông, mất khu vực này đồng nghĩa với việc sẽ mất cả Kiev và đồng nghĩa với thất bại. Erich von Manstein cho rằng với kinh nghiệm sử dụng xe tăng phòng ngự, phản công trong các chiến dịch Kavkaz và Donets, Cụm tập đoàn quân Nam sẽ đánh bại các cuộc tấn công tiếp theo của quân đội Liên Xô. Hitler chê trách Manstein thoái chí và ra lệnh cho ông này phải tham gia soạn thảo kế hoạch cùng với Bộ Tổng tham mưu. Cuối cùng, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã chọn vòng cung Kursk để vạch kế hoạch chiến dịch.
Tướng Heinz Guderian, Tổng thanh tra lực lượng xe tăng Đức Quốc xã đã bỏ ra hai ngày 3 và 4 tháng 5 trong thời gian diễn ra Hội nghị các chỉ huy tối cao Đức tại Munich để nghiên cứu các bức không ảnh chụp các tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô tại Kursk và đi đến kết luận rằng cần tập trung tối đa lực lượng xe tăng, thiết giáp để tăng thêm chiều sâu đột phá, nếu người Đức muốn chứng minh cho các đồng minh phương Tây thấy rằng quân đội Đức Quốc xã vẫn còn đủ sức mạnh để đánh bại đối phương.
Ý đồ tấn công của quân đội Đức tại Kursk rất đơn giản. Từ hai hướng Bắc và Nam vòng cung Kursk, tập trung trên các khu vực Oryol và Belgorod các binh đoàn xe tăng mạnh, giáng đòn đột kích đồng tâm từ hai phía vào hợp điểm tại thành phố Kursk, cắt đứt chỗ lồi Kursk, bao vây và tiêu diệt khoảng 8 đến 10 tập đoàn quân Liên Xô đang phòng thủ trong chỗ lồi đó. Bước thứ hai, tiếp tục tấn công về phía đông, hất quân đội Liên Xô trở lại tả ngạn sông Đông, khôi phục lại thế trận ở thượng lưu sông Đông như cuối mùa hè năm 1942. Toàn bộ chiều sâu nhiệm vụ của chiến dịch chỉ có 50 km ở hướng Bắc và 85 km ở hướng Nam. Ở thời điểm những năm 1940 - 1942, các binh đoàn xe tăng Đức có thể vượt qua khoảng cách này chỉ trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Trong trận này, quân Đức áp dụng chiến thuật ưa thích của họ trong suốt chiến tranh là chiến thuật gọng kìm (tiếng Đức: Kesselschlacht, nghĩa là "chiến thuật cái chảo") theo hình mẫu của trận Cannae kết hợp cùng với chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng nhằm khai thác tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, lúc đó, quân Đức đã không nắm trong tay một lợi thế quan trọng bậc nhất của chiến thuật này: tính bất ngờ. Thật vậy, Hồng quân Xô Viết đã nhanh chóng nhận ra rằng Kursk hiển nhiên là mục tiêu kế tiếp của phát xít Đức. Tuy đồng thuận về khía cạnh quân sự thuần túy nhưng một số tướng lĩnh Đức đã nghi ngờ về sự cần thiết của chiến dịch này. Một điều đáng ngạc nhiên là người cật vấn Hitler nhiều nhất lại là tướng Heinz Guderian, Tổng thanh tra các lực lượng xe tăng Đức. Ngày 8 tháng 5, Guderian nói với Hitler:
Hitler đã có một câu trả lời càng đáng ngạc nhiên hơn:
Tuy nhiên, nền công nghiệp quốc phòng của nước Đức Quốc xã dù đã đẩy sản lượng hàng tháng lên đến lên đến 1.955 chiếc vẫn chưa đủ xe tăng để cung cấp cho mặt trận. Ngày 10 tháng 5, Hitler ra lệnh hoãn triển khai tấn công cho đến khi loại bỏ 250 xe tăng cũ kiểu Pz-III và phải thay thế ngay bằng 324 chiếc Tiger-I. Mặt khác, việc vận chuyển xe tăng ra mặt trận bị chậm do các tuyến đường sắt vốn đã quá tải còn bị các đội du kích Liên Xô liên tục đánh phá đã khiến Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã lần thứ hai phải hủy bỏ thời điểm mở chiến dịch trong khoảng từ ngày 19 đến 26 tháng 5. Bình luận về việc hoãn đi hoãn lại thời điểm tấn công của quân đội Đức Quốc xã, thống chế Erich von Manstein đã gọi đó là "sự do dự chết người". Mãi đến ngày 3 tháng 7, Adolf Hitler mới phát đi bản nhật lệnh số 6:
Binh lực
Bộ Tổng chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã huy động cả hai cụm tập đoàn quân Trung tâm và Nam tham gia trận Kursk. Cánh phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm ở phía bắc được tăng cường những lực lượng của Tập đoàn quân 9 mới rút khỏi chỗ lồi Rzhev - Vyazma. Cánh trái của Cụm tập đoàn quân Nam tấn công ở phía nam Kursk, chỉ để lại Tập đoàn quân xe tăng 1 và Cụm tác chiến Hollidt giữ sườn phía nam đến Biển Đen.
Cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Günther von Kluge chỉ huy, sử dụng 2 tập đoàn quân tham gia chiến dịch. Trang bị vũ khí đột kích cơ bản gồm 590 xe tăng và 424 pháo tự hành:
Tập đoàn quân xe tăng 2 do các tướng Heinrich Clößner và Walter Model (từ 15 tháng 7) chỉ huy, sở chỉ huy tập đoàn quân đóng tại Oryol; trong biên chế có:
Quân đoàn xe tăng 41 của tướng Helmuth Weidling gồm các sư đoàn xe tăng 2 và 18, các sư đoàn bộ binh 86 và 292.
Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans Zorn và Hans Gollnick (từ tháng 8 năm 1943) chỉ huy, gồm các sư đoàn xe tăng 4 và 12, các sư đoàn bộ binh 7 và 258.
Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen gồm các sư đoàn xe tăng 9 và 20, các sư đoàn bộ binh 6 và 78.
Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Friedrich Gollwitzer gồm các sư đoàn bộ binh 208, 211 và 293.
Quân đoàn bộ binh 55 (quân đoàn Pilau) của tướng Erich Jaschke gồm các sư đoàn bộ binh 110, 134, 296 và 339.
Tập đoàn quân 9 do các tướng Walter Model và Josef Harpe (từ 15 tháng 7) chỉ huy; sở chỉ huy tập đoàn quân đóng tại Nikolskoye; trong biên chế có:
Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Friedrich Hoßbach gồm các sư đoàn xe tăng 5, 25, các sư đoàn bộ binh 14 và 131.
Quân đoàn bộ binh 23 của tướng Johannes Frießner gồm các sư đoàn bộ binh 76, 216, 383 và sư đoàn cơ giới 10.
Quân đoàn bộ binh 35 của các tướng Lothar Rendulic và Friedrich Wiese (từ ngày 5 tháng 8) gồm các sư đoàn bộ binh 34, 56, 262 và 299.
Tập đoàn quân 2 do tướng Walter Weiss chỉ huy; sở chỉ huy Tập đoàn quân đóng tại Konotop; có nhiệm vụ kiềm chế chính diện phía tây của các Phương diện quân Trung tâm và Voronezh; trong biên chế có:
Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Ernst-Eberhard Hell gồm các sư đoàn bộ binh 26, 75 và 68.
Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Friedrich Siebert gồm các sư đoàn bộ binh 82, 327 và 340.
Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman gồm các sư đoàn bộ binh 45, 137 và 251.
Tập đoàn quân không quân 6 của tướng Robert Ritta von Greim có khoảng 1.200 máy bay phối thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm.
Trực thuộc Cụm tập đoàn quân có các sư đoàn bộ binh 102, 208 và sư đoàn kỵ binh 8 SS.
Cụm tập đoàn quân Nam do thống chế Erich von Manstein chỉ huy, sử dụng Tập đoàn quân xe tăng 4 và Cụm tác chiến Kemf tham gia chiến dịch. Trang bị vũ khí đột kích cơ bản có 1.269 xe tăng và 245 pháo tự hành:
Tập đoàn quân xe tăng 4 do tướng Hermann Hoth chỉ huy, sở chỉ huy đóng tại Bogodukhov, trong biên chế có:
Quân đoàn xe tăng 2 SS của tướng Paul Hausser gồm các sư đoàn xe tăng 1 SS ("Adolf Hitler"), 2 SS ("Das Reich"), 3 SS("Totenkopf") và sư đoàn bộ binh 167.
Quân đoàn xe tăng 48 của các tướng Dietrich von Choltitz và Otto von Knobelsdorff (từ tháng 8 năm 1943) gồm các sư đoàn xe tăng 3, 11, sư đoàn cơ giới "Großdeutschland" và sư đoàn bộ binh 176.
Quân đoàn bộ binh 52 (quân đoàn Hannover) của tướng Eugen Ott gồm các sư đoàn bộ binh 57, 112, 255 và 332.
Quân đoàn cơ giới 57 (nguyên là quân đoàn xe tăng 57) của tướng Friedrich Kirchner, gồm sư đoàn xe tăng 17, các sư đoàn bộ binh 15 và 328.
Cụm tác chiến Kemf của tướng Werner Kempf, sở chỉ huy đặt tại Kharkov, trong biên chế có:
Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Hermann Breith gồm các sư đoàn xe tăng 6, 7, 19 và sư đoàn bộ binh 168.
Quân đoàn "Raus" (nguyên là Quân đoàn bộ binh 11) của tướng Erhard Raus gồm các sư đoàn bộ binh 106 và 320.
Quân đoàn bộ binh 42 của tướng Franz Mattenklott gồm sư đoàn xe tăng 13, các sư đoàn bộ binh 153, 355 và 381.
Tập đoàn quân không quân 4 của tướng Wolfram von Richthofen phối thuộc Cụm tập đoàn quân Nam có khoảng 1.000 máy bay.
Tổng số binh lực mà lục quân, không quân Đức huy động cho "Kế hoạch Thành Trì" có mật độ chưa từng có kể từ ngày đầu cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Trên một địa đoạn chỉ 600 km phía trước và hai bên vòng cung Kursk (chiếm không quá 14% tổng độ dài mặt trận Xô-Đức), Quân đội Đức Quốc xã đã tập trung 950.000 quân, 2.078 xe tăng và 850 pháo tự hành (tổng cộng 2.928 xe), 9.467 pháo (không kể pháo dưới 45 mm), hơn 2.200 máy bay chiếm 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía đông.
Về chất lượng vũ khí, Đức đưa ra một loạt vũ khí mới để tung vào chiến dịch này. Trong số 2.928 xe tăng và pháo tự hành, chỉ có 108 chiếc Panzer II là loại hạng nhẹ (dùng để trinh sát), 2.820 xe tăng và pháo tự hành còn lại của Đức đều là các loại hạng trung hoặc hạng nặng. Các xe tăng hạng trung Panzer IV và pháo tự hành StuG-3 đã được nâng cấp để trang bị pháo 75mm L/48, có thể đối đầu hiệu quả với xe tăng T-34 của Liên Xô. Trên hết, Hitler đặc biệt kỳ vọng vào hai loại xe tăng hạng nặng kiểu mới Tiger I (Con Cọp), Panther (Con Báo), và pháo tự hành hạng nặng Elefant (Con Voi). Đức đã huy động tổn cộng 259 chiếc Panther, 211 chiếc Tiger I và 90 chiếc Elefant cho chiến dịch (tổng cộng 560 chiếc). Đây là các loại xe hạng nặng có hỏa lực mạnh và vỏ giáp dày hơn hẳn đối thủ hạng trung T-34 của Liên Xô, qua đó sẽ giành lại ưu thế cho lực lượng thiết giáp Đức. Giáp trước của các loại xe này cũng được chế tạo đủ dày để chống chọi tốt với loại pháo chống tăng 76mm của Liên Xô nhằm tăng thêm khả năng đột phá, chọc thủng phòng tuyến của đối phương. Tất nhiên, để có được những ưu thế công nghệ, các loại xe hạng nặng này phải đánh đổi bằng chi phí sản xuất đắt đỏ, không dễ để chế tạo thay thế nếu bị tổn thất với số lượng lớn.
Quân đội Liên Xô
Kế hoạch
Những thông tin đầu tiên về một kế hoạch tấn công có tên là "Thành Trì" (Zitadelle) đã được một nhóm tính báo Xô Viết mật danh "Dora" do sĩ quan GPU Radó Sándor (người Hungari) thu nhận được. Thông qua nhân viên tình báo Liên Xô có bí danh Rudolf Rössler hoạt động tại Thụy Sĩ, những tin tức này được chuyển đến Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô ngày 18 tháng 3 năm 1943, khi Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức mới chỉ hình thành ý đồ của kế hoạch này. Dựa vào các tin tức ban đầu và tin tức phối kiểm, ngày 8 tháng 4 năm 1943, nguyên soái G. K. Zhukov báo cáo với Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin:
Ban đầu, I. V. Stalin chưa tin vào kết luận của Zhukov. Tuy nhiên, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 4, khi I. V. Stalin điện hỏi ý kiến của tất cả các tư lệnh phương diện quân và các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu thì đều nhận được câu trả lời thống nhất: Đó là Kursk. Từ cuối tháng 4 năm 1943 đến đầu tháng 6 năm 1943, quân đội Liên Xô bắt đầu xây dựng ba tuyến phòng thủ tại khu vực Oryol - Lgov - Kursk - Oboyan - Vovchansk - Elets - Stary Oskol - Novo Oskol và Voronezh dài trên 600 km, sâu gần 300 km. Tại chỗ lồi Kursk bố trí 3 lớp phòng thủ tuyến ngoài, chạy gần như song song với tuyến mặt trận, lần lượt cách tuyến đầu 5 đến 8 km, 15 đến 25 km và 30 đến 35 km với ba trung tâm vững chắc là Lgovsk, Kursk và Shchigry. Tuyến thứ hai gần như song song với kinh tuyến 38o Đông, gồm hai lớp phòng thủ. Lớp thứ nhất chạy dọc theo sông Tim từ Khomutovo qua Livny, Evlanovo, Cheremisinovo, Tim, Gushino (Kuskino), Novy Oskol. Lớp thứ hai tách ra từ Livny dọc theo sông Kshyon đến phía tây Stary Oskol, nối lại với lớp thứ nhất ở Gubkin. Cuối cùng là tuyến phòng thủ quốc gia chạy dọc theo sông Đông, trùng với tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô trước ngày 1 tháng 1 năm 1943.
Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1943, quân đội Liên Xô chuẩn bị kỹ lưỡng cho chiến dịch. Đã có hai lần, các mặt trận nhận được "báo động khẩn cấp". Lần thứ nhất, tình báo Liên Xô cho biết cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 5 nhưng nó đã không diễn ra. Lần thứ hai, các tin tình báo lại cho biết quân Đức sẽ chuyển sang tấn công vào khoảng từ ngày 19 đến 26 tháng 5 nhưng quân Đức vẫn án binh bất động. Trong thời gian chờ đợi đó, một số tư lệnh phương diện quân như K. K. Rokossovsky, Popov đề nghị nên tranh thủ thời gian quân Đức còn đang chuẩn bị để ra đòn tấn công chặn trước đối phương. Trái với các ý kiến đó, các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đều thấy tốt nhất là nên mở chiến dịch phòng ngự, đánh tiêu hao các tập đoàn quân xe tăng Đức trên các tuyến phòng thủ. Sau khi cuộc tấn công của quân Đức suy yếu và buộc phải dừng lại thì lúc đó, với lực lượng dự bị dồi dào trong tay, quân đội Liên Xô sẽ ngay lập tức mở tiếp cuộc phản công mà không cần có thời gian tạm dừng chiến dịch.
Một điều hài hước là quân Đức đã trì hoãn ngày tấn công để tăng cường thêm binh lực, nhưng chính việc này lại giúp cho Hồng quân có thêm ba tháng quý báu để chuẩn bị kỹ lưỡng cho trận đại chiến, và kết quả vòng cung Kursk trở thành một trong những khu vực được bố phòng dày đặc nhất trong lịch sử chiến tranh. Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh sẽ là hai đơn vị đối mặt với các mũi tấn công của phát xít Đức. Với những lực lượng dự bị mới được xây dựng lên đến 10 tập đoàn quân. Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã xây dựng cả một Phương diện quân dự bị mới (từ ngày 9 tháng 7 đổi thành Phương diện quân Thảo Nguyên) và bố trí nó trên tuyến phòng thủ chiến lược quốc gia dài trên 300 km, cách vòng cung Kursk từ 150 đến 300 km về phía đông là các đơn vị dự bị chiến lược. Ngoài ra, hơn một triệu quả mìn đã được binh sĩ và nhân dân Liên Xô chôn dày đặc trên tổng chiều dài các chiến hào phòng thủ lên đến 5.000 km. Tổng cộng số quân Liên Xô tham chiến là 1,3 triệu người, 3.600 xe tăng, 20.000 pháo cối và 2.792 máy bay, chiếm 26% quân số và số lượng pháo cối, 35% số máy bay và 46% số xe tăng thiết giáp của Hồng quân Xô Viết.
Công tác hậu cần cũng được chú trọng chuẩn bị hơn rất nhiều so với các chiến dịch trước đó. Mỗi sư đoàn Liên Xô đều được biên chế một tiểu đoàn quân y với hai bệnh viện dã chiến và hàng chục trạm phẫu thuật. Đạn dược các loại được tích lũy từ 10 đến 15 cơ số. Riêng đạn lựu pháo và đạn pháo tăng đạt 18 cơ số. Xăng dầu cho các đơn vị xe tăng được đảm bảo 20 cơ số. Đến thời điểm trước tháng 7 năm 1943, quân đội Liên Xô đã có ưu thế chung trên toàn mặt trận Xô-Đức so với quân đội Đức Quốc xã. Riêng tại khu vực vòng cung Kursk, quân đội Liên Xô cũng đã có ưu thế 1,4:1 về người; 1,9:1 về pháo và súng cối; 1,3:1 về xe tăng và 1,6:1 về máy bay. Mật độ pháo chống tăng của quân đội Liên Xô trên các tuyến cũng cao hơn bất kỳ chiến dịch phòng thủ nào trước đó. Ở Ponyri trên hướng Oryol - Kursk, một quân đoàn pháo binh lấy từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh đã được triển khai gồm hơn 700 khẩu, đạt mật độ 92 khẩu pháo chống tăng trên 1 km chính diện. Ở hướng Belgorod - Kursk mật độ này cũng đạt 30 khẩu pháo chống tăng trên 1 km chính diện. Về xe tăng, ngoài xe tăng hạng trung T-34 được sử dụng phổ biến, mỗi quân đoàn xe tăng Liên Xô đều có từ 1 đến 2 tiểu đoàn được trang bị xe tăng hạng nặng IS-1 có tính năng không thua kém xe tăng Tiger I của Đức. Không quân Liên Xô có loại máy bay cường kích IL-2 hoạt động ở tầm thấp (dưới 100 m) chuyên dùng để diệt xe tăng. Không quân Đức Quốc xã không có vũ khí tương đương. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô tự tin hạ quyết tâm mở chiến dịch phòng thủ - phản công.
Binh lực
Trong tổng số năm Phương diện quân Liên Xô có mặt tại miền trung nước Nga năm 1943 và tham gia trận Kursk, hai phương diện quân Trung tâm và Voronezh giữ vai trò chính trong giai đoạn phòng ngự. Các đơn vị cánh trái của Phương diện quân Bryansk và cánh phải của Phương diện quân tây nam cùng toàn bộ Phương diện quân Thảo nguyên tham gia vào giai đoạn phản công.
Phương diện quân Trung Tâm do thượng tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky làm tư lệnh, sở chỉ huy đặt tại Vorobievka, trong biên chế có:
Tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng Alexey Grigoryevich Rodin, gồm các quân đoàn xe tăng 3, 16 và 19, các lữ đoàn bộ binh 16 và 115.
Tập đoàn quân 13 của tướng Nikolay Pavlovich Pukhov, gồm Quân đoàn bộ binh 29 (các sư đoàn 8, 74, 143) các sư đoàn bộ binh 15, 132, 148, 307, lữ đoàn xe tăng 2, các lữ đoàn bộ binh 118 và 129.
Tập đoàn quân 48 của tướng Prokofy Logvinovich Romanenko, gồm Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 (sư đoàn bộ binh cận vệ 6 và các sư đoàn bộ binh 41, 81), các sư đoàn bộ binh 73, 211, 280 và lữ đoàn xe tăng 202.
Tập đoàn quân 60 của tướng Ivan Danilovich Chernyakhovsky, gồm các sư đoàn bộ binh 100, 121, 206, 232 và 303, các lữ đoàn bộ binh 8, 14 và 16, các lữ đoàn xe tăng 14 và 180.
Tập đoàn quân 65 của tướng Pavel Ivanovich Batov, gồm Quân đoàn xe tăng 9, sư đoàn bộ binh cận vệ 27, các sư đoàn bộ binh 23, 24, 173, 214, 233 và 304.
Tập đoàn quân 70 của tướng I. B. Galanin, gồm các sư đoàn bộ binh 102, 106, 140, 162, 175, 181 và lữ đoàn xe tăng 27.
Tập đoàn quân không quân 16 của tướng Sergei Ignatevich Rudenko gồm sư đoàn tiêm kích 2 (gồm các trung đoàn 223, 285), các sư đoàn cường kích 220 và 283 sư đoàn ném bom 228, sư đoàn ném bom ban đêm 271 và sư đoàn vận tải 16.
Số lượng xe tăng được trang bị: 135 xe T-60, 239 xe T-70, 841 xe T-34, 85 xe M3 Lee, 9 xe M3 Stuart, 38 xe M4 Sherman, 19 xe Valentine/Matilda, 75 xe KV-1. Số pháo tự hành được trang bị: 44 xe SU-76, 47 xe SU-122 và 24 xe SU-152.
Phương diện quân Voronezh do đại tướng Nikolai Fyodorovich Vatutin làm tư lệnh, sở chỉ huy đặt tại Vobryshevo (cách Oboyan 20 km về phía đông), trong biên chế có:
Tập đoàn Xe tăng 1 của tướng Mikhail Yefimovich Katukov gồm Quân đoàn xe tăng cận vệ 5, các quân đoàn xe tăng 6, 31 và quân đoàn cơ giới 3.
Tập đoàn quân cận vệ 6 của tướng Ivan Mikhailovich Chistyakov gồm các quân đoàn bộ binh cận vệ 22, 23.
Tập đoàn quân cận vệ 7 của tướng M. S. Sumilov gồm các quân đoàn bộ binh cận vệ 24 và 25.
Tập đoàn quân 38 của tướng Nikandr Evlampievich Chibisov gồm các sư đoàn bộ binh 167, 181, 204, 232, 240, 340 và lữ đoàn xe tăng 192.
Tập đoàn quân 40 của tướng Kirill Semyonovich Moskalenko gồm các sư đoàn bộ binh 161, 184, 206, 219, 237, 309 và lữ đoàn xe tăng 86.
Tập đoàn quân 69 của tướng Vasily Dmitrievich Kryuchenkin gồm Quân đoàn xe tăng cận vệ 2, các sư đoàn bộ binh 31, 183, 390, 270, các sư đoàn đổ bộ đường không 1 và 37, Lữ đoàn pháo chống tăng 173.
Quân đoàn bộ binh cận vệ 35.
Tập đoàn quân không quân 2 của tướng Stepan Akimovich Krasovsky gồm các sư đoàn tiêm kích 5 và 10, sư đoàn cường kích 202, 208, các sư đoàn ném bom 227 và 291, các sư đoàn ném bom ban đêm 372 và 385, các sư đoàn trinh sát, liên lạc 50 và 66.
Phương diện quân Thảo nguyên do đại tướng Ivan Stepanovich Koniev làm tư lệnh, sở chỉ huy đóng tại Voronezh, trong biên chế có:
Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 của tướng Pavel Alexeyevich Rotmistrov gồm các quân đoàn xe tăng cận vệ 18, 29, quân đoàn xe tăng 10 và quân đoàn cơ giới cận vệ 5.
Tập đoàn quân cận vệ 5 của tướng Aleksey Semenovich Zhadov gồm Quân đoàn xe tăng 2 và các quân đoàn bộ binh cận vệ 32, 33.
Tập đoàn quân 27 của tướng Sergei Georgievich Trofimenko gồm Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3, Quân đoàn bộ binh 47 (gồm các sư đoàn 38, 136, 180) và các sư đoàn bộ binh độc lập 206, 309, 337.
Tập đoàn quân 46 của tướng V. V. Glagolyev gồm Quân đoàn xe tăng cận vệ 4, Quân đoàn bộ binh cận vệ 6 (Sư đoàn bộ binh cận vệ 20, các sư đoàn bộ binh 152, 353) và Quân đoàn bộ binh 34 (các sư đoàn bộ binh 195, 236, 394).
Tập đoàn quân 53 của tướng Ivan Mefodyevich Managarov gồm Quân đoàn kỵ binh cận vệ 7, Quân đoàn bộ binh 48 (Sư đoàn bộ binh cận vệ 14, các sư đoàn bộ binh 252, 299), Quân đoàn bộ binh 75 (các sư đoàn bộ binh 116, 213, 233) và các lữ đoàn bộ binh 63, 122.
Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 của tướng I. N. Rusyanov.
Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5 của tướng Alexey Gordeyevich Selivanov gồm các sư đoàn kỵ binh Cossack Sông Đông 11, 12 và sư đoàn bộ binh 63.
Tập đoàn quân không quân 5 của tướng Sergey Kondratyevich Goryunov gồm Sư đoàn tiêm kích cận vệ 1, sư đoàn tiêm kích 293; các sư đoàn cường kích 203, 205 và 266; các sư đoàn ném bom ban ngày 292 và 294; các sư đoàn ném bom ban đêm 302, 304, 312; các sư đoàn ném bom tầm xa 511, 714; sư đoàn vận tải 18; trung đoàn trinh sát 85; các trung đoàn phòng không 1001, 1561 và 1562.
Số lượng xe tăng được trang bị: 46 xe T-60, 308 xe T-70, 1.012 xe T-34, 65 xe M3 Lee, 68 xe M3 Stuart, 21 xe Valentine Mk-II, 18 xe Matilda Mk-III, 42 xe Churchill Mk-IV, 23 xe KV-1. Số pháo tự hành được trang bị: 18 xe SU-76, 24 xe SU-122 và 12 xe SU-152.
Phương diện quân Bryansk do tướng Markian Mikhaylovich Popov chỉ huy tham gia giai đoạn phản công, trong biên chế có:
Tập đoàn quân 3 của tướng Alexander Vasilyevich Gorbatov gồm các quân đoàn bộ binh 25, 41 và 42.
Tập đoàn quân 61 của tướng Pavel Alexeyevich Belov gồm Quân đoàn bộ binh cận vệ 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và Quân đoàn bộ binh 89.
Tập đoàn quân 63 của tướng B. I. Morozov gồm các quân đoàn bộ binh 35, 40 và 53.
Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 của tướng Pavel Semyonovich Rybalko gồm các quân đoàn xe tăng cận vệ 6, 7, Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 và Lữ đoàn xe tăng 91.
Tập đoàn quân không quân 15 của tướng N. F Naumenko gồm sư đoàn tiêm kích 225; các sư đoàn cường kích 284, 286; sư đoàn trinh sát, vận tải 32; sư đoàn ném bom 778; các sư đoàn ném bom tầm xa 876, 877, 879.
Phương diện quân Tây Nam do thượng tướng Rodion Yakovlevich Malinovsky làm tư lệnh, sử dụng cánh phải tham gia giai đoạn phản công gồm có:
Tập đoàn quân 57 của tướng N. A. Gagen gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 14, 48 và 56; các sư đoàn bộ binh 19, 52 và 303; sư đoàn pháo chống tăng 1; sư đoàn pháo 179 và lữ đoàn xe tăng 173.
Phương diện quân Tây do thượng tướng Vasily Danilovich Sokolovsky làm tư lệnh, sử dụng cánh trái tham gia giai đoạn phản công gồm có:
Tập đoàn quân cận vệ 11 của tướng I. Kh. Bagramian gồm các quân đoàn bộ binh cận vệ 8, 16 và 36.
Tập đoàn quân 50 của tướng Ivan Vasilievich Boldin gồm quân đoàn bộ binh 46 (các sư đoàn 238, 369, 380), các sư đoàn bộ binh 108, 110, 324, 413, Lữ đoàn xe tăng 233, các lữ đoàn cơ giới 21 và 43.
Tập đoàn quân xe tăng 4 của tướng Vasily Mikhailovich Badanov gồm các quân đoàn xe tăng 11, 30 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 6.
Tổng số lượng xe chiến đấu được Liên Xô huy động là 4.938 chiếc, trong đó có 4.679 xe tăng và 259 pháo tự hành Tuy có số lượng gần gấp đôi quân Đức nhưng xe của Liên Xô chủ yếu ở hạng nhẹ hơn, cụ thể:
Trên 30% số xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô (tức khoảng 1.500 xe) là các loại hạng nhẹ như T-60, T-70... Các xe này có hỏa lực yếu và giáp mỏng, gần như không có khả năng chống lại xe tăng hạng trung của Đức nên thường chỉ dùng để trinh sát.
Khoảng 65% số xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô (tức khoảng 3.200 xe) là các loại hạng trung. Trong số này, khoảng 2.800 xe là T-34 và pháo tự hành SU-76, các loại xe này có thể chiến đấu tốt với xe tăng hạng trung như Panzer III và Panzer IV, nhưng vẫn bị xe tăng hạng nặng kiểu mới của Đức như Panther, Tiger I vượt trội hoàn toàn về hỏa lực và vỏ giáp. 400 xe hạng trung còn lại là những loại được Mỹ, Anh viện trợ như M3 Lee, M3 Stuart, Valentine Mk-II, Churchill Mk-IV... nhưng nhìn chung những loại tăng này có hoả lực và vỏ giáp kém hơn T-34 và Panzer IV.
Về xe tăng và pháo tự hành hạng nặng, Liên Xô chỉ có 225 chiếc (chỉ chiếm khoảng 5% tổng số xe), bao gồm khoảng 190 xe tăng các loại KV-1, IS-1 và 36 chiếc pháo tự hành SU-152. Trong khi đó, quân Đức huy động khoảng 560 xe hạng nặng (Panther, Tiger I và Ferdinand). Về xe hạng nặng, Đức có nhiều hơn Liên Xô 2,5 lần.
Các diễn biến trước trận đánh
Mặc dù không đồng ý với các đề xuất của K. K. Rokossovsky về việc ra đòn tấn công trước nhưng Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô lại khuyến khích các Phương diện quân tiến hành các đòn "phản chuẩn bị" bằng không quân và pháo binh nhằm phá hoại các phương tiện, vũ khí của quân đội Đức Quốc xã và làm suy yếu các cánh quân xung kích Đức đã tập trung tại hai khu vực phía nam Oryol và phía bắc Kharkov.
Hoạt động của không quân
Ngày 17 tháng 4, không quân tầm xa Liên Xô mở cuộc đột kích sâu vào sân bay Orsha, phá hủy 5 máy bay ném bom Ju-88 của các phi đội 1 và 4 thuộc sư đoàn ném bom 121 (Đức), ba chiếc Dornier 217 của phi đoàn vận tải. Ngày 20 tháng 4, cũng chính sân bay này lại bị đột kích, 10 máy bay cường kích hạng nhẹ bị thiêu cháy.
Không quân Đức Quốc xã cũng tiến hành các trận ném bom vào hậu phương của Liên Xô. Nhà máy sản xuất ô tô số 1 hay Nhà máy ôtô Gorky (Gorkovsky Avtomobilny Zavod - GAZ) đã bị một loạt các cuộc tấn công nặng nề trong suốt tháng 6 năm 1943. Trong các đêm 4 và 5 tháng 6, các máy bay He-111 của các phi đoàn 1, 3, 4, 55 và 100 thuộc Tập đoàn quân không quân 1 (Đức) đã ném xuống nhà máy 179 tấn bom, gây tàn phá lớn cho các tòa nhà và dây chuyền sản xuất. Tất cả 50 tòa nhà, 9 km băng chuyền, 8.000 thiết bị, đông cơ và 5.900 xe cộ các loại đang lắp ráp đã bị phá hủy. Tuy nhiên, người Đức sai lầm khi chọn mục tiêu này bởi Nhà máy GAZ số 1 sản xuất chỉ có các xe tăng hạng nhẹ T-70 với số lượng ngày càng hạn chế và hầu hết các dây chuyền đã chuyển sang sản xuất ô tô GAZ. Trong khi đó, các Nhà máy số 112, cơ sở sản xuất loại xe tăng đáng gờm T-34 lớn thứ hai vẫn tiếp tục sản xuất mà không bị oanh kích. 2.851 xe tăng được sản xuất ở nhà máy này trong năm 1943, 3.619 trong năm 1944, và 3.255 trong năm 1945. Không quân Đức cũng oanh kích Nhà máy sản xuất đại bác số 92 ở Gorky và Nhà máy máy bay Lavochkin, nơi sản xuất các loại máy bay tiêm kích La-5 và La-5FN nhưng không thể với tới được các nhà máy lớn nhất sản xuất các loại xe tăng Liên Xô đặt ở Chelyabinsk. Chỉ trong 6 tuần, các cơ sở sản xuất bị đánh phá đã được các kỹ sư và công nhân Liên Xô sửa chữa hoặc xây dựng lại và tiếp tục sản xuất.
Không quân Liên Xô đã huy động các tập đoàn quân không quân của các Phương diện quân Kalinin, Tây, Briansk, Trung tâm, Voronezh, Tây Nam, Nam và không quân tầm xa tổ chức một loạt đòn không kích quy mô lớn trong một tuần liền từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 5 vào tất cả các sân bay của các tập đoàn không quân 4 và 6 (Đức). Đòn đột kích bất ngờ đầu tiên lúc chiều muộn và kéo dài đến đêm ngày 6 tháng 5 đã làm cho không quân Đức hoàn toàn bất ngờ và bị thiệt hại nặng. Các ngày sau đó, tính bất ngờ không còn và thiệt hại của không quân Đức giảm đi. Tuy nhiên, chỉ trong ba ngày đầu không kích, hơn 400 máy bay Đức các loại bị thiêu cháy trên các sân bay, 16 chiếc bị bắn rơi trong không chiến. Phía Liên Xô mất 18 chiếc. Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 5, các tập đoàn quân không quân 1 (Phương diện quân Tây), 2 (Phương diện quân Voronezh), 5 (Phương diện quân Thảo nguyên) và không quân tầm xa tiếp tục mở đợt công kích thứ hai nhằm vào các tuyến đường xe lửa, đường bộ, các đầu mối giao thông, những nơi quân Đức đang bốc dỡ và tập kết pháo binh, xe tăng. Kết quả trinh sát không ảnh đếm được 85 xe tăng và hơn 120 khẩu pháo của quân đội Đức Quốc xã bị phá hủy. Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 5, các trận không kích của không quân Liên Xô được mở các trận không kích ban đêm với việc sử dụng không quân tầm xa và máy bay ném bom ban đêm làm chủ lực nhằm vào các sân bay ở sâu trong hậu tuyến quân Đức. Thêm 200 máy bay Đức bị thiêu cháy trên các sân bay. Phía Liên Xô mất hơn 22 chiếc đều do cao xạ Đức bắn rơi.
Các đòn phản chuẩn bị vào lục quân Đức
Ngày 1 tháng 7, các mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy tối cao Đức đã được ban bố ấn định ngày 5 tháng 7 sẽ tấn công. Ngày sáng hôm sau, Nguyên soái Aleksandr Vasilevsky đã cảnh báo chỉ huy các Phương diện quân N. F. Vatutin, K. K. Rokossovsky và I. S. Koniev đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất để đón cuộc tấn công của Đức sẽ bắt đầu vào khoảng từ ngày 3 và ngày 6 tháng 7. Trong ngày 2 tháng 7, quân đội Liên Xô đã nhận được thông tin chi tiết về kế hoạch của cuộc tấn công từ cái mà người Đức gọi là "Dàn nhạc đỏ" (Tiếng Đức: Rote Kapelle) và người "nhạc trưởng" của "dàn nhạc" đó vẫn là Rudolf Roessler. Ba người bị nghi ngờ đã lấy tin tức và chuyển giao cho ông này là "Werther" (bí danh của một người hoạt động trong Bộ tham mưu không quân của Hermann Goering), một người làm việc trong cơ quan chính quyền Đức Quốc xã. Còn người cuối cùng chính là nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình cho Hitler. Tuy đã có những dữ liệu khá tin cậy nhưng Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô vẫn lệnh cho các Phương diện quân tiếp tục kiểm tra. Ngày 2 tháng 6, trung úy không quân tiêm kích Liên Xô A. I. Kozevnikov thuộc Tập đoàn quân không quân 2 đã bắn rơi một máy bay trinh sát của Đức. Viên phi công Đức khai rằng quân đội của mình sẽ chuyển sang tấn công trong ba ngày tới và nhiệm vụ của anh ta là phải tìm bằng được các vị trí pháo binh, xe tăng Liên Xô đã được ngụy trang.
Ngày 4 tháng 7, các đơn vị tuyến 1 của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) bắt đầu tổ chức trinh sát chiến đấu. Buổi chiều cùng ngày, Nguyên soái G. K. Zhukov vừa bay đến sở chỉ huy của tướng K. K. Rokossovsky tại Vorobyevka để chỉ đạo cánh Bắc mặt trận Kursk thì nhận được điện thoại của tướng N. P. Pukhov, tư lệnh Tập đoàn quân 13 báo tin đã tóm được một "cái lưỡi" thuộc Sư đoàn bộ binh 6 thuộc Quân đoàn xe tăng 47, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức). "Cái lưỡi" ấy khai rằng quân Đức sẽ chuyển sang tấn công vào 3 giờ sáng ngày 5 tháng 7. Cũng buổi chiều hôm đó, Tập đoàn quân cận vệ 7 cũng báo cáo cho nguyên soái A. M. Vasilevsky đang có mặt tại sở chỉ huy của tướng N. F. Vatutin ở Vobryshevo để chỉ đạo cánh Nam về việc Sư đoàn cận vệ 25 bắt được một tù binh Đức của Sư đoàn bộ binh 168 thuộc Quân đoàn xe tăng 3, Cụm tác chiến Kemf. Người này khai rằng lính Đức đã được phát 5 khẩu phần lương khô cùng một bidon rượu mạnh và đến ngày 5 tháng 7 thì họ phải tấn công. Xác định chính xác giờ G của quân đội Đức Quốc xã, nguyên soái G. K. Zhukov và nguyên soái A. M. Vasilevsky quyết định ra lệnh cho ba Phương diện quân Voronezh, Trung tâm và Briansk tiến hành các đòn phản chuẩn bị từ mặt đất và trên không vào hai cánh quân xung kích Đức.
Chiều ngày 4 tháng 7, các máy bay Ju-87 của Đức ném một vệt bom dài trên tiền duyên của quân đội Liên Xô tại các trận địa đối diện với Cụm tác chiến Kemf để yểm hộ cho sư đoàn cơ giới Großdeutschland của Quân đoàn xe tăng 3 tiến hành trinh sát chiến đấu tại địa đoạn Butovo - Davydovka. Gặp phải các cụm cứ điểm phòng thủ vững chắc của Sư đoàn bộ binh cận vệ 78 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 7, các xe cơ giới Đức phải dừng lại chờ các xe tăng mang súng phun lửa còn đang mắc kẹt trong bùn lầy bởi các trận mưa trong đêm.
Thời gian không còn nhiều nên không thể chờ lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, hồi 2 giờ 30 phút ngày 5 tháng 7, nguyên soái G. K. Zhukov ra lệnh dùng hỏa lực pháo binh bắn phản chuẩn bị vào quân Đức. 2 giờ 30 phút, các phương diện quân Bryansk, Trung tâm và Voronezh bắt đầu các cuộc phản chuẩn bị bằng mọi hỏa lực có trong tay. Hơn 2.000 dàn Katyusha BM-13 cùng gần 10.000 nòng pháo kết hợp với các máy bay ném bom tầm xa và máy bay ném bom ban đêm dội một trận bão lửa lên tất cả các tuyến chuẩn bị tấn công của hai cánh quân xung kích Đức Quốc xã. Tổng cộng có khoảng 20.000 quả đạn pháo, hơn 4.500 quả đạn Katyusha, 200 phi vụ cường kích và 450 phi vụ ném bom ban đêm đã được thực hiện. Các sân bay của không quân Đức, các căn cứ xe tăng Đức và các căn cứ hậu cần Đức tại Bryansk, Oryol, Dmitrovsk-Orlovsky, Trubchevsk (sân bay), Khutor-Mikhailovsk,y, Konotop (sân bay), Terkino (sân bay), Romny, Akhtyrka, Trotyanets, Poltava (sân bay chính của Tập đoàn quân không quân 4), Novo-Bodolaga, Merefa và Kharkov đồng loạt bị oanh kích dữ dội. Trong phạm vi 20 km cách tiền duyên, có thể nhìn thấy những vệt lửa kéo dài trong đêm tối kèm theo vô số vụ nổ lớn; các kho đạn nổ tung bắn chất cháy lên trời như pháo hoa. Tại Bộ tư lệnh các cụm tập đoàn quân Trung tâm và Nam, các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp Đức lập tức hội ý để cố phán đoán xem đây có phải là sự chuẩn bị cho một đòn tấn công theo kiểu ra tay trước của quân đội Liên Xô hay không. Trong khi đó, trên tiền duyên các loạt pháo kích, không kích của quân đội Liên Xô vẫn tiếp diễn suốt 2 giờ liền. Pháo binh Đức hoàn toàn bị bất ngờ và phản ứng yếu ớt. Vì các đội máy bay ném bom ban đêm của Đức còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên người Đức hoàn toàn không có thứ vũ khí mà đối thủ của họ đã có và tỏ ra rất hữu hiệu trong trường hợp này. Ở các đài quan sát tiền duyên của quân đội Liên Xô trên cả hai hướng Bắc và Nam vòng cung Kursk, các trinh sát viên đều nhìn thấy nhiều đám cháy và các vụ nổ lớn. 4 giờ 30 phút sáng ngày 5 tháng 7, trận pháo kích và không kích phản chuẩn bị của quân đội Liên Xô chấm dứt.
Không ai có thể biết được bên trong phòng tuyến của quân Đức những gì đã diễn ra, nhưng trận phản chuẩn bị rõ ràng đã có tác dụng. Theo lời khai của các tù binh Đức, cuộc tấn công sẽ bắt đầu đúng 3 giờ sáng ngày 5 tháng 7 nhưng mãi đến 4 giờ 40 phút, sau khi quân đội Liên Xô ngừng pháo kích, các máy bay trinh sát Đức mới xuất hiện trên bầu trời, bắt đầu chỉ điểm cho máy bay cường kích và pháo binh bắn phá dọn đường tấn công nhưng hỏa lực không đạt được mật độ dày đặc. Đến 6 giờ sáng, các tập đoàn quân xe tăng Đức mới bắt đầu xuất phát tấn công.
Giai đoạn tấn công của quân đội Đức Quốc xã
Khái quát
Ở cánh Nam, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) dưới quyền chỉ huy của thống chế Erich von Manstein huy động Tập đoàn quân xe tăng 4 và Cụm tác chiến Kemf, tập trung 19 sư đoàn, trong đó có 7 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn cơ giới tấn công trên chính diện hơn 80 km từ Dmitryevka qua Belgorod đến Shebekino phía bắc Vovchansk. Toàn bộ 7 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn cơ giới Đức tập trung vào các đòn tấn công tại tuyến mặt trận từ phía nam Belgorod đến phía tây bắc Tomarovka.
Ở cánh Bắc, Cụm tập đoàn quân Trung tâm dưới quyền chỉ huy của thống chế Günther von Kluge huy động Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 9 với 6 sư đoàn xe tăng, 8 sư đoàn bộ binh tấn công trên một địa đoạn trận tuyến hẹp chỉ dài 40 km từ Tureyka, phía nam Varonyets đến Trosna, phía tây bắc Maloarkhangensk. Tập đoàn quân 2 thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm có 3 quân đoàn bộ binh được giao nhiệm vụ kiềm chế chính diện từ Sevsk qua Rynsk đến Sumy.
Sau một tuần tấn công, đến ngày 12 tháng 7, cánh Nam của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) tiến được 36 km trên hướng Belenikhino - Gotishchevo. Cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân quân Trung tâm chỉ tiến được không quá 12 km trên hướng Ponyri - Olkhovatka. Vấp phải sức chống trả quyết liệt của Phương diện quân Trung tâm do Đại tướng K. K. Rokossovsky và Phương diện quân Voronezh do đại tướng N. F. Vatutin chỉ huy, cả hai cách quân xe tăng của quân đội Đức Quốc xã đã bị chặn lại trong suốt một tuần sau đó, bị tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiện trên tuyến phòng ngự vững chắc của quân đội Liên Xô. Ngày 20 tháng 7, vốn đã không thể làm nên bước tiến lớn nào, quân đội Đức Quốc xã buộc phải rút lui, quân đội Liên Xô chuyển sang phản công.
Hướng Oryol - Kursk
Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) được chia làm hai bộ phận. Cánh quân tây bắc gồm các quân đoàn bộ binh 55 và 53 giữ tuyến phòng thủ từ phía nam Kirov, qua Lyudinovo, Bolkhov đến Mtsensk, yểm hộ phía sau cánh quân xung kích đang tập trung ở phía nam Oryol. Chủ lực của Tập đoàn quân gồm các quân đoàn xe tăng 41, 46, 43 phối hợp với Quân đoàn xe tăng 56 và Quân đoàn bộ binh 23 của Tập đoàn quân 9, hình thành cánh quân xung kích mặt Bắc gồm 8 sư đoàn xe tăng (2, 4, 5, 9, 12, 18, 20, 25), 1 sư đoàn cơ giới (10) và 11 sư đoàn bộ binh (6, 7, 14, 76, 78, 86, 131, 216, 258, 292 và 383). Tập đoàn quân 9 chỉ để lại Quân đoàn bộ binh 35 giữ tuyến phòng thủ từ Mtsensk đến tuyến sông Peruch, che chở sườn trái cho cánh quân xung kích. Hướng đội kích chủ yếu của cánh quân xung kích Đức nhằm vào điểm nối giữa sườn phải của Tập đoàn quân 13 (Liên Xô) với sườn trái của Tập đoàn quân 48 trên khu vực Pokrovskoye - Maloarkhangensk và điểm nối giữa sườn trái của Tập đoàn quân 13 với Tập đoàn quân 70 tại khu vực Soborovka - Olkhovatka. Ý đồ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) bao vây và tiêu diệt Tập đoàn quân 13 (Liên Xô) tại Ponyri như đã từng bao vây và tiêu diệt tập đoàn quân 13 (cũ) tại chỗ lồi Byelostok (tây Belorrusia) cách đó 2 năm đã được thể hiện rõ ngay từ đòn công kích đầu tiên.
Nhưng quân đội Liên Xô năm 1943 đã khác xa với quân đội Liên Xô năm 1941. Bốn quân đoàn xe tăng Đức tập trung trên một chính diện hẹp chỉ 45 km đã vấp phải các đòn phản đột kích rất mạnh của Quân đoàn bộ binh và các sư đoàn bộ binh 15, 81, 132, 148 và 280. Phía sau lưng họ, trên lớp phòng ngự thứ hai còn có binh lực mạnh gấp đôi. Ngay trong buổi sáng ngày 5 tháng 7, tốc độ tấn công của các xe tăng Đức đã không được như họ mong muốn. Các bãi mìn dày đặc đã buộc các xe tăng Đức phải dừng lại chờ công binh đến gỡ mìn và chính các đơn vị này đã trở thành mục tiêu cho hỏa lực súng bộ binh Liên Xô khi các đơn vị pháo binh Đức bị thiệt hại nặng trong các trận pháo kích phản chuẩn bị đã không còn đủ uy lực chế áp các hỏa điểm của đối phương. Các xe tăng và pháo tự hành Đức phải tiến công trong các dải rất hẹp, hai bên sườn là các bãi mìn dài hàng km đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng thiết giáp Đức. Trung đoàn pháo tự hành chống tăng 53 (thuộc Quân đoàn xe tăng 41) có 49 khẩu pháo tự hành "Elefant" (còn có biệt danh Ferdinand) thì 37 khẩu bị phá hủy hoặc hư hại nặng bởi mìn và hỏa lực dày đặc của pháo chống tăng Liên Xô. Chỉ 3 km trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công, Trung đoàn 53 (Đức) đã phải trả giá bằng 1.287 sinh mạng cùng 5.921 người bị thương và trung đoàn này gần như bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Tại địa đoạn phòng ngự của các sư đoàn bộ binh 81 và 307 phía bắc Ponyri, đại đội pháo chống tăng của đại úy G. I. Igisev đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và diệt được 19 xe tăng, xe bọc thép của Đức. Góp phần làm thiệt hại nặng nề cho các xe tăng Đức còn có các đòn đánh rất hiệu quả từ trên không của các máy bay cường kích bọc thép IL-2. Được các máy bay tiêm kích yểm hộ phía trên, các "xe tăng bay" IL-2 đã nhằm vào nóc các xe tăng Đức, một vị trí rất hiểm yếu có vỏ thép mỏng để tung ra hỏa lực chết người của pháo 37 mm lắp đạn sabot và roket tầm ngắn. Hơn 20 xe tăng Đức trên cánh Bắc đã bị phá hủy trong ngày đầu tiên của cuộc chiến bởi hỏa lực của không quân Liên Xô.
Tướng Walter Model nhanh chóng phát hiện ra điểm yếu chí tử của các xe tăng và xe thiết giáp Đức, nhất là các pháo tự hành Ferdinand. Mặc dù các khí tài này hoàn toàn hiệu quả trong tác chiến tầm trung và tầm xa nhưng lại không được trang bị các súng máy phụ nhằm đối phó với bộ binh khi bị đối phương áp sát và dễ bị tổn thương trước hỏa lực pháo chống tăng Liên Xô được bảo vệ trong hệ thống hầm hào chằng chịt nếu không được che chắn bởi hỏa lực súng máy của xe thiết giáp hạng nhẹ và bộ binh tháp tùng. Góp phần làm cho điểm yếu này trở nên trầm trọng hơn là sai lầm của tướng Helmuth Weidling (vốn là tướng bộ binh) khi ông đã để cho pháo tự hành "vượt qua đầu" xe tăng lên phía trước. Tổng thanh tra lực lượng xe tăng Đức, tướng Heintz Guderian nhận xét:
Kết quả khả quan duy nhất trong ngày 5 tháng 7 mà quân đội Đức Quốc xã đạt được tại cánh Bắc là cuộc đột kích thành công đẫm máu của các sư đoàn xe tăng 9, 20 và các sư đoàn bộ binh 6 và 78 thuộc Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen và các quân đoàn bộ binh khi nó đẩy lùi Quân đoàn bộ binh 29 (Liên Xô), đánh chiếm các làng Podolyan và Soborovka, cách tuyến xuất phát tấn công 8 km và uy hiếp Olkhovatka. Ở cánh trái, Quân đoàn xe tăng 46 (Đức) còn phải đang giằng co các làng Tureyka và Gnilets với các sư đoàn bộ binh 280, 132, 15 (Liên Xô) chỉ cách tuyến xuất tấn công chưa đầy 3 km và đến cuối ngày thì hầu như dẫm chân tại chỗ.]
Sáng ngày 7 tháng 7, tướng K. K. Rokossovsky sử dụng Quân đoàn xe tăng 19 (Tập đoàn quân xe tăng 2) và lữ đoàn xe tăng 2 (Tập đoàn quân 13) tổ chức phản đột kích vào sườn trái của Quân đoàn xe tăng 47 (Đức) với ý đồ khôi phục tuyến phòng thủ liên tục của Tập đoàn quân 13 trên hướng Olkhovatka. Cánh phải của Tập đoàn quân 48 cũng tham gia cuộc phản đột kích này. Trong cuộc phản kích này, Quân đoàn xe tăng 19 (Liên Xô) đã áp dụng một chiến thuật mới. Lợi dụng địa hình các khe hẹp giữa thượng nguồn hai con sông Oka và Svapa, bộ binh Liên Xô đã bất ngờ tấn công vượt qua hàng rào xe tăng Đức, đánh thẳng vào các sư đoàn bộ binh Đức đã tháp tùng, hất bộ binh Đức ra xa xe tăng và vấn đề còn lại được giải quyết giữa 2 sư đoàn xe tăng Đức và 3 lữ đoàn xe tăng Liên Xô. Mặc dù cuộc phản kích không đạt được kết quả, Quân đoàn xe tăng 19 mất hẳn một lữ đoàn xe tăng nhưng cuộc phản đột kích đã làm chậm thêm tốc độ tấn công của Quân đoàn xe tăng 47 (Đức), hơn 30 xe tăng Đức bị phá hủy trước cửa ngõ Olkhovatka. Quân Đức chỉ tiến thêm được 2 km, cách tuyến xuất phát 10 km.
Ngày 7 tháng 7, Thống chế Günther von Kluge tung nốt Quân đoàn xe tăng 56 của Tập đoàn quân 9 (Đức) là lực lượng dự bị chiến dịch cuối cùng vào trận. Đòn tấn công này tiếp theo sau đòn đột phá ngày 5 tháng 7 của Quân đoàn xe tăng 47 đã bước đầu có tác dụng. Các sư đoàn xe tăng 5 và 25 của quân đoàn này đã đẩy lùi Quân đoàn xe tăng 19, Quân đoàn bộ binh 17, các sư đoàn bộ binh cận vệ 6 và 70 (Liên Xô) lùi sâu thêm 2 km đến tuyến phòng thủ thứ ba, sát ngoại vi phía bắc Olkhovatka. Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) cũng mở cuộc tấn công tiếp theo vào Ponyri nhưng vẫn phải dừng lại ở cửa ngõ phía bắc thành phố trước lớp phòng thủ thứ ba của tuyến phòng thủ thứ nhất của quân đội Liên Xô. Tại đây, quân đội Đức Quốc xã đã vấp phải một hàng rào pháo chống tăng dày đặc với trung bình 35 khẩu trên một km chính diện, nơi dày đặc nhất đến 92 khẩu/km. Các sư đoàn xe tăng Đức phải chiến đấu như pháo binh với Sư đoàn pháo binh 5 và Lữ đoàn pháo chống tăng 13 của Liên Xô. Trong ngày 7 tháng 7, hai bên tung ra mặt trận này hơn 800 phi vụ ném bom và tấn công mặt đất. Trong đó, các tập đoàn quân không quân 15 và 16 (Liên Xô) chiếm ưu thế với tổng số 520 phi vụ. Các máy bay IL-2 tiếp tục công kích các xe tăng Đức từ trên không, yểm hộ hữu hiệu cho pháo chống tăng. Theo báo cáo của trinh sát đường không Liên Xô, khoảng 100 xe tăng và pháo tự hành Đức đã bị phá hủy trong trận đánh nhưng không thể đếm được bao nhiêu chiếc do không quân đánh, bao nhiều chiếc do pháo binh đánh. Sư đoàn bộ binh 307 của thiếu tướng M. A. Elsin cũng vận dụng các chiến thuật hất bộ binh Đức ra xa để áp sát, dùng thủ pháo và chai cháy đánh hỏng nhiều xe tăng Đức. Trên hướng Olkhovatka, lữ đoàn pháo chống tăng tự hành của đại tá V. N. Rokosuev cũng chặn đứng các cuộc công kích của sư đoàn xe tăng 5 (Đức).
Ngày 8 tháng 7, trong một nỗ lực cuối cùng, tướng Walter Model đã ra lệnh tập trung cả hai quân đoàn xe tăng 56 và 47 với tổng cộng số xe tăng còn lại hơn 300 chiếc đồng loạt công kích khu phòng thủ Olkhovatka, phá vỡ tuyến phòng thủ ở điểm nối giữa Sư đoàn bộ binh 15 và Sư đoàn bộ binh 70. Trụ lại phòng thủ chỉ còn lại lữ đoàn pháo chống tăng 3 của V. N. Rokossuev. Mỗi khẩu đội pháo chống tăng của lữ đoàn này phải chống chọi với hàng chục xe tăng Đức. Ở cánh phải, quân đoàn xe tăng 41 (Đức) cũng đội nhập vào Ponyri. Các cuộc đấu pháo bắt đầu diễn ra trên các đường phố của thị trấn này. Buổi trưa cùng ngày, tướng K. K. Rokossovsky huy động toàn bộ Tập đoàn quân xe tăng 2 tham chiến. Quân đoàn xe tăng 19 tiến ra hướng Tureyka - Gnilets, Quân đoàn xe tăng 16 tiến ra tuyến Olkhovatka, Quân đoàn xe tăng 3 tiến ra Ponyri. Quân đoàn xe tăng 9 cũng được rút khỏi đội hình Tập đoàn quân 65 để tăng cường cho mũi phản đột kích ở Olkhovatka. Chiều tối ngày 8 tháng 7, các quân đoàn xe tăng 47 và 56 (Đức) bị chặn đứng tại tuyến Samodurovka (???) - Skova (snava). Sáng ngày 9 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 phối hợp với các sư đoàn bộ binh 18 và 307 mở hai mũi tấn công gọng kìm, đánh bật quân đoàn xe tăng 41 (Đức) khỏi Ponyri. Ở cánh trái, Quân đoàn xe tăng 19 cùng với các sư đoàn bộ binh 15, 132 và 280 lấy tại các thị trấn Tureyka và Gnilets. Trước những tổn thất lớn về xe tăng, đêm 10 rạng ngày 11 tháng 7, thống chế Günther von Kluge buộc phải ra lệnh dừng tấn công và yêu cầu các sư đoàn xe tăng Đức giữ vững tuyến đã chiếm lĩnh.
Tuy nhiên, quân đội Liên Xô không để cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm thực hiện ý định đó. Ngày 15 tháng 8, Phương diện quân Bryansk và cánh trái của Phương diện quân Tây mở chiến dịch Orlovsk, đồng loạt phát động tấn công trên toàn tuyến mặt trận phía bắc chỗ lõm Oryol từ Lyudinovo đến Novosil. Sau bốn ngày, Tập đoàn quân 63 ở cánh trái đã mở được một bàn đạp rộng 50 km, sâu 30 km phía nam Mtsensk; Tập đoàn quân 61 công kích cụm cứ điểm Bolkhov, ép quân đoàn bộ binh 35 (Đức) lùi về Mtsensk. Tại cánh trái của Phương diện quân Tây, Tập đoàn quân cận vệ 11 và Tập đoàn quân xe tăng 4 đã đè bẹp các cụm cứ điểm Medintsevo và Ulyanovo của Quân đoàn bộ binh 53 (Đức) trong tuần đầu đã tiến sâu hơn 80 km đến Ilyinskoye và Uzkoye, dồn tàn quân của Quân đoàn 53 (Đức) vào "cái túi" Bolkhov. Trước nguy cơ bị hợp vây, thống chế Günther von Kluge, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm vội vã ra lệnh cho Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 9 rút lui về giữ khu vực Oryol - Mtsensk. Trong cuộc rút quân này, các máy bay cường kích IL-2 của Tập đoàn quân không quân 16 vẫn tiếp tục đuổi đánh các đoàn xe cơ giới Đức, buộc Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) phải ra lệnh chỉ được phép di chuyển ban đêm; ban ngày, các xe tăng, cơ giới còn lại phải được ngụy trang và cất giấu kỹ trong các khe hẻm. Từ ngày 12 tháng 7 Tập đoàn quân xe tăng 2 (Phương diện quân Trung tâm) cùng Tập đoàn quân 13 và cánh phải của Tập đoàn quân 65 mở cuộc phản công, đến ngày 15 tháng 7 đã tiến đến tuyến mặt trận trước ngày 5 tháng 7. Chỉ trong 10 ngày, cuộc tấn công của 8 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 11 sư đoàn bộ binh Đức trên cánh Bắc của Chiến dịch Thành Trì đã hoàn toàn thất bại..
Hướng Belgorod - Kursk
Lực lượng trên bộ của cánh quân Đức Quốc xã tấn công phía nam Kursk do Thống chế Erich von Manstein, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam chỉ huy gồm 25 sư đoàn trong đó có 10 sư đoàn xe tăng (1 SS "Adolf Hitler", 2 SS "Das Reich", 3 SS "Totenkopf", 3, 6, 7, 11, 13, 17 và 19), 1 sư đoàn cơ giới ("Großdeutschland"), 14 sư đoàn bộ binh. Bộ tham mưu cụm tập đoàn quân Nam (Đức) vạch kế hoạch tấn công bằng ba mũi đột kích theo hình bàn tay xòe, có binh lực tương đương nhau và đều do các sư đoàn xe tăng mở đường:
Cánh trái sử dụng Quân đoàn xe tăng 48 có 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và Quân đoàn bộ binh 52 gồm 4 sư đoàn bộ binh tấn công thẳng lên phía bắc qua Oboyan đến Kursk.
Cánh giữa mạnh hơn cả gồm Quân đoàn xe tăng 2 SS và Quân đoàn xe tăng 3, tổng cộng có 6 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn bộ binh, tấn công từ Belgorod hướng đến Stary Oskol.
Cánh phải sử dụng Quân đoàn bộ binh 42 (gồm một sư đoàn xe tăng, ba sư đoàn bộ binh) cùng với Quân đoàn "Raus" tấn công từ Vovchansk hướng đến Novy Oskol.
Erich von Manstein giữ lại Quân đoàn bộ binh 57 (gồm một sư đoàn xe tăng, hai sư đoàn bộ binh) làm lực lượng dự bị chiến dịch, trước mắt có nhiệm vụ phòng thủ chỗ lồi Lyman đề phòng Tập đoàn quân 57 (Phương diện quân tây nam) đột kích và Kharkov và khi chiến dịch tiến triển thuận lợi, có thể được tung vào trận để phát huy chiến quả. Trận phản chuẩn bị của pháo binh và không quân Liên Xô lúc 2 giờ 20 sáng ngày 5 tháng 7 đã phần nào làm rối loạn đội hình các cánh quân xung kích của Erich von Manstein. Thiệt hại nặng nhất là Quân đoàn xe tăng 48 và Quân đoàn bộ binh 52 do nằm gần tiền duyên hơn cả. Trên đường di chuyển ra tuyến xuất phát tấn công, các quân đoàn này đã mất hơn 20 xe tăng và vài chục khẩu pháo bị phá hủy bởi bom và đạn phản lực Katyusha. Cũng vì lý do này mà cánh quân của Tập đoàn quân xe tăng 4 và Cụm tác chiến Kemf triển khai tấn công muộn hơn cánh quân phía bắc khoảng một giờ.
Xe tăng Đức mở các đột phá khẩu
6 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 7, các máy bay Ju-87 (Đức) cất cánh từ các sân bay Poltava, Konotop và Vorozhda bắt đầu phối hợp với pháo binh Đức dội hỏa lực lên tuyến phòng thủ ngoài cùng của Phương diện quân Voronezh, các tuyến phòng thủ phía trong cũng bị các máy bay ném bom Ju-86 và Ju-88 oanh tạc. Một số trận không chiến đã diễn ra ngay trên tiền duyên. 7 giờ sáng, các sư đoàn xe tăng Đức bắt đầu tấn công. Tại địa đoạn Gertsovka - Butovo, Quân đoàn bộ binh 52 (Đức) được phối thuộc sư đoàn xe tăng xe tăng 19 của Quân đoàn xe tăng 48 đã chọc thủng tuyến phòng ngự dài 10 km và đột kích sâu 5 km, đánh chiếm thị trấn Cherkasskoye trong ngày đầu tiên. Ở cánh giữa, chủ lực Quân đoàn xe tăng 48 cùng Quân đoàn xe tăng 2 SS cũng chiếm được một bàn đạp rộng 8 km, đánh chiếm thị trấn Bykovka và khoan sâu mũi đột phá lên đến 10 km về hướng Yakovlevo.. Tướng N. F. Vatutin ra lệnh chu Tập đoàn quân 40 của tướng K. S. Moskalenko điều sư đoàn bộ binh 161 và lữ đoàn xe tăng 86 phản kích vào sườn trái của sư đoàn xe tăng 3 (Đức) tại khu vực Dmitryevka nhưng cuộc phản kích bị các lực lượng xe tăng trội hơn của Đức đẩy lùi. Các sư đoàn bộ binh cận vệ 52, 67 và 71 của Quân đoàn bộ binh cận vệ 22 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 6 chống cự kịch liệt trên các lớp phòng thủ thứ nhất và thứ hai. Đến cuối ngày, họ buộc phải rút lui.
Chiến sự ác liệt nhất trong ngày đầu tiên ở cánh Nam tại điểm tiếp giáp giữa Quân đoàn bộ binh cận vệ 23, Tập đoàn quân cận vệ 6 và Quân đoàn bộ binh cận vệ 24, Tập đoàn quân cận vệ 7. Hơn 450 xe tăng Đức của cả hai quân đoàn xe tăng 48 và 2 SS tấn công tại đây. Đòn phản đột kích đầu tiên của các quân đoàn bộ binh cận vệ 23 và 24 đã kìm chân các sư đoàn xe tăng 11, 3 SS và sư đoàn cơ giới "Großdeutschland" (Đức) tại Berezovka, Demyanovka (???), Kozma (???) và Shopino trong suốt buổi sáng ngày 5 tháng 7. Đến quá trưa, các xe tăng Đức đẩy lùi đòn phản kích của Quân đoàn cận vệ 24, buộc các quân đoàn này phải rút về Yakovlevo và Luchki. 5 sư đoàn xe tăng Đức rượt theo họ trên hành lang hẹp giữa hai con sông Vorskla và Lipobsky Donyev. Đến chiều, hai quân đoàn bộ binh cận vệ 23 và 24 đã trụ lại được tại Yakovlevo. Mọi nỗ lực của Quân đoàn xe tăng 2 SS muốn vượt qua điểm nút này trong ngày 5 tháng 7 đều bị đẩy lùi.
Trên cánh phải, lúc 7 giờ 15 sáng ngày 5 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn Raus cũng bắt đầu đột kích vào địa đoạn Solomino - Maslova Pristan. Mũi tấn công của Quân đoàn xe tăng 3 cũng tạo được một chỗ lõm dài 15 km, sâu 10 km vào tuyến phòng ngự của Quân đoàn bộ binh cận vệ 25 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 7. Sư đoàn bộ binh cận vệ 78 đã chống trả suốt ngày 5 tháng 7 tại Solomino nhưng các sư đoàn 73 và 75 đã không giữ được Maslova và rút lui về Gremyachie. Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) bắt đầu rẽ mũi về phía bắc, tấn công dọc theo sông Razumnaya và đến cuối ngày đã tiến đến tuyến Yastrebovo - Belgorod. Sư đoàn bộ binh cận vệ 78 bị bao vây và tổn thất nặng nề. Trong ngày, Tập đoàn quân không quân 4 xuất kích 3.160 phi vụ yểm hộ cho lục quân, bị bắn rơi 72 chiếc. Các tập đoàn quân không quân 2 và 17 (Liên Xô) xuất kích 3.213 phi vụ, bị bắn rơi 78 chiếc. Quân đội Đức quốc xã mất 59 xe tăng, 4 pháo tự hành và khoảng 500 người. Quân đội Liên Xô tổn thất 60 xe tăng và hơn 1.500 người.
Ngày 6 tháng 7, tướng Herman Hoth điều sư đoàn xe tăng 3 về lại đội hình Quân đoàn xe tăng 48. 5 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 6 sư đoàn bộ binh Đức với hơn 650 xe tăng đã đồng loạt tấn công vào các lớp phòng thủ thứ hai và thứ ba của Tập đoàn quân cận vệ 6, mở rộng khu vực đột phá rộng tới 45 km trên chính diện phía nam của vòng cung Kursk từ Laptevka vòng lên Dmitryevka và Zavidovka, qua Alekseevka, Pokrovka, Luchki, vòng xuống phía nam dọc theo sông Lipobsky Donyev tới Shopino với chiều sâu lên đến 20 km so với trước ngày 5 tháng 7. Ngày 7 tháng 7, tướng N. F. Vatutin điều Tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng M. E. Katukov ra hỗ trợ cho Tập đoàn quân cận vệ 6 lúc này đã kiệt sức giữ lớp phòng thủ thứ ba. Quân đoàn xe tăng 6 được điều ra hướng Alekseevka, dựa vào tuyến sông Pena để phòng thủ. Quân đoàn cơ giới 3 chốt giữ hai bên con đường nhựa chiến lược từ Yakovlevo đi Oboyan. Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 giữ Pokrovka và con đường tỉnh lộ đi Prokhorovka. Sư đoàn bộ binh cận vệ 51 giữ Ozerovo. 12 sư đoàn Đức đã bị giam chân trên tuyến phòng thủ này suốt 4 ngày. Riêng trong ngày 6 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 4 và Cụm tác chiến Kemf đã mất gần 200 xe tăng và hơn 100 máy bay.
Ngày 7 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn Raus đã gây bất ngờ lớn cho Bộ tư lệnh Phương diện quân Voronezh (Liên Xô) khi không tấn công mở cánh sang phía tây như kế hoạch mà đột kích thẳng lên phía bắc dọc theo hành lang giữ hai con sông Bắc Donets và Razumnaya, không tấn công thẳng vào các lớp phòng thủ của quân đội Liên Xô mà tiến rất nhanh theo hướng song song với các tuyến này. Đến ngày 10 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 đã vượt được hơn 60 km từ tuyến Belgorod - Yastrebovo đến phía Rzhavets, đánh chiếm các thị trấn Melikhovo, Gostishchevo, Kazachye và một loạt các điểm dân cư, uy hiếp cụm phòng thủ Belenikhino của Tập đoàn quân 69 (Liên Xô) từ phía đông nam. Bộ tư lệnh Phương diện quân Voronezh buộc phải điều Tập đoàn quân 69 từ lực lượng dự bị ra giữ hướng này. Động thái này đã làm cho nguyên soái G. K. Zhukov đi đến nhận định, cánh quân phía nam của Erich von Manstein tỏ ra rất linh hoạt với thực tế chiến trường, có tinh thần chủ động và có kinh nghiệm hơn nhiều so với cánh quân phía bắc.
Từ Pokrovka đến Prokhorovka
Ngày 10 tháng 7, chính tại thị trấn Pokrovka nhỏ bé trên bờ sông Vorskla đã bắt đầu diễn ra trận đấu xe tăng kéo dài suốt 3 ngày trên cánh Nam của vòng cung Kursk mà sau này, nhiều nhà sử học đã tách rời nó ra thành trận Prokhrovka nổi tiếng. 8 giờ sáng, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tập trung cả hai quân đoàn xe tăng 48 và 2 SS tấn công từ hai hướng Tây Nam và Nam vào thị trấn Pokrovka. Các sư đoàn bộ binh 255 và 332 của Quân đoàn bộ binh 52 (Đức) được tăng cường Sư đoàn xe tăng 11 vượt sông Tsena đột phá vào Novenkoye, buộc Quân đoàn xe tăng 6 (Liên Xô) phải rút lui về giữ Novenkoye. Các sư đoàn bộ binh 57 và 112 (Đức) đẩy lùi Quân đoàn cơ giới 3 (Liên Xô) sâu thêm 10 km về Kurasovka. Các sư đoàn xe tăng chủ lực của cánh quân Đức phía nam Kursk đã không đánh thẳng vào Kursk qua ngả Oboyan như phán đoán ban đầu của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô mà tấn công lên hướng Đông Bắc, vòng ra phía sau toàn bộ tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai của quân đội Liên Xô.
Tình hình mặt trận phía nam Kursk diễn biến đột ngột bất lợi cho quân đội Liên Xô. Chặn đánh hai binh đoàn xe tăng hùng mạnh gồm hơn 500 chiếc của quân đội Đức Quốc xã tại đây chỉ còn trơ trọi Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 của Tập đoàn quân xe tăng 1 và sư đoàn bộ binh cận vệ 51 của Tập đoàn quân cận vệ 6 với vỏn vẹn 135 xe tăng các loại. Cuối ngày 10 tháng 7, sau khi bị mất 12 xe tăng, Quân đoàn bị đẩy ra khỏi vị trí phòng thủ thuận lợi trong thị trấn Pokrovka và bắt đầu lùi dần theo đường nhựa Pokrovka về phía tây bắc, vừa lùi vừa tổ chức phản kích. Các tập đoàn quân không quân 2 và 5 được lệnh tập trung máy bay cường kích yểm hộ cho Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 và Sư đoàn bộ binh cận vệ 51 trên mặt đất. Hơn 450 phi vụ của các máy bay IL-2 đã được huy động dành riêng cho một đoạn đường chỉ dài 25 km từ Pokrovka đến Prokhorovka. Tập đoàn quân xe tăng 5 có gần 500 xe tăng và pháo tự hành lập tức được báo động và điều động đến khu vực xe tăng Đức đột phá. Nhưng cũng phải mất đến 2 ngày để đơn vị này chuẩn bị đủ cơ số đạn dược, xăng dầu và di chuyển từ Marinovka đến Aleksandrovka bằng đường bộ vì đi bằng đường xe lửa thuận tiện hơn nhưng mất nhiều thời gian bốc dỡ xe pháo, đạn dược, xăng dầu và phương tiện kèm theo. Trong hai ngày đó, Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 phải chống giữ một mất một còn với 2 quân đoàn xe tăng Đức. Mặc dù có máy bay IL-2 yểm hộ nhưng các xe tăng Đức vẫn nhiều lần đột kích vào hai bên sườn Quân đoàn xe tăng cận vệ 5. Trong ngày cuối cùng, quân đoàn đã phải tác chiến bằng cách một đổi một với các xe tăng Đức và về được đến Aleksandrovka với hơn 50 xe tăng còn hoạt động được. Trinh sát đường không của Tập đoàn quân không quân 5 đếm được gần 200 xác xe tăng Đức và Liên Xô rải dọc 25 km đường nhựa Pokrovka - Prokhrovka.
Tình huống hiểm nghèo nhất của Phương diện quân Voronezh trong toàn bộ chiến dịch đã xuất hiện ngày 10 tháng 7 khi bốn sư đoàn xe tăng và một sư đoàn cơ giới Đức đang tiến đến Prokhorovka trong khi hai sư đoàn bộ binh 167 và 176 Đức mở mũi tấn công sang phía đông, hướng vào khu phòng thủ Belenikhino. Quân đoàn xe tăng cận vệ 2, các sư đoàn bộ binh 31, 39 và sư đoàn đổ bộ đường không 37 phải chiến đấu trên cả hai hướng khi quân đoàn xe tăng 3 và quân đoàn Raus (Đức) đã vượt sông Bắc Donets đánh vào phía sau Belenikhino. Tướng I. S. Koniev phải chuyển cho tướng N. F. Vatutin Quân đoàn xe tăng 2 lấy từ Tập đoàn quân 46 để phản đột kích vào sườn Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) nhưng không kịp. Chiều 10 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 5 và Quân đoàn xe tăng 2 (Liên Xô) đã tập kết tại Aleksandrovka. Sáng 11 tháng 7, Bộ tư lệnh Phương diện quân Voronezh ra lệnh rút bỏ khu phòng thủ Belenikhino, tập trung Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 35 tại Aleksandrovka. Chiều 11 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) đánh chiếm Belenikhino, tiến lên phía bắc hội quân với Quân đoàn xe tăng 48 (thiếu Sư đoàn xe tăng 11) và Quân đoàn xe tăng 2 SS.
Mặc dù bị tổn thất gần 100 xe tăng trong cuộc truy đuổi để đánh quỵ Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 của Liên Xô nhưng hai quân đoàn xe tăng 48 và 2 SS (Đức) vẫn còn khá sung sức với tổng cộng hơn 494 xe tăng và pháo tự hành còn hoạt động tốt. Quân đội Liên Xô đưa đến Prokhorovka Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 còn nguyên vẹn với khoảng 500 xe, trong đó có 118 xe tăng hạng nặng các loại KV-85/IS-1 của Quân đoàn xe tăng 10. Tham gia trận Prokhorovka còn có 126 xe tăng của Quân đoàn xe tăng 2 (Tập đoàn quân cận vệ 5), 115 xe tăng của Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 và 81 xe tăng của Quân đoàn cơ giới cận vệ 35. Trong số gần 50 xe tăng còn lại của Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 vẫn còn hơn 10 chiếc sử dụng được.. Tham gia trận chiến tại Prokhorovka ngày 12 tháng 7 còn có Quân đoàn bộ binh cận vệ 32 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 5 của trung tướng A. S. Zhadov.
6 giờ 30 sáng 12 tháng, 18 chiếc Me-109 xuất hiện trên bầu trời cánh đồng Prokhorovka xác định lần cuối các vị trí của quân đội Liên Xô kết hợp trinh sát khí tượng. 6 giờ 45 phút, 39 chiếc Ju-86 và Ju-88 bắt đầu ném bom phối hợp với pháo binh bắn phá dọn đường, 7 giờ 15, Quân đoàn xe tăng 2 SS xuất phát tấn công. Nghênh đón đoàn xe tăng này chưa phải là xe tăng Liên Xô mà là không quân. Các tập đoàn quân không quân 5 và 16 tổ chức 177 chiếc IL-2 đồng loạt xuất kích với sự yểm hộ của 81 máy bay Yak-3, Yak-7. Các máy bay IL-2 đã đánh phá chính xác vào các đoàn xe tăng Đức đang tiến ra cánh đồng. Vài chục xe tăng Đức bốc cháy hoặc bị hư hại, nhưng cả đoàn xe vẫn giữ vững đội hình tấn công. Các máy bay Me-109 có số lượng ít hơn đã không thể mon men tới gần những phi đội IL-2 được hàng rào tiêm kích bảo vệ chặt chẽ.. 7 giờ 30 phút, Quân đoàn xe tăng 18 (Liên Xô) của tướng B. S. Bakharov tiến ra chặn đánh Sư đoàn xe tăng 1 SS (Đức) trên cánh trái. Ở cánh phải, Quân đoàn xe tăng 29 (Liên Xô) của tướng I. F. Kirichenko vòng qua sườn đồi đánh bọc sườn Sư đoàn xe tăng 3 SS. Với pháo 88mm và kính ngắm tốt, xe tăng Tiger I có thể tiêu diệt T-34 từ cự ly gần 2.000m, trong khi pháo 76mm trên T-34 không thể bắn thủng được giáp trước của Tiger ngay cả ở cự ly gần. Kết quả là hỏa lực pháo 88 mm của hơn 100 xe tăng Tiger I (Đức) đã bẻ gãy cuộc tấn công của Quân đoàn xe tăng 18 trong khu vực nông trường Tháng Mười, buộc Quân đoàn này phải tổ chức phòng ngự vòng tròn. Đòn đánh thọc sườn của quân đoàn Kirichenko có hiệu quả hơn, toàn bộ Sư đoàn xe tăng 3 SS phải lật cánh sang hướng Vasilyevka để đối phó, làm bộc lộ một khoảng sườn hở dài hơn 1 km giữa sư đoàn xe tăng 3 SS và sư đoàn xe tăng 2 SS đang tấn công ở giữa..
8 giờ 50 phút, tướng P. A. Rodmistrov tung Quân đoàn xe tăng 2 vào điểm nối giữa Sư đoàn xe tăng 3 và Sư đoàn xe tăng 2 SS. Xe tăng T-34 mặc dù thua kém xa về hỏa lực so với xe tăng Tiger I nhưng các tổ lái Liên Xô đã tận dụng tốc độ cơ động cao hơn, họ lái xe tăng tốc chạy xuyên qua hàng rào Tiger I nặng nề đi trước để công kích trực diện với các xe tăng Panzer IV ở đội hình tuyến hai phía sau. Chiến thuật áp sát của các xe tăng T-34 (Liên Xô) đã hạn chế đáng kể hỏa lực pháo 88 mm nòng dài từ các xe tăng Tiger I (Đức). Hơn 100 chiếc Tiger I đang ồ ạt tấn công phải quay lại hỗ trợ cho những chiếc Panzer IV yếu hơn đang lần lượt bốc cháy trước hỏa lực pháo bắn thẳng 76 mm của những chiếc T-34 Liên Xô. 9 giờ 5 phút, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 Tatsinskaya được tung vào trận cũng với chiến thuật áp sát công kích. Biết rằng không thể bắn thủng giáp trước của Tiger, các xạ thủ Liên Xô tìm cách áp sát để đánh vào các xe tăng Tiger I từ bên hông hoặc phía sau, với chỗ hiểm yếu nhất là buồng động cơ. Để cứu trợ cho Quân đoàn xe tăng 2 SS, tướng Hermann Breith, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) hủy bỏ cuộc đột kích vào Belenikhino, điều Sư đoàn xe tăng 6 được trang bị toàn bộ xe tăng Panther cải tiến tấn công sang Mikhailovka nhằm phá vỡ chiến thuật áp sát của xe tăng Liên Xô, sư đoàn xe tăng 7 có 132 xe tăng, trong đó có 28 xe tăng Tiger I tấn công Storozhevoye. Trên cánh trái, Sư đoàn cơ giới "Großdeutschland (Đức) đã vượt qua thị trấn Vasilyevka. Đại tướng N. F. Vatutin điều động ba lữ đoàn pháo tự hành chống tăng và lữ đoàn xe tăng 26 triển khai ở Mikhailovka và Storozhevoye và đã chặn được cuộc đột kích của hai sư đoàn xe tăng Đức.
Cuộc chiến giằng co giữa 4 sư đoàn xe tăng cùng 1 cơ giới Đức với 4 quân đoàn xe tăng và một quân đoàn cơ giới Liên Xô tại khu vực tam giác Prokhorovka - Vasilyevka - Storozhevoye kéo dài đến quá trưa nhưng không đi đến kết quả ngã ngũ. Riêng thị trấn Vaslievka đã qua ba lần giành giật giữa hai bên. Làng Bogoroditskoe cũng hai lần chuyển từ tay quân đội Liên Xô sang tay quân Đức và ngược lại chỉ trong hơn 4 giờ. Trên khúc cong của sông Psyol đã có hàng trăm xe tăng của cả hai bên lao xuống nước để dập lửa. Khi các xe tăng đều cạn kiện nhiên liệu và đạn dược, các pháo thủ và lái xe tăng của hai bên đã nhảy khỏi xe, đọ súng bộ binh với nhau và thậm chí sử dụng cả lưỡi lê, dao găm và nắm đấm.. Trong ngày, không quân Đức xuất kích hơn 600 phi vụ, trong đó có hơn 400 phi vụ cường kích của máy bay Ju-87 nhằm vào các xe tăng Liên Xô. Các tập đoàn quân không quân 5 và 16 (Liên Xô) đã thực hiện không dưới 1.000 phi vụ, trong đó có hơn 600 phi vụ cường kích IL-2. Có khoảng 50 chiếc IL-2 và tổ lái đã xuất kích từ 7 đến 9 phi vụ trong ngày.
14 giờ chiều, tướng Herman Hoth tung Sư đoàn xe tăng 3 có 57 xe tăng Tiger I và 44 xe tăng Panzer IV là lực lượng dự bị cuối cùng vào trận nhưng không thể cứu vãn được tình thế. Trước đó một giờ, Quân đoàn xe tăng 10 thuộc lực lượng dự bị của Đại bản doanh tăng viện cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 với hơn 120 xe tăng hạng nặng các loại KV-85/IS-1 đã tập kết tại bờ bắc sông Psyon và đến 14 giờ, Quân đoàn này vượt sông và chặn đứng Sư đoàn xe tăng 3 (Đức) tại tây nam Vasilyevka. Ngay trước cửa ngõ Prokhorovka, tướng N. F. Vatutin cũng tung Quân đoàn cơ giới cận vệ 5 tham chiến trong khi các sư đoàn xe tăng Đức đã thiệt hại nặng và kiệt sức.
Nếu như trước đó, đoàn xe tăng Đức chỉ chiến đấu với những chiếc xe tăng hạng trung T-34, thì giờ đây họ đã gặp phải những đối thủ hạng nặng ngang tầm của Liên Xô. Về hỏa lực, xe tăng Tiger I với pháo 88mm L/56 trội hơn KV-85/IS-1 với pháo 85mm L/52, nhưng về vỏ giáp thì KV-85/IS-1 trội hơn. Các xe tăng KV-85/IS-1 lần lượt hạ từng chiếc Tiger I của Đức bằng pháo nòng dài 85 mm bắn đạn sabot УБР-365П từ cự ly gần 1.000 m. Ở cự ly tương đương, pháo 88 mm của Tiger I bất lực trước vỏ giáp trước dày tới 160 mm của các loại xe tăng này. Tối 12 tháng 7, tàn quân của các sư đoàn xe tăng Đức rút lui. Theo người Anh tổng kết, quân đội Đức Quốc xã mất 320 xe tăng và pháo tự hành, quân đội Liên Xô mất khoảng 400 chiếc. Phía Liên Xô đưa ra kết quả ngược lại, quân đội Liên Xô mất 300 xe tăng và pháo tự hành nhưng đã phá hủy 400 xe tăng và pháo tự hành, 88 pháo, 70 súng cối và hơn 300 xe quân sự của đối phương.. Phía Đức không đưa ra con số thiệt hại tổng quát nhưng thừa nhận trận tấn công đã hoàn toàn thất bại.
Không chỉ thiệt hại nặng về vũ khí và binh lính, quân đội Đức Quốc xã còn có thêm thiệt hại về sĩ quan chỉ huy cao cấp. Sáng 13 tháng 7, trong khi rút quân, trung tướng Walther von Hünersdorff, chỉ huy Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) đã bị một vết thương nhẹ do đạn tiểu liên. Chiều 13 tháng 8, sư đoàn xe tăng 6 bị không quân Liên Xô oanh tạc. Walther von Hünersdorff bị thương nặng vào đầu, được đưa về bệnh viện Kharkov cứu chữa nhưng không qua khỏi và đã chết ngày 17 tháng 7 năm 1943.
Giai đoạn phản công của quân đội Liên Xô
Khái quát
Nếu như trong chiến dịch Kursk, Quân đội Đức Quốc xã vấp phải nhiều khó khăn về vận chuyển tiếp tế cho mặt trận thì Quân đội Liên Xô lại nhận được nguồn tăng viện dồi dào từ hậu phương của họ. Ngành đường sắt đã dành cho Phương diện quân Bryansk 3 tuyến đường vận tải quân sự với 60 đôi tàu/ngày; Phương diện quân Trung tâm có 4 tuyến với 66 đôi tàu/ngày; Phương diện quân Voronezh và Phương diện quân Thảo nguyên có 6 tuyến (3 tuyến chung với Phương diện quân tây nam) được tiếp tế đều đặn bởi từ 56 đến 64 đôi tàu/ngày. Do đó, trong giai đoạn phản công, quân đội Liên Xô tại các mặt trận đối diện và xung quanh khu vực Kursk đã được tăng cường.
Kế hoạch phản công tại khu vực vòng cung Kursk đã được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô và tư lệnh các Phương diện quân hoạch định từ trước khi diễn ra cuộc tấn công của quân đội Đức Quốc xã và bây giờ, họ chỉ cần điều chỉnh lại các chi tiết cho phù hợp với tình hình mới. Ở cánh Bắc, ngay sau khi Phương diện quân Trung tâm bẻ gãy cuộc tấn công của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ngày 10 tháng 7 thì ngày 11 tháng 7, Phương diện quân Bryansk và cánh trái của Phương diện quân Tây mở Chiến dịch Kutuzov tấn công phía bắc Oryol. Ngày 13 tháng 7, Phương diện quân Trung tâm cũng mở chiến dịch Orlovsky ở phía nam Oryol nhằm xóa chỗ lõm Oryol - Mtsensk. Ở cánh Nam, Phương diện quân Voronezh và Phương diện quân Thảo nguyên còn tiếp tục phản kích đến ngày 23 tháng 7 mới đẩy được các sư đoàn của thống chế Erich von Manstein về tuyến xuất phát và chuyển sang phản công toàn diện bằng chiến dịch Thống soái Rumyantsev, giải phóng Kharkov và tiến thêm hơn 200 km về phía tây.
Trên hướng Oryol - Bryansk, Quân đội Liên Xô huy động Phương diện quân Trung tâm, Phương diện quân Bryansk do thượng tướng M. M. Popov chỉ huy và cánh trái của Phương diện quân Tây do thượng tướng Vasily Danilovich Sokolovsky chỉ huy giáng đòn tấn công hợp điểm vào trung tâm phòng ngự Oryol của quân đội Đức Quốc xã và sau một tháng đã đẩy lùi quân đội Đức Quốc xã đến tuyến Lyudinovo, Zhizdra, Frolovka và Dmitrovsk - Orlovsky, nắn thẳng tuyến mặt trận, xóa bỏ chỗ lõm Oryol được quân Đức gọi là "cái chèn sắt Oryol - Mtsensk".
Tại cánh Nam, Phương diện quân Thảo nguyên do Thượng tướng I. S. Konev, một lực lượng dự bị lớn của quân đội Liên Xô được giao nhiệm vụ phòng thủ ở thê đội 2 đã được điều ra tuyến đầu, cùng với Phương diện quân Voronezh và cánh trái của Phương diện quân tây nam do Đại tướng R. Ya. Malinovsky chỉ huy mở chiến dịch phản công đồng loạt vào Tập đoàn quân xe tăng 4 và Cụm tác chiến Kemf (Đức), phát triển đến tuyến Sumy, Lebedino, Gadyach, Zenkov, Akhtyrka, Konstantinovka, phía bắc Lyubotin và Chuguyev. Giai đoạn phản công của quân đội Liên Xô kết thúc bằng việc đánh chiếm lại thành phố Kharkov lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng ngày 23 tháng 8.
Trên hướng Oryol - Bryansk
Kết quả cuộc tấn công sớm từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 7 của Phương diện quân Bryansk và cánh trái của Phương diện quân Tây đã đẩy Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 9 (Đức) ở khu vực Mtsensk - Oryol vào thế bị đánh từ hai phía bắc và Nam. Đòn tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 11 tiến dọc theo hành lang hẹp giữa hai con sông Vytebet và Resseti, phát triển đến Ilyinskoye cách đầu mối giao thông Karachev 35 km về phía đông bắc đã đặt cụm quân Đức đang phòng thủ ở khu vực Bolkhov - Oryol - Mtsensk - Zmiyevka vào thế bị nửa hợp vây. Ngày 17 tháng 7, Tập đoàn quân 50 cũng chuyển sang tấn công trên khu vực Duminichi, chiếm được một bàn đạp rộng 5 km sâu 2 km phía nam sông Zhizdra. Trong dải tấn công của Phương diện quân Trung tâm, các tập đoàn quân 13, 48, 70 và Tập đoàn quân xe tăng 2 cũng đã chuẩn bị xong chiến dịch Orlovsky trong tình trạng rất gấp rút. Ngày 15 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 13 bắt đầu tấn công dọc sông Oka vào hướng Kromy. Tập đoàn quân 48 bao vây cụm phòng thủ của quân Đức tại Zmiyevka và phát triển đến Fylosofovo, Nikolskoye. Mặc dù các sư đoàn xe tăng Đức bị tổn thất nặng trong quá trình tấn công trước đó nhưng các đơn vị còn lại vẫn kiên trì bám lấy khu phòng thủ Mtsensk như một "cái chèn sắt" chia cắt chính diện Phương diện quân Bryansk, ngăn cản phương diện quân này tiến công vào Oryol. Cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 11 (Phương diện quân Tây) cũng bị cũng bị chặn lại trên tuyến sông Olesnya.
Để tăng cường sức mạnh tấn công cho Phương diện quân Bryansk, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 do trung tướng P. S. Rybalko chỉ huy gồm 37.266 sĩ quan và binh sĩ, được trang bị 475 xe tăng T-34 và T-70 từ lực lượng dự bị phối thuộc cho phương diện quân. Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô lưu ý tư lệnh Phương diện quân M. M. Popov rằng có thể sẽ "giết chết" tập đoàn quân xe tăng này nếu đưa nó vào chiến đấu trong các đường phố phức tạp ở Oryol và giúp bộ tham mưu phương diện quân vạch kế hoạch sử dụng nó. 10 giờ 20 phút ngày 19 tháng 7, từ tuyến Novosil - Mokhovoye, tướng P. S. Rybalko tổ chức hai cánh quân xe tăng phối hợp với bộ binh tấn công Oryol. Cánh phải gồm Quân đoàn xe tăng cận vệ 6 (tên cũ là Quân đoàn xe tăng 12) ở thê đội một, Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 ở thê đội 2, phối hợp với Tập đoàn quân 3 tấn công Oryol từ phía đông bắc. Một lữ đoàn xe tăng của Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 yểm hộ cho cánh trái của Tập đoàn quân 3 tấn công Mtsensk từ phía nam. Cánh trái của Phương diện quân Bryansk có Quân đoàn xe tăng cận vệ 7 (tên cũ là Quân đoàn xe tăng 15) ở thê đội một, Lữ đoàn xe tăng 91 ở thê đội 2 làm chủ lực phối hợp với Tập đoàn quân 63 tấn công song song với con đường sắt Livny - Oryol, từ phía đông nam đánh vào thành phố.
Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) không hề biết đến việc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 (Liên Xô) đã được điều động đền hướng này. Còn các sư đoàn xe tăng 2 và 18 (Đức) cũng hoàn toàn bị bất ngờ khi họ rải quân dọc theo con đường sắt này nhưng cả hai cánh quân xe tăng của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Liên Xô) đã không sử dụng nó. Tập đoàn quân không quân 6 (Đức) tung ra mỗi ngày hơn 500 phi vụ máy bay cường kích, gây thiệt hại không nhỏ về xe tăng cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và làm chậm tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô xuống chỉ còn trung bình 4 km/ngày. Nhưng không quân Đức không cứu được cụm cứ điểm Mtsensk. Bị nửa hợp vây, Quân đoàn bộ binh 35 (Đức) phải rút khỏi Mtsensk ngày 21 tháng 7 về giữ Oryol. Ngày 23 tháng 7, Quân đoàn xe tăng cận vệ 7 cắt đứt con đường sắt Mtsensk - Oryol tại Kamenevo. Ngày 22 tháng 7, khi đã tiếp cận ngoại vi Oryol, Tập đoàn quân xe tăng 3 được lệnh quay xuống phía nam phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng 2 công kích tuyến phòng thủ Kromy - Almazovo của quân Đức dọc theo tuyến sông Oka. Vì thiếu xe tăng đột kích nên mặc dù đã tiếp cận ngoại vi Oryol từ ngày 1 tháng 8 nhưng phải đến ngày 5 tháng 8, Tập đoàn quân 3 của tướng Gorbatov mới đánh chiếm được thành phố Oryol. Tối 5 tháng 8, Moskva bắn pháo hoa chào mừng sự kiện giải phóng Oryol, mở đầu cho một nghi thức chào mừng thường xuyên mỗi khi quân đội Liên Xô giải phóng một đô thị lớn hoặc đột phá được một tuyến phòng thủ cơ bản của quân đội Đức Quốc xã. Nghi thức này được thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Trên cánh cực Bắc, Tập đoàn quân cận vệ 11 và Tập đoàn quân 50 của Phương diện quân Tây đã mở lại cuộc tấn công vào ngày 23 tháng 7. Tập đoàn quân 50 đã tiến lên thêm 10 km, áp sát các thị trấn Shchigry và Lovat. Tập đoàn quân 11 mở rộng khu vực bàn đạp Ilyevskoye (???), chỉ còn cách đầu mối đường sắt Karachev 15 km về phía bắc. Ngày 24 tháng 7, hai tập đoàn quân này được chuyển thuộc Phương diện quân Bryansk. Ở phía nam, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 được chuyển thuộc Phương diện quân Trung Tam đã phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng 2 đánh chiếm Kromy, chọc thủng tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) và đến ngày 11 tháng 8 đã tiến ra tuyến Shablykino - Kucheryaevka - Dmitrovsky Orlovsk. Ở giữa mặt trận, sau khi đánh chiếm Oryol, các tập đoàn quân 3, 61 và 63 tiếp tục truy kích các quân đoàn của Tập đoàn quân 9 (Đức) và đến ngày 18 tháng 8 đã tiến về phía tây thêm 70 km. Ngày 20 tháng 8, Phương diện quan Bryansk và hai tập đoàn quân 13 và 70 tiếp tục tấn công, đánh chiếm Kucheryaevka, Dmitrovsky Orlovsk, Karachev, Belye Berega, Zhurinichi và Zhizdra, tiến được thêm 20 km về phía tây và đến ngày 23 tháng 8 phải dừng lại trước phòng tuyến Hagen với những tổn thất không nhỏ. Trong nửa đầu tháng 8, Quân đội Đức Quốc xã đã tăng cường cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm 6 sư đoàn rút từ Cụm tập đoàn quân Bắc. Ngày 16 tháng 8, thống chế Günther von Kluge bị cách chức. Tướng Walter Model được chỉ định làm tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Ông này đã mạnh dạn rút bỏ những vị trí đang bị quân đội Liên Xô uy hiếp và gom quân lại để thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc từ Lyudinovo qua Frolovka phía đông Bryansk 20 km và kéo dài về phía nam đến Komarichi (còn gọi là phòng tuyến Hagen). Bảo vệ được tuyến đường sắt chiến lược từ Konotop qua Navlya, Bryansk, Dyatkovo đến Lyudinovo chạy song song với mặt trận, tướng Walter Model có thể cơ động lực lượng xe tăng trên toàn tuyến và chặn đứng các cuộc công kích của quân đội Liên Xô trên hướng này.
Trên hướng Belgorod - Kharkov
So với Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Bryansk, Phương diện quân Voronezh chịu thiệt hại nhiều hơn cả trong các trận đánh phòng thủ từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 23 tháng 7 (gấp rưỡi thời gian phòng thủ của hai phương diện quân nói trên). Thiệt hại về người và vật chất cũng lớn hơn: 27.542 người chết, 46.530 người bị thương,, hơn 700 xe tăng bị bắn hỏng và bắn cháy. Phương diện quân này cần có thời gian để bổ sung quân số và phương tiện để phục hồi các đơn vị, trong đó, cần khoảng 500 xe tăng để phục hồi lại các quân đoàn thiết giáp và cơ giới. Ngày 25 tháng 7, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô điều động các tập đoàn quân 27 và 53 từ Phương diện quân Thảo nguyên đến khu vực phía nam vòng cung Kursk. Hơn 600 xe tăng đã được cấp để phục hồi các quân đoàn xe tăng 2, 18, 29, các quân đoàn xe tăng cận vệ 2, 5 và Quân đoàn cơ giới 3. Mặt khác, đây cũng là hướng mà quân đội Đức Quốc xã đạt được chiều sâu đột phá lớn nhất (đến 48 km) trong toàn chiến dịch. Việc di chuyển Phương diện quân Thảo Nguyên từ chiều sâu phòng thủ 150 đến 300 km ra tuyến trước cũng mất hàng tuần lễ do các quyến đường sắt bị phá hủy nặng nề. Vì vậy, trong khi các Phương diện quân Bryansk và Trung tâm đã phản công từ ngày 12 tháng 7 thì mãi đến ngày 23 tháng 7, khi các sư đoàn cuối cùng của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã rút sâu về xung quanh Kharkov, Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Thảo nguyên mới bắt đầu phản công và phải xây dựng một kế hoạch phản công mới thay cho kế hoạch ngày 8 tháng 7 đã phá sản. Ngoài ra, do Phương diện quân Voronezh đã tổn thất khá nhiều sinh lực và phương tiện trong giai đoạn phòng thủ của chiến dịch nên Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô huy động cả cánh phải của Phương diện quân Tây Nam cùng tham gia giai đoạn phản công trên hướng Belgorod - Kharkov. Chiến dịch được lấy mật danh "Thống chế Rumyantsev".
Ngày 23 tháng 7, Phương diện quân Tây Nam đã khôi phục lại tuyến mặt trận trước ngày 5 tháng 7 và phải dừng lại chờ đến ngày 30 tháng 7, Phương diện quân Thảo nguyên mới tập kết xong các binh đoàn xe tăng và bộ binh, di chuyển không quân và các căn cứ hậu cần ra tuyến trước. Sau 3 ngày triển khai pháo binh và trinh sát trận địa, ngày 3 tháng 8, cuộc phản công bắt đầu trên hướng Belgorod.
Lúc 5 giờ sáng, Pháo binh Liên Xô pháo kích liền một mạch dài tới 3 tiếng vào các tuyến phòng thủ của các Quân đoàn xe tăng 3 và bộ binh 11 (Đức) quanh cụm phòng thủ Belgorod - Borisovka - Tomarovka. Hơn 450 phi vụ cường kích IL-2 và ném bom Pe-2 được các tập đoàn quân không quân 2 và 5 (Liên Xô) thực hiện trên một khu vực hẹp có bán kính chỉ 5 km xung quanh Belgorod. 8 giờ, khi pháo chuyển làn bắn sâu vào các đường giao thông nối Belgorod với Kharkov và các khu phòng thủ phía nam, các tập đoàn quân xe tăng 1 và 5 (Liên Xô) xuất phát tấn công. Mũi tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 1 xuất phát từ Laptevka dọc theo con đường sắt Lgov - Zolochev vòng ra phía sau khu phòng thủ Borisovka và Tomarovka của Quân đoàn xe tăng 3 (Đức). Mũi đột kích của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 từ khoét sâu vào điểm tiếp giáp giữa Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn bộ binh 11 (Đức) và tạo một hành lang rộng 15 km, sâu 55 km chia cắt hai quân đoàn này.
Trên chính diện Belgorod, các tập đoàn quân cận vệ 7 và 69 đột kích vào Belgorod từ hướng Bắc và hướng Đông. Chiều ngày 5 tháng 8, Belgorod đã nằm trong tay Quân đội Liên Xô. Quân đoàn 11 (Đức) bị đánh bật về phía nam. Tối mùng 5 tháng 8, đến lượt Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) bỏ các cứ điểm Borisovka và Tomarovka rút về lập tuyến phòng thủ mới ở Bogodukhov. Trên cánh phải, Tập đoàn quân 40 (Liên Xô) từ khu vực Soldatskoye đánh chiếm Dorogoshch ngày 6 tháng 8 và hướng đòn tấn công về thành phố Grayvoron, Tập đoàn quân 47 đánh chiếm Krasnopolye ngày 7 tháng 8 và phát triển đến phía đông Boromlya.
Belgorod được coi như tiền đồn phòng thủ Kharkov từ phía bắc. Do đó, việc để mất Belgorod làm cho Kharkov hoàn toàn trống trải ở hướng Bắc và là một đòn nặng giáng vào phòng tuyến sông Bắc Donets của Thống chế Erich von Manstein. Ngày 8 tháng 8, Tập đoàn quân 57 được điều chuyển từ Phương diện quân tây nam cho Phương diện quân Voronezh đã vượt sông Bắc Donets ở phía bắc Martove mở một mũi công kích Kharkov từ hướng Đông. Quân đoàn bộ binh 42 (Đức) bị đẩy khỏi tuyến sông và lùi về giữ tuyến phòng thủ thứ hai từ Liptsy đến Chuguyev. Để phát triển cuộc tấn công, ngày 10 tháng 8, các tập đoàn quân cận vệ 6 và 53 được tung vào trận. Tập đoàn quân cận vệ 6 phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng 1, Tập đoàn quân 53 phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Ngày 11 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân cận vệ 6 mở mũi đột kích vào Bogodukhov và đánh chiếm thành phố này. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 từ Zolochev và Tập đoàn quân 53 từ Kazachya Lopan tấn công dọc theo đường sắt Belgorrot - Kharkov và đến ngày 15 tháng 8 đã chiếm nhà ga Dergachy, cách Kharkov hơn 13 km về phía bắc. Ở phía đông bắc Kharkov, Tập đoàn quân cận vệ 7 và Tập đoàn quân 69 chọc thủng phòng tuyến của Quân đoàn 42 (Đức), đánh chiếm các thị trấn Liptsy và Ternovaya, cũng đã có mặt trước Tsyrkuny cách Kharkov 10 km ngày 16 tháng 8. Cùng ngày Tập đoàn quân 57 cũng áp sát ngoại vi Kharkov từ phía tây.
Cũng trong ngày 15 tháng 8, Tập đoàn quân 47 cùng với Tập đoàn quân cận vệ 4 bao vây và tiêu diệt phần lớn Quân đoàn 52 (Đức) ở khu vực phía đông Trostyanets. Ngày 16 tháng 8, Tập đoàn quân 47 vọt tiến theo hành lang sống Vorshkla, tấn công đánh chiếm Akhtyrka và thọc sâu đến Kotelva. Ngày 16 tháng 8, tướng Hermann Hoth tập trung sư đoàn cơ giới "Großdeutschland", các sư đoàn xe tăng 11 và 17 mở cuộc phản đột kích từ khu vực giữa Trostyanets và Akhtyrka vào sau lưng Tập đoàn quân 47, chiếm lại Akhtyrka. Ngày 18 tháng 8, Tập đoàn quân cận vệ 6 buộc phải phát động sớm cuộc tấn công dọc theo sông Merla, đánh chiếm Krasnokutsk ngày 20 tháng 8, đẩy lùi mũi phản đột kích của các sư đoàn xe tăng, cơ giới Đức. Cùng ngày, Tập đoàn quân 47 vấp phải đòn phản kích của Sư đoàn xe tăng 19 (Đức) và Sư đoàn xe tăng 13 tại Kotelva, phải rút lui về dải phòng ngự của Tập đoàn quân cận vệ 4 với những thiệt hại nặng nề. Trên hướng Kharkov, ngày 17 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 1 cũng mở một mũi đột kích từ Bogodukhov xuống thành phố Valky với ý định đánh chiếm Merefa và cô lập Kharkov từ phía nam. Tuy nhiên, thống chế Erich von Manstein đã không để cho Quân đội Liên Xô thực hiện ý đồ đó. Sư đoàn cơ giới SS "Wiking", sư đoàn xe tăng SS "Das Reich" và sư đoàn xe tăng 14 từ lực lượng dự bị (Đức) kéo lên tăng viện cho Tập đoàn quân xe tăng 4 đã chặn đứng mũi tiến công của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Liên Xô) tại khu vực Lyubotin - Valky. Bộ tư lệnh Phương diện quân Voronezh yêu cầu Trung tướng G. I. Kulik đưa ngay bộ binh của Tập đoàn quân cận vệ 4 tiến ra yểm hộ cho xe tăng của Tập đoàn quân xe tăng 1 nhưng Kulik đã hành động quá chậm chạp, để cho bốn sư đoàn xe tăng và bộ binh Đức đánh tiêu hao 6 lữ đoàn xe tăng của Katukov, buộc Tập đoàn quân xe tăng 1 phải lùi về Olshany với những thiệt hại không nhỏ cả về người và xe tăng. Trong các cuộc tấn công từ ngày 23 tháng 7, mặc dù binh lực hầu như chưa bị sứt mẻ nhưng Tập đoàn quân cận vệ 4 luôn luôn tụt lại sau, làm cho hai tập đoàn quân 47 và xe tăng 1 ở bên phải và bên trái họ thường bị hở sườn. Do chỉ huy kém, tướng Kulik bị cách chức. Trung tướng A. I. Zygin được chỉ định thay thế.
Sáng 18 tháng 8, 5 tập đoàn quân Liên Xô đã bao vây Kharkov từ ba phía: phía tây và tây bắc có Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Tập đoàn quân 53, phía bắc có Tập đoàn quân 69, phía đông và Đông Nam có Tập đoàn quân cận vệ 7 và Tập đoàn quân 57. 6 giờ sáng, Tập đoàn quân 53 được phối thuộc Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 mở đầu cuộc tấn công vào từ phía tây bắc vào Kharkov. Chiều 18 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 252, 299 và sư đoàn bộ binh cận vệ 14 đã đánh chiếm hai điểm cao 197,3 và 208,6 ở làng Peresechnaya. Từ hai điểm cao này, pháo binh Liên Xô đã có thể đặt toàn bộ nội đô thành phố trong tầm hỏa lực bắn thẳng. Để tăng tốc độ tấn công, tướng I. S. Konyev điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 vòng xuống phía tây nam, đánh chiếm các làng Korotych và Pokhotilovka (???) để chặn đường rút của quân Đức trong thành phố sang Lyubotin và xuống Merefa. Tập đoàn quân 57 cũng đánh chiếm Chuguev, Rogan và Bezlyudovka, áp sát Kharkov từ hướng Đông Nam. Ngày 20 tháng 8, hai tập đoàn quân cận vệ 7 và 69 cũng mở cuộc tổng công kích vào Kharkov từ phía bắc và đông bắc, đánh chiếm Tsyrkuny và chỉ còn cách Kharkov 15 km. Ngày 21 tháng 8, tướng Werner Kempf tung hai sư đoàn bộ binh 106 và 153 (Đức) phản kích vào Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 để mở đường rút lui. Trong thành phố, các tổ hoạt động bí mật của đội du kích Sidor Kopvak bắt đầu các hoạt động phá hoại ngầm, gây rối loạn cho quân đội Đức Quốc xã trong thành phố. Đêm 22 tháng 8, cả năm tập đoàn quân Liên Xô mở cuộc tổng công kích Kharkov từ 3 hướng, Khoảng 1/3 quân số còn lại của Quân đoàn bộ binh 42 và Quân đoàn Raus thoát khỏi Kharkov qua ngả Merefa. 8 giờ sáng ngày 23 tháng 8, sư đoàn bộ binh 183 thuộc Tập đoàn quân 69 đánh chiếm Quảng trường Dzerzhinsky ở trung tâm thành phố, kết thúc chiến dịch mang tên Thống chế Rumyantsev.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng
Kết quả
Kết quả chung cuộc là quân đội Đức Quốc xã đã phải rút lui sau một tuần tấn công. Quân đội Liên Xô không những đã đứng vững trước các đòn tập kích rất mạnh bằng xe tăng của quân đội Đức Quốc xã mà còn phản công thu hồi thêm hơn 70.000 km vuông lãnh thổ. Nếu như việc xác định kết quả thế cục chiến trường hầu như không có gì phải bàn cãi thì việc xác định kết quả thương vong và tổn thất của các bên lại khác nhau rất xa. Phía Liên Xô công bố họ đã gây thương vong cho 500.000 quân Đức, phá hủy 1.500 xe tăng và 3.000 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 3.700 máy bay của đối phương. Số liệu thương vong của phía Liên Xô khi đó không được công bố. Liên Xô đã chứng minh được con số 1.000 máy bay Đức bị tổn thất trong chiến dịch do họ đã được ghi nhận ở các tài liệu gốc của thống chế không quân Đức Hermann Goering mà họ thu giữ được sau chiến tranh. Phía Đức chỉ tính riêng thương vong ở thời gian từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 7 và đưa ra con số thiệt hại gần như ngược lại: Phía Đức có 54.182 thương vong, 252 đến 323 xe tăng và pháo tự hành bị phá hủy cùng với khoảng 600 - 1.614 chiếc khác bị bắn hỏng cần phải sửa chữa, 159 máy bay, khoảng 500 pháo xe kéo; phía Liên Xô có 177.847 thương vong, 1.614 đến 1.956 xe tăng và pháo tự hành bị phá hủy hoặc bị bắn hỏng cần phải sửa chữa, 459 máy bay và 3.929 pháo xe kéo.
Tài liệu quân y của Đức ghi nhận rằng họ có 52.000 lính chết và 134.000 lính bị thương trong chiến dịch. Tuy nhiên, tài liệu quân y của Đức là không đầy đủ do dựa trên báo cáo của binh sỹ Đức (do nhiều nguyên nhân, rất nhiều trường hợp binh sỹ thương vong đã không được báo cáo). Dựa trên các số liệu ngoại suy về quân số của các đơn vị Đức trước và sau chiến dịch, có thể xác định thương vong của Đức trong chiến dịch ít nhất là 380.000 tới 430.000 lính. Con số này có thể còn cao hơn, bởi chưa thể xác định số quân Đức được huy động thêm trong chiến dịch để bù đắp tổn thất
Jonathan P. Kluger, nghiên cứu sinh người Đức tại Đại học Louisiana (Hoa Kỳ) cũng tổng kết về chiến dịch này. Theo ông, khoảng 1.500 xe tăng, chiếm gần một nửa trong số xe tăng mà quân đội Liên Xô đưa vào trận đã bị bắn hỏng. Tuy nhiên, sau khi đánh lui quân Đức, phía Liên Xô đã làm chủ trận địa nên họ đã sửa chữa được khoảng 800 chiếc và lấy lại ưu thế với 2.750 xe tăng tiếp tục tham gia các trận đánh sau ngày 3 tháng 8. Đây cũng là lý do làm cho Phương diện quân Voronezh chưa thể phát động cuộc phản công ngay từ hạ tuần tháng 7 năm 1943. Quân đội Đức Quốc xã thì ngược lại. Vì thua trận, phải rút lui nên họ không có cách gì để lấy lại và phục hồi hơn 600 xe tăng bị bắn hỏng trong tổng số 1.200 chiếc bị tổn thất. Từ đánh giá trên, Jonathan P. Kluger cho rằng nếu người Đức cố giữ trận địa thêm vài ngày, họ có thể thu hồi và khôi phục một số lượng đáng kể xe tăng chỉ bị bắn hỏng chứ chưa bị phá hủy và sẽ không phải chịu mất mát lớn đến như vậy.
Các công trình nghiên cứu của Glantz, Zetterling, Clacke, Bergström... không đưa ra được con số thống nhất. Người Pháp cho rằng phía Liên Xô chỉ có 200.000 người thiệt mạng, tổn thất vật chất hơn 1.500 xe tăng và khoảng 2.800 máy bay; phía Đức có khoảng 500.000 thương vong, 1.200 xe tăng bị phá hủy và cũng mất trên 2.000 máy bay. Các sư đoàn xe tăng 3, 9, 12 (Đức) bị xóa sổ. Cuối cùng, công trình nghiên cứu các dữ liệu về trận Kursk do Viện Dupuy (Hoa Kỳ) và Hãng Rantek (Nga) phối hợp tiến hành với việc tra cứu trên 25.000 trang tài liệu gốc đã cho kết quả tương đối chính xác hơn cả về tổn thất của phía Đức. Các kết quả thẩm định cho thấy số liệu tổn thất của phía Liên Xô tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu độc lập của G. F. Krivosheev, V. M. Andronikov và P. D. Burikov, cuộc tranh cãi mới tạm lắng xuống.
Về phía Liên Xô, họ chịu tổn thất 254.469 người chết, cùng với 608.834 người bị thương hoặc bị ốm (74% bị thương trong chiến đấu, 26% bị ốm). Nếu trừ đi số người bị ốm, thì tổn thất của Liên Xô trong chiến dịch là khoảng 710.000 người
Tính riêng tổn thất về xe tăng, phía Đức tổn thất chỉ bằng 50% so với Liên Xô, nhưng nếu suy xét cụ thể thì bên thua thiệt hơn lại là Đức, bởi trong số tổn thất của Đức có khoảng 180 chiếc xe tăng hạng nặng Panther (Con Báo), 40 chiếc Tiger I (Con Cọp) và 40 chiếc pháo tự hành Elefant (con Voi) bị phá hủy hoàn toàn; khoảng 70 chiếc Panther, 160 chiếc Tiger và 40 chiếc Elefant khác bị hư hại nặng. Như vậy, gần như tất cả số xe hạng nặng được Đức huy động (530/560 chiếc) đã bị phá hủy hoặc hư hại nặng. Đây là những loại xe tăng và pháo hạng nặng có chi phí sản xuất đắt đỏ, trong khi tổn thất của Liên Xô phần lớn là xe tăng hạng nhẹ và hạng trung, có chi phí và thời gian sản xuất nhỏ hơn nhiều (ví dụ: mỗi chiếc Tiger I của Đức có chi phí sản xuất đắt gấp 6 lần so với T-34, pháo tự hành Elefant thì còn đắt hơn cả Tiger I). Do vậy, sau trận Kursk, lực lượng thiết giáp Hồng quân không mất nhiều thời gian để bổ sung lực lượng, trong khi đội thiết giáp Đức thì suy kiệt rất nhiều. Từ đó tới cuối chiến tranh, hiếm khi đội xe tăng Đức có thể tấn công với một đội hình có số lượng lớn như ở giai đoạn đầu chiến tranh.
Tỷ lệ tổn thất của xe tăng Đức thể hiện một phần qua những báo cáo về xe tăng Panther: Trong số 259 chiếc Panther được huy động cho chiến dịch, đến ngày 11 tháng 8 năm 1943, số lượng Panther bị phá hủy đã lên đến 156 chiếc, vài chục chiếc bị hỏng cần sửa chữa, số Panther còn hoạt động được chỉ còn có 9 chiếc (tức là cứ 28 chiếc Panther thì chỉ còn 1 chiếc là còn chiến đấu được). Quân đội Đức vừa phải rút lui nhưng vẫn phải tìm mọi cách kéo xe tăng bị hỏng theo nhằm giảm thiểu tối đa con số thiệt hại xuống, số xe tăng hỏng không kéo về được thì buộc phải phá hủy để tránh bị Hồng quân chiếm mất.
Với thất bại nặng nề sau 7 ngày tấn công và một tháng rút lui sau đó, quân đội Đức Quốc xã đã không đạt được bất kỳ một mục tiêu nào trong kế hoạch Thành trì; không những bị tổn thất nặng về binh lực và phương tiện mà còn phải rút lui thêm về phía tây từ 120 đến 300 km so với tuyến mặt trận trước ngày 5 tháng 7. Điều đáng ngạc nhiên là Adolf Hitler không thể nhận thức ra tình hình nguy hiểm đang đe dọa quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông và tiếp tục sa vào những ảo tưởng huyễn hoặc. Ngày 25 tháng 7, khi đánh giá về trận Kursk, Hitler đã nói với trung tướng Walter Warlimont, phó ban chỉ đạo tác chiến của các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã, như sau:
Sau này, Below bình luận: "Không rõ những lời đoán mò này của Hitler là kết quả của những tính toán sai lầm thực sự hay chỉ là thói đạo đức giả quen thuộc của ông ta."
Đánh giá
Không những dẫn dắt Hồng quân Liên Xô tới thủ đô Berlin của Đức, trận đánh này còn ảnh hưởng trực tiếp tới nền quân sự thế giới trong nửa thế kỷ sau đó.
Vai trò của trận Kursk trong Thế chiến thứ hai
Nếu trận Stalingrad đánh dấu sự bắt đầu quá trình đảo ngược lộ trình Chiến tranh Xô-Đức vốn từ Tây sang Đông trở thành từ Đông sang Tây thì Trận Kursk đánh dấu quá trình xuống dốc không thể đảo ngược của quân đội Đức Quốc xã. Theo cuốn 'Natural Enemies: The United States and the Soviet Union in the Cold War, 1917-1991 của tác giả Robert C. Grogin, nếu như thảm bại ở Stalingrad đánh dấu sự tan vỡ của huyền thoại về Quân đội Đức "bất bại" thì thất bại quyết định tại Kursk chứng tỏ phát xít Đức không còn khả năng mở một cuộc tấn công đại quy mô nữa. Thắng lợi ở Kursk có thể được xem là to lớn hơn cả chiến thắng Stalingrad. Trận vòng cung Kursk được xem là một trận đánh bước ngoặt quan trọng của Chiến tranh Xô-Đức và Chiến tranh thế giới thứ hai cũng giống như trận Stalingrad, không chỉ thế, với quy mô to lớn khi hai bên tham chiến với quân số gần 3 triệu người và chỉ diễn ra trong hơn 5 tuần; lần đầu tiên quân đội Liên Xô giành thắng lợi trong một chiến dịch mùa hè khi họ đã biết cách và có đủ phương tiện để khắc chế được sức mạnh của lực lượng xe tăng hùng hậu vốn là nhân tố có tính chất xương sống trong cấu trúc của lục quân Đức Quốc xã. Tại đây sức mạnh xưa nay ghê gớm nhất của lục quân Đức là các mũi thọc sâu bằng xe tăng thiết giáp đã bị đối phương chặn đứng và phản công cũng chính bởi các đòn đánh bằng xe tăng thiết giáp, quân đội Liên Xô đã đánh thắng được quân Đức bằng chính ngón võ của đối thủ.
Cùng với thất bại tại trận Stalingrad, với thất bại lần này, Đức Quốc xã vĩnh viễn mất quyền chủ động chiến lược trên mặt trận phía đông. Mặc dù tiềm lực chiến tranh của Đức chưa hẳn đã cạn kiệt nhưng nó đã không còn dồi dào như những năm 1939-1942. Những thảm họa như Stalingrad và Kursk đã khiến người Đức không còn hy vọng chiến thắng nữa: cuối năm 1943, số người chết và bị thương của Đức đã lên cao hơn cả tổng tổn thất của họ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Gánh nặng chiến tranh đối với nền công nghiệp và dân số cùng nhiều sự trục trặc dẫn đến trì hoãn thời gian sản xuất và đưa xe tăng ra chiến trường đã kéo dài thời gian chuẩn bị của quân Đức; còn tốc độ chuẩn bị binh lực của quân đội Liên Xô thì lại nhanh hơn thế rất nhiều. Chỉ trong thời gian chưa đầy ba tháng, 10 tập đoàn quân mới cùng hàng chục vạn khí tài xe tăng, máy bay, pháo tự hành, pháo mặt đất, súng cối, dàn pháo phản lực Katyusha của quân đội Liên Xô đã được đưa ra mặt trận. Việc này khiến quân đội Đức Quốc xã càng lùi thời gian mở màn chiến dịch để tập trung nhiều xe tăng hạng nặng cho chiến dịch để đánh một đòn chắc ăn thì lại càng rơi vào thế bất lợi về so sánh lực lượng trên địa đoạn đột phá chủ yếu. Cuối cùng, việc hoãn đi hoãn lại thời điểm mở chiến dịch của Adolf Hitler đã làm cho Erich von Manstein đã phải cay đắng thốt lên: "Đó là sự do dự chết người'''".
Trong ba chiến dịch phản công lớn nhất của quân đội Liên Xô từ đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại: Chiến dịch phản công tại Moskva, Chiến dịch phản công ở Stalingrad và Chiến dịch phòng ngự phản công Kursk thì đây là chiến dịch có quy mô lớn hơn cả đối với quân đội Liên Xô và cũng là trận đánh tập trung nhiều xe tăng nhất trong suốt cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Tại cuộc phản công ở Moskva mùa đông 1941-1942 chỉ có 17 tập đoàn quân với quân số mỗi tập đoàn quân chỉ bằng một nửa so với một tập đoàn quân năm 1943 và tổ chức lực lượng xe tăng rất mỏng chỉ với quy mô lữ đoàn. Cuộc phản công ở Stalingrad có 14 tập đoàn quân tham gia với xe tăng chỉ ở quy mô quân đoàn. Tham gia Chiến dịch Kursk có đến 22 tập đoàn quân binh chủng hợp thành có biên chế và quân số đủ, 5 tập đoàn quân xe tăng, 6 tập đoàn quân không quân. Thống chế Erich von Manstein là một trong số không ít tướng lĩnh cao cấp Đức Quốc xã tỏ ra ngạc nhiên trước tiềm lực quốc phòng dồi dào cũng như sự kiên trì, dẻo dai của đối thủ. Ông viết:
Kết quả của trận Kursk đã được Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov ghi lại trong hồi ký Nhớ lại và Suy nghĩ của mình:
Trận Kursk cũng đã chứng minh sự tiến bộ của nghệ thuật quân sự của các cấp chỉ huy Hồng quân. Ngoài sự triển khai đúng đắn của Bộ Chỉ huy Liên Xô, chiến thắng này còn được coi là do sự anh dũng của các chiến sĩ Liên Xô. Hơn nữa, chiến thắng đã chứng minh quân đội Xô-viết có thể tấn công thắng lợi cả trong mùa hè, chứ không phải chỉ có trong mùa đông như trước đây Hitler đã tin tưởng. Vốn người Đức không thể làm nên một bước tiến đáng kể nào và còn bị tổn thất nặng nề, trận Vòng cung Kursk - cuộc tấn công cuối cùng của Hitler trên Mặt trận phía đông - đã làm rõ cho thế giới thấy kết cục thất bại không tránh được của nước Đức Quốc xã - điều ấy chỉ còn là một vấn đề thời gian - tuy rằng họ còn đang chiếm đóng gần trọn châu Âu.
Nguyên nhân thất bại của Chiến dịch Thành Trì
Theo nhà sử học Đức Karl-Heinz Frieser, có hai nguyên nhân dẫn đến thất bại của Chiến dịch Thành Trì:
Nhà sử học Hoa Kỳ David M. Glantz, một chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự và nền quân sự Xô Viết lại có ý kiến khác:
Phát triển quan điểm của nhà sử học Nga Vladimir Vasilyevich Beshanov cho rằng năm 1942 là năm "đào tạo" đối với quân đội Liên Xô, David M. Glantz đưa ra một nhận xét tổng quát hơn:
Nhà sử học và nhà nghiên cứu khoa học quân sự Steven J. Zaloga đưa ra hai lý do cho chiến thắng của Hồng quân tại Kursk:
Nhà nghiên cứu Anh Richard Overy thì đưa ra hai cách giải thích sau:
Ảnh hưởng
Thống chế Đức Erich von Manstein đã dự báo hoàn toàn đúng khi ông cho rằng trận Stalingrad có thể chỉ là một khúc dạo đầu cho một thảm họa còn khủng khiếp hơn nữa và thảm họa đó đã diễn ra tại Kursk. Thực sự, trận thua này được xem là thảm bại lớn nhất của quân Thiết giáp Đức. Xét về khía cạnh quân sự, thất bại của quân đội Đức Quốc xã trong trận Kursk đã khẳng định tính không thể đảo ngược của cục thế hai bên trên chiến trường Xô-Đức đã được xoay chuyển sau Trận Stalingrad. Việc quân đội Liên Xô xóa bỏ hai "chỗ lõm" ở Oryol và Kharkov đã tạo ra một bước đà quan trọng cho họ tái thực hiện kế hoạch "Nhảy vọt" mà trước đó hơn nửa năm, họ đã thực hiện không thành công ở tả ngạn Ukraina. Kết quả của chiến dịch này đánh dấu sự sụp đổ dây chuyền của các tuyến phòng thủ do Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) dựng lên ở tả ngạn sông Dniepr mà Adolf Hitler gọi đó là "Chiến lũy phương Đông". Không dừng lại ở Kharkov, các Phương diện quân Voronezh, Thảo Nguyên, Tây Nam và Nam đã phát động cuộc tổng công kích mùa thu và kéo dài qua mùa đông năm 1943, hất Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) sang bên kia sông Dniepr, giải phóng một loạt các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn như Kiev, Dniepropetrovsk, Zaporozhye, Nikopol... và toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú ở lưu vực sông Donets và vùng công nghiệp Donbas. Tướng Kurt von Tippelskirch đánh giá: "Mất vùng công nghiệp Donbas, nước Đức mất một chỗ dựa quan trọng để tiếp tục chiến tranh ở mặt trận phía đông". Trong khi quân Liên Xô sau thắng lợi quyết định này đã tuyệt đối nắm thế chủ động chiến lược, từ vị trí chủ động tấn công, quân đội Đức Quốc xã buộc phải chuyển sang phòng ngự và gần như chỉ phòng ngự chiến lược kèm theo một số trận phản công không mạnh và cũng không thành công từ cuối năm 1943 cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Về chính trị, kết quả thắng lợi của trận Kursk được coi như một "món quà" mà I. V. Stalin cùng đoàn đại biểu Liên Xô mang đến Hội nghị tam cường đồng minh họp tại Teheran từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1943. Trong một mức độ nhất định, ảnh hưởng của trận Kursk tại hội nghị này đã làm tăng thêm trọng lượng cho những đề xuất từ phía Liên Xô. Họ cho rằng cuộc đổ bộ của các đồng minh Anh và Hoa Kỳ lên Sicilia và mũi Apennin khó có thể coi là một động thái mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu do quy mô nhỏ của chiến dịch. Với bán đảo Ý nhỏ hẹp, quân đội các nước đồng minh sẽ rất khó triển khai một lực lượng lớn và đủ mạnh để có thể đánh thẳng vào trung tâm nước Đức. Trong khi thủ tướng Anh Winston Churchill kiên trì quan điểm lấy nước Ý và bán đảo Balkan làm bàn đạp tấn công nước Đức Quốc xã thì tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt lại đồng quan điểm với phía Liên Xô về việc mặt trận thứ hai chống nước Đức Quốc xã phải được mở ở Pháp.
Cũng giống như chiến dịch Stalingrad, kết quả thắng lợi của chiến dịch Kursk đã ở đầu cho một loạt các đòn tấn công của 8 phương diện quân Liên Xô trên toàn bộ cánh Nam và khu vực Trung tâm mặt trận Xô-Đức nhưng với quy mô lớn gấp hơn ba lần so với cuộc phản công trong 3 tháng đầu năm 1943, kéo dài từ ngày 25 tháng 8 đến hết tháng 12 năm 1943. Sau ba đợt tổng tấn công trong vòng 4 tháng, Quân đội Liên Xô đã thu hồi toàn bộ vùng tả ngạn sông Dniepr và tả ngạn sông Berezina, đẩy tuyến mặt trận về phía tây từ 100 đến 200 km, cá biệt có nơi xa đến 350 km tại khu vực Mozyr ở Phương diện quân Tây (từ ngày 20 tháng 10 là Phương diện quân Belorussia) và Kherson ở Phương diện quân Nam (từ ngày 20 tháng 10 là Phương diện quân Ukraina 4); thu hẹp diện tích chiếm đóng của quân đội Đức Quốc xã tại lãnh thổ Liên Xô xuống chỉ còn bằng 1/3 so với mùa hè năm 1942. Trong năm 1943, cùng với chiến thắng vang dội của quân Liên Xô tại Kursk, cuộc đổ bộ của liên quân Anh - Mỹ lên đất Ý và thất bại hoàn toàn của liên quân Đức - Ý tại Bắc Phi đã đánh dấu sự xoay chuyển thế trận hoàn toàn có lợi cho khối Đồng Minh, qua đó đại thắng tại Kursk đã thúc đẩy công cuộc giải phóng nhân loại ra khỏi ách áp bức của chủ nghĩa phát xít. Song, ngoài ảnh hưởng đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng Kursk còn được đưa vào các trường đào tạo của binh chủng tăng thiết giáp tại Liên Xô (cũ) Và, 50 năm sau trận đánh đó, nhận thức được tầm quan trọng của xe tăng, các siêu cường trên thế giới đã chạy đua thiết giáp với nhau, và điều này chỉ kết thúc sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất và chủ nghĩa khủng bố gia tăng.
Trận Kursk trong văn hóa đại chúng
Kiến trúc và điêu khắc
Các biểu tượng Vinh danh thành phố quân sự Kursk của Nhà nước Nga
Phim sử thi
Bối cảnh và diễn biến của Trận Kursk đã được sử dụng làm đề tài trung tâm cho tập đầu tiên có nhan đề "Cánh cung lửa" (tiếng Nga: «Огненная дуга») của bộ phim sử thi chiến tranh dài 5 tập "Giải phóng" (tiếng Nga: «Освобожде́ние»'') do hãng Mosfilm (Nga) và hãng phim DEFA (Đông Đức) thực hiện; tác giả kịch bản: Yuri Bondarev, Yuri Ozerov và Oscar Yeremeevich Esterkin; đạo diễn chính: Yuri Ozerov; quay phim chính: Igor Mikhailovich Slabnevich; cố vấn quân sự chính: Đại tướng S. M. Stemenko. Vì tại khu vực Kursk đã xây dựng nhiều công trình lớn, có nhiều cánh đồng thâm canh lúa mỳ, củ cải đường và mật độ dân cư đông hơn nhiều so với năm 1943 nên các nhà làm phim đã lấy các cánh đồng hoang quanh thị trấn Pereslavl thuộc tỉnh Yaroslavl để tổ chức các đại cảnh và ghi hình từ máy bay lên thẳng. Khởi quay năm 1968, hoàn thành và công chiếu năm 1969, bộ phim đã thành công và mở đầu cho một loạt phim sử thi nhiều tập của đạo diễn kiêm tác giả kịch bản Yuri Ozerov về chủ đề cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 107 nghệ sĩ và diễn viên Liên Xô và 27 diễn viên đến từ Cộng hòa dân chủ Đức đã tham gia đóng phim. Trong số hơn 100 nhân vật có 51 nhân vật lấy từ nguyên mẫu thật sự trong lịch sử. Quân đội Liên Xô đã cho đoàn làm phim "mượn" một sư đoàn bộ binh cơ giới và một trung đoàn xe tăng để thực hiện các cảnh quay trận Prokhorovka và một số trận đánh khác. Hơn 120 xe tăng T-34, trong đó có 45 chiếc đã được làm lại hình dạng bên ngoài giống với xe tăng Tiger I và 16 chiếc Tiger được chế tạo đúng như nguyên mẫu từ nhà máy sản xuất máy kéo Lvov đã được huy động vào các cảnh đấu tăng.
Tem thư
Một số cảnh của trận Kursk đã được mô tả sớm nhất trong con tem ở Liên Xô tháng 11 năm 1943 và các con tem phát hành vào các dịp kỷ niệm 20 năm, 30 trận Kursk (1963 và 1973).
Chú thích
Tham khảo
Tác giả Anh và Hoa Kỳ
Sir Winston Spencer Churchill. The Second World War. — London-Toronto, Cassell and Co Ltd., 1950
Sir Basil Henry Liddel Hart Sir Basil Henry, Second World War. - Moscow: AST, St. Petersburg.: Terra Fantastica, 1999.
Alexander Bevin, How Hitler Could Have Won World War II: The Fatal Errors That Lead to Nazi Defeat. — London, Times Books, 2000
Alan Clark. Barbarossa: The Russian-German Conflict 1941–1945. New York: William Morrow. 1966.
David M. Glantz. Colossus Reborn: The Red Army At War, 1941-1943. — Lawrence (Kansas): University Press Of Kansas. 2002
David M. Glantz. & Orenstein, Harold S. The Battle for Kursk 1943: The Soviet General Staff Study. Frank Cass. 1999. ISBN 0-7146-4933-3.
David M. Glantz. Soviet military deception in the Second World War. Routledge. 1989. ISBN 978-0-7146-3347-3.
David M. Glantz & Jonathan M. House, The Battle of Kursk, University Press of Kansas, 2004 ISBN 0-7006-1335-8
Nik Cornish, Image of Kursk-History's Greatest tank battles
Walter Moss, A History of Russia: Since 1855, Tập 2, Anthem Press, 2005. ISBN 1-84331-034-1.
Robert C. Grogin, Natural Enemies: The United States and the Soviet Union in the Cold War, 1917-1991, Lexington Books, 2001. ISBN 0-7391-0160-9.
Timothy P. Mulligan. "Spies, Ciphers and 'Zitadelle': Intelligence and the Battle of Kursk, 1943" (pdf). Journal of Contemporary History 22 (2) 1987.
Stephen H. Newton, Kursk: The German View. Westview Press, 2003 ISBN 0-306-81150-2
Richard Overy. Why the Allies Won. New York City: Norton Press. 1995. ISBN 978-0-393-31919-3.
David L. Robbins, Last Citadel, Orion mass market paperback, 2004. ISBN 0-7528-5925-0
Brian Williams, Britain at War 1939-1945, Jarrold Publishing, 2005. ISBN 1-84165-154-0.
A.J.P. Taylor & V.M. Kulish, A History Of World War Two. Octopus Books. 1974. ISBN 0-7064-0399-1.
Nikolas Zetterling; A, Frankson. Kursk 1943: A Statistical Analysis. London: Cass. 2000. ISBN 0-7146-8103-2.
Dữ liệu về trận Kursk của Viện Dupuy (Hoa Kỳ) và Hãng Rantek (Nga) (bản tiếng Nga)
Говард М. Большая стратегия (bản tiếng Nga)
Tác giả Đức
Nicolaus von Below, Als Hitlers adjutant: 1937–1945. — Mainz: v. Hase und Koehler, 1980. trang 417. ISBN 3-7758-0998-8* Christer Bergström. Kursk — The Air Battle: July 1943. Chervron/Ian Allen. 2007. ISBN 978-1-903223-88-8.
Christer Bergström. Bagration to Berlin — The Final Air Battle in the East: 1941–1945. Chervron/Ian Allen. 2008. ISBN 978-1-903223-91-8.
Christer Bergstrom. Figures for 5–31 July, as given by the Generalquartiermeister der Luftwaffe. 2008
Karl-Heinz Frieser; Schmider Klaus; Schönherr Klaus; Schreiber Gerhard; Kristián Ungváry, Bernd Wegner. Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg - Vol. 8: Die Ostfront 1943/44 - Der Krieg im Osten und an den Nebenfronten. Deutsche Verlags-Anstalt München 2007. ISBN 978-3-421-06235-2.
John Frederick Charles Fuller, The Second World War 1939-1945. A Strategical and Tactical History. — London, 1948.
Heinz Guderian, Erinnerungen eines Soldaten. — Heidelberg, 1951
Magenheimer, die Militärstrategie Deutschlands 1940-1945.
Erich von Manstein, Verlorene Siege. — Bonn, 1955
Friedrich Wilhelm von Mellenthin, Panzer battles 1939-1945: A study of the employment of armour in the second world war. — 2nd edition, enlarged. — London, 1956.
Walter Schwabedissen. Russian Air Force in the Eyes of German Commanders. — Ayer Co Pub, 1968
Мюллер-Гиллебранд Б. Сухопутная армия Германии 1933—1945 (bản tiếng Nga).
Kurt von Tippelskirch, Geschichte des Zweiten Weltkrieges. — Bonn, 1954.
Karl Heinz Frieser, Deutsche Das Reich Und Der Zweite Weltkrieg, Deutsche Verlags-Anstalt GmbH, 2007. ISBN 3-421-06235-8, ISBN 978-3-421-06235-2
Tác giả Nga và SNG
Г. Ф. Кривошеев, В. М. Андроников, П. Д. Буриков. Гриф секретности снят: Потери Вооруженных Сил СССР в войнах, боевых действиях и военных конфликтах: Стат. исслед. — Воениздат, 1993.
Константин Константинович Рокоссовский, Солдатский долг. — М.: Воениздат, 1988.
Павел Иванович Батов, В походах и боях. — М.: Воениздат, 1974.
Анатолий Иванович Уткин, Вторая мировая война. — М.: Алгоритм, 2002.
Иван Васильевич Тимохович, Советская авиация в битве под Курском. — М.: Воениздат, 1959.
С. М. Давтян, Пятая воздушная. Военно-исторический очерк боевого пути 5-й воздушной армии в годы Великой Отечественной войны. — М.: Воениздат, 1990.
Арсений Васильевич Ворожейкин, Над Курской дугой. — М.: Воениздат, 1962.
Иван Пароткин, Иван Васильевич Паротькин, Тхе Баттле оф Курск, Прогресс Публишерс, 1974.
Валерий Николаевич Замулин, урский излом. — М.: Яуза, Эксмо, 2007.
Валерий Николаевич Замулин, Засекреченная Курская битва. — М.: Яуза; Эксмо, 2007.
Г.А. Колтунов, Б.Г. Соловьев, Курская битва — М.: Воениздат, 1970.
Григорий Петрович Евдокимов, 300 вылетов за линию фронта. — Ижевск: Удмуртия, 1979.
Иван Христофорович Баграмян, Так шли мы к победе. — М.: Воениздат, 1977.
Кирилл Семёнович Москаленко, На Юго-Западном направлении. 1943-1945. Воспоминания командарма. Книга II. — М.: Наука, 1973.
Михаил Ефимович Катуков, На острие главного удара. — М.: Воениздат, 1974.
Павел Алексеевич Ротмистров, Время и танки. — М.: Воениздат, 1972.
Павел Алексеевич Ротмистров, Стальная гвардия. — М.: Воениздат, 1984.
Иван Васильевич Тимохович, Советская авиация в битве под Курском. — М.: Воениздат, 1959.
Иван Владимирович Ковалев, Транспорт в Великой Отечественной войне (1941–1945 гг.). — М.: Наука, 1981.
Александр Васильевич Горбатов, Годы и войны. — М.: Воениздат, 1989.
Иван Васильевич Болдин, Страницы жизни. — М.: Воениздат, 1961.
Алекса́ндр Миха́йлович Самсо́нов, Крах фашистской агрессии 1939-1945. — М.: Наука, 1980.
Николай Кириллович Попель, Танки повернули на запад. — М.-СПб.: Terra Fantastica, 2001.
Иван Степанович Конев, Записки командующего фронтом. — М.: Наука, 1972.
Федор Дмитриевич Волков, За кулисами второй мировой войны. — М.: Мысль, 1985
Alexander Chubarov, Russia's bitter path to modernity: a history of the Soviet and post-Soviet eras, Continuum International Publishing Group, 2001. ISBN 0-8264-1350-1.
Tiếng Việt
Georgy K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 3. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1987. (bản tiếng Việt)
Aleksandr M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. (bản tiếng Việt)
Sergey. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. (2 tập). Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985. (bản tiếng Việt)
Grigory Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1986. (bản tiếng Việt)
Liên kết ngoài
Tư liệu truyền thông
Tư liệu về chiến dịch Belgorod - Kharkov
Tư liệu tóm tắt của Nga về trận Kursk
Tài liệu tổng hợp của Nga về trận Kursk
Tài liệu tổng hợp của Tây Ban Nha về trận Kursk
Bản đồ tư liệu quân sự
Bản đồ các trận địa chống tăng của Tập đoàn quân 13 (Liên Xô)
Bản đồ phương án phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô)
Bản đồ phương án phòng thủ của Phương diện quân Trung tâm
Bản đồn kế hoạch chống tăng của Sư đoàn bộ binh 375 (Liên Xô)
Bản đồ kế hoạch pháo kích phản chuẩn bị của Tập đoàn quân 6 (Liên Xô)
Bản đồ tình hình mặt trận tại Prokhorovka ngày 10 tháng 7 năm 1943
Bản đồ tình huống sau trận Prokhorovka
Bản đồ có độ phần giải cao
Bản đồ bố trí binh lực trước trận đánh và kế hoạch của quân đội Đức Quốc xã
Bản đồ giai đoạn tấn công của quân đội Đức Quốc xã tại mặt Bắc và mặt Nam vòng cung Kursk
Bản đồ giai đoạn phản công của quân đội Liên Xô
Bản đồ mô phỏng động
Kế hoạch tấn công chỗ lồi Kursk của quân đội Đức Quốc xã
Diễn biến chiến sự trên chính diện phía nam Kursk từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 23 tháng 8
Diễn biến chiến sự trên chính diện phía bắc Kursk từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 18 tháng 8
Điện ảnh
Tập phim "Cách cung lửa" trong loạt phim sử thi nhiều tập "Giải phóng" của Liên Xô (cũ)
Phim tài liệu và bình luận quân sự về trận Kursk - Tập 1 - Hướng Nam, Tập 1-Hướng Bắc, Tập 2-Hướng Bắc, Tập 2-Hướng Nam, Tập 3-Hướng Nam, Tập 3-Hướng Bắc, Tập 4-Hướng Bắc, Tập 4-Hướng Nam, Tập 5-Hướng Nam, Tập 5-Hướng Bắc
Phim tài liệu của Star Media về "Chiến dịch Kursk"
Những trận đánh lớn trong lịch sử
Xung đột năm 1943
Chiến dịch quân sự trong Thế chiến thứ hai
Chiến trường châu Âu (Thế chiến thứ hai)
Lịch sử Đức
Lịch sử Liên Xô
Trận đánh bằng xe tăng
Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ hai)
Ukraina năm 1943 |
12594 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Stalingrad | Trận Stalingrad | Trận Stalingrad (23 tháng 8 năm 19422 tháng 2 năm 1943) là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa Đức Quốc xã cùng với các nước thuộc địa và Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Trận đánh diễn ra từ tháng 8 năm 1942 đến ngày 2 tháng 2 năm 1943, và thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới trong thế kỷ XX. Đây cũng là trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới #, với tổng số thương vong của hai bên lên đến 2,1 - 2,5 triệu quân.
Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác trong Thế chiến 2, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ ác liệt, tổn thất cực lớn cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân Liên Xô phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức Quốc Xã) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với chiến thắng điểm ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Chiến tranh thế giới thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh, và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân Liên Xô chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.
Đợt tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn nửa sau năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Đức Luftwaffe, những trận oanh tạc của lực lượng này đã biến phần lớn thành phố trở thành đống gạch vụn. Tuy nhiên quân Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và trong từng căn nhà; và mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố nhưng quân Đức đã hoàn toàn thất bại trong việc triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Liên Xô vốn bám trụ một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, trong lúc đó thì thời tiết khắc nghiệt của mùa đông nước Nga đang đến gần. Cho đến nay, vẫn chưa nhà sử học nào có thể lý giải tại sao Adolf Hitler-một nhà cầm quân đại tài lại có một quyết định nóng vội như vậy.
Ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch Sao Thiên Vương, một đợt tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 (Đức Quốc xã) đóng tại Stalingrad. Đòn tấn công này đã hoàn toàn thay đổi cục diện của trận đánh: cạnh sườn yếu kém của quân Đức nhanh chóng sụp đổ tan tành và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội thành Stalingrad. Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân Liên Xô đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức, tuy nhiên mệnh lệnh không được đầu hàng của Hitler do niềm tin vào "sức mạnh ý chí", vấn đề danh dự nước Đức cùng các tính toán chiến lược khác đã buộc họ phải tiếp tục cố bám trụ mà không được tự ý phá vây. Vào tháng 12 năm 1942, phát xít Đức mở Chiến dịch Bão Mùa đông nhằm giải cứu đội quân bị vây nhưng thất bại, và theo sau đó là toàn bộ hệ thống tiếp vận cho khối quân bị vây cũng sụp đổ theo. Đầu tháng 2 năm 1943, sức kháng cự của khối quân này hoàn toàn bị dập tắt, và Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 2 tháng 2 năm 1943. Đối với nước Đức thất thế, trận thua này là tin xấu nhất của họ, và sau thất bại này họ sẽ còn thua trận Kursk với tầm quan trọng chẳng kém. Về phần mình, Hồng quân Liên Xô đã phải chịu tổn thất rất lớn lao trong chiến thắng quyết định này.
Bối cảnh
Ngày 6 tháng 12 năm 1941, sau khi chặn đứng đà tiến công của phát xít Đức vào thủ đô Moskva, Hồng quân Liên Xô mở đợt phản công nhằm vào các lực lượng của quân đội phát xít Đức (Wehrmacht) đang công kích thành phố và đã đánh họ bật ra khỏi ngoại vi của thủ đô Xô viết. Tuy nhiên đến mùa xuân năm 1942, cơ bản quân Đức chặn được đà phản công của Hồng quân và ổn định mặt trận tại phòng tuyến mới kéo dài từ Leningrad ở phía Bắc đến thành phố Rostov ở phía Nam. Có một số điểm lồi trên mặt trận được hình thành do các đợt phản công của quân Đức, chủ yếu ở Tây Bắc của Moskva và phía Nam của Kharkov, tuy nhiên các vị trí này không đe dọa nhiều đến quân Đức. Ở phía Nam, phát xít Đức đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ Ukraina và bán đảo Krym mặc dù lúc này Sevastopol và một phần bán đảo Kerch vẫn nằm trong tay Hồng quân Liên Xô.
Lúc này Bộ chỉ huy Đức, đứng đầu là Adolf Hitler, nhận thấy rằng không thể đánh thắng Liên bang Xô viết bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng. Để đánh thắng phía Đức phải tính đến cách đánh tiêu hao: trước tiên phải thủ tiêu các nguồn lực vật chất để Liên Xô suy kiệt trước khi bị đánh bại hoàn toàn. Chiến cuộc mùa hè năm 1942 diễn ra với ý tưởng chỉ đạo chiến lược như vậy và với mục tiêu chiếm những nguồn cung cấp chiến lược quan trọng hàng đầu của Liên Xô - lúa mì, các nguyên liệu công nghiệp sống còn là điện, than, và đặc biệt là dầu mỏ. Tất cả những thứ đó đều nằm ở phía Nam nước Nga, ở dãy núi Kavkaz và Baku - trung tâm công nghiệp khai thác dầu mỏ lớn nhất của Liên Xô - và đó là những mục tiêu tối thượng của chiến dịch.
Vai trò của Stalingrad
Việc chiếm được thành phố này có tầm quan trọng rất lớn đối với Hitler và cả Mussolini vì hai lý do chính. Thứ nhất, đây là một thành phố công nghiệp lớn nằm trên sông Volga - con đường giao thông vận tải mang tầm quan trọng chiến lược nối liền Biển Caspi và miền Bắc nước Nga. Sự quan trọng của nó đã được chính Adolf Hitler đã phải nói rằng "Nếu tôi không chiếm được các mỏ dầu tại Maikop và Grozny thì tôi đành phải kết thúc cuộc chiến này". Vì vậy việc để mất Stalingrad vào tay phát xít Đức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận chuyển hàng hóa đến phía Bắc của đất nước cũng như tạo cho quân Đức một chỗ trú chân qua mùa đông. Thứ hai, việc đánh chiếm Stalingrad sẽ củng cố sườn phía Đông của quân Đức vốn đang tiến nhanh về vựa dầu tại vùng Kavkaz với mục tiêu cắt đứt nguồn cung ứng dầu hỏa cho Hồng quân Liên Xô. Thêm nữa, thành phố này mang tên của lãnh tụ I. V. Stalin, việc đánh chiếm thành phố này cũng sẽ là một thắng lợi quan trọng về mặt tinh thần và tư tưởng.
Hồng quân Liên Xô nhận ra rằng họ đang chịu một sức ép nghiêm trọng về thời gian và nhân lực, vật lực, vì vậy tất cả những ai có thể cầm súng chiến đấu đều được điều về bảo vệ Stalingrad. Vào thời kỳ này của chiến tranh, khả năng tác chiến cơ động cao của Hồng quân vẫn còn kém hơn so với phát xít Đức, tuy nhiên việc chiến đấu trong thành phố đã giúp giảm thiểu những thiệt thòi của Hồng quân vì nơi đây là địa bàn của việc giao tranh bằng vũ khí cầm tay của bộ binh chiếm ưu thế chứ không phải là nơi dành cho việc giao chiến giữa các lực lượng tăng thiết giáp.
Chiến dịch Blau
Cụm Tập đoàn quân Nam là lực lượng được chọn để mở mũi công kích hướng về những thảo nguyên miền Nam nước Nga sau đó tiến về khu vực Kavkaz để đánh chiếm những vựa dầu lớn của Liên Xô tại đây. Chiến dịch tấn công mùa hè nhằm vào miền Tây Nam Liên Xô mang mật danh Fall Blau ("Chiến dịch Blau"). Lực lượng thực thi chiến dịch này bao gồm các Tập đoàn quân số 6, số 17, Tập đoàn quân thiết giáp số 4 và số 1. Cụm Tập đoàn quân Nam đã chiếm đóng phần lớn lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina ngay từ năm 1941. Tập trung chủ yếu ở miền Đông Ukraina, đây là lực lượng sẽ đảm nhiệm vai trò mở mũi tấn công vào các thảo nguyên Tây Nam nước Nga.
Tuy nhiên Hitler lại can thiệp vào kế hoạch hành quân, ông ta chia Cụm Tập đoàn quân Nam thành hai phần: Cụm Tập đoàn quân A và Cụm Tập đoàn quân B. Cụm A, do Siegmund Wilhelm List chỉ huy, sẽ tiến công vào khu vực Kavkaz đúng như kế hoạch ban đầu cùng với các tập đoàn quân số 11, 17, tập đoàn quân thiết giáp số 1, số 4 và tập đoàn quân số 8 của Ý. Cụm B, bao gồm các tập đoàn quân số 6 (Friedrich Paulus chỉ huy) và số 2 của Đức, số 2 của Hungary, số 8 của Ý (điều từ cụm A qua vào giữa tháng 9), Tập đoàn quân thiết giáp số 4 của Hermann Hoth, có nhiệm vụ tiến về phía Đông đến sông Volga-dải phân cách của vùng an toàn của các nhà máy cùng các cơ sở quan trọng của Hồng quân cùng với thành phố Stalingrad. Chỉ huy của nhóm B là Thống chế Fedor von Bock, về sau được thay bằng Đại tướng Maximilian von Weichs. Cả hai cụm đều được yểm trợ bằng tập đoàn không quân số 4 của thống chế không quân Wolfram von Richthofen. Hitler đã vi phạm nguyên tắc tối kỵ trong nghệ thuật chiến tranh là nguyên tắc tập trung binh lực: quân Đức tiến công đồng thời theo hai hướng ngày càng xa rời nhau, đây là tiền đề cho việc bị Liên Xô bao vây tiêu diệt về sau. Ông đã bỏ qua sự cảnh báo của các tướng lĩnh có kinh nghiệm về việc này.
Đồng thời, trong việc lập kế hoạch chiến cuộc hè 1942, Bộ Tư lệnh Tối cao của phát xít Đức đã phạm sai lầm nghiêm trọng do đánh giá quá thấp đối thủ và quá cao chính mình. Người Đức tỏ ra rất tự tin về việc chế ngự được Hồng quân vì bây giờ mùa đông khắc nghiệt của nước Nga không còn ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu của họ nữa. Thật ra thì họ có lý khi tin như thế: dù Cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức (Heeresgruppe Mitte) phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề, 65% quân số của họ đã không phải tham gia vào những trận chiến mùa đông khắc nghiệt, họ đã được nghỉ ngơi và được tái trang bị; còn các cụm Tập đoàn quân Bắc và Nam cũng không phải chịu áp lực nào đặc biệt nghiêm trọng trong mùa đông vừa qua.
Kế hoạch tác chiến của Chiến dịch Blau đã được soạn thảo từ cuối tháng 5 năm 1942. Tuy nhiên, một phần lực lượng Đức và Rumani đáng lẽ phải tham gia chiến dịch Blau thì hiện đang kẹt cứng tại Sevastopol. Phát xít Đức đã không thể chiếm được thành phố này cho đến tận tháng 6, và điều này đã làm trì hoãn việc thực thi kế hoạch Blau mấy lần. Tuy nhiên trong thời gian trì hoãn đó, phát xít Đức cũng tiến hành một đợt phản kích nhằm thanh toán một "điểm lồi" của Hồng quân Liên Xô tại Kharkov và hợp vây một khối lớn quân Liên Xô tại đây.
Cuối cùng thì chiến dịch Blau cũng chính thức mở màn vào ngày 28 tháng 6 năm 1942 khi các lực lượng của Cụm Tập đoàn quân Nam tấn công vào miền Nam Nga. Khởi đầu của chiến dịch diễn ra rất thuận lợi cho quân Đức. Các lực lượng Hồng quân gần như không có bất cứ hành động kháng cự quyết liệt nào trên những vùng thảo nguyên trống trải, thay vào đó họ nhanh chóng tháo lui về phía Đông. Thật ra Hồng quân đã vài lần cố gắng thành lập một phòng tuyến để ngăn đà tiến công của quân Đức, tuy nhiên tất cả đều thất bại bởi các đòn đánh bọc sườn của quân Đức. Quân Đức đã hai lần hợp vây và tiêu diệt hai khối lớn quân Liên Xô: một lần ở Tây Bắc Kharkov vào ngày 2 tháng 7 và lần thứ hai ở khu vực gần Millerovo thuộc tỉnh Rostov một tuần sau đó. Cùng lúc ấy, Tập đoàn quân số 2 (Hungary) và Tập đoàn quân xe tăng số 4 (Đức) đánh tan quân Liên Xô tại Voronezh, và chiếm thành phố này vào ngày 5 tháng 7. Quân Đức đã đánh tan phòng tuyến Sông Don của Hồng quân Liên Xô, đã tiến đến bờ sông Don, loại bỏ được mối nguy hiểm bị Hồng quân đánh vào sườn từ bàn đạp này.
Những thành công ban đầu của Tập đoàn quân số 6 ấn tượng đến mức Hitler lại can thiệp vào kế hoạch và điều Tập đoàn quân Thiết giáp số 4 nhập vào phần A của Cụm Tập đoàn quân Nam. Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông trong khu vực không đủ cho cả tập đoàn quân thiết giáp số 4 và tập đoàn quân số 6, vì vậy quyết định này đã khiến quân Đức kẹt cứng trên các con đường; họ phải chật vật giải quyết mớ hỗn độn của hàng nghìn chiếc xe cơ giới đang làm tắc nghẽn các tuyến giao thông. Điều này khiến tiến độ hành quân bị chậm lại đến cả tuần và thế là Hitler lại lật đật điều tập đoàn quân thiết giáp số 4 về vị trí cũ.
Dẫu sao đến cuối tháng 7, phát xít Đức đã dồn Hồng quân Liên Xô về bờ bên kia của sông Don. Ở tại khu vực này thì sông Don và sông Volga chỉ cách nhau có 40 cây số, và quân Đức bắt đầu bố trí các kho tàng của họ ở bên bờ Tây sông Don, những kho tàng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp liệu cho quân Đức ở giai đoạn sau của chiến dịch. Lúc này, phát xít Đức cũng bắt đầu bố trí các lực lượng của các quốc gia chư hầu như Ý, Hungary và Rumani để bảo vệ khu vực cánh trái (ở phía Bắc) của quân Đức. Quân đội phát xít Ý thường không được ghi nhận về tinh thần chiến đấu, dù vẫn nhiều lần được biểu dương trong các thông cáo chính thức của Đức. Họ không được quân Đức xem trọng và thường bị chỉ trích vì sự hèn nhát và tinh thần kém: thật ra thì khả năng chiến đấu kém của quân Ý chủ yếu là do trang bị vũ khí hết sức nghèo nàn và lạc hậu cùng với những chiến thuật cổ lỗ sĩ do các tướng lĩnh Ý sử dụng, vì vậy quân Ý thường xuyên nhận được lệnh phải rút lui hay tháo chạy. Tuy nhiên người Ý cũng có dịp thể hiện khả năng tác chiến tốt như trong trận Nikolayevka. Lúc này Tập đoàn quân số 6 của Đức chỉ còn cách Stalingrad có vài chục cây số; còn tập đoàn quân thiết giáp số 4 - lúc này đang ở phía Nam - liền chuyển hướng quay lên phía Bắc để hỗ trợ cho Tập đoàn quân số 6.
Ở phía Nam, Cụm Tập đoàn quân A đã tiến sâu vào khu vực Kavkaz nhưng đà tiến quân của họ bị chậm lại nhanh chóng do các tuyến hậu cần và tiếp vận đã kéo quá dài. Hai tập đoàn quân phát xít Đức tại đây nằm ở vị trí quá xa nhau và vì vậy chúng khó có thể ứng cứu nhau kịp thời. Chiến dịch Kavkaz của Đức đã diễn ra không suôn sẻ. Rõ ràng Bộ tổng chỉ huy quân đội Đức đã đánh giá sai về tình hình của quân mình và của đối phương; họ cũng không thấy hết những khó khăn của việc tác chiến vùng núi - nơi chỉ một lượng nhỏ quân phòng thủ có thể chống lại rất đông quân tấn công và các lực lượng cơ động của Đức không thể phát huy hết tác dụng. Quân Đức, sau những thắng lợi ban đầu tại vùng đồng bằng, khi bắt đầu tiếp cận dãy núi lớn Kavkaz đã mất đà tiến công, dần dần bế tắc trên hướng chính và bị chặn lại tại tuyến sông Terech và các đèo ngang của dãy Kavkaz. Ngược lại, tại hướng tấn công thứ yếu của cụm quân B thì tình hình lại rất thuận lợi cho quân Đức, như đã nói ở trên. Trên địa hình đồng bằng quân Đức rất giỏi trong tiến công cơ động. Dường như không gì cản nổi cuộc tiến công của phía Đức về phía sông Volga. Bộ chỉ huy Đức liền chuyển hướng tiến công, lấy cụm B làm hướng tấn công chính và điều các đơn vị từ cụm A sang để phát triển thành quả tiến công. Mục tiêu chính bây giờ là thành phố Stalingrad trên sông Volga.
Bộ chỉ huy Đức nhận thấy chỉ riêng tập đoàn quân Paulus chưa đủ sức để chiếm Stalingrad nên ngày 31 tháng 7 năm 1942 Hitler ra lệnh điều tập đoàn quân xe tăng số 4 từ cụm tập đoàn quân A sang cho cụm B để tăng cường tấn công Stalingrad và từ 2 tháng 8 tập đoàn quân xe tăng này bắt đầu tấn công phía tây nam thành phố. Từ nay trọng tâm chú ý của Bộ chỉ huy Đức dồn chủ yếu cho chiến trường Stalingrad. Càng ngày Stalingrad càng thu hút nhiều binh lực của Đức từ các chiến trường khác: từ chỗ ban đầu chỉ có 13 sư đoàn với khoảng 27 vạn quân, đến cuối tháng 9 năm 1942 tại hướng Stalingrad đã có 80 sư đoàn quân Đức và đồng minh Hungary, Ý và Rumani, chiếm tỷ trọng rất lớn trên toàn chiến tuyến Xô - Đức. Phía Đức có 1.260 xe tăng, 17.000 pháo và cối, 1.640 máy bay. Theo kế hoạch tấn công của phía Đức tập đoàn quân số 6 tấn công tại mặt bắc và tây bắc Stalingrad và tập đoàn quân xe tăng số 4 tại phía nam và tây nam. Sau khi đột phá đến bờ sông Volga hai cánh quân này sẽ đánh dọc theo bờ sông tiến ngược chiều nhau và hợp vây quân đội Xô Viết phòng thủ thành phố.
Lúc này ý đồ của phát xít Đức đã quá rõ ràng, và Hồng quân bắt đầu xúc tiến việc phòng thủ thành phố Stalingrad. Họ đã đưa các lực lượng dự bị chiến lược là tập đoàn quân 62, 63, 64, tập đoàn quân cận vệ số 1 và các tập đoàn quân xe tăng số 1 và số 4 và rất nhiều các đơn vị khác. Nơi đây thành khu vực tập trung binh lực lớn nhất của cả hai bên trận đánh có quy mô vượt cả trận Moskva năm 1941. Ngày 1 tháng 8 năm 1942 I. V. Stalin bổ nhiệm Thượng tướng A. I. Yeryomenko vào vị trí Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam. Yeryomenko cùng với chính ủy N. I. Khrushchyov nhận nhiệm vụ phải bảo vệ bằng được Stalingrad. Ranh giới phía Đông của Stalingrad chính là dòng sông Volga rộng lớn, và ở bên kia sông Hồng quân cũng bố trí thêm các lực lượng phụ trợ. Các lực lượng này hình thành nên một tập đoàn quân mới mang số 62 do Trung tướng V. I. Chuikov chỉ huy vào ngày 11 tháng 9 năm 1942. Tình hình lúc này phải nói là cực kì nghiêm trọng. Khi được hỏi bằng cách nào mà ông có thể hoàn thành nhiệm vụ, vị tướng trả lời: "Chúng tôi sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ thành phố." Tức là nhiệm vụ của Tập đoàn quân số 62 là bảo vệ Stalingrad bằng bất cứ giá nào. Vai trò của Chuikov trong việc bảo vệ Stalingrad đã mang lại cho ông một trong hai danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết.
Giai đoạn phòng thủ Stalingrad
Hồng quân Xô Viết hiểu rõ mối đe dọa và ý đồ của quân Đức, vì vậy họ nhanh chóng chuyển toàn bộ số lương thực, gia súc và các đầu máy, toa xe lửa,... của thành phố Stalingrad sang bờ bên kia sông Volga để những thứ này không lọt vào tay phát xít Đức. Tuy nhiên việc này khiến thành phố lâm vào tình trạng thiếu lương thực ngay từ trước khi quân Đức tấn công. Một số nhà máy trong thành phố vẫn tiếp tục sản xuất, chủ yếu là các nhà máy xe tăng T-34. Trước khi lục quân Đức tiến tới Stalingrad, không quân phát xít Đức Luftwaffe đã tiến hành không kích các vị trí trên sông Volga - con đường tiếp vận quan trọng cho Stalingrad - nhằm phá hoại khả năng tiếp vận đường thủy của Hồng quân Xô Viết. Từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 7 năm 1942 đã có 32 tàu thủy của Liên Xô bị phá hủy và 9 chiếc khác bị phá hỏng nặng nề.
Trận công kích Stalingrad mở đầu bằng một cuộc oanh kích của Tập đoàn quân Không quân số 4 (Luftflotte 4) do Thượng tướng Wolfram von Richthofen chỉ huy - đây là tập đoàn quân không quân mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Một nghìn tấn bom đã được dội xuống thành phố. Stalingrad nhanh chóng bị biến thành đống gạch vụn dưới trận cuồng phong bom đạn của quân Đức, mặc dù một số nhà máy vẫn còn hoạt động và các công nhân cũng trực tiếp tham gia chiến đấu. Trung đoàn viện binh Croatia số 369 là lực lượng quân chư hầu duy nhất được tung vào Stalingrad trong đợt công kích thành phố. Nó chiến đấu với vai trò như một phần của sư đoàn Jäger số 100.
I. V. Stalin lập tức điều động tất cả các lực lượng Hồng quân - mà ông có thể điều được - đến tác chiến tại khu vực bờ đông sông Volga, trong đó có một số vốn đóng ở xa tít tắp tận Siberia. Lúc đó thì toàn bộ số phà chở quân đã bị không quân Đức ném bom phá hủy, vì vậy binh lính được kéo bằng dây thừng từ bờ bên này sang bờ bên kia sông Volga. Nhiều thường dân cũng được di tản sang bên kia sông. Có tài liệu cho rằng Stalin đã cấm các thường dân rời thành phố vì ông tin rằng sự hiện diện của dân thường sẽ củng cố tinh thần chiến đấu cho các binh sĩ Hồng quân tại đây. Nhân dân trong thành phố, gồm cả phụ nữ và trẻ em tham gia vào việc đào hào và xây dựng công sự. Cùng thời gian đó, một trận không kích lớn của phát xít Đức vào ngày 23 tháng 8 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và biến thành phố Stalingrad thành một mớ ngổn ngang những đống đổ nát cùng những ngôi nhà bị thiêu rụi. 90% của khu dân cư tại Voroshilovsky bị phá hủy. Từ ngày 23 đến 26 tháng 8, các báo cáo của Liên Xô cho rằng đã có 955 người bị giết và 1.181 người bị thương do hậu quả của các đợt mưa bom do quân Đức gây ra. Có ý kiến cho rằng con số 4 vạn dân thường thương vong là phóng đại, và kể từ sau ngày 25 tháng 8 thì Liên Xô không có bất cứ ghi chép nào về thương vong do các trận ném bom của Đức gây ra.
Lực lượng Không quân Xô Viết (Voenno-Vozdushnye Sily - VVS) lúc này hoàn toàn bị không quân Đức Luftwaffe áp đảo. Trong các ngày 23-31 tháng 8, Hồng quân đã mất đến 201 máy bay, và mặc dù họ nhận được 100 máy bay trong tháng đó nhưng số máy bay còn sử dụng được chỉ là 192 chiếc, trong số đó 57 chiếc là máy bay tiêm kích. Hồng quân tiếp tục tổ chức các đợt tiếp vận bằng đường không vào thành phố nhưng với việc quân Đức làm chủ bầu trời thì phải nói tổn thất của Hồng quân là không hề nhỏ. Tuy nhiên, nhờ việc các cơ sở sản xuất công nghiệp của Liên Xô đã được di dời an toàn về hậu phương, người dân Xô Viết đã có thể sản xuất được 15.800 máy bay trong nửa sau của năm 1942. Không quân Xô Viết lúc này đã có thể tích lũy một lực lượng dự bị mạnh để sau này họ hoàn toàn áp đảo đối thủ Luftwaffe.
Vì vậy, vào đầu chiến dịch gánh nặng của việc bảo vệ thành phố nằm trong tay của Trung đoàn phòng không số 1077, một đơn vị tác chiến với quân lực chủ yếu là những nữ tình nguyện viên trẻ - do Hồng quân đang thiếu hụt nặng về binh lực - không có bất kỳ kinh nghiệm chiến đấu nào và cũng hầu như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ khả dụng nào từ các đơn vị khác. Mặc dù vậy, trung đoàn vẫn giữ vững vị trí và quả cảm đối đầu với các đoàn xe tăng dũng mãnh của Đức. Sư đoàn thiết giáp số 16 (Đức) báo cáo rằng họ phải đánh nhau kịch liệt với trung đoàn số 1077 cho đến khi toàn bộ lực lượng Xô Viết bị tiêu diệt hoặc áp đảo. Về sau, người Đức đã bị sốc nặng khi biết rằng họ vừa đánh nhau với một trung đoàn gồm phần lớn là phụ nữ. Vào đầu trận đánh, Hồng quân Xô Viết đã phải động viên những công nhân - hiện không tham gia trực tiếp vào công việc sản xuất của các nhà máy - vào các đội dân quân. Tại các công xưởng của Stalingrad xe tăng cũng được sản xuất lăn thẳng ra chiến tuyến mà còn chưa được quét sơn và lắp ráp các thiết bị phụ. Những thành viên kíp lái cũng là các công nhân tình nguyện gia nhập lực lượng dân quân bảo vệ thành phố
Cuối tháng 8, Cụm Tập đoàn quân B đã tiến tới bờ sông Volga tại khu vực phía Bắc Stalingrad. Tiếp đó là một nỗ lực nhằm tiến tới bờ sông ở phía Nam thành phố. Tới ngày 1 tháng 9 Hồng quân chỉ còn có thể tăng viện cho các đơn vị cố thủ trong nội thành bằng cách mạo hiểm tính mạng băng qua sông Volga dưới làn mưa bom đạn dày đặc của phát xít Đức.
Ngày 5 tháng 9 năm 1942, Tập đoàn quân số 24 và 66 của Liên Xô mở một đợt công kích nhằm vào Quân đoàn thiết giáp số 14 của Đức. Tuy nhiên không quân Đức đã oanh kích dữ dội các trận địa pháo và phòng tuyến của Hồng quân và buộc họ phải thoái lui mấy giờ sau đó. Thiệt hại của Hồng quân là 30 trong số 120 xe tăng tham gia trận đánh. Thật vậy, các chiến dịch của Hồng quân Xô Viết bị đe dọa nặng nề bởi lực lượng không quân Đức. Ngày 18 tháng 9 năm 1942, Tập đoàn quân cận vệ số 1 và Tập đoàn quân số 24 mở đợt tấn công vào lực lượng của Quân đoàn bộ binh số 7 của Đức tại Kotluban. Quân đoàn không quân số 8 (Đức) đã điều các máy bay ném bom bổ nhào Stuka oanh kích các lực lượng Hồng quân và đẩy lui được họ. Phát xít Đức khẳng định rằng 41 trong số 106 xe tăng Liên Xô trong cuộc tấn công đó đã bị phá hủy, trong khi đó các máy bay tiêm kích Bf 109 đi theo hộ tống đã bắn hạ 77 máy bay Liên Xô. Tập đoàn quân 62 và 64 buộc phải rút lui và bị ép chặt vào thành phố lúc này đã biến thành một pháo đài khổng lồ. Lúc này, ở giữa những đống gạch vụn của một thành phố đổ nát, các tập đoàn quân số 62, 64 và sư đoàn cận vệ số 13 tiếp tục củng cố các vị trí phòng ngự của họ trong từng ngôi nhà, từng công xưởng.
Để chống lại tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức, Hồng quân thành lập phương diện quân Đông Nam (từ sau 28 tháng 9 phương diện quân này đổi tên thành phương diện quân Stalingrad), tư lệnh là thượng tướng A. I. Yeryomenko gồm các tập đoàn quân 64, 57, 51 và tập đoàn quân cận vệ số 1 với tập đoàn quân 64 ở trung tâm phòng ngự. Phương diện quân này phòng ngự tại hướng nam và tây nam Stalingrad. Phương diện quân Đông Nam đã phòng thủ thắng lợi ngày 9 và 10 tháng 8 và phản công mãnh liệt buộc tập đoàn quân xe tăng Đức chuyển sang phòng ngự. Đến 17 tháng 8 tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức đã bị chặn lại tại tuyến phòng ngự vành đai thành phố và đến ngày cuối cùng cũng không thể đột phá được tới sông Volga.
Chiến sự diễn ra mãnh liệt và căng thẳng và quyết định nhất là tại cánh bắc và tây bắc nơi đối đầu với Tập đoàn quân số 6 của Đức. Để phòng thủ hướng này Liên Xô thành lập phương diện quân Stalingrad, tư lệnh đầu tiên là nguyên soái Semyon Timoshenko, từ ngày 23 tháng 7 là trung tướng Vasily Gordov và sau đó là trung tướng Konstantin Rokossovsky (từ 28 tháng 9 phương diện quân này đổi tên thành phương diện quân Sông Don). Trong đó tập đoàn quân 62 là lực lượng chịu áp lực trực tiếp mạnh nhất của quân Đức. Tại đây Tập đoàn quân dã chiến số 6 Đức cố gắng đánh chia cắt tập đoàn quân 62 Xô Viết ra khỏi khối quân còn lại hòng tiêu diệt tập đoàn quân này.
Các trận đánh trong nội đô diễn ra cực kỳ ác liệt và đẫm máu. Cuộc chiến này điển hình của tính chất không khoan nhượng khi cả hai bên không chấp nhận bắt tù binh. Quân Đức một mặt theo lệnh của Führer ("Lãnh tụ", tức Hitler) phải chiếm bằng được thành phố mang tên Stalin biểu tượng của quân thù, mặt khác họ hiểu được tầm quan trọng phải chiếm thành phố làm chỗ trú chân cho mùa đông đang đến gần. Quân Đức tiến công rất mãnh liệt và dũng cảm. Quân Nga Xô Viết cũng tử thủ rất anh hùng và kiên cường, họ đã bị bao vây tất cả các phía, chỉ có thể nhận được tiếp viện bằng tàu bè chạy qua sông lớn Volga.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phố và chặn đứng tư tưởng muốn rút lui của một số binh sĩ, I. V. Stalin ban hành mệnh lệnh số 227 vào ngày 27 tháng 7 năm 1942 quy định những binh sĩ và sĩ quan nào tự ý bỏ đi khỏi đơn vị mà không có mệnh lệnh văn bản sẽ bị đưa ra toà án binh. Mệnh lệnh nêu rõ:
Các công tác đảng, chính trị được tiến hành tại chiến hào để nâng cao tinh thần binh sĩ mặt khác biện pháp kỷ luật khắt khe nhất được thi hành. Các câu nói như "không lùi một bước", "không có đất cho chúng ta ở bên kia bờ sông Volga" trở thành khẩu hiệu. Trước sức kháng cự kiên cường của Hồng quân, người Đức đã chịu những thiệt hại rất nặng nề khi tiến sâu vào nội đô Stalingrad. Trong trận đánh phòng thủ Stalingrad, nổi bật nhất là tập đoàn quân 62 của Tư lệnh kiêm Trung tướng V. I. Chuikov. Đơn vị này đã kiên trì bám trụ trong thành phố, bảo vệ từng thước đất, từng căn nhà, thực sự theo đúng khẩu hiệu "không lùi một bước".
Học thuyết quân sự của phát xít Đức lúc đó dựa trên nguyên tắc hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các binh chủng tăng thiết giáp, bộ binh, pháo binh, công binh và lực lượng máy bay cường kích. Đối phó lại, Hồng quân quyết định sử dụng chiến thuật "đánh áp sát" mà tướng Chuikov gọi là "ôm" lấy quân Đức. Điều này khiến phòng tuyến của quân Đức và của Hồng quân nằm ở các vị trí gần sát nhau, vì vậy nguy cơ quân Đức bị vạ lây bởi hỏa lực của pháo binh và không quân của đồng đội là rất cao - điều này khiến phát xít Đức tỏ ra ngần ngại khi sử dụng pháo binh và không quân, tiến tới vô hiệu hóa ưu thế không quân và làm giảm đáng kể ưu thế của pháo binh Đức. Đồng thời Hồng quân cũng hiểu rõ: kế hoạch phòng ngự tốt nhất là bám trị vững chắc trong các tòa nhà nằm tại các vị trí chiến lược như các quảng trường và các con đường quan trọng, điều này có thể giúp họ bám trụ lâu dài trong thành phố. Vì vậy tất cả các tòa nhà cao tầng, công xưởng, nhà kho, nhà ở góc phố và các tòa nhà công sở đều bị biến thành những lô cốt được trang bị súng máy, súng chống tăng, pháo cối, súng bắn tỉa, được bao bọc bởi các bãi mìn, hàng rào kẽm gai cùng một lực lượng dự bị gồm 5-10 binh sĩ trang bị súng trường, súng tiểu liên và lựu đạn để chiến đấu chống lại những nhóm lính Đức đột kích được vào trong các ngôi nhà.
Chiến sự bùng nổ ác liệt trong toàn thành phố: từng đống đổ nát, từng con đường, từng nhà máy, công xưởng, nhà kho, từng lầu gác đều phải đánh nhau đẫm máu giành đi giật lại nhiều lần. Các cống rãnh cũng là một chiến địa ác liệt nơi các binh sĩ quần nhau trong một mê hồn trận gồm những đường ống cống chằng chịt như mê cung. Phát xít Đức gọi kiểu chiến tranh trong thành thị (urban warfare) này là "chiến tranh chuột cống" (Rattenkrieg), nói một cách nửa đùa nửa thật rằng họ đã đánh chiếm xong nhà bếp trong khi đang phải vất vả giành giật phòng khách với quân địch. Trong một mớ bòng bong như vậy, tất cả các quy tắc của một trận đánh quy ước đều bị phá vỡ; lối tấn công quen thuộc của quân Đức - huy động một lượng lớn các binh đoàn cơ động hỗ trợ bởi tăng thiết giáp - bị thay thế bởi các trận đấu súng không kém phần ác liệt giữa các nhóm nhỏ binh sĩ giữa những đống gạch vụn ngổn ngang của những ngôi nhà, tòa công sở, tầng hầm và những tòa nhà nhiều tầng. Một số tòa nhà cao tầng - bị không quân Đức ném bom tơi tả - trở thành nơi xảy ra các trận giao chiến ác liệt kéo từ tầng này qua tầng khác: quân phát xít Đức và Hồng quân Xô Viết gần như trú đóng trong các tầng xen kẽ nhau và họ bắn nhau qua các lỗ hổng trên sàn và trần nhà.
Chiến sự tại đồi Mamayev Kurgan, một cao điểm trong thành phố, diễn ra cực kỳ khốc liệt. Vị trí này đã "đổi chủ" không biết bao nhiêu lần. Đến ngày 12 tháng 9 năm 1942, Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô chỉ còn 90 xe tăng, 650 pháo cối và 2 vạn binh sĩ.
Sư đoàn Cận vệ số 13 của Hồng quân, đơn vị nhận nhiệm vụ giải phóng đồi Mamayev Kurgan và Nhà ga số một trong ngày 13 tháng 9 năm 1942, chịu nhiều thương vong hết sức khủng khiếp. Hơn 80 phần trăm quân số của họ bị tử trận trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên và chỉ có 320 người trong số 1 vạn sĩ quan, binh sĩ của sư đoàn còn lành lặn sau trận đánh. Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trong ngày 13 tháng 9, nhưng chỉ là tạm thời. Thật vậy, nhà ga xe lửa đã "đổi chủ" suốt 14 lần chỉ trong 6 giờ đồng hồ. Đến chiều tối hôm sau, hầu hết Sư đoàn Cận vệ số 13 đã nằm lại trận địa, bên cạnh đó là ngổn ngang xác chết của một số lượng tương đương lính Đức.
Chiến sự cũng bùng nổ ác liệt tại kho thóc lớn trong thành phố suốt nhiều tuần liên tiếp. Sau khi vị trí này thất thủ, phát xít Đức chỉ tìm thấy thi thể của bốn mươi chiến sĩ Hồng quân - trong khi họ cho rằng phải có rất nhiều binh lính đóng trong kho thóc vì người Đức đã vấp phải sức kháng cự hết sức quyết liệt. Những đống thóc lúa lớn đã bị đốt sạch để không lọt vào tay quân xâm lược. Ở một nơi khác trong thành phố, một trung đội Hồng quân dưới sự chỉ huy của Y. F. Pavlov đã biến một căn hộ chung cư nhìn ra quảng trường mùng 9 tháng 1 thành một pháo đài kiên cố mang tên "ngôi nhà Pavlov". Ngôi nhà được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai, mìn cùng với các ụ súng máy trên cửa sổ. Hồng quân cũng đục thủng các bức tường trong tầng hầm nhằm tiện cho việc liên lạc. Mười thường dân đã được Hồng quân tìm thấy ẩn nấp trong tầng hầm này. Suốt hai tuần liền đội quân của Pavlov liên tục bị quân phát xít Đức công kích và nhận được sự tiếp viện rất hạn chế do bị kẻ thù phong tỏa. Sau trận đánh, Tư lệnh V. I. Chuikov thường đùa rằng quân Đức chịu nhiều thương vong để đánh chiếm căn nhà của Pavlov hơn là để chiếm Paris. Theo Beevor, trong suốt tháng thứ hai, sau mỗi lần đẩy lui các đợt tấn công của lính Đức, đội quân của Pavlov buộc phải tất tả chạy ra "dọn dẹp" hàng đống xác chết ngổn ngang của quân xâm lược nằm chắn tầm nhìn của các binh sĩ súng máy và pháo thủ pháo chống tăng. Trên bản đồ của quân phát xít Đức, ngôi nhà vốn để ở này được đánh dấu như một Pháo đài (Festung). Y. F. Pavlov đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết do công lao chỉ huy các binh sĩ bảo vệ cứ điểm này.
Với tình hình bế tắc trước mắt, quân Đức bắt đầu chuyển những khẩu pháo hạng nặng vào nội đô thành phố, trong đó bao gồm cả khẩu siêu pháo Dora cỡ nòng 800 ly to đến mức phải được đặt trên một toa xe lửa. Tuy nhiên họ không dự định đem quân vượt sông Volga, tạo điều kiện cho Hồng quân bố trí một số lớn pháo binh ở bờ đông dòng sông và từ đó oanh kích các trận địa của quân Đức. Các đoàn xe tăng dũng mãnh của Đức trở nên vô tác dụng trong những đường phố chật chội với hàng đống gạch đá ngổn ngang có khi cao đến 8 mét.
Những binh sĩ bắn tỉa của cả hai phe cũng gây nhiều thiệt hại cho quân địch. Chiến sĩ bắn tỉa thành công nhất và cũng nổi tiếng nhất của trận đánh này là V. G. Zaytsev với thành tích bắn hạ 242 đến 400 binh sĩ và sĩ quan (đã được kiểm chứng) Đức trong trận đánh. Ông cũng là một trong những binh sĩ bắn tỉa đã đào tạo hơn 30 học viên với tổng thành tích bắn hạ 3 nghìn lính Đức. Tương truyền, ông cũng là người đã bắn hạ người lính bắn tỉa lừng danh Erwin König của phát xít Đức, dù nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một nhân vật hư cấu. Trong giai đoạn cuối trận đánh, Zaytsev bị thương do trúng mảnh đạn pháo, ông được giải ngũ và trở về hậu phương làm công tác huấn luyện thế hệ lính bắn tỉa tiếp theo. Về sau Zaytsev đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết vì kỳ công của ông trong trận này.
Đối với cả Stalin và Hitler, Stalingrad nhiều khi trở thành một trận đánh mang ý nghĩa tinh thần và danh dự nhiều hơn là một trận chiến giành lấy một thành phố có vị trí chiến lược. Bộ Tổng tư lệnh tối cao STAVKA đã điều động rất nhiều đơn vị dự bị chiến lược từ khu vực Moskva về hạ lưu sông Volga và tập trung một lượng lớn máy bay từ toàn đất nước về khu vực chung quanh Stalingrad.
Các chỉ huy cấp cao của hai phe cũng chịu nhiều áp lực nặng nề: mắt của Paulus bắt đầu mắc phải tật máy giật khiến phần bên trái của mặt ông chịu nhiều đau đớn, còn Chuikov thì bị chàm bội nhiễm khiển đôi bàn tay của ông luôn luôn bị băng bó kín mít. Các binh sĩ của hai phe thì ngày nào cũng phải trải qua những trận cận chiến cực kì ác liệt và căng thẳng.
Với quyết tâm hủy diệt toàn bộ sức kháng cự của Hồng quân, các phi đội máy bay Stuka của Tập đoàn quân Không quân số 4 đã thực hiện tổng cộng 900 lần bay nhằm không kích các cứ điểm của Hồng quân tại Nhà máy máy kéo Felix Dzerzhinskiy vào ngày 5 tháng 10 năm 1942. Một vài trung đoàn Xô Viết bị đánh tan, riêng toàn bộ binh sĩ và sĩ quan của Trung đoàn bộ binh số 339 đã vĩnh viễn nằm lại trận địa sau đợt không kích vào sáng ngày 6 tháng 10.
Đến trung tuần tháng 10, Không quân phát xít Đức càng lúc càng tăng cường các hoạt động oanh tạc các đơn vị Hồng quân đang tử thủ tại bờ Tây sông Volga. Đến lúc này, các lực lượng phòng không và không quân Xô Viết đã hoàn toàn bị áp đảo. Tập đoàn quân Không quân số 4 đã thực hiện 2 nghìn lượt bay trong ngày 14 tháng 10 và dội 600 tấn bom vào các vị trí của Hồng quân xung quanh ba nhà máy ở phía Bắc Stalingrad. Các đơn vị máy bay ném bom Stuka số 1, 2, và 77 đã dập tắt hỏa lực của các khẩu đội pháo Hồng quân tại bờ Đông sông Volga trước khi chuyển sang "thanh toán" các đội tàu đang vượt sông để tiếp viện cho số Hồng quân ở phía Bắc thành phố. Tập đoàn quân số 62 đã bị cắt làm đôi - do hệ thống tiếp vận qua sông Volga bị không quân Đức phá hoại nghiêm trọng - gần như bị tê liệt.
Lúc này, Hồng quân Xô Viết đã bị dồn vào một dải đất dài dọc bờ sông Volga. Các đội bay Stuka của không quân Đức đã thực thi 1.208 lượt ném bom với quyết tâm thanh toán ổ kháng cự cuối cùng của Hồng quân trong thành phố. Tuy nhiên, bất chấp những trận mưa bom mà phát xít Đức trút lên đầu họ (Stalingrad đã chịu sự oanh tạc dữ dội hơn cả Sedan hay Sevastopol), Tập đoàn quân số 62 với 47 nghìn binh sĩ còn lại vẫn đứng vững và quyết không để bất cứ binh sĩ nào của các tập đoàn quân số 6 và tập đoàn quân thiết giáp số 4 (Đức) chạm được tới bờ sông Volga.
Không quân đức vẫn chiếm ưu thế trên không cho đến tận đầu tháng 11 năm 1942 và sức kháng cự của không quân Xô Viết tại đây gần như là không đáng kể, tuy nhiên sau khi thực hiện gần 2 vạn lượt bay thì số máy bay của Đức cũng bị thiệt hại đáng kể: giảm từ 1.600 chiếc xuống còn 950 chiếc; đặc biệt lực lượng máy bay ném bom (Kampfwaffe) bị thiệt hại nặng nhất, chỉ còn 232 chiếc phi cơ so với 480 chiếc lúc đầu. Người Đức đã nắm giữ ưu thế về chất lượng so với đối thủ Không quân Xô Viết và 80% sức mạnh không quân Đức đã được tập trung ở mặt trận Xô-Đức; có điều Tập đoàn quân Không quân số 4 đã không thể ngăn chặn nổi đà phát triển của không quân Xô Viết: đến đầu trận phản công Stalingrad, không quân Xô Viết đã áp đảo không quân Đức về số lượng.
Các lực lượng máy bay ném bom của không quân Xô Viết (Aviatsiya Dal'nego Deystviya - ADD), đã chịu nhiều thiệt hại suốt 18 tháng vừa qua, vì vậy họ chủ yếu chỉ thực hiện các đợt oanh tạc vào ban đêm. Tổng cộng Hồng quân đã thực hiện 11.317 đợt oanh kích (đêm) vào khu vực giữa Stalingrad và sông Don từ ngày 17 tháng 7 đến 19 tháng 11. Do ném vào ban đêm nên các đợt không kích này chủ yếu nhằm gây hoảng loạn chứ không đem lại thiệt hại gì nhiều cho quân Đức.
Tình thế của không quân Đức dần trở nên tồi tệ vào giữa tháng 11. Ngày 8 tháng 11 nắm 1942, một lượng lớn máy bay Đức thuộc Tập đoàn quân Không quân số 4 bị điều tới Bắc Phi khi quân Anh-Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi. Lúc này không quân phát xít Đức bị dàn quá mỏng trên toàn châu Âu và phải vất vả duy trì sức mạnh của họ ở khu vực phía Nam của mặt trận Xô-Đức. Trong khi đó, Hồng quân lại nhận được viện trợ của Hoa Kỳ theo chương trình Cho vay-Cho thuê. Trong quý 4/1942, Hoa Kỳ đã viện trợ 6 vạn xe tải, 11 nghìn xe jeep, 2 triệu đôi ủng, 5 vạn tấn thuốc nổ, 45 vạn tấn thép và 25 vạn tấn nhiên liệu dành cho hàng không. Tuy nhiên, do sự phá hoại của các tàu ngầm Đức (ví dụ như trong trận Convoy PQ-17), một phần lớn số hàng này đã làm mồi cho cá.
Cuối cùng, sau 3 tháng chiến đấu ác liệt, ngày 15 tháng 10 quân Đức ngay trong thành phố đột phá được tới bờ sông Volga tại phía nam nhà máy Barrikada, chiếm đóng 90% thành phố và cắt lực lượng Hồng quân trong nội đô làm hai "cái túi" lớn. Lúc này, mùa đông của nước Nga đã làm dòng sông Volga đóng băng và ngăn cản việc tiếp vận đường thủy của Hồng quân, tuy nhiên ở đồi Mamayev Kurgan và trong các nhà máy ở phía Bắc của thành phố, chiến sự vẫn diễn ra với cường độ và sự ác liệt không hề suy giảm. Những trận đánh tại Nhà máy thép Tháng Mười Đỏ, Nhà máy máy kéo Felix Dzerzhinsky, công xưởng vũ khí Barrikada trở nên lừng tiếng. Và việc tiến tới bờ sông Volga đã là nỗ lực cuối cùng của phát xít Đức: cũng chính vào lúc này sức mạnh tiến công của quân đội Đức đã cạn kiệt. Chiến sự đi vào ổn định - quân Đức đã đi quá xa nguồn tiếp ứng của mình và việc đánh nhau trong thành phố không phải là lợi thế của quân tấn công: quân Đức đã mất hết lợi thế hoả lực và tấn công cơ động. Tổng cộng tính từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1942, tại các mặt trận sông Don, sông Volga và Stalingrad, quân Đức đã mất 60 vạn người, 1 nghìn xe tăng cùng nhiều trang thiết bị khác và lâm vào tình thế hết sức khó khăn.
Trong giai đoạn này, Stalingrad đã trở thành một "Verdun" của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến dịch phản công chiến lược Stalingrad
Nhận ra rằng quân Đức tỏ ra thiếu chuẩn bị để đối phó với một đợt phản công và phần lớn binh lực của họ thì đang nằm đâu đó tại phía Nam của mặt trận, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Stavka quyết định mở một số đợt phản công, trong đó có một chiến dịch nhằm thanh toán Tập đoàn quân số 6 đang nằm ở Stalingrad.
Đây là giai đoạn được đánh giá là then chốt về mặt chiến lược trong cuộc chiến, nó mở đầu cho giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (19 tháng 12 năm 1942 - 31 tháng 12 năm 1943) nói chung và của Chiến dịch mùa Đông 1942-1943 (19 tháng 11 năm 1942 - 3 tháng 3 năm 1943) nói riêng, lôi kéo sự tham gia của 15 Tập đoàn quân trên nhiều mặt trận cùng một lúc.
Chiến dịch Sao Thiên Vương
Tình hình quân Đức
Việc đánh chiếm thành phố vẫn tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 nhưng không thành công trước sức kháng cự mạnh mẽ của Hồng quân. Mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đã đến, quân Đức đã bị sa lầy - họ không thể chiếm thành phố mà mùa đông đã tới, với lại họ ở quá xa các lực lượng tiếp vận của mình. Tình hình quân Đức thực sự đã nguy ngập chí ít thì cũng báo hiệu cái gì đó như mùa đông năm 1941. Quân Đức và các chư hầu Ý, Hungary và Rumani - những lực lượng bảo vệ cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 đã liên tục yêu cầu tổng hành dinh tăng viện. Đoạn chiến tuyến dài 200 cây số ở phía Bắc Stalingrad nằm giữa quân Ý và Voronezh - tức cạnh sườn Bắc của Tập đoàn quân số 6 - được bảo vệ bởi Tập đoàn quân Hungary số 2; mà trang bị, tinh thần chiến đấu và khả năng chỉ huy của các sĩ quan quân chư hầu hoàn toàn kém hơn quân Đức. Việc này khiến chiến tuyến của quân phát xít trở nên rất mỏng và yếu tại khu vực này - có nơi một trung đội phải căng mình ra bảo vệ một chiến tuyến dài tới 1-2 cây số. Thêm vào đó, việc Hồng quân vẫn còn làm chủ một số bàn đạp trên bờ Tây sông Volga - ngay tại khu vực này - tạo thành một mối đe dọa lớn cho quân phát xít. Tương tự, cạnh sườn phía Nam của Tập đoàn quân số 6, ở Tây Nam Kotelnikovo chỉ do Quân đoàn số 7 (Rumani) và Sư đoàn bộ binh cơ giới số 16 (Đức) phòng ngự.
Tuy nhiên, Hitler lại quá quan tâm đến việc đánh chiếm Stalingrad nên phớt lờ yêu cầu củng cố các lực lượng cạnh sườn tại Stalingrad. Tổng tham mưu trưởng của quân đội phát xít Đức, tướng Franz Halder bày tỏ lo ngại về mối quan tâm quá mức của Hitler về việc đánh chiếm thành phố và chỉ ra rằng nếu như cạnh sườn yếu kém của Tập đoàn quân số 6 không được củng cố thì quân Đức sẽ gặp thảm họa tại Stalingrad. Nhưng Hitler bảo Halder rằng Stalingrad sẽ bị đánh chiếm và cạnh sườn yếu kém của Tập đoàn quân số 6 sẽ được bảo vệ bởi "lửa nhiệt tình của chủ nghĩa quốc xã, rõ ràng đây là cái mà ta không thể trông chờ ở ông (Halder)" rồi thay ông bằng tướng Kurt Zeitzler vào giữa tháng 10. Mặt khác, Hitler tin rằng Hồng quân không còn đủ lực lượng để tung ra một đợt phản công đủ lớn để đảo ngược tình thế, khi mà ở quanh khu vực Stalingrad giờ đây đã tập trung hơn 1 triệu quân Đức và chư hầu.
Kế hoạch của Hồng quân
Trong khi phía Đức đang sa lầy trong việc chiếm thành phố thì quân đội Xô Viết đã tập trung một lực lượng lớn sẵn sàng phản công. Mùa thu năm 1942, hai Đại tướng của Hồng quân Liên Xô là Aleksandr Vasilyevsky và Georgy Zhukov - những người phụ trách việc hoạch định chiến lược cho khu vực Stalingrad - bắt đầu tập trung một lượng lớn binh lực ở khu vực thảo nguyên phía Bắc và phía Nam thành phố. Điểm yếu tại hai cạnh sườn của quân Đức đã được khai thác triệt để vì Hồng quân Xô Viết chủ trương công kích các đơn vị quân chư hầu yếu kém và né tránh quân Đức những khi có cơ hội - giống như những gì người Anh đã làm tại Bắc Phi. Kế hoạch phản công của Hồng quân là cố gắng kiềm chế và giữ chân lực lượng Đức ở chính diện trong thành phố trong khi đó mở các đòn vu hồi vào hai cánh của quân phát xít vốn đã bị kéo dài và được bố phòng yếu kém và sau cùng khóa chặt vòng vây đối với khối quân phát xít trong nội đô Stalingrad. Những nơi bị công kích có khoảng cách đủ xa so với nội đô Stalingrad để Tập đoàn quân số 6 của Đức đóng tại đây không có đủ thì giờ để điều quân đến ứng cứu. Kế hoạch phản công của Liên Xô sử dụng đến nhiều biện pháp đánh lừa đối phương mà rốt cục đã bao vây và tiêu diệt được tập đoàn quân số 6 Đức cùng với nhiều lực lượng phát xít khác xung quanh thành phố, đã dẫn đến thất bại quy mô lớn thứ hai của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, Đại tướng Zhukov đã đích thân đến thị sát mặt trận - một điều hiếm thấy đối với các sĩ quan cao cấp như ông. Chiến dịch phản công mang mật danh "Sao Thiên Vương" (Уран) và được phát động đồng thời với Chiến dịch Sao Hỏa nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Kế hoạch phản công của Hồng quân Xô Viết gần giống như những gì đã diễn ra tại bờ sông Halhin 3 năm về trước, lúc đó hai đòn đánh vu hồi liên tiếp của Zhukov đã bao vây sư đoàn số 23 của phát xít Nhật và tiêu diệt chúng. Kế hoạch tấn công đã được Bộ tổng tư lệnh quân đội Xô Viết soạn thảo hết sức kỹ lưỡng, tính đến cả những kinh nghiệm xương máu của hơn một năm thất thế của quân đội Xô Viết. Dĩ nhiên, dấu ấn cá nhân của Đại tướng Zhukov và Vasilevsky rất lớn trong công việc này. Hai ông đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết nhờ công lao này. Và lần này, cũng như mùa đông 1941 trong trận phản công tại Moskva, các lực lượng nòng cốt để phản công lại là các sư đoàn mới tinh, trang bị tốt, giàu sức sống của các quân khu Siberia và Viễn Đông được điều tới.
Trận phản công bắt đầu
Ngày 19 tháng 11 năm 1942 tại cánh bắc mặt trận Stalingrad, lúc 7h30 Chiến dịch Sao Thiên Vương chính thức mở màn, theo kiểu vận động kinh điển của trận Cannae. Phương diện quân Tây Nam của tư lệnh trung tướng N. F. Vatutin gồm các ba tập đoàn quân với quân số nguyên vẹn (2, 5, 17), tập đoàn quân xe tăng số 5, tập đoàn quân cận vệ số 1 và tập đoàn quân số 21 (tổng cộng gồm 18 sư đoàn bộ binh, 8 lữ đoàn xe tăng, hai lữ đoàn bộ binh cơ giới, 6 sư đoàn kỵ binh và 1 lữ đoàn pháo chống tăng từ bàn đạp Seraphimovich đánh vào sườn phía Bắc của tập đoàn quân số 6 Đức, mục tiêu là khu vực bố phòng của tập đoàn quân Rumani số 3. Tổng binh lực Liên Xô được huy động cho chiến dịch phản công lên tới 1,1 triệu quân và 900 xe tăng, đối diện là lực lượng Đức và chư hầu với hơn 1 triệu quân.
Tuy tổng binh lực của hai bên xấp xỉ nhau, nhưng Hồng Quân có trong tay lợi thế lớn là yếu tố bất ngờ, cho phép họ tập trung binh lực áp đảo tại những mũi nhọn đột phá, trong khi quân Đức thì đang bị dàn mỏng. Quân Rumani đã nhận thấy những hành động chuẩn bị tấn công của Hồng quân Xô Viết và yêu cầu tăng viện nhưng bị từ chối. Bị dàn mỏng trên một chiến tuyến quá rộng, bị áp đảo về quân số cùng trang thiết bị, phòng tuyến của quân Rumani ngay lập tức bị cắt tan nát thành những mảnh vụn. Sau một ngày tấn công, phương diện quân của Vatutin đã tiến sâu được 25–35 km. Ngày 20 tại cánh nam Stalingrad, phương diên quân Stalingrad của tư lệnh thượng tướng A. I. Yeryomenko gồm tập đoàn quân 51, 57 và 64 tấn công vào sườn phải tập đoàn quân xe tăng số 4 Đức, mục tiêu là vị trí bố phòng của tập đoàn quân Rumani số 4 tại khu vực hồ Shasha. Lực lượng Rumani tại đây - vốn chủ yếu là các đơn vị bộ binh - cũng nhanh chóng sụp đổ. Sau khi chọc thủng tuyến phòng ngự đối phương các đơn vị cơ động của hai phương diện quân Xô Viết bằng hai mũi vu hồi, thọc sâu bằng xe tăng kết hợp cùng bộ binh cơ giới với tốc độ rất cao tiến tới hợp vây tại khu vực Kalach khoảng 30 km về phía tây Stalingrad.
Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng tiến công Xô viết đã gặp nhau tại Kalach và đã hợp vây hoàn toàn 22 sư đoàn đối phương, một bộ phận của tập đoàn quân xe tăng số 4 và toàn bộ tập đoàn quân số 6 Đức. Tổng cộng khoảng 33 vạn quân Đức đã rơi vào vòng vây siết chặt. Về sau, toàn bộ cảnh này đã được phục dựng lại trong một bộ phim chiến tranh lừng tiếng của Liên Xô.
Liên Xô bao vây Tập đoàn quân số 6 và nỗ lực của Đức
Theo Manstein, khoảng 29 vạn quân Đức và chư hầu Rumani cùng với Trung đoàn bộ binh tăng viện Croatia số 369 và một số lực lượng bộ binh phụ trợ khác đã lọt trọn trong vòng vây. Trong "cái túi" (người Đức gọi là "cái vạc", ) ở Stalingrad cũng có 1 vạn thường dân cùng với một số binh sĩ Xô Viết bị bắt làm tù binh. Có khoảng 5 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 không nằm trong vòng vây. Hồng quân nhanh chóng dựng nên hai phòng tuyến xung quanh khối quân bị vây: một chiến lũy (circumvallation) hướng vào phía trong và một chiến hào bao vây (contravallation) hướng ra phía ngoài.
Tại một hội nghị ngay sau cuộc bao vây của Liên Xô, các lãnh đạo quân sự Đức đã thúc giục mở một cuộc phá vây tại Stalingrad để rút về một phòng tuyến mới trên bờ Tây sông Don. Nhưng lúc đó Hitler đang ở tại khu nghỉ riêng của mình ở sườn núi Obersalzberg, thị trấn Berchtesgaden, Bavaria cùng Hermann Göring, người đứng đầu Không quân Đức Luftwaffe. Khi được Hitler hỏi, Göring trả lời rằng Không quân Đức có thể tiếp tế cho tập đoàn quân số 6 bằng một cầu hàng không. Điều này sẽ cho phép quân Đức trong thành phố tiếp tục chiến đấu trong khi một lực lượng giải cứu được thành lập. Một năm trước đó, một kế hoạch tương tự cũng đã được sử dụng thành công ở "cái túi" Demyansk, dù với một quy mô nhỏ hơn nhiều: chỉ có một quân đoàn với 50 ngàn quân bị vây ở Demyansk, trong khi bị vây tại Stalingrad là cả một tập đoàn quân với hơn 300 ngàn quân. Hơn nữa, lực lượng chiến đấu của Liên Xô đã tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng trong một năm qua. Nhưng việc đề cập đến sự thành công của chiến dịch hỗ trợ hàng không tại Demyansk đã củng cố quan điểm riêng của Hitler, và vài ngày sau kế hoạch đã được Hermann Göring tán thành. Trước đó, ngày 30 tháng 9 năm 1942 ông ta đã tuyên bố tại Cung văn hóa thể thao Berlin rằng quân Đức sẽ không bao giờ rời bỏ thành phố.
Người đứng đầu tập đoàn không quân số 4 Đức, thống chế Wolfram von Richthofen đã cố gắng ngăn quyết định này lại nhưng không thành công. Rõ ràng rằng việc tiếp viện cho "cái túi" bằng không quân là không thể được. Tập đoàn quân số 6 có quân số gấp đôi các tập đoàn quân thông thường, thêm vào đó 1 quân đoàn của Tập đoàn quân thiết giáp số 4 cũng đang bị vây. Khả năng vận chuyển của Không quân Đức sau trận Crete không hề được củng cố, và con số 117 tấn rưỡi họ có thể vận chuyển mỗi ngày sẽ là quá ít so với nhu cầu 800 tấn của lực lượng Đức đang bị vây. Bản thân Paulus thông báo qua điện đàm rằng số quân bị vây cần tới 750 tấn hàng tiếp viện mỗi ngày và khi Goering khoác lác về việc không quân Đức có thể vận chuyển đầy đủ quân nhu cho lực lượng bị vây, tướng Zeitzler đã vặn lại: "Ông có biết rằng số quân ở Stalingrad cần bao nhiêu quân nhu hàng ngày không ?... Bảy trăm tấn ! Mỗi ngày !" Để bổ sung cho số lượng có hạn các máy bay vận tải Junkers Ju 52, các máy bay ném bom với các trang thiết bị không hề thích hợp đã được đem ra để làm nhiệm vụ vận tải, như những chiếc Heinkel He-117 (thật ra cũng có vài loại tỏ ra thích hợp hơn Ju 52, ví dụ như He-111). Nhưng Hitler đã ủng hộ kế hoạch của Goring và nhắc lại mệnh lệnh của mình rằng những tập đoàn quân đang mắc kẹt không được phép đầu hàng.
Với việc ra lệnh cho lực lượng bị bao vây không được phép đầu hàng hoặc phá vây, số phận quân Đức trong vòng vây trở nên nguy kịch, dù binh sĩ Đức có dũng cảm tới đâu thì cũng không thể tồn tại mà không cần tiếp tế lương thực, đạn dược. Nhiều tướng lĩnh Đức sau này đã chỉ trích quyết định của Hitler, coi đó là sự liều lĩnh đến điên rồ, không bao giờ chịu chấp nhận rút lui của ông ta. Tuy nhiên, quyết định của Hitler cũng một phần xuất phát từ sự toan tính chiến lược chứ không hẳn chỉ là liều lĩnh. Để bao vây quân Đức tại Stalingrad, Hồng quân Liên Xô cũng phải tập trung về đây 7 tập đoàn quân với hơn 400.000 quân. Nếu quân Đức đầu hàng hoặc tháo lui sớm, Hồng quân sẽ rút lực lượng này tấn công về phía Đông nhằm chiếm Rostov, nếu họ thành công thì không chỉ Tập đoàn quân 6 mà cả Cụm Tập đoàn quân A và B của Đức (với hơn 500 ngàn quân) đang chiến đấu ở vùng Kavkaz cũng sẽ bị cắt đường tiếp tế và sẽ bị tiêu diệt, thất bại của Đức khi đó sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Nói cách khác, Tập đoàn quân 6 phải chấp nhận hy sinh để các lực lượng khác của Đức có thời giam rút khỏi miền nam nước Nga càng nhanh càng tốt. Sau này, thống chế Paulus (chỉ huy quân Đức ở Stalingrad) xác nhận Bộ chỉ huy tối cao Đức yêu cầu ông ta cố thủ để giữ chân các binh đoàn chủ lực Liên Xô xung quanh Stalingrad nhằm yểm hộ cho cuộc rút quân của Cụm tập đoàn quân A khỏi khu vực Bắc Kavkaz, và "các tính toán chiến lược của quân đội Đức đòi hỏi phải làm như vậy".
Sự tiếp tế bằng không quân đã thất bại gần như ngay lập tức. Hỏa lực phòng không hạng nặng và các máy bay tiêm kích của Liên Xô đã khiến không quân Đức tổn thất nặng. 266 máy bay Junker Ju 52 đã bị phá hủy, tương đương 1/3 số chuyển vận cơ của Đức trên mặt trận Xô-Đức. Ngoài ra còn có 165 máy bay ném bom He-111 làm nhiệm vụ vận chuyển, 42 chiếc Junker Ju 86, 9 chiếc Fw 200, 5 chiếc He 177, 1 chiếc Ju 290 cùng gần 1.000 phi công nhiều kinh nghiệm. Bốn phi đội vận tải của tập đoàn quân không quân số 4 (KGrzbV 700, KGrzbV 900, I./KGrzbV 1 and II./KGzbV 1) đã bị giải tán do không còn lực lượng. Thời tiết mùa đông và hỏng hóc kỹ thuật cũng làm giảm hiệu quả của cuộc tiếp tế. Không quân Đức chỉ có thể vận chuyển 94 tấn/ngày, thậm chí đã không thể đạt chỉ tiêu 117 tấn/ngày như thực lực hiện có của nó. Ngày 19 tháng 12 họ đưa được nhiều hàng nhất: 289 tấn trong 154 chuyến bay. Thêm vào đó, hầu hết những hàng hóa chuyển được cho các đơn vị bị vây hầu như là không phù hợp: ví dụ một máy bay đáp xuống được chỉ chở toàn rượu vodka và binh phục mùa hè, một cái khác chở tiêu đen và kinh giới ô. Sự nhùng nhằng của Hitler trong việc xác định mục tiêu của Chiến dịch Bão Mùa đông (để cho quân Đức thoát vây hay để đánh khai thông đến thành phố) làm cho một số lượng lớn nhiên liệu dành cho cuộc phá vây được chuyến đến trong khi thức ăn và đạn dược cần thiết hơn nhiều..
Các máy bay vận tải hạ cánh an toàn đã được sử dụng để di tản những chuyên gia kĩ thuật, những người bị ốm và bị thương ra khỏi vùng bị vây hãm. Khoảng 42 nghìn người tất cả đã được di tản. Nhiều phi công Đức đã bị sốc khi thấy những binh lính được lệnh gỡ hàng đã quá đói và mệt để có thể thực hiện nhiệm vụ. Tại Đức, tướng Kurt Zeitzler xúc động trước thảm cảnh của quân lính tại Stalingrad nên bắt đầu giới hạn khẩu phần ăn của chính mình về mức cả ngày chỉ ăn một bữa đạm bạc vào buổi trưa giống như họ. Sau vài tuần như vậy, ông sụt 26 cân Anh và trở nên hốc hác đến nỗi Hitler tức giận và đích thân ra lệnh cho Zeitzler phải ăn uống lại như bình thường.
Ban đầu, các máy bay tiếp vận cất cánh từ sân bay Tatsinskaya (phi công Đức hay gọi là 'Tazi'). Tuy nhiên sân bay này đã bị quân đoàn xe tăng số 24 của Trung tướng V. M. Badanov tấn công vào ngày 23-24 tháng 12 năm 1942. Do thiếu sự phòng bị, sân bay nhanh chóng ngập chìm trong biển lửa. 108 chiếc Ju-52 và 16 chiếc Ju-86 chạy thoát đến Novocherkassk - bỏ lại 72 chiếc Ju-52 cùng nhiều máy bay khác cho Hồng quân Xô Viết mặc sức phá hủy. Một căn cứ không quân khác được thành lập ở Salsk cách Stalingrad đến 200 dặm, khoảng cách xa như vậy càng cản trở việc tiếp vận đường không. Đến giữa tháng 1 quân Đức bỏ Salsk đến đóng tại Zverevo, gần Shakhty. Zverevo chịu số phận của Tatsinskaya vào ngày 18 tháng 1, lúc này có thêm 50 chiếc Ju-52 bị phá hủy.
Cuối cùng, tổng số tổn thất của không quân Đức trong việc tiếp vận cho số quân bị vây là:
Tổng cộng có 495 máy bay bị phá hủy, tương đương với 5 phi đội và hơn một quân đoàn không quân, như vậy là một nửa lực lượng không quân Đức dùng cho nhiệm vụ tiếp vận đã làm mồi cho hỏa lực Liên Xô. Thêm vào đó, hoạt động của không quân phát xít Đức ở các mặt trận khác cũng bị giới hạn nghiêm trọng để dồn sức cho việc tiếp vận Stalingrad. Cuối cùng việc tiếp vận bị đình lại để phục vụ cho việc huấn luyện không quân Đức.
Nỗ lực giải vây của người Đức
Đầu tháng 12 1942, để giải cứu quân Đức ở Stalingrad, 3 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn lính dù thuộc tập đoàn quân tăng thiết giáp số 4 do tướng Hermann Hoth chỉ huy đã được điều từ Kavkaz đến khu vực hạ lưu sông Don. Nhưng các đơn vị này dù đã cố hết sức vẫn đều bị Hồng quân Xô Viết đẩy lùi ra xa, cách Stalingrad ít nhất 100 cây số nên không có cách nào để cứu tập đoàn quân số 6 đang bị vây. Chỉ riêng quân đoàn 48 là tiến sát Stalingrad nhất, chỉ còn cách 40 cây số.
Các tướng lĩnh dưới quyền đã đề nghị phương án vượt sông Don ở khu vực đối diện Stalingrad nhưng Thống chế Erich von Manstein phản đối vì cho rằng làm như thế là vô cùng mạo hiểm và khó thực hiện. Ông quyết định chọn khu vực Kotelnikovo nằm ở phía Đông Nam sông Don làm bàn đạp tấn công Stalingrad. Ngày 10 tháng 12, tướng Hermann Hoth đưa tập đoàn quân thiết giáp số 4 của mình vào trận. Quân đoàn 48 có nhiệm vụ vượt sông Don để phối hợp tác chiến với cánh quân của Hoth. Quân đoàn thiết giáp 57 thuộc tập đoàn quân thiết giáp số 4 được giao trọng trách thực hiện mũi tấn công chính. Yểm trợ cho mũi tấn công này là sư đoàn cơ giới số 23 ở sườn phải, sư đoàn thiết giáp số 17 ở sườn trái và sư đoàn thiết giáp số 6 là lực lượng hậu bị.
Vừa tham gia trận đánh, các đơn vị này đã ngay lập tức gặp sự kháng cự ác liệt của thiết giáp và bộ binh Liên Xô do thượng tướng A. I. Yeryomenko chỉ huy. Quân Đức trước đòn phủ đầu đã gần như bị chặn đứng, trong suốt 1 tuần lễ chỉ tiến lên chưa được 50 cây số. Nhưng đến ngày 17, sư đoàn bộ binh cơ giới số 23 đã liều lĩnh tổ chức 1 đợt tấn công quyết liệt và chiếm được 2 cây cầu bắc qua sông Aksai-Esaulov. Như vậy trở ngại tự nhiên lớn nhất là con sông đã bị người Đức khắc phục và giờ đây khoảng cách giữa 2 tập đoàn quân số 6 và số 4 của Đức chỉ còn 70 cây số.
Tuy nhiên, vào cùng thời điểm quân Đức tổ chức giải vây, Hồng quân đã quyết định mở chiến dịch Sao Thổ vào ngày 11 tháng 12 nhằm tiêu diệt các lực lượng Ý, Hungary, Rumani và Đức dọc sông Don. Mục tiêu ban đầu của chiến dịch là nhằm vào tập đoàn quân số 8 của Ý ở vùng trung lưu sông Don. Mở đầu chiến dịch, tập đoàn quân 63 của Liên Xô, bằng các xe tăng T-34 và máy bay đã tổ chức tấn công vào các vị trí phòng thủ yếu nhất của người Ý. Các vị trí này được bảo vệ bởi 2 sư đoàn bộ binh từ Ravenna và Cosseria đã nhanh chóng bị đánh tan. Ngày 17 tháng 12, tập đoàn quân 21 và tập đoàn quân thiết giáp số 5 của Liên Xô đã tấn công vào các vị trí của quân Rumani ở cánh phải người Ý. Cũng cùng thời gian này, cánh trái người Ý, do các lực lượng Hungary trấn giữ cũng bị tập đoàn quân thiết giáp số 3 và một phần tập đoàn quân 40 Liên Xô tấn công. Tập đoàn quân cận vệ số 1 Liên Xô thì tấn công vào giữa các vị trí của quân Ý. Sau 11 ngày giao tranh, các lực lượng Ý đã bị áp đảo về số lượng, bị bao vây và sau cùng đã bị đánh bại. Tướng Paolo Tarnassi, tổng chỉ huy các lực lượng thiết giáp Ý tại Liên Xô cũng chết trận.
Tập đoàn quân số 8 Ý bị xóa sổ đã tạo một lỗ hổng lớn trên tuyến phòng thủ của người Đức và điều này đã tạo điều kiện cho Hồng quân tiến về hướng Rostov. Nếu chiếm được Rostov, Hồng quân sẽ kiểm soát toàn bộ miền Nam nước Nga, chia cắt các lực lượng của quân Đức. Manstein trước việc Rostov bị đe doạ đã buộc phải rút sư đoàn xe tăng số 6 của tướng Hoth để điều lên hướng Tây Bắc cản đòn tấn công của Hồng quân. Đây là lực lượng hậu bị cho cuộc tấn công của Hoth với đầy đủ quân số và vũ khí nên quyết định này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nỗ lực giải vây.
Tuy không còn lực lượng hậu bị, tướng Hoth vẫn cho quân tiến về phía trước để giải cứu Paulus và tập đoàn quân số 6. Sáng ngày 17 tháng 12, trung đoàn mô tô-súng máy số 128 thuộc sư đoàn cơ giới số 23 của Đức phòng thủ bờ bắc sông Aksai-Esaulov, ở đoạn giữa cầu đường sắt và cầu đường bộ qua sông. Sư đoàn 17 với 35 xe tăng tập trung bên cánh trái. Ngày hôm đó, lực lượng bộ binh Liên Xô với sự yểm trợ của xe tăng đã tấn công vào mạnh vào các căn cứ của quân Đức tại tại nhà ga Krugliakovo; ngoài ra 15 xe tăng Liên Xô khác cũng tổ chức tấn công cứ điểm Shestakovo do tiểu đoàn công binh thuộc sư đoàn cơ giới 23 chiếm giữ. Quân Đức chịu thiệt hại nặng nhưng đã chặn đứng được các đợt tấn công của Hồng quân đồng thời cũng xác định được các đơn vị Hồng quân tham gia đợt tấn công này gồm sư đoàn bộ binh 87 và lữ đoàn tăng thiết giáp số 13.
Đêm ngày 17 tháng 12, trung đoàn môtô-súng máy số 128 của Đức đã tổ chức tấn công thành công bên cánh phải. Nhân cơ hội đó, tướng Hoth quyết định tiếp tục tấn công về hướng Stalingrad. Ngày 18 tháng 12, Hitler đã từ chối cho tập đoàn quân số 6 đánh ra hướng tiến của tập đoàn quân tăng thiết giáp số 4 bất chấp thỉnh cầu của Manstein. 8 giờ sáng ngày 19 tháng 12, sư đoàn xe tăng số 17 bên cánh trái tổ chức vượt sông tiến về phía trước. Trinh sát cho biết trong vòng 1 ngày đêm trước đó, Liên Xô đã điều thêm rất nhiều quân đến khu vực này. Trưa ngày hôm đó, với sự yểm trợ của không quân và xe tăng, một trung đoàn bộ binh Liên Xô đã tổ chức tấn công quân Đức dọc tuyến đường sắt dẫn đến Stalingrad; một trung đoàn khác từ dưới khe hẻm bất ngờ tấn công lực lượng bộ binh cơ giới Đức. Phía sau lưng bộ binh Liên Xô có khoảng 70 xe tăng yểm trợ. Sau 9 tiếng đồng hồ phản công với hỏa lực mạnh, quân Đức đã đẩy lùi được Hồng quân Xô Viết. Ngày 20 tháng 12, quân đoàn tăng thiết giáp số 57 của Đức trở lại với nhiệm vụ tấn công Stalingrad giải vây cho tập đoàn quân 6. Nhưng hỏa lực cực mạnh của Hồng quân đã ngăn không cho quân Đức tiến về phía trước. Hai ngày tiếp theo đó, ở khu vực dọc tuyến đường sắt đã diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt, cả hai bên đều chịu những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, sau mỗi tổn thất, Hồng quân lại được bổ sung lực lượng kịp thời trong khi quân Đức thì không thể. Điều này khiến quân Đức dần dần bị tiêu hao sinh lực. Ngày 23 tháng 12, đoàn xe tăng Đức đang tiến dọc theo tuyến đường sắt bỗng chạm trán đội hình gồm 80 xe tăng Liên Xô. Sau 4 tiếng chiến đấu quyết liệt, người Đức đã đẩy lùi được xe tăng Liên Xô.
Ngay trước đêm Giáng sinh, Hồng quân đã tập trung một lực lượng lớn và tổ chức tấn công. Quân Đức bị đánh bật khỏi khu vực tuyến đường sắt, trung đoàn môtô-súng máy số 128 bị đẩy lùi đến tận bờ sông. Bên cánh trái, trung đoàn hỗn hợp của Đức cũng bị thiệt hại nặng, phải rút lui về làng Romashki, nằm ở hậu tuyến của quân Đức. Chập tối, khoảng 20 chiếc xe tăng Liên Xô tấn công khu vực cầu đường sắt Shestakov trên sông Aksai-Esaulov, một nhóm xe tăng khác kết hợp với pháo binh tấn công căn cứ Romashkin. Một cuộc đấu pháo ác liệt đã diễn ra. Cuối cùng, pháo Liên Xô im tiếng khiến quân Đức lầm tưởng Hồng quân đã rút binh. Tuy nhiên vào rạng sáng, 30 chiếc xe tăng Liên Xô đã bất ngờ áp sát cầu Shestakov, đánh tan tiểu đoàn công binh Đức đang chiếm giữ cây cầu. Dưới sự yểm trợ của pháo binh, xe tăng Liên Xô chuẩn bị vượt sông bằng cầu đường bộ. Nhưng chỉ có một chiếc qua được còn đến chiếc thứ hai thì cây cầu không chịu nổi sức nặng nên đã sập.
Trons suốt ngày 24 tháng 12, Hồng quân nỗ lực vượt sông để tiêu diệt các đơn vị quân Đức đã quá mỏi mệt sau những trận đánh vừa qua. Tuy nhiên, những nỗ lực của Hồng quân ở bờ Nam sông Aksai-Esaulov ngày hôm đó đã không đạt được kết quả như mong đợi. Pháo chống tăng 88 li của Đức đã ngăn chặn hiệu quả xe tăng Liên Xô. Ngoài ra, bộ binh Liên Xô dù được sự yểm trợ của không quân và pháo binh cũng không thể chiếm được cây cầu đường sắt.
Ngày 25 tháng 12, bộ binh Hồng quân đã sửa chữa sơ bộ cây cầu đường bộ bị sập rồi dưới sự yểm trợ của 50 xe tăng đã kéo sang bờ nam sông Aksai-Eseulov, tiến thẳng đến căn cứ Romashkin, đánh tan trung đoàn môtô-súng máy số 128 và chiếm được cây cầu đường sắt ở gần ga Krugliakovo. Chỉ trong một buổi sáng, Hồng quân đã bắc được câu cầu khá vững chắc trên lưng 2 chiếc xe tăng bị rơi xuống sông. Xe tăng Liên Xô theo cây cầu này đã ào ạt vượt sông, đè bẹp mọi sự kháng cự của quân Đức. Tàn binh của quân đoàn tăng thiết giáp Đức số 57 cũng không thoát khỏi sự truy kích ráo riết của Hồng quân. Không lâu sau đó, quân đoàn này đã bị xóa sổ hoàn toàn. Như vậy là kế hoạch đột phá vòng vây của Cụm tập đoàn quân Sông Don do thống chế Manstein chỉ huy nhằm giải vây cho Paulus đã hoàn toàn phá sản.
Bây giờ mọi hy vọng giải vây đều tan thành mây khói, nhưng số quân ở Stalingrad vẫn không biết điều này và vẫn tin tưởng rằng "viện binh đang đến". Một số sĩ quan Đức yêu đề nghị Paulus bỏ qua lệnh của Hitler mà tổ chức phá vòng vây, tuy nhiên ông từ chối vì ông rất ghét việc bất tuân thượng lệnh. Thêm vào đó, nếu mấy tuần đầu việc phá vây bằng các lực lượng cơ giới là khả thi thì bây giờ Tập đoàn quân số 6 đã lâm vào tình trạng thiếu nhiên liệu, đồng thời mùa đông khắc nghiệt của nước Nga cũng là một rào cản lớn cho việc này.
Trận đánh kết thúc
Số phận tập đoàn quân số 6 xem như đã an bài. Gần 300.000 lính Đức phải lang thang tìm chỗ trú ẩn giữa những đống gạch vụn và 2 vạn thương binh phải nằm trong các tòa nhà đổ nát. Quân Đức không có đủ lương thực, thuốc men, đạn dược nên sức chiến đấu ngày càng suy yếu.
Việc chỉ đạo các hoạt động của quân Đức trong vòng vây ở Stalingrad giờ đây do đích thân Adolf Hitler thực hiện. Từ Đông Phổ cách xa hơn 2.000 km, ông đã đưa ra những mệnh lệnh, những lời động viên, thăm hỏi tới Friedrich Paulus cùng sĩ quan, binh lính của tập đoàn quân số 6.
Sau chiến dịch tấn công quy mô lớn ở khu vực sông Don, Hồng quân đã chiếm được 2 sân bay dã chiến của quân Đức nằm gần Stalingrad - ở Morozovsk và Tatsinskaya. Trước đây, từ 2 sân bay này, mỗi ngày quân Đức có khả năng thực hiện 3 chuyến không vận tiếp tế cho tập đoàn quân số 6. Tuy nhiên giờ đây, từ sân bay dã chiến gần nhất đến Stalingrad cũng phải mất 2 đến 3 tiếng đồng hồ, tốn rất nhiều nhiên liệu và khả năng bị phòng không Liên Xô bắn hạ rất cao. Ngoài ra, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa đông nên không phải lúc nào các máy bay cũng có thể cất cánh được. Do đó, từ đầu tháng 1 năm 1943, mỗi ngày quân Đức chỉ thực hiện được 1 chuyến không vận tiếp tế.
Tình hình thương binh Đức tại Stalingrad ngày càng tồi tệ. Thuốc men, phương tiện y tế và cả phương tiện vận chuyển thiếu thốn. Trước đây, các thương binh thường được chở bằng xe đến đến sân bay Pitomnik để đưa về tuyến sau bằng máy bay. Nhưng khi mà nhiên liệu ngày càng khan hiếm thì thương binh buộc phải nằm lại. Con số thương binh tăng lên nhanh chóng. Sân bay Pitomnik liên tục bị vây hãm và pháo kích nên các phi công chở hàng tiếp tế thường không dám hạ cánh mà thả hàng xuống bằng dù.
Nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng Đức bị vây được giao cho phương diện quân sông Don của tư lệnh trung tướng K. K. Rokossovsky. Sáng 8 tháng 1 1943, ba sĩ quan trẻ của Hồng quân, với một lá cờ trắng, đi vào phòng tuyến của quân Đức trên chu vi phía bắc của Stalingrad, trao cho tướng Paulus tối hậu thư của tướng Rokossovsky và nguyên soái pháo binh N.N. Voronov:
Paulus lập tức gọi cho Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động nhưng bị bác bỏ. Ngoài ra 1 nguyên nhân khác khiến quân Đức không muốn đầu hàng là việc tập đoàn quân Phương Nam của thống chế Paul Ludwig Ewald von Kleist đang rút khỏi Kavkaz. Hiện tại đang có 3 tập đoàn quân Xô Viết bao vây Stalingrad và nếu quân Đức đầu hàng, Hồng quân sẽ tung những lực lượng này đến các chiến trường khác, mà khả năng lớn nhất là chặn đường rút của Kleist. Do đó, Paulus quyết định cầm cự để Kleist có thể rút lui an toàn.
Sau khi quân Đức tại Stalingrad từ chối đầu hàng, ngày 10 tháng 1 năm 1943, Hồng quân Liên Xô đã giáng cho quân Đức 2 mũi tấn công vô cùng hùng hậu từ hướng Tây và hướng Nam. Mũi tấn công ở hướng Nam gặp phải sự kháng cự quyết liệt nhưng ở mũi hướng tây Hồng quân tiến như chẻ tre. Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 Đức ở tuyến trước bị đánh tan. Sáng ngày 11 tháng 1, Hồng quân tiếp tục tấn công. Ở hướng Tây, họ tiếp tục thắng lớn. Sư đoàn cơ giới số 29 và sư đoàn bộ binh số 376 của Đức bị tiêu diệt hoàn toàn. Các đơn vị khác bị đẩy sâu vào trong, lính Đức bị chết cóng rất nhiều.
Sau vài ngày nghỉ ngơi, ngày 16 tháng 1, Hồng quân lại tấn công dữ dội và tiến gần đến sân bay Gumrak, sân bay dã chiến duy nhất còn sót lại của tập đoàn quân số 6. Chiến thuật của người Nga giờ đây có sự thay đổi: hễ gặp kháng cự mạnh là họ chuyển sang tấn công vị trí khác. Paulus triệu tập cuộc họp cấp chỉ huy các quân đoàn, đưa ra đề nghị các đơn vị liều chết phá vòng vây. Nhưng các chỉ huy từ chối vì cho rằng hành động đó là tự sát.
Chiều ngày 19 tháng 1, các sĩ quan cao cấp và sĩ quan tham mưu được lệnh rời bỏ đơn vị để di tản bằng máy bay. Các sĩ quan tham mưu được đưa ra sân bay bằng xe máy - phương tiện vận chuyển duy nhất còn hoạt động được. Xác lính Đức ngổn ngang trong khu vực sân bay. Dù trong tình thế nguy kịch nhưng lính Đức vẫn giữ kỷ luật nghiêm, chỉ ai có giấy chứng nhận có chữ ký của tham mưu trưởng tập đoàn quân và thương binh nặng mới được ưu tiên lên máy bay. Vì Hồng quân đã tiến sát nơi đây và vì sân bay bị pháo kích liên tục, chỉ có 4 chiếc máy bay Đức hạ cánh trong ngày 19. Ngày 22 tháng 1, chiếc máy bay He 111 rời sân bay với 19 thương binh và đây là chuyến bay di tản cuối cùng của tập đoàn quân 6 tại Stalingrad.
Ngày 23 tháng 1, Hồng quân chiếm được sân bay Gumrak. Hi vọng giải thoát cho cho các sĩ quan cao cấp của tập đoàn quân 6 cũng chấm dứt. Ngoài ra, việc tiếp tế cho quân Đức giờ đây chỉ còn có thể thực hiện được bằng cách thả dù. Đại diện phía Liên Xô đi đến phòng tuyến của Đức ngày 24 tháng 1 với lời đề nghị mới với những yêu cầu và lời hứa như cũ nhưng Paulus, nhận lệnh của Adolf Hitler không đầu hàng đã không hồi âm.
Khi ấy, thấy quân Đức đang đến hồi nguy kịch trong trận Stalingrad đẫm máu, Hitler ví von Tập đoàn quân thứ sáu của Đức với 300 người lính thành Sparta dưới quyền vua Leonidas I đã kiên dũng chiến đấu trước quân xâm lược Ba Tư trong trận Thermopylae năm xưa. Đến ngày 28 tháng 1, một đại đoàn có thời hùng mạnh bị cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, mảnh phía nam là nơi Paulus đặt tổng hành dinh trong một trung tâm bách hóa một thời phát đạt Univermag. Tình hình thiếu hụt quân lương và đạn dược đã trở nên vô cùng tồi tệ, lúc này Paulus hiểu rõ nỗ lực tiếp vận của không quân Đức đã phá sản hoàn toàn - tức số phận của Stalingrad đã được định đoạt. Ông cầu xin Hitler cho phép ông đầu hàng để giữ tính mạng cho các binh sĩ, tuy nhiên vào ngày 30 tháng 1 năm 1943, nhân kỷ niệm 10 năm Đảng Quốc xã lên cầm quyền, Hitler đã phong cho Paulus quân hàm Thống chế vì từ trước tới nay chưa có một Thống chế Đức nào đầu hàng quân địch. Hitler cho rằng Paulus sẽ chọn cái chết để bảo toàn danh dự cho mình, vì nếu ông đầu hàng thì ông sẽ trở thành sĩ quan cao cấp nhất của Đức bị Hồng quân bắt làm tù binh. Tuy nhiên, Paulus vốn là người theo Công giáo vì vậy ông cực lực phản đối việc tự sát. Ngày 31 tháng 1 năm 1943 Paulus quyết định đầu hàng, đây là lần đầu tiên trong chiến dịch ông chống lại lệnh "tử thủ" của Hitler:
Ngày 2 tháng 2 năm 1943, các lực lượng quân Đức còn ở Stalingrad cũng đã đầu hàng. Số tù binh Hồng quân bắt được trong trận này lên đến 91 nghìn người, bao gồm cả ba nghìn lính Rumani, bộ phận còn lại của sư đoàn bộ binh số 20, sư đoàn kỵ binh số 1 và Cụm tác chiến "Đại tá Voicu". Các tù binh Đức - kể cả 24 tướng lĩnh - đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại giá lạnh ở -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberia. Nghe tin về sự đầu hàng của Paulus, Hitler đã nói với các sĩ quan của mình:
{{cquote|Tại Đức trong thời bình, có khoảng 18 đến 20 nghìn người tự sát mỗi năm mặc dù không ở trong tình huống như vậy. Thế mà một người như ông ta sao lại có thể đầu hàng bọn Bolshevik khi đã chứng kiến 5 đến 6 vạn binh lính dưới quyền mình chiến đấu đến chết ?!|||Adolf Hitler|}}
Hitler cũng cảm thấy tức giận do quân đội của ông ta đã đầu hàng chứ không thể làm nên một "Thermopylae" hào hùng cho ông ta. Trong đợt tổng tấn công của Liên Xô từ ngày 19 tháng 11 năm 1942 đến 2 tháng 2 năm 1943, theo ghi nhận của Nguyên soái G. K. Zhukov tại hồi ký của ông thì trong toàn bộ chiến dịch, đã có 32 sư đoàn và 3 lữ đoàn Đức đã bị tiêu diệt; 16 sư đoàn bị thiệt hại từ 1/2 đến 3/4 quân số. Như vậy đã có hơn 14 vạn sĩ quan và lính Đức bỏ mạng trong những ngày cuối tại Stalingrad. Khoảng 34.000 thương binh và sĩ quan đã được di tản bằng hàng không. Trận Stalingrad kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của Hồng quân Liên Xô.
Sau này, Hitler có đề nghị Stalin giao trả Thống chế Paulus, đổi lại Hitler sẽ trả tự do cho con trai của Stalin là Yakov (Yakov là trung úy, bị bắt làm tù binh năm 1941). Tuy nhiên, Stalin đã đặt lợi ích đất nước lên trên tình cảm cá nhân, trong thư trả lời Stalin đã có một câu nói nổi tiếng "Tôi sẽ không đổi một Thống chế để lấy một trung úy". Sau này Yakov đã chết trong trại tù binh của Đức Quốc xã.
Thương vong
Đức và chư hầu
Phe Trục thua với tổng số quân Đức, Hungary, Rumani và Ý thiệt hại khoảng 1.050.000 binh sỹ. Trong đó:
Tổng số quân Đức trong thành phố có 285.000 chết, bị bắt, mất tích hoặc bị thương. 300.000 thương vong khác hứng chịu bởi các Tập đoàn quân A, B và Sông Don đến giải vây. Tổng cộng là khoảng 585.000 thương vong.
Quân Rumani bị thiệt hại 158.854 lính trong tổng số 228.000 lính tham chiến. Quân Ý thương vong 114.520 lính (bao gồm 84.830 chết hoặc bị bắt, và 29.690 bị thương) trong tổng số 235.000 lính tham chiến. Quân Hungary thương vong 143.000 lính (bao gồm 83.000 chết hoặc bị bắt, 60.000 bị thương) trong tổng số 200.000 lính tham chiến. Cùng với đó là khoảng 5 vạn lính Hiwi (những người Liên Xô đánh thuê cho Đức) đã tử trận hoặc bị bắt. Tổng cộng là khoảng 466.000 thương vong.
Trong thời gian bị vây hãm cuối chiến dịch, có khoảng 10 nghìn thương binh Đức được di tản khỏi trận địa bằng máy bay, khoảng 180 ngàn lính chết tại trận, 91 nghìn bị bắt làm tù binh. Trong số 91 nghìn tù binh, có 27 nghìn chết trong tuần đầu tiên và chỉ có 5 nghìn sống sót trở về Đức trong năm 1955.Jorg Bernig, 1997, trg 36 Tính ra trong số 91 nghìn tù binh chỉ còn khoảng 6% sống sót. Nếu không kể 5 nghìn người được di tản bằng đường hàng không, trong số 28,5 vạn quân bị hợp vây chỉ có khoảng 2% còn sống sót. Ngoài 91.000 tù binh bị bắt ở nội đô Stalingrad, Hồng quân Liên Xô còn bắt được hàng chục ngàn tù binh ở các khu vực lân cận, tổng cộng quân đội Xô viết đã bắt được 151.246 tù binh trong chiến dịch phản công thắng lợi. Tổng cộng toàn chiến dịch, Liên Xô bắt được 235.000 tù binh đối phương
Trong khi đó, trong hồi ký Nhớ lại và suy nghĩ của mình, nguyên soái Liên Xô G.K.Zhukov đưa ra con số tổn thất của quân Đức trong cả Mặt trận Volga (bao gồm Stalingrad và các vùng phụ cận) là gần 1,5 triệu người, khoảng 3.500 xe tăng và pháo tiến công, 12.000 khẩu đại bác và cối, gần 3.000 máy bay, một số lớn khí tài quân sự. Báo Nước Nga ngày nay cũng đưa ra con số 1,5 triệu người chết, bị thương và bị bắt trên toàn khu vực Stalingrad.Сталинградская битва . Cập nhật 04-12-2009.
Hồng quân Xô Viết
Còn Hồng quân tuy chiến thắng nhưng cũng chịu thiệt hại tới 1,1 triệu người. Một nguồn khác cho con số tương tự 1.129.169 thương vong trong đó 478.741 chết/mất tích và 650.878 bị thương hoặc bị ốm. Trong số đó, thương vong trong giai đoạn phòng ngự ở nội đô Stalingrad là 75 vạn người, thương vong trong giai đoạn phản công quân Đức là 37 vạn người. Có 278 binh sĩ Liên Xô bị bắn hạ vì tội đào ngũ khi quân thù tấn công. Thiệt hại về thường dân là 4 vạn người chết trong nội đô Stalingrad do các cuộc không kích của phát xít Đức, khi tập đoàn quân thiết giáp số 4 và tập đoàn quân số 6 tiến vào thành phố. Số dân thường bỏ mạng ngoài thành phố không được thống kê.
Tính chung thiệt hại của cả hai bên từ 2 đến 2,5 triệu người, khiến Trận Stalingrad trở thành trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới.
#
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng
Kết quả
Đại thắng Stalingrad của Liên Xô đã đe dọa đến cả Cụm Tập đoàn quân Nam của Đức. Đây được xem là bước ngoặt quyết định về chính trị, quân sự và tâm lý của Chiến tranh thế giới thứ hai vì đây là lần đầu tiên quân đội vô địch của nước phát xít Đức bị đánh bại trong một trận đánh tiêu diệt lớn, với gần 1/4 quân số toàn chiến trường Xô-Đức bị tiêu diệt. Không chỉ vậy, rất nhiều trong số những đơn vị Đức bị tiêu diệt là những đơn vị tinh nhuệ, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu (ví dụ như Tập đoàn quân số 6 từng là chủ công trong chiến dịch đánh bại Pháp năm 1940), dù có động viên tân binh thì quân Đức cũng không thể thay thế những đơn vị này được. Số tổn thất về lực lượng và phương tiện ấy đã ảnh hưởng tai hại đến tình hình chiến lược chung và làm rung chuyển tận gốc toàn bộ bộ máy chiến tranh của nước Đức. Vì cả quân Đức, Ý, Hungary, Rumani đều bị tiêu diệt trên sông Volga và sông Don nên uy tín của Đức với các nước đồng minh đã giảm đi rõ rệt. Bắt đầu có bất đồng, tranh cãi vì mất lòng tin vào bộ máy thống trị của Hitler, các nước bắt đầu mong làm thế nào thoát khỏi mạng lưới chiến tranh mà Hitler đã đẩy họ vào. Theo Nguyên soái Zhukov, chiến thắng tại Stalingrad đã tạo thành một làn sóng vui mừng trên khắp thế giới cũng là một cổ vũ lớn đối với các dân tộc ở châu Âu đang nằm dưới sự chiếm đóng của Phát xít Đức.
Thảm bại ở Stalingrad - một bước ngoặt giúp cho Liên Xô nắm chắc lợi thế của mình - đã trở thành tin dữ nhất của nước Đức đang lúc thất thế. Thậm chí, thắng lợi này còn được xem là một trong những bước ngoặt quyết định cả lịch sử thế giới trong thế kỷ XX. Cùng với những chiến thắng của quân Đồng Minh tại Tunisia, chiến thắng Stalingrad đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh.
Về phía Đức, tuy thất bại ở Stalingrad nhưng quân đội phát xít Đức còn rất mạnh và nhiều tiềm lực. Sau đó chừng 6 tháng vào mùa hè năm 1943, quân Đức tổ chức một trận đánh lớn tại vòng cung Kursk như một nỗ lực cuối cùng nhằm giành lại thế chủ động tiến công chiến lược. Nhưng một lần nữa quân Đức lại thua trận và từ đó họ lún sâu vào thế bị động chống đỡ cho đến khi đầu hàng vào tháng 5 năm 1945. Trận Kursk cũng được xem là một bước ngoặt như trận thắng của Liên Xô tại Stalingrad vậy. Quân Liên Xô đang thắng thế, lại hừng hừng khí thế báo thù, với đỉnh cao là trận Berlin vào năm 1945.
Đánh giá
Chiến bại quyết định tại Stalingrad được xem là trận thua thảm hại nhất của người Đức kể từ sau trận Jena (1806) trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, và có thể còn nghiêm trọng hơn cả trận Normandie ở Tây Âu vào năm 1944John Keegan, Six armies in Normandy: from D-Day to the liberation of Paris, trang XVII Mặc dù phát xít Đức đã chiếm 90% thành phố nhưng những lực lượng Hồng quân còn lại vẫn tử thủ một cách kiên cường và quyết liệt. Đến cuối trận đánh, Hồng quân đã bao vây và tiêu diệt Tập đoàn quân số 6. Một số lực lượng của Tập đoàn quân số 4 cũng bị thương vong trong trận phản công của Hồng quân tại đây.
Khả năng cơ động của quân Đức là một nguyên nhân quan trọng cho thành quả mà họ đạt được trong đầu trận đánh. Trước Stalingrad, Hồng quân chỉ có thể huy động một lượng lớn binh sĩ và giành được chiến thắng trong một trường hợp duy nhất: Moskva. Quân Đức có thể đi vòng qua Stalingrad, vốn có giá trị không lớn về mặt quân sự và những cơ sở vật chất đã được di dời, hoặc tập trung lực lượng hướng xuống phía Nam tới dãy Kavkaz. Tuy nhiên, Hitler lại chọn cách ngược lại, phung phí không biết bao nhiêu binh sĩ thiện chiến trong những trận đánh đẫm máu trong một thành phố tan hoang; điều này mang lại nhiều lợi thế cho các lực lượng Hồng quân đồn trú và giúp Hồng quân có thời gian huy động một lực lượng khổng lồ để thực hiện đòn vu hồi bao vây Tập đoàn quân số 6. Một vài tướng lĩnh Đức cho rằng Hitler đã phung phí một trong những đơn vị quân tinh nhuệ nhất chỉ vì danh dự cá nhân. Tập đoàn quân số 6 được tái lập trong Trận Kursk, tuy nhiên thành phần của nó chủ yếu là những binh sĩ mới được động viên và sức mạnh của nó rõ ràng không thể bằng như trước kia được nữa.
Việc Hitler theo đuổi cùng một lúc quá nhiều mục tiêu cũng là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự bại trận của phát xít Đức ở Stalingrad. Ở phía cực Nam, Cụm Tập đoàn quân A nhận nhiệm vụ đánh chiếm vựa dầu của Liên Xô tại Kavkaz - đặc biệt là tại vùng Baku của Azerbaijan. Đó mới là mục đích ban đầu của chiến dịch và cũng được đánh giá là yếu tố quyết định để nhanh chóng đánh bại Liên Xô. Tuy nhiên về sau, nhận thấy địa hình khu vực Kavkaz quá hiểm trở, Hitler đã điều bớt binh lực của Cụm Tập đoàn quân B để chuyển sang chiến đấu tại Stalingrad - và vì vậy phát xít Đức không có đủ quân lực để đe dọa đến Baku. Ngược lại, nếu Hitler từ bỏ việc đánh Kavkaz thì Đức cũng có thể dồn quân từ Cụm Tập đoàn quân A lên Stalingrad để củng cố cạnh sườn yếu của Cụm Tập đoàn quân B và thậm chí cũng có thể giúp đỡ lực lượng này trong việc tác chiến trong thành phố. Rõ ràng tham vọng của Hitler đã vượt quá khả năng của quân Đức.
Stalingrad cũng là nơi thể hiện ý chí và tính kỉ luật của cả hai phe tham chiến. Trong giai đoạn đầu, Hồng quân phải bảo vệ thành phố trước sự tấn công dữ dội của phát xít Đức. Tổn thất của họ lúc đó thật là khủng khiếp, ước tính rằng một tân binh tham chiến tại một số đơn vị tiền phương sẽ không sống sót quá một ngày, còn đối với một sĩ quan là ba ngày. Sự hi sinh của các chiến sĩ Hồng quân được bất tử hóa bởi dòng chữ khắc trên bức tường nhà ga xe lửa - vị trí đã "đổi chủ" đến 15 lần trong suốt chiến dịch - của một binh sĩ Hồng quân thuộc Sư đoàn Cận vệ số 13 (nguyên là Sư đoàn bộ binh số 100) của tướng Rodimtsev khi anh bị thương nặng và đang hấp hối:
Các binh sĩ Đức cũng thể hiện tính kỉ luật cao độ của họ trong thời gian họ bị Hồng quân bao vây. Đây là lần đầu tiên việc này được thể hiện khi một lực lượng quy mô khổng lồ của phát xít Đức nằm trong một tình thế hết sức khó khăn. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của chiến dịch khi thực phẩm và quần áo bị thiếu hụt, nhiều lính Đức bị chết đói, chết rét nhưng kỷ luật của Tập đoàn quân số 6 vẫn được giữ nghiêm minh cho đến tận giờ phút cuối cùng, khi mọi người đều nhận thấy rằng kháng cự là vô ích. Bản thân Tư lệnh Friedrich Paulus cũng tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của Hitler bất chấp các tướng lĩnh Đức khác - kể các Von Manstein - khẩn khoản yêu cầu ông nhanh chóng mở một cuộc phá vây thoát ra ngoài.
Vinh danh
Trong trận Stalingrad này, dù đã hứng chịu tổn thất to lớn (hơn cả thiệt hại của quân Đức) mà Hồng quân hoàn toàn đánh bại một lực lượng tinh nhuệ hạng nhất trong quân lực Đức trên Mặt trận Nga - Tập đoàn quân thứ sáu của Paulus, chứ không phải là những đội hình yếu ớt và tuyệt vọng như ở trận Berlin vào năm 1945. Vì sự dũng cảm và anh hùng của các chiến sĩ Hồng quân bảo vệ thành phố, năm 1945 Stalingrad được phong danh hiệu Thành phố Anh hùng. Tháng 10 năm 1967, 24 năm sau ngày diễn ra trận đánh, tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi được dựng lên ngọn đồi Mamayev Kurgan, đỉnh cao của thành phố. Đây cũng là nơi xây dựng khu tượng đài nổi tiếng rất to lớn để ghi nhớ trận đánh và tên của hơn một triệu chiến sĩ Hồng quân Xô Viết đã hi sinh tại Stalingrad. Khu phức hợp nhằm kỷ niệm các liệt sĩ trận vong tại Stalingrad bao gồm cả những ngôi nhà đổ nát trong thành phố được mọi người giữ nguyên trạng nhằm kỷ niệm trận đánh. Những chứng tích về các trận đánh ở Kho thóc Lớn, ở ngôi nhà Pavlov vẫn được bảo tồn để mọi người tham quan. Khoảng 50 năm sau trận ác chiến, những đống xương khô hãy còn phủ đầy các ngọn đồi gần thành phố. Và đến tận bây giờ hài cốt của các liệt sĩ và những mảnh sắt thép vụn vẫn được tìm thấy trên đồi Mamayev như một biểu tượng của sự hi sinh to lớn của các chiến sĩ cũng như của thắng lợi rực rỡ của Hồng quân tại trận đánh mang tính bước ngoặt này.
Huân chương Suvorov hạng nhất đã được trao tặng cho G.K.Zhukov, A.M.Vasilevsky, N.N. Voronov, N.F.Vatutin, A.I.Yeryomenko, K.K.Rokossovsky vì có thành tích góp phần vào công tác lãnh đạo chung đưa cuộc phản công ở Stalingrad đến thắng lợi to lớn. Rất nhiều tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cũng được khen thưởng. Trung tướng Aleksandr Rodimtsev, Tư lệnh sư đoàn cận vệ số 13 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết. Còn, thống chế Đức Friedrich Paulus bị bắt làm tù binh, ông tham gia vào một tổ chức của các tướng lĩnh Đức bị bắt làm tù binh, với mục đích kêu gọi chế độ Hitler chấm dứt chiến tranh và đàm phán với Liên Xô. Ông được thả vào năm 1953 và trở thành thanh tra công an ở Đông Đức vào cuối đời. Ông qua đời tại đây vào năm 1957.
Sau khi I. V. Stalin chết (1953), cùng với trào lưu chống sùng bái cá nhân Stalin, ban lãnh đạo Liên Xô đã đổi tên thành phố Stalingrad thành Volgograd nhưng trận chiến vĩ đại ở đây vẫn mang tên là trận Stalingrad.
Chiến thắng tại Stalingrad đã giúp cho uy tín cũng như vị thế chính trị của Stalin, Liên Xô và phong trào cộng sản được nâng cao đáng kể trên toàn thế giới. Tờ báo The Daily Telegraph của Anh đã ca ngợi tinh thần chiến đấu của binh sĩ Liên Xô và tuyên bố chiến thắng của Hồng quân tại Stalingrad đã "cứu vãn nền văn minh châu Âu" . Nước Anh cũng tổ chức một ngày lễ kỉ niệm được gọi là "Ngày Hồng quân" vào ngày 23 tháng 2 năm 1943, tròn 3 tuần sau chiến thắng này. Vua Geogre VI của Anh còn cho rèn một thanh gươm được gọi là Gươm Stalingrad, thanh gươm này về sau đã được đích thân Thủ tướng Anh Churchill trao tặng cho Stalin tại Hội nghị Tehran năm 1943 . Tổng thống Mỹ Roosevelt cũng đã gửi một bức điện chúc mừng chiến thắng của Stalin và Liên Xô, trong đó ông đã gọi trận đánh Stalingrad là "một trong những chương đáng tự hào nhất trong cuộc đấu tranh của các dân tộc trên toàn thế giới chống lại chủ nghĩa phát xít"
Trong văn hóa đại chúng
Các điều kiện khắc nghiệt của trận chiến bao gồm mùa đông Nga khủng khiếp gây ra cái lạnh và cái đói cho quân Đức đã được thể hiện trong một số bộ phim của Đức, Nga , Anh và Hoa Kỳ. Trận đánh cũng được thể hiện trong một số tác phẩm văn học vì tầm quan trọng của nó trong việc đẩy lui quân xâm lược Đức và cả về sự khốc liệt và tàn bạo của chiến trường, nơi con số binh sĩ thương vong thuộc dạng kinh hoàng đến mức chưa từng có trước đây.
Vũ khí được sử dụng
Hồng quân Xô Viết: súng ngắn Tokarev TT-33, súng ngắn ổ quay Nagant 1895; súng tiểu liên PPSh-41, PPS-42 và PPS-43, PPD-40; súng trường Mosin Nagant M91/30 (phiên bản bình thường lẫn phiên bản bắn tỉa), Mosin Nagant M38 Carbine, súng trường bán tự động SVT-40; trung liên Degtyarov DP-28; súng máy Maxim M1910, súng máy hạng nặng DShK; lựu đạn F1, RPG-40 và RGD-33; xe tăng T-26, T-34, súng trường chống tăng PTRS-41 và PTRD, chai xăng...
Phát xít Đức: súng ngắn Luger P08, Walther P38, Walther PPK, súng tiểu liên MP-38 và MP-40, súng trường Karabiner 98k, súng trường bán tự động Gewehr 43 và Gewehr 41, trung liên FG-42, súng máy MG-34, súng máy MG-42, lựu đạn M24, súng chống tăng Panzerschreck, súng phòng không Flak-38, xe tăng Panzer II, Panzer III, Panzer IV, pháo tự hành StuG-3...
Chú thích
Tham khảo
Tiếng Việt
Beevor, Antony (2018), Stalingrad - Trận chiến định mệnh, Trịnh Huy Ninh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức và Công ty cổ phần Sách Omega.
Chuikov (1985), Xta-lin-grát trận đánh của thế kỷ. Nguyễn Hữu Thân dịch, Trần Anh Tuấn hiệu đính, Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
Stemenco (1985), Bộ Tổng tham mưu Xô-viết trong chiến tranh (hồi ký), Trần Anh Tuấn dịch, Moskva: Nhà xuất bản Tiến bộ, 2 quyển.
Vasilevsky, Sự nghiệp cả cuộc đời (hồi ký), Moskva: Nhà xuất bản Tiến bộ.
Zhukov, Georgi Konstantinovich (1987), Nhớ lại và suy nghĩ (hồi ký), Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 3 tập.
Tiếng Anh
Baird, Jay W (1969). The Myth of Stalingrad, Journal of Contemporary History, Sage Publications, Ltd.
Beevor, Antony (1999). Stalingrad: The Fateful Siege: 1942-1943. New York: Penguin Books.
Bernig,Jorg (1997). Eingekesselt: Die Schlacht um Stalingrad im deutschsprachigen Roman nach 1945: (German Life and Civilization Journal No 23),: Peter Lang publishers.
Clark, Alan (1965). Barbarossa: the Russian-German conflict
Craig, William (1973). Enemy at the Gates: The Battle for Stalingrad New York: Penguin Books (paperback, ISBN 0-14-200000-0)
Dibold, Hans (2001) Doctor at Stalingrad. Littleton, CO: Aberdeen, (hardcover, ISBN 0-9713852-1-1).
Einsiedel, Heinrich Graf von; Wieder, Joachim. Stalingrad: Memories and Reassessments. New York: Sterling Publishing, 1998 (paperback, ISBN 1-85409-460-2); London: Cassell, 2003 (paperback, ISBN 0-304-36338-3).
Erickson, John. The Road to Stalingrad: Stalin's War with Germany, Vol. 1. Boulder, CO: Westview Press, 1984 (hardcover, ISBN 0-86531-744-5); New York: HarperCollins Publishers, 1985 (hardcover, ISBN 0-586-06408-7); New Haven, CT; London: Yale University Press, 1999 (paperback, ISBN 0-300-07812-9); London: Cassell, 2003 (paperback, ISBN 0-304-36541-6).
Golovanov, A.Ye.(2004) Dalnyaya bombardirovochnaya. Delta NB, Moscow.
Goodwin, Doris Kearns (1994). No Ordinary Time: Franklin and Eleanor Roosevelt: The Home Front in World War II New York: Simon & Schuster (paperback, ISBN 0-671-64240-5)
Holl, Adelbert. (2005) An Infantryman In Stalingrad: From ngày 24 tháng 9 năm 1942 to ngày 2 tháng 2 năm 1943. Pymble, NSW, Australia: Leaping Horseman Books (hardcover, ISBN 0-9751076-1-5).
Hoyt, Edwin Palmer. (1999) 199 Days: The Battle for Stalingrad. New York: A Forge Book, (paperback, ISBN 0-312-86853-7).
Jones, Michael K. (2007) Stalingrad: How the Red Army Survived the German Onslaught. Drexel Hill, PA: Casemate, (hardcover, ISBN 978-1-932033-72-4)
Walter Moss, A History of Russia: Since 1855, Tập 2, Anthem Press, 2005. ISBN 1-84331-034-1.
MacDonald, John. (1986) Great Battles of World War II. London: Michael Joseph books.
Manstein, Erich von; Powell, Anthony G. (Ed. & Trans.); Liddell Hart, B. H. (Preface); Blumenson, Martin (Introduction) (2004). Lost Victories: The War Memoirs of Hitler's Most Brilliant General. St. Paul, MN: Zenith Press. ISBN 0-7603-2054-3.
Mayer, SL & Taylor, AJP (1974). History of World War II. London: Octopus Books. ISBN 0-7064-0399-1 & ISBN 978-0-7064-0399-2
Raus, Erhard. Panzer Operations: The Eastern Front Memoir of General Raus, 1941-1945, compiled and translated by Steven H. Newton. Cambridge, MA: Da Capo Press, 2003 (hardcover, ISBN 0-306-81247-9); 2005 (paperback, ISBN 0-306-81409-9).
Rayfield, Donald. Stalin and His Hangmen: The Tyrant and Those Who Killed for Him. New York: Random House, 2004 (hardcover, ISBN 0-375-50632-2); 2005 (paperback, ISBN 0-375-75771-6).
Peter Antill, Peter Dennis, Stalingrad 1942, Osprey Publishing, 19-06-2007. ISBN 1-84603-028-5.
Roberts, Geoffrey. (2002) Victory at Stalingrad: The Battle that Changed History. New York: Longman, (paperback, ISBN 0-582-77185-4).
Samsonov A.M., (1989) Stalingrad Battle, 4th ed. re-edited and added-to, Moscow, Science publishing. (in Russian)
Shirer, William L. (1960). The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi Germany New York: Simon & Schuster.
Snyder, David R. (2005). Review in The Journal of Military History 69 (1), 265-266.
Taylor, A.J.P. and Mayer, S.L., eds. (1974) A History Of World War Two''. London: Octopus Books. ISBN 0-7064-0399-1.
Liên kết ngoài
Tư liệu tiếng Việt
A. M. Vailevsky, Sự nghiệp cả cuộc đời (bản tiếng Việt), NXB Tiến bộ, Moskva, 1986
G. K. Zhukov, Nhớ lại và suy nghĩ - Tập 2 (bản tiếng Việt), NXB Quân dội Nhân dân, Hà Nội, 1987.
V. I. Tchuikov, Stalingrad - trận đánh của thế kỷ (bản tiếng Việt). NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 1985
S. M. Stemenko, Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh - Tập 1 (bản tiếng Việt), NXB Tiến bộ, Moskva, 1985
Tư liệu tiếng Nga
Trang web chính thức của Bảo tàng Toàn cảnh Volgograd
Tư liệu tiếng Đức
Stalingrad - Bilder einer erbitterten Schlacht
Tư liệu tiếng Xécbi
Chiến dịch Blau
Trận Stalingrad
Chiến dịch Sao Thiên Vương
Thảm họa của Tập đoàn quân số 6
Tư liệu tiếng Anh
Trận Stalingrad Trên báo The Times
Tóm tắt diễn biến chiến dịch
Stalingrad-info.com, tài liệu của Nga về bản đồ tác chiến, ảnh chụp, di tích,... trận đánh - đã được dịch sang tiếng Anh
Trận Stalingrad với bản đồ, tranh ảnh, video minh họa cùng các nguồn sơ cấp và thứ cấp
Stalingrad Battle 1942–1943
Thông tin, tranh ảnh và bản đồ Trận Stalingrad
Battle Of Stalingrad - The Tide of the Second World War Turns Decisively in Favour of the Allies
The Battle of Stalingrad in Film and History Được viết theo cách nhìn của những người cộng sản và những người cánh tả.
Soviet Artilleryman's Story Of Stalingrad: Isaak Kobylyanskiy
Roberts, Geoffrey. "Victory on the Volga", The Guardian, 28 tháng 2 năm 2003
The Great Battle on the Volga trên Google Video
Tranh ảnh về Trận Stalingrad trên WW2-Pictures.com
Stalingrad
Bản đồ diễn biến trận phòng thủ Stalingrad từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 12 tháng 9 năm 1942
Bản đồ diễn biến các trận đánh trong nội đô Stalingrad từ 13 tahsng 9 đến 18 tháng 11 năm 1942
Bản đồ diễn biến cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại khu vực Stalingrad
Bản đồ diễn biến chiến dịch Sao Thổ, chiến dịch Bão Mùa đông, cuộc đột kích Tatsinskaya và chiến dịch Cái Vòng
Điện ảnh
Phim tài liệu của Star Media về "Chiến dịch Stalingrad"
Những trận đánh lớn trong lịch sử
Xung đột năm 1942
Xung đột năm 1943
Chiến trường châu Âu (Thế chiến thứ hai)
Trận đánh trong Thế chiến thứ hai
Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ hai)
Chiến dịch Blau
Trận đánh liên quan tới Đức
Lịch sử Slovakia
Stalin
Liên Xô năm 1942 |
12599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1t-b%E1%BA%A3o%20C%C3%A1p-gi%E1%BA%A3i | Đạt-bảo Cáp-giải | Đạt-bảo Cáp-giải (zh. 達保哈解, bo. dvags-po lha-rje དྭགས་པོ་ལྷ་རྗེ་), 1079-1153, là tên dịch theo âm Hán Việt, cũng được biết dưới tên Gampopa (bo. sgam po pa སྒམ་པོ་པ་);
Một trong những Đại sư của dòng Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་) tại Tây Tạng. Năm 26 tuổi, sau khi vợ mất, Sư trở thành tăng sĩ và theo học giáo pháp của phái Ca-đương (zh. 迦當派, bo. bka' gdams pa བཀའ་གདམས་པ་). Trong quá trình tu học, Sư được gặp Mật-lặc Nhật-ba (bo. milarepa མི་ལ་རས་པ་), một đạo sư tiếng tăm lừng lẫy và được Mật-lặc Nhật-ba truyền cho pháp môn Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā).
Sau khi xuất gia – được thúc đẩy bởi sự bất lực trước cái chết của vợ và con trong một cơn dịch, mặc dù là một y sĩ – Đạt-bảo Cáp-giải được hướng dẫn vào giáo lý của dòng Ca-đương, một dòng được A-đề-sa (sa. atīśa) Đại sư sáng lập. Sư chăm chỉ tu tập, giữ giới luật nghiêm túc. Nhưng lý luận khô khan của tông này không dẹp hết những hồ nghi và vì vậy Sư quyết định xuống áo cà sa và trở thành một du sĩ tham đạo.
Một ngày kia, Sư nằm mộng thấy linh ảnh của một vị tăng sĩ màu xanh, tóc tai rối bù. Trong ảnh đó, vị tăng sĩ nhìn Sư cười, mắt sáng long lanh và nhổ nước bọt vào mặt Sư. Không bao lâu sau đó, Sư bắt đầu du phương – là một điều mà các vị Lạt-ma thỉnh thoảng vẫn làm. Trên đường đi, Sư bị lạc vào một vùng hẻo lánh của Hi-mã-lạp sơn và quả nhiên gặp một người có màu da xanh, trông rất ốm yếu và người đó không là ai khác hơn là Mật-lặc-nhật-ba. Mật-lặc-nhật-ba nhếch mép cười khi thấy Sư ngần ngừ bước vào. Không nói gì cả, ông đưa cho Sư một cái sọ người đựng đầy Chang (một loại bia) và ép uống hết – theo cách của Mật giáo bày tỏ phép tâm truyền tâm giữa thầy với trò. Sư từ chối không uống vì giới luật không cho phép. Mật-lặc-nhật-ba cười lớn – giống như trong linh ảnh đã hiện và nói ngay rằng, học theo một vị Phật đang hiện tiền tốt hơn bám giữ vào một giới luật hẹp hòi. Ông chế ngạo cách tu hành theo khuôn khổ, không có tính cách quảng đại của dòng Ca-đương. Đối với ông, cách tu luyện như thế không giúp được một người thượng căn ham học. Ngay tại chỗ, Sư uống cạn một hơi, nhìn thẳng vào mắt Mật-lặc-nhật-ba và nhận ra rằng, linh ảnh đã biến thành sự thật: vị tăng sĩ giác ngộ này xem như đã nhổ nước bọt vào mặt ông và đã trao truyền năng lực cho kẻ thông thái nhưng chưa thật sự thức tỉnh đó. Cũng trong phút đó, Mật-lặc-nhật-ba biết đã tìm ra truyền nhân của mình. Sau đó, Sư ở lại với thầy tu tập thiền định và nghe giảng pháp.
Một ngày kia, Mật-lặc-nhật-ba báo cho Sư hay rằng đã tới lúc phải rời thầy ra đi. Tới ngày từ giã thầy và xa thầy mãi mãi, Sư quỳ dưới chân Mật-lặc-nhật-ba, để cho vị đạo sư để hai chân lên đầu mình và nhận một luồng chân khí để nhờ đó đạt được tâm thức đại viên kính trí của Phật. Sau buổi lễ này, Sư xin thầy cho một lời nhắn nhủ cuối cùng. Mật-lặc-nhật-ba nhún vai và nói: "Ngồi thiền thì ngươi còn phải ngồi nhiều và thường xuyên, còn học thì tuyệt đối không còn gì để học nữa." Sau đó, Mật-lặc-nhật-ba không nói gì nữa. Sư xuống núi, vừa đi qua khỏi một con suối thì nghe phía sau Mật-lặc-nhật-ba kêu réo: "Ta còn một lời dạy cuối cùng" tiếng kêu lẫn trong tiếng suối reo, "Và lời này thật sự là bí mật và thâm sâu, chỉ dành chỉ dạy cho các bậc xuất sắc nhất trong giới thượng căn." Sư yên lặng nín thở quay đầu lại, tim đập thình thình. Mật-lặc-nhật-ba bèn quay lưng, vén váy lên và cho Sư thấy mông đít trần truồng đã đóng thành sẹo sau nhiều nằm ngồi trên đá thiền định. "Lời dạy cuối cùng của ta đây, hãy nhớ!" Mật-lặc-nhật-ba kêu to.
Đúng như lời tiên đoán của Mật-lặc-nhật-ba, mặc dù tu tập mười ba tháng với thầy nhưng sau ba năm tu tập, toạ thiền cực khổ kế tiếp Sư mới chứng ngộ yếu chỉ Đại thủ ấn.
Sau khi Mật-lặc Nhật-ba nhập diệt, Sư thành lập tông Ca-nhĩ-cư (đúng hơn, môn đệ của Sư). Sư soạn bộ Bồ-đề đạo thứ đệ tuỳ phá tông trang nghiêm (xem Bồ-đề đạo thứ đệ) và tác phẩm này đã hợp nhất hai trường phái Ca-nhĩ-cư và Ca-đương "như hai dòng nước hoà vào nhau."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Phật giáo Tây Tạng
Sinh năm 1079
Mất năm 1153 |
12600 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m%20H%C6%B0%20%C4%90%E1%BA%AFc%20Th%C3%B4ng | Hàm Hư Đắc Thông | Hàm Hư Đắc Thông (zh. hánxū détōng 涵虚得通, ja. kanko tokutsū, ko. hamhŏ tŭkt'ong), 1376-1433, có thụy hiệu là Kỉ Hòa (zh. 己和, ko. kihwa), nguyên là tăng sĩ trước thời kì Cao Li thuộc Thiền tông Triều Tiên, là nhân vật lĩnh đạo Phật giáo kiệt xuất thuộc thế hệ của này. Hàm Hư vốn là một nhà Nho học nổi danh, nhưng chuyển sang Phật giáo vào lúc 21 tuổi sau cái chết của một người bạn thân. Sư hành cước khắp các sơn tự ở Triều Tiên, cho đến dịp may trở thành đệ tử của Quốc sư Vô Học (zh. 無學). Các tác phẩm của Kỉ Hòa là một pha trộn giữa sự đả phá tôn sùng ngẫu tượng và ngôn ngữ thiền đốn ngộ, cùng nhận thức sâu sắc về giáo môn. Do vậy, sư tiếp nhận ở Tri Nột tinh thần hợp nhất giữa Phật giáo Thiền tông và giáo môn.
Trong các tác phẩm của sư, có 4 tác phẩm đặc biệt tạo nên ảnh hưởng sâu đậm về sau cho Thiền tông Hàn Quốc. Đó là:
Luận giải về kinh Viên Giác, nhan đề Viên Giác kinh giải thuyết nghị (zh. 圓覺經解説誼)
Biên soạn và phụ chú về 5 luận giải nổi tiếng về kinh Kim Cương,
Biên soạn và phụ chú về Vĩnh Gia tập, nhan đề Vĩnh Gia tập khoa chú thuyết nghị (zh. 永嘉集科註説誼).
Hiển chính luận (zh. 顯正論).
Cũng như kết quả từ tác phẩm thứ tư của mình, Hàm Hư đã tự xem mình là Phật tử chính bị tố cáo trong sự phê phán của Tân Nho gia và Sư cũng phản ứng quyết liệt sự phê phán của Tân Nho giáo đối với Phật giáo thời bấy giờ. Sư viên tịch trong lúc trú tại chùa Tịnh Thủy (zh. 淨水寺), tọa lạc tại đầu phía nam đảo Giang Hoa (zh. 江華島), nay Phật tử vẫn còn được viếng tháp của sư ở nơi đây. Có một luận án tiến sĩ phân tích hành trạng và tác phẩm của Hàm Hư của Muller (1993) và bản dịch của Muller (1999) về luận giải kinh Viên Giác của Hàm Hư.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Thiền sư Triều Tiên |
12605 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%99 | Ngộ | Ngộ (zh. wù 悟, ja. satori 悟 り), là một thuật ngữ của Thiền tông, được dùng để chỉ sự "nhận thức", "trực nhận", "thấu hiểu xuyên suốt". "Nhận thức" ở đây không phải là sự hiểu biết thông thường hoặc nhận thức theo các hệ thống triết lý mà chính là sự trực nhận chân lý không có sự phân biệt giữa "người nhận thức" và "vật được nhận thức" (nhân vật bất nhị 人物不二). Một danh từ khác đồng nghĩa với ngộ là Kiến tính (ja. kenshō). Từ Đại ngộ triệt để cũng thường được sử dụng để chỉ sự Giác ngộ tột cùng, viên mãn.
Danh từ Ngộ được thông dụng khi Thiền tông bắt đầu hưng thịnh. Trước đó, các Cao tăng hay dùng chữ Bồ-đề (zh. 菩提), cách phiên âm chữ Bodhi của Phạn ngữ hoặc cách dịch nghĩa của nó là Giác, Giác ngộ (覺悟) hơn. Có lẽ các vị Thiền sư muốn thống nhất hoá tư tưởng "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự", chủ trương đem danh từ Ngộ vào pháp ngữ.
Nếu nghiên cứu kĩ cách sử dụng danh từ Ngộ và Giác (Bồ-đề) trong các kinh luận, thiền ngữ Trung Quốc, người ta có thể thấy được một sự khác biệt tinh tế trong cách sử dụng. Ngộ thường được dùng để chỉ cái kinh nghiệm thức tỉnh trong ý nghĩa ngay tức thì của nó trong khi Giác được dùng với nghĩa "Ngộ thường trực". Người đã có kinh nghiệm Ngộ cần phải tu tập thêm để đạt đến mức toàn vẹn của Giác.
Trong thời gian Thiền tông phát triển tại Nhật, các vị Thiền sư tại đây lại phân biệt giữa hai danh từ Ngộ (ja. satori) và Kiến tính (zh. 見性, ja. kenshō) và sự khác biệt giữa hai danh từ này cũng giống như trường hợp giữa Giác và Ngộ. Trong những khóa thực hành thiền căn bản, các vị Lão sư thường dùng danh từ Kiến tính để chỉ những kinh nghiệm ngộ đạo ban sơ của thiền sinh, rất ít khi dùng chữ Ngộ.
Xem thêm
Thiền tông
Vô minh
Không tính
Vô ngã
Luân hồi
Vô thường
Duyên khởi
Tứ diệu đế
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Triết lý Phật giáo
Thiền tông
Phật giáo Nhật Bản
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Thuật ngữ thiền |
12606 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%99%20t%C3%ADch | Ngộ tích | Ngộ tích (zh. 悟跡, ja. goseki) là dấu vết của sự ngộ nhập, của kinh nghiệm Kiến tính. Theo Thiền tông thì sự chứng ngộ thâm sâu không để lại một dấu vết gì. Người nào có những hành động mà những người xung quanh có thể nhận ra được là đã có chút tỉnh, có ngộ nhập thì vị này được gọi là có "ngộ tích" và các Thiền gia chính tông cũng không ngần ngại gì với sự quả quyết rằng, người đó "mang hơi hám của sự giác ngộ." Chỉ khi nào "hơi hám" này hoàn toàn biến mất và người này sống thật tự nhiên với cái đã chứng ngộ được và cũng không tự biết mình đã chứng ngộ mà cũng không đề cao việc này – lúc đó người này mới được Thiền tông thừa nhận là đã chứng ngộ.
Quốc sư Nam Dương Huệ Trung một lần thử một vị tăng – vị này mang danh hiệu Tam Tạng (thông cả ba tạng kinh điển) và tự xưng là có tha tâm thông (Lục thông) – nghĩa là đọc được ý nghĩ của người. Sư hỏi vị này: "Ông thử nói, hiện giờ Lão tăng ở chỗ nào?" Tăng thưa: "Hoà thượng là thầy của một nước, sao lại đến Tây Xuyên xem đò đưa?" Sư im lặng giây lâu, hỏi tiếp: "Ông hãy nói, hiện giờ Lão tăng ở chỗ nào?" Tăng thưa: "Hoà thượng là thầy của một nước, sao lại đến cầu Thiên Tân xem khỉ đùa giỡn?" Sư im lặng giây lâu, lại hỏi: "Ông hãy nói, hiện giờ Lão tăng ở chỗ nào?" Tăng mờ mịt không biết nói gì. Sư liền quát: "Dã hồ tinh! Tha tâm thông ở chỗ nào!"
Thiền sư Vân Cư Đạo Ưng lúc còn ở với thầy là Động Sơn Lương Giới có thiên thần dâng cơm cúng dường, vì vậy mà Sư không đến trai đường. Nghe chuyện này, Động Sơn bảo sư: "Ta bảo ông là kẻ vẫn còn kiến giải. Ông hãy đến đây buổi chiều." Chiều, Sư đến. Động Sơn gọi Sư: "Am chủ Ưng!" Sư ứng thinh: "Dạ!" Động Sơn bảo: "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác là cái gì?" Sư trở về am ngồi lặng lẽ, thiên thần tìm mãi không thấy, trải ba ngày như thế mới thôi cúng dường.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Thiền tông |
12607 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20%C4%91%E1%BA%A1o | Ngũ đạo | Ngũ đạo (zh. wǔdào 五道, ja. godō) được phân thành hai loại như sau:
I. Chỉ năm đường tái sinh của Hữu tình, đó là Lục đạo loại trừ A-tu-la ra, bao gồm:
Địa ngục (地獄)
Ngạ quỷ (餓鬼)
Súc sinh (畜生)
Nhân gian (人間)
Thiên thượng (天上)
Cũng viết là Ngũ thú (zh. 五趣, sa. gati-pañcaka)
II. Ngũ đạo (sa. pañcamārga), cũng được gọi là Duy thức tu đạo ngũ vị; song song với Thập địa là con đường tu học của một vị Bồ Tát với năm giai đoạn, được Đại sư Vô Trước (sa. asaṅga) đề xướng:
Tư lương đạo (zh. 資糧道, sa. saṃbhāra-mārga), tức là tích trữ lương Phật đạo, trì Giới, Nhiếp căn, tu tập Chỉ, Quán;
Gia hạnh đạo (zh. 加行道, sa. prayoga-mārga), ở đây có nghĩa là chuẩn bị, tu tập như trên để những thiện căn vững chắc, trở thành thiện căn bản (sa. kuśalamūla);
Kiến đạo (zh. 見道, sa. darśana-mārga), cũng được gọi là Thông đạt đạo;
Tu tập đạo (zh. 修習道, sa. bhāvanā-mārga), thực hành 37 Bồ-đề phần;
Vô học đạo (zh. 無學道, sa. aśaikṣa-mārga), có nghĩa là đến bờ bên kia, không còn gì để học, cũng được gọi là Cứu cánh đạo (zh. 究竟道, sa. niṣṭhāmārga), tức là đạo tột cùng, đạo tuyệt đối đoạn hoặc, chứng ngộ chân lý.
Các phép tu hành của mỗi giai đoạn trên được trình bày khác nhau trong Thanh văn thừa (sa. śrāvakayāna), Độc giác thừa (sa. pratyekabuddhayāna) và Bồ Tát thừa (sa. bodhisattvayāna). Trong Bồ Tát thừa thì Kiến đạo mới là bước đầu của Bồ Tát thập địa. Mặc dù có mang tên là Duy thức tu đạo ngũ vị nhưng ngũ đạo được áp dụng trong tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừa. Tại Tây Tạng, Ngũ đạo được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm mang tên Bồ-đề đạo thứ đệ (bo. lamrim).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
12608 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p%20X%E1%BB%A9ng | Pháp Xứng | Pháp Xứng (zh. 法稱, sa. dharmakīrti) là một trong những Luận sư quan trọng nhất của triết học đạo Phật, đại điện quan điểm của Nhân minh học (sa. hetuvidyā), sống trong thế kỉ thứ 7 (~ 600-650) tại Nam Ấn Độ và là môn đệ của Hộ pháp (sa. dharmapāla) tại Na-lan-đà (Thập đại luận sư).
Sư sinh ra trong một gia đình theo đạo Bà-la-môn (sa. brāhmaṇa) và đã tinh thông tất cả những môn học thời đó lúc còn trẻ. Sau đó, Sư bắt đầu nghiên cứu, tu học Phật pháp với tư cách của một Cư sĩ. Phật học lôi cuốn Sư đến mức Sư bỏ đạo Bà-la-môn, đến viện Na-lan-đà thụ giới cụ túc và tham học với Hộ pháp. Các tác phẩm của Trần-na (sa. dignāga, diṅnāga) tại viện Phật học này chính là yếu tố ngộ đạo của Sư. Sau khi kết thúc giai đoạn tu tập, Sư bắt đầu công việc hoằng hoá, xiển dương đạo Phật, viết nhiều luận giải, đại diện Phật giáo tham dự nhiều cuộc tranh luận. Trong những cuộc tranh luận này, Sư dùng Nhân minh học để hàng phục đối phương và trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng đặt Sư lên một địa vị cao hơn cả Trần-na. Trong những năm cuối đời mình, Sư từ bỏ việc chu du đây đó và lui về một trụ trì một Tinh xá tại Orissa (bây giờ là Kālinga) và mất tại đây.
Sử sách miêu tả Sư là một người tự lực cánh sinh, căm ghét tính phàm tục của dân dã và các tăng chúng dối trá, nhưng Sư cũng được tả là một Đại sư thiếu khiêm tốn, nếu không nói là kiêu mạn. Nhà sử học nổi tiếng của Tây Tạng là Bố-đốn (bo. bu ston བུ་སྟོན་) có ghi lại một sự việc sau: Sau khi Sư viết và trình bày Lượng thích luận (sa. pramāṇavarttika-kārikā) và -chú (-vṛtti), nhiều người không hiểu nổi. Những người hiểu được thì trở nên ganh tị, tuyên bố rằng, tác phẩm này không đúng. Họ lấy dây buộc bài luận này vào lưng một con chó và cho nó chạy rong ngoài đường, với kết quả là những trang (lá bối) của luận này bay tung toé khắp nơi. Thấy cảnh tượng này, Sư tuyên bố rằng: "con chó sẽ chạy đến khắp nơi và truyền bá tác phẩm này toàn thế giới".
Những lời sau đây của Sư còn được lưu lại:
"Loài người có những đặc tính, tư tưởng rất phàm; họ không hướng vào nội tâm để tìm lấy cái tinh hoa, cốt tuỷ. Không chú ý đến những lời dạy của Thiện tri thức đối với họ chưa đủ, họ còn phát lòng thù ghét và ganh tị. Vì vậy mà ta cũng chẳng viết cho họ. Tuy thế, tâm của ta đã có được niềm an vui khi viết tác phẩm này bởi vì qua nó, lòng quý trọng thiền định thâm sâu vượt qua mọi ngôn ngữ của ta đã được bù đáp."
Sư viết nhiều luận giải nhưng quý giá hơn hết là các tác phẩm về Nhân minh học Phật giáo. Trong lĩnh vực này, truyền thống Tây Tạng có giữ lại bảy tác phẩm của Sư, được gọi chung là Pháp Xứng nhân minh thất bộ, là luận lý học nền tảng của Phật giáo Tây Tạng (tất cả đều chưa được dịch ra Hán ngữ).
Bảy tác phẩm chính về Nhân minh học của Sư là:
Quan tướng thuộc luận (zh. 觀相屬論, sa. saṃbandhaparīkṣāprakaraṇa, bo. འབྲེལ་པ་བརྟག་པ་), chỉ còn bản Tạng ngữ;
Lượng quyết định luận (zh. 量決定論, sa. pramāṇaviniścaya, bo. ཚད་མ་རྣམ་པར་ངེས་པ་), chỉ còn bản Tạng ngữ. Bộ luận này được chia làm 3 phần với chủ đề thụ tưởng, kết luận và trình bày phương pháp suy diễn ba đoạn (en. syllogism). Luận này được xem là bản nhỏ của Lượng thích luận vì hơn nửa phần được trích ra từ đây;
Lượng thích luận (zh. 量釋論, sa. pramāṇavarttika-kārikā, bo. ཚད་མ་རྣམ་འགྲེལ་ཚིག་ལེའུར་བྱས་པ་), luận quan trọng nhất, chú giải Tập lượng luận (sa. pramāṇasamuccaya) của Trần-na (sa. dignāga);
Chính lý nhất đích luận (zh. 正理一滴論, sa. nyāyabindu-prakaraṇa, bo. རིགས་པའི་ཐིགས་པ་ཞེས་བྱ་བའི་རབ་ཏུ་བྱེད་པ་);
Nhân luận nhất đích luận (zh. 因論一滴論, sa. hetubindu-nāma-prakaraṇa, bo. གཏན་ཚིགས་ཀྱི་ཐིགས་པ་ཞེས་བྱ་བའི་རབ་ཏུ་བྱེད་པ་), bản Tạng ngữ có, bản Phạn ngữ mới được tìm thấy. Bộ luận này được chia làm 3 phần, giảng giải về ba đoạn của suy luận;
Luận nghị chính lý luận (zh. 論議正理論, sa. vādanyāya-nāma-prakaraṇa, bo. རྩོད་པའི་རིགས་པ་ཞེས་བྱ་བའི་རབ་ཏུ་བྱེད་པ་), chỉ còn bản Tạng ngữ, nói về cách tranh luận với địch thủ;
Thành tha tướng thuộc luận (zh. 成他相屬論, sa. saṃtānāntarasiddhi-nāma-prakaraṇa, bo. རྒྱུད་གཞན་གྲུབ་པ་ཞེས་བྱ་བའི་རབ་ཏུ་བྱེད་པ་'), triết luận chống đối quan niệm Duy ngã và nói về "sự thật" của ý nghĩ người khác.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Luận sư Phật giáo
Duy thức tông
Nhà triết học Ấn Độ
Tăng sĩ Ấn Độ |
12609 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%AD | Phất tử | Phất tử (chữ Hán: 拂子, tiếng Nhật: hossu, Tạng văn: camāra), tên gọi phổ biến hơn là Phất trần (拂塵), Trần vi (麈尾) là cây đuổi ruồi, có truyền thống từ các vị Sa-môn tại Ấn Độ.
Phất tử được dùng để đuổi ruồi và các côn trùng biết bay để chúng khỏi bị đạp, nguyên là một khúc gỗ, được gắn một chùm lông đuôi ngựa ở một đầu. Trong những thiền viện tại Trung Quốc thời xưa, chỉ có vị trụ trì trong viện mới được sử dụng phất tử và các vị này sử dụng nó như là một phương tiện khai thị cho môn đệ. Phất tử trở thành một biểu tượng của "Dĩ tâm truyền tâm" trong Thiền tông và cũng được các Thiền sư truyền lại cho môn đệ xuất sắc nhất.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
12610 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh%20%C4%91%E1%BA%A1o | Thánh đạo | Đừng nhầm lẫn với Thánh giáoThánh đạo (zh. 聖道, sa. ārya-mārga, pi. ariya-magga) là Đạo xuất thế, con đường xuất thế bao gồm bốn cấp bậc. Mỗi cấp lại được phân biệt là: Thánh nhân (sa. ārya-pudgala) đi trên đạo và Thánh quả (sa. phala) của đạo đó. Bốn cấp của đạo xuất thế là:
Dự lưu (sa. śrotāpana), người mới nhập dòng;
Nhất lai (sa. sakṛḍāgāmin), người tái sinh trở lại thế gian này một lần nữa;
Bất hoàn (sa. anāgāmin), người không bao giờ trở lại thế gian này nữa; và
A-la-hán (sa. arhat).
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo |
12611 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A3o%20%C4%91%E1%BB%8F | Tảo đỏ | Tảo đỏ là những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành Rhodophyta. Phần lớn các loài rong đều thuộc nhóm này. Các thành viên trong ngành có đặc điểm chung là màu đỏ tươi hoặc tía. Màu sắc của chúng là do các hạt sắc tố phycobilin tạo thành. Phycobilin là sắc tố đặc trưng cho tảo đỏ và vi khuẩn lam. Người ta cho rằng lục lạp của tảo đỏ có nguồn gốc từ vi khuẩn lam cộng sinh với tảo mà thành.
Hiện nay đã phân loại được gần 4.000 loài tảo đỏ, phần lớn sống ở biển, chỉ có một số ít sống ở nước ngọt. Mặc dù tảo đỏ có mặt ở tất cả các đại dương nhưng chúng chỉ phổ biến ở các vùng biển ấm nhiệt đới nơi chúng có thể phân bố sâu hơn bất kỳ một sinh vật quang hợp nào. Tảo đỏ là các sinh vật đa bào và cơ thể phân nhiều nhánh. Tuy nhiên, cơ thể chúng lại không có sự biệt hóa thành các mô riêng biệt. Thành tế bào tảo đỏ có một lớp cứng bằng cellulose ở bên trong và một lớp gelatin ở bên ngoài. Tế bào của chúng có thể có một hay nhiều nhân tùy thuộc vào từng loài. Tế bào phân chia bằng cách nguyên phân. Tảo đỏ hoàn toàn không có roi bơi; không có các tế bào có khả năng di chuyển ở bất kỳ dạng nào.
Lạp lục trong tế bào tảo đỏ có phycobilin, chlorophyl a, carotene và xanthophyll. Ở vùng sâu đại dương, ánh sáng xâm nhập tới có bước sóng rất khác so với các thủy vực nông, trong điều kiện đó phycobilin có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn so với chlorophyl a. Điều này đã giải thích tại sao tảo đỏ có thể phân bố tới độ sâu 268 m (879 ft). Hợp chất carbonhydrate tích lũy trong tảo đỏ dưới dạng tinh bột floridean, một dạng polymer đặc biệt của glucose khác với dạng tinh bột của các loài thực vật khác.
Chu trình sống của tảo đỏ vô cùng phức tạp, liên quan tới một pha đơn bội và hai pha lưỡng bội. Phần lớn tảo đỏ nước mặn có cơ thể mềm mại, mỏng manh còn được gọi là thalli. Tuy nhiên tảo rạn san hô (coralline algae) có cơ thể được calci hóa nên khá vững chắc. Nó là một phần quan trọng trong việc tạo thành rạn san hô ở các vùng biển nhiệt đới. Vì cấu trúc thành tế bào vững trắc như vậy nên hóa thạch của chúng từ cách đây khoảng 700 triệu năm vẫn còn khá nhiều. Ngày nay người ta có thể chiết suất agar từ một vài giống tảo đỏ để làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn và nhiều sinh vật khác. Bên cạnh đó nó cũng là một nguồn iode quan trọng.
Phân loại
Hệ thống phân loại gần đây nhất là của Saunders vào năm 2004. Tuy nhiên cần chú ý rằng trong khi đây là một hệ thống phân loại đã được xuất bản hợp lệ nhưng nó không có nghĩa là chúng ta bắt buộc phải sử dụng theo, hệ thống phân loại của tảo vẫn còn tương đối lỏng lẻo.
Giới: Plantae (Thực vật)
Phân giới: Rhodoplantae
Ngành 1: Cyanidiophyta
Lớp: Cyanidiophyceae
Ngành 2: Rhodophyta
Phân ngành 1: Rhodellophytina
Lớp: Rhodellophyceae
Phân ngành 2: Metarhodophytina
Lớp: Compsopogonophyceae
Phân ngành 3: Eurhodophytina
Lớp 1: Bangiophyceae
Lớp 2: Florideophyceae
Phân lớp 1: Hildenbrandiophycidae
Phân lớp 2: Nemaliophycidae
Phân lớp 3: Ahnfeltiophycidae
Phân lớp 4: Rhodymeniophycidae
Xem thêm
Tảo lục
Tảo nâu
Tảo silic
Tham khảo
Encyclopedia, Colombia University Press.
Saunders, Gary W., Hommersand, Max H. (2004) Assessing red algal supraordinal diversity và taxonomy in the context of contemporary systematic data. Am. J. Bot. 91: 1494-1507
Tham khảo
Sinh vật nguyên sinh
Ngành Tảo đỏ |
12612 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF%20Th%C3%A2n | Thế Thân | Thế Thân (zh. shìqīn 世親, ja. seshin, sa. vasubandhu, bo. dbyig gnyen དབྱིག་གཉེན་), ~316-396, cũng được dịch là Thiên Thân (zh. 天親), gọi theo Hán âm là Bà-tu-bàn-đầu (zh. 婆修盤頭), Bà-tẩu-bàn-đậu (zh. 婆藪槃豆), là một Luận sư xuất sắc của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) và Duy thức tông (sa. vijñānavādin), được xem là Tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Người ta cho rằng Sư sinh tại Peshāwar (địa danh ngày nay), sống tại Kashmir và chết tại A-du-đà (ayodhyā). Sư vừa là em vừa là đệ tử của Vô Trước (sa. asaṅga), người sáng lập phái Duy thức. Vô Trước là người đã khuyến dụ Thế Thân theo Đại thừa.
Có nhiều giả thuyết về con người Thế Thân, trong đó Erich Frauwallner – một nhà Phật học người Đức – cho rằng có hai người tên Thế Thân, một là luận sư của Thuyết nhất thiết hữu bộ, là người soạn A-tì-đạt-ma-câu-xá luận nổi danh của phái này. Người kia là em của Vô Trước, đã soạn bộ Duy thức nhị thập luận. Thuyết này đã bị Lê Mạnh Thát biện bác trong tác phẩm Triết học Thế Thân (The Philosophy of Vasubandhu). Bộ Duy thức nhị thập luận này là sự tổng kết quan điểm của Duy thức tông, được dịch ra chữ Hán và Tây Tạng. Sư cũng là tác giả của Duy thức tam thập tụng, luận giải quan điểm của Duy thức tông, cũng như tác giả của nhiều bài luận về các tác phẩm của Vô Trước và về giáo lý Đại thừa như Thập địa, Kim cương kinh, Diệu pháp liên hoa kinh, A-di-đà kinh (sa. sukhāvatī-vyūha).
Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn, một năm sau khi người anh là Vô Trước thụ giới cụ túc. Lúc đầu, Sư học giáo lý Phật giáo Nguyên thủy tại Phú-lâu-sa-phú-la (sa. Puruṣapura), sau đó tại Kashmir. Sau bốn năm ngụ tại Kashmir (342-346), Sư trở về Phú-lâu-sa-phú-la và soạn bộ A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa). Sau đó, Sư đi du phương và danh tiếng của Sư là một nhà biện luận xuất chúng vang dội. Khi gặp Vô Trước tại Phú-lâu-sa-phú-la và được người anh giảng giải giáo lý Đại thừa, Sư bỗng nhiên tỉnh ngộ, bắt đầu say mê nghiên cứu Đại thừa và viết luận về kinh điển hệ này, nhất là Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh. Sư biên soạn nhiều bài luận, trong đó Sư hệ thống hóa tư tưởng "Duy thức" được lập nên bởi Vô Trước.
Khoảng năm 383, vua Candragupta II. Vikramāditya (Siêu Nhật) mời Sư làm đạo sư cho vương tử Govindagupta Bālāditya (Tân Nhật) trong cung điện tại A-du-đà (ayodhyā). Sư nhận lời và nhân thời cơ này khuyến khích vương triều làm những việc thiện như xây dựng bệnh viện, trường học và nhà ở công cộng. Sau đó một thời gian, Sư cũng hoằng hoá tại viện Na-lan-đà. Đệ tử xuất sắc nhất của Sư là nhà Nhân minh học lừng danh Trần-na (sa. diṅnāga). Sau khi Govindagupta lên ngôi, ông lại mời Sư đến triều đình giảng dạy và định cư tại đây. Sư nhận lời mời nhưng vẫn thường hay du phương và tuỳ cơ giáo hoá. Những bài luận cuối cùng của Sư được soạn tại Shakala (sa. śākala) và Kiều-thướng-di (sa. kauśambī). Năm 396, Sư tịch tại A-du-đà (một thuyết khác là tại Nepāl).
Các tác phẩm còn lưu lại dưới tên Sư (trích):
A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośaśāstra), bao gồm A-tì-đạt-ma-câu-xá luận tụng (sa abhidharmakośa-śāstra-kārikā) và A-tì-đạt-ma-câu-xá luận thích (sa. abhidharmakośa-bhāṣya);
Duy thức nhị thập luận (tụng) (sa. viṃśatikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā), còn bản Tạng và Hán ngữ. Có ba bản Hán văn, Huyền Trang dịch 1 quyển, Chân Đế (sa. paramārtha) dịch riêng 1 quyển dưới tên Đại thừa duy thức luận, Bát-nhã-lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch 1 quyển dưới tên Duy thức luận;
Duy thức nhị thập luận thích (sa. viṃśatikā-vṛtti), còn bản Tạng và Phạn;
Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśikā-vijñāptimātratāsiddhi-kārikā), còn bản Tạng và Hán ngữ, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
Tam tính luận (sa. trisvabhāva-nirdeśa), còn bản Phạn và Tạng ngữ;
Biện trung biên luận thích (sa. madhyānta-vibhāga-bhāṣya), còn bản Tạng và Hán ngữ, Huyền Trang dịch;
Kim cương bát-nhã-ba-la-mật kinh luận (sa. vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra-śāstra), chỉ còn bản Hán ngữ;
Thập địa kinh luận (sa. ārya-daśabhūmi-vyākhyāna), còn bản Tạng và Hán ngữ, bản Hán ngữ được Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci) dịch;
Đại thừa kinh trang nghiêm luận thích (sa. mahāyāna-sūtralaṅkāra-vyākhyā), còn bản Tạng và Hán ngữ;
Nhiếp đại thừa luận thích (sa. mahāyānasaṃgraha-bhāṣya), còn bản Tạng và Hán ngữ. Có ba bản Hán văn, Huyền Trang dịch gồm 10 quyển, Chân Đế dịch gồm 15 quyển, Đạt-ma-cấp-đa (sa. dharmagupta) dịch riêng 10 quyển dưới tên Nhiếp Đại thừa thích luận;
Ngũ uẩn luận (sa. pañcaskandha-prakaraṇa), chỉ còn bản Tạng và Hán ngữ;
Phật tính luận (sa. buddhagotra-śāstra), Chân Đế dịch, 4 quyển;
Đại thừa bách pháp minh môn luận (sa. mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra), 1 quyển, Huyền Trang dịch;
Diệu pháp liên hoa kinh ưu-ba-đề-xá (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtropadeśa), 2 quyển, Bồ-đề-lưu-chi cùng Đàm Lâm dịch;
Chuyển pháp luân kinh ưu-ba-đề-xá (sa. dharmacakra-pravartana-sūtropadeśa), 1 quyển, Tì-mục Trí Tiên dịch;
Vô lượng thọ kinh ưu-ba-đề-xá (sa. amitāyussūtropadeśa), 1 quyển, Bồ-đề-lưu-chi dịch;
Lục môn giáo thụ tập định luận (Phạn?), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch;
Niết-bàn kinh bản hữu kim vô kệ luận (Phạn?), 1 quyển, Chân Đế dịch;
Niết-bàn luận (Phạn?), 1 quyển, Đạt-ma-bồ-đề (sa. dharmabodhi) dịch;
Như thật luận;
Thắng tư duy phạm thiên sở vấn kinh luận;
Thành nghiệp luận (sa. karmasiddhi-prakaraṇa), còn bản Hán và Tạng ngữ;
śīlaparikathā, một bài luận ngắn về giới, cho rằng giữ giới luật hiệu nghiệm hơn bố thí (dāna), chỉ còn bản Tạng ngữ;
Duyên khởi kinh thích (sa. pratītyasamutpāda-sūtrabhāṣya), một phần Phạn ngữ đã được tìm lại, giáo sư Giuseppe Tucci xuất bản.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Luận sư Phật giáo
Duy thức tông
Mất thế kỷ 4
Nhà triết học Ấn Độ
Sinh thế kỷ 4
Tăng sĩ Ấn Độ
Thiền sư Ấn Độ
Thiền tông |
12614 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20%C3%82m | Phật Âm | Phật Âm (chữ Hán: 佛音; sa. Buddhaghoṣa, pi. Buddhaghosa, ja. Button), hay còn gọi Giác Âm, là một luận sư, dịch giả và triết gia Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 của Thượng tọa bộ. Sư tu tập trong Đại Tự (pi. Mahāvihāra) tại Anurādhapura, Sri Lanka và tự xem mình là phần tử của phái Phân biệt thuyết bộ (pi. Vibhajjavāda) dòng Đại Tự của người Sinhala. Sư sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn tại Magadha, gần Bodh Gaya. Sau khi đọc kinh sách đạo Phật, Sư theo Phật giáo, đi Sri Lanka học giáo lý của Thượng tọa bộ dưới sự hướng dẫn của Tăng-già-ba-la (pi. Saṅghapāla). Sư viết 19 bài luận văn về Luật tạng và về các Bộ kinh. Tác phẩm chính của Sư là Thanh tịnh đạo (pi. visuddhi-magga), trình bày toàn vẹn quan điểm của phái Đại tự (pi. Mahāvihāra) trong Thượng tọa bộ.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Thế kỷ 5
Phật giáo Nam truyền
Tăng sĩ Ấn Độ |
12615 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20%C4%90%E1%BB%93%20Tr%E1%BB%ABng | Phật Đồ Trừng | Phật Đồ Trừng (zh. fó túchéng 佛圖澄, ja. buttochō, sa. buddhasiṃha), 232(?)-348, cúng được gọi là Trúc Phật Đồ Trừng (zh. 竺佛圖澄), Phật-đà-tăng-ha (zh. 佛陀僧訶), là một Cao tăng Ấn Độ. Năm 310, Sư đến Lạc Dương để thành lập một trung tâm Phật giáo tại đây. Nhờ trổ tài thần thông (tiên tri, gọi mưa), Sư được Tấn Hoài Đế kính ngưỡng và trở thành cố vấn của ông hai mươi năm.
Thời niên thiếu, Sư tu học ở nước Ô-trượng-na (zh. 烏仗那國, sa. udyāna), đạt được thần thông. Những phép lạ mà Sư thi triển đã tác động rất lớn đến vua chúa thời đó như Thạch Lặc đã tôn sư làm Quốc sư. Phật-đồ-trừng cũng là một trong những vị thầy của Đạo An (zh. 道安). Sư nổi tiếng đã lập rất nhiều ngôi chùa trong sự nghiệp truyền bá Phật giáo ở Trung Quốc.
Sư truyền bá Phật pháp rất chú trọng đến các việc làm nhân đạo, không sát hại, không đàn áp bức bách và điểm cuối có ảnh hưởng tốt đến vương triều bấy giờ. Nhờ sự hỗ trợ của Sư, lần đầu tiên dân Trung Quốc được công khai gia nhập Tăng-già và thụ giới. Tương truyền rằng, Sư cũng có công thành lập Tăng-già cho các Tỉ-khâu-ni.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Đại sư Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12616 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20v%C6%B0%C6%A1ng | Thiên vương | Về hành tinh mang tên Thiên Vương, xem Sao Thiên Vương
Tứ đại thiên vương (zh. 四大天王, hq. 사왕천/사천왕, nb. 四天王) được xem như là người canh giữ thế giới, thường được thờ trong các chùa. Truyền thuyết cho rằng các Thiên vương sống trên núi Tu-di (sa. meru), canh giữ thế giới và Phật pháp. Các vị đó chiến đấu chống cái ác và bảo vệ những nơi Phật pháp được truyền bá. Thân thể các vị được áo giáp che chở, đầu mang giáp sắt.
Tổng quan
Có bốn vị Thiên Vương (Tứ Thiên vương, sa. catur-mahārāja) ở bốn hướng:
Bắc Thiên vương với tên là Đa văn thiên (多聞天, sa. vaiśravaṇa) có thân màu lục, tay trái cầm cờ chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp (mà trong đó – theo truyền thuyết – Long Thụ Tôn Giả đã tìm được những bộ kinh dưới Long cung), hoặc một con chuột màu bạc phun ngọc. Vị Bắc Thiên vương là vị quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương; Cai quản loài yêu quái (Dạ-xoa), được phân thành hai loại yêu (Dạ-xoa) là Thiên Yêu loài xinh đẹp có vòng sáng quanh thân, Bàn Sinh Yêu loài có dáng hình xấu xí.
Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (增長天, sa. virūḍhaka) có thân màu xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người; Bảo hộ chánh Pháp, cai quản chúng hung thần.
Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (持國天, sa. dhṛtarāṣṭra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh; bảo hộ chúng sinh, cai quản chúng yêu quỷ nương tựa vào cây (Mộc Dạ-Xoa).
Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (廣目天, sa. virūpākṣa) có thân màu đỏ, tay phải cầm rắn hoặc rồng (sa. nāga) nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý). Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó. Cai quản tất cả loài rồng. Quan sát thế gian và bảo hộ chúng sinh.
Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc các vị này từ thế kỷ thứ 4, nhưng đến đời Đường (thế kỷ thứ 7) người ta mới thật sự thờ cúng các vị Thiên vương. Mỗi vị này có 91 con trai và 8 tướng quân, giúp canh giữ mười phương thế giới. Tương truyền rằng, năm 742, Đại sư Bất Không Kim Cương (sa. amoghavajra, Mật tông) niệm chú Đà-la-ni gọi các vị Thiên tướng xuống giúp chống ngoại xâm. Vị Bắc Thiên vương và Tây Thiên vương hiện xuống đẩy lùi giặc, nhà vua nhớ ơn cho xây tượng các vị trong chùa chiền.
Tên gọi
Tứ đại thiên vương được cho là đang sống ở tầng trời Cātummahārājika, (tiếng Pāli Cātummahārājika, "của Tứ Đại Vương") trên sườn thấp của núi Tu Di, đó là mức thấp nhất của các chư thiên của Dục giới (Kāmadhātu). Họ là những người bảo vệ của thế giới và chống lại cái ác, mỗi người có thể chỉ huy một quân đoàn của những sinh vật siêu nhiên để bảo vệ Pháp.
Hình ảnh
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Trung Quốc tứ đại
Thần thoại Trung Hoa
Vũ trụ học Phật giáo
Nhân vật Tây du ký
4 (số)
Chư thiên Phật giáo |
12617 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%81n%20b%E1%BB%87nh | Thiền bệnh | Thiền bệnh (zh. 禪病, ja. zenbyō, zembyō), có hai nghĩa chính:
Chỉ những cảnh giới kinh dị, Ma cảnh xuất hiện trong lúc hành giả Toạ thiền;
Sự bám chặt vào kinh nghiệm Kiến tính cũng như tâm thức chấp Không, để tâm trạng rơi vào hư vô. Một dạng nặng của thiền bệnh chính là sự phô trương quá đáng kinh nghiệm đạt được trên con đường tu tập và cho đó là một cái gì "đặc biệt." Người mang những dấu hiệu của sự ngộ nhập (Ngộ tích) cũng được gọi là "mắc thiền bệnh."
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
12618 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%81n%20b%E1%BA%A3n | Thiền bản | Thiền bản (zh. 禪版, ja. zemban) là một tấm gỗ được các thiền sinh thời xưa sử dụng. Trong thời gian tu tập, Toạ thiền lâu dài, thiền sinh thường để thiền bản vào hai bàn tay và chống cằm lên để khỏi ngục đầu xuống ngủ. Thiền bản cũng đóng một vai trò giáo hoá trong các Công án. Bích nham lục ghi lại trong công án 20 với tên "Thuý Vi thiền bản":
Thiền sư Long Nha đến Thuý Vi Vô Học, hỏi: "Thế nào là Tây lai ý?" Thuý Vi bảo: "Đưa thiền bản đây!" Long Nha đưa thiền bản, Thuý Vi cầm thiền bản đập Long Nha. Long Nha la lớn: "Đánh thì cứ đánh, không có ý của Tổ sư sang."
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Thiền tông
Triết lý Phật giáo |
12619 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%87n%20%C4%90%E1%BA%A1o | Thiện Đạo | Thiện Đạo (zh. shàndăo 善導, ja. zendō), 613-681, là vị thứ 2 trong 13 vị tổ Tịnh độ tông và là vị thứ 5 trong 7 vị tổ của Tịnh độ chân tông.
Sư xuất gia khi còn nhỏ tuổi và tu tập thiền quán tưởng A-di-đà và Tịnh độ. Khi nghe tiếng Đạo Xước (道 綽), Thiện Đạo đến gặp và nhận giáo lý Tịnh độ từ vị này. Suốt đời Thiện Đạo hiến mình tu tập và hoằng truyền giáo lý nầy. Tương truyền Sư đã chép kinh A-di-đà hơn 100.000 lần và vẽ hơn 300 bức tranh về Tịnh độ. Ngoài việc tụng kinh và niệm Phật thường xuyên, Sư còn tiến hành các thời khoá thiền quán tưởng Phật A-di-đà và Cực lạc quốc của ngài. Thiện Đạo còn viết 5 tác phẩm trong 9 cuốn, gồm những luận giải khác nhau về kinh Quán vô lượng thọ. Sư thường được gọi là Quang Minh tự Hoà thượng (zh. 光明寺和尚), Chung Nam Đại sư (zh. 終南大師).
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Tịnh độ tông
Triết lý Phật giáo
Sinh năm 613
Mất năm 681
Người từ Truy Bác |
12620 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%87n%20tri%20th%E1%BB%A9c | Thiện tri thức | Thiện tri thức (zh. shàn zhīshì 善知識, ja. zenchishiki, sa. kalyāṇamitra, pi. kalyānamitta, bo. dge ba`i bshes gnyen དགེ་བའི་བཤེས་གཉེན་), cũng gọi là Thiện hữu (zh. 善友), Đạo hữu (zh. 道友), là danh từ chỉ một người bạn đạo. Trong thời Phật giáo nguyên thủy, danh từ này được dùng để chỉ một vị tăng đầy đủ những đạo hạnh như nắm vững lý thuyết Phật pháp và tinh thông thiền định, có thể giúp đỡ những vị khác trên con đường tu học.
Phân loại
Người ta thường phân Thiện tri thức thành ba hạng:
Giáo thụ thiện tri thức (zh. 教授善知識), là những người có khả năng hướng dẫn, dạy dỗ trên con đường tu hành, là bậc thầy;
Đồng hành thiện tri thức (zh. 同行善知識), là những người đồng chí, đồng hạnh, tức là người bạn tốt, trung thành;
Ngoại hộ thiện tri thức (zh. 外護善知識), là những người giúp cho những tiện nghi, tạo điều kiện tốt cho người tu hành.
Phật Thích-ca Mâu-ni rất quý trọng tình bạn trên con đường giải thoát. Ngài dạy như sau:
"Cả một cuộc đời tầm đạo đều lấy tình bạn làm căn bản… Một Tỉ-khâu, một Thiện tri thức, một người bạn đồng hành – từ một vị này người ta có thể mong đợi rằng, ông ta sẽ tinh cần tu học Bát chính đạo để đạt giải thoát cho chính mình và những người bạn đồng hành."
Dần dần, danh từ này cũng thường được sử dụng để chỉ những người tìm đạo, trong giới Cư sĩ và cả trong Tăng-già. Trong những bài thuyết pháp, các vị Thiền sư thường dùng các biểu thị Thiện tri thức, Đạo lưu… để chỉ những người hâm mộ Phật pháp đang chú tâm lắng nghe.
Lợi ích của thiện tri thức
Trích từ kinh Tương Ưng Bộ, Tập 1- Thiên Có Kệ, Chương 1- Tương Ưng Chư Thiên, VI.Phẩm Quần Tiên, I.Với người thiện1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc).
2) Rồi rất nhiều quần tiên Satullapa, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
3) Đứng một bên, một vị Thiên nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Được tốt hơn, không xấu.
4) Rồi một vị Thiên khác lại nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Được tuệ, không gì khác.
5) Rồi một vị Thiên khác lại nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Không sầu, giữa sầu muộn.
6) Rồi một vị Thiên khác lại nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chúng sanh sanh thiện thú.
8) Rồi một vị Thiên khác lại nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chúng sanh thường hưởng lạc.
9) Rồi một vị Thiên khác bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, trong tất cả vị ấy, ai đã nói lên một cách tốt đẹp?
-- Về vấn đề này, tất cả các Ông đều nói lên một cách tốt đẹp. Tuy vậy, hãy nghe lời Ta nói:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Giải thoát mọi khổ đau.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Quần Tiên ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Tham khảo
Triết lý Phật giáo |
12621 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%87n%20V%C3%B4%20%C3%9Ay | Thiện Vô Úy | Thiện Vô Uý (zh. shàn wúwèi 善無畏, ja. zemmui, sa. śubhākarasiṃha), 637-735, là một học giả Ấn Độ truyền bá Mật tông Phật giáo sang Trung Quốc. Được xem là một trong 8 vị tổ của giáo lý Phó thụ bát tổ (zh. 傅授八祖) của Chân ngôn tông.
Cuộc đời đạo nghiệp
Sư sinh trong một hoàng tộc thuộc vùng Orissa, kế thừa ngôi vào năm 13 tuổi, nhưng từ bỏ khi các người anh khởi binh bạo loạn tranh quyền kế vị. Sư xuất gia làm Tăng tại Trúc lâm tinh xá (zh. 竹林精舎, sa. veṇuvanavihāra) trong viện Na-lan-đà. Theo chỉ đạy của thầy là Đạt-ma-cúc-đa (zh. 達磨掬多, sa. dharmagupta), sư dấn thân vào cuộc hành trình sang Trung Hoa qua đường Thổ Phồn (吐蕃, en. turfan), đến nơi vào năm 716. Sư được vua Huyền Tông (zh. 玄宗) tiếp kiến năm 717, và bắt đầu dịch kinh tại chùa Tây Minh (zh. 西明寺). Khi vua trùng tu lại chùa năm 724, Sư dời đến chùa Đại Phúc Tiên (zh. 大福先寺) ở Lạc Dương, cộng tác với Nhất Hạnh (一行) dịch Đại Nhật kinh (zh. 大日經, sa. vairocanābhisambodhi). Dù đã nổi tiếng với việc dịch kinh ấy, Sư còn dịch những nhiều kinh văn Mật tông quan trọng khác như Tô-tất-địa kinh (蘇悉地經, sa. susiddhi). Sư còn tổ chức những nghi lễ cho triều đình và giảng thuyết; một trong những pháp ngữ nầy là Vô Uý tam tạng thiền yếu (zh. 無畏三藏禪要). Một số kinh văn khác được soạn ở Trung Hoa dưới sự hướng dẫn của Sư. Đồ hình Ngũ bộ tâm quán (zh. 五部心観) có kể đến hành trạng của Thiện Vô Uý. Cho đến cuối đời, Sư thỉnh nguyện được trở về Ấn Độ, nhưng bị từ chối, và sau đó viên tịch tại Lạc Dương. Sau khi an táng Sư trên đồi quanh Long Môn vào năm 740, tín đồ Phật tử vẫn tiếp tục thờ phụng nhục thân của Sư.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Mật tông
Đại sư Phật giáo |
12622 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thong%20dong%20l%E1%BB%A5c | Thong dong lục | Thong dong lục (zh. cóngróng-lù 從容錄, ja. shōyō-roku), cũng đọc Thung dung lục, là tên của một tập Công án, được hai vị Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác và Vạn Tùng Hành Tú (zh. wànsōng xíngxiù 萬松行秀, 1166-1246) biên soạn trong thế kỉ 12.
Tập công án này được biên soạn vài thập niên sau Bích nham lục của Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần. Thiền sư Hành Tú sử dụng 100 tắc công án và kệ tụng của sư Chính Giác dưới tên Tụng cổ bách tắc làm căn bản và thêm vào Trước ngữ, Bình xướng và vì vậy, mỗi tắc bao gồm 5 phần. Sư sử dụng tập này để dạy tăng chúng tại am Thong Dong (cũng đọc Thung Dung) và vì vậy tập công án này được truyền lại dưới tên này. Năm tắc được trích từ trong kinh sách, phần còn lại là những pháp thoại của các vị Thiền sư đời nhà Đường, thuộc về Ngũ gia thất tông. Tập này được xuất bản đầu tiên năm 1224, gần một thế kỉ sau Bích nham lục. Hơn hai phần ba của Thong dong lục trùng hợp với Bích nham lục và Vô môn quan và có lẽ vì vậy mà tập này ít được nhắc đến.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Trung Quốc
Thiền tông
Thiền ngữ |
12623 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di%20t%C3%B4ng | Thời tông | Thời tông (zh. shízōng 時宗, ja. jishū) là một nhánh của Tịnh độ tông Nhật Bản, xuất hiện thông qua sự giáo hoá của Nhất Biến (zh. 一遍, ja. ippen) vào khoảng năm 1278, với ngôi chùa Du Hành (zh. 遊行寺, ja. yugyōji) làm trụ sở. "Thời" nghĩa là niệm danh hiệu Phật A-di-đà vào mọi lúc. Trước khi Sư viên tịch, phái nầy có được hơn 200 tín đồ nam nữ, và Nhất Biến đã đặt ra giới luật hành trì là an bần và thường xuyên đi bộ. Thời tông thực hành một điệu nhảy đặc biệt (ja. odori nembutsu) để ca ngợi sự cứu độ tức thời khi niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Vốn mang tính ngẫu hứng tự nhiên và xuất thần, vũ điệu ấy trở thành nghi lễ được các môn đệ thực hiện trước chánh điện và bàn thờ, cùng các nơi công cộng khác như trên bãi biển hoặc trong chợ. Sau khi bị trục xuất ra khỏi thủ đô Liêm Thương (kamakura) trong thời Mạc phủ, vào năm 1282, Nhất Biến truyền bá Thời tông qua Kinh Đô. Ở đây Sư thành công lớn, thường được những ngôi chùa và đền thờ quý tộc thỉnh đến. Năm 1288, Nhất Biến đưa nhóm của mình trở về quê hương Iyo rồi quay trở lại, nơi Sư viên tịch vào năm 1289. Thời tông còn lưu truyền đến ngày nay với khoảng 500 ngôi chùa chi nhánh. Về kinh điển, tông nầy phần lớn căn cứ vào kinh A-di-đà, nhưng cũng công nhận kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Nhật Bản
Tịnh độ tông |
12624 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Thủ (Phật giáo) | Upādāna (Thủ) là một từ trong tiếng Phạn và tiếng Pali với nghĩa "nhiên liệu, nguyên nhân vật chất, chất nền mà nó là nguồn và phương thức của việc giữ cho một quá trình đang hoạt động được tiếp thêm năng lượng". Nó cũng là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo chỉ cho "sự quyến luyến, sự bám chặt, sự giữ chặt". Thủ được xem như là kết quả của Ái (taṇhā), và là một phần trong Khổ đế (dukkha) của đạo Phật.
Phật giáo
Upādāna là từ trong tiếng Phạn và tiếng Pali với nghĩa "sự quyến luyến, sự bám chặt, sự giữ chặt", mặc dù theo nghĩa đen thì nó có nghĩa là "nhiên liệu". Thủ và Ái được xem là hai nguyên nhân chính gây ra sự đau khổ. Sự đoạn diệt Thủ sẽ dẫn đến niết bàn.
Các loại Thủ
Trong Kinh tạng, đức Phật cho rằng có tất cả bốn loại Thủ:
Dục thủ (kamupadana)
Kiến thủ (ditthupadana)
Giới cấm thủ (silabbatupadana)
Ngã luận thủ (attavadupadana).
Đức Phật một lần đã nói rằng, trong khi các giáo phái khác có thể đưa ra một cách phân tích thích hợp cho ba loại Thủ đầu tiên, ngài một mình đã giải thích rõ ràng và đầy đủ về Thủ của "ngã" và sự đau khổ theo sau của nó.
Thắng pháp và các tiểu luận của nó cung cấp các định nghĩa sau đây cho bốn loại Thủ:
dục thủ: sự bám chặt những thứ trên thế giới một cách lặp đi lặp lại
kiến thủ: như là quan điểm thường hằng (cụ thể, "Thế giới và ngã là vĩnh cửu") hoặc là quan điểm đoạn diệt.
giới cấm thủ: tin vào việc chỉ dựa vào những lễ nghi thì có thể trực tiếp dẫn đến sự giải thoát, điển hình theo kinh điển là các lễ nghi của "thực hành hạnh con bò" hay "thực hành hạnh con chó".
ngã luận thủ: sự xác định "ngã" cho những thứ vô ngã (cụ thể, được minh họa trong MN 44, và được thảo luận nhiều hơn trong các bài về uẩn và vô ngã).
Theo ngài Phật Âm, thứ tự sắp xếp ở trên của bốn loại Thủ là theo xu hướng giảm dần về sự ghê tởm. Đó là từ cái Thủ dễ thấy (và ghê tởm) nhất (dục thủ) cho đến cái khó nhận biết nhất (ngã luận thủ)
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Thủ
Ngài Phật Âm chỉ ra xa hơn nữa rằng bốn loại thủ này đều có liên kết nhân quả với nhau như sau:
Thứ tự về các loại Thủ được trình bày theo sơ đồ ở bên phải.
Vậy nên, dựa trên phân tích của ngài Phật Âm, Thủ là một niềm tin cốt lõi sai lầm mang tính cơ bản (ngã luận thủ) hơn là một kinh nghiệm bị ảnh hưởng theo thói quen (dục thủ).
Những biểu hiện của Thủ
Theo nghĩa những trải nghiệm về tâm trí có thể biết được với ý thức, Thắng pháp xác định dục thủ với tâm sở "tham" (lobha) và ba loại thủ còn lại (ngã luận thủ, kiến thủ, giới cấm thủ) với tâm sở "tà kiến" (ditthi). Vậy nên, Thủ có thể được nhận biết thông qua các định nghĩa 4-nhánh của thắng pháp về những tâm sở như được miêu tả trong bảng sau:
Để phân biệt giữa Ái và Thủ, ngài Phật Âm dùng một ẩn dụ như sau:
"Ái là sự cảm hứng từ một đối tượng mà người đó vẫn chưa thể với tới, giống như một người ăn trộm đang kéo dài tay ra trong bóng tối; Thủ là sự nắm bắt một đối tượng mà người đó đã chạm tới, cũng giống như là người ăn trộm đang nắm chặt món đồ của hắn.... Cả hai đều là gốc rễ của sự đau khổ do sự tìm kiếm và sự canh giữ."
Vậy nên, ví dụ như, khi đức Phật nói về việc "Thủ của các uẩn," ngài đang miêu tả về sự nắm chặt, sự canh giữ các kinh nghiệm có tính vật lý, có tính tinh thần và có tính ý thức mà chúng ta đã tin một cách sai lầm rằng chúng ta là chúng, hay chúng ta sở hữu chúng.
Như là phần của chuỗi nhân quả trong Khổ đế
Trong Tứ diệu đế, diệu đế đầu tiên xác định rằng sự bám chặt (thủ, theo nghĩa "các thủ uẩn") như là một trong những trải nghiệm cốt lõi về sự khổ. Diệu đế thứ hai xác định Ái (tanha) như là cơ sở cho sự khổ. Theo cách này, một mối liên hệ nhân quả giữa Ái và Thủ được tìm thấy trong hầu hết tư tưởng cơ bản nhất của đức Phật.
Trong chuỗi liên kết 12 nhân duyên của thuyết Duyên khởi (Pratītyasamutpāda), thủ (upādāna) là liên kết nhân quả thứ chín:
Thủ (Upādāna) phụ thuộc vào Ái () như là một điều kiện trước khi nói có thể tồn tại.
"Với Ái có mặt, Thủ sinh khởi".
Thủ (Upādāna) cũng là điều kiện phổ biến cho điều kiện tiếp theo trong chuỗi, Hữu (Bhava).
"Với Thủ có mặt, Hữu sinh khởi."
Theo ngài Phật Âm, dục thủ chính là cái sinh ra từ Ái và là điều kiện cần thiết cho Hữu.
Thủ như là nhiên liệu
Giáo sư Richard F. Gombrich đã chỉ ra trong một vài ấn bản rằng nghĩa đen của upādāna là "nhiên liệu". Ông dùng cách dịch này để liên kết thuật ngữ mà đức Phật dùng lửa như là một ẩn dụ. Trong bài kinh Bài kinh về lửa (Āditta-pariyāya) (Vin I, 34-5; SN 35.28), đức Phật đã nói với các vị Tì kheo rằng mọi thứ đều đang cháy. Đức Phật nói mọi thứ tức nghĩa là năm giác quan cộng với tâm trí, đối tượng của chúng và các thức hoạt động và các cảm giác mà chúng phát sinh - cụ thể, mọi thứ có nghĩa là toàn bộ mọi thứ của kinh nghiệm/ trải nghiệm. Tất cả những cái này đang bị cháy với ngọn lửa của tham, sân hận và si mê.
Trong chuỗi liên kết 12 nhân duyên, khi đó Ái tạo ra nhiên liệu cho sự cháy được duy trì hoặc là Hữu (bhava). Tâm trí như là ngọn lửa, tìm thêm nhiều nhiên liệu nữa để duy trì nó, trong trường hợp của tâm trí đây là trải nghiệm về giác quan, vậy nên sự nhấn mạnh của đức Phật còn ở chỗ "canh gác các cánh cổng của giác quan". Bằng cách không bị dính líu trong các giác quan (appamāda) chúng ta có thể giải thoát khỏi sự tham lam, sự sân hận hay là sự si mê. Sự giải thoát này cũng được biểu hiện bằng ẩn dụ về lửa khi nó được đặt tên là niết bàn mà nó có nghĩa là "ra khỏi", hoặc theo nghĩa đen là "dập tắt". (Chỉ cho từ Niết bàn (), động từ vā là một nội động từ nên không cần tân ngữ).
Có lẽ trước thời gian mà tạng kinh được bắt đầu viết (thế kỉ 1 TCN), và một cách chắc chắn khi ngài Phật Âm đã viết những tiểu luận của ngài ấy (thế kỉ 4 sau công nguyên) thì nghĩa ẩn dụ của nó đã biến mất, và upādāna trở thành đơn giản là Thủ như ở trên. Trước thời gian của Đại thừa, thuật ngữ lửa đã bị đánh mất và tham, sân và si được biết đến như là "tam độc".
Xem thêm
Vô ngã
Ngũ uẩn
Detachment (philosophy)
Nekkhamma
Pratitya-samutpada
12 nhân duyên
Nguồn tham khảo
Tài liệu tham khảo
Bodhi, Bhikku (2000a). A Comprehensive Manual of Abhidhamma: The Abhidhammattha Sangaha of Acariya Anuruddha. Seattle, WA: BPS Pariyatti Editions. .
Bodhi, Bhikkhu (trans.) (2000b). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Boston: Wisdom Publications. .
Bodhi, Bhikkhu (ed.) (2005). In the Buddha's Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon.Boston: Wisdom Pubs. .
Buddhaghosa, Bhadantācariya (trans. from Pāli by Bhikkhu ) (1999). The Path of Purification: Visuddhimagga. Seattle, WA: BPS Pariyatti Editions. .
Gombrich, Richard F. (2005). How Buddhism Began: The Conditioned Genesis of the Early Teachings. Routledge. .
, Bhikkhu (trans.) Anatta-lakkhana Sutta: The Discourse on the Not-self Characteristic (SN 22.59). Retrieved from "Access to Insight" at Anatta-lakkhana Sutta: The Discourse on the Not-self Characteristic.
, Bhikkhu (trans.) & Bhikkhu Khantipalo (ed.) (1993). Kukkuravatika Sutta: The Dog-duty Ascetic (MN 57). Retrieved from "Access to Insight" at Kukkuravatika Sutta: The Dog-duty Ascetic.
, Bhikkhu (trans.) & Bhikkhu Bodhi (trans.) (1993). Cula-sihanada Sutta: The Shorter Discourse on the Lion's Roar (MN 11). Retrieved 2007-11-19 from "Access to Insight" (1994) at Cula-sihanada Sutta: The Shorter Discourse on the Lion's Roar.
, Bhikkhu (trans.) & Bhikkhu Bodhi (ed.) (2001). The Middle-Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikāya. Boston: Wisdom Publications. .
Olendzki, Andrew (trans.) (2005). The Healing Medicine of the Dhamma (excerpt) (Miln 5 [verse 335]). Retrieved from "Access to Insight" at The Healing Medicine of the Dhamma.
Rhys Davids, Caroline A.F. ([1900], 2003). Buddhist Manual of Psychological Ethics, of the Fourth Century B.C., Being a Translation, now made for the First Time, from the Original Pāli, of the First Book of the Abhidhamma-Piaka, entitled Dhamma-Sagai (Compendium of States or Phenomena). Whitefish, MT: Kessinger Publishing. .
Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. A general on-line search engine for the PED is available from "U. of Chicago" at http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/.
Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997a). Paticca-samuppada-vibhanga Sutta: Analysis of Dependent Co-arising (SN 12.2). Retrieved from "Access to Insight" at Paticca-samuppada-vibhanga Sutta: Analysis of Dependent Co-arising.
Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997). Samaññaphala Sutta: The Fruits of the Contemplative Life (DN 2). Retrieved from "Access to Insight" at Samaññaphala Sutta: The Fruits of the Contemplative Life.
Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998a). Culavedalla Sutta: The Shorter Set of Questions-and-Answers (MN 44). Retrieved from "Access to Insight" at Culavedalla Sutta: The Shorter Set of Questions-and-Answers.
Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998b). Upadana Sutta: Clinging (SN 12.52). Retrieved from "Access to Insight" at Upadana Sutta: Clinging.
Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1999). Ratha-vinita Sutta: Relay Chariots (MN 24). Retrieved from "Access to Insight" at Ratha-vinita Sutta: Relay Chariots.
Thanissaro Bhikkhu (2000). Life isn't just Suffering. Retrieved from "Access to Insight" at Life Isn't Just Suffering.
Walshe, Maurice O'Connell (trans.) (1995). The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Dīgha Nikāya. Somerville: Wisdom Publications. .
Liên kết ngoài
Economics in Buddhism
Hindu philosophical concepts
Twelve nidānas
Sanskrit words and phrases |
12626 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20Kh%C3%B4ng%20Kim%20C%C6%B0%C6%A1ng | Bất Không Kim Cương | Bất Không Kim Cương (zh. bùkōng jīngāng 不空金剛, ja. fukū kongō, sa. अमोघवज्र - amoghavajra), cũng được gọi ngắn là Bất Không (sa. amogha), còn mang hiệu là Trí Tạng (zh. 智藏), 705-774, là một Đại sư của Phật giáo Mật tông và cũng là một trong bốn dịch giả danh tiếng nhất của Thánh điển Phật giáo tại Trung Quốc – song song với Cưu-ma-la-thập, Chân Đế và Huyền Trang. Sư được xem là vị Tổ thứ sáu của Mật giáo tại đây.
Cuộc đời
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Sư sinh năm 705 tại nước Sư Tử (sa. siṃhala, là nước Tích Lan-Sri Lanka bây giờ), sớm tu học Phật pháp. Năm lên 14, Sư gặp Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi) tại Java (sa. yavadvīpa) và cùng với vị này sang Trung Quốc. Năm 720, Sư đến Lạc Dương và cũng tại đây, Sư thụ giới cụ túc tại chùa Quảng Phúc (724) theo truyền thống của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin). Suốt 18 năm sau đó, Sư một mặt nghiên cứu kinh, luật, luận bằng cả hai ngôn ngữ, Phạn và Hoa; mặt khác, Sư cũng giúp thầy mình là Kim Cương Trí trong việc phiên dịch và chú giải kinh sách.
Năm 741, khi các tăng sĩ ngoại quốc bị trục xuất khỏi Trung Hoa, sư cùng thầy trở về Ấn Độ nhưng giữa đường Kim Cương Trí lâm bệnh và thị tịch. Sư cùng với hai vị tăng Hàm Quang và Huệ Biện tiếp tục cuộc hành trình. Trong cuộc hành hương đến Tích Lan, sư đã gặp được A-xà-lê Phổ Hiền tức pháp hiệu của Ngài Long Trí (zh. 龍智, sa. nāgabodhi), thầy của Kim Cương Trí và được vị này truyền mật ấn, sau đó được học hệ thống Kim Cương đỉnh kinh (zh. 金剛頂經, sa. vajrasekhara) với đầy đủ chi tiết. Năm 746, Sư trở về kinh đô Trường An với chừng 500 cuốn kinh, trụ trì chùa Tịnh. Năm 750, Sư rời trụ xứ tham gia quân đội của tướng Ca Thư Hàn (:zh:哥舒翰) và Sư truyền khá nhiều phép Quán đỉnh (zh. 灌頂) công phu ngay trong doanh trại chỉ huy cho ông ta. Năm 754, Sư dịch phần đầu Kim cương đỉnh kinh (Đại chính số 865), bộ kinh chủ yếu của Mật tông Phật giáo, sau nầy trở nên một trong những thành tựu nổi bật của Sư. Sư xem giáo lý trong kinh đó như là phương pháp hữu hiệu nhất để đạt được giác ngộ còn được lưu truyền lại, và Sư đã kết tập lại giáo nghĩa cơ bản của kinh trong nhiều luận giải của mình. Bất Không Kim Cương bị bắt trong biến loạn của An Lộc Sơn (zh. 安祿山), nhưng vào năm 757, Sư được trả tự do nhờ áp lực của hoàng triều. Sau đó sư thiết đàn tràng để làm lễ tẩy tịnh cho kinh đô và củng cố sự bảo vệ cho triều đại nhà Đường. Hai năm sau, Sư làm lễ Quán đỉnh cho Hoàng đế Túc Tông (zh. 肅宗) như một vị Chuyển luân vương.
Năm 765, Bất Không Kim Cương ứng dụng kinh Nhân vương (zh. 仁王經) vừa mới dịch xong vào trong một buổi lễ nghi thức rất công phu để ngăn chặn cuộc tấn công của 200.000 quân lính tinh nhuệ của Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ (uighurs) khi họ sẵn sàng để thôn tính Trường An (zh. 長安). Thủ lĩnh đội quân ấy, Bộc Cố Hoài Ân (:zh:僕固懷恩) gục chết trong doanh trại và binh lính tan rã. Kim Các tự (zh. 金閣寺), ngôi chùa tráng lệ trên núi Ngũ Đài, là công trình độc đáo nhất của Bất Không, được hoàn thành năm 767, là một trong những nỗ lực của Sư nhằm xiển dương Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi như là người bảo hộ đất nước Trung Hoa. Bất Không Kim Cương còn lập những đàn tràng để tiêu trừ tai chướng theo lời thỉnh cầu của Hoàng đế Đại Tông.
Năm 771, Sư dâng biểu xin phép đưa những bản kinh đã dịch xong vào Đại tạng. Năm 774, giữa tháng 6, Sư biết thời điểm sắp đến liền từ biệt chúng rồi nhập diệt. Sư được truy tặng chức Tư Không, thuỵ hiệu là Đại Biện Chính. Tháp được xây tại chùa Đại Hưng Thiện. Sư có rất nhiều đệ tử và người được đích truyền là sư Huệ Quả (zh. 惠果), được xem là Tổ thứ 7 của Mật tông Trung Quốc. Một đệ tử quan trọng khác là Huệ Lâm (zh. 慧琳). Người ta liệt kê được 77 bản dịch của Sư mặc dù có thể còn nhiều hơn, gồm những tác phẩm luận giải đích thật được xếp vào Hán tạng dưới tên của Sư. Những tài liệu ghi chép hành trạng của Sư gồm: Đại chính 2120, gồm những ghi chép về thư từ cá nhân, Đại chính 2156 nói về sự truyền thừa; có một bản tiểu sử của Sư trong Phó Pháp tạng nhân duyên phó (zh. 付法藏因縁傅, Đại chính 2058), và một số ghi chép về chuyến hành hương của Sư được ghi trong Đại chính 2157.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
Bất Không Kim Cương với Mật Tông
Kinh Nhân Vương
Phật giáo Trung Quốc
Triết lý Phật giáo
Mật tông
Đại sư Phật giáo
Người Sri Lanka
Tăng sĩ Phật giáo |
12627 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n | Phật giáo Nhật Bản | Nhật Bản là quốc gia có số lượng Phật tử chiếm 34,9% dân số, có khoảng 377,000 tăng sĩ (2014). Có ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới Hōryūji (Pháp Long Tự).
Hệ phả, Tông phái
Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau. Ở đây trình bày hệ phả và liệt kê tông phái của 13 tông phái theo hệ thống thường được nhắc đến phổ biến hơn cả là hệ "Thập tam tông thập lục phái":
Phật giáo Nara ("Nam đô lục tông": 6 tông phái kinh đô phương nam, thời Nara)
Hoa Nghiêm Tông (bản địa): khai tổ là Shinshō (Thẩm Tường), đặt cơ sở tại chùa Tōdaiji (Đông Đại Tự)
Pháp Tướng Tông: khai tổ là Dōshō (Đạo Chiêu), đặt cơ sở tại chùa Kōfukuji (Hưng Phúc Tự), Yakushiji (Dược Sư Tự),...
Luật Tông: khai tổ là hòa thượng Ganjin (Giám Chân), đặt cơ sở tại chùa Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự)
Phật giáo Heian ("Bình An nhị tông": 2 tông phái thời Heian) và Mật Tông
Chân Ngôn Tông (Đông Mật): khai tổ là Kūkai (Không Hải – sư Hoằng Pháp), đặt cơ sở tại chùa Tōji (Đông Tự) núi Hachiman'yama (Bát Phiên Sơn), chùa Kongōbuji (Kim Cương Phong Tự) núi Kōyasan (Cao Dã Sơn),...
Thiên Thai Tông (Tây Mật): khai tổ là Saichō (Tối Trừng – sư Truyền giáo), đặt cơ sở tại chùa Enryakuji (Duyên Lịch Tự) núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn),...
Pháp Hoa (hệ Phật giáo Pháp Hoa thời Kamakura)
Nhật Liên Tông: khai tổ là Nichiren (Nhật Liên – sư Lập Chính), đặt cơ sở tại chùa Kuonji (Cửu Viễn Tự) núi Minobusan (Thân Duyên Sơn),...
Tịnh Độ (hệ Phật giáo Tịnh Độ thời Kamakura)
Tịnh Độ Tông: khai tổ là Hōnen (Pháp Nhiên – sư Viên Quang), đặt cơ sở tại chùa Chi'on'in (Tri Ân Viện) núi Kachōzan (Hoa Đỉnh Sơn), chùa Kōmyōji (Quang Minh Tự) núi Hōkokuzan (Báo Quốc Sơn), chùa Zenrinji (Thiền Lâm Tự) núi Shōjuraigōsan (Thánh Chúng Lai Nghênh Sơn),...
Tịnh Độ Chân Tông (cũng gọi là Chân Tông, Nhất Hướng Tông): khai tổ là Shinran (Thân Loan – sư Kiến Chân), đặt cơ sở tại chùa Nishihonganji (Tây Bản Nguyện Tự) núi Ryūkokuzan (Long Cốc Sơn), chùa Higashihonganji (Đông Bản Nguyện Tự),...
Dung Thông Niệm Phật Tông: khai tổ là Ryōnin (Lương Nhẫn – sư Thánh Ứng), đặt cơ sở tại chùa Dainenbutsuji (Đại Niệm Phật Tự)
Thời Tông: khai tổ là Ippen (Nhất Biến – sư Viên Chiếu), đặt cơ sở tại chùa Shōjōkōji (Thanh Tịnh Quang Tự) núi Fujisawayama (Đằng Trạch Sơn)
Thiền (hệ Phật giáo Thiền thời Kamakura) và Thiền tông
Tào Động: khai tổ là Dōgen (Đạo Nguyên – sư Thừa Dương), đặt cơ sở tại chùa Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) núi Kisshōzan (Cát Tường Sơn), chùa Sōjiji (Tổng Trì Tự) núi Shogakusan (Chư Nhạc Sơn)
Lâm Tế (bản địa): khai tổ là Eisai (Vinh Tây – Thiên Quang quốc sư), đặt cơ sở tại chùa Kenninji (Kiến Nhân Tự), Engakuji (Viên Giác Tự), Myōshinji (Diệu Tâm Tự), Tōfukuji (Đông Phúc Tự),...
Hoàng Bách: khai tổ là Ingen (Ẩn Nguyên – sư Chân Không), đặt cơ sở là chùa Manbukuji (Vạn Phúc Tự) núi Ōbaku (Hoàng Bách)
Lịch sử
Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó.
Thời kỳ Asuka
Theo Nhật Bản Thư Kỷ ghi lại thì Phật giáo truyền vào Nhật Bản vào năm 552 thời kỳ Asuka (năm Kimmei (Khâm Minh) thứ 13) khi vua Seong (Thánh Vương) nước Baekje (Bách Tế - bđ.Triều Tiên) dâng tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng và các kinh văn Phật giáo cho vua Nhật. Tuy vậy, căn cứ theo các ghi chép "Triều đại Thiên hoàng Kimmei ngày 12 tháng 10 năm Mậu Ngọ" trong tập ký về Thái tử Shōtoku (Thánh Đức) và "Triều đại Thiên hoàng Kimmei năm 7 tuổi tháng 12 Mậu Ngọ" trong "Ký sự thành lập, di chuyển chùa Gangōji (Nguyên Hưng Tự)"…v.v thì hiện nay đa số người ta tin rằng Phật giáo đã truyền vào Nhật Bản vào năm Mậu Ngọ 538 (năm Senka (Tuyên Hóa) thứ 3). Trong các sách giáo khoa lịch sử Nhật cũng thống nhất dựa vào mốc thời gian này.
Cũng theo "Nhật Bản Thư Kỉ", từ sau khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản đã xảy ra một loạt các sự kiện. Khi Thiên hoàng Kimmei hỏi ý kiến quan lại trong triều về việc có nên tiếp nhận đạo Phật hay không thì cả Mononobe no Okoshi (Vật Bộ Vĩ Dư) và phe Nakatomi no Kamako (Trung Thần Liêm Tử) theo Thần Đạo đều phản đối Phật giáo. Tuy nhiên đại thần Soga no Iname (Tô Ngã Đạo Mục) có ý muốn tiếp nhận Phật giáo, đã nói rằng "Các nước phía Tây đều đã tin theo Phật giáo. Cớ sao Nhật Bản lại có thể không tin theo?" (Tây phiên chư quốc nhất giai lễ chi, Phong thu Nhật Bản khải độc bối dã) nên Thiên hoàng Kimmei đã ban tượng Phật vàng và kinh điển cho ông. Vì thế Soga no Iname đã cải biến tư phủ thành chùa để chiêm bái tượng Phật. Thế rồi ngay lúc đó dịch bệnh bùng phát, phe Okoshi nhân đó mà phao lên rằng "Vì tôn thờ thần ngoại lai (Phật) nên đã khiến cho các thần trong nước nổi giận" (Tích nhật bất tu thần kế Trí tư bệnh tử Kim bất viễn nhi phục Tất đương hữu khánh Nghị tảo đầu khí Cần cầu hậu phúc) rồi đốt chùa và vất tượng Phật ở Horie (Quật Giang), Naniwa (Nan Ba). Sau đó, cuộc tranh cãi xung quanh việc tin theo Phật giáo hay không tiếp tục lan xuống đời con của các phe Mononobe no Okoshi và Soga no Iname là Mononobe no Moriya (Vật Bộ Thủ Ốc) và Soga no Umako (Tô Ngã Mã Tử), rồi tiếp tục mãi cho đến khi phe Mononobe no Moriya diệt vong trong xung đột về chọn người kế vị Thiên hoàng Yōmei (Dụng Minh). Cuộc chiến này có sự tham gia của hoàng thái tử Umayado (Cứu Hộ - sau này gọi là Thái tử Shōtoku (Thánh Đức)) về phe Umako. Hoàng thái tử Umayado cầu xin chiến thắng nơi Tứ Thiên Vương và đã đạt thành sự thực, do đó cho dựng ở Setsu (Nhiếp Luật) chùa Shitennouji (Tứ Thiên Vương Tự) nay ở quận Shitennouji, thành phố Ōsaka. Umako cũng cầu nguyện Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương và thề sau khi chiến thắng sẽ xây dựng chùa tháp cho Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương để phổ biến Tam Bảo. Vì thế Umako đã cho xây chùa Hōkōji (Pháp Hưng Tự, tên khác là Asukadera (Phi Điểu Tự), đến khi chuyển sang Nara thì đổi tên thành Gangōji (Nguyên Hưng Tự)). Thái tử Umayado còn viết "Tam Kinh Nghĩa Sớ" diễn giải 3 bộ Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Thắng Man Kinh; quy định điều thứ 2 trong "Hiến pháp 17 điều" là "Thành kính Tam Bảo; Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng" (Đốc kính Tam Bảo Tam Bảo giả Phật Pháp Tăng dã); đã góp phần tích cực trong việc phổ biến đạo Phật. Từ đó về sau Phật giáo trở thành công cụ để yên dân trị quốc, cả hoàng tộc cũng bắt đầu cho xây dựng chùa chiền.
Thiên hoàng Temmu (Thiên Vũ) cho xây dựng chùa Daikandaiji (Đại Quan Đại Tự, tiền thân của chùa Daianji (Đại An Tự)), Thiên hoàng Jitō (Trì Thống) thì cho xây dựng chùa Yakushiji (Dược Sư Tự). Phong trào xây dựng chùa chiền này đạt đến đỉnh điểm vào thời Thiên hoàng Shōmu (Thánh Vũ).
Thời Nara
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với sự phát triển của đạo Phật, Pháp lệnh Tăng ni nhằm thống nhất và quản lý tăng ni cả nước (hệ thống riêng biệt với hệ thống của Phật giáo) cũng đã được đề ra trong quá trình xây dựng chế độ quản lý theo luật lệnh. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì người ta cho rằng việc xuất gia tu Phật phá hoại trật tự "gia (gia đình)", không hợp với luân lý Nho giáo. Trái lại, tiêu biểu ở Nhật Bản lại là hiện tượng các chế độ Pháp lệnh Tăng ni, đặt chức quan chứng thực thân phận và quản lý tăng ni lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đến mức trở thành một hệ thống, tổ chức quan quyền dưới màu sắc "trị quốc an dân". Ví dụ như: tăng chứng, tăng đô... là một số chức quan quản lý tăng ni được xác lập dưới chế độ luật lệnh. Sự quản lý giám sát được thể hiện triệt để nhất trong việc thành lập những "quan tự" (chùa được triều đình quản lý và cung cấp kinh phí). Các ngôi chùa này có sự khác biệt rất lớn với những ngôi chùa khác do quý tộc hoặc dân chúng xây dựng, gọi là "tư tự". Điều đó cho thấy rõ nỗ lực và mối quan hệ chi phối của triều đình vào Phật giáo thời này như thế nào.
6 tông phái kinh đô phương nam là Tam Luận Tông, Thành thật tông, Pháp Tướng Tông, Câu Xá tông, Luật Tông và Hoa Nghiêm Tông đều hoạt động mạnh mẽ. Về sau, Thiên hoàng Shōmu nhường ngôi cho Thiên hoàng Kōken (Hiếu Khiêm) rồi xuất gia. Chịu ảnh hưởng tôn giáo mạnh mẽ từ hoàng hậu Kōmyō (Quang Minh), Thiên hoàng Shōmu ra lệnh xây dựng hệ thống chùa Kokubunji (Quốc Phân Tự), Kokubunniji (Quốc Phân Ni Tự) và cho làm bức tượng Daibutsu (Đại Phật) ở Tōdaiji (Đông Đại Tự) vốn là Kokubunji ở Yamato (Đại Hòa). Thượng hoàng Shōmu đã xuất gia tự xưng là "kẻ hầu của Tam Bảo". Khi Phật giáo Nhật Bản đã hình thành những cơ sở vững chắc, thuyết "bản địa thùy tích" được khởi xướng với quan điểm rằng các thần của Nhật Bản thực tế là hóa thân của Phật, và người ta đã xác định "nguồn gốc Phật" của nhiều vị thần và tạo tác các tượng thần dưới hình dáng tăng lữ. Tuy vậy, Phật giáo ngày càng thịnh hành thì số tăng lữ không tuân thủ giới luật cũng tăng lên. Vì thế cho nên vào thời Thiên hoàng Shōmu, hòa thượng Ganjin (Giám Chân) gốc Trung Hoa đã được mời sang Nhật lập giới đàn ở chùa Tōdaiji nhằm thực hiện việc thụ giới cho tăng lữ. Chính Thiên hoàng Shōmu cũng đã thụ giới từ ông. Sau đó Ganjin cho dựng chùa Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự) và sống ở đó.
Thời Heian
Từ thời kỳ này các chùa chiền, tự viện bắt đầu có tiếng nói và thế lực chính trị. Nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của thế lực chùa chiền, Thiên hoàng Kammu (Hoàn Vũ) đã cho dời đô đến kinh Heian (Bình An Kinh), đồng thời phái sư Kūkai (Không Hải) và Saichō (Tối Trừng) theo các đoàn Khiển Đường Sứ (sứ giả Nhật phái sang nhà Đường) sang Trung Quốc để học tập Mật Tông - Kim Cương Thừa. Những luồng tư tưởng Phật giáo mới xuất hiện đã xung đột, đối kháng với Phật giáo cũ thời Nara. Saichō (khai sáng Thiên Thai Tông) và Kūkai (khai sáng Chân Ngôn Tông) lần lượt lấy núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn) và Kōyasan (Cao Dã Sơn) làm cơ sở xây dựng chùa và phát triển, truyền bá Mật Tông. Thời điểm khoảng giữa thời Heian là đúng 2000 năm sau Thích Ca nhập diệt. Người ta tin rằng sau 1000 năm Chính Pháp và 1000 năm Tượng Pháp thì sẽ bắt đầu thời kỳ đen tối Phật giáo diệt vong gọi là Mạt Pháp. Vào thời Mạt Pháp thì có nỗ lực bao nhiêu chăng nữa cũng không thể giác ngộ được. Đây là thời điểm các quốc gia suy vong, lòng người dao động và không thể hi vọng gì vào mưu cầu hạnh phúc ở thế giới hiện tại được. Chính từ tình hình như thế mà một tông phái mới đã xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ là Tịnh Độ Tông với chủ trương tìm kiếm sự giải thoát ở thế giới bên kia. Giai cấp quý tộc ai ai cũng tụng niệm "A Di Đà Phật", cho vẽ các bức "Lai Nghênh Đồ" cầu cho có thể đến được cõi Tây phương cực lạc. Đỉnh cao là việc xây dựng Byōdōin (Bình Đẳng Viện) ở Uji (Vũ Trị) với Phượng Hoàng Đường có hình dáng mô phỏng hệt như cung điện của phật A Di Đà ở cõi cực lạc. Tuy vậy, vào cuối thời Heian, những bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, những đền chùa lớn với nhiều ruộng đất và của cải quyên góp trở thành mục tiêu thường xuyên của trộm cướp. Vì vậy nhằm phòng vệ trước những kẻ xâm nhập từ bên ngoài, các tăng lữ và tín đồ đã tự vũ trang thành "tăng binh". Nhưng dần dần chính các tăng binh này khuếch trương thế lực thành những tập đoàn vũ trang và thường xuyên có những hành vi vũ lực như công kích các tông phái và chùa chiền đối lập và chỉ trích triều đình, trở thành một yếu tố bất ổn xã hội. Ngoài ra, đã xuất hiện một số đền chùa được xây dựng kiên cố như thành trì với chân tường đá bồi và hào nước sâu.
Thời Kamakura
Bước vào thời Kamakura, những biến cố từ cuối thời trước khiến cho trong nội bộ Phật giáo cũng nảy sinh nhiều biến đổi. Dòng Phật giáo chủ đạo cho đến lúc đó là "trị quốc an dân" với các nghi thức và nghiên cứu hướng đến quốc gia và giai cấp quý tộc nhưng dần dần đã bình dân hóa với mục đích chuyển dần sang cứu nhân độ thế. Khác hẳn với các tông phái hiện hữu, thay vì thực hiện tu hành khắc khổ với những lý luận khó hiểu, các tông phái Phật giáo mới này chủ trương rất thực tiễn là tín đồ có thể tu tại gia và sinh hoạt bình thường. Trong số này phải kể đến như: Nhật Liên Tông chủ trương cứu khổ bằng việc tụng Nam Vô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Tịnh Độ Tông chủ trương cứu khổ bằng việc thường xuyên niệm "Nam Vô A Di Đà Phật". Tiến xa hơn Tịnh Độ Tông một bước là Tịnh Độ Chân Tông(còn gọi là Nhất Hướng Tông) với chủ thuyết "Ác nhân chứng cơ" rằng: Chỉ cần là thiện nhân thì có thể tái sinh ở thế giới cực lạc. Thiện nhân là những người không cần trông cậy vào Phật A Di Đà mà với nghiệp lực của tự bản thân có thể tích công đức và giác ngộ được. Còn phàm nhân, những kẻ như chúng ta cứ ôm ấp vào thân đầy phiền não thì không thể nào tái sinh ở cực lạc. Lại có những tông phái chủ trương vừa nhảy múa vừa tụng niệm Phật như Dung Thông Niệm Phật Tông và Thời Tông. Như vậy, vào thời Kamakura các tông phái mới xuất hiện vô số kể, có thể nói là hỗn loạn. Các tông phái mới này còn phải chịu nhiều sự phê phán, đả kích từ những tông phái hiện hữu cho đến khi tồn tại bền vững, nhưng đồng thời chúng cũng thổi một luồng gió cách tân vào các tông phái cũ. Trong số các tông phái này phải kể đến sư Nichiren (Nhật Liên) của Nhật Liên Tông, được biết đến thái độ quá khích là phê phán các tông phái khác và nói rằng nếu niệm Đề Mục Kinh thì đất nước sẽ tiêu vong, nên đã bị Mạc phủ đàn áp thẳng tay. Tuy vậy, sau khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân thì sự đàn áp đó cũng dần dần chìm đắm đi.
Thời Kamakura là thời đại mà tầng lớp võ sĩ đoạt quyền lực chính trị từ tay quý tộc và dần dần xác lập vị thế vững chắc của mình. Trong thời đại này, 2 Thiền phái lớn của Trung Quốc lần lượt truyền vào Nhật Bản là dòng thiền Lâm Tế và dòng thiền Tào Động. Do có uy lực và được tầng lớp võ sĩ ưa chuộng, ở những nơi như Kamakura có rất nhiều thiền viện được xây mới và hoạt động phổ biến. Năm đại biểu lớn trong số này hợp thành nhóm "5 núi Kamakura" (Liêm Thương Ngũ Sơn). Ngoài ra, sư Kokanshiren (Hổ Quan Sư Luyện) đã viết một tác phẩm về lịch sử Phật giáo tựa là "Nguyên Hanh Thích Thư".
Đi xa hơn nữa là hiện tượng phê phán, xét lại hiện trạng giáo lý cổ điển cũng bắt đầu tăng cao. Đặc biệt như là Luật Tông và tông phái phát sinh từ nó là Chân Ngôn Luật Tông thì không chỉ tham gia vào các hoạt động xã hội cứu nhân độ thế mà còn tiến đến phủ nhận giới đàn do quốc gia chỉ định rồi bắt đầu tự lập nghi thức thụ giới riêng của mình. Điều đó cho thấy tính cách tân triệt để hơn cả các tông phái mới xuất hiện.
Thời Nam Bắc triều – Chiến quốc
Năm 1333, Mạc phủ Kamakura diệt vong. Từ thời Nam Bắc triều đến thời Muromachi, trung tâm chính trị đất nước chuyển về Kyōtō. Thiên hoàng Go Daigo (Hậu Đề Hồ) khởi xướng "Tân chính Kemmu", nhóm "5 núi" chuyển từ Kamakura về Kyōtō, lập nhóm "5 núi Kyōtō" (Kinh Đô Ngũ Sơn). Tướng quân Ashikaga Takauji (Túc Lợi Tôn Thị) thiết lập Mạc Phủ ở Kyōtō, từ đó nhóm 5 núi Thiền Tông mà tầng lớp võ sĩ luôn mong ước từ trước được lập ra, dòng thiền Lâm Tế được Mạc phủ chính thức bảo hộ. Vào đầu thời Muromachi, các đền chùa Thiền Tông như chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) đối lập với các thế lực Phật giáo cũ như Thiên Thai Tông ở chùa Enryakuji và trở thành vấn nạn chính trị thực sự. Mặc khác, thiền sư Musō Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) hợp tác phái đi với phía chùa Tenryūji (Thiên Long Tự) của Takauji cùng với đệ tử Shun’oku Myōha (Xuân Ốc Diệu Ba) đều có ảnh hưởng chính trị khá lớn. Đệ tử của họ đến đời Tướng quân thứ 3 là Ashikaga Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn) đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị với nhà Minh (Trung Quốc) và khai thác mậu dịch với nhà Minh và nhà Thanh. Đây cũng là một vấn đề ngoại giao. Sự tiếp cận giữa võ sĩ và giới Phật giáo như thế đã ảnh hưởng đến văn hóa quý tộc và văn hóa võ sĩ, có thể thấy dấu vết sự dung hợp của văn hóa vùng núi phía bắc như chùa Rokuonji (Lộc Uyển Tự, còn gọi là Kinkakuji (Kim Các Tự)) thời Yoshimitsu và văn hóa vùng núi phía đông như chùa Jishōji (Từ Chiếu Tự, còn gọi là Ginkakuji (Ngân Các Tự)) thời Ashikaga Yoshimasa (Túc Lợi Nghĩa Chính). Văn hóa thời Muromachi nổi bật với các loại hình nghệ thuật mang ảnh hưởng Phật giáo như tranh thủy mặc, kiến trúc, trà đạo, hoa đạo, vườn đá... để lại nhiều tác phẩm cho đời sau. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong các đền chùa có nơi đẩy mạnh nghiệp vụ tài chính tạo vốn ở các khoản thu trợ cấp của lãnh địa hoặc tiền cúng dường. Mặt khác, ở những đền chùa được "thành trì hóa" thì cũng có những người đóng góp tư sản làm vốn. Tuy nhiên nhiều người không thể chịu được do lãi suất trở nên quá cao, đã phát động phong trào Tokusei Ikki (Đức Chính Nhất Quỹ) lấy thế lực đền chùa làm đối tượng công kích.
Dòng thiền Tào Động có sức ảnh hưởng lớn ở địa phương và tầng lớp bình dân. Đối với tầng lớp công thương nghiệp thành thị ở Kyōtō thì Nhật Liên Tông lại phổ biến hơn cả. Nói về các nhà truyền giáo thì trong thời kỳ này, Rennyo (Liên Như) của Tịnh Độ Chân Tông và Nisshin (Nhật Thân) của Nhật Liên Tông là 2 tên tuổi nổi tiếng. Về sau, Rennyo của Tịnh Độ Chân Tông đã vượt qua các chướng ngại như ở núi Hieizan và lập giáo đoàn hùng mạnh ở chùa Honganji (Bản Nguyện Tự) thu hút số tín đồ rất lớn và sau Loạn Onin đã đạt đến danh vị Lãnh chúa Thủ hộ, ngang bằng với các lãnh chúa thời Chiến quốc. Cũng gọi là Nhất Hướng Tông, thế lực này cố kết chặt chẽ dưới danh nghĩa tôn giáo và uy hiếp thế lực của các lãnh chúa thủ hộ hiện hữu. Trong số đó, phong trào Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ) ở Kaga (Gia Hạ) là tiêu biểu nhất, đã trấn áp nhiều lãnh chúa thủ hộ và lan rộng quyền tự trị (chủ yếu về thuế quan và tài phán). Vì vậy các lãnh chúa thời Chiến quốc muốn bành trướng thế lực của mình buộc phải chọn hoặc phải thỏa hiệp hoặc phải đối đầu với các thế lực này mà đa số đều đã chọn con đường thỏa hiệp.
Trong số các phong trào Ikkō Ikki ở các nơi, phong trào ở chùa Ganshōji (Nguyện Chứng Tự) ở Nagashima (Trường Đảo) Ise (Y Thế) đã ngoan cường chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) rồi sau đó bị Oda Nobunga dẫn quân thảm sát đến diệt vong. Chùa Ishiyama Honganji (Thạch Sơn Bản Nguyện Tự), tổng đà của toàn bộ môn đồ Ikkō cả nước, cũng thành lập tổ chức mạnh mẽ như các lãnh chúa thời Chiến quốc, vào thời của Kennyo (Hiển Như) cũng chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga, sau cuộc khổ chiến kéo dài trước sau cả 10 năm gọi là Trận chiến Ishiyama đã phải rút lui khỏi núi Ishiyama. Ngay cả ở Mikawa (Tam Hà) là nơi thế lực Ikkō khá mạnh, sau khi bị Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) mới lên đàn áp, nội bộ cũng phân rã làm hai. Một câu chuyện cũng khá nổi tiếng thời này là lãnh chúa Oda Nobunaga đã cho tăng lữ Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông tranh luận tôn giáo với nhau rồi tuyên bố Tịnh Độ Tông là bên thắng cuộc. Người ta nói rằng để kìm hãm Nhật Liên Tông đối lập với tông phái khác nên Tịnh Độ Tông đã nhận được phán quyết có lợi.
Thời Azuchi Momoyama
Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) cho xây dựng thành Ōsakajō (Đại Phản Thành) trên nền chùa Ishiyama Honganji nhưng về cơ bản ông ta luôn tìm kiếm đồng minh nơi các thế lực tự viện. Trong suốt quá trình sự nghiệp của ông cũng không ít lần vì chiến loạn mà phá hoại đền chùa nhưng để thu xếp mĩ mãn ông đã phái người em là Toyotomi Hidenaga (Phong Thần Tú Trường) đến vùng Yamato nơi có lực lượng tăng binh hùng mạnh. Ngoài ra, việc triển khai trưng thu vũ khí với mục tiêu không chỉ là nông dân mà còn có cả đền chùa đã góp phần nhất định vào việc giải trừ quân bị các đền chùa. Việc thống nhất, quản lý và giải trừ quân bị đền chùa còn tiếp diễn đến thời Mạc phủ Edo với nhiều vấn đề lớn.
Thời Edo
Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền đã quy định "Chế độ quản lý tự viện" và đặt chức quan phụ trách đền thần, đình chùa, nhờ đó mà đã đặt Phật giáo dưới sự quản lý của Mạc phủ. Ngoài ra ông còn cho thi hành chế độ đăng ký hộ tịch dân chúng nơi đền chùa. Năm 1654, sư Ingen (Ẩn Nguyên) nhà Minh (Trung Quốc) đã sang Nhật truyền bá dòng thiền Hoàng Bách. Thế lực Phật giáo lớn nhất bấy giờ là Tịnh Độ Chân Tông do có nội loạn nên phân liệt thành hai nhánh Đông và Tây, kết quả là tự suy yếu đi.
Thời Meiji
Từ nửa sau thời Edo, sự phát triển của phong trào Quốc học do Motoori Norinaga (Bản Cư Tuyên Trường) đã dẫn đến cuộc Duy tân Minh trị, thành lập chính quyền Minh Trị theo đường lối Quốc học với bộ phận lớn là những người ở phiên quốc Chōshū (Trường Châu). Chính quyền được trao lại cho Thiên hoàng với kết quả là đối sách Chú trọng Thần Đạo của chính phủ mới, cả nước thi hành "Phế Phật hủy Thích" khiến cho số lượng đền chùa Phật giáo giảm đáng kể. Năm 1871 (năm Meiji (Minh Trị) thứ 4), chính phủ đã đặt dấu chấm hết đối với thiền phái Phổ Hóa của sư Hư Vô. Chính phủ cũng cấm truyền đạo đối với Bất Thụ Bất Thi Phái và Ki-tô Giáo. Các tông phái đã tiến đến hiện đại hóa Phật giáo, tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội và giáo dục như mở trường đại học tôn giáo.
Thời kỳ đầu Shōwa
Qua các sự kiện như ban hành Pháp lệnh Thần Phật phân ly... về mặt hành chính tôn giáo đã nằm trong sự quản lý của chính phủ tuy nhiên phải đến năm 1939 (năm Shōwa (Chiêu Hòa) thứ 14) mới lần đầu tiên có văn bản chính thức là "Luật Đoàn thể Tôn giáo''". Trong quá trình xác lập Thể chế Thần Đạo toàn quốc, trên pháp luật Thần Đạo không phải là tôn giáo nhưng còn các đoàn thể tôn giáo khác như Phật giáo, các giáo phái Thần Đạo, Ki-tô giáo thì vẫn chưa được xem xét, áp dụng thích đáng. Sự cần thiết phải có pháp luật về tôn giáo cũng được chính giới nhận thức từ sớm nên từ năm 1899 (năm Minh Trị thứ 32) đã có Dự thảo Luật Tôn giáo lần 1 do Viện Quý tộc đệ trình nhưng đã bị phủ quyết. Vào năm 1927 (năm Chiêu Hòa thứ 2) và năm 1929 (năm Chiêu Hòa thứ 4) lại có Dự thảo Tôn giáo được đưa ra ở Nghị viện nhưng sau quá trình thẩm lý đã không đi đến quyết định gì... Nhờ vào Luật Đoàn thể Tôn giáo, phần lớn đoàn thể tôn giáo lần đầu tiên trở thành pháp nhân theo luật định, ngay cả Ki-tô giáo cũng lần đầu tiên đạt được địa vị pháp lý. Tuy vậy đây là đạo luật còn mang nặng tính giám sát, quản lý.
Thời kỳ nửa sau Shōwa đến nay
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu Hoà thứ 20), ngày 28 tháng 12, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo được ban hành và thực thi, những định chế đối với các đoàn thể tôn giáo bị bãi bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo cũng bị bãi bỏ, thay vào đó là Luật Pháp nhân Tôn giáo với chế độ chứng nhận tư cách. Nhân sự kiện đánh hơi độc hệ thống điện ngầm của Giáo phái Aum vào năm 1995 (năm Bình Thành thứ 7), Luật Pháp nhân Tôn giáo được cải chính lại một phần.
Chú thích
Thiền tông
Thời kỳ Nara
Thời kỳ Heian
Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Lịch sử Nhật Bản |
12628 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%20Trung%20Qu%E1%BB%91c | Phật giáo Trung Quốc | Phật giáo Trung Quốc là một thuật ngữ thường dùng để chỉ đến 2 khái niệm khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, nó được dùng để chỉ khái niệm Phật giáo tại Trung Quốc (), nhằm để chỉ đến lịch sử phát triển và ảnh hưởng của Phật giáo tại Trung Quốc. Ngày nay, Phật giáo là tôn giáo được thể chế hóa lớn nhất ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ước tính có khoảng 185 đến 250 triệu tín đồ, bao gồm cả 3 truyền thống Phật giáo lớn là Phật giáo Bắc truyền (có số lượng tín đồ lớn nhất, phân bố ở hầu hết lãnh thổ), Phật giáo Nam truyền (chủ yếu ở Vân Nam) và Phật giáo Mật truyền (chủ yếu ở Tây Tạng).
Theo nghĩa rộng, nó được dùng để chỉ khái niệm Phật giáo Trung Hoa (), hay chính xác hơn là Phật giáo Hán truyền (tiếng Trung giản thể :汉传佛教; tiếng Trung phồn thể :漢傳佛教; bính âm: Hànchuán Fójiào), nhằm để chỉ đến truyền thống Phật giáo Đại thừa tiếp nhận và phát triển chủ yếu ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Hoa trong nhiều lĩnh vực bao gồm nghệ thuật, chính trị, văn học, triết học, y học và văn hóa vật chất, đồng thời Phật giáo Trung Hoa cũng phát triển nhiều truyền thống độc đáo khác nhau về tư tưởng và thực hành Phật giáo, bao gồm Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông và Tịnh độ tông. Phật giáo Hán truyền, thông qua các kinh văn Phật giáo Hán ngữ, theo ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa lan rộng ở khu vực Đông Bắc Á và một phần ở Đông Nam Á, là truyền thống tôn giáo chính ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, cũng như trong các cộng đồng người Hoa và người Việt hải ngoại. Nó cũng giữ vai trò một tôn giáo lớn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc...; là những quốc gia chịu ảnh hưởng của Văn hóa Hán quyển.
Lịch sử của Phật giáo Trung Quốc
Sách Lý Hoặc Luận cuối thế kỷ thứ 2 chép:
{{cquote|
Mâu Tử nói: Truyện kể Hiếu Minh Hoàng đế nằm mộng thần nhân, mình có ánh sáng mặt trời, bay qua trước điện, lòng vui hớn hở. Hôm sau, rộng hỏi quần thần, đấy là vị thần nào? Có Thông nhân là Phó Nghị đáp: "Thần nghe Thiên Trúc có nhà đạo giả, hiệu gọi là Phật, cất nhẹ có thể bay, mình có ánh sáng mặt trời, đó hẳn vị thần ấy." Do thế, vua hiểu ra, sai Trung lang Thái Am, Vũ Lâm Lang trung Tần Cảnh, Bác sỹ Đệ tử Vương Tuân... gồm 18 người, đến nước Đại Nguyệt Chi, chép lấy kinh Phật Tứ thập nhị chương, để ở gian thứ 14 tại nhà đá Lan Đài. Ngoài cửa Tây Ung thành Lạc Dương dựng chùa Phật, trên tường vẽ ngàn muôn xe ngựa nhiễu tháp ba vòng. Lại ở đài Thanh Lương của Nam cung và trên cửa thành Khai Dương, vẽ nghi tượng Phật.
|}}
Trong một thời gian dài, đây được xem là bằng chứng sớm nhất ghi nhận thời điểm Phật giáo du nhập vào Trung Quốc cũng như kinh văn đầu tiên được dịch. Theo truyền thống, bộ kinh Tứ thập nhị chương được dịch bởi hai nhà sư Nguyệt Chi, Kasyapa Matanga (迦葉摩騰) và Dharmaratna (竺法蘭), vào năm 67 sau Công nguyên. Do sự liên kết với thời điểm Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, nên bộ kinh Tứ thập nhị chương có một địa vị rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo ở Đông Á.
Tuy nhiên, các học giả hiện đại lại đặt câu hỏi nghi ngờ về niên đại và tính xác thực của câu chuyện. Đầu tiên, có bằng chứng cho thấy Phật giáo đã du nhập vào Trung Quốc trước năm 67 thời Hán Minh đế. Bản kinh cũng không thể có niên đại đáng tin cậy vào thế kỷ thứ nhất. Các học giả cho rằng, có thể là phiên bản mà chúng ta hiện có về cơ bản khác với phiên bản của văn bản được lưu hành vào thế kỷ thứ hai. Thực chất, kinh Tứ thập nhị chương được xem như một tuyển tập nhỏ những lời Phật thuyết, được tập hợp một thời gian sau những bản dịch bản ngữ đầu tiên được chứng thực, và thậm chí có thể đã được biên soạn ở Trung Á hoặc Trung Quốc.
Ngay từ khi mới du nhập, nhiều kinh điển Phật giáo Ấn Độ được dịch sang chữ Hán để thuận tiện cho việc truyền bá, các dịch giả đã sử dụng rất nhiều những khái niệm được xem là tương đồng từ các tôn giáo và trường phái triết học bản địa của Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo và Đạo giáo, cũng như tôn giáo dân gian Trung Hoa. Trong một thời gian dài, nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của đạo Lão (Lão Tử). Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ quan điểm chung của hai tôn giáo này; cả hai đều hướng đến giải thoát. Có người cho rằng, mới đầu người Trung Quốc không hiểu đạo Phật vì ngôn ngữ chữ Hán thời đó không tiếp cận được với các khái niệm hoàn toàn trừu tượng của Phật giáo và khi dịch kinh sách Phật giáo, người ta đành dùng ngôn ngữ đạo Lão. Vì vậy về sau, khi đạo Phật đã phổ biến, công các dịch giả rất lớn và tên tuổi của họ còn lưu truyền đến ngày nay. Khoảng thế kỉ thứ 3, các nhà dịch kinh bắt đầu dịch từ Phạn ngữ ra tiếng Hán, mà những đại diện kiệt xuất là An Thế Cao (安世高), người chuyên dịch các kinh Tiểu thừa, và Chi Khiêm (支謙), người chuyên dịch các tác phẩm Đại thừa. Việc dịch một phần lớn kinh điển Phật giáo Ấn Độ sang chữ Hán và việc đưa những bản dịch này (cùng với các tác phẩm Đạo giáo và Nho giáo) vào kinh điển Phật giáo Trung Hoa có ý nghĩa sâu rộng đối với việc truyền bá Phật giáo khắp khu vực văn hóa Đông Á, bao gồm cả Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Năm 355, Tăng-già được thành lập. Kể từ thế kỉ thứ 4, nhiều trường phái Bát-nhã-ba-la-mật-đa ra đời với Cao tăng Chi Độn (支遁; Chi Đạo Lâm) là nhân vật quan trọng nhất. Năm 399, Pháp Hiển đi Ấn Độ và sau đó một số Cao tăng khác như Nghĩa Tịnh và Huyền Trang cũng lên đường đi Ấn Độ.
Năm 629, Huyền Trang cũng lên đường đi Ấn Độ và đã mang về một số lượng đồ sộ kinh thư từ Ấn Độ. Sau đó ông đã dành trọn phần đời còn lại để dịch những kinh thư này. Các bản dịch của ông có độ chính xác cao, trở thành bản dịch tiêu chuẩn, rất được ưa chuộng tại Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên (cũng như Việt Nam).
Trong thế kỉ thứ 5, thứ 6, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Nhờ vậy trong thời gian này, nhiều chùa chiền được xây cất, nhiều tác phẩm ra đời. Vào năm 466 và 574-577 có hai lần Phật giáo bị bức hại nhưng vẫn phát triển mạnh. Trong thời kì này, hai vị có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什, sa. kumārajīva) và Chân Đế (真諦, sa. paramārtha). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh Tiểu thừa và Đại thừa đều có mặt tại Trung Quốc. Đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là Nhập Lăng-già kinh (入楞伽經, sa. laṅkāvatārasūtra), Đại bát-niết-bàn kinh (zh. 大般涅槃經, sa. mahāparinirvāṇa-sūtra) và Thành thật luận (zh. 成實論, sa. satyasiddhi). Từ đó, các tông phái như Tam luận tông (zh. 三論宗), Thành thật tông (zh. 成實宗) và Niết-bàn tông (zh. 涅槃宗) ra đời.
Giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 10, Phật giáo Trung Quốc phát triển rực rỡ. Các tông Hoa Nghiêm (zh. 華嚴), Thiên Thai (天台), Thiền (禪), Tịnh độ (淨土), Pháp tướng (法相) ra đời, trong đó người ta nhắc nhở đến các vị Cao tăng như Huyền Trang Tam tạng (玄奘), Trí Khải (智顗), Đỗ Thuận (杜順). Với sự hiện diện của Huệ Năng (慧能) và các môn đệ kế thừa, Thiền tông phất lên như một ngọn lửa sáng rực đời nhà Đường.
Với thời gian, giáo hội Phật giáo, nhờ không bị đánh thuế, đã trở thành một tiềm lực kinh tế và có những điểm mâu thuẫn với triều đình. Nhiều nông dân cúng dường đất cho nhà chùa rồi thuê lại đất đó để trốn thuế. Năm 845, Phật giáo bị bức hại, giáo hội bị triệt hạ, tăng ni bị buộc phải hoàn tục. Từ thời điểm đó đến nay, Phật giáo Trung Quốc chưa bao giờ trở lại được thời đại huy hoàng như trước, nhưng vẫn để lại những dấu ấn quan trọng trong nền văn hoá nước này.
Trong đời nhà Tống (thế kỉ 10-13), Phật giáo hoà nhập với Khổng giáo và Lão giáo thành một nền văn hoá, trong các tông phái chỉ còn Thiền và Tịnh độ là quan trọng. Dưới thời nhà Minh (thế kỉ 14-17), có một khuynh hướng hợp nhất giữa Thiền và Tịnh độ (Thiền Tịnh hợp nhất 禪淨合一) và gây được ảnh hưởng đáng kể. Nhân vật nổi bật thời này là Vân Thê Châu Hoằng.
Giữa thế kỉ thứ 17 và 20, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu gây ảnh hưởng tại Trung Quốc. Qua thế kỉ 20, Phật giáo Trung Quốc lại bị bức hại, nhất là trong thời kì cách mạng văn hoá (1966-1976). Tuy nhiên sau đó lại được phục hồi lại.
Vai trò của Phật giáo Trung Quốc
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Sharf, Robert H. "The Scripture in Forty-two Sections" Religions of China In Practice Ed. Donald S. Lopez, Jr. Princeton: Princeton University Press,1996. 360-364. Print.
Cheng Kuan, tr. and annotater. The Sutra of Forty-two Chapters Divulged by the Buddha: An Annotated Edition''. Taipei and Howell, MI: Vairocana Publishing Co., 2005.
Phật giáo Trung Quốc |
12629 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t%20b%E1%BB%99%20ch%C3%BAng | Bát bộ chúng | Bát bộ chúng (zh. bābù zhòng 八部衆, ja. hachibuju) hay "Thiên long bát bộ chúng ", là tám loài hữu tình trong thần thoại Phật giáo. Là những vị thần có gốc từ hindu giáo. Trước kia họ hung ác, sau được Phật chuyển hoá thành những thần vật hộ trì phật pháp.
Bát bộ chúng
Deva
Thiên (zh. 天, sa. deva) chúng: loài ở sáu cõi trời dục giới, bốn cõi trời sắc giới, bốn cõi trời vô sắc giới, thân mình có toả ánh hào quang. Đứng đầu Thiên Long bát bộ là Thiên. Thiên, cũng xưng là thiên nhân, chư thiên, thiên chúng, chủ yếu sống ở Dục Giới Lục Thiên (6 tầng trời cõi Dục) và Sắc Giới Chư Thiên (các tầng trời cõi Sắc) mà Phật giáo nói đến, đại thể tương đương với thiên thần mà Trung Thổ thường hay nói đến, bao gồm thiên vương Phạm Thiên, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu… Theo ghi chép trong kinh Phật, thiên nhân thích Phật sự, thường hay cất lời tán thán, rải hoa tấu nhạc. Trong các bích họa Phật giáo liên quan, thường có thể nhìn thấy thiên nhân bay lượn, vây chung quanh Phật hoặc Bồ Tát.
Naga
Long (zh. 龍, sa. nāga) chúng: vua loài rồng như Bát đại Long vương. Âm dịch Na Già, giống với rồng trong truyền thuyết Trung Hoa, nhưng rồng trong Phật giáo ban đầu là thân dài và không có chân, trên đỉnh đầu có mào hoặc một chiếc sừng, rất có thần lực, có thể làm mưa. Trong kinh Phật có danh xưng Ngũ Long Vương, Thất Long Vương, Bát Long Vương… Trong "Đại Trí Độ Luận" có ghi chép, đời trước của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã từng là Đại Lực Độc Long (ác long có sức mạnh to lớn), sau khi thọ giới, đã đi vào trong rừng tu hành. Có tên thợ săn ham muốn lớp da của rồng, liền lột lấy. Độc Long nguyên vốn có thể dễ dàng giết chết tên thợ săn này, nhưng vì trì giới, không còn luyến tiếc tấm thân này nữa, mặc cho người thợ săn lột lấy. Sau khi mất da, Độc Long bò xuống nước, lại nhẫn chịu đau đớn mặc cho sâu bọ ăn gặm. Độc Long phát nguyện sau khi trở thành Phật, sẽ dùng Phật Pháp độ hóa chúng sinh. Sau khi chết, con rồng này vãng sinh lên cõi trời Đao Lợi. Theo cách nói trong "Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ", rồng cũng có phân thành thiện ác, rồng thiện là Hành Pháp Long Vương, có thể làm mưa đúng lúc khiến cho ngũ cốc chín đều. Rồng ác thì là Phi Hành Pháp Long Vương, có thể làm ra mưa xấu khiến ngũ cốc bị hư hại. Sự việc này cũng gần giống như thiện long, ác long được lưu truyền trong dân gian sau này. Hình tượng rồng trong các tác phẩm văn học từ thời Đường Tống đến nay thật ra chính là sự kết hợp giữa rồng trong Phật giáo với rồng vốn có của Trung thổ.
Yaksa
Dạ-xoa (zh. 夜叉, sa. yakṣa) chúng: là các loài yêu thần, quỷ thần phi hành, đi như bay trong không gian. "Đại Trí Độ Luận" nói Dạ Xoa có ba loại: Địa Hành Dạ Xoa, thường có được các loại niềm vui, âm nhạc, ẩm thực. Hư Không Dạ Xoa, có sức mạnh lớn, đi lại như gió. Cung Điện Dạ Xoa, có các loại đồ chơi luôn mang bên thân. "Kinh Chú Duy Ma Cật" thì nói Dạ Xoa có ba loại là Địa Hành Dạ Xoa (những loài yêu thần trong đất), Hư Không Dạ Xoa (những loài yêu thần bay lượn trong hư không), Thiên Dạ Xoa (những loài yêu thần trên cõi trời). Dạ Xoa cũng phân thành thiện ác. Người thiện duy hộ Phật Pháp, kẻ ác có thể làm khổ chúng sinh, thường biến hóa thành bộ dạng xấu xí đầu lớn thân nhỏ, hoặc một đầu hai ba mặt, tay cầm đao, kiếm, kích… khiến người ta trông thấy phải run sợ, tiếp đó khiến người thấy thần trí mê man, rồi đoạt lấy khí tinh hoa, uống máu, ăn thịt nạn nhân. Đây cũng là hình tượng Dạ Xoa lưu truyền phổ biến nhất trong dân gian, thường được coi như là quỷ sai của âm phủ.
Gandharva
Càn-thát-bà (zh. 乾闥婆, sa. gandharva) chúng: quỷ thần âm nhạc ở cõi trời Đế Thích. Lại gọi là Kiền Thát Bà, Ngạn Đạt Bà, là một loại Thần không ăn rượu thịt, chỉ tìm hương thơm làm thức ăn, cùng với Khẩn Na La phục vụ Đế Thích, là vị nhạc thần chuyên việc tấu nhạc ca hát. Về hình tướng, trong thần thoại có nhiều cách miêu tả về hình dáng của loại thần này. Có thuyết cho rằng, thần này trên thân có nhiều lông, nửa người nửa thú. Song lại có thuyết cho rằng thần này có hình dáng rất đẹp. "Bổ-đà-lạc Hải hội quỹ" ghi: Hình tượng Càn Thát Bà thân lộ màu da thịt, to lớn như trâu chúa, tay trái cầm sáo trúc, tay phải cầm bảo kiếm, đầy đủ tướng đại oai lực, trên đầu đội mũ tỏa ra ánh lửa. Có kinh văn lại cho biết thêm: Càn Thát Bà đầu đội mũ bát giác, thân thể màu đỏ… Ngoài ra, trong tranh ảnh, họ xuất hiện trong tư thế ngồi thư thái, với 12 con giáp vây quanh, tay phải cầm đinh ba, tay trái cầm phất trần, trên đầu có hào quang lửa. Càn Thát Bà lại là một trong ba mươi ba pháp tướng của Quan Âm Bồ Tát. "Càn Thát Bà" trong tiếng Phạn lại có ý là biến hóa khôn lường. Ấn Độ xưa gọi ảo ảnh là "Càn Thát Bà thành", trong kinh Phật thường dùng từ này để hình dung sự biến hóa vô thường của chư Pháp.
Asura
A-tu-la (zh. 阿修羅, sa. asura) chúng: ác thần tính nóng nảy hung dữ, nam thì hình dung xấu xa nữ thì dung mạo rất đẹp. Còn được gọi là A Tố La, A Tu Luân, gọi tắt là Tu La. A Tu La nguyên là ác thần trong thần thoại Ấn Độ cổ. Trong Phật giáo, A Tu La cũng là vị thần tính cách nóng nảy, đàn ông xấu xí, phụ nữ xinh đẹp, bản tính hiếu chiến. Bởi A Tu La có mỹ nữ mà không háo ăn, chư Thiên thì thích ăn uống nhưng lại không có mỹ nữ, hai bên đố kỵ lẫn nhau, nên giữa hai bên thường xảy ra tranh đấu, kịch liệt vô cùng. Chúng ta thường hay gọi chiến trường tàn khốc nặng mùi máu tanh là "chiến trường Tu La", nguyên là bắt nguồn từ đây. Hình tượng của A Tu La cũng có nhiều loại, hoặc chín đầu nghìn mắt, trong miệng thổi ra lửa, chín trăm chín mươi cánh tay cùng với sáu chân, thân hình to lớn, hoặc là ba đầu sáu tay, mặt mày hung dữ, hở phần thân trên. Hang đá thứ 249 trong hang đá Mạc Cao ở Đôn Hoàng, A Tu La được vẽ vào thế kỷ thứ 6 thì là bốn tay hai chân, thân có màu đỏ, hơn nữa nửa thân trên để trần. Nó lại cùng với địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời hình thành lục đạo thế giới, là một trong số các nẻo luân hồi của chúng sinh.
Garuda
Ca-lâu-la (zh. 迦樓羅, sa. garuda) chúng: chim cánh vàng (kim sí điểu). Cũng gọi Ca Lưu La, nguyên là Thần Điểu thể hình to lớn, tính tình hung bạo trong thần thoại Ấn Độ, đôi cánh hễ dang ra thì rộng đến hơn nghìn dặm, thậm chí hơn cả triệu dặm. Bởi đôi cánh của nó có màu vàng kim, vậy nên gọi là "Kim Sí Điểu". Nhưng trên thực tế, lông cánh của nó là do các loại bảo vật đan dệt mà thành, đủ loại diệu tướng, chứ không chỉ là màu vàng kim, vậy nên lại gọi là "Diệu Sí Điểu". Ca Lâu La lúc mới sinh ra, ánh hào quang lóa mắt, chư thiên đã từng nhầm lẫn tưởng rằng là Thiên Thần Lửa mà tiến hành lễ bái. Ca Lâu La thích ăn rồng, một ngày có thể ăn một Long vương và năm trăm con rồng nhỏ. Gió quạt ra từ đôi cánh của nó, nếu như vào mắt người, sẽ khiến người ta bị mù ngay.
Kinnara
Khẩn-na-la (zh. 緊那羅, sa. kinnara) chúng: thần ca hát của trời Đế Thích, chẳng phải người chẳng phải không phải thần (mình người đầu có sừng); Lại gọi là Khẩn Nại Lạc, Chân Đà La, về sau lại dịch là Nhạc Thần, Thần Ca nhạc, Âm nhạc Thiên. Bởi vì Khẩn Na La giống người nhưng có sừng, lại gọi là "nhân phi nhân", nó xuất phát từ thần thoại Ấn Độ. Trong kinh Phật, nó có âm thanh mỹ diệu, giỏi múa hát, là nhạc thần của Đế Thích, thường hay xuất hiện trong Pháp hội thuyết giảng Phật Pháp của Phật. Trong kinh Phật nói, Khẩn Na La nam thì đầu ngựa mình người, giỏi ca hát, nữ thì đoan trang múa rất đẹp, hơn nữa đa số là kết hôn với Càn Thát Bà.
Mahoraga
Ma-hầu-la-già (zh. 摩睺羅迦, sa. mahoraga) chúng: rắn thần, vua các loài rắn. Ma Hầu La Già, lại được gọi là Ma Hộ La Nga, Ma Phục Lặc, ý dịch là Địa Long, Đại Mãng Thần, Đại Mãng Xà. Ma Hầu La Già cũng thuộc về Nhạc Thần, hình dáng của nó là mình người đầu rắn. Trong kinh Phật nói trong thân thể nó có rất nhiều trùng độc rúc rỉa ăn thịt, đau đớn vô cùng. Trong giải thích kinh Phật, "Ma Hầu La Già là thần rắn, mình người đầu rắn", giải thích ở phần trước trong kinh Lăng Nghiêm có thêm phần sau: "Ma Hầu La Già, còn gọi là Đại Long hay Thần rắn; thuộc loại bò sát; vì ngu si độc ác nên tự chiêu mời rắc rối, đần độn vô tri, muốn thoát luân hồi nên đã tu luyện từ bi trí huệ, vãn hồi hậu quả gây ra, thoát được luân hồi". Điều này nói lên rằng, Ma Hầu La Già là Địa Long đối ứng với Thiên Long, nguyên là loài bò sát, nhưng bởi "đần độn vô tri" mà trái lại có thể "thoát khỏi luân hồi, tu luyện từ bi trí huệ", cuối cùng cứu vãn được tiền căn, thoát khỏi xác thân bò sát, thay da đổi thịt.
Trong văn hoá đại chúng
Tác phẩm Thiên long bát bộ của nhà văn Kim Dung xây dựng nhân vật cũng như lấy tên tác phẩm theo Bát bộ chúng.
Xem thêm
Khoáng dã quỷ thần chúng
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12632 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t%20%C4%91%E1%BA%BF | Bát đế | Bài này viết về một thuật ngữ trong Phật giáo. Các nghĩa khác xem Bát đế (định hướng).
Bát đế (zh. bādì 八諦, ja. hachitai), là tám sự thật, tám chân lý, còn gọi là Bát thánh đế. Được phân thành hai loại:
I. Như được dạy trong kinh Thắng Man (sa. śrīmālā-sūtra), số 8 có được là do sự hợp thành của 2 cách giải thích Tứ diệu đế, gọi là Hữu tác tứ đế (zh. 有作四諦) và Vô tác tứ đế (無作四諦). Loại trước được hiểu một cách không hoàn chỉnh bởi hàng Nhị thừa; loại sau là nhận thức đúng đắn của hàng Bồ Tát (theo phẩm Pháp thân trong kinh Thắng Man, Nhân vương bát-nhã kinh sớ, quyển 3 勝鬘經法身品, 仁王般若經疏卷三);
II. Như được dạy trong Du-già sư địa luận (sa. yogācārabhūmi-śāstra):
Hành khổ đế (zh. 行苦諦): các pháp hữu vi sinh khởi, đoạn diệt không ngừng;
Hoại khổ đế (zh. 壞苦諦): chúng sinh đau khổ vì các pháp mình ưa thích bị tan hoại;
Khổ khổ đế (zh. 苦苦諦): thường phải gặp điều không ưa thích;
Lưu chuyển đế (zh. 流轉諦): là phần đoạn sinh tử (分段生死);
Lưu tức đế (zh. 流息諦): tức Niết-bàn;
Tạp nhiễm đế (zh. 雜染諦): là phiền não (zh. 煩惱);
Thanh tịnh đế (zh. 清淨諦): khi đã giải trừ được phiền não, nhận rõ bản tính (thanh tịnh) vô vi của mình;
Chính phương tiện đế (zh. 正方便諦)
(Theo Du-già sư địa luận, quyển 46. Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương)
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
12634 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%99ng%20v%C3%B4%20minh | Bất cộng vô minh | Bất cộng vô minh (zh. bùgòng wúmíng 不共無明, ja. fugu mumyō), là Vô minh có một không hai. Đối lại với Tương ưng vô minh (相應無明).
I. Theo Câu-xá luận, thuật ngữ nầy đề cập đến loại vô minh sinh khởi tùy theo tâm thức mà không tương ưng với 10 Tùy miên phiền não (thập tùy miên 十隨眠). Cũng gọi là Độc đầu vô minh (獨頭無明);
II. Theo Duy thức tông thì có hai loại Bất cộng vô minh:
Hằng hành bất cộng vô minh (zh. 恒行不共無明): là tên gọi loại vô minh tương ưng cùng Mạt-na thức (末那識). Vô minh nầy được gọi là "Bất cộng" vì nó hoạt động tương tục, trong khi loại vô minh tương ưng với thức thứ 6 thì chịu sự gián đoạn;
Độc hành bất cộng vô minh (zh. 獨行不共無明): là tên gọi loại vô minh tương ưng với thức thứ 6. Vô minh nầy được gọi là bất cộng vì nó tự sinh khởi nhưng không hoạt động tương quan với bất kì một Căn bản phiền não (根本煩惱) nào khác.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo |
12640 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A5c%20Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20Hoa%20K%E1%BB%B3 | Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ | Cơ quan Thống kê Dân số Hoa Kỳ là một cơ quan Bộ Thương mại Hoa Kỳ với chức năng được định rõ trong Hiến pháp là phải thống kê dân số ít nhất là một lần mỗi thập niên. Việc thống kê dân số đó được sử dụng để xác định số ghế trong Hạ Nghị Viện của các tiểu bang. Cơ quan này cũng nguồn số liệu hàng đầu về dân chúng và nền kinh tế Hoa Kỳ.
Cơ quan Thống kê Dân số được lập điều lệ vào Chương 13 của Luật Hoa Kỳ.
Xem thêm
Điều tra dân số Hoa Kỳ
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phiên bản đầu tiên của bài này được sửa lại từ lịch sử của Cơ quan Thống kê Dân số Hoa Kỳ.
Website của Cơ quan Thống kê Dân số Hoa Kỳ Thống kê Dân số Hoa Kỳ
Sách Tham khảo về Khu vực Địa lý bởi Cơ quan Thống kê Dân số Hoa Kỳ Thống kê Dân số Hoa Kỳ giải thích đầy đủ các thuật ngữ địa lý mà được sử dụng trong thống kê dân số.
Cơ quan Thống kê Dân số: Có hơn 1.5 triệu người Việt tại Hoa Kỳ
Thông tin nhân khẩu học của Hoa Kỳ
Phục vụ thống kê quốc tế
Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Xã hội Mỹ |
12645 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A9t%20vu%C3%B4ng | Mét vuông | Mét vuông có ý nghĩa là diện tích của một hình vuông với các cạnh có độ lớn một mét dài. Nó là đơn vị trong SI để đo diện tích. Nó được viết tắt là m².
Một mét vuông bằng:
0,000 001 km² (km²)
10 000 xentimét vuông (cm²)
0,000 1 hecta
0,01 a
10,763 911 foot vuông
1 550,003 1 đốt vuông
km²
1 km² bằng:
diện tích của một hình vuông với cạnh dài 1 kilômét. 10.000.000.000 cm²
1 000 000 m²
100 hecta
0,386 102 dặm vuông (thường)
247.105 381 mẫu Anh
Ngược lại:
1 m² = 0,000 001 km²
1 hecta = 0,01 km²
1 dặm vuông = 2,589 988 km²
1 mẫu Anh = 0,004 047 km²
Chú ý: "km²" là km², chứ không phải là 1.000 mét vuông. Ví dụ như 3 km² bằng 3 000 000 m² chứ không bằng 3 000 m².
Xem thêm
SI
Các tiền tố của SI
Mét
1 E0 m²
Đổi đơn vị đo lượng
Bậc độ lớn
Tham khảo
Đơn vị đo diện tích
Đơn vị dẫn xuất trong SI |
12646 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADp%20Tam%20Hi%E1%BB%87p | Đập Tam Hiệp | Đập Tam Hiệp () là đập thủy điện nằm chặn ngang sông Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1994. Đập Tam Hiệp hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu chứa nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, chiếm toàn bộ khu vực Tam Hiệp, vị trí đập nằm giữa thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Phù Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Trừ âu thuyền, dự án này cơ bản đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7 năm 2012, khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu hoạt động. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW. Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tua-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.
Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong và ngoài Trung Quốc. Các đề xuất ủng hộ dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt do sông Trường Giang gây ra và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến phản đối chủ yếu là do lo ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động đến môi trường.
Các thông số chính
Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355 mét và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175 mét trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 mét, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 kilômét và rộng 1,12 kilômét. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.
Khu vực: Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
Độ cao: 181 mét
Vốn đầu tư: 203,9 tỷ nhân dân tệ (24,65 tỷ đô la Mỹ)
Số người phải di chuyển: 2 triệu - có thể hơn
Công suất phát điện thiết kế: 22,5 Gigawatt
Chức năng: Kiểm soát lũ lụt, phát điện, cải thiện giao thông thủy
Tọa độ: 30,82679 độ vĩ bắc, 111,00727 độ kinh đông, độ cao địa hình: 75,00 mét ()
Mô hình đập
Bên cạnh đập là trung tâm tiếp đón có chứa mô hình của đập. Mô hình này cung cấp tổng quan về kỹ thuật tốt nhất về dự án cho người xem. Từ chỗ trưng bày này chỉ cần đi bộ rất ngắn ra ngoài đã dẫn tới một chỗ quan sát cao để nhìn toàn bộ dự án.
Kinh phí
Chính phủ Trung Quốc ước tính rằng dự án đập Tam Hiệp sẽ có giá 180 tỷ nhân dân tệ (22,5 tỷ đô la). Đến cuối năm 2008, chi phí đã đạt 148.365 tỷ nhân dân tệ, trong đó 64.613 tỷ nhân dân tệ đã được chi cho xây dựng, 68.557 tỷ nhân dân tệ cho việc di dời cư dân bị ảnh hưởng và 15.195 tỷ nhân dân tệ về tài chính. Ước tính trong năm 2009, chi phí xây dựng sẽ được hoàn trả khi con đập tạo ra điện, năng suất 250 tỷ nhân dân tệ. Do đó, việc hoàn trả toàn bộ chi phí dự kiến sẽ xảy ra mười năm sau khi đập bắt đầu hoạt động hoàn toàn, nhưng toàn bộ chi phí của đập Tam Hiệp đã được hoàn trả vào ngày 20 tháng 12 năm 2013.
Các nguồn tài trợ bao gồm Quỹ xây dựng đập Tam Hiệp, lợi nhuận từ đập Gezhouba, các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, các khoản vay từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, trái phiếu doanh nghiệp và doanh thu từ cả trước và sau khi đập hoạt động hoàn toàn. Các khoản phí bổ sung được đánh giá như sau: Mỗi tỉnh nhận được điện từ đập Tam Hiệp phải trả thêm ¥ 7,00 mỗi MWh. Các tỉnh khác đã phải trả một khoản phí bổ sung ¥ 4,00 mỗi MWh. Khu tự trị Tây Tạng không phải trả phụ phí.
Lịch sử dự án
Thời gian xây dựng
1993-1997: sau 4 năm khởi công sông Dương Tử bị chặn lại vào tháng 11 năm 1997.
1998-2003: các tổ máy phát điện đầu tiên bắt đầu phát điện vào năm 2003, và cửa cống vĩnh cửu được mở cho giao thông thủy trong cùng năm.
2004-2009: phần cuối cùng của đập đã được xây xong vào ngày 20 tháng 5, 2006. Khi các bể chứa nước bắt đầu được bơm nước, nước lụt sẽ bắt đầu chiếm chỗ các cộng đồng dân cư. Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2009, khi tất cả 26 tổ máy phát (với công suất tổng cộng 18,2 GW) được lắp xong, có thể phát ra 84,7 TWh điện mỗi năm, đáp ứng khoảng một phần ba mươi nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc.
Đề xuất và xây dựng dự án
Tôn Dật Tiên đã lần đầu tiên xem xét kế hoạch xây dựng đập trên sông Dương Tử vào năm 1919 để phát điện, nhưng ý tưởng này đã bị gác lại do các hoàn cảnh và điều kiện chính trị cũng như kinh tế không thuận lợi. Đến năm 1944, công trình nghiên cứu tiền khả thi đã được giao cho một kỹ sư thành viên của Phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ, tuy nhiên dự án này đã bị bỏ dở vào năm 1947. Nguyên nhân chính thức được biết đến là vấn đề tài chính, tuy nhiên trên thực tế là do những sự kiện gắn liền với cuộc cách mạng giành chính quyền của những người cộng sản Trung Quốc. Các trận lụt lội lớn đã làm sống lại ý tưởng này và chính quyền đã chấp thuận nó năm 1954 để kiểm soát lụt lội. Về sau, dự án này được các chuyên gia Liên Xô (cũ) tiếp tục thực hiện cho đến khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị rạn nứt. Trên thực tế, bắt đầu từ 1955, các nghiên cứu triển khai dự án đã được tiến hành liên tục.
Thứ trưởng Bộ điện lực Lý Duệ (李锐, Li Rui) đầu tiên cho rằng đập này cần phải đa mục đích, rằng cần phải xây dựng các đập nhỏ hơn trước cho đến khi Trung Quốc có đủ năng lực tài chính để có thể chịu được dự án tốn kém này và việc xây dựng cần được chia thành nhiều giai đoạn để có thời gian giải quyết các vấn đề kỹ thuật, theo như các nhà Trung Quốc học Kenneth Lieberthal và Michel Oksenberg.
Sau này, Lý Duệ kết luận rằng không nhất thiết phải xây dựng đập này do nó quá tốn kém. Ông cũng bổ sung thêm rằng đập nước sẽ làm ngập lụt nhiều thành thị và đất nông nghiệp màu mỡ, làm cho các vùng lưu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử bị ngập lụt thảm họa trong quá trình xây dựng và không giúp ích nhiều cho vận tải thủy. Các quan chức tỉnh Tứ Xuyên cũng chống lại việc xây dựng do Tứ Xuyên nằm ở thượng nguồn sẽ phải gánh chịu nhiều phí tổn trong khi tỉnh Hồ Bắc ở hạ nguồn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Lâm Nhất Sơn (林一山, Lin Yishan), chủ nhiệm văn phòng quy hoạch lưu vực Dương Tử, là người chịu trách nhiệm của dự án thì lại cổ vũ cho việc xây dựng đập. Sự lạc quan của ông về việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật đã được đẩy đi xa hơn vào năm 1958 do điều kiện chính trị thích hợp và sự ủng hộ của Chủ tịch nước khi đó là Mao Trạch Đông, là người muốn Trung Quốc có đập thủy điện lớn nhất thế giới, theo Lieberthal và Oksenberg. Các phê phán đã bị cấm đoán, nhưng sự trì trệ đã sinh ra từ cuộc Đại nhảy vọt đầy thảm họa và đã kết thúc các công việc chuẩn bị vào năm 1960.
Ý tưởng lại hồi sinh vào năm 1963 như một phần của chính sách mới để xây dựng "mặt trận thứ ba" của công nghiệp tại tây nam Trung Quốc. Nhưng Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã nổ ra năm 1966 và trong năm 1969 sự e ngại rằng đập có thể bị Liên Xô (khi đó bị coi là kẻ thù) phá hoại đã góp phần trì hoãn việc xây dựng. Năm 1970, dự án lại được tiếp tục trở lại với Cát Châu Bá, một đập nhỏ hơn về phía hạ lưu, nhưng nó cũng nhanh chóng gặp phải các vấn đề kỹ thuật phức tạp và chi phí đã vượt quá dự toán giống như đối với đập Tam Hiệp xét theo thang độ của từng công trình.
Cải cách kinh tế bắt đầu năm 1978 đã nhấn mạnh nhu cầu về điện năng để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp đang lớn mạnh, vì thế Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc xây dựng năm 1979. Nghiên cứu khả thi đã được tiến hành trong các năm 1982 - 1983 để xoa dịu lượng người chỉ trích ngày càng tăng, những người cho rằng dự án này đã không được dựa trên đầy đủ các nghiên cứu về kỹ thuật, xã hội hay môi trường. Trong những năm thập niên 1980, người Mỹ đã quay trở lại tham gia dự án. Các nghiên cứu khả thi tiếp theo đã được tiến hành từ năm 1985 đến 1988 bởi liên doanh Canada quốc tế của dự án quản lý sông Dương Tử, một côngxoócxiom của 5 hãng công nghệ Canada.
Theo Lieberthal và Oksenberg, các lãnh đạo của Trùng Khánh cũng đột ngột yêu cầu là độ cao của đập cần nâng một cách đáng kể đến mức nó có thể làm hỏng dự án và giải phóng họ khỏi gánh nặng của các chi phí. Độ cao mới và yêu cầu về nghiên cứu tin cậy hơn bằng sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã sinh ra nghiên cứu khả thi mới vào năm 1986.
Nhà sinh thái học, viện sĩ Hầu Học Dục (侯学煜, Hou Xueyu) là một trong số ít người từ chối không ký vào báo cáo môi trường vì cho rằng nó đã báo cáo sai sự thật về các lợi ích môi trường thu được nhờ đập này và đã đánh giá không đúng phạm vi ảnh hưởng tới môi trường cũng như thiếu các giải pháp cụ thể cho các lo ngại về môi trường.
Những nhà hoạt động vì sinh thái môi trường trong nước và quốc tế bắt đầu phản đối gay gắt hơn. Các luật gia về nhân quyền đã chỉ trích kế hoạch tái định cư. Các nhà khảo cổ học cũng e ngại do sự nhấn chìm của một lượng lớn các di tích lịch sử. Nhiều người đã nói về việc mất đi của một trong những kỳ quan đẹp nhất thế giới.
Có không ít các kỹ sư tỏ ý không tin tưởng rằng đập thực sự sẽ đạt được các mục đích đề ra. Nhà báo/kỹ sư Đái Tình đã xuất bản cuốn sách gồm các chỉ trích nghiêm khắc của các nhà khoa học Trung Quốc đối với dự án này. Tuy thế rất nhiều công ty xây dựng nước ngoài vẫn tiếp tục thúc ép chính quyền của họ ủng hộ về tài chính do việc xây dựng với hy vọng thắng thầu.
Phê chuẩn dự án
Đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế, Quốc vụ viện Trung Quốc vào tháng 3 năm 1989 đã đồng ý hoãn kế hoạch xây dựng này lại trong 5 năm. Tuy nhiên, sau sự kiện Thiên An Môn 1989, chính quyền đã cấm các tranh cãi về con đập này, kết tội các chỉ trích của nước ngoài là thiển cận hay có ý đồ làm suy yếu chính quyền cũng như bắt giam Đới Tình và nhiều người chỉ trích khác.
Thủ tướng Lý Bằng đã vận động cho việc xây dựng đập này và đưa nó đến quyết định cuối cùng tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 4 năm 1992 mặc dù 1/3 số đại biểu bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống. Đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ từ cơ quan mà thông thường rất nhanh chóng thông qua các đề nghị của chính phủ. Quyết định xây dựng công trình đập Tam Hiệp được chính thức thông qua tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc vào ngày 3 tháng 4 năm 1992 với 1.767 phiếu thuận, 177 phiếu chống và 664 phiếu trắng.
Việc tái định cư được tiến hành ngay sau đó và những sự chuẩn bị về vật chất đã bắt đầu năm 1994. Trong khi chính phủ tập trung thu hút công nghệ, dịch vụ, tài chính từ phía nước ngoài thì các lãnh đạo lại dành cho các hãng Trung Quốc công nghệ và các hợp đồng xây dựng.
Các vụ bê bối tham nhũng đã gây nhiều điều tiếng đối với dự án này. Người ta cho rằng các nhà thầu đã thắng thầu nhờ đút lót và sau đó đã bớt xén thiết bị và vật liệu để rút bóp các quỹ dành cho xây dựng. Người ta đồn rằng chủ tịch tập đoàn phát triển kinh tế Tam Hiệp đã mua bán các công việc tại công ty ông ta, rút các khoản tiền từ các khoản vay có liên quan đến dự án và biến mất vào tháng 5 năm 2000. Các viên chức của Uỷ ban tái định cư Tam Hiệp đã bị bắt vì tội tham ô các quỹ của chương trình tái định cư vào tháng 1 năm 2000.
Nhiều hạng mục trong dự án có chất lượng tồi tệ đến mức thủ tướng Chu Dung Cơ đã phải ra lệnh bỏ đi vào năm 1999 sau khi một loại các tai nạn lớn đã xảy ra, bao gồm cả sập cầu. Chu Dung Cơ, một người đã từng chỉ trích dự án này rất gay gắt, thông báo rằng các quan chức có "một núi trách nhiệm trên đầu họ." Cùng thời gian này, các rạn nứt đáng kể đã xuất hiện trong đập. Để bù đắp lại các chi phí xây dựng, các quan chức của dự án đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch vận hành đã được thông qua bởi Quốc hội là làm đầy hồ chứa nước sau 6 năm chứ không phải 10 năm. Để phản ứng lại, 53 kỹ sư và viện sĩ đã kiến nghị với Chủ tịch Giang Trạch Dân hai lần vào nửa đầu năm 2000 để làm chậm việc làm đầy hồ chứa nước cũng như việc tái định cư dân chúng trong vùng cho đến khi các nhà khoa học có thể xác định có hay không việc hồ chứa nước cao hơn gây ra các vấn đề về trầm tích. Tuy nhiên, việc xây dựng vẫn cứ được tiếp tục tiến hành.
Sản xuất và phân phối điện
Công suất phát điện
Việc sản xuất điện tại đập được China Yangtze Power quản lý, một công ty con được liệt kê của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTGC) EDA Central Enterprise SOE do SASAC quản lý. Đập Tam Hiệp là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới với 34 máy phát điện: 32 máy phát chính, mỗi máy có công suất 700 MW, và hai máy phát điện nhà máy, mỗi máy có công suất 50 MW, tổng công suất 22.500 MW. Trong số 32 máy phát điện chính đó, 14 máy được lắp đặt ở phía bắc của đập, 12 ở phía nam và sáu máy còn lại trong nhà máy điện ngầm ở vùng núi phía nam của đập. Sản lượng điện hàng năm trong năm 2015 là 87 TWh, gấp 20 lần so với đập Hoover.
Máy phát điện
Các máy phát điện chính nặng khoảng 6.000 tấn mỗi máy và được thiết kế để sản xuất hơn 700 MW điện. Các thiết kế đầu của máy phát điện là . Tốc độ dòng chảy dao động trong khoảng tùy thuộc vào mức nước có sẵn. Mức nước càng lớn, càng ít nước cần thiết để đạt được toàn bộ công suất. Tam Hiệp sử dụng tuabin Francis. Đường kính tuabin là 9,7 / 10,4 m (thiết kế VGS / thiết kế của Alstom) và tốc độ quay là 75 vòng quay mỗi phút. Điều này có nghĩa là để tạo ra công suất ở tần số 50 Hz, các rôto máy phát có 80 cực. Công suất định mức là 778 MVA, tối đa là 840 MVA và hệ số công suất là 0,9. Máy phát điện tạo ra năng lượng điện ở mức 20 kV. Điện được tạo ra sau đó được tăng lên tới 500 kV để truyền tải ở mức 50 Hz. Đường kính ngoài của stato máy phát là 21,4/20,9 m. Đường kính trong là 18,5/18,8 m. Stator lớn nhất của loại này, là 3,1/3 m chiều cao. Tải trọng chịu lực là 5050/5500 tấn. Hiệu suất trung bình là hơn 94% và đạt 96,5%.
Các máy phát điện được sản xuất bởi hai liên doanh: một trong số đó là Alstom, ABB Group, Kvaerner và công ty Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc; Voith khác, General Electric, Siemens (viết tắt là VGS) và công ty Oriental Motor của Trung Quốc. Thỏa thuận chuyển giao công nghệ đã được ký kết cùng với hợp đồng. Hầu hết các máy phát điện đều được làm mát bằng nước. Một số máy mới hơn được làm mát bằng không khí, đơn giản hơn trong thiết kế và sản xuất và dễ bảo trì hơn.
Tiến độ lắp đặt máy phát điện
Máy phát điện chính phía bắc đầu tiên (số 22) bắt đầu vào ngày 10 tháng 7 năm 2003; phía bắc đã hoàn toàn hoạt động vào ngày 7 tháng 9 năm 2005, với việc triển khai máy phát điện số 9. Toàn bộ công suất (9.800 MW) chỉ đạt được vào ngày 18 tháng 10 năm 2006, sau khi mực nước đạt 156 m.
12 máy phát điện chính phía nam cũng đang hoạt động. Máy số 22 bắt đầu hoạt động vào ngày 11 tháng 6 năm 2007 và số 15 bắt đầu vào ngày 30 tháng 10 năm 2008 Máy thứ sáu (số 17) bắt đầu hoạt động vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, nâng công suất lên 14,1 GW, cuối cùng đã vượt qua Itaipu (14.0 GW), để trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới theo công suất.
Kể từ ngày 23 tháng 5 năm 2012, khi máy phát chính cuối cùng, số 27, hoàn thành thử nghiệm cuối cùng, sáu máy phát chính chính dưới lòng đất cũng đang hoạt động, nâng công suất lên 22,5 GW. Sau chín năm xây dựng, lắp đặt và thử nghiệm, nhà máy điện hiện đã hoạt động với đầy đủ công suất.
Tranh cãi
Chi phí
Thông báo chính thức cho rằng dự án này sẽ tiêu tốn trong phạm vi 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, người ta cho rằng dự án này chi phí nhiều hơn tất cả các dự án xây dựng khác trong lịch sử, với ước tính không chính thức là 75 tỷ USD hoặc cao hơn. Cũng lưu ý rằng con số ước tính này ($75 tỷ) đã loại bỏ các khoản tham nhũng, các tổn thất trong hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn thất môi trường.
Chi phí di cư
Các chỉ trích coi con đập chủ yếu để phục vụ cho lợi ích của các nhà sản xuất công nghiệp phần bờ biển phía đông do ở đây họ có nhu cầu cao về điện năng. Không may là điều này lại dựa trên phí tổn của hàng triệu người đã bị đưa ra khỏi những vùng đất trồng trọt chủ yếu của họ. Góp phần làm cho tình hình xấu hơn là các đền bù tái định cư không hợp lý, số lượng người tái định cư về tổng thể là khó ước tính cũng như các khu đất mới của họ là xấu hơn.
Môi trường
Thủy điện là một nguồn năng lượng có thể hồi phục được mà không sinh ra các chất thải, mặc dù có những chứng cứ mới cho rằng các đập nước có thể sinh ra một lượng lớn cacbon dioxide và một khối lượng đáng kể khí mêtan1 do các hoạt động của vi sinh vật trong các hồ chứa nước.
Các đập nước theo bản chất tự nhiên của chúng làm biến đổi hệ sinh thái và đe dọa một số loài sinh vật trong khi lại hỗ trợ cho một số loài khác. Cá heo sông Dương Tử là một ví dụ đang trên đà tuyệt chủng và sẽ bị mất môi trường sinh sống do con đập này.
Trong khi việc chặt hạ cây cối của khu vực để xây dựng làm tăng khả năng xói mòn thì việc ngăn chặn các trận lũ lụt không kiểm soát được sẽ làm giảm xói mòn trong một chu kỳ dài hơn.
Khu vực văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Hồ chứa nước dài 600 km (370 dặm) sẽ làm ngập khoảng 1.300 địa chỉ khảo cổ và tiêu diệt vẻ đẹp huyền thoại của Tam Hiệp. Các di tích văn hóa và lịch sử đã phát hiện đang được di chuyển tới những vùng đất cao hơn nhưng ngập lụt của Tam Hiệp sẽ bao phủ nhiều di tích tiềm ẩn chưa phát hiện ra.
Giao thông thủy
Việc đưa vào sử dụng các cửa cống tàu bè có thể sẽ làm tăng vận tải đường sông từ 10 đến 50 triệu tấn hàng năm, với chi phí vận chuyển giảm khoảng 30 - 37%. Vận tải thủy cũng sẽ an toàn hơn, do các hẻm núi này đã rất lừng danh trong lịch sử về độ nguy hiểm cho vận tải. Các chỉ trích thì cho rằng lượng bùn lớn sẽ lấp đầy các cảng chẳng hạn Trùng Khánh trong vài năm dựa trên cơ sở các chứng cứ từ các dự án đập nước khác.
Kiểm soát ngập lụt
Hồ chứa nước dung tích 22 km³ (28,9 tỷ khối theo thước Anh) sẽ làm giảm tần suất các trận ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống còn 1 lần trong 100 năm. Nhưng các chỉ trích thì cho rằng sông Dương Tử sẽ bổ sung thêm trung bình khoảng 530 triệu tấn bùn vào hồ trên một năm và nó sẽ nhanh chóng không còn tác dụng trong việc ngăn chặn lũ lụt. Việc tăng thêm trầm tích vào hồ có thể làm tăng mức nước lũ vốn đã cao tại Trùng Khánh.
Tổ chức Probe International cho rằng đập nước này không có tác dụng ngăn chặn lũ lụt, do bị mất đi các cánh rừng trong lưu vực sông Dương Tử cũng như sự mất đi của 13.000 km² hồ (có tác dụng làm giảm bớt đi sự ngập lụt) do bùn lầy hóa, cải tạo và các phát triển không kiểm soát được.
Các rủi ro tiềm ẩn
Việc xây dựng đập được báo cáo là có những chỗ chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.
Trong báo cáo hàng năm tới Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng những người Đài Loan là "những người đề xuất các cú đánh vào đại lục dường như hy vọng rằng các đe dọa đối với dân cư đô thị Trung Quốc hay các mục tiêu có giá trị như đập Tam Hiệp sẽ làm giảm bớt sự áp bức quân sự của người Trung Quốc." Ý nghĩ cho rằng giới quân sự Đài Loan có thể tìm cách tiêu hủy đập Tam Hiệp đã gây ra phản ứng giận dữ từ các phương tiện thông tin đại chúng của đại lục. Tướng Liu Yuan của Giải phóng quân nhân dân đã phát biểu trên China Youth Daily rằng giải phóng quân nhân dân cần "nghiêm túc trong việc bảo vệ chống lại những đe dọa từ những kẻ khủng bố Đài Loan". Mặc dù có tuyên bố của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Thái Minh Hiền về sự ngược lại, phần lớn các nhà phân tích cho rằng người Đài Loan không có khả năng mà cũng không tìm kiếm các công nghệ để ném bom có chứa đầu đạn hạt nhân vào đập Tam Hiệp vì những đe dọa của Bắc Kinh về việc đáp trả bằng lực lượng quân sự áp đảo nhằm đe dọa đến hòa bình thế giới.
Trong tháng 9 năm 2004 Thời báo Trung Quốc (China Daily) thông báo rằng một lực lượng vũ trang lớn đã được triển khai tại khu vực này để chống lại cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra, nhưng không nói rõ về những kẻ muốn tấn công đập.
Ở đây có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập2; đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập Katse ở Lesotho.
Truyền tải điện năng
Phân phối điện năng của nhà máy thủy điện Tam Hiệp sẽ không chỉ nằm trong giới hạn của Hệ thống lưới điện trung tâm Trung Quốc (bao trùm các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Giang Tây). Thay vì điều này, điện năng cũng sẽ được truyền tải về phía tây tới Trùng Khánh và lưới điện Tứ Xuyên cũng như theo các tuyến khác về khu vực bờ biển phía đông và đông nam. Trong khi điện năng được truyền tải tới Trùng Khánh và Tứ Xuyên thông qua hệ thống đường dây 500 kV AC thì công nghệ HVDC (điện cao thế một chiều) sẽ được sử dụng cho việc phân phối về phía đông. Hai tuyến truyền tải có công suất lớn là HVDC Tam Hiệp-Trường Châu và HVDC Tam Hiệp-Quảng Đông, sẽ truyền tải điện năng về phía đông (tới khu vực Thượng Hải) và phía nam (tới tỉnh Quảng Đông).
Các đập ở thượng nguồn
Để tối đa hóa tiện ích của đập Tam Hiệp và cắt giảm sự bồi lắng trầm tích từ sông Kim Sa trên thượng nguồn của sông Dương Tử, chính quyền Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một loạt các đập thủy điện trên sông Kim Sa, bao gồm đập Ô Đông Đức, đập Bạch Hạc Than, cùng với đập Khê Lạc Độ và đập Hướng Gia Bá hiện đã hoàn thành. Tổng công suất của bốn con đập đó là 38.500 MW, gần gấp đôi công suất của Tam Hiệp. Bạch Hạc Than và Ô Đông Đức đã đưa vào vận hành từng bước (Vẫn đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng). Tám đập khác nằm ở giữa dòng Kim Sa và tám đập nữa ở thượng nguồn.
Xem thêm
Tranh cãi về vỡ đập Tam Hiệp
Thắng cảnh loại AAAAA
Tham khảo
Ghi chú
Tham khảo
New Scientist report on greenhouse gas production by hydroelectric dams.
Topping, Audrey Ronning. Environmental controversy over the Three Gorges Dam. Earth Times News Service.
article by ABB on use of HVDC-technology for distribution of power generated at the Three Gorges Dam
Liên kết ngoài
Thảm họa môi trường ở đập Tam Hiệp VnEconomy 12/10/2007
China Three Gorges Corporation
China Yangtze Power
14 thg 7, 2006
Satellite Photo of Three Gorges Dam
Three Gorges Dam
International Rivers Network
Troops to protect dam against terrorists – BBC Anh ngữ
Photo gallery – BBC Anh ngữ
Probe International, anti dam web site
information on state power network
Tam Hiệp
Nghi Xương
Hệ thống sông Dương Tử
Trường Giang
Năm 1994 |
12650 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Tiền (định hướng) | Tiền trong tiếng Việt có nhiều nghĩa:
Trong kinh tế và đời sống tiền là một phương tiện thanh toán, là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cũng như để lưu trữ giá trị.
Trong trao đổi quốc tế các loại tiền khác nhau được gọi là tiền tệ.
Trong lịch sử Việt Nam tiền còn là một đơn vị tiền tệ, bằng 60 đồng tiền kẽm (và một quan bằng 10 tiền).
Tiền âm phủ: loại giấy in dạng tiền dùng trong các nghi lễ cúng tế.
Họ Tiền, họ người Á Đông
tiền, đơn vị đo ngày trước, ví dụ: 1 cân = 10 lạng = 100 tiền = 1000 phân...
Tiền còn có thể là tính từ, có nghĩa là ở phía trước (trái với hậu là phía sau). |
12651 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n | Tiền | Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng, thường là do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ...
Tiền thường được nghiên cứu trong các lý thuyết về kinh tế cũng như trong triết học và xã hội học.
Định nghĩa
Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của con người. khi nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người có thể tự do đi lại, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền có thể được sử dụng thay thế.
Luật pháp yêu cầu mọi người chấp nhận rằng tiền là một phương tiện dùng để thanh toán. Trong kinh tế học, người ta có nhiều khái niệm về tiền:
Tiền mặt: Là tiền dưới dạng tiền giấy và tiền kim loại (hiện kim), có thể bao gồm tiền mã hóa theo định nghĩa của từng quốc gia.
Tiền gửi ngân hàng: Là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt.
Những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền: Trái phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ
Sự hình thành
Tiền là một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa các hoạt động thương mại. Trong khi trước kia tiền thường là các phương tiện trao đổi có giá trị thực (ví dụ như đồng tiền bằng vàng) thì tiền ngày nay thường được làm từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy).
Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các đơn vị tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện.
Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát.
Nguồn gốc và lịch sử của tiền
Ngày nay, chúng ta sử dụng cả tiền xu và tiền giấy, nhưng trước kia thì không. Trước khi những đồng tiền kim loại và tiền giấy xuất hiện, người ta đã sử dụng nhiều thứ trao đổi khác, chẳng hạn có những nơi người ta sử dụng răng cá mập như là vật trao đổi trung gian. Ở nhiều nơi khác, tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Có nơi người ta còn dùng cộng lông cứng trên đuôi voi để làm tiền.
Lông chim là loại tiền nhẹ nhất đã từng có từ trước đến nay. Chúng được sử dụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất, chúng từng được sử dụng trên đảo Yap ở Thái Bình Dương. Có hòn nặng trên 500 cân Anh (1 cân Anh = 0,4536 kg). Loại tiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát hiện ở Hy Lạp. Nó được làm bằng kim loại, nhưng có kích thước nhỏ hơn hạt táo.
Không ai biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loại từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có từ năm 600 trước công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời gian dài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàng và bạc để chế tiền xu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá trị của nó.
Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng sắt. Những đồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một số lượng lớn khi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn những đồng tiền sắt nặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người ta mang các biên nhận này đến ngân hàng để đổi ra tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta có được về việc phát hành và sử dụng tiền giấy.
Ngày nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền xu lẫn tiền giấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu sắc như nhau. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô la. Ở nhiều quốc gia khác, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Tờ có kích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện cho chúng ta chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng. Tất cả những sự kiện này khiến lịch sử tiền tệ trở thành một công cuộc nghiên cứu lý thú.
Tối ưu hóa thương mại
Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau (thương mại trao đổi). Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Ví dụ về các loại hàng hóa trở thành tiền là các vỏ sò được người Trung Quốc cổ đại sử dụng để mua bán (chữ "bối" 貝 trong "bảo bối" 寶貝 chỉ đến con sò).
Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. (Tiền trong tiếng La tinh là pecunia bắt nguồn từ pecus có nghĩa là con bò vì đồng tiền kim loại đầu tiên của La Mã tượng trưng cho giá trị của một con bò). Khả năng có thể đếm được, dễ bảo quản, dễ vận chuyển đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vật liệu cũng như khả năng để tiền có thể giữ được giá trị. Các thỏi hay sợi dây bằng đồng thiếc hay bạc đáp ứng được các yêu cầu này vì có giá trị bền vững và có thể bảo quản dễ dàng.
Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh tiếng là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.
Các chỉ trích và phê phán về thuyết cho rằng tiền hình thành từ thương mại trao đổi xuất phát từ những người đại diện cho Chủ nghĩa Nợ (tiếng Anh: Debitism), đặc biệt là Paul C. Martin. Lý luận được đưa ra là sử dụng một vật trao đổi thứ ba trước tiên là sẽ làm cho việc trao đổi phức tạp thêm. Từ một giao dịch biến thành hai giao dịch. Điều quyết định chính là chức năng của tiền, dùng để nối tiếp thời gian giữa nhu cầu cần dùng hàng hóa A và sự sản xuất hàng hóa B. Vì thế mà tiền ngay từ đầu không phải là hàng hóa và cũng không phải là một vật trao đổi mà là dấu hiệu cho một mối quan hệ nợ.
Tiền kim loại
Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới.
Việc cố tình mài mòn đồng tiền để lấy bớt đi kim loại đã tạo nên nhiều vấn đề rất lớn trong việc sử dụng tiền kim loại. Việc giá trị của các kim loại quý biến động khi so sánh với nhau còn mang lại nhiều vấn đề lớn hơn. Giá trị của các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm các đồng tiền bằng vàng, bạc và đồng, không thể giữ ổn định khi so sánh với nhau được. Bạc được mang ra khỏi Tây Ban Nha và Anh vì các thương gia người Tây Ban Nha và người Anh đánh giá các đồng tiền vàng cao hơn một ít so với các đối tác thương mại quốc tế của họ, tạo thành một vấn đề lan rộng khắp trong thương mại quốc tế: Ở châu Á người ta lại không thấy có lý do gì để đánh giá vàng cao hơn như ở châu Âu. Vì thế mà bạc được mang đến châu Á để đổi lấy vàng. Giải pháp cho vấn đề này trong đầu thế kỷ 18 tại Anh là loại tiền tệ về nguyên tắc dựa trên vàng, Ngân hàng Quốc gia Anh (Bank of England) bảo đảm sẽ trả cho người sở hữu đồng tiền Anh quốc giá trị tương ứng với giá trị của vàng trên thị trường tại mọi thời điểm. (Xem: Kim bản vị). Các vấn đề của cuộc cải cách này có thể nhìn thấy ngay trước mắt: Làm sao có thể bảo đảm là ngân hàng không phát hành tiền nhiều hơn là số lượng tiền được bảo chứng bằng vàng của ngân hàng? Trong thập niên 1730 đã có một cuộc khủng hoảng tín nhiệm và Ngân hàng Quốc gia Anh chỉ được cứu thoát khi giới đại thương nghiệp của Luân Đôn sẵn sàng gánh vác lấy sự bảo đảm này. Về mặt khác các thủ đoạn gian lận trong tiền kim loại và biến động giá trị giữa các loại tiền kim loại trong nước không còn nữa.
Mãi cho đến trong thế kỷ 19 một số tiền tệ ví dụ như Đô la Mỹ vẫn được bảo chứng bằng vàng. Sau đó, chế độ bản vị vàng đã bị hủy bỏ trên toàn cầu để phục vụ cho việc tự do phát hành thêm tiền phục vụ các mục đích riêng của các chính phủ - dẫn đến hậu quả lạm phát.
Tiền mã hóa
Vì những nhược điểm của tiền kim loại và tiền pháp định, đồng thời với sự phát triển của mạng Internet, từ năm 2009, một loại tiền tệ mới đã được phát minh dựa trên sự đảm bảo của thuật toán mã hóa của mạng lưới máy tính, với tên gọi là tiền mã hóa. Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên và điển hình nhất, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Một số nguồn tin quảng cáo rằng loại tiền này là "vàng kỹ thuật số", có khả năng cạnh tranh trực tiếp với tiền truyền thống và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ.
Tiền ngân hàng
Tiền ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi nợ đang được lưu thông phổ biến trong các nền kinh tế hiện đại. Một khoản tiền gửi chính là tiền ngân hàng vì đó là khoản tiền ngân hàng nợ chủ tài khoản. Chủ tài khoản có thể rút tiền mặt hoặc viết séc, ra lệnh cho ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho một bên thứ ba. Tiền ngân hàng là phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi.
Sử dụng tiền và các chức năng của tiền
Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây:
Tiêu tiền (tiêu thụ, phương tiện thanh toán)
Gửi tiền để lấy tiền lãi (đầu tư)
Đổi lấy một loại tiền tệ khác (trao đổi)
Trữ tiền (bảo toàn giá trị)
Sưu tập tiền.
Tổng số tiền trong lưu hành phản ánh sự phân chia của sản phẩm quốc gia: Lượng tiền mà một người sở hữu tương ứng với lượng sản phẩm quốc gia mà người đó có thể có khi tiêu dùng lượng tiền sở hữu.
Chức năng là phương tiện thanh toán
Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (Ví dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Một ví dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư.
Chức năng là đơn vị đo lường giá trị
Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỷ giá tương đối khác nhau (Ví dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = một cái áo; 1 giờ lao động = 1 kg thịt; 5 bánh mì = một cái áo; một cái áo = 1 kg thịt,...). Khi sử dụng tiền như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi (5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động = 5 bánh mì = một cái áo = 1 kg thịt =...), vì thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa.
Phương tiện tích lũy
Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (Ví dụ như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả (consecutiv). Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành (constitutiv) là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.
Tiền là đơn vị đo trọng lượng
Trong quá trình trao đổi thương mại xưa và nay, Tiền còn là một đơn vị đo trọng lượng hàng hóa.
Trung Quốc thị chế (Dùng tại Trung Quốc Đại Lục hiện nay):
1 cân = 10 lượng; 1 lượng = 10 tiền; 1 tiền = 5 khắc (=> 1 cân = 500 khắc)
Trung Quốc cựu chế: Dùng trong xã hội Trung Hoa xưa và nay vẫn đang dùng tại Hương Cảng. Riêng tại Việt Nam: hiện vẫn dùng trong thị trường vàng bạc, đông dược:
1 cân 斤 = 16 lượng 兩(lạng); 1 lượng = 10 tiền 錢; 1 tiền = 3.73 khắc 克 (=> 1 cân = 596.8 khắc). Trong Đông y hiện vẫn dùng đơn vị tiền = 1/10 lượng (Dân Việt quen gọi TIỀN 錢 là đồng cân hay chỉ). Trên thị trường vàng bạc hiện nay, đơn vị lượng vẫn rất thông dụng: 1 lượng = 10 chỉ (10 tiền).
Cung cấp tiền
Quá trình cung cấp tiền ngày nay
Trên lý thuyết có thể phân biệt hai loại tiền khác nhau. Loại thứ nhất là tiền của ngân hàng quốc gia, do ngân hàng quốc gia phát hành hay tiêu hủy, tiền mặt thuộc về loại tiền này. Loại thứ hai là tiền xuất phát từ các ngân hàng thương mại mà chính xác thì chỉ là các yêu cầu thanh toán tiền (các khoản phải thu). Phương cách cung tiền thông dụng nhất là cho vay.
Các ngân hàng thương mại cung cấp tiền bằng cách cho khách hàng vay tiền. Sau khi chấp nhận cho khách hàng vay tiền, ngân hàng sẽ ghi khoản tiền này vào tài khoản của khách hàng và người vay có thể chuyển khoản số tiền này đến các khách hàng khác của ngân hàng hay đến khách hàng của các ngân hàng khác. Tiền được tạo thành thông qua chu trình này vì một mặt tiền được đưa vào lưu hành nhưng về mặt khác chỉ hình thành yêu cầu thanh toán của ngân hàng đối với người vay và chỉ là một mục của các khoản phải thu trong bản cân đối kế toán của ngân hàng. Ngược lại khi hoàn trả nợ thì tiền được tiêu hủy đi vì tiền quay về ngân hàng và món nợ được thanh toán.
Vì khoản tiền vừa được tạo thành lại có thể là cơ sở để tạo thành các khoản tiền khác nên trên lý thuyết không có giới hạn tối đa cho các khoản tiền do ngân hàng tạo thành. Để kiểm soát quá trình này ngoài các quy định cân đối kế toán (nợ quá mức, bảo chứng vốn tự có) còn có dự trữ tối thiểu bắt buộc, tức là các ngân hàng thương mại phải ký thác tại ngân hàng quốc gia một tỷ lệ nhất định của số tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.
Khi vốn tự có của ngân hàng cộng với tiền gửi của khách hàng không đủ để có thể cho vay nhiều như ý muốn ngân hàng thương mại có thể vay tiền từ ngân hàng quốc gia, người ta gọi đó là tái cấp vốn.
Ngân hàng quốc gia cũng có thể tạo thêm tiền mà không cần phải cho vay, ví dụ như bằng cách mua ngoại tệ, kim loại quý hay chứng khoán. Ngoài công cụ này ra ngân hàng quốc gia còn có thể chủ động mua trái phiếu hay cho ngân hàng thương mại vay. Việc cho chính phủ vay tiền đã bị cấm trong vùng Euro từ bước thứ hai của Liên minh Tiền tệ châu Âu trong năm 2004, tức là nhà nước không được phép vay tiền của ngân hàng quốc gia. Tại Mỹ thì lại khác: Ví dụ như vào ngày 17 tháng 11 năm 2004 mục "U.S. Treasury" (trái phiếu của ngân khố Mỹ) đã chiếm đến 89,3% tổng tài sản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Nói một cách khác đồng Đô la Mỹ được "bảo chứng" gần như hoàn toàn bằng nợ quốc gia của chính phủ Mỹ.
Để một khách hàng của ngân hàng có thể thanh toán các giao dịch bằng tiền ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, ngân hàng quốc gia in tiền giấy và các ngân hàng có thể "vay" (đúng ra là "mua" cùng với một thỏa thuận mua lại của ngân hàng quốc gia) để trả cho khách hàng (tiền mặt). Ngân hàng quốc gia đưa ra một lãi suất nhất định khi đưa tiền cho các ngân hàng thương mại, gọi là lãi suất cơ bản.
Toàn bộ hệ thống tiền tệ có thể được miêu tả dưới dạng của một bản cân đối kế toán. Ở một bên là tiền trong lưu hành, bên kia là các khoản nợ tương ứng, dự trữ vàng và tiền cộng với chứng khoán thuộc về sở hữu của ngân hàng quốc gia. Mỗi một khoản tiền có trong tài khoản và mỗi một tờ tiền giấy đều tương ứng với một mục nợ (khoản phải thu) hay là một mục tài sản trong bản cân đối kế toán của ngân hàng quốc gia.
Thị trường tiền
Cũng giống như cho hàng hóa và dịch vụ, có thị trường tiền với cung và cầu tồn tại cho việc vay tiền. Các tư nhân và doanh nghiệp có nhu cầu tiền và đồng thời cũng là nguồn cung ứng khi gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là người môi giới giữa 2 nhóm này và vì thế làm cho thị trường có hiệu quả hơn vì người tiết kiệm tiền và người muốn vay tiền không phải tự tìm kiếm cho từng giao dịch nữa. Ngân hàng lấy tiền công cho dịch vụ này bằng hiệu số giữa lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay. Lãi suất hình thành từ thị trường này được quyết định bởi cung và cầu và trên nguyên tắc chính là giá phải trả cho việc mượn tiền.
Ngân hàng quốc gia có thể tạo ảnh hưởng lên thị trường tiền bằng cách hoặc là gián tiếp tác động đến cung và cầu thông qua lãi suất dành cho tiền của ngân hàng quốc gia hoặc là chủ động tạo ảnh hưởng đến việc cung ứng tiền trong khuôn khổ của chính sách gọi là chính sách thị trường mở. Trong chính sách này ngân hàng quốc gia mua một số chứng khoán nhất định và trả bằng tiền của ngân hàng quốc gia. Tiền được đưa thêm vào trong hệ thống lưu hành. Ngược lại ngân hàng quốc gia cũng có thể bán chứng khoán và qua đó mà lấy tiền ra khỏi hệ thống. Lãi suất dành cho tiền của ngân hàng quốc gia hay dành cho tiền gửi tại ngân hàng quốc gia chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường tiền vì chỉ khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay tiền hay gửi tiền tại ngân hàng quốc gia.
Tiền pháp định
Tiền pháp định hay tiền định danh (fiat money) dùng để chỉ tiền được phát hành (thông thường là bởi một ngân hàng quốc gia) mà không có cơ sở bảo chứng đầy đủ, tức là hoặc là bảo chứng không toàn bộ hay lặp thừa (tautologic).
Một bảo chứng là không toàn bộ khi nhận lại những vật mà giá trị thực tế ít hơn là giá trị trên danh nghĩa.
Một bảo chứng là lặp thừa khi những vật nhận lại không có giá trị hay chỉ nhận lại được yêu cầu thanh toán (nợ phải thu) lại dựa trên fiat money.
Fiat money xuất phát từ tiếng La Tinh fiat lux (sẽ có ánh sáng) vì loại tiền như vậy có thể dễ dàng tạo thành khi có nhu cầu (sẽ có tiền) và người tạo ra chúng (thường là ngân hàng quốc gia) không cần phải có hàng hóa để bảo chứng. Tiền pháp định không có giá trị cố định và thường được xác định giá trị thông qua sắc lệnh của chính phủ.
Khả năng tạo ra fiat money chỉ tồn tại cho đến chừng nào mà những người tham gia trên thị trường (tư nhân, ngân hàng và các doanh nghiệp khác) cho là tiền phát hành này vẫn có một giá trị nhất định. Những người ủng hộ fiat money cho rằng hình thức tạo nên tiền này không mang lại nguy hiểm cho kinh tế (vì người phát hành phải có một độ đáng tin cậy cao) trong khi những người chỉ trích lại nhìn thấy đây là một phương thức làm giàu không công bằng của chính phủ và làm đánh thuế một cách gián tiếp vào túi tiền của người dân vì nạn lạm phát (và có thể tham nhũng).
Lượng tiền tệ
Khái niệm "tiền" không gắn liền với một vật nhất định. Một vật được định nghĩa là tiền khi thỏa mãn 3 chức năng tiền nói trên. Vì các vật khác nhau thỏa mãn các chức năng trên ở các mức độ khác nhau nên khó có thể xác định ranh giới giữa những gì là tiền và những gì không phải là tiền. Vì lý do này các ngân hàng quốc gia định nghĩa khái niệm tiền và lượng tiền theo nhiều cách khác nhau. Ngân hàng Liên bang Đức định nghĩa:
Lượng tiền M0 là tiền do ngân hàng quốc gia tạo nên, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành. Lượng tiền này chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngân hàng quốc gia. Lượng tiền M1 bao gồm M0 và các chứng từ có thể sử dụng làm phương tiện thanh toán. Lượng tiền M2 (còn gọi là tiền rộng) bao gồm lượng tiền M1 và các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 4 năm. Lượng tiền M3 bao gồm lượng tiền M2 và các khoản tiền gửi tiết kiệm có thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật.
Chính sách tiền tệ
Nói chung các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố định khi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là sự bình ổn giá, tức là chống lại lạm phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền kinh tế quốc dân, ngân hàng quốc gia cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự phát triển kinh tế. Lý thuyết lượng tiền (Quantity Theory of Money) đã nêu ra một mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng lượng tiền và mức giá cả.
Lạm phát
Lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trong khi sản lượng (Y) không thay đổi sẽ dẫn đến giá cả tăng lên (M.V=P.Y). Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó là lạm phát. Nôm na là cùng một lượng tiền, hôm nay mua được 1 kg gạo, ngày mai chỉ còn mua được 0.5 kg gạo hoặc các mặt hàng khác có giá tăng theo thời gian.
Lạm phát có thể được phân loại theo vận tốc (lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát) hay theo giai đoạn (giai đoạn tăng tốc – giai đoạn ổn định – giai đoạn giảm tốc). Cung� tiền tăng chủ yếu vì chính sách lãi suất của ngân hàng quốc gia (xem: Siêu lạm phát tại Đức từ 1914 đến 1923) hay vì nợ quốc gia tăng đột ngột dẫn tới việc chính phủ phải in thêm tiền để trả.
Giảm phát
Khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khi sản lượng (Y) không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian, người ta gọi đó là giảm phát. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biện pháp của ngân hàng quốc gia gây ra hay khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi (khi người dân và doanh nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng).
Đọc thêm
Danh sách các loại tiền tệ đang lưu hành
Tiền tệ
Tiền định danh
Tiền ảo
Tiền giấy
Tiền kim loại
Tiền giả
Tín dụng
Tiền Việt Nam
Tiền đô mệnh giá lớn
Chú thích
Tham khảo
Karl Marx: Grundrisse der Kritik der politischen Ökonomie (Đóng góp phê bình về kinh tế chính trị), Berlin (DDR): Dietz 1953 hay Marx Engels Toàn tập, quyển 42
Alfred Sohn-Rethel: Das Geld, die bare Münze des Apriori, Berlin: Wagenbach, 1990
Friedrich August von Hayek: Entnationalisierung des Geldes, J.C.B.Mohr
Helmut Creutz: Das Geldsyndrom (Hội chứng tiền), Wirtschaftsverlag Langen Müller (cũng có thể đọc dưới dạng E-Book không mất tiền tại )
Bernd Senf: Der Nebel um das Geld – Zinsproblematik – Währungssysteme – Wirtschaftskrisen (Mơ hồ chung quanh tiền - Vấn đề lãi suất - Hệ thống tiền tệ - Khủng hoảng kinh tế), Lütjenburg: Gauke
Günter Hannich: Sprengstoff Geld. Wie das Kapitalsystem unsere Welt zerstört (Chất nổ tiền. Hệ thống tư bản phá hoại thế giới của chúng ta như thế nào), 2004
Bernard A. Lietaer: Die Welt des Geldes (Thế giới của tiền)
Stephen Zarlenga: Der Mythos vom Geld – Die Geschichte der Macht (Thần thoại tiền - Lịch sử của quyền lực). Zürich: Conzett
Ottmar Issing: Einführung in die Geldtheorie (Giới thiệu lý thuyết tiền tệ), Verlag Vahlen
Wolfgang Weimer: Geschichte des Geldes (Lịch sử của tiền), Suhrkamp Taschenbuchverlag
Egon W. Kreutzer: Wolf´s wahnwitzige Wirtschaftslehre – Band III - Über das Geld, EWK-Verlag
Bernhard Felderer, Stefan Homburg: Makroökonomik und neue Makroökonomik (Kinh tế học vĩ mô và Tân kinh tế học vĩ mô), 7. Auflage, 1999, Springer Verlag
Oliver Blanchard, Gerhard Illing: Makroökonomie (Kinh tế vĩ mô), 3.Auflage, 2003, Pearson Studium
Liên kết ngoài
Tiền giấy Đông Dương thời Pháp thuộc
Kinh tế học tiền tệ
Tiền tệ
Nguyên lý đột sinh
Bài cơ bản dài
Thương mại |
12653 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20ch%E1%BB%89 | Bạch chỉ | Bạch chỉ trong tiếng Việt có thể là:
Chi Angelica thuộc Họ Hoa tán bao gồm khoảng 50 loài. Xem bài Chi Đương quy.
Bạch chỉ Angelica dahurica
Trong Phật giáo có nghĩa là "trang giấy trắng", là một danh từ chỉ một tâm trạng đạt được qua quá trình Toạ thiền (ja. zazen) và một trong những yếu tố để đạt Giác ngộ. Xem bài Bạch chỉ (Phật giáo). |
12657 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20%C4%90%C3%B4ng | Hà Đông | Hà Đông là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội. Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử-văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh của Thành phố Hà Nội.
Địa lý
Quận Hà Đông nằm ở phía tây nam nội thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì
Phía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ
Phía nam giáp huyện Thanh Oai
Phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức.
Trước 2006, diện tích quận là 16 km², dân số 96 nghìn người. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 01/2006/NĐ-CP, quận có 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 173.707 nhân khẩu.
Lịch sử
Thời nhà Nguyễn quận Hà Đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ. Hiện vẫn còn chợ Cầu Đơ và đình làng Cầu Đơ.
Những năm đầu thành lập
Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông. Tỉnh Hà Đông bao gồm thị xã Hà Đông, các phủ Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, huyện Hoàn Long (nguyên là khu vực ngoại thành Hà Nội). So về diện tích thì tỉnh Hà Đông rộng gấp nhiều lần thành phố Hà Nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và từ đây, cái tên tỉnh Hà Đông bắt đầu xuất hiện. Trước đó, tên Hà Đông chỉ duy nhất xuất hiện trên phạm vi toàn quốc là tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam (nay là thành phố Tam Kỳ) và tên Hà Đông từng là tên một tỉnh ở miền Bắc nước Trung Hoa.
Tỉnh lỵ Hà Đông chiếm một diện tích nhỏ hẹp khoảng 0.5 km² đất ruộng làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng (phía nam thuộc tổng Thanh Oai Hạ) và chỉ có 36 suất đinh trong tổng số hơn 1000 người, phần đông là công chức, binh lính và gia đình họ. Một số khác là chủ các hiệu buôn. Qua những tư liệu khai thác được cho thấy, Hà Đông manh nha hình thành từ những năm 1896 - 1899 khi tòa công sứ của Chính phủ Pháp di dời về Cầu Đơ. Lúc này, việc xây dựng và kiến trúc ở tỉnh lỵ Hà Đông đã khởi động: đầu tiên là việc bắc cầu qua sông Nhuệ (cầu Trắng), tiếp đó là việc rải đá đường quốc lộ 6 từ Hà Nội vào Hà Đông và từ Hà Đông đi Hòa Bình, rồi công việc đổ đất xây cất dinh công sứ, dinh tổng đốc rồi lập trường Pháp - Việt ở tỉnh lỵ....Đây là giai đoạn khởi đầu ngổn ngang công trường vật liệu, chứng tỏ sự quyết tâm đầu tư mạnh mẽ của nhà cầm quyền đương thời cho việc xây dựng một thủ phủ cấp tỉnh. Không chỉ xây dựng các con đường như: Legriélle, Bắc Kỳ (nay là đường Lê Trọng Tấn), Hoa Lư (nay là đường Phùng Hưng),... mà Hà Đông còn làm xong đường sắt dành cho xe điện về thôn Thái Hà. Từ năm 1904 - 1910, Sở Công chính tỉnh Hà Đông đã tu bổ những con đường mà hiện nay chúng ta vẫn thường đi qua và tiếp tục xây những chiếc cầu mới một cách giản dị, bền chặt hơn những cầu cũ (mặt cầu làm bằng dầm sắt, chân cầu có cột xây).
Đầu năm 1911 làm nốt con đường xe điện vào Hà Đông, đường tàu điện này có hướng Bờ Hồ - Hà Đông dài 10,36 km, vượt qua cầu Trắng vào tới bãi tre nứa bên sông Nhuệ và chợ gia súc (nay là khu tập thể Nhuệ Giang). Nhờ con đường tàu điện thuận tiện này mà những lò mổ ở Hà Nội, Hải Phòng thường đến mua thịt bò, lợn, trâu ở chợ Đơ tỉnh lỵ Hà Đông.
Năm 1913 tiếp tục làm một cầu bằng bích long dài 60m bắc qua con sông Nhuệ ở cột mốc số 34 đường Hà Nội - Hòa Bình và đặt tên là cầu Mỗ Hội (nay là cầu Mai Lĩnh trên tuyến quốc lộ 6). Năm 1916 làm lại mặt cầu Hà Đông (nay là cầu Đơ Hội) bằng bích long. Năm 1918 mở rộng và sửa lại đường Hà Nội đi Hòa Bình.
Cũng trong thời gian này, Pháp cho lập nhà trường Pháp-Việt, làm lại dinh quan tổng đốc, lập Trường Thư ký tỉnh, xây các nhà thờ huyện Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín và Hoài Đức.
Năm 1904, lập chợ Hà Đông. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thể kỷ XX khi xây 3 nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình, Viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài thành phố Hà Nội. Năm 1910 lập nhà thương ở tỉnh lỵ. Năm 1914, xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo, đây là công trình kiến trúc có niên đại sớm nhất thị xã Hà Đông hiện còn tồn tại. Năm 1918 lập thêm nhà hộ sinh ở nhà thương và trong tỉnh lại đặt ra 19 nhà trạm nữa.
Với hạ tầng kiến trúc tương đối hoàn thiện, Hà Đông là một tỉnh lỵ khá phát triển với những khu phố sầm uất. Vào khoảng những năm 1920, dân số của thị xã có 261 (chưa rõ số người hay suất đinh, nhưng có thể xác định là 261 suất đinh) bao gồm 50 có tên trong sổ hộ tịch và 211 không hộ tịch. Nếu đúng con số 261 là suất đinh thì so với năm 1904 (năm thành lập tỉnh lỵ Hà Đông thì con số suất đinh từ 36) đã tăng lên 261 vào năm 1920. Đó là sự tăng tiến hợp lý và thích hợp trong quá trình hình thành và phát triển Hà Đông ngày ấy. Trước năm 1945 thị xã Hà Đông có rạp Sinel Majestic, có rạp hát Thiêm Xuân Đài và nay là nhà thi đấu Hà Đông trên đường Quang Trung.
Hà Đông trong hai cuộc chiến tranh (1946–1975)
Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.
Hà Đông thời kỳ đổi mới (1976–nay)
Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 5 xã: Hà Cầu, Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Văn Yên.
Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá VI) ngày 29 tháng 12 năm 1978 và Quyết định số 49-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội (thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức). Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Đông vẫn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và là tỉnh lỵ. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.
Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lập tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La. Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông. Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La. Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của thành phố Hà Đông và thành lập 7 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa trên cơ sở 7 xã có tên tương ứng. Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô, gồm 17 phường trực thuộc như hiện nay.
Hành chính
Quận Hà Đông có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu.
Đường phố
Trong danh sách dưới đây, có một số đường phố có tên trùng với các đường phố của các quận nội thành khác do trước đây các đường phố này thuộc địa phận tỉnh Hà Tây cũ và do chính quyền tỉnh cũ đặt
19-5
An Hòa
Ao Sen
Ba La
Bà Triệu
Bắc Lãm
Bạch Thái Bưởi
Bế Văn Đàn
Biên Giang
Bùi Bằng Đoàn
Cao Thắng
Cầu Am
Cầu Đơ
Chiến Thắng
Chu Văn An
Chùa Tổng
Cù Chính Lan
Cửa Quán
Đa Sĩ
Đại An
Đại Mỗ
Đinh Tiên Hoàng
Động Lãm
Dương Lâm
Dương Nội
Hà Cầu
Hà Trì
Hạnh Hoa
Hồ Học Lãm
Hoàng Công
Hoàng Diệu
Hoàng Đôn Hòa
Hoàng Hoa Thám
Hoàng Tùng
Hoàng Văn Thụ
Hữu Hưng
Huyền Kỳ
Huỳnh Thúc Kháng
Kiến Hưng
La Dương
La Nội
Lê Hồng Phong
Lê Hữu Trác
Lê Lai
Lê Lợi
Lê Quý Đôn
Lê Trọng Tấn
Lụa
Lương Ngọc Quyến
Lương Văn Can
Lý Thường Kiệt
Lý Tự Trọng
Mậu Lương
Minh Khai
Mộ Lao
Nghĩa Lộ
Ngô Đình Mẫn
Ngô Gia Khảm
Ngô Gia Tự
Ngô Quyền
Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Sĩ
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Du
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Sơn Hà
Nguyễn Thái Học
Nguyễn Thanh Bình
Nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Trác
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trực
Nguyễn Văn Lộc
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Viết Xuân
Nhân Trạch
Nhuệ Giang
Nông Quốc Chấn
Phan Bội Châu
Phan Chu Trinh
Phan Đình Giót
Phan Đình Phùng
Phan Huy Chú
Phan Kế Toại
Phú La
Phú Lương
Phúc La
Phùng Hưng
Phượng Bãi
Quang Lãm
Quang Trung
Quyết Thắng
Tản Đà
Tây Sơn
Thanh Bình
Thành Công
Thanh Lãm
Thượng Mạo
Tiểu Công Nghệ
Tô Hiến Thành
Tô Hiệu
Tố Hữu
Tống Tất Thắng
Trần Hưng Đạo
Trần Nhật Duật
Trần Phú
Trần Văn Chuông
Trinh Lương
Trưng Nhị
Trưng Trắc
Trương Công Định
Văn Khê
Văn La
Văn Nội
Văn Phú
Vạn Phúc
Văn Phúc
Văn Quán
Văn Yên
Võ Thị Sáu
Vũ Trọng Khánh
Vũ Văn Cẩn
Xa La
Xốm
Ỷ La
Yên Bình
Yên Lộ
Yên Phúc
Yết Kiêu
Kinh tế
Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.
Văn hóa
Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.
Theo Quyết định số 4597/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Đông là một trong 6 trọng điểm du lịch của Hà Nội. Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ cận. Các sản phẩm du lịch chủ vếu gồm: Du lịch làng nghề; Du lịch nghỉ cuối tuần; Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí.
Làng nghề truyền thống
Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Trên địa bàn quận có một số làng nghề nghề nổi tiếng sau:
Làng lụa Vạn Phúc
Vạn Phúc (nay đổi thành phường Vạn Phúc) nằm ở phía bắc của Hà Đông. Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ (Nhất thôn, nhất xã) có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời (hơn 1000 năm). Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả Lã Nàng Đê - người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: "The La, lụa Vạn, sồi Phùng" (the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông), "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Vạn Phúc còn là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Làng rèn Đa Sỹ
Làng Đa Sỹ nằm ở sát phía nam trung tâm quận. Đây là một làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Dưới triều đại phong kiến Đa Sỹ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sỹ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sỹ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sỹ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sỹ tạo nên những sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa Sỹ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền. Năm 2001, làng rèn Đa Sỹ đã được cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.
Làng Đa Sỹ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, những bài thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Hoàng Lang - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa.
Làng dệt La Khê
Làng La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất tằm tơ, dệt lụa. Làng được hình thành từ thế kỷ thứ 5, lúc đầu có tên là La Ninh, "La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền. Ðất làng do phù sa sông Hồng, sông Ðáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi thành La Khê (làng dệt lụa bên dòng sông nhỏ). Nhưng các sản phẩm dệt của làng vẫn còn thô sơ, chủ yếu là sồi, đũi, phục vụ cư dân chốn kinh kỳ Thăng Long xưa. Ðến đầu thế kỷ 17, người Hán ở vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) sang Việt Nam mang theo nghề dệt thủ công. Trong số đó, có mười gia đình người Hoa đã đến lập nghiệp ở đất La Khê, đem nghề dệt the, sa nhuộm đen và công nghệ dệt tiên tiến dạy lại cho dân làng. Thời đó, hầu hết dân làng La Khê đều sống bằng nghề canh cửi. Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo. So với sồi, đũi, loại hàng the, sa mỏng, nhẹ hơn, nhưng lại rất bền và đẹp, được lựa chọn để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến xưa. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong "tứ quý danh hương Mỗ La Canh Cót". Người La Khê tự hào với truyền thống văn vật: "trai làng có quận công, tiến sĩ; gái làng có vương phi, hoàng hậu". La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có chín người đỗ tiến sĩ. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian với Khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê là nơi thờ bà Trần Thị Hiền (1511 - 1538), con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Thái Tông.
Chùa Mậu Lương
Chùa Mậu Lương hay còn gọi là chùa Đại Bi tại phường Kiến Hưng, chùa tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 2.000m2, tổng thể mặt bằng kiến trúc bao gồm: tam quan, chùa chính, đền thờ, nhà tế, nhà khách và nhà hậu, được phân bố theo hình chữ Chi. Hệ thống tượng Phật bằng đất sơn son thếp vàng, niên đại sớm nhất là thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ một số hoa văn điển hình và đặc trưng như phù điêu bia đời Cảnh Hưng với tên Đại Bi tự bi lục. Trán bia phía trước chạm rồng, kiểu nghệ thuật thời nhà Mạc, điểm xuyết quanh rồng là hạt tròn nổi cùng những cụm mây. Trán bia phía sau chạm phượng chầu mặt trăng, hình thức chạm phóng khoáng mang nét dân gian, cánh phượng như cánh chim, cánh gà bình thường, tượng trưng cho sự phồn thực, dân dã.
Bia Bà
Bia Bà La Khê nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian Bia Đức thánh Bà - nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, Dũng quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp, dịu dàng vừa đức thục lại vừa đoan trang. Lúc còn sống Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở mang nghề dệt... Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân.
Năm Mậu Tuất (1538) bà đã yên nghỉ vĩnh hằng tại cánh đồng Vang - nơi mảnh đất quê hương. Tương truyền Bà rất linh thiêng, hay hiển linh tiếp tục giúp đỡ mọi người, nên tư đời này sang đời khác trải qua hơn 550 năm, nơi thờ phụng Bà được nhân dân quanh vùng sùng kính, nghi lễ trang nghiêm. Nhớ ơn công đức của Đức Bà nhân dân đã lập đền thờ Bà tại cổng làng. Năm 1982 dân làng La Khê đã rước tấm Bia về khu di tích La Khê để thờ phụng.
Chùa Diên Khánh
Chùa có tên chữ là Diên Khánh tự, thuộc phường La Khê, quận Hà Đông. Chùa được xây dựng từ đời Lý. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng trong vùng với vẻ đẹp mà ít có ngôi chùa nào có được. Chùa được xây dựng trên nền đất cao, khang trang, sáng sủa, kết cấu chắc chắn, mặt quay chính về hướng nam nhưng hơi chếch tây một vài độ, các công trình chủ yếu gồm Tam quan, Tiền đường và Thượng điện. Trong chùa còn giữ lại được nhiều di sản quý hiếm của dân tộc như: cụm văn bia từ đời Lê, chuông đồng đúc từ thời Cảnh Thịnh thứ 2, trên mặt chuông có khắc bài minh nổi tiếng của tiến sĩ Ngô Trọng Khuê (tức Ngô Duy Viên), có nhiều tượng phật quý hiếm niên đại rải rác từ đời Trần và đời Lê Sơ cho đến đầu thế kỷ 20 như: pho đức giáo chủ Bổn Sư bằng đá, đây là pho tượng có giá trị cao về nghệ thuật đời Lý, kế thừa nghệ thuật Gandhara, được xếp thứ 2 sau pho tượng ở Hà Bắc và nhiều pho tượng bằng gỗ có niên đại từ thời Mạc trải dài đến đầu thế kỷ 20. Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989.
Giao thông và cơ sở hạ tầng
Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận.
Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc lộ 21B, Quốc lộ 21C, vành đai 3,5, vành đai 4... Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm 1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La (QL21B). Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa, khu đô thị Vạn Phúc, khu đô thị TSQ Galaxy, khu chung cư Ngô Thì Nhậm, làng Việt kiều Châu Âu Euroland, khu chung cư Samsora Premier 105, khu chung cư Hyundai Hillstate, khu chung cư TNR Goldsilk Complex,....
Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A chính thức vận hành vào quý IV-2021.
Trung tâm mua sắm
Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza
Siêu thị Co.op Mart
Trung tâm thuơng mại Mê Linh Plaza
Siêu thị VinMart
Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông
Hệ thống đường sắt đô thị
Tuyến số 2A: (Quận Thanh Xuân) ← Ga Phùng Khoang - Ga Văn Quán - Ga Hà Đông - Ga La Khê - Ga Văn Khê - Ga Yên Nghĩa
Hệ thống xe buýt
Điểm đầu cuối và trung chuyển
Bến xe Yên Nghĩa (01, 02, 21A, 27, 62, 66, 89, 91, 102, 114, 124, 158, 163, BRT01)
KĐT Dương Nội (22C)
KĐT Kiến Hưng (22B)
Mê Linh Plaza Hà Đông (68)
KĐT Thanh Hà (85)
KĐT Đô Nghĩa (105)
KĐT Mỗ Lao (106)
Các tuyến xe buýt hoạt động:
Danh nhân Hà Đông
Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu:
Nguyễn An: Tổng công trình Sư Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
Ngô Duy Viên
Nguyễn Duy Nghi
Ngô Duy Trùng
Lê Đăng Cử
Hoàng Đôn Hòa
Trịnh Đôn Phác
Trần Khắc Minh
Hoàng Nghĩa Phú: Trạng nguyên năm 1511 thời Hậu Lê
Hoàng Du
Lê Hoàng Vĩ
Lê Trọng Dĩnh
Trình Thanh
Nguyễn Dy Quyết
Tô Hoài: Nhà văn nổi tiếng trong giới văn học Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết cho trẻ em, điển hình là Dế mèn phiêu lưu ký
Nguyễn Tông
Nguyễn Vũ
Nguyễn Thước
Lương Lê
Nguyễn Giác
Lưu Hy
Nguyễn Trang
Bạch Thái Bưởi
Lê Trọng Tấn
Nguyễn Văn Hiệu: Nhà vật lý nổi tiếng của Việt Nam
Hồ Phương
Xuân Quỳnh: Nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam, sinh năm 1942
Nguyễn Văn Tố: trưởng ban thường trực quốc hội (1/1946-11/1946),đại biểu quốc hội khóa 1
Các cơ quan tại Hà Đông
Cơ quan trung ương
Trụ sở tiếp dân Trung ương, số 1 Ngô Thì Nhậm
Báo Thanh tra Chính Phủ Việt Nam tại số 100 Tô Hiệu
Truyền hình Cáp Việt Nam - Chi nhánh 6 - Lô 18 - Khu đô thị Văn Phú, số 560 đường Quang Trung
Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học - Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại số 27 Tô Hiệu
Trung tâm Đào tạo - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại số 43 Lê Lợi
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 10 đường Quang Trung
Viện Nghiên cứu Thống kê thuộc Tổng cục Thống kê trên đường Tô Hiệu.
Viện Khoáng sản và Địa chất
Cơ quan thuộc Hà Nội
Văn phòng Thành ủy Thành phố Hà Nội địa chỉ tại số 2 đường Phùng Hưng
Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội địa chỉ tại số 4 đường Phùng Hưng
Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội tại khu đô thị Mỗ Lao
Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội tại số 2 đường Phùng Hưng
Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Sở Giao thông Vận tải
Sở Tư pháp Hà Nội tại đường Trần Phú.
Phòng Công chứng số 7 thuộc Sở Tư pháp tại phường Phú La.
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp tại đường Quang Trung.
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng (gần Sở GTVT Hà Nội).
Trung tâm Đào tạo và huấn luyện Công an thành phố Hà Nội tại khu Văn Phú phường Phú La
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại số 7 Nguyễn Trãi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội tại 38 đường Tô Hiệu
Trung tâm Phát triển Nông thôn Việt Nam thuộc Sở Nông nghiệp Hà Nội tại 102 Tô Hiệu.
Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội địa chỉ tại phố Ba La, phường Phú La.
Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp tại Phú Lãm.
Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp Hà Nội tại Đa Sỹ, phường Kiến Hưng.
Liên minh các HTX thành phố Hà Nội, địa chỉ tại đường Trần Phú
Cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội: Địa chỉ: Số 80 đường Quang Trung, phường Quang Trung.
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội tại khu đô thị Văn Phú, phường Phú La.
Văn phòng 2 của Công ty Xổ số Kiến thiết Thủ đô tại khu Văn Phú, phường Phú La.
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Thanh niên thuộc Thành đoàn Hà Nội, 45 Bà Triệu
Trụ sở Công An Thành Phố Cơ sở 2 nay là Đội Cảnh Sát Phản ứng nhanh 113 Thuộc Phòng Cảnh Sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội,Công an Thành Phố,27 Trần Phú
Phòng Cảnh Sát Đường Thủy, Công An Thành Phố
Đội đăng ký quản lý phương tiện số 4 Phòng CSGT Công An TP
Y tế
Một số bệnh viện đóng tại địa bàn Hà Đông:
Bệnh viện Quân y 103 - trực thuộc Học viện Quân y
Bệnh viện Bỏng Quốc gia - trực thuộc Học viện Quân y
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
Bệnh viện Công an Hà Nội
Bệnh viện Nhi thành phố Hà Nội (đang xây dựng tại Yên Nghĩa)
Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông
Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Bệnh viện 09 Hà Đông
Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông
Bệnh viện Mắt Hà Đông
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Đông
Giáo dục
Một số trường Đại học, Học viện và Cao đẳng đóng tại địa bàn Quận Hà Đông:
Học viện Quân y - 160 đường Phùng Hưng, phường Phúc La
Học viện Chính trị Quân sự - 124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung
Đại học Kiến trúc Hà Nội - Đường Trần Phú, phường Văn Quán
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Đường Trần Phú, phường Mộ Lao
Học viện An ninh Nhân dân - 125 đường Trần Phú, phường Văn Quán
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam - Số 2 đường Trần Phú, phường Mộ Lao
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương - Số 18 ngõ 55 đường Trần Phú, phường Văn Quán
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội - Phường Dương Nội
Trường Đại học Đại Nam - Số 1 phố Xốm, phường Phú Lãm
Đại học PHENIKAA
Cao đẳng Y tế Hà Đông
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại
Trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội
Trường Trung cấp Y Hà Nội
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Trường Tiểu học Vạn Bảo
Trường Tiểu học và THCS Hà Nội Thăng Long
Trường Tiểu học Trần Phú, phân hiệu 2
Trường Tiểu học La Khê
Trường Tiểu học Lê Trọng Tấn
Trường Tiểu học Vạn Phúc
Trường Tiểu học Văn Khê
Trường Tiểu học Phú La
Trường Tiểu học Đoàn Kết
Trường Tiểu học Dương Nội A
Trường Tiểu học Đồng Mai 1
Trường THCS Trần Đăng Ninh
Trường THCS Văn Khê
Trường THCS Nguyễn Trãi
Trường THCS Yên Nghĩa
Trường THCS Văn Quán
Trường THCS Lê Quý Đôn
Trường THCS Vạn Phúc
Trường THCS Dương Nội
Trường THCS Lê Hồng Phong
Trường THCS Phú La
Trường THPT Lê Lợi
Trường THPT Lê Quý Đôn
Trường THPT Xa La
Trường THPT Hà Đông
Trường THPT Quang Trung
Trường THPT Ngô Gia Tự - Hà Đông
Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
Trường THPT Trần Hưng Đạo
Trường Liên cấp Lomonoxop Tây Hà Nội
Hệ thống Giáo dục Ban Mai
Trường Phổ thông Liên cấp H.A.S
Trường Quốc tế Nhật Bản (JIS)
Trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam (VIS)
Chú thích
Liên kết ngoài
Hà Đông thành quận, 7 xã lo lắng. |
12660 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ludwig%20van%20Beethoven | Ludwig van Beethoven | Ludwig van Beethoven (phiên âm: Lút-vích van Bét-tô-ven, tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là Người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)... các bản sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer,... các bản concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major,... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont,... và vở opera duy nhất Fidelio,...
Cuộc đời
Gia đình
Beethoven sinh tại Bonn, Đế quốc La Mã Thần thánh, cha là Johann van Beethoven (1740-1782), người gốc Vlaanderen, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1745-1787). Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công trình tham khảo coi ngày 16 tháng 12 là "ngày sinh" của Beethoven, với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12.Vì trẻ con vào thời đó thường được rửa tội vào ngày hôm sau ngày sinh. Tuy nhiên, các học giả hiện đại không đồng ý dựa trên giả định như vậy. Một câu chuyện vô căn cứ, hoàn toàn không có nguồn gốc cho rằng, ông là con ruột của Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Cũng có tin đồn cho ông là con ruột của cháu của Quốc vương Friedrich II Đại Đế - Quốc vương Friedrich Wilhelm II. Nhạc sĩ Beethoven trở nên khó chịu, và thẳng tay bác bỏ những tin đồn nhảm nhí kiểu này.
Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là ca sĩ tại cung của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên cha ông cũng là người nghiện thuốc kích thích, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng, như Mozart. Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm được mọi người chú ý. Beethoven được Christian Gottlob Neefe dạy bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài chính. Mẹ của Beethoven mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài năm ông chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hai người em trai của mình.
Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, tuy nhiên tổ tiên là những người nông dân và thợ thủ công có nguồn gốc từ Vlaanderen. Chữ "van" trong tên ông không có nghĩa là xuất thân từ dòng dõi quý tộc (adlige Herkunft) mà đơn thuần chỉ là từ để chỉ nguồn gốc địa phương (örtliche Herkunft). Ông nội của ông là người Hà Lan, cũng mang tên Ludwig Van Beethoven, là một người chỉ huy dàn nhạc cung đình ở Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi. Cha ông, Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano. Mẹ của Beethoven là Maria Magdalena Keverich, là con gái một người đầu bếp cung đình, từng làm tớ gái, sau lấy tớ trai, không lâu sau lại thành vợ của ông Johann. Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ. Tuy cả gia đình chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi từ ông Johann để sống qua ngày nhưng nhờ có sự đảm đang chống đỡ của bà nên vẫn duy trì được. Ludwig Van Beethoven là con trai đầu trong gia đình. Ông sinh ngày 16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12 năm 1770.
Cha của Ludwig van Beethoven vốn rất ngưỡng mộ Mozart, người chỉ mới 5 tuổi đã là một nhà soạn nhạc. Thấy Beethoven còn nhỏ mà đã thích bấm lên những phím đàn piano của ông nội để lại, cha muốn ông trở thành một thiên tài âm nhạc như Mozart để gia đình sung sướng và danh giá nên ông được tập đàn clavio lúc ba tuổi, tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ... Tuy nhiên, sự kỷ luật nghiêm ngặt của bố lại làm ngăn cản sự phát triển của cậu con trai. Ông bị cha mình ép đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng vù. Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập cực kì tàn nhẫn. Cha ông thường giục Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơi dương cầm. Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.
Cuộc sống của Beethoven cũng có rất nhiều khó khăn. Cha ông là một người nghiện rượu và thô lỗ, mẹ ông lại hay đau ốm. Trong sáu anh chị em của Beethoven chỉ còn có hai người sống sót. Trong khi mối quan hệ giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất thương yêu mẹ. Vào khoảng 5 tuổi ông bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không hề biết đến. Do vậy ông đã không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Có lẽ đây chính là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này.
May mắn là các con của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven. Mọi người tìm cách thuyết phục cha cho phép để Beethoven được tiếp tục theo học nhạc với các thầy dạy nhạc khác. Trong số các thầy dạy của Beethoven, có thể kể tên Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Angton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm).
Năm 1781, khi Beethoven lên 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
Học hành
Để tiếp tục học hỏi, năm 1787, Beethoven đến Viên. Trong túi áo, ông có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu tước (Kurfürst) Maximilian Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chính của chuyến đi là được theo học Wolfgang Amadeus Mozart. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu.
Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã không thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận bịu. Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ở Vien được hai tháng thì mẹ ông bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn. Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ông cũng qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình nên ông không có điều kiện học thêm mà phải vừa đi biểu diễn vừa đi dạy học để kiếm tiền.
Khi 19 tuổi (năm 1789), Beethoven bắt đầu theo học tại Đại học Bonn. Tại đây và đặc biệt là thông qua Eulogius Schneider, ông đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng được phản ánh trong các tác phẩm của ông sau này, đặc biệt là trong vở nhạc kịch Fidelio.
Năm 1791, 21 tuổi, ông được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Wien theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác. Sau đó tìm được một học trò để dạy mà kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng tác. Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả lại phải sống trong căn nhà thiếu vệ sinh, ăn bữa no bữa đói.
Năm 22 tuổi, lần thứ hai Ludwig van Beethoven tiếp tục đến Wien và lần này ông không bao giờ quay trở lại Bonn, thành phố quê hương của ông nữa. Cha ông đã qua đời. Lãnh địa của vương hầu nơi đây đã bị diệt vong bởi sự xâm chiếm của người Pháp. Vào thời điểm đó, Wolfgang Amadeus Mozart cũng đã qua đời trong lặng lẽ. Tuy nhiên Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò. Nhờ sự giới thiệu cũng như tài năng của mình, Beethoven đã được những người có thế lực bậc nhất của Wien như Nam tước van Swieten và nữ vương hầu Lichnowski nhận đỡ đầu.
Những đau đớn thể xác
Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác. Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Ludwig van Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Công bố này dựa vào sự phân tích một mẫu xương sọ của Ludwig Van Beethoven bằng X quang. Như vậy có thể nói ngay từ khi ông mới 20 tuổi Ludwig Van Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc chì.
Tài liệu lịch sử còn cho biết, ngay từ khoảng 20 tuổi, tính cách của Ludwig Van Beethoven đã bắt đầu thay đổi. Cùng thời gian đó, ông cũng hay than phiền về chứng đau bụng không rõ nguyên nhân của mình.
Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do nhiễm độc chì hay không. Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn, chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng vô cùng khó khăn.
Những năm cuối đời
Đến 1818, Beethoven điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản Giao hưởng Số 8, ông lang thang ngoài phố, dáng điệu trông thảm thương. Gặp một người bạn quen, Beethoven rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn sổ con rồi nói: Muốn nói chuyện với tôi thì cứ viết lên mặt giấy này!". Cái rủi này dồn dập đến cái không may khác. Trong lúc đó, người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là Charles, nhờ Beethoven nuôi dưỡng. Charles là một đứa trẻ tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, còn trẻ mà lại be bét rượu chè.
Và lúc ấy, Beethoven đã 50 tuổi. Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác. Bản Giao hưởng số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản của ông, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.
Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn. Thỉnh thoảng, Beethoven lại có chuyện bực mình với đứa cháu, lại lo lắng về tiền bạc, trong lúc còn bị đau dạ dày. Năm 1826, Beethoven về sống với người em tên là Johann, để hưởng chút khí trời trong lành nhưng qua tháng 11 năm ấy, ông được gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh sát Wien bắt.
Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, ông run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn và khạc ra từng đống máu. Người cháu vô ơn Charles chẳng thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho người cháu tất cả tài sản của mình.
Beethoven liên tục nghiện rượu vang nho và không để mọi người chăm sóc sức khoẻ cho mình. Ngày 26 tháng 3 năm 1827, cơ thể đã gần như tê liệt. Khoảng 5 giờ chiều hôm ấy, trong cơn bão tuyết lạnh giá của Berlin, Ludwig van Beethoven đã trút hơi thở cuối cùng, ông đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương, đau xót của bạn bè, người thân. Đám tang của Beethoven có hàng ngàn người đưa tiễn. Và sau đó, toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá. Tất cả đều rơi vào tay của hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ mạt.
Sự nghiệp
Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn.
Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung đô trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1818 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và Appassionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuật lớn lao. Ông muốn lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến tranh.
Thông tin về hộp sọ của ông
Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ).
Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.
Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao).
Tác phẩm
Các số ở đầu dòng là số tác phẩm:
Tác phẩm dành cho dàn nhạc
Beethoven nổi tiếng nhất về chín bản giao hưởng của ông. Ông cũng soạn vài concerto, phần nhiều để ông trình diễn, cũng như nhạc dàn nhạc khác, nhất là overture và nhạc nền cho kịch tại nhà hát, và những tác phẩm để kỷ niệm những sự kiện đặc biệt.
Giao hưởng
Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800)
Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803)
Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, "Anh hùng ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)
Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807)
Giao hưởng số 5 cung Đô thứ ("Định Mệnh" soạn 1804–1808, trình diễn 1808)
Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (Pastoral, "Đồng quê"; soạn 1803–1807, trình diễn 1808)
Giao hưởng số 7 cung La trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1813)
Giao hưởng số 8 cung Fa trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1814)
Giao hưởng số 9 cung Rê thứ (Choral, "Thánh ca"; soạn 1817–1824, trình diễn 1824)
Ngày xưa người ta tưởng rằng Giao hưởng "Jena" cung Đô trưởng là một giao hưởng sớm của Beethoven, nhưng ngày nay được cho là của Friedrich Witt. Beethoven có lẽ muốn viết Giao hưởng số 10 vào năm cuối cùng của ông; một bản vẽ phác được soạn bởi Barry Cooper.
Concerto
Concerto cho dương cầm số 1 cung Đô trưởng (1796–1797)
Concerto cho dương cầm số 2 cung Si giáng trưởng (1798)
Concerto cho dương cầm số 3 cung Đô thứ (1803)
Concerto cho ba đàn vĩ cầm, hồ cầm, và dương cầm cung Đô trưởng (1805)
Concerto cho dương cầm số 4 cung Sol trưởng (1807)
Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng (1806)Opus 61a: Bản chuyển soạn của Opus 61 cho dương cầm, đôi khi được gọi Concerto cho dương cầm số 6
Concerto cho dương cầm số 5 cung Mi giáng trưởng (Emperor, "Hoàng đế"; 1809)
Bản khác dành cho người đơn ca và dàn nhạc
Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 1 cung Sol trưởng (1802)
Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 2 cung Fa trưởng (1798)
"Khúc phóng túng thánh ca" (Khúc phóng túng cung Đô thứ cho dương cầm, đồng ca, và dàn nhạc; 1808)
Ouverture và nhạc thính phòng
The Creatures of Prometheus, ouverture và nhạc kịch múa (1801)
Ouverture Coriolan (1807)
Các ouverture được soạn cho opera Fidelio của Beethoven:Opus 72: Ouverture Fidelio (1814)
Opus 72a: Ouverture Leonore "số 2" (1805)
Opus 72b: Ouverture Leonore "số 3" (1806)
Opus 138: Ouverture Leonore "số 1" (1807)
Egmont, ouverture và nhạc nền (1810)
Chiến thắng của Wellington ("Giao hưởng Trận đánh"; 1813)
Die Ruinen von Athen ("Tàn tích của Athens"), ouverture và nhạc nền (1811)
König Stephan (Quốc vương Stephen), ouverture và nhạc nền (1811)
Ouverture Zur Namensfeier (Feastday, "Ngày hội") (1815)
Ouverture Die Weihe des Hauses ("Hiến dâng Nhà"; 1822)
Tác phẩm nhạc phòng
Các tứ tấu đàn dây của Beethoven gần như nổi tiếng như các bản
giao hưởng. Ông cũng soạn nhạc phòng cho vài loại đồng diễn khác, bao gồm các bộ ba dương cầm, bộ ba đàn dây, và sonata cho vĩ cầm và hồ cầm với dương cầm, cũng như các tác phẩm có kèn sáo.
Tứ tấu đàn dây
Sớm
<ol>
Giữa
Ba tứ tấu đàn dây số ("Rasumovsky"; 1806)Tứ tấu đàn dây số 7 cung Fa trưởng
Tứ tấu đàn dây số 8 cung Mi thứ
Tứ tấu đàn dây số 9 cung Đô trưởng
Tứ tấu đàn dây số 10 cung Mi giáng trưởng ("Đàn hạc") (1809)
Tứ tấu đàn dây số 11 cung Fa thứ (Serioso, "Nghiêm chỉnh"; 1810)
Trễ
Tứ tấu đàn dây số 12 cung Mi giáng trưởng (1825)
Tứ tấu đàn dây số 13 cung Si giáng trưởng (1825)
Tứ tấu đàn dây số 14 cung Đô thăng thứ (1826)
Tứ tấu đàn dây số 15 cung La thứ (1825)
Große Fuge cung Si giáng trưởng – mới đầu là chương cuối của Opus 130 (1824–1825)Bản chuyển soạn của Große Fuge, Opus 133, cho bộ đôi dương cầm (bốn tay; 1826)
Tứ tấu đàn dây số 16 cung Fa trưởng (1826)
Ngũ tấu đàn dây
Ngũ tấu đàn dây cung Đô trưởng (1801)
Ngũ tấu đàn dây cung Đô thứ
Fuga cho ngũ tấu đàn dây cung Rê trưởng
Tam tấu
Tam tấu dương cầm
Ba tam tám
dương cầm (1795)Tam tấu dương cầm số 1 cung Mi giáng trưởng
Tam tấu dương cầm số 2 cung Sol trưởng
Tam tấu dương cầm số 3 cung Đô thứ
Tam tấu dương cầm số 4 cung Si giáng trưởng ("Gassenhauer"; 1797; bản có vĩ cầm)
Hai tam tấu dương cầm (1808)Tam tấu dương cầm số 5 cung Rê trưởng ("Ma")
Tam tấu dương cầm số 6 cung Mi giáng trưởng
Tam táu dương cầm số 7 cung Si giáng trưởng ("Hoàng tử"; 1811)
Tam tấu đàn dây
Tam tấu đàn dây số 1 cung Mi giáng trưởng (1794)
Ba tam tấu đàn dây (1798)Tam tấu đàn dây 2 cung Sol trưởng
Tam tấu đàn dây 3 cung Rê trưởng
Tam tấu đàn dây 4 cung Đô thứ
Nhạc phòng có kèn sáo
Tam tấu dương cầm số 4 cung B-flat major ("Gassenhauer"; 1797; bản có kèn dăm đơn)
Ngũ tấu cho dương cầm và kèn sáo cung Mi giáng trưởng (1796)
Thất tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, kèn dăm kép, vĩ cầm, vĩ cầm trầm, hồ cầm, và Đại Hồ cầm cung Mi giáng trưởng (1799)
Lục tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1796)
Tam tấu cho hai kèn Ô-boa và kèn Anh cung Đô trưởng (1795)
Cửu tấu cho kèn Ô-boa, kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung Mi giáng trưởng (1792)
Sonata cho dụng cụ solo và dương cầm
Sonata cho vĩ cầm
Ba sonata cho vĩ cầm (1798)Sonata cho vĩ cầm số 1 cung Rê trưởng
Sonata cho vĩ cầm số 2 cung La trưởng
Sonata cho vĩ cầm số 3 cung Mi giáng trưởng
Sonata cho vĩ cầm số 4 cung La thứ (1801)
Sonata cho vĩ cầm số 5 cung Fa trưởng ("Mùa xuân"; 1801)
Ba sonata cho vĩ cầm (1803)Sonata cho vĩ cầm số 6 cung La trưởng
Sonata cho vĩ cầm số 7 cung Đô thứ
Sonata cho vĩ cầm số 8 cung Sol trưởng
Sonata cho vĩ cầm số 9 cung La trưởng ("Kreutzer"; 1803)
Sonata cho vĩ cầm số 10 cung Sol trưởng (1812)
Sonata cho hồ cầm
Hai sonata cho hồ cầm (1796)Sonata cho hồ cầm số 1 cung Fa trưởng
Sonata cho hồ cầm số 2 cung Sol thứ
Sonata cho hồ cầm số 3 cung La trưởng (1808)
Hai sonata cho hồ cầm (1815)Sonata cho hồ cầm số 4 cung Đô trưởng
Sonata cho hồ cầm số 5 cung Rê trưởng
Sonata cho kèn thợ săn
Sonata cho kèn thợ săn cung Fa trưởng (1800)
Tác phẩm dành cho dương cầm solo
Sonata cho piano
32 bản
Các khúc biến tấu
3 tập
Bagatelle
4 tập
Tác phẩm thanh nhạc
Opera
Fidelio
Các tác phẩm thanh nhạc khác
4 tác phẩm
Nhạc cụ
Một trong những cây đàn piano của Beethoven là một nhạc cụ do công ty sản xuất đàn piano của Viennese Geschwister Stein chế tạo. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1796 Beethoven đã viết một bức thư cho Andreas Streicher, chồng của Nannette Streicher: “Tôi đã nhận được fortepiano của ông vào ngày hôm kia. Nó thực sự kỳ diệu, bất kỳ ai khác cũng muốn có nó cho riêng mình… ” Như Carl Czerny nhớ lại, vào năm 1801 Beethoven đã có cây đàn piano Walter tại nhà. Năm 1802, ông cũng nhờ người bạn Zmeskall đề nghị Walter làm cho ông một cây đàn piano với một dây. Sau đó, vào năm 1803, Beethoven nhận được cây đại dương cầm Erard của mình. Tuy nhiên, như Newman đã viết: “Ngay từ đầu Beethoven đã không hài lòng về nhạc cụ này một phần vì nhà soạn nhạc nhận thấy bộ cơ gốc Anh của nó quá nặng”. Một cây đàn piano khác của Beethoven, Broadwood 1817, là một món quà từ Thomas Broadwood được Beethoven lưu giữ tại nhà của ông ở Schwarzspanierhaus cho đến cái chết của ông vào năm 1827. Nhạc cụ cuối cùng của Beethoven là một cây đàn piano Graf bốn dây. Chính Conrad Graf xác nhận rằng ông đã cho Beethoven mượn một cây đàn piano 6 ½ quãng tám, và sau đó, sau khi nhà soạn nhạc qua đời, ông đã bán lại cho gia đình Wimmer. Năm 1889 nhạc cụ này đã được mua lại bởi Beethovenhaus ở Bonn.
Xem thêm
Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển
Các bản nhạc hay nhất
<center>
</ul>
</div>
</center>
Chú thích
Tham khảo
Sachs, Harvey, The Ninth: Beethoven and the World in 1824, Luân Đôn, Faber, 2010. ISBN 978-0-571-22145-5
Nguồn đọc thêm
Carl Dahlhaus, Nineteenth Century Music, trans. J. Bradford Robinson (1989) ISBN 0-520-05291-9
Albrecht, Theodore, and Elaine Schwensen, "More Than Just Peanuts: Evidence for December 16 as Beethoven's birthday." The Beethoven Newsletter 3 (1988): 49, 60–63.
Bohle, Bruce, and Robert Sabin. The International Cyclopedia of Music and Musicians. Luân Đôn: J.M.Dent & Sons LTD, 1975. ISBN 0-460-04235-1.
Davies, Peter J. The Character of a Genius: Beethoven in Perspective. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2002. ISBN 0-313-31913-8.
Davies, Peter J. Beethoven in Person: His Deafness, Illnesses, and Death. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2001. ISBN 0-313-31587-6.
DeNora, Tia. "Beethoven and the Construction of Genius: Musical Politics in Vienna, 1792–1803." Berkeley, California: University of California Press, 1995. ISBN 0-520-21158-8.
Geck, Martin. Beethoven. Translated by Anthea Bell. Luân Đôn: Haus, 2003. ISBN 1-904341-03-9 (h), ISBN 1-904341-00-4 (p).
Kornyei, Alexius. Beethoven in Martonvasar. Verlag, 1960. OCLC Number: 27056305
Kropfinger, Klaus. Beethoven. Verlage Bärenreiter/Metzler, 2001. ISBN 3-7618-1621-9.
Martin, Russell. Beethoven's Hair. New York: Broadway Books, 2000. ISBN 978-0-7679-0350-9
Morris, Edmund. Beethoven: The Universal Composer. New York: Atlas Books / HarperCollins, 2005. ISBN 0-06-075974-7.
Rosen, Charles. The Classical Style: Haydn, Mozart, Beethoven. (Expanded ed.) New York: W. W. Norton, 1998. ISBN 0-393-04020-8 (hc); ISBN 0-393-31712-9 (pb).
Solomon, Maynard. Late Beethoven: Music, Thought, Imagination. Berkeley: University of California Press, 2003. ISBN 0-520-23746-3.
Thayer, A. W., rev and ed. Elliot Forbes. Thayer's Life of Beethoven. (2 vols.) Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-09103-X
Sullivan, J. W. N., Beethoven: His Spiritual Development'' New York: Alfred A. Knopf, 1927
Liên kết ngoài
The Best of Beethoven
The Best of Beethoven 1
The Best of Beethoven 2
Ludwig Van Beethoven: Record Hall
All About Beethoven
Beethoven Sheet Music - Public domain sheet music
Ludwig van Beethoven: A Musical Titan
Project Gutenberg - Works of Beethoven Sheet music, his letters, and autobiography
Beethoven's Heiligenstadt Testament
Piano Society.com - Beethoven (A small biography and various free recordings)
Beethoven's Sheet Music by Mutopia Project
Beethoven Haus Bonn, contains a large archive of historic and modern documents related to Beethoven
PianoParadise - Beethoven biography along with free mp3 recordings.
Beethoven Website, features Beethoven's biography, timeline and pictures.
Beethoven - A Character Study by George Alexander Fischer, 1905, from Project Gutenberg
CBC News: Hair analysis says Beethoven died of lead poisoning
Beethoven Lives Upstairs (1989) Film starring Neil Munro as Beethoven
Immortal Beloved (1994) Film starring Gary Oldman as Beethoven
Nhà soạn nhạc Đức
Người Bonn
Người Viên
Người điếc
Mất năm 1827
Nghệ sĩ piano cổ điển Đức
Nhà soạn nhạc opera
Sinh năm 1770
Thời kỳ Khai sáng
Nhà soạn nhạc kịch múa |