id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
10989
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giang
Giang
Giang (Hán tự: 江) có nghĩa là sông. Ngoài ra giang cũng có thể hiểu là: Tên khác của dân tộc Nùng. Một số loài thực vật: một số loài thuộc chi Maclurochloa, nằm trong tông Tre. loài có danh pháp hai phần là Antidesma costulatum, còn có tên là chòi mòi gân. loài có danh pháp là Aganonerion polymorphum, còn có tên là lá giang, giang chua...
10997
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Truy%E1%BB%81n%20%C4%91%C4%83ng%20l%E1%BB%A5c
Cảnh Đức Truyền đăng lục
Cảnh Đức truyền đăng lục (zh. jǐngdé chuándēng-lù/ chingte ch'uan-teng-lu 景德傳燈錄, ja. keitoku-dentōroku), cũng được gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc, được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958). Cảnh Đức truyền đăng lục gồm 30 quyển, vốn có tựa đề là Phật Tổ Đồng Tham tập, được xếp vào Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 51, số 2076. Sách này sưu tập ghi chép về hành trạng, cơ duyên v.v. của 1701 vị, bắt đầu từ Phật đời quá khứ đến các vị Tổ thuộc đời thứ 51 của Ngũ gia tông phái. Trong đó, 951 vị có phụ thêm ngữ lục. Vì bộ sách này được vua sắc chỉ nhập tạng vào niên hiệu Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức. Về pháp hệ truyền thừa giữa thầy và trò nối nhau không dứt giống như lửa của ngọn đèn có năng lực phá trừ tối tăm, nối nhau liên tục nên gọi là Truyền Đăng. Đầu quyển có bài tựa do Dương Ức soạn. Nội dung toàn sách nói về sự truyền pháp Thiền như sau: Quyển 1, 2: Bảy đức Phật đời quá khứ và Tổ Ma-ha-ca-diếp (摩訶迦葉) truyền xuống đến Tổ thứ 27 là Bát-nhã-đa-la (般若多羅). Quyển 3: Năm vị Tổ Trung Quốc: Bồ-đề-đạt-ma (菩提達摩), Huệ Khả (慧可), Tăng Xán (僧璨), Đạo Tín (道信), Hoằng Nhẫn (弘忍). Quyển 4: Pháp hệ chi nhánh của Tứ tổ Đạo Tín (道信) và Ngũ tổ Hoằng Nhẫn như: Ngưu Đầu Thiền (牛頭禪), Bắc Tông Thiền (北宗禪), Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) v.v. và truyện ký của các vị: Ngưu Đầu Pháp Dung (牛頭法融), Thần Tú (神秀), Phổ Tịch (普寂) v.v. Quyển 5: Lục tổ Huệ Năng (慧能) và pháp hệ của sư. Quyển 6: Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海). Quyển 7: Nga Hồ Đại Nghĩa (鵝湖大義) và Ma Cốc Bảo Triệt (麻谷寶徹). Quyển 8: Gồm 54 vị như: Nam Tuyền Phổ Nguyện (南泉普願)... Quyển 9: Gồm 30 vị nối pháp Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海)... Quyển 10: Gồm các vị nối pháp Thiền sư Nam Tuyền như: Triệu Châu Tòng Thẩm (趙州從諗)... Quyển 11: Các đệ tử nối pháp của Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu (溈山靈祐), Tổ của Quy Ngưỡng tông (溈仰宗). Quyển 12: Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄), vị Tổ của Lâm Tế tông (臨濟宗). Quyển 13: Pháp hệ của Hà Trạch tông (荷澤宗). Truyện ký về hai vị Trừng Quán (澄觀) và Tông Mật (宗密) thuộc Hoa Nghiêm tông (華嚴宗). Quyển 14: Thạch Đầu Hi Thiên (石頭希遷) và pháp hệ. Quyển 15: Động Sơn Lương Giới (洞山良价). Quyển 16: Các đệ tử nối pháp của Thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑒). Quyển 17: Pháp hệ của Tào Động tông (曹洞宗). Quyển 18, 19: Pháp hệ của Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存). Quyển 20: Pháp hệ của Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂). Quyển 21: Pháp hệ của Thiền sư Huyền Sa Sư Bị (玄沙師備). Quyển 22, 23: Pháp hệ của Vân Môn tông (雲門宗). Quyển 24, 25, 26: Pháp hệ của Pháp Nhãn tông (法眼宗). Quyển 27: Các Thiền sư nổi tiếng không thuộc bất cứ tông phái nào. Quyển 28: Các ngữ lục đặc biệt của 11 vị Thiền sư như: Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠), Hà Trạch Thần Hội (荷澤神會) v.v... Quyển 29 tựa đề là Tán tụng kệ thi gồm tất cả kệ tụng của 17 vị như: Bạch Cư Dị (白居易)... Quyển 30 tựa đề là Minh ký châm ca (銘記箴歌) gồm tất cả 13 loại: Toạ thiền châm (坐禪箴), Chứng Đạo ca (證道歌)... Sách này có một bản khắc lại: Tư Giám Trùng San (思鑒重刊), khắc lại vào đời nhà Nam Tống, năm 1134. Hi Vị Trùng San (希渭重刊), khắc lại vào đời nhà Nguyên, năm 1316. Quyển Đăng lục này là tư liệu căn bản để nghiên cứu sử Thiền tông Trung Quốc, rất nhiều công án được nhắc đến lần đầu ở đây. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Thiền ngữ Kinh điển Phật giáo
10998
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0n%20Khu%C3%AA%20V%C4%A9nh%20Tr%C3%A1c
Bàn Khuê Vĩnh Trác
Bàn Khuê Vĩnh Trác (盤珪永琢, ja. bankei yōtaku (eitaku)), 1622 – 1693, cũng được gọi là Bàn Khuê Quốc sư (zh. 盤珪國師, ja. bankei kokushi), là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Diệu Tâm tự (妙心寺, ja. myōshin-ji). Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến thiền học đến lớp quần chúng. Cơ duyên Sư sinh trưởng trong một gia đình theo Nho giáo, sinh sống bằng nghề y học Trung Quốc. Sư mất cha năm lên mười và một năm sau đó, Sư được gửi vào trường học. Một hôm, nhân lúc đọc quyển Đại học (大學, ja. daigaku) - một trong bốn quyển sách chính (Tứ thư) của Nho giáo - đến câu "Đại học làm sáng tỏ minh đức", Sư hỏi thầy: "Minh đức (zh. 明德, ja. meitoku) là gì?" Thầy trả lời: "Minh đức là tính tốt tự nhiên có sẵn của mỗi người". Sư hỏi đi hỏi lại nhiều lần nhưng những câu trả lời của vị thầy này không làm thoả mãn nỗi thắc mắc của Sư. Cuối cùng, Sư tìm học ở các vị Thiền sư để tìm câu giải đáp. Đến Thiền sư Vân Phủ Toàn Tường (zh. 雲甫全祥, ja. umpō zenjō, 1568-1653), Sư được hướng dẫn vào phương pháp toạ thiền (坐禪, ja. zazen) và có ngộ nhập nơi đây. Vân Phủ khuyên Sư đến các vị Thiền sư khác để trắc nghiệm sự giác ngộ của mình. Sư vâng lời thầy yết kiến nhiều Thiền sư nhưng không ai có thể ấn chứng cho Sư. Nhân nghe danh một vị Thiền sư Trung Quốc là Đạo Giả Siêu Nguyên (zh. dàozhě chāoyuán 道者超元, ja. dōsha chōgen) - một vị Thiền sư hoằng hoá đồng thời với Ẩn Nguyên Long Kì - đang trụ trì tại Sùng Phúc tự (崇福寺, ja. sōfukuji), Sư đến tham học và được vị này ấn khả. Cơ phong hoằng hoá Vì thấy rằng rất ít người hiểu được những lời thuyết pháp của mình nên Sư ẩn cư nhiều năm trước khi nhập thế hoằng hoá. Môn đệ của Sư sau này có đến cả ngàn người, xuất xứ từ mọi tầng cấp xã hội. Hầu hết tất cả những bài thuyết pháp của Sư đều xoay quanh hai chữ "Bất sinh" (zh. 不生, sa. anutpāda, ja. fushō), "Tâm bất sinh" những danh từ được Sư giảng nghĩa tường tận. Mặc dù Sư nghiêm cấm các đệ tử ghi chép lại pháp ngữ của mình nhưng các bài thuyết pháp của Sư vẫn còn được lưu lại. Một cư sĩ trình: "Con chẳng nghi ngờ rằng trong bản tâm không có vọng niệm; nhưng con không tìm thấy sự gián đoạn giữa hai niệm. Con không thể nào trụ trong cõi bất sinh." Sư dạy: "Ngươi ra đời với chẳng cái nào khác ngoài Phật tâm bất sinh. Chỉ từ khi ngươi trưởng thành, nghe và thấy những người khác hành động trong trạng thái vô minh của họ, ngươi cũng dần dần bước theo vào cõi vô minh…. Theo năm tháng, cái vô minh của ngươi đã chiếm đoạt tất cả. Nhưng không một vọng niệm nào đã tự có sẵn. Vọng niệm tự chấm dứt trong tâm đã tự chứng được sự bất sinh..." Một vị tăng hỏi: "Con không thể nào khắc phục được những vọng niệm trong tâm. Vậy con nên làm gì?" Sư đáp: "Ý nghĩ 'phải khắc phục những vọng niệm' cũng là một vọng niệm. Không một ý nghĩ nào đã có từ đầu. Chỉ vì ngươi khởi tâm phân biệt nên chúng mới xuất hiện." Năm 1672, Sư được Vương triều mời trụ trì Diệu Tâm tự tại Kinh Đô (ja. kyōto). Nhờ kinh nghiệm giác ngộ thâm sâu và tài thuyết pháp xuất chúng của Sư - đặc biệt là lối thuyết pháp theo ngôn ngữ của người bình dân, dễ hiểu, dễ thâm nhập - nên tông Lâm Tế tại Nhật lại phất lên như một ngọn lửa sau một thời gian chết cứng trong các sắc thái bề ngoài. Về mặt này thì Sư chính là vị dẫn đường cho một vị Thiền sư Nhật xuất chúng sau này là Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴, ja. hakuin ekaku) - sinh sau Sư 61 năm. Mặc dù môn đệ của Sư rất đông nhưng Sư chỉ ấn khả ít người. Ba năm trước khi viên tịch, Sư được Nhật hoàng phong danh hiệu Phật Trí Hoằng Tế Thiền sư (zh. 佛智弘濟禪師, ja. butchi kōsai zenji). Trước khi quy tịch, các đệ tử thỉnh Sư viết kệ. Sư bảo: "Ta sống 72 năm. 45 năm ta đã giáo hoá chúng. Tất cả những gì ta thuyết trong thời gian này là kệ lưu niệm của ta. Ta sẽ không làm một bài kệ khác nữa chỉ vì tất cả những người khác làm." Nói xong, Sư ngồi kết già thị tịch. Năm 1740, 47 năm sau khi Sư tịch, Nhật hoàng lại phong danh hiệu khác là Đại Pháp Chính Nhãn Quốc sư (大法正眼國師, ja. daihō shōgen kokushi). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Haskel, Peter: Bankei Zen: Translations for the Record of Bankei. Edited by Yoshito Hakeda. New York: Grove Press, 1984. (Bản dịch Việt của Trí Hải: Tâm bất sinh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 2003) Thiền sư Nhật Bản
10999
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0n%20S%C6%A1n%20B%E1%BA%A3o%20T%C3%ADch
Bàn Sơn Bảo Tích
Bàn Sơn Bảo Tích (zh. pánshān bǎojī/ p'an-shan pao-chi 盤山寶積, ja. banzan hōshaku), 720-814, là một vị Thiền sư Trung Quốc, là môn đệ và người nối pháp Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất. Sau khi được truyền tâm ấn, sư đến Bàn Sơn, ngọn núi ở miền Bắc Trung Quốc cạnh biên giới Bắc Triều Tiên. Tắc 37 trong Bích nham lục có nói đến Sư. Tương truyền rằng, sư kiến tính ở giữa chợ, trong lúc theo dõi câu chuyện giữa ông bán thịt và một người khách. Người khách yêu cầu: "Cắt cho tôi một miếng thịt ngon." Ông bán thịt để dao xuống, khoanh tay đáp: "Miếng nào lại không ngon!". Sư nghe được có chút tỉnh. Nhân sau, lúc chứng cảnh xung quanh một đám ma, nghe người hát câu (Thích Phước Hảo & Thích Thông Phương dịch): tâm sư bừng sáng. Về thuật lại Mã Tổ, Tổ liền ấn khả chứng minh. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thích Phước Hảo & Thích Thông Phương (dịch vá chú): Ngũ đăng hội nguyên tiết dẫn, Thiền sư Trí Quang, TP HCM 1996. Thiền sư Trung Quốc
11000
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81-%C4%91%E1%BA%A1t-ma
Bồ-đề-đạt-ma
Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là Giác Pháp (zh. 覺法), người Ấn Độ, (~470 - 543). Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền tông Trung Quốc. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kể rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư. Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la (zh. 菩提達磨多羅), Đạt-ma-đa-la (zh. 達磨多羅), Bồ-đề-đa-la (菩提多羅), và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma (zh. 達磨). Tiểu sử Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra) và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau: Tổ hỏi: "Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Tổ hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất". Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, 9 năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình. Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề-đạt-ma là một vương tử Nam Ấn Độ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng sư phụ của Bồ-đề-đạt-ma là Bát-nhã-đa-la từng dặn sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề-đạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, sư nhận lời mời của Lương Vũ Đế đi Nam Kinh. Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau: Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội được. Cuộc gặp với Lương Vũ Đế cho Bồ-đề-đạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Sau đó - theo truyền thuyết - sư vượt Trường Giang bằng một chiếc thuyền con (chiếc thuyền về sau trở thành một đề tài của hội họa Thiền), đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Trung Quốc. Người ta không biết rõ sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền pháp cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề-đạt-ma về lại Ấn Độ sau chín năm lưu lại Trung Quốc. Sư có ý muốn hồi hương, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình". Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự." Sư đáp: "Ông được lớp da của tôi rồi." Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa." Sư nói: "Bà được phần thịt của tôi rồi." Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không một pháp nào khả được." Sư đáp: "Ông được bộ xương của tôi rồi." Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. sư bảo: "Ngươi đã được phần tuỷ của ta." Rồi ngó Huệ Khả, sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết." Huệ Khả bạch: "Thỉnh sư chỉ bảo cho." Sư nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:" Sư lại nói thêm: "Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!" Theo một thuyết khác thì Bồ-đề-đạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được an táng ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ-đề-đạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề-đạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề-đạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép. Bồ-đề-đạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Đại thừa Ấn Độ, đặc biệt sư chú trọng đến bộ Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Quốc chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền (sa. dhyāna) Ấn Độ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt "nằm ngoài giáo pháp nguyên thủy". Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời nhà Đường. Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề-đạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống (420-447) cùng với một vị sư Ấn Độ tên là Pháp Thiên (sa. dharmadeva). Võ thuật Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập phái Võ Thiếu Lâm. Môn võ này có nguồn gốc từ môn võ thuật cổ truyền của Ấn Độ là võ Kalaripayattu, mà Bồ-đề-đạt-ma là một võ sư của môn võ này. Đọc thêm Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận I-III, Hà Nội 1992. Tham khảo Liên kết ngoài Ebook: Bồ đề đạt ma - Thiền sư vĩ đại nhất, tác giả Osho Bồ Đề Đạt Ma với võ thuật 28/11/2010 Đại sư Phật giáo Thiền tông Thiền sư Ấn Độ Thiền sư Trung Quốc Võ sư Trung Quốc Người sáng lập tôn giáo Người gốc Trung Á Võ Thiếu Lâm
11001
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20kinh
Bộ kinh
Bộ kinh (tiếng Pali: nikāya) là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ những tập hợp kinh văn trong Kinh tạng văn hệ Pàli. Chúng được sử dụng gần tương đồng với thuật ngữ A-hàm (zh. 阿含, sa. āgama) trong hệ kinh văn Hán tạng. Bộ kinh (và tham chiếu đến A-hàm) được các nhà nghiên cứu Phật giáo hiện đại xem là những tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật thuyết giảng trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của mình. Từ nguyên Từ "Bộ kinh" (chữ Hán: 部經) vốn được dùng để chuyển ngữ cho từ "nikāya" trong tiếng Pali. Trên thực tế, nghĩa đen của từ "nikāya" là "tập hợp", "nhóm". Vì vậy, tùy theo ngữ cảnh Phật giáo mà "nikāya" có thể hiểu chủ yếu theo hai cách: Bộ kinh: dùng để chỉ tập hợp các kinh văn trong phần Kinh tạng (Sutta Piṭaka) văn hệ Pàli. Nghĩa này được sử dụng phổ biến nhất. Bộ phái: dùng để chỉ các bộ phái Phật giáo sơ khai (thời kỳ bộ phái), được ghi nhận trong các kinh văn Phật giáo sơ kỳ. Nghĩa này về sau mở rộng để chỉ các tông phái Phật giáo theo truyền thống Phật giáo Nam truyền hiện đại. Vai trò trong nghiên cứu Phật giáo Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, các Bộ kinh mang nội dung là những lời dạy của chính Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong suốt 45 năm truyền bá giáo pháp, bao gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... Chúng được ghi nhận lại bằng chính ngôn ngữ Magadhi đương thời Đức Phật, được cô đọng, lưu truyền bằng cách truyền khẩu, được hệ thống lại qua các kỳ Đại hội kết tập kinh điển thứ nhất và thứ hai. Các Bộ kinh sau đó được thiết lập văn tự hệ Pali vào thời kỳ A-dục vương bằng chữ viết Sinhala, được truyền bá và lưu giữ nguyên vẹn tại Sri Lanka trong suốt hơn 2.000 năm. Có cả thảy 5 Bộ kinh trong phần Kinh tạng: Trường Bộ kinh (pi. dīgha-nikāya): gồm 3 phẩm (vagga) với 34 bài kinh có nội dung khá dài Trung Bộ kinh (pi. majjhima-nikāya): gồm 152 kinh cỡ vừa Tương ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya): là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là "Tương ưng" (samyutta). Có tất cả là 56 Tương ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 thiên (vagga). Tăng chi Bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya): là bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vagga). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2.308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7.557. Tiểu Bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya): là một hợp tuyển nhiều đề tài kinh, kệ, luận thư... Tuy gọi là "nhỏ" (tiểu), nhưng đây là Bộ kinh chứa số lượng kinh lớn nhất trong 5 Bộ kinh với 15 tập (so với Trường Bộ 3 tập, Trung Bộ 3 tập, Tương ưng Bộ 5 tập và Tăng chi Bộ 3 tập). Sự tương đồng giữa Nikāya và Āgama Trong Thời kỳ Bộ phái, một số bộ phái đã lập văn tự cho những kinh điển của mình bằng Phạn ngữ thay vì dùng văn hệ Pali. Thuật ngữ Phạn văn āgama (, chữ Hán: 阿含, a-hàm) được dùng thay vì nikāya để mô tả phần Kinh tạng của họ. Về sau, phái Đại thừa dùng thuật ngữ này để chỉ phần Kinh tạng không thuộc kinh điển Đại thừa là āgama. Khác với hệ kinh văn nikāya Pali được bảo tồn hầu như nguyên vẹn qua dòng truyền thừa của Thượng tọa bộ, các bản kinh văn āgama Phạn ngữ nguyên bản hầu hết đã bị tiêu hủy hoặc thất tán do chiến tranh. Phần lớn các kinh văn āgama được bảo tồn đến ngày nay qua các bản dịch Tạng ngữ và Hán ngữ cổ điển. Bản chất các tập āgama là bộ sưu tập các kinh văn rời rạc từ nhiều bộ phái khác nhau, được dịch ra bởi nhiều dịch giả khác nhau trong những thời kỳ khác nhau, dẫn đến sự khác biệt đáng kể không chỉ giữa các bản dịch, mà còn giữa các bản kinh văn Phạn ngữ còn sót lại. Mặc dù vậy, do cùng một nguồn gốc trong hệ kinh văn sơ kỳ, nội dung các kinh văn āgama có sự tương đồng khá chặt chẽ với các kinh văn nikāya Pali, dù khác biệt rõ ràng về cách diễn đạt, cấu trúc sắp xếp và số lượng các bản kinh trong mỗi tập. Về cấu trúc sắp xếp, chủ yếu các tập āgama được sắp xếp thành 4 bộ, gọi là "Tứ A-hàm", được các nhà nghiên cứu so sánh song song với 5 bộ nikāya như sau: Chú thích Tham khảo Trang web đọc tạng Kinh Trung Bộ https://www.kinhtrungbo.com Phật Quang Đại Từ điển (佛光大辭典). Phật Quang Đại Từ điển biên tu Ủy viên hội (佛光大辭典編修委員會). Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988. Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. A general on-line search engine for the PED is available at http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/. Kinh văn Phật giáo nguyên thủy Phật giáo Nguyên thủy Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
11002
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20B%E1%BB%99%20%28kinh%29
Trung Bộ (kinh)
Trung bộ kinh (zh. 中部經, pi. majjhima-nikāya) là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh (Nikàya) trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka). Kinh này được viết bằng văn hệ Pali, bao gồm 152 kinh không dài lắm (trung). Trung A-hàm (sa. madhyamāgama) Hán ngữ bao gồm 222 bài kinh (được dịch từ một bản Phạn, nay đã thất truyền). Hai bộ có 97 kinh giống nhau. Năm bộ kinh Nikàya: 1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya). 2.Trung bộ kinh (Majjhima-Nikàya). 3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya). 4.Tăng chi bộ kinh (Anguttara-Nikàya). 5.Tiểu bộ kinh (Khuddaka-Nikàya). Đọc Kinh Kinh Trung Bộ do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. M
11036
https://vi.wikipedia.org/wiki/Col
Col
Trong địa mạo học, một col là một điểm thấp nhất trên một sườn núi giữa hai đỉnh . Nó cũng có thể được gọi là một gap . Đặc biệt gồ ghề và cấm cols trong địa hình thường được gọi là rãnh . Chúng thường không phù hợp khi đi qua núi, nhưng đôi khi bị cắt ngang bởi các con đường hoặc con đường của người leo núi. Thuật ngữ col có xu hướng được liên kết nhiều hơn với núi hơn là các dãy đồi. Chiều cao của một đỉnh trên col cao nhất của nó (được gọi là phần lồi địa hình ) thực sự là thước đo cho sự nổi bật về địa hình của một ngọn núi. Cols nằm trên dòng nước đầu nguồn giữa hai ngọn núi, thường trên một sườn núi hoặc arête nổi bật. Ví dụ, col cao nhất ở Áo, Obere Glocknerscharte ("Upper Glockner Col", 3.766   m   (AA) ), nằm giữa Kleinglockner ( 3.783   m   trên mực nước biển (AA) ) và Großglockner ( 3.798   m   trên mực nước biển (AA) ), tạo cho Kleinglockner sự nổi bật tối thiểu là 17   mét. Phần lớn các col không được đặt tên và không bao giờ được chuyển tiếp hoặc chỉ được giao cắt trong quá trình vượt qua một đường sườn núi. Nhiều đỉnh núi đôi được phân tách bằng col nổi bật. Sự khác biệt với các tên khác cho các quãng nghỉ trong các rặng núi như yên xe, khe gió hoặc rãnh không được xác định rõ ràng và có thể thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Xem thêm Yên xe (địa hình) Tài liệu tham khảo Liên kết ngoài Thuật ngữ minh họa của địa hình núi Alps: Col. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2015. Địa mạo
11041
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gao
Gao
Gao là một thành phố của Mali và là thủ phủ vùng Gao. Thành phố nằm bên sông Niger, cách Timbuktu về phía đông-đông nam. Tính đến năm 2009, dân số commune đô thị là 86.633 người. Trong suốt lịch sử, Gao đã là một điểm đến và dừng chân trên tuyến đường giao thương Liên Sahara. Vào thế kỷ IX, những cây viết người Ả Rập đã mô tả Gao là một đô thị quan trọng trong khu vực và đến cuối thế kỷ XX, lãnh đạo địa phương đã cải giáo sang Hồi giáo. Đến thế XIII, Gao sáp nhập vào Đế quốc Mali, đến thế kỷ XV thì lấy lại độc lập, nhưng sau cuộc xâm lược của Sonni Ali (trị vì 1464–1492) nó trở thành thủ đô Đế quốc Songhai. Đế quốc Songhai sụp đổ năm 1591 do những cuộc càn quét của Maroc; Timbuktu đóng vai trò thủ đô mới. Đến lúc nhà thám hiểm Heinrich Barth đặt chân đến đây năm 1854, Gao đã sụt xuống thành một ngôi làng xơ xác với 300 túp lều. Ngày 31 tháng 3 năm 2012, Gao bị chiếm giữ bởi lực lượng Phong trào Dân tộc Giải phóng Azaward (MNLA) và phiến quân Ansar Dine. Sau khi chiếm thêm Kidal và Timbuktu, ngày 6 tháng 4, MNLA tuyên bố toàn vùng độc lập khỏi Mali với tên gọi Azawad và chọn Gao làm thủ đô. MNLA mất quyền kiểm soát vào tay dân quân Hồi giáo trong trận Gao ngày 26-27 tháng 6 năm 2012. Ngày 26 tháng 1 năm 2013, thành phố được quân lực Pháp và Mali tái chiếm trong Opération Serval. Tham khảo Khu dân cư ở Mali Tây Phi thuộc Pháp
11042
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1
Hạ
Hạ có thể chỉ: Mùa hạ, một mùa trong năm. Nhà Hạ (khoảng thế kỷ 21 TCN-khoảng thế kỷ 16 TCN), triều đại được giới sử học Trung Quốc coi là đầu tiên của Trung Quốc. Hạ (407–431), một nước thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Hạ (617–621), chính quyền do Đậu Kiến Đức thành lập vào cuối thời nhà Tùy Tây Hạ (1038–1227), một vương triều trong lịch sử Trung Quốc. Đông Hạ (1215–1233), quốc gia do Bồ Tiên Vạn Nô lập ra tại Đông Bắc Trung Quốc vào thế kỷ 13 Hạ, chính quyền do Minh Ngọc Trân thành lập vào cuối thời nhà Nguyên Họ Hạ (賀 hoặc 夏), hai họ cùng âm "Hạ" của người Trung Quốc và người Việt Nam. Huyện Hạ thuộc địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên gọi khác của người Cơ Tu.
11072
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ger
Ger
Ger có thể đề cập đến: Người M'Nông, nhóm M'Nông-Bu dâng, là sắc tộc cư trú ở trung phần Việt Nam và đông bắc Campuchia. Ger, Girona, một đô thị trong tỉnh Girona, Catalunya, Tây Ban Nha. Ger, Hautes-Pyrénées, một xã thuộc tỉnh Manche trong vùng Normandie tây bắc nước Pháp. Ger, Manche, một xã thuộc tỉnh Manche trong vùng Normandie tây bắc nước Pháp. Ger, Pyrénées-Atlantiques, một commune tỉnh Pyrénées-Atlantiques, thuộc vùng Aquitaine, tây nam nước Pháp.
11165
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia%20Lai
Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam. Tỉnh Gia Lai cũng đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên. Tính đến ngày 1/4/2019, toàn tỉnh Gia Lai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 18 về số dân số với 1.513.847 người và 374.512 hộ, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 33 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 33 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Năm 2020 GRDP năm 2020 đạt 80.000,32 tỉ Đồng, bình quân đầu người 51,9 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,00%. Gia Lai cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15. Nguồn gốc tên gọi Gia Lai bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Ê-đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có lẽ ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa. Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ tỉnh Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Đến tháng 4/2019, tỉnh Gia Lai có hơn 34 dân tộc cùng sinh sống, và 5 tôn giáo được công nhận, chiếm nhiều nhất là người Kinh với 53,77%. Vùng trung tâm tỉnh Gia Lai như thành phố Pleiku là nơi người Kinh tập trung đông nhất (87,5%). Vị trí địa lý Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Gia Lai cách Hà Nội 1120 km, cách Đà Nẵng 396 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 491 km. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông. Phía đông bắc giáp 1 chút với Quảng Ngãi với đường biên chỉ là 10 km lại nằm chính trên khu bảo tồn Kon Chư Răng (huyện Kbang). Phía đông giáp với tỉnh Bình Định với đường biên hơn 115 km (huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, con đường chủ yếu qua 2 tỉnh là DT637 và quốc lộ 19. Phía đông nam giáp với Phú Yên, khoảng 100 km đường biên chủ yếu là huyện Krông Pa, 1 phần huyện Ia Pa và Kông Chro. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km, gồm các huyện Đức Cơ, Chư Prông, và 1 ít của huyện Ia Grai. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum. Điều kiện tự nhiên Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Gần vào phía cuối nam của khối núi Trường Sơn Nam. Gia Lai nằm gần như hoàn toàn phía đông dãy Trường Sơn. Khối địa khối nâng lên không đều từ cuối kỷ Đệ Tam. Nhưng địa hình được núi lửa và phong hóa nhiều năm trở nên bằng phẳng tạo nên các cao nguyên không hoàn toàn bằng phẳng mà nhấp nhô nhiều đồi xen kẽ các vùng tương đối trũng. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Càng gần về phía nam chia nhau một nửa vùng đồng bằng với Đăk Lăk, và vùng thấp phía tây của Campuchia. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Trong đó, cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi, độ cao trung bình của cả 2 cao nguyên là 800m, với đỉnh Kon Ka Kinh - "nóc nhà" của Gia Lai. Sự dập vỡ kiến tạo đa dạng là cơ sở cho trữ lượng nước ngầm. Các vùng trũng tương đối thường hình thành các con sông khi đi qua vùng đứt gãy đột ngột xuống vùng đồng bằng tạo nên các thác nước nổi tiếng ở đây. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía nam của tỉnh, các thung lũng ở đông nam. Ngoài ra đất đai Gia Lai được chia làm 27 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Chủ yếu là nhóm đất đỏ bazan, phân bố ở cao nguyên Pleiku, dày cho canh tác, các loại đất khác chủ yếu ở các cùng đất rìa cao nguyên hoặc vùng trũng, ven các con sông. Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối, ngoài ra nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ cao các vùng. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bô xít và đá quý. Hành chính Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện, với 220 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã. Lịch sử Tỉnh Gia Lai ngày nay xưa kia là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc Jrai, Ba Na, Chăm hroi, tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây Nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp. Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ 19, các giáo sĩ người Pháp bắt đầu truyền đạo ở khu vực cư trú của người Ba Na thuộc xã Hà Tây thuộc huyện Chư Pah và xã Hà Đông thuộc địa phận huyện Đak Đoa ngày nay. Lúc này người Pháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên, đồng thời tạo nên những xáo trộn mới bằng những chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau. Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách để thành lập các đơn vị hành chính trên vùng Tây Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 1932, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương lúc này tỉnh Pleiku được thành lập. Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, tỉnh Pleiku có Thị xã Pleiku, huyện An Khê, huyện Plei kli, huyện Chư Ty và huyện Cheo Reo. Sau năm 1945, chính quyền cách mạng gọi là tỉnh Gia Lai. Tháng 6 năm 1946, Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên đây là tỉnh Pleiku. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiều lần chủ thể cai quản theo các văn bản của chính quyền thực dân. Tuy nhiên về phía chính quyền cách mạng, trong những năm kháng chiến chống Pháp, vẫn gọi là tỉnh Gia Lai, nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyện trong tỉnh cũng nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa thì tỉnh mang tên Pleiku với ba quận. Năm 1962 tách quận Cheo Reo lập tỉnh Phú Bổn nên Pleiku chỉ còn hai quận: Lệ Trung và Lệ Thanh. trước năm 1958 thì đổi Lệ Thanh thành Thanh An. Sau năm 1975, tỉnh Pleiku đổi tên thành tỉnh Gia Lai. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh mới là Gia Lai - Kon Tum. Ngày 23 tháng 4 năm 1979, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Krông Pa. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, thành lập huyện Chư Sê trên cơ sở tách ra từ 2 huyện: Chư Prông và Mang Yang. Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chia huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và Kbang. Ngày 30 tháng 5 năm 1988, chia tiếp huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và Kông Chro. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII, Gia Lai - Kon Tum tách thành 2 tỉnh: Gia Lai và Kon Tum. Khi tách ra, tỉnh Gia Lai có tỉnh lị là thị xã Pleiku và 9 huyện: An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang. Ngày 15 tháng 10 năm 1991, thành lập huyện Đức Cơ trên cơ sở tách ra từ 2 huyện: Chư Pah và Chư Prông. Ngày 11 tháng 11 năm 1996, chia huyện Chư Pah thành 2 huyện: Chư Pah và Ia Grai. Ngày 24 tháng 4 năm 1999, chuyển thị xã Pleiku thành thành phố Pleiku. Ngày 21 tháng 8 năm 2000, chia huyện Mang Yang thành 2 huyện: Mang Yang và Đak Đoa. Ngày 18 tháng 12 năm 2002, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Ia Pa. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện An Khê thành thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, chia huyện Ayun Pa thành thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện. Ngày 27 tháng 8 năm 2009, chia huyện Chư Sê thành 2 huyện: Chư Sê và Chư Pưh. Tỉnh Gia Lai có 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện như hiện nay. Dân số Lịch sử phát triển dân số Theo thống kê năm 2020 tỉnh Gia Lai có diện tích 15.510,90 km², dân số năm 2020 là 1.541.829 người, mật độ dân số đạt 99 người/km². Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.513.847 người, mật độ dân số đạt 102 người/km². Dân số phân bố rất không đều: tại tp. Pleiku đã chiếm 27,53% dân cư của toàn tỉnh Gia Lai với mật độ rất cao lên tới 1662 người/km2, tại thị xã An Khê là 408 người/km2, các huyện, thị xã còn lại đều có mật độ dưới 200 người/km2, thậm chí huyện K’ Bang chỉ có mật độ 45 người/km2, chỉ bằng 1/2 tiêu chuẩn mật độ trung bình. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 438.062 người, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.075.785 người, chiếm 71,1% dân số. Dân số nam đạt 758.759 người, trong khi đó nữ đạt 755.258 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,72 ‰ Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 31%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất với 713.403 người, người Gia Rai có 372.302 người, người Ba Na có 150.416 người, người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, tiếp theo là người Mường có 6.133 người, người Thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Gia Lai có 10 Tôn giáo khác nhau chiếm 397.566 người, Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 166.996 người, đạo Tin Lành có 142.220 người, xếp thứ ba là Phật giáo có 85.229 người, đạo Cao Đài có 2.971 người, cùng các đạo khác như Bahá'í có 59 người, Phật giáo Hòa Hảo có 41 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 23 người, Minh Lý Đạo có 18 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có năm người, ít nhất là Hồi giáo với 4 người. Kinh tế Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502 MWh. Ngoài 4 công trình thủy điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW, còn có 85 công trình thủy điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bố khá đều khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công trình thủy điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện 3,68 tỷ kWh đã hoàn thành vào tháng 4/2002 có tác động lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, đảm bảo nhu cầu năng lượng cho toàn vùng. Thủy điện Sê San 3 với công suất thiết kế 273 MW, gồm 2 tổ máy có tổng công suất 260 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,12 tỉ KWh điện, nằm trên phía hạ lưu của thủy điện Ia Ly. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt khoảng 24 tỷ m<small>3</small>. Đây chính là những tiềm năng lớn để công nghiệp điện năng được coi là công nghiệp mũi nhọn ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai hiện có 4 nhà máy thủy điện lớn có công suất lớn hơn 100MW, gồm có Yali, Kanak-An Khê, Sêsan 3, và Sêsan 4. Tổng thu ngân sách từ sau năm 1975 đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2.300 tỷ đồng và năm 2011 đạt 3.200 tỷ đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 19,5 triệu đồng, gấp 3,82 lần so với năm 2005, gấp 6,5 lần so với năm 2000. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8% so với cùng kỳ, trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7% và thủy sản tăng 5,8%. Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5%. Đáng chú ý một số ngành công nghiệp có mức tăng cao là đóng và sửa chữa tàu, chế biến bảo quản rau quả, sản xuất sản phẩm bơ sữa...Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến 6 tháng chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của năm ngoái. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng 26%. Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất giấy và bao bì 130%, sản xuất xe có động cơ 116,7%, chế biến và bảo quản rau quả 113,3%... Giao thông Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả đường hàng không. Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum thông đến Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Các tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, Sân bay Pleiku của Gia Lai, có đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng (ngưng hoạt động), Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng (ngưng hoạt động). Y tế và giáo dục Y tế Những năm gần đây hệ thống y tế Gia Lai từng bước được cải thiện và nâng lên về mặt chất lượng với các bệnh viện lớn. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng Với một số bệnh viện lớn như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Quân y 211 (Binh đoàn Tây Nguyên), Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15), Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai đã hạn chế được tình trạng các bệnh nhân phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Với sự hình thành của Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai đã góp phần nâng cao chất lượng về Y tế của tỉnh. Bệnh nhân ít phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên hiện nay đã quá tải trầm trọng như: Bệnh viện Nhi đồng (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế, tỉnh Gia Lai có 5 bệnh viện, 2 chi cục (là Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và An toàn Vệ sinh Thực phẩm), 7 trung tâm y tế dự phòng, trường trung cấp y tế, trung tâm giám định sức khỏe và ban quản lý dự án đầu tư Chuyên ngành Y tế. Có 17 Phòng Y tế, 17 Trung tâm Y tế huyện, 17 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 220 xã, phường, thị trấn có y tế hoạt động, trong đó có 208 trạm y tế xã và 14 trạm y tế trung tâm cấp xã. Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai có 530 trường học phổ thông, bao gồm 41 trường trung học phổ thông, nổi bật là Trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương, 229 trường trung học cơ sở và 226 trường tiểu học. Bên cạnh đó còn có 236 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Gia Lai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Địa bàn tỉnh Gia Lai có một vài cơ sở giáo dục bậc đại học và cao đẳng, bao gồm phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (được chuyển đổi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai vào năm 2023), Trường Cao đẳng Gia Lai và Trường Cao đẳng số 21 (trực thuộc Bộ Quốc phòng). Du lịch Tiềm năng du lịch của Gia Lai rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ (hay Hồ T'Nưng) là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có chùa Minh Thành (Gia Lai). Di tích Đền tưởng niệm liệt sỹ và Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ tại huyện Đak Pơ - nơi tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh trong trận đánh Đak Pơ. Nhiều đồi núi như cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng, thác Hang Dơi và thác K50 (Huyện Kbang). Các cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng,v.v… Ngoài ra, Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Gia Rai và Ba Na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ... Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K'ni, K'lông pút, Đàn Goong, T'rưng, Alal,... Các lễ hội như Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ mả,... Ngoài ra, tỉnh còn có các món đặc sản như Rượu cần, Cơm cháy - Rượu nếp, Phở khô (Loại phở hai tô) và điêu khắc nổi tiếng là Tượng nhà mồ. Danh nhân Chính trị, lịch sử Anh Hùng Núp (Đinh Núp), anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kpă KLơng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Puih San, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nay Der, người sáng lập bộ chữ viết đầu tiên của dân tộc Jrai Ksor H'Bơ Khăp, Trung tá Công an nhân dân Việt Nam Wừu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nghệ thuật Binz, rapper Nguyễn Thị Hương Ly, người mẫu, quán quân Vietnam's Next Top Model 2015, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Phi Nhung, ca sĩ Hình ảnh Thành phố Pleiku Thị xã An Khê Thị xã Ayun Pa Huyện Chư Sê Huyện Chư Păh Huyện Mang Yang Huyện Đăk Pơ Chú thích Liên kết ngoài Web của Gia Lai
11168
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%A9c%20M%E1%BA%B9%20La%20Vang
Đức Mẹ La Vang
Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu vương cung thánh đường La Vang từ năm 1961. Cho đến nay, Giáo hội Công giáo vẫn giữ tình trạng không tuyên bố về sự kiện Đức Mẹ La Vang - nghĩa là họ không chính thức bác bỏ hoặc công nhận sự kiện này. Các sinh hoạt tôn giáo và hành hương tại địa linh đó vẫn được Giáo hội chấp nhận. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam hiện nay công nhận. Tên gọi "La Vang" Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải "la" lớn, mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời. Một giả thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu. Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang. Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc. Đức Mẹ hiển linh Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau. Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Mẹ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện. Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn. Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bế con cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam. Nhà thờ La Vang Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng , nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1798 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh. Theo Giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Linh mục quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894), Giám mục Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ bằng ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 8 tháng 8 để mừng khánh thành nhà thờ. Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 8 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 4 năm 1961, Hội đồng Giám mục Việt Nam (Miền Nam) đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Mùa Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương cung thánh đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lổ. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới. Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha đất để phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân. Theo linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại. Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường mới. Ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống Việt Nam, có sức chứa 5.000 người. Lễ hội hành hương Đây là một lễ hội lớn và khá độc đáo ở Quảng Trị, không chỉ của riêng Công giáo địa phương mà còn có nhiều tín đồ Công giáo các nơi tới tham dự. Theo truyền khẩu, bắt đầu từ 1864, đã có 30 giáo dân Cổ Vưu tổ chức hành hương La Vang và những cuộc hành hương như thế diễn ra hằng năm với số giáo dân tham dự càng lúc càng đông biến cuộc hành hương La Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát). Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang"). Vào những năm chẵn, tổ chức “kiệu” to hơn tổ chức “kiệu” năm lẻ và cứ ba năm một lần gọi là “kiệu đại hội” và kiệu 100 năm lớn hơn kiệu 50 năm, 40 năm. Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở. Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại. La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương, như năm 2008 . Đại hội La Vang 30 sẽ vào năm 2014 (cứ sau 2 năm hành hương có 1 Đại hội). Bên cạnh đó, người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn tổ chức các Đại hội Thánh Mẫu để tôn kính Đức Mẹ La Vang. Kinh cầu Đức Mẹ La Vang Sau đây là kinh cầu Đức Mẹ La Vang được phổ biến từ Năm Toàn Xá Đức Mẹ La Vang (1998-1999) tại La Vang ngày 8 tháng 12 năm 1997, do Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Giám quản tông tòa Huế: Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang đầy muôn ơn phước, ngời chói hào quang, muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng. Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ, tinh tuyền thánh thiện, sinh Đấng Cứu Độ muôn loài. Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến, cứu giúp phù hộ tổ tiên chúng con lương giáo, giữa thời kỳ ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề. Từ ấy, gót chân Mẹ bước đến, vẫn mãi đầy ơn thiêng, ơn phần hồn, ơn phần xác người bệnh tật, kẻ ưu phiền, nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhận lời. Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang. Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời, cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con. Cúi xin Mẹ ban phước hải hà, đoái thương con cái thiết tha van nài. Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Xin Mẹ phù hộ chúng con, luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông. Và sau cuộc đời nầy, xin cho chúng con được về sống bên Mẹ, hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. Amen. . Nhà thờ và Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Canada Our Lady of La Vang Church - Ottawa, Ontario Philippines National Shrine of Our Lady of La Vang, Puerto Princesa City, Palawan Our Lady of La Vang Parish - Quezon City, Metro Manila Our Lady of La Vang Church - Taguig City, Metro Manila Hoa Kỳ Shrine of Our Lady of La Vang - Houston, Texas (Thánh Đường) Our Lady of La Vang Church - Birmingham, Alabama. Our Lady of La Vang Church - Santa Ana, California Our Lady of La Vang Church - Cincinnati, Ohio Our Lady of La Vang Church - Portland, Oregon Our Lady of La Vang Church - New Orleans, Louisiana. Our Lady of Vietnam Catholic Church - Silver Spring, Maryland. Shrine of Our Lady of La Vang - Las Vegas, Nevada (Trung tâm Công giáo Việt Nam tại Las Vegas) Shrine of Our Lady of La Vang - Emmitsburg, Maryland at the National Shrine Grotto of Lourdes Our Lady Of La Vang Shrine - Christ Cathedral, Garden Grove California. 13280 Chapman Avenue, Garden Grove, CA 92840. Site Blessing and First Stone Ceremony at Christ Cathedral on ngày 21 tháng 10 năm 2017 from 4:00PM to 6:00PM. All are Welcome.https://www.facebook.com/OurLadyOfLaVangShrine Xem thêm Chè vằng Chú thích Liên kết ngoài Bs.Ts. Nguyễn Thị Thanh, Nguồn gốc tên gọi linh địa La Vang Linh Địa La Vang Nguyễn Đắc Xuân, Tìm hiểu lịch sử nhà thờ La Vang qua các nguồn tư liệu của Thiên Chúa giáo Vietnam: Vers la restitution des terrains, à La Vang L L Lịch sử Quảng Trị L Danh hiệu Mẹ Maria Tôn giáo tại Việt Nam Thánh Công giáo Việt Nam
11170
https://vi.wikipedia.org/wiki/John%20F.%20Kennedy
John F. Kennedy
John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5 năm 1917 – 22 tháng 11 năm 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là một chính trị gia và Tổng thống thứ 35 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963. Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đến đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ (Theodore Roosevelt, ở tuổi 42, là chính trị gia trẻ tuổi nhất từng phục vụ trong cương vị Tổng thống: vì là Phó Tổng thống đương chức, Roosevelt kế nhiệm Tổng thống William McKinley bị ám sát vào tháng 9 năm 1901), Kennedy cũng là Tổng thống trẻ tuổi nhất qua đời khi ông mới 46 tuổi. Kennedy là tín hữu Công giáo Rôma đầu tiên trở thành ông chủ Nhà Trắng và là Tổng thống đạt giải Pulitzer đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông cũng là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử Tổng thống, là Tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và cho đến nay ông là Tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức. Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ Tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền. Ngày nay, ông được xếp hạng cao trong các cuộc thăm dò về uy tín của các Tổng thống, nhưng Kennedy qua đời khi các dự định chính trị của ông đang còn dang dở. Người kế nhiệm ông Lyndon B. Johnson, đã hoàn tất tốt các chính sách về dân quyền khởi xướng bởi Kennedy. Thời thơ ấu và học vấn Kennedy chào đời vào 3 giờ chiều thứ ba ngày 29 tháng 5 năm 1917 tại đường 83 Beals, Brookline, Massachusetts. Ông là người con trai thứ hai của Joseph P. Kennedy, Sr. và Rose Fitzgerald. Kennedy đến học tại trường Choate, một trường tư dành cho giới thượng lưu, tại Connecticus. Từ năm 1929 đến 1931, John gia nhập Phong trào Hướng đạo tại Bronxville để trở thành hướng đạo sinh đầu tiên đảm nhận chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Trước khi vào đại học, John dành một năm tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE) chuyên ngành kinh tế chính trị. Mùa thu năm 1935, cậu theo học tại Đại học Princeton, nhưng buộc phải nghỉ học suốt mùa Giáng sinh vì mắc bệnh hoàng đản. Mùa thu năm sau, John nhập học tại Đại học Harvard. Trong thời gian theo học tại Harvard, John sang Âu châu hai lần, đến thăm Anh, nơi cha của cậu đang phục vụ trong cương vị đại sứ Hoa Kỳ tại vương quốc đó. Do sai lầm trong điều trị, năm 1937 Kennedy được cho dùng steroid để chữa bệnh viêm thành ruột kết (colitis), nhưng loại dược phẩm này đã làm phát triển căn bệnh loãng xương tại cột sống vùng thắt lưng của Kennedy. Tại Harvard, học lực của Kennedy được xếp vào hạng khá, hầu hết là loại B và C, môn sử năm thứ hai chỉ được điểm D, và chưa hề có điểm A. Kennedy tốt nghiệp với văn bằng chuyên ngành quan hệ quốc tế tháng 6 năm 1940. Luận văn của Kennedy, Why England Slept (Tại sao nước Anh ngủ mê), được xuất bản năm 1940 với sự hỗ trợ từ người cha giàu có và quyền thế, trở thành một trong các sách bán chạy nhất lúc đó (với 30.000 ấn bản được mua và chất đống trên gác xếp tại gia trang của gia đình Kennedy ở Hyannisport). Quân ngũ Mùa xuân năm 1941, John F. Kennedy tình nguyện gia nhập Lục quân Hoa Kỳ, nhưng bị từ chối vì những sang chấn ở lưng. Hải quân Hoa Kỳ chấp nhận Kennedy vào tháng 9 năm ấy. Sau khi giữ một vài chức vụ chỉ huy tại chiến trường Thái Bình Dương, Kennedy được phong quân hàm đại uý hải quân và được giao chỉ huy một thuyền tuần tiễu cao tốc có trang bị ngư lôi (chiếc PT-109). Ngày 2 tháng 8 năm 1943, khi đang tham dự một cuộc tấn công ban đêm gần Quần đảo Solomon, Khu trục hạm Amagiri của quân đội Nhật đâm thủng chiếc PT-109 của Kennedy, cắt nó làm đôi và giết chết hai người trong thủy thủ đoàn. Kennedy bị ném qua khỏi boong tàu, gây chấn thương vùng lưng vốn đã thương tật của ông. Dù vậy, Kennedy vẫn cố xoay xở để giúp một đồng đội đang bị thương, và hướng dẫn những người sống sót bơi ba dặm dài trên biển, đến được một hoang đảo. Tại đó, cuối cùng họ được cứu thoát. Đầu năm 1945, John F. Kennedy được giải ngũ trong danh dự với các loại huân chương, chỉ vài tháng trước khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh. Tham chính Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945), John F. Kennedy bắt đầu tham gia chính trường (một phần là để thế vào chỗ trống để lại bởi cái chết của người anh, Joseph P. Kennedy, Jr., được cả Gia tộc Kennedy đặt nhiều kỳ vọng). Năm 1946, khi James Michael Curley rời bỏ ghế dân biểu tại một hạt bầu cử có đông cử tri ủng hộ đảng Dân chủ để đảm nhiệm chức vụ thị trưởng thành phố Boston, Kennedy quyết định ra tranh cử và đánh bại đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa với kết quả sít sao. Sau đó, ông tái đắc cử hai lần. Năm 1952, Kennedy ra tranh ghế thượng nghị sĩ với khẩu hiệu "Kennedy sẽ làm nhiều hơn cho Massachusetts." Ông bước vào thượng viện sau khi đánh bại thượng nghị sĩ đương nhiệm thuộc đảng Cộng hòa Henry Cabot Lodge, Jr. với cách biệt 70.000 phiếu. Tại đây, Kennedy khôn khéo né tránh không chỉ trích chiến dịch chống Cộng sản và săn đuổi gián điệp Xô viết trong chính quyền gây nhiều bất bình và tranh cãi của thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Có lẽ vì McCarthy đang được yêu chuộng tại Massachusetts, và vì McCarthy là bạn của ông, của cha ông, đang hẹn hò với các em gái của ông và em trai ông, Robert F. Kennedy, có một thời gian ngắn làm việc cho McCarthy. Mặc dù Kennedy, vì bệnh tật, vắng mặt khi thượng viện biểu quyết 65 – 22 phiếu khiển trách McCarthy, Kennedy vẫn bị chỉ trích bởi những người chống McCarthy như Eleanor Roosevelt "lẽ ra ông (Kennedy) nên tỏ ra can đảm hơn, thay vì chỉ lo bảo toàn sự nghiệp chính trị của mình". Ngày 12 tháng 9 năm 1953, Kennedy kết hôn với Jacqueline Bouvier. Trong hai năm sau đó, Kennedy phải chịu giải phẫu cột sống vài lần, kề cận với cái chết (suốt cuộc đời mình, ông đã bốn lần chịu lễ xức dầu thánh – thánh lễ dành cho người hấp hối – theo nghi thức Công giáo), và thường xuyên vắng mặt tại thượng viện vì bệnh tật. Trong thời gian này, Kennedy cho xuất bản Profiles in Courage (Gương can đảm nơi Nghị trường), tôn vinh bảy thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã dám chấp nhận những tổn thất trong sự nghiệp chính trị để bảo vệ niềm tin của mình. Tác phẩm này được trao tặng Giải thưởng Pulitzer năm 1957 cho thể loại tiểu sử. Năm 1956, Kennedy vận động Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ cho vị trí ứng cử viên phó tổng tống, song đại hội chọn thượng nghị sĩ Estes Kefauver từ tiểu bang Tennessee thay vì Kennedy. Dù vậy, những nỗ lực này đã giúp củng cố tiếng tăm của vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi trong vòng Đảng Dân chủ. Tranh cử Tổng thống Năm 1960, Kennedy công bố ý định ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử sơ bộ của đảng Dân chủ, ông đối đầu với các thách thức từ thượng nghị sĩ Hubert H. Humphrey từ Minnesota, thượng nghị sĩ Lyndon B. Johnson từ Texas, và Adlai Stevenson, ứng viên đảng Dân chủ năm 1952 và năm 1956, người không chính thức ra tranh cử nhưng tỏ ra là một ứng viên tiềm năng đang được ưa thích. Kennedy thành công trong các cuộc bầu cử sơ bộ như tại Wisconsin và West Virginia, sau cùng giành được sự đề cử của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1960. Bất kể những xung đột xảy ra trong các cuộc bầu cử sơ bộ, Kennedy chọn Johnson cho liên danh của mình, vì ông cần đến ảnh hưởng của Johnson tại miền Nam để có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử có kết quả sít sao nhất kể từ năm 1916. Những chủ đề chính trong cuộc tuyển cử này là kế hoạch kích thích nền kinh tế, đức tin Công giáo của Kennedy, Cuba và những tranh cãi liệu xem trong lãnh vực không gian và hỏa tiễn, Liên bang Xô viết đã vượt qua Hoa Kỳ chưa. Tháng 9 và tháng 10, lần đầu tiên cử tri Mỹ có thể theo dõi trên màn ảnh truyền hình các cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Tổng thống, Kennedy thuộc đảng Dân chủ và Richard M. Nixon thuộc đảng Cộng hòa. Suốt trong các cuộc tranh luận, Nixon trông có vẻ căng thẳng, toát mồ hôi và không cạo râu, trái với hình ảnh của Kennedy, thanh lịch và điềm tĩnh, khiến nhiều người nghĩ rằng Kennedy là người chiến thắng, mặc dù theo các sử gia, xét về khả năng biện luận, cả hai ngang điểm nhau. Cũng nên biết, những người theo dõi các cuộc tranh luận qua sóng phát thanh cho rằng Nixon tỏ ra có ấn tượng hơn. Vào ngày bầu cử, 8 tháng 11 năm 1960, Kennedy thắng hơn Nixon với sự cách biệt rất sít sao, dù có các cáo buộc cho rằng những gian lận phiếu tại Texas và Illinois đã cướp chiếc ghế Tổng thống khỏi tay Nixon. Tổng thống Hoa Kỳ Ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước này" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country). Ông cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để cùng chiến đấu chống lại điều ông gọi là "những kẻ thù chung của nhân loại... độc tài, nghèo khổ, bệnh tật và chiến tranh". Đối ngoại Ngày 17 tháng 4 năm 1961, John F. Kennedy ra lệnh tiến hành kế hoạch thâm nhập Cuba. Với sự trợ giúp của CIA, trong cái gọi là sự kiện Vịnh Con Lợn (Playa Girón), 1.500 người tị nạn Cuba được huấn luyện tại Hoa Kỳ thuộc "Lữ đoàn 2506", quay lại đảo quốc với hi vọng sẽ lật đổ Fidel Castro. Nhưng CIA đã thẩm định sai tinh thần đề kháng của người dân Cuba, cùng một số sai lầm trong khi tiến hành chiến dịch, đã khiến kế hoạch trở thành một thất bại thảm hại. Ngày 19 tháng 4, hầu hết những người đổ bộ lên đảo hoặc bị giết hoặc bị bắt giữ, và Kennedy buộc phải thương thảo để 1189 người được trả tự do. Đây là một vết ố trong chính sách đối ngoại của chính phủ Kennedy, nhưng Tổng thống đã nhận hoàn toàn trách nhiệm về phần mình. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, nhà lãnh đạo Fidel Castro tuyên bố: Ngày 13 tháng 8 năm 1961, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng bức tường Berlin phân cách Đông Berlin khỏi khu vực phía tây của thành phố vì cớ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực này. Kennedy không tiến hành biện pháp nào để tháo dỡ bức tường và hành động rất ít để đảo ngược hoặc ngăn chặn việc xây dựng kéo dài bức tường đến 155 km. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba bắt đầu vào ngày 14 tháng 10 năm 1962 khi máy bay thám thính U-2 của Hoa Kỳ chụp ảnh địa điểm hỏa tiễn đạn đạo tầm trung đang được xây dựng tại Cuba. Kennedy bị đặt vào một tình thế nan giải: nếu Hoa Kỳ tấn công địa điểm đặt hỏa tiễn, chiến tranh hạt nhân có thể bùng nổ. Nếu không làm gì để đối phó với hiểm họa vũ khí hạt nhân đang cận kề, và nếu bị tấn công trước, Hoa Kỳ sẽ không có khả năng trả đũa. Một mối lo nữa là ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy yếu tại Tây Bán Cầu. Nhiều viên chức quân sự và thành viên nội các gây áp lực nhằm tiến hành một cuộc tấn công bằng không lực vào các địa điểm này, nhưng Kennedy ra lệnh mở một cuộc phong tỏa bằng hải quân và bắt đầu đàm phán với Liên Xô. Thay vì từ "phong tỏa", từ "cách ly" được dùng để miêu tả sự việc, vì theo định nghĩa của công pháp quốc tế, phong tỏa là một hành động chiến tranh. Một tuần sau đó, John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Xô viết - Thủ tướng Nikita Sergeyevich Khrushchyov, tiến tới một thỏa hiệp, theo đó Khrushchov đồng ý gỡ bỏ các hỏa tiễn nếu Hoa Kỳ cam kết không can thiệp Cuba, và thỏa thuận ngầm gỡ bỏ hỏa tiễn đạn đạo của Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng sáu tháng. Biến cố này, đem toàn thế giới đến gần với nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân hơn bao giờ hết, đã giúp Kennedy học biết dè dặt hơn khi đối đầu với Liên bang Xô viết. Và cam kết không bao giờ can thiệp Cuba vẫn được tôn trọng cho đến ngày nay. Một trong những nỗ lực nhằm thể hiện niềm tin của Kennedy vào sức mạnh của thiện chí hòa bình với mục đích cải thiện thế giới là việc thành lập Đoàn hòa bình (Peace Corps), một trong những hành động đầu tiên của ông với tư cách Tổng thống. Qua chương trình này, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, các nhân viên thiện nguyện tìm đến các quốc gia kém phát triển để giúp đỡ người dân tại đó trong các lĩnh vực như giáo dục, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe và xây dựng. Lo ngại về những hiểm họa lâu dài của tình trạng ô nhiễm phóng xạ và việc phổ biến vũ khí hạt nhân, Kennedy thúc đẩy việc thông qua Thỏa ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân bán phần, theo đó các cuộc thử nghiệm trên mặt đất, trong bầu khí quyển, dưới nước bị cấm, nhưng không cấm các vụ thử nghiệm dưới lòng đất. Hoa Kỳ, Anh và Liên bang Xô viết là những nước đầu tiên đặt bút ký thỏa ước này. Kennedy ký ban hành thỏa ước tháng 8 năm 1963. Kennedy tin rằng đây là một trong những thành quả lớn nhất của chính phủ ông. Đối nội Kennedy sử dụng thuật ngữ "Biên giới mới" (New Frontier) cho chính sách đối nội của mình. Với nhiều tham vọng, chương trình này hứa hẹn cung cấp ngân sách liên bang cho các đề án giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người già, và chính phủ sẽ can thiệp để kìm hãm đà suy thoái. Kennedy cũng cam kết chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc. Nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc là một trong những vấn đề thúc bách nhất của chính phủ Kennedy. Năm 1954 Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết chấm dứt tình trạng phân cách học sinh da trắng và da màu tại các trường công lập. Dù vậy, vẫn còn nhiều trường học, đặc biệt tại các tiểu bang miền Nam không chịu tuân theo phán quyết, cũng tiếp tục diễn ra nhiều hành vi kỳ thị trên xe buýt, trong nhà hàng, rạp chiếu phim và những nơi công cộng khác. Hàng ngàn người Mỹ thuộc các chủng tộc và thành phần xã hội khác nhau hiệp lại để bày tỏ sự phản kháng đối với tệ nạn này. Kennedy ủng hộ việc hòa hợp chủng tộc và bảo vệ dân quyền. Sự kiện Kennedy gọi điện thoại đến để an ủi và bày tỏ sự cảm thông với bà Coretta Scott King, vợ của mục sư Martin Luther King, Jr. đang bị giam giữ, trong khi diễn ra chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1960 đã mang đến cho ông sự ủng hộ từ nhiều cử tri. Nhờ sự can thiệp của John và Robert Kennedy mà King sớm được trả tự do. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, Kennedy cho rằng phong trào dân quyền chỉ gây ác cảm đối với người da trắng miền Nam, vì vậy tiến trình thông qua luật dân quyền sẽ gặp nhiều khó khăn tại Quốc hội (đang dưới quyền kiểm soát của đảng viên Dân chủ miền Nam), ông xa lánh phong trào, khiến nhiều nhà lãnh đạo phong trào dân quyền tin rằng Kennedy không chịu ủng hộ những nỗ lực của họ. Tháng 6 năm 1963, John F. Kennedy buộc phải can thiệp khi George Wallace, thống đốc tiểu bang Alabama ngăn cản hai sinh viên da đen, Vivian Malone và James Hood, ghi danh theo học tại Đại học Alabama. Cuối cùng, khi phải đối đầu với vệ binh liên bang, Thứ trưởng bộ Tư pháp Nicholas Katzenbach và vệ binh quốc gia tại Alabama, George Wallace chịu nhượng bộ. Ngay tối hôm đó, Kennedy đọc bài diễn văn nổi tiếng về vấn đề nhân quyền được phát sóng trên các chương trình truyền hình và truyền thanh toàn quốc, đưa ra những phác thảo về sau trở thành Đạo luật Dân quyền năm 1964. Trong khuôn khổ chính sách đối nội, năm 1963 John F. Kennedy đệ trình dự luật cải cách thuế, bao gồm việc cắt giảm thuế lợi tức, nhưng dự luật này không được thông qua tại quốc hội cho đến năm 1964, sau khi ông bị ám sát. Đây là một trong những đề án cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ, vượt qua cả luật cắt giảm thuế của Ronald Reagan năm 1981. Chương trình không gian Kennedy rất tha thiết với mục tiêu đặt Hoa Kỳ vào vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua chinh phục không gian. Liên bang Xô viết đã dẫn trước Hoa Kỳ trong lãnh vực thám hiểm không gian và Kennedy quyết tâm bám đuổi. Ông đã nói "Không một quốc gia nào muốn lãnh đạo các quốc gia khác lại chịu đứng đằng sau trong cuộc đua chinh phục không gian" và "Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng và tiến hành những chương trình khác không phải vì đây là những việc dễ làm, nhưng bởi vì đây là những sứ mạng khó khăn". Kennedy yêu cầu quốc hội chuẩn chi hơn 22 tỷ đô la cho Đề án Apollo, với mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng trước khi chấm dứt thập niên 1960. Năm 1969, sáu năm sau khi Kennedy chết, mục tiêu này được hoàn thành khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Nội các Bổ nhiệm vào Tòa án tối cao Tổng thống John F. Kennedy bổ nhiệm hai thẩm phán cho Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ: Byron Raymond White (1962) Arthur Joseph Goldberg (1962) Ám sát năm 1963 Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas lúc 12:30 giờ trung tâm (CST) khi đang thăm viếng tiểu bang này. Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngay sau đó. Hình ảnh, đời sống xã hội và gia đình So sánh với các đệ nhất phu nhân và các Tổng thống tiền nhiệm, Kennedy và vợ ông, "Jackie", còn rất trẻ. Cả hai đều được yêu thích đặc biệt, theo cung cách dành cho các ca sĩ nhạc pop hoặc ngôi sao điện ảnh hơn là cho giới chính khách, làm ảnh hưởng đến các khuynh hướng thời thượng và trở nên mục tiêu săn ảnh của các tạp chí đang đắt hàng. Gia đình Kennedy đem đến Nhà Trắng một sức sống mới. Họ tin rằng Nhà Trắng là địa điểm nên được dùng để tán dương những thành quả của nền văn hóa và lịch sử Hoa Kỳ. Họ mời các họa sĩ, nhà văn, khoa học gia, nhà thơ, nhạc sĩ, diễn viên, những người nhận giải Nobel và các vận động viên đến thăm Nhà Trắng. Jacqueline Kennedy cũng sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và trang trí nội thất, dần dần cho trùng tu các phòng ốc trong tòa nhà. Với hai con nhỏ, Caroline và John Jr. (thường được gọi là "John John"), gia đình Kennedy biến tòa Nhà Trắng thành một nơi trẻ trung và vui thú. Bên ngoài, trên sân cỏ của Nhà Trắng, gia đình Kennedy cho xây dựng một nhà trẻ, một hồ bơi và một ngôi nhà trên cây. Nhưng bên dưới bề mặt hào nhoáng, rực rỡ là những nỗi đau đến từ các thảm họa cá nhân, đáng kể nhất là cái chết của con trai, Patrick Bouvier Kennedy, vào tháng 8 năm 1963, khi chỉ là một bé sơ sinh. Sau khi chết, những bí mật về những mối quan hệ ngoài hôn nhân với các nhân viên và khách viếng thăm Nhà Trắng khi John F. Kennedy còn đương chức dần dần được khơi mở. Vào lúc ấy, những vấn đề như thế được xem là không thích hợp nếu đem phơi bày trước công luận, vì vậy, trong trường hợp của Kennedy, chúng không bao giờ được tiết lộ cho công chúng khi ông còn sống, ngay cả khi có những chỉ dấu công khai về mối quan hệ với Marilyn Monroe, theo như cách người nữ diễn viên rất được yêu thích này hát ca khúc Happy Birthday Mr. President tại tiệc chiêu đãi sinh nhật của Kennedy được truyền hình vào tháng 5 năm 1962. Sau cái chết của Kennedy, nhiều điều được tiết lộ, trong đó có mối quan hệ của ông với Judith Campbell Exner, người phụ nữ này cùng lúc có mối quan hệ với một ông trùm Mafia tại Chicago, Sam Giancana. Kennedy được chọn vào vị trí thứ ba (sau Martin Luther King, Jr. và Mẹ Teresa) trong danh sách những nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ 20 của Gallup. Âm mưu ám sát Kennedy (1963) Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy bị âm mưu ám sát tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas lúc 12:30 giờ trung tâm (CST) khi đang thăm viếng tiểu bang này. Lee Harvey Oswald, lúc 7:00 bị buộc tội giết một cảnh sát Dallas, lúc 11:30 bị buộc tội âm mưu giết Tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát Tổng thống). Chỉ hai ngày sau, Oswald đã bị bắn chết bởi Jack Ruby ngay tại đồn cảnh sát Dallas. Năm ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa Tối cao Earl Warren, tiến hành điều tra vụ ám sát. Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm. Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald hoặc không hành động một mình hoặc không dính líu gì hết vào vụ âm mưu ám sát, Oswald là nạn nhân của một vụ dàn xếp, và vụ ám sát xảy ra theo những âm mưu trái ngược với những kết luận chính thức. Di sản Dịch nghĩa: ... những người bạn Hoa Kỳ của tôi: đừng hỏi đất nước của bạn sẽ làm gì cho bạn -- hỏi rằng bạn đã làm gì cho đất nước của mình.Các bạn công dân thế giới của tôi: đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn, mà hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm gì cho tự do của nhân loại. Truyền hình trở nên nguồn thông tin chủ đạo giúp dân chúng theo dõi các diễn biến của vụ ám sát, trong khi báo chí tỏ ra lạc hậu vì không thể cung ứng cho độc giả tin tức cập nhật. Lần đầu tiên mạng lưới truyền hình Hoa Kỳ phát sóng 24 giờ mỗi ngày. Công chúng Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới đã chứng kiến trực tiếp tang lễ Kennedy và diễn biến vụ hạ sát Lee Harvey Oswald. Nhờ những biến cố lịch sử này mà công nghệ truyền hình vươn vai trưởng thành để trở nên nguồn thông tin cạnh tranh với các nhật báo. Ngày 14 tháng 3 năm 1967, thi thể của John F. Kennedy được đưa về an nghỉ vĩnh viễn tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, Adlai Stevenson nói về vụ ám sát "tất cả chúng ta... sẽ mang nỗi đau vì cái chết của Kennedy cho đến ngày cuối cùng của đời mình". Kennedy an nghỉ cùng với vợ và các con đã chết, còn Robert, em trai ông, thì được chôn gần đó. Mộ của ông được đánh dấu bởi "Ngọn lửa Vĩnh hằng". Mặc dù thời gian ngắn ngủi của John F. Kennedy tại Nhà Trắng, và dù trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông không có đạo luật quan trọng nào được thông qua, Kennedy vẫn được xem là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ. Hình ảnh của Kennedy được lưu giữ trong nhiều khía cạnh của văn hóa Hoa Kỳ. Ngày 24 tháng 12 năm 1963, Phi trường quốc tế Idlewild tại New York được đổi tên thành Phi trường Quốc tế John F. Kennedy; ngày 30 tháng 4 năm 1964, một hàng không mẫu hạm được đặt tên USS John F. Kennedy. Năm 1979, Thư viện John Fitzgerald Kennedy khánh thành. Đại học John F. Kennedy được khai giảng tại Pleasant Hill, tiểu bang California năm 1964. Chân dung của Kennedy cũng xuất hiện trên đồng tiền mệnh giá nửa đô la. Năm 1964, ông được truy tặng Giải Pacem in Terris. Tác phẩm Why England Slept (1938), luận án Profiles in Courage (Hồ sơ về lòng can đảm, 1957), tiểu sử A Nation of Immigrants (1958), tóm tắt lịch sử Phê phán Dù thuộc trong số các Tổng thống được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ, những người chỉ trích Kennedy cho rằng tiếng tăm dành cho ông là không xứng đáng. Dù là một Tổng thống trẻ tuổi và có sức thu hút lớn, Kennedy không có nhiều cơ hội để đạt được nhiều thành quả trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Theo cách lý luận này, tình cảm lớn lao công chúng dành cho Kennedy xuất phát từ sự kiện nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông được đánh dấu bởi sự khởi đầu đầy lạc quan với nhiều chương trình hành động được cho là sẽ mang nhiều lợi ích đến cho nước Mỹ, dân chúng và các vấn đề toàn cầu. Đạo luật dân quyền được trình Quốc hội vào năm 1963, một phần là được hình thành bởi em trai ông, Bộ trưởng Tư pháp Robert F. Kennedy, và được thi hành bởi người kế nhiệm, Tổng thống Lyndon Johnson, năm 1964. Đời tư của Kennedy thu hút sự quan tâm của những người chỉ trích ông. Họ cho rằng những lầm lẫn trong việc thẩm định đời tư sẽ dẫn đến những phán đoán sai lệch về sự nghiệp chính trị của ông. Nhiều chỉ trích bắt nguồn từ những tiết lộ về mức độ gia đình Kennedy che giấu cử tri nước Mỹ những thông tin về các vấn đề cá nhân như tình trạng nghiêm trọng các căn bệnh Kennedy mắc phải (chúng có thể đe dọa tính mạng ông như bệnh Addison), chế độ điều trị với liều lượng cao, những quan hệ ngoài hôn nhân trong thời gian dài, và những nghi vấn về những dính líu đến các nhân vật thuộc các tổ chức tội phạm. Seymour Hersh trong Dark Side of Camelot (Mặt trái của Camelot), 1998, đã đưa ra những lập luận như trên. An Unfinished Life (Cuộc đời dang dở), 2003, của Robert Dallek là một sách tiểu sử với quan điểm quân bình hơn, cũng chứa đựng nhiều chi tiết liên quan đến sức khỏe của Kennedy. Câu nói nổi tiếng Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy đã phát biểu một câu nói mà sau này được xem là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông: Xem thêm Jacqueline Kennedy Onassis John F. Kennedy, Jr. Gia tộc Kennedy Lời nguyền Kennedy Sự cố bom nguyên tử Goldsboro 1961 Chú thích Tham khảo Tài liệu chính Goldzwig, Steven R. and Dionisopoulos, George N., eds. In a Perilous Hour: The Public Address of John F. Kennedy, text and analysis of key speeches (1995) Tài liệu phụ Brauer, Carl. John F. Kennedy and the Second Reconstruction (1977) Burner, David. John F. Kennedy and a New Generation (1988) Collier, Peter & Horowitz, David. The Kennedys (1984) Cottrell, John. Assassination! The World Stood Still (1964) Fay, Paul B., Jr. The Pleasure of His Company (1966) Freedman, Lawrence. Kennedy's Wars: Berlin, Cuba, Laos and Vietnam (2000) Fursenko, Aleksandr and Timothy Naftali. One Hell of a Gamble: Khrushchev, Castro and Kennedy, 1958–1964 (1997) Giglio, James. The Presidency of John F. Kennedy (1991), standard scholarly overview of policies Harper, Paul, and Joann P. Krieg eds. John F. Kennedy: The Promise Revisited (1988), scholarly articles on presidency Harris, Seymour E. The Economics of the Political Parties, with Special Attention to Presidents Eisenhower and Kennedy (1962) Heath, Jim F. Decade of Disillusionment: The Kennedy–Johnson Years (1976), general survey of decade Hellmann, John. The Kennedy Obsession: The American Myth of JFK (1997), negative assessment Hersh, Seymour. The Dark Side of Camelot (1997), highly negative assessment House Select Committee on Assassinations. Final Assassinations Report (1979) Kunz, Diane B. The Diplomacy of the Crucial Decade: American Foreign Relations during the 1960s (1994) Manchester, William. Portrait of a President: John F. Kennedy in Profile (1967) Manchester, William. The Death of a President: November 20-November 25 (1967) O'Brien, Michael. John F. Kennedy: A Biography (2005), the most detailed biography Parmet, Herbert. Jack: The Struggles of John F. Kennedy (1980) Parmet, Herbert. JFK: The Presidency of John F. Kennedy (1983) Piper, Michael Collins. Final Judgment (2004: sixth edition). American Free Press Reeves, Richard. President Kennedy: Profile of Power (1993), balanced assessment of policies Reeves, Thomas. A Question of Character: A Life of John F. Kennedy (1991) hostile assessment of his character flaws Schlesinger, Arthur, Jr. A Thousand Days: John F. Kennedy in the White House (1965), by a close advisor Schlesinger, Arthur, Jr. Robert Kennedy And His Times (2002) Smith, Jean Edward. Kennedy and Defense: The Formative Years. Air University Review (tháng 3– 4 năm 1967) Kennedy and Defense Smith, Jean Edward. The Defense of Berlin, Baltimore. Johns Hopkins Press (1963) Smith, Jean Edward. The Wall as Watershed, Arlington, Virginia. Institute for Defense Analysis (1966) Smith, Jean Edward. "The Bay of Pigs: The Unanswered Questions". The Nation, pp. 360–363 (13 tháng 4 năm 1964) Sorensen, Theodore. Kennedy (1966), by a close advisor Walsh, Kenneth T. Air Force One: A History of the Presidents and Their Planes (2003) Liên kết ngoài Chính thức John F. Kennedy Presidential Library and Museum John Fitzgerald Kennedy National Historic Site White House biography Truyền thông "Life Portrait of John F. Kennedy", from C-SPAN's American Presidents: Life Portraits, November 5, 1999 Radio coverage of the assassination of President Kennedy as broadcast on WCCO-AM Radio (Minneapolis) and CBS Radio Khác John F. Kennedy: A Resource Guide - the Library of Congress Extensive Essays on JFK with shorter essays on each member of his cabinet and First Lady - Miller Center of Public Affairs Kennedy Administration from Office of the Historian, United States Government Printing Office, Washington, D.C. Bài Hoa Kỳ chọn lọc Sinh năm 1917 Mất năm 1963 Tổng thống Hoa Kỳ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Người bị ám sát Tín hữu Công giáo La Mã Hoa Kỳ John F Lịch sử Hoa Kỳ (1945–64) Người Massachusetts Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống Cựu sinh viên Đại học Harvard Người Mỹ gốc Ireland Chính khách Mỹ thế kỷ 20 Nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ Cựu sinh viên Trường Kinh tế Luân Đôn Quân nhân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai Người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
11171
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20S%C6%A1n
Nguyễn Sơn
Nguyễn Sơn (chữ Hán: 阮山, 1908–1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm cấp thiếu tướng đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng vào năm 1955 nên ông được gọi là Lưỡng quốc tướng quân (兩國將軍). Là vị tướng rất giỏi, văn võ song toàn. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Tuổi trẻ Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bắc, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1908 và mất ngày 21 tháng 10 năm 1956. Ông là con của Vũ Trường Xương, một nhà tư sản ở Hà Nội. Khi mới lên năm tuổi ông đã bắt đầu học tiếng Pháp tại một trường Dòng ở Hà Nội. Mười bốn tuổi ông thi đậu vào Trường Sư phạm Hà Nội. Ông thường tổ chức học sinh trường Sư phạm và trường Bảo Hộ sang đánh nhau với học sinh con Tây tại các trường khác. Cha mẹ ông đã cho ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Giệm, hơn ông bốn tuổi. Sau khi được Nguyễn Công Thu (người của Nguyễn Ái Quốc cử về Việt Nam) "giác ngộ", ông bày trò giả vờ uống rượu say, gây sự với cha vợ để lấy cớ bỏ người vợ trẻ cùng cô con gái mới 6 tháng tuổi là Vũ Thanh Các để ra đi. Tham gia cách mạng ở Trung Quốc Năm 1925, ông theo Nguyễn Công Thu đến Quảng Châu. Ông được nhập vào gia đình họ Lý của Lý Thụy (tức Hồ Chí Minh), gồm Lý Tống (Phạm Văn Đồng), Lý Tự Trọng, Lý Quý (Trần Phú), Lý Trí Phương (Nguyễn Thị Minh Khai) và một số người khác. Ông được Hồ Chí Minh đặt tên cho là Lý Anh Tự và được học lớp chính trị khóa hai cùng Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan. Tại đây, Vũ Nguyên Bác gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đầu năm 1926, ông được cử đi học Trường Quân sự Hoàng Phố cùng với Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng. Trong thời gian học, ông gia nhập Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Tháng 4 năm 1927, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo làm chính biến, đàn áp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông bỏ khỏi hàng ngũ Quốc Dân Đảng, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 8 năm 1927. Tháng 12 năm 1927, ông tham gia Khởi nghĩa Quảng Châu, gia nhập Đoàn giáo đạo 4, Phương diện quân số 2 do Diệp Kiếm Anh chỉ huy. Sau ba ngày chiến đấu, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị lộ là đảng viên cộng sản. Để tránh khủng bố trắng, ông phải rời Quảng Châu sang Thái Lan và tổ chức Việt kiều tham gia cách mạng. Năm 1928 ông trở lại Trung Quốc, tham gia Hồng quân Công Nông (工農紅軍). Năm 1929, ông giữ chức vụ chính trị viên đại đội trong Trung đoàn 47, chỉ huy đại đội đánh nhiều trận ở Đông Giang. Trong thời gian này ông lấy bí danh là Hồng Thủy (洪水). Ông là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng làm Chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34 thuộc Quân đoàn 12 Hồng quân Trung Quốc. Do có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và trình độ lý luận, ông được điều động đến giảng dạy tại Trường Quân sự Chính trị Trung ương của Hồng quân mới được thành lập ở Thụy Kim. Cuối năm 1932 ông còn tham gia thành lập đoàn kịch đầu tiên của Hồng quân công nông và làm Đoàn trưởng. Tháng 1 năm 1934, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa lần thứ hai, Hồng Thủy được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa với tư cách là đại biểu "dân tộc ít người", Ủy viên Chính phủ dân chủ công nông ở Khu Xô viết Trung ương. Do đường lối tả khuynh thắng thế trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong thời kỳ 1933-1938 ông đã từng ba lần bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi lại được phục hồi đảng tịch. Tháng 10 năm 1934, ông tham dự cuộc Vạn lý Trường chinh. Thời gian này, ông bị Trương Quốc Đào vu cáo là "gián điệp quốc tế", bị khai trừ khỏi Đảng và suýt bị giết hại. Ông may mắn được Chu Đức và Lưu Bá Thừa che chở nên thoát nạn. Hồng Thủy là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân. Tháng 12 năm 1935, ông về đến Diên An sau nhiều ngày bị lạc. Tiếp đó ông được vào học khóa một Trường Đại học Hồng quân Trung Quốc tại Ngõa Gia Bào, Thiểm Bắc (sau chuyển về Bảo An, Thiểm Tây), trực tiếp nghe Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai giảng bài. Tháng 7 năm 1937, bắt đầu thời kỳ chiến tranh chống Nhật, ông theo Tổng tư lệnh Chu Đức cùng Sư đoàn 115 Bát Lộ Quân vượt sông Hoàng Hà đến Sơn Tây lập căn cứ chống Nhật ở Ngũ Đài sơn. Ông được bổ nhiệm làm bí thư khu ủy Đông Dã, Trưởng ban Tuyên truyền Địa ủy Đông Bắc Sơn Tây. Tại Ngũ Đài sơn, năm 1938 ông đã gặp và kết hôn với bà Trần Kiếm Qua, (tên thật là Trần Ngọc Anh, tên Kiếm Qua do chính ông gợi ý đổi cho bà). Ông bà sinh được hai người con trai, không kể một người con gái mất sau khi mới một tuần tuổi. Cũng tại Ngũ Đài sơn, vì phản đối Diêm Tích Sơn, một "lãnh chúa" ở Sơn Tây, ông bị vu oan, lần thứ ba bị khai trừ Đảng, chuyển về trường Quân chính Hồng quân, nhưng đã được khôi phục đảng tịch ngay trong cuối năm đó. Năm 1938 ông được giao đảm nhận chức Tổng Biên tập báo Kháng Địch biên khu Tấn Sát Ký. Tháng 2 năm 1939 ông được điều về làm Phó Chủ nhiệm Khoa giáo dục chính trị tại Phân hiệu 2 Đại học kháng Nhật ở Hàn Tín Đài, Linh Thọ, Hà Bắc, Trung Quốc. Về Việt Nam và được phong tướng Tháng 11 năm 1945, ông trở về nước hoạt động theo đề nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy tên mới là Nguyễn Sơn và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông từng làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam (đến 20 tháng 11 năm 1946, được thay bởi Lê Thiết Hùng), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Trung Bộ (ngày 16 tháng 7 năm 1946), Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng (ngày 20 tháng 11 năm 1946), Tư lệnh kiêm Chính ủy hai Liên khu 4 và 5, Hiệu trưởng Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi (1946), Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Quốc phòng (30/1/1947-), Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 (1948-1949). Ngày 10 tháng 7 năm 1947 Nguyễn Sơn làm Khu trưởng Chiến khu IV thay thiếu tướng Lê Thiết Hùng. Trong sách Tướng Nguyễn Sơn, nxb Lao Động xuất bản năm 1993, trong bài viết của GS Vũ Tuấn một người cháu của Tướng Nguyễn Sơn cho biết bà Ngọc Anh tức Kiếm Qua sống đến năm tám mươi tuổi và hai con trai của ông là Hàn Phong và Tiểu Việt vẫn còn sinh sống học tập ở Trung Quốc. Được biết bà Trần Kiếm Qua hay Trần Kiếm Mậu còn là Thành ủy viên Bắc Kinh. Ông cưới bà Huỳnh Thị Đổi.Hai người sinh được cô con gái Nguyễn Mai Lâm, do nhiều nguyên nhân hai người đã chia tay. Cũng trong năm này, ông kết hôn với bà Lê Hằng Huân. Ông có bốn người con với bà: Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Cương, Nguyễn Việt Hồng và Nguyễn Việt Hằng. Trong đó bà Nguyễn Thanh Hà học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự ra trường công tác tại Bộ Tư lệnh Thông tin và về hưu với quân hàm trung tá. Bà Nguyễn Việt Hồng thì mắc bệnh tâm thần được điều trị dài hạn tại bệnh viện. Năm 1948, ông được Nhà nước Việt Nam phong quân hàm thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên. Cùng được phong thiếu tướng trong đợt này có 8 quân nhân khác. Theo giai thoại lưu truyền, khi biết mình chỉ được phong thiếu tướng, ông tỏ vẻ không hài lòng và không muốn nhận. Ông gửi công văn hỏa tốc cho Hồ Chí Minh để từ chối nhận quân hàm. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: "Gửi Sơn đệ" với 12 chữ Hán: "Tâm dục tế, Đảm dục đại, Trí dục viên, Hành dục phương (心欲细, 胆欲大, 智欲圆, 行欲方)"(đại ý: Người làm tướng phải có cái tâm nên tế nhị, chính chắn; cái gan cần phải lớn; cái trí phải suy nghĩ trước sau, toàn diện; cái đức hạnh, hành động phải đầy đủ, ngay thẳng, cương trực) khiến ông chấp nhận. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chính phủ vào Thanh Hóa làm lễ tấn phong ông. Trở lại Trung Quốc và được phong tướng Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Cục phó Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm thiếu tướng. Ông cũng được chính phủ Trung Quốc tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất. Ông được mệnh danh là Lưỡng quốc tướng quân (兩國將軍), là người Việt Nam duy nhất được phong quân hàm tướng của hai quốc gia độc lập. Về với quê hương Năm 1956, do khối u ác tính nằm bên phổi trái, ông biết mình không còn sống được lâu nên xin trở về quê hương. Ông rời Bắc Kinh ngày 27 tháng 9, được nguyên soái Bành Đức Hoài, nguyên soái Diệp Kiếm Anh và nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp Trung Quốc ra ga tiễn về đến Hà Nội ngày 30 tháng 9. Ông mất tại Hà Nội sau đó không lâu. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Viết về ông có hồi ký Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình (黃河戀, 紅河情) của bà Trần Kiếm Qua. Cuốn này đã được dịch ra tiếng Việt, nhan đề Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương. Ngày 21 tháng 10 năm 2006, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của ông. Tại lễ này, ngày sinh của ông được ghi là 1 tháng 10 năm 1908. Giáo sư Đặng Thai Mai từng nhận xét: "Ông Sơn giảng Kiều còn hay hơn tôi". Chú thích Tham khảo Thư mục Tướng Nguyễn Sơn, Nhà xuất bản Thông Tấn, 2008. (Theo Minh Quang, trích trong sách: Nguyễn Sơn vị tướng huyền thoại, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.2001, tr.83-89). * Vietnam, mon amour, Ernst Frey Liên kết ngoài Lá thư cuối cùng của "Lưỡng quốc tướng quân" trên báo Quân đội nhân dân Có một vị tướng như thế trên báo Tiền phong Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn - Những huyền thoại "Cô tiên xứ Quảng" và món quà trị giá hàng chục biệt thự trên báo Tiền Phong Nhớ Nguyễn Sơn. Bút ký của Hồ Dzếnh Cuộc đời "Lưỡng quốc tướng quân" qua ảnh Gặp người con quốc tịch Trung Quốc của tướng Nguyễn Sơn Người Hà Nội Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Thiếu tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Huân chương Hồ Chí Minh Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1940 Người Hoa gốc Việt
11175
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n%20kh%E1%BA%A3%20ch%E1%BB%A9ng%20minh
Ấn khả chứng minh
Dụng ngữ Thiền, Ấn khả chứng minh (zh. 印可證明; ja. inka shōmei), cũng thường được gọi tắt là ấn chứng hay ấn khả, là thuật ngữ thường dùng trong Thiền tông. Khi một người thấy Tính (Kiến Tính), ngộ ra bản tâm chân thật của mình, theo đúng pháp, vị này cần đến nhờ một vị Thiền sư minh nhãn (đã kiến tính) kiểm tra xem thật sự người ấy đã thấy tính chưa qua những sở ngộ mà vị ấy trình cho vị Thiền sư như các bài kệ tỏ ngộ, các kinh nghiệm giác ngộ, hay qua những cuộc pháp chiến với vị Thiền sư. Sau đó, nếu thấy vị này đã thật sự ngộ đạo và có chỗ xuất cách, vượt ra khỏi suy nghĩ, hiểu biết thường tình, vị Thiền sư công nhận ấn chứng cho sự ngộ ấy là đúng. Trong trường hợp tự mình tu Thiền và ngộ đạo, không có thầy ấn chứng hay không có Thiền sư ngộ đạo ở nơi mình ở, người tu có thể tự dùng các Kinh Điển như Kinh Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Lăng Già..., các bản ngữ lục như: Truyền Đăng Lục, Chí Nguyệt Lục đọc để tự ấn chứng với tâm tâm tương ứng không chút nghi ngờ, ngăn cách. Tương truyền, Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh tự tham Thiền và ngộ đạo, vì không có thầy ấn chứng nên sư tự dùng kinh Lăng Nghiêm đọc tụng suốt 8 tháng để tự ấn chứng. Với sự ấn chứng, vị Thiền sư công nhận ít nhất người đệ tử đã đạt Kiến Tính hoặc đã Triệt Ngộ. Nếu chỉ mới đạt đến cấp bậc Kiến Tính thôi thì người đó cần phải tiếp tục tham cứu cho đến khi Triệt Ngộ. Và sau khi đã triệt ngộ rồi, người đệ tử có thể bắt đầu tùy duyên hoằng pháp giúp người ngộ đạo và ấn chứng cho người khác khi họ đắc đạo. Tuy nhiên, ấn chứng không đồng nghĩa với việc một người đã kết thúc hành trình tu ngộ của mình. Bởi vì, mặc dù người ấy đã trực nhận ngộ rõ bản tâm chân thật thanh tịnh đồng với chư phật không khác của chính mình, nhưng phiền não, vọng tưởng đã tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay vẫn còn, vì vậy cần phải bảo nhậm công phu. Một khi diệt trừ hết tất cả những tập khí này rồi thì diệu dụng, ứng dụng, thần thông, trí huệ của Tự tính mới sáng tỏ, tràn đầy, không chút ngăn ngại. Về điều này, Thiền sư Trung Phong Minh Bản có nói trong quyển Trung Phong Pháp Ngữ như sau: Có người hỏi Thiền sư Trung Phong: "Đã ngộ rồi đâu cần tu nữa". Sư đáp: "Tập khí do nhiều kiếp huân tập không thể nhất thời sạch hết, nên cần phải tu. Tu đến vô-tu sau đó mới đồng với Chư Phật".Tùy vào mức độ ngộ đạo nông sâu và quá trình tu tập khắc nghiệt của vị Thiền sư mà sự ấn chứng có khác nhau, có vị Thiền sư dễ trong việc ấn chứng sở ngộ cho các đệ tử, nhưng cũng có những vị rất gay gắt trong vấn đề này, họ không chấp nhận ấn khả một cách dễ dãi, tùy tiện mà từ chối, gạt bỏ sự ngộ của Thiền sinh và dạy cần phải tiếp tục chuyên tâm tham cứu để có thể đạt được Kiến Tính triệt để, nhờ thế Thiền sinh mới có thể gạt bỏ đi sự mãn nguyện đối với sở ngộ của mình và tham cứu tột cùng, đạt đến chổ ngộ triệt để, không còn chút nghi ngờ, phân biệt, vượt hẳn ra khỏi Nhị Nguyên, hiểu biết tầm thường. Một số ví dụ về những thiền sư trải qua quá trình tu ngộ khắc nghiệt: Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo tu Thiền trong nhiều năm, đạt hơn 18 lần đại ngộ và vô số tiểu ngộ, cuối cùng sư triệt ngộ mới được Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần chấp nhận ấn chứng. Sau này, Thiền sư Đại Huệ phát triển tông Lâm Tế mạnh mẽ, dưới sư có hàng ngàn đệ tử tu học. Trong đó 94 đệ tử là tăng ni, cư sĩ ngộ đạo và được sư ấn chứng, cơ phong của sư sánh ngang hàng với Khai tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền. Thiền sư Vô Minh Huệ Kinh là một trong những vị Thiền sư nổi tiếng Thiền Tông Trung Quốc dưới thời nhà Minh, thuộc tông Tào Động. Sư có ba môn đệ nối pháp là Thiền sư Bác Sơn Nguyên Lai, Vĩnh Giác Nguyên Hiền, Hối Đài Nguyên Cảnh. Cả ba vị đệ tử này đều trải qua quá trình tham Thiền rất khắc nghiệt và đại ngộ, nhưng mỗi lần vào thất trình sở ngộ đều bị sư gạt bỏ sở ngộ, đuổi ra ngoài, chỉ khi họ đã thật sự đạt kiến tính triệt để và có chổ xuất cách sư mới chấp nhận ấn chứng và cho nối pháp mình. Thiền sư Bạch Ấn Huệ Hạc sau khi trải qua 84 lần đại ngộ và vô số lần tiểu ngộ, cuối cùng khi đã hơn 40 tuổi, một lần sư đọc Kinh Pháp Hoa và triệt ngộ, sư mới thỏa mãn đối với sự ngộ của mình và bắt đầu truyền bá Thiền, dạy môn đệ. Lúc còn trẻ, Bản sư của sư là Thiền sư Huệ Đoan Đạo Cảnh từng căn dặn với sư rằng: "Con đã nối pháp ta! Đừng bao giờ mãn nguyện đối với những kinh nghiệm giác ngộ thường thường". Thông thường, vị Thiền sư cần phải đào tạo môn đệ mình đạt ngộ đến chổ siêu cách, vượt hơn mình. Nếu như, chổ ngộ của người đệ tử chỉ đạt thấp hơn, hoặc bằng mình thì nguy cơ tâm ấn bị tàn lụi trong trong những thế hệ sau rất lớn. Khoảng hơn 300 năm nay Thiền tông bị suy tàn, quy củ Thiền tông không còn như xưa, có nhiều người không tu theo pháp của Thiền tông, chưa một lần chứng ngộ nhưng họ tự xưng mình là Thiền sư thuộc Thiền tông, nối pháp dòng Lâm Tế, Tào Động đời thứ mấy(việc này ở Trung Quốc, Việt Nam tồn tại khá nhiều, đặc biệt tại Việt Nam, từ Bắc chí Nam, có nhiều vị không tu Thiền nhưng mỗi khi qua đời, hay trong tiểu sử đều thấy xưng là Thiền sư nối dòng đời thứ mấy). Thiền trở thành hữu danh vô thực, chỉ là cái danh cho người bám vào, chứ về sự chứng ngộ thì không có. Thiền Tông ở Việt Nam mấy trăm năm nay chỉ truyền theo kiểu thế hệ gia đình thế tục, không còn đúng với tính chất đệ tử chân thật tham Thiền ngộ đạo, cầu thầy ấn chứng và được truyền tâm ấn nữa. Vì vậy việc truyền pháp(nối pháp) không liên quan đến việc một người đã ngộ hay được ấn chứng hay chưa, theo cuốn Truyền Pháp trên lý thuyết và thực hành của Bodiford, William M. (2008), Đại Học Oxford, Dharma Transmission in Theory and Practice. In: Zen Ritual: Studies of Zen Buddhist Theory in Practice có viết:...truyền pháp(nối pháp) không đảm bảo cho bất cứ điều gì. Nó chỉ cho thấy rằng người truyền pháp- và chính người đó, đã công nhận đệ tử đã đạt trình độ như mình. Có thể vị thầy ấy đã sai chăng? Vâng, có thể ông ấy đã sai.Vì vậy, nếu muốn chắc chắn, để đảm bảo vị thầy mà mình tham học là một vị minh sư Thiền tông đã chứng ngộ đúng nghĩa, không chỉ hỏi ông ấy có truyền thừa hay không. Câu hỏi là: Sự truyền thừa này đến từ đâu? Nó đại diện cho dòng pháp nào? Và thậm chí, quan trọng hơn: Thầy đã tu hành như thế nào và đã ngộ đạo chưa? Ai là thầy của ngài, vị ấy đã Kiến tính chưa? Bây giờ thầy đang thực hành và truyền bá pháp gì, có đúng Thiền tông không? Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Phật học Thiền tông Triết lý Phật giáo Thuật ngữ thiền
11176
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8n%20Nguy%C3%AAn%20Long%20K%C3%AC
Ẩn Nguyên Long Kì
Ẩn Nguyên Long Kì (zh. yǐnyuán lóngqí 隱元隆琦, ja. ingen ryūki), 1592-1673, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Lâm Tế đời thứ 31 nối pháp từ Thiên Đồng Viên Ngộ Thiền Sư. Năm 1564, sư nhận lời mời của nhà sư Nhật tên Dật Nhiên, sang Nhật Bản truyền tông Hoàng Bá (zh. 黃檗宗, ja. ōbaku-shū). Sau sư được Nhật hoàng ban cho hiệu Đại Quang Phổ Chiếu Quốc sư (zh. 大光普照國師, ja. daikō fushō kokushi). Sư họ Lâm, quê ở Phúc Châu. Năm lên 16, nhân một buổi nằm dưới cây tùng nhìn thiên hà tinh tú vận chuyển, sư bỗng thấy làm lạ nghĩ rằng, ngoài Tiên, Phật ra không ai có thể hiểu được những hiện tượng này và phát sinh ý nghĩ đi tu để thành Phật. Năm 22 tuổi, sư đến núi Phổ-đà theo Hoà thượng Triều Âm học hỏi, ngày ngày rót trà hầu chúng. Năm 29 tuổi, sư đến núi Hoàng Bá chính thức cạo đầu tu hành. Sau, sư tham vấn Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ và được ấn khả. Năm thứ 6 niên hiệu Sùng Trinh (1633), Thiền sư Phí Ẩn Thông Dung chủ trì núi Hoàng Bá, cử sư làm Tây đường; năm thứ 10 cử làm chủ pháp tịch Hoàng Bá. Trong hệ thống truyền thừa, sư được xem là kế thừa Phí Ẩn Thông Dung (zh. 費隱通容, 1593-1661). Năm 1654, sư cùng hơn 20 đệ tử cất bước sang Nhật. Sư vốn xuất thân từ tông môn Lâm Tế nhưng sống vào cuối đời nhà Minh (1368-1644) đầu đời nhà Thanh (1644-1911) sau Thiền sư Vân Thê Châu Hoằng. Vì thế sư chịu ảnh hưởng rất nặng tư tưởng "Thiền Tịnh hợp nhất" của Vân Thê Đại sư và khi đến Nhật Bản hoằng hoá, tông chỉ của sư cũng không trùng hợp với tông chỉ Lâm Tế được truyền thời Liêm Thương (ja. kamakura) tại Nhật. Nhưng cũng vì sự khác biệt này mà sư và các đệ tử được tiếp đón rất nồng hậu, Thiền tăng Nhật Bản tranh nhau đến tham vấn học hỏi và sau này, dòng thiền của sư được chính thức công nhận là một tông phái riêng biệt, được gọi là Hoàng Bá tông. Sư tịch năm 1673 tại Nhật Bản. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. Thành phố Hồ Chí Minh 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Trung Quốc Lâm Tế tông Thiền sư Nhật Bản
11177
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20%E1%BA%A8n%20Hu%E1%BB%87%20H%E1%BA%A1c
Bạch Ẩn Huệ Hạc
Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴, ja. hakuin ekaku), 1686-1769, là một Thiền sư Nhật Bản, một trong những Thiền sư quan trọng nhất của tông Lâm Tế (ja. rinzai) tại đây. Mặc dù dòng Lâm Tế đã có từ lâu tại Nhật, nhưng Sư là người đã phục hưng, cải cách lại thiền phái này, vốn đã bắt đầu tàn lụi từ thế kỉ thứ 14. Sư là người tổng kết lại các công án và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc toạ thiền vì Sư nhận thấy rằng nhiều người đã ham thích suy tư về công án mà quên hẳn tu tập thiền định. Công án "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" của Sư là công án nổi tiếng nhất của một Thiền sư Nhật. Con người thiên tài này không phải chỉ là một vị Thiền sư mà là một hoạ, văn và nghệ sĩ tạc tượng xuất chúng. Các tranh mực tàu của Sư là những kiệt tác của thiền hoạ Nhật (mặc tích). Người ta kể lại rằng, hồi lên 7, 8, Sư cùng mẹ viếng chùa. Lần đó, Sư nghe các vị tăng tụng kinh tả lại cảnh Địa ngục. Cảnh đau khổ đó làm Sư không bao giờ quên và quyết đi tu, học để đạt tới cảnh "vào lửa không cháy, vào nước không chìm". Mặc dù cha mẹ không cho đi tu, Sư vào chùa năm 15 tuổi, suốt ngày lo tụng kinh niệm Phật. Năm 19 tuổi, nhân khi đọc tiểu sử Thiền sư Trung Quốc Nham Đầu Toàn Hoát (Nham Đầu bị giặc cướp đâm, rống lên một tiếng thật to vang xa mười dặm rồi tịch), Sư nghĩ rằng, cả Thiền sư đắc đạo cũng có người không thoát một cái chết đau khổ và mất lòng tin nơi Phật pháp, tìm thú vui nơi văn chương. Năm 22 tuổi, nhân nghe một câu kinh, Sư bỗng có ngộ nhập, càng quyết tâm đi tìm phép "an tâm" và tập trung vào công án "Vô". Sư thuật lại như sau trong Viễn la thiên phủ (zh. 遠羅天釜, ja. orategama): "... Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên tỉnh ngộ... Ta tự biết, chính mình là Thiền sư Nham Đầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn: Tuyệt vời! Tuyệt vời! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì". Kinh nghiệm lần đó quá lớn lao, Sư tưởng mình là người duy nhất giác ngộ trong thiên hạ. Về sau Sư kể lại: "Lòng tự hào của ta vọt lên như núi cao, lòng kiêu mạn tràn như thác đổ". Sư đến tham vấn Thiền sư Đạo Kính Huệ Đoan (道鏡慧端, ja. dōkyō etan) để kể lại kinh nghiệm giác ngộ của mình. Huệ Đoan nhận ra ngay lòng kiêu mạn đó và không ấn chứng cho Sư nhưng nhận Sư làm môn đệ. Trong những năm sau, Sư chịu đựng một thời gian tham thiền khắc nghiệt và cứ mỗi lần Sư trình bày sở đắc của mình lại bị thầy chê là "một chúng sinh đáng thương sống trong địa ngục". Đạo Kính Huệ Đoan chính là người đã nhận ra tài năng xuất chúng của Sư, và đã thúc đẩy Sư càng tiến sâu vào những tầng sâu giác ngộ. Chính vì vậy ông từ chối không ấn chứng gì cho Sư cả. Mãi đến sau khi Huệ Đoan chết, Sư mới hiểu hết giáo pháp của thầy mình và ngày nay người ta xem Sư chính là truyền nhân của Đạo Kính. Với những đệ tử quan trọng như Đông Lĩnh Viên Từ (zh. 東嶺圓慈, ja. tōrei enji), Nga Sơn Từ Điệu (zh. 峨山慈掉, ja. gasan jitō), Tuý Ông Nguyên Lư (zh. 醉翁元盧, ja. suiō genro)..., phép tu thiền của Bạch Ẩn Thiền sư ngày nay còn truyền lại trong dòng Thiền Lâm Tế Nhật Bản, gọi là Học Lâm phái. Theo Sư, hành giả cần 3 yếu tố sau đây mới toạ thiền thành công: Đại tín căn, Đại nghi đoàn và Đại phấn chí. Sư coi trọng phép quán công án và xếp đặt các công án trong một hệ thống mà hành giả cần giải đáp theo thứ tự nhất định. Công án "Vô" của Triệu Châu và "bàn tay" được Sư xem là những bài học hay nhất. Sau quá trình giải công án, hành giả được ấn chứng và tiếp tục sống một đời sống viễn li cô tịch trong một thời gian vài năm để chiêm nghiệm và tiếp tục đạt thêm những kinh nghiệm giác ngộ. Sau đó hành giả mới được giáo hoá với tính cách một Thiền sư. Sư cũng coi trọng một đời sống nghiêm túc trong thiền viện với giới luật nghiêm minh cũng như lao động hằng ngày (Bách Trượng Hoài Hải), xem lao động cũng là một phần của thiền định. Trong tác phẩm Viễn la thiên phủ (遠羅天釜, ja. orategama), Sư viết như sau về "Thiền trong hoạt động": "... Đừng hiểu sai ta và cho rằng cần dẹp bỏ toạ thiền và tìm một hoạt động nào đó. Điều đáng quý nhất chính là phép quán công án, phép này không cần quan tâm đến việc các ông đang yên tĩnh hay đang hoạt động. Thiền sinh nếu quán công án khi đi không biết mình đi, khi ngồi không biết mình ngồi. Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình." Sư chăm lo, quản lý hướng dẫn nhiều thiền viện, những nơi mà ngày nay vẫn còn mang đậm tính Thiền của Sư. Sư cũng để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, mang lại niềm cảm hứng bất tận cho giới hâm mộ thiền ngày nay (Bạch Ẩn Thiền sư toạ thiền hoà tán). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Nhật Bản Mất năm 1769 Nhà triết học Nhật Bản Sinh năm 1686 Lâm Tế tông
11178
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20%E1%BA%A8n%20Thi%E1%BB%81n%20s%C6%B0%20to%E1%BA%A1%20thi%E1%BB%81n%20ho%C3%A0%20t%C3%A1n
Bạch Ẩn Thiền sư toạ thiền hoà tán
Bạch Ẩn Thiền sư tọa thiền hoà tán (白隱禪師坐禪和讚, ja. hakuin zenji zazen wasan) là tên của một bài ca tụng tọa thiền (ja. zazen) của vị Thiền sư Nhật Bản nổi danh Bạch Ẩn Huệ Hạc, được tụng nhiều trong các Thiền viện tại Nhật. Bắt đầu bằng câu "Tất cả chúng sinh bản lai là Phật", Sư tán tụng tọa thiền là phương pháp tối trọng để thức tỉnh, về đến chân lý của đạo Phật. Nguyên văn Tọa thiền hoà tán (Trúc Thiên dịch, trích từ Thiền luận quyển thượng của D.T. Suzuki): Tất cả chúng sinh bản lai là Phật Cũng như băng với nước Ngoài nước, không đâu có băng Ngoài chúng sinh, tìm đâu ra Phật? Đạo gần bên mình mà chẳng biết Bao người tìm kiếm xa vời—Đáng thương! Đó cũng như người nằm trong nước Gào khát cổ xin được giải khát Đó cũng như con trai của trưởng giả Lang thang sống với phường nghèo khổ Nguyên do ta luân hồi trong sáu cõi Là tại ta chìm đắm trong vô minh Mãi lạc xa, xa mãi trong u minh Biết bao giờ thoát li sinh tử? Pháp môn tọa thiền của Đại thừa Ta không đủ lời để tán tụng Những pháp hạnh cao quý như bố thí và trì giới Như niệm hồng danh Phật, sám hối và khổ hạnh Và biết bao công đức khác Tất cả đều là kết quả của tọa thiền Thậm chí những người chỉ ngồi qua một lần Cũng diệt trừ được tất cả ác nghiệp Không đâu tìm thấy ác đạo nữa Mà Tịnh độ vẫn sát kề bên Xin hãy cung kính nghe nói cái thật ấy Dầu chỉ một lần Hãy tán thán, hãy hoan hỉ ôm choàng lấy Và sẽ được muôn vàn phúc huệ Ví như người tự mình phản tỉnh Chứng vào cái Thật của Tự tính Cái Thật của Tự tính là Vô tự tính Người ấy thật đã thoát ngoài điên đảo vọng tưởng Đã mở ra cánh cửa đồng nhất của nhân và quả Và thênh thang con đường pháp phi nhị phi tam Trụ nơi Bất dị giữa những cái dị Dầu tới dầu lui cũng không bao giờ động Nắm cái Vô niệm trong cái niệm Trong mọi thi vi đều nghe tiếng pháp Trời tam-muội lồng lộng vô biên Trăng Tứ trí sáng ngời viên mãn Ấy là lúc họ thiếu gì đâu? Đạo (chân lý) bản lai thanh tịnh hiện thành Thế giới này là thế giới của Liên hoa tạng Và thân này là Pháp thân của Phật. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Suzuki, D.T.: Essays in Zen Buddhism, First-Third Series, London 1950/53 (Việt ngữ: Thiền luận, Trúc Thiên dịch quyển thượng, Tuệ Sĩ dịch hai quyển trung và hạ. TP HCM 1993) Triết lý Phật giáo Thiền ngữ
11179
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bassui%20Tokush%C5%8D
Bassui Tokushō
Bassui Tokushō (chữ Hán: 拔隊得勝, âm Hán Việt: Bạt Đội Đắc Thắng), 1327-1387, là một vị Thiền sư Nhật Bản lỗi lạc, thuộc tông Lâm Tế, dòng Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心, ja. shinchi kakushin), kế thừa Thiền sư Cô Phong Giác Minh (zh. 孤峰覺明, ja. kohō kakumyō). Cách hoằng hoá và hệ thống hoá Thiền của Sư có những điểm rất giống với một vị Thiền sư Nhật không kém danh tiếng sau này là Bạch Ẩn Huệ Hạc. Điểm xuất phát đi tìm Đạo của Sư chính là sự nghi ngờ, sau được Thiền sư Bạch Ẩn gọi là Đại nghi đoàn (ja. dai-gidan), "một khối nghi lớn". Cái khối nghi lớn này bắt đầu theo đuổi lúc Sư lên sáu, khi Sư đang chăm chú theo dõi một Thiền tăng thực hiện nghi lễ cúng cầu siêu cho cha mình mất trước đó ba năm. Nhìn thấy những vật cúng trên bàn thờ, Sư hỏi vị tăng: "Cha con đã chết, không còn hình tướng thì sao đến ăn được?" Vị tăng đáp: "Mặc dù thân thể đã tiêu huỷ nhưng linh hồn vẫn đến nhận vật cúng dường". Sư kết luận rằng, trong thân mình cũng có một linh hồn và bắt đầu tư duy về hình thái của linh hồn này. Mối nghi này không để Sư yên tâm và cũng vì vậy Sư được vài lần nếm vị giác ngộ qua phương pháp tu tập thiền định. Năm 28 tuổi, Sư xuất gia nhập môn, nhưng không sống trong chùa vì những thói quen, nghi lễ rườm rà và sự sống an nhàn ở đây không thích hợp với nếp sống và chủ trương của Sư. Trong những cuộc Hành cước Sư nhất định không tạm trú ở thiền đường nào dù chỉ là một đêm, chỉ trú trong một túp lều trên núi đồi hoang vắng để có điều kiện tu tập thiền định từng giờ từng phút. Để kháng cự lại sự buồn ngủ, Sư thường leo lên cành cây ngồi và tập trung quán công án "Ai là ông chủ?" bất chấp cả gió mưa, quên cả ăn ngủ. Sáng sớm Sư xuống thiền đường để tham kiến các Thiền sư. Dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Cô Phong, Sư tìm được chỗ an trú của tâm. "Tất cả những văn tự, tin tưởng trước đây đã bị ngọn lửa giác ngộ thiêu đốt hoàn toàn" và đại nghi của Sư đã chấm dứt. Sư được Cô Phong ban cho pháp danh "Bạt Đội" - nghĩa là vượt qua bọn phàm phu tầm thường. Sau khi được truyền tâm ấn, Sư tiếp tục lang thang đây đó và nhiều lần từ chối thu nhận đệ tử. Mãi đến năm 50 tuổi Sư mới dừng bước ở một am nhỏ trên núi và những người tham học bốn phương sau đến đông đúc. Cuối cùng Sư chấp nhận sự cầu thỉnh của nhiều người, trụ trì một thiền đường. Trước khi qua đời Sư ngồi kết già và nói với những đệ tử xung quanh: "Các người đừng để bị lừa! Xem rõ đây! Cái gì?" Sư lặp lại câu này và viên tịch, thọ 60. Sư để lại không nhiều tác phẩm nhưng những pháp ngữ và thư của Sư viết cho những đệ tử có sức mạnh hùng hồn, sâu sắc. Trong một lá thư, Sư viết cho một "Nam nhi ở Kumasaka": "Tất cả những hiện tượng là cuồng điên, không có thật. Chư Phật và chúng sinh là những phản chiếu trên mặt nước. Ai không nhìn thấy được bản tính thì cho rằng phản ánh là sự thật. Và cũng như vậy, trạng thái yên tĩnh của Không đạt được nhờ sự quán tưởng cứ bị lầm là thật. Nó cũng chỉ là ảnh phản chiếu. Phải vượt qua giai đoạn nhận thức lý trí và đạt được trạng thái cao siêu hơn. Nếu không còn nhận thức được gì nữa thì hãy nhìn nó kĩ. Nó là gì? Nó chỉ trở thành người thân khi cây gậy sừng thỏ đã bị gãy và cục sắt đã được đập tan trong lửa. Bây giờ hãy tả xem, ai là bạn thân? Hôm nay là mồng bảy, ngày mai là mười ba". Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Nhật Bản
11180
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4%20Phong%20Gi%C3%A1c%20Minh
Cô Phong Giác Minh
Cô Phong Giác Minh (zh. 孤峰覺明, ja. kohō kakumyō), 1271-1361, là một Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, nối pháp Thiền sư Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心, ja. shinchi kakushin) và là thầy của Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng (zh. 拔隊得勝, ja. bassui tokushō). Dưới sự hướng dẫn của Giác Tâm, Sư thâm nhập giáo lý của Chân ngôn tông cũng như Thiền tông. Sư cũng tham học với Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄, ja. dōgen kigen) và thụ Bồ Tát giới nơi vị này. Sư cũng kết bạn thân với Oánh Sơn Thiệu Cẩn (zh. 瑩山紹瑾, ja. keizan jōkin), một vị Thiền sư nổi danh của tông Tào Động Nhật Bản. Trong một cuộc du hành sang Trung Quốc, Sư cũng đến Thiền sư Trung Phong Minh Bản (zh. zhōngfēng míngběn 中峰明本) và tham học nơi đây. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11181
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20T%C4%A9nh
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Năm 2018, Hà Tĩnh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 33 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 27 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ nhất về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,2 triệu người, số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 63.236 tỉ Đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 49,50 triệu đồng (tương ứng với 2.150 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 20,8%. Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (trước thời Nhà Lý), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh. Địa lý Vị trí Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Nằm cách thủ đô Hà Nội 345 km về phía nam. Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An. phía nam giáp tỉnh Quảng Bình. phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammouan của Lào. Phía Đông giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ). Các điểm cực của tỉnh Hà Tĩnh: Điểm cực bắc tại: xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân. Điểm cực đông tại: thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh. Điểm cực tây tại: xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn. Điểm cực nam tại: xã Kỳ Lạc, thị xã Kỳ Anh. Địa hình Phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%, có nơi lên đến 1,8%. Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Tỉnh Hà Tĩnh được chia làm bốn loại địa hình cơ bản gồm: Vùng núi cao nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, tạo nên thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ. Vùng trung du và bán sơn địa là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, chạy dọc phía tây nam đường Hồ Chí Minh, địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi trung bình và thấp với đất ruộng. Vùng đồng bằng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1 theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển với địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển. Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1, địa hình vùng này được tạo bởi những đụn cát, ở những vùng trũng được lấp đầy bởi những trầm tích, đầm phá hay phù sa. Ngoài ra, vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển và nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sông. Khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, vì những cơn gió lạnh từ miền Bắc đổ vào và thời tiết ấm áp của miền Nam nữa. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình 24 °C-24,8 °C. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè: Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (Gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới hơn 40 °C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 600 mm/ngày đêm. Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 5 °C. Tài nguyên thiên nhiên Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng đa dạng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn với khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực,... Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, cao lanh, cát thủy tinh, thạch anh. Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Ngàn Trươi, Rào Cái. Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. Còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước khoảng 600 triệu m³. Hành chính Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã. Lịch sử Trước thời các vua Hùng dựng nước, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là nước Việt Thường. Đến thời Hùng Vương, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức Thời nhà Hán (Bắc thuộc), đất Hà Tĩnh ngày nay thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân Sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán xâm lược, vùng đất Hà Tĩnh thuộc Cửu Đức Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu, vùng địa đầu phía nam của nước Đại Cồ Việt, tiếp giáp với nước Chiêm Thành và nước Ai Lao. Thời Lý-Trần, từ năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An. Vào đầu thời kỳ này (đầu thời nhà Lý), đất Hà Tĩnh (phía Bắc đèo Ngang) vẫn là vùng đất biên cương của Đại Việt với Chiêm Thành. Thời nhà Hậu Lê, từ năm Hồng Đức thứ 20 (1490) vua Lê Thánh Tông đặt ra thừa tuyên Nghệ An, nhưng vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay cũng còn được gọi là xứ Nghệ An, phần đất thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay là đất thuộc 2 phủ Đức Quang (tức phủ Đức Thọ sau này) và phủ Hà Hoa (sau còn gọi là phủ Hà Thanh). Phủ Hà Hoa gồm 2 huyện: Thạch Hà và Kỳ Hoa (tức Kỳ Anh và Hoa Xuyên sau này). Phủ Đức Quang gồm 6 huyện: Thiên Lộc (tức Can Lộc), La Sơn (tức Đức Thọ ngày nay), Hương Sơn, Nghi Xuân, Chân Phúc (tức Nghi Lộc Nghệ An), Thanh Chương (Nghệ An). Thời Tây Sơn, vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh được gọi chung là Nghĩa An trấn Năm Gia Long nguyên niên (1802) lại đặt làm Nghệ An trấn. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập với 2 phủ Đức Thọ và Hà Hoa của trấn Nghệ An trước đó. Năm Minh Mạng 17 (1838) lập thêm huyện Hoa Xuyên thuộc phủ Hà Hoa (Hoa Xuyên tức là Cẩm Xuyên ngày nay). Năm Minh Mạng 21 (1840), 2 huyện (trước của vương quốc Viêng Chăn bị diệt vong bởi Xiêm La và đất châu Trịnh Cao) là: Cam Cát (tức Khamkheuth tỉnh Borikhamxay) và Cam Môn (tức vùng các huyện Hương Khê, Vũ Quang và phia Đông Bắc tỉnh Khammuane ngày nay), từng nhập vào phủ Trấn Định (tức Ngọc Ma) thuộc xứ Nghệ của Đại Nam, đến lúc đó Minh Mạng cho nhập vào phủ Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đổi phủ Hà Hoa thành phủ Hà Thanh (do kỵ húy), đồng thời Thiệu Trị lấy cả ba phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, Lạc Biên (trước thuộc Nghệ An) nhập vào tỉnh Hà Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 6 (năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ. Thời Pháp thuộc, tỉnh Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ nằm trong Liên bang Đông Dương của Pháp. Các phủ huyện là đất (các tỉnh Khammuane, Borikhamxay) thuộc Lào ngày nay (tức là đất các phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, Lạc Biên) bị cắt về xứ Lào thuộc Pháp, và từ đó không thuộc Việt Nam nữa. Sau năm 1945, tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Trung Bộ Việt Nam. Sau năm 1954, Hà Tĩnh thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau năm 1975, giai đoạn 1976-1991, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập làm một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Hà Tĩnh có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Tĩnh và 8 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà. Ngày 2 tháng 3 năm 1992, thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở tách thị trấn Hồng Lĩnh; 2 xã Đức Thuận và Trung Lương; một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ cùng với 2 xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc. Ngày 4 tháng 8 năm 2000, thành lập huyện Vũ Quang trên cơ sở tách 6 xã: Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Liên, Ân Phú, Đức Hương, Đức Bồng thuộc huyện Đức Thọ, 5 xã: Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang, Hương Trạch, thuộc huyện Hương Khê và xã Sơn Thọ thuộc huyện Hương Sơn. Ngày 7 tháng 2 năm 2007, thành lập huyện Lộc Hà trên cơ sở tách 7 xã: Ích Hậu, Hồng Lộc, Phù Lưu, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc thuộc huyện Can Lộc và 6 xã: Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Mỹ thuộc huyện Thạch Hà. Ngày 28 tháng 5 năm 2007, chuyển thị xã Hà Tĩnh thành thành phố Hà Tĩnh. Ngày 10 tháng 4 năm 2015, thành lập thị xã Kỳ Anh trên cơ sở tách thị trấn Kỳ Anh và 11 xã thuộc huyện Kỳ Anh. Từ đó, tỉnh Hà Tĩnh có 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện. Dân cư Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 1.288.866 người, mật độ dân số đạt 205 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 251.968 người, chiếm 19,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.036.898 người, chiếm 80,5%. Dân số nam đạt 640.709 người, trong khi đó nữ đạt 648.157 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0.49 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là hơn 38,45%. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng 1 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 1.224.869 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Mường với 549 người, người Thái đứng ở vị trí thứ 3 với 500 người, thứ 4 là người Lào với 433 người. Ngoài ra, Tỉnh còn có một số dân tộc ít người khác gồm: Tày, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Giẻ - Triêng, La Chí, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Cống. Tôn giáo Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 8 Tôn giáo khác nhau chiếm 150.383 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 149.273 người, thứ 2 là Phật giáo có 1.069 người và các tôn giáo khác là Phật giáo Hòa Hảo 7 người, Hồi giáo Việt Nam 6 người, Minh Lý Đạo 4 người, Tin Lành 18 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 1 người, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương 5 người. Riêng đạo Công giáo, Hà Tĩnh là một trong 15 tỉnh, thành phố có số lượng tín đồ đạo Công giáo đông nhất toàn quốc, hiện nay có 6 giáo hạt, 58 giáo xứ, 231 họ đạo, 3 tu viện thuộc dòng Mến Thánh giá Vinh, ngoài ra còn  một số cơ sở, nhóm nữ tu Dòng Mến Thánh giá, Dòng Bác ái. Hiện nay (2019), toàn tỉnh có 56 linh mục và hơn 150 nữ tu ở các cơ sở dòng, nhóm nữ tu, có 149.273 giáo dân, chiếm 11,5% dân số, có 131/262 xã, phường, thị trấn có đông giáo dân và có 461 khu dân cư vùng giáo, trong đó 114 vùng giáo toàn vùng. Kinh tế Kinh tế Hà Tĩnh chủ yếu nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thương phẩm và hoa màu. Ngành trồng cây ăn quả đang được đầu tư, ngoài ra còn có trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng thấp. Diện tích rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) có diện tích lớn đang là động lực phát triển mạnh ngành lâm nghiệp. Các sản phẩm lâm nghiệp có giá trị là các loại gỗ, lâm sản quý, dược liệu,... Ngành nuôi trồng thủy, hải sản đang được đầu tư phát triển nâng cao giá trị. Tỉnh còn có các cảng nước sâu và cửa biển giúp phát triển mạnh ngư nghiệp. Nền công nghiệp chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đang phát triển mạnh. Công nghiệp tập trung ở các ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, điện lực, cơ khí. Các ngành công nghiệp chế biến thường phân bố rải rác, quy mô không lớn. Các con sông ở Hà Tĩnh hiện đang phát triển và vận hành các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa. Ngành dịch vụ chưa phát triển mạnh. Ngành này của tỉnh tập trung chủ yếu vào phát triển du lịch nhờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc biệt là du lịch biển. Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến. Văn hóa Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam. Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt". Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng. Núi Hồng Lĩnh, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ. Núi Hồng Lĩnh là một trong số các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng lĩnh là làng "Bát cảnh Trường Lưu" của dòng họ Nguyễn Huy. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một Hồng Sơn văn phái với những tác phẩm tiêu biểu như Hoa tiên (của Nguyễn Huy Tự), Mai Đình mộng ký (của Nguyễn Huy Hổ), Truyện Kiều. Làng Thu Hoạch, Trường Lưu, Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá, Ích Hậu, Trung Lương, Ân Phú... nổi danh về truyền thống học tập, khoa bảng và văn chương Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nền nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đã để lại nhiều thơ văn và trước tác. Ẩm thực Các đặc sản, ẩm thực địa phương ở Hà Tĩnh như: hải sản, bánh cu đơ, nhút mít Hương Sơn, vỏ bánh ram, bánh mướt ram, bưởi Phúc Trạch, bánh đa Việt Xuyên, hồng Yên Du, mật ong rừng Vũ Quang, chè, hến sông La, mật mía Thọ Điền, nấm tràm Kỳ Anh, bánh bèo, măng, bánh ong Hương Sơn, mực nhảy Vũng Áng, cá trích nướng, nước mắm, bánh đa kê Nghi Xuân, nham chuối, bún bò Đò Trai, bánh đa chợ Cầu, dê núi Hương Sơn, bánh đa nem Thạch Hưng, bún Phương Giai, cháo canh, hồng Đông Lộ, rượu nếp Can Lộc, cam bù Hương Sơn, moi Hà Tĩnh, lạc, bánh lá Phù Lưu, quýt Kỳ Thượng, bánh ngào, cam Khe Mây, ruốc rươi cáy Nghi Xuân, trám đen Hương Sơn, bánh đúc đỏ chợ Gôi, nhung hươu Hương Sơn, bún tươi Đại Lự, bánh gai Đức Thọ, bánh vo Cẩm Xuyên. Giao thông Hà Tĩnh là tuyến giao thông huyết mạch, có đường Quốc lộ 1 đi qua với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1 đi qua), 87 km đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km. Ngoài ra, tỉnh còn có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12C dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn. Di tích Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du tại thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Đây là Di tích quốc gia đặc biệt (2012). Khu di tích quốc gia đền thờ Biện Hoành tại xã Cầm Mỹ huyện Cẩm Xuyên khu di tích lịch sử quốc gia đền thờ Nguyễn Xí làng Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc Di tích cách mạng 1930 Đình Hoa Vân Hải Khu di tích đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lăng mộ Trạng nguyên Bạch Liêu Đền thờ Nguyễn Biểu: Đền thờ Song Trạng Mộ Song Trạng ở Ân Phú Đền thờ Bùi Cầm Hổ Mộ Phan Đình Phùng thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ Nhà thờ Phan Đình Phùng thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ Nhà thờ Đào Hữu Ích (xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn) Khu lưu niệm Trần Phú thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ Khu lưu niệm Tổng bí thư Hà Huy Tập Nhà thờ và mộ Lê Bôi thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ Đền thờ và mộ Lê Quảng Chí - Lê Quảng Ý tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh. Nhà thờ Nguyễn Công Trứ Đình Hội Thống Đền Chiêu Trưng Đền Củi: thờ Đức Hoàng Mười Đền Thờ Thánh Mẫu Thượng Thiên xã Hoà Lạc,huyện Đức Thọ Chùa Am thuộc xã Hoà Lạc, huyện Đức Thọ Điện thờ Lê Triều Hoàng Hậu ở Ân Phú với 7 sắc phong Đền Võ Miếu, phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Đền thờ Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu thuộc xã Kỳ Ninh, Thị xã Kỳ Anh Đền thờ và Lăng Mộ Trương Quốc Dụng xã Thạch Khê huyện Thạch Hà Lễ hội văn hóa Tiên Sơn Lễ hội Đền cả Dinh Đô Quan Hoàng Mười Khu di tích lịch sử Quốc gia, Trường cấp 2 Hương Phúc thuộc xã Hương Trạch, huyện Hương Khê Thư viện ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Thông tin cơ bản tỉnh Hà Tĩnh Bắc Trung Bộ Tỉnh ven biển Việt Nam
11182
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4%20V%C3%A2n%20Ho%C3%A0i%20Trang
Cô Vân Hoài Trang
Cô Vân Hoài Trang (zh. 孤雲懷奘, ja. koun ejō), 1198-1280, là một vị Thiền sư Nhật Bản, Tổ thứ hai của tông Tào Động sau Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄, ja. dōgen kigen). Kế thừa Sư và cũng là người trụ trì thứ ba của Vĩnh Bình tự (zh. 永平寺, ja. eihei-ji) là Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới (zh. 徹通義介, ja. tettsū gikai). Các tài liệu không ghi rõ thời niên thiếu, chỉ biết là Sư sinh trưởng tại Kinh Đô (ja. kyōto) và sớm được dạy dỗ theo nhà Phật trên núi Tỉ Duệ (zh. 比叡山, ja. hiei). Năm lên 17 (1215), Sư Thụ giới cụ túc và năm 20 tuổi thụ Bồ Tát giới tại chùa Diên Lịch (zh. 延曆寺, ja. enryaku-ji) trên núi Tỉ Duệ. Nơi đây, Sư tham học Phật pháp với một pháp sư tên là Viên Năng (zh. 圓能, ja. ennō) và tương truyền rằng, Sư đã tiếp xúc với tất cả các tông phái đạo Phật đương thời như Thiên Thai tông (zh. 天台宗, ja. tendai-shū), Chân ngôn tông (zh. 真言宗, ja. shingon-shū) và cả Tịnh độ tông (zh. 淨土宗, ja. jōdō-shū). Nhưng tất cả những dạng tu tập này đều không thoả mãn được lòng quyết tâm đạt đạo của Sư. Thiền sư Oánh Sơn Thiệu Cẩn (zh. 瑩山紹瑾, ja. keizan jōkin) - môn đệ chính của Sư - ghi lại lời khuyên của bà mẹ khi Sư về thăm bà: "Mẹ không cho con xuất gia tu hành để đạt danh vọng và liên hệ với dòng dõi quý tộc. Con không nên tu tập vì tham vọng. Mẹ rất mong rằng, con tu học khổ hạnh, choàng ca-sa đen với nón tre trên lưng và tự đi đứng một mình thay vì ngồi trên kiệu để người vác." Ngay sau khi nghe những lời dạy này, Sư không bước chân đến núi Tỉ Duệ nữa, ban đầu tu tập theo Tịnh độ tông, sau gia nhập học thiền (khoảng 1222/23) với Giác Yển (zh. 覺晏, ja. kakuan) thuộc Nhật Bản Đạt-ma tông (zh. 日本達磨宗, ja. nihon daruma-shū), một môn đệ của Đại Nhật Năng Nhẫn (zh. 大日能忍, ja. dainichi nōnin). Nhân lúc đọc Thủ-lăng-nghiêm kinh (zh.首楞嚴經, sa. śūraṅgama-sūtra, ja. shuryōgongyō), Sư tỉnh ngộ chút ít và cho rằng, kinh nghiệm Giác ngộ này chính là diệu giác (ja. myōkaku) của Phật Thích-ca. Thời gian tu tập của Sư nơi Nhật Bản Đạt-ma tông kéo dài khoảng sáu năm và sau đó, Sư yết kiến Thiền sư Đạo Nguyên (1928) tại Kiến Nhân tự (zh. 建仁寺, ja. kenninji) ở Kinh Đô. Trong một cuộc pháp chiến (zh. 法戰, ja. hōssen) sôi nổi, Đạo Nguyên thừa nhận kinh nghiệm giác ngộ của Sư nhưng chính Sư cũng thấy rõ kinh nghiệm thâm sâu của Đạo Nguyên vượt xa mình. Vì vậy, Sư quỳ lạy, lễ bái Đạo Nguyên làm thầy. Đạo Nguyên khuyên Sư đợi một thời gian nữa hãy đến. Năm 1230, Đạo Nguyên rời Kiến Nhân tự và sau đó thành lập một Thiền viện với tên Hưng Thánh Pháp Lâm tự (zh. 興聖法林寺, ja. kōshōhōrin-ji). Năm 1234, một năm sau khi Hưng Thánh tự được thành lập, Sư đến Đạo Nguyên một lần nữa và được thu nhận làm đệ tử. Hai năm sau, nhân khi tham quán câu hỏi của một vị tăng đến Thiền sư Thạch Sương Sở Viên "Thế nào khi một sợi tóc đào nhiều lỗ?" Sư bỗng nhiên Đại ngộ (tháng 11 năm 1236). Sư bèn thắp hương lễ Phật và chạy đến Đạo Nguyên trình sự việc. Đạo Nguyên nghe xong bảo: "Sợi tóc đã đào đến nơi đến chốn" và ấn khả. Từ đây, Sư giữ chức thủ toạ (đứng đầu chúng trong việc giáo hoá thay thầy) và làm thị giả cho đến lúc Đạo Nguyên viên tịch. Sau, tại Vĩnh Bình tự, Đạo Nguyên giao lại cho Sư trách nhiệm thực hành các nghi lễ vào nói rằng: "Ta không còn sống lâu nữa. Ngươi thọ mệnh cao hơn ta và chắc chắn sẽ truyền giáo pháp của ta. Vì chính pháp mà ta phó chúc công việc cho ngươi." Sau khi Đạo Nguyên tịch, Sư kế thừa trụ trì chùa Vĩnh Bình và mất năm 1280, thọ 82 tuổi. Tác phẩm duy nhất của Sư là Quang minh tạng tam-muội (zh. 光明藏三昧, ja. kōmyōzōzanmai), nhưng Sư biên tập nhiều tác phẩm khác của Đạo Nguyên như Chính pháp nhãn tạng (zh. 正法眼藏, ja. shōbōgenzō), Chính pháp nhãn tạng tuỳ văn ký (zh. 正法眼藏隨聞記, ja. shōbōgenzō zuimon ki)... Những tác phẩm của Đạo Nguyên được truyền đến hậu hế phần lớn là nhờ công lao của Sư. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1198 Mất năm 1280 Tào Động tông Người Kyōto
11183
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20Gi%C3%A1c%20T%C3%A2m
Tâm Địa Giác Tâm
Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心, ja. shinchi kakushin) 1207-1298, là một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế, đắc pháp nơi Thiền sư Trung Quốc Vô Môn Huệ Khai. Sư là người mang tập công án quan trọng Vô môn quan sang Nhật và phổ biến phương pháp quán công án tại đây. Sư sinh trưởng tại Nagano, xuất gia năm 14 tuổi và thụ giới cụ túc năm 28 tuổi. Ban đầu Sư tu tập theo Chân ngôn tông trên núi Cao Dã (高野, ja. kōya) và cũng nơi đây, Sư tiếp xúc với Thiền tông lần đầu qua một vị đệ tử của Thiền sư Minh Am Vinh Tây (明菴榮西, ja. myōan eisai) là Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇, ja. taikō gyōyū). Sau đó, Sư tham học với nhiều vị Thiền sư đương thời, trong đó có cả Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen). Năm 1249, Sư cất bước sang Trung Quốc du học, một cuộc hành trình kéo dài gần sáu năm (1249-1254). Đến Trung Quốc, Sư có nguyện vọng tham học nơi Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm nhưng vị Thiền sư danh tiếng này đã qua đời và vì thế, Sư cất bước chu du khắp nơi. Trong cuộc hành trình này, Sư cũng có dịp tiếp xúc với các Thiền sư thuộc Phổ Hoá tông và học cách thổi sáo Xích bát (zh. 尺八, ja. shakuhachi) của họ—một cách nhiếp tâm khác thay vì tụng kinh niệm Phật. Được một bạn đạo đồng hương khuyên, Sư đến Thiền sư Vô Môn Huệ Khai—vị Thiền sư danh tiếng nhất đương thời—cầu học yếu chỉ Thiền. Cuộc gặp gỡ này xảy ra một cách rất thân mật. Khi thấy vị khách hiếu học từ Nhật đến, sư Huệ Khai hỏi ngay: "Chẳng có cửa nào để vào đây, ngươi vào thế nào được?". Sư đáp: "Con đến từ nơi không cửa (vô môn)". Huệ Khai hỏi tiếp: "Ngươi tên gì?". Sư thưa: "Giác Tâm." Sư Huệ Khai liền làm ngay bài kệ: Tâm chính là Phật Phật chính là Tâm Quá khứ, hiện tại Phật Tâm như nhau Chỉ sau sáu tháng tu tập, Sư được Huệ Khai ấn khả. Trước khi rời thầy, Sư được Huệ Khai chính tay trao cho ca-sa, một bức chân dung và một bản của Vô môn quan. Sau khi về Nhật, Sư lưu lại một thời gian tại núi Cao Dã và không bao lâu, Sư sáng lập một thiền viện tại Wakayama với tên Tây Phương tự (zh. 西芳寺, ja. saihō-ji)—sau được đổi tên là Hưng Quốc tự (zh. 興國寺, ja. kōkoku-ji)—nơi Sư trụ trì 40 năm sau đó. Sư được các vị Nhật hoàng mời đến Kinh Đô (ja. kyōto) nhiều lần thuyết pháp và được phong danh hiệu Pháp Đăng Viên Minh Quốc sư (zh. 法燈圓明國師, ja. hottō emmyō kokushi). Sư truyền dòng thiền Lâm Tế hệ phái Dương Kì (zh. 楊岐派, ja. yōgi-ha) tại Nhật và được xem là một trong những Đại Thiền sư nơi đây. Sư sử dụng phương pháp quán công án để hướng dẫn các đệ tử trên đường giác ngộ và công án thường được Sư sử dụng nhất là công án thứ nhất, "Vô" của Vô môn quan. Ngoài phương pháp quán công án, Sư cũng chú trọng đến việc thực hành các nghi lễ theo Chân ngôn tông. Ngoài các việc nói trên, Sư cũng được xem là người truyền Phổ Hoá tông sang Nhật, một tông phái tồn tại đến thời cận đại. Sư và các môn đệ sau vài thế hệ thành lập một hệ phái trong tông Lâm Tế tại Nhật Bản, được gọi là Pháp Đăng phái (zh. 法燈派, ja. hottō-ha). Thành tựu lớn của Sư được xem là việc đem tập Vô môn quan sang Nhật. Không bao lâu sau đó, tập công án quan trọng thứ hai của tông Lâm Tế là Bích nham lục (zh. 碧巖錄, ja. hekigan-roku) cũng được truyền sang đây và như vậy, hai tác phẩm căn bản của tông này đã có mặt, việc truyền bá Thiền đã đứng vững. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Người Nagano Thiền sư Nhật Bản
11184
https://vi.wikipedia.org/wiki/Myouan%20Eisai
Myouan Eisai
Myōan Eisai (kanji: 明菴榮西, Hán Việt: Minh Am Vinh Tây; 1141-1215), còn được viết gọn là Eisai hoặc Yōsai là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Hoàng Long. Sư được xem là vị Tổ khai sáng Thiền tông tại Nhật Bản, được tôn xưng là Eisai/Yōsai Zenji (栄西禅師, Thiền sư Eisai). Đạo nghiệp Sư đến Trung Quốc hai lần và, lần thứ hai, Sư được Thiền sư Hư Am Hoài Sưởng (zh. 虛庵懷敞) ở chùa Vạn Niên trên núi Thiên Thai ấn chứng. Sư cũng là thầy đầu tiên của Đạo Nguyên Hi Huyền, người khai sáng dòng Thiền Tào Động tại Nhật. Việc khai sáng Thiền tông tại Nhật được xem là thành tựu của Vinh Tây nhưng sự kiện này phải được đính chính lại một ít bởi vì sự thành lập Thiền tông tại Nhật - nếu nhìn một cách tổng quát - là một quá trình lâu dài, qua nhiều cấp bậc. Sư là người, có thể nói, thực hiện những bước quan trọng đầu tiên để Thiền tông được hưng thịnh tại đây. Sư sinh ra trong một gia đình mộ đạo tại Bitchū (bây giờ là Okayama), học hỏi Phật pháp từ nhỏ. Năm 14 tuổi, Sư xuất gia trên núi Tỉ Duệ (zh. 比叡, ja. hiei) tại Kinh Đô (ja. kyōto), trung tâm của Thiên Thai tông tại Nhật Bản. Sư chú tâm học hỏi tất cả những lý thuyết căn bản của Thiên Thai tông và cả Mật giáo của tông này (Thai mật 台密, ja. taimitsu) trong thời gian ở tại đây. Sau đó, Sư quyết định sang Trung Quốc để học hỏi thêm. Lần sang Trung Quốc đầu tiên (1168) đã mang đến cho Sư một ấn tượng về Thiền tông tại đây. Chuyến du học này kéo dài không lâu (7 tháng) và kết quả chỉ là những bài luận của Thiên Thai tông tại Trung Quốc mà Sư mang trở về quê nhà. Chuyến du học thứ hai xảy ra gần hai mươi năm sau đó (1187) và chuyến đi này là mốc ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Sư. Ban đầu, Sư có ý định đến tận Ấn Độ để thăm những thánh tích của đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni và sau khi đặt chân lên đất Trung Quốc, Sư liền xin phép đi từ đây sang Ấn Độ nhưng sự từ chối của chính quyền lúc bấy giờ buộc Sư phải ở lại. Đây chính là cơ hội để Sư tham vấn các vị Thiền sư Trung Quốc. Dưới sự hướng dẫn của Hư Am Hoài Sưởng - một vị Thiền sư thuộc đời thứ tám dòng Hoàng Long Huệ Nam tông Lâm Tế - Sư đạt yếu chỉ Thiền và được ấn khả. Sau bốn năm du học, Sư trở về Nhật, tuyên truyền giáo lý của Thiền tông tại đây. Trong thời gian sau (1198), Sư soạn bộ Hưng thiền hộ quốc luận (興禪護國論, ja. kōzen gokokuron) để xiển dương Thiền tông và để chống đối lại sự phản bác mạnh mẽ của các vị tăng thuộc Thiên Thai tông. Sư viết như sau trong Hưng thiền hộ quốc luận: "Tổ Tối Trừng (zh. 最澄, ja. saichō) của Thiên Thai tông đã từng dạy Thiền; nếu Thiền tông chẳng có ý nghĩa gì thì Đại sư Tối Trừng cũng chẳng có ý nghĩa gì và nếu Đại sư Tối Trừng chẳng có ý nghĩa gì thì Thiên Thai tông cũng chẳng có ý nghĩa gì." Sư không những là một Thiền sư lỗi lạc mà còn rành về cả y thuật, đặc biệt là cách dưỡng sinh bằng trà. Sư có viết Khiết trà dưỡng sinh ký (喫荼養生記, ja. kissa yōjōki), nói về tác dụng của trà và chính từ đây Trà đạo bắt đầu có tại Nhật. Tác phẩm khác của sư là Bồ-đề tâm luận khẩu quyết (zh. 菩提心論口訣, ja. bodaishinron kōketsu), Hưng thiền hộ quốc luận (zh. 興禪護 國論, ja. kōzengokoku ron), Xuất gia đại cương (zh. 出家大綱, ja. shukke daikō), còn thêm những luận giải về tông Thiên Thai và Mật giáo. Trong những năm cuối đời, Sư hoằng hoá tại hai trung tâm Kinh Đô (京都; ja. kyōtō) và Liêm Thương (鎌倉, ja. kamakura). Sư tịch năm 1215, thọ 75 tuổi. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Liên kết ngoài http://theosophy.org/tlodocs/teachers/Eisai.htm Người Okayama Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1141 Lâm Tế tông
11185
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87t%20Th%C3%B4ng%20Ngh%C4%A9a%20Gi%E1%BB%9Bi
Triệt Thông Nghĩa Giới
Triệt Thông Nghĩa Giới (zh. 徹通義介, ja. tettsū gikai), 1219-1309, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Tào Động (ja. sōtō-shū). Sư là vị trụ trì thứ ba của Vĩnh Bình tự (zh. 永平寺, ja. eihei-ji). Dòng thiền kế thừa Sư là dòng chính của tông Tào Động và được truyền cho đến ngày hôm nay tại Nhật. Sư sinh tại tỉnh Echizen, xuất gia năm 1231 với Giác Thiền Hoài Giám (zh. 覺禪懷鑑, ja. kakuzen ekan, ?-1251) một vị Thiền sư thuộc tông Nhật Bản Đạt-ma (ja. nihon daruma-shū). Một năm sau, Sư đến núi Tỉ Duệ và chú tâm vào việc nghiên cứu giáo lý của Thiên Thai, Mật và Tịnh độ tông. Cùng với một số vị thuộc tông Nhật Bản Đạt-ma, Sư đến tham vấn Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền và lưu lại đây tu học. Đạo Nguyên sớm nhận ra tài năng của Sư và trao cho những chức năng quan trọng như Điển toạ (zh. 典座, ja. tenzo), Tri sự (zh. 知事). Trước khi tịch, Đạo Nguyên phó chúc việc quản lý, chăm lo chùa Vĩnh Bình cho Sư và chính sự việc này đã gây ra sự chia rẽ trong tông Tào Động sau thế hệ hứ hai. Sau khi Đạo Nguyên viên tịch, Sư tu học dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘, ja. koun ejō). Theo lời khuyên của Cô Vân, Sư chu du viếng thăm rất nhiều thiền viện tại Nhật để trau dồi kinh nghiệm về kiến trúc để sau này mở rộng thiền viện Vĩnh Bình. Năm 1259, Sư đến Trung Quốc, thu thập rất nhiều tài liệu về kiến trúc của những thiền viện tại đây—đặc biệt là những thiền viện thuộc tông Lâm Tế. Sau khi trở về Nhật, Sư bắt đầu việc trùng tu Vĩnh Bình tự và đưa vào đây những quy luật mới, những phong cách kiến trúc mới và cũng chính vì những sự việc này mà có những sự tranh chấp tại Vĩnh Bình tự. Nhiều vị tăng cho rằng, những điểm được cải cách này đối nghịch tư tưởng của Đạo Nguyên và các tư liệu về Sư cũng làm sáng tỏ sự việc này. Xuất thân từ Nhật Bản Đạt-ma tông, Sư rất chú trọng đến việc thực hành nghi lễ mang tính chất Mật giáo, một phong cách mà người ta không hề tìm thấy nơi Đạo Nguyên. Thêm nữa, thay vì sống và tu tập hoàn toàn hướng nội, sống cơ hàn xa lìa đô thị như Đạo Nguyên thì Sư lại chú trọng đến phong cách bên ngoài, cách trưng bày xa hoa, những ngôi chùa to lớn, việc thực hành những nghi lễ long trọng. Vì những lý do trên mà Sư rời Vĩnh Bình tự. Sau, Sư đến trụ trì Đại Thừa tự (大乘寺, ja. daijō-ji), vốn là một ngôi chùa thuộc Chân ngôn tông nhưng được Sư sửa đổi thành một thiền viện. Nơi đây, Sư dốc lòng truyền bá Thiền tông theo quan niệm riêng của mình, thích hợp với thời gian. Cách tu tập tại đây bao gồm thiền theo Thiền tông nhưng cũng không ít nghi lễ của Chân ngôn tông được đưa vào đây. Mầm mống của sự truyền bá rộng rãi của tông Tào Động tại Nhật sau này được đặt ngay tại ngôi chùa này. Sư tịch năm 1309, thọ 91 tuổi. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1219 Mất năm 1309 Người Fukui
11186
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20M%C3%B4n%20Hu%E1%BB%87%20Khai
Vô Môn Huệ Khai
Vô Môn Huệ Khai (zh. wúmén huìkāi/wu-men hui-k'ai 無門慧開; ja. mumon ekai), 1183-1260, là một vị Thiền sư Trung Quốc thuộc hệ phái Dương Kì tông Lâm Tế, nối pháp Thiền sư Nguyệt Lâm Sư Quán (zh. 月林師觀). Sư là vị Thiền sư nổi danh nhất thời, đến bây giờ vẫn còn được nhắc đến qua tập công án Vô môn quan. Sư họ Lương, người Tiền Đường (zh. 錢塘), Hàng Châu (Chiết Giang 杭州(浙江)), xuất gia từ thuở nhỏ. Sư ban đầu tham vấn các nơi, sau đến Thiền sư Nguyệt Lâm Sư Quán ở chùa Vạn Thọ (zh. 萬壽寺), Giang Tô (zh. 江蘇). Ban đầu Nguyệt Lâm giao cho Sư công án "Không" (zh. 無) của Triệu Châu làm thoại đầu. Sư chú tâm vào công án này sáu (!) năm liền nhưng không kết quả. Sư thuật lại rằng vì quá tập trung vào công án này mà sư quên cả ngủ mà nếu buồn ngủ trong lúc tọa thiền, sư liền đứng dậy đi qua lại trong thiền đường, đập đầu vào cột gỗ cho tỉnh. Một ngày nọ, khi nghe tiếng trống báo hiệu giờ ăn trưa, sư hoát nhiên đại ngộ, ứng khẩu ngay bài kệ sau (Trúc Thiên & Tuệ Sĩ dịch, trích từ Thiền luận của D.T. Suzuki): Mừng quá, sư chạy đến Nguyệt Lâm trình sở đắc. Nguyệt Lâm bắt gặp sư chạy giữa đường, hỏi: "Chạy đi đâu như bị ma đuổi vậy?" sư hét một tiếng, Nguyệt Lâm cũng hét một tiếng. Sau đó sư trình bài kệ rất độc đáo sau: Vì kinh nghiệm giác ngộ của sư nên mọi người trong viện đều kính trọng nhưng cuộc sống hằng ngày của sư cũng không có gì thay đổi. Lúc nào sư cũng giữ một tác phong giản dị, thâm trầm. sư thân hình gầy ốm, ăn mặc thô sơ nhưng lúc nào cũng xả mình vào làm mọi việc cùng với tăng chúng. Những năm sau khi được Nguyệt Lâm ấn khả, sư chu du nhiều nơi và nhân đây thu thập tài liệu để soạn tập công án Vô môn quan. Năm 1229, tập này được in lần đầu và với 46 tuổi, sư đang ở tuyệt đỉnh của cuộc đời hoằng hoá của mình. Năm 1246 - theo lệnh của vua Tống Lý Tông - sư sáng lập chùa Hộ Quốc Nhân Vương (zh. 護國仁王寺). Những năm cuối đời, sư lui về một ngôi chùa nhỏ ở Tây Hồ. Một cơn hạn lớn là nguyên do mà vua Lý Tông mời sư trở về triều đình làm lễ cầu mưa. Ngay lúc sư thuyết pháp thì trời mưa như trút và vì vậy sư được vua ban hiệu Phật Nhãn Thiền sư (zh. 佛眼禪師) và tặng cho ca-sa vàng (kim lan y 金襴衣). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Suzuki, D.T.: Essays in Zen Buddhism, First-Third Series, London 1950/53 (Việt ngữ: Thiền luận, Trúc Thiên dịch quyển thượng, Tuệ Sĩ dịch hai quyển trung và hạ. TP HCM 1993) Lâm Tế tông Thiền sư Trung Quốc Sinh năm 1183 Mất năm 1260 Người Chiết Giang
11187
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1c%20Li%C3%AAu
Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức là đơn vị hành chính từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu lại được tái lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 và là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam cho đến nay. Năm 2018, Bạc Liêu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 46 về số dân, xếp thứ 48 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 39 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với dân số 892.930 người, GRDP đạt 37.719 tỉ Đồng (tương ứng với 1,6382 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 42,05 triệu đồng (tương ứng với 1.826 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%. Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Cửu Long qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây. Nguồn gốc tên gọi Tỉnh Bạc Liêu từ khi thành hình đã lấy tên của con rạch Bạc Liêu (có giả thuyết cho rằng do Poanh Liêu mà ra, tức là nơi có Đạo quân Lào trú đóng thời xưa). Tên gọi "Bạc Liêu", đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo", có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là "Bạc" và Léo phát âm là "Liêu". Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn", còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên họ gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh". Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao. Địa lý Vị trí địa lý Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.669  km², chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp với tỉnh Hậu Giang Phía đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng Phía tây nam giáp với tỉnh Cà Mau Phía tây bắc giáp với tỉnh Kiên Giang Phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km. Tọa độ địa lý của tỉnh Bạc Liêu: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 9o37’00’’ Bắc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân. Điểm cực Nam ở Vĩ độ 9o00’00’’ Bắc tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải. Điểm cực Tây ở Kinh độ 105o15’00’’ Đông tại xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai. Điểm cực Đông ở Kinh độ 105o52’30’’ Đông tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi. Vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 40.000 km² là một vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng. Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (Quốc lộ 1), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu, Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đến thành phố Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế xã hội. Điều kiện tự nhiên I. Địa hình Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi chính và thấp vì lẽ đó cũng không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Độ cao khoảng từ 0,8 đến 1,5m so với mặt biển. Hướng nghiêng đia hình từ đông bắc xuống tây nam, độ nghiêng trung bình từ 1 đến 1,5 cm/km. Trong vùng có nhiều ô trũng như: các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai thuộc vùng trũng của trung tâm bán đảo Cà Mau. Các giồng cat ven biển tạo hướng nghiêng từ biển vào trong nội đồng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như: Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Điền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai chia cắt địa hình của tỉnh. Thềm lục địa mở rộng, biển nông và bãi biển thoải từ 30 đến 70, dòng biển Đông Bắc ổn định, có vai trò quan trọng trong bồi tụ, mỗi năm mở rộng thêm ra biển hơn 30m tạo nên các bãi bồi. Bãi bồi mở tới đâu thì rừng ngập mặn tiến ra tới đó. Tuy nhiên, đoạn từ Ấp Gò Cát (xã Điền Hải) tới thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) lại đang diễn ra quá trình sạc lở cửa sông và bờ biển lại rất mạnh, khoảng 10m/năm. Con người tác động rất đáng kể đến địa hình hiện tại của tỉnh. Hàng trăm cây số kênh mương, đường sá với hàng triệu mét khối đất đào đắp, việc cải tạo những vùng đất phèn qua nhiều làm thế hệ đã làm thay đổi nhiều bề mặt địa hình của tỉnh. Từ vùng hoang hóa trở thành vùng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế. II. Khí hậu Bạc Liêu nằm ở vĩ độ thấp, trong khu vực gió mùa nên khí hậu Bạc Liêu mang tính chất cận xích đạo gió mùa (nhiệt đới gió mùa) rất điển hình, với nền nhiệt cai và ổn định, biên nhiệt dao độngtrong năm nhỏ, lượng mưa lớn, mưa theo mùa và thất thường. 1. Nhiệt độ Do góc nhập xạ quanh năm lớn nên tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn. Nhiệt độ trung bình năm dao dộng trong khoảng 26 - 270C. Tháng nóng nhất là tháng 5 nhiệt độ 35 - 360C và có khi lên tới 370C, có nhiệt độ trung bình trên 290C và tháng thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ 200C và có khi từ 18 - 200C, có nhiệt độ trung dưới 250C. Biên độ nhiệt năm trung bình khoảng 3,60C. Bạc Liêu có bờ biển khá dài, ven biển và trong đất liền nên có tiềm năng lớn về phát triển điện mặt trời. 2. Lượng mưa Bạc Liêu có lượng mưa vào loại trung bình so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1700 mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), chiếm khoảng hơn 93% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Mưa không đều giữa các địa phương trong tỉnh, lượng mưa giảm dần từ tây sang đông, giảm dần từ nội địa ra biển. Khu vực giáp các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, vùng tây: thị xã Giá Rai và các huyện Phước Long, Hồng Dân có lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm/năm. Khu vực từ thị xã Giá Rai đến huyện Hòa Bình có lượng mưa trung bình khoảng từ 1800 đến 2000 mm/năm, khu vực đông bắc: huyện Vĩnh Lợi có lượng mưa trung bình khoảng từ 1600 đến 1800 mm/năm. Riêng vùng ven biển từ xã Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu) đến thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) lượng mưa thường ít hơn, khoảng 1600 mm/năm. Lượng mưa không đều theo các năm, có năm mưa nhiều, có năm mưa ít. Mưa thường diễn ra theo từng đợt, một đợt mưa có thể kéo dài từ 7 ngày tới 20 ngày, trường hợp cá biệt có thể tới hơn 1 tháng. Giữa hai đợt mưa có một đợt khoảng thời gian không mưa hoặc ít mưa, khoảng thời gian này có thể kéo dài hàng tuần, cá biệt có thể kéo dài hàng tháng gây hạn hán ngay trong mùa mưa, đó là hạn bà chằng. Phần lớn các địa phương trong tỉnh nằm trong khu vực có hạn bà chằng. Do đó, sản xuất nông nghiệp ở Bạc Liêu từ trồng lúa đến nuôi trồng thủy hải sản cần chú ý tới đặc điểm này. Bên cạnh đó, đầu và cuối mùa mưa thường xuất hiện hiện tượng giông sét rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của nhân dân. 3. Gió Nằm trong khu vực gió mùa nên Bạc Liêu có hai mùa gió: - Gió mùa mùa hạ: Thổi từ cuối tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ yếu là Tây và Tây Nam mang theo lượng mưa lớn cho vùng. Bạc Liêu ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Vào mùa này, đôi khi có hiện tượng giông sét và vòi rồng, có gió giật mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống nhân dân. - Gió mùa mùa đông: Hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chính là hướng Đông, ngoài ra có gió thổi theo hướng Đông Bắc (thường vào tháng 11 và tháng 12), Đông Nam (thổi vào tháng 2, 3, 4) và hướng Đông Bắc (thổi xen kẽ với gió Đông và Đông Bắc trong tháng 11 và tháng 12). Những tháng chuyển tiếp từ chế độ gió mùa mùa hạ qua gió mùa đông thường xuất hiện gió Đông và Tây. Bạc Liêu có bờ biển khá dài, ven biển gió thổi mạnh nên có tiềm năng lớn về phát triển điện gió. III. Sông ngòi và nước ngầm 1. Sông ngòi Hệ thống sông rạch ở Bạc Liêu chủ yếu là kênh đào, với mật độ cao, phân bố đều, có vai trò quan trọng trong tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ, đặc biệt là rửa phèn, rửa mặn cho đất. Do ảnh hưởng của biển nên hầu hết các hệ thống sông rạch của tỉnh có vai trò như những lạch truyền triều. Chế độ nước của các dòng sông phụ thuộc vào chế độ triều và chế độ mưa. Đây là điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu phát triển nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy triều cũng làm cho nhiều vùng đất đang bị mặn hóa, triều cường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng phía Nam Quốc lộ 1. 2. Nước ngầm Đây là nguồn nước rất quan trọng cung cấp nước ngọt sinh hoạt và sản xuất của tỉnh, có 3 tầng nước: tầng Plêitôxin, Plêiôxen và Miôxen. Tuy trữ lượng nước ngầm khá phong phú, song việc khai thác, sử dụng cũng cần tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống sông ngòi tại Bạc Liêu chia làm hai nhóm: Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam: Nhóm 2 chảy ra sông Ba Thắc. IV. Thổ nhưỡng Đất ở Bạc Liêu gồm: - Đất phèn hoạt động: diện tích 93.265 ha, chiếm 38,6%. Phân bố ở các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai. Đất này được cải tạo thông qua chương trình ngọt hóa, một phần đang chuyển đổi để phát triển nông nghiệp với hệ thống canh tác mới: lúa - tôm, lúa - cá. - Đất mặn: đất phù sa được tích tụ trong môi trường nước mặn, có diện tích là 80.863 ha, chiếm 33,6%. Phân bố dọc bờ biển và khu vực phía Nam Quốc lộ 1. Chia làm 4 nhóm phụ: mặn nhiều, mặn trung bình, mặn ít và đất rừng ngập mặn. - Đất phèn tiềm tàng: hình thành những vùng đất trẻ, còn bị nhiễm mặn, khả năng thoát nước kém. Diện tích khoảng 55.584 ha, chiếm 23,1%. Phân bố ở một số xã phía tây huyện Đông Hải và một số xã tây bắc huyện Hồng Dân, đang được khai thác nuôi trồng thủy sản và trồng cây công nghiệp như mía, khóm, tràm, bạch đàn, trúc. - Đất bãi bồi và đất khác: diện tích hơn 10.000 ha, chiếm 4,5%. Phân bố ở vùng ven biển của thành phố Bạc Liêu, các huyện Hoà Bình, Đông Hải và ven kênh rạch các huyện, thị xã trong nội địa. Phần lớn còn hoang hóa. - Đất cát giồng: diện tích 447 ha, chiếm 0,2%. Phân bố ở ven biển các xã Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu) và xã Vĩnh Hậu (huyện Hoà Bình). Nhãn là loại cây ăn trái có mặt hàng trăm năm, là cây trồng chính trên đất này và còn là vùng chuyên canh rau, củ, hoa màu của tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện. V. Sinh vật 1. Tài nguyên rừng Diện tích rừng và đất rừng 4.657 ha, chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường các loại cây ở đây chủ yếu là cây mấy (còn gọi là cây mắm), tràm, cây đước. Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật. 2. Động vật Động vật trên cạn có nhiều loài, số lượng lớn. Chim là động vật có số lượng lớn nhất. Các loài chim như cồng cộc, bồ nông, cò trắng, cờ đen, diệc, chim cuốc, bìm bịp,... Cư trú và sinh sản tại các cánh rừng ngập mặn hoặc những vạc rừng trồng phân tán trong khu dân cư. Bò sát có 12 loài như trăn, rắn, kì đà, kì nhông, tắc kè, thằn lằn, rắn mối,... Một số loài sống dưới đất, làm hang và sinh sản ở các gò đất cao, một số loài sống trên cây. Một số loài quý hiếm như rắn hổ mang, cò quắm trắng có trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều loài có hại như chuột và côn trùng phát triển nhanh, phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Động vật dưới nước rất phong phú, thủy sản nước mặn như cá: hồng, thu, chim,... Nguồn thủy sản nước ngọt gồm 14 loài cá đồng, ưu thế là cá: lóc, trê, rô, thát lát, ltôm càng,... Thủy sản nước lợ gồm cá: keo, đối, tôm, cua, sò,... Biển Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ. Trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết. Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn. Hành chính Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính của Bạc Liêu Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã (bao gồm 512 khóm, ấp). Theo quyết định Quy hoạch số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong giai đoạn 2021 – 2030: thành phố Bạc Liêu sẽ từ đô thị loại II tiến lên đô thị loại I; thị xã Giá Rai từ đô thị loại IV lên đô thị loại III; các đô thị loại V như Gành Hào (huyện Đông Hải), Hòa Bình (huyện Hòa Bình), Phước Long (huyện Phước Long), Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi), Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) sẽ lên đô thị loại IV. Lịch sử Bạc Liêu từng là vùng đất có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long của người Pháp, được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây. Bạc Liêu cũng là vùng đất có nhiều người Hoa sinh sống qua câu ca dao: Thời phong kiến Năm 1680, Mạc Cửu với vai trò là một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Kampốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu. Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, lúc này Mạc Cửu được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại Phương Thành, dân cư ngày càng đông đúc hơn. Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai quản 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa biển Gành Hào. Thời vua Tự Đức, vùng này thuộc phủ Ba Xuyên, rồi sau đó lại tách ra lập thành huyện Phong Thạnh trực thuộc phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc Ngày 5 tháng 1 năm 1867, thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh. Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15 tháng 7 năm 1867, Pháp đổi hạt Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng. Đến ngày 5 tháng 6 năm 1876, Nam Kỳ được Pháp chia thành 24 khu tham biện (inspection) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm. Năm 1877, Nam Kỳ được Pháp điều chỉnh lại còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18 tháng 12 năm 1882, Pháp cắt 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và 2 tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu. Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ, trong đó có hạt tham biện Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu đặt tại làng Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi. Chủ tỉnh Bạc Liêu đầu tiên là Eugene Chabrier (1897 - 1903) Tỉnh Bạc Liêu ban đầu chỉ có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà Mau. Năm 1903, lập đại lý hành chánh Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu, gồm 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy; Nguyễn Tấn Đức làm quan cai trị đầu tiên của Cà mau. Năm 1904, cắt một phần đất của quận Vĩnh Lợi để lập thêm quận Vĩnh Châu. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng đại lý hành chánh Cà Mau lên thành quận Cà Mau trực thuộc tỉnh Bạc Liêu, do đốc phủ sứ Trần Quang Phước làm chủ quận đầu tiên. Năm 1918, cắt thêm phần đất thuộc quận Cà Mau và tỉnh lỵ thành lập thêm quận Giá Rai. Tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích là 705.000 mẫu tây. Ngày 5 tháng 10 năm 1918, thực dân Pháp chia địa bàn tỉnh Bạc Liêu thành 4 quận trực thuộc: Quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy với 521.000 mẫu tây Quận Vĩnh Lợi gồm 5 làng: Hoà Bình, Hưng Hội, Long Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch của tổng Thạnh Hoà với 44.784 mẫu tây Quận Vĩnh Châu gồm 5 làng: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hoà, Khánh Hoà, Lạc Hoà của tổng Thạnh Hưng với 31.688 mẫu tây Quận Giá Rai gồm làng Vĩnh Mỹ của tổng Thạnh Hoà; làng Phong Thạnh, Long Điền của tổng Long Thủy với 107.531 mẫu tây. Ngày 6 tháng 4 năm 1923, thời viên chủ tỉnh Bạc Liêu là Adrien Petit, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924). Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh (lúc này là L. le Strat) bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi. Ngày 24 tháng 9 năm 1938, giải thể quận Vĩnh Châu, nhập vào địa bàn quận Vĩnh Lợi; đồng thời tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới có tên là quận Quảng Xuyên. Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hành chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, lập quận Thới Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận Cà Mau Bắc và Cà Mau Nam thành một quận có tên là quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1947, chính quyền thực dân Pháp cũng giao quận Phước Long (trước đó thuộc tỉnh Rạch Giá) cho tỉnh Bạc Liêu quản lý. Giai đoạn 1945-1954 Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Nam đã nhiều lần thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1947, quận Hồng Dân (trước đó có tên là quận Phước Long) thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển. Ngày 13 tháng 11 năm 1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới. Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Năm 1952, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Sau Hiệp định Genève, tháng 10 năm 1954 huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập. Giai đoạn 1954-1975 Việt Nam Cộng hòa Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc. Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này. Sau đó, quận An Biên và vùng Chắc Băng lại trở về thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy phần lớn diện tích đất của tỉnh Bạc Liêu bao gồm quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây để thành lập tỉnh Cà Mau; tỉnh lỵ ban đầu cũng có tên là Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu còn lại 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này vùng đất tỉnh Bạc Liêu cũ thời Pháp thuộc có sự thay đổi hành chính như sau: Đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ Cà Mau thì đổi tên là "Quản Long". Thành lập tỉnh Ba Xuyên trên cơ sở hợp nhất phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại bị đổi tên là "Khánh Hưng". Như vậy, lúc này tỉnh Bạc Liêu đã bị giải thể. Ngày 13 tháng 1 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quận Vĩnh Châu bị giải thể để sáp nhập vào quận Vĩnh Lợi. Tuy nhiên, đến ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Ba Xuyên. Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao về cho tỉnh Chương Thiện mới được thành lập. Ngày 18 tháng 4 năm 1963, thành lập mới quận Kiến Thiện thuộc tỉnh Chương Thiện trên cơ sở tách một phần đất đai của các quận Phước Long và Long Mỹ cùng tỉnh. Bạc Liêu hồi thời Pháp thuộc rất sung túc, dân cư đông đảo, là xứ ăn xài, lắm khách hào hoa phong nhã, chợ búa mua bán phồn thịnh, nền kinh tế dồi dào. Cho đến khi chính phủ Ngô Đình Diệm chấp chánh, tỉnh Bạc Liêu bị sáp nhập vào tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng cũ) trước kia thịnh vượng đông đảo bao nhiêu, bây giờ lại hóa ra u trệ bấy nhiêu. Vì bỗng dưng bị thu hẹp lại thành một quận là quận Vĩnh Lợi, trọn 9 năm châu thành Bạc Liêu lâm vào cảnh vắng vẻ, nền kinh tế bị sụp đổ, du khách có dịp đi ngang qua cảm tưởng cho là một tỉnh bị chiến tranh tàn phá. Suốt 9 năm dưới thời chính quyền Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Bạc Liêu từ một tỉnh phát triển mạnh ngày nào dưới thời Pháp thuộc bị thu hình lại thành một quận lỵ nhỏ nhoi (tức quận Vĩnh Lợi). Thời Pháp thuộc, Cà Mau chỉ là một quận lỵ nhỏ thì lúc này, Bạc Liêu lại trở thành quận lỵ Vĩnh Lợi nhỏ hơn nhiều tỉnh lỵ Quản Long (tức Cà Mau cũ). Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện được chia thành 5 tổng, 17 xã với diện tích là 238.000 mẫu tây và dân số 257.154 người (trong đó, dân số thị xã Bạc Liêu là 40.000 người). Riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu có tên là "Vĩnh Lợi", do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Bạc Liêu gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long cho đến năm 1975. Ngày 11 tháng 7 năm 1968, tách một phần nhỏ đất đai của xã Hưng Hội, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu giao về cho quận Hòa Tú mới được thành lập trực thuộc tỉnh Ba Xuyên; còn quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm xã Châu Thới vốn trước đó thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Ngày 11 tháng 3 năm 1970, quận Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu nhận thêm một phần đất đai trước đó thuộc xã Châu Hưng, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên và cũng nhận lại phần đất đai trước đó thuộc xã Hưng Hội nhưng từng bị cắt chuyển về thuộc quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên; đồng thời nửa phía bắc xã Châu Thới thuộc quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cũng lại sáp nhập vào xã Châu Hưng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Bên cạnh đó, dải đất rộng 1.500 m chạy dọc sông Mỹ Thanh thuộc các xã Khánh Hòa và Vĩnh Phước của quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu cũng giao về cho quận Hòa Tú thuộc tỉnh Ba Xuyên. Chính quyền Cách mạng Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định giải thể huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu để tái lập huyện Vĩnh Lợi và huyện Vĩnh Châu. Ngày 7 tháng 3 năm 1972, nhập xã Vĩnh Hưng của huyện Giá Rai vào huyện Vĩnh Lợi. Trong giai đoạn 1964–1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý, ngoại trừ huyện Giá Rai thuộc tỉnh Cà Mau. Tháng 11 năm 1973, Khu ủy Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Tỉnh Minh Hải giai đoạn 1976-1996 Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên thành thị xã Minh Hải và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Minh Hải. Tuy nhiên, đến năm 1984, thị xã Minh Hải được đổi về tên cũ là thị xã Bạc Liêu và tỉnh lỵ cũng được dời về thị xã Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu từ năm 1997 đến nay Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, ra Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Tỉnh Bạc Liêu lúc này có 4 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Bạc Liêu (tỉnh lỵ) và 3 huyện: Giá Rai, Hồng Dân, Vĩnh Lợi. Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Hồng Dân để tái lập huyện Phước Long. Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Giá Rai để thành lập huyện Đông Hải. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Vĩnh Lợi để thành lập huyện Hòa Bình. Từ đó, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm thị xã Bạc Liêu và 6 huyện: Đông Hải, Giá Rai, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi. Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bạc Liêu. Ngày 16 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 930/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Giá Rai. Tỉnh Bạc Liêu có 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện như hiện nay. Kinh tế Tỉnh Bạc Liêu định hướng phát triển kinh tế với 5 trụ cột gồm: nông nghiệp, mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tình hình kinh tế tỉnh Bạc Liêu năm 2020: Tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tính tăng 4,08% so với năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,71%; khu vực dịch vụ tăng 2,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,21%. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người ước tính đạt 54,37 triệu đồng. Cơ cấu nền kinh tế năm 2020 tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 42,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,20%; khu vực dịch vụ chiếm 33,15%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,08% trong tổng cơ cấu chung của toàn ngành kinh tế. Thu, chi ngân sách và bảo hiểm: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ước đạt 11.150,65 tỷ đồng, giảm 1,58% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt 10.882,34 tỷ đồng, tăng 18,08% so với cùng kỳ. Một số khoản chi lớn bao gồm: Chi sự nghiệp kinh tế 783,70 tỷ đồng; chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo đạt 1.499,80 tỷ đồng; chi sự nghiệp y tế là 583,25 tỷ đồng,... Tổng số thu bảo hiểm năm 2020 đạt 1.294 tỷ đồng, tăng 4,08% so với năm 2019, trong đó: Thu bảo hiểm xã hội đạt 606 tỷ đồng, tăng 5,97%; bảo hiểm y tế là 649 tỷ đồng, tăng 2,39%; bảo hiểm thất nghiệp là 39 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ. Tổng số chi bảo hiểm năm 2020 là 1.480 tỷ đồng, bằng 94,22% so cùng kỳ, trong đó chi bảo hiểm xã hội là 603 tỷ đồng, tăng 11,67%; chi bảo hiểm y tế 813 tỷ đồng, bằng 82,39%; chi bảo hiểm thất nghiệp 64 tỷ đồng, tăng 45,45% so cùng kỳ. Đầu tư–xây dựng: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu theo giá hiện hành đạt 27.542,31 tỷ đồng, tăng 17,83% so với năm 2019, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 3.768,42 tỷ đồng (chiếm 13,68% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội), tăng 10,74% so cùng kỳ; khu vực ngoài Nhà nước đạt 23.614,10 tỷ đồng (chiếm 85,74%), tăng 18,71%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 159,79 tỷ đồng (chiếm 0,58%), tăng 101,38% so năm trước. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Năm 2020, tỉnh có 1 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới được triển khai với tổng vốn đầu tư đăng kí 4 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ: Năm 2020, trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp từ sản xuất, tiêu dùng, điều hòa cung cầu, bình ổn giá cả,... nên lạm phát đã được kiểm soát trong giới hạn cho phép. CPI bình quân năm 2020 tăng 6,12% so với bình quân năm 2019. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 3,54% so cùng kỳ và tăng 0,45% so tháng trước. Chỉ số giá vàng tháng 12 năm 2020 tăng 29,35% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2020 tăng 26,55% so với bình quân năm 2019. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 năm 2020 tăng 0,01% so với tháng 12 năm 2019; bình quân năm 2020 tăng 0,16% so với bình quân năm 2019. Doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp: Số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là 1.858 doanh nghiệp, tăng 20,10% so với năm 2018 (tương đương tăng 311 doanh nghiệp), trong đó: Doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 99,46%/tổng số doanh nghiệp, với 1.848 doanh nghiệp, tăng 20,47%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 06 doanh nghiệp, giảm 14,29%; số lượng doanh nghiệp Nhà nước với 04 doanh nghiệp, giảm 33,33% so với năm 2018. Lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp có 34.132 người, tăng 7,68% so với cùng thời điểm năm 2018, trong đó: Lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 31.311 người, tăng 9,73%; lao động khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2.455 người, bằng 93,38%; lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ có 366 người, bằng 68,54% so cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh có 84 HTX hoạt động trên địa bàn, tăng 9,09% so với năm 2018 (tăng 07 hợp tác xã). Số lao động làm việc trong hợp tác xã là 4.637 người, tăng 17,69% so với cùng kỳ. Số cơ sở kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh gồm có 56.917 cơ sở, bằng 96,77% so với năm 2019 (giảm 1.898 cơ sở). Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản lượng lương thực có hạt của toàn tỉnh năm 2020 đạt 1.172,18 nghìn tấn, tăng 2,05% so cùng kỳ (tương đương tăng 23,55 nghìn tấn). Trong đó, sản lượng lúa đạt 1.171,13 nghìn tấn, tăng 2,05% (tương đương tăng 23,50 nghìn tấn): Sản lượng lúa Đông xuân đạt 364,18 nghìn tấn; lúa Hè thu 585,38 nghìn tấn; lúa Mùa (thu đông) đạt 221,57 nghìn tấn. Sản lượng ngô (bắp) là 1.048 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Năm 2020, diện tích trồng rừng mới tập trung của toàn tỉnh Bạc Liêu đạt 1,57 ha, bằng 2,37% so với cùng kỳ. Toàn bộ diện tích rừng mới là rừng phòng hộ. Sản lượng gỗ khai thác đạt 4.320 m³, tăng 2,49% so với cùng kỳ. Năm 2020, sản lượng thủy sản đạt 380,75 nghìn tấn, tăng 5,74% so với năm 2019. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 257,68 nghìn tấn, tăng 6,54%; sản lượng thủy sản khai thác 123,07 nghìn tấn, tăng 4,11%. Trong năm, tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Với mục tiêu đưa "Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bạc Liêu đã triển khai xây dựng "Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu". Hiện dự án đã hoàn thành gần 90% hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I và đã tuyển chọn được 09 doanh nghiệp đầu tư vào khu. Công nghiệp: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2020 tăng 4,11% so với năm 2019. Trong đó: Chỉ số ngành khai khoáng (khai thác muối) tăng 11,17%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,13%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí, chỉ số bằng 92,85% và cuối cùng là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 12,61% so cùng kỳ. Năm 2020, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có sản lượng tăng cao so với năm trước như: Thủy sản đông lạnh xuất khẩu đạt 97.146 tấn, tăng 9,80%; muối Iốt 10.152 tấn, tăng 5,09%; điện thương phẩm, sản lượng 1.101,40 triệu kwh, tăng 5,21%; nước thương phẩm 19.285,89 nghìn m³, tăng 80,49%; bia các loại 31,98 triệu lít, bằng 66,03% so cùng kỳ,... Thương mại và dịch vụ, vận tải: Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt 63.838,64 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 tỉnh Bạc Liêu đạt 4,64 tỷ đồng, tăng 87,05% so với cùng kỳ. Số lượt khách nghỉ qua đêm có 620,81 nghìn lượt người, bằng 87,51% so với cùng kỳ năm trước; khách trong ngày 2.400,15 nghìn lượt khách, bằng 91,15%; khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ có 3.020,97 nghìn lượt khách, bằng 90,38% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách trong năm 2020 đạt 128,22 triệu hành khách, tăng 4,67% so với cùng kỳ; luân chuyển đạt 3.006,29 triệu hành khách/km, tăng 4,32% so với cùng kỳ. Vận chuyển hàng hóa trong năm 2020 đạt 17,33 triệu tấn, tăng 5,44% so với năm trước; luân chuyển 821,91 triệu tấn/km, tăng 4,75% so với cùng kỳ. Năm 2018 là năm tỉnh Bạc Liêu gặt hái được nhiều thành công trên hầ hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Trong 20 chỉ tiêu chủ yếu, có 19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,36%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay và liên tục năm sau tăng cao hơn năm trước (năm 2016 tăng trưởng 5,38%, năm 2017 tăng trưởng 6,5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, là năm đánh dấu tỷ trọng khu vực dịch vụ vượt qua khu vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,05 triệu đồng, tăng 12,21% so với cùng kỳ. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, đặc biệt mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong nhà kín, nhà lưới, mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ tiêu thụ trong nước và đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu 606 triệu USD của tỉnh. Đầu tư từ khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, trong đó sôi động nhất là lĩnh vực năng lượng, với nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đăng ký đầu tư phủ kín khu vực bờ biển và nhiều khu vực trên đất liền của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh đã thu hút được dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu với quy mô công suất 3.200MW, tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD, hiện đang được các bộ, ngành Trung ương thẩm định, dự kiến hoàn tất thủ tục để khởi công trong năm 2019. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm; công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách, đồng bào dân tộc được thực hiện đầy đủ, kịp thời, qua đó góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, công tác giảm nghèo được thực hiện quyết liệt và đạt được kết quả tốt, với 4,12% hộ thoát nghèo (chỉ tiêu đề ra là 2%), kéo tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,3%. Trong đó, điểm nhấn là chỉ đạo định hướng của Thủ tướng Chính phủ vào đầu năm và kết luận bổ sung của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vào giữa năm xác định 5 trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gồm: (1) nông nghiệp, mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; (2) năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; (3) phát triển du lịch; (4) phát triển thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao; (5) phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Quyết định táo bạo này đã tạo nên đường hướng rõ ràng, cụ thể, giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh cũng như các nguồn lực đầu tư xã hội được tập trung đúng mục tiêu, tạo sự mạch lạc, đồng bộ và có tính hiệu quả tốt hơn, qua đó phát huy được yếu tố thời cơ trong phát triển của tỉnh. Mục tiêu lớn nhất của Bạc Liêu trong nhiệm kỳ này là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, đưa Bạc Liêu đứng vào tốp các tỉnh khá trong khu vực và trung bình khá của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, từ đầu nhiệm kỳ tỉnh đã nhận thức rằng còn rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua. Bởi lẽ, Bạc Liêu còn nghèo, với nhiều bất lợi về kết cấu hạ tầng, nguồn nội lực của nền kinh tế cũng như quy mô và sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, hơn nữa vị trí địa lý của tỉnh cũng không thuận lợi. Nếu so sánh với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì hầu hết các chỉ số kinh tế - xã hội của Bạc Liêu đều nằm trong nhóm thứ hạng từ 9 đến 13, nếu không bứt phá, không phát triển nhanh hơn các tỉnh bạn thì mục tiêu chính của nhiệm kỳ sẽ không thể đạt được. Hơn nữa, trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó khó khăn lớn nhất là cơn hạn mặn lịch sử làm cho tốc độ phát triển của tỉnh chưa đạt như kỳ vọng và thấp hơn rất xa mức bình quân của các tỉnh, thành phố trong khu vực; nếu với tốc độ đó thì Bạc Liêu mãi mãi không thể vươn lên để đạt mục tiêu đề ra. Trước tình thế bất lợi đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận và thống nhất xác định năm 2018 là năm bản lề, là động lực trong phát triển của tỉnh, phải quyết tâm, quyết liệt tối đa, tạo đột phá mạnh mẽ để Bạc Liêu bứt phá vươn lên. Nếu năm 2018 không thực hiện được, thì với thời gian 2 năm còn lại (2019 - 2020) không thể xoay chuyển được tình thế và có thể xem như Bạc Liêu chính thức không hoàn thành mục tiêu đề ra của nhiệm kỳ. Với quyết tâm đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất điều chỉnh nâng cao thêm đối với 6 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nhất là nâng tốc độ tăng trưởng từ 6,5 - 7% lên 7 - 7,5%; đồng thời xác định đường hướng phát triển dựa trên 5 trụ cột kinh tế - xã hội; về định lượng của mục tiêu này, tỉnh đã xác định 5 chỉ tiêu quan trọng phải đứng trong tốp 5 của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đó là: Tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tổng mức đầu tư toàn xã hội, sản lượng thủy sản và tỷ lệ giảm nghèo. Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định 5 chỉ tiêu chủ yếu để so sánh với các tỉnh, thành phố bạn trong khu vực. Nếu so sánh theo 5 tiêu chí này thì đến cuối năm 2018, Bạc Liêu xếp thứ 4/13 về tăng trưởng kinh tế, 7/13 về thu nhập bình quân đầu người, 6/13 về tổng mức đầu tư toàn xã hội, 6/13 về sản lượng thủy sản và 5/13 về tỷ lệ hộ nghèo. Tổng hợp lại có thể thấy Bạc Liêu hiện đang đứng ở tốp giữa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những kết quả đạt được trong năm 2018 của Bạc Liêu là khá tốt, song nếu tính cho cả giai đoạn 3 năm (2016 - 2018), chúng ta phát triển vẫn còn chậm, nhìn nhận khách quan thì tốc độ phát triển của Bạc Liêu cũng chỉ vừa đạt mức yêu cầu. Những khó khăn phía trước vẫn còn nhiều, nhiệm vụ cần phải thực hiện trong giai đoạn còn lại vẫn còn rất nặng nề; chúng ta phải vừa cùng "chạy", vừa tách tốp vượt lên, đây là một "cuộc đua" không hề dễ dàng. Song tôi tin tưởng rằng, với đường hướng phát triển đã được xác định rõ, cộng với đà phát triển hiện nay, nhất là làn sóng đầu tư vào 5 lĩnh vực trụ cột của tỉnh, thì những cơ hội phía trước để tỉnh Bạc Liêu hoàn thành mục tiêu lịch sử của nhiệm kỳ là tương đối tốt. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,61%, cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, xếp thứ 2 ở khu vực ĐBSCL. Về phát triển công nghiệp, tỉnh đã tập trung phát triển năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí. Hiện Nhà máy Điện gió Bạc Liêu đã hòa lưới điện quốc gia gần 800 triệu kWh và tiếp tục đầu tư giai đoạn 3. Nhà máy Điện gió Đông Hải 1 và Hòa Bình 1 cũng đã được khởi công trong năm. Riêng Dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu, quy mô công suất 3.200 MW, với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, dự kiến khởi công vào cuối năm 2020. Lĩnh vực du lịch tiếp tục phát triển với nhiều kỳ vọng khi hạ tầng các khu, điểm du lịch được quan tâm đầu tư và khởi động nhiều dự án (đặc biệt là Dự án khu văn hóa đa năng ngoài công lập Công tử Bạc Liêu), sản phẩm dịch vụ - du lịch từng bước được hoàn thiện. Doanh thu du lịch - dịch vụ đạt khoảng 2.308 tỷ đồng, tăng 42,46% so với cùng kỳ, lượng khách cũng tăng 38,95% với hơn 2,5 triệu lượt khách. Công tác tuyên truyền, quảng bá, liên kết về du lịch ngày càng được chú trọng; trong đó, việc kết nối du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL trong năm là bước hội nhập đầy lạc quan của du lịch tỉnh nhà trước xu thế mới. Những lợi thế kinh tế: Với những lợi thế về thiên nhiên, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Bạc Liêu đã có những chính sách đầu tư tín dụng ưu đãi góp phần nâng dần phương tiện khai thác biển với công suất lớn để thực hiện việc đánh bắt xa bờ, mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến thủy sản với những thiết bị và công nghệ tiên tiến theo hướng xuất khẩu và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nghề biển mà trước mắt là hoàn chỉnh việc xây dựng cảng cá Gành Hào, một cảng cá có vị trí thuận lợi không chỉ đối với nghề biển Bạc Liêu mà còn đối với cả nước. Trung tâm ngành công nghiệp tôm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, được thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TTg, ngày 24/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Khu nông nghiệp được xây dựng trên diện tích là 418,91 ha, thuộc địa bàn xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu. Chính thức khởi công xây dựng vào ngày 30/01/2018. Xã hội Giáo dục Hệ thống giáo dục của tỉnh Bạc Liêu có nhiều cấp học, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Theo thống kê đến ngày 30 tháng 9 năm 2007, Bạc Liêu có 234 trường học ở các cấp phổ thông, thấp nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có phòng học kiên cố. Toàn tỉnh Bạc Liêu có: 64 trường Mầm non 154 trường Tiểu học 67 trường trung học cơ sở 85 trường Trung học 3 trường Cao đẳng (Cao đẳng Y tế Bạc Liêu; Cao đẳng nghề Bạc Liêu; Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu) 1 trường Đại học (Đại học Bạc Liêu) Chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi và THCS đều đạt và vượt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định: 96,93% đối tượng tốt nghiệp lớp 9; 81,35% đối tượng từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,10%, trẻ em 11-14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học đạt 90,79%. 31/61 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Y tế Bệnh viện Thanh Vũ Media: Phường 3, TP. Bạc Liêu Bệnh viện Thanh Vũ Media: Quốc lộ 1, phường 7, TP. Bạc Liêu Các trung tâm y tế TP. Bạc Liêu, TX. Giá Rai, các huyện: Đông Hải, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi và các trung tâm y tế các xã, phường, thị trấn. Dân số Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 11 năm 2021, tỉnh Bạc Liêu có 918.207 người. Trong đó, dân số thành thị là 255.248 người (27,80%), dân số nông thôn là 662.959 người (72,20%). Dân số trung bình năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu đạt 913.481 người, tăng 5.240 người, tương đương tăng 0,58% so với năm 2019. Trong đó, dân số thành thị là 253.644 người chiếm 27,76%; dân số nông thôn 659.837 người chiếm 72,23%; dân số nam 457.072 người chiếm 50,04%; dân số nữ 456.409 người chiếm 49,96% trong tổng dân số. Theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của Bạc Liêu là 907.236 người, mật độ dân số đạt 335 người/km², dân số sống tại thành thị đạt 251.676 người, chiếm khoảng 27,74% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 655.560 người, chiếm 72,26% dân số, trong đó nam đạt 453.972 người, nữ đạt 453.264 người. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 28%. Bạc Liêu có ba dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa và Khmer. Sự hòa quyện văn hóa giữa ba dân tộc đã tạo cho Bạc Liêu một nền văn hóa rất riêng biệt khó trộn lẫn từ văn hóa ẩm thực cho đến phong cách sống, giao tiếp hàng ngày. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt 157.029 người, nhiều nhất là Phật giáo đạt 131.226 người, Công giáo có 19.206 người, đạo Cao Đài có 5.550 người, đạo Tin Lành có 618 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 354 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 39 người, Minh Sư Đạo có 15 người, Hồi giáo có 14 người, Baha'i giáo có năm người và Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có hai người. Cao ốc Bạc Liêu [[Hình: Cao-ốc-bl.jpg|nhỏ|phải|250px|Cao ốc ở thành phố Bạc Liêu]] Baclieu Tower từng là tòa nhà cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long thời điểm tòa nhà này được khánh thành (năm 2011), cao 18 tầng, nằm tại trung tâm thành phố Bạc Liêu, đối diện bưu điện tỉnh Bạc Liêu, có vị trí đẹp nhất trung tâm thành phố. Tòa nhà này được đầu tư bởi tập đoàn PetroVietnam, khởi công từ ngày 29 tháng 9 năm 2010 và khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2011. Baclieu Tower có 18 tầng, bao gồm 1 tầng hầm, từ sân thượng của tòa nhà có thể thấy tổng quan về thành phố Bạc Liêu. Tuy nhiên, tòa nhà này không được khai thác sử dụng hiệu quả vì chủ đầu tư thua lỗ, dẫn tới một số hạng mục xuống cấp trầm trọng gây lãng phí. Tòa nhà này đã được quy hoạch trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm hội nghị, văn phòng... Văn hóa Khám phá những giá trị văn hóa phi vật thể Bên cạnh những di tích vật thể thì Bạc Liêu còn độc đáo bởi những giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền. Đó là các lễ hội Kỳ yên, lễ hội Phật giáo Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn; lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh... Văn hóa ẩm thực cũng tạo nên nét đặc trưng cho vùng đất cuối trời Nam này. Ẩm thực Bạc Liêu mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Nhiều món ăn tạo nên thương hiệu Bạc Liêu như bún bò cay, bánh xèo, bún nước lèo… Bạc Liêu là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ. Đây là nơi sinh ra các nhạc sư, nghệ nhân, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ lừng danh… Và nói đến đất nước - con người Bạc Liêu, không thể không nhắc đến những trang sử vẻ vang của hai lần giành lại chính quyền từ tay giặc không đổ máu, những cuộc nổi dậy của nông dân Ninh Thạnh Lợi, nông dân Nọc Nạng... Tất cả làm nên một Bạc Liêu với nhiều kỳ tích! Một sức hấp dẫn rất Bạc Liêu sẽ không chỉ dừng lại ở những địa điểm du lịch, những nét văn hóa phi vật thể độc đáo mà còn quyến rũ bởi văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa làm du lịch của Bạc Liêu. Du khách về thăm Bạc Liêu hãy cảm nhận sức hấp dẫn, sự quyến rũ ấy bằng chính giác quan và cảm quan của mình! Du lịch Tiềm năng du lịch: Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… đồng thời với những di tích lịch sử – văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa… Sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong ẩm thực, trang phục, lễ hội, dân tộc Việt và một bộ phận dân cư người Khmer, người Hoa. Các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh 1. Di tích lịch sử văn hóa Đồng Nọc Nạng (Địa chỉ: Ấp 4, xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) 2. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Bạc Liêu (Địa chỉ: Ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) 3. Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Địa chỉ: Đường Cao Lầu, khóm 2, phường 2, thành phố Bạc Liêu) 4. Di tích lịch sử khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (Địa chỉ: Ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) 5. Di tích kiến trúc Nghệ thuật Tháp cổ Vĩnh Hưng (Địa chỉ: Ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) 6. Di tích kiến trúc Nghệ thuật Thành Hoàng Cổ Miếu (Địa chỉ: Khóm 3, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 7. Di tích kiến trúc Nghệ thuật Đình An Trạch (Địa chỉ: Khóm 2, phường 5, thành phố Bạc Liêu) 8. Di tích kiến trúc Nghệ thuật Phước Đức Cổ Miếu (Địa chỉ: Số 74, Điện Biên Phủ, khóm 1, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 9. Di tích kiến trúc Nghệ thuật Tiên sư Cổ Miếu (Địa chỉ: Khóm 2, phường 7, thành phố Bạc Liêu) 10. Đình Bình An (Địa chỉ: Ấp Láng Dài, Thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) 11. Thiên Hậu Cung (Địa chỉ: Phường 2, thành phố Bạc Liêu) 12. Miếu địa Mẫu Cung (Địa chỉ: Phường 3, thành phố Bạc Liêu) 13. Miếu Quan Đế (Địa chỉ: Phường 2, thành phố Bạc Liêu) 14. Chùa An Thạnh Linh (Địa chỉ: Ấp Chùa Phật, Thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) 15. Di tích lịch sử Chùa Long Phước (Địa chỉ: Khóm 6, phường 5, thành phố Bạc Liêu) 16. Chùa Tịnh Độ (Địa chỉ: Đường Võ Thị Sáu, Khóm 1, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 17. Chùa Vĩnh Phước An (Địa chỉ: Khóm 4, phường 2, thành phố Bạc Liêu) 18. Tịnh xá Ngọc Liên (Địa chỉ: Đường Ninh Bình, Khóm 2, phường 2, thành phố Bạc Liêu) 19. Di tích lịch sử sự kiện Ninh Thạnh Lợi (Địa chỉ: Ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) 20. Di tích lịch sử Chùa Cỏ Thum (Địa chỉ: Ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) 21. Chùa Khmer Hưng Hội – Chùa Đầu (Địa chỉ: Ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) 22. Chùa Khmer Hưng Hội – Chùa Chót (Địa chỉ: Ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) 23. Di tích kiến trúc Nghệ thuật Chùa Giác Hoa (Địa chỉ: Ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) 24. Di tích lịch sử Chùa Xiêm Cán (Địa chỉ: Ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) 25. Di tích lịch sử Chùa Vĩnh Đức (Địa chỉ: Đường Cách Mạng, phường 1, thành phố Bạc Liêu) 26. Chùa Vĩnh Hòa (Địa chỉ: Đường Cách Mạng, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 27. Chùa Châu Viên (Địa chỉ: Xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, thành phố Bạc Liêu) 28. Phủ thờ dòng họ Cao Triều (Địa chỉ: Khóm 1, phường 5, thành phố Bạc Liêu) 29. Nhà cổ Khưu Hải Chiêu (Địa chỉ: Số 07/128, ấp Biển Tây, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) 30. Di tích lịch sử Đồng Hồ Thái Dương (Địa chỉ: Đường 30/4, khóm 1, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 31. Chùa Hưng Thiện (Địa chỉ: Ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) 32. Lăng cá Ông Gành Hào (Địa chỉ: Khu vực II, Ấp 2, Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) 33. Lăng cá Ông Vĩnh Thịnh (Địa chỉ: Xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) 34. Khu Cá Ông Nhà Mát (Địa chỉ: Khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) 35. Dinh Tỉnh trưởng Điệp (Địa chỉ: Đường Trần Phú, phường 3, thành phố bạc liêu) 36. Di tích kiến trúc Nghệ thuật nhà cổ Tòa Tham Biện (Dinh Tỉnh trưởng thời Pháp) (Địa chỉ: Đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 37. Di tích lịch sử Đình Tân Long (Địa chỉ: Ấp Tân Long, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) 38. Khu nhà Công tử Bạc Liêu (Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 39. Khu du lịch Nhà Mát (Địa chỉ: Khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) 40. Quán âm Phật Đài (Địa chỉ: Khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) 41. Khu du lịch sinh thái Hồ Nam (Địa chỉ: Số 02 Trần Quang Diệu, phường 1, thành phố Bạc Liêu) 42. Sân chim Bạc Liêu (Địa chỉ: Khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) 43. Vườn nhãn Bạc Liêu (Địa chỉ: Xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) 44. Cây xoài 300 năm tuổi (Địa chỉ: Ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu) 45. Biển và rừng ngập mặn (Địa chỉ: Tuyến đê biển Nhà Mát – Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu) 46. Nhà thờ Tắc Sậy (Địa chỉ: Quốc lộ 1, Ấp 2, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai tỉnh, Bạc Liêu) 47. Khu điện gió (Địa chỉ: Ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) 48. Tượng đài sự kiện Mậu Thân (Địa chỉ: Quảng trường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu) 49. Tượng đài liệt sỹ (Địa chỉ: Đường Trần Huỳnh, phường 1, thành phố Bạc Liêu) 50. Quảng trường Hùng Vương (Địa chỉ: Khu trung tâm hành chính tỉnh, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1,thành phố Bạc Liêu) 51. Bảo tàng tổng hợp (Địa chỉ: Số 84 Hai Bà Trưng, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 52. Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (Địa chỉ: Quảng trường Hùng Vương, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu) 53. Bia Khám Lớn (Địa chỉ: Đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu) 54. Đình An Trạch (Địa chỉ: ấp Văn Đức, xã An Trạch, Đông Hải) 55. Nhà thờ cha Diệp (Địa chỉ: ấp Thành Thưởng, xã An Trạch, Đông Hải) Thăm di tích, thắng cảnh... Vùng đất Bạc Liêu có nhiều di tích ghi dấu những sự kiện từ ngày đầu khai hoang mở đất. Đây còn là vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer thể hiện qua những công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng Bạc Liêu. Trước hết, phải kể đến di tích cấp quốc gia Tháp cổ Vĩnh Hưng. Di tích này nằm cách thành phố Bạc Liêu khoảng 20 km về hướng Tây Bắc, thuộc ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật có niên đại 892 sau Công nguyên. Những cổ vật được phát hiện nơi này đã "kể lại" những ngày vàng son của nền văn hóa Óc Eo một thời. Trở lại thành phố Bạc Liêu, du khách hãy đến xem đồng hồ Thái Dương, một sản phẩm của nhà bác vật đầu tiên ở Việt Nam - ông Lưu Văn Lang (1880-1969). Đồng hồ Thái Dương được xây dựng bằng gạch và xi măng, chỉ dựa vào hướng đi của ánh nắng mặt trời để báo giờ. Quần thể nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ (phường 3) là địa chỉ không thể bỏ qua của du khách khi đến Bạc Liêu. Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy - người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà xây dựng năm 1919 được coi là bề thế nhất của Bạc Liêu thời đó, do kỹ sư người Pháp thiết kế và có nhiều vật liệu phải chở từ Pháp sang. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Du khách muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của rừng hoang sơ giữa lòng thành phố Bạc Liêu, hãy đến với vườn chim Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố 6 km về hướng biển. Đây là cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho Bạc Liêu, cũng là thảm rừng ngập mặn quý hiếm còn sót lại ở Việt Nam, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm... Giữa lòng thành phố Bạc Liêu còn có khu du lịch sinh thái Hồ Nam, một trong sáu điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long ở Bạc Liêu… Khu du lịch này có vị trí đắc địa về phong thủy với hồ nước rộng đến 12ha bốn bề lộng gió, hệ thống các dịch vụ vừa hiện đại, vừa mang đậm tính dân dã truyền thống của Bạc Liêu xưa, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng... Sau khi ngắm vườn chim, thăm vườn nhãn cổ, xem cây xoài 300 tuổi, một điểm không thể bỏ qua là khu Quán âm Phật đài được xây dựng gần cửa biển Nhà Mát - một công trình kiến trúc, văn hóa, tâm linh ở Bạc Liêu. Cách đây không xa lại có thêm khu biển nhân tạo vừa được mở cửa để phục vụ du khách. Ngoài ra, Bạc Liêu còn có rất nhiều đình, chùa và các đền thờ được xây dựng để thờ các vị tiền nhân có công lao đối với quê hương Bạc Liêu (chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước, chùa Xiêm Cán, chùa Giác Hoa, đình thần Nguyễn Trung Trực, đình Tân Hưng...). Đặc biệt, Bạc Liêu còn có Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi với khuôn viên rộng 6.000m²; khu di tích Đồng Nọc Nạng (thị xã Giá Rai); khu di tích Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân); khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nghệ nhân Cao Văn Lầu... Vừa qua hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã công nhận thêm 3 điểm du lịch tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 ở Bạc Liêu là: Quảng trường Hùng Vương (thành phố Bạc Liêu),Khu nhà công tử Bạc Liêu (thành phố Bạc Liêu),Khu biển nhân tạo thuộc khu du lịch Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) nâng tổng số điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh lên 6 điểm du lịch nhiều nhất toàn vùng. Hiện nay Bạc Liêu chiếm 9/41 điểm du lịch tiêu biểu của ĐBSCL và dẫn đầu khu vực. Trong năm 2015 du lịch Bạc Liêu đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Theo đó trong năm 2015 tỉnh đã đón 1,1 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt gần 1000 tỷ đồng. Trong năm 2016 du lịch Bạc Liêu đón tiếp gần 1,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó doanh thu du lịch đạt 1100 tỷ đồng. Trong năm 2017 du lịch Bạc Liêu đã đón hơn 1,5 triệu lượt khách và doanh thu đạt 1200 tỷ đồng. Trong năm 2018 ngành du lịch tỉnh đón tiếp 1,8 triệu lượt khách, doanh thu hơn 1620 tỷ đồng. Phấn đấu năm 2019 sẽ tiếp đón 2,2 triệu lượt khách du lịch và doanh thu đạt 2200 tỷ đồng. Ngành du lịch Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2030 tỉnh sẽ đón 4 triệu lượt khách du lịch. Hiện Bạc Liêu đứng thứ 5 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về lượng khách du lịch (sau Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang) và dẫn đầu khu vực về số lượng điểm du lịch tiêu biểu. Giao thông Đường bộ: 1. Quốc lộ 1, đi qua huyện Vĩnh Lợi, thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và thị xã Giá Rai. 2. Tỉnh lộ 1, nối huyện Hồng Dân với thành phố Bạc Liêu, đi qua các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình. 3. Tỉnh lộ 2, nối thị trấn Phước Long (huyện Phước Long) với Quốc lộ 1 tại xã Vĩnh Mỹ B (huyện Hòa Bình), để đến thành phố Bạc Liêu, tỉnh lộ 2 đi qua huyện Phước Long và Hòa Bình. 4. Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp: nối thành phố Ngã Bảy với thành phố Cà Mau, đi qua huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai. 5. Tuyến đường Giá Rai - Gành Hào: nối thị xã Giá Rai với huyện Đông Hải, đi qua thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải. 6. Quốc lộ 91C - đường Nam Sông Hậu, chạy dọc theo sông Hậu và biển Đông, nối thành phố Cần Thơ với thành phố Bạc Liêu. 7. Tuyến đường đê biển, chạy dọc theo bờ biển Bạc Liêu, nối thị trấn Gành Hào với thành phố Bạc Liêu, đi qua thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. 8. Các hương lộ, huyện lộ khác và đường đô thị ở các phường, thị trấn. 9. Đặc điểm chung của các tuyến đường ở Bạc Liêu (trừ các tuyến đường ở thành phố, thị xã và thị trấn) là đều nằm cạnh một con sông, con kênh nhất định. Đây cũng là đặc điểm của giao thông miền Tây Nam Bộ. Đường thủy: Bạc Liêu chỉ có hai con sông tự nhiên nằm ở phía bắc và phía nam của tỉnh đó là sông Gành Hào - ranh giới tự nhiên với tỉnh Cà Mau và sông Cái - ranh giới tự nhiên với tỉnh Hậu Giang, còn lại trên địa bàn tỉnh là các kênh đào. Giống như các tỉnh khác ở miền Tây, Bạc Liêu sở hữu cho mình một hệ thống kênh rạch chằng chịt nhưng đa phần là các con kênh nhỏ, chỉ có một vài con kênh lớn, lớn nhất là kênh Bạc Liêu - Cà Mau và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Kênh rạch ở Bạc Liêu chia làm 2 phần riêng biệt, từ kênh Bạc Liêu - Cà Mau trở xuống phía Nam đến bờ biển, nước của các con kênh ở đây là nước mặn, hệ sinh thái dưới nước của các con kênh này là hệ sinh thái nước mặn. Còn từ kênh Bạc Liêu - Cà Mau trở ra phía Bắc, nước của các con kênh ở đây là nước ngọt, hệ sinh thái dưới nước của các con kênh này là hệ sinh thái nước ngọt. Vào mùa khô, đôi khi tình trạng xâm nhập mặn vào các con kênh nội đồng vẫn còn hay xảy ra. Biển số xe Biển số xe của tỉnh Bạc Liêu: 94. Mỗi huyện, thị xã, thành phố của Bạc Liêu lại có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. - Thành phố Bạc Liêu: 94-K1/K2 - Thị xã Giá Rai: 94-D1 - Huyện Phước Long: 94-E1 - Huyện Hồng Dân: 94-F1 - Huyện Vĩnh Lợi: 94-C1/K1/K2 - Huyện Đông Hải: 94-B1 - Huyện Hòa Bình: 94-G1/K1/K2 - Ký hiệu biển số xe ô tô ở tỉnh Bạc Liêu bao gồm: 94A, 94B, 94C, 94D, 94E, 94F, 94G, 94H, 94LD. - Ký hiệu biển số xe 50cc của tỉnh Bạc Liêu bao gồm: 94AB, 94AH. Hình ảnh <center> Tỉnh kết nghĩa Ninh Bình có các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội mang tên các địa danh của tỉnh Bạc Liêu như: trường cấp II Ninh Bình - Bạc Liêu, sông Vĩnh Lợi, cống Vĩnh Lợi, cống Bạc Liêu ở xã Yên Mỹ, cống Bạc Liêu ở xã Khánh Lợi, trạm bơm Bạc Liêu, trục kênh Bạc Liêu. Bạc Liêu có đường Ninh Bình là tuyến đường có Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia là Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu- đây là điểm tham quan, du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu. Trên Quảng trường Hùng Vương lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Phường 1, Tp. Bạc Liêu có một công trình mang tên "Biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình". Đó là một biểu tượng có hồ nước rộng 176 m² với 3 vòm cong trên hồ liên kết với nhau tượng trưng cho sự trùng trùng điệp điệp, hùng vĩ của thiên nhiên đèo Ba Dội Ninh Bình hòa quyện với những ruộng muối đặc trưng của Bạc Liêu. Ngoài ra còn có một số công trình khác mang địa danh Ninh Bình như Trường THCS Bạc Liêu - Ninh Bình, Cầu Kim Sơn, Trường Tiểu học Hoa Lư, cầu Gia Viễn, cầu Trường Yên, khu dân cư Tràng An,… tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh Preah Sihanouk, Vương quốc Campuchia. Tỉnh Nagasaki, Nhật Bản. Tỉnh Borikhamxay, Lào. Chú thích Sách Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam'', Nhà xuất bản Trẻ, năm 2017. Liên kết ngoài Tỉnh ven biển Việt Nam
11188
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%BFn%20Tre
Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Năm 2021, Bến Tre là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 28 về dân số, xếp thứ 46 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 56 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 48 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.288.200 người, GRDP đạt 60.035 tỉ đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,1 triệu đồng (tương ứng với 1.924 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,85%. Bến Tre có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre. Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng và ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bến Tre ngày trước được người Khmer gọi là Sóc Treay (xứ cá) vì nhiều giống cá nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người Việt lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào Sông Hàm Luông nên cũng mang tên này. Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương của Phong trào Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu nhất là trong năm 1960. Địa lý Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km Phía tây và phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới là sông Cổ Chiên. Phía bắc giáp Tiền Giang có ranh giới là sông Tiền. Các điểm cực của tỉnh Bến Tre: Điểm cực đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông Điểm cực tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông. Điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km², địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km) và đất phù sa màu mỡ, cây trái sum suê,... Điều kiện tự nhiên Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 °C – 27 °C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 1 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển. Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Tiền dài 83 km. Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng. Địa hình tỉnh Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét. Trong đó, phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 mét. Phần đất thấp độ cao trung bình khoảng 1,5 mét, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Phần đất trũng, độ cao tối đa không quá 0,5 mét, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Bến Tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn. Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn tỉnh. Tỉnh Bến Tre nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Tỉnh lỵ Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua Tiền Giang và Long An. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Hành chính Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 157 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 10 thị trấn, 8 phường và 139 xã. {| class="wikitable mw-collapsible" style="font-size:90%; width:100%; border:0; text-align: center; line-height:120%;" |- !style="background:#e5e4e2; color:#0047ab; height:17px; "|Đơn vị hành chính cấp Huyện !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Thành phố Bến Tre !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Ba Tri !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Bình Đại !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Châu Thành !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Chợ Lách !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Giồng Trôm !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Mỏ Cày Bắc !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Mỏ Cày Nam !style="background: #FDB482; color:#7fffd4;"| Huyện Thạnh Phú |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Diện tích (km²) |style="background: beige; color:#000;"| 70,60 |style="background: beige; color:#000;"| 367,40 |style="background: beige; color:#000;"| 427,60 |style="background: beige; color:#000;"| 224,90 |style="background: beige; color:#000;"| 169,10 |style="background: beige; color:#000;"| 312,60 |style="background: beige; color:#000;"| 165,20 |style="background: beige; color:#000;"| 231,00 |style="background: beige; color:#000;"| 426,50 |- !style="background:#9cc; color:navy; height:16px; "|Dân số (người) |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 124.560 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 184.805 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 137.392 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 175.979 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 111.493 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 170.051 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 113.286 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 143.628 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 127.904 |- !style="background:#9cc; color:navy; "|Mật độ dân số (người/km²) |style="background:#ccf; color:#000;"| 1.765 |style="background:#ccf; color:#000;"| 593 |style="background:#ccf; color:#000;"| 321 |style="background:#ccf; color:#000;"| 783 |style="background:#ccf; color:#000;"| 659 |style="background:#ccf; color:#000;"| 544 |style="background:#ccf; color:#000;"| 686 |style="background:#ccf; color:#000;"| 622 |style="background:#ccf; color:#000;"| 300 |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Số đơn vị hành chính |style="background: lavender; color:#000;"| 8 phường, 6 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 21 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 19 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 19 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 10 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 20 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 12 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 15 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 17 xã |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Năm thành lập |style="background: beige; color:#000;"| 2009 |style="background: beige; color:#000;"| 1912 |style="background: beige; color:#000;"| 1975 |style="background: beige; color:#000;"| 1929 |style="background: beige; color:#000;"| 1945 |style="background: beige; color:#000;"| 1956 |style="background: beige; color:#000;"| 2009 |style="background: beige; color:#000;"| 2009 |style="background: beige; color:#000;"| 1867 |- !style="background:#9cc; color:navy; height:16px; "|Loại đô thị |style="background: #ACE1AF; color: black; " | II |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |- !style="background:#9cc; color:navy; "|Năm công nhận |style="background:#ccf; color:#000;"| 2019 |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |style="background:#ccf; color:#000;"| |- |colspan="14" style="text-align: center; font-size:90%;"|Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2019 |} Lịch sử ==Nguồn gốc dân cư Bến Tre<ref name"ReferenceA">Sách Tài liệu dạy-học chương trình lịch sử địa phương Trung học cơ sở tỉnh Bến tre, Lê Ngọc Bữu(chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam</ref>=== Đất Bến tre do phù sa sông Cửu Long bồi đắp. Đến đầu thế kỉ XVIII, phần lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú như cọp, heo rừng, trâu rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống. Trong sách Phủ biên tạp lục viết về xứ Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn ghi: "Từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm" Nhưng đó chỉ là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong đã có các "lõm" dân cư vào khai phá sinh sống. Đó là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là vào thời gian quân Trịnh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774). Ngoài ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá,... Người di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển và đường bộ, đa số là bằng đường biển. Sự khai phá và định cư của người Việt trên đất Bến Tre Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân cư ngày càng đông đúc, lập nên thôn, trại, làng. Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt. Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao nằm ở cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng. Lịch sử hành chính Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia thành sáu tỉnh: Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bấy giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, cù Lao An Hóa với hai tổng Hòa Quới và Hòa Minh nằm trong huyện Kiến Hòa. Năm 1844, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, đất Bến Tre là hai phủ Hoằng An và Hoằng Trị, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc, Ngày 15 tháng 7 năm 1867 thành lập hạt (Sở tham biện) Bến Tre, cai trị đầu tiên là chủ hạt De Champeaux (1867 - 1868). Ngày 4 tháng 12 năm 1867, tách hai huyện Tân Minh và Duy Minh của hạt Bến Tre thành lập hạt Mỏ Cày, lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, hạt Bến Tre bị giải thể, nhập địa bàn vào hạt Mỏ Cày. Ngày 2 tháng 11 năm 1871 dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên đổi tên thành hạt Bến Tre. Ngày 16 tháng 3 năm 1872, hạt Bến Tre nhận thêm 2 tổng Minh Chánh và Minh Lý từ hạt Vĩnh Long, do De Boullenois de Senuc làm chủ hạt. Ngày 25 tháng 7 năm 1877, tổng Minh Chánh bị giải thể, nhập phần đất phía Tây kinh Giằng Xây của tổng này vào tổng Minh Thuận cùng hạt. Hạt (sở tham biện) Bến Tre vào thời gian này có 21 tổng. Chánh tham biện lúc này là Marquis. Theo Nghị định ngày 22 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt (Sở tham biện) Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre (chỉ gồm có cù lao Bảo và cù lao Minh, có bốn quận: Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú; đến năm 1948 cù lao An Hóa thuộc Mĩ Tho mới được chính quyền cách mạng nhập vào phần đất Bến Tre). Năm 1912, tỉnh thành lập 4 quận là Ba Tri, Sóc Sải, Mỏ Cày, Thạnh Phú; Daroussin làm chủ tỉnh Bến Tre. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1927, thời chủ tỉnh Bến Tre là Rivoal, quận Sóc Sải được đổi tên thành quận Châu Thành. Từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận là Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Trúc Giang. Tỉnh lị tỉnh Kiến Hòa đổi tên là Trúc Giang. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Kiến Hòa mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Bến Tre. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Long An, tỉnh Bến Tre, tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Bến Tre vẫn để thành tỉnh riêng biệt. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Kiến Hòa đổi thành tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre có thị xã Bến Tre và 7 huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Ngày 9 tháng 2 năm 2009, chia huyện Mỏ Cày thành hai huyện: Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, chuyển thị xã Bến Tre thành thành phố Bến Tre. Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú. Ngày 13 tháng 2 năm 2019, thành phố Bến Tre được công nhận là đô thị loại II. Kinh tế - xã hội Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Luông. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu phụ cũng chiếm phần quan trọng là khoai lang, ngô, và các loại rau. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng. Đất bồi thích hợp trồng cói. Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quýt, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, dứa, vú sữa, bưởi da xanh,... trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài đặc sản là kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh khắp nơi. Năm 2012, tỉnh Bến Tre đề ra mục tiêu cơ bản của năm là tăng trưởng kinh tế đạt 13%, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7,1%, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Trong 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù kinh tế tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,29%, thị trường xuất khẩu được giữ vững và có bước phát triển, xuất khẩu tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 247,72 triệu USD. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả, mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa tiếp tục được triển khai và nhân rộng, dịch bệnh nguy hiểm trên gia xúc, gia cầm không xảy ra. Sản xuất công nghiệp duy trì và phát triển khá, hoạt động thương mại nội địa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội 6.360 tỷ đồng. Chất lượng phục vụ các ngành dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu. Giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội có nhiều tiến bộ, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục phát triển và nâng lên về chất. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó giá cả một số loại hàng hóa vật tư thiết yếu tăng cao, giá một số hàng nông sản như dừa, cá tra,… giảm mạnh, dịch bệnh tôm nuôi phát sinh và gây thiệt hại lớn, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác giải phóng mặt bằng một số công trình chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công do tình hình tranh chấp, khiếu kiện vẫn còn phức tạp, nhất là lĩnh vực tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, tình hình trật tự an toàn xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn diễn biến phức tạp, phạm pháp hình sự, tai nạn, tệ nạn xã hội mặc dù được kéo giảm so với cùng kỳ nhưng còn xảy ra nhiều vụ giết người, chết người, tài sản thiệt hại lớn. Đến tháng 10 năm 2012, Tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá, đạt kế hoạch và vượt so với cùng kỳ. Kinh tế tháng 10 tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan trên tất cả các lĩnh vực và tăng so với cùng kỳ, tạo tiền đề và động lực để các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tỉnh nhà hăng hái chăm lo sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh tăng trưởng cao hơn trong những tháng còn lại của năm 2012. Trong tháng 10 năm 2012, Sản xuất nông nghiệp đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu, với tổng diện tích là 22.234 ha, giảm 3,11% so cùng kỳ nhưng năng suất bình quân 47,32 tạ/ha, tăng 1,7% so cùng kỳ. Vụ thu đông, toàn tỉnh đã xuống giống khoảng 23.937 ha, đạt 93,9% kế hoạch, giảm 5,3% so cùng kỳ và vụ Mùa đã xuống giống 9.245 ha, đạt 110% kế hoạch và tăng 7% so cùng kỳ. Nuôi trồng thủy sản đã thả giống khoảng 28.867 ha tôm sú, giảm 2,8% so cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra thâm canh đã thả giống ước khoảng 700 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 141.331 tấn.Tình hình nuôi nghêu sò phát triển thuận lợi, sản lượng thu hoạch ước khoảng 16.596 tấn. Hoạt động khai thác thủy sản gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của thời tiết và giá xăng dầu tăng nhưng nhờ trúng mùa cá ngừ và cá nục nên sản lượng khai thác thủy sản đạt 13.563 tấn, tăng 6,39% so với tháng trước. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 15,57% so với tháng trước, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 404,5 tỷ đồng, luỹ kế 10 tháng đầu năm đạt 4.271 tỷ đồng, đạt 80,1% kế hoạch, tăng 22,1% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng ước đạt 511 ngàn tấn, luân chuyển đạt 47.810 ngàn tấn-km vận chuyển hành khách ước đạt 2.708 ngàn lượt hành khách. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối ổn định. Tổng vốn thực hiện trong tháng khoảng 0,4 triệu USD, bằng 20% so cùng kỳ, doanh thu xuất khẩu ước 16,5 triệu USD, tăng 65% so cùng kỳ. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 16.687 người, trong đó khu công nghiệp là 16.111 người. Trong tháng, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 19 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư ban đầu 315,9 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ xã hội trong tháng ước thực hiện 1.645,8 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 1,2% so với tháng trước, tăng 2,85% so với đầu năm và bình quân 10 tháng tăng 8,59% so với cùng kỳ, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tăng mạnh 15,27%, các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng nhẹ so với trước. Trong tháng, tỉnh đã đón và phục vụ 45.274 lượt du khách, giảm 8,96% so cùng kỳ, trong đó, khách quốc tế khoảng 19.563 lượt, giảm 10,91% so cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 22,4 tỷ đồng. Hoạt động xuất khẩu tháng 10 tiếp tục phát triển, đạt 37,5 triệu USD, luỹ kế 10 tháng đầu năm đạt 347,14 triệu USD, đạt 80,7% kế hoạch, tăng 18,1% so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng là, thủy hải sản các loại 2.200 tấn, chỉ xơ dừa 7.657 tấn, hàng may mặc 3,16 triệu USD… Năm 2019 các ngành, các cấp của Bến Tre đã có sự tăng tốc khá đồng bộ, nhiều nội dung đạt kết quả cao thể hiện tính bứt phá. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, có 24/24 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó thu ngân sách (vượt trên 31%), tăng trưởng kinh tế (đạt 7,39%), TP. Bến Tre đạt đô thị loại II, xây dựng Tầm nhìn chiến lược... là những nội dung thể hiện sự bứt phá rất đáng khích lệ. Dân số Theo thống kê năm 2020, tỉnh Bến Tre có diện tích 2.394 km², dân số năm 2020 là 1.288.463 người, mật độ dân số đạt 538 người/km². Dân số tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 của Bến Tre đạt 1.288.463 người, với mật độ dân số 533 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 126.447 người, chiếm 9,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.162.016 người, chiếm 90,2% dân số. Dân số nam đạt 630.492 người, trong khi đó nữ đạt 657.971 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,26% Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 23%. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 210.413 người, nhiều nhất là Phật giáo đạt 106.914 người, tiếp theo là Công giáo có 73.677 người, đạo Cao Đài có 17.020 người, đạo Tin Lành có 8.713 người, Phật giáo Hòa Hảo chiếm 3.679 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 191 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 115 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 61 người, Minh Lý Đạo có 24 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có bốn người và tôn giáo Baha'i có ba người. Văn hóa Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và Lễ hội nghinh Ông. Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử. Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lễ hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống. Ngày 18 tháng 7 năm 2016, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Nghinh ông Nam Hải ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. Du lịch Du lịch sinh thái Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Một số địa điểm du lịch có tiếng là: Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò, vạc cùng các loài chim và thú hoang dã khác. Sân chim Vàm hồ còn đặc trưng bởi rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây: ổi, so đũa, đậu ván, mãng cầu xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển... Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong. Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Một số người còn gọi đây là "Vũng Tàu 2". Hiện nay nơi này đã được đầu tư thành nơi nuôi cá da trơn và Trai cánh đen. Các vườn cây ăn trái Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại. Bãi biển Tây Đô thuộc huyện Thạnh Phú. Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri. Di tích Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng. Các chùa ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh. Chùa Hội Tôn Chùa được thiền sư Long Thiền dựng vào thế kỷ XVIII tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành và được trùng tu vào các năm 1805, 1884, 1947 và 1992. Chùa Tuyên Linh được dựng vào năm 1861 ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, và được tu sửa và mở rộng vào các năm 1924, 1941, 1983. Chùa Viên Minh tọa lạc ở 156, đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Bến Tre, với kiến trúc hiện nay được xây từ năm 1951 đến 1959. Các nhân vật có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản, nữ tướng Nguyễn Thị Định, và lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Ngôi mộ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, trước cũng ở Bến Tre (Cái Mơn - xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), nay đã được cải táng đến Chợ Quán, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Festival Dừa Festival Dừa là một lễ hội về dừa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Lễ hội đã được tổ chức qua 5 kỳ vào các năm 2009, 2010, 2012, 2015, 2019. Hai kỳ đầu tiên được tổ chức với quy mô địa phương trong khi đó năm 2012, 2015 và 2019 được tổ chức với quy mô quốc gia. Festival Dừa năm 2012, 2015 và 2019 mang nhiều ý nghĩa hơn với mục đích mở rộng thị trường cho các sản phẩm dừa, giao lưu công nghệ sản xuất, chế biến dừa, khuyến khích, hỗ trợ nông dân trồng dừa, xúc tiến thương mại và du lịch, quảng bá thương hiệu các sản phẩm dừa Bến Tre trong và ngoài nước. Giao thông Đường bộ Quốc lộ: 57, 57B, 57C, 60; Đường tỉnh: 881,882 (Mỏ Cày Bắc - Chợ Lách),883, 885 (Thành phố Bến Tre - Giồng Trôm - Ba Tri),886 Đường huyện: ĐH.01, ĐH.10, ĐH.14, ĐH.17, ĐH.19, ĐH.20, ĐH.22, ĐH.23, ĐH.24, ĐH.25, ĐH.27, ĐH.40, ĐH.173 ĐH.187; Đường đô thị (bao gồm các tuyến nội ô Thành phố Bến Tre và đường thị trấn; Đường nông thôn; Cầu: Cầu Rạch Miễu (QL60), Cầu Hàm Luông (QL60), Cầu Cổ Chiên (QL60). Bến xe khách Bến xe tỉnh Bến Tre Bến xe Mỏ Cày Bến xe Chợ Lách Bến xe Ba Tri Bến xe Bình Đại Bến xe Thạnh Phú Bến xe Tiên thủy Bến phà Một số bến phà đang hoạt động trên địa bàn tỉnh: phà Tân Phú, phà Hưng Phong, phà Tam Hiệp, phà Mỹ An - An Đức, phà tạm Rạch Miễu. Hệ thống xe buýt Hình ảnh Danh nhân Chính trị, quân sự Hộ bộ Thượng thư Phan Thanh Giản (1796-1867): quê xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Là quan đại thần nhà Nguyễn, Kinh lược sứ miền Tây Nam Kỳ. Trung tướng Ngô Quang Trưởng (1929–2007), Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1 Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Thị Kim Ngân: quê xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, Nguyên Chủ tịch Quốc hội. Huỳnh Tấn Phát: quê xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, Cố Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Trương Vĩnh Trọng: quê xã Bình Hoà, huyện Giồng Trôm, Cố Phó Thủ tướng. Nguyễn Thị Định: quê xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm. Bà là nữ Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (thụ phong năm 1974), Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Lê Văn Dũng: quê xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguyễn Thành Phong: Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương. Nguyên Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Phan Văn Mãi: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Lương Lê Phương: Nguyên Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT. Nguyễn Văn Hiếu: Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trần Văn Truyền: Cựu Tổng Thanh tra Chính phủ. Huỳnh Thành Đạt: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Trần Thị Trung Chiến: Nguyên Bộ trưởng Y tế. Văn học, nghệ thuật Học giả Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898). Nhà văn Trang Thế Hy (1924-2015), Trầm Hương (tác giả tiểu thuyết Người đẹp Tây Đô). Ca nhạc sĩ, nghệ sĩ: Hùng Cường. Ca sĩ: Mai Thiên Vân. Ca nhạc sĩ, rapper: Jack - J97, VP Bá Vương Diễn viên: Hải Triều, Lê Khánh, Hạnh Thúy, Đại An (Anh Áo Đen), Lê Minh Thành Vlogger: Khương Dừa, Khoai Lang Thang. Vũ công: Quang Đăng. Hoa hậu Trái đất 2018: Nguyễn Phương Khánh. Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2006: Dương Mỹ Linh. Hoa hậu Đại sứ Nhân ái Bến Tre: Phan Thuyền. Nhạc sĩ: Hoàng Trang. Tham khảo Từ gốc Khmer Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh ven biển Việt Nam
11189
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20%C4%90%E1%BB%8Bnh
Bình Định
Bình Định là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Thủ phủ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 323 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1. Năm 2020, Bình Định là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 20 về số dân, xếp thứ 15 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 20 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 23 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 2.526.752 người dân, GRDP đạt 219.409 tỉ Đồng (tương ứng với 7,42 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 82,772 triệu đồng (tương ứng với 3.510 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,32% Địa lý Vị trí địa lý Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10' Bắc, 108°55'4' Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10' Bắc, 108°54'00' Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào. Địa hình Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là: Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha), Vân Canh (75.932 ha), Tây Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Bốn huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn được xem là thuộc khu vực Tây Sơn theo một văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m. Hai đỉnh cao trên 1.150 m, tại tọa độ: (14.573366, 108.709717) và (14.589110, 108.711478), ở phía Bắc xã An Toàn (huyện An Lão) được xem là cao nhất Bình Định. Còn lại có 13 đỉnh cao 700–1000 m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá. Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các thị xã Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha). Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25–50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Côn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển. Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới...; các cửa biển như Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động. Hải đảo Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ. Tại khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn gồm cụm đảo Cù Lao Xanh là cụm đảo lớn gồm 3 đảo nhỏ; cụm Đảo Hòn Đất gồm các đảo nhỏ như Hòn Ngang, Hòn Đất, Hòn Rớ; cụm Đảo Hòn Khô còn gọi là cù lao Hòn Khô gồm 2 đảo nhỏ; cụm Đảo Nghiêm Kinh Chiểu gồm 10 đảo nhỏ (lớn nhất là Hòn Sẹo); cụm Đảo Hòn Cân gồm 5 đảo nhỏ trong đó có Hòn ông Căn là điểm A9 trong 12 điểm để xác định đường cơ sở của Việt Nam; Đảo đơn Hòn Ông Cơ. Tại khu vực biển thuộc huyện Phù Mỹ gồm cụm Đảo Hòn Trâu hay Hòn Trâu Nằm gồm 4 đảo nhỏ; Đảo Hòn Khô còn gọi là Hòn Rùa. Ven biển xã Mỹ Thọ có 3 đảo nhỏ gồm: Đảo Hòn Đụn còn gọi là Hòn Nước hay Đảo Đồn; Đảo Hòn Tranh còn gọi là Đảo Quy vì có hình dáng giống như con rùa, đảo này nằm rất gần bờ có thể đi bộ ra đảo khi thủy triều xuống; Đảo Hòn Nhàn nằm cạnh Hòn Đụn. Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư sinh sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ một số đảo còn không có thực vật sinh sống chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn, thì Bình Định còn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được xây dựng trên mạng bắc của núi Gò Dưa thuộc thôn Tân Phụng xã Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ, ngọn này có tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước; ngọn thứ hai được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu thành phố Quy Nhơn. Sông ngòi Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thủy điện 182,4 triệu kw. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém. Trong tỉnh có bốn con sông lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc hay Tam Quan. Ngoài các sông đáng kể nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có nước chảy về mùa lũ và mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thủy lợi và thủy điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thủy phá nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới. Hồ đầm Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh - An Nhơn); hồ Vĩnh Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh). Ngoài ra Bình Định còn có một đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Gi (Phù Mỹ - Phù Cát) và Thị Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài thứ hai Việt Nam hiện nay sau cầu Đình Vũ (Hải Phòng). Khí hậu Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C. Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%. Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Về bão: Bình Định nằm ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 11. Lịch sử Bình Định đời nhà Tần, nhà Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, năm Vĩnh Hoà 2 (137) người trong quận làm chức Công Tào tên là Khu Liên đã giết viên huyện lệnh chiếm đất và tự phong là Lâm Ấp vương. Đời nhà Tùy (605) dẹp Lâm Ấp đặt tên là Xung Châu, sau đó lại lấy tên cũ là Lâm Ấp. Đời nhà Đường, năm 627 đổi tên là Lâm Châu. Năm 803, nhà Đường bỏ đất này và nước Chiêm Thành của người Chăm ra đời, đất này được đổi là Đồ Bàn, Thị Nại. Đời nhà Lê, tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay. Năm 1490 (chưa đầy 20 năm sau), theo Thiên nam dư hạ tập cho biết: dưới thời Hồng Đức, Phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam. Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần, đã đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay là phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Năm 1725, ở phủ Quy Nhơn đặt các chức quan trông coi: Chánh hộ, Khám lý, Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Thư ký, mỗi chức đặt một người; mỗi huyện đặt cai tri, thư ký, mỗi chức một người và 2 viên lục lại; mỗi tổng có cai tổng. Giữa thế kỷ 18, có cuộc khởi nghĩa của một chàng trai ở Gò Sặt võ nghệ cao cường, tên là Lía. Chàng chọn Truông Mây làm căn cứ. Ngày nay còn có câu: {{cquote|Chiều chiều én liệng Truông Mây<ref>Sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi viết én liệng truông Mây' thay vì én liệng Truông Mây.</ref>Cảm thương chú Lía bị vây trong thành}} Từ 1773 đến 1797, nhà Tây Sơn chiếm cứ đất này, sau khi lấy lại đất này Nguyễn Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu Thủ, Cai Bộ, Ký Lục. Từ 1799 đến 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX. Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định. Năm 1814, vua Gia Long cho xây dựng lại thành Bình Định mới, ngày nay ở phường Bình Định thị xã An Nhơn, nằm về phía đông nam và cách thành cũ khoảng 5 km ở phía gần sông Côn. Sau khi xây xong cho chuyển toàn bộ nhà cửa về thành mới này. Năm 1825 đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủ Hoài Nhơn. Năm 1832 tách huyện Tuy viễn thành hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước, tách huyện Phù Ly thành hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đồng thời Bình Định và Phú Yên thành liên tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này. Năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai - Kon Tum còn thuộc về Bình Định. Cai trị lúc này là Công sứ Quy Nhơn Eugene Navelle (1883 - 1886). Khi Charles Lemire làm Công sứ Quy Nhơn (1886 - 1888), Pháp lập huyện Bình Khê. Năm 1890, thực dân Pháp sáp nhập thêm Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn, do Edmond Guiomar làm Công sứ (1888 - 1890). Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách ra khỏi Bình Phú. Ngày 4 tháng 7 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh tự trị Pleikou Derr, tỉnh lỵ đặt tại làng Pleikan Derr của dân tộc Gia Lai. Địa bàn tỉnh Pleikou Derr bao gồm các vùng cư trú của đồng bào thiểu số Xơ Đăng, Bana, Giarai tách từ tỉnh Bình Định ra. Ngày 25 tháng 4 năm 1907 xoá bỏ tỉnh Pleikou Derr. Toàn bộ đất đai của tỉnh này chia làm hai phần: một là Đại lý Kontum cho sáp nhập trở lại tỉnh Bình Định và đặt dưới sự cai trị của viên Công sứ Bình Định là Augustin Sandré (1907 - 1910); một gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sáp nhập vào tỉnh Phú Yên và đặt dưới sự cai trị của viên Công sứ Phú Yên Benjamin Léhé (1907 - 1910) Năm 1913, thực dân Pháp lại sáp nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú và thành lập tỉnh Kontum làm tỉnh riêng; địa bàn tỉnh Kontum bao gồm Đại lý Kontum tách từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắk Lắk. Ngày 28 tháng 3 năm 1917 cắt tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc cao nguyên An Khê, tỉnh Bình Định, sáp nhập vào tỉnh Kontum. Năm 1921, thực dân Pháp cắt tỉnh Phú Yên ra khỏi tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945. Thời Việt Nam Cộng hòa đổi các huyện thành quận, tỉnh Bình Định có 11 quận, 1 thị xã, trong đó có 4 quận miền núi. Tháng 2 năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo đó hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 24 tháng 8 năm 1981, chia huyện Hoài Ân thành 2 huyện: Hoài Ân và An Lão; chia huyện Phước Vân thành 2 huyện: Tuy Phước và Vân Canh; chia huyện Tây Sơn thành 2 huyện: Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. Ngày 3 tháng 7 năm 1986, chuyển thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập từ tỉnh Nghĩa Bình cũ. Khi tách ra, tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính gồm: thành phố Quy Nhơn (tỉnh lỵ) và 10 huyện: An Lão, An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Ngày 4 tháng 7 năm 1998, thành phố Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại II. Ngày 25 tháng 1 năm 2010, thành phố Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Ngày 28 tháng 11 năm 2011, chuyển huyện An Nhơn thành thị xã An Nhơn. Ngày 1 tháng 6 năm 2020, chuyển huyện Hoài Nhơn thành thị xã Hoài Nhơn. Tỉnh Bình Định có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện như hiện nay. Hành chính Bình Định có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện, được phân chia thành 159 đơn vị hành chính cấp xã gồm 32 phường, 11 thị trấn và 116 xã. Kinh tế - Xã hội Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định được xác định sẽ phấn đấu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm. Các chỉ tiêu đạt được năm 2018: Về các chỉ tiêu kinh tế, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,32% (kế hoạch 7-7,2%). Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành: + Nông, lâm, thủy sản tăng 4,99% (kế hoạch 3%). + Công nghiệp, xây dựng tăng 9,03% (kế hoạch 10-10,2%). + Dịch vụ tăng 7,38% (kế hoạch 7,2-7,5%). + Thuế trừ trợ cấp sản phẩm 8,43% (kế hoạch 6,5%). - Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,71% (kế hoạch 9%), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD (kế hoạch 800 triệu USD), tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước tăng 9,7% so cùng kỳ (kế hoạch 9,22%). Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 8.466,4 tỷ đồng (dự toán năm 2018 là 6.775,5 tỷ đồng), vượt 25% dự toán năm và tăng 11,7% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 7.791 tỷ đồng, tăng 25,9% dự toán năm và tăng 11,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 54% (kế hoạch 53%). Các chỉ tiêu xã hội: -  Mức giảm tỷ suất sinh  0,1‰ (kế hoạch giảm 0,1‰). - Tạo việc làm mới cho 29.917 lao động (kế hoạch 29.850 lao động). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 52% (kế hoạch trên 52%). - Tỷ lệ hộ nghèo còn 7,05%, giảm 1,73% so với năm 2017 (kế hoạch giảm còn 7,45% theo tiêu chí mới). Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,7% (kế hoạch giao 88,5%). Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đạt 100% (kế hoạch 100%). Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 97,5% (kế hoạch 97,5%). - Số giường bệnh trên 1 vạn dân 30,2 giường (kế hoạch 30 giường). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 9,7% (kế hoạch dưới 10%). Các chỉ tiêu môi trường: - Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 79% (kế hoạch 79%). Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh 98% (kế hoạch 98%). Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 85% (kế hoạch 80%). Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, thấp hơn so với cùng kì năm 2018. Tổng thu ngân sách năm 2019 của tỉnh đạt kỷ lục với hơn 12.000 tỷ đồng, tăng gần 34 % so với năm 2018, vượt 20,7% dự toán;  trong đó, thu xuất nhập khẩu đạt 641,5 tỷ đồng; thu nội địa đạt hơn 11.300 tỷ đồng (thu tiền sử dụng đất 5.700 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ). Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 35.377 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018. Riêng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư đạt 6.286 tỷ đồng, tăng 76,4% so với cùng kỳ. Năm 2019,  tổng sản lượng thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh đạt hơn 257.000 tấn, tăng 5,6% so với năm 2018; trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 11.300 tấn, tăng 6,3%. Dân cư Bình Định có diện tích tự nhiên 6022,6  km², dân số 1.487.009 (năm 2021) người, mật độ dân số 389 người/km² (số liệu năm 8/2021 của World Population Review). Theo tổng điều tra dân số tính đến ngày tháng 8 năm 2021, toàn tỉnh có 1.487.009 người, trong đó nam chiếm 49,2%, nữ chiếm: 50,8%. Dân số ở thành thị chiếm 31,9%, nông thôn chiếm 68,1%, mật độ dân số là 246 người/km² và dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng chiếm: 58.8% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc khác nhưng chủ yếu là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân. Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, mật độ dân số toàn tỉnh là 251,8 người/km2; dân cư tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Quy Nhơn (mật độ dân số trung bình 1007,2 người/km2), tiếp đến là tại thị xã An Nhơn (mật độ trung bình 752,8 người/km2), thị xã Hoài Nhơn (mật độ trung bình 502,2 người/km2); thấp nhất là huyện Vân Canh với 31,6 người/km2. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 46,3%. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 124.348 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.299 người, tiếp theo là Phật giáo có 23.460 người, đạo Cao Đài có 13.118 người, đạo Tin Lành có 1.321 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 94 người, Baha'i giáo có 26 người, Hồi giáo có 19 người, Bà La Môn có 10 người, 1 người theo Minh Lý đạo. Văn hóa Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây là nơi phát danh của Đào Duy Từ (1572-1634), quân sư của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Chỉ vỏn vẹn tám năm (1627-1634) phò Chúa Sãi mà Đào Duy Từ đã khắc họa hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một kiệt tướng, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, một học giả, là người góp phần quan trọng định hình nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong. Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ; là quê hương của các danh nhân Trần Đức Hòa, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân,Nguyễn Đăng Lâm, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường Phát..., và các văn thi nhân Nguyễn Diêu, Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan,Quách Tấn, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Phạm Văn Ký, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, ca sĩ Quang Dũng... Bình Định còn được biết đến với truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển... cùng với các lễ hội như: lễ hội Đống Đa Tây Sơn, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi... Thành phố Quy Nhơn có trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung (tư thục), Cao đẳng Bình Định (trước kia là Cao đẳng sư phạm Bình Định), Cao đẳng Nghề Quy Nhơn, Cao đẳng Nghề cơ điện nông lâm Trung bộ, Cao đẳng Y tế Bình Định hàng năm đào tạo hàng chục ngàn sinh viên khoa học kỹ thuật cho tỉnh và khu vực miền trung Tây Nguyên. Lễ hội cầu ngư Hằng năm, người dân vùng biển tổ chức lễ cầu ngư, cúng “Ông Nam Hải” hay cá voi để cầu xin cho trời yên biển lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá. Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có ở hầu hết các vùng ven biển các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP. Quy Nhơn và thường được tổ chức từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch. Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi (năm 1789). Lễ hội được tổ chức hoành tráng vào ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại thị trấn Phú Phong – huyện Tây Sơn. Tuồng Bình Định Bình Định là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ (hiện nay đền thờ Đào Duy Từ ở tại thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, thị xã Hoài Nhơn; đền thờ này do Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho xây từ năm 1634, ngay sau Đào Duy Từ mất; đền cách Quốc lộ 1 3 km, tính từ ngã tư Nguyễn Chí Thanh-Trần Phú, phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn) và Đào Tấn (hiện nay đền thờ Đào Tấn ở huyện Tuy Phước; Đào Tấn là hậu duệ Đào Duy Từ). Các đoàn hát tuồng trong tỉnh được hình thành ở khắp các huyện. Với sự giao lưu của nghệ thuật tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ hơn so với các đoàn tuồng của Huế hay Quảng Nam. Tuồng còn gọi là "hát bội" hay hát bộ sở dĩ nó có tên gọi như thế là vì ngoài việc hát thì yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một vở tuồng hay và đặc sắc là hành động điệu bộ của các đào kép. Việc kết hợp võ thuật vào các màng nhào lộn, đánh trận ở mỗi đoàn có khác nhau tùy theo trình độ của đào kép. Trước kia khi hát bội còn thịnh hành thì có nhiều đoàn hát nhưng những năm gần đây dưới sự biến động của kinh tế thị trường thì nhiều đoàn dần giải tán, bộ môn văn hóa nghệ thuật dân tộc này có nguy cơ thất truyền. Lúc còn thịnh hành các đoàn hát bội thường được các làng, những gia chủ giàu có hay các lăng, đình ven biển mời về biểu diễn. Sau những màn diễn hay người cầm chầu ném tiền thưởng lên sân khấu. Vì thế mới có câu "Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" thường thì sau đêm hát cuối cùng các đoàn hay hát màn "tôn vương" để chúc tụng gia chủ, làng xóm gặp nhiều may mắn và cuối màn "tôn vương" thì thường hát câu: "Rày mừng hải yến Hà Thanh - nhân dân an lạc thái bình âu ca" hay "ngũ sắc tường vân khai Bắc khuyết - nhất bôi thọ tửu chúc Nam san''". Năm 2014, hát Bội Bình Định được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phương ngữ Người dân Bình Định mặc dù ở chung cùng một tỉnh nhưng có giọng nói khác biệt rõ rệt ở các huyện phía bắc và phía nam, người dân tại TP. Quy Nhơn và Tx. Hoài Nhơn nói giọng khá ngả về giọng nói các tỉnh phía trong nhưng vẫn còn giữ nét đặc trưng của văn hóa Bình Định. Lý do khác biệt là do sự hình thành dân cư và giao lưu văn hóa diễn ra rất thường xuyên tại 2 địa phương này của tỉnh. Giao thông Có Quốc lộ 1, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, quốc lộ 19B, quốc lộ 19C, cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01), đường sắt Bắc- Nam đi qua, sân bay Phù Cát, cảng Quy Nhơn... Du lịch Đặc sản Ngoài các đặc sản về lâm, thổ, thủy, hải sản của duyên hải miền Trung nói chung, Bình Định còn có: rượu Bàu Đá (An Nhơn), cá chua nước lợ (Đề Gi - Phù Cát), bánh tráng nước dừa (phường Tam Quan), bún Song Thằn và bánh hỏi, nem chả Chợ Huyện, bánh ít lá gai. Ngày nay ở thị xã Hoài Nhơn có thêm đặc sản cá ngừ đại dương (cá "Bò Gù"), thị xã An Nhơn có thêm Rượu Vang Nếp Belifoods. Kỳ Co Bãi biển Kỳ Co cách TP. Quy Nhơn 25 km về phía Đông Bắc (thuộc xã Nhơn Lý) trải dài uốn cong hình lưỡi liềm với ba mặt giáp núi và một mặt giáp biển. Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ cùng những tầng cây xanh rợp mát. Càng lại gần phía biển, không khí thoáng đãng cùng những làn gió mang theo hơi mằn mặn đặc trưng của biển khơi sẽ khiến tâm hồn mỗi người trở nên thư thái. Ghềnh Ráng Tiên Sa Nằm ở phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, Ghềnh Ráng – Tiên Sa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía Đông Nam. Điểm đặc biệt của nơi đây chính là quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau và những bãi đá tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia. Một số hình ảnh về Bình Định. Chú thích Liên kết ngoài Trang web tỉnh Bình Định Sở khoa học công nghệ tỉnh Bình Định Bộ địa chí Bình Định Thư viện tỉnh Bình Định Tỉnh ven biển Việt Nam
11190
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20m%C3%B4n%20quan
Vô môn quan
Vô môn quan (zh. wúmén-goān/ wu-men-kuan 無門關, ja. mumonkan), nghĩa là "ải không cửa vào", là tên của một tập công án do Thiền sư Vô Môn Huệ Khai biên soạn. Cùng với Bích nham lục, đây là hai tập công án lừng danh nhất của Thiền tông. Vô môn quan ghi lại 48 công án, mỗi công án được bổ sung thêm một lời bình và một bài kệ. Những bài kệ tụng trong đây là những kiệt tác của văn chương Phật giáo tại Trung Quốc. Vô môn quan ra đời khoảng một thế kỉ sau Bích nham lục. Cấu trúc của tập này đơn giản hơn nhiều so với Bích nham lục, và sự việc này chứng tỏ là sư Huệ Khai chú trọng đến việc sử dụng những tắc công án trong đây làm phương tiện thực hành, tu tập. Sư xem nó là những "viên gạch gõ cửa tâm" của các thiền sinh và viết như sau trong lời tựa: "Phật dạy tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa pháp. Đã không cửa, thì sao qua? Há chẳng nghe 'từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà, nhờ duyên mà thành đạt tất phải có thành hoại.' Nói như vậy thật chẳng khác chi khi không dậy sóng, thịt da đang lành đem ra mổ mụt. Huống chi chấp vào văn tự để tìm mong lý giải, vác gậy quơ trăng, gãi ngứa ngoài giày, có dính líu gì đến sự thật đâu!... Trong bài kệ đầu, lời tựa của tác phẩm, Huệ Khai viết như sau (Trần Tuấn Mẫn dịch): Mỗi công án bao gồm ba phần: Công án, nói về một sự kiện, lời nói, dạy của các vị Tổ; Lời bình của sư Huệ Khai Kệ tụng. Tắc công án thứ 12 sau đây sẽ nêu rõ cấu trúc này (Chân Nguyên dịch Hán-Việt). Thuỵ Nham Sư Ngạn gọi ông chủ Tắc công án Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn (zh. 瑞巖師彥, ja. zuigan shigen) mỗi ngày tự gọi: "Ông chủ!" Rồi tự trả lời: "Dạ." Lại nói: "Tỉnh táo nhé!" "Dạ!" "Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!" "Dạ, dạ!" Lời bình của Huệ Khai Ông già Thuỵ Nham tự biên tự diễn, bày vẻ ra nhiều đầu thần mặt quỷ. Vì sao lại một ông gọi, một ông đáp, một ông tỉnh, một ông không bị người gạt? Biết ra rồi thì thật là chẳng phải. Nếu bắt chước ông ta thì đó cũng là kiến giải của loài chồn hoang. Kệ tụng Mặc dù nguồn tài liệu của những tập công án danh tiếng đều như nhau nhưng trong tập Vô môn quan, người ta có thể thấy một dấu ấn đặc biệt của sư Vô Môn Huệ Khai, những nét đặc sắc, thật dụng chỉ có ở riêng đây và có lẽ vì thế Vô môn quan được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi đến ngày nay. Tham khảo Vô Môn Quan 無門關, Taishō Tripitaka Vol. 48, No. 2005 (294b18-294b27) Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Trần Tuấn Mẫn (dịch & chú): Vô Môn Quan. NHX Thành phố Hồ Chí Minh 1995. Triết lý Phật giáo Thiền tông Thiền ngữ
11191
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20D%C6%B0%C6%A1ng
Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số của tỉnh Bình Dương là dân nhập cư. Năm 2020 là đơn vị hành chính đông thứ sáu về dân số và là tỉnh có dân số đông thứ tư cả nước, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 8 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 2.465.000 người dân, GRDP đạt 389.500 tỉ Đồng (tương ứng với 16,81 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 158,1 triệu đồng (tương ứng với 6907 USD, cao nhất Việt Nam), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 9,5% Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên (nay là huyện Bắc Tân Uyên và thành phố Tân Uyên), vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Ông Trần Văn Nam – Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết: Bình Dương tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, hậu cần, các dịch vụ hỗ trợ phát triển khu công nghiệp, khu đô thị; Khuyến khích đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, trồng trọt, chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung. Vị trí địa lý Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý là 10o51'46"B – 11o30'B, 106o20' Đ – 106o58'Đ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình Bình Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC. Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GRDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. Năm 2019, tổng GRDP trên địa bản tỉnh tăng 9,5%. Tổng thu ngân sách ước đạt 57.300 tỷ đồng, đạt 105% dự toán HĐND tỉnh, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 20.535 tỷ đồng, đạt 100% dự toán HĐND tỉnh, tăng 12% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,86% so với cùng kì. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ 781 triệu đô la Mỹ, tăng 15,6%. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20 tỷ 795 triệu đô la Mỹ, tăng 10,6%; thặng dư thương mại của tỉnh năm 2019 đạt gần 07 tỷ đô la Mỹ. Tính đến 27/11/2019, tỉnh đã thu hút 56.702 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (tăng 3,3%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 42.269 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 357.680 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 03 tỷ 067 triệu đô la Mỹ (vượt 119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.753 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 34,23 tỷ đô la Mỹ. Điều kiện tự nhiên Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như: Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 – 10m. Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc 3 – 120, cao trung bình từ 10 – 30m. Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 120, độ cao phổ biến từ 30 – 60m. Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất như đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng, thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1–2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 °C–27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C–17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa khô, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%–80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng mùa mưa trung bình hàng năm từ 1.800–2.000 mm. Chế độ gió tương đối ổn định, Bình Dương có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây – Tây Nam và gió Đông – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam là hướng gió thịnh hành trong mùa mưa và hướng gió Đông – Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong mùa khô. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây – Tây Nam. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt,... Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có ba con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa ba con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên rừng Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm. Khoáng sản Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài,... Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các thành phố Dĩ An, Tân Uyên, thành phố Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Môi trường Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng của Bình Dương, môi trường ở Bình Dương đang bị ô nhiễm trầm trọng. Bình Dương có lượng nước thải rất lớn và rất ô nhiễm. Tổng lượng nước thải một ngày của Bình Dương khoảng 190.000 m³ trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp. Môi trường nước tiếp nhận các nguồn nước này là hồ, kênh, mương và sông gây nên tình trạng ô nhiễm phải thông cống nghẹt Bình Dương. Hầu hết các cơ sở đều xả nước thải xuống các sông thoát nước chính của thành phố. Nhiều tài liệu cho thấy nước Bình Dương xuất hiện các chất có chứa chất lơ lửng, nước bị ô nhiễm hóa học, cơ học các kim loại nặng rất cao. Tầng nước ngầm cung cấp nước cho các nhà máy hiện nay cũng đã bị ô nhiễm và phải sử dụng biện pháp hút hầm cầu Bình Dương. Từ kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi lơ lửng của các khu công nghiệp đang có xu hướng tăng dần. Theo số liệu thống kê năm 2012, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh thải ra khoảng 900-1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân, các cơ quan, xí nghiệp (bình quân mỗi ngày một người thải ra khoảng 0,56 - 0,62 kg chất thải rắn đô thị), khoảng 7.700 tấn chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở công nhiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (trong đó có khoảng 290 tấn chất thải nguy hại). Với hiện trạng thu gom rác tại thời điểm này thì tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom xử lý khoảng 87%, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom xử lý khoảng 78%, tỷ lệ chất thải bệnh viên được thu gom xử lý khoảng 97%. Vào thời điểm này, lượng chất thải rắn được thu gom tái chế khoảng 90-100 tấn/ngày (chiếm 10%), lượng chất thải công nghiệp được thu gom tái chế khoảng 5.390 tấn/ngày (chiếm 70%), lượng chất thải công nghiệp nguy hại được thu gom tái chế khoảng 87 tấn/ngày (chiếm 30%), riêng đối với chất thải y tế thì không có khả năng tái chế. Sự hình thành các khu đô thị, các KCN, cụm sản xuất cùng với quá trình khai thác khoáng sản với quy mô lớn (chủ yếu tập trung tại phía Đông của thành phố Dĩ An, phía Nam của thị xã Tân Uyên và phường Mỹ Phước của thị xã Bến Cát) đã làm biến đổi bề mặt địa hình của khu vực, làm mất đi những đường nét tự nhiên, gây nhiều tác động tiêu cực như thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâm thực bào mòn các bề mặt sườn. Để đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tỉnh Bình Dương đã đặt ra các mục tiêu cụ thể về môi trường đến 2015 như sau: tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 95%, tỷ lệ chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt 100%; hộ dân thành thị sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 99%, các hộ nông dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 98% và tỷ lệ che phủ rừng, cây lâm nghiệp, cây lâu năm đạt 57%. Chú trọng gắn kết quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành với quy hoạch khai thác tài nguyên và chiến lược bảo vệ môi trường. Quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên chặt chẽ, tiết kiệm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tiến dần đến việc hạn chế và cấm dần việc khai thác tài nguyên. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường nước trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai. Dân cư Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Bình Dương là 2.685.513 người, tăng 104.963 người, tương đương tăng 4,07% so với năm 2020, bao gồm: dân số thành thị 2.266.771 người, chiếm 84,4%; dân số nông thôn 418.742 người, chiếm 15,6%; dân số nam là 1.373.424 người, chiếm 51,1%; dân số nữ là 1.312.089 người, chiếm 48,9%; mật độ dân số là 997 người/km2. Tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt 1,62 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 18,22%; tỷ suất chết thô là 3,6%. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 8,7%. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 14,35%. Tuổi thọ trung bình của dân số tỉnh năm 2021 là gần 75 năm, trong đó, nam hơn 72 năm, nữ gần 78 năm. Tỷ lệ tăng dân số chung của tỉnh là 4,54%, trong đó, cả 02 khu vực thành thị và nông thôn đều có tỷ lệ tăng dân số chụng là 4,5%. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khmer,... Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ 84,32% (tính đến năm 2023). Theo thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 thì toàn quốc có 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ suất di cư thuần dương, nghĩa là người nhập cư nhiều hơn người xuất cư. Trong đó, tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) với hơn 489 nghìn người nhập cư nhưng chỉ có khoảng 38 nghìn người xuất cư khỏi tỉnh này trong 5 năm trước. Như vậy, cứ 5 người từ 5 tuổi trở lên ở tỉnh Bình Dương thì có 1 người đến từ tỉnh khác. Hơn nữa theo thông cáo này, Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê/mượn nhà cao nhất cả nước (74,5%). Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 13 tôn giáo khác nhau đạt 186.021 người, nhiều nhất là Công giáo có 108.260 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 58.220 người, Phật giáo Hòa Hảo có 10.619 người, đạo Cao Đài có 5.962 người, đạo Tin Lành chiếm 1.962 người, Hồi giáo có 745 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 110 người. Còn lại các tôn giáo khác như Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 85 người, Bà La Môn có 20 người, Minh Lý Đạo có 13 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 7 người và 6 người theo Baha'i giáo. Hành chính Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã. Lịch sử Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Như vậy Bình Dương là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1955. Tỉnh lị là thị xã Phú Cường. Tỉnh Bình Dương bao gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã: Quận Châu Thành, có 3 tổng là Bình Điền, Bình Phú, Bình Thiện; quận lỵ: Phú Cường. Quận Lái Thiêu, có 1 tổng là Bình Chánh; quận lị: Tân Thới. Quận Bến Cát, có 2 tổng là Bình An, Bình Hưng; quận lỵ: Mỹ Phước. Quận Trị Tâm (Dầu Tiếng), có 1 tổng là Bình Thạnh Thượng; quận lỵ: Định Thành. Quận Củ Chi, có 3 tổng là Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Long Tuy Thượng; quận lỵ: Tân An Hội. Quận Củ Chi vốn trước đây là một phần quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định, đến năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập. Năm 1959, cắt một phần đất, cùng với phần đất của các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long, để lập tỉnh Phước Thành. Tỉnh này tồn tại đến năm 1965 thì giải thể. Ngày 18 tháng 12 năm 1963, tách một phần quận Củ Chi về tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập. Phần còn lại của quận Củ Chi lập thành quận Phú Hòa, quận lị đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, sau dời về xã Tân Hòa. Sau năm 1975, quận Phú Hòa lại nhập với quận Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1965, quận Phú Giáo của tỉnh Phước Thành vừa giải thể được nhập vào tỉnh Bình Dương. Năm 1976, chính quyền mới hợp nhất 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long cũ thành tỉnh Sông Bé, đến ngày 6 tháng 11 năm 1996 lại tách ra thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Khi vừa tái lập, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,5 km², dân số 646.317 người, gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Thuận An được chia thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An, huyện Bến Cát được chia thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyện Tân Uyên được chia thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo. Bình Dương có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An. Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết 04/NQ-CP, thành lập 2 thị xã Dĩ An và Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của hai huyện có tên tương ứng. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ra Nghị quyết 11/NQ-CP, thành lập thành phố Thủ Dầu Mộttrên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 136/NQ-CP chia huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, chia huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện. Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1120/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II. Ngày 27 tháng 4 năm 2017, Bộ xây dựng công nhận 2 thị xã Dĩ An và Thuận An là đô thị loại III. Ngày 6 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1959/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương. Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng công nhận 2 thị xã Bến Cát và Tân Uyên là đô thị loại III. Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập hai thành phố Dĩ An và Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của hai thị xã có tên tương ứng. Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). Theo đó, thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Tân Uyên. Từ đó, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện trực thuộc như hiện nay. Chính trị Cơ quan chính trị cao nhất của tỉnh Bình Dương là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương, hay Đảng ủy tỉnh Bình Dương, gọi tắt Tỉnh ủy Bình Dương, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Tỉnh Bình Dương giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương hiện nay là Nguyễn Văn Lợi. Lịch sử Tháng 2 năm 1936 thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ nhất đồng thời để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ hiện tại Xứ ủy Nam Kỳ đã chỉ định Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một gồm 5 ủy viên. Đến tháng 1 năm 1937, Trung ương Đảng chính thức công nhận Tỉnh ủy lâm thời, với tên gọi chính thức là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một. Khi Thế chiến II bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp trấn áp các phòng trào đòi độc lập. Tháng 11 năm 1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra bất thành, chính quyền thực dân Pháp khủng bố ác liệt, nhiều đảng viên phải lẩn tránh nhiều nơi. Tỉnh ủy Thủ Dầu Một bị xóa sổ. Giữa năm 1942, nhiều đảng viên tập hợp quay trở lại, tháng 3 năm 1943 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được tái lập. Tháng 5 năm 1943, Bí thư các Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Tây Ninh họp lại thành lập Liên Tỉnh ủy miền Đông để chỉ đạo chung các phong trào tại địa phương. Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, Tỉnh ủy chức tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh và thành lập Ủy ban nhân dân tỉnh. Giữa tháng 9, Ủy ban nhân dân tỉnh đổi tên thành Ủy ban Hành chánh kháng chiến tỉnh. Cuối tháng 9 năm 1945, Liên quân Anh - Pháp nổ súng quân tái chiếm Nam Bộ. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Nam BỘ quyết định Nam Bộ kháng chiến. Thực hiện chủ trương "giải tán" của Đảng ngày 11/11/1945, Tỉnh ủy cũng tiến hành tự "giải tán", thực chất phát triển phong trào cách mạng dưới tên Việt Minh. Theo chủ trương tháng 3 năm 1951 của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Tỉnh ủy Biên Hòa sáp nhập thành Tỉnh ủy Thủ Biên, hoạt động đưới sự chỉ đạo của Phân liên khu ủy miền Đông gồm đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, và 5 tỉnh Gia Định Ninh, Thủ Biên, Bà Rịa – Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Đại diện cho Trung ương là cơ quan Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hoạt động trên toàn miền Nam. Sau khi Hiệp định Geneve được ký, Tỉnh ủy Thủ Biên chuẩn bị lực lượng thi hành Hiệp định. Theo các thảo thuận về tập kết 2 bên, Xứ ủy Nam Bộ quyết định phân chia lại địa bàn các tỉnh để phù hợp với tình hình mới. Cuối năm 1954, Tỉnh Thủ Biên tách lại 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa. Tháng 1/1955 Hội nghị Ban Chấp hành tỉnh Thủ Dầu Một được tổ chức. Sau khi Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại làm Tổng thống, thực hiện chính sách "tố cộng, diệt cộng". Từ năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm nhiều cuộc càn quét quy mô lớn khiến cho Tỉnh ủy Thủ Dầu Một tổn thất rất lớn. Đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi tại Bến Tre nổ ra. Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thành lập Ban chỉ đạo đồng khởi của tỉnh và tiến hành đồng khởi tại tỉnh tháng 2 năm 1960 và giành thắng lợi, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Để phù hợp tình hình mới, Xứ ủy Nam Bộ sáp nhập 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên. Tháng 9/1960 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Biên được chỉ định. Đầu năm 1961 Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay thế cho Xứ ủy Nam Bộ. Trung ương Cục quyết định tách ra, tái lập lại 2 tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một và thành lập tỉnh Phước Thành để phù hợp với chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Tháng 6/1961 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Tỉnh ủy Phước Thành được thành lập. Tháng 10/1967 Bộ Chính trị phê chuẩn Nghị quyết của Trung ương Cục miền Nam và Quân ủy Miền về tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa, còn gọi "Nghị quyết Quang Trung". Trung ương Cục quyết định sắp xếp lại các lực lượng để tiến hành Tổng khởi nghĩa. Tổ chức thành 5 phân khu hướng tiến công Sài Gòn-Gia Định và khu vực xung quanh. Căn cứ vào tình hình chiến trường, Trung ương Cục quyết định thành lập Ban Chấp hành các phân khu thay cho các Tỉnh ủy. Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được sáp nhập vào Ban chấp hành Phân khu ủy Phân khu 5. Tháng 6/1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Để đáp ứng nhiệm vụ mới, tháng 5/1971 Trung ương Cục quyết định sáp nhập Phân khu 5 và tỉnh Biên Hòa thành Phân khu Thủ Biên, Trung ương Cục chỉ định Ban chấp hành Phân khu ủy Thủ Biên. Đến cuối năm 1972, Trung ương Cục quyết định tổ chức lại chiến trường miền Đông Nam Bộ, giải thể các Phân khu, thành lập lại các tỉnh. Tháng 9/1972 Phân khu Thủ Biên được giải thể, tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập. Trung ương cục chỉ định Tỉnh ủy Thủ Dầu Một. Tháng 12/1975 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về phát triển đất nước sau chiến tranh. Thực hiện Nghị quyết, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã ban hành các nghị quyết giải thể khu, hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Tháng 2/1976 tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước được sáp nhập thành tỉnh Sông Bé, đồng thời Trung ương Cục cũng chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Sông Bé. Tháng 11/1976, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ nhất (vòng 1) diễn ra từ ngày 10-20/11/1976, nhiệm vụ chính là tham gia thảo luận ý kiến chính trị, bầu đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Ngày 19/4/1977, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ nhất (vòng 2) được khai mạc. Đại hội đã chính thức bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sông Bé với nhiệm kỳ 1976-1979. Sau Đại hội, Tỉnh ủy tiến hành đại hội Đảng vòng 2 ở các Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy. Tại kỳ họp thứ 10 (15/10-12/11/1996) Quốc hội khóa IX ra nghị quyết về việc chia tách tỉnh và điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó có tỉnh Sông Bé. Ngày 1/11/1997 tỉnh Bình Dương được tái lập. Trước đó ngày 12/12/1996 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 118-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ Bình Dương và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Dương. Thực hiện Chỉ thị 51-CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn 06-HD/TC-TW ngày 23/7/1997 của Ban Tổ chức Trung ương về việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố mới được chia tách. Tỉnh ủy lâm thời tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI từ 17-19/12/1997. Đại hội chính thức bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương khóa VI gồm 47 ủy viên. Các đời Bí thư Tỉnh ủy Giai đoạn 1936-1976 {|class= "wikitable" |- !width= "1%" |Stt !width= "18%" |Họ và tên !width= "16%" |Nhiệm kỳ !width= "33%" |Chức vụ !Ghi chú |- |<center> 1 |<center> Trương Văn Nhâm |<center> 2/1936-12/1936 |Xứ ủy viên Xứ ủy Nam KỳBí thư Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một |Nhận nhiệm vụ khác |- |<center> 2 |<center> Hồ Văn Cống |<center> 1/1937-2/1943 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một |Bị Pháp bắt |- |<center> 3 |<center> Văn Công Khai |<center> 3/1943-3/1946 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu MộtTrưởng ban Ủy ban khởi nghĩa tỉnh (1945) | |- |<center> 4 |<center> Nguyễn Văn Tiết |<center> 3/1946-4/1948 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu MộtChủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh | |- |<center> 5 |<center> Vũ Duy Hanh |<center> 4/1948-9/1949 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |- |<center> 6 |<center> Nguyễn Quang Việt |<center> 10/1949-5/19515/1951-1/1955 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu MộtBí thư Tỉnh ủy Thủ Biên | |- |<center> 7 |<center> Lê Đình Nhơn |<center> 1/1955-9/1956 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một |Bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt |- |<center> 8 |<center> Võ Văn Đợi |<center> 10/1956-9/1960 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |- |<center> 9 |<center> Lê Quang Chữ |<center> 9/1960-6/1961 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Biên | |- |<center> 10 | Nguyễn Văn Trung |<center> 6/1961-5/1965 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |- |<center> 11 |<center> Trần Quốc Ân |<center> 5/1965-11/1965 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |- |<center> 10 |<center> Nguyễn Văn Trung |<center> 11/1965-10/1967 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |- |<center> 11 |<center> Hoàng Minh Đạo |<center> 10/1967-6/1969 |Bí thư Phân khu ủy kiêm Chính ủy lực lượng vũ trang Phân khu 5 | |- |<center> 12 |<center> Nguyễn Văn Trung |<center> 6/1969-5/19715/1971-9/19729/1972-10/1974 |Bí thư Phân khu ủy Phân khu 5Bí thư Phân khu ủy Phân khu Thủ BiênBí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |- |<center> 13 |<center> Nguyễn Văn Luông |<center> 10/1974-12/1975 |Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một | |} Giai đoạn 1976-1997 Giai đoạn 1997 - nay Kinh tế - xã hội Kinh tế Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm. Bình Dương có nhiều khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, trong đó nhiều KCN đã cho thuê gần hết diện tích như KCN Sóng Thần I, KCN Sóng Thần II, KCN Đồng An, KCN Nam Tân Uyên, KCN Tân Đông Hiệp A, KCN Việt Hương, KCN VSIP 1,2,3 - Việt Nam Singapore, các KCN Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỷ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh. Trong năm 2019, chủ đầu tư các khu công nghiệp đã đầu tư cơ sơ hạ tầng với tổng vốn trên 300 tỷ đồng; cho thuê lại đât và nhà xưởng với tông diện tích 273 ha (bằng 37,2% so với cùng kỳ), thu hút đầu tư nước ngoài đạt 02 tỷ 507 triệu đô la Mỹ (chiếm 81,7% toàn tỉnh) và 3.342 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã giải ngân 2,2 tỷ đô la Mỹ đê đâu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp (trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động), diện tích 12.743 ha, tỷ lệ cho thuê đạt 83,3%. Năm 2019, Bình Dương thành lập thêm các cụm công nghiệp: Thanh An, Tân Thành và An Lập; rà soát, đôn đốc chủ đầu tư các cụm công nghiệp hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đến 2019 toàn tỉnh có 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 790 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 67,4%. Năm 2019, kim ngạch xuất, nhập khẩu duy trì tăng trưởng; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo hướng tăng các sản phẩm chế tạo, chế biến, hàng nông sản; bên cạnh giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN), nhiều doanh nghiệp có bước tiếp cận, phát triển một số thị trường mới như: Cuba, Mexico, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan; đến nay sản phẩm xuất khẩu của tỉnh đã có mặt 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ 781 triệu đô la Mỹ, tăng 15,6% (năm 2018 tăng 9,7%, KH tăng 15,5%). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20 tỷ 795 triệu đô la Mỹ, tăng 10,6%; thặng dư thương mại của tỉnh năm 2019 đạt gần 07 tỷ đô la Mỹ. Theo thống kê cuối năm 2019 của tỉnh, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 114.669 tỷ đồng, tăng 15,8% (năm 2018 tăng 12,2%, KH tăng 10,02%); trong đó: vốn nhà nước tăng 15,2% (chiếm 16,3%), vốn ngoài nhà nước tăng 21,4% (chiếm 35,5%) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 12,1% (chiếm 48,3%). Thu hút đầu tư: Đầu tư trong nước (đến 27/11/2019): Đã thu hút 56.702 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 3,3%), gồm: 6.100 doanh nghiệp đăng ký mới (40.142 tỷ đông), 835 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (22.470 tỷ đồng) và 44 doanh nghiệp giảm vốn (3.707 tỷ đồng); có 372 doanh nghiệp giải thể (2.202 tỷ đông). Lũy kế đến 2019, toàn tỉnh có 42.269 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 357.680 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 27/11/2019): Đã thu hút 03 tỷ 067 triệu đô la Mỹ (vượt 119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ), gồm: 222 dự án đầu tư mới (1.480 triệu đô la Mỹ), 143 dự án điều chỉnh tăng vốn (893 triệu đô la Mỹ), 427 dự án góp vốn (701 triệu đô la Mỹ); có 03 dự án điều chỉnh giảm vốn (7 triệu đô la Mỹ) .Lũy kế đến 2019, toàn tỉnh có 3.753 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 34,23 tỷ đô la Mỹ. Kinh tế tập thể: Thành lập 25 hợp tác xã, vốn điều lệ 19 tỷ đồng (với 186 thành viên). Lũy kế đên 2019, toàn tỉnh có 137 tổ họp tác (1-314 thành viên) và 176 họp tác xã (26.253 thành viên). Nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới được mở rộng đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên. Năm 2019, tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chuyển dịch nội bộ ngành theo hướng tích cực; công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng của ngành; một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh (gỗ, dày dép, dệt may, điện tử, linh kiện,...) có quy mô lớn, năng lực cạnh tranh, đạt giá trị xuất khẩu cao. Có 1.261 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động góp phần đưa chỉ sô phát triển công nghiệp tăng 9,86% (năm 2018 tăng 9,8%, KH 2019 tăng 9,5%). Sản lượng điện thương phẩm 2019 ước đạt 13,6 tỷ KWh, tăng 9,1% so với cùng kỳ, duy trì tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,998%. Theo thống kê cuối năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDRP) ước tăng 9,5% (kế hoạch 8,5-8,7%), bình quân đầu người đạt 146,9 triệu đồng (kế hoạch 140,6 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là 66,8% - 22,4% - 2,6% - 8,2% (kế hoạch 63,7% - 25% - 3,2% - 8,1%). Giáo dục Danh sách các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Đại học Bình Dương Đại học Thủ Dầu Một Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương Đại học quốc tế Miền Đông Đại học Việt - Đức Đại học Mở Tp.HCM (Cơ sở Bình Dương) Đại học Thủy lợi (Cơ sở Bình Dương) Trường Sĩ quan Công binh - Đại học Ngô Quyền (Quyết định số 1359/QĐ-TTg). Cao đẳng Y tế Bình Dương Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore Cao đẳng nghề Đồng An Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Trường Trung cấp nghề tỉnh Bình Dương Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính Trường Trung cấp Bách Khoa Trường Trung cấp nghề Việt - Hàn Bình Dương Trường trung cấp kinh tế và công nghệ Đông Nam Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương. Tính vào thời điểm cuối tháng 11 năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 180 nhà trẻ - mầm non - mẫu giáo, 136 trường tiểu học, 67 trường trung học cơ sở, 35 trường trung học phổ thông, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 9 trường đại học và cao đẳng.. Theo số liệu sơ bộ của ngành Giáo dục và Đào tạo, tổng số học sinh các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông toàn tỉnh năm học 2019-2020 có 493.347 học sinh, tăng thêm 34.933 học sinh (tăng 7%) so với năm học trước, số học sinh tăng cơ học (tuyển sinh vào lớp 1) là 8.926, chủ yếu tại Thuận An (2.788), thị xã Bến Cát (2.695). Một số địa phương vượt quy định số học sinh cấp tiểu học (35 học sinh/lớp) như thị xã Bến Cát (trung bình 48 học sinh/lớp), Dĩ An (trung bình 47 học sinh/lớp), Thuận An (trung bình 46 học sinh/lớp). Y tế Công tác khám chữa bệnh được quan tâm thực hiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Theo thống kê tháng 9 năm 2019, tổng số lần khám bệnh của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh là 4.210.714 lượt người, đạt 67% kế hoạch (trong đó: các bệnh viện ngoài công lập khám 1.688.455 lượt người, chiếm tỷ lệ 40%). Nông, lâm nghiệp và thủy sản Nông nghiệp Tính đến trung tuần tháng 9, toàn tỉnh đã gieo trồng được 6.780,7 ha các loại cây hàng năm vụ mùa, bằng 97,4% cùng kỳ. Trong đó diện tích cây lúa gieo cấy 2.407 ha, bằng 93,9% cùng kỳ; cây ngô và cây lương thực có hạt khác 127,4 ha, tăng 0,2%; cây lấy củ có chất bột 1.665 ha, tăng 0,1%; cây rau, đậu, hoa các loại 1.735 ha, tăng 0,2%; diện tích cây hàng năm khác 382 ha, tăng 0,4% so cùng kỷ. Cùng với việc gieo trồng vụ mùa, toàn tỉnh đã thu hoạch lúa vụ hè thu được 1.321 ha, bằng 93,6% cùng kỳ, sản lượng lúa đạt 5,3 ngàn tấn, bằng 95,6% cùng kỳ. Ước tính diện tích các loại cây hàng năm, năm 2019 thực hiện 21.693 ha, bằng 98,8% cùng kỳ. Diện tích một số loại cây hàng năm (lúa, mỳ,...) giảm so với cùng kỳ là do người dân chuyển sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặc dù diện tích có giảm nhưng được người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới, cũng như được đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất một số cây trồng tăng so với cùng kỳ. Năm 2019, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 133 trang trại gà; 141 trang trại heo; 10 trang trại vịt; 01 trang tại bò sữa; 2.870 hộ đầu tư sản xuất các mô hình nông nghiệp đô thị. Trước diễn biến phức tạp của bệnh dich tả heo Châu phi 2019 và các trang trại chăn nuôi theo phương thức truyền thống (trại hở) không tái đàn sau khi xuất bán nên tổng đàn lợn ước tính giảm so với cùng kỳ. Ước tính tổng đàn lợn hiện có: 615.789 con, giảm 1,3% so với cùng kỳ, giảm 7% so với thời điểm 01/4/2019; tổng đàn trâu: hiện có 5.321 con, bằng 91,8% so cùng kỳ; tổng đàn bò: 24.412 con, bằng 98,4% cùng kỳ; gia cầm: 10.289 ngàn con, tăng 5,5% so cùng kỳ, trong đó gà 10.072 ngàn con, tăng 5,4% so cùng kỳ. Lâm nghiệp Ước tính 9 tháng năm 2019, diện tích rừng trồng chăm sóc 3.998 ha, tăng 0,6% so cùng kỳ. Khai thác lâm sản chủ yếu khai thác từ rừng trồng của lâm trường và các loại cây trồng phân tán, sản lượng gỗ khai thác là 8.536,1 m³, tăng 1,5% so cùng kỳ; sản lượng củi khai thác 9.013,4 Ste, tăng 1,4% so cùng kỳ. Thủy sản Năm 2019, tiếp tục tổ chức hướng dẫn các cơ sở, trang trại và các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện vệ sinh ao hồ và các qui trình nuôi thả đúng quy định trên diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hiện có là 364,9 ha, bằng 98,1% cùng kỳ. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2019 thực hiện 2.425,6 tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ, trong đó: sản lượng thủy sản khai thác 205,1 tấn, tăng 1,6%; sản lượng thủy sản nuôi trồng 2.220,5 tấn, tăng 2,2%. Truyền thông Bình Dương đưa vào hoạt động Tổng đài đường dây nóng (1022) để tiếp nhận và xử lý những phản ánh của người dân và tổ chức, triển khai phòng họp không giấy (e-cabinet), cổng dịch vụ công mới với 600 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 97 dịch vụ cổng trực tuyến mức độ 4. Giáo dục Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hơn 250 ngôi trường công lập đã đi vào hoạt động gồm các cấp: TH-THCS-THPT-CĐ-ĐH •Các trường đại học 1. Đại học Bình Dương (Binh Duong University (BDU)) 2. Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University (TDMU)) 3. Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương (Binh Duong Economics and Technology University (BETU)) 4. Đại học quốc tế Miền Đông ( Eastern International University) 5. Đại học Việt – Đức (Vietnamese – German University) 7. Trường Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2 (Thuy Loi University (TLU)) 8. Trường Đại học Ngô Quyền – Sĩ quan Công binh ( Ngo Quyen University (NQU)) •Các trường cao đẳng 1. Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương (Binh Duong Medical College) 2. Cao đẳng Nghề Việt Nam – Singapore (Vietnam – Singapore Vocational College) 3. Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) 4. Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc Bình Dương Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn các trường tư thục đã liên thông lên đại học, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường nghề và các trường trung cấp đã đi vào hoạt động nhằm mục đích phát triển trong việc học tập của học sinh cũng như việc giáo dục của tỉnh Bình Dương Văn hóa và du lịch Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. Tổ chức các chương trình quảng bá thông tin, hình ảnh du lịch tỉnh Bình Dương tại các sự kiện Du xuân Bình Dương 2019, Lễ hội Hương Bưởi Bạch Đằng, Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín”, Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Ha Noi 2019, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 8 năm 2019 tại Thành phố cần Thơ và Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Trong 9 tháng năm 2019, ước tính có gần 26 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 5,2% so cùng kỳ, doanh thu ước đạt 955 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ; riêng Khu du lịch Đại Nam Văn hoá, Du lịch, Thể thao thu hút hon 560 ngàn lượt khách với doanh thu đạt 188 tỷ đồng. Bình Dương tuyên truyền, cổ động và tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chào mừng năm mới và các ngày Lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, các sự kiện chính trị của địa phương diễn ra sôi nổi, rộng khắp; các thiết chế văn hóa, thể thao và di tích từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ và khai thác phát huy; hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận 22 hiện vật “Bộ dụng cụ dệt Phú Chánh” là bảo vật quốc gia; tổ chức lễ đón nhận xếp hạng di tích quốc gia đối với Đình thần Dĩ An (phường Dĩ An, thị xã Dĩ An); công tác tổ chức và quản lý lễ hội được thực hiện đảm bảo chu đáo, đúng quy định, trong đó Lễ hội Chùa Bà - Rằm tháng Giêng và các lễ hội mang đặc trưng văn hóa của địa phương như: “Trái cây mùa trái chín”, “Hương bưởi Bạch Đằng” đã tạo những nét đẹp văn hoá, nhiều ý nghĩa trong cộng đồng, được dư luận xã hội đồng tình hưởng ứng. Làng nghề Nghề sơn mài truyền thống tại Bình Dương (Tương Bình Hiệp) Nghề chạm khắc gỗ trên đất Thủ Bình Dương Làng nghề gốm Bình Dương Địa điểm tham quan, khu vui chơi Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường Công viên nước Bình Dương Khu du lịch Đại Nam Khu du lịch Dìn Ký Sân golf Sông Bé Sân golf Phú Mỹ Thành phố mới Bình Dương Mekong golf Villas Công viên du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh Chợ Chợ Thủ Dầu Một Chợ Lái Thiêu Chợ Bình An Chợ Tân Uyên Chợ Bình Mỹ ... Di tích danh thắng Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát Chợ Thủ Dầu Một Núi Cậu Lòng Hồ Dầu Tiếng Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh Chiến khu Đ Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) Nhà cổ Trần Công Vàng Chùa Hội Khánh Núi Châu Thới Nhà tù Phú Lợi Di tích Cù Lao Rùa (Cù Lao Thạch Hội) Di tích Dốc Chùa Di tích Mỹ Lộc (gò Đá, gò Chùa) Di tích Phú Chánh Nhà máy xe lửa Dĩ An Chiến khu Thuận An Hòa Di tích lịch sử rừng Kiến An Di tích Bộ chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh Lễ hội Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu hay còn được gọi là lễ hội chùa Bà, được diễn ra vào rằm tháng giêng mỗi năm. Lễ hội chùa Bà Bình Dương được tổ chức tại chùa Bà Thiên Hậu ở Thủ Dầu Một, là nơi mà hàng nghìn du khách thập phương từ nhiều tỉnh đổ về. Lễ hội chùa Bà Bình Dương độc đáo hơn ở các tỉnh khác ở chỗ tất cả các dịch vụ nước uống, đồ ăn, vá xe, khăn lạnh đều được người dân địa phương hỗ trợ miễn phí. Lễ hội Miếu Ông Bổn (được diễn ra là vào mùa xuân là ngày 2 tháng Giêng âm lịch và vào mùa thu là ngày 4 tháng 7 âm lịch) Lễ hội Kỳ Yên Sự kiện khác Lễ hội Nhật Bản (diễn ra tại thành phố mới Bình Dương do tập đoàn Becamex tổ chức) Liên hoan ẩm thực đường phố tỉnh Bình Dương Giao thông vận tải Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Đường bộ Trong hệ thống đường bộ, Quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia xuyên đến biên giới Thái Lan và Lào. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Tỉnh lộ 741 từ Thủ Dầu Một đi Phước Long... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh. Đường thủy Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa ba con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đường sắt Trên địa tỉnh có hai nhà ga là ga Sóng Thần và ga Dĩ An theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Từ ngày 5 tháng 6 năm 2019, ga Dĩ An chính thức được đón khách thay cho ga Sóng Thần vì ga Dĩ An gần với khu dân cư, khu công nghiệp nên được nhiều hành khách lựa chọn là điểm đến hơn so với ga Sóng Thần. Cũng từ ngày này, ngành đường sắt dừng việc nhận và trả khách tại ga Sóng Thần. Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh sẽ được khôi phục và xây dựng lại. Đây cũng là một phần trong dự án đường sắt Xuyên Á mà Chính phủ đã cam kết trong thỏa thuận chung ASEAN nhưng dự án đã bị trì hoãn dài làm kèm theo nhiều hệ lụy. Đường hàng không Vào thời điểm năm 2011, sân bay Phú Lợi và sân bay Phú Giáo là hai sân bay còn lại duy nhất của tỉnh này, tuy nhiên cả hai đều được dùng để khai khác dự trữ quân sự. Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ 10 đến 15 km. Năm 2012, trong đồ án Quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng 2030, Trung tâm Nghiên cứu phát triển GTVT đã đề xuất xây dựng 2 sân bay ở Bến Cát và Dầu Tiếng, nhưng Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam cho rằng cần phải nghiên cứu, bổ sung sân bay ở một số nơi khác vì đến năm 2020 kinh tế - xã hội của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đã đổi khác, nhu cầu đi lại, du lịch bằng đường hàng không là cần thiết. Giao thông công cộng Xe buýt Năm 2015, Bình Dương có 13 tuyến xe buýt Becamex Tokyu (37, 38, 39, 51, 52, 53, 55, 66, 67, 68, 70), 8 tuyến xe buýt nội tỉnh (1, 2, 3, 6, 5, 8, 10, 11), 11 tuyến xe buýt liên tỉnh (4, 7, 9, 15, 16, 18, 21, 611, 613, 614, 616). Đường sắt đô thị Theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bỉnh Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và 1 tuyến mặt đất. Danh nhân <center> Linh mục Phêrô Đoàn Công Quí, một trong 117 thánh tử đạo Việt Nam Nhà báo, nhà văn, nhà cách mạng Phan Văn Hùm Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ Nhà văn Bình Nguyên Lộc Diễn viên Johnny Trí Nguyễn AHLLVTND Hồ Văn Mên Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Ca sĩ gốc Việt Tâm Đoan Cầu thủ bóng đá Nguyễn Anh Đức Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII Mai Thế Trung Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Đại biểu Quốc hội khóa XIV Phan Thị Mỹ Thanh Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phú Cường Nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Lê Hồng Phương Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV Bùi Xuân Thống Nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm Quan hệ quốc tế Thành phố kết nghĩa Bình Dương hiện tại có một thành phố kết nghĩa : Daejeon, Hàn Quốc (17 tháng 5 năm 2005) Hợp tác, hữu nghị Ngoài ra, Bình Dương hiện tại đã kí kết các thỏa thuận hợp tác, hữu nghị với các thành phố hoặc vùng sau đây: Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Trang chủ Đông Nam Bộ
11192
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc
Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ. Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia. Năm 2020, Bình Phước là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 43 về số dân, xếp thứ 36 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 24 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 5 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 979,6 nghìn dân, GRDP đạt 43.650 tỉ Đồng (tương ứng với 1,898 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 44,56 triệu đồng (tương ứng với 1.937 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,51%. Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số ít người Hoa, Nùng, Tày,... vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hằng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer. Địa lý Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh Phía nam giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai Phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Campuchia. Địa hình Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m. Tài nguyên khoáng sản Bình Phước có 13 loại đất, phần lớn nằm trên tầng bazan và phù sa cổ, diện tích lớn nhất là đất đỏ bazan chiếm khoảng 40%, nâu vàng trên bazan chiếm khoảng 15%, đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm khoảng 15%, đất nâu vàng trên phù sa cổ chiếm 11%, đất đỏ vàng trên đá phiến chiếm khoảng 10%. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng, cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. Khí hậu Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất khó chịu, Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2 °C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C Thủy văn Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km², lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các sông suối ở Bình Phước đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai do vậy chế độ thủy văn của Bình Phước ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Đông Nam Bộ. Hầu hết các hồ tự nhiên đều có diện tích nhỏ, một số hồ nhân tạo phục vụ cho các công trình thủy điện hoặc lấy nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích khá lớn là hồ Thác Mơ, hồ Sóc Miêng, hồ Cần Đơn, và đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa còn có tác dụng điều phối nguồn nước dồi dào từ sông Bé bổ sung nước cho hồ Dầu Tiếng giúp điều phối nước chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Giao thông Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Với các tuyến đường chính như Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đi theo hướng Nam – Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với tổng chiều dài là 79,90 km, Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112,70 km. Ngoài ra, các tuyến đường khác như tỉnh lộ 741 kết nối trung tâm tỉnh với huyện Đồng Phú và thị xã Phước Long, các tuyến đường liên huyện đã được láng nhựa, gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được láng nhựa, các tuyến đường nối với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Lâm Đồng đã được láng nhựa rất thuận tiện cho giao thông. Đường nối với tỉnh Đồng Nai cũng được nâng cấp mở rộng. Tháng 11 năm 2012, Về doanh thu vận tải hành khách tháng này ước thực hiện 48,94 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng 10, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu vận tải hàng hoá tháng này ước thực hiện 30,38 tỷ đồng, tăng 3,3% so tháng trước và tăng 15,5% so cùng kỳ năm 2011. Dự kiến đến năm 2020-2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường sắt đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực. Lịch sử Thời nhà Nguyễn, địa bàn Bình Phước ngày nay thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac lúc này Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Từ năm 1956, Việt Nam Cộng hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Trung ương Cục miền Nam thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa VI, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức, chia thành 7 huyện, thị và 1 thị xã. Ngày 9 tháng 2 năm 1978, tái lập huyện Lộc Ninh từ một số xã của hai huyện Bình Long và Phước Long. Ngày 4 tháng 7 năm 1988, tái lập huyện Bù Đăng từ một phần huyện Phước Long. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước, lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía bắc của tỉnh Sông Bé là: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài thuộc huyện Đồng Phú. Ngày 1 tháng 9 năm 1999, thành lập thị xã Đồng Xoài - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bình Phước trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Đồng Phú. Ngày 20 tháng 2 năm 2003, tái lập huyện Chơn Thành từ một phần huyện Bình Long và tái lập huyện Bù Đốp từ một phần huyện Lộc Ninh. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, chia huyện Bình Long thành thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản; chia huyện Phước Long thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Đến thời điểm này, tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 3 thị xã: Đồng Xoài (tỉnh lỵ), Bình Long, Phước Long và 7 huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH14, thành lập huyện Phú Riềng trên cơ sở tách một số xã thuộc huyện Bù Gia Mập. Ngày 16 tháng 10 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 587/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2018), thành lập thành phố Đồng Xoài trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Đồng Xoài. Ngày 11 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 570/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022), thành lập thị xã Chơn Thành trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Chơn Thành. Từ đó, tỉnh Bình Phước có 1 thành phố, 3 thị xã và 7 huyện như hiện nay. Hành chính Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 7 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 20 phường, 5 thị trấn và 86 xã. Dân cư Là vùng đất cao ráo, khí hậu điều hòa không có gió bão cực đoan, không xa với trung tâm công nghiệp lớn, cũng đang trong quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nên nhiều người dân từ các vùng trong cả nước chọn Bình Phước là nơi đến sinh sống và lập nghiệp. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt 994.679 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 235.405 người, chiếm 23,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 759,274 người, chiếm 76,3% dân số. Dân số nam đạt 501.473 người, trong khi đó nữ đạt 493.206 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,3 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Đông Nam Bộ với gần 1 triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 40,56%. Thành phần dân tộc Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có sự cộng cư của 41 dân tộc anh em. bao các dân tộc Kinh, Stieng, Khmer, Mnông, Hoa, Tày, Nùng... trong đó dân tộc thiểu số đông nhất là Stieng. Tôn giáo Đại bộ phận dân cư trong tỉnh là không theo tôn giáo nào. Công giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến là Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 13 tôn giáo khác nhau đạt 323.818 người, nhiều nhất là Công giáo có 169.226 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 86.996 người, đạo Tin lành có 84.687 người, đạo Cao Đài có 33.092 người, Hồi giáo chiếm 481 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 345 người. Còn lại các tôn giáo khác như Baha'i giáo có 25 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 15 người, Minh Lý Đạo có 10 người, Bà La Môn có chín người, Minh Sư Đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo 5 người và 2 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương. Kinh tế Tại báo cáo tổng kết kinh tế xã hội cuối năm 2020, bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - nhận định, năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm, cũng là năm Bình Phước phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất về mục tiêu tăng trưởng của giai đoạn 2016-2020. Mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động xấu của đại dịch COVID-19 gây ra, tỉnh Bình Phước đã xây dựng kịch bản điều hành kinh tế xã hội để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả tỉnh, tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 7,51%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 10,3%, công nghiệp xây dựng tăng 12,5%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 11.608 tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 7,33% so với cùng kỳ 2019. Kim ngạch nhập khẩu tăng 6,25% so với cùng kỳ năm 2019. Về thu hút đầu tư, năm 2020 có 35 dự án đăng ký đầu tư vào Bình Phước với số vốn 252 triệu USD. Tính lũy kế hiện nay Bình Phước có 273 dự án với 2,65 tỉ USD đăng ký đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước cũng đăng ký 7.000 tỉ đồng để phát triển 110 dự án. Tính lũy kế đến nay, có 1.081 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 90.700 tỷ đồng. Nông nghiệp Năm 2020, toàn tỉnh gieo trồng được: 27.663 ha cây hàng năm, giảm 19,02% so cùng kỳ năm trước; 429.801 ha cây lâu năm, tăng 1,36% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 51.726 tấn, giảm 6,42% so với cùng kỳ năm 2019.. Ước tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 13.260 con trâu, tăng 10,28% so với cùng kỳ năm 2019. Bò có 39.418 con, tăng 6,02%. Heo 1.080.000 con, tăng 20,21%. Gia cầm 7.556 ngàn con, tăng 9,06%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2020 ước 1.126 tấn, tăng 10,39%, bò 39.418 tấn, tăng 6,48%, heo 130.890 tấn, tăng 74,98%; gia cầm 27.880 tấn, tăng 47,64%; so cùng kỳ năm 2019. Bình Phước được mệnh danh là thủ phủ hạt điều với giống điều Bình Phước nổi tiếng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Với diện tích 175.000 ha hạt điều được trồng khắp toàn tỉnh, Bình Phước được xem là vùng đất có diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam (tính đến nay, diện tích trồng điều ở Việt Nam là khoảng 290.000 ha hạt điều). Năng suất hạt điều Bình Phước dao động ở mức 600 kg/ha cao hơn mức bình quân của thế giới. Ngành điều là ngành mũi nhọn quan trọng trong việc phát triển kinh tế của toàn tỉnh Bình Phước. Lâm nghiệp Ước tính năm 2012, diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ 26,95 km², giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh là 115 ha, đạt kế hoạch, bằng năm 2011, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 32.183 ha, đạt kế hoạch, giảm 1,9% so với năm 2011. Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2012, các ngành chức năng đã phát hiện 65 vụ khai thác rừng trái phép, 213 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật, 178 vụ mua, bán, cất giữ, chế biến kinh doanh lâm sản trái pháp luật, 79 vụ phá rừng làm thiệt hại 35,42 ha rừng. Công nghiệp Tháng 12 năm 2020, Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,87% so với tháng trước và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó ngành công nghiệp khai thác khoáng sản giảm 3,38%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,41%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 6,69%. Ước năm 2020 có 1.202 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 15.000 tỷ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và tăng 3,18% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019, đạt 100,2% kế hoạch năm. Lũy kế đến hết tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 8.458 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 79.848 tỷ đồng. Tháng 11 năm 2012, giá trị thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước gần 175,9 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 1.160,7 tỷ đồng, đạt 59,7% kế hoạch năm, trong đó cấp tỉnh 719,5 tỷ đồng, đạt 57,9% kế hoạch năm và cấp huyện 441,2 tỷ đồng, đạt 62,9% kế hoạch năm. Trước đố, tháng 10 năm 2012, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 52% (820,2 tỷ đồng) kế hoạch năm 2012. Nội thương Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2020 ước tính đạt 4.823 tỷ đồng, tăng 2,89% so với tháng trước và tăng 10,89% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 14.061,2 tỷ đồng, tăng 9,59% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện được 48.439,4 tỷ đồng, tăng 0,43% so cùng kỳ năm trước. Ngoại thương Trong 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện được 550.696 ngàn USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 năm 2012, ước thực hiện 56.776 ngàn USD, tăng 1,5% so tháng trước và giảm 14,1% so cùng kỳ năm 2011. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước thực hiện 16.490 ngàn USD, chiếm 29%, tăng 12,8% so tháng trước và giảm 12,9% so với cùng kỳ, kinh tế tư nhân 29.536 ngàn USD, chiếm 52%, giảm 5,9% so tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10.750 ngàn USD, chiếm 18,9%, tăng 8,5% so tháng trước và tăng 47,4% so với cùng kỳ. Trong đó, Hạt điều nhân ước thực hiện 1.417 tấn (trị giá 9.280 ngàn USD), Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 11.050 tấn (trị giá 32.618 ngàn USD), Hàng nông sản khác ước thực hiện 2.370 ngàn USD, Hàng dệt may ước thực hiện 1.359 ngàn USD, Hàng điện tử ước thực hiện 3.000 ngàn USD, sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 2.066 ngàn USD, Hàng hóa khác ước thực hiện 4.440 ngàn USD. Cũng trong 11 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện được 103.939 ngàn USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11 năm 2012 ước thực hiện 14.810 ngàn USD, tăng 11,8% so tháng trước và tăng 43,7% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kinh tế nhà nước ước không thực hiện, kinh tế tư nhân 5.098 ngàn USD chiếm 34,4%, giảm 16,3% so tháng trước và giảm 15,4% so với cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 9.712 ngàn USD chiếm 65,6%, tăng 35,7% so tháng trước và tăng 126,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vải may mặc ước thực hiện 4.900 ngàn USD, hàng điện tử ước thực hiện 2.600 ngàn USD, hàng hóa khác ước thực hiện 7.212 ngàn USD. Xã hội Giáo dục Năm học 2011 đến 2012, toàn tỉnh có 429 trường học. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn 0,5% (giảm so với các năm trước từ 2 - 3%). Năm 2018, toàn tỉnh có 517 trường học, 237.476 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15.304 cán bộ. Về cơ sở vật chất không xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, không có lớp học ca 3. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học. Văn hóa - Xã hội Y tế Du lịch Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ do đó cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn.... tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Các điểm tiềm năng du lịch nổi bật Hồ suối Lam: khu vực xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú Thác số 4: khu vực Quản Lợi, huyện Hớn Quản Hồ Sóc Xiêm: khu vực thôn Lợi Hưng, huyện Hớn Quản Tràng Cỏ Bàu Lạch: khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng Khu vực Bà Rá - Thác Mơ: khu vực thị xã Phước Long Thác Dakmai: khu vực thị xã Phước Long Thác Đứng: khu vực xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng Thác Voi: khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên: khu vực huyện Bù Đăng và Đồng Phú Đập Bà Mụ: khu vực huyện Đồng Phú Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: khu vực xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập Cầu 38: khu vực xã Minh Hưng và Đức Liễu, huyện Bù Đăng. Rừng bán ngập lòng hồ thủy điện Cần Đơn nằm trên địa bàn huyện Bù Đốp Di tích Căn cứ Quân uỷ Bộ Chỉ huy các lực lượng GPMNVN ở huyện Lộc Ninh Trụ sở Chính phủ CMLTMNVN (Nhà Giao Tế): Huyện Lộc Ninh Sân bay Quân sự Lộc Ninh: Huyện Lộc Ninh Tổng kho nhiên liệu VK98 và Tổng VK99: Huyện Lộc Ninh Di tích mộ tập thể 3000 người: Thị xã Bình Long Di tích lịch sử cách mạng ở Núi Bà Rá: Thị xã Phước Long Nhà tù Bà Rá thời chống Pháp: Thị xã Phước Long Nghĩa trang liệt sĩ thời chống Mỹ: Thị xã Phước Long Địa điểm ghi dấu cuộc nổi dậy của người S’tiêng: huyện Bù Gia Mập Sóc Bom Bo: khu vực huyện Bù Đăng Phú Riềng Đỏ, nơi thành lập Chi bộ CSĐD huyện Đồng Phú. Các di tích khác -Chùa Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh) -Dinh tỉnh trưởng Bình Long (phường Phú Đức, Tx Bình Long) -Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định (Thị xã Phước Long) -Đình thần Hưng Long (thị trấn Chơn Thành) -Thành tròn An Khương (huyện Hớn Quản) -Thành tròn Lộc Tấn 2 (huyện Lộc Ninh) -Chốt chặn Tàu Ô, Xóm Ruộng (huyện Chơn Thành) -Trường Quốc Quang (An Lộc B)(F.Phú Thịnh, Tx Bình Long) -Làng Công tra Lộc Thiện (huyện Lộc Ninh) -Nhà máy chế biến mủ tờ (Cty Cao su Lộc Ninh) -Cụm kiến trúc cổ người Pháp (huyện Lộc Ninh) -Cầu Đaklung (thị trấn Thác Mơ, Phước Long). -Giếng nước Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh) -Bến đò Thôn I (trên Sông Đồng Nai) Lễ hội -Lễ hội cầu mưa của người dân tộc S'Tiêng -Lễ hội miếu Bà Rá từ ngày 1-4/3 âm lịch -Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới) -Lễ Tết Chol Chnăm Thmây tết cổ truyền của người Khmer -Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương -Lễ hội đâm trâu mừng được mùa -Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới của người S’tiêng -Lễ Bỏ Mả -Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch) -Lễ cúng Ông Bà hay còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới) -Lễ dâng y Katina (rằm tháng 10) -Lễ dâng y Phật -Lễ Vu Lan Báo Hiếu (tháng 7) -Lễ Hoa Đăng Ẩm thực Bình Phước nổi tiếng là mảnh đất trồng điều vì thế các món liên quan đến điều rất được ưa chuộng tại đây. Hình ảnh Liên kết ngoài Cổng thông tin điện tử Bình Phước Tin Bình Phước SỐ LIỆU TÌNH HÌNH KT - XH GIAI ĐOẠN 1996 - 2011 Trường Chính trị tỉnh Bình Phước Sở Thông tin và Truyền thông Báo Bình Phước Chú thích Đông Nam Bộ
11193
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20Thu%E1%BA%ADn
Bình Thuận
Bình Thuận là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. có diện tích tự nhiên 7.810,4 km2 Năm 2018, Bình Thuận là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 32 về số dân, xếp thứ 34 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 26 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 35 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.231.000 người dân, GRDP đạt 81.325 tỷ Đồng (tương ứng với 3,3 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 66 triệu đồng (tương ứng với 2.881 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,09%. Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 166 km về phía đông theo đường cao tốc, cách thành phố Nha Trang 252 km về phía tây nam và cách thủ đô Hà Nội 1.538 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ . Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung. Vị trí địa lý Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Đông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, và phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Bình Thuận thuộc vùng nào của Việt Nam? Địa giới của tỉnh Bình Thuận hiện tại bao gồm diện tích của 2 tỉnh cũ: tỉnh Bình Tuy (nửa phía tây nam) và tỉnh Bình Thuận (nửa phía đông bắc). Trước năm 1975, tỉnh Bình Tuy thuộc miền Đông Nam Bộ, và tỉnh Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ. Vì thế, đến khi hai tỉnh cũ này hợp nhất thành tỉnh Bình Thuận thì mới đặt ra vấn đề là tỉnh Bình Thuận hiện nay thuộc Đông Nam Bộ hay Nam Trung Bộ? Quan điểm thuộc Đông Nam Bộ Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ. Còn website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ. Bình Thuận thuộc quân khu 7 (quân khu thuộc Đông Nam Bộ mở rộng). Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ theo tọa độ địa lý các đơn vị hành chính (Bình Thuận có vĩ tuyến cùng Bắc với Đồng Nai, Bình Dương, thấp hơn vĩ tuyến Bắc so với Bình Phước, Tây Ninh, trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Phan Thiết nằm cùng vĩ tuyến Bắc so với Thành phố Hồ Chí Minh, thấp hơn đôi chút so với Biên Hòa, Thủ Dầu Một.) Về mặt thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận thuộc hệ thống các đài truyền hình miền Đông Nam Bộ. Về mặt văn hóa, Bình Thuận là một trong 21 tỉnh, thành phía nam có lịch sử đờn ca tài tử rất phát triển mà đờn ca tài tử là dòng nhạc mang đặc trưng của riêng vùng Nam Bộ. Hơn nữa, Bình Thuận được xếp vào vùng có xổ số miền Nam lưu hành, Công ty Điện lực Bình Thuận trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam. Quan điểm thuộc Nam Trung Bộ Phần lớn sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, website chính thức của tỉnh Bình Thuận và người dân địa phương xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Về địa lý Bình Thuận có rất nhiều điểm chung với các tỉnh Nam Trung bộ khác, ít điểm chung với các tỉnh Đông Nam Bộ. Chẳng hạn như, Bình Thuận có chế độ khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu bán khô hạn của vùng cực Nam Trung Bộ, nhiều nắng, gió, mùa mưa Bình Thuận đến trễ hơn vùng Đông Nam Bộ (thực tế từ tháng 8 tháng 9 mới mưa nhiều) không giống các tỉnh Đông Nam Bộ đã mưa nhiều từ tháng 5 (riêng vùng tiếp giáp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu giao thoa), ngoài ra vùng biển Bình Thuận vùng biển miền Trung và khí hậu của vùng biển miền Trung, địa hình của Bình Thuận theo dạng "đồng bằng chân núi nhỏ hẹp" có thể dễ dàng thấy những dãy núi cao chạy xuyên suốt từ bất kỳ đâu giống như các tỉnh Nam Trung Bộ khác trong khi Đông Nam Bộ đất lượn sóng trên bậc thêm phù sa cổ và bazan chỉ có vài ngọn núi sót cao không quá 1000m. Về văn hóa và con người, giọng nói của người Bình Thuận tuy có phần nhẹ hơn các tỉnh Nam Trung Bộ khác nhưng vẫn mang nét rất đặc trưng của con người vùng biển Nam Trung Bộ. Bình Thuận có văn hóa Chăm Pa lâu đời giống như các tỉnh Nam Trung Bộ khác còn Đông Nam Bộ thì không. Ngoài ra, tổ chức cấp nhỏ ở địa phương Bình Thuận sử dụng thôn trong khi các tỉnh Nam Bộ lại dùng [ấp. Xét về mặt lịch sử Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay. Bình Thuận được xếp vào chi hội cấp thoát nước miền Trung, du lịch miền Trung,... Điều kiện tự nhiên Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tê mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài. Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp. Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Tỉnh có sáu sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty, sông La Ngà, sông Phan,. Sông Lòng Sông phát nguyên từ dãy núi ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc-Nam dọc theo ranh giới hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Sông này dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra đến cửa biển). Sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Tuyên Đức.Từ nguồn đến ranh giới quận Hòa Đa, sông chảy theo hướng Bắc-Nam, dài 40 cây số; rồi rẽ ra đến biển, sông chảy theo hướng Tây-Đông và dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, vào mùa mưa thường gây lụt lội. Sông Cái phát nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua địa phận Thiện Giáo, rồi chảy theo hướng Bắc-Nam và dài khoảng 40 cây số. Sông Cà Ty phát nguồn từ cao nguyên phía Tây và chảy theo hướng Đông-Nam, dài 27 cây số. Lịch sử Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Tên gọi Bình Thuận bắt nguồn từ tên gọi tắt của từ Bình yên Thuận hòa có nghĩa là sự bình yên và thuận hòa của một vùng đất Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn. Năm 1697, Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ. Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ. Năm 1888, thời công sứ Pháp E. Aymonier (1886 - 1889), vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận, do công sứ M. Gaietta (1900 - 1902) quản lý. Năm 1905, Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận, do công sứ L. Garnier (1904 - 1910) quản lý Năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất hành chính trên toàn quốc, bãi bỏ các cấp phủ và tổng. Phủ Hàm Thuận được đổi thành huyện Hàm Thuận. Năm 1955-1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Bình Thuận làm 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, thành lập huyện đảo Phú Quý. Ngày 30 tháng 12 năm 1982, chia huyện Bắc Bình thành 2 huyện: Bắc Bình và Tuy Phong; chia huyện Hàm Thuận thành 2 huyện: Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam; chia huyện Đức Linh thành 2 huyện: Đức Linh và Tánh Linh. Đến tháng 4 năm 1992, tỉnh Thuận Hải được chia thành 2 tỉnh mới lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận theo Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991. Khi tách ra, tỉnh Bình Thuận có 9 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Thiết (tỉnh lỵ) và 8 huyện: Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong. Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chuyển thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết. Ngày 5 tháng 9 năm 2005, thành lập thị xã La Gi trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hàm Tân. Tình Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện như hiện nay. Hành chính Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 124 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 19 phường, 12 thị trấn và 93 xã. Hiện nay tỉnh Bình Thuận có 15 đô thị gồm: 1 đô thị loại II: thành phố Phan Thiết (2009) 1 đô thị loại III: thị xã La Gi (2017) 1 đô thị loại IV: thị trấn Phan Rí Cửa (2011) 12 đô thị loại V là các thị trấn: Tân Nghĩa, Tân Minh, Võ Xu, Đức Tài, Lạc Tánh, Thuận Nam, Ma Lâm, Phú Long, Chợ Lầu, Lương Sơn, Liên Hương và khu vực trung tâm hành chính huyện Phú Quý. Kinh tế Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông. Năm 2019, kinh tế tỉnh Bình Thuận tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng 11,09% (đây mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2010 đến nay), khẳng định được vai trò là năm tăng tốc của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020). GRDP bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng, tương đương 2.681 USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2018. Công nghiệp chế biến-chế tạo và sản xuất, phân phối điện chiếm tỷ trọng lớn, tăng trưởng liên tục, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước là điểm sáng, năm 2019 đạt 13.203 tỷ đồng, vượt 40,75% dự toán HĐND tỉnh Bình Thuận giao, trong đó, thu nội địa là 9.400 tỷ đồng, vượt 49,68% dự toán HĐND tỉnh giao. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 đạt 33.152 tỷ đồng (tăng 38,13% so cùng kỳ năm trước), chiếm 43,45% GRDP; trong đó vốn ngoài Nhà nước chiếm 74,07% (tăng 35,92% so với cùng kỳ năm 2018). Đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tiếp tục được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 43,6 triệu đồng/năm, tăng 8,36%. Công tác xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình, những người có công với nước được tiếp tục quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn đa chiều năm 2019 giảm 0,7%, còn 2,02%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế có nhiều cố gắng, ước đạt 86%. Thủy hải sản Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km). Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm. Nông - Lâm nghiệp Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với: 30.000 ha thanh long 9.000 ha điều 15.000 ha bông vải 20.000 ha cao su 2.000 ha tiêu Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng diện tích. Khoáng sản Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn: Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai. Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh. Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi. Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm... Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này. Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư Tử Trắng và Sư Tử Vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của tỉnh đạt 1.230.808 người. 44% dân số sống ở đô thị và 56% dân số sống ở nông thôn. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phan Rí Cửa, Thị xã La Gi. Thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân. Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết, Xã Hải Ninh và xã Sông Lũy- huyện Bắc Bình), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 386.223 người, nhiều nhất là Công giáo có 188.996 người, tiếp theo là Phật giáo có 130.016 người, Hồi giáo có 29.550 người, Bà La Môn có 25.110 người, đạo Tin Lành có 9.956 người, đạo Cao Đài có 2.403 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 90 người, Baha'i giáo có 63 người, Minh Sư đạo có 17 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 13 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có sáu người và Minh Lý đạo có ba người. Giao thông Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Bình Thuận có Quốc lộ 1, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28...và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác. Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Bình Thuận. Ga Phan Thiết đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn. Đường hàng không: Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Bình Thuận Xe buýt Hiện đang hoạt động các tuyến: Tiến Lợi - Mũi Né - Hòn Rơm Tiến Lợi - Ma Lâm - Hàm Trí Phan Thiết - Phú Long - Ngã ba Gộp - Lương Sơn - Phan Rí Thành Tà Cú - Phan Thiết - Phú Long Phan Thiết - Mương Mán - Hàm Cần La Gi - Tân Hải - Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) Bến xe Nam Phan Thiết – Bệnh viện tỉnh – Mũi Né – du lịch Gành Hạ tầng Mạng lưới điện Có 3 nguồn điện chính: Từ nhà máy thủy điện Đại Ninh qua lưới truyền tải 110 KV Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV Trạm phát điện diesel 3800 KW Đang xây dựng thử nghiệm nhà máy phong điện (năng lượng điện từ sức gió) tại huyện Tuy Phong. Nhà máy phong điện tại Phú Quý Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100 MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết. Cung cấp nước Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500–2000 m³/ngày đêm. Văn hoá Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sha Nư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo (nghĩa là "đời đời tốt đẹp"). Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Du lịch Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có sân golf 18 lỗ: và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn. Mũi Né, Phan Thiết được công nhận là khu du lịch Quốc Gia. Kết nghĩa Hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, tỉnh Tuyên Quang kết nghĩa với tỉnh Bình Thuận. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường và một trường tiểu học mang tên "Tuyên Quang" và tại thành phố Tuyên Quang có một phường, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở mang tên "Phan Thiết"; một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở mang tên "Bình Thuận". Những cái nhất Tháp nước có kiến trúc đẹp (cao 32m, do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế). (Phan Thiết) Có bộ xương cá voi dài nhất ĐÔNG NAM Á (22m) được trưng bày ở dinh Vạn Thủy Tú (Phan Thiết) Ngọn hải đăng Kê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m). (Hàm Thuận Nam) Tượng Phật trên núi Tà Cú là tượng Phật nằm lớn và dài nhất (49 m). (Hàm Thuận Nam) Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất. Bình Thuận còn là vùng trồng cây Thanh Long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất. Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 Tết hằng năm), lướt ván - đua thuyền buồm hàng năm (Mũi Né), chinh phục núi Tà Cú, chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guinness Việt Nam. Lễ hội Nghinh Ông(Quan Thánh Đế Quân: vào tháng 7 âm lịch vào năm chẳn), Lễ hội cầu ngư, lễ hội Ka-tê (Phan Thiết). Khu vực được mệnh danh là "Vương quốc Resort" của cả nước Tháp cao nhất trên các đảo của Việt Nam (tháp của Chùa Linh Quang, huyện đảo Phú Quý) Quốc lộ 1 dài nhất Việt Nam với chiều dài 178,5 Km Hoang tưởng về kho báu Núi Tàu Những năm gần đây, có lời đồn về kho báu 4.000 tấn vàng do Quân đội Nhật Bản cất giấu hồi cuối Thế chiến thứ hai, tại núi Tàu, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong . Từ năm 1993 đến năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã nhiều lần cấp phép và gia hạn phép cho ông Trần Văn Tiệp (100 tuổi, ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn đó, song việc tìm kiếm không có kết quả . Năm 2016 một người khác là ông Nguyễn Văn Đợi (ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) thì khai báo về 3 giếng cổ chứa kho báu ở sát biển và cách núi Tàu chừng 1 km . Tuy nhiên tháng 4 năm 2016 sau khi thẩm tra thì UBND tỉnh khẳng định thông tin kho báu là hoàn toàn không có căn cứ, và yêu cầu không để tình trạng lợi dụng "hoang tin" tiếp diễn. Tính hoang tưởng về kho báu hiện rõ ở chỗ vàng có khối lượng riêng (tỷ trọng) là 19,3 g/cm³ tức 19,3 tấn/m³, khối vàng 4.000 tấn có thể tích hơn 200 m³, to như một căn hộ 5m x 16m x 2,5m. Đào được cái hầm hơn 200 m³ trong núi đá hoa cương rất cứng, rồi dùng hơn 1000 chuyến xe loại 4 tấn để vận chuyển, là một công trường ầm ỹ, để lại rất nhiều dấu vết như đường đi, bãi thải đá, và cửa hầm cũng đủ rộng cho người xe ra vào. Nó đâu đơn giản chỉ là "thuê người dân tộc địa phương chôn giấu" ở khe núi hay vùi ở cái giếng cổ . Hình ảnh Ghi chú Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Tỉnh ven biển Việt Nam
11194
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0%20Mau
Cà Mau
Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ địa phận Cà Mau nằm trên Bán đảo Cà Mau. Năm 2019, Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân, GRDP đạt 53.229 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục Nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình Chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Qua nhiều lần thay đổi về hành chính, đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc tên gọi Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mau) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ), có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao: Địa lý Khái quát Tỉnh Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển 107 km Phía tây và phía nam giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147 km Phía bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang. Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o34' - 9o33' vĩ Bắc và 105o25' - 104o43' kinh Đông. Toạ độ các điểm cực của tỉnh Cà Mau: Điểm cực Đông tại 105o25' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Nam tại 8o34’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường Quốc lộ 1 và quốc lộ 63. Là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau có độ dài gần 254 km (dài thứ 2 cả nước), trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. Điều kiện tự nhiên Cà Mau là vùng đất thấp, khu vực rìa phía nam thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biển nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C (tháng 1) (trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 độ C). Nhiệt độ cao nhất là 38 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 4 năm 2016. Bán đảo Cà Mau Cà Mau là một dải đất hình tam giác, có chiều dài tối đa là 130 dặm và độ cao trung bình là 7 feet so với mực nước biển. Sự hình thành của nó gần như hoàn toàn là kết quả của trầm tích của sông Mekong, cũng là kết quả của quá trình hình thành Mũi Bai ở cuối bán đảo. Khí hậu Cà Mau là nhiệt đới xa-van (Koppen: Aw) với lượng ẩm quanh năm trừ hai đến ba tháng mùa đông khí hậu tương đối khô hạn. Cụm các đảo thuộc Cà Mau Quần đảo Hòn Khoai Quần đảo Hòn Khoai bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai (tên khác: Giáng Tiên, Độc Lập, Hòn Lớn) Hòn Sao là hòn đảo lớn thứ hai nằm về phía đông Hòn Khoai với khoảng cách 1,35 km, có diện tích khoảng 64 ha. Hòn Đồi Mồi, hay Hòn Rùa , nằm cạnh Hòn Sao, chỉ cách 400 mét về đông bắc, diện tích nhỏ chỉ khoảng 2,6 ha. Hòn Tương , hay Hòn Thỏ nằm sát bờ cực bắc Hòn Khoai, diện tích nhỏ bé chỉ khoảng 1,5 ha. Hòn Đá Lẻ nằm vị trí cách xa so với 4 hòn của cụm đảo, cách đảo Hòn Khoai 7,7 km về phía đông nam, chỉ là 1 cụm đá đen trơ trọi dài khoảng 125 m, rộng nhất 34m và cao nhất khoảng 7 m. Đây là vị trí Điểm A2 của Đường cơ sở của Việt Nam. Tổng diện tích 4 km². Hòn Đá Bạc Hòn Đá Bạc ở xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Hòn Ông Ngộ Hòn Đá Lẻ Hành chính Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Được phân chia thành 101 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã. Lịch sử Thời phong kiến Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn". Cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh do không chấp nhận triều đình nhà Thanh nên đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Vào năm 1808, Thời Gia Long thứ 7, đổi tên đạo Long Xuyên thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên. Năm 1825, Thời Minh Mạng thứ 6, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị. Thời Pháp thuộc Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá. Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long. Năm 1903, thực dân Pháp lập đại lý hành chính Cà Mau gồm 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng lên thành quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 5 tháng 10 năm 1917, quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy. Ngày 6 tháng 4 năm 1923, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới, thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924). Ngày 24 tháng 9 năm 1938, tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới Quảng Xuyên. Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hàng chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, lập quận Thới Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận này thành một quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Giai đoạn 1956-1975 Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long". An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên. Tỉnh An Xuyên khi đó gồm 6 quận: Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn. Tuy nhiên, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ có 6 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Cà Mau. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Tỉnh Minh Hải giai đoạn 1976-1996 Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên thành thị xã Minh Hải và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Minh Hải. Tuy nhiên, đến năm 1984, thị xã Minh Hải được đổi về tên cũ là thị xã Bạc Liêu và tỉnh lỵ cũng được dời về thị xã Cà Mau. Tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến nay Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Tỉnh Cà Mau có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Cà Mau (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh. Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau. Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2003/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Ngọc Hiển để tái lập huyện Năm Căn; điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Cái Nước để tái lập huyện Phú Tân. Tỉnh Cà Mau có 1 thành phố và 8 huyện như hiện nay. Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau. Ngày 26 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg của về việc công nhận xã An toàn khu thuộc tỉnh Cà Mau Kinh tế Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng khi mới chia tách, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém. Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng chỉ đạt 16,96%, dịch vụ chỉ đạt 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Sau hơn 20 năm tái lập (1997 - 2018), thu nhập bình quân đầu người tăng 4,75 lần, năm 2018 đạt 2.000 USD. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2018 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 8%, công nghiệp tăng lên 43%, dịch vụ 49%. Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128 ngàn hécta, chiếm 82,7% diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 532.000 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. Tổng đàn heo năm 2011 ước đạt 221,2 ngàn con. Đàn gia cầm ước đạt 1.521,2 ngàn con đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu một phần là do tác động của chuyển dịch một phần diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm, ở vùng nuôi tôm do thiếu thức ăn và nguồn nước bị nhiễm mặn nên hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm khó phát triển. Năm 2011, diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt 102.973 ha, Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 296.300 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2011 ước đạt 248,4 ngàn tấn, tăng gần 4,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 12,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. Diện tích nuôi tôm chiếm 90% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh bắt tuy tăng chậm so với nuôi trồng nhưng cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường nước ven biển. Sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 155 ngàn tấn vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh đạt 17.500 tỷ đồng, gấp 10,5 lần năm 1997 và gấp 6,1 lần năm 2000, tăng bình quân hằng năm trên 18%. Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 1 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách 587 tỷ đồng, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 372 tỷ đồng, Sản lượng điện ước đạt 155 triệu KWh, Sản lượng đạm 10.000 tấn. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu khoảng 1.069 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 1,28 triệu USD. Năm 2018, giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản  là 59,1%. Năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 7% so với năm 2018. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 29,2% GRDP; công nghiệp, xây dựng chiếm 26,1%; dịch vụ chiếm 40,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm 3,8%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 13.810 tỉ đồng. Thu ngân sách đạt 5.654 tỉ đồng, vượt 23,7% dự toán, tăng 19,9% so với cùng kì. Chi ngân sách đạt 10.066 tỉ đồng, bằng 103% dự toán, tăng 11% so với cùng kì. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.168 triệu USD, bằng 97,3% kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kì. Xã hội Giáo dục Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau có 2 trường Đại học và 4 trường Cao đẳng. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng ở Cà Mau: Trường Đại học Bình Dương (phân hiệu Cà Mau) Trường Đại học Tôn Đức Thắng (phân hiệu Cà Mau) Cao đẳng Sư phạm Cà Mau Cao đẳng Y tế Cà Mau Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau Y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau: 16, đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 6, TP. Cà Mau Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau: 85 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau Bệnh viện Mắt và Da liễu tỉnh Cà Mau: đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 6, TP Cà Mau Bệnh viên Lao và Bệnh phổi tỉnh Cà Mau: đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 6, TP Cà Mau Dân số Cà Mau là tỉnh có dân số đứng thứ 9 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (hơn các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang và Bạc Liêu). Sau 10 năm, quy mô dân số Cà Mau giảm 12.462 người. Bình quân dân số qua các giai đoạn giảm dần: Dân số bình quân giai đoạn 1989 - 1999 tăng 2,32%/năm; dân số bình quân giai đoạn 1999 - 2009 tăng 0,76%/năm; dân số bình quân giai đoạn 2009 - 2019 giảm 0,10%/năm. Tính vào thời điểm 00 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của tỉnh Cà Mau là 1.194.476 người. Trong đó, dân số nam là 604.901 người, chiếm 50,64%; dân số nữ là 589.575 người, chiếm 49,36%. Dân số khu vực thành thị là 271.063 người, chiếm 22,69%; dân số khu vực nông thôn là 923.413 người, chiếm 77,31% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 28,4%. Trong tổng dân số trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đa số, chiếm 97,19% với 1.160.852 người; kế tiếp là dân tộc Khmer, chiếm 2,19% với 26.110 người; tiếp theo là dân tộc Hoa, chiếm 0,53% với 6.343 người; còn lại các dân tộc khác, chiếm 0,1% với 1.171 người (chủ yếu là các dân tộc Tày 148 người, Thái 119 người, Mường 198 người, Gia Rai 299 người, Ba Na 108 người, Chăm 91 người, Nùng 58 người, Ê Đê 36 người,...). Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 26.356 người theo tôn giáo, chiếm 2,21 % tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, số người theo Công giáo là đông nhất với 15.421 người, chiếm 58,51% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 1,29% tổng dân số toàn tỉnh. Xếp thứ hai là số người theo Phật giáo với 6.795 người, chiếm 25,78% những người theo tôn giáo và chiếm 0,57% dân số toàn tỉnh, xếp thứ 3 là số người theo đạo Cao Đài với 2.310 người, chiếm 8,76% những người theo tôn giáo và chiếm 0,19% dân số toàn tỉnh. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Mật độ dân số của tỉnh Cà Mau năm 2019 là 229 người/km2, tăng 3 người/km2 so với năm 2009. Với kết quả này, Cà Mau là tỉnh có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số chung vùng Đồng bằng sông Cửu Long (423 người/km2); thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thấp hơn mật độ dân số chung của cả nước (290 người/km2). Thành phố Cà Mau là đơn vị có mật độ dân số đông nhất 908 người/km2. Huyện Ngọc Hiển là đơn vị có mật độ dân số thấp nhất so với các đơn vị với 94 người/km2; kế đến là huyện Năm Căn 118 người/km2 và huyện U Minh 131 người/km2. Tỷ số giới tính của dân số Cà Mau là 102,6 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính của Cà Mau cao hơn tỷ số giới tính chung của cả nước và cao hơn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy tỉnh Cà Mau có cơ cấu dân số vàng, vì tỷ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi chiếm 68,78%; tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 23,45% và 7,7%. Như vậy, Cà Mau là tỉnh đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi có hai người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc. Tỷ suất sinh thô năm 2019 là 11,2 trẻ sinh sống/1.000 dân và tỷ số giới tính khi sinh là 102 bé trai/100 bé gái. Tỷ suất sinh thô và tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh thấp hơn tỷ suất sinh thô và tỷ số giới tính khi sinh chung của cả nước và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuổi thọ trung bình năm 2019 của người dân là 75,0 tuổi, nam giới là 72,6 tuổi, nữ giới là là 77,5 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Cà Mau cao hơn tuổi thọ trung bình chung của cả nước kể cả nam và nữ và bằng tuổi thọ trung bình chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 96,6%, tăng 1,11 điểm phần trăm so với năm 2009. Tỷ lệ biết đọc, biết viết cao hơn so với cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Số người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 18,2% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng 3,26% so với năm 2009. Đến đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người Kinh chiếm đại đa số, với khoảng 1.180.000 người, chiếm trên 96% dân số và sinh sống hầu hết ở các nơi trong tỉnh. Tiếp theo là người Khmer khoảng 33.439 người, chiếm 2,73% dân số, sống tập trung tại các ngôi chùa ở cả thành thị và nông thôn, tạo thành các xóm người Khmer, sinh sống bằng nghề trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, khai thác thủy sản, mua bán nhỏ. Người Hoa có 9.418 người, chiếm 0,76% dân số, chủ yếu sống ở khu vực thành thị, sinh sống bằng nghề mua bán. Còn lại là các dân tộc khác như: Mường, Thái, Tày, Nùng, Giao, Gia rai, Ê đê, Chăm, Chu ru, Si la, người nước ngoài. Tổng số hộ nghèo và cận nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 3.940 hộ, chiếm 32,93%; trong đó, hộ nghèo khoảng 3.073 hộ, chiếm 25,68%; hộ cận nghèo khoảng 867 hộ, chiếm 7,25%. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh Cà Mau đều có bản sắc văn hóa, phong tục, tạp quán riêng nhưng luôn đoàn kết, hòa quyện với nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các ngôi chùa, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lò hỏa táng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số tập trung sinh hoạt vào các dịp lễ, Tết. Đến nay, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh có bước phát triển đáng kể. Nhiều hộ được cấp đất ở, đất sản xuất, tặng nhà ở, cung cấp nước sạch, giải quyết việc làm, học sinh được cử tuyển; các nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dạy chữ Khmer… được quan tâm giải quyết. Kết cấu hạ tầng nhất là về điện nông thôn, đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống cung cấp nước sạch…được đầu tư xây dựng.. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân mỗi năm từ 3-4%/năm. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 373.327 tín đồ, chiếm 30,7% so với dân số; 1.132 chức sắc; 1.913 chức việc. Có tổng số 142 tổ chức tôn giáo cơ sở; 134 cơ sở thờ tự. Bao gồm: - Phật giáo gồm: Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Hoa Tông, Phật giáo Nam Tông. Trong đó: + Phật giáo Bắc tông có tổng số 41 cơ sở thờ tự; 277.865 phật tử, tu sĩ, chức sắc, chức việc, hoàn thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, đại đức, sư cô, sadi, sadini, thức xoa mana. + Phật giáo Hoa Tông có 02 cơ sở thờ tự; 2.180 phật tử, cư sĩ. + Phật giáo Nam Tông có 07 cơ sở thờ tự; 25.215 phật tử, sư, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, chức việc. - Công giáo: có 19 cơ sở thờ tự; 22.360 giáo dân, linh mục. - Tin lành gồm: Tin lành Việt Nam (miền Nam), Tin lành BaptitVN, Tin lành Liên hữu Cơ đốc, Tin lành Chứng nhân Giê-hô-va, Tin lành Cơ đốc Phục lâm. Trong đó: + Tin lành Việt Nam (miền Nam) có 08 cơ sở thờ tự; 4.472 tín hữu, mục sư, truyền đạo. + Tin lành BaptitVN có 34 điểm nhóm; 1.105 tín hữu, mục sư, nữ truyền đạo, chức việc. + Tin lành Liên hữu Cơ đốc có 01 điểm nhóm; 49 tín hữu, mục sư. + Tin lành Chứng nhân Giê-hô-va có 01 điểm nhóm; 136 tín hữu, chức việc. + Tin lành Cơ đốc Phục lâm có 01 điểm nhóm; 32 tín hữu, chức việc. - Cao đài gồm có: Cao Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Tiên Thiên. Trong đó: + Cao Đài Minh Chơn đạo có 23 cơ sở thờ tự; 13.436 nhơn sanh, chức sắc, chức việc. + Cao Đài Tây Ninh có 09 cơ sở thờ tự; 13.277 nhơn sanh, chức sắc, chức việc. + Cao Đài Tiên Thiên có 02 cơ sở thờ tự; 715 nhơn sanh, chức sắc, chức việc. - Tịnh độ cư sĩ phật hội: có 22 cơ sở thờ tự; 14.691 tín đồ, chức sắc, chức việc. - Phật giáo Hòa Hảo: có 01 cơ sở thờ tự; 1.056 đồng đạo, chức việc. Đồng bào các tôn giáo ở Cà Mau tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như: hỗ trợ đồng bào nghèo nhân dịp lễ, tết, bắc cầu giao thông nông thôn, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ mổ tim cho người nghèo.... Du lịch Do đặc điểm tự nhiên, Cà Mau là tỉnh cuối cùng nơi cực Nam Tổ quốc, Mũi Cà Mau có cột mốc tọa độ quốc gia nên du lịch địa lý rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với 2 hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập lợ đan xen giữa những rừng cây là những dòng sông uốn lượn, từng là điểm mở đường Hồ Chí Minh trên biển (bến Vàm Lũng, huyện Ngọc Hiển); nơi chứng kiến, tiễn đưa những đứa con miền Nam tập kết ra Bắc, mang theo cây vú sữa miền Nam gởi tặng Bác Hồ (cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời); những dòng sông với nhiều chiến công hiển hách (Tam Giang, Cái Lớn, Cái Tàu, sông Ông Đốc, Đầm Dơi). Dưới tán rừng là những đầm tôm, ruộng lúa cùng các vườn cây ăn trái, sân chim tự nhiên, với nhiều loại chim quý hiếm… tạo nên các tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn. Các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Hòn Buông, bãi Khai Long… là những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của tự nhiên. Ngoài ra, Cà Mau còn có nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh; nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội nghinh Ông, vía Bà, đua ghe ngo… mang đậm bản sắc văn hoá của 3 dân tộc anh em kinh – hoa – khmer. Về Cà Mau du khách còn nghe kể chuyện Bác Ba Phi, đơn ca tài tử, đi thuyền trên sông nước, thưởng thức những món ăn đặc sản của rừng, của biển… Giao thông Tỉnh Cà Mau có Quốc lộ 1 và quốc lộ 63 và quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm. Cảng hàng không Cà Mau là sân bay vệ tinh, trực thuộc Cụm cảng Hàng không miền Nam. Đây là sân bay hàng không dân dụng cấp 4C có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, AN-2, MI-17,Airbus A220, KingAir B200 và các loại máy bay khác có trọng tải cất cánh tương đương. Tỉnh kết nghĩa Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam Ở Ninh Bình có các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội mang tên các địa danh của tỉnh Cà Mau như: rạp Kim Mau, cống Tân Hưng, cống Biện Nhị, đường Cà Mau, sông Cà Mau, cầu Cà Mau, trạm bơm Rạch Ráng, cầu Chà Là, đê Năm Căn. Ở Cà Mau có khoảng 100.000 người quê gốc ở Ninh Bình đang sinh sống. Ban Liên lạc đồng hương Ninh Bình tại Cà Mau họp mặt mỗi năm 1 lần. Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì "Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Danh nhân Nguyễn Tấn Dũng: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Phước Thọ: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Huỳnh Đảm: Nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Dương Thanh Bình:Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam Nhà cách mạng Trần Văn Thời: Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu thời Pháp thuộc Anh hùng Liệt sĩ Phan Ngọc Hiển: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai Các anh hùng Liệt sĩ tiêu biểu: Hồ Thị Kỷ, Quách Văn Phẩm, Lý Văn Lâm, Nguyễn Việt Khái, Lương Thế Trân Nhà thơ Lê Giang Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Diễn viên hài kịch Lê Vũ Cầu Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài https://ipec.camau.gov.vn/wps/portal/gioi-thieu/tochucbomay/ubndtinh http://camau.dcs.vn/ https://camau.gov.vn/wps/portal Từ gốc Khmer Vịnh Thái Lan Tỉnh ven biển Việt Nam
11195
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%AFk%20L%E1%BA%AFk
Đắk Lắk
Đắk Lắk (trước đây là Darlac) là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam. Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam có diện tích lớn thứ 4, đông thứ 10 về dân số, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 triệu người dân, số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 78.686 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4175 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,82%. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km, cách thành phố Đà Nẵng 520 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Đắk Lắk được tách thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Tên gọi Bắt nguồn từ tiếng M'nông Đắk Lắk [daːk laːk] (phát âm gần giống như "đác lác") nghĩa là "hồ Lắk", với dak nghĩa là "nước" hay "hồ". Địa lý Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"Đ- 108°59'37"Đ và từ 12°9'45"B - 13°25'06"B. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia tách và sáp nhập nên 9.300 ha nằm giữa xã Ea Trang (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nằm trong diện tranh chấp để phân định địa giới hành chính giữa hai tỉnh. Điều kiện tự nhiên Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc: nằm ở phía tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như vàng, phosphor, than bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh . Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea So... Nạn phá rừng Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn có hơn 720.000 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng hơn 526.000 ha, độ che phủ rừng đạt hơn 39,3% (tính cả cây cao su). Rừng được giao cho 15 công ty lâm nghiệp, 7 ban quản lý rừng đặc dụng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, 69 doanh nghiệp có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, khoanh nuôi bảo vệ rừng và một phần giao cho UBND cấp huyện, cấp xã quản lý, Thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 1.407 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 2.441,7 m3 gỗ và 717 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng. So với năm 2019, số vụ vi phạm lâm luật giảm 217 vụ. Tuy số vụ giảm, nhưng những vụ phá rừng với quy mô lớn và táo bạo vẫn diễn ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng là do chính quyền địa phương có rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng. Một số cán bộ, công chức trong lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu trách nhiệm, thậm chí bao che, tiếp tay cho lâm tặc nên còn sơ hở để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm. Lịch sử Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương. Từ DAK có những từ tương đồng như Dar, đạ, đà. Các từ này tương ứng với các từ chỉ nơi chốn như Đà Nẵng, Đà Lạt, Đạ Tẻn, Đak Hà....v.v....Từ Dak = Dar = Đạ = Đà có nghĩa như một vùng lãnh thổ xuất hiện trong vùng đất của quốc gia Chăm Pa cổ xưa. Ngoài ra từ (Dar = Dak = Đạ = Đà) cũng có nghĩa là nước (như Đạ Lạch = dòng sông/suối của người Lạch (Đà Lạt), hay Đa Gui (Ma-đa-gui) = dòng sông "vàng" của người Mạ tại khu vực giáp ranh với Đồng Nai trên quốc lộ 20, nơi có rất nhiều người Mạ sinh sống), "Đạ / Đà" ám chỉ một nguồn nước như sông/suối thuộc quyền cai quản của một dân tộc thiểu số tại một khu vực nhất định. Trong các nghiên cứu về Chăm Pa, một số nhận định của các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Champa quản lí đất nước giống như các tiểu bang thời nay ở nước ngoài. Từ LAK có từ tương đồng LAC là tiếng của người bản địa ( Người M'nông R'Lăm ) Dak Lak có nghĩa là Nước mênh mông, Người M'nông từ họ sinh sống quanh hồ Lak. Theo các già làng ở vùng cao nguyên cũng cho rằng từ LAC là phiên âm của từ LẠCH. Theo dân gian thì người Lạch là các nhà buôn và trao đổi hàng hóa gốm xứ ở vùng cao nguyên (thương gia người dân tộc Lạch) trong thời Chăm Pa cổ. Các sử thi như sử thi Đăm Săn cũng nói về người Lạch. Từ DAKLAK hay DARLAC hoặc ĐẠ LẠCH ý nói như vùng đất hay địa bàn mà người Lạch hay trao đổi hàng hóa tại đây. Các công sứ Pháp từ 1900 - 1930 là: Leon Bourgeois (1899 - 1904) Charles J. Bardin (1904 - 1905) Henri Besnard (1905 - 1909) Antoine G. Groslier (1909 - 1912) Louis Cottez (1912 - 1913) Leopold Sabatier (1913 - 1925) Paul E. Giran (1925 - 1931) Desteney (1931 - 1934; về sau làm Công sứ tỉnh Thừa Thiên) Henri Gerbinis (1935 - 1938).... Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đắk Lắk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn hay bon), người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận, gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lắk và M'Drắk, dưới có 440 làng. Ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng. Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, Quận M'Đrak có 4 tổng, Quận Đak Song có 2 tổng và Quận Buôn Hồ có 4 tổng. Ngày 23 tháng 1 năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 24/NV, tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa và một phần nhập vào tỉnh Phú Yên. Tháng 12 năm 1960, Chính phủ cách mạng chính thức thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia ranh giới của địch, lấy mật danh là B4. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã. Sau năm 1975, tỉnh Đắk Lắk gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 6 huyện: Đắk Mil, Đắk Nông, Krông Búk, Krông Pắc, Lắk và Buôn Hồ Ngày 30 tháng 8 năm 1977, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea Súp; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông Pắc và M'Drắk. Ngày 3 tháng 4 năm 1980, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea H'leo. Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập huyện Krông Ana trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Pắk và thị xã Buôn Ma Thuột; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông Pắk và Krông Bông. Ngày 23 tháng 1 năm 1984, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Cư M'gar. Ngày 22 tháng 2 năm 1986, chia huyện Đắk Nông thành 2 huyện: Đắk Nông và Đắk R'lấp. Ngày 13 tháng 9 năm 1986, thành lập huyện Ea Kar trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Krông Pắc và M'Drắk. Ngày 9 tháng 11 năm 1987, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Krông Năng; thành lập huyện Krông Nô trên cơ sở tách một số xã thuộc các huyện Đắk Mil, Đắk Nông và Lắk. Ngày 19 tháng 6 năm 1990, thành lập huyện Cư Jút trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột. Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea Súp và Buôn Đôn. Ngày 21 tháng 6 năm 2001, thành lập huyện Đắk Song trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Đắk Nông và Đắk Mil. Đến cuối năm 2002, tỉnh Đắk Lắk có diện tích 19.576,4 km², dân số 2.029.972 người, có tỉnh lị là thành phố Buôn Ma Thuột và 18 huyện: Buôn Đôn, Cư Jút, Cư M'gar, Đắk Mil, Đắk Nông, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Nô, Krông Pắc, Lắk, M'Drắk. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11, tỉnh Đắk Lắk tách thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đắk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 12: Tỉnh Đắk Lắk gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 12 huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M'Drắk, các xã Ea R'Bin và Nam Ka của huyện Krông Nô; các xã Hòa Khánh, Hòa Xuân và Hòa Phú của huyện Cư Jut. Tỉnh Đắk Nông gồm 6 huyện: huyện Đắk R'Lấp; huyện Đắk Nông; huyện Đắk Song; huyện Đắk Mil; huyện Krông Nô (trừ các xã Ea R'Bin và Nam Ka); huyện Cư Jut (trừ các xã Hòa Khánh, Hòa Xuân và Hòa Phú). Ngày 28 tháng 2 năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại II. Ngày 27 tháng 8 năm 2007, chia huyện Krông Ana thành 2 huyện: Krông Ana và Cư Kuin. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập thị xã Buôn Hồ trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Búk. Tỉnh Đắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện như ngày nay. Ngày 9 tháng 2 năm 2010, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Hành chính Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 13 thị trấn và 151 xã. {|cellpadding= "0" cellspacing="6" width="100%" align="center" style="background: #f9f9f9; border: 1px #aaa solid; margin-top: 16px" !colspan= "3" style="background: #E6E6FA; font-size: 95%;" | Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk |- |width= "50%" valign="top" style= "background: #f9f9f9;"| {|cellpadding= "1" cellspacing="1" style= "background: #f9f9f9; font-size: 90%; text-align: right;" width="100%" |- !align= "left" style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF; padding-left: 10px; white-space:nowrap" |<center> Tên !! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |<center> Diện tích (km²) !! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |<center> Dân số (2019) !! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |<center> Hành chính |- |align= "left" colspan= "4" style="background: #F5F5DC; padding-left: 30px;" | Thành phố (1) |-bgcolor="#f5f5f5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Buôn Ma Thuột ||<center> 377,2 ||<center> 375.590 ||<center> 13 phường, 8 xã |- |align= "left" colspan= "4" style="background: #F5F5DC; padding-left: 30px;" | '''Thị xã (1) |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Buôn Hồ ||<center> 282,1 ||<center> 127.920 ||<center> 7 phường, 5 xã |- |align= "left" colspan= "4" style="background: #F5F5DC; padding-left: 30px;" | Huyện (13) |-bgcolor="#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Buôn Đôn ||<center> 1.412,5 ||<center> 70.650 ||<center> 7 xã |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Cư Kuin ||<center> 288,3 ||<center> 103.842 ||<center> 8 xã |-bgcolor="#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Cư M'gar ||<center> 821 ||<center> 173.024 ||<center> ''2 thị trấn, 15 xã |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Ea H'leo || 1.335 ||<center> 128.347 ||<center> ''1 thị trấn, 11 xã |} |width= "50%" valign= "top" style="background: #f9f9f9;" | {|cellpadding= "1" cellspacing= "1" style="background: #f9f9f9; font-size: 90%; text-align: right;" width="100%" |- !align= "left" style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF; padding-left: 10px; white-space:nowrap" |<center> Tên !! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |<center> Diện tích (km²) !! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |<center> Dân số (2019) !! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |<center> Hành chính |-bgcolor= "#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Ea Kar ||<center> 1.021 ||<center> 150.895 ||<center> 2 thị trấn, 14 xã |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Ea Súp ||<center> 1.750 ||<center> 67.120 ||<center> 1 thị trấn, 9 xã |-bgcolor= "#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Krông Ana ||<center> 356,1 ||<center> 95.210 ||<center> 1 thị trấn, 7 xã |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Krông Bông ||<center> 1.257,49 ||<center> 100.900 ||<center> 1 thị trấn, 13 xã |-bgcolor="#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Krông Búk ||<center> 358,7 ||<center> 63.850 ||<center> 1 thị trấn, 6 xã |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Krông Năng ||<center> 641,8 ||<center> 124.577 ||<center> 1 thị trấn, 11 xã |-bgcolor="#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Krông Pắc ||<center> 625,8 ||<center> 207.226 ||<center> 1 thị trấn, 15 xã |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" |Lắk ||<center> 1.250 ||<center> 77.390 ||<center> 1 thị trấn, 10 xã |-bgcolor="#F5F5F5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | M'Drắk ||<center> 1.348 ||<center> 85.080 ||<center> ''1 thị trấn, 12 xã |} |valign= "top" style= "background: #f9f9f9; font-size: 90%" | |} Kinh tế - xã hội Kinh tế Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài... Năm 2016, Đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 cho thấy, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) khoảng 44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 - 44%, 16 - 17%, 36 - 37%). -Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%). Giá trị sản xuất của các loại cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng, tương ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng -Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 97,6% kế hoạch do HĐND tỉnh giao (kế hoạch: 4.200 tỷ đồng) và đạt 120,2% kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch: 3.671 tỷ đồng), tăng 20,2% so với thực hiện năm 2015 -Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch. Phấn đấu năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đề ra chỉ tiêu: Tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8-8%, thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội 27.720 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 600 triệu USD, thu ngân sách nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng. Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 695 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 53 trường, Trung học cơ sở có 221 trường, Tiểu học có 417 trường và 5 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 235 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Danh sách các trường Trung học Phổ thông Trường Đại Học / Cao đẳng / Trung cấp Trường Đại học Tây Nguyên Trường Đại học Buôn Ma Thuột Trường Đại học Đông Á Trường Đại học Luật Hà Nội phân hiệu Đắk Lắk Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Trường Cao đẳng Văn Hóa - Nghệ thuật Tỉnh Đắk Lắk Trường Cao đẳng Thực Hành FPT Polytechnic Tây Nguyên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk Trường Cao đẳng Sư Phạm Đắk Lắk Trường Cao đẳng Công Thương Trường Trung cấp Đắk Lắk (Sáp nhập Trung cấp Đắk Lắk+Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Đắk Lắk) Trường Trung cấp Trường Sơn Trường Trung cấp Tây nguyên Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số. Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,75 ‰ Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 1,8 triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 25,76%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 Tôn giáo khác nhau chiếm 577.920 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 265.760 người, thứ hai là Đạo Tin Lành với 181.670 người, thứ ba là Phật giáo với 126.660, thứ tư là Đạo Cao Đài có 3.572 người, cùng với các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 162 người, Hồi giáo có 65 người, Bửu sơn kỳ hương có 23 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Bahá'í có hai người, ít nhất là Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo và Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi đạo có một người. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nông có 40.344 người, Người Mông có 22.760 người, Người Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người... Văn hóa Đắk Lắk có bản sắc văn hóa đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M'Nông...như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống. Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk Tur và Tháp Yang Prong... Y tế Đắk Lắk là trung tâm về Y tế vùng Tây Nguyên. Với một số bệnh viện lớn cấp Vùng như Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với quy mô 800 giường bệnh nội trú. Với nỗ lực của các Y - Bác sĩ, bệnh viện đã hạn chế được một phần về tình trạng bệnh nhân cấp cứu phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Thể thao Đắk Lắk có Câu lạc bộ bóng chuyền Đắk Lắk hiện đang thi đấu tại giải vô địch và câu lạc bộ bóng đá Đắk Lắk thi đấu ở giải hạng nhất Quốc gia Du lịch Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo… Giao thông Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cần Thơ Ngoài ra, 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương...Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C. Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với thành phố Phan Rang đi qua tỉnh Lâm Đồng có đoạn chung với quốc lộ 20. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi tỉnh Khánh Hòa, nối với Quốc lộ 1 tại phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú Yên tại cảng Vũng Rô. Hình ảnh <center> Tham khảo Liên kết ngoài Tin tức Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk Đài truyền hình và phát thanh Đắk Lắk Đắk Lắk Tây Nguyên
11197
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng%20Th%C3%A1p
Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng Tháp đã được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc vào năm 1976. Năm 2018, Đồng Tháp là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, xếp thứ 30 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 43 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 57 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Năm 2022, với 1.624.100 người, GRDP đạt 100.184 tỉ Đồng (tương ứng với 4,36 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 62,3 triệu đồng (tương ứng với 2.678 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,11%. Tỉnh Đồng Tháp là nơi sông Tiền chảy vào địa phận Việt Nam, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen trở thành đặc sản của vùng này. Ngoài ra, Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Lịch sử Thời nhà Nguyễn độc lập Đất Đồng Tháp được khai phá vào khoảng thế kỷ 17, thế kỷ 18 dưới thời các Chúa Nguyễn. Từ đầu thế kỷ 17, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832, sau cải cách hành chính của Minh Mạng, phần đất tỉnh Đồng Tháp ngày nay nằm trên địa bàn hai tỉnh Định Tường nhà Nguyễn (phần phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, cũng là phần phía bờ Bắc sông Tiền Giang) và tỉnh An Giang nhà Nguyễn (phần phía bờ Nam sông Tiền, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nay là phần phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp). Phần đất Đồng Tháp nằm trên đất tỉnh Định Tường nhà Nguyễn thì trực thuộc tỉnh Định Tường này (một trong 3 tỉnh miền Đông của Nam Kỳ lục tỉnh) cho đến khi Pháp chiếm Định Tường năm 1861. Phần đất Đồng Tháp nằm trên đất tỉnh An Giang nhà Nguyễn thì trực thuộc tỉnh An Giang này (một trong 3 tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh) cho đến khi Pháp chiếm tỉnh An Giang năm 1867. Thời Pháp thuộc Thời Pháp thuộc, địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày nay bao gồm toàn bộ đất đai tỉnh Sa Đéc, quận Hồng Ngự của tỉnh Châu Đốc, tổng Phong Thạnh Thượng thuộc quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên và một phần nhỏ đất đai thuộc quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho. Trước năm 1900 Sau khi chiếm hết được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1862, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh Định Tường cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Lúc bấy giờ, hạt Thanh tra Kiến Tường được thành lập trên địa bàn huyện Kiến Phong thuộc phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Kiến Tường đặt tại Cao Lãnh. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Về sau, trụ sở được dời từ Cao Lãnh (thuộc thôn Mỹ Trà) đến Cần Lố (thuộc thôn Mỹ Thọ). Chính vì vậy, hạt Thanh tra Kiến Tường cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Cần Lố; bao gồm 3 tổng: Phong Hòa, Phong Phú và Phong Thạnh. Vào các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, Pháp vi phạm hòa ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Lúc này, thực dân Pháp cũng xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn ở khu vực này, đồng thời cũng đặt ra các hạt Thanh tra. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, Pháp lập hạt Thanh tra Sa Đéc, là một trong 24 hạt thanh tra trên toàn cõi Nam Kỳ. Lúc bấy giờ, hạt Thanh tra Sa Đéc được thành lập trên địa bàn phủ Tân Thành thuộc tỉnh An Giang cũ. Ngày 4 tháng 12 năm 1867, huyện Phong Phú được tách ra để lập hạt Thanh tra mới. Ngày 1 tháng 1 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) lập thành quận đặt dưới sự cai trị của người Pháp, lập Toà Bố tại Sa Đéc. Hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Đéc gồm có 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú. Ngày 20 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt Thanh tra Cần Lố, đưa hai tổng Phong Hòa và Phong Phú vào hạt Thanh tra Cái Bè; đồng thời đưa tổng Phong Thạnh qua hạt Thanh tra Sa Đéc. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, giải thể hạt Thanh tra Cái Bè nhập vào địa bàn hạt Thanh tra Mỹ Tho. Đồng thời, địa bàn tổng Phong Thạnh cũng được chia cho 3 hạt thanh tra Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc: Hạt Châu Đốc: lấy phần đất 3 làng An Bình, An Long và Tân Thạnh thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong. Phần đất này nằm ở phía tây bắc Đồng Tháp Mười, sau gọi là tổng An Phước thuộc hạt Châu Đốc. Hạt Long Xuyên: lấy địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh của tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng thuộc hạt Long Xuyên. Hạt Sa Đéc: lấy địa phận các làng Mỹ Ngãi, Mỹ Trà, Nhị Mỹ, Phong Mỹ (trước đây thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong) để lập tổng mới cũng lấy tên là tổng Phong Thạnh. Lại lấy địa phận các làng Mỹ Long, Bình Hàng Tây (nguyên thuộc tổng Phong Phú, huyện Kiến Phong) để lập tổng mới gọi là tổng Phong Nẫm. Hai tổng Phong Thạnh (mới) và Phong Nẫm đều thuộc về hạt Sa Đéc. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, hạt Sa Đéc nhận thêm hạt Cần Thơ vừa bị giải thể. Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định tách huyện Phong Phú thuộc hạt Sa Đéc và hợp với vùng Bắc Tràng (thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây) để lập thành một hạt, đặt Toà Bố tại Trà Ôn. Một năm sau, Toà Bố từ Trà Ôn lại dời về Cái Răng. Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Ngày 05 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc, các thôn đổi thành làng. Sa Đéc trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực hành chính (circonscription) Vĩnh Long do thực dân Pháp đặt ra. Địa hạt Sa Đéc trong giai đoạn 1876–1899 không còn chia cấp huyện nữa mà trực tiếp quản lý từ cấp tổng trở xuống. Hạt Sa Đéc lúc này bao gồm 9 tổng: An Hội, An Mỹ, An Phong, An Thới, An Tịnh, An Trung, An Thạnh, Phong Nẫm, Phong Thạnh. Giai đoạn 1900–1945 Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Lúc bấy giờ, các hạt tham biện Sa Đéc, Long Xuyên và Châu Đốc lần lượt trở thành các tỉnh sau: tỉnh Sa Đéc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc. Tình hình đó kéo dài cho đến đầu năm 1956. Ban đầu, các tổng trực thuộc tỉnh. Về sau, thực dân Pháp mới tiến hành lập các quận trực thuộc tỉnh, quận vốn là đơn vị hành chính trung gian giữa cấp tỉnh và cáp tổng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, thực dân Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc nằm ở hai bên sông Tiền Giang, giáp các tỉnh Long Xuyên, Tân An, Vĩnh Long, Cần Thơ và Mỹ Tho. Dân số tỉnh Sa Đéc theo số liệu thống kê năm 1901 là 182.924 người và năm 1920 là 203.588 người. Năm 1903, tỉnh Sa Đéc có 10 tổng với 79 làng trực thuộc như sau: An Hội (6 làng), An Mỹ (15 làng), An Phong (8 làng), An Thới (9 làng), An Tịnh (4 làng), An Trung (6 làng), An Thạnh Thượng (6 làng), An Thạnh Hạ (6 làng), Phong Nẫm (11 làng), Phong Thạnh (6 làng). Tỉnh lỵ Sa Đéc ban đầu đặt tại làng Vĩnh Phước thuộc quận Châu Thành (kể từ năm 1924). Sau này, thực dân Pháp hợp nhất ba làng Tân Phú Đông, Vĩnh Phước và Hòa Khánh lại thành một làng lấy tên là Tân Vĩnh Hòa. Từ đó, tỉnh lỵ Sa Đéc thuộc địa bàn làng Tân Vĩnh Hòa. Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Sa Đéc bị chính quyền thực dân Pháp giải thể, toàn bộ diện tích tỉnh bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long. Ngày 10 tháng 12 năm 1913, thực dân Pháp thành lập quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ngày 1 tháng 4 năm 1916, thực dân Pháp cho thành lập thêm quận Sa Đéc và quận Lai Vung cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau năm 1924, tỉnh Sa Đéc được tái lập với 3 quận trực thuộc: Châu Thành (đổi tên từ quận Sa Đéc), Cao Lãnh, Lai Vung. Năm 1917, thực dân Pháp lập quận Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xuyên. Lúc này tổng Phong Thạnh Thượng trực thuộc quận Chợ Mới. Ngày 19 tháng 12 năm 1929, thực dân Pháp lập thêm quận Hồng Ngự thuộc tỉnh Châu Đốc do tách ra từ quận Tân Châu cùng tỉnh. Quận Hồng Ngự gồm có 2 tổng trực thuộc: Cù Lao Tây và An Phước. Giai đoạn 1945–1954 Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, tỉnh Sa Đéc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Lúc này, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Đồng thời, chính quyền Việt Minh cũng cho thành lập thị xã Sa Đéc trực thuộc tỉnh Sa Đéc trên cơ sở tách đất làng Tân Vĩnh Hòa và các vùng lân cận. Ngày 19 tháng 5 năm 1947, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị thân Pháp quyết định tách đất quận Thốt Nốt để lập thêm quận Lấp Vò ban đầu cùng thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 14 tháng 5 năm 1949, tỉnh Sa Đéc nhận thêm quận Lấp Vò từ tỉnh Long Xuyên. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, theo chỉ thị số 50/CT của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), lúc bấy giờ có sự thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Theo đó, tỉnh Long Châu Tiền nằm ở phía bờ trái (tả ngạn) sông Hậu, hai bên sông Tiền, thuộc khu 8 và có 5 huyện: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò. Ngày 14 tháng 5 năm 1949, huyện Lấp Vò được trả về tỉnh Sa Đéc. Cũng trong năm đó, huyện Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền chia thành 2 huyện mới là Phú Châu và Tân Châu. Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, gồm 7 huyện: Châu Thành (của tỉnh Sa Đéc cũ), Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Trong đó, hai huyện Tân Hồng và Tân Châu vốn là hai huyện Hồng Ngự và Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền trước đó. Tháng 7 năm 1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa. Tuy nhiên, tên các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Sa lại không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Đến cuối năm 1954, tỉnh Sa Đéc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc đều được chính quyền Việt Minh tái lập trở lại. Giai đoạn 1956–1976 Việt Nam Cộng hòa Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sa Đéc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc như thời Pháp thuộc. Năm 1955, quận Cao Lãnh vẫn thuộc tỉnh Sa Đéc; tổng Phong Thạnh Thượng vẫn thuộc quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên và quận Hồng Ngự vẫn thuộc tỉnh Châu Đốc như cũ. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh 22–NV thành lập tỉnh Phong Thạnh bao gồm đất đai của quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc, quận Hồng Ngự thuộc tỉnh Châu Đốc, tổng Phong Thạnh Thượng thuộc quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên và một phần nhỏ đất đai thuộc quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho trước đó. Tỉnh lỵ tỉnh Phong Thạnh đặt tại Cao Lãnh. Thời gian này, tỉnh Sa Đéc vẫn còn tồn tại với 3 quận trực thuộc còn lại: Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò. Đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 143–NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Phong Thạnh được đổi tên thành tỉnh Kiến Phong; còn toàn bộ phần còn lại tỉnh Sa Đéc bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong có tên là "Cao Lãnh", về mặt hành chánh thuộc xã Mỹ Trà, quận Cao Lãnh. Năm 1957, tỉnh Kiến Phong gồm 4 quận ban đầu: Cao Lãnh, Mỹ An, Thanh Bình và Hồng Ngự. Trong đó, quận Mỹ An được thành lập mới trên phần đất phía đông bắc thuộc quận Cao Lãnh và một phần đất đai thuộc quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho trước đó. Quận Thanh Bình được thành lập mới bao gồm toàn bộ đất đai của tổng Phong Thạnh Thượng, toàn bộ Cù Lao Tây (trước thuộc quận Hồng Ngự) và một phần nhỏ đất đai thuộc quận Hồng Ngự trước đó. Ngày 13 tháng 7 năm 1961, lại tách đất quận Cao Lãnh để lập mới quận Kiến Văn cùng thuộc tỉnh Kiến Phong. Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho lập mới quận Đồng Tiến thuộc tỉnh Kiến Phong trên cơ sở tách phần lớn vùng đất phía đông của quận Thanh Bình hợp với một phần nhỏ đất đai phía bắc trước đó thuộc quận Cao Lãnh. Năm 1973, tỉnh Kiến Phong có 6 quận: Cao Lãnh, Mỹ An, Kiến Văn, Thanh Bình, Đồng Tiến, Hồng Ngự. Ngày 12 tháng 7 năm 1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập quận mới có tên là quận Hậu Mỹ thuộc tỉnh Định Tường (trước năm 1956 là tỉnh Mỹ Tho). Lúc này, xã Mỹ Đa thuộc quận Mỹ An của tỉnh Kiến Phong được giao về cho quận Hậu Mỹ của tỉnh Định Tường quản lý. Các đơn vị hành chính của quận Hậu Mỹ chưa sắp xếp xong thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Địa bàn tỉnh Sa Đéc vừa bị giải thể tương ứng với quận Sa Đéc và quận Lấp Vò cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, quận Châu Thành thuộc tỉnh Sa Đéc cũ được đổi tên thành quận Sa Đéc, riêng quận Lai Vung trước đó cũng bị giải thể và sáp nhập vào quận Lấp Vò. Ngày 8 tháng 10 năm 1957, theo Nghị định số 308–BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, quận Sa Đéc và quận Lấp Vò cùng trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Lúc này, xã Tân Vĩnh Hòa chỉ còn giữ vai trò là quận lỵ quận Sa Đéc. Ngày 11 tháng 7 năm 1962, tỉnh Vĩnh Long cho thành lập mới hai quận là Đức Tôn và Đức Thành, do lần lượt tách ra từ quận Sa Đéc và quận Lấp Vò. Ngày 24 tháng 9 năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 162–SL/ĐUHC quyết định tái lập tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Long, chỉ gồm phần đất nằm giữa hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang, với diện tích khoảng 900 km². Tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc có tên là "Sa Đéc", về mặt hành chánh thuộc xã Tân Vĩnh Hòa, quận Châu Thành (từ sau năm 1968 thuộc quận Đức Thịnh). Tỉnh Sa Đéc khi đó bao gồm 4 quận trực thuộc: Châu Thành (do đổi tên từ quận Sa Đéc trước đó), Lấp Vò, Đức Tôn và Đức Thành. Đến ngày 14 tháng 3 năm 1968, lại đổi tên quận Châu Thành thành quận Đức Thịnh thuộc tỉnh Sa Đéc. Năm 1973, tỉnh Sa Đéc vẫn gồm 4 quận trực thuộc như cũ: Đức Thịnh, Đức Tôn, Đức Thành, Lấp Vò. Chính quyền Cách mạng Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng phân chia, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong tỉnh như bên chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm 1956, chính quyền Cách mạng thành lập cũng tỉnh Kiến Phong, đến giữa năm 1957 giải thể và sáp nhập phần còn lại của tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Vĩnh Long. Chính quyền Cách mạng khi đó cũng đồng thời tách xã Mỹ Trà và các vùng lân cận để thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Kiến Phong. Như vậy, lúc bấy giờ thị xã Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh cùng là hai đơn vị hành chính cấp huyện ngang bằng nhau. Sau đó, chính quyền Cách mạng cũng cho thành lập thêm huyện Kiến Văn, huyện Mỹ An và huyện Thanh Bình như phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tỉnh Kiến Phong khi đó gồm các đơn vị hành chính trực thuộc: thị xã Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Mỹ An (ngày nay là huyện Tháp Mười), huyện Kiến Văn, huyện Thanh Bình, huyện Hồng Ngự. Tháng 12 năm 1965 tỉnh Kiến Phong nhận thêm huyện Chợ Mới từ tỉnh An Giang (trước năm 1956 thuộc tỉnh Long Xuyên). Ngày 5 tháng 5 năm 1969, tỉnh Kiến Phong thành lập thêm huyện Tam Nông, tương ứng với địa bàn quận Đồng Tiến của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ. "Tam Nông" vốn là tên một huyện của tỉnh Phú Thọ kết nghĩa với tỉnh Kiến Phong trong thời kỳ đấu tranh chống lại quân đội Hoa Kỳ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng giải thể và sáp nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, huyện Châu Thành cũ cũng đổi tên thành huyện Sa Đéc. Như vậy, lúc bấy giờ thị xã Sa Đéc và huyện Sa Đéc là hai đơn vị hành chính cấp huyện ngang bằng nhau và cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Địa bàn thị xã Sa Đéc của chính quyền Cách mạng khi đó tương ứng với xã Tân Vĩnh Hòa thuộc quận Sa Đéc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh đó, huyện Lai Vung trước đó cũng bị giải thể và sáp nhập vào huyện Lấp Vò cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trong giai đoạn 1963–1968, chính quyền Cách mạng lại tách đất huyện Châu Thành để thành lập thêm huyện Lê Hà (lấy tên một người chiến sĩ cộng sản đã hy sinh trước đó) thuộc tỉnh Vĩnh Long có địa giới hành chính trùng với quận Sa Đéc sau năm 1962 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Huyện Lê Hà sau năm 1968 bị giải thể. Trong giai đoạn 1966–1974, địa bàn tỉnh Sa Đéc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Vĩnh Long của chính quyền Cách mạng quản lý. Do đó, huyện Lấp Vò, huyện Sa Đéc và thị xã Sa Đéc vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, tên gọi các quận Đức Thịnh, Đức Tôn và Đức Thành cũng không được phía chính quyền Cách mạng công nhận và sử dụng. Tháng 8 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến Phong và An Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc gồm các huyện Chợ Mới, Cao Lãnh, Kiến Văn, Mỹ An và thị xã Cao Lãnh của tỉnh Kiến Phong cũ; đồng thời cũng nhận lại các huyện Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc của tỉnh Vĩnh Long giao lại; tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc khi đó đặt tại thị xã Sa Đéc. Tỉnh Long Châu Tiền gồm các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông của tỉnh Kiến Phong cũ và các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân A và Phú Tân B của tỉnh An Giang cũ; tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu (ngày nay là thị xã Tân Châu). Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Sa Đéc và tỉnh Long Châu Tiền như trước đó cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245–NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Long Châu Tiền, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Tường sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong cũ thời Việt Nam Cộng hòa được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh. Từ năm 1976 đến nay Tháng 2 năm 1976, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc thời Việt Nam Cộng hòa để thành lập tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, có tỉnh lỵ ban đầu đặt tại thị xã Sa Đéc. Tỉnh Đồng Tháp lúc này gồm thị xã Sa Đéc, và 5 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lấp Vò, Tam Nông. Ngày 5 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 4–CP về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười; đồng thời đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 13–HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chánh một số huyện của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, chia huyện Tam Nông thành hai huyện lấy tên là huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình. Đồng thời, thành lập thị xã Cao Lãnh trên cơ sở tách thị trấn Cao Lãnh và các xã Hòa An, Mỹ Trà, Mỹ Tân của huyện Cao Lãnh. Ngày 22 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 41–HĐBT, chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. Đến ngày 27 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam tiếp tục quyết định chia huyện Thạnh Hưng thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung. Ngày 29 tháng 4 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 36–CP về việc di chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp từ thị xã Sa Đéc về thị xã Cao Lãnh. Ngày 6 tháng 12 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 81–CP về việc đổi tên huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành huyện Lấp Vò. Cuối năm 2003, tỉnh Đồng Tháp có thị xã Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, và các huyện là Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2007/NĐ–CP về việc thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 08/NĐ–CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã Hồng Ngự, thành lập phường thuộc thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 113/NQ–CP về việc thành lập thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ 5.981 ha diện tích tự nhiên, 152.237 nhân khẩu và 09 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Sa Đéc. Ngày 10 tháng 2 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/QĐ–TTg công nhận thành phố Sa Đéc là đô thị loại II. Ngày 22 tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 155/QĐ–TTg công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II. Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1003/NQ–UBTVQH14 về việc thành lập thành phố Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở toàn bộ 121,84 km² diện tích tự nhiên và 100.610 người của thị xã Hồng Ngự (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2020). Tỉnh Đồng Tháp có 3 thành phố và 9 huyện như hiện nay. Địa lý Vị trí địa lý Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền. Lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông. Tỉnh có vị trí địa lý: Phía đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang Phía tây giáp tỉnh An Giang Phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ Phía bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An. Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Điều kiện tự nhiên Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m³. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. Hành chính Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã. Kinh tế Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong 9 tháng đầu năm 2012 được triển khai thực hiện trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và cả nước, nhưng tình hình kinh tế – xã hội trong tỉnh vẫn duy trì và phát triển. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 463 triệu USD, bằng 71,3% kế hoạch và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 467,4 triệu USD bằng 66,7% kế hoạch. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 1.629 tỷ đồng, huy động vốn tín dụng tăng 27,8% và dư nợ cho vay tăng 10,46% so với đầu năm. Sản lượng lúa 2 vụ đông xuân và hè thu đạt 2,6 triệu tấn, vượt kế hoạch 2,3% sản lượng, thủy sản ước đạt 334.300 tấn, bằng 79,5% kế hoạch. Về thương mại, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 30.468 tỷ đồng, bằng 70,3% kế hoạch. Công tác xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, tập trung vào các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, cầu đường nông thôn, trường học, y tế... góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong 10 tháng đầu năm 2012 do chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công khu vực Châu âu kéo dài, trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục bị áp lực lãi suất vay cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp. Tuy nhiên kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn ổn định, đời sống dân cư, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa cả năm ước tính 487.623 ha, sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính 3.036 ngàn tấn thấp hơn mục tiêu kế hoạch. Do thay đổi cơ cấu cây trồng nên sản lượng một số nông sản trong năm 2012 giảm so với năm 2011. Sản lượng Thủy sản nuôi trồng năm 2012 vẫn tăng 15,89% so với năm trước và đạt 436 ngàn tấn, vượt 9,81% kế hoạch năm. Năm 2018, Giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản  là 19,5%. Ước tính tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản các đơn vị thuộc nhà nước quản lý năm 2012 là 2.380 tỷ đồng đạt 98,61% kế hoạch năm. Tổng trị giá hàng nhập khẩu năm 2012 ước tính 695 triệu USD, bằng 109,72% so với năm 2011. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là xăng dầu, ước tính khối lượng nhập khẩu 633 ngàn tấn, với trị giá nhập khẩu 640 triệu USD, tăng 17,87% về khối lượng và tăng 5,88% về giá trị so với năm 2011. Đồng Tháp là tỉnh có đàn gia cầm (vịt) chăn thả khá lớn so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, số hộ nuôi vịt đẻ là 899 hộ với số lượng vịt nuôi là 650.512 con, số hộ nuôi vịt thịt là 152 hộ với số lượng vịt nuôi là 126.788 con. Trong tháng 10, sản lượng cá tra đạt khoảng 33.145 tấn, giá trị sản xuất toàn ngành Công nghiệp đạt 1.231.517 triệu đồng, tổng mức vốn đầu tư thực hiện tháng 10 là 231.093 triệu đồng. Ước tính 10 tháng đầu năm, tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 1.851.540 triệu đồng. Trong tháng 10, tính tổng mức bán lẻ đạt 34.375 tỷ đồng, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 213 ngàn tấn. Khối lượng vận chuyển hàng hóa 10 tháng đầu năm 2012 ước tính 2.415 ngàn tấn tăng 3,99% so với cùng kỳ 2011. Ước tính trong tháng 10 hoạt động xuất khẩu đạt 74.584 ngàn USD. Trong khi nhập khẩu dự kiến đạt 60.555 ngàn USD. Nếu không tính hàng tạm nhập tái xuất thì kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước đạt 57.084 ngàn USD. Trong 10 tháng đầu năm 2012, Nếu không tính hàng tạm nhập tái xuất thì kim ngạch xuất khẩu ước đạt 539.558 ngàn USD, đạt 83% so với kế hoạch xuất khẩu năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 547.651 ngàn USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 78,24% kế hoạch năm. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 9,66%. GDP bình quân đầu người năm 2012 ước tính đạt 24,8 triệu đồng. Năm 2019, tình hình kinh tế – xã hội của Đồng Tháp đạt 14/17 chỉ tiêu theo Nghị quyết của tỉnh đề ra, trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 6,45%; GRDP/người đạt 50,19 triệu đồng/người. Đáng chú ý, khu vực nông nghiệp duy trì tăng trưởng trong tình hình nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt trên 1 tỉ USD. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, trong đó công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng chung của tỉnh. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, thu hút trên 3,9 triệu lượt khách, trong đó có 95.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch ước tăng 15% so với năm 2018. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực, tạo thêm gần 31.000 việc làm; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 2,78%. Xã hội Giáo dục Tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2018, tỉnh Đồng Tháp có 172 trường Mẫu giáo, 506 trường phổ thông trong đó có 321 trường Tiểu học, 130 trường Trung học cơ sở, 41 trường Trung học phổ thông, 12 trường phổ thông cơ sở, 2 trường trung học phổ thông chuyên, 4 trừơng Đại học và Cao đẳng, 1 trường chính trị, 1 trường quân sự. Y tế Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Đồng Tháp có 168 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 12 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 142 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 3.458 giường, trong đó các bệnh viện có 2.440 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 150 giường, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng có 80, trạm y tế có 888 giường. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh có 762 bác sĩ, 990 y sĩ, 1029 y tá, 414 nữ hộ sinh, 183 dược sĩ cao cấp, 838 dược sĩ trung cấp và 492 dược tá. Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp (tuyến cuối của tỉnh phía bắc sông Tiền tại thành phố Cao Lãnh) Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (tuyến cuối của tỉnh phía nam sông Tiền tại thành phố Sa Đéc) Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hồng Ngự (tuyến tỉnh) Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tháp Mười (tuyến tỉnh) Bệnh viện Phổi Đồng Tháp (tuyến tỉnh) Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đồng Tháp (tuyến tỉnh) Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Đồng Tháp (tuyến tỉnh) Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp (tuyến tỉnh) Bệnh viện Quân Dân Y Đồng Tháp (tuyến huyện) Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa (tư nhân tuyến tỉnh) Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa – Hồng Ngự (tư nhân tuyến huyện) Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp (tư nhân tuyến huyện) Bệnh viện Đa khoa Phương Châu Sa Đéc (tư nhân tuyến huyện) Bệnh viện Mắt Quang Đức – Sa Đéc (tư nhân) Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 1.599.504 người, mật độ dân số đạt 495 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 290.201 người, chiếm 18,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.309.303 người, chiếm 81,9% dân số. Dân số nam đạt 799.230 người, trong khi đó nữ đạt 800.274 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,41 ‰ Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 38%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa có 1855 người, người Khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 336.598 người, nhiều nhất là Phật giáo Hòa Hảo đạt 100.661 người, tiếp theo là đạo Cao Đài có 83.600 người, Phật giáo có 82.826 người, Công giáo có 50.226 người, đạo Tin Lành có 6.717 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 953 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 746 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 727 người, Hồi giáo đạt 126 người. Còn lại các tôn giáo khác như Minh Sư Đạo có chín người, Minh Lý Đạo có sáu người và Baha'i giáo chỉ có một người. Du lịch Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích gò tháp, có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)… Các điểm tham quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một phần, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước Đồng Tháp Mười và biên giới đất liền với Campuchia. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các tuyến du lịch liên tỉnh, đưa khách nước ngoài từ Thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Tháp, đi An Giang, Cần Thơ, về Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến ngoại tỉnh, chủ yếu đưa khách trong tỉnh đi tham quan các tỉnh khác như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Giao thông Hệ thống giao thông trên địa phận tỉnh Đồng Tháp khá phong phú với quốc lộ 30 giáp Quốc lộ 1 tại ngã ba An Hữu (Cái Bè – Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, quốc lộ 80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang, quốc lộ 54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà Vinh, tuyến đường N2 nối quốc lộ 22 và quốc lộ 30 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam. Mạng giao thông thủy trên sông Tiền, sông Hậu nối Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng đến các tỉnh của Vương quốc Campuchia. Đặc sản :-Bánh phồng tôm Sa Giang -Nem chua Lai Vung -Quýt hồng Lai Vung -Xoài Cao Lãnh -Chuột đồng Đồng Tháp -Hủ tiếu Sa Đéc -Cá linh -Bánh xèo Cao Lãnh -Khô cá lóc -Lẩu mắm cá linh -Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non -Sen Tháp Mười, rượu sen -Nhãn Châu Thành -Cá tra, cá ba sa -Ốc nướng tiêu -Gà đập đất, vịt hoàng đế -Vịt nướng Sa Đéc, Cao Lãnh -Bì mắm ở Bình Thạnh Trung, Lấp Vò. -Mứt chuối phồng. -Chả bía Hồng Ngự -Bì lợn Tân Hồng -Hến một nắng Tam Nông -Lẩu gà nồi Cao Lãnh -Rượu hoa cúc Sa Đéc -Bánh tét Cao Lãnh Hình ảnh Danh nhân Nguyễn Văn Mậu (?–1809): một hào phú có công giúp Nguyễn Ánh. Quê huyện Lấp Vò. Nguyễn Văn Nhơn (1753–1822): danh tướng thời vua Gia Long, Tổng trấn đầu tiên của Gia Định thành, thụy Kinh Môn Mục Hiến quận công. Quê thành phố Sa Đéc. Nguyễn Thị Nhậm (?–?): Lệnh phi của vua Thiệu Trị, con gái Nguyễn Văn Nhơn. Đoàn Minh Huyên (1807–1856): Người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Quê huyện Lấp Vò. Đỗ Thừa Luông (?–?): Lãnh tụ cuộc nổi dậy chống Pháp ven rừng U Minh. Quê huyện Lai Vung. Trần Hữu Thường (1844–1921): nhà giáo nổi tiếng ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 19 đến đấu thế kỷ 20. Quê huyện Hồng Ngự. Diệp Văn Cương (1862–1929): nhà giáo, nhà báo Việt Nam. Quê huyện Cao Lãnh. Lưu Văn Lang (1880–1969): kĩ sư đầu tiên của Đông Dương. Quê thành phố Sa Đéc. Minh Trí (1886–1958): cư sĩ Phật giáo Việt Nam. Quê huyện Lấp Vò. Trần Thị Nhượng (1896–1988): Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc đầu tiên. Quê thành phố Cao Lãnh. Tạ Thu Thâu (1906–1945): Nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20. Quê huyện Lấp Vò. Thích Trí Tịnh (1917–2014): cao tăng Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Quê huyện Lấp Vò. Nguyễn Vĩnh Bảo (sinh 1918): nhà nghiên cứu âm nhạc. Quê thành phố Cao Lãnh. Thích Thiện An (sinh 1927): cao tăng Việt Nam, hiện là Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, viện chủ Tổ đình Kim Huê (Sa Đéc). Quê thành phố Cao Lãnh. Đinh Văn Đệ (sinh 1924): thượng úy, điệp viên tình báo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được tặng Huân chương chiến công hạng nhất, từng giữ chức Phó chủ tịch Hạ viện Việt Nam Cộng hòa, đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Quê huyện Hồng Ngự. Bảy Nhu (sinh 1926): Tên thật là Trần Văn Nhu, thượng sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, viên cai ngục nổi tiếng tàn bạo. Quê huyện Tháp Mười. Nguyễn Thị Bình (sinh 1927): nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam. Sinh ra tại huyện Châu Thành. Lâm Ngươn Tánh (1928–2018): Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Quê huyện Lai Vung. Hồ Phú Hoảnh (sinh 1934): Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Quê huyện Cao Lãnh. Nguyễn Văn Bảy (1936–2019): Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân Việt Nam. Quê huyện Lai Vung. Dương Công Thuấn (sinh 1941): NSND, nghệ sĩ cải lương với nghệ danh Diệp Lang. Quê huyện Châu Thành. Nguyễn Văn Vóc (1942–1968): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Quê huyện Tháp Mười. Lê Minh Châu (1944–2014): Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Quê huyện Lấp Vò. Tô Thanh Tùng (1944–2017): nhạc sĩ trước năm 1975. Anh trai nhạc sĩ Tô Thanh Sơn. Quê huyện Hồng Ngự. Bùi Quốc Huy (sinh 1945): Nguyên thiếu tướng (đã bị tước quân tịch, quân hàm và đi tù). Quê tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành và thành phố Sa Đéc). Nguyễn Việt Thắng (sinh 1948): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Quê thành phố Cao Lãnh. Nguyễn Cẩm Lũy (sinh 1948): thợ xây dựng nổi tiếng với biệt danh "thần đèn" vì có khả năng di dời nhà. Quê huyện Hồng Ngự. Nguyễn Tấn Đạt (sinh 1949): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII. Quê huyện Lấp Vò. Tô Thanh Sơn (1949–2018): nhạc sĩ trước năm 1975. Em trai nhạc sĩ Tô Thanh Tùng. Quê huyện Hồng Ngự. Thích Nữ Tín Liên (sinh 1951): nữ tu sĩ Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Quê huyện Tân Hồng. Kim Anh (sinh 1953): ca sĩ hải ngoại. Quê huyện Lai Vung. Lê Bảo Lâm (sinh năm 1953): nhà khoa học, quản lý giáo dục nhà giáo ưu tú, Phó Giáo sư tiến sĩ. Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Quê thành phố Sa Đéc. Huỳnh Minh Đoàn (sinh 1953): Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp. Quê huyện Tân Hồng. Tống Anh Hào (sinh 1956): nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam. Quê thành phố Sa Đéc. Lê Vĩnh Tân (sinh 1958): Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Quê huyện Lai Vung. Bùi Thành Nhơn (sinh 1958): Doanh nhân, từng là tỷ phú USD trên sàn chứng khoán Việt Nam. Quê huyện Hồng Ngự. Phan Văn Sáu (sinh 1959): Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang. Quê huyện Hồng Ngự. Nguyễn Minh Thuấn (sinh 1959): Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp. Quê huyện Lấp Vò. Nguyễn Văn Quang (sinh 1959): nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long. Quê huyện Châu Thành. Võ Anh Kiệt (sinh 1960): Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang. Quê huyện Hồng Ngự. Lê Dân Khiết (sinh 1960): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Quê huyện Hồng Ngự. Phạm Thành Tâm (sinh 1960): Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Nguyễn Thanh Hùng (sinh 1961): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Lê Minh Hoan (sinh 1961): Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khía XIII, XIV, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Quê thành phố Cao Lãnh. Nguyễn Thành Thơ (sinh 1961): Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Quê huyện Lai Vung. Nguyễn Văn Dương (sinh 1961): Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Quê huyện Cao Lãnh. Phạm Văn Hòa (sinh 1962): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Quê thành phố Sa Đéc. Phan Huỳnh Sơn (sinh 1963): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Quê thành phố Cao Lãnh. Phan Nguyễn Như Khuê (sinh 1964): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khía XIV, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Quê huyện Cao Lãnh. Đặng Huỳnh Mai (sinh 1951): nhà giáo nhân dân, tiến sĩ nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Minh Nhí (sinh 1964): diễn viên điện ảnh, hài và kịch nói. Quê thành phố Sa Đéc. Nguyễn Hữu Đức (sinh 1966): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Quê huyện Lai Vung. Nguyễn Văn Thể (sinh 1966): Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Quê huyện Tháp Mười. Nguyễn Hoàng Việt (sinh 1966): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Quê huyện Cao Lãnh. Phượng Hằng (sinh 1967): NSƯT, nghệ sĩ cải lương. Quê huyện Lai Vung. Phan Văn Thắng (sinh 1967): Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp. Quê huyện Hồng Ngự. Phạm Công Lộc (sinh 1969): cựu cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên bóng đá Việt Nam. Quê huyện Lấp Vò. Cát Phượng (sinh 1970): diễn viên hài, kịch và điện ảnh. Quê thành phố Sa Đéc. Trần Công Minh (sinh 1970): cựu cầu thủ bóng đá đội tuyển quốc gia Việt Nam, huấn luyện viên bóng đá. Quê huyện Lai Vung. Huỳnh Quốc Cường (sinh 1972): cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam. Quê thành phố Sa Đéc. Nguyễn Thanh Thảo (sinh 1974): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Quê thị xã Hồng Ngự. Lê Tứ: NSƯT, nghệ sĩ cải lương. Quê huyện Lai Vung. Trần Trí Quang (sinh 1977): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khía XIV, Giám đốc Sở giao thông vận tải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Đào Thiên Hải (sinh 1978): đại kiện tướng cờ vua đầu tiên của Việt Nam. Đặng Xuân Huy (sinh 1979): Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Quê huyện Tam Nông. Duy Trường (sinh 1981): ca sĩ hải ngoại. Quê huyện Hồng Ngự. Phan Thanh Bình (sinh 1986): cầu thủ bóng đá Việt Nam. Quê huyện Lai Vung. Bùi Tấn Trường (sinh 1986): cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Quê tỉnh Đồng Tháp. Dương Trương Thiên Lý (sinh 1989): Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2008. Đại diện Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2008. Cựu Giám đốc tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ tại Việt Nam. Nguyễn Công Thành (sinh 1997): cầu thủ bóng đá. Quê huyện Tam Nông. Trần Công Minh (sinh 1999): cầu thủ bóng đá Việt Nam. Quê huyện Cao Lãnh. Ca sĩ - diễn viên Minh Luân (Sinh năm 1985) Ca sĩ Lê như Diễn viên hài Puka Chú thích Liên kết ngoài Website chính thức tỉnh Đồng Tháp Thông tin về Đồng Tháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long
11198
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu%20Giang
Hậu Giang
Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Năm 2018, Hậu Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 54 về số dân, xếp thứ 52 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 48 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 776.700 người dân, GRDP đạt 29.763 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2926 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,32 triệu đồng (tương ứng với 1.664 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%. Địa lý Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long nên có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang Phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ, v.v... Điều kiện tự nhiên Hậu Giang là tỉnh ở Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp trũng, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27 0C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35 0C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3 0C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1 mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào. Hành chính Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện được chia làm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn. Lịch sử Trước năm 1976, Hậu Giang là tên gọi theo âm Hán - Việt của sông Hậu. Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay trước năm 1956 nằm rải rác thuộc tỉnh Cần Thơ và tỉnh Rạch Giá. Từ năm 1957, toàn bộ vùng đất tỉnh Hậu Giang ngày nay đều thuộc về tỉnh Cần Thơ (về phía chính quyện Việt Nam Cộng Hòa là thuộc các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện). Tháng 3 năm 1976, tỉnh Hậu Giang (cũ) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau trước đó là tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Hậu Giang được chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Cần Thơ lại được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Thời Pháp thuộc Tỉnh Hậu Giang ngày nay vào thời Pháp thuộc bao gồm quận Long Mỹ của tỉnh Rạch Giá; quận Phụng Hiệp và một phần quận Châu Thành của tỉnh Cần Thơ. Năm 1939, quận Long Mỹ có 3 tổng là An Ninh, Thanh Tuyên, Thanh Giang. Quận Phụng Hiệp năm 1939 có 2 tổng là Định Hòa, và Định Phước. Riêng quận Châu Thành có 2 tổng là Định Bảo và Định An. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Năm 1951, chính quyền Việt Minh quyết định giải thể tỉnh Rạch Giá, sáp nhập địa bàn vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong đó, huyện Long Mỹ được giao về cho tỉnh Cần Thơ. Tuy nhiên, việc giải thể tỉnh Rạch Giá lại không được phía chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp của Bảo Đại và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Đến năm 1954, chính quyền Việt Minh lại quyết định tái lập tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1954, huyện Long Mỹ cũng trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá. Giai đoạn 1956-1976 Việt Nam Cộng hòa Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Pháp rút, Hoa Kỳ can thiệp vào miền Nam Việt Nam, thiết lập chính thể Việt Nam Cộng hòa. Lúc này vùng đất Long Mỹ, Phụng Hiệp lại có nhiều thay đổi. Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Cần Thơ như thời Pháp thuộc. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1957, quận Long Mỹ được chính quyền Việt Nam Cộng hòa chuyển giao cho tỉnh Phong Dinh quản lý. Ngày 12 tháng 3 năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức khánh thành Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu. Ngày 18 tháng 3 năm 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập một quận mới có tên là quận Đức Long. Hai quận này ban đầu đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh. Ngày 21 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 244-NV thành lập tỉnh Chương Thiện, bao gồm những vùng được tách ra từ các tỉnh Phong Dinh (trước năm 1956 là tỉnh Cần Thơ), Kiên Giang (trước năm 1956 là tỉnh Rạch Giá) và Ba Xuyên (trước năm 1956 là tỉnh Sóc Trăng). Sau đó, lễ khánh thành tỉnh Chương Thiện được tổ chức trọng thể vào ngày 3 tháng 1 năm 1962. Tỉnh lỵ tỉnh Chương Thiện có tên là "Vị Thanh", do lấy theo tên xã Vị Thanh thuộc quận Đức Long là nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Chương Thiện ban đầu bao gồm 5 quận: Đức Long, Long Mỹ, Kiên Hưng, Kiên Long, và Phước Long. Trong đó, quận Đức Long nhận thêm một số xã tách từ quận Kiên Hưng vốn trước năm 1962 thuộc tỉnh Kiên Giang nhưng lúc bấy giờ cũng chuyển sang cùng thuộc tỉnh Chương Thiện; phần đất này trước năm 1956 lại thuộc về quận Giồng Riềng của tỉnh Rạch Giá. Ngày 18 tháng 4 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm lại ban hành Sắc lệnh 38-NV về việc thay đổi hành chính ở tỉnh Chương Thiện. Theo đó, thành lập mới quận Kiến Thiện trên cơ sở tách một phần đất đai của các quận Phước Long và Long Mỹ, quận lỵ đặt tại Ngan Dừa. Lúc này, tỉnh Chương Thiện bao gồm 6 quận trực thuộc: Đức Long, Long Mỹ, Kiên Long, Kiên Hưng, Phước Long, Kiên Thiện. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh 254-NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu. Lúc này, quận Phước Long trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu. Kể từ đó cho đến năm 1975, tỉnh Chương Thiện còn lại 5 quận: Đức Long, Long Mỹ, Kiên Long, Kiên Hưng, Kiên Thiện. Song song với tỉnh Chương Thiện, tại phần đất thuộc tỉnh Phong Dinh cũng có một số thay đổi hành chính. Ngày 2 tháng 7 năm 1962, tỉnh Phong Dinh có thêm quận Khắc Nhơn, được thành lập do tách đất từ quận Châu Thành và quận Phong Phú (trước năm 1958 là quận Ô Môn) cùng tỉnh. Ngày 20 tháng 4 năm 1964, đổi tên quận Khắc Nhơn thành quận Thuận Nhơn. Ngày 23 tháng 4 năm 1968, lại lập thêm quận Phong Thuận, gồm các xã do tách đất từ quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh và quận Kế Sách, tỉnh Ba Xuyên. Chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi "Phong Dinh" mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cần Thơ. Sau năm 1961, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng không công nhận tên gọi "Chương Thiện" cùng với sự sắp xếp, phân chia hành chính như trên. Khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc tỉnh Cần Thơ và tỉnh Rạch Giá chỉ đạo như cũ. Huyện Long Mỹ, thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ; các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Rạch Giá. Riêng huyện Hồng Dân (tức huyện Phước Long cũ) vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng, đến tháng 11 năm 1973 thì chuyển sang thuộc tỉnh Bạc Liêu. Cho đến năm 1966, khu vực quận Long Mỹ và quận Đức Long của Việt Nam Cộng hòa vẫn cùng thuộc địa phận huyện Long Mỹ của chính quyền Cách mạng. Từ năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng đặt huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Cần Thơ nhưng giữ lại xã Vị Thanh và nhập vào huyện Giồng Riềng của tỉnh Rạch Giá. Tháng 7 năm 1960, huyện Giồng Riềng giao xã Vị Thanh về cho huyện Long Mỹ của tỉnh Cần Thơ quản lý. Ngày 9 tháng 3 năm 1961, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Vị Thanh bao gồm khu vực chợ Cái Nhum và các ấp xung quanh, bên cạnh xã Vị Thanh. Tháng 6 năm 1966, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tách thị trấn Vị Thanh và một số ấp của xã Vị Thanh ra khỏi huyện Long Mỹ để thành lập thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Bên cạnh đó, tại vùng đất tỉnh Cần Thơ, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng không công nhận tên gọi các quận sau này do chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập ra như Đức Long, Kiên Thiện (cùng thuộc tỉnh Chương Thiện), Thuận Nhơn, Phong Thuận (cùng thuộc tỉnh Phong Dinh). Tháng 10 năm 1966, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ được chia ra thành hai huyện là Châu Thành A và Châu Thành B. Cuối 1967 nhập lại là Châu Thành. Sau nhiều lần chia tách rồi sáp nhập Châu Thành Vòng Cung vào Châu Thành A, Châu Thành B nhập lại là huyện Châu Thành. Trong đó, địa bàn huyện Châu Thành A lúc bấy giờ cũng chính là huyện Châu Thành A ngày nay, còn địa bàn huyện Châu Thành B chính là huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ (ngoại trừ huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cần Thơ (có cả huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh. Tỉnh Hậu Giang cũ, giai đoạn 1976-1992 Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Tỉnh lỵ khi đó lại đặt tại thành phố Cần Thơ, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Khi mới thành lập, tỉnh Hậu Giang gồm có thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng, thị xã Vị Thanh và 11 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 330-CP về việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang. Thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng của ban hành Quyết định số 119-HĐBT về việc tách huyện Long Mỹ thành hai huyện Long Mỹ và huyện Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 6 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng của ban hành Quyết định số 64-HĐBT về việc đổi tên huyện Mỹ Thanh thành huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Từ đó cho đến cuối tháng 3 năm 1992, tỉnh Hậu Giang lúc này bao gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Vĩnh Châu. Tỉnh lỵ lúc đó lại là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ có 7 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, có diện tích tự nhiên 3.022,30 km² với số dân 1.614.350 người. Tỉnh lỵ: thành phố Cần Thơ. Tỉnh Cần Thơ cũ, giai đoạn 1992-2003 Tỉnh Cần Thơ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động trở lại từ tháng 4 năm 1992. Tỉnh Cần Thơ lúc đó có diện tích 2.965,36 km², dân số là 1.832.045 người, bao gồm thành phố Cần Thơ và 6 huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh. Tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày nay lúc đó thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ. Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để thành lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Theo đó, tái lập huyện Châu Thành A trên cơ sở 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành. Từ đó cho đến cuối năm 2003, tỉnh Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn, huyện Thốt Nốt. Tỉnh Hậu Giang từ năm 2004 đến nay Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang như sau: Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 ngưười, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 ngưười của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trưường Long; xã Nhơn ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh. Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương quy định như trên. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang đặt tại thị xã Vị Thanh. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Hậu Giang chính thức được tái lập và đi vào hoạt động trở lại. Ban đầu, tỉnh Hậu Giang bao gồm thị xã Vị Thanh và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Phụng Hiệp để thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 124/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ; đổi tên thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Ngày 23 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP thành lập thành phố Vị Thanh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Vị Thanh. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập thị xã Long Mỹ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Long Mỹ. Ngày 19 tháng 12 năm 2019, thành phố Vị Thanh mở rộng được công nhận là đô thị loại II. Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 869/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập thành phố Ngã Bảy trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Ngã Bảy. Tỉnh Hậu Giang có 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện như hiện nay. Kinh tế Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6.251 tỷ đồng, đạt 54,8%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 3457 tỷ đồng, đạt 97% chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 29,5% so cùng kỳ, Năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về mua tạm trữ gạo năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu mua tạm trữ 15.000 tấn gạo, đạt 100% KH. Đến tháng 10 năm 2012, tình hình kinh tế xã hội có sự chuyển biến, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng thực hiện được 544,3 tỷ đồng, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong tháng ước thực hiện được 912,1 tỷ đồng, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bổ 2.753,8 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng ước thực hiện được 2.090 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 26,3 triệu USD, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,29% so với tháng trước. Tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện được 4.796,8 tỷ đồng, Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện 3.535,7 tỷ đồng. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội trong tháng 10 năm 2012, có chuyển biến và tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực, nổi bật là, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,6% so với tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 4,1% so với tháng trước, tăng 22% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 3% so với tháng trước, tăng 45,3% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất và dịch vụ thu ngoại tệ tăng so với tháng trước, tăng 29,3% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng tỉ lệ thấp hơn tháng trước và thấp hơn bình quân chung cả nước. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế đạt 6,5%, đặc biệt khu vực 1 có mức tăng hơn 2,7%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tốt. Xã hội Giáo dục Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tiêu biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản, trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung cấp nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non...Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ sở ở tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2008, toàn tỉnh Hậu Giang có 250 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 12 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Y tế: Tại Hậu Giang có một số bệnh viện như lớn như Bệnh viện đa khoa Hậu Giang với quy mô 500 giường, ngoài ra còn có các bệnh viện khác như Bệnh viện Sản - Nhi Hậu Giang, Bệnh viện Thành phố Vị Thanh,Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hậu Giang, Bệnh viện Lao phổi tỉnh Hậu Giang...và nhiều cơ sở y tế tại các xã phường, thị trấn thuộc tỉnh Hậu Giang. Đến năm 2008, toàn tỉnh có 80 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 8 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực và 64 trạm y tế phường xã. Tổng số giường bệnh là 1.692 giường, trong đó các bệnh viện có 1.135 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 65 giường, trạm y tế có 492 giường, với 293 bác sĩ, 558 y sĩ, 387 y tá, 188 nữ hộ sinh, 17 dược sĩ cao cấp, 249 dược sĩ trung cấp và 2 dược tá. Văn hoá Tỉnh có một đài truyền hình địa phương, lớn thứ 2 ở Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ sau Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long và trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang. Dân số Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Hậu Giang là 729.888 người, tăng 108 người, tương đương tăng 0,01% so với năm 2020, bao gồm dân số thành thị 204.813 người, chiếm 28,06%; dân số nông thôn 525.075 người, chiếm 71,94%; dân số nam 367.453 người, chiếm 50,34%; dân số nữ 362.435 người, chiếm 49,66%. Theo thống kê năm 2020, tỉnh Hậu Giang có diện tích 1.621,70 km², dân số năm 2020 là 726.792 người, mật độ dân số đạt 448 người/km². Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt 733.017 người, mật độ dân số đạt 480 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 213.887 người, chiếm 28% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 519.130 người, chiếm 72% dân số. Dân số nam đạt 366.206 người, trong khi đó nữ đạt 366.811 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,33 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với hơn 733.000 dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 29,75%. Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 10 năm 2009, tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 khẩu, chiếm 3,16% dân số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 5.537 hộ, 25.536 khẩu, đồng bào Hoa 1.977 hộ với 9.530 khẩu, các dân tộc Chăm, Ê Đê, Mường có 58 hộ với 202 khẩu. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau đạt 152.031 người, nhiều nhất là Phật giáo đạt 116.996 người, tiếp theo là Công giáo có 16.772 người, đạo Cao Đài có 8.751 người, đạo Tin Lành có 4.226 người, Phật giáo Hòa Hảo chiếm 3.226 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 1.315 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 682 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 48 người, Minh Sư Đạo có 13 người, Minh Sư Đạo và Bà La Môn mỗi đạo chỉ có một người. Văn hóa Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người. Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị....Ngoài ra, tỉnh còn có đặc sản về thủy sản, cá thác lác Vị Thanh ngon nổi tiếng khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh cũng có nhiều di tích văn hoá lịch sử như Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, đền Bác Hồ, di tích Chiến thắng 75 Tiểu đoàn, di tích Tầm Vu,.... Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít. Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều du khách đến xem. Du lịch Tỉnh Hậu Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng. Xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vì lẽ đó Hậu Giang đang có nhiều dự án phát triển du lịch hướng vào xây dựng du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi,.... Giao thông Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, có năm trục giao thông huyết mạch là Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, Đường Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp. Ngoài ra, tuyến đường bộ nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường Bốn Tổng -Một Ngàn là cầu nối quan trọng giữa Hậu Giang, thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang. Đường nội bộ tỉnh, gồm các tuyến 924 đến 933 với tổng chiều dài khoảng 400 km. Mạng lưới đường thủy, gồm có hai trục giao thông quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hệ thống kênh, rạch hình thành mạng lưới đường thủy chằng chịt, trải đều địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận tải thủy thuận lợi. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tổng cộng 89 vụ tai nạn giao thông (đường bộ 87 vụ, đường thủy 02 vụ), làm chết 65 người (đường bộ 63 người, đường thủy 02 người) và làm bị thương 33 người (tập trung ở đường bộ). So với cùng kỳ năm trước giảm 05 vụ, số người chết giảm 11 người và số người bị thương giảm 02 người (tất cả tập đều tập trung ở đường bộ) Biển số xe Thành phố Vị Thanh: B1 Thành phố Ngã Bảy: F1 Thị xã Long Mỹ: B1, D1 Huyện Châu Thành: G1 Huyện Châu Thành A: H1 Huyện Vị Thủy: C1 Huyện Phụng Hiệp: E1 Huyện Long Mỹ: G1. Hình ảnh Danh nhân Chính trị Lê Nam Giới (sinh 1946) - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ). Quê Phụng Hiệp Trần Công Chánh (sinh 1959) - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Quê ở huyện Châu Thành Trần Quốc Trung (sinh 1960) - Nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ. Quê ở huyện Phụng Hiệp Huỳnh Thanh Tạo (sinh 1961) - Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang. Quê ở huyện Phụng Hiệp Trần Thanh Mẫn (sinh 1962) - Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Việt Nam. Quê ở huyện Châu Thành A Lữ Văn Hùng (sinh 1963) - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Quê ở thành phố Ngã Bảy Huỳnh Phong Tranh (sinh 1955) - Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang. Quê ở huyện Long Mỹ. Trần Việt Trường (sinh 1971) - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ. Quê ở Phụng Hiệp Trung tướng Trần Thị Ngọc Đẹp (sinh 1960) - Nữ Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam đầu tiên, nguyên Cục trưởng Cục Xây dựng Phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc. Quê ở Châu Thành A Nghệ sĩ NSND Thanh Nam (quê huyện Châu Thành) NSND Thanh Điền (quê thành phố Vị Thanh) Diễn viên Khả Như (quê thành phố Ngã Bảy) Siêu mẫu Ngọc Thạch (quê thành phố Vị Thanh) Chú thích Tham khảo
11199
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%C3%AAn%20Giang
Kiên Giang
}}%) | mật độ dân số = 286 người/km² | vùng = Đồng bằng sông Cửu Long | dân tộc = Kinh, Khmer, Hoa | tỉnh lỵ = thành phố Rạch Giá | thành lập = 1976 | chủ tịch UBND = Lâm Minh Thành | hội đồng nhân dân = 60 đại biểu | chủ tịch HĐND = Mai Văn Huỳnh | chủ tịch UBMTTQ = Lê Thị Vệ | chánh án TAND = Lê Thị Minh Hiếu | viện trưởng VKSND = Nguyễn Ngọc Phúc |bí thư = Đỗ Thanh Bình | trụ sở UBND = Số 06 Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá | đại biểu quốc hội = *Nguyễn Thị Kim Bé Đỗ Thanh Bình Châu Quỳnh Dao Lê Thành Long Lý Anh Thư Nguyễn Việt Thắng Nguyễn Danh Tứ Nguyễn Phương Tuấn | phân chia hành chính = 3 thành phố, 12 huyện | mã địa lý = VN-47 | mã hành chính = 91 | mã bưu chính = 92xxxx | mã điện thoại = 297 | biển số xe = 68 | web = |GRDP=141.860 tỉ đồng (6,03 tỉ USD)|GRDP bình quân đầu người=78,1 triệu đồng (3.320 USD)|biệt danh=Vùng đất bên bờ biển Tây}} Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Phần lớn diện tích Kiên Giang ngày nay bao gồm thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ (sau tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, vào thời nhà Nguyễn toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Hà Tiên. Tỉnh lị của tỉnh hiện nay là thành phố Rạch Giá cách Cần Thơ khoảng 120 km và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2018, Kiên Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân, xếp thứ 19 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 39 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.723.067 người dân , GRDP đạt 101.887,58 tỉ Đồng (tương ứng với 4,4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 58,13 triệu đồng (tương ứng với 2.527 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 0,58%. Địa lý Vị trí địa lý Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Tỉnh Kiên Giang có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Kampot của Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km Phía nam giáp tỉnh Cà Mau Phía tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km Phía đông giáp tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hà Tiên (Hải Tặc), quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên Cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km. Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ. Kiên Giang nằm ven biển thuộc phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Tổng trấn Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ 17. Đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Vào thời vua Minh Mạng Hà Tiên là một trong sáu tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng bậc nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử (gãy hòn Phụ, còn hòn Tử)và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thủy sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là thành phố Rạch Giá, một trong hai thành phố biển ở Đồng bằng sông Cửu Long (Hà Tiên & Rạch Giá). Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài. Điều kiện tự nhiên Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng. Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở Phú Quốc và Kiên Hải. Trong đó, Đất nông nghiệp, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Rừng tại Kiên Giang rất ít, chủ yếu là rừng phòng hộ. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn . Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềng ngoài ra còn có đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Xen kẽ với việc trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa, khóm... Kiên Giang là tỉnh có nghề đánh bắt hải sản phát triển. Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km², Kiên Giang tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế. Lịch sử Tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn độc lập Năm 1757, Kiên Giang được biết là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do Mạc Thiên Tích thành lập. Đến năm 1808, đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Năm 1832, vua Minh Mạng đặt ra tỉnh Hà Tiên (một trong [[Nam Kỳ Lục tỉnh), gồm 1 phủ là Quan Biên (đổi tên từ phủ An Biên) thống lĩnh 8 huyện: Hà Châu (đổi tên từ huyện Hà Tiên), Long Xuyên (sau này là địa bàn Cà Mau) và Kiên Giang (sau này là địa bàn tỉnh Rạch Giá), Sài Mạt, Linh Quỳnh, Châu Sum (có thể là Chhuk, mà cũng có thể là Bảy Núi), Cần Vọt, Vũng Thơm. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Hà Tiên (1847-1867), tỉnh Hà Tiên gồm 1 phủ (là phủ An Biên) với 3 huyện: Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên. Các huyện trước thuộc phủ Quảng Biên (đất Cần Bột (Kampot), Vũng Thơm) trả về cho nước Cao Miên. Phủ An Biên (thời Tự Đức), gồm: Huyện Hà Châu nguyên có tên là Hà Tiên, gồm 5 tổng (tổng Hà Nhuận, tổng Nhuận Đức, tổng Hà Thanh, tổng Thanh Di, tổng Phú Quốc) với 63 làng xã, phía Tây giáp biển Tây, phía Nam giáp huyện Kiên Giang (Rạch Giá), phía Đông giáp huyện Hà Âm tỉnh An Giang, phía Bắc giáp nước Cao Miên. Đất huyện Hà Châu (phần các tổng Hà Thanh, Thanh Di) nay là phần đất thuộc các huyện, thành phố phía Bắc của tỉnh Kiên Giang: Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành, và (có thể phần các tổng Hà Nhuận, Nhuận Đức) là phần đất Campuchia ngày nay ở giáp biên giới: (tại các huyện Banteay Meas, Kampong Trach của tỉnh Kampot), huyện Kiri Vong của tỉnh Takeo và thành phố Kep. Huyện Kiên Giang nguyên là đất Rạch Giá (được Mạc Cửu mở mang), gồm 4 tổng (Kiên Định, Giang Ninh, Kiên Hảo, Thanh Giang) với 66 làng xã, phía Tây giáp biển Tây (qua núi Tật Lệ), phía Nam giáp lâm phận rừng huyện Long Xuyên, phía Đông giáp huyện Phong Phú tỉnh An Giang, phía Bắc giáp huyện Hà Châu. Đất huyện Kiên Giang nay có thể là phần đất thuộc thành phố Rạch Giá và các huyện phía Nam của tỉnh Kiên Giang. Huyện Long Xuyên nguyên là đất Cà Mau (được Mạc Cửu mở mang), gồm 2 tổng (là Long Thủy và Quảng Xuyên) với 55 làng xã, phía Tây giáp biển Tây (qua núi Bạch Thạch (Đá Bạc)), phía Nam (đến cửa Hàu (Gành Hào)) giáp biển Đông, phía Đông giáp huyện Phong Thịnh tỉnh An Giang, phía Bắc giáp lâm phận rừng huyện Kiên Giang. Đất huyện Long Xuyên có thể nay là phần đất thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, nhưng cũng có thể bao gồm thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang, vì theo lời chú thích trong Đại Nam nhất thống chí (bản quốc ngữ) thì: Thời Pháp thuộc, tỉnh Hà Tiên chia cho 4 tỉnh: tỉnh Hà Tiên thời Pháp (đất huyện Hà Châu cũ), tỉnh Rạch Giá (huyện Kiên Giang cũ), tỉnh Long Xuyên (tức huyện Long Xuyên cũ), tỉnh Bạc Liêu (cũng đất huyện Long Xuyên) (có lẽ lời chú này lầm với tỉnh An Xuyên, tức Cà Mau ngày nay). Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì vào thời vua Tự Đức, cương vực tỉnh Hà Tiên như sau: "...Đông-Tây cách nhau 37 dặm, Nam-Bắc cách nhau 25 dặm, phía Đông đến địa giới huyện Hà Dương tỉnh An Giang (35 dặm), phía Tây đến biển (2 dặm), phía Nam vượt qua núi Tô Châu đến biển (5 dặm), phía Bắc đến địa giới Cao Miên (25 dặm), phía Đông Nam đến địa giới huyện Phong Thịnh tỉnh An Giang (150 dặm linh), phía Tây Nam đến biển (chừng 1 dặm), phía Đông Bắc đến địa giới Cao Miên (25 dặm), phía Tây Bắc vượt qua núi Bạch Ô đến biển (20 dặm). Từ tỉnh lỵ đi về phía Đông đến Kinh 1.325 dặm..." Như vậy, tỉnh Hà Tiên nhà Nguyễn nằm kéo dài bên bờ vịnh Thái Lan (biển Tây), suốt từ Cà Mau đến Hà Tiên, có thời kỳ tới tận tỉnh Kampot và thành phố Sihanoukville (Kompong Som) của Campuchia, phía Đông giáp với tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Tây Bắc, phía Bắc và phía Đông Bắc tiếp giáp Cao Miên. Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, xem xét về các địa danh trấn Hà Tiên, Đào Duy Anh viết: "... Chúng ta đã biết Vũng Thơm, Cần Bọt, Sài Mạt là dải đất từ lỵ sở Hà Tiên đến Sài Mít. Tức dải đất bờ biển phía tây nam nước Cao Miên. Còn Chân Sum thì Nhất thống chí (An Giang) chép là núi ở phía nam huyện Hà Âm cách 10 dặm, cách bờ sông Vĩnh Tế ở phía Nam 10 dặm. Huyện Hà Âm là huyện ở phía bắc sông Vĩnh Tế (phía âm của sông) nên gọi tên là thế, đối với huyện Hà Dương là huyện ở phía nam (phía dương của sông). Có thể đất Chân Sum là đất Sóc Sum của tỉnh KamPot. Về Linh Quỳnh thì Nhất thống chí chép rằng núi Linh Quỳnh thuộc huyện Hà Châu cách 120 dặm và ở phía bắc sông Giang Thành, sông này có hai nguồn ra từ núi Linh Quỳnh. Linh Quỳnh tức địa điểm Linh Quỳnh của tỉnh KamPot nước Cao Miên. (Xem thế thì thấy rằng năm phủ Vũng Thơm, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh ở đời Nguyễn còn là đất của huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên và của huyện Hà Âm tỉnh An Giang, đến đời Tự Đức triều Nguyễn mới trả về nước Cao Miên)." Từ ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp đặt hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16 tháng 8 năm 1967, đổi tên thành hạt Kiên Giang tỉnh Rạch Giá Tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên thời Pháp thuộc Trước năm 1900 Ngày 24 tháng 6 năm 1867, tỉnh thành Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm. Sau nhiều năm do dự và phân thiết, địa bàn Hà Tiên được phân bổ ra các đơn vị hành chánh khá phức tạp, theo từng thời điểm khác nhau. Ngày 15 tháng 6 năm 1867, sau khi chiếm xong tỉnh Hà Tiên, thực dân Pháp cho thành lập hạt Thanh tra Kiên Giang bao gồm hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên cũ. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, hạt Thanh tra Rạch Giá được thành lập do đổi tên từ hạt Thanh tra Kiên Giang trước đó. Năm 1868, tỉnh Hà Tiên cũ được chia ra làm hai hạt Thanh tra: Hà Tiên và Rạch Giá Hạt Thanh tra Hà Tiên, nguyên là huyện Hà Châu với 5 tổng và 16 thôn: tổng Hà Thanh (5 thôn), tổng Thanh Di (3 thôn), tổng Nhuận Đức (1 thôn), tổng Hà Nhuận (5 thôn), tổng Phú Quốc (5 thôn) Hạt Thanh tra Rạch Giá, nguyên là hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên với 7 tổng và 110 thôn: tổng Kiên Định (14 thôn), tổng Thanh Giang (11 thôn), tổng Kiên Hảo (26 thôn), tổng Giang Ninh (11 thôn), tổng Long Thủy (25 thôn), tổng Quảng Xuyên (13 thôn). Ngày 5 tháng 6 năm 1871, Pháp tách vùng Cà Mau ra khỏi Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, Pháp lại nhập Cà Mau vào Rạch Giá. Năm 1874, hạt Thanh tra Phú Quốc được thành lập, nhưng vì kinh tế không phát triển được nên một năm sau phải giải thể. Ngày 5 tháng 1 năm 1876, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành hai hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá, đồng thời các thôn cũng đổi thành các làng. Năm 1882, thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Thủy của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang. Lỵ sở Bạc Liêu thuộc địa bàn tổng Thạnh Hòa vốn trước đó thuộc hạt tham biện Sóc Trăng. Ngày 12 tháng 8 năm 1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào hạt tham biện Long Xuyên. Ngày 27 tháng 12 năm 1892, thực dân Pháp lại tái lập hạt tham biện Rạch Giá. Năm 1888, Hà Tiên cho thuộc về hạt tham biện Châu Đốc, đến cuối năm 1892 được phục hồi. Hạt tham biện Hà Tiên thuộc khu vực Bát Xắc (Bassac) chỉ còn đất huyện Hà Châu của tỉnh Hà Tiên cũ. Giai đoạn 1900-1945 Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hai hạt tham biện Rạch Giá và Hà Tiên trở thành tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên. Năm 1903, đảo Phú Quốc được đặt dưới quyền của đại diện chủ tỉnh Hà Tiên. Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp cho thành lập ở tỉnh Rạch Giá 5 quận trực thuộc: Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ, Phước Long. Tỉnh lỵ Rạch Giá đặt tại làng Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Châu Thành. Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã hỗn hợp Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở cải biến khu đô thị Rạch Giá, trụ sở tại làng Vĩnh Thanh Vân dưới quyền một viên Thị trưởng và một Hội đồng thị xã. Ngày 16 tháng 1 năm 1930, Pháp chia địa bàn thị xã Rạch Giá thành 5 khu vực để đánh thuế. Ngày 30 tháng 4 năm 1934, Pháp nâng thị xã Rạch Giá lên thành thành phố Rạch Giá và chia thành 3 khu phố trực thuộc. Ngày 1 tháng 1 năm 1936, thực dân Pháp lập đại lý hành chánh An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá, trụ sở đặt tại chợ Thứ Ba trên cơ sở tách ra từ quận Phước Long. Đến ngày 1 tháng 8 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng lên thành quận An Biên, đặt dưới quyền một quan chức người Pháp. Tỉnh Hà Tiên từ năm 1913 đến năm 1924 bị giải thể, sáp nhập vào tỉnh Châu Đốc. Ngày 9 tháng 2 năm 1924, Hà Tiên lại trở thành một tỉnh độc lập. Từ năm 1924, tỉnh Hà Tiên gồm 4 quận: Châu Thành, Giang Thành, Hòn Chông và Phú Quốc. Tỉnh lỵ Hà Tiên đặt tại làng Mỹ Đức thuộc quận Châu Thành. Giai đoạn 1945-1954 Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Lúc bấy giờ, tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Năm 1947, quận Phước Long được chính quyền thực dân Pháp giao cho tỉnh Bạc Liêu. Cũng trong năm này, chính quyền kháng chiến của lực lượng Việt Minh quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân, ban đầu thuộc tỉnh Rạch Giá, do lấy theo tên người chiến sĩ cộng sản Trần Hồng Dân (1916 - 1946) đã hy sinh tại địa phương trước đó. Năm 1951, huyện Hồng Dân được chính quyền Việt Minh giao về cho tỉnh Bạc Liêu. Năm 1951, chính quyền Việt Minh quyết định giải thể tỉnh Rạch Giá, sáp nhập địa bàn vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong đó, thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng được giao về cho tỉnh Cần Thơ, các huyện Hồng Dân và An Biên được giao về cho tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó, một phần nhỏ đất đai tỉnh Rạch Giá cũng được giao về cho tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tuy nhiên, việc giải thể tỉnh Rạch Giá, cũng như đổi tên gọi huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân lại không được phía chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp của Bảo Đại và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Đến năm 1954, chính quyền Việt Minh lại quyết định tái lập tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1954, các huyện Hồng Dân và Long Mỹ cũng trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau năm 1956, chính quyền Cách mạng lại quyết định giao huyện Hồng Dân cho tỉnh Sóc Trăng và giao huyện Long Mỹ cho tỉnh Cần Thơ quản lý trở lại như cũ. Ngày 29 tháng 12 năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp quyết định công nhận đô thị tỉnh lỵ Rạch Giá trở thành thị xã hỗn hợp (commune mixte) Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá. Song song đó, tỉnh Hà Tiên cũng bị giải thể giống như tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1950, chính quyền Việt Minh quyết định thành lập tỉnh Long Châu Hà trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Tiên với tỉnh Long Châu Hậu (bao gồm một phần tỉnh Châu Đốc và một phần tỉnh Long Xuyên cũ) trước đó. Tuy nhiên, tên gọi tỉnh Long Châu Hà cũng không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa công nhận. Tỉnh Long Châu Hà tồn tại cho đến năm 1954 thì cũng bị giải thể, phân chia lại cho tỉnh Hà Tiên, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên như cũ. Như vậy, sau năm 1954, tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên đều được khôi phục trở lại như cũ. Tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá) giai đoạn 1956-1976 Việt Nam Cộng hòa Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên như thời Pháp thuộc. Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này. Sau đó, quận An Biên và vùng Chắc Băng lại trở về thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận là Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang đặt tại Rạch Giá và vẫn giữ nguyên tên là "Rạch Giá", về mặt hành chánh thuộc xã Vĩnh Thanh Vân, quận Kiên Thành. Sau năm 1956, thành phố Rạch Giá bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành của tỉnh Kiên Giang. Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ, tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận là Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc. Ngày 27 tháng 12 năm 1957, Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy. Trong đó, quận Kiên An đổi tên từ quận An Biên cũ, quận Kiên Thành đổi tên từ quận Châu Thành cũ, quận Kiên Tân tách ra từ quận Châu Thành cũ, quận Kiên Bình thành lập trên phần đất hai quận Gò Quao và Giồng Riềng cũ. Ngày 13 tháng 6 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Trong đó quận Kiên Bình được tách thành quận Kiên Bình và quận Kiên Hưng. Năm 1958, tỉnh Kiên Giang có 7 quận: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Hưng, Hà Tiên, Phú Quốc. Sau đó lại lập thêm quận Kiên Long. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập thêm quận Kiên Lương do tách đất từ hai quận Kiên Thành và Hà Tiên (địa bàn quận Kiên Lương lúc bấy giờ khác hẳn huyện Kiên Lương ngày nay). Ngày 24 tháng 12 năm 1961, lại giao hai quận Kiên Long và Kiên Hưng cho tỉnh Chương Thiện vừa mới thành lập. Năm 1968, tỉnh Kiên Giang có 7 quận là: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc. Sau năm 1968, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại lập thêm quận Hiếu Lễ, do tách đất từ quận Kiên An. Năm 1971, tỉnh Kiên Giang có 8 quận là: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc, Hiếu Lễ. Quận Hà Tiên gồm 3 xã: Mỹ Đức, Phú Mỹ, Thuận Yên; Quận Hiếu Lễ gồm 4 xã: Đông Hưng, Đông Thạnh, Tân Bằng, Vân Khánh Đông; Quận Kiên An gồm 4 xã: Đông Hòa, Đông Thái, Đông Yên, Tây Yên; Quận Kiên Bình gồm 8 xã: Bàn Tân Định, Hóa Quản, Long Thạnh, Ngọc Chúc, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thới An, Vĩnh Thạnh; Quận Kiên Tân gồm 5 xã: Giục Tượng, Mông Thọ, Tân Hiệp, Tân Hội, Thạnh Đông; Quận Kiên Thành gồm 7 xã: An Phước, Bình An, Lại Sơn, Minh Hòa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn, Vĩnh Hòa Hiệp; Quận Kiên Lương gồm 6 xã: An Bình, An Hòa, Bình Trị, Dương Hòa, Đức Phương, Tín Đạo; Quận Phú Quốc gồm 3 xã: An Thới, Dương Đông, Hàm Ninh. Ngày 20 tháng 11 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập thị xã Rạch Giá, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang. Thị xã Rạch Giá được tái lập trên cơ sở các xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa cùng thuộc quận Kiên Thành trước đó. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Cách mạng Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giữ nguyên tên gọi tỉnh Rạch Giá từ năm 1956 cho đến năm 1976, đồng thời vẫn duy trì thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá. Năm 1957, chính quyền Cách mạng quyết định giải thể tỉnh Hà Tiên, đổi thành huyện Hà Tiên và huyện Phú Quốc cùng trực thuộc tỉnh Rạch Giá. Tỉnh Rạch Giá khi đó gồm thị xã Rạch Giá và các huyện: Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, Hà Tiên và Phú Quốc. Về sau, chính quyền Cách mạng lại cho thành lập thêm huyện Tân Hiệp trên cơ sở tách đất từ huyện Châu Thành và huyện Giồng Riềng. Bên cạnh đó, huyện Châu Thành cũng được chia thành huyện Châu Thành A và huyện Châu Thành B cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Năm 1964, chính quyền Cách mạng thành lập huyện Vĩnh Thuận trên cơ sở tách ra từ huyện An Biên. Huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Rạch Giá có địa giới hành chính trùng với quận Kiên Long thuộc tỉnh Kiên Giang của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1965, giao huyện Hà Tiên và huyện Phú Quốc cho tỉnh An Giang quản lý. Đến năm 1967 lại trả hai huyện Hà Tiên và Phú Quốc về cho tỉnh Rạch Giá như trước. Tuy nhiên, năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Hà Tiên, huyện Phú Quốc cùng với huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 ba huyện này lại cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà. Sau khi đã bàn giao huyện Châu Thành A về cho tỉnh Châu Hà và sau đó là tỉnh Long Châu Hà quản lý, huyện Châu Thành B cũng được đổi tên lại thành huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ. Từ đó cho đến năm 1976, tỉnh Rạch Giá còn lại thị xã Rạch Giá và các huyện: Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Rạch Giá như trước đó cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, địa bàn tỉnh Rạch Giá sẽ được chia ra vào sáp nhập vào các tỉnh mới, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Cụ thể như sau: Tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh. Phần còn lại của tỉnh Rạch Giá cùng với toàn bộ diện tích tỉnh Long Châu Hà và huyện Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Rạch Giá cũ (bao gồm cả ba huyện Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành A hiện cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà nhưng trước năm 1971 lại cũng đều thuộc tỉnh Rạch Giá) vẫn để thành một tỉnh riêng biệt. Tỉnh Kiên Giang từ năm 1976 đến bây giờ. Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện: Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc vốn thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Lúc này, huyện Châu Thành A bị giải thể và sáp nhập trở lại vào huyện Châu Thành như trước. Tỉnh Kiên Giang lúc đó gồm thị xã Rạch Giá và 8 huyện: An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hà Tiên, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận. Tỉnh lỵ là thị xã Rạch Giá. Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo đó, huyện Hòn Đất gồm có các xã Nam Thái Hoa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên cắt sang. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Long Châu Hà trước năm 1976, còn địa bàn huyện Châu Thành phần còn lại sau khi chia tách cũng chính là địa bàn huyện Châu Thành B thuộc tỉnh Rạch Giá cũ. Ngày 14 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 4-HĐBT về việc thành lập huyện Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 13 tháng 1 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 7-HĐBT về việc chia huyện An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện An Biên và huyện An Minh. Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 47/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Hà Tiên và thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, thành lập thị xã Hà Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Hà Tiên, xã Thuận Yên (trừ 2.732 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu giao về xã Phú Mỹ quản lý), xã Mỹ Đức và xã Tiên Hải thuộc huyện Hà Tiên. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hà Tiên, huyện Hà Tiên còn lại 89.548,5 ha diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Ngày 21 tháng 4 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ-CP về việc đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP' về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Rạch Giá. Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 58/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện; thành lập huyện U Minh Thượng và thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Sau khi điều chỉnh, tỉnh Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thuộc các huyện, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành. Tỉnh Kiên Giang có 634.833,32 ha diện tích tự nhiên và 1.726.026 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, Giang Thành, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá. Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II. Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 573/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thành phố Hà Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Hà Tiên (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2018). Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thành phố Phú Quốc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Phú Quốc (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Tỉnh Kiên Giang có 3 thành phố và 12 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện được chia thành 3 thành phố và 12 huyện với 144 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 thị trấn, 18 phường và 116 xã. Kinh tế Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,81%, mục tiêu đề ra là 12,5% xếp hạng thứ 3 trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau Hậu Giang với 14,13%, Bạc Liêu đạt 12,57%, GDP bình quân đầu người năm 2012 là 2026 USD/người/năm, sản lượng lương thực của tỉnh đạt 4,28 triệu tấn cao nhất từ trước đến nay và là năm thứ 2 đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, trong đó sản lượng lúa đạt 4.287.175 tấn, tăng 366.026 tấn so cùng kỳ, đây là năm sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 548.182 tấn, đạt 100,95% kế hoạch, tăng 8,24%, trong đó sản lượng khai thác 421.201 tấn, đạt 100,29% kế hoạch và tăng 6,11%, sản lượng nuôi trồng thủy sản 126.981 tấn, đạt 103,24% kế hoạch và tăng 15,96% so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 16.055,3 tỷ đồng, đạt 99,11% kế hoạch, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 41.710 tỷ đồng, tăng 18,02% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 620 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản 438 triệu USD và hàng hải sản đạt 157 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước 35 triệu USD. Tình hình đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh thực hiện, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 24.406,9 tỷ đồng, Vốn ngân sách do địa phương quản lý giá trị khối lượng hoàn thành ước thực hiện 3.269 tỷ đồng, giải ngân 3.214 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước ước 4.406 tỷ đồng, đạt 97,9% dự toán điều chỉnh. Tổng chi ngân sách ước 8.357 tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán điều chỉnh, trong đó chi đầu tư phát triển 2.742 tỷ đồng chưa kể nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, chi thường xuyên 4.558,8 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng, nguồn vốn hoạt động tiếp tục tăng trưởng 14,28%, huy động vốn tại địa phương tăng 20,59% so với năm 2011, đảm bảo vốn tín dụng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Doanh số cho vay ước đạt 49.950 tỷ đồng tăng 8,8% so năm trước, dư nợ cho vay là 25.650 tỷ đồng tăng 6,39% so năm trước, tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng tăng 6,3% so với tháng 12 năm 2011, ước CPI tháng 12 năm 2012 so với tháng 12 năm 2011 tăng 6,5-7,5%, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (8%). Kinh tế biển Kiên Giang là tỉnh có vùng biển rộng khoảng 63.290 km², với 5 quần đảo, trong đó có 3 thành phố ven biển: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc cùng với 5 huyện: An Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Hải và Kiên Lương Kiên Giang cũng là tỉnh nằm trong ngư trường Kiên Giang - Cà Mau. Đây là ngư trường lớn nhất nước ta. Năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang ước đạt 836.175 tấn, vượt 10,75% kế hoạch, gồm: Khai thác đánh bắt hơn 572.000 tấn, nuôi trồng 264.105 tấn, trong đó tôm nuôi 92.490 tấn, vượt 8,8% kế hoạch, tăng 11,7% so với năm 2019 Giao thông Kiên Giang nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km đường bộ về phía tây nam, hệ thống giao thông ở tỉnh tương đối thuận tiện, bao gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, Hệ thống giao thông đường bộ không ngừng phát triển. Giao thông nội bộ các thành phố, thị xã được nâng cấp và tráng nhựa. Các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh là Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Tỉnh lộ 11...Mạng lưới giao thông đường thủy của tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh. Về giao thông vận tải theo đường hàng không thì Kiên Giang có Sân bay Rạch Giá và Sân bay Quốc tế Phú Quốc, rất thuận lợi về việc lưu thông trong tỉnh và trong nước. Biển số xe Thành phố Rạch Giá: 68-X1-S1 Thành phố Hà Tiên: 68-H1 Thành phố Phú Quốc: 68-P1 Huyện An Biên: 68-B1 Huyện An Minh: 68-M1 Huyện Châu Thành: 68-C1 Huyện Giang Thành: 68-F1 Huyện Giồng Riềng: 68-G1 G2 Huyện Gò Quao: 68-E1 Huyện Hòn Đất: 68-D1 Huyện Kiên Hải: 68-S1 Huyện Kiên Lương: 68-K1 Huyện Tân Hiệp: 68-T1 Huyện U Minh Thượng: 68-L1 Huyện Vĩnh Thuận: 68-N1 Biển số xe ô tô: 68A, 68B, 68C, 68D, 68LD Biển số xe kinh doanh vận tải: 68E, 68H, 68F. Dân số Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt 1.923.067 người, mật độ dân số đạt 272 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 587.800 người, chiếm 28,3% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.335.267 người, chiếm 71,7% dân số. Dân số nam đạt 973.236 người, trong khi đó nữ đạt 949.831 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,8 ‰ Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 35,6%. Về dân tộc và tôn giáo, Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 513.283 người, nhiều nhất là Phật giáo có 272.662 người, tiếp theo là Công giáo đạt 136.789 người, đạo Cao Đài có 49.697 người, Phật giáo Hòa Hảo có 45.920 người, đạo Tin Lành chiếm 5.697 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 1.791 người, Hồi giáo đạt 419 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 218 người. Còn lại các tôn giáo khác như Baha'i giáo có 39 người, Minh Sư Đạo có 26 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 22 người và Bà La Môn chỉ có ba người. Giáo dục Tính đến năm 2018, toàn tỉnh Kiên Giang có 485 trường học ở các cấp phổ thông, trong đó có 43 trường THPT, 167 trường THCS và 275 trường tiểu học, ngoài ra còn có 236 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Kiên Giang tương đối ổn đinh, góp phần làm giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Hiện nay Kiên Giang có 1 trường Đại học và 5 trường Cao đẳng. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng tại Kiên Giang: Đại học Kiên Giang (QL61, TT Minh Lương, H Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang (14 Phạm Ngọc Thạch, P Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang (Nguyễn Trung Trực, P An Hoà, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Cao đẳng Kiên Giang (425 Mạc Cửu, P Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang (449 Nguyễn Chí Thanh, P Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Văn hóa Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống... Văn hóa ẩm thực ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hàng trăm món ăn các loại với các đặc sản như Cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Cháo môn, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang... Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng tháng Tám âm lịch thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. các làng nghề truyền thống rất đặc sắc như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên… Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức. Du lịch Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái như rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển. Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải. Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng. Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào (xem thêm Hà Tiên thập vịnh). Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó. Chú thích Liên kết ngoài Vịnh Thái Lan Tỉnh ven biển Việt Nam
11200
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kon%20Tum
Kon Tum
Kon Tum là một tỉnh nằm ở phía bắc Tây Nguyên, Việt Nam. Năm 2018, Kon Tum là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 61 về số dân, xếp thứ 59 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 53 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 28 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 535.000 người dân, số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 20.057 tỉ Đồng (tương ứng với 0,8711 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,49 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,10%. Địa lý Tỉnh lỵ của Kon Tum là thành phố Kon Tum cách Thành phố Hồ Chí Minh 654 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 320 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 1.095 km(theo Google Map) km về phía Nam. Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km Phía nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài ranh giới 203 km Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km Phía tây giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào (154,222 km) và Ratanakiri của Campuchia (138,691 km). Kon Tum cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong số 63 tỉnh thành Việt Nam. Địa hình Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 mét đến 700 mét, riêng phía Bắc có độ cao từ 800 mét - 1.200 mét, đặc biệt có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596 mét. Khí hậu Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, ba tháng 7, 8, 9 có lượng mưa cao nhất. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc, nhưng vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam. Nhiệt độ có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực trong tỉnh, khu vực miền núi cao trải dài phía Đông Bắc gồm các huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei thời tiết mát mẻ và ôn hòa, trong khi đó khu vực đất thấp phía Tây Nam như huyện Ia H'Drai, Sa Thầy và thung lũng thành phố Kon Tum thời tiết nóng và oi ả hơn. Tài nguyên Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... đã được phát hiện. Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như cẩm lai, dáng hương, pơ mu, thông… tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài thực vật, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim. Thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Lịch sử Vùng đất sơ khai của các bộ tộc tự trị Về nguồn gốc tên gọi "Kon Tum", theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, chỉ tên gọi một ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng sông Đăk Bla mà hiện nay là làng Kon Kơ Nâm ở thành phố Kon Tum. Vùng đất Kon Tum ngày xưa là vùng đất hoang vắng, đất rộng, người thưa với sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai,Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Thiết chế xã hội cổ truyền của người dân bản địa nơi đây là tổ chức làng (kon), mang tính biệt lập, do một già làng là người có uy tín nhất trong làng, đứng đầu. Đất rộng người thưa, cách biệt với bên ngoài bởi rừng rậm và núi non hiểm trở, các làng bản địa là những xã hội thu nhỏ, chưa có một chính quyền liên minh trong khi chính quyền các quốc gia hùng mạnh xung quanh như Đại Việt, Chân Lạp, Chiêm Thành, Vạn Tượng chưa vươn tầm kiểm soát đến đây. Tuy nhiên, do vị trí vùng đệm giữa Chiêm Thành và Chân Lạp, các bộ tộc tại Kon Tum thường trở thành mục tiêu các cuộc cướp bóc và buôn bán nô lệ. Mãi đến thế kỷ 12, sau khi đánh bại được Chân Lạp, Chiêm Thành mới toàn quyền ảnh hưởng trên toàn vùng Tây Nguyên, đặc quyền đô hộ lên vùng này. Năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, đẩy lùi chính quyền Chiêm Thành về phía Nam (tương ứng vùng từ Khánh Hòa đến Bình Thuận ngày nay), đã cử các sứ thần thu phục các bộ tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt. Mặc dù vậy, do chủ yếu tập trung thiết lập chính quyền trên các vùng đất mới ở duyên hải, triều đình Đại Việt chưa thực sự thiết lập quyền kiểm soát. Các cư dân bản địa vẫn được tự trị và hòa hợp hơn với người Kinh, vốn chịu ảnh hưởng văn hóa lên án việc cướp bóc và bắt nô lệ. Các quan viên được bổ chức trấn nhậm, chủ yếu chỉ mang tính hình thức khẳng định chủ quyền. Năm 1540, triều đình Lê Trung hưng từ bổ Bùi Tá Hán làm tuần tiết xứ Nam - Ngãi được kiêm quản luôn cả các dân tộc miền núi (Trung Sơn - Tây Nguyên). Mãi đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cử nhiều sứ giả đến tăng cường quan hệ hợp tác đồng minh với các bộ tộc vùng này nhằm tạo một hậu cứ vững chắc làm bàn đạp tiến xuống duyên hải, đồng thời mộ quân và tài lực phục vụ cho chiến tranh. Bước chân các nhà truyền giáo và quá trình thực dân Thời Thiệu Trị, năm 1840, triều đình Huế cho lập Bok Seam, một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và bộ tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Trong thời gian này, các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tìm cách mở đường lên cao nguyên để truyền đạo, trong đó có cả Kon Tum. Lịch sử Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ghi nhận, sau chuyến mở đường năm 1848, 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt đã đến Kon Tum và đặt cơ sở tôn giáo tại đây vào năm 1850. Hai trong 4 trung tâm truyền giáo đầu tiên được đặt ở vùng Kon Tum ngày nay: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combes phụ trách, truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisboure phụ trách, truyền giáo bộ tộc Xơ Đăng). Sau khi nắm được toàn quyền thực dân ở Đại Nam, người Pháp bắt đầu mở rộng quyền kiểm soát và tiến lên khai thác vùng Tây Nguyên. Năm 1888, một nhà phiêu lưu người Pháp là Mayréna xin phép chính quyền Pháp đi thám hiểm khu vực Tây Nguyên để thỏa thuận với các dân tộc thiểu số ở đây và được Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Ernest Constans chấp thuận. Bằng các tiểu xảo, Mayréna đã thu phục được một số bộ tộc thiểu số (cụ thể là hai dân tộc Ba Na và Xơ Đăng) và thành lập ra Vương quốc Sedang với Mayréna làm vua, lấy hiệu là Vua Marie đệ nhất, vua Sedang. Thủ đô của Vương quốc Sedang tại làng Long Răng, hiện nay là làng Kon Gu, xã Ngok Wang, huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum, lấy tên là Pelei Agna hay thành phố vĩ đại, một số nguồn nói rằng tên thủ đô của vương quốc Sedang là Maria Pelei. Sau đó, Mayréna quay về Quy Nhơn và thuyết phục chính quyền thực dân Pháp mua lại vương quốc Sedang. Sau khi Pháp từ chối đề nghị này, Mayréna sang Hồng Kông với ý định bán lại vương quốc Sedang cho người Anh. Nhân dịp này, công sứ Quy Nhơn Guiomar đã tìm cách ngăn chặn Mayréna trở về, đồng thời đặt quyền kiểm soát Tây Nguyên, dưới quyền công sứ Quy Nhơn. Năm 1892, chính quyền thực dân Pháp cho đặt tòa đại lý hành chính Kon Tum, do một giáo sĩ người Pháp là Vialleton (tên Việt: Truyền) phụ trách, trực thuộc tòa công sứ Bình Định. Thời Pháp thuộc Ngày 4 tháng 7 năm 1904, chính quyền thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, do một công sứ Pháp là Leon Plantié nắm quyền cai trị, gồm hai tòa đại lý hành chính mới thành lập là Kon Tum (trước đây thuộc Bình Định) và Cheo Reo (trước đây thuộc Phú Yên). Ngày 25 tháng 4 năm 1907, chính quyền thực dân Pháp lại bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó. Ở tòa đại lý Kon Tum, viên đại lý đầu tiên là Guenot. Ngày 9 tháng 2 năm 1913, chính quyền thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột. Năm 1917, Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ Kon Tum. Ngày 2 tháng 7 năm 1923, thành lập tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở tách đại lý Buôn Ma Thuột khỏi tỉnh Kon Tum. Ngày 3 tháng 12 năm 1929, thời công sứ Jerusalemy (người kế nhiệm Colas), thị xã Kon Tum được thành lập, trên thực tế chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận. Ngày 25 tháng 5 năm 1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Pleiku. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Lúc này tỉnh Kon Tum chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 3 tháng 2 năm 1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành tỉnh lị của tỉnh Kon Tum, do viên công sứ Jerusalemy (1929 - 1931) đứng đầu. Từ năm 1931, người lên thay ông này là đại uý Guenin. Trong chiến tranh giành độc lập Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thị xã Kon Tum. Ngày 26 tháng 6 năm 1946, người Pháp tái chiếm lại Kon Tum và sau đó trao lại quyền kiểm soát về danh nghĩa cho Quốc gia Việt Nam (thành lập năm 1949) để thành lập Hoàng triều cương thổ. Trên thực tế, bộ máy cai trị tại đây vẫn trên cơ sở hành chính cũ của người Pháp. Về phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của Xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ. Tháng 1 năm 1947, Phân khu 15 thành lập, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 8 năm 1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3 năm 1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Tháng 10 năm 1951, theo quyết định của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây. Tháng 2 năm 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của Việt Minh. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Hệ thống 2 chính quyền trong Chiến tranh Việt Nam Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, phía Quốc gia Việt Nam tiếp quản Kon Tum. Năm 1958 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum được chia thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút. Năm 1958, Việt Nam Cộng hòa thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, tiếp tục lập thêm quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Năm 1961, tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận là Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông. Năm 1972, Việt Nam Cộng hòa đổi tên chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính. Sau chiến dịch xuân - hè năm 1972, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa bị thu hẹp đáng kể. Quận lỵ Đăk Tô phải chuyển về đèo Sao Mai; các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng kiểm soát của quân Giải phóng. Lực lượng Việt Nam Cộng hòa chỉ còn tập trung phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum. Năm 1974, quân Giải phóng tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk. Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 16 tháng 3 năm 1975, quân giải phóng và dân chúng trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của Việt Nam Cộng hòa ở nội thị, chiếm được thị xã và toàn tỉnh Kon Tum. Sau khi Việt Nam thống nhất Tháng 10 năm 1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Lúc này, trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũ có thị xã Kon Tum và 3 huyện: Đăk Glei, Đăk Tô và Kon Plông. Ngày 10 tháng 10 năm 1978, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở tách 4 xã thuộc huyện Đăk Tô và 1 xã thuộc thị xã Kon Tum. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh mới: Gia Lai và Kon Tum. Khi tách ra, tỉnh có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Kon Tum (tỉnh lỵ) và 4 huyện: Đăk Glei, Đăk Tô, Kon Plông và Sa Thầy. Ngày 15 tháng 10 năm 1991, thành lập huyện Ngọc Hồi trên cơ sở tách 3 xã thuộc Sa Thầy, 1 xã thuộc huyện Đăk Tô và 1 xã thuộc huyện Đăk Glei. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, thành lập huyện Đăk Hà trên cơ sở tách 4 xã thuộc thị xã Kon Tum và 2 xã thuộc huyện Đăk Tô. Ngày 31 tháng 1 năm 2002, chia huyện Kon Plông thành 2 huyện: Kon Plông và Kon Rẫy. Ngày 9 tháng 6 năm 2005, chia huyện Đăk Tô thành 2 huyện: Đăk Tô và Tu Mơ Rông. Ngày 14 tháng 9 năm 2009, chuyển thị xã Kon Tum thành phố Kon Tum. Từ đó, tỉnh Kon Tum có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Kon Tum (tỉnh lỵ) và 8 huyện: Đăk Glei, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông. Ngày 11 tháng 3 năm 2015, thành lập huyện Ia H'Drai trên cơ sở tách 3 xã thuộc huyện Sa Thầy. Tỉnh Kon Tum có 1 thành phố và 9 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 thị trấn, 10 phường và 85 xã. Kinh tế - xã hội Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Kon Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản tiến bộ, công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%, GDP bình quân đầu người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 476,6 triệu USD. Tình hình xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD. Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch, trong đó có 10.000 khách nước ngoài. Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước. Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%. Ước tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so với năm 2011. Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ đồng/HTX/Năm, Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26 triệu đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao động thường xuyên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm. Tỉnh Kon Tum đã thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, nuôi cá tầm, cá hồi... gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tỉnh phấn đấu trong năm 2013, thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đạt trên 1.830 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD. Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum có 259 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 14 trường, Trung học cơ sở có 94 trường, Tiểu học có 131 trường, trung học có 10 trường, có 10 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 108 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Kon Tum cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Y tế Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum có 121 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 4 Bệnh viện, 13 Phòng khám đa khoa khu vực, 97 Trạm Y tế phường xã, và 1 Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng. Toàn tỉnh có 1770 giường bệnh và 354 bác sĩ, 350 y sĩ, 694 y tá. Nổi bật là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kom Tum, với nỗ lực không ngừng của Y - Bác sĩ tại bệnh viện, đã hạn chế được tình trạng bệnh nhân phải chuyến tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Dân cư Theo thống kê năm 2020, tỉnh Kon Tum có diện tích 9.674,18 km², dân số năm 2020 là 561.742 người, mật độ dân số đạt 58 người/km². Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, tỉnh Kon Tum có 316.600 người. Toàn tỉnh có 25 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh có 145.681 người chiếm 46,36%. Các dân tộc thiểu số gồm dân tộc Xơ Đăng có 78.741 người, chiếm 25,05%. dân tộc Ba Na có 37.519 người, chiếm 11,94%. dân tộc Giẻ- Triêng có 25.463 người, chiếm 8,1%. dân tộc Gia Rai có 15.887 người, chiếm 5,05%. các dân tộc khác chiếm 3,5 %. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Kon Tum đạt 540.438 người, mật độ dân số đạt 55 người/km².Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 172.712 người, chiếm 32% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 367.726 người, chiếm 68% dân số. Dân số nam đạt 271.619 người, trong khi đó nữ đạt 268.819 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 2,28 ‰ Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 40%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 540.000 dân. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Kon Tum có 42 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 201.153 người, người Xơ Đăng có 104.759 người, người Ba Na có 53.997 người, Người Giẻ Triêng có 31.644 người, người Gia Rai có 20.606 người, người Mường có 5.386 người, Người Thái có 4.249 người, Người Tày có 2.630, cùng các dân tộc ít người khác như Nùng, Hrê, Brâu, Rơ Măm... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Kon Tum có 5 Tôn giáo khác nhau chiếm 262.856 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 218.511 người, Phật giáo có 26.012 người, Tin Lành có 17.744 người, cùng các tôn khác như Cao Đài có 499 người, Đạo Bahá'í có 15 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, cuối cùng là Hồi giáo chỉ có một người. Du lịch Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đăk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei, di tích chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn. Giao thông Có quốc lộ 14, quốc lộ 14C, quốc lộ 24, quốc lộ 40 đi qua. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin điện tử của UBND tỉnh Kon Tum Sở giáo dục Kon Tum
11201
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20Nguy%C3%AAn%20Hi%20Huy%E1%BB%81n
Đạo Nguyên Hi Huyền
Đạo Nguyên Hi Huyền , 1200-1253 - cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên vì Sư có công khai sáng Tào Động tông (ja. sōtō) tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này. Ngoài ra, sư còn là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản. Sư được Phật tử của tất cả các tông phái Phật giáo tại Nhật Bản thờ phụng như một Đại Bồ Tát. Sư thường bị hiểu lầm là một triết gia với quan điểm "thâm sâu và quái dị nhất" nhưng những gì Sư viết không xuất phát từ những suy luận về thật tại mà từ sự trực chứng thực tại. Cơ duyên Sư sinh ra trong một gia đình quý phái, thời thơ ấu đã chứng tỏ có một đầu óc xuất sắc. Lên bốn Sư đã đọc thơ Đường và lên chín đã đọc được một bài luận về A-tì-đạt-ma. Cha mẹ mất sớm làm Sư ngộ lẽ vô thường và trở thành tăng sĩ. Mới đầu, Sư học giáo pháp của Thiên Thai tông. Năm mười lăm tuổi, Sư bị câu hỏi sau đây dày vò: "Nếu quả thật, như kinh dạy, thể tính của ta đã là Bồ-đề, thì sao Chư Phật còn phải tu học để giác ngộ?" Sư tìm học với Thiền sư Minh Am Vinh Tây, người đã đưa dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc qua Nhật Bản. Vinh Tây trả lời câu hỏi của Sư: "Chư Phật không ai biết mình có Phật tính, chỉ có súc sinh mới biết mình có Phật tính." Sư nghe đây có chút tỉnh ngộ và sau đó học đạo với Vinh Tây, nhưng học không được lâu vì Vinh Tây tịch ngay trong năm đó. Dù đã tiến xa, Sư vẫn khắc khoải và cuối cùng, vào năm 1223, cất bước lên đường sang Trung Quốc bằng đường biển, một chuyến đi đầy hiểm nguy thời đó. Sư tham vấn nhiều Thiền sư, học hỏi nhiều phép tu nhưng chỉ tại chùa Thiên Đồng, Sư mới được Thiền sư Trường Ông Như Tịnh (zh. 長翁如淨) ở Thiên Đồng sơn (zh. 天童山), Minh Châu (zh. 明州) hướng dẫn đạt tông chỉ của dòng Tào Động, và (có thể nói là) giác ngộ Hai năm sau ngày đại ngộ, Sư trở về Nhật và thành lập dòng Tào Động ở đây. Sư sống 10 năm ở Kinh Đô (ja. kyōto). Nhằm tránh ảnh hưởng của triều đình Nhật, Sư rút về sống viễn li trên núi. Pháp ngữ và ảnh hưởng Trong buổi lễ khánh thành thiền viện đầu tiên tại Nhật là Hưng Thánh Pháp Lâm tự (zh. 興聖法林寺, ja. kōshōhōrin-ji), Sư thượng đường với những câu sau: "Ta chẳng tu học tại nhiều thiền viện. Nhưng khi ta yết kiến Đại sư Như Tịnh thì ta thông hiểu tường tận, trực nhận rằng: lỗ mũi đứng thẳng và hai con mắt nằm ngang. Từ bấy giờ ta chẳng còn bị ai lừa bịp. Với hai bàn tay trắng ta trở về cố hương và vì vậy ta chẳng có chút gì có thể gọi là Phật pháp cả. Ta sống theo nhịp điệu của thời gian: buổi sáng mặt trời mọc ở hướng Đông và buổi tối trăng lặn ở phía Tây. Mây tan núi hiện, sau cơn mưa thì núi có vẻ thấp hơn bình thường—là thế nào?... Hễ bốn năm thì có một năm nhuận, gà gáy buổi sáng." Sư đứng im một lúc rồi bước xuống pháp toà. Tác phẩm chính và nổi tiếng nhất của Sư là Chính pháp nhãn tạng (zh. 正法眼藏, ja. shōbōgenzō) - được xem là một kiệt tác của Thiền tông Nhật Bản. Theo quan điểm của dòng Tào Động, Đạo Nguyên cho rằng phép im lặng toạ thiền (mặc chiếu thiền) rất quan trọng. Mặt khác Sư cũng không hề từ chối phép tham quán công án được truyền dạy trong dòng Lâm Tế (ja. rinzai). Bản thân Sư cũng góp nhặt khoảng 300 công án Thiền, luận giải cho từng công án đó trong tác phẩm Niêm bình tam bách tắc (zh. 拈評三百則, ja. nempyo sambyaku-soku). Các tác phẩm khác của Sư - khác với Chính pháp nhãn tạng - chỉ mang tính chất nhập môn. Môn đệ kế thừa Sư là Cô Vân Hoài Trang (zh. 孤雲懷奘, ja. koun ejō). Năm 1243, Sư rời Hưng Thánh tự và đến vùng Ichizen để một năm sau đó thành lập Vĩnh Bình tự. Năm 1253, Sư viên tịch. Các tác phẩm quan trọng của Sư còn được lưu lại: Phổ khuyến toạ thiền nghi (zh. 普勸坐禪儀, ja. fukanzazengi) Học đạo dụng tâm tập (zh. 學道用心集, ja. gakudōyōjinshū) Điển toạ giáo huấn (zh. 典座教訓, ja. tenzōkyōkun) Vĩnh Bình quảng lục (zh. 永平廣錄, ja. eihei kōroku), cũng được gọi là Đạo Nguyên Hoà thượng quảng lục (zh. 道元和尚廣錄, ja. dōgen ōshō kōroku) Chính pháp nhãn tạng tuỳ văn ký (zh. 正法眼藏隨聞記, ja. shōbōgenzō-zuimonki) Chính pháp nhãn tạng tam bách tắc (zh. 正法眼藏三百則, ja. shōbōgenzō sambyakusoku) Chính pháp nhãn tạng (zh. 正法眼藏, ja. shōbōgenzō), 95 quyển. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thuần Bạch (dịch): Phổ khuyến tọa thiền nghi Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1200 Nhà triết học Nhật Bản Mất năm 1253 Tào Động tông
11202
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lai%20Ch%C3%A2u
Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam . Năm 2018, Lai Châu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 62 về số dân, xếp thứ 61 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 58 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 46 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 456.300 người dân, GRDP đạt 14.998 tỉ Đồng (tương ứng với 0,6540 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng (tương ứng với 1.433 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,23%. Lai Châu là một tỉnh biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 tỉnh thành Việt Nam . Địa lý Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lai Châu, cách Thủ đô Hà Nội 397 km Nằm ở phía tây bắc của Việt Nam, có toạ độ địa lý từ 21°41' đến 22°49' vĩ độ Bắc và 102°19' đến 103°59' kinh độ Đông. Phía bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Phía đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La Phía tây và phía nam giáp tỉnh Điện Biên. Các điểm cực của tỉnh Lai Châu: Điểm cực bắc tại: xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ. Điểm cực đông tại: xã Mường Than, huyện Than Uyên. Điểm cực tây tại: xã Mù Cả, huyện Mường Tè. Điểm cực nam tại: xã Khoen On, huyện Than Uyên. Lai Châu có 265,165 km đường biên giới (theo Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc) với cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà và nhiều đường mòn qua lại trên tuyến biên giới Việt – Trung trực tiếp giao lưu với các lục địa rộng lớn phía tây nam Trung Quốc. Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, đồng thời, cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thủy điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng châu thổ sông Hồng. Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Ta Leng cao 3.096 m (đỉnh núi cao thứ 2 tại Việt Nam), đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.046 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thủy điện rất lớn. Lai Châu có đặc điểm địa hình với nhiều dãy núi và cao nguyên, phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (dài 400 km, rộng từ 1 – 25 km, cao 600 – 1.000 m). Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25°, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – Đông Nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Có đỉnh núi Fansipan cao 3.143 m, Pu Sam Cáp cao 1.700 m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng về thủy điện. Lai Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 °C-23 °C chia làm hai mùa theo độ ẩm là mùa mưa và mùa khô, chia làm 4 mùa theo nhiệt độ: xuân, hè, thu, đông. Lịch sử Xưa kia Lai Châu hay Mường Lai được đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam. Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa. Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai (trung tâm tại thị xã Mường Lay ngày nay), châu Luân (Tủa Chùa), châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1893 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên thành tỉnh Sơn La năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La. Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên), quản lý đầu tiên là công sứ E. Gilles. Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai trị quân sự. Năm 1948, Lai Châu thuộc Khu tự trị Thái trong Liên bang Đông Dương đến năm 1950 thì gộp và Hoàng triều Cương thổ của Quốc trưởng Bảo Đại. Thời kỳ 1953-1955, khi Việt Minh tiếp quản thì tỉnh Lai Châu thuộc Khu tây bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc. Ngày 29 tháng 4 năm 1955, tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ (Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo) trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, thành lập châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu Mường Lay. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời tái lập tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị. Sau năm 1975, tỉnh Lai Châu có tỉnh lị là thị xã Lai Châu và 7 huyện: Điện Biên, Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa, Tuần Giáo. Năm 1979, Trung Quốc đã xâm lăng, đánh chiếm thị trấn Phong Thổ huyện Phong Thổ, phá hủy nhiều cơ sở trước khi rút quân về bên kia biên giới. Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ. Năm 1990, cơ sở hạ tầng của thị xã Lai Châu bị phá huỷ nặng nề bởi trận lũ lịch sử. Ngày 18 tháng 4 năm 1992, thành lập thị xã Điện Biên Phủ và chuyển tỉnh lỵ từ thị xã Lai Châu về thị xã Điện Biên Phủ. Ngày 14 tháng 1 năm 2002, thành lập huyện Tam Đường trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Phong Thổ; thành lập huyện Mường Nhé trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các huyện Mường Tè và Mường Lay. Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành lập thành phố Điện Biên Phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Điện Biên Phủ. Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thứ hai cả nước (sau tỉnh Đắk Lắk cũ); có diện tích 18.619,22 km², dân số 753.811 người, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lị), thị xã Lai Châu và 10 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Lay, Mường Nhé, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tủa Chùa, Tuần Giáo. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên, đồng thời chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu mới quản lý: Tỉnh Điện Biên gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lị), thị xã Lai Châu và 6 huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Lay, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo. Tỉnh Lai Châu gồm 5 huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên. Tỉnh Lai Châu mới có diện tích tự nhiên là 906.512,30 ha và dân số vào thời điểm đó là 313.511 người, bao gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường; các xã Pú Đao, Chăn Nưa, Nậm Hàng và bản Thành Chử, xã Xá Tổng của huyện Mường Lay; phường Lê Lợi của thị xã Lai Châu; huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Phong Thổ, huyện Tam Đường. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, địa giới các huyện Mường Tè và Sìn Hồ được điều chỉnh lại. Ngày 10 tháng 10 năm 2004, thành lập thị xã Lai Châu mới trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Tam Đường. Còn thị xã Lai Châu cũ thuộc tỉnh Điện Biên được đổi tên thành thị xã Mường Lay vào năm 2005. Ngày 30 tháng 10 năm 2008, thành lập huyện Tân Uyên trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Than Uyên. Ngày 2 tháng 11 năm 2012, thành lập huyện Nậm Nhùn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các huyện Mường Tè và Sìn Hồ. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, chuyển thị xã Lai Châu thành thành phố Lai Châu. Tỉnh Lai Châu có 1 thành phố và 7 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 7 thị trấn và 94 xã. Dân số Tính đến ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Lai Châu là 460.196 người, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố cả nước, trên tỉnh Bắc Kạn, 17,8% dân số sống ở đô thị và 82,2% dân số sống ở nông thôn; dân tộc Kinh có 73.233 người, chiếm 15,9% dân số, còn lại các dân tộc khác có 386.963 người, chiếm 84% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Tây Bắc Bộ với gần 500.000 dân. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 60.892 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 57.226 người, tiếp theo là Công giáo đạt 3.577 người, Phật giáo có 80 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có bảy người và Phật giáo Hòa Hảo có hai người. Cơ sở hạ tầng Lai Châu là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng Lai Châu lại có đường biên giới dài 265,095 km giáp tỉnh Vân Nam, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá và dịch vụ du lịch. Với mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn SaPa (Lào Cai), quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, có đường thủy sông Đà giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tính đến nay đã có 95/98 xã, phường có đường ô tô đến tận trung tâm các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh và 3 xã đang trong giai đoạn xây dựng. Hạ tầng mạng lưới điện: Tính đến cuối năm 2009, 80/98 xã và 74% số hộ được sử dụng điện. Nhiều công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng trên địa bàn như thủy điện Sơn La (2400MW), Huội Quảng (520MW), Bản Chát (220MW), Nậm Na 3 (84MW) và đặc biệt là thủy điện Lai Châu (1.200MW) được khởi công vào cuối năm 2010, cùng với 60 dự án thủy điện vừa và nhỏ khác… Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Tính đến cuối năm 2009, 50% dân số đô thị trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch, 74% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tính đến cuối năm 2009, Lai Châu có 11 bưu cục, 68/89 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, 22 đại lý bưu điện và điểm chuyển phát; có 29/89 xã, 06 thị trấn, 03/03 phường có báo phát hàng ngày; có 221 trạm BTS, tăng 111 trạm so với năm trước; mật độ điện thoại cố định là 16,2 máy/100 dân, tăng 143% so với năm 2008; dịch vụ Internet tiếp tục phát triển nhanh, mật độ 1,21 thuê bao/ 100 dân, tăng 162% so với năm 2008 Năm học 2009-2010 có 392 trường với 5.759 lớp, tăng 27 trường, 306 lớp so với năm 2008-2009. Tổng số học sinh ra lớp là 104.209 học sinh, tăng 6.117 học sinh so với năm học trước. Tính đến cuối năm 2009, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 23 xã, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Kinh tế Sau khi tách tỉnh, Lai Châu là một trong những tỉnh khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Lai Châu đã phát triển và đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 13%/ năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 8 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp đạt 34% (giảm 11,3%); công nghiệp – xây dựng 35% (tăng 9,6%); dịch vụ 31% (tăng 1,7%). Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã hình thành một số vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung, có triển vọng về hiệu quả kinh tế và xã hội; Sản xuất lương thực tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 157 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg/ người/ năm. Cây cao su được đầu tư trồng mới gần 7000 ha, tiếp tục thâm canh vùng chè và đưa thêm giống mới vào sản xuất. Kinh tế rừng phát triển với việc đã thu hút được một số doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển rừng kinh tế. Trong 5 năm đã khoán bảo vệ 141 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh 117 nghìn ha, trồng mới trên 19 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%, tăng 9,3% so với năm 2005; Văn hóa - xã hội tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét, dân trí được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; Quốc phòng - An ninh được đảm bảo, quan hệ đối ngoại được mở rộng; Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên…Được gắn với khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32 và đường thủy sông Đà. Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có những vùng đạt 30–50 triệu đồng/ha/năm tại các cánh đồng Mường So, Bình Lư, Mường Than. Duy trì và cải tạo, thâm canh và phát triển cây chè và cây thảo quả, đây là hai loại cây có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng hoá của tỉnh. Xã hội hoá nghề rừng, chuyển cơ bản từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội mang tính cộng đồng, phát triển rừng kinh tế để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Tổ chức sản xuất nông thôn theo hướng phát triển kinh tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm đơn vị tự chủ, các DN, hợp tác xã nông lâm nghiệp là đơn vị dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ phát triển. Công nghiệp: Đối với Lai Châu có thể coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp. Tỉnh đã thông qua quy hoạch chi tiết các điểm có thể xây dựng nhà máy thủy điện, đặc biệt là công trình thủy điện Lai Châu. Công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng cần được quan tâm đúng mức. Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng tránh làm theo phương thức vụn vặt để dễ quản lý và khai thác có hiệu quả. Tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống của địa phương như: mây tre đan, dệt thổ cẩm, lương thực thực phẩm… Ngày 06 tháng 10 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1182/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu Ẩm thực Các đặc sản, ẩm thực ở Lai Châu như: lợn cắp nách, bánh bỏng San Thàng, gạo nếp Tan, mắc cọp Sìn Hồ, pa tỉnh tộp, chè san tuyết Sà Dề Phìn, rêu đá, rượu ngô Sùng Chô, bánh chưng đen, chè dây Ka Lăng, thịt sấy gác bếp, rau dớn, mật ong rừng Mường Tè, thắng cố, ớt trung đoàn Thu Lũm, gỏi cá, mắc khén, hạt dổi, cá bống vùi tro Vàng Pheo, gạo Dâu, chè san tuyết Tả Lèng, ve sầu rán, canh gà lá thuốc Dao Khâu Sìn Hồ, quả mắc có, đậu phụ nhự, rau ngót rừng, lam nhọ Lai Châu, rượu sâu chít, nấm hương rừng Phong Thổ, xôi màu xôi tím, sâu măng Sin Súi Hồ, quả óc cho, lá chua trộn thịt, tam thất đen Mường Tè, lòng tiết nhồi gạo nếp Sìn Hồ, thảo quả, phở nhắng Lai Châu, hoa đu đủ, đường phên Tả Lèng, canh tiết lá đắng, mận Sìn Hồ, măng, cá đắng Sàng Mà Pho, rau lá ngón Mường So, măng nộm hoa ban, chè xanh, gạo séng cù Than Uyên, miến rong Bình Lư, khâu nhục, lợn đen Mường Tè, dưa chuột mèo, măng lay chấm chéo. Du lịch Du lịch văn hoá Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hoá truyền thống. Chợ phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất rõ những nét văn hoá đặc trư­ng đó. Dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi – huyện Nậm Nhùn, là khu dinh thự của vị chúa Thái thời Chiến tranh Đông Dương. Dinh thự trở thành di tích lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc và là nơi tham quan tìm hiểu những nét kiến trúc đặc trưng, mang bản sắc văn hóa Thái. Bia Lê Lợi: được khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà, nay thuộc xã Lê Lợi – huyện Nậm Nhùn. Di chỉ khảo cổ học nền văn minh của người Việt cổ như di tích Nậm Phé, Nậm Tun ở Phong Thổ; đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ đá; những công cụ bằng đồng của nền văn hoá Đông Sơn thời đại Hùng Vương, như­ trống đồng . Lễ hội Lễ hội Then Kin Pang: là lễ hội của người Thái trắng ở Phong Thổ được tổ chức vào ngày 13 - 15 tháng Ba âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút nhiều cư dân trong vùng đến vui chơi, múa hát. Lễ hội còn là dịp thi đánh đàn Tính Tẩu. Các nhạc cụ hòa âm với các quả nhạc đồng tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Ngoài ra còn có lễ Hạn Khuống của người Thái, lễ cơm mới, lễ hội hoa ban... Cảnh quan thiên nhiên Lai Châu có nhiều cao nguyên cao trên 1.500m, mây, sương phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như: cao nguyên Sìn Hồ, hồ Thầu, Dào San... Lai Châu có nhiều đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh, như: dãy Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m), sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu … Suối nước nóng, nước khoáng là sản vật thiên nhiên tặng cho Lai Châu như núi đá Ô, động Tiên (Sìn Hồ); động Tiên Sơn (Bình Lư - Tam Đường), thác Tắc Tình (TT Tam Đường), suối nước nóng Vàng Bó (Phong Thổ); suối nước nóng Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường); suối nước khoáng (Than Un);… và các hồ thủy điện lớn khác. Pú Đao: Một bản người Mông nhỏ với 887 người dân ở tỉnh Lai Châu được khách hàng của một hãng lữ hành nước Anh bầu là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Xã Pú Đao (tiếng Mông có nghĩa là "điểm cao nhất") thuộc huyện Sìn Hồ, cách thị xã Mường Lay 13 km. Chỉ dẫn Tham khảo Liên kết ngoài Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Lai Châu Tây Bắc Bộ
11203
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m%20%C4%90%E1%BB%93ng
Lâm Đồng
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2022, Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân, xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.321.800 người dân, số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 103,4 nghìn tỉ Đồng (tương ứng với 3,406 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77,67 triệu đồng (tương ứng với 3,338 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 12.09%. Nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc (tên cũ là B'Lao) với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 658 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.414 km tính theo đường Quốc lộ 1. Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc). Địa lý Vị trí Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông. Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk. Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Langbiang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. Phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. Phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, phía tây nam tỉnh có cao nguyên Bảo Lộc cao từ 900 ÷ 1100m địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà. Những liên kết với Nam Bộ Tuy thuộc vùng Tây Nguyên nhưng Lâm Đồng vẫn có những liên kết nhất định với vùng Nam Bộ ở một vài lĩnh vực: Về mặt quân sự, Lâm Đồng được xếp vào Quân khu 7 (quân khu Đông Nam Bộ mở rộng). Địa hình Nằm ở phía nam Tây Nguyên, trên 3 cao nguyên (cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Bảo Lộc) và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 mét so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. Khí hậu Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. Đặc biệt Đà Lạt thuộc Lâm Đồng có khí hậu cận nhiệt đới núi cao ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới savan điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. Nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam, hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Lịch sử Ngày 1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring) Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận Ngày 6 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Viên Ngày 31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt Ngày 8 tháng 1 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh. Ngày 19 tháng 5 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (B'Lao) và Di Linh, tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt. Tháng 2 năm 1976, 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới, gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng. Ngày 14 tháng 3 năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương. Ngày 6 tháng 6 năm 1986, chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Ngày 28 tháng 10 năm 1987, chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức Trọng và Lâm Hà. Ngày 11 tháng 7 năm 1994, chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Ngày 17 tháng 11 năm 2004, thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở tách 3 xã thuộc huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc huyện Lâm Hà. Ngày 23 tháng 3 năm 2009, thành phố Đà Lạt được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. Ngày 8 tháng 4 năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc. Tỉnh Lâm Đồng có 2 thành phố và 10 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn. Kinh tế Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lâm Đồng xếp ở vị trí thứ 61/63 tỉnh thành, đến năm 2015 xếp hạng 20/63 tỉnh thành Việt Nam. Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt 7.247 tỷ đồng tăng 15,6% so với cùng kỳ 2011. Trong đó Nông lâm thủy sản 1.752 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.760,8 tỷ đồng, dịch vụ 2.733,7 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, GDP theo giá hiện hành đạt 19.366 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ 2011. Trong đó Nông lâm thủy sản 6.104 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 4.515 tỷ đồng, dịch vụ 8.747 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 197.7 tỷ đồng tăng 9,6 %, tổng mức đầu tư xã hội đạt 8.550 tỷ đồng, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.886,5 tỷ đồng, thu hút du lịch đạt 2,98 triệu lượt đồng thời giải quyết cho 22.663 lao động. Dân cư và Tôn giáo Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 1.296.906 người, mật độ dân số đạt 125 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 508.755 người, chiếm 39,2% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 788.151 người, chiếm 60,8% dân số. Dân số nam đạt 653.074 người, trong khi đó nữ đạt 643.832 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,88 ‰ Lâm Đồng cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất Tây Nguyên (42,7%; tính đến năm 2022). Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Kaho với 145.665 người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869 người, thứ 4 là người Nùng với 24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người, Mnông có 9.099 người, người Thái có 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng các dân tộc ít người khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với 1.098 người... ít nhất là Lô Lô, Cơ Lao và Cống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người. Tôn giáo Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Lâm Đồng có 12 Tôn giáo khác nhau chiếm 741.836 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 380.996 người, Phật giáo có 200.560 người, Tin Lành có 113.536 người, Cao Đài có 46.220 người, cùng các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo với 330 người, Hồi Giáo có 75 người, Bà La Môn có 72 người, 27 người theo Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, 11 người theo Minh Sư Đạo, 5 người theo đạo Bahá'í, 3 người theo Minh Lý Đạo, 1 người Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Y tế & giáo dục Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 459 trường học ở cấp phổ trong đó có 37 trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở có 133 trường, Tiểu học có 251 trường, trung học có 22 trường, có 16 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 200 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Lâm Đồng cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Tỉnh có 4 trường đại học là Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Đà Lạt và Trường Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Bảo Lộc. Y tế Theo thống kê về y tế năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 189 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 Bệnh viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 142 Trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 3015 giường bệnh và 582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh. Giao thông Mặc dù địa hình chủ yếu là đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ vẫn phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ tại Lâm Đồng như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc lộ 27. Các con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh như sông Đa Dâng, sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Đa Nhim, nhưng vì tốc độ chảy khá cao, ngắn và dốc nên không thuận lợi cho giao thông đường thủy. Mặt khác đối với đường hàng không thì tỉnh có sân bay Liên Khương, với các hãng Vietnam Airlines, Air Mekong và Vietjet Air,Bamboo Airways,AirAsia,.. có các chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số sân bay quốc tế trong khu vực tới Sân bay quốc tế Liên Khương, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt. Tỉnh Lâm Đồng không nằm trên trục giao thông chính của nước ta là Quốc lộ 1A, vì thế để di chuyển đến địa phận tỉnh Lâm Đồng phải rẽ vào Quốc lộ 20 từ Quốc lộ 1A. Đường bộ Có hai tuyến đường bộ có lưu lượng giao thông lớn trên địa bàn tỉnh là Quốc Lộ 20 kết nối Lâm Đồng với Đồng Nai và đi tuyến TP. Hồ Chí Minh. Quốc Lộ 27 kết nối Lâm Đồng với Khánh Hòa mà lưu lượng chính chủ yếu là tuyến Đà Lạt - Nha Trang. Nhiều công ty vận tải và vận chuyển hành khách đã khai thác các tuyến giao thông đường bộ ở Lâm Đồng lâu năm như nhà xe Phương Trang, nhà xe Thành Bưởi, nhà xe Phong Phú, nhà xe Lạc Hồng. Đường không Trước đây, sân bay Liên Khương chỉ khai thác tuyến Đà Lạt - Hà Nội với tần suất bay 02 chuyến/tuần. Những năm trở lại đây, giao thông bằng đường hàng không dần trở nên phổ biến hơn khi các hãng hàng không mở rộng khai thác thêm các tuyến bay kết nối Sân Bay Liên Khương với các địa điểm khác. Du lịch Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Ngày nay 10 trong số 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khương và thác Bảo Đại. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé . Ông Đinh Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: "Theo quy định, hằng năm các đơn vị trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích. Thế nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện được như vậy". Chú thích Liên kết ngoài Hoat dong cua Doan Dai bieu Quoc hoi va Hoi dong Nhan dan tinh Lam Dong Van phong UBND tinh Lam Dong - Portal Lâm Đồng Tây Nguyên
11204
https://vi.wikipedia.org/wiki/Long%20An
Long An
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP, xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 138.198 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%. Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Địa lý Vị trí, địa hình Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia. Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Trước năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha. Các điểm cực của tỉnh: Điểm cực bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng Điểm cực nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành Điểm cực đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc Điểm cực tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng. Địa chất, thủy văn Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông. Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hóa) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng một đến tháng sáu với mức 2 đến 4 gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu. Khí hậu Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng Đông Nam Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 °C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm từ 9.700 - 10.100 °C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp. Lịch sử Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau: Quận Bến Lức có 2 tổng với 12 xã. Quận Đức Hòa có 2 tổng với 13 xã. Quận Cần Đước có 3 tổng với 16 xã. Quận Cần Giuộc có 4 tổng với 24 xã. Quận Châu Thành có 3 tổng với 15 xã. Quận Thủ Thừa có 2 tổng với 9 xã. Quận Tân Trụ có 2 tổng với 12 xã. Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước. Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã. Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức. Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa. Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ. Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã. Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể. Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hoá của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An. Tỉnh Long An bao gồm gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Trụ, Thủ Thừa. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Thủ Thừa và Bến Lức thành huyện Bến Thủ, hợp nhất 2 huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu. Ngày 30 tháng 3 năm 1978, chia huyện Mộc Hoá thành hai huyện: Mộc Hoá và Vĩnh Hưng. Ngày 19 tháng 9 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 298-CP, chia huyện Mộc Hoá thành 2 huyện: Mộc Hoá và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ. Ngày 14 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 05-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Chia huyện Bến Thủ thành 2 huyện: Bến Lức và Thủ Thừa. Mở rộng thị xã Tân An trên cơ sở nhập 3 xã của huyện Vàm Cỏ và 3 xã của huyện Bến Thủ, với tổng điện tích tự nhiên 7.794 ha. Ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 36/HĐBT, chia huyện Vàm Cỏ thành 2 huyện: Châu Thành và Tân Trụ. Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 74/HĐBT, thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 27-CP, chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện: Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP, thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An. Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP, thành lập thị xã Kiến Tường trên cơ sở điều chỉnh 20.428,20 ha diện tích tự nhiên và 64.589 nhân khẩu của huyện Mộc Hoá. Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1140/QĐ-TTg công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II. Tỉnh Long An có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 15 thị trấn và 161 xã. Kinh tế Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, rượu đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành,... Đặc biệt, lúa gạo chất lượng cao là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu. Công nghiệp đạt khoảng 50% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2019 ước đạt 315.200 tỷ đồng. Tổng sản phẩm GRDP ước đạt 123.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 18.000 tỷ đồng. Xã hội Y tế Đến ngày 05 tháng 11 năm 2008, hệ thống y tế của tỉnh bao gồm: 1 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện, 8 phòng khám khu vực và có 183/188 xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Năm 2009, tỉnh Long An có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, và 190 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.807 giường, trong đó các bệnh viện có 1.980 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 95 giường, trạm y tế có 732 giường. Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, 190 trạm y tế phường xã, với 3.332 giường bệnh và 751 bác sĩ, 1.034 y sĩ, 907 y tá và khoảng 455 nữ hộ sinh. Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 500 trường học ở cấp phổ thông trong đó trung học phổ thông có 48 trường, trung học cơ sở có 122 trường, tiểu học có 246 trường, bên cạnh đó còn có 183 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Long An cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Hệ thống trường tiêu biểu như: Trường Chính trị Long An (1005, QL.1, phường Tân Khánh, TP. Tân An, Long An - Tel: 0272 3511 574) Hệ thống trường Đại học: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (Quốc lộ 1, Khánh Hậu, TP. Tân An) Trường Đại học Tân Tạo (Khu công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ 824, Đức Hòa, Long An) Hệ thống trường Cao đẳng: Trường Cao đẳng Long An (trường công lập - 60 QL1, phường 5, TP. Tân An, Long An) Trường Cao đẳng Sư phạm Long An (trường công lập -  QL1, Khánh Hậu, TP. Tân An, Long An) Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec (trường tư thục - 164 Châu Thị Kim, phường 3, TP. Tân An, Long An) Trung cấp: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An (277, Quốc lộ 1, Voi Lá, thị trấn Bến Lức, Bến Lức, Long An) Trường Trung cấp Y tế Long An (93 QL62, phường 6, TP. Tân An, Long An) Trường Trung cấp Phật học Long An Trường Trung cấp Nghề Đồng Tháp Mười (QL62, phường 3, thị xã Kiến Tường, Long An) Ngoài ra, Long An còn có xây dựng thêm rất nhiều trường trung học phổ thông, cơ sở, tiểu học và rất nhiều trường mầm non trong địa bàn toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục cho người dân. Dân số Tính đến ngày 9 tháng 11 năm 2021, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.763.754 người, mật độ dân số đạt 392 người/km². Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 36%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Long An có 36 dân tộc cùng 110 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.672.776 người, người Hoa có 3.801 người, 9.980 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác,... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 163.710 người. Trong đó, nhiều nhất là đạo Cao Đài với 70.991 người, thứ 2 là Công giáo 53.607 người, thứ 3 là Phật giáo với 47.226 người cùng các tôn giáo ít người khác như Đạo Tin Lành có 6.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 4.226 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 440 người, Hồi Giáo có 430 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 43 người Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người, ít nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người. Văn hoá Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc Eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc và Nhà trăm cột tại Cần Đước. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Di tích lịch sử Phong tục tập quán Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước), nghề làm trống (Tân Trụ),... Các lễ hội là một phần trong văn hóa và đời sống xã hội của Long An như: Kỳ Yên, lễ hội cầu mưa và Tòng Phóng. Du khách sẽ hết sức thú vị với mô hình du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, nghe đờn ca tài tử cải lương – một loại hình dân ca đặc sắc của Nam Bộ mà Long An là chiếc nôi của dòng dân ca này. Thể thao Câu lạc bộ bóng chuyền Bình Điền Long An là một đội bóng chuyền nữ đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam Câu lạc bộ bóng chuyền Long An là một đội bóng chuyền nam đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam Câu lạc bộ bóng đá Long An đang thi đấu tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia (Việt Nam). Giao thông Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy. Các tuyến quốc lộ - cao tốc: Hiện hữu: 1, 50, 62, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Dự kiến: 50B (Đường động lực TPHCM – Long An – Tiền Giang), N1, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đường Vành đai 3, Đường Vành đai 4. Các tuyến đường tỉnh được đánh số từ 816 - 840. Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh. Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông) - Đức Huệ Hưng Điều A (Đức Huệ) Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường Vàm Đồn – Vĩnh Hưng Kênh 28 – Vĩnh Hưng Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 38,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1176,8 triệu lượt người/km, khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12.972,0 nghìn tấn (đường bộ đạt 4.147 nghìn tấn, đường thủy đạt 8.798 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 483,2 triệu tấn/km (đường bộ đạt 51,9 triệu tấn/km, đường thủy đạt 431,3 triệu tấn/km). Biển số xe Thành phố Tân An: 62-B1-B2 Huyện Tân Hưng: 62-C1 Huyện Vĩnh Hưng: 62-D1 Huyện Tân Thạnh: 62-E1 Huyện Thạnh Hoá: 62-F1 Huyện Thủ Thừa: 62-G1 Huyện Tân Trụ: 62-H1 Huyện Châu Thành: 62-K1 Huyện Cần Đước: 62-L1-L2 Huyện Cần Giuộc: 62-M1-M2 Huyện Bến Lức: 62-N1-N2 Huyện Đức Hòa: 62-P1-P2 Huyện Đức Huệ: 62-S1 Thị xã Kiến Tường: 62-U1 Huyện Mộc Hoá: 62-T1 Xe máy dưới 50 cm³: 62-AB Xe máy điện: 62-MĐ1 Xe phân khối lớn trên 175 cm³: 62-A1 Biển số xe ô tô: 62A, 62B, 62C, 62D, 62LD. Chú thích Liên kết ngoài Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An
11205
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh%20Thu%E1%BA%ADn
Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, cũng là cửa ngõ nối liền Duyên hải Nam Trung Bộ với khu vực Tây Nguyên. Thủ phủ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 642 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Nam và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1 và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Năm 2018, Ninh Thuận là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 58 về số dân, xếp thứ 57 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 45 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 10 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 611,8 nghìn dân, GRDP đạt 24.288 tỉ Đồng (tương ứng với 1,0549 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 39,7 triệu đồng (tương ứng với 1.724 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,25%. Trong suốt lịch sử Văn minh Chăm Pa - Chiêm Thành, lãnh thổ Ninh Thuận ngày nay luôn là trung tâm của Tiểu quốc Panduranga. Trong đó, dưới thời kỳ nhà nước Hoàn Vương, Ninh Thuận còn là đất định đô của một nhà nước Chăm thống nhất trong hơn 1 thế kỷ. Từ thế kỷ XV, người Chăm mất 4/5 lãnh thổ và chỉ còn giữ lại Kauthara và Panduranga (bao gồm Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay), thì Ninh Thuận lại tiếp tục trở thành trung tâm chính trị của người Chăm. Sang thế kỷ XVIII, kinh đô Chiêm Thành mới được dời xuống khu vực Phan Rí Thành thuộc Bình Thuận ngày nay, vì lúc đó phía Bắc Ninh Thuận đã mất vào tay các chúa Nguyễn. Địa danh Ninh Thuận lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1832, khi vua Minh Mạng cho xoá bỏ Thuận Thành trấn để lập ra tỉnh Bình Thuận, gồm 2 phủ là Ninh Thuận và Hàm Thuận. Địa giới phủ Ninh Thuận lúc bấy giờ bao gồm phần lãnh thổ phía Nam của sông Phan Rang cho đến phía Bắc tỉnh Bình Thuận hiện nay. Phần lãnh thổ phía Bắc Ninh Thuận vào thời điểm đó vẫn thuộc phủ Diên Khánh của tỉnh Khánh Hoà. Ngày 20 tháng 5 năm 1901, tỉnh Phan Rang được thành lập. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía Bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía Nam thuộc tỉnh Bình Thuận như trước đây. Năm 1958, dưới thời Việt Nam Cộng hoà, tỉnh Ninh Thuận được thành lập với địa giới tương đương với tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập một tỉnh mới có tên là Thuận Lâm. Nhưng đến tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã điều chỉnh việc sáp nhập cho sát với thực tế. Theo đó, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Trong Từ điển Bách khoa nước Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ. Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Tỉnh có 22 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17. Địa lý Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía tây bắc và đông nam với toạ độ địa lý từ 11o18'14" đến 12o09'15" vĩ độ Bắc, 108o09'08" đến 109o14'25" kinh độ Đông, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng Phía đông giáp Biển Đông. Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa tây nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa đông bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh. Điều kiện tự nhiên Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển Đông, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi với 3 dạng địa hình gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 mét. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên. Ninh Thuận có từ khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700–800 mm. Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước. Nên Ninh Thuận mệnh danh là vùng đất của nắng và gió. Ninh Thuận có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài cá, tôm. Do thuộc vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khoáng sản nơi đây tương đối phong phú về chủng loại bao gồm nhóm khoáng sản kim loại có wolfram, molipđen, thiếc gốc. Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, cát thủy tinh, muối khoáng thạch anh. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có cát kết vôi, sét phụ gia, đá xây dựng… Lịch sử Thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh Văn minh Champa – Chiêm Thành Đến nửa đầu thế kỷ XVII, phần lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận hiện nay vẫn nằm dưới quyền cai trị của các vua người Chăm và vùng đất này được gọi là Panduranga, địa giới của nó bao trùm 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. Panduranga là một tiểu quốc/địa khu tồn tại trong giai đoạn từ 757–1832, nó cùng với các địa khu khác như Kauthara, Vijaya, Amaravati và Indrapura cấu thành nên Nhà nước Champa thống nhất, và cũng là phần lãnh thổ cuối cùng mất vào tay người Việt trong quá trình Nam tiến. Nhà nước Hoàn Vương (757–859) Sau khi nhà nước Lâm Ấp phân rả, năm 757, tiểu vương Panduranga đã lật đổ vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là Bhadravarman II, lên ngôi vua tự xưng là Prithi Indravarman và chấm dứt sự cai trị của triều đại Gangaraja ở phía Bắc. Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Chăm Pa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tên của vương quốc thống nhất này được đặt là Hoàn Vương (tức vương quyền trở về quê cũ), kinh đô được dời từ Thành phố Sư tử (Trà Kiệu, Quảng Nam ngày nay) về Hùng Tráng thành, địa điểm đó ngày nay là xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập quốc, người Chăm đặt kinh đô trên lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận. Hoàn Vương được lịch sử ghi nhận là một nhà nước giàu có và phát triển thịnh trị, nhưng nó lại trở thành nạn nhân của chính sự giàu có này. Các vương quốc xứ Nam Đảo và cả Đế quốc Khmer đã liên tục xua quân xâm lược và cướp phá. Sau cái chết của vua Vikrantavarman III vào năm 854, không để lại người kế vị, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp. Một vị tướng có nhiều chiến công người Chăm được đưa lên ngôi vua vào năm 859, lấy vương hiệu là Jaya Indravarman II, quốc hiệu từ Hoàn Vương đổi thành Chiêm Thành (theo tiếng Phạn cổ có nghĩa là: Đất nước của người Chăm), cho dời đô từ Hùng Tráng thành về Lôi Điện thành, ngày nay là Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam. Năm 1190, vương quốc Chiêm Thành bị chia thành 2 tiểu quốc riêng: Vương quốc Vijaya và Vương quốc Panduranga, nhưng đến năm 1192 thì lại hợp nhất. Nhà nước Chiêm Thành – Panduranga (1471–1832) Năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông của Đại Việt thân chinh đi đánh Chiêm Thành, hạ thành Đồ Bàn, bắt vua Trà Toàn, cho sáp nhập lãnh thổ phía Bắc Chiêm Thành từ Phú Yên đến Quảng Nam vào Đế chế Đại Việt. Tướng Chiêm là Bồ Trì Trì ở Phan Rang tự xưng vương vào năm 1472, giữ được 1/5 lãnh thổ cũ của Chiêm Thành từ đèo Cù Mông đến hết xứ Panduranga và kinh đô được đặt ở Băl Cau, được xác định là Tp. Phan Rang-Tháp Chàm ngày nay. Vương triều Chiêm Thành-Panduranga định đô ở đây trong gần 1,5 thế kỷ (từ năm 1471–1613). Năm 1611, do quân Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu vùng biên giới Hoa Anh thuộc Bắc tỉnh Phú Yên ngày nay. Chúa Nguyễn Hoàng sai tướng người Chăm là Văn Phong đi dẹp. Quân Chăm nhanh chóng bị đánh bại, Vua Po Nit đã cho rút quân xuống phía Nam đèo Cả, bỏ lại đất Phú Yên cho Chúa Nguyễn.. Sau sự kiện này, đúng 2 năm sau, triều đình Chiêm Thành cho dời đô từ Phan Rang/Băl Cau về Băl Canar thuộc Phan Rí Cửa, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ngày nay, và đây cũng là kinh đô cuối cùng của người Chiêm, trước khi bị người Việt sáp nhập toàn bộ. Phan Rang/Băl Cau thuộc Ninh Thuận trở thành kinh đô áp chót của một nhà nước độc lập do người Chăm dựng lên ở miền Trung (Việt Nam). Thời Chúa Nguyễn Năm Qúy Tỵ (1653), Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc dẫn theo 3000 quân đánh sang đất Chiêm Thành. Quân đến đất Phú Yên, tiếp tục vượt Núi Đá Bia đánh thẳng vào thành, vua Chiêm Po Nraup sai con là Xác Bà Ân dâng thư xin hàng. Chúa Hiền Vương ưng thuận, cho lấy bờ Bắc sông Phan Rang (phía Bắc tỉnh Ninh Thuận ngày nay) làm ranh giới giữa 2 nước. Để cai quản vùng đất mới này, Chúa cho lập Dinh Thái Khang, gồm hai phủ: phủ Thái Khang và phủ Diên Ninh, đồng thời khuyến khích di dân vào vùng đất mới này. Tất cả đất ấy được giao cho tướng Hùng Lộc làm Thái thú. Lãnh thổ phía Bắc tỉnh Ninh Thuận cùng với Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Tp. Cam Ranh, Tp. Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà ngày nay) thuộc quyền quản hạt của Phủ Diên Ninh. Phía Nam sông Phan Rang cho đến hết tỉnh Bình Thuận ngày nay vẫn thuộc quyền cai quản của các chúa Chiêm Thành. Tháng 8 năm Nhâm Thân (1692), vua Chiêm là Po Saot (Bà Tranh), hợp quân cướp giết lưu dân ở phủ Diên Ninh. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh mang quân chinh phạt. Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh bắt được vua Chiêm và nhiều thân thuộc của hoàng gia Chiêm đưa về Phú Xuân. Chúa Nguyễn cho đổi đất Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành và lập ra phủ Bình Thuận, có nghĩa là phần phía Nam của tỉnh Ninh Thuận hiện nay thuộc về trấn Thuận Thành, trong khi đó phần phía Bắc thì thuộc phủ Diên Ninh. Năm 1742, phủ Diên Ninh được đổi tên thành Diên Khánh. Thời Nhà Nguyễn Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, chính thức lập ra Nhà Nguyễn. Để đền đáp công lao cho một số người Chăm dấn thân vào phong trào chống Tây Sơn, Gia Long quyết định tái lập lại vương hiệu Panduranga và phong cho Po Saong Nyung Ceng, một chiến sĩ gốc người Chăm (tức là tổ tiên của Bà Thềm ở Phan Rí) đã từng theo ông trong buổi ban đầu chống quân Tây Sơn, lên làm vua của tiểu vương quốc này. Bên cạnh đó, vua Gia Long còn ban cho Lê Văn Duyệt chức Tổng Trấn Gia Định Thành và giao cho ông quyền bảo trợ vương quốc Champa ở phía nam của triều đình Huế. Kể từ đó, nền hòa bình và thịnh vượng trở lại trên vương quốc Champa, một quốc gia đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế qua trung gian của Lê Văn Duyệt. Nhưng tình hình dần thay đổi khi Minh Mạng lên ngôi, vị vua trẻ xung đột với Lê Văn Duyệt trong việc đưa ai lên kế vị sau cái chết của Po Saong Nyung Ceng, đặc biệt là sau cái chết của Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt, Vua Minh Mạng đã xoá bỏ tiểu quốc của người Chăm, biến lãnh thổ này thành đất được cai trị trực tiếp của Nhà Nguyễn. Năm 1832, niên hiệu Minh Mạng thứ 12 của Nhà Nguyễn, trấn Thuận Thành đổi thành tỉnh Bình Thuận, gồm 2 phủ: Ninh Thuận và Hàm Thuận. Cột mốc này cũng đánh dấu sự ra đời của địa danh "Ninh Thuận" như hiện nay. Phủ Ninh Thuận gồm 2 huyện là An Phước và Tuy Phong. Năm 1886, niên hiệu Đồng Khánh thứ nhất thì triều đình Huế lấy các tổng thượng du (miền núi) của huyện An Phước đặt thành 2 huyện gọi là Huyện Man (huyện người dân tộc thiểu số miền núi) và Huyện Thổ An Phước (huyện người Chăm), có nghĩa là Phủ Ninh Thuận từ 2 huyện ban đầu được nâng lên thành 4 huyện. Năm 1888, niên hiệu Đồng Khánh thứ 3, Nhà Nguyễn cho cắt huyện An Phước, 7 xã của huyện Tuy Phong (thuộc phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận) và 2 tổng của huyện Hòa Đa (phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận) nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Thời Pháp thuộc Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng có tên là Phan Rang. Công sứ đầu tiên là Odend'hal. Năm 1913, thời viên Công sứ Paul Giran, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính Phan Rang, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1945, Pháp và chính quyền Trần Trọng Kim thay lần lượt các công sứ: De Maystre (1942? - 1945), Ưng Phố và Phan Văn Phúc. Tháng 11/1948 Pháp cho sáp nhập Ninh Thuận gồm 4 quận: Tháp Chàm, Ninh Chử, Đồng Mé, Phan Rang vào Chi khu Nha Trang. Thời Việt Nam Cộng hòa Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lỵ Khánh Hải), An Phước (quận lỵ Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lỵ An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly (nay thuộc xã Công Hải, huyện Thuận Bắc). Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Quận An Phước gồm các xã: Diêm Hải, Đại Phước, Định Hải, Hậu Phước, Hữu Phước, Phước Hải, Tà Dương, Thái Sơn. Quận Bửu Sơn gồm các xã: An Sơn, Mỹ Sơn, Phú Sơn, Phước Sơn, Tân Sơn, Tri Phước. Quận Du Long gồm các xã: Cam Ly, Cam Thọ, Cát Hải, É Lâm hạ. Quận Sông Pha gồm các xã: Bửu Lâm, É Lâm thượng. Quận Thanh Hải gồm các xã: An Hải, Đông Hải, Hộ Hải, Khánh Hải, Mỹ Hải, Phan Rang, Tân Hải, Vĩnh Hải. Tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang, về mặt hành chính thuộc xã Phan Rang, quận Thanh Hải. Sau giải phóng Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận dự kiến sáp nhập với các tỉnh Bình Thuận, Tuyên Đức và Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới Thuận Lâm. Nhưng đến tháng 2 năm 1976, do có sự điều chỉnh từ trung ương cho sát với thực tế, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ bao gồm thị xã Phan Rang và 3 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước. Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 124-CP về việc giải thể thị xã Phan Rang và 3 huyện: An Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn để thành lập 2 huyện: An Sơn (huyện lỵ là thị trấn Tháp Chàm, được thành lập từ một phần thị xã Phan Rang cũ) và Ninh Hải mới (huyện lỵ là thị trấn Phan Rang, được thành lập từ phần còn lại của thị xã Phan Rang cũ). Ngày 1 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 45-HĐBT, chia lại huyện An Sơn và huyện Ninh Hải thành 4 đơn vị hành chính: thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước và Ninh Sơn. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội thông qua nghị quyết chia lại tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Khi tách ra, tỉnh Ninh Thuận có thị xã Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh lỵ) và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn. Ngày 6 tháng 11 năm 2000, chia huyện Ninh Sơn thành 2 huyện: Ninh Sơn và Bác Ái. Ngày 7 tháng 7 năm 2005, chia huyện Ninh Hải thành 2 huyện: Ninh Hải và Thuận Bắc. Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2007/NĐ-CP chuyển thị xã Phan Rang – Tháp Chàm thành thành phố trực thuộc tỉnh Ninh Thuận. Ngày 10 tháng 6 năm 2009, chia huyện Ninh Phước thành 2 huyện: Ninh Phước và Thuận Nam. Tỉnh Ninh Thuận có 1 thành phố và 6 huyện như ngày nay. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận. Hành chính Tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện; 65 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 47 xã, 15 phường và 3 thị trấn. Kinh tế Về nông nghiệp, Ninh Thuận nổi tiếng với những sản phẩm như: Nho, táo, hành, tỏi, tôm giống, muối,... đây là địa phương có quy mô trồng nho nhiều nhất nước, được trồng chủ yếu tại huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Hành và tỏi cũng là một trong những thế mạnh của Ninh Thuận, được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và huyện Ninh Hải. Ngoài ra, địa phương này còn là trung tâm tôm giống lớn của cả nước với quy mô sản xuất trong năm 2019 ước đạt 33,9 tỷ con tôm giống. Về công nghiệp, Ninh Thuận hiện có cụm công nghiệp Thành Hải (đang hoạt động). Khu công nghiệp Du Long đang được đầu tư xây dựng. Ngoài ra còn có quy hoạch khu công nghiệp Phước Nam và Cà Ná. Trong năm 2012, GDP tăng 10,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt 1.320 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán… Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 12,4%;Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.700 tỷ đồng (đạt 113,3% kế hoạch); GDP bình quân đầu người 26,8 triệu đồng; về cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 23,8%, dịch vụ chiếm 37,7%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.615 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 55 triệu USD (đạt 78,6% kế hoạch). Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2019 ước tăng 13,18% so với năm 2018; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 39,7%, đóng góp 7,29 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,87%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 14,95%, đóng góp 1,08 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành nông nghiệp tăng 6,22% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,05 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp giảm 19,26%, đóng góp giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 6,2%, đóng góp 1,14 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng; ngành công nghiệp tăng 34,92% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 0,5%, đóng góp giảm 0,01 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,7%, đóng góp giảm 0,04 điểm phần trăm; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện,khí đốt… tăng 217,6%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 44,61%, đóng góp 4,04 điểm phần trăm. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,47% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; vận tải kho bãi tăng 9,38%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,56%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 7,73%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,36%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; hoạt động giáo dục và đào tạo, đạt mức tăng 5,01%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm… Về cơ cấu kinh tế (VA) năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 36,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 38,34%; (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 39,72%; 19,37% và 40,91%). + Kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD, tăng 17,65% so cùng kỳ 2018. + Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,66% so với cùng kỳ năm 2018. + Dân số trung bình là 591nghìn ngư­­­ời, tăng 0,37% so với năm 2018. + Tỉ lệ tăng tự nhiên 11,25%o, giảm 0,05% so cùng kỳ năm 2018. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 590.467 người, mật độ dân số đạt 181 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 211.109 người, chiếm 35,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 379.358 người, chiếm 64,2%. Dân số nam đạt 296.026 người, trong khi đó nữ đạt 294.441 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,44 ‰. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với gần 600.000 dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 44%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc và 3 người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 432.399 người, tiếp sau đó là người Chăm với 67.274 người, xếp ở vị trí thứ ba là Raglay với 58.911 người, người Cơ Ho có 2.860 người, 1.847 người Hoa, cùng một số dân tộc ít người khác như Chu Ru, Nùng, Tày.... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Ninh Thuận có 10 Tôn giáo khác nhau chiếm 251.292 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 97.560 người, tiếp theo đó là Phật giáo với 44.226 người, thứ 3 là Bà La Môn 62.699 người, Hồi Giáo có 44.990 người, Tin Lành có 11.220 người, cùng các tôn giáo ít người khác như Cao Đài 1.784 người, Bahá'í có 26 người, Minh Sư Đạo có năm người, Phật giáo Hòa Hảo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có một người. Các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Hiện nay, ở Ninh Thuận còn 22 làng Chăm, phân bố ở 12 xã và 6 huyện thị: Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Phước, Thuận Nam. Trong đó, hai huyện có người Chăm cư trú đông nhất là huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam (tách lập từ huyện Ninh Phước năm 2009), với dân số là 51.527 người (1/4/2009). Phần lớn các làng Chăm đều theo đạo Bà-la-môn, số còn lại là Hồi giáo với 2 nhánh Bàni và Islam. Du lịch Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên,... Các bãi biển tại Ninh Thuận như Bãi biển Bình Tiên, Bãi biển Ninh Chử, Bãi biển Bình Sơn, Bãi biển Cà Ná. Nơi đây còn lưu giữ, bảo tồn nhiều công trình văn hóa kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hóa dân tộc Chăm. Nhiều tháp Chăm như Pôklong Grai (Tháp Chăm), tháp Pôrômê (Ninh Phước). Hiện Ninh Thuận còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây khoảng 400–1100 năm gồm có Tháp Hòa Lai (Ba Tháp), Tháp Po Klong Garai, Tháp Po Rome. Các làng nghề Chăm cổ gồm Làng gốm Bàu Trúc và Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 2 khu du lịch sinh thái gồm Vườn quốc gia Núi Chúa và Vườn quốc gia Phước Bình. Y tế & Giáo dục Giáo dục Trên địa bàn toàn tỉnh có 288 trường học ở cấp phổ thông, trong đó Trung học phổ thông có 18 trường, Trung học cơ sở có 63 trường, Tiểu học có 147 trường, bên cạnh đó còn có 110 trường mẫu giáo. Bậc đào tạo cao sau cấp phổ thông gồm có: Trường Trung cấp Y tế Ninh Thuận Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận Trường Đại học Nông Lâm TPHCM – Phân hiệu Ninh Thuận Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung – Trường Đại học Thủy Lợi Bậc đào tạo sau đại học gồm có: Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung – Đại học Thủy Lợi Đại học Nông Lâm – Phân hiệu Ninh Thuận Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Ninh Thuận cũng đang dần tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Xây dựng nguồn nhân lực bản địa có trình độ khoa học cao, cho mục tiêu phát triển của tỉnh Ninh Thuận. Y tế Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận có 80 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 6 Bệnh viện, 7 phòng khám đa khoa khu vực và 65 Trạm y tế phường xã, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 1.565 giường bệnh và 298 bác sĩ, 454 y sĩ, 482 y tá và khoảng 209 nữ hộ sinh. Giao thông Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 27. Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1, Quốc lộ 27 và các tuyến đường khác như tỉnh lộ 702, tỉnh lộ 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Quốc lộ 1A được mở rộng đạt quy mô 4 làn xe cơ giới + 2 làn xe hỗn hợp, bề rộng nền đường 20,5m. Đoạn qua đô thị có hệ thống thoát nước dọc. Đoạn ngoài đô thị theo tiêu chuẩn đường cấp III – đồng bằng; tốc độ thiết kế 80 km/h; đoạn qua khu đô thị theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu, tốc độ thiết kế 60 km/h. Trước đây trên địa bàn tỉnh còn có tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1908 đến năm 1932, trong toàn tuyến có 16 km đường ray trên đèo Ngoạn Mục với hệ thống răng cưa rất độc đáo, giúp tàu không bị tuột phanh khi vượt độ cao 1.600m với độ dốc thường xuyên là 12%. Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sửa chữa đường sắt Thống Nhất. Hiện nay, một phần của tuyến đường sắt đoạn Đà Lạt – Trại Mát dài 7 km vẫn còn hoạt động để phục vụ khách du lịch. Về hàng không thì tỉnh có sân bay Thành Sơn là sân bay quân sự cấp 1. Người Ninh Thuận nổi tiếng Jaya Prithindravarman (?–?), là tiểu vương của vùng Panduranga, người đã lật đổ Lâm Ấp để lập ra nhà nước Hoàn Vương vào năm 757, đây là vương quốc thống nhất đầu tiên tồn tại liên tục và lâu dài của người Chăm ở miền Trung Việt Nam. Ông đặt kinh đô tại Virapura (Hùng Tráng thành), vị trí ngày nay thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Vương triều này tồn tại hơn 1 thế kỷ và phát triển thịnh trị với trung tâm là vùng Phan Rang và Nha Trang ngày nay. Po Klong Garai (1151–1205), là vua của Vương quốc Champa trong 50 năm, ông đã lãnh đạo người Chăm đánh đuổi ách đô hộ của Đế quốc Khmer, chiến tích này đã được lưu lại bằng các bức điêu khắc trên đá ở Đền Bayon, trung tâm của quần thể Angkor Thom, (Campuchia ngày nay). Người Chăm đã suy tôn Po Klong Garai làm thần thủy lợi, vì ông đã có công trị thủy, những công trình do ông xây dựng vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày nay, điển hình như Đập Nha Trinh trên sông Cái Phan Rang. Nguyễn Nhược Thị Bích (1830–1909), là con gái của quan đại thần Nguyễn Nhược Sơn, bà được tuyển vào cung làm phi tần của vua Tự Đức và được phong đến Tam giai Lễ tần (三階禮嬪), đứng thứ ba trong hậu cung. Bà nổi tiếng tài sắc và giỏi thơ phú nên rất được vua Tự Đức yêu mến giao cho coi sóc và dạy học cho các hoàng tử (tương lai là các vua Dục Đức, Đồng Khánh, Kiến Phúc), cung nhân kính trọng gọi bà là Tiệp dư phu tử(婕妤夫子). Bà là tác giả của Hạnh Thục ca trong Văn học Việt Nam. Phan Cư Chánh (1814–1885), là một chí sĩ yêu nước, chiêu mô quân tham gia cùng Phó lãnh binh Trương Định kháng Pháp sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Ông cũng là một nhà khoa bảng, đỗ Cử nhân ra làm quan Nhà Nguyễn, thăng đến chức Thị giảng Học sĩ, rồi Thị lang Bộ Hộ.. Nguyễn Văn Thiệu (1923–2001), là Trung tướng bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, được Hội đồng tướng lĩnh bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia năm 1965. Sau cuộc bầu cử dân sự năm 1967, ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa và giữ chức này cho đến ngày 21/04/1975, trước khi Miền Nam được giải phóng đúng 9 ngày. Pinăng Tắc (1910–1977), người Raglai là một chiến sĩ cách mạng, đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và là cha đẻ của Bẫy đá Pinăng Tắc. Nguyễn Ánh 9 (1940–2016), là một nhạc sĩ và nhạc công dương cầm nổi tiếng Việt Nam. Ông là tác giả của những nhạc phẩm trứ danh như: Không, Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa, Ai đưa em về... Sau khi qua đời, Trung tâm Thuý Nga đã tổ chức đại nhạc hội Paris By Night 83 – Những Khúc Hát Ân Tình để vinh danh ông cùng 2 nhạc sĩ Xuân Tiến và Thanh Sơn. Chế Linh (1942), người Chăm, là một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình lãng mạn, được xem là một trong bốn giọng ca nam đình đám nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu, cùng với Duy Khánh, Nhật Trường và Hùng Cường. Từ Công Phụng (1942), người Chăm, là một nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam trong thập niên 1960, 1970. Ông nổi tiếng với các ca khúc "Bây giờ tháng mấy", "Mắt lệ cho người"... Trung tâm Thúy Nga tổ chức đại nhạc hội Paris By Night 64 – Đêm Văn Nghệ Thính Phòng nhằm vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Tuấn Khanh và Vũ Thành An. Đỗ Quang Em (1942–2021), là một hoạ sĩ theo phong cách siêu thực. Ông nổi tiếng với bức tranh Ấm và tách trà được bán đấu giá vào năm 1995 với giá 50.000 USD, là hoạ sĩ Việt Nam có tác phẩm bán được giá cao nhất thời bấy giờ. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, có nhắc tới việc tranh của Đỗ Quang Em bán được giá cao, như một thí dụ về ảnh hưởng của sự toàn cầu hóa tới Việt Nam. Po Dharma – Nguyễn Văn Đủ (1945–2019), người Chăm, là một nhà nghiên cứu văn hoá sử Champa. Ông từng là sĩ quan của Quân đội FULRO, được Hoa Kỳ ở Miền Nam Việt Nam đào tạo tình báo quân sự, sau được Thống tướng Lon Nol, lúc này là Tổng thống của Cộng hòa Khmer cử đi Pháp du học tại Đại học Sorbonne chuyên ngành Lịch sử và Văn tự học, tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1986. Thương Tín (1956), là một diễn viên điện ảnh Việt Nam, ông là người tham gia nhiều phim truyện nhựa và video nhất Việt Nam với vai trò là diễn viên, bao gồm cả vai chính và vai phụ (tính đến năm 2015) với hơn 200 phim, ngoài ra ông còn diễn tổng cộng trên 100 vai kịch, 2/3 số đó là vai chính, vai kép độc. Ông nỗi tiếng qua các bộ phim Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Chiến trường chia nửa vầng trăng... Inrasara (1957), người Chăm, là một nhà nghiên cứu văn hoá Chăm và nhà thơ nổi tiếng gốc Chăm. Hoàng Duy Hùng (1962), là một luật sư và chính trị gia người Việt tại Mỹ, từng đắc cử nghị viên hội đồng thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas năm 2009. Ông từng là một người chống Cộng sản cực đoan, nhưng sau này thì lại tiên phong trong việc ủng hộ chính sách Hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam. Nguyễn Thời Trung (1976), là một nhà khoa học Việt Nam có uy tín trên thế giới, hiện là Giáo sư và Viện trưởng Viện Khoa học tính toán thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ông đã công bố hơn 250 công trình trên các tạp chí uy tín của quốc tế, có hơn 10.000 trích dẫn khoa học liên quan đến các nghiên cứu và báo cáo khoa học của ông. Dương Anh Vũ (1988), nắm giữ 4 kỷ lục thế giới về trí nhớ học thuật và 1 kỷ lục quốc gia, là chuyên gia tham vấn dự án cho các tổ chức như Google châu Á, IIEP-UNESCO... Được mời giữ các vị trí Trưởng ban cố vấn khoa học và giám khảo của một số chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam như Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 1 và 2), Siêu thử thách (mùa 1). Đặc sản Ninh Thuận Theo Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận: 12 sản phẩm đặc thù: Nho Ninh Thuận (Có chỉ dẫn địa lý) Rượu nho (nhãn hiệu chứng nhận) Măng tây Ninh Thuận (Nhãn hiệu chứng nhận) Nha đam Ninh Thuận (Nhãn hiệu Chứng nhận) Tỏi Phan Rang (Nhãn hiệu tập thể), trồng tập trung tại Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và phường Văn Hải thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Táo Ninh Thuận (Nhãn hiệu tập thể) Rong sụn Ninh Thuận (Nhãn hiệu chứng nhận), hiện có hơn 10 sản phẩm được chế biến Agar-Agar (nhà máy tại huyện Thuận Bắc), mứt rong,... (chế biến tại Phan Rang) Tôm giống Ninh Thuận (Nhãn hiệu chứng nhận). Có 2 vùng sản xuất tôm giống tập trung tại xã An Hải, Ninh Phước và xã Nhơn Hải, Ninh Hải; là trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước; là nơi duy nhất trên cả nước sản xuất được tôm sú giống bố mẹ (Công ty MOANA) và tôm thẻ giống bố mẹ (Công ty Việt Úc – Ninh Thuận) Cừu Ninh Thuận (chỉ dẫn địa lý) Dê Ninh Thuận (Nhãn hiệu chứng nhận) Nước mắm: Nước mắm nhĩ, mắm ruốc, mắm nêm. Đặc biệt nước mắm Cà Ná có nhãn hiệu chứng nhận Thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Nhãn hiệu tập thể) Gốm Bàu Trúc (Nhãn hiệu tập thể). các đặc sản: bánh canh phan rang chả cá bánh căn bánh tráng nướng phan rang nem nướng chả lụa phan rang 4 sản phẩm tiềm năng đặc thù: Heo đen Thuận Bắc, Bác Ái Bò vàng Ninh Thuận Trái cây Ninh Sơn – kết hợp tham quan. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có những đặc sản đặc trưng nổi tiếng khác, như: Gà Sông Pha (Krongpha), gà Thuận Bắc Heo đen Thuận Bắc Mực khô, mực một nắng, Dông, cá bè cu Bưởi da xanh và chuối hột mồ côi Phước Bình (trồng khu vực Vườn Quốc gia Phước Bình) Muối – sản lượng lớn nhất cả nước. Đặc biệt đồng muối Cà Ná, Thuận Nam tại nơi nước biển có độ mặn lớn nhất Đông Dương; đồng muối Đầm Vua; đồng muối Phương Cựu. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Trang chủ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Thông tin kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận trên trang chủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Ban Xây dựng Năng lực Quản lý tài nguyên nước và dịch vụ công Ninh Thuận Tỉnh ven biển Việt Nam
11218
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%87%20N%C4%83ng
Huệ Năng
Huệ Năng (zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō) (638-713), hay Lục Tổ Huệ Năng, là một vị Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa. Sư kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trở thành vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc. Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ, nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau. Sư được coi là người sáng lập Thiền Đốn Ngộ (Thiền Nam Tông)- với chủ trương đạt giác ngộ trực tiếp, nhanh chóng. Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là "Kinh", một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng. Đạo nghiệp Sư họ Lư (zh. 盧), người Tân Châu, sinh trong một gia đình nghèo. Cha sư làm quan bị giáng chức tới Tân Châu, Nam Hải và định cư tại đây. Khi sư lên 3 tuổi thì cha mất, lớn lên giúp mẹ bằng cách bán củi. Một hôm, trong lúc bán củi, nghe người ta tụng kinh Kim cương, sư bỗng nhiên có ngộ nhập. Nghe người đọc kinh nhắc đến Hoằng Nhẫn, sư liền đến tìm học. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ghi chép việc Sư yết kiến Hoằng Nhẫn như sau: Trong thời Hàm Hanh, có một cư sĩ họ Lư, tên Huệ Năng, từ Tân Châu đến ra mắt sư. Tổ hỏi: - Ông từ đâu tới ? Lư đáp: - Lĩnh Nam. Tổ hỏi: - Đến muốn cầu việc gì ? Lư đáp: - Chỉ cầu làm Phật. Tổ hỏi: - Người Lĩnh Nam không có Phật tánh, làm sao làm Phật được? Lư nói: - Người thì có Nam - Bắc, Phật tánh há cũng vậy sao ? Tổ biết là dị nhân, liền nạt rằng: - Thâu nhận xuống nhà sau đi. Lư đảnh lễ chân Tổ lui ra, rồi vào nhà giã gạo, nhận việc đạp cối lao nhọc, ngày đêm không nghỉ.Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò mỗi người viết kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Cuối cùng chỉ có Thần Tú, một đệ tử với tri thức uyên bác mới dám làm. Thần Tú viết bài kệ lên vách tường hành lang, so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm như tấm gương sáng, người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Ngũ Tổ thấy bài kệ, biết là Thần Tú chưa vào cửa được, nhưng vẫn khen ngợi bảo đại chúng thường ngày trì tụng, sẽ được kiến tánh. Sư đang làm việc trong bếp, nghe tăng đọc bài kệ, biết liền kệ này chưa thấy Bản Tánh, vì không biết chữ nên nhờ người viết bài kệ của mình như sau: Nghe bài kệ, Hoằng Nhẫn biết căn cơ của sư vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ người di hại nên bôi bài kệ đi, bảo rằng cũng chưa thấy tánh. Hôm sau, Tổ lén đến nhà bếp, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: "Người cầu đạo cần phải như thế". Lại hỏi: "Gạo trắng chưa?". Huệ Năng đáp: "Trắng đã lâu, chỉ chờ người sàng thôi". Tổ lấy gậy gõ ba cái trên cối đá rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca Sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết kinh Kim cương cho Sư. Đến câu "Đừng để tâm vướng víu nơi nào" (ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心), sư hoát nhiên đại ngộ, bèn bạch Tổ rằng: Ngũ Tổ nói: "Chư Phật xuất thế là một việc trọng đại, nên tùy theo căn cơ cao thấp khác nhau mà hướng dẫn, cho nên mới có các chỉ ý mười địa, ba thừa, nhanh chậm làm Giáo môn. Nhưng Thế Tôn đã đem pháp môn vô thượng thâm diệu, trong sáng sâu xa là Chánh pháp nhãn tạng chân thực truyền đạt cho đệ tử thứ nhất là Đại Ca-diếp Tôn giả, lần lượt truyền qua 28 đời. Đến Tổ Đạt Ma thì sang tới Đông Độ này, được Khả đại sư nối tiếp đến hôm nay. Nay ta đem Pháp bảo cùng với Cà-sa trao lại cho ông. Hãy khéo giữ gìn, đừng để pháp đứt đoạn". Rồi đọc kệ truyền pháp:Phiên âm: Hữu tình lai hạ chủng Nhân địa quả hoàn sinh Vô tình ký vô chủng Vô tính diệc vô sanh. Tạm dịch: Hữu tình đến gieo mầm Nhờ đất trái nẩy sinh Vô tình đã không giống Không tính cũng không sinh.Sư quỳ xuống nhận y và pháp, nói: "Pháp, con đã nhận, còn y sẽ trao cho ai?". Tổ nói: "Xưa, lúc đầu Tổ Đạt Ma đến đây, vì chưa ai tin nên phải truyền y làm biểu minh đắc pháp. Nay tín tâm mọi người đã muồi, chiếc y sẽ là đầu mối tranh giành. Vậy nên đến ông thì dừng lạy không truyền nữa. Ông nên đi xa ẩn lánh, đợi thời cơ mà hành đạo, bởi lẽ người nhận y, mạng như tơ mành". Sư hỏi: "Nên ẩn nơi đâu?", Tổ nói: "Gặp Hoài thì dừng, gặp Hội thì ẩn". Khi tiễn sư xuống thuyền, Tổ muốn tự chèo đưa sư sang sông, sư bèn nói: "Khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ" và tự chèo qua sông. Suốt 15 năm sau, sư ở ẩn, và trong thời gian này vẫn là cư sĩ. Sau đó, sư đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu. Đó là nơi sản sinh công án nổi tiếng "chẳng phải gió, chẳng phải phướn" (Vô môn quan, công án 29). Sau khi sư chen vào nói "tâm các ông động" thì Ấn Tông, vị sư trụ trì của chùa hỏi sư: "Nghe nói y pháp Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, phải chăng là hành giả?" Sư không thể giấu giếm, bèn thuật nguyên do việc đắc Pháp. Ấn Tông bèn tự chấp lễ đệ tử, thỉnh cầu được nhận pháp yếu của Thiền và nói với chúng: "Ấn Tông ta đây thực là phàm phu, nay mới được gặp Bồ-tát thân phàm" Và thỉnh sư đưa y bát ra để cho chúng được chiêm ngưỡng. Ngày 15 tháng Giêng, Ấn Tông mời các bậc danh đức đến làm lễ cạo tóc cho sư. Đến ngày 8 tháng 2, Trí Quang Luật sư chùa Pháp Tính đứng ra làm lễ thọ cụ túc giới cho sư. Giới đàn này do Tam Tạng Cầu-na-bạt-đà-la triều (Lưu) Tống thiết lập. Ngài Bạt-đà-la từng thọ ký: "Sau này sẽ có Bồ- tát thân phàm thọ giới tại đàn này". Và cuối thời Lương, Tam Tạng Chân Đế đã từng tự tay trồng hai cây Bồ-đề bên cạnh đàn và nói với chúng: "Sau 120 năm, sẽ có bậc Đại pháp sĩ dưới cội cây này diễn pháp vô thượng thừa độ vô số chúng sinh", tức là chỉ cho Lục Tổ Huệ Năng vậy. Hoằng Pháp Sau khi thọ giới cụ túc xong, sư ở lại chùa Pháp Tính giảng về giáo pháp của Thiền Tông, chúng học giả tăng tục đến dự nghe pháp rất đông. Sang năm, vào ngày 8 tháng 2, Sư nói với môn nhân: "Ta không định lưu tại đây mà muốn trở về nơi ẩn khi xưa". Ấn Tông cùng hơn ngàn người cả tăng lẫn tục làm lễ tiển đưa sư về chùa Bảo Lâm. Quan Thứ sử Thiều Châu là Vi Cứ đã thỉnh sư đến chùa Đại Phạn thuyết giảng pháp vi diệu và thọ giới vô tướng tâm địa. Môn đồ là Pháp Hải Thiền sư đã chép lại thành sách tên gọi Đàn Kinh, truyền bá rộng rãi trong đời. Sau đó, Sư trở về Tào Khê, thuyết giảng Pháp môn Đốn Ngộ. Học giả thường không dưới ngàn người. Vua Võ Tắc Thiên từng sai sứ là Tiết Giản đem thư chiếu đến mời sư vào cung thuyết pháp. Sư dâng thư từ chối vì đau yếu, nguyện chung thân ở nơi rừng núi. Vua bảo Tiết Giản đến gặp sư hỏi đạo rồi truyền lại cho vua nghe, Giản nghe sư nói pháp liền đại ngộ, đỉnh lễ từ biệt về triều, dâng thư tâu lại lời dạy của sư. Vua hạ chiếu kính tạ và cúng dường cà-sa ma nạp rất quý và 500 xấp lụa, một chiếc bát vàng. Đầu niên hiệu Tiên Thiên, Sư báo cùng tứ chúng: "Ta nhận y - pháp của Nhẫn đại sư, nay vì các ông mà nói pháp, nhưng không truyền lại y. Ấy cũng vì gốc tin các ông đã đủ, cứ nhất định chẳng nghi là đã đủ xác nhận sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của ta". Và đọc kệ: Nói kệ xong, Sư bảo: "Pháp này không hai, tâm ấy cũng như vậy. Đạo ấy thanh tịnh cũng không có các tướng. Các ông chớ nên chấp quán tịnh và ngoan không cái tâm. Tâm vốn đã tịnh, không thể giữ - bỏ. Mọi người hãy gắng lên, tùy duyên mà đi tới!". Sư giảng pháp hóa độ chúng sinh qua 40 năm, đến ngày 6 tháng 7 năm ấy, sư bảo đệ tử đến chùa Quốc Ân Tân Châu lập tháp Báo Ân. Thị tịch Niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai, ngày mùng 1 tháng 7, Sư bảo cùng môn đồ: "Ta muốn về Tân Châu, các ông mau chuẩn bị thuyền". Lúc ấy, mọi người buồn bã quyến luyến cầu xin sư ở lại. Sư nói: " Chư Phật ra đời vẫn phải thị hiện vào Niết-bàn. Có đến ắt có đi, lẽ thường là vậy. Hình hài này của ta tất cũng phải có chỗ quay về". Chúng nói: "Sư ra đi, xin mau mau trở lại". Sư đáp: "Lá rụng về cội, ngày trở lại không nói được". Chúng lại hỏi: "Pháp nhãn của thầy, truyền lại cho người nào?" Sư nói: "Có đạo thì được, vô tâm thì thông". Chúng hỏi: "Sau này có nạn gì không?" Sư nói: "Sau khi ta tịch diệt năm sáu năm, sẽ có người đến lấy đầu ta!". Rồi nói: khi ta tịch diệt 70 năm sẽ có hai Bồ-tát từ phương Đông tới, một tại gia, một xuất gia. Cả hai cùng dựng lập pháp ta, làm hưng thịnh tông phái ta! (tức là Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất và cư sĩ Bàng Long Uẩn sau này) Ngày mùng 3 tháng 8 năm ấy, sư đến chùa Quốc Ân ở Tân Châu, tắm rửa xong vào ngồi xếp bằng an nhiên thị tịch. Ngày 13 tháng 11, mọi người cùng đưa sư đến nhập tháp tại nơi này, thọ 76 tuổi. Vua Đường Hiến Tông thụy tặng sư là Đại Giám Thiền Sư. Tháp hiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu. Tư tưởng Lục Tổ Huệ Năng nói rằng mọi chúng sinh từ ngu dốt đến thông minh đều có sẵn Phật tính, bởi do có phiền não nên mới thành chúng sinh, chỉ cần ngộ thì lập tức thành Phật, Sư nói: "Trí Bát Nhã (Phật tính), người đời vốn tự có, Chỉ bởi tâm mê, không thể tự thấy, nên phải nhờ bậc đại thiện tri thức chỉ ra mới thấy được tính. Nên biết người ngu kẻ trí đều sẵn có tính Phật, chẳng khác chi nhau. Chỉ bởi mê ngộ chẳng đồng, nên mới có người ngu kẻ trí" (trích Pháp bảo đàn kinh, Đoàn Trung Còn dịch). Tư tưởng này vốn đã được nhắc đến nhiều trong các kinh điển Đại Thừa về đề tài Phật tính và trong bài kệ về Tông chỉ Thiền Tông của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Lục Tổ Huệ Năng chủ trương đốn ngộ, tức là cái ngộ ngay tức khắc, trực nhận bản thể Phật tính, thanh tịnh, tuyệt đối ngay chính mình, không phải do đọc hiểu văn tự, ghi nhớ, hiểu biết mà được, và cũng không cần phải trải qua nhiều cấp bậc tu chứng như trong các Kinh Điển Đại Thừa (thập tín, thập nguyện, thập hạnh, thập trụ, thập hồi hướng..) hay Nam Tông (4 cấp bậc A-la-hán), và đối với thuyết này, Lục Tổ là nhân vật ví dụ điển hình, sư tuy không biết chữ nghĩa, cũng không được tiếp cận với Kinh điển nhiều, nhưng lại có cái ngộ siêu việt. Từ học thuyết này hình thành nên Thiền Nam Tông để đối lập với tư tưởng của Đại sư Thần Tú và các môn đệ của ông, cho rằng người tu hành phải Tiệm Tu, trải qua nhiều cấp bậc tu chứng, phá ngã chấp, diệt trừ phiền não, thiền định trong nhiều kiếp tu hành thì mới thành Phật được, tư tưởng này tạo nên Thiền Bắc Tông. Các môn đệ của Thần Tú phía Thiền Bắc Tông thường chê Lục Tổ rằng: "Chẳng biết một chữ, có chi là giỏi" (trích Pháp bảo đàn kinh, Đoàn Trung Còn dịch). Tuy nhiên đại sư Thần Tú có cái nhìn ôn hòa hơn các đệ tử của mình vốn mang tư tưởng cố chấp, tiêu cực. Sư Thần Tú nói rằng: "Vị ấy (tức Lục Tổ) được trí vô sư, ngộ sâu pháp Thượng Thừa, ta chẳng bằng được". Và sư Thần Tú cũng công nhận Lục Tổ là người được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền tâm ấn và y bát kế tiếp Tổ vị. Sư cũng khuyên các môn đệ của mình nên đến yết kiến Lục Tổ. Trong số các môn đệ của Thần Tú, có các vị như Chí Thành, Hành Xương từng đến tu học với Lục Tổ và được truyền tâm ấn. Về Thiền Định và Trí Huệ, Lục Tổ cho hai thứ này vốn là một, không có phân biệt. Sư nói: " Thiện tri thức, pháp môn này lấy Định - Huệ làm gốc. Các ngươi chớ lầm rằng Định với Huệ có khác; Định Huệ vốn nhất thể, chẳng phải là hai. Định là thể của Huệ, Huệ là dụng của Định, ngay trong lúc Huệ có Định, ngay trong lúc Định có Huệ, thấu được nghĩa này tức là Định Huệ đồng nhau. Các ngươi học đạo chớ cho là trước phát Định sau phát Huệ, hay trước Huệ sau Định có khác, kiến giải như vậy thành ra pháp có nhị tướng. Miệng tuy nói lành mà trong tâm chẳng lành, tuy có Định Huệ mà Định Huệ chẳng đồng nhau. Nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là Định Huệ đồng nhau" (Trích Kinh Pháp bảo đàn, Hòa thượng Thích Duy Lực dịch) Về vấn đề Tọa Thiền (ngồi thiền), Lục Tổ cho rằng đối với cảnh giới bên ngoài: tâm niệm chẳng khởi lên gọi là Tọa (ngồi), đối với bên trong thấy tự tánh mình chẳng động gọi là Thiền. Còn Thiền Định, Lục Tổ nói rằng bên ngoài lìa tất cả các tướng (hình tướng) gọi là Thiền, bên trong tâm chẳng loạn (động) gọi là Định. Trong số môn đệ của Thần Tú, có ba người được phong Quốc sư, trong đó sư Phổ Tịch là danh giá nhất, từng làm quốc sư cho ba đời vua, pháp môn tiệm tu của Thiền Bắc Tông phát triển, Phổ Tịch tự tôn Thần Tú làm Lục Tổ Thiền Tông và tự xưng là Thất Tổ, và dùng danh tiếng, mối quan hệ với triều đình để lấy sự ủng hộ. Thiền sư Hà Trạch Thần Hội là người đã đính chính lại vấn đề này, chỉ trích phía Thần Tú không phải Thiền chính thống của Tổ sư Đạt Ma. Ngày 15 tháng Giêng năm thứ 20 niên hiệu Khai Nguyên (năm 732 thời Đường Huyền Tông), Thiền sư Thần hội ở Hoạt Đài (hiện là huyện Hoạt, tỉnh Hà Nam), Chùa Đại Vân lập đại hội vô giá, xác định pháp thống Thiền Tông do Tổ Đạt Ma truyền. Năm thứ 8 niên hiệu Thiên Bảo (749), một lần nữa xác định Tông chỉ Nam Tông tại Lạc Dương, từ đó Thiền của Lục Tổ được chính thức công nhận là Thiền chính tông. Dưới Lục Tổ có 33 môn đệ đắc pháp, trong đó nổi bật nhất là 5 vị làm cho Thiền Tông đời sau được hưng thịnh và ảnh hưởng lớn trong Phật Giáo Trung Quốc: Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, từ pháp mạch này sinh ra Tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng. Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư, từ pháp mạch này sinh ra Tông Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, tác giả của Chứng Đạo Ca và quyển Thiền Tông Vĩnh Gia Tập nổi tiếng Thiền sư Nam Dương Tuệ Trung, từng làm Quốc Sư. Thiền sư Hà Trạch Thần Hội, người định tông chỉ, đưa Thiền Nam Tông trở thành chính thống. Đặc biệt, từ hai vị Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư, Thiền Tông sản sinh vô số các Thiền sư danh tiếng truyền bá tư tưởng Đốn Ngộ, Thiền Tông trở thành Pháp môn phổ biến, thịnh hành nhất vào các thời Đường, Tống. Được truyền qua nhiều nước như Việt nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đên thời Minh, Thanh, Thiền bắt đầu suy yếu và nhường chỗ cho Tịnh Độ Tông. Ngày nay, tuy Thiền Tông đã phần nhiều phai nhạt và không còn ảnh hưởng mấy nữa, nhưng nó vẫn là một đề tài cuốn hút đối với các tăng, ni và cư sĩ, phật tử. Tham Khảo Lục Tổ đại sư pháp bảo đàn kinh 六祖大師法寶壇經, Taishō Vol. 48, No. 2008. Kinh Pháp Bảo đàn trong Thích Duy Lực (dịch): Chư Kinh Tập Yếu, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1994. Đàn Kinh tinh hoa & trí tuệ, Giả Đề Thao, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội. 2012 Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Sinh năm 638
11219
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20t%E1%BA%AFc%20t%E1%BA%ADp%20trung%20d%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản. Lenin, người đầu tiên nhắc tới khái niệm "Tập trung dân chủ", giải thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động. Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi thực thi mặc dù có thể có cách định nghĩa khác. Theo điều lệ chính thức của các đảng cộng sản, tất cả các cơ quan lãnh đạo và các bí thư các cấp được bầu bởi các đảng viên, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại hội toàn thể đảng viên hay đại hội đại biểu đảng viên. Theo quy định chính thức, tổ chức được xây dựng từ dưới lên nghĩa là các đại biểu cấp dưới sẽ quyết định trong việc bầu chọn lãnh đạo cấp trên. Ý nghĩa dân chủ của nguyên tắc này là các cơ quan và chức vụ lãnh đạo được hình thành thông qua bầu cử, các nghị quyết của Đảng chỉ có thể thông qua bởi cơ quan được bầu. Ý nghĩa của tập trung là quyết định của tổ chức Đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức Đảng cấp dưới và cuối cùng là bắt buộc mỗi đảng viên phải chấp hành. Mỗi vấn đề của Đảng sẽ được thảo luận cho đến khi ra nghị quyết. Sau khi có nghị quyết, mỗi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết. Đảng viên dù có ý kiến khác khi phát biểu công khai vẫn phải nói theo nghị quyết chứ không được theo ý mình. Trên thực tế, ý nghĩa tập trung thể hiện rất mạnh mẽ vì nó tạo ra sự lãnh đạo thống nhất, có thể tập trung sức mạnh của tập thể vào một mục tiêu cụ thể và che giấu những bất đồng trong nội bộ. Việc thực hiện nguyên tắc này được một số nhà nghiên cứu về chính trị cho rằng đã làm cho chủ nghĩa xã hội mà các đảng cộng sản theo đuổi biến thành chủ nghĩa toàn trị . Một số nhà nghiên cứu khác phủ nhận giả thuyết này. Karl Popper, nhà triết học người Áo cho rằng đây chính là nguyên nhân làm cho xã hội do các Đảng Cộng sản nắm quyền trở thành một "xã hội đóng" đối lập với "xã hội mở" (xã hội cho phép người dân bày tỏ sự bất đồng chính kiến) mà ông đề xướng. Tuy nhiên các học giả cánh tả lại cho rằng quy tắc Tập trung dân chủ là một phương pháp phù hợp để duy trì sự dân chủ nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất cao trong Đảng, tránh những tình trạng chia rẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Có thể hiểu quy tắc Tập trung dân chủ là một mô hình thu nhỏ của hình thức bầu cử nghị viện khi người dân bầu ra quốc hội và quốc hội ra luật để khống chế hành vi của nhân dân, ở đây, Nhân dân là Đảng viên. Hồ Chí Minh thì viết "Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ. Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thế là vừa dân chủ, vừa tập trung." Nguồn gốc Nguyên tắc tập trung dân chủ được Lenin phát triển trong tác phẩm "Làm gì?" (1901/1902), mà dựa vào đảng SPD ở Đế chế Đức. Lenin đòi hỏi trong cuốn sách này: Một mặt tập trung hóa bộ máy đảng, có nghĩa là, cấp dưới phải tuân theo cấp trên (cấp trên có quyền ra lệnh cho cấp dưới), Mặt khác những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước cử tri, và cử tri phải có quyền hạ bệ giới lãnh đạo. Một kỷ luật đảng nghiêm túc, tại mọi cấp theo đó thiểu số phải tuân theo đa số. Cấu trúc của đảng theo Lenin được viết chính xác hơn trong tác phẩm "Ein Schritt vorwärts, zwei Schritte zurück" (Một bước tiến, hai bước lùi) (1904). Trong đó Lenin viết, cấu trúc đảng thì có một phần nào quan liêu, bởi vì nó được tổ chức từ trên xuống dưới. Đường lối chính trị tập trung này được gọi là dân chủ, vì các cấp cao hơn được bầu từ các cấp dưới, và phải chịu trách nhiệm trước cấp dưới và như vậy đại diện cho quyết định của đa số đảng viên, trong khi cấp dưới chỉ đại diện cho một số đảng viên mà thôi. Do sự bầu cử và hạ bệ do bầu cử mà có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, nó tránh được tình trạng lợi dụng quyền lực. Việc kiểm soát này tuy nhiên bị các nguyên tắc khác cản trở: mặc dù Lenin cho mỗi người có quyền chỉ trích, nhưng lại cấm hình thành các nhóm. Điều này gây lợi thế cho người đang có quyền lãnh đạo đối với người đối lập và cuối cùng đưa tới việc lựa chọn những người ứng cử theo ý người lãnh đạo đảng. Ý tưởng của đường lối tập trung dân chủ, mà được bàn thảo tại đại hội thứ 2 đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga vào 30 tháng 7 năm 1903 tại Luân Đôn, có lẽ đã góp phần đưa tới việc phân chia ra thành nhóm Bolshevik (Đa số), mà ủng hộ, và Menshevik (thiểu số), chống lại học thuyết Lenin. Theo thời gian học thuyết không thỏa hiệp và quá khích này đã lôi cuốn rất nhiều người theo nhóm Bolshevik. Đặc biệt Rosa Luxemburg 1918 (và sau này cả Lev Davidovich Trotsky) đã chỉ trích việc lợi dụng từ tập trung dân chủ. Theo bà Lenin và Trotsky đã loại trừ dân chủ, làm cho chế độ trở thành chế độ độc tài của một vài chính trị gia. Tại Cộng hòa Weimar 1919 những cuộc thảo luận về tập trung dân chủ cũng góp phần đưa tới việc tách rời khỏi Đảng Cộng sản Đức và thành lập Đảng Công nhân Cộng sản Đức, phát triển thành chủ nghĩa Cộng sản Hội đồng Công nhân. Dưới sự tham dự của Lenin tại hội nghị thứ hai của Đệ Tam Quốc tế 1920, đường lối tập trung dân chủ được chấp thuận là nguyên tắc tổ chức đảng và có hiệu lực cho tất cả các đảng cộng sản. Tập trung dân chủ tại Liên Xô Theo như Marx, một cuộc thay đổi trật tự xã hội và nhà nước chỉ thực sự xảy ra với một cuộc cách mạng của nhân dân, một cuộc cách mạng từ dưới lên trên. Dưới thời Stalin vì nguyên tắc tập trung dân chủ càng được thi hành chặt chẽ hơn, nó trở thành một cuộc cách mạng từ trên xuống dưới, vì chỉ có nhóm nhỏ với quyền lực nhà nước trong tay cải tạo xã hội theo ý riêng của họ. Và sau cuộc đại thanh trừng quyền lực đó chỉ nằm trong tay mỗi Stalin. Tập trung dân chủ tại Đông Đức Dưới chế độ Đông Đức tập trung dân chủ được hiểu như là một hình thức tổ chức các tổ chức quần chúng và chính quyền khác hẳn với Nguyên tắc lãnh tụ (Führerprinzip) và dân chủ tư sản. Nó gồm có các nguyên tắc dưới đây: Các nhà lãnh đạo được lựa chọn từ dưới lên trên Các ứng cử viên được nhóm lãnh đạo chọn ra trước Tất cả các cơ quan lãnh đạo phải chịu trách nhiệm và có thể bị hạ bệ Các cơ quan lãnh đạo phải luôn được kiểm soát bởi người dân bầu Quyền ra lệnh từ cấp trên xuống cấp dưới Quyền tham dự của mọi người để giải quyết những vấn đề chủ yếu Trên thực tế thì quyền ra lệnh của cấp trên là điểm chủ yếu. Những quyết định về nội dung và nhân viên của cấp trên phải được tuân theo. Việc lựa chọn các nhà lãnh đạo chỉ có trên mặt giấy tờ. Được chọn qua cuộc bầu cử mở là những ứng cử viên mà cấp trên đưa ra. Được thực hiện không phải yếu tố dân chủ mà là nguyên tắc tập trung.. Các cấp gồm có tổ chức căn bản (hãng xưởng, trường học, các lãnh thổ), huyện, tỉnh và trung ương. Các người lãnh đạo được bầu được hỗ trợ bởi các nhân viên chính thức. Nhóm lãnh đạo tự chọn lấy người từ dưới vào nhóm, cho nên các hình thức dân chủ chỉ là rỗng tếch vô nghĩa. Tập trung dân chủ tại Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là: Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên. Chú thích Đảng cộng sản Thuật ngữ cộng sản Thuật ngữ chính trị Học thuyết chính trị Chủ nghĩa toàn trị Dân chủ
11220
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20%C4%90%C4%83ng%20H%E1%BB%99i%20Nguy%C3%AAn
Ngũ Đăng Hội Nguyên
Ngũ Đăng Hội Nguyên thuộc loại Đăng lục, 20 quyển, do Phổ Tế (zh. 普濟) soạn vào đời nhà Tống, được xếp vào Tục Tạng kinh tập 138. Ngũ đăng là: Cảnh Đức Truyền đăng lục (景德傳燈錄) Thiên Thánh Quảng Đăng lục (zh. 天聖廣燈錄) Kiến Trung Tịnh Quốc Kế Đăng lục (zh. 建中靖國續燈錄) Liên Đăng Hội Yếu (zh. 聯燈會要) Gia Thái Phổ Đăng lục (zh. 嘉泰普燈錄) Mỗi bộ gồm 30 quyển, số lượng bề bộn, nhiều chỗ trùng lặp. Phổ Tế bỏ rườm rà lấy tinh giản, gom năm bộ lại thành một nên gọi là Ngũ Đăng Hội Nguyên. Nguyên 5 bộ (Ngũ Đăng) gồm 150 quyển, trong khi Ngũ Đăng Hội Nguyên chỉ có 20 quyển, số quyển phần lớn được rút ngắn, nội dung thực tế chỉ giảm đi khoảng phân nửa. Ngũ Đăng vốn chỉ phân biệt hai hệ phái lớn là Nam Nhạc và Thanh Nguyên, từ đó trở xuống không chia tông lập phái nữa. Nhưng thế hệ càng lâu xa thì chi phái càng nhiều thêm, pháp tự rải rác, rất khó nắm được tất cả, nên tác giả cùng với việc rút gọn đã chỉnh lại đầu mối, dưới hệ chia tông, dưới tông chia phái, tương đối tập trung, sắp xếp có thứ tự, mạch lạc lớp lang rất tiện cho người đọc. Hơn nữa sách được trình bày sáng sủa dễ tra cứu. Về chiều rộng thời gian của nội dung sách này gồm thời kì phát triển Thiền tông Trung Quốc từ sơ kì đến lúc cực thịnh và cũng phản ánh chỗ dần dần tiến đến suy vi. Lấy việc ghi chép pháp ngữ của thiền sư làm chính, tinh hoa thiền ngữ phần lớn được thu vào sách này. Ngôn ngữ trong sách thông suốt tự nhiên, tươi tắn hoạt bát, đơn giản cô đọng. Công án, ngữ lục tràn đầy thú vị khiến cho kẻ tăng người tục đều thích đọc. Thế nên từ đời nhà Nguyên, nhà Minh cho đến nay giới trí thức yêu thích thiền học không ai không có sách này, và nó cũng là phương tiện thẳng tắt giúp cho tăng chúng tham thiền được ngộ. Vì bị lược bỏ khá nhiều nên tài liệu được trích dẫn chẳng đầy đủ như sách Cảnh Đức Truyền đăng lục, đó là khuyết điểm của sách này. Sách được Tô Uyên Lôi hiệu đính, Trung Hoa Thư Cục xuất bản vào năm 1984. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Thiền tông Thiền ngữ
11229
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20tr%C3%B9ng%20h%E1%BA%A1%20th%E1%BA%A3o
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt . Phân loại và tên gọi Loài này được Miles Berkeley miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1843 như là Sphaeria sinensis. Pier Andrea Saccardo chuyển loài này sang chi Cordyceps vào năm 1878. Từ nguyên của tên khoa học xuất phát từ tiếng Latinh cord "dùi cui, gậy tày", ceps "đầu" và sinensis "từ Trung Quốc". Loài này được biết đến như là Cordyceps sinensis cho tới năm 2007, khi phân tích phát sinh chủng loài phân tử được sử dụng để sửa đổi phân loại của 2 họ Cordycipitaceae và Clavicipitaceae, với kết quả là tạo ra tên gọi cho một họ mới là Ophiocordycipitaceae và việc chuyển một số loài Cordyceps sang chi Ophiocordyceps. Trong tiếng Tạng nó được biết đến như là (, , "hạ thảo(cỏ), đông trùng (sâu bọ)"), và đây là nguồn gốc của các tên gọi trong tiếng Nepal यार्शागुम्बा, yarshagumba, yarchagumba hay yarsagumba. Chuyển tự sang tiếng Bhutan là Yartsa Guenboob. Nó còn được biết đến như là keera jhar, keeda jadi, keeda ghas hay 'ghaas fafoond trong tiếng Hindi. Tên gọi tiếng Trung Dōng chóng xià cǎo (冬蟲夏草) nghĩa là "đông trùng, hạ thảo" (nghĩa là "sâu mùa đông, [trở thành] cỏ mùa hè"). Tên gọi tiếng Trung là dịch theo nghĩa đen của tên gọi gốc tiếng Tạng, được thầy lang người Tạng là Zurkhar Namnyi Dorje ghi chép lại lần đầu tiên trong thế kỷ XV. Trong ngôn ngữ thông tục tiếng Tạng thì Yartsa gunbu thường được gọi tắt là "bu" hay "yartsa". Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tên gọi của nó thường được viết tắt là chong cao (蟲草 "trùng thảo"), một tên gọi cũng áp dụng cho các loài Cordyceps khác, như C. militaris. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là tōchūkasō (冬虫夏草). Điều ngạc nhiên là đôi khi trong các tài liệu Trung Hoa tiếng Anh thì Cordyceps sinensis được nhắc tới như là aweto [Hill H. Art. XXXVI: The Vegetable Caterpillar (Cordiceps robertsii). Transactions and Proceedings of the Royal Society of New Zealand 1868-1961. Quyển 34, 1901;396-401], và đó là tên gọi trong tiếng Māori để chỉ Cordyceps robertsii, một loài nấm chỉ có ở New Zealand. Nguồn gốc Vị thuốc này thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis(Berk.) G.H.Sung, J.M.Sung, Hywel-Jones & Spatafora (2007), 1878 với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính. Mô tả Hai chi nấm Ophiocordyceps và Cordyceps tương ứng có khoảng 170/570 loài khác nhau, và chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về hai loài Ophiocordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link.. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo. Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả tám cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. Thành phần Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 amino acid khác nhau, D-mannitol, lipid, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất có hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...) Công dụng Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45 g/1 kg thể trọng. Sử dụng Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp. Chú thích Liên kết ngoài Tiếng Anh Chinese Cordyceps (Cordyceps sinensis) Tiếng Việt Đông trùng hạ thảo tại Việt Nam , Trang thông tin Bộ Y tế (Việt Nam). GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban (Chủ Biên), TS. Lưu Tham Mưu (2009). Đông trùng hạ thảo và nghiên cứu phát hiện loài đông trùng hạ thảo mới ở Việt Nam . NXB Y Học (Việt Nam). Nấm châu Á S S S Nấm được mô tả năm 2007 Hypocreales
11231
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20c%C3%B9i
Phong cùi
Bệnh phong, lại gọi thêm bệnh ma phong, bệnh hủi, phong cùi, bệnh Hansen, là một thứ bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra, chủ yếu biến hoá bệnh lí ở da thịt và hệ thống thần kinh ngoại biên. Biểu hiện lâm sàng là tổn thương da thịt tính tê liệt, thần kinh sơ sài và to lên, người nghiêm trọng thậm chí tàn phế các đầu thượng chi và hạ chi. Nguyên nhân phát sinh bệnh tật Vi khuẩn gây phát bệnh là loài vi khuẩn Mycobacterium leprae (giảng nghĩa: tế khuẩn hình dạng que phân nhánh bệnh ma phong). Khuẩn Mycobacterium leprae sau khi trích xuất và phân li (in vitro), ngay lập tức mất đi lực sinh sôi nẩy nở của nó vào thời điểm mùa hạ ánh sáng Mặt Trời chiếu xạ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ, hoặc xử lí một giờ đồng hồ ở nhiệt độ hoặc dùng tia tử ngoại chiếu xạ 2 giờ đồng hồ, có thể mất đi hoạt lực của nó. Thông thường ứng dụng các cách xử lí như nấu sôi, bốc hơi áp suất cao, tia tử ngoại chiếu xạ, v.v liền giết chết chúng ngay. Bệnh nhân ma phong là túc chủ thiên nhiên của loài vi khuẩn Mycobacterium leprae. Tế khuẩn Mycobacterium leprae phân bố tương đối rộng khắp ở bên trong thân thể bệnh nhân, thấy chủ yếu ở bên trong một ít tế bào nào đó có hệ thống nội bì hình dạng lưới như da thịt (da mặt ngoài và da dính thịt ở mặt trong), màng nhầy, hệ thống thần kinh ngoại biên, hạch bạch huyết, lá lách và gan, v.v Ở da thịt chủ yếu phân bố ở các nơi như đuôi mút thần kinh, đại thực bào, cơ trơn phẳng, khu vực tóc lông, vách mạch máu, v.v Ở màng nhầy là thường hay thấy nhất. Ngoài ra các nơi như tuỷ xương, cao hoàn, tuyến thượng thận, phần não trước mắt, v.v cũng là một phần vị trí mà khuẩn Mycobacterium leprae dễ dàng xâm lấn và tồn tại, trong dịch máu chung quanh và cơ vân ngang cũng có thể phát hiện số lượng ít vi khuẩn Mycobacterium leprae. Vi khuẩn Mycobacterium leprae chủ yếu thông qua da thịt lở loét và màng nhầy mà bài tiết ra ngoài cơ thể, mặt khác ở trong sữa, nước mắt, tinh dịch và chất rỉ ở âm đạo, cũng có vi khuẩn Mycobacterium leprae, nhưng mà lượng vi khuẩn rất ít. Nguồn gốc truyền nhiễm của bệnh ma phong là bệnh nhân bệnh ma phong chưa trải qua chữa trị, trong đó da thịt và màng nhầy của nhiều người bệnh tật kiểu vi khuẩn có chứa số lượng nhiều vi khuẩn Mycobacterium leprae, là nguồn truyền nhiễm trọng yếu nhất. Phương thức truyền nhiễm chủ yếu là truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp, sau nó là truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp. Truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp Thông qua sự tiếp xúc thương tổn da thịt và màng nhầy có chứa vi khuẩn Mycobacterium leprae và da thịt hoặc màng nhầy của người khoẻ mạnh có thương tổn mà gây ra, mức độ mật thiết của tiếp xúc có quan hệ với phát bệnh truyền nhiễm, đây là phương thức chủ yếu mà truyền thống cho biết là bệnh ma phong lan truyền rộng khắp. Trước mắt là bọt bay trong không khí và giọt treo lơ lửng mà người mang vi khuẩn ho và hắt hơi thông qua màng nhầy ở đường hô hấp trên của người khoẻ mạnh mà tiến vào thân thể người, là đường lối chủ yếu mà tế khuẩn Mycobacterium leprae lan truyền rộng khắp. Truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp Loại phương thức này là người khoẻ mạnh và người bệnh ma phong tính truyền nhiễm trải qua môi giới lây truyền nhất định cho nên bị truyền nhiễm. Thí dụ tiếp xúc áo quần, đệm chăn, khăn tay, đồ ăn, v.v mà người bệnh truyền nhiễm dùng qua. Tính khả năng của truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp là rất ít. Cần phải chỉ ra rằng, sức đề kháng của cơ thể tin chắc là nhân tố phát sinh tác dụng chủ đạo trong quá trình truyền nhiễm. Sau khi tế khuẩn Mycobacterium leprae tiến vào cơ thể có phải là quá trình và biểu hiện phát bệnh và sau phát bệnh hay không, chủ yếu lấy quyết định ở sức đề kháng của người bị truyền nhiễm, cũng chính là trạng thái miễn dịch của cơ thể. Mấy năm gần đây không ít người cho biết là, bệnh ma phong cũng đồng dạng với rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác, có tồn tại truyền nhiễm á lâm sàng, tuyệt đại đa số người tiếp xúc sau khi bị nhiễm đã thiết lập khả năng miễn dịch đặc tính đối với tế khuẩn Mycobacterium leprae, chấm dứt lây nhiễm bằng phương thức truyền nhiễm á lâm sàng. Trị liệu Cần chữa bệnh vào thời kì đầu, đúng lúc, đủ lượng, đủ hạn và có quy tắc, có thể khiến cho sự khoẻ mạnh phục hồi khá nhanh, giảm bớt tàn phế dị hình và tái phát xuất hiện. Để cho giảm bớt sản sinh tính kháng thuốc, bây giờ chủ trương liệu pháp hợp nhất nhiều tầng thuốc (MDT), tức là dược phẩm hoá học kháng bệnh ma phong kết hợp trị liệu. 1) Dược phẩm hoá học Dapsone (DDS) là dược phẩm hoá học chọn lựa đầu tiên. Tác dụng phụ có thiếu máu, viêm da do thuốc, giảm thiểu tế bào hạt và làm cản trở chức năng gan và thận, v.v Mấy năm gần đây, bởi vì xuất hiện biến gốc vi khuẩn Mycobacterium leprae chịu đựng thuốc dapsone, phần nhiều chủ trương chọn dùng liệu pháp kết hợp. Clofazimine (B633) không những khống chế được vi khuẩn Mycobacterium leprae lại còn chống lại bệnh ma phong loại II. Uống lâu dài có thể xuất hiện hoá đỏ da thịt và sạm dần sắc tố. Rifampicin (RFP) có tác dụng sát diệt mau lẹ đối với vi khuẩn Mycobacterium leprae. 2) Liệu pháp miễn dịch Liệu pháp miễn dịch đặc biệt đang nghiên cứu vắc-xin sống BCG làm chết thêm vi khuẩn Mycobacterium leprae tiến hành đồng thời với hoá học trị liệu kết hợp. Mặt khác, như nhân tố chuyển di, levamisole, v.v có thể được coi là trị liệu phụ trợ. 3) Trị liệu phản ứng phong Xem xét chọn dùng các loại thuốc như thalidomide, kích tố corticosteroid, clofazimine, lôi công đằng, đóng kín tĩnh mạch và thuốc kháng histamin. 4) Xứ lí bệnh biến chứng Người lở loét ung nhọt đáy bàn chân, chú ý tẩy sạch cục bộ, phòng ngừa và ngăn cấm bị nhiễm khuẩn, nghỉ ngơi thích hợp, lúc tuyệt đối phải cần thì phải mở tách nhọt hoặc cấy da. Người dị hình, tăng cường tập luyện, vật lí trị liệu, châm cứu, lúc tuyệt đối phải cần thì làm phẫu thuật chỉnh hình. Mô tả Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng móng tay móng chân rụng dần. Góc độ xã hội và sự lây nhiễm Trước kia, bệnh phong là bệnh nan y, không thể chữa được nên người ta rất khiếp sợ nó. Trong xã hội, người bị nhiễm bệnh thường chịu thành kiến, chịu sự hắt hủi, xa lánh thậm chí bị ngược đãi (trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt). Thực ra bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở) như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân. Các thể phong nhẹ khác như phong bất định, phong củ ít có khả nǎng lây hơn nhiều. Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo, nhưng người ta cho rằng bệnh lây qua các dịch nhầy (nước mũi...) của người bệnh, nhưng đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Đồng thời, khoảng 95% dân số có miễn nhiễm tự nhiên với bệnh này. Theo thông tin mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay ngày càng có sự ủng hộ quan điểm cho rằng bệnh phong có thể lây qua đường hô hấp, đồng thời cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng lây truyền qua côn trùng. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi. Hiện có nhiều loại thuốc điều trị rất có hiệu quả. Trong đó khi dùng thuốc Rifampicine sau 5 ngày sẽ hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn tới 99,9%. Tại Việt Nam Trong quá khứ, rất nhiều người Việt Nam đã bị cướp đi sinh mạng từ căn bệnh này. Trong số đó, có nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử. Việt Nam có các trại phong ở Quỳnh Lập (Nghệ An), Vǎn Môn, Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa, Bến Sắn, Đắc Nông, Chư Prông, Đức Cơ - thuộc tỉnh Gia Lai (chỗ này thực chất không phải là một trại phong chính thức (được tổ chức qui củ, cụ thể và có kèm theo bệnh viện, trạm xá, nhân viên y tế). Đây là một làng, nằm ở trong rừng, có cư dân là những bệnh nhân phong sống với nhau. Hiện nay có vài tu sĩ Công giáo đang cùng họ chiến đấu với bệnh phong ở đây). Hiện nay ở Việt Nam, con số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có từ 120.000 đến 150.000, 23.371 đã được chữa lành, 18.000 còn biểu hiện di chứng, tỷ lệ mắc phải 0,1/10.000 (1/100.000 dân), tổng số làng phong đếm được là 13. (1): lâu đời nhất cả nước và đông nhất miền bắc Việt Nam. (2): do linh mục Paul Maheu sáng lập (Ngày 3 tháng 3 năm 1930, một buổi diễn thuyết được BS Lemoine và cha Maheu tổ chức ở Sài Gòn, do các Giám mục địa phận Saigon (Dumortier), Quy Nhơn (Tardieu), Gouin (Lào) và Blois (Thẩm Dương) bảo trợ ngõ hầu vận động đóng góp tài chánh cho công trình xây dựng trại phong Quy Hòa cho hơn 1500 bệnh nhân. (3): do linh mục (sau là giám mục) Jean Cassaigne (1895-1973), Hội Thừa Sai sáng lập. (4): do Giáo hội Tin Lành và mạnh thường quân Na Uy sáng lập. Chú thích Tham khảo "A Saigon dans les annees 30, un journal militant:<<La Lutte>> (1933-1937): Daniel Hémery "Prevention et traitement de la lèpre en Indochine": Exposition coloniale internationale. Paris 1931, par les Drs Gaide, medecin-géneral, inspecteur géneral des Services sanitaires et médicaux en Indochine et Bodet, médecin lieutenant-colonel, adjoint à l'Inspecteur géneral. Éd. IDEO (Imprimeries d'Extreme-Orient), in-8o, 47 pp, Hanoi, 1930 [ở Đông dương vào năm 1900, có từ 12.000 đến 15.000 bệnh nhân phong trên tổng dân số 13 triệu, ước tính riêng ở VN là trên dưới 10.000, chia ra, Bắc kỳ (5000), Trung kỳ (2000), Nam kỳ (5000) ]. "Étude sur la Lèpre dans la péninsule Indochinoise et dans le Yunnan" Edouard Jeanselme Éd G.Carre et C.Naud, 1900 (Năm 1898, Édouard Jeanselme được chính phủ Pháp phái qua Đông Dương, Miến Điện, Indonesia, Xiêm và Trung Quốc để nghiên cứu và khảo sát thổ nhưỡng của bệnh phong cùi trong 18 tháng). "La Lèpre" Édouard Jeanselme, 700 pages, Paris, 1934. "La protection de la maternite et de l'enfance dans les colonies: la Lèpre" Chronique documentaire 80 II, Chap.IV, BIU Sante, Drs Grosfilez et Lefevre, 1938 [năm 1938, theo tư liệu này, số bệnh nhân phong cùi ở VN là 8.104, gồm, Bắc kỳ (2.772), Nam kỳ (4.132), nghĩa là, Nam kỳ chiếm xấp xỉ 55%, Bắc kỳ chiếm 35%, Trung kỳ 10%], con số thực tế lẽ ra phải cao hơn nhiều, do chưa tính số bệnh tiềm tàng lẩn trốn tăng vọt từ khi có quyết định xây dựng trại phong, theo chính sách bản xứ của tân Toàn quyền Đông Dương Albert Sarrault (1911-1914) rồi (1916-1919), vì sợ bị đầy ải vào đó và mặc cảm bị phân biệt, kỳ thị). Chú thích Tham khảo Da liễu học Phong cùi Bệnh vi khuẩn Bệnh nhiệt đới
11232
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9nh%20Long
Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Ý nghĩa tên gọi Vĩnh Long viết theo chữ Hán là (永隆). (Vĩnh trong vĩnh viễn, vĩnh hằng, nghĩa là "mãi mãi"; Long trong long trọng, nghĩa là "thịnh vượng, giàu có"). Tên Vĩnh Long thể hiện mong muốn nơi đây luôn được thịnh vượng muôn đời. Tuy nhiên do không hiểu nghĩa, tên Vĩnh Long bị một bộ phận giới trẻ gọi là "Vĩnh Dragon" (không biết nghĩa của chữ Vĩnh và nhầm với chữ Long 龍 mang nghĩa là "rồng"). Địa lý Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong tọa độ từ 9°52’40’’ đến 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long: Phía đông giáp Bến Tre Phía đông nam giáp Trà Vinh Phía Tây giáp Cần Thơ Phía tây bắc giáp Đồng Tháp Phía đông bắc giáp Tiền Giang Phía tây nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2°, có cao trình khá thấp so với mực nước biển, Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27 °C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ. Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ yếu là trầm tích biển của kỉ Đệ Tứ trong Đại Tân sinh. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu (lượng phù sa trung bình là 374 g/m³ nước sông vào mùa lũ), đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thủy và bộ. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 triệu m³, được sử dụng chủ yếu cho san lấp và đất sét với trữ lượng khoảng 200 triệu m³, là nguyên liệu sản xuất gạch và làm gốm. Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.. Lịch sử Năm 1732, vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Chú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tỉnh Vĩnh Long được tái lập lần thứ 2. Từ năm năm 1976 đến tháng 5 năm 1992, mang tên là tỉnh Cửu Long, Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay. Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên phủ Gia Định. Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), lúc này Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn, bao gồm một phần của Bến Tre ở mạn trên và Trà Vinh ở mạn dưới thuộc Long Hồ Dinh. Năm 1732, dưới thời Nguyễn Phúc Chú đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, đất Vĩnh Long thuộc Dinh Long Hồ. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn. Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như: Vũng Liêm, Trà Ôn,... Đến giữa thế kỷ XVIII, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776–1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang), làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại. Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn. Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An. Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang với Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ. Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An. Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn. Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi. Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh). Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ là Hoằng An, Định Viễn, Lạc Hóa, Cùng với 8 huyện là huyện Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Trị, huyện Bảo Hựu, huyện Tân Minh, huyện Bảo An, huyện Duy Minh, huyện Tuân Nghĩa, huyện Trà Vinh, đồng thời Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long. Ngày 6 tháng 8 năm 1867, hạt thanh tra Định Viễn đổi thành hạt thanh tra Vĩnh Long. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt thanh tra Vĩnh Long được đổi thành hạt tham biện Vĩnh Long, có 14 tổng. Ngày 12 tháng 5 năm 1879, giải thể tổng Vĩnh Trung, nhập các làng vào tổng Bình Long. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt tham biện Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25 tháng 1 năm 1908, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được chia thành 5 quận là Long Châu, Chợ Lách, Cái Nhum, Vũng Liêm, Ba Kè. Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm địa bàn tỉnh Sa Đéc giải thể. Ngày 1 tháng 12 năm 1913, lập thêm 2 quận Cao Lãnh, Sa Đéc. Ngày 1 tháng 4 năm 1916, lập quận Lai Vung. Ngày 29 tháng 6 năm 1916, đổi tên quận Ba Kè thành quận Chợ Mới. Ngày 9 tháng 2 năm 1917, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được sắp xếp lại, gồm 7 quận gồm có Châu Thành, Chợ Lách, Vũng Liêm, Chợ Mới, Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, quận Chợ Mới được đổi thành quận Tam Bình. Ngày 29 tháng 2 năm 1924, tách 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh ra khỏi tỉnh Vĩnh Long để lập lại tỉnh Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long lúc này còn 4 quận. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, tỉnh Vĩnh Long còn 3 quận là Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm. Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ, từ năm 1948 đến năm 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ năm 1951 đến năm 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà (Chính quyền Cách Mạng). Từ năm 1954 đến năm 1971, Trà Ôn thuộc huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Thời kỳ 1971 đến năm 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sang thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa chia tỉnh Vĩnh Long làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8 tháng 10 năm 1957): Các quận là Châu Thành, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Sa Đéc. Ngày 10 tháng 3 năm 1961, quận Cái Nhum được tái lập và đến ngày 31 tháng 5 năm 1961 thì đổi tên thành quận Minh Đức. Ngày 11 tháng 7 năm 1962, 2 quận là Đức Tôn, Đức Thành được thành lập. Ngày 24 tháng 9 năm 1966, 4 quận gồm Lấp Vò, Sa Đéc, Đức Tôn, Đức Thành được tách ra để tái lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 14 tháng 1 năm 1967, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm quận Trà Ôn, Vũng Liêm từ tỉnh Vĩnh Bình. Đến ngày 2 tháng 8 năm 1969, Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã. Các quận là Châu Thành - Vĩnh Long, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức, Trà Ôn, Vũng Liêm. Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long. Nhưng đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Bình Minh, Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. Ngày 13 tháng 2 năm 1992, tái lập huyện Mang Thít trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Long Hồ. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 125/2007/NĐ-CP, thành lập huyện Bình Tân trên cơ sở tách 11 xã phía bắc của huyện Bình Minh, huyện lị đặt tại xã Tân Quới. Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vĩnh Long. Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP thành lập thị xã Bình Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Bình Minh. Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và các huyện: Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. Hành chính Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 107 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 14 phường và 87 xã. Kinh tế Năm 2018, Vĩnh Long là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 41 về số dân, xếp thứ 42 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 35 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 62 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.051.800 người dân, GRDP đạt 47.121 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0465 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 44,8 triệu đồng (tương ứng với 1.946 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,17%. Năm 2011, GRDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, v.v … Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5,6 tấn/ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn. Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng. Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng. Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%. Tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn. Năm 2019, nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long duy trì đà tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,22%. Các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh Vĩnh Long cơ bản được hoàn thành, ước có 20/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 6.794 tỷ đồng, đạt 110,1% dự toán và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.117 tỷ đồng, đạt 102,29% kế hoạch và tăng 8,46% so với năm 2018. Cùng với đó, tạo thêm việc làm mới cho 25.242 lao động, đạt 126,21% kế hoạch và tăng 8,82% so với năm 2018; thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 50,65 triệu đồng, tăng 2,55 triệu đồng so với năm 2018 (năm 2018 là 48,1 triệu đồng)... Xã hội Y tế Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 17 bệnh viện, 101 trạm y tế phường xã và 6 phòng khám đa khoa khu vực. Năm 2008, tỉnh có 471 bác sĩ, 500 y tá, 623 y sĩ, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá. Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn đặc biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, các huyện Mang Thít và Trà Ôn. Danh sách các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Vĩnh Long Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Long Bệnh viện Đa khoa khu vực kết hợp Quân dân y Tân Thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoà Phú Bệnh viện Triều An - Loan Trâm Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Văn Thủ (TTYT huyện Vũng Liêm) Trung tâm Y tế TP. Vĩnh Long, TX. Bình Minh và các huyện: Bình Tân, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình, Long Hồ. Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 371 trường học ở cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 239 trường, trung học có 9 trường, bến cạnh đó còn có 124 trường mẫu giáo và 3 trường Đại học, 5 trường Cao đẳng và 1 trường văn hóa nghệ thuật. Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long Trường Đại học Cửu Long Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long Trường Đại học Xây dựng Miền Tây Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Long Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Long Trường Chính trị Phạm Hùng Trường Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Long Tỷ lệ người lớn biết chữ là 94,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực và cả nước. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Dân cư Theo thống kê năm 2020, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1.525,73 km², dân số năm 2019 là 1.022.619 người, mật độ dân số đạt 670 người/km². Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 1.023.069 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.862 người, chiếm 16,6% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 852.929 người, chiếm 83,4% dân số. Dân số nam đạt 503.878 người, trong khi đó nữ đạt 518.913 người. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83% dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còn lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09% và 21,08% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,02‰, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 0,87%. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là 23,26%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 997.792 người, người Khmer có 21.820 người, người Hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau chiếm 262.280 người, nhiều nhất là Phật giáo có 77.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 66.269 người, Công giáo có 66.220 người, đạo Cao Đài có 46.226 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 3.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 16 người, còn lại là đạo Bà-la-môn chỉ có một người. Văn hóa Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Truyền thông Là đài phát thanh và truyền hình trực thuộc Tỉnh ủy, Sở thông tin truyền thông & Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Tên viết tắt của đài là THVL và có trong biểu trưng của đài. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long được rất nhiều khán giả tại Nam Bộ yêu thích với các chương trình giải trí và phim truyện hấp dẫn. Nhạc hiệu của đài là bài hát "Nam Bộ kháng chiến", được sử dụng tới năm 2012. Giao thông Vĩnh Long có Quốc lộ 1 đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57 và Quốc lộ 80. Các tuyến đường tỉnh: 901, 902,903, 904, 905, 906, 907, 908, 909 và 910. Các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng. Danh nhân Vùng đất Vĩnh Long đã sản sinh ra nhiều chính khách và lãnh đạo của nhiều chế độ khác nhau trong lịch sử, ví dụ như: Võ Văn Kiệt (1922-2008): quê ở huyện Vũng Liêm, Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1991 đến 1997, ông được đánh giá là người đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở Việt Nam Võ Văn Thưởng (1970): Quê ở huyện Mang Thít, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Hùng (1912-1988): quê ở huyện Long Hồ, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 đến 1988, và là nguyên Bí thứ Trung ương Cục miền Nam từ 1967 đến 1975 Phan Văn Đáng (1918-1997): quê ở huyện Tam Bình, là cựu Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1976 đến 1981 Cao Văn Bổn (?-1971): quê ở huyện Tam Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Tài chính của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam từ 1969 đến 1971 Phùng Văn Cung (1909-1987): quê ở thành phố Vĩnh Long, nguyên Phó Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (tương đương Phó Thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam từ 1969 đến 1976 Trần Đại Nghĩa (1913-1997): quê ở huyện Tam Bình, là giáo sư, kỹ sư quân sự và Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Lộc (1922-1992): quê ở thành phố Vĩnh Long, là cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ 1967 đến 1968 Trần Văn Hương (1903-1982): quê ở thành phố Vĩnh Long, là cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ 1964 đến 1965 và từ 1968 đến 1969, đồng thời cũng là cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa từ 1971 đến 1975, rồi là cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong 7 ngày vào năm 1975 Trần Văn Hữu (1895-1985): quê ở huyện Long Hồ, là cựu Thủ tướng Quốc gia Việt Nam kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Quốc gia Việt Nam từ 1950 đến 1952 Phan Khắc Sửu (1905-1970): quê ở thị xã Bình Minh, là cựu Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa từ 1964 đến 1965 Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Trang chủ Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Trang chủ Đài Truyền hình Vĩnh Long Trang chủ Báo Vĩnh Long Nam Kỳ lục tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
11240
https://vi.wikipedia.org/wiki/ISO%203166-2
ISO 3166-2
ISO 3166-2 là phần thứ hai của tiêu chuẩn ISO 3166. Nó là hệ thống mã địa lý được tạo ra để mã hóa các tên gọi của các đơn vị hành chính thuộc các quốc gia (Đơn vị hành chính quốc gia) và các vùng lãnh thổ độc lập. Mục đích chính của tiêu chuẩn này là thiết lập cách viết tắt có phạm vi toàn thế giới cho các địa điểm để sử dụng trên các tem mác đóng gói, công ten nơ, và ở những chỗ mà cách viết tắt có thể chỉ ra rõ ràng hơn vị trí của khu vực một cách thuận tiện hơn và ít nhầm lẫn hơn so với khi viết tên gọi đầy đủ của khu vực đó. Có khoảng 3.700 mã khác nhau. Định dạng Các mã của ISO 3166-2 bao gồm hai phần, cách nhau bằng dấu gạnh nối. Phần đầu của nó là thành phần mã của ISO 3166-1 alpha-2, phần thứ hai là số hay chữ cái và có một, hai hoặc ba ký tự. Phần thứ hai thông thường dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia. Thay đổi/Ấn hành Các thay đổi đã được thông báo trong sáu bản tin ISO 3166-2:2000-06-21 ISO 3166-2:2002-05-21 ISO 3166-2:2002-08-20 ISO 3166-2:2002-12-10 ISO 3166-2:2003-09-05 ISO 3166-2:2004-03-08 Các danh sách mã hóa/giải mã Để tìm mã ISO 3166-2 cho mỗi quốc gia, xem ISO 3166-1, là danh sách các quốc gia. Nếu đã biết mã quốc gia bao gồm hai chữ cái (tương tự như mã vùng internet của quốc gia) thì có thể sử dụng bảng ma trận định dạng dưới đây. Cả hai cách đều dẫn tới các mục tương tự như ISO 3166-2:XX, trong đó XX là mã ISO 3166-1, ví dụ ISO 3166-2:AU dẫn tới danh sách mã cho Úc (Australia). Ma trận định dạng với liên kết tới các mã Một số mã được phát triển bởi ISO 3166/MA, chúng là thuộc bản quyền. Một số khác đã được một số quốc gia sử dụng. Các chủ đề liên quan Đơn vị hành chính quốc gia Danh sách các đơn vị hành chính quốc gia Danh sách các thủ phủ các đơn vị hành chính quốc gia Tham khảo Liên kết ngoài Bằng tiếng Anh: Track changes , sorted by country http://www.iso.org/iso/en/prods-services/iso3166ma/04background-on-iso-3166/iso3166-2.html http://www.unece.org/cefact/locode/service/sublocat.htm This says that it has permission to reproduce all codes. Some codes and names are outdated. Uses ISO codes internally in the free geolocation database download http://www.mindspring.com/~mjfriedman/countrysubentity.txt ISO-3166 ISO 3166-2 ISO 3166
11242
https://vi.wikipedia.org/wiki/ISO%203166-2%3AVN
ISO 3166-2:VN
ISO 3166-2:VN là tiêu chuẩn ISO để xác định mã địa lý: nó là một tập hợp con của ISO 3166-2 được áp dụng cho Việt Nam. Bản tin ISO 3166-2:2000-06-21 ISO 3166-2:2002-05-21 ISO 3166-2:2005-09-13 Mã Các mã còn được tiếp tục bổ sung Xem thêm ISO 3166-2, bảng tham chiếu cho mã quốc gia và khu vực. ISO 3166-1, bảng tham chiếu mã quốc gia, được sử dụng làm tên miền trên Internet. Các tỉnh Việt Nam Tham khảo Địa lý Việt Nam 2:VN Tiêu chuẩn Việt Nam Tỉnh thành Việt Nam
11244
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%ABa%20Thi%C3%AAn%20Hu%E1%BA%BF
Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên – Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam. Năm 2018, Thừa Thiên Huế là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 36 về số dân, xếp thứ 39 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 42 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.163.500 người dân, GRDP đạt 47.428 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0600 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,76 triệu đồng (tương ứng với 1.770 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%. Diện tích của tỉnh là 4.902,4 km², dân số tính đến năm 2020 là 1.133.700 người. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế từng là kinh đô Phú Xuân thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn. Địa lý Vị trí địa lý Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, có tọa độ địa lý ở 16° – 16,8° vĩ độ Bắc và 107,8° – 108,2° kinh độ Đông. Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 675 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 94 km về phía bắc với ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã. Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị Phía đông giáp biển Đông Phía tây giáp tỉnh Saravane của CHDCND Lào. Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Các điểm cực của tỉnh Thừa Thiên Huế: Điểm cực Bắc: 16044'30 vĩ Bắc và 107023'48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền. Điểm cực Nam: 15059'30 vĩ Bắc và 107041'52 kinh Đông tại vùng núi thượng nguồn khe Cha Moong, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông. Điểm cực Tây: 16022'45 vĩ Bắc và 107000'56 kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Điểm cực Đông: 16013'18 vĩ Bắc và 108012'57 kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Giới hạn, diện tích Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế có đường ranh giới dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt Nam, tỉnh có ranh giới chung với huyện các huyện Đông Giang và Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dài 56,66 km, với huyện Hòa Vang và Quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và tỉnh Saravane của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sekong của nước CHDCND Lào) dài 87,97 km. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 120 km (có 21 xã, phường, thị trấn thuộc 4 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc) và thành phố Huế giáp biển, bắt đầu từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền ở phía Bắc đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc ở phía Nam). Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,52 ha (theo niên giám thống kê năm 2010), kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy – Ba Lé (A Lưới) 65 km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2–3 km. Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600 m có đảo Sơn Ca. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160 ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km. Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và cảng nước sâu Chân Mây với độ sâu 18 – 20 m đủ điều kiện để đón các tàu trọng tải lớn, có Sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên đường Quốc lộ 1 và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh. Điều kiện tự nhiên Địa hình Khu vực phía tây của tỉnh nằm trên dãy núi Trường Sơn. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774 m, Động Truồi cao 1.154 m, Co A Nong cao 1.228 m, Bol Droui cao 1.438 m, Tro Linh cao 1.207 m, Hói cao 1.166 m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787 m, Bạch Mã cao 1.444 m, Mang cao 1.708 m, Động Chúc Mao 514 m, Động A Tây 919 m. Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trăng, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nong, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi,... Đặc biệt có Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Khí hậu Khí hậu Thừa Thiên Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7 và 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9 và 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh. Khí hậu có 2 mùa chính: Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên mưa nhiều, trong khoảng thời gian này sẽ xuất hiện lũ lụt vào khoảng tháng 10 trở đi. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20 °C - 22 °C Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Độ ẩm trung bình 85%-86%. Hành chính Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 141 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 95 xã, 39 phường, 7 thị trấn. Lịch sử Vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này. Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Đưng (Hương Chữ, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (A Lưới); Phong Thu (Phong Điền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (Phụ Ổ, Hương Chữ, Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà). Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diện của văn hóa Đông Sơn. Năm 1994, trống đồng loại một đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Điền. Đây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt cổ. Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa, Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển... Trong thời kỳ phát triển của Văn Lang – Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Trong thời kỳ nước Nam Việt lại thuộc về Tượng Quận. Năm 116 TCN, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Thời kỳ Bắc thuộc, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của Vương quốc Chămpa độc lập. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Đại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, "nước non ngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí (Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa. Từ khi trở thành một phần của Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xây dựng đồn lũy chống quân Minh, nơi cung cấp "kho tinh binh" cho Lê Thái Tổ bình định giang sơn. Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Hơn 3 thế kỷ từ khi trở về với Đại Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712–1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc Đông Nam của Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong Phủ biên tạp lục năm 1776 và trong Đại Nam nhất thống chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long – Dương Xuân đến Bao Vinh – Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong (1687–1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788–1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802–1945). Phú Xuân đã trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa quan trọng của đất nước từ những thời kỳ đó. Lịch sử hành chính Năm Tân Dậu 1801, Nguyễn Ánh lấy lại được Phú Xuân từ nhà Tây Sơn, ông cho tách ba huyện Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong đặt làm dinh Quảng Đức. Năm Gia Long thứ năm (1806), Quảng Đức và Quảng Trị được đặt làm dinh trực lệ. Đến năm 1822, vua Minh Mạng đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên, địa danh Thừa Thiên có từ đây. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), tách một số tổng của ba huyện Hương Trà, Phú Vang và Quảng Điền để lập thêm ba huyện Hương Thủy, Phú Lộc và Phong Điền. Năm Tự Đức thứ 6 (1853), tỉnh Quảng Trị hạ xuống thành đạo Quảng Trị thuộc phủ Thừa Thiên. Tuy nhiên đến năm 1876, tỉnh Quảng Trị lại được tái lập. Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ban hành dụ thành lập thị xã Huế. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ này. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phủ Thừa Thiên đổi thành tỉnh Thừa Thiên (còn có bí danh là tỉnh Nguyễn Tri Phương), gồm thị xã Thuận Hóa (Huế) và 6 huyện: Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Thừa Thiên ban đầu gồm 9 quận: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, Vinh Lộc, Nam Hòa và 3 tổng: Nguồn Hữu, Nguồn Tả, Nguồn Bồ. Đến năm 1965 thành lập thêm quận Phú Thứ trên cơ sở 7 xã phía nam của quận Phú Vang. Thị xã Huế lúc này là đơn vị hành chính độc lập và ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy nhiên tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế. Sau năm 1975, tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên, với tỉnh lỵ là thành phố Huế. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Huế (tỉnh lỵ) và 4 huyện: A Lưới, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc. Ngày 29 tháng 9 năm 1990, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Huế; chia huyện Hương Phú thành hai huyện Hương Thủy và Phú Vang; chia huyện Hương Điền thành ba huyện Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền; chia huyện Phú Lộc thành hai huyện Phú Lộc và Nam Đông. Ngày 24 tháng 9 năm 1992, thành phố Huế được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng công nhận là đô thị loại II và đến ngày 24 tháng 8 năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 9 tháng 2 năm 2010, thành lập thị xã Hương Thủy trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hương Thủy. Ngày 15 tháng 11 năm 2011, thành lập thị xã Hương Trà trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hương Trà. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện như hiện nay. Dân cư Theo kết quả điều tra dân số toàn quốc, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 toàn tỉnh có 1.128.620 người. Trên địa bàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt 746.935 người, nhiều nhất là Phật giáo có 680.290 người, tiếp theo là Công Giáo có 65.997 người, đạo Tin Lành có 392 người, đạo Cao Đài có 220 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 18 người, Hồi giáo, Minh Sư đạo mỗi tôn giáo có sáu người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Baha'i giáo và Bà La Môn mỗi tôn giáo có hai người. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 56%. Văn hoá Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam. Thừa Thiên Huế có 5 danh hiệu UNESCO (1 di sản văn hoá thế giới, 1 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản tư liệu thế giới) là: Quần thể di tích Cố đô Huế. Nhã nhạc cung đình Huế. Mộc bản triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn. Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng, các công trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kỳ Festival Huế, các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc cung đình Huế, quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, vịnh đẹp Lăng Cô. Giao thông Đường bộ Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1 chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như quốc lộ 49 (tuyến đường huyết mạch nối từ cảng Thuận An qua thành phố Huế lên huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B (kết nối các xã, phường ven biển), tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15, 18 và các tỉnh lộ khác. Đường biển và đường thủy Tổng chiều dài 563 km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An  5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số  hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên  nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang Đông – Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau. Đường hàng không Thừa Thiên Huế có Sân bay Quốc tế Phú Bài nằm trên Quốc lộ 1, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn. Đường sắt Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Kinh tế Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. Quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, và siêu nhỏ. Ngân sách đạt thấp, thu ngân sách chưa bền vững, đến nay chưa cân đối được ngân sách, hằng năm ngân sách nhà nước phải bù vào ngân sách địa phương khoảng 1.500 (tỷ đồng). Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, Khu Kinh tế – Đô thị Chân Mây – Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thủy điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang – Cầu Hai. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 7,18% với giá trị tổng  sản phẩm trong tỉnh – GRDP ước đạt gần 31.330,53 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chưa đạt kế hoạch đề ra. Đây là mức tăng khá so với các tỉnh trong khu vực miền Trung nói chung, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước 6,8%/năm. Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng ổn định, ước đạt 7,39%, đóng góp lớn nhất là khu vực dịch vụ du lịch khoảng 30–40% tổng giá trị tăng thêm của ngành. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, đạt khoảng 11,32%, nhờ đóng góp của các dự án mới và mở rộng công suất của một số nhà máy. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng tình hình thời tiết hạn hán và dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng, tăng trưởng âm ước đạt – 4,13%. Trong đó, thủy sản ước tăng 4%; ngành lâm nghiệp tăng khoảng 3%; nông nghiệp giảm 10%, trong đó chăn nuôi giảm 42%. Cơ cấu các khu vực kinh tế: dịch vụ chiếm ưu thế với tỷ trọng 48,40%; công nghiệp – xây dựng 31,81%; nông, lâm, thủy sản 11,38%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,41%.  Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2019 ước đạt 46,7 triệu đồng, tương đương 2.007 USD, vượt kế hoạch (1.915 USD/người). Thu ngân sách ước đạt 7.787 tỷ đồng, bằng 108% dự toán, bằng cùng kỳ, trong đó thu nội địa 7.300 tỷ đồng (chiếm 94% tổng thu NS), bằng 110,1% so với dự toán, tăng 7,3%[3]; thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 455 tỷ đồng, bằng 82% dự toán, giảm 17%. Chi ngân sách ước đạt 10.044,11 tỷ đồng, bằng 99,2% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 2.779,6 tỷ đồng, bằng 93% dự toán; Chi sự nghiệp 6.809 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22.700 tỷ đồng, tăng 15%, đạt kế hoạch. Trong đó, Vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 20% tổng vốn), bằng kế hoạch, tăng 29%; Vốn tín dụng (chiếm 44%), đạt 99% kế hoạch, tăng 14%; Vốn đầu tư của doanh nghiệp (chiếm 14%), đạt 103% KH, tăng 11%; Vốn viện trợ (chiếm 5%), bằng 76% kế hoạch, giảm 13%; Vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5%), đạt 60% kế hoạch, tăng 48%.  Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 950 triệu USD, đạt 90% kế hoạch, tăng 10%. Y tế Thừa Thiên Huế là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước là: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bệnh viện Trung ương Huế: Bệnh viện tuyến Trung ương, trực thuộc Bộ Y Tế (hơn 3000 giường): Là bệnh viện hạng đặc biệt duy nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên Bệnh viện Quốc tế Huế (200 giường) Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Bệnh viện hạng I tuyến trung ương (gần 700 giường) Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền) (500 giường) Bệnh viện Đa Khoa Hoàng Viết Thắng (90 giường). Bệnh viện Ngoại khoa Nguyễn Văn Thái (30 giường). Bệnh viện Giao thông Vận tải Huế Bệnh viện Y học cổ truyền Bệnh viện Điều Dưỡng và Phục hồi chức năng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế Bệnh viện Mắt Huế Bệnh viện Tâm thần Bệnh viện Đa Khoa Chân Mây Bệnh viện Bình Điền Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình – Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Quân y 268 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thừa Thiên Huế Bệnh viện Phong và Da liễu Huế Giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn của khu vực miền trung và cả nước. Đại học Huế có bề dày lịch sử trên 63 năm, là một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, có quy mô đào tạo khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đại học Huế đang chuẩn bị nâng cấp thành Đại học Quốc gia Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Phân viện Học viện hành chính quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Phú Xuân và hệ thống các trường Đại học tư thục, quốc tế, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và cả nước. Đây là một lợi thế rất lớn của Thừa Thiên Huế trong việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Mạng lưới trường học từ mầm non đến trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế rộng khắp trên địa bàn với các loại hình công lập, dân lập, tư thục, quốc tế được phân bố theo điều kiện phù hợp với thành thị, nông thôn, miền núi và gắn với địa bàn dân cư. Trong đó, Trường THPT chuyên Quốc Học đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xây dựng thành một trong ba trường trung học phổ thông trọng điểm chất lượng cao của cả nước. Mạng lưới giáo dục thường xuyên với các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp và Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đang hoạt động ở các xã/phường, thị trấn có hiệu quả, góp phần vào thực hiện mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo tại chức... Các trường đại học – cao đẳng – trung cấp trên địa bàn: Các trường, khoa, viện thành viên trực thuộc Đại học Huế Trường Đại học Sư phạm Trường Đại học Khoa học Trường Đại học Y Dược Trường Đại học Nông Lâm Trường Đại học Nghệ thuật Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Ngoại ngữ Trường Đại học Luật Trường Du lịch Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Khoa Quốc tế Khoa Giáo dục thể chất Các trường đại học, cao đẳng, phân hiệu đại học/trường đại học, phân viện độc lập Học viện Âm nhạc Huế Trường Đại học Phú Xuân Phân viện Học viện Hành chính (Việt Nam) Phân hiệu Trường Đại học Tài chính – Kế toán Phân hiệu Trường Đại học Văn Hiến Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (định hướng lên Đại học Công nghiệp thời gian sắp tới) Trường Cao đẳng Y tế Huế Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế Trường Cao đẳng Giao thông Huế Trường Cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Trường Cao đẳng Âu Lạc Huế. Trường Cao đẳng Thực hành FPT Huế Trường Cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế Trường Cao đẳng nghề số 23 Bộ Quốc phòng Việt Nam Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tri Phương Huế Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật. Trường Trung cấp Công nghệ số 10 (Tổng Liên đoàn Lao động). Trường Trung cấp Thể dục thể thao Huế. Các trường THPT Tính đến ngày 10/8/2022, toàn tỉnh có 35 trường THPT công lập: Thành phố Huế có 13 trường: Trường THPT chuyên Quốc Học Trường THPT chuyên Khoa học (thuộc Đại học Khoa học - Đại học Huế) Trường THPT Hai Bà Trưng (trường Nữ sinh Đồng Khánh cũ) Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ sinh Thành Nội cũ) Trường THPT Phan Đăng Lưu (trường cấp 3 Phú Vang cũ) Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Trường THPT Cao Thắng Trường THPT Gia Hội Trường THPT Bùi Thị Xuân Trường THPT Đặng Trần Côn Trường THPT Hương Vinh Trường THPT Thuận An Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Thị xã Hương Trà có 3 trường: Trường THPT Hương Trà Trường THPT Đặng Huy Trứ Trường THPT Bình Điền Thị xã Hương Thủy có 2 trường: Trường THPT Hương Thủy Trường THPT Phú Bài Huyện Phú Vang có 3 trường: Trường THPT Nguyễn Sinh Cung Trường THPT Hà Trung Trường THPT Vinh Xuân Huyện Phú Lộc có 4 trường: Trường THPT Phú Lộc Trường THPT An Lương Đông Trường THPT Thừa Lưu Trường THPT Vinh Lộc Huyện Nam Đông có 1 trường: Trường THPT Nam Đông Huyện A Lưới có 3 trường: Trường THPT A Lưới Trường THCS & THPT Trường Sơn Trường THCS & THPT Hồng Vân Huyện Phong Điền có 4 trường: Trường THPT Phong Điền Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Trường THPT Trần Văn Kỷ Trường THPT Tam Giang Huyện Quảng Điền có 3 trường: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Trường THPT Hóa Châu Trường THPT Tố Hữu Ngoài ra, còn có: Trường THPT Thuận Hóa (thuộc Đại học Sư phạm - Đại học Huế) Trường THPT Tư thục Chi Lăng Hệ THPT trong các Trung tâm GDNN-GDTX của thành phố Huế, 6 huyện và 2 thị xã. Thành phố kết nghĩa Qua các kì festival và nhiều hoạt động hợp tác,ngày càng nhiều thành phố, tỉnh, vùng kết nghĩa với Thừa Thiên Huế như: Thành phố Québec, Canada Gyeongju, Hàn Quốc Nord Pas de Calais, Pháp Poitou Charentes, Pháp Chiết Giang, Trung Quốc Shizuoka, Nhật Bản Quảng Châu, Trung Quốc Rennes, Pháp Blois, Pháp Moskva,Nga Người nổi tiếng Thời Quân chủ Phần lớn các vua, chúa nhà Nguyễn Thời hiện đại Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh Nhà báo Hải Triều Nhà thơ Tố Hữu Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm Nhà thơ Thanh Hải Nhà thơ Tôn Nữ Thu Hồng Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Nhạc sĩ Bảo Chấn – Bảo Phúc Diễn viên Cát Tường Ca sĩ Hồ Ngọc Hà Ca sĩ Long Nhật Ca sĩ Quang Linh Ca sĩ Quang Lê Ca sĩ Bảo Yến Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng Giáo sư, bác sĩ Hồ Đắc Di Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ Phó giáo sư Tôn Thất Bách Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Tỉnh Thừa Thiên Huế Đại học Huế Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bắc Trung Bộ Tỉnh ven biển Việt Nam
11246
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20Gi%C3%AA-xu%20Gi%C3%A1o%20h%E1%BB%99i
Chân Giê-xu Giáo hội
Chân Giê-xu Giáo hội hay Hội thánh Chúa Giêsu thật là một giáo hội tự trị Trung Hoa và là một nhánh của Hội thánh Tin Lành Ngũ Tuần của Kitô giáo. Ngụy Bảo La, Trương Linh Sanh và Trương Ba-na-ba thành lập hội thánh này vào năm 1917 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đến năm 1996, các tín điều đã lan truyền sang Việt Nam. Hiện nay hội thánh này có khoảng 1,5 triệu tín đồ ở 5 châu lục. Mười tín điều chính Chúa Thánh Linh "Đón nhận Chúa Thánh Linh, biểu hiện bằng cách nói tiếng lạ, là sự bảo đảm cho chúng ta thừa hưởng Nước Trời." Rửa tội "Nước rửa tội là bí tích giải trừ tội lỗi để tái sinh. Lễ rửa tội phải được thi hành bằng nước thiên nhiên, như nước sông, nước biển, hoặc mạch nước ngầm.Người làm phép rửa, là người đã lãnh nhận phép rửa trong nước và Thánh Thần, tiến hành phép rửa trong danh của Chúa Giêsu Kitô. Và người nhận lãnh phép rửa phải được dìm ngập trong nước với tư thế cúi đầu úp mặt." Rửa chân "Bí tích rửa chân giúp cho một người có được tác vụ của Chúa Giêsu. Đây cũng đóng vai trò như là một lời nhắc nhở liên lỉ rằng người ta nên có lòng yêu thương, sự thánh thiện, tính khiêm tốn, lòng tha thứ, và đức phục vụ.Người nào đã lãnh phép rửa bằng nước đều phải rửa chân của họ trong thánh danh Giêsu Kitô. Rửa chân cho nhau phải được thi hành bất cứ khi nào thích hợp." Lãnh nhận thánh thể "Lãnh nhận thánh thể là bí tích để tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu Kitô.Việc này cho chúng ta kết hiệp với mình và máu của Chúa chúng ta và được hiệp thông với Người để chúng ta có được cuộc sống vĩnh cửu và được sống lại vào Ngày sau hết. Bí tích này nên được cử hành thường xuyên nếu có thể. Chỉ sử dụng bánh mì không men và rượu nho tinh khiết." Ngày Sabbath Ngày Sabbath, ngày thứ bảy trong tuần, là Ngày Thánh, được chúc phúc và thánh hoá bởi Thiên Chúa. Ngày này được tuân giữ trong ân điển của Thiên Chúa để tưởng nhớ sự sáng tạo và cứu rỗi của Thiên Chúa và với niềm hy vọng cuộc sống vĩnh cửu sẽ đến. "Giêsu Kitô, Ngôi Lời trở nên xác phàm, chết trên thập giá để cứu chuộc tội nhân, phục sinh vào ngày thứ ba và lên trời. Người là vị cứu tinh của loài người, Đấng Sáng tạo nên trời và đất, và là Thiên Chúa thật". "Bộ Kinh Thánh, bao gồm Tân Ước và Cựu Ước, được thần hứng bởi Thiên Chúa, chân lý được ghi lại duy nhất, và là tiêu chuẩn cho đời sống Kitô hữu." "Sự cứu rỗi được trao ban bởi ân điển của Thiên Chúa thông qua niềm tin. Người tin phải trông cậy vào Chúa Thánh Linh để được thánh hóa, để tôn vinh Thượng đế, và yêu mến tha nhân." "Hội thánh Chúa Giêsu thật, được thành lập bởi Chúa Giêsu Kitô, thông qua Chúa Thánh Linh trong thời gian 'latter rain', là Hội thánh thật vào thời các tông đồ được khôi phục lại." "Ngày Tái lâm của Thượng đế sẽ xảy ra vào Ngày sau hết khi Người từ trời xuống phán xét thế gian: người công chính sẽ nhận cuộc sống vĩnh cửu, trong khi kẻ dữ sẽ bị xử phạt đời đời." Tham khảo Hệ phái Ngũ Tuần Kitô giáo tại Trung Quốc Khởi đầu năm 1917 ở Trung Quốc Chân Giê-xu Giáo hội
11247
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0%20Vinh
Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Địa lý Vị trí địa lý Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Trà Vinh cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53 qua tỉnh Vĩnh Long, khoảng cách rút ngắn thời gian chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60 qua tỉnh Bến Tre, cách thành phố Cần Thơ 50 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển. Phía Tây giáp Vĩnh Long. Phía Nam giáp Sóc Trăng với ranh giới là sông Hậu. Phía Bắc giáp Bến Tre với ranh giới là sông Cổ Chiên. Địa hình Trà Vinh nằm ở cuối cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là đất bằng phẳng với độ cao dưới 1m so với mực nước biển. Vì nằm ở vùng đồng bằng ven biển, có nhiều giồng cát chạy dọc theo bờ biển, tạo thành các đường cong song song. Các giồng càng gần biển càng cao và rộng hơn. Với sự chia cắt bởi các giồng và mạng lưới đường lộ, kinh rạch, địa hình Trà Vinh khá phức tạp. Có các vùng trũng xen kẹp giữa các giồng cao, và độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Đặc biệt, phần nam tỉnh có đất thấp, bị chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung thành nhiều vùng trũng nhỏ, với độ cao chỉ từ 0,5-0,8m. Do đó, hàng năm, vùng này thường bị ngập mặn trong khoảng thời gian từ 3-5 tháng. Sông ngòi Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu và sông Cổ Chiên. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An. Khí hậu Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển, tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 20 - 27 °C, độ ẩm trung bình 80 - 8000%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600mm, có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch. Hàng năm, hạn hán thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ 10 đến 18 ngày, trong đó các huyện như Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ khoảng tháng 6 và tháng 7 là quan trọng, trong khi các huyện còn lại như Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ nhưng tháng 7 và 8 thường nghiêm trọng hơn. Trà Vinh cũng gặp một khó khăn hiện nay đó chính là bị ngập mặn vào một số mùa khô trong năm. Tài nguyên thiên nhiên Tỉnh Trà Vinh có khoảng 24.000ha diện tích rừng và đất rừng, chủ yếu nằm dọc bờ biển tại thị xã Duyên Hải và các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các loại cây như bần, đước, mắm, dừa nước, chà là… đất bãi bồi có diện tích 1.138ha. Diện tích đất 229.200ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 186.170ha, đất lâm nghiệp chiếm 6.922ha, đất chuyên dùng chỉ có 9.936ha, còn lại là đất ở nông thôn chiếm 3.108ha, đất ở thành thị chiếm 586ha, đất chưa sử dụng chiếm 85ha,... Trà Vinh có 3 nhóm đất chính trong đó đất cát giồng chiếm 6,65%, đất phù sa chiếm 58,29% và đất phèn chiếm 24,44%. Diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 62.000ha trong đó diện tích nuôi tôm sú 25.000ha. Hiện nay sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, nên nhu cầu về đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết. Tổng sản lượng thủy, hải sản bình quân đạt 157.000 tấn/năm. Trong đó, sản lượng hải sản khai thác 54.000 tấn, nuôi trồng 90.000 tấn, khai thác nội đồng 12.000 tấn, Sản lượng tôm sú toàn tỉnh đạt trên 19.000 tấn/năm, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng 3.000 tấn/năm. Sản lượng cá đạt 52.000 tấn/ năm. Trong đó, cá da trơn 30.000 tấn/năm. Sản lượng Cua đạt tổng 5.200 tấn/năm, sản lượng Nghêu đạt sản lượng 3.800 tấn/năm. Khoáng sản chủ yếu của tỉnh Trà Vinh là những loại cát dùng trong công nghiệp và xây dựng. Trong đó, trữ lượng cát sông đạt 151.574.000m3. Đất Sét gạch ngói được Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt yêu cầu dùng trong xây dựng, phục vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có Mỏ nước khoáng đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, nhiệt độ 38,5oC, khả năng khai thác cấp trữ lượng 211 đạt sản lượng 240m3/ngày, cấp tài nguyên 333 đạt 19.119m3/ngày phân bổ tại thị xã Duyên Hải. Lịch sử Nguồn gốc tên gọi Trước đây, vùng đất Trà Vinh còn được gọi là xứ Trà Vang. Tên Trà Vang vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ Môn-Khmer cổ mà dân gian thường gọi là Trah Păng. Tên gọi ấy phản ánh đặc điểm cảnh quan thuở xa xưa của một vùng đất mới được bồi đắp ở ven sông, ven biển, có nhiều vùng trũng, đầm lầy,... Vì vậy, Trà Vinh là tỉnh còn tương đối non trẻ. Thời nhà Nguyễn độc lập Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long được lập ra năm 1832. Vùng đất và tên gọi "Trà Vang", tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này đã có từ trước khi Chúa Nguyễn lập Châu Định Viễn, dựng Dinh Long Hồ vào năm 1732. Như vậy, lúc bấy giờ đất Trà Vinh thuộc Châu Định Viễn. Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long bắt tay ngay vào việc sắp xếp và phân định lại ranh giới các đơn vị hành chính trên toàn quốc. Từ đó, Gia Định phủ được đổi thành Gia Định Trấn. Lãnh thổ Gia Định Trấn được phân chia thành 4 dinh và 1 trấn phụ, vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Vĩnh Trấn. Năm 1803, vua Gia Long cho lập địa đồ các dinh thuộc Gia Định Trấn và đổi Dinh Vĩnh Trấn thành Dinh Hoằng Trấn. Vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Hoằng Trấn. Năm 1808, Gia Long đổi Gia Định Trấn thành Gia Định Thành, Dinh Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh thuộc Trấn Vĩnh Thanh. Năm 1825, vùng đất Trà Vinh được Vua Minh Mạng lập thành Phủ Lạc Hóa trực thuộc Gia Định Thành gồm hai huyện Trà Vinh và Tuân Mỹ. Đến năm 1832, Trấn Vĩnh Thanh được đổi tên là Trấn Vĩnh Long. Sau đó, Vua Minh Mạng cho đổi các trấn thành tỉnh. Vùng đất Nam Bộ được chia thành sáu tỉnh, gọi là "Nam Kỳ lục tỉnh" gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Lúc này, Trà Vinh là một huyện thuộc Phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn. Trên cơ sở phân chia đó, khu vực hành chính lớn Vĩnh Long gồm 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sa Đéc. Tiểu khu Trà Vinh là tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này. Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Tỉnh Trà Vinh là một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Năm 1917, tỉnh Trà Vinh có năm quận là Châu Thành, Bắc Trang, Bàng Đa, Càn Long (ban đầu chữ Càn Long được viết như vậy) và Ô Lắc. Tháng 8 năm 1928, Thống đốc Nam kỳ ra Nghị định phân chia lại địa giới hành chính. Theo đó, tỉnh Trà Vinh bãi bỏ quận Bàng Đa (nhập vào quận Châu Thành) - lỵ sở đặt tại làng Minh Đức, đổi thành Long Đức); đổi tên quận Ô Lắc thành quận Cầu Ngan (ban đầu chữ Cầu Ngan viết như vậy) - lỵ sở dời từ Ô Lắc về làng Minh Thuận; lập quận Tiểu Cần, lỵ sở đặt tại làng Tiểu Cần; dời lỵ sở quận Bắc Trang từ Bắc Trang về Thanh Xuyên; lỵ sở của quận Càng Long đặt tại An Trường (phần đất này nay thuộc thị trấn Càng Long). Tháng 11 năm 1940, Thống đốc Nam kỳ lại có Nghị định đổi tên quận Bắc Trang thành quận Trà Cú. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành một tỉnh có tên là tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tuy nhiên, tên gọi tỉnh Vĩnh Trà không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954, sau đó lại trả về tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh như cũ. Thời Việt Nam Cộng hòa Sau năm 1954, theo phân cấp hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Trà Vinh vẫn gồm 5 huyện là: Càng Long, Châu Thành, Cầu Ngang, Tiểu Cần và Trà Cú. Trong khi đó, theo sự phân chia hành chính của chính quyền kháng chiến ngoài 5 huyện này, tỉnh Trà Vinh lại có thêm thị xã Trà Vinh. Ngày 9 tháng 2 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 16-NV thành lập tỉnh Tam Cần trên cơ sở các quận Vũng Liêm, Trà Ôn, Cầu Kè của tỉnh Vĩnh Long (Trà Ôn, Cầu Kè được tách ra từ tỉnh Cần Thơ và nhập về tỉnh Vĩnh Long từ năm 1948) và quận Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh. Ngày 21 tháng 7 năm 1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập quận Long Toàn thuộc tỉnh Trà Vinh, quận lỵ đặt tại xã Long Toàn. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 143-NV về việc giải thể và sáp nhập tỉnh Tam Cần vào tỉnh Trà Vinh, đồng thời đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình; đổi tên xã Long Đức thành xã Phú Vinh và chọn làm lỵ sở của quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Bình. Theo đó, Vĩnh Bình là một trong 43 tỉnh của "lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa" và là một trong 22 tỉnh của Nam phần Việt Nam Cộng hòa. Lúc này, tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Bình cũng bị đổi tên tên là "Phú Vinh", do lấy theo tên xã Phú Vinh thuộc quận Châu Thành là nơi đặt tỉnh lỵ. Năm 1957, tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh) có 9 quận là Trà Ôn, Vũng Liêm, Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Long Toàn. Đến ngày 14 tháng 1 năm 1967 theo sắc lệnh số 06/SL/ĐUHC chính quyền Đệ Nhị Cộng hoà, tách hai quận Vũng Liêm và Trà Ôn ra khỏi tỉnh Vĩnh Bình để nhập vào tỉnh Vĩnh Long, do đó tỉnh Vĩnh Bình cho đến năm 1975 chỉ còn lại bảy quận: Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Long Toàn. Đồng thời, tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Bình vẫn giữ nguyên tên là "Phú Vinh" cho đến năm 1975. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Vĩnh Bình mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh. Tháng 4 năm 1957, xuất phát từ yêu cầu củng cố lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định sáp nhập huyện Tiểu Cần vào huyện Cầu Kè. Tháng 2 năm 1961, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định tách xã Long Đức (chính quyền Việt Nam Cộng Hòa gọi là xã Phú Vinh) ra khỏi huyện Châu Thành để nhập vào thị xã Trà Vinh. Tháng 2 năm 1962, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định thành lập huyện Duyên Hải có địa giới trùng với quận Long Toàn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1967, Liên Tỉnh ủy Miền Tây cũng quyết định tách hai huyện Vũng Liêm và Trà Ôn từ tỉnh Trà Vinh để nhập về tỉnh Vĩnh Long. Từ giai đoạn này, tỉnh Trà Vinh cơ bản có địa giới hành chính trùng với hiện nay, bao gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Cầu Kè, Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải. Thời Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn duy trì tỉnh Trà Vinh cho đến đầu năm 1976. Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Cửu Long, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vĩnh Long. Năm 1986, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, tỉnh Cửu Long bao gồm thị xã Vĩnh Long (tỉnh lỵ tỉnh Cửu Long), thị xã Trà Vinh và 12 huyện: Bình Minh, Cầu Kè, Cầu Ngang, Càng Long, Châu Thành, Duyên Hải, Long Hồ, Tam Bình, Tiểu Cần, Trà Cú, Trà Ôn, Vũng Liêm. Ngày 05 tháng 5 năm 1992, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết giải thể tỉnh Cửu Long để tái lập tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú.. Ngày 4 tháng 3 năm 2010, chuyển thị xã Trà Vinh thành thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, thành lập thị xã Duyên Hải trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Duyên Hải. Ngày 15 tháng 2 năm 2016, thành phố Trà Vinh được công nhận là đô thị loại II. Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú. Hành chính Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 phường, 10 thị trấn và 85 xã. Ngày 20 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 859/QĐ-TTg về việc công nhận xã An toàn khu tại tỉnh Trà Vinh Ngày 27 tháng 7 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định 1372/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ Kinh tế - xã hội Kinh tế Năm 2018, Trà Vinh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 42 về số dân, xếp thứ 43 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 36 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 14 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.049.800 người dân, GRDP đạt 45.778 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0061 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 44,00 triệu đồng (tương ứng với 1.911 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,56%. Năm 2012, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 13,5% trở lên. Trong đó, giá trị nông nghiệp tăng 2%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 9%, công nghiệp tăng 15%, xây dựng tăng 27,3% và dịch vụ tăng 20%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,325 triệu đồng, tương đương 920 USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, tăng 15,4% so với năm 2011. Thu ngân sách 827 tỷ đồng, tăng 27,2% so năm 2011. Tổng chi ngân sách 4.169 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 8.700 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đặt mục tiêu một số chỉ tiêu xã hội như tạo việc làm mới cho 22.000 lao động, trong đó có 200 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng chiếm 35%. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 3%, trong đồng bào dân tộc Khmer 4%... Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm. Giáo dục Hiện tại toàn tỉnh Trà Vinh có tổng cộng 402 trường học các cấp phổ thông; trong đó, có 184 trường Tiểu học, 143 trường THCS, 75 trường THPT. Ngoài ra, tỉnh còn có 223 trường mẫu giáo, 1 trường liên cấp. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần làm giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng và một số trường nổi tiếng tại Trà Vinh: Trường Đại học Trà Vinh Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh (07 Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, Tp. Trà Vinh) Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh (01 Vũ Đình Liệu, xã Long Đức, Tp. Trà Vinh) Trường THPT Phạm Thái Bường (358 Phạm Ngũ Lão, Phường 1, Tp. Trà Vinh) Trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành (ấp Long Bình, Phường 4, Tp. Trà Vinh) Trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh (287 Phạm Ngũ Lão, Phường 1, Tp. Trà Vinh) Trường THCS Lý Tự Trọng (01 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Tp. Trà Vinh) Trường Tiểu học Lê Văn Tám (41 Tô Thị Huỳnh, Phường 1, Tp. Trà Vinh) Trường THPT Dương Quang Đông (khóm Minh Thuận B, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang) Trường THPT Nguyễn Đáng (Khóm 6, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long) Trường THPT Duyên Hải (02 Đường 3/2, Phường 1, Tx. Duyên Hải) Trường THPT Đại An (DT. 914, xã Đại An, huyện Trà Cú) Trường THPT Trần Văn Long (Đường 30/4, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú). Dân cư Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%), người Khmer (29%) và người Hoa (2%). Dân số Trà Vinh là 1.009.168 người, chiếm 5,84% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2019), trong đó: 17,2% dân số sống ở khu vực đô thị và 82,8% dân số sống ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2019 là 0,06%. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 29,35%. Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù. *Ngôn ngữ phổ biến ở Trà Vinh là tiếng Việt, mặc dù có các dân tộc khác nhưng tiếng nói chung vẫn là tiếng Việt. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau, đạt 913.541 người, nhiều nhất là Phật giáo có 769.990 người, tiếp theo là Công giáo đạt 76.992 người, đạo Cao Đài có 45.226 người, đạo Tin Lành có 634 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 318 người, Hồi giáo chiếm 195 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 142 người. Còn lại các tôn giáo khác như Bửu Sơn Kỳ Hương có 19 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 16 người, Minh Sư Đạo có bảy người Minh Lý Đạo và tôn giáo Baha'i mỗi đạo chỉ có một người. Văn hóa Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hóa đa dạng, đặc biệt là văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hóa khác của người Kinh, người Hoa như Lễ hội nghinh Ông tại Mỹ Long (lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm), Vu lan thắng hội, Tiết Trùng Cửu,... Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hòa quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc trên khu đất rộng 4ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê, trên địa bàn Trà Vinh có tới 142 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại. Đặc điểm chung của văn hóa người Khmer Trà Vinh thường gắn bó với các ngôi chùa Nam tông Khmer và sống rất gần gũi với cây xanh. Riêng tại Thành phố Trà Vinh, có tới trên dưới 15.000 cây, với nhiều chủng loại và trong số đó có rất nhiều cây cổ thụ, với khoảng gần 1.000 cây trên trăm tuổi, được trồng từ thời Pháp. Nhờ cây cối bao bọc, khí hậu ở đây rất mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, với nền văn hóa gắn liền với cây xanh, Trà Vinh được mệnh danh là “thành phố trong rừng xanh”, “thành phố công viên” hay “thành phố cây cổ thụ”. Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer. Lễ hội cúng ông (Phúc Đức Chính Thần, địa phương gọi là "ông Bổn", tiếng Hoa là Bửng Thào Côn) của người Hoa gốc Triều Châu vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè. Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thành phố Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long. Đặc sản ẩm thực Trà Vinh có nhiều món ăn và thức uống đã trở thành đặc sản địa phương như Rượu Xuân Thạnh; Bánh tét Trà Cuôn; Dừa sáp Cầu Kè; Bún nước lèo; Tôm khô Vinh Kim; Bánh canh Bến Có; Bánh ống lá dứa; Nước mắm rươi; Bánh xèo; Cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; Các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; Bánh tráng Ba Se; Mắm kho; Lươn um lá cách; Cá cháy Cầu Quan; Tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ; Chuột đồng khìa nước dừa; Vọp chong nướng lụi; Bánh tráng nướng Giáo Loan (Bánh tráng béo nước cốt dừa); v.v. Giao thông Giao thông đường bộ Toàn tỉnh có 03 quốc lộ chính là 53, 54 và 60, hiện nay đã được nâng cấp lên cấp 3 đồng bằng nối Trà Vinh với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hai tuyến cầu nối tỉnh Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre bao gồm Cầu Đại Ngãi ( chưa hoàn thành) nối 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, Cầu Cổ Chiên ( đã hoàn thành) nối 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre. Đồng thời cũng là 2 trong 4 cầu quan trọng trên tuyến quốc lộ 60, các cầu khác là cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông. Từ tỉnh lỵ Trà Vinh đi đường bộ đến Thành phố Hồ Chí Minh 200 km ( theo tuyến QL.53, đường sang tỉnh Vĩnh Long) và 120km ( tuyến QL.60, đường sang tỉnh Bến Tre) , đến thành phố Cần Thơ 80 km, đến khu du lịch Biển Ba Động 60 km. Quốc lộ 53 nối liền các thị trấn trong tỉnh với Thành phố Trà Vinh và thành phố Vĩnh Long. Đây là một trong những tuyến đường bộ nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Giao thông đường thủy Trà Vinh có bờ biển dài trên 65 km, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cổ Chiên (Cung Hầu) và Định An rất thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy. Từ Trà Vinh đi Bến Tre, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh theo tuyến sông Tiền rất thuận lợi, từ biển Đông đi qua kênh đào Trà Vinh đến cảng Cần Thơ là tuyến vận tải đường thủy chính của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long để thông thương với quốc tế. Biển số xe cơ giới trong tỉnh Biển kiểm soát xe môtô Thành phố Trà Vinh: 84-B1 XXX.XX; 84-B2 XXX.XX; 84-C1 XXX.XX Huyện Châu Thành: 84-D1 XXX.XX Huyện Cầu Ngang: 84-E1 XXX.XX Thị xã Duyên Hải: 84-F1 XXX.XX Huyện Trà Cú: 84-G1 XXX.XX Huyện Tiểu Cần: 84-H1 XXX.XXX Huyện Cầu Kè: 84-K1 XXX.XX Huyện Càng Long: 84-L1 XXX.XX Huyện Duyên Hải: 84-M1 XXX.XX. Tỉnh kết nghĩa Tỉnh Thái Bình, Việt Nam Phong trào kết nghĩa Bắc - Nam là động viên dân và quân miền Bắc thi đua sản xuất và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam. Tỉnh Trà Vinh( lúc bấy giờ là tỉnh Vĩnh Trà bao gồm tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long ngày nay) trở thành tỉnh kết nghĩa của tỉnh Thái Bình vào ngày 20 tháng 3 năm 1960. Hình ảnh Danh nhân Chính trị, quân sự Nguyễn Thiện Thành (1919 - 2013), quê ở huyện Càng Long, một cựu sỹ quan cao cấp Quân đội, hàm đại tá, nguyên Phó Chủ nhiệm quân y, cục Hậu cần Quân giải phóng miền Nam, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư - Bác sĩ trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Thống Nhất (Tân Bình, TP. HCM). Ông là người đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp Filatov (bào chế nhau thai thành thuốc) trị sốt rét cho bệnh binh (1951), ông cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa. Phạm Thái Bường (1915 - 1974), bí danh Lê Thành Nhân, quê ở huyện Càng Long, là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Út Tịch (1931 - 1968), tên thật là Nguyễn Thị Út, quê ở huyện Cầu Kè, là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm Người mẹ cầm súng. Bà là tác giả của câu nói nổi tiếng: "Còn cái lai quần cũng đánh". Nguyễn Đáng (1925 - 1984), quê ở huyện Càng Long, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Phân ban chỉ đạo Binh vận hai tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh, Phó Tư lệnh Mặt trận miền Tây, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V và liên tục trong ba nhiệm kỳ Đại hội Tỉnh Đảng bộ (I, II, III), Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long. Ông được Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương "Lao động quên mình". Dương Quang Đông (1902 - 2003), tên thường gọi Năm Đông, quê ở huyện Cầu Ngang, là một nhà cách mạng người Việt Nam, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kì. Ông là người đầu tiên tham gia Công hội đỏ do Tôn Đức Thắng thành lập, ông cũng là vị thuyền trưởng đầu tiên lái "Con tàu không số" mở đường biển sang Thái Lan (con đường xuyên Tây huyền thoại - tiền thân của Đường Hồ Chí Minh trên biển) để thu mua vũ khí chuyển về Nam Bộ. Thạch Thị Thanh (1901 - 1972), quê ở huyện Cầu Kè, tên thường gọi Ba Thanh, là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, bà hy sinh trong lúc đưa du kích sang sông do địch ném bom. Huỳnh Văn Sao (1912 - ?), quê ở thành phố Trà Vinh, là Máy trưởng của các "Con tàu không số" Đoàn 759, ông được truy tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011. Lê Văn Lòng (1921 - ?), bí danh Hai Tranh, quê ở huyện Duyên Hải, là người lãnh đạo đơn vị B22 - Bến Trà Vinh (Đoàn Tàu Không Số) tiếp nhận, đảm bảo an toàn cho vũ khí và thiết bị phục vụ chiến trường miền Nam (số vũ khí này được chuyển đến chiến trường Vĩnh Trà và Bến Tre). Ông được truy tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011. Hồ Đức Thắng (? - 2005), bí danh Hồ Thọ (Hồ Lộc), quê ở thị xã Duyên Hải, nguyên Phó chính ủy công tác ở Công xưởng Nhà Bè thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân đóng tại TP. HCM, ông là một trong ba người đầu tiên của Đoàn Tàu Không Số được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967. Hồ Thị Nhâm (1947 - 1972), quê ở huyện Càng Long, tên thường dùng Tám Nhâm, là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. "Ai về Trà Vinh, có nghe tiếng mìn của Hồ Thị Nhâm" là lời của nhạc sĩ Huỳnh Thanh Hải ngợi ca những chiến công bất tử của người chiến sĩ 25 tuổi đời, 6 tuổi quân Hồ Thị Nhâm. Thạch Ngọc Biên (1917 - 1953), quê ở huyện Trà Cú, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2008. Sơn Ton (1930), quê ở huyện Trà Cú, được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi. Lâm Sắc (1919 - 2008), quê ở huyện Trà Cú, bí danh Hai Dựng, ông từng là đại biểu HĐND khóa II, đại biểu Quốc hội khóa IX. Năm 1976, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Kiên Thị Nhẫn (1950 - 1971), quê ở huyện Châu Thành, là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, bà bị trúng đạn pháo kích của địch bắn chặn và hy sinh trên đường dự Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn Miền. Thạch Thị Phinh (1932 - 1962), quê ở huyện Duyên Hải, nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trung kiên, bất khuất đã dũng cảm hy sinh ở độ tuổi 30. Trung tướng Sơn Cang (1948 - 2022), quê ở huyện Duyên Hải, ông từng giữ chức Phó tổ trưởng tổ chuyên gia Công an thuộc Đoàn chuyên gia Việt Nam giúp chính quyền tỉnh Kom-pong-speu (Cam-pu-chia), ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2014. Nguyễn Thiện Nhân (1953), quê ở huyện Càng Long, là một chính trị gia, Giáo sư Kinh tế và Tiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông cũng từng giữ chức Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2013 - 2017), Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006 - 2010), Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là con trai của Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành. Văn học, nghệ thuật NSND - Soạn giả Viễn Châu (1924 - 2016), hay Danh cầm Bảy Bá, tên thật là Huỳnh Trí Bá, quê ở xã Đôn Châu, huyện Trà Cú (nay thuộc huyện Duyên Hải). Ông được mệnh danh là ông "Vua Vọng cổ", là người khai sinh ra thể loại Tân cổ giao duyên. Sáng tác của ông lên đến 2000 bài vọng cổ, 50 vở cải lương cùng nhiều bài vọng cổ hài, trong đó tiêu biểu có thể kể đến các bài vọng cổ như Tình anh bán chiếu, Cô gái bán sầu riêng, Lá trầu xanh, Anh đi xa cách quê nghèo, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Tư Ếch đại chiến Văn Hường... cùng các vở cải lương như Chuyện tình Lan và Điệp, Chuyện tình Hàn Mạc Tử, Tình mẫu tử, Nát cánh hoa rừng... Nhờ sự sáng tác "đo ni đóng giày" của Viễn Châu mà nghệ sĩ được nhiều khán giả chú ý hơn như NSND Út Trà Ôn, NSND Ngọc Giàu, NSND Lệ Thủy, NSUT Mỹ Châu, Vua vọng cổ hài Văn Hường, Hề Sa... Ngọc Trinh, là một hoa hậu, người mẫu, diễn viên và doanh nhân thành đạt người Việt Nam. Cô từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam Hoàn cầu 2011. Ngô Thanh Vân (hay còn gọi là NTV, NTV Virus, Chị Ba) (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1979 tại xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh), còn được biết đến với nghệ danh tiếng Anh là Veronica Ngo, là một nữ đạo diễn, nhà sản xuất phim, diễn viên, ca sĩ, vũ công, người mẫu ảnh và giám đốc sáng tạo người Việt Nam. Thanh Thức (tên đầy đủ là Phạm Thanh Thức, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1984) là một nam người mẫu và diễn viên người Việt Nam. Huỳnh Như (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá nữ đá cho Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam. Phi Phụng (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1964) là một nữ diễn viên điện ảnh, diễn viên truyền hình, diễn viên kịch nói và nghệ sĩ hài nổi tiếng người Việt Nam. Bà được giới trẻ biết đến nhiều hơn qua loạt phim truyền hình, phim Điện ảnh Việt Nam và sitcom hài như Cái bóng bên chồng, Tiệm bánh Hoàng tử bé, Gia đình là số 1. Chú thích Liên kết ngoài Trà Vinh Website Tỉnh Trà Vinh Từ gốc Khmer Tỉnh ven biển Việt Nam
11248
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3c%20Tr%C4%83ng
Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Năm 2018, Sóc Trăng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân, xếp thứ 38 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 51 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.315.900 người dân, GRDP đạt 49.346 tỉ Đồng (tương ứng với 2,1432 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%. Nguồn gốc tên gọi Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok (ស្រុក) tức là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃ្លាំង) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang (ស្រុកឃ្លាំង) mang ý nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng đổi thành Sông Trăng, dịch theo Hán tự là Nguyệt Giang (月江), nên Sóc Trăng gọi là Nguyệt Giang tỉnh. Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: Cũng theo Lê Hương, tên gọi Sóc Trăng đọc trại từ Srok Tréang trong tiếng Khmer, có nghĩa là "vùng đất lau sậy" hay "Bãi Sậy". Lí do là vì xưa kia lau sậy hoang mọc nhiều ở vùng này. Lịch sử Thời phong kiến Vùng Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc, phường 10 nửa cuối thế kỷ 18 đã bắt đầu được sáp nhập vào lãnh thổ xứ Đàng Trong của Việt Nam. Ban đầu vùng Sóc Trăng (Ba Thắc) thuộc dinh Vĩnh Trấn, (sau đổi thành trấn Vĩnh Thanh), phủ Gia Định của Đàng Trong. Đại Nam nhất thống chí viết rằng: Đất Ba Thắc (sau là phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang) nguyên là đất Cao Miên, đến đầu thời trung hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh (tức là khoảng sau năm 1788, sau khi lấy lại được vùng đất Nam Hà (Miền Nam Việt Nam) từ tay nhà Tây Sơn), Nguyễn Ánh lập đất đó thành phủ An Biên và cho người Man (người Cao Miên) lập đồn điền ở đây. Đến năm Nhâm Tý (1792) Nặc Ấn (Ang Eng tức Narayanaraja III (1779-1796)) từ Xiêm La trở về Cao Miên. Nguyễn Ánh cắt đất Ba Thắc trả về cho Nặc Ấn. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), quan phiên (người Cao Miên) là Trà Long xin đặt quan cai trị [đất ấy], Minh Mạng liền đổi tên phủ là Ba Xuyên và cho đặt chức an phủ sứ để quản phủ này. (Phủ An Biên (thuộc dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ)) này là khác với phủ An Biên của tỉnh Hà Tiên nhà Nguyễn chỉ mới đặt ra vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826)) Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu viết: Như vậy, đất Ba Thắc của Cao Miên, bắt đầu thuộc chúa Nguyễn (do Nặc Ong Nhuận (Ang Tong tức vua Ramathipadi II), (khoảng năm 1756-1757) dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với đất Trà Vinh) giai đoạn 1757-1792; rồi lại về Cao Miên giai đoạn 1792-1835 (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19); từ sau năm 1835 vùng đất Ba Thắc (tiền thân của Sóc Trăng) mới hoàn toàn thuộc vào lãnh thổ Đại Nam (tức Việt Nam) (giai đoạn 1835-1867 đất Ba Thắc trở thành phủ Ba Xuyên thuộc tỉnh An Giang nhà Nguyễn). Năm 1840, vua Minh Mạng đổi chức An phủ sứ thành Tri phủ, cử người Kinh đảm trách. Phủ Ba Xuyên lúc này tục gọi là Sóc Trăng, có 3 huyện Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Sơn Nam viết: Thời Pháp thuộc Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15 tháng 7 năm 1867, Pháp đổi hạt thanh tra Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng, gồm 11 tổng; do Bertaux Levillain làm Chủ hạt đầu tiên (1867 - 1868). Ngày 05 tháng 6 năm 1871, Chủ hạt Sóc Trăng là Lahagre đồng ý nhận thêm hạt Long Xuyên tách ra từ hạt Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, hạt Long Xuyên được trả về cho hạt Rạch Giá. Từ ngày 05 tháng 1 năm 1876, các hạt thanh tra được đổi thành hạt tham biện, các thôn được gọi là làng. Chủ tỉnh lúc đó là Rossigneux. Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sóc Trăng trở thành tỉnh Sóc Trăng.. Tỉnh lỵ Sóc Trăng đặt tại làng Khánh Hưng thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Châu Thành. Viên chủ tỉnh đầu tiên là Gustave H. Delanoue (1900 - 1901). Ngày 10 tháng 9 năm 1906, tỉnh Sóc Trăng có 3 quận là Phú Lộc, Kế Sách, Bàng Long; chủ tỉnh là Laffont. Ngày 30 tháng 8 năm 1916, quận Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng được thành lập. Ngày 01 tháng 3 năm 1926, quận Bàng Long được đổi tên thành quận Long Phú. Ngày 10 tháng 12 năm 1926, Chủ tỉnh Sóc Trăng là Maurice Esquivillon đổi tên quận Phú Lộc thành quận Thạnh Trị. Ngày 19 tháng 11 năm 1929, Pháp hủy bỏ tất cả các Nghị định thành lập quận trước đó, giao cho một ban nghiên cứu chia lại các quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1930, tỉnh Sóc Trăng được chia thành 3 quận là Châu Thành, Kế Sách và Long Phú. Năm 1941, Thống đốc Nam Kỳ quyết định thành lập lại quận Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Năm 1948, tỉnh Sóc Trăng nhận thêm huyện Vĩnh Châu do tỉnh Bạc Liêu giao cho. Chính quyền Việt Minh nhập huyện Vĩnh Châu vào địa bàn huyện Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng còn nhận thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và tỉnh Cần Thơ giao qua như: Mỹ Qưới, Hương Qưới, Vĩnh Qưới, Lộc Hòa, Long Trị, Long Tân, Tân Long, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú (của tỉnh Rạch Giá) và Tân Phước Hưng (của tỉnh Cần Thơ). Năm 1954, tỉnh Sóc Trăng lại trao trả huyện Vĩnh Châu về cho tỉnh Bạc Liêu quản lý trở lại như trước. Giai đoạn 1954-1975 Việt Nam Cộng hòa Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sóc Trăng và tỉnh lỵ Sóc Trăng như thời Pháp thuộc. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Sóc Trăng thành 8 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Long Mỹ, Bãi Xàu, Bố Thảo và Lịch Hội Thượng. Trong đó, quận Long Mỹ được tỉnh Sóc Trăng nhận từ tỉnh Rạch Giá. Tuy nhiên, không lâu sau quận Long Mỹ lại được giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập bao gồm phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại đổi tên là Khánh Hưng. Tỉnh lỵ Khánh Hưng lấy theo tên xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau năm 1958 là quận Mỹ Xuyên) vốn là nơi đặt tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên. Năm 1957, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Bố Thảo (cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ), Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long (cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ). Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Huỳnh Văn Tư giao quận Kế Sách cho tỉnh Phong Dinh (tức tỉnh Cần Thơ trước đó) quản lý. Ngày 13 tháng 1 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, địa giới hành chính tỉnh Ba Xuyên có sự điều chỉnh. Theo đó, quận Châu Thành đổi tên thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hoà, giải thể quận Lịch Hội Thượng và quận Vĩnh Châu. Các tổng và xã của các quận cũng có sự điều chỉnh quận Thạnh Trị còn 2 tổng Thạnh An, Thạnh Lộc, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước. Ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Trần Thanh Bền nhận lại quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh. Ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu. Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho tỉnh Chương Thiện. Lúc này, quận Phước Long cũng bị chia ra thành hai quận có tên là quận Phước Long và quận Kiến Thiện cùng thuộc tỉnh Chương Thiện. Sắc lệnh số 245-NV ngày 8 tháng 9 năm 1964 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh Ba Xuyên cho vùng đất này đến năm 1975. Ngày 11 tháng 12 năm 1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng. Ngày 11 tháng 7 năm 1968, lập quận Hòa Tú. Ngày 16 tháng 6 năm 1969, lập quận Ngã Năm. Năm 1973, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ nguyên tên là "Khánh Hưng" cho đến năm 1975. Các viên Chủ tỉnh Ba Xuyên (1950 - 1975): Lê Văn Thọ: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng được bổ nhiệm từ ngày 23.02.1950 đến ngày 04.03.1953. Lương Khắc Nhạc: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng, từ ngày 04.03.1953 đến 18.05.1954. Nguyễn Văn Ngân: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng, từ ngày 18.05.1954 đến 12.04.1955. Dương văn Đức: Đại tá, từ 122.04.1955 đến ngày 12.03.1956. Huỳnh Văn Tư: Trung tá,  từ ngày 12.03.1956  đến  05.03.1957. Lê Quang Hiền: Trung tá, từ 05.03.1957 đến 24.03.1958. Trần Thanh Bền: Thiếu tá, từ 24.03.1958 đến 20.01.1959. Hoàng Mạnh Thường: Thiếu tá, từ 20.01.1959 đến 12.10.1961. Nguyễn Ngọc Tháng: Thiếu tá, từ ngày 12.10.1961 đến 17.07.1962. Nguyễn Linh Chiêu: Trung tá, từ ngày 17.07.1962 đến 27.11.1963. Nguyễn Thanh Hoàng: Trung tá,từ 27.01.1963 đến 14.04.1964. Đào Ngọc Diệp: Thiếu tá, từ ngày 14.04.1964 đến 29.10.1964. Phạm Văn Út: Đại tá, từ 29.10.1964 đến 08.07.1965. Nguyễn Ngọc Điệp: Trung tá, từ 08.07.1965 đến 11.11.1965. Huỳnh Thao Lược: Trung tá, từ 11.11.1965 đến 11.03.1968. Quách Huỳnh Hà: Trung tá, từ 11.03.1968 đến 1972. Liêu Quang Nghĩa: Đại tá, từ 1972 đến 30.04.1975. Chính quyền Cách mạng Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng. Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, lấy tên là huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. Năm 1958, huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng được giao về cho tỉnh Cần Thơ quản lý đến năm 1976. Đầu năm 1961, chính quyền Cách mạng thành lập thêm huyện Mỹ Xuyên trên cơ sở tách một số xã của huyện Thạnh Trị và huyện Châu Thành. Năm 1962, huyện Giá Rai được giao cho tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định giải thể huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, tái lập huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi. Tháng 8 năm 1966, huyện Long Phú được chia thành 2 huyện: Long Phú và Lịch Hội Thượng. Trong giai đoạn 1964-1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến năm 1976. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh. Từ năm 1976 đến nay Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Châu Thành (thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ) được đổi tên thành huyện Mỹ Tú, do tỉnh Hậu Giang lúc này đã có huyện Châu Thành vốn trước đó thuộc tỉnh Cần Thơ. Tỉnh Hậu Giang lúc này gồm có thành phố Cần Thơ (tỉnh lỵ), thị xã Sóc Trăng và 12 huyện: Châu Thành, Kế Sách, Long Mỹ, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang lúc đó là thành phố Cần Thơ. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Sóc Trăng (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung. Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Ngã Năm trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Thạnh Trị. Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP về việc thành lập huyện Châu Thành trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Mỹ Tú. Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP về việc thành lập huyện Trần Đề trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai huyện Long Phú và Mỹ Xuyên. Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về việc thành lập thị xã Vĩnh Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Vĩnh Châu. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 133/NQ-CP về việc thành lập thị xã Ngã Năm trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Ngã Năm. Tỉnh Sóc Trăng có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện như hiện nay. Địa lý Vị trí địa lý Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí địa lý: Phía đông và đông nam giáp Biển Đông Phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long Phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang. Các điểm cực của tỉnh Sóc Trăng Điểm cực Bắc tại: xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách Điểm cực Nam tại: xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu Điểm cực Tây tại: xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm Điểm cực Đông tại: xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung Địa hình Địa hình trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc, với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Khí hậu Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,8 °C, ít khi bị bão lũ Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10 Độ ẩm trung bình là 83%. Các điều kiện khí hậu như trên thuận lợi phát triển trồng cây lúa và các loại hoa màu khác. Sông ngòi Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp. Tài nguyên đất Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, đậu nành, bắp,... các loại rau màu như: hành, tỏi,... các loại cây ăn trái như: bưởi, xoài, sầu riêng,... Hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13% Đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43% Đất nuôi trồng thủy sản 54.373 ha chiếm 16,42% Đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng. Đất đai tại Sóc Trăng có thể chia thành 4 nhóm chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất nhân tác. Điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chung cũng đang gặp phải khó khăn như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong Mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung,... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tài nguyên rừng Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với các loại cây chính như Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Tài nguyên biển Sóc Trăng còn có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thủy hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. Hành chính Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã. {|class= "wikitable" style="font-size:90%; width:100%; border:0; text-align: center; line-height:120%;" |- !style="background:#e5e4e2; color: #0047ab; height:17px; "|Đơn vị hành chính cấp Huyện !style="background: #96c; color:#7fffd4;"|Thành phố Sóc Trăng !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Thị xã Ngã Năm !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Thị xã Vĩnh Châu !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Châu Thành !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Cù Lao Dung !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Kế Sách !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Long Phú !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Mỹ Tú !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Mỹ Xuyên !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Thạnh Trị !style="background: #96c; color:#7fffd4;"| Huyện Trần Đề |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Diện tích (km²) |style="background: beige; color:#000;" | 76,01 |style="background: beige; color:#000;" | 242,15 |style="background: beige; color:#000;" | 468,71 |style="background: beige; color:#000;" | 236,29 |style="background: beige; color:#000;" | 264,82 |style="background: beige; color:#000;" | 352,83 |style="background: beige; color:#000;" | 263,72 |style="background: beige; color:#000;" | 368,19 |style="background: beige; color:#000;" | 373,71 |style="background: beige; color:#000;" | 287,47 |style="background: beige; color:#000;" | 377,97 |- !style="background:#9cc; color:navy; height:16px; "|Dân số (người) |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 137.290 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 74.107 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 164.663 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 95.178 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 58.298 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 149.141 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 94.245 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 90.515 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 150.151 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 73.589 |style="background: #ACE1AF; color: black; " | 112.451 |- !style="background:#9cc; color:navy; "|Mật độ dân số (người/km²) |style="background:#ccf; color:#000;" | 1.806 |style="background:#ccf; color:#000;" | 306 |style="background:#ccf; color:#000;" | 351 |style="background:#ccf; color:#000;" | 403 |style="background:#ccf; color:#000;" | 220 |style="background:#ccf; color:#000;" | 423 |style="background:#ccf; color:#000;" | 357 |style="background:#ccf; color:#000;" | 246 |style="background:#ccf; color:#000;" | 402 |style="background:#ccf; color:#000;" | 256 |style="background:#ccf; color:#000;" | 298 |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Số đơn vị hành chính |style="background: lavender; color:#000;"| 10 phường |style="background: lavender; color:#000;"| 3 phường, 5 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 4 phường, 6 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 7 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 7 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 11 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 9 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 8 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 1 thị trấn, 10 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 8 xã |style="background: lavender; color:#000;"| 2 thị trấn, 9 xã |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Năm thành lập |style="background: beige; color:#000;"|2007 |style="background: beige; color:#000;"|2013 |style="background: beige; color:#000;"|2011 |style="background: beige; color:#000;"|2008 |style="background: beige; color:#000;"|2002 |style="background: beige; color:#000;"|1906 |style="background: beige; color:#000;"|1926 |style="background: beige; color:#000;"|1976 |style="background: beige; color:#000;"|1976 |style="background: beige; color:#000;"|1976 |style="background: beige; color:#000;"|2009 |- !style="background:#9cc; color:navy; height:16px; "| Loại đô thị |style="background: #ACE1AF; color: black; " | II |style="background: #ACE1AF; color: black; " | IV |style="background: #ACE1AF; color: black; " | IV |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |style="background: #ACE1AF; color: black; " | |- !style="background:#9cc; color:navy; "| Năm công nhận |style="background:#ccf; color:#000;" | 2022 |style="background:#ccf; color:#000;" | 2010 |style="background:#ccf; color:#000;" | 2010 |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |style="background:#ccf; color:#000;" | |- |colspan="14" style="text-align: center; font-size:90%;"|Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2019 |} Kinh tế Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh chuyển biến tích cực; tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%; có 16/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết và 3/20 chỉ tiêu đạt 99% chỉ tiêu nghị quyết năm. Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, trong đó diện tích lúa đặc sản chiếm 50% tổng diện tích, tổng sản lượng lúa cả năm là 2,13 triệu tấn; chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy mô đàn giảm nhưng tập trung phát triển và chất lượng; sản lượng thủy, hải sản đều tăng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đều tăng so cùng kỳ; hoạt động thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, năm 2018 tỉnh đã tiếp xúc và làm việc với 141 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký thực hiện 141 dự án; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vượt dự toán. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; các hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, thiết thực chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm và sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và cả nước; chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; giáo dục mầm non, giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh; công tác phòng, chống dịch, khám chữa bệnh được chủ động triển khai thực hiện, tình hình dịch bệnh ở người cơ bản được kiểm soát. Các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; giải quyết việc làm, giảm nghèo vượt chỉ tiêu kế hoạch; trong năm 2018 toàn tỉnh có 11.281 hộ thoát nghèo, hiện nay còn 27.267 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 8,43%. An ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; công tác thanh tra, tư pháp, cải cách hành chính được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện. Năm 2019, tỉnh đạt và vượt 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt Nghị Quyết, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,3%. Cơ cấu kinh tế khu vực I - II - III tương ứng là 37,77% - 17,82% - 44,41%; trong đó, khu vực I tăng 4,8%, khu vực II tăng 10,82%, khu vực III tăng 8,14%. Các địa phương gieo trồng 61.004 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng 2,62% so cùng kỳ; diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng 11,6 ha. Diện tích cây ăn trái 31.370 ha, tăng 6,37%; trong đó có 265,8 ha áp dụng mô hình sản xuất VietGAP, với 5 ha vú sữa và 10 ha bưởi áp dụng mô hình liên kết tiêu thụ. Trên địa bàn tỉnh có 302 trang trại chăn nuôi; trong đó có 2 trang trại nuôi gà và 1 trang trại nuôi heo ứng dụng công nghệ cao. Toàn tỉnh có trên 687 ha diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với mật độ khoảng 200-500 con/m2. Tổng sản lượng thủy sản 281.352 tấn, tăng 7,81%, trong đó sản lượng tôm nước lợ là 150.350 tấn, tăng 12,4%. Trong năm, tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tính đến nay, toàn tỉnh có 42 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, có 26 xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên; 12 xã còn lại đạt từ 12 đến 14 tiêu chí. Tính bình quân trên toàn tỉnh, mỗi xã đạt 16,85 tiêu chí. Xã hội Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt 1.199.555 người, mật độ dân số đạt 300 người/km².Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 388.550 người, chiếm 32,4% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 811.103 người, chiếm 67,6% dân số. Dân số nam đạt 597.922 người, trong khi đó nữ đạt 601.731 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,75 ‰ Sóc Trăng là địa bàn cư trú của ba dân tộc chính là dân tộc Kinh (774.807 người), Hoa, Khmer cùng với nhiều dân tộc khác Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt 688.461 người, nhiều nhất là Phật giáo có 662.990 người, tiếp theo là Công giáo đạt 13.607 người, đạo Cao Đài có 7.260 người, đạo Tin Lành có 3.770 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam chiếm 468 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 255 người. Còn lại là các tôn giáo khác như Hồi giáo có 99 người, Minh Lý Đạo có tám người, Minh Sư Đạo và Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi đạo chỉ có hai người. Y tế Ngành y tế tại tỉnh Sóc Trăng tương đối đồng nhất. Ở các đơn vị hành chính cấp huyện đều có các trung tâm y tế, trạm y tế. Các bệnh viện lớn và Trung tâm y tế huyện như: Các bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Chuyên khoa Sản - Nhi Sóc Trăng, Bệnh viện Chuyên Khoa 27 tháng 2, bệnh viện 30 tháng 4 Sóc Trăng, Quân Dân Y Sóc Trăng. Các Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố: Kế Sách, Châu Thành, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và thành phố Sóc Trăng. Trên địa bàn toàn tỉnh có 125 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 05 bệnh viện, 11 trung tâm y tế và 109 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.231 giường, trong đó các bệnh viện có 1.460 giường, phòng khám phòng khám đa khoa khu vực có 190 giường, trạm y tế có 581 giường . Giáo dục - đào tạo Hệ thống giáo dục - đào tạo tại Sóc Trăng có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, đáp ứng giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có 422 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008: Tổng số học sinh phổ thông đạt 206.550 học sinh, trong đó: Cấp TH là 114.639 học sinh Cấp THCS là 64.216 học sinh Cấp THPT là 27.695 học sinh Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đạt 12.286 người, trong đó: Giáo viên TH là 6.373 người Giáo viên THCS là 4.091 người Giáo viên THPT là 1.822 người. Các trường Cao đẳng ở Sóc Trăng gồm: Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. Văn hóa Với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng"'', thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội của người Kinh, Hoa, Khmer và số ít người Chăm. Lễ hội Năm 2013, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival Đua Ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức 2 năm một lần. Lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng), được tổ chức đua ghe vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội Loi -Pro tip - lễ hội thả đèn nước trên sông Maspero tại trung tâm thành phố Sóc Trăng Lễ Sen Đôlta (thờ cúng tổ tiên của người Khmer) Lễ Chol Chnăm Thmây (Vào năm mới),... Lễ Nghinh Ong (ở Trần Đề) Thanh minh (của người Kinh và Hoa). Lễ hội thí vàng (tháng 7), chủ yếu là tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống. Lễ kỳ yên ở các đình chùa. Mỗi làng xã người Việt, người Hoa thường có đình chùa và được tổ chức vào khoảng 3 ngày liên tiếp trong năm tùy đình chùa đó. Lễ hội chính là cúng thần và trình diễn cải lương. Di tích Sóc Trăng là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Nổi tiếng thì phải kể đến Chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa Bốn Mặt (chùa Barai), chùa Quan Âm linh ứng, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác... Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ, thánh thất... Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét): Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970). Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200 kg hai cây nến nhỏ nặng 100 kg và ba cái đỉnh bằng đất mỗi cái cao 2m. Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm. Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi): Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm . Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1h,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn): Chùa được xây dựng vào năm 1875, chùa thờ ông bổn (Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người Hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng. Khu căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Đền thờ Bác Hồ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung Đặc sản Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến như: Các loại quà - bánh: Bánh pía Vũng Thơm, bánh phồng tôm, bánh ống, bánh dứa, cốm dẹp, mè láo, bánh in Cổ Cò, bánh cống Đại Tâm, bánh gừng, xá bấu (củ cải muối Vĩnh Châu, có ba loại là xá bấu mặn, xá bấu ngọt, xá bấu chua ngọt), lạp xưởng Bún: Bún nước lèo, bún xào, bún gỏi dà (bún gỏi già), bò nướng ngói Mỹ Xuyên. Khô: Khô trâu Thạnh Trị, khô heo Lịch Hội Thượng, khô cá Trần Đề Mắm: Mắm chiên Ngã Năm, mắm cá rô không xương Nông thủy sản: hành tím Vĩnh Châu, nhãn tím Kế Sách, cá bống sao Cù Lao Dung Du lịch Ngoài chùa chiền và các lễ hội đặc sắc. Sóc Trăng còn có những địa điểm tham quan như: Hồ Nước Ngọt: khu công viên văn hóa này rộng khoảng 20ha, tọa lạc trên đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng. Chợ nổi Ngã Năm: nằm tại trung tâm thị xã Ngã Năm. Vườn cò Tân Long: nằm tại xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, vườn cò này do gia đình ông Huỳnh Văn Mười quản lý. Với diện tích rộng khoảng 1,5ha, được che phủ bởi những bụi tre, hàng dừa đã tạo nên một môi trường tự nhiên lí tưởng cho loài cò. Cùng với sự chăm nom của ông Mười, nơi này hình thành một sân chim với hàng vạn con cò, vạc sinh sống hòa thuận. Đại gia đình chim gồm: cò gà, cò trắng tinh, cò đầu đỏ, cò trâu, cồng cộc, vạc,... Cồn Mỹ Phước: nằm gần cuối hạ lưu sông Hậu, thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Với khí hậu, thổ nhưỡng, sông nước đặc thù khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên cồn Mỹ Phước là môi trường thích hợp để các loại cây ăn trái phát triển. Thời điểm cồn Mỹ Phước đón nhiều du khách nhất là dịp diễn ra Lễ hội Sông nước Miệt vườn (trong 2 ngày mồng 4 và mồng 5 tháng 5 (âm lịch) hàng năm), với các hoạt động như: nghi thức, nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ, hội thi làm bánh xèo, hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội thảo về cây ăn trái, hội thảo sông nước miệt vườn, đua thuyền rồng, đua ca nô, đua vỏ lãi, nhảy bao, đập nồi... Hồ Bể: Thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Hồ Bể là một bãi biển vừa được khai phá giữa vùng trồng rừng phòng hộ ven biển. Bãi biển dài 5 cây số, vẫn còn mộc mạc, hoang sơ, thích hợp cho những chuyến thư giãn cuối tuần. Khu vực Hồ Bể còn là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều giống loài thủy sản có giá trị. Từ lâu, khu vực này đã hình thành nên những bãi cua biển, nghêu, sò huyết giống... đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Sự phong phú về nguồn lợi thủy sản nơi đây luôn được gắn liền với công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Điểm du lịch sinh thái Mỏ Ó cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 30km về phía Đông Nam, nằm gần cửa sông Mỹ Thanh và Trần Đề thuộc khu vực biển Đông, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, nơi đây có diện tích rừng tự nhiên trên 260 ha, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim chóc,  bò sát và hải sản quý hiếm (rắn, rùa, cua, cò, cá...). Giao thông Sóc Trăng là tỉnh có vị trị địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế, xã hội. Trên địa bàn 5 tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 60, Đường Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ 61B và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn có hơn 3.700 km. Mạng lưới đường ô tô khá dài chiếm khoảng 129 km. Toàn tỉnh hiện có 8 tuyến xe buýt, trong đó các tuyến gồm: Tuyến 1: TP. Sóc Trăng - Thạnh Trị - TX. Ngã Năm Tuyến 2: TP. Sóc Trăng - Châu Thành - TP. Ngã Bảy (Hậu Giang) Tuyến 3: TP. Sóc Trăng - Long Phú - Đại Ngãi Tuyến 4: TP. Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề) Tuyến 5: TP. Sóc Trăng - Kế Sách Tuyến 6: TP. Sóc Trăng - Mỹ Tú Tuyến 7: TP. Sóc Trăng - TX. Vĩnh Châu Tuyến 8: TP. Sóc Trăng - Đại Ngãi - Nhơn Mỹ (Kế Sách) - An Lạc Thôn - TP. Cần Thơ. Toàn tỉnh có 72 km bờ biển, có 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề của Sông Hậu và Mỹ Thanh của Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đường bộ và phát triển kinh tế du lịch. Hình ảnh Chú thích Tham khảo S Từ gốc Khmer Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh ven biển Việt Nam
11249
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng%20Ng%C3%A3i
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ là Thành phố Quảng Ngãi, cách thành phố Hồ Chí Minh 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 146 km về phía Bắc và cách Hà Nội 908 km về phía Bắc tính theo đường Quốc lộ 1. Năm 2018, Quảng Ngãi là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 19 về số dân, xếp thứ 27 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 20 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 13 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.272.800 người dân, GRDP đạt 73.568 tỉ đồng (tương ứng với 3,1951 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 57,8 triệu đồng (tương ứng với 2.510 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,60% Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2 và 6 cửa biển vốn giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất (Bình Sơn - Quảng Ngãi) để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc (Quảng Ngãi), 1 thị xã (Đức Phổ) và 11 huyện trong đó có 1 huyện đảo (Lý Sơn), 5 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi. Các huyện của Quảng Ngãi gồm huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa. Địa lý Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′B đến 15°25′B, từ 108°06′Đ đến 109°04′Đ, tựa vào dãy núi Trường Sơn và có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển là 144 km Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km Phía nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km Phía tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km Phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài đường địa giới khoảng 10 km . Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 884 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 836 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1. Điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25-26,9 °C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng. Đất đai trong địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn theo ngày. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ngãi là 1.231.697 người, mật độ dân số đạt 237 người/km² trong đó dân sống tại thành thị là 201.019 người, chiếm 16,3% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn là 1.030.678 người, chiếm 83,7%. Dân số nam là 611.914 người, trong khi đó nữ là 619.783 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,12 ‰ Tỷ lệ đô thị hóa ở Quảng Ngãi tính đến năm 2023 là 37%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó dân tộc Việt chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là người Hrê với 115.268 người, thứ ba là người Co với 28.110 người, người Xơ Đăng có 17.713 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 tôn giáo khác nhau chiếm 70.454 người, trong đó nhiều nhất là Đạo Tin Lành có 31.996 người, Phật giáo với 23.220 người, Công giáo có 9.226 người, Đạo Cao Đài có 6.000 người, còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo mỗi đạo có ba người, Bà la môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có hai người, ít nhất là Bửu sơn kỳ hương và Bahá'í mỗi đạo có một người.. Lịch sử Thời nhà Lê Năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Tỉnh Quảng Ngãi thuộc Phủ Tư Nghĩa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Ninh lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trang Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều. Năm 1545, Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Năm 1558, Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa (Ngãi) (danh xưng Quảng Nghĩa (Ngãi) lần đầu tiên xuất hiện, phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1771, Khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1776, Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1803, Nhà Nguyễn đổi phủ Hòa Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1832, Tỉnh Quảng Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên). Năm 1834, Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Năm 1884, với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp. Từ thời các chúa Nguyễn (lúc còn là cấp phủ) đến thời nhà Nguyễn độc lập (thời đã là tỉnh Quảng Ngãi), thì Quảng Ngãi luôn là địa phương quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thời đó còn chưa được phân biệt rõ ràng và trực thuộc huyện Bình Sơn Quảng Ngãi), bằng các đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Thế kỷ 20 Từ năm 1909 (thời M. Dodey làm công sứ Quảng Ngãi từ 1907 - 1912) đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi được chia thành 4 phủ là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Mộ Đức, 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha gồm Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ với 27 tổng, 199 "nóc". Từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến 19 tháng 8 năm 1945, tổ chức hành chánh ít thay đổi, nhưng thay đổi trên danh từ Tuần vũ gọi là tỉnh trưởng (lúc này gồm Bửu Trưng, Lê Văn Định), ở huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh, Phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách. Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã. Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sáp nhập hải đảo vào thị xã Đà Nẵng. Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến năm 1971, tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10 quận gồm Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Số xã trong toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã, năm 1970 theo sự sáp nhập của Bộ Nội vụ 122 xã, 319 ấp. Sau Thống nhất đất nước năm 1975 Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ được giải phóng. Ngày 25 tháng 3 năm 1975, tiếp tục giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Ngày 31 tháng 3 năm 1975, đảo Lý Sơn nay là huyện Lý Sơn cũng giải phóng. Tỉnh Nghĩa Bình Ngày 20 tháng 9 năm 1975, theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Tháng 12 năm 1975, Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình. Đồng thời, thị xã Quảng Ngãi hợp nhất với huyện Tư Nghĩa thành thị xã Quảng Nghĩa, hai huyện Nghĩa Hành và Minh Long hợp nhất thành huyện Nghĩa Minh. Lúc này, địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũ có thị xã Quảng Nghĩa và 8 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Minh, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng. Ngày 24 tháng 8 năm 1981, chia thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa, chia lại huyện Nghĩa Minh thành hai huyện Nghĩa Hành và Minh Long. Tái lập tỉnh Quảng Ngãi Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Khi tách ra, tỉnh Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, thành lập huyện đảo Lý Sơn trên cơ sở tách 2 xã thuộc huyện Bình Sơn. Ngày 6 tháng 8 năm 1994, chia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, chia huyện Trà Bồng thành hai huyện Trà Bồng và Tây Trà. Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 112/2005/NĐ-CP chuyển thị xã Quảng Ngãi thành thành phố Quảng Ngãi. Tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố và 13 huyện trực thuộc. Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 1 tháng 2 năm 2020, chuyển huyện Đức Phổ thành thị xã Đức Phổ; sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng. Hành chính Tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện (gồm 1 huyện đảo, 5 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi) với 173 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 8 thị trấn và 148 xã. Kinh tế - xã hội Kinh tế Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 51.224,84 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 9,6% so với năm 2017 và đạt 103,47% kế hoạch năm. Mức tăng trưởng GRDP năm 2018 khá cao nguyên nhân chính là do trong năm 2018 Nhà máy lọc dầu Dung Quất đảm bảo thời gian hoạt động 24/24, không tạm dừng để bảo trì, bảo dưỡng tổng thể như năm 2017 (làm cho sản lượng sản phẩm lọc hoá dầu năm 2017 đạt thấp, kéo theo GRDP năm 2017 đạt thấp). Ngoài ra, các ngành còn lại cũng đạt được những kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào mức tăng chung GRDP năm 2018 của tỉnh. Trong mức tăng chung 9,6% của toàn nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 8.629,25 tỷ đồng, tăng 4,5%, đóng góp 0,80 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 26.868,27 tỷ đồng, tăng 12,07%, đóng góp 6,19 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước đạt 15.727,3 tỷ đồng, tăng 8,4%, đóng góp 2,61 điểm phần trăm. 1 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 không tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 34.157,2 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 8,51% so với năm 2017 và đạt kế hoạch năm (KH: 8,5-9%). Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2018 ước đạt 73.618,48 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 57,81 triệu đồng/năm (tương đương 2.514 USD). Cơ cấu kinh tế năm 2018 có sự chuyển dịch nhưng chậm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,82% trong GRDP, giảm 1,15 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 52,01%, tăng 1,65 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 30,17%, giảm 0,50 điểm phần trăm Về ngành đánh cá, tỉnh có gần 5.500 tàu cá với 7 nghiệp đoàn nghề cá gồm 2.350 đoàn viên (2014). Trong đó 405 tàu đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 4.880 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011 và bằng 47,3% so với kế hoạch năm 2012. Trong đó, sản xuất nông lâm thủy sản đạt 806,4 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.721,0 tỷ đồng, khu vực dịch vụ đạt 1.352,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 12.780,25 tỷ đồng, Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 196,07 triệu USD, Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng ước đạt 9.070 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 3.342,34 tỷ đồng. Ước đến ngày 30 tháng 6 năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 3.638 doanh nghiệp, trong đó có 3.529 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về lĩnh vực chăn nuôi, tại thời điểm ngày 01 tháng 4 tháng 2012, đàn lợn của Quảng Ngãi ước đạt 481 ngàn con, đàn trâu có 60.889 con, đàn bò có 270.395 con, đàn gia cầm có 3,37 triệu con. So với thời điểm 01 tháng 4 năm 2011, đàn lợn giảm 3,9%, đàn trâu tăng 6,8%, đàn bò giảm 3,2%. Bò lai chiếm 48,3% tổng đàn. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 55.102 tỷ đồng tăng 6,7% so với năm 2018, đạt kế hoạch năm. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 29.162,9 tỷ đồng, tăng 7,3%; khu vực dịch vụ ước đạt 16.948,8 tỷ đồng, tăng 7,3%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 8.990,3 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2018. GRDP không tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 37.710,5 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2018. GRDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/người, tương đương 2.868 USD/người, vượt kế hoạch (kế hoạch: 2.682 USD). Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 53,64%; dịch vụ 29,17%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 17,19%. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 20.496 tỷ đồng, vượt 2,5% so với dự toán HĐND tỉnh giao. Công tác xúc tiến đầu tư, huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt kết quả khá. Công tác phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực, đã thành lập mới 756 doanh nghiệp. Giáo dục Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012, số trường trên địa bàn tỉnh được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia gồm có Mầm non 23/206 trường, tiểu học 121/224 trường, Trung học cơ sở là 63/165 trường, Trung học phổ thông là 13/39 trường. Thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ em 05 tuổi đạt 97% kế hoạch. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi có 437 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 35 trường, Trung học cơ sở có 166 trường, Tiểu học có 222 trường, trung học có 4 trường và 10 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 210 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Hệ thống giáo dục Đại học của tỉnh Quảng Ngãi bao gồm: Trường Đại học Phạm Văn Đồng (thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi); Trường Đại học Tài chính Kế toán (thuộc Bộ Tài chính); Trường Đại học Công nghiệp TP HCM chi nhánh Quảng Ngãi (thuộc Bộ Công Thương). Ngoài ra còn có các Trường Cao đẳng bao gồm: Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm; Trường Cao đẳng Công nghệ Dung Quất; Trường Cao đẳng Việt - Hàn; Trường Cao đẳng Quảng Ngãi; Trường Cao đẳng nghề Cơ giới; Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM Chi nhánh Quảng Ngãi. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ngãi có Trường IEC (thành phố giáo dục quốc tế) với cơ sở hạ tầng hiện đại với triết lý giáo dục lãng mạn, hiện đại và có tính quốc tế hóa cao. Ngoài ra còn có một số trường Trung cấp nghề khác... Giao thông Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Bắc - Nam (gồm 10 ga trên địa bàn tỉnh) và đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ 1 qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1 đoạn qua nút giao tại thôn Thạch Trụ, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, qua thị xã Đức Phổ, huyện Ba Tơ nối với tỉnh Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài 18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng. Phía Bắc tỉnh, giáp sân bay Chu Lai thuộc huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Tỉnh Quảng Ngãi có cảng Dung Quất (Bình Sơn). Đây là cảng biển tổng hợp Quốc gia có độ sâu và kín gió lý tưởng, có tổng sản lượng hàng hóa xếp dỡ lớn thứ 5 toàn quốc (năm 2019), có khả năng xếp dỡ hàng lỏng (lọc hóa dầu) và hàng rời. Cụm cảng này có khả năng cho phép đón các loại tàu với các kích cỡ khác nhau tùy theo bến. Đặc biệt, Cảng Hòa Phát Dung Quất đã cho phép cập cảng với tàu có kích thước lên đến đến 200000 DWT nhờ độ sâu và luồng tàu lý tưởng. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng quy mô nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh, Bến Đình (Lý Sơn)… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch​. Văn hóa Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn sông Trà". Quảng Ngãi là quê hương của Tả Tướng Lê Văn Duyệt, người đã 2 lần làm Tổng Trấn Thành - Gia Định; Anh hùng Dân tộc Trương Định, Trương Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung Đình; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi: Nguyễn Vĩ, Bích Khê,Thanh Thảo, Tế Hanh, Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh; Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng; các vị tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam như: Trung tướng Phạm Kiệt, Thượng tướng Trần Văn Trà, Nguyễn Chánh, Thiếu tướng Võ Bẩm ... Các Lễ hội gồm Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền thống... Du lịch Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Thạch Bích Tà Dương, Cổ Luỹ Cô Thôn, Nước Trong – Cà Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh,… những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng. Năm 2015 nhà đầu tư Vingroup đầu tư Trung tâm Thương mại Vincom tại Thành phố Quảng Ngãi nay đã hoàn thành. Năm 2019, nhà đầu tư FLC đã khởi công xây Khu nghỉ dưỡng vùng đất ven biển xã Bình Phú, Bình Châu, huyện Bình Sơn. Dự án này của FLC hiện nay đang bị UBND Tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thu hồi. Ngày 23/06/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) du lịch Quảng Ngãi. Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Ngãi với khẩu hiệu thương hiệu (Tagline) “KHÁM PHÁ QUẢNG NGÃI” - “EXPLORE QUANG NGAI” cùng với hình ảnh đặc trưng du lịch Quảng Ngãi là đảo Lý Sơn và Văn hóa Sa Huỳnh được xây dựng nhằm tạo ra nhận biết về thương hiệu du lịch Quảng Ngãi; tạo ra tương tác, trải nghiệm của du lịch Quảng Ngãi với các nhóm khách hàng mục tiêu trên nhiều nền tảng, nhiều hoạt động, sự kiện thu hút truyền thông; tăng cường liên kết, quảng bá thương hiệu du lịch; lan tỏa hình ảnh du lịch Quảng Ngãi và duy trì hiệu ứng truyền thông dài hạn. Ghi chú Liên kết ngoài Báo Quảng Ngãi Tỉnh ven biển Việt Nam
11252
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng%20B%C3%ACnh
Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh ven biển nằm ở phía nam khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi có con sông Gianh - chia tách Đàng Trong, Đàng Ngoài và Luỹ Thầy do chúa Nguyễn xây dựng trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh. Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã), 159 đơn vị hành chính cấp xã (136 xã, 16 phường và 7 thị trấn). Địa lý Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Bình nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 267 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1. Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh Phía nam giáp tỉnh Quảng Trị Phía tây giáp tỉnh Khammuane, tỉnh Savannakhet, Lào với đường biên giới 201,87 km Phía đông giáp Biển Đông. Các điểm cực của tỉnh Quảng Bình: Điểm cực bắc tại: khu vực rừng phòng hộ Hương Hóa, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa. Điểm cực đông tại: thôn Tây Thôn, xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy. Điểm cực tây tại: xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa. Điểm cực nam tại: xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Tỉnh Quảng Bình có diện tích 8.065,3 km², dân số là 936.607 (2018), mật độ dân số đạt 110 người/km². Tỉnh lị của Quảng Bình là thành phố Đồng Hới. Tỉnh nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều đông - tây của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên. Địa hình Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Phi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt. Khí hậu Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 °C - 25 °C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm của thành phố Đồng Hới, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Sông ngòi Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển. Đất đai Diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình năm 2007 là 8.065,27 km² (tổng diện tích: 806.527 ha), chia ra như sau: Đất ở: 4.946 ha Đất nông nghiệp: 71.381 ha Đất lâm nghiệp: 601.388 ha Đất chuyên dùng: 23.936 ha Đất phi nông nghiệp khác: 20.670 ha Đất chưa sử dụng: 72.619 ha. Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ( nhóm đất đỏ vàng ) ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Hệ động, thực vật Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng. Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào đen, trĩ,... Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 588.582,92 ha, rừng 543.048,92 ha, rừng trồng chưa thành rừng 45.534,07 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31 triệu m3. Biển, đảo Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km (dài thứ 3 cả nước) ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km², có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km². Ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển. Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10–15 km dao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua. Thủy văn Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km². Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Khoáng sản Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105 °C. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng. Hành chính Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 thị trấn, 15 phường và 128 xã. - Thành Phố Đồng Hới có 16 ​đơn vị hành chính cấp xã, phường bao gồm 6 xã và 10 phường: Phường Hải Thành, Phường Đồng Phú, Phường Bắc Lý, Phường Đồng Mỹ, Phường Nam Lý, Phường Hải Đình, Phường Đồng Sơn, Phường Phú Hải, Phường Bắc Nghĩa, Phường Đức Ninh Đông, Xã Quang Phú, Xã Lộc Ninh, Xã Bảo Ninh, Xã Nghĩa Ninh, Xã Thuận Đức, Xã Đức Ninh. - Huyện Minh Hóa có 16 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 15 xã: Thị trấn Quy Đạt, Xã Dân Hóa, Xã Trọng Hóa, Xã Hóa Phúc, Xã Hồng Hóa, Xã Hóa Thanh, Xã Hóa Tiến, Xã Hóa Hợp, Xã Xuân Hóa, Xã Yên Hóa, Xã Minh Hóa, Xã Tân Hóa, Xã Hóa Sơn, Xã Quy Hóa, Xã Trung Hóa, Xã Thượng Hóa. - Huyện Tuyên Hóa có 20 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 19 xã: Thị trấn Đồng Lê, Xã Hương Hóa, Xã Kim Hóa, Xã Thanh Hóa, Xã Thanh Thạch, Xã Thuận Hóa, Xã Lâm Hóa, Xã Lê Hóa, Xã Sơn Hóa, Xã Đồng Hóa, Xã Ngư Hóa, Xã Nam Hóa, Xã Thạch Hóa, Xã Đức Hóa, Xã Phong Hóa, Xã Mai Hóa, Xã Tiến Hóa, Xã Châu Hóa, Xã Cao Quảng, Xã Văn Hóa. - Huyện Quảng Trạch có 18 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 17 xã và 1 thị trấn: Thị Trấn Roòn, Xã Quảng Hợp, Xã Quảng Kim, Xã Quảng Đông, Xã Quảng Phú, Xã Quảng Châu, Xã Quảng Thạch, Xã Quảng Lưu, Xã Quảng Tùng, Xã Cảnh Dương, Xã Quảng Tiến, Xã Quảng Hưng, Xã Quảng Xuân, Xã Cảnh Hóa, Xã Liên Trường, Xã Quảng Phương, Xã Phù Hóa, Xã Quảng Thanh. - Huyện Bố Trạch có 31 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 3 thị trấn và 28 xã: Thị Trấn Phong Nha, Thị trấn Hoàn Lão, Thị trấn NT Việt Trung, Xã Xuân Trạch, Xã Mỹ Trạch, Xã Hạ Trạch, Xã Bắc Trạch, Xã Lâm Trạch, Xã Thanh Trạch, Xã Liên Trạch, Xã Phúc Trạch, Xã Cự Nẫm, Xã Hải Trạch, Xã Thượng Trạch, Xã Sơn Lộc, Xã Phú Trạch, Xã Hưng Trạch, Xã Đồng Trạch, Xã Đức Trạch, Xã Sơn Trạch, Xã Vạn Trạch, Xã Hoàn Trạch, Xã Phú Định, Xã Trung Trạch, Xã Tây Trạch, Xã Hòa Trạch, Xã Đại Trạch, Xã Nhân Trạch, Xã Tân Trạch, Xã Nam Trạch, Xã Lý Trạch. - Huyện Quảng Ninh có 15 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 14 xã: Thị trấn Quán Hàu, Xã Trường Sơn, Xã Lương Ninh, Xã Vĩnh Ninh, Xã Võ Ninh, Xã Hải Ninh, Xã Hàm Ninh, Xã Duy Ninh, Xã Gia Ninh, Xã Trường Xuân, Xã Hiền Ninh, Xã Tân Ninh, Xã Xuân Ninh, Xã An Ninh, Xã Vạn Ninh. - Huyện Lệ Thủy có 28 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 2 thị trấn và 26 xã: Thị trấn NT Lệ Ninh, Thị trấn Kiến Giang, Xã Hồng Thủy, Xã Ngư Thủy Bắc, Xã Hoa Thủy, Xã Thanh Thủy, Xã An Thủy, Xã Phong Thủy, Xã Cam Thủy, Xã Ngân Thủy, Xã Sơn Thủy, Xã Lộc Thủy, Xã Ngư Thủy Trung, Xã Liên Thủy, Xã Hưng Thủy, Xã Dương Thủy, Xã Tân Thủy, Xã Phú Thủy, Xã Xuân Thủy, Xã Mỹ Thủy, Xã Ngư Thủy Nam, Xã Mai Thủy, Xã Sen Thủy, Xã Thái Thủy, Xã Kim Thủy, Xã Trường Thủy, Xã Văn Thủy, Xã Lâm Thủy. - Thị xã Ba Đồn có 16 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 6 phường và 10 xã: Phường Ba Đồn, Phường Quảng Long, Phường Quảng Thọ, Xã Quảng Tiên, Xã Quảng Trung, Phường Quảng Phong, Phường Quảng Thuận, Xã Quảng Tân, Xã Quảng Hải, Xã Quảng Sơn, Xã Quảng Lộc, Xã Quảng Thủy, Xã Quảng Văn, Phường Quảng Phúc, Xã Quảng Hòa, Xã Quảng Minh. {|cellpadding= "0" cellspacing= "6" width= "100%" align= "center" style= "background: #f9f9f9; border: 1px #aaa solid; margin-top: 16px" !colspan= "4" style= "background: #E6E6FA; font-size: 95%;" |Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Bình |- |width= "50%" valign= "top" style= "background: #f9f9f9;"| {|cellpadding= "1" cellspacing= "1" style= "background: #f9f9f9; font-size: 90%; text-align: right;" width="100%" |- !align= "left" style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF; padding-left: 10px; white-space:nowrap"|Tên!! style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;"|Dân số (người)!!style= "border-bottom: 2px solid #CCCCFF;" |Hành chính |- |colspan= "3" align= "left" style= "background: #F5F5DC; padding-left: 30px;"|Thành phố (1) |-bgcolor= "#f5f5f5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Đồng Hới || 133.672 ||9 phường, 6 xã |- |colspan= "3" align="left" style= "background: #F5F5DC; padding-left: 30px;"|Thị xã (1) |-bgcolor= "#f5f5f5" |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Ba Đồn || 106.413 ||6 phường, 10 xã |- |colspan= "3" align= "left" style= "background: #F5F5DC; padding-left: 30px;" |Huyện (6) |- |align= "left" style= "padding-left: 6px; white-space:nowrap" | Bố Trạch|| 188.375 ||3 thị trấn, 25 xã |} |width= "50%" valign="top" style= "background: #f9f9f9;"| |valign= "top" style= "background: #f9f9f9; font-size: 90%" | |- |colspan="14" style="text-align: center; font-size:90%;"|Nguồn: Dân số tỉnh Quảng Bình năm 2019 |} Lịch sử Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia cắt tại sông Gianh phía bắc tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của chúa Nguyễn với Lũy Thầy và thành Đồng Hới. Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên (xứ Thuận Hóa cũ). Ngày 30 tháng 6 năm 1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Bình Trị Thiên để tái lập tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỉnh Quảng Bình mang tên từ đó đến nay. Các khai quật khảo cổ ở khu vực đã chứng tỏ rằng đã có loài người sinh sống ở khu vực này từ thời kỳ đồ đá. Nhiều hiện vật như bình sử, sành, công cụ lao động đã được phát hiện ở đây. Năm 1926, một vị nữ khảo cổ người Pháp Madeleine Colani đã phát hiện nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình. Bà đã kết luận rằng đã có sự hiện diện của văn hóa Hòa Bình ở khu vực này. Thời nhà nước Văn Lang, Quảng Bình nói riêng và vùng Bình Trị Thiên nói chung thuộc bộ Việt Thường, là địa điểm cực nam của nước Văn Lang. Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi nhà nước Lâm Ấp (tiền thân của nhà nước Chăm Pa) giành được độc lập năm 192 (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đất từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập. Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069. Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604, đổi tên là Quảng Bình. Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm). Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch. Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1989 lại tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Quảng Bình có 5 đơn vị hành chính gồm thị xã Đồng Hới và 4 huyện Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa. Ngày 1 tháng 6 năm 1990, chia huyện Lệ Ninh thành 2 huyện: Lệ Thủy và Quảng Ninh; tái lập huyện Minh Hóa từ huyện Tuyên Hóa. Ngày 16 tháng 8 năm 2004, chuyển thị xã Đồng Hới thành thành phố Đồng Hới. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, thành lập thị xã Ba Đồn trên cơ sở tách một số diện tích và dân số của huyện Quảng Trạch. Tỉnh Quảng Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện như hiện nay. Ngày 30 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Kinh tế - xã hội Năm 2018, Quảng Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 47 về số dân, xếp thứ 50 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 51 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 55 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 887,6 nghìn dân, GRDP đạt 33.282 tỉ Đồng (tương ứng với 1,444 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,03%. Cơ cấu kinh tế: năm 2016: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 22,9%, công nghiệp - xây dựng: 25,7%, dịch vụ: 51,4%. Tổng mức đầu tư toàn tỉnh năm 2016 là 10.824 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Bình có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh này. Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu tấn/năm. Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD có công suất 1.200 MW. Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La và Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 45.976 tỉ đồng, trong đó thu nội địa đạt 34.323 tỉ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 11.600 tỉ đồng (không bao gồm 365 tỉ đồng ghi thu ghi chi và 53 tỉ đồng thu huy động đóng góp). Giáo dục Quảng Bình xếp thứ 22 về tỉ lệ hộ nghèo của cả nước, dân số không đông, nhưng lại là nơi mà con người luôn chịu khó, cần cù học tập từ đời này sang đời khác, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau để tạo nên truyền thống hiếu học, học có hiệu quả để mong thoát cảnh nghèo khổ, phục vụ cho quê hương, phụng sự quốc gia. Năm học 2017 - 2018 toàn tỉnh có 590 trường. Trong đó có 182 trường và cơ sở giáo dục mầm non; 209 trường tiểu học; 147 trường trung học cơ sở; 19 trường phổ thông cơ sở; 6 trường phổ thông trung học và 27 trường trung học phổ thông. Tổng số phòng học các cấp học mầm non và phổ thông 7.205 (trong đó, có 5.146 phòng kiên cố, tỷ lệ 71,4%; 1.940 phòng bán kiên cố, tỷ lệ 26,9%). Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cấp học mầm non và phổ thông có: 19.435 người (cán bộ quản lý: 1.472 người, giáo viên 14.055 người và nhân viên 3.908 người). Quy mô học sinh đầu năm học các cấp học mầm non và phổ thông, toàn tỉnh có 219.791 học sinh; trong đó, giáo dục mầm non 61.620 cháu; tiểu học 73.754 học sinh; trung học cơ sở 54.647 học sinh; trung học phổ thông 29.770 học sinh. Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Kết thúc năm học 2016 - 2017, đã có 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 trở lên, trong đó, có 154/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 trở lên (tỷ lệ 96,9%); có 90/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 (tỷ lệ 56,6 %); có 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 trở lên; trong đó, có 5/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên (tỷ lệ 62,50%) và thành phố Đồng Hới đạt chuẩn mức độ 3. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1. Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Kết thúc năm học 2016 - 2017, đã có 158/159 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 99,4%) và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn. Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, thực hiện lồng ghép xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với tiêu chí nông thôn mới và xây dựng trường học thân thiện; tổng số trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn Quốc gia lên 325/589 trường, đạt tỷ lệ 55,2% (trong đó, có 67/180 tr­ường mầm non, đạt tỷ lệ 37,2%; 168/211 trường tiểu học, đạt tỉ lệ 79,6%; 77/165 tr­ường trung học cơ sở, đạt tỉ lệ 46,67% và 13/33 trường trung học phổ thông và trường phổ thông trung học, đạt tỉ lệ 39,39%). Về kết quả thi học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2016 - 2017: có 36/58 học sinh dự thi đạt giải. Trong đó, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp đã giành được 2 giải Nhất, 8 giải Nhì, 18 giải Ba và 8 giải Khuyến khích, nổi lên có ba học sinh là em Hầu Hải Phong đạt giải Nhất môn Sinh học, em Hoàng Thị Như Quỳnh đạt giải Nhất môn Địa lý và em Nguyễn Thế Quỳnh đạt giải Nhì môn Vật lý. Về kết quả thi học sinh giỏi Quốc tế: Kỳ thi Olympic Vật Lý châu Á lần thứ 18 năm 2017 được tổ chức tại Yakutsk, Cộng hòa Sakha, Liên bang Nga, em Nguyễn Thế Quỳnh học sinh Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp đã xuất sắc giành Huy chương Bạc với số điểm cao nhất trong số Huy chương Bạc của đoàn Việt Nam và được chọn là 1 trong 5 đại diện tiêu biểu Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Vật Lý thế giới được tổ chức từ ngày 17-24/7 tại Indonesia. Kết quả, cả năm em đều đoạt giải, với 4 huy chương vàng, 1 huy chương bạc; trong đó em Nguyễn Thế Quỳnh đã xuất sắc giành huy chương vàng. Nguyễn Thế Quỳnh là học sinh đầu tiên giành 2 huy chương vàng thế giới trong lịch sử Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình. - Đào tạo: Quảng Bình có 1 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 2 trường Trung cấp: Năm học 2017 - 2018 Trường Đại học Quảng Bình, trường Đại học duy nhất có trụ sở ở tỉnh này có chỉ tiêu tuyển sinh là 2.090 chỉ tiêu, bao gồm 1.330 chỉ tiêu đại học và 300 cao đẳng sư phạm và 460 chỉ tiêu cao đẳng ngoài sư phạm; thời gian xét tuyển được trình tự theo kế hoạch hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. Qua các đợt xét tuyển từ kết quả của kỳ thi Quốc gia, Trường Đại học Quảng Bình đã tuyển mới và nhập học tại trường là 833 sinh viên; trong đó: hệ đại học 412 sinh viên, hệ cao đẳng 110 sinh viên, hệ liên thông 291 sinh viên và học văn bằng hai hệ đại học là 20 sinh viên. Sinh viên Đại học, Cao đẳng chính quy chỉ tuyển được khoảng 1/3 so với chỉ tiêu được giao. Trường Cao đẳng Luật miền Trung Trường Cao đẳng Y tế Quảng Bình Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình Trường Cao đẳng Nghề Quảng Bình Trường Trung cấp nghề Bình Minh - Quảng Bình Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp Dân cư Theo tổng điều tra dân số tính đến ngay 1 tháng 4 năm 2019, dân số Quảng Bình đạt 895.430 người. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh, khoảng 97%. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều do địa hình dốc hẹp, 60% sống ở vùng nông thôn và 30% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 530.064 người, chiếm khoảng 60,72% dân số. Trong đó tỷ lệ lao động nam/ nữ lần lượt là 265.206/ 264.858 người. Về chất lượng nguồn nhân lực cho đến cuối năm 2016: có 4 Phó giáo sư, 63 Tiến sĩ, 69 Bác sĩ Chuyên khoa II, 168 Bác sĩ Chuyên khoa I, 2015 Thạc sĩ, 30653 người có trình độ Đại học, 20664 có trình độ Cao đẳng-Trung cấp. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 63,1 % tổng số lao động. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 6 tôn giáo khác nhau đạt 101.946 người, nhiều nhất là Công giáo có 101.246 người, tiếp theo là Phật giáo có 680 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có hai người, Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài mỗi tôn giáo chỉ có một người. Văn hóa Quảng Bình là vùng đất văn vật, nổi tiếng với di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình,Đông Sơn và Sa Huỳnh, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, Thành Khu Túc-Chămpa, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như "Bát danh hương": "Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim". Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Tuy Lộc hầu Đặng Đại Lược, Lãnh Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm, Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa, thể hiện ở những di chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới. Ẩm thực Các đặc sản Quảng Bình đậm nét ẩm thực vùng miền như: hải sản Quảng Bình, khoai deo, nhút tép Lệ Thủy, bánh mè xát Tân An, cam mật Hiền Ninh, ốc đực, sò huyết sông Ròn, muối cheo, rượu sim Lệ Thủy, bánh xoài, rượu cần Ma Coong Thượng Trạch, bánh gai Lệ Thủy, cơm gà thúng Lạc Sơn, măng, nước mắm Bảo Ninh, bánh khoái, rượu Võ Xá, gỏi cá nghéo, nếp than Ngân Thủy, bánh bột lọc, nhộng tằm lá sắn Xuân Hóa, thịt lợn khùa, bánh xèo Quảng Hòa, đẻn biển, mật mía làng Khiên, bánh cuốn ruốc tôm, dưa hấu Hàm Ninh, mật ong rừng, chắt chắt sông Gianh, rượu đoác, trứng kiến nấu lá bún Minh Hóa, sim rừng, nước mắm Cảnh Dương, cá mát, cháo hàu Quán Hàu, rau dớn, sâm Bố Chính, thịt trâu lá trơng, cháo canh Quảng Bình, bánh bèo, cơm bồi Minh Hóa, hạt tiêu, cháo măng rừng Lâm Hóa, tỏi tía Quảng Minh, cá trắm sông Son, nấm tràm, bánh bèo tôm chấy. Danh lam thắng cảnh Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Hang Sơn Đoòng - Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới Hang Sơn Đoòng cách Đồng Hới 70 km và là một dải kỳ quan nằm sâu trong lòng núi, cách đỉnh núi 800 – 900 m. Dài 7729 m, động có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969 m hòa tan đá vôi tạo thành. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có bảy cái nhất: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất. Di tích lịch sử Hiện vật Bàu Tró Thành Đồng Hới Lũy Thầy Thành Nhà Ngo Thành Khu Túc Các di tích lịch sử - văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng: Quảng Bình có nhiều di tích danh thắng cấp Quốc gia được Nhà nước công nhận, nhiều di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ, và nhiều di tích ở địa phương cơ sở chưa được xếp hạng. Có thể phân theo các loại hình sau đây: Di tích khảo cổ học gồm có: - Di tích cấp Quốc gia: Di chỉ Bàu Tró (Đồng Hới), - Di tích UBND tỉnh ra QD bảo vệ: Hang Minh Cầm - Các di tích đưa vào danh mục kiểm kê: - Di chỉ Thóc Lóc (Bố Trạch), Di chỉ Hang Trăn (Minh Hóa), Di chỉ Hóa Tiến - Hóa Hợp (Minh Hóa), Di chỉ Minh Cầm (Tuyên Hóa), Di chỉ Ba Đồn I, II (Ba Đồn), Di chỉ Bàu Khê (Bố Trạch), Di chỉ Cồn Nền (Ba Đồn), Di chỉ Gốm sành Mỹ Cương (Đồng Hới)...Di tích kiến trúc (Thành lũy đền, chùa, đình, miếu) gồm có: - Di tích cấp Quốc gia: Thành Đồng Hới, Lũy Thầy (Lũy Đào Duy Từ- Quảng Ninh, Đồng Hới), Đình Hòa Ninh (Ba Đồn), Đình Minh Lệ (Ba Đồn), Đình Đồng Dương (Quảng Trạch), Đình Lý Hòa (Bố Trạch), Chùa An Xá (Lệ Thủy), Quảng Bình quan (Đồng Hới), Đình Lũ Phong (Ba Đồn), Đình Phù Trịch (Ba Đồn), Điện Thành Hoàng Vĩnh Lộc (Ba Đồn). Đình Tượng Sơn và lăng mộ danh tướng Nguyễn Dụng (Ba Đồn)... - Di tích UBND ra QĐ bảo vệ: Hoành Sơn Quan (Quảng Trạch), Đền Công chúa Liễu Hạnh (Quảng Trạch), Đình Thọ Linh (Ba Đồn), Đình La Hà (Ba Đồn), Đình Lộc Điền (Quảng Trạch), Chùa Quan Âm tự (Bố Trạch), Đền Truy Viễn Đường (Ba Đồn), Đình Thuận Bài (Ba Đồn)... - Di tích ở các địa phương chưa xếp hạng được đưa vào danh mục kiểm kê: Thành Nhà Ngo (Lệ Thủy), Thành Kẻ Hạ (Bố Trạch), Lũy Hoàn Vương (Quảng Trạch).Di tích lưu niệm danh nhân gồm có: - Các di tích cấp Quốc gia: - Lăng mộ và miếu thờ Hoàng Hối Khanh (Lệ Thủy), Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Lệ Thủy), Lăng mộ Hồ Hồng (Hồ Cưỡng - Bố Trạch), Nhà thờ và mộ Đề đốc Lãnh binh Hà Nội Lê Trực (Tuyên Hóa), Lăng mộ và nhà bia tưởng niệm Mai Lượng (Ba Đồn). - Các di tích UBND tỉnh ra QĐ bảo vệ và di tích đưa vào danh mục kiểm kê: Lăng mộ Hoàng Kế Viêm (Quảng Ninh), Song Trung miếu bia (Quảng Trạch), Lăng mộ Nguyễn Hàm Ninh (Quảng Trạch), Lăng mộ danh tướng Lê Sỹ (Quảng Ninh), Lăng mộ Võ Xuân Cẩn (Lệ Thủy), Đền thờ và lăng mộ Lê Mộ Khởi (Bố Trạch), Nhà thờ Vĩnh An hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Quảng Ninh).Các di tích lịch sử gồm có: - Các di tích cấp Quốc gia: Các điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quảng Bình (Đồng Hới), Di tích làng chiến đấu Cảnh Dương (Quảng Trạch), Di tích Chiến khu Trung Thuần (Quảng Trạch), Di tích làng chiến đấu Cự Nẫm (Bố Trạch), Di tích chiến thắng Xuân Bồ (Lệ Thủy), Di tích Bến đò Mẹ Suốt (Đồng Hới), Di tích Trận địa đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy (Lệ Thủy), Di tích miếu Mỹ Thổ -Trung Lực (Lệ Thủy), Di tích Bến phà Gianh (Ba Đồn - Bố Trạch), Di tích Nhà nhóm thôn Trung (Quảng Ninh), Di tích Bến phà Long Đại (Quảng Ninh), Di tích Ga Kẻ Rấy (Bố Trạch), Di tích Khu Giao tế (Đồng Hới), Di tích Trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh (Đồng Hới), Hang Lèn Hà (Thanh Hóa-Tuyên Hóa).Các di tích Đường Hồ Chí Minh cấp Quốc gia: Di tích A 72 (Lệ Thủy), Các hang động Hóa Thanh, Hóa Tiến (Minh Hóa), Di tích cụm chỉ huy Đoàn 559 ở Hiền Ninh (Quảng Ninh), Các di tích trọng điểm trên đường 12 A (Minh Hóa): La Trọng, Bãi Dinh, Khe Tang, Đồi 37, Cha Lo, Cổng Trời, Hang Dơi, Hang Tiên; Các trọng điểm trên Đường 20 Quyết Thắng, Khu di tích Xuân Sơn Phong Nha. -Các di tích Đường Hồ Chí Minh UBND tỉnh ra QĐ bảo vệ: Ngã tư Thạch Bàn, Bang- Ho (Lệ Thủy), Bến phà Quán Hàu, Km0 Đường 10 Quảng Ninh), Cảng cá Thanh Khê, Sân bay Khe Gát (Bố Trạch) - Các di tích UBND tỉnh ra QĐ bảo vệ và di tích đưa vào danh sách kiểm kê: Di tích nhà lao Đồng Hới (Đồng Hới), Di tích Trụ sở Tỉnh ủy (Đồng Hới), Di tích Xưởng chế tạo vũ khí Quy Hậu (Lệ Thủy), Di tích Ngôi nhà ông Lê Bá Tiệp (Đồng Hới), Di tích Bãi Đức (UBND- Tuyên Hóa), Di tích Điểm chiến thắng Giếng Hóc (Bố Trạch), Địa điểm Đại hội Đảng bộ Đồng Hới- Lầu Thuận Long (Đồng Hới), Di tích Địa điểm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II Đình Kim Bảng và Lèn Cây Quýt (Minh Hóa), Di tích Trung tâm xã chiến đấu Hưng Đạo (Lệ Thủy), Di tích Tiếng bom Lộc Long (Quảng Ninh), Di tích làng chiến đấu Quảng Xá (Quảng Ninh), Di tích Ga Thuận Lý (Đồng Hới), Di tích Sở Chỉ huy BCH Quân sự tỉnh 1965-1973 (Đồng Hới), Di tích Hang lèn Đại Hòa (Tuyên Hóa), Di tích làng chiến đấu Hiển Lộc (Quảng Ninh), Di tích địa điểm thành lập Trung đoàn 18 (Tuyên Hóa), Di tích chi bộ Ngọa Cương- Thanh Thủy (Quảng Trạch), Di tích Trận chiến thắng Phù Trịch (Ba Đồn), Di tích trận địa pháo Quang Phú (Đồng Hới), Di tích Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Lệ Thủy), Di tích Địa đạo Văn La (Quảng Ninh), Di tích Chiến khu Thuận Đức (Đồng Hới), Chứng tích tội ác địch trong chiến tranh: Đồn Hòa Luật Nam (Lệ Thủy), Tháp nước, Cây đa Chùa Ông, Tháp chuông Nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới)Các di tích gắn với thắng cảnh nổi tiếng: - Cấp quốc gia: Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Khu Danh thắng Đá Nhảy - Lý Hòa (Bố Trạch), Khu thắng cảnh Cửa biển Nhật Lệ' (Đồng Hới) - Khu danh thắng UBND tỉnh ra Quyết định: Chùa Non núi Thần Đinh (Quảng Ninh) - Các khu danh thắng khác: Suối Moọc, Vịnh Hòn La Quảng Trạch, Khu nước khoáng nóng Bang Lệ Thủy. Du lịch Dải đất Quảng Bình như một bức tranh tuyệt đẹp, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Khe Nét, cửa bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Đá nhảy, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hang Sơn Đoòng được công nhận là hang động lớn nhất thế giới. Với hệ thống hang động phong phú tìm thấy cho đến nay, Quảng Bình đã được mọi người gọi là Vương quốc hang động. Ngày 13/5/2015, Hang Sơn Đoòng của Quảng Bình xuất hiện trên chương trình Good Morning American trên kênh ABC của nước Mỹ đã đưa Quảng Bình và du lịch Quảng Bình đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Gần đây đoàn làm phim bom tấn nổi tiếng thế giới Kong: Skull Island đến từ Hollywood Mỹ đã thực hiện nhiều cảnh quay tại hệ thống hang động Quảng Bình ra mắt những thước phim mãn nhãn vào ngày 10/3/2017. Quảng Bình có một dải dài bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng, nước biển xanh, song do quy hoạch chưa rõ ràng và giao thông chưa tốt nên chưa phát huy được tiềm năng. Tháng 1 năm 2009, báo Los Angeles Times của Mỹ đã chọn Đồng Hới và vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng vào danh sách 29 điểm đến trong năm 2009 Năm 2014 cùng với Động Sơn Đoòng, Quảng Bình đã được The New York Times bầu chọn là điểm đến hấp dẫn nhất châu Á. Quảng Bình cũng được nhiều tờ báo nổi tiếng bầu chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn và giá rẻ. Năm 2015, Quảng Bình đón trên 3 triệu tăng 8,9% và doanh thu đạt 3.300 tỷ đồng tăng 8% so với cùng kỳ 2014. Nhằm thúc đẩy tiềm năng du lịch với đối tượng khách nước ngoài, tháng 2 năm 2017, Quảng Bình cho ra mắt website du lịch bằng tiếng Anh tại địa chỉ với các nội dung hấp dẫn và cập nhật về các địa điểm du lịch Quảng Bình trong tỉnh. Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, là kỳ quan thiên nhiên và địa chất của nhân loại,thuộc quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, tọa lạc tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nước ta. Cho tới nay, đây luôn được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới từng được phát hiện. Kích thước của hang Sơn Đoòng rất lớn với chiều dài ít nhất là 5 km, tương đương sức chứa khoảng 68 chiếc máy bay Boeing 777. Thậm chí, con số này có thể lớn hơn bởi theo các nhà khoa học, những phương tiện hiện đại nhất ngày nay cũng chưa khám phá được hết chiều dài thực sự của hang động này.Trong hang Sơn Đoòng, các chuyên gia phát hiện những vị trí có kích thước rất lớn. Một bức ảnh do nhiếp ảnh gia Carten Peter chụp tháng 5/2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng 91,44m và vòm cao gần 243,84m - hoàn toàn “nhét” vừa một tòa nhà cao 40 tầng ở New York.Trang National Geographic thậm chí còn so sánh rằng, hang cao tới mức xếp chồng 25 chiếc xe bus hai tầng vào vẫn thoải mái.Sự hùng vĩ và đồ sộ về cảnh quan của hang Sơn Đoòng khiến nó được thế giới vinh danh là “The Great Wall of Viet Nam” (hiểu là "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam, giống như “The Great Wall of China” là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc). Đồng Hới là thành phố trẻ được ví như là Nha Trang ở phía bắc Đèo Hải Vân, có đường bờ biển dài 14 km với hàng loại Khách sạn Và Resort Cao cấp ven biển.Trong tương lai gần đây sẽ là Thành phố du lịch Mới của Việt Nam.Cùng với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đây sẽ là một tổ hợp du lịch hấp dẫn hàng đầu Châu Á. Giao thông Giao thông Quảng Bình gần như hội tụ đầy đủ tất cả các loại hình giao thông quan trọng, bao gồm: Đường bộ: Huyết mạch: Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang xây dựng, Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh, Đường ven biển Trong tỉnh: Quốc lộ 12C, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 9C, Quốc lộ 9E, Quốc lộ 15 Đường sắt: Đường sắt Bắc-Nam Đường biển: Cảng Hòn La, Cảng Gianh, Cảng Nhật Lệ Đường hàng không: sân bay Đồng Hới Quảng Bình là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chưa đến 50 km từ mép biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Giao thông đường thủy có Cảng Hòn La (12 triệu tấn/năm) do Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý vận hành và phát triển. Ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh.. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1 dài 122 km (dài thứ 5 cả nước), Đường Hồ Chí Minh (dài nhất nước) với nhánh Đông dài 200 km và nhánh Tây dài 197 km, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15A. Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh tổng cộng 174,5 km (một trong hai tỉnh dài nhất nước) với 21 ga trong đó có ga Đồng Hới là một trong 8 ga chính của cả nước và 3 ga:Đồng Lê, Minh Lệ và Mỹ Đức có tàu Thống Nhất dừng đổ đón trả khách. Giao thông đường hàng không có Sân bay Đồng Hới, cùng với Sân bay quốc tế Phú Bài, Sân bay Vinh và Sân bay Thọ Xuân là một trong bốn sân bay chính của Vùng Bắc Trung Bộ, với tuyến bay nối Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay quốc tế Chiang Mai (Chiang Mai) của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines, Bamboo Airways. Năm 2016, Sân bay Đồng Hới đón 365.820 lượt khách (tăng 39,96% so với 261.372 lượt khách năm 2015), năm 2017 đạt 468.000 lượt khách. Năm 2018, Tập đoàn FLC đã đề xuất thực hiện dự án đầu tư nâng cấp mở rộng sân bay Đồng Hới. Dự án đầu tư nâng cấp sân bay này sẽ được tiến hành từ quý 4/2018 và hoàn thành công tác nâng cấp vào năm 2020, lúc đó đường băng sân bay này sẽ đạt cấp 4E với chiều dài 3.600m và chiều rộng 45 m, có thể phục vụ các loại tàu bay dân dụng lớn nhất như A350, Boeing 787 Dreamliner, với hai nhà ga (quốc tế và nội địa), tổng công suất thiết kế 10 triệu lượt khách/năm. Sau khi hoàn thành nâng cấp, sẽ có nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế sẽ được mở tại sân bay này. Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B là những tuyến đường chính nối với Lào - Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác đến các cảng biển Vũng Áng, Gianh, Hòn La... Danh nhân Một số người Quảng Bình nổi tiếng: Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh, Trung tướng Phạm Hồng Thanh, Trung tướng Nguyễn Hoa Thịnh, Trung tướng Võ Minh Lương, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Đại tá Trần Đình Xu, Giáo sư Trần Thanh Vân, Giáo sư Hoàng Tuệ, Giáo sư Phan Ngọc Minh, Nhà thơ Hàn Mặc Tử, Nhà văn Nguyễn Quang Lập, Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ... Bài chi tiết về các chính trị gia, tướng lĩnh, nhà khoa học, tác gia, nghệ sĩ,... sinh ra ở Quảng Bình xin xem ở Danh nhân Quảng Bình. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Cổng thông tin điện tử Quảng Bình Quảng Bình trên trang Trung tâm thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khởi đầu năm 1831 Bắc Trung Bộ Tỉnh ven biển Việt Nam
11253
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20Ninh
Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc. Tỉnh lỵ của Tây Ninh nằm ở thành phố Tây Ninh. Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển. Địa lý Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, tọa độ của tỉnh từ 10°57’08’’ đến 11°46’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105°48’43" đến 106°22’48’’ kinh độ Đông, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh Phía tây và phía bắc giáp Vương quốc Campuchia Phía nam giáp tỉnh Long An. Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Điều kiện tự nhiên Địa hình Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như: Vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam Bộ Việt Nam; núi Phụng: 435 m; núi Heo: 289 m và đồi 82: 82 m) Vùng bán bình nguyên < 50 m lượn sóng yếu xen lẫn bưng bàu trũng ở các huyện phía Nam như Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng. Vùng gò đồi dưới 150m có đỉnh rộng dốc thoải nối tiếp nhau phân bố tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng, Tân Châu, Tân Biên và phía bắc thành phố Tây Ninh. Vùng địa hình thung lũng bãi bồi dưới 2 m tập trung dọc sông Vàm Cỏ Đông và phía tây huyện Bến Cầu. Nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ khác (trừ thành phố Hồ Chí Minh), cao độ trung bình toàn tỉnh khoảng 35m so với mực nước biển. Khí hậu Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định, đầu mùa khô đến giữa mùa thời tiết thường se lạnh và khô hanh ở phía bắc và trung tâm ở mức ban đêm thường dưới 20 °C ở tỉnh cuối mùa thời tiết nóng khô có thể lên trên 38 °C biên độ nhiệt ngày và đêm cao khoảng 10~14 °C vào mùa mưa độ ẩm cao mưa nhiều nhiệt độ ban ngày thường ở mức 30~34 °C và ban đêm ở mức 23~ 26 °C biên độ nhiệt thấp, với nhiệt độ trung bình năm là 25,5– 27 °C, thấp kỷ lục là 11,3 °C và cao kỷ lục là 40 °C và thấp nhất là 17,6 °C vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau cao nhất là 38 °C kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5 ít thay đổi,nhiệt độ thấp gần đây 11,3 độ C năm 1999 và gần đây nhất là 2021 với nhiệt độ đo được là 16 độ C Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm. Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau Dãy Trường Sơn chính vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 6 -> 8 gió tây nam hoạt động mạnh kéo theo nhưng cơn bão, gió rất mạnh kèm theo mưa đá ở những vùng cao phía bắc và trung tâm và những yếu tố thuận lợi khác. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc. Thổ nhưỡng Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Đất đai Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84%, đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên. Sông ngòi Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo đảm chất lượng cho sản xuất và đời sống của người dân. Cách thành phố Tây Ninh 20 km là điểm du lịch nằm tuyến liên hoàn giữa thành phố Tây Ninh - Toà Thánh Tây Ninh - núi Bà Đen. Hồ có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m³ nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận. Lịch sử Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại đổi là thành Gia Định, gồm có 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng định tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn chia thành 6 tỉnh gồm có Phiên An tỉnh thành (tức trấn Phiên An cũ), Tỉnh Biên Hòa (trấn Biên Hòa cũ), Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), Tỉnh Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây Ninh thuộc Phiên An tỉnh thành. Năm 1836, chuẩn tấu lời tâu của đình thần Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, vua Minh Mạng cho đổi tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và huyện Quang Hóa. Phủ Tây Ninh: phía Bắc giáp Cao Miên (qua núi Chiêng, tức núi Bà Đen), phía Đông giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Dương phủ Tân Bình và huyện Cửu An phủ Tân An, nguyên là đạo Quang Phong. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), bỏ đạo lập phủ với tên gọi phủ Tây Ninh, quản lý 2 huyện (với 7 tổng có 56 làng xã): Huyện Tân Ninh, lỵ sở kiêm phủ thành nằm ở thôn Khang Ninh (nay thuộc thị xã Tây Ninh), phía Bắc giáp Cao Miên (qua núi Chiêng), phía Đông giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình, phía Nam giáp huyện Bình Long phủ Tân Bình và huyện Quang Hóa cùng phủ Tây Ninh, phía Tây giáp huyện huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường và giáp nước Cao Miên. Huyện Tân Ninh, được đặt ra năm Minh Mạng thứ 17 (1836), theo Đại Nam nhất là quản lý 2 tổng (nhưng có lẽ là 3 tổng), là tổng Hàm Ninh Thượng và tổng Kiếm Hoa với 24 làng xã. Phần đất huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phận phía Bắc của tỉnh Tây Ninh ngày nay (tức năm 2011) (thành phố Tây Ninh, huyện Tân Biên, huyện Châu Thành,...) và có thể bao gồm cả một phần đất phía Bắc của tỉnh Svay Rieng (khúc giữa tỉnh Svay Rieng) Campuchia, vì mô tả trên theo Đại Nam nhất thống chí: Tân Ninh còn tiếp giáp với cả huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh Định Tường nhà Nguyễn, vốn chỉ nằm bên bờ Tây sông Vàm Cỏ Tây, cách địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày nay (phần từng là đất huyện Tân Ninh) qua địa bàn tỉnh Svay Rieng. Năm 1890, sau khi lập Liên bang Đông Dương, người Pháp trích một phần đất hạt Tây Ninh (hạt Tây Ninh nguyên là toàn bộ phủ Tây Ninh) là phần đất dọc theo rạch Ngã Bát cho Campuchia thuộc Pháp, trong đó có lẽ gồm cả phần đất tỉnh Svay Rieng (tức tỉnh Soài Riêng) đề cập đến ở trên. Các bản đồ của người Pháp thể hiện xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, vẽ với kỹ thuật Tây phương khá chính xác, vào các năm 1872 và 1886 (trước khi thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887) đều thể hiện vùng lồi Svay Rieng thuộc đất Nam Kỳ (Cochinchine). Huyện Quang Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân Ninh cùng phủ Tây Ninh, phía Đông giáp huyện Tân Ninh, phía Nam giáp huyên Tân Ninh và huyện Cửu An phủ Tân An, phía Tây giáp huyện Kiến Hưng phủ Kiến An tỉnh Định Tường nhà Nguyễn. Lỵ sở trước đặt ở thôn Cẩm Giang sau chuyển sang thôn Long Giang, quản lý 4 tổng (Hàm Ninh Hạ (Ham Ninh Ha tong), Mộc Hóa (Moc Hoa tong), Giải Hóa (Giải Hoa tong), Mỹ Ninh (Mi Nin tong)) với 32 làng xã. Đất huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh nhà Nguyễn nay có thể là địa phân các huyện phía Nam tỉnh Tây Ninh (như Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng,...), các huyện Đông Bắc tỉnh Long An (như Đức Huệ, Hậu Nghĩa, Mộc Hóa,...) và phần phía Nam của tỉnh Svay Rieng Campuchia. Theo Đại Nam thực lục thì vào khoảng tháng 3 âm lịch năm 1845, Cao Hữu Dực (quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh) cho chiêu mộ dân trong phủ Tây Ninh lập ra 26 thôn làng: Tiên Thuận, Phúc Hưng, Phúc Bình, Vĩnh Tuy, Phúc Mỹ, Long Thịnh, Long Khánh, Long Giang, Long Thái, An Thịnh, Khang Ninh, Vĩnh An, An Hòa, Gia Bình, Long Bình, Hòa Bình, Long Định, Phú Thịnh, Thái Định, Hòa Thuận, An Thường, Thuận Lý, Thiên Thiện, Hướng Hóa, Định Thái, Định Bình, đều thuộc phủ Tây Ninh. Vua Thiệu Trị phê chuẩn quyết định này. Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh. Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng, trong đó có 10 tổng, 50 làng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện (inspections) là tỉnh (province). Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng Tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12. Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định số 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của xã Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính. Năm 1957, tỉnh Tây Ninh chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ, Trảng Bàng. Năm 1959, quận Châu Thành chia thành 2 quận Phước Ninh và Phú Khương; quận Gò Dầu Hạ chia thành 2 quận Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam được thành lập tại làng Tân Lập, Tây Ninh. Đây cũng là trụ sở của Mặt trận từ năm 1960 đến 1966 Năm 1961, quận Trảng Bàng đổi tên thành quận Phú Đức. Năm 1963, quận Phú Đức được giao cho tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng. Từ đó đến năm 1975, tỉnh Tây Ninh có 4 quận: Quận Phước Ninh có 15 xã; quận lỵ đặt tại Bến Sỏi, sau dời đến ngã ba Tầm Long Quận Phú Khương có 11 xã; quận lỵ đặt tại Suối Đá, sau dời đến chợ Long Hoa Quận Hiếu Thiện có 15 xã; quận lỵ đặt tại Gò Dầu Hạ Quận Khiêm Hanh có 5 xã; quận lỵ đặt tại Bàu Đồn. Năm 1968, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam cũng được thành lập tại Tây Ninh Năm 1969, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra đời tại Tây Ninh và được xem là thủ đô đầu tiên. Sau năm 1975, tỉnh Tây Ninh có thị xã Tây Ninh và 7 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Phú Khương, Tân Biên, Trảng Bàng. Ngày 14 tháng 3 năm 1979, đổi tên huyện Phú Khương thành huyện Hòa Thành. Ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách một phần các huyện Tân Biên và Dương Minh Châu để thành lập huyện Tân Châu. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP thành lập thành phố Tây Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Tây Ninh. Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập hai thị xã Hòa Thành và Trảng Bàng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của hai huyện có tên tương ứng. Kể từ ngày hôm đó, tỉnh Tây Ninh có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện như hiện nay. Hành chính Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã. Theo quyết định Quy hoạch số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong giai đoạn 2021 – 2025: thành phố Tây Ninh sẽ từ đô thị loại III lên đô thị loại II; thị xã Hòa Thành và thị xã Trảng Bàng từ đô thị loại IV lên đô thị loại III; thị trấn Gò Dầu huyện Gò Dầu và thị trấn Bến Cầu huyện Bến Cầu sẽ đô thị loại IV. Trong đó, huyện Bến Cầu sẽ thành lập thị xã Bến Cầu. Đến giai đoạn 2026 – 2030, thị trấn Gò Dầu huyện Gò Dầu tiếp tục tiến lên đô thị loại III và huyện Dương Minh Châu thành lập thị xã Dương Minh Châu. Kinh tế - xã hội Kinh tế Năm 2018, Tây Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 28 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 32 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.133.400 người dân, GRDP đạt 71.166 tỉ Đồng (tương ứng với 3,0908 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 62,79 triệu đồng (tương ứng với 2.727 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,01%. Trong kỳ họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh ước tính đạt 55.914 tỷ đồng, tăng 8,84% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD. Định hướng phát triển thời gian tới, tỉnh Tây Ninh xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan,… Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2022, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ninh đạt 9,56%, xếp thứ 16 cả nước và đứng thứ nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ. Trong đó, tổng doanh thu du lịch tăng 130%, đạt 1.400 tỷ đồng và lượng khách du lịch tăng 200%, đạt 4,5 triệu lượt. Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen cũng trở thành 1 trong 5 điểm đến thu hút nhiều khách du lịch nhất cả nước. Nông nghiệp Trong 3 tháng đầu năm 2012, phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là thế mạnh, một số lĩnh vực đạt kết quả khả quan như thu ngân sách đạt dự toán, đảm bảo tiến độ thực hiện và đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa bàn do được tập trung chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.133 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 287 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu người đạt năm 2010 đạt 1.390 USD. Công nghiệp Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy mía đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Giáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh có 410 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 106 trường, Tiểu học có 271 trường, chuyên 1 trường, bên cạnh đó còn có 116 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Tây Ninh có một trường chuẩn Quốc tế Cambridge là trường Liên cấp IGC Tây Ninh (Chánh Môn A, Khu phố 1, Phường 4, TP. Tây Ninh), từ bậc Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT, hệ bán trú và nội trú. Có một trường chuyên là THPT chuyên Hoàng Lê Kha tại số 368 Trường Chinh, phường 3, thành phố Tây Ninh (địa chỉ cũ là 23 Võ Thị Sáu, phường 3, thành phố Tây Ninh). Một số trường đứng top đầu của tỉnh: Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha Trường THPT Tây Ninh Trường THPT Nguyễn Trãi Trường THPT Lý Thường Kiệt Trường THPT Trần Đại Nghĩa Văn hóa Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam. Tây Ninh hiện còn 2 trong 3 tháp cổ ở vùng đất nam bộ của nền văn hóa Óc Eo (Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII) hầu như còn nguyên vẹn là tháp Chót Mạt ở xã Tân Phong huyện Tân Biên và tháp Bình Thạnh ở xã Phước Bình thị xã Trảng Bàng. Theo thống kê của ban Dân tộc tỉnh Tây Ninh hiện Tây Ninh có 21 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Tà Mun (được cho là hậu duệ của Vương quốc Phù Nam) ở Tây Ninh đang làm thủ tục để công nhận là dân tộc thứ 55 của Việt Nam. Tây Ninh còn nổi tiếng với các lễ hội: Hội Xuân núi Bà Đen (mùng 4 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng Giêng). Hội Yến Diêu Trì Cung (tổ chức hàng năm tại Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày 15 tháng 8 âm lịch). Đại lễ vía Đức Chí Tôn (tổ chức hàng năm tại Tòa Thánh Tây Ninh vào ngày 9 tháng 1 âm lịch). Du lịch Định hướng phát triển thời gian tới, đến năm 2030, Tây Ninh sẽ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thậm chí, trong dịp Tết Nguyên đán 2022, ngành du lịch Tây Ninh đứng đầu cả nước. Theo báo cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, du lịch Tây Ninh có đến gần 90% du khách đến Tây Ninh để thăm quan Khu du lịch Núi Bà Đen và Tòa Thánh Tây Ninh. Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những công trình nhân tạo hoành tráng: Núi Bà Đen cao 986 m, là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát Hồ Dầu Tiếng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh Trung ương Cục Miền Nam Khu địa đạo An Thới Trảng Bàng Ngoài ra còn nhiều địa điểm du lịch khác như: thung lũng Ma Thiên Lãnh, chùa Cao Sơn Tự ở huyện Gò Dầu... Ẩm thực Tây Ninh nổi tiếng với các loại đặc sản sau đây: Bánh Tráng phơi sương: Loại đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàng được sản xuất từ củ sắn (khoai mì). Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ. Bánh Canh thịt heo Trảng Bàng: Bánh Canh Trảng Bàng là một loại thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch. Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, đến nay đã có hơn 100 cơ sở làm các loại sản phẩm muối Tây Ninh, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng và thành phố Tây Ninh. Mảnh đất Tây Ninh khắc nghiệt khô cằn chỉ có núi mà không có biển, thiếu cả muối lẫn tôm mà lại sản sinh ra thứ đặc sản nức tiếng này, thật vô cùng kì lạ, đó là một bí quyết, một niềm tự hào của người dân Tây Ninh. Muối tôm, giống như tên gọi có thành phần chính là sự kết hợp giữa tôm và muối. Người dân Tây Ninh nhập nguồn nguyên liệu này về từ các tỉnh ven biển, được chế biến theo một công thức riêng để cho ra đời những hạt muối đậm màu gạch, thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước. Mãng cầu Bà Đen (trái na): được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng. Tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý "Bà Đen" cho sản phẩm mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà. Thằn lằn núi và ốc núi cũng là đặc sản nỗi tiếng của Tây Ninh Cá Cầy trên sông Vàm cỏ Đông hay cá Lăng trong lòng hồ Dầu Tiếng cũng là những món ăn đặc sản khi đến Tây Ninh. Bánh xèo Lò Gò- Xa Mát: đặc biệt bánh xèo ở đây khác ở các nơi khác là bột làm bằng gạo từ giống lúa xưa của dân tộc Khơ me, nhân bánh là hổn hợp của măng rừng và gà rừng lai, kết hợp với hơn 18 loại rau rừng đặc sản của Vườn Quốc gia. Bò tơ 5 Sánh: Hiện có hơn 25 chi nhánh từ Miền Đông đến Miền tây, bạn sẽ được thưởng thức món thăn tái chanh và bò nướng y không nơi nào sánh bằng. Thịt bò ở đây rất tươi, bò được chọn kỷ lưỡng được vỗ béo theo công thức riêng nên miếng thịt có vị thơm ngon đặc biệt. Bánh tráng trộn: Có lẽ ít ai ngờ tới, món Bánh tráng trộn đang được bày bán ở hầu khắp các nẻo đường trong Nam và ngoài Bắc là một món ăn được chế biến một cách đầy ngẫu nhiên và tình cờ của người dân ở Trảng Bàng. Mãng cầu Bác Ba Sơn (trái na): được trồng tại ngã tư núi quẹo bên tay trái (đường lên Long Điền Sơn), mãng cầu bác ba sơn khác mãng cầu các vườn khác là ngon, ngọt, dai, chắc thịt hơn, được người dân tỉnh Tây Ninh và ngoài tỉnh rất ưa, nếu có dịp đến Tây Ninh đừng quên ghé sang rẫy bác ba sơn để tìm mua mãng cầu tốt, dai, ngon nhất Tây Ninh. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt 1.169.165 người, mật độ dân số đạt 268 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 207.569 người, chiếm 17,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 961.596 người, chiếm 82,2% dân số. Dân số nam đạt 584.180 người, nữ đạt 584.985 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,92 % Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2021 đạt 42%. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Tây Ninh có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 415.920 người, Công giáo có 45.992 người, Phật giáo có 38.336 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tin Lành có 684 người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có bốn người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có hai người, Bà-la-môn có một người. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Thái, Tày...... Giao thông Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28 km, nối Thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Tây Ninh có 2 tuyến sông chính là tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông. Hiện nay, Tây Ninh còn có hai tuyến cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt và đang chờ xây dựng bao gồm: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài và Đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát. Năm 2022, UBND tỉnh Tây Ninh đã trình Thủ tướng và Bộ Giao thông vận tải đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay Tây Ninh vào quy hoạch sân bay toàn quốc thời kỳ 2030, tầm nhìn 2050. Danh nhân ➢ Văn hóa - nghệ thuật : Ca sĩ nguyễn kha (Sinh năm 1981) Chú thích Liên kết ngoài Trang thông tin điện tử chính thức của tỉnh Tây Ninh Báo Tây Ninh điện tử Điểm du lịch Tây Ninh Danh sách các dự án bất động sản tại Tây Ninh Đông Nam Bộ
11254
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA%20Y%C3%AAn
Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Năm 2018, Phú Yên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 45 về số dân, xếp thứ 43 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 25 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 961,1 nghìn dân, GRDP đạt 36.352 tỉ Đồng (tương ứng với 1,5790 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 39,97 triệu đồng (tương ứng với 1.736 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,3%. Địa lý Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 560 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 438 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1. Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển: 189 km. Địa hình Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển Đông. Phú Yên được biết đến nơi có đồng bằng Tuy Hòa, được xem là vựa lúa của miền Trung. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm. Sông, suối Có hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400 km², tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên) Hành chính Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 6 thị trấn và 83 xã. Lịch sử Phú Yên là nơi có các di tích từ thời Văn hóa Hòa Bình , Sa Huỳnh. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tông chỉ sáp nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt. Vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru (Êa Ryu). Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của Đại Việt. Năm 1578 ông sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru "Êa Ryu" (Phú Yên), thành Hồ bị thất thủ, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Theo chính sách của chúa Nguyễn ông đã chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh - Nghệ, Thuận - Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng sáp nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình trong tương lai. Tới năm 1629, Văn Phong chống lại chính quyền Đàng Trong, lúc này Nguyễn Hoàng đã chết, người nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên đã sai tướng Nguyễn Phúc Vinh vào đánh dẹp. Sau khi đánh bại được Văn Phong, Phúc Vinh được giao cai quản đất Phú Yên Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn; nơi Nguyễn Huệ, vào tháng 7 năm 1775, đã đánh bại 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp. Năm Minh Mạng thứ 13, tại Gia Định Thành 1832, vua đã lập 12 tỉnh phía Nam đèo Hải Vân, trong đó có Phú Yên. Năm 1954, Phú Yên chịu sự quản lý của Chính thể Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Phú Yên nằm trong địa phận tỉnh Phú Khánh. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Phú Yên có 7 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuy Hòa và 6 huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Cầu, Sông Hinh, Tuy An, Tuy Hòa. Ngày 4 tháng 3 năm 2002, chia thị xã Tuy Hòa thành thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển thị xã Tuy Hòa thành thành phố Tuy Hòa. Ngày 16 tháng 5 năm 2005, chia huyện Tuy Hòa thành 2 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa. Ngày 27 tháng 8 năm 2009, chuyển huyện Sông Cầu thành thị xã Sông Cầu. Ngày 11 tháng 3 năm 2013, thành phố Tuy Hòa được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Phú Yên. Ngày 4 tháng 3 năm 2019, Bộ Xây dựng quyết định công nhận thị xã Sông Cầu là đô thị loại III. Ngày 1 tháng 6 năm 2020, chuyển huyện Đông Hòa thành thị xã Đông Hòa. Tỉnh Phú Yên có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện như hiện nay. Dân số Dân số Phú Yên là 874.071 người (2020) trong đó thành thị 28,7%, nông thôn 71,3%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5% (tính đến năm 2020). Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 67.594 người, nhiều nhất là Công giáo có 35.206 người, tiếp theo là Phật giáo có 27.290 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 2.928 người, đạo Cao Đài có 2.006 người, Phật giáo Hòa Hảo có 113 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 20 người, Bà La Môn có 13 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 10 người và Baha'i Kinh Tế Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Phú Yên xếp ở vị trí thứ 50/63 tỉnh thành. Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài gần 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,94%, trong đó: khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,26%; Công nghiệp và xây dựng tăng 18,73%; dịch vụ tăng 5,72%. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 6.993 tỷ đồng, vượt 27,1% dự toán tỉnh giao, tăng gấp 1,5 lần so năm 2018. Trong đó: Thu nội địa 6.414 tỷ đồng, vượt 18,2% dự toán, tăng 42% so năm trước; thu thuế xuất nhập khẩu 578,8 tỷ đồng, gấp 8 lần dự toán (do nhập khẩu thiết bị để triển khai các dự án điện mặt trời). Trong đó, khối tỉnh thực hiện thu 4.821 tỷ đồng (vượt 26,1% dự toán tỉnh và tăng 68% so với năm 2018), khối huyện thực hiện thu 2.171 tỷ đồng (vượt 29,4% dự toán, tăng 27,4% so với cùng kỳ); có 9/9 huyện, thị xã, thành phố thu đạt và vượt dự toán giao, đặc biệt huyện Phú Hòa thu vượt 92,7%, thị xã Sông Cầu thu vượt 136,1%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 là 9.231 tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán chi điều hành, tăng 14,4% so với năm 2018. Nhìn chung, các lĩnh vực chi đều đảm bảo theo dự toán giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi, đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung, có hiệu quả, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Giao thông Hệ thống giao thông đường bộ trọng yếu gồm có: Quốc lộ 1 nối với Bình Định và Khánh Hòa. Quốc lộ 25 nối với Gia Lai. Quốc lộ 1D nối Thị xã Sông Cầu với thành phố Quy Nhơn. Quốc lộ 29 nối thị xã Đông Hòa (từ Vũng Rô) với thị xã Buôn Hồ Đăk Lăk. Quốc lộ 19C khởi đầu từ nút giao với Quốc lộ 1 ở thị trấn Diêu Trì của huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định chạy dọc theo đường sắt Bắc - Nam qua thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân rồi rẽ lên huyện Sơn Hòa tới thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh, kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 26 ở thị trấn M'Drắk của huyện M'Drắk tỉnh Đắk Lắk. Đường Phước Tân-Bãi Ngà chạy từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô. Phú yên cũng có đường sắt Bắc-Nam đi qua với ga chính là Ga Tuy Hòa. Về hàng không, Phú Yên hiện đang vận hành Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa - Hà Nội và Tuy Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở hạ tầng Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt. Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ có công suất 220 MW với hai tổ máy nối với hệ thống điện Quốc gia hoàn thành vào tháng 11 năm 2009. Nhà máy Điện Mặt trời Hòa Hội có công suất 257 MWp (tương đương công suất phát 214MW) đưa vào vận hành tháng 6 năm 2019. Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thanh Pho Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m³/ngđ. Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: Vi ba, cáp quang... đảm bảo liên lạc thông suốt. Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh. Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh. Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây; cụ thể: Giao thông đường bộ, có mạng lưới giao thông rộng khắp, gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29 và các tuyển tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi. Có trục giao thông phía Tây nối 03 huyện miền núi Phú Yên với huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) và huyện Ma D'răk (tỉnh Đắk Lắk); có trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và ven biển; Giao thông đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km, có 2 ga chính là Tuy Hòa và Đông Tác, trong tương lai khi tuyến đường sắt lên Tây Nguyên được hình thành mở ra triển vọng hợp tác, giao thương hàng hóa giữa Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên; Hàng không, Phú Yên có sân bay Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5 km về phía Đông Nam, diện tích sân bay: 700ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn 4C; Cảng Vũng Rô, Vũng Rô là cảng biển nước sâu có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT. Du lịch Du lịch là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đi lên của Phú Yên. Mặc dầu có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú Yên đã vươn lên trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Với thương hiệu "Xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh". Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo... Một số danh thắng tiêu biểu là Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn- mũi Điện, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rô, núi Nhạn- sông Đà Rằng,..v.v... Cơ sở hạ tầng du lịch của Phú yên được đầu tư mạnh. Phú Yên hiện có 1 khách sạn 5 sao (Cendeluxe), 3 khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn- Phú Yên, Long Beach), và nhiều khách sạn khác như Hương Sen, khách sạn Công Đoàn... Cơ sở vui chơi, nghỉ dưỡng thì có khu giải trí - sinh thái Thuận Thảo, Vincom Plaza Tuy Hòa, khu resort Sao Việt, bãi Tràm hideaway... Năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên hơn 1,6 triệu lượt khách, đạt 111% kế hoạch, tăng 14,6% so với năm 2017, trong đó có 41.005 lượt khách quốc tế, tăng 15,5% so với năm 2017. Nông nghiệp Chủ yếu là lúa, mía,cây hoa màu với trình độ thâm canh khá. Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Sản lượng lúa bình quân hàng năm ước trên 320000 tấn, đáp ứng nhu cầu địa phương và bán ra tỉnh ngoài. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng đây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Do khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, thích hợp nhiều loại cây lương thực và hoa màu như: lúa, bắp, đậu, rau, dưa, bầu, bí, khoai, sắn, mía,...; phát triển tốt ở Tây Hòa, Tuy An, Phú Hòa. Cây mía trồng nhiều ở Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An, và Tây Hòa. Dừa là loại cây công nghiệp trồng nhiều ở Sông Cầu. Thủy - hải sản Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900 km² với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quý. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm. Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Thị xã Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An),... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Đông bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó. Môi trường - Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Có 8 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ vàng: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất. 336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%; Nhóm đất cát biển: 15.009 ha chiếm 2,97%. Nhóm đất mặn, phèn: 7.899 ha, chiếm 1,57%.  Nhóm đất Phù sa: 55.752 ha, chiếm 11.05%. Nhóm đất xám: 39.552 ha, chiếm 7,84%, Nhóm đất đen: 18.831 ha, chiếm 3,73%.. Nhóm đất vàng đỏ trên núi: 11.300 ha, chiếm 2,5%. Nhóm đất thung lũng dốc tụ: 1.246 ha;  Các loại đất khác: 21.192 ha, chiếm tỷ lệ 4,21%. Sông ngòi - Biển Sông Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là 16.400 km², tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m³, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên. Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông suối ở Phú Yên phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, dãy Cù Mông ở phía Bắc và dãy đèo Cả ở phía Nam. Sông suối của tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Nguồn nước sông Ba có trữ lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m³. Nguồn nước sông Bàn Thạch với tổng lượng dòng chảy của sông 0,8 tỷ m3/năm. Sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 trong tỉnh, diện tích lưu vực sông Kỳ Lộ là 1.950 km², trong đó phần trong tỉnh là 1.560 km². Nguồn nước ngầm: Trữ lượng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn nước ngầm của tỉnh khoảng 1,2027 x 106m³/ngày. Nước khoáng: Nguồn tài nguyên nước khoáng ở Phú Yên khá phong phú, trên địa bàn tỉnh có 4 điểm nước khoáng nóng ở Sơn Thành (huyện Tây Hòa), Phước Long ở xã Xuân Long, Triêm Đức (huyện Đồng Xuân) và Phú Sen (huyện Phú Hòa). Biển Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển. Tài nguyên rừng Huyện Sơn Hòa có hàng vạn hecta rừng với nhiều gỗ quí như: Bằng Lăng, Chang gà, Côn, Ba thưa, Chò, Gõ, Sơn, Kiền kiền, Lim, Trắc,... cùng nhiều loại thú như: gấu, nai, mang, hươu, cheo, chồn, thỏ, nhím,...; đang là nơi phát triển các giống cây công nghiệp như: cà phê, điều, thuốc lá cùng nhiều loại cây ăn trái (thơm, mít, chuối, cam, bưởi,...).  Toàn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm 96,5% diện tích rừng tự nhiên; rừng rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; rừng trồng, hiện có 20.963,0 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân tán (tương đương 4.200 ha), gồm các loại cây chủ yếu như keo tai tượng, xà cừ, phi lao, điều, dầu rái, sao đen, gõ đỏ, muồng đen, giáng hương và một số loại khác. Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú có 43 họ chim với 114 loài (trong đó có 7 loài quý hiếm). Thú có 20 họ với 51 loài (trong đó có 21 loài quý hiếm), Bò sát có 3 họ với 22 loài (trong đó có 2 loài quý hiếm). Phú Yên có nguồn khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn như đá Granite màu, Diatomite, Bauxit, Fluorit, nước khoáng, than bùn vàng sa khoáng. Thực trạng Ngày 26-4, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Thanh tra Chính phủ kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo Tuổi trẻ phản ánh về vấn đề phá rừng phòng hộ ở Phú Yên. Theo đó, hơn 100ha rừng phòng hộ ở Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Ngoài ra, Phú Yên còn dành hơn 1.000ha rừng cho 20 dự án đầu tư khác. Phá rừng nhiều nhất là các dự án nuôi bò, thủy điện, trường đua ngựa và nhà máy lọc dầu. Giáo dục Phú Yên có hệ thống các trường đại học (Phú Yên, xây dựng số 3) đào tạo 300 SV, Cao đẳng (Công nghiệp) mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên, 1 chi nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và trung tâm đào tạo nghề (mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân có tay nghề cao - từ bậc 3/7 trở lên). Trường Đại học Xây dựng Miền Trung đào tạo Kỹ sư xây dựng và Kiến trúc (mỗi năm đào tạo 1500 học viên). Các trường Hệ Đại học: Đại học Phú Yên Đại học Xây dựng Miền Trung Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên Hệ Cao đẳng: Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên Giao thông Biển số xe Thành phố Tuy Hòa: 78-C1 XXX.XX Thị xã Sông Cầu: 78-D1 XXX.XX Thị xã Đông Hòa: 78-G1 XXX.XX Huyện Tây Hòa: 78-F1 XXX.XX Huyện Tuy An: 78-H1 XXX.XX Huyện Phú Hòa: 78-E1 XXX.XX Huyện Sơn Hòa: 78-L1 XXX.XX Huyện Đồng Xuân: 78-K1 XXX.XX Huyện Sông Hinh: 78-M1 XXX.XX Văn hóa Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta). Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên. Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai. Lễ hội Ngoài các lễ hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam: Lễ hội đánh bài chòi, với các bài hát chòi dân gian, đậm bản sắc văn hóa của Phú Yên. Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức tại đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An Lễ đâm trâu của người Ba Na Lễ bỏ mả của người Êđê Lễ cúng đất của người Kinh Lễ hội cầu ngư của người Kinh Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.) Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An. Hội Sông nước Đà Nông: 08/01 (âm lịch), phường Hòa Hiệp Nam, Thị xã Đông Hòa. Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, Thành phố Tuy Hòa. Lễ hội Đồng Cam: 08/01, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa. Hội đua ngựa: 09/01, xã An Xuân, huyện Tuy An. Lễ hội chùa Từ Quang: 11/01, xã An Dân, huyện Tuy An. Hội chùa Ông (của người Hoa): 13/01, phường 1, Thành phố Tuy Hòa. Hội bài chòi: tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên. Lễ hội Sông nước Tam Giang: tết nguyên đán, thị xã Sông Cầu. Lễ hội cầu ngư: từ tháng 1 đến tháng 6, khắp các vùng ven biển. Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa. Lễ hội đền Lê Thành Phương:28/01, xã An Hiệp, huyện Tuy An. Lễ hội đền Lương văn Chánh: 19/09, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Lễ hội cầu an: Tháng 3 và tháng 8, ở khắp các chùa. Lễ hội bỏ mả: tháng 3 đến tháng 5, huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Lễ hội mừng sức khỏe: tháng 3 đến tháng 5, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Lễ hội mừng nhà mới: từ tháng 3 đến tháng 5, các huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh Lễ hội mừng lúa mới: từ tháng 3 đến tháng 5: các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh Ẩm thực ở Phú Yên Bánh xèo: Cùng với bánh tráng, bánh xèo món ăn truyền thống của người dân ở Phú Yên. Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực; nếu thực khách có yêu cầu thì chủ quán có thể cho trứng vào để tăng thêm hương vị. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho mỡ, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ và nước bột gạo xay vào, đậy nắp chờ khoảng 1 phút là bánh chín. Bánh đổ xong vừa mềm, vừa nóng, có hương vị của hải sản biển. Người ta ăn bánh xèo với rau sống bao gồm xà lách, giá đỗ và nhiều loại rau thơm khác. Nước chấm gồm có hai loại, người địa phương gọi là mắm đục và mắm trong. Mắm đục gần giống như mắm niêm, cho thêm gia vị và ớt. Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi,... Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon. Ở Phú Yên đặc biệt là tại Thành phố Tuy Hòa, du khách có thể thưởng thức bánh xèo ở nhiều nơi, từ gánh hàng rong của các chị cho đến những địa điểm có danh tiếng bánh xèo ngon lâu năm tại khu Đại nam cũ trên đường Nguyễn Công Trứ. Bánh canh: Bánh canh là một món ăn bình dân ở Phú Yên, tuy vậy chủng loại bánh canh ở Phú Yên rất phong phú như: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ,... chỉ cần đi lòng vòng 10 phút cũng có thể đếm được tới 4-5 quán bán bánh canh bên vỉa hè, nhiều nhất là xung quanh bưu điện thành phố Tuy Hòa. Mỗi món bánh canh là một loại hương vị khác nhau, không quán nào giống quán nào. Bánh canh có thể được nấu với các vị cá dằm, chả cá là phổ biến, đặc biệt người ta dùng lá hẹ như một loại phụ gia đặc biệt thêm vào bánh canh để tăng thêm mùi vị. Bánh hỏi, bánh ướt: Đây là hai món bánh khá quen thuộc của người dân Việt Nam, cách chế miến hai món ăn này ở Phú Yên không khác lắm so với nhiều vùng khác trên cả nước. Bánh bèo nóng: Bánh được làm chín xông để nóng trong nồi hơi nước nóng. Nếu thực thách đến ăn thì bánh sẽ dùng với chà bông, bánh mì vụn chung rồi sau đó chan nước mắm có ớt, tỏi. Bánh ướt ở Phú Yên có cách tráng mỏng tương tự như cách tráng bánh cuốn nóng ở miền Bắc. Bánh ướt thường được phục vụ nóng ngay tại chỗ. Ngoài ra còn có bánh bèo nóng, ăn khi bánh vừa xuống lò. Bánh được hấp cách thủy trong chén nhỏ và được phục vụ tại chỗ. Các loại bánh trên thường được rải chà bông tôm (hay ruốc tôm theo cách gọi người miền Bắc), phục vụ cùng nước mắm ớt pha ngọt và nếu có yêu cầu có thêm lòng lợn đi kèm và cháo lòng. Bánh ít lá gai: Cũng là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở Phú Yên vào những ngày giỗ tổ tiên. nhân bánh được làm từ nhiều thứ như: đậu phộng và dừa; đậu xanh; đậu đen...Bánh này được bọc bằng lá gai và khi cho ra lò có màu xanh thẫm và tương tự như bánh gai của miền Bắc. Nhưng người Phú Yên không cho một miếng mỡ vào nhân bánh như bánh gai và bánh ít còn được làm với nhiều loại nhân chứ không chỉ là nhân đậu xanh. Chả dông: là món chả ram (chả giò) nhưng nguyên liệu làm từ thịt của con dông nên gọi là chả dông. Thịt dông được băm nhuyễn trộn với xã và ớt dùng làm nguyên liệu. Dùng chả dông được ăn với rau sống nước mắm tỏi ớt trộn đâu phụng đăm nhuyễn rất ngon. Món chả dông làm nên dánh tiếng của các cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Công Trứ khu Đại Nam cũ ở Thành phố Tuy Hòa. Ở đây thực khách có thể gọi một phần chả dông có thêm nem nướng được phục vụ cùng rau sống và bánh tránh để cuốn ăn kèm. Các món ăn từ Cá ngừ đại dương(Cá bò gù): Phú Yên là nơi khởi phát nghề câu cá ngừ đại dương từ những đầu của thập kỷ 90 vì vậy các món đặc sản từ cá ngừ ở đây mang những nét rất riêng đặc trưng cho con người miền biển. - Trong đó có thể kể đến các món: + Cá ngừ cắt lát ăn với mù tạt. Món ngày được chế biến từ các lát cá ngừ sống cắt nhở đường kính 4, 5 cm sau khi được đông lạnh để sắc cá chuyển từ đỏ sang hồng sẽ được dọn ra ăn kèm với các loại rau thường thấy là: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng...và cùng món nước chấm đặc biệt được pha bởi xì dầu, mù tạt và tương ớt. Thực khách có thể ăn lát cá với nước chấm kể trên hoặc cuộn lát cá với cải ăn cùng nước chấm. + Mắt cá ngừ chưng cách thủy:(món "đèn biển") Cách chế biến: Mắt cá mua về rửa sạch. Chú ý cát lẫn vào mắt. Ướp các loại gia vị như hành, tiêu, ớt, tỏi, muối, bột ngọt... để cho thấm đều khoảng 15 - 20 phút thì cho vào nồi đất chưng cách thủy độ nửa giờ thì ăn được. Khi chưng cho thêm mấy vị thuốc bắc để khử mùi tanh và tăng chất bổ dưỡng. Ăn món này thường kèm với các loại rau thơm và kèm một vài ly rượu mạnh thì càng hợp khẩu... + Gỏi bao tử cá ngừ: Đây là món hiếm, ít được bày bán ở hàng quán, bởi ngư dân đánh bắt cá ngừ thường dùng món này trong lúc họ còn lênh đênh trên biển hoặc về "lưu hành nội bộ". Chỉ cần rửa sạch bao tử rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với hành tây, tiêu, ớt, muối đường, mì chính... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. + Cháo đầu cá: Đầu cá mua về rửa sạch, xẻ làm tư rồi cho vào nồi nấu cháo như các loại cá khác. Sau những lúc chén tạc, chén thù với bạn bè mà có được chén cháo đầu cá ngừ đang bốc hơi thì không mấy chốc hơi men sẽ thoát ra khỏi người và có được giấc ngủ sâu, khi dậy cảm thấy người vô cùng khoan khoái... + Ức cá ngừ: Ức cá ngừ sau khi tẩm ướt được hấp, kho và thậm chí xào và có mùi vị như thịt bò hoặc thịt lợn nếu có nhiều mỡ cá. Các truyền thuyết, huyền thoại Phú Yên có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết và huyền thoại gắn liền với lịch sử hơn 400 năm của minh. Một số truyện tiêu biểu: Chiếc bánh nậm của Nữ Nhi Phù Quốc - nói về tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ nông thôn Phú Yên Gành Đá Đĩa và huyền thoại về kho báu biến thành đá Truyền thuyết về con lươn ở buôn Đức Du lịch Phú Yên được biết đến là một vùng đất hoang sơ, xinh đẹp với nhiều bãi biển, đầm vũng, di tích lịch sử văn hoá như Núi Nhạn, Núi Đá Bia,Vũng Rô, Bãi Môn - Mũi Điện, Đầm Ô Loan,Gành Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng, Vịnh Xuân Đài, Đập Đồng Cam. Ngoài ra Phú Yên còn rất nhiều danh thắng khác như Bãi Xép, biển Vịnh Hoà, đồi cát Từ Nham, hòn Nưa, hòn Chùa, Nhất Tự Sơn, bãi Bàu, hòn Yến, Gành Đèn, thác Cây Đu, thác H’Ly, Cao nguyên Vân Hòa... Sự kiện bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã tạo động lực cho du lịch Phú Yên phát triển mạnh mẽ và đang trở thành điểm dừng chân đầy thú vị trên bản đồ du lịch Việt Nam. Hiện tại Tp. Tuy Hoà và Tx. Sông Cầu có nhiều nhà hàng, khách sạn, Resort tiêu chuẩn du lịch phục vụ du khách. Năm 2019, Phú Yên đón gần 1,8 triệu lượt khách tham quan. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Tỉnh Phú Yên Các khu Công nghiệp của tỉnh Phú Yên Báo Phú Yên Điện tử Tỉnh ven biển Việt Nam
11255
https://vi.wikipedia.org/wiki/O%C3%A1nh%20S%C6%A1n%20Thi%E1%BB%87u%20C%E1%BA%A9n
Oánh Sơn Thiệu Cẩn
Oánh Sơn Thiệu Cẩn (zh. 瑩山紹瑾, ja. keizan jōkin), 1268-1325, là một vị Thiền sư Nhật Bản, Tổ thứ tư của tông Tào Động (ja. sōtō) sau Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen). Sư nối pháp Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới (ja. tettsū gikai, 1219-1309), thành lập Tổng Trì tự (ja. sōji-ji), một trong hai ngôi chùa quan trọng nhất của dòng Tào Động song song với Vĩnh Bình tự (eihei-ji). Sư viết sách Truyền quang lục (zh. 傳光錄, ja. denkōroku), một tác phẩm được tất cả các dòng thiền Nhật Bản ưa chuộng và sử dụng cho đến ngày nay. Sư được các đệ tử trong tông môn Tào Động cung kính gọi là Đại Tổ (zh. 大祖, ja. daiso), Đạo Nguyên được gọi là Cao Tổ (zh. 高祖, ja. kōso). Cơ duyên Sư quê tại Echizen, sớm được bà mẹ sùng tín gửi đến Vĩnh Bình tự để tu học. Sư thụ giới lần đầu (1280) nơi Thiền sư Cô Vân Hoài Trang (zh. 孤雲懷奘, ja. koun ejō, 1198-1280) - vị Tổ thứ hai của tông Tào Động. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Hoài Trang quy tịch và Sư lưu lại tu học với Thiền sư Nghĩa Giới đến năm 17 tuổi. Sau đó, Sư bắt đầu một cuộc hành cước kéo dài bốn năm (1285-1288), thu thập kiến thức cho cuộc đời hoằng hoá vinh quang của mình. Sư yết kiến nhiều vị cao tăng của nhiều tông phái khác nhau, tu tập Thiền theo Thiền sư Tịch Viên (zh. 寂圓, ja. jakuen, 1207-1299, bạn đồng học với Đạo Nguyên nơi Thiên Đồng Như Tịnh) tại Bảo Khánh tự (zh. 寶慶寺, ja. hōkyō-ji). Tại Kinh Đô (kyōto), Sư tu tập Thiền theo tông Lâm Tế dưới sự hướng dẫn của hai vị Đông Sơn Trạm Chiếu (zh. 東山湛照, ja. tōzan tanshō, 1231-1291) và Bạch Vân Huệ Hiểu (zh. 白雲慧曉, ja. hakuun egyō, 1228-1297), cả hai đều là môn đệ của Viên Nhĩ Biện Viên (zh. 圓爾辨圓, ja. enni ben' nen, 1202-1280). Một cuộc viếng thăm núi Tỉ Duệ (ja. hieizan) được Sư sử dụng để nghiên cứu giáo lý của Thiên Thai tông (zh. 天台宗, ja. tendai-shū). Sư cũng đến tham vấn Thiền sư Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心, ja. shinchi kakushin, 1207-1298) - người đã đem tập công án quan trọng Vô môn quan sang Nhật. Khi trở về học với Nghĩa Giới - lúc bấy giờ trụ trì chùa Đại Thừa (ja. daijō-ji) - Sư đại ngộ (1294) khi Nghĩa Giới trao cho môn đệ công án thứ 17 của Vô môn quan để tham cứu. Trong cuộc vấn đáp trong công án này, Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện trả lời sư Triệu Châu Tòng Thẩm "Tâm bình thường là Đạo" (bình thường tâm thị đạo). Khi Sư suy nghĩ trình Nghĩa Giới 'Bình thường tâm', Nghĩa Giới liền đánh ngay vào miệng Sư. Ngay lúc này, mắt tâm Sư liền mở sáng. Không bao lâu sau, Nghĩa Giới phó chúc Sư là người nối dõi tông đường và từ đây, Sư bắt đầu cuộc đời giáo hoá của mình. Sự nghiệp hoằng pháp Sau khi thừa kế Nghĩa Giới trụ trì chùa Đại Thừa (1303), học chúng từ khắp nơi đến tham học và ngôi chùa này trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng của các miền Đông bắc Nhật Bản. Nơi đây, Sư hoàn tất hai tác phẩm quan trọng của mình là Truyền quang lục và Toạ thiền dụng tâm ký (zh. 坐禪用心記, ja. zazenyōjinki). Trong Toạ thiền dụng tâm ký, Sư khuyên mọi người chú tâm đến việc Toạ thiền (ja. zazen) và đặc biệt nhấn mạnh sự quan trọng của tư tưởng người đang toạ thiền. Tập này bắt đầu bằng những câu: "Toạ thiền giúp con người khai sáng tâm lực và an trụ nơi cội nguồn. Đó chính là sự thấy rõ Bản lai diện mục, là sự phát minh tâm địa. Thân tâm đều biến mất, không còn vướng mắc vào những hành động như ngồi, nằm. Vì thế nên hành giả không nên nghĩ thiện, ác, vượt hẳn ngôn ngữ như phàm, thánh, vô minh, giác ngộ, rời bỏ cõi của chúng sinh và Phật." Dựa trên các giáo lý nền tảng, Sư hướng dẫn rất tỉ mỉ về việc thực hành toạ thiền: "Các buổi lễ long trọng và những ngôi chùa vĩ đại thờ Phật đều rất có ý nghĩa, nhưng nếu ai muốn toạ thiền rốt ráo, người ấy không được tham gia tổ chức các lễ này... Không nên toạ thiền ở nơi nào quá sáng hoặc quá tối, quá nóng hoặc quá lạnh, cũng không nên toạ thiền gần những người say đắm vào việc vui chơi hoặc kĩ nữ! Thiền đường, bên cạnh một vị thầy uy tín, cao vút trên núi hoặc tận sâu dưới thung lũng là những nơi thích hợp. Bên cạnh suối xanh, trên đỉnh núi cao là những nơi thuận tiện để kinh hành... Hành giả không được quên việc quán tất cả các pháp đều vô thường vì việc ấy giúp trau dồi tâm kiên cường... Lúc nào cũng giữ lòng từ bi và chuyển tất cả những phúc đức thu thập được đến tất cả chúng sinh! Không được phát tâm kiêu mạn, không được khinh thường Phật pháp! Những phong cách này chính là phong cách của phàm phu, ngoại đạo. Nếu lúc nào cũng chú tâm đến lời nguyện đoạn tất cả phiền não để đạt Giác ngộ thì phải toạ thiền và vô tác (không làm). Đây là quy luật quan trọng của việc toạ thiền." Một trong những thành công lớn của Sư là việc thành lập hai ngôi chùa lớn của tông Tào Động, đó là Vĩnh Quang tự (ja. yōkō-ji) và Tổng Trì tự (ja. sōji-ji, 1322). Hậu Đề Hồ (ja. go-daigo) Thiên hoàng nâng cấp Tổng Trì tự ngang hàng với Vĩnh Bình tự (ja. eihei-ji) và gọi là Đại bản sơn (ja. daihonzan) của tông Tào Động. Trong khoảng thời gian cuối đời, Sư lui về Vĩnh Quang tự và giao phó việc quản lý chùa Tổng Trì cho vị đại đệ tử là Nga Sơn Thiều Thạc (ja. gasan jōseki, 1275-1365). Trước khi tịch, Sư còn soạn tập Oánh Sơn thanh quy (zh. 瑩山清規, ja. keizan shingi). Hài cốt của Sư được chia ra và thờ cúng tại bốn ngôi chùa: Đại Thừa, Vĩnh Quang, Tổng Trì và Tịnh Trụ (淨住寺, ja. jōjū-ji). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Tào Động tông Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1268 Mất năm 1325 Người Fukui
11257
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADt%20Phong%20L%C6%B0%C6%A1ng%20T%C3%BA
Thật Phong Lương Tú
Thật Phong Lương Tú (zh. 實峰良秀, ja. jippō ryōshū), 1318-1405, là một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Tào Động, một trong năm vị đại đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (zh. 峨山韶碩, ja. gasan jōseki, 1275-1365). Sư là một người rất tài năng uyên bác. Tương truyền rằng, khi nhìn thấy Thập mục ngưu đồ, Sư phát tâm quyết chí tu học thiền. Sư lưu lại nơi Nga Sơn hơn mười năm giữ chức thị giả. Sư có công khai sáng Vĩnh Trường tự (ja. eishō-ji) tại Bitchū. Môn đệ của Sư hoằng hoá khắp nước Nhật. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11258
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B4ng%20Huy%E1%BB%85n%20T%E1%BB%8Bch%20Linh
Thông Huyễn Tịch Linh
Thông Huyễn Tịch Linh (zh. 通幻寂靈, ja. tsūgen jakurei) 1322-1391, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Tào Động, một trong năm vị đại đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (zh. 峨山韶碩, ja. gasan jōseki, 1275-1365). Trong năm vị đại đệ tử này thì Sư là thượng thủ. Lúc còn nhỏ Sư đã đọc kinh và năm lên 17, Sư xuất gia cầu đạo. Ban đầu, Sư đến học với Thiền sư Minh Phong Tố Triết (1277-1350) tại chùa Đại Thừa (ja. daijō-ji). Nơi đây, Sư tu tập không kể ngày đêm và vì vậy được tăng chúng cũng như dân dã xung quanh tôn kính. Sau hơn mười năm tu tập với Minh Phong, Sư chuyển sang Tổng Trì tự (ja. sōji-ji) tu học với Thiền sư Nga Sơn và ngay tại đây, Sư triệt ngộ và được Nga Sơn ấn khả. Song song với bạn đồng học Thái Nguyên Tông Chân (zh. 太源宗真, ja. taigen sōshin, ?-1370), Sư rất thành công trong việc truyền bá dòng thiền Tào Động. Sư khai sáng và trụ trì nhiều thiền viện lớn và nhiều thiền sinh đến tham học dưới sự hướng dẫn của Sư—khắt khe nhưng nhiệt tình. Trong số các vị đệ tử thì Liễu Am Huệ Minh (zh. 了菴慧明, ja. ryōan emyō) trội hơn hết. Liễu Am lần lượt trụ trì Tổng Trì tự, Vĩnh Trác tự (ja. yōtaku-ji) và sau khai sáng Tối Thừa tự (ja. saijō-ji) tại Sagami. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jakushitsu%20Genk%C5%8D
Jakushitsu Genkō
Tịch Thất Nguyên Quang (zh. 寂室元光, ja. jakushitsu genkō), 1290-1367, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, sau Thiền sư Lan Khê Đạo Long (zh. 蘭溪道隆) hai đời. Cơ duyên Sư xuất gia năm 12 tuổi, thụ giới cụ túc năm 15 tuổi và sau đó tham học với Thiền sư Ước Ông Đức Kiệm (zh. 約翁德儉, ja. yakuō tokken, 1244-1320), một môn đệ đắc pháp của Thiền sư Lan Khê Đạo Long. Một hôm, Sư thỉnh Ước Ông nói lời cuối (mạt ngữ 末語, ja. matsugo). Ước Ông không nói gì, chỉ dùng tay tát Sư một cái. Sư nhân đây đại ngộ, vào năm 18 tuổi. Nghe lời khuyên của thầy, Sư yết kiến nhiều vị Thiền sư khác và đặc biệt là Sư thường tham học với các vị Thiền sư Trung Quốc giáo hoá tại Nhật, trong đó có Nhất Sơn Nhất Ninh (zh. 一山一寧). Nơi Nhất Sơn, Sư lưu lại hai năm để học cách làm thơ (thi pháp học) và chính vì vậy, các bài thơ, kệ tụng của Sư được đánh giá rất cao, nếu không nói là nổi danh nhất của thời đại này. Sau, Sư đến Trung Quốc học hỏi nơi Thiền sư Trung Phong Minh Bản (zh. 中峰明本) và nhiều vị khác. Cuộc du học này kéo dài sáu năm và sau khi trở về Nhật, Sư tiếp tục cuộc đời du tăng của mình, 25 năm liền không trụ trì chùa nào. Năm 1361, Sư nhận lời thỉnh cầu, khai sơn trụ trì chùa Vĩnh Nguyên (ja. eigen-ji). Nhiều ngôi chùa lớn tại Kinh Đô (kyōto) và Liêm Thương (kamakura) thỉnh Sư về trụ trì nhưng Sư đều từ chối. Đặc điểm Lối sống đơn giản, cơ hàn không phụ thuộc, bác bỏ coi thường những nghi lễ long trọng, những ngôi chùa to lớn, từ chối những chức vụ cao quý, đó chính là những đức tính làm cho Sư nổi bật lên trong những vị Thiền sư thời bấy giờ. Mặc dù tên của Sư không nổi tiếng bằng những vị khác đồng thời, nhưng những phong cách cao quý trên nêu rõ tinh thần Thiền thuần tuý của Sư. Sư viên tịch năm 1367. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Mất năm 1367 Sinh năm 1290 Nhà thơ Nhật Bản
11261
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAn%20Nhai%20Ngh%C4%A9a%20Ph%E1%BA%A1m
Tiên Nhai Nghĩa Phạm
Tiên Nhai Nghĩa Phạm (zh. 仙崖義梵, ja. sengai gibon), 1751-1837, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế (ja. rinzai-shū), hệ phái Diệu Tâm tự (ja. myōshin-ji). Sư nối pháp Thiền sư Nguyệt Thuyền Thiền Huệ (zh. 月船禪慧, ja. gessen zenne, 1702-1781). Sư xuất gia năm 11 tuổi và Hành cước năm lên 19. Sau khi yết kiến Nguyệt Thuyền, Sư lưu lại tu học nơi đây và được Nguyệt Thuyền ấn khả. Sau đó Sư lại cất bước du phương, nhận lời trụ trì chùa Thánh Phúc (ja. shōfuku-ji), Thiền viện đầu tiên tại Nhật - được Thiền sư Minh Am Vinh Tây khai sáng năm 1195 - và trở thành vị trụ trì thứ 123 của thiền viện này. Sư nổi danh vì phương pháp giáo hoá nghiêm khắc nhưng vô cùng hiệu nghiệm, những đặc tính được phản ánh lại trong những tác phẩm nghệ thuật thiền như Mặc tích và những bức tranh mực tàu của Sư—hiện rất được ưa chuộng trong giới hâm mộ Thiền trên khắp hoàn cầu. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Lâm Tế tông Thiền sư Nhật Bản
11269
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20Am%20T%C3%B4ng%20B%C3%A0nh
Trạch Am Tông Bành
Trạch Am Tông Bành (zh. 澤庵宗彭, ja. takuan sōhō), 1573-1645, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Nam Phố Thiệu Minh (ja. nampo jōmyō). Sư không những là một vị Thiền sư lỗi lạc, tinh thông kinh điển mà còn là một nghệ sĩ trứ danh, một thi hào với những tác phẩm còn được nhắc đến ngày nay. Sư sinh ra trong một gia đình mộ đạo, sớm xuất gia tu học với nhiều vị Thiền sư nổi danh lúc bấy giờ như Hi Tiên Tây Đường (zh. 希先西堂, ja. kisen seidō), Đổng Phủ Tông Trọng (zh. 董甫宗仲, ja. tōho sōchū). Sau, Sư đến học với Thiền sư Nhất Đống Thiệu Đích (zh. 一凍紹滴, ja. ittō shōteki, 1539-1612) và ngộ đạo nơi đây. Song song với việc tu tập Thiền, Sư cũng chú tâm đến việc nghiên cứu các môn học thuộc ngoại điển như Nho giáo, Thư đạo (zh. 書道, ja. shōdō), thi pháp… Đặc biệt là những bài dạy cho những vị kiếm sĩ theo Kiếm đạo (zh. 道劍, ja. kendō) đương thời của Sư thường được nhắc nhở đến, nổi danh nhất là tác phẩm Bất động trí thần diệu lục (zh. 不動智神妙錄, ja. fudōchishinmyōroku). Trong những bài khuyên này, Sư phân tích tư tưởng, tâm trạng của một kiếm sĩ theo quan niệm của Thiền tông. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Liên kết ngoài Giới thiệu bất động trí thần diệu lục Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Mất năm 1645 Sinh năm 1573
11270
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87t%20%C3%94ng%20Ngh%C4%A9a%20%C4%90%C3%ACnh
Triệt Ông Nghĩa Đình
Triệt Ông Nghĩa Đình (zh. 徹翁義亭, ja. tettō gikō), 1295-1369, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế hệ phái Đại Đức tự (ja. daitokuji-ha), môn đệ của Thiền sư Tông Phong Diệu Siêu (ja. shūhō myōchō). Sư quê ở Izumo, ban đầu tu tập tại Kiến Nhân tự (ja. kennin-ji). Sau, vì không hài lòng với phong cách của Ngũ Sơn (ja. gozan) tại đây, Sư đến tham học với Thiền sư Tông Phong và được Ấn khả. Sư giáo hoá rất thành công tại chùa Đại Đức (ja. daitoku-ji). Nối pháp của Sư và là người kế thừa trụ trì Đại Đức tự là Thiền sư Ngôn Ngoại Tông Trung (zh. 言外宗忠, ja. gongai sōchū, 1315-1390) và một thế hệ sau đó là Thiền sư Hoa Tẩu Tông Đàm (zh. 花叟宗曇, ja. kesō sōdon, 1352-1428). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Người Shimane Thiền sư Nhật Bản
11271
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20Phong%20Minh%20B%E1%BA%A3n
Trung Phong Minh Bản
Trung Phong Minh Bản (zh. zhōngfēng míngběn/ chung-feng ming-pen 中峰明本, ja. chūhō myōhon), 1263-1323 là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc dòng Hổ Khâu, phái Dương Kỳ phái, đời thứ 19 Tông Lâm Tế. Sư là đệ tử nối pháp vượt trội nhất của Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu, và có các pháp tử như Thiên Như Duy Tắc, Thiên Nham Nguyên Trường... Cuộc đời hoằng hóa của sư đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Tông Lâm Tế tại Trung Quốc thông qua việc tích cực truyền bá phương pháp Thiền thoại đầu, cũng như truyền bá tông này sang Nhật dưới thời nhà Nguyên. Bên cạnh đó, sư cũng nổi bật với tư tưởng Thiền - tịnh song tu và Tam giáo nhất nguyên. Cơ duyên ngộ đạo Sư họ Tôn, quê ở Tiền Đường, Hàng Châu, Tỉnh Triết Giang. Lúc còn nhỏ đã có chí hướng tu Phật, vào năm 9 tuổi thì mẹ mất. Năm 15 tuổi, sư có ý muốn xuất gia. Một hôm sư xem quyển Truyền Đăng Lục, đến công án Am-ma-la nữ hỏi Bồ tát Văn Thù: "Đã biết rõ sinh là lý bất sinh, tại sao lại bị sinh tử lưu chuyển?" bèn khởi nghi tình rất sâu. Sau, sư đến tham học với Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu ở ngọn Sư Tử Nham (獅子巖) trên núi Tây Thiên Mục. Thiền sư Cao Phong bình thường rất nghiêm khắc, khi nói chuyện ngài thường không để lộ biểu cảm nhưng khi thấy sư, ngài Cao Phong tỏ vẻ rất vui và cho sư xuống tóc xuất gia liền. Một hôm sư đọc Kinh Kim Cang đến câu "Gánh vác việc Như-lai" liền có chổ thâm nhập. Sau đó, lúc đi dạo nhân nhìn thấy suối nước đang chảy mà tỏ ngộ, liền đến gặp ngài Cao Phong cầu ấn chứng, nhưng bị Cao Phong đánh một gậy, đuổi ra ngoài. Về sau, triều đình tuyển mộ thanh niên nam nữ, sư hỏi Thiền sư Cao Phong: "Nếu có người đến hỏi hòa thượng bắt thanh niên nam nữ thì thầy sẽ chọn ai?" Ngài đáp: " Ta cứ đưa cây trúc bề (thiền bản) cho họ". Sư nghe câu này xong liền triệt ngộ và được Thiền sư Cao Phong ấn khả. Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu trao cho sư bức họa chân dung của mình và nói kệ phó chúc truyền pháp:Ngã tướng bất tư nghì Phật, Tổ chẳng thể biết Chỉ hứa thằng du côn Được thấy nửa bên mũi Có người hỏi Thiền sư Cao Phong: "Trong các đệ tử của Ngài, ai hơn, ai kém?". Ngài đáp: "Thủ-tọa Nghĩa giống như là cây trúc già, nhưng vẫn còn bảy tám đốt cong. Chỉ Duy-na Bản (Minh Bản) mới thật là cây tre xuất sắc trong rừng tre. Sau này thành đạt không thể đếm được". Hoằng pháp Sau khi được ấn khả, sư không định cư, trụ trì tại bất kỳ một ngôi chùa nào nhất định mà lúc thì sống ở trên thuyền, có khi trong túp lều tranh đơn sơ và tự xưng là Huyễn Trú Lão Nhân, nơi am tranh đặt bảng là Huyễn Trụ am. Từng có rất nhiều vị tăng đến tham vấn và ngưỡng mộ gọi sư là Cổ Phật Giang Nam.. Sư được rất nhiều người đương thời tôn kính vì phong cách đơn giản, tu tập thiền thuần tuý của mình. Vua Nguyên Nhân Tông kính mến và mời sư vào cung thuyết pháp nhưng sư từ chối nên vua ban y ca sa tơ vàng và phong danh hiệu Phật Từ Viên Chiếu Quảng Huệ Thiền sư. Đến đời vua Nguyên Anh Tông cũng quy y theo sư. Nhiều vị Thiền sư Nhật đã đến nơi sư tham học và trong số này trội hơn hết là Cổ Tiên Ấn Nguyên (zh. 古先印元, ja. kosen ingen, 1295-1374) và Cô Phong Giác Minh (zh. 孤峰覺明, ja. kohō kakumyō, 1271-1361). Và những vị này khi trở lại Nhật hoằng pháp cũng giữ phong cách giản dị như sư, lập am tranh đơn sơ để ẩn cư và không trú trì nhất định tại bất kỳ ngôi chùa nào. Vào ngày 14 tháng 8 năm thứ 3 niên hiệu Chí Trị (至治), sư nói kệ từ biệt đại chúng rồi an nhiên tọa Thiền thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi, chúng đệ tử xây tháp thờ nhục thân ở núi Thiên Mục. Vua Nguyên Văn Tông sắc phong thụy hiệu là Trí Giác Thiền Sư, đến đời vua Nguyên Thuận Tông ban thêm thụy hiệu là Phổ Ứng Quốc Sư. Bài kệ thị tịch của sư:Ta có một câu Phó chúc Đại-chúng Lại hỏi thế nào Vốn chẳng căn cứ.Tác phẩm của sư lưu truyền trong đời rất nhiều, ví dụ như Trung Phong Quảng Lục (3 quyển), Huyễn Trú Am Thanh Quy (1 quyển), Nhất Hoa Ngũ Diệp (5 quyển)... Trong đó quyển Trung Phong Pháp Ngữ và Tín Tâm Minh Tịch Giải Nghĩa của sư đã được sư Thích Duy Lực dịch Việt. Pháp ngữ Sư thường dạy chúng rằng: "Nay người tham-thiền không được linh nghiệm là vì: 1. Không có chí khí chân thực như người xưa; 2. Không lấy sinh tử vô thường cho là việc lớn; 3. Tập khí từ nhiều kiếp đã không buông xuống được, lại không giữ được quyết tâm bền vững, không lui sụt. Bệnh tại sao? Đó chỉ vì không nhận biết được căn bản của sinh tử." Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Như Sơn, Thiền Uyển Kế Đăng Lục, Thích Thiện Phước dịch 2015. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Người Chiết Giang Thiền sư Trung Quốc Sinh năm 1263 Mất năm 1323 Người nhà Nguyên
11273
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFt%20Th%C3%B4n%20H%E1%BB%AFu%20Mai
Tuyết Thôn Hữu Mai
Tuyết Thôn Hữu Mai (zh. 雪村有梅, ja. sesson yūbai), 1288-1346, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế. Ban đầu, Sư thụ giáo nơi Thiền sư Nhất Sơn Nhất Ninh tại thiền viện Kiến Trường (ja. kenchō-ji) ở Liêm Thương (ja. kamakura). Năm 1307, Sư cất bước sang Trung Quốc tu học nhưng không may, bị nghi là gián điệp và phải ngồi tù 10 năm liền. Sau khi được thả, Sư chu du đây đó, tham vấn nhiều vị Thiền sư danh tiếng bấy giờ. Năm 1328, Sư trở về Nhật và theo lời thỉnh cầu của vị tướng quân (shōgun) Túc Lợi Tôn Thị (Ashikaga Takauji) trụ trì chùa Vạn Thọ (ja. manju-ji). Năm 1345, Sư được cử trụ trì chùa Kiến Nhân (ja. kennin-ji). Cùng với Nhất Sơn Nhất Ninh, Sư được xem là người khai sáng phong trào Ngũ Sơn văn học (ja. gosan bungaku) tại Nhật. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Nhà thơ Nhật Bản
11275
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20%C4%90oan%20T%E1%BB%95%20Ho%C3%A0n
Vô Đoan Tổ Hoàn
Vô Đoan Tổ Hoàn (zh. 無端祖環, ja. mutan sokan), ?-1387, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Tào Động, một trong năm vị đại đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (ja. gasan jōseki, 1275-1365). Sư khai sáng rất nhiều Thiền viện ở các tỉnh Echizen, Noto và Iwami. Môn đệ của Sư sau truyền bá tông Tào Động tại miền Bắc Nhật Bản. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Tào Động tông Thiền sư Nhật Bản
11276
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20H%E1%BB%8Dc%20T%E1%BB%95%20Nguy%C3%AAn
Vô Học Tổ Nguyên
Vô Học Tổ Nguyên (zh. wúxué zǔyuán 無學祖元, ja. mugaku sogen), 1226-1286, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Lâm Tế, đắc pháp nơi Thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm ở Kính Sơn. Năm 1279, sư được mời sang Nhật giáo hoá và nối dõi Thiền sư Lan Khê Đạo Long trụ trì chùa Kiến Trường (ja. kenchō-ji). Sau, sư thành lập chùa Viên Giác (ja. engaku-ji). Cả hai chùa đều được xếp vào Ngũ sơn của Liêm Thương (kamakura), trung tâm của Thiền tông tại Nhật. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Mất năm 1286 Sinh năm 1226
11277
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20Tr%E1%BB%A5%20%C4%90%E1%BA%A1o%20Hi%E1%BB%83u
Vô Trụ Đạo Hiểu
Vô Trụ Đạo Hiểu (zh. 無住道曉, ja. mujū dōkyō), 1226-1313; còn được gọi là Nhất Viên (ja. ichien), là một vị Thiền sư Nhật Bản dòng Lâm Tế, môn đệ của Thiền sư Viên Nhĩ Biện Viên. Sư diêu du khắp nước Nhật và tham vấn nhiều Thiền sư. Sư có một tác phẩm rất hay, được gọi là Sa thạch tập (zh. 沙石集, ja. shasekishū, được dịch ra Việt ngữ với tên Góp nhặt cát đá). Tác phẩm này là một bản sưu tầm những ngụ ngôn, lời dạy của các chư Phật, Tổ và những Thiền sư, rất được ưa chuộng trong giới thiền. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1227 Mất năm 1312
11279
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20Tri%E1%BB%87t%20T%C3%B4ng%20Linh
Đại Triệt Tông Linh
Đại Triệt Tông Linh (zh. 大徹宗令, ja. daisetsu sōrei), 1333-1408, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Tào Động, một trong năm vị đại đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (ja. gasan jōseki, 1275-1365). Sư khai sáng nhiều Thiền viện như Diệu Ứng Giáo tự (ja. myō' ōkyō-ji) tại Mino, Lập Xuyên tự (ja. rissen-ji) tại Etchū. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11280
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20V%C3%A2n%20T%E1%BB%95%20Nh%E1%BA%A1c%20Nguy%C3%AAn%20%C4%90i%E1%BB%81n
Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền
Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền (zh. 大雲祖嶽原田, ja. daiun sōgaku harada), 1870-1961, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Nhật Bản hiện đại. Sư vào chùa tu học năm lên bảy và ban đầu tu tập theo tông Tào Động. Sau, Sư đến tu tập tại một Thiền viện khác theo quy tắc của tông Lâm Tế. Năm lên 40, Sư được cử làm thị giả cho Độc Trạm Lão sư (ja. dokutan rōshi), vị trụ trì Nam Thiền tự (ja. nanzen-ji) và cũng là một trong những vị Thiền sư danh tiếng nhất thời đó. Sau khi được Độc Trạm ấn khả, Sư được mời đến trụ trì Pháp Tâm tự (ja. hosshin-ji) tại tỉnh Obama và dưới sự quản lý của Sư, Thiền viện này trở thành một trung tâm tu học quan trọng của Thiền tông tại Nhật. Các bài thuyết pháp của Sư cho những người mới nhập môn tu học thiền đạo được môn đệ chính của Sư là Bạch Vân An Cốc (ja. hakuun yasutani) phổ biến rộng rãi tại phương Tây. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền sư Nhật Bản Lâm Tế tông
11281
https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh%20Phong%20T%E1%BB%91%20Tri%E1%BA%BFt
Minh Phong Tố Triết
Minh Phong Tố Triết (zh. 明峰素哲, ja. meihō sotetsu) (1277-1350), đạo hiệu Diệu Phong, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Tào Động, nối pháp Thiền sư Oánh Sơn Thiệu Cẩn (ja. keizan jōkin) và là bạn đồng học của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (ja. gasan jōseki). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11282
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%99c%20Am%20T%C3%ADnh%20Thao
Mộc Am Tính Thao
Mộc Am Tính Thao (zh. mùān xìngtāo 木菴性瑫, ja. mokuan shōtō), 1611-1684, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Hoàng Bá (ja. ōbaku-shū). Sư nối pháp Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kì, và cùng với thầy sang Nhật giáo hoá. Tại Nhật, Ẩn Nguyên khai sáng tông Hoàng Bá và cử sư làm vị Tổ thứ hai (1664). Sư thành lập Thuỵ Thánh tự (ja. zuishō-ji) tại Đông Kinh (tōkyō), góp công rất nhiều trong việc truyền bá tông này tại Nhật. Tham khảo Hoàng Bá tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Thiền sư Trung Quốc Mất năm 1684 Ngày mất không rõ Ngày sinh không rõ Sinh năm 1611 Người Tuyền Châu
11283
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%99ng%20Song%20S%C6%A1%20Th%E1%BA%A1ch
Mộng Song Sơ Thạch
Mộng Song Sơ Thạch (zh. 夢窗疏石, ja. musō soseki), 1275-1351, là một vị Thiền sư Nhật Bản danh tiếng thuộc tông Lâm Tế. Sư là người rất có công trong việc truyền bá tông phong Lâm Tế tại Nhật, sau được Nhật hoàng phong danh hiệu Quốc sư. Sư sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc, mất mẹ năm bốn tuổi. Vừa lên tám, Sư đã xuất gia và ban đầu chuyên tu tập theo Mật giáo (zh. 密教, ja. mikkyō). Trong khoảng thời gian 10 năm, Sư thu thập tất cả những ấn tượng huyền bí của Mật giáo tại đây. Một năm sau khi thụ giới cụ túc (1292), Sư chuyển sang tu tập theo phương pháp của Thiền tông. Nguyên nhân của sự thay đổi này chính là cái chết bi thảm của một vị thầy. Sư tự thấy rằng, vấn đề chính của cuộc sống là sinh tử luân hồi không thể giải quyết được bằng tri thức uyên bác, kiến thức của một học giả. Trong thời gian 100 ngày sau khi thầy mình lâm chung, Sư tụng kinh cầu an cho thầy và nhân đây, Sư có một giấc mộng rất quan trọng. Trong giấc mộng này, Sư được gặp hai vị Thiền sư Trung Quốc quan trọng đời nhà Đường là Thạch Đầu Hi Thiên (zh. 石頭希遷, ja. sekitō kisen) và Sơ Sơn Quang Nhân (zh. 疏山光仁, ja. sozan kōnin), một môn đệ của Động Sơn Lương Giới (zh. 洞山良價). Thạch Đầu xuất hiện dưới dạng một vị tăng của Chân ngôn tông, Sơ Sơn dưới dạng Bồ-đề-đạt-ma. Sau giấc mộng này, Sư tự đặt tên cho mình là Sơ Thạch (疏石, ja. so-seki) - ghép từ hai chữ đầu của Sơ Sơn và Thạch Đầu. Mộng Song, 'Cửa sổ của giấc mộng' (zh. 夢窗, ja. musō) đã mở rộng, hướng dẫn Sư trên con đường Thiền. Sau đó, Sư yết kiến nhiều vị Thiền sư danh tiếng đương thời - một trong những vị này là Nhất Sơn Nhất Ninh (zh. 一山一寧, ja. issan ichinei), một vị Thiền sư Trung Quốc danh tiếng - nhưng không hài lòng với những phương pháp tu tập của những vị này. Nghe danh của Thiền sư Cao Phong Hiển Nhật (zh. 高峰顯日, ja. kōhō kennichi), Sư liền đến tham học. Sư học không lâu nơi Cao Phong nhưng vẫn được xem là môn đệ vì sau này Cao Phong chính là người ấn khả cho Sư. Vào một ngày tháng năm (1305), đang trên đường trở về am và trong lúc mệt mỏi, Sư vừa muốn dựa lưng vào tường thì có cảm giác bức tường bỗng nhiên biến mất, Sư té xuống và nhân đây ngộ được yếu chỉ thiền. Sau sự việc quan trọng này, Sư vẫn chu du đây đó, chú tâm đến việc Toạ thiền (ja. zazen). Cuối cùng, Sư nhận lời mời trụ trì Thiên Long tự (zh. 天龍寺, ja. tenryū-ji) tại Kinh Đô - một ngôi chùa được xếp vào hệ thống Ngũ sơn thập sát (五山十剎, ja. gozan jissetsu) - và trở thành một nhân vật quan trọng của nền văn hoá Phật giáo tại đây. Sư cũng là một trong những tác giả đứng hàng đầu của phong trào Ngũ sơn văn học (zh. 五山文學, ja. gosan bungaku), một phong trào rất quan trọng trong việc truyền bá văn hoá, khoa học và nghệ thuật của Trung Quốc sang Nhật. Tên của Sư gắn liền với nhiều việc khai sơn, sáng lập thiền viện và đích thân Sư cũng trụ trì nhiều thiền viện danh tiếng, trong đó có Nam Thiền tự (zh. 南禪寺, ja. nanzen-ji), một ngôi chùa với những kiến trúc, vườn cảnh nổi danh trên thế giới. Dưới sự chỉ đạo của Sư, một vị Tướng quân (shōgun) với tên Túc Lợi Tôn Thị (ja. ashikaga takauji) truyền lệnh lập 66 ngôi chùa ở 66 nơi khác nhau với tên An Quốc tự (zh. 安國寺, ja. ankoku-ji) và từ đây, Thiền tông được truyền bá khắp nước Nhật. Một trong những tác phẩm quan trọng của Sư là Mộng trung vấn đáp tập (zh. 夢中問答集, ja. muchūmondō-shū), trong đó, Sư trình bày các yếu chỉ của Thiền tông qua các câu hỏi và trả lời. Ngoài ra, Sư cũng nổi danh trong nghệ thuật Thư đạo (zh. 書道, ja. shodō). Sư được bảy vị Nhật hoàng tôn làm thầy và được phong bảy danh hiệu khác nhau. Dưới danh hiệu Mộng Song Quốc sư, Sư đi vào lịch sử của Phật giáo Nhật Bản. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1275 Mất năm 1351
11288
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan%20S%C6%A1n%20Hu%E1%BB%87%20Huy%E1%BB%81n
Quan Sơn Huệ Huyền
Quan Sơn Huệ Huyền (zh. 關山慧玄, ja. Kanzan Egen). 1277-1360, là một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế, nối pháp Tông Phong Diệu Siêu (ja. shūhō myōchō). Sư kế thừa và trụ trì Đại đức tự (ja. daitoku-ji), sau lại trụ trì Diệu Tâm tự (ja. myōshin-ji). Cả hai đều là những thiền viện danh tiếng nhất của tông Lâm Tế tại Kinh Đô (kyōto). Sư sinh tại Shinano (phủ Nagano), sớm đã được cha gửi đến một người chú tại Liêm Thương (kamakura) để học Phật pháp. Nơi đây, Sư may mắn được học với Thiền sư Nam Phố Thiệu Minh (ja. nampo jōmyō, 1235-1309). Sau khi Nam Phố tịch, Sư trở về quê nhà tu học khổ hạnh. Khi nghe danh tiếng của Thiền sư Tông Phong tại Liêm Thương, Sư liền đến Đại đức tự tại Kinh Đô đến tham học. Tông Phong giao cho Sư công án "Quan" (Bích nham lục, công án 8) của Thiền sư Vân Môn Văn Yển để tham cứu. Sau hai năm quán công án này—một thời gian tu tập cực kì khắt khe với một công án nổi danh là khó giải—Sư ngộ được yếu chỉ của Thiền tông. Tông Phong liền làm một bài kệ ấn chứng cho môn đệ của mình, năm đó Sư đã vượt ngoài năm mươi (1329). Sau đó, theo lời khuyên của thầy, Sư lên núi ẩn cư tám năm để tiếp tục tu luyện và trong thời gian này, Sư làm việc hằng ngày trên đồng ruộng, đêm thì tọa thiền trên những tảng đá. Sau thời gian này, Sư nhận lời trụ trì chùa Diệu Tâm. Phong cách giảng dạy của Sư rất nghiêm khắc và cũng nhờ đó mà Lâm Tế chính mạch được truyền đến những đời sau qua dòng thiền này. Sư chẳng chú trọng đến đồ vật trang trí trong thiền viện và cũng không thích những nghi lễ rườm rà. Sư đòi hỏi nơi đệ tử một ý chí, một tâm trạng tinh tiến tuyệt đối. Một trong những công án Sư thường đưa ra để tham quán là "Đối với Huệ Huyền, nơi đây không có sinh tử." Chỉ những thiền sinh đầy ý chí quyết định mới dám ở lại đây, phần lớn đều rời Sư sau một thời gian. Dưới sự hoằng hóa của Sư, Diệu Tâm tự cũng được gọi là "Địa ngục tột cùng của Phật pháp." Sư cũng được gọi là Ẩn đức tổ sư (隱德[の]祖師, ja. intoku (no) soshi), "Tổ sư với những đức tính thầm kín". Trước khi tịch, Sư trao pháp y lại cho vị kế thừa duy nhất là Thụ Ông Tông Bật (授翁宗弼, ja. jūo sōhitsu, 1296-1380), chuẩn bị hành lý và đứng mà tịch. Dòng thiền của Sư sau trở thành dòng chính của tông Lâm Tế Nhật Bản. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Lâm Tế tông Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1277 Mất năm 1360
11289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Ph%E1%BB%91%20Thi%E1%BB%87u%20Minh
Nam Phố Thiệu Minh
Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明, ja. nampo shōmyō), 1235-1309, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế dòng Dương Kì. Sư lúc đầu học pháp nơi Lan Khê Đạo Long nhưng sau đích thân sang Trung Quốc tham học với Thiền sư Hư Đường Trí Ngu (zh. 虛堂智愚) và được Ấn khả. Trong dòng Thiền của Sư có nhiều vị nổi danh như Nhất Hưu Tông Thuần (ja. ikkyū sōjun) và Bạch Ẩn Huệ Hạc (ja. hakuin ekaku). Sư được Nhật hoàng ban hiệu Đại Ứng Quốc sư (ja. daiō kokushi). Khác với các vị tiền nhân đưa Thiền tông sang Nhật như Minh Am Vinh Tây (ja. myōan eisai), Viên Nhĩ Biện Viên (ja. enni ben'en), Sư không hoà nhập Thiền tông với những giáo lý của các tông khác như Thiên Thai tông, Chân ngôn tông. Môn đệ danh tiếng nhất của Sư là Tông Phong Diệu Siêu (ja. shūhō myōchō, cũng được gọi là Đại Đăng Quốc sư). Mặc dù đã nổi danh lúc còn hoằng hoá nhưng vai trò thật sự quan trọng của Sư cho Thiền Lâm Tế tại Nhật chính là hệ thống truyền thừa vô song với các môn đệ lừng danh. Qua đó, người ta có thể xem Sư là vị Tổ chính của Thiền Lâm Tế tại Nhật vì hầu hết tất cả những vị Thiền sư danh tiếng của tông Lâm Tế của Nhật sau này đều xuất phát từ hệ phái của Sư với tên gọi là Ứng Đăng Quan phái (ja. ō-tō-kan-ha) - viết tắt từ ba danh hiệu Đại Ứng (ō 應) Quốc sư, Đại Đăng (tō 燈) Quốc sư và Quan (kan 關) Sơn Huệ Huyền. Với sự hoằng hoá của Sư, giai đoạn du nhập của Thiền tông từ Trung Quốc sang Nhật đã kết thúc. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11290
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga%20S%C6%A1n%20Thi%E1%BB%81u%20Th%E1%BA%A1c
Nga Sơn Thiều Thạc
Nga Sơn Thiều Thạc (zh. 峨山韶碩, ja. gasan jōseki), 1275-1365, là một vị Thiền sư Nhật Bản lỗi lạc thứ ba của tông Tào Động (ja. sōtō-shū) sau hai vị Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen) và Oánh Sơn Thiệu Cẩn (ja. keizan jōkin). Sư nối Pháp Thiền sư Oánh Sơn Thiệu Cẩn. Sư sinh trong một gia đình tại Noto, sớm xuất gia (1290) tu học giáo lý của Thiên Thai tông trên núi Tỉ Duệ. Một cuộc gặp gỡ với Thiền sư Oánh Sơn đã thay đổi quan niệm tu học của Sư và từ đây, Sư tôn Oánh Sơn làm thầy và chú tâm vào việc Toạ thiền và quán công án. Dưới sự hướng dẫn của Oánh Sơn, Sư ngộ đạo và được ấn khả. Sư trụ trì Tổng Trì tự (ja. sōji-ji) - với một cuộc gián đoạn ngắn (trong thời gian này Sư trụ trì Vĩnh Quang tự (ja. yōkō-ji)) - gần 40 năm liền và đã đưa danh tiếng của ngôi chùa này lên đến tuyệt đỉnh. Sư rất chú trọng đến việc thuyết pháp, hoằng hoá quần chúng, nhất là những người thuộc những tầng cấp thấp của xã hội và cố gắng gieo vào tâm của các vị đệ tử tư tưởng của một vị Bồ Tát, quên mình, vì người, một tư tưởng mà Thiền sư Oánh Sơn Thiệu Cẩn đã phát huy trong tông Tào Động. Sư cũng là người đầu tiên đưa thuyết Ngũ vị quân thần của Thiền sư Động Sơn Lương Giới (Động Sơn ngũ vị) vào chương trình giảng dạy của tông Tào Động tại Nhật. Sư có rất nhiều đệ tử nhưng nổi danh nhất là năm vị, đó là: Thái Nguyên Tông Chân (zh. 太源宗眞, ja. taigen sōshin, ?-1370); Thông Huyễn Tịch Linh (zh. 通幻寂靈, ja. tsūgen jakurei, 1322-1391); Vô Đoan Tổ Hoàn (zh. 無端祖環, ja. mutan sokan, ?-1387); Đại Triệt Tông Linh (zh. 大徹宗令, ja. daisetsu sōrei, 1333-1408); Thật Phong Lương Tú (zh. 實峯良秀, ja. jippō ryōshū, 1318-1405). Với sự nghiệp hoằng hoá của năm vị này, tông Tào Động được truyền bá khắp nước Nhật. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1275 Mất năm 1366
11291
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i%20Nguy%C3%AAn%20T%C3%B4ng%20Ch%C3%A2n
Thái Nguyên Tông Chân
Thái Nguyên Tông Chân (zh. 太源宗真, ja. taigen sōshin), ?-1370, là một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Tào Động, một trong năm vị đại đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (ja. gasan jōseki, 1275-1365). Sư kế thừa Nga Sơn trụ trì Tổng Trì tự (ja. sōji-ji) và cũng như thầy mình, Sư lấy thuyết Động Sơn ngũ vị làm lý thuyết căn bản của tông phong. Dòng thiền của Sư được truyền bá rất rộng với hơn trăm lần khai sơn lập tự tại Trung và Đông Nhật Bản. Về cuối đời, Sư trụ tại Vĩnh Quang tự (ja. yōkō-ji) và sáng lập Phật-đà tự (ja. budda-ji) tại tỉnh Kaga. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tào Động tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Mất năm 1370 Năm sinh không rõ
11292
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%99t%20Am%20Ph%E1%BB%95%20Ninh
Ngột Am Phổ Ninh
Ngột Am Phổ Ninh (zh. wūān pǔníng 兀菴普寧, ja. gottan funei), 1197-1276, là một vị Thiền sư Trung Quốc thuộc tông Lâm Tế hệ phái Dương Kì. Sư nối pháp thiền sư Vô Chuẩn Sư Phạm. Sư được Thiền sư Lan Khê Đạo Long khuyến khích sang Nhật năm 1260. Trước tiên, sư đến Kinh Đô (kyōto) và một thời gian trụ trì chùa Kiến Trường (kenchōji) theo lời mời của Tướng quân Bắc Điều Thời Lại (ja. shōgun hōjō tokiyori). Sư cũng hướng dẫn vị Tướng quân này trên con đường tu thiền và vị này sau cũng được sư ấn khả. Sau đó sư trở về Trung Quốc và tịch tại đây. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Thiền sư Trung Quốc
11293
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lan%20Kh%C3%AA%20%C4%90%E1%BA%A1o%20Long
Lan Khê Đạo Long
Lan Khê Đạo Long (zh. lánxī dàolóng 蘭溪道隆, ja. rankei dōryū), 1208-1268 hoặc 1213-1278, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc nhánh Dương Kì, tông Lâm Tế. Sư người Tây Thục, 13 tuổi xuất gia, sau tham học với nhiều Thiền sư danh tiếng ở Chiết Giang. Năm 33 tuổi (1246), sư sang Nhật truyền pháp. Trong thời gian này, các tông phái cũ ở Nhật đã có những triệu chứng suy đồi, chỉ lo chạy theo danh lợi và vì vậy, phong cách của Thiền gia chất phác, không cầu kì ham muốn, nhẫn nhục tu hành rất được kính trọng. Sư được mời đến Liêm Thương (kamakura), lập chùa Kiến Trường (ja. kenchō-ji) nơi đây. Sư là một trong những Thiền sư góp phần quan trọng cho sự hưng thịnh của Thiền tông tại Nhật. Sư tịch tại chùa Kiến Trường, được ban hiệu là Đại Giác Thiền sư. Đây là lần đầu Nhật Bản có danh hiệu Thiền sư. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Người Tứ Xuyên Thiền sư Trung Quốc
11294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%87t%20Am%20T%C3%B4ng%20Quang
Nguyệt Am Tông Quang
Nguyệt Am Tông Quang (zh. 月菴宗光, ja. gettan sōkō), 1326-1389, là một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế, dòng Nam Phố Thiệu Minh (ja. nampo jōmyō), hệ phái Diệu Tâm tự (ja. myōshin-ji). Sư sống cùng thời với Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng (zh. 拔隊得勝, ja. bassui tokushō), sớm xuất gia và tham học với nhiều vị Thiền sư Nhật danh tiếng đương thời như Cổ Tiên Ấn Nguyên (zh. 古先印元, ja. kosen ingen), Mộng Song Sơ Thạch (zh. 夢窗疏石, ja. musō soseki) và Cô Phong Giác Minh (zh. 孤峰覺明, ja. kohō kakumō). Nơi Thiền sư Đại Trùng Tông Sầm (大蟲宗岑, ja. daichū sōshin), Sư triệt ngộ. Sau một thời gian dài chu du đây đó, Sư khai sáng thiền viện Đại Minh (ja. daimyō-ji) tại Tajima, tỉnh Hyōgo và bắt đầu cuộc đời giáo hoá vinh quang của mình. Pháp ngữ của Sư được các môn đệ biên tập và lưu lại đến ngày nay và trong số đó có rất nhiều bài thuyết pháp dành cho giới Cư sĩ. Sư cho rằng, cư sĩ cũng có thể tu tập thiền với những kết quả khả quan và nếu họ tu tập với tất cả tấm lòng thì có thể vượt qua cả những vị tăng ni vì trong thời của Sư, rất nhiều vị xuất gia tu hành chỉ chú trọng đến việc học suông. Sư được xem là một tấm gương sáng, là một vị Thiền sư sống với quần chúng, sống vì quần chúng ngoài tăng đoàn. Ví dụ như Sư chẳng ngần ngại gì khi thuyết pháp cho một nữ Cư sĩ, vốn theo đuổi thực hành những nghi lễ rườm rà, ôm ấp nhiều khái niệm về thiên đường, địa ngục, cõi Phât... Chẳng đi quanh co, Sư giảng ngay về Tâm và Phật tính cho vị nữ cư sĩ này: Tâm này chính là Phật. Tâm này từ vô thủy vô minh đến giờ chưa từng vướng mắc Phiền não. Nếu phiền não chẳng có thì cũng chẳng có pháp nào được chứng đắc khi đạt đạo. Và nếu như Giác ngộ cũng như phiền não không thật có thì tâm này chẳng bao giờ liên quan gì đến sinh tử Luân hồi... Chẳng có Vô minh để vượt qua, chẳng có vọng niệm nào phải đoạn diệt. Vì không có thiện ác nên thiên đường địa ngục cũng không tìm đâu ra. Vì phải cũng như trái đều không có nên cũng chẳng có Tịnh độ cũng như không có trần cảnh. Sư tịch năm 1389. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11295
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A5t%20H%C6%B0u%20T%C3%B4ng%20Thu%E1%BA%A7n
Nhất Hưu Tông Thuần
Nhất Hưu Tông Thuần (chữ Hán: 一休宗純, ja. ikkyū sōjun), 1394-1481, là một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế (ja. rinzai-shū), hệ phái Đại đức tự (ja. daitokuji-ha). Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất của Thiền tông Nhật Bản. Với phong điệu của một "Cuồng Thánh", Sư đả phá những phong cách tệ mạt trong những thiền viện lớn mà Sư cho rằng đang trên đường tàn lụi. Cách sống và giáo hoá của Sư vượt trên tất cả những tục lệ và vì vậy có rất nhiều tích nói về Sư, phần đúng, phần huyền hoặc. Tiểu sử Ikkyu ra đời vào lúc bình minh của ngày đầu của năm 1394. Mặc dù có lời đồn rằng Ikkyu là con trai của vị hoàng đế trẻ Go-Komatsu (1377—1433), vào lúc chào đời cậu bé được ghi vào sổ bộ thường dân. Mẹ của Ikkyu, một phụ nữ chờ việc trong cung đình và được Go-Komatsu yêu chuộng, đã bị sa thải bất công ra khỏi cung điện vì guồng máy của vị hoàng hậu ghen tuông và tay chân bà này. Do vậy, hoàn cảnh ra đời của Ikkyu thì khiêm tốn, mặc dù bản tiểu sử sớm nhất của sư viết rằng ngay cả khi sơ sinh, sư “mang dấu hiệu của một con rồng và dấu ấn của một phượng hoàng.” Vào lúc 5 tuổi, Ikkyu được gửi vào làm chú tiểu tại Ankoku-ji, một ngôi chùa Thiền Tông ở Kyoto. Nơi đây, sư được bảo đảm có nền học vấn tốt, cũng như được bảo vệ trước các viên chức triều đình lắm mưu và các tướng quân đa nghi. Điều này quan trọng trong thời trung cổ Nhật Bản, vì ngay cả đứa con hoang của vị hoàng đế – với hoàn cảnh đúng thời và với những người ủng hộ có quyền lực – vẫn có thể ra giành ngôi vua. Tại chùa Ankoku-ji, Ikkyu được học kinh điển Phật giáo và các sách giáo khoa tại Trung Hoa và Nhật Bản. Là một học trò sáng dạ mà thiên tài của mình được mọi người công nhận, Ikkyu cũng là một cậu bé quá quắt và nhanh trí. Gia thế & Cơ duyên Tương truyền Sư là con của một cung phi, bị Nhật hoàng hất hủi khi mang thai Sư. Lên năm tuổi, Sư được mẹ gửi vào một ngôi chùa gần nhà. Năm lên mười ba, Sư đến Kiến Nhân tự (ja. kennin-ji) nhưng chỉ khoảng bốn năm sau đó, Sư rời chùa này vì không hài lòng với phong cách sinh hoạt quá phàm tục của những vị tăng tại đây. Sư đến tham học với Khiêm Ông (ja. gen'ō) - một vị tăng độc cư tu tập - và cũng có chút sở đắc nơi đây nhưng không bao lâu, Khiêm Ông tịch và Sư lại phải lên đường cầu đạo. Chỉ một năm sau, Sư tìm được vị chân sư của mình là Hoa Tẩu Tông Đàm (zh. 華叟宗曇, ja. kesō sōdon, 1352-1428), vị trụ trì của Đại đức tự. Hoa Tẩu không ở tại chùa Đại đức mà lại ngụ tại một am gần đó để tránh sự náo nhiệt, phong cách quá nhập thế của một Thiền viện thời đó. Sư lưu lại đây chín năm và kiên nhẫn chịu đựng phương pháp tu tập rốt ráo của Hoa Tẩu. Nhân khi tham công án thứ 15 của tập Vô môn quan - với tên Động Sơn (Thủ Sơ) ba hèo (Động Sơn tam đốn) - Sư có ngộ nhập. Không bao lâu sau, trong khi toạ thiền trên một chiếc thuyền, Sư nhân nghe một con quạ kêu to bỗng nhiên ngộ đạo. Sư bèn trình Hoa Tẩu và được vị này ấn khả. Sư không nhận ấn chứng này và có thuyết bảo rằng Sư xé bỏ bản ấn chứng này ngay sau khi nhận. Sư tự tin rằng kinh nghiệm giác ngộ của ai chỉ có người ấy biết và không ai có thẩm quyền quyết định được cái thật hoặc giả của kinh nghiệm giác ngộ của Sư. Với những hành động này, Sư đảo ngược truyền thống ấn chứng của Thiền tông và chính Sư cũng không ấn chứng cho ai trong cả cuộc đời hoằng hoá của mình. Mặc dù vậy, Sư ở lại hầu cho đến lúc Hoa Tẩu viên tịch (1428). Cơ phong hoằng pháp Trong suốt một thời gian khoảng 30 năm, Sư không dừng chân nơi nào, chỉ chu du tuỳ duyên hoằng hoá nơi quần chúng. Sư tiếp xúc với mọi tầng cấp của xã hội Nhật thời bấy giờ như quan tước, võ sĩ, văn hào, nghệ sĩ... và cả kĩ nữ, và Sư đặc biệt đề cao tính tình chất phác của họ. Con đường hoằng hoá quần chúng của Sư đi xa, cũng có nhiều người cho rằng đi quá xa so với giáo lý của nhà Phật. Sư không để ý gì đến giới luật, ăn thịt cá, mê rượu, gái. Một mặt Sư chê bai, than trách về tư cách đạo đức giả, gian trá của các vị tăng tại những Thiền viện lớn bấy giờ, mặt khác Sư lại rất chú tâm đến việc phổ biến Phật pháp trong quần chúng và các hành động "phá giới" của Sư nêu trên đều có thể xem là trùng hợp với việc thực hành Phật pháp của phần lớn của Phật tử nằm ngoài Tăng-già thời bấy giờ. Sư viết: "Thời xưa, mọi người có tín tâm đều vào cửa chùa, nhưng ngày nay tất cả đều rời chùa. Nếu nhìn kĩ thì người ta sẽ thấy rằng, các phường chủ không biết gì - không tham thiền, chẳng quán công án mà chỉ chú tâm đến vật chất, trang trí bồ đoàn. Họ rất tự hào về ca-sa của họ nhưng mặc dù họ mang ca-sa, họ cũng chỉ là phàm phu thay áo. Dù họ mang ca-sa, ca-sa cũng trở thành dây xích, gậy sắt trói buộc, hành hạ thân họ." Sư chỉ trích mạnh mẽ sự tôn thờ và ham muốn thác sinh nơi Cực lạc Tịnh độ của Phật tử. Sư dạy: "Nếu ai thanh lọc tâm địa và kiến tính, người ấy chẳng còn muốn tái sinh cõi Phật, chẳng còn sợ địa ngục, chẳng còn phiền não phải đoạn, chẳng còn phân biệt thiện ác; người ấy đã đạt tự do tự tại trong sinh tử luân hồi, muốn tái sinh vào nơi nào cũng được - chỉ khi tâm người ấy mong cầu." Vì thế mà Sư chế nhạo tất cả những phong tục có tính cách mê tín dị đoan như đốt đèn, cầu cúng, dâng lễ vật cho người chết và tụng kinh cầu siêu cầu an. Sư tự gọi mình là "Cuồng Vân" (狂雲, ja. kyōun) và rất nhiều câu chuyện thú vị về việc tuỳ cơ hoằng hoá và nhạo đời của Sư được lưu truyền. Mẩu chuyện sau đây được lưu lại: Một lần nọ, Sư khất thực tại một nhà giàu sang với quần áo rách rưới dơ bẩn và chỉ nhận được nửa xu. Sau đó, Sư thay y phục, mặc ca-sa tía đến khất thực và được mời ngay vào nhà dùng cơm cùng với gia đình. Sư liền cởi áo tía ra, đặt nó vào ngay chỗ ngồi ăn và bảo rằng "Bữa ăn thịnh trọng ngày hôm nay không phải dành cho ta mà là áo ca-sa tía này." Tính tình chân chính, phong cách tự do, bất lệ thuộc của Sư chính là nguyên do vì sao Sư rất được quần chúng mộ đạo yêu thích. Sư là một trong những vị Thiền sư nổi danh nhất thời trung cổ của Nhật Bản. Năm 1456, Sư nhận lời trụ trì Diệu Tâm tự (ja. myōshinji) và sống tại một am gần đó. Từ đây, Sư được các vị tăng dần dần chấp nhận, tôn kính, ngay cả những vị mà ngày xưa Sư chỉ trích thậm tệ. Vào những năm cuối đời, Sư được cử trụ trì Đại đức tự (ja. daitoku-ji). Không bao lâu sau, vào năm 1481, Sư viên tịch, thọ 87 tuổi. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Lâm Tế tông Thiền sư Nhật Bản Mất năm 1481 Sinh năm 1394 Nhà thơ Nhật Bản
11296
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A5t%20S%C6%A1n%20Nh%E1%BA%A5t%20Ninh
Nhất Sơn Nhất Ninh
Nhất Sơn Nhất Ninh (zh. yīshān yīníng 一山一寧, ja. issan ichinei), 1247-1317, là một vị Thiền sư Trung Quốc thuộc tông Lâm Tế. Sau khi nhà Tống bị Mông Cổ lật đổ, sư được Nguyên Thành Tông cử đến Nhật Bản để nối lại mối quan hệ - vốn bị gián đoạn từ khi Mông Cổ cố gắng xâm lấn nhiều lần. Sư vừa đặt chân lên đất Nhật (1299) liền bị nghi là gián điệp, bị bắt giam. Sau khi được tha, sư được cử trụ trì Kiến Trường tự (ja. kenchō-ji), năm 1302 trụ trì Viên Giác tự (ja. engaku-ji) và năm 1312, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ (ja. go-daigo) cử sư làm Phương trượng chùa Nam Thiền (ja. nanzen-ji) tại Kinh Đô (kyōto). Sư nổi danh không chỉ là một Thiền sư mà còn là một nghệ sĩ xuất trần, một họa sĩ tinh thông Thư pháp (thư đạo, ja. shōdō). Cùng với môn đệ người Nhật là Tuyết Thôn Hữu Mai (ja. sesson yūbai, 1290-1346), sư được xem là vị Khai tổ của phong trào Ngũ sơn văn học. Thiền sư Mộng Song Sơ Thạch (ja. musō soseki) - cũng một thời gian tu học với sư - là người đã góp phần lớn trong việc giúp đỡ các Thiền viện tại Kinh Đô trở thành những trung tâm của văn hoá, nghệ thuật và khoa học với sắc thái Trung Quốc rõ rệt. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Nhà thơ Nhật Bản Lâm Tế tông Nhà thơ Chiết Giang Nhà văn từ Thai Châu Thiền sư Nhật Bản
11297
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ABu%20h%C3%ACnh
Mẫu hình
Mẫu hình, hệ hình, hay mô phạm (tiếng Anh: Paradigm) là một khái niệm có nhiều nghĩa hơi khác nhau. Từ cuối thế kỷ 19, từ này có nghĩa là nề nếp dạng thức suy nghĩ trong một khuôn khổ thực nghiệm khoa học hay các ngữ cảnh khác của tri thức. Trong tiếng Anh, khái niệm này (paradigm) đặc biệt để chỉ văn phạm: Từ điển 1900 Merriam-Webster định nghĩa đó là kỹ thuật chỉ dùng trong ngữ cảnh của văn phạm hay trong nghệ thuật tu từ, như là một cách gọi cho một truyên ngụ ngôn hay một truyện cổ dân gian có minh hoạ. Trong ngôn ngữ học, Ferdinand de Saussure dùng từ mẫu hình để chỉ một lớp các phần tử có nhiều tính chất tương tự nhau. Triết gia Thomas Kuhn đã cho từ này một ý nghĩa hiện tại khi ông ta dùng nó để chỉ tập hợp các thực hành và thao tác mà chúng xác định nên một khuôn khổ thực nghiệm khoa học trong suốt một giai đoạn của thời gian. Ý nghĩa mà Kuhn dùng đã và đang bị lạm dụng rộng rãi. Chính Kuhn dùng các từ như là "mẫu" (exemplar) và "khoa học thủ thuật" (normal science) để xác định chính xác hơn nghĩa triết học của nó. Mặc dù vậy, trong cuốn sách The Structure of Scientific Revolutions, Kuhn lại định nghĩa mẫu hình như là: Cái gì để được quan sát và nghiên cứu kỹ lưỡng. (đối tượng) Các loại câu hỏi mà chúng cần được giả thiết và thử nghiệm (hay chứng minh) cho các câu trả lời trong quan hệ tới các chủ thể. các câu hỏi đó được đặt ra như thế nào. các kết quả của sự điều tra nghiên cứu nên được diễn giải như thế nào. Xem thêm dịch chuyển mẫu hình, xã hội học và triết học Các ví dụ Trong Vật lý học Các sự dịch chuyển của mẫu hình có xu hướng trở nên đột ngột nhất ở những nơi mà người ta ít nghi ngờ nhất, chẳng hạn như trong ngành vật lý. Vào cuối thế kỉ 19 các nhà vật lý dường như bị lấp đầy bởi khuôn khổ (ý tưởng) rằng không còn nhiều chi tiết nữa của một hệ thống nghiên cứu lớn. Cụ thể là trong năm 1900, Lord Kelvin có một khẳng định nổi tiếng là: There is nothing new to be discovered in physics now. All that remains is more and more precise measurement. (Ngày nay, không còn gì mới để mà khám phá trong vật lý nữa. Tất cả việc còn lại là sự đo đạc ngày càng chính xác). Chỉ 5 năm sau, Albert Einstein xuất bản nghiên cứu của ông về lý thuyết tương đối hẹp, lý thuyết này đã phủ nhận tập họp các quy luật rất đơn giản đã được đặt ra bởi cơ học Newton mà vốn dĩ được dùng để miêu tả lực và chuyển động trong nhiều thế kỉ trước đó. Trong trường hợp này, các mẫu hình mới thu nhỏ cái (mẫu hình) cũ thành một trường hợp đặc biệt. (Vì cơ học Newton là một cách tính gần đúng cho các hệ có vận tốc chậm so với vận tốc ánh sáng). Trong kỹ nghệ đồng hồ Từ cuối thế kỷ thứ 18, Thụy Sĩ đã trở thành cường quốc về đồng hồ đeo tay. Cho đến thập niên 1950 và ngay cả đến đầu thập niên 1970 thì ít ai dám nghĩ rằng sự thống lĩnh thị trường đồng hồ đeo tay của Thụy Sĩ có thể bị thay đổi nhanh chóng. Và cũng ít ai biết rằng, đồng hồ đeo tay điện tử dùng tinh thể thạch anh mà ngày nay Nhật chiếm phần lớn thị phần của thế giới lại là một phát minh của kĩ sư vốn làm việc tại các hãng đồng hồ Thụy Sĩ—năm 1967 Trung tâm Horloger (CEH) của Thụy Sĩ đã phát triển đồng hồ điện tử đeo tay dùng tinh thể thạch anh đầu tiên; trong khi đó, mãi đến tháng 12 năm 1969 hãng Seiko Nhật mới cho ra đời đồng hồ thạch anh đeo tay đầu tiên với giá cao hơn 1000 Mỹ kim một chiếc! Các nhà kỹ nghệ đồng hồ đeo tay Thụy Sĩ đã đánh mất cơ hội khi mẫu hình của đồng hồ đeo tay dịch chuyển từ dạng cơ khí sang dạng quartz. Trong chính khái niệm mẫu hình Trong cuốn The Structure of Scientific Revolutions, Kuhn viết rằng Sự chuyển tiếp thành công từ một mẫu hình sang một mẫu hình khác thông qua cuộc cách mạng là dạng thức phát triển thông thường của khoa học khi đã chín mùi. (trang 12) Ý kiến của Kuhn tự nó thời bấy giờ đã là một cuộc cách mạng, như là một nguyên do của một sự thay đổi chính yếu trong cách thức mà các viện sĩ nói về khoa học. Do đó, nó gây ra hay đã tự là một phần của một sự "dịch chuyển mẫu hình" trong lịch sử và trong khoa học xã hội. Các triết gia và các sử gia về ngành khoa học, bao gồm cả Kuhn, một cách tối hậu, đã chấp nhận một phiên bản điều chỉnh mô hình của chính Kuhn, trong đó, nó tổng hợp hoá quan niệm nguyên thủy với mô hình tiếp cận theo sau đó. Mô hình nguyên thủy của Kuhn giờ đã trở nên quá giới hạn. Chỗ mà Kuhn tin tưỏng ban đầu chỉ có thể là một mẫu hình trong thời điểm đó mà thôi. Đây cũng là một ví dụ tiếp theo của việc dịch chuyển mẫu hình trong cách nhận thức hàn lâm về khái niệm dịch chuyển mẫu hình. Các cách dùng khác Nghĩa thông thường Có thể việc sử dụng thông thường nhất của từ mẫu hình là trong ý nghĩa của Weltanschauung. Ví dụ, trong khoa học xã hội, từ này dùng để miêu tả tập họp các kinh nghiệm, các tin tưởng, và các giá trị mà nó ảnh hưởng tới phương cách để một cá nhân nhận thức thực tế và trả lời cho nhận thức đó. Các nhà khoa học xã hội tiếp thu cụm thừ "dịch chuyển mẫu hình" của Kuhn để bao hàm một hiện tượng xã hội đặc thù hơn là cái ý nghĩa ban đầu trong nghiên cứu của Kuhn về các thực nghiệm và phát triển của khoa học. Nghĩa thiết kế Từ mẫu hình cũng được dùng để chỉ một dạng thức hay một mô hình (nguồn: dictionary.com), một sự trong sáng rõ ràng, một Ví dụ điển hình, hay là một kiểu nguyên thủy (nguồn: m-w.com). Danh từ này thường được dùng trong ý nghĩa của các chuyên môn về thiết kế. Thiết kế các mẫu hình hay các kiểu nguyên thủy, bao gồm các mẫu mực tốt cho các giải đáp về thiết kế. Tham khảo nổi tiếng về các mẫu hình thiết kế là Design Paradigms: A Sourcebook for Creative Visualization (Một cuốn sách nguồn về sự hình dung sáng tạo), của Wake, và Design Paradigms (Thiết kế các mẫu hình) của Petroski. Trong khoa điều khiển học Danh từ này cũng được dùng trong khoa điều khiển học (cybernetics). Ở đây nó có nghĩa (trong một ý bao quát) là một (khái niệm) chương trình sơ khai để giảm thiểu khối hỗn độn sang một dạng có trật tự. Hãy lưu ý những sự tương tự của từ này với khái niệm entropy trong hóa học và vật lý. Một mẫu hình là một hình thức ngăn cấm tiến hành các tương tác nhằm làm tăng tổng entropy của hệ thống. Để tạo được một mẫu hình cần có một hệ thống kín lại chấp nhận được mọi thay đổi. Do đó, một mẫu hình có thể chỉ áp dụng cho một hệ thống mà nó chưa đạt đến giai doạn cuối của nó. Trong tin học Trong tin học, một mẫu hình về lập trình là một kiểu lập trình mà nó là kiểu có tính mẫu hình trong tiến hành về công nghệ phần mềm. Nguồn gốc Chữ paradigm có gốc từ παράδειγμα (paradeigma) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "mô hình" hay "Ví dụ"; từ chữ παραδεικνύναι (paradeiknunai) có nghĩa là "làm mẫu". Trích dẫn Paradigm "is a word too often used by those who would like to have a new idea but cannot think of one."— Mervyn King, then Deputy Governor, Bank of England Tham khảo Clarke, Thomas and Clegg, Stewart (eds) (2000) "Changing Paradigms" London: HarperCollins ISBN 0006387314 BBC -- The History of the Digital Watch Xem thêm :en:Macrocosm and microcosm Triết học Khoa học thông tin Mẫu hình lập trình Mỹ học Nhận thức luận của khoa học
11298
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A5t%20s%C6%B0%20%E1%BA%A5n%20ch%E1%BB%A9ng
Nhất sư ấn chứng
Nhất sư ấn chứng (zh. 一師印證, ja. isshi-injō) nghĩa là "sự ấn khả chứng minh của một vị thầy", chỉ sự tu tập của một thiền sinh dưới sự hướng dẫn của một vị thầy duy nhất. Sự cần thiết của nhất sư ấn chứng được Thiền tông - nhất là tông Tào Động (ja. sōtō-shū) - tại Nhật Bản đề cao từ khoảng thế kỉ 17 để chống lại khuynh hướng chạy tới chạy lui qua nhiều vị thầy của các thiền sinh thời bấy giờ. Việc tu học trong Thiền tông dưới một vị thầy khác với cái học nơi thế tục ở một điểm: nơi đây thiền sinh không được học suông (tri) rồi truyền cái học suông này cho người khác mà còn phải thực hiện cái chân lý đã được học qua lý thuyết ngay ở chính mình, cứ như người khát nước uống nước (hành). Chỉ khi nào tri và hành hợp nhất thì thiền sinh mới có thể hi vọng một ngày nào đó sẽ kiến tính (ja. kenshō) ngộ đạo. Vì lý do này mà niềm tin và sự tu tập nơi một vị thầy - trong một tông phái tự gọi là Phật tâm tông và chủ trương việc Dĩ tâm truyền tâm - được xem là tối trọng. Mà cũng có khi một vị thầy nhìn nhận ra khả năng cao tột của một thiền sinh mới đến - nhưng thấy cơ duyên của thiền sinh này không hợp nơi mình thì vị này cũng gửi thiền sinh này đi nơi khác. Việc gửi các môn đệ đi học qua lại nhau của hai vị Mã Tổ Đạo Nhất và Thạch Đầu Hi Thiên là những ví dụ hay nhất của phương pháp giảng dạy này. Vì trong Thiền tông không có bản quy định, thước đo cụ thể cho việc ấn chứng nên các Lão sư (ja. rōshi) chỉ có thể hướng dẫn và ấn chứng cho một đệ tử theo khả năng, trình độ đã đạt của mình và một sự hướng dẫn gần gũi trực tiếp. Một khi sự hướng dẫn của một vị thầy bị gián đoạn thì vị thầy sau không thể tiếp nối việc này một cách hoàn hảo. Thiền sinh vì vậy phải có niềm tin vững chắc nơi vị thầy - sau khi đã tìm được vị thích hợp - và chỉ học với vị này mà thôi. Sau khi thiền sinh đã đạt mức độ giác ngộ của vị thầy thì có thể Hành cước đây đó để trau dồi kinh nghiệm qua những cuộc vấn đáp (ja. mondō), cũng thường được gọi là pháp chiến (ja. hossen) với các vị Thiền sư khác. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Phật học Triết lý Phật giáo
11299
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n%20%C4%90%E1%BA%A1t-ma%20t%C3%B4ng
Nhật Bản Đạt-ma tông
Nhật Bản Đạt-ma tông (zh. 日本達磨宗, ja. nihon (nippon) darumashū) là một trường phái thiền nhỏ của Nhật Bản được Thiền sư Đại Nhật Năng Nhẫn (ja. dainichi nōnin) sáng lập. Tông này được thành lập dựa vào tông Lâm Tế của Trung Quốc và nổi danh là một tông với phương pháp tu tập chân chính. Tông này không tồn tại được bao lâu vì sau khi thiền đường của họ bị thiêu huỷ (1928) sau một sự tranh chấp với các vị tăng chùa Hưng Phúc (ja. kōfukuji) và sau khi Thiền sư Cô Vân Hoài Trang (ja. koun ejō) đến Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen) tham học. Một thời gian sau, các vị đệ tử quan trọng của Giác Yển (ja. kakuan) - vị kế thừa thứ hai của tông này - như Triệt Thông Nghĩa Giới (ja. tettsū gikai), Nghĩa Diễn (zh. 義演, ja. gi'en), Hàn Nham Nghĩa Doãn (zh. 寒巖義尹, ja. kangan gi'in),... đều đến gia nhập dòng thiền Tào Động của Đạo Nguyên. Tông này chủ trương "Kiến tính thành phật" (zh. 見性成佛, ja. kenshō jōbutsu) và "Kiến tính linh tri" (zh. 見性靈知, ja. kenshō reichi), rất chú tâm đến hai bộ kinh Viên Giác (ja. engakkyō) và Thủ-lăng-nghiêm (ja. shuryōgongyō). Thiền sư Giác Yển thường trích những phần trong hai bộ kinh này làm tài liệu giảng dạy. Một đặc điểm của tông này nữa là sự tu tập thiền thuần tuý, tránh không pha trộn với những khuynh hướng tu tập thịnh hành khác thời bấy giờ như niệm danh Phật A-di-đà, thực hành các nghi lễ theo Chân Ngôn tông (ja. shingon-shū). Tuy vậy, họ cũng không tránh được các ảnh hưởng của các tông giáo khác biệt này và chính sự pha trộn giáo lý của Thiền sư Triệt Thông Nghĩa Giới (ja. tettsū gikai) sau này tại Vĩnh Bình tự (ja. eihei-ji) - Thiền Tào Động của Đạo Nguyên và Mật giáo - là nguyên do chính của sự chia rẽ sau này của tông Tào Động, ở thế hệ thứ ba. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Tông phái Phật giáo Thiền tông Phật giáo Nhật Bản
11300
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4ng%20Phong%20Di%E1%BB%87u%20Si%C3%AAu
Tông Phong Diệu Siêu
Tông Phong Diệu Siêu (zh. 宗峰妙超, ja. shūhō myōchō), 1282-1338, cũng được gọi là Đại Đăng Quốc sư (ja. daitō kokushi), là một vị Thiền sư Nhật Bản lỗi lạc thuộc tông Lâm Tế. Sư nối pháp Nam Phố Thiệu Minh (ja. nampo jōmyō) và là thầy của Quan Sơn Huệ Huyền (ja. kanzan egen). Sư là người thành lập và trụ trì đầu tiên của Đại Đức tự (zh. 大德寺, ja. daitoku-ji) ở Kinh Đô (kyōto), một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Nhật Bản. Cơ duyên Sư sinh trưởng tại Harima, cách thành phố Osaka không xa. Lúc còn nhỏ Sư đã có những dấu hiệu lạ thường, lên mười đã không thích chơi với trẻ con cùng lứa. Sư bắt đầu nghiên cứu tu tập Phật pháp rất sớm và chu du viếng thăm nhiều thiền viện. Năm 22 tuổi, Sư đến tham học với Thiền sư Cao Phong Hiển Nhật (ja. kōhō kennichi) tại Vạn Thọ tự (ja. manju-ji) ở Liêm Thương (kamakura) và nơi đây có ngộ nhập. Sau, Sư đến học nơi Thiền sư Nam Phố Thiệu Minh và được vị này ấn khả. Nam Phố khuyên Sư tu tập thêm hai mươi năm nữa trước khi nhập thế hoằng hoá thế gian. Sau khi Nam Phố tịch (1308), Sư trở về Kinh Đô sống ẩn dật hai mươi năm. Trong thời gian này, Sư sống cùng với những kẻ ăn xin và ngủ dưới cầu. Tin truyền về một kẻ ăn xin lạ thường đồn đến tai Thiên hoàng Hoa Viên (ja. hanazono) và ông đích thân đến cầu để tìm cho ra lai lịch của vị khất sĩ phi thường này. Ông mang theo một giỏ dưa và nói trước các khất sĩ: "Ta sẽ tặng quả dưa cho người nào đến đây mà không sử dụng đôi chân." Mọi người đều suy nghĩ chần chừ, Sư liền bước ra nói: "Đưa quả dưa cho ta mà không được dùng đôi tay!" Ngay sau sự việc này, Nhật hoàng thỉnh Sư về cung điện tham vấn. Sau đó, Sư dựng một cái am trên đồi gần Kinh Đô, học chúng đua nhau đến rất đông, đến nỗi Thiền viện Đại đức được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của học khách. Sư được Cựu Thiên hoàng Hoa Viên phong là Hưng Thiền Đại Đăng Quốc sư (zh. 興禪大燈國師, ja. kōzen daitō kokushi). Pháp ngữ Tông phong của Sư nổi tiếng là uy nghiêm dũng mãnh. Nổi danh nhất là bản Di giới (zh. 遺誡, ja. yuikai) của Sư—được viết hai năm trước lúc Sư quy tịch. Bản Di giới này nêu rõ phong cách của dòng thiền Ứng-Đăng-Quan và truyền thống của Thiền tông từ Trung Quốc đến Nhật Bản nói chung. Bản này—thỉnh thoảng được biến đổi đôi chút—vẫn còn được treo trước mỗi Thiền viện của tông Lâm Tế tại Nhật. Nội dung bản này như sau: Dù các thiền viện được hưng thịnh thế nào sau khi lão tăng qua đời đi nữa, dù tượng hình Phật và các bộ kinh được tạo bằng vàng ròng đi nữa, dù thiền sinh tham học đông đảo, tụng kinh, phát nguyện, toạ thiền suốt đêm, ăn chỉ một bữa, chuyên cần giữ giới đi nữa,—nếu họ không chú tâm tìm cho bằng được diệu pháp nằm ngoài kinh điển của chư Phật, Tổ thì họ không thể nào đoạn diệt lưới nghiệp, tông chỉ sẽ bị hoại, họ sẽ theo nhà ma. Dù khoảng thời gian từ khi lão tăng qua đời có dài thế nào đi nữa thì cũng không được gọi họ là con cháu của lão tăng. Nhưng—nếu có người nào tại đây, ở nhà lá, ăn rau cỏ từ nồi nghiêng bếp hỏng để sống qua ngày, nếu người này tự tìm hiểu nguồn gốc của chính mình thì ngày ngày sẽ thấy được lão tăng và sẽ là người báo ân chân thật. Sư lâm bệnh nặng năm 55 tuổi và phó chúc công việc cai quản thiền viện cho môn đệ là Triệt Ông Nghĩa Hanh (ja. tettō gikō). Sư căn dặn không được xây tháp cho Sư sau khi Sư tịch. Câu chuyện rất cảm động sau được truyền lại, tả lúc Sư quy tịch. Như phần lớn các vị Thiền sư, Sư muốn ngồi kết già viên tịch mặc dù chân của Sư bị thương và trước đó Sư cũng không thể nào ngồi kết già toạ thiền. Biết thời điểm đã đến, Sư dùng hết sức mình kéo chân trái đặt trên chân phải. Xương chân của Sư gãy, máu tuôn đầy ca-sa. Sư an nhiên ngồi thẳng và viết những dòng kệ sau: Phật, Tổ ta đã đoạn Tóc bay đã hết rối Bánh xe tự tại chuyển Chân không bèn nghiến răng. Với sự xuất hiện của Sư, Thiền Nhật Bản đã vượt qua giai đoạn du nhập, các Thiền sư Nhật đã đạt được phong độ của các tiền bối tại Trung Quốc đời Đường, đời Tống. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Lâm Tế tông Đại sư Phật giáo Người Hyōgo Thiền sư Nhật Bản
11301
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAn%20Nh%C4%A9%20Bi%E1%BB%87n%20Vi%C3%AAn
Viên Nhĩ Biện Viên
Viên Nhĩ Biện Viên (zh. 圓爾辨圓, ja. enni ben'en), 1202-1280, cũng được gọi là Thánh Nhất Quốc sư, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Dương Kì. Sau một cuộc du học bảy năm tại Trung Quốc, Sư được Thiền sư Vô Chuẩn Sư phạm ấn khả. Trở về Nhật, Sư khai sáng và trụ trì nhiều chùa và được Hoa Viên Thiên hoàng (ja. hanazono) sắc phong là Thánh Nhất Quốc sư (zh. 聖一國師, ja. shōichi kokushi). Đây là lần đầu tiên Nhật Bản có danh hiệu Quốc sư. Sư xuất gia năm lên năm và sớm học giáo lý của Thiên Thai tông. Năm lên mười tám, Sư thụ giới cụ túc và sau đó, trong một khoảng thời gian ba năm, Sư chuyên học Nho giáo. Song song với các giáo lý trên, Sư cũng tu tập theo Mật giáo của Thiên Thai tông và được ấn chứng theo nghi lễ tông này năm 1228. Năm 1235, Sư sang Trung Quốc và may mắn gặp được một trong những vị Thiền sư danh tiếng nhất thời là Vô Chuẩn Sư phạm ở Kính Sơn, trụ trì Vạn Thọ Thiền tự. Sau một thời gian tu tập không lâu, Sư được Vô Chuẩn ấn khả và tặng một bức tranh. Bức tranh này ngày nay vẫn còn được trưng bày tại Đông Phúc tự (ja. tōfuku-ji) tại Kinh Đô (kyōto). Trở về Nhật, Sư sáng lập chùa Đông Phúc và trụ trì nơi đây. Ngoài ra, Sư còn quản lý hai thiền viện khác là Thụ Phúc (ja. jufuku-ji) và Kiến Nhân (ja. kennin-ji), cả ba đều là những thiền viện quan trọng nằm trong hệ thống Ngũ sơn thập sát của Liêm Thương và Kinh Đô. Phương pháp dạy đệ tử của Sư bao gồm giáo lý của Thiên Thai, Chân ngôn và Thiền tông nhưng khác với Minh Am Vinh Tây (ja. myōan eisai), Thiền được xếp cao hơn hẳn hai giáo môn kia. Trong Thánh Nhất pháp ngữ (ja. shōichi hōgo), Sư trả lời câu hỏi: "Tông này được gọi là nền tảng của tất cả các pháp, hiểu thế nào?": "Thiền là Phật tâm, Giới luật chỉ là bề ngoài, giáo pháp là giảng nghĩa bằng văn tự, niệm Phật là Phương tiện (ja. hōben), cả ba đều xuất phát từ Phật tâm, vì thế tông này được xem là căn bản." Hỏi: "Làm thế nào học để hiểu được 'Kiến tính thành Phật'?" Sư đáp: "Cái hiểu biết qua Kinh (sa. sūtra), Luận (sa. śāstra) là thấy, nghe, thụ tưởng và nhận thức. Đó là cái hiểu biết của Phàm phu (sa. pṛthagjana, ja. bonpu), không phải cái hiểu biết chân thật. Ai biết xoay ánh sáng của tâm rọi chiếu trở lại sẽ nhìn ra Phật tính, người ta gọi là có huệ nhãn. Với huệ nhãn người ta kiến tính và thành Phật." Sư mất năm 1280 tại Đông Phúc tự, thọ 80 tuổi. Đệ tử đắc pháp của Sư hơn 30 người. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Sinh năm 1202 Mất năm 1280 Lâm Tế tông
11302
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20Nh%E1%BA%ADt%20N%C4%83ng%20Nh%E1%BA%ABn
Đại Nhật Năng Nhẫn
Đại Nhật Năng Nhẫn (zh. 大日能忍, ja. dainichi nōnin), thế kỷ 12-13, là một vị Thiền sư Nhật Bản, là người khai sáng Nhật Bản Đạt-ma tông (ja. nihon darumashū). Dòng thiền của Sư tồn tại không lâu vì sau này phần lớn các môn đệ chính đều gia nhập tông Tào Động (ja. sōtō) của Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen). Người kế thừa Sư là Giác Yển (ja. kakuan). Sư tu tập thiền không có sự hướng dẫn của thầy nhưng vẫn tự mình chứng ngộ. Vì không ai ấn chứng nên Sư không được chấp nhận. Thế nên, Sư viết một bức thư nhờ hai vị đệ tử sang Trung Quốc tìm thầy ấn chứng. Đệ tử của Sư đến yết kiến Thiền sư Phật Chiếu Đức Quang (ja. busshō tokkō, 1121-1203) thuộc tông Lâm Tế và được vị này thừa nhận, ấn khả. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản
11304
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20s%C6%A1n%20th%E1%BA%ADp%20s%C3%A1t
Ngũ sơn thập sát
Ngũ sơn thập sát (zh. wǔshān shíshā 五山十剎, ja. gozan jissetsu), nghĩa là "năm núi và mười chùa", chỉ một giáo hội bao gồm năm ngọn núi và mười chùa tại hai thành phố Hàng Châu và Minh Châu, được Tống Ninh Tông sáng lập. Ngũ sơn thập sát tại Trung Quốc được theo gương của Ngũ tinh xá thập tháp tại Ấn Độ mà thành lập. Thiền tông Nhật Bản cũng theo cách tổ chức này mà thành lập Ngũ sơn thập sát tại hai thành phố lớn là Kinh Đô (kyōto) và Liêm Thương (kamakura). Ngũ sơn thập sát tại Nhật đã trở thành những trung tâm quan trọng của văn hoá và nghệ thuật tại đây (Ngũ sơn văn học). Tất cả năm núi và mười chùa tại Trung Quốc và Nhật Bản đều thuộc về tông Lâm Tế. Danh từ "sơn" ở đây được sử dụng như một chùa, một Thiền viện bởi vì hầu hết các thiền viện đời xưa đều được thành lập trên một ngọn núi và các vị Thiền sư trụ trì tại đây cũng thường được gọi dưới tên ngọi núi này. Ngũ sơn thập sát tại Trung Quốc Ngũ sơn Kính sơn (徑山) tại Hàng Châu với Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền tự (興聖萬壽禪寺) A-dục vương sơn (阿育王山) tại Ninh Ba với Mậu Phong Quảng Lợi tự (廣利寺) Thiên Đồng Sơn (天童山) tại Hàng Châu (杭州) với Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức tự (天童山景德寺) Linh Ẩn sơn (靈隱山) tại Hàng Châu (杭州) với Cảnh Đức Linh Ẩn tự (景德靈隱寺) Nam Bình sơn (南屏山) với chùa Tịnh Từ Báo Ân Quang Hiếu Thiền tự (淨慈報恩光孝禪寺’). Thập sát Thiên Ninh Vạn Thọ Vĩnh Tộ tự (天寧萬壽永祚寺), tỉnh Chiết Giang Hộ Thánh Vạn Thọ tự (護聖萬壽寺), tỉnh Chiết Giang Thái Bình Hưng Quốc tự (太平興國寺, cũng gọi Linh Cốc tự 靈谷寺), tỉnh Giang Tô Báo Ân Quang Hiếu tự (報恩光孝寺), tỉnh Giang Tô Tư Thánh (資聖寺), tỉnh Chiết Giang Long Tường tự (龍翔寺, cũng gọi Giang Tâm tự 江心寺), tỉnh Chiết Giang Sùng Thánh tự (崇聖寺), tỉnh Phúc Kiến Bảo Lâm tự (寶林寺), tỉnh Chiết Giang Vân Nham tự (雲巖寺), tỉnh Giang Tô Quốc Thanh tự (國清忠寺), tỉnh Chiết Giang Ngũ sơn thập sát tại Nhật Bản Ngũ sơn thập sát tại Nhật Bản thì thay đổi theo thời đại, vương triều. Mãi đến năm 1386 thì danh sách của Ngũ sơn tại đây mới có thể được gọi là hoàn chỉnh, cố định. Chùa Nanzen, một ngôi chùa lớn tại Kyoto cũng có khi được đặt trên địa vị cao hơn Ngũ sơn tại đây. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Phật học Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Tự viện Phật giáo Địa danh Phật giáo Chùa Trung Quốc Chùa Nhật Bản Kamakura ja:鎌倉五山
11305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20s%C6%A1n%20v%C4%83n%20h%E1%BB%8Dc
Ngũ sơn văn học
Ngũ sơn văn học (zh. 五山文學, ja. gozan bungaku) là tên gọi chung của những tác phẩm của các vị Thiền sư Nhật Bản thuộc hệ thống Ngũ sơn tại Kinh Đô (kyōto) trong thời Túc Lợi (ashikaga hoặc muromachi, 1338-1573). Thiền sư Trung Quốc Nhất Sơn Nhất Ninh - đến Nhật năm 1299 - và môn đệ người Nhật của sư là Tuyết Thôn Hữu Mai (zh. 雪村有梅, ja. sesson yūbai) được xem là Khai tổ của phong trào văn học này. Các tác giả nổi danh nhất của Ngũ sơn văn học là: Mộng Song Sơ Thạch (zh. 夢窗疏石, ja. musō soseki), không những là một Thiền sư trứ danh mà còn là một nghệ sĩ xuất chúng; Hổ Quan Sư Luyện (zh. 虎關師鍊, ja. kokan shiren, 1278-1346), một môn đệ khác của Nhất Sơn Nhất Ninh; Nghĩa Đường Châu Tín (zh. 義堂周信, ja. gidō shūshin, 1325-1388) và Tuyệt Hải Trung Tân (zh. 絕海中津, ja. zekkai chūshin, 1336-1405), cả hai đều là môn đệ của Mộng Song Sơ Thạch. Các tác giả nêu trên chuyên nghiên cứu và phổ biến cách làm thơ (thi pháp) và triết lý của Tân nho giáo. Vì vậy, trong thời gian này, văn hoá, nghệ thuật và khoa học của Trung Quốc được truyền sang Nhật rất mạnh. Nhiều vị còn nổi danh trong các lĩnh vực nghệ thuật như Thư đạo (ja. shōdō),... Qua những bài văn rõ ràng mạch lạc của mình - tất cả đều được viết bằng tiếng Nhật - Thiền sư Mộng Song Sơ Thạch đã góp công rất nhiều trong việc phổ biến Thiền học tại Nhật. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Phật giáo Nhật Bản Phật học Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Lịch sử văn học Nhật Bản Thiền ngữ Lâm Tế tông
11306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a%20S%C5%8Dji
Chùa Sōji
Chùa Sōji (kanji: 總持寺, romaji: Sōji-ji) tại Yokohama là một trong hai Thiền viện chính của tông Tào Động tại Nhật Bản. Thiền viện này được một vị cao tăng tên Gyōgi (668-749) sáng lập, với tính cách là một ngôi chùa của tông Pháp tướng. Ngôi chùa này ban đầu nằm tại tỉnh Ishikawa. Từ khi Thiền sư Keizan Jyōkin (1268-1325) trụ trì ở đây, chùa này trở thành một thiền viện. Năm 1898, chùa Sōji được dời về Yokohama sau một cơn hoả hoạn. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Yokohama Sōji Chấm dứt năm 1898
11307
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a%20Eihei
Chùa Eihei
Chùa Eihei (kanji: 永平寺, romaji: Eihei-ji, phiên âm Hán-Việt: Vĩnh Bình tự) là một trong hai ngôi chùa chính của tông Tào Động ở Nhật Bản, được Thiền sư Dogen, người sáng lập phái Tào Động ở Nhật Bản thành lập năm 1243. Eihei nằm cách thành phố Fukui 10km về phía Đông. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Fukui Eihei
11308
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi%20Hiei
Núi Hiei
là một ngọn núi phía đông bắc thành phố Kyōto, nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Kyoto và Shiga. Đây là nơi Đại sư Tối Trừng (ja. saichō) cho xây dựng Nhất Thừa Chỉ Quán viện (sau được đổi tên là chùa Diên Lịch) của tông phái Thiên Thai Nhật Bản vào đầu thế kỷ 9. Chùa này trở thành một trung tâm quan trọng của Phật giáo Nhật Bản vào thời Trung cổ, từng tiếp đón nhiều cao tăng của các trường phái khác như Chân ngôn tông (ja. shingon) và Thiền tông (ja. zen-shū). Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thành phố Kyoto Núi Nhật Bản
11314
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF%20qu%E1%BB%91c%20Qu%C3%BD%20S%C6%B0%C6%A1ng
Đế quốc Quý Sương
Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi 月氏) đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari. Do nằm tại trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Ba Tư Sassanid và nhà Hán Trung Quốc, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông Phương và Tây Phương. Trong thế kỷ 1 và đầu thế kỉ 2 SCN, người Quý Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 SCN. Các vị vua Quý Sương là một nhánh của liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Quốc, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Quốc. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi đế chế Sassanid và Đế chế Gupta. Nguồn gốc Tên Quý Sương từ tiếng Hoa 貴霜 để chỉ một trong năm bộ lạc người Nguyệt Chi, một liên minh lỏng lẻo của những dân tộc Ấn-Âu dùng các ngôn ngữ Tochari. Họ là người Ấn-Âu sống ở phía cực đông, trên những đồng cỏ khô cằn của lưu vực sông Tháp Lý Mộc ở Tân Cương ngày nay, đến khi dân Hung Nô đuổi họ về phía tây vào khoảng từ năm 176 TCN đến năm 160 TCN. Trong lịch sử Trung Quốc, năm bộ lạc Nguyệt Chi được gọi là Hưu Mật (休密), Quý Sương (貴霜), Song Mỹ (雙靡), Hật Đốn (肸頓), và Đô Mật (都密). Dân Quý Sương tới Vương quốc Hy Lạp-Bactria, thuộc địa hạt Đại Hạ (miền bắc Afghanistan và Uzbekistan) vào khoảng năm 135 TCN, và chiếm đất và đẩy những triều đại Hy Lạp ở đấy tái định cư tại lưu vực sông Ấn Độ (ở nước Pakistan ngày nay) thuộc miền tây của Vương quốc Ấn-Hy Lạp. Thời kì đầu Một số dấu vết về sự hiện diện của người Quý Sương vẫn còn lại trong khu vực của Bactria và Sogdiana. Các công trình khảo cổ học được biết đến ở Takht-I-Sangin, Surkh Kotal (một ngôi chùa hoành tráng), và trong cung điện của Khalchayan. Một loạt các tác phẩm điêu khắc và những trụ gạch khác nhau đã được biết đến, đại diện là những cung thủ cưỡi ngựa, và đáng kể là một người đàn ông với hộp sọ nhân tạo bị biến dạng, chẳng hạn như hoàng tử Quý Sương của Khalchayan (một thực tế cũng chứng thực về nguồn gốc du mục Trung Á). Người Trung Quốc đầu tiên gọi những người này là Nguyệt Chi và nói rằng họ thành lập đế quốc Quý Sương, mặc dù mối quan hệ giữa người Nguyệt Chi và Quý Sương vẫn còn chưa rõ ràng. Trên đống đổ nát của thành phố cổ đại Hy Lạp cổ đại như Ai-Khanoum, Người Quý Sương được biết đến vì đã xây dựng pháo đài bảo vệ. Vị vua trong thư tịch đầu tiên, và là một trong những người đầu tiên tuyên bố mình là một vị vua Quý Sương, tên là Heraios. Ông tự gọi chính mình là một "bạo chúa" trên đồng tiền của mình. Ông có thể là được một đồng minh của người Hy Lạp, và ông đã chia sẻ cùng một phong cách của tiền đúc. Heraios có thể là cha của quốc vương Quý Sương đầu tiên, Kujula Kadphises. Tài liệu Hậu Hán Thư của Trung Quốc ghi lại về sự hình thành của đế chế Quý Sương dựa trên một bản tấu của tướng Ban Dũng (con Ban Siêu) dâng lên Hán An Đế vào năm 125: "Hơn một trăm năm sau [sau khi người Đại Nguyệt Chi chiếm Bactria], hấp hậu (nguyên văn chép 翕候, có lẽ là phiên âm từ thủ lĩnh theo ngôn ngữ địa phương) của Quý Sương (Badakhshan) là Khâu Tựu Tức (丘就卻, Kujula Kadphises) đã tấn công và tiêu diệt bốn hấp hậu khác, tự lập làm vương, quốc hiệu là Quý Sương (Kushan) vương. [Y] xâm chiếm An Tức (Indo-Parthia) và chiếm khu vực Cao Phụ (高附 - tức Kabul). [Y] diệt Bộc Đạt (濮达, Paktiya), Kế Tân (罽賓, Kapisha và Gandhara), mở rộng vương quốc. Khâu Tựu Tức ngoài 80 tuổi thì chết, con trai Diêm Cao Trân (閻高珍, có thể là Vema Tahktu hoặc em trai ông ta, Sadaṣkaṇa) kế nghiệp xưng vương. [Y] tiếp tục chinh phục Thiên Trúc (天竺 - Tây bắc Ấn Độ) và đặt một tướng cai quản ở đó. Người Nguyệt Chi từ đó trở nên giàu mạnh, các nước lân cận đều gọi là Quý Sương vương. Ở Hán vẫn theo tên cũ, gọi là Đại Nguyệt Chi". (Hậu Hán Thư,). Ảnh hưởng văn hóa đa dạng Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Quý Sương (贵霜) đã trở nên hùng mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên minh chặt chẽ dưới quyền yabgu Kujula Kadphises. Tên Quý Sương đã được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi. Dần dần giành giật quyền kiểm soát của khu vực từ các bộ tộc Scythia, người Quý Sương bành trướng về phía nam tiến vào các khu vực theo truyền thống được biết đến là Gandhara và thiết lập hai kinh đô song song ở Kabul ngày nay và Peshawar mà sau đó được gọi là Kapisa và Pushklavati. Người Quý Sương chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp cổ đại của Bactria. Họ đã chấp nhận bảng chữ cái Hy Lạp cho phù hợp với ngôn ngữ riêng của họ (với sự phát triển thêm các chữ Þ "sh", như trong "Kushan") và sớm bắt đầu đúc tiền đúc theo kiểu Hy Lạp. Trên đồng tiền của họ họ sử dụng truyền thuyết ngôn ngữ Hy Lạp kết hợp với truyền thuyết Pali (trong chữ viết Kharoshthi), cho đến những năm đầu của triều đại Kanishka. Người Quý Sương được cho chủ yếu là theo Hỏa Giáo.Tuy nhiên, từ triều đại Vima Takto, nhiều người Quý Sương bắt đầu chấp nhận các khía cạnh của văn hóa Phật giáo. Giống như Ai Cập, họ tiếp thụ các tàn dư của văn hóa Hy Lạp của các vương quốc Hy Lạp, ít nhất một phần bị Hy Lạp hóa. Đại đế Quý Sương Vima Kadphises có thể đã chấp nhận đạo Saivism, như phỏng đoán từ tiền xu đúc trong thời gian này. Sự cai trị của người Quý Sương liên kết thương mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ. Sự thống nhất lỏng lẻo và nền hòa bình tương đối của một vùng rộng lớn như vậy khuyến khích thương mại đường dài, mang lụa Trung Quốc tới La Mã, và tạo ra chuỗi các trung tâm đô thị phát triển. Bành trướng lãnh thổ Bằng chứng khảo cổ trực tiếp về sự thống trị của người Quý Sương suốt một thời gian dài về cơ bản có sẵn trong một khu vực trải dài từ Surkh Kotal, Begram, kinh đô mùa hè của người Quý Sương, Peshawar kinh đô dưới thời Kanishka I, Taxila và Mathura, kinh đô mùa đông của người Quý Sương. Các khu vực khác có thể nằm dưới sự cai trị của họ bao gồm Khwarezm Kausambi (các cuộc khai quật của trường Đại học Allahabad), Sanchi và Sarnath (chữ khắc với tên và ngày tháng của các vị vua Quý Sương), Malwa và Maharashtra, Orissa. Văn bia Rabatak mới được phát hiện xác nhận ghi chép của Hậu Hán Thư, Weilüe, và những chữ khắc có niên đại vào đầu thời đại Kanishka (có thể khởi đầu năm 127 CN), rằng lãnh thổ Quý Sương đã mở rộng sang khu trung tâm của miền bắc Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ 2.Các dòng 4-7 của văn bia mô tả những thành phố trực thuộc dưới sự cai trị của Kanishka, trong đó có sáu tên được nhận biết: Ujjain, Kundina, Saketa, Kausambi, Pataliputra, và Champa Về phía bắc, trong thế kỷ thứ 2 CN, người Quý Sương dưới thời Kanishka đã tiến hành những cướp phá khác nhau vào các lưu vực Tarim, dường như là đất đai ban đầu của tổ tiên của họ, người Nguyệt Chi,nơi họ đã có một số sự tiếp xúc với Trung Quốc. Cả hai phát hiện khảo cổ học và bằng chứng văn học cho thấy sự cai trị của người Quý Sương, tại Kashgar, Yarkand và Khotan. Những vị vua Quý Sương chủ yếu Kujula Kadphises (khoảng năm 30 – 80 CN) Như đã nêu ở trên, Hậu Hán thư nhắc qua lời tấu của Ban Dũng vào năm 125" Những cuộc chinh phục có thể diễn ra vào khoảng giữa năm 45 và 60, và đặt cơ sở cho Đế quốc Quý Sương mà đã nhanh chóng được mở rộng bởi các con cháu của ông. Kujula đã ban hành rộng rãi một loạt tiền xu và là cha của ít nhất người hai con trai, Sadaṣkaṇa (người được biết đến chỉ từ hai câu khắc, đặc biệt là văn bia Rabatak, và dường như không bao giờ cai trị), và dường như là Vima Takto. Kujula Kadphises là ông cố nội của Kanishka. Vima Taktu hay Sadashkana (khoảng năm 80 – 95) Vima Takto (tiếng Trung Quốc cổ: 阎膏珍 Diêm Cao Trân) không được đề cập trong văn bia Rabatak. Ông là tiên vương của Vima Kadphises, và Kanishka I. Ông đã mở rộng đế quốc Quý Sương về phía tây bắc của khu vực Nam Á. Hậu Hán Thư ghi lại: Vima Kadphises (khoảng năm 95 – 127) Vima Kadphises (tiếng Quý Sương: Οοημο Καδφισης) là một hoàng đế Quý Sương vào khoảng năm 90-100 CN, ông là con trai của Sadashkana và cháu trai của Kujula Kadphises, và cha của Kanishka I, theo ghi chép từ văn bia Rabatak. Vima Kadphises đã mở rộng thêm lãnh thổ Quý Sương bằng những cuộc chinh phục của mình ở Afghanistan và tây bắc Pakistan. Ông cũng đã ban hành rộng rãi một loạt tiền xu và chữ khắc. Ông là người đầu tiên phát hành tiền đúc bằng vàng ở Ấn Độ, ngoài tiền đồng hiện có và tiền đúc bằng bạc Kanishka I (khoảng năm 127-140) Khoảng năm 127, vị vua thứ năm của Vương triều Quý Sương là Kanishka I (tức Ca Nị Sắc Vương) lên ngôi báu và trị nước phồn thịnh trong suốt 13 năm. Khi lên ngôi, Kanishka cai trị một vùng lãnh thổ lớn (hầu như tất cả miền bắc Ấn Độ), phía nam Ujjain và Kundina và phía đông vượt qua Pataliputra, theo văn bia Rabatak: Lãnh thổ của ông được quản lý từ hai kinh đô: Purushapura (nay là Peshawar ở miền bắc Pakistan) và Mathura, ở miền bắc Ấn Độ. Ông cũng được ghi nhận (cùng với Raja Thoa) đã xây dựng pháo đài lớn, pháo đài Bathinda cổ(Qila Mubarak), tại thành phố Bathinda ngày nay, thuộc vùng Punjab của Ấn Độ. Người Quý Sương cũng có một kinh đô mùa hè ở Bagram (sau đó được gọi là Kapisa), nơi mà "kho báu Begram ", bao gồm các tác phẩm nghệ thuật từ Hy Lạp tới Trung Quốc, đã được tìm thấy. Theo văn bia Rabatak, Kanishka là con trai của Vima Kadphises, cháu trai của Sadashkana, chắt nội của Kujula Kadphises. Thời đại Kanishka nói chung được ngày nay chấp nhận là bắt đầu vào năm 127 dựa trên cơ sở nghiên cứu đột phá của Harry Falk Thời đại Kanishka của sử dụng như là một lịch đối chiếu bởi người Quý Sương khoảng một thế kỷ, cho đến giai đoạn suy vong của vương quốc Quý Sương. Vāsishka (khoảng năm 140 –160) Vāsishka là một hoàng đế Quý Sương mà dường như đã trị vì 20 năm sau thời Kanishka. Sự cai vì của ông được ghi nhận là phía nam đến tận Sanchi (gần Vidisa), nơi một số chữ khắc tên của ông đã được tìm thấy, ngày tháng là năm 22 (văn bia Sanchi của "Vaksushana" - tức là Vasishka Kushana) và năm 28 (văn bia Sanchi của Vasaska - tức là Vasishka) của thời đại Kanishka. Huvishka (khoảng năm 160 –190) Huvishka (Tiếng Quý Sương Οοη ϸ κι, "Ooishki") là một hoàng đế Quý Sương khoảng 20 năm sau khi Kanishka qua đời (giả định trên các bằng chứng tốt nhất có sẵn trong năm 140 CN) cho đến khi Vasudeva I lên kế vị khoảng ba mươi năm sau đó. Thời kì trị vì của ông là một khoảng giai đoạn xây dựng và củng cố cho Đế quốc. Đặc biệt, ông dành thời gian và công sức vào giai đoạn đầu triều đại của ông cho các nỗ lực của kiểm soát thành phố Mathura tốt hơn. Vasudeva I (khoảng năm 190 – 230) Vasudeva I (tiếng Quý Sương: Βαζοδηο "Bazodeo", chữ Hán: 波调, "Ba Điệu") là vị đại đế Quý Sương cuối cùng. Các chữ khắc tên ông có niên đại từ năm 64 đến năm 98 của thời đại Kanishka, đưa ra giả thuyết là triều đại của ông kéo dài từ ít nhất năm 191 đến 225 CN. Ông là hoàng đế Quý Sương vĩ đại cuối cùng, và sự cai trị của ông kết thúc trùng hợp với cuộc xâm lược của nhà Sassanid xa tới tận Tây Bắc Ấn Độ, và thành lập triều đại Ấn-Sassanid hoặc Kushanshahs từ khoảng năm 240 CN. Các vị thần của người Quý Sương Hệ thần trong tôn giáo của người Quý Sương là cực kỳ đa dạng, như tiết lộ từ các đồng tiền của họ và con dấu của họ, mà trên đó có hơn 30 vị thần khác nhau xuất hiện, của người Hy Lạp, Iran, và một mức độ thấp hơn từ Ấn Độ. Các vị thần Hy Lạp, với những cái tên Hy Lạp xuất hiện trên các đồng xu vào giai đoạn đầu. Trong thời gian trị vì của Kanishka, ngôn ngữ của các tiền đúc thay đổi thành tiếng Bactria (mặc dù nó vẫn còn những chữ khắc Hy Lạp cho tất cả các vị vua). Sau thời Huvishka, chỉ có hai vị thần xuất hiện trên các đồng tiền: Ardoxsho và Oesho. Đại diện cho sự xuất hiện của các thần từ thần thoại Hy Lạp và thuyết hỗn mang Hy Lạp cổ đại là: Ηλιος (Helios), Ηφαηστος (Hephaistos), Σαληνη (Selene), Ανημος (Anemos). Hơn nữa, các đồng tiền của Huvishka cũng miêu tả hai bán-thần: erakilo Heracles, và sarapo Sarapis. Các vị Phật, thần Ấn Độ xuất hiện trên tiền đúc bao gồm: Βοδδο (boddo, Phật Thích-ca Mâu-ni) Μετραγο Βοδδο (metrago boddo, Bồ tát Di-lặc) Mαασηνo (maaseno, Mahasena) Σκανδo koμαρo (skando komaro, Skanda Kumara) þακαμανο Βοδδο (shakamano boddho, Phật Thích-ca Mâu-ni) Các vị thần Iran xuất hiện trên tiền xu bao gồm: Αρδοχþο (ardoxsho, Ashi Vanghuhi) Aþαειχþo (ashaeixsho, Asha Vahishta) Αθþο (athsho, Atar) Φαρρο (pharro, Khwarenah) Λροοασπο (lrooaspa, Drvaspa) Μαναοβαγο, (manaobago, Vohu Manah) Μαο (mao, Mah) Μιθρο, Μιιρο, Μιορο, Μιυρο (mithro and variants, Mithra) Μοζδοοανο (mozdooano, Mazda *vana "Mazda thần chiến thắng?") Νανα, Ναναια, Ναναϸαο (variations of pan-Asiatic nana, Sogdian nny, in a Zoroastrian context Aredvi Sura Anahita) Οαδο (oado Vata) Oαxþo (oaxsho, "Oxus") Ooρoμoζδο (ooromozdo, Ahura Mazda) Οραλαγνο (orlagno, Verethragna) Τιερο (tiero, Tir) Người Quý Sương và Đạo Phật Giao lưu văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ, khích thích sự phát triển của Hy Lạp-Phật giáo, một sự hợp nhất của các yếu tố Hy Lạp với các yếu tố văn hóa Phật giáo, mà đã mở rộng vào vùng trung và phía bắc châu Á. Vua Kanishka đã nổi tiếng trong truyền thuyết Phật giáo vì ông đã triệu tập một Hội đồng Phật giáo lớn ở Kashmir. Nghệ thuật Quý Sương Nghệ thuật và văn hóa Gandhara, ở giai đoạn bước ngoặt người Quý Sương nắm quyền bá chủ, là sự biểu hiện tốt nhất được biết đến của ảnh hưởng Quý Sương với người phương Tây. Một số miêu tả trực tiếp của người Quý Sương được biết đến từ Gandhara, nơi họ được thể diện với một đai lưng, áo dài và quần dài và đóng vai các tín đồ của Đức Phật, cũng như Bồ Tát và Phật Di Lặc tương lai. Trong hình tượng, tuy nhiên,họ không có liên quan với những bức tượng "Phật Đứng" rất Hy Lạp (xem hình ảnh), do đó có thể tương ứng với một giai đoạn lịch sử trước đó. Phong cách của những trụ gạch kết hợp tín đồ Quý Sương đã được Ấn Độ hóa mạnh mẽ, khác xa những miêu tả theo kiểu Hy Lạp cổ đại trước đó của Đức Phật: Tiếp xúc với La Mã Một vài nguồn La Mã cổ đại đã mô tả chuyến thăm của sứ thần từ các vua Bactria và Ấn Độ trong thế kỷ thứ 2, có thể đề cập đến người Quý Sương. Historia Augusta, khi nói về Hoàng đế Hadrian (117-138), có ghi: "Reges Bactrianorum legatos ad eum, amicitiae petendae causa, supplices miserunt" "Các vị vua của người Bactria đã gửi những sứ thần nhún nhường tới chỗ ngài, thỉnh cầu tình hữu nghị với ngài." Cũng trong năm 138, theo Aurelius Victor (Epitome, XV, 4), và Appian (Praef., 7), Antoninus Pius, người kế vị Hadrian, cũng đã tiếp đón một số người Ấn Độ, những sứ thần người Bactria Hyrcania. Tiếp xúc với Trung Hoa Trong thế kỷ 1 và 2, Vương triều Quý Sương đã mở rộng các chiến dịch quân sự về phía bắc và chiếm đóng các phần của lòng chảo Tarim, vùng đất ban đầu của họ, đặt nó vào trung tâm của thương mại Trung Á đang sinh lợi với Đế chế La Mã. Họ có liên quan đến việc liên kết quân sự với người Trung Quốc để chống lại sự xâm nhập của các bộ lạc du cư, cụ thể là khi họ liên kết với tướng Trung Quốc là Ban Siêu để chống lại người Sogdian năm 84, khi những người này cố gắng ủng hộ cuộc nổi dậy của vua Kashgar. Khoảng năm 85, họ cũng hỗ trợ người Trung Quốc trong cuộc tấn công Thổ Phồn, ở miền đông lòng chảo Tarim. Để đòi hỏi sự ghi nhận việc ủng hộ của mình với người Trung Quốc, người Quý Sương đã đòi hỏi (nhưng bị từ chối) các công chúa người Hán, ngay sau khi họ gửi các tặng phẩm cho triều đình Trung Quốc. Để trả thù, họ đã tấn công Ban Siêu năm 86 bằng một lực lượng tới 70.000 quân, nhưng, bị mệt mỏi do cuộc hành quân, cuối cùng họ đã bị lực lượng Trung Quốc ít người hơn đánh bại. Người Quý Sương phải rút lui và cống nộp cho hoàng đế Trung Hoa trong thời gian trị vì của Hán Hòa Đế (89-106). Sau này, khoảng năm 116, người Quý Sương dưới thời Kanishka thành lập một vương quốc đóng đô ở Kashgar, cũng nắm quyền kiểm soát của Khotan và Yarkand, mà là những chư hầu của Trung Quốc trong lưu vực Tarim, Tân Cương hiện nay. Họ đã giới thiệu văn tự Brahmi, ngôn ngữ Prakrit của người Ấn Độ cho việc cai trị, và mở rộng ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo mà đã phát triển thành nghệ thuật Serindia. Suy yếu Sau khi Vasudeva I qua đời năm 225, đế quốc Quý Sương chia thành nửa phía tây và phía đông. Người Tây Quý Sương (Afghanistan) đã nhanh chóng bị khuất phục bởi đế quốc Sassanid của Ba Tư và mất Bactria và các vùng lãnh thổ khác. Năm 248, họ bị đánh bại một lần nữa bởi người Ba Tư, những người đã lật đổ triều đại phía Tây và thay thế họ bằng các chư hầu Ba Tư được gọi là người Kushansha (Ấn-Sassanid). Vương quốc Đông Quý Sương có căn cứ tại Punjab. Khoảng năm 270, vùng lãnh thổ của họ trên vùng đồng bằng Gangetic đã giành độc lập dưới triều đại địa phương như người Yaudheyas. Sau đó, vào giữa thế kỷ thứ 4, họ đã bị chinh phục bởi Đế chế Gupta dưới thời Samudragupta. Năm 360 một chư hầu Quý Sương tên là Kidara đã lật đổ triều đại Quý Sương cũ và thành lập Vương quốc Kidarite. Phong cách Quý Sương của tiền xu Kidarite cho biết họ coi bản thân mình là người Quý Sương. Kidarite dường như đã khá thịnh vượng, mặc dù trên một quy mô nhỏ hơn so với những người Quý Sương tiền nhiệm của họ. Những tàn tích của đế chế Quý Sương cuối cùng đã bị xóa sổ trong thế kỷ thứ 5 bởi cuộc xâm lược của người Hun trắng, và sau đó là sự mở rộng của đạo Hồi. Các vị vua Heraios (khoảng năm 1 – 30), vị vua Quý Sương đầu tiên Kujula Kadphises (khoảng năm 30 – khoảng năm 80) Vima Takto, (khoảng năm 80 – khoảng năm 95) biệt hiệu là Soter Megas hoặc "Vị cứu tinh Vĩ Đại." Vima Kadphises (khoảng năm 95 – khoảng năm 127) vị hoàng đế Quý Sương vĩ đại đầu tiên Kanishka Đại Đế (127 – khoảng 140) Vāsishka (khoảng năm 140 – khoảng năm 160) Huvishka (khoảng năm 160 – khoảng năm 190) Vasudeva I (khoảng năm 190 – tối thiểu là tới năm 230), Vị hoàng đế Quý Sương vĩ đại cuối cùng Kanishka II (khoảng năm 230 – 240) Vashishka (khoảng năm 240 – 250) Kanishka III (khoảng năm 250 – 275) Vasudeva II (khoảng năm 275 – 310) Vasudeva III được cho là con của Vasudeva II, không chắc chắn. Vasudeva IV được cho là con của Vasudeva III, cai trị ở Kandahar, không chắc chắn. Vasudeva V, hoặc "Vasudeva của Kabul" được cho là con của Vasudeva IV, cai trị ở Kabul, không chắc chắn. Chhu (khoảng năm 310? – 325?) Shaka I (khoảng năm 325 – 345) Kipunada (khoảng năm 345 – 375) Chú thích Tham khảo Falk, Harry. 2001. "The yuga of Sphujiddhvaja and the era of the Kuşâņas." Silk Road Art and Archaeology VII, trang 121–136. Foucher, M. A. 1901. "Notes sur la geographie ancienne du Gandhâra (commentaire à un chaptaire de Hiuen-Tsang)." BEFEO Số 4, tháng 10 năm 1901, trang 322–369. Hargreaves, H. (1910–11): "Excavations at Shāh-jī-kī Dhērī"; Archaeological Survey of India, 1910–11, trang 25–32. Harmatta, János, chủ bút, 1994. History of civilizations of Central Asia, Volume II. The development of sedentary and nomadic civilizations: 700 B.C. to A.D. 250. Paris, UNESCO Publishing. Hill, John E. 2004. The Western Regions according to the Hou Hanshu. Bản dịch chú thích phác thảo bằng tiếng Anh. Hill, John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilue 魏略 by Yu Huan 魚豢: A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Bản dịch chú thích phác thảo bằng tiếng Anh. Konow, Sten, chủ bút, 1929. Kharoshthī Inscriptions with Exception of those of Asoka. Corpus Inscriptionum Indicarum, Tập 2, Đoạn 1. In lại: Indological Book House, Varanasi, 1969. Litvinsky, B. A., chủ bút, 1996. History of civilizations of Central Asia, Volume III. The crossroads of civilizations: A.D. 250 to 750. Paris, UNESCO Publishing. Liu, Xinru 2001. "Migration and Settlement of the Yuezhi-Kushan: Interaction and Interdependence of Nomadic and Sedentary Societies." Journal of World History, Tập 12, Số 2, mùa thu năm 2001. University of Hawaii Press, trang 261–292. . Sarianidi, Victor. 1985. The Golden Hoard of Bactria: From the Tillya-tepe Excavations in Northern Afghanistan. Harry N. Abrams, New York. Spooner, D. B. 1908–9. "Excavations at Shāh-jī-kī Dhērī."; Archaeological Survey of India, 1908–9, trang 38–59. Watson, Burton, dịch, 1961. Records of the Grand Historian of China: Dịch từ Sử Ký của Tư Mã Thiên. Chương 123: Truyện Đại Uyên, trang 265. Columbia University Press. ISBN 0-231-08167-7 Xem thêm Afghanistan thời trước Hồi giáo Vương quốc Hy Lạp-Bactria Vương quốc Ấn-Hy Lạp Người Ấn-Tái Tây Vương quốc An Tức Hy Lạp-Phật giáo Liên kết ngoài Tiếng Anh: Vương quốc Quý Sương – lịch sử từ Bảo Tàng Nghệ thuật Thành phố tại New York Những văn kiện mới xác định rõ niên đại Quý Sương Tiền Ấn Độ cổ Tóm tắt về lịch sử Quý Sương Đế quốc Quý Sương Thị tộc thống trị Ấn Độ Đế quốc Ấn Độ cổ Dân du cư Âu-Á Cựu quốc gia châu Á Lịch sử Iran Lịch sử Afghanistan Lịch sử Trung Á Phật giáo Ấn Độ Ấn Độ cổ đại Lịch sử Phật giáo Lịch sử Pakistan Bộ lạc du mục Á-Âu
11347
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20s%E1%BA%A5u%20Xi%C3%AAm
Cá sấu Xiêm
Cá sấu Xiêm (danh pháp hai phần: Crocodylus siamensis), còn gọi là cá sấu Thái Lan hay cá sấu nước ngọt, là loài cá sấu nước ngọt sinh sống ở Indonesia (Borneo và có thể là Java), Brunei, Đông Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Trong điều kiện tự nhiên chúng thích sống ở các vùng nước chảy chậm như đầm, sông và hồ. Phần lớn cá sấu trưởng thành không dài quá 3 m (10 ft), mặc dù trong điều kiện chăn nuôi có những con lai có thể dài hơn. Cá sấu Xiêm thuần chủng nói chung không gây nguy hiểm cho con người, và không có trường hợp cá sấu tấn công người khi không bị khiêu khích nào được ghi nhận. Tập tính và kích thước Đây là 1 loài có khích thước trung bình, đa số cá thể đều đạt kích thước dưới 3,5 mét. Việc làm tổ cảu loài này không được ghi chép đầy đủ và cho đến nay đã có vài chục tổ trứng đã được ghi nhận. Các tổ trứng hoang dã đã được ghi nhận ở Lào, Campuchia, Thái Lan ở các gò đất nằm trên thảm thực vật nổi, bên bờ hồ hoặc sông. Chúng thường làm tổ vào cuối mùa khô và mùa mưa. Theo quan sát, số lượng trứng được đẻ ra dao động từ 11 đến 26 trứng. Con non xuất hiện sau 70 đến 80 ngày ấp vào mùa mưa. Chúng thường ăn các loài động vật không xương sống, ếch, bò sát, chim và động vật có vú, bao gồm cả xác thịt. Tình trạng bảo tồn Vì bị săn bắt cực kỳ thái quá nên loài cá sấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài đang cực kỳ nguy cấp. Năm 1992, người ta tin là loài này đã tuyệt chủng, hoặc gần tuyệt chủng trong tự nhiên. Kể từ đó, các cuộc khảo sát đã phát hiện ra những quần thể rất nhỏ tại Thái Lan (2 con). Các nhà bảo tồn đã tìm thấy ổ các cá sấu Xiêm con ở tỉnh miền nam của Lào là Savannakhet và ở khu vực xã Ea Lâm (Sông Hinh, Phú Yên) (ít hơn 100 con). Điều này làm tăng hy vọng cho loài gần như tuyệt chủng này có cơ hội sống sót. Tại Công viên Quốc gia Bang Sida tại Thái Lan, gần Campuchia, hiện có một chương trình đưa cá sấu Xiêm trở lại tự nhiên. Một số cá sấu con đã được thả vào các vùng nước hẻo lánh trong tự nhiên trong khu vực công viên quốc gia, mà khách tham quan không tới được. Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Phnom Tamao ở Campuchia, người ta đã tiến hành nghiên cứu DNA của 69 cá sấu năm 2009, và xác nhận rằng 35 trong số đó thuộc họ C. Siamensis thuần chủng. Những nhà bảo tồn thuộc tổ chức Fauna and Flora International and Wildlife Alliance đã có kế hoạch sử dụng những cá sấu này để nhân giống, hợp tác với Bộ quản lý rừng Campuchia. Phân bố Cá sấu Xiêm từng có phạm vi phân bố rộng, trải dài phần lớn Đông Nam Á và một số vùng ở Indonesia. Tuy nhiên, phạm vi sinh sống đã giảm đi rất nhiều và phân mảnh kể cả ở các quần thể còn lại thuộc Việt Nam, Campuchia, CHHCND Lào, Thái Lan và Indonesia. Ở Việt Nam, nơi mà sự kiện tuyệt chủng đã xảy ra, khiến cho chúng gần như tuyệt chủng, sau đó 1 vài cá thể đã được tái thả vào Bàu Sấu. Hầu hết nơi chúng sinh sống là ở độ cao 50 đến 200 mét nhưng chúng có thể phân bố ở độ cao 560 mét ở Đầm lầy Veal Ven và thượng nguồn Sông Tatai. Tóm tắt về phân phối quốc gia như sau: Campuchia: Khảo sát thực địa từ năm 2000 đã xác nhận cá sấu Xiêm phân bố ở 35 địa điểm thuộc 21 hệ thống sông của 11 tỉnh, chủ yếu là các khu vực xa xôi về phía tây nam và đông bắc của Campuchia. Các quần thể lớn nhất còn lại phân bố ở các con sông Srepok, Sekong, Sre Ambel / Kampong Saom, Pursat, Koi, Kep, Tatai, Areng và Đầm lầy Veal Ven. Indonesia: Tại hồ Mesangat thuộc hệ thống sông Mahakam, tỉnh Đông Kalimantan (Borneo), có hỗ trợ 1 quần thể nằm ngoài lục địa Đông Nam Á. Theo nghiên cứu từ năm 2010 đến 2011 của N. Behler đã xác nhận sự tồn tại của quần thể này. Có một vài báo cáo địa phương về sự hiện diện của chúng tại Trung Kalimantan nhưng chưa được xác định. Một vài mẫu vật cũng được thu giữ ở Java cho thấy phạm vị phân bố trước đây của chúng, nhưng với sự mất mát nghiêm trọng của các môi trường đất ngập nước ở đó, không có khả năng quần thể nào còn lại. CHDCND Lào: Các cuộc khảo sát từ năm 2003 đến 2008 cho thấy cá sấu Xiêm phân bố ở 9 hệ thống sông ở 5 tỉnh nhưng các quần thể còn tồn tại chỉ được biết đến từ bảy hệ thống sông ở bốn tỉnh. Các cuộc điều tra đã xác nhận các báo cáo trước đây cho thấy nhiều quần thể địa phương hiện đã bị tiêu diệt. Các quần thể còn lại ở hệ thống sông Xe Champhone, Xe Banghiang, Se Bangfai và Xe Xangxoy (tỉnh Savannakhet), hệ thống sông Xe Pian-Xe Khampho (tỉnh Attapu), sông Xe Don (tỉnh Saravane) và Khu bảo tồn quốc gia Phou Khaokhouay (Tỉnh Bolikhamxay). Hầu hết các vùng đất ngập nước ở CHDCND Lào vẫn chưa có cá sấu và có vẻ như Các địa phương của cá sấu Xiêm sẽ được ghi lại. Malaysia: Một tài liệu tham khảo duy nhất về 'cá sấu nước ngọt' ở phía bắc Bán đảo Malaysia (Robinson và Annandale 1904 được Smith trích dẫn 1919) được Smith (1919) coi là 'có thể có giá trị đối với loài này'. Không có hồ sơ nào về loài này được biết đến từ Sarawak hoặc Sabah. Không có thông tin nào khác cho thấy cá sấu Xiêm xuất hiện ở Malaysia. Myanmar: Một ghi chép về cá sấu và trứng, từ sông Mekong, không có hồ sơ nào khác được biết đến, mặc dù hầu hết các vùng đất ngập nước ở Myanmar vẫn không có cá sấu. Đoạn sông Mekong ở Myanmar (dài ~ 200 km) hiện đang bị hạn chế tiếp cận và bị giới hạn đối với các cuộc khảo sát quốc tế. Hình ảnh vệ tinh của Google chỉ ra rằng phần lớn diện tích vẫn giữ được rừng ven sông và mật độ người thấp: có thể một số loài cá sấu vẫn tồn tại. Thái Lan: Lịch sử phổ biến và phân bố rộng rãi của loài này. Các quần thể ít tồn tại ở một số các địa phương ở miền trung và miền tây Thái Lan. Các địa điểm đã được xác nhận bao gồm Vườn quốc gia Pang Sida và Kaengkrachan. Việt Nam: Lịch sử hiện diện của loài này có ở miền Nam Việt Nam nơi mà chúng đã tuyệt chủng. Các quần thể hoang dã có thể bị tuyệt chủng. Các cuộc khảo sát trong hơn hai thập kỷ qua đã không phát hiện được cá sấu ở các địa điểm mà chúng được báo cáo là đã xuất hiện, ngoài trừ ngoại trừ một địa điểm là hồ Hà Lầm (tỉnh Phú Yên), nơi có ít nhất hai cá thể vào năm 2005 nhưng hiện tai cũng đã tuyệt chủng. Một quần thể được giới thiệu lại duy nhất là tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, nơi mà chúng đã sinh sản. Chú thích Tham khảo Listed as Critically Endangered (CR A1ac v2.3) Crocodylus siamensis - The Crocodile Specialist Group. Action Plan for Crocodylus siamensis. IUCN/SSC Crocodile Specialist Group - Status Survey and Conservation Action Plan, 2nd edition. Những chuyện chưa biết về cá sấu Xiêm khổng lồ Huyền thoại về đầm lầy nhiều cá sấu nhất Đông Nam Bộ Liên kết ngoài Sách đỏ Việt Nam S Động vật bò sát Campuchia Động vật bò sát Malaysia Động vật bò sát Myanmar Động vật bò sát Thái Lan Động vật bò sát Việt Nam Động vật được mô tả năm 1801 Động vật Borneo Động vật bò sát Indonesia Động vật bò sát Lào Động vật bò sát châu Á