id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
9896 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Contrebasse | Contrebasse | Contrebasse, Contrabass, contrabasso, hay đại vĩ cầm, hay gọi tắt là bass, là cây đàn có kích thước lớn nhất trong họ nhạc cụ dây dùng cây vĩ. Chiều cao khoảng 1,9m, rộng 60cm, có 4 dây.
Khi sử dụng cây đàn này, người nhạc công đứng thẳng người và dùng cây vĩ kéo ngang các sợi dây đàn để tạo ra âm thanh. Cây vĩ dùng cho đàn này ngắn hơn, nhưng dày, rộng và nặng hơn so với các loại cây vĩ khác.
Về mặt kỹ thuật, contrabass không có ưu thế giai điệu vì âm thanh của nó khá nặng nề. Cách kéo vĩ tương tự như kéo vĩ cầm, nhưng do cây vĩ quá ngắn nên hướng kéo vĩ phải thay đổi luôn.
Tham khảo
Nhạc cụ vĩ kéo
Nhạc cụ dây
Bass (âm thanh) |
9897 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1o%20%28nh%E1%BA%A1c%20c%E1%BB%A5%29 | Sáo (nhạc cụ) | Mỗi loại sáo có tông riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.
Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, thỉnh thoảng người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng tốt. Về cơ bản, sáo ngang có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn 1 lỗ dán màng (sáo Trung Quốc), lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.
Lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả những lỗ bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy nhiên, có những cây sáo không có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó. Để xác định tên gọi người ta căn cứ vào đầu lỗ của ống sáo và cho đó là lỗ âm cơ bản. Tuỳ vào từng loại sáo, lỗ âm này có thể có hoặc không.
Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
Về cách thổi nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi (đơn, kép và tam) hoặc phi (một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngoài ra còn cách nhấn hơi, luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và ngón vỗ...
Lịch sử
Cây sáo cổ nhất từng được phát hiện có thể là một mảnh xương đùi gấu hoang, có hai đến bốn lỗ, được tìm thấy tại Divje Babe ở Slovenia và có niên đại khoảng 43.000 năm trước. Tuy nhiên, ý kiến này bị tranh cãi. Năm 2008, một cây sáo khác có niên đại ít nhất 35.000 năm trước đã được phát hiện trong hang Hohle Fels gần Ulm, Đức. Sáo năm góc có ống ngậm hình chữ V và được làm từ xương cánh kền kền. Các nhà nghiên cứu liên quan đến khám phá đã chính thức công bố phát hiện của họ trên tạp chí Nature tháng 8 năm 2009. Đây từng là phát hiện về nhạc cụ lâu đời nhất được xác nhận trong lịch sử, cho đến khi một cây sáo được tìm thấy trong hang Geißenklösterle cho thấy thậm chí còn lâu đời hơn với độ tuổi từ 42.000 đến 43.000 năm.
Sáo, một trong nhiều loại được tìm thấy, được tìm thấy trong hang Hohle Fels bên cạnh Sao Kim của Hohle Fels và một khoảng cách ngắn từ chạm khắc con người lâu đời nhất được biết đến. Khi công bố phát hiện này, các nhà khoa học cho rằng "những phát hiện đã chứng minh sự hiện diện của một truyền thống âm nhạc được thiết lập tốt vào thời điểm con người hiện đại xâm chiếm châu Âu". Các nhà khoa học cũng cho rằng việc phát hiện ra cây sáo có thể giúp giải thích "khoảng cách nhận thức và hành vi có thể xảy ra giữa" người Neanderthal và người hiện đại ban đầu.
Một loại sáo ba lỗ, dài 18,7 cm, được làm từ ngà voi (từ Geißenklösterle hang, gần Ulm, ở phía nam Đức Swabian Alb và ghi ngày tháng đến 30.000 đến 37.000 năm trước) đã được phát hiện vào năm 2004, và hai sáo được làm từ xương thiên nga khai quật một thập kỷ trước đó (từ cùng một hang động ở Đức, có niên đại khoảng 36.000 năm trước) là một trong những nhạc cụ lâu đời nhất được biết đến.
Cốt địch (sáo xương) có thể chơi được, được làm từ xương cánh của hạc. Giai đoạn đầu tiên của Giả Hồ chỉ có hai loại sáo, là tứ cung và ngũ cung. Giai đoạn giữa của Giả Hồ, Trung Quốc xuất hiện một vài loại sáo, đáng chú ý là một cặp sáo lục cung. Một chiếc sáo trong cặp đã bị vỡ, và chiếc còn lại dường như là bản sao của chiếc đầu tiên, vì có những bằng chứng cho thấy nó được điều chỉnh để ứng với âm của các đầu tiên. Giai đoạn cuối có điểm cách tân là việc sử dụng sáo thất cung.
Nguyên lí phát ra âm thanh
Khi ta thổi sáo, cột khí bên trong ống sáo bị dao động và phát ra âm thanh. Âm thanh đó cao (bổng) hay thấp (trầm) phụ thuộc vào khoảng cách từ miệng sáo tới lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên.
*Lưu ý: thứ tự ngón được tính bắt đầu từ lỗ thổi (hiểu ngầm 0).
Sáu ngón tay bịt kín sáu lỗ, thổi nhẹ ra nốt Đô.
Mở tiếp ngón thứ sáu, thổi nhẹ ra nốt Rê.
Mở tiếp ngón thứ năm, thổi nhẹ ra nốt Mi.
Mở tiếp ngón thứ tư, thổi nhẹ ra nốt Fa.
Mở tiếp ngón thứ ba, thổi nhẹ ra nốt Sol.
Mở tiếp ngón thứ hai, thổi nhẹ ra nốt La.
Mở tiếp ngón cuối cùng, thổi nhẹ ra nốt Si.
Ngoài việc chơi sáo bằng miệng, một số người (như dân tộc hay người khuyết tật hay cả nghệ sĩ) còn chơi sáo bằng mũi, một điều vô cùng phi thường mà không phải ai cũng làm được.
Các loại sáo
Dựa theo cách thổi, sáo có thể phân thành hai loại: sáo ngang hoặc sáo dọc. Mỗi loại đều rất phong phú về thể loại tuỳ theo quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, phổ biến và đa dạng hơn vẫn là các loại sáo ngang.
Hiện nay, trên thế giới có một số loại sáo được thổi theo tư thế ngang với tên gọi như sau:
Piccolo: sáo nhỏ, có âm thanh rất cao.
Pipeau: sáo 6 lỗ đơn giản.
Syrinx: còn gọi là Sáo thần Păng hay sáo ống (pan flute), hình thức sáo ghép như khèn bè của các dân tộc Đông Nam Á.
Double flute: sáo đôi hay còn gọi là sáo kép, phải thổi hai cái một lúc.
Mirliton: sáo sậy trẻ con, đầu bịt vỏ mỏng của củ hành.
Galoubet: sáo có 3 lỗ.
Sáo ngang dùng trong dàn nhạc hiện nay có ba loại: sáo ngang tông Do (loại tiêu chuẩn), sáo ngang tông Re giáng (âm thanh cao hơn nốt viết ½ cung) và sáo ngang tông Mi giáng (âm thanh cao hơn nốt viết 1 cung ½). Sáo ngang tông Do được dùng trong dàn nhạc giao hưởng, hai loại sau thường dùng trong dàn kèn của Quân nhạc.
Về mặt kỹ thuật, sáo ngang là một thứ nhạc khí rất linh hoạt, chạy được tốc độ nhanh, đáp ứng nhiều lối viết nhạc khác nhau. Dùng sáo ngang rất tốn hơi, nên câu nhạc thường không viết quá dài và phải chú ý dành chỗ lấy hơi.
Nhóm nhạc cụ này còn có piccolo flute, alto flute.
Sáo ngang và tiêu (Việt Nam)
Tại Việt Nam, phổ biến loại sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi, 1 lỗ âm cơ bản và 2 lỗ treo dây/định âm, âm vực rộng 2 quãng 8, được làm bằng trúc hoặc nứa theo hệ thất cung. Một số sáo cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để thổi các nốt thăng/giáng. Ngoài ra còn có loại gọi là tiêu (sáo dọc), với đầu thổi được thiết kế ở phần đầu thay vì ở phần thân của sáo, các lỗ và thế bấm cũng tương tự như sáo ngang. Loại sáo dọc này sử dụng đầu ngậm để thổi nên dễ điều khiển luồng hơi vào thân sáo để phát ra tiếng hơn sáo ngang. Tuy nhiên, loại sáo này ít được sử dụng phổ biến và đôi khi bị nhầm với tiêu vì cùng thổi dọc. Điểm khác biệt cơ bản giữa sáo dọc và tiêu là ở kích thước, chiều dài, lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm.
Vào giữa thế kỷ 20, Xuân Lôi, anh của nhạc sĩ Xuân Tiên đặt ra hai loại sáo 10 và 13 lỗ để đáp ứng nhu cầu của tân nhạc Việt Nam khi muốn tấu đúng cung bậc âm nhạc của Tây phương.
Tháng 10 năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2989 cho Sáo cải tiến của ông Đặng Viễn Phương. Sáo cải tiến này đã thiết kế lại vị trí các lỗ thổi trên cây sáo để có thể thổi được 12 nốt trong một bát độ một cách dễ dàng.
Recorder
Recorder là loại sáo dọc thuộc bộ nhạc cụ gỗ, thịnh hành ở châu Âu. Đặc điểm là dễ thổi và không tốn nhiều hơi, dễ điều khiển luồng hơi hơn sáo ngang. Recorder có bốn loại là Sopranino, Soprano, Tenor và Bass.
Dizi
Dizi (笛子, bính âm: dízǐ, Hán-Việt: địch tử, có nghĩa là cây sáo) hay còn gọi là sáo Tàu, là một loại sáo đặc trưng của Trung Quốc với cấu tạo cơ bản gồm 6 lỗ bấm (các cây cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn), 1 lỗ thoát âm và 2 lỗ buộc dây trang trí, cũng có tác dụng định âm. Các lỗ bấm này thiết kế theo hệ thống Ngũ cung của âm nhạc Trung Quốc.
Sáo Dizi sử cũng như các nhạc cụ khác của Trung Quốc (dùng sheet số) từ 1-7 lần lượt (fa, sol, la, si giáng, đô, rê và mi) khác với sáo của các nước như Việt Nam, Ấn Độ... sáo Dizi không sử dụng nốt si mà sử dụng si giáng (4b) nên thường trên cây sáo nốt si sẽ thấp hơn 1/3 - 1/4 cung để đảm bảo nốt si giáng chuẩn nhất. Ngoài ra một đặc trưng khác của sáo Dizi là có lỗ dán màng nằm giữa lỗ thổi và những lỗ bấm để tạo âm rung. Lỗ này dán 1 màng mỏng làm từ lõi cây sậy hoặc bằng giấy bóng mỏng hoặc giấy chuyên dụng. Dizi thường có nhiều dây cước quấn quanh thân sáo, ngoài vai trò trang trí, các dây này còn giúp cố định thân sáo chắc chắn, hạn chế các tác động và bị nứt. Dizi thường được ghép lại từ 2 đoạn thông qua khớp nối, có chạm khắc rồng hoặc hoa văn.
Có 2 nguyên liệu cơ bản làm sáo Dizi đó là trúc đắng hoặc trúc tím, trúc đắng phổ biến hơn nhiều vì nguồn nguyên liệu dồi dào, âm thanh tốt, trúc tím ít phổ biến hơn vì khá khan hiếm, âm thanh của mỗi loại có đặc trưng và cái hay riêng.
Bawu
Bawu (, Hán-Việt: ba ô) hay còn được gọi là sáo Mèo Trung Quốc, có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, là một loại sáo dân tộc nhưng đã dần trở thành nhạc cụ tiêu chuẩn và phổ biến ở Trung Quốc, dùng trong những bản nhạc Hoa hiện đại hay truyền thống. Loại sáo này cũng được một số nhà soạn nhạc và biểu diễn phương Tây sử dụng.
Bawu có cấu trúc đầu lỗ thổi gắn lưỡi gà bằng đồng, 7 hoặc 8 lỗ bấm. Lỗ để xác định âm của cây sáo không tính bằng lỗ cuối mà bằng lỗ bấm thứ 4 tính từ lỗ thổi xa nhất. Bawu thường được làm từ trúc hoặc bằng gỗ.
Nếu kết hợp 2 thanh sáo có tông khác nhau sẽ tạo thành bawu kép (còn gọi là sáo Mèo kép), có thể thổi được nhiều quãng âm hơn.
Ngoài ra còn có bawu dọc (còn gọi là sáo Mèo dọc) dựa theo nguyên lý của bawu thổi ngang, sáo Mèo và sáo bầu. Thay vì cái bầu ốp lên, người ta thường dùng ống to hơn một chút, cấu tạo vẫn giống sáo bawu, sáo Mèo và sáo bầu. Đầu thân bawu có gắn lam (lưỡi gà) đồng. Bawu dọc có 2 tone chính là C & D. Đầu thổi của bawu dọc giống đầu thổi sao dọc Oboe dùng trong nhạc giao hưởng phương Tây. Cả bawu & dizi đều được trang trí với dây đồng tâm kết.
Sáo Mèo
Sáo Mèo là loại nhạc cụ của người H'Mông miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Đặc trưng của sáo Mèo là ở đầu lỗ thổi có gắn thêm lưỡi gà (còn gọi là lam) bằng đồng, và bên dưới cây sáo, gần lỗ thổi có thêm 1 lỗ bấm. Cách thổi của sáo Mèo khác với sáo thông thường. Sáo Mèo Việt Nam phân biệt thành hai loại riêng là sáo Mèo nam/sáo Mèo nữ (sáo Mèo nam có đường kính ống sáo lớn hơn hẳn sáo Mèo nữ). Lam sáo Mèo cũng có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.
Sáo Mèo có âm sắc dân tộc vùng núi. Tuy nhiên, đây là loại sáo khó chế tạo và tuổi thọ không cao vì lưỡi gà dễ hư, khó sửa chữa hoặc thay thế.
Sáo bầu
Sáo bầu (, Hán-Việt: hồ lô ti, nghĩa là tơ hồ lô, ý chỉ âm thanh mượt mà như sợi tơ) hay còn được gọi là sáo bầu tơ, là một loại sáo của dân tộc thiểu số Trung Quốc (ví dụ như người A Xương, người Miêu) với nguồn gốc lâu đời từ trước công nguyên, có hình dạng một quả bầu hồ lô với phần đầu dùng để thổi, phần đáy cắm liền với 3 cây sáo ngắn: một cây thổi chính và 2 cây dùng để bè, kèm theo đó 3 miếng lưỡi gà. Thân quả bầu đóng vai trò như hộp âm của cây sáo, bên ngoài có thể được vẽ, khắc trang trí hoa văn hoặc không.
Ống sáo chính của sáo bầu có khoét 7 lỗ dùng để bấm. Hai ống phụ chỉ để tạo hoà âm.
Sáo bầu có âm lượng tương đối nhỏ nhưng êm dịu.
Khlủi
Khlủi (tiếng Thái: ขลุ่ย) là một loại sáo dọc từ Thái Lan. Xuất xứ trước hoặc trong thời kỳ Sukhothai (1238-1583AD) cùng với nhiều nhạc cụ Thái. Tuy nhiên, nó đã chính thức được ghi nhận như một công cụ Thái bởi vua Trailokkanat (1431-1488), người đã thiết lập mô hình chính thức của các cụ. Nó là một công cụ reedless, thường làm bằng tre, mặc dù công cụ này cũng được làm từ gỗ cứng hoặc nhựa. Sau nhiều thế hệ thay đổi, nó tồn tại cho đến ngày nay.
Có ba loại Khlui, đó là vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay là khlui phiang aw (khlủi phiềng au),khlui lib (khlủi líp) và khlui u (khlủi u).
Pí Phu Thái
Pí Phu Thái (tiếng Thái: ปี่ภูไท) hay pí Luk Kha (ปี่ลูกแคน) là một nhạc cụ của dân tộc Phu Thái thuộc các tỉnh như Nakhon Phanom, Udon Thani, Mukdahan ở phía đông bắc của Thái Lan và trong Savannakhet, các quận Xiengkhuang và Khammuane ở Lào. Hầu hết các loại sáo này đã biến mất. Bởi vì tre hoặc nứa đang bắt đầu khan hiếm vì pí Phu Thái không có nhiều như ngày xưa tương tự như sáo pí của miền bắc vì nó có lưỡi gà làm bằng kim loại, như vàng, đồng.Âm thanh pí Phu Thái nghe giống như tiếng sáo ba ô Trung Quốc hay sáo mèo.
Pí Phu Thái là ống nứa tép dài từ 20 đến 60 cm, đường kính từ 1,5 đến 2 cm. Nó có 1 đầu bịt mấu kín, ngay sát mấu kín là 1 lỗ hình chữ nhật có cạnh ngắn 1 cm và cạnh dài 2 cm, được bịt kín bằng đầu bát mỏng chứa lưỡi gà tam giác, phần dưới của nó nhọn và được cắt vát chéo.
Pí chum
Pí chum (ปี่จุม) là loại sáo thổi gắn lưỡi gà của người Thái vùng Làn Nà làm từ ống nứa tép hoặc tre. Nó được dùng để đệm hát cho dân ca Làn Nà, theo phân loại về kích thước thì pí chum có các loại sau:
Pí mae (ปี่แม่): Pí giọng trầm 8 lỗ
Pí klang (ปี่กลาง): có âm vực trung bình.
Pí koi (ปี่เล็ก): dài từ 30 đến 40 cm, đường kính to hơn hoặc bằng 1 cm
Pí lek (ปี่เล็ก): Âm vực cao của nó không khác gì sáo ba ô hay sáo mèo nữ Trung Quốc.
Sáo Flute
Flute thường dùng trong hoà tấu dàn nhạc phương Tây, có thân và nút bấm nổi bằng kim loại, nó có độ dài khoảng 2 feet (60,96 cm).
Ống sáo được chia làm 3 phần để dễ dàng di chuyển và bảo quản: phần đầu, phần thân và phần chân. Mỗi phần sẽ mang một nhiệm vụ riêng và đòi hỏi người chơi phải thật sự am hiểu về nhạc lý.
Phần đầu người chơi có thể tự điều chỉnh tone qua về độ cao thấp của cây sáo.
Phần thân có 13 phím, mỗi phím bịt lên 1 lỗ, người thổi sẽ đóng mở phím trên các lỗ để tạo ra những nốt nhạc khác nhau.
Phần chân là phần đối ngược với phần đầu.
Sáo ống (panflute/panpipes)
Sáo ống là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của nhạc cụ bộ hơi, bắt nguồn từ châu Âu cổ đại và sáo ống Trung Quốc (thược). Sáo ống có hình dạng như khèn của các dân tộc Đông Nam Á, gồm nhiều ống ghép lại với nhau. Có thể ghép cong hoặc thẳng. Sáo ống dạng thẳng còn có tên gọi là siku.
Wot Thái Lan
Wot hay vot (tiếng Thái: โหวด) là loại sáo panpipe tròn được sử dụng trong âm nhạc truyền thống của Lào và vùng Isan ở đông bắc Thái Lan. Nó đã trở thành một trong những nhạc cụ ở Thái Lan vài thập kỷ trước, theo Songsak Pratumsin (Giảng viên, Đại học Nghệ thuật Sân khấu Thái Lan), người đã phát minh ra vào năm 1968.
Các wot thường được làm bằng thân cây tre hoặc Ku (một loại gỗ). Nói chung, âm thanh được tạo ra bằng cách thổi. Âm lượng cao hay thấp phụ thuộc vào đường kính và chiều dài của wot hoặc cụ thể hơn, nó phụ thuộc vào công suất âm lượng của gió đi qua wot. Nếu công suất cao, nó cho âm thanh thấp và ngược lại.
Wot tiêu chuẩn bao gồm 13 miếng gỗ và có thể tạo ra bốn nốt theo thang ghi chú Isan, đó là Sol, La, Do và Re có thể phát nhạc chính hoặc chỉ một vài nét. Các phím cũng có thể được điều chỉnh bằng cách tăng các ghi chú cho các mẫu khóa cao hơn là La, Do, Re, Mi, Fa và Sol. Wot nói chung có thể tạo các phím thoại lên đến 6 nốt, có thể phát cho mẫu lớn hơn. Hơn nữa, các wots tùy chỉnh với bảy nốt có thể được phát cho quy mô âm nhạc đầy đủ, thường khó hơn các nốt bình thường.
Có các loại wot khác nhau như:
1. Tail swing wot: Wot trước đây là một thiết bị để giải trí thường không được coi là một nhạc cụ chuyên nghiệp vì nó hoạt động nhiều hơn như một món đồ chơi. Trong quá khứ, loại wot này bao gồm lõi, được làm bằng thân tre đã phát triển trong một thời gian thích hợp.
2. Wot dạng chuông gió: Wot này đã được cải thiện bởi Songsak Pratumsin bằng cách sử dụng các tính năng chính của Tail Wot. Nó chỉ tạo ra năm nốt, theo đặc điểm của mẫu dân gian.
3. Panel wot
4. Tail Wot (được sử dụng để chơi cho nhịp điệu vui vẻ và vui vẻ và dễ chơi): Wot này được sử dụng trong mùa thu hoạch khi nông dân có một hoạt động phổ biến được gọi là Cạnh tranh ném Wot ném. Người nào ném được wot xa nhất là người chiến thắng. Tail Wot tạo ra hai loại tiếng ồn là bass và treble, nhưng không sắp xếp thành các nốt cũng như không điều chỉnh âm thanh phát nhạc. Vì vậy, nó không được coi là một nhạc cụ.
Ocarina
Ocarina là dạng sáo thường được làm từ gốm sứ, tuy nhiên ngày này cũng có thể làm từ những nguyên liệu khác như nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại hoặc xương động vật. Ocarina có rất nhiều biến thể, nhưng thường là một không gian kín có từ 4 đến 12 lỗ bấm và 1 lỗ thổi, có thể trang trí nhiều hình vẽ, màu sắc, hoa văn trên bề mặt hoặc không.
Bansuri
Bansuri là loại sáo ngang của người vùng Nam Á, nhất là Ấn Độ được làm từ một trục rỗng duy nhất của tre với sáu hoặc bảy lỗ ngón tay. Nó được gắn liền với những câu chuyện tình yêu của Krishna và Radha và cũng được mô tả trong tranh Phật giáo va đạo Hindu từ khoảng 100 CE. Bansuri được tôn kính như là công cụ của Thiên Chúa Chúa Krishna và thường được kết hợp với Krishna Rasa lila; tài khoản trong thần thoại nói về các giai điệu của tiếng sáo của Krishna có một hiệu ứng đầy mê và khuất phục không chỉ về những người phụ nữ của Braj, nhưng ngay cả trên các động vật của khu vực. Các bansuri Bắc Ấn Độ, thường khoảng 14 inch chiều dài, được sử dụng như một công cụ chủ yếu cho soprano đệm trong tác phẩm nhẹ hơn bao gồm cả nhạc phim. Sự đa dạng bass (khoảng 30 ", E3 tăng lực với A440Hz), đi tiên phong bởi Pannalal Ghosh bây giờ đã là không thể thiếu trong Hindustani âm nhạc cổ điển trong hơn nửa thế kỷ. Bansuri có kích thước từ nhỏ hơn 12" đến gần 40".
Sáo chơi bằng mũi
Sáo mũi là loại nhạc cụ được chơi phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Polynesia và vùng Vành đai Thái Bình Dương. Các phiên bản khác được tìm thấy ở Châu Phi.
Hawaii
Ở Bắc Thái Bình Dương, ở các đảo Hawaii , sáo mũi là một nhạc cụ tán tỉnh phổ biến.. Trong tiếng Hawaii, nó được gọi khác nhau là hano , "sáo mũi" bằng thuật ngữ cụ thể hơn là ʻohe hano ihu , " sáo trúc [dùng] mũi," hoặc ʻohe hanu ihu , " sáo tre [dùng bằng cách] thở mũi".
Nó được làm từ một đoạn tre. Theo Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Hawai`i của Te Rangi Hiroa, những cây sáo cổ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Bishop có một lỗ ở mũi để lấy hơi và hai hoặc ba lỗ bấm. Trong đó, một lỗ bấm được đặt gần lỗ thổi. Chiều dài từ 10–21 inch (250–530 mm).
Truyền thống truyền miệng trong các gia đình khác nhau nói rằng số lượng lỗ xỏ bấm dao động từ một đến bốn, và vị trí của các lỗ khác nhau tùy thuộc vào gu âm nhạc của người chơi. Mặc dù chủ yếu là một nhạc cụ tán tỉnh được chơi riêng tư và để thưởng thức cá nhân, nó cũng có thể được sử dụng cùng với các bài thánh ca, bài hát và hula . Kumu hula (các bậc thầy khiêu vũ), được cho là có thể tạo ra âm thanh sáo như thể nó đang tụng kinh, hoặc tụng kinh khi họ chơi. Kumu hula Leilehua Yuen là một trong số ít nhạc sĩ Hawaii đương đại biểu diễn bằng sáo mũi theo cách này.
Congo
Ở Congo , sáo mũi được chơi bởi tám nhóm dân tộc.
Philippines
Ở Philippines , sáo mũi ( pitung ilong trong tiếng Tagalog), hoặc kalaleng của người Bontok phía bắc (tiếng tongali của người Kalinga ), được chơi với mép hướng về phía trước của lỗ mũi phải hoặc trái . Vì kalaleng dài và có đường kính trong hẹp, nên có thể phát ra các sóng hài khác nhau bằng cách thổi quá mức — ngay cả khi luồng không khí khá yếu từ một lỗ mũi. Như vậy, cây sáo mũi này có thể chơi các nốt trong phạm vi hai quãng tám rưỡi . Các lỗ bấm ở mặt bên của ống tre thay đổi độ dài hoạt động, tạo ra nhiều quy mô khác nhau. Người chơi bịt lỗ mũi bên kia để tăng lực thở qua ống sáo.
Đài Loan
Ở miền Nam Đài Loan , người Bài Loan chơi sáo mũi ống đôi. Họ cũng chơi sáo miệng ống đôi.
New Zealand
Trong lịch sử ở New Zealand , dân tộc Maori đã chạm khắc sáo mũi nguru từ gỗ, thân của một quả bầu và răng của cá voi. Nguru thường được trang trí bằng những chạm khắc rất tinh xảo, phù hợp với những gì được coi là một vật linh thiêng. Mặc dù Nguru thường được gọi là sáo mũi, nhưng nó chỉ là những nhạc cụ nhỏ hơn có thể chơi bằng mũi, phổ biến hơn là Nguru được chơi bằng miệng.
Māori kōauau ponga ihu, một loại sáo mũi bầu , cũng là một phần của truyền thống sáo mũi; lưu ý rằng một loại sáo mũi bầu có cấu tạo tương tự, ipu ho kio kio cũng được sử dụng ở Hawaii. Người chế tạo sẽ tạo một lỗ mũi trên cổ (hoặc thân) của quả bầu, bằng cách cắt bỏ cổ ở một mặt cắt ngang khá nhỏ. Lỗ nhỏ này được đặt dưới lỗ mũi của người chơi, để tạo ra âm thanh của sáo. "Kōauau ponga ihu" hoạt động như một ocarina trong các nguyên tắc âm thanh của nó. Có thể thu được một số nốt của thang âm bằng cách khoan lỗ bấm vào "bát" của quả bầu.
Tonga
Một biến thể, sáo mũi 'Fangufangu' của đảo Tonga được làm với các thành nút nguyên vẹn ở cả hai đầu của ống tre, với các lỗ mũi ở phía trước các nút (cùng với lỗ bấm bên) và một lỗ ở giữa ống, hoạt động như một lỗ thông hơi, và thế chỗ của đầu đã mở. Vì vậy, 'Fangufangu' có thể được chơi từ cả hai đầu, và vị trí của các lỗ bấm khác nhau giữa các nút và lỗ thông hơi nên có thể chơi hai thang âm xen kẽ, nhưng chỉ một thang âm tại một thời điểm.
Sáo ống (pan flute)
Sáo ống là một loại nhạc cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của một ống kín , bao gồm nhiều ống có chiều dài tăng dần (và đôi khi có chu vi). Nhiều loại sáo ống đã được sử dụng phổ biến như một nhạc cụ dân gian. Các đường ống thường được làm từ tre, trúc, hoặc lau sậy địa phương. Các vật liệu khác bao gồm gỗ, nhựa, kim loại, ngà voi hoặc xương động vật.
Sáo bài tiêu () của Trung Quốc được phát hiện sớm nhất cho đến nay trên thế giới là loại sáo ống bằng xương vào đầu thời Tây Chu cách đây 3000 năm. Một điểm khác biệt chính giữa sáo bài tiêu của Trung Quốc và các loại pan flute được sử dụng trong truyền thống Châu Âu và Nam Mỹ, đó là ở phần trên cùng của nhạc cụ Trung Quốc, các lỗ trên ống đều được cắt theo góc hoặc có khía. Điều này cho phép bẻ cong cao độ với công suất tương tự như động tiêu xuống một phần nhỏ. Điều này cho phép bài tiêu của Trung Quốc có đầy đủ sắc độ mà không bị mất âm sắc. Phương pháp thổi như vậy là giữ đầu khung bằng cả hai tay, với ống ngậm hướng về phía trước, đặt môi dưới lên ống ngậm, tìm và thổi từng ống. Hai cây bài tiêu cổ được khai quật từ lăng mộ của Tăng hầu Ất vào thời Chiến quốc cách đây hơn 2400 năm. Chúng có hình dạng giống như đôi cánh của một con Phượng hoàng. Tất cả đều được làm từ 13 ống tre có độ dài khác nhau xếp lần lượt và được quấn bằng ba ống tre. Bề mặt được trang trí bằng các hoa văn ba góc màu đỏ trên nền đen. Trong thời cổ đại, đôi nam nữ thường được sử dụng như một bản hòa tấu để biểu diễn lẫn nhau, giống như những màn song ca nam nữ.
Trong suốt 1600 năm từ thời Xuân Thu đến cuối thời Đường, số lượng và độ dài của sáo bài tiêu đã khác nhau, được truyền bá qua các thời đại và được cải tiến bởi các nhạc cụ.
Trong Viện âm nhạc Trung Quốc ở Bắc Kinh, có một chiếc bài tiêu được làm vào thời Càn Long (1736-1795) của nhà Thanh. Tổng cộng có 16 ống. Mỗi ống được khắc một tên âm thanh. Thủ công rất tinh tế và hình dạng đẹp. Có hai con rồng vàng bay lên từ những đám mây trên khung thiết lập.
Nguyên liệu làm sáo
Sáo thường được làm từ tre, trúc, nứa hoặc gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại (nhôm, inox), xương,... hoặc thậm chí bằng vàng. Mỗi loại vật liệu cho ra một âm sắc đặc trưng khác nhau. Chất lượng vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh mà cây sáo phát ra. Riêng với sáo trúc, nứa thì vật liệu dùng để làm sáo thường là cây trưởng thành hoặc tốt hơn là loại đã già, nhiều năm tuổi (nhưng không quá già), âm chắc, đanh, không sâu bệnh hay mối mọt.
Sáo làm từ nhựa hoặc kim loại thường chế biến công nghiệp nên độ chuẩn xác của nốt cao, ít bị sai lệch. Sáo trúc, nứa hoặc gỗ thường chế tạo thủ công nên độ chuẩn xác đòi hỏi rất nhiều ở vật liệu và tay nghề của người chế tạo. Tuy nhiên, các loại sáo này lại cho ra âm sắc hay hơn.
Các tông của sáo
Sáo được chế tạo với nhiều tông (tone) khác nhau. Các tông của sáo được liệt kê theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
Tần âm cao
Sol cao(G5)
Fa cao (F5)
Mi cao (E5)
Tần âm trung
Re cao (D5)
Do thăng cao/ Re giáng cao (C#5/Db5)
Do trung (C5)
Si (B4)
Si giáng/La thăng (Bb4 hoặc A#4)
Tần âm trầm
La trầm (A4)
La giáng trầm/Sol thăng trầm (Ab4 hoặc G#4)
Sol trầm (G4)
Sol giáng trầm/Fa thăng trầm (Gb4 hoặc F#4)
Fa trầm (F4)
Mi trầm (E4)
Mi giáng trầm (Eb4)
Re trầm (D4)
Re giáng trầm/Do thăng trầm (Db4 hoặc C#4)
Do trầm (C4)
Tần âm siêu trầm
Si trầm (B3)
Si giáng trầm/La thăng trầm (Bb3 hoặc A#3)
La trầm (A3)
Sol trầm (G3)
Các tông cao hơn hoặc thấp hơn vẫn có thể chế tạo nhưng rất hiếm khi được sử dụng.
Sáo trong dân gian
Trong âm nhạc các nước Á Đông, sáo thuộc loại Trúc (nhạc khí dùng hơi để thổi và thường được làm từ cây trúc, tre) trong bát âm (gồm 8 chủng loại nhạc khí khác nhau là Thạch – Thổ – Kim – Mộc – Trúc – Bào – Ti – Cách).
Trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng, sáo thuộc bộ hơi. Nó là một phần không thể thiếu trong các buổi biểu diễn; tiếng sáo vi vu, trong trẻo hay những âm thanh buồn rầu đau thương cũng từ sáo mà ra. Trong tác phẩm nổi tiếng ''Vợ chồng A Phủ'' (1952) của Tô Hoài có chi tiết tiếng sáo đêm xuân, tiếng sáo ngân nga, êm dịu đã đánh thức tâm hồn của Mị. Tiếng sáo được miêu tả chi tiết từ xa đến gần và hơn nữa, hình ảnh này đầy sức gợi hình, gợi cảm về một miền núi phía Tây Bắc, trong núi rừng mùa xuân.
Trong các bức tranh dân gian miêu tả đồng quê yên ả ta thường thấy một hình ảnh rất quen thuộc của một mục đồng nhỏ tuổi cưỡi trâu thổi sáo. Nó như một biểu tượng của làng quê Việt Nam, một hình ảnh biểu trưng cho văn hóa dân tộc.
Tác phẩm tiêu biểu của Sáo Trúc (Việt Nam)
- Bình Minh Trên Cao Nguyên - St Trần Thanh Trung
- Bình Minh Quê Hương - St Đức Liên
- Trên đường chiến thắng - St Đinh Thìn
- Phiên chợ vùng cao - St Triệu Tiến Vượng
Tham khảo
Sách tham khảo
Buchanan, Donna A. 2001. "Bulgaria §II: Traditional Music, 2: Characteristics of Pre-Socialist Musical Culture, 1800–1944, (iii): Instruments". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Crane, Frederick. 1972. Extant Medieval Musical Instruments: A Provisional Catalogue by Types. Iowa City: University of Iowa Press.
Galway, James. 1982. Flute. Yehudi Menuhin Music Guides. London: Macdonald. (cloth); (pbk.) New York: Schirmer Books. Reprinted 1990, London: Kahn & Averill London: Khan & Averill
Loewy, Andrea Kapell. 1990. "Frederick the Great: Flutist and composer". College Music Symposium 30 (1): 117–125. JSTOR 40374049. The famous Prussian king (1712–1786) was a composer and patron of music.
Phelan, James, 2004. The complete guide to the flute and piccolo: From acoustics and construction to repair and maintenance, second edition. [S.l.]: Burkart-Phelan, Inc., 2004.
Putnik, Edwin. 1970. The Art of Flute Playing. Evanston, Illinois: Summy-Birchard Inc. Revised edition 1973, Princeton, New Jersey and Evanston, Illinois.
Toff, Nancy. 1985. The Flute Book: A Complete Guide for Students and Performers. New York: Charles's Scribners Sons. Newton Abbot: David & Charles. Second Edition 1996, New York: Oxford University Press.
Wye, Trevor. 1988. Proper Flute Playing: A Companion to the Practice Books. London: Novello.
Maclagan, Susan J. "A Dictionary for the Modern Flutist", 2009, Lanham, Maryland, USA: Scarecrow Press.
Liên kết ngoài
Tìm hiểu thêm về Flute.
Tìm hiểu về sáo bawu (sáo Mèo của Trung Quốc).
Nguyên lí phát ra âm thanh của sáo.
Chi tiết tiếng Sáo trong Vợ chồng A Phủ.
Nhạc cụ dân gian
Nhạc cụ Tây phương |
9898 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94-boa | Ô-boa | Ô-boa (gốc tiếng Pháp: hautbois, haut là "cao", bois là "kèn gỗ") là một loại kèn có miệng thổi bằng dăm kép (double reed). Nó có âm thanh dễ nổi hơn các loại khác (tương tự như trompet trong bộ đồng), vì màu sắc riêng biệt này nên khi sử dụng trong dàn nhạc phải thật khéo, để tránh tình trạng lạc lõng, thiếu ăn ý với dàn nhạc.
Âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm rất tốt, có tính chất ca xướng, âm chất đẹp, nhưng không thiên về loại biểu hiện kỹ xảo như Sáo ngang (sáo fluýt) và kèn Clarinet.
Về mặt kỹ thuật, kèn Ô boa thổi nặng hơn sáo fluýt, tốn nhiều hơi nén, do đó giai điệu dùng cho kèn Ô boa có thể tương đối dài.
Nhóm nhạc cụ này còn có Soprano Oboe, Alto Oboe (Co Anh) và Baryton Oboe.
Tham khảo
Nhạc cụ Tây phương |
9899 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pha-g%E1%BB%91t | Pha-gốt | Kèn Pha-gốt đảm nhiệm bè trầm trong khối kèn gỗ, đầu thổi của nó là loại dăm kép (double reed) giống như sáo dọc. Nó có mặt trong dàn nhạc cùng thời với các nhóm Sáo và Ô-boa. Kích thước của nó lớn hơn rất nhiều so với các nhạc cụ cùng bộ.
Âm thanh của nó hơi tối, có thể gợi kịch tính, hoặc cũng có tính chất châm biếm, hài hước do âm sắc có pha giọng mũi.
Nhóm nhạc cụ này chỉ có hai loại: Pha-gốt thường và Pha-gốt trầm.
Kèn Pha-gốt là thành viên cố định của dàn nhạc giao hưởng dù ở bất cứ biên chế lớn hay nhỏ. Nó cũng thường thấy trong các dàn nhạc jazz và nhạc Opera, và hay đi cùng với Sáo, Ô-boa và Clarinet
Tham khảo
Nhạc cụ Tây phương |
9901 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%A8n%20cor | Kèn cor | Kèn thợ săn, hay kèn săn, là một loại kèn đồng trong bộ đồng của các nhạc cụ, có hình dạng cuốn vòng tròn. Loại kèn này được phát minh tại Pháp vào khoảng 1650 để dùng trong các cuộc đi săn, do đó, có tên là cor de chasse (hay "kèn đi săn").
Nhạc cụ Tây phương
Kèn hơi
Kèn đồng |
9903 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%91ng%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20%C3%A2m | Trống định âm | Trống định âm là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, được sử dụng nhiều nhất trong các dàn nhạc hòa tấu. Trống định âm thường bằng đồng, có hình dáng một nửa quả cầu, mặt trống có căng da, đường kính mặt da trong khoảng từ 60 cm đến 80 cm. Mặt da càng lớn âm thanh càng trầm.
Đặc điểm
Định âm: Mỗi chiếc trống được chỉnh ở một cao độ nhất định.
Chỉnh độ căng:
Bằng vít chỉnh: phải điều chỉnh sẵn từ trước bằng cách vặn vít căng mặt trống, mặt da càng căng thì âm thanh càng cao.
Bằng bàn đạp: dậm bàn đạp chỉnh độ căng ngay trong khi đang trình tấu, âm thanh thay đổi lên hoặc xuống từng nửa cung.
Ghép bộ: từ 2 đến 4 chiếc trống được ghép lại thành từng bộ, sử dụng 1, 2, hoặc 3 bộ cho một tác phẩm, như vậy có thể lên đến 12 chiếc cho những tác phẩm phức tạp.
Vấn đề kỹ thuật
Nốt ghi: do âm thanh cố định, nốt có thể ghi được trên khuông nhạc khóa Fa.
Âm vực: chia thành ba loại:
Bộ trống lớn có âm vực như sau:
Bộ trống vừa có âm vực như sau:
Bộ trống nhỏ có âm vực như sau:
Ký hiệu trống: dòng nhạc viết cho từng chiếc trống phải được viết cung của trống bằng tiếng Đức ở đầu khuông nhạc (ví dụ: Gis, F, Es... nghĩa là trống Sol thăng, trống Fa, trống Mi giáng...)
Chuyển âm: dùng ký hiệu "muta in..." (đổi sang nốt cho trống...) để chuyển âm giữa bài nhạc.
Dùi trống: có hai đầu, đầu mềm dùng cho sắc thái khẽ (ppp), đầu cứng dùng cho sắc thái mạnh (fff).
Nốt lấy đà: có một lối quen dùng cho trống là đánh vài nốt phụ đi trước nốt chính gọi là nốt lấy đà (như trống quân hành sử dụng: ra, la, fla; nghĩa là 2, 3, 4 nốt lấy đà).
Giảm âm: ký hiệu coperti (tương đương với con sordino) để sử dụng miếng dạ giảm âm; ký hiệu aperti (tương đương với senza sordino) để thôi giảm âm.
Sử dụng trong dàn nhạc
Trống định âm đã có một thời kỳ được dùng làm bè trầm cho bộ kèn đồng, khi chưa xuất hiện kèn Tuba.
Khi kết hợp với đàn Đại Hồ cầm, trống định âm bồi bổ cho bè trầm để tạo những âm thanh kịch tính: tạo tiếng sấm, tạo nền đen đe dọa, tạo uy lực hành khúc, tạo tiết tấu nhộn nhịp trong vũ đạo...
Danh sách những tác phẩm viết cho timpani
Béla Bartók
Music for Strings, Percussion, and Celesta
Benjamin Britten
The Young Person's Guide to the Orchestra
João Victor Bota
Labirinto for 5 timpani
Elliott Carter
Eight Pieces for Four Timpani
Alexander Tcherepnin
Sonatina for Timpani
Werner Thärichen
Concerto for Timpani and Orchestra Op34
Georg Druschetzky
Concerto for Six Timpani
Partita in C
Philip Glass
Concerto Fantasy for two Timpanists and Orchestra
Xem thêm
Philip Glass - Orquesta de Valencia: Concierto Fantasía para Timbales youtube
Tham khảo
Nhạc cụ kích phát
Trống
Từ ngữ tiếng Ý |
9912 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trombone | Trombone | Trombone là một loại kèn đồng tương tự như trumpet nhưng có âm thanh thấp hơn. Trombone có tông thấp hơn kèn trumpet 1 nốt, thường có 1 hay hai cây trong dàn nhạc. Có 7 thế âm cơ bản được phát triển từ kèn trompette khoảng thế kỷ 16 – thế kỷ 17. Trong dàn nhạc nhạc giao hưởng, trombone giữ bè trầm, ít đi giai điệu, chủ yếu đi phần nền hòa âm. Với tầm âm thấp, trombone thích hợp cho các bài độc tấu trữ tình êm dịu, đặc biệt với tính năng không giống các loại nhạc cụ khác nên được ưa chuộng nhiều trong nhạc jazz.
Nguồn gốc
Nguồn gốc của kèn trombone cũng tương tự như của kèn cor và trompette. Thời Trung cổ nó chỉ đóng vai trò một thứ kèn trầm trong dòng họ trompette. Thoạt đầu, trombone có chiều dài gấp đôi trompette. Nhưng đến nửa sau thế kỷ 15, trombone đã có hình dáng như ngày nay, và ngay từ khi xuất hiện, nó đã là một nhạc cụ chơi thang âm cromatic nhờ một kết cấu gọi là coulisse. Đây là một ống phụ có hình dáng chữ U, lắp vào ống chính và giúp cho ống này dài thêm ra. Ống phụ này trượt trên rãnh nên người chơi có thể dễ dàng kéo ống ra, vào, khiến ống kèn lúc dài, lúc ngắn, tạo ra những âm thanh cao thấp khác nhau. Người thổi di chuyển ống phụ bằng tay phải, tay trái đỡ lấy kèn. Tính từ thế kỷ 17, trombone không thay đổi gì về hình dáng cũng như về nguyên tắc cấu trúc, có chăng là ống kèn và miệng thổi (embouchure) được chế tác to hơn khiến phát âm thuận tiện hơn, âm thanh phong phú hơn.
Lịch sử
Từ xưa, kèn trombone đã có cả một họ với những độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau: trombone alto, trombone tenor, trombone basse. Ngày nay trong dàn nhạc giao hưởng người ta chủ yếu sử dụng loại trombone tenor và trombone tenor-basse.
Sử dụng trombone rất tốn hơi, và do việc kéo ra kéo vào phần ống phụ mất nhiều thời gian, nên trombone kém linh hoạt hơn so với các nhạc cụ khác trong bộ đồng: chạy gamme chậm, không thật rành rọt, ở sắc thái forte nghe nặng nề, khó thổi theo kiểu legato. Nhưng nó lại có những ưu thế về sức mạnh và sự hùng dũng. Nhạc sĩ Nga Rimsky-Korsakov cho rằng âm sắc của trombone ảm đạm, hung hãn ở các âm trầm và trong sáng, huy hoàng ở những âm cao. Nhạc sĩ Monteverdi, cha đẻ của thể loại opera, đã cảm nhận được tính bi thảm của trombone và đã sử dụng đến 4 cây trombone để tạo hiệu quả ấy trong vở Orphée của ông. Kèn trombone rất được trọng vọng trong suốt thời kỳ hưng thịnh của phong cách phức điệu. Nhạc sĩ Pháp gốc Italia thế kỷ 17 Jean-Baptiste Lully dùng trombone trong bản Te Deum nổi tiếng của ông, còn các nhạc sĩ G.F.Haendel và J.S.Bach, hai nhạc sĩ vĩ đại thời tiền cổ điển, cũng đã sử dụng cây kèn này trong một số tác phẩm của mình. Trombone cũng đã tỏ ra bi thảm, kịch tính trong bản Requiem của Mozart, trang nghiêm oai vệ trong opera Alceste của Gluck, nhà cải cách opera vĩ đại thuộc trường phái cổ điển Vienne. Bắt đầu từ Gluck, trong dàn nhạc opera nhất thiết phải có 3 kèn trombone và chúng thường xuất hiện vào lúc cao trào, đỉnh điểm của diễn biến kịch. Từ nửa sau thế kỷ 19, nhóm trombone trong dàn nhạc giao hưởng được bổ sung thêm một cây kèn trầm – kèn tuba. 3 cây trombone cộng với 1 kèn tuba hợp thành một dàn tứ tấu “nặng” của bộ đồng. Tchaikovsky đã sử dụng bộ đồng “nặng” này để tạo hiệu quả bi thảm trong chương kết của bản giao hưởng số 6 của ông.
Cây kèn này có thể chơi những nốt trượt (glissando) để tạo một hiệu quả rất độc đáo. Haydn – cha đẻ của hình thức cấu trúc liên khúc giao hưởng và dàn nhạc giao hưởng, đã sử dụng thủ pháp glissando này trong thanh xướng kịch (oratorio) Bốn mùa của ông để bắt chước tiếng chó sủa. Ngày nay các nhạc sĩ sáng tác sử dụng khá phổ biến thủ pháp này trong tác phẩm, chẳng hạn đoạn trombone chơi glissando như rú rít trong điệu Múa kiếm ở vở opera Gaiannê của Aram Khachatourian, nhạc sĩ người ácmêni thế kỷ 20.
Trombone của các hãng Selmer, Courtois và Couesnon của Pháp thuộc vào số những nhạc cụ được ưa chuộng trên thế giới.
Bass (âm thanh)
Kèn đồng |
9913 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trumpet | Trumpet | Kèn trông-pét (phát âm bắt nguồn từ tiếng Pháp: trompette), còn gọi là trumpet, là một kèn đồng có âm thanh cao nhất trong bộ đồng. Trumpet là một trong những nhạc cụ cổ nhất, được dùng từ năm 1500 trước CN. Trumpet được chơi bằng cách thổi một dòng không khí qua miệng, dòng không khí này tạo ra một hiệu ứng kích âm, tạo ra một dao động sóng đứng trong cột không khí bên trong kèn. Kể từ cuối thế kỷ 15 các kèn trumpet đã được xây dựng chủ yếu từ các ống đồng, thường uốn cong hai lần thành một hình xoắn tròn gần giống hình chữ nhật.
Có một số loại trumpet. Phổ biến nhất là một loại chuyển vị cùng khả năng kêu nốt cao nhất là B♭, với chiều dài ống khoảng 148 cm. Trumpet cổ không có van, nhưng kèn hiện đại thường có ba van piston, hoặc hiếm hơn là ba van quay. Mỗi van làm tăng chiều dài của ống khi sử dụng, do đó làm giảm cao độ của âm thanh phát ra.
Lịch sử
Trumpet có mặt rất sớm, từ năm 1500 trước Công nguyên và trước đó. Các kèn đồng và bạc từ mộ của Tutankhamun ở Ai Cập, kèn đồng từ Scandinavia, và kèn kim loại từ Trung Quốc được ghi nhận trong giai đoạn này.
Kèn trumpet từ nền văn minh Oxus (thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên) của Trung Á được trang trí ở giữa kèn, nhưng thời đó người ta chưa biết làm kèn từ một tấm lớn kim loại. Việc quấn kèn từ một tấm kim loại cán phẳng được coi là một kỳ quan kỹ thuật vào thời sau này.
Người Moche của Peru cổ đại đã mô tả kèn trong văn hóa nghệ thuật của họ từ năm 300 sau Công nguyên. Kèn trumpet sớm nhất được dùng như là thiết bị phát tín hiệu sử dụng trong quân sự hoặc mục đích tôn giáo, chứ không phải là một nhạc cụ theo nghĩa hiện đại bây giờ. Thậm chí các loại kèn hiện đại bây giờ vẫn được sử dụng cho hai mục đích trên.
Các cải tiến về thiết kế kèn và đúc kim loại ở cuối thời kỳ Trung cổ và Phục hưng đã dẫn đến việc dùng kèn phổ biến hơn như một nhạc cụ. Các kèn trumpet của thời đại này bao gồm một ống xoắn duy nhất không có van và do đó chỉ có thể phát ra một nốt nhạc duy nhất. Để thay đổi nốt nhạc buộc người chơi phải chuyển qua lại giữa các kèn khác nhau. Sự phát triển kèn "clarino" do Cesare Bendinelli, nghệ sĩ chơi kèn nổi tiếng là đặc trưng của thời kỳ Baroque. Thời kỳ này cũng được gọi là "thời kỳ vàng son của kèn trumpet tự nhiên."
Trong thời gian này, rất nhiều bản nhạc và phối khí đã được viết cho kèn trumpet. Việc sáng tác này đã được hồi sinh trong giữa thế kỷ 20 và nghệ thuật chơi kèn tự nhiên lại phát triển mạnh trên thế giới. Các nghệ sĩ chơi kèn hiện nay sử dụng một phiên bản của kèn tự nhiên gọi là kèn baroque. Nó được trang bị một hoặc nhiều lỗ thông hơi để hỗ trợ việc điều chỉnh cao độ âm thanh. Các bản nhạc với giai điệu chiếm ưu thế của những thời kỳ cổ điển và lãng mạn đã khiến các nhà soạn nhạc lớn chọn kèn trumpet là nhạc cụ thứ yếu do những hạn chế của nó.
Năm 1844, Berlioz đã viết như sau:
<blockquote>
Mặc dù có vẻ ngoài hoành tráng và âm sắc sáng rõ, không có nhạc cụ nào bị hạ cấp nhiều như kèn trompet. Từ Beethoven đến Weber, thậm chí cả thiên tài Mozart, đều chỉ dùng kèn để lấp chỗ trống, hoặc chơi hai hoặc ba đoạn giai điệu phổ thông.</p>
</blockquote>
Nỗ lực để cung cấp cho kèn âm sắc đa dạng hơn đã được giải quyết phần nào khi kèn trompet có nút bấm ra đời, nhưng đây là một thử nghiệm không thành công do chất lượng âm thanh của nó quá kém.
Mặc dù kèn với van ống được phát minh rất sớm từ năm 1793, nhưng phải mãi đến năm 1818 Friedrich Bluhmel và Heinrich Stölzel mới đăng ký một bằng sáng chế chung cho kèn với các hộp van do W. Schuster sản xuất. Những bản giao hưởng của Mozart, Beethoven, và muộn nhất, của Brahms, vẫn chơi trên kèn thường. Bằng việc lắp vào kèn các ống rời độ dài khác nhau để chỉnh cao độ của nốt nhạc phát ra, kèn trumpet đã trở thành nhạc cụ tiêu chuẩn ở Pháp trong giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Do phát triển quá muộn, số lượng các bản nhạc và hợp xướng viết cho nhạc cụ này là tương đối nhỏ so với các nhạc cụ khác. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các bản nhạc viết riêng cho kèn.
Cấu tạo
Để làm kèn, người ta lấy một ống đồng uốn cong hai lần thành một hình chữ nhật có bốn góc tròn.
Như với tất cả các nhạc cụ hơi, âm thanh được tạo ra bằng cách thổi không khí qua môi, tạo ra một âm thanh đi qua ống, kích rung động sóng đứng trong cột không khí bên trong kèn trumpet. Người chơi có thể chọn nốt trong một loạt các âm bội hoặc giai điệu bằng cách thay đổi khẩu độ môi và lực ép. Đầu kèn có một vành tròn, cho phép môi có thể rung động một cách khá thoải mái. Trực tiếp phía sau vành tròn là một hộp kèn đẩy không khí vào một lỗ nhỏ hơn nhiều được điều chỉnh để phù hợp với đường kính ống dẫn của kèn. Các kích thước của các bộ phận trên làm thay đổi âm sắc hoặc chất lượng của âm thanh phát ra, và làm cho việc sử dụng kèn thoải mái. Nói chung, hộp kèn càng lớn thì âm thanh và âm sắc càng tốt.
Kèn hiện đại có ba (hoặc bốn) van piston, mỗi van làm tăng chiều dài của ống khi tham gia, do đó làm giảm cao độ của nốt nhạc phát ra. Van đầu tiên làm giảm 1 cung (2 bán cung), van thứ hai giảm 1 bán cung, và van thứ ba giảm 1 1/2 cung (3 bán cung). Với van thứ tư, trong một số kèn/sáo, nó thường làm giảm 4 cung hoàn chỉnh (5 bán cung). Bấm riêng lẻ hoặc kết hợp bấm cùng lúc các van làm cho kèn trompet có thể chơi tất cả mười hai nốt của âm nhạc cổ điển.
Các loại kèn trumpet
Có nhiều loại kèn trumpet thổi các cung khác nhau. Loại thường gặp nhất là loại kèn trumpet thổi ở cung Si giáng, tuy nhiên ta cũng có thể thấy các loại kèn trumpet thổi ở cung Đô, Rê, Mi giáng, Mi, Fa, Sol. Kèn trumpet cung Đô thường được sử dụng trong dàn nhạc vì nó hơi nhỏ hơn so với loại trumpet cung Si giáng, vì thế nó cho âm thanh sáng hơn, sinh động hơn. Bởi vì các bản nhạc viết cho trumpet thường sử dụng nhiều loại kèn trumpet với mỗi khóa (chúng không có van và vì thế không thể thổi các nốt thăng, giáng) và bởi vì người chơi trumpet có thể chọn các lối chơi riêng cho từng loại trumpet, nên người chơi trumpet trong dàn nhạc phải giỏi dịch giọng khi xem bản nhạc.
Cách chơi
Các bản nhạc viết riêng cho trumpet
Nghệ sĩ trumpet nổi tiếng
Louis Armstrong
Wynton Marsalis
Mauro Maur
Maurice André
Armando Ghitalla
Alison Balsom
Hakan Hardenberger
Tine Thing Helseth
Malcolm McNab
Rafael Méndez
Maurice Murphy
Sergei Nakariakov
Charles Schlueter
Philip Smith
William Vacchiano
Allen Vizzutti
Roger Voisin
Hình ảnh
Tham khảo
Nhạc cụ Tây Phương
Kèn đồng
Bài cơ bản sơ khai |
9914 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Clarinet | Clarinet | Kèn Cla-ri-nét có hình dáng tương tự sáo dọc, nhưng có miệng thổi bằng dăm đơn (single reed). Nó có âm thanh rất hay, phong phú đẹp đẽ và có nhiều kỹ xảo nên được mệnh danh là "Vua Kèn gỗ".
Trong dàn nhạc, thường có ba loại: Cla-ri-nét giọng Si giáng, Cla-ri-nét giọng La và, ít dùng hơn, Cla-ri-nét giọng Do.
Về mặt kỹ thuật, khi viết cho Cla-ri-nét phải dịch giọng lên một cung (giọng Si giáng) hoặc một cung rưỡi (giọng La).
Về mặt kỹ xảo, Cla-ri-nét có những đặc đỉểm như sau:
Khống chế cường độ: rất tốt, Cla-ri-nét có thể thay đổi rất nhạy từ mạnh sang nhẹ (hoặc ngược lại).<p>
Sự linh hoạt: kỹ xảo của nó rất nhanh, có thể chạy âm giai và rải hợp âm với tốc độ cao.<p>
Khó láy rền (Tremolo): nốt nhắc lại tại chỗ không được nhanh (so với sáo ngang).<p>
Hạn chế nốt ngắt (Staccato): không nên dùng với tốc độ quá nhanh, nên sử dụng tối đa ở hình thức móc đôi với chỉ số tốc độ là nốt đen = 120.<p>
Giữ hơi: có thể giữ hơi được lâu (giống sáo dọc), giai điệu có thể viết dài hơn (so với sáo ngang), theo tính toán của các nhạc sĩ Pháp (Ch. M Udeau và M. Turbal), người ta có thể gữi hơi từ 40 đến 45 giây ở âm vực tốt và sắc thái nhẹ (piano).
Lặp lại nhạc tố: nếu sử dụng nhiều các âm hình nhắc lại cũng sẽ gây trở ngại cho người biểu diễn. Nếu cần, có thể phân ra cho 2 hoặc 3 Cla-ri-nét chơi nối tiếp nhau.<p>
Ghi chú: Nhóm nhạc cụ này còn có Piccolo Clarinet, Alto Clarinet và Bass Clarinet (xem hình bên dưới).
Tham khảo
Nhạc cụ Tây phương
Phát minh của Đức |
9922 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh%20th%E1%BB%A9c%20Sonata | Hình thức Sonata | Sonata (, Tiếng Ý: ; sonate, sonare) là một thuật ngữ chỉ định một loạt các hình thức sáng tác, đến thời kỳ cổ điển có tầm quan trọng ngày một tăng và đầu thế kỷ 19 đại diện cho một nguyên tắc sáng tác các tác phẩm quy mô lớn. Sau thời kỳ Baroque hầu hết các tác phẩm được thực hiện bởi một nhạc cụ độc tấu, thường là một nhạc cụ chính (solo), hoặc bởi một nhạc cụ độc tấu (solo) đi kèm với một nhạc cụ phụ họa.
Về hình thức soạn một sonata cũng giống như Concerto là từ 2 đến 4 phần, thường thấy là 3 (movement). Một nhạc cụ solo chính và có khi cùng một nhạc cụ phụ. Bản Sonata Ánh Trăng nổi tiếng chính là phần thứ nhất của bản Piano sonata thứ 14 của Beethoven.
Các nhà soạn nhạc nổi bật
Arcangelo Corelli
Domenico Scarlatti
Antonio Vivaldi
Joseph Haydn
Luigi Boccherini
Wolfgang Amadeus Mozart
Ludwig van Beethoven
Frédéric Chopin
Felix Mendelssohn
Robert Schumann
Franz Liszt
Johannes Brahms
Sergei Rachmaninoff
Tham khảo
Sonata
Phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây |
9923 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rondo | Rondo | Thể rondo, hay thể Luân khúc, gồm có một chủ đề chính xen kẽ với những chủ đề nhỏ hơn. Chủ đề chính thông thường được chơi ở cung chính, những giai điệu khác nằm ở những cung tương phản.
Sơ đồ tiêu biểu:
A - B - A - C - A - B - A
Xem thêm
Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ
Waltz số 19 cung La thứ (Chopin)
Tham khảo
Đối xứng âm nhạc
Nhạc thể |
9949 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20giai%20%C4%91i%E1%BB%87u%20c%E1%BB%A7a%20Johann%20Sebastian%20Bach | Danh sách bài hát và các giai điệu của Johann Sebastian Bach | Tuyển tập nhạc Chúc tụng của Schemelli là tác phẩm nhạc có lời của Johann Sebastian Bach.
<table class=MsoNormalTable border=0 cellspacing=0 cellpadding=0
style='margin-left:4.75pt;border-collapse:collapse;mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt'>
<p class=MsoNormal>Mã số
<p class=MsoNormal>Tựa bài
<p class=MsoNormal>Thể loại
<p class=MsoNormal>Cung thể
<p class=MsoNormal>Nhạc cụ
<p class=MsoNormal>Ghi chú
<p class=MsoNormal>BWV439
<p class=MsoNormal>Ach, dass
nicht die letzte Stunde
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV440
<p class=MsoNormal>Auf, auf!
die rechte Zeit ist hier
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<tr style='mso-yfti-irow:3;height:11.25pt'>
<p class=MsoNormal>BWV441
<td nowrap valign=bottom style='padding:0in 5.4pt 0in 5.4pt;height:11.25pt'>
<p class=MsoNormal>Auf! <span
class=GramE>auf! mein Herz, mit Freuden</span>
</td>
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
</tr>
<p class=MsoNormal>BWV442
<p class=MsoNormal>Beglueckter
Stand getreuer Seelen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV443
<p class=MsoNormal>Beschraenkt,
ihr Weisen dieser Welt
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV444
<p class=MsoNormal>Brich
entzwei, mein armes Herze
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV445
<p class=MsoNormal>Brunnquell
aller Gueter
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV446
<p class=MsoNormal>Der lieben
Sonnen Licht und Pracht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV447
<p class=MsoNormal>Der Tag
ist hin, die Sonne gehet nieder
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV448
<p class=MsoNormal>Der Tag
mit seinem Lichte
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV449
<p class=MsoNormal>Dich
bet'ich an, mein hoechster Gott
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV450
<p class=MsoNormal>Die bittre
Leidenszeit beginnet abermal
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV451
<p class=MsoNormal>Die goldne
Sonne, voll Freud' und Wonne
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV452
<p class=MsoNormal>Dir, dir
Jehovah, will ich singen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV453
<p class=MsoNormal>Eins ist
Not! ach Herr, dies Eine
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV454
<p class=MsoNormal>Ermuntre
dich, mein schwacher Geist
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV455
<p class=MsoNormal>Erwuergtes
Lamm, das die verwahrten Siegel
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV456
<p class=MsoNormal>Es
glaenzet der Christen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV457
<p class=MsoNormal>Es ist nun
aus mit meinem Leben
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV458
<p class=MsoNormal>Es ist
vollbracht! vergiss ja nicht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV459
<p class=MsoNormal>Es kostet
viel, ein Christ zu sein
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV460
<p class=MsoNormal>Gib dich
zufrieden und sei stille
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV461
<p class=MsoNormal>Gott lebet
noch; Seele, was verzagst du doch?
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV462
<p class=MsoNormal>Gott, wie
gross ist deine Guete
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV463
<p class=MsoNormal>Herr,
nicht schicke deine Rache
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV464
<p class=MsoNormal>Ich bin
ja, Herr, in deiner Macht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<tr style='mso-yfti-irow:27;height:11.25pt'>
<p class=MsoNormal>BWV465
<td nowrap valign=bottom style='padding:0in 5.4pt 0in 5.4pt;height:11.25pt'>
<p class=MsoNormal>Ich freue
<span
style='font-size:8.0pt;font-family:Arial'>mich</span><span
style='font-size:8.0pt;font-family:Arial'> in dir</span>
</td>
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
</tr>
<p class=MsoNormal>BWV466
<p class=MsoNormal>Ich halte
treulich still und liebe
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV467
<p class=MsoNormal>Ich lass'
dich nicht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV468
<p class=MsoNormal>Ich liebe
Jesum alle Stund'
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV469
<p class=MsoNormal>Ich steh'
an deiner Krippen hier
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV470
<p class=MsoNormal>Jesu,
Jesu, du bist mein
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV471
<p class=MsoNormal>Jesu,
deine Liebeswunden
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV472
<p class=MsoNormal>Jesu,
meines Glaubens Zier
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV473
<p class=MsoNormal>Jesu,
meines Herzens Freud
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV474
<p class=MsoNormal>Jesus ist
das schoenste Licht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV475
<p class=MsoNormal>Jesus,
unser Trost und Leben
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV476
<p class=MsoNormal>Ich
Gestirn', ihr hohen Lufte
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV477
<p class=MsoNormal>Kein
Stuendlein geht dahin
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV478
<p class=MsoNormal>Komm,
suesser Tod, komm, sel'ge Ruh!
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV479
<p class=MsoNormal>Kommt,
Seelen, dieser Tag
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV480
<p class=MsoNormal>Kommt
wieder aus der finstern Gruft
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV481
<p class=MsoNormal>Lasset uns
mit Jesu ziehen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV482
<p class=MsoNormal>Liebes
Herz, bedenke doch
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV483
<p class=MsoNormal>Liebster
Gott, wann werd' ich sterben?
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV484
<p class=MsoNormal>Liebster
Herr Jesu! wo bleibest du so lange?
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV485
<p class=MsoNormal>Liebster
Immanuel, Herzog der Frommen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV486
<p class=MsoNormal>Mein Jesu,
dem die Seraphinen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV487
<p class=MsoNormal>Mein Jesu!
was fuer Seelenweh
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV488
<p class=MsoNormal>Meines
Lebens letzte Zeit
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV489
<p class=MsoNormal>Nicht so
traurig, nicht so sehr
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV490
<p class=MsoNormal>Nur mein
Jesus ist mein Leben
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV491
<p class=MsoNormal>O du Liebe
meiner Liebe
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV492
<p class=MsoNormal>O finstre
Nacht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV493
<p class=MsoNormal>O Jesulein
Suess, o Jesulein mild
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV494
<p class=MsoNormal>O liebe
Selle, zieh' die Sinnen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV495
<p class=MsoNormal>O wie
selig seid ihr doch, ihr Frommen
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV496
<p class=MsoNormal>Seelen-Braeutigam,
Jesu, Gottes Lamm!
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV497
<p class=MsoNormal>Seelenweide,
meine Freude
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV498
<p class=MsoNormal>Selig, wer
an Jesum denkt
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV499
<p class=MsoNormal>Sei
gegruesset, Jesu guetig
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV500
<p class=MsoNormal>So gehst
du nun, mein Jesu, hin
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV501
<p class=MsoNormal>So giebst
du nun, mein Jesu, gute Nacht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV502
<p class=MsoNormal>So
wuensch' ich mir zu guter Letzt
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV503
<p class=MsoNormal>Steh' ich
bei meinem Gott
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV504
<p class=MsoNormal>Vergiss
mein nicht, dass ich dein nicht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV505
<p class=MsoNormal>Vergiss
mein nicht, vergiss mein nicht
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV506
<p class=MsoNormal>Was bist
du doch, o Seele, so betruebet
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>BWV507
<p class=MsoNormal>Wo ist
mein Schaeflein, das ich liebe
<p class=MsoNormal>Hymns from
Schemelli's Book
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
<p class=MsoNormal>
</table>
Tham khảo |
9951 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Minuet | Minuet | Minuet (; hay menuet) là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Pháp ở nhịp 3/4.
Lịch sử
Điệu nhảy phổ biến ở Pháp từ thế kỷ 17, điệu nhảy lần đầu được giới thiệu trong opera bởi Jean-Baptiste Lully. Vào cuối thế kỷ 17, minuet đã được soạn cho các tổ khúc, đôi khi được viết ở nhịp 3/8 hoặc 6/8.
Chú thích
Tham khảo
Caplin, William Earl. 1998. Classical Form: A Theory of Formal Functions for the Instrumental Music of Haydn, Mozart, and Beethoven. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-510480-3 (cloth); ISBN 0-19-514399-X (pbk). (pp. 220ff).
Elson, Louis Charles. 1908. The Theory of Music as Applied to the Teaching and Practice of Voice and Instruments, 21st edition. Boston: New England Conservatory of Music. (pp. 157ff).
Liên kết ngoài
Example of a Minuet Choreography : "Menuet à deux pour un homme et une femme", Raoul Auger Feuillet: Recueil de Dances (1704)
Hình thức khiêu vũ trong nhạc cổ điển
Vũ điệu nhịp ba |
9966 | https://vi.wikipedia.org/wiki/YUV | YUV | Mô hình YUV quy định một không gian màu được tạo bởi một độ sáng và hai thành phần màu (chrominance). YUV được sử dụng trong hệ thống phát sóng truyền hình theo chuẩn PAL, đây là chuẩn ở phần lớn các nước.
Mô hình YUV giúp tạo ra màu đúng với nhận thức của con người hơn chuẩn RGB, là loại được dùng trong các thiết bị đồ hoạ máy tính, nhưng không chuẩn bằng không gian màu HSB.
Y đại diện cho thành phần độ sáng, U và V là đại diện cho các thành phần màu. Không gian màu YCbCr hay YPbPr, được sử dụng trong các thiết bị phát hình, đều xuất phát từ nó (Cb/Pb và Cr/Pr là những phiên bản biến thể của U và V), và đôi khi bị gọi một cách không chính xác là "YUV". Không gian màu YIQ được dùng trong các hệ thống truyền hình NTSC cũng liên quan đến nó, tuy nhiên lại đơn giản hơn nó nhiều.
Các tín hiệu YUV đều xuất phát từ các nguồn RGB. Các giá trị trọng số của R, G và B được cộng lại với nhau để tạo ra một tín hiệu Y đơn, để biểu diễn độ sáng chung tại một điểm đó. Tín hiệu U sau đó được tạo ra bằng các trừ Y khỏi tín hiệu xanh lam (B của RGB), và được nhân với một tỉ lệ có sẵn; còn V được tính bằng cách trừ Y khỏi màu đỏ (R của RGB), và nhân tỉ lệ với một hệ số khác.
Các công thức sau có thể dùng để tính toán Y, U và V từ R, G và B:
hay dùng ma trận
Ở đây, R, G và B được giả sử là nằm trong khoảng 0 đến 1, với 0 biểu diễn cường độ bé nhất còn 1 là lớn nhất.
Có hai điều cần chú ý:
Hàng trên cùng là đồng nhất với công thức dùng trong không gian màu YIQ
Nếu thì . Nói cách khác, các hệ số ở hàng trên cùng có tổng là 1 và hai hàng sau có tổng là 0.
(Chú ý rằng công thức này dùng mô hình cũ, nhưng khá phổ biến, của Y; HDTV dùng công thức hơi khác.)
Tuy có thể chuyển từ RGB->YUV bằng công thức toán, nhưng thường để tiện lợi dùng số xấp xỉ.
Khái quát về hệ thống luminance/chrominance
Thuận lợi chính của hệ thống luminance/chrominance như ở trong YUV và các họ hàng của nó, YIQ và YDbDr, là ở chỗ chúng vẫn tương thích (nhờ Georges Valensi) với hệ màu đen trắng của tivi tương tự. Tín hiệu Y về cơ bản giống với tín hiệu được truyền từ một máy thu hình trắng đen bình thường (với một ít thay đổi không đáng kể), và các tín hiệu U và V có thể được bỏ qua. Khi được dùng trong một thiết lập màu thì quá trình trừ đi được bảo toàn, kết quả là không gian màu gốc RGB.
Một lợi điểm khác là tín hiệu trong YUV có thể dễ dàng được xử lý để có thể loại bỏ bớt một số thông tin để giảm băng thông (bandwidth). Mắt con người thực sự có độ phân giải màu khá thấp: các ảnh màu có độ phân giải cao mà chúng ta thấy đều được xử lý bởi hệ thống hình ảnh (visual system) bằng cách kết hợp ảnh đen và trắng có độ phân giải cao và ảnh màu với độ phân giải thấp. Lợi dụng điểm này, các chuẩn như NTSC làm giảm lượng thông tin trong phần màu (chrominance) một cách đáng kể, để cho mắt người tự kết hợp chúng lại. Chẳng hạn, NTSC chỉ lưu lại 11% của màu xanh gốc và 30% của màu đỏ gốc, loại bỏ phần còn lại. Vì màu xanh đã được mã hoá trong tín hiệu Y, kết quả của tín hiệu U và V là khá nhỏ hơn so với tín hiệu RGB hay YUV được gởi đi. Việc lọc bỏ các tín hiệu xanh (blue) và đỏ (red) là không cần thiết nếu tín hiệu là ở định dạng YUV.
Tuy nhiên, quá trình này làm giảm chất lượng ảnh. Vào thập niên 1950 khi NTSC được tạo ra thì điều này không phải là mối bận tâm vì hầu hết các thiết bị đều không thể hiển thị hình ảnh tốt hơn chất lượng của tín hiệu vào. Nhưng ngày nay, một tivi hiện đại có thể hiển thị hình ảnh với nhiều thông tin hơn so với tín hiệu vào. Điều này dẫn đến việc cố gắng để mã hoá thêm thông tin càng nhiều càng tốt vào trong tín hiệu YUV, kể cả S-Video của VCR. YUV còn được sử dụng là định dạng chuẩn cho các giải thuật nén chung cho video compression như MPEG-2, được dùng trong truyền hình số và cho DVD. Định dạng giải mã video chuyên nghiệp CCIR 601 cũng dùng không gian màu YUV, để tương thích với các định dạng video analog trước, là định dạng có thể chuyển thành bất cứ định dạng ra nào một cách dễ dàng.
YUV là một định dạng uyển chuyển có thể kết hợp dễ dàng vào bất cứ định dạng video nào khác. Chẳng hạn nếu bạn điều biên tín hiệu U và V vào trong giai đoạn quadrature của 1 subcarrier thì bạn sẽ được một tín hiệu đơn gọi là C, cho chroma, rồi nó có thể tạo ra tín hiệu YC chính là S-Video. Nếu bạn trộn lẫn tín hiệu Y và C, bạn sẽ được một composite video, thứ mà mọi tivi đều có. Tất cả những việc điều mã (modulating) này có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng những mạch với chi phí thấp, trong khi việc giải mã (demodulation) thì thực sự khó. Để tín hiệu ở dạng YUV nguyên thủy sẽ làm cho việc tạo dựng DVD dễ dàng, vì chúng có thể dễ dàng downmix để có thể hỗ trợ hoặc S-video hay composite và vì thể đảm bảo tính tương thích với các mạch đơn giản, trong khi vẫn giữ lại mọi thông tin gốc từ tín hiệu RGB nguồn.
Cách lấy mẫu
Để lấy một tín hiệu số, các ảnh dạng YUV có thể được lấy mẫu theo nhiều cách; xem thêm chroma subsampling.
Xem thêm
SCART
S-Video
Không gian màu:
RGB cho màn hình màu
CMYK cho in màu
HSV
HLS
RYB
YIQ cho tivi NTSC
Tham khảo
Liên kết ngoài
RGB/YUV Pixel Conversion
Màu sắc
Không gian màu |
9972 | https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Qu%C3%A1n%20Trung | La Quán Trung | La Bản (chữ Hán: 羅本; bính âm: Luó Běn; khoảng 1330 – 1400), tự là Quán Trung (貫中), biệt hiệu "Hồ Hải tản nhân" (湖海散人), là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Hoa sống vào cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh. Ông được biết đến là tác giả cuốn tiểu thuyết dã sử nổi tiếng Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa.
Tiểu sử
La Quán Trung có thể là người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông là người Lư Lăng, Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v...). Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1330 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế và Minh Thái Tổ. Có thuyết còn nói rõ ông sinh năm 1328 và mất năm 1398.
Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. Ông là người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử đời Minh-Thanh.
La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân. Ông là một trong những người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương". Tiếc rằng tình hình tường tận thế nào nay không thể biết rõ được.
La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ lên ngôi, thống nhất Trung Hoa, ông lui về quy ẩn, sưu tầm và biên soạn tiểu thuyết dã sử.
Tác phẩm
Về tiểu thuyết thì ngoài Tam quốc diễn nghĩa, tương truyền có tất cả hơn 10 bộ, như nay ta biết còn có: Tùy Đường chí, Tản Đường ngũ đại sử diễn ca, Tam toại bình yêu truyện... (hiện nay những bản còn lưu truyền đã bị người đời sau sửa đổi, viết lại, không còn nguyên bản của ông nữa)
Tùy Đường chí truyện (隋唐志傳)
Tùy Đường lưỡng triều chí truyện (隋唐兩朝志傳)
Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa (残唐五代史演義)
Phấn Trang Lâu (粉妝樓)
Chú thích
Liên kết ngoài
Nhà văn Trung Quốc thời Nguyên
Mất năm 1400
Người nhà Nguyên
Họ La |
9977 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20du%20k%C3%BD | Tây du ký | Tây Du Ký (), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh.
Nội dung
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền Trang (陳玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là 4 đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tìm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong Ngũ Hành Sơn 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành những mỹ nhân. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa,...
Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật. Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua sông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì thế mà kinh về đến Trung thổ không được toàn vẹn.
Mục lục
Hồi thứ nhất: Gốc thiêng ấp ủ nguồn rộng chảy - Tâm tính sửa sang đạo lớn sinh.
Hồi thứ hai: Thấu lẽ Bồ Đề là diệu lý - Bỏ ma về gốc ấy nguyên thần.
Hồi thứ ba: Bốn biển nghìn non đều sợ phục - Mười loại âm ti thảy xóa tên.
Hồi thứ tư: Quan phong Bật Mã lòng đâu thỏa - Tên gọi Tề Thiên dạ chẳng yên.
Hồi thứ năm: Loạn vườn đào Đại Thánh trộm thuốc tiên - Về thiên cung các thần bắt yêu quái.
Hồi thứ sáu: Quan Âm dự hội hỏi nguyên nhân - Tiểu Thánh trổ tài bắt Đại Thánh.
Hồi thứ bảy: Đại Thánh trốn khỏi lò bát quái - Hầu vương giam dưới núi Ngũ hành.
Hồi thứ tám: Phật Tổ tạo kinh truyền cực lạc - Quan Âm vâng mệnh đến Tràng An.
Hồi thứ chín: Trần Quang Nhị nhậm chức gặp nạn - Sư Giang Lưu phục thù báo ơn.
Hồi thứ mười: Lão Long vương vụng kế phạm phép trời - Ngụy Thừa tướng gửi thư nhờ âm sứ.
Hồi thứ mười một: Chơi âm phủ Thái Tông về trần - Dâng quả bí Lưu Toàn gặp vợ.
Hồi thứ mười hai: Vua Đường lòng thành mở đại hội - Quan Âm hiển thánh hóa Kim Thiền.
Hồi thứ mười ba: Sa hang cọp Kim Tinh cứu thoát - Núi Song Xoa Bá Khâm mời sư.
Hồi thứ mười bốn: Lòng vượn theo đường chính - Sáu giặc mất tăm hơi.
Hồi thứ mười lăm: Núi Xà Bàn các thần ngầm giúp - Khe Ưng Sầu long mã thắng cương.
Hồi thứ mười sáu: Viện Quan Âm, các sư lừa bảo bối - Núi Hắc Phong, yêu quái lấy trộm cà sa.
Hồi thứ mười bảy: Tôn Hành Giả đại náo núi Hắc Phong - Quan Thế Âm thu phục yêu tinh gấu.
Hồi thứ mười tám: Chùa Quan Âm, Đường Tăng thoát nạn - Thôn Cao Lão, Đại Thánh trừ ma.
Hồi thứ mười chín: Động Vân Sạn, Ngộ Không thu Bát Giới - Núi Phù Đồ, Tam Tạng nhận Tâm kinh.
Hồi thứ hai mươi: Núi Hoàng Phong, Đường Tăng gặp nạn - Giữa rừng thẳm, Bát Giới lập công
Hồi thứ hai mươi mốt: Hộ pháp dựng nhà lưu Đại Thánh - Tu Di Linh Cát bắt yêu ma.
Hồi thứ hai mươi hai: Bát Giới đại chiến sông Lưu Sa - Mộc Soa vâng lệnh bắt Ngộ Tĩnh.
Hồi thứ hai mươi ba: Tam Tạng không quên gốc - Bốn Thánh thử lòng thiền.
Hồi thứ hai mươi tư: Núi Vạn Thọ, Đại tiên lưu bạn cũ - Quán Ngũ Trang, Hành Giả trộm nhân sâm.
Hồi thứ hai mươi lăm: Trấn Nguyên đại tiên đuổi bắt người lấy kinh - Tôn Hành Giả đại náo Ngũ Trang quán.
Hồi thứ hai mươi sáu: Khắp ba đảo, Ngộ Không tìm thuốc - Nước Cam Lộ, Bồ Tát chữa cây.
Hồi thứ hai mươi bảy: Thây ma ba lượt trêu Tam Tạng - Đường Tăng giận đuổi Mỹ Hầu Vương.
Hồi thứ hai mươi tám: Núi Hoa Quả lũ yêu tụ nghĩa - Rừng Hắc Tùng Tam Tạng gặp ma.
Hồi thứ hai mươi chín: Thoát nạn Giáng Lưu sang nước khác - Đội ơn Bát Giới chuyển non ngàn.
Hồi thứ ba mươi: Tà ma phạm chính đạo - Tiểu Long nhớ Ngộ Không.
Hồi thứ ba mươi mốt: Trư Bát Giới lấy nghĩa khích Hầu Vương - Tôn Ngộ Không dùng mưu hàng yêu quái.
Hồi thứ ba mươi hai: Núi Bình Đính, Công tào truyền tín - Động Liên Hoa, Bát Giới gặp tai.
Hồi thứ ba mươi ba: Ngoại đạo mê chân tính - Nguyên thần giúp bản tâm.
Hồi thứ ba mươi tư: Ma vương giỏi mẹo khốn Hầu Vương - Đại Thánh khéo lừa thay bảo bối.
Hồi thứ ba mươi lăm: Ngoại đạo ra oai lừa tính thẳng - Ngộ Không được báu thắng yêu ma.
Hồi thứ ba mươi sáu: Ngộ Không xử đúng muôn duyên phục - Đạo tà phá bỏ thấy trăng soi.
Hồi thứ ba mươi bảy: Đêm khuya vua quỷ cầu Tam Tạng - Hóa phép Ngộ Không dắt trẻ thơ.
Hồi thứ ba mươi tám: Trẻ thơ hỏi mẹ tà hay chính - Kim Mộc thăm dò rõ thực hư.
Hồi thứ ba mươi chín: Một hạt linh đơn xin thượng giới - Ba năm vua cũ lại hồi sinh.
Hồi thứ bốn mươi: Trẻ thơ bỡn cợt lòng thiền rối - Vượn cắp đao về Mộc mẫu trơ
Hồi thứ bốn mươi mốt: Hành Giả gặp lửa thua - Bát Giới bị ma bắt.
Hồi thứ bốn mươi hai: Đại Thánh ân cần cầu Bồ Tát - Quan Âm từ thiện trói Hồng Hài.
Hồi thứ bốn mươi ba: Ma sông Hắc Thủy bắt Tam Tạng - Rồng biển Tây Dương tóm Đà Long.
Hồi thứ bốn mươi bốn: Thần thông vận phép đun xe nặng - Tâm chính trừ yêu vượt cổng cao.
Hồi thứ bốn mươi lăm: Quán Tam Thanh, Đại Thánh lưu danh - Nước Xa Trì, Hầu Vương hóa phép.
Hồi thứ bốn mươi sáu: Ngoại đạo cậy tài lừa chính pháp - Ngộ Không hiển thánh diệt tà ma.
Hồi thứ bốn mươi bảy: Thánh Tăng đêm vướng sông Thông Thiên - Hành Giả thương tình cứu con trẻ.
Hồi thứ bốn mươi tám: Ma nổi gió hàn sa tuyết lớn - Sư mong bái Phật giẫm băng dày.
Hồi thứ bốn mươi chín: Tam Tạng gặp nạn chìm đáy sông - Quan Âm trừ tai hiện làng cá.
Hồi thứ năm mươi: Tình loạn, tính theo vì ái dục - Thần mờ, tâm động gặp yêu ma.
Hồi thứ năm mươi mốt: Nghìn mưu Đại Thánh thành vô dụng - Nước lửa không công khó diệt ma.
Hồi thứ năm mươi hai: Ngộ Không đại náo động Kim Đâu - Như Lai ngầm mách cho ông chủ.
Hồi thứ năm mươi ba: Uống nước sông, Tam Tạng mang nghén quỷ - Đi lấy nước, Sa Tăng giải thai ma.
Hồi thứ năm mươi tư: Tam Tạng sang Tây qua nước gái - Ngộ Không lập mẹo thoát trăng hoa.
Hồi thứ năm mươi lăm: Dâm tà bỡn cợt Đường Tam Tạng - Đứng đắn tu trì chẳng hoại thân.
Hồi thứ năm mươi sáu: Điên lòng trừ giặc cỏ - Mê đạo đuổi Ngộ Không.
Hồi thứ năm mươi bảy: Núi Lạc Già, Hành Giả thật kể khổ - Động Thủy Liêm, Hầu Vương giả đọc văn.
Hồi thứ năm mươi tám: Nhị tâm làm loạn càn khôn rộng - Một thể khó tu tịch diệt chân.
Hồi thứ năm mươi chín: Tam Tạng gặp Hỏa Diệm Sơn nghẽn lối - Hành Giả lần đầu mượn quạt Ba Tiêu.
Hồi thứ sáu mươi: Ma vương ngừng đánh đi dự tiệc rượu - Hành Giả hai lần mượn quạt Ba Tiêu.
Hồi thứ sáu mươi mốt: Bát Giới giúp sức đánh bại yêu quái - Hành Giả lần ba mượn quạt Ba Tiêu.
Hồi thứ sáu mươi hai: Tắm bụi rửa tâm lên quét tháp - Bắt ma về chủ ấy tu thân.
Hồi thứ sáu mươi ba: Hai sư diệt quái náo long cung - Các thánh trừ tà thu bảo bối.
Hồi thứ sáu mươi tư: Núi Kinh Cát, Ngộ Năng gắng sức - Am Mộc Tiên, Tam Tạng làm thơ.
Hồi thứ sáu mươi lăm: Yêu ma bày đặt Lôi Âm giả - Thầy trò đều gặp ách nạn to.
Hồi thứ sáu mươi sáu: Các thần gặp độc thủ - Di Lặc trói yêu ma.
Hồi thứ sáu mươi bảy: Cứu xóm Đà La thiền tính vững - Thoát đường ô uế đạo tâm trong.
Hồi thứ sáu mươi tám: Nước Chu Tử, Đường Tăng bàn đời trước - Chữa quốc vương, Hành Giả đóng thầy lang.
Hồi thứ sáu mươi chín: Hành Giả nửa đêm điều thuốc tễ - Quân vương trên tiệc kể yêu ma.
Hồi thứ bảy mươi: Yêu ma rung vòng tung khói lửa - Hành Giả trộm nhạc tính mẹo lừa.
Hồi thứ bảy mươi mốt: Hành Giả giả danh hàng quái sấu - Quan Âm hiện tướng phục Ma vương.
Hồi thứ bảy mươi hai: Động Bàn Ty bảy tinh mê gốc - Suối Trạc Cấu Bát Giới quên hình.
Hồi thứ bảy mươi ba: Hận cũ bởi tình, gây nên đầu độc mới - Đường Tăng gặp nạn, Tỳ Lam phá hào quang.
Hồi thứ bảy mươi tư: Trường Canh truyền báo ma hung dữ - Hành Giả ra tay trổ phép tài.
Hồi thứ bảy mươi lăm: Hành Giả khoan thủng bình âm dương - Ma chúa theo về chân đại đạo.
Hồi thứ bảy mươi sáu: Hành Giả tha về, ma theo tính cũ - Ngộ Năng cùng đánh, quái vẫn tâm xưa.
Hồi thứ bảy mươi bảy: Yêu ma lừa bản tính - Nhất thể bái chân như.
Hồi thứ bảy mươi tám: Nước Tỳ Khưu thương trẻ, khiến âm thần - Điện Kim Loan biết ma, bàn đạo đức.
Hồi thứ bảy mươi chín: Tìm hang bắt quái gặp Thọ Tinh, Ra điện dạy vua mừng nhận trẻ.
Hồi thứ tám mươi: Gái đẹp thèm lấy chồng, mừng được sánh đôi - Ngộ Không bảo vệ thầy, biết ngay yêu quái.
Hồi thứ tám mươi mốt: Chùa Trấn Hải, Ngộ Không biết quái - Rừng Hắc Tùng, đồ đệ tìm thầy.
Hồi thứ tám mươi hai: Gái đẹp tìm cách lấy chồng - Sư phụ bền lòng giữ đạo.
Hồi thứ tám mươi ba: Ngộ Không biết rõ đầu đuôi - Gái đẹp lại về bản tính.
Hồi thứ tám mươi tư: Khó diệt nhà sư tròn giác ngộ - Phép vương thành đạo thể theo trời.
Hồi thứ tám mươi lăm: Hành Giả đố kỵ lừa Bát Giới - Ma vương bày mẹo bắt Đường Tăng.
Hồi thứ tám mươi sáu: Bát Giới giúp oai trừ quái vật - Ngộ Không trổ phép diệt yêu tà.
Hồi thứ tám mươi bảy: Quận Phượng Tiên khinh trời bị hạn - Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa.
Hồi thứ tám mươi tám: Thiền đến Ngọc Hoa thi võ nghệ - Ba trò xin phép nhận môn đồ.
Hồi thứ tám mươi chín: Quái Hoàng Sư hỏng mất hội đinh ba - Ba đồ đệ đại náo núi Đầu Báo.
Hồi thứ chín mươi: Quái Sư Tử bắt thầy trò Tam Tạng - Tiên Thiên Tôn thu yêu quái chín đầu.
Hồi thứ chín mươi mốt: Phủ Kim Bình đêm nguyên tiêu xem hội - Động Huyền Anh Đường Tam Tạng khai cung.
Hồi thứ chín mươi hai: Ba sư đại chiến núi Thanh Long - Bốn sao vây bắt quái tê giác.
Hồi thứ chín mươi ba: Vườn Cấp Cô hỏi cổ bàn nguồn - Nước Thiên Trúc chầu vua được vợ.
Hồi thứ chín mươi tư: Bốn sư dự tiệc vườn thượng uyển - Một quái mơ màng tình ái vui.
Hồi thứ chín mươi lăm: Giả hợp chân hình bắt thỏ ngọc - Chân âm về chính gặp nguồn thiêng.
Hồi thứ chín mươi sáu: Khấu viên ngoại mừng đãi cao tăng - Đường trưởng lão không màng phú quý.
Hồi thứ chín mươi bảy: Vàng mang trả gây thành tai họa - Thánh hiện hồn cứu thoát cao tăng.
Hồi thứ chín mươi tám: Vượn ngựa thục thuần nay thoát xác - Công quả viên mãn gặp Như Lai.
Hồi thứ chín mươi chín: Tám mươi mốt nạn yêu ma hết - Vẹn tròn công quả đạo về nguồn.
Hồi thứ một trăm: Về thẳng phương Đông - Năm Thánh thành Phật.
Vị trí, tác giả
Một số học giả cho rằng tiểu thuyết châm biếm sự suy yếu của chính quyền phong kiến Trung Hoa thời đó. Nó là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy hử của Thi Nại Am và Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm sâu sắc hơn nhiều, đó là về "tâm" (bản chất con người). Từ Đường Tam Tạng đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của "tâm", 5 thầy trò chính là 5 yếu tố cấu thành bản chất con người:
Bạch Long Mã: Ngựa tượng trưng cho xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi Âm. Người mà thể xác bệnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì không thể chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo. Bạch Long Mã là một người quân tử, khôi ngô tuấn tú song vì quá mê tửu sắc nên khi bị người tình phản bội đã nông nổi đập nát báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho, chi tiết này tượng trưng cho những hành vi sai lầm mà con người gây ra và trả giá thông qua xác thân của mình. Khi phù giá Đường Tăng ông là một con ngựa nên pháp danh của ông là Ngộ Ký.
Sa Tăng: là tính cần cù, nhẫn nại. Sa Tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề Thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm quay về Thủy Liêm động quê xưa; Bát Giới đã trăm lần ngàn lượt đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy. Chỉ riêng có Sa Tăng suốt cuộc hành trình vẫn một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thoái lui, không một lòng biến đổi. Sa Tăng là hình ảnh của tinh tiến, trì thủ, tâm bất thoái chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng ghim chặt vào mục tiêu. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa Tăng vì thế là Ngộ Tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
Trư Bát Giới: là tính tham và dục, những tâm tính bản năng. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát Giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế, mà pháp danh của Bát Giới là Ngộ Năng.
Tôn Ngộ Không: tượng trưng cho trí tuệ, lý trí. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim luôn luôn là Tề Thiên đi trước, dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề Thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá mọi nơi, không chút đắn đo ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng "Lão Tôn" là tính kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghênh ngang không chịu quỳ, ăn nói bất kể tôn ti lễ phép. Đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn chống lại trật tự xã hội. Lý trí có những "thuộc tính" như thế nên cần phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề Thiên bởi vậy mà phải đội vòng kim cô. Khi về tới chùa Lôi Âm, thành Phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới tập viết phải có giấy kẻ hàng, khi lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.
Đường Tăng: tượng trưng cho những tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Nhưng giàu tình cảm thì cũng đi liền với sự u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tề Thiên cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường tăng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường Tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí mà chỉ biết chiều theo tâm lý, tình cảm nhất thời.
Ngoài ra có những chi tiết mang ẩn ý sâu xa, nếu không am hiểu kĩ thì dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ, chi tiết A Nan và Ca Diếp đòi Đường tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đọc lơ mơ, nhiều người hiểu thô thiển rằng A Nan và Ca Diếp đòi hối lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của Phật, Ca Diếp đứng hạng ba, A Nan đứng thứ mười, đều đắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các lậu hoặc (nhất thiết lậu tận), họ không còn vướng lụy vào những của cải châu báu trên thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho Đường Tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó là tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải chịu lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục. Hành động đòi bát của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính biểu tượng về Phật pháp.
Cũng nên chú ý đến lời nói của A Nan và Ca Diếp: "Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất." Đạo pháp cao thâm thì không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bất khinh truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thụ pháp thì phải biết đánh đổi. Dâng bát vàng chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không xứng đáng, không muốn từ bỏ danh lợi thế tục, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chính pháp mà còn khiến cho đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ "đói". Ý nghĩa sâu xa trong câu nói của A Nan - Ca Diếp là như vậy.
Ngoài ra còn một ý nghĩa khi phải để lại bát vàng (Bát Chánh Đạo) lúc đã tới được cảnh giới Chân Như, gặp được Phật Như Lai, đó là: cái bát vàng tượng trưng cho sự khất thực, truyền Pháp, hóa Duyên... nay phải bỏ lại vì công quả đã viên mãn, vượt qua được các kiếp nạn. Tức là đã tu đắc Đạo, tu hành chứng quả vị Phật. Bát vàng tượng trưng cho công cụ giúp hành giả vượt qua biển khổ, chướng ngại, khi đã tới được bến Giác thì cũng không còn cần thiết nữa.
Nhân vật
Chính diện
Tôn Ngộ Không, một con khỉ đá thành tinh có phép thuật mà biết quy y cửa Phật, ngày nay đã trở thành một trong những nhân vật được yêu mến nhất trong văn học Trung Hoa. Đây là một nhân vật quen thuộc đối với nhiều người ở châu Á, và được so sánh với chuột Mickey ở phương Tây. Có nhiều giả thiết cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana. Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm, tìm thấy trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km. Các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và "Hầu hình nhân" (người hình khỉ) đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Theo giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là "Hầu hình nhân". Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh.
Đường Tam Tạng, họ Trần tên Huyền Trang, lúc nhỏ tên Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Trư Bát Giới, còn được gọi là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho, nghĩa là: "con lợn (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng.
Sa Tăng, còn được Bồ Tát đặt cho cái tên Sa Ngộ Tịnh, có nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh trong đạo Phật. Có tài liệu phiên âm tên này là Sa Ngộ Tĩnh, nhưng so với chữ Hán trong nguyên bản (沙悟淨) thì chữ 淨 chỉ có một âm đọc là "tịnh", như trong "thanh tịnh" (清淨). Tên này luôn được Đường Tăng gọi. Còn danh tự Sa Tăng là do Tôn Ngộ Không đặt khi ông chịu phò giá Đường Tăng, vì thấy cách chào của Sa Tăng giống hoà thượng. Ngộ Không và Bát Giới luôn gọi Sa Tăng là "Sa sư đệ" hoặc "tam sư đệ" mặc dù nếu tính đúng thì Ngộ Tịnh là đệ tử thứ tư của Đường tăng.
Bạch Long Mã (chữ Hán: 白龍馬) hay Tiểu Bạch Long là con của Tây Hải Long Vương (em Đông Hải Long Vương) là đồ đệ thứ hai của Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Được Đường Tăng thu phục ngay sau khi thu phục Ngộ Không nhưng cả ba đồ đệ khác của Đường Tăng đều gọi Bát Giới là "nhị sư huynh/đệ" và gọi Sa Tăng là "tam sư đệ".
Thái Thượng Lão Quân
Ngọc Hoàng Thượng đế
Tây Vương Mẫu
Xích Cước Tiên
Thái Bạch Kim Tinh
Na Tra Tam Thái Tử
Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh
Bát Tiên
Hằng Nga
Thổ Địa
Phật tổ Như Lai
Phật A Di Đà
Phật Di-lặc
Quán Thế Âm Bồ Tát
Địa Tạng Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát
Các vị La Hán
Phản diện
Dưới đây là một số yêu quái tiêu biểu trong Tây Du Ký:
Bạch Cốt Tinh - là một bộ xương tu luyện thành tinh, 3 lần lừa Đường Tăng nhưng đều thất bại. Bị Tôn Ngộ Không đánh chết sau lần thứ 3
Ngưu Ma Vương - Bình Thiên Đại Thánh, một trong 72 động chủ dưới trướng Mĩ Hầu Vương, là huynh đệ kết nghĩa của Tôn Ngộ Không, bản thể là một con trâu thành tinh. Sức mạnh ngang với Tôn Ngộ Không.
Hồng Hài Nhi - Thánh Anh Đại Vương, là con trai của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến Công Chúa, có tài phun lửa Tam Muội Chân Hỏa, đã từng thiêu Tôn Ngộ Không trọng thương, và sau đó bị Quan Âm Bồ Tát thu phục làm Thiện Tài Đồng Tử.
Kim Quan Trăm Mắt - có 7 vị sư muội ở động Bàn Tơ, là yêu quái rết nhiều mắt. Ở Hoàng Hoa Quán, dùng trà táo đỏ để đầu độc Đường Tăng.
Con sư tử của Văn Thù Bồ Tát (Sư Vương) và Con voi của Phổ Hiền Bồ Tát (Tượng Vương) lẻn xuống trần gian kết huynh đệ với Đại bàng Kim Sí Điêu ở Sư Đà Lĩnh (500 năm trước có kết giao với Tề Thiên, xưng là Sư Đà Vương).
Cửu Đầu Trùng - một loại côn trùng 9 đầu, có cánh, tư thông với Vạn Thánh Công Chúa, phò mã đầm Bích Ba, sai hai con ngư yêu là Bôn Ba Nhi Bá và Bá Ba Nhi Bôn ăn trộm ngọc Xá Lợi để làm lễ vật.
Hoàng Bào Quái - là Khuê Mộc Lang trong Nhị Thập Bát Tú, xuống trần xưng vương động Ba Tuyệt, nước Bảo Tượng, bắt cóc công chúa Bách Hoa Tu làm vợ.
Hoàng Mi Lão Phật - nguyên là tiểu đồng lông mày vàng giữ chiếc chụp vàng của Phật Di Lặc. Lập chùa Lôi Âm giả để lừa Đường tăng vào chùa bái lạy thì bắt giữ.
Kim Giác và Ngân Giác - là 2 Đồng tử của Thái Thượng Lão Quân, trộm các bảo bối Hồng Hồ Lô, Tịnh Bình, Dây Thừng Vàng, Thất Tình Kiếm, quạt Ba Tiêu xuống xưng vương tại núi Bình Đỉnh, động Liên Hoa.
Hoàng Phong Quái - là con chuột có phép Tam Muội Chân Phong, từng ăn trộm dầu lưu ly của Phật Tổ, đã làm Tôn Ngộ Không bị hỏng mắt, sau bị Linh Cát Bồ Tát thu phục.
Thiết Phiến Công Chúa - là vợ chính của Ngưu Ma Vương và là mẹ ruột của Hồng Hài Nhi, hoàng muội của Ngọc Đế.
Bảo bối
Phi Long Trượng
Là một trong 2 bảo bối Phật Tổ Như Lai trao lại cho Linh Cát Bồ Tát, món này dùng để trị Hoàng Phong Quái.
Định Phong Đơn
Là một trong 2 bảo bối Phật Tổ Như Lai trao lại cho Linh Cát Bồ Tát, món này dùng để trị giúp Tôn Ngộ Không không bị thổi bay bởi Quạt Ba Tiêu.
Quạt ba tiêu
Là quạt gió tiên của Thiết Tiến công chúa còn gọi là Bà La Sát. Thái Thượng Lão Quân cũng có một cái là quạt lửa. Quạt Ba Tiêu sanh tại núi Côn Luân, từ thuở khai thiên lập địa. Quạt có thể quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sanh gió, quạt ba cái thì mưa xuống. Khi quạt nhằm con người bay tới năm mươi bốn ngàn dặm mới ngừng. Có thể biến to thu nhỏ. Tôn Ngộ Không đã dùng Định Phong Đơn do Linh Cát Bồ Tát ban cho để khắc chế Quạt Ba Tiêu.
Kim Cang Trát
Kim Cang Trát còn có tên Kim Cang sào. Kim Cang Trát là một chiếc vòng hộ thân của Thái Thượng Lão Quân. Có chức năng không kị ngũ hành, có thể thâu mọi bảo vật. Khi Tôn Ngộ Không đang đánh với Nhị Lang thần Dương Tiễn, Thái Thượng Lão Quân đã ném Kim Cang Trát trúng đầu của Ngộ Không làm cho con Khỉ té nhào chết giấc nên mới bị bắt. Con Thanh ngưu của Thái Thượng Lão Quân đã đánh cắp Kim Cang Trát xuống trần hóa làm yêu tinh Độc Giác Tỉ đã dùng chiếc vòng này để thâu gậy Như Ý của Ngộ Không, vũ khí của thiên binh thiên tướng, lửa của Hỏa Đức tinh quân, nước của Thủy Đức tinh quân, hột kim đơn sa của Phật. Tuy thần thông là vậy nhưng Kim Cang Trát kị quạt Ba Tiêu. Thái Thượng Lão Quân đã dùng quạt Ba Tiêu để thâu lại Kim Cang Trát.
Hồ lô Tử Kim & Bình Ngọc Tịnh
Hồ lô Tử Kim & Bình Ngọc Tịnh là hai món bảo bối được Thái Thượng Lão Quân lấy ở núi Côn Lôn. Hai món bảo bối này có thể hút và đựng cả vạn người. Các món này được dùng để đựng tiên đơn và đựng nước. Ngân Giác Đại Vương và Kim Giác Đại Vương đã lấy trộm nó xuống là làm yêu quái.
Dây thừng Hoàng Kim,Tháp Thất Bảo lung linh
Dây thừng Hoàng Kim là thắt lưng của Thái Thượng Lão Quân, có thể tự động thắt lại nhưng muốn tháo ra phải có thần chú, do đó khi Ngân Giác Đại Vương và Kim Giác Đại Vương đem nó xuống trần gian đã có lợi ích khi bắt Tôn Ngộ Không.
Chụp vàng
Chụp Vàng là bảo bối của Phật Di Lặc, nó bị đệ tử của ngài là Hoàng Mi mang xuống trần gian làm bảo vật, nó có thể nhốt người và làm tan chảy trong vài canh giờ. Tôn Ngộ Không đã rất khó khăn để thoát khỏi cái chụp này.
Túi Nhân Chủng
Túi Nhân Chủng cũng là một bảo vật của Phật Di Lặc, bị đệ tử của ngài là Hoàng Mi mang xuống trần gian làm bảo vật, nó có thể hút rất nhiều người. Nhị Thập Bát Tú đã từng bị bắt.
Khái niệm chủ yếu
"Nhất tâm đồng thể" (Một lòng, cùng mình) - Chuyện Tây Du Ký, chương 32 (第032回) có viết: "Thoại thuyết Đường tăng phức đắc liễu tôn hành giả, sư đồ môn nhất tâm đồng thể, cộng nghệ Tây phương = Chuyện nói về thầy tu Đường tìm được người đi cùng với Tôn Ngộ Không, và những học trò đi đến Tây phương chung, nhất tâm đồng thể (话说唐僧复得了孙行者、师徒们一心同体)".
Bản dịch tiếng Việt
Ở Việt Nam đã có nhiều người dịch Tây du ký ra tiếng Việt. Hai bản dịch thành công nhất là:
Bản dịch của Thụy Đình do Chu Thiên hiệu đính, Nhà xuất bản Phổ thông Hà Nội, 1960; Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 1997.
Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh, do Lương Duy Thứ giới thiệu, chia thành 10 tập, Nhà xuất bản Văn học in từ năm 1982 đến 1988. Năm 2007 được tái bản thành 2 tập, kèm theo 204 hình minh họa theo bản tiếng Trung.
Tác phẩm chuyển thể
Tham khảo
Xem thêm
Tây du ký (phim truyền hình 1986)
Liên kết ngoài
Journey to the West
西遊記 by Cheng'en Wu - Free Ebook from the Gutenberg Project (Traditional Chinese)
Journey to the West from Xahlee (Simplified Chinese)
Story of Sun Wukong and the beginning of Journey to the West with manhua
200 images of Journey to the West by Chen Huiguan, with a summary of each chapter
Tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân
Văn học thời nhà Minh
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tác phẩm văn học với các sự vật được nhân hoá |
9992 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Alan%20Turing | Alan Turing | Alan Mathison Turing OBE FRS (23 tháng 6 năm 1912 – 7 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, được xem là một trong những nhà tiên phong của ngành khoa học máy tính và A.I (Trí tuệ nhân tạo). Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến lớn nhất của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của HUT 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Giáo sư Turing đã cùng các cộng sự của tại HUT 8 đã phát triển một số kỹ thuật nhằm tăng tốc độ phá mã của quân phát xít Đức, trong đó bao gồm việc cải tiến máy bombe (máy này do các chuyên gia giải mã người Ba Lan sáng chế trước Thế chiến 2), một cỗ máy cơ-điện tử khổng lồ có khả năng tìm, dịch và đọc được các dòng thông tin đã được mã hóa thành các thông điệp vô nghĩa của đối phương. HUT 8 và giáo sư Turing đóng một vai trò quan trọng trong việc giải mã các bức điện của quân phát xít Đức trong các trận đánh quan trọng ở châu Âu, nhất là trận Đại Tây Dương. Một số nguồn báo chí sau này đã nhầm lẫn, cho rằng ông là người đã chế tạo máy giải mật mã của Đức, nhưng thực ra ông chỉ là người cải tiến máy giả mã để nó hoạt động nhanh hơn, còn máy giải mã nguyên bản là phát minh của các chuyên gia Ba Lan.
Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học. Ông đã viết bài báo về cơ sở hóa học của sự tạo hình, và ông cũng đã dự đoán được các phản ứng hóa học dao động chẳng hạn như phản ứng Belousov–Zhabotinsky, được quan sát thấy lần đầu tiên trong thập niên 1960.
Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông chấp nhận dùng liệu pháp hoóc môn nữ (thiến hóa học) thay cho việc phải ngồi tù. Ông mất năm 1954, chỉ 2 tuần trước lần sinh nhật thứ 42, do ngộ độc xyanua. Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10 tháng 9 năm 2009, sau một chiến dịch Internet, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh.
Thời thơ ấu và thiếu niên
Mẹ của Alan Turing mang thai ông vào năm 1911, tại Chatrapur, Orissa, Ấn Độ. Cha ông, Julius Mathison Turing, lúc đó là một công chức trong ngành Dân chính Ấn Độ (Indian Civil Service), lúc đó vẫn dưới sự cai quản của chính phủ Anh. Julius và vợ mình, bà Ethel (nguyên họ là Stoney) muốn con mình lớn lên tại Anh, nên họ đã trở về Maida Vale, Paddington, Luân Đôn, nơi Alan Turing được sinh ra vào ngày 23 tháng 6 năm 1912, theo thông tin trên một tấm biển màu xanh ở ngoài ngôi nhà ông sinh ra, sau này là khách sạn Colonnade. Ông có một người anh trai tên là John. Vì nhiệm vụ với ngành dân chính của cha ông vẫn còn, trong lúc Alan còn nhỏ, cha mẹ của ông thường phải di chuyển giữa Guildford (Anh) và Ấn Độ, để hai đứa con trai của họ cho các người bạn tại Anh giữ hộ, vì tình trạng y tế ở Ấn Độ còn thấp kém. Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã thể hiện các dấu hiệu thiên tài. Ông tự tập đọc trong vòng ba tuần, và có biểu lộ ham thích toán học, cùng với giải đáp các câu đố.
Lúc Alan 6 tuổi, cha mẹ cho ông học tại trường St. Michael's. Bà hiệu trưởng của trường đã nhận thấy thiên tài của Alan từ lúc ban đầu, cũng như các giáo viên của ông sau này. Năm 1926, khi ông 14 tuổi, ông đến học tại trường nội trú Sherborne ở Dorset. Ngày khai giảng của khóa đầu xảy ra cùng ngày với một cuộc tổng đình công tại Anh, nhưng vì ông quyết chí muốn đến lớp, ông đã chạy xe đạp trên từ Southampton đến trường, không có người dẫn, chỉ dừng lại và trọ qua đêm tại một quán trọ trên đường. Sự kiện này đã được báo chí địa phương tường trình.
Tuy có năng khiếu toán và khoa học, Turing không được các thầy cô coi trọng tại Sherborne, một trường công nổi tiếng và đắt đỏ (thật sự đây là một trường tư ở Anh nổi tiếng với tính từ thiện) vì trường này đánh giá các môn kinh điển cao hơn. Hiệu trưởng của ông đã viết thư cho cha mẹ ông nói "Tôi hy vọng rằng anh ta không cố gắng cả đôi đường mà hỏng cả hai. Nếu anh ta muốn ở lại trường công, thì anh ta nhất định phải đặt mục tiêu để trở thành một người có giáo dục. Còn nếu anh ta chỉ muốn trở thành một Nhà khoa học chuyên ngành thì anh ta đang phung phí thời gian của mình tại trường công" .
Mặc dầu vậy, Alan vẫn biểu hiện năng khiếu trong các môn ông ưa thích. Ông đã giải được nhiều bài toán bậc cao năm 1927 trước khi học đến giải tích cơ bản. Khi ông 16 tuổi (1928), ông đã hiểu được các tác phẩm của Albert Einstein, không những nắm được nội dung, ông còn suy luận được về những thắc mắc của Einstein đối với các định luật của Newton về chuyển động trong một bài viết mà Einstein không nói thẳng ra.
Trong lúc học tại Sherborne, Turing đã ngầm yêu Christopher Morcom, một người bạn, nhưng mối tình không được đáp lại. Morcom qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 1930, một vài tuần trước khi ra trường vì bệnh lao bò đã mắc phải sau khi uống sữa bò có vi khuẩn lao lúc còn nhỏ. Turing rất đau lòng vì sự việc này. Đức tin tôn giáo của ông bị tan vỡ và ông trở thành người vô thần. Ông tin rằng tất cả các hiện tượng, bao gồm cả hoạt động của bộ não con người, đều là vật chất, nhưng ông cũng tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết.
Đại học và các nghiên cứu trong toán học
Vì Turing không chịu học các môn ngoài toán và khoa học, ông không nhận được học bổng để học tại Học viện Trinity của Đại học Cambridge, mà phải học tại King's college của Đại học Cambridge từ năm 1931 đến 1934 và tốt nghiệp đại học với bằng danh dự. Năm 1935 ông được chọn làm nghiên cứu sinh tại trường King's, nhờ chất lượng của luận văn trong đó ông đã chứng minh định lý giới hạn trung tâm, mặc dù ông không nhận ra rằng nó đã được chứng minh năm 1922 bởi Jarl Waldemar Lindeberg.
Năm 1928, nhà toán học người Đức David Hilbert kêu gọi sự chú ý đến Entscheidungsproblem (bài toán quyết định). Trong bài viết nổi tiếng của ông, tựa đề "Các số khả tính, với áp dụng trong Vấn đề về lựa chọn" (On Computable Numbers, with an Application to the Entscheidungsproblem) - thuật toán lôgic - (nộp ngày 28 tháng 5 năm 1936 và nhận được ngày 12 tháng 11), Turing tái dựng lại kết quả của Kurt Gödel hồi năm 1931 về những hạn chế trong chứng minh và tính toán, thay đổi thuật ngữ tường trình số học chính quy của Gödel, bằng cái mà ngày này người ta gọi là máy Turing, một dụng cụ chính quy và đơn giản. Ông đã chứng minh rằng một cái máy như vậy sẽ có khả năng tính toán bất cứ một vấn đề toán học nào, nếu vấn đề ấy có thể được biểu diễn bằng một thuật toán. Máy Turing, cho đến nay, vẫn là một vấn đề nghiên cứu trung tâm trong lý thuyết về máy tính. Ông còn tiếp tục chứng mình rằng vấn đề về lựa chọn (Entscheidungsproblem) là một vấn đề không giải được, bằng cách đầu tiên chứng minh rằng bài toán dừng trong máy của Turing là bất khả định; nói chung, không thể quyết định bằng một thuật toán liệu một máy Turing cho trước có bao giờ dừng hay không. Tuy chứng minh của ông được đăng công khai sau chứng minh tương tự của Alonzo Church đối với phép tính lambda (lambda calculus), chứng minh của Turing được coi là dễ hiểu và trực giác hơn. Chứng minh của ông còn có một đóng góp quan trọng là đưa ra khái niệm "máy Turing vạn năng" (Universal (Turing) Machine), với ý tưởng rằng một máy như vậy có thể làm bất cứ việc gì mà các máy khác làm được. Bài viết còn giới thiệu khái niệm về số khả định (definable number). Trong hồi ký, Turing viết rằng ông đã rất thất vọng về những phản hồi cho bài báo năm 1936, khi chỉ có hai người có phản hồi, là Heinrich Scholz và Richard Bevan Braithwaite.
Từ tháng 9 năm 1936 đến tháng 7 năm 1938, ông cư trú tại đại học Princeton, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Alonzo Church. Năm 1938, ông đạt được bằng Tiến sĩ tại trường này. Luận văn của ông giới thiệu quan niệm tính toán tương đối (relative computing). Trong khái niệm này, máy Turing được mở rộng bằng cách cho phép hỏi máy tiên tri (oracle machine), cho phép nghiên cứu những bài toán không thể giải được bằng máy Turing.
Sau khi quay trở lại Cambridge vào năm 1939, ông dự thính bài giảng của Ludwig Wittgenstein về nền tảng của toán học (foundations of mathematics). Hai người tranh cãi và bất đồng ý kiến một cách kịch liệt. Trong khi Turing bảo vệ lập trường của chủ nghĩa hình thức (formalism), thì Wittgenstein lại tranh cãi rằng toán học được đánh giá quá mức, và bản thân nó không thể tìm ra bất cứ một chân lý cuối cùng nào (absolute truth) (Wittgenstein 1932/1976).
Giải mật mã
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing là một người tham gia đóng góp quan trọng tại Bletchley Park, trong việc phá mật mã của Đức. Ông đóng góp những hiểu biết sâu sắc về việc giải mã cả hai máy Enigma và máy Lorenz SZ 40/42 (một máy điện báo đánh chữ dùng làm bộ mã hoá ghép thêm, được quân đội Anh đặt tên là "Tunny"), và ông đã từng một thời là trưởng phòng Hut 8, bộ phận chịu trách nhiệm thu và đọc tín hiệu của hải quân Đức.
Từ tháng 9 năm 1938, Turing làm thêm giờ tại Trường mật mã của chính phủ (Government Code and Cypher School). Turing có mặt và báo cáo tại Bletchley Park vào ngày 4 tháng 9 năm 1939, ngay sau ngày Anh tuyên bố chiến tranh với Đức.
Máy bombe của Turing và Welchman
Chỉ trong vài tuần sau khi đến Bletchley Park, Turing đã sáng chế ra một cái máy cơ-điện tử (electromechanical machine) giúp vào việc giải mã máy Enigma, đặt tên là máy bombe, lấy tên theo cái máy "bomba" được sáng chế tại Ba Lan. Máy bombe, với một nâng cấp được đề bạt bởi nhà toán học Gordon Welchman, trở thành dụng cụ chủ yếu dùng để đọc nguồn tin truyền qua lại từ máy Enigma.
Máy bombe dò tìm công thức cài đặt của khối quay trong máy Enigma, và nó cần phải có một bộ mã (crib), tức là một dòng chữ chưa mã hóa và một dòng mật mã tương ứng. Với mỗi dự kiến cài đặt của khối quay, máy bombe hoàn thiện một chuỗi các tiến trình suy luận lôgic, dựa vào bộ mã, dùng các cấu kết mạch điện tử đã được lắp ráp. Máy bombe lùng tìm và phát hiện mâu thuẫn khi nó xảy ra, loại bỏ công thức cài đặt gây nên sự mâu thuẫn ấy, rồi tiếp tục lùng tìm một công thức khác, hợp lý hơn. Đa số các công thức cài đặt khả quan đều gây nên sự mâu thuẫn, và bị loại bỏ, chỉ để lại một số ít các công thức khả dĩ để được nghiên cứu chi tiết hơn. Máy bombe của Turing lần đầu tiên được lắp ráp vào ngày 18 tháng 3 năm 1940. Máy giải mã điện cơ Turing Bomb dựa trên phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một hệ thống để tìm ra công thức cài đặt của Enigma. Turing Bomb có thể đọc được 159.000 tỉ ký tự phức tạp. Nhờ nó, mỗi ngày, người Anh giải mã thành công khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút sau khi các dữ liệu chặn thu được nạp vào. Từ thời điểm đó, tất cả các tin nhắn có thể được đọc trong thời gian thực. Có tới 210 bombe Anh được xây dựng trong thời gian chiến tranh và tất cả đã bị phá hủy vào những ngày cuối của cuộc chiến
Hut 8 và máy Enigma của hải quân Đức
Vào tháng 12 năm 1940, Turing khám phá ra hệ thống chỉ thị của máy Enigma của hải quân Đức, một hệ thống chỉ thị phức tạp hơn tất cả các hệ thống chỉ thị khác đang được dùng bởi các chi nhánh trong quân đội. Turing cũng sáng chế ra công thức xác suất Bayes (Bayesian), một kỹ thuật trong thống kê được đặt tên là "Banburismus", để giúp vào việc giải mã Enigma của hải quân Đức. Banburismus cho phép loại bỏ một số công thức cài đặt của khối quay của máy Enigma, giảm lượng thời gian kiểm nghiệm các công thức cài đặt cần thiết trên các máy bombe.
Vào mùa xuân năm 1941, Turing đính hôn với một nhân viên cùng làm việc tại Hut 8, tên là Joan Clarke, nhưng chỉ đến mùa hè, cả hai đã thoả thuận hủy bỏ cuộc hôn nhân.
Tháng 7 năm 1942, Turing sáng chế ra một kỹ xảo, đặt tên là Turingismus hoặc Turingery, dùng vào việc chống lại máy mật mã Lorenz. Rất nhiều người lầm tưởng rằng Turing là một nhân vật quan trọng trong việc thiết kế máy tính Colossus, song điều này không phải là một sự thật .
Tháng 11 năm 1942, Turing du lịch sang Mỹ và bắt liên lạc với những nhân viên phân tích mật mã của hải quân Mỹ tại Washington, D.C., thông báo cho họ biết về máy Enigma của hải quân Đức, cùng với sự việc lắp ráp máy bombe. Ông đồng thời trợ lý việc kiến tạo các công cụ truyền ngôn bảo mật (secure speech) tại Bell Labs. Tháng 3 năm 1948, ông quay trở lại Bletchley Park. Trong khi ông vắng mặt, Hugh Alexander thay thế ông làm trưởng phòng Hut 8, tuy trên thực tế Hugh Alexander đã nắm quyền trưởng phòng trong một thời gian khá lâu. Turing rất ít quan tâm đến việc quản lý công việc hằng ngày của bộ phận. Turing trở thành cố vấn chung về phân tích mật mã tại Bletchley Park.
Trong những ngày sau rốt của chiến tranh, ông tự trau dồi về công nghệ điện tử, trong khi chịu trách nhiệm (được sự hỗ trợ của kỹ sư Donald Bayley) thiết kế một cái máy di động - mật hiệu là Delilah - cho phép thông tin truyền âm bảo mật (secure voice). Với xu hướng ứng dụng trong các công dụng khác, máy Delilah thiếu khả năng truyền sóng radio trường tuyến (long-distance radio transmission), và không được sử dụng trong chiến tranh vì sự hoàn thành của nó quá muộn. Tuy Turing đã thao diễn chức năng của máy cho các quan chức cấp trên, bằng cách mật mã hóa và giải mã một bản ghi âm lời nói của Winston Churchill, máy Delilah vẫn không được chọn và sử dụng.
Trong năm 1945, Turing đã được tặng huy chương OBE (Order of the British Empire) vì thành tích phục vụ trong cuộc chiến tranh.
Những máy tính đầu tiên và kiểm nghiệm của Turing
Từ năm 1945 đến năm 1947, Turing đã làm việc tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory). Tại đây, ông thiết kế máy tính ACE (Automatic Computing Engine - Máy tính tự động). Ngày 19 tháng 2 năm 1946, ông đệ trình một bản thiết kế hoàn chỉnh đầu tiên của Anh về máy tính với khả năng lưu trữ lập trình (xem kiến trúc Von Neumann). Tuy ông đã thành công trong việc thiết kế máy ACE, song do những trì hoãn trong việc khởi công đề án, ông trở nên thất vọng và chán nản. Cuối năm 1947, ông quay trở lại Cambridge, bắt đầu một năm nghỉ ngơi của mình (sabbatical year). Trong khi ông đang nghỉ ngơi tại Cambridge, công việc xây dựng máy ACE đã bị huỷ bỏ hoàn toàn, trước khi nó được khởi công xây dựng. Năm 1949, ông trở thành phó giám đốc phòng thí nghiệm máy tính (computing laboratory) của Đại học Manchester, và viết phần mềm cho một trong những máy tính đầu tiên — máy Manchester Mark I. Trong thời gian này, ông tiếp tục làm thêm những công việc trừu tượng, và trong bài viết "Vi tính máy móc và trí thông minh" (Computing machinery and intelligence) - tờ Mind, tháng 10 năm 1950 - ông nói đến vấn đề về "trí tuệ nhân tạo" (artificial intelligence) và đề đạt một phương thức kiểm nghiệm, mà hiện giờ được gọi là kiểm nghiệm Turing (Turing test), một cố gắng định nghĩa tiêu chuẩn cho một cái máy được gọi là "có tri giác" (sentient).
Năm 1948, Turing, hiện đang làm việc với một người bạn học cũ, D.G. Champernowne, bắt đầu viết một chương trình đánh cờ vua cho một máy tính chưa từng tồn tại. Năm 1952, tuy thiếu một máy tính đủ sức để thi hành phần mềm, Turing đã chơi một ván cờ. Trong ván cờ này, ông bắt chước cái máy tính, đợi nửa tiếng đồng hồ trước khi đi một quân cờ. Ván cờ đã được ghi chép lại; phần mềm thua người bạn đồng hành của Turing, Alick Glennie, song lại thắng người vợ của ông Champernowne.
Tạo mẫu hình và sinh toán học
Turing nghiên cứu vấn đề sinh toán học (mathematical biology) từ năm 1952 cho đến khi qua đời năm 1954, đặc biệt về hình thái học (morphogenesis). Năm 1952, ông đã cho xuất bản một bài viết về vấn đề này, dưới cái tên "Cơ sở hoá học của hình thái học" (The Chemical Basis of Morphogenesis). Điểm trọng tâm thu hút sự chú ý của ông là việc tìm hiểu sự sắp xếp lá theo chu trình của dãy số Fibonacci, sự tồn tại của dãy số Fibonacci trong cấu trúc của thực vật. Ông dùng phương trình phản ứng phân tán, cái mà hiện nay là trung tâm của ngành Tạo mẫu hình (pattern formation). Những bài viết sau này của ông không được xuất bản, cho mãi đến năm 1992, khi loạt các cuốn "Những nghiên cứu và sáng chế của A.M. Turing" (Collected Works of A.M. Turing) được xuất bản.
Bị khởi tố vì hành vi đồng tính luyến ái
Turing là một người đồng tính luyến ái sống vào thời điểm mà các hành vi đồng tính luyến ái bị coi là phạm pháp. Năm 1952, người tình lâu năm của ông lúc bấy giờ là Arnold Murray đã lén lút giúp một kẻ đột nhập vào nhà Turing. Turing báo cáo sự vụ này đến đồn cảnh sát. Dưới sự khám xét của cảnh sát, Turing công nhận là ông có quan hệ tình dục với Murray, và cả hai bèn bị kết tội có hành vi không đúng đắn theo điều 11, bộ luật hình sự năm 1885 của Anh Section 11. Turing không tỏ ra hối lỗi vì ông cho rằng quan hệ đồng tính là chuyện cá nhân của ông, cuối cùng ông vẫn bị kết án bởi đây là một hành vi phạm tội theo luật pháp thời đó. Ông buộc phải lựa chọn giữa hai hình phạt, án tù giam hoặc là quản thúc tại gia, với điều kiện là ông phải chấp nhận dùng "điều trị" bằng hormone (chemical castration), một phương pháp điều trị nhằm ức chế khát khao tình dục (libido) bằng chất hóa học. Để tránh bị giam, ông chấp nhận tiêm hormone estrogen trong vòng khoảng 1 năm, và việc này gây các hiệu ứng phụ như sự phát triển vú. Bản án còn khiến cho ông việc bị tước bỏ giấy phép làm việc trong bộ phận bảo mật của chính phủ, ngăn cản ông tiếp tục với công việc tư vấn cho Trung tâm truyền tin của chính phủ (Government Communications Headquarters) trong các vấn đề về mật mã.
Qua đời
Từng được xem là "Einstein của toán học", ông Turing bị kết tội là có "hành vi khiếm nhã nghiêm trọng" vào năm 1952 vì có quan hệ đồng tính và phải trải qua liệu trình bằng chất hóa học.
Ngày 7 tháng 6 năm 1954, người phục vụ dọn dẹp tìm thấy Turing đã mất. Khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị nhiễm độc cyanide. Bên cạnh thi thể ông là một quả táo đang cắn dở. Quả táo này chưa bao giờ được xét nghiệm là có nhiễm độc cyanide, nhưng nhiều khả năng cái chết của ông do từ quả táo tẩm cyanide ông đang ăn dở. Hầu hết mọi người tin rằng cái chết của Turing là có chủ ý và bản điều tra vụ tử vong đã được kết luận là do tự sát. Có dư luận cho rằng phương pháp tự ngộ độc này được lấy ra từ bộ phim mà Turing yêu thích - bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs). Tuy vậy, mẹ của ông không nghĩ như mọi người, mà khăng khăng cho rằng, cái chết đến từ tính bất cẩn trong việc bảo quản các chất hóa học của Turing. Bạn bè của ông có nói rằng Turing có thể đã chủ ý tự sát để cho mẹ ông có lý do từ chối một cách rõ ràng. Khả năng ông đã bị ám hại cũng đã từng được kể đến, do sự tham gia của ông trong cơ quan bí mật, và do việc họ nhận thức rằng bản chất đồng tính luyến ái của ông sẽ "gây nguy hiểm cho việc bảo vệ bí mật".
Trong cuộc đời mình, nhà toán học này đã góp phần đặt nền tảng cho tin học hiện đại và đưa ra những lý thuyết đầu tiên về trí thông minh nhân tạo. Ông Turing cũng chính là người cải tiến máy giải mật mã Enigma do các chuyên gia Ba Lan để lại, giúp phán đoán hoạt động của các tàu ngầm phát xít Đức ở Bắc Đại Tây Dương vào Thế chiến 2. Nhiều sử gia đánh giá đây là đòn quan trọng góp phần khiến Hitler bại trận sớm. Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Turing, 11 nhà khoa học Anh đã cùng yêu cầu hủy bản án của ông. Trước đó, năm 2009, Thủ tướng Anh khi ấy là Gordon Brown cũng chính thức xin lỗi vì "cách hành xử khủng khiếp" cũng như là gián tiếp gây ra cái chết tự vẫn đối với nhà toán học này.
Ngày 24 tháng 12 năm 2013, nhà toán học người Anh Alan Turing được Nữ hoàng Elizabeth II đặc xá sau hơn 60 năm bị kết án vì đồng tính luyến ái.
Vinh danh
Bắt đầu từ năm 1966, Giải thưởng Turing đã được Association for Computing Machinery (Hiệp hội Máy tính) trao cho cá nhân có đóng góp kĩ thuật cho cộng đồng máy tính. Giải này được coi như tương đương với giải Nobel trong cộng đồng này.
Ngày 23 tháng 6 năm 2001, kỷ niệm ngày sinh của Alan Turing, một bức tượng của Turing được đặt tại công viên Sackville Gardens tại thành phố Manchester, giữa tòa nhà của Đại học Manchester trên phố Whitworth và khu Gay Village của phố Canal. Bên dưới chân bức tượng có gắn tấm bảng đồng vinh danh ông: "Alan Mathison Turing (1912-1954). Cha đẻ của Khoa học Máy tính."
Để kỉ niệm 50 năm ngày mất của ông, một tấm bảng kỉ niệm đã được khánh thánh tại nơi ông ở trước đây, Hollymeade, Wilslow, vào ngày 6 tháng 7 năm 2004.
Viện khoa học Alan Turing (Alan Turing Institute) được sáng lập bởi các trường đại học hàng đầu Anh quốc như Cambridge, Oxford, Edinburgh... vào năm 2015.
Lễ kỉ niệm cuộc đời và sự nghiệp của Turing đã được tổ chức tại Đại học Manchester vào ngày 5 tháng 6 năm 2004 do British Logic Colloquium (Hội Logic Anh) và British Society for the History of Mathematics (Nhóm nghiên cứu Lịch sử Toán học Anh) tổ chức.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 2004, bức tượng đồng của Alan Turing, tạc bởi John W. Mills, được khánh thành tại Đại học Surrey. Bức tượng kỷ niệm 50 năm ngày Turing mất. Nó diễn tả Turing đang cầm sách đi trong viện đại học này.
Holtsoft đã sản xuất ngôn ngữ lập trình mang tên Turing. Ngôn ngữ này dành cho người mới bắt đầu lập trình và không tương tác trực tiếp với phần cứng.
Năm 2015, bộ phim Imitation Game (tựa Việt: Người giải mã) dựa theo cuốn hồi ký Alan Turing: The Enigma của Andrew Hodges kể về cuộc đời cùng những đóng góp của ông. Ngày 13 tháng 4 cùng năm, tại chi nhánh Nhà bán đấu giá Bonhams ở New York (Mỹ) diễn ra phiên đấu giá bản giải mã của ông. Số tiền thu được sẽ dành cho mục đích từ thiện, dựa theo ý nguyện của nhà toán học Anh Robin Gandy (1919-1995), người đồng nghiệp được Alan Turing tặng tờ bản thảo giải mã khi còn sống.
Ngày 23 tháng 6 năm 2021, Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BoE) cho phép lưu hành tờ tiền 50 Bảng Anh mới tưởng niệm Alan Turing nhân dịp sinh nhật ông. Tờ tiền 50 bảng Anh mới có hình ảnh của Alan Turing, các công thức toán học từ một tờ giấy mà ông viết vào năm 1936, đặt ra nền tảng cho khoa học máy tính hiện đại và các bản vẽ kỹ thuật cho các máy dùng để giải mã Máy Enigma và một câu trích dẫn của Turing về sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo: "Đây chỉ là phần mở đầu về những gì là sẽ đến, và chỉ là cái bóng của những gì sắp xảy ra".
Tham khảo
Alan Turing: The Enigma by Andrew Hodges, Walker Publishing Company edition, 2000 (first published 1983).
Alan Turing: Life and Legacy of a Great Thinker, Christof Teuscher (Ed.), ISBN 3540200207 (Springer-Verlag, 2004)
Jack Copeland, "Colossus: Its Origins and Originators", in the IEEE Annals of the History of Computing, 26(4), October-December 2004, pp38–45.
Đọc thêm
Levin, Janna (2006). A Madman Dreams of Turing Machines. New York, New York: Knopf. ISBN 978-1-4000-3240-2
Agar, Jon (2002). The Government Machine. Cambridge, Massachusetts: The MIT Press. ISBN 0-262-01202-2
Beniger, James (1986). The Control Revolution: Technological and Economic Origins of the Information Society. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. ISBN 0-674-16986-7
Campbell-Kelly, Martin (ed.) (1994). Passages in the Life of a Philosopher. London: William Pickering. ISBN 0-8135-2066-5
Campbell-Kelly, Martin, and Aspray, William (1996). Computer: A History of the Information Machine. New York: Basic Books. ISBN 0-465-02989-2
Ceruzzi, Paul (1998). A History of Modern Computing. Cambridge, Massachusetts, and London: MIT Press. ISBN 0-262-53169-0
Chandler, Alfred (1977). The Visible Hand: The Managerial Revolution in American Business. Cambridge, Massachusetts: Belknap Press. ISBN 0-674-94052-0
Edwards, Paul N (1996). The Closed World. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. ISBN 0-262-55028-8
Hochhuth, Rolf. Alan Turing
Lubar, Steven (1993) Infoculture. Boston and New York: Houghton Mifflin. ISBN 0-395-57042-5
Petzold, Charles (2008). "The Annotated Turing: A Guided Tour through Alan Turing's Historic Paper on Computability and the Turing Machine". Indianapolis: Wiley Publishing. ISBN 978-0-470-22905-7
Smith, Roger (1997). Fontana History of the Human Sciences. London: Fontana.
Weizenbaum, Joseph (1976). Computer Power and Human Reason. London: W.H. Freeman. ISBN 0-7167-0463-3
Williams, Michael R. (1985). A History of Computing Technology. Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall. ISBN 0-8186-7739-2
Turing's mother, Sara Turing, who survived him by many years, wrote a biography of her son glorifying his life. Published in 1959, it could not cover his war work; scarcely 300 copies were sold (Sara Turing to Lyn Newman, 1967, Library of St John's College, Cambridge). The six-page foreword by Lyn Irvine includes reminiscences and is more frequently quoted.
Breaking the Code is a 1986 play by Hugh Whitemore, telling the story of Turing's life and death. In the original West End và Broadway runs, Derek Jacobi played Turing – and he recreated the role in a 1997 television film based on the play made jointly by the BBC và WGBH, Boston. The play is published by Amber Lane Press, Oxford. ASIN: B000B7TM0Q
Ấn phẩm
An extensive list of Turing's papers, reports and lectures, plus translated versions and collections
Turing, Alan
Người tự sát
Lịch sử ngành trí tuệ nhân tạo
Nhà toán học thế kỷ 20
Nhà triết học Anh
Nhà triết học vô thần
Cựu sinh viên Đại học Princeton
Hội viên Hội Hoàng gia
Sinh năm 1912
Mất năm 1954
Nhà mật mã học Vương quốc Liên hiệp Anh
Nhà phát minh Anh
Nhà khoa học LGBT
Nhà khoa học LGBT Liên hiệp Anh
Người đồng tính nam
Nhà toán học LGBT |
9994 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kursk | Kursk | Kursk là một thành phố ở miền trung nước Nga. Thủ phủ của tỉnh Kursk (Kypckaя областб). Toạ độ: 51°48' vĩ bắc, 36°06' kinh đông. Dân số 441.000 người (thống kê 2001). Địa điểm dân cư được thành lập từ năm 1032 trở thành thành phố từ năm 1771. Trong thập niên 1860 mới chỉ là đầu mối giao thông đường sắt đến cuối thế kỷ 19 đã là một trung tâm công nghiệp lớn.
Có 3 quận nội thành: Trung tâm, Đường sắt và Xeimski.
Nơi đây vào mùa hạ năm 1943 đã diễn ra Trận Vòng cung Kursk nổi tiếng trong lịch sử Thế chiến thứ hai.
Khí hậu
Nhân vật nổi tiếng
Nikita Sergeyevich Khrushchyov sinh ra và lớn lên ở đây cho tới khi ông được 14 tuổi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Историческая информация о городе Курск
Official website of Kursk
Kursk Business Directory kursk.jsprav.ru
Kursk music events
Kursk road police
Thành phố của Nga
Lịch sử Nga |
9995 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Volgograd | Volgograd | Volgograd (Волгогра́д - một số tài liệu Việt Nam phiên âm là Vôngagrát) là một thành phố lớn nằm trên bờ tây hạ lưu sông Volga, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước Nga.
Trong lịch sử, thành phố còn có tên là Tsaritsyn (Цари́цын - Xarítxưn) (1598-1925). Từ năm 1925 đến năm 1961, thành phố mang tên Stalingrad (Сталингра́д - Xtalingrát), mang tên lãnh tụ Liên Xô Stalin. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đây là nơi diễn ra những trận đánh khốc liệt nhất giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô. Tại đây hiện còn có tổ hợp kiến trúc tượng đài gắn liền với một trận đánh nổi tiếng giữa Hồng quân Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (trận Stalingrad trong thời gian 1942 - 1943), đó là viện bảo tàng lịch sử-trận chiến Stalingrad.
Năm 2018, nơi đây đã diễn ra các trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới. Có một điều khá thú vị là các du khách khi đến xem bóng đá tại đây có một trải nghiệm thú vị về vùng này, đó là đặc sản vấn nạn côn trùng, đặc biệt là ruồi muỗi và nhiều du khách đã bị đốt nhưng có nhiều người thì lại cảm thấy khá bình thường, nhất là người dân vùng này hoặc các du khách đến từ châu Phi, nơi có khí hậu nóng ẩm khá giống vùng này.
Tham khảo
Thành phố của Nga
Thành phố Anh hùng (Liên Xô)
Volgograd |
9997 | https://vi.wikipedia.org/wiki/1943 | 1943 |
Sự kiện
Tháng 1
18 tháng 1: Liên Xô phát động phản công tại Leningrad.
23 tháng 1: Quân Anh công chiếm Tripoli
Tháng 2
2 tháng 2: Quân Đức tại Stalingrad đầu hàng, Trận Stalingrad kết thúc, quân Liên Xô thắng lợi.
9 tháng 2: Hoa Kỳ đánh chiếm đảo Midway, Alabama
18 tháng 2 Tống Mỹ Linh diễn thuyết tại Quốc hội Hoa Kỳ.
25 tháng 2: Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tạo Võng La, Đông Anh, Hà Nội.
Tháng 4
19 tháng 4: Tại Warsaw, Illinois xảy ra khởi nghĩa nhân dân.
Tháng 5
13 tháng 5: Liên quân Đức - Ý đầu hàng đồng minh.
16 tháng 5: Khởi nghĩa tại Warsaw, Illinois bị trấn áp
Tháng 6
10 tháng 6: Quốc tế cộng sản tuyên bố giải thể.
Tháng 7
2 tháng 7: Đặng Tiểu Bình đề xuất kinh tế thời chiến.
10 tháng 7: Quân đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily.
25 tháng 7: Xảy ra binh biến tại Ý
27 tháng 7: Không quân Hoa Kỳ không kích Hamburg
Tháng 8
17 tháng 8: Quân đồng minh chiếm đảo Sicily.
23 tháng 8: Kết thúc trận Vòng cung Kursk.
Tháng 9
3 tháng 9: Quân đồng minh đổ bộ lên Ý.
4 tháng 9: Liên quân Mỹ Áo tiến công Napoli.
8 tháng 9: Chính phủ phát xít Ý đầu hàng.
25 tháng 9: Quân Liên Xô giải phóng Smolenskaya Oblast.
Tháng 10
13 tháng 10: Ý tuyên chiến với Đức
Tháng 11
1 tháng 11: Quân Mỹ đổ bộ lên đảo Bougainville
6 tháng 11: Quân Liên Xô giải phóng Kiev
12 tháng 11: Ba nước Anh Pháp Mỹ hộp hội nghị.
22 tháng 11: Hoa Kỳ công chiếm đảo Tarawa
Sinh
1 tháng 1:
Don Novello, diễn viên người Mỹ
Kiyohiko Ozaki, nam ca sĩ Nhật Bản (m. 2012)
2 tháng 1 - Barış Manço, ca sĩ và người dẫn chương trình truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ (mất 1999)
4 tháng 1 - Doris Kearns Goodwin, nhà văn người Mỹ
6 tháng 1 - Terry Venables, ông bầu bóng đá người Anh
9 tháng 1 - Freddie Starr, diễn viên hài, ca sĩ người Anh
10 tháng 1 - Jim Croce, ca sĩ người Mỹ, (mất 1973)
11 tháng 1 - Jim Hightower, tác giả Mỹ
13 tháng 1 - Richard Moll, diễn viên người Mỹ
16 tháng 1 - Brian Ferneyhough, nhà soạn nhạc người Anh
18 tháng 1 - Kay Granger, chính trị gia người Mỹ
19 tháng 1:
Janis Joplin, ca sĩ người Mỹ, (mất 1970)
Margriet, công chúa của Hà Lan
20 tháng 1 - Mel Hague, ca sĩ, tác gia người Anh
24 tháng 1 - Sharon Tate, nữ diễn viên và nạn nhân mưu sát người Mỹ (mất 1969)
25 tháng 1 - Tobe Hooper, đạo diễn phim người Mỹ
26 tháng 1 - César Gutiérrez, cầu thủ bóng chày Major League người Venezuela (mất 2005)
29 tháng 1 - Tony Blackburn, DJ radio người Anh
30 tháng 1 - Marty Balin, nhạc sĩ người Mỹ
2 tháng 2:
Erkan Genis, nghệ sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ
Thanh Sang, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ cải lương Việt Nam (m. 2017)
3 tháng 2 - Blythe Danner, nữ diễn viên người Mỹ
4 tháng 2 - Alberto João Jardim, chính trị gia người Bồ Đào Nha
5 tháng 2 - Nolan Bushnell, nhà tiên phong trò chơi video người Mỹ
5 tháng 2 - Michael Mann, đạo diễn phim, nhà văn, nhà sản xuất phim người Mỹ
5 tháng 2 - Craig Morton, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ
7 tháng 2 - Gareth Hunt, diễn viên người Anh
9 tháng 2:
Joe Pesci, diễn viên người Mỹ
Joseph E. Stiglitz, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ
14 tháng 2 - Maceo Parker, nhạc sĩ người Mỹ
18 tháng 2 - Graeme Garden, nhà văn, diễn viên hài, diễn viên người Scotland
19 tháng 2
Tim Hunt, nhà sinh hóa học và sinh lý học phân tử người Anh, giải Nobel
Homer Hickam, tác giả và kỹ sư NASA người Mỹ
20 tháng 2 - Mike Leigh, đạo diễn phim người Anh
21 tháng 2 - David Geffen, nhà sản xuất phim người Mỹ
23 tháng 2 - Fred Biletnikoff, cầu thủ bóng bầu dục, Coach người Mỹ
24 tháng 2 - Hristo Prodanov, nhà leo núi Bulgaria (m. 1984)
25 tháng 2 - George Harrison, nhạc sĩ người Anh, (m. 2001)
26 tháng 2 - Bill Duke, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ
27 tháng 2 - Morten Lauridsen, nhà soạn nhạc người Mỹ
27 tháng 2 - Graham Bowers, nhạc sĩ, nghệ sĩ, kĩ sư người Anh
1 tháng 3:
Richard H. Price, nhà vật lý người Mỹ
Gil Amelio, Thương gia người Mỹ
2 tháng 3:
Peter Straub, tác gia người Mỹ
Zygfryd Blaut, cầu thủ bóng đá người Ba Lan
3 tháng 3 - Trond Mohn, tỉ phú người Na Uy
4 tháng 3:
Lucio Dalla, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Ý
Zoltan Jeney, nhà soạn nhạc người Hungary
8 tháng 3 - Lynn Redgrave, nữ diễn viên người Anh
9 tháng 3:
Bobby Fischer, đấu thủ cờ vua người Mỹ
Charles Gibson, phóng viên truyền hình người Mỹ
15 tháng 3 - David Cronenberg, đạo diễn phim người Canada
16 tháng 3 - Helen Armstrong, nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ
18 tháng 3 - Kevin Dobson, diễn viên người Mỹ
19 tháng 3:
Mario J. Molina, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người México (m. 2020)
Mario Monti, thủ tướng Ý thứ 54
20 tháng 3 - Gerard Malanga, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh người Mỹ
21 tháng 3:
Vivian Stanshall, diễn viên hài, nhà văn, nghệ sĩ, phát thanh viên, nhạc sĩ người Anh (m. 1995)
István Gyulai, quan chức thể thao người Hungary (m. 2006)
22 tháng 3 - Bruno Ganz, diễn viên người Thụy Sĩ
22 tháng 3 - George Benson, nghệ sĩ guitar, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ
22 tháng 3 - Keith Relf, nhạc sĩ người Anh, (mất 1976)
26 tháng 3 - Bob Woodward, nhà báo người Mỹ
29 tháng 3:
Eric Idle, diễn viên, nhà văn, nhà soạn nhạc người Anh
John Major, Thủ tướng Anh thứ 70
Vangelis, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Hy Lạp (m. 2022)
31 tháng 3 - Christopher Walken, diễn viên người Mỹ
5 tháng 4 - Max Gail, diễn viên người Mỹ
8 tháng 4 - Miller Farr, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ
10 tháng 4 - Andrzej Badeński, vận động viên điền kinh người Ba Lan
15 tháng 4 - Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam
20 tháng 4 - John Eliot Gardiner, người chỉ huy dàn nhạc người Anh
22 tháng 4 - Louise Glück, nhà thơ, nhà thơ người Mỹ
23 tháng 4:
Hervé Villechaize, diễn viên người Pháp, (mất 1993)
Dominik Duka, giám mục România, thần học gia Séc
Frans Koppelaar, họa sĩ người Đức
28 tháng 4 - John O. Creighton, nhà du hành vũ trụ Úc
5 tháng 5 - Michael Palin, diễn viên hài người Anh
6 tháng 5 - Đỗ Xuân Công, một tướng lĩnh và chính khách Việt Nam. (m. 2022)
8 tháng 5 - Paul Samwell-Smith, nhạc sĩ người Anh
10 tháng 5 - Richard (Dick) Darman,, doanh nhân người Mỹ
14 tháng 5:
Jack Bruce, nhạc sĩ, người sáng tác bài hát người Anh
Ólafur Ragnar Grímsson, tổng thống Iceland thứ 5
17 tháng 5 - Tuanku Syed Sirajuddin, vua Malaysia
22 tháng 5 - Betty Williams, chính trị gia người Ireland
25 tháng 5 - Jessi Colter, ca sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ
26 tháng 5 - Erica Terpstra, vận động viên bơi lội, chính trị gia, tổng thống người Đức
27 tháng 5 - Bruce Weitz, diễn viên người Mỹ
30 tháng 5 - James Chaney, người Mỹ, (mất 1964)
31 tháng 5:
Joe Namath, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ
Sharon Gless, nữ diễn viên người Mỹ
2 tháng 6 - Ilayaraaja, nhà soạn nhạc người Ấn Độ
3 tháng 6 - John Burgess, Australian game show actor
4 tháng 6 - Joyce Meyer, Christian author and speaker
6 tháng 6 - Richard Smalley, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Mỹ
7 tháng 6 - Nikki Giovanni, nhà thơ người Mỹ
8 tháng 6 - Colin Baker, diễn viên người Anh
14 tháng 6 - Jim Sensenbrenner, chính trị gia người Mỹ
15 tháng 6:
Johnny Hallyday, ca sĩ, diễn viên người Pháp
Poul Nyrup Rasmussen, thủ tướng Đan Mạch thứ 23
16 tháng 6 - Joan Van Ark, nữ diễn viên người Mỹ
17 tháng 6:
Newt Gingrich, chính trị gia người Mỹ
Barry Manilow, nhạc sĩ người Mỹ
23 tháng 6 - James Levine, người chỉ huy dàn nhạc người Mỹ
26 tháng 6:
John Beasley, diễn viên người Mỹ
Klaus von Klitzing, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Đức
27 tháng 6 - Rico Petrocelli, cầu thủ bóng chày Mỹ
29 tháng 6:
Maureen O'Brien, nữ diễn viên người Anh
Soon-Tek Oh, diễn viên người Nhật Bản
3 tháng 7 - Kurtwood Smith, diễn viên người Mỹ
4 tháng 7:
Konrad "Conny" Bauer, nhạc công trombone người Đức
Geraldo Rivera, Reporter, người dẫn chương trình người Mỹ
5 tháng 7 - Curt Blefary, cầu thủ bóng chày Mỹ (m. 2001)
7 tháng 7 - Joel Siegel, nhà phê bình phim người Mỹ (d. 2007)
10 tháng 7 - Arthur Ashe, vận động viên quần vợt người Mỹ, (m. 1993)
12 tháng 7 - Christine McVie, nhạc sĩ người Anh
15 tháng 7 - Jocelyn Bell Burnell, nhà vật lý thiên văn người Ireland
16 tháng 7:
Reinaldo Arenas, nhà văn người Cuba (m. 1990)
Lệ Thu - ca sĩ hải ngoại Việt Nam (m. 2021)
20 tháng 7 - Wendy Richard, nữ diễn viên người Anh
21 tháng 7 - Edward Herrmann, diễn viên người Mỹ
23 tháng 7 - Bob Hilton, người dẫn chương trình game show Mỹ
25 tháng 7 - Jim McCarty, nhạc sĩ người Anh
26 tháng 7 - Mick Jagger, ca sĩ người Anh
31 tháng 7 - Sab Shimono, diễn viên người Mỹ
2 tháng 8:
Patrick Adiarte, diễn viên, diễn viên múa người Mỹ
Kathy Lennon, ca sĩ người Mỹ
4 tháng 8- Bjørn Wirkola, vận động viên ván trượt Na Uy
5 tháng 8- Nelson Briles, cầu thủ bóng chày Mỹ (m. 2005)
6 tháng 8 - Jim Hardin, cầu thủ ném bóng chày Mỹ (m. 1991)
7 tháng 8 - Dino Valente, nhạc sĩ người Mỹ, (m. 1994)
11 tháng 8:
Abigail Folger, người thừa kế và nạn nhân giết người Mỹ (m. 1969)
Pervez Musharraf, tổng thống Pakistan thứ 10
17 tháng 8 - Robert De Niro, diễn viên người Mỹ
18 tháng 8 - Gianni Rivera, cầu thủ bóng đá người Ý
20 tháng 8 - Sylvester McCoy, diễn viên người Anh
24 tháng 8 - John Cipollina, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1989)
28 tháng 8 - Lou Piniella, cầu thủ và quản lý bóng chày Mỹ
30 tháng 8 - Jean-Claude Killy, vận động viên trượt tuyết Pháp
1 tháng 9 - Don Stroud, diễn viên người Mỹ
6 tháng 9:
Richard J. Roberts, nhà sinh hóa và sinh học phân tử Anh, người nhận giải Nobel
Roger Waters, nhạc sĩ người Anh
9 tháng 9 - Art LaFleur, diễn viên người Mỹ
10 tháng 9 - Daniel Truhitte, diễn viên người Mỹ
11 tháng 9:
Gilbert Proesch, nghệ sĩ, người Ý
Raymond Villeneuve, nhân vật khủng bố người Canada
22 tháng 9 - Toni Basil, người Mỹ musician and video artist
28 tháng 9 - J. T. Walsh, diễn viên người Mỹ, (mất 1998)
29 tháng 9 - Lech Wałęsa, tổng thống Ba Lan, người nhận giải Nobel Hòa Bình
30 tháng 9:
Nguyễn Phúc Bảo Thăng, con trai của Bảo Đại (m. 2017)
Johann Deisenhofer, nhà hóa sinh vật học, giải thưởng Nobel người Đức
Ian Ogilvy, diễn viên người Anh
2 tháng 10 - Franklin Rosemont, nhà thơ người Mỹ
6 tháng 10 - Michael Durrell, diễn viên người Mỹ
8 tháng 10 - Chevy Chase, diễn viên hài, diễn viên người Mỹ
14 tháng 10 - Lois Hamilton, Modelnữ diễn viên, nghệ sĩ người Mỹ, (mất 1999)
16 tháng 10 - Paul Rose, nhân vật khủng bố người Canada
31 tháng 10 - Paul Frampton, nhà vật lý người Anh
1 tháng 11:
Salvatore Adamo, ca sĩ và nhà soạn nhạc người Bỉ
John McEnery, diễn viên người Anh
4 tháng 11 - Chuck Scarborough, biên tập viên thời sự đài NBC người Mỹ
5 tháng 11:
Friedman Paul Erhardt, đầu bếp truyền hình tiên phong người Mỹ gốc Đức (m. 2007)
Sam Shepard, nhà biên kịch và diễn viên Mỹ
7 tháng 11:
Michael Byrne, diễn viên người Anh
Joni Mitchell, nhạc sĩ người Canada
Michael Spence, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ
7 tháng 11 - Stephen Greenblatt, nhà phê bình văn học người Mỹ
11 tháng 11 - Doug Frost, huấn luyện viên bơi lội Úc
12 tháng 11 - Wallace Shawn, diễn viên người Mỹ
14 tháng 11 - Peter Norton, kĩ sư phần mềm, doanh nhân người Mỹ
19 tháng 11 - Aurelio Monteagudo, vận động viên bóng chày người Cuba, (mất 1990)
20 tháng 11 - Mie Hama, nữ diễn viên người Nhật Bản
21 tháng 11 - Larry Mahan, người Mỹ rodeo cowboy
26 tháng 11 - Marilynne Robinson, nhà văn người Mỹ
2 tháng 12:
Wayne Allard, chính trị gia Mỹ
Thanh Thúy (ca sĩ sinh 1943), danh ca hải ngoại người Việt
5 tháng 12- Eva Joly, thẩm phán Pháp gốc Na Uy
8 tháng 12 - James Douglas "Jim" Morrison, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1971)
11 tháng 12 - John Kerry, chính trị gia người Mỹ
12 tháng 12 - Grover Washington Jr., nhạc công saxophon Mỹ (m. 1999)
13 tháng 12 - Ferguson Jenkins, cầu thủ bóng chày Canada
15 tháng 12 - Lucien den Arend, nhà điêu khắc Hà Lan
17 tháng 12 - Ron Geesin, nhạc sĩ, người sáng tác bài hát người Anh
18 tháng 12 - Keith Richards, nghệ sĩ đàn ghita, người sáng tác bài hát người Anh
19 tháng 12 - Ross M. Lence, nhà khoa học chính trị Mỹ (m. 2006)
23 tháng 12 - Harry Shearer, diễn viên, nhà văn người Mỹ
24 tháng 12 - Tarja Halonen, tổng thống Phần Lan
27 tháng 12 - Peter Sinfield, nhà thơ trữ tình, nhà sản xuất người Anh
28 tháng 12 - Richard Whiteley, English television presenter (d. 2005)
31 tháng 12:
John Denver, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1997)
Ben Kingsley, diễn viên người Anh
Mất
5 tháng 1 - George Washington Carver, nhà thực vật học người Mỹ, (sinh 1864)
7 tháng 1 - Nikola Tesla, nhà khoa học Mỹ, sinh ra ở Croatia (sinh 1856)
8 tháng 1 - Richard Hillary, Battle of Britain Spitfire pilot, author of The Last Enemy (sinh 1919)
4 tháng 2 - Frank Calder, the first NHL President (sinh 1877)
1 tháng 3 - Alexandre Émile Yersin, bác sĩ và nhà vi sinh vật học người Thụy Sĩ (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863)
28 tháng 3 - Sergei Rachmaninov, nhà soạn nhạc người Nga, (sinh 1873)
18 tháng 4 - Isoroku Yamamoto, đô đốc người Nhật Bản, (sinh 1884)
1 tháng 6 - Leslie Howard, diễn viên người Anh, (sinh 1893)
4 tháng 6 - Kermit Roosevelt, Explorer, tác gia người Mỹ, (sinh 1889)
4 tháng 7 - Wladyslaw Sikorski, chính trị gia người Ba Lan, (sinh 1881)
21 tháng 7 - Charlie Paddock, vận động viên điền kinh người Mỹ, (sinh 1900)
12 tháng 8 - Bobby Peel, vận động viên cricket người Anh (sinh 1857)
14 tháng 8 - Joe Kelley, vận động viên bóng chày (sinh 1871)
21 tháng 8 - Henrik Pontoppidan, Nhà văn người Đan Mạch, được trao giải Nobel về văn học (sinh 1857)
28 tháng 8 - Boris III của Bulgaria (sinh 1894)
6 tháng 9 - Reginald McKenna, British Chancellor of the Exchequer 1915–1916 (born 1863)
1 tháng 9 - Charles Atangana, Cameroonian chief
24 tháng 9 - John Stone Stone, nhà vật lý, nhà phát minh người Mỹ, (sinh 1869)
3 tháng 10 - Jurica Ribar, họa sĩ Nam Tư (sinh 1918)
5 tháng 10 - Leon Roppolo, nhạc sĩ người Mỹ, (sinh 1902)
9 tháng 10 - Pieter Zeeman, nhà vật lý đạt giải thưởng Nobel người Đức, (sinh 1865)
19 tháng 10 - Camille Claudel, nhà điêu khắc người Pháp, (sinh 1864)
1 tháng 12 - Damrong Rajanubhab, công chúa thái Lan và là một sử gia (sinh 1862)
14 tháng 12 - John Harvey Kellogg, bác sĩ người Mỹ, (sinh 1852)
15 tháng 12 - Fats Waller, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ, (sinh 1904)
22 tháng 12 - Beatrix Potter, tác gia, vẽ minh họa người Anh, (sinh 1866)
Giải Nobel
Vật lý - Otto Stern
Hóa học - George de Hevesy
Y học - Carl Peter Henrik Dam, Edward Adelbert Doisy, Gerhard Domagk
Văn học - không có giải
Hòa bình - không có giải
Xem thêm
Tham khảo
43 |
9999 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sol%20th%E1%BB%A9 | Sol thứ | Sol thứ (thường được viết tắt là Gm) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Sol (G), bao gồm các nốt nhạc Sol (G), Fa (F), Mi giáng (E), Rê (D), Đô (C), Si giáng (B), La (A) và Sol. Bộ khóa của nó có hai dấu giáng.
Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Si giáng trưởng và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Sol trưởng. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết.
Vị trí âm giai Sol thứ hòa âm trên phím Dương cầm
Tham khảo
Cung thể âm nhạc
Nhạc khúc Sol thứ |
10000 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20%28sinh%20h%E1%BB%8Dc%29 | Chi (sinh học) | Chi, một số tài liệu về phân loại động vật trong tiếng Việt còn gọi là giống (tiếng Latinh số ít genus, số nhiều genera), là một đơn vị phân loại sinh học dùng để chỉ một hoặc một nhóm loài có kiểu hình tương tự và mối quan hệ tiến hóa gần gũi với nhau. Trong danh pháp hai phần, in nghiêng, tên một loài gồm chữ thứ nhất là tên chi được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Ví dụ loài người có tên khoa học Homo sapiens, thuộc chi Homo; loài hổ có tên khoa học là Panthera tigris, thuộc chi Panthera.
Xem thêm
Phân loại học
Sinh học
Hình ảnh
Ghi chú
Phân loại sinh học
Danh pháp động vật học
Danh pháp thực vật học |
10003 | https://vi.wikipedia.org/wiki/RNA | RNA | Acid ribonucleic (ARN hay RNA) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen. RNA và DNA là các acid nucleic, và, cùng với lipid, protein và carbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất. Giống như DNA, RNA tạo thành từ một chuỗi nucleotide, nhưng không giống DNA là thường tìm thấy nó ở dạng tự nhiên là một sợi đơn gập lại vào chính nó, hơn là sợi xoắn kép. Các sinh vật tế bào sử dụng RNA thông tin (mRNA) đề truyền đạt các thông tin di truyền (sử dụng các base nitric guanine, uracil, adenine, và cytosine, ký hiệu tương ứng bằng các chữ cái G, U, A, và C) cho phép tổng hợp trực tiếp lên các protein chuyên biệt. Nhiều virus mã hóa thông tin di truyền của chúng trong bộ gene RNA.
Một số phân tử RNA đóng vai trò hoạt động bên trong tế bào như là những chất xúc tác cho các phản ứng sinh học, kiểm soát biểu hiện gen, hoặc những đáp ứng cảm nhận và liên lạc trong quá trình truyền tín hiệu tế bào. Một trong những quá trình hoạt động chính là sinh tổng hợp protein, một chức năng phổ biến mà các phân tử RNA trực tiếp tham gia tổng hợp protein trên phân tử ribosome. Quá trình này sử dụng các phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang các amino acid đến phức hệ ribosome, nơi các phân tử RNA ribosome (rRNA) thực hiện ghép nối các amino acid với nhau tạo thành chuỗi tiền protein.
So sánh với DNA
Cấu trúc hóa học của RNA có những điểm giống với DNA, nhưng có ba điểm khác biệt cơ bản:
Không như sợi xoắn kép DNA, RNA là phân tử sợi đơn trong hầu hết các chức năng sinh học của nó và chứa chuỗi các nucleotide ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, RNA có thể, bằng cách bắt cặp base bổ sung, tạo thành sợi xoắn kép tự gập từ một sơn đơn, như ở trường hợp tRNA.
Trong khi "bộ khung" đường-phosphate của DNA chứa deoxyribose, thì bộ khung của RNA là phân tử ribose. Đường ribose có một nhóm hydroxyl gắn với mạch vòng pentose ở vị trí 2', trong khi ở phân tử deoxyribose không có. Nhóm hydroxyl trong bộ khung ribose làm cho RNA ít ổn định so với DNA bởi vì chúng dễ bị thủy phân hơn.
Base bổ sung của adenine trong DNA là thymine, trong khi ở RNA, nó là uracil, mà là một dạng chưa metyl hóa của thymine.
Giống như DNA, hầu hết các hoạt động sinh học của RNA, bao gồm mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, và các RNA không mã hóa khác, chứa các trình tự bổ sung cho phép một phần RNA gập lại và bắt cặp với chính nó để tạo thành sợi kép xoắn ốc. Phân tích những RNA này cho thấy chúng có dạng cấu trúc bậc cao. Không giống như DNA, không chứa một sợi xoắn kép quá dài, mà là một hệ bao gồm các sợi xoắn kép ngắn đính cùng các cấu trúc tương tự như ở protein.
Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các chất xúc tác (giống như enzyme). Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hợp RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA.
Cấu trúc
Mỗi nucleotide trong RNA chứa một đường ribose, với carbon được đánh thứ tự từ 1' đến 5'. Nhìn chung, một base được gắn vào vị trí 1' là adenine (A), cytosine (C), guanine (G), hoặc uracil (U). Adenine và guanine là các purine, cytosine và uracil là các pyrimidine. Một nhóm phosphat gắn vào vị trí 3' của một đường ribose và vào vị trí 5' của đường ribose tiếp theo. Nhóm phosphat tích điện âm, khiến cho RNA là phân tử mang điện (polyanion). Các base tạo thành liên kết hiđrô giữa các cytosine và guanine, giữa adenine và uracil và giữa guanine và uracil. Tuy thế, cũng có thể có những tương tác khác, như một nhóm base adenine liên kết với một nhóm khác trong chỗ phình,
hoặc tại vòng bốn (tetraloop) GNRA có liên kết cặp base guanine–adenine.
Một thành phần cấu trúc quan trọng của RNA khác biệt với DNA đó là sự có mặt của nhóm hydroxyl tại vị trí 2' trong đường ribose. Sự có mặt của nhóm chức này làm cho dạng xoắn của RNA có dạng A-hình học (A-form geometry), mặc dù trong trường hợp sợi đơn dinucleotide, có thể hiếm gặp RNA trong dạng B-hình học như quan sát thấy ở hầu hết DNA. Dạng A-hình học khiến cho trên phân tử RNA có rãnh (groove) lớn hẹp và rất sâu và một rãnh nhỏ rộng và nông. Hệ quả thứ hai của sự có mặt nhóm 2'-hydroxyl đó là trong các vùng có hình dáng linh hoạt (conformationally flexible regions) của một phân tử RNA (tức là không tham gia vào sự tạo thành sợi xoắn kép), có thể tấn công hóa học vào liên kết phosphodiester bên cạnh để cắt bộ khung RNA.
RNA được phiên mã chỉ ở bốn base (adenine, cytosine, guanine và uracil), nhưng các base này và nhóm đường gắn cùng có thể được chỉnh sửa theo nhiều cách khi RNA trưởng thành. Ở pseudouridine (Ψ), mà trong đó mối liên kết giữa uracil và ribose bị chuyển từ liên kết C–N thành liên kết C–C, và ribothymidine (T) được tìm thấy ở nhiều nơi (nổi bật nhất là nó xuất hiện ở vòng TΨC của tRNA). Một ví dụ base biến đổi khác đó là hypoxanthine, một base adenine đã khử amin mà nucleoside của nó được gọi là inosine (I). Inosine đóng vai trò quan trọng trong giả thuyết cặp base linh hoạt (wobble hypothesis) của mã di truyền.
Có hơn 100 nucleoside biến đổi xuất hiện trong tự nhiên. Sự đa dạng lớn nhất trong cấu trúc của sửa đổi này có thể tìm thấy ở tRNA, trong khi pseudouridine và nucleoside với 2'-O-methylribose thường có mặt trong rRNA là dạng phổ biến nhất. Các nhà sinh học vẫn chưa hiểu đầy đủ vai trò đặc trưng của nhiều biến đổi này trong RNA. Tuy nhiên, đáng chú ý là, trong RNA ribosome, nhiều thay đổi sau phiên mã xảy ra ở những vùng có chức năng cao như trung tâm peptidyl transferase và giao diện tiểu đơn vị, ngụ ý rằng chúng quan trọng đối với chức năng bình thường.
Dạng chức năng của các phân tử RNA sợi đơn, giống như các protein, thường đòi hỏi một cấu trúc bậc ba cụ thể. Các bộ khung cho cấu trúc này được cung cấp bởi các yếu tố cấu trúc bậc hai là liên kết hydro trong phân tử. Điều này dẫn đến một số "miền" có thể nhận biết được của cấu trúc bậc hai như vòng kẹp tóc (hairpin loop), phình và vòng lặp nội bộ (internal loop). Vì RNA mang điện tích, các ion kim loại như Mg2+ cần thiết có mặt để ổn định nhiều cấu trúc bậc hai và bậc ba của RNA.
Dạng đồng phân lập thể enantiomer xuất hiện tự nhiên của RNA là D-RNA chứa các D-ribonucleotide. Mọi trung tâm đối xứng đều nằm trong D-ribose. Bằng cách sử dụng L-ribose hoặc L-ribonucleotide, có thể tổng hợp được L-RNA.L-RNA có tính ổn định lớn hơn chống lại sự thoái biến của RNase.
Giống như các phân tử sinh học có cấu trúc khác như protein, có thể định nghĩa tô pô của một phân tử RNA đã gập. Điều này thường dựa trên sự sắp xếp các vị trí tiếp xúc nội chuỗi bên trong RNA đã gập, gọi là mạch tô pô (circuit topology).
Tổng hợp
Quá trình tổng hợp RNA gọi là phiên mã, luôn cần sự xúc tác của enzym RNA polymerase sử dụng một mạch khuôn của gen trên DNA. Sự khởi đầu phiên mã bắt đầu bằng enzyme gắn kết vào trình tự khởi động trong DNA ở phía "thượng nguồn" của gen.
Chuỗi xoắn kép DNA ở vùng có gen cần phiên mã đầu tiên phải được tháo xoắn nhờ topoisomerase, sau đó được dãn mạch và tách đôi nhờ enzym helicase.
Enzym RNA polymerase trượt dọc theo sợi khuôn mẫu (mạch gốc) theo chiều 3’ đến 5’ của gen, tổng hợp lên chuỗi polyribonucleotide theo nguyên tắc bổ sung, được kéo dài theo hướng 5’ đến 3’ (ngược lại với hướng di chuyển của enzym này). Trình tự các deoxyribonucleotide trên mạch gốc của gen không chỉ quyết định trình tự chuỗi polyribonucleotide của RNA, mà còn quy định cả sự kết thúc của quá trình phiên mã.
Ở tế bào nhân thực, RNA vừa được phiên mã mới chỉ là tiền RNA (pre RNA) hay RNA sơ khai. Nó phải trải qua quá một quá trình gọi là biến đổi sau phiên mã mới tạo nên RNA trưởng thành. Trong quá trình xử lý RNA:
Đầu 5' của nó được gắn "chóp" GTP, còn đầu 3' của nó sẽ được gắn "đuôi" là pôlyA.
RNA sơ khai cần phải được cắt bỏ hết các intron (vùng không mã hóa), rồi các intron này sẽ bị phân giải;
Các intron (đoạn không có mã) của nó bị cắt bỏ, còn các exon (đoạn có mã) sẽ nối với nhau tạo thành một chuỗi bộ ba mã di truyền liên tục. Giai đoạn này gọi là cắt nối RNA.
Quá trình trên được thực hiện nhờ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là spliceosome (thể chế biến) là một tổ hợp phân tử lớn và phức tạp. Sau khi chế biến hoàn tất, RNA trưởng thành được tạo ra và mới được xuất ra tế bào chất qua lỗ nhân.
Ở một số ít nhóm sinh vật, còn có một số RNA polymerase phụ thuộc RNA (RNA-dependent RNA polymerase) sử dụng RNA làm khuôn mẫu cho tổng hợp lên sợi RNA mới. Ví dụ, một số virus RNA (như poliovirus) sử dụng loại enzyme này để sao chép vật liệu di truyền của chúng. Cũng vậy, RNA polymerase phụ thuộc RNA là một phần trong lộ trình can thiệp RNA ở nhiều sinh vật.
Các loại RNA
Tổng quan
RNA thông tin (mRNA) là RNA mang thông tin từ DNA đến ribosome, các vị trí dịch mã để sinh tổng hợp protein trong tế bào. Trình tự mã hóa của mRNA xác định lên trình tự amino acid trong protein được tổng hợp ra. Tuy nhiên, nhiều RNA không có vai trò mã hóa cho protein (khoảng 97% sản phẩm RNA từ quá trình phiên mã là những protein không mã hóa trong sinh vật nhân thực).
Những RNA không mã hóa ("ncRNA") này có thể được mã bởi chính bộ gene của chúng (RNA gene), nhưng cũng có thể được tạo thành từ các intron mRNA. Ví dụ nổi bật nhất cho các RNA không mã hóa đó là RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), mà cả hai đều tham gia vào quá trình dịch mã. Có các RNA không mã hóa tham gia vào điều hòa biểu hiện gene, xử lý RNA và các vai trò khác. Một số RNA có thểm làm chất xúc tác cho phản ứng sinh hóa như cắt và nối các phân tử RNA khác, và xúc tác tạo thành liên kết peptide trong ribosome; chúng được biết với tên gọi ribozyme.
Theo độ dài
Nếu phân theo độ dài của một chuỗi RNA, có thể chia RNA thành các RNA nhỏ và RNA dài. Bình thường, các RNA nhỏ có độ dài ngắn hơn 200 nt, và các RNA dài có độ dài hơn 200 nt. Các phân tử RNA dài, hay còn gọi là RNA lớn, chủ yếu bao gồm các RNA không mã hóa dài (lncRNA) và mRNA. Phân tử RNA nhỏ bao gồm chủ yếu tiểu đơn vị 5.8S RNA ribosome (rRNA), 5S rRNA, RNA vận chuyển (tRNA), microRNA (miRNA), RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA), RNA neucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNAs), RNA tương tác Piwi (Piwi-interacting RNA, piRNA), RNA nhỏ bắt nguồn từ tRNA (tRNA-derived small RNA, tsRNA) và RNA nhỏ bắt nguồn từ rDNA (small rDNA-derived RNA, srRNA).
Theo dịch mã
RNA thông tin (mRNA) mang các thông tin di truyền về trình tự của một protein đến ribosome, nhà máy tổng hợp protein bên trong tế bào. Nó mã hóa sao cho cứ mỗi ba nucleotide (bộ ba mã hóa hay một codon) tương ứng với một amino acid. Trong tế bào sinh vật nhân thực, một phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) được phiên mã từ DNA, sau đó nó được xử lý để trở thành mRNA trưởng thành. Quá trình này bao loại bỏ các đoạn intron—các vùng không mã hóa của pre-mRNA. Sau đó mRNA được đẩy từ nhân tế bào vào bào tương, nơi nó sẽ tìm đến các ribosome và thực hiện dịch mã thành protein tương ứng với sự tham gia cùng tRNA. Trong tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân và các gian xoang bào, mRNA có thể liên kết ngay với ribosome trong khi nó đang được phiên mã từ DNA. Sau một thời gian nhất định, các phân tử thông tin này thoái hóa thành các thành phần nucleotide với sự trợ giúp của ribonuclease.
RNA vận chuyển (tRNA) là một sợi RNA nhỏ dài khoảng 80 nucleotide mà vận chuyển một loại amino acid nhất định đến gắn vào chuỗi polypeptide đang dài dần tại vị trí của ribosome đang tổng hợp lên protein trong quá trình dịch mã. Nó có các vị trí cho phép gắn amino acid và một vùng codon đối mã (anticodon) cho phép nhận ra codon gắn trên mRNA thông tin thông qua liên kết hydro.
RNA ribosome (rRNA) là thành phần xúc tác của ribosome. Ribosome ở sinh vật nhân thực chứa bốn loại phân tử rRNA khác nhau: 18S, 5.8S, 28S và 5S rRNA. Ba phân tử rRNA được tổng hợp trong nhân con, và phân tử còn lại được tổng hợp ở nơi khác. Trong bào tương, RNA ribosome và protein kết hợp lại thành phức hệ nucleoprotein gọi là ribosome. Ribosome gắn với mRNA và thực hiện quá trình tổng hợp protein. Một số ribosome thường lúc nào cũng gắn với một sợi mRNA. Gần như mọi RNA tìm thấy trong mọi tế bào sinh vật nhân thực là rRNA.
RNA thông tin-vận chuyển (transfer-messenger RNA, tmRNA) được tìm thấy ở nhiều vi khuẩn và lạp thể. Nó đánh dấu các protein mã hóa bởi mRNAs mà thiếu những codon kết thúc cho sự thoái hóa và ngăn cản ribosome khỏi bị dừng.
RNA điều hòa
Một vài loại RNA có khả năng điều hòa làm sụt giảm quá trình biểu hiện gene bằng cách gắn bổ sung vào một phần của mRNA hoặc đoạn DNA của gene. Các microRNA (miRNA; dài 21-22 nt) đã được tìm thấy ở sinh vật nhân thực và tác động thông qua can thiệp RNA (RNAi), nơi một phức hệ bộ phận tác động của miRNA và các enzyme có thể cắt mRNA, cản trở mRNA đang trong quá trình dịch mã, hoặc làm tăng tốc sự thoái hóa của nó.
Trong khi các RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA; 20-25 nt) thường được tạo ra bằng cách phá vỡ RNA của virus, cũng có những nguồn nội sinh siRNA. siRNAs hoạt động thông qua quá trình can thiệp RNA theo cách tương tự như miRNA. Một số miRNAs và siRNAs có thể gây cho các gene chúng tác động tới bị methyl hóa, do đó làm giảm hoặc tăng hoạt động phiên mã ở các gene này. Ở những động vật có RNA tương tác Piwi (piRNA; 29-30 nt) mà hoạt động trong các tế bào dòng mầm (germline) và được cho là những phân tử phòng thủ chống lại transposon và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành giao tử (gametogenesis).
Nhiều sinh vật nhân sơ có các RNA CRISPR, một hệ thống điều hòa tương tự như của can thiệp RNA. Các RNA đối nghĩa (antisense RNA) được lan rộng; mà hầu hết điều hòa làm giảm sự hoạt động của một gene, nhưng có một số là những phân tử kích hoạt quá trình phiên mã. Một cách RNA đối nghĩa hoạt động là khi nó gắn vào một mRNA, tạo thành sợi kép RNA mà chức năng enzyme bị suy giảm đi. Có nhiều RNA không mã hóa sợi dài tham gia điều hòa gene ở sinh vật nhân thực, ví dụ những RNA như thế là Xist, mà nó bao lấy nhiễm sắc thể X ở con cái trong động vật có vú và bất hoạt nó.
Một mRNA có thể chứa những phần tử điều hòa trong chính nó, như các đoạn riboswitch, nằm trong vùng đầu 5' không được dịch mã hoặc vùng đầu 3' không được dịch mã; các yếu tố điều hòa trong vùng (cis-regulatory element) này điều hòa sự hoạt động của chính mRNA. Những vùng không tham gia dịch mã cũng có thể chứa các đoạn mà tham gia vào điều hòa ở các gene khác.
Theo xử lý RNA
Nhiều RNA tham gia vào sửa đổi các RNA khác. Những đoạn intron bị cắt ra khỏi pre-mRNA bởi spliceosome, mà trong nó chứa một vài RNA hạt nhân nhỏ (small nuclear RNA, snRNA), hoặc các intron có thể là ribozyme mà dùng để cắt chính những đoạn intron khác. RNA cũng có thể được chỉnh sửa bằng dùng các nucleotide A, C, G và U trong một RNA này để thay đổi các nucleotide trong một RNA khác. Ở sinh vật nhân thực, sự chỉnh sửa các nucleotide của RNA nói chung được điều khiển bởi các RNA nucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNA; 60–300 nt), được tìm thấy trong nhân con và các thể Cajal. snoRNAs phối hợp với các enzyme đến một vị trí trên RNA bằng cách bắt cặp base với RNA. Các enzyme này sau đó thực hiện sửa đổi nucleotide. rRNA và tRNA là những phân tử được sửa đổi rất nhiều, nhưng snRNA và mRNA cũng có thể là những mục tiêu cho sửa đổi base. RNA cũng có thể bị methyl hóa.
Bộ gene RNA
Giống như DNA, RNA có thể được dùng để mang thông tin di truyền. Các virus RNA có bộ gene chứa RNA mã hóa cho các protein của chúng. Bộ gene virus được tái bản bằng một số protein này, trong khi các protein khác có chức năng bảo vệ bộ gene khi hạt virus chuyển sang tế bào vật chủ mới. Viroid là một nhóm thể sinh bệnh khác, nhưng chúng chỉ chứa RNA, và không mã hóa cho bất kỳ một protein nào và được sao chép nhờ các polymerase của tế bào thực vật chủ.
Theo phiên mã ngược
Các virus có bộ gen là RNA phải được tổng hợp ngược trở lại thành DNA nhờ enzyme phiên mã ngược; từ đó tạo nên DNA bổ sung rồi sau đó mới được phiên mã thành những RNA mới để làm khuôn dịch mã. Retrotransposon cũng được lan rộng nhờ cách sao chép DNA và RNA từ tế bào này sang tế bào khác, và telomerase chứa một RNA được sử dụng làm khuôn mẫu cho việc lắp ráp những đoạn cuối của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực.
RNA sợi kép
RNA sợi kép (dsRNA) là RNA mà có hai sợi bổ sung, tương tự như ở DNA trong mọi tế bào. dsRNA tạo thành vật liệu di truyền ở một số virus (virus có RNA sợi kép, double-stranded RNA viruses). RNA sợi kép chẳng hạn như ở RNA virus hoặc siRNA có thể kích hoạt can thiệp RNA ở sinh vật nhân thực, cũng như hoạt hóa các protein interferon trong động vật có xương sống.
RNA vòng
Cuối thập niên 1990, các nhà sinh học đã phát hiện có một loại sợi đơn RNA khép kín ở động vật. Sau đó loại này được chính thức xác nhận và gọi là RNA vòng (circRNA). Xem chi tiết về loại này ở trang RNA vòng.
Các khám phá quan trọng về RNA sinh học
Nghiên cứu về RNA đã dẫn đến nhiều khám phá sinh học quan trọng cũng như nhiều giải Nobel. Acid nucleic được Friedrich Miescher khám phá ra lần đầu tiên vào năm 1868, khi ông gọi các vật liệu này là 'nuclein' do chúng được tìm thấy trong nhân tế bào. Sau đó người ta khám phá ra tại các tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân, cũng thấy chứa acid nucleic. Giải thuyết về vai trò của RNA trong sinh tổng hợp protein đã được nêu ra từ năm 1939. Severo Ochoa nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1959 (cùng với Arthur Kornberg) cho khám phá của ông về một enzyme cho phép tổng hợp được RNA trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, loại enzyme khám phá bởi Ochoa (polynucleotide phosphorylase) sau này được chứng minh là có vai trò làm thoái hóa RNA, chứ không phải tổng hợp lên RNA. Năm 1956 Alex Rich và David Davies cho lai hai dòng RNA để tạo thành tinh thể RNA đầu tiên mà cấu trúc của nó có thể xác định bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (tinh thể học tia X).
Trình tự của 77 nucleotide trong tRNA của một loài nấm men được Robert W. Holley xác định lần đầu tiên vào năm 1965, giúp Holley đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa 1968 (cùng với Har Gobind Khorana và Marshall Nirenberg).
Trong đầu thập niên 1970, các retrovirus và enzyme phiên mã ngược được phát hiện, và lần đầu tiên chứng tỏ rằng các enzyme tham gia quá trình sao chép từ RNA vào DNA (quá trình ngược so với chu trình thông thường của sự truyền thông tin di truyền). Nhờ khám phá này, David Baltimore, Renato Dulbecco và Howard Temin được trao giải Nobel Y học năm 1975.
Năm 1976, Walter Fiers cùng các đồng nghiệp lần đầu tiên đã giải trình tự thành công RNA trong một bộ gene của virus, hay bacteriophage MS2.
Năm 1977, các intron và quá trình ghép RNA (RNA splicing) được phát hiện ở cả virus trên động vật và ở gene tế bào, đưa Philip Sharp và Richard Roberts đến giải Nobel năm 1993. Các phân tử RNA xúc tác (ribozyme) được phát hiện vào đầu thập kỷ 1980, và mang lại cho Thomas Cech và Sidney Altman giải Nobel năm 1989. Năm 1990, người ta tìm thấy trong thực vật Petunia (dã yên thảo) là có thể dùng các gene để tắt các gene tương tự trong chính loài thực vật này, một khám phá đã mở đường cho kỹ thuật can thiệp RNA sau này.
Trong khoảng cùng thời gian này, các sợi RNA dài 22 nt, mà hiện nay gọi là microRNA, được tìm thấy có vai trò trong sự phát triển của C. elegans.
Nghiên cứu can thiệp RNA đưa đến giải Nobel Y học năm 2006 cho Andrew Fire và Craig Mello, và giải Nobel Hóa học cho nghiên cứu về quá trình phiên mã RNA trao cho Roger Kornberg trong cùng năm. Sự khám phá các RNA điều hòa biểu hiện gene đã dẫn đến những nỗ lực phát triển các loại thuốc là từ RNA, như siRNA, có chức năng làm tắt một số gene.
Liên quan đến hóa học tiền sinh học và thuyết phát sinh sinh vật
Năm 1967, Carl Woese nêu ra giả thuyết rằng RNA có thể là chất xúc tác và gợi ý những dạng sống nguyên thủy nhất (các phân tử tự tái bản) có thể dựa trên RNA cả về mặt chứa đựng thông tin di truyền và làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa sinh—hay còn gọi là giả thuyết thế giới RNA.
Tháng 3 năm 2015, các nucleotide phức tạp của DNA và RNA, bao gồm uracil, cytosine và thymine, được thông báo là đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm dưới những điều kiện của không gian ngoài thiên thể, sử dụng các hóa chất ban đầu, như pyrimidine, một hợp chất hữu cơ phổ biến tìm thấy trong các vẫn thạch. Pyrimidine, giống như các hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons, PAHs), là một trong những hợp chất giàu carbon nhất tìm thấy trong Vũ trụ và có thể hình thành trong môi trường quanh các sao khổng lồ đỏ hoặc các đám mây bụi và khí liên sao.
Xem thêm
RNA origami
Cấu trúc phân tử sinh học
Đại phân tử
DNA
Transcriptome
Tham khảo
Liên kết ngoài
RNA World website Link collection (structures, sequences, tools, journals)
Nucleic Acid Database Images of DNA, RNA and complexes.
Anna Marie Pyle's Seminar: RNA Structure, Function, and Recognition
Di truyền
Công nghệ sinh học
Sinh học phân tử |
10005 | https://vi.wikipedia.org/wiki/RNA%20polymerase | RNA polymerase | RNA polymerase thường được gọi trong tiếng Việt là RNA pôlymêraza là một loại enzym chuyên xúc tác quá trình tổng hợp các loại phân tử RNA từ gen. RNA pôlymêraza còn được gọi tên theo chức năng của nó là enzym phiên mã.
Chức năng
RNA polymeraza có khả năng nhận biết gen khuôn mẫu tương ứng, gắn vào vùng điều hoà của gen này và tiến hành phiên mã.
Sau khi đã gắn vào vùng điều hoà của gen, RNA pôlymêraza có khả năng chuyển đổi trình tự pôliđêôxiribônuclêôtit (DNA) (poly DRN) thành trình tự chuỗi ribônuclêôtit (poly RN) mang mã phiên, từ đó dịch mã mới tiến hành được.
Sự tổng hợp (tạo thành) hoặc phân giải (loại bỏ) enzym này có liên quan đến biểu hiện gen.
Cấu tạo
Gồm có nhân tố xích ma(nhận biết promoter). Enzym lõi(kéo dài chuỗi ribonucleotid) enzym lõi có hai chuỗi anpha, 1 chuỗi beta, 1 chuỗi beta ‘
Tham khảo
Phiên mã.
Danh sách RNA.
Nguồn trích dẫn
Enzyme
RNA
Biểu hiện gen
Di truyền phân tử |
10007 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich%20Paulus | Friedrich Paulus | Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã. Ông là vị chỉ huy cao cấp nhất của lực lượng quân Đức và đồng minh công phá Stalingrad, thất trận và bị bắt chỉ một ngày sau khi Adolf Hitler thăng lên cấp bậc Thống chế.
Cuộc đời
Thuở thiếu thời
Friedrich Paulus sinh ngày 23 tháng 9 năm 1890, tại Breitenau, Hesse-Nassau. Ông là con trai của một giáo viên.
Bước vào thời thanh niên, ông đã xin vào làm học viên của Học viện Kaiserliche Marine nhưng không thành. Sau đó, ông đã nộp đơn xin học luật tại trường đại học Marburg. Sau khi rời trường đại học mà không có một bằng cấp nào, tháng 2 năm 1910, ông gia nhập quân đội, phục vụ trong Trung đoàn bộ binh 111 với tư cách là một sĩ quan thực tập.
Ông lập gia đình với bà Elena Rosetti-Solescu vào ngày 4 tháng 7 năm 1912.
Trước khi đến Stalingrad
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trung đoàn của Paulus tham gia mũi tấn công vào nước Pháp. Một thời gian sau đó, ông là sĩ quan tham mưu phục vụ trong Quân đoàn Alpen (Alpenkorps) cho đến hết chiến tranh. Kết thúc Thế chiến I, ông mang quân hàm Đại úy.
Sau Hiệp ước Versailles, ông được chỉ định vào chức vụ Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh 13 ở Stuttgart (1921-1933), rồi chỉ huy trưởng tiểu đoàn môtô cơ giới (1934-1935), trước khi trở thành Tham mưu trưởng Lực lượng Thiết giáp Panzer vào tháng 10 năm 1935, được phân công nhiệm vụ tổ chức và xây dựng 3 sư đoàn Panzer.
Tháng 5 năm 1939, ông được thăng Thiếu tướng (Generalmajor) và làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân X tấn công Ba Lan. Qua 2 chiến dịch, đơn vị được đổi thành Tập đoàn quân VI và chinh chiến qua các mặt trận Hà Lan và Bỉ.
Tháng 8 năm 1940, ông được thăng Trung tướng (Generalleutnant) và được cử làm Tham mưu phó Lục quân, và trên cương vị này ông tham gia việc trù định chiến dịch xâm lăng Nga. Tháng 1 năm 1942, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân VI trong mũi tiến công đến Stalingrad.
Chỉ huy trận Stalingrad
Chiến sự đầu ở Stalingrad
Trong thế trận của quân Đức năm 1942, Tập đoàn quân VI dưới quyền Paulus giữ vị trí chủ chốt. Đích thân Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân thiết giáp IV tiến quân dọc sông Volga thành một vòng cung rộng để sau cùng ép vùng trung nước Nga và Moskva giữa hai gọng kìm phía đông và phía tây.
Ngày 23 tháng 8 năm 1942, Tập đoàn quân VI đã tiến đến sông Volga, kế cận phía bắc Stalingrad. Hitler không hề ngờ vực tin tức quân báo của Đức ngày 9 tháng 9 cho rằng Liên Xô đã tung ra hết lực lượng dự phòng trên toàn mặt trận.
Tuy nhiên, quân Đức không có đủ nguồn lực để đảm bảo cho các mục tiêu của mình. Sườn bắc của Tập đoàn quân VI bị kéo dài hơn 560 kilômét dọc phòng tuyến sông Đông từ Stalingrad đến Voronezh. Để tạm thời che chắn cho điểm yếu này, Hitler đã đặt ba Tập đoàn quân của quân chư hầu: Tập đoàn quân II Hungari phía nam Voronezh, Tập đoàn quân VIII của Ý xa hơn về phía đông-nam, và Tập đoàn quân III Rumani phía tây Stalingrad. Dù thế, ngoài năng lực tác chiến đáng nghi ngờ, tất cả các đơn vị này đều thiếu trang bị, thiếu hỏa lực thiết giáp và đại pháo, thiếu cả phương tiện vận chuyển. Thêm nữa, họ bị trải mỏng trên phòng tuyến quá dài. Tập đoàn quân III Rumani trấn giữ phòng tuyến dài gần 170 kilômét mà chỉ có 69 tiểu đoàn. Nhưng Hitler chỉ có thể huy động những đơn vị quân chư hầu đến thế.
Nhưng chính phòng tuyến này là mấu chốt cho cả Tập đoàn quân VI cùng Tập đoàn quân thiết giáp IV ở Stalingrad cũng như Cụm Tập đoàn quân A ở Kavkaz. Nếu sườn sông Đông bị xuyên thủng, các lực lượng Đức ở Stalingrad sẽ bị bao vây và quân Đức ở Kavkaz sẽ bị cắt đứt đường tiếp vận hoặc đường về.
Trận chiến cứ mãi dằng dai cho đến tháng 9 năm 1942, với hai mũi tiến công của quân Đức đến Stalingrad và Kavkaz đều phải dừng lại vì Liên Xô chống cự mãnh liệt. Suốt tháng 10 năm 1942, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên đường phố Stalingrad. Quân Đức đạt được vài thành công, tiến đánh từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, nhưng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều vùng đổ nát của thành phố vĩ đại này tạo cơ hội mà quân Nga khai thác cho việc phòng thủ kiên cường và dằng dai. Dù Đại tướng Franz Halder (bị Hitler cách chức ngày 24 tháng 9) và người kế nhiệm Zeitzler cảnh báo Hitler rằng binh sĩ ở Stalingrad đã kiệt sức, Hitler vẫn thúc đẩy họ phải tiến. Từng sư đoàn còn nguyên vẹn được tung vào rồi bị nghiền nát trong chiến trường địa ngục.
Dù bước tiến khó khăn và thiệt hại nặng nghiêm trọng, ngày 25 tháng 10 năm 1942 tướng Paulus gọi vô tuyến về thông báo với Hitler rằng ông hy vọng sẽ chiếm được hoàn toàn Stalingrad chậm lắm là vào ngày 10 tháng 11. Phấn khích với lời trấn an này, Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân Thiết giáp IV, lúc này đang giao chiến ở phía nam thành phố, phải chuẩn bị để tiến công theo hướng bắc và nam dọc sông Volga sau khi chiếm được Stalingrad.
Liên Xô phản công
Trong khi chiến sự diễn ra phần nào có vẻ có lợi cho quân Đức thì những tin tức về đợt phản công của Liên Xô rạng sáng ngày 19 tháng 11 đi đến. Bộ tổng chỉ huy quân Liên Xô cuối cùng cũng đã phát hiện và chuẩn bị sẵn sàng để khai thác điểm yếu ở cạnh sườn trái của cánh quân Paulus. Để phản công trên mặt trận quanh Stalingrad, họ đã tập trung một lực lượng mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của tướng G.K.Zhukov gồm có 3 Phương diện quân (Tây Nam, Sông Don và Stalingrad) với nhiều đơn vị xe tăng, cơ giới, với 13.500 pháo và cối, hơn 1.000 pháo phòng không, 115 tiểu đoàn pháo phản lực, gần 900 xe tăng, 1.115 máy bay.
Trong vòng vài tiếng đồng hồ, lực lượng xung kích của Phương diện quân Tây Nam gồm tập đoàn quân 21 và tập đoàn quân xe tăng 5, một phần lực lượng của tập đoàn quân cận vệ 1, với sự hỗ trợ của các đơn vị thiết giáp có hỏa lực vượt trội đã đánh xuyên qua Tập đoàn quân III Rumani dọc sông Đông, tây-bắc Stalingrad. Về phía nam thành phố, các tập đoàn quân 24, 65 và 66 của Phương diện quân Sông Don cũng tấn công mãnh liệt Tập đoàn quân Thiết giáp IV của Đức và Tập đoàn quân IV Rumani. Mục đích của quân Liên Xô rất rõ ràng là để cắt đứt Stalingrad và ép Tập đoàn quân VI của Đức hoặc phải vội vã rút về hướng tây hoặc chịu bao vây.
Ngay nhận thấy tình hình diễn ra, Zeitzler thúc giục Hitler cho phép Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad để quay về khúc rẽ của sông Don rồi tái lập phòng tuyến ở đây. Tuy nhiên, điều này chỉ Hitler nổi cơn giận dữ và ra một quyết định dẫn đến thảm họa: Tập đoàn quân VI phải trụ lại quanh Stalingrad.
Ngày 22 tháng 11, 2 cánh quân Liên Xô đã hợp vây hoàn tất ở Kalach, cách Stalingrad 60 kilômét về hướng tây trên khúc rẽ của sông Don. Vào buổi tối, tướng Paulus gửi điện về xác nhận đơn vị của ông đã bị bao vây. Hitler lập tức ra lệnh Paulus dời tổng hành dinh vào thành phố và lập cứ điểm phòng vệ. Tập đoàn quân VI sẽ được tiếp tế bằng máy bay cho đến khi được giải cứu.
Nhưng đấy chỉ là động thái vô vọng. Hiện giờ có 20 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Rumani bị cắt đứt tại Stalingrad. Paulus cho biết họ cần tối thiểu 750 tấn hàng hậu cần mỗi ngày. Số lượng này vượt quá khả năng của Không quân vì thiếu máy bay vận tải. Ngay cả nếu có đủ máy bay, họ bị trở ngại vì bão tuyết và phải bay trên vùng trời mà không quân Liên Xô đã chiếm ưu thế. Tuy thế, Tư lệnh Không quân Hermann Göring trấn an Hitler rằng Không quân sẽ thực hiện nhiệm vụ. Có tài liệu ghi Không quân Đức không hề thực hiện nhiệm vụ này và có tài liệu cho biết Không quân Đức thật sự tiến hành đưa hàng tiếp tế đến nhưng chỉ thỏa mãn được khoảng 10% nhu cầu của 500 tấn hàng tiếp tế mỗi ngày, vì lý do súng phòng không và chiến đấu cơ Nga ngăn chặn, thời tiết xấu....
Giải cứu Tập đoàn quân VI
Việc giải cứu Tập đoàn quân VI là biện pháp thực tế hơn. Ngày 25 tháng 11, Hitler triệu hồi Thống chế Erich von Manstein, vị Tư lệnh chiến trường tài ba nhất, từ mặt trận Leningrad xuống và giao cho ông chỉ huy một đơn vị được thành lập mới: Cụm Tập đoàn quân Don. Nhiệm vụ của Manstein là đánh lên từ phía tây-nam để giải cứu Tập đoàn quân VI tại Stalingrad.
Kế hoạch của Manstein là cho Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad đi về hướng tây trong khi Cụm Tập đoàn quân Don do Tập đoàn quân Thiết giáp IV dẫn đầu tiến lên hướng đông-bắc, đánh xuyên qua quân Liên Xô đang ở giữa hai lực lượng của Đức. Nhưng một lần nữa, Hitler từ khước việc rút khỏi sông Volga. Tập đoàn quân VI phải trụ lại Stalingrad và Manstein phải tiến công đến đấy.
Bị buộc phải tuần lệnh, ngày 12 tháng 12 Manstein mở cuộc tấn công mang tên "Chiến dịch Bão mùa Đông". Khởi đầu, cuộc tiến công đạt tiến bộ; Tập đoàn quân Thiết giáp IV dưới quyền Thượng tướng Hermann Hoth mở đường tiến lên hướng đông-bắc theo hai bên tuyến đường sắt hướng đến Stalingrad cách xa 120 kilômét. Ngày 19 tháng 12, họ tiến đến cách chu vi phía nam của thành phố hơn 60 kilômét; ngày 21 còn cách 50 kilômét, và qua vùng thảo nguyên phủ tuyết vào ban đêm binh sĩ của Tập đoàn quân VI có thể nhìn thấy ánh sáng của hỏa châu do quân bạn đến giải cứu bắn lên.
Theo lời khai sau này của tướng lĩnh Đức, lúc ấy Tập đoàn quân VI có thể đánh ra hướng về phía Tập đoàn quân Thiết giáp IV đang tiến đến họ. Nhưng một lần nữa, Hitler lại ngăn cấm. Ngày 21 tháng 12, Zeitzler cố thúc giục, Hitler đồng ý cho binh sĩ của Paulus đánh ra miễn là họ vẫn giữ được Stalingrad. Lệnh điên rồ này khiến cho Zeitzler gần nổi khùng. Ông kể lại:
Buổi tối kế tiếp, tôi van nài Hitler cho phép việc đánh ra. Tôi vạch rõ rằng đây thật sự là cơ hội cuối cùng để giải cứu hai trăm nghìn binh sĩ của Paulus. Hitler không chịu. Trong nỗi vô vọng, tôi mô tả cho ông ấy biết tình cảnh bên trong: binh sĩ đói khát đang tuyệt vọng, họ mất tin tưởng nơi Bộ Chỉ huy Tối cao, thương binh mong ước được chiếu cố đúng mức trong khi hàng nghìn người bị tê cóng mà chết. Ông ấy vẫn không tiếp thu những luận cứ này cũng như những lý do khác mà tôi đưa ra.
Khi gặp sức kháng cự càng lúc càng mạnh của quân Liên Xô phía trước và hai bên sườn, Tướng Hoth không có đủ lực lượng để tiến thêm 50 kilômét còn lại. Ông tin rằng nếu Tập đoàn quân VI đánh ra, ông vẫn có thể bắt tay với họ rồi cả hai lực lượng cùng rút về. Trong quyển hồi ký sau chiến tranh, Thống chế von Manstein nói rằng vào ngày 19 tháng 12, ông trái lệnh Hitler mà thật sự chỉ đạo cho Tập đoàn quân VI đánh ra khỏi Stalingrad về hướng đông-nam để bắt tay với Tập đoàn quân Thiết giáp IV. Có lẽ họ làm được việc này trong một hoặc hai ngày – giữa 21 và 22 tháng 12 – nhưng sau đấy là bất khả thi. Vì lẽ, Hoth không biết rằng Hồng quân đã đánh về hướng bắc và bây giờ đang đe dọa sườn trái của cả Cụm Tập đoàn quân Don dưới quyền Manstein. Ngày 23 tháng 12, Manstein ra lệnh Hoth dỡ bỏ bước tiến, điều một trong số ba sư đoàn thiết giáp về phòng tuyến phía bắc và tự bảo vệ tại chỗ với lực lượng còn lại. Nỗ lực giải cứu đã thất bại.
Quân Đức sụp đổ
Manstein ra lệnh mới sau khi nhận được tin đáng lo ngại vào ngày 17 tháng 12. Sáng hôm ấy, quân Liên Xô đã xuyên thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân VIII của Ý phía thượng nguồn sông Đông, và đến tối đã mở ra một khoảng hở rộng hơn 40 kilômét. Trong vòng ba ngày, khoảng hở rộng hơn 140 kilômét, quân Ý đang hoảng hốt tháo chạy, còn Tập đoàn quân III Rumani về phía nam cũng tan rã sau khi đã bị đánh vùi dập từ ngày đầu 19 tháng 11 của cuộc phản công từ Liên Xô. Không lạ gì mà Manstein phải lấy về một phần lực lượng thiết giáp của Hoth để lấp vào khoảng hở. Tiếp theo đấy là phản ứng dây chuyền.
Không những Cụm Tập đoàn quân Don mà cả lực lượng của Hoth cũng phải rút lui sau khi đã tiến gần Stalingrad đến thế. Những cuộc rút lui này gây nguy hiểm cho quân Đức ở Kavkaz: họ sẽ bị cắt đứt nếu quân Nga tiến đến Rostov trên bờ biển Azov. Một hoặc hai ngày sau Giáng sinh, Zeitzler vạch rõ với Hitler: "Nếu ông không ra lệnh rút lui từ Kavkaz, chẳng bao lâu ta sẽ có một Stalingrad thứ hai". Ngày 29 tháng 12, Hitler đành phải ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân A của Thống chế Paul von Kleist, gồm Tập đoàn quân Thiết giáp I và Tập đoàn quân XVII đã thất bại trong việc tiến chiếm các mỏ dầu Grozny, phải rút về.
Quân Đức ở Kavkaz và bên sông Đông không tháo chạy, nhưng đang rút lui càng nhanh càng tốt để tránh bị cắt đứt. Mỗi ngày khi năm 1943 bắt đầu, họ càng rời xa Stalingrad hơn một chút. Giờ đã đến lúc quân Nga xử lý quân Đức còn lại ở đây. Nhưng trước nhất, họ cho binh sĩ của Tập đoàn quân VI một cơ hội để tự cứu mạng sống.
Vào buổi sáng 8 tháng 1 năm 1943, ba sĩ quan trẻ của Hồng quân, với một lá cờ trắng, đi vào phòng tuyến của quân Đức trên chu vi phía bắc của Stalingrad, trao cho tướng Paulus tối hậu thư của tướng Rokossovski, Tư lệnh các lực lượng Liên Xô trên mặt trận sông Đông.
Tình trạng của binh sĩ ông là tuyệt vọng. Họ đang khổ sở vì thiếu ăn, bệnh tật và giá lạnh. Mùa đông Nga khắc nghiệt chỉ mới bắt đầu... Binh sĩ của ông không được cung cấp quần áo mùa đông và đang sống trong điều kiện vệ sinh tồi tệ... Tình trạng của ông là tuyệt vọng, chống cự thêm là vô nghĩa.
Xét qua điều này và để tránh đổ máu vô ích, chúng tôi đề nghị ông chấp nhận những điều kiện đầu hàng dưới đây...
Đấy là những điều kiện danh dự. Tất cả tù binh sẽ được cung cấp "khẩu phần bình thường", có thể giữ lại quân phù, huy chương và vật dụng cá nhân. Người bị thương, bị bệnh và cóng lạnh sẽ được điều trị. Paulus có 24 tiếng đồng hồ để trả lời.
Ông lập tức gọi cho Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động. Hitler bác bỏ yêu cầu của ông. Buổi sáng ngày 10 tháng 1, 24 giờ sau khi thời hạn đầu hàng đã hết, quân Liên Xô mở đợt tấn công cuối bằng trận địa pháo với 5.000 đại bác.
Trận chiến diễn ra dữ dội và đẫm máu. Cả hai bên chiến đấu với lòng dũng cảm và liều lĩnh khó tin trên vùng không người lạnh giá của đống gạch vụn của thành phố – nhưng không được lâu. Trong vòng 6 ngày, quân Đức co cụm lại còn phân nửa diện tích với phòng tuyến dài 24 kilômét và rộng 15 kilômét. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, quân Đức bị cắt ra làm hai khu vực và mất quyền kiểm soát đường băng khẩn cấp cuối cùng. Máy bay Đức không còn có thể hạ cánh để mang đến hàng hậu cần, nhất là thuốc men cho thương bệnh binh.
Một lần nữa, quân Liên Xô cho kẻ thù dũng cảm của họ một cơ hội để đầu hàng. Đại diện phía Nga đi đến phòng tuyến của Đức ngày 24 tháng 1 với lời đề nghị mới. Một lần nữa, bị dằng co giữa nghĩa vụ phải tuân lệnh Lãnh tụ điên rồ và trách nhiệm cứu vớt các binh sĩ còn lại để tránh cho họ bị tiêu diệt, Paulus kêu gọi đến Hitler:
Binh sĩ không còn đạn hoặc thức ăn... Không còn có thể chỉ huy được hiệu quả... 18.000 thương binh không có đồ tiếp tế hoặc bông băng hoặc dược phẩm... Tiếp tục phòng thủ là vô nghĩa. Sụp đổ là không tránh khỏi. Đại đoàn yêu cầu được phép đầu hàng ngay để cứu vớt số binh sĩ còn lại.
Câu trả lời của Hitler vẫn là bảo lưu:
Cấm đầu hàng! Tập đoàn quân VI phải giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng, sự chịu đựng anh hùng sẽ có một đóng góp khó quên cho việc thành lập phòng tuyến bảo vệ và cứu nguy thế giới phương Tây.
Thế giới phương Tây! Đấy là liều thuốc đắng cho những người lính của Tập đoàn quân VI đã xâm lăng thế giới này ở Hà Lan và Bỉ không lâu trước đây.
Paulus đầu hàng và phản ứng của Hitler
Chống cự thêm không những là vô nghĩa, vô vọng mà còn bất khả thi. Đến ngày 28 tháng 1, một Tập đoàn quân có thời hùng mạnh bị cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, mảnh phía nam là nơi Paulus đặt tổng hành dinh trong một trung tâm bách hóa một thời phát đạt Univermag. Theo một nhân chứng, vị Tư lệnh hay ngồi trên chiếc giường dã chiến đặt ở một góc tối trong tình trạng thần kinh gần như sụp đổ.
Ông cũng như các binh sĩ không còn lòng dạ nào mà đón nhận những cuộc gọi vô tuyến tới tấp chúc mừng họ. Sau khi đã vui hưởng mùa đông trên nước Ý ấm áp và khệnh khạng đây đó trong chiếc áo choàng lông thú và phô bày các món trang sức bằng đá quý, ngày 29 tháng 1 Hermann Göring gọi vô tuyến đến, dùng những từ ngữ "kiên cường", "gan lì", "dũng cảm" và "tự xả thân."
Cũng không ai lấy làm phấn khởi vào buổi tối 30 tháng 1 năm 1943, kỷ niệm 10 năm Quốc xã lên cầm quyền, khi họ nghe giọng của Göring trên sóng vô tuyến:
Một nghìn năm sau, người Đức sẽ nói đến trận đánh với lòng sùng kính và thán phục, và sẽ nhớ rằng dù sao đi nữa, chiến thắng chung cuộc được quyết định ở đây... Trong nhiều năm người ta sẽ nói đến trận đánh anh hùng bên sông Volga: Khi bạn đi đến Đức, hãy nói bạn đã trông thấy chúng tôi nằm xuống ở Stalingrad, vì danh dự của chúng tôi và những lãnh đạo của chúng tôi đã phong cho chúng tôi vinh dự này, cho vinh quang cao to tát hơn của nước Đức.
Vinh quang và nỗi thống khổ khủng khiếp của Tập đoàn quân VI bây giờ đã đến lúc chấm dứt. Ngày 30 tháng 1, Paulus gọi vô tuyến cho Hitler: Sự sụp đổ cuối cùng sẽ đến trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Tin báo này khiến cho Bộ Tư lệnh Tối cao của Hitler ban một cơn mưa thăng thưởng cho các sĩ quan, với hy vọng là những vinh dự như thế sẽ củng cố quyết tâm muốn hy sinh một cách vinh quang ngay tại mặt trận đẫm máu. Hitler nhận xét với Jodl: Lịch sử quân sự chưa từng ghi thống chế Đức nào đã bị bắt làm tù binh. Rồi ông phong cho Paulus, qua sóng vô tuyến, quân hàm thống chế. Khoảng 117 sĩ quan khác cũng được thăng cấp. Đấy là một động thái trong trò ma quỷ: Hitler muốn Paulus chiến đấu cho đến chết.
Cuối ngày 31 tháng 1 năm 1943, Paulus gửi tin cuối cùng đến tổng hành dinh:
Tập đoàn quân VI, theo đúng lời tuyên thệ của họ và ý thức được tầm quan trọng cao cả trong nhiệm vụ của họ, đã giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng cho Lãnh tụ và Tổ quốc cho đến phút cuối.
Lúc 19 giờ 45 phút, nhân viên trực vô tuyến của Tập đoàn quân VI gửi bản tin cuối cùng: Quân Nga đang tiến vào cửa boong-ke của chúng tôi. Chúng tôi đang phá hủy máy móc. Anh thêm chữ CL – ký hiệu vô tuyến có nghĩa "Đài này không còn truyền tín hiệu nữa."
Tại tổng hành dinh không xảy ra cuộc đọ súng nào. Paulus và quân nhân dưới quyền không chiến đấu đến người cuối cùng. Một toán quân Liên Xô do một sĩ quan cấp thấp dẫn đầu ghé mắt nhìn vào khu vực tối tăm của vị Tư lệnh dưới tầng hầm. Quân Nga yêu cầu đầu hàng và Tham mưu trưởng Tập đoàn quân VI, Tướng Schmidt chấp nhận. Paulus ngồi trên giường của ông với vẻ buồn nản. Schmidt nói với ông: Tôi xin hỏi Thống chế có lời nào cần nói thêm không?. Paulus không trả lời.
Về phía bắc, một nhóm nhỏ quân Đức – tàn quân của 2 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh – vẫn còn trụ lại trong đống đổ nát của một xưởng chế tạo máy kéo. Vào đêm 1 tháng 2 năm 1943, họ nhận tin từ Hitler:
Dân tộc Đức mong các anh thi hành nghĩa vụ đúng như binh sĩ đang trụ vững ở pháo đài phía nam. Mỗi ngày và mỗi giờ các anh còn chiến đấu sẽ tạo điều kiện để thiết lập một mặt trận mới.
Ngay trước giữa trưa ngày 2 tháng 2, nhóm quân này cũng đầu hàng sau khi đã gửi bản tin cuối cùng đến Tư lệnh Tối cao:
Đã chiến đấu đến người cuối cùng với những lực lượng ưu thế vượt trội. Nước Đức muôn năm!
Cả bãi chiến trường phủ tuyết, đẫm máu trở nên yên ắng. Lúc 14 giờ 46 phút ngày 2 tháng 2, một máy bay trinh sát của Đức lượn trên thành phố và gọi điện về: Không thấy dấu hiệu giao chiến tại Stalingrad.
Vào lúc này, 91.000 chiến binh Đức – kể cả 24 tướng lĩnh – đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại giá lạnh ở -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberia. Trừ 20.000 quân Rumani và 29.000 thương binh đã được đưa về bằng máy bay, đấy là tất cả những gì còn lại của một Tập đoàn quân có quân số 285.000 người chỉ hai tháng trước. Những người khác đã bị tàn sát. Trong số 91.000 người vào ngày mùa đông ấy đi đến chốn giam cầm, chỉ có 5.000 người được trở về Tổ quốc của họ.
Trong lúc ấy, tại tổng hành dinh được sưởi ấm ở Đông Phổ, nhà độc tài Quốc xã Hitler nhiếc móc các tướng lĩnh ở Stalingrad, trong khi chính ông vì ương ngạnh và ngu xuẩn phải nhận trách nhiệm về thảm họa này. Biên bản ghi buổi họp ngày 1 tháng 2 năm 1943 sau này được tìm lại và cho thấy rõ bản chất của Hitler trong giai đoạn thử thách của cuộc đời ông cũng như của Quân đội và đất nước ông:
Họ đã đầu hàng ở đấy – một cách chính thức và hoàn toàn. Đáng lẽ họ phải củng cố hàng ngũ, phân tán mỏng, và tự bắn vào mình với viên đạn cuối cùng... Con người ấy [Paulus] đáng lẽ phải tự kết liễu đời mình như những Tư lệnh thuở xưa gieo mình lên thanh gươm của họ khi thấy đã thất bại...
Lời nói của Hitler đối với Paulus càng độc địa hơn khi ông tiếp tục mắng nhiếc:
Các anh phải tưởng tượng: Ông ta được mang đến Moskva... Rồi ông ta sẽ ký vào bất kỳ văn kiện gì. Ông ta sẽ khai nhận, sẽ có lời tuyên bố – các anh sẽ thấy... Chỉ không đầy một tuần Seydlitz và Schmidt và ngay cả Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh... Làm thế nào người ta có thể hèn nhát như thế? Tôi không hiểu được...
Cuộc sống là gì? Cuộc sống là Đất nước. Cá nhân dù sao cũng chết. Vượt lên cuộc sống của cá nhân là Đất nước. Nhưng làm thế nào người ta lại sợ hãi thời khắc ấy của cái chết, mà theo đấy ông ta có thể tự giải thoát khỏi cơn thống khổ này...
Có quá nhiều người phải chết, và rồi một người như thế làm nhơ nhuốc anh hùng tính của nhiều người khác vào phút cuối. Đáng lẽ ông ta có thể tự giải thoát khỏi mọi nỗi đau khổ và đi lên cõi vĩnh hằng và miền bất diệt của quốc gia, nhưng ông ta lại thích đi Moskva!...
Điều làm cho cá nhân tôi bị xúc phạm nhất là tôi vẫn thăng cấp cho ông ấy lên thống chế. Tôi muốn mang đến cho ông ấy sự mãn nguyện chung cuộc. Đây là thống chế cuối cùng mà tôi phong trong cuộc chiến này...
Hitler đã tiên đoán đúng sự kiện Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh Liên Xô, nhưng sai về thời gian. Vào tháng 7 năm sau, Paulus và Seydlitz lên tiếng trên đài phát thanh Moskva kêu gọi Quân đội Đức loại trừ Hitler.
Ngày 3 tháng 2 năm 1943, Bộ Tổng tham mưu Đức ra một bản tin đặc biệt:
Trận đánh Stalingrad đã kết thúc. Theo đúng lời tuyên thệ của họ, Tập đoàn quân VI dưới quyền lãnh đạo gương mẫu của Thống chế Paulus đã bị chế ngự bởi quân địch mạnh áp đảo và bởi những hoàn cảnh không được thuận lợi mà quân ta gặp phải.
Đài truyền thanh Đức phát một loạt trống trận và đoạn thứ hai trong Bản Giao hưởng thứ Năm của Beethoven trước khi đọc bản tin. Hitler tuyên bố bốn ngày quốc tang. Tất cả nhà hát, rạp chiếu phim và nhà văn nghệ tạp lục đều đóng cửa trong thời gian này.
Cuối đời
Hitler đã có đề nghị với Stalin trao đổi Paulus với Iacov Dzugashvili (con trai của Stalin) nhưng Stalin bác bỏ. Sau chiến tranh Paulus đã ra làm nhân chứng trong Tòa án Nürnberg xử các lãnh tụ Phát xít Đức.
Năm 1953, Paulus được thả. 2 năm sau đó, toàn bộ những tù binh Đức còn sống sót (chủ yếu là tù binh sau trận Stalingrad) cũng được phía Liên Xô cho hồi hương. Trong số 91.000 tù binh Đức, chỉ còn khoảng 6.000 người trở về nhà.
Paulus trở thành thanh tra cảnh sát tại Dresden, Cộng hòa Dân chủ Đức vào lúc cuối đời. Ông mất ngày 1 tháng 2 năm 1957 vì một căn bệnh thần kinh.
Xem thêm
Tập đoàn quân số 6
Chú giải
Liên kết ngoài
Một số bài về Paulus hoặc do Paulus viết tại Sovetika.ru (tiếng Nga)
Thống chế Lục quân Đức Quốc Xã
Nhân vật trong Thế chiến thứ hai
Chiến dịch Stalingrad
Quân nhân Đức trong Thế chiến thứ nhất |
10009 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Chi (định hướng) | Chi trong tiếng Việt có thể hiểu theo các nghĩa sau:
Chi (sinh học) là một đơn vị phân loại sinh học đứng trên loài (species) và dưới họ (familia).
Chi (giải phẫu) để chỉ bộ phận tay và/hoặc chân của cơ thể động vật bậc cao.
Chi (họ người), họ người Á Đông.
Chi là từ viết tắt của Can Chi trong Lịch Trung Quốc.
Chi (kế toán), khoản chi.
Chi phí, một thuật ngữ trong kinh tế. |
10023 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gen | Gen | Gen là một đoạn xác định của phân tử acid nucleic có chức năng di truyền nhất định. Trong hầu hết các trường hợp, phân tử acid nucleic này là DNA, rất ít khi là RNA (trường hợp gen là RNA hiện mới chỉ phát hiện ở một số virut).
Thuật ngữ này dịch theo phiên âm kết hợp Việt hoá từ tiếng Anh gene, cũng như từ tiếng Pháp gène (phát âm Quốc tế đều là /jēn/). Trong sinh học phổ thông cũng viết là gen (đọc là gien hoặc zen). Gen có thể tạo ra sản phẩm của nó, gọi là sản phẩm của gen.
Thuật ngữ "gen" đóng vai trò cơ bản thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong di truyền học. Nội hàm của thuật ngữ "gen" đã thay đổi nhiều kể từ khi di truyền học (genetics - tức khoa học về gen) ra đời (từ năm 1900) cho đến thế kỷ XIX hiện nay. Trong sinh học phân tử hiện đại cũng như di truyền học phân tử hiện đại, tính từ đầu năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 6 định nghĩa mới về gen. Bài viết này mới chỉ đề cập đến nội hàm của thuật ngữ gen ở thời kỳ mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử di truyền học gọi là "thời kỳ tân cổ điển" của di truyền học (khoảng từ những năm 1940 đến những năm 1970) và ít nhiều đề cập tới nội hàm tương đối mới đến những năm 1980.
Trong quá trình biểu hiện gen, trước tiên DNA được sao chép sang RNA. Phân tử RNA hoặc là có chức năng biệt hóa trực tiếp hoặc làm khuôn mẫu trung gian để tổng hợp lên protein thực hiện một chức năng nào đó. Sự chuyển giao gen đến các sinh vật thế hệ con cháu là cơ sở của tính thừa kế các tính trạng kiểu hình. Các gen tạo thành từ các trình tự DNA khác nhau gọi là kiểu gen. Kiểu gen cùng với các yếu tố môi trường và phát triển xác định lên tính trạng kiểu hình. Đa số các tính trạng sinh học chịu ảnh hưởng bởi nhiều gen (polygene, tức một tính trạng do nhiều gen khác nhau quyết định gọi là tương tác gen) cũng như tương tác giữa gen với môi trường. Một số tính trạng di truyền có thể trông thấy ngay lập tức, ví như màu mắt hoặc số chi, và một số khác thì không, như nhóm máu, nguy cơ mắc các bệnh, hoặc hàng nghìn quá trình sinh hóa cơ bản cấu thành sự sống.
Gene có thể thu nạp các đột biến sinh học nằm trong trình tự của chúng, dẫn đến những biến thể, gọi là các allele, trong quần thể. Các allele này mã hóa một số phiên bản hơi khác nhau của cùng một protein, làm biểu hiện tính trạng kiểu hình khác nhau. Việc sử dụng thuật ngữ "có một gen" (v.d., "các gen tốt," "gen màu tóc") thông thường nhắc tới việc bao gồm một allele khác nữa của cùng chung một gen.
Khái niệm gen liên tục được tinh chỉnh để cho phù hợp với những hiện tượng mới khám phá gần đây. Ví dụ, các vùng điều hòa của một gen có thể nằm rất xa các vùng mã hóa của nó, và các vùng mã hóa này có thể xen kẽ bởi các đoạn exon. Một số virus lưu trữ bộ gen của chúng trong RNA thay vì ở DNA và một số sản phẩm gen là những RNA không mã hóa có chức năng chuyên biệt. Do đó, theo nghĩa rộng, định nghĩa khoa học hiện đại về gen là bất cứ đoạn locus di truyền được, đoạn trình tự trong bộ gen ảnh hưởng tới các tính trạng của sinh vật được biểu hiện thành sản phẩm chức năng hoặc tham gia điều hòa biểu hiện gen.
Thuật ngữ gen do nhà thực vật học, sinh lý học thực vật và di truyền học người Đan Mạch Wilhelm Johannsen giới thiệu năm 1905. Ông lấy gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại: γόνος, gonos, có nghĩa là thế hệ con cháu và sinh sản.
Lịch sử
Khám phá các đơn vị di truyền độc lập
Sự tồn tại của các đơn vị độc lập có khả năng di truyền được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà thực vật học Gregor Mendel (1822–1884). Từ năm 1854 đến 1863, trong một tu viện ở Brno, ông đã tiến hành trồng (gần 28.000 cây) và nghiên cứu các mẫu thế hệ con cháu của 12.835 cây thực vật đậu Hà Lan, theo dõi các đặc điểm khác biệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông miêu tả các đặc điểm này như là tổ hợp toán học 2n với n là số các đặc điểm khác nhau trong các cây đậu gốc. Mặc dù ông không sử dụng thuật ngữ gen, ông đã giải thích các kết quả theo thuật ngữ các đơn vị rời rạc có khả năng di truyền làm xuất hiện các đặc điểm thực tế quan sát được. Nội dung miêu tả này đã có trước phát hiện phân biệt của Wilhelm Johannsen về giữa kiểu gen (vật liệu di truyền của một sinh vật) và kiểu hình (các đặc điểm trông thấy của sinh vật đó). Mendel cũng lần đầu tiên chứng tỏ quy luật phân ly độc lập, sự khác biệt giữa các tính trạng trội và tính trạng lặn, sự khác biệt giữa dị hợp tử (heterozygote) và đồng hợp tử (homozygote), và hiện tượng di truyền không liên tục.
Trước khi có nghiên cứu của Mendel, ngành sinh học đã có một số tiến bộ như: nhờ phát minh kính hiển vi sơ khai của Antonie van Leeuwenhoek (thế kỷ XVII) đã mở đường cho việc quan sát thế giới vi sinh vật, sự ra đời thuyết tế bào của Matthias Schleiden và Theodor Schwann (1838, 1839). Nhìn chung quan niệm phổ biến về di truyền thời đó vẫn là di truyền các tính trạng tập nhiễm và di truyền hòa hợp (blending inheritance), cho rằng các cá thể thừa kế từ bố mẹ một hỗn hợp pha trộn các tính trạng, ví dụ như lai cây hoa đỏ với hoa trắng sẽ cho ra hoa hồng. Charles Darwin đã phát triển một lý thuyết về di truyền mà ông gọi là pangenesis (thuyết mầm, thuyết pangen), từ tiếng Hy Lạp cổ pan ("mọi, toàn thể") và genesis ("sự sinh") / genos ("nguồn gốc"). Darwin sử dụng thuật ngữ gemmule (mầm sinh) để miêu tả các hạt giả thuyết mà chúng được trộn với nhau trong quá trình sinh sản.
Tuy nhiên giới khoa học đương thời đã không hiểu và đánh giá được tầm vóc của khám phá Mendel sau khi ông công bố nghiên cứu vào năm 1866. Mãi đến năm 1900 ba nhà sinh học Hugo de Vries, Carl Correns, và Erich von Tschermak độc lập nhau đã thực hiện các thí nghiệm và đi đến các kết luận tương tự trước khi họ biết tới các nghiên cứu của Mendel. Đặc biệt, năm 1889, Hugo de Vries xuất bản cuốn sách của ông Intracellular Pangenesis, trong đó ông dự đoán rằng các tính trạng riêng biệt có từng đơn vị di truyền độc lập và sự kế thừa các tính trạng này trong sinh vật đến từ các hạt mầm. De Vries gọi những đơn vị này là "pangenes" (Pangens trong tiếng Đức), dựa theo lý thuyết pangenesis năm 1868 của Darwin.
Trong các năm 1902-1903, dựa trên các quan sát của nhiều nhà khoa học, trong đó có Walther Flemming về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, hai nhà khoa học Walter Sutton và Theodor Boveri đã độc lập với nhau cùng khởi xướng Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Trong bài báo của ông, Sutton nhấn mạnh vào sự quan trọng khi ông quan sát thấy nhóm NST lưỡng bội chứa hai tập hợp có hình thái (morphology) giống nhau, và trong giảm phân, mỗi giao tử chỉ nhận được một NST từ mỗi cặp NST tương đồng. Sau đó ông sử dụng quan sát này để giải thích các kết quả của Mendel bằng cách giả thiết rằng các gen nằm trên nhiễm sắc thể.
Năm 1905, Wilhelm Johannsen đã giới thiệu các thuật ngữ 'gene', 'genotype' và 'phenotype' và William Bateson đưa ra thuật ngữ 'di truyền học' ('genetic').
Trong thập niên 1910, Thomas Hunt Morgan cùng với cộng sự đã xây dựng thành công thuyết di truyền nhiễm sắc thể (chromosome theory of inheritance) dựa trên đối tượng nghiên cứu là ruồi giấm Drosophila melanogaster. Học thuyết này xác nhận rằng gen là đơn vị cơ sở của tính di truyền nằm trên nhiễm sắc thể (ở
trong nhân); trên đó các gen sắp xếp theo đường thẳng tạo thành nhóm liên kết.
Sự khám phá DNA
Quá trình nghiên cứu gen và di truyền tiếp tục đạt được những tiến bộ trong thế kỷ XX. Trước đó Friedrich Miescher (1869) đã khám phá ra một hỗn hợp trong nhân tế bào gọi là 'nuclein' mà sau đó Albrecht Kossel (1878) đã cô lập được thành phần không phải protein trong nuclein gọi là axit deoxyribonucleic. DNA được chứng tỏ là những phân tử chứa thông tin di truyền qua các thí nghiệm thực hiện trong thập niên 1940 đến thập niên 1950 (xem thí nghiệm Avery–MacLeod–McCarty, thí nghiệm Hershey–Chase). Nhờ kết quả nghiên cứu cấu trúc DNA bởi Rosalind Franklin và Maurice Wilkins bằng phương pháp tinh thể học tia X, đã giúp James D. Watson và Francis Crick đề xuất ra mô hình đúng về phân tử sợi xoắn kép DNA mà nguyên tắc ghép cặp nucleobase hàm ý giả thiết cho cơ chế sao chép vật liệu di truyền.
Những năm đầu thập niên 1950, đa số các nhà sinh học có quan điểm cho rằng các gen trong một nhiễm sắc thể hoạt động giống như những đoạn rời rạc, không thể phân chia được bằng cách tái tổ hợp và sắp xếp như những hạt trên một chuỗi. Thí nghiệm của Seymour Benzer sử dụng các khuyết tật đột biến ở vùng rII của thể thực khuẩn T4 (1955-1959) đã chứng tỏ từng gen có một cấu trúc thẳng đơn giản và dường như là tương đương với một đoạn của sợi DNA.
Bằng các thí nghiệm gây đột biến các gen liên quan đến các con đường sinh hóa trên nấm mốc bánh mỳ Neurospora crassa, năm 1941 George Beadle và Edward Tatum xác nhận mỗi gen kiểm soát phản ứng sinh hóa tổng hợp một enzyme đặc thù. Kết quả này đưa hai ông đến giả thuyết một gen - một enzym về sau được chính xác hóa là một gen xác định chỉ một chuỗi polypeptide, cấu trúc bậc 1 của protein, trong đó có các enzyme.
Từ những kết quả nghiên cứu thu nạp dần đã hình thành lên luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử, phát biểu rằng các protein được dịch mã từ RNA, mà đến lượt RNA được phiên mã từ DNA. Tuy vậy, sau này luận thuyết được chỉ ra có những ngoại lệ, ví dụ như phiên mã ngược ở retrovirus. Ngành di truyền hiện đại nghiên cứu ở cấp độ DNA được biết đến là di truyền phân tử.
Năm 1972, Walter Fiers và cộng sự ở Đại học Ghent đã lần đầu tiên xác định được trình tự của một gen: đó là gen mã hóa cho protein vỏ bọc của thể thực khuẩn MS2. Những phát triển sau đó của xác định trình tự DNA bằng kỹ thuật gián đoạn chuỗi bởi Frederick Sanger năm 1977 đã nâng cao hiệu quả giải trình tự và giúp nó trở thành công cụ thường xuyên trong các phòng thí nghiệm. Một kỹ thuật tự động của phương pháp Sanger đã được áp dụng ở giai đoạn đầu của dự án giải mã bộ gen ở người.
Thuyết tổng hợp hiện đại
Một số lý thuyết đã được phát triển đầu thế kỷ XX nhằm kết hợp giữa di truyền Mendel với thuyết tiến hóa Darwin được gọi là thuyết tổng hợp hiện đại, một thuật ngữ do Julian Huxley giới thiệu.
Các nhà sinh tiến hóa sau đó đã chỉnh sửa bổ sung khái niệm này, như quan điểm gen là đối tượng trung tâm của tiến hóa nêu ra bởi George C. Williams. Ông đề xuất một khái niệm gen tiến hóa như là một đơn vị của chọn lọc tự nhiên với định nghĩa: "nó là cái tách biệt và tái kết hợp với tần số phù hợp." Theo quan điểm này, phân tử gen phiên mã như là một đơn vị, và gen tiến hóa kế thừa như là một đơn vị. Các ý tưởng liên quan nhấn mạnh vào vai trò trung tâm của gen trong tiến hóa được Richard Dawkins thảo luận trong các cuốn sách phổ biến khoa học.
Cơ sở phân tử
DNA
Hầu hết các sinh vật sống mã hóa gen của chúng trong những chuỗi dài DNA (axit deoxyribonucleic). DNA bao gồm một chuỗi cấu thành từ bốn loại tiểu đơn vị nucleotide, mỗi tiểu đơn vị cấu tạo bởi: một đường năm cacbon (2'-deoxyribose), một nhóm phosphat, và một trong bốn base adenine, cytosine, guanine, và thymine.
Hai sợi DNA xoắn quanh nhau tạo thành chuỗi xoắn kép DNA với bộ khung xoắn đường-phosphat bao ngoài, và các base hướng vào trong mà adenine bắt cặp với thymine và guanine bắt cặp với cytosine. Sự bắt cặp base đặc biệt này xảy ra bởi vì ở mỗi adenine và thymine hình thành 2 liên kết hiđrô với nhau, trong khi ở mỗi cytosine và guanine hình thành 3 liên kết hiđrô với nhau. Do vậy hai sợi trong chuỗi xoắn kép liên kết với nhau tuân theo nguyên tắc bổ sung, với trình tự của các base bắt cặp sao cho các adenine của một sợi được bắt cặp với các thymine sợi kia, và cứ tương tự như thế.
Do tính chất hóa học của phần dư pentose của các base, các sợi DNA có tính xác định hướng. Một đầu cuối của polyme DNA chứa nhóm hydroxyl lộ ra khỏi deoxyribose; vị trí này được gọi là đầu 3' của phân tử. Đầu cuối còn lại chứa nhóm phosphat lộ ra; hay còn gọi là đầu 5'. Hai sợi của chuỗi xoắn kép chạy theo hướng ngược nhau. Các quá trình tổng hợp axit nucleic, bao gồm tái bản DNA và phiên mã diễn ra theo chiều đầu 5'→3', bởi vì các nucleotide mới được ghép vào thông qua phản ứng khử nước khi sử dụng đầu 3' hydroxyl như là chất phản ứng nucleophile (chất cho một cặp electron để tạo thành liên kết hóa học).
Sự biểu hiện gen được mã hóa trong DNA bắt đầu bằng quá trình phiên mã gen thành RNA, một loại axit nucleic thứ hai rất giống với DNA, nhưng các monome chứa đường ribose thay cho đường deoxyribose. RNA cũng chứa base uracil thay cho thymine. Các phân tử RNA ít bền hơn DNA và thường là sợi đơn trong dạng điển hình. Các gen mã hóa cho các protein chứa một dãy các trình tự ba nucleotide được gọi là các codon, phục vụ như các "từ" trong "ngôn ngữ" di truyền. Mã di truyền xác định lên protein trong quá trình dịch mã giữa codon và amino acid. Mã di truyền gần như là như nhau ở mọi sinh vật sống đã biết.
Nhiễm sắc thể
Toàn bộ các gen trong một sinh vật hoặc trong một tế bào được gọi là bộ gen (genome) của chúng, mà chúng lưu trữ trong nhiễm sắc thể. Một NST chứa một chuỗi xoắn kép DNA rất dài (cùng với các protein hỗ trợ khác) mà trên đó có hàng nghìn gen mã hóa. Vùng NST tại đó chứa một gen được gọi là lô-cut. Mỗi lô-cut chứa một alen của gen; tuy nhiên, các thành viên trong một quần thể có thể có các allele khác nhau tại lô-cut, mà mỗi alen có thể giống nhau hoặc khác nhau ít nhiều về trình tự nuclêôtit.
Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực được lưu trong một tập lớn, các sợi NST. Các NST được vo lại trong nhân tế bào như búi với sự hỗ trợ của các protein histone để tạo thành một đơn vị gọi là nucleosome. DNA đóng gói và cô đặc theo cách này được gọi là chromatin (chất nhiễm sắc). Cách thức DNA quấn bao quanh các histone, cũng như các sửa đổi hóa học của chính histone, giúp điều hòa một vùng DNA cụ thể nơi quá trình biểu hiện gen có thể thực hiện được. Ngoài các đoạn gene, trong nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực còn chứa các trình tự giúp đảm bảo quá trình tái bản DNA diễn ra bình thường mà không làm suy giảm các vùng đầu cuối DNA và giúp sắp xếp chúng vào các tế bào con trong quá trình phân bào: vùng khởi điểm tái bản (replication origin), telomere và tâm động (centromere). Vùng khởi điểm tái bản là những vùng trình tự nơi quá trình tái bản DNA được bắt đầu diễn ra (có thể tại một hoặc nhiều vị trí trên NST). Telomere (đầu mút) là những đoạn trình tự dài và lặp lại nằm ở những đoạn đầu hoặc cuối cùng của NST có chức năng ngăn cản sự thoái hóa của các vùng trình tự điều hòa và mã hóa trong quá trình tái bản DNA. Độ dài của các telomere giảm đi mỗi lần bộ gen được sao chép và được phát hiện có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào. Vị trí tâm động là nơi các sợi thoi (spindle fibre, hoặc microtubule) bám vào để tách hai chromatid chị em dính nhau ở tâm động trong quá trình phân bào.
Sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) thông thường lưu giữ bộ gen của chúng trên một sợi nhiễm sắc thể dạng vòng có kích thước lớn (circular chromosome, xem DNA siêu xoắn). Tương tự, ở một số bào quan ở sinh vật nhân thực có chứa một NST mạch vòng còn sót loại mà trên đó có một số ít các gen. Thỉnh thoảng sinh vật nhân sơ bổ sung vào NST của chúng thêm những vòng nhỏ DNA gọi là plasmid, mà thường chỉ mã hóa một số gen và có thể trao đổi được giữa các cá thể. Ví dụ, các gen có khả năng giúp vi sinh vật kháng kháng sinh và mang lại cho plasmid khả năng tự sao chép độc lập giữa các tế bào, thậm chí của các chủng loài khác nhau, thông qua cơ chế chuyển gen ngang (horizontal gene transfer).
Trong khi ở nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ có mật độ tập trung gen tương đối cao, thì ở sinh vật nhân thực thường chứa các vùng DNA mà chức năng của nó không rõ ràng. Sinh vật nhân thực đơn bào đơn giản có tương đối ít lượng DNA như thế, trong khi bộ gen phức tạp của những sinh vật đa bào, bao gồm con người, chứa rất nhiều đoạn DNA mã vẫn chưa giải mã được chức năng của chúng. Các nhà sinh học phân tử thường coi những vùng này là những đoạn DNA rác ("junk DNA"). Tuy nhiên, những phân tích gần đây gợi ý rằng mặc dù các vùng DNA mã hóa protein chỉ chiếm 2% trong bộ gen người, khoảng 80% số lượng base trong bộ gen có thể được biểu hiện, do đó "đoạn rác DNA" có thể bị sử dụng nhầm tên gọi.
Cấu trúc
Cấu trúc của một gen chứa nhiều yếu tố mà những trình tự mã hóa protein thực sự chỉ là một phần nhỏ trong đó. Chúng bao gồm các vùng DNA không được phiên mã cũng như các vùng RNA không được dịch mã.
Tại hai bên khung đọc mở, mỗi gene chứa một trình tự điều hòa cần thiết cho sự biểu hiện của nó. Đầu tiên, gene cần một trình tự khởi động (promoter). Các yếu tố phiên mã (transcription factors) nhận ra và liên kết với vùng trình tự khởi động, sau đó RNA polymerase thực hiện khởi phát quá trình phiên mã. Việc nhận ra này thường nằm ở hộp TATA trong vùng khởi động. Một gene có thể có nhiều hơn một vùng khởi động, làm cho các RNA thông tin (mRNA) khác nhau ở độ dài của đầu 5'. Những gene thường xuyên được phiên mã có những trình tự khởi động "mạnh" tức là tạo thành liên kết mạnh với các yếu tố phiên mã, do vậy khởi phát phiên mã ở tốc độ cao. Những gene khác có những vùng trình tự khởi động "yếu" mà liên kết yếu với các yếu tố phiên mã và do vậy sự phiên mã đối với các gen này xảy ra ít hơn. Các vùng trình tự khởi động ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phức tạp hơn và khó nhận diện hơn so với ở sinh vật nhân sơ.
Thêm vào đó, các gen có thể chứa những vùng điều hòa có độ dài hàng kilobase nằm ở bên trái hoặc bên phải khung đọc mở dẫn đến làm thay đổi mức độ biểu hiện. Những vùng này hoạt động bằng cách liên kết với các yếu tố phiên mã khiến cho DNA tạo thành mạch vòng do đó trình tự điều hòa (và yếu tố phiên mã bám vào) trở lên rất gần với RNA polymerase tại vị trí liên kết. Ví dụ, các vùng tăng cường (enhancer) làm tăng tốc độ phiên mã bằng cách liên kết với một protein kích hoạt (activator protein) giúp kéo phân tử RNA polymerase đến vùng khởi động; ngược lại vùng bất hoạt (silencer) bám với protein ức chế (repressor protein) làm cho DNA trở lên ít hoạt động với RNA polymerase.
Phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) chứa những vùng không dịch mã ở cả hai đầu mà trong mỗi đầu chứa vị trí liên kết ribosome, vùng kết thúc (terminator) và các codon khởi đầu và codon kết thúc. Thêm vào đó, ở hầu hết khung đọc mở của sinh vật nhân thực chứa các đoạn intron không dịch mã mà sẽ được loại bỏ trước khi các đoạn exon được dịch mã. Các trình tự ở cuối mỗi intron, quyết định các vị trí cắt (splice site, RNA splicing) để tạo ra mRNA thành thục cuối cùng, dùng để mã hóa cho protein hoặc sản phẩm RNA khác.
Nhiều gene ở sinh vật nhân sơ được tổ chức thành các đơn vị operon, với nhiều trình tự mã hóa protein được phiên mã nằm trong nó. Các gene trong một operon được phiên mã như là một mRNA liên tục, mà coi nó như là polycistronic mRNA. Thuật ngữ cistron trong bối cảnh này tương đương với khái niệm gen. Sự phiên mã của một operon của mRNA thường bị kiểm soát bởi phân tử ức chế (repressor), mà trạng thái hoạt động hay bị cấm của sự phiên mã phụ thuộc vào sự có mặt những chất chuyển hóa nhất định. Khi phân tử ức chế hoạt động, nó bám vào một trình tự DNA nằm ở vị trí khởi đầu của operon, được gọi là vùng operator, làm cản trở sự phiên mã của operon; khi phân tử ức chế bất hoạt, sự phiên mã ở operon có thể xảy ra (xem ví dụ Lac operon). Các sản phẩm của gene operon thường có những chức năng liên quan và tham gia vào cùng mạng lưới điều hòa gene.
Định nghĩa theo chức năng
Các nhà sinh học phân tử gặp phải khó khăn khi muốn định nghĩa chính xác phần nào của một trình tự DNA chứa một gen. Các vùng điều hòa của một gen như vùng tăng cường không cần thiết phải nằm gần với trình tự mã hóa trên mạch dài phân tử bởi vì các đoạn DNA trung gian có thể tạo vòng lồi ra (loop out) giúp mang gene và vùng trình tự điều hòa của nó đến gần nhau. Tương tự, các đoạn intron của một gen có thể dài hơn rất nhiều so với các đoạn exon của nó. Các vùng điều hòa thậm chí có thể nằm hoàn toàn trên nhiễm sắc thể khác và hoạt động từ xa (in trans) khi cho phép vùng điều hòa trên một nhiễm sắc thể đến gần với các gen đích nằm trên nhiễm sắc thể khác.
Những nghiên cứu ban đầu trong di truyền phân tử gợi ra khả năng một gen tạo một protein. Khái niệm này (ban đầu gọi là giả thuyết một gen-một enzym) bắt nguồn từ bài báo có tầm ảnh hưởng năm 1941 bởi George Beadle và Edward Tatum công bố kết quả nghiên cứu các thí nghiệm gây đột biến trên nấm mốc bánh mỳ Neurospora crassa. Norman Horowitz, một trong các cộng sự ban đầu tham gia vào nghiên cứu Neurospora, nhớ lại vào năm 2004 rằng "những thí nghiệm này là cơ sở của khoa học mà Beadle và Tatum từng gọi là di truyền sinh hóa. Thực sự các kết quả của họ đã khai sinh ra ngành di truyền phân tử và tất cả những phát triển sau đó." Khái niệm một gen-một protein đã được tinh chỉnh dần từ lúc khám phá ra các gen có thể mã hóa nhiều protein bằng quá trình điều hòa cắt-nối có chọn lọc (alternative splicing) và các trình tự mã hóa tách thành những đoạn ngắn trên bộ gene mà các mRNA được ghép nối bằng quá trình xử lý cắt-nối chéo (trans-splicing).
Một định nghĩa có tầm hoạt động rộng thỉnh thoảng được sử dụng để bao quát được tính phức tạp của nhiều hiện tượng phong phú, nơi một gen được định nghĩa như là hợp của các trình tự mã hóa cho một tập nhất quán các sản phẩm chuyên biệt có khả năng xen phủ lẫn nhau. Định nghĩa này phân loại gene theo các sản phẩm có chức năng riêng (như protein hay RNA) hơn là theo những vị trí locus cụ thể trên đoạn DNA, với các yếu tố điều hòa được phân loại như là các vùng kết hợp với gene.
Biểu hiện gene
Trong mọi sinh vật, có hai bước cần thiết để đọc thông tin mã hóa trong DNA của gene và tổng hợp lên sản phẩm protein mà gene mã hóa cho. Đầu tiên, các đoạn DNA của gene được phiên mã thành RNA thông tin (mRNA). Thứ hai, mRNA được dịch mã thành protein. Các gene mã hóa trong RNA vẫn phải trải qua bước đầu tiên, nhưng không nhất thiết dịch mã thành protein. Quá trình tổng hợp ra một phân tử chức năng sinh học hoặc là RNA hay protein được gọi là biểu hiện gen, và phân tử tạo thành được gọi là sản phẩm gene.
Mã di truyền
Trình tự nucleotide của DNA trong một gen xác định lên trình tự amino acid tương ứng của protein thông qua mã di truyền. Tập hợp các bộ ba nucleotide, gọi là bộ ba mã hóa hay codon, mà mỗi codon mã hóa cho một amino acid. Nguyên lý phát biểu rằng cứ ba base trong trình tự DNA mã hóa cho mỗi amino acid được minh chứng bằng thí nghiệm năm 1961 khi tạo đột biến dịch chuyển khung trong gene rIIB của thể thực khuẩn T4 (xem thí nghiệm Crick, Brenner và cộng sự).
Ngoài ra, một "codon khởi động", và ba "codon kết thúc" đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của vùng mã hóa protein. Có tất cả 64 codon khả dĩ (vì có bốn nucleotide ở mỗi một trong ba vị trí, do vậy tổ hợp có tất cả 43 codon) và trong tự nhiên chỉ có 20 amino acid cơ bản; do vậy số bộ ba là thừa và có nhiều codon cùng mã hóa cho một amino acid. Sự tương ứng giữa các codon và amino acido gần như là phổ biến rộng rãi ở mọi sinh vật sống đã biết trên Trái Đất.
Phiên mã
Phiên mã tạo ra phân tử RNA sợi đơn được biết đến là mRNA, mà các trình tự nucleotide trong nó tuân theo nguyên tắc bổ sung với của DNA làm gốc để phiên mã nó. mRNA có vai trò làm khuôn mẫu trung gian giữa DNA của gene và sản phẩm protein cuối cùng. DNA của gene được sử dụng làm khuôn để tổng hợp lên mRNA theo nguyên tắc ghép cặp bổ sung. mRNA khớp với trình tự của dải mã hóa (coding strand) trong DNA của gene bởi vì nó được tổng hợp như là sợi bổ sung của dải khuôn mẫu (template strand). Phiên mã được thực hiện bằng enzyme gọi là RNA polymerase, khi nó đọc và thực hiện trượt theo dải khuôn mẫu theo hướng đầu 3' đến đầu 5'; và tổng hợp lên RNA theo hướng ngược lại từ đầu 5' đến đầu 3'. Để khởi phát phiên mã, phân tử polymerase đầu tiên nhận ra và bám vào vùng khởi động của gen. Do vậy, cơ chế chính của điều hòa biểu hiện gen là ngăn chặn hoặc cô lập vùng khởi động, hoặc thông qua các phân tử ức chế (repressor) có chức năng ngăn chặn polymerase, hoặc bằng cách tổ chức DNA sao cho không thể tiếp cận được vùng khởi động.
Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã xảy ra trong tế bào chất; đối với phân tử phiên mã rất dài, sự dịch mã có thể bắt đầu tại đầu 5' của RNA trong khi ở đầu 3' của nó vẫn đang trong quá trình phiên mã. Ở sinh vật nhân thực, phiên mã xảy ra trong nhân tế bào, nơi lưu giữ DNA và nhiễm sắc thể. Phân tử RNA được tổng hợp bằng polymerase được gọi là bản sao sơ cấp (primary transcript) và trải qua một quá trình sửa đổi hậu phiên mã (post-transcriptional modification) trước khi trở thành mRNA thành thục và được chuyển ra khỏi nhân vào tế bào chất để chuẩn bị cho dịch mã. Một trong những sửa đổi được thực hiện đó là cắt-nối các đoạn intron là những trình tự trong vùng phiên mã nhưng không mã hóa cho protein. Cơ chế cắt-nối có chọn lọc (alternative splicing) có thể cho các bản sao thành thục từ cùng một gen nhưng mRNA có trình tự khác vào do vậy nó mã hóa cho những protein khác. Đây là cơ chế điều hòa chính ở tế bào nhân thực và cũng xuất hiện ở một vài tế bào nhân sơ.
Dịch mã
Dịch mã là quá trình trong đó một phân tử mRNA thành thục được sử dụng là khuôn mẫu để tổng hợp lên protein mới. Dịch mã được thực hện bằng các ribosome, những phức hợp lớn chứa RNA và protein chịu trách nhiệm thực hiện các phản ứng hóa sinh để ghép nối thêm những amino acid mới do tRNA mang đến tạo thành một chuỗi polypeptide đang dài dần ra dựa trên liên kết peptide. Mã di truyền được đọc ba nucleotide trong một lần, theo các đơn vị gọi là codon mã hóa, thông qua tương tác với các phân tử RNA biệt hóa gọi là RNA vận chuyển (tRNA). Mỗi tRNA có ba base không được ghép cặp gọi là các codon đối mã (anticodon) mà bắt cặp bổ sung với codon nó đọc được từ mRNA. tRNA thông qua liên kết cộng hóa trị gắn với amino acid mà chỉ khớp riêng với codon của tRNA đó. Khi tRNA bắt khớp với codon bổ sung trên dải mRNA, ribosome lập tức gắn amino acid nó mang tới vào chuỗi polypeptide đang được tổng hợp, mà có chiều từ đầu amin đến đầu carboxyl. Trong lúc và sau tổng hợp, hầu hết protein mới hình thành phải trải qua bước uốn gập về cấu trúc ba chiều hoạt động trước khi chúng thực hiện tham gia các chức năng trong tế bào hoặc được đẩy ra khỏi tế bào.
Điều hòa
Các gene được điều hòa sao cho chúng chỉ biểu hiện khi các sản phẩm gene ở mức cần thiết, vì quá trình biểu hiện tiêu tốn những nguồn dự trữ hạn chế. Một tế bào điều hòa biểu hiện các gen của nó phụ thuộc vào môi sinh (ví dụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít, nhiệt độ và các sức ép-stress), môi trường bên trong tế bào (ví dụ chu kỳ phân bào, trao đổi chất, trạng thái lây nhiễm), và vai trò cụ thể của nó trong một sinh vật đa bào. Biểu hiện gene có thể được điều hòa ở bất kỳ một bước nào: từ lúc khởi phát phiên mã, đến xử lý RNA, đến sửa đổi sau dịch mã đối với protein. Sự điều hòa các gen kiểm soát trao đổi chất của đường lactose ở E. coli (lac operon) là một trong những cơ chế điều hòa đầu tiên được François Jacob và Jacques Monod miêu tả vào năm 1961.
Các gene sinh RNA không mã hóa
Một gene mã hóa protein điển hình thường đầu tiên sao chép sang RNA như là một phân tử trung gian trong quá trình tổng hợp ra protein cuối cùng. Trong trường hợp khác, các phân tử RNA là những sản phẩm có chức năng chuyên biệt, như vai trò trong tổng hợp RNA ribosome và RNA vận chuyển. Một số RNA được biết đến là các ribozyme có khả năng hoạt động như enzyme, và microRNA có vai trò điều hòa. Trình tự DNA từ đó mà RNA được phiên mã thành các RNA có chức năng chuyên biệt được gọi là các gene sinh RNA không mã hóa.
Ở một số virus chúng lưu trữ toàn bộ bộ gene của chúng trong dạng của RNA, và không hề chứa một trình tự DNA nào. Bởi vì chúng sử dụng RNA để lưu giữ các gene, các tế bào vật chủ có thể tổng hợp lên các protein cần thiết cho virus ngay khi chúng lây nhiễm vào vật chủ và không cần phải đợi xảy ra giai đoạn phiên mã. Mặt khác, ở các RNA retrovirus, như HIV, chúng đòi hỏi phải có quá trình phiên mã ngược từ bộ gene của chúng là RNA sang DNA trước khi protein của virus được tổng hợp ra. Di truyền học ngoài gene (epigenetics) do RNA trung gian cũng đã được quan sát thấy ở một số thực vật nhưng rất hiếm có ở động vật.
Di truyền
Bộ gene các sinh vật được kế thừa từ gene trong thế hệ bố mẹ của chúng. Các sinh vật sinh sản vô tính chỉ đơn giản là kế thừa bản sao đầy đủ của bộ gene bố mẹ chúng. Các sinh vật sinh sản hữu tính có hai bản sao ở mỗi nhiễm sắt thể bởi vì chúng thừa hưởng một bộ đầy đủ từ mỗi con cái và con đực.
Di truyền Mendel
Theo di truyền Mendel, các biến dị trong kiểu hình của một sinh vật (các đặc điểm vật lý và cư xử quan sát được) là một phần do những biến đổi trong kiểu gene (đặc biệt là các gen tương ứng). Mỗi gene xác định một tính trạng riêng với các trình tự khác nhau trên cùng một gen (các allele) làm xuất hiện nhiều kiểu hình khác nhau. Hầu hết các sinh vật nhân thực (như ở cây đậu Hà Lan mà Mendel dùng để nghiên cứu) có hai allele cho mỗi tính trạng, mỗi allele được kế thừa từ bố hoặc mẹ.
Tại locus các allele có thể là trội hoặc lặn; các allele trội thể hiện những kiểu hình tương ứng khi nó ghép cặp với bất kỳ một allele khác của tính trạng, trong khi các allele lặn chỉ thể hiện kiểu hình tương ứng khi nó ghép cặp với cùng một bản sao allele khác. Nếu biết kiểu hình của sinh vật, có thể xác định được allele trội và allele lặn. Ví dụ, nếu allele xác định thân cây cao ở đậu Hà Lan là tính trạng trội so với allele xác định thân cây thấp, thì ở thực vật đậu thừa hưởng một allele allele cao từ bố mẹ và một allele thấp từ bố mẹ thì nó sẽ là thân cây cao. Nghiên cứu của Mendel chứng tỏ rằng các allele phân ly độc lập trong hình thành giao tử, hoặc các tế bào gốc, đảm bảo biến đổi ở thế hệ tiếp theo. Mặc dù di truyền Mendel vẫn là một mô hình tốt cho nhiều tính trạng xác định bởi các gen riêng rẽ (bao gồm một số bệnh di truyền hay gặp) nó không kể đến những quá trình sinh hóa trong tái bản DNA và phân bào.
Tái bản DNA và phân bào
Các sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản dựa vào sự phân bào; quá trình trong đó một tế bào phân chia thành hai tế bào con. Để thực hiện được như vậy đầu tiên trong nhân tế bào cần tiến hành sao chép từng gene trong bộ gene thông qua cơ chế tái bản DNA. Quá trình tái bản được thực hiện nhờ những enzyme chuyên biệt mà trong số đó là DNA polymerase, phân tử này thực hiện "đọc" một sợi trong hai sợi xoắn kép DNA đã được tháo xoắn, hay còn gọi sợi này là sợi khuôn, và tổng hợp lên một sợi bổ sung mới. Bởi vì chuỗi xoắn kép DNA được liên kết với nhau bởi các cặp base bổ sung, từ trình tự của một sợi có thể hoàn toàn xác định lên trình tự bổ sung; do vậy enzyme chỉ cần đọc một sợi là có thể tạo ra một bản sao đầy đủ. Quá trình tái bản DNA tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn; tức là, bản sao của bộ gene thừa kế trong mỗi tế bào con chứa một sợi gốc từ bố mẹ và một sợi DNA mới tổng hợp.
Tốc độ tái bản DNA trong tế bào sống lần đầu tiên được xác định là ở tốc độ kéo dài DNA của thể thực khuẩn T4 trong E. coli bị nhiễm phage và các nhà sinh học phát hiện thấy nó có một tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn sao chép DNA ở nhiệt độ 37 °C, tốc độ kéo dài bằng 749 nucleotide trên một giây.
Sau khi quá trình tái bản DNA kết thúc, tế bào phải trải qua sự chia tách của hai bản sao bộ gene và phân chia thành hai tế bào có màng phân biệt. Ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) quá trình này tương đối đơn giản thể hiện qua sự phân chia đôi (binary fission), trong đó mỗi bộ gene trên mạch vòng gắn vào màng tế bào và được tách ra thành các tế bào khi màng tế bào lộn vào trong (invagination) và tách tế bào chất ra thành hai phần ngăn nhau bởi màng tế bào. Quá trình phân chia đổi xảy ra cực kỳ nhanh so với tốc độ phân bào ở sinh vật nhân thực. Tế bào của sinh vật nhân thực phân chia diễn ra phức tạp hơn như trong chu kỳ tế bào; sự tái bản DNA xảy ra trong pha S, trong khi quá trình tách nhiễm sắc thể và bào tương xảy ra trong pha M.
Di truyền phân tử
Sự tái bản và truyền vật liệu di truyền từ một thế hệ tế bào sang thế hệ tiếp theo là cơ sở của di truyền phân tử, và là mối liên hệ giữa bức tranh phân tử với bức tranh cổ điển của gen. Sinh vật thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ bởi vì các tế bào con chứa các bản sao của gene từ trong tế bào của bố mẹ chúng. Ở các sinh vật sinh sản vô tính, ở thế hệ con sẽ chứa bản sao di truyền hay dòng hóa từ các sinh vật bố mẹ. Ở sinh vật sinh sản hữu tính, một giai đoạn đặc biệt của quá trình phân bào gọi là giảm phân tạo thành các tế bào giao tử hoặc tế bào mầm phôi đơn bội, và chỉ chứa gene trong nhiễm sắc thể đơn bội. Giao tử phát sinh từ con cái gọi là trứng hay ova, và giao tử phát sinh từ con đực gọi là tinh trùng. Hai giao tử kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội trứng đã được thụ tinh, một tế bào trong nó chứa hai tập hợp gene, với một bản sao của mỗi gene đến từ con cái và một bản sao còn lại từ con đực.
Trong quá trình phân bào giảm phân, thỉnh thoảng xuất hiện sự kiện tái tổ hợp di truyền hay trao đổi chéo ở một số đoạn giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng, kéo theo sự trao đổi các gen giữa chúng. Ở sự kiện này, một đoạn DNA trên một chromatid được hoán vị bằng một đoạn DNA có độ dài bằng nhau nằm trên chromatid tương đồng khác chị em. Hiện tượng này có thể dẫn đến sự tổ chức lại các allele đã có liên kết với nhau. Quy luật phân ly độc lập của Mendel khẳng định mỗi gene từ bố hoặc mẹ cho mỗi tính trạng sẽ sắp xếp một cách độc lập trong giao tử; hay các allele của các gen khác nhau thì phân ly một cách độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Điều này chỉ đúng cho những gene mà không nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, hoặc nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách rất xa nhau. Hai gene nằm càng gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể, chúng sẽ càng có mặt cùng nhau trong giao tử và các tính trạng chúng biểu hiện sẽ xuất hiện cùng nhau thường xuyên; những gene nằm rất gần nhau hoặc cạnh nhau về cơ bản không bao giờ bị tách biệt bởi vì rất hiếm khi điểm trao đổi chéo sẽ xuất hiện giữa hai gene này. Đây là cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết gene hoàn toàn (genetic linkage).
Ruồi giấm Drosophila melanogaster đã được nhà di truyền học người Mỹ, Thomas Hunt Morgan (1866-1945), sử dụng trong nghiên cứu di truyền học từ những năm đầu của thế kỷ XX, trong khi đang làm việc tại Học viện Công nghệ California. Nhờ sử dụng ruồi giấm này, Morgan và các cộng sự của mình đã xây dựng thành công học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Lý thuyết này đã khẳng định gene - đơn vị di truyền then chốt đóng ba vai trò: (i) Gene là đơn vị chức năng, nghĩa là gene được xem như một thể thống nhất toàn vẹn kiểm soát một tính trạng cụ thể. (ii) Gene là đơn vị tái tổ hợp, nghĩa là gene không bị chia nhỏ bởi sự trao đổi chéo (vì theo quan điểm này, trao đổi chéo không xảy ra bên trong phạm vi một gen mà chỉ xảy ra giữa các gene); như thế gene được coi là đơn vị cấu trúc cơ sở của vật chất di truyền, nhiễm sắc thể. (iii) Gene là đơn vị đột biến, nghĩa là nếu đột biến xảy ra trong gene dù ở bất kỳ vị trí nào hoặc với phạm vi ra sao, chỉ gây ra một trạng thái cấu trúc mới tương ứng với một kiểu hình mới, kiểu hình đột biến, khác với kiểu hình bình thường. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn còn chưa rõ ràng và không thực sự chính xác theo quan điểm của di truyền học hiện đại
Các biến đổi ở mức phân tử
Đột biến
Giai đoạn tái bản DNA diễn ra phần lớn có độ chính xác cao, tuy vậy cũng có lỗi (đột biến) xảy ra. Tần suất lỗi ở tế bào sinh vật nhân thực có thể thấp ở mức 10−8 trên nucleotide trong mỗi lần tái bản, trong khi ở một số virus RNA có thể cao tới mức 10−3. Điều này có nghĩa là ở mỗi thế hệ, trong bộ gene ở người thu thêm 1–2 đột biến mới. Những đột biến nhỏ xuất hiện từ quá trình tái bản DNA và hậu quả từ phá hủy DNA và bao gồm đột biến điểm trong đó một base bị thay đổi và đột biến dịch chuyển khung trong đó một base được thêm vào hay bị xóa. Hoặc là những đột biến này làm thay đổi gene theo cách làm sai nghĩa (missense mutation, thay đổi một codon làm nó mã hóa cho amino acid khác) hoặc làm cho gene trở nên vô nghĩa (nonsense mutation, làm quá trình tái bản DNA sớm kết thúc khi đọc đến codon kết thúc và sản phẩm gene là protein không hoạt động được). Những đột biến lớn hơn có thể gây ra lỗi trong tái tổ hợp dẫn đến những bất thường ở nhiễm sắc thể (chromosomal abnormality) bao gồm nhân đôi một gen (gene duplication), xóa, sắp xếp lại hoặc đảo ngược những đoạn dài trong một NST. Thêm vào đó, cơ chế sửa chữa DNA có thể dẫn ra vài đột biến mới khi thực hiện sửa chữa những sai hỏng vật lý ở phân tử. Sự sửa chữa, ngay cả khi đi kèm với đột biến, là quan trọng hơn đối với sự tồn tại hơn là khôi phục lại bản sao chính xác, ví dụ khi thực hiện sửa chữa chuỗi xoắn kép bị gãy.
Khi nhiều allele khác nhau của cùng một gen có mặt trong quần thể một loài thì hiện tượng này được gọi là đa hình (polymorphism). Phần lớn các allele khác nhau hoạt động tương tự nhau, tuy nhiên ở một số allele có thể làm xuất hiện các tính trạng kiểu hình khác nhau. Allele phổ biến nhất của một gen được gọi là kiểu dại (wild type), và những allele hiếm được gọi là allele đột biến. Biến dị di truyền trong tần số tương đối của các allele khác nhau trong một quần thể có nguyên nhân từ cả chọn lọc tự nhiên và biến động di truyền (genetic drift, những sự biến đổi ngẫu nhiên vô hướng về tần số allele trong tất cả các quần thể, nhưng đặc biệt là ở các quần thể nhỏ).
Phần lớn các đột biến bên trong các gen là đột biến trung tính (neutral mutation), không có ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật (đột biến lặng, silent mutation). Một số đột biến không làm thay đổi trình tự amino acid bởi vì một số codon mã hóa cho cùng một amino acid (đột biến đồng nghĩa, synonymous mutation). Các đột biến khác trở thành trung tính nếu tuy nó làm thay đổi trình tự amino acid, nhưng protein vẫn gập nếp và hoạt động bình thường với amino acid mới (đột biến bảo toàn, conservative mutation). Tuy nhiên, nhiều đột biến là có hại (deleterious mutation) hay thậm chí gây chết (lethal allele), và bị loại bỏ khỏi quần thể bằng quá trình chọn lọc. Rối loạn di truyền (genetic disorders) là kết quả của các đột biến có hại và có thể do đột biến tự phát trong cá thể bị ảnh hưởng, hoặc có thể di truyền sang thế hệ sau. Cuối cùng, có một tỷ lệ nhỏ các đột biến là có lợi (beneficial mutation), tăng cường độ phù hợp (fitness) ở sinh vật, và trở thành một trong những luận điểm quan trọng của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, vì trong chọn lọc có hướng dẫn đến tiến hóa thích nghi.
Trình tự tương đồng
Gene có nguồn gốc tổ tiên chung gần nhất, và do vậy chia sẻ cùng một lịch sử khám phá, được biến đến có tính tương đồng. Những gene này xuất hiện hoặc từ sự lặp đoạn gene bên trong bộ gene của sinh vật, nơi chúng được gọi là các gen môi sinh, hoặc là kết quả của sự phân tán gene sau một sự kiện hình thành loài, và thường thực hiện các chức năng giống nhau hoặc tương tự như ở sinh vật liên quan. Người ta thường giả sử rằng những gene này có sự giống nhau nhiều hơn so với gene môi sinh, mặc dù sự khác nhau là nhỏ.
Mối liên hệ giữa các gen có thể đo được bằng cách so sánh sắp trình tự trong DNA của chúng. Độ giống nhau giữa các gen tương đồng được gọi là trình tự bảo toàn (conserved sequence). Theo thuyết tiến hóa phân tử trung tính, phần lớn những thay đổi trong trình tự của một gen không ảnh hưởng đến chức năng của nó và do vậy gene tích lũy các đột biến theo thời gian. Thêm vào đó, bất kỳ chọn lọc nào trên một gen sẽ làm cho trình tự của nó phân tán với tốc độ khác. Các gene chịu ảnh hưởng chọn lọc ổn định có tính ổn định cao và sự thay đổi đối với chúng diễn ra chậm trong khi các gen chịu ảnh hưởng chọn lọc định hướng thay đổi trình tự một cách nhanh chóng. Sự khác nhau trong trình tự giữa các gen có thể được ứng dụng để phân tích phát sinh chủng loài để nghiên cứu các gen đã tiến hóa bằng cách nào và bằng cách nào mà các sinh vật trở lên có liên quan đến nhau.
Nguồn gốc các gen mới
Nguồn gốc chung phổ biến ở các gen mới trong nòi giống sinh vật nhân thực là lặp đoạn gene, trong đó tạo ra một bản sao gene mới từ gene đã có trong bộ gene. Những gene tạo ra này sau đó có thể phân tán trong trình tự và chức năng. Tập hợp các gen hình thành theo cách này tạo thành gia đình gene (gene family). Các nhà tiến hóa cho rằng lặp đoạn gene và mất gene trong một gia đình là phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đa dạng sinh học. Thình thoảng, lặp đoạn gene có thể tạo ra một bản sao không hoạt động bình thường, hoặc bản sao chức năng chịu ảnh hưởng của đột biến làm mất chức năng; những gene không hoạt động này được gọi là gene giả (pseudogene).
Các gene "mồ côi", mà trình tự không giống với một gen đã có nào, ít gặp hơn so với lặp đoạn gen. Ước tính số lượng gene mà không có trình tự tương đồng nằm bên ngoài con người từ 18 đến 60. Hai nguồn chủ yếu của các gen mồ côi mã hóa protein đó là quá trình lặp đoạn gene theo sau bởi sự thay đổi trình tự cực lớn, như mối liên hệ gốc là không xác định được từ việc so sánh trình tự, và sự chuyển đổi mới từ một trình tự không mã hóa trước đó thành một gen mã hóa protein. Các gene mới thường ngắn hơn và đơn giản hơn về cấu trúc so với các gen ở sinh vật nhân thực, mà chỉ có vài intron (nếu có). Các nhà sinh tiến hóa cho rằng trong thời gian tiến hóa dài, gene mới sinh có thể chịu trách nhiệm cho một tỷ lệ đáng kể các gia đình gene bị giới hạn về mặt chủng loại.
Quá trình chuyển gene ngang nhắc tới sự truyền vật liệu di truyền thông qua một cơ chế hơn là sự sinh sản. Cơ chế này là nguồn thường gặp tạo gene mới ở sinh vật nhân sơ, mà đôi lúc được cho là đóng góp nhiều hơn vào biến dị di truyền so với lặp đoạn gene. Nó là một cách phổ biến để phát tán kháng thuốc kháng sinh, độc lực, và các chức năng trao đổi chất thích ứng. Mặc dù chuyển gene ngang hiếm xảy ra ở sinh vật nhân thự, một số trường hợp tương tự đã được phát hiện ở bộ gene của sinh vật nguyên sinh và tảo chứa các gen có nguồn gốc từ vi khuẩn.
Bộ gene
Bộ gene là tổng thể toàn bộ vật liệu di truyền của một sinh vật và bao gồm cả các gen và những trình tự không mã hóa.
Số lượng gene
Kích thước bộ gene, và số lượng gene mã hóa ở mỗi loài sinh vật là khác nhau. Virus, và viroid (mà hoạt động như là một gen RNA không mã hóa) có bộ gene nhỏ nhất. Ngược lại, ở thực vật có những bộ gene cực kỳ lớn, chẳng hạn ở cây lúa gạo chứa hơn 46.000 gene mã hóa protein. Tổng số lượng gene mã hóa protein (bộ protein, proteome, trên Trái Đất) ước tính bằng 5 triệu trình tự.
Mặc dù số lượng cặp base của DNA ở bộ gene người đã được biết đến từ thập niên 1960, ước tính số lượng gene có sự thay đổi theo thời gian khi định nghĩa về gene, và phương pháp xác định chúng liên tục được cập nhật và tinh chỉnh. Các dự đoán lý thuyết ban đầu về số lượng gene ở người cao tới mức 2.000.000 gene. Trong khi các kết quả đo thực nghiệm sơ bộ ban đầu cho thấy số lượng này trong khoảng 50.000–100.000 gene được phiên mã (bằng phương pháp đánh dấu trình tự biểu hiện). Sau đó, kết quả giải trình tự ở Dự án Bản đồ gene ở Người cho thấy nhiều trình tự được phiên mã là những biến thể khác của cùng một gen, và tổng số lượng gene mã hóa protein giảm xuống còn ~20.000 trong đó có 13 gene mã hóa nằm trong bộ gene ty thể. Nghiên cứu sâu hơn từ dự án GENCODE, tiếp tục cho ước lượng số gene giảm xuống còn ~19.900. Trong bộ gene ở người, chỉ 1–2% trong 3 tỷ cặp base DNA là đoạn mã hóa protein, những đoạn còn lại là các DNA 'không mã hóa' bao gồm intron, retrotransposon, các trình tự điều hòa DNA và các đoạn DNA phiên mã thành RNA không mã hóa. Trong mỗi tế bào ở sinh vật đa bào chứa toàn bộ gene nhưng không phải tất cả gene hoạt động trong từng tế bào.
Gene cơ bản
Các gene cơ bản là tập hợp những gene được cho là trọng yếu đối với sự sinh tồn của một sinh vật. Định nghĩa này dựa trên giả sử sinh vật được cung cấp nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ và không chịu các áp lực từ môi trường nó sống. Chỉ một phần nhỏ gene của một sinh vật là gene cơ bản. Ở vi khuẩn, ước tính có khoảng 250–400 gene cơ bản đối với Escherichia coli và Bacillus subtilis, mà số lượng này nhỏ hơn 10% tổng số gene của chúng. Một nửa các gen này là ortholog trong cả hai vi khuẩn và phần lớn tham gia vào sinh tổng hợp protein. Ở nấm men Saccharomyces cerevisiae số lượng gene cơ bản cao hơn một chút, ở mức 1000 gene (~20% bộ gene của nó). Mặc dù số lượng này càng khó xác định hơn ở sinh vật nhân thực bậc cao, ước tính ở chuột và người có khoảng 2000 gene cơ bản (~10% bộ gene). Sinh vật tổng hợp, Syn 3, chứa 473 gene cơ bản và một số gene gần cơ bản (cần thiết cho sự sinh trưởng nhanh), mặc dù có 149 gene là chưa rõ chức năng.
Các gene cơ bản bao gồm gene giữ nhà (housekeeping gene, chúng đặc biệt quan trọng cho các chức năng cơ bản của tế bào) cũng như các gen được biểu hiện ở những thời điểm khác nhau trong các giai đoạn phát triển hoặc vòng đời sinh học. Các gene giữ nhà được sử dụng trong kiểm soát khoa học khi thực hiện phân tích biểu hiện gen, vì chúng được biểu hiện cấu thành ở mức độ tương đối không đổi.
Định danh gene và bộ gene
Định danh gene được quản lý bởi Ủy ban định danh gene (HUGO) cho mỗi gene đã biết ở người tuân theo dạng thức đã được phê chuẩn về tên của một gen và ký hiệu tương ứng của nó, cho phép dữ liệu về nó có thể truy cập được thông qua cơ sở dữ liệu quản lý bởi Ủy ban này. Các ký hiệu được chọn duy nhất cho từng gene (mặc dù đôi lúc phê duyệt lại ký hiệu thay đổi). Các ký hiệu được ưu tiên đặt sao cho giữ sự nhất quán với các thành viên khác trong một gia đình gene và với các gen tương đồng ở những loài khác, đặc biệt là ở chuột do nó được sử dụng là một trong những sinh vật mô hình.
Kỹ thuật di truyền
Kỹ thuật di truyền là các phương pháp chỉnh sửa bộ gene của một sinh vật nhờ các công nghệ sinh học. Từ thập niên 1970, nhiều kỹ thuật đã được phát triển để thực hiện thêm, loại bỏ hoặc sửa đổi các gen trong sinh vật. Các kỹ thuật chỉnh sửa bộ gene được phát triển gần đây sử dụng các enzyme nuclease để tạo ra các đích sửa chữa DNA trong nhiễm sắc thể hoặc là phá vỡ hay chỉnh sửa một gen khi vị trí đứt gãy được sửa đổi. Ngành sinh học tổng hợp (synthetic biology) đôi khi sử dụng các kỹ thuật liên quan để mở rộng nghiên cứu di truyền trên một sinh vật.
Kỹ thuật di truyền hiện nay là công cụ nghiên cứu thường xuyên áp dụng cho các sinh vật mô hình. Ví dụ, có thể dễ dàng thêm vào các gen ở vi khuẩn và nòi giống ở chuột knockout với một chức năng gene đặc biệt bị bất hoạt nhằm nghiên cứu chức năng của các gen. Nhiều sinh vật đã được sửa đổi về mặt di truyền để ứng dụng trong nông nghiệp (thực phẩm biến đổi gene), công nghiệp công nghệ sinh học, và y học.
Đối với sinh vật đa bào, đặc biệt là các phôi được tác động theo ý muốn trước khi trưởng thành hay các sinh vật chỉnh sửa gen (GMO). Tuy nhiên, bộ gene của các tế bào trong sinh vật trưởng thành có thể chỉnh sửa bằng cách sử dụng các kỹ thuật liệu pháp gen để điều trị các bệnh liên quan tới di truyền.
Xem thêm
Tham khảo
Sách tham khảo chính
– Có thể truy cập miễn phí ấn bản lần 4 của cuốn sách tại trang của NCBI.
Glossary
Ch 1: Cells and genomes
1.1: The Universal Features of Cells on Earth
Ch 2: Cell Chemistry and Biosynthesis
2.1: The Chemical Components of a Cell
Ch 3: Proteins
Ch 4: DNA and Chromosomes
4.1: The Structure and Function of DNA
4.2: Chromosomal DNA and Its Packaging in the Chromatin Fiber
Ch 5: DNA Replication, Repair, and Recombination
5.2: DNA Replication Mechanisms
5.4: DNA Repair
5.5: General Recombination
Ch 6: How Cells Read the Genome: From DNA to Protein
6.1: DNA to RNA
6.2: RNA to Protein
Ch 7: Control of Gene Expression
7.1: An Overview of Gene Control
7.2: DNA-Binding Motifs in Gene Regulatory Proteins
7.3: How Genetic Switches Work
7.5: Posttranscriptional Controls
7.6: How Genomes Evolve
Ch 14: Energy Conversion: Mitochondria and Chloroplasts
14.4: The Genetic Systems of Mitochondria and Plastids
Ch 18: The Mechanics of Cell Division
18.1: An Overview of M Phase
18.2: Mitosis
Ch 20: Germ Cells and Fertilization
20.2: Meiosis
Chú thích
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Comparative Toxicogenomics Database
DNA From The Beginning – a primer on genes and DNA
Entrez Gene – a searchable database of genes
IDconverter – converts gene IDs between public databases
iHOP – Information Hyperlinked over Proteins
TranscriptomeBrowser – Gene expression profile analysis
The Protein Naming Utility, a database to identify and correct deficient gene names
Genes – an Open Access journal
IMPC (International Mouse Phenotyping Consortium) – Encyclopedia of mammalian gene function
Global Genes Project – Leading non-profit organization supporting people living with genetic diseases
ENCODE threads Explorer Characterization of intergenic regions and gene definition. Nature
Sinh học phân tử
Dòng hóa |
10026 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rice | Rice | Rice, trong tiếng Anh có nghĩa là "lúa" hay "gạo", có thể là:
Một địa danh hay tổ chức:
Đại học Rice ở Houston, Texas
Rice, Virginia, Hoa Kỳ
Rice, Minnesota, Hoa Kỳ
Hồ Rice
Riceville
Quận Rice
Một nhân vật với họ Rice:
Anneka Rice, xướng ngôn viên truyền hình
Condoleezza Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ (2005-)
Edmund Ignatius Rice (1762-1844), nhà truyền giáo
Jerry Rice, cầu thủ bóng bầu dục
Jim Rice, cầu thủ bóng chày
Stuart A. Rice, nhà vật lý
Tim Rice, tác giả, nhà soạn nhạc, đặc biệt là lời cho nhạc kịch của Andrew Lloyd Webber
William Marsh Rice, thương gia và mạnh thường quân Mỹ, người đã thành lập Đại học Rice
Declan Rice, cầu thủ bóng đá người Anh |
10030 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%20gi%C3%A1ng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Si giáng trưởng | Si giáng trưởng (viết tắt là B) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Si giáng (B), bao gồm các nốt nhạc Si giáng (B), Đô (C), Rê (D), Mi giáng (E), Fa (F), Sol (G), La (A) và Si giáng (B). Bộ khóa của nó có hai dấu giáng.
Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Sol thứ và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Si giáng thứ. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết.
Vị trí âm giai Si giáng trên phím Dương cầm
Tác phẩm cổ điển có sử dụng cung này
Giao hưởng số 4 - Ludwig van Beethoven
"Hammerklavier" Sonata - Ludwig van Beethoven
Concerto cho piano số 2 - Johannes Brahms
Giao hưởng số 5 - Anton Bruckner
The theme of "Enigma" Variations - Edward Elgar
Giao hưởng số 5, Op.100 - Sergei Prokofiev
Giao hưởng số 5 - Franz Schubert
Tác phẩm khác có sử dụng cung này
The Star-Spangled Banner - Francis Scott Key
The Internationale - Eugene Pottier
20th Century Fox Fanfare - Lionel Newman
Star Wars Main Theme -John Williams
All I Really Want - Alanis Morissette
La Marseillaise - Claude Joseph Rouget de Lisle
Ray of Light - Madonna
Il Canto degli Italiani - Michele Novaro
In The Ghetto - Elvis Presley
One Love/People Get Ready - Bob Marley
Karma Chameleon - Culture Club
Bohemian Rhapsody - Queen (phần 'opera' ở giọng La trưởng)
Mandy - Barry Manilow
The Legend of Zelda Overture - Koji Kondo
Strawberry Fields Forever - The Beatles
Love Story - Francis Lai
Bài hát Việt có sử dụng cung này
Chiều hải cảng -
Ngôi sao Hà Nội - Vĩnh Cát
Hà Nội và tôi - Lê Vinh
Cung thể âm nhạc
Nhạc khúc Si giáng trưởng
Tham khảo |
10033 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wiener%20Linien | Wiener Linien | Wiener Linien GmbH & Co KG (viết tắt WL, tên gốc Wiener Stadtwerke-Verkehrsbetriebe (tiếng Việt: Nhà máy phục vụ giao thông Wien) là một công ty giao thông của thành phố Viên và một phần của Tổng công ty cổ phần các nhà máy phục vụ công cộng Wien.
Về công ty
Công ty Wiener Linien hiện giờ (2007) có 7772 nhân viên, khoảng 400 người ít hơn so với năm trước. Năm 2007 793 triệu khách được chở, vì vậy từ những năm 1970 số khách được tăng lên và số khách hàng hơn số năm 2005 khoảng 50 triệu. Số người có vé năm tăng lên đến 334577 người, khoảng một phần ba là người đã nghỉ hưu. 24 phần trăm là sinh viên. Tiền lãi 2994 được tăng lên một ít đến 345,2 triệu Euro. Ở Wien 36 phần trăm đường đi được đi qua những phương tiện giao thông công cộng, so với Châu Âu đó là số cao nhất. Công ty Wiener Linien GmbH, một phần của Wiener Linien GmbH & Co KG, là chủ của Công ty cổ phần tàu địa phương Wien (tiếng Đức: Aktiengesellschaft der Wiener Lokalbahnen).
Hệ thống đường xe (2007)
Độ dài của đường xe là độ tổng dài của độ dài mỗi đường xe, lúc khi có nhiều xe tàu điện đi cùng trên một đường cùng nhau số lượng của mỗi xe sẽ cũng được tính. Còn độ dài của đường dùng nói ra là bao nhiêu đường được dùng, tức là không có lần tính nhiền lần.
Số khách của tàu điện ngầm đang được tăng lên rất nhiều và hệ thống được xây thêm, nhưng số khách của tàu điện lại ít đi chút và độ dài của đường xe cũng ít đi lại trong những năm cuối cùng (trước năm 2004 là 231,4 km, sau đó là 227,3 km). Độ dài hệ thống xe buýt đang cũng được tăng lên, và đướng xe buýt chủ yếu xây đến ngoài thành phố.
5 đường tàu điện ngầm với độ dài đường xe 65,1 km (65,7 km độ đài dùng, 69,3 km độ dài xây, 201,3 km độ dài tổng lại) và 476,7 triệu khách (hơn năm 2004 khoảng 50 triệu).
31 đường tàu điện với độ dài đường xe 227,3 km (179 km độ dài dùng, 181 km độ dài xây) và 200,4 triệu khách (ít hơn năm 2004 khoảng 7 triệu).
42 đường xe buýt ban ngày, 25 đường xe buýt ban đêm và 12 đường xe buýt taxi. Tổng lại có 669,1 km độ dài đường xe và 116 triệu khách (hơn năm 2004 khoảng 5 triệu)
Có đường xe buýt có công ty khác quản lý.
Số thường của những đường xe ban ngày chạy trong thời gian thừ 5 đến 0 giờ 30 phút. Lúc thời gian đi làm nhiều đường xe đi trong khoảng cách 2 đến 5 phút, lúc tiếng ban đêm tàu điện ngầm đi trong khoảng cách 7,5 phút, tàu điện và xe buýt trong khoảng cách 10 đến 15 phút. Trong thời gian 0:30 đến 5 giờ đường xe ban đêm chạy trong khoảng cách 15 đến 30 phút.
Theo giá cả công ty Wiener Linien kết hợp với Verkehrsbund Ost-Region (tắt VOR, tiếng Việt: Liên minh giao thông khu vục phía đông). Hệ thống của Wiener Linien hoàn toàn nằm ở trong khu vục chúng tâm (Khu vực 100).
Tàu điện ngầm
Tên Tàu điện ngầm Wien (Wiener U-Bahn) có từ năm 1976, lúc khi một phần của Tàu thành phố Wien (Wiener Stadtbahn) thành một đường tàu điện ngầm và lúc khi tàu U4 bắt đầu đi. 4 đường tàu được xây tiếp theo trong những bậc mở rộng khách nhau, và trong những bậc đó đường tàu đã được và đang được mở rộng.
Tên của đường tàu
U1 chạy từ Reumannplatz (Quảng trường Reumann) đến Leopoldau và ngược lại.
U2 chạy từ Karlsplatz (Quảng trường Karl) đến Stadion (Sân vận động) và ngược lại.
U3 chạy từ Ottakring đến Simmering và ngược lại.
U4 chạy từ Heiligenstadt (Thành phố thần thánh) đến Hütteldorf (Làng Hüttel) và ngược lại.
U6 chạy từ Floridsdorf (Làng Florid) đến Siebenhirten và ngược lại.
Hệ thống tàu điện ngầm Wien hiện giờ có 5 đường tàu (U1 đến U4 và U6), độ dài la 69,5 km và có 84 bến tàu.
Tàu điện
Tàu điện Wien có từ năm 1865, lúc khi tàu ngựa đầu tiên bắt đầu đi. Những thời kỳ tiếp theo hệ thống lớn rất nhanh. Sau thời gian chiến tranh nhiều đường xe bỏ đi để thay cho giao thông ôtô hoạc tại vì không làm ăn được tốt thay cho xe buýt. Cả lúc xây tàu điện ngầm đường xe nào chạy cùng đường của tàu điện ngầm được bỏ đi. Nhưng hệ thống tàu điện của thành phố Wien vẫn là một trong những hệ thống lớn nhất thế giới. Hiện nay 31 đường xe đi trên một hệ thống đường dài 227,3 km. Cuối cùng trong những năm tiếp theo sẽ lại có đường xe được bỏ đi tại vì công trình mở rộng của tàu điện ngầm. Hiện giờ đang có dự án mở rộng hệ thống tàu điện và xây đường xe mới.
Xe buýt
Hiện nay có 42 đường xe ban ngày và 27 đường xe ban đêm dùng khoảng 500 xe buýt để chạy trên một hệ thống dài khoảng 360 km. Hàng năm có khoảng 120 triệu khách. Mỗi đường xe có một số kèm theo với chữ A, để biết đây không phải tàu điện ngầm. Còn lại có cả những đường xe công ty khác quản lý, đa số là Công ty Dr. Richard, và trên đường xe đó vé của Wiener Linien được dùng. Những xe buýt đó có chữ B nếu khi hoàn toàn tự do và không được thuê.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ (tiếng Đức/tiếng Anh)
Viên
Công ty Áo |
10042 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%20gi%C3%A1ng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Mi giáng trưởng | Chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Mi giáng, và thuộc thể trưởng. Bao gồm các nốt Mi giáng, Rê, Đô, Si giáng, La giáng, Sol, Fa và Mi giáng.
Vị trí âm giai Mi giáng trưởng trên phím Dương cầm.
Tác phẩm cổ điển viết ở cung này
Eroica Symphony - Ludwig van Beethoven
Concerto cho piano số 5 "Emperor" - Ludwig van Beethoven
Concerto cho trumpet - Joseph Haydn
Giao hưởng số 4 - Anton Bruckner
Giao hưởng số 8, "Symphony of a Thousand" - Gustav Mahler
Ein Heldenleben - Richard Strauss
Great Gate of Kiev - Modest Mussorgsky
Nocturne cung Mi giáng trưởng Op.9 số 2 - Frédéric Chopin
Tác phẩm khác viết ở cung này
Bridge Over Troubled Water - Simon and Garfunkel
You're Beautiful - James Blunt
Bad Day - Daniel Powter
Kiss Me - Sixpence None the Richer
Mama, I'm Coming Home - Ozzy Osbourne
Basie's Blues - Count Basie
One More Night - Phil Collins
Hands Down - Dashboard Confessional
Today - The Smashing Pumpkins
The Long and Winding Road - The Beatles
Sexual Healing - Marvin Gaye
Say It Ain't So - Weezer
Nha Trang mùa thu lại về - Văn KýChiều trên bến cảng - Nguyễn Đức Toàn
Tham khảo
Cung thể âm nhạc
Nhạc khúc Mi giáng trưởng
he:סולם מז'ורי#מי במול מז'ור |
10043 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sol%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Sol trưởng | Sol trưởng (được ký hiệu là G) là một cung trưởng dựa trên nốt Sol, bao gồm các nốt: Sol (G), La (A), Si (B), Đô (C), Rê (D), Mi (E), Fa thăng (F) và Sol.
Bộ khóa của nó có một dấu thăng (Fa thăng) và không có dấu giáng.
Vị trí âm giai Sol trưởng trên phím Dương cầm:
Sử dụng trong âm nhạc
Thời kỳ Baroque
Trong âm nhạc thời kỳ Baroque, cung Sol trưởng được coi là "cung ban phước".
Trong số 555 bản sonata Keyboard của Domenico Scarlatti, cung Sol trưởng là cung chính cho 69 bản sonata, tương đương khoảng 12,4%.
Trong âm nhạc của Johann Sebastian Bach, "Soi trưởng thường là cung của những bản nhạc nhịp ", theo Alfred Einstein, mặc dù Bach cũng đã sử dụng cung Sol trưởng cho một số tác phẩm dựa trên nhịp , bao gồm cả bản hòa nhạc Concerto thành Brandenburg thứ ba và thứ tư của ông. Nghệ sĩ dương cầm Jeremy Denk nhận xét rằng Goldberg Variations có thời lượng 80 phút xuất hiện Sol trưởng.
Âm nhạc thời kỳ Cổ điển
12 trong số 106 bản giao hưởng của Joseph Haydn là Sol trưởng. Tương tự như vậy, một trong những trio cho piano nổi tiếng nhất của Haydn, số 39 (với bản Gypsy Rondo), và một trong hai bộ tứ tấu đàn dây đã xuất bản hoàn chỉnh cuối cùng của ông (Op. 77, số 1), cũng thuộc cung Sol trưởng.
Ngoài ra, Sol trưởng là cung của tác phẩm Eine kleine Nachtmusik của Mozart, đóng vai trò như cung chính cho 3 trong số 4 chương của nó (ngoại lệ là chương thứ hai, có tên Romanze nằm trong cung khác). Tuy nhiên, hầu như không có tác phẩm quy mô lớn nào của ông như các bản giao hưởng hay các bản hòa tấu của ông nằm trong cung này; trừ Piano Concerto số 17, Flute Concerto số 1 và Tứ tấu đàn dây số 14 của ông, cùng với một số tác phẩm khác mà ông sáng tác trong giai đoạn tuổi vị thành niên.
Trong văn hoá quần chúng
Cung Sol trưởng còn là cung được Nữ hoàng Elizabeth II quy định để sử dụng cho tác phẩm "God Save the Queen" ở Canada. Bản quốc ca "God Defend New Zealand" ("Aotearoa") ban đầu được sáng tác bởi John Joseph Woods ở cung La giáng trưởng, nhưng sau khi trở thành quốc ca của New Zealand vào năm 1977 đã được sắp xếp lại thành Sol trưởng để phù hợp hơn với cách hát phổ thông và đại chúng.. Theo Spotify, Sol trưởng là cung nhạc phổ biến nhất của âm nhạc trên dịch vụ phát trực tuyến (theo sau là Đô trưởng).
Khóa Sol
Khoá sol còn gọi là chìa khoá nhạc. Đó là ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc để xác định tên những nốt nhạc trên khuông. Có 2 loại khoá thường dùng là khóa Sol và Fa.
Khoá Sol được bắt đầu từ dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc. Khoá Sol xác định độ cao của nốt Sol ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai.
Tham khảo
Cung thể âm nhạc
Nhạc khúc Sol trưởng
Lý thuyết âm nhạc |
10046 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Mi trưởng | Mi trưởng (viết tắt là E) là một cung thể trưởng có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Mi (E), bao gồm các nốt nhạc Mi (E), Fa thăng (F), Sol thăng (G), La (A), Si (B), Đô thăng (C), Rê thăng (D#) và Mi (E). Bộ khóa của nó có bốn dấu thăng.
Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Đô thăng thứ và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Mi thứ. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết.
Bản nhạc sử dụng Mi trưởng
Antonio Vivaldi dùng Mi trưởng cho bản concerto "Mùa Xuân" trong bộ tác phẩm Bốn mùa.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nốt nhạc
Cung thể âm nhạc
Nhạc khúc Mi trưởng |
10062 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kursk%20%28K-141%29 | Kursk (K-141) | K-141 Kursk là một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Oscar-II của Hải quân Nga, đã mất với toàn bộ thủy thủ khi nó chìm tại Biển Barents ngày 12 tháng 8 năm 2000. Kursk, tên đầy đủ Атомная подводная лодка "Курск" [АПЛ "Курск"] trong tiếng Nga, là một Project 949A Антей (Antey, Antaeus nhưng cũng được biết theo tên hiệu NATO cho Oscar). Nó được đặt theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự, Trận Kursk, diễn ra năm 1943. Là một trong những chiếc tàu đầu tiên được hoàn thành sau sự sụp đổ của Liên Xô, nó được biên chế vào Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga.
Bối cảnh
Công việc đóng tàu Kursk bắt đầu năm 1990 tại Severodvinsk, gần Arkhangelsk. Được hạ thủy năm 1994, tháng 12 năm ấy nó được biên chế. Đây là chiếc tàu gần áp chót của lớp tàu ngầm Oscar-II được thiết kế và thông qua ở thời Xô viết. Với chiều dài 154m và cao bốn tầng, nó là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo. Vỏ ngoài, được làm bằng thép không rỉ có thành phần nickel, chrome cao, dày 8.5 mm, có khả năng chống rỉ tuyệt vời và mức phát xạ từ trường thấp giúp giảm nguy cơ bị phát hiện bởi các hệ thống Thám sát Bất thường Từ trường (MAD). Có một lớp rỗng 2 mét với lớp thép vỏ trong dày 50.8 mm.
Kursk là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, đã gặp phải tình hình cắt giảm ngân quỹ trong suốt thập niên 1990. Nhiều tàu ngầm của hạm đội phải nằm im chịu rỉ sét tại Vịnh Andreyeva, 100 km từ Murmansk. Công việc bảo dưỡng thiết bị, kể cả thiết bị tối cần thiết như tìm kiếm và cứu hộ, ít được chú ý tới. Các thủy thủ của Hạm đội Biển Bắc đã không được trả lương hồi giữa thập niên 1990. Cuối thập kỷ này, hạm đội bắt đầu hồi phục; năm 1999, tàu Kursk thực hiện một phi vụ trinh sát thành công tại Địa Trung Hải, bám theo Hạm đội Sáu của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Kosovo. Cuộc thực hành huấn luyện tháng 8 năm 2000 là cuộc diễn tập mùa hè lớn nhất -chín năm sau khi Liên Xô sụp đổ - có sự tham gia của bốn tàu ngầm tấn công, tàu chỉ huy hạm đội Pyotr Velikiy ("Pyotr Đại đế") và một đội tàu nhỏ hơn.
Vụ nổ
Tàu Kursk bơi ra biển để thực hiện diễn tập bắn ngư lôi giả vào chiếc Pyotr Velikiy, một tàu tuần tiễu lớp Kirov. Ngày 12 tháng 8 năm 2000 lúc 11:28 giờ địa phương (07:28 UTC), có một vụ nổ trong khi đang chuẩn bị phóng ngư lôi. Báo cáo đáng tin cậy duy nhất cho đến nay cho rằng nó bị gây ra do sai sót và vụ nổ của một trong những ngư lôi dùng hydro peroxide trên tàu Kursk. Mọi người tin rằng HTP, một hình thức hydro peroxide rất cô đặc được dùng làm chất đẩy cho thủy lôi, đã thấm qua chỗ rỉ trong vỏ ngư lôi. Một vụ việc tương tự đã làm mất chiếc HMS Sidon năm 1955.
Vụ nổ hoá chất với sức mạnh tương đương 100-250 kg TNT và tạo ra chấn động 2.2 trên thang Richter. Chiếc tàu ngầm chìm xuống độ sâu , khoảng 135 km (85 dặm) từSeveromorsk, tại . Một vụ nổ thứ hai 135 giây sau vụ nổ đầu tiên ở mức 3.5 tới 4.4 độ Richter, tương đương với 3-7 tấn TNT. Một trong những vụ nổ đó đã thổi bay những mảnh vỡ lớn xuyên qua tàu ngầm.
Các nỗ lực giải cứu
Dù những đề xuất cứu hộ đã được các đội của Anh và Na Uy đề xuất, mọi thủy thủ và sĩ quan trên tàu Kursk đều thiệt mạng. Ban đầu Nga đã từ chối những đề xuất trợ giúp. Lúc đầu Bộ hải quân Nga cho rằng hầu hết thủy thủ đoàn đã chết chỉ vài phút sau vụ nổ; tuy nhiên, những động cơ của tuyên bố này bị những nhà quan sát bên ngoài cho là có hơi hướng chính trị.
Trung uý Dmitriy Kolesnikov, một trong những người còn sống sót sau vụ nổ đầu tiên, đã ở trong khoang 9 ở phía đuôi tàu sau khi những vụ nổ đã phá huỷ phần phía trước. Các thợ lặn đã tìm thấy mảnh giấy có những dòng ghi chép trên cơ thể anh. Chúng cho biết rẳng 23 thủy thủ (trong số 118 người trên boong) đã đợi trong bóng tối cùng anh ta.
Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc những thủy thủ đó có thể sống sót trong bao lâu. Một số người, đặc biệt từ phía Nga, cho rằng họ đã có thể chết rất nhanh chóng; nước được cho là đã rò rỉ vào tàu qua các trục chân vịt và ở độ sâu 100 m thì không thể chặn được nó lại. Những người khác chỉ ra rằng nhiều hộp hoá chất kali peroxide, được đùng để hấp thụ CO2 và nhả ra oxy, đã được tìm thấy ở tình trạng đã sử dụng khi khoang này được mở ra, cho thấy một số thủy thủ đã còn sống trong vài ngày.
Trớ trêu thay, các hộp này dường như là nguyên nhân gây ra cái chết; một thủy thủ có lẽ đã chẳng may để hộp tiếp xúc với nước biển, gây ra một phản ứng hoá học và gây cháy. Cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn cho thấy một số người có lẽ đã sống sót sau đám cháy bằng cách lặn xuống nước. (Các dấu hiệu của lửa trên tường cho thấy nước ngập ngang tới ngực ở khu vực thấp tại thời điểm đó). Tuy nhiên, lửa nhanh chóng đốt cháy hết số oxy còn lại trong không khí, khiến mọi người chết vì ngạt.
Trong khi thảm kịch tàu ngầm Kursk diễn ra ở vùng Biển Bắc, Tổng thống Nga khi ấy là Vladimir Putin, dù đã được thông báo ngay lập tức, đã đợi năm ngày trước khi ngắt quãng kỳ nghỉ tại nhà nghỉ của tổng thống ở Sochi trên bờ Biển Đen và lên tiếng về vụ việc gây mất mặt Hạm đội Biển Bắc này. Một năm sau ông đã nói: "Tôi có lẽ đã phải quay lại Moscow sớm hơn, nhưng không điều gì khác sẽ xảy ra. Ở Sochi và Moscow tôi đều nhận được lượng thông tin như nhau, nhưng từ một quan điểm khác tôi đáng ra đã phải thể hiện một số sự nóng ruột để quay trở về."
Trục vớt
Một liên danh giữa các công ty Mammoet và Smit International của Hà Lan đã sử dụng xà lan Giant 4 và trục vớt thành công tàu Kursk cùng xác các nạn nhân, họ đã được chôn cất tại Nga – dù ba thi thể bị cháy xém quá mức không thể nhận dạng được. Sức nóng do vụ nổ đầu tiên tạo ra đã kích hoạt các đầu đạn trên thủy lôi 5 và 7 gây ra một loạt các vụ nổ đủ lớn để các cảm biến địa chấn địa lý trong khu vực ghi nhận được – và những vụ nổ thứ hai đó đã làm hư hại nặng con tàu.
Các quan chức Nga mạnh mẽ bác bỏ những tuyên bố rằng các tên lửa hành trình Granit có mang các đầu đạn hạt nhân, và không bằng chứng nào cho thấy điều đó. Khi một chiến dịch cứu hộ trục vớt tàu diễn ra năm 2001, có nhiều lo ngại rằng việc di chuyển xác tàu sẽ dẫn tới những vụ nổ, bởi vỏ tàu đã bị cắt đứt bằng một lưỡi cưa kiểu sợi cáp thép. Dụng cụ này có khả năng gây ra tia lửa có thể kích thích những túi khí dễ cháy, như hydro, trên tàu. Phần tàu Kursk được kéo lên đã được đưa về Severomorsk và được đặt trong một ụ khô nơi công việc khám nghiệm chi tiết được tiến hành.
Những phần còn lại của lò phản ứng hạt nhân trên tàu Kursk được kéo về vịnh Sayda phía bắc Bán đảo Kola Nga – nơi hơn 50 lò phản ứng hạt nhân khác đang nổi ở các bế tàu – sau khi một xưởng đóng tàu đã bỏ lò phản ứng ra khỏi tàu đầu năm 2003. Phần còn lại của con tàu sau đó đã được tháo dỡ.
Theo chương trình Trục vớt tàu Kursk trên truyền hình của Science Channel:
Tham khảo
Liên kết ngoài
History Channel Modern Marvels: Inviting Disaster DVD set (includes The Sinking of Kursk)
Project 949 Granit / Oscar I Project 949A Antey / Oscar II
BBC: Kursk mistakes haunt Russia
KURSK on the wrecksite, chart and position
Kursk memorial website
"A Submarine in Troubled Waters" documentary
Risks and hazards during the recovery of the Kursk
A detailed timeline of the recovery operations
Tàu thủy
Tàu hải quân
Tàu ngầm lớp Oscar
Tàu đóng tại Nga
Tàu năm 1994
Tàu thuộc Hạm đội Biển Bắc Nga
Tàu ngầm bị tiêu diệt bởi thủy lôi hotrunning
Tàu ngầm hạt nhân đã mất
Xác tàu tại Biển Barents
Tàu ngầm đã mất của Nga
Hạm đội Phương Bắc |
10066 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1o | Pháo | Pháo hay đại pháo, đại bác, hỏa pháo, là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ 105mm trở lên có tầm bắn trên 10 km và phải nặng hơn 1 tấn mới được xếp vào hàng hỏa pháo, đại pháo hay đại bác.... Có uy lực dùng trong quân đội các nước để tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương hoặc làm những nhiệm vụ khác như tạo khói, chiếu sáng... Có nhiều người lầm tưởng cỡ nòng to lớn sẽ được xếp vào hàng đại pháo hay đại bác nhưng không phải, trong thực tế có những loại cối mang vác có cỡ nòng lên đến 160mm nhưng vẫn chỉ gọi là cối mà không gọi là pháo bởi vì loại hỏa lực này có tầm bắn không xa dưới 5 km và nặng vài trăm kg nên chỉ xếp vào loại cối. Pháo là một cấu thành của hệ vũ khí quân dụng và là cấu thành chính của một binh chủng rất quan trọng trong quân đội có tên là binh chủng pháo binh.
Trong tiếng Việt pháo có tục xưng là "đại bác". Cách gọi này bắt nguồn từ việc đọc sai âm Hán-Việt của chữ "pháo" 礮 trong từ "đại pháo" 大礮. "礮" là chữ hình thanh, hình bàng "thạch" 石 gợi nghĩa của chữ, thanh bàng "bác" 駮 gợi âm đọc. Một số người căn cứ theo thanh bàng "bác" 駮 đã ngộ nhận âm đọc của chữ "礮" là "bác", từ đó dẫn đến đọc sai 大礮 là "đại bác".
Lịch sử
Lần sử dụng pháo với đạn đẩy bằng thuốc nổ trên chiến trường đã được ghi lại lần đầu là vào ngày 28 tháng 1 năm 1132 khi tướng Hàn Thế Trung của Nam Tống dùng thang mây và hoả pháo để đánh thành Kiến Châu (nay là Kiến Âu). Loại vũ khí nhỏ thô sơ này đã du nhập vào vùng Trung Đông rồi đến châu Âu vào thế kỷ 13.
Pháo xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 13. Lịch sử hình thành pháo gắn liền với lịch sử phát minh ra thuốc súng. Những khẩu pháo đầu tiên được chế tạo bằng đồng, nòng nhẵn, bắn đạn bằng đá hoặc bằng gang hình cầu. Ban đầu pháo được dùng để công thành, mở đường tấn công cho bộ binh hoặc kỵ binh.
Đến thế kỷ 15 xuất hiện thêm pháo bắn đạn ria để bảo vệ lực lượng phòng ngự.
Ở thế kỷ 16, pháo bắn đạn sắt đã bắt đầu phổ biến. Đã bắt đầu xuất hiện các khẩu pháo nòng ngắn, đạn đi theo đường cầu vồng và pháo nòng dài đặt trên thuyền chiến.
Sang thế kỷ 17, pháo được sử dụng rộng rãi trong cả tấn công lẫn phòng ngự. Trong cuộc chiến đầu tiên của Trịnh – Nguyễn phân tranh, tháng 3 năm 1627, quân Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) tuy chủ động tấn công nhưng không thể nào chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Chúa Nguyễn (Chúa Sãi)--bất phân thắng bại. Thấy thế, Chúa Nguyễn bèn đem đại pháo kiểu Bồ Đào Nha ra bắn. Kinh hoàng đến nỗi quân Trịnh hoảng sợ bỏ chạy bạt mạng, làm hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều phải chịu thua bỏ chạy.
Vào thế kỷ 18, Vallière, người Pháp đã dùng từ cannon để chỉ tất cả những loại súng không xách tay được. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện pháo có khương tuyến cho phép bắn xa hơn 2 - 2,5 lần, và chính xác hơn đến 5 lần so với pháo nòng nhẵn.
Đến thế kỷ 19 xuất hiện pháo nạp đạn bằng khoá nòng từ phía sau. Kỹ thuật chế tạo thuốc súng ngày càng tân tiến, với việc chế tạo thuốc súng không khói (1884) trọng lượng đạn pháo đã tăng thêm 20%, vận tốc đầu nòng (sơ tốc đạn) tăng 40%. Đầu thế kỷ 20 xuất hiện thêm nhiều loại pháo mới như pháo cối, pháo lựu, pháo phòng không,...
Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, 6 cường quốc Áo-Hung, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã chế tạo và sử dụng gần 63.000 khẩu pháo các loại trong đó khoảng 50% là lựu pháo. Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều thay đổi đáng kể về chiến thuật, kỹ thuật, trang bị cho nhiều loại pháo. Giai đoạn này đã xuất hiện radar phục vụ việc bắn pháo, xuất hiện pháo tự hành, dàn phóng phản lực, pháo chống tăng,...
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù xuất hiện tên lửa nhưng pháo vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Sự phát triển của pháo cũng gắn liền với sự phát triển của đạn. Từ năm 1970 đã xuất hiện các loại đạn pháo có điều khiển điển hình là đạn 155 mm Copperhead dùng cho lựu pháo tự hành M110 trong Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991.
Pháo khác với súng ở chỗ cỡ nòng của pháo lớn hơn nhiều cỡ nòng súng (nòng súng đại liên cỡ lớn là đến 14.5 mm còn nòng pháo cỡ nhỏ nhất cũng đã là 20 mm và loại lớn có thể đến trên 800 mm như là khẩu Gustav) nhưng đặc điểm quan trọng nhất của pháo là đầu đạn pháo có thể nổ để tiêu diệt mục tiêu còn đầu đạn của súng thường không nổ khi bắn vào mục tiêu. Do vậy pháo là hoả lực cơ bản của lục quân.
Pháo thời hiện đại
Pháo thời nay rất dễ phân biệt bởi cỡ nòng lớn, bắn ra đầu đạn có thể nổ hoặc rocket và có kích thước cũng như khối lượng khác nhau để phù hợp với yêu cầu tương thích với xe đặc dụng cho chiến đấu và cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất của pháo thời hiện đại là sử dụng cách bắn gián tiếp, tức mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong tầm nhìn. Cách bắn gián tiếp xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 là một bước tiến vượt bậc nhờ vào sự phát triển của phương pháp dự đoán hỏa lực trong thế chiến thứ nhất. Bắn gián tiếp sử dụng tập hợp dữ liệu hỏa lực (firing data set) trong tầm nhìn, phương pháp dự đoán hỏa lực đảm bảo dữ liệu này chính xác và phù hợp với sự sai khác khi so với điều kiện chuẩn cho vận tốc đầu đạn, nhiệt độ, gió và mật độ không khí.
Vũ khí với tên 'pháo hiện đại' bao gồm lựu pháo, súng cối, pháo dã chiến và pháo hoả tiễn. Một số pháo loại súng cối với cỡ nòng nhỏ hơn thường được thiết kế với hỏa lực nhỏ hơn pháp, mặc dù vẫn dùng cách bắn gián tiếp.
Từ "pháo" lúc đầu không được sử dụng cho vật thể phóng đi với hệ thống đẫn đường bên trong, mặc dù một số đơn vị pháo binh sử dụng tên lửa đất đối đất. Những tiến bộ trong hệ thống dẫn đường cho vũ khí loại nhỏ đã giúp cho vật thể với cỡ nòng lớn được phát triển, nhờ thế xóa dần đi sự phân biệt này.
Trong Thế chiến I, những loại pháo cỡ nhỏ, có thể bắn tự động được phát minh để trang bị cho máy bay và để chống máy bay. Ngày nay, các loại pháo tự động đã thay thế các pháo phòng không cỡ lớn trên mặt đất, thay thế súng đại liên nhỏ trên máy bay, được đặt trên xe cộ một cách phổ biến. Pháo tự động là các loại súng có nhịp bắn cao nhất hiện nay, có thể lên tới 10000 phát/ phút.
Từ Thế chiến II, một số loại "pháo xách tay", cỡ nòng thường là 20mm, đã xuất hiện. Các pháo nhỏ này được trang bị cho bộ binh để chống tăng, phá hoại xe cộ, máy bay.
Phân loại
Có thể phân loại pháo theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: Tính năng chiến đấu, tầm bắn, uy lực của đạn, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, khả năng cơ động (về hỏa lực và di chuyển pháo)... Thông dụng nhất là phân loại theo các tiêu chuẩn sau:
Theo nơi đặt và mục tiêu bắn có: Pháo mặt đất, pháo trên máy bay, pháo trên xe tăng, pháo trên tàu chiến, pháo trên tàu hỏa, pháo phòng không, pháo chống tăng, pháo đa năng...
Theo kết cấu nòng có: Pháo rãnh xoắn, pháo nòng trơn
Theo cỡ nòng có: Pháo cỡ nhỏ (20 - 75mm), pháo cỡ trung (76 - 155mm), pháo cỡ lớn (trên 155mm)
Theo khả năng cơ động có: Pháo cố định, pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo tự di chuyển, pháo mang vác...
Theo kết cấu có: Pháo nòng dài, pháo lựu, pháo không giật, cối...
Theo thao tác bắn có: Pháo tự động, pháo bán tự động, pháo không tự động
Theo nguyên lý có: Thuật phóng trong (pháo, cối). Thuật phóng ngoài (pháo phản lực, hỏa tiễn)
Một số loại pháo
Pháo không giật (khoảng 1910)
Được Davis, người Mỹ, phát minh vào đầu thế kỷ 20, được sử dụng ngắn ngủi trên một vài máy bay của Anh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, loại pháo này có hai nòng ngược nhau và một buồng ở giữa để nạp đẩy. Vào cuối thập niên 1930, các hãng Krupp và Rheinmetal của Đức đã chế tạo nhiều mẫu pháo không giật với cỡ 75 mm, mà một mẫu đã được thử nghiệm cùng với lính nhảy dù Đức ở Crete.
Xem thêm
Pháo binh
Sơn pháo
Lựu pháo
Súng cối
Pháo phản lực
Pháo tự hành
Danh sách các loại pháo
Tham khảo
Súng
Vũ khí nổ
Phát minh của Trung Quốc |
10082 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1c%20ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%8Dc | Bác ngữ học | Bác ngữ học (tiếng Anh: philology), có khi còn được gọi là văn hiến học (文獻學), ngữ văn học (語文學), hoặc văn tự học (文字學) theo cách gọi ở một số nước Đông Á, là ngành nghiên cứu các ngôn ngữ và văn thư cổ. Bác ngữ học trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ tiếng Hy Lạp philo-logia và mang nghĩa "yêu chữ nghĩa". Trong tiếng Việt, văn hiến có nghĩa là những "tài liệu, văn bản tương quan đến lịch sử và văn minh của một nước".
Theo nghĩa rộng thì bác ngữ học là việc nghiên cứu một ngôn ngữ cùng với văn hiến và bối cảnh lịch sử cũng như văn hoá - những điều không thể thiếu cho việc thông hiểu các tác phẩm văn chương và những văn bản văn hoá quan trọng khác. Như vậy thì bác ngữ học bao gồm việc nghiên cứu văn phạm, tu từ, lịch sử, diễn giảng ý của tác giả và những truyền thống phê phán tương quan với một ngôn ngữ được đề ra. Cách định nghĩa rộng như trên ngày càng hiếm hoi và bây giờ, khi nhắc đến bác ngữ học, người ta thường xem nó như việc nghiên cứu văn bản từ quan điểm ngôn ngữ lịch sử.
Theo nghĩa trong ngôn ngữ học lịch sử thì bác ngữ học là một trong những cách tiếp cận ngôn ngữ nhân loại trên cơ sở khoa học đầu tiên, nhưng đã nhượng bộ cho những nhánh ngôn ngữ học hiện đại đầu thế kỷ 20 vì chịu ảnh hưởng của Ferdinand de Saussure. Tại Hoa Kỳ, Tạp chí Bác ngữ học Hoa Kỳ (American Journal of Philology) được Basil Lanneau Gildersleeve, một giáo sư ngành cổ văn châu Âu ở Viện Đại học Johns Hopkins lập ra vào năm 1880.
Các nhánh của bác ngữ học
Văn hiến học so sánh
Một nhánh của Văn hiến học là Văn hiến học so sánh với trọng tâm là sự so sánh mối quan hệ giữa các ngôn ngữ. Những điểm tương đồng giữa tiếng Phạn (Sanskrit) và những ngôn ngữ hệ Ấn-Âu được phát hiện trong những năm đầu thế kỉ 18 và đã dẫn đến việc phỏng đoán là có một ngôn ngữ gốc mà từ đó, tất cả những ngôn ngữ này xuất phát - được gọi là "ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy" (Proto-Indo-European language). Sự quan tâm thích thú của các nhà Văn hiến học đã dẫn đến việc nghiên cứu các ngôn ngữ được gọi là "kì lạ", với hi vọng là chúng có thể giải đáp những vấn đề hoặc giúp giải mã được những văn bản cổ.
Văn hiến học căn bản
Văn hiến học căn bản là sự "tái chiếm hữu" một truyền thống đã có từ nhiều thế kỉ, bao gồm ảnh hưởng qua lại giữa giới học giả và tính chất liệu của văn bản. Theo lược đồ chính của nó thì Văn hiến học căn bản khác những nhánh Văn hiến học chủ lưu ở quan niệm về sự tương quan giữa học thuật văn bản (textual scholarship) và diễn giảng văn học (literary interpretation). Trong khi Văn hiến học chủ lưu dùng kết quả của phần nghiên cứu văn bản như một "bằng chứng" cho những xác nhận rộng hơn, trừu tượng hơn thì Văn hiến học căn bản xem việc nghiên cứu văn bản chính nó là cứu cánh.
Khảo chính nguyên điển
Văn hiến học cũng bao gồm các thành phần của Phê bình văn bản (textual criticism), tìm cách phục hồi một văn bản của các tác giả xưa trên cơ sở của nhiều bản sao chép tay (thủ bản) khác nhau. Một nhánh nghiên cứu đi sâu hơn, được gọi là Văn hiến học phê phán lịch sử (historical-critical hoặc higher criticism) chuyên sâu về việc xác nhận tác giả, thời điểm được viết và xuất xứ của các văn bản, được xem là những phương tiện nghiên cứu vô giá.
Những vấn đề thuộc Văn hiến học thường liên quan trực tiếp với những vấn đề diễn giảng, và như vậy, ranh giới giữa Văn hiến học và Giải thích học (hermeneutics, cũng được gọi là Giải minh học) không thể được vạch rõ. Và như vậy, trong trường hợp Văn hiến học giữ vai Giải thích học và khi nội dung của văn bản đang được khảo cứu giữ một vai trò chính trị hoặc tôn giáo quan trọng (ví như trường hợp phục hồi văn bản của những phiên bản Phúc âm thư (christian gospels) đầu tiên), người ta rất khó tìm được một kết luận trung lập hoặc chân thật.
Dịch giải văn bản cổ đại
Một nhánh khác của Văn hiến học là việc dịch giải các hệ thống chữ viết cổ, và nhánh này đã đạt những thành tựu hi hữu trong thế kỉ 19 trong hai ngôn ngữ Ai Cập (egyptian) và Á Thuật (assyrian). Khởi đầu với thành tựu giải mã và phiên dịch kì công văn bia Rosetta (Rosetta Stone) của ông Jean-François Champollion vào năm 1822, một số cá nhân đã tìm cách giải mã các hệ thống chữ viết của các ngôn ngữ vùng Cận Đông và vùng Ái Cầm hải (aegean).
Công trình nghiên cứu các ngôn ngữ Cận Đông tiến triển nhanh. Giữa thế kỉ 19, Henry Rawlinson và những người khác đã giải mã khắc văn Behistun (Behistun Inscription). Văn bản được ghi khắc ở đây bằng tiếng Ba Tư cổ (old persian), Ê Lam (elamite) và Akkadian, dùng một số chữ Tiết hình (cuneiform script) khác nhau cho mỗi ngôn ngữ. Việc hiểu chữ Tiết hình ở đây đã giúp giải mã chữ của dân Thiểm tộc (Sumerian). Chữ của người Hi Thái tộc (Hittite) được Bedřich Hrozný giải mã năm 1915.
Trong tiếng Ái Cầm cổ, chữ Đường thẳng B (Linear B) được Michael Ventris giải mã năm 1952 và ông cũng đã cho thấy chữ viết này là một dạng sơ khai của chữ Hy Lạp, giờ được gọi là Mycenaean Greek. Chữ Đường thẳng A (Linear A) ghi một ngôn ngữ hiện nay vẫn chưa được nhận diện mặc dù đã có nhiều nỗ lực giải mã nó.
Chú thích
Xem thêm
Thủ cảo học
Cổ văn thư học
Liên kết ngoài
A Bibliography of Literary Theory, Criticism, and Philology (ed. José Ángel García Landa, University of Zaragoza, Spain)
Ngôn ngữ học lịch sử
Ngôn ngữ học
Môn học
Viết
Học thuật văn bản |
10086 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Th%E1%BB%8D | Lê Đức Thọ | Lê Đức Thọ, tên khai sinh Phan Đình Khải (10 tháng 10 năm 1911 theo tài liệu chính thức, hoặc 14 tháng 11 năm 1911 theo tài liệu của Mỹ, 30 tháng 12 năm 1911 theo gia phả – 13 tháng 10 năm 1990) là chính khách Việt Nam, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt một thời kỳ dài 1956-1982, trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.
Tiểu sử
Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân (TP Nam Định). Ông là anh trai của tướng quân hậu cần Đinh Đức Thiện và đại tướng Mai Chí Thọ.
Lê Đức Thọ trở nên tích cực trong chủ nghĩa dân tộc Việt Nam khi còn là một thiếu niên và trải qua phần lớn thời niên thiếu của mình trong các nhà tù của Pháp, một trải nghiệm đã khiến ông trở nên cứng rắn. Biệt danh của Lê Đức Thọ là "Cái búa" vì tính cách nghiêm khắc của ông. Ông tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh...) và bị Pháp bắt giam hai lần (1930-1936 và 1939-1944). Năm 1930, Lê Đức Thọ là một trong những người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính quyền thực dân Pháp đã giam cầm ông từ năm 1930 đến năm 1936 và một lần nữa từ năm 1939 đến năm 1944.
Người Pháp đã giam ông vào một trong những phòng giam "chuồng cọp" trên nhà tù nằm trên đảo Poulo Condore (nay là Đảo Côn Sơn) ở Biển Đông. Poulo Condore với những phòng giam “chuồng cọp” được coi là nhà tù khắc nghiệt nhất toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp. . Trong thời gian ở “chuồng cọp”, Lê Đức Thọ phải chịu đói rét, tủi nhục. Cùng với các tù nhân cách mạng khác, ông học văn chương, khoa học, ngoại ngữ và đóng kịch Molière. Mặc dù bị Pháp giam cầm, Pháp vẫn được coi là "xứ sở của văn hóa", và các tù nhân đã bày tỏ "sự tri ân đặc biệt" đối với văn hóa Pháp bằng cách trình diễn các vở kịch của Molière. Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1948, Lê Đức Thọ vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954.
Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đắc cử.
Trong các năm từ 1956 đến 1973 và 1976 đến 1982, Lê Đức Thọ làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, theo William Duiker, ông đã nhanh chóng làm cho ban này trở thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát các đảng viên. Theo một số nguồn tin thì Lê Đức Thọ là một trong những nhân vật có vai trò chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã cùng thực hiện điều tra và bắt giữ một số cán bộ, đảng viên làm gián điệp cho nước ngoài
Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ trở lại miền Nam làm Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Sau các cao điểm của đợt 2 và 3 của Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xúc tiến các cuộc thương lượng bí mật. Đến tháng 5/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi Lê Đức Thọ về gấp Hà Nội, để chuẩn bị sang Paris làm cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. Trong lá thư viết tay gửi Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh ghi rõ: "… Anh Sáu (Lê Đức Thọ) nên về ngay (trước tháng 5/1968) để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ". Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký sắc lệnh cử ông Xuân Thủy làm Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Trước khi đoàn đàm phán lên đường, Hồ Chí Minh đã căn dặn: đừng để nước Mỹ bẽ bàng, đừng xúc phạm nhân dân Mỹ vì Việt Nam chỉ chiến đấu với giới cầm quyền hiếu chiến của Mỹ, về nguyên tắc quyết không nhượng bộ song về phương pháp thì "dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Trong quá trình đàn phán, Lê Đức Thọ thường xuyên bay về nước để báo cáo tình hình đàm phán. Ngày 12/8/1969, Lê Đức Thọ báo cáo tình hình Hội nghị Paris với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tự mình xử lý việc nước trước khi lâm bệnh nặng và qua đời.
Cuối năm 1977 đến tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị phân công ông phụ trách Ban Công tác Đặc biệt.
Năm 1980, Lê Đức Thọ làm Bí thư Thường trực Ban bí thư, phụ trách tổ chức. Đến tháng 10 năm 1980 kiêm Trưởng ban Chính trị Đặc biệt.
Từ tháng 3 năm 1983, ông là Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao.
Năm 1983, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Năm 1986, Lê Đức Thọ là Trưởng Tiểu Ban Nhân sự Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 12 năm 1986, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Cuối đời
Ngày 13 tháng 10 năm 1990, ông được xác nhận là đã qua đời tại Viện quân y 108 vì 1 cơn bạo bệnh. Ông được phát hiện khi đang đương chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù xe cứu thương ngay sau đó đã được điều đến để chở ông đến bệnh viện cấp cứu, nhưng cuối cùng ông vẫn không qua khỏi và đã qua đời vào gần trưa chiều cùng ngày. Sau đó, linh cữu của ông được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Vinh danh
Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.
Tên ông được đặt cho nhiều tuyến đường phố tại các tỉnh, thành ở Việt Nam. Quê nhà ông còn có khu tưởng niệm.
Tác phẩm
Lê Đức Thọ cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như Trên những nẻo đường (1956), Đường ngàn dặm (1977), Nhật ký đường ra tiền tuyến (1978), Thơ Lê Đức Thọ (1983).
Gia đình
Anh ruột ông là Phan Đình Đỗ, sinh năm 1905, là thú y Đại học sỹ Đông Dương (tức là bác sĩ thú y ngày nay) là Viện trưởng Viện chăn nuôi đầu tiên (thời kỳ 1952-1954), Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Chăn nuôi -Thú y - Viện Khảo cứu Nông Lâm (1955-1957), Viện trưởng Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957-1959)
Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện (Phan Đình Dinh) và của Đại tướng Mai Chí Thọ (Phan Đình Đống).
Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Lê Nam Thắng là con trai của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Chiếu, tức Tám Chiếu, người Nam Bộ. Với người vợ trước, quê Hải Phòng, ông Lê Đức Thọ có một người con trai tên là Phan Đình Dũng, đã qua đời.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Nobel Peace Prize 1973 Giải Nobel Hoà bình năm 1973, trang web chính thức
Giải Nobel Hoà bình: Lê Đức Thọ (tiếng Đức)
Báo cáo sơ lược trận chiến thắng đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ, thư của Lê Đức Thọ gửi Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
Người Nam Định
Người đoạt giải Nobel Hòa bình
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V
Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Huân chương Sao Vàng
Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Nhà thơ Việt Nam thời kỳ từ 1976
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Nhà cách mạng Việt Nam
Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Dòng họ Phan Đình
Nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà ngoại giao Việt Nam
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam |
10150 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20ph%C3%A1o | Sơn pháo | Sơn pháo là loại pháo xuất hiện cuối thế kỷ 19, dùng đến đầu thế kỷ 20, nay đã bỏ. Đặc điểm phân biệt pháo với sơn pháo là việc đường đạn của nó có dạng cầu vồng đặc trưng. cũng vì vậy mà ngày nay sơn pháo đã bị thay thế bởi các loại cối.
Thời cổ ở phương Đông, người ta còn gọi sơn pháo là các pháo lắp ráp tại chỗ, thường đặt cố định những nơi dễ phòng thủ, như núi cao. Ví dụ về sơn pháo ngày đó như các máy bắn đá lớn, bắn đạn sát thương như bom lửa, bom phá, đá...
Đặc điểm
Sơn pháo có nòng ngắn, tầm gần, nhồi ít thuốc súng. Tỷ lệ cỡ nòng sơn pháo như súng cối ngày nay. Sơn pháo có đôi bánh xe bò lớn, thường là giá cứng, có thể có hoặc không lá chắn nhỏ. Những sơn pháo đầu tiên nạp đạn đầu nòng như súng cối. Những sơn pháo cuối cùng thường nặp đạn sau, có khối lùi và lá chắn, nòng xoắn.
Thông thường sơn pháo có cỡ nòng từ 37 mm đến 75 mm, nặng khoảng dưới 1 tấn, tầm bắn 3–5 km. Ngày nay tầm bắn này có cối 82 mm bắn đạn sát thương, các súng chống tăng bắn đạn xuyên và tên lửa có điều khiển. Những cối bắn góc thấp như W84 82 mm Trung Quốc chức năng y hệt sơn pháo.
Sơn pháo rất gọn nhẹ, có thể kéo bằng người hay súc vật trong thời kỳ cơ giới chưa phát triển, thuận tiện dùng cho các trận đánh trên núi. Sơn pháo có thể bắn mục tiêu nhìn thấy như pháo tấn công hiện nay, cũng có thể bắn gián tiếp qua trinh sát pháo như lựu pháo hỗ trợ ngày nay.
Sử dụng
Trong thế kỷ 19 người ta tìm được cách bắn đạn trái phá góc thấp, nhồi nhiều thuốc nổ, thay thế cho các pháo đập đất howitzer, từ đó sinh ra nhiều loại lựu pháo. Sơn pháo cũng vai trò như pháo dã chiến (field gun) trước thế kỷ 19, loại súng di theo trận đánh hỗ trợ bán sát (ngày nay từ này dùng chỉ pháo hỗ trợ bắn gián tiếp, lựu pháo nòng dài). Điều này rất quan trọng trong thời thông tin còn chậm và ít.
Sơn pháo chỉ được dùng nhiều đến Thế chiến thứ nhất, sau đó các nước tiên tiến ít sản xuất. Những phát triển trực tiếp sau của sơn pháo là lựu pháo nòng ngắn và súng cối. Người ta cũng dùng nhiều súng không giật cho những vị trí của sơn pháo trước đây.
Một số sơn pháo vẫn được dùng trong Thế chiến thứ hai nhưng rất kém. Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng sơn pháo rất nhiều trong Chiến tranh Đông Dương. Lúc đó sơn pháo thường dùng bắn thẳng phá công sự vững chắc. Có lẽ vì vậy, sơn pháo vẫn được trung bầy trong Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, bên cạnh những súng cùng thời.
Khẩu sơn pháo đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng là khẩu tăng cường cho Pháo đài Láng nửa tháng sau ngày Toàn quốc kháng chiến, pháo 75 mm nhẹ có một ô tô kéo. Sau này, khẩu pháo bị bỏ lại khi rút đi. Đến cuối Kháng chiến chống Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khá nhiều sơn pháo các loại, lúc đó sơn pháo là loại pháo chủ yếu.
Sơn pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam được loại bỏ sau Hòa bình lập lại, một phần vì nhược điểm nòng quá ngắn, một phần vì đây là pháo dùng đạn phương Tây, rất khó cung cấp.
Danh sách sơn pháo sử dụng bởi một vài nước
Afghanistan
Skoda 105 mm Model 1939 (variant)
Albania
Canon de 65 M(montagne) modele 1906
Áo-Hung
Skoda 75 mm Model 15
Bỉ
Canon de 75 modele 1934
Bulgaria
Skoda 75 mm Model 15
Tiệp Khắc
Skoda 75 mm Model 15
Skoda 75 mm Model 1928
Skoda 75 mm Model 1936
Skoda 75 mm Model 1939
Skoda 90 mm Model 1928
Skoda 100 mm Model 1916
Skoda 100 mm Model 16/19
Skoda 105 mm Model 16/19
Skoda 105 mm Model 1939
Skoda 150 mm Model 1918
Phần Lan
75 mm Schneider-Danglis 06/09
Pháp
Canon de 65 M(montagne) modele 1906
Canon de 75 M(montagne) modele 1919 Schneider
Canon de 75 M(montagne) modele 1928
Canon de 76 M(montagne) modele 1909 Schneider
Canon Court de 105 M(montagne) modele 1909 Schneider
Canon Court de 105 M(montagne) modele 1919 Schneider
Canon Court de 105 M(montagne) modele 1928 Schneider
Đức
2 cm Gebirgsflak 38
6.5 cm Gebirgskanone 221(f)
7.5 cm leichte Gebirgsinfantriegeschutz 18
7.5 cm Gebirgskanone Model 1911
7.5 cm Gebirgskanone Model 1919
7.5 cm Gebirgskanone 15
7.5 cm Gebirgskanone 28
7.5 cm Gebirgskanone 228(b)
7.5 cm Gebirgskanone 237(f)
7.5 cm Gebirgskanone 238(f)
7.5 cm Gebirgskanone 247(n)
7.5 cm Gebirgskanone 259(i)
7.5 cm Gebirgskanone 283(j)
7.5 cm Gebirgskanone 285(j)
7.62 cm Gebirgskanone 293(r)
7.62 cm Gebirgskanone 307(r)
10 cm Gebirgshaubitze 16/16(i)/16(ö)/16(t)
10 cm Gebirgshaubitze 16/19(t)
10.5 cm Gebirgshaubitze(t)
10.5 cm Gebirgshaubitze 18(t)
10.5 cm leichtes Gebirgshaubitze 322(f)
10.5 cm leichtes Gebirgshaubitze 323(f)
10.5 cm leichtes Gebirgshaubitze 329(j)
10.5 cm Gebirgshaubitze 343(r)
Hy Lạp
Canon de 65 M(montagne) modele 1906
75 mm Schneider-Danglis 06/09
Canon de 75 M(montagne) modele 1919 Schneider
Iran
Skoda 75 mm Model 1939
Ý
Obice da 75/13
Obice da 100/17 modello 16
Skoda 100 mm Model 16/19
OTO Melara Mod 56
Ba Lan
Canon de 65 M(montagne) modele 1906
Canon de 75 M(montagne) modele 1919 Schneider
Canon de 75 M(montagne) modele 1928
Skoda 100 mm Model 1916
România
Skoda 75 mm Model 15
Skoda 75 mm Model 1939
Skoda 105 mm Model 1939
Nga
76.2 mm Model 1909
76.2 mm Model 1938
105 mm 1909S
Thổ Nhĩ Kỳ
Skoda 75 mm Model 15
Skoda 100 mm Model 1916(T)
Skoda 100 mm Model 16/19
Anh
2.95 inch QF Mountain gun
3.7 inch Mountain Howitzer
Nam Tư
Canon de 75 M(montagne) modele 1919 Schneider
Skoda 75 mm Model 1928
Skoda 90 mm Model 1928
Skoda 100 mm Model 1916
Xem thêm
Pháo
Lựu pháo
Súng
Pháo phản lực
Tham khảo
Súng |
10154 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1u%20ph%C3%A1o | Lựu pháo | Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, súng cối, pháo phản lực và lựu pháo).
Đường đạn vòng cung, với góc nòng pháo 45° và tầm bắn đến vài chục km, cho phép xạ thủ lựu pháo không cần nhìn trực tiếp mục tiêu mà vẫn có thể tấn công địa điểm nằm khuất sau vật cản hay ở vị trí rất xa. Nhờ đặc điểm này, binh chủng pháo binh sử dụng lựu pháo như một vũ khí cơ bản với một số lượng lớn.
Do ít có khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng một hoặc vài quả đạn, lựu pháo thường được dùng nhiều khẩu một lúc và bắn đồng loạt theo hiệu lệnh vào tọa độ bắn trên bản đồ hoặc theo hiệu chỉnh của trinh sát pháo binh. Trong một trận đánh pháo binh, bên có số lượng lựu pháo nhiều hơn dễ áp đảo đối phương, nhờ mật độ bắn pháo cao hơn.
Trong Chiến tranh Việt Nam các bên sử dụng các loại lựu pháo cơ bản nổi tiếng như M101 105 mm của Mỹ, Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng có hiệu quả M-30 122 mm và M-46 130 mm do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo.
Ảnh
Xem thêm
Pháo
Sơn pháo
Súng cối
Pháo phản lực
Tham khảo |
10155 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%BAng%20c%E1%BB%91i | Súng cối | Súng cối, hay pháo cối, cũng gọi là bích kích pháo là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối).
Đặc điểm rất riêng của súng cối là nòng súng cối không có khương tuyến (nòng trơn), quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (thường trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo.
Đạn súng cối là loại đạn có sơ tốc lực đẩy nhỏ không có cáp tút (tiếng Pháp: cartouche). Chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ để tác chiến đánh từ gần đến trung và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. Vì có khối lượng nhỏ nên nó cũng là loại hỏa lực trợ chiến cho bộ binh rất thông dụng và hiệu quả.
Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Súng cối khác với các loại súng pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng. Chính điều này cho phép thao tác bắn tuy đơn giản mà tốc độ bắn lại rất nhanh.
Cấu tạo
Cấu tạo của súng cối rất đơn giản gồm ba phần chính:
Nòng súng: thông thường từ 60 mm đến 120 mm, nòng nhẵn (không có khương tuyến) và nòng thường ngắn cho phép xạ thủ nạp đạn từ miệng nòng, vì đạn không có cáp tút nên không có hệ thống quy lát ở phía cuối nòng. Đạn tự bị kích cháy bay đi nên xạ thủ không cần động tác phát hoả.
Bàn đế: Là bộ phận chịu lực giật lại của súng cối khi bắn. Đây là một mảng kim loại (hoặc hợp kim) có khối lượng rất lớn, thường có hình dạng là hình tròn hoặc hình vuông (hay hình chữ nhật). Đối với các súng cối loại nhỏ trong chiến đấu khi bắn ứng dụng xạ thủ có thể dùng tay giữ nòng chống xuống đất bắn, tức là bắn cối không cần bàn đế.
Giá chân: Thường là giá ba chân trên đó có các thiết bị điều chỉnh góc bắn và kính quang học để ngắm bắn. Khi chiến đấu bắn ứng dụng có thể không cần giá chân súng với súng loại nhỏ.
Lịch sử
Súng cối đã tồn tại từ hàng trăm năm, đầu tiên được dùng trong những trận công thành. Khi đó, chúng là những cấu trúc sắt cồng kềnh, nặng nề và rất khó di chuyển. Cấu tạo đơn giản, súng cối thời đó chỉ là những cái thùng gang gợi nhớ đến chuyện đun nấu và nghiền giã. Tên của súng cối (tiếng Anh là mortar, nghĩa là "cối giã", hoặc "vữa", "hồ") bắt nguồn từ đó. Baron Menno van Coehoorn sáng tạo ra súng cối có khả năng cơ động năm 1674 trong trận công thành Grave. Súng này nặng khoảng 180 pound Anh (tương đương 90 kg) và sau đó được hai phe Nam, Bắc sử dụng trong Nội chiến Mỹ.
Súng cối hiện đại ra đời trong Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1915 do Nam tước Wilfred Stokes, một người Anh sáng chế. Khẩu cối Stokes chỉ cần mang vác bởi một người. Người Đức cũng phát triển các kiểu súng cối có cỡ nòng từ 7.58 cm đến 25 cm để đối trọng lại với những khẩu cối Stokes của người Anh. Súng cối tỏ ra đặc biệt hữu dụng trong các chiến hào bùn lầy, ẩm ướt ở chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Súng cối được đánh giá cao bởi nó có thể bắn đạn rơi thẳng đứng xuống chiến hào đối phương, điều mà pháo binh thông thường không thể làm được. Các loại súng cối được cải tiến nhiều ngay trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng trở nên nhẹ, dễ thích ứng, vận hành đơn giản và tương đối chính xác. Mặt khác súng cối cho phép bộ binh tạo ra hỏa lực mạnh tức thì tương đương pháo binh.
Trong thập niên 1930, Edgar Brandt (một kĩ sư người Pháp) đã chế tạo ra được loại súng cối có nòng từ 45 mm tới 155 mm dựa trên mẫu cối Stokes của Wilfred Stokes. Được hoàn thiện liên tục, 2 mẫu súng cối là súng cối Stokes (1915) và súng cối Brandt (1927, được hiện đại hóa vào năm 1931) được coi là xuất phát điểm của mọi loại súng cối hiện đại.
Những khẩu súng cối lớn nhất đã được chế tạo là khẩu "Quái vật" của Pháp do Henri-Joseph Paixhans phát triển năm 1832, khẩu Mallet phát triển bởi Woolwich Arsenal ở London năm 1857, và khẩu "tiểu David" được chế tạo ở Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Các súng cối trên đều có cỡ nòng là 36 inch (915 mm – gần một mét). Chỉ có một khẩu "Quái vật" được đưa vào sử dụng tại trận đánh ở Antwerp, Bỉ năm 1832.
Tham khảo
Xem thêm
Pháo binh
Pháo
Sơn pháo
Lựu pháo
Pháo phản lực |
10157 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ho%C3%A0ng | Giáo hoàng | Giáo hoàng (, , ) là vị giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo toàn thế giới. Theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô - tông đồ trưởng của Chúa Giêsu, với vai trò là người giữ chìa khóa thiên đàng, là "tảng đá" để xây dựng nên giáo hội. Giáo hoàng đương kim là Phanxicô, người được bầu chọn vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, kế vị Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị.
Thời gian tại vị của một giáo hoàng được gọi là "triều đại giáo hoàng" và thẩm quyền của ông đối với giáo hội thường được gọi là "quyền Tông Tòa" () mà thực thể đại diện cho quyền lực đó gọi là Tòa Thánh (tiếng Latinh: Sancta Sedes), dựa trên truyền thống Giáo hội cho rằng đó là "chiếc ngai tòa" của Thánh Phêrô trên cương vị là Giám mục Roma. Giáo hoàng cũng là nguyên thủ quốc gia của Thành Vatican, một thành bang có chủ quyền nằm trong lòng thành phố Roma của nước Ý.
Thể chế Giáo hoàng là một trong những cách tổ chức lâu đời nhất trên thế giới và đã đóng một phần nổi bật trong lịch sử nhân loại. Các Giáo hoàng đã giúp Kitô giáo được truyền đi khắp nơi và giải quyết các tranh chấp về giáo lý khác nhau. Thời Trung Cổ, họ có vị trí quan trọng trên chính trường Tây Âu vì thường đóng vai trò là trọng tài phán quyết giữa các quốc gia Kitô giáo. Ngày nay, Giáo hoàng đã không còn nhiều quyền lực đối với các nhà nước thế tục, ông chỉ có thẩm quyền chính thức trong các vấn đề tôn giáo, ngoại trừ việc ông là người lãnh đạo Thành Quốc Vatican—quốc gia có chủ quyền trên một lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, nằm trọn trong thủ đô Roma, nước Ý.
Từ nguyên
Chữ pope trong tiếng Anh xuất phát từ chữ papa trong tiếng Latinh. Đây lại là từ có gốc tiếng Hy Lạp πάππας (páppas), vốn để gọi người cha trong gia đình một cách kính mến, sau được dùng để đề cập tới giám mục hoặc thượng phụ. Từ đầu thế kỷ thứ 3, danh hiệu này nhìn chung được dành cho tất cả các giám mục. Ghi chép sớm nhất dùng danh hiệu páppas theo nghĩa thượng phụ là việc đề cập tới vị Thượng phụ thành Alexandria, Heraclas trong một bức thư khoảng giữa thế kỷ thứ 3. Còn Giám mục Roma đầu tiên được gọi bằng danh hiệu papa là Giáo hoàng Marcellinô.
Ngày nay, các Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp, Nga và Serbia vẫn dùng cách gọi như thế cho các giám mục và cả linh mục, tuy nhiên, Giáo hội Công giáo Rôma chỉ sử dụng từ ngữ này dành cho vị Giám mục Rôma. Lịch sử Giáo hội Công giáo ghi nhận, Giáo hoàng Grêgôriô VII (1073-1085) là người đã chính thức giới hạn việc dùng từ "papa".
Từ "Giáo hoàng" trong tiếng Việt thực ra không dịch sát từ gốc Latinh, nó được dịch cách cảm quan để gọi một vị lãnh đạo tinh thần có quyền lực như một vị vua. Gần đây có ý kiến đề xuất trở lại dùng cách gọi Giáo tông (chữ Hán: 教宗). Thông thường, các giáo hữu Công giáo Việt Nam hay sử dụng danh xưng Đức Giáo hoàng hoặc Đức thánh cha để thể hiện sự tôn kính.
Trước thế kỷ 20 từ điển tiếng Việt còn dùng Đức Giáo tông và Đại phụ Thánh hội tông để chỉ Giáo hoàng. Sách chữ Nôm thì dùng Đức thánh Pha Pha.
Lịch sử
Sắp xếp theo nhóm thời đại
Giáo hội Công giáo chia danh sách các Giáo hoàng theo thời đại chứ không theo niên đại hay thế kỷ, ứng với những sự kiện quan trọng trong lịch sử giáo hội.
Thời đại Thánh Kinh (từ năm 30 đến 100 CN): gồm năm vị Giáo hoàng (thời gian trị vì trong ngoặc):
Thánh Phêrô (32-67).
Thánh Linô (67-76).
Thánh Anaclêtô (76-88).
Thánh Clêmentê (88-97).
Thánh Êvaristô (97-105).
Thời đại các Giáo phụ (từ năm 100 đến năm 600): Giáo phụ là những tổ phụ rất thông thái và thánh thiện, đã trình bày những giảng dạy của Kitô Giáo và diễn giải Thánh Kinh cho toàn thể giáo hội. Thời đại này gồm 59 Giáo hoàng, từ vị thứ 6 (Alexander I) đến vị thứ 64 (Grêgôriô I).
Thời đại Trung Cổ (từ năm 600 đến năm 1548): Hai sự kiện lớn nằm trong thời đại này là Ly giáo Đông - Tây và Cải cách Kháng cách. Thời đại này có tất cả là 163 Giáo hoàng, từ vị thứ 65 đến vị thứ 219.
Thời đại Công đồng Trent (từ năm 1548 đến năm 1958): Đây là thời kỳ của việc củng cố lại và đem ra thi hành các học thuyết, được bắt đầu bằng Công Đồng Trent (từ 1548 đến 1570). Thời đại này có tất cả là 41 Giáo hoàng, từ vị thứ 220 đến vị thứ 260.
Thời đại Công đồng Vatican II (từ năm 1958 đến nay): Thời kỳ này có 6 Giáo hoàng, từ vị thứ 261 đến vị thứ 266:
Giáo hoàng Gioan XXIII (từ năm 1958 đến 1963).
Giáo hoàng Phaolô VI (từ năm 1963 đến 1978).
Giáo hoàng Gioan Phaolô I (33 ngày năm 1978).
Giáo hoàng Gioan Phaolô II (từ năm 1978 đến 2005).
Giáo hoàng Biển Đức XVI (từ năm 2005 đến 2013).
Giáo hoàng Phanxicô (từ năm 2013 đến nay).
Ảnh hưởng
Là vị Vua chuyên chế duy nhất trên thế giới ngày nay, Giáo hoàng là người được bảo vệ bởi pháp luật của Liên Hợp Quốc và các công ước quốc tế, đó là không một tòa án nào trên thế giới được xét xử Giáo hoàng một khi ông không muốn (không cho phép). Theo Giáo hội Công giáo Rôma, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô và là người đại diện Thiên Chúa ở trần gian, Giáo hoàng có quyền tối thượng đối với Giáo hội Công giáo Rôma của mình trên khắp thế giới; là vị chủ chăn, người Cha tinh thần của toàn bộ hơn 1,3 tỉ người Công giáo Rôma.
Chỉ có duy nhất Giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm các Giám mục ở mọi giáo phận trên thế giới.
Giáo hoàng được bầu bởi Mật nghị Hồng y (conclave) sau khi vị Giáo hoàng đương nhiệm qua đời hoặc từ nhiệm. Ngày nay, có lẽ Giáo hoàng là người có vị thế nhất trên Trái Đất, tiếng nói của Giáo hoàng cũng là tiếng nói có uy lực. Quyền lực của Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican, bất chấp diện tích nhỏ bé nhất địa cầu của đất nước và nền kinh tế phi thương mại duy nhất trên hành tinh, đã thâu tóm ảnh hưởng thế giới trên nhiều bình diện từ trong lịch sử xa xưa của loài người cho đến kỷ nguyên hiện đại hôm nay nhờ vào vô số những đóng góp vĩ đại xuất phát từ Giáo hội Công giáo cũng như các thành viên của họ cho nhân loại mà con người ngày nay đang thụ hưởng.
Giáo hoàng luôn được xếp trong danh sách những người có quyền lực và ảnh hưởng nhất hành tinh do các tạp chí danh tiếng thế giới như TIME, Forbes bình chọn. Giáo hoàng luôn nằm trong danh sách vì thỏa mãn đủ cả bốn tiêu chí căn bản của việc bình chọn, đó là, người có ảnh hưởng tới rất nhiều người; người kiểm soát một nguồn tài chính lớn; người có quyền lực lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau; và, người thực sự dùng quyền lực đó để thi hành chức vụ mình đảm nhiệm. Một trong những vị Giáo hoàng thời hiện đại, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, được TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất với nhân loại của thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21.
Chính nhờ những cống hiến của Giáo hội Công giáo, đứng đầu là Giáo hoàng, cho nhân loại mà góp phần làm tăng thêm quyền lực thực sự cũng như các quyền lực mềm và quyền lực tinh thần cho Giáo hoàng, trong đó tiêu biểu như:
Giáo hội Công giáo đã đặt tiền đề cho các ngành khoa học căn bản là: thiên văn học, khoa học vũ trụ, sinh học, di truyền học, hình học, đại số, toán học, khoa học địa lý và ngành bản đồ học, các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về thiên nhiên và Trái Đất, v.v. qua những nhà bác học lỗi lạc của Giáo hội như Linh mục Gregor Mendel, cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại, người đề ra định luật Mendel và các nguyên tắc phân ly độc lập, di truyền giống, biến đổi gen; nhà bác học đa tài Nicolaus Copernicus; nhà bác học Blaise Pascal; nhà bác học Linh mục Matteo Ricci ; v.v.
Giáo hội Công giáo hình thành hai ngành khoa học cơ bản là triết học và thần học vào buổi bình minh của lịch sử, đặt nền tảng cho các lý luận của con người tới tận ngày nay nhằm giải quyết các vấn đề của bản thể luận, nhận thức luận, tôn giáo, đức tin và linh hồn.
Giáo hội Công giáo giúp hình thành và phát triển nền nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc phương Tây với các nhà soạn nhạc vĩ đại như Beethoven, Mozart, Bach, các họa sĩ và kiến trúc sư lừng danh mọi thời đại như Michelangelo, Bernini, Raphael, Caravaggio, Antoni Gaudí, Leonardo da Vinci, v.v.
Giáo hội Công giáo sở hữu và điều hành hơn 1/4 (26%) số bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế trên toàn thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia, tổ chức hay định chế nào, bao gồm: hơn 117.000 cơ sở chăm sóc y tế; 5.428 bệnh viện lớn; 18.025 phòng khám đa khoa và chuyên khoa; 15.985 trại tế bần, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc người tàn tật; 9.962 cô nhi viện; 11.902 trường đào tạo y bác sĩ; 13.945 trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình; 529 trung tâm chăm sóc người phong cùi, hủi; hơn 18.000 xưởng sản xuất thuốc và nhà thuốc; và hơn 34.250 cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và cơ sở y tế các loại khác...
Giáo hội Công giáo sở hữu và điều hành khoảng 1/5 (25%) hệ thống giáo dục toàn cầu gồm: 67.848 nhà trẻ và trường mẫu giáo; 93.315 trường tiểu học; 42.234 trường trung học; hàng ngàn trường đại học, viện đại học và học viện trên khắp thế giới với số lượng lên tới hơn 50 triệu sinh viên. Giáo hội Công giáo còn điều hành hàng trăm tổ chức và viện nghiên cứu cao cấp về các lĩnh vực khác nhau khắp thế giới, 01 viện hàn lâm khoa học và nhiều viện nghiên cứu sinh học, vật lý, thiên thể, vũ trụ, lượng tử, toán học, hóa học, hạt nhân... Giáo hội Công giáo đã phát triển và đặt nền tảng cho hệ thống giáo dục đại học hiện đại bằng việc mở các trường đại học đầu tiên trên thế giới như Đại Học Bologna (thành lập năm 1088, là trường đại học đầu tiên trên thế giới và vẫn hoạt động đến ngày nay); Đại Học Paris (1150), Đại Học Oxford (1167); Đại Học Salerno (1173); Đại Học Vicenza (1204), Đại Học Cambridge (1209); Đại Học Salamanca (1218-1219); Đại Học Padua (1222); Đại Học Naples (1224); Đại Học Vercelli (1228); Đại Học La Sapienza (1303, là trường đại học có đông sinh viên nhất thế giới với gần 150.000 sinh viên), v.v. Đến giữa thế kỷ XV (khoảng 70 năm trước khi thời kỳ Cải Cách), đã có hơn 50 trường đại học Công giáo trên toàn châu Âu.
Giáo hội Công giáo thiết lập nền tảng của hệ thống Pháp Luật và ngành Luật học. Vào đầu thế kỷ thứ 12, các giáo sĩ Công giáo đã tạo ra một bộ luật hoàn chỉnh và có tính khoa học đầu tiên trên thế giới mà trong đó tất cả điều khoản, các phần tương hợp với nhau trong một tổng thể chung. Vào năm 1088, Giáo hoàng Urban II thể nghiệm ngành luật bằng cách cho thành lập Đại học Bologna với phân khoa luật, từ đó nghề luật nổi lên, và khái niệm như"tổ chức pháp nhân","cơ quan","tổ chức","cơ sở pháp lý","công ty","quỹ tín thác"... ra đời. Và một loạt các nguyên tắc về luật học như tôn trọng quyền lợi các bên, bình đẳng trước pháp luật, luật pháp quốc tế, xét xử, bồi thẩm đoàn, lệnh đình chỉ bắt giam và việc bắt buộc phải chứng minh sự hồ nghi tội phạm vượt quá khả năng phạm tội... cũng được các tu sĩ Công giáo hình thành. Đây chính là sự thành hình cho các ngành luật hiện đại.
Giáo hội Công giáo điều hành một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất hành tinh là Caritas. Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một hiệp hội của 164 tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế và phục vụ phát triển xã hội do Giáo hội Công giáo Rôma điều hành, hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Caritas cùng với Cơ quan Cứu Trợ Nhân Đạo Liên Hợp Quốc (UNRRA) là hai tổ chức cứu trợ lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, Caritas được Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam thành lập ở cấp Trung ương vào năm 1965. Do biến động thời cuộc, tháng 6 năm 1976, Caritas Việt Nam bị Nhà nước Việt Nam yêu cầu phải giải thể. Với sự kiên trì của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Caritas Việt Nam đã được tái lập vào ngày 2 tháng 7 năm 2008. Caritas Việt Nam đã tái hòa nhập làm một thành viên của Caritas Quốc tế, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa cho phép để Caritas Quốc tế đặt chi nhánh ở Việt Nam.
Giáo hội Công giáo khởi xướng phong trào đề cao phụ nữ và nữ quyền. Trái với định kiến trọng nam khinh nữ vào thời xưa, Giáo hội đánh giá cao người phụ nữ và đã tôn vinh nhiều vị Thánh nữ, nâng một số Thánh nữ lên hàng Tiến sĩ Giáo hội, một tước hiệu cao quý chỉ được trao cho một vài vị Thánh lỗi lạc của Giáo hội Công giáo, và tỏ lòng quý trọng các nữ tu. Sở dĩ nữ tu không được làm linh mục trong Giáo hội là vì truyền thống do Chúa Giêsu đặt để chỉ chọn người nam làm linh mục, Giáo hội không có thẩm quyền sửa đổi truyền thống này. Nhiều phụ nữ đã để lại vết son trong sử sách Giáo hội như các Thánh nữ Hildegard von Bingen, Catarina thành Siena, Têrêsa thành Ávila, Têrêsa thành Lisieux, những người phụ nữ nổi bật trong lĩnh vực chính trị có thể kể đến Bertha xứ Kent, Nữ hoàng Matilda, Elizabeth xứ Aragon. Công giáo cũng mang đến cho nền văn minh con người nhiều nhà khoa học và giáo sư là phụ nữ đầu tiên trên thế giới như nữ giáo sư vật lý Italia Trotula ở Salermo trong thế kỷ 11, và nữ giáo sư vật lý Dorotea Bucca, người đã giữ ghế giáo sư y khoa trưởng tại Đại học Bologna, nữ triết gia Elena Lucrezia Piscopia, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ triết học (1678) và Maria Agnesi (1799), một triết gia, nhà giả kim học, nhà ngôn ngữ học và nhà toán học là người phụ nữ được Giáo hoàng Benedict XIV chỉ định trở thành giáo sư toán học đầu tiên tại Italia vào năm 1750. Vào tháng 3 năm 2004, Mary Ann Glendon, giáo sư luật học tại Đại học Harvard, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, chủ tịch Hội đồng Đạo đức Sinh học của tổng thống Mỹ được Giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ định làm Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo hoàng và là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đảm trách chức vụ này; trước đó vào năm 1995, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đã chọn bà là người đại diện Vatican tham dự Hội nghị Quốc tế về các Quyền của Phụ nữ tại Bắc Kinh (Trung Quốc) do Liên Hợp Quốc tổ chức.
Giáo hội Công giáo kiến tạo và phong phú hóa các hệ thống ngôn ngữ căn bản của con người như tiếng Hy Lạp, Latinh và bảng chữ cái alphabet. Giáo hội cũng sáng tạo ra hệ thống chữ nổi Braille dành cho người mù. Vào năm 1784, Valentin Haüy, anh trai của Abbé Haüy, một linh mục Công giáo người Pháp, người phát minh ra tinh thể học, đã thành lập ngôi trường đầu tiên trên thế giới dành cho người mù mang tên Viện Khiếm thị Hoàng gia thanh thiếu niên tại Paris (ngày nay gọi là Viện Quốc gia người khiếm thị, INJA). Sinh viên nổi tiếng nhất của trường này, Louis Braille, vào học năm 1819, với sự hướng dẫn của Valentin Haüy đã phát triển một hệ thống chữ nổi cho người mù đọc mà ngày nay trên toàn thế giới hệ thống chữ Braille này mang tên ông. Tại Việt Nam, vào thế kỷ 17, chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên người Bồ Đào Nha và Ý sáng chế, linh mục Alexandre de Rhodes là người điển chế hệ chữ viết này với việc in cuốn từ điển Việt–Bồ–La tại Roma năm 1651. Nhà truyền giáo Girolamo Maiorica viết các tác phẩm bằng chữ Nôm với lối văn xuôi gần gũi. Các sách vở Công giáo Hán Nôm tiếp tục được sử dụng phổ biến tại Việt Nam cho tới giữa thế kỷ 20.
Giáo hội Công giáo sáng tạo và thiết lập niên lịch mà con người ngày nay sử dụng hằng ngày. Lịch được sử dụng như là một phần của hệ thống duy trì thời gian hoàn hảo mà trong đó ngày tháng và thời gian của một ngày cùng nhau chỉ ra các thời điểm theo thời gian. Bộ lịch được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới ngày nay là lịch Gregory, hay còn gọi là Dương Lịch. Bộ lịch này là tiêu chuẩn quốc tế đo lường thời gian và được sử dụng ở khắp thế giới cho các mục đích khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, vốn là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Gregory là bộ lịch do Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban hành vào năm 1582 lấy mốc thời gian Chúa Giêsu sinh ra làm năm số 0, còn gọi là Công nguyên, và khoảng thời gian trước năm 0 gọi là trước Công nguyên (Before Christ), sau năm 0 gọi là sau Công nguyên (Anno Domini) và chia lại các thời kỳ của lịch sử con người. Bộ lịch này chia năm thành 12 tháng với 365 ngày, cứ mỗi chu kỳ hết 3 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận.
An ninh
Giáo hoàng được đánh giá là người được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Theo Reuters, sau Hiệp ước Lateran được ký vào năm 1929 với phần quy định về đảm bảo an ninh cho Vatican và người đứng đầu Tòa Thánh, thì bên cạnh hơn 100 Vệ binh Thụy Sĩ luôn túc trực, Giáo hoàng còn được bảo vệ bởi khoảng 2000 nhân viên thuộc các cơ quan an ninh và phản gián như CIA, FBI, đặc nhiệm và mật vụ Italia, cảnh sát Italia, đội hiến binh Vatican, các đặc vụ gián điệp chìm... Khi ra nước ngoài công du, thì theo luật quốc tế, Giáo hoàng được bảo vệ bằng mọi giá bởi các cơ quan an ninh chuyên nghiệp nhất của quốc gia mà ông đến.
Giáo hoàng là một yếu nhân có khả năng quy tụ công chúng đông đảo hiếm thấy trên thế giới. Các buổi lễ do Giáo hoàng cử hành dù ở Vatican hay ở nước ngoài đều lôi kéo được một số lượng khổng lồ các tín hữu, các nguyên thủ quốc gia và ngoại giao đoàn đến tham dự dẫn đến những lo ngại về an ninh cực lớn đối với các giới chức. Thông thường một buổi lễ hay nghi thức phụng vụ ngoài trời do Giáo hoàng chủ sự có đến hàng trăm ngàn người cho tới nhiều triệu người tham dự tùy vào địa điểm tổ chức có thể quy tụ được số lượng bao nhiêu. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, có hơn 2 triệu người, đông gấp đôi dân số thành phố Rôma, và 23 nguyên thủ quốc gia, 5 gia đình hoàng gia châu Âu đến Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican tham dự Lễ Phong Chân phước cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II do Giáo hoàng Biển Đức XVI cử hành. Các kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới được tổ chức 3 năm một lần cũng là dịp Giáo hoàng quy tụ hàng triệu người trẻ khắp năm châu về tham dự, dẫn đến các công tác an ninh càng được thắt chặt. Tại lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới đầu tiên được tổ chức tại Á châu là ở Philippines vào tháng 1 năm 1995 đã có hơn 5 triệu người tham dự nghi thức do Giáo hoàng Gioan Phaolô II cử hành.
An ninh cho các chuyến công du của Giáo hoàng
Gần đây, như chuyến công du của Giáo hoàng Biển Đức XVI tới Israel vào tháng 5 năm 2009, quân đội nước này đã mở chiến dịch quân sự lớn chưa từng có trong lịch sử quốc gia mang tên"Chiếc Áo Choàng Trắng"(Operation White Cloak), huy động đến 80.000 nhân viên an ninh gồm mật vụ, đặc nhiệm, cơ động phản ứng nhanh, cảnh sát, binh sĩ thuộc quân đội và hàng chục ngàn nhân viên an ninh chìm, phản gián để bảo vệ người đứng đầu Tòa Thánh Vatican. Trong đó lên tới 60.000 sĩ quan cảnh sát, còn lại 20.000 là các nhân viên mật vụ, đặc nhiệm và quân đội. Trước đó, hai cuộc viếng thăm cấp nhà nước của hai tổng thống Mỹ là George W. Bush và Barack H. Obama vào năm 2008 đến Israel được quốc gia này bảo đảm an ninh lần lượt bằng 3.500 và 5000 nhân viên cảnh sát, nhỏ hơn khoảng 20 lần về quy mô so với an ninh dành cho Giáo hoàng Biển Đức XVI.
Trong chuyến công du vào tháng 4 năm 2008 của Giáo hoàng Biển Đức XVI tới Mỹ, để đảm bảo an toàn cho thủ lĩnh các tín đồ Công giáo, tổng thống George W. Bush lúc ấy đã huy động lực lượng an ninh lên mức cao nhất theo thang sự kiện quốc gia là 15.000 cảnh sát và mật vụ, ngang bằng với an ninh mà Lầu Năm Góc áp dụng để bảo vệ các kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ quốc gia khắp thế giới và an ninh cho lễ nhậm chức của tổng thống Barack Obama.
Vào tháng 9 năm 2010, trong chuyến thăm chính thức Anh Quốc của Giáo hoàng, các giới chức chính phủ nước này cũng đã điều động một lực lượng an ninh hùng hậu lên đến gần 16.000 cảnh sát, mật vụ làm nhiệm vụ bảo vệ.
Thông thường, an ninh áp dụng để bảo vệ Giáo hoàng trong các chuyến đi ra khỏi Vatican hay công du nước ngoài được thắt chặt tối đa, bao gồm: Nhân viên nhiều bộ ngành được triển khai để phân tích tổng hợp các nguy cơ và ngăn chặn, đối phó với bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào. Một lực lượng cảnh sát khổng lồ mặc quân phục cũng như thường phục được bố trí trên khắp các đường phố. Chó nghiệp vụ được huy động để phát hiện bom. Cảnh sát phong tỏa toàn bộ giao thông và các tuyến đường, cấm mọi loại xe cộ đi lại trong những khu vực bán kính Giáo hoàng di chuyển bằng việc thiết lập"vùng đóng băng"ở các tuyến phố trung tâm. Phải có giấy phép hay vé tham dự và phải qua kiểm tra quét toàn thân trước khi được vào những nơi này. Hàng nghìn máy quay được thiết lập ở các góc đường và quảng trường. Các tay thiện xạ, bắn tỉa được bố trí trên các điểm cao. Trực thăng cảnh sát tuần tiễu trên trời trong không phận Giáo hoàng hiện diện hay đi ngang qua và thiết lập vùng cấm bay bằng các chiến đấu cơ phản lực tuần tra vùng trời, vùng biển. Cảnh sát cũng triển khai các hệ thống vũ khí đất đối không. Tại các bến cảng, cảnh sát thợ lặn tuần tra dọc các con sông và bên dưới mặt nước, tàu thuyền được trang bị súng máy. Chuẩn bị cho các tấn công bất ngờ bằng vũ khí hóa học và sinh học. Hệ thống y tế lưu động cũng được thiết lập trên quy mô lớn trong trường hợp xảy ra tấn công vào Giáo hoàng hoặc đám đông.
Một chuyến công du của Giáo hoàng phải mất tối thiểu hàng chục triệu đô la chi phí, và được coi là người tốn nhiều tiền nhất cho việc công du trên thế giới, hơn hẳn tổng thống các quốc gia hay các vua và nữ hoàng. Mỗi lần Giáo hoàng đi công du thì các cơ quan an ninh Vatican, và Bộ Nội vụ Italia phải phối hợp với các cơ quan an ninh nước chủ nhà để tính toán chuyến hành trình của Giáo hoàng trước đó nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm. Các cơ quan này muốn có càng nhiều thời gian chuẩn bị càng tốt để hoạch định cho một chuyến đi nước ngoài như vậy của Giáo hoàng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, họ phải làm việc khẩn trương. Đó cũng là lý do mà Vatican cho duy trì một bộ phận nghiên cứu bảo vệ an ninh trên diện rộng, chuyên nghiên cứu và đánh giá những mối đe dọa toàn cầu.
An ninh cho Lễ An táng và Đăng quang Giáo hoàng
Vào tháng 4 năm 2005, một sự kiện đảm bảo an ninh chưa từng có trong lịch sử hiện đại đã diễn ra tại Vatican. Thời điểm đó, có hơn 200 nguyên thủ quốc gia và phái đoàn ngoại giao khắp thế giới, 117 Hồng y bầu chọn Giáo hoàng mới, các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới và gần 5 triệu tín đồ Công giáo tuôn về Vatican dự Lễ An táng Giáo hoàng Gioan Phaolô II, lễ tang lớn nhất trong lịch sử loài người và quy tụ nhiều lãnh đạo thế giới nhất. Trong đó có nhiều gia đình hoàng gia khắp năm châu, nhiều vua chúa, nữ hoàng và các nhà quý tộc. Phái đoàn của Mỹ là rầm rộ nhất với 3 vị tổng thống George W. Bush, George H. W. Bush, Bill Clinton, ngoại trưởng Condoleezza Rice, đệ nhất phu nhân Laura Bush và Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan. Điều này khiến cho Hồng y Đoàn, có nhiệm vụ điều hành Vatican khi Giáo hoàng băng hà, lo ngại và yêu cầu sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vì tang lễ của cố Giáo hoàng, cơ mật viện bầu Giáo hoàng mới và lễ đăng quang của tân Giáo hoàng sẽ biến Vatican thành mục tiêu của khủng bố.
Trước tang lễ vào sáng thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2005, NATO và không quân Italia (Aeronautica Militare Italiana) đã cho thiết lập vùng cấm bay trên không phận toàn thành phố Rôma và bán kính 5 dặm xung quanh đó. Các máy bay chiến đấu cường kích có gắn tên lửa hành trình và tên lửa không đối không cùng hệ thống tên lửa không đối đất của NATO được triển khai. Dưới mặt đất quân đội cũng lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng thủ, bệ phóng tên lửa chống hạm và đất đối không xung quanh thành phố Vatican với sự cho phép miễn cưỡng của Hồng y Đoàn vì tình thế quá khẩn trương. Dọc bờ biển Địa Trung Hải, các tàu chiến của hải quân Italia (Marina Militare) được bố trí tuần tra ngày đêm cùng hệ thống tàu ngầm có ngư lôi tìm diệt và tên lửa hành trình. Trên các con sông bao bọc thành phố Rôma, cảnh sát tuần tra dày đặc bằng thuyền máy và canô, nhất là dòng sông Tiber huyền thoại chảy ngang qua Vatican. Hơn 1000 tay súng bắn tỉa được lệnh án ngữ mọi điểm cao và hỗ trợ cho hàng chục ngàn cảnh sát rà phá bom mìn trên đường phố. Các trực thăng chiến đấu và trinh sát cũng được huy động để quan sát, bảo vệ Rôma từ trên không. Rôma với 2 triệu người dường như quá tải bởi dòng người gấp 3 lần dân số của nó đổ về. Chiều hôm trước ngày lễ an táng, chính phủ đã cho đóng cửa 2 sân bay bận rộn nhất nước là sân bay quốc tế Leonardo da Vinci (Fiumicino) và sân bay quân sự Ciampino ở Rôma. Các tuyến tàu điện ngầm và xe buýt cũng bị buộc phải ngưng hoạt động đến hết lễ tang.
Những biện pháp an ninh trên cũng được áp dụng cho lễ đăng quang của Giáo hoàng Biển Đức XVI vào ngày 24 tháng 4 năm 2005.
Quyền bính
Giáo hoàng với Triều thiên Ba tầng (Papal Tiara) tượng trưng cho việc cai quản, Thánh hóa, chăm sóc các tín hữu. Gậy Mục tử (Crosier) tượng trưng cho quyền bính. Dây pallium được làm bằng lông cừu để nói lên Giáo hoàng là chủ chiên lành thay Chúa Kitô vác chiên trên vai; nhẫn Ngư phủ (Ring of the Fisherman) trên mặt có hình Thánh Phêrô đang đánh cá. Khi Giáo hoàng băng hà thì nhẫn đó được Hồng y nhiếp chính đập vỡ đi để tránh giả mạo.
Bầu cử, qua đời và thoái vị
Bầu cử
Qua đời
Thoái vị
Các biểu tượng và huy hiệu của Giáo hoàng
Mỗi triều đại Giáo hoàng đều có biểu tượng và huy hiệu riêng. Tuy nhiên, biểu tượng và huy hiệu của Tòa Thánh và Quốc gia Vatican thì chỉ có một.
Văn kiện của Giáo hoàng
Các Giáo hoàng phát biểu hoặc đưa ra các tài liệu theo từng loại để nhận biết với từng mức độ thẩm quyền và ảnh hưởng chung đến giáo hội. Các văn kiện đó phải bởi chính Giáo hoàng chứ không phải bởi một người trung gian nào ghi nhận.
Tông Hiến (Constitutio Apostolica): là một loại văn kiện rất quan trọng, bao gồm những đạo luật sửa chữa, bổ sung hay làm mới do Giáo hoàng đưa ra. Tông hiến tác động rất lớn đối với hệ thống Giáo luật của Giáo hội và Pháp luật Thành Vatican.
Tông Thư (Littera Apostolica): Là những lá thư kém quan trọng hơn so với Tông Hiến, chúng có thể được viết ra dựa trên một vấn đề có liên quan tới học thuyết (ví dụ: Thư của Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhân dịp bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba). Chúng cũng có thể thông báo một quyết định nào đó của Giáo hoàng, chẳng hạn như phong chân phước một người nào đó, nâng một nhà thờ nào đó lên thành Vương cung Thánh đường… nhưng nó mang nghĩa riêng tư.
Tông Huấn (Exhortatio Apostolica): Văn kiện này tương tự như Tông Thư, nhưng chứa đựng nhiều những kết luận, những đường hướng, những chỉ dẫn của Giáo hoàng, sau khi đã suy xét vấn đề.
Tông Dụ (Epistula Apostolica): Văn kiện hướng dẫn của Giáo hoàng dành cho những người cấp dưới thực hiện.
Sắc lệnh (Decretum): là những quy tắc pháp lý được ban hành để giải quyết những vấn đề cấp bách, không có tính ổn định của Giáo hội, nhưng chưa phải là luật hoặc đang trong giai đoạn hình thành luật. Sắc lệnh gồm có tổng quát và riêng biệt (khi có đơn thỉnh cầu để xin một ân ban nào đó).
Sắc chỉ (Bulla): là văn kiện bổ nhiệm các chức vụ trong giáo hội.
Tự sắc (Motu Proprio): Văn kiện thể hiện ý kiến hoặc tư tưởng riêng của Giáo hoàng, không phải để trả lời cho một yêu cầu hay một ý kiến của người khác. Tình trạng hợp hiến do Giáo hoàng đó quyết định. Tự sắc thường không tác động đến Giáo luật hiện hành của Giáo hội.
Thông Điệp (Epistula Encyclica): Những thông điệp ngắn gọn được viết hay được đọc ra, thường truyền đạt lời đón chào riêng của Giáo hoàng đến với các cá nhân hay các nhóm người. Nội dung thường là để cổ võ, khuyến khích đời sống đức tin, luân lý dựa trên những biến đổi của xã hội, thế giới.
Tuyên bố Chung (Declaratio): Tức là tuyên bố chung của Giáo hoàng với một vị lãnh đạo của một tôn giáo khác có liên quan đến sự hiểu biết chung.
Bài giảng: Tức là các bài giảng của Giáo hoàng về những đoạn Kinh Thánh tại Thánh Lễ.
Buổi Tiếp kiến: Buổi Tiếp kiến Chung của Giáo hoàng dành cho dân chúng, diễn ra vào Thứ Tư hằng tuần, tại Quảng trường Thánh Phêrô hoặc một địa điểm nào đó tại Vatican như Đại Thính Đường Phaolô VI. Các bài diễn thuyết của Giáo hoàng khi tiếp kiến chung thường phản ánh tình hình thời đại. Buổi Tiếp kiến Riêng của Giáo hoàng dành những cá nhân hay các nhóm. Chủ đề các bài nói chuyện lúc này tương ứng, thích hợp với khách mời. Ví dụ, vấn đề về y học đối với một nhóm các bác sĩ; hay tình hình thế giới với các nguyên thủ quốc gia, các nhà ngoại giao; những giảng dạy và những thủ tục của Giáo hội đối với các Giám mục, viên chức của Giáo triều Rôma. Các buổi tiếp kiến dạng này thường diễn ra tại Sảnh Đường Công Nghị, Điện Tông Tòa hoặc Đại Thính Đường Phaolô VI.
Diễn Thuyết: Các văn kiện của Giáo hoàng bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ hay bên ngoài của những buổi tiếp kiến, có thể khi Giáo hoàng đến thăm một nơi nào đó.
Các ngụy Giáo hoàng
Các Giáo hoàng ở ngôi dài nhất
Danh sách các Giáo hoàng có thời gian trị vì dài nhất được xác định từ các tài liệu lịch sử được thống kê như sau:
Piô IX (1846-1878): 31 năm, 7 tháng và 23 ngày (11.560 ngày).
Gioan Phaolô II (1978-2005): 26 năm, 5 tháng và 18 ngày (9665 ngày).
Lêô XIII (1878-1903): 25 năm, 5 tháng và 1 ngày (9.281 ngày).
Piô VI (1775-1799): 24 năm, 6 tháng và 15 ngày (8.962 ngày).
Adrian I (772-795): 23 năm, 10 tháng và 25 ngày (8.729 ngày).
Piô VII (1800-1823): 23 năm, 5 tháng và 7 ngày (8.560 ngày).
Alexander III(1159-1181): 21 năm, 11 tháng và 24 ngày (8.029 ngày).
Sylvester I (314-335): 21 năm, 11 tháng và 1 ngày (8.005 ngày).
Lêô I (440-461): 21 năm, 1 tháng, và 13 ngày (7.713 ngày).
Ubanô VIII (1623-1644): 20 năm, 11 tháng và 24 ngày (7.664 ngày).
Mặc dù một số tài liệu cho rằng Thánh Phêrô trị vì trong khoảng 30 năm (sau 29 - 64? / 67?) nhưng tính cho đúng thì những tài liệu này thiếu chính xác nên tên của ông không được liệt kê ở đây.
Các Giáo hoàng ở ngôi ngắn nhất
Bên cạnh đó có những Giáo hoàng có thời gian trị vì rất ngắn chưa tới một tháng. Vì vậy, nếu triều đại của một Giáo hoàng được bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 và qua đời vào ngày 2 tháng 8, thì triều đại của vị Giáo hoàng này sẽ được tính là 2 ngày.
Ubanô VII (15 tháng 9 - 27 tháng 9 năm 1590): 13 ngày, mất trước khi đăng quang.
Boniface VI (tháng 4 năm 896): 16 ngày.
Celestine IV (25 tháng 10 - 10 tháng 1 1241): 17 ngày.
Theodore II (tháng 12 năm 897): trong 20 ngày.
Sisinnius (15 tháng 1 - 4 tháng 2 năm 708): 21 ngày.
Marcellus II (9 tháng 4 -1 tháng 5 năm 1555): 22 ngày.
Đamaxô (17 tháng 7 - 9 tháng 8 năm 1048): 24 ngày.
Piô III (22 tháng 9 - 18 tháng 10 năm 1503): 27 ngày.
Lêô XI (1 tháng 4 - 27 tháng 4 năm 1605): 27 ngày.
Biển Đức V (22 tháng 5 - 23 tháng 6 năm 964): 33 ngày.
Gioan Phaolô I (26 tháng 8 - 28 tháng 9 năm 1978): 33 ngày.
Stêphanô (23 tháng ba - 26 tháng ba, 752) mất đột ngột sau khi được bầu làm Giáo hoàng ba ngày, và trước khi được tấn phong làm Giám mục. Ông đã không được công nhận là Giáo hoàng hợp lệ nhưng đã được thêm vào danh sách Catholic encyclopedia với tông hiệu là Stêphanô II. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc liệt kê các Giáo hoàng có tên Stêphanô sau đó. Tên của ông đã bị loại bỏ khỏi danh sách các Giáo hoàng do nghị quyết của Vatican vào năm 1961.
Các Tước hiệu của Giáo hoàng
Giáo hoàng có nhiều danh xưng khác nhau. Các tước hiệu chính thức của Giáo hoàng theo thứ tự xuất hiện trong Annuario Pontificio (Niên giám Tòa Thánh) là:
Giám mục Rôma, Đại diện Chúa Kitô, Đấng kế vị thủ lĩnh các Tông đồ, Thượng Giáo chủ của Giáo hội Hoàn vũ, Giáo trưởng Italia, Tổng Giám mục và Đô thành trưởng Giáo tỉnh Rôma, Quốc vương Vatican, Tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa.
Ngoài ra, Bộ Giáo Luật (x. Canon 331) còn ghi những danh xưng khác như:
Giáo chủ Rôma (Romanus Pontifex, The Roman Pontiff)
Thủ lĩnh của Giám mục Đoàn (Caput Collegii, Head of the College of Bishops)
Thượng phụ Tây Phương (Patriarch of the West)
Tước hiệu"Giáo hoàng"cũng được sử dụng. Khi ký tên trong các văn kiện, Giáo hoàng thường dùng dạng tắt của"Papa"là"PP."đứng trước số, chẳng hạn"Benedictus PP. XVI"(Giáo hoàng Biển Đức XVI).
Các Giáo hoàng
Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma là Thánh Phêrô, tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Giáo hoàng đương nhiệm là giáo hoàng Phanxicô, người kế vị giáo hoàng Biển Đức XVI sau khi ông từ chức, trước đó đã có 263 người được nhận chức Giáo hoàng.
Xem thêm
Thượng phụ
Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang chủ Tòa Thánh Vatican, tiếng Anh
Trang Twitter tiếng Anh chính thức của Giáo hoàng
Giáo hoàng - Giáo Tông - Giáo chủ, các thuật từ
Chức danh giáo hội
Giáo sĩ
Nguyên thủ quốc gia
Tòa Thánh
Giáo hội Công giáo Rôma |
10160 | https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%AA%20th%E1%BB%A9 | Rê thứ | Rê thứ (thường được viết tắt là Dm) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Rê (D), bao gồm các nốt nhạc Rê, Đô, Si giáng, La, Sol, Fa, Mi và Rê. Bộ khóa của nó có một dấu giáng.
Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Fa trưởng và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Rê trưởng. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết.
Vị trí âm giai Re thứ hòa âm trên phím Dương cầm
Tác phẩm cổ điển viết ở cung này
Giao hưởng số 9 - Ludwig Van Beethoven
Concerto cho piano số 3 - Sergei Rachmaninoff
"Der Tod und das Mädchen", D.810 - Franz Schubert
Giao hưởng số 9 - Anton Bruckner
Der Hölle Rache kocht in meinem Herzen - Wolfgang Amadeus Mozart (từ The Magic Flute)
Concerto cho piano số 20 - Wolfgang Amadeus Mozart
Toccata và Fugue cung Rê thứ - Johann Sebastian Bach
Czardas - Vittorio Monti
Giao hưởng số 5 - Dmitri Shostakovich
Carmina Burana - Carl Orff
Horse Racing(đua ngựa) - dân ca Mông Cổ
Các tác phẩm ở cung này
The Devil Went Down to Georgia - Charlie Daniels Band
The Wind Cries Mary - Jimi Hendrix
Jolene - Dolly Parton
Sultans of Swing - Dire Straits
Oh My God - Michael Franti
Lay All Your Love On Me - ABBA
Gimme! Gimme! Gimme! (A Man After Midnight) - ABBA
The Living Daylights - A-ha
Like A Prayer - Madonna
The Call of Ktulu - Metallica
From Russia with Love - Matt Monro
Another Brick in the Wall - Pink Floyd
Schism - Tool
Pieces - Sum 41
Smooth Operator - Sade
Rosalinda - Thalía
Home Alone theme - John Williams
Khúc hát người Hà Nội - Trần Hoàn
Tình yêu Hà Nội - Hoàng Vân
Chiều Hà Nội - Vũ Quang Trung
Mùa xuân, làng lúa, làng hoa - Ngọc Khuê
Hà Nội, trái tim hồng - Nguyễn Đức Toàn
''Tiếng đàn balalaika trên sông Đà - An Thuyên
Tham khảo
Nốt nhạc
Cung thể âm nhạc
Nhạc khúc Rê thứ |
10171 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF%20qu%E1%BB%91c%20Anh | Đế quốc Anh | Đế quốc Anh () bao gồm các vùng tự trị, thuộc địa được bảo hộ, ủy thác và những lãnh thổ khác do Khối liên hiệp Anh và các quốc gia tiền thân của nó cai trị hoặc quản lý. Đế quốc Anh khởi nguồn với các thuộc địa và trạm mậu dịch hải ngoại do Anh thiết lập từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII. Vào giai đoạn đỉnh cao của nó, Đế quốc Anh được xem là đế quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại và là thế lực đứng đầu toàn cầu trong hơn một thế kỷ. Tại thời điểm lãnh thổ Đế quốc Anh đạt đến cực đại năm 1922, Đế chế đã cai trị khoảng 458 triệu người, chiếm 23% dân số thế giới lúc đó và bao phủ diện tích xấp xỉ 33,67 triệu km², chiếm 24% tổng diện tích toàn cầu. Đế quốc Anh còn là đế quốc có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử thế giới, do vậy những di sản về văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp của Đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Vào thời điểm nó đạt tới đỉnh cao của quyền lực, Đế quốc Anh thường được ví von với câu nói bất hủ "Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" bởi vì mặt trời luôn chiếu sáng trên ít nhất một trong những lãnh thổ của nó.
Trong suốt Thời đại Khám phá vào thế kỷ XV và XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia châu Âu đi tiên phong trong đứng đầu phong trào thám hiểm thế giới và trong quá trình đó họ đã thiết lập các đế quốc hải ngoại lớn. Đố kỵ với sự thịnh vượng vô cùng lớn cùng nhiều lợi ích riêng mà hai đế quốc thực dân này giành được, các nước Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu thiết lập các thuộc địa và các mạng lưới mậu dịch của họ tại châu Mỹ, châu Á và Châu Phi. Một loạt cuộc chiến với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ XVII và XVIII đã giúp Anh trở thành một cường quốc chi phối thống trị tại Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của nước Anh (và cả Pháp) bị hạn chế tại châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga.
Sự kiện Mười ba thuộc địa tại Bắc Mỹ giành được độc lập vào năm 1783 sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ khiến cho nước Anh mất đi một số thuộc địa lâu đời nhất và đông dân nhất của mình. Ngay sau đó nước Anh nhanh chóng chuyển sự quan tâm sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của nước Pháp trong cuộc chiến tranh Napoléon (1803 – 1815), nước Anh tận hưởng một thế kỷ thống trị hầu như không có đối thủ, và mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Địa vị thống trị của Anh sau này được ca ngợi như là Pax Britannica (Thái bình Anh Quốc), một giai đoạn mà châu Âu và thế giới tương đối thái bình (1815 – 1914), đây là thời điểm mà nước Anh nắm quyền bá chủ toàn cầu và tự tuyên bố họ là "người canh giữ cho hoà bình thế giới". Vào đầu thể kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đầu biến đổi nước Anh; tại thời điểm diễn ra cuộc "Đại Triển Lãm" vào năm 1851, nước Anh được ca ngợi như là "công xưởng của thế giới". Đế quốc Anh còn bành trướng đến Ấn Độ, phần lớn Châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới. Cùng với sự kiểm soát chính thức của nước Anh đối với các thuộc địa riêng của mình, nó còn thống trị gần như toàn bộ nền thương mại của thế giới đồng nghĩa với việc là nó kiểm soát nền kinh tế của nhiều khu vực khác như châu Á và Mỹ Latinh.
Tại nước Anh, những quan điểm chính trị đã thay đổi theo hướng ủng hộ chính sách tự do thương mại cùng chính sách tự do và phổ cập hoá đặc quyền bầu cử. Vào thế kỷ XIX, dân số của nước Anh đã gia tăng một cách mạnh mẽ, cùng với đó quá trình đô thị hoá nhanh chóng mà gây nên những căng thẳng nghiêm trọng về cả kinh tế cũng như xã hội. Để tìm kiếm các thị trường và các nguồn tài nguyên mới, Đảng Bảo thủ dưới thời Benjamin Disraeli đã khởi động một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bành trướng đế quốc tại Ai Cập, Nam Phi và nhiều nơi khác. Nhiều thuộc địa như Canada, Úc và New Zealand được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được tái phân loại là quốc gia tự trị.
Đến đầu thế kỷ XX, sự phát triển lớn mạnh của Đế quốc Đức và Hoa Kỳ dẫn đến sự uy hiếp lớn đến phần nào vị thế dẫn đầu về kinh tế của nước Anh. Chính sách đối ngoại của Anh quốc tập trung vào mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hữu nghị với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng về vấn đề ngoại giao và quân sự khiến quan hệ với nước Đức ngày càng trở nên xấu đi và là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã phải dựa nhiều vào đế quốc của mình về mặt nhân sự cũng như lương thực. Cuộc chiến này đã tạo ra một gánh nặng to lớn cả về mặt quân sự, tài chính và nguồn nhân lực cho nước Anh. Mặc dù sau cuộc chiến này, cương thổ của Đế quốc Anh đã được mở rộng lên tới cực điểm, bản thân nó đã không còn giữ được vị thế như là một cường quốc vô song về quân sự và công nghiệp được nữa. Trong Chiến tranh thế giới lần hai, các thuộc địa của Anh tại Đông Nam Á đã bị Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm cho uy tín của đế quốc Anh bị suy giảm nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Đế quốc này. Sau chiến tranh, Anh phải trao quyền độc lập cho các thuộc địa của mình, trong đó đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ. Trong những năm còn lại của thế kỷ XX, phần lớn những thuộc địa của Đế quốc Anh giành được độc lập như một phần của phong trào phi thuộc địa hóa từ các cường quốc châu Âu, sau đó Đế quốc Anh cáo chung với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. 14 lãnh thổ ở hải ngoại hiện vẫn thuộc chủ quyền của Anh. Sau độc lập, nhiều thuộc địa của Anh gia nhập khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một người lãnh đạo duy nhất, Quốc vương Charles III, đó mới là chính thức Vương quốc Khối thịnh vượng chung.
Nguồn gốc (1497 – 1583)
Nền móng của Đế quốc Anh bắt đầu được xây dựng từ khi Anh và Scotland còn là hai vương quốc riêng biệt. Sau những thành công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm hải ngoại, đến năm 1496 Quốc vương Henry VII của Anh đã ủy quyền cho John Cabot dẫn đầu một cuộc hành trình khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương. Cabot khởi hành năm 1497, tức 5 năm sau khi người châu Âu phát hiện châu Mỹ, và mặc dù ông ta đã đặt chân lên bờ biển của Newfoundland, họ đã không có bất kỳ nỗ lực nào để thiết lập nên một thuộc địa tại nơi đây (cũng như Cristoforo Colombo, ông nhầm tưởng rằng mình đến được châu Á). Cabot còn dẫn đầu một chuyến đi khác đến châu Mỹ vào năm sau, nhưng sau đó không còn nghe được tin tức gì về các tàu của ông nữa.
Người Anh đã không tiếp tục nỗ lực nhằm thiết lập các thuộc địa tại châu Mỹ cho đến khi Nữ vương Elizabeth I trị vì trong những thập niên cuối của thế kỷ XVI. Vào thời điểm này, cuộc Cải cách Tin Lành khiến cho Anh và vương quốc Tây Ban Nha theo Công giáo trở thành kẻ thù của nhau. Năm 1562, Elizabeth I đã khuyến khích các thuyền trưởng hải tặc như John Hawkins và Francis Drake tiến hành các cuộc tấn công bắt nô lệ chống lại tàu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi với mục tiêu là thâm nhập vào việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị người Tây Ban Nha đẩy lui, và đến khi cuộc chiến tranh Anh – Tây Ban Nha trở nên khốc liệt, Elizabeth lại chống lưng cho các tàu lùng tiếp tục tổ chức các cuộc tấn công vào các cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và những tàu vận chuyển vượt Đại Tây Dương trở về Tây Ban Nha vốn được chất đầy kho báu của Tân thế giới. Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard Hakluyt và John Dee (người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire") bắt đầu thúc giục thành lập một đế quốc riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đã trở thành thế lực chiếm ưu thế tại châu Mỹ, Bồ Đào Nha đã thiết lập các cơ sở mậu dịch và các tiền đồn từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, còn Pháp đã bắt đầu thuộc địa hóa khu vực sông Saint-Laurent và nơi này sau đó trở thành Tân Pháp.
Thuộc địa hóa Ireland
Mặc dù Anh đi sau các cường quốc châu Âu khác trong việc thiết lập các thuộc địa hải ngoại, nhưng trong thế kỷ XVI, họ đã tiến hành đưa những người Tin Lành từ Anh và Scotland đến Ireland, tiếp nối tiền lệ người Norman xâm chiếm Ireland vào năm 1169. Nhiều người đóng góp vào công cuộc thuộc địa hóa Ireland cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc thuộc địa hóa tại Bắc Mỹ vào ban đầu, đặc biệt là một nhóm được gọi là "những người đàn ông miền Tây".
"Đệ Nhất đế quốc" (1583 – 1783)
Năm 1578, Nữ vương Elizabeth I đã ban một giấy phép cho Humphrey Gilbert tiến hành các cuộc khám phá và thám hiểm hải ngoại. Năm đó, Gilbert khởi hành đi Tây Ấn với ý định tham gia vào việc cướp biển và thiết lập một thuộc địa tại Bắc Mỹ, nhưng chuyến đi bị hủy bỏ trước khi thuyền vượt qua Đại Tây Dương. Năm 1583, ông ta bắt tay vào một nỗ lực thứ hai, lần này tới được đảo Newfoundland và tuyên bố chủ quyền cảng của đảo này thuộc về Anh, mặc dù không để bất cứ người định cư nào ở lại. Gilbert sau đó đã qua đời trong chuyến đi trở về nước Anh. Sự nghiệp của ông được người em trai cùng mẹ khác cha của mình là Walter Raleigh kế tục, ông ta cũng đã được Elizabeth I cấp giấy phép vào năm 1584. Trong năm đó, Raleigh đã cho thiết lập một thuộc địa tại đảo Roanoke trên bờ biển Bắc Carolina ngày nay, tuy nhiên do thiếu đồ dự trữ nên thuộc địa thất bại.
Năm 1603, Quốc vương James VI của Scotland trở thành vua của nước Anh và một năm sau đó, ông đàm phán với người Tây Ban Nha ký vào Hiệp ước Luân Đôn, chấm dứt tình trạng thù địch bấy lâu nay. Lúc này, nước Anh ở trong trạng thái hòa bình với đại kình địch của nó, người Anh đã chuyển dần sự quan tâm của họ từ việc cướp bóc cơ sở hạ tầng thuộc địa của các quốc gia khác sang việc thành lập các thuộc địa hải ngoại. Đế quốc Anh bắt đầu thành hình vào đầu thế kỷ XVII, khi nước Anh tiến hành thuộc địa hóa Bắc Mỹ và các đảo nhỏ trong vùng Caribe, cùng với đó là việc thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ý nhất là Công ty Đông Ấn Anh, để quản lý các thuộc địa và mậu dịch hải ngoại. Thời kỳ này kéo dài cho đến khi Mười ba thuộc địa giành được độc lập sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ kết thúc vào cuối thế kỷ XVIII và được các sử gia gọi là "Đế quốc Anh đầu tiên".
Châu Mỹ, châu Phi và buôn bán nô lệ
Caribe ban đầu có các thuộc địa quan trọng và sinh lợi nhất cho Anh, sau khi nhiều nỗ lực thuộc địa hóa vùng này bị thất bại. Một nỗ lực nhằm lập một thuộc địa tại Guyana chỉ kéo dài trong vòng hai năm và mục tiêu chính của nó là tìm kiếm các mỏ vàng đã bị thất bại. Các thuộc địa St Lucia (1605) và Grenada (1609) cũng nhanh chóng bị hủy bỏ, nhưng các khu định cư đã được thiết lập thành công tại St. Kitts (1624), Barbados (1627) và Nevis (1628). Các thuộc địa nhanh chóng tuân theo hệ thống các đồn điền trồng mía mà người Bồ Đào Nha áp dụng thành công tại Brasil, hệ thống này dựa trên lao động nô lệ và ban đầu dựa vào các tàu của Hà Lan tới để bán nô lệ và mua đường. Để đảm bảo rằng nguồn lợi nhuận đang ngày càng tăng lên của hoạt động thương mại này vẫn nằm trong tay người Anh, năm 1651 Quốc hội ra sắc lệnh rằng chỉ có tàu Anh mới được phép qua lại để giao dịch trong các thuộc địa của Anh. Điều này dẫn đến tình trạng thù địch với Hà Lan và bùng nổ một loạt các cuộc chiến giữa Anh và Hà Lan, cuối cùng đã giúp củng cố vị thế của Anh tại châu Mỹ và làm mất uy thế của Hà Lan. Năm 1655, Anh sáp nhập hòn đảo Jamaica từ tay của người Tây Ban Nha và thành công trong việc thuộc địa hóa Bahamas vào năm 1666.
Khu định cư lâu dài đầu tiên của người Anh tại châu Mỹ được thành lập tại Jamestown vào năm 1607, dưới sự lãnh đạo của thuyền trưởng John Smith và chịu sự quản lý của Công ty Virginia. Nước Anh tiếp đó tiến hành xâm chiếm và tuyên bố chủ quyền đối với Bermuda sau khi kỳ hạm của công ty đắm tại đây vào năm 1609 và đến năm 1615 quần đảo này được chuyển giao sang công ty Đảo Somers. Đặc quyền của Công ty Virginia bị thu hồi vào năm 1624 và vùng đất Virginia nằm dưới sự cai quản trực tiếp của nhà vua, tiếp theo sau đó thuộc địa Virginia được thành lập. Công ty Luân Đôn và Bristol được thành lập vào năm 1610 với mục đích lập ra một khu định cư lâu dài trên đảo Newfoundland, nhưng nói chung là không thành công. Năm 1620, Plymouth được thành lập để làm nơi cư trú cho những người theo chủ trương phân lập của Thanh giáo mà sau này được biết đến là những người hành hương. Sau này, chạy trốn khỏi ngược đãi tôn giáo trở thành động cơ để nhiều người Anh muốn trở thành người khai hoang, họ phải mạo hiểm trong hành trình gian khổ để vượt Đại Tây Dương: Maryland được thành lập vào năm 1634 để làm nơi cư trú của giáo dân Công giáo La Mã, Rhode Island (1636) là một thuộc địa khoan dung với tất cả các tôn giáo, Connecticut (1639) cho tín đồ Công Lý hội (Congregational Church). Tỉnh Carolina được thành lập năm 1663. Sau khi pháo đài Amsterdam đầu hàng vào năm 1634, người Anh giành quyền kiểm soát thuộc địa Tân Hà Lan của Hà Lan và đổi tên thành New York. Điều này được chính thức hóa trong cuộc đàm phán sau Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, và nó được trao đổi bằng Suriname. Trong năm 1681, William Penn thành lập thuộc địa Pennsylvania. Các thuộc địa Mỹ đạt được ít thành công về mặt tài chính hơn so với các thuộc địa tại Caribe, nhưng bù lại chúng lại có được nhiều vùng đất màu mỡ cho nông nghiệp và điều này giúp thu hút một số lượng lớn các di dân người Anh vốn ưa thích khí hậu ôn đới tại đó.
Năm 1670, Quốc vương Charles II cấp đặc quyền để hợp thành tổ chức Công ty Vịnh Hudson (HBC), được độc quyền về mậu dịch da lông thú tại một khu vực được gọi là vùng lãnh thổ của Rupert, và phần lớn Quốc gia tự trị Canada được hình thành nên từ vùng lãnh thổ này. Người Pháp thường xuyên tấn công các pháo đài và trạm mậu dịch do Công ty HBC thành lập, người Pháp cũng thiết lập thuộc địa mậu dịch da lông thú của mình tại vùng đất Tân Pháp liền kề.
Hai năm sau, Công ty Hoàng gia châu Phi được thành lập, nó được Quốc vương Charles ban cho độc quyền giao dịch để cung cấp nô lệ cho các thuộc địa của Anh tại Caribe. Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế quốc Anh tại Tây Ấn. Cho đến khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, nước Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ người châu Phi đến châu Mỹ, chiếm 1/3 toàn bộ nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch này, nhiều pháo đài đã được thiết lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như đảo James, Accra và đảo Bunce. Tại Caribe thuộc Anh, tỷ lệ của dân số gốc Phi tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780 và tại 13 thuộc địa là từ 10% đến 40% trong cùng kỳ (phần lớn tại các thuộc địa miền Nam). Đối với các thương nhân nô lệ, giao dịch này cực kỳ sinh lợi và trở thành một trụ cột kinh tế chính cho các thành phố phía tây Anh như Bristol và Liverpool, hình thành góc thứ ba của cái gọi là mậu dịch tam giác với châu Phi và châu Mỹ. Các điều kiện khắc nghiệt và mất vệ sinh trên tàu chở nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn dẫn đến tỷ lệ tử vong trong vận chuyển Phi-Mỹ trung bình là một phần bảy.
Trong năm 1695, Quốc hội Scotland cấp một đặc quyền cho Công ty Scotland, công ty này đã thiết lập một khu định cư tại eo đất Panama vào năm 1698. Bị những người thực dân Tây Ban Nha tại Tân Grenada lân cận bao vây và bị ảnh hưởng từ bệnh sốt rét, thuộc địa trên đã bị từ bỏ hai năm sau đó. Kế hoạch Darien là một thảm họa tài chính đối với Scotland – 1/4 ngân sách của Scotland đã bị mất trong thương vụ này- kết thúc hy vọng của Scotland về việc thành lập đế quốc hải ngoại riêng. Điều này cũng tạo ra một hệ quả chính trị to lớn, nó đã khiến cho chính phủ của cả Anh và Scotland tin vào giá trị của một liên minh các quốc gia, thay vì chỉ có một vị vua chung. Điều này được thực hiện vào năm 1707 bằng Hiệp định Liên minh, thành lập nên Vương quốc Anh.
Kình địch với đế quốc Hà Lan tại châu Á
Vào giai đoạn cuối của thế kỷ XVI, Anh và Hà Lan bắt đầu thách thức sự độc quyền mậu dịch của Bồ Đào Nha với châu Á, hình thành các công ty cổ phần tư nhân để tài trợ cho các chuyến hành trình: Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan, chúng được ban đặc quyền lần lượt vào năm 1600 và 1602. Mục đích chủ yếu của những công ty này là khai thác mậu dịch gia vị sinh lợi, một nỗ lực tập trung chủ yếu vào hai khu vực: quần đảo Đông Ấn và một đầu mối quan trọng trong mạng lưới mậu dịch là Ấn Độ. Tại đây, họ đã cạnh tranh bá quyền mậu dịch với Bồ Đào Nha và cả với nhau. Mặc dù sau này nước Anh sẽ tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với Hà Lan về phương diện là một đế quốc thực dân, nhưng trong một giai đoạn ngắn, nhờ vào sự tiến bộ hơn trong hệ thống tài chính cùng với ba cuộc chiến tranh với Anh trong thế kỷ XVII đã giúp Hà Lan có một vị thế mạnh hơn tại châu Á. Sự thù địch chỉ kết thúc sau cuộc Cách mạng Vinh quang vào năm 1688 khi một người Hà Lan là William xứ Orange trở thành Danh sách quân chủ Anh, điều này giúp mang lại hòa bình giữa Anh và Hà Lan. Hai quốc gia đã đạt được một thỏa thuận trong đó việc buôn bán gia vị của quần đảo Đông Ấn rơi vào tay của người Hà Lan và ngành công nghiệp dệt của Ấn Độ rơi vào tay của người Anh, nhưng lợi nhuận của ngành dệt may sớm vượt qua mặt hàng gia vị và đến năm 1720, doanh số bán hàng của công ty Anh vượt qua công ty của Hà Lan.
Chiến tranh với Pháp
Hòa bình giữa Anh và Hà Lan năm 1688 tạo điều kiện để hai quốc gia bước vào chiến tranh Chín năm với tư cách là đồng minh. Tuy nhiên, xung đột tại châu Âu và hải ngoại giữa liên minh Pháp, Tây Ban Nha và liên minh Anh-Hà Lan dẫn đến kết quả là Anh trở thành một thế lực thực dân mạnh hơn Hà Lan, nguyên nhân là do Hà Lan buộc phải dành một phần lớn ngân sách quân sự của họ cho cuộc chiến tranh trên bộ vốn tốn kém tại châu Âu. Thế kỷ XVIII chứng kiến Anh (sau 1707 là Anh Liên hiệp) nổi lên trở thành cường quốc thực dân chi phối toàn thế giới và nước Pháp trở thành đối thủ chính trên vũ đài đế quốc.
Carlos II của Tây Ban Nha từ trần vào năm 1700, và người thừa kế Tây Ban Nha và đế quốc thực dân của quốc gia này là Philippe [Felipe] xứ Anjou, một cháu nội của Quốc vương Pháp. Sự kiện này làm nổi lên triển vọng về sự hợp nhất Pháp và Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của họ, một điều mà Anh và các cường quốc khác tại châu Âu không bao giờ chấp nhận được. Năm 1701, Anh, Bồ Đào Nha và Hà Lan đứng về phía Đế quốc La Mã Thần thánh chống lại Tây Ban Nha và Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, nó kéo dài cho đến tận năm 1714.
Sau khi Hiệp ước Utrecht được thông qua, Felipe đã từ bỏ quyền thừa kế của bản thân và hậu duệ của ông ta đối với ngai vàng của nước Pháp và Tây Ban Nha mất đi đế quốc của nó tại châu Âu. Đế quốc Anh đã sáp nhập được nhiều lãnh thổ như: Anh chiếm được Newfoundland và Acadia từ tay người Pháp; Gibraltar và Minorca từ Tây Ban Nha. Gibraltar đã trở thành một căn cứ hải quân trọng yếu và cho phép Anh kiểm soát điểm ra vào Địa Trung Hải. Minorca được trả lại cho Tây Ban Nha sau Hiệp ước Amiens năm 1802 được ký kết. Tây Ban Nha cũng nhượng quyền asiento (cho phép bán nô lệ tại các thuộc địa Tây Ban Nha tại châu Mỹ) sinh lợi cho Anh.
Trong các thập niên giữa của thế kỷ XVIII, có vài lần phát sinh xung đột quân sự trên tiểu lục địa Ấn Độ, gọi là các cuộc Chiến tranh Carnatic, khi Công ty Đông Ấn Anh và Công ty Đông Ấn Pháp đứng về phe các lãnh chúa địa phương để lấp đầy khoảng trống quyền lực để lại sau khi Đế quốc Mogul suy tàn. Trận Plassey diễn ra vào năm 1757, trong đó quân Anh dưới quyền Robert Clive đánh bại Nawab của Bengal và đồng minh Pháp của ông ta, dẫn đến việc Công ty Đông Ấn Anh kiểm soát Bengal và là thế lực quân sự và chính trị lớn tại Ấn Độ. Pháp chỉ còn giữ lại được quyền kiểm soát các lãnh thổ tách rời của họ, cùng với đó là bị hạn chế về quân sự và phải có nghĩa vụ hỗ trợ cho các quốc gia quốc gia chư hầu của Anh, kết thúc hy vọng của Pháp nhằm kiểm soát Ấn Độ. Trong các thập niên sau, Công ty Đông Ấn Anh từng bước tiến hành mở rộng các vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của họ, tiến hành cai trị trực tiếp hoặc thông qua các lãnh chúa địa phương dưới sự răn đe vũ lực từ Quân đội Ấn Độ thuộc Anh – đại đa số trong đó là các lính sepoy người Ấn.
Cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp tại Ấn Độ chỉ là một mặt trận trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763) có quy mô toàn cầu, liên quan đến Pháp, Anh và các cường quốc châu Âu khác. Sự kiện ký kết Hiệp định Paris (1763) đã đem lại những hệ quả quan trọng cho tương lai của Đế quốc Anh. Tại Bắc Mỹ, tương lai cường quốc thực dân của Pháp tại đây kết thúc hữu hiệu bằng việc công nhận yêu sách của Anh đối với Vùng đất Rupert, và nhượng lại Tân Pháp cho Anh (để lại một cộng đồng Pháp ngữ đáng kể dưới quyền kiểm soát của Anh) và nhượng lại vùng đất Louisiana cho Tây Ban Nha. Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida cho Anh. Cùng với chiến thắng trước người Pháp tại Ấn Độ, cuộc Chiến tranh Bảy năm đã giúp nước Anh trở thành cường quốc hàng hải hùng mạnh nhất thế giới.
Cách mạng Mỹ
Trong các thập niên 1760 và 1770, các quan hệ giữa Mười ba thuộc địa và Anh trở nên căng thẳng hơn, chủ yếu do của sự phẫn uất trước các nỗ lực của Quốc hội Anh nhằm quản lý và đánh thuế những người thực dân Mỹ mà không có sự đồng ý của họ. Tình trạng này đương thời được tóm tắt thông qua khẩu hiệu "Không đại biểu, không nộp thuế". Cách mạng Mỹ bắt đầu bằng việc bác bỏ uy quyền của Quốc hội và tiến tới tự quản. Nhằm đối phó, Anh phái binh sĩ đi tái lập quyền cai trị trực tiếp, dẫn đến bùng nổ chiến tranh vào năm 1775. Sang năm 1776, Hợp chúng quốc tuyên bố độc lập. Với việc người Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh này trong năm 1778 làm cho cán cân quân sự nghiêng theo chiều hướng có lợi cho người Mỹ và sau một thất bại quyết định tại Yorktown vào năm 1781, Anh bắt đầu thương lượng các điều khoản hòa bình. Nền độc lập của Hoa Kỳ được công nhận trong Hòa ước Paris vào năm 1783.
Đương thời, Mười ba thuộc địa châu Mỹ là vùng lãnh thổ hải ngoại đông dân nhất của Anh, sự mất mát này được một số sử gia nhìn nhận là sự chuyển tiếp giữa đế quốc "thứ nhất" và "thứ nhì", với việc nước Anh chuyển sự chú ý của mình từ châu Mỹ sang châu Á, Thái Bình Dương và sau đó là châu Phi. Trong tác phẩm Sự giàu có của các quốc gia được xuất bản năm 1776, Adam Smith lập luận rằng các thuộc địa là dư thừa và quá trình tự do thương mại sẽ thay thế các chính sách trọng thương cũ vốn biểu thị đặc điểm cho giai đoạn đầu của quá trình bành trướng thuộc địa, bắt nguồn từ chủ nghĩa bảo hộ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tăng trưởng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Anh sau năm 1783 dường như xác nhận quan điểm của Smith rằng sự kiểm soát về mặt chính trị không phải là điều tất yếu đối với sự thành công về kinh tế.
Các sự kiện tại Hoa Kỳ tác động đến chính sách của Anh tại Canada, tại đây có 40.000 đến 100.000 người Trung thành chiến bại di cư từ Hoa Kỳ sau khi độc lập. 14.000 người Trung thành đến các thung lũng sông Saint John và sông Saint Croix, lúc này đang là một phần của Nova Scotia, họ cảm thấy quá xa tỉnh lị tại Halifax, do đó Luân Đôn đã tách New Brunswick thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1784. Đạo luật Hiến pháp 1791 đã lập ra các tỉnh Thượng Canada (chủ yếu nói tiếng Anh) và Hạ Canada (chủ yếu nói tiếng Pháp) để nhằm xoa dịu căng thẳng giữa các cộng đồng người Pháp và người Anh và thi hành các hệ thống chinh phủ tương tự như tại Anh, với mục đích khẳng định quyền lực đế quốc và không cho phép kiểu kiểm soát nhân dân đối với chính phủ vốn được cho là dẫn đến Cách mạng Mỹ.
Căng thẳng giữa Anh và Hoa Kỳ lại leo thang thành chiến tranh trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, do nước Anh nỗ lực cắt đứt mậu dịch của Hoa Kỳ với Pháp và nhảy lên các tàu của Hoa Kỳ để bắt những người sinh tại Anh nhập ngũ Hải quân Hoàng gia. Hoa Kỳ đã tuyên chiến, dẫn đến Chiến tranh năm 1812 và xâm chiếm lãnh thổ Canada, song biên giới tiền chiến được tái xác nhận qua Hiệp định Ghent 1814, đảm bảo tương lai của Canada sẽ tách biệt với Hoa Kỳ.
Sự nổi lên của Đế quốc
Thám hiểm Thái Bình Dương
Kể từ năm 1718, việc đày ải đến các thuộc địa ở châu Mỹ là một hình phạt cho nhiều tội phạm hình sự khác nhau tại Anh, với khoảng một nghìn tù nhân được vận chuyển vượt Đại Tây Dương mỗi năm. Sau khi để mất 13 thuộc địa, nước Ạnh buộc phải tìm một địa điểm khác thay thế và đến năm 1783 thì Chính phủ Anh quay sang các vùng đất mới được phát hiện tại Úc. Bờ biển phía tây của Úc đã được người châu Âu phát hiện trong chuyến hành trình của nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Jansz vào năm 1606 và sau này được Công ty Đông Ấn Hà Lan đặt tên là Tân Hà Lan, nhưng không có nỗ lực thuộc địa hóa tạiiÚc. Năm 1770, James Cook phát hiện bờ biển phía đông của Úc trong một chuyến hành trình khoa học đến khu vực Nam Thái Bình Dương và tuyên bố rằng lục địa này thuộc về nước Anh, ông ta đặt tên cho khu vực này là New South Wales. Năm 1778, nhà thực vật học trong hành trình của Cook là Joseph Banks đệ trình các bằng chứng cho chính phủ về sự thích hợp của vịnh Botany đối với việc thiết lập khu định cư hình sự và đến năm 1787 thì chuyến tàu đầu tiên chở tù nhân đã khởi hành, nó đến nơi vào năm 1788. Đế quốc Anh tiếp tục vận chuyển tù nhân đến Úc cho đến năm 1840. Nguồn xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho các thuộc địa ở Úc đó là lông cừu và vàng, chủ yếu là do các phong trào tìm vàng tại thuộc địa Victoria, khiến thủ phủ Melbourne của thuộc địa này trở thành thành phố giàu nhất thế giới vào thời điểm đó và là thành phố lớn thứ hai, sau Luân Đôn, trong Đế quốc Anh.
Trong chuyến hành trình của mình, James Cook cũng đã đặt chân đến New Zealand, vốn được nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman phát hiện ra từ năm 1642. James Cook sau đó tuyên bố rằng chủ quyền của các đảo Bắc và Nam thuộc về hoàng gia Anh lần lượt vào năm 1769 và 1770. Ban đầu, mối quan hệ giữa những cư dân Maori bản địa và người châu Âu chỉ giới hạn trong việc giao dịch hàng hoá. Người châu Âu tăng cường định cư trong suốt những thập niên đầu của thế kỷ XIX, với nhiều trạm mậu dịch được thành lập, đặc biệt là tại đảo Bắc. Năm 1839, Công ty New Zealand đã công bố kế hoạch mua những vùng đất rộng lớn và thiết lập các thuộc địa tại New Zealand. Ngày 6 Tháng 2 năm 1840, Thuyền trưởng William Hobson và khoảng 40 tù trưởng Maori ký Hiệp ước Waitangi. Hiệp ước này được nhiều người cho là văn kiện sáng lập nên New Zealand, nhưng lại có sự diễn giải khác nhau giữa các phiên bản tiếng Maori và tiếng Anh của văn kiện này có nghĩa rằng nó tiếp tục là một văn kiện gây tranh cãi.
Chiến tranh với Napoléon
Anh lại gặp thách thức trước nước Pháp của Napoléon Bonaparte, cuộc chiến này không giống như các cuộc chiến tranh khác từng xảy ra trước đó khi nó đại diện cho một tranh đua ý thức hệ giữa hai quốc gia. Không chỉ có vị thế của Anh trên thế giới bị đe dọa: Napoléon từng đe dọa xâm chiến bản thân Anh, cũng giống như quân đội của ông từng thực hiện với nhiều quốc gia trên lục địa châu Âu.
Các cuộc chiến tranh Napoléon khiến người Anh buộc phải đầu tư một lượng lớn vốn và tài nguyên để giành chiến thắng. Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa các cảng của Pháp và giành được một chiến thắng quyết định trước một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại Trafalgar vào năm 1805. Các thuộc địa hải ngoại cũng bị tấn công và chiếm đóng, bao gồm cả của Hà Lan do quốc gia này bị Napoléon sáp nhập vào năm 1810. Cuối cùng Pháp bị một liên minh các quân đội châu Âu đánh bại vào năm 1815. Anh một lần nữa lại là bên hưởng lợi từ các hòa ước: Pháp nhượng quần đảo Ionia, Malta (mà họ lần lượt chiếm đóng năm 1797, 1798), Mauritius, Saint Lucia và Tobago; Tây Ban Nha nhượng Trinidad; Hà Lan nhượng Guyana và Thuộc địa Cape. Anh trả Guadeloupe, Martinique, Guiana thuộc Pháp và Réunion cho Pháp; Java và Suriname cho Hà Lan, trong khi nắm quyền kiểm soát đối với Tích Lan (1795 – 1815).
Bãi bỏ chế độ nô lệ
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp khiến hàng hoá được nô lệ sản xuất trở nên ít quan trọng đối với nền kinh tế Anh. Với sự ủng hộ từ phong trào bãi nô Anh, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, theo đó bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc. Năm 1808, Sierra Leone được chỉ định là một thuộc địa chính thức của Anh cho các nô lệ được giải phóng. Đạo luật Bãi nô được thông qua vào năm 1833, bãi bỏ chế độ nô lệ tại Đế quốc Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1834 (ngoại trừ St. Helena, Tích Lan và các lãnh thổ do Công ty Đông Ấn Anh quản lý, song những ngoại lệ bị bãi bỏ sau đó). Theo Đạo luật này, nô lệ được giải phóng hoàn toàn sau một khoảng thời gian từ 4 đến 6 năm "học nghề". Và đồng thời chủ sở hữu nô lệ sẽ được chính phủ Anh bồi thường.
"Thế kỷ đế quốc" của Anh (1815 – 1914)
Từ năm 1815 đến 1914 là khoảng thời gian mà các sử gia cho là "thế kỷ đế quốc" của Anh, họ mở rộng lãnh thổ của mình thêm cùng với khoảng 400 triệu người. Chiến thắng trước Napoléon giúp Anh không còn bất kỳ đối thủ quốc tế đáng gờm nào, ngoại trừ với Nga tại Trung Á. Không gặp thách thức trên biển, Anh tiếp nhận vai trò là cảnh sát toàn cầu, về sau còn được gọi là Pax Britannica ("Thái bình Anh quốc"), và chính sách đối ngoại "cô lập quang vinh". Cùng với việc áp đặt kiểm soát chính thức lên các thuộc địa của mình, vị thế chi phối của Anh trong mậu dịch thế giới có nghĩa rằng họ kiểm soát hữu hiệu nền kinh tế của nhiều quốc gia, như Argentina và Xiêm La, là điều được một vài nhà sử học gọi là "đế quốc phi chính thức".
Sức mạnh đế quốc của Anh được củng cố bằng tàu hơi nước và điện báo, các công nghệ mới được phát minh trong nửa cuối của thế kỷ XIX, cho phép họ kiểm soát và phòng thủ đế quốc. Đến năm 1902, Đế quốc Anh được liên kết với nhau bởi một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là Toàn Hồng Tuyến.
Công ty Đông Ấn tại châu Á
Công ty Đông Ấn Anh tiến hành mở rộng lãnh thổ của Đế quốc Anh tại châu Á. Quân đội của Công ty ban đầu gia nhập lực lượng với Hải quân Hoàng gia trong Chiến tranh Bảy năm và hai bên tiếp tục hợp tác trên các chiến trường nằm ngoài Ấn Độ: trục xuất quân Napoléon khỏi Ai Cập (1799), chiếm Java từ Hà Lan (1811), thu nhận Singapore (1819) và Malacca (1824) và đánh chiếm Miến Điện (1826).
Từ căn cứ tại Ấn Độ, Công ty tiến hành mậu dịch xuất khẩu thuốc phiện ngày càng sinh lợi sang Trung Quốc kể từ thập niên 1730. Hoạt động mậu dịch này trở thành bất hợp pháp kể từ khi nó bị nhà Thanh cấm vào năm 1729, song buôn thuốc phiện giúp đảo nghịch sự mất cân bằng thương mại do Anh nhập khẩu trà vốn khiến một lượng lớn bạc đổ từ Anh sang Trung Quốc. Năm 1839, chính quyền Trung Quốc tại Quảng Châu cho tịch thu hơn 2 vạn hòm thuốc phiện, dẫn đến việc Anh tấn công Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và đem đến kết quả là người Anh chiếm đảo Hồng Kông - đương thời là một khu dân cư nhỏ.
Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Chế độ quân chủ của nước Anh bắt đầu đảm nhiệm một vai trò lớn ngày càng tăng trong các sự vụ của Công ty. Một loạt đạo luật của Quốc hội được thông qua, gồm có Đạo luật Điều tiết 1773, Đạo luật Ấn Độ Pitt 1784 và Đạo luật Đặc quyền 1813 mà theo đó quy định các công việc của Công ty và thiết lập chủ quyền của chế độ Quân chủ đối với các lãnh thổ mà Công ty giành được. Cuộc khởi nghĩa của người Ấn Độ vào năm 1857 đã khiến cho sự tồn tại của Công ty đi đến hồi kết, cuộc chiến này bắt đầu bằng một cuộc binh biến của các sepoy. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài trong sáu tháng thì kết thúc, với thiệt hại nặng về nhân mạng cho cả hai bên. Năm sau đó, Chính phủ Anh giải thể Công ty và nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với Ấn Độ thông qua Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858, thiết lập Ấn Độ thuộc Anh, một toàn quyền được bổ nhiệm để quản lý Ấn Độ và Victoria của Anh được tôn làm Nữ hoàng Ấn Độ. Ấn Độ trở thành tài sản có giá trị lớn nhất của Đế quốc, "Minh châu của Quân chủ" và là nguồn lực quan trọng nhất đối với sức mạnh của nước Anh.
Một loạt những vụ mất mùa nghiêm trọng xảy ra vào cuối thế kỷ XIX đã khiến cho nạn đói lan rộng tại tiểu lục địa Ấn Độ, trong đó ước tính có trên 15 triệu người chết. Công ty Đông Ấn Anh không tiến hành bất kỳ chính sách phối hợp nào để đối phó với nạn đói trong thời kỳ họ cai trị. Sau đó, khi nước Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ, các ủy ban được thiết lập sau mỗi nạn đói để điều tra nguyên nhân và thi hành các chính sách mới, điều này diễn ra cho đến đầu thập niên 1900.
Kình địch với đế quốc Nga
Trong thế kỷ XIX, Đế quốc Anh và Đế quốc Nga, vốn đang cố gắng mở rộng quyền lực đến khu vực Trung Á, ganh đua với nhau để lấp đầy các khoảng trống quyền lực bắt đầu từ việc Đế quốc Ottoman, vương triều Qajar và Đại Thanh suy sụp. Tình trạng kình địch tại Âu-Á này được gọi là "Ván cờ Lớn" (Great Game). Như Anh lo ngại, các chiến thắng của Nga trước Ba Tư và Ottoman biểu thị tham vọng đế quốc và khả năng của họ, làm dấy lên lo ngại tại Anh về một cuộc xâm chiếm bằng đường bộ vào Ấn Độ. Năm 1839, để nhằm giành thế chủ động trước nguy cơ này nước Anh đã xâm chiếm Afghanistan, tuy nhiên cuộc Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ nhất lại là một thảm họa đối với nước Anh. Đây là một trong những thất bại thảm hại nhất trong thời đại Victoria, khi mà quân Anh bị bộ tộc Pashtun, vốn được trang bị bằng vũ khí do Nga cung cấp, tiêu diệt gần như toàn bộ trên đường rút khỏi Kabul. Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ hai vào năm 1880 dẫn đến thất bại thảm hại của người Anh tại Maiwand, cũng như thành Kabul bị người Afghan bao vây và người Anh bị buộc phải rút về Ấn Độ. Thất bại trong Chiến tranh Afghanistan-Anh thứ ba vào năm 1919 buộc người Anh phải rời bỏ Afghanistan vĩnh viễn.
Sau khi người Nga xâm chiếm khu vực Balkan của đế chế Ottoman vào năm 1853, lo ngại về ưu thế của Nga tại Địa Trung Hải và Trung Đông đã khiến Anh và Pháp xâm chiếm bán đảo Krym để tiêu diệt năng lực hải quân của Nga. Cuộc Chiến tranh Krym (1854–56) diễn ra sau đó đã áp dụng các kỹ thuật mới của chiến tranh hiện đại, và cũng là cuộc chiến tranh toàn cầu duy nhất giữa Anh và thế lực đế quốc khác trong thời kỳ Pax Britannica, kết quả của cuộc chiến này là một thất bại nặng nề đối với Nga. Tình hình tại Trung Á vẫn chưa thể được giải quyết một cách ổn thỏa trong hai thập niên tiếp theo, sau khi Anh sáp nhập Baluchistan vào năm 1876 và Nga sáp nhập Kirghizia, Kazakhstan và Turkmenistan.
Vào năm 1878, Đế quốc Ottoman đã chuyên giao đảo Síp cho Anh và đổi lại họ sẽ nhận được viện trợ nếu bị người Nga tấn công. Trong cùng năm, Nga và Anh đạt được một hiệp định về phạm vi ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên toàn bộ các vấn đề còn tồn tại vào năm 1907 khi ký kết Hiệp ước thân thiện Nga-Anh. Cố gằng cuối cùng để mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Á đã được người Anh thực hiện trong cuộc Viễn chinh Tây Tạng bất thành năm 1903-04. Sự kiện Hải quân Nga bị người Nhật hủy diệt trong Hải chiến cảng Lữ Thuận trong khuôn khổ Chiến tranh Nga-Nhật 1904–05 cũng hạn chế mối đe dọa của Nga đối với Anh. Cape đến Cairo
Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập Thuộc địa Cape tại mũi phía nam của châu Phi vào năm 1652 để làm một trạm cho các tàu của họ đi và rời các thuộc địa tại Đông Ấn. Nước Anh chính thức sở hữu khu thuộc địa và những cư dân Afrikaner (hay Boer) chiếm đa số ở thuộc địa này vào năm 1806, từ trước đó nước Anh đã chiếm đóng nơi này vào năm 1795 để ngăn chặn nó rơi vào tay người Pháp sau khi Pháp xâm chiếm Hà Lan. Những di dân từ nước Anh bắt đầu tăng lên từ sau năm 1820, họ đã đẩy hàng nghìn người Boer vốn phẫn uất trước sự cai trị của Anh về phía bắc, người Boer sau đó thành lập các nước cộng hòa độc lập của họ song hầu hết đều đoản mệnh, tình trạng này được gọi là Đại Di cư (Great Trek) và diễn ra vào cuối thập niên 1830 và đầu thập niên 1840. Trong quá trình di dân, những người Boer đã đụng độ nhiều lần với người Anh, người Anh thì có chương trình riêng của mình nhằm khuếch trương thuộc địa tại Nam Phi và với vài chính thể châu Phi, bao gồm của người Sotho và Zulu. Cuối cùng thì người Boer cũng đã thành lập hai nước cộng hòa tồn tại lâu dài là: Cộng hòa Nam Phi hay Cộng hòa Transvaal (1852 – 1877; 1881 – 1902) và Quốc gia Tự do Oranje (1854 – 1902). Năm 1902, đế quốc Anh đã chiếm đóng hai nước cộng hòa này và ký kết một hiệp định với hai nước cộng hòa Boer sau Chiến tranh Boer thứ hai (1899 – 1902).
Năm 1869, kênh đào Suez được khánh thành dưới quyền Napoléon III, liên kết Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương. Ban đầu, Anh phản đối Kênh đào; song khi nó được khánh thành, giá trị chiến lược của nó nhanh chóng được công nhận và trở thành "tĩnh mạch cổ của Đế quốc". Năm 1875, chính phủ Bảo thủ của Benjamin Disraeli mua từ quân chủ Ai Cập đang mắc nợ là Isma'il Pasha 44% cổ phần của Kênh đào Suez với giá £4 triệu. Mặc dù điều này không trao cho Anh quyền kiểm soát lập tức thủy đạo chiến lược, song tạo cho Anh đòn bẩy. Kiểm soát tài chính chung Anh-Pháp đối với Ai Cập kết thúc khi Anh chiếm đóng hoàn toàn Ai Cập vào năm 1882. Pháp vẫn là đại cổ đông và nỗ lực làm suy yếu vị thế của Anh, song nhờ có một thỏa hiệp đạt được theo Hiệp định Constantinopolis 1888, mà vì thế Kênh đào đã trở thành một lãnh thổ trung lập chính thức.
Với sự cạnh tranh của Pháp, Bỉ và Bồ Đào Nha ở hạ lưu khu vực sông Congo đã phá hoại sự thuộc địa hóa một cách có trật tự ở vùng châu Phi nhiệt đới, Hội nghị Berlin 1884–85 đã được tổ chức nhằm điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các thế lực châu Âu trong cái được gọi là "Tranh giành châu Phi" theo định nghĩa "chiếm đóng hữu hiệu" với tư cách là tiêu chuẩn về công nhận quốc tế cho các yêu sách lãnh thổ. Sự tranh giành này tiếp tục trong thập niên 1890 và khiến cho Anh tái cân nhắc lại quyết định triệt thoái khỏi Sudan vào năm 1885. Một lực lượng liên quân gồm quân Anh và Ai Cập đã đánh bại quân Mahdi vào năm 1896 và đẩy lui một cuộc xâm chiếm của Pháp tại Fashoda vào năm 1898. Sudan trên danh nghĩa nằm dưới chế độ đồng trị Anh-Ai Cập, song trên thực tế nó là một thuộc địa của Anh.
Những thâu tóm của Anh tại miền nam và miền đông châu Phi đã thúc đẩy Cecil Rhodes, nhà tiên phong của quá trình bành trướng của Anh tại châu Phi, đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt từ "Cape đến Cairo" liên kết Kênh đào Suez có tầm quan trọng về mặt chiến lược với miền Nam giàu khoáng sản. Trong thập niên 1880 và 1890, Rhodes cùng với Công ty Nam Phi thuộc Anh do ông sở hữu chiếm đóng và sáp nhập các lãnh thổ mà sau đó được đặt là Rhodesia theo họ của ông.
Cải biến địa vị của các thuộc địa da trắng
Con đường dẫn đến độc lập đối với các thuộc địa da trắng của Đế quốc Anh bắt đầu với Báo cáo Durham năm 1839, trong đó đề xuất rằng chính phủ nên trao quyền thống nhất và tự quản cho Thượng và Hạ Canada, như một giải pháp cho các bạo động vũ trang tại đây vào năm 1837. Điều này bắt đầu bằng việc thông qua Đạo luật Liên minh năm 1840, theo đó thiết lập Tỉnh Canada. Hệ thống chính phủ không chuyên quyền đầu tiên được công nhận tại Nova Scotia vào năm 1848 và nhanh chóng được mở rộng cho các thuộc địa khác của Anh tại Bắc Mỹ. Sau khi Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh năm 1867, Canada, New Brunswick và Nova Scotia đã hợp nhất thành Quốc gia tự trị Canada, một liên bang được hưởng quyền tự trị hoàn toàn với ngoại lệ là các quan hệ quốc tế. Úc và New Zealand giành được mức độ tự trị tương tự sau năm 1900, khi các thuộc địa Úc liên bang hóa vào năm 1901. Thuật ngữ "tình trạng quốc gia tự trị" chính thức được giới thiệu tại Hội nghị Thuộc địa năm 1907.
Những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX chứng kiến các chiến dịch chính trị mang tính phối hợp đòi quyền tự quản cho Ireland. Ireland đã được hợp nhất với nước Anh theo Đạo luật Liên minh năm 1800 sau cuộc khởi nghĩa Ireland năm 1798 và nó đã phải trải qua một nạn đói khắc nghiệt từ năm 1845 đến năm 1852. Quyền tự trị dành cho Ireland đã được Thủ tướng Anh William Gladstone ủng hộ, ông ta hy vọng rằng Ireland có thể tiếp bước Canada để trở thành một quốc gia tự trị trong đế quốc, song Dự luật Tự trị năm 1886 của ông ta đã gặp phải thất bại tại Quốc hội. Mặc dù nếu dự luật này được thông qua Ireland chỉ nhận được mức độ tự trị thấp hơn nhiều so với các tỉnh của Canada trong liên bang của họ, song nhiều nghị viên lo ngại rằng một khi đất nước Ireland có được một sự độc lập tương đối, điều này sẽ tạo ra một mối đe dọa về mặt an ninh cho nước Anh hoặc đánh dấu bước khởi đầu cho sự tan rã của Đế quốc. Một dự luật tự trị thứ nhì cũng thất bại vì các nguyên nhân tương tự. Một dự luật thứ ba được Quốc hội thông qua vào năm 1914, song không được thi hành do Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, dẫn đến cuộc khởi nghĩa Phục Sinh vào năm 1916.
Thời kỳ 1914 – 1945
Bước sang thế kỷ XX, lo ngại bắt đầu tăng lên tại Anh rằng họ sẽ không còn có thể phòng thủ mẫu quốc và sự toàn vẹn của Đế quốc trong khi đương thời duy trì chính sách "cô lập vinh quang". Đức nhanh chóng phát triển thành một cường quốc quân sự và công nghiệp và lúc này được nhận định là đối thủ khả dĩ nhất trong bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào. Nhận thấy rằng bản thân mình đang phải phân tán lực lượng trên khắp toàn bộ khu vực Thái Bình Dương và bị đe dọa tại mẫu quốc trước Hải quân Đế quốc Đức, nước Anh đã thiết lập một liên minh với Nhật Bản vào năm 1902 và với các cựu địch thủ là Pháp và Nga lần lượt vào năm 1904 và 1907.
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Nỗi lo sợ của người Anh về một cuộc chiến tranh với Đức đã trở thành hiện thực vào năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Nước Anh nhanh chóng xâm chiếm và chiếm đóng hầu hết thuộc địa hải ngoại của Đức tại châu Phi. Tại Thái Bình Dương, Úc và New Zealand cũng đã lần lượt chiếm đóng Tân Guinea thuộc Đức và Samoa. Các kế hoạch phân chia sau hậu chiến đối với Đế quốc Ottoman cùng phe với Đức đã được Anh và Pháp bí mật soạn thảo theo Hiệp định Sykes–Picot vào năm 1916. Hiệp định này không được tiết lộ cho Sharif của Mecca, là người được Anh khuyến khích tiến hành một cuộc khởi nghĩa Ả Rập chống lại đế quốc Ottoman, để nhằm tạo ấn tượng rằng nước Anh ủng hộ thiết lập một quốc gia Ả Rập độc lập.
Anh tuyên chiến với Đức và các đồng minh của họ, điều này cũng liên lụy đến các thuộc địa và quốc gia tự trị của Anh vốn là những nguồn cung cấp quân sự, tài chính và tài nguyên vô giá. Trên 2,5 triệu binh sĩ phục vụ trong các quân đội của các quốc gia tự trị, cũng như có hành nghìn quân tình nguyện từ các thuộc địa hoàng gia. Đóng góp của các binh sĩ Úc và New Zealand trong Chiến dịch Gallipoli chống lại Đế quốc Ottoman vào năm 1915 đã tạo nên một tác động rất lớn đến hệ ý thức quốc gia tại quê hương của họ và đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển biến Úc và New Zealand từ các thuộc địa thành các quốc gia độc lập. Người Canada cũng nhìn nhận trận Vimy Ridge với một quan niệm tương tự. Đóng góp quan trọng của các quốc gia tự trị vào nỗ lực chiến tranh được Thủ tướng Anh David Lloyd George công nhận vào năm 1917 khi ông mời thủ tướng của các quốc gia tự trị tham gia một Nội các Chiến tranh Đế quốc để phối hợp chính sách đế quốc.
Theo các điều khoản của Hòa ước Versailles kết thúc Thế Chiến vào năm 1919, đế quốc Anh đạt đến đỉnh cao của nó khi có thêm và 13 triệu thần dân mới. Các thuộc địa của Đức và Ottoman được phân cho các cường quốc Đồng Minh với vị thế do Hội Quốc Liên ủy thác. Anh giành được quyền kiểm soát Palestine, Transjordan, Iraq, nhiều vùng đất của Cameroon và Togo và Tanganyika. Bản thân các quốc gia tự trị cũng giành được các lãnh thổ ủy thác riêng: Liên bang Nam Phi giành được Tây-Nam Phi (nay là Namibia), Úc giành được Tân Guinea thuộc Đức và New Zealand giành được Tây Samoa. Nauru là một lãnh thổ ủy thác chung của Anh và hai quốc gia tự trị Thái Bình Dương.
Thời kỳ giữa hai Thế Chiến
Trật tự thế giới đang thay đổi vốn bắt nguồn từ đại chiến, đặc biệt là sự lớn mạnh của Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành các cường quốc hải quân và trỗi dậy của các phong trào độc lập tại Ấn Độ và Ireland, dẫn đến một sự tái xem xét quan trọng liên quan đến chính sách đế quốc của Anh. Buộc phải lựa chọn giữa liên kết với Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, Anh quyết định không gia hạn liên minh với Nhật mà thay vào đó ký kết Hiệp định Hải quân Washington vào năm 1922, theo đó Anh chấp thuận sự đồng đẳng về hải quân với Hoa Kỳ. Quyết định này là nguồn gốc của nhiều tranh luận tại Anh trong thập niên 1930 khi các chính phủ quân phiệt nắm được quyền lực tại Nhật Bản và Đức một phần nhờ vào Đại khủng hoảng, do họ lo ngại rằng Đế quốc không thể tồn tại qua một cuộc tấn công đồng thời từ hai quốc gia. Vấn đề an ninh của đế quốc là một mối quan tâm nghiêm trọng tại Anh, bởi vì nó là vấn đề mang tính sống còn với nền kinh tế của nước Anh.
Năm 1919, thất vọng bắt nguồn từ việc trì hoãn quyền tự trị của Ireland khiến các thành viên của Sinn Féin- một đảng ủng hộ độc lập và chiếm đa số ghế của Ireland trong Quốc hội Anh trong tổng tuyển cử năm 1918- thành lập một Nghị viện Ireland tại Dublin, và tại đây nền độc lập của Ireland đã được tuyên bố. Quân đội Cộng hòa Ireland đồng thời bắt đầu một chiến tranh du kích chống chính quyền Anh. Chiến tranh Anh-Ireland kết thúc vào năm 1921 trong bế tắc và hai bên ký kết Hiệp định Anh-Ireland thiết lập Quốc gia Tự do Ireland, một quốc gia tự trị nằm trong Đế quốc Anh, với nền độc lập tự chủ thật sự song vẫn có liên kết về hiến pháp với Quân chủ Anh. Bắc Ireland, gồm 6/32 quận của Ireland lập tức thi hành quyền lựa chọn theo hiệp định là duy trì tình trạng hiện hành trong Vương quốc Liên hiệp.
Một cuộc đấu tranh tương tự đã bắt đầu tại Ấn Độ sau khi Đạo luật Chính phủ Ấn Độ năm 1919 thất bại trong việc xoa dịu phong trào đòi độc lập. Lo ngại về các âm mưu cộng sản và ngoại quốc sẽ sảy ra sau Âm mưu Ghadar đã khiến cho thiết quân luật được khôi phục theo các Đạo luật Rowlatt. Điều này dẫn đến căng thẳng, đặc biệt là tại khu vực Punjab, tại đây các biện pháp đàn áp đã lên đến cực độ trong cuộc Thảm sát Amritsar. Dư luận tại Anh bị chia rẽ về tính đạo đức của sự kiện, giữa những người cho rằng nó cứu Ấn Độ khỏi tình trạng hỗn loạn và những người cho rằng nó ghê tởm. Phong trào bất hợp tác tiếp đó được ngưng lại vào tháng 3 năm 1922 sau sự kiện Chauri Chaura và bất mãn tiếp tục âm ỉ trong 25 năm tiếp theo.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát, Ai Cập được tuyên bố là một quốc gia bảo hộ của Anh, nhưng đến năm 1922 thì nước này đã được trao trả độc lập một cách chính thức, song tiếp tục là một quốc gia chư hầu của Anh cho đến năm 1954. Các binh sĩ Anh duy trì đồn trú tại Ai Cập cho đến khi ký kết Hiệp định Anh – Ai Cập vào năm 1936, theo đó nhất trí rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái song tiếp tục chiếm lĩnh và phòng thủ khu vực Kênh đào Suez. Đổi lại, Ai Cập được giúp đỡ để gia nhập Hội Quốc Liên. Iraq là một lãnh thổ ủy trị của Anh từ năm 1920 và cũng giành được tư cách thành viên của Hội Quốc Liên nhân danh bản thân sau khi giành độc lập từ Anh vào năm 1932. Tại Palestine, Anh đề xuất vấn đề hòa giải giữa các cộng đồng Ả Rập và Do Thái. Tuyên ngôn Balfour năm 1917 được hợp nhất vào các điều khoản ủy thác, cho rằng một tổ quốc cho người Do Thái sẽ được thiết lập tại Palestine và những người Do Thái nhập cư được chấp thuận đến một hạn định do thế lực ủy thác quy định. Điều này dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng với cư dân Ả Rập, họ khởi nghĩa công khai vào năm 1936. Do mối họa chiến tranh với Đức gia tăng trong thập niên 1930, Anh xét thấy sự ủng hộ của cư dân Ả Rập tại Trung Đông quan trọng hơn thiết lập một quê hương cho người Do Thái và chuyển sang một lập trường thân Ả Rập, hạn chế người Do Thái nhập cư và dẫn đến kích hoạt một cuộc nổi loạn của người Do Thái.
Các quốc gia tự trị có quyền được thiết lập chính sách đối ngoại riêng của mình, độc lập với Anh, điều này được công nhận tại hội nghị Đế quốc 1923. Yêu cầu của Anh về trợ giúp quân sự từ các quốc gia tự trị tại thời điểm bùng phát cuộc Khủng hoảng Chanak vào năm trước đó đã bị Canada và Nam Phi bác bỏ và Canada từ chối bị rằng buộc theo Hiệp ước Lausanne 1923. Sau những áp lực từ Ireland và Nam Phi, Hội nghị Đế quốc năm 1926 đã ban bố Tuyên ngôn Balfour, tuyên bố các quốc gia tự trị là "các cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh, bình đẳng về vị thế, không có bên nào phải lệ thuộc vào bên nào" trong một "Thịnh vượng chung của các Quốc gia Anh". Tuyên bố này được công nhận tính pháp lý theo Quy chế Westminster năm 1931. Các quốc hội của Canada, Úc, New Zealand, Liên bang Nam Phi, Quốc gia Tự do Ireland và Newfoundland lúc này đã không còn lệ thuộc vào sự kiểm soát về mặt lập pháp của Anh, họ có thể hủy bỏ các điều luật Anh và Anh không còn có thể thông qua các điều luật cho họ mà không được họ tán thành. Newfoundland quay lại tình trạng thuộc địa vào năm 1933 do các khó khăn tài chính trong Đại khủng hoảng. Ireland tách xa Anh hơn nữa khi đưa ra một hiến pháp mới vào năm 1937, theo đó Ireland thực tế trở thành một quốc gia cộng hòa.
Chiến tranh thế giới thứ hai
Anh tuyên chiến với Đức vào tháng 9 năm 1939, điều này bao gồm cả các thuộc địa vương thất và Ấn Độ song điều này lại không liên quan đến các quốc gia tự trị. Úc, Canada, New Zealand, Newfoundland và Nam Phi đều nhanh chóng tuyên chiến với Đức, song Quốc gia Tự do Ireland lựa chọn duy trì trung lập pháp lý trong suốt chiến tranh.
Sau khi Đức chiếm đóng Pháp vào năm 1940, Anh và đế quốc của mình cô độc chống lại Đức cho đến khi Liên Xô tham chiến vào năm 1941. Thủ tướng Anh Winston Churchill vận động thành công Tổng thống Franklin D. Roosevelt để Hoa Kỳ viện trợ quân sự, tuy nhiên Roosevelt vẫn chưa sẵn sàng yêu cầu Quốc hội đồng ý cho nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh này. Trong tháng 8 năm 1941, Churchill và Roosevelt đã họp và ký kết Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó gồm có tuyên bố "quyền của toàn bộ các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ cư trú" cần được tôn trọng. Diễn tả này không rõ ràng về việc nó ám chỉ các quốc gia châu Âu bị Đức xâm chiếm, hay các dân tộc bị các quốc gia châu Âu thuộc địa hóa và sau này được giải thích khác nhau từ người Anh, người Mỹ và các phong trào dân tộc.
Trong tháng 12 năm 1941, Nhật Bản phát động tấn công Malaya thuộc Anh, căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng và Hồng Kông. Phản ứng của Churchill trước việc Hoa Kỳ tham chiến là Anh lúc này cầm chắc chiến thắng và tương lai của đế quốc là an toàn, tuy nhiên cách thức mà người Anh nhanh chóng đầu hàng Nhật Bản đã hủy hoại hoàn toàn địa vị và uy tín của đế quốc Anh. Thất bại gây ra ảnh hưởng nặng nề nhất đối với uy tín của đế quốc Anh đó là việc để cho Singapore thất thủ, hòn đảo này trước đó được ca ngợi là một pháo đài bất khả xâm phạm và là một Gibraltar ở phương Đông. Nhận thức rằng Anh không thể bảo vệ toàn bộ đế quốc, Úc và New Zealand thiết lập các quan hệ mật thiết hơn với Hoa Kỳ sau khi xuất hiện các mối đe dọa từ lực lượng Nhật Bản. Kết quả là Hiệp ước ANZUS 1951 giữa Úc, New Zealand và Hoa Kỳ.
Phi thuộc địa hóa và suy tàn (1945 – 1997)
Mặc dù Anh và đế quốc là bên chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song cuộc chiến tranh này đã có tác động sâu sắc đến cả trong nước và hải ngoại. Phần lớn châu Âu—một lục địa chi phối thế giới trong vài thế kỷ—đã bị đổ nát và là nơi đóng quân của quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô, hai quốc gia này giờ đây nắm giữ cân bằng quyền lực toàn cầu. Sau chiến tranh, nước Anh về cơ bản là đã phá sản, tình trạng không trả được nợ chỉ được ngăn chặn vào năm 1946 sau khi dàn xếp được một khoản vay 4,33 tỷ USD từ Hoa Kỳ, phần thanh toán cuối cùng của nó được hoàn trả vào năm 2006.
Đương thời, các phong trào chống thực dân nổi lên trong các thuộc địa của các quốc gia châu Âu. Tình thế càng thêm phức tạp do cuộc Chiến tranh Lạnh gây ra sự kình địch ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Về mặt nguyên tắc thì cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phản đối chủ nghĩa thực dân châu Âu Phát biểu "gió đổi chiều" với ý nghĩa chủ yếu đó là những ngày tháng của Đế quốc Anh sẽ không còn bao lâu nữa và trên tất cả, Anh chấp thuận một chính sách giải thoát hòa bình với các thuộc địa của mình miễn là chúng có các chính phủ ổn định, phi cộng sản để chuyển giao quyền lực. Điều này tương phản với các cường quốc châu Âu khác như Pháp và Bồ Đào Nha, là những quốc gia tiến hành các cuộc chiến tranh tốn kém và cuối cùng không thành công để giữ đế quốc của họ được nguyên vẹn. Từ năm 1945 đến năm 1965, số lượng người nằm dưới sự cai trị của nước Anh và nằm ngoài Vương quốc Anh giảm từ 700 triệu xuống còn năm triệu, ba triệu trong số đó là tại Hồng Kông.
Giải thoát ban đầu
Chính phủ Công đảng ủng hộ phi thuộc địa hóa đắc cử trong tổng tuyển cử năm 1945 và nằm dưới quyền Clement Attlee, họ hành động nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết nhất mà đế quốc đối diện: Ấn Độ độc lập. Hai chính đảng chủ yếu của Ấn Độ là Đảng Quốc Đại Ấn Độ và Liên minh người Hồi giáo tiến hành vận động về độc lập trong nhiều thập niên, song bất đồng về cách thức thực hiện. Đảng Quốc Đại tán thành một quốc gia Ấn Độ thế tục thống nhất, trong khi Liên minh người Hồi giáo thì lo ngại ưu thế từ người Ấn Độ giáo chiếm đa số, họ yêu cầu một quốc gia Hồi giáo riêng biệt cho các khu vực mà người Hồi giáo chiếm đa số. Bất ổn dân sự ngày càng gia tăng và một cuộc binh biến của Hải quân Hoàng gia Ấn Độ nổ ra vào năm 1946 khiến Clement Attlee cam kết rằng họ sẽ có được nền độc lập trước ngày 30 tháng 6 năm 1948. Khi mà tình hình trở nên khẩn cấp và nguy cơ về một cuộc nội chiến trở nên hiện hữu, Phó vương mới được bổ nhiệm (và cuối cùng) là Louis Mountbatten vội vàng đẩy nhanh tiến trình lên ngày 15 tháng 8 năm 1947. Biên giới do người Anh vẽ về đại thể phân chia Ấn Độ thành các khu vực của người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo, khiến cho hàng chục triệu người trở thành nhóm thiểu số tại các quốc gia mới là Ấn Độ và Pakistan. Hàng triệu người Hồi giáo sau đó đi từ Ấn Độ sang Pakistan và người Ấn Độ giáo đi theo chiều ngược lại và xung đột giữa hai cộng đồng làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người. Miến Điện, vốn được cai trị như là một phần của Ấn Độ thuộc Anh, và Sri Lanka giành được độc lập vào năm 1948. Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka trở thành các thành viên của Thịnh vượng chung, trong khi Miến Điện lựa chọn không tham gia.
Tại khu vực lãnh thổ ủy thác Palestine của Anh nơi có đa số người Ả Rập cư trú cạnh một nhóm thiểu số người Do Thái, người Anh cũng phải đối diện với một vấn đề tương tự như tại Ấn Độ. Vấn đề phức tạp ở đây đo là do một lượng lớn người tị nạn Do Thái tìm cách để đến được Palestine sau nạn diệt chủng, trong khi người Ả Rập phản đối thành lập một quốc gia Do Thái. Nản lòng trước khó khăn của vấn đề, các cuộc tấn công từ các tổ chức bán quân sự Do Thái và gia tăng chi phí duy trì hiện diện quân sự, đến năm 1947 Anh tuyên bố rằng họ sẽ triệt thoái vào năm 1948 và để lại vấn đề cho Liên Hợp Quốc giải quyết. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau đó bỏ phiếu cho một kế hoạch phân chia Palestine thành một quốc gia Do Thái và một quốc gia Ả Rập.
Sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế khởi thứ hai, các phong trào kháng Nhật tại Malaya chuyển chú ý của họ về phía Anh, còn Anh hành động nhanh chóng để tái kiểm soát thuộc địa này, vốn coi trọng nó như là một nguồn cung cấp cao su và thiếc. Thực tế rằng các chiến sĩ du kích chủ yếu là người cộng sản gốc Hoa, điều này khiến cho nỗ lực của Anh nhằm dập tắt cuộc nổi dậy nhận được sự ủng hộ từ những người Mã Lai theo Hồi giáo vốn chiếm đa số, với điều kiện là một khi cuộc nổi dậy bị dập tắt thì họ sẽ được công nhận nền độc lập. Tình trạng khẩn cấp Malaya bắt đầu vào năm 1948 và kéo dài cho đến năm 1960, song đến năm 1957 thì Anh cảm thấy đủ tin tưởng để cấp độc lập cho Liên bang Malaya trong khối Thịnh vượng chung. Năm 1963, 11 bang của liên bang cùng với Singapore, Sarawak và Bắc Borneo hợp nhất thành Malaysia, tuy nhiên đến năm 1965 thì Singapore vốn có đa số cư dân là người Hoa bị trục xuất khỏi liên minh sau các xung đột giữa cư dân Mã Lai và Hoa. Brunei là một lãnh thổ bảo hộ của Anh từ năm 1888, từ chối gia nhập liên minh và duy trì tình trạng này cho đến khi độc lập vào năm 1984.
Khủng hoảng Suez
Năm 1951, Đảng Bảo thủ quay lại nắm quyền tại Anh, dưới sự lãnh đạo của Winston Churchill. Churchill và những người Bảo thủ cho rằng vị thế cường quốc thế giới của Anh dựa trên việc đế quốc tiếp tục tồn tại, cùng với căn cứ tại Kênh đào Suez cho phép Anh duy trì vị thế ưu việt của mình tại Trung Đông bất chấp việc để mất Ấn Độ. Tuy nhiên, Churchill không thể lờ đi việc chính phủ cách mạng mới của Gamal Abdul Nasser tại Ai Cập vừa giành được chính quyền từ năm 1952 và năm sau đó Anh đã phải chấp thuận rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái khỏi khu vực Kênh đào Suez và rằng Sudan sẽ được trao quyền tự quyết vào năm 1955, cùng với nền độc lập tiếp theo đó. Sudan đã được trao trả độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1956.
Trong tháng 7 năm 1956, Nasser đơn phương quốc hữu hóa Kênh đào Suez. Vị Thủ tướng Anh đương thời là Anthony Eden đã đáp trả bằng cách thông đồng với Pháp để sắp đặt một cuộc tấn công của Israel vào Ai Cập, điều này sẽ tạo cho Anh và Pháp một cái cớ để can thiệp quân sự và tái chiếm kênh đào. Eden chọc giận Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower do nhân vật này không được thương nghị và vì thế Eisenhower từ chối ủng hộ cuộc xâm lược. Một lo ngại khác của Eisenhower đó là khả năng về một cuộc chiến tranh quy mô lớn với Liên Xô sau khi quốc gia này đe dọa can thiệp bằng cách đứng về phía Ai Cập. Eisenhower áp dụng đòn bẩy tài chính bằng cách đe dọa bán nguồn dự trữ bằng đồng bảng Anh của Hoa Kỳ và do đó gây ra sự phá giá đối với đồng Bảng của nước Anh. Mặc dù đạo quân xâm lược đã đạt được thành công về quân sự đối với mục tiêu của mình, song can thiệp của Liên Hợp Quốc và áp lực của Hoa Kỳ đã buộc Anh phải triệt thoái lực lượng của mình một cách nục nhã và Eden đã phải từ chức
Hệ quả
Cuộc Khủng hoảng Suez đã thực sự phơi bày một cách công khai các hạn chế của nước Anh trên thế giới và đã chứng thực cho sự suy tàn của đế quốc Anh trên vũ đài thế giới, không những thế nó còn cho thấy rõ rằng từ nay về sau họ không còn có thể hành động mà không có ít nhất là sự đồng ý, nếu không phải là sự ủng hộ hoàn toàn, của Hoa Kỳ. Các sự kiện tại Suez đã làm tổn thương đến sự kiêu hãnh quốc gia của Anh, khiến một nghị viên miêu tả nó như "Waterloo của Anh" và những người khác thì cho rằng quốc gia đã trở thành một "vệ tinh của Hoa Kỳ". Margaret Thatcher sau đó đã miêu tả lối suy nghĩ mà bà tin rằng đã xảy đến cho các nhà lãnh đạo chính trị Anh như là "Hội chứng Suez", mà khiến cho họ "đi từ tin rằng nước Anh có thể làm bất cứ điều gì tới một niềm tin gần như thần kinh rằng nước Anh không thể làm được gì cả", từ đó Anh không phục hồi cho đến khi tái chiếm thành công quần đảo Falkland từ Argentina vào năm 1982.
Khủng hoảng Suez khiến quyền lực của Anh tại Trung Đông bị suy yếu, song nó không sụp đổ. Anh lại triển khai quân đội đến khu vực này, tiến hành can thiệp tại Oman (1957), Jordan (1958) và Kuwait (1961), song các trường hợp này có sự tán thành của Hoa Kỳ, do chính sách đối ngoại của tân thủ tướng Harold Macmillan là duy trì liên kết vững chắc với Hoa Kỳ. Anh duy trì sự hiện diện quân sự tại Trung Đông trong nhiều thập niên sau. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1968, một vài tuần sau sự kiện phá giá đồng Bảng, Thủ tướng Anh Harold Wilson và Bộ trưởng Quốc phòng Denis Healey tuyên bố rằng binh sĩ Anh sẽ triệt thoái khỏi các căn cứ quân sự trọng yếu tại phía đông của Suez, vốn gồm các căn cứ tại Trung Đông và chủ yếu là từ Malaysia và Singapore. Vào thời điểm đó hơn 50.000 quân nhân Anh vẫn còn đóng quân ở vùng Viễn Đông, bao gồm 30.000 ở Singapore. Anh triệt thoái khỏi Aden vào năm 1967, Bahrain vào năm 1971 và Maldives vào năm 1976.
"Gió đổi chiều"
Macmillan đưa ra một phát biểu tại Cape Town, Nam Phi vào tháng 2 năm 1960, ông nói "gió đổi chiều thổi qua lục địa này." Macmillan muốn tránh điều tương tự như chiến tranh thuộc địa mà Pháp chiến đấu tại Algérie và quá trình phi thuộc địa hóa được tiến hành nhanh chóng trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Trong thập niên 1950, có ba thuộc địa là Sudan, Bờ Biển Vàng và Malaya giành được độc lập, con số trong thập niên 1960 gấp gần mười lần.
Các thuộc địa còn lại của Anh tại châu Phi, ngoại trừ Nam Rhodesia tự quản, đều được trao trả độc lập cho đến trước năm 1968. Anh triệt thoái khỏi các khu vực miền nam và miền đông của châu Phi không phải là một quá trình hòa bình. Kenya đã giành được độc lập của sau cuộc khởi nghĩa Mau Mau kéo dài tám năm. Tại Rhodesia, Tuyên ngôn độc lập đơn phương vào năm 1965 của cộng đồng thiểu số da trắng đã dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài cho đến khi Hiệp định Lancaster House được kí kết vào năm 1979, với các điều khoản để công nhận nền độc lập vào năm 1980, cùng với đó là một quốc gia mới có tên gọi là Zimbabwe đã được thành lập.
Tại Địa Trung Hải, một chiến tranh du kích do những người Síp gốc Hy Lạp tiến hành kết thúc bằng một quốc gia Síp độc lập vào năm 1960, tuy nhiên, Anh vẫn duy trì các căn cứ quân sự Akrotiri và Dhekelia. Các đảo Malta và Gozo tại Địa Trung Hải được trao trả độc lập một cách hữu nghị từ Anh vào năm 1964, bất chấp ý tưởng nổi lên vào năm 1955 về việc hợp nhất với Anh.
Hầu hết lãnh thổ của Anh tại Caribe đều đã giành được độc lập sau khi Jamaica và Trinidad rút khỏi Liên bang Tây Ấn lần lượt vào năm 1961 và 1962. Liên bang Tây Ấn được thành lập vào năm 1958 trong một nỗ lực nhằm hợp nhất các thuộc địa của Anh tại Caribe dưới một chính phủ, song điều này sụp đổ sau khi liên bang mất hai thành viên lớn nhất. Barbados giành được độc lập vào năm 1966 và các đảo Đông Caribe còn lại giành độc lập trong các thập niên 1970 và 1980, song Anguilla và Quần đảo Turks và Caicos lựa chọn trở lại quyền kiểm soát của Anh sau khi họ đã sẵn sàng bắt đầu con đường độc lập. Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman và Montserrat lựa chọn duy trì các quan hệ với Anh, trong khi Guyana giành độc lập vào năm 1966. Thuộc địa cuối cùng của Anh trên đại lục châu Mỹ là Honduras thuộc Anh trở thành một thuộc địa tự quản vào năm 1964 và đổi tên thành Belize vào năm 1973, nó giành được độc lập hoàn toàn vào năm 1981. Một tranh chấp với Guatemala về chủ quyền đối với Belize đã không được giải quyết.
Các lãnh thổ của Anh tại Thái Bình Dương giành độc lập trong thập niên 1970, bắt đầu với Fiji vào năm 1970 và kết thúc với Vanuatu vào năm 1980. Nền độc lập của Vanuatu đã bị trì hoãn do xung đột chính trị giữa các cộng đồng Anh ngữ và Pháp ngữ, bởi vì quần đảo này chịu sự quản trị chung của Anh và Pháp. Fiji, Tuvalu, quần đảo Solomon và Papua New Guinea đã lựa chọn trở thành Vương quốc Khối thịnh vượng chung.
Đế quốc kết thúc
Năm 1980, Rhodesia, thuộc địa châu Phi cuối cùng của nước Anh, trở thành quốc gia độc lập Zimbabwe. Tân Hebrides cũng giành được độc lập (trở thành Vanuatu) vào năm 1980, và Belize nối tiếp giành độc lập vào năm 1981. Đạo luật Quốc tịch Anh 1981 được thông qua, trong đó tái xác định các thuộc địa vương thất còn lại là "các lãnh thổ phụ thuộc Anh" (đổi tên thành Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh vào năm 2002) có nghĩa là ngoài các đảo và tiền đồn nằm rải rác (và năm 1955 thu được đá không người tại Rockall tại Đại Tây Dương), quá trình phi thuộc địa hóa vốn bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn đã hoàn thành. Năm 1982, quyết tâm của Anh trong bảo vệ các lãnh thổ hải ngoại còn lại đã bị thử thách khi Argentina xâm chiếm quần đảo Falkland, dựa trên tuyên bố có từ thời Đế quốc Tây Ban Nha. Phản ứng quân sự thành công chung cuộc của Anh để tái chiếm quần đảo được nhiều người nhận định là góp phần làm đảo nghịch xu thế đi xuống của vị thế nước Anh trong vai trò là một cường quốc thế giới. Trong cùng năm, chính phủ Canada đoạn tuyệt liên kết tư pháp cuối cùng của họ với Anh khi chuyển quyền với hiến pháp Canada khỏi Anh. Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Canada 1982, kết thúc sự cần thiết Anh tham gia vào thay đổi hiến pháp Canada. Tương tự như vậy, Đạo luật Hiến pháp 1986 được thông qua nhằm cắt đứt liên kết giữa hiến pháp Anh với hiến pháp của New Zealand, Đạo luật Úc 1986 cắt đứt liên kết giữa hiến pháp Anh và hiến pháp các bang của Úc.
Trong tháng 9 năm 1982, Thủ tướng Margaret Thatcher đến Bắc Kinh để đàm phán với chính phủ Trung Quốc về Hồng Kông-lãnh thổ hải ngoại lớn và đông dân nhất cuối cùng của Anh. Theo các điều khoản của Điều ước Nam Kinh 1842, đảo Hồng Kông được nhượng vĩnh viễn cho Anh, song đại đa số thuộc địa cấu thành từ Tân Giới- lãnh thổ mà Anh thu được theo một hợp đồng thuê 99 năm vào năm 1898, sẽ hết hạn vào năm 1997. Thatcher ban đầu muốn giữ Hồng Kông và đề xuất về sự cai quản của nước Anh với chủ quyền của Trung Quốc, song Trung Quốc bác bỏ điều này. Một thỏa thuận đạt được vào năm 1984 – theo các điều khoản của Tuyên bố chung Trung-Anh, Hồng Kông sẽ trở thành một khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, duy trì phương thức sinh hoạt trong ít nhất 50 năm. Lễ bàn giao vào năm 1997 đối với nhiều người, bao gồm cả Charles, Thân vương xứ Wales, đánh dấu "sự kết thúc của Đế quốc".
Nhân khẩu
Dân số và dân tộc trên các lãnh thổ
Cuốn Encyclopædia Britannica năm 1911 đưa ra số liệu sau đây về số lượng "người da trắng" và "người bản địa" (người da màu) trong đế quốc Anh và các vùng lãnh thổ của nó:
Tôn giáo
Cuốn Encyclopædia Britannica năm 1911 đưa ra số liệu sau đây về tôn giáo trong đế quốc Anh:
Di sản
Anh duy trì chủ quyền đối với 14 lãnh thổ bên ngoài Quần đảo Anh, chúng được đổi tên thành các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh vào năm 2002. Một số lãnh thổ không có cư dân ngoại trừ các nhân viên quân sự hoặc khoa học tạm thời; các lãnh thổ còn lại được tự quản tại mức độ khác nhau và dựa vào Anh về đối ngoại và phòng thủ. Chính phủ Anh tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ lãnh thổ hải ngoại nào muốn theo đuổi độc lập. Chủ quyền của Anh đối với một vài lãnh thổ hải ngoại bị tranh chấp: Tây Ban Nha yêu sách với Gibraltar, Argentina yêu sách với quần đảo Falkland và Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich và Mauritius cùng Seychelles yêu sách với Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh. Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Anh chồng lấn với các yêu sách của Argentina và Chile, trong khi nhiều quốc gia không công nhận bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào tại châu Nam Cực.
Hầu hết các thuộc địa và lãnh thổ bảo hộ cũ của Anh nằm trong số 53 quốc gia thành viên của Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội phi chính trị và tự nguyện của các thành viên bình đẳng, với tổng dân số khoảng 2,2 tỷ người. 16 Vương quốc Thịnh vượng chung tiếp tục chia sẻ nguyên thủ quốc gia chung là Nữ vương Elizabeth II. Các quốc gia này là các thực thể pháp luật riêng biệt và bình đẳng – Anh, Úc, Canada, New Zealand, Papua New Guinea, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Grenada, Jamaica, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Quần đảo Solomon và Tuvalu
Trong nhiều thập niên và trong một số trường hợp là nhiều thế kỷ, sự cai trị và di cư của người Anh để lại dấu ấn tại các quốc gia độc lập phát sinh từ Đế quốc Anh. Đế quốc thiết lập việc sử dụng tiếng Anh tại các khu vực khắp thế giới. Ngày nay, đây là ngôn ngữ chủ yếu của đến 400 triệu người và được khoảng một tỷ rưỡi người nói như ngôn ngữ thứ nhất, thứ nhì hoặc ngoại ngữ.
Sự truyền bá của tiếng Anh từ nửa cuối của thế kỷ XX là nhờ một phần vào ảnh hưởng văn hóa của Hoa Kỳ, bản thân quốc gia này hình thành từ các thuộc địa của Anh. Ngoại trừ tại châu Phi nơi gần như toàn bộ các cựu thuộc địa chọn hệ thống tổng thống chế, hệ thống nghị viện Anh đóng vai trò là khuôn mẫu cho chính phủ của nhiều cựu thuộc địa và thông luật Anh đối với các hệ thống tư pháp.
Ủy ban Tư pháp Xu mật viện vẫn đóng vai trò là tòa án tối cao về phúc thẩm của một vài cựu thuộc địa tại Caribe và Thái Bình Dương. Các nhà truyền giáo Tin Lành của Anh đi khắp thế giới trước các binh sĩ và công chức để truyền bá các nhóm đạo Anh giáo đến tất cả lục địa. Kiến trúc thuộc địa Anh, như trong các nhà thờ, ga xe lửa và tòa nhà chính phủ, có thể trông thấy được tại nhiều thành phố từng là bộ phận của Đế quốc Anh.
Các môn thể thao cá nhân và đồng đội phát triển tại Anh, đặc biệt là bóng đá, cricket, bóng bầu dục, quần vợt sân cỏ và golf—cũng được xuất khẩu. Lựa chọn của Anh về hệ thống đo lường, hệ thống đế quốc, tiếp tục được sử dụng tại một số quốc gia theo các cách thức khác nhau. Quy tắc đi xe bên trái đường được duy trì tại phần lớn cựu đế quốc.
Biên giới chính trị do người Anh vẽ không phải luôn phản ánh đồng nhất dân tộc hoặc tôn giáo, góp phần vào các xung đột tại các khu vực cựu thuộc địa. Đế quốc Anh cũng chịu trách nhiệm đối với sự di cư của các dân tộc. Hàng triệu người rời khỏi Quần đảo Anh, với các dân định cư sáng lập của Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand chủ yếu đến từ Anh và Ireland. Căng thẳng giữa dân định cư da trắng trong các quốc gia này với các cộng đồng thiểu số bản địa của họ và giữa các cộng đồng thiểu số định cư da trắng và cộng đồng đa số bản địa tại Nam Phi và Zimbabwe. Những người định cư tại Ireland từ Anh để lại dấu ấn của họ bằng việc hình thành các cộng đồng dân tộc chủ nghĩa và liên minh chủ nghĩa tại Bắc Ireland. Hàng triệu người chuyển đi và từ các thuộc địa Anh, với số lượng lớn người Ấn Độ di cư đến các bộ phận khác của đế quốc, như Malaysia và Fiji và người Hoa đến Malaysia, Singapore và Caribe. Nhân khẩu tại Anh biến hóa sau Chiến tranh thế giới thứ hai do nhập cư đến Anh từ các cựu thuộc địa của mình.
Xem thêm
All-Red Route
Triển lãm đế quốc Anh
Đế quốc Anh trong tiểu thuyết
Colonial Office
Cờ Đế quốc Anh
Ngoại giao của Vương quốc Liên hiệp Anh
Dinh thống đốc trong Đế quốc Anh và Khối thịnh vượng chung
Biên soạn lịch sử của Đế quốc Anh
Lịch sử chủ nghĩa tư bản
Sự thống trị gián tiếp
Danh sách các chủ đề liên quan tới Đế quốc Anh
Huân chương Đế quốc Anh
Bảo hộ
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đế quốc Anh. Cổng thông tin Internet The British Empire. An Internet Gateway by Dr. Jane Samson
The British Empire - Đế quốc Anh Stephen Luscombe
Tập tin âm thanh về Đế quốc Anh tại TheEnglishCollection.com
Cựu đế quốc
Thời Victoria
Chủ nghĩa đế quốc
Khối Thịnh vượng chung Anh
Đế quốc hải ngoại
Khởi đầu năm 1583
Chấm dứt năm 1997
Lịch sử Vương quốc Liên hiệp Anh |
10172 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%C3%AAn%20li%E1%BB%87u%20sinh%20h%E1%BB%8Dc | Nhiên liệu sinh học | Nhiên liệu sinh học (Tiếng Anh: Biofuels, tiếng Pháp: biocarburant) là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học) như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa,...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân,...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...),...
Phân loại chính
Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành các nhóm chính như sau:
Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tương tự và có thể sử dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống. Biodiesel được điều chế bằng cách dẫn xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học (dầu thực vật, mỡ động vật), thường được thực hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho phản ứng với các loại rượu phổ biến nhất là methanol.
Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì. Ethanol được chế biến thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, xen-lu-lô, lignocellulose. Ethanol được pha chế với tỷ lệ thích hợp với xăng tạo thành xăng sinh học có thể thay thế hoàn toàn cho loại xăng sử dụng phụ gia chì truyền thống.
Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm Methane và các đồng đẳng khác. Biogas được tạo ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu khí thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
Ưu điểm
Trước kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không được chú trọng. Hầu như đây chỉ là một loại nhiên liệu thay thế phụ, tận dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu cũng như ý thức bảo vệ môi trường lên cao, nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý phát triển ở quy mô lớn hơn do có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá...):
Thân thiện với môi trường: chúng có nguồn gốc từ thực vật, mà thực vật trong quá trình sinh trưởng (quang hợp) lại sử dụng dioxide cácbon (là khí gây hiệu ứng nhà kính - một hiệu ứng vật lý khiến Trái Đất nóng lên) nên được xem như không góp phần làm Trái Đất nóng lên.
Nguồn nhiên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu không tái sinh truyền thống.
Những hạn chế
Việc sản xuất cồn sinh học từ các nguồn tinh bột hoặc các cây thực phẩm được cho là không bền vững do ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Khả năng sản xuất với quy mô lớn cũng còn kém do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học vẫn cao hơn nhiều so với nhiên liệu truyền thống từ đó việc ứng dụng và sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống chưa thể phổ biến rộng.
Khả năng phát triển
Tại thời điểm hiện tại (2010), công nghệ sản xuất cồn sinh học từ các nguồn lignocellulose chưa đạt được hiệu suất cao và giá thành còn cao. Theo ước tính trong sau khoảng 7-10 năm, công nghệ này sẽ được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thương mại. Bên cạnh đó, khi nguồn nhiên liệu truyền thống cạn kiệt, nhiên liệu sinh học có khả năng là ứng cử viên thay thế.
Tại Việt Nam
Khí sinh học được áp dụng ở nhiều miền quê, bằng cách ủ phân để lấy khí đốt. Trên thực tế, xăng sinh học E5 đã được lưu hành trên thị trường trong nước từ năm 2010. Từ năm 2011, Việt Nam có chính sách sử dụng xăng sinh học E5 (gồm hàm lượng Ethanol khan 5% (nồng độ cồn 99,5%) và 95% xăng A92) làm nguyên liệu thay thế cho xăng A92 truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người còn lo ngại vì tính hút nước và dễ bị oxy hóa của Ethanol có thể làm hư hại buồng đốt nhiên liệu của động cơ.
Để giải đáp nghi ngại này thì một số chuyên gia cho rằng: Do ethanol có trị số Octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số Octane (tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu). Thêm vào đó, với hàm lượng oxy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc hại trong khí thải động cơ. Đó là lý do vì sao nhiên liệu xăng sinh học được coi là nhiên liệu của tương lai, được cả thế giới quan tâm.
Cần lưu ý là nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ. Tuy nhiên, với hàm lượng 5% ethanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. Việc sử dụng xăng E5 giúp cải thiện tính năng động cơ, giảm phát thải, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội. Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường.
Không đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian từ 3 tháng trở lên. Với điều kiện độ ẩm cao của Việt Nam, nước trong không khí rất dễ hấp thụ vào xăng, có thể gây ra hiện tượng phân lớp trong xăng, khiến xăng giảm chất lượng, gây hỏng hóc động cơ.
Xem thêm
Diesel sinh học
Tham khảo
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Việt)
Sử dụng vật liệu gốc thực vật trong ngành công nghiệp ô tô từ trang mạng của Bộ Công nghiệp Việt Nam
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây bắp
Không nên phớt lờ năng lượng Biomass trên Vietnam Net
(bằng tiếng Pháp)
Les biocarburants
Nhiên liệu
Năng lượng tái tạo
Năng lượng sinh học
Nhiên liệu rắn
Công nghệ bền vững
Tiêu hóa kỵ khí
Nhiên liệu tái tạo
Công nghệ mới nổi |
10173 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20ph%E1%BA%A3n%20%E1%BB%A9ng%20hai%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A7n | Hệ phản ứng hai thành phần | Hệ phản ứng hai thành phần (tiếng Anh là Two Component Signal Transduction System hay viết tắt Two Component System) là tổ hợp của hai protein khác nhau giúp sinh vật phản ứng trước các tín hiệu của môi trường.
Tổ hợp này thường bao gồm:
Protein cảm biến: thường là một kinase có khả năng tự phosphoryl hóa chính mình tại vị trí histidine (gọi là histidine kinase) khi tiếp xúc với tín hiệu
Protein tiếp nhận: thường là một phosphatase để chuyển nhóm phosphate cao năng từ protein cảm biến đến domain nhận của mình. Khi đó, cấu hình không gian của protein tiếp nhận sẽ bị thay đổi và điều khiển chức năng của domain đầu ra. Sau khi thực hiện chức năng của mình, protein tiếp nhận giải phóng gốc phoshate vô cơ để trở về trạng thái ban đầu.
Phân bố sinh giới
Vi khuẩn
Archae
Sinh vật eukaryote đơn bào
Nấm
Thực vật bậc cao
Các dạng tín hiệu tiếp nhận và kiểu phản ứng
Đói dinh dưỡng: như nitrogen, phosphorus, carbon
Trao đổi chất và năng lượng
Chống virus
Điều kiện môi trường khắc nghiệt: pH, áp suất thẩm thấu, chất lượng ánh sáng
Con đường phát triển phức tạp: sinh bào tử, sinh tế bào dị biệt (swarmer cell)
Tham khảo |
10185 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C4%A9a%20b%C3%A1n%20d%E1%BA%ABn | Đĩa bán dẫn | Đĩa bán dẫn được làm từ silic có độ tinh khiết cao, là vật liệu xuất phát trong quy trình sản xuất thiết bị bán dẫn cũng như thiết bị MEMS (micro electro-mechanical system). Đĩa bán dẫn thông thường có các đường kính 300 mm (12 inch), 200 mm (8 inch), 150 mm (6 inch).
Tuy có độ tinh khiết cao, đĩa bán dẫn vẫn được pha tạp chất để dẫn điện theo hai loại: loại p dẫn điện bằng lỗ trống, loại n dẫn điện nhờ điện tử.
Tham khảo
Chế tạo bán dẫn |
10200 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1m%20m%E1%BB%A5c | Giám mục | Giám mục (tiếng Việt cổ gọi là vít vồ, gốc từ tiếng Bồ: bispo) là chức sắc được tấn phong trong một số giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, nắm giữ các vị trí quan trọng trong giáo hội. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, Giám mục là một trong ba chức thánh cơ bản về phẩm trật: Giám mục, linh mục và phó tế. Theo đó, chức Giám mục là cao nhất và tượng trưng cho các tông đồ, trong đó giáo hoàng là tông đồ trưởng, tượng trưng cho Thánh Phêrô. Giám mục do Giáo hoàng chọn và chỉ định qua sự tư vấn của Thánh bộ Giám mục hoặc Thánh bộ Truyền giáo. Giám mục được các quyền: tấn phong chức Giám mục theo sự bổ nhiệm của Giáo hoàng, truyền chức linh mục và phó tế, chấp nhận lời khấn dòng của các tu sĩ, đồng thời có quyền ban tất cả bí tích cho giáo dân. Các Giám mục cũng là những người trực tiếp cùng với Giáo hoàng chia sẻ quyền lực của giáo hội trên toàn cầu để quản trị Giáo hội Công giáo Rôma.
Địa khu của một vị giám mục là giáo phận, gồm nhiều giáo xứ.
Từ nguyên
Tương đương của từ "Giám mục" trong các ngôn ngữ Tây phương có nguồn gốc từ episkopos (επισκοπος) của tiếng Hy Lạp, có nghĩa là người cai quản, người chăm sóc, người canh giữ hoặc quản đốc. Trong tiếng Anh, những từ episcopacy, episcopate và episcopal đều bắt nguồn từ episkopos. Trong tiếng Việt, từ Giám mục cũng có nghĩa tương tự: "giám" nghĩa là trông chừng, "mục" nghĩa là chăn dắt.
Giám mục trong Tân Ước
Từ episkopos xuất hiện trong Tân Ước năm lần:
Công vụ Tông Đồ 20. 28
Thư gửi tín hữu ở Philípphê 1.1
Thư thứ nhất gửi Timôthê 3.2
Thư gửi ông Titô 1.7-9
Thư thứ nhất của Phêrô 2. 25 a
Không thể tìm thấy trong ký thuật của các sách phúc âm sự uỷ nhiệm của Chúa Giê-su cho các Giám mục (vì thời đó giáo hội còn quá nhỏ, chưa cần thiết lập ra chức vụ này), nhưng chức vụ này được hình thành do nhu cầu của hội thánh đang tăng trưởng mạnh suốt trong thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai. Những phần khác nhau của Tân Ước đề cập đến chức vụ Giám mục (episkopoi) như là sự miêu tả những chuẩn mực dành cho một chức vụ đã có sẵn, có thể thấy những chuẩn mực này (đặc biệt trong Thư của Titô) tương đồng với các tiêu chí dành cho chức vụ trưởng lão (πρεσβυτερος; tiếng Anh: presbyter), hoặc linh mục (priest). Thư gởi Timothy có nhắc đến chức vụ chấp sự (διακονοι; tiếng Anh: deacon) theo gợi ý đó là chức vụ khác với Giám mục và ở vị trí thấp hơn, nhưng cũng phải đáp ứng những chuẩn mực tương tự.
Trong sách Công vụ các Sứ đồ, Giám mục được nhắc đến như là người chăn chiên, hình ảnh này vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Những phần khác trong Tân Ước miêu tả Giám mục là người chăm sóc, lãnh đạo hoặc quản trị, và dạy dỗ. 1Timôthê đòi hỏi Giám mục phải là "chồng của một vợ", vẫn chưa có sự đồng thuận liệu giáo huấn này cấm chế độ đa thê hay yêu cầu Giám mục phải lập gia đình theo chế độ một chồng một vợ. Tuy nhiên, rõ ràng là Tân Ước không cấm đoán Giám mục kết hôn và có con cái. Hình mẫu nổi tiếng nhất cho trường hợp này là Sứ đồ Peter, ông lập gia đình; cũng không tìm thấy trong Tân Ước tập quán sống độc thân dành cho Giám mục.
Điều đáng lưu ý là Peter (Phêrô) miêu tả Chúa Giê-su là "Đấng Chăn chiên và mục tử của linh hồn" (τον ποιμενα και επισκοπον των ψυχων υμων).
Mặc dù Giám mục là nhà lãnh đạo tinh thần trong hội thánh, nhưng theo lời dạy của Chúa Giê-su, người đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cũng được xem là người phục vụ những người khác: "Kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi", Phúc âm Matthew 20.27, và "còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm đày tớ mọi người." Phúc âm Mark 10.44.
Các Giáo phụ
Vào đầu thế kỷ thứ nhất, hội thánh khởi sự kiện toàn hệ thống tổ chức. Theo các tác phẩm của các Giáo phụ, đặc biệt là thánh Inhaxiô thành Antiochia, vai trò của Giám mục ngày càng trở nên quan trọng.
"Vì vậy chúng ta phải xem các Giám mục như chính Chúa vậy" – Thư Inhaxiô gởi tín hữu ở Êphêxô 6.1
"Do đó, như Chúa đã không làm được gì mà không có Cha Ngài, (vì Ngài với Cha Ngài là một), bởi chính Ngài hoặc bởi các Sứ đồ, chúng ta cũng không làm được gì mà không có Giám mục và các trưởng lão" – Thư Ignatius gởi Magnesians 7.1
"Hãy vâng phục Giám mục và vâng phục lẫn nhau, như Chúa Giêsu Kitô vâng phục Cha (theo phần xác), như các Tông đồ vâng phục Chúa Kitô và Chúa Cha, để chúng ta có thể hiệp nhất cả phần xác và tâm linh." Thư Ignatius gởi Magnesians 13.2
Trong giai đoạn này, tại mỗi trung tâm truyền giáo của hội thánh có một Giám mục lãnh đạo với sự hỗ trợ của một hội đồng trưởng lão (nay đã được xác định ở vị trí thấp hơn) và nhiều chấp sự. Khi hội thánh phát triển càng hơn, những nhà thờ mới tại các thành phố quan trọng bắt đầu có Giám mục cho riêng mình, trong khi những nhà thờ ở vùng phụ cận chỉ có các trưởng lão và các chấp sự được gởi đến từ nhà thờ của Giám mục. Như vậy, dần dà theo thời gian, chức vụ Giám mục thay đổi từ vai trò lãnh đạo một nhà thờ trở nên người lãnh đạo nhiều nhà thờ trong một khu vực địa lý.
Đến cuối thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 3, Hippolytus thành La Mã miêu tả những đặc điểm khác của chức Giám mục, đó là "Spiritum primatus sacerdotii habere potestatem dimittere peccata": là chức sắc cao cấp với chức năng hiến tế và quyền tha tội.
Giám mục và Nhà nước
Cơ cấu tổ chức hiệu quả của Đế quốc La Mã là hình mẫu cho giáo hội trong thế kỷ thứ 4, nhất là sau khi ban hành Chiếu chỉ Milano (năm 313, chấm dứt bách hại hội thánh). Khi giáo hội ra khỏi bóng tối và trở nên một thực thể được công nhận thì cần có những tài sản như đất đai và hệ thống chức sắc. Năm 391, Theodius I ra lệnh hoàn trả tất cả đất đai của giáo hội đã bị tịch biên trước đó.
Thẩm quyền và mục vụ Giám mục thường được hành xử trong phạm vi một giáo phận, theo mô hình của Đế quốc La Mã thời trị vì của Diocletian. Khi chính quyền La Mã mất quyền lực ở phần phía Tây của đế quốc, giáo hội nắm bắt cơ hội và bắt đầu hành xử thẩm quyền trong các vấn đề hành chính. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong thời trị vì của hai Giáo hoàng: Giáo hoàng Leo I trong thế kỷ thứ 5, và Giáo hoàng Gregory I trong thế kỷ thứ 6. Cả hai vị này đều hành xử như những chính khách và nhà lãnh đạo công quyền song hành với các mục vụ Cơ Đốc như mục tử, giảng dạy và cai quản hội thánh. Ở phương Đông, chính quyền không bị sụp đổ như ở phương Tây, vì vậy các Giám mục không có nhiều cơ may để thu đoạt quyền lực thế tục như xảy ra ở phương Tây. Dù vậy, vai trò của các Giám mục phương Tây nắm giữ thẩm quyền dân sự, thường được gọi là Giám mục vương quyền (prince bishop), tiếp tục kéo dài suốt thời kỳ Trung Cổ.
Giám mục Vương quyền
Quan trọng hơn hết trong số các Giám mục vương quyền là Giáo hoàng, trị vì vương triều của Nhà nước Giáo hoàng (Papal States) trong cương vị Giám mục thành Rôma. Quyền cai trị lãnh địa này dựa trên sự ban tặng của Constantine (Donation of Constantine). Vẫn chưa có sự đồng thuận về tính xác thực của văn kiện này, vì văn kiện bị cho là giả mạo, được làm ra trong quãng thời gian 750–850. Trong thực tế, thẩm quyền này phát triển dần theo thời gian sau sự sụp đổ của chính quyền La Mã và chính quyền Byzantine. Nhà nước Giáo hoàng bị huỷ bỏ khi vua Victor Emmanuel II của Ý chiếm thành La Mã năm 1870 và hoàn tất công cuộc thống nhất nước Ý. Động thái này trở nên nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng thường xuyên giữa các Giáo hoàng và chính quyền nước Ý. Năm 1929, Giáo hoàng Pius XI đạt được một thoả thuận với chính quyền Phát-xít của Benito Mussolini để có được lãnh thổ Vatican độc lập, sau khi chấp nhận từ bỏ các lãnh thổ khác của Nhà nước Giáo hoàng. Hoà ước Lateran (năm 1929) công nhận vương quyền độc lập của Giáo hoàng, và thẩm quyền ấy được duy trì cho đến ngày nay.
Có ba Giám mục cao cấp phục vụ trong cương vị Tuyển hầu tước (Elector) trong Thánh chế La Mã. Theo chiếu chỉ của Hoàng đế Karl IV của Thánh chế La Mã (Golden Bull năm 1356), các tổng Giám mục Mainz, Trier và Köln đương nhiên là các tuyển hầu tước thường trực, có quyền tuyển cử hoàng đế của Thánh chế La Mã.
Trong thời kỳ Trung Cổ, các Giám mục thường phục vụ các vua chúa Âu châu trong cương vị tể tướng, người đứng đầu ngành tư pháp, và tuyên uý trưởng. Hầu như tất cả quan chưởng ấn (Lord Chancellor) của triều đình Anh đều do các Giám mục đảm nhiệm cho đến khi Hồng y Thomas Wolsey bị bãi chức bởi vua Henry VIII của Anh. Tương tự, chức vụ Kanclerz (đồng nghĩa với Chancellor trong tiếng Anh) ở Ba Lan luôn luôn được nắm giữ bởi các Giám mục cho đến thế kỷ 16.
Tại Pháp, trước cuộc Cách mạng Pháp, đại diện của giới tăng lữ - trong thực tế là các Giám mục và viện trưởng các tu viện lớn – là một thành phần trong Thượng viện (First Estate) của Quốc hội Pháp (Estates-General) trong chế độ quân chủ chuyên chế, cho đến khi thể chế này bị huỷ bỏ khi bùng nổ cuộc Cách mạng Pháp.
Trong khi đó, các Giám mục lãnh đạo vẫn tiếp tục duy trì vị trí của mình trong Viện Quý tộc của Quốc hội Anh, đại diện cho giáo hội quốc giáo (established church). Trong quá khứ, Giám mục giáo phận Durham, cũng là một Giám mục vương quyền (prince bishop), hành xử thẩm quyền dân sự ở phía bắc của giáo phận - quyền đúc tiền, thu thuế và thành lập quân đội chống lại người Scotland. Các Giám mục, cũng như giới tăng lữ thuộc Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, không được phép nắm giữ các chức vụ công quyền, với một vài ngoại lệ khi xảy ra tình trạng hỗn loạn trong chính trường. Một thí dụ được tìm thấy gần đây là trường hợp Tổng Giám mục Makarios III của Síp đã làm Tổng thống Cộng hoà Síp từ năm 1960 đến 1977.
Giám mục trong Nội chiến Anh
Trong giai đoạn nội chiến, vai trò của các Giám mục - tham gia tích cực vào các vấn đề chính trị và bảo vệ quốc giáo - trở nên một vấn đề gây tranh cãi gay gắt. John Calvin xây dựng học thuyết Trưởng Lão (Presbyterianism), cho rằng trong Tân Ước chức vụ trưởng lão (presbyter) và Giám mục (episkopos) là một; ông cũng bác bỏ quyền kế thừa tông đồ (apostolic succession). John Knox, một môn đồ của Calvin, truyền bá học thuyết Trưởng Lão đến Scotland khi Giáo hội Scotland được thành lập năm 1560. Học thuyết này dành cho tín hữu, thông qua các uỷ ban trưởng lão, tiếng nói quyết định trong việc điều hành giáo hội, trái với việc tín hữu bị cai trị bởi hệ thống tăng lữ.
Học thuyết Trưởng Lão giới thiệu một nền dân chủ sơ khai vào thể chế của giáo hội cùng lúc với cuộc tranh chấp quyền lực giữa Quốc hội và Vương quyền Anh. Một thành phần trong Giáo hội Anh giáo tìm cách huỷ bỏ thể chế Giám mục và tái cấu trúc giáo hội theo thể chế trưởng lão. Luận văn Martin Marprelate, đả kích các chức sắc cao cấp, bác bỏ và chế giễu chức Giám mục đã khiến Nữ hoàng Elizabeth I của Anh và Tổng Giám mục thành Canterbury John Whitgift tức giận.
Vua James I của Anh phản ứng lại sự lăng mạ của các thần dân Scotland theo Trưởng Lão bằng cách chấp nhận khẩu hiệu "Không có Giám mục, không có Vua"; nhà vua đồng nhất thẩm quyền Giám mục với vương quyền, và xem mọi sự phản bác quyền Giám mục là tấn công vào vương triều. Sự xung đột lên đến đỉnh điểm khi vua Charles I của Anh bổ nhiệm William Laud làm Tổng Giám mục Canterbury; Laud tấn công phong trào Trưởng Lão và tìm cách áp đặt nghi thức Anh giáo trên tất cả giáo hội. Cuối cùng Laud bị luận tội vì cáo buộc phản quốc và bị xử tử. Charles I cũng cố áp đặt thể chế Giám mục trên xứ Scotland nhưng gặp phải sự chống đối của dân bản xứ, dẫn đến cuộc Chiến tranh Giám mục từ năm 1639 đến năm 1640.
Đỉnh cao quyền lực của phong trào Thanh giáo thể hiện trong thời kỳ Cộng hoà (the Commonwealth) dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell, thể chế Giám mục bị huỷ bỏ trong Giáo hội Anh năm 1649, cho đến khi vương quyền được phục hồi năm 1660 khi Charles II của Anh lên ngôi.
Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo
Trong khi nhiều giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách bác bỏ vị trí của Giám mục trong cấu trúc lãnh đạo giáo hội, một số giáo hội bắt rễ sâu trong truyền thống vẫn duy trì việc tấn phong Giám mục để lãnh đạo giáo hội. Giám mục thủ giữ vai trò lãnh đạo trong các giáo hội Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cựu Đông phương, Cảnh giáo, Cộng đồng Anh giáo và các Giáo hội Công giáo Độc lập (trong đó có Công giáo Cổ).
Vai trò truyền thống của Giám mục là người chăn dắt hay mục tử (pastor) cho một giáo phận. Các giáo phận khác nhau đáng kể về diện tích và dân số. Một số giáo phận lâu đời quanh Địa Trung Hải tương đối nhỏ hẹp, trong khi các giáo phận mới phát triển như khu vực Hạ Sahara ở Phi châu, Nam Mỹ và vùng Viễn Đông, rộng lớn và đông giáo dân hơn.
Thượng phụ
Thượng phụ (Patriarch) là người đứng đầu một giáo hội độc lập nhất định nào đó, có thể bao gồm nhiều giáo tỉnh hợp lại. Trong một thời gian dài ban đầu chỉ có 5 Tòa Thượng phụ cổ là: Roma, Constantinopolis, Alexandria, Antiochia và Jerusalem. Một số vị Thượng phụ (đặc biệt là trong truyền thống Armenia và Lưỡng Hà - Ba Tư) cũng được gọi là Catholicos (số nhiều: Catholicoi). Thượng phụ Chính thống giáo Copt thành Alexandria, Ai Cập cũng mang tước vị là Papa (nghĩa gốc là "cha").
Giáo trưởng
Giáo trưởng (Primate) thường là Giám mục của giáo phận lâu đời nhất tại một quốc gia. Đôi khi, chức danh này có quyền hạn cao hơn Giám mục đô thành, nhưng thường chỉ là một chức vụ danh dự. Danh hiệu Giám mục chủ tịch (Presiding bishop) dành cho người đứng đầu giáo hội Anh giáo tại một quốc gia nhưng không luôn luôn ràng buộc với một Tòa Giám mục nhất định nào đó như tước vị Giáo trưởng.
Giám mục đô thành
Đô thành trưởng (Metropolitan) hay (Tổng) Giám mục đô thành là Giám mục của một Đô thành (Metropolis) - là thành phố có ý nghĩa quan trọng trong Giáo tỉnh (ecclesiastical province là khu vực bao gồm (tổng) giáo phận đô thành đó và các giáo phận lân cận). Trong Giáo hội Công giáo Rôma, đô thành trưởng luôn là Tổng Giám mục và có một số thẩm quyền nhất định trong việc cai quản giáo tỉnh.
Tổng Giám mục
Tổng Giám mục (Archbishop) là vị Giám mục của một Tổng giáo phận, đây thường là giáo phận có vị trí quan trọng trong lịch sử giáo hội tại địa phương. Tổng Giám mục có thể là chính tòa hoặc hiệu tòa. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, cho dù hầu hết các Tổng Giám mục là đô thành trưởng nhưng bản thân chức danh Tổng Giám mục thì thuần túy chỉ có tính danh dự và không mang thêm thẩm quyền hành xử nào khác. Ngược lại, trong Cộng đồng Anh giáo, Tổng Giám mục là một chức vụ có thẩm quyền đặc biệt.
Giám mục chính tòa
Giám mục chính tòa (Diocesan bishop) đảm nhận trách nhiệm chính coi sóc một Giáo hội riêng biệt địa phương, hay Giáo phận.
Giám mục Hiệu toà
Giám mục Hiệu toà (Titular bishop) là Giám mục không có giáo phận. Chính xác hơn, vị Giám mục này đứng đầu một giáo phận chỉ có trên danh nghĩa (titular see), thường là một thành phố cổ đã từng có tòa Giám mục, vì lý do nào đó nay không còn. Giám mục hiệu toà thường thực hiện nhiệm vụ là một Giám mục phụ tá. Trong Công giáo Rôma, Giám mục hiệu tòa nếu không là Giám mục phụ tá thì thường là sứ thần Tòa thánh hoặc người đứng đầu một cơ quan trong Giáo triều. Trong Giáo hội Chính thống Đông phương thuộc quyền Thượng phụ Đại kết Constantinopolis, Giám mục của một giáo phận mới thiết lập thường mang thêm tước vị hiệu tòa bên cạnh tước vị chính của tòa mới đó (ví dụ Tổng Giám mục Thyateira và Anh quốc, trong đó Thyateira là tên tòa thời cổ còn Anh quốc mới là phạm vi thực của giáo phận).
Giám mục Phó
Giám mục Phó (Coadjutor bishop) có quyền kế vị Giám mục chính tòa đương nhiệm nếu vị này mãn nhiệm (về hưu, thuyên chuyển nhiệm vụ hoặc qua đời). Việc bổ nhiệm chức danh này nhằm mục đích bảo đảm sự liên tục trong cơ cấu lãnh đạo giáo hội.
Giám mục Phụ tá
Giám mục Phụ tá (Auxiliary bishop) là người phụ tá cho Giám mục chính tòa của giáo phận, không nhất thiết là sẽ kế vị chức Giám mục chính tòa. Tất cả Giám mục phụ tá đều là Giám mục hiệu toà, thường được bổ nhiệm làm tổng đại diện (vicar general) giáo phận.
Giám mục Phụ cận
Giám mục Phụ cận (Suffragan bishop) trong Giáo hội Công giáo Rôma là Giám mục dưới quyền Tổng Giám mục đô thành trong một vài vấn đề nhất định, chức danh này dành cho tất cả các Giám mục chính tòa, phó và phụ tá trong giáo tỉnh của vị đô thành trưởng đó. Cộng đồng Anh giáo lại có cách sử dụng khác: chức danh này được áp dụng cho những người trợ tá Giám mục chính tòa, ví dụ Giám mục Fulham, Giám mục Edmonton và 3 vị trí Giám mục khác là các Giám mục phụ cận đối với Giám mục (chính tòa) London, thuộc cùng giáo phận London. Giám mục phụ cận của Anh giáo thường được giao nhiệm vụ cai quản một khu vực nào đó trong giáo phận (ví dụ trường hợp Giám mục Edmonton và 3 Giám mục khác đã nhắc tới ở trên) hoặc đóng vai trò trợ tá cho Giám mục chính tòa trên phạm vi toàn địa phận (trường hợp Giám mục Fulham) - trường hợp sau tương tự như chức Giám mục phụ tá trong Công giáo và Chính thống giáo.
Hồng y
Hồng y (Cardinal), thường nhưng không nhất thiết phải là Giám mục (ví dụ như hai nhà thần học - linh mục Dòng Tên Henri de Lubac và Avery Dulles), là thành viên của Hồng y đoàn, trong đó những vị dưới 80 tuổi có quyền bầu Giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y của Giáo hội Công giáo.
Theo thể chế Giám mục, chỉ có Giám mục mới có quyền tấn phong Giám mục, linh mục hoặc chấp sự (deacon).
Giám mục được tấn phong bởi các Giám mục khác, tuỳ theo mỗi giáo hội, có thể cần có hai hoặc ba Giám mục tham gia lễ tấn phong. Theo giáo lý Công giáo Rôma, mỗi Giám mục đều có quyền tấn phong Giám mục cho linh mục khi được Giáo hoàng cho phép, ngoài ra, bất cứ sự tấn phong Giám mục nào không được Giáo hoàng phê chuần thì cả người được tấn phong và vị Giám mục chủ phong đều bị vạ tuyệt thông tiền kết.
Có những cách khác nhau trong các giáo hội để chọn ứng viên cho chức Giám mục. Trong Giáo hội Công giáo Rôma ngày nay, Bộ Giám mục (Congregation for Bishops) xem xét việc tuyển chọn tân Giám mục để Giáo hoàng phê chuẩn. Trong hầu hết các giáo hội Chính Thống, tín hữu và linh mục được phép có tiếng nói, theo các mức độ khác nhau, về tiến trình tuyển chọn Giám mục.
Giáo hoàng, ngoài chức danh Giám mục Rôma và là lãnh tụ Giáo hội Công giáo Rôma, còn là Thượng phụ Giáo hội Latin. Các Giám mục Giáo hội Latin chỉ chịu trách nhiệm trước Giáo hoàng, không phải với các Giám mục khác ngoại trừ Tổng Giám mục đô thành là cấp trên trực tiếp của họ.
Giám mục Công giáo, Anh giáo và Chính thống giáo tuyên xưng họ là một phần trong chuỗi liên tục các Giám mục được tấn phong kể từ thời kỳ các tông đồ, đó là quyền kế thừa tông đồ (apostolic succession). Chiếu theo chỉ dụ Apostolicae Curae năm 1896 của Giáo hoàng Leo XIII, Giáo hội Công giáo Rôma cho rằng hệ thống chức sắc Anh giáo là không xứng hiệp vì giáo hội này đã thay đổi nghi lễ tấn phong.
Trong những thập niên gần đây, một số giáo phận thuộc Cộng đồng Anh giáo khởi sự tấn phong nữ Giám mục. Nữ Giám mục Anh giáo đầu tiên là Barbara Clementine Harris, được tấn phong năm 1989.
Các giáo hội khác
Một số giáo hội như Lutheran, Giám Lý và Mormon cũng có Giám mục, nhưng vai trò và chức năng của Giám mục trong các giáo hội này khác biệt đáng kể với Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo. Trong một số cộng đồng Kháng Cách, chức vụ tương đương với Giám mục được gọi là mục sư.
Giáo hội Tin Lành Lutheran Mỹ
Trong Giáo hội Tin Lành Lutheran Mỹ (the Evangelical Lutheran Church in America), giáo phái Luther lớn nhất Hoa Kỳ, có nguồn gốc từ các giáo hội quốc giáo ở Bắc Âu (tương tự Giáo hội Anh), Giám mục được tuyển chọn bởi hội đồng giáo hạt (cấu thành bởi đại biểu của tín hữu và mục sư), có nhiệm kỳ 6 năm, có thể được tái bổ nhiệm. Các Giám mục chịu trách nhiệm phong chức mục sư, bổ chức các chức viên chấp sự, phê chuẩn việc chuyển đổi mục sư giữa các giáo đoàn, duy trì việc giảng dạy giáo huấn của Martin Luther và Hiến chương của giáo hội. Giám mục trưởng của giáo hội được tuyển chọn cho nhiệm kỳ duy nhất kéo dài 6 năm, đảm trách việc tấn phong Giám mục, chủ toạ đại hội đồng giáo hội triệu tập mỗi hai năm. Một cấu trúc tương tự cũng được áp dụng cho Giáo hội Luther Tin Lành Canada.
Giáo hội Giám lý Hiệp nhất
Trong Giáo hội Giám lý Hiệp nhất (United Methodist Church), các Giám mục phục vụ như là những viên chức giáo hội để thi hành mục vụ và cai quản hội thánh. Giám mục được tuyển chọn trong số các mục sư, được bầu phiếu bởi đại biểu hội nghị giáo hạt, được tấn phong bởi các Giám mục theo nghi thức đặt tay. Trong Giáo hội Giám Lý Hiệp nhất, chỉ có Giám mục được trao quyền tấn phong Giám mục và mục sư. Trong số các chức năng của Giám mục có tấn phong và cử mục sư đến quản nhiệm tại các nhà thờ địa phương, chủ toạ các buổi họp của các hội đồng thường niên, hội đồng tư pháp và đại hội đồng, cung ứng tiện nghi mục vụ cho các mục sư thuộc quyền cùng bảo vệ giáo lý và kỷ cương của giáo hội. Nhiệm kỳ của Giám mục tại các giáo hạt thuộc Giáo hội Giám Lý Hiệp nhất là bốn năm, có thể kéo dài ba nhiệm kỳ trước khi nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm sang giáo hạt khác. Phụ nữ có thể đảm nhiệm chức vụ này, Mục sư Marjorie Matthews là phụ nữ đầu tiên được tấn phong Giám mục năm 1980. John Wesley đã bổ nhiệm Thomas Coke làm "Tổng Quản nhiệm" và hướng dẫn rằng Francis Asbury nên được bổ nhiệm vào một chức vụ tương tự tại Hoa Kỳ trong năm 1784 sau khi Giáo hội Giám Lý (Methodist Episcopal Church) trở nên giáo phái độc lập với Giáo hội Anh. Sau đó, Coke trở về Anh Quốc, trong khi Asbury trở nên trụ cột cho giáo hội tân lập trên vùng đất mới. Lúc đầu, chính Asbury cũng không muốn nhận mình là Giám mục, nhưng dần dà ông chấp nhận danh hiệu được giáo hội thiết lập.
Trong số những Giám mục được biết đến nhiều nhất trong Giáo hội Giám Lý Hiệp nhất có Thomas Coke, Francis Asbury, Richard Whatcoat, Philip William Otterbein, Martin Boehm, Jacob Albright, John Seybert, Matthew Simpson, John Stamm, William Ragsdale Cannon, Marjorie Matthews, Leontine T. Kelly, William B. Oden, Ntambo Nkulu Ntanda, William Willimon và Thomas Bickerton.
Mặc dù đã thiết lập chức Giám mục ngay từ đầu thế kỷ 19, khi Phong trào Giám Lý chính thức tách khỏi Giáo hội Anh, chức vụ này nay không còn tồn tại trong cộng đồng Giám Lý tại Anh.
Giáo hội Giám nhiệm Giám lý Cơ Đốc
Trong Giáo hội Giám nhiệm Giám lý Cơ Đốc (Christian Methodist Episcopal Church), Giám mục đảm nhiệm công việc cai quản giáo hội, được bầu chọn bởi các đại biểu và được thi hành chức vụ cho đến khi về hưu ở tuổi 74. Giám mục chịu trách nhiệm bổ nhiệm mục sư đến phục vụ tại các giáo đoàn trong cương vị quản nhiệm, cử hành lễ phong chức và bảo vệ giáo lý và kỷ cương của hội thánh. Đại hội đồng, được triệu tập bốn năm một lần, cấu thành bởi con số ngang bằng nhau của đại biểu của giới chức sắc và tín hữu. Nhiệm kỳ của Giám mục kéo dài bốn năm. Phụ nữ có thể được bầu chọn vào chức vụ này.
Khác
Trong một vài giáo phái Ngũ Tuần cũng như trong một số giáo đoàn độc lập, thuật ngữ này áp dụng cho chức danh quản nhiệm (người lãnh đạo các giáo đoàn địa phương, không phân biệt nam nữ). Cách sử dụng này khá phổ biến trong các giáo phái của người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kỳ. Trong Giáo hội Scotland, theo thể chế Trưởng Lão, từ "Giám mục" dùng để chỉ mục sư, thường là quản nhiệm giáo sở, coi sóc những người đang được đào tạo cho chức vụ mục sư.
Chú thích
Xem thêm
Giáo hoàng
Hồng y
Linh mục
Mục sư
Tham khảo
Ấn phẩm
Ignatius of Antioch, Epistles of to the Ephesians, Magnesians, Trallesians, and Smyrnans, Lightfoot, trans., Harmer, ed. (Kessinger, 1891/2003). ISBN 0-7661-6498-5
Mathews, James, Set Apart To Serve: The Role of the Episcopacy in the Wesleyan Tradition (Nashville: Abingdon, 1985).
Moede, Gerald, The Office of Bishop in Methodism: Its History and Development (Nashville: Abingdon, 1965).
Liên kết ngoài
1 Timothy 3:1-7 (NRSV)
Titus 1:7-9 (NRSV)
Methodist/Anglican Thoughts On Apostolic Succession by Gregory Neal
Methodist Episcopacy: In Search of Holy Orders by Gregory Neal
What a bishop wears (Office of Worship of the Diocese of Harrisburg)
Giám mục
Kitô giáo
Chức vụ trong Giáo hội Công giáo Rôma
Tin Lành
Phong trào Giám Lý
Thuật ngữ Kitô giáo
Chức danh giáo hội |
10205 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20Ng%E1%BB%99%20Kh%C3%B4ng | Tôn Ngộ Không | Tôn Ngộ Không (), còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh (齊天大聖) hay Tề Thiên (齊天), một trong Thất Đại Thánh, là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây du ký sáng tác khoảng thế kỷ 16, nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân, chiến binh có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Trong tiểu thuyết, Tôn Ngộ Không là một con khỉ được sinh ra từ một hòn đá, thông qua luyện tập theo một đạo sĩ Đạo giáo nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Sau khi nổi loạn ở Thiên Cung và bị Đức Phật giam cầm dưới một ngọn núi, nó đã được giải thoát và đi theo Đường Tăng, một nhà sư thời Đường, đi lấy kinh ở Tây Thiên (ám chỉ Ấn Độ thời đó).
Tôn Ngộ Không sở hữu sức mạnh phi thường; con khỉ này có thể nâng được một ngọn núi nặng 13,500 jīn (xấp xỉ 8 tấn) một cách dễ dàng, nó cũng cực kỳ nhanh, có thể đi được 108.000 dặm (xấp xỉ 13.468 dặm ngày nay, tức khoảng 21.675 km) trong một lần cân đẩu vân. Tôn Ngộ Không biết 72 phép biến hoá, cho phép nó biến thành nhiều loài động vật và vật thể khác nhau; tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp khó khăn ở phần đuôi. Tôn Ngộ Không là một chiến binh tinh thông võ nghệ, từng đánh bại những Thiên binh thần tướng giỏi trên Thiên Đình. Mỗi sợi lông của con khỉ cũng sở hữu những đặc tính ma thuật, có khả năng biến thành những bản sao mình hoặc thành vũ khí, động vật và các vật thể khác. Nó biết điều khiển gió, mưa, nước cùng các hiện tượng tự nhiên thông thường (bằng cách nhờ vả các vị thần điều khiển chúng). Ngoài ra, do từng bị nhốt trong lò luyện đan, nên nó cũng có khả năng gọi là "Hoả nhãn kim tinh", có thể nhìn thấu bản thể sinh vật đó, biết được yêu quái giả dạng.
Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không cho rằng được lấy từ truyền thuyết Khỉ trắng thời nhà Chu của Trung Quốc, nơi khỉ được tôn thờ và đặc biệt là những con khỉ trắng. Những truyền thuyết này đã tạo ra những câu chuyện thần thoại dân gian trong triều đại nhà Hán, cuối cùng tạo cảm hứng cho nhân vật Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không ban đầu được có hình tượng giống như một vị thần hơn trước khi được ảnh hưởng từ Phật giáo. Một số học giả cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana. Tôn Ngộ Không được biết đến phổ biến qua phim ảnh trong đó diễn viên vào vai kinh điển này là Lục Tiểu Linh Đồng.
Tên gọi và tước hiệu
(theo thứ tự được nhận)
Thạch Hầu (khỉ đá): Con khỉ nứt từ trong đá ra.
Mĩ Hầu Vương (美猴王): nghĩa là "vua khỉ đẹp".
Tôn Ngộ Không: Tên được sư phụ đầu tiên là Bồ Đề tổ sư đặt cho lúc tầm sư học đạo, Tôn (孫) theo một từ Hán cổ có nghĩa là "khỉ" và "Ngộ Không" (悟空) có nghĩa là "Giác ngộ được Tính không". Đôi lúc họ Tôn còn được Ngộ Không gọi là lão Tôn, nghĩa là ông nội.
Bật Mã Ôn (弼馬溫): Chức vụ giữ ngựa thiên đình. Tôn Ngộ Không được Ngọc Hoàng phong chức này sau khi đại náo đến Long cung và cõi Diêm phù lần thứ nhất. Sau khi khám phá rằng đây là một trong những chức thấp nhất trên thiên đình, Ngộ Không rất tức giận và bỏ về Hoa Quả Sơn.
Tề Thiên Đại Thánh (齊天大聖): Nghĩa là "Thánh lớn bằng trời". Tôn Ngộ Không đòi Ngọc Hoàng phong tước hiệu này và được toại ý. Nói thêm rằng Tề Thiên Đại Thánh là do Độc Giác quỷ vương - một trong những kẻ dưới trướng của Mĩ Hầu Vương đề nghị và được Mỹ Hầu Vương đồng ý gọi tên.
Tôn Hành Giả (孫行者) hay Giả Hành Tôn (者行孫) hoặc Hành Giả Tôn (行者孫): Nghĩa là "người tu hành họ Tôn", do sư phụ Tam tạng đặt sau khi được Tam Tạng giải thoát khỏi núi Ngũ Hành.
Đấu Chiến Thắng Phật (鬪戰勝佛): Danh hiệu sau khi thỉnh kinh xong, tu thành chính quả, tên được người thờ phụng.
Theo truyền thuyết, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa và võ công (hầu quyền). Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới (36 phép thiên cang), con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng. Ở thời kỳ đỉnh cao, ông đã từng một mình chống nhiều thiên binh thần tướng hàng đầu của Thiên Đình, đánh ngang ngửa Nhị Lang Thần, và suýt nữa là phá nát Thiên Cung nếu không có Phật Tổ can thiệp.
Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây (Cân đẩu vân), lộn một vòng bay được 10 vạn 8 ngàn (108 000) dặm và có một cây gậy "Như ý Kim Cô bổng" (hay Định Hải Thần Châm) có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không "cướp" từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó nặng Một vạn ba ngàn năm trăm (13 500) cân (6750 kilogram), có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được.
Ngộ Không cũng cướp được một số bảo bối khác từ Đông Hải Long Vương và các Long Vương khác như áo giáp, giày bằng kim cang huyền thiếc. Ngộ Không có thể tùy thích gọi ra bộ giáp này để ra oai.
Về sau, Ngộ Không còn nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món "quà" khác mà Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô gây đau đầu mỗi khi Đường Tam Tạng niệm chú Kim Cô. Chiếc vòng này biến mất khi Ngộ Không thành Phật.
Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên "Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư biết trước rằng Ngộ Không sẽ làm nhiều chuyện không hay nên đã căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.
72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không bao gồm:
Thông U: Phép này giúp Tôn Ngộ Không có thể tự do đi lại giữa 2 cõi sống chết Địa ngục và Dương gian.
Khu Thần: Giúp Tôn Ngộ Không dễ dàng qua mặt thần linh. Tất nhiên phép này không có mấy tác dụng đối với những thần bậc cao. Đặc biệt là Nhị Lang Thần Dương Tiễn.
Đảm Sơn: Tôn Ngộ Không có thể "gánh núi" hoặc bị đè dưới núi mà không chết suốt 500 năm cũng nhờ phép này.
Cấm Thủy: là phép giúp người dùng có thể rẽ nước mà đi nhưng không hỗ trợ chiến đấu lắm, nếu dưới nước thì Ngộ Không thủy chiến chưa thắng được Sa Tăng.
Tá Phong: Phép tận dụng sức mạnh của gió.
Bố Vụ: Phép gọi mây.
Kỳ Tình: Phép gọi nắng.
Đảo Vũ: Ngoài gọi nắng ra thì bộ phép này còn có thể cầu mưa.
Tọa Hỏa: Đây là lý do Tôn Ngộ Không bình thường chẳng bao giờ sợ lửa cả. Kể cả lửa đặc biệt như "Tam muội chân hỏa" của Hồng Hài Nhi cũng không có tác dụng.
Nhập Thủy: Nhờ có thuật pháp này mà Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng đi lại dưới nước.
Yểm Nhật: Câu nói "1 tay che cả bầu trời" là minh họa dễ hiểu nhất đối với phép này.
Ngự Phong: Thuật cưỡi gió cưỡi mây.
Chử Thạch: Thuật luyện tiên đan.
Thổ Diệm: Thuật phun ra lửa.
Thôn Đao: Thuật nuốt đao, nuốt kiếm.
Hồ Thiên: Phóng to thu nhỏ đồ vật tùy thích.
Thần Hành: Xuất hồn di chuyển khỏi thể xác trong một thời gian nhất định.
Lý Thủy: Đi lại trên mặt nước.
Trượng Giải: Có thể thoát xác để chạy trốn khỏi kẻ thù mạnh.
Phân Thân: Cái này đã quá quen thuộc với chúng ta, tạo ra nhiều phân thân gây hỗn loạn địch.
Ẩn Hình: Nói đơn giản là thuật tàng hình.
Tục Đầu: Ngộ Không dám mạnh miệng cá cược chặt đầu không chết, mọc đầu mới chính nhờ phép này.
Định Thân: Điểm huyệt.
Trảm Yêu: Pháp thuật này giúp cho Tôn Ngộ Không tiêu diệt một số tên yêu quái không có thân thể thực.
Thỉnh Tiên: Thuật thỉnh mời thần tiên tới giúp, nhưng sử dụng được không phụ thuộc vào tâm tính và tầng thứ của người dùng.
Truy Hồn: Thuật pháp giúp Ngộ Không dễ dàng nhìn thấy hồn phách của người khác.
Nhiếp Phách: Truy đuổi và triệt tiêu tận gốc những kẻ địch nguy hiểm.
Chiêu Vân: Gọi mây.
Thủ Nguyệt: Bắt mặt trăng.
Ban Vận: Di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ.
Giá Mộng: Khiến đối phương chìm sâu vào cơn ác mộng.
Chi Ly: Các bộ phận trên cơ thể tách rời mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
Ký Trượng: Thuật pháp này giúp cho người dùng có thể "ký gửi" nỗi đau lên thân thể người khác hoặc vật khác.
Đoạn Lưu: Cắt đứt dòng chảy của sông nước.
Nhương Tai: Dùng pháp thuật để đẩy lùi tai ương trước mắt.
Giải Ách: Giúp thoát khỏi khó khăn, nguy hiểm đang gặp.
Hoàng Bạch: Hóa đá thành vàng.
Kiếm Thuật: Có thể sử dụng kiếm thuật một cách thành thạo.
Xạ Phúc: Nhìn xuyên thấu.
Thổ Hành: Chính là phép độn thổ, đi lại trong lòng đất.
Tinh Số: Giúp người dùng nhìn thấy trước vận mệnh thông qua việc chiêm tinh.
Bố Trận: Trong "3 lần đánh Bạch Cốt Tinh", Tôn Ngộ Không đã vẽ một vòng tròn xung quanh Đường Tăng khiến cho yêu quái không thể lại gần. Đây chính là thuật pháp ngăn cách và xua đuổi yêu quái khỏi giới hạn được đặt ra.
Giả Hình: Biến hóa thân thể thành người hoặc vật bất kỳ.
Phún Hóa: Dùng phép thuật khiến cho vạn vật biến hóa theo ý muốn.
Chỉ Hóa: Dùng ngón tay để biến hóa đồ vật.
Thi Giải: Thoát xác trong nháy mắt, chỉ để đồ vật trên người như quần áo, gậy hay kiếm.
Di Cảnh: Thuật ngụy trang, hay còn được coi là tạo ảo giác.
Chiêu Lai: Có thể dễ dàng điều khiển vật nào đó đang ở xa bay tới gần.
Nhĩ Khứ: Khiến cho đồ vật quay trở lại theo ý muốn.
Tụ Thú: Điều khiến các loại dã thú.
Điều Cầm: Có thể thuần hóa các loài chim muông.
Khí Cấm: Nhịn thở mà vẫn sống được.
Đại Lực: Tăng cường sức khỏe, giúp Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng nhấc Kim cô bổng nặng tới 13,500 kg.
Thấu Thạch: Đi xuyên qua đá.
Sinh Quang: Hai mắt có thể phát ra một luồng sáng cực mạnh.
Chướng Phục: Thuật luyện nội đan
Đạo Dẫn: Chỉ đường dẫn lối chuẩn xác.
Phục Thực: Có thể nuốt bất kỳ vật gì vào bụng mà không hề hấn gì cả.
Khai Bích: Có thể đi xuyên tường.
Dược Nham: Thuật nhảy cao.
Manh Đầu: Mọc thêm đầu mới.
Đăng Sao: Lấy được đồ vật trong nháy mắt.
Hát Thủy: Bụng không đáy, uống bao nhiêu nước cũng được.
Ngọa Tuyết: Nằm trong tuyết lâu mà không sợ bị lạnh hay chết cóng.
Bạo Nhật: Giống như trên nhưng là phơi nắng.
Lộng Hoàn: Bắt mạch, kê đơn, trị bệnh.
Phù Thủy: Tôn Ngộ Không tạo bùa, đốt rồi hòa vào nước, để trị được bệnh.
Y Dược: Chế ra thuốc.
Tri Thì: Xác định được thời gian bất kỳ chính xác
Thức Địa: Xác định được địa điểm bất kỳ chính xác.
Tị Cốc: Thuật hấp thụ linh khí của trời đất để tẩm bổ cho cơ thể. Nhờ đó có thể sống mà không cần ăn uống
Yểm Đảo: Tấn công kẻ địch bằng những cơn ác mộng.
Bất tử
Tôn Ngộ Không có thể đã có được sự bất tử thông qua những việc sau. Những thứ đó xếp chồng lên nhau để biến ông thành một sinh vật bất hoại, bất tử, khiến cho Thiên Cung không thể giết nổi ông dù dùng sấm sét, lửa, đao kiếm, hay các loại phép thuật...
Sau khi buồn bã về cái chết, Ngộ Không lên đường tìm kiếm Bồ Đề Tổ Sư để học cách trở thành bất tử. Ở đó, Ngộ Không đã học được các phép thuật để điều khiển Ngũ hành và góp phần giúp cơ thể bất hoại. Tuy nhiên về hình thức, Thiên đình không chấp thuận cách bất tử này.
Vào giữa đêm, linh hồn của Ngộ Không bị trói và kéo đến Địa Ngục. Ông được nói rằng cuộc đời của ông dương gian đã hết. Trong cơn giận dữ, Ngộ Không quậy phá nơi đây và động đến Diêm Vương, người cai quản Địa Ngục. Ngộ Không yêu cầu được xem sổ Sinh Tử, sau đó gạch tên của mình và viết nguệch ngoạc, do đó những người ở đây không thể kéo hồn ông xuống nữa. Ông bất tử về mặt hồn.
Ngay sau khi Diêm Vương phàn nàn với Ngọc Hoàng về việc đó, Thiên cung đã chỉ định Tôn Ngộ Không làm một chức quan để bớt quậy phá, thực ra là chức "giữ ngựa". Biết bị lừa, Ngộ Không đòi đổi chức. Ông được chỉ định qua làm "giữ vườn đào". Vườn đào bao gồm ba loại đào. Loại đầu tiên nở hoa cứ sau ba ngàn năm, bất cứ ai ăn nó sẽ sống lâu hơn và cơ thể của họ trở nên khoẻ mạnh hơn. Loại thứ hai nở hoa cứ sau sáu ngàn năm, bất cứ ai ăn nó có thể tận hưởng tuổi trẻ vĩnh cửu. Loại thứ ba nở hoa cứ sau chín nghìn năm, bất cứ ai ăn nó sẽ trở nên "vĩnh cửu như trời và đất, sống lâu như mặt trời và mặt trăng". Ngộ Không không ngần ngại ăn những quả đào to tròn này. Do đó, cơ thể Ngộ Không càng bất tử hơn về mặt sinh lí.
Tuy có chức quan nhưng ông không được coi trọng và không được mời đến bữa tiệc Tây Vương Mẫu. Ngộ Không giả dạng một vị thần và dự tiệc. Ông uống rất nhiều rượu ở đây. Đây đều là rượu thượng hạng và quý của Thiên Cung, nên nó cũng giúp người uống sống trường thọ.
Trong khi say rượu do rượu Thiên Cung, Ngộ Không tình cờ vào phòng luyện đan của Lão Quân, tìm thấy những viên đan. Những viên đan này được gọi là "báo vật bất tử". Tò mò, Ngộ Không ăn hết chúng.
Trong quá trình thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng có ghé qua chỗ của một đạo sĩ, nơi đây có cây nhân sâm có quả mang hình em bé sơ sinh hay bào thai trong Tây Du Ký có đến 3000 năm mới ra hoa, đợi 3000 năm kết quả và thêm 3000 năm nữa để quả chín. Trải qua 9000 năm chờ đợi, thì loại quả “vi diệu” này sẽ giúp người ăn nó được trường sinh bất lão. Ngộ Không đã cùng Bát Giới, Sa Tăng ăn lén chúng thay Đường Tăng.
Đại náo thiên cung
Xem chi tiết: Đại náo Thiên Cung
Tôn Ngộ Không được Ngọc Hoàng mời lên thiên đình với mục đích giao cho một chức vụ nhỏ để dễ điều khiển Tôn Ngộ Không hơn. Tuy nhiên, Ngộ Không tính nào tật nấy, sau khi không được mời dự tiệc, đã ăn quả đào Trường Thọ và uống những viên thuốc trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân. Thiên đình đành phải tìm cách khống chế Ngộ Không.
Ngộ Không liên tục kháng cự lại 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Nhị Lang Thần - cháu Ngọc Hoàng Đại Đế - và Na Tra. Cuối cùng, vì bảo toàn cho đám Hầu Tử Hầu Tôn mà Ngộ Không bị bắt. Tuy nhiên, tất cả cố gắng hành hình bằng mọi cách của thiên đình đều thất bại: lần thì sai đao phủ đến chém; lần thì là đốt; rồi lần ba là sai Thần Sét tới đánh. Thế cho nên thiên đình phải nhốt Ngộ Không vào lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân (dùng để luyện đan) đốt lửa Thần Tinh nhằm nấu chảy. Sau khi bị nung đốt suốt 49 ngày, Ngộ Không làm nổ tung lò và thoát ra, càng mạnh hơn trước (vì Ngộ Không từ hòn đá mà ra). Chẳng những Ngộ Không không bị tổn thương gì, mà còn thu được phép nhìn thấu yêu tinh dưới bất cứ hình thức ngụy trang nào nhờ "Hoả nhãn kim tinh".
Đến đường cùng, thiên đình đành phải xin Phật Thích Ca Mâu Ni giúp đỡ. Phật đánh cuộc với Ngộ Không rằng Ngộ Không sẽ không thể thoát khỏi lòng bàn tay của Phật được, nếu Phật thua thì xin dâng cả Thiên giới cho Ngộ Không. Ngộ Không tự tin vì có thể nhào lộn một cái trên một vạn tám ngàn dặm, đã đồng ý. Ngộ Không nhảy xa và đi đến một nơi xa lạ như là nơi tận cùng của trời đất. Xung quanh chỉ có năm cây cột, Ngộ Không tưởng rằng mình đã đi đến tận chân trời và viết tám chữ Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất du trên cột ở giữa rồi tiểu tiện xuống gốc cột thứ nhất. Hớn hở, Ngộ Không bay trở lại lòng bàn tay của Phật, Phật bảo Ngộ Không quay lại. Thì ra Ngộ Không đã viết trên ngón tay của Phật, cho nên chưa ra khỏi lòng bàn tay. Ngộ Không thua cuộc, tìm cách trốn chạy, nhưng Phật úp lòng bàn tay và nhốt Ngộ Không lại dưới một dãy núi Ngũ Hành Sơn. Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm.
Đi thỉnh kinh
Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm cho đến khi gặp Đường Tam Tạng đi sang Tây Thiên thỉnh kinh. Đường Tam Tạng đánh lừa Ngộ Không và đặt trên đầu Ngộ Không một "vòng kim cô" (金箍 / đai vàng) để mình có thể khống chế. Chỉ cần đọc một câu thần chú thì vòng kim cô có thể siết chặt đầu Ngộ Không, gây đau đớn khủng khiếp.
Trên chặng đường còn lại, Ngộ Không bảo vệ sư phụ trên đường thỉnh kinh. Họ gặp được Trư Bát Giới và Sa Tăng, hai vị tiên đã bị đày xuống trần gian và theo thầy trò Tam Tạng. Con ngựa chở Tam Tạng cũng là một vị thần.
Họ đã đối đầu với nhiều yêu tinh và học nhiều học thuyết Phật giáo trước khi trở về nước Đường sau khi lấy được kinh. Sau khi lấy được kinh, bốn thầy trò Tam Tạng được phong làm Phật.
Có nhiều văn bản viết khác nhau về chức vị của 4 thầy trò Đường Tăng và con Bạch mã, theo kinh thư của Đường Huyền Trang ghi chép như sau:
Đường Huyền Trang do có tâm tu hành hướng Phật, từ bi phổ độ chúng sinh, được phong làm Chiên Đàn công đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.
Tôn Ngộ Không do có tài phép đánh yêu tinh, ngay cả chư Thần Tiên cũng khó sánh, lại có công phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật.
Trư Bát Giới do không có tâm tu hành, còn bị tham, sân, ái, ố làm ảnh hưởng dục tâm, không được làm Phật, nhưng có công phò tá Đường Tăng, được khôi phục tướng người và nhận chức Tịnh Đàn Sứ Giả.
Sa Ngộ Tịnh có tâm hướng phật, phò trợ Đường Tăng, thoát khỏi thất tình lục dục và được phong làm Kim Thân La Hán (La Hán Mình Vàng).
Tây Hải Long Vương Tam Thái Tử do có công lao cõng Đường Huyền Trang trên đường đến Tây Thiên nên được phong làm Bát Bộ Thiên Long.
Chính trị
Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Mao Trạch Đông đã luôn ngợi ca Tôn Ngộ Không là một tấm gương sáng đáng để mọi người noi theo. Theo ông ta, những cái tốt của Vua Khỉ gồm có: "Tính bạo dạn trong suy nghĩ, làm việc và một tâm trí luôn hướng đến mục đích cuối cùng và khát khao về việc giải thoát Trung Hoa khỏi nạn nghèo đói".
Hình ảnh tượng trưng
Năm thầy trò Tam Tạng đại diện cho Thân, Tâm, Tình, Tính, Ý. Trong đó, Tôn Ngộ Không chính là đại diện cho Tâm, cái tâm của người tu hành. Vì đại diện cho cái tâm, mỗi chi tiết về Tôn Ngộ Không đều mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc về tâm con người.
Trước khi tu hành, cái tâm của con người tức Tôn Ngộ Không, là thứ luôn bay nhảy, từ thiên đàng cho tới địa ngục, nhảy liên tục, khiến cho cái tâm dễ dao động đến cái tốt và cái xấu. Quả thật, chúng ta có thể thấy một cách vô cùng rõ ràng là Ngộ Không đôi khi là kẻ trượng nghĩa, trẻ con và rất tốt bụng, thương yêu những người xung quanh, nhưng nhiều khi, hắn là kẻ ích kỉ, kiêu căng và tàn bạo, giết người không ghê tay. Đó chính là sự dao động giữa thiện và ác. Do sự dao động này mà cái tâm khi tu cần phải có sự kiềm chế, do đó mà Bồ Tát đã ban cho Ngộ Không "món quà" Vòng Kim Cô đội lên đầu và tặng thầy Huyền Trang bài Khẩn Cô Chú đọc lên là khiến cho Ngộ Không đau đầu.
Cái tâm không sinh ra đã tốt, phải luyện mới trở nên tốt lên, do đó mà khi "được" luyện trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, Tôn Ngộ Không không những không chết mà còn luyện được Hỏa Nhãn Kim Tinh mắt lửa tròng vàng, thân mạnh hơn trước. Sự sâu sắc trong Tây Du Ký thoắt ẩn thoắt hiện trong những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé. Những con số trong Tây Du Ký có dính đến Ngộ Không cũng mang đầy những đặc điểm của Tâm:
72 phép biến hóa mà Tôn Ngộ Không học được ở chỗ Bồ Đề Tổ Sư là con số khớp tương ứng với 72 tướng của tâm trong Kinh Lăng Nghiêm, ý muốn nói rằng tâm con người có thể biến hóa khôn lường, từ dạng này sang dạng khác.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa hàm nghĩa sâu sắc qua con số cân nặng: 13500 cân, con số tương ứng với số nhịp thở của con người trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh, tức là đại diện cho khí độ của con người. Cân Đẩu Vân lộn một cái bay được 108000 dặm, con số tương đương số dặm mà từ Đông Thổ tới Tây Trúc. Điều này tức ám chỉ rằng con chỉ cần 1 niệm của tâm cũng tới được Linh Sơn mà thành chính quả. Tinh thần Phật giáo trong truyện được thể hiện rất kĩ, như Ngộ Không có bay tới đâu cũng không thoát được khỏi tay Phật Tổ. Điều này ý muốn nói rằng Tâm con người có đi đến đâu, cũng không thoát được sự chi phối vận hành của vũ trụ là nhân quả và nghiệp lực.
Hành trình đi lấy kinh cũng là hành trình rèn luyện cái tâm, như đã nói ở trước, những yêu quái trong truyện đại diện cho những khó khăn của con người tu hành, việc Hành Giả đánh chết yêu ma cũng là loại bỏ đi những ma tính trong Tâm. Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự chuyển biến về tính cách của Ngộ Không theo thời gian, đặc biệt là sau khi giết chết Lục Nhĩ Mĩ Hầu (1 trong Tứ Hầu Hỗn Thế), Lục Nhĩ Hầu chính là đại diện cho sự không chuyên tâm tu hành, sự ham muốn trần tục của Ngộ Không. Đập chết con yêu này, tâm trong sáng nên cũng đổi thay đi nhiều.
Cái Tâm luôn phải đấu tranh với cái Tình (ý chỉ sắc dục, ham muốn), do đó là Ngộ Không luôn cãi nhau với Bát Giới (đại diện cho Tình) là ý vậy. Cái Tâm là Ngộ Không, khi cái tâm không thanh tịnh, không nghiêm chỉnh, chỉ thích làm càn làm bậy thì cũng chẳng có tương lai. cũng như Hành Giả 500 năm dưới núi Ngũ Hành. Đến khi thoát ra, biết mình sẽ về đâu, tâm không còn càn nữa, vậy mới thành chính quả, thành Đấu Chiến Thắng Phật và chiếc vòng kim cô trên đầu cũng tự động mất vì không cần phải kiềm chế cái Tâm nữa.
Chuyện khác
Các truyền thuyết về Tôn Ngộ Không đã thay đổi theo quá trình văn hóa Trung Hoa. Câu chuyện về Phật và 5 cây cột chưa xuất hiện trong truyền thuyết cho đến đời nhà Hán, sau khi Phật giáo đã lan tràn đến Trung Hoa. Các chuyện khác về Tôn Ngộ Không đã có trước khi lịch sử Trung Hoa được viết xuống, được thay đổi theo tôn giáo phổ biến nhất của mỗi thời đại.
Một số học giả tin rằng nhân vật Tôn Ngộ Không được phỏng theo Hanuman, "thần khỉ" trong Ấn Độ giáo được thuật lại trong một quyển sách của Huyền Trang.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc gần đây phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm. Những bức vẽ này được tìm thấy trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km. Các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và "Hầu hình nhân" (người hình khỉ) đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, tương tự như câu chuyện trong "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân sau này. Theo giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là "Hầu hình nhân". Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh.
Trong văn hoá phẩm hiện đại
Màn ảnh
Ngô Văn Siêu trong phim năm 1927
Nhạc Hoa trong Thiết Phiến công chúa (phim 1966)
Lung-Chang Chou trong phim 1967
Châu Tinh Trì trong Đại thoại Tây du (1995)
Trần Bách Lâm trong Tình Điên Đại Thánh phim năm 2005
Lý Liên Kiệt trong Vua Kung Fu 2008
Hoàng Bột trong bộ phim Tây du ký: Mối tình ngoại truyện của Châu Tinh Trì (2013)
Chân Tử Đan trong Tây du ký: Đại náo Thiên cung (2014)
Quách Phú Thành trong Tây Du Ký 2: Ba lần đánh Bạch cốt tinh (2016)
Lâm Canh Tân trong Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2 của Từ Khắc và Châu Tinh Trì (2017)
Bành Vu Yến trong Ngộ Không kỳ truyện (2017)
Truyền hình
Lục Tiểu Linh Đồng trong Tây du ký (phim truyền hình 1986) và Ngô Thừa Ân và Tây du ký năm 2010
Trương Vệ Kiện trong Tây du ký (phim truyền hình 1996)
Trần Hạo Dân trong Tây du ký II (phim truyền hình 1998)
Vương Thành Đức (Russell Wong) trong Vua khỉ năm 2001
Trương Vệ Kiện trong Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không năm 2002
Phi Chấn Tường trong Tây du ký (phim truyền hình Chiết Giang) 2010
Ngô Việt trong Tây du ký (phim truyền hình 2011)
Nhân vật Son O Gong trong phim spin-off Hoa Du Ký
Truyện tranh
Nhân vật Son Goku trong Dragon Ball - 7 viên ngọc rồng
Game
Nhân vật Tôn Ngộ Không xuất hiện trong Warriors Orochi 2, Warriors Orochi Z, Warriors Orochi 3, Warriors Orochi Utimate, Liên minh huyền thoại, DoTA 1, 3Q, Heroes of Newerth, Smite, Dota 2, Summoners war, Mobile Legends, Oriental Legend, Oriental Legend 2, Liên Quân, Warframe.
Chú thích
Xem thêm
Tây du ký
Đường Tam Tạng
Trư Bát Giới
Sa Ngộ Tĩnh
Bạch Long Mã
Rāmāyaṇa là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo (smṛti).
Liên kết ngoài
Nhân vật Tây du ký
Thần thoại Trung Hoa |
10213 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh%20h%E1%BB%8Dc%20ti%E1%BA%BFn%20h%C3%B3a | Sinh học tiến hóa | Sinh học tiến hoá (tiếng Anh: evolutionary biology) là ngành học nghiên cứu tổ tiên, hậu duệ cũng như quá trình phát triển của các chủng loài theo thời gian. Những phát triển gần đây trong lĩnh vực xác định trình tự gen và sự phổ biến các máy tính tốc độ cao cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi sự tiến hoá của các loài dựa trên những thay đổi trong trình tự DNA. Tiến hóa học máy tính (Computational Evolutionary Biology, CEB) đã ra đời trước kỷ nguyên hệ gene học (genomics) nghiên cứu xây dựng các mô hình tính toán quần thể và sự biến thiên của chúng theo thời gian. Tiến hóa chính là sự phát triển cơ thể để thích nghi trong cuộc sống.
Hình ảnh
Xem thêm
Di truyền học
Y học tiến hóa
Sinh lý học tiến hóa
Tham khảo
Sinh học
Triết lý sinh học |
10215 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20thu%E1%BA%ADt%20di%20truy%E1%BB%81n | Giải thuật di truyền | Giải thuật di truyền là một kỹ thuật của khoa học máy tính nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp cho các bài toán tối ưu tổ hợp (combinatorial optimization). Giải thuật di truyền là một phân ngành của giải thuật tiến hóa vận dụng các nguyên lý của tiến hóa như di truyền, đột biến, chọn lọc tự nhiên, và trao đổi chéo.
Ngày nay, giải thuật di truyền được dùng phổ biến trong một số ngành như tin sinh học, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, tài chính và một số ngành khác.
Phương pháp
Trong giải thuật di truyền cho một bài toán tối ưu hóa, ý tưởng là một tập hợp (gọi là nhiễm sắc thể) của những giải pháp có thể (gọi là cá thể) sẽ được cho "tiến triển" theo hướng chọn lọc những giải pháp tốt dần hơn.
Thông thường, những giải pháp được thể hiện dưới dạng nhị phân với những chuỗi 0 và 1, nhưng lại mang nhiều thông tin mã hóa khác nhau. Quá trình tiến hóa xảy ra từ một tập hợp những cá thể hoàn toàn ngẫu nhiên ở tất cả các thế hệ. Trong từng thế hệ, tính thích nghi của tập hợp này được ước lượng, nhiều cá thể được chọn lọc định hướng từ tập hợp hiện thời (dựa vào thể trạng), được sửa đổi (bằng đột biến hoặc tổ hợp lại) để hình thành một tập hợp mới. Tập hợp này sẽ tiếp tục được chọn lọc lặp đi lặp lại trong các thế hệ kế tiếp của giải thuật
Tham khảo
Liên kết ngoài
Poli, R., Langdon, W. B., McPhee, N. F. (2008), A Field Guide to Genetic Programming, freely available via Lulu.com.
Genetic Algorithms in Ruby
- An online introduction to genetic algorithms with Java applets
IlliGAL - Illinois Genetic Algorithms Laboratory - Download technical reports and code
Golem Project - Automatic Design and Manufacture of Robotic Lifeforms
Introduction to Genetic Algorithms Using RPL2
Talk.Origins FAQ on the uses of genetic algorithms, by Adam Marczyk
Genetic algorithm in search and optimization, by Richard Baker
Differential Evolution using Genetic Algorithm
Genetic algorithms and Markov Chain Monte Carlo: Differential Evolution makes Bayesian computing easy (genetic algorithm for statistical analysis)
Introduction to Genetic Algorithms and Neural Networks including an example windows program
Genetic Algorithm Solves the Toads and Frogs Puzzle (requires Java)
Not-So-Mad Science: Genetic Algorithms and Web Page Design for Marketers by Matthew Syrett
MIT OpenCourseWare | Health Sciences and Technology | HST.508 Genomics and Computational Biology, Fall 2002 | Lecture Notes
Global Optimization Algorithms - Theory and Application
Điều khiển học
Trí tuệ nhân tạo
Thuật toán tối ưu hóa
Giải thuật tiến hóa
Tối ưu hóa (toán học)
Giải thuật tìm kiếm
sv:Genetisk programmering#Genetisk algoritm |
10216 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20k%E1%BB%B3%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o | Chu kỳ tế bào | Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con. Ở các sinh vật đơn bào (nấm men, vi khuẩn,...) một cá thể sau khi trải qua chu kỳ phân bào tạo ra hai cá thể mới; còn ở các sinh vật đa bào thì chu kỳ tế bào là một quá trình tối quan trọng để một hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh và để cơ thể bổ sung số lượng tế bào thay cho số đã chết.
Trong các tế bào nhân sơ, chu kỳ tế bào trải qua một quá trình mang tên là trực phân. Trong các tế bào nhân chuẩn chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kỳ trung gian lúc tế bào phát triển, tích lũy vật chất và nhân đôi DNA; giai đoạn thứ hai là nguyên phân (mitosis - M), lúc này tế bào thực thi quá trình phân chia thành hai tế bào con. Nhìn chung, chi tiết của chu trình tế bào thay đổi tùy loại tế bào và tùy sinh vật, tuy nhiên chúng có cùng những điểm chung nhất định và có cùng mục tiêu là truyền đạt lại toàn bộ và chính xác thông tin di truyền của chúng cho các tế bào con. Chính vì vậy bộ DNA của tế bào mẹ phải được nhân đôi một cách chính xác và phải được chia đồng đều cho các tế bào con để mỗi tế bào con đều nhận được bộ DNA y hệt tế bào mẹ.
Các giai đoạn trong chu kỳ tế bào
Chu kỳ tế bào có thể được chia thành các pha sau: G1, S , G2 (các pha G1, S, G2 được gộp lại thành kỳ trung gian) và pha nguyên phân, hay pha M . Bản thân pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau: quá trình nguyên phân trong đó nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách ra làm hai phần bằng nhau, và quá trình phân chia tế bào chất (cytokinesis) trong đó tế bào chất của tế bào mẹ tách làm hai phần bằng nhau và hình thành hai tế bào con. Việc kích hoạt mỗi pha phụ thuộc vào sự tiến triển đúng cách của pha trước. Tế bào nếu có chu kỳ bị tạm thời ngưng trệ hay bị đảo ngược thì được xem như lâm vào một trạng thái tĩnh lặng gọi là pha G0.
Sau khi quá trình phân bào kết thúc, các tế bào con tiếp tục kỳ trung gian của một chu kỳ tế bào mới cho riêng mình. Mặc dù thông thường các giai đoạn của kỳ trung gian không được phân biệt rõ ràng bằng các đặc điểm hình thái, mỗi kỳ hay pha của chu kỳ tế bào đều có những quá trình hóa sinh đặc trưng để chuẩn bị cho sự phân chia của tế bào.
Thời gian hoàn tất một chu kỳ tế bào tùy thuộc vào loại tế bào cũng như tùy sinh vật. Đối với người, các tế bào đang có tốc độ sinh sản nhanh hoàn tất một chu kỳ trong vòng 24 tiếng đồng hồ trong khi đối với các tế bào nấm men sinh sản nhanh thì thời gian này chỉ là 90 phút. Trong đó thì thời gian dùng để sinh trưởng và phát triển các bào quan dài hơn nhiều so với thời gian dùng để sao chép DNA và phân chia tế bào chất - ví dụ như trong tế bào người pha nguyên phân chỉ tốn từ 30 phút đến 1 giờ so với một chu kỳ đầy đủ là 24 giờ.
Pha G0
Thuật ngữ "hậu nguyên phân" hay "thời kỳ sau nguyên phân" (post-mitotic) thỉnh thoảng được dùng để ám chỉ pha G0 cũng như trạng thái suy lão của tế bào. Các tế bào không phân chia trong các sinh vật đa bào nhân chuẩn thường chuyển từ trạng thái của pha G1 sang trạng thái tĩnh lặng của pha G0 và có thể duy trì trạng thái tĩnh lặng này suốt một thời gian dài, thậm chí là vĩnh viễn (ví dụ tế bào cơ, tế bào thần kinh hay tế bào của mô thủy tinh thể). Đây là điều phổ biến xảy ra trong các tế bào đã hoàn toàn biệt hóa. Trạng thái tĩnh lặng của tế bào xuất hiện khi DNA của chúng bị hư hỏng hay thoái hóa, điều này khiến tế bào không sinh sản được, hoặc giả khi các điều kiện ngoại bào tỏ ra không ủng hộ sự phân bào hay không có tín hiệu kích thích sự tiếp tục của chu kỳ tế bào. Các tế bào ở trạng thái G0 cũng có thể phục hồi khả năng phân bào và quay trở về chu kỳ tế bào; quá trình này được cơ thể điều thiết nhằm đảm bảo sự sinh sản của tế bào nằm trong tầm kiểm soát.
Kỳ trung gian
Trước khi sự phân bào diễn ra, tế bào cần tích lũy các chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho sự phân bào. Tất cả việc này diễn ra trong kỳ trung gian. Kỳ trung gian gồm có 3 pha: G1, S, và G2.
Pha G1
Pha G1 - hay còn được gọi là pha sinh trưởng - là giai đoạn đầu tiên của kỳ trung gian, nó bắt đầu khi sự phân bào kết thúc cho đến khi sự sinh tổng hợp DNA bắt đầu xảy ra. Trong khi hoạt động sinh tổng hợp ở quá trình phân bào diễn ra khá chậm, trong pha G1 chúng tăng tốc rất nhanh chóng. Trong pha này nhiều enzyme đã được sản sinh nhằm phục vụ cho các hoạt động diễn ra trong pha S kế tiếp - phần lớn chúng là enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi DNA. Thời gian tiến hành pha G1 thay đổi nhiều tùy theo loài và tùy theo các loại tế bào trong cùng loài. Trong giai đoạn này, kích thước tế bào tăng lên và tế bào tăng cường cung cấp protein cũng như tăng số lượng các bào quan khác (ti thể, ribosome). Ở người, pha này kéo dài chừng 5-6 tiếng đồng hồ.
Pha S
Tiếp theo pha G1 là pha S, bắt đầu khi sự sinh tổng hợp DNA xảy ra và kết thúc khi tất cả các nhiễm sắc thể đều được sao chép - lúc này mỗi nhiễm sắc thể bao hàm hai nhiễm sắc tử chị em. Vì vậy trong pha này, hàm lượng DNA trong tế bào được nhân đôi mặc dù số bội thể của tế bào không thay đổi. Tốc độ phiên mã RNA và sinh tổng hợp protein phải nói là cực kì chậm trong pha này. Tuy nhiên sự sinh tổng hợp histone thì vẫn mau lẹ - thực chất quá trình sinh tổng hợp histone chủ yếu diễn ra trong pha này.
Pha G2
Sau khi pha S kết thúc, tế bào sẽ chuyển sang pha G2 - pha này kéo dài cho đến khi quá trình nguyên phân bắt đầu. Sự sinh tổng hợp lại diễn ra mạnh ở pha này, trong đó chủ yếu là sự hình thành các sợi thoi hay vi quản vốn cần thiết cho quá trình nguyên phân. Việc ức chế sinh tổng hợp protein trong pha này sẽ khiến tế bào không thể nào bước vào quá trình nguyên phân được.
Pha nguyên phân
Pha nguyên phân, hay còn gọi là pha M, là một pha ngắn bao hàm sự phân bào có tơ (karyokinesis). Pha nguyên phân có thể được chia là nhiều kỳ, lần lượt xếp theo thứ tự thời gian như sau:
kỳ đầu hay tiền kỳ
kỳ giữa hay trung kỳ
kỳ sau hay hậu kỳ
kỳ cuối hay mạt kỳ
kỳ phân chia tế bào chất (cytokinesis)
Nguyên phân là một quá trình mà trong đó tế bào nhân chuẩn chia tách nhiễm sắc thể trong nhân của nó thành hai phần giống hệt nhau để từ đó hình thành nên hai nhân cho hai tế bào con. Ngay sau quá trình nguyên phân là quá trình phân chia tế bào chất (cytokinesis), trong đó nhân tế bào, tế bào chất, bào quan và màng tế bào được phân chia làm hai phần gần giống nhau để hình thành nên hai tế bào con gần giống nhau. Cả hai quá trình này được gộp lại thành pha nguyên phân hay pha M (mitotic phase) - trong đó sự phân bào diễn ra để tế bào mẹ phân chia thành hai tế bào con gần như giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ. Quá trình này chiếm 10 phần trăm của chu kỳ tế bào; đối với người như đã nói pha nguyên phân chỉ chiếm từ 30 phút đến 1 giờ so với cả chu kỳ là 24 giờ.
Nguyên phân chỉ xảy ra trong các sinh vật nhân chuẩn, tuy nhiên tùy theo loài mà quá trình nguyên phân diễn ra khác nhau. Ví dụ như các động vật trải qua một quá trình nguyên phân "mở" trong đó màng nhân bị phân giải trước khi nhiễm sắc thể bị chia tách, trong khi đó các loại nấm như Aspergillus nidulans và nấm men Saccharomyces cerevisiae trải qua một quá trình nguyên phân "đóng" - tức sự phân chia diễn ra trong một nhân tế bào toàn vẹn. Các sinh vật nhân sơ phân bào theo quá trình trực phân vì chúng không có nhân thật sự.
Quá trình nguyên phân phải nói là khá phức tạp và được điều tiết một cách chặt chẽ. Quá trình nguyên phân được chia thành nhiều kỳ - như đã nói ở trên và chúng tương ứng với sự kết thúc của một nhóm hoạt động trong tế bào cũng như sự khởi phát của một nhóm kế tiếp. Trong quá trình nguyên phân, các cặp nhiễm sắc thể xoắn chặt lại và trở nên co đặc, chúng bám vào các sợi thoi để các sợi thoi này kéo các nhiễm sắc tử chị em về hai phía đối nghịch nhau trong tế bào. Cuối cùng, toàn bộ tế bào mẹ chia làm hai tế bào con trong kỳ phân chia tế bào chất.
Vì việc phân chia tế bào chất thường tiến hành chung với nguyên phân, thuật ngữ "nguyên phân" thường được dùng chung lẫn lộn với "pha nguyên phân" hay "pha M". Tuy nhiên có nhiều loại tế bào tiến hành nguyên phân và phân chia tế bào chất riêng rẽ với nhau, hình thành các tế bào với trong đó mỗi tế bào có nhiều nhân. Hiện tượng này phổ biến nhất trong các loại nấm và nấm nhầy, và cũng xảy ra trong một số nhóm sinh vật khác. Ngay cả trong động vật, phân chia tế bào chất và nguyên phân cũng có thể được tiến hành độc lập với nhau, ví dụ như trong một số giai đoạn phát triển phôi của ruồi dấm Drosophila melanogaster. Những sai hổng xảy ra trong quá trình nguyên phân có thể khiến tế bào bị giết chết bởi sự chết tế bào được lập trình (tiêu biểu là chết rụng tế bào) hay biến nó thành tế bào ung thư.
Điều tiết chu kỳ tế bào sinh vật nhân chuẩn
Việc điều tiết chu kỳ tế bào bao hàm các quá trình có vai trò tối quan trọng trong sự tồn vong của tế bào, bao gồm các quá trình nhận diện và sửa chữa những sai hổng trong bộ máy di truyền cũng như ngăn chặn sự phân bào vô tội vạ. Các sự kiện ở cấp độ phân tử điều kiển chu kỳ tế bào được sắp xếp có quy củ, theo thứ tự và có định hướng; điều này có nghĩa là mỗi quá trình tiến hành một cách liên tục, kế tiếp nhau và một chiều - bản thân chu kỳ tế bào nói chung không thể đảo ngược được.
Vai trò của cyclin và CDK
Hai loại then chốt trong số các chất điều tiết chu kỳ tế bào là, cyclin và kinase phụ thuộc vào cyclin (cyclin-dependent kinase - CDK); chúng quyết định tiến trình của tế bào xuyên suốt chu kỳ của nó. Leland H. Hartwell, R. Timothy Hunt, và Paul M. Nurse nhận được Giải Nobel Y học năm 2001 vì công lao của họ tìm ra được các nhân tố này. Nhiều gien mã hóa cho cyclin và CDK được bảo tồn trong tất cả các sinh vật nhân chuẩn, tuy nhiên những sinh vật có cấu tạo phức tạp hơn thì có một cơ chế điều tiết chu kỳ tế bào tinh vi hơn và bao hàm nhiều thành phần tham gia hơn. Nhiều gien liên quan tới cơ chế này được nhận diện ở nấm men, nhất là loài Saccharomyces cerevisiae; ở đây danh pháp di truyền học ở nấm men khiến nhiều gien như vậy mang cái tên cdc (viết tắt của chữ tiếng Anh "cell division cycle", có nghĩa là "chu trình phân bào") và một mã số theo sau nó, tỉ như cdc25 hay cdc20.
CDK là một enzyme loại kinase có vai trò phosphorylat hóa một số protein đích nhằm bất hoạt hay hoạt hóa chúng, nhờ đó điều tiết hay kích thích các sự kiện quan trọng trong chu kỳ tế bào và sắp xếp lại các cơ sở vật chất giúp tế bào chuyển sang pha tiếp theo của chu kỳ. Tuy nhiên, như cái tên đã đề cập, chúng chỉ được hoạt hóa khi được cyclin bám vào và hình thành một phức hợp dị nhị tụ. Các tổ hợp cyclin-CDK như thế này quyết định các protein đích ở phía dưới của chuỗi phản ứng. CDK chủ yếu biểu hiện trong các tế bào mà cyclin đã được sinh tổng hợp ở một số giai đoạn nhất định của chu kỳ tế bào nhằm phản ứng lại nhiều loại tín hiệu khác nhau ở cấp độ phân tử. Ở đây, hàm lượng CDK không thay đổi trong suốt chu kỳ tế bào, nhưng cyclin thì có, chúng được tổng hợp và phân giải một cách tuần hoàn - chính vì thế hoạt tính của CDK tăng và giảm trong suốt chu kỳ tế bào, điều này dẫn đến sự biến thiên theo chu kỳ của các phản ứng phosphoryl hóa do enzyme này gây ra.
Phân loại
Về phân loại, có bốn lớp cyclin chính, mỗi lớp cyclin sẽ hoạt hóa CDK ở một giai đoạn khác nhau. Tương ứng với các lớp cyclin này sẽ có các CDK khác nhau phù hợp với chúng.
Cyclin G1/S hoạt hóa CDK ở giai đoạn cuối của pha G1 và giúp tế bào vượt qua điểm giới hạn và tiến vào chu kỳ tế bào. Hàm lượng Cyclin này suy giảm vào pha S.
Cyclin G1 có vai trò điều tiết hoạt tính của G1/S nói trên.
Cyclin S hoạt hóa Cdk ngay sau khi tế bào vượt qua điểm giới hạn và qua đó giúp kích thích quá trình tự nhân đôi DNA. Cyclin S sẽ giảm dần vào pha nguyên phân mặc dù chúng vẫn có vai trò điều tiết một số hoạt động vào đầu pha này.
Cyclin M hoạt hóa những CDK giúp tế bào tiến vào quá trình nguyên phân tại điểm kiểm soát G2/M. Chúng bị phân giải vào giai đoạn giữa của nguyên phân.
Một cách phân loại khác gộp lớp G1/S và lớp G1 thành nhóm G1 và hai lớp còn lại thành nhóm B. Tất cả các cyclin nhóm B mang một chuỗi amino acid gọi là "hộp phá hủy" (destruction box), chuỗi amino acid này được enzyme APC ubiquitin ligase nhận diện và vì vậy chúng được điều tiết bởi enzyme này; trong khi đó các cyclin nhóm G1 thì không có.
Trong tế bào nấm men như Saccharomyces pombe và Saccharomyces cerevisae, tế bào chỉ sản xuất một loại CDK duy nhất. Tuy nhiên, các tế bào của động vật có xương sống có bốn loại CDK khác nhau (CDK 1,2,4,6). Mỗi phức hợp cyclin-CDK phosphoryl hóa một nhóm protein khác nhau và vì vậy chúng kích thích các loại hoạt động khác nhau trong tế bào, bản thân một loại phức hợp cũng có hiệu quả hoạt tính khác nhau tùy thời điểm trong chu kỳ.
Nguồn:
Các hoạt động đặc trưng của phức hợp cyclin-CDK
Cyclin D là cyclin đầu tiên được sinh tổng hợp trong chu kỳ tế bào, nhằm phản ứng lại các tín hiệu ngoại bào tỉ như các nhân tố sinh trưởng. Cyclin D bám vào các CDK4 sẵn có, hình thành nên các phức hợp cyclin D-CDK4. Phức hợp cyclin D-CDK4 sẽ phosphorylat hóa các protein nhạy cảm với khối u ác tính ở mắt (Rb - Retinoblastoma protein). Các Rb bị phosphorylat hóa sẽ tách khỏi protein E2F và không thể ức chế E2F được nữa. E2F được hoạt hóa sẽ kích thích sự phiên mã của nhiều gien khác nhau nhằm sản sinh ra cyclin E, cyclin A, DNA polymerase, thymidin kinase,... và cả bản thân E2F. Cyclin E mới sản sinh ra sẽ bám vào các CDK2, hình thành phức hợp cyclin E-CDK2, phức này sẽ thúc đẩy tế bào tiến từ pha G1 vào pha S (chuyển tiếp G1/S). Cyclin B cùng với cdc2 (ở động vật có vú là CDK1) hình thành nên phức hợp cyclin B-cdc2 có chức năng khơi mào quá trình chuyển tiếp G2/M. Việc hoạt hóa phức hợp Cyclin B-cdc2 dẫn tới sự đổ vỡ của cấu trúc màng nhân sự mở đầu của kỳ đầu trong nguyên phân; và cuối cùng phức này bị bất hoạt sẽ khiến tế bào kết thúc quá trình nguyên phân.
Điều tiết hoạt tính của CDK
Hàm lượng cyclin
Như đã nói, vì cyclin là nhân tố giúp hoạt hóa CDK (và bản thân hàm lượng CDK được giữ ổn định trong suốt chu kỳ tế bào) nên chính hàm lượng cyclin là nhân tố quyết định chủ đạo đối với hoạt tính của CDK. Tất nhiên, ngoài cyclin, tế bào còn có một số cơ chế khác nhằm tinh chỉnh hoạt tính của CDK ở một số giai đoạn nhất định.
Phosphorylat hóa CDK
Việc phosphorylat hóa CDK - do enzyme kinase Wee1 thực thi - sẽ diễn ra tại một cặp amino acid ở phần trên của vị trí hoạt động của CDK, qua đó ức chế hoạt tính của phức hợp cyclin-CDK. Việc phosphorylst hóa này chủ yếu nhằm vào CDK1 và diễn ra trước pha nguyên phân. Các gốc phosphat bị gắn vào CDK sau đó sẽ được enzyme phosphatase Cdc25 gỡ bỏ nhằm trả lại hoạt tính cho phức hợp cyclin-CDK. Cdc25 cũng chủ yếu tác động vào CDK1 khi pha nguyên phân bắt đầu xảy ra. Nói cách khác, cơ chế điều tiết của Wee1 và Cdc25 đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt tính của cyclin M-CDK tại pha nguyên phân.
Bám vào phức hợp cyclin-CDK hay CDK
Một số protein mang tên là protein ức chế CDK (CDK inhibitor protein - CKI) tham gia vào việc điều tiết hoạt động của CDK bằng cách bám vào CDK và có thể cả cyclin, thay đổi cấu trúc không gian ba chiều tại vùng hoạt tính của nó và qua đó ức chế hoạt tính của phức hợp cyclin-CDK.
Ở các động vật có vú, có thể nêu lên hai họ CKI trong nhóm này: cip/kip (protein tương tác CDK/protein ức chế kinase - CDK interacting protein/Kinase inhibitory protein) và INK4a/ARF (Inhibitor of Kinase 4/Alternative Reading Frame).
Họ cip/kip bao hàm các protein p21CIP, p27KIP2 và p57KIP2. Chúng chặn chu kỳ tế bào ở pha G1 bằng cách bám vào và bất hoạt phức hợp cyclin D-CDK1; vì vậy chúng phải bị phân giải trước khi sự tự nhân đôi DNA diễn ra. Họ này cũng có thể bám vào các phức hợp cyclin-CDK khác trong chu kỳ tế bào của động vật có vú.
Họ INK4a/ARF bao hàm vài loại protein nhỏ và có mối quan hệ gần với nhau, chúng tương tác với các CDK 4 và 6 để ngăn chận các CDK này bám vào cyclin và vì vậy cũng ức chế luôn hoạt tính của CDK.
Các chất ức chế cdc25 được tổng hợp có thể hữu dụng trong việc chặn chu kỳ tế bào và vì vậy chúng được dùng để chống ung thư.
Điều tiết bằng quá trình phân giải protein
Khác với các giai đoạn khác, việc kích hoạt quá trình chuyển tiếp từ kỳ giữa sang kỳ cuối của nguyên phân được thực thi bởi quá trình phân giải protein. Chúng sẽ bị "đánh dấu" bởi quá trình ubiquitin hóa, tức bị gắn các nhánh ubiquitin để các tiêu thể nhận diện và phân giải. Ưu điểm của cách điều tiết này nằm ở chỗ quá trình phân giải là một chiều, nhờ đó chu kỳ tế bào tiển triển mà không bị đảo ngược tại các thời điểm tối quan trọng.
Trong quá trình này, có thể kể đến vai trò của hai tác nhân quan trọng:
Phức hợp xúc tiến kỳ sau hay thể chu kỳ (Anaphase-promoting complex/cyclosome - APC/C), một enzyme họ ligase ubiquitin; enzyme này chủ yếu ubiquitin hóa vào các tác nhân điều tiết liên quan tới việc thoát khỏi pha nguyên phân. Một mục tiêu quan trọng của APC/C là securin, một protein bảo hộ các liên kết giữa hai nhiễm sắc tử chị em. Mục tiêu quan trọng khác là các cyclin lớp S và lớp M; tiêu trừ chúng sẽ giúp bất hoạt phần lớn số CDK trong chu kỳ và nhờ đó các chất bị CDK phosphorylat hóa sẽ bị khử phosphat trong kỳ sau - việc này nhằm điều cần thiết cho việc hoàn tất nguyên phân và phân chia tế bào chất (như tháo xoắn nhiễm sắc thể, tái hình thành màng nhân,...). APC/C được hoạt hóa vào giai đoạn giữa của nguyên phân và hoạt động cho đến cuối pha G1 của chu kỳ sau, khi cyclin G1-S được hoạt hóa. Cách hoạt hóa APC/C là gắn các tiểu đơn vị thích hợp vào nó, tỉ như Cdc20 sẽ hoạt hóa APC/C tại thời điểm chuyển tiếp kỳ giữa-kỳ sau còn được tiểu đơn vị Cdh1 sẽ duy trì hoạt tính của nó từ cuối nguyên phân cho tới cuối pha G1.
Phức hợp bao hàm Skp, Cullin, hộp F hay phức hợp SCF cũng là một ligase ubiquitin. Nó ubiquitin hóa các tác nhân điều tiết ở cuối pha G1, ví dụ như các kinase ức chế cyclin CIK (tỉ như p27 ở động vật có vú và Sic1 ở nấm men), nhờ đó mà quá trình hoạt hóa cyclin S-CDK và sao chép DNA được kích hoạt. Ở đây, khác với APC/C, việc ubiquitin hóa của SCF chỉ được thực thi khi protein đích của nó bị cyclin G1-CDK phosphoryl hóa để hộp F của SCF nhận diện - sự khác biệt này có thể là do APC/C phải đảm nhận việc phosphoryl hóa nhiều loại tác nhân hơn so với SCF. Đồng thời, hoạt tính của SCF cũng được giữ nguyên suốt chu kỳ và hoạt động của nó được điều tiết gián tiếp bởi việc protein đích của nó được phosphoryl hóa hay không.
Mạng lưới điều tiết phiên mã
Có những bằng chứng cho thấy một mạng lưới phiên mã bán tự động đã hoạt động phối hợp với bộ máy CDK-cyclin nhằm điều tiết chu kỳ tế bào. Một số nghiên cứu về biểu hiện gien trong nấm men Saccharomyces cerevisiae đã nhận dạng khoảng 800 - 1200 gien có biểu hiện thay đổi xuyên suốt trong chu kỳ tế bào; chúng được phiên mã ở mức độ cao trong một số giai đoạn của chu kỳ tế bào và ở mức độ thấp trong các giai đoạn còn lại. Trong khi bộ của các gien được nhận diện thay đổi theo các phương pháp điện toán và các tiêu chuẩn dùng để nhận dạng chúng, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng phần lớn các gien của nấm men được điều tiết theo thời gian.
Nhiều gien biểu hiện theo giai đoạn được thúc đẩy, dẫn hướng bởi các nhân tố phiên mã, các nhân tố này cũng được biểu hiện một cách định kì. Một bảng về các thí nghiệm gỡ bỏ đơn gien nhận diện được 48 nhân tố phiên mã (chiếm 20 phần trăm số nhân tố phiên mã không thiết yếu) cho thấy chu kỳ tế bào bị sai kém. Các nghiên cứu về bộ gien sử dụng các công nghệ năng suất cao đã nhận dạng được các nhân tố phiên mã bám vào các vùng gien khởi động của bộ gien nấm men, và lập nên một sự tương quan giữa các phát hiện trên với các kiểu biểu hiện theo thời gian đã cho phép nhận diện các nhân tố phiên mã thúc đẩy các biểu hiện gien đặc trưng của từng pha chu kỳ. Sự biểu hiện của các nhân tố phiên mã của pha sau đã được xúc tiến bởi các nhân tố phiên mã đặc trưng của pha trước, và các mô hình điện toán đã cho thấy một mạng lưới CDK độc lập của các nhân tố phiên mã đó là đủ để tạo nên một dao động ổn định trong biểu hiện gien.
Các bằng chứng có từ các thí nghiệm cũng cho rằng biểu hiện gien có thể dao động theo các giai đoạn trong quá trình phân bào của các tế bào kiểu tự nhiên độc lập với bộ máy CDK-cyclin. Orlando và các đồng sự sử dụng các microarray để đo đạc sự biểu hiện của một bộ 1.271 gien đã được nhận diện định kỳ trong các tế bào bình thường cũng như các tế bào đột biến không có cyclin trong pha S và pha nguyên phân (clb1,2,3,4,5,6). Trong 1.271 gien đó, 882 tiếp tục biểu hiện trong các tế bào thiếu cyclin và cả tế bào bình thường mặc dù chu kỳ của các tế bào thiếu cyclin bị ngừng lại ở giai đoạn cuối pha G1 đầu pha S. 833 gien khác trong số đó biểu hiện khác nhau giữa các tế bào bình thường và các tế bào đột biến, cho thấy rằng các gien này được điều tiết trực tiếp hay gián tiếp bởi bộ máy CDK-cyclin. Một số gien biểu hiện trong cả hai loại tế bào thì cũng biểu hiện ở mức độ khác ở các tế bào đột biến so với tế bào bình thường. Điều này gợi ý rằng trong khi mạng lưới phiên mã có thể dao động độc lập với dao động của CDK-cyclin, chúng bắt cặp với CDK-cyclin theo phương cách để cả hai cùng tham gia vào việc đảm bảo sự chính xác về thời gian của các sự kiện xảy ra trong chu kỳ tế bào. Một số hoạt động điều tiết khác bao gồm phosphoryl hóa, một phương pháp điều chỉnh hậu dịch mã, của các nhân tố phiên mã của chu kỳ tế bào bởi Cdk1 có thể thay đổi vị trí hay hoạt tính của các nhân tố phiên mã nhằm kiểm soát chặt chẽ sự chính xác về thời gian của các gien đích (Ubersax 2003; Sidorova 1995; White 2009).
Trong khi phiên mã dao động đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ tế bào của nấm men, bộ máy CDK-cyclin hoạt động độc lập trong các chu kỳ của các tế bào trong thời kỳ sớm của phôi. Trước sự chuyển tiếp phôi nang giữa sự phiên mã ở hợp tử không xảy ra và tất cả các protein cần thiết, ví dụ như cyclin kiểu B, được dịch mã từ các RNA thông tin cung cấp từ người mẹ.
Điểm kiểm soát chu kỳ tế bào
Điểm kiểm soát chu kỳ tế bào được tế bào sử dụng nhằm giám sát và điều tiết diễn biến chu kỳ tế bào. Điểm kiểm soát có vai trò ngăn chặn chu kỳ tế bào tại một số điểm nhất định, nhờ đó tế bào có thể kiểm định lại một số diễn biến và quá trình cần thiết và sửa chữa những chỗ sai hỏng của DNA. Tế bào không thể thực hiện pha kế tiếp của chu kỳ cho đến khi nó thỏa mãn các yêu cầu mà điểm kiểm soát đặt ra.
Một số điểm kiểm soát được thiết kế để đảm bảo các DNA bị sai hỏng hay thiếu sót sẽ không được truyền cho các tế bào con cháu. Hai điểm kiểm soát như vậy tồn tại là điểm kiểm soát G1/S và điểm kiểm soát G2/M. Sự chuyển tiếp G1/S là một bước hạn chế bởi tỉ lệ trong chu kỳ tế bào và cũng được biết đến với cái tên điểm giới hạn (trong tế bào động vật) hay điểm bắt đầu (trong nấm men). Một mô hình về phản ứng của chu kỳ tế bào trước các sai hổng của DNA đã được đề xuất, mang tên là điểm kiểm soát sau nhân đôi DNA.
Protein p53 đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi mào các cơ chế kiểm soát chu kỳ tế bào ở cả hai điểm kiểm soát G1/S và G2/M.
Vai trò trong việc hình thành khối u
Những bất thường trong việc điều hòa chu kỳ tế bào có thể dẫn tới việc hình thành các khối u. Như đã nói, một số gien như các gien ức chế chu kỳ tế bào (RB, p53...) khi bị đột biến có thể khiến tế bào sinh sản vô tội vạ và hình thành khối u. Mặc dù chu kỳ tế bào khối u bằng hay dài hơn tế bào bình thường, trong các khối u tỉ lệ tế bào trong trạng thái sẵn sàng phân bào so với các tế bào ở trạng thái pha G0 cao hơn nhiều so với các tế bào bình thường; trong khi đó các tế bào bị chết rụng hay già lão vẫn không thay đổi. Chính vì thế mà tính tổng cộng thì số tế bào khối u sẽ từ từ tăng dần lên.
Những tế bào đang trải qua chu kỳ một cách tích cực là mục tiêu trong các liệu pháp chữa bệnh ung thư vì các DNA của chúng bộc lộ tương đối rõ rệt trong quá trình phân bào và vì vậy chúng dễ bị tổn thương bởi các loại thuốc hay tia bức xạ. Việc này được tận dụng tối đa trong việc điều trị ung thư bởi một phương pháp mang tên là debulking, lúc này một số lớn các tế bào khối u bị loại bỏ và điều này khiến một số lớn tế bào khối u còn trong pha G0 bị chuyển sang pha G1 (do dinh dưỡng, ôxi, nhân tố sinh trưởng,... dồi dào hơn vì các tế bào giảm đi). Các tế bào này nhanh chóng bị tiêu diệt bởi tia bức xạ hay thuốc ngay khi mới chớm thực thi chu kỳ tế bào. Nhìn chung, các tế bào dễ bị tổn thương nhất vào cuối pha M và vào pha G2, còn sức chống chịu đối với bức xạ cao nhất ở cuối pha S. Đối với những tế bào có chu kỳ dài và pha G1 dài, chúng cũng có sức kháng cự tốt ở cuối pha G1. Kiểu đề kháng này liên quan đến mức độ các hợp chất sulfhydryl trong tế bào. Sulfhydryl có tác dụng kháng bức xạ và có mức độ cao nhất ở pha S và thấp nhất ở gần pha nguyên phân.
Tế bào động vật có vú có chu kỳ ngắn nhất trong môi trường nuôi cấy là tế bào ung thư biểu mô ruột - với chu kỳ kéo dài từ 9 đến 10 giờ. Còn tế bào gốc trong da chuột có thể có chu kỳ kéo dài đến 200 giờ. Những sự khác biệt này chủ yếu do khác biệt về thời gian ở pha G1, còn các pha M và S thì ít thay đổi.
Đồng bộ hóa mẻ cấy tế bào
Một số phương pháp có thể dùng để đồng bộ hóa các tế bào trong cùng mẻ cấy bằng cách tạm thời chặn chu kỳ tế bào ở một pha nào đó. Ví dụ như serum starvation và cho tế bào tiếp xúc với thymidine hay aphidicolin sẽ chặn chu kỳ tế bào ở pha G1, mitotic shake-off, xử lý với colchicine và nocodazole chặn chu kỳ tế bào ở pha nguyên phân; và xử lý với 5-fluorodeoxyuridine chặn ở pha S.
Xem thêm
Mô hình toán học chu kỳ tế bào
Phân tích chu kỳ tế bào
Nguyên phân
Giảm phân
Kỳ trung gian
Phương pháp chụp X quang—Dùng để xác định thời gian của mỗi pha trong chu kỳ.
Yếu tố khai mào hóa sinh của chu kỳ tế bào
Cdc25
Chú thích
Cước chú
Nguồn dẫn
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cell Cycle and Cytokinesis - The Virtual Library of Biochemistry and Cell Biology
Transcriptional program of the cell cycle: high-resolution timing
Cell cycle and metabolic cycle regulated transcription in yeast
Cell Cycle Animation 1Lec.com
Cell Cycle and Cytokinesis - The Virtual Library of Biochemistry and Cell Biology
Cell Cycle
Cell Cycle Portal
Fucci:Using GFP to visualize the cell-cycle
Science Creative Quarterly's overview of the cell cycle
Cells alive
CCO The Cell-Cycle Ontology
KEGG - Human Cell Cycle
Cell cycle modeling
Drosophila Cell Cycle Genes - The Interactive Fly
Sinh học tế bào
Quá trình tế bào
Lão hóa tế bào |
10219 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt%20M | Thuyết M | Thuyết M (đôi khi được gọi Thuyết U) là một kết quả đề xuất cho một thuyết thống nhất sau cùng, thuyết vạn vật, ở đó kết hợp cả năm dạng thuyết siêu dây và siêu hấp dẫn 11 chiều lại với nhau của nhà vật lý danh tiếng Stephen Hawking. Thuyết M đang trong quá trình xây dựng, các công cụ toán học của nó vẫn chưa được ra đời, tuy vậy, các nhà vật lý đặt rất nhiều hy vọng vào thuyết này. Có người cho rằng, chữ cái M xuất phát từ chữ mother nghĩa là "mẹ", có người lại cho rằng M biểu trưng cho tính "ma thuật" (magic) và còn gọi nó là thuyết Ma, tuy vậy nguồn gốc ban đầu của chữ cái M này vẫn không được biết rõ.
Liên hệ giữa thuyết M với siêu dây, siêu hấp dẫn
Thuyết M có nhiều mẫu hình học nền khác nhau, gắn liền với sự khác nhau của các thuyết siêu dây. Sự khác nhau này được phân định bởi nguyên lý của đối ngẫu. Hai thuyết vật lý là đối ngẫu của nhau nếu chúng có cùng một tính chất vật lý thông qua một bước biến đổi toán học nhất định.
Siêu dây dạng IIA và IIB quan hệ với nhau bởi đối ngẫu T, hay còn được gọi là các thuyết Heterotic. Dạng I và Heterotic SO(32) quan hệ với nhau bởi đối ngẫu S. Dạng IIB còn là đối ngẫu S của chính nó.
Các thuyết dạng II đều có 2 siêu đối xứng trong không gian 10 chiều, các thuyết còn lại chỉ có 1.
Dạng I đặc biệt ở chỗ nó dựa trên các dây đóng, không có xu hướng mở.
4 dạng còn lại dựa trên các dây có xu hướng đóng.
Dạng IIA đặc biệt ở chỗ tính chẵn lẻ (parity) được bảo toàn.
4 dạng còn lại, tính chắn lẻ bị phá vỡ.
Trong tất cả các dạng, chiều không gian thứ 11 đều trở nên lớn tại điểm strong coupling (cặp mạnh). Với dạng IIA, chiều không gian thứ 11 là một vòng tròn. Trong trường hợp heterotic (HE) nó là một đoạn thẳng và làm cho không-thời gian có 11 chiều chuyển thành 2 không gian có 10 chiều và có biên. Tính chất cặp mạnh ở đó giới hạn việc các dây chuyển sang không-thời gian với 11 chiều.
Lịch sử không-thời gian của một dây có thể được biểu diễn bởi các hàm số toán học như
ở đó miêu tả việc làm sao các trục tọa độ 2 chiều (σ,τ) của dây được phác họa trong không-thời gian . Một giải thích, dựa theo hàm này, cho rằng chiều thứ 11 luôn luôn hiện hữu nhưng bị ẩn vì bán kính của chiều thứ 11 tỉ lệ với hằng số cặp của dây. Một giải thích khác cho rằng các chiều của không-thời gian không phải là cơ sở căn bản của thuyết M.
Các đặc điểm của thuyết M
Thuyết M không hoàn toàn là các dây, mà nó còn mở rộng thành các màng. Những màng này được gọi là màng P miêu tả số chiều không gian, ví dụ màng 1 là 1 dây, màng 2 là một màng, màng 3 là một khối... Các vật thể đa chiều luôn luôn hiện hữu trong thuyết siêu dây, nhưng không được nghiên cứu trước cuộc Cách mạng Siêu dây lần thứ 2 bởi bản chất không nhiễu loạn (non-perturbative) của chúng.
Một trường hợp đặc biệt của màng P là màng Dp, hay còn gọi là màng D, tên này bắt nguồn từ kết quả điều kiện biên Dirichlet, và được gắn với mỗi đầu dây mở trong siêu dây dạng I.
Các dây mở dạng I có thể có đầu dây thỏa mãn điều kiện biên Neumann. Dưới điều kiện này, các đầu của dây là tự do, nhưng không có động lượng nào có thể vào hoặc ra khỏi một dây.
Đối ngẫu
Đối ngẫu là tính chất quan trọng, miêu tả sự đối xứng của thuyết dây. Có những loại đối ngẫu như, đối ngẫu T, đối ngẫu S và đối ngẫu U.
Đối ngẫu T là loại đối ngẫu liên hợp trực tiếp đến hai loại hạt sinh ra khi dây quấn xung quanh chiều cuốn. Một loại hạt (thường gọi là hạt "dao động") là tương đương với những hạt được tiên đoán trong lý thuyết Kaluza-Klein và xuất hiện do những dao động của vòng dây. Hạt có năng lượng càng lớn nếu vòng dây càng nhỏ. Ngoài ra nếu dây có thể quấn nhiều vòng xung quanh chiều cuốn thì năng lượng của hạt càng tăng lên. Đối ngẫu T suy ra rằng các hạt cuốn của một vòng bán kính R là tương tự như các hạt dao động với bán kính 1/R và ngược lại. Với các nhà vật lý, tập hợp hai loại hai là không thể phân biệt.
Đối ngẫu S là đối ngẫu giữa cặp mạnh-yếu, đó là sử tương đồng của 2 thuyết trường lượng tử, thuyết dây hay là thuyết M. Đối ngẫu S biến đổi các biểu đồ trạng thái và chân không cùng với hằng số cặp g sang các trạng thái và chân không của hằng số cặp nghịch đảo 1/g, theo quy tắc đối ngẫu.
Đối ngẫu U là sự kết hợp của cả hai đối ngẫu T và đối ngẫu S. Chữ cái U bắt nguồn từ chữ union có nghĩa là "hợp". Đối ngẫu này được xác định bởi các không gian nền xác định, hay còn gọi là các tôpô đa tạp.
Đọc thêm
Gribbin, John. The Search for Superstrings, Symmetry, and the Theory of Everything, ISBN 0316329754, Little, Brown & Company, 1ST BACK B Edition, August 2000, specifically pages 177-180.
Greene, Brian. The Elegant Universe: Superstrings, Hidden Dimensions, and the Quest for the Ultimate Theory, ISBN 0393046885, W.W. Norton & Company, February 1999
Taubes, Gary. "String theorists find a Rosetta Stone." Science, v. 285, ngày 23 tháng 7 năm 1999: 512-515, 517. Q1.S35
Tham khảo
Lý thuyết dây
Vũ trụ học |
10223 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Voi%20ch%C3%A2u%20%C3%81 | Voi châu Á | Voi châu Á (danh pháp hai phần: Elephas maximus) trước đây được gọi là voi Ấn Độ là loài voi phân bố ở vùng châu Á.
Đặc điểm
Chúng nhỏ hơn loài voi châu Phi. Voi châu Á có kích thước chiều cao từ 2 đến 4 mét (7–12 ft) và cân nặng 3.000-5.000 kilôgam (6.500-11.000 pound). Cách dễ nhất để phân biệt hai loài này là tai voi châu Á nhỏ hơn.
Voi châu Á cũng khác voi châu Phi ở chỗ lưng chúng còng hơn, đầu của chúng có khối u chứ không thuôn như voi châu Phi, chúng chỉ có một "ngón tay" ở đầu vòi có thể cầm nắm được thay vì hai "ngón" đối với loài voi châu Phi. Ở dưới chân voi châu Á có bốn móng ở chân sau thay vì ba móng và 19 cặp xương sườn thay vì 21 cặp ở voi châu Phi. Ngoài ra, không giống như voi châu Phi, voi cái châu Á không có ngà.
Các phân loài
Elephas maximus là loài duy nhất trong chi Elephas còn tồn tại; tuy nhiên Elephas recki đã từng là loài lớn hơn, mặc dù ngày nay đã tuyệt chủng.
Có 4 phân loài voi châu Á:
Voi Ấn Độ (tên khoa học: E. m. indicus): Tồn tại trong các khu vực riêng rẽ ở miền nam Ấn Độ, chân núi Himalaya, và tây bắc Ấn Độ; chúng cũng sống ở miền nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và bán đảo Malaysia. Phần lớn voi đực của phân loài này có ngà.
Voi Sri Lanka (tên khoa học: E. m. maximus): Chỉ tìm thấy ở Sri Lanka. Chúng có hộp sọ lớn hơn khi so sánh với kích thước cơ thể, và nói chung có các khu vực da bạc màu trên trán và phía trước của vòi. Rất hiếm voi Sri Lanka có ngà, thậm chí cả ở voi đực. Con đực có thể cao tới 3,5 mét, tính từ vai.
Voi Sumatra (tên khoa học: E. m. sumatrensis): Chỉ tìm thấy ở Sumatra. Chúng là phân loài nhỏ thứ hai, chỉ cao từ 1,7 đến 2,6 mét tính từ vai. Đôi khi chúng được gọi là "voi bỏ túi" vì kích thước nhỏ của chúng.
Voi Borneo (tên khoa học: hay voi Píchmy) (E. m. borneensis): tìm thấy ở miền bắc Borneo (đông Sabah và cực bắc Kalimantan). Chúng nhỏ hơn tất cả các phân loài kể trên. Chúng có tai to hơn, a đuôi dài hơn và ngà thẳng hơn các phân loài khác. Các thử nghiệm di truyền trong năm 2003 cho thấy tổ tiên của chúng đã tách ra khỏi quần thể ở đại lục khoảng 300.000 năm trước.
Quần thể voi ở Việt Nam và Lào hiện tại đang được kiểm tra xem có phải là phân loài thứ năm hay không.
Lịch sử và tôn giáo
Động vật này được thuần hóa rộng rãi và được sử dụng trong ngành lâm nghiệp ở
Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ qua. Voi hoang thu hút khách du lịch nhưng đối với ruộng vườn ven rừng chúng là loài phá hoại, thường vào các thôn làng làm thiệt hại hoa màu. Voi đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Chúng xuất hiện trong các câu truyện thần thoại ở Jataka và Panchatantra. Trong tôn giáo, chúng có vai trò thiêng liêng và nhiều đền thờ có thờ các tượng voi. Trong đạo Hindu, đầu của thần Ganesha là một chiếc đầu voi. Chúng được trang điểm đẹp đẽ để sử dụng trong các đám rước lớn ở Kerala. Trước đây chúng cũng được sử dụng trong chiến tranh như những đội tượng binh ở Ấn Độ, Việt Nam v.v.
Nguy hiểm do voi
Động vật với kích thước như thế tiềm ẩn những nguy hiểm cho con người. Cần phải cẩn thận khi đi dạo hay lái xe trong đêm hoặc chiều muộn ở những khu vực mà voi hoang hay xuất hiện. Cụ thể, nên tránh những va chạm hay tiếp xúc với voi đực trưởng thành hay voi cái đang nuôi con nhỏ. Trong số các mối nguy hiểm nhất là voi độc. Chúng là những con voi sống riêng lẻ và rất hiếu chiến. Khi gặp chúng nên chạy theo đường dích dắc vì chúng có thể chạy với tốc độ lên tới 50 km/h theo đường thẳng nhưng khó xoay trở khi chạy ngoằn ngoèo.
Xem thêm
Voi
Voi châu Phi
Voi Việt Nam
Voi Ma mút
Liên kết ngoài
Bằng tiếng Anh:
National Zoo Facts on Asian Elephant and a Webcam of the Asian Elephant exhibit
The Chaffee Zoo Asian Elephant Fact Sheet
Tham khảo
M
Loài EDGE
Động vật có vú Ấn Độ
Động vật có vú Bangladesh
Động vật có vú Malaysia
Động vật có vú Nepal
Động vật có vú Trung Quốc
Động thực vật Vân Nam
Động vật được mô tả năm 1758
Động vật có vú châu Á
Động vật Nam Á
Động vật Đông Nam Á |
10224 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Gi%E1%BB%9Bi%20tr%E1%BA%BB%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi | Đại hội Giới trẻ Thế giới | Ngày Giới Trẻ Thế giới (tiếng Anh: World Youth Day) là ngày hội của giới trẻ Công giáo toàn thế giới. Ngày Giới trẻ Thế giới được Giáo hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng nhân ngày Lễ Lá năm 1984 tại Roma. Ngày Giới trẻ Thế giới thực ra được tổ chức nhiều ngày liên tục (thường là một tuần) nên còn được gọi là Đại hội Giới trẻ Thế giới.
Đại hội cấp quốc tế
1Đây là sự phản ánh lượng người có mặt trong thánh lễ đại trào, có thể gồm nhiều người dân địa phương tham dự như là một sự kiện. Trừ khi có quy định khác được tham chiếu, các số liệu này được trích từ website USCCB .
2Danh sách các ngôn ngữ này được sử dụng trong các phiên bản chính của ca khúc. Các bản dịch của ca khúc trong các ngôn ngữ khác cũng có thể được sử dụng.
Đại hội cấp giáo phận
Chương trình khung
Chú thích
Liên kết ngoài
Đại Hội Giới Trẻ Thế giới kỳ XX tại Köln
Trang chính thức Đại Hội Giới Trẻ Thế giới
Tổ chức giới trẻ Công giáo
Giáo hội Công giáo Rôma
Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Tư
Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Ba
Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Năm
Giáo hoàng Gioan Phaolô II |
10245 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20K%C3%B6chel | Danh sách Köchel | Nhạc sĩ thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart đã sáng tác rất nhiều tác phẩm, phần lớn là kiệt tác của âm nhạc cổ điển, lại rất đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và biến hoá về giai điệu. Sau khi Mozart mất, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cũng như những người yêu thích âm nhạc muốn biết nhiều về các nhạc phẩm của ông, mà một trong những mong muốn này là cần có danh sách các tác phẩm do ông sáng tác. Köchel-Verzeichnis hay Danh mục tác phẩm của Mozart là tập hợp hoàn chỉnh tất cả các tác phẩm của W. A. Mozart, do nhà âm nhạc học người Áo là Ludwig von Köchel (tiếng Đức: [ˈkœçəl]) sưu tầm, biên soạn và xuất bản, đã đáp ứng được mong muốn này. Ấn bản đầu tiên vào năm 1862 với tựa đề "Chronologisch-thematisches Verzeichnis sämmtlicher Tonwerke W. A.Mozart" (Thư mục theo thời gian các nhạc phẩm của W. A. Mozart). Ấn bản này vẫn được lưu truyền và tái bản đến nay, thường được gọi gọn là "Köchel-Verzeichnis" (danh mục Kơt-xai), viết tắt là KV hay đôi khi là K.
Vì trong ấn bản này, các nhạc phẩm xếp theo thời gian mà Mozart sáng tác ra, nên cũng có người gọi nó là niên giám (chronological), hoặc bộ sưu tập (catalogue). Cũng vì vậy, cách đánh số nhạc phẩm bằng ôput cho các nhạc phẩm của Mozart dùng ký hiệu KV thay thế cho ký hiệu op. (opus) mà Mozart và người cùng thời đã dùng. Chẳng hạn, "Nhạc cầu siêu cung Re thứ" (Requiem D-moll für 4 Singstimmen, 2 Violinen, Viola, Bass, 2 Bassetthörner, 2 Fagotte, 3 Posaunen, 2 Trompeten, Pauken, Orgel) là sáng tác duy nhất của Mozart ở thể loại Requiem Mass, theo cách đánh số là Requiem op.1, thì danh mục của Köchel đã xếp là tác phẩm thứ 626 của Mozart, viết tắt là KV 626. Bởi vậy, danh mục Köchel không những cho ta biết danh sách, ký hiệu gọn gàng của nhạc phẩm, mà còn cho biết như một bản tốc ký đề cập ít nhiều đến sự nghiệp âm nhạc của Mozart.
Lịch sử
Vào thập niên ngay sau ngày mất của Mozart, đã có vài bản danh mục thử nghiệm liệt kê tác phẩm của ông, nhưng phải đến năm 1862, thì Ludwig von Köchel mới hoàn thành bộ niên giám này. Quyển niên giám của Köchel dày 551 trang mang tựa đề Chronologisch-thematisches Verzeichnis sämtlicher Tonwerke Wolfgang Amadé Mozarts (Chronological-Thematic Catalogue of the Complete Musical Works of Wolfgang Amadé Mozart). Quyển sách này có đính những miếng lật trang cho từng tác phẩm.
Köchel cố gắng sắp xếp các tác phẩm theo thứ tự niên giám, nhưng ngày tháng các sáng tác viết ra trước năm 1784 đều là sự phỏng đoán. Khi Köchel đang biên tập thì lại có thêm những tác phẩm vừa được tìm thấy, được nhận diện, hoặc sửa lại ngày tháng, vì vậy có đến tám bản đính chính cho quyển danh mục. Các tái bản, nhất là tái bản lần thứ ba của Alfred Einstein (1937), và tái bản lần thứ sáu của Franz Giegling, Gerd Sievers và Alexander Weinmann (1964), có rất nhiều sửa chữa. Mới đây nhất, tái bản lần thứ 8 (1983) vẫn có vài thay đổi nhỏ.
Trong tiến trình biên tập, có nhiều ký số mới đã được thêm vào các ký tự. Danh sách dưới đây liệt kê danh mục thể loại tác phẩm của Mozart, trong đó có hai loại chỉ số K: chỉ số nguyên thủy của Köchel (K1) và chỉ số của lần tái bản thứ sáu (K6).
Danh sách hoàn chỉnh các sáng tác hiện có của Mozart theo thứ tự thời gian
Chú thích
Danh sách âm nhạc
Tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart |
10250 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20ch%E1%BB%A7 | Máy chủ | Trong điện toán, một máy chủ hay máy phục vụ (tiếng Anh: server) là một phần của máy tính phần cứng hoặc phần mềm (chương trình máy tính) mà cung cấp chức năng cho các chương trình khác hoặc các thiết bị, được gọi là "máy khách". Kiến trúc này được gọi là mô hình khách – chủ. Máy chủ có thể cung cấp các chức năng khác nhau, thường được gọi là "dịch vụ", chẳng hạn như chia sẻ dữ liệu hoặc tài nguyên giữa nhiều máy khách hoặc thực hiện tính toán cho một máy khách. Một máy chủ duy nhất có thể phục vụ nhiều máy khách và một máy khách có thể sử dụng nhiều máy chủ. Quy trình máy khách có thể chạy trên cùng một thiết bị hoặc có thể kết nối qua mạng với máy chủ trên một thiết bị khác. Các máy chủ điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ tập tin, máy chủ thư, máy chủ in, máy chủ web, máy chủ trò chơi và máy chủ ứng dụng.
Các hệ thống máy khách-máy chủ ngày nay được triển khai thường xuyên nhất bởi (và thường được xác định bằng) mô hình yêu cầu-phản hồi: máy khách gửi một yêu cầu đến máy chủ, thực hiện một số hành động và gửi phản hồi trở lại máy khách, thường kèm theo một kết quả hoặc xác nhận. Việc chỉ định một máy tính là "phần cứng cấp máy chủ" ngụ ý rằng nó chuyên dùng để chạy các máy chủ trên đó. Điều này thường ngụ ý rằng nó mạnh hơn và đáng tin cậy hơn các máy tính cá nhân tiêu chuẩn, nhưng cách khác, các cụm máy tính lớn có thể bao gồm nhiều thành phần máy chủ tương đối đơn giản, có thể thay thế được.
Lịch sử
Việc sử dụng máy chủ từ trong máy tính xuất phát từ lý thuyết xếp hàng, nơi nó có từ giữa thế kỷ 20, được sử dụng đặc biệt trong (cùng với "dịch vụ"), bài báo giới thiệu ký hiệu của Kendall. Trong các tài liệu trước đó, chẳng hạn như , các thuật ngữ cụ thể hơn như "máy điều hành [điện thoại]" được sử dụng.
Trong máy tính, "máy chủ" có niên đại ít nhất là từ RFC 5 (1969), một trong những tài liệu sớm nhất mô tả ARPANET (tiền thân của Internet), và tương phản với "người dùng", phân biệt hai loại máy chủ mạng: "máy chủ- máy chủ lưu trữ "và" máy chủ người dùng ". Việc sử dụng "phục vụ" cũng có từ các tài liệu ban đầu, chẳng hạn như RFC 4, tương phản giữa "máy chủ phục vụ" với "máy chủ lưu trữ sử dụng".
Hoạt động
Nói một cách chính xác, thuật ngữ máy chủ đề cập đến một chương trình hoặc quy trình máy tính (chương trình đang chạy). Thông qua phép ẩn dụ, nó đề cập đến một thiết bị được sử dụng để (hoặc một thiết bị dành riêng cho) chạy một hoặc một số chương trình máy chủ. Trên mạng, một thiết bị như vậy được gọi là máy chủ . Ngoài máy chủ, các từ phục vụ và phục vụ (như danh từ và như động từ) thường được sử dụng, mặc dù người phục vụ và người hầu thì không. Từ server (danh từ) có thể đề cập đến dạng trừu tượng của chức năng, ví dụ: Dịch vụ web. Ngoài ra, nó có thể đề cập đến một chương trình máy tính biến máy tính thành máy chủ, ví dụ: Dịch vụ Windows. Ban đầu được sử dụng là "máy chủ phục vụ người dùng" (và "người dùng sử dụng máy chủ"), theo nghĩa "tuân theo", ngày nay người ta thường nói rằng "máy chủ phục vụ dữ liệu", cùng nghĩa với "cho". Ví dụ: máy chủ web "lấy thông tin các trang web cho người dùng" hoặc "phục vụ các yêu cầu của họ".
Máy chủ là một phần của mô hình máy khách-máy chủ; trong mô hình này, một máy chủ phục vụ dữ liệu cho các máy khách. Bản chất của giao tiếp giữa máy khách và máy chủ là yêu cầu và phản hồi. Điều này trái ngược với mô hình ngang hàng trong đó mối quan hệ là tương hỗ theo yêu cầu. Về nguyên tắc, bất kỳ quy trình được máy tính hóa nào có thể được sử dụng hoặc gọi bởi một quy trình khác (đặc biệt là từ xa, đặc biệt là để chia sẻ tài nguyên) là một máy chủ và quy trình gọi hoặc các quy trình là một máy khách. Vì vậy, bất kỳ máy tính đa năng nào được kết nối với mạng đều có thể lưu trữ các máy chủ. Ví dụ: nếu các tệp trên thiết bị được chia sẻ bởi một số quá trình, thì quá trình đó là một máy chủ tệp. Tương tự, phần mềm máy chủ web có thể chạy trên bất kỳ máy tính nào có khả năng và do đó máy tính xách tay hoặc máy tính cá nhân có thể lưu trữ một máy chủ web.
Mặc dù yêu cầu-phản hồi là thiết kế máy khách-máy chủ phổ biến nhất, nhưng vẫn có những thiết kế khác, chẳng hạn như mô hình đăng ký xuất bản. Trong mô hình đăng ký xuất bản, khách hàng đăng ký với một máy chủ pub-sub, đăng ký các loại thông báo được chỉ định; đăng ký ban đầu này có thể được thực hiện theo yêu cầu-phản hồi. Sau đó, máy chủ pub-sub sẽ chuyển tiếp các thông điệp phù hợp đến các máy khách mà không có bất kỳ yêu cầu nào khác: máy chủ đẩy các thông báo đến máy khách, thay vì máy khách kéo các thông báo từ máy chủ như trong phản hồi yêu cầu.
Phân loại
Máy chủ cấp phát địa chỉ IP động
Máy chủ cơ sở dữ liệu
Máy chủ điều khiển tên miền
Máy chủ proxy
Máy chủ tập tin
Máy chủ tên
Máy chủ thư điện tử
Máy chủ truyền tập tin
Máy chủ ứng dụng
Máy chủ web
Xem thêm
Phần mềm phục vụ
Siêu máy tính
Mainframe
Ghi chú
Tham khảo
Máy chủ |
10251 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n%20gi%E1%BA%A5y%20Euro | Tiền giấy Euro | Euro (ký hiệu tiền tệ quốc tế: "EUR") là tiền tệ chung của 12 nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiền giấy và tiền kim loại Euro bắt đầu được lưu hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 tuy rằng loại tiền tệ này đã được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999.
Trình bày
Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác nhau. Các tờ tiền giấy mang hình của kiến trúc châu Âu từ các thời kỳ khác nhau trong lịch sử nghệ thuật.
Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào (ngụ ý mời chào) và mặt sau là một chiếc cầu (ngụ ý kết nối). Đó không phải là công trình kiến trúc có thật mà chỉ là tập hợp của những đặc điểm phong cách của từng thời kỳ kiến trúc một.
Tất cả các tờ tiền giấy đều có cờ hiệu châu Âu, chữ đầu tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB, EZB, EKT, EKP), một bản đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành chính hải ngoại của Pháp) ở mặt sau, tên "Euro" bằng chữ La tinh và chữ Hy Lạp, chữ ký của Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu đương nhiệm. Vì Wim Duisenberg đã trao lại chức giám đốc cho Jean-Claude Trichet trong mùa thu 2003 nên trên các tờ tiền giấy in sau này chữ ký cũng đã thay đổi. 12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro.
Các tờ tiền giấy là do người Áo Robert Kalina thiết kế sau một cuộc thi trong toàn EU.
Các mệnh giá
Số xê ri
Khác với tiền kim loại Euro các tờ tiền giấy Euro không có một mặt đặc trưng cho từng quốc gia và vì thế mà không thể nhận biết qua hình ảnh là tờ tiền giấy là của quốc gia nào. Thay vào đấy, thông tin này có trong số xê ri trên mặt sau. Mẫu tự đầu tiên của số xê ri có 12 chữ số là dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia chịu trách nhiệm in tờ tiền giấy này. Ngân hàng Trung ương Quốc gia này hoặc là đã đưa tờ tiền giấy vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng hoặc là đã cung cấp cho một Ngân hàng Trung ương Quốc gia khác để ngân hàng này đưa vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng đó. Các mẫu tự W, K và J được dành riêng cho các quốc gia EU không tham gia vào Euro trong thời gian này.
Sau mẫu tự của Ngân hàng Trung ương Quốc gia là một số bao gồm 10 con số và cuối cùng là một con số kiểm định. Tổng số ngang (cộng tất cả các con số của dãy số lại cho đến khi nào chỉ còn một con số) của 11 con số này là một tổng số kiểm định trong bảng phía dưới. Con số kiểm định cũng có thể được kiểm tra bằng cách thay thế mẫu tự bằng thứ tự của mẫu tự đó trong bảng chữ cái (A=1;Z=26). Tổng số ngang của các con số kể cả số thay cho chữ cái phải là 8.
Một con số kiểm định đúng tất nhiên không phải là một sự bảo đảm là tờ tiền giấy này là tờ tiền thật. Chỉ có con số kiểm định đúng thôi thì tờ tiền giả không trở thành tờ tiền thật nhưng kinh nghiệm cho thấy nhiều người giả mạo đã in số kiểm định sai trên tờ tiền giả. Để kiểm tra tiền giả hay thật nên dùng những phương pháp khác.
Dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia
Các mẫu tự được phân phát bắt đầu từ Z (ngược với bảng chữ cái), thứ tự của các quốc gia là tên của các nước trong ngôn ngữ của từng nước. Hy Lạp đúng ra là nhận chữ W nhưng vì W không có trong bảng chữ cái của tiếng Hy Lạp nên Hy Lạp đã đổi lấy chữ Y của Đan Mạch.
Mã của bản in
Ở mặt trước, hơi kín đáo một ít là một chuỗi ngắn bao gồm mẫu tự và số, là mã của bản in; chữ cái đầu tiên là ký hiệu của nhà in đã in tờ tiền giấy này. Ký hiệu của nhà in không trùng hợp với ký hiệu của ngân hàng trung ương quốc gia, tức là tiền giấy do một quốc gia đưa vào lưu hành có thể đã được in ở một nước khác (thí dụ như một số tờ tiền giấy của Phần Lan được in từ một nhà in của Anh).
Các mã A, C và S được dành riêng cho các nhà in hiện thời không in tiền giấy Euro.
Hai dấu hiệu cuối cùng của chuỗi ký hiệu ngắn này là vị trí của tờ tiền giấy trên tờ giấy in, tức là từ A1 (phía tên bên trái) đến J6 (phía dưới bên phải), tùy theo kích thước của tờ giấy in.
Trong số này 2 nhà in của Đức chiếm phần lớn nhất trong số lượng tiến giấy được in. Trong số 14,8899 tỉ tờ tiền giấy Euro được in cho ngày 1 tháng 1 năm 2002 có 4,7829 tỉ là từ Ngân hàng Liên bang Đức.
Các đặc điểm chống giả mạo
Các tờ tiền giấy Euro có nhiều đặc điểm an toàn nhằm để ngăn cản hay làm cho việc giả mạo khó khăn hơn.
Các đặc điểm chung
Giấy dùng để in tiền được làm từ sợi bông vải, có thể được xác minh bằng bút thử đặc biệt, nếu là tiền thật thì dùng loại bút thử này không để lại dấu vết.
Hình chìm trên giấy.
Dây an toàn, khi đưa giấy lên trước ánh sáng có thể nhìn thấy.
Một vài phần của hình có thể cảm nhận được khi sờ lên.
Một mệnh giá được in một phần ở mặt trước và một phần ở mặt sau, khi đưa lên trước ánh sáng sẽ nhìn thấy toàn phần (Hai mặt bổ sung chính xác cho nhau).
Chữ siêu nhỏ.
Dưới ánh sáng của tia cực tím có thể nhìn thấy các sợi có nhiều màu.
Các đặc điểm của từng mệnh giá
Vạch bằng lá kim loại đặc biệt có ảnh ba chiều (tiếng Anh: Hologram), khi nhìn nghiêng ảnh sẽ thay đổi giữa ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro).
Vạch đặc biệt khi nhìn nghiên tờ tiền giấy sẽ có màu vàng với ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro).
Ảnh ba chiều với hình của kiểu kiến trúc hay mệnh giá (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro).
Đổi màu: Khi nhìn nghiêng tờ tiền giấy màu sẽ thay đổi ở các mệnh giá lớn (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro).
Các đặc điểm bí mật
Trên các tờ tiền giấy Euro còn có những đặc điểm an toàn bí mật (được gọi là "M-Features"). Những đặc điểm này được kiểm tra một cách tự động trong các chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Cho đến nay các phương pháp kiểm tra này đã có thể nhận biết được tiền giả một cách chắc chắn. Mỗi một tờ tiền giấy trung bình được kiểm tra 3 tháng một lần trong một chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm khám phá và ngăn chặn tiền giả trong lưu hành
Các đặc điểm an toàn của loạt thứ hai
Loạt tiền giấy Euro thứ hai sẽ từng bước thay thế các loại tiền giấy hiện nay vào năm 2008. Các tờ tiền giấy mới này có các đặc điểm an toàn mới hay được tiếp tục cải tiến. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiết chính thức về các đặc điểm an toàn này.
Giả mạo
Tỷ lệ tiền giấy Euro giả mạo đã tăng rõ rệt trong năm 2003, vì thế mà các đặc điểm an toàn mới hiện đang được xem xét thí dụ như việc tích hợp chip điện tử để nhận diện tiền giấy. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự định khoảng năm 2008 sẽ lưu hành loạt tiền Euro mới có thêm nhiều đặc điểm an toàn mới nhưng hình dáng của các tờ tiền giấy sẽ không thay đổi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ngân hàng Trung ương châu Âu
Trưng bày cuộc thi đua thiết kế tiền giấy Euro, bao gồm cả những mẫu không được thực hiện (tiếng Pháp)
Eurobilltracker
EuroTracer
Euro
Tiền giấy
Công nghệ ngân hàng |
10254 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20ph%C3%A1p%20hai%20ph%E1%BA%A7n | Danh pháp hai phần | Danh pháp hai phần có thể gọi là danh pháp Latinh hay tên khoa học, tên Latinh là quy định của sinh thái học về tên một loài sinh vật bằng tiếng Latinh, trong đó gồm hai từ: từ đầu tiên là tên chi và từ thứ hai là tên loài.
Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài.
Ví dụ:
Con chuột nhắt thường gặp trong nhà - theo danh pháp này - có tên là Mus musculus.
Loài người hiện đại có tên là Homo sapiens; trong đó Homo là tên chi (nghĩa là "người"), còn sapiens là tên loài (nghĩa là thông minh hoặc tinh khôn). Trong chi "người" (homo) còn có nhiều loài khác đã tuyệt chủng như Homo erectus (người đứng thẳng), Homo habilis (người khéo léo).
Quy định này là thống nhất trong sinh học trên toàn thế giới, nhằm để hệ thống hoá các loài và tránh nhầm lẫn. Như vậy, quy định về cách đặt tên như trên chính là một thệ thống quy tắc đặt tên trong khoa học, gọi là danh pháp, áp dụng trong lĩnh vực phân loại sinh học.
Quy tắc
Người sáng lập ra cách đặt tên là Carl Linnaeus. Theo ông phải dùng tiếng Latinh để mô tả loài. Đó là quy tắc đầu tiên.
Quy tắc thứ hai: Trong tất cả các văn bản khoa học, tên loài theo danh pháp hai phần bắt buộc phải in nghiêng.
Tên loài theo danh pháp này còn có thể thêm "phần thứ ba" là tên người đầu tiên và năm phát hiện ra nó và đặt tên, mô tả. Phần thứ ba này thường đặt trong ngoặc đơn. Quy tắc này chỉ áp dụng trong chuyên ngành:
Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài + Tên người.
Ví dụ: Brevicoryne brassicae (Linnaeus, 1758), nghĩa là loài rệp cải do Linnaeus phát hiện và đặt tên vào năm 1758.
Đôi khi cần viết tắt thì chỉ được viết trong ngữ cảnh mà người khác có thể hiểu được đúng và chỉ được viết tắt tên phần tên chi bằng chữ cái đầu tiên, viết hoa và thêm dấu chấm, vẫn viết nghiêng. Ví dụ tên khoa học viết tắt của loài người là H. sapiens.
Xem thêm
Danh pháp ba phần
Phân loại học
Đơn vị phân loại (taxon, số nhiều taxa)
Tham khảo
Danh pháp khoa học
Danh pháp thực vật học
Danh pháp sinh học |
10257 | https://vi.wikipedia.org/wiki/ABU%20Robocon | ABU Robocon | Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á – Thái Bình Dương ABU, hay ABU Robocon, là cuộc thi chế tạo robot dành cho sinh viên các trường đại học, học viện và cao đẳng khối kĩ thuật của các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU) tổ chức mỗi năm 1 lần.
Cuộc thi là phiên bản mở rộng của NHK Robocon, một cuộc thi bắt đầu vào năm 1991 và chỉ dành cho các đội đến từ Nhật Bản. Từ năm 2002, nó trở thành cuộc thi thường niên mang tên ABU Robocon để cổ vũ cho phong trào sáng tạo robot của thanh niên trong khu vực. Mỗi nước được cử một đội là sinh viên của một trường đại học, học viện hay cao đẳng tham dự (riêng nước đăng cai tổ chức được cử hai đội). Trong đa số trường hợp, đội tham dự ABU Robocon được tuyển chọn từ cuộc thi trong nước do đài truyền hình thành viên tổ chức với cùng chủ đề.
Thể thức thi đấu
Mỗi năm cuộc thi có một chủ đề khác nhau, nhưng nói chung các đội thi phải sử dụng hai hoặc nhiều robot để hoàn thành nhiệm vụ. Một trong số các robot sẽ được điều khiển bằng tay trong khi các robot khác là tự động. Các robot tối ưu thường nặng hơn 10 kg và trải dài trên diện tích một mét vuông. Để chế tạo robot, các thí sinh (là những sinh viên chưa tốt nghiệp đại học) phải có kiến thức phong phú về lập trình, thiết kế cơ khí và thiết kế mạch điện tử.
Mỗi trận thi đấu diễn ra giữa hai đội, thường được đặt tên là đội đỏ và đội xanh. Sân chơi có dạng đối xứng và robot của cả hai đội xuất phát trong cùng một điều kiện (ngoại trừ Robocon 2015 sử dụng trò chơi đánh theo lượt dựa trên môn cầu lông).
Một trận đấu điển hình (ngoại trừ Robocon 2015) kéo dài trong ba phút nhưng có thể kết thúc sớm hơn nếu một đội đạt được chiến thắng tuyệt đối và kết thúc trận đấu ngay lập tức. Trong trường hợp không có đội nào đạt được chiến thắng tuyệt đối, đội nào có số điểm cao hơn sau ba phút sẽ là đội chiến thắng.
Các phiên bản đầu tiên của Robocon có xu hướng nhấn mạnh tính cạnh tranh của trò chơi, trong đó những người chơi đạt được chiến thắng bằng cách sử dụng các chiến lược để triển khai robot của họ cũng như ngăn cản đối thủ đạt được mục tiêu. Chiến lược này rất đáng chú ý trong chiến thắng của Việt Nam tại ABU Robocon 2004 và 2006, hay chiến thắng của Trung Quốc tại ABU Robocon 2008. Để giảm thiểu các vấn đề phát sinh, các lần tổ chức sau này đã làm giảm tính chiến đấu và tập trung nhiều hơn vào công nghệ, thiết kế để khiến robot thực hiện các thao tác phức tạp, đòi hỏi các đội phải sáng tạo hơn trong việc thiết kế robot.
Năm 2023, sau 3 năm tạm dừng và biểu diễn trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (riêng năm 2022 thi đấu trực tuyến), cuộc thi trở lại với thể thức thi đấu trực tiếp.
Tổ chức
Vòng chung kết
Các bước tổ chức một cuộc thi ABU Robocon bao gồm:
Nước chủ nhà công bố chủ đề của cuộc thi trong năm tới các nước tham dự thông qua ABU. Thông thường chủ đề sẽ được công bố vào cuối kì ABU Robocon liền trước.
Các trường đại học, học viện lập kế hoạch thiết kế, chế tạo robot của mình để thi theo chủ đề đó.
Các đài truyền hình của các nước tổ chức cuộc thi trong nước để lựa chọn một đội đại diện duy nhất (hoặc hai đội, nếu là nước chủ nhà) và ghi hình quá trình chế tạo robot của đội đại diện cho nước mình gửi đến ban tổ chức cuộc thi năm đó.
Băng ghi hình cuộc thi và các băng ghi hình quá trình chế tạo robot của các đội tham dự sẽ được ban tổ chức gửi đến các đài truyền hình để phát sóng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vòng loại khu vực Việt Nam (Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam)
Vòng loại khu vực Việt Nam (Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam) do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức với đơn vị thường trực là Ban Khoa giáo (VTV2).
Năm 2002 không có vòng loại miền, cả 17 đội lọt vào vòng chung kết. Từ năm 2003, 3 miền Bắc, Trung, Nam tổ chức vòng loại miền. 32 đội (riêng năm 2010 là 34 đội) đứng đầu từ 3 miền (một số năm chỉ có 2 miền Bắc và Nam khi khu vực miền Trung được phân vào 2 miền còn lại) tham gia vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam.
Từ 2003, các đội thi tham dự vòng chung kết được chia thành 8 bảng đấu, mỗi bảng đấu có 4 đội (năm 2010 có 2 bảng đấu 5 đội do có tổng cộng 34 đội lọt vào vòng chung kết). 2 đội đứng đầu mỗi bảng đấu được đi tiếp. Các đội sau đó sẽ đấu loại trực tiếp cho tới khi tìm ra nhà vô địch.
Trong suốt thời gian phát sóng, vì đối tượng tham dự chương trình không hạn chế cho nên quán quân sau khi vô địch (và đội á quân, nếu ABU Robocon được tổ chức ở Việt Nam) có khoảng 2-3 tháng để nâng cấp robot và cải thiện chiến thuật để chuẩn bị cho vòng chung kết ABU Robocon.
Các lần tổ chức
Trong các năm 2020 và 2021, giải thi đấu trực tiếp bị hủy do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 và được chuyển sang hình thức biểu diễn trực tuyến. Năm 2022, cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi đấu trực tuyến.
Các nước vô địch
* Biểu diễn trực tuyến. 2 mùa giải thi đấu trực tiếp bị hủy do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19.
** Thi đấu trực tuyến do một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi Đại dịch COVID-19.
Thành tích theo quốc gia
Thành tích của Việt Nam
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
Trang chính thức của ABU
Robocon Ấn Độ
Tiếng Nhật
Trang chính thức của Robocon
Tiếng Việt
Robocon Việt Nam, Website Đài Truyền hình Việt Nam
Diễn đàn Chế tạo Robot Việt Nam
Diễn đàn Robocon Việt Nam
Video Tổng kết 10 năm Robocon Việt Nam
Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương |
10266 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Mỹ (định hướng) | Mỹ trong tiếng Việt có thể là:
Tên thường gọi của nước Hoa Kỳ (đọc ngắn từ A Mỹ Lợi Gia [亞美利加])
Mỹ kim (theo phiên âm của chữ Hán: 美金) là tên gọi khác của đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ.
Châu Mỹ (từ Mỹ Lợi Gia, theo phiên âm Hán-Việt của America)
Nam Mỹ
Trung Mỹ
Bắc Mỹ
Một từ có nghĩa là "đẹp" (chữ Hán: 美), được dùng trong các từ ghép như:
Mỹ học
Mỹ thuật
Mỹ viện |
10285 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFt%20kh%E1%BA%A5u | Chiết khấu | Trong tài chính, chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai và việc thanh toán tiền dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời gian của tiền tệ. Giá trị chiết khấu của một vòng quay tiền tệ được xác định bằng cách khấu trừ giá trị của nó đi một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với từng đơn vị thời gian giữa thời điểm mà vòng quay tiền tệ được lượng giá với thời gian bắt đầu của vòng quay tiền tệ. Thông thường phần lớn các tỷ lệ chiết khấu được biểu diễn như là tỷ lệ phần trăm theo năm.
Để tính giá trị hiện tại (PV) của một vòng quay tiền tệ đơn giản, người ta chia nó cho (1 cộng với lãi suất của đơn vị thời gian mà vòng quay tiền tệ này phải thực hiện).
Ví dụ
Tính giá trị tương lai (FV) của $100 sẽ nhận được sau thời gian 5 năm với lãi suất cố định 12% mỗi năm
FV = PV$(1 cộng 12%)^n
Do 1,125 là khoảng 1.762 nên giá trị tương lai của 100 đô la sau 5 năm sẽ khoảng bằng $176.
Tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu hay còn gọi là chiết suất, sử dụng trong các tính toán tài chính thông thường được chọn tương đương với chi phí vốn. Một số điều chỉnh có thể được thực hiện với tỷ lệ chiết khấu với sự tính toán đến các rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn của các vòng quay tiền tệ với những diễn biến khác.
Hệ số chiết khấu
Hệ số chiết khấu, P(T), là số mà theo đó vòng quay tiền tệ trong tương lai là có thể nhận được ở thời điểm T phải là tích số để đảm bảo thu được giá trị hiện tại. Vì thế, đối với tỷ lệ chiết khấu kép hàng năm cố định r ta có:
Đối với tỷ lệ chiết khấu kép liên tục và cố định r chúng ta có:
P(T) = e −rT
Các loại chiết khấu khác
Trong việc định giá bán hàng cho từng phương thức thanh toán (trả ngay, thanh toán trước hạn khi mua hàng trả chậm X ngày, mua hàng với số lượng lớn hoặc ổn định v.v), người ta cũng áp dụng việc giảm giá hay khi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác khi mua lại thương phiếu, hối phiếu hoặc các giấy tờ có giá với thời hạn thanh toán xác định của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán với một giá trị nhỏ hơn một tỷ lệ nhất định cũng được gọi chung là chiết khấu có thực.
Tham khảo
Thẩm định rủi ro
Khoản vay |
10293 | https://vi.wikipedia.org/wiki/BASIC | BASIC | BASIC là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đơn giản, dễ sử dụng, nhằm đơn giản hóa quá trình lập trình. BASIC được phát minh vào năm 1963 bởi các giáo sư John George Kemeny và Thomas Eugene Kurtz thuộc viện Đại học Dartmouth (Dartmouth College).
BASIC là viết tắt của Beginner's All-purpose Symbolic Instruction Code trong tiếng Anh.
Lịch sử
Bối cảnh ra đời
Cho đến giữa thập niên 1960, máy tính là những công cụ khá đắt giá chỉ dùng cho các công việc có mục đích đặc biệt. Với cách xử lý theo khối (batch), những máy tính trên chỉ chạy một chương trình tại một thời điểm. Tuy vậy, trong thập niên này giá máy tính đã hạ đủ để cho các công ty nhỏ cũng có thể mua được, và tốc độ của chúng đã tăng đến mức đa số thời gian của chúng là rỗi.
Các ngôn ngữ lập trình của thời đó thường được thiết kế giống như máy tính chạy chúng, chỉ cho các mục đích đặc thù (như xử lý các công thức khoa học, hay soạn thảo văn bản). Vì những máy chỉ xử lý một công việc như vậy có giá đắt nên có khuynh hướng chỉ quan tâm đến tốc độ xử lý của máy tính là chính. Các ngôn ngữ đặc thù đó nói chung là khó dùng và sử dụng các cú pháp khác nhau.
Tại thời điểm đó ý tưởng hệ thống chia sẻ thời gian bắt đầu trở nên phổ biến. Trong những hệ thống như vậy thời gian xử lý của máy chủ được chia nhỏ ra và mỗi người sử dụng được một thời gian ngắn tuần tự. Sự luân chuyển đó đủ nhanh để người sử dụng sẽ có cảm giác là họ được sử dụng toàn bộ máy. Theo lý thuyết, việc chia sẻ thời gian giảm thiểu được rất nhiều chi phí khi một máy tính có thể chia sẻ cho hàng trăm người dùng.
Những năm đầu - thời đại của máy vi tính
Ngôn ngữ BASIC nguyên thủy được John Kemeny và Thomas Kurtz lập ra năm 1963 và được một nhóm sinh viên trường Dartmouth thực hiện dưới sự chỉ đạo của hai ông. BASIC cho phép sinh viên viết chương trình cho hệ thống chia sẻ thời gian Dartmouth. Với mục đích làm giảm bớt sự phức tạp của các ngôn ngữ cũ, BASIC được thiết kế để cho các thế hệ người sử dụng mới có thể tận dụng hệ thống chia sẻ thời gian để lập trình. BASIC đầu tiên này thường được nhắc đến như Dartmouth BASIC.
Tám nguyên tắc khi thiết kế BASIC:
Dễ sử dụng ngay cả với người mới học.
Ngôn ngữ lập trình cho mọi mục đích
Cho phép các khả năng lập trình nâng cao dành riêng cho các chuyên gia mà vẫn giữ được sự đơn giản cho người mới học.
Có tương tác với người dùng
Các thông báo lỗi rõ ràng và thân thiện.
Chạy nhanh với các chương trình nhỏ
Không cần phải hiểu biết về phần cứng máy tính
Đứng giữa người sử dụng và hệ điều hành
Ngôn ngữ này dựa một phần trên ngôn ngữ FORTRAN và một phần trên ngôn ngữ Algol 60, thêm vào khả năng chia sẻ thời gian, xử lý văn bản và ma trận. BASIC được cài đặt đầu tiên trên máy mainframe GE-2000 series với nhiều terminal. Khởi đầu nó là ngôn ngữ phiên dịch.
Những người thiết kế ngôn ngữ này quyết định nó vẫn nên ở phạm vi công cộng để ngôn ngữ trở nên phổ biến. Họ cũng phổ biến nó cho các trường trung học trong vùng Dartmouth và đóng góp nhiều công sức trong việc làm tăng tiến ngôn ngữ này. Kết quả là, sự hiểu biết về BASIC trở nên tương đối phổ biến cho một ngôn ngữ máy tính và BASIC đã được cung cấp bởi một số nhà sản xuất, và trở nên khá quen thuộc trên các máy vi tính mới như dòng máy DEC PDP và Data General Nova. Ở các máy này, ngôn ngữ có khuynh hướng được cung cấp như một ngôn ngữ phiên dịch, thay vì một ngôn ngữ biên dịch.
Vài năm sau khi được công bố, các chuyên gia máy tính đáng kính, đặc biệt là Edsger W. Dijkstra, bày tỏ ý kiến về việc dùng câu lệnh GOTO (câu lệnh này đã có trong nhiều ngôn ngữ kể cả BASIC), nâng cao các bài tập lập trình nghèo nàn. Một vài người còn chế giễu BASIC quá chậm hoặc quá đơn giản.
Sự phát triển bùng nổ - Kỉ nguyên máy tính gia đình
Tuy ngôn ngữ này đã được dùng trên một vài máy vi tính, nhưng việc giới thiệu máy vi tính Altair 8800 vào năm 1975 đã thực sự phổ biến BASIC. Hầu hết ngôn ngữ lập trình đều quá lớn so với bộ nhớ ít ỏi trong những máy tính này, và với việc lưu trữ chậm chạp trên băng giấy (băng audio cassette, các loại đĩa sau đó cũng không có trong nhiều năm) và với việc thiếu các ứng dụng xử lý văn bản, một ngôn ngữ nhỏ như BASIC thực sự phù hợp. BASIC cũng có lợi thế là nó khá nổi tiếng với những nhà thiết kế trẻ, những người quan tâm đến máy vi tính vào ngay thời điểm thành quả của Kemeny và Kurtz bắt đầu bị bỏ qua. Một trong những ngôn ngữ đầu tiên xuất hiện cho máy tính này là Tiny BASIC, một sự bổ sung đơn giản cho BASIC đầu tiên được viết bởi Giáo sư. Li-Chen Wang, và sau đó được chuyển sang máy Altair bởi Dennis Allison theo yêu cầu của Bob Albrecht (người sau đó đã thành lập Dr. Dobb's Journal). Thiết kế và toàn bộ mã nguồn của Tiny BASIC đã được công bố vào năm 1976 trong Dr. Dobb's Journal.
Các công ty mới cố gắng theo đuổi sự thành công của MITS, IMSAI, North Star và Apple, do đó đã tạo ra một cuộc cách mạng máy tính gia đình; lúc đó, BASIC trở thành một phần chuẩn của tất cả máy tính nhưng lại rất ít có ở máy tính gia đình. Hầu hết xuất hiện với một trình thông dịch BASIC trong ROM. Sau đó, có nhiều triệu máy tính trên thế giới chạy BASIC, với một số lượng người dùng lớn hơn nhiều so với tất cả người dùng của các ngôn ngữ khác cộng lại.
Năm 1975, Micro-Soft (lúc đó chỉ có hai người - Bill Gates và Paul Allen) công bố Altair BASIC. Phiên bản được viết cho máy Altair có đồng tác giả là Gates, Allen và Monte Davidoff. Các phiên bản của Microsoft BASIC sau đó bắt đầu xuất hiện trong các nền tảng khác theo bản quyền, và hàng triệu bản sao và biến thể đã sớm được sử dụng; nó trở thành một trong nhiều ngôn ngữ chuẩn của máy Apple II. Khoảng 1979, Microsoft đã thảo luận với một vài nhà bán lẻ máy vi tính, trong đó có IBM, về việc cho phép một trình thông dịch BASIC trong các máy tính của họ. Một phiên bản đã được cài trong chíp IBM PC ROM và các máy tính không dùng đĩa mềm mà tự khởi động vào BASIC.
BASIC có nhiều phiên bản hơn bất kì ngôn ngữ lập trình nào khác. Tất cả nhưng rất ít máy tính gia đình vào thập niên 1980 có ROM - thường trú trình thông dịch BASIC.
BBC đã công bố BBC BASIC, được phát triển cho họ bởi Acorn Computers Ltd, kết hợp thêm nhiều từ khoá cấu trúc, cũng như truy cập trực tiếp toàn diện và linh hoạt vào hệ điều hành. Nó cũng có một trình biên dịch hợp ngữ được tích hợp hoàn toàn.
Sự trưởng thành - Kỉ nguyên máy tính gia đình
Nhiều phiên bản BASIC mới hơn đã được sáng tạo trong thời gian này. Microsoft đã bán một vài phiên bản BASIC cho MS-DOS/PC-DOS bao gồm BASICA, GW-BASIC (một phiên bản tương thích với BASICA không cầm IBM's ROM) và Quick BASIC. Nhà phát triển Turbo Pascal Borland đã công bố Turbo BASIC 1.0 vào năm 1985 (các phiên bản kế tiếp vẫn đang được bán bởi tác giả gốc dưới tên PowerBASIC).
Những ngôn ngữ này giới thiệu nhiều sự mở rộng dành cho BASIC của máy tính gia đình, như là cải tiến thao tác chuỗi và hỗ trợ đồ hoạ, truy cập vào tập tin hệ thống và các kiểu dữ liệu được thêm vào. Quan trọng hơn là những tiện lợi trong lập trình có cấu trúc, bao gồm việc thêm cấu trúc điều khiển và các thủ tục con riêng biệt hỗ trợ các biến cục bộ.
Dù sao, khoảng nửa sau thập niên 1980 các máy tính mới phức tạp hơn nhiều. Cùng lúc đó, máy tính đã phát triển từ một sở thích của cá nhân trở thành công cụ được dùng chủ yếu cho các ứng dụng được viết bởi nhiều người khác, và việc lập trình được phổ biến rộng rãi, trở nên ít quan trọng hơn vì sự lớn dần lên về số lượng người dùng. BASIC bắt đầu mờ nhạt, dù cho một vài phiên bản vẫn tồn tại.
Sự may mắn của BASIC trở lại lần nữa cùng với việc giới thiệu Visual Basic của Microsoft. Dù vậy, thật khó khi nói rằng đây là ngôn ngữ BASIC, vì sự thay đổi quan trọng về mô hình hướng tới ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và lập trình theo sự kiện. Trong khi điều này có thể được cho là một sự phát triển của ngôn ngữ, vài đặc điểm của Dartmouth BASIC, như đánh số dòng và từ khoá INPUT, vẫn tồn tại.
Nhiều phiên bản BASIC khác cũng đã phát triển mạnh trong vài năm cuối, gồm Bywater BASIC, True BASIC và REALbasic. Nhiều biến thể và tài liệu khác về BASIC được tạo ra bởi những người yêu thích, những nhà phát triển chuyên môn, và những người khác, vì cũng tương đối dễ dàng để phát triển những trình thông dịch và biên dịch cho BASIC.
Cú pháp căn bản
Trong BASIC, các câu lệnh đều được viết chữ in.
Nhãn lệnh
Nhãn lệnh là các số nguyên tăng dần viết ở đầu dòng lệnh, đóng vai trò là các số hiệu dòng lệnh dùng cho lệnh nhảy (GOTO). Ở các phiên bản mới của BASIC (chẳng hạn QBASIC), nhãn lệnh là không bắt buộc.
10 x = 2
20 y = 3
30 PRINT x + y
Khi đánh số nhãn lệnh, thông thường người ta đánh cách quãng (chẳng hạn, 10, 20, 30,...) để thuận tiện cho việc thêm các dòng lệnh (nếu cần) về sau này. Chẳng hạn nếu muốn chèn dòng lệnh in ra thông báo trước khi in kết quả x + y thì dòng lệnh có nhãn 25 được chèn vào như sau:
10 x = 2
20 y = 3
25 PRINT "Ket qua tinh toan: "
30 PRINT x + y
Tên biến
Tên biến không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Các biến ký tự và biến chuỗi cần có dấu $ ở cuối tên biến. Các biến số nguyên có thể dùng dấu % ở cuối tên biến.
x = 20.5
a$ = "Lap trinh BASIC"
m% = 1
Chú thích
Dòng chú thích bắt đầu bằng từ khóa REM
REM Chuong trinh tinh tong day so
Nhiều lệnh trên một dòng
Dùng dấu : để phân tách các lệnh trên cùng một dòng
x = 3: y = 8
Lệnh cơ bản
Lệnh gán
biến = giá_trị
z = SQR(x * x + y * y)
a$ = "Xin chao!"
Lệnh INPUT
Lệnh INPUT dùng để nhập giá trị biến từ bàn phím.
INPUT x
INPUT x1, x2
INPUT "Cho gia tri cua y: "; y
INPUT "Cho gia tri cua z: ", z
Với dòng lệnh thứ nhất sẽ có một dấu chấm hỏi (?) hiện ra trên màn hình, chờ người dùng nhập một giá trị số vào. Dòng lệnh thứ hai sẽ làm hiện lên hai dấu chấm hỏi (??), chờ nhập hai số. Với dòng lệnh thứ ba, giữa thông báo và số nhập vào sẽ cách nhau một dấu trống. Dòng lệnh thứ tư tương tự như vậy nhưng khoảng cách là một dấu TAB.
Ngoài ra BASIC còn có các lệnh LINE INPUT để nhập chuỗi ký tự và INPUT WAIT có nhiệm vụ chờ người dùng nhập số liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với INPUT WAIT nếu không được nhập số liệu vào thì máy sẽ dùng một giá trị định sẵn.
LINE INPUT "Nguyen Viet Thao: "; HOTEN$
Lệnh PRINT
Lệnh này được dùng để in giá trị của biến, của biểu thức (số và chuỗi ký tự) ra tập tin, màn hình, máy in...
PRINT "Gia tri can tim la: "
PRINT x / 2
Lệnh GOTO
GOTO Tên_nhãn_lệnh
Điều kiện - rẽ nhánh
Lệnh IF
IF điều_kiện THEN
câu_lệnh
ELSE
câu_lệnh
END IF
Riêng nếu câu_lệnh là một lệnh GOTO thì không cần THEN.
IF A < 5 GOTO 80
Lệnh lặp
Lệnh FOR
FOR biến = giá_trị_đầu TO giá_trị_cuối [STEP bước_nhảy]
câu_lệnh
NEXT biến
Lệnh DO WHILE...LOOPDO WHILE điều_kiện
câu_lệnh
LOOP
Lệnh DO... LOOP WHILE
DO
câu_lệnh
LOOP WHILE điều_kiện
Khai báo mảngDIM X(500)
Khai báo hàmFNA F(X) = X*X
Gọi chương trình con
Trong chương trình chínhGOSUB tên_CTC
Đoạn chương trình con khởi đầu bằng SUB và kết thúc bằng RETURN (trở về chương trình chính.
SUB tên_CTC
...các lệnh...
RETURN
Visual Basic
Tên tuổi của Basic gắn liền với Visual Basic.
Ghi chú
Tham khảo
Dartmouth College Computation Center (1964). A Manual for BASIC, the elementary algebraic language designed for use with the Dartmouth Time Sharing System - Sách hướng dẫn gốc của Dartmouth BASIC.
Lien, David A. (1986). The Basic Handbook: Encyclopedia of the BASIC Computer Language (3rd ed.). Compusoft phát hành. ISBN 0-932760-33-3. Documents dialect variations for over 250 versions of BASIC.
Kemeny, John G.; Kurtz, Thomas E. (1985). Back To BASIC: The History, Corruption, and Future of the Language. Addison-Wesley. 141 pp. ISBN 0-201-13433-0.
Jean E. Sammet. Programming languages: History and fundamentals. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, N.J. 1969.
Các chuẩn
ANSI/ISO/IEC Chuẩn cho BASIC rút gọn:
ANSI X3.60-1978 "FOR MINIMAL BASIC"
ISO/IEC 6373:1984 "DATA PROCESSING - PROGRAMMING LANGUAGES - MINIMAL BASIC"
ANSI/ISO/IEC Chuẩn cho BASIC đầy đủ:
ANSI X3.113-1987 "PROGRAMMING LANGUAGES FULL BASIC"
ISO/IEC 10279:1991 "INFORMATION TECHNOLOGY - PROGRAMMING LANGUAGES - FULL BASIC"
ANSI/ISO/IEC Phụ lục các module đang định nghĩa:
ANSI X3.113 INTERPRETATIONS-1992 "BASIC TECHNICAL INFORMATION BULLETIN # 1 INTERPRETATIONS OF ANSI 03.113-1987"
ISO/IEC 10279:1991/ Amd 1:1994 "MODULES AND SINGLE CHARACTER INPUT ENHANCEMENT"
Công nghệ thông tin
Ngôn ngữ lập trình
Tiêu chuẩn ISO
Tiêu chuẩn ANSI
Phát minh của Hoa Kỳ
Họ ngôn ngữ lập trình BASIC |
10296 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Taekwondo | Taekwondo | Taekwondo (, , Hán-Việt: Đài Quyền Đạo) còn được viết là Tae Kwon Do hay Taekwon-Do là quốc võ của Hàn Quốc và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhiều nhất của người dân nước này. Đây cũng là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trong "Taekwondo", Tae (태, Hanja: 跆 - Đài) có nghĩa là "cước pháp"; Kwon (권, Hanja: 拳 - Quyền) nghĩa là "thủ pháp"; và Do (도, Hanja: 道- Đạo) có nghĩa là "đạo, con đường" (hay "nghệ thuật"). Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân".
Lịch sử
Sơ khai
Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử rất lâu đời, bắt đầu từ thời cổ đại. Các nghệ thuật chiến đấu truyền thống của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ thời kì Cao Ly năm 37 trước Công nguyên. Người ta đã phát hiện ra tại một di tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 nhiều bức tranh vẽ trên tường có cảnh những người đàn ông đang tập luyện. Đây có thể là những tài liệu ban đầu mô tả về các kỹ thuật đối kháng ban đầu có tên là Subakhi.
Các kỹ thuật chiến đấu truyền thống Triều Tiên cũng được tập luyện tại Tân La, một vương quốc được thành lập ở đông nam Triều Tiên vào khoảng 20 năm trước triều đại Cao Câu Ly ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh đô trước đây của Tân La, hình hai vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ Phật giáo trong tư thế trụ tấn được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa. Thời gian này, một tổ chức Hoa Lang đạo gây ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Triều Tiên, được thành lập. Con cháu của giới quý tộc ở Tân La đã được tuyển chọn để học tập huấn luyện trong Hoa Lang đạo như là một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Các kỹ thuật chiến đấu của Trung Quốc cũng được du nhập và được đưa vào huấn luyện truyền bá trong Hoa Lang đạo với tên gọi Dang Soo (Đường thủ), Gong Soo (Tống thủ).
Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện võ thuật như là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất mà còn phát triển chúng như là một hoạt động giải trí. Các khám phá nghệ thuật cổ như các bức tranh trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Cao Câu Ly, các hình ảnh khắc trên đá ở những đền, chùa được xây dựng trong khoảng thời gian của triều đại Tân La và nhiều tài liệu cho thấy các thế tấn, kỹ thuật và hình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của Taekwondo ngày nay.
Trong thời kì Cao Ly (918-1392), võ thuật Triều Tiên, lúc bấy giờ được biết nhiều với tên gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một võ thuật có giá trị cao. Có ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nó được đem biểu diễn cho vua xem. Điều này có nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.
Dưới thời nhà Triều Tiên có một quyển sách phát hành về dạy hệ thống các kỹ năng chiến đấu tương tự cách huấn luyện võ thuật ngày nay. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều đại Cao Ly trước đây, võ thuật chỉ độc quyền cho quân đội. Một tài liệu lịch sử viết người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi. Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quần chúng. Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn.
Đặc biệt, vua Triều Tiên Chính Tổ (1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là Taekkyon, một tên gọi rất tương đồng với tên gọi Taekwondo ngày nay.
Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Trong giai đoạn lịch sử Subakhi trước đó, kỹ thuật tay được nhấn mạnh. Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Taekkyon được xuất bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghi lại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên các kỹ thuật chân. Lúc bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung vào kỹ thuật chân và chiến thuật. Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời nhà Triều Tiên, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút sự chú ý của cả hoàng gia lẫn công chúng.
Vào cuối triều đại Triều Tiên, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường.
Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Triều Tiên suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp bức của đế quốc Nhật Bản đối với nhân dân Triều Tiên rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán. Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekkyon như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất. Ngoài ra, các du học sinh Triều Tiên tại Nhật Bản cũng hấp thu được các môn võ mới của Nhật Bản như Karate và Jujitsu. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành môn võ Taekwondo hiện đại sau này.
Hiện đại
Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Triều Tiên bắt đầu dạy trở lại. Bên cạnh đó, các du học sinh Triều Tiên tại Nhật Bản cũng trở về Triều Tiên và mở các võ đường dạy các kỹ thuật họ tổng hợp từ môn võ truyền thống Triều Tiên với các kỹ thuật tân tiến của Nhật Bản. Các võ đường lớn được thành lập như Chung Do Kwan (청도관) do Lee Won Kuk thành lập tháng 9 năm 1944; Moo Duk kwan (무덕관) do Hwang Kee thành lập tháng 11 năm 1945, Kwon Bop dojang (권법도장) do Yun Byung-in thành lập và Song Moo kwan (송무관) do Byung Jik Ro thành lập). Hầu hết đều dùng tên gọi Kong So do hay Tae Soo Do cho môn võ tổng hợp của mình.
Tháng 1 năm 1946, Choi Hong Hi, một sĩ quan trẻ, đã xây dựng phong trào tập luyện võ thuật trong đơn vị của mình. Tám năm sau, trên cương vị Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn 29 Bộ binh, ông đã thành lập võ đường Oh Do Kwan (오도관 - Ngã Đạo Quán) tại Yong Dae Ri. Tháng 9 năm 1954, Choi cùng các môn đệ của mình đã biểu diễn các kỹ thuật mới do chính ông tổng hợp trước sự chứng kiến của Tổng thống Rhee Syngman vào tháng 9 năm 1954. Buổi biểu diễn đã gây được ấn tượng lớn đối với Rhee và Choi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của Chung Do Kwan, bấy giờ là võ đường lớn nhất Hàn Quốc. Đầu năm 1955, một ủy ban đặc biệt được thành lập theo chỉ thị của tổng thống bao gồm các nhân sĩ trí thức, giáo sư, sử gia và các chính khách uy tín để đặt tên cho môn võ mới nhằm quảng bá trong đại chúng. Ngày 11 tháng 4 năm 1955, ủy ban công bố tên gọi TaeKwonDo cho môn võ thuật dựa trên nền tảng của môn Taekkyon đã được hiện đại hóa. Tên gọi này chính thức được dùng để thay thế cho những tên gọi cũ như Dang Soo, Gong Soo, Taek Kyon, Kwon Bup,... vốn vẫn được lưu hành trong dân gian.
Cuối cùng vào tháng 9 năm 1959, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập (trước đó vốn mang tên là Hiệp hội Tae Soo Do Triều Tiên). Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.
Ngày 22 tháng 3 năm 1966, Liên đoàn Taekwondo quốc tế (International Taekwon-Do Federation - ITF) được thành lập với 9 thành viên sáng lập gồm Việt Nam Cộng hòa, Malaysia, Singapore, Tây Đức, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ai Cập và Hàn Quốc.
Năm 1972, Taekwondo chứng kiến cuộc phân ly lớn sau khi Chủ tịch ITF lưu vong sang Canada và dời trụ sở của ITF về đây sau đó chia làm 3 chi phái: Choi Hong Hwa (con trai của Choi Hong Hi), Chang Ung thành viên IOC tại Triều Tiên. Tại Hàn Quốc, Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc thành lập Kukkiwon (국기원) để tiêu chuẩn hóa kỹ thuật và tổ chức. Giải Vô địch Thế giới lần 1 tại Seoul từ ngày 25 đến 27 tháng 5 năm 1973 với 19 quốc gia tham dự. Tại cuộc họp được tổ chức bên lề của giải, một tổ chức mới được thành lập với tên gọi là Liên đoàn Taekwondo Thế giới (World TaeKwonDo Federation - WTF), do Tiến sĩ Un Yong Kim làm chủ tịch. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.
Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) có 193 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu tại Thế vận hội 2000 và 2004.
Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi Quân đội Đại Hàn Dân quốc trong chiến tranh Việt Nam nên thời gian đầu môn võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc Quyền đạo, Thái Cực Đạo (tên gọi này được cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc). Taekwondo cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước khi được truyền bá ra miền Bắc.
Đặc điểm
Do võ phục, phân cấp màu đai cũng như đòn thế của Taekwondo có nét tương đồng với Karatedo, và việc Nhật Bản truyền bá môn võ Karatedo vào Hàn Quốc trong thời thế chiến đệ nhị nên trong những năm thập niên 50-60, nhiều người trên thế giới lầm tưởng rằng Taekwondo là từ một hệ phái của Karatedo tách ra và phát triển thành một môn võ. Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bậc thầy sáng lập môn phái Taekwondo hiện đại, và để phù hợp hơn với đặc tính của môn thể thao Taekyon truyền thống, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp) và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực. Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không.
Tuy nhiên, thực tế Taekwondo có một số lượng đòn tay (sugi) khá lớn, nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, người tập dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân. Với số lượng đòn tay phong phú như vậy, không hề thua sút môn Quyền Anh nếu môn sinh không sao nhãng luyện tập. Dầu vậy, trong huấn luyện và thi đấu với tư cách một môn thể thao hơn là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo đặt nặng vào vai trò của các đòn chân, nên đòn tay của môn phái không tránh khỏi sự mai một và ít được trau truốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả.
Các hệ phái chính
Taekwondo hiện đại thoát thai từ các hệ phái võ thuật truyền thống của Triều Tiên, vì vậy cũng có rất nhiều hệ phái khác nhau với những hệ thống quyền pháp khác nhau. Tuy nhiên, có 2 hệ phái chính lớn nhất và ở quy mô thế giới:
Hệ phái Chang Hon
Đây là hệ phái lớn đầu tiên của Taekwondo, dựa trên hệ thống kỹ thuật và quyền pháp do Đại võ sư Choi Hong Hi xây dựng từ năm 1954. Hệ phái lấy tên theo tên hiệu của đại sư Choi Hong Hi, người sáng lập hệ phái: Chang Hon (창헌, Thương Hiên). Đây cũng là hệ phái nền tảng của Liên đoàn Taekwondo quốc tế, thành lập năm 1966.
Đặc điểm của hệ phái là có nhiều nét tương đồng với quyền pháp Karate, mang nặng tính chiến đấu. Hệ thống quyền pháp có 24 bài quyền (형, hyeong) và hệ thống đẳng cấp phân thành 10 cấp (급, Kup) và 9 đẳng (단, dan). Võ phục và thể lệ thi đấu gần như tương tự với Karate. Vì vậy, khi thi đấu, các võ sĩ không mang giáp và khi ra đòn phải dừng đòn ở cự ly tối thiểu hoặc chỉ được khẽ chạm vào đối thủ.
Hệ phái Kukkiwon
Đây là hệ phái lớn nhất thế giới, dựa trên hệ thống kỹ thuật và quyền pháp quy định tổ chức kỹ thuật Kukkiwon (국기원) của Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc, thành lập năm 1973. Đây cũng là hệ phái nền tảng của Liên đoàn Taekwondo thế giới, thành lập cùng năm đó.
Đặc điểm của hệ phái mang tính hiện đại và thể thao nhiều hơn. Các đòn thế nguy hiểm bị cấm dùng trong thi đấu. Hệ thống quyền pháp có 25 bài quyền (품새, Poomsae) và hệ thống đẳng cấp: 8 cấp (급, Kup) và 10 đẳng (단, Dan). Võ phục dùng loại áo cổ chữ V và thể lệ thi đấu mang nặng tính thể thao. Vì vậy khi thi đấu, các vận động viên bắt buộc mặc giáp và chỉ được phép tấn công vào phần mặc giáp của đối thủ.
Thập vị đại sư
Dưới đây là 9 vị đại sư được công nhận là co công lao to lớn trong việc xây dựng và truyền bá Taekwondo hiện đại:
Lee Won Kuk, người sáng lập võ đường Chung Do Kwan, về sau từng là võ đường Taekwondo lớn nhất Hàn Quốc. Ông cũng từng là một môn sinh của Gichin Funakoshi, người sáng lập hệ phái Shotokan Karate.
Chun Sang Sup, người sáng lập hệ phái Choson Yunmookwan Kwon Bop Bu, về sau trở thành các võ đường Jido Kwan và Han Moo Kwan. Ông cũng từng là một môn sinh của Gichin Funakoshi, người sáng lập hệ phái Shotokan Karate.
Yun Byung In, người sáng lập hệ phái YMCA Kwon Bop Bu, về sau trở thành võ đường Chang Moo Kwan.
Hwang Kee, người sáng lập võ đường Moo Duk Kwan.
Roh Byong Jick, người sáng lập võ đường Song Moo Kwan. Ông cũng từng là một môn sinh của Gichin Funakoshi, người sáng lập hệ phái Shotokan Karate.
Choi Hong Hi, người sáng lập võ đường Oh Do Kwan, tổ sư hệ phái Chang Hon, sáng lập viên Liên đoàn Taekwondo quốc tế (ITF). Ông cũng từng là một môn sinh của Gichin Funakoshi, người sáng lập hệ phái Shotokan Karate.
Nam Tae Hee, đồng sáng lập và huấn luyện viên trưởng đầu tiên của võ đường Oh Do Kwan.
Jong Pyo Hong, người sáng lập võ đường Kang Duk Won, Kwon Bop Bu
Park Chul Hee, đồng sáng lập võ đường Kang Duk Won, Kwon Bop Bu.
10.Lee Yong Woo, người sáng lập võ đường Jung Do Kwan.
Ngoài ra, hệ phái Kukkiwon còn công nhận 6 võ sư đạt đẳng cấp cao nhất: Thập đẳng huyền đai.
Yong Ki Pae (Jidokwan)
Chong Soo Hong (Moo Duk Kwan)
Il Sup Chun (Jidokwan)
Nam Suk Lee (Chang Moo Kwan)
Tiến sĩ Sang Kee Paik (Sa Sang Kwan)
Tiến sĩ Un Yong Kim, cựu chủ tịch Kukkiwon và WTF.
Tham khảo
Taekwondo, đòn tay của bạn ở đâu?, in trên Sổ tay Võ thuật, số tháng 7 năm 2005.
Hồ Hoàng Khánh và Trần Khoan Lộc, 25 bài quyền W.T.F Taekwondo, 2 tập: Tập 1: kỹ thuật căn bản và 8 bài Taegeuk (thái cực); Tập 2: các bài quyền huyền đai, Nhà xuất bản trẻ, 1992.
Nhập môn Thái cực đạo, hệ phái I.T.F, gồm ba phần: Phần 1. lịch sử, chương trình tập luyện, tập điều hòa cơ thể; Phần 2. Các thế tấn chính và các đòn căn bản; Phần 3: 20 bài quyền trường phái Chang Hong. Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé.
Chú thích
Liên kết ngoài
Liên đoàn Taekwondo Thế giới (World Taekwondo Federation)
Liên đoàn Taekwondo Quốc tế (International Taekwondo Federation) tại và
Taekwondo Canada Team
Kukkiwon . World Taekwondo Headquarters
Tài nguyên không chính thức về Taekwondo
MartialArts 101.com , có bài viết và video về Taekwondo
Trường Taekwondo, Singapore, có liên kết đến bách khoa toàn thư về Taekwondo của tướng Choi
Câu lạc bộ Taekwondo WTF Đại học Pennsylvania , có tài liệu về Taekwondo
Blue Wave Association, có tài liệu về Taekwondo
European Taekwondo Union
Taekwondo-vn club , có tài liệu về Taekwondo
Korea Nationale Taekwondo Team • Performance in Oslo Norway • 23.05.06
Võ thuật Triều Tiên
Phát minh của Triều Tiên
Môn thể thao Thế vận hội Mùa hè |
10326 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%20%28ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20l%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%29 | C (ngôn ngữ lập trình) | C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Từ đó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất. C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng. Ngoài ra, C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính mặc dù ngôn ngữ này không được thiết kế dành cho người nhập môn.
Các đặc trưng
Tổng quan
C là một ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ gọn vận hành gần với phần cứng và nó giống với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, C đôi khi được đánh giá như là "có khả năng di động", cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó với ngôn ngữ bậc thấp như là Assembler, đó là việc mã C có thể được dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn ngữ hiện tại trong khi đó thì Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt. Vì lý do này C được xem là ngôn ngữ bậc trung.
C đã được tạo ra với một mục tiêu là làm cho nó thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C, là những người bề bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ. Cuối cùng C có thêm những chức năng sau:
Một ngôn ngữ cốt lõi đơn giản, với các chức năng quan trọng chẳng hạn như là những hàm hay việc xử lý tập tin sẽ được cung cấp bởi các bộ thư viện các thủ tục.
Tập trung trên mẫu hình lập trình thủ tục, với các phương tiện lập trình theo kiểu cấu trúc.
Một hệ thống kiểu đơn giản nhằm loại bỏ nhiều phép toán không có ý nghĩa thực dụng.
Dùng ngôn ngữ tiền xử lý, tức là các câu lệnh tiền xử lý C, cho các nhiệm vụ như là định nghĩa các macro và hàm chứa nhiều tập tin mã nguồn (bằng cách dùng câu lệnh tiền xử lý dạng #include chẳng hạn).
Mức thấp của ngôn ngữ cho phép dùng tới bộ nhớ máy tính qua việc sử dụng kiểu dữ liệu pointer.
Số lượng từ khóa rất nhỏ gọn.
Các tham số được đưa vào các hàm bằng giá trị, không bằng địa chỉ.
Hàm các con trỏ cho phép hình thành một nền tảng ban đầu cho tính đóng và tính đa hình.
Hỗ trợ các bản ghi hay các kiểu dữ liệu kết hợp do người dùng từ khóa định nghĩa struct cho phép các dữ liệu liên hệ nhau có thể được tập hợp lại và được điều chỉnh như là toàn bộ.
Một số chức năng khác mà C không có (hay còn thiếu) nhưng có thể tìm thấy ở các ngôn ngữ khác bao gồm:
An toàn kiểu,
Tự động Thu dọn rác,
Các lớp hay các đối tượng cùng với các ứng xử của chúng (xem thêm OOP),
Các hàm lồng nhau,
Lập trình tiêu bản hay Lập trình phổ dụng,
Quá tải và Quá tải toán tử,
Các hỗ trợ cho đa luồng, đa nhiệm và mạng.
Mặc dù C còn thiếu nhiều chức năng hữu ích nhưng lý do quan trọng để C được chấp nhận vì nó cho phép các trình dịch mới được tạo ra một cách nhanh chóng trên các nền tảng mới và vì nó cho phép người lập trình dễ kiểm soát được những gì mà chương trình (do họ viết) thực thi. Đây là điểm thường làm cho mã C chạy hiệu quả hơn các ngôn ngữ khác. Thường thì chỉ có ngôn ngữ ASM chỉnh bằng tay chạy nhanh hơn (ngôn ngữ C), bởi vì ASM kiểm soát được toàn bộ máy. Mặc dù vậy, với sự phát triển các trình dịch C, và với sự phức tạp của các CPU hiện đại có tốc độ cao, C đã dần thu nhỏ khác biệt về tốc độ này.
Một lý do nữa cho việc C được sử dụng rộng rãi và hiệu quả là do các trình dịch, các thư viện và các phần mềm thông dịch của các ngôn ngữ bậc cao khác lại thường được tạo nên từ C.
Ví dụ "hello, world"
Ví dụ đơn giản sau đây được thấy trong lần in đầu tiên của cuốn "The C Programming Language", và đã trở thành bài tiêu chuẩn trong chương nhập môn của hầu hết các loại sách giáo khoa về lập trình. Chương trình hiển thị câu "hello, world!" trên đầu ra chuẩn, mà thường là một màn hình. Mặc dù vậy, nó có thể xuất ra một tập tin hay xuất ra trên một thiết bị phần cứng kể cả trên một vùng chứa, tùy thuộc vào việc đầu ra chuẩn được chỉ thị vào đâu khi chương trình này được thực thi.
#include <stdio.h>
int main(void)
{
printf("hello, world!");
return 0;
}
Chương trình trên sẽ dịch đúng trong hầu hết các trình dịch hỗ trợ chuẩn ANSI C hay chuẩn C99.
Sau đây là các phân tích theo từng dòng mã của ví dụ trên
#include <stdio.h>
Dòng đầu tiên này là một chỉ thị tiền xử lý #include. Điều này sẽ làm cho bộ tiền xử lý (bộ tiền xử lý này là một công cụ để kiểm tra mã nguồn trước khi nó được dịch) tiến hành thay dòng lệnh đó bởi toàn bộ các dòng mã hay thực thể trong tập tin mà nó đề cập đến (tức là tập tin stdio.h). Dấu ngoặc nhọn bao quanh stdio.h cho biết rằng tập tin này có thể tìm thấy trong các nơi đã định trước cho bộ tiền xử lý biết thông qua các đường tìm kiếm đến các tập tin header. Tập hợp các tập tin được khai báo sử dụng qua các chỉ thị tiền xử lý còn được gọi là các tập tin bao gồm.
int main(void)
Dòng trên biểu thị một hàm chuẩn tên main. Hàm này có mục đích đặc biệt trong C. Khi chương trình thi hành thì hàm main() được gọi trước tiên. Phần mã int chỉ ra rằng giá trị trả về của hàm main (tức là giá trị mà main() sẽ được trả về sau khi thực thi) sẽ có kiểu là một số nguyên. Còn phần mã (void) cho biết rằng hàm main sẽ không cần đến tham số để gọi nó. Xem thêm Void.
{
Dấu '{' cho biết sự bắt đầu của định nghĩa của hàm main.
printf("hello, world\n");
Dòng trên gọi đến một hàm chuẩn khác tên là printf. Hàm này đã được khai báo trước đó trong tập tin stdio.h. Dòng này sẽ cho phép tìm và thực thi mã (đã được hỗ trợ sẵn) với ý nghĩa là hiển thị lên đầu ra chuẩn dòng chữ hello, world<ký tự xuống dòng EOL-chuyển dấu nhắc sang dòng mới>.Mã ký tự \n là một dãy thoát được chuyển dịch thành dấu ký tự EOL (viết tắt từ chữ End-Of-Line) có nghĩa là chuyển vị trí dấu nhắc xuống đầu một dòng kế. Giá trị trả về của hàm printf (theo khai báo nguyên mẫu chuẩn của hàm này trong C) có kiểu int, nhưng vì giá trị trả về này không được (người lập trình) dùng tới nên giá trị đó bị bỏ qua (một cách lặng lẽ).
return 0;
Dòng này sẽ kết thúc việc thực thi mã của hàm main và buộc nó trả về giá trị 0 (là một số nguyên như khai báo ban đầu int main ).
}
Dấu '}' cho biết việc kết thúc mã cho hàm main.
Các kiểu
C có một hệ thống kiểu tương tự như của Pascal, mặc dù chúng khác nhau trong một số khía cạnh. Có nhiều kiểu cho các số nguyên với nhiều cỡ cho có đấu và không có dấu, có kiểu số floating point, kiểu các ký tự char, các kiểu thứ tự enum, kiểu bản ghi record và kiểu đơn vị union.
C tạo ra sự mở rộng mạnh mẽ việc sử dụng của kiểu các con trỏ pointer, một dạng đơn giản các tham chiếu mà chúng chứa địa chỉ các vùng nhớ. Các con trỏ có thể được tham chiếu ngược (dereference) để lấy về giá trị của dữ liệu được chứa trong địa chỉ đó (địa chỉ mà con trỏ chỉ vào). Địa chỉ này có thể được điều chỉnh bằng các phép gán thông thường và các phép toán số học trên con trỏ. Trong thời gian thực thi, một con trỏ đại diện cho một địa chỉ của bộ nhớ. Trong thời gian chuyển dịch, nó là một kiểu phức tạp đại diện cho cả địa chỉ và kiểu của dữ liệu. Điều này cho phép các biểu thức bao gồm các con trỏ được kiểm tra về kiểu. Các con trỏ thì được dùng cho nhiều mục tiêu trong C. Các dòng ký tự string thường được đại diện bởi một con trỏ chỉ tới một dãy của các ký tự. Sự cấp phát bộ nhớ động, được miêu tả sau đây, thì được tiến hành thông qua các con trỏ.
Một con trỏ rỗng có nghĩa là nó không chỉ đến một chỗ nào hết. Điều này có ích trong những trường hợp như là con trỏ next trong một nút cuối của một danh sách liên kết linked list. Việc tham chiếu ngược một con trỏ trống gây ra các biểu hiện không dự đoán trước được. Các con trỏ kiểu void thì lại có thể chỉ đến một đối tượng mà không cần biết kiểu của đối tượng đó. Điều này đặc biệt hữu dụng trong lập trình tiêu bản bởi vì cỡ và kiểu của các đối tượng mà chúng chỉ tới thì không thể biết được và do đó không thể thực hiện tham chiếu ngược, nhưng chúng lại có thể được hoán chuyển thành các con trỏ của các kiểu khác.
Các kiểu mảng array trong C thì có cỡ cố định, độ lớn tĩnh của nó phải được biết trước trong thời gian chuyển dịch. Điều này gây nhiều trở ngại trong thực tế bởi vì người ta có thể chỉ định các vùng nhớ ở thời gian thực thi dựa trên các thư viện chuẩn và hành xử chúng như là các mảng. Không như các ngôn ngữ khác, C biểu thị các mảng giống như trường hợp các con trỏ: chúng đóng vai trò một địa chỉ của bộ nhớ và một kiểu dữ liệu. Do đó, các giá trị chỉ số có thể vượt quá cỡ của một mảng.
C cũng cung cấp các kiểu mảng đa chiều. Các giá trị chỉ số của các mảng đa chiều thì được gán theo thứ tự hàng chính. Một cách có ý nghĩa thì các mảng này hoạt động như là mảng của các mảng nhưng thực chất chúng được phân bố như là mảng một chiều với việc tính và tạo các vị trí tương đối.
C thường được dùng trong việc lập trình các hệ thống bậc thấp, ở đó có thể cần thiết để xem số nguyên như là một địa chỉ của bộ nhớ, là một giá trị double precision, hay là một kiểu con trỏ. Trong các trường hợp này, C cung cấp việc hoán chuyển, mà phép toán này sẽ bắt buộc chuyển đổi giá trị từ một kiểu sang một kiểu khác. Dùng phép hoán chuyển sẽ làm mất đi phần nào tính an toàn mà thường được cung cấp bởi hệ thống kiểu.
Lưu trữ dữ liệu
Một trong những chức năng quan trọng nhất của một ngôn ngữ lập trình là việc cung cấp cơ sở cho việc quản lý bộ nhớ và các đối tượng được chứa trong bộ nhớ. C cung ứng 3 phương cách để cấp phát bộ nhớ cho các đối tượng:
Sự cấp phát vùng nhớ tĩnh: khoảng trống dành cho đối tượng thì được cung cấp trong phần mã nhị phân ở thời gian dịch; những đối tượng này có một thời gian sống lâu dài theo sự tồn tại của phần mã nhị phân chứa chúng (các đối tượng).
Sự cấp phát vùng nhớ tự động: Các đối tượng tạm thời có thể được chứa trong một chồng (stack), và khoảng trống này thì được trả về một cách tự động và có thể được dùng lại sau khi khối mã mà chúng (tức các đối tượng tạm thời) được khai báo đã thực thi xong.
Sự cấp phát vùng nhớ động: Các khối của bộ nhớ với bất kì cỡ lớn mong muốn nào đều có thể được yêu cầu (hay xin) trong thời gian thi hành bằng cách dùng các hàm thư viện như là malloc(), realloc() và free() từ một khu vực của bộ nhớ có tên là heap; các khối này có thể được tái dụng sau khi gọi hàm free() để hoàn trả chúng lại cho bộ nhớ.
Ba phương án này thích hợp cho các tình huống khác nhau và có những hậu quả khác nhau. Ví dụ, kiểu cấp phát tĩnh sẽ không cần thời gian (để tính toán) cho sự cấp phát, kiểu cấp phát tự động sẽ cần một khoảng thời gian nào đó cho dự tính, và kiểu cấp phát động có thể đòi hỏi một lượng lớn thời gian dùng dễ tính toán cho việc cấp phát và hoàn trả (các vùng nhớ đã được yêu cầu trước đó). Mặt khác, khoảng trống của chồng thường giới hạn cho vùng nhớ tĩnh hay cho khoảng trống của heap, và chỉ kiểu cấp phát vùng nhớ động là cho phép sự cấp phát cho các đối tượng mà kích thước của nó chỉ có thể biết được trong lúc thi hành. Hầu hết các chương trình C đều dùng nhiều cả ba phương cách này.
Khi có thể thì sự cấp phát tự động hay sự cấp phát tĩnh thường được dề nghị dùng vì kho nhớ được quản lý bởi trình dịch, giải phóng cho người lập trình những lồi lầm phiền hà khi phải xin cấp phát và hoàn trả các vùng nhớ bằng tay. Rất tiếc nhiều cấu trúc dữ liệu có thể trương nở trong thời gian thực thi và vì kiểu cấp phát tĩnh và kiểu tự động phải có một độ lớn cố định ở thời gian dịch nên trong nhiều tình huống mà buộc phải dùng kiểu cấp phát động. Các dãy thay đổi về độ lớn là một ví dụ điển hình của trường hợp này. (Xem ví dụ từ bài malloc về các dãy được cấp phát vùng nhớ động.)
Cú pháp
Không như Fortran, C là ngôn ngữ dạng tự do, cho phép người lập trình tùy tiện sử dụng ký tự whitespace để xếp đặt (cách trình bày) mã nguồn. Các dòng chú giải hoặc có thể đặt nằm giữa /* và */ hoặc viết từng dòng bắt đầu bởi // theo sau đó là các chú giải.
Mỗi tập tin chứa mã có thể chứa các khai báo và các định nghĩa hàm. Các định nghĩa hàm, chính chúng, cũng chứa các khai báo và các mệnh đề. Các khai báo thì hoặc là định nghĩa những kiểu mới với các từ khoá như struct, union, và enum, hoặc là gán các kiểu và đăng ký vùng chứa (trong bộ nhớ) cho các biến mới (Ví dụ: char *myname = "ABC"). Các từ khoá như là char và int cũng như là ký hiệu con trỏ chỉ tới * là các kiểu sẵn có. Các khối mã thì được đóng ở giữa các dấu { và } để chỉ ra phần (mã) mà các khai báo và các cấu trúc điều khiển (bên trong dấu ngoặc) có hiệu lực.
Như là một ngôn ngữ mệnh lệnh, C phụ thuộc vào các mệnh đề (câu lệnh) để làm hầu hết các việc. Hầu hết các mệnh đề lại là các mệnh đề biểu thức mà một cách đơn giản chúng tạo nên việc đánh giá các biểu thức đó—và trong quá trình này, các biến nhận được các giá trị mới hoặc các giá trị này được trả ra. Các mệnh đề dòng điều khiển cũng có hiệu lực cho việc thực thi có điều kiện hay có lặp lại, mà chúng được cấu tạo với các từ khóa như là if, else, switch, do, while và for. Các nhảy dòng cũng có thể thực hiện qua câu lệnh goto. Nhiều phép toán khác nhau được cung cấp sẵn để thực thi trên các phép tính cơ sản về số học, lô gíc, so sánh, kiểu bit, chỉ số của mảng, và phép gán giá trị. Các biểu thức cũng gọi các hàm, bao gồm một số lượng lớn các hàm thư viện, để tiến hành các thao tác chung.
Các vấn đề của C
Một câu nói phổ biến được người ta lập lại nhiều lần của một nhà thiết kế trình dịch Bjarne Stroustrup, người sáng lập ra C++, là "C makes it easy to shoot yourself in the foot." (tạm dịch: "C làm cho việc bạn tự hại bạn trở nên dễ dàng") . Nói cách khác, C cho phép nhiều phép toán không mong muốn trong một cách tổng quát, và do đó, nhiều lỗi đơn giản đã được tạo ra bởi một người lập trình mà chúng lại không thể phát hiện qua trình dịch hay ngay cả không phát hiện ra trong lúc thi hành. Điều này là nguyên nhân của một số chương trình có các ứng xử không lường trước được và có các lỗ hổng về an toàn. Một dị bản ngôn ngữ C là Cyclone điều chỉnh được một phần trong số các vấn đề như vậy.
Một lý do của các vấn đề nêu trên là để tránh cho cái giá quá cao phải trả cho việc kiểm soát (lỗi) ở thời gian dịch và thời gian thi hành. Một lý do khác là sự đòi hỏi để giữ C được càng hiệu quả và càng uyển chuyển càng tốt. Một ngôn ngữ càng mạnh thì càng khó khăn cho ngôn ngữ lập trình đó để làm rõ ràng mọi thứ trong các chương trình (được viết trong ngôn ngữ này). Một số việc kiểm tra đã được dựa trên các công cụ bên ngoài, những công cụ như vậy được bàn đến trong phần Các công cụ kiểm tra tĩnh bên ngoài cho trình dịch.
Sự cấp phát vùng nhớ
Một vấn đề với C (và đây thường là vấn đề lớn cho những người mới làm quen với C) là việc cấp phát (vùng nhớ) một cách tự động hay một cách động cho các đốì tượng mà không khởi động chúng. Các đối tượng này, ban đầu, chứa các giá trị bất kì trong khoảng nhớ mà chúng được cấp phát. Các giá trị này có thể là các giá trị ngẫu nhiên còn lại trong bộ nhớ mà chưa được làm sạch, chúng hoàn toàn không dự đoán được. Nếu một chương trình có khai biến mà lại không gán giá trị ban đầu, thường là 0 (cho kiểu số) hay null (cho kiểu con trỏ) hay "" (cho kiểu dãy ký tự,...) thì có thể gây ra các phản ứng không lường trước được của chương trình đó. Hầu hết các trình dịch C hiện đại có thể phát hiện và cảnh cáo về việc "quên gán giá trị khởi động" trong nhiều trường hợp, nhưng cũng không hoàn toàn hiệu quả.
Một vấn đề thường thấy khác là bộ nhớ heap không thể được tái dụng cho tới khi nó được hoàn trả lại về cho bộ nhớ bởi người lập trình bằng câu lệnh free(). Hậu quả là nếu người lập trình quên hoàn trả các vùng đã cấp phát về cho bộ nhớ và lại tiếp tục dùng các lệnh cấp phát, thì càng lúc càng nhiều các phần của bộ nhớ bị chiếm chỗ. Lỗi này là một loại lỗi kiểu memory leak tức là "rỉ bộ nhớ". Ngược lại, cũng có trường hợp trả tự do phần đã cấp phát về cho bộ nhớ quá sớm và lại tiếp tục sử dụng vùng nhớ đã trả về thì cũng có thể dễ gây ra việc nhận sai các giá trị hay tạo ra các tình huống không lường trước được. Lý do là vì máy tính khi nhận lại các vùng đã được trả sẽ có thể dùng vùng nhớ đó cho các việc khác. Một số ngôn ngữ xử lý chuyện này với việc tự động dọn rác.
Các con trỏ
Các con trỏ là một nguồn gốc chính của nhiều nguy hiểm bởi vì chúng không được kiểm tra, một con trỏ có thể được tạo ra để chỉ tới bất kì đối tượng nào bất kể kiểu nào, kể cả các mã (nhị phân), và khi được dùng đến (hay được viết ra), có thể gây ra các hiệu ứng không lường trước được. Mặc dù hầu hết các con trỏ thường chỉ tới các chỗ an toàn, chúng vẫn có thể di chuyển tới những chỗ không an toàn như khi dùng các phép toán số học trên các con trỏ (thường là cộng trừ trên các địa chỉ mà chúng chỉ tới), vùng nhớ chỗ chúng chỉ tới có thể đã được trả về và đã được tái dụng (con trỏ đu đưa), chúng có thể đã không được khởi động (con trỏ hoang), hay chúng được trực tiếp gán một giá trị nào đó qua việc dùng toán tử đổi kiểu (cast) hoặc được gán qua một con trỏ đã bị hủy hoại. Một vấn đề khác với các con trỏ là việc C cho phép tự do chuyển đổi giữa hai kiểu con trỏ bất kì. Các ngôn ngữ khác điều chỉnh các vấn đề này bằng cách dùng các kiểu tham chiếu bị giới hạn hơn.
Các mảng
Mặc dù C có hỗ trợ riêng cho các mảng tĩnh, nhưng nó không kiểm tra xem các chỉ số mảng có hợp lệ hay không (kiểm tra biên). Thí dụ, người ta có thể viết phần tử thứ sáu của một mảng được định nghĩa với 5 phần tử, và điều này có thể mang lại các hậu quả không mong muốn. Lỗi này thuộc loại lỗi tràn bộ nhớ đệm. Đây là nguồn gốc của nhiều lỗ hổng an ninh trong các chương trình viết bằng C. Mặt khác, do sự giới hạn về kỹ thuật kiểm tra biên ở thời điểm C ra đời (khi gần như chưa có kỹ thuật kiểm tra biên), nên việc kiểm tra biên trở nên ảnh hưởng nặng đến tốc độ thực thi, đặc biệt là trong các tính toán số.
Các mảng đa chiều rất cần thiết khi cài đặt các thuật toán số (chủ yếu áp dụng cho đại số tuyến tính) để chứa các ma trận. Nhưng cấu trúc mảng theo C không những không đáp ứng mà còn không tương hợp cho thao tác chuyên biệt này. Vấn đề này đã được bàn thảo trong sách Numerical Recipes in C, chương 1.2, trang 20 ff (đọc trực tuyến). Người ta có thể tìm thấy ở đây một giải pháp tốt được dùng xuyên suốt trong cả cuốn sách này.
Các hàm tham lượng động
Một vấn đề thường thấy khác là về các hàm tham lượng động (variadic function), tức là, các hàm mà có thể thay đổi được số lượng của các tham số. Không giống như các nguyên mẫu khác của hàm trong C, kiểm tra số lượng tham số ở thời điểm dịch là không bắt buộc bởi tiêu chuẩn, và một cách tổng quát là không thể kiểm tra được nếu không có thêm thông tin. Nếu dữ liệu có kiểu không đúng được chuyển vào, thì hậu quả sẻ không lường được, và thường tạo sự hư hại hoàn toàn. Các hàm tham lượng động cũng xử lý các hằng số con trỏ rỗng trong một cách không biết trước được.
Thí dụ: Họ các hàm printf cung cấp bởi thư viện chuẩn, được dùng để định dạng các dòng chữ xuất ra, thì có tiếng vì các lỗi trong giao diện tham lượng động của nó; nó dựa trên một sự định dạng của dãy ký tự để biểu trưng số và kiểu của các tham số theo sau.
Mặc dù kiểm tra kiểu của các hàm tham lượng động từ thư viện chuẩn là một vấn đề về chất lượng của sự thiết lập, nhiều trình dịch hiện đại đặc biệt tiến hành kiểm tra kiểu của việc gọi printf, và sản sinh ra các cảnh cáo nếu danh mục tham số mà không tương ứng với dãy ký tự định dạng. Dẫu sao thì không phải tất cả các lần gọi printf đều có thể được kiểm tra một cách tĩnh bởi vì có thể dãy ký tự định dạng chỉ được lập thành ở thời gian thực thi, khi mà các hàm tham lượng động thường vẫn không kiểm tra được.
Cú pháp
C có nhiều điểm yếu trong cú pháp. Đáng chú ý là:
Nguyên mẫu của hàm nào không chỉ ra tham số nào thì được hiểu ngầm là cho phép một tập bất kì các tham số. Một vấn đề về cú pháp đã được đề ra cho khả năng tương thích ngược của K&R C, về việc thiếu các nguyên mẫu.
Một số sự chọn lựa đáng ngờ vực về thứ tự ưu tiên của các toán tử, chẳng hạn như == "nối kết" một cách chặt chẽ hơn & và | trong các biểu thức như là x & 1 == 0.
Việc dùng toán tử "=" một cách dễ nhầm lẫn. Nếu dùng trong đẳng thức toán học để chỉ các phép gán, dẫn tới các phép gán không chủ định trong việc so sánh và dẫn tới một ấn tượng sai lầm rằng phép gán có tính bắc cầu. Ví dụ: việc dùng câu lệnh if (x=0) {...} sẽ dễ gây ra các lỗi bất ngờ.
Thiếu các toán tử infix cho các đối tượng phức tạp, đặc biệt là cho các phép toán trên dãy các ký tự làm cho chương trình phụ thuộc nặng nề lên các phép toán rất khó đọc.
Dựa vào quá nhiều trên hệ thống ký hiệu làm cơ sở cho cú pháp ngay cả ở nơi không tường minh như là "&&" và "||" thay vì dùng "and" và "or".
Cú pháp khai báo không được dễ hiểu, đặc biệt cho hàm của các con trỏ. Trong tình huống hoàn toàn tương tự của C++, nhà nghiên cứu Damian Conway nói về cú pháp của khai báo như sau:
Khó để mà đặc tả một kiểu trong C++ bởi vì thực tế là một số phần tử của việc khai báo (như là con trỏ) thì là các toán tử tiền tố trong khi một số khác (như là mảng) lại là toán tử hậu tố (nghĩa là phải đặt * đứng trước tên con trỏ và dặt [] sau tên mảng—người dịch). Nhừng toán tử khai báo này lại có các thứ tự ưu tiên khác nhau, cần phải được đặt trong các dấu ngoặc cẩn thận để đạt được sự khai báo mong muốn.
Ben Werther & Damian Conway.
A Modest Proposal: C++ Resyntaxed. Section 3.1.1. 1996.
Các vấn đề về bảo trì
Có một số vấn đề khác của C mà không trực tiếp do các lỗi hay sai sót, nhưng lại làm ngăn trở khả năng của người lập trình để xây đựng một hệ thống cỡ lớn, có thể bảo trì và ổn định. Các điển hình bao gồm:
Hệ thống rời rạc vì các câu lệnh định nghĩa nhập (#include) dựa trên các dòng chữ nội tại rải rác không đồng nhất (trong các tập tin) nhằm giữ các nguyên mẫu và các định nghĩa được đồng bộ. Điều này làm tăng đáng kể số lần cho việc tạo dựng (phần mềm).
Mô hình chuyển dịch rối rắm. Nó buộc phải có việc theo dõi các sự phụ thuộc (về mã) bằng tay và nó ngăn cấm sự tối ưu hóa trình dịch giữa các mô dun (ngoại trừ sự tối ưu hoá thời gian liên kết).
Hệ thống kiểu yếu dẫn tới việc các chương trình có lỗi hiển nhiên nhưng vẫn được dịch mà không bị bắt lỗi.
Các công cụ kiểm tra tĩnh cho trình dịch
Nhiều công cụ đã được tạo ra để giúp người lập trình C tránh dược các lỗi. Việc kiểm tra và kiểm toán mã nguồn tự động thì rất hiệu quả trong mọi ngôn ngữ. Chẳng hạn cho C là Lint. Một thực tế là sử dụng Lint để phát hiện các mã có nghi vấn khi một chương trình được viết lần đầu. Một khi chương trình đã qua được Lint, thì nó được chuyển dịch bởi một trình dịch C. Cũng có một thư viện cho việc tiến hành kiểm tra các biên của mảng và một dạng giới hạn của việc tự động dọn rác, nhưng đó không phải là một phần tiêu chuẩn của C.
Điều nên nhận thức là các công cụ này không phải là vạn năng. Bởi vì sự linh hoạt của C, nhiều kiểu lỗi như là việc dùng sai các hàm tham lượng động, việc dùng chỉ số ngoài biên của mảng và quản lý bộ nhớ không đúng thì không thể phát hiện được. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp (lỗi) thông thường đều có thể được nhận ra.
Lịch sử
Những phát triển ban đầu
Phát triển khởi đầu của C xảy ra ở AT&T Bell Labs giữa 1969 và 1973; theo Ritchie thì thời gian sáng tạo nhất là vào năm 1972. Nó được đặt tên là C vì nhiều đặc tính của nó rút ra từ một ngôn ngữ trước đó là B.
Thêm vào đó, các điểm khác với ngôn ngữ nguyên thủy "B": Ken Thompson kể tới ngôn ngữ lập trình BCPL, nhưng ông ta cũng đã tạo ra ngôn ngữ là Bon để vinh danh vợ mình.
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của C và hệ điều hành liên quan tới nó là Unix bao gồm:
Sự phát triển của C là kết quả của các lập trình viên đã muốn chơi Space Travel. Họ đã chơi nó trên mainframe của hãng làm việc, nhưng bị thiếu khả năng (chạy) và phải hỗ trợ khoảng 100 người dùng, Thompson và Ritchie tìm thấy rằng họ đã không có đủ sự kiểm soát tàu vũ trụ (của trò chơi) để tránh được các va chạm khỏi sự chuyển dịch của các thiên thạch. Do đó, họ quyết định để xuất trò chơi này sang một máy PDP-7 để không trong văn phòng. Nhưng nó lại không có hệ điều hành; do đó, họ viết một hệ điều hành. Tiếp tục, họ quyết định để xuất hệ điều hành này sang PDP-11 của văn phòng nhưng việc này thật khó vì tất cả mã đều là ngôn ngữ Assembly. Họ quyết định dùng một ngôn ngữ dễ xuất cấp cao để hệ điều hành có thể xuất được dễ dàng từ máy tính này sang máy khác. Họ đã tìm đến ngôn ngữ B, nhưng nó lại thiếu các chức năng để khai thác một số khả năng của PDP-11. Vậy nên họ đã sáng tạo ra một ngôn ngữ mới là C.
Unix nguyên đã được phát triển để tạo ra một hệ thống tự động lập hồ sơ cho các bằng phát minh. Phiên bản đầu tiên của Unix đã phát triển từ ngôn ngữ Assembly. Sau đó, ngôn ngữ C đã được phát triển để từ đó thay thế hệ điều hành mới.
Cho đến 1973, C đã trở nên đủ mạnh để dùng viết nhân cho Unix, thay vì trước nó chúng được viết bằng Assembly trong các máy PDP-11/20. Đây là lần đầu tiên mà nhân của một hệ điều hành được lắp thành bằng một ngôn ngữ khác hơn Assembly.
K&R C
Năm 1978, Ritchie và Brian Kernighan xuất bản lần đầu cuốn The C Programming Language. Sách này được những người lập trình biết tới như là "K&R", được dùng trong nhiều năm như là một đặc tả không chính thức của C. Phiên bản C mà cuốn sách đó đề cập thường được gọi là "K&R C". (Lần xuất bản thứ hai của cuốn này cũng bao gồm chuẩn ANSI C).
K&R giới thiệu các chức năng sau đây:
Kiểu dữ liệu struct
Kiểu dữ liệu long int
Kiểu dữ liệu unsigned int
Toán tử =+ đã được đổi thành +=, và tương tự cho các toán tử khác để tránh gây hiểu nhầm cho bộ phân tích từ vựng của trình dịch C. (Ví dụ: sự giống nhau dễ lầm lẫn của hai câu lệnh i =+ 10 và i = +10).
K&R C thường được xem là phần cơ bản nhất của ngôn ngữ mà nó cần phải có cho một trình dịch C. Trong nhiều năm, ngay cả sau khi ANSI C được giới thiệu, nó đã được xem như là "mẫu số chung nhỏ nhất" mà người lập trình C phải bám lấy nếu muốn có được khả năng dịch chuyển (tái dụng trên nhiều máy) bởi vì không phải mọi trình dịch đều hỗ trợ toàn bộ ANSI C, và một cách hợp lý là mã viết trong K&R C cũng là mã hợp lệ trong ANSI C.
Trong các phiên bản trước đây của C, chỉ có những hàm nào trả về một số khác số nguyên mới cần được khai báo trước khi dùng. Một hàm dùng mà không có bất kì sự khai báo nào trước đó được giả thiết là sẽ trả về một số nguyên.
Ví dụ việc gọi với yêu cầu của sự khai báo trước:
long int SomeFunction();
int CallingFunction()
{
long int ret;
ret = SomeFunction();
}
Ví dụ việc gọi mà không cần phải khai báo trước:
int CallingFunction()
{
int ret;
ret = SomeOtherFunction();
}
int SomeOtherFunction()
{
return 0;
}
Bởi vì nguyên mẫu của K&R đã không bao gồm bất kì thông tin nào về các tham số của hàm, chức năng kiểm tra kiểu của các đối số đã không được tiến hành, mặc dù một số trình dịch sẽ cho ra thông báo cảnh cáo nếu một hàm đã được gọi với số lượng tham số không đúng.
Trong nhiều năm tiếp theo của sự tái bản K&R C, nhiều chức năng "không chính thức" đã được thêm vào cho ngôn ngữ, được hỗ trợ bởi các trình dịch của AT&T và một số nơi khác. Trong đó bao gồm:
Các hàm có kiểu void và dữ liệu có kiểu void *.
Các hàm trả về các kiểu struct hay union.
Tên của các miền trong một không gian tên cho mỗi kiểu struct.
Phép gán cho kiểu dữ liệu struct.
Hằng const được xem là đối tượng chỉ cho phép đọc.
Một thư viện chuẩn được sự hợp tác để xây dựng bởi nhiều nhà sản xuất.
Các kiểu enumeration.
Kiểu chính xác đơn float.
ANSI C và ISO C
Vào khoảng cuối thập niên 1970, C bắt đầu thay thế vai trò của BASIC như là một ngôn ngữ lập trình cho microcomputer. Suốt thập niên 1980 nó đã được chấp thuận dùng trong IBM PC, và sự phổ biến của nó bắt đầu tăng một cách lớn lao.
Trong cùng thời kỳ, Bjarne Stroustrup và đồng nghiệp ở Bell Labs đã bắt tay cho thêm vào C các cấu trúc ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
Ngôn ngữ họ tạo ra gọi là C++ nay trở thành ngôn ngữ lập trình ứng dụng phổ biến nhất trên hệ điều hành Microsoft Windows; C vẫn còn rất phổ biến trong thế giới UNIX. Một ngôn ngữ khác cũng được phát triển trong khoảng thời gian này là Objective-C, cũng là một mở rộng lập trình hướng đối tượng cho C. Dù không phổ biến như C++, nó được dùng để phát triển các ứng dụng Cocoa của Mac OS X.
Trong 1983, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) thành lập hội đồng X3J11 để hoàn tất một tiêu chuẩn dặc tả của C. Sau một quá trình khó khăn và lâu dài, tiêu chuẩn đã hoàn tất vào 1989 và được công nhận là "Programming Language C" ANSI X3.159-1989. Phiên bản ngôn ngữ này thường được nhắc đến như là ANSI C.
Trong 1990, Tiêu chuẩn ANSI C (với một vài chi tiết nhỏ được điều chỉnh) đã được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) như là ISO/IEC 9899:1990.
Một điểm mạnh của quá trình tiêu chuẩn hoá ANSI C là làm cho K&R C trở thành một tập con của nó; nó tiếp nhận nhiều chức năng không chính thức của K&R C như là một hệ quả. Xa hơn, hội đồng tiêu chuẩn cũng làm cho ANSI C bao gồm thêm nhiều chức năng mới, như là các nguyên mẫu của hàm (mượn từ C++), và khả năng tiền xử lý mạnh hơn.
Ngày nay, ANSI C được hỗ trợ bởi hầu hết các trình dịch. Hầu hết các mã C ngày nay được viết dựa ttrên ANSI C. Mọi chương trình chỉ viết trong chuẩn C thì sẽ đảm bảo việc thực thi chính xác trên mọi nền nào cho phép dùng C. Mặc dù vậy, nhiều chương trình đã viết ra chỉ dịch được trong một số nền hoặc với một số trình dịch nào đó bởi vì các lý do sau:
Dùng các thư viện không chuẩn, như là cho GUI.
Một số trình dịch không hoàn toàn theo đúng chuẩn ANSI C hay các chuẩn tiếp sau trong các chế độ làm việc mặc nhiên của chúng.
Phụ thuộc vào kích thước của một số kiểu dữ liệu cũng như là endian của nền. (Chẳng hạn, trong một số nền kích thước của kiểu int có thể nhiều hơn hay ít hơn—4, 8 hay 16 byte—trong nền khác.)
Macro có thể được dùng để chẻ mã nguồn thành các phần theo ANSI C và K&R
#if
extern int getopt(int,char * const *,const char *);
#else
extern int getopt();
#endif
Một số chuyên gia khuyên rằng dùng #if như trên, thay cho #ifdef bởi vì một số trình dịch cài giá trị về 0 để chỉ việc không theo chuẩn ANSI (trong khi một số trình dịch khác lại cài về giá trị khác 0).
C99
Sau quá trình chuẩn hóa ANSI, đặc tả của ngôn ngữ C tương đối được giữ nguyên trong một thời gian, trong khi C++ tiếp tục thâm nhập. (Đúng ra, đã có tu chính số 1 tạo ra phiên bản mới của C trong 1995, nhưng phiên bản này hiếm khi được đồng thuận.) Cho đến cuối thập niên 1990 một tiêu chuẩn mới đã được phát hành là ISO 9899:1999. Tiêu chuẩn này thường được mệnh danh là "C99". Nó đã tiếp thu ANSI C trong tháng 3 năm 2000.
Những chức năng mới trong C99 bao gồm:
Các hàm inline.
Các biến có thể được khai báo ở bất kì chỗ nào (như là trong C++).
Nhiều kiểu dữ liệu mới được đưa vào bao gồm kiểu long long int (để giảm khó khăn trong việc chuyển hệ từ 32-bit sang 64-bit), kiểu boolean và kiểu complex để dùng cho các số phức.
Các mảng có chiều dài thay đổi được.
Hỗ trợ cho dòng lệnh chú giải bắt đầu với // như trong C++ và nhiều ngôn ngữ khác.
Nhiều hàm thư viện mới như là snprintf().
Nhiều tập tin tiêu dề như là stdint.h.
Điều thú vị trong việc hỗ trợ cho chuẩn C99 là một kết quả pha trộn. Trong khi GCC và nhiều trình dịch khác hiện hỗ trợ hầu hết các chức năng của C99, thì trình dịch của Microsoft và Borland lại không tuân theo và hai công ty này dường như không thích thú để thêm vào các hỗ trợ này.
Quan hệ với C++
C++ nguyên là sự kế thừa từ C. Mặc dù vậy, không phải mọi chương trình trong C đều hợp lệ trong C++. Vì là hai ngôn ngữ độc lập, số lượng không tương thích giữa hai ngôn ngữ này đã tăng lên. Phiên bản cuối cùng C99 đã tạo ra thêm nhiều tính năng xung đột (giữa C và C++). Các sự khác nhau này tạo ra khó khăn để viết các chương trình và thư viện đẻ có thể được dịch và hoạt động chính xác trong cả hai loại mã C hay C++, đồng thời gây nhầm lẫn cho những người lập trình dùng cả hai ngôn ngữ này. Sự chênh lệch này cũng gây khó khăn cho ngôn ngữ này có thể tiếp thu các tính năng của ngôn ngữ kia.
Bjarne Stroustrup, cha đẻ của C++ đã lập đi lập lại rằng: Các tính chất không tương thích giữa C và C++ nên được hạ thấp càng nhiều càng tốt để mở rộng tối đa khả năng hoạt động thông suốt của hai ngôn ngữ này. Một số người tranh biện rằng vì C và C++ là hai ngôn ngữ khác nhau, sự tương thích giữ chúng thì hữu ích nhưng không phải có tính sống còn, theo lập trường này, nỗ lực để giảm sự không tương thích không được phá hủy cố gắng để nâng cao mỗi ngôn ngữ đứng riêng.
Ngày nay, những khác nhau căn bản, không kể các mở rộng thêm vào của C++ như là các lớp, các tiêu bản, các không gian tên, và quá tải, giữa hai ngôn ngữ là:
inline — các hàm inline có giá trị toàn cục trong C++ và chỉ có giá trị trong phạm vi tập tin trong C.
Từ khóa bool trong C99 thì có riêng tập tin tiêu dề của nó là <stdbool.h>. Các chuẩn C trước đây đã không định nghĩa kiểu boolean và nhiều phương pháp không tương thích đã được dùng để mô phỏng kiểu boolean.
Các hằng ký tự (được đặt trong dấu ') có độ lớn của một int trong C và có độ lớn của một char trong C++. Mặc dù vậy, ngay cả trong C các hàng này sẽ không bao giờ vượt quá giá trị của một char, cho nên việc chuyển đổi kiểu (char)'a' thì hoàn toàn an toàn.
Nhừng từ khóa mới thêm vào trong C++ sẽ không thể dược dùng làm các tên trong C như trước đây nữa. (Ví dụ: try, catch, template, new, delete,...).
Trong C++, trình dịch tự động tạo một "thẻ" cho mỗi struct, union hay enum, do vậy, struct S {}; trong C++ tương đương với typedef struct S {} S; trong C.
C99 tiếp thu một số tính năng mà xuất hiện đầu tiên trong C++. Trong số đó là:
Bắt cuộc khai báo nguyên mẫu của hàm.
Thêm từ khóa inline.
Hủy bỏ "hiểu ngầm" của sự trả về sẽ có kiểu int.
Ngôn ngữ trung gian
C được dùng như là một ngôn ngữ trung gian vì nó có thể xuất thành dạng tập tin object hay ngôn ngữ máy. Việc này giúp C trở nên dễ vận chuyển hay dễ tối ưu hóa. Các trình dịch C thường có sẵn cho nhiều loại CPU và các hệ điều hành và hầu hết những trình dịch đó cho ra được tập tin *.obj cũng như ngôn ngữ máy có tối ưu hóa. Do đó, các đầu ra của mã nguồn C đột nhiên trở nên rất là dễ vận chuyển, và có khả năng dùng trong dạng *.obj hay mã máy được tối ưu hóa. Dầu sao thì C được thiết kế như là một ngôn ngữ lập trình, nó không phải là lý tưởng cho việc dùng như là một ngôn ngữ trung gian. Điều này dẫn tới việc phát triển các ngôn ngữ trung gian lấy C làm cơ sở, như là một C--.
Các trình dịch quan trọng
Những trình dịch về C ngày nay thương được cung cấp kèm chung với C++ và ngay cả trình dịch cho ngôn ngữ Assembly. Những sản phẩm trình dịch được bán phổ biến trên thị trường cũng thường cung cấp thêm nhiều công cụ trợ giúp cho người lập trình như là IDE, debugger,...
Sau đây là danh sách một số trình dịch phổ biến:
GCC trình dịch hoàn toàn miễn phí của theo giấy phép GNU toàn bộ gói sẽ bao gồm trình dịch của nhiều ngôn ngữ điển hình là C/C++ và Fortran. Đây là trình dịch chính dùng cho các hệ diều hành Linux. Nó hỗ trợ hầu hết các tiêu chuẩn C/C++. Tuy nhiên vì là miễn phí nên nó không cung cấp các phương tiện đồ họa hỗ trợ cho việc sửa lỗi và viết mã mặc dù nó cũng có các công cụ để giúp phát hiện lỗi rất mạnh như gdb.
Turbo C++, Borland C/C++, trình dịch này ngày nay đã đổi tên thành Borland Builder và bị giảm sút thị phần rất nhiều nhưng đây là trình dịch có hỗ trợ chuẩn C98.
Microsoft C/C++, đây là trình dịch chỉ được dùng chủ yếu để phát triển các phần mềm trên các hệ Windows. Trình dịch này rất mạnh về các hỗ trợ đồ họa cũng như các công cụ để phát triển và sản xuất phần mềm. Rất tiếc, trình dịch này không hoàn toàn tương thích với các chuẩn. Để có mã nguồn theo chuẩn thì người lập trình phải cài đặt lại một số thông số mặc định. Một điểm yếu của trình dịch này là nó không hỗ trợ cho các hệ điều hành nào không do Microsoft sản xuất.
Ngoài ra, còn rất nhiều trình dịch khác ở mức độ ít phổ biến hơn như là trình dịch C/C++ của Intel, Bell Labs,...
Xem thêm
Tiếng Việt
Cú pháp ngôn ngữ C
Kiểu và khai báo biến trong C
Các công cụ: Cygwin, GCC, make, Linker
Tiếng Anh
C preprocessor
C standard library
C library
C string
C syntax
List of articles with C programs
Objective-C
Operators in C and C++
Programming tool: Dev-C/C++, DJGPP,, LCC, SPlint, Small-C, C--,
Chú thích
Tham khảo
Brian Kernighan, Dennis Ritchie: The C Programming Language. Also known as K&R — The original book on C.
1st, Prentice Hall 1978; ISBN 0-13-110163-3. Pre-ANSI C.
2nd, Prentice Hall 1988; ISBN 0-13-110362-8. ANSI C.
ISO/IEC 9899. The official C:1999 standard, along with defect reports and a rationale.
Samuel P. Harbison, Guy L. Steele: C: A Reference Manual. This book is excellent as a definitive reference manual, and for those working on C compilers. The book contains a BNF grammar for C.
4th, Prentice Hall 1994; ISBN 0-13-326224-3.
5th, Prentice Hall 2002; ISBN 0-13-089592-X.
Derek M. Jones: The New C Standard: A Cultural and Economic Commentary, Addison-Wesley, ISBN 0-201-70917-1, online material
Robert Sedgewick: Algorithms in C, Addison-Wesley, ISBN 0-201-31452-5 (Part 1–4) and ISBN 0-201-31663-3 (Part 5)
William H. Press, Saul A. Teukolsky, William T. Vetterling, Brian P. Flannery: Numerical Recipes in C (The Art of Scientific Computing), ISBN 0-521-43108-5
Liên kết ngoài
C
comp.lang.c Frequently Asked Questions
The Development of the C Language by Dennis M. Ritchie
Programming in C (Tài liệu thu thập từ Lysator)
International Obfuscated C Code Contest
Programming C ở Wikibooks
The New C Standard: An economic and cultural commentary — sách không xuất bản về "Phân tích chi tiết của tiêu chuẩn quốc tế cho ngôn ngữ C"
C99
Open source development using C99 — Is your C code up to standard? by Peter Seebach
Are you Ready For C99?
Article "Incompatibilities Between ISO C and ISO C++" by David R. Tribble
Tiêu chuẩn ANSI
Tiêu chuẩn ISO
Ngôn ngữ lập trình thủ tục
Phát minh của Hoa Kỳ
Họ ngôn ngữ lập trình C
Phần mềm đa nền tảng
Ngôn ngữ lập trình bậc cao |
10329 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kali%20cyanide | Kali cyanide | Kali cyanide là một hợp chất hóa học không màu của kali có công thức hóa học KCN. Nó có mùi giống như mùi quả hạnh nhân, có hình thức bề ngoài giống như đường và hòa tan nhiều trong nước. Là một trong số rất ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước, vì thế nó được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Đôi khi nó cũng được sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng (mặc dù natri cyanide được sử dụng phổ biến hơn). Cho đến những năm thập niên 1970 nó còn được sử dụng trong thuốc diệt chuột.
Tính chất hóa học
Nó có tính hoạt động hóa học cao:
Dễ dàng phản ứng với các acid để tạo thành acid cyanic là chất độc dễ bay hơi.
Từng được sử dụng trong công nghiệp tinh chế vàng.
Các hiệu ứng sinh lý học và độc tính
Độc tính
Kali cyanide là một chất cực độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 200–250 mg chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m³. Còn theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế Việt Nam thì giới hạn này là 3 mg/m³ trong môi trường sản xuất.
Cơ chế ngộ độc
Giống như các hợp chất cyanide khác, kali cyanide gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Kali cyanide có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được oxy và bị hủy hoại. Ngoài ra kali cyanide tác dụng với khí gas trong dạ dày tạo thành khí gas acid gây chết người khi hít phải.
Cách chất giải độc:
Khi bị ngộ độc kali cyanide, cần sơ cứu nạn nhân bằng cách cho thở bằng khí oxy. Trong các phân xưởng có sử dụng kali cyanide, thường có sẵn bộ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc, bao gồm các chất amyl nitrit, natri nitrit, xanh methylene và natri thiosulfat.
Đường glucose có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của kali cyanide, đồng thời bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với kali cyanide.
Các chỉ số an toàn
Kali cyanide không có các chỉ số an toàn rõ ràng. Tuy nhiên,nếu tiếp xúc với kali cyanide mà không có đồ bảo hộ (có thể thấm qua da) thì có thể gây ngộ độc và tỷ lệ cao là sẽ dẫn tới tử vong.
Chi tiết khác
Trong thực tế nhiều hợp chất kali được sử dụng trong các hóa chất tẩy rửa gia dụng. Tiêu chuẩn châu Âu thường kỹ càng hơn về các hợp chất kali so với các nước khác. Tuy nhiên ở Việt Nam loại độc chất này không phải ai cũng biết và thường được làm chất tẩy rửa chính trong các chất tẩy rửa trôi nổi trên thị trường.
Điều chế
Kali cyanide được điều chế theo sơ đồ sau:
N2 + CH4 → HCN + NH3 → NH4CN
NH4CN+ KOH → KCN + NH3 + H2O
Xem thêm
Cyanide
Tham khảo
Liên kết ngoài
International Chemical Safety Card 0671
Hydrogen cyanide and cyanides (CICAD 61)
National Pollutant Inventory - Cyanide compounds fact sheet
NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards
CSST (Canada)
NIST Standard Reference Database
Institut national de recherche et de sécurité (1997). "Cyanure de sodium. Cyanure de potassium ". Fiche toxicologique n° 111, Paris:INRS, 6pp.
Hợp chất kali
Hợp chất cyanide
Khoa học nhiếp ảnh
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường |
10334 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20%C4%91%C6%A1n | Hóa đơn | Hoá đơn (Tiếng Anh: Bill) là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Về mặt từ nguyên, Hoá là hàng hoá và Đơn là bảng kê (đơn hàng, đơn thuốc). "Hoá đơn: giấy ghi hàng đã bán cùng với giá tiền để làm bằng" (Từ điển Tiếng Việt Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội - Việt Nam, năm 1992, trang 354).
Nói rõ ràng hơn, hoá đơn là bảng liệt kê danh sách các hàng hoá cùng với các thông tin liên quan về hàng hoá và việc chuyển giao hàng hoá mà bên chuyển giao giao cho bên nhận được.
Lịch sử phát triển của hoá đơn
Hoá đơn là chứng từ thương mại thể hiện quan hệ mua bán, trao đổi giữa các chủ thể trong một nền kinh tế. Ban đầu hoá đơn chỉ có ý nghĩa giữa hai bên đối tác: người bán và người mua, có giá trị làm bằng chứng chứng nhận cho việc chuyển nhượng hàng hoá giữa hai bên. Mọi việc tranh chấp trong mua bán hàng hoá hai bên tự giải quyết. Trong quá trình phát triển xã hội, hoá đơn được phổ biến dần trong một cộng đồng khi được cộng đồng chấp nhận một cách tự nguyện. Các cộng đồng có thể là các Phường hội hoặc các định chế làng, xã. Những tranh chấp trong việc mua bán hàng hoá được các cộng đồng xử lý trên cơ sở dân sự. Khi nhà nước tham dự vào quản lý mua bán hàng hoá và xử lý những tranh chấp về hàng hoá dựa trên pháp luật dân sự và hình sự thì hoá đơn được nhà nước quy định để làm căn cứ pháp lý chứng minh cho việc chuyển nhượng hàng hoá giữa các bên và làm căn cứ để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có hàng hoá.
Một số nhà nước khi áp dụng chế độ kế toán cho các hoạt động kinh doanh của các thực thể thường dựa vào hoá đơn để làm chứng từ gốc trong kế toán, nên trong trường hợp này hoá đơn còn có vai trò của một chứng từ kế toán. Một số nhà nước khi áp dụng chế độ thuế khoá, để xác định doanh thu hay thu nhập tính thuế thường căn cứ vào hoá đơn để xác định, nên trong trường hợp này hoá đơn còn có vai trò của một chứng từ thuế. Trong một tương lai không xa của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoá đơn sẽ trở thành một chứng từ thương mại quốc tế thể hiện quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên toàn cầu và sẽ được các quốc gia công nhận trên cơ sở hiệp định cụ thể.(Như vé máy bay của Hiệp hội Hàng không Quốc tế-IATA hiện nay)
Các chi tiết
Với các vai trò, vừa là chứng từ thương mại, có thể kiêm là chứng từ kế toán hoặc chứng từ thuế, nên hoá đơn thường có những nội dung sau:
Thông tin về hoá đơn và xác nhận giao dịch thực hiện
Loại hoá đơn; số hoá đơn để có thể chứng nhận là hoá đơn được in, phát hành một cách hợp pháp bởi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm;
Ngày lập hoá đơn; chữ ký người bán; chữ ký người mua để xác nhận hoá đơn được lập một cách hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật.
Thông tin về người bán
Tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, địa chỉ trang web (website) và địa chỉ thư điện tử (email) để có thể xác định chính thức nếu có để tiện trao đổi thông tin qua mạng)
Thông tin về hàng hoá, dịch vụ bán hoặc cung ứng
Tên, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số tiền thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán.
Thông tin về người mua
Tên, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản giao dịch, hình thức thanh toán.
Ngoài các thông tin bắt buộc phải có nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in, đặt in hóa đơn được phép bổ sung các tiêu chí khác, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, kể cả in lô-gô trang trí hoặc quảng cáo. Các tiêu chí in thêm phải đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức của người Việt, không được gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và vi phạm đạo đức kinh doanh.
Thương mại quốc tế
Cũng như các hóa đơn thông thường khác, một hóa đơn thương mại quốc tế bao giờ cũng có các mục như quy định trên đây.
Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế do người bán và người mua trong đa số trường hợp không gặp nhau trực tiếp để thực hiện việc thanh toán nên một hóa đơn thương mại quốc tế có một số điểm khác hẳn với các hóa đơn bán hàng (dịch vụ) trong nước. Cụ thể như sau:
Nếu không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thì ngôn ngữ thông thường được sử dụng là tiếng Anh, trong khi các hóa đơn bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần bao giờ cũng lập bằng ngôn ngữ bản địa.
Các hóa đơn bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần chỉ có các điều kiện thanh toán (trả ngay, trả chậm) với loại hình tiền thanh toán là đồng nội tệ. Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quy định trong các hợp đồng mua bán này và phù hợp với luật hay tập quán quốc tế trong thương mại.
Hóa đơn chỉ là một chứng từ trong số các chứng từ thanh toán quốc tế. Ngoài ra, có thể phải có các chứng từ khác như: hối phiếu, phiếu đóng gói, vận đơn vận tải, chứng nhận xuất xứ, các giấy phép (xuất khẩu, kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ, môi trường, chất lượng v.v) tùy theo từng chủng loại mặt hàng và theo quy định trong hợp đồng mua bán.
Các điều kiện giao hàng phải được thể hiện rõ ràng trong các hóa đơn thương mại quốc tế (ví dụ CIF, FOB, C&F, EXW, DAF, DDP, DDU, FAS v.v tại địa điểm phù hợp với các điều kiện này, ví dụ FOB cảng Hải Phòng, CIF Genoa), trong đó phải chỉ rõ là các điều kiện giao hàng này phù hợp với Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) nào (Incoterms 1990, Incoterms 2000 v.v) do cùng một tên gọi của điều kiện giao hàng như FOB (Incoterms 1994) có thể có các khác biệt đáng kể với FOB (Incoterms 2000). Điều này giúp cho người bán và người mua hàng quy rõ trách nhiệm cụ thể trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ.
Xem thêm
Giấy biên nhận
Vận đơn
Biên lai
Chứng từ
Chú thích
Thuật ngữ kinh doanh
Chứng từ kế toán |
10346 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Men%20g%E1%BB%91m | Men gốm | Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thủy tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.
Công thức, nguyên liệu
Men gốm tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống, bởi thủy tinh thông thường khi nấu có thể chứa trong bể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Men khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu phải không có vật chất nào không thể tạo pha thủy tinh. Do đó, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn.
Trong quá trình nóng chảy và ngay sau đó, các oxide trong men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo nên một lớp trung gian. Phản ứng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền cơ học của men, nó không chỉ phụ thuộc thành phần hóa học chung của men mà còn phụ thuộc từng oxide riêng. Do đó, điều cần thiết thứ hai là thành phần hóa của men phải gần giống thành phần hóa của xương gốm.
Quá trình làm nguội (giảm nhiệt) xảy ra ngược với quá trình nung (tăng nhiệt). Nếu hệ số giãn nở nhiệt của men và xương không phù hợp nhau sẽ gây ra bong hoặc nứt men. Do đó, điều cần thiết thứ ba là hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải phù hợp nhau.
Men nung xong phải cứng, nhẵn, bóng (ngoại trừ men mat). Bên cạnh đó, tính trong suốt, không màu, tính sáng bóng của men không phải lúc nào cũng như mong muốn. Nếu xương gốm có màu thì phải dùng men đục để che lấp màu của xương, ngoài ra có thể chế tạo men mat (bề mặt như sáp), men kết tinh và vô số men màu khác. Do đó, điều cần thiết thứ tư là thành phần hóa của men phải được điều chỉnh sao cho men có được các tính chất cơ-lý-hoá-quang mong muốn.
Công thức
Trong công nghiệp thủy tinh thường dùng thành phần % các cấu tử để so sánh, nhưng trong công nghiệp gốm sứ, người ta hay dùng tỷ lệ phân tử và tất nhiên có thể chuyển đổi qua lại giữa hai công thức này. Seger đã đưa ra cách sắp xếp các oxide có trong thành phần men thành 3 nhóm chính: oxide base, oxide acid và oxide lưỡng tính. Các nhóm này được sắp xếp theo trình tự sau và tập hợp này được gọi là công thức Seger của men:
R là biểu hiện cho các kim loại sau: Pb, K, Na, Ca, Mg, Ba, Li, Zn. Đối với men màu có thể là Co, Ni, Cu, Mn, Fe.
Oxide lưỡng tính nằm xen kẽ giữa oxide base và oxide acid, nhóm này chủ yếu là Al2O3. Oxide acid bao gồm SiO2 là chính, ngoài ra có thể có thêm B2O3.
Các mol thành phần của oxide acid và oxide lưỡng tính được tính quy đổi theo chuẩn của oxide base. Tổng các mol thành phần của các oxide base luôn quy về bằng 1.
Nguyên liệu
Men gốm là một hệ phức tạp gồm nhiều oxide như Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2... được đưa vào dưới các dạng sau:
Nguyên liệu dẻo (plastic): gồm có cao lanh (kaolin), đất sét (clay), bột talc (steatit), betonit...
Nguyên liệu không dẻo (nonplastic) dưới dạng khoáng: gồm có trường thạch, đôlômít, đá vôi, cát...
Nguyên liệu không dẻo dưới dạng hóa chất công nghiệp: BaCO3, Na2CO3, K2CO3, borax (dân gian gọi là hàn the), acid boric, Cr2O3, ZnO... hoặc các loại frit.
Xem thêm trang Matrix-Additional Materials Lists để biết danh sách các nguyên liệu sản xuất men gốm
Sản xuất
Phương pháp cổ điển
Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các loại men sống và xuất phát từ rất lâu. Phương pháp này đơn giản chỉ là nghiền phối liệu trong máy nghiền bi gián đoạn đến khi độ mịn qua hết sàng 10.000 lỗ/cm2 (hoặc còn lại dưới 0,5%). Trong quá trình nghiền, cần khống chế độ mịn thích hợp vì nếu như nghiền quá mịn men sẽ bị cuốn hoặc bong men, nếu men quá thô sẽ gây nhám bề mặt và tăng nhiệt độ nung một cách đáng kể. Đối với men trắng (đục) và men trong hoặc men cho sứ cách điện, sau khi nghiền cần thiết phải đưa qua máy khử từ để loại bỏ sắt và sắt oxit (có trong nguyên liệu hoặc do sự mài mòn của máy nghiền). Thông thường men dễ bị lắng làm cho các cấu tử trong men phân bố không đều và gây lỗi sản phẩm, để hạn chế phải dùng các biện pháp như:
Làm cho men đặc lên (hàm ẩm nhỏ hơn)
Giảm bớt độ nghiền mịn (men không quá mịn)
Thêm đất sét, cao lanh hoặc bentonit để tăng độ huyền phù và làm men đặc hơn
Thêm một ít tinh bột đextrin, keo glutin, keo xenlulô hoặc thêm vào một ít NH3, amon oxalat hoặc một acid yếu...
Phương pháp frit
Phương pháp frit có thể khắc phục được tất cả những nhược điểm của phương pháp cổ truyền, mà quan trong nhất là khắc phục (giảm thiểu) được yếu tố độc hại của những nguyên liệu đưa vào men (như PbO có thể gây ung thư), đồng thời giải quyết bài toán thay thế nguyên liệu khi nguyên liệu khai thác không ổn định về chất lượng và một số nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt. Phương pháp này cho phép công nghệ sản xuất men gốm có thể đa dạng hoá trong việc sử dụng nguyên liệu để cho ra những sản phẩm tinh xảo, hạn chế rủi ro trong sản xuất và, hơn thế nữa, có thể cho ra đời những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế giới. Phương pháp này bao gồm 2 công đoạn chính:
Frit hoá: Phối liệu được nấu cho chảy lỏng ở 1300-1450⁰C ở lò quay hoặc lò bể (tương tự lò nấu thủy tinh) để hỗn hợp nguyên liệu chuyển hoàn toàn sang pha thủy tinh, sau đó làm lạnh rất nhanh để phá vỡ kết cấu khối thủy tinh chảy đó. Trong khi tính phối liệu cần lưu ý:
Trong các loại frit, tỷ lệ oxide base và SiO2 ít nhất là 1:1 và cao nhất là 1:3.
Đối với frit kiềm, ứng với 1 mol kiềm phải đưa vào 2,5 mol SiO2 và thường phải đưa thêm CaO hoặc PbO vào để các frit trở thành các chất không tan trong nước.
Tốt hơn cả là đưa thêm B2O3 theo tỷ lệ sao cho SiO2/B2O3 > 2/1. Nếu frit ngoài SiO2, PbO và B2O3 mà còn có kiềm thì tỷ lệ SiO2/B2O3 thường 1/(1,1-1,5). Nếu nhiều kiềm hơn nữa, cần phải đưa thêm Al2O3 đến mức sao cho không ảnh hưởng đến men cần tạo.
Thành phần hoá của frit (sau khi nấu) phụ thuộc nhiều vào kiểu lò, thời gian nấu và phụ thuộc lớn vào bản chất nguyên liệu đưa vào phối liệu.
Nghiền men: Một frit có thể có thành phần hoá đáp ứng yêu cầu và có thể coi đó là một men thành phẩm, nhưng nếu nó không đáp ứng đủ thì cần phải có biện pháp bù (tính cấp phối lần 2). Trong quá trình nghiền, cần bổ sung chất tạo huyền phù, chống lắng...
Tính chất
Trạng thái lỏng
Tính chảy lỏng
Men phải chảy lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ mong muốn. Kreidl và Weyl đã rút ra những nguyên lý về sự thay đổi dựa trên cấu trúc để men dễ chảy hơn bao gồm 4 yếu tố, trong sản xuất thường những yếu tố này để điều chỉnh sự chảy lỏng của men:
Giảm oxide kiềm và cho thêm acid boric, men sẽ dễ chảy hơn, từ đó giảm hệ số giãn nở nhiệt và hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của men.
Tăng oxide kiềm và giảm SiO2 sẽ làm cho men dễ chảy hơn.
Thay SiO2 bởi TiO2 hoặc PbO sẽ làm giảm điểm nóng chảy.
Thay K+ bằng Na+ hoặc Li+ sẽ làm cho men dễ chảy hơn.
Thay các anion có hóa trị 1 (như Cl-; F-;Br-) bởi các anion có hóa trị 2 sẽ làm yếu cấu trúc men, do đó sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy.
Kiến thức về hỗn hợp eutecti của hỗn hợp chứa oxide nhôm là rất quan trọng vì oxide nhôm được xem như là một cấu tử chính của men, thế nhưng oxide nhôm lại là một chất chịu lửa. Khi thêm oxide nhôm vào men, ban đầu nhiệt độ nóng chảy giảm xuống cho đến điểm eutecti nhưng sau đó lại tăng lên, vì thế cần cho thành phần oxide nhôm sao cho hỗn hợp gần điểm eutecti nhất.
Kiến thức về nhiệt độ nóng chảy thấp nhất của một hệ (điểm eutecti) không chỉ hữu dụng trong việc sản xuất men nhiệt độ thấp mà còn hữu dụng trong việc tìm ra một men không bị hoá mềm trong khoảng nhiệt độ mà sản phẩm sẽ được sử dụng.
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ nóng chảy của men phụ thuộc thành phần phối liệu và các oxide có mặt trong men. Nhiệt độ nóng chảy của men sẽ thay đổi nếu như có một yếu tố thay đổi, nhưng một số yếu tố sau sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn, đó là:
Thay đổi tỷ lệ oxide kiềm/SiO2 (tỷ lệ càng lớn, nhiệt độ men càng giảm)
Thay đổi hàm lượng Al2O3 (tăng Al2O3, nhiệt độ nung sẽ tăng)
Bản chất các oxide kiềm (thí dụ đưa vào frit silicat kiềm men sẽ dễ chảy hơn là đưa SiO2 và kiềm)
Hàm lượng các oxide kiềm càng lớn, nhiệt độ càng giảm
Phụ thuộc tỷ lệ B2O3/SiO2 (tỷ lệ càng lớn, nhiệt độ men càng giảm)
Phụ thuộc độ nghiền mịn của men, men càng mịn, nhiệt độ nóng chảy càng giảm, và
Phụ thuộc thành phần khoáng của phối liệu (thí dụ Na2O cho vào ở dạng Na2CO3 thì men có nhiệt độ thấp và hoạt tính cao hơn là cho vào dưới dạng trường thạch).
Để xác định khoảng nhiệt độ nóng chảy của men, có thể dùng công thức tính gần đúng hoặc dùng phương pháp thực nghiệm:
Công thức xác định khoảng nóng chảy của men: có dạng sau
K=
Trong đó:
, ...: là hằng số nóng chảy đối với các oxide dễ chảy
, ...: là hàm lượng các oxide dễ chảy, tính theo % trọng lượng
, ...: là hằng số nóng chảy đối với các oxide khó chảy
, ...: là hàm lượng các oxide khó chảy, tính theo % trọng lượng.
Hằng số nóng chảy của oxide hoặc hợp chất dễ nóng chảy:
Hằng số nóng chảy của oxide hoặc hợp chất khó nóng chảy:
Bảng tra cứu nhiệt độ nóng chảy (°C) của men theo hệ số K:
Xác định khoảng nóng chảy của men bằng phương pháp thực nghiệm: có hai phương pháp.
Nung men ở nhiều vùng có nhiệt độ khác nhau, theo dõi kết quả bề mặt men bằng cách đối chiếu men mẫu và thử nghiệm cơ-lý-hoá, đồng thời căn cứ côn Seger để xác định nhiệt độ vùng nung tương ứng.
Nung men đồng thời quan sát bằng kính hiển vị chịu nhiệt độ cao, nhiệt độ nung xác định bởi hoả kế.
Độ nhớt
Men gốm không có điểm nóng chảy xác định mà chỉ có sự thay đổi từ trạng thái dẻo quánh sang trạng thái chảy lỏng. Do vậy độ nhớt cũng sẽ thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại. Độ nhớt của men là một tính chất quan trọng chủ yếu quyết định sự thành công của nhiều giai đoạn được thực hiện ở các nhiệt độ khác nhau.
Giá trị của nó ở nhiệt độ nóng chảy chỉ rõ men nào có khả năng chảy tràn khỏi bề mặt sản phẩm khi nung và men nào thì không. Độ nhớt trong quá trình hình thành men cũng cho biết sự thoát khí xảy ra (do các phản ứng hoá học) có dễ dàng hay không trong quá trình nung. Qua thực nghiệm, có thể rút ra kết luận rằng: các oxide sau làm tăng độ nhớt của men: SiO2, Al2O3, ZrO2, Cr2O3, SnO2, MgO, CaO. B2O3 đưa vào dưới 12% sẽ làm tăng độ nhớt, nhưng nếu lớn hơn sẽ làm giảm độ nhớt. SrO đưa vào men với hàm lượng nhỏ có tác dụng làm giảm độ nhớt nhưng nếu trên 20% sẽ làm tăng độ nhớt.
Sức căng bề mặt
Sức căng bề mặt là ứng suất căng tác dụng lên bề mặt lỏng theo chiều hướng thu nhỏ diện tích bề mặt lỏng nếu chất lỏng nằm tự do trong không khí. Morey cho biết đối với các pha silicat nóng chảy, sức căng bề mặt nằm trong khoảng 300 dyn/cm nhưng nó sẽ dao động trong khoảng 150-500 dyn/cm. Sức căng bề mặt thường có khuynh hướng thu nhỏ ranh giới tiếp xúc của pha lỏng. Tại ranh giới giữa pha rắn-lỏng-khí sẽ hình thành sức căng bề mặt, điều này đóng vai trò quan trọng trong quá trình thấm ướt. Một số men khi chảy lỏng có khuynh hướng tự co lại thành hình cầu, do đó, nếu muốn tráng 2 men chồng lên nhau, và muốn có ranh giới tiếp xúc sắc nét thì 2 men phải có sức căng bề mặt bằng nhau, nếu không, men có sức căng lớn hơn sẽ co lại và men có sức căng nhỏ hơn sẽ kéo giãn ra.
Một men có sức căng bề mặt lớn thường gây ra khuyết tật cho sản phẩm như phồng men, rộp men, cuộn men...Trong thực tế, có thể điều chỉnh sức căng bề mặt mà không cần thay đổi thành phần hoá bằng cách thay đổi nhiệt độ nung nhưng để làm điều này điều này nhất thiết phải điều chỉnh phối liệu xương. Để xác định sức căng bề mặt men có thể dùng công thức cộng tính hoặc có thể dùng những phương pháp tương tự thủy tinh:
Phương pháp cộng tính: Số liệu để tính sức căng bề mặt của men ở 900 °C (Lưu ý: cứ tăng 100 °C thì xi giảm 0,04 đơn vị.):
Công thức tính sức căng bề mặt có dạng:
= fi.xi
Trong đó:
:sức căng bề mặt (dyn/cm).
fi:hàm lượng % cấu tử i.(0≤xi<100)
xi:trị số tính sức căng bề mặt tương ứng oxide i (số liệu tra theo bảng trên).
Phương pháp thực nghiệm: Cân trọng lượng một giọt men, nung chảy, sau đó:
So sánh bề mặt thấm ướt của giọt men đó đối với mẫu đã biết trên một bề mặt phẳng, hoặc
Xác định góc thấm ướt bằng cánh đo ranh giới trong quá trình nóng chảy bằng kính hiển vi nhiệt độ cao.
Trạng thái rắn
Hệ số giãn nở nhiệt
Trong công nghiệp gốm sứ, sự giãn nở nhiệt được biểu diễn theo hệ số giãn nở nhiệt toàn phần và tính bằng % từ 20 °C đến nhiệt độ tới hạn (thông thường khoảng 500-550 °C). Sự chênh lệch hệ số giãn nở của men và mộc trong phạm vi hẹp không gây khuyết tật vì men có khả năng đàn hồi trong một phạm vi nhất định. Trong các trường hợp thì độ bền cơ học của sản phẩm tăng nếu men ở trạng thái bị nén do đó cần sử dụng men có hệ số giãn nở nhỏ hơn hệ số giãn nở của xương gốm một ít. Tuy nhiên, nếu chênh lệch quá nhiều, ứng lực sinh ra lớn hơn độ bền thì sẽ có hiện tượng nứt hoặc bong men.
Hệ số giãn nở nhiệt của men được xác định bằng đilatômét hoặc tính toán bằng công thức. Có nhiều công thức tính, trong đó công thức của Winkelman và Schott được sử dụng nhiều. Winkelman và Schott cho rằng hệ số giãn nở nhiệt của men là quan hệ cộng tính giữa các oxide thành phần. Công thức tính:
a = pi.xi
Trong đó:
a: hệ số giãn nở nhiệt của men(1/°C)
pi: hàm lượng oxide i trong men, tính theo % trọng lượng
xi.(10-6): hệ số thực nghiệm đặc trưng cho sự dãn nở của các oxide trong men.
Kết quả trung bình tính toán chính xác ±5%, trị số các số liệu tính toán hệ số giãn nở nhiệt của men dùng ở 400–500 °C được thể hiện trong bảng sau:
Độ cứng
Để xác định độ cứng của men phải dùng phương pháp tương ứng với từng loại sản phẩm, mỗi thông số của độ cứng ứng với một phương pháp kiểm tra. Đối với sản phẩm sứ dân dụng như (chén, bát, đĩa...); gạch men ốp tường; sứ kỹ thuật...người ta xác định độ cứng thông qua độ bền chống lại đường vạch (vết xước) và độ bền lún sản phẩm, còn đối với sản phẩm là gạch lát nền, ống dẫn, các loại trang trí bên ngoài...xác định chủ yếu là đo độ bền chống bào mòn. Cách xác định như sau:
Xác định độ bền chống rạch: Dùng kim cương hoặc những vật liệu có độ cứng theo thang Mohs. Xác định một trọng lực cần thiết của mũi kim cương vạch một chiều rộng (hay sâu) lên mẫu cần đo, sau đó đối chiếu với vật liệu trong thang Mohs đã xác định trước có vết xước cũng được tạo theo cách trên.
Độ bền lún: Được đo bằng cách ấn một lực xác định xuống một hình nón bằng kim cương xuống bề mặt của men, khi rút lên để lại một lỗ. Đối chiếu, so sánh với mẫu chuẩn.
Độ bền chống bào mòn: Được biểu thị bằng độ hao mòn trọng lượng sau khi mài. Có thể mài bằng các phương pháp mài cát (SiO2) hay corunđum. Thông thường người ta dùng phương pháp Scett tức dội cát lên bề mặt sản phẩm ứng với độ cao nhất định và trong một thời gian nhất định. Độ bền chống bào mòn không chỉ biệu hiện cho độ cứng mà còn liên quan đến tính đàn hồi, độ sít đặc và tính dòn của sản phẩm.
Tính cách điện
Những sản phẩm gốm sứ dùng trong lĩnh vực điện và điện tử ngoài có tiêu chuẩn cao hơn so với các loại gốm khác, đó là hệ số giãn nở nhiệt của xương rất thấp (4,5-6,5.10−5/°C) và yêu cầu độ cách điện cao theo đó, những loại men được sử dụng cần phải đáp ứng. Ảnh hưởng của các oxide có mặt trong pha thủy tinh (men) đến độ cách điện tăng theo dãy sau:
CaO < BaO < B2O3 < PbO < Fe2O3 < MgO < ZnO < SiO2
Còn các oxide sau làm giảm điện trở: Al2O3, K2O và Al2O3.
Quan trọng hơn, men ngoài việc phải bảo đảm tính cách điện, tránh các hiện tượng bong và nứt men khi các chi tiết đó làm việc (nhiệt độ, tần số...) còn phải có tính cản trở được sự tạo vỏ nước đọng lại trên men. Có thể sắp xếp các chất tạo thủy tinh theo tứ tự tăng như sau: CaO, BaO, B2O3, Al2O3, Fe2O3, MgO, ZnO, PbO, SiO2..., những oxide này cản trở sự tạo với nước tương ứng với từng điểm tối ưu của nó. Còn K2O và Na2O thì lại thuận lợi cho việc tạo vỏ nước.
Khả năng dẫn điện của men gốm là do ảnh hưởng của kiềm, men có hàm lượng kiềm cao càng có độ dẫn điện lớn, theo Hinz, điều này ứng với sự dao động của các ion kiềm trong mạng lưới thủy tinh. Có thể sử dụng PbO để hạn chế điều này, khi hàm lượng PbO cao thì sự dao động của các ion kiềm bị đình trệ. Tốt hơn hết là không nên dùng kiềm cho sứ cách điện.
Độ bền hoá
Yêu cầu về khả năng bền hóa của men phụ thuộc vào lĩnh vực sử dụng chúng: men mỹ nghệ phải có khả năng chống lại sự tàn phá của môi trường và phải chịu được sự rửa không thường xuyên; chén, bát, sản phẩm lát ngoài trời, trong phòng thí nghiệm... phải chịu được sự ăn mòn acid và kiềm ở nhiệt độ sử dụng tới hạn. Độ bền hóa của men liên quan đến cấu trúc của nó và nhiệt độ nung, tuy nhiên không hẳn là vậy, một men có nhiệt độ nung thấp không hẳn có độ bền hóa cao hơn các men nung ở nhiệt độ cao.
Kreidl và Weyl miêu tả hai cơ chế khác nhau mà các chất hoá học có thể tấn công men:
Sự tấn công bởi acid: H+ của các acid có thể thay thế các ion kiềm ở trong mạng (men), dần dần hydrat hóa chúng. Cấu trúc chung của men vẫn không thay đổi nhưng sự thay đổi thành phần làm giảm chỉ số khúc xạ của men, gây nên sự nhiễu màu.
Trong trường hợp này, nên thay Na bởi K hoặc Li; thay kiềm có hoá trị 1 bởi kiềm có hoá trị 2 như CaO, SrO, BaO, MgO, PbO và tốt hơn hết nên thay Zn cho các kim loại có hoá trị 1 và 2.
Sự tấn công bởi kiềm: đầu tiên, HF và một số hoá chất khác có thể tạo nên những hỗn hợp hoà tan silicat sẽ hoà tan men, sau đó kiềm sẽ tấn công, sự hấp phụ OH- vào O của cầu nối Si-O-Si dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thành phần bề mặt cũng như cấu trúc men.
Trong trường hợp này, vấn đề phức tạp hơn nhiều vì phụ thuộc vào sự kết hợp giữa các cấu tử chính và phụ trong men. Oxide nhôm có thể giải quyết được vấn đề này, tuy nhiên nó thường làm tăng nhiệt độ nóng chảy của men.
Mellor theo dõi phản ứng của nước và những nhân tố ăn mòn chung nhận thấy men có độ phức tạp càng cao thì càng bền, men nhiều kiềm thường kém bền, ảnh hưởng của các oxide khác theo thứ tự tăng độ bền như sau:
Li < Na < BaO < CaO < PbO < MgO < ZnO < Al2O3 < ZrO2...
Mellor cũng kết luận rằng nếu một men được khử ứng suất sẽ có độ bền hoá cao hơn cũng men đó nhưng không khử.
Lớp trung gian
Tất cả các loại men trong quá trình nung đều có gắn ít hoặc nhiều đối với xương sản phẩm. W.Sterger cho rằng khi nung men cần phải tạo ra giữa xương và men một lớp trung gian hay lớp quá độ. Lớp này trong một chừng mực nào đó góp phần điều hòa ứng lực xuất hiện giữa xương và men và có tác dụng làm giảm ứng lực. Lớp trung gian này càng dày thì xương và men càng phù hợp nhau. Về mặt hóa lý, đây là một quá trình phúc tạp bao gồm các phản ứng hóa học do bản chất khác nhau giữa xương và men (tính kiềm của men lớn hơn xương và tính acid ngược lại). Song song quá trình phản ứng hóa học còn có quá trình hòa tan, thấm ướt giữa pha lỏng và pha rắn và quá trình kết tinh.
Sự hình thành lớp trung gian phụ thuộc thành phần xương và men, nhiệt độ nung sản phẩm, thời gian lưu mẫu ở nhiệt độ nung cao nhất, độ xốp của xương sản phẩm cũng như độ tan của từng loại oxide có trong men. Để tạo lớp trung gian, người ta thường cho thêm vào men acid boric, hoặc các chất kiềm khác, tuy nhiên cần lưu ý hệ số giãn nở nhiệt có thể tăng do các loại oxide kiềm gây nên.
Trong các nguyên liệu thì CaCO3, volatonit, đôlômit là những phụ gia trung gian vì nó có tác dụng chống nứt men. Nhưng CaCO3 là tốt hơn cả vì ngoài vai trong tạo lớp trung gian, nó còn cản trở sự trương nở của xương và làm cho các vết nứt sít đặc trở lại.
Màu sắc
Màu sắc của men, giống như màu sắc của mọi đồ vật, là do khả năng hấp phụ và phản xạ của men đối với ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Màu của men ứng với các bước sóng được men phản xạ trở lại. Nếu men phản xạ mọi bước sóng ánh sáng, nó có màu trắng; nếu men hấp phụ hoàn toàn mọi bước sóng, không phản xạ lại bước sóng nào, nó sẽ có màu đen. Sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng, do đó màu sắc, của men phụ thuộc vào thành phần hoá học của men và đặc biệt là số phối trí của các chất cho các màu khác nhau, gọi là các chất tạo màu men.
Oxide/muối kim loại
aa Oxide hoặc muối của kim loại có thể làm chất tạo màu cho men. Cách này tương tự thủy tinh màu nên thường tạo men trong có màu, cường độ mùa tuỳ thuộc vào hàm lượng (%) oxide gây màu đưa vào và bản chất men. Những oxide màu hoặc muối của chúng khi đưa riêng vào men gốm sẽ cho màu thông thường là:
CoO, Co2O3, Co3O4, Co(OH)2: cho màu xanh.
NiCO3: cho màu vàng bẩn.
CuO, Cu2O: cho màu xanh khi nung trong môi trường oxy hóa, màu đỏ trong môi trường khử.
Cr2O3: Cho màu lục.
Sb2O3, Sb2O5 cho màu vàng.
FeO, Fe2O3, Fe3O4: cho màu đỏ vang, vàng và nâu khi nung trong môi trường oxy hóa; xanh xám đến xanh đen trong môi trường khử.
MnCO3: cho màu đen, tìm hoặc đen.
SnO2: cho màu trắng (men đục).
ZrO2: cho màu trắng (men đục).
TiO2: cho màu vàng.
Chất tạo màu bền nhiệt
Các chất tạo màu bền nhiệt là các chất tạo màu hầu như không tan trong men nóng chảy mà lại phân tán rất đều trong men. Kiểu này thường tạo màu đục gọi là chất tạo màu nhuộm màu men, tạo men trắng đục thường hay dùng cách này. Phương pháp sản xuất các chất màu này như sau:
Phối liệu tạo màu được trộn và nghiền mịn trong máy nghiền bi ướt hoặc khô (màu dưới men) hoặc tách các kết tủa của các hỗn hợp kim loại sau khi hoàn tan nó vào nước (màu trên men).
Nung phối liệu trên đến nhiệt độ thích hợp cho sự phát màu.
Các tảng màu hình thành được nghiền mịn và rửa sạch.
Pha thêm vào chất màu 30-40% men sứ sẽ được màu vẽ dưới men hoặc 5-10% đất sét dẻo sẽ được màu trên men hoặc pha thêm chất trợ chảy để có màu trong men.
Công thức phối liệu màu dưới men
Màu lam: SnO2.2,5CoO (xanh lam đậm); Al2O3.0,5CoO.0,5ZnO (xanh trời); Al2O3.0,7CoO.0,3NiO (xanh xám)
Màu lục: Al2O3.0,8CoO.0,2Cr2O3
Màu xanh lá non: hỗn hợp Cr2O3, CaCO3 và B2O3
Màu đỏ: được tạo qua việc tạo chất màu hồng, là hỗn hợp SnO2, SiO2, CaO, B2O3 và một ít Cr2O3
Màu tím đỏ: AuCl3 và caolanh trộn theo tỷ lệ 1/9
Màu vàng: ZnO.TiO2 hoặc 0,8.0,2Fe2O3.TiO2
Công thức phối liệu màu vẽ trong men
Loại này có công thức Seger giống nhau: 0,5R2O. 0,5 Oxide màu. 1-1,5 SiO2
Công thức phối liệu màu trên men
Màu xanh nước biển: 0,25CoO.0,35ZnO.0,1B2O3.0,4PbO.0,5SiO2
Màu xanh da trời: (15-30)% hỗn hợp (Co.Al2O3) + (85-70)% trợ chảy (PbO.0,5SiO2)
Màu nâu: 20% hỗn hợp (Fe2O3.Cr2O3) + 80% trợ chảy (PbO.0,5SiO2)
Màu đỏ vang: (17-20)% Fe2O3 + (83-80)% trợ chảy (PbO.0,5SiO2)
Màu cam: 18% hỗn hợp (Fe2O3.Al2O3) + 82% trợ chảy (PbO.0,78SiO2.0,24B2O3)
Xem thêm trang Rock-team và Bảng mã màu-thành phần hoá-nhiệt độ sử dụng các màu của Rock-team .
Phân loại
Có nhiều cách để phân loại men, đó là:
Theo thành phần
Men chì: có hai loại nhỏ:
Men có PbO và B2O3 và
Men có PbO mà không có B2O3
Men không chứa chì: có hai loại:
Men chứa B2O3, và
Men không chứa B2O3 có hàm lượng kiềm cao và men không chứa B2O3 có hàm lượng kiềm thấp.
Theo cách sản xuất
Men sống: là loại men được tạo từ những nguyên liệu khoáng như đất sét, cao lanh, trường thạch... và các chất chảy, ngoài ra có thể có các oxide mang màu. Men này có thể chứa PbO hoặc không và thường thuộc loại nhóm có hàm lượng kiềm thấp.
Men frit: là loại men đã được nấu chảy (frit hoá) trước đó.
Men muối: là men được tạo thành do các chất bay hơi và bám lên bề mặt sản phẩm tạo thành một lớp men, men muối cũng thuộc nhóm men có hàm lượng kiềm thấp.
Men tự tạo: là phối liệu xương trong quá trình nung tự hình thành trên bề mặt sản phẩm một lớp tương đối nhẵn và bóng.
Theo nhiệt độ nung
Men khó chảy: là những loại men có nhiệt độ nóng chảy cao (1.250-1.450 °C), có độ nhớt lớn và thường là men kiềm thổ, men trường thạch hoặc men đá vôi. Loại men này có hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng kiềm thấp. Nguyên liệu thường dùng để sản xuất loại men này là: cát, trường thạch, pegmatit, đá vôi, đá phấn, đôlômít, talc, cao lanh, đất sét... đó cũng là những nguyên liệu không tan trong nước nên phương pháp sản xuất các loại men này gọi là cách sản xuất men sống. Thành phần của các loại men này có giới hạn như sau:
1RO.0,35-0,5Al2O3.3,5-4,5SiO2 (men có nhiệt độ nung 1.230-1.350 °C).
1RO.0,5-1,2Al2O3.5,0-6,2SiO2 (men có nhiệt độ nung 1.350-1.435 °C).
Men dễ chảy: là những loại men có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 1.250 °C. Đây là những loại men nghèo SiO2 nhưng giàu kiềm và các oxide kim loại khác. Men loại này có thể là men chì hoặc không chì, trong trường hợp men chì hoặc men chứa những hợp chất dễ chảy nhưng có khả năng hoà tan trong nước thì phải frit hoá trước. Thành phần của các loại men này có giới hạn như sau:
1RO.0,1-0,4Al2O3.1,5SiO2.(0-0,5)B2O3 (men có nhiệt độ nung 900-1.100 °C) hoặc
1RO.0,1-(0-0,25)Al2O3.(0,6-3)SiO2.(0,1-0,725)B2O3 (men có nhiệt độ nung 1.000-1.080 °C)...
Men muối có thành phần như sau: 1Na2O.0,5Al2O3.2,8SiO2 hay là 1Na2Al2O3.5,5SiO2.
Theo thẩm mỹ
Về mặt mỹ thuật, men được sử dụng như là một hình thức trang trí, các sản phẩm được trang trí bởi hình thức này là những bình gốm, chậu hoa, các loại tượng.
Men chảy: thường được trang trí lên sản phẩm gốm mịn. Khi nung dó đặc tính men (độ nhớt và sức căng bề mặt) của lớp men nền và lớp men phủ khác nhau, thường thì lớp men phủ có độ nhớt thấp hơn, sức căng bề mặt bé nên chảy mạnh và (thậm chí) hoà trộn một phần vào lớp men nền. Ở nhiệt độ nung, men chảy phủ lên lớp men nền tạo một bề mặt sản phẩm với màu sắc hoặc sự kết tinh từng mảng.
Để nhận được men này, pha thêm vào men khoảng 25% chất trợ chảy (PbO.SiO2) và một lượng oxide màu hoặc chất màu.
Men rạn: Nếu chủ động tính toán cấp phối sao cho hệ số giãn nở nhiệt của men và xương chênh lệch nhau, bề mặt lớp men sẽ có sự rạn nhất định (rạn chân chim, rạn hạt vừng). Với men rạn, lớp men càng dày thì độ rạn càng sâu và càng đảm bảo. Để có sự chênh lệch hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải giảm bớt lượng SiO2; CaO của xương (và) hoặc tăng lượng các oxide có hệ số giãn nở riêng phần lớn của men (tăng Na2O, K2O... và giảm Al2O3).
Men rạn, màu xanh Thổ Nhĩ Kỳ (turquoise) được thể chế tạo bằng cách thêm 3% CuO vào men 0,7Na2O.0,3CaO.3SiO2.
Men rạn, mờ nhiệt độ nung 1.060-1.100 °C có thành phần: 0,4Li2O.0,16Na2O.0,44CaO.0,22Al2O3.2,6SiO2.
Men kết tinh: Nếu thành phần men có những cấu tử gây mầm kết tinh, khi làm nguội nếu độ nhớt của men đủ nhỏ để các mầm kết tinh tự lớn lên sẽ nhận được men kết tinh. Quá trình kết tinh diễn ra 2 giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn tạo mầm (ứng với khoảng nhiệt độ tạo ra số mầm kết tinh nhiều nhất) và giai đoạn mầm tinh thể lớn lên (khoảng nhiệt độ làm mầm tinh thể phát triển kích thước lớn nhất).
Chất tạo mầm phổ biến nhất là impfen có công thức 2ZnO.SiO2 được tạo bằng cách trộn ZnO và SiO2 theo tỷ lệ trên, đồng thời thêm vào 10%Pb3O4 hoặc 20% oxide kiềm. Khi nấu chảy thu được frit đục với các mầm tinh thể 2ZnO.SiO2.
Men sần (matt): Khi thêm vào men gốc (bóng) một số oxide khó chảy, hay oxide màu như Cr2O3, CuO, Fe2O3, TiO2.. (10-30%) hoặc SnO2 (10%) ta được men sần. Ở nhiệt độ nóng chảy men gốc, các oxide trên phân bố đều trên mặt men nhưng không nóng chảy và không tan lẫn với men gốc, khi làm nguội các phần tử khó chảy đó tạo nên lớp sần sùi, bề mặt nhám.
Men co: Là loại men khi nóng chảy thì co cụm lại dẫn đền bề mặt men chỗ dày, chỗ mỏng, thậm chí để lại khoảng trống không men trên bề mặt sản phẩm. Thành phần men này phải chức các oxide có sức căng bề mặt lớn như Al2O3, MgO, ZnO, CaO, SnO2, NiO, V2O5 hoặc Cr2O3.
Ở nhiệt độ nung 1.040 °C, nếu thêm 8-10% màu vàng ZrO2-V2O5 vào gốc men 0,5PbO.0,2CaO.0,2ZnO.0,1MgO.0,18Al2O3.1,7SiO2 sẽ nhận được một men co đẹp.
Men khử: Nhận được bằng cách dùng môi trường lúc nung (nung hoàn nguyên) và chủ yếu lúc làm nguội sản phẩm để khử các oxide màu đến trạng thái kim loại. Tuỳ bản chất nguyên tố kim loại được pha vào men và tuỳ thuộc điều kiện thừa hay thiếu CO của môi trường nung mà mặt men có sắc thái khác nhau.
Men ngũ sắc: là loại men có bề mặt được tạo bởi một lớp mỏng kim loại màu khi nhìn vào thấy giống hiện tượng vết dầu loang trên mặt nước. Để có men ngũ sắc đẹp thường sử dụng các muối kim loại của Co, Cu, Fe, Ag, Bi...
Men celadon (hay men ngọc): chính là màu xanh của Fe2+ (của Fe0 và có thể bị khử một phần về Fe. Thực tế màu men Seladon ít đồng nhất mà thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng. Có thể nhận màu Seladon giả nhưng đồng nhất bằng cách tạo chất màu Seladon trước, sau đó phun màu lên sản phẩm và tráng thêm một lớp men trong.
Men đỏ huyết dụ (hay đỏ đồng): có bản chất chính là men khử do CuO chuyển về dạng kim loại ở dang keo đồng và phân bố đều trong men. Cơ chế tạo ra keo đồng theo phản ứng:
SnO + CuO = Cu +SnO2
CuO+CO = Cu+CO2.
Hàm lượng chất khử, thời gian khử phải thực nghiệm để rút ra thông số kỹ thuật chính xác. Khi môi trường khử quá đậm, thời gian khử quá dài, sản phẩm sẽ chuyển một phần sang nâu hoặc xám đen.
Tham khảo
Industrial Ceramics-Felix Singer and Sonja S. Singer; Chapman Hall Ltd. Luân Đôn (1963). Xem chương 6: Glazes, trang 525-660.
Kỹ thuật sản xuất gốm sứ-Tô Đông Hải.
Xem thêm
Thủy tinh
Gốm
Gạch men
Gạch bông
Liên kết ngoài
Trang web Công ty TNHH Frit Huế
Thành phần hoá học một số loại men Frit
Trang web Fritta
Trang web của Glazura s.r.o-Cộng hòa Séc
Gốm
Phối màu
Kỹ thuật gốm
Ứng dụng thủy tinh
Kỹ thuật nghệ thuật
Đồ gốm |
10347 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Grand%20Slam%20%28qu%E1%BA%A7n%20v%E1%BB%A3t%29 | Grand Slam (quần vợt) | Trong môn quần vợt, giành được các giải thưởng này nghĩa là trong 1 năm dương lịch đoạt chức vô địch một trong 4 giải sau:
Úc Mở rộng
Pháp Mở rộng
Wimbledon
Mỹ Mở rộng
4 giải này do đó cũng gọi là các giải Grand Slam, và được xem là những giải đấu quan trọng nhất trong năm, cả đối với đại đa số khán giả cũng như về điểm xếp hạng và tiền thưởng cho đấu thủ. Các chức vô địch 4 giải cũng được gọi là các danh hiệu Grand Slam.
Thắng được cả bốn giải Grand Slam trong cùng một năm là thành tích tột đỉnh của một đấu thủ quần vợt. Cho tới nay trong lịch sử chỉ có 2 tay vợt nam (Don Budge-1938 và Rod Laver-1962, 1969) và 3 tay vợt nữ (Maureen Connolly-1953, Margaret Court-1970, và Steffi Graf-1988) đã đạt được thành tích này.
Lịch sử
Thuật ngữ Grand Slam được ký giả Mỹ John Kieran dùng lần đầu tiên cho môn quần vợt năm 1933. Khi miêu tả nỗ lực của Jack Crawford giành cả bốn giải đấu lớn năm đó, nhà báo đã so sánh như "một cú grand slam trong bài bridge". Tuy nhiên, trong trận chung kết giải Mỹ mở rộng, Crawford đã không vượt qua được Fred Perry. Mãi đến năm 1938 mới có người đầu tiên giành được Grand Slam là Don Budge.
Từ Grand Slam thoạt tiên chỉ thắng lợi trong các giải quần vợt chính, sau đó được dùng trong các môn thể thao khác với nghĩa tương tự, chẳng hạn trong môn đánh golf.
Những người chiến thắng
Grand Slam thực sự
Đánh đơn
Những vận động viên giành được Grand Slam thực sự (cả bốn giải trong cùng 1 năm dương lịch) nội dung đánh đơn là:
Don Budge (1938)
Maureen Connolly (1953)
Rod Laver (1962)
Rod Laver (1969) (lần thứ hai)
Margaret Smith Court (1970)
Steffi Graf (1988) (cộng thêm huy chương vàng Thế vận hội, Graf giành được Slam Vàng)
Đánh đôi
Những đôi vận động viên giành được Grand Slam thực sự là:
Frank Sedgman & Ken McGregor (1951)
Martina Navratilova & Pam Shriver (1984)
2 đấu thủ giành được Grand Slam thực sự, nội dung đánh đôi, với những đồng đội khác nhau:
Maria Bueno (1960), đánh cặp với Christine Truman rồi Darlene Hard.
Martina Hingis (1998), đánh cặp với Mirjana Lucic rồi Jana Novotna.
2 trường hợp trên đều thay bạn đồng đội sau giải Úc mở rộng.
Đôi nam nữ
Đôi nam nữ vận động viên giành được Grand Slam thực sự:
Margaret Smith & Ken Fletcher (1963)
2 vđv giành được Grand Slam thực sự, nội dung đôi nam nữ, với những đồng đội khác nhau:
Margaret Smith (1965), đánh cặp với John Newcombe, rồi Ken Fletcher và cuối cùng là Fred Stolle.
Owen Davidson (1967), đánh cặp với Lesley Turner rồi Billie Jean King.
4 danh hiệu Grand Slam liên tiếp
Mặc dù thuật ngữ ban đầu chỉ thành tích đoạt cả bốn giải đấu trong cùng 1 năm, ngày nay nó còn có nghĩa đương kim vô địch cả bốn giải Grand Slam, không bắt buộc trong 1 năm dương lịch. Trong một cuộc phỏng vấn Serena Williams tại giải Mỹ mở rộng, một phóng viên đã gọi thành tích vô địch 4 giải liên tiếp của cô là Serena Slam. Nhưng Serena chỉ dừng lại ở con số 4 giải, còn trong quá khứ, Martina Navratilova từng thắng đến 6 giải liên tiếp.
Những đấu thủ thắng 4 giải Grand Slam liên tiếp, nhưng không giới hạn trong 1 năm dương lịch, gồm:
Martina Navratilova (1983-84) (6 giải liên tiếp)
Chú thích: Trong thời gian 1977 - 1985, giải Úc mở rộng được tổ chức vào tháng 12, từ năm 1987 lại tổ chức vào tháng 1 như khởi thủy. Chuỗi vô địch của Martina gồm Wimbledon, Mỹ mở rộng và Úc mở rộng năm 1983, tiếp theo là Pháp mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng năm 1984. Don Budge (6 giải liên tiếp): (Wimbledon 1937 đến the US Open 1938)
Maureen Connolly Brinker (6 giải): (Wimbledon 1952 đến US Open 1953)
Margaret Court (6): (US Open 1969 đến Australia Open 1971).
Steffi Graf (1993-94) Chú thích: Graf đã có 1 Grand Slam thực sự năm 1988. Serena Williams (4 giải) (2002-03)
Novak Djokovic (4 giải) (2015-2016) là tay vợt nam đầu tiên từ Kỷ nguyên mở dành 4 chức vô địch Grand Slam liên tiếp.
Grand Slam sự nghiệp
Đánh đơn
Những đấu thủ từng thắng cả bốn giải Grand Slam nhưng không liên tục thì được xem là có một Grand Slam sự nghiệp:
Fred Perry (1933-1934-1935)
Doris Hart (1949-1950-1951-1954)
Shirley Fry (1951-1956-1957)
Roy Emerson (1961-1963-1964)
Billie Jean King (1966-1967-1968-1972)
Chris Evert (1974-1975-1982)
Martina Navratilova (1978-1981-1982-1983)
Andre Agassi (1992-1994-1995-1999) (cộng thêm huy chương vàng Thế vận hội 1996) Roger Federer (2003-2004-2009)
Rafael Nadal (2005-2008-2009-2010) (cộng thêm huy chương vàng Thế vận hội 2008) Maria Sharapova (2004-2006-2008-2012)
Serena Williams (1999--2002-2003) (cộng thêm huy chương vàng Thế vận hội 2012)
Novak Djokovic (2008-2011-2016)
Rất nhiều đấu thủ lừng danh một thời vẫn không có đủ bộ Grand Slam vì thiếu 1 giải, thường là do giải đó, đặc biệt là mặt sân, không hợp với lối chơi của đấu thủ. John Newcombe, Jimmy Connors, Boris Becker, Stefan Edberg, Pete Sampras đều không có danh hiệu Pháp mở rộng, còn Ken Rosewall, Ivan Lendl và Mats Wilander thì không có danh hiệu Wimbledon.
Đánh đôi
Những đôi đấu thủ có Grand Slam sự nghiệp:
Todd Woodbridge & Mark Woodforde (1992-93-95-2000)
Jacco Eltingh & Paul Haarhuis (1994-95-98)
Serena Williams & Venus Williams (1999-2000-01)
Những đấu thủ có Grand Slam sự nghiệp, nội dung đánh đôi (với những bạn đồng đội khác nhau):
Doris Hart (1947-48-50-51)
Shirley Fry (1950-51-57)
Roy Emerson (1959-60-62)
John Fitzgerald (1982-84-86-89)
Anders Jarryd (1983-87-89)
Jacco Eltingh (1994-95-98)
Paul Haarhuis (1994-95-98)
Jonas Bjorkman (1998-2002-03-05)
Đôi nam nữ
Những đấu thủ có Grand Slam sự nghiệp, nội dung đôi nam nữ (với những bạn đồng đội khác nhau):
Billie Jean King (1967-68)
Martina Navratilova (1974-85-2003)
Daniela Hantuchova (2001-02-05)
Slam Vàng
Slam Vàng thực sự
Slam Vàng, hay Grand Slam Vàng'', là đoạt cả bốn giải Grand Slam cộng với huy chương vàng môn quần vợt Thế vận hội trong vòng 1 năm dương lịch. Cơ hội thành công như vậy rất hiếm, không chỉ vì 4 năm mới có 1 kỳ Thế vận hội, mà còn vì giữa các kỳ thế vận 1924 và 1988, quần vợt không phải là môn thi đấu có huy chương của đại hội.
Cho đến nay thành tích này mới có 1 lần:
Steffi Graf (1988)
Slam Vàng sự nghiệp
Giành đủ bộ Slam Vàng, nhưng không liên tục:
Đánh đơn
Đấu thủ có Slam Vàng sự nghiệp: Serena Williams (1999-2002-2002-2003-2012)
Andre Agassi (1992-94-95-96-99)
Rafael Nadal (2005-08-09-10)
Đánh đôi
Đôi đấu thủ có Slam Vàng sự nghiệp:
Serena Williams & Venus Williams (1999-2000-01)
Grand Slam "trọn bộ" trong sự nghiệp
Có lẽ chiến tích vĩ đại nhất liên quan đến các giải Grand Slam là giành "trọn gói" các danh hiệu Grand Slam — vô địch đánh đơn, đánh đôi và đôi nam nữ cả bốn giải. Chưa có tay vợt nam nào đạt nổi thành tích đó, nhưng có 3 phụ nữ đã kịp hoàn tất "trọn bộ" trong sự nghiệp:
Doris Hart
Margaret Court
Martina Navratilova
Xem thêm
:en:List of Grand Slam Men's Singles champions
:en:List of Grand Slam Women's Singles champions
:en:List of Grand Slam Men's Doubles champions
:en:List of Grand Slam Women's Doubles champions
Tham khảo
Giải quần vợt
Thuật ngữ quần vợt |
10348 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20h%E1%BB%8D%20ph%E1%BB%95%20bi%E1%BA%BFn | Danh sách một số họ phổ biến | Danh sách một số họ phổ biến trên thế giới:
Châu Á
Xem Danh sách các họ tại Ấn Độ
Ấn Độ
Sau đây là các họ phổ biến tại Ấn Độ:
Shetty
Rai
Trivedi
Ravulapalli
Pandey
Kamboj
Kamboh
Thind
Patnaik
Verma
Bhatia
Singh
Dua
Kakkar
Gera
Goyal hay Goel
Nasa
Purewal
Nambissan
Nambiar
Kumar
Kamath hay Kamat
Kulkarni
Sharma hay Sarma
Patel và Patil
Shah hay Shaha
Lal
Gupta và Gupte
Gore
Karnik
Ajagaonkar
Deshpande
Deshmukh
Desai
Patil
Jadhav
Shinde
Joglekar
Patankar
Poduval
Chiplunkar
Bhat
Rao
Reddy
Jain
Mishra
Mahakali
Joshi
Sastri hay Shastri
Iyer
Iyengar
Yadhav hay Yadav
Choudhury hay Chowdhury
Gowda hay Gouda
Doshi
Nair
Kaur
Dubey
Karnure
Soni
Dixit
Burdak
Masand
Naik
Vallampati
Sarbadhikari
Modi
Karande
Dombale
Deokate
Kolekar
Sule
Lokhande
Bandgar
Bichukle
Gangal
Shendurnikar
Mohite
Holkar
Dhekale
Kale
Gophane
Solankar
Rupnar
Pillai nigam
Đài Loan
Họ phổ biến của Đài Loan - dựa trên số liệu của Bộ Nội vụ:
Trần (陳, 陈) (11,06%)
Lâm (林) (8,28%)
Hoàng (黃, 黄) (6,01%)
Trương (張, 张) (5,26%)
Lý (李) (5,11%)
Vương (王) (4,12%)
Ngô (吳, 吴) (4,04%)
Lưu (劉, 刘, Liou, Lu, Lew) (3,17%)
Thái/Sái (蔡, Tsai, Chai, Tsay, Sai) (2,91%)
Dương (楊, 杨) (2,66%)
Nhật Bản
Xem: Tên người Nhật
Các họ lớn tại Nhật là:
Satō (佐藤 - Tá Đằng)
Suzuki (鈴木 - Linh Mộc)
Takahashi (高橋 - Cao Kiều)
Tanaka (田中 - Điền Trung)
Watanabe (渡辺 - Độ Biên)
Itō (伊藤 - Y Đằng)
Yamamoto (山本 - Sơn Bản)
Nakamura (中村 - Trung Thôn)
Kobayashi (小林 - Tiểu Lâm)
Saitō (斎藤 - Trai Đằng)
Katō (加藤 - Gia Đằng)
Yoshida (吉田 - Cát Điền)
Yamada (山田 - Sơn Điền)
Sasaki (佐々木 - Tá Tá Mộc)
Yamaguchi (山口 - Sơn Khẩu)
Matsumoto (松本 - Tùng Bản)
Inoue (井上 - Tỉnh Thượng)
Kimura (木村 - Mộc Thôn)
Hayashi (林 - Lâm)
Shimizu (清水 - Thanh Thủy)
Kawasaki
Hàn Quốc
Đây là 31 họ phổ biến nhất Hàn Quốc:
김 (金) Kim (Gim, Ghim)
이 (李) Lee (Yi, I, Rhee)
박 (朴) Park (Pak, Bak, Bhak, Baek)
최 (崔) Choi (Choe)
정 (鄭) Jeong (Chung, Jung)
강 (姜) Kang (Gang)
초 (趙) Cho (Jo, Joe)
우 (宇) Woo (U,Gu)
윤 (尹) Yoon (Youn, Yun)
장 (張) Jang (Chang)
임 (林) Im (Lim)
오 (吳) Oh
한 (韓) Han
신 (申) Shin (Sin)
서 (徐) Seo (Suh)
권 (權) Kwon (Gwon)
황 (黃) Hwang
안 (安) An (Ahn)
송 (宋) Song (Soung)
유 (柳) Yoo (Yu)
홍 (洪) Hong
전 (全) Jeon (Jun, Chun)
고 (高) Go (Ko)
문 (文) Moon (Mun)
손 (孫) Son (Sohn)
양 (梁) Yang (Jang)
배 (裵) Bae
조 (曺) Joo (Jo)
백 (白) Baek
민 (民) Min
남 (南) Nam
경 ( Kyeong )
Israel
Hai họ lớn nhất tại Israel là:
Cohen (כהן)
Levi (לוי)
Họ Cohen thuộc về một gia tộc cổ có nhiều nhà tu (Kohanim, hậu duệ của Aaron). Họ Levi thuộc về gia tộc Levite, hậu duệ của Levi.
Philippines
Sau đây là các họ phổ biến tại Philippines:
Cruz
Santos
Reyes
Bautista
Ocampo
García
Mendoza
Tomás
Andrada
Castillo
Flores
Villanueva
Ramos
Castro
Rivera
Aquino
Navarro
Salazar
Mercado
Concepción
Santiago
Lopez
Singapore
Dựa theo tài liệu của Cục thống kê Singapore (Singapore Statistics) vào năm 2000 thì các họ phổ biến có gốc Trung Hoa là:
Tan (陈 hay 陳 - Trần)
Lim (林 - Lâm)
Lee (李 - Lý)
Ng (黃 - Hoàng)
Ong (王 - Vương)
Wong (黃 - Hoàng)
Goh (吳 - Ngô)
Chua (蔡 - Thái)
Chan (陈 hay 陳 - Trần)
Koh (许 hay 許 - Hứa)
Chong (张 hay 張 - Trương)
Ang (洪 - Hồng)
Yeo (杨 hay 楊 - Dương)
Tay (郑 hay 鄭 - Trịnh)
Ho (何 - Hà)
Low (刘 hay 劉 - Lưu)
Toh (桌 - Trác)
Sim (沈 - Thẩm)
Chia (谢 hay 謝 - Tạ)
Lưu ý: khoảng ba phần tư dân số Singapore là người Hán. Người Mã Lai (dân tộc phổ biến thứ 2) không có họ.
Sri Lanka
Các họ phổ biến tại Sri Lanka là:
De Silva
Fernando
De Soysa
Ranatunga
Corea
Jayasuriya
Liyanage
Perera
Triều Tiên
Xem Danh sách các họ Triều Tiên
Có nhiều cách viết một tên Triều Tiên vì có nhiều cách viết tiếng Triều Tiên. Sau đây là các họ lớn tại đó:
Kim hay Gim (김 hay 金 - Kim)
Lee hay Yi hay I (이 hay 李 - Lý)
Park hay Pak hay Bak (박 hay 朴 - Phác)
Choi hay Choe (최 hay 崔 - Thôi)
Jung hay Chung hay Jeong (정 hay 鄭 - Trịnh)
Gang hay Kang (강 hay 姜 - Khương)
Cho hay Jo (조 hay 趙 - Triệu)
Yoon hay Yun (윤 hay 尹 - Doãn)
Jang hay Chang (장 hay 張 - Trương)
Lim hay Im (임 hay 林 - Lâm)
Han (한 hay 韓 - Hàn)
Shin hay Sin (신 hay 申 - Thân)
Suh hay Seo (서 hay 徐 - Từ)
Kwon hay Gwon (권 hay 權 - Quyền)
Son (손 hay 孫 - Tôn)
Whang hay Hwang (황 hay 黃 - Hoàng)
Song (송 hay 宋 - Tống)
Bae (배 hay 裵 - Bùi)
Ahn hay An (안 hay 安 - An)
Yoo hay Yu (유 hay 柳 - Liễu)
Hong (홍 hay 洪 - Hồng)
Trung Quốc
Có rất nhiều họ Trung Quốc. Trong cuộc nghiên cứu năm vào 1990 thì 200 họ phổ biến nhất chiếm trên 96% số người trong thăm dò 174.900 người ngẫu nhiên. Và 500 họ chiếm số còn lại. Thăm dò này lấy từ dữ liệu dân số năm 1992.
Theo cuộc khảo sát tiến hành bởi Bộ Công an Trung Quốc vào tháng 4 năm 2007, 100 họ phổ biến nhất chiếm 84,77% dân số Trung Quốc, trong 10 họ hàng đầu từng có dân số hơn 20 triệu, 22 đầu họ từng có một dân số hơn 10 triệu, trong 22 họ hàng đầu ở Trung Quốc được liệt kê như sau:
Vương (王 Wáng): 92.881.000 (2007), 7,25%
Lý (李 Lǐ): 92.074.000 (2007), 7,19%
Trương (張, 张 Zhāng): 87.502.000 (2007), 6,83%
Lưu (劉, 刘 Liú)
Trần (陳, 陈 Chén)
Dương (楊, 杨 Yáng)
Hoàng (黃, 黄 Huáng)
Triệu (趙, 赵 Zhào)
Ngô (吳, 吴 Wú)
Chu (周 Zhōu)
Từ (徐 Xú)
Tôn (孫, 孙 Sūn)
Mã (馬, 马 Mǎ)
Châu (朱 Zhū)
Hồ (胡 Hu)
Quách (郭 Guō)
Hà (何, Hé)
Cao (高 Gāo)
Lâm (林 Lín)
La (羅, 罗 Luó)
Trịnh (鄭, 郑 Zhèng)
Lương (梁 Liáng)
Hàn
Trong một cuộc nghiên cứu khác (1987) kết hợp dữ kiện từ Trung Quốc và Đài Loan (thăm dò 570.000 người), kết quả khác trên một tí. Họ phổ biến nhất là họ Lý (李), chiếm tỉ lệ 7,9%, rồi sau đó đến họ Vương (王) với tỉ lệ 7,4%, và Trương (張, 张) với 7,1%; nghiên cứu còn cho thấy 19 họ phổ biến nhất chiếm 55,6% và 100 họ phổ biến nhất chiếm 87%. Các họ được phân bổ khác nhau tuỳ theo vùng. Ở miền bắc thì các họ Lý (李), Vương (王), Trương (張, 张) và Lưu (劉, 刘) phổ biến nhất, trong khi tại miền nam các họ Trần (陳, 陈), Triệu (趙, 赵), Hoàng (黃, 黄), Lâm (林) và Ngô (吳, 吴) lại phổ biến hơn. Tại Bắc Kinh có hơn 450 họ, nhưng lại có ít hơn 300 họ ở Quảng Đông và Phúc Kiến. Có lẽ thống kê này chịu ảnh hưởng của dữ kiện từ Đài Loan.
Việt Nam
Theo cuốn Họ và Tên người Việt Nam soạn bởi Tiến sĩ Lê Trung Hoa được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản (2005), những họ phổ biến nhất Việt Nam là:
Nguyễn (阮) (38,4%)
Trần (陳) (12,1%)
Lê (黎) (9,5%)
Phạm (范 - 範) (7%)
Hoàng/ Huỳnh (黃) (5,1%)
Phan (潘) (4,5%)
Vũ/ Võ (武) (3,9%)
Đặng (鄧) (2,1%)
Bùi (裴) (2%)
Đỗ (杜) (1,4%)
Hồ (胡) (1,3%)
Ngô (吳) (1,3%)
Dương (楊) (1%)
Lý (李) (0,5%)* Phí (費)
Một số họ phổ biến khác:
Trương (張)
Hà (何)
Đường (唐)
Đinh (丁)
Đoàn (段)
Trịnh (鄭)
Đào (陶)
Vương (王)
Phùng (馮)
Mai (枚 - 梅)
Tô (蘇)
Phí (費)
Tạ (謝)
Thân (申)
Lâm (林)
Tống (宋)
Hoa (華)
Khúc (曲)
Từ (徐)
Thường (常)
Tiêu (蕭)
Ngọ (午)
Kim (金)
Đồng văn (同)
Quách (郭)
Đàm (谭 - 譚)
Triệu (趙)
Mạc (莫)
Thái (蔡)
Lưu (劉)
Thạch (石)
Lương (梁)
Châu Âu
Anh
Các họ sau đây chỉ phổ biến tại Anh, Wales và Đảo Man (đa số dân chúng của các vùng khác như Scotland và Bắc Ireland có gốc Celt nên có cách đặt tên khác). Thông tin này được trích từ một tài liệu của Nha Y tế Anh (British National Health Service) .
Smith (1,15%)
Jones (0,94%)
Williams (0,66%)
Taylo (0,53%)
Brown (0,51%)
Davies (0,48%)
Evans (0,39%)
Wilson (0,35%)
Thomas (0,35%)
Johnson (0,34%)
Roberts (0,33%)
Robinson (0,29%)
Thompson (0,28%)
Wright (0,28%)
Walker (0,27%)
White (0,27%)
Edwards (0,27%)
Hughes (0,26%)
Green (0,25%)
Hall (0,25%)
Carney
Norwood
Martin
Ellis
Freeman
Ba Lan Xem Họ Ba Lan
Theo 1000 Najpopularniejszych nazwisk w Polsce ("1000 tên phổ biến tại Ba Lan") của J.M Zawadzki, 2002, thì các họ sau đây rất lớn tại Ba Lan:
Nowak (203.506)
Kowalski (139.719)
Wiśniewski (109.855)
Wójcik (99.509)
Kowalczyk (97.796)
Kamiński (94.499)
Lewandowski (92.449)
Zieliński (91.043)
Szymański (89.091)
Woźniak (88.039)
Dąbrowski (86.132)
Kozłowski (75.962)
Jankowski (68.514)
Mazur (66.773)
Wojciechowski (66.361)
Kwiatkowski (66.017)
Krawczyk (64.048)
Kaczmarek (61.816)
Piotrowski (61.380)
Grabowski (58.393)
Bỉ
(Thống kê ngày 1 tháng 1 năm 2002)
Peeters 33.273
Janssens 31.529
Maes 25.654
Jacobs 20.229
Mertens 18.927
Willems 18.604
Claes 16.822
Goossens 16.202
Wouters 15.950
De Smet 14.491
Trên đây là các họ Bỉ gốc Flem; trong số các họ Bỉ gốc Pháp thì họ Dubois là họ phổ biến nhất với 11.000 tên.
Bồ Đào Nha
Các họ phổ biến tại Bồ Đào Nha là:
Amaral
Andrade
Avila
Bettencourt
Braga
Branco
Borges
Cabral
Camara
Carvalho
Costa
Dias
Fernandes
Ferreira
Gomes
Martins
Medeiros
Mendonça
Menezes
Moniz
Moreira
Neves
Oliveira
Pereira
Reis
Rego
Rodrigues
Santos
Silva
Soáres
Sousa
Tabicas
Tavares
Vasconcellos
Viveiros
Bulgaria
Các họ phổ biến tại Bulgaria (với dạng dùng ký tự Cyrill trong ngoặc):
Ivanov (Иванов)
Petrov (Петров)
Georgiev (Георгиев)
Dimitrov (Димитров)
Stoyanov (Стоянов)
Andreev (Андреев)
Mihaylov (Михайлов)
Nikolov (Николов)
Vassilev (Василев)
Todorov (Тодоров)
Đan Mạch
Dựa theo một thống kê năm 2004 , các họ phổ biến tại Đan Mạch là:
Jensen, 303.089
Nielsen, 296.850
Hansen, 248.968
Pedersen, 186.913
Andersen, 172.894
Christensen, 133.033
Larsen, 129.662
Sørensen, 124.175
Rasmussen, 104.130
Jørgensen, 98.354
Petersen, 92.189
Madsen, 70.176
Kristensen, 65.074
Olsen, 54.044
Thomsen, 40.514
Christiansen, 40.224
Poulsen, 34.203
Johansen, 33.120
Knudsen, 31.977
Mortensen, 31.252
Theo truyền thống, các họ tại Đan Mạch có hậu tố sen, có nghĩa là "con trai". Ví dụ, khi nhìn vào tên của hai cha con Peter Sørensen (cha) và Hans Petersen (con), người ta biết rằng cha của Hans là Peter và ông nội của Hans là Søren. Truyền thống này đôi khi cũng được dùng cho con gái, với hậu tố datter. Ví dụ như họ Jensdatter hay họ Poulsdatter (có nghĩa là "con gái của Jens" và "con gái của Pouls").
Ngày nay các họ có hậu tố sen đã mất ý nghĩa của chúng vì ngay cả phụ nữ cũng mang các họ này. Cùng lúc đó, mặc dù vẫn còn các trường hợp các con của Hans Petersen mang họ Hansen nhưng đại đa số họ vẫn giữ họ Petersen.
Đức
Phần lớn các họ tại Đức thường là các tên gọi liên quan đến nghề nghiệp; ví dụ: müller là "thợ xay", schmidt là "thợ kim loại", schneider là "thợ may"...
Müller (0,95%)
Schmidt (0,69%)
Schneider (0,40%)
Fischer (0,35%)
Meyer (0,33%)
Weber (0,30%)
Schulz (0,27%)
Wagner (0,27%)
Becker (0,27%)
Konstancy (0,26%)
Estonia
Hai họ phổ biến tại Estonia là:
Tamm ("cây sồi")
Mägi ("ngọn đồi")
Hà Lan
Dựa vào một thống kê của Meertens Instituut vào năm 1947 thì các họ phổ biến tại Hà Lan là:
De Jong 55.256
De Vries 49.298
Jansen 49.213
Van den Berg 37.678 (bao gồm cả Van der Berg và Van de Berg)
Bakker 37.483
Van Dijk 36.578
Visser 34.721
Janssen 32.824
Smit 29.783
Meijer và Meyer 28.256
Hungary
Tại Hungary họ được đặt trước tên. Theo Bộ Nội vụ của Hungary vào năm 1998 thì các họ phổ biến tại đó là:
Nagy (244.663; "to lớn")
Kovács (228.274; "thợ kim loại")
Tóth (223.291; "người Slovak")
Szabó (217.066; "thợ may")
Horváth hay Horvát (201.524; "người Croat")
Kiss hay Kis (139.919; "nhỏ bé")
Varga (137.398; "thợ làm giầy")
Molnár (112.878; "thợ xay")
Németh hay Német (97.715; "người Đức")
Farkas (83.755; "chó sói")
Balogh (79.653; "tay trái, vụng về")
Papp (56.235; "nhà tu")
Takács (55.180; "thợ dệt")
Juhász (54.267; "mục đồng")
Mészáros (42.738; "thợ thịt")
Lakatos (41.005; "thợ khóa")
Simon (39.881)
Oláh (37.147; "người Roman")
Fekete (34.755; "đen")
Rácz (34.518; "người Serb")
Szilágyi (32.628; "đến từ vùng Szilágy")
Török (27.888; "người Thổ")
Fehér (27.262; "trắng")
Gál hay Gaál (26.557)
Balázs (26.158)
Ireland
Sau đây là 20 họ được dùng nhiều nhất tại Ireland:
Murphy
Kelly
O'Sullivan
Walsh
Smith
O'Brien
Byrne
Ryan
O'Connor
O'Neill
O'Reilly
Doyle
McCarthy
Gallagher
O'Doherty
Kennedy
Lynch
Murray
Quinn
Moore
Các họ bắt đầu bằng "O'" là các họ theo bên nội.
Latvia
Các họ phổ biến tại Latvia là:
Bērziņš ("cây bulô" - birch)
Kalniņš ("ngọn đồi")
Ozoliņš ("cây sồi")
Na Uy
Theo Cục Thống kê Na Uy (Statistics Norway) thì các họ phổ biến tại Na Uy là:
Hansen (1,31%)
Olsen (1,21%)
Johansen (1,21%)
Larsen (0,90%)
Andersen (0,88%)
Nilsen (0,83%)
Pedersen (0,82%)
Kristiansen (0,55%)
Jensen (0,54%)
Karlsen (0,50%)
Johnsen (0,48%)
Pettersen (0,47%)
Eriksen (0,44%)
Berg (0,41%)
Haugen (0,32%)
Hagen (0,32%)
Johannessen (0,31%)
Andreassen (0,28%)
Jacobsen (0,27%)
Halvorsen (0,27%)
Hậu tố sen có nghĩa là "con trai".
Nga
Theo nguồn thì các họ phổ biến tại Nga (dạng dùng ký tự Cyrill trong ngoặc) là:
Ivanov (Иванов)
Kuznetsov (Кузнецов)
Popov (Попов)
Petrov (Петров)
Vasilyev (Васильев)
Smirnov (Смирнов)
Kozlov (Козлов)
Mikhailov (Михайлов)
Semenov (Семенов)
Stepanov (Степанов)
Pháp
Dựa theo nguồn thì các họ phổ biến tại Pháp là:
Martin
Bernard
Thomas
Petit
Durand
Richard
Moreau
Dubois
Robert
Laurent
Simon
Michel
Leroy
Garcia
Lefebvre
Roux
David
Bertrand
Fournier
Girard
Bonnet
Morel
Rousseau
Lambert
Blanc
Phần Lan
Dựa theo Trung tâm Kiểm tra Dân số của Phần Lan thì các họ phổ biến tại đó, (tỉ lệ trong ngoặc được tính dựa trên tổng số dân của Phần Lan vào năm 2005), là:
Virtanen, 24.204 (0,461%)
Korhonen, 23.721 (0,452%)
Nieminen, 21.841 (0,416%)
Mäkinen, 21.699 (0,414%)
Mäkelä, 19.674 (0,375%)
Hämäläinen, 19.518 (0,372%)
Laine, 18.908 (0,360%)
Koskinen, 18.058 (0,344%)
Heikkinen, 17.939 (0,342%)
Järvinen, 17.381 (0,331%)
Séc
Theo Bộ Nội vụ của Cộng hòa Séc vào năm 2002 thì các họ phổ biến tại đó là:
Novák, 70.504
Svoboda, 52.088
Novotný, 49.962
Dvořák, 46.099
Černý, 36.743
Procházka, 33.274
Kučera, 31.286
Veselý, 26.481
Horák, 25.174
10.Nguyễn
Marek, 22.548
Pokorný, 22.203
Pospíšil, 22.189
Hájek, 21.276
Jelínek, 20.733
Král, 20.510
Růžička, 19.846
Beneš, 19.600
Fiala, 19.121
Sedláček, 18.484
Các họ trên bao gồm cả các dạng giống cái (ví dụ, Novák bao gồm cả Nováková)
Romania
Các họ phổ biến tại România là:
Popa (191.938; "nhà tu")
Popescu (147.784; "con trai của nhà tu")
Radu (gốc từ chữ rad của tiếng Slav nghĩa là "vui mừng")
Ionescu ("con trai của John/Jean")
Şerban ("người Serb")
Matei ("Matthew/Mathieu")
Stoica
Gheorghe ("George")
Constantin ("Constantine")
Stan
Dumitrescu ("con trai của Demetrius")
Mihai ("Michael/Michel")
Ioniţă ("John/Jean nhỏ")
Dumitru ("Demetrius")
Dinu ("Constantine")
Tudor ("Theodor")
Dobre (gốc từ chữ dobro của tiếng Slav nghĩa là "tốt")
Barbu ("người có râu")
Ştefan ("Stephan/Stéphan")
Florea ("hoa")
Ene (biến dạng của John/Jean)
Vasile ("húng quế")
Marin ("Marinus")
Ghiţă ("George nhỏ")
Georgescu ("con trai của George")
Serbia
Các họ phổ biến (với dạng dùng ký tự Cyrill trong ngoặc) tại Serbia là:
Petrović (Петровић)
Jovanović (Јовановић)
Marković (Марковић)
Popović (Поповић)
Vuković (Вуковић)
Živković (Живковић)
Đorđević (Ђорђевић)
Lukić (Лукић)
Marić (Марић)
Janković (Јанковић)
Milovanović (Миловановић)
Ilić (Илић)
Obradović (Обрадовић)
Aleksić (Алексић)
Gavrilović (Гавриловић)
Davidović (Давидовић)
Đurović (Ђуровић)
Stevanović (Стевановић)
Stefanović (Стефановић)
Radović (Радовић)
Stojanović (Стојановић)
Slovakia
Horváth
Kováč
Varga
Tóth
Nagy
Baláž
Szabó
Molnár
Balog
Lukáč
Tây Ban Nha
Theo nguồn thì các họ phổ biến tại Tây Ban Nha, năm 1999, là:
García, 1.378.000 (3,48%)
Fernández, 851.000 (2,15%)
González, 839.000 (2,12%)
Rodríguez, 804.000 (2,03%)
López, 796.000 (2,01%)
Martínez, 788.000 (1,97%)
Sánchez, 725.000 (1,83%)
Pérez, 709.000 (1,79%)
Martín, 459.000 (1,16%)
Gómez, 440.000 (1,11%)
Ruiz, 321.000 (0,81%)
Hernández, 305.000 (0,77%)
Jiménez, 293.000 (0,74%)
Díez, 293.000 (0,74%)
Álvarez, 273.000 (0,69%)
Moreno, 261.000 (0,66%)
Muñoz, 241.000 (0,61%)
Alonso, 206.000 (0,52%)
Gutiérrez, 170.000 (0,43%)
Romero, 170.000 (0,43%)
Navarro, 158.400 (0,40%)
Torres, 134.600 (0,34%)
Domínguez, 134.600 (0,34%)
Gil, 134.600 (0,34%)
Vázquez, 130.000 (0,33%)
Serrano, 122.700 (0,31%)
Ramos, 118.000 (0,30%)
Blanco, 118.000 (0,30%)
Sanz, 106.900 (0,27%)
Castro, 102.900 (0,26%)
Suárez, 102.900 (0,26%)
Ortega, 99.000 (0,25%)
Rubio, 99.000 (0,25%)
Molina, 99.000 (0,25%)
Delgado, 95.000 (0,24%)
Ramírez, 95.000 (0,24%)
Morales, 95.000 (0,24%)
Ortiz, 87.120 (0,22%)
Marín, 83.160 (0,21%)
Iglesias, 83.160 (0,21%)
Các họ chấm dứt với "ez" là các họ đặt theo bên nội.
Thổ Nhĩ Kỳ
Các họ phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ là:
Yılmaz
Yıldırım
Öztürk
Doğan
Thụy Điển
Theo nguồn thì các họ phổ biến tại Thụy Điển là:
Johansson (3.3%)
Andersson (3.2%)
Karlsson (2.5%)
Nilsson (2.2%)
Eriksson (1.7%)
Larsson (1.6%)
Olsson (1000000000.4%)
Persson (1.4%)
Svensson (1.3%)
Gustafsson (0.90%)
Pettersson (0.83%)
Jonsson (0.72%)
Jansson (0.63%)
Hanson hay Hansson (0.54%)
Bengtsson (0.42%)
Jönsson (0.42%)
Petersson (0.37%)
Carlsson (0.34%)
Gustavsson (0.32%)
Magnusson (0.32%)
Lindberg (0.31%; "đồi đá vôi")
Olofsson (0.30%)
Theo truyền thống, các họ phổ biến tại Thụy Điển là họ đặt theo bên nội, ví dụ con trai của Karl sẽ có họ Karlsson và con gái của Karl sẽ có họ Karlsdotter, nhưng bắt đầu từ thế kỷ 19 truyền thống đó đã bị bỏ.
Châu Mĩ
Argentina
Argentina có rất nhiều dân định cư đến từ các nước châu Âu nhưng chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Ban Nha. Điều này hiện rõ với các họ phổ biến nhất sau đây:
González
Rodríguez
López
García
Gómez
Pérez
Brazil
Khi người Bồ Đào Nha đến đô hộ Brazil họ mang theo nhiều nô lệ gốc châu Phi. Vì các nô lệ thường bị xem như một vật sở hữu, họ và con cái họ thường mang họ theo tên người chủ. Do đó có rất nhiều tên tại Brasil có gốc Bồ Đào Nha.
Khi một người không có tên, hay không biết tên, hay tên không kiểm tra được hay không phát âm được theo tiếng Bồ Đào Nha (mọi điều này đều có thể xảy ra cho các nô lệ đến từ châu Phi hay cho các người dân bản xứ) thì họ được cho 1. họ de Costa (trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "đến từ bờ biển") nếu họ sống gần bờ biển, 2. họ de Silva ("đến từ rừng") nếu họ sống gần rừng, 3. họ dos Santos ("của các thánh") nếu họ là các trẻ mồ côi đã từng lớn lên trong các viện hướng dẫn bởi các nhà thờ. Điều này giải thích tại sao 3 họ này rất phổ biến tại Brasil.
Dias
de jesus
da Silva
da Costa
da Cruz
do Nascimendo
dos Santos
da Conceição
da Matta hay da Mata
Souza
Cavalcante hay Cavalcanti
Carvalho
Menezes
Neves
Vasconcellos
Fernandes
Muniz
Cardoso
Amaral
Nazário
Borges
Moreira
Nogueira
Pereira
Ferreira
Oliveira
Silveira
Ribeiro
Gomes
Garcia
Rodrigues
Bittencourt hay Bitencourt
Martins
Mendonça
Reis
Lins
Lima
Bernardes
Sanches
Moreno
Torres
Gil
Serrano
Branco
Castro
Soares
de Sá
Moraes
Fagundes
Hoa Kỳ
Theo tài liệu thống kê của Chính phủ Hoa Kỳ thì các họ phổ biến tại đó là:
Smith (1,006%)
Johnson (0,810%)
Williams (0,699%)
Jones (0,621%)
Brown (0,621%)
Davis (0,580%)
Miller (0,424%)
Wilson (0,339%)
Moore (0,312%)
Taylor (0,311%)
Anderson (0,311%)
Thomas (0,311%)
Jackson (0,310%)
White (0,279%)
Harris (0,275%)
Martin (0,273%)
Thompson (0,269%)
Garcia (0,254%)
Martinez (0,234%)
Robinson (0,233%)
Cũng như Đan Mạch, hậu tố son có nghĩa là con trai, như Johnson: John's son - con trai của John, Jackson: Jack's son - con trai của Jack,...
Nuevo León, Mexico
Theo tài liệu của Miriam Garcia (Para regios...los Martínez) đăng trên tạp chí El Norte vào ngày 18 tháng 3 năm 2003, thì các họ phổ biến tại vùng Nuevo León, México là:
Martínez (8,50%)
Rodríguez (8,14%)
García (7,14%)
González (7,09%)
Hernández (7,06%)
Québec, Canada
Theo tài liệu Quelques Statistiques sur les Noms de Famille của Institut de la statistique du Québec (Viện thống kê Québec) và tài liệu Les 6 000 premiers noms de famille par ordre alphabétique, Québec của Chính phủ Canada, các họ phổ biến tại tỉnh bang Québec của Canada là:
Tremblay (1,13%)
Gagnon (0,82%)
Roy (0,77%)
Côté (0,74%)
Bouchard (0,56%)
Gauthier (0,55%)
Morin (0,51%)
Lavoie (0,49%)
Fortin (0,47%)
Gagné (0,47%)
Pelletier (0,45%)
Bélanger (0,44%)
Bergeron (0,41%)
Lévesque (0,41%)
Simard (0,38%)
Girard (0,37%)
Leblanc (0,37%)
Boucher (0,35%)
Ouellet (0,34%)
Caron (0,32%)
Beaulieu (0,31%)
Poirier (0,31%)
Dubé (0,31%)
Cloutier (0,31%)
Fournier (0,30%)
Lapointe (0,30%)
Lefebvre (0,29%)
Poulin (0,28%)
Nadeau (0,28%)
Martin (0,27%)
St-Pierre (0,27%)
Martel (0,26%)
Grenier (0,26%)
Landry (0,26%)
Lessard (0,26%)
Leclerc (0,25%)
Bédard (0,25%)
Bernier (0,24%)
Couture (0,24%)
Richard (0,23%)
Michaud (0,23%)
Desjardins (0,23%)
Hébert (0,22%)
Blais (0,22%)
Turcotte (0,22%)
Savard (0,22%)
Lachance (0,22%)
Parent (0,22%)
Demers (0,21%)
Gosselin (0,21%)
50 họ trên chiếm gần 18% dân số của Québec.
Châu Phi
Ai Cập
Các họ lớn tại Ai Cập là:
Abaza
Sorour
Kishk
Ghi chú
Họ phổ biến |
10352 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Fr%C3%A9d%C3%A9ric%20Antoine%20Ozanam | Frédéric Antoine Ozanam | Frédéric Antoine Ozanam (23 tháng 4 năm 1813 – 8 tháng 9 năm 1853) là một học giả người Pháp. Ông cùng với những sinh viên bạn học đã sáng lập Hội Bác ái (Conférence de la charité), ngày nay là Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn (Conférences saint Vincent de Paul). Ông đã được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước (beatified) vào năm 1997, từ đó ông được giáo hội Công giáo gọi đích danh là Frédéric Hồng phúc.
Thân thế
Ozanam được sinh ra tại Milano. Gia đình ông là di dân gốc người Do Thái, đã đến định cư tại thành phố Lyon từ nhiều thế kỷ trước, và đã đạt được một xuất sắc ở thế hệ thứ ba, trước thời Frédéric, qua nhân vật Jacques Ozanam (1640-1717), một nhà toán học kiệt xuất. Cha ruột, ông Antoine, phục vụ trong quân đội của phe Cộng hoà, nhưng đã tự dấn thân vào lãnh vực thương mãi, giáo dục, và cuối cùng là y dược, trong triều đại của Đế chế I của Pháp.
Cậu bé lớn lên tại Lyon và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Abbé Noirot, một trong những vị thầy của cậu. Khuynh hướng bảo thủ và sùng tín của cậu đã tự bộc lộ rất sớm, và cậu đã xuất bản một tập sách mỏng chống lại Phái Saint-Simon vào năm 1831, gây ra sự chú ý đối với Alphonse de Lamartine. Những năm tiếp theo Ozanam được gửi vào trường luật tại Paris, anh đã ở trọ tại gia đình nhà bác học André-Marie Ampère, và nhờ họ mà anh đã làm quen với François-René de Chateaubriand, Jean-Baptiste Henri Lacordaire, Charles Forbes René de Montalembert và những người dẫn dắt phong trào canh tân - Công giáo tiến hành (neo-Catholic movement).
Trong thời sinh viên, anh đã làm công việc phóng viên và viết bài cho Tribune catholique (Tạp chí Diễn đàn Công giáo) của giáo sư triết học Bailly, sau này trở thành tờ L'univers vào ngày 1 tháng 11 năm 1833. Cộng tác với những người bạn trẻ, vào tháng 5 năm 1833, Ozanam đã thành lập Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn (Conférences saint Vincent de Paul) lừng danh, số lượng thành viên hiệp hội đã tăng đến con số hơn 2000 vào thời điểm ông qua đời. Ông đã nhận được văn bằng Tiến sĩ Luật vào năm 1836 bằng hai luận án: "Về việc cấm chỉ" về luật pháp La Mã và "Từ quy định đến hiệu quả thủ đắc" về luật của nước Pháp; sau đó ông nhận tiếp văn bằng Tiến sĩ Văn chương vào năm 1838 sau khi bảo vệ thành công luận án "Về Thần khúc và về triết lý của Dante", quyển sách đầu tiên của một loạt những tác phẩm nổi tiếng của ông. Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm giáo sư luật thương mãi tại Lyon, và làm trợ giáo bộ môn văn học nước ngoài tại Đại học Sorbonne vào năm 1840. Ông kết hôn vào tháng 6 năm 1841, và hưởng tuần trăng mật tại nước Ý.
Vào năm 1844, sau khi giáo sư Claude Charles Fauriel qua đời, Ozanam được bổ nhiệm chính thức vào ghế giáo sư văn học nước ngoài. Quãng đời ngắn ngủi còn lại của ông đã vô cùng bận rộn, vừa giảng dạy trong cương vị giáo sư, vừa viết rất nhiều tác phẩm văn chương, vừa làm công tác xã hội của Hiệp hội Bác Ái Vinh Sơn.
Những biến cố của Cuộc Cách mạng 1848, đưa đến cho ông một cái nhìn lạc quan, một lần nữa, ông quay lại với báo chí trong vai trò một cộng tác viên của tờ Ere nouvelle (Kỷ nguyên mới) và những tờ báo khác nữa. Ông đi du lịch rất nhiều, và đã có mặt tại Anh trong cuộc Đại Triển lãm năm 1851.
Thể trạng yếu ớt bẩm sinh của ông càng trở nên suy kiệt vì chứng bệnh lao phổi, cho nên ông mong muốn được dưỡng bệnh bằng cách du lịch sang Ý, nhưng ông đã qua đời khi vừa về đến Marseilles vào ngày 8 tháng 9 năm 1853.
Sự nghiệp
Ozanam là nhà phê bình lịch sử và văn chương hàng đầu của phong trào canh tân - Công giáo tiến hành tại Pháp vào tiền bán thế kỷ thứ 19. Ông đã học nhiều hơn, chân thành hơn, và có tính cách luận lý nhiều hơn Chateaubriand; nhưng lại kém thiên lệch chính trị và kém tính đa cảm văn chương so với Montalembert. Trong những hoạt động đương thời, ông đã là một người đứng đắn và nhiệt tâm ủng hộ, bênh vực cho học thuyết Dân chủ Công giáo (Catholic democracy) đồng thời là một nhà hoạt động xã hội có quan điểm rằng giáo hội nên tự thích nghi với những hoàn cảnh thay đổi chính trị xảy ra do hậu quả của cuộc Cách mạng Pháp.
Các bài viết của ông nhấn mạnh vào những đóng góp quan trọng của lịch sử Cơ đốc giáo, và khẳng định là, trong sự tiếp tục lối đi của các Hoàng đế La mã (Caesars), giáo hội Công giáo đã là nhân tố hiệu nghiệm trong việc khai hóa các dân tộc man di và trong việc tổ chức xã hội Thời Trung cổ. Ông thừa nhận rằng mục tiêu của ông là sự phản chứng với học thuyết của Gibbons, và, cũng như bất cứ sử gia nào muốn chứng minh một luận đề nào đó là đúng, thì đều mắc ít nhiều sai lầm, Ozanam đã không nghi ngờ về việc thực hiện một sự giải trừ lành mạnh đối với quan điểm phổ thông thời bấy giờ, nhất là giữa khối người nói tiếng Anh, cho rằng giáo hội Công giáo đã đi quá trớn trong việc nô dịch hóa tư tưởng thay vì làm thăng hoa tư tưởng con người.
Kiến thức về văn chương trung cổ và cảm nghiệm về đời sống thời trung cổ là điều thích hạp với sự nghiệp của ông, tri thức uyên bác của Ozanam vẫn còn được coi trọng.
Trước tác
Các tác phẩm của ông đã được xuất bản thành 11 quyển sách (Paris, 1862-1865). Trong đó có các danh mục sau đây:
Deux chanceliers d'Angleterre, Bacon de Verulam et Saint Thomas de Cantorbry (Paris, 1836)
Dante et la philosophie catholique au XIIIeme siècle (Paris, 1839; 2nd ed., enlarged 1845)
Études germaniques (2 vols., Paris, 1847-1849), bản dịch Anh ngữ của A. C. Glyn là History of Civilization in the Fifth Century (Luân Đôn, 1868)
Documents inédits pour servir a l'histoire de l'Italie depuis le VIIIeme siècle jusqu'au XIIeme (Paris, 1850)
Les poi~tes franciscains en Italie au XIIIme sicle (Paris, 1852)
Nhiều thư từ của ông được dịch sang Anh ngữ bởi A. Coates (Luân Đôn, 1886).
Tham khảo
Ozanam - Vị học giả giữa những người nghèo – Madeleine Des Rivieres – Bellarmin, Montréal:
Nhà xuất bản CERF, Paris 1997.
Liên kết ngoài
tiếng Anh:
Blessed Frederic Ozanam
Frederic Ozanam: A Man of Yesterday, A Man for Tomorrow
Frederic Ozanam, a lay saint for our times
Society of St. Vincent de Paul – với hơn 875.000 thành viên trên toàn thế giới
SVdP tại Hoa Kỳ
Antoine-Frédéric Ozanam ở New Advent
Nhà văn Pháp
Nhà học giả
Chân phước
Nhà sử học Pháp
Chết vì bệnh lao
Sinh năm 1813
Mất năm 1853
Người Lyon
Người Pháp gốc Do Thái
Tử vong do bệnh truyền nhiễm ở Pháp
Mất thế kỷ 19 do bệnh lao
Người Milano |
10358 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt%20k%C3%BD%20%C4%90%E1%BA%B7ng%20Th%C3%B9y%20Tr%C3%A2m | Nhật ký Đặng Thùy Trâm | Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hai tập nhật ký viết tay của bác sĩ Đặng Thùy Trâm từ ngày 8 tháng 4 năm 1968 đến ngày 20 tháng 6 năm 1970 (hai ngày trước khi bà qua đời). Đây còn là tên một cuốn sách do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập dựa trên nguyên bản của hai cuốn nhật kí này.
Đôi nét về tác giả
Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Huế trong một gia đình trí thức. Mẹ cô là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội Doãn Ngọc Trâm; bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê;
Đặng Thùy Trâm tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, cô tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam.
Đặng Thùy Trâm được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Cô ''Thùy'' hi sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970. Cô được mai táng tại nơi hi sinh, sau thống nhất được đưa về Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990 được gia đình đưa về Nghĩa trang liệt sĩ Xuân Phương,Từ Liêm, Hà Nội.
Cuốn Nhật ký
Hai cuốn nhật ký còn lại (một cuốn đã bị mất) được viết từ 8 tháng 4 năm 1968, khi tác giả phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi cô hi sinh, trong đó có:
Cuốn thứ nhất: được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968 đến ngày 4 tháng 12 năm 1969 gồm 219 trang viết tay do Frederic Whitehurst và Nguyễn Trung Hiếu giữ lại trong số các tư liệu thu được sau một trận càn ở Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng cuối tháng 12 năm 1969.
Cuốn thứ hai: được viết từ ngày 31 tháng 12 năm 1969 và kết thúc ngày 20 tháng 6 năm 1970. Cuốn này gồm 53 trang viết tay do quân Mĩ lấy được trên người Thùy Trâm sau khi cô hi sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên, người đi cùng khi chị bị bắn chết thì lính Mỹ lấy cả hai cuốn nhật ký từ trong ba lô chị mang bên mình.
Hai cuốn nhật kí chỉ được viết trong 3 năm nhưng như chứa đựng cả một góc nhìn thế giới lớn lao với một tâm hồn trẻ trung của một người con gái tuổi hai mươi. Những lời văn đọc sơ qua thì thấy đượm buồn nhưng càng suy ngẫm thì càng thấy chúng lôi cuốn bởi những ý văn trong trẻo, thể hiện tất cả những mong muốn của tuổi trẻ từ tác giả. Tuy là một bác sĩ nhưng cô đã anh dũng ngã xuống như một người lính thực thụ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với cây súng trong tay.
Hai tập nhật ký do Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4 năm 2005. Ông đã giữ lại quyển nhật ký mà không đốt đi, vì theo lời của thông dịch viên, thượng sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Trung Hiếu, trong cùng đơn vị: "Đừng đốt, trong đó đã có lửa". Câu nói này cũng là tiêu đề của bộ phim Đừng đốt của đạo diễn Đặng Nhật Minh về cuộc đời của Đặng Thùy Trâm.
Cuốn sách
Cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm được Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam cho ra mắt nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2005 của Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2006, quyển sách này đã bán được hơn 400.000 bản, được xem là một hiện tượng văn học. Trong một số bài báo nước ngoài, nó còn được ví như nhật ký Anne Frank của Việt Nam. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2008, sách đã cán mốc con số phát hành kỉ lục là 450 000 bản với 26 lần tái bản.
Cùng với Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã được xếp vào một trong mười sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2005 tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 9 năm 2007, cuốn sách đã được nhà xuất bản Random House phát hành tại Mĩ và nhiều quốc gia khác dưới tên tiếng Anh là Last night, I dreamed of peace (Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình). Hiện nay, nhật kí Đặng Thùy Trâm đã được dịch ra các thứ tiếng: Hàn Quốc, Anh, Thái, Romania,...
Hiện tại cuốn Nhật ký được lưu giữ tại Viện Lưu trữ về Việt Nam – Đại học Texas Tech ở Lubbock, bang Texas, Hoa Kỳ.
Xem thêm
Đặng Thùy Trâm
Đừng đốt
Chú thích
Liên kết ngoài
Viết về tác phẩm:
BBC, Cơn sốt cuốn nhật ký 'có lửa', 8-9-2005
VOA, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, 20-10-2005
Phạm Hoàng Quân Biên soạn nhật ký?
The Independent, Diary of a Vietcong doctor: The Anne Frank of Vietnam , ngày 7 tháng 10 năm 2005
Viết về tác giả:
Có một người con gái tuổi 20, loạt bài trên Tuổi Trẻ Online
Chuyện về Đặng Thùy Trâm viết từ Mỹ, loạt bài trên Thanh Niên Online
, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm
Cuốn sách về bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm – Nhìn từ phía bên kia chiến tuyến
Sách về Chiến tranh Việt Nam
Đặng Thùy Trâm
Tư liệu về chiến tranh Việt Nam |
10363 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p%20%28t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%29 | Pháp (tôn giáo) | Pháp (Hán tự: 法, bính âm tiếng Trung Quan thoại: fă, phiên âm Hepburn tiếng Nhật: hō, tiếng Phạn: धर्म dharma, tiếng Pali: dhamma), cũng được dịch theo âm Hán-Việt là Đạt-ma (達磨, 達摩), Đàm-ma (曇摩), Đàm-mô (曇無), Đàm (曇). Chữ dharma vốn xuất phát từ tiếng Phạn, ngữ căn √dhṛ, có nghĩa là "nắm giữ", đặc biệt là nắm giữ tính năng hoạt động của con người. Cách dùng chữ thuật ngữ này rất đa dạng, và vì vậy, nó mang rất nhiều nghĩa:
Tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử;
Điều phải làm, nghề nghiệp, bổn phận, nghĩa vụ;
Trật tự xã hội, quy củ trong xã hội;
Điều lành, việc thiện, đức hạnh;
Sự thật, thật tại, chân lý (sa. satya);
Nền tảng của thế gian và các cõi giới;
Tín ngưỡng tôn giáo;
Tiêu chuẩn để nhận thức về chân lý, về luật tắc;
Giáo lý, sự giải thích;
Bản thể, bản tính;
Căn bản nhân đạo;
Thuộc tính, phẩm chất, đặc tính, cấu trúc cơ bản. Ý nghĩa này của thuật ngữ thường được dùng trong các luận giải của Du-già hành tông, liệt kê tất cả kinh nghiệm thế gian thành 100 pháp hoặc 100 cấu trúc cơ bản. Họ cho rằng, các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính này hàng Nhị thừa không thể nào nhận thức được, nhưng là một đối tượng quán sát đặc biệt của hàng Bồ Tát. Không nhận thức được tính không của các cấu trúc cơ bản là điều rất quan trọng cho sở tri chướng. Xem thêm Bách pháp.
Trong luận lý học, là tiền đề hay là đối tượng của một động từ.
Tổng quát lại, người ta có thể hiểu Pháp là "tất cả những gì có đặc tính của nó - không khiến ta lầm với cái khác - có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó" (nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải 任持自性、軌生物解).
Pháp vốn được sử dụng trong Ấn Độ giáo, với ý nghĩa là chân lý, thiện pháp. Tương phản với cái thiện là phi pháp. Phật giáo cũng có tư tưởng là thiện pháp nhưng nói rộng hơn thì cái ác, phiền não, khổ, cũng là Pháp. Theo ngài luận sư Giác Âm thì Pháp có 4 nghĩa như: Thuộc tính; giáo pháp; thánh điển và sự vật (bao gồm vật nhìn thấy và không nhìn thấy). Còn đối với Phật giáo nguyên thủy thì pháp bao gồm: Hiện tượng và tâm lý, như ngũ uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hay duyên khởi cũng là pháp. Đối với khái niệm trong pháp luật, pháp số... thì đó lại là những quy phạm của con người trong đời sống cộng đồng.
Ví dụ: Khi một người nhìn vào một tượng Phật hay một sự vật nào đó, người đó sẽ sinh khởi các hành động, tư tưởng, ý kiến, đưa ra các giáo lý,... Đó là người đó đang an trụ trong pháp, ta xét ở ví dụ này là người đó sẽ bái lạy tượng Phật mỗi ngày đó là thực hành Phật pháp. Tương tự như vậy, ta sẽ có khái niệm tổng quát hơn về pháp, khi một đối tượng tiếp xúc, bắt gặp, giao tiếp với một đối tượng, họ sẽ sinh khởi các pháp, nếu hai đối tượng đó ngừng tiếp xúc, bắt gặp, giao tiếp với nhau thì pháp cũng sẽ dừng.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Triết lý Phật giáo |
10398 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p%20lam | Pháp lam | Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ. Bài viết này chỉ đề cập đến Pháp lam Huế hay đồ đồng tráng men thời Nguyễn.
Lịch sử tên gọi
Vấn đề này hiện đang còn được tiếp tục tranh luận bởi giới nghiên cứu về Huế.
Dựa theo một số bài viết của cố họa sĩ Phạm Đăng Trí, những nhà sưu tập cắt nghĩa rằng: "pháp lam" bắt nguồn từ chữ "pha lang" do người Trung Hoa dùng để chỉ một loại đồ tráng men mà các nhà truyền giáo Tây phương trước kia hướng dẫn cho họ sản xuất rồi du nhập kỹ thuật sang Việt Nam. Sở dĩ chữ "pháp lam" phải trại ra từ chữ "pha lang" (France) là để tránh phạm húy chúa Nguyễn Phúc Lan1...
Một số nhà khảo cổ học cho rằng "Pháp lam" là loại đồ men Pháp, chữ "Pháp" ở đây được người Trung Hoa dùng đề chỉ chung người phương Tây chứ không riêng gì người Pháp...; chữ "lam" ngoài nghĩa thông thường chỉ màu sắc xanh lam, cây chàm... còn được Từ điển Hán Việt Thiều Chữu giải thích trong là soi, làm gương theo kiểu Pháp... Theo từ điển, Cảnh Thái lam là tên gọi sản phẩm mỹ nghệ dùng men tráng lên đồng hoặc thiếc... niên hiệu Cảnh Thái đời Minh Đại Tông, hàng được chế tạo tại Bắc Kinh, và gọi: Cảnh Thái lam...
Ý kiến khác: "... châu Âu trang trí cửa sổ bằng khung ghép hình và cùng với vật gia dụng tráng men trắng có lấm tấm hạt các màu xanh lục... Nghệ nhân Huế dưới triều nhà Nguyễn cũng chế tác mặt hàng nhiều mảng màu trên men, cốt đồng và nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ "pháp lang sa" (Française) và do kiêng húy 2 Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) nên gọi là "Pháp lam". Về việc đổi chữ "lang" thành "lam" đó là vì chữ Lang (瑯) có âm gần giống với chữ Lan (灡) trong tên chúa Nguyễn Phước Lan, nhất là phát âm theo lối Huế. Vì thế cần phải đọc trại đi để tránh phạm húy...
Tạm gọi và hiểu: Sản phẩm này mang tính địa phương (Huế) cao và trong lịch sử chỉ thời Nguyễn mới sản sinh ra chúng. Chúng có liên quan đến một di tích nằm trong quần thể Di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế), đó là Pháp lam tượng cục. Dẫu không còn rõ nét trên thực địa nhưng tên gọi của cơ quan này vẫn còn ghi trong sử liệu. Thời xưa nghệ nhân Huế có sáng tạo trong quy trình công nghệ chế tác đồ pháp lam. Đây chính là cái giá trị văn hóa phi vật thể của loại đồ đặc biệt này và Luật di sản văn hóa buộc mọi người phải bảo vệ. Do đó không nên đổi tên gọi "Pháp lam" thành "đồ đồng tráng men", cũng không nên viết chung chung "Pháp lam" mà phải viết rõ ràng "Pháp lam Huế" hay "đồ đồng tráng men thời Nguyễn" để khỏi nhầm với Pháp lang Trung Hoa.
Nguồn gốc xuất xứ
Pháp lam Huế tiếp thu kỹ nghệ Họa pháp lang của Quảng Đông, Trung Quốc. Quảng Đông là cửa ngõ du nhập công nghệ chế tác Họa pháp lang (Émaux hay Painted enamel) vào Trung Hoa. Khác với kỹ nghệ Kháp ti pháp lang (Cloisonné), từ xứ Byzantine du nhập vào Trung Hoa qua ngã Tây Vực theo vó ngựa viễn chinh của quân Mông Cổ, kỹ nghệ Họa pháp lang xuất xứ từ vùng Limoges ở Pháp và vùng Battersea ở Anh, du nhập vào Trung Hoa theo chân các tu sĩ dòng Tên vào cuối thế kỷ 17.
Kỹ nghệ này du nhập vào Việt Nam từ thời vua Minh Mạng (năm 1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc vẽ vời, trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa.
Phân loại
Dựa vào phương pháp chế tạo thai cốt và kỹ thuật thể hiện men màu, họa tiết, có thể chia chế phẩm pháp lang thành bốn loại:
Kháp ti pháp lang (掐丝珐琅): Pháp lang làm theo kiểu ngăn chia ô hộc. Xem Cloisonne
Họa pháp lang (画珐琅): Pháp lang làm theo kiểu vẽ trên nền men như các tác phẩm hội họa (Painted enamel), kiểu này được phát minh ra tại thị trấn Limoges của Pháp trong thế kỷ 15.
Tạm thai pháp lang (錾胎珐琅): Pháp lang có cốt được chạm trổ (champleve).
Thấu minh pháp lang (透明珐琅): Pháp lang có phủ lớp men trong bên ngoài.
Pháp lam Huế thuộc Họa pháp lang và một số vật dụng khác là đồ ký kiểu thuộc Kháp ti pháp lang được đặt mua tại Trung Hoa. Dựa trên các hiện vật pháp lam được trang trí trên các cung điện của triều Nguyễn và các hiện vật pháp lam hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế cũng như trong dân gian, có thể thấy pháp lam được sử dụng vào các mục đích chính sau đây:
Pháp lam dùng trong trang trí ngoại thất các cung điện triều Nguyễn: Loại hình này thường thấy trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm tại các cung điện điển hình như ở điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng); điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị); điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức); điện Thái Hòa (Đại Nội) và các nghi môn ở các lăng trên cũng như khu vực Đại Nội.
Pháp lam dùng trong trang trí nội thất: Đó là những hoành phi, câu đối, bình, choé...
Pháp lam gia dụng và pháp lam tế tự: Hiện vật nhóm này bao gồm các đồ dùng trong việc tế tự như lư hương, quả bồng, chân đế quả bồng, cơi trầu... và các đồ gia dụng như khay trà, tô, bát, tìm đựng thức ăn.
Pháp lam qua các thời kỳ
Pháp lam còn là loại hình mỹ thuật, đồng thời, là một loại vật liệu đặc biệt, được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế. Đó là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế. Sử sách nhà Nguyễn cho biết thời điểm khai sinh kỹ nghệ chế tác pháp lam ở Việt Nam là năm 1827; thịnh hành vào các đời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883); sa sút từ sau thời kỳ tứ nguyệt tam vương3 và dù được phục hồi, chỉnh đốn dưới triều Đồng Khánh (1885-1889) song không phục hưng nổi mà rơi vào thoái trào rồi thất truyền. Như vậy, thời gian tồn tại của kỹ nghệ pháp lam Huế, từ lúc khai sinh đến khi thất truyền, chỉ hơn 60 năm. Nhưng di sản pháp lam còn lại trên mảnh đất cố đô Huế khá đồ sộ, phong phú về số lượng; đa dạng về loại hình và kiểu thức.
Hiện ở Huế có nhiều nhóm nghiên cứu phục chế Pháp lam, tuy cách thức, công nghệ và đạt những mức độ thành công khác nhau song bước đầu đã đáp ứng công tác trùng tu di tích, hơn thế nữa đã phục hồi được một nghề chuyên sản xuất cho vua chúa mà một thời gian được xem như thất truyền.
Chú thích
Trong Nguyễn Phúc tộc thế phả in năm 1995, trang 123, tên húy của chúa Nguyễn Phúc Lan viết theo Hán tự là 灡 và đọc là "Lan". Nếu theo Luật kỵ húy của triều Nguyễn tại sao triều đình Huế lại ban ra các chức danh có phiên âm gần giống lan như: Lang Đạo, Lang Chiên, Thị Lang, Lang Trung, Đặng Sĩ Lang, Tá Quốc Lang...? Nguồn Quan chức nhà Nguyễn-Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2000.
Âm Lan là quốc húy của triều Nguyễn. Căn cứ theo chỉ dụ năm Gia Long thứ 6 (1807) về những điều răn cấm: kính lục các chữ húy đọc đến phải tránh âm, làm văn phải đổi dùng chữ khác. Các chữ húy này gồm 6 chữ: Noãn (暖); Ánh (映); Chủng (種); Luân (輪); Hoàn (環) và Lan (籣).
Đây là giai đoạn lịch sử đen tối nhất của triều Nguyễn, sau khi vua Dục Đức bị truất phế, chỉ trong vòng 4 tháng mà hai quyền thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã lập rồi truất phế thêm 2 người nữa là vua Hiệp Hòa và vua Kiến Phúc nên ở Huế mới có câu: Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường (Một sông hai nước lời khôn nói, bốn tháng ba vua triệu chẳng lành).
Tham khảo
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội năm 1964.
故宫藏金属胎珐琅器 (Cố cung tàng kim thuộc thai pháp lang khí). 编 著: 陈丽华 (Trần Lệ Hoa).
Tạp chí Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế - Chuyên đề Pháp lam
Liên kết
Phục chế Pháp lam Huế: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng
Pháp lam trên trang Gốm cổ Huế
Pháp lam Huế-Những nhận thức mới I
Thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Mỹ thuật cung đình triều Nguyễn
Chất liệu nghệ thuật
Nghệ thuật thủy tinh
Nghệ thuật trang trí
Ứng dụng thủy tinh
Đồ gốm |
10403 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20ph%C3%A1p%20ti%E1%BA%BFng%20Latinh | Ngữ pháp tiếng Latinh | Tiếng Latinh có trật tự từ ngữ vô cùng mềm dẻo bởi vì cổ ngữ này có rất nhiều biến cách.
Trong Latin không có mạo từ xác định hoặc mạo từ không xác định như "a" hoặc "the" trong tiếng Anh. Chúng có thể được thay thế bằng những tính từ khác, chẳng hạn như ille (các dạng của ille dần dần thay đổi đơn giản thành le hoặc la trong Nhóm ngôn ngữ Rôman ngày nay) hay haec, ea, id...
Từ loại
Câu
Biến thể của từ (inflection)
Biến thể của danh từ hoặc đại từ (declension)
Số đếm
Cách (case)
Giống
So sánh
Biến thể của động từ (conjugation)
Dạng (voice)
Lối (mood)
Động danh từ
Thì (tense)
Động tính từ
Tham khảo
First-Year Latin của Thornton Jenkins
Latinh |
10405 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng | Thủ tướng | Thủ tướng là chức vụ dành cho người đứng đầu ngành hành pháp của một quốc gia, là nhân vật lãnh đạo chính trị cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo thể chế đại nghị, hay chức vị hành chính cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể cộng hòa.
Từ nguyên
Xưng hiệu "Thủ tướng" (chữ Hán: 首相) bắt nguồn từ Trung Quốc, là gọi tắt của "thủ tịch tể tướng" (首席宰相), vốn là chỉ người có chức vị cao nhất trong các tể tướng. Hiện nay, trong tiếng Trung Quốc thủ tướng là thông xưng của người đứng đầu nội các các quốc gia theo xã hội chủ nghĩa.
Tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, thông xưng chỉ người đứng đầu chính phủ trung ương các nước này đều là "Tổng lý" (總理). Từ "Tổng lý" có nghĩa gốc là quản lý chung, quản lý toàn diện, từ đó mà có thêm nghĩa dẫn thân chỉ người phụ trách hoặc người lãnh đạo của một số sự vụ, bộ môn, cơ cấu, tổ chức. Xét theo từ nguyên và ý nghĩa thì từ thủ tướng chỉ nên dùng để gọi người đứng đầu chính phủ các quốc gia theo chế độ quân chủ.
Thủ tướng trong các nền cộng hòa và quân chủ
Chức vụ Thủ tướng thường có tại các quốc gia quân chủ nghị viện (có vua và có quốc hội). Trong trường hợp này thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, đưa ra các chính sách quốc gia. Do đó thủ tướng của các nước này chỉ chịu trách nhiệm với người dân thông qua các cuộc bầu cử.
Thủ tướng cũng thường có tại các quốc gia theo chế độ cộng hòa có tổng thống hay quốc trưởng. Trong trường hợp này thủ tướng là người được chỉ định bởi tổng thống để thi hành các chính sách của tổng thống. Các thủ tướng này hoàn toàn chịu trách nhiệm với người đề cử họ: tổng thống hay quốc trưởng, và chỉ có quyền lực hơn bộ trưởng một chút. Cá biệt có những chế độ dân chủ đại nghị như Đức, Ý, Ấn Độ... trong đó tổng thống chỉ mang tính nghi lễ, tương tự vua của các nước Anh, Nhật, nên thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội.
Các tên gọi khác nhau
Chức vụ Thủ tướng có tên gọi khác nhau ở mỗi quốc gia, chủ yếu để thể hiện quyền hạn và nhiệm vụ.
Danh sách Thủ tướng của các quốc gia trên thế giới
Dưới đây là danh sách thủ tướng các nước
Tham khảo
Thành viên chính phủ
Bộ trưởng
Tước vị
Danh hiệu
Chức vụ có thẩm quyền |
10407 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A3%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Ngã (Phật giáo) | Ngã (我, sa. ātman, pi. attā) tức là cái "ta" được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một ngã như thế. Trong tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý thì không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn (Vô ngã, Ngũ uẩn).
Theo đạo Phật, ý nghĩ cho rằng có "ta", có "người" - những đơn vị độc lập không phụ thuộc vào nhau - chính là Vô minh, si mê. Sự nhận thức là có "ta" tự khởi lên bởi vì con người thường bị tri thức mê hoặc - tri thức ở đây là thức thứ sáu, khả năng suy nghĩ phân biệt - cho rằng thế giới nhị nguyên vốn có sẵn và từ đó phát sinh ra sự suy nghĩ và hành động theo quan niệm rằng, "ta" và người, vật bên ngoài hoàn toàn là những đơn vị độc lập. Dần dần, ý nghĩ "ta" khắc sâu vào tâm và những ý nghĩ khác như "ta yêu cái này, ta ghét cái nọ; cái này của ta, cái này của ngươi" bắt đầu nảy nở. Những ý nghĩ nêu trên lại có ảnh hưởng trở lại với ý nghĩ "ta" và, vì vậy, cái "ta" này cai trị tâm linh của con người. Nó sẵn sàng tấn công tất cả những gì mà nó cảm thấy bị đe dọa, thèm khát những gì giúp nó gia tăng quyền lực. Thù hận, tham khát và xa rời chân tính là những tai hại phát sinh từ đó và chúng trực tiếp đưa con người đến bể Khổ.
Trong Thiền tông, người ta sử dụng phương pháp Tọa thiền (ja. zazen) để phá vỡ cái vòng lẩn quẩn nêu trên. Trong quá trình tu tập dưới sự hướng dẫn của một vị Thiền sư, Lão sư (ja. rōshi), người ta có thể dần dần vượt khỏi sự khống chế của cái "Ngã", tiêu diệt "Ngã" hay, đúng hơn, vượt khỏi cái "ý nghĩ sai lầm là có tự ngã" bởi vì, nhìn theo khía cạnh tuyệt đối thì người ta không thể tiêu diệt một cái gì không có thật, chưa hề có thật như cái "Ngã".
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Vô ngã
Pháp
Triết lý Phật giáo
Trung quán tông
Quan niệm về cá nhân
Khái niệm triết học Phật giáo
it:Ātman
nl:Atman |
10408 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy%C3%AAn%20kh%E1%BB%9Fi | Duyên khởi | Paṭiccasamuppāda (; paṭiccasamuppāda), thường được dịch là khởi nguồn có tính phụ thuộc, hoặc còn gọi là duyên khởi (zh. 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda, bo. rten cing `brel bar `byung ba རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་), cũng được gọi là nhân duyên sinh (zh. 因縁生) hay nhân duyên, và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một giáo lý quan trọng của triết học Phật giáo, nói rằng tất cả các pháp (dharmas - các hiện tượng) sinh khởi đều phụ thuộc vào những pháp khác: "nếu cái này tồn tại, thì cái kia tồn tại; nếu cái này đoạn diệt, thì cái kia cũng đoạn diệt".
Nguyên lý này được thể hiện qua các liên kết duyên khởi trong Phật giáo (tiếng Pali: dvādasanidānāni, tiếng Phạn: dvādaśanidānāni), là một danh sách gồm 12 yếu tố phụ thuộc lẫn nhau rút ra từ các giáo lý của Đức Phật. Theo truyền thống, danh sách này được hiểu như là việc mô tả sự khởi đầu có điều kiện của việc tái sinh trong luân hồi (saṃsāra), và khổ (duḥkha) là một kết quả tất yếu. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong luân hồi.
Một cách giải nghĩa khác cho rằng danh sách là sự miêu tả về sự phát sinh của những thứ thuộc về tâm trí và kéo theo là sự nhận thức về "tôi" và "của tôi", đó là những nguồn gốc của sự đau khổ. Theo đó, sự đảo ngược chuỗi nhân quả được giải thích là sự dẫn đến sự chấm dứt những thứ hình thành từ tâm trí và sự tái sinh. Các học giả đã chú ý đến những sự không thống nhất trong danh sách, và đánh giá nó là một sự tổng hợp về sau của một vài danh sách trước đó.
Duyên khởi và Vô ngã (zh. 無我, sa. anātman, pi. anattā) là hai giáo lý làm rường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Trong giáo lý Duyên khởi đức Phật dạy về 12 duyên hỗ tương, lệ thuộc lẫn nhau trong một vòng xích có 12 khoen.
Từ nguyên
Pratityasamutpada (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद) bao gồm hai thuật ngữ:
pratitya: "có tính bị phụ thuộc"; xuất hiện trong nhiều kinh điển của Vệ-đà và Áo nghĩa thư khác nhau, chẳng hạn như các bài thánh ca 4.5,14, 7.68.6 của Rigveda và 19,49.8 của Atharvaveda, theo nghĩa "xác nhận, phụ thuộc, thừa nhận nguồn gốc". Nguồn gốc tiếng Phạn của từ này là prati*, là hình thức xuất hiện rộng rãi hơn trong văn học Vệ-Đà, và nó có nghĩa là "đi về phía trước, quay lại, trở lại, tiếp cận" và đồng thời hàm nghĩa "quan sát, tìm hiểu, thuyết phục chính mình về sự thật về bất cứ điều gì, sự chắc chắn về, tin tưởng, trao niềm tin, công nhận". Trong các ngữ cảnh khác, pratiti*- một thuật ngữ liên quan- có nghĩa là "hướng tới, tiếp cận, hiểu biết sâu sắc về bất cứ điều gì".
samutpada: "sự phát sinh", "sự tăng, sự sản xuất, nguồn gốc". Trong văn học Vệ Đà, nó có nghĩa là "mọc lên cùng nhau, phát sinh, đến để vượt qua, xảy ra, hiệu ứng, hình thành, sản xuất, bắt nguồn".
Thuật ngữ này đã được dịch khác nhau sang tiếng Anh như khởi nguồn có tính phụ thuộc, duyên khởi, đồng phát sinh và phụ thuộc lẫn nhau, phát sinh có điều kiện hoặc là sự khởi đầu có điều kiện.
Thuật ngữ này cũng có thể chỉ cho mười hai liên kết, Pali : dvādasanidānāni, tiếng Phạn: dvādaśanidānāni, trong đó dvāvaśa ("mười hai") + nidānāni (số nhiều của "nidāna","nguyên nhân, động lực, liên kết"). Nói chung, trong truyền thống phật giáo Đại thừa, pratityasamutpada (tiếng Phạn) được sử dụng để chỉ cho nguyên tắc chung của quan hệ nhân quả phụ thuộc lẫn nhau, trong khi theo truyền thống phật giáo Thượng tọa bộ thì paticcasamuppāda (tiếng Pali) được dùng để chỉ cho mười hai liên kết.
Danh sách nhân duyên
Mười hai nhân duyên
Theo kinh Duyên khởi, mười hai nhân duyên cụ thể như sau:
Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā): Sự nhận thức sai lầm về cuộc đời. Không thấy rõ đời là bể Khổ hay Tứ Diệu Đế, không thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tượng đều Vô thường, Vô ngã;
Vô minh sinh Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra): Hành động tạo nghiệp từ thân, khẩu, ý. Hành này có thể tốt hoặc xấu hay trung tính;
Hành sinh Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), làm nền tảng cho một đời sống mới: Thức lựa chọn cha mẹ đúng như hành tốt xấu quy định;
Thức sinh Danh sắc (zh. 名色, sa., pi. nāmarūpa): Là toàn bộ tâm lý và vật lý của bào thai mới, do Ngũ uẩn tạo thành;
Danh sắc sinh Lục nhập (zh. 六根, sa. ṣaḍāyatana, pi. saḷāyatana): Là toàn bộ các giác quan và đối tượng của chúng. Lục nhập = 6 căn + 6 trần;
Xúc (zh. 觸, sa. sparśa, pi. phassa): Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc.
Xúc sinh Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā): Cảm giác, cảm nhận, lãnh thọ. Ví dụ như: yêu, thích, ganh ghét, đố kỵ, lo sợ, hạnh phúc, ưu sầu, thất vọng, hối tiếc, khó chịu, sân giận,...;
Thụ sinh Ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā): Sự ham muốn từ các giác quan như mắt ưa thích sắc đẹp, mũi thích hương thơm, tai ưa tiếng hay, lưỡi đắm vị ngọt, thân ưa xúc chạm êm ái hay Ngũ dục : Tiền tài; Danh vọng; Sắc đẹp; Ăn ngon; Ngủ nghỉ;
Ái sinh Thủ (zh. 取, sa., pi. upādāna): Giành giữ lấy, chiếm lấy cho mình;
Thủ dẫn đến Hữu (zh. 有, sa., pi. bhava): Là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
Hữu dẫn đến Sinh (zh. 生, sa., pi. jāti): Là cuộc sống hằng ngày bao gồm dục lạc, tham ái hay lòng ham muốn;
Sinh dẫn đến Già & Chết (zh. 老死, sa., pi. jarāmaraṇa): Có sinh ắt có diệt.
Kinh nghiệm giác ngộ lý duyên khởi bao gồm Mười hai nhân duyên của Phật được ghi lại trong Luật tạng (sa., pi. vinayapiṭaka), phần Đại phẩm (pi. mahāvagga).
Giải nghĩa
Người ta có thể nhìn Mười hai nhân duyên dưới nhiều cách phân tích khác nhau. Cách phân tích thông thường có tính thời gian là: yếu tố 1-2 thuộc về đời sống trước đây, yếu tố 3-7 là điều kiện và nguyên nhân sinh thành của đời sống sau này, yếu tố 8-10 là kết quả trong đời sống này, yếu tố 11-12 chỉ đời sống tương lai.
Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau của dòng chảy "Tâm", "Vật" của thế giới hiện tượng, trong đó những khái niệm quan trọng nhất là "Ta", "Người", "Sinh vật". Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp kết thành với nhau, thật chất là trống rỗng, thì thuyết nhân duyên có tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt nguồn từ những hiện tượng khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian.
Thuyết Mười hai nhân duyên được các trường phái Phật giáo giải thích khác nhau. Nam tông cho rằng thuyết này đã giải thích nguyên nhân của khổ và tất cả mọi pháp hữu vi (sa. saṃskṛta) đều có nguyên nhân và điều kiện mới sinh ra nên chúng vô ngã - không có một tự tính nào. Như thế thuyết Mười hai nhân duyên nhằm dẫn đến quan điểm vô ngã.
Trong Bắc tông, Mười hai nhân duyên được sử dụng để chứng minh sự không thật của sự vật và đặc biệt trong Trung quán tông (sa. mādhyamika), Mười hai nhân duyên được định nghĩa là tính Không. Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nhấn mạnh rằng Mười hai nhân duyên không nên hiểu theo thứ tự thời gian. Thuyết này nói lên sự liên hệ của vạn vật một cách tổng quát.
Sự phụ thuộc có điều kiện
Các giáo lý của Duyên khởi khẳng định quan hệ nhân quả không theo quan hệ nhân quả trực tiếp giống như của Newton hoặc theo nhân quả đơn độc. Thay vào đó, nó khẳng định một quan nhân quả có điều kiện một cách gián tiếp và một nhân quả đa dạng. Quan điểm về "liên kết nhân quả" trong Phật giáo rất khác với ý tưởng về nhân quả đã được phát triển ở châu Âu. Thay vào đó, khái niệm về quan hệ nhân quả trong Phật giáo là sự đề cập đến các điều kiện được tạo ra bởi một số nhiều những nguyên nhân, mà cùng nhau một cách cần thiết chúng tạo ra các hiện tượng bên trong đời sống và bên kia cuộc sống, chẳng hạn như nghiệp trong một đời sống tạo ra các điều kiện để dẫn đến sự tái sinh cụ thể trong một cõi cho một đời sống khác. Nguyên tắc Duyên khởi khẳng định rằng sự khởi nguồn có tính phụ thuộc là một điều kiện cần thiết. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh trung bộ (MN): "Khi cái này có, thì cái kia có; Cái này phát sinh, thì cái kia phát sinh; Khi cái này không có, thì cái kia không có; Cái này chấm dứt, Cái kia chấm dứt."
Nguyên lý bản thể học
Theo Peter Harvey, Duyên khởi (Pratityasamutpada) là một nguyên tắc bản thể học; đó là, một lý thuyết để giải thích bản chất và sự liên hệ của sự tồn tại, sự trở thành và thực tại tột cùng. Phật giáo khẳng định rằng không có gì là độc lập, ngoại trừ niết bàn. Tất cả các trạng thái vật lý và tâm trí phụ thuộc và phát sinh từ các trạng thái đã tồn tại trước đó, và đến lượt chúng sinh ra các trạng thái phụ thuộc khác trong khi chúng chấm dứt. Các 'nhân duyên khởi lên' đều hành động theo nhân quả, và do đó Duyên khởi là niềm tin của Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là nền tảng của bản thể học, không phải là một đấng sáng tạo (Chúa, thần thánh) cũng không phải là khái niệm bản thể học của Vệ-đà gọi là Đại ngã (Brahman) hay bất kỳ 'nguyên tắc sáng tạo siêu việt' nào khác.
Nguyên lý bản thể luận của Duyên khởi trong Phật giáo được áp dụng không chỉ để giải thích bản chất, sự tồn tại của vật chất và hiện tượng được quan sát thực nghiệm, mà còn đối với bản chất và sự tồn tại của sự sống. Ở dạng trừu tượng, theo Peter Harvey, "học thuyết nêu rõ: 'Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt'." Không có "nguyên nhân đầu tiên" mà tất cả mọi loài nảy sinh.
Cách vận hành của tâm trí
Đối lập với sự giải thích bản thể học của Harvey, Eviatar Shulman lập luận rằng có một số ý nghĩa bản thể có thể được lượm lặt từ duyên khởi, nhưng cốt lõi của nó là liên quan đến "xác định các quá trình khác nhau về trải nghiệm của tâm trí và mô tả mối quan hệ của chúng".
Noa Ronkin dẫn rằng trong khi Đức Phật hoãn tất cả các nhận định đánh giá về các câu hỏi siêu hình nhất định, ngài không phải là một nhà chống đối về siêu hình học: không có dẫn chứng nào trong các bản kinh gợi ý rằng các câu hỏi siêu hình là hoàn toàn vô nghĩa, thay vào đó Đức Phật đã dạy rằng kinh nghiệm có thể cảm nhận qua các giác quan đều là khởi nguồn có tính phụ thuộc và bất kể cái gì là khởi nguồn có tính phụ thuộc thì bị ảnh hưởng, vô thường, là đối tượng của sự thay đổi, và vô ngã.
Xem thêm
Vô Ngã
Ngũ Uẩn
Vô thường
Tính Không
Chú thích
Tham khảo
Tài liệu chủ yếu
Kinh văn
Duyên khởi kinh (zh. 縁起經) dịch từ Phạn văn trong: Frauwallner, E. Die Philosophie des Buddhismus, Berlin 1956.
Duyên Khởi kinh (zh. 縁起經), Taishō No. 124.
Luật tạng (pi. Vinayapiṭaka), Đại phẩm (pi. mahāvagga), bài Mahākkhandaka.
Trung Bộ (zh. 中部, pi. Majjhimanikāya MN) II.32.
Tương Ưng bộ (zh. 中部, pi. Saṃyuttanikāya SN) II. 28.
Nghiên cứu
Tài liệu thứ yếu
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Kala, Acharya. Buddhānusmṛti, A Glossary of Buddhist Terms. Mục từ pratītya-samutpāda trang 173.
Triết lý Phật giáo
Phật giáo Nguyên thủy
Trung quán tông
Quan hệ nhân quả
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Khái niệm triết học Phật giáo
Bài viết có văn bản tiếng Thái
Bài viết có văn bản tiếng Sinhala
Bài viết có văn bản tiếng Nhật
Bài viết có văn bản tiếng Trung Quốc
Bài viết có văn bản tiếng Miến Điện
Bài viết có văn bản tiếng Bengal
Bài viết có văn bản tiếng Phạn |
10409 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20u%E1%BA%A9n | Ngũ uẩn | Ngũ uẩn (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".
Ngũ uẩn là:
Sắc uẩn (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc.)
Thọ uẩn (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính. (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Được cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Được cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ.)
Tưởng uẩn (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā) là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia... (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.)
Hành uẩn (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác. (Gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành) (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành.)
Thức uẩn (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi... Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng... (Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.)
Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ. Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh nhấn mạnh đến tính Không của ngũ uẩn.
Tính chất khổ và vô thường của năm uẩn là một trong những quan điểm quan trọng nhất của Phật giáo. Khổ xuất phát từ lòng ham muốn, không hiểu sự vô thường của ngũ uẩn, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được tạo thành từ năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự đứng đằng sau con người đó (Vô ngã). Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát. Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."
Xem thêm.
Vô ngã
Tính không
Vô thường
Pháp
Duyên khởi
Luân hồi
Tham khảo...
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phật học cơ bản, Phần I - Bài 2: Năm Uẩn (2002)
Đại Tạng Kinh Việt Nam, T3 - Chương 1: Tương Ưng Uẩn (1993)
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
10411 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ni%E1%BA%BFt-b%C3%A0n | Niết-bàn | Niết-bàn , trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, là mục đích chính và cuối cùng của các nhà tu hành. Tuy nhiên, Phật giáo lại nhìn nhận niết bàn là trạng thái diệt tận được tham ái, sân hận và si mê để đạt đến trạng thái bình lặng tuyệt đối. Còn riêng về Ấn Độ giáo, niết bàn là sự trở về của linh hồn cá nhân (Atman) vào với linh hồn vũ trụ (Brahman), của tiểu ngã vào với đại ngã. Trong thế giới Niết bàn cũng chia ra là Tiểu Niết Bàn và Đại Niết Bàn.
Từ nguyên
Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂), và vì khổ diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát (zh. 解脫).
Tóm lược lại thì Niết-bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận, ngu si trong tâm đã bị dập tắt, tâm trở nên trong sáng, mát mẻ, thanh lương, tịch tịnh, tĩnh lặng. Niết bàn là thái độ tâm hết sạch phiền não, rõ biết tất cả pháp là vô ngã, vô thường, và bất toại nguyện.
Quan điểm Phật giáo
Tổng quan về Niết-bàn
Niết-bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện (zh. 不善, sa. akuśala, pi. akusala) là tham, sân và si. Trưởng lão tăng kệ (pi. theragāthā) ghi (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
Nguyên văn tiếng Pāli:
sabbo rāgo pahīno me, sabbo doso samūhato,
sabbo me vigato moho, sītibhūto `smi nibbuto. ||79||
Dịch nghĩa:
Ta đã buông xả tất cả những tham dục (pi. rāga), đã tiêu diệt tất cả sân hận (pi. dosa), ta đã lìa xa tất cả si mê (pi. moha)—Ta đã đạt sự tĩnh lặng (pi. sītibhūta), chứng niết-bàn (pi. nibbuta). ||79||
Với sự xuất hiện của Đại thừa (sa. mahāyāna), người ta có một quan điểm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ Tát (zh. 菩薩, sa. bodhisattva, pi. bodhisatta). Ở đây Niết-bàn được xem như hết Khổ, khi có sự giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi tham ái.
Trong nhiều kinh sách, người ta miêu tả Niết-bàn như một "ngọn lửa đã tắt". Đó là xuất thế (zh. 出世; sa. lokottara) và chỉ có những hành giả đã đạt mới biết được. Vì vậy, trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được hiểu là giải thoát khỏi phiền não. Tập bộ kinh (pi. suttanipāta) miêu tả như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
Nguyên văn tiếng Pāli:
accī yathā vātavegena khitto, atthaṃ paleti na upeti sankhaṃ,
evaṃ munī nāmakāyā vimutto, atthaṃ paleti na upeti sankhaṃ. ||1074||
atthan gatassa na pamāṇaṃ atthi, yena naṃ vajju taṃ tassa n`atthi
sabbesu dhammesu samūhatesu, samūhatā vādapathā pi sabbe. ||1076||
Dịch nghĩa:
Như ngọn lửa (pi. accī) đã bị sức mạnh của cơn gió (pi. vātavega) dập tắt, đến nơi an nghỉ, không thể được định nghĩa—cũng như vậy, một mâu-ni đã được giải thoát ra khỏi danh xưng và thân xác (pi. nāmakāya) đi về chốn an nghỉ, vượt khỏi mọi định nghĩa.||1074||
Người đã đến chỗ an nghỉ thì người ta không thể dùng sự quy ước (pi. pamāṇa) để diễn tả ông ta. Cái đó không thuộc về ông ta. Khi tất cả các pháp (ý tưởng) đã tiêu diệt thì tất cả những phương tiện ngôn ngữ (pi. vādapatha) cũng tiêu diệt.||1076||
Trong một số kinh sách khác, Niết-bàn được hiểu là sự "an lạc" nhưng phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ (sa. duḥkha, pi. dukkha).
Niết-bàn theo quan điểm của Phật Thích Ca
Niết-bàn có 2 loại, đó là:
1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-la-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: tất cả mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.
2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-la-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha- parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ, đó là:
1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn(Animittanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna): Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.
2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna): Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.
3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna): Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.
Những đối-tượng Niết-bàn ấy thuộc về diệt khổ- Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.
Quan điểm Ấn Độ giáo
Theo Ấn Độ giáo, Niết-bàn là sự thật tuyệt đối. Theo S.K. Belvalkar thì khái niệm Niết-bàn này xuất hiện trước khi Phật giáo được thành lập. Theo trường sử thi Mahābhārata thì Niết-bàn được xem là sự tịch tĩnh (sa. śānti) và sự thỏa mãn (sa. susukkti). Trong tác phẩm Anugītā, Niết-bàn được xem như "một ngọn lửa không có chất đốt". Chí Tôn ca như chủ ý nhấn mạnh tính đối nghịch với khái niệm Niết-bàn trong Phật giáo vì bài này miêu tả Niết-bàn như sự chứng đắc Brahma (sa. brahman, 2,71). Du-già sư (sa. yogin) ở đây không được xem như một ngọn đèn đã tắt (như trong Phật giáo), mà là một ngọn đèn không đứng giữa cơn gió, không bị lay chuyển (6,19). Chứng đạt Niết-bàn được gọi là giải thoát (sa. mokṣa).
Tham khảo
Tài liệu chủ yếu
Trưởng lão tăng kệ (zh. 長老僧偈, pi. theragāthā).
Tập bộ kinh (zh. 集部經, pi. suttanipāta).
Lăng-già kinh (zh. 楞伽經, sa. laṅkāvatārasūtra), bản dịch trong Schumann, H.W.: Mahāyāna-Buddhismus. Die zweite Drehung des Dharma-Rades, München 1990.
Trung luận (zh. 中論, sa. madhyamakaśāstra). Madhyamakaśāstra, ed. by P.L Vaidya. Darbhanga 1960 (BST no. 10)
Tài liệu thứ yếu
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Kala, Acharya. Buddhānusmṛti, A Glossary of Buddhist Terms. Mục từ nirvāṇa trang 161.
Triết lý Phật giáo
Ấn Độ giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Quan niệm về thiên đường |
10412 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20minh | Vô minh | Vô minh (chữ Hán 無明, tiếng Phạn: अविद्या avidyā, tiếng Pali: avijjā, tiếng Tạng: མ་རིག་པ་ ma rig-pa) chỉ nhận thức sai lầm về bản ngã và thế giới xung quanh. Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lý Duyên khởi với mười hai nhân duyên (sa. pratītya-samutpāda), là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (sa. saṃsāra). Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm, Tam lậu (sa. āsrava), một trong ba phiền não (sa. kleśa) và khâu cuối cùng của mười trói buộc (Thập triền, sa. saṃyojana).
Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (sa. duḥkha). Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là" (Như thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh ái (sa. tṛṣṇā) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm Đại thừa, vì vô minh mà từ tính Không (sa. śūnyatā) thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng đó là sự thật và không thấy tự tính (Si). Vì vô minh mà ham mê vật chất nên sinh ra tham. Vì vô minh mà sinh ra sự đố kỵ dẫn tới sân. Vì vô minh mà sinh ra ham mê cửu sắc dẫn tới ố.
Mỗi tông phái Phật giáo có cách giải thích khác nhau về vô minh. Trong các trường phái Đại thừa, vô minh cũng được hiểu khác nhau. Trung quán tông (sa. mādhyamika) cho rằng, vô minh xuất phát từ quan điểm chấp trước tiên thiên của ý thức, và từ đó mà xây dựng lên một thế giới của riêng mình, cho thế giới đó những tính chất của chính mình và ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thật. Vô minh cũng là không thấy thể tính thật sự, và thể tính đó là tính Không. Như thế vô minh có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thật, hai là nó xây dựng cái ảo ảnh, cái giả. Hai mặt này cứ luôn luôn dựa vào nhau. Đối với Kinh lượng bộ (sa. sautrāntika) và Tì-bà-sa bộ (sa. vaibhāṣika) thì vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới có thật chất là vô thường. Vô minh làm cho con người tưởng lầm thế giới có một tự ngã. Theo Duy thức tông thì vô minh là một kiến giải điên đảo, vô minh cho rằng thế giới độc lập với ý thức (tâm) mặc dù Duy thức tông cho rằng thế giới và ý thức chỉ là một.
Ngoài ra còn có Thất tình lục dục cũng do vô minh mà ra. Thất tình lục dục tức là hỉ bảy tình cảm mà mỗi người đều có (hỉ=vui mừng, nộ=giận dữ, ai=buồn bã, lạc=vui vẻ, ái=yêu thương, ố=ghét và dục=ham muốn) và 6 ham muốn trở thành thói khó sửa của mỗi người (sắc dục, hình mạo dục, uy nghi tư thái dục, ngữ ngôn âm thanh dục, tế hoạt dục, nhân tượng dục).
Xem thêm
Vô ngã
Luân hồi
Vô thường
Ảo ảnh (Phật giáo)
Như thật tri kiến
Tam độc
Tham khảo
Thư mục
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Thiếu hiểu biết |
10417 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh | Truyền hình | Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình, hay vô tuyến là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu vô tuyến hoặc hữu tuyến để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo. Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó và phát ra hình ảnh.
Được đưa ra thị trường đầu tiên trong hình thức rất thô sơ trên cơ sở thử nghiệm vào cuối năm 1920, sau đó được phổ biến với việc cải thiện rất nhiều về hình thức ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các máy thu truyền hình (tivi) đã trở thành phổ biến trong gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức, chủ yếu là một phương tiện để giải trí, quảng cáo và xem tin tức. Trong những năm 1950, truyền hình đã trở thành phương tiện chính để định hướng dư luận. Vào giữa những năm 1960, việc phát truyền hình màu và kinh doanh máy thu hình màu tăng ở Mỹ và bắt đầu ở hầu hết các nước phát triển khác. Sự sẵn có của các phương tiện lưu trữ như VHS (giữa năm 1970), laserdisc (1978), Video CD (1993), DVD (1997), và Blu-ray độ nét cao (2006) cho phép người xem sử dụng các máy truyền hình để xem và ghi nhận các tài liệu như phim ảnh và các tài liệu quảng bá. Kể từ những năm 2010, truyền hình Internet đã gia tăng các chương trình truyền hình có sẵn thông qua Internet thông qua các dịch vụ như iPlayer, Hulu, và Netflix.
Trong năm 2013, 79% hộ gia đình trên thế giới sở hữu một chiếc tivi. Việc thay thế các màn hình hiển thị với ống cao áp cathode (CRT) to nặng với các lựa chọn thay thế nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng, màn hình phẳng như màn hình plasma, màn hình LCD (cả huỳnh quang-backlit và LED-backlit), và màn hình OLED là một trong những cuộc cách mạng phần cứng. Nó bắt đầu thâm nhập vào thị trường màn hình máy tính của người tiêu dùng vào cuối năm 1990 và nhanh chóng lan rộng đến các thiết bị truyền hình. Trong năm 2014, hầu hết các thiết bị TV LCD bán ra là chủ yếu là màn hình LCD LED-backlit. Các nhà sản xuất TV lớn thông báo về việc ngừng sản xuất màn hình CRT, RPTV, plasma và LCD và thậm chí cả huỳnh quang-backlit vào năm 2014. TV LED được dự kiến sẽ được thay thế dần bằng TV OLED trong tương lai gần. Ngoài ra, các nhà sản xuất lớn đã công bố rằng họ sẽ tăng sản xuất TV thông minh vào giữa thập kỷ 2010. TV thông minh được mong đợi trở thành hình thức thống trị của truyền hình thiết lập vào cuối thập kỷ 2010.
Các tín hiệu truyền hình được phân phối như tín hiệu truyền hình phát sóng được mô hình hóa trên hệ thống phát sóng radio trước đó. Phát sóng truyền hình sử dụng máy phát vô tuyến tần số công suất cao phát sóng tín hiệu truyền hình đến các máy thu truyền hình cá nhân. Cho đến đầu những năm 2000, tín hiệu truyền hình phát sóng là tín hiệu analog nhưng các nước nhanh chóng bắt đầu chuyển sang tín hiệu kỹ thuật số, với việc chuyển đổi dự kiến sẽ được hoàn thành trên toàn thế giới vào năm 2020. Ngoài ra để truyền trên mặt đất, tín hiệu truyền hình cũng được phân phối bằng cáp (chuyển đổi kỹ thuật số) và vệ tinh các hệ thống kỹ thuật số.
Một TV tiêu chuẩn được bao gồm nhiều mạch điện tử nội bộ, bao gồm các mạch tiếp nhận và giải mã tín hiệu truyền hình. Một thiết bị hiển thị hình ảnh mà thiếu một bộ chỉnh được gọi chính xác là một màn hình video hơn là một chiếc tivi. Hệ thống truyền hình cũng được sử dụng để giám sát, điều khiển quá trình công nghiệp và ở những nơi quan sát trực tiếp là khó khăn hoặc nguy hiểm..
Từ nguyên
Từ tivi (đọc theo tiếng Anh, TV viết tắt từ television) là một từ ghép, kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. "Tele", tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "xa"; trong khi từ "vision", từ tiếng Latinh visio, có nghĩa là "nhìn" hay "thấy". Tiếng Anh viết tắt thành TV và đọc là /ˈtiːˈviː/.
Vô tuyến truyền hình là một từ Hán Việt kết hợp từ vô tuyến 无线 có nghĩa là không dây và truyền hình, có nghĩa là chuyển tải dữ liệu hình ảnh.
Lịch sử
Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.
Truyền hình cơ học
Hệ thống Fax cho hình ảnh tiên phong trong phương pháp quét cơ học của hình ảnh trong đầu thế kỷ XIX. Alexander Bain giới thiệu máy fax năm 1843 đến 1846. Frederick Bakewell giới thiệu một phiên bản của máy fax trong phòng thí nghiệm vào năm 1951.
Willoughby Smith phát hiện ra quang dẫn của nguyên tố selen vào năm 1873.
Một sinh viên người Đức tên Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1884. Đây là một đĩa quay với một mô hình xoắn ốc với các lỗ trên đĩa, vì vậy mỗi lỗ quét một dòng của hình ảnh. Mặc dù Nipkow không bao giờ xây dựng một mô hình hoạt động thực sự, các biến thể của vòng quay đĩa Nipkow trở nên cực kỳ phổ biến. Constantin Perskyi đã đặt ra thuật ngữ truyền hình trong bài báo đọc ở Đại hội Điện Quốc tế tại Hội chợ Thế giới Quốc tế ở Paris vào ngày 24/08/1900. Bài báo của Perskyi xem xét các công nghệ cơ điện hiện có, đề cập đến công việc của Nipkow và những người khác.. Một sự gia tăng nhẹ trong sử dụng truyền hình cáp bắt đầu vào khoảng năm 2010 dành cho chương trình phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất, trong đó cung cấp chất lượng hình ảnh nguyên sơ trên diện tích rất lớn, và cung cấp dịch vụ thay thế CATV cho truyền hình hữu tuyến.
Tất cả các nước khác trên thế giới cũng đang trong quá trình chuyển đổi của một trong hai dịch vụ truyền hình mặt đất analog hoặc chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số mặt đất.
Truyền hình cáp
Truyền hình cáp là một hệ thống các chương trình truyền hình phát sóng phải trả tiền thuê bao qua các tín hiệu tần số radio RF vô tuyến truyền qua cáp đồng trục hoặc xung ánh sáng qua sợi cáp quang. Điều này trái ngược với truyền hình mặt đất analog, trong đó các tín hiệu truyền hình được truyền qua không gian bằng sóng vô tuyến và được nhận bởi một ăng-ten gắn liền với truyền hình. chương trình FM radio, Internet tốc độ cao, dịch vụ điện thoại, và các dịch vụ phi truyền hình tương tự cũng có thể được cung cấp thông qua các loại cáp.
Từ viết tắt CATV thường được sử dụng cho truyền hình cáp. Lúc ban đầu nó được lấy tên cho truy cập truyền hình cộng đồng hoặc Community Antenna Television, từ nguồn gốc truyền hình cáp của năm 1948: khu vực nhận được giới hạn bởi khoảng cách từ máy phát hoặc núi lớn "ăng-ten công cộng" đã được xây dựng, và cáp đã chạy từ chúng để tới các nhà riêng. Nguồn gốc của truyền hình cáp thậm chí còn lâu đời hơn các chương trình phát thanh đã được phân phối bằng cáp ở một số thành phố châu Âu những năm 1924.
Truyền hình cáp trước đó là analog nhưng kể từ những năm 2000, tất cả các nhà khai thác cáp đã chuyển sang hoặc đang trong quá trình chuyển đổi sang truyền hình cáp kỹ thuật số.
Truyền hình vệ tinh
Truyền hình vệ tinh là một hệ thống cung cấp chương trình truyền hình sử dụng tín hiệu phát sóng từ vệ tinh chuyển tiếp truyền thông. Các tín hiệu được nhận thông qua một ăng-ten parabol ngoài trời thường được gọi là chảo thu truyền hình vệ tinh và một khối downconverter độ nhiễu thấp (LNB). Một máy thu vệ tinh sau đó giải mã chương trình truyền hình mong muốn để xem trên TV. Người nhận có thể lắp một hộp set-top bên ngoài, hoặc tích hợp sẵn trong bộ chỉnh TV. Truyền hình vệ tinh cung cấp một loạt các kênh và dịch vụ, đặc biệt là các khu vực địa lý mà không nhân được tín hiệu truyền hình mặt đất hoặc truyền hình cáp.
Các phương pháp phổ biến nhất của việc nhận là truyền hình trực tiếp phát sóng vệ tinh (DBSTV), còn được gọi là "trực tiếp đến nhà" (DTH). Trong các hệ thống DBSTV, tín hiệu được truyền từ một vệ tinh phát sóng kỹ thuật số hoàn toàn trực tiếp trên sóng Ku. Hệ thống truyền hình vệ tinh được biết đến như hệ thống truyền hình chỉ nhận. Các hệ thống nhận tín hiệu analog truyền trong quang phổ C-band từ loại vệ tinh FSS, và yêu cầu sử dụng các chảo thu lớn. Do đó các hệ thống này có biệt danh là hệ thống "chảo thu", và cũng đắt hơn và ít phổ biến.
Các tín hiệu truyền hình vệ tinh phát sóng trực tiếp là tín hiệu analog trước đó và sau đó là tín hiệu kỹ thuật số, cả hai đều đòi hỏi một thiết bị tiếp nhận tương thích. Các tín hiệu kỹ thuật số có thể bao gồm truyền hình độ nét cao (HDTV). Một số truyền thông và các kênh truyền hình được tự do phát hay tự do xem, trong khi nhiều kênh truyền hình khác đòi hỏi mỗi thuê bao phải trả tiền.
Năm 1945 một nhà văn nhà khoa học viễn tưởng người Anh Arthur C. Clarke đã đề xuất một hệ thống thông tin liên lạc trên toàn thế giới nó sẽ hoạt động bằng thiết bị của ba vệ tinh đều cách nhau trong quỹ đạo của Trái Đất đã được công bố trên tạp chí Wireless World số ra tháng 10 năm 1945 của và ông đã giành được Huy chương Franklin Stuart Ballantine của Viện trong năm 1963.
Các tín hiệu truyền hình vệ tinh đầu tiên từ châu Âu đến Bắc Mỹ đã được chuyển tiếp qua vệ tinh Telstar trên vùng biển Đại Tây Dương vào ngày 23 tháng 7 năm 1962. Các tín hiệu được nhận và phát sóng ở Bắc Mỹ và các nước châu Âu và được theo dõi bởi hơn 100 triệu người. Ra mắt vào năm 1962, vệ tinh Relay 1 là vệ tinh đầu tiên để truyền tín hiệu truyền hình từ Mỹ đến Nhật Bản. Các thông tin vệ tinh địa tĩnh đầu tiên, Syncom 2, đã được đưa ra vào ngày 26 tháng 7 năm 1963.
Vệ tinh truyền thông thương mại đầu tiên trên thế giới, được gọi là Intelsat I và biệt danh "Early Bird", đã được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh vào ngày 6 tháng 4 năm 1965. Các mạng quốc gia đầu tiên của vệ tinh truyền hình gọi là Orbita, được tạo ra bởi Liên Xô vào tháng 10 năm 1967, và được dựa trên các nguyên tắc sử dụng các vệ tinh Molniya hình elip cho việc phát sóng lại và cung cấp các tín hiệu cho trạm truyền hình mặt đất downlink. Các vệ tinh thương mại Bắc Mỹ đầu tiên thực hiện truyền hình địa tĩnh là của Canada Anik 1, mà đã được đưa ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1972. ATS-6, thử nghiệm thế giới đầu tiên cho mục đích giáo dục và Direct Broadcast Satellite (DBS), đã được đưa ra vào ngày 30 tháng 5 năm 1974. Nó được truyền với tần số 860 MHz sử dụng băng rộng điều chế FM và có hai kênh âm thanh. Các mạng truyền tải được tập trung vào các tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng thí nghiệm đã có thể nhận được tín hiệu ở Tây Âu sử dụng nhà xây dựng các thiết bị kỹ thuật thiết kế truyền hình UHF đã được sử dụng.
Việc đầu tiên trong một loạt các vệ tinh địa tĩnh Liên Xô thực hiện Truyền tải trực tiếp truyền hình, Ekran 1, đã được đưa ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1976. Nó sử dụng một tần số 714 MHz UHF downlink để truyền đi có thể được nhận được với các công nghệ truyền hình UHF hiện tại hơn là công nghệ vi sóng.
Máy thu truyền hình (ti vi)
Ti vi, máy thu truyền hình, viết tắt là TV, là một thiết bị kết hợp một bộ thu sóng, màn hình hiển thị, và loa cho các mục đích của việc xem truyền hình. Được giới thiệu vào cuối năm 1920 ở dạng cơ học, bộ truyền hình đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến sau Thế Chiến thứ II ở dạng điện tử, sử dụng ống tia cathode. Việc bổ sung các màu sắc để phát sóng truyền hình sau năm 1953 tăng thêm sự phổ biến của máy thu hình ở năm 1960, và một ăng ten ngoài trời đã trở thành một tính năng phổ biến của các căn nhà ở các vùng ngoại ô. Các bộ truyền hình ở khắp nơi đã trở thành thiết bị hiển thị cho các phương tiện truyền thông đầu tiên được ghi nhận trong năm 1970, như VHS và DVD sau đó. Đây cũng là thiết bị hiển thị cho thế hệ đầu tiên của máy tính gia đình (ví dụ, Timex Sinclair 1000) và video game console (ví dụ, Atari) trong năm 1980. TV kể từ cuối những năm 2010 màn hình LCD sử dụng đặc biệt là màn hình LED-backlit LCD (màn hình LED này được sử dụng chủ yếu) và OLED.
TV LED được cho là sẽ bị TV OLEDs thay thế trong tương lai gần.
Công nghệ màn hình
Quay đĩa
Hệ thống đầu tiên là hệ thống cơ học mà sử dụng một đĩa quay để tạo ra hình ảnh. Chúng thường có một độ phân giải và kích thước màn hình thấp và không phổ biến với cộng đồng.
Công nghệ CRT
Các ống cathode (CRT) là một ống chân không chứa một hoặc nhiều súng electron (một nguồn của các electron hoặc cực phát electron) và một màn hình huỳnh quang được sử dụng để xem hình ảnh. Nó có một tác dụng là để đẩy nhanh và làm chệch hướng các chùm electron (s) vào màn hình để tạo ra các hình ảnh. Các hình ảnh có thể đại diện cho dạng sóng điện (dao động), hình ảnh (tivi, màn hình máy tính), mục tiêu radar hoặc những người khác. Các CRT sử dụng một tấm kính sơ tán, rộng, sâu (tức là dài từ phía trước mặt màn hình cho đến cuối phía sau), khá nặng, và tương đối dễ vỡ. Như một vấn đề của an toàn, mặt màn hình thường được làm bằng thủy tinh chì dày để tránh được các va đập và ngăn chặn hầu hết các khí thải X-ray, đặc biệt là CRT được sử dụng trong sản phẩm tiêu dùng.
Trong bộ truyền hình và màn hình máy tính, toàn bộ khu vực phía trước của ống được quét nhiều lần và có hệ thống trong một mẫu hình cố định gọi là raster. Một hình ảnh được tạo ra bằng cách kiểm soát cường độ của mỗi tia trong ba chùm electron, cho mỗi màu cơ bản (đỏ, xanh lá cây, và màu xanh) với một tín hiệu video như là một tài liệu tham khảo. Trong tất cả các màn hình CRT hiện đại và TV, các chùm tia bị bẻ cong bởi độ lệch từ, một từ trường khác nhau được tạo ra bởi cuộn dây và điều khiển bằng mạch điện tử xung quanh cổ ống, mặc dù lệch tĩnh điện thường được sử dụng trong dao động, là một loại công cụ chẩn đoán.
Công nghệ DLP
Digital Light Processing (DLP) là một loại công nghệ máy chiếu sử dụng một thiết bị kỹ thuật số Micromirror. Một số DLPS có một TV tuner, và thiết bị này có một loại màn hình TV. Ban đầu nó được phát triển vào năm 1987 bởi Tiến sĩ Larry Hornbeck của Texas Instruments. Trong khi các thiết bị hình ảnh DLP được phát minh bởi Texas Instruments, máy chiếu DLP đầu tiên dựa được giới thiệu bởi Digital Projection Ltd vào năm 1997. Digital Projection và Texas Instruments đã được cả hai giải thưởng Emmy trao năm 1998 cho các công nghệ máy chiếu DLP. DLP được sử dụng trong một loạt các ứng dụng hiển thị từ màn hình tĩnh truyền thống với màn hình tương tác và cũng ứng dụng chúng vào các dịch vụ truyền thống bao gồm y tế, an ninh, và các ứng dụng công nghiệp.
Công nghệ DLP được sử dụng trong máy chiếu DLP trước (chủ yếu thiết bị chiếu độc lập cho các lớp học và các doanh nghiệp), DLP TV chiếu phía sau, và các dấu hiệu kỹ thuật số. Nó cũng được sử dụng trong khoảng 85% kế hoạch điện ảnh kỹ thuật số, và trong sản xuất phụ gia như một nguồn năng lượng trong một số máy in để hiệu chỉnh các loại nhựa thành các đối tượng 3D rắn.
Plasma
Một bảng điều khiển màn hình plasma (PDP) là một loại màn hình phẳng thông thường và rộng để truyền hình có kích thước 30 inch (76 cm) hoặc lớn hơn. Chúng được gọi là "plasma" sẽ được hiển thị bởi công nghệ sử dụng tế bào nhỏ có chứa chất khí tích điện ion hóa, hoặc những chất đặc biệt trong các buồng thường được gọi là đèn huỳnh quang.
LCD
TV màn hình tinh thể lỏng (TV LCD) là máy thu hình sử dụng công nghệ màn hình LCD để tạo ra hình ảnh. TV LCD mỏng hơn và nhẹ hơn so với ống tia cathode màn hình(CRT) kích thước màn hình tương tự, và có thể sản xuất các kích cỡ lớn hơn nhiều (ví dụ, 90 inch đường chéo). Khi giảm được các chi phí sản xuất, thì cho ra đời sự kết hợp của các tính năng có màn hình LCD cho máy thu truyền hình thực tế.
Năm 2007, TV LCD vượt quá doanh số của TV CRT-dựa trên toàn thế giới lần đầu tiên, [cần dẫn nguồn] và con số bán hàng của họ so với các ngành công nghệ khác tăng mạnh. TV LCD đã nhanh chóng có đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường màn hình lớn, bảng điều khiển màn hình plasma và phía sau là máy chiếu TV. Trong giữa những năm 2010 màn hình LCD đã trở thành màn hình phổ biến nhất, bởi đến nay, nó vẫn được sản xuất và mua bán rộng rãi nhất.
Màn hình LCD cũng có những nhược điểm riêng. Các công nghệ khác đã giải quyết những điểm yếu đó, bao gồm OLED, FED và SED, nhưng đến năm 2014 những công nghệ này không được đưa vào sản xuất trên diện rộng.
OLED
OLED (diode phát sáng hữu cơ) là một diode phát sáng (LED), trong đó các lớp quang điện phát xạ là một tấm phim của hợp chất hữu cơ phát ra ánh sáng để đáp ứng với một dòng điện. Đây là lớp bán dẫn hữu cơ nằm giữa hai điện cực. Nói chung, ít nhất là một trong những điện cực trong suốt. OLED được sử dụng để tạo ra màn hình kỹ thuật số trong các thiết bị như màn hình TV. Nó cũng được sử dụng cho màn hình máy tính, hệ thống di động như điện thoại di động, trò chơi cầm tay console và PDA.
Có hai đối tượng chủ yếu của OLED: những đối tượng dựa trên các phân tử nhỏ và những đối tượng sử dụng polymer. Thêm các ion di động để OLED tạo ra một tế bào điện hóa phát quang hoặc LED, trong đó có một chế độ hoạt động hơi khác nhau. Màn hình OLED có thể sử dụng hoặc là ma trận thụ động (PMOLED) hay ma trận tự động động giải quyết các đề án. OLED ma trận tự động (AMOLED) đòi hỏi một transistor backplane màng mỏng để chuyển từng điểm ảnh riêng hoặc tắt, nhưng cho phép độ phân giải cao hơn và kích thước màn hình lớn hơn.
Một màn hình hiển thị OLED không có đèn nền. Vì vậy, nó có thể hiển thị màu đen sâu và có thể mỏng hơn và nhẹ hơn so với một màn hình tinh thể lỏng (LCD). Trong điều kiện ánh sáng môi trường xung quanh thấp như một căn phòng tối một màn hình OLED có thể đạt được một tỷ lệ tương phản cao hơn so với màn hình LCD, cho dù màn hình LCD sử dụng đèn huỳnh quang cathode lạnh hoặc đèn nền LED.
OLED được cho là sẽ thay thế các công nghệ màn hình khác trong tương lai gần.
Độ phân giải màn hình
LD
Truyền hình độ nét thấp hoặc LDTV đề cập đến hệ thống truyền hình có độ phân giải màn hình thấp hơn so với các hệ thống truyền hình độ nét tiêu chuẩn 240p như vậy (320 * 240). Chúng được sử dụng trong các thiết bị truyền hình cầm tay.
SD
Truyền hình độ nét tiêu chuẩn SDTV hoặc đề cập đến hai độ phân giải khác nhau: 576i, với 576 dòng xen kẽ của độ phân giải, có nguồn gốc từ các PAL và SECAM hệ thống châu Âu phát triển; và 480i dựa trên hệ thống truyền hình quốc gia Mỹ hệ thống Committee NTSC.
HD
Truyền hình độ nét cao (HDTV) cung cấp một độ phân giải cao hơn đáng kể so với truyền hình độ nét tiêu chuẩn.
HDTV có thể được truyền trong các định dạng khác nhau:
1080p: 1920 × 1080p: 2.073.600 điểm ảnh (~ 2,07 megapixel) mỗi khung
1080i: 1920 × 1080i: 1.036.800 điểm ảnh (~ 1,04 MP) cho mỗi trường hoặc 2.073.600 pixel (~ 2.07 MP) cho mỗi khung hình. Độ phân giải CEA phi tiêu chuẩn tồn tại ở một số nước như 1440 × 1080i: 777.600 pixels (~ 0,78 MP) cho mỗi trường hoặc 1.555.200 pixel (~ 1,56 MP) cho mỗi khung hình
720p: 1280 × 720p: 921.600 pixels (~ 0,92 MP) cho mỗi khung hình.
UHD
Truyền hình độ nét siêu cao (còn gọi là Super Hi-Vision, Ultra truyền hình HD, UltraHD, UHDTV, hoặc UHD) bao gồm 4K UHD (2160p) và 8K UHD (4320p), là hai định dạng video kỹ thuật số được NHK Science & Technology Research Laboratories đề xuất và được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chấp thuận.
Kinh doanh
Người tiêu dùng Bắc Mỹ mua một TV mới trung bình bảy năm một lần, và các hộ gia đình có trung bình 2.8 chiếc TV. Tính đến năm 2011, 48 triệu bộ truyền hình mỗi năm được bán với giá trung bình là $ 460 và kích thước của 38 inch (97 cm). [152] Trong năm 2014, hầu hết các TV LCD bán ra chủ yếu là màn hình LCD đèn nền LED. Các nhà sản xuất TV lớn thông báo về việc ngừng sản xuất các loại TV CRT, RPTV, plasma và LCD thậm chí huỳnh quang-backlit trong năm 2014.
</small>
Nội dung
Chương trình
Việc chương trình truyền đến công chúng có thể xảy ra nhiều cách khác nhau. Sau khi sản xuất, bước tiếp theo là cho ra thị trường và cung cấp những sản phẩm để bất cứ thị trường nào mở là sử dụng nó. Điều này thường xảy ra ở hai cấp độ:
Original Run hoặc First Run: một nhà sản xuất tạo ra một chương trình bằng một hoặc nhiều giai đoạn và hiển thị nó trên một trạm phát sóng hoặc mạng mà đã trả tiền cho những chương trình này hoặc có giấy phép đã được cấp bởi các nhà sản xuất truyền hình để làm như vậy.
Hợp tác phát sóng: đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả tập quán thành lập chương trình (ngoài chạy ban đầu). Nó bao gồm chạy thứ cấp trong nước về các vấn đề về lần chạy đầu tiên mà còn được sử dụng quốc tế và có thể không được quản lý bởi các nhà sản xuất có nguồn gốc. Trong nhiều trường hợp, các công ty khác, các đài truyền hình, hoặc cá nhân đang tham gia làm công tác cung cấp, nói cách khác, để bán các sản phẩm vào thị trường mà họ được phép bán kết hợp bởi hợp đồng của chủ sở hữu quyền tác giả, trong hầu hết các trường hợp sản xuất.
Chương trình đầu tiên đang tăng về các dịch vụ thuê bao bên ngoài nước Mỹ, nhưng rất ít các chương trình sản xuất trong nước được cung cấp thông tin về nội địa free-to-air (FTA) ở nơi khác. Tuy nhiên thực tế này đang tăng lên, thường trên các kênh truyền hình kỹ thuật số FTA-only hoặc với thuê bao đầu tiên xuất hiện trên FTA.
Không giống như Mỹ, FTA chiếu lặp lại một chương trình của mạng FTA thường chỉ xảy ra trên mạng. Ngoài ra, các chi nhánh ít khi mua hoặc sản xuất các chương trình ngoài mạng lưới mà không tập trung vào chương trình địa phương.
Thể loại
Các thể loại truyền hình bao gồm một lượng lớn các loại chương trình giải trí, thông tin, và giáo dục người xem. Các thể loại vui chơi giải trí sản xuất đắt tiền nhất thường là thể loại phim truyền hình dài tập và kịch tính. Tuy nhiên, thể loại khác, chẳng hạn như các thể loại lịch sử phương Tây, cũng có thể có chi phí sản xuất cao.
Phổ biến các thể loại giải trí văn hóa bao gồm các chương trình hành động theo định hướng như các bộ phim truyền hình cảnh sát, tội phạm, trinh thám, kinh dị. Đồng thời, cũng có những biến thể khác của thể loại phim truyền hình, chẳng hạn như những phim truyền hình y học và những bộ phim dài tập opera xà phòng (soap operas). Các chương trình khoa học viễn tưởng có thể rơi vào một trong hai dạng thể loại phim truyền hình hay thể loại hành động, tùy thuộc vào việc họ nhấn mạnh câu hỏi triết học hay mạo hiểm cao. Phim hài là một thể loại phổ biến bao gồm phim tình huống hài (sitcom) và chương trình hoạt hình cho người lớn như South Park.
Các hình thức ít tốn kém nhất của Các thể loại chương trình giải trí là các game show, talk show, show truyền hình, và truyền hình thực tế. Gameshow yêu cầu thí sinh trả lời các câu hỏi và đoán các câu đố để giành chiến thắng và đoạt các giải thưởng. Talk show có cuộc phỏng vấn với các diễn viên đóng phim, truyền hình, ngôi sao âm nhạc và người nổi tiếng. Show truyền hình có một loạt các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc và các nghệ sĩ khác, chẳng hạn như diễn viên hài và ảo thuật, được MC hoặc người quản lý giới thiệu. Có một số điểm trùng giữa một số talk show và show truyền hình bởi vì những show này thường có màn trình diễn của các ban nhạc, ca sĩ, diễn viên hài, và các diễn viên khác giữa những đoạn phỏng vấn. Truyền hình thực tế cho thấy những người "bình thường" (không phải diễn viên) phải đối mặt với những thách thức hay kinh nghiệm khác nhau, từ bị bắt giữ bởi cảnh sát (COPS) hoăc giảm cân bất thường (The Biggest Loser). Một phiên bản biến thể của chương trình thực tế miêu tả những người nổi tiếng làm các hoạt động thường ngày (The Osbournes, Cha Hood Snoop Dogg) hoặc làm lao động chân tay (The Simple Life).
Các chương trình truyền hình giả tưởng cho phép một số học giả truyền hình và phát thanh truyền hình các nhóm vận động tranh luận đều là "truyền hình có chất lượng" bao gồm hàng loạt các chương trình như Twin Peaks và The Sopranos. Kristin Thompson cho rằng một số trong những phim truyền hình mang đặc điểm của những việc triển lãm cũng được tìm thấy trong các bộ phim nghệ thuật, chẳng hạn như chủ nghĩa hiện thực tâm lý, sự phức tạp trong lời thoại, và cốt truyện rõ ràng. Chương trình truyền hình không giả tưởng mà một số học giả truyền hình và phát thanh truyền hình các nhóm vận động tranh luận là "chất lượng truyền hình " bao gồm một loạt các vấn đề nghiêm túc vàh phi thương mại nhằm vào một loạt các đối tượng thích hợp, chẳng hạn như các chương trình phim tài liệu và chương trình về quan hệ công chúng.
Tài trợ
Trên khắp thế giới, việc phát sóng TV được tài trợ bởi chính phủ, quảng cáo, cấp phép (một hình thức thuế), đăng ký thuê bao, hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên. Để bảo vệ các khoản thu, các kênh truyền hình thuê bao thường được mã hóa để đảm bảo rằng chỉ các thuê bao nhận được các mã giải mã để xem các tín hiệu. Kênh không được mã hóa được gọi là miễn phí hoặc FTA (free to air).
Trong năm 2009, thị trường TV toàn cầu có 1,217.2 triệu TV cho các hộ gia đình với ít nhất một hộ gia đình có một TV và tổng doanh thu là 268.9 tỷ EUR (giảm 1,2% so với năm 2008). Bắc Mỹ đã có những thị phần doanh thu truyền hình lớn nhất với 39%, theo sau Châu Âu (31%), châu Á-Thái Bình Dương (21%), châu Mỹ Latin (8%), và châu Phi và Trung Đông (2%).
Trên toàn cầu, các nguồn thu truyền hình khác nhau chia thành 45% -50% doanh thu quảng cáo truyền hình, 40% -45% phí thuê bao và 10% ngân sách công.
Quảng cáo
Tầm ảnh hưởng rộng lớn của truyền hình làm cho nó trở thành một phương tiện mạnh mẽ và hấp dẫn đối với các nhà quảng cáo. Nhiều đài và kênh truyền hình bán các khoảng thời gian phát sóng cho các nhà quảng cáo ("nhà tài trợ") để tài trợ cho chương trình của họ.
Tại Mỹ
Kể từ khi ra đời ở Mỹ vào năm 1941, quảng cáo truyền hình đã trở thành một trong những phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất, có sức thuyết phục, và phổ biến nhất của nhiều loại sản phẩm, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Trong những năm 1940 và những năm 1950, chương trình truyền hình chỉ do các nhà quảng cáo này sản xuất. Điều này cho phép các nhà quảng cáo sáng tạo các nội dung tốt của chương trình truyền hình. Có lẽ do các vụ bê bối chương trình trong năm 1950, các đài truyền hình chuyển sang quảng cáo theo kiểu tạp chí, giới thiệu nhiều đoạn quảng cáo ngắn với nhiều nhà quảng cáo khác nhau.
Giá quảng cáo tại Mỹ được xác định chủ yếu bởi thống kê của Nielsen. Thời gian trong ngày và độ phổ biến của kênh xác định đoạn phim quảng cáo có giá bao nhiêu. Ví dụ, nó có thể có giá khoảng 750,000 USD cho một block 30 giây quảng cáo thương mại trong thời gian rất đặc biệt của chương trình American Idol, trong khi cùng một lượng thời gian cho chương trình Super Bowl có thể có giá vài triệu USD. Ngược lại, các khung thời gian ít được xem như buổi sáng sớm và buổi chiều các ngày trong tuần, thường được bán với số lượng lớn cho nhà sản xuất infomercials ở mức giá thấp.
Trong những năm gần đây, các chương trình trả tiền hoặc quảng cáo thương mại đã trở nên phổ biến, thường là ở độ dài 30 phút hoặc một giờ. Một số công ty dược phẩm và các doanh nghiệp khác thậm chí còn tạo ra cái gọi là video "tin tức" các mặt hàng để phát sóng (từ nội bộ trong ngành), và trả tiền cho giám đốc chương trình để họ lồng ghép phát sóng các đoạn video quảng cáo gián tiếp này.
Một số chương trình TV cũng kèm quảng cáo vào chương trình của họ, bắt đầu trong các bộ phim và được biết đến như là định vị sản phẩm. Ví dụ, một nhân vật có thể uống một loại soda nhất định, đi đến một chuỗi nhà hàng đặc biệt, hoặc lái xe một loại xe nhất định của hãng xe. (Điều này đôi khi rất tinh tế, với chương trình có cung cấp bởi các nhà sản xuất xe với chi phí thấp hơn.) Đôi khi, một thương hiệu cụ thể hoặc nhãn hiệu thương mại, hoặc âm nhạc của một nghệ sĩ hay nhóm nhạc nhất định được sử dụng. (Điều này không bao gồm các khách mời xuất hiện của các nghệ sĩ người thực hiện chương trình.)
Anh
Cơ quan giám sát truyền hình quản lý quảng cáo truyền hình tại Anh. Hạn chế của nó đã được áp dụng kể từ những ngày đầu của truyền hình thương mại được tài trợ. Mặc dù vậy, có một ông trùm truyền hình, Roy Thomson, đã coi các giấy phép phát sóng như là một "giấy phép để in tiền". Giới hạn chỉ rõ: cho phép ba kênh truyền hình quốc gia thương mại lớn như là ITV, Channel 4 và Five có thể phát trung bình các quảng cáo tối đa bảy phút mỗi giờ (tám phút trong giờ cao điểm). Các đài truyền hình khác chỉ được phát trung bình không quá chín phút quảng cáo mỗi giờ (mười hai phút ở trong giờ cao điểm). Điều này có nghĩa rằng nhiều chương trình truyền hình được nhập khẩu từ Mỹ có thời gian tạm dừng bất thường mà các công ty của Anh không thể tận dụng các khoảng ngắt đoạn này, vốn dành cho quảng cáo thường xuyên hơn tại Mỹ. Không có quảng cáo nào được chèn vào trong quá trình ngắt quãng của một số chương trình bị cấm quảng cáo hoặc chương trình đó có độ dài dự kiến ngắn hơn 30 phút. Danh mục này bao gồm bất kỳ chương trình tin tức, phim tài liệu, và các chương trình cho trẻ em; thêm vào đó, các quảng cáo có thể không được phát sóng trong một chương trình được thiết kế và tiếp nhận phát sóng trong các trường học hoặc trong bất kỳ dịch vụ phát thanh truyền hình tôn giáo hoặc trong một buổi lễ chính thức của Hoàng gia, hoặc dịp lễ nào đó. Cơ quan này cũng phân chia ranh giới rõ ràng thời gian giữa các chương trình và quảng cáo.
Kênh BBC hiện nay đang được theo dõi nghiêm ngặt với yêu cầu là kênh truyền hình phi thương mại. Kênh này không được phép phát quảng cáo trên truyền hình ở Anh, mặc dù nó có nhiều kênh quảng cáo được tài trợ ở bên ngoài nước Anh. Phần lớn ngân sách của nó đến từ phí bản quyền truyền hình (xem dưới đây), hợp tác phát sóng và việc bán nội dung phát sóng cho các đài truyền hình khác.
Ireland
Ủy ban phát thanh truyền hình của Ireland (BCI) (tiếng Ireland: Coimisiún Craolacháin na hÉireann) giám sát quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh toàn Ireland, bao gồm cả các đài truyền hình tư nhân và nhà nước. Có một số hạn chế dựa trên quảng cáo, đặc biệt là liên quan đến việc quảng cáo rượu. Quảng cáo rượu bị cấm cho đến sau 7 giờ tối mỗi ngày. Đài truyền hình ở Ireland tuân thủ luật phát thanh truyền hình được Ủy ban phát thanh truyền hình của Ireland và Liên minh châu Âu ban hành. Tài trợ của chương trình thời sự bị cấm hoàn toàn.
Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2009, trách nhiệm của BCI đang dần được chuyển giao cho các Broadcasting Authority của Ireland.
Đăng ký
Một số kênh truyền hình được tài trợ một phần từ thuê bao; Do đó, các tín hiệu được mã hóa trong phát sóng để đảm bảo rằng chỉ có các thuê bao thanh toán có quyền xem các chương trình truyền hình trả tiền hoặc kênh chuyên ngành. Hầu hết các dịch vụ thuê bao cũng được tài trợ bởi quảng cáo.
Thuế hoặc giấy phép
Dịch vụ truyền hình ở một số quốc gia có thể được tài trợ bởi một giấy phép hoặc một hình thức đánh thuế, đồng nghĩa với việc quảng cáo đóng một vai trò ít hoặc không có vai trò gì cả. Ví dụ, một số kênh có thể thực hiện không có quảng cáo ở tất cả và một số rất ít, bao gồm:
Australia (ABC)
Nhật Bản (NHK)
Na Uy (NRK)
Thụy Điển (SVT)
Vương quốc Anh (BBC)
Hoa Kỳ (PBS)
Đan Mạch (DR)
Kênh BBC phát tại Vương quốc Anh không có quảng cáo truyền hình và được tài trợ bởi một giấy phép truyền hình hàng năm được các nhà nhận chương trình phát sóng truyền hình trực tiếp trả tiền. Hiện nay, ước tính có khoảng 26,8 triệu các hộ cá thể gia đình Anh trong nước sở hữu TV, với khoảng 25 triệu bản quyền truyền hình tại các hộ gia đình có hiệu lực từ năm 2010. Chi phí cấp giấy phép truyền hình này do chính phủ quy định, nhưng BBC không phải chịu kiểm soát của chính phủ.
Hai kênh truyền hình BBC chính được theo dõi bởi gần 90% dân số mỗi tuần; tổng thể đạt mức 27% tổng số người xem, mặc dù thực tế cho thấy 85% hộ gia đình là đa kênh, với 42% trong số này có quyền truy cập vào 200 kênh truyền hình miễn phí thông qua qua vệ tinh và 43% số hộ gia đình có quyền truy cập vào 30 kênh hoặc hơn thông qua Freeview. Các giấy phép cho phép bảy kênh truyền hình BBC phát mà không quảng cáo hiện có giá £139,50 một năm (khoảng 215 USD) không phụ thuộc vào số tivi sở hữu. Khi cùng một sự kiện thể thao được phát trên BBC và các kênh thương mại khác, đài BBC luôn luôn thu hút của số đông khán giả, cho thấy rằng khán giả thích xem truyền hình không bị gián đoạn bởi quảng cáo.
Ngoài thông tin quảng cáo nội bộ, Australian Broadcasting Corporation (ABC) không có quảng cáo; quảng cáo trên kênh này bị cấm theo Đạo Luật ABC năm 1983. ABC nhận được tài trợ từ chính phủ Úc ba năm một lần. Trong ngân sách liên bang năm 2008/09, ABC nhận được 1,13 tỷ AUD. Các quỹ cung cấp cho truyền hình, đài phát thanh, thông tin trực tuyến, và đầu ra quốc tế của ABC. ABC cũng nhận được tiền từ nhiều cửa hàng ABC của nó trên khắp nước Úc. Mặc dù được tài trợ bởi chính phủ Úc, nhưng sự độc lập biên tập của ABC được đảm bảo thông qua pháp luật.
Ở Pháp, các kênh truyền hình chính phủ tài trợ được quảng cáo, nhưng những người sở hữu bộ truyền hình phải trả tiền thuế hàng năm ("la redevance audiovisuelle").
Tại Nhật Bản, NHK được trả bởi chi phí bản quyền (được biết đến trong tiếng Nhật là lệ phí tiếp nhận (受信料 Jushinryō)). Các luật phát sóng quy định kinh phí NHK rằng bất kỳ trang bị truyền hình NHK đều phải trả tiền. Lệ phí được chuẩn hóa, có giảm giá cho nhân viên văn phòng và sinh viên đi làm, và cho các cư dân của quận Okinawa.
Truyền hình tại Việt Nam
Xem thêm
Danh sách kênh truyền hình tại Việt Nam
Truyền hình tại Việt Nam
Giới giải trí
Công nghiệp văn hoá
Công nghiệp sáng tạo
Chú thích
Đọc thêm
Albert Abramson, The History of Television, 1942 to 2000, Jefferson, NC, and London, McFarland, 2003, ISBN 0-7864-1220-8.
Pierre Bourdieu, On Television, The New Press, 2001.
Tim Brooks and Earle March, The Complete Guide to Prime Time Network and Cable TV Shows, 8th ed., Ballantine, 2002.
Jacques Derrida và Bernard Stiegler, Echographies of Television, Polity Press, 2002.
David E. Fisher and Marshall J. Fisher, Tube: the Invention of Television, Counterpoint, Washington, DC, 1996, ISBN 1-887178-17-1.
Steven Johnson, Everything Bad is Good for You: How Today's Popular Culture Is Actually Making Us Smarter, New York, Riverhead (Penguin), 2005, 2006, ISBN 1-59448-194-6.
Jerry Mander, Four Arguments for the Elimination of Television, Perennial, 1978.
Jerry Mander, In the Absence of the Sacred, Sierra Club Books, 1992, ISBN 0-87156-509-9.
Neil Postman, Amusing Ourselves to Death: Public Discourse in the Age of Show Business, New York, Penguin US, 1985, ISBN 0-670-80454-1.
Evan I. Schwartz, The Last Lone Inventor: A Tale of Genius, Deceit, and the Birth of Television, New York, Harper Paperbacks, 2003, ISBN 0-06-093559-6.
Beretta E. Smith-Shomade, Shaded Lives: African-American Women and Television, Rutgers University Press, 2002.
Alan Taylor, We, the Media: Pedagogic Intrusions into US Mainstream Film and Television News Broadcasting Rhetoric, Peter Lang, 2005, ISBN 3-631-51852-8.
Amanda D. Lotz, The Television Will Be Revolutionized, New York University Press, ISBN 978-0814752203
Liên kết ngoài
National Association of Broadcasters
Association of Commercial Television in Europe
The Encyclopedia of Television at the Museum of Broadcast Communications
Television's History - The First 75 Years
Collection Profile - Television at the Canada Science and Technology Museum
The Evolution of TV, A Brief History of TV Technology in Japan - NHK (Japan Broadcasting Corporation)
Worldwide Television Standards
.
Định dạng truyền thông
Phát sóng
Hàng điện tử gia dụng
Kỹ thuật số
Nghệ thuật biểu diễn
Phần cứng video
Phát minh của Hoa Kỳ
Phát minh của Đức
Phát minh của Nga |
10432 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20tr%C3%AAn%20m%E1%BB%99t%20vi%20m%E1%BA%A1ch | Hệ thống trên một vi mạch | Hệ thống trên một vi mạch (còn gọi là hệ thống trên chip, hay hệ thống SoC, tiếng Anh: system-on-a-chip, viết tắt là SoC hay SOC) là một vi mạch (IC) được tích hợp các thành phần của một máy tính hoặc các hệ thống điện tử khác. Hệ thống SoC có thể bao gồm các khối chức năng kĩ thuật số (digital), tương tự (analog), tín hiệu kết hợp (mixed-signal) và cả các khối tần số radio (RF). SoC xuất hiện trong điện thoại di động - một thiết bị điện tử tiêu tốn ít năng lượng. Ứng dụng điển hình của các hệ thống SoC là các hệ thống nhúng.
SoC tích hợp một vi điều khiển (hoặc một vi xử lí) với những ngoại vi như các bộ xử lí đồ họa (GPU: graphics processing unit), module WiFi, hoặc bộ đồng xử lí (coprocessor).
Nhìn chung, có loại SoC bao gồm SoC tích hợp một vi điều khiển, SoC tích hợp một vi xử lí (loại này được sử dụng phổ biến trong các điện thoại di động) và loại SoC đặc biệt được thiết kế cho những ứng dụng riêng không giống với hai loại kia. Loại SoC đặc biệt này được gọi là SoC lập trình được (Programmable SoC, viết tắt là PSoC). Các PSoC có một số thành cấu tạo bên trong không được cài đặt hoặc thiết lập trước mà có thể được lập trình bằng việc lập trình FPGA hoặc CPLD (complex programmable logic device). Khi việc chế tạo SoC cho một ứng dụng đặc biệt không khả thi, người ta chọn một giải pháp khác là chế tạo SiP (system in package), một linh kiện gồm nhiều IC tích hợp trên nó. Khi sản xuất ở số lượng lớn, SoC sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với SiP do việc sản xuất các gói của SiP sẽ ít tốn kém hơn.
Một hệ thống máy tính điển hình bao gồm một loạt các mạch tích hợp cho phép thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Các mạch tích hợp này có thể là:
bộ vi xử lý (microprocessor)
bộ nhớ (RAM, ROM, REM)
khối truyền thông nối tiếp UART
các cổng song song (parallel port)
khối điều khiển truy xuất bộ nhớ trực tiếp (DMA controller)
Sự phát triển gần đây của công nghệ bán dẫn cho phép chúng ta tích hợp ngày càng nhiều thành phần vào một hệ thống trên một vi mạch. SoC có thể tích hợp thêm các khối như: bộ xử lý tín hiệu số, bộ mã hóa, giải mã Viterbi, Turbo,... tùy theo yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể.
Công nghệ thiết kế và xây dựng các hệ thống trên một vi mạch (SoC) có thể kể đến như:
Công nghệ chế tạo ASIC
FPGA
Các thiết kế SoC thường tiêu tốn ít năng lượng và có giá thành thấp hơn các hệ thống đa chip nếu so sánh cùng một thiết kế. Ngoài ra, hệ thống đơn chip cũng có tính ổn định cao hơn. Các ứng dụng xây dựng trên cơ sở sử dụng các hệ thống đơn chip cũng cho giá thành thấp hơn, không gian chiếm chỗ ít hơn.
Tham khảo
Liên kết ngoài
TDK electric power meter IC - a typical mixed-signal system on chip
SOCC Annual IEEE International SOC Conference
MIPS-based SoCs at linux-mips.org
Phần cứng
Điện tử học
Khoa học thông tin
Thiết kế điện tử
Vi công nghệ |
10436 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Dng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng | Trọng lượng | ''Phân biệt với khối lượng
Trong khoa học và kỹ thuật, trọng lượng của một vật thường được xem là lực mà lực hấp dẫn tác động lên vật thể đó. Nó được ký hiệu bằng chữ P.
Trọng lượng và trọng lực
Đối với một vật nằm yên trên bề mặt Trái Đất, trong hệ quy chiếu gắn với bề mặt Trái Đất, vật không có gia tốc chuyển động, nên theo định luật 2 Newton, tổng cộng các lực tác động vào vật bằng không.
Trong công thức trên: là phản lực do mặt đất tác dụng lên vật, là trọng lực (lực hấp dẫn do trọng trường của Trái Đất tác dụng lên vật), và là tổng các lực quán tính trong hệ quy chiếu phi quán tính gắn với mặt đất, trong đó quan trọng nhất là lực quán tính ly tâm gây ra bởi chuyển động quay quanh trục của Trái Đất.
Trọng lượng biểu kiến của vật nói trên (thường được gọi là trọng lượng) là lực do vật tác động lên mặt đất, theo định luật 3 Newton, có độ lớn bằng và chiều ngược với phản lực mặt đất:
Do đó:
Nói chung, các lực quán tính, bao gồm lực ly tâm, có giá trị rất nhỏ so với trọng lực, nên:
Nếu không có bề mặt giữ vật đứng yên, vật thể sẽ rơi tự do và ở trạng thái phi trọng lượng, tức là trọng lượng biểu kiến bằng 0. Những người ở trạng thái rơi tự do không cảm thấy sức nặng của cơ thể, do trọng lượng biểu kiến bằng 0, dù trọng lực tác động lên họ không đổi.
Lực hấp dẫn tác động lên mọi phần tử trong vật thể. Còn phản lực chỉ tác động vào nơi tiếp xúc với bề mặt cản. Phản lực này làm biến dạng nhỏ cơ thể, gây ra cảm giác về sức nặng.
Trọng lượng biểu kiến
Trọng lượng biểu kiến, thường gọi tắt là trọng lượng, là sức nặng của vật được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo. Nó đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hay lực căng do vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào. Chính trọng lượng biểu kiến (chứ không phải trọng lực) là yếu tố tạo ra cảm giác về sự nặng nhẹ của cơ thể. Thực chất, cảm giác nặng nhẹ là cảm nhận của chúng ta về phản lực do mặt sàn tác dụng lên cơ thể mình chứ không phải cảm nhận về lực hút của Trái Đất. Khi không có sàn đỡ, ví dụ như khi rơi từ trên cao xuống, chúng ta không cảm thấy trọng lượng biểu kiến và ở trạng thái gọi là phi trọng lượng.
Bài toán thang máy trong cơ học cổ điển
Đây là một ứng dụng của định luật 2 Newton cho chuyển động của người dưới tác dụng của trọng lực và phản lực sàn thang máy, khi bỏ qua lực ly tâm trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
Lực tổng cộng = khối lượng × gia tốc
Phản lực sàn + trọng lực = khối lượng × gia tốc
Phản lực sàn = - trọng lực + khối lượng × gia tốc
Phản lực sàn = khối lượng × (gia tốc - gia tốc trọng trường)
Theo định luật 3 Newton:
Trọng lượng biểu kiến = - phản lực sàn
Trọng lượng biểu kiến = khối lượng × (gia tốc trọng trường - gia tốc)
Trong công thức trên, độ lớn các đại lượng được tính theo phương hướng xuống dưới.
Nếu thang máy chuyển động đều hay đứng yên thì gia tốc bằng 0. Khi đó có phản lực, và do đó trọng lượng biểu kiến của người, sẽ bằng giá trị trọng lực.
Nếu thang máy có gia tốc khi đi lên (giá trị âm khi tính theo phương hướng xuống dưới), người trong thang máy cảm thấy "nặng" hơn; trọng lượng biểu kiến tăng do phản lực sàn thang máy tăng. Nếu thang máy có gia tốc đi xuống (giá trị dương khi tính theo phương hướng xuống dưới), người trong thang máy cảm thấy "nhẹ hơn".
Khi thang máy rơi tự do, gia tốc đi xuống bằng gia tốc trọng trường do đó người mất trọng lượng biểu kiến. Khi thang máy đi xuống với gia tốc lớn hơn gia tốc trọng trường, thang sẽ đẩy người xuống phía dưới và người sẽ thấy trọng lượng biểu kiến nghịch hướng so với ban đầu
Công thức và dụng cụ tính trọng lượng
Tính trọng lượng theo khối lượng (công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng): P = m.g
Trong đó: P là trọng lượng, đơn vị là N (niutơn, Newton (đơn vị))
m là khối lượng, đơn vị là kg(kilogram)
g: gia tốc trọng trường; đối với hệ quy chiếu Trái Đất g = 9.81 m/s^2
P: trọng lượng kg.m/s^2 = N
Dụng cụ dùng để đo độ lớn (cường độ) của lực hoặc trọng lượng là lực kế.
Chú thích
Liên kết ngoài
Bài toán thang máy ở trang Hyperphysics
Cơ học
Lực hấp dẫn
Sinh lý học
Thương mại
Khối lượng |
10451 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%20m%E1%BA%A1ch | Vi mạch | Vi mạch (tiếng Anh: microchip) hay vi mạch tích hợp, hoặc mạch tích hợp (tiếng Anh: integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là tập các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định. Tức là mạch tích hợp được thiết kế để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện phức hợp.
Các linh kiện kích thước cỡ micrometre (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon.
Mạch tích hợp giúp giảm kích thước của mạch điện đi rất nhiều, bên cạnh đó là độ chính xác tăng lên. IC là một phần rất quan trọng của các mạch logic. Có hai loại IC chính gồm lập trình được và cố định chức năng, không lập trình được. Mỗi IC có tính chất riêng về nhiệt độ, điện thế giới hạn, công suất làm việc, được ghi trong bảng thông tin (datasheet) của nhà sản xuất.
Hiện nay, công nghệ silicon đang tiến tới những giới hạn của vi mạch tích hợp và các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra một loại vật liệu mới có thể thay thế công nghệ silicon này.
Lịch sử
Lịch sử phát triển của mạch tích hợp bắt đầu từ năm 1949, khi kỹ sư người Đức Werner Jacobi (Siemens AG) nộp bằng sáng chế cho một thiết bị khuếch đại bán dẫn giống như mạch tích hợp, có 5 transistor trên một bề mặt chung cho bộ khuếch đại 3 tầng, làm dụng cụ trợ thính.
Ngày 12 tháng 9 năm 1958, người Mỹ Jack Kilby ở Texas Instruments trình bày vi mạch đầu tiên. Kilby sau đó giành được giải thưởng Nobel Vật lý năm 2000.
Nửa năm sau sự kiện Kilby, Robert Noyce ở Fairchild Semiconductor phát triển ý tưởng của riêng mình về một mạch tích hợp giải quyết được nhiều vấn đề thực tế mà Kilby đã không làm được. Thiết kế Noyce được làm bằng silicon, trong khi chip Kilby làm bằng germanium. Noyce thông tin cho Kurt Lehovec ở Sprague Electric về các nguyên tắc của tiếp giáp p-n cô lập gây ra bởi tác động của một tiếp giáp p-n có thiên áp (diode), là một khái niệm quan trọng về IC.
Fairchild Semiconductor cũng là quê hương của công nghệ vi mạch silicon-gate đầu tiên với cổng tự liên kết (self-aligned gate), cơ sở của tất cả các chip CMOS của máy tính hiện đại. Công nghệ này được phát triển bởi nhà vật lý người Ý Federico Faggin vào năm 1968, người sau đó đã gia nhập Intel và phát triển các đơn chip Central Processing Unit (CPU) (Intel 4004) đầu tiên, và ông nhận Huy chương Quốc gia về Công nghệ và Đổi mới năm 2010.
Phân loại
Phân loại theo tín hiệu được xử lý
Theo xử lý tín hiệu
IC digital xử lý hoặc lưu trữ các tín hiệu digital.
IC analog hay IC tuyến tính xử lý tín hiệu analog.
IC hỗn hợp, có cả analog và digital.
Phân loại theo mức độ tích hợp
IC (Integrated Circuit), tên chung. Từng còn chia ra SSI (small-scale integration) và MSI (medium-scale integration)
LSI (Large Scale Integrated)
VLSI (Very Large Scale Integrated) Các CPU, GPU, ROM, RAM, PLA, chipset, microcontroller,...
ULSI (ultra-large-scale integration) dự đặt cho mạch trên 1 triệu transistor.
Phân loại theo công nghệ
Theo công nghệ
Monolithic: tất cả các phần tử đặt trên một miếng nền vật liệu bán dẫn đơn tinh thể. Các linh kiện bán dẫn được tạo bằng pha tạp chất (doping), và theo thứ tự lớp thực hiện lai ghép điện trở, đường mạch dẫn, tụ điện, lớp cách điện, cực gate của MOSFET. Ví dụ công nghệ TTL, CMOS, CCD, BiCMOS, DMOS, BiFET-, transistor lưỡng cực.
Mạch màng mỏng hay mạch phim, là những phần tử được tạo bằng lắng đọng hơi trên nền thủy tinh. Nó thường là các mạng điện trở. Chúng có thể được chế tạo bằng cách cân bằng điện tử với độ chính xác cao, và được phủ nhúng bảo vệ. Trong nhóm này bao gồm cả các mạch của transistor màng mỏng (TFT), ví dụ trong ứng dụng màn hình phẳng.
Lai mạch màng dày kết hợp một số chip, vết mạch in đường dây dẫn, linh kiện điện tử thụ động (gần như chỉ có điện trở). Nền thường là gốm và thường được nhúng tráng.
Phân loại theo công dụng
Theo công dụng
CPU, vi xử lý trong máy tính.
Memory, bộ nhớ lưu trữ dữ liệu digital
Thu nhỏ chip trong công nghệ RFID để giám sát (Identification) không tiếp xúc của các đối tượng hay các sinh vật sống
IC logic tiêu chuẩn thuộc họ logic khác nhau
ASIC dành cho phát triển ứng dụng cụ thể, ví dụ cho điều khiển lò nướng bánh, xe hơi, máy giặt,...
ASSP là sản phẩm tiêu chuẩn cho ứng dụng cụ thể, tương tự như ASIC, nhưng có sẵn từ các nhà sản xuất và không được xây dựng theo yêu cầu của khách hàng
IC cảm biến quá trình vật lý, hoá, sinh hoá,... ví dụ gia tốc, ánh sáng, từ trường, chất độc,...
DSP (Digital signal processing) xử lý tín hiệu digital.
ADC và DAC, chuyển đổi analog ←→ digital
FPGA (Field-programmable gate array) được cấu hình bởi các IC digital của khách hàng, trong đó bao gồm một số lượng lớn các đơn vị chức năng kết nối được (interconnectable)
Vi điều khiển (microcontroller) chứa tất cả các bộ phận của một máy tính nhỏ (bộ nhớ chương trình, ALU, bộ nhớ và thanh ghi)
IC công suất có thể xử lý các dòng hay điện áp lớn (ví dụ khuếch đại công suất lớn, kiểm soát mạng điện lưới)
System-on-a-chip (SoC) là hệ thống trong một chip.
Tham khảo
Xem thêm
Các phần tử bán dẫn
Linh kiện điện tử
Ký hiệu điện tử
Sơ đồ mạch điện
Liên kết ngoài
Mạch tích hợp
Linh kiện bán dẫn
Linh kiện điện tử
Mạch điện tử
Kỹ thuật điện tử
Phát minh của Hoa Kỳ
Phát minh của Đức |
10464 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chip | Chip | Chip có thể là:
Trong sinh học, ChIP viết tắt cho kỹ thuật thí nghiệm chromatin immunoprecipitation.
Trong máy tính và điện tử học, chip có thể là:
theo nghĩa rộng, vi mạch
theo nghĩa hẹp, bộ vi xử lý
Trong ẩm thực ở các nước nói tiếng Anh, một miếng chip là miếng khoai tây rán.
Trong Sonic Unleashed, Chip(tên gọi) là nhân vật bạn thân đồng hành của Sonic trong mọi chặng đường, vượt qua thử thách chống lại Eggman và những con robot |
10477 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95%20khu%E1%BA%A9n | Cổ khuẩn | Cổ khuẩn hoặc vi sinh vật cổ (danh pháp khoa học: Archaea) là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ. Chúng không có nhân tế bào hay bất cứ bào quan nào trong tế bào chất. Trong quá khứ, chúng được xem như một nhóm vi khuẩn khác biệt và được gọi là vi khuẩn cổ (danh pháp khoa học: Archaebacteria), nhưng do có lịch sử tiến hóa độc lập và nhiều bất đồng về sinh hóa với các dạng khác của sự sống, chúng hiện được phân thành một vực (domain) riêng trong hệ thống ba vực. Ba vực này là ba nhánh phát sinh chủng loại riêng biệt tiến hóa từ nguồn gốc chung, bao gồm Vi khuẩn (Bacteria), Vi khuẩn cổ và Sinh vật nhân chuẩn (Eukarya). Vi khuẩn cổ lại chia làm bốn ngành đã được công nhận, dù có thể tồn tại nhiều ngành hơn trong thực tế. Crenarchaeota và Euryarchaeota là các nhóm vi khuẩn cổ được nghiên cứu nhiều nhất. Việc phân loại vi khuẩn cổ vẫn gặp nhiều khó khăn, khi phần lớn chúng chưa từng được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chỉ mới được phát hiện thông qua phân tích acid nucleic ở các mẫu lấy từ môi trường. Dù trước đây nhóm vi khuẩn cổ được gộp với nhóm vi khuẩn để thành sinh vật nhân sơ (prokaryote) (hay giới Monera), thì sự phân loại này giờ đã trở nên lỗi thời.
Vi khuẩn và vi khuẩn cổ khá tương đồng về hình dạng và kích thước, dù một vài vi khuẩn cổ có hình dạng bất thường, như tế bào dạng phẳng và vuông của Haloquadra walsbyi. Mặc dù nhìn tương đồng với vi khuẩn, vi khuẩn cổ vẫn mang bộ gen và một số con đường trao đổi chất gần với sinh vật nhân chuẩn hơn: đặc biệt các enzyme liên quan tới quá trình phiên mã và dịch mã. Các đặc tính sinh hóa khác của Archea là độc nhất vô nhị, như vai trò của các ether lipid trong màng tế bào của chúng. Vi khuẩn cổ khai thác các nguồn năng lượng đa dạng hơn nhiều so với sinh vật nhân chuẩn: từ các hợp chất hữu cơ quen thuộc như đường, tới sử dụng amonia, ion kim loại hay thậm chí cả khí hydro làm chất dinh dưỡng. Vi khuẩn cổ ưa muối (Halobacteria) sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các loài vi khuẩn cổ khác có thể cố định cacbon; tuy nhiên không giống thực vật và vi khuẩn lam, không một loài vi khuẩn cổ nào có thể thực hiện cả hai việc trên. Vi khuẩn cổ sinh sản vô tính và phân chia nhờ các hình thức phân đôi, phân mảnh hoặc nảy chồi; trái với vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn, không có loài nào của vi khuẩn cổ có bào tử.
Ban đầu, vi khuẩn cổ được biết như là những sinh vật ưa sống ở những môi trường khắc nghiệt, như suối nước nóng hay hồ mặn, nhưng sau đó chúng được tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả đất, các vùng lầy, và đặc biệt tập trung cao ở các đại dương. Các vi khuẩn cổ trong cộng đồng sinh vật phù du có thể là một trong những nhóm các sinh vật có số lượng đông đảo nhất trên Trái Đất. Vi khuẩn cổ hiện nay được ghi nhận như một phần quan trọng của sự sống trên hành tinh và có thể đóng vai trò ở cả chu trình cacbon lẫn chu trình nitơ. Không có ví dụ rõ ràng về các mầm bệnh hay ký sinh là vi khuẩn cổ được biết đến, chúng thường là những sinh vật hỗ sinh hoặc hội sinh. Một ví dụ là các loài sinh methan cư trú trong ruột người và động vật nhai lại, có số lượng lớn trợ giúp tốt cho tiêu hóa. Các vi khuẩn cổ sinh methan thường được ứng dụng trong sản xuất biogas và xử lý nước thải, và các enzyme từ các vi khuẩn cổ sống nơi khắc nghiệt, có thể chịu được nhiệt độ cao và các dung môi hữu cơ, được khai thác trong ngành công nghệ sinh học.
Phân loại
Một vực mới
Đầu thế kỷ 20, những sinh vật nhân sơ được công nhận như một nhóm sinh vật riêng lẻ và được phân loại dựa vào đặc điểm sinh hóa, hình thái và trao đổi chất. Ví dụ, các nhà vi sinh học đã cố gắng phân loại các vi sinh vật dựa trên cấu trúc của thành tế bào, hình dạng, và hợp chất chúng tiêu thụ. Tuy nhiên, một phương pháp được đề ra vào năm 1965, sử dụng trình tự gen ở những sinh vật này để tìm ra những sinh vật nhân sơ nào thực sự liên hệ với nhau. Phương pháp này, gọi là phát sinh chủng loại (phylogenetics), là phương pháp chính được sử dụng cho đến ngày nay.
Năm 1977, Archaea lần đầu được phân loại như một nhóm riêng biệt trong sinh vật nhân sơ bởi Carl Woese và George E. Fox trong cây phát sinh chủng loại dựa trên trình tự gen của RNA ribosome (rRNA). Hai nhóm trên lúc đầu được đặt tên là Vi khuẩn cổ (Archaebacteria) và vi khuẩn thực (Eubacteria), và được xếp thành các giới (Kingdom) hoặc phân giới (Subkingdom), do Woese và Fox đặt tên là Urkingdoms. Woese cho rằng nhóm sinh vật nhân sơ này là một phần khác mang tính cơ bản của sự sống. Để nhấn mạnh sự khác biệt này, hai nhóm sau đó được đổi tên thành Archaea và Bacteria. Từ archaea xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ , mang nghĩa "cổ đại".
Ban đầu, chỉ có những vi khuẩn cổ sinh methan được đặt vào vực mới này, và vi khuẩn cổ được xem như những sinh vật chỉ sống ở các môi trường sống khắc nghiệt như suối nước nóng hay hồ mặn. Cuối thế kỷ 20, các nhà vi sinh vật đã nhận ra rằng vi khuẩn cổ là một nhóm sinh vật rộng lớn, đa dạng và phổ biến rộng rãi trong tự nhiên, ở cả những môi trường ít cực đoan hơn như đất và đại dương. Sự đánh giá cao tầm quan trọng và tính phổ biến của Archea đến từ việc sử dụng phản ứng chuỗi trùng hợp để xác định các sinh vật nhân sơ trong các mẫu nước hoặc đất với axít nucleic đơn lẻ. Việc này cho phép khám phá và nhận dạng các sinh vật mà không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, điều nhìn chung vẫn còn khó khăn.
Sự phân loại hiện nay
Phân loại vi khuẩn cổ nói riêng và sinh vật nhân sơ nói chung, là một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng và nhiều tranh cãi. Hệ thống phân loại hiện hành định phân Archaea thành các nhóm có cùng các đặc điểm cấu trúc và chung tổ tiên. Sự phân loại này dựa nhiều vào việc sử dụng kết quả trình tự rRNA để làm rõ mối quan hệ giữa các sinh vật (phát sinh chủng loại phân tử). Hầu hết các loài dễ nuôi cấy và nghiên cứu đều nằm trong hai ngành chính, Euryarchaeota và Crenarchaeota. Các nhóm khác chỉ mới tạm thời được tạo ra. Một ví dụ như loài lạ thường Nanoarchaeum equitans, được tìm ra năm 2003, đã được đặt vào ngành riêng của chính nó, ngành Nanoarchaeota. Một ngành mới, Korarchaeota, cũng được đề xuất. Nó gồm một nhóm nhỏ các loài ưa nóng bất thường mang những đặc tính giống hai ngành chính, nhưng có quan hệ gần hơn hết với Crenarchaeota. Một số loài mới phát hiện khác lại chỉ có mối quan hệ xa với các ngành trên, như các vi sinh vật nano ARMAN, được tìm thấy năm 2006 và là một vài trong số những sinh vật nhỏ nhất được con người biết đến.
Phân loại thành các loài
Việc phân loại vi khuẩn cổ thành các loài là một vấn đề còn gây tranh cãi. Sinh học xác định một loài như một nhóm các cá thể có liên quan đến nhau. Tiêu chí "giao phối" quen thuộc và độc nhất (các cá thể có thể giao phối với nhau và tạo ra thế hệ con nhưng không giao phối với các cá thể khác), không hữu dụng vì vi khuẩn cổ sinh sản vô tính.
Vi khuẩn cổ cho thấy mức độ chuyển gen ngang cao giữa các thế hệ. Một vài nhà nghiên cứu đề xuất rằng các cá thể có thể nhóm lại thành những quần thể giống như loài, tạo nên bộ gen có sự tương đồng cao và có sự chuyển gen không thường xuyên với các tế bào có bộ gen ít liên quan, như ở chi Ferroplasma. Mặt khác, các nghiên cứu về Halorubrum cho thấy sự chuyển gen đáng kể với các quần thể ít liên quan, làm hạn chế khả năng ứng dụng của tiêu chí này. Một mối quan tâm khác là ý nghĩa thực tiễn của việc định dạng loài này đến đâu.
Những hiểu biết hiện tại về tính đa dạng di truyền còn rời rạc và tổng số các loài vi khuẩn cổ vẫn không thể được ước tính với bất kì độ chính xác nào. Ước tính số các ngành khoảng từ 18 đến 23, trong đó mới chỉ có 8 có đại diện được nuôi cấy và nghiên cứu trực tiếp. Nhiều trong số các nhóm được đưa giả thuyết lại là từ một chuỗi rRNA đơn lẻ, cho thấy tính đa dạng của các sinh vật này thì vẫn còn là một câu hỏi chưa được trả lời. Nhóm vi khuẩn cũng chứa nhiều vi sinh vật chưa được nuôi cấy với những mô tả đặc tính tương tự.
chúng có thể được xuất phát từ 1 vật có nguồn gốc không gian rơi vào Trái Đất thời kì sơ khai.
Nguồn gốc và tiến hóa
Dù các hóa thạch tế bào sinh vật nhân sơ có thể có niên đại gần 3,5 tỷ năm về trước, thì hầu hết sinh vật nhân sơ đều không có đặc điểm hình thái đặc trưng và hình dạng hóa thạch không thể được sử dụng để xác định chúng là Archaea. Thay vào đó, hóa thạch hóa học của các lipid đặc trưng lại có ý nghĩa bởi những hợp chất này không xuất hiện ở các sinh vật khác. Một số tư liệu xuất bản nêu ra rằng lipid của vi khuẩn cổ hay sinh vật nhân chuẩn còn hiện diện ở các đá phiến sét có niên đại vào 2,7 tỷ năm về trước; nhưng những dữ liệu này vẫn còn là nghi vấn. Một số lipid được phát hiện ở trong các mẫu vật từ thời Tiền Cambri. Những dấu hiệu cổ nhất ở vùng Isua, Tây Greenland, nơi lưu giữ các trầm tích cổ xưa nhất trên Trái Đất, được hình thành vào 3,8 tỷ năm trước. Thế hệ Archaea này có thể là thế hệ sơ khai nhất xuất hiện trên Trái Đất.
Woese phát biểu rằng vi khuẩn, vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn là những dòng giống riêng biệt được rẽ nhánh khởi đầu từ một tập hợp các cá thể tổ tiên sơ khai. Tuy nhiên vài nhà sinh học lại cho rằng vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn được rẽ ra từ một nhóm vi khuẩn. Có thể tổ tiên chung cuối cùng của vi khuẩn và vi khuẩn cổ là một sinh vật ưa nhiệt, điều này gia tăng khả năng rằng nhiệt độ thấp hơn là những "môi trường cực đoan" đối với vi khuẩn cổ, và các cá thể sống trong môi trường lạnh hơn chỉ xuất hiện sau đó. Khi người ta thấy rằng mối liên hệ giữa vi khuẩn cổ với vi khuẩn còn kém gần gũi hơn cả giữa chúng với sinh vật nhân chuẩn, thuật ngữ prokaryote (sinh vật nhân sơ) chỉ còn mang nghĩa duy nhất là "không phải nhân chuẩn", giới hạn lại ý nghĩa của từ này.
Vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn
Mối quan hệ giữa vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn vẫn còn là vấn đề cần tranh luận. Bên cạnh những tương đồng về cấu trúc tế bào và chức năng mà được đưa ra dưới đây, nhiều cây di truyền đã tách biệt hai nhóm.
Những tuyên bố rằng mối quan hệ giữa sinh vật nhân chuẩn và ngành vi khuẩn cổ Euryarchaeota gần hơn mối quan hệ giữa hai ngành Euryarchaeota và Crenarchaeota; và sự hiện diện của các gen giống vi khuẩn cổ ở trong các loài chắc chắn là vi khuẩn, như Thermotoga maritima, tạo nên do sự chuyển gen ngang; tất cả tạo nên sự phức tạp của vấn đề. Một giả thuyết chủ đạo đó là tổ tiên của sinh vật nhân chuẩn tách ra ban đầu từ vi khuẩn cổ, và các sinh vật nhân chuẩn đi ra từ sự kết hợp của một vi khuẩn cổ và một vi khuẩn thật, trở thành nhân và tế bào chất; điều này giải thích cho nhiều sự tương đồng về di truyền nhưng lại gặp khó khăn khi giải thích về cấu trúc tế bào.
Hình thái
Các cá thể vi khuẩn cổ có kích cỡ đường kính từ 0,1 micromet (μm) tới hơn 15 μm, tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là hình cầu, hình que, hình xoắn và hình đĩa. Các hình thái khác trong ngành Crenarchaeota bao gồm các tế bào có thùy với hình dạng bất thường như Sulfolobus, các tơ hình kim có đường kính nhỏ hơn nửa micromet như ở Thermofilum, và tế bào hình que chữ nhật gần như hoàn hảo ở Thermoproteus và Pyrobaculum. Haloquadra walsbyi là các vi khuẩn cổ có hình vuông, phẳng sống ở các thủy vực có độ mặn rất cao. Những hình dạng không bình thường này có thể là được duy trì cố định bởi thành tế bào và bộ khung tế bào. Những protein có liên quan tới các thành phần của bộ khung tế bào của những sinh vật khác cũng xuất hiện ở vi khuẩn cổ, và có các cấu trúc dạng sợi nằm bên trong tế bào của chúng; tuy nhiên trái ngược với các sinh vật khác, cấu trúc tế bào của vi khuẩn cổ mới chỉ được hiểu rất ít ỏi. Ở Thermoplasma và Ferroplasma, việc thiếu đi thành tế bào có nghĩa là chúng không có hình dạng tế bào cố định, và có thể biến đổi giống như trùng amip.
Một vài loài có thể tập hợp hoặc tạo các thể sợi của các tế bào với độ dài lên tới 200 μm. Những tế bào này có thể trở nên nổi bật trong các biofilm. Đặc biệt, tập hợp các tế bào Thermococcus coalescens có thể hợp lại với nhau khi nuôi cấy, tạo thành những tế bào khổng lồ riêng lẻ. Các cá thể thuộc chi Pyrodictium lại tạo một tập đoàn đa bào phức tạp, gồm hệ thống các ống dài, mỏng và rỗng gọi là cannulae nằm ngoài bề mặt tế bào và gắn kết chúng tạo nên một khối đông đúc rậm rạp. Chức năng của các cannulae vẫn chưa được rõ ràng, nhưng có thể chúng giúp sự truyền thông tin hoặc trao đổi dinh dưỡng giữa các tế bào gần nhau. Có sự tồn tại của những tập đoàn đa loài, như cộng đồng "chuỗi ngọc trai" được phát hiện năm 2001 trong một đầm lầy ở Đức. Những tập đoàn hình tròn và màu trắng của một loài thuộc ngành Euryarchaeota chưa biết đến được đặt cách đều nhau dọc theo những sợi mỏng mà có thể kéo dài lên 15 centimet (5,9 in); những sợi tơ này được tạo bởi một loài vi khuẩn đặc biệt.
Cấu tạo và hoạt động
Vi khuẩn cổ và vi khuẩn nhìn chung có cấu trúc tế bào tương tự nhau, nhưng hoạt động và thành phần cấu tạo lại riêng biệt. Giống vi khuẩn, vi khuẩn cổ thiếu hệ thống màng bên trong và các bào quan. Màng tế bào của vi khuẩn cổ cũng thường gắn với thành tế bào và chúng cũng di chuyển sử dụng một hoặc nhiều tiên mao. Về cấu trúc, vi khuẩn cổ gần giống với vi khuẩn gram dương nhất. Hầu hết chúng đều có một lớp màng sinh chất đơn lẻ và có thành tế bào, thiếu đi vùng ngoại vi bào chất; một ngoại lệ là Ignicoccus, có một vùng chất bào lớn đặc biệt mà chứa các túi mang gắn với màng tế bào và bao bọc bởi một lớp màng ngoài.
Màng tế bào
Màng tế bào vi khuẩn cổ được tạo thành bởi những phân tử mà khác biệt rất lớn với các dạng sự sống khác, cho thấy vi khuẩn cổ có mối liên hệ xa xôi với vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn. Màng tế bào của tất cả cá thể đều được tạo thành từ những phân tử phospholipid. Những phân tử này đều chứa một phần phân cực mà có thể hòa tan trong nước (đầu phosphate), và một phần chất béo không phân cực và không hòa tan (đuôi lipid). Hai phần bất đồng được liên kết thông qua một nhóm glycerol. Trong nước, bó các phospholipid có phần đầu hướng về nước và đuôi quay ngược lại. Cấu trúc chính của màng tế bào là lớp đôi các phospholipid, gọi là lớp lipid kép.
Những phospholipid này của vi khuẩn cổ khác thường về bốn mặt:
Vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn có màng được tạo chủ yếu bởi glycerol-ester lipid, trong khi màng tế bào vi khuẩn cổ lại được tạo bởi glycerol-ether lipid. Sự khác biệt đó là về loại liên kết giữa lipid với nhóm glycerol (màu vàng trong hình bên). Ở ester lipid, đây là một liên kết ester, trong khi ở ether lipid thì là liên kết ether. Các liên kết ether bền hơn về hóa học so với liên kết ester. Sự ổn định này giúp vi khuẩn cổ sinh tồn được ở những môi trường có nhiệt độ cực đoan, rất axít hoặc rất kiềm. Vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn cũng chứa một số ether lipid, nhưng trái với vi khuẩn cổ là những lipid này không phải phần chính trong màng tế bào của các loài này.
Hóa học lập thể của nhóm glycerol thì đảo nghịch với nhóm tìm thấy ở các loài khác. Nhóm glycerol có thể xuất hiện ở cả hai dạng giống như những hình ảnh ngược nhau qua gương, gọi là dạng bàn tay trái và bàn tay phải; trong hóa học gọi là các enantiomer (chất đối hình). Giống như bàn tay trái không thể vừa vặn với chiếc găng tay cho bàn tay phải, một glycerol bàn tay phải nhìn chung không thể sử dụng với các enzyme vốn thích nghi với dạng tay trái. Điều này dẫn đến giả thuyết rằng vi khuẩn cổ sử dụng những enzyme hoàn toàn khác biệt cho việc tổng hợp phospholipid so với vi khuẩn vá sinh vật nhân chuẩn. Những enzyme này phát triển rất sớm trong lịch sử sự sống, cho thấy sự tách ra rất sớm của vi khuẩn cổ so với hai vực trên.
Đuôi lipid của vi khuẩn cổ cũng khác biệt về hóa học với các sinh vật khác. Lipid của vi khuẩn cổ chủ yếu dựa trên chuỗi bên isoprene và là những chuỗi dài với nhiều nhánh bên và đôi khi có cả những vòng cyclopropane hay cyclohexane. Điều này tương phản với những axít béo có ở các màng tế bào của các loài khác, là những chuỗi thẳng không có nhánh và vòng. Các nhóm isoprene đóng vai trò quan trọng trong sinh hóa của nhiều sinh vật, nhưng duy chỉ có vi khuẩn cổ là sử dụng chúng để tạo thành phospholipid. Những chuỗi có nhánh này có thể giúp bảo vệ màng tế bào khỏi bị hỏng do nhiệt độ cao.
Ở một số vi khuẩn cổ, lớp lipid kép được thay bằng một lớp đơn. Vi khuẩn cổ đã nhập đuôi của hai phân tử phospholipid độc lập thành một phân tử đơn với hai đầu cực; điều này khiến màng của chúng thêm cố định và chống chịu tốt hơn với môi trường khắc nghiệt. Các lipid ở Ferroplasma là một ví dụ, chúng được cho là giúp gia tăng sự sống sót của loài này khi ở trong môi trường axít cao.
Thành tế bào và tiên mao
Hầu hết vi khuẩn cổ (trừ Thermoplasma và Ferroplasma) đều có thành tế bào. Ở hầu hết vi khuẩn cổ, thành tế bào thì được nhập với những protein trên bề mặt, tạo thành một lớp S (S-layer). Một lớp S là một hệ thống cố định các phân tử protein mà bao phủ bên ngoài tế bào như một áo giáp xích. Lớp này giúp bảo vệ cả về mặt hóa học lẫn vật lý, và có thể ngăn chặn các đại phân tử liên kết với màng tế bào. Khác với vi khuẩn, hầu hết vi khuẩn cổ không có peptidoglycan trong thành tế bào của chúng. Ngoại lệ của điều này là pseudopeptidoglycan (peptidoglycan giả), được tìm thấy ở các vi sinh vật sinh methan, nhưng pseudopeptidoglycan này lại thiếu đi axít D-amin và axít N-acetylmuramic.
Tiên mao của Archea có hoạt động giống như của vi khuẩn —cuống dài của chúng được điều khiển bởi một động cơ quay ở gốc. Những động cơ này lấy năng lượng từ gradient proton trong màng tế bào. Tuy nhiên, tiên mao của vi khuẩn cổ lại khác biệt đáng kể về thành phần cấu tạo và sự phát triển. Hai loại tiên mao tiến hóa từ các nguồn gốc khác nhau. Tiên mao vi khuẩn có chung nguồn gốc với hệ thống lưu trữ loại III, trong khi ở vi khuẩn cổ thì tiên mao ban đầu tiến hóa từ nhung mao vi khuẩn loại IV. Khác với tiên mao vi khuẩn, vốn rỗng và gắn kết với các tiểu đơn vị di chuyển từ lỗ trung tâm tới đỉnh của tiên mao, tiên mao vi khuẩn cổ được tổng hợp bằng cách gắn thêm các tiểu đơn vị vào gốc.
Trao đổi chất
Vi khuẩn cổ có sự trao đổi chất với các phản ứng hóa học rất đa dạng và sử dụng nhiều nguồn năng lượng. Những phản ứng này được phân loại vào các nhóm dinh dưỡng, phụ thuộc vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. Một số loài lấy năng lượng từ các hợp chất vô cơ như lưu huỳnh và amonia (hóa dưỡng vô cơ), bao gồm các loài nitrat hóa, các loài sinh methan và các loài oxy hóa methan kị khí. Ở những phản ứng này, một hợp chất chuyển electron cho hợp chất khác (phản ứng oxy hóa-khử), giải phóng năng lượng để cung cấp cho hoạt động của tế bào. Năng lượng giải phóng tạo ra ATP nhờ quá trình thẩm thấu hóa học, giống như quá trình cơ bản tương tự diễn ra ở ti thể của tế bào nhân chuẩn.
Có những nhóm vi khuẩn cổ khác sử dụng ánh sáng mặt trời như nguồn năng lượng (quang dưỡng), tuy nhiên sự quang hợp tạo oxy không diễn ra ở các sinh vật này. Nhiều con đường chuyển hóa cơ bản xuất hiện chung ở nhiều dạng sống; ví dụ, vi khuẩn cổ sử dụng một dạng đã biến đổi của quá trình đường phân (con đường Entner–Doudoroff) và một chu trình Krebs hoàn toàn hoặc một phần. Những điểm giống nhau trên giữa vi khuẩn cổ với các sinh vật khác có lẽ phản ánh được nguồn gốc ban đầu trong lịch sử sự sống và mức độ hiệu quả cao của những điểm này.
Một số loài Euryarchaeota là những loài sinh methan, sống trong môi trường kị khí như các đầm lầy. Dạng trao đổi chất này đã tiến hóa từ rất sớm, và thậm chí có thể là ở những sinh vật sống tự do đầu tiên. Có một phản ứng chung đó là khí cacbonic được dùng làm chất nhận điện tử để oxy hóa khí hydro. Quá trình sinh methan liên quan đến một loạt các coenzyme mà chỉ có ở những vi khuẩn cổ này, như coenzyme M hay methanofuran. Các hợp chất hữu cơ khác như rượu, acid acetic hay acid formic được sử dụng như các chất nhận điện tử khác ở các loài sinh methan. Những phản ứng này có chung ở các vi khuẩn cổ sống trong ruột. Acid acetic cũng bị phân tách trực tiếp thành methan và cacbon dioxide nhờ các vi khuẩn cổ "dưỡng acetic". Những vi khuẩn cổ dưỡng acetic này thuộc bộ Methanosarcinales, và là thành phần chính trong các cộng đồng vi sinh vật sản sinh biogas.
Các vi khuẩn cổ khác sử dụng trong khí quyền như nguồn cacbon dựa vào quá trình cố định cacbon (tự dưỡng). Quá trình này bao gồm cả một dạng đã biến đổi mức độ cao của chu trình Calvin hay một con đường chuyển hóa mới khám phá gần đây gọi là chu trình 3-hydroxypropionate/4-hydroxybutyrate. Crenarchaeota cũng sử dụng chu trình Krebs ngược trong khi Euryarchaeota sử dụng con đường acetyl-CoA thu gọn. Quá trình cố định cacbon sử dụng năng lượng từ nguồn vô cơ. Không một vi khuẩn cổ nào được biết là có quá trình quang hợp. Các nguồn năng lượng của vi khuẩn cổ cực kỳ đa dạng, bao gồm của việc oxy hóa amonia ở Nitrosopumilales cho tới việc sự oxy hóa hydro sulfite hoặc sulfide nguyên tử ở các loài thuộc Sulfolobus, sử dụng cả oxy hoặc ion kim loại làm chất nhận điện tử.
Những vi khuẩn cổ quang dưỡng sử dụng ánh sáng để sản xuất năng lượng hóa học dưới dạng ATP. Ở Halobacteria, các chất truyền ion được hoạt hóa bởi ánh sáng như bacteriorhodopsin và halorhodopsin sẽ tạo ra gradient ion bằng cách bơm ion ra khỏi tế bào thông qua màng sinh chất. Năng lượng được lưu trữ trong các gradient điện hóa này sau đó sẽ được chuyển thành dạng ATP nhờ sự tổng hợp ATP. Quá trình này là một dạng phosphoryl quang hóa. Khả năng của những bơm nhờ ánh sáng này để chuyển ion thông qua màng phụ thuộc vào những biến đổi nhờ ánh sáng trong cấu trúc của một cofactor retinol nằm ở trung tâm của protein.
Di truyền
Archaea thường có một nhiễm sắc thể đơn dạng vòng, kích cỡ có thể lớn tới khoảng 5.751.492 cặp base như ở Methanosarcina acetivorans, bộ gen lớn nhất của vi khuẩn cổ được biết đến. Một phần mười kích cỡ này là bộ gen nhỏ chỉ có 490.885 cặp base của loài Nanoarchaeum equitans, loài vi khuẩn cổ có bộ gen bé nhất; ước tính nó chỉ chứa khoảng 537 gen mã hóa protein. Những mảnh DNA nhỏ và riêng biệt, gọi là các plasmid, cũng được tìm thấy ở vi khuẩn cổ. Plasmid có thể được lưu chuyển giữa các tế bào thông qua tương tác vật lý, trong quá trình mà có thể gần giống như sự tiếp hợp của vi khuẩn.
Vi khuẩn cổ có thể bị nhiễm các virus DNA chuỗi kép, mà vốn không có mối liên quan tới bất kì dạng virus khác nào và có nhiều hình dạng bất thường, bao gồm dạng chai, dạng que có móc hoặc hình giọt nước. Những virus này đã được nghiên cứu hầu hết từng chi tiết trong các loài ưa nhiệt, đặc biệt các bộ Sulfolobales và Thermoproteales. Một virus DNA chuỗi đơn xâm nhiễm các loài ưa muối đã được xác định vào năm 2009. Sự phòng chống các loại virus này có thể cần can thiệp RNA đến từ các trình tự DNA lặp có liên quan đến các gen của virus.
Vi khuẩn cổ phân biệt hẳn về mặt di truyền với vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn, với lên tới 15% các protein được mã hóa bởi bất kì bộ gen vi khuẩn cổ nào đều là độc nhất riêng cho nhóm này, dù hầu hết các gen đặc biệt đấy chưa biết được có vai trò gì. Trong các protein độc nhất mà có chức năng đã được xác định, hầu hết đều liên quan đến sự sinh methan. Những protein mà có chung ở vi khuẩn cổ, vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn là trung tâm chung của chức năng tế bào, liên quan chủ yếu đến các quá trình phiên mã, dịch mã và chuyển hóa nucleotide. Những đặc trưng riêng khác của vi khuẩn cổ là sự tổ chức của các gen ở các chức năng liên quan —như các enzyme xúc tác các bước trong cùng con đường chuyển hóa lại thuộc những operon hoàn toàn mới, sự khác biệt lớn về các gen của tRNA và các enzyme aminoacyl tRNA synthetase.
Phiên mã và dịch mã ở vi khuẩn cổ giống như ở sinh vật nhân chuẩn hơn là ở vi khuẩn, với RNA polymerase và ribosome của vi khuẩn cổ rất gần với của sinh vật nhân chuẩn. Dù vi khuẩn cổ chỉ có duy nhất một loại RNA polymerase, cấu trúc và chức năng của nó trong phiên mã dường như gần với RNA polymerase II của sinh vật nhân chuẩn, với tập hợp protein tương tự (nhân tố phiên mã chung) giúp gắn kết RNA polymerase với promoter của một gen. Tuy nhiên, những nhân tố phiên mã khác của vi khuẩn cổ lại gần hơn với của vi khuẩn. Sự chỉnh sửa sau phiên mã thì đơn giản hơn là ở sinh vật nhân chuẩn, khi hầu hết gen của vi khuẩn cổ thiếu intron, dù có rất nhiều intron trong các gen RNA vận chuyển và RNA ribosome của chúng, cũng như intron có thể xuất hiện trong một vài gen mã hóa protein.
Sinh sản
Vi khuẩn cổ sinh sản vô tính thông qua phân đôi, phân mảnh hoặc nảy chồi; không có giảm phân, do đó nếu một loài vi khuẩn cổ nào xuất hiện nhiều hơn một dạng ở trên, tất cả đều có vật liệu di truyền giống nhau. Sự phân bào được điều khiển trong chu trình tế bào; sau sự nhân đôi nhiễm sắc thể và tách rời hai nhiễm sắc thể con, tế bào mới phân chia. Các chi tiết mới chỉ được nghiên cứu ở chi Sulfolobus, nhưng ở đây chu trình tế bào có những đặc điểm tương tự như ở cả vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn. Các nhiễm sắc thể nhân đôi từ nhiều điểm khởi đầu, sử dụng các DNA polymerase mà giống với các enzyme tương tự của sinh vật nhân chuẩn. Tuy nhiên, những protein mà điều khiển sự phân chia tế bào, ví dụ FtsZ tạo thành một vòng co lại xung quanh tế bào, và những hợp phần của vách ngăn dựng lên dọc giữa trung tâm tế bào, thì giống các protein tương ứng ở vi khuẩn.
Cả vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn đều có bào tử, ngược với vi khuẩn cổ. Một vài loài của Haloarchaea có sự thay đổi kiểu hình và phát triển thành một số kiểu tế bào khác nhau, bao gồm những cấu trúc vách mỏng giúp chống chịu với choáng thẩm thấu và cho phép vi khuẩn cổ sinh tồn ở môi trường nước có độ muối thấp, nhưng đây không phải là cấu trúc sinh sản và thay vì thế có thể giúp chúng tới những môi trường sống mới.
Sinh thái học
Môi trường sống
Vi khuẩn cổ phân bố ở hàng loạt môi trường sống, và là một phần chính của các hệ sinh thái toàn cầu, có thể chiếm tới gần 20% sinh khối của Trái Đất. Những vi khuẩn cổ đầu tiên được phát hiện là các loài sống ở môi trường khắc nghiệt. Thực tế, một số vi khuẩn cổ tồn tại được ở nhiệt độ cao, thường trên , được tìm thấy ở các mạch nước phun, các "ống khói đen" (black smoker) ở các miệng thủy nhiệt và các giếng dầu. Những ổ sinh thái khác bao gồm những môi trường sống rất lạnh và có độ mặn, tính acid hoặc tính kiềm cao. Tuy nhiên, vi khuẩn cổ còn bao gồm cả những loài sống ở điều kiện bình thường, trong các vùng lầy, cống rãnh, trong đất và đại dương.
Những vi khuẩn cổ sống ở môi trường cực đoan là thành viên của bốn nhóm sinh lý chính. Chúng là các loài vi sinh ưa mặn, ưa nhiệt, ưa kiềm và ưa acid. Những nhóm này không trải rộng hay riêng biệt của một ngành nào, chúng cũng không loại trừ lẫn nhau, bởi một số vi khuẩn cổ có thể thuộc về vài nhóm. Tuy nhiên, chúng là điểm khởi đầu hữu dụng cho công việc phân loại.
Các loài ưa mặn, bao gồm chi Halobacterium, sống ở môi trường có lượng muối rất cao như các hồ mặn và có số lượng nhiều hơn hẳn nhóm vi khuẩn tương đương ở độ muối cao hơn 20–25%. Các loài ưa nhiệt sinh tồn tốt nhất ở nhiệt độ trên , ở những nơi như suối nước nóng; các vi khuẩn cổ "siêu ưa nhiệt" phát triển tối ưu ở nhiệt độ lớn hơn . Loài vi khuẩn cổ Methanopyrus kandleri sinh trưởng ở mức , nhiệt độ cao kỉ lục của bất kì sinh vật nào.
Những vi khuẩn cổ khác tồn tại ở điều kiện có acid hoặc kiềm cao. Lấy ví dụ, một trong các vi khuẩn cổ ưa acid cực đoan nhất là Picrophilus torridus, có thể sống ở mức pH 0, tương đương với phát triển trong acid sulfuric nồng độ 1,2 mol.
Khả năng chống chịu lại môi trường khắc nghiệt đã đưa vi khuẩn cổ trở thành trọng tâm của suy đoán về sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất. Những môi trường sống của chúng cực đoan không khác gì lắm so với trên Sao Hỏa, dẫn đến một giả thuyết là những vi sinh vật sống có thể được di chuyển giữa các hành tinh nhờ các vẫn thạch.
Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn cổ tồn tại không chỉ trong môi trường nhiệt độ cao hay bình thường mà còn hiện diện, đôi khi ở số lượng lớn, ở cả nhiệt độ thấp. Ví dụ là vi khuẩn cổ rất phổ biến ở môi trường đại dương lạnh như biển ở hai cực. Một điều còn quan trọng hơn là số lượng to lớn của vi khuẩn cổ được tìm thấy xuyên suốt các đại dương trên thế giới ở những môi trường không cực đoan giữa các cộng đồng sinh vật phù du (là một phần của picoplankton – các sinh vật phù du kích cỡ 0,2-2 µm). Dù những vi khuẩn cổ này có thể xuất hiện với số lượng vô cùng lớn (lên tới 40% sinh khối vi sinh), hầu hết chúng đều chưa từng được phân lập và nghiên cứu trong nuôi cấy vô trùng. Vì thế những hiểu biết của chúng ta về vai trò của vi khuẩn cổ đối với sinh thái đại dương mới chỉ rất sơ lược, ảnh hưởng đầy đủ của chúng lên các chu trình sinh địa hóa toàn cầu phần lớn vẫn chưa được khám phá. Một số loài Crenarchaeota ở biển có khả năng nitrit hóa, từ đó đề xuất rằng chúng có thể ảnh hưởng lên chu trình nitơ ở đại dương, dù những loài này cũng có thể sử dụng những nguồn năng lượng khác. Số lượng lớn vi khuẩn cổ được phát hiện trong các trầm tích bao phủ đáy biển, với những loài chiếm phần lớn các tế bào sống ở độ sâu trên 1 mét dưới mặt lớp trầm tích này.
Vai trò trong chu trình hóa học
Vi khuẩn cổ tái sử dụng các nguyên tố như cacbon, nitơ, sulfide thông qua những môi trường sống đa dạng của chúng. Dù những hoạt động này là cần thiết cho chức năng hệ sinh thái thông thường, vi khuẩn cổ cũng có thể góp phần vào những thay đổi do con người làm ra, thậm chí kể cả sự ô nhiễm.
Vi khuẩn cổ đảm nhận nhiều bước trong chu trình nitơ. Chúng bao gồm những phản ứng mà tách nitơ khỏi hệ sinh thái, như hô hấp dùng nitơ hay sự phản nitrat hóa, cũng như các quá trình nhập nitơ, như đồng hóa và cố định nitơ. Mối liên quan giữa vi khuẩn cổ với các phản ứng oxy hóa amonia đã được khám phá gần đây. Những phản ứng này đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở đại dương. Sự hiện diện của vi khuẩn cổ cũng là cốt yếu đối với sự oxy hóa amonia ở đất. Chúng sản xuất ra nitrit, mà những vi sinh vật khác sau đó sẽ oxy hóa thành nitrat. Thực vật và các loài khác tiêu thụ các chất này sau đó.
Ở chu trình sulfide, vi khuẩn cổ phát triển bằng cách oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh để giải phóng nguyên tố này khỏi đá, giúp các loài khác có thể sử dụng được. Tuy nhiên, vi khuẩn cổ thực hiện việc này, như Sulfolobus, tạo ra acid sulfuric như là một sản phẩm thừa, và sự phát triển của các loài này ở các mỏ bị bỏ hoang có thể góp phần tạo ra nước acid mỏ và gây những tác hại cho môi trường.
Trong chu trình cacbon, vi khuẩn cổ sinh methan chuyển đi hydro và có vai trò quan trọng trong việc phân hủy vật chất hữu cơ của các quần thể vi sinh vật trong những hệ sinh thái kị khí, như trầm tích, đầm lầy và trong xử lý nước thải. Tuy nhiên, methan là một trong những khí nhà kính nhiều nhất trong khí quyển Trái Đất, chiếm khoảng 18% tổng lượng toàn cầu. Chúng gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh hơn gấp 25 lần so với khí cacbonic. Các loài sinh methan là nguồn chính của methan khí quyền, và là nguyên nhân chính của phần lớn lượng phát thải methan hàng năm. Vì thế, vi khuẩn cổ cũng đóng góp vào việc phát thải khí nhà kính và gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Tương tác với các loài khác
Quan hệ tích cực giữa Archea và các sinh vật khác bao gồm sự hỗ sinh và hội sinh. Cho đến năm 2007, chưa có bất kì trường hợp gây bệnh hay ký sinh do vi khuẩn cổ nào được biết đến. Tuy nhiên, người ta đã đề xuất về một mối quan hệ giữa vài loài sinh methan và các bệnh nhiễm trùng trong miệng; hay Nanoarchaeum equitans có thể là ký sinh của vài loài vi khuẩn cổ khác, do nó chỉ có thể sống và sinh sản khi ở trong tế bào loài Ignicoccus hospitalis thuộc Crenarchaeota, và không đem lại lợi ích nào cho vật chủ của nó.
Hỗ sinh
Một ví dụ được hiểu rõ ràng của sự hỗ sinh đó là mối tương tác giữa động vật nguyên sinh và vi khuẩn cổ sinh methan trong hệ thống tiêu hóa của động vật tiêu hóa cellulose, như động vật nhai lại và mối. Ở môi trường kị khí, các động vật nguyên sinh sẽ phá vỡ cellulose của thực vật để lấy năng lượng. Quá trình này giải phóng khí hydro là sản phẩm thừa, nhưng mật độ khí hydro cao lại giảm năng suất sinh năng lượng của chúng. Khi các loài sinh methan chuyển hydro vào methan, động vật nguyên sinh sẽ có thể có thêm nhiều năng lượng hơn.
Ở các loài động vật nguyên sinh sống kị khí như Plagiopyla frontata, vi khuẩn cổ sống bên trong các loài này và tiêu thụ khí hydro sản xuất trong hydrogenosome của chúng. Vi khuẩn cổ còn hợp tác với cả những sinh vật lớn hơn. Ví dụ, loài vi khuẩn cổ sống ở biển Cenarchaeum symbiosum cộng sinh trong loài bọt biển Axinella mexicana.
Hội sinh
Vi khuẩn cổ có thể là những kẻ hội sinh, thu lợi từ sự kết hợp mà không giúp đỡ hay gây hại gì cho loài khác. Lấy dẫn chứng như loài sinh methan Methanobrevibacter smithii, là loài vi khuẩn cổ phổ biến nhất trong các vi sinh vật ở cơ thể người, chiếm khoảng 1/10 tất cả các sinh vật nhân sơ trong ruột người. Ở mối và ở người, những loài methan này có thể là loài hỗ sinh, liên kết với các vi sinh vật khác trong ruột và trợ giúp cho sự tiêu hóa. Cộng đồng vi khuẩn cổ cũng kết hợp với nhiều loài sinh vật khác nhau, như trên bề mặt san hô, và trong các phần đất bao xung quanh rễ cây (vùng rễ).
Vai trò trong công nghiệp và kĩ thuật
Các vi khuẩn cổ sống môi trường cực đoan, đặc biệt những loài có tính chống chịu với cả nhiệt hay acid và kiềm, là nguồn cho các enzyme có thể hoạt động dưới những điều kiện khắc nghiệt trên. Những enzyme này được phát hiện với nhiều công dụng. Ví dụ, các DNA polymerase ổn định với nhiệt độ, như Pfu DNA polymerase từ Pyrococcus furiosus, đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành sinh học phân tử nhờ cho phép phản ứng chuỗi trùng hợp sử dụng trong nghiên cứu trở thành một kĩ thuật đơn giản và nhanh chóng để tái bản DNA. Trong công nghiệp, amylase, galactosidase và pullulanase ở các loài Pyrococcus khác mà có thể hoạt động ở nhiệt độ lớn hơn đã giúp cho việc xử lý thực phẩm ở nhiệt độ cao, như sản xuất ra sữa và váng sữa có lượng lactose thấp. Các enzyme từ những vi khuẩn cổ ưa nhiệt cũng có xu hướng ổn định trong các dung môi hữu cơ, từ đó có những ứng dụng trong các quá trình thân thiện với môi trường trong ngành hóa học xanh nhằm tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Tính ổn định này còn giúp chúng tham gia vào cả sinh học cấu trúc. Những enzyme tương tự như của vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn lấy từ vi khuẩn cổ thường được sử dụng trong các nghiên cứu của ngành này.
Trái ngược với một loạt những ứng dụng của các enzyme vi khuẩn cổ, việc sử dụng chính bản thân các loài này trong công nghệ sinh học thì còn chưa phát triển. Vi khuẩn cổ sinh methane là một phần thiết yếu trong xử lý nước thải, chúng cũng là một phần của cộng đồng vi sinh vật có tính năng tiêu hóa kị khí và sản xuất biogas. Trong xử lý mỏ, những vi khuẩn cổ ưa acid cho thấy triển vọng trong việc chiết xuất các kim loại từ quặng. bao gồm vàng, cobalt và đồng.
Vi khuẩn cổ có một lớp mới các chất kháng sinh có tiềm năng ứng dụng. Một vài chất đã được mô tả nhưng người ta tin rằng vẫn còn hàng trăm chất khác tồn tại, đặc biệt trong các nhóm Haloarchaea và Sulfolobus. Những hợp chất này có cấu trúc khác biệt hơn là với kháng sinh từ vi khuẩn, do đó chúng có thể có những cách thức hoạt động hoàn toàn mới. Thêm vào đó, chúng có thể cho phép tạo ra những gen đánh dấu chọn lọc mới mà ứng dụng trong ngành sinh học phân tử của vi khuẩn cổ.
Chú thích
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Giới thiệu về Vi khuẩn cổ, sinh thái, phân loại và hình thái
Validly published names of genera of the domain (or empire) of Archaea (or Archaeobacteria) LPSN: Các chi của Archaea
Tree of Life cho thấy mối quan hệ của Archaea với các dạng sống khác
Tìm kiếm bất kì bộ gen vi khuẩn cổ nào ở UCSC
Vi sinh vật học |
10487 | https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A1n%20sinh%20h%E1%BB%8Dc | Toán sinh học | Toán sinh học (tiếng Anh: mathematical biology hay biomathematics) là một lĩnh vực giao thoa (interdisciplinary) của nghiên cứu học thuật nhằm vào mô hình hoá các quá trình sinh học trong tự nhiên dùng kĩ thuật và công cụ toán học. Nó vừa mang tính ứng dụng vừa mang tính lý thuyết trong nghiên cứu sinh học.
Nghiên cứu
Dưới đây là một danh sách các lĩnh vực nghiên cứu trong toán sinh học và liên kết đến các dự án liên quan ở nhiều trường đại học khác nhau:
Mô hình hóa bệnh về động mạch
Mô hình hóa neuron và các chất gây ung thư (Modelling of neurons and carcinogen|carcinogenesis)
Đặc tính cơ học của các mô sinh học (Mechanics of biological tissues )
Enzyme học lý thuyết và động học enzyme (Theoretical enzymology and enzyme kinetics )
Mô hình hóa cơ chế ung thư (Cancer modelling and simulation )
Những ví dụ này được đặc trưng bởi các cơ chế phức tạp, phi tuyến và mọi người đang ngày càng được nhận ra rằng kết quả của những sự tương tác đó chỉ có thể được hiểu thông qua các mô hình tính toán và toán học. Vì sự đa dạng của những kiến thức liên quan, nghiên cứu toán sinh học thường được thực hiện ở bởi sự liên kết giữa các nhà toán học, nhà vật lý học, nhà sinh học, nhà y khoa, nhà động vật học, nhà hoá học...
Chú thích
J.D. Murray, Mathematical Biology. Springer-Verlag, 3rd ed. in 2 vols.: Mathematical Biology: I. An Introduction, 2002 ISBN 0387952233; Mathematical Biology: II. Spatial Models and Biomedical Applications, 2003 ISBN 0387952284.
L. Edelstein-Keshet, Mathematical Models in Biology. SIAM, 2004. ISBN 0075549506
L.A. Segel, Modeling dynamic phenomena in molecular and cellular biology. C.U.P., 1984. ISBN 052127477X
F. Hoppensteadt, Mathematical theories of populations: demographics, genetics and epidemics. SIAM, Philadelphia, 1975 (reprinted 1993). ISBN 0898710170
S.I. Rubinow, Introduction to mathematical biology. John Wiley, 1975. ISBN 0471744468
A. Goldbeter, Biochemical oscillations and cellular rhythms. C.U.P., 1996. ISBN 0521599466
E. Renshaw, Modelling biological populations in space and time. C.U.P., 1991. ISBN 0521448557
P.G. Drazin, Nonlinear systems. C.U.P., 1992. ISBN 0521406684
D.W. Jordan and P. Smith, Nonlinear ordinary differential equations, 2nd ed. O.U.P., 1987. ISBN 0198565623
Tham khảo
F. Hoppensteadt, Getting Started in Mathematical Biology. Notices of American Mathematical Society, Sept. 1995.
M. C. Reed, Why Is Mathematical Biology So Hard? Notices of American Mathematical Society, March, 2004.
R. M. May, Uses and Abuses of Mathematics in Biology. Science, ngày 6 tháng 2 năm 2004.
J. D. Murray, How the leopard gets its spots? Scientific American, 258(3): 80-87, 1988.
Xem thêm
Tin sinh học
Liên kết ngoài
Society for Mathematical Biology
European Society for Mathematical and Theoretical Biology
Centre for Mathematical Biology at Oxford University
Mathematical Biology at the National Institute for Medical Research
Institute for Medical BioMathematics
Mathematical Biology Systems of Differential Equations from EqWorld: The World of Mathematical Equations
Toán học ứng dụng
Tin sinh học
Sinh học
Dịch tễ học
Lĩnh vực giao thoa
Thống kê
Hệ thống |
10488 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20l%E1%BA%B7p%20Picard | Vòng lặp Picard | Trong toán học, vòng lặp Picard có thể hiểu là:
trong phương pháp số: một dạng vòng lặp điểm cố định để tìm nghiệm số xấp xỉ cho một phương trình.
trong phương trình vi phân: là một phương pháp tìm sự tồn tại của nghiệm phương trinh vi phân đi qua một điểm.
Theo cách hiểu đầu tiên, vòng lặp Picard tạo nên một dãy các số hội tụ đến nghiệm của phương trình; nó liên quan đến xử lý các số. Theo cách hiểu thứ hai, vòng lặp này sinh ra một dãy các hàm tiệm cận đến hàm thỏa mãn phương trình vi phân; nó liên quan đến xử lý các biểu thức.
Tham khảo
Garrett Birkhoff; and Gian-Carlo Rota, Ordinary Differential Equations, 3rd Ed., John Wiley and Sons, New York, NY, 1978, p. 23.
Einar Hille, Lectures on Ordinary Differential Equations, Addison-Wesley Pub. Co., Reading, MA, 1969, pp. 32–41.
Ralph Freese; Pertti Lounesto; and David A Stegenga, "The Use of muMATH in the Calculus Classroom", Journal of Computers in Mathematics and Science Teaching, 1986, Vol. 6, pp. 52–55.
Mary K. Heid, "Calculus with muMATH Implications for Curriculum Reform," The Computing Teacher, 1983, Vol. 11, No. 4, pp. 46–49.
Don Small; John Hosack; and Kenneth Lane, Computer Algebra Systems in Undergraduate Instruction (in Computer Corner), The College Mathematics Journal, Vol. 17, No. 5. (Nov., 1986), pp. 423–433.
B. Winkelmann, "The Impact of the Computer on the Teaching of Analysis," International Journal of Mathematical Education in Science and Technology, 1984, Vol. 15, No. 6, pp. 675–689.
Paul Zorn, "Computer Symbolic Manipulation in Elementary Calculus," MAA Notes, No. 6, Mathematical Association of America, 1986, pp. 237–249.
Xem thêm
Vòng lặp
Vòng lặp Lambda
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Vòng lặp Picard
Toán học ứng dụng
Phương pháp số
Phương trình vi phân
Thuật toán |
10490 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20l%E1%BA%B7p%20Lambda | Vòng lặp Lambda | Trong toán học, vòng lặp Lambda, hay vòng lặp Λ, là một phương pháp dạng vòng lặp Picard ứng dụng chủ yếu để giải các phương trình truyền xạ hoặc các hệ phương trình vi tích phân tương tự.
Xem thêm
Vòng lặp
Vòng lặp Picard
Tham khảo
Hubeny, I., Accelerated Lambda iteration (review), The Atmospheres of Early-Type Stars, 1992.
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Vòng lặp Lambda nhanh cho tán xạ điện tử
Toán học ứng dụng
Phương pháp số
Phương trình vi phân
Thuật toán |
10494 | https://vi.wikipedia.org/wiki/FASTA | FASTA |
Tham khảo
FASTA là một giải thuật bắt cặp trình tự được David J. Lipman và William R. Pearson miêu tả lần đầu tiên vào năm 1985 (Rapid and sensitive protein similarity searches).
Ban đầu dùng để so sánh trình tự protein nhưng sau đó nó được cải biến để tìm kiếm cả trình tự DNA.Hiện nay, gói công cụ FASTA chứa tất cả các chương trình cho protein: protein; DNA: DNA; protein: translated DNA (tất cả các khung); DNA: protein và tìm kiếm các peptide.
Ngoài ra, FASTA package cũng cung cấp chương trình SEARCH, một phụ trợ của thuật toán Smith-Waterman algorithm.
Nhiều phần mềm tin sinh học cần dữ liệu trình tự DNA hoặc protein theo kiểu định dạng FASTA như ví dụ minh họa dưới đây.
>tên trình tự
LCLYTHIGRNIYYGSYLYSETWNTGIMLLLITMATAFMGYVLPWGQMSFWGATVITNLFSAIPYIGTNLV
EWIWGGFSVDKATLNRFFAFHFILPFTMVALAGVHLTFLHETGSNNPLGLTSDSDKIPFHPYYTIKDFLG
LLILILLLLLLALLSPDMLGDPDNHMPADPLNTPLHIKPEWYFLFAYAILRSVPNKLGGVLALFLSIVIL
GLMPFLHTSKHRSMMLRPLSQALFWTLTMDLLTLTWIGSQPVEYPYTIIGQMASILYFSIILAFLPIAGX
IENY
Tin sinh học |
10497 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20c%E1%BB%99ng%20h%C3%A0m%20c%E1%BA%A7u%20%C4%91i%E1%BB%81u%20h%C3%B2a | Định lý cộng hàm cầu điều hòa | Trong toán học, định lý cộng hàm cầu điều hòa, còn gọi là định lý cộng Legendre, được phát biểu như sau:
Nếu góc γ được định nghĩa thông qua {θ1,φ1} và {θ2,φ2} bằng:
cos(γ) = cos(θ1)cos(θ2) + sin(θ1) sin(θ2) cos(φ1 - φ2)
Thì đa thức Legendre với biến γ sẽ thỏa mãn:
Ở đây, và là đa thức Legendre và đa thức Legendre liên quan.
Định lý này được chứng minh bằng việc dùng hàm Green cho tổng các hàm điều hòa cầu và cân bằng tổng này với hàm sinh của đa thức Legendre.
Xem thêm
Hàm cầu điều hòa
Đa thức Legendre
Tham khảo
Arfken, G. "The Addition Theorem for Spherical Harmonics." §12.8 in Mathematical Methods for Physicists, 3rd ed. Orlando, FL: Academic Press, pp. 693–695, 1985.
Liên kết ngoài
Spherical harmonic addition theorem
Hàm cầu điều hòa
Cộng hàm cầu điều hòa |
10512 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20D%C6%B0%C6%A1ng | Nguyên Dương | Nguyễn Dương (tiếng Trung: 元阳县; bính âm: Yuányáng Xiàn, Hán Việt: Nguyên Dương huyện) là một huyện trong châu tự trị Hồng Hà, miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là nơi cư trú của tộc người thiểu số Cáp Nê. Du khách nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới hay đến Nguyên Dương vì có nhiều đồi núi với ruộng bậc thang. Địa điểm thu hút nhiều thợ săn hình nhất là Thanh Khẩu (青口, Qingkou), một bản thượng nhỏ 6 km phía nam thị trấn Nguyên Dương — đất núi gần đấy được trở thành ruộng bậc thang để cấy lúa.
Nguyên Dương nằm bên bờ Nguyên Giang (tên gọi sông Hồng đoạn chảy qua Trung Quốc), cách Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) 337 km về hướng nam và cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam) 197 km về hướng tây bắc.
Phân chia hành chính
2 trấn: Nam Sa, Tân Nhai
12 hương: Ngưu Giác Trại, Sa Lạp Thác, Gá Nương, Thượng Tân Thành, Tiểu Tân Nhai, Phùng Xuân Lĩnh, Đại Bình, Phàn Chi Hoa, Hoàng Mao Lĩnh, Hoàng Thảo Lĩnh, Nga Trát, Mã Nhai.
Liên kết ngoài
Hình ảnh về Nguyên Dương
Thành phố tỉnh Vân Nam
Di sản thế giới tại Trung Quốc
Người Tráng |
10514 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0%20%C4%91%E1%BA%A1o%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n | Trà đạo Nhật Bản | được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.
Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này.
Tất nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách: trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.
Khái quát
Hòa, Kính, Thanh, Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ "ngón tay chỉ mặt trăng". Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có "trà vừa ngon vừa không ngon". Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống "tự làm chủ bản thân".
Lịch sử
Giai đoạn 1
Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó được coi là những trò chơi xa xỉ và tầng lớp quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.
Giữa cái bối cảnh xô bồ này, một nhà sư tên là Murata Juko đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị tồn tại trong văn hóa uống trà. Đến với trà bằng tinh thần của nhà sư, nên Murata Juko rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.
Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".
Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến.
Sau Murata Juko, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.
Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá; nhưng có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."
Giai đoạn 2
Sau thời Jyoo, đến thế kỷ 16 là thời của Senno Rikyu - Rikiu mới là người đã đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thầy dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu có tầm ảnh hưởng khá sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, và ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.
Trong thế kỷ 16, cùng thời với Senno Rikyu, còn có Yabunnouchi Jyochi, cũng là học trò của Takeno Jyoo. Yabunouchi Jyochi là trà sư tại chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất đất nước Nhật Bản. Yabunouchi chú trọng việc thực hành Trà đạo ở chính nơi bản thân, nơi lối sống, nơi cái tâm trong trẻo của mỗi người.
Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa. Mỗi trà nhân đều pha trà theo phong cách riêng của mình. Nếu các phái (trà) có sự khác nhau thì chỉ khác một chút ở phần thực hiện những động tác của nghi thức pha trà, tức là khác phần bên ngoài, còn đạo tinh thần bên trong là duy nhất.
Giai đoạn 3
Trà đạo trong thời hội nhập
Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi nói trên cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà. Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
Trà thất
Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là "nhà không". Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:
Một chòm cây mùa hạ,
một nét biển xa,
một vừng trăng chiếu mờ nhạt.
Trên con đường dẫn đến trà thất, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta "rửa tay" trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:
Tôi nhìn ra,
không có hoa,
cũng không có lá.
Trên bờ biển,
một chòi tranh đứng trơ trọi,
trong ánh nắng nhạt chiều thu.
Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, trong khi người võ sĩ đạo thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài. Ngay trong phòng trà cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.
Tokonoma
Tokonoma là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ "tokonoma" ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó. Có một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình, có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. Khi bước vào một trà thất, người ta thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Cũng có thể xem các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến tokonoma lẫn chabana chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.
Chabana
Chabana (茶花) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hóa Ikebana. Cha, theo nghĩa đen, là "trà" và ban, biến âm của từ hana, có nghĩa là "hoa". Phong cách của chabana là không có bất kỳ quy tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thủy tinh và các vật liệu khác.
Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.
Kakejiku
Kakejiku tạm hiểu chỉ là một tấm vải trống trơn, nó có thể cuộn vào đi theo bia rượu, hoặc mở ra treo trên vách tường tokonoma. Lúc thì gắn vào Kakejiku một bức tranh nhỏ, lúc khác một bức thư pháp hoặc là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa). Những nội dung khi xuất hiện trên Kakejiku thường mang ý nghĩa sâu xa, có thể là một công án Thiền tông,... Chẳng hạn,
một câu nói đã được nhắc đến nhiều trong Thiền: "Bình thường tâm thị đạo", hoặc một câu văn dường như là riêng biệt của Trà đạo:" Nhất kỳ Nhất hội", hay đơn giản chỉ là một chữ :"Vô" là từ Hán Việt. Từ Việt có nghĩa tương đương là Không. Kakejiku luôn gắn liền với dáng vẻ, với niềm tin không chia ly, không so bì, không say rượu, không si mê, không mù quáng, không sùng bái. Trong thời hội nhập, có những lúc Kakejiku gắn theo một nội dung mới. Khi này, một câu văn thơ Việt: "Nghìn trái tim mang trong một trái tim", hoặc khi khác, một câu như: :" Yêu là chết ở trong lòng một ít", hay một chữ vài chữ tiếng Anh như:"Just do it!".
Đạo cụ
Để có thể thực hiện được một nghi thức Trà Đạo, người hành lễ cần phải có đầy đủ các yếu tố sau:
Trà Thất
Trà Thất: Là một căn phòng có kích thước nhỏ nhất khoảng 3x3m. Trong phòng có trải những tấm tatami hay chiếu tre được sắp xếp thành hình vuông bởi 8 mảnh 0.75x1.5m, trông rất đẹp và trang nhã. Cách bày trí các đạo cụ trong Trà Thất gồm: Tranh, thơ, câu liễn: Là những bức tranh về phong cảnh thiên nhiên hay những bài thơ, câu liễn được treo, dán trong Trà Thất. Nó sẽ làm tăng thêm phần trang trọng cho Trà Thất. Hoa: Thường được cắm trong bình, lọ hay dĩa nhỏ, được đặt ở giữa phòng hay đặt dưới bức tranh trong phòng. Nó có tác dụng làm cho căn phòng thêm sinh động, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên cho người tham gia. Lư trầm: Được đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng. Nhưng thường lư trầm được đặt ở góc phòng. Trầm hương có tác dụng làm cho căn phòng có được mùi hương thoang thoảng phảng phất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người được thư giãn tinh thần, thoải mái dễ chịu. Các đạo cụ trên được xếp rất gọn gàng, không chiếm diện tích của phòng trà, tạo sự cân bằng, hòa hợp theo phong thủy.
Trà Viên
Trà Viên: Là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Nhưng loại hình này ít được thông dụng như Trà Thất bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra. Trong Trà Viên thì ít khi có các tấm chiếu hay thảm vì mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn.
Cách bày trí đạo cụ trong Trà Viên: Hoa, Lư Trầm: Thường được đặt ở giữa chỗ ngồi họp nhóm của những người tham gia. Trong vườn thì có các loài cây như: Hoa anh đào, hoa mai, hoa mơ, tùng, liễu. Những loài cây này dễ tạo cảm hứng thi phú cho người xem trong quá trình đàm Đạo, đối ẩm. Bên cạnh đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp xếp theo bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy.
Đạo cụ pha chế
Trà: tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng có sự khác biệt. Matcha (まっちゃ): trà bột. Người ta hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi. Trà nguyên lá: chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.
Phụ liệu: ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.
Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.
Ấm nước (お釜): dùng đun nước sôi để pha trà, thường được làm bằng đồng để giữ độ nóng cao.
Lò nấu nước (焜炉): bếp lò bằng đồng thường dùng than để nấu. Nhưng ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò đồng
Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.
Chén trà (茶碗): chén dùng để dựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai chén trà giống nhau. Các nghệ nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Mùa xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào.
Mùa hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.
Mùa thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi.
Mùa đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.
Kensui (建水): chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút.
Hũ, lọ đựng trà (なつめ): hủ,lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẫm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc,...
Khăn fukusa (ふくさ): khăn lau hủ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà.
Khăn chakin (茶巾): khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.
Khăn kobukusa (こぶくさ): khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách.
Muỗng múc trà (茶杓): chiếc muỗng bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà.
Gáo múc nước: chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà.
Cây đánh trà (茶筅): dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.
Bình trà: để pha trà lá
Tách trà nhỏ: để thưởng thức loại trà lá.
Bánh ngọt: (như là Wagashi) dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chado The Japanese Way of Tea |
10532 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20%28mi%E1%BB%81n%20B%E1%BA%AFc%2C%201954%E2%80%931959%29 | Chiến tranh Việt Nam (miền Bắc, 1954–1959) | Tình hình Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1959 là một phần của Chiến tranh Việt Nam, (Xem Hiệp định Genève). Đây là thời kỳ miền Bắc phục hồi các vết thương chiến tranh, xây dựng tổ chức lại đất nước, và tích lũy để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới.
Sau Kháng chiến chống Pháp và Hiệp định Genève, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám chỉ còn quyền lực trên miền Bắc. Các thế lực chống Cộng và thân Pháp đã rời miền Bắc vào tập trung tại miền Nam. Do đó, chính trị ở miền Bắc vững mạnh, dân chúng tuyệt đối tin tưởng ủng hộ chính quyền.
Chiến tranh chủ yếu diễn ra trên miền Bắc trước đây đã tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, các công trình cầu đường bị phá hủy, nhiều làng xóm bị đốt trụi. Sau năm 1954, miền Bắc đứng trước những khó khăn rất lớn về kinh tế, vượt qua được chỉ bởi sự ủng hộ hết lòng của dân chúng và sự lãnh đạo của chính phủ. Lúc này viện trợ nước ngoài chưa nhiều, chủ yếu dừng ở mức đào tạo.
Chính trị
Những người lãnh đạo miền Bắc lúc đó là những người cộng sản được dân chúng tin tưởng và ủng hộ vì họ vừa chiến thắng cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam trong Kháng chiến chống Pháp. Sau khi thắng Pháp, họ từng bước bắt tay vào việc tổ chức đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là vận dụng các phương pháp cực đoan của Mao Trạch Đông trong các "công tác phát động quần chúng" để đấu tranh giai cấp, thực hành chuyên chính vô sản và các công tác tuyên truyền khác. Các chiến dịch cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo tư bản tư doanh, chống Nhân văn-Giai phẩm đã san bằng các thành phần xã hội, tiêu diệt giai cấp tư sản, địa chủ. Các chiến dịch đó khi thực hiện có nhiều sai lầm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Sai lầm lớn nhất là trong cải cách ruộng đất. Những đơn vị cán bộ được huấn luyện trước đến làng xã xa lạ, tìm "địa chủ áp bức" theo tỷ lệ dân số rồi đấu tố. Sửa sai diễn ra phục hồi khoảng 70-80% những tổn thất này, và dẫn đến Tổng bí thư Trường Chinh đã phải từ chức.
Đời sống xã hội dựa trên nguyên tắc kỷ luật hoá cao độ, các quyền tự do cá nhân và các tổ chức bị hạn chế tối đa. Xã hội nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc sống quân sự hoá cao độ theo phương châm "Toàn dân-Toàn diện, mỗi người dân đều là một chiến sĩ" dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Lao động Việt Nam.
Nhìn chung, xã hội miền Bắc trong thời gian 1954-1959 là một xã hội chính trị rất mạnh, về cơ bản người dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp nhận những thiếu thốn và coi đó như sự hy sinh cần thiết. Uy tín của Đảng Cộng sản vẫn rất cao, dân chúng tin tưởng vào sự lãnh đạo của họ và sẵn sàng hy sinh nhân lực-vật lực để chuẩn bị cho mục tiêu thống nhất đất nước mà khi đó tất yếu sẽ phải giải quyết bằng chiến tranh, và phải đối đầu với siêu cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ.
Sự tuyệt đối trung thành của dân chúng đạt được trong Cách mạng tháng Tám, được duy trì và củng cố bởi tình hình kinh tế, mức sống thực tế, trình độ giáo dục tăng và tăng vọt. Do kinh tế nhỏ lẻ, nên những chấn chỉnh chính trị ít mang lại hậu quả với kinh tế.
Kinh tế - xã hội
Miền Bắc không thuận lợi về nông nghiệp như miền Nam do đất canh tác ít hơn, lại hay bị lũ lụt. Thời Pháp thuộc, nông nghiệp miền Bắc có những năm thậm chí còn không đủ để nuôi sống người dân chứ không nói đến thặng dư. Trong khi những nông dân trung lưu miền Nam có thể sinh sống khá giả trên đất của họ. Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, cao su, hạt tiêu, cà phê nằm hầu hết ở miền Nam. Điều này gây khó khăn cho miền Bắc về ngoại thương. Miền Bắc có thuận lợi về khoáng sản, thuận tiện phát triển công nghiệp. Nhưng trước chiến tranh công nghiệp rất nhỏ lẻ, yếu ớt, lại bị tàn phá trong suốt 9 năm chiến tranh Đông Dương.
Thời kỳ này (1954-1960) là thời kỳ phục hồi. Giai đoạn này được nhà nước chia làm hai kế hoạch 3 năm 1954-1957 và 1958-1960. Các kế hoạch phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi, đến hết thời kỳ này đã có các chỉ tiêu ngang mức trước chiến tranh. Cuối thời kỳ này, các nền móng của hàng loạt các công trình lớn được xây dựng, chuẩn bị cho thời kỳ phát triển công nghiệp rất mạnh 1960-1964. Mức sống nhân dân đã ổn định cùng với việc phát triển phúc lợi xã hội. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chú trọng xây dựng con người hơn là phát triển công nghiệp, điều này đóng góp cho sức phát triển lâu dài của miền Bắc.
Nông nghiệp
Ngay sau khi chấm dứt chiến tranh, nhà nước thực hiện nhiều đợt cải cách ruộng đất tịch thu không bồi thường đất đai của những người bị quy là địa chủ chia cho nông dân thiếu đất. Sau đó nhà nước thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp đưa tất cả nông dân miền Bắc vào hợp tác xã. Đồng thời chính quyền cũng tập trung phục hồi nông nghiệp.
Nông nghiệp miền Bắc lạc hậu do thiếu vốn và máy móc nhưng việc hợp tác hóa tạo ra những tổ chức kinh tế nông nghiệp lớn cấp làng xã, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực và phát triển thủy lợi, áp dụng kỹ thuật mới. Lúc đó, các hợp tác xã nông nghiệp chưa bị đình đốn như sau này, có thể thấy những tranh ảnh hồi đó miêu tả hàng đoàn người dàn hàng ngang tát nước cứu lúa, điều không thể thực hiện được trước đây.
Phân hóa học nhanh chóng được sử dụng rộng rãi, dù trước đó còn xa lạ với đại bộ phận nông dân. Hệ thống thủy lợi cấp xã huyện ngày nay về cơ bản đã được hình thành thời kỳ này. Các công trình thủy lợi lớn thời cổ như Kênh Nhà Lê (đời Lê), Kênh Thái Sư (đời Trần) được nạo vét và đào thêm các kênh nhánh. Xây dựng rất nhiều các công trình hồ đập nhỏ và vừa như Cấm Sơn, Quan Thần. Công trình lớn Đại thủy nông Bắc Hưng Hải đảm bảo nước tưới cho Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên được xây dựng chủ yếu bằng sức người, đến nay vẫn có vai trò sống còn với nông nghiệp ở đó. Đê điều được củng cố, thời kỳ này các đê xung yếu sông Hồng như Đê Đìa được đắp cao rộng gấp đôi trước đây, toàn bộ các điếm canh đê thời cổ được xây lại kiên cố.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi hiện nay của Đồng Bằng Bắc Bộ được xây dựng trong thời kỳ này. Đây là hệ thống quy mô rất lớn và mật độ dày đặc so với thế giới, kế thừa từ cổ đại, một niềm tự hào của người Việt. Sau này mới có máy móc, còn đến hết thời kỳ này, hệ thống vẫn được xây dựng bằng sức người.
Những vùng vành đai trắng rộng lớn được gỡ mìn và phục hóa. Nhà nước tổ chức lực lượng thanh niên và bộ đội phục viên khai hoang những vùng đất mới có do thủy lợi, thành lập những nông trường lớn, thí điểm xây dựng nông nghiệp tiên tiến, ví dụ Nông trường Tam Thiên Mẫu, Nông trường Ba Sao.
Nhà nước động viên một số lượng lớn người di cư, huy động các trí thức y tế giáo dục, điều động các đơn vị bộ đội đến những vùng xa xôi để khai khẩn phát triển. Ví dụ như phát triển Sơn La, Lai Châu và Điện Biên (hiện nay hội những trí thức Hà Nội di cư lên Tây Bắc vẫn sinh hoạt). Một ví dụ nữa là tiễu phỉ và xây dựng Hà Giang. Thị xã Hà Giang xây hoàn toàn mới, đến nay vẫn phần đông là người gốc xuôi. Các vùng núi thấp Bắc Bộ và đất đỏ Phủ Quỳ cũng thành lập các nông trường trồng cây công nghiệp. Ví dụ Nông trường Lục Nam trồng dứa, hàng xuất khẩu rất giá trị hay Nông trường Phủ Quỳ trồng cao su.
Nhà nước khuyến khích và cộng tác với các lái buôn gia súc để chuyển trâu bò về miền xuôi làm sức kéo. Vấn đề này có tầm quan trọng lớn, vì trong chiến tranh, trâu bò bị chết, nhiều nơi nông dân phải đeo ách kéo cầy thay trâu bò. Thông thường, nhà nước không thu thuế và hỗ trợ tiền vận chuyển. Có những lái buôn ở Hưng Yên mỗi chuyến mang đến vài toa xe chở trâu. Việc nhiều gia đình nông dân mua chung trâu bò cũng được khuyến khích để tăng tốc độ phát triển đàn sức kéo. Sau này, việc khuyến khích buôn trâu bò mới bị hạn chế do nhà nước thực hiện chính sách cải tạo tư bản tư doanh. Nhà nước dùng phương pháp truyền thống thời phong kiến để quản lý trâu bò, chống giết thịt.
Ngay năm 1955, nạn đói cơ bản đã được giải quyết, sau đó là những năm được mùa liên tiếp cho đến vụ chiêm 1960 mất mùa. Hết thời kỳ này, miền Bắc đã bắt đầu thu hoạch các cây công nghiệp, sau đó sản lượng tăng cao trong thời kỳ 1960-1964, phục vụ công nghiệp mới và xuất khẩu. Nếu như năm 1955 được gọi là "năm rách", dân chúng phải lột cả vải sơn trên xác máy bay để mặc, thì đến năm 1960 mỗi người dân đã có vài bộ quần áo một năm, hơn thời trước chiến tranh.
Khai khoáng
Các mỏ lớn dễ phục hồi hơn vùng nông thôn, do các công nhân có kỷ luật và các cơ sở công nghiệp xa những vùng có chiến sự. Tuy vậy, giao thông bị phá hủy cản trở tốc độ xây dựng lại các mỏ. Việc mất khách hàng truyền thống tiêu thụ than đá cũng làm chậm sản lượng than và thiếu vốn đầu tư. Tuy vậy, hết thời kỳ này than đá đã sản xuất gần đạt mức trước chiến tranh, năm 1938.
Nhà nước xây dựng đội ngũ trí thức trắc địa và địa chất quy mô có nhiệt tình lao động. Nhờ đó, một số mỏ lớn được phát hiện như mỏ Apatit Lào Cai, các mỏ sắt, mangan cho công nghiệp. Tuy nhiên, phát triển địa chất chỉ mạnh mẽ sau thời này, khi những nhà địa chất mới học xong về nước làm việc.
Các mỏ mới được xây dựng phục vụ kế hoạch phát triển thời kỳ 1960-1965, như các mỏ sắt, mangan, thiếc, than mỡ ở Đông Bắc Bộ phục vụ cho "thành phố gang thép" Thái Nguyên đang xây dựng.
Công nghiệp
Trước chiến tranh (1938), công nghiệp miền Bắc rất lạc hậu và nhỏ bé. Thời kỳ này, một kế hoạch đồng bộ xây dựng công nghiệp mới rất lớn được vạch ra và tiến hành. Song song với việc phục hồi giao thông là tổ chức các nông trường, mỏ khoáng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sẽ xây trong kế hoạch. Đến cuối thời kỳ này, một vài nhà máy mới đã đi vào hoạt động, nhưng phần lớn đang được xây dựng. Ví dụ: khu công nghiệp Thượng Đình, Nhà máy Trần Hưng Đạo, Trung Qui Mô, Dệt Nam Định. Những khu công nghiệp lớn chưa từng thấy được động thổ, như thành phố gang thép Thái Nguyên hay liên hợp các nhà máy dệt Nam Định.
Nhìn chung, việc phát triển công nghiệp mới gặp thuận lợi vì đây là thời kỳ ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô đang chứng minh tính ưu việt của mình bằng sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp khổng lồ và hiện đại, bằng hệ thống y tế và giáo dục miễn phí có chất lượng tốt; Trung Quốc chưa rơi vào tình trạng hỗn loạn trong Cách mạng Văn hóa.
Thời kỳ này công nghiệp chưa phát triển nhưng đã giúp người dân sau chiến tranh đỡ cơ cực, các kế hoạch thời này về sau trở thành xương sống của công nghiệp Việt Nam. Việc phục hồi kinh tế với tốc độ cao và các kế hoạch đúng đắn đã làm tốc độ phát triển năm 1960-1964 cao vọt, đến năm 1964, công nghiệp miền Bắc đã vượt hàng chục lần trước chiến tranh (1938).
Giao thông
Sau chiến tranh, hầu như các cầu nhỏ và vừa bị phá hủy, đường sắt bị lột ray, đường bộ bị đào bới cản phá xe địch. Thời kỳ này, công nghiệp phát triển chậm vì phải đợi phục hồi giao thông. Các công ty công trình giao thông lớn ngày nay hầu hết được thành lập thời đó. Trung Quốc đã giúp đỡ nhiều trong việc này (tại đầu cầu Việt Trì cũ vẫn còn bia tưởng niệm liệt sĩ Trung Quốc hy sinh trong khi xây dựng cầu này). Đường giao thông lớn được phục hồi và chuyển từ 6 mét trước chiến tranh thành 8 mét và hơn nữa. Thiết bị được nhập khẩu số lượng lớn. Tiêu chuẩn giao thông thời kỳ này rất nhỏ so với ngày nay, nên toàn bộ các cầu đường xây dựng ngày đó nay đã làm lại.
Hết thời kỳ này, hệ thống giao thông đã hoạt động như trước chiến tranh, khổ đường và các cầu mở rộng so với trước đây. Đường sắt đến Vinh, các cảng biển và đường sắt quốc tế là yếu tố tiên quyết để nhập khẩu hàng hóa trong thời kỳ xây dựng lớn sau đó.
Các phương tiện giao thông bộ hết sức khan hiếm, đáng kể nhất là số xe tải thu được của Pháp trong chiến tranh và số xe tải có được do viện trợ. Việc tổ chức sản xuất xe đạp, xe máy, máy kéo... mới trên kế hoạch. Các nhà máy đóng tàu thuyền ít và hoạt động chậm. Nhà nước thành lập các hợp tác xã đóng tàu thuyền, chủ yếu bằng phương pháp thủ công.
Cảng Hải Phòng được lắp thiết bị mới. Rất nhiều cảng bí mật như Mũi Chùa, Cái Lân được xây dựng phục vụ chiến tranh. (Cảng Mũi Chùa ở Tiên Yên Quảng Ninh có kho nằm trong lòng núi, nay đã bịt kín. Cảng Cái Lân nay trở thành khu công nghiệp lớn). Các cảng bí mật này đảm bảo nhập hàng hóa và chuyển vũ khí vào Nam khi Mỹ đánh phá ách liệt. Một số cảng dân sự lớn được nạo vét như Hạ Long, Cửa Ông, Cảng nổi Bái Tử Long, Bến Thủy, mực nước sâu, luồng lạch tốt hơn cảng Hải Phòng - cảng duy nhất trước chiến tranh.
Trong thời kỳ này cũng đã mở Đường hạnh phúc lên vùng cao Hà Giang năm 1959. Con đường dài 140 km trên vách đá nhưng chỉ có hai xe tải chạy than là công cụ cơ giới khi làm đường. Khi làm Đường Hạnh Phúc phải treo công nhân khoan lên vách đá dựng đứng đã nói lên những khó khăn và dũng cảm của ngày đó.
Thương mại
Ban đầu, nội thương vẫn trong tay những cửa hàng cá nhân buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu trong các chợ. Các chính sách cải tạo vì thế ít ảnh hưởng đến nội thương cho đến khi xuất hiện các hợp tác xã mua bán và công ty thương nghiệp của nhà nước với nguồn hàng dồi dào hơn các cá nhân. Các tổ chức thương nghiệp nhà nước xuất hiện cùng với chính sách phân phối hạn chế chặt chẽ thương nghiệp. Ngoài các công ty thương nghiệp nhà nước, mọi hình thức thương mại khác không do nhà nước thực hiện đều bị coi là bất hợp pháp. Người dân mua hàng hoá bằng cách cầm phiếu mua hàng được phân bổ đến các cửa hàng. Chính sách này thực chất là một hình thức phân phối theo đầu người của thời chiến. Chỉ có những hàng hóa bình dân tối cần thiết được sản xuất và mua bán. Các hàng hóa được coi là xa xỉ bị cấm đoán. Tuy thắt chặt nội thương, nhưng lượng hàng hóa tăng cùng phát triển kinh tế vẫn làm dân chúng dễ chịu hơn những năm tháng trước chiến tranh và chiến tranh.
Ngoại thương phát triển nhảy vọt do nhu cầu nhập khẩu thiết bị. Tuy nhiên, giao thông chưa được phục hồi không cho phép số lượng hàng hóa lớn. Chủ yếu các hàng nhập lúc này là phương tiện và vật liệu cho các công trình và giao thông. Một số hàng nhập khẩu là thiết bị nông nghiệp, công nghiệp cho các cơ sở cung cấp nguyên liệu, dành cho các nhà máy sắp được xây dựng trong kế hoạch. Nguồn thanh toán chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. Chính quyền đã sớm nhìn ra những lợi thế ngoại thương. Cuối giai đoạn này, một số hàng xuất khẩu đã xuất hiện, như hoa quả nhiệt đới, cao su... nhưng còn rất ít.
Y tế, giáo dục
Trong Kháng chiến chống Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập Việt Nam Học Hiệu ở gần biên giới, bên trong lãnh thổ Trung Quốc để duy trì ngành giáo dục.
Đến những năm 1954-1960, một kế hoạch khổng lồ cho phát triển y tế và giáo dục được xây dựng, bắt đầu được tiến hành và hoàn thành khoảng đầu những năm 1970. Kết quả: số lượng giáo viên, y bác sĩ, trường học, bệnh viện, số giường bệnh và chỗ ngồi học tăng 30-50 lần.
Khẩu hiệu của Hồ Chí Minh là: "Vì mục đích mười năm phải trồng cây, vì mục đích trăm năm phải trồng người". Khẩu hiệu này đã động viên dân chúng tham gia dạy và học, kể cả trong hoàn cảnh thời đó nhiều gia đình nông dân lúc đó không muốn cho con cái đi học mà để chúng ở nhà làm việc, họ chưa từng biết chữ và chưa nhận thấy giá trị của kiến thức. Chính phủ đề cao chủ nghĩa dân tộc và tinh thần đoàn kết Bắc-Nam, phù hợp với hoàn cảnh chia cắt về chính trị khi đó.
Các trường Đại học Sư phạm, Đại học Bách Khoa, Đại học Tổng hợp, Đại học Y, Đại học Dược được thành lập và mở rộng. Việc học hoàn toàn miễn phí, hình thức tuyển chọn là cử tuyển. Sinh viên có tiêu chuẩn lương thực và vải mặc như người đi làm. Những học sinh giỏi nhất được cử đi học ở nước ngoài từ trong Kháng chiến chống Pháp. Điều này giải phóng một nguồn lực tri thức lớn trong nông dân. Những trí thức trưởng thành giai đoạn này về sau là lực lượng lãnh đạo kinh tế-kỹ thuật của Việt Nam. Với người lớn, phong trào Bình dân học vụ và các lớp bổ túc, xóa nạn mù chữ mở rộng khắp, hết thời kỳ này về cơ bản đã xóa được nạn mù chữ.
Các trí thức đi du học thời này khi trở về đã đặt nền móng cho khoa học của nước Việt Nam mới. Những nước đào tạo nhiều cho Việt Nam là Tiệp Khắc, Liên Xô, Trung Quốc. Thời kỳ sau thì gần như tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đào tạo cho Việt Nam. Từ thời kỳ này, người Việt Nam có cơ hội học tập nghiên cứu trong những trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã đến miền Bắc tìm hiểu và giúp xây dựng kế hoạch phát triển các cán bộ có trình độ cao.
Trước đây, nhiều tỉnh đông dân như Thái Bình chưa có trường cấp 3 (trung học), điều này gây khó khăn cho học sinh, do phải đi trọ học tốn kém. Cùng với số lượng thầy giáo mới được đào tạo, số lượng các trường tăng theo cấp số nhân. Việc tăng số lượng các trường diễn ra cùng mới việc tăng mức phổ cập giáo dục, từ xóa nạn mù chữ đến hết cấp 3. Hệ thống trường giáo dục phổ thông ngày nay được hình thành hoàn tất khoảng những năm 1970.
Khoa học y tế Việt Nam khá phát triển, ngay từ thời kỳ này đã chế tạo được các sản phẩm tiên tiến như vắc-xin, kháng sinh. Tốc độ xây dựng các bệnh viện cũng nhanh như trường phổ thông. Trước chiến tranh nhiều tỉnh chưa có bệnh viện, hệ thống các bệnh viện ngày nay được hình thành xong khoảng những năm 1970. Việc chữa bệnh thời kỳ này hoàn toàn miễn phí.
Ở miền núi, y tế và giáo dục được các đơn vị bộ đội, biên phòng đảm nhiệm. Nhà nước động viên những đợt giáo viên và y bác sĩ di cư đến vùng núi xa xôi, như Tây Bắc, Hà Giang.
Sự phát triển về y tế giáo dục trong thời kỳ này là một thành công nhảy vọt có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn tới các mặt khác trong xã hội, để đến những năm 1960 sau đó có được các cán bộ trình độ cao. Đến khi hòa bình lập lại, miền Bắc mới có 700 cán bộ chuyên môn có trình độ đại học. Nhưng sáu nǎm sau, đã đào tạo 2.500 cán bộ có trình độ đại học và trên 10.000 cán bộ trung cấp chuyên nghiệp. Năm 1960 có 1.815.000 học sinh phổ thông, 2.400 lưu học sinh đang học ở nước ngoài, trong nước có 9 trường đại học với 11.070 sinh viên, có 50 trường trung cấp chuyên nghiệp với 26.330 học sinh. Trong 5 nǎm, sẽ có thêm gần 25.000 cán bộ tốt nghiệp đại học và gần 10 vạn cán bộ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
Quân đội
Tổ chức lại về mặt chính trị
Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức lại về mặt chính trị để bảo đảm trung thành tuyệt đối với đảng. Một cán bộ lý luận cấp cao nhất, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, được biệt phái thành lập Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm thực hiện chính sách của đảng trong quân đội. Công tác chính trị và giáo dục lý tưởng được đặt ngang hàng công tác quân sự. Nhiều sĩ quan xuất thân từ thành thị, có kinh nghiệm tác chiến và học vấn tốt đã bị thay thế vì các tiêu chuẩn như thành phần lý lịch và không đủ độ tin tưởng của đảng. Thay vào đó là lớp sĩ quan xuất thân từ nông dân. Tuy nhiên đó là một xáo trộn không lớn, chủ yếu chỉ diễn ra trong hàng ngũ cán bộ sơ cấp và trung cấp. Hàng ngũ tướng lĩnh chỉ huy của quân đội không bị xáo trộn nhiều. Sau này, cùng với sửa sai, việc thanh lọc này được phục hồi, chỉ còn những cán bộ có anh em, bố mẹ theo đối phương mới bị loại bỏ. Trong chuyện này có sự can thiệp của những lãnh tụ cấp cao nhất có tư tưởng thực tế như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Chính quy hoá
Khoa học quân sự Việt Nam rất phát triển, thực tiễn 9 năm kháng chiến đã kết hợp chặt chẽ binh thư cổ đại và chiến tranh hiện đại. Những năm hòa bình lập lại, khoa học quân sự được đúc kết từ thực tiễn vào sách vở thành tài liệu, nghiên cứu, giảng dạy cùng với quân đội đang được hiện đại hóa. Quân đội Nhân dân Việt Nam từ đó hết sức thiện chiến ở cả hai mức, cá nhân từng chiến sĩ và khoa học chỉ huy. Phương pháp xây dựng công sự hình râu tôm phân nhánh, phương pháp tiến quân ba mũi là những độc đáo đặc sắc của khoa học quân sự này.
Cũng như dân sự, hệ thống các trường quân đội được thành lập để phát triển nhân sự. Cũng rất nhiều cán bộ trí thức được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Sự phát triển của xã hội là nền tảng phát triển quân đội..
Vệ quốc đoàn Việt Minh ở giai đoạn trước, vừa được chính quy hóa, vừa được tiếp viện gần 8 vạn bộ đội tập kết từ miền nam ra, trở nên rất mạnh mẽ cả về chuyên môn và tư tưởng, sự trung thành. Rất nhiều người miền nam tham gia hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, trong khi một phần trong những người còn lại được huấn luyện để chuẩn bị gửi vào chiến trường.
Hiện đại hoá
Thời kỳ này, số lượng vũ khí mới ít, trình độ khoa học quân sự chưa cao làm cản trở đáng kể việc phát triển các binh chủng hiện đại. Cùng thời kì, Việt Nam Cộng hòa đã được trang bị nhiều phương tiện hiện đại hơn. Nhưng việc phát triển vững chắc dựa trên nòng cốt là phát triển con người đem lại những thuận lợi cho tương lai. Ví dụ, đến năm 1965, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những đơn vị máy bay tiêm kích, radar, tên lửa của Liên Xô viện trợ trong khi Việt Nam Cộng hòa cũng nhận viện trợ các kỹ thuật đó ở người Mỹ với tổng số viện trợ quân sự trong 6 năm (1955-1960) là 1,0289 tỷ USD.
Năm 1954, khi kết thúc chiến tranh tại Miền Bắc Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ yếu được trang bị súng chiến lợi phẩm theo tiêu chuẩn phương Tây (xem Kháng chiến chống Pháp). Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã có một số cối pháo tiêu chuẩn Liên Xô viện trợ như: cối 82mm, pháo phản lực, pháo phòng không 37 mm, nhưng số lượng vẫn rất hạn chế. Súng cầm tay cũng đã có một lượng không đáng kể được viện trợ bởi các nước xã hội chủ nghĩa, như PPSh-41 (tên Việt Nam là K-50).
Một trong những thành công của thời kỳ 1954-1960 là tìm được phương án biên chế súng đạn tiêu chuẩn cho bộ binh. Các vũ khí bộ binh chỉ được nhập khẩu đủ sau đó, nhưng cơ cấu sử dụng súng đạn đã có. Các súng bộ binh phương Tây chiến lợi phẩm (là vũ khí chủ yếu đến lúc này) dần đổi sang các súng của khối Xã hội chủ nghĩa dùng tiêu chuẩn Liên Xô.
Chính vì phải thay đổi tiêu chuẩn vũ khí nên cần nhập khẩu số lượng rất lớn vũ khí, đạn dược, khí tài và tổ chức dự trữ đạn dược, đào tạo nhân sự. Điều này đến trong khi giao thông còn tồi tệ dẫn đến hiện đại hóa quân đội chậm chạp, các vũ khí nặng càng chậm hơn, chỉ tương đối hoàn thành năm 1966.
Đến năm 1958 thì cơ cấu quân sự xuất hiện trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam đã hình thành. Lực lượng quân chủ lực trung ương là những đơn vị đầu tiên đổi vũ khí cũ (chiến lợi phẩm từ Pháp) sang vũ khí mới được viện trợ. Năm 1958, 2/3 súng của lực lượng quân chủ lực đã đổi tiêu chuẩn. Chính vì vậy, đến năm 1966, 60% lực lượng chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được trang bị súng trường tấn công AK-47, số còn lại dùng cạc bin SKS. Súng AK-47 được xem là vượt trội hơn vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của quân Mỹ trước năm 1966 là súng trường M14 (năm 1966 quân Mỹ mới trang bị hàng loạt súng trường tấn công M16).
Các kế hoạch thiết kế và chế tạo vũ khí mới vẫn được duy trì từ trước Kháng chiến chống Pháp, nhưng thời điểm này chậm phát triển do vũ khí nhập khẩu đã xuất hiện. Các đại bác và súng chống tăng không giật (RPG) mới nhập rất thích hợp. Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển sang nghiên cứu sử dụng và sao chép, cải tiến các súng nhập khẩu. Nhưng chỉ sau 1960 mới sản xuất được số lượng lớn vũ khí, do công nghiệp thời này còn yếu.
Trong khi súng trường tấn công mới chưa phổ biến, các binh chủng hiện đại chưa về nước thì pháo binh và phòng không đã phát triển trước. Quân đội Nhân dân Việt Nam từ bỏ các pháo phương Tây chiến lợi phẩm như lựu pháo 105mm, cối 81mm, thay bằng các pháo khối Xã hội chủ nghĩa tiêu chuẩn Liên Xô như cối 82mm, pháo nòng dài chống tăng 85mm Đ44, lựu pháo 122mm... Các cán bộ kỹ thuật, kế toán, trinh sát, thông tin được chọn trong số các trí thức quân đội và cử đi du học. Sau này có những vũ khí được thiết kế riêng cho chiến trường Việt Nam như ĐKB của Liên Xô. Trong giai đoạn này, số lượng pháo tăng gấp nhiều lần. Lực lượng phòng không tách khỏi pháo binh năm 1956 trở thành một binh chủng độc lập. Trong khi đó các đơn vị bộ binh dần xây dựng kiểu hợp thành, gồm các thành phần pháo binh, phòng không riêng, đóng vai trò lực lượng cơ động mạnh.
Chuẩn bị chiến tranh
Những nỗ lực thực hiện Hiệp định Genève của miền Bắc bất thành. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thẳng tay đàn áp những người cộng sản ở miền Nam và từ chối tất cả các đề nghị hợp tác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lực lượng Cộng sản miền Nam hoạt động ngày càng mạnh, đòi hỏi sự hỗ trợ của miền Bắc.
Thời kỳ này là thời kỳ khủng bố trắng đen tối, nhiều đoàn cán bộ miền Nam đã vượt biển về trung ương xin vũ khí bằng tàu nhỏ. Tuyến đường biển hình thành, quan trọng với vùng ven Trung Bộ như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. (xem Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển).
Giai đoạn này miền Bắc bắt đầu bí mật cho tiến hành phát triển tuyến đường tiếp vận chiến lược: Đường Trường Sơn - còn được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một tuyến vận chuyển chiến lược đảm bảo nhu cầu chiến tranh sẽ được mở rộng tại miền Nam sau này. Nhưng vào lúc đó tuyến đường này vẫn chỉ là các lối mòn trong rừng cho giao liên và các toán cán bộ vào Nam.
Các hoạt động ngoại giao đảm bảo một con đường thuận lợi qua Campuchia, hàng đến Campuchia bằng đường biển và chuyển vào miền Nam bằng đường bộ.
Nói chung, các nỗ lực tranh đấu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào thời kỳ này là đấu tranh chính trị và ngoại giao để đòi tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève. Miền Bắc ở giai đoạn này đang tích luỹ nhưng chưa đủ khả năng để tiến hành chiến tranh tại miền Nam.
Ngoại giao
Ngay từ trong Kháng chiến chống Pháp, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực tranh thủ ngoại giao. Chiến dịch Biên giới năm 1950 kết thúc thắng lợi, nối liền miền Bắc với khối Xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Mao Trạch Đông đến dự sinh nhật thứ 70 của Stalin, sau đó ký các hiệp định hợp tác. Trung Quốc và Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1950. Sau này, đây là nguồn hỗ trợ lớn để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa duy trì cuộc chiến lấu dài thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn được nhiều nước khác đặt quan hệ ngoại giao.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quan hệ mật thiết với Campuchia, nước này sau này sẽ trở thành hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, đường vận chuyển đầu tiên vào Nam. Một số hoàng thân Lào để gia đình của họ trú tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong khi họ hoạt động cách mạng tại Lào.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một tấm gương lớn cho các nước Á Phi giải phóng dân tộc. Nhưng quan hệ còn rất ít. Lúc này mới có những bước đi đầu tiên với Phong trào Không liên kết.
Viện trợ nước ngoài
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (bao gồm Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, România, Đông Đức, Bắc Triều Tiên và Cuba) viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.
Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.
Như vậy, qua 20 năm, các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp. Việc tự lực sản xuất vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ yếu hướng vào quân trang quân phục và vũ khí cá nhân, còn vũ khí hạng nặng phụ thuộc phần nhiều vào viện trợ từ các quốc gia đồng minh.
Chú thích
Xem thêm
Chiến tranh Việt Nam
Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm
Tình hình miền Nam 1954-1959
Liên kết ngoài
Nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân (1961-1965). Báo cáo bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày, ngày 7-9-1960
Chiến tranh Việt Nam |
10533 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20%28mi%E1%BB%81n%20Nam%2C%201954%E2%80%931959%29 | Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954–1959) | Tình hình Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1959 là một giai đoạn của Chiến tranh Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Trong lịch sử quân sự Việt Nam hiện đại, giai đoạn này còn được gọi là "Chiến tranh một phía". Đây cũng là một phần của chiến lược "Trả đũa ồ ạt" do Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower và ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles chủ trương.
Việt Nam Cộng hòa
Thành lập
Theo hiệp định Genève, Quốc gia Việt Nam theo quân Pháp tập kết về miền Nam Việt Nam, quân Pháp sẽ rút dần sau hai năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành, nên Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, giúp huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippin; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối" Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam. Tháng 1-1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho quân đội Quốc gia Việt Nam.
Tính ra, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa 7 tỷ đôla, trong đó viện trợ quân sự là 1,5 tỷ đôla. Trong những năm 1954-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho các lực lượng thường trực Việt Nam Cộng Hòa, gồm 170.000 quân nhân và lực lượng cảnh sát 75.000 người; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Với sự trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ, thủ tướng vừa được bổ nhiệm Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng ổn định được tình hình. Sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23 tháng 10 năm 1955 Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống và miền Nam (lúc đó có tên là Quốc gia Việt Nam) trở thành Việt Nam Cộng hòa với nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Quốc trưởng Bảo Đại, vì không phải là đối thủ của Ngô Đình Diệm, đã bị phế truất và phải đi lưu vong.
Kinh tế, văn hoá, xã hội
Giai đoạn 1954-1959 là thời đỉnh cao của chế độ Việt Nam Cộng hoà. Với mục đích xây dựng một quốc gia phi cộng sản và đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ những khoản tiền và hàng hóa lớn cho Việt Nam Cộng hoà. Tình hình chính trị tương đối ổn định, người cộng sản chưa phát động chiến tranh du kích, an ninh nông thôn chưa xấu đi như các giai đoạn sau này tạo điều kiện cho miền Nam Việt Nam phát triển trên mọi lĩnh vực.
Trong thời kỳ này, Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đạt được một số thành quả quan trọng: kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp được xây dựng, y tế và giáo dục phát triển, các cơ sở văn hóa được thành lập, nạn mù chữ tiếp tục bị xoá bỏ. Chính phủ giúp hơn 800.000 dân miền Bắc di cư ổn định đời sống, đời sống của dân chúng được cải thiện...
Tuy vậy, đường lối Cải cách điền địa mà Ngô Đình Diệm đề ra bị nông dân miền Nam phản đối dữ dội. Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo, Ngô Đình Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Đến cuối thời Ngô Đình Diệm, 10% chủ đất đã nắm giữ 55% đất canh tác cả miền Nam. Nông dân phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất và phải nộp cho quân đội. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội của Ngô Đình Diệm bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp". Đất của các Giáo xứ Công giáo thì còn được Ngô Đình Diệm thiên vị, cho miễn thuế và hạn mức. Kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ phe Việt Minh, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm.
Văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Mỹ được giới thiệu rộng rãi và xâm nhập mạnh vào miền Nam. Tuy nhiên, tầng lớp trí thức, công chức miền Nam vẫn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp nhiều hơn vì nhiều người trong số họ từng được Pháp đào tạo. Hơn nữa, Pháp có các mối liên hệ văn hoá với Việt Nam lâu năm và sâu sắc hơn Mỹ. Mặt khác, lối sống hưởng thụ kiểu Mỹ vẫn theo chân phim ảnh, vật phẩm và các cố vấn Mỹ xâm nhập vào miền Nam, dẫn tới sự nảy nở của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... dù bị Chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách hạn chế tối đa bằng luật pháp.
Chính trị
Tổng thống Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của người em là Cố vấn Ngô Đình Nhu, đã nhanh chóng thanh lọc bộ máy cầm quyền, đưa những người trung thành với họ vào các vị trí quan trọng trước kia vẫn dành cho người Pháp. Việc loại bỏ ảnh hưởng của Pháp làm cho Ngô Đình Diệm có tiếng là "người theo chủ nghĩa dân tộc".
Là tổng thống đầu tiên, Ngô Đình Diệm đã để lại nhiều dấu ấn cho chính trị của miền Nam, kể cả sau khi chết. Trong một nhà nước tập quyền như Việt Nam Cộng hoà lúc bấy giờ thì chính trị của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của Tổng thống. Ngô Đình Diệm, ngay trong thời kỳ sơ khởi này của chế độ, đã bộc lộ những điểm yếu mà sau đó đã bị đối thủ khai thác tối đa để dùng trong các chiến dịch phản tuyên truyền làm bất ổn chính thể của ông và, cuối cùng, đưa đến sự thất bại của chính thể đó.
Tất cả các nhà lãnh đạo của Việt Nam Cộng hoà, từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh sau này, không ai có được uy tín cao trong dân chúng như là những người hy sinh đấu tranh cho độc lập cho dân tộc như Hồ Chí Minh. Trước năm 1945, họ là quan chức của Triều đình Huế hoặc chính quyền bảo hộ Pháp, sau này trở thành quan chức của Quốc gia Việt Nam. Họ xuất thân là các công chức, trí thức chịu nhiều ảnh hưởng Tây phương, xa rời với tâm lý của nông dân. Họ rất yếu trong công tác dân vận, thậm chí khi xuống địa phương gặp quần chúng họ lại nói tiếng Pháp. Ngô Đình Diệm còn thụ hưởng nghi lễ rửa chân làm Hoàng đế của người Thượng. Trong khi đó cách dân vận của những người Cộng sản thì lại hợp lý hơn: cán bộ của họ "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân, cán bộ người Kinh của họ "cà răng căng tai" cùng người Thượng.
Lực lượng chính trị của Việt Nam Cộng hoà mạnh ở các thành phố lớn và tại các vùng nông thôn mà người cộng sản không có nhiều ảnh hưởng như các vùng có đông tín đồ Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên chúa giáo...
Chính phủ Việt Nam Cộng hoà vướng vào một nghịch lý. Muốn xây dựng miền Nam thành một nền dân chủ theo mô hình phương Tây trước hết phải ổn định chính trị, thiết lập lại trật tự xã hội, phát triển kinh tế với sự hỗ trợ của Mỹ. Nhưng càng cố gắng thiết lập trật tự, dẹp bỏ các lực lượng chống đối thì họ càng bị coi là tay sai, độc tài, gia đình trị. Những người cộng sản và những thành phần chính trị hợp pháp đối lập với chính phủ Việt Nam Cộng hoà lúc đó càng có lý do để chỉ trích chính phủ và gia tăng các hoạt động chống đối của họ. Để đối phó, chính phủ Việt Nam Cộng hoà càng cứng rắn hơn nữa. Cứ như thế tình hình chính trị miền Nam ngày càng bất ổn, chính phủ Ngô Đình Diệm càng bị lên án độc tài, gia đình trị.
Quân đội
Việt Nam Cộng hoà cũng thành công trong việc thống nhất lại các lực lượng Quân đội Quốc gia vốn là nhiều mảnh vụn, nhiều phe cánh khác nhau khi còn là quân đội của Quốc gia Việt Nam trong thành phần quân đội Liên hiệp Pháp. Nổi bật nhất là việc Chính phủ Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng bình định các lực lượng vũ trang cát cứ của nhóm Bình Xuyên, của các giáo phái như Hòa Hảo, Cao Đài... và những người cộng sản còn lại đang ẩn mình trong các giáo phái. Phần lớn các lực lượng quân sự giáo phái, hoặc phải giải tán, hoặc chấp nhận hợp nhất với lực lượng quân đội chính phủ. Ngô Đình Diệm trọng dụng rất nhiều quan chức người miền bắc (bắc 54 - tức những người di dời vào nam trong giai đoạn 1954-1956) vào cả bộ máy chính trị và quân đội.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa được thành lập và cấp tốc trang bị và huấn luyện với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ. Quân đội này, vào thời điểm đó có trang bị vũ khí được xem là đứng đầu khu vực Đông Nam Á và vượt trội hơn Quân đội Nhân dân Việt Nam - đối thủ đang tiềm tàng ở miền Bắc của họ.
Thi hành chính sách chống Cộng
Sau khi thực hiện Hiệp định Genève, lực lượng Việt Minh tại miền Nam (chỉ chung cho tất cả những người kháng chiến cũ) còn khoảng 100.000 người. Lúc này những người cộng sản chủ trương đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử, chống các chương trình xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "Cải cách điền địa", "Cải tiến nông thôn" và bảo vệ cán bộ cách mạng nhưng vẫn sẵn sàng hoạt động vũ trang bất cứ lúc nào với số vũ khí được chôn giấu từ trước. Chính phủ Việt Nam Cộng hoà lo ngại và đề phòng trước hoạt động của những người cộng sản tại miền Nam. Chính vì thế Chính phủ Việt Nam Cộng hoà tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách tàn bạo với mục tiêu kêu gọi và ép buộc những người cộng sản ly khai chủ nghĩa cộng sản đồng thời tiêu diệt những người trung thành với lý tưởng của họ. Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương.
Từ tháng 5-1955 đến tháng 5-1956, Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố cộng" giai đoạn 1 trên quy mô toàn miền Nam; tháng 6-1955, mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu càn quét những khu từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Tháng 8-1956, Đảng Cần lao Nhân vị của Ngô Đình Diệm tiến hành thực hiện "Tố cộng - diệt cộng" giai đoạn hai với khẩu hiệu: "Tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù để thực hiện dân chủ nhân vị quốc gia".
Hành động của chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử: Việt Minh vừa thắng trong chiến tranh Chiến tranh Đông Dương. Bằng cách này chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã làm biến dạng mô hình xã hội truyền thống và đẩy những người kháng chiến chống Pháp trước đây ra rừng lập chiến khu. Đồng thời đây là cơ hội rất tốt cho những người Cộng sản tuyên truyền coi chính quyền Việt Nam Cộng hoà là "tay sai đế quốc".
Sau 3-4 năm đỉnh cao, bắt đầu từ năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hoà bắt đầu phải đối phó với những khó khăn chính trị, quân sự ngày càng khó giải quyết, nhất là khi những người cộng sản gia tăng các hoạt động phản công của họ.
Ngày 23-3-1959 Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền Nam "trong tình trạng chiến tranh". Tháng 4-1959, chính quyền Ngô Đình Diệm thông qua đạo luật 91, được ban hành ngày 6-5-1959 mang tên "Luật 10-59" về việc thành lập các toà án quân sự đặc biệt để xử những người cộng sản. Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc lao động khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án. Dụng cụ tử hình ở một số ít địa phương có cả máy chém. Từ 25-4 đến ngày 10-5, Việt Nam Cộng hoà phát động chiến dịch "Đồng tâm diệt Cộng", tổ chức càn lớn khắp miền Nam.
Một điều phi lý, là số lượng thành viên Việt Minh còn lại ở miền nam chỉ có khoảng 10 vạn, nhưng số người bị bắt giữ và xét xử lại gấp nhiều lần, chứng tỏ sự lộng hành, oan sai trong đạo luật. Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì "Trong những năm 1954 - 1959, ở miền Nam đã có 466.000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400.000 người bị đưa đi đày và 68.000 người bị giết."
Vấn đề sắc tộc
Một bộ phận dân tộc miền núi cũng không ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Theo nhận định của đảng cộng sản: "Ảnh hưởng của chúng ngay cả trong từng lớp trên người Thượng còn kém hơn Pháp trước đây nhiều"
Vấn đề tôn giáo
Các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài không phải chỗ dựa chính chính quyền Việt Nam Cộng hòa, khá đông lựa chọn thái độ trung lập. Theo nhận định của Đảng cộng sản về Công giáo: "Trước hoà bình tổng số đồng bào Công giáo chỉ khoảng 324.630, nay cộng thêm vào số đồng bào miền Bắc di cư vào có khoảng 711.714 (theo tài liệu của báo chí miền Nam). Mấy năm qua Mỹ - Diệm cố gắng phát triển Công giáo để làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đạt được một số kết quả ở vài nơi ở Liên khu V; trong những vùng bị khủng bố nặng nề, có nhiều người vào Công giáo để tránh khủng bố; ở Nam Bộ cũng làm như thế, nhưng Công giáo không phát triển nổi. Số Công giáo người miền Nam, nhất là ở Nam Bộ, trước đây đoàn kết tốt với đồng bào lương và tham gia kháng chiến, đến nay nói chung quan hệ tốt đó vẫn được duy trì. Những cha cố Công giáo di cư vào không lôi kéo được họ. Công giáo di cư khi mới vào nói chung đều ủng hộ Diệm, tích cực chống ta".. Các tín đồ tôn giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo, v.v.), đại đa số là nông dân, đều có mâu thuẫn với chính quyền Mỹ - Diệm về quyền lợi dân tộc, quyền lợi tôn giáo và quyền lợi giai cấp. Ngay cả trong Công giáo, cũng có bộ phận theo Diệm và có bộ phận chống Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm có lực lượng chính trị hậu thuẫn mạnh ở thành thị là lực lượng Công giáo, chủ yếu là các giáo dân di cư từ miền Bắc. Tuy nhiên Công giáo là tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, số tín đồ Công giáo ít hơn nhiều so với các tôn giáo khác đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu đời. Tổng thống Ngô Đình Diệm là người Công giáo, lại bố trí nhiều nhân vật Công giáo vào chính phủ nên ông bị kết tội thiên vị tôn giáo của mình. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, sau khi các cuộc đàm phán đều không mang lại hiệu quả , Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chọn giải pháp vũ lực để giải quyết khủng hoảng nên tự làm mất sự ủng hộ cả trong và ngoài nước, và gây ra những xáo trộn rất lớn cho chính trường và xã hội. Cũng chính điều này làm khởi phát cuộc đảo chính của Quân lực Việt Nam Cộng hoà chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963.
Hoa Kỳ lúc đó là đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam Cộng hoà. Thiếu sự viện trợ của Hoa Kỳ thì Việt Nam Cộng hoà không thể có nguồn lực để xây dựng bộ máy hành chính và quân đội. Quyền lợi toàn cầu của Hoa Kỳ đòi hỏi họ phải ủng hộ một miền Nam Việt Nam "phi cộng sản, theo chủ nghĩa dân tộc" và có thể đối đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Khi các rối loạn xảy ra, tình hình Việt Nam Cộng hoà xấu đi thì tất yếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Ngô Đình Diệm cũng sẽ xấu đi.
Lực lượng Việt Minh ở miền Nam
Những người Cộng sản miền Nam Việt Nam là bộ phận cấu thành của Đảng Lao động Việt Nam; Đảng Lao động Việt Nam là "bộ phận hữu cơ của phong trào Cộng sản và Công nhân toàn thế giới" (điều lệ Đảng). Hệ thống Cộng sản có tổ chức chặt chẽ từ cơ sở đến cấp quốc gia lên đến khu vực, châu lục và toàn thế giới. Nhưng những người Cộng sản miền Nam Việt Nam có những đặc trưng của người miền Nam. Những người Cộng sản miền Nam Việt Nam, do lịch sử khai hoang xứ Nam Bộ và ảnh hưởng văn hoá Pháp, họ mang cách sống, suy nghĩ và tác phong đặc trưng riêng của người Nam Bộ. Họ có sự độc lập tương đối với Trung ương Đảng tại Hà Nội. Những người Cộng sản miền Nam không thường dùng các lý luận như "Ba dòng thác cách mạng thế giới" hay "Bốn mâu thuẫn lớn của thời đại", không tham gia các tranh cãi lý luận đặc trưng của những người Cộng sản đương thời; họ thích mọi việc rõ ràng và đơn giản. Họ là những người thực tiễn.
Trong giai đoạn 1954-1959, những người Việt Minh miền Nam đã có các đối sách rất hiệu quả, gây khó khăn cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong giai đoạn này, tổ chức của họ là Xứ uỷ Nam Bộ thay thế cho Trung ương Cục miền Nam, đã có các đối sách hợp lý, gây khó khăn cho Chính phủ Ngô Đình Diệm. Từ chỗ bị truy lùng ráo riết, chỉ trong hai năm, những người cộng sản đã tạo thế chủ động tấn công cả về chính trị và quân sự. Về chính trị, họ đã làm chính quyền lao đao bằng các cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ ở nông thôn và thành thị do họ chỉ đạo từ xa. Về quân sự, họ thực hiện ám sát và chiến tranh du kích. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng làm hạn chế được sức mạnh quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã đánh được những trận lớn như trận Tua Hai (Tây Ninh) vào căn cứ cấp trung đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhưng nhìn chung do thiếu thốn về cơ sở vật chất và hệ thống nhân lực, ở nhiều địa phương, những người cộng sản vẫn tồn tại, chung sống một cách "hòa bình", đan xen với bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Bối cảnh
Theo Hiệp định Genève, lực lượng quân sự của mỗi bên tham gia cuộc chiến Đông Dương (1945-1954) sẽ rút khỏi lãnh thổ của phía bên kia. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam phải di chuyển về phía Bắc vĩ tuyến 17. Nhưng một số cán bộ, đảng viên các ngành vẫn được bố trí ở lại. Theo ước tính của Mỹ, lực lượng này còn đến 100.000 người. Một số cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang dày dạn kinh nghiệm được chọn lọc làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo Đảng, thâm nhập vào tổ chức quân sự và dân sự của đối phương hoặc nắm lực lượng vũ trang giáo phái để dự phòng cho việc phải chiến đấu vũ trang trở lại. Việt Minh cũng chôn giấu một số vũ khí và đạn dược tốt để sử dụng khi cần. Chỉ riêng Quân khu 8 đã để lại số vũ khí đủ trang bị cho 3 tiểu đoàn (1.500 người). Trong chiến dịch Tố cộng, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã phát hiện 707 hầm chứa vũ khí, thu giữ 119.954 vũ khí các loại và 75 tấn tài liệu.
Bên cạnh đó Trung ương Đảng đã cử những cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu chiến trường về miền Nam lãnh đạo. Một số trí thức là đảng viên vào miền Nam hoạt động công khai và hợp pháp. Đồng thời miền Bắc còn tuyển chọn và huấn luyện nhiều nhân viên tình báo đưa vào miền Nam hoạt động trong hàng ngũ đối phương. Những cán bộ được cử vào Nam xâm nhập miền Nam bằng con đường hợp pháp dưới danh nghĩa dân thường di cư vào Nam.
Đấu tranh chính trị (1954-1956)
Vì quân đội đã tập kết ra Bắc, Việt Minh miền Nam không còn chính quyền, quân đội và đã trở thành những phần tử hoạt động bí mật bị truy sát. Nhưng họ vẫn còn những cơ sở Đảng hoạt động bí mật tại nông thôn. Họ nhận thức được ngay rằng đó là thời điểm đấu tranh chính trị và chuyển tất cả mọi nỗ lực sang đấu tranh chính trị. Trong bối cảnh mới, họ nhanh chóng thay đổi phương châm đấu tranh. Họ không tuyên truyền về các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Cộng sản như "đấu tranh giai cấp", "chuyên chính vô sản", "liên minh công-nông" hay "sứ mạng của giai cấp công nhân"... vì có thể không hấp dẫn hoặc gây phản cảm trong dân chúng. Họ khai thác tình cảm dân tộc và lòng tự hào về cuộc Kháng chiến chống Pháp, đòi thực thi Hiệp định Genève, đòi tổng tuyển cử, đòi dân chủ tự do.
Có thể nói rằng trong Chiến tranh Việt Nam, điểm mạnh về đấu tranh chính trị luôn thuộc về những người Cộng sản vì họ là những người đã lãnh đạo 9 năm kháng chiến chống Pháp. Họ có uy tín và được dân chúng công nhận là những người hy sinh cho độc lập dân tộc, là người của "Cụ Hồ". Ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chín năm và thắng lợi của nó rất to lớn và sâu rộng trong lòng người dân miền Nam. Việt Minh rất được cảm tình của người dân nhất là ở nông thôn, miền núi. Những sai lầm như đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất chỉ thể hiện ở miền Bắc, trong khi tại miền Nam, chủ trương chia đất cho nông dân được thi hành mềm dẻo hơn nhiều do Việt Minh chưa có chính quyền đủ mạnh để thực hiện triệt để cũng như các cán bộ miền Nam coi trọng thực tiễn hơn. Sau này thì những người cộng sản lại kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Đó không phải là một khẩu hiệu suông mà đã được họ kết hợp rất nhuần nhuyễn và bài bản.
Tổ chức biểu tình
Ban đầu Việt Minh tổ chức những cuộc biểu tình tố cáo chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Genève, đòi thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chống lại việc thi hành chính sách "Cải cách điền địa" và tuyên truyền trong dân chúng rằng: chính phủ Ngô Đình Diệm là chế độ phát xít, phản động, gia đình trị và tham nhũng, là tay sai của Mỹ, được Mỹ dựng lên để chia cắt Việt Nam, áp đặt Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Việt Minh kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như truyền miệng, phát truyền đơn, sử dụng báo chí tự do để chỉ trích chính quyền. Họ còn phát động quần chúng đấu tranh với những khẩu hiệu như: đòi cải thiện dân sinh, chống nộp tô cho chủ đất, đòi lại các quyền tự do dân chủ, bảo vệ hoà bình.
Trong giai đoạn này Việt Minh kết hợp cả hai hình thức đấu tranh bí mật và đấu tranh công khai vô cùng sáng tạo và nhuần nhuyễn. Họ xây dựng nhiều tổ chức công khai như vạn phát, vạn cấy, hội chống trộm cướp... để có danh nghĩa hoạt động công khai. Tiếp đó cài người vào nắm các Hội đồng hương chính, công đoàn, nghiệp đoàn, hội ái hữu, hội tương tế để sử dụng các tổ chức này tập hợp quần chúng, tổ chức biểu tình, đưa các yêu sách đấu tranh.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đối phó với những cuộc đấu tranh chính trị bằng cách thực hiện chiến dịch "Tố cộng, diệt cộng" nhằm loại bỏ những cán bộ cộng sản hoạt động bí mật. Những người cộng sản đáp trả bằng những cuộc biểu tình đòi thả cán bộ của họ hoặc tổ chức các cuộc diệt ác trừ gian - tiêu diệt những nhân viên và những người cộng tác với chính quyền Ngô Đình Diệm được gọi là "bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm".
Với các phương pháp dân vận tuyên truyền đúng tâm lý và đúng thời điểm, những người Cộng sản miền Nam đã vô hiệu hoá các nỗ lực chính trị của chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Chính phủ này không thể nào ổn định nổi tình hình chính trị tại miền Nam. Họ càng cố gắng thiết lập trật tự xã hội, tiêu diệt Việt Minh và các giáo phái thì lại càng bị chỉ trích độc tài. Việt Minh lại có thêm lý do chống độc tài để tiếp tục phát triển cuộc đấu tranh của mình. Việt Minh còn khai thác mọi sai lầm và dùng các vấn đề về xuất thân của các lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà để tuyên truyền về bản chất bù nhìn, "tay sai đế quốc", "hữu danh vô thực" của chính quyền này, và từ đó tuyên bố mục tiêu đấu tranh của họ là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chống lại "đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai". Phương pháp tổ chức đấu tranh chính trị của họ cũng rất chặt chẽ theo từng tuyến rõ ràng:
Binh vận, địch vận: vận động trong quân đội đối phương, đưa người vào làm tình báo nằm vùng và làm phân rã ý chí chiến đấu của binh sĩ địch, kêu gọi họ bỏ ngũ, làm binh biến...
Phụ vận: vận động các tầng lớp phụ nữ, thuyết phục họ không cho con em đi lính và tham gia vào đấu tranh chính trị chống chính quyền.
Trí vận: vận động trong giới trí thức, chức sắc tôn giáo,... lôi kéo họ đứng về phía Cộng sản hoặc không chống lại Cộng sản. Nếu có thể, đưa người có cảm tình với Cộng sản vào cơ cấu chính quyền.
Nông vận: vận động trong giới nông dân
Thanh vận: vận động thanh niên
...
Kết hợp với ám sát và chia rẽ đối phương
Khi cần họ còn kết hợp đấu tranh chính trị với hoạt động ám sát ("diệt ác ôn") để vô hiệu hoá và đe dọa đối phương. Hậu quả của các hoạt động này là nhiều vùng nông thôn ở miền Nam chỉ còn vỏ của chính phủ còn xã trưởng, ấp trưởng... nếu không phải là người ủng hộ Việt Minh thì cũng bị Việt Minh kiểm soát. Thậm chí những người Cộng sản còn thu được thuế trong vùng của Việt Nam Cộng hoà kiểm soát.
Những người Cộng sản cũng đã khôn khéo chia rẽ các lực lượng chống Cộng vốn thường bất hoà với nhau. Họ tranh thủ mọi lực lượng, mọi người bằng các tình cảm anh em, đồng hương hay các hội tương thân tương ái. Ngay trong lực lượng Công giáo di cư cũng có một số người theo chủ nghĩa Cộng sản. Khi cần tổ chức các cuộc biểu tình, hội họp thì các cán bộ Việt Minh dùng người mình đã móc nối để kêu gọi tụ tập. Khi tổ chức các cuộc biểu tình, Việt Minh luôn tránh công khai sự lãnh đạo của họ. Rất nhiều trường hợp những người biểu tình tham gia vì lý do cá nhân chứ không biết người tổ chức cuộc biểu tình là đảng viên hoặc cảm tình viên của Việt Minh.
Hoạt động vũ trang dưới danh nghĩa các giáo phái
Trong giai đoạn này, Việt Minh chủ trương phát động quần chúng đấu tranh chính trị đòi Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cán bộ - đảng viên, hạn chế hoạt động vũ trang. Vì vậy thời kỳ này chưa có những xung đột quân sự lớn và công khai giữa lực lượng Việt Minh và chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Hoạt động bạo lực chỉ giới hạn ở mức tổ chức các vụ ám sát dưới tên gọi diệt ác trừ gian, hỗ trợ giáo phái chống chính quyền Ngô Đình Diệm và thành lập các đại đội dưới danh nghĩa giáo phái để đấu tranh vũ trang một cách hạn chế.
Trong thời gian 1954-1956, những người Việt Minh miền Nam không hoạt động vũ trang công khai chống lại quân đội Việt Nam Cộng hoà mà chỉ trợ giúp các lực lượng vũ trang giáo phái hoặc rút lui vào rừng để bảo toàn lực lượng. Hơn nữa, Đảng Lao động Việt Nam không cho phép đấu tranh vũ trang vì có thể phương hại đến việc đòi tổng tuyển cử và dân chúng miền Nam lúc đó cũng không ủng hộ đánh nhau vào lúc hoà bình mới được lập lại.
Việt Minh còn chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với sự hỗ trợ của hoạt động vũ trang. Trong giai đoạn 1954 - 1956, vì không thể tổ chức hoạt động vũ trang vì trái với Hiệp định Genève nên họ cố vấn, giúp đỡ các giáo phái chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm, sau đó thành lập các đơn vị vũ trang lấy danh nghĩa giáo phái. Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ (gồm các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên), tiền thân của Khu uỷ Khu 8, chỉ thị các tỉnh phải giúp đỡ quân Hoà Hảo, đưa cán bộ, đảng viên thâm nhập lực lượng Hoà Hảo. Trong các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng (20/5/1955), Nguyễn Huệ (1/1/1956), cán bộ Việt Minh cố vấn cho lực lượng Hoà Hảo chống lại sự tấn công của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Khi quân đội các giáo phái tan rã, Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ chủ trương tổ chức lực lượng vũ trang dưới nhiều hình thức hợp pháp và bán hợp pháp như: dân canh, chống cướp... tiến tới tổ chức lực lượng vũ trang núp dưới danh nghĩa lực lượng giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên) ly khai ở các tỉnh Kiến Tường, Kiến Phong, Long An..., đồng thời thành lập Bộ Tư lệnh giáo phái để lãnh đạo các lực lượng trên. Chiến thuật này nhằm: hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ của đối phương, kéo dài sự tranh giành thế lực của chính quyền Ngô Đình Diệm và các giáo phái, tạo điều kiện cho người cộng sản củng cố và phát triển lực lượng kháng chiến.
Tháng 2/1956, tỉnh Kiến Phong tổ chức đơn vị vũ trang lấy tên Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh (hay Đinh Tiên Hoàng) gồm 3 đại đội với quân số khoảng 100 người dưới danh nghĩa "lực lượng Hoà Hảo ly khai" gồm một số cán bộ, chiến sĩ từng trợ giúp Hoà Hảo chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Tỉnh Gò Công tổ chức một đại đội vũ trang gồm 44 người dưới danh nghĩa Bình Xuyên. Tỉnh Mỹ Tho tổ chức một đại đội vũ trang gồm 40 người dưới danh nghĩa Hoà Hảo, một đại đội 30 người lấy tên "Cao thiên hoà bình" dưới danh nghĩa Cao Đài. Sau khi thành lập các đơn vị vũ trang dưới danh nghĩa giáo phái, Liên tỉnh uỷ miền Trung Nam Bộ lập "Bộ Tư lệnh giáo phái" để thống nhất chỉ huy lực lượng vũ trang các tỉnh. Cờ của Bộ tư lệnh này là cờ đỏ ngôi sao xanh.
Khi bị đàn áp mạnh, các đơn vị vũ trang Việt Minh tập hợp lại rồi lùi sâu vào chiến khu ở nông thôn, nhất là ở khu vực Đồng Tháp Mười và khu vực giáp biên với Campuchia để bảo toàn lực lượng. Họ tự khai hoang, tự nuôi sống và chờ cơ hội. Quân số thì chủ yếu lấy từ số thanh niên tự nguyện - vì căm thù chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã giết người thân của họ trong các chiến dịch tố cộng, diệt cộng. Trong thời kỳ này những người này hầu hết là người miền Nam, hầu như không có lính người miền Bắc. Vũ khí nhẹ họ lấy từ các hầm chôn giấu trước đây do Việt Minh để lại hoặc thu mua từ binh sĩ Sài Gòn lén bán ra chợ đen, và có cả đường dây từ Thái Lan mua về. Họ còn lập công binh xưởng để đúc khí giới, nhất là hoả lực tự tạo. Họ cũng chưa có quân phục; tổ chức cao nhất chỉ đến cấp đại đội, còn các tên tiểu đoàn, trung đoàn... cốt là để khuếch trương thanh thế. Nhưng họ đang chuẩn bị rất nỗ lực vì chẳng bao lâu nữa họ sẽ phát động chiến tranh du kích khắp nơi.
Chuyển hướng đấu tranh (1956-1959)
Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956
Tháng 6/1956, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam họp và ra Nghị quyết "Về tình hình, nhiệm vụ và công tác miền Nam". Bộ Chính trị khẳng định: "tính chất cuộc vận động cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ cách mạng của ta ở miền Nam là phản đế và phản phong kiến" và "Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của các giáo phái chống Diệm" đồng thời "Cần củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa. Đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết".
Đề cương cách mạng miền Nam
Tháng 8/1956, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ Lê Duẩn soạn "Đề cương cách mạng miền Nam". Đề cương xác định rõ: "Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân."
Để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại miền Nam, Đề cương cách mạng miền Nam vạch ra các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, phát huy uy thế chính trị của Đảng trong quảng đại quần chúng.
2. Xây dựng khối liên minh công nông sâu rộng và vững chắc.
3. Tích cực phổ biến Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng, củng cố, phát triển mạnh mẽ mặt trận dân tộc thống nhất khắp thành thị, nông thôn miền Nam.
4. Khai thác mâu thuẫn trong nội bộ địch để làm yếu và cô lập địch, gây thêm lực lượng cho ta.
Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ
Tháng 12/1956, Xứ uỷ Nam Bộ mở hội nghị ở Phnompenh Campuchia nghiên cứu nghị quyết Bộ Chính trị và "Đề cương cách mạng miền Nam". Hội nghị ra quyết định "Con đường tiến lên của Cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính quyền... Hiện nay, trong chừng mực nào đó phải có lực lượng vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng nó đánh đổ Mỹ Diệm... cần tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập đội vũ trang bí mật, tranh thủ vận động cải tạo lực lượng giáo phái bị Mỹ Diệm đánh tan đứng vào hàng ngũ nhân dân, lợi dụng danh nghĩa giáo phái ly khai để diệt ác ôn."
Chiến tranh du kích
Lực lượng
Sau 1956, khi không còn cơ hội tổng tuyển cử nữa, những người Cộng sản bắt đầu phát động chiến tranh du kích từ đánh nhỏ quấy rối đi lên đánh tập trung, đánh lớn. Vì còn chưa có tiếp tế từ miền Bắc nên cách xây dựng quân đội cũng có nhiều nét đặc trưng. Họ xây dựng quân đội theo mô hình của kháng chiến chống Pháp, cũng theo "ba thứ quân": bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Du kích thì tự nuôi lấy mình, sinh hoạt như là dân địa phương và hoạt động ngay trong địa bàn. Vì du kích không có các chiến thuật kỹ thuật nên hoạt động chính là hỗ trợ đấu tranh chính trị và quấy rối trị an, "Diệt ác phá kìm", chống càn. Nếu đối phương mạnh thì giấu quân vào hầm bí mật hoặc giải tán về nhà nằm chờ. Lúc thường thì làm giao liên, tải thương, tiếp đạn... Một số nơi, những người cộng sản tổ chức lực lượng du kích đến tận cấp xã. Như ở Long An, mỗi tiểu đội phụ trách 2 đến 3 xã, mỗi tổ 1 xã.
Bộ đội địa phương là bộ đội tập trung của huyện, tỉnh, ăn mặc quân phục tự may, có hoạt động chủ yếu là tập kích đánh giao thông, bao vây đồn bót. Cấp tổ chức chỉ lên đến đại đội nhưng được phiên hiệu thành tiểu đoàn vì phần lớn các địa phương chỉ có đủ kinh phí và vũ khí đến thế thôi.
Bộ đội chủ lực hoạt động tập trung dưới quyền Khu uỷ (miền Nam lúc đó được những người Cộng sản chia làm 6 khu: Khu Trị-Thiên, Khu 5, 6, 7, 8 và 9). Bộ đội chủ lực đã có các đơn vị hoả lực độc lập khả dĩ có thể đánh công kiên, đánh vận động nhưng còn chưa mạnh nên họ tránh giao chiến mặt đối mặt mà dùng cách đánh tập kích của đặc công. Ngay như trận Tua Hai nổi tiếng, đánh vào căn cứ Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 13 của Việt Nam Cộng hoà, cách đánh của họ chủ yếu là đưa người và vũ khí thâm nhập bí mật vào nội tuyến và lợi dụng sự chủ quan của đối phương để trong đánh ra, ngoài đánh vào.
Hoạt động
Để thực hiện đường lối cách mạng mà Bộ Chính trị và Xứ Ủy Nam Bộ đã xác định, những người cộng sản toàn miền Nam đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tổ chức biểu tình, chống cải cách điền địa, ám sát và đấu tranh vũ trang chống chính quyền. Họ tổ chức các cuộc biểu tình chống việc thi hành nghĩa vụ quân sự, tổ chức nông dân dùng hung khí tấn công địa chủ thu tiền thuê đất, đặt mìn giết chết lực lượng bảo an, ám sát viên chức chính phủ, đánh chìm phương tiện nạo vét kinh, tấn công vào Khu Dinh điền...
Trong thời kỳ này, những người cộng sản đẩy mạnh hoạt động ám sát các viên chức chính phủ được gọi là bọn ác ôn. Từ quý 3 năm 1957, mỗi tỉnh Khu 8 bình quân giết 20 - 30 nhân viên chính phủ trong một tháng.
Họ còn sử dụng lực lượng vũ trang cấp đại đội tấn công vào các đồn của quân đội Việt Nam Cộng hoà.
Một chiến thuật rất hiệu quả áp dụng từ thời đó làm bó tay các cấp chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hoà là chiến thuật "Bám đất bám dân". Cách đánh này có mô hình điển hình như sau:
Quân du kích phục kích đường giao thông.
Quân lực Việt Nam Cộng hoà kéo đến giao chiến.
Quân du kích nếu yếu thế thì sẽ phân tán vào xóm ấp để được những người dân ủng hộ che giấu.
Nếu Quân lực Việt Nam Cộng hoà bao vây và pháo kích, lập tức các cán bộ địa phương liền kêu gọi dân chúng ra biểu tình cản đường thiết giáp, đòi bồi thường hoa màu, chống bắn pháo vào làng... Nếu có người thương vong thì vấn đề trở nên quá phức tạp cho quân Việt Nam Cộng hòa.
Khi quân lực Việt Nam Cộng hoà rút đi thì du kích quay lại tiếp tục bám đất bám dân như trước.
Trong hoàn cảnh chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp như miền Nam lúc ấy thì chiến thuật này làm bó tay quân lực Việt Nam Cộng hoà và hạn chế được ưu thế trang bị và quân số của họ. Quân lực Việt Nam Cộng hoà, khi đó chưa được chuẩn bị để đối phó với kiểu chiến tranh này.
Một đặc điểm chiến sự khác là những người Cộng sản thiếu khả năng quản lý các vùng của họ vì họ rất nghèo. Họ không có tiền cho hệ thống an sinh xã hội nên thường không đánh để chiếm đất mà chỉ cốt giành quyền làm chủ trên thực tế. Họ không xoá bỏ chính quyền địa phương của đối phương mà khống chế hệ thống đó để làm việc cho họ. Sau khi những người Cộng sản rút đi vùng đó vẫn cắm cờ của Việt Nam Cộng hòa và chính phủ vẫn phải trợ cấp vùng đó. Các vùng như vậy vẫn có bốt đóng nhưng quân Việt Nam Cộng hòa chỉ làm chủ trong đồn mà thôi, bên ngoài du kích hoạt động tự do trong các việc như thu thuế và tuyển quân. Thậm chí trong đồn và bên ngoài còn có liên lạc thoả thuận để tránh xung đột với nhau. Kiểu chung sống "hoà bình" như vậy rất phổ biến ở những vùng xa thành phố, nhất là sau khi thanh thế của những người Cộng sản mạnh lên. Do vậy những thống kê về số dân hay diện tích đất đai mỗi bên kiểm soát đều rất khác nhau và khó có thể xác minh được.
Việt Nam Cộng hòa tăng cường đàn áp
Không chỉ những người cộng sản đẩy mạnh hoạt động mà chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng đẩy mạnh chống Cộng rất tích cực. Những biện pháp càn quét của Việt Nam Cộng hoà thu được kết quả khiến những người cộng sản bị thiệt hại nặng. Chỉ riêng Tỉnh Định Tường, trong năm 1957, chính quyền bắt 29 huyện uỷ viên, 24 cán bộ huyện uỷ, 70 bí thư xã, 38 phó bí thư, 73 chi uỷ viên, 229 đảng viên, 69 thanh niên có liên quan đến cộng sản thuộc 3 huyện Cai Lậy, Cái Bè và Châu Thành.
Trước tình hình đó, cuối năm 1958, Xứ uỷ Nam Bộ chỉ đạo cho các Liên tỉnh uỷ không được hoạt động vũ trang, cho phần lớn cán bộ đảng viên tạm ngừng hoạt động hoặc đổi địa bàn hoạt động để giữ gìn lực lượng, một bộ phận ra hoạt động hợp pháp lâu dài. Các tỉnh Long An, Kiến Phong, Kiến Tường tuy vẫn duy trì lực lượng vũ trang nhưng không còn hoạt động mà rút vào căn cứ Đồng Tháp hoặc biên giới Campuchia sinh sống. Những người đổi địa bàn hoạt động bị bắt hơn phân nửa, một số khác mất tinh thần, bỏ công tác. Khoảng 700 người ra trình diện. Một số chấp nhận ly khai cộng sản được tha bổng, số còn lại bị tống giam. Số còn hoạt động nhiều người bị mất tinh thần, giảm liên hệ với quần chúng, giảm hoạt động tuyên truyền. Nhìn chung đến cuối năm 1958, sau 2 năm thực hiện chủ trương dùng đấu tranh chính trị kết hợp với chiến tranh du kích, tổng khởi nghĩa giành chính quyền, những người cộng sản thiệt hại nặng, phong trào đấu tranh của họ đi xuống.
Ngày 6/5/1959, Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91 mang tên Luật 10/59 quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử "các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa". Sau khi luật này được ban hành, lực lượng cộng sản tiếp tục bị thiệt hại nặng nề. Đơn cử Khu 8, sau hiệp định Genève có 12.000 đảng viên, đến tháng 7/1956 còn 6.000 người, cuối năm 1959 chỉ còn 2.000 người.
Nghị quyết 15
Ngày 13/1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15 ra Nghị quyết 15 "Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà". Nghị quyết 15 xác định "Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của nhân dân miền Nam hiện nay."
Tháng 2/1959, sau khi nhận được thông báo nội dung cơ bản Nghị quyết 15, Xứ uỷ Nam Bộ chỉ đạo các tỉnh tăng cường hoạt động vũ trang hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở nông thôn.
Thực hiện chỉ thị của Xứ uỷ Nam Bộ, trên toàn miền Nam lực lượng cộng sản thực hiện một số cuộc tấn công vũ trang quy mô đại đội hoặc tiểu đoàn vào lực lượng quân sự Việt Nam Cộng hoà. Nhìn chung trong năm 1959 những người cộng sản vẫn cố gắng hoạt động vũ trang dù đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh chính trị và hệ thống tổ chức Đảng dần phục hồi, nhiều cơ sở quần chúng được xây dựng. Tuy nhiên đến lúc này, lực lượng cộng sản miền Nam đã rất suy yếu so với năm 1954. Các đoàn cán bộ từ miền Bắc (gồm nhiều cán bộ người miền Nam tập kết ra Bắc trước đó 5 năm) bắt đầu hành quân vào miền Nam qua Đường Trường Sơn để chi viện cho phong trào đấu tranh của người cộng sản ở miền Nam.
Xem thêm
Chiến tranh Việt Nam
Tình hình miền Bắc 1954-1959
Đội quân tóc dài
Chú thích
C |
10534 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20l%E1%BA%A1nh%20%28thu%E1%BA%ADt%20ng%E1%BB%AF%29 | Chiến tranh lạnh (thuật ngữ) | Chiến tranh lạnh (cold war) là chính sách thù địch về mọi mặt của các nước đế quốc trong mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
Một số cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới
1871–1914: Đế quốc Anh, Pháp và Đế quốc Nga ở một bên và Đức và Đế quốc Áo-Hung ở bên kia
1923–nay: giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến tranh Lạnh: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu và NATO do Hoa Kỳ đứng đầu, kéo dài từ 1947 cho đến 1991 - khi Liên Xô và khối Warszawa tan rã.
1949–nay: giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc
1953–nay: giữa Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc
1962–nay: Mỹ và Cuba
Tham khảo
Chiến tranh
Kiểu chiến tranh
Chiến tranh theo loại
Quan hệ quốc tế |
10546 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB%20lo%E1%BA%A1i%20trong%20ng%E1%BB%AF%20ph%C3%A1p%20Latinh | Từ loại trong ngữ pháp Latinh | Bài này giới thiệu một số từ loại trong ngữ pháp Latinh.
Danh từ
Danh từ là tên của một người, một nơi chốn, hoặc một vật.
Danh từ riêng là tên riêng của người, vật, hoặc nơi chốn. Proper
Danh từ thường là một tên có thể được cung cấp cho bất kỳ một cái nào thuộc một lớp của các vật thể.
Danh từ tập hợp là một tên mà có thể được cung cấp cho một nhóm của các vật thể, dù cho bản thân nó thuộc số ít.
Động danh từ là tên của một hành động
Danh từ trừu tượng là tên của một tình chất hoặc một điều kiện
Đại từ
Đại từ là một từ dùng để thay thế cho một danh từ hoặc một đại từ khác.
Danh từ mà được một đại từ thế chỗ, được gọi là từ đi trước (antecēdere; en: antecedent).
Vì thế, trong câu:
John đi đến trường, nhưng cậu ta không học <p>
thì danh từ John là từ đi trước của cậu ta.
Từ đi trước là một trường hợp phân biệt với một đại từ quan hệ.
Cả trong Latinh lẫn trong tiếng Anh đều không cần từ đi trước đại từ.
Đại từ nhân xưng trình bày bằng dạng của nó, tuỳ theo chỗ nó đứng
cho người nói
cho người nghe
cho người hoặc vật được nói đến
Đại từ quan hệ liên kết một mệnh đề phụ thuộc thuộc - ở chỗ nó thay thế - với từ đi trước.
Đại từ nghi vấn được dùng để đặt câu hỏi
Đại từ xác định chỉ ra một vật thể xác định
Đại từ bất định đề cập đến một vật thể không xác định
Đại từ phản thân ám chỉ ngược vào chủ thể.
Tính từ
Tính từ là một từ được dùng để chỉ tính chất hoặc giới hạn của danh từ hoặc đại từ
Những từ a, an, và the (trong tiếng Anh) thực sự là những tính từ giới hạn, còn được gọi là mạo từ
Tiếng Latinh không dùng mạo từ
Tính từ chữ số chỉ thị có bao nhiêu người hoặc vật được nói đến. Chúng cũng là các số nguyên (cardinal) biểu thị số lượng.
và các số thứ tự (ordinal)
Tính từ sở hữu chỉ quyền sở hữu
Đại từ chỉ định, đại từ bất định và các đại từ nghi vấn (which/what) có thể được dùng như những tính từ, và chúng có tên gọi tương ứng.
Đại từ chỉ định
Đại từ bất định
Đại từ nghi vấn
Tính từ cũng thường được dùng như danh từ.
Động từ
Động từ là một từ dùng để chỉ về hoạt động của một người, một nơi chốn, hoặc một sự vật.
Động từ có một bổ ngữ để bổ nghĩa cho nó được gọi là ngoại động từ (transitive / used transitively)
Động từ không có bổ ngữ được gọi là nội động từ (intransitive)
Chú ý: có những động từ khi ở dạng này, khi ở dạng kia.
Gió thổi tuyết và mặt chúng tôi
Gió thổi dữ dội
Động từ được phân ra thành quy tắc và bất quy tắc. Đặc thù này chỉ đơn thuần làm cho tiện lợi.
Động từ quy tắc trong tiếng Anh cho các thời quá khứ chưa hoàn thành (imperfect) và quá khứ phân từ (past participle) được thêm "d" hoặc "ed" vào thời hiện tại.
Động từ bất quy tắc trong tiếng Anh không theo dạng trên.
Trợ động từ được dùng để chia một động từ khác. Trong Latin, động từ esse (to be) thường được dùng.
Phó từ
Giới từ
Liên từ
Cảm thán từ
Xem thêm
Ngữ pháp Latinh
Tham khảo
Tiếng Latinh |
10549 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o%20Katrina%20%282005%29 | Bão Katrina (2005) | Bão Katrina là cơn bão thứ 11 được đặt tên và bão cuồng phong thứ năm của mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2005. Katrina là cơn bão gây thiệt hại vật chất lớn nhất, và thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Bên cạnh đó, Katrina còn là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng đổ bộ vào quốc gia này, sau hai cơn bão Labor Day 1935 và Camile năm 1969. Tổng cộng đã có ít nhất 1.833 người thiệt mạng, khiến Katrina trở thành cơn bão chết chóc nhất tại Hoa Kỳ kể từ bão Okeechobee 1928. Tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 108 tỉ USD (2005 USD), gần gấp 4 lần cơn bão Andrew năm 1992. Sau này, bão Ike năm 2008 và Sandy 2012 cũng đã gây nhiều tổn thất hơn Andrew, nhưng cả hai đều còn kém xa Katrina.
Bão Katrina có nguồn gốc từ sự tương tác giữa một sóng đông và những tàn dư của áp thấp nhiệt đới Ten trên vùng Bahamas vào ngày 23 tháng 8. Sang sáng sớm ngày hôm sau, áp thấp nhiệt đới mới hình thành đã mạnh lên thành bão nhiệt đới Katrina. Hệ thống di chuyển chủ yếu về phía Tây hướng đến Florida và mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong chỉ sau hai giờ trước khi nó đổ bộ lên thành phố Hallandale Beach và Aventura trong ngày 25. Sau khi suy yếu trong một khoảng thời gian rất ngắn, vào ngày 26 tháng 8, Katrina tiến vào vịnh Mexico và bắt đầu tăng cường mạnh mẽ. Cơn bão đã mạnh lên đạt đến cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson trên vùng nước ấm ngoài khơi vịnh Mexico, nhưng sau đó nó đã suy yếu xuống thành bão cấp 3 khi nó đổ bộ lần thứ hai lên vùng Đông Nam Louisiana trong ngày 29 tháng 8.
Katrina đã tàn phá nặng nề vùng duyên hải vịnh Mexico từ Trung Florida cho đến Texas, phần lớn thiệt hại là do sóng biển dâng. Tổn thất nhân mạng nghiêm trọng nhất là tại New Orleans, Louisiana, đây là những nơi đã xảy ra ngập lụt khi mà hệ thống đê bị tàn phá thảm khốc, tại rất nhiều địa điểm hàng giờ sau khi cơn bão đi vào trong đất liền. Cuối cùng 80% thành phố và những khu vực rộng xung quanh đã bị ngập, và tình trạng này vẫn còn duy trì trong nhiều tuần. Thiệt hại vật chất lớn nhất xảy ra tại các vùng ven biển, như những thị trấn bên bờ biển Mississippi; hơn 90% các khu vực này cũng đã bị ngập. Tàu thuyền, xe cộ và nhà cửa bị đẩy vào trong đất liền; nước biển thì đã lấn sâu 10–19 km (6-12 dặm) từ đường bờ biển.
Sự thất bại của hệ thống bảo vệ bão tại New Orleans được xem là thảm họa công trình dân dụng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ và nó đã thúc đẩy một vụ kiện chống lại Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE), những nhà thiết kế và xây dựng hệ thống đê bắt buộc bởi Đạo luật Kiểm soát Lũ lụt 1965. Trách nhiệm cho sự thất bại và lũ lụt được gán thẳng cho Lục quân vào tháng 1 năm 2008 bởi luật sư Stanwood Duval, tòa án địa phương Hoa Kỳ, nhưng cơ quan liên bang không chịu trách nhiệm về tài chính vì quyền miễn tố trong Đạo luật Kiểm soát Lũ lụt 1928. Đã có một cuộc điều tra về những phản ứng từ liên bang, tiểu bang và các chính quyền địa phương, dẫn đến sự từ chức của giám đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) Michael D. Brown và giám đốc Sở Cảnh sát New Orleans (NOPD) Eddie Compass. Ngoài ra còn rất nhiều những quan chức chính phủ đã bị chỉ trích vì những phản ứng của họ, đặc biệt là Thị trưởng New Orleans Ray Nagin, Thống đốc Louisiana Kathleen Blanco, và Tổng thống George W. Bush.
Một vài cơ quan bao gồm Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG), Trung tâm Bão Quốc gia (NHC), và Cơ quan Thời tiết Quốc gia đã được ngợi khen. Họ cung cấp những dự báo theo dõi chính xác về cơn bão với những khoảng thời gian đầy đủ và hợp lý.
Lịch sử khí tượng
Bão Katrina phát triển từ áp thấp nhiệt đới 12L trên vùng Đông Nam Bahamas vào ngày 23 tháng 8 năm 2005, kết quả từ sự tương tác giữa một sóng đông và những tàn dư của áp thấp nhiệt đới Ten. Hệ thống dần mạnh lên thành bão nhiệt đới Katrina vào sáng sớm ngày 24 tháng 8. Cơn bão di chuyển hướng đến Florida, và đạt cấp độ bão cuồng phong chỉ hai giờ trước khi nó đổ bộ vào địa điểm giữa Hallandale Beach và Aventura trong sáng sớm ngày 25 tháng 8. Katrina suy yếu trên đất liền, nhưng đã mạnh trở lại thành bão cuồng phong chỉ một giờ sau khi đi vào vịnh Mexico, và nó tiếp tục mạnh thêm trên vùng nước ngoài khơi. Vào ngày 27 tháng 8, Katrina đạt cấp độ 3 trong thang bão Saffir-Simpson, trở thành cơn bão lớn thứ ba của mùa bão. Sau đó, một chu trình thay thế thành mắt bão làm gián đoạn quá trình tăng cường độ, nhưng đã giúp cơn bão tăng kích thước lên gần gấp đôi. Trên vịnh Mexico, Katrina tăng cường mạnh mẽ, từ bão cấp 3 lên thành bão cấp 5 chỉ trong vòng 9 tiếng. Nguyên nhân giúp Katrina mạnh lên rất nhanh là nhờ nhiệt độ nước biển trên bề mặt của dòng lặp trong vịnh ấm bất thường.
Trong sáng sớm ngày 28 tháng 8 Katrina mạnh lên thành bão cấp 5 và đạt đỉnh vào thời điểm 18.00 UTC cùng ngày, với vận tốc gió duy trì liên tục trong một phút tối đa 175 dặm/giờ (280 km/giờ) và áp suất trung tâm tối thiểu 902 mbar (26,6 inHg). Trị số áp suất đo được này giúp Katrina trở thành cơn bão Đại Tây Dương mạnh thứ tư từng được ghi nhận trong lịch sử vào thời điểm đó; đồng thời là cơn bão mạnh nhất từng ghi nhận được trên vịnh Mexico. Tuy nhiên, vị trí thứ 4 đã bị đẩy lùi xuống thứ 6 bởi bão Rita và bão Wilma sau này trong mùa bão; và kỷ lục bão mạnh nhất trên vịnh Mexico cũng bị phá vỡ bởi Rita. Tiếp theo Katrina suy yếu và đổ bộ lên địa điểm gần Buras-Triumph, Louisiana vào thời điểm 1110 UTC ngày 29 tháng 8 với cường độ bão cấp 3 cùng vận tốc gió 125 dặm/giờ (200 km/giờ). Tại thời điểm đổ bộ, trường gió bão cuồng phong (≥ 75 dặm/giờ) trải rộng 120 dặm (190 km) từ tâm bão ra phía ngoài, áp suất tối thiểu khi đó là 920 mbar (27 inHg). Sau khi di chuyển qua vùng Đông Nam Louisiana và eo Breton, cơn bão đổ bộ lần thứ ba gần biên giới Louisiana–Mississippi với vận tốc gió 120 dặm/giờ (190 km/giờ), vẫn ở cường độ bão cấp 3. Katrina đã duy trì cường độ ổn định khi tiến vào Mississippi, cuối cùng suy yếu thành bão nhiệt đới trên khu vực gần Meridian, Mississippi khi đã đi sâu được 150 dặm (240 km) vào trong đất liền. Katrina tiếp tục giảm cấp xuống còn áp thấp nhiệt đới trên khu vực gần Clarksville, Tennessee, nhưng những tàn dư của nó có thể nhận ra lần cuối cùng trên vùng Đông Ngũ Đại Hồ trong ngày 31 tháng 8, thời điểm mà nó bị hấp thụ bởi một front lạnh. Kết quả tạo ra một cơn bão ngoại nhiệt đới di chuyển nhanh chóng theo hướng Đông Bắc và tác động đến vùng miền Đông Canada.
Chuẩn bị
Chính quyền Liên bang
Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã bắt đầu định vị trước một vòng tròn xung quanh khu vực tác động dự kiến và huy động hơn 400 quân nhân dự bị. Vào ngày 27 tháng 8, họ sơ tán tất cả nhân viên ra khỏi vùng New Orleans trước khi có lệnh di tản bắt buộc. Những đội bay từ Trung tâm Huấn luyện Hàng không lưu động cũng tổ chức những chiếc máy bay cứu hộ từ Texas đến Florida. Tất cả máy bay đều hướng đến vịnh Mexico vào chiều ngày 29 tháng 8. Những phi đội bay, nhiều người trong số họ đã mất nhà cửa trong cơn bão, bắt đầu những hoạt động cứu trợ bất kể ngày đêm tại New Orleans, và dọc theo vùng duyên hải Mississippi và Alabama.
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực Louisiana, Alabama và Mississippi trong ngày 27 tháng 8. "Trong ngày Chủ nhật, 28 tháng 8, Tổng thống Bush đã trao đổi với Thống đốc Blanco và khuyến khích bà đề ra lệnh di tản bắt buộc tại New Orleans." Tuy nhiên, trong lời dẫn chứng của cựu giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Michael Brown trước tiểu ban Hạ viện trong ngày 29 tháng 9, dân biểu Stephen Buyer đã tra vấn tại sao trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Bush vào ngày 27 lại không bao gồm các quận (hạt) duyên hải Orleans, Jefferson và Plaquemines. Trên thực tế tuyên bố không bao gồm bất kỳ quận ven biển Louisiana nào, trong khi các quận ven biển được tuyên bố cho vùng Mississippi và Alabama. Brown trần tình rằng đó là vì Thống đốc Louisiana Blanco đã không đưa các quận vào yêu cầu viện trợ ban đầu của bà, một quyết định khiến ông cảm thấy sốc. Sau khi lắng nghe, Blanco đưa ra bản sao chép bức thư của mình, trong đó trình bày rằng bà đã yêu cầu trợ giúp cho "tất cả các quận Đông Nam bao gồm thành phố New Orleans" cũng như tên của 14 quận đặc biệt được dự kiến sẽ hứng chịu tổn thất lớn; có Jefferson, Orleans và Plaquemines.
Ảnh hưởng
Nam Florida
12 người bị thiệt mạng tại Nam Florida, bao gồm ba người ở Quận Broward, một ở Quận Miami-Dade, và bốn ở thành phố Miami. Hơn một triệu người bị cúp điện, và chi phí thiệt hại từ 1 đến 2 tỷ đô la Mỹ.
Đông Nam Louisiana
Thành phố New Orleans phải ra lệnh sơ tán lần đầu tiên trong lịch sử, vì 70% diện tích của thành phố nằm dưới mực nước biển, và sóng cồn dự kiến đạt độ cao kỷ lục là 8 mét trên mức thủy triều thông thường. Thiết bị đo sóng trên biển ghi nhận sóng đạt đến 11 mét trước khi nó ngừng hoạt động. Các kế hoạch để giảm thảm họa đã hoạt động hết công suất tại những khu vực bị ảnh hưởng. Một số chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà vì bão tố. State Farm Insurance và những công ty bảo hiểm khác ước lượng chi phí thiệt hại bảo hiểm đã lên đến 25 tỷ đô la.
May mắn cho phần nhiều của New Orleans, cơn bão này không thảm họa đến độ như các nhà khí tượng học dự báo, tại vì bão Katrina quay phải vào đúng lúc và quanh mắt bão vượt qua New Orleans cách 16–24 km. Dù là các phóng viên cho rằng sóng bão vượt qua bờ đê, nó lên chậm và ổn định, cho nên phần nhiều của hệ thống bờ đê giữ thẳng, nhưng mà nhiều máy bơm nước bị cúp điện, và một đê của Hồ Pontchartrain bị bể, làm 80% của thành phố New Orleans lụt, có chỗ bị lụt gần 8 mét, nhất là vào vùng đông của thành phố.
Hai quận Jefferson và Plaquemines phải tuyên bố thiết quân luật.
Các khu vực khác
Miền nam của tiểu bang Mississippi bị tàn phá kinh khủng. Hai thành phố Gulfport và Biloxi bị mưa và sóng lụt, và những sòng bạc trên nước đã bị mang khỏi nước biển và lên đất liền. Phần nhiều của những người bị thiệt mạng ở Biloxi.
Ở Mobile, Alabama, Vịnh Mobile đổ nước vào phố sâu 60–90 cm. Hơn 110.000 người bị cúp điện ở Alabama, và có người báo cáo có bão táp gần Brewton, Alabama. Miền tây của tiểu bang Georgia bị mưa lụt, gió thổi, và vài bão táp ở ba quận Polk, Heard, và Carroll.
Tại tiểu bang Tennessee, gần 75.000 người bị cúp điện vào hai khu vực Memphis và Nashville. Khu vực Hopkinsville đã bị mưa lụt dữ. Nhiều căn nhà bị lụt và một trường trung học bị sụp xuống một phần ở Quận Christian. Tại Quận Warren ở tiểu bang Ohio, Katrina có thể đã gây ra một lốc xoáy EF0 , làm gãy vài cây cối.
Số người bị thiệt mạng
Bảng bên phải liệt kê số người bị thiệt mạng đã được xác nhận tại những khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, số tử thương được ước lượng có thể nhiều hơn, nhất là ở New Orleans, nhưng các giới chức đã quan tâm đến việc cứu những người đang sống, thay vì đếm những người bị thiệt mạng. Vào ngày 31 tháng 8, thị trưởng New Orleans Ray Nagin cho rằng số người bị thiệt mạng do bão chắc tới hàng ngàn.
Liên kết ngoài
BBC tiếng Việt:
"Hàng ngàn người chết" ở New Orleans
80 người chết vì bão Katrina
Hàng chục người chết vì bão tại Hoa Kỳ
VOA tiếng Việt:
Số người thiệt mạng vì bão Katrina lên tới hơn 100 người
Bão Katrina di chuyển lên phía bắc
VNN:
Ông Bush bỏ dở kỳ nghỉ vì bão Katrina
Con số người thiệt mạng vì bão Katrina đã vượt quá 80
Ít nhất 55 người thiệt mạng vì bão Katrina
Hàng trăm nghìn dân Mỹ phải đi sơ tán vì bão
Dự báo bão Katrina sẽ khiến khoảng 1 triệu người mất nhà cửa – Calitoday
Bão Katrina có thể làm cho các công ty bảo hiểm phải trả số tiền kỷ lục 25 tỷ đôla – Người Việt Online
Tiếng Anh:
Giảm thảm họa
Tổ chức Chữ thập đỏ động viên kế hoạch giảm thảm họa lớn nhất từ trước đến giờ
Bảng người mất
Tin tức địa phương
Tình trạng của nhiều đài TV miền Vịnh
Những cung cấp (stream) trên Internet chiếu tin tức từ những đài TV địa phương:
WWL-TV 4 (CBS), New Orleans (WMV)
mms://beloint.wm.llnwd.net/beloint_wwltv
WWL-TV 4 (CBS), New Orleans (WMV) – cung cấp thứ hai từ KHOU.com
mms://beloint.wm.llnwd.net/beloint_khou
WDSU-TV 6 (NBC), New Orleans (WMV)
mms://a203.l1291238202.c12912.g.lm.akamaistream.net/D/203/12912/v0001/reflector:38841
WAPT-TV 16 (ABC), Jackson, Mississippi (WMV)
mms://a844.l1291238843.c12912.g.lm.akamaistream.net/D/844/12912/v0001/reflector:38843
Đài WLOX-TV 13 (ABC), Biloxi, Mississippi (WMV)
mms://a432.l1243132943.c12431.n.lm.akamaistream.net/D/432/12431/v0001/reflector:32943
Đài WKRG-TV 5 (CBS), Mobile, Alabama (WMV)
mms://wmbcast.mgeneral.speedera.net/wmbcast.mgeneral/wmbcast_mgeneral_aug262005_1435_95518
Những địa chỉ bắt đầu với "mms:" liên kết thẳng đến cung cấp, được liệt kê ở đây để cho những người không dùng Microsoft Windows. Những người dùng Linux có thể sử dụng trình nhạc mplayer để coi những cung cấp này. Phần nhiều được Akamai truyền lại cho mọi người.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trung tâm Dự báo bão Quốc gia Hoa Kỳ
Đài Thời Tiết
Những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1851–2004)
Tài liệu chưa giải tích từ phao đo gió, từ NDBC do NOAA.
Tài liệu chưa giải tích từ máy bay Hurricane Hunter , do Phi đội Trinh sát Thời tiết 53
Cơn bão hình khuyên (PDF)
Chính phủ
Cục Bảo Đảm Quốc gia và Sự Sẵn Sàng Khẩn Cấp Louisiana
Sở Điều Hành Khẩn Cấp Mississippi
Tài liệu hiện giờ từ rađa của NWS tại New Orleans
Thông tin về Đường sá Louisiana
Đường đóng
Chính phủ Quận St. Bernard
Bão ở Đại Tây Dương
Mùa bão Đại Tây Dương 2005
Bão tại Hoa Kỳ
New Orleans
Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2005 |
10573 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20Moore | Định luật Moore | Định luật Moore được xây dựng bởi Gordon Moore - một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính nổi tiếng Intel. Định luật ban đầu được phát biểu như sau:
"Số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 24 tháng." (1 inch vuông xấp xỉ 6,45 cm²). Năm 2000 định luật được sửa đổi và công nhận là sau mỗi chu kỳ 18 tháng. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng Gordon Moore đã công bố sửa đổi định luật của ông là 24 tháng nhưng báo chí tại thời điểm đó đã viết là 18 tháng.
Định luật Moore lần đầu tiên được công bố rộng rãi trên tạp chí Electronics Magazine số ra ngày 19 tháng 4 năm 1965.
Tác dụng của Định luật Moore
Định luật Moore là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghệ điện tử, giải thích tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành trong khi vẫn tiếp tục nâng cao hiệu suất của phần cứng.
Định luật Moore cũng là một động lực kích thích cho ngành công nghiệp điện tử duy trì sự phát triển mạnh mẽ trong hàng thập kỷ qua.
Thực tế, từ "định luật" trong tên gọi "Định luật Moore" không mang cùng một ý nghĩa với từ "định luật" trong tên gọi "định luật Newton" hay "định luật Gauss". Vào năm 1965, trong một bài báo có tiêu đề "Đưa thêm nhiều thành phần vào mạch tích hợp" cho tạp chí Electronics, Gordon Moore đưa ra tiên đoán rằng số lượng thành phần (bóng bán dẫn) trong các mạch tích hợp – bộ não của máy tính – sẽ tăng gấp đôi sau mỗi năm. Khoảng 1 thập kỷ sau, tiến sĩ Moore thay đổi lại kết luận của mình, theo đó số lượng bóng bán dẫn sẽ phải mất 2 năm để tăng gấp đôi - con số "18 tháng" được nhiều người đưa ra chưa bao giờ tồn tại trên Định luật Moore.
Định luật Moore tại thời điểm hiện tại và dự báo trong tương lai
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây định luật Moore đã có nhiều biểu hiện bị thay đổi và kéo dài dần thời gian tăng đôi số transistor trên một đơn vị diện tích (một inch vuông). Tại thời điểm hiện nay (năm 2007), khoảng thời gian để tăng đôi số transistor là xấp xỉ 60 tháng. Nhiều nhà phân tích cho rằng trong tương lai không xa khi mà các áp dụng kỹ thuật đã không thể rút nhỏ kích cỡ của một transistor xuống hơn được (cụ thể là khi kiến trúc của transistor đã được rút xuống đến mức độ phân tử) thì định luật Moore sẽ không còn đúng nữa.
Tham khảo
Tương lai học
Lịch sử phần cứng máy tính
MOSFET
Quy tắc ngón cái |
10574 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20d%C6%B0%C6%A1ng%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Nguyên dương (định hướng) | Nguyên dương hay Nguyên Dương có thể chỉ:
Các số nguyên dương, tập con của vành số nguyên Z.
Nguyên Dương, một huyện thuộc châu tự trị người Di, người Cáp-ni Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Nguyên Dương, huyện thuộc địa cấp thị Tân Hương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. |