id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
8747 | https://vi.wikipedia.org/wiki/William%20Westmoreland | William Westmoreland | William Childs Westmoreland (26 tháng 3 năm 1914 – 18 tháng 7 năm 2005) là đại tướng của Hoa Kỳ. Ông từng giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (Military Assistance Command Vietnam, MACV), từ năm 1964 đến năm 1968, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 đến 1972.
Con đường binh nghiệp
William C. Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, tiểu bang Nam Carolina, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Học viện quân sự West Point năm 1936, sau đó phục vụ trong binh chủng pháo binh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa Kỳ, tham chiến trên các chiến trường từ Bắc Phi, Tunisia đến Sicilia và châu Âu. Tháng 7 năm 1944, ông được thăng quân hàm Đại tá.
Sau Thế chiến, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, trong đó ông làm giảng viên tại trường đào tạo sĩ quan quân đội Fort Leavenworth trong hai năm 1950-1951. Năm 1952-1953, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn 187 trong chiến tranh Triều Tiên và vào tháng 11 năm 1952, ông được thăng quân hàm Chuẩn tướng.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, ông trở về nước làm Tổng Thư ký Bộ Tổng Tham mưu, dưới quyền của tướng Maxwell D. Taylor (1955-1958), người mà về sau trở thành đồng nghiệp thân cận của ông trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tháng 12 năm 1956, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Từ năm 1958-1960, ông là Tư lệnh Sư đoàn 101. Từ năm 1960-1963, ông làm Hiệu trưởng của Học viện quân sự West Point.
Tháng 7 năm 1963, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được để cử giữ chức Tư lệnh phó Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV), dưới quyền tướng 4 sao Paul Harkins. Đến tháng 8 năm 1964, ông được cử làm Tư lệnh của MACV thay cho tướng Paul Harkins. Cũng trong thời gian này ông được thăng quân hàm Đại tướng.
Giai đoạn mà Westmoreland giữ chức tư lệnh MACV là giai đoạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam với số lượng rất đông mà đỉnh điểm lên đến hơn 50 vạn lính Mỹ. Ông cũng là tác giả của chiến thuật "Tìm và Diệt" (Search and Destroy), tuy nhiên chiến thuật này đã bị thất bại nặng nề vì nó không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của đối phương là Quân Giải phóng. Ngoài ra, ông cũng không thể dự đoán trước được rằng Biến cố Tết Mậu Thân sẽ xảy ra. Chính vì vậy, tháng 7 năm 1968, Tổng thống Johnson đã cử tướng Creighton Abrams làm Tư lệnh của MACV thay thế cho ông.
Ông sau đó quay trở về nước và tiếp tục giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Ngày 30 tháng 6 năm 1972 ông từ giã sự nghiệp quân sự và tham gia chính trường. Năm 1974, ông được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên tránh cử cho chức vụ Thống đốc bang Nam Carolina, nhưng thất bại. Sau đó, ông không còn tham gia chính trường nữa và tập trung vào sự nghiệp văn học, ông cho xuất bản cuốn hồi ký có tên là "A Soldier Reports" (Tường trình của một quân nhân) nói về cuộc đời binh nghiệp của ông.
Năm 1947, ông lập gia đình với Katherine S. Van Deusen, một người phụ nữ Mỹ mang quốc tịch Hà Lan.
Westmoreland qua đời một cách bình lặng tại nhà riêng vào ngày 18 tháng 7 năm 2005. Tang lễ của ông không được tổ chức theo nghi thức quốc tang theo di nguyện của ông, mà sẽ được gia đình ông cử hành tại nhà riêng của ông.
Chiến thuật "Tìm và Diệt"
Trong thời gian giữ chức Giám đốc Học viện West Point, Westmoreland đã thực hiện việc thay đổi giáo trình huấn luyện cho phù hợp với tình hình chiến tranh thời bấy giờ. Đó cũng là lý do ông được cử sang Việt Nam và nắm giữ quyền chỉ huy các lực lượng đồng minh tại Nam Việt Nam. Ông cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có chiến tuyến, vùng kiểm soát của 2 bên thường thay đổi và trộn lẫn vào nhau theo hình thái "da báo". Ông đã đưa ra chiến lược: Bảo vệ vùng duyên hải và ngăn chận đường xâm nhập của đối phương, sau đó sử dụng chiến thuật "Tìm và Diệt" (Search and Destroy) để làm tiêu hao lực lượng của đối phương trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Chiến thuật "Tìm và Diệt" thực hiện trên cơ sở ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và khả năng cơ động của quân Mỹ, có thể nhanh chóng phát hiện và cơ động đến để tiêu diệt vị trí của đối phương. Bên cạnh đó, chủ trương thường xuyên mở các cuộc hành quân thẳng vào các căn cứ địa của đối phương không nhằm mục tiêu xâm chiếm và kiểm soát lãnh thổ, mà để tiêu diệt các bộ phận sinh lực đối phương. Quân Mỹ sẽ thực hiện phương án tác chiến "Tìm thấy, Tấn công và Thanh toán" (Find, Fix, and Finish), sau đó trở về căn cứ của mình và chuẩn bị cuộc hành quân khác.
Thực hiện chiến thuật này, hàng loạt các cuộc hành quân lớn của quân Mỹ ở Việt Nam như Attelboro, Cedar Falls, Gadsden, Tucson và Junction City được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của quân Mỹ được đánh giá là không hiệu quả do chủ yếu được huấn luyện và trang bị để chiến đấu ở chiến trường châu Âu, nên gặp rất nhiều khó khăn khi phải chiến đấu trong rừng rậm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, viên tướng chỉ huy Quân Giải phóng là Nguyễn Chí Thanh cũng đưa ra những biện pháp đối phó hữu hiệu làm hạn chế sức mạnh của quân Mỹ như chiến thuật gài bẫy nhằm vô hiệu hóa sự cơ động, và đặc biệt là chiến thuật áp sát khi giao chiến (còn gọi là "Bám thắt lưng địch mà đánh") làm hạn chế rất nhiều thế mạnh về hỏa lực của quân Mỹ.
Chiến thuật "Tìm và Diệt" gặp rất nhiều sự chỉ trích của các tướng lĩnh khác vì cho rằng vai trò của quân Mỹ tại Nam Việt Nam là thiết lập một số đầu cầu và bảo vệ những đầu cầu đó, để Quân lực Việt Nam Cộng hòa mở các cuộc hành quân tấn công đối phương; hoặc là để giúp bình định và chống chiến tranh nổi dậy chứ không phải để mở những cuộc hành quân. Một số kết quả chiến trường cũng đã chứng minh được Westmoreland đã thất bại. Vì thế, ông thường yêu cầu tăng thêm quân nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự phát triển của đối phương.
Tác phẩm
William C. Westmoreland, A Soldier Reports, Garden City, N.Y.: Doubleday, 1976.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Westmoreland's political donations
An article on the CBS documentary controversy by LTC Evan Parrott for the Air War College
PDF copies of MG McChristian's deposition for the CBS trial
MG McChristian's deposition concerning his participation in the documentary and clarifying his observation of the facts
Analysis of the broadcast by Professor Peter Rollins of Oklahoma State University, hosted on Vietnam Veterans website
William C. Westmoreland Collection US Army Heritage and Education Center, Carlisle, Pennsylvania
1981 video interview with Westmoreland about U.S. military involvement in Vietnam
Initial report on the death of Westmoreland from the Associated Press
Obituary: General Commanded Troops in Vietnam from the Washington Post
Gen. Westmoreland, Who Led U.S. in Vietnam, Dies from the New York Times
Commander of US forces in Vietnam dies aged 91 from The Times
A general who fought to win from The State
'Westy' recalled as noble, tragic from The State
Farewell salute to a fine soldier from The Washington Times
General Westmoreland's Death Wish and the War in Iraq from CommonDreams.org
Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam
Westmoreland, William
Đại tướng Lục quân Hoa Kỳ
Bảo quốc Huân chương
Bắc Đẩu Bội tinh
Quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên
Người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
Quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
Chính khách Mỹ thế kỷ 20 |
8748 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng | Lập trình hướng đối tượng | Lập trình hướng đối tượng () là một mẫu hình lập trình dựa trên khái niệm "đối tượng", mà trong đó, đối tượng chứa đựng các dữ liệu, trên các trường, thường được gọi là các thuộc tính; và mã nguồn, được tổ chức thành các phương thức. Phương thức giúp cho đối tượng có thể truy xuất và hiệu chỉnh các trường dữ liệu của đối tượng khác, mà đối tượng hiện tại có tương tác (đối tượng được hỗ trợ các phương thức "this" hoặc "self"). Trong lập trình hướng đối tượng, chương trình máy tính được thiết kế bằng cách tách nó ra khỏi phạm vi các đối tượng tương tác với nhau. Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khá đa dạng, phần lớn là các ngôn ngữ lập trình theo lớp, nghĩa là các đối tượng trong các ngôn ngữ này được xem như thực thể của một lớp, được dùng để định nghĩa một kiểu dữ liệu.
OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OOP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước đó. Một cách giản lược, đây là khái niệm và là một nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập trình, cho phép họ tạo ra các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối tượng vật lý.
Những đối tượng trong một ngôn ngữ OOP là các kết hợp giữa mã và dữ liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng biệt và tất cả các tham chiếu đến đối tượng đó được tiến hành qua tên của nó. Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận vào các thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay đến môi trường.
Đa phần các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất hiện nay (như C++, Delphi, Java, Python, v.v...) là các ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình và đều hỗ trợ lập trình hướng đối tượng ở nhiều mức độ khác nhau, thường được kết hợp với lập trình mệnh lệnh, lập trình thủ tục. Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đáng chú ý gồm có Java, C++, C#, Python, PHP, Ruby, Perl, Object Pascal, Objective-C, Dart, Swift, Scala, Common Lisp, và Smalltalk.
Các tính chất cơ bản
Đối tượng (object): Các dữ liệu và chỉ thị được kết hợp vào một đơn vị đầy đủ tạo nên một đối tượng. Đơn vị này tương đương với một chương trình con và vì thế các đối tượng sẽ được chia thành hai bộ phận chính: phần các phương thức (method) và phần các thuộc tính (attribute / properties). Trong thực tế, các phương thức của đối tượng là các hàm và các thuộc tính của nó là các biến, các tham số hay hằng nội tại của một đối tượng (hay nói cách khác tập hợp các dữ liệu nội tại tạo thành thuộc tính của đối tượng). Các phương thức là phương tiện để sử dụng một đối tượng trong khi các thuộc tính sẽ mô tả đối tượng có những tính chất gì.Các phương thức và các thuộc tính thường gắn chặt với thực tế các đặc tính và sử dụng của một đối tượng.Trong thực tế, các đối tượng thường được trừu tượng hóa qua việc định nghĩa của các lớp (class).Tập hợp các giá trị hiện có của các thuộc tính tạo nên trạng thái của một đối tượng.Mỗi phương thức hay mỗi dữ liệu nội tại cùng với các tính chất được định nghĩa (bởi người lập trình) được xem là một đặc tính riêng của đối tượng. Nếu không có gì lầm lẫn thì tập hợp các đặc tính này gọi chung là đặc tính của đối tượng.
Lập trình hướng đối tượng là một phương pháp lập trình có 4 tính chất chính sau:
Tính trừu tượng (abstraction): Đây là khả năng của chương trình bỏ qua hay không chú ý đến một số khía cạnh của thông tin mà nó đang trực tiếp làm việc lên, nghĩa là nó có khả năng tập trung vào những cốt lõi cần thiết. Mỗi đối tượng phục vụ như là một "động tử" có thể hoàn tất các công việc một cách nội bộ, báo cáo, thay đổi trạng thái của nó và liên lạc với các đối tượng khác mà không cần cho biết làm cách nào đối tượng tiến hành được các thao tác. Tính chất này thường được gọi là sự trừu tượng của dữ liệu. Tính trừu tượng còn thể hiện qua việc một đối tượng ban đầu có thể có một số đặc điểm chung cho nhiều đối tượng khác như là sự mở rộng của nó nhưng bản thân đối tượng ban đầu này có thể không có các biện pháp thi hành. Tính trừu tượng này thường được xác định trong khái niệm gọi là lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng.
Tính đóng gói (encapsulation) và che giấu thông tin (information hiding): Tính chất này không cho phép người sử dụng các đối tượng thay đổi trạng thái nội tại của một đối tượng. Chỉ có các phương thức nội tại của đối tượng cho phép thay đổi trạng thái của nó. Việc cho phép môi trường bên ngoài tác động lên các dữ liệu nội tại của một đối tượng theo cách nào là hoàn toàn tùy thuộc vào người viết mã. Đây là tính chất đảm bảo sự toàn vẹn của đối tượng.
Tính đa hình (polymorphism): Thể hiện thông qua việc gửi các thông điệp (message). Việc gửi các thông điệp này có thể so sánh như việc gọi các hàm bên trong của một đối tượng. Các phương thức dùng trả lời cho một thông điệp sẽ tùy theo đối tượng mà thông điệp đó được gửi tới sẽ có phản ứng khác nhau. Người lập trình có thể định nghĩa một đặc tính (chẳng hạn thông qua tên của các phương thức) cho một loạt các đối tượng gần nhau nhưng khi thi hành thì dùng cùng một tên gọi mà sự thi hành của mỗi đối tượng sẽ tự động xảy ra tương ứng theo đặc tính của từng đối tượng mà không bị nhầm lẫn.
Ví dụ khi định nghĩa hai đối tượng "hinh_vuong" và "hinh_tron" thì có một phương thức chung là "chu_vi". Khi gọi phương thức này thì nếu đối tượng là "hinh_vuong" nó sẽ tính theo công thức khác với khi đối tượng là "hinh_tron".
Tính kế thừa (inheritance): Đặc tính này cho phép một đối tượng có thể có sẵn các đặc tính mà đối tượng khác đã có thông qua kế thừa. Điều này cho phép các đối tượng chia sẻ hay mở rộng các đặc tính sẵn có mà không phải tiến hành định nghĩa lại. Tuy nhiên, không phải ngôn ngữ định hướng đối tượng nào cũng có tính chất này.
Một điểm mới về mẫu hình, về quan điểm
OOP vẫn còn là một đề tài của nhiều tranh cãi về định nghĩa chuẩn xác hay về các nguyên lý của nó.
Trong dạng tổng quát nhất, OOP được hiểu theo cách là một loại thực nghiệm viết chương trình văn bản được phân cấp ra thành nhiều mô đun (module), mà mỗi mô đun đóng vai như một lớp vỏ che đại diện cho mỗi kiểu dữ liệu.
Những khái niệm liên hệ đã được góp nhặt lại để tạo thành một khuôn khổ cho việc lập trình. Các triết lý đằng sau việc định hướng đối tượng đã trở nên mạnh mẽ để tạo thành một sự chuyển đổi mẫu hình trong ngành lập trình.
Những mẫu hình khác như lập trình chức năng và lập trình thủ tục tập trung chủ yếu trên các hành động, còn lập trình lô gíc lại tập trung vào những khẳng định hợp lý để kích hoạt sự thực thi của mã chương trình.
OOP đã phát triển một cách độc lập từ việc nghiên cứu về các ngôn ngữ định hướng của hệ thống mô phỏng, đó là SIMULA 67, và từ việc nghiên cứu các kiến trúc của hệ thống có độ tin cậy cao, đó là các kiến trúc CPU và khả năng cơ bản của các hệ điều hành.
Một chức năng đặc sắc của OOP là việc xử lý các kiểu con của các kiểu dữ liệu.
Dữ liệu của các đối tượng, một cách tổng quát, được đòi hỏi trong thiết kế để thỏa mãn các yêu cầu của người lập trình (tức là các lớp).
Các kiểu dữ liệu bị giới hạn thêm các điều kiện mặc dù có cùng kiểu dữ liệu với loại không bị ràng buộc bởi các điều kiện đó, gọi là kiểu dữ liệu con. Cả hai loại kiểu dữ liệu này đều dựa vào và đều được điều tiết bởi các hành xử (tức là các phương thức) đã được định nghĩa. Các điều kiện hay yêu cầu này có thể được khai báo rõ ràng hay được giả thiết công nhận ngầm bởi người lập trình. Các ngôn ngữ định hướng đối tượng cung cấp nhiều cơ chế cho việc khẳng định rằng các giả thiết đó có tính địa phương cho một phần của chương trình. Các cơ chế này này có thể đọc thấy trong các tài liệu về các chương trình định hướng đối tượng.
OOP tự nó đã đang được dùng để khuyến mãi cho nhiều sản phẩm và dịch vụ. Các định nghĩa hiện tại và ích lợi của các đặc tính của OOP thường được màu mè hóa bởi các mục đích của thị trường thương mại. Tương tự, nhiều ngôn ngữ lập trình có những quan điểm đặc biệt về OOP mà nó ít tổng quát trong một số khía cạnh.
Các định nghĩa chính xác của OOP sẽ có sự khác biệt tùy theo quan điểm. Đặc biệt, các ngôn ngữ có kiểu tĩnh thường có cái nhìn hơi khác với các ngôn ngữ có kiểu động về OOP, nguyên do là vì chúng tập trung trên thời gian dịch hay tập trung vào thời gian thi hành của các chương trình.
OOP thường được xem là một mẫu hình hơn là một kiểu hay một phong cách lập trình nhằm nhấn mạnh vào điểm quan trọng là OOP có thể thay đổi phương thức phát triển phần mềm bằng cách thay đổi tư duy của những người lập trình và những kỹ sư phần mềm về phần mềm.
Mẫu hình của OOP chủ yếu không phải là kiểu lập trình mà là kiểu thiết kế. Một hệ thống được thiết kế bởi định nghĩa của các đối tượng mà các đối tượng này sẽ tồn tại trong hệ thống đó, trong mã mà hiện làm việc chưa tương thích với đối tượng, hay là trong người dùng đối tượng do ảnh hưởng của tính chất đóng của đối tượng.
Cũng nên lưu ý rằng có sự khác biệt giữa mẫu hình định hướng đối tượng và lý thuyết các hệ thống. OOP tập trung trên các đối tượng như là các đơn vị của một hệ thống, trong khi đó, lý thuyết các hệ thống lại tự nó chỉ tập trung vào hệ thống. Như là phần trung gian, người ta có thể tìm thấy các dạng thức thiết kế phần mềm hay các kỹ thuật khác dùng các lớp và các đối tượng như là các viên gạch trong những thành phần lớn hơn. Những thành phần này có thể được xem như là bước trung gian từ mẫu hình định hướng đối tượng đến các mô hình "định hướng sống thực" hơn của lý thuyết các hệ thống.
Các mẫu hình định hướng đối tượng con
Có nhiều phong cách lập trình hướng đối tượng. Sự khác nhau giữa các phong cách này là tùy theo việc các ngôn ngữ lập trình chú trọng vào khía cạnh nào của sự thuận lợi của định hướng đối tượng và vào việc kết hợp các cấu trúc trong các phương cách khác nhau.
OOP với các ngôn ngữ cấu trúc
Trong các ngôn ngữ cấu trúc, OOP thường xuất hiện như là một dạng mà ở đó các kiểu dữ liệu được mở rộng để hành xử giống như là một kiểu của một đối tượng trong OOP, hoàn toàn tương tự cho một kiểu dữ liệu trừu tượng với sự mở rộng như là sự kế thừa. Mỗi phương pháp thực ra là một chương trình con, một cách cú pháp, giới hạn nội trong một lớp.
Các mô hình nguyên mẫu cơ bản
Khác với cách sử dụng lớp, nguyên mẫu là một mô hình khác ít được biết đến hơn, nó có ý nghĩa đạt tới việc chia sẻ ứng xử theo định hướng đối tượng. Sau khi đối tượng được định nghĩa, một đối tượng khác tương tự sẽ được định nghĩa từ đối tượng ban đầu. Ngôn ngữ nguyên mẫu cơ bản được biết đến nhiều nhất là JavaScript mà đây là một sự thiết lập của ECMAScript. Self, một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Sun Microsystems cũng là một ví dụ của ngôn ngữ dùng nguyên mẫu cho việc chia sẻ ứng xử chứ không dùng sự phân lớp. NewtonScript, Act1, Io và Delegation là các ví dụ khác. Đặc biệt, Hybrid và Exemplars sử dụng cả hai mô hình nguyên mẫu và phân lớp. Trong các hệ thống nguyên mẫu, các đối tượng tự chúng là các khuôn thức (template), trong khi các hệ thống phân lớp dùng các lớp như là các khuôn thức cho các đối tượng.
Các tiếp cận kiểu phân lớp thì chiếm đa số trong OOP mà nhiều người sẽ định nghĩa các đối tượng như là có tính chất đóng mà việc chia sẻ dữ liệu xảy ra bởi sự phân lớp và bởi tính kế thừa. Mặc dù vậy, khái niệm tổng quát hơn "chia sẻ ứng xử" được công nhận như là các kỹ thuật thay thế (như trường hợp nguyên mẫu).
(Xem thêm Lập trình nguyên mẫu cơ bản)
Mô hình đối tượng cơ bản
Lập trình hướng đối tượng cơ bản là trung tâm về việc tạo thành của các đối tượng và các tương tác của chúng, nhưng có thể sẽ thiếu đi một số chức năng quan trọng của mẫu hình định hướng đối tượng lớp cơ bản như là tính kế thừa. Những hệ thống đối tượng cơ bản như vậy thường không được xem như là định hướng đối tượng vì đổi tính kế thừa một cách điển hình là một yếu tố cốt lõi của OOP.
Ví dụ của trường hợp này là ngôn ngữ Visual Basic với các phiên bản 6.0 hay nhỏ hơn.
Định nghĩa chuẩn
Đã có nhiều nỗ lực để chuẩn hóa các khái niệm được dùng trong lập trình định hướng đối tượng. Những khái niệm và các kết cấu sau đây đã được suy diễn như là các khái niệm của OOP:
Các kiểu dữ liệu đồng đại số
Các lượng tồn tại và các mô đun
Đệ quy
Các bản và việc mở rộng bản
Đa hình biên F
Các nỗ lực tìm một định nghĩa thống nhất hay lý thuyết đứng sau các đối tượng đã không mấy thành công và thường bị phân hóa nặng. Ví dụ, một số định nghĩa thì tập trung lên các hoạt động tinh thần trong khi số khác lại ngả về việc cấu trúc chương trình. Một trong các định nghĩa đơn giản hơn cho rằng OOP là một hành xử của việc sử dụng các biểu đồ cấu trúc dữ liệu hay sử dụng các dãy mà có thể chứa các hàm và các con trỏ sang các biểu đồ khác. Sự kế thừa có thể tiến hành bởi nhân bản các biểu đồ này (mà đôi khi gọi là "nguyên bản hóa").
OOP trong văn lệnh
Trong những năm gần đây, lập trình đối tượng cơ bản đã đặc biệt trở nên phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình văn lệnh vì chúng có tính trừu tượng, tính đóng, khả năng tái sử dụng, và dễ sử dụng (trong khi khả năng kế thừa trong các ngôn ngữ này vẫn còn là các câu hỏi chưa có câu trả lời). Smalltalk có thể là ngôn ngữ đầu tiên có kiểu như trên, Python và Ruby là các ngôn ngữ tương đối mới và được xây dựng từ đầu với ý tưởng OOP, trong khi đó ngôn ngữ văn lệnh Perl đã đang được từ từ thêm vào các chức năng mới về định hướng đối tượng kể từ phiên bản 5. Khả năng của các đối tượng để thể hiện "thế giới thực" là một lý do cho sự phổ biến của JavaScript và ECMAScript, mà được bàn cãi là thích hợp để đại diện cho DOM của các hồ sơ HTML và XML trên Internet.
Ví dụ mã nguồn trong C++
Lưu ý:
Ví dụ trên được viết trong C++ có thể dùng bất kì trình dịch nào để dịch thẳng ra tập tin thực thi. Cụ thể là dùng Borland C++ cho Windows hay dùng g++ cho Linux.
Các dòng màu đen là mã nguồn, các dòng màu khác là các dòng giải thích ý nghĩa sử dụng của OOP.
Đòi hỏi người đọc biết ít nhiều cách dùng về ngôn ngữ lập trình và trình dịch.
Bản thân các lớp khi khai báo vẫn có tính trừu tượng. Nghĩa là, nó không sử dụng trực tiếp được (mà chỉ có thể xem là các kiểu dữ liệu). Chỉ khi nào người dùng thực hiện động tác thực thể hóa (instantiate) thì lớp này mới khởi động và tạo thành một đối tượng thực. Trong ví dụ này thì câu lệnh Inherit1 boy; và câu lệnh Inherit2 girl; là hai câu lệnh để thực thể hóa thành hai đối tượng boy và girl.
Sự hỗ trợ các loại đặc tính cho OOP trong C++ rất phong phú. Ví dụ chỉ nhằm minh họa các tính chất cơ bản của OOP.
Một số khái niệm cần biết trong ngôn ngữ OOP hiện đại
Hiện nay các ngôn ngữ OOP phổ biến nhất đều tập trung theo phương pháp phân lớp trong đó có C++, Java, C# và Visual Basic.NET. Ngôn ngữ OOP hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, là một phương pháp thiết kế và phát triển phần mềm dựa trên kiến trúc lớp và đối tượng. Sau đây là một số khái niệm mà các ngôn ngữ này thường dùng tới.
Lớp (class)
Một lớp có thể được hiểu là khuôn mẫu để tạo ra các đối tượng. Trong một lớp, người ta thường dùng các biến để mô tả các thuộc tính và các hàm để mô tả các phương thức của đối tượng. Khi đã định nghĩa được lớp, ta có thể tạo ra các đối tượng từ lớp này. Để việc sử dụng được dễ dàng, thông qua hệ thống hàm tạo (constructor), người ta dùng lớp như một kiểu dữ liệu để tạo ra các đối tượng.
cc
Lớp con (subclass)
Lớp con là một lớp thông thường nhưng có thêm tính chất kế thừa một phần hay toàn bộ các đặc tính của một lớp khác. Lớp chia sẻ sự kế thừa gọi là lớp cha (parent class/superclass).
Lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng (abstract class)
Lớp trừu tượng là một lớp mà nó không thể thực thể hóa thành một đối tượng thực dụng được. Lớp này được thiết kế nhằm tạo ra một lớp có các đặc tính tổng quát nhưng bản thân lớp đó chưa có ý nghĩa (hay không đủ ý nghĩa) để có thể tiến hành viết mã cho việc thực thể hóa. (xem Ví dụ)
Ví dụ: Lớp "hinh" được định nghĩa không có dữ liệu nội tại và chỉ có các phương thức (hàm nội tại) "tinh_chu_vi", "tinh_dien_tich". Nhưng vì lớp hình này chưa xác định được đầy đủ các đặc tính của nó (cụ thể các biến nội tại là tọa độ các đỉnh nếu là đa giác, là đường bán kính và toạ độ tâm nếu là hình tròn,...) nên nó chỉ có thể được viết thành một lớp trừu tượng. Sau đó, người lập trình có thể tạo ra các lớp con chẳng hạn như là lớp "tam_giac", lớp "hinh_tron", lớp "tu_giac", v.v... Và trong các lớp con này người viết mã sẽ cung cấp các dữ liệu nội tại (như là biến nội tại r làm bán kính và hằng số nội tại Pi cho lớp "hinh_tron" và sau đó viết mã cụ thể cho các phương thức "tinh_chu_vi" và "tinh_dien_tich").
Phương thức (method)
Phương thức của một lớp thường được dùng để mô tả các hành vi của đối tượng (hoặc của lớp). Ví dụ như đối tượng thuộc lớp điện thoại có các hành vi sau: Đổ chuông, chuyển tín hiệu từ sóng sang dạng nghe được, chuyển tín hiệu giọng nói sang dạng chuẩn, chuyển tín hiệu lên tổng đài.v.v. Khi thiết kế, người ta có thể dùng các phương thức để mô tả và thực hiện các hành vi của đối tượng. Mỗi phương thức thường được định nghĩa là một hàm, các thao tác để thực hiện hành vi đó được viết tại nội dung của hàm. Khi thực hiện hành vi này, đối tượng có thể phải thực hiện các hành vi khác. Ví dụ như điện thoại phải chuyển tín hiệu giọng nói sang dạng chuẩn trước khi chuyển lên tổng đài. Cho nên một phương thức trong một lớp có thể sử dụng phương thức khác trong quá trình thực hiện hành vi của mình.
Người ta còn định nghĩa thêm vài loại phương thức đặc biệt:
Hàm tạo (constructor) là hàm được dùng để tạo ra một đối tượng, cài đặt các giá trị ban đầu cho các thuộc tính của đối tượng đó.
Hàm hủy (destructor) là hàm dùng vào việc làm sạch bộ nhớ đã dùng để lưu đối tượng và hủy bỏ tên của một đối tượng sau khi đã dùng xong, trong đó có thể bao gồm cả việc xóa các con trỏ nội tại và trả về các phần bộ nhớ mà đối tượng đã dùng.
Nhiều lớp thư viện có sẵn hàm tạo mặc định (thông thường không có tham số) và hàm huỷ.
Thuộc tính (attribute)
Thuộc tính của một lớp bao gồm các biến, các hằng, hay tham số nội tại của lớp đó. Ở đây, vai trò quan trọng nhất của các thuộc tính là các biến vì chúng sẽ có thể bị thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của một đối tượng. Các thuộc tính có thể được xác định kiểu và kiểu của chúng có thể là các kiểu dữ liệu cổ điển hay đó là một lớp đã định nghĩa từ trước. Như đã ghi, khi một lớp đã được thực thể hoá thành đối tượng cụ thể thì tập hợp các giá trị của các biến nội tại làm thành trạng thái của đối tượng. Giống như trường hợp của phương thức, tùy theo người viết mã, biến nội tại có thể chỉ được dùng bên trong các phương thức của chính lớp đó, có thể cho phép các câu lệnh bên ngoài lớp, hay chỉ cho phép các lớp có quan hệ đặc biệt như là quan hệ lớp con, (và quan hệ bạn bè (friend) trong C++) được phép dùng tới nó (hay thay đổi giá trị của nó). Mỗi thuộc tính của một lớp còn được gọi là thành viên dữ liệu của lớp đó.
Quan hệ giữa lớp và đối tượng
Lớp trong quan niệm thông thường là cách phân loại các thực thể dựa trên những đặc điểm chung của các thực thể đó. Do đó lớp là khái niệm mang tính trừu tượng hóa rất cao. Ví dụ như lớp "người" dùng để chỉ những thực thể sống trên Trái Đất có những thuộc tính: có hai chân, hai bàn tay khéo léo, có tư duy, ngôn ngữ v.v và có phương thức: giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy, đi, đứng bằng hai chân, v.v... Khi đó hai người cụ thể ông A, ông B là các đối tượng thuộc lớp người. Trong ngôn ngữ lập trình, ta cũng hiểu khái niệm lớp tương tự, cho nên ta có quá trình "Thực thể hóa" sau, tạo một đối tượng thuộc một lớp đã được ta định nghĩa (phân loại).
Thực thể (instance)
Thực thể hóa (instantiate) là quá trình khai báo để có một tên (có thể được xem như là một biến) trở thành một đối tượng từ một lớp nào đó.
Một lớp sau khi được tiến hành thực thể hóa để có một đối tượng cụ thể gọi là một thực thể. Hay nói ngược lại một thực thể là một đối tượng riêng lẻ của một lớp đã định trước. Như các biến thông thường, hai thực thể của cùng một lớp có thể có trạng thái nội tại khác nhau (xác định bởi các giá trị hiện có của các biến nội tại) và do đó hoàn toàn độc lập nhau nếu không có yêu cầu gì đặc biệt từ người lập trình. Thực thể hóa: gần giống như cá nhân hóa. Một lớp khi được "cá nhân hóa" sẽ thành một đối tượng cụ thể.
Công cộng (public)
Công cộng là một tính chất được dùng để gán cho các phương thức, các biến nội tại, hay các lớp mà khi khai báo thì người lập trình đã cho phép các câu lệnh bên ngoài cũng như các đối tượng khác được phép dùng đến nó.
Ví dụ: Trong C++ khai báo public: int my_var; thì biến my_var có hai tính chất là tính công cộng và là một integer cả hai tính chất này hợp thành đặc tính của biến my_var khiến nó có thể được sử dụng hay thay đổi giá trị của nó (bởi các câu lệnh) ở mọi nơi bên ngoài lẫn bên trong của lớp.
Riêng tư (private)
Riêng tư là sự thể hiện tính chất đóng mạnh nhất (của một đặc tính hay một lớp). Khi dùng tính chất này gán cho một biến, một phương thức thì biến hay phương thức đó chỉ có thể được sử dụng bên trong của lớp mà chúng được định nghĩa. Mọi nỗ lực dùng trực tiếp đến chúng từ bên ngoài qua các câu lệnh hay từ các lớp con sẽ bị phủ nhận hay bị lỗi.
Bảo tồn (protected)
Tùy theo ngôn ngữ, sẽ có vài điểm nhỏ khác nhau về cách hiểu tính chất này. Nhìn chung đây là tính chất mà khi dùng để áp dụng cho các phương thức, các biến nội tại, hay các lớp thì chỉ có trong nội bộ của lớp đó hay các lớp con của nó (hay trong nội bộ một gói như trong Java) được phép gọi đến hay dùng đến các phương pháp, biến hay lớp đó.
So với tính chất riêng tư thì tính bảo tồn rộng rãi hơn về nghĩa chia sẻ dữ liệu hay chức năng. Nó cho phép một số trường hợp được dùng tới các đặc tính của một lớp (từ một lớp con chẳng hạn).
Lưu ý: Các tính chất công cộng, riêng tư và bảo tồn đôi khi còn được dùng để chỉ thị cho một lớp con cách thức kế thừa một lớp cha như trong C++.
Đa kế thừa (multiple inheritance)
Đây là một tính chất cho phép một lớp con có khả năng kế thừa trực tiếp cùng lúc nhiều lớp khác.
Vài điểm cần lưu ý khi viết mã dùng tính chất đa kế thừa:
Khi muốn có một sự kế thừa từ nhiều lớp cha thì các lớp này cần phải độc lập và đặc biệt tên của các dữ liệu hay hàm cho phép kế thừa phải có tên khác nhau để tránh lỗi "ambiguity". Bởi vì lúc đó trình dịch sẽ không thể xác định được là lớp con sẽ thừa kế tên nào của các lớp cha.
Nhiều ngôn ngữ, ví dụ như Java, không có đa kế thừa, nhưng chúng có khái niệm giao diện Interface. Với Interface, ta có thể có hầu hết các lợi ích mà đa kế thừa mang lại.
Ngoài các khái niệm trên, tùy theo ngôn ngữ, có thể sẽ có các chức năng OOP riêng biệt được cấp thêm vào.
Lịch sử
Khái niệm về các đối tượng và thực thể trong khoa học máy tính được nhiều người biết đến từ hệ thống PDP-1 của MIT. Đây có lẽ là Ví dụ sớm nhất của kiến trúc cơ sở có khả năng thực. Một bằng chứng sớm khác của OOP được tìm thấy qua Sketchpad viết bởi Ivan Sutherland trong năm 1963, tuy nhiên, đây chỉ là một ứng dụng chứ không là một mẫu hình lập trình.
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầu tiên là Simula, ngôn ngữ này được thiết kế để dùng trong các việc mô phỏng, được sáng tạo bởi Ole-Johan Dahl và Kristen Nygaard thuộc Trung tâm Máy tính Na Uy ở Oslo. Các kiến thức trong ngôn ngữ này sau đó đã được dùng trong nhiều ngôn ngữ khác, bắt đầu từ Lisp và Pascal cho đến họ ngôn ngữ Smalltalk.
Lập trình hướng đối tượng đã được phát triển như là phương pháp lập trình chủ đạo từ giữa thập niên 1990 nguyên do đáng kể là việc ảnh hưởng của C++, một ngôn ngữ mở rộng của C. Địa vị thống trị của OOP đã được củng cố vững chắc bởi sự phổ biến của các GUI dành cho ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng ngày càng tiện lợi. Một Ví dụ về quan hệ gần gũi của thư viện GUI động và ngôn ngữ OOP là phần mềm Cocoa, nó là khung cơ sở của Mac OS X dược viết bằng Objective C (Objective C là một loại ngôn ngữ hướng đối tượng mở rộng của C với việc thông báo động). Công cụ cho OOP cũng được nâng cao phần "lập trình điều khiển theo sự kiện" (mặc dù khái niệm này không chỉ dành cho OOP).
Tại Zürich, Niklaus Wirth và những cộng sự đã theo dõi các đề tài như là dữ liệu trừu tượng và lập trình mô đun. Modula-2 bao gồm cả hai đặc tính đó. Thiết kế liền tiếp theo là Oberon bao gồm sự tiếp cận riêng biệt với việc định hướng đối tượng, các lớp,... Sự tiếp cận này không như Smalltalk, và cũng khác hẳn C++.
Các chức năng của hướng đối tượng cũng đã đang được thêm vào nhiều ngôn ngữ trong suốt thời gian đó kể cả Ada, BASIC, Lisp, Fortran, Pascal và nhiều nữa. Việc cộng thêm các chức năng đó cho các ngôn ngữ mà được trước đó không chủ định thiết kế cho chúng ngay từ đầu cũng thường dẫn tới nhiều khó khăn trong khả năng tương thích (với mã nguồn viết cho các phiên bản cũ) và khả năng bảo trì mã. Điển hình của trường hợp này là Pascal và Visual Basic. Các ngôn ngữ thuần túy hướng đối tượng, ở phía khác, lại thiếu các đặc tính mà nhiều người lập trình phụ thuộc vào. Để bắc cầu cho khoảng trống này, nhiều nỗ lực đã được xúc tiến để tạo ra các ngôn ngữ đặt cơ sở trên các phương pháp hướng đối tượng nhưng lại cho phép dùng nhiều đặc tính lập trình cấu trúc theo những phương cách "an toàn". Ngôn ngữ Eiffel của Bertrand Meyer đã sớm thành công với các mục tiêu này.
Trong thập niên đã qua, Java được dùng rộng rãi một phần là do sự tương tự với C và C++, nhưng có lẽ do phần khác quan trọng hơn là việc lắp đặt sử dụng máy ảo mà chủ ý là thực thi cùng một mã nguồn cho nhiều nền tảng khác nhau. .NET của Microsoft cũng mở đầu với các chủ ý tương tự và cộng thêm việc hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hay các sự biến thể của các ngôn ngữ cũ (như trường hợp C# và Visual Basic).
Gần đây, một số ngôn ngữ xuất hiện với chức năng chính là định hướng đối tượng nhưng lại tương thích được với phương pháp thủ tục như là Python và Ruby. Bên cạnh Java, C# và Visual Basic.NET là hai ngôn ngữ OOP quan trọng hiện tại thiết kế bởi Microsoft.
Giống như lập trình thủ tục đã dẫn tới việc tinh lọc các kỹ thuật như là lập trình cấu trúc, phần mềm hướng đối tượng hiện đại thiết kế các phương pháp bao gồm các sự tinh lọc. Chẳng hạn như là việc ứng dụng các dạng thức thiết kế, thiết kế bởi hợp đồng và các ngôn ngữ mô hình trong đó có UML.
Các ngôn ngữ
Bài chính: Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
C#
C++
Common Lisp Object System
Eiffel
Fortran 2003
Java
Objective-C
OCaml
Object Pascal
Pascal
Perl
PHP
Python
Ruby
Simula
Sleep
Smalltalk
Ada
Visual FoxPro
Actionscript
Visual Basic
Swift
Đọc thêm
Grady Booch: Object-Oriented Analysis and Design with Applications, Addison-Wesley, ISBN 0-8053-5340-2
Alan Kay: The Early History of Smalltalk
Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, John Vlissides: Design Patterns: Elements of Reusable Object Oriented Software, Addison-Wesley, ISBN 0-201-63361-2
Bertrand Meyer: Object-Oriented Software Construction, Prentice Hall, ISBN 0-13-629155-4
James Rumbaugh, Michael Blaha, William Premerlani, Frederick Eddy, William Lorensen: Object-Oriented Modeling and Design, Prentice Hall, ISBN 0-13-629841-9
Ivar Jacobson: Object-Oriented Software Engineering: A Use Case-Driven Approach, Addison-Wesley, ISBN 0-201-54435-0
Harold Abelson, Gerald Jay Sussman, Julie Sussman: Structure and Interpretation of Computer Programs, The MIT Press, ISBN 0-262-01153-0
Martin Abadi, Luca Cardelli: A Theory of Objects, Springer-Verlag, ISBN 0-387-94775-2
Paul Harmon, William Morrissey: The Object Technology Casebook - Lessons from Award-Winning Business Applications, John Wiley & Sons, ISBN 0-471-14717-6
David A. Taylor: Object-Oriented Information Systems - Planning and Implementation, John Wiley & Sons, ISBN 0-471-54364-0
Peter Eeles, Oliver Sims: Building Business Objects, John Wiley & Sons, ISBN 0-471-19176-0
Các bài liên hệ
Object-oriented programming language
Aspect-oriented programming
Programming paradigm
Software componentry
Interface description language
Distributed programming
List of object-oriented programming terms
Design pattern (computer science)
Refactoring
CORBA
Globus
DCOM
Glossary of object-oriented programming
Tham khảo
Liên kết ngoài
Introduction to OOP
Introduction to Object-Oriented Programming
Structured Programming vs Object-Oriented Programming
Object-oriented programming FAQ
Example of the subtyping problem
What are OOP's Jargons and Complexities
Object-Oriented Design Principles
The report "Object Orientation Redefined" outlines how OO has been considered a thinking tool, i.e. "we view the world in objects", and how such an approach may further our understanding of object-oriented formalization.
Các phê phán
Criticism of OOP
Objects Have Failed
Arguments Against OOP (C2 wiki discussion)
Why Paul Graham is Creating a New Language Without OOP
Lập trình hướng đối tượng
Mẫu hình lập trình |
8769 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%91ng%20ch%E1%BA%BF%20%28Anh%29 | Thống chế (Anh) | Thống chế () là cấp bậc cao nhất trong Lục quân Anh kể từ năm 1736. Nó tương đương cấp bậc Đô đốc Hạm đội Hải quân Hoàng gia hoặc Thống chế Không quân Hoàng gia. Phù hiệu thống chế gồm biểu tượng hai baton thống chế gác chéo nhau được bao quanh bởi những chiếc lá vàng bên dưới Vương miện của St. Edward.
Cho đến thời điểm hiện tại (2020), đã có 141 người giữ cấp bậc Thống chế. Đa số họ thăng tiến binh nghiệp Quân đội Anh hoặc Quân đội Anh-Ấn. Một số thành viên của Hoàng gia Anh, mà gần đây nhất Hoàng tử Edward, Công tước xứ Kent và Charles, Hoàng tử xứ Wales đã được phong cấp Thống chế chỉ sau thời gian phục vụ ngắn. Ba vị vua Anh, George George, Edward VIII, và George VI, đã nhận cấp bậc trong thời gian tại vị. Trong khi Edward VII trực tiếp nhận cấp bậc Thống chế trên ngai vị, thì Vương công Albert và Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh được phong cấp bởi các nữ vương phối ngẫu của họ. Một số cấp bậc thống chế được phong như cử chỉ ngoại giao. Mười hai quốc vương nước ngoài đã được vinh danh, mặc dù ba (Hoàng đế Đức Wilhelm II, Hoàng đế Áo Franz Joseph I và Hoàng đế Nhật Bản Hirohito) đã bị tước bỏ khi đất nước của họ trở thành kẻ thù của Anh và các đồng minh của quốc gia này trong hai cuộc Thế chiến. Hai quân quân nước ngoài khác được phong cấp bậc Thống chế Anh là một người Pháp (Ferdinand Foch) và một người Úc (Sir Thomas Blamey), được vinh danh vì những đóng góp của họ cho Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, và một chính khách nước ngoài (Jan Smuts).
Mặc dù cấp bậc Thống chế không được sử dụng trong Thủy quân lục chiến Hoàng gia, cấp hiệu Thống chế vẫn được được sử dụng trên quân phục của Chỉ huy Danh dự, người đứng đầu trên danh nghĩa của lực lương này (tương đương cấp Đại tá danh dự).
Thống chế Hoàng gia Anh
George Hamilton, Bá tước của Orkney (1736)
John Campbell, Công tước của Argyll (1736)
Richard Boyle, Tử tước Shannon (1739)
François de la Rochefoucauld, Hầu tước của Montandré (1739)
John Dalrymple, Bá tước của Stair (1742)
Richard Temple, Tử tước Cobham (1742)
George Wade (1743)
Sir Robert Rich (1757)
Richard Molesworth, Tử tước Molesworth (1757)
John Ligonier, Bá tước Ligonier (1757)
James O'Hara, Nam tước Tyrawley và Kilmaine (1763)
Henry Seymour Conway (1793)
William Henry, Công tước của Gloucester và Edinburgh (1793)
Sir George Howard (1793)
Frederick Augustus, Công tước của York và Albany (1795)
John Campbell, Công tước của Argyll (1796)
Jeffrey Amherst, Nam tước Amherst của Montreal (1796)
John Griffin Griffin, Nam tước Howard de Walden (1796)
Studholme Hodgson (1796)
George Townshend, Hầu tước Townshend (1796)
Lord Frederick Cavendish (1796)
Charles Lennox, Công tước của Richmond và Lennox (1796)
Edward Augustus, Công tước của Kent và Strathearn (1805)
Sir Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất xứ Wellington (1813)
Ernest Augustus I của Hannover (1813)
Adolphus Frederick, Công tước của Cambridge (1813)
William Frederick, Công tước của Gloucester và Edinburgh (1816)
Leopold I của Bỉ (1816)
Charles Moore, Hầu tước của Drogheda (1821)
William Harcourt, Bá tước Harcourt (1821)
Sir Alured Clarke (1830)
Sir Samuel Hulse (1830)
Francis Albert Augustus Charles Emmanuel của Saxe-Coburg-Gotha (1840)
Willem II của Hà Lan (1845)
Sir George Nugent (1846)
Thomas Grosvenor (1846)
Henry William Paget, Hầu tước của Anglesey (1846)
Fitzroy Somerset, Nam tước Raglan (1854)
Stapleton Cotton, Tử tước Combermere (1855)
John Byng, Bá tước của Strafford (1855)
Henry Hardinge, Tử tước Hardinge (1855)
John Colborne, Nam tước Seaton (1860)
Sir Edward Blakeney (1862)
Hugh Gough, Tử tước Gough của Goojerat (1862)
George William Frederick Charles, Công tước của Cambridge (1862)
Colin Campbell, Nam tước Clyde (1862)
Sir Alexander George Woodford (1868)
Sir William Maynard Gomm (1868)
Sir Hew Dalrymple Ross (1868)
Sir John Fox Burgoyne (1868)
Sir George Pollock (1870)
Sir John Foster Fitzgerald (1875)
George Hay, Hầu tước của Tweeddale (1875)
Edward VII của Anh (1875)
Sir William Rowan (1877)
Sir Charles Yorke (1877)
Hugh Henry Rose, Nam tước Strathnairn (1877)
Robert Napier, Nam tước Napier của Magdala (1883)
Sir Patrick Grant (1883)
Sir John Michel (1886)
Sir Richard James Dacres (1886)
Lord William Paulet (1886)
George Charles Bingham, Bá tước của Lucan (1887)
Sir John Lintorn Arabin Simmons (1890)
Sir Frederick Paul Haines (1890)
Sir Donald Martin Stewart (1894)
Garnet Joseph Wolseley, Tử tước Wolseley của Cairo (1894)
Frederick Roberts, Nam tước Roberts của Kandahar (1895)
William Augustus Edward của Saxe-Weimar (1897)
Sir Neville Bowles Chamberlain (1900)
Wilhelm II của Đức (1901)
Sir Henry Wylie Norman (1902)
Arthur William Patrick Albert, Công tước của Connaught và Strathearn (1902)
Sir Henry Evelyn Wood (1903)
Sir George Stewart White (1903)
Franz Josef của Áo (1903)
Francis Wallace Grenfell, Nam tước Grenfell (1908)
Sir Charles Henry Brownlow (1908)
Horatio Kitchener, Tử tước Kitchener của Khartoum (1909)
George V của Anh (1910)
Paul Stafford Methuen, Nam tước Methuen (1911)
William Gustavus Nicholson, Nam tước Nicholson (1911)
John Denton Pinkstone French, Bá tước Ypres (1913)
Nicholas II của Nga (1916)
Sir Douglas Haig (1917)
Sir Charles Comyn Egerton (1917)
Yoshihito của Nhật (1918)
Ferdinand Foch của Pháp (1919)
Herbert Charles Onslow Plumer, Tử tước Plumer của Messines (1919)
Edmund Henry Hynman Allenby, Tử tước Allenby (1919)
Sir Henry Hughes Wilson (1919)
Sir William Robert Robertson (1920)
Sir Arthur Arnold Barret (1921)
Albert I của Bỉ (1921)
William Riddell Birdwood, Nam tước Birdwood (1925)
Sir Claude William Jacob (1926)
George Francis Milne (1928)
Alfonso XIII của Tây Ban Nha (1928)
Hirohito của Nhật (1930)
Julian Hedworth Byng, Tử tước Byng của Vimy (1932)
Frederick Rudolph Lambart, Bá tước của Cavan (1932)
Philip Walhouse Chetwode, Nam tước Chetwode (1933)
Sir Archibald Armar Montgomery-Massingberd (1935)
Edward VIII của Anh (1936)
Sir Cyril John Deverell (1936)
George VI của Anh (1936)
William Edmund Ironside, Nam tước Ironside (1940)
Jan Christiaan Smuts (1941)
Sir John Greer Dill (1941)
John Standish Surtees Prendergast Vereker, Tử tước Gort (1943)
Archibald Percival Wavell, Tử tước Wavell (1943)
Sir Alan Francis Brooke (1944)
Sir Harold Rupert Leofric George Alexander (1944)
Sir Bernard Law Montgomery (1944)
Henry Maitland Wilson, Nam tước Wilson của Libya (1944)
Sir Claude John Eyre Auchinleck (1946)
William Slim, Tử tước Slim (1949)
Philip Mountbatten, Công tước của Edinburgh (1953)
Allan Francis John Harding, Nam tước Harding của Petherton (1953)
Henry William Frederick Albert, Công tước của Gloucester (1955)
Sir Gerald Francis Templer (1956)
Sir Francis Wogan Festing (1960)
Mahendra của Nepal (1960)
Haile Selassie của Ethiopia (1965)
Sir Richard Amyatt Hull (1965)
Sir Charles Archibald James Halkett Cassels (1968)
Sir Geoffrey Harding Baker (1971)
Richard Michael Power Carver, Nam tước Carver của Shackleford (1973)
Sir Roland Christopher Gibbs (1979)
Birendra của Nepal (1980)
Edwin Noel Westby Bramall, Nam tước Bramall (1982)
Sir John Wilfrid Stanier (1985)
Sir Nigel Thomas Bagnall (1988)
Richard Frederick Vincent, Nam tước Vincent của Coleshill (1991)
Sir John Lyon Chapple (1992)
Edward George Nicholas Paul Patrick, Công tước của Kent (1993)
Sir Peter Anthony Inge (1994)
Đô đốc Hạm đội Hoàng gia Anh
1690 - Edward Russell, Bá tước của Orford
1696 - Sir George Rooke
13 tháng 1 năm 1705 - Sir Cloudesley Shovell
21 tháng 12 năm 1708 - Sir Stafford Fairborne
14 tháng 3 năm 1718 - George Byng, Tử tước Torrington
1734 - Sir John Norris
1 tháng 7 năm 1749 - Sir Chaloner Ogle
Tháng 7 1761 - George Anson, Nam tước Anson
1762 - Sir William Rowley
15 tháng 1 năm 1768 - Edward Hawke, Nam tước Hawke
24 tháng 10 năm 1781 - John Forbes
12 tháng 3 năm 1796 - Richard Howe, Bá tước Howe
16 tháng 9 năm 1799 - Sir Peter Parker
24 tháng 12 năm 1811 - William IV của Anh, Công tước của Clarence
19 tháng 7 năm 1821 - John Jervis, Bá tước của St Vincent
1830 - James Gambier, Nam tước Gambier
28 tháng 6 năm 1830 - William Williams-Freeman
22 tháng 7 năm 1830 - Sir Charles Pole
Tháng 4 1833 - Sir Charles Nugent
8 tháng 1 năm 1844 - Sir James Whitshed
13 tháng 10 năm 1849 - Sir Thomas Byam Martin
1 tháng 7 năm 1851 - Sir George Cockburn
8 tháng 12 năm 1857 - Sir Charles Ogle
25 tháng 6 năm 1858 - Sir John West
1862 - Sir William Hall Gage
10 tháng 11 năm 1862 - Sir Graham Hamond
27 tháng 4 năm 1863 - Sir Francis Austen
27 tháng 4 năm 1863 - Sir William Parker
12 tháng 9 năm 1865 - Sir Thomas John Cochrane
30 tháng 11 năm 1866 - Sir George Seymour
30 tháng 1 năm 1868 - Sir James Alexander Gordon
15 tháng 1 năm 1869 - Sir William Bowles
3 tháng 7 năm 1869 - Sir George Sartorius
21 tháng 1 năm 1870 - Sir Fairfax Moresby
20 tháng 10 năm 1872 - Sir Houston Stewart
22 tháng 1 năm 1877 - Sir Henry Codrington
5 tháng 8 năm 1877 - Sir Henry Keppel
11 tháng 12 năm 1877 - Sir Provo Wallis
27 tháng 12 năm 1877 - Thomas Maitland, Bá tước của Lauderdale
27 tháng 12 năm 1877 - Sir George Mundy
15 tháng 6 năm 1879 - Sir James Hope
15 tháng 7 năm 1879 - Sir Thomas Symonds
1881 - Sir Alexander Milne
29 tháng 4 năm 1885 - Sir Alfred Ryder
1 tháng 5 năm 1888 - Sir Geoffrey Hornby
Tháng 12 1888 - Lord John Hay
13 tháng 2 năm 1892 - Sir John Commerell
Tháng 6 1893 - Alfred, Công tước của Saxe-Coburg và Gotha
20 tháng 2 năm 1895 - Richard Meade, Bá tước của Clanwilliam
23 tháng 8 năm 1897 - Sir Algernon McLennan Lyons
Tháng 11 1898 - Sir Frederick William Richards
Tháng 6 1904 - Lord Walter Kerr
Tháng 2 1905 - Sir Edward Seymour
5 tháng 12 năm 1905 - John Fisher, Nam tước Fisher
1907 - Sir Arthur Knyvet Wilson
Tháng 3 1913 - Sir William May
Tháng 3 1915 - Sir Hedworth Meux
Tháng 4 1917 - Sir George Callaghan
Tháng 1 1919 - Bá tước John Jellicoe
3 tháng 4 năm 1919 - Bá tước David Beatty
Tháng 7 1919 - Sir Henry Bradwardine Jackson
Tháng 10 1919 - Rosslyn Wemyss, Nam tước Wester-Wemyss
Tháng 11 1920 - Sir Cecil Burney
1921 - Sir Frederick Doveton Sturdee
22 tháng 8 năm 1921 - Louis Mountbatten, Hầu tước của Milford Haven
Tháng 7 1924 - Sir Charles Madden
1925 - Sir Somerset Calthorpe
Tháng 11 1925 - Sir John de Robeck
1928 - Sir Henry Oliver
1929 - Sir Osmond Brock
Tháng 5 1930 - Roger John Brownlow Keyes, Nam tước Keyes
20 tháng 1 năm 1933 - Sir Frederick Field
1934 - Sir Reginald Tyrwhitt
1935 - Alfred Ernle Montacute Chatfield, Nam tước Chatfield
21 tháng 1 năm 1936 - Edward VIII của Anh
12 tháng 7 năm 1936 - Sir John Kelly
1936 - George VI của Anh
1938 - William Henry Dudley Boyle, Bá tước của Cork và Orrery
1939 - Sir Roger Backhouse
Tháng 7 1939 - Sir Dudley Pound
Tháng 5 1940 - Sir Charles Forbes
Tháng 1 1943 - Andrew Browne Cunningham, Tử tước Cunningham của Hyndhope
22 tháng 10 năm 1943 - John Cronyn Tovey, Nam tước Tovey
8 tháng 5 năm 1945 - Sir James Somerville
Tháng 1 1948 - Sir John Cunningham
22 tháng 10 năm 1948 - Bruce Fraser, Nam tước của North Cape
20 tháng 3 năm 1949 - Sir Algernon Willis
1952 - Sir Arthur Power
1952 - Sir Philip Vian
15 tháng 1 năm 1953 - Hoàng thân Philip, Công tước của Edinburgh
Tháng 5 1953 - Sir Rhoderick McGrigor
22 tháng 4 năm 1955 - Sir George Creasy
22 tháng 10 năm 1956 - Louis Mountbatten, Bá tước Mountbatten của of Burma
1960 - Sir Charles Lambe
23 tháng 5 năm 1962 - Sir Caspar John
12 tháng 8 năm 1968 - Sir Varyl Begg
1970 - Sir Michael LeFanu
12 tháng 3 năm 1971 - Peter Hill-Norton, Nam tước Hill-Norton
1 tháng 3 năm 1974 - Sir Michael Pollock
9 tháng 2 năm 1977 - Sir Edward Ashmore
6 tháng 7 năm 1979 - Terence Lewin, Nam tước Lewin
1 tháng 12 năm 1982 - Sir Henry Leach
2 tháng 8 năm 1985 - John Fieldhouse, Nam tước Fieldhouse
25 tháng 5 năm 1989 - Sir William Staveley
1993 - Sir Julian Oswald
1995 - Sir Benjamin Bathurst
Thống chế không quân
Tham khảo
Anh
Quân sự Vương quốc Liên hiệp Anh |
8771 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Edsger%20Dijkstra | Edsger Dijkstra | Edsger Wybe Dijkstra (; 11 tháng 5 năm 1930 tại Rotterdam – 6 tháng 8 năm 2002 tại Nuenen), là nhà khoa học máy tính người Hà Lan. Ông được nhận giải thưởng Turing năm 1972 cho các đóng góp có tính chất nền tảng trong lĩnh vực ngôn ngữ lập trình.
Không lâu trước khi chết, ông đã được nhận giải Bài báo ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tính toán phân tán của ACM dành cho bài báo đã khởi đầu cho ngành con Tự ổn định. Sau khi ông qua đời, giải thưởng thường niên này đã được đổi tên thành giải thưởng ACM Edsger W. Dijkstra.
Tiểu sử
Dijkstra học vật lý lý thuyết tại Đại học Leiden, nhưng ông đã nhanh chóng nhận ra rằng ông quan tâm đến lập trình hơn.
Thời kỳ đầu, ông làm việc tại Trung tâm toán học, Viện nghiên cứu quốc gia về toán học và khoa học máy tính tại Amsterdam, ông còn giữ chức vị giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan. Đầu thập kỷ 1970, ông làm cộng tác nghiên cứu tại Burroughs Corporation, sau đó giữ vị trí Schlumberger Centennial Chair ngành Khoa học máy tính tại Đại học Texas tại Austin, Mỹ. Ông nghỉ hưu năm 2000.
Trong các đóng góp của ông cho ngành khoa học máy tính có thuật toán đường đi ngắn nhất, còn được biết với tên Thuật toán Dijkstra, hệ điều hành THE và cấu trúc semaphore để phối hợp hoạt động của nhiều bộ vi xử lý và nhiều chương trình. Một khái niệm khác trong lĩnh vực tính toán phân tán đã được khởi đầu nhờ Dijkstra là self-stabilization - một cách khác để đảm bảo tính đáng tin cậy của hệ thống. Thuật toán Dijkstra được sử dụng trong SPF, Shortest Path First, dùng trong giao thức định tuyến OSPF, Open Shortest Path First.
Ông còn nổi tiếng với đánh giá thấp về lệnh GOTO trong lập trình máy tính. Bài báo năm 1968 "A Case against the GO TO Statement " (EWD215) được xem là một bước quan trọng tiến tới việc lệnh GOTO bị thay thế dần trên quy mô lớn bởi các cấu trúc lập trình chẳng hạn như vòng lặp while. Phương pháp này còn được gọi là Lập trình có cấu trúc. Dijkstra đã rất hâm mộ ngôn ngữ lập trình ALGOL 60, và đã làm việc trong nhóm cài đặt trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ này.
Từ những năm 1970, mối quan tâm chính của Dijkstra là kiểm định hình thức (formal verification). Quan niệm phổ biến thời đó là người ta nên đưa ra một chứng minh toán học về tính đúng đắn của chương trình sau khi đã viết chương trình đó. Dijkstra đã phản đối rằng các chứng minh thu được rất dài và nặng nề, và rằng chứng minh đó không đem lại hiểu biết về việc chương trình đã được phát triển như thế nào. Một phương pháp khác là dẫn xuất chương trình (program derivation), để "phát triển chứng minh và chương trình một cách đồng thời". Người ta bắt đầu bằng một đặc tả toán học về những gì mà một chương trình cần phải thực hiện, sau đó áp dụng các biến đổi toán học đối với đặc tả đó cho đến khi nó được chuyển thành một chương trình chạy được. Chương trình thu được khi đó được gọi là "đúng đắn theo cách xây dựng" (correct by construction).
Dijkstra còn nổi tiếng với các bài luận của ông về lập trình; ông là người đầu tiên tuyên bố rằng việc lập trình có đặc điểm cố hữu là khó khăn và phức tạp đến mức các lập trình viên cần phải khai thác mọi kỹ thuật và các phương pháp trừu tượng hóa có thể để hy vọng có thể quản lý được độ phức tạp của nó một cách thành công. Ông còn nổi tiếng với thói quen viết tay cẩn thận các bản thảo bằng bút máy. Các bản thảo này được gọi là EWD, do Dijkstra đánh số chúng bằng tiết đầu tố EWD. Ông thường phân phát các bản phô-tô của bản EWD mới cho các đồng nghiệp của mình; những người nhận được lại phô-tô và tiếp tục phân phát các bản sao, bằng cách đó các bản EWD được phát tán khắp cộng đồng khoa học máy tính quốc tế. Các chủ đề chính là về khoa học máy tính và toán học, ngoài ra còn có các báo cáo công tác, thư và các bài phát biểu. Hơn 1300 bài EWD đã được quét thành ảnh, số lượng được chuyển thành dạng điện tử để phục vụ nghiên cứu ngày càng tăng, chúng được lưu trữ và cung cấp trực tuyến tại Đại học Texas.
Dijkstra đã là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu về tính toán phân tán. Có người còn cho là một số bài báo của ông đã thiết lập ngành nghiên cứu này. Cụ thể, bài báo "Self-stabilizing Systems in Spite of Distributed Control" của ông đã khởi đầu ngành con Self-stabilization.
Dijkstra còn được ghi nhận là cả đời chỉ sở hữu duy nhất một chiếc máy tính (vào cuối đời) và họa hoằn mới thực sự sử dụng nó , để đi đôi với quan niệm của ông rằng khoa học máy tính trừu tượng hơn chứ không chỉ là lập trình, quan niệm này được thể hiện trong nhiều câu nói nổi tiếng chẳng hạn như "Khoa học máy tính đối với máy tính cũng như thiên văn học đối với kính thiên văn" (Computer Science is no more about computers than astronomy is about telescopes.)
Ông qua đời tại Nuenen, Hà Lan vào ngày 6 tháng 8, năm 2002 sau một thời gian dài bị ung thư. Năm sau, giải thưởng PODC Influential Paper Award in distributed computing (bài báo ảnh hưởng trong lĩnh vực tính toán phân tán) của tổ chức ACM (Association for Computing Machinery) đã được đổi tên thành Giải thưởng Dijkstra để vinh danh ông.
Xem thêm
Thuật toán Dijkstra
Bài toán triết gia ăn tối (Dining philosophers problem)
"The Cruelty of Really Teaching Computer Science"
THE multiprogramming system
Shunting yard algorithm
Chú thích
Tham khảo
Viết bởi E.W. Dijkstra
Go To Statement Considered Harmful, Communications of the ACM, Vol. 11 (1968) 147 – 148; online edition (EWD215)
How do we tell truths that might hurt? (EWD498)
From My Life (EWD166)
A Discipline of Programming, Prentice-Hall Series in Automatic Computation, 1976, ISBN 0-13-215871-X
Selected Writings on Computing: A Personal Perspective, Texts and Monographs in Computer Science, Springer-Verlag, 1982, ISBN 0-387-90652-5
A Method of Programming, E.W. Dijkstra, W.H.J. Feijen, J. Sterringa, Addison Wesley 1988, ISBN 0-201-17536-3
Viết về Dijkstra
Biography Digidome
Edsger Wybe Dijkstra (1930 – 2002): A Portrait of a Genius (PDF) Obituary in Formal Aspects of Computing'' with a short biography
How can we explain Edsger W. Dijkstra to those who didn't know him? by David Gries
Dijkstra Eulogy by J Strother Moore
In Memoriam Edsger Wybe Dijkstra by Mario Szegedy
Liên kết ngoài
Noorderlicht Interview Video, bandwidth options
Luca Cardelli's Font of Dijkstra's Handwriting
Nhà khoa học máy tính Hà Lan
Giải Turing
Lập trình viên
Nhà vật lý Hà Lan
Người Rotterdam
Mất năm 2002
Chết vì ung thư đại trực tràng |
8773 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93%20%C4%90%C3%A0o%20Nha | Bồ Đào Nha | Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal, ), tên gọi chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (, ), đôi khi được gọi ngắn là Bồ, là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam của khu vực châu Âu, trên bán đảo Iberia và cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc quyền quản lý của Bồ Đào Nha.
Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynetes, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và những dân tộc German như Suevi, Buri và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đậm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ V, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc German tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ VIII, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc German theo đạo Thiên Chúa về một mối.
Những thế kỷ kế tiếp, dân đạo Thiên Chúa cố đánh đuổi người Hồi giáo trong cuộc "Tái chinh phục". Bá quốc Bồ Đào Nha được thành lập và là một phần của Vương quốc Galicia. Vì vương quốc được thành lập, công nhận năm 1143 và có biên giới ổn định năm 1249, Bồ Đào Nha tự nhận là quốc gia dân tộc lâu đời nhất ở châu Âu.
Trong suốt thế kỷ XV và XVI, nhờ thám hiểm hàng hải, Bồ Đào Nha đã thành lập một Đế quốc thực dân quy mô toàn cầu bao gồm những thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế, chính trị và quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Năm 1580, Bồ Đào Nha liên minh với Tây Ban Nha tạo thành Liên minh Iberia. Tuy nhiên vào năm 1640, Bồ Đào Nha cũng cố lại chủ quyền và độc lập trong cuộc Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha, dẫn đến một triều đại mới được thành lập và trở về tình trạng chia tách của hai vương triều và đế quốc.
Năm 1755, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở Lisboa gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, người và của cải, sau đó Bồ Đào Nha lần lượt bị Tây Ban Nha và Pháp xâm lược, rồi tiếp tục để mất thuộc địa lớn nhất là Brasil, dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, quân sự và tiềm năng kinh tế cũng như sự giảm sút sức mạnh toàn cầu trong suốt thế kỷ XIX. Năm 1910, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập và sau đó là chế độ độc tài. Với các cuộc chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha và cuộc đảo chính Cách mạng hoa cẩm chướng vào năm 1974, nền độc tài bị lật đổ ở Lisboa và Bồ Đào Nha trao trả những thuộc địa hải ngoại cuối cùng (Angola và Mozambique). Việc trao trả Ma Cao cho Trung Quốc vào năm 1999 đánh dấu sự kết thúc một đế quốc thực dân tồn tại lâu nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, Đế quốc Bồ Đào Nha đã để lại nhiều di sản cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng về văn hoá, kiến trúc và ngôn ngữ trên toàn cầu, với trên 250 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha hiện nay.
Nhà nước Bồ Đào Nha hiện đại sở hữu một nền kinh tế tiên tiến với mức thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người (HDI) và tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao. Đây là quốc gia có Chỉ số hòa bình toàn cầu cao thứ 3 trên thế giới vào năm 2016 và là một trong 13 quốc gia bền vững nhất vào năm 2017. Bồ Đào Nha duy trì hình thức chính phủ Cộng hoà bán tổng thống nhất thể, là thành viên sáng lập của NATO, Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha và nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Khu vực đồng euro, và OECD,...
Nguồn gốc tên gọi
Tên tiếng Bồ
Trong tiếng Bồ Đào Nha, Bồ Đào Nha được gọi là Portugal. Tên gọi này bắt nguồn từ tên của làng Cale ở thung lũng sông Douro. Cale có thể là một từ của tiếng Hy Lạp (Kalles: đẹp) và dùng để chỉ vẻ đẹp của tự nhiên ở vùng miền bắc của nước Bồ Đào Nha ngày nay, thuộc địa của Hy Lạp trong thời kỳ Thượng cổ. Những nhà lịch sử học khác cho rằng cale có nguồn gốc từ tiếng Phoenicia vì người Phoenicia đã định cư ở Bồ Đào Nha trước cả người Hy Lạp. Khi phần đất của Bồ Đào Nha ngày nay thuộc về Đế quốc La Mã, Cale trở thành một cảng quan trọng, trong tiếng La Tinh là Portus Cale. Trong thời kỳ Trung Cổ Portus Cale trở thành Portucale và sau đó là Portugale, thế nhưng trong thế kỷ thứ VII và thế kỷ thứ VIII từ này chỉ dùng để chỉ phần đất miền bắc của nước Bồ Đào Nha, tức là vùng giữa hai con sông Douro và Minho. Về mặt khác, Portus Cale được rút ngắn thành Porto, thành phố quan trọng thứ nhì của Bồ Đào Nha, người dân nơi đây tự hào là thành phố mang tên cho đất nước.
Tên tiếng Việt
Tên tiếng Việt của Bồ Đào Nha bắt nguồn từ danh xưng tiếng Hán 葡萄牙. Tên gọi tiếng Bồ Đào Nha Portugal được phiên âm sang tiếng Mân Nam thành 葡萄牙(Phû-tô-gâ). Dịch danh 葡萄牙 sau đó được truyền nhập vào các phương ngữ khác và ngôn ngữ tiêu chuẩn của tiếng Hán. Người nói các thứ tiếng đó không đọc ba chữ Hán 葡萄牙 bằng âm đọc trong tiếng Mân Nam của chúng mà đọc theo âm đọc tương ứng trong các thứ tiếng đó. Khi tiếng Việt vay mượn tên gọi 葡萄牙 của tiếng Hán, ba chữ Hán 葡萄牙 đã được đọc bằng âm Hán Việt của chúng.
Lịch sử
Sơ khởi
Khu vực Bồ Đào Nha ngày nay có người Neanderthal và tiếp đó là người tinh khôn cư trú, họ du cư trên vùng phía bắc của bán đảo Iberia. Đây là các xã hội tự cung tự cấp, mặc dù họ không lập nên các khu định cư thịnh vượng song đã hình thành nên các xã hội có tổ chức. Trong thời đại đồ đá mới tại Bồ Đào Nha, diễn ra việc thử nghiệm thuần hoá và nuôi các loài động vật theo đàn, trồng một số loại ngũ cốc hoặc đánh cá biển.
Một số học giả cho rằng vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN, một số làn sóng người Celt từ Trung Âu tràn tới Bồ Đào Nha và liên hôn với cư dân địa phương, điều này hình thành nên các bộ lạc khác nhau. Khảo cổ học và nghiên cứu hiện đại cho thấy người Celt tại Bồ Đào Nha và các nơi khác có một phần nguồn gốc tại Bồ Đào Nha. Đứng đầu trong số các bộ lạc này là người Lusitania, họ tập trung chủ yếu tại khu vực nội địa thuộc miền trung Bồ Đào Nha, một số bộ lạc khác có liên quan về mặt huyết thống là người Gallaeci tại miền bắc, người Celtici tại Alentejo, và Cynetes hoặc Conii tại Algarve. Những bộ lạc nhỏ hơn nằm ở khu vực lân cận hoặc giữa các bộ lạc này là người Bracari, Coelerni, Equaesi, Grovii, Interamici, Leuni, Luanqui, Limici, Narbasi, Nemetati, Paesuri, Quaquerni, Seurbi, Tamagani, Tapoli, Turduli, Turduli Veteres, Turdulorum Oppida, Turodi, và Zoelae. Một vài khu dân cư duyên hải nhỏ, bán cố định, dùng cho thương mại cũng được người Phoenicia-Carthago lập ra tại Algarve.
Thời La Mã
Người La Mã (Roma) lần đầu xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 219 TCN. Trong Chiến tranh Punic, người La Mã đánh đuổi người Carthago ra khỏi các thuộc địa duyên hải. Đến cuối thời Julius Caesar, hầu như toàn bộ bán đảo bị sáp nhập vào Cộng hoà La Mã. Cuộc chinh phục của người La Mã tại Bồ Đào Nha ngày nay mất gần hai trăm năm và khiến cho nhiều binh sĩ trẻ tuổi thiệt mạng. Người La Mã phải chịu một thất bại nghiêm trọng vào năm 150 TCN khi có một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở miền bắc. Người Lusitania và các bộ lạc bản địa khác dưới sự lãnh đạo của Viriato giành được quyền kiểm soát toàn bộ miền tây Iberia. Người La Mã sau đó phái nhiều quân đoàn và những vị tướng giỏi nhất của họ đến Lusitania nhằm trấn áp cuộc khởi nghĩa song không có hiệu quả, họ bèn chuyển sang mua chuộc các đồng minh của Viriato để sát hại ông. Năm 139 TCN, Viriato bị ám sát, và Táutalo trở thành thủ lĩnh song không thành công.
Người La Mã lập ra một chế độ thuộc địa, và công cuộc La Mã hoá Lusitania chỉ hoàn thành vào thời đại Visigoth. Năm 27 TCN, Lusitania có được vị thế một tỉnh của La Mã. Sau đó, một khu vực phía bắc Lusitania trở thành tỉnh riêng gọi là Gallaecia, với thủ phủ tại Bracara Augusta, nay là Braga. Hiện vẫn còn nhiều tàn tích về các hào luỹ trên đỉnh đồi khắp Bồ Đào Nha và các di tích của nền văn hoá Castro. Nhiều di chỉ La Mã nằm rải rác tại Bồ Đào Nha, một số tàn tích đô thị có quy mô khá lớn, như Conímbriga và Mirobriga.
Một số công trình xây dựng kỹ thuật La Mã như các nhà tắm, đền thờ, cầu, đường, rạp xiếc, nhà hát và nhà ở của thường dân được bảo tồn trên khắp Bồ Đào Nha. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được các đồng tiền xu, một vài đồng xu trong số đó được đúc trên đất Lusitania, cùng với nhiều mảnh vỡ của đồ gốm. Các sử gia đương thời như Paulus Orosius (khoảng 375–418) và Hydatius (khoảng 400–469), giám mục của Aquae Flaviae, đã ghi chép lại về những năm cuối cùng nằm dưới sự cai trị của La Mã và về sự kiện các bộ lạc German tiến đến.
Các vương quốc German
Vào đầu thế kỷ V, các bộ lạc German là Suebi và Vandal (Silingi và Hasdingi) cùng với các đồng minh Sarmatia và Alan của họ tiến hành xâm chiếm bán đảo Iberia, và lập ra vương quốc của họ. Vương quốc của người Suebi thành lập trên các tĩnh cũ Gallaecia-Lusitania của La Mã. Dấu tích các khu định cư trong thế kỷ V của người Alan được phát hiện tại Alenquer, Coimbra và Lisbon. Vào năm 500, Vương quốc Visigoth được thành lập tại Iberia, có trung tâm tại Toledo nay thuộc Tây Ban Nha. Người Visigoth cuối cùng chinh phục thành công người Suebi và thành phố thủ đô Bracara (nay là Braga) vào năm 584–585. Lãnh thổ cũ của người Suebi trở thành tỉnh thứ sáu của Vương quốc Visigoth.
Trong 300 năm sau đó, toàn bộ bán đảo Iberia thuộc quyền cai trị của người Visigoth. Giai đoạn này kéo dài cho đến năm 711, khi Quốc vương Roderic (Rodrigo) tử trận trong cuộc kháng chiến chống lại một cuộc xâm lược của người Moor Hồi giáo từ phía nam. Trong nhiều nhóm German định cư tại miền tây Iberia, người Suebi để lại di sản văn hoá bền vững mạnh mẽ nhất tại Bồ Đào Nha, Galicia và Asturias hiện nay. Theo Dan Stanislawski, cách thức sinh hoạt của người Bồ Đào Nha tại các vùng phía bắc sông Tagus (Tejo) hầu hết là kế thừa từ người Suebi, trong đó các nông trại nhỏ chiếm ưu thế, khác biệt so với các điền trang lớn tại miền nam Bồ Đào Nha. Bracara (Augusta) trở thành kinh đô của người Suebi, địa điểm này là thủ phủ cũ của Gallaecia và nay là thành phố Braga. Orosius trong thời gian sinh sống tại Hispania ghi lại rằng công cuộc định cư ban đầu diễn ra khá thanh bình, những người mới đến canh tác trên đất của họ hoặc làm vệ sĩ cho cư dân địa phương.
Thời kỳ Hồi giáo và Reconquista
Đế quốc Umayyad đánh bại người Visigoth chỉ trong vài tháng, và bành trướng nhanh chóng tại bán đảo Iberia. Bắt đầu vào năm 711, vùng đất nay là Bồ Đào Nha trở thành bộ phận của Đế quốc Umayyad rộng lớn. Đế quốc này sụp đổ vào năm 750, trong cùng năm phần phía tây của Umayyad giành độc lập dưới quyền Abd-ar-Rahman I khi lập nên Tiểu vương quốc Córdoba. Năm 929, Đế quốc Córdoba hình thành, song đến năm 1031 thì giải thể thành không ít hơn 23 vương quốc nhỏ, gọi là các vương quốc Taifa.
Các thống đốc của các taifa đều tự xưng là emir của tỉnh mình. Hầu hết Bồ Đào Nha thuộc về taifa Badajoz của Vương triều Aftasid, và sau đó trong một thời gian ngắn ngủi thuộc taifa Lisboa năm 1022-1034, rồi nằm dưới quyền thống trị của taifa Sevilla thuộc Vương triều Abbadid. Giai đoạn Taifa thứ nhất kết thúc khi Vương triều Almoravid từ Maroc đến chinh phục vào năm 1086. Đến năm 1147, một giai đoạn Taifa thứ nhì cũng kết thúc dưới tay Vương triều Almohad cũng đến từ Maroc.
Các thành phố chính trong giai đoạn người Hồi giáo cai trị Bồ Đào Nha là Beja, Silves, Alcácer do Sal, Santarém và Lisboa. Dân số Hồi giáo trong khu vực gồm chủ yếu là người Iberia bản địa cải sang Hồi giáo (gọi là Muwallad hay Muladi) và người Berber. Người Ả Rập phần lớn là quý tộc đến từ Syria và Oman; và mặc dù có số lượng ít song họ tạo thành tầng lớp tinh hoa trong dân chúng. Người Berber có nguồn gốc từ dãy núi Atlas và Rif tại Bắc Phi và về cơ bản là sống du cư.
Bá quốc Bồ Đào Nha
Năm 722, một quý tộc Visigoth là Pelayo (Pelágio) xưng vương, lập ra Vương quốc Asturias Cơ Đốc giáo và tiếp tục chiến tranh tái chinh phục của người Cơ Đốc giáo từ người Moor, trong tiếng Bồ Đào Nha gọi là Reconquista Cristã. Đến cuối thế kỷ IX, khu vực phía bắc Bồ Đào Nha nằm giữa các sông Minho và Douro được giải phóng hoặc tái chinh phục từ người Moor, dưới quyền Vímara Peres theo lệnh của Quốc vương Asturias Alfonso III. Nhận thấy khu vực trước đó từng có hai thành phố lớn—Portus Cale tại ven biển và Braga tại nội lục, cùng nhiều thị trấn đang bị bỏ hoang—ông quyết định khôi phục dân số và tái thiết chúng bằng những nạn dân Bồ Đào Nha và Galicia cùng những người Cơ Đốc giáo khác.
Vímara Peres tổ chức khu vực ông giải phóng từ người Moor, nâng vị thế của nó thành một bá quốc với tên gọi Bồ Đào Nha (Portugal) theo tên thành phố cảng lớn nhất trong vùng—Portus Cale hay Porto ngày nay. Một trong các thành phố đầu tiên được Vimara Peres thành lập vào thời gian này là Vimaranes, nay gọi là Guimarães— "nơi khai sinh quốc gia Bồ Đào Nha" hoặc "thành phố cội nguồn" (Cidade Berço trong tiếng Bồ Đào Nha). Năm 868, Alfonso III phong tước cho Vímara Peres là Bá tước Portus Cale (Bồ Đào Nha) thứ nhất. Khu vực được gọi là Portucale, Portugale, và đồng thời là Portugália—Bá quốc Bồ Đào Nha.
Năm 910, do tranh chấp kế vị, Vương quốc Asturias bị phân thành León, Galicia và Asturias, đến năm 924 thì thống nhất dưới quyền León. Trong thời gian đấu tranh tương tàn này, Bá quốc Bồ Đào Nha tạo thành phần phía nam của Vương quốc Galicia. Vương quốc Galicia tồn tại độc lập chỉ trong một giai đoạn ngắn, song thường là một bộ phận quan trọng của Vương quốc León. Trong suốt giai đoạn này, dân chúng Bá quốc Bồ Đào Nha với tư cách là người Galicia đã tự mình đấu tranh nhằm duy trì quyền tự trị của Galicia, một nơi có ngôn ngữ và văn hoá riêng biệt so với văn hoá Léon. Do phân chia chính trị, người Galicia-Bồ Đào Nha mất đi tính thống nhất khi Bá quốc Bồ Đào Nha tách khỏi Galicia thuộc Léon để lập nên Vương quốc Bồ Đào Nha.
Năm 1093, Quốc vương Alfonso VI của León và Castilla ban bá quốc cho Henrique xứ Bourgogne, và gả con gái là Teresa cho Henrique vì vai trò của nhân vật này trong việc tái chinh phục vùng đất từ người Moor. Henrique đặt căn cứ bá quốc mới thành lập của mình tại Bracara Augusta (nay là Braga).
Độc lập và giai đoạn Afonso
Năm 1128, Bá tước Bồ Đào Nha Afonso Henriques đánh bại mẹ ông là Teresa cùng tình nhân của bà là Fernão Peres de Trava trong trận São Mamede, trở thành nhà lãnh đạo duy nhất. Afonso sau đó chuyển sang chống người Moor tại phía nam. Các chiến dịch của Afonso thắng lợi, và đến ngày 25 tháng 7 năm 1139, ông giành được thắng lợi áp đảo trong trận Ourique, và ngay sau đó được các binh sĩ nhất trí tôn là Quốc vương Bồ Đào Nha. Sự kiện này theo truyền thống được cho là thời điểm Bá quốc Bồ Đào Nha từ một thái ấp của Vương quốc Léon trở thành Vương quốc Bồ Đào Nha độc lập. Afonso được Quốc vương Alfonso VII của León công nhận vào năm 1143, và đến năm 1179 thì được Giáo hoàng Alexander III công nhận.
Trong giai đoạn Reconquista, các thế lực Cơ Đốc giáo tái chinh phục bán đảo Iberia từ người Moor Hồi giáo. Afonso Henriques và những người kế thừa ông tràn xuống phía nam để đẩy lui người Moor, đương thời Bồ Đào Nha bao gồm khoảng một nửa lãnh thổ hiện tại. Năm 1249, Reconquista kết thúc khi người Bồ Đào Nha chiếm lĩnh Algarve và hoàn thành trục xuất các khu định cư cuối cùng của người Moor trên bờ biển miền nam, hình thành hầu hết biên giới hiện tại của Bồ Đào Nha.
Trong một tình thế xung đột với Vương quốc Castilla, Dinis I của Bồ Đào Nha ký kết Hiệp định Alcañices (1297) với Fernando IV của Castilla và Léon, quy định rằng Bồ Đào Nha bãi bỏ các hiệp định trước đó chống lại Vương quốc Castilla. Hiệp định còn có nội dung về phân ranh giới giữa Vương quốc Bồ Đào Nha và Vương quốc Léon. Dưới thời cai trị của Dinis I, Afonso IV, và Pedro I, các vương quốc Cơ Đốc giáo tại Iberia phần lớn là được hưởng hoà bình.
Năm 1348-1349, Bồ Đào Nha bị dịch bệnh Cái chết Đen tàn phá giống như phần còn lại của châu Âu. Năm 1373, Bồ Đào Nha lập một liên minh với Anh, đây là liên minh tồn tại lâu năm nhất trên thế giới.
Thời đại khám phá
Quốc vương Juan I của Castilla là chồng của Beatriz - người con duy nhất của Quốc vương Bồ Đào Nha Fernando I. Năm 1383, Juan I yêu sách vương vị Bồ Đào Nha. João xứ Avis lãnh đạo một phái gồm quý tộc nhỏ và thường dân đánh bại người Castilla trong trận Aljubarrota, Nhà Avis trở thành gia tộc cai trị Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào châu Âu khám phá thế giới và Thời đại Khám phá. Henrique Nhà hàng hải, con trai của Quốc vương João I, trở thành người tài trợ và bảo trợ chính cho nỗ lực này. Năm 1415, Bồ Đào Nha giành được thuộc địa hải ngoại đầu tiên khi họ chinh phục Ceuta, một trung tâm mậu dịch Hồi giáo thịnh vượng tại Bắc Phi. Tiếp đến là khám phá các quần đảo trên Đại Tây Dương: Madeira và Açores, dẫn tới các phong trào thuộc địa hoá đầu tiên. Trong suốt thế kỷ XV, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đi thuyền dọc bờ biển châu Phi, lập các điểm giao thương một số loại hàng hoá thông thường vào thời kỳ đó, từ vàng cho đến nô lệ, họ muốn tìm kiếm một tuyến đường đến Ấn Độ và tiếp cận nguồn gia vị nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn tại châu Âu.
Nhằm giải quyết tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sau chuyến đi của Cristoforo Colombo, Giáo hoàng Alexander VI làm trung gian cho Hiệp ước Tordesillas. Hiệp định được ký kết vào năm 1494, phân chia các vùng đất mới khám phá bên ngoài châu Âu giữa hai quốc gia dọc theo một kinh tuyến cách 370 league (2.193 km) về phía tây của quần đảo Cabo Verde. Bồ Đào Nha trở thành một trong các cường quốc kinh tế, quân sự và chính trị lớn trên thế giới từ thế kỷ XV cho đến cuối thế kỷ XVI.
Năm 1498, Vasco da Gama đến được Ấn Độ và đem lại thịnh vượng kinh tế cho Bồ Đào Nha, giúp khởi đầu Phục hưng Bồ Đào Nha. Năm 1500, Pedro Álvares Cabral khám phá Brasil và yêu sách khu vực này cho Bồ Đào Nha. Mười năm sau, Afonso de Albuquerque chinh phục Goa tại Ấn Độ, cùng Muscat và Ormuz tại khu vực eo biển Ba Tư, và Malacca tại Viễn Đông. Do đó, đế quốc này nắm quyền chi phối về thương mại tại Ấn Độ Dương và Nam Đại Tây Dương. Các thủy thủ Bồ Đào Nha cũng đi đến Đông Á, tới các địa điểm như Đài Loan, Nhật Bản, đảo Timor và quần đảo Maluku.
Liên minh Iberia và phục hồi
Chủ quyền của Bồ Đào Nha bị gián đoạn từ năm 1580 đến năm 1640, nguyên nhân là hai vị quốc vương cuối của Nhà Avis đều không có người kế tự – Quốc vương Sebastião I thiệt mạng trong trận Alcácer Quibir tại Maroc, và ông chú của Sebastião I là Quốc vương Henrique , dẫn đến khủng hoảng kế vị Bồ Đào Nha năm 1580. Sau đó, Felipe II của Tây Ban Nha yêu sách vương vị với tư cách là cháu ngoại của Quốc vương Bồ Đào Nha Manuel I, lấy hiệu là Filipe I của Bồ Đào Nha. Mặc dù Bồ Đào Nha không mất độc lập trên danh nghĩa, song có cùng một vị quân chủ cai quản với Đế quốc Tây Ban Nha, hình thành liên minh của các vương quốc. Vào đương thời, Tây Ban Nha là một lãnh thổ địa lý.
Việc hợp nhất này đã tước đoạt chính sách đối ngoại độc lập của Bồ Đào Nha và dẫn đến việc họ tham gia Chiến tranh Tám mươi Năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Cuộc chiến này làm tổn hại quan hệ giữa Bồ Đào Nha và đồng minh lâu năm nhất của họ là Anh, và để mất cảng mậu dịch chiến lược Hormuz tại vùng vịnh Ba Tư. Từ năm 1595 đến năm 1663, Chiến tranh Hà Lan-Bồ Đào Nha chủ yếu liên quan đến việc các công ty Hà Lan xâm phạm nhiều thuộc địa và lợi ích thương nghiệp của Bồ Đào Nha tại Brasil, châu Phi, Ấn Độ và Viễn Đông, khiến Bồ Đào Nha bị mất thế độc quyền mậu dịch hàng hải trên Ấn Độ Dương.
Năm 1640, João IV dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa, được ủng hộ từ các quý tộc bất bình, và xưng là quốc vương. Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha giữa Bồ Đào Nha và Đế quốc Tây Ban Nha sau cuộc khởi nghĩa năm 1640 đã kết thúc giai đoạn 60 năm Liên minh Iberia dưới quyền Gia tộc Habsburg. Sự kiện này khởi đầu Nhà Braganza, họ cai trị Bồ Đào Nha cho đến năm 1910.
Con cả của João IV kế vị với hiệu là Afonso VI, tuy nhiên do khuyết tật nên bị Bá tước Luís de Vasconcelos e Sousa áp đảo. Vợ của ông là Maria Francisca và em trai ông là Công tước Pedro tiến hành một cuộc chính biến cung đình, lưu đày Afonso VI. Sau khi Afonso VI mất, Pedro đăng cơ với hiệu là Pedro II. Thời kỳ cai trị của Pedro II diễn ra củng cố độc lập quốc gia, bành trướng đế quốc, và đầu tư vào sản xuất nội địa.
Con trai của Pedro II là João V, thời gian ông cai trị có đặc điểm là dòng tiền vàng đổ vào ngân khố triều đình, phần lớn là do thuế một phần năm của vương thất (đánh vào kim loại quý) thu từ các thuộc địa Brasil và Maranhão. João V trở thành một quân chủ chuyên chế, gần như làm cạn kiệt nguồn thuế thu được cho các công trình kiến trúc tham vọng, đáng chú ý nhất là Cung điện Mafra, và cho các bộ sưu tập mỹ thuật và văn học đồ sộ của ông.
Ước tính chính thức cho rằng số lượng di dân Bồ Đào Nha sang Brasil trong cơn sốt vàng vào thế kỷ XVIII là 600.000 người, các ước tính khác đưa ra con số vượt xa. Đây là một trong những cuộc di chuyển lớn nhất của cư dân châu Âu đến các thuộc địa của họ tại châu Mỹ thời thuộc địa.
Giai đoạn Pombaline và Khai sáng
José I kế vị vào năm 1750, do tin trưởng vào Sebastião de Melo, José I giao phó cho ông ta thêm nhiều quyền kiểm soát quốc gia. Do ấn tượng trước thành công kinh tế của người Anh, Melo thi hành thành công các chính sách kinh tế tương tự tại Bồ Đào Nha. Ông bãi bỏ chế độ nô lệ tại Bồ Đào Nha và trong các thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ; tái tổ chức lục quân và hải quân; tái tổ chức Đại học Coimbra, và chấm dứt kỳ thị chống các giáo phái Cơ Đốc giáo khác biệt tại Bồ Đào Nha. Cải cách lớn nhất của Sebastião de Melo là về kinh tế và tài chính, ông áp đặt pháp luật nghiêm ngặt lên mọi tầng lớp trong xã hội Bồ Đào Nha, và xét lại hệ thống thuế của quốc gia. Những cải cách này khiến ông trở thành đối thủ của tầng lớp thượng lưu.
Ngày 1 tháng 11 năm 1755, thủ đô Lisboa bị tác động từ một trận động đất mạnh ước tính đạt đến 8,5–9 độ theo thang đo mô men. Thành phố bị san bằng do động đất, cùng cơn sóng thần và hoả hoạn sau đó. Sebastião de Melo lập tức bắt tay tái thiết thành phố, trung tâm thủ đô mới được thiết kế nhằm chống chịu được các trận động đất sau này. Sau động đất, José I trao cho Sebastião de Melo thêm nhiều quyền lực hơn nữa, và vị thủ tướng này trở thành một nhà độc tài quyền lực và cấp tiến. Năm 1758, José I bị thương trong một nỗ lực ám sát, gia tộc Távora và Công tước xứ Aveiro bị kết tội và hành quyết. Dòng Tên bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha và tài sản của họ bị sung công. Sebastião de Melo khởi tố mọi người có liên quan, đây là cú đánh cuối cùng làm tan vỡ quyền lực của giới quý tộc.
Năm 1762, Tây Ban Nha xâm chiếm lãnh thổ Bồ Đào Nha trong khuôn khổ Chiến tranh Bảy Năm, song đến năm 1763 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khôi phục hiện trạng trước chiến tranh. Sau vụ án Távora, Sebastião de Melo không còn thế lực đối lập, ông cai trị Bồ Đào Nha trên thực tế cho đến khi José I mất vào năm 1779. Tuy nhiên, các sử gia cũng lập luận rằng "khai sáng" của Pombal dù có ảnh hưởng sâu rộng song chủ yếu là một kỹ xảo giúp nâng cao chế độ chuyên quyền gây tổn hại cho tự do cá nhân và đặc biệt là một công cụ để nghiền nát phe đối lập, đàn áp chỉ trích, và đẩy mạnh khai thác kinh tế thuộc địa cũng như tăng cường kiểm duyệt sách và củng cố quyền kiểm soát và lợi ích cá nhân.
Giai đoạn Napoléon
Quân chủ mới là Maria I không ưa Sebastião de Melo, và thu hồi toàn bộ chức vụ chính trị của ông ta. Đến mùa thu năm 1807, Napoléon đưa quân Pháp qua Tây Ban Nha để xâm chiếm Bồ Đào Nha. Từ năm 1807 đến năm 1811, lực lượng Anh-Bồ Đào Nha chiến đấu chống quân Pháp. Năm 1807, khi quân đội của Napoléon tiến đến gần Lisboa, Nhiếp chính vương João VI của Bồ Đào Nha quyết định chuyển triều đình Bồ Đào Nha sang Brasil và lập Rio de Janeiro làm thủ đô của Đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1815, Brasil được tuyên bố là một vương quốc, và Vương quốc Bồ Đào Nha liên hiệp với Brasil để hình thành một nhà nước liên lục địa là Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve. Sự kiện Napoléon chiếm đóng Bồ Đào Nha đánh dấu quá trình suy thoái chậm của quốc gia này cho đến thế kỷ XX. Quá trình này được đẩy nhanh khi Brasil độc lập vào năm 1822, đây vốn là tài sản thuộc địa lớn nhất của Bồ Đào Nha.
Đến năm 1815, tình hình châu Âu hạ nhiệt đủ để João VI có thể an toàn trở về Lisboa. Tuy nhiên, ông vẫn ở lại Brasil cho đến khi Cách mạng Tự do năm 1820 bùng phát từ Porto, khiến ông phải trở về Lisboa vào năm 1821. João VI trở về Bồ Đào Nha song để con trai mình là Pedro cai quản Brasil. Đến khi Chính phủ Bồ Đào Nha nỗ lực đưa Vương quốc Brasil trở lại làm lãnh thổ phụ thuộc, Pedro tuyên bố Brasil độc lập từ Bồ Đào Nha với sự ủng hộ áp đảo từ giới tinh hoa Brasil. Bồ Đào Nha công nhận Brasil độc lập vào năm 1825. João VI mất vào năm 1826, gây ra vấn đề nghiêm trọng về kế vị do Pedro là một quân chủ của Brasil. Pedro cai trị Bồ Đào Nha một thời gian ngắn với hiệu Pedro IV rồi nhường ngôi cho con gái là Maria II. Tuy nhiên, em trai của Pedro là Miguel yêu sách vương vị, đăng cơ vào năm 1828 với hiệu là Miguel I. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho con gái, Pedro phát động Chiến tranh Tự do nhằm phục vị cho con gái và lập chế độ quân chủ lập hiến tại Bồ Đào Nha. Chiến tranh kết thúc vào năm 1834 với thất bại của Miguel, một bản hiến pháp được công bố, và Maria II phục vị.
Quân chủ lập hiến
Con trai của Maria II và Fernando II là Pedro V tiến hành hiện đại hoá Bồ Đào Nha trong thời gian cai trị ngắn ngủi của mình. Trong thời gian này, đường bộ, điện báo, và đường sắt được xây dựng, và có các cải thiện về y tế công cộng. Ông qua đời vào năm 1861, em trai ông là Luís I kế vị và tiếp tục hiện đại hoá.
Trong khi chủ nghĩa thực dân châu Âu đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, thì Bồ Đào Nha lại mất lãnh thổ tại Nam Mỹ và chỉ còn vài căn cứ tại châu Á. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha tập trung vào bành trướng các tiền đồn của họ tại châu Phi thành các lãnh thổ có quy mô quốc gia nhằm cạnh tranh với các cường quốc châu Âu khác tại đây. Trong Hội nghị Berlin năm 1884, các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi có biên giới chính thức nhằm bảo vệ lợi ích của Bồ Đào Nha trong Tranh giành châu Phi. Các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi là Cabo Verde, São Tomé và Príncipe, Guiné, Angola và Mozambique. Ngoài ra, Bồ Đào Nha duy trì kiểm soát các một số lãnh thổ nhỏ tại Ấn Độ, cùng Timor và Ma Cao. Người Bồ Đào Nha thành lập hoặc xây dựng lại các thành thị tại châu Phi, và trước khi bước sang thế kỷ XX họ đã bắt đầu xây dựng đường ray đường sắt nhằm liên kết các khu vực ven biển với nội lục tại Angola và Mozambique.
Trong thời gian cai trị của Carlos I, Bồ Đào Nha hai lần tuyên bố phá sản vào năm 1892 và năm 1902, gây náo động xã hội, xáo trộn kinh tế, các cuộc kháng nghị, khởi nghĩa và chỉ trích chế độ quân chủ. Ngày 1 tháng 2 năm 1908, Quốc vương và người thừa kế là Vương tử Luís Filipe bị ám sát tại Lisboa. Manuel II trở thành tân vương, song cuối cùng bị lật đổ trong cuộc cách mạng ngày 5 tháng 10 năm 1910, cách mạng bãi bỏ chế độ quân chủ và lập thể chế cộng hoà tại Bồ Đào Nha.
Nền Cộng hoà thứ nhất và thứ hai
Bất ổn chính trị và kinh tế yếu kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn thời Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha. Các sự kiện phát sinh là Quân chủ miền Bắc đoản mệnh, đảo chính ngày 28 tháng 5 năm 1926, và lập ra chế độ độc tài quốc gia (Ditadura Nacional). Chế độ độc tài hữu khuynh Nhà nước Mới dưới quyền António de Oliveira Salazar hình thành vào năm 1933.
Bồ Đào Nha nằm trong số ít quốc gia châu Âu duy trì trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ thập niên 1940 đến thập niên 1960, Bồ Đào Nha tham gia sáng lập NATO, OECD và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Chính phủ dần khởi xướng các dự án phát triển kinh tế mới và di chuyển công dân Bồ Đào Nha sang các tỉnh hải ngoại tại châu Phi, chủ yếu là Angola và Mozambique. Các động thái này là nhằm khẳng định Bồ Đào Nha là một quốc gia liên lục địa thay vì một đế quốc thực dân.
Sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947, các cư dân thân Ấn Độ tại Dadra và Nagar Haveli tiến hành ly khai khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1954 nhờ giúp đỡ từ Ấn Độ. Đến tháng 1961, quân đội Bồ Đào Nha tham gia xung đột vũ trang với quân đội Ấn Độ tại lãnh thổ Goa và Daman và Diu. Kết quả là người Bồ Đào Nha thất bại, để mất các lãnh thổ tại tiểu lục địa Ấn Độ. Bồ Đào Nha từ chối công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với các lãnh thổ bị sáp nhập cho đến năm 1974.
Cũng trong đầu thập niên 1960, bùng phát các phong trào độc lập tại các tỉnh hải ngoại Angola và Mozambique, dẫn đến Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha (1961–1974). Trong suốt chiến tranh thực dân, Bồ Đào Nha phải đối diện với tình trạng gia tăng bất đồng, cấm vận vũ khí và các chế tài trừng phạt các của hầu hết cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chế độ Estado Novo chuyên chế và bảo thủ dưới quyền António de Oliveira Salazar và từ năm 1968 là Marcelo Caetano vẫn nỗ lực bảo tồn đế quốc liên lục địa rộng lớn với tổng diện tích hơn 2 triệu km².
Hiện đại
Một cuộc đảo chính quân sự tả khuynh không đổ máu diễn ra tại Lisboa vào tháng 12 năm 1974, có tên là Cách mạng Hoa cẩm chướng. Các lãnh thổ hải ngoại của Bồ Đào Nha tại châu Phi và châu Á được độc lập, chế độ dân chủ trong nước được khôi phục sau giai đoạn hai năm chuyển đổi gọi là PREC (Processo Revolucionário Em Curso). Giai đoạn này có đặc điểm là náo loạn xã hội và tranh chấp quyền lực giữa các thế lực chính trị tả khuynh và hữu khuynh. Việc các lãnh thổ hải ngoại độc lập dẫn đến một làn sóng công dân Bồ Đào Nha hồi hương (chủ yếu là từ Angola và Mozambique).Dismantling the Portuguese Empire , Time Magazine (Monday, ngày 7 tháng 7 năm 1975). Tổng cộng, trên một triệu người tị nạn Bồ Đào Nha đào thoát khỏi các tĩnh cũ tại châu Phi.
Bồ Đào Nha tiếp tục nằm dưới quyền cai quản của một chính phủ quân sự cho đến bầu cử nghị viện năm 1976. Đảng Xã hội Bồ Đào Nha giành thắng lợi, và thủ lĩnh đảng này là Mário Soares trở thành thủ tướng, nắm quyền từ 1976 đến 1978 và từ 1983 đến 1985. Trong vai trò thủ tướng, Soares nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế và thành tích phát triển từng đạt được trong thập niên cuối trước cách mạng. Ông khởi xướng một quá trình gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1977.
Cải cách ruộng đất và quốc hữu hoá được thi hành, Hiến pháp Bồ Đào Nha được sửa lại nhằm phù hợp với các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cho đến trước sửa đổi hiến pháp vào năm 1982 và 1989, hiến pháp là một văn kiện có tính tư tưởng cao độ với nhiều đề cập đến chủ nghĩa xã hội, quyền lợi của người lao động, và khao khát về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sau khi chuyển đổi sang thể chế dân chủ, tình hình kinh tế Bồ Đào Nha xấu đi buộc chính phủ phải theo đuổi các chương trình ổn định do IMF giám sát vào năm 1977–78 và 1983–85.
Năm 1986, Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tổ chức này sau đó trở thành Liên minh châu Âu (EU). Trong những năm sau, kinh tế Bồ Đào Nha tiến triển đáng kể nhờ kết quả từ các quỹ cấu trúc và gắn kết của EEC/EU và việc các công ty Bồ Đào Nha dễ dàng hơn trong tiếp cận các thị trường nước ngoài. Lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của Bồ Đào Nha là Ma Cao được chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1999. Năm 2002, Bồ Đào Nha chính thức công nhận Đông Timor độc lập.
Ngày 26 tháng 3 năm 1995, Bồ Đào Nha bắt đầu áp dụng các quy tắc Khu vực Schengen, loại bỏ kiểm soát biên giới với các thành viên Schengen đồng thời củng cố biên giới các quốc gia khác. Năm 1996, Bồ Đào Nha đồng sáng lập Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP) có trụ sở tại Lisboa. Triển lãm thế giới năm 1998 diễn ra tại Bồ Đào Nha, và đến năm 1999 quốc gia này cho lưu hành đồng euro. Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisboa có hiệu lực sau khi được ký kết vào năm 2007 tại Tu viện Jerónimos của Lisboa, tăng cường tính hợp pháp hiệu quả và dân chủ của Liên minh và cải thiện gắn kết trong các hành động nội khối. Kinh tế suy thoái trong khủng hoảng tài chính cuối thập niên 2010 khiến Bồ Đào Nha đàm phán với IMF và Liên minh châu Âu vào năm 2011 về một khoản vay nhằm giúp ổn định tài chính trong nước.
Địa lý
Bồ Đào Nha là quốc gia ven biển tại tây nam châu Âu, tại cực tây của bán đảo Maderia, giáp với Tây Ban Nha về phía bắc và đông, đường biên giới dài 1.214 km. Lãnh thổ Bồ Đào Nha còn bao gồm các quần đảo trên Đại Tây Dương (Açores và Madeira), với vị trí chiến lược. Cực nam của đại lục Bồ Đào Nha nằm không xa lối vào Địa Trung Hải là eo biển Gibraltar. Tổng diện tích của Bồ Đào Nha là 91.470 km² mặt đất và 620 km² mặt nước. Bồ Đào Nha có nhiều sông chảy qua, chúng bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Hầu hết các sông chảy từ tây sang đông để đổ vào Đại Tây Dương; từ bắc xuống nam các sông chính là Minho, Douro, Mondego, Tejo và Guadiana.
Bán đảo Maderia có nguồn gốc là một mảnh vỡ của đới đứt đoạn kiến tạo Varisci là Khối núi Iberia-Hesperia, chiếm phần trung-tây của cao nguyên. Thành hệ này bị hệ thống dãy núi Sistema Central cắt qua, dọc theo hướng đông-đông bắc đến tây-tây nam, song song với chuỗi Baetic (một phần của chuỗi Alpes). Sistema Central phân thành hai khối, trong khi ba hệ thống sông tiêu nước từ các địa hình địa mạo khác nhau: Bắc Meseta (độ cao trung bình là 800) thoát nước vào sông Douro (hướng đông-tây); Nam Meseta (độ cao từ 200-900 m) thoát nước vào sông Tejp (hướng đông-tây) từ Tây Ban Nha, và sông Guadiana (hướng bắc-nam).
Về phía bắc, các khu vực nội lục có địa hình nhiều núi, với các cao nguyên, bị chia cắt bởi bốn đường cắt, tạo điều kiện cho phát triển các khu vực nông nghiệp phì nhiêu. Xa về phía nam là Algarve có đặc điểm hầu hết là đồng bằng lượn sóng với khí hậu có phần ấm hơn và khô hơn so với miền bắc. Sông Mondego, bắt nguồn từ Serra da Estrela, là dãy núi cao nhất đại lục Bồ Đào Nha với 1.993 m.
Đại lục Bồ Đào Nha không có các hồ tự nhiên cỡ lớn, và phần mặt nước nội lục lớn nhất là các hồ chứa hình thành do xây đập, như hồ chứa Alqueva rộng 250 km². Tuy nhiên, có một số hồ nước ngọt nhỏ tại Bồ Đào Nha, đáng chú ý nhất là các hồ tại Serra da Estrela, hồ Comprida (Lagoa Comprida) và hồ Escura (Lagoa Escura) được tạo thành từ các sông băng cổ đại. Tại quần đảo Açores, các hồ được hình thành trên hõm chảo của các núi lửa đã tắt. Lagoa do Fogo và Lagoa das Sete Cidades là những hồ nổi tiếng nhất trên đảo São Miguel. Bồ Đào Nha có các phá trên bờ biển Đại Tây Dương, như phá Albufeira và phá Óbidos.
Bồ Đào Nha có đường bờ biển dài, ngoài 943 km bờ biển tại đại lục Bồ Đào Nha, thì các quần đảo Açores (667 km) và Madeira (250 km) chủ yếu có bờ biển vách đá gồ ghề. Hầu hết các cảnh quan này xen kẽ giữa vách đá gồ ghề và các bãi biển cát mịn; vùng Algarve nổi tiếng với các bãi biển cát nổi tiếng đối với du khách, trong khi đó đường bờ biển dốc của vùng quanh mũi St. Vincent lại nổi tiếng với các vách đá dốc đứng. Một đặc điểm đáng chú ý của bờ biển Bồ Đào Nha là Ria Formosa với một số đảo cát và khí hậu ôn hoà cùng mùa hè ấm và mùa đông thường là êm dịu. Bờ biển Ria de Aveiro (gần Aveiro, được gọi là "Venezia của Bồ Đào Nha"), được hình thành từ một đồng bằng châu thổ (dài khoảng 45 km và rộng tối đa 11 km) có nhiều cá và chim biển.
Các máy đo thủy triều dọc bờ biển Bồ Đào Nha xác định mức nước biển dâng 1-1,5 m, gây tràn bờ tại các cửa sông lớn và các đồng bằng châu thổ nội lục của một số sông lớn. Do có các quần đảo trên đại dương và bờ biển dài, Bồ Đào Nha là quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu (và đứng thứ 11 thế giới). Vùng biển mà Bồ Đào Nha thực thi quyền lợi lãnh thổ đặc biệt về khai thác kinh tế và sử dụng tài nguyên hàng hải có tổng diện tích 1.727.408 km², trong đó 327.667 km² là của đại lục Bồ Đào Nha, 953.633 km² là của quần đảo Açores, và 446.108 km² là của quần đảo Madeira.
Hai quần đảo Madeira và Açores là hai vùng tự trị của Bồ Đào Nha. Madeira nằm trên mảng kiến tạo châu Phi, gồm đảo lớn Madeira, Porto Santo và quần đảo Selvagens nhỏ hơn. Açores nằm giữa nơi giao nhau của các mảng châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, trên sống núi giữa Đại Tây Dương và gồm có chín đảo. Hai nhóm đảo đều có nguồn gốc núi lửa, hoạt động núi lửa và địa chấn lịch sử vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đỉnh cao nhất của Bồ Đào Nha là núi Pico trên đảo Pico thuộc Açores. Açores thỉnh thoảng phải chịu các trận động đất rất mạnh, giống như bờ biển đại lục. Cháy rừng hầu hết diễn ra vào mùa hè tại đại lục Bồ Đào Nha, thời tiết cực đoan dưới dạng gió mạnh và lụt diễn ra chủ yếu trong mùa đông.
Khí hậu
Bồ Đào Nha có khí hậu Địa Trung Hải (Csa tại phía nam, nội lục và vùng Douro; Csb tại miền bắc, miền trung, và duyên hải Alentejo; khí hậu đại dương hỗn hợp dọc nửa bờ biển phía bắc và cũng có khí hậu bán khô hạn hay khí hậu thảo nguyên (BSk tại một số nơi của huyện Beja tại cực nam) theo phân loại khí hậu Köppen-Geiger), và là một trong các quốc gia châu Âu ấm nhất với nhiệt độ trung bình năm tại đại lục Bồ Đào Nha dao động từ 8-12°C tại vùng nội địa nhiều núi phía bắc cho đến 16-18°C tại phía nam và tại lưu vực sông Guadiana. Tuy nhiên, có khác biệt giữa vùng cao và vùng thấp, dẫn đến có nhiều đới khí hậu sinh vật khác nhau tại Bồ Đào Nha. Algarve tách biệt khỏi vùng Alentejo qua các dãy núi cao đến 900 m tại Alto de Fóia, và có khí hậu tương tự như các khu vực ven biển miền nam Tây Ban Nha hay phía tây nam nước Úc.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại đại lục dao động từ trên 3.200 mm trên các dãy núi miền bắc đến dưới 300 mm tại lưu vực sông Douro. Núi Pico được công nhận là có lượng mưa hàng năm lớn nhất tại Bồ Đào Nha, với trên 6.250 mm.
Tại một số khu vực, như lưu vực Guadiana, nhiệt độ trung bình năm có thể cao đến 28°C, và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè thường vượt 40°C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 47,4°C tại Amareleja, song có vẻ không phải là điểm nóng nhất vào mùa hè theo như khảo sát qua vệ tinh.
Tuyết xuất hiện thường xuyên trong mùa đông tại vùng nội lục miền bắc và miền trung, như Guarda, Bragança, Viseu và Vila Real, đặc biệt là trên các ngọn núi. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể giảm xuống dưới -10°C đặc biệt là tại Serra da Estrela, Serra do Gerês, Serra do Marão và Serra de Montesinho. Tại những nơi đó, tuyết có thể rơi vào bất kỳ thời gian nào từ tháng 10 đến tháng 5. Tại miền nam, tuyết hiếm khi xuất hiện song vẫn có tại những nơi có độ cao lớn nhất. Nhiệt độ thấp nhất được IPMA ghi nhận là -16°C tại Penhas da Saúde và Miranda do Douro, song các cơ quan khác từng ghi nhận được nhiệt độ -17,5° tại ngoại ô Bragança vào năm 1983, và dưới -20,0°C tại Serra da Estrela.
Bồ Đào Nha có khoảng 2.500 đến 3.200 giờ nắng mỗi năm, vào mùa đông trung bình mỗi ngày có 4-6 giờ còn vào mùa hè thì có 10-12 giờ, con số này cao hơn tại vùng đông nam và thấp hơn tại vùng tây bắc. Nhiệt độ mặt nước biển tại bờ biển phía tây đại lục Bồ Đào Nha dao động từ 13-15°C vào mùa đông đến 18-22°C vào mùa hè, còn tại bờ biển phía nam dao động từ 15°C vào mùa đông đến khoảng 23°C vào mùa hè.
Hai quần đảo Açores và Madeira đều có khí hậu cận nhiệt đới, song tồn tại khác biệt giữa các đảo, khiến dự báo khí hậu rất khó khăn. Madeira và Açores có biến thiên nhiệt độ thấp, và nhiệt độ trung bình năm vượt 20°C dọc theo bờ biển. Một số đảo tại Açores có các tháng khô hạn hơn vào mùa hè. Quần đảo Selvagens là lãnh thổ cực nam của Bồ Đào Nha, được phân loại là thuộc khí hậu hoang mạc với lượng mưa trung bình năm khoảng 150 mm. Nhiệt độ mặt nước biển quanh các quần đảo dao động từ 17-18°C vào mùa đông, đến 24-25°C vào mùa hè.
Đa dạng sinh thái
Mặc dù con người cư trú tại lãnh thổ Bồ Đào Nha trong hàng nghìn năm, song vẫn còn tàn tích của hệ thực vật nguyên bản. Tại Gerês có các loại rừng lá rụng và lá kim, một khu rừng Địa Trung Hải trưởng thành cực kỳ hiếm trên toàn cầu tồn tại ở một số phần thuộc núi Arrábida, và một khu rừng laurissilva cận nhiệt đới có niên đại từ kỷ Đệ Tam trên đảo chính Madeira. Do dân số suy giảm và cư dân nông thôn chuyển đến thành thị, sồi Pyrénées và các loài bản địa khác đang chiếm cứ nhiều khu vực hoang hoá. Lợn rừng, hươu đỏ Iberia, hoẵng và dê núi Iberia được ghi nhận là phát triển mạnh trong các thập niên gần đây.
Các khu vực bảo tồn tại Bồ Đào Nha bao gồm một vườn quốc gia, 12 vườn tự nhiên, 9 khu bảo tồn tự nhiên, 5 khu kỷ niệm tự nhiên và 7 cảnh quan được bảo vệ, trong số đó có Vườn quốc gia Peneda-Gerês, Vườn tự nhiên Serra da Estrela. Các môi trường tự nhiên này có đặc điểm là hệ thực vật đa dạng, đa dạng về các loài thông (đặc biệt là Pinus pinaster và Pinus pinea), sồi Anh (Quercus robur), sồi Pyrénées (Quercus pyrenaica), hạt dẻ (Castanea sativa), sồi vỏ xù (Quercus suber), sồi xanh (Quercus ilex) hay sồi Bồ Đào Nha (Quercus faginea). Do có giá trị kinh tế, một số loài thuộc chi Bạch đàn được di thực và hiện phổ biến tại Bồ Đào Nha, song có tác động đến môi trường. Laurisilva là một kiểu rừng mưa cận nhiệt đới độc đáo, tồn tại trong một vài khu vực tại châu Âu và thế giới: Tại Açores và đặc biệt là Madeira, có các khu rừng lớn thuộc kiểu rừng Laurisilva đặc hữu.
Bồ Đào Nha có một số loài thú đa dạng như cáo, lửng,linh miêu Maderia,chó sói Maderia, dê hoang (Capra pyrenaica), mèo hoang (Felis silvestris), thỏ đồng, chồn, chồn hôi, tắc kè hoa, cầy lỏn, cầy hương. Quốc gia này còn là một điểm dừng chân quan trọng đối với các loài chim di cư, tại các địa điểm như mũi St. Vincent hay dãy núi Monchique, các đàn chim qua đó trong cuộc di cư giữa châu Âu và châu Phi. Bồ Đào Nha có trên 100 loài cá nước ngọt, từ cá da trơn châu Âu khổng lồ cho đến một số loài nhỏ và đặc hữu chỉ sống trong các hồ nhỏ. Một số trong đó là loài hiếm và gặp nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sống, ô nhiễm và hạn hán. Nước trồi dọc bờ biển phía tây Bồ Đào Nha khiến biển tại đó cực kỳ giàu chất dinh dưỡng và đa dạng về các loài cá biển; vùng biển Bồ Đào Nha nằm vào hàng phong phú nhất về cá. Có hàng nghìn loài cá biển, như cá mòi, cá ngừ, cá thu. Tồn tại nhiều loài côn trùng đặc hữu, hầu hết chỉ có tại một số nơi nhất định của Bồ Đào Nha, còn những loài khác thì phổ biến hơn như kẹp kìm (Lucanus cervus) và ve sầu. Các quần đảo Açores và Madeira có nhiều loài đặc hữu như chim, bò sát, dơi, côn trùng, chúng tiến hoá độc lập so với các vùng khác của Bồ Đào Nha. Tại Madeira, có thể quan sát trên 250 loài chân bụng cạn.
Chính trị
Bồ Đào Nha là một nước cộng hoà dân chủ đại nghị bán tổng thống kể từ khi phê chuẩn hiến pháp năm 1976. Hiến pháp phân chia quyền lực giữa bốn cơ cấu là Tổng thống, Chính phủ, Nghị viện và Toà án. Bồ Đào Nha có thể chế đa đảng, cạnh tranh trong lập pháp và hành pháp ở các cấp quốc gia, khu vực và địa phương. Nghị viện Bồ Đào Nha cùng các cơ quan lập pháp khu vực và địa phương nằm dưới quyền chi phối của hai chính đảng là Đảng Xã hội (PS) trung-tả và Đảng Dân chủ Xã hội (PSD) trung-hữu, ngoài ra còn có Liên minh Dân chủ Đoàn kết (Đảng Cộng sản và Đảng Sinh thái "Xanh"), Khối cánh Tả, và Đảng CDS – Nhân dân.
Nguyên thủ quốc gia là "Tổng thống của nước Cộng hoà", được bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Người này cũng có các quyền giám sát và dự trữ. Các quyền lực của tổng thống bao gồm bổ nhiệm thủ tướng và các thành viên khác trong chính phủ (theo kết quả bầu cử cơ quan lập pháp); bãi chức thủ tướng; giải tán Nghị viện của nước Cộng hoà (để yêu cầu bầu cử sớm); phủ quyết lập pháp (song có thể bị Nghị viện bác bỏ); và tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc bao vây. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang. Hội đồng Nhà nước tiến hành cố vấn về các vấn đề quan trọng cho Tổng thống, cơ cấu này gồm sáu quan chức dân sự cao cấp, các cựu tổng thống từng được bầu theo hiến pháp năm 1976, năm thành viên do Nghị viện chọn ra, và năm thành viên do tổng thống lựa chọn.
Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, cơ quan này còn bao gồm ít nhất một phó thủ tướng và các bộ trưởng. Chính phủ là cơ quan tối cao về quản lý chính trị tổng thể quốc gia và về cai quản công cộng. Về cơ bản, chính phủ có quyền lực hành pháp, song cũng có các quyền lực lập pháp hạn chế. Chính phủ có thể ban hành luật về cơ cấu tổ chức của mình, về các lĩnh vực được Nghị viện uỷ quyền và về các quy định cụ thể của pháp luật tổng quát do Nghị viện ban hành. Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu (hoặc là tổng thống nếu người này yêu cầu) và bao gồm các bộ trưởng, giữ vai trò là nội các. Mỗi chính phủ đều được yêu cầu xác định phác thảo khái quát chính sách của mình trong một cương lĩnh, và trình nó lên Nghị viện.
Nghị viện của nước Cộng hoà là cơ cấu lập pháp chính tại Bồ Đào Nha, gồm có một viện với 230 thành viên. Nghị viện được bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu đại diện tỷ lệ, có nhiệm kỳ 4 năm trừ khi Tổng thống giải tán Nghị viện và yêu cầu bầu cử sớm.
Hệ thống tư pháp Bồ Đào Nha là bộ phận của hệ thống pháp luật dân luật. Các luật chủ yếu bao gồm hiến pháp năm 1976, luật dân sự năm 1966 (có sử đổi) và luật hình sự năm 1982 (có sửa đổi). Các luật liên quan khác là luật Thương mại năm 1888 có sửa đổi và luật Thủ tục dân sự năm 1961 có sửa đổi. Các toà án quốc gia tối cao là Toà án Tư pháp Tối cao và Toà án Hiến pháp. Bộ Công cộng do Tổng chưởng lý đứng đầu, gồm các cơ quan tố tụng công cộng độc lập. Pháp luật Bồ Đào Nha được áp dụng tại các cựu thuộc địa và tiếp tục có ảnh hưởng lớn tại các quốc gia này.
Bồ Đào Nha là một trong các quốc gia đầu tiên bãi bỏ án tử hình, hình phạt tù giam tối đa là 25 năm. Bồ Đào Nha cũng hợp pháp hoá việc sử dụng tất cả các loại ma tuý thông thường từ năm 2001, là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện điều này. Quyền lợi của cộng đồng giới tính thiểu số gia tăng đáng kể tại Bồ Đào Nha, vào năm 2010 Bồ Đào Nha trở thành quốc gia thứ tám trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới trên cấp độ quốc gia.
Các tổ chức cảnh sát chủ yếu của Bồ Đào Nha là Guarda Nacional Republicana – GNR (Vệ binh Cộng hoà Quốc gia), là một lực lượng hiến binh; Polícia de Segurança Pública – PSP (Cảnh sát an ninh công cộng) là lực lượng cảnh sát dân sự hoạt động tại các khu vực đô thị; và Polícia Judiciária – PJ (cảnh sát tư pháp) là lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm chuyên biệt cao độ, do Bộ Công cộng giám sát.
Hành chính
Bồ Đào Nha được phân chia thành 308 khu tự quản (), sau một cải cách vào năm 2013 chúng được chia tiếp thành 3.092 giáo xứ dân sự (). Đại lục Bồ Đào Nha được phân thành 18 tỉnh, còn các quần đảo Açores và Madeira là các vùng tự trị. 18 tỉnh tại đại lục Bồ Đào Nha là: Aveiro, Beja, Braga, Bragança, Castelo Branco, Coimbra, Évora, Faro, Guarda, Leiria, Lisboa, Portalegre, Porto, Santarém, Setúbal, Viana do Castelo, Vila Real và Viseu – tên của các tỉnh được đặt theo thủ phủ.
Trong hệ thống NUTS Liên minh châu Âu, Bồ Đào Nha được phân thành bảy khu vực: Açores, Alentejo, Algarve, Centro, Lisboa, Madeira và Norte, và ngoại trừ Açores cùng Madeira, các khu vực NUTS được phân thành 28 phân vùng.
Ngoại giao
Bồ Đào Nha là một thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1955, và là một thành viên sáng lập của NATO (1949), OECD (1961) và EFTA (1960); đến năm 1986 Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, thể chế này trở thành Liên minh châu Âu vào năm 1993. Đến năm 1996, Bồ Đào Nha đồng sáng lập Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP), nhằm tìm cách thúc đẩy liên kết kinh tế và văn hoá mật thiết hơn giữa các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên thế giới. Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017.
Bồ Đào Nha còn là một thành viên đầy đủ của Liên minh Latinh (1983) và Tổ chức các quốc gia Iberia-châu Mỹ (1949). Quốc gia này có một quan hệ liên minh hữu nghị và hiệp định quốc tịch kép với cựu thuộc địa của nước này là Brasil. Bồ Đào Nha và Anh có hiệp ước quân sự có hiệu lực lâu năm nhất thế giới, theo hiệp ước Windsor ký vào năm 1373. Bồ Đào Nha có hai tranh chấp lãnh thổ với Tây Ban Nha: Olivenza được nhượng cho Tây Ban Nha vào năm 1801, song Bồ Đào Nha tái yêu sách vào năm 1815. Tuy nhiên khu vực nằm dưới quyền kiểm soát liên tục của Tây Ban Nha từ thế kỷ XIX. Quần đảo Selvagens thuộc quyền cai trị của Bồ Đào Nha, và vấn đề chính là vùng đặc quyền kinh tế của Bồ Đào Nha quanh quần đảo này.
Quân sự
Lực lượng vũ trang Bồ Đào Nha gồm có Hải quân, Lục quân và Không quân. Chúng chủ yếu có vai trò tự vệ, với sự mệnh là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia và cung cấp trợ giúp nhân đạo và an ninh tại quê nhà và hải ngoại. Tính đến năm 2008, ba nhánh này có 39.200 quân nhân tại ngũ, trong đó có 7.500 người thuộc nữ giới. Chi tiêu quân sự của Bồ Đào Nha vào năm 2009 đạt 5,2 tỉ USD, chiếm 2,1% GDP. Nghĩa vụ quân sự bị bãi bỏ vào năm 2004. và tuổi tối thiểu để nhập ngũ tự nguyện là 18.
Lục quân gồm có ba lữ đoàn và các đơn vị nhỏ khác, một lữ đoàn bộ binh (được trang bị thiết vận xa Pandur II), một lữ đoàn cơ giới (được trang bị xe tăng Leopard 2 A6 và thiết vận xa M113) và một lữ đoàn phản ứng nhanh (gồm lính dù, đặc công, biệt kích). Hải quân Bồ Đào Nha là lực lượng hải quân lâu năm nhất còn tồn tại trên thế giới, và bao gồm cả lực lượng thủy quân lục chiến, có các tàu khu trục nhỏ, tàu hộ tống nhỏ, tàu ngầm, tàu tuần tra và bổ trợ. Không quân Bồ Đào Nha có các máy bay F-16 Fighting Falcon và Dassault/Dornier Alpha Jet. Ngoài ra còn có Vệ binh Cộng hoà Quốc gia, một lực lượng an ninh trong khuôn khổ pháp luật và tổ chức quân sự (hiến binh). Lực lượng này thuộc phạm vi thẩm quyền của cả Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, và từng tham gia các sứ mệnh quốc tế tại Iraq và Đông Timor.
Hoa Kỳ duy trì một căn cứ quân sự tại Căn cứ không quân Lajes trên đảo Terceira thuộc Açores. Bộ chỉ huy lực lượng chung Đồng Minh Lisboa (JFC Lisbon) – một trong ba phân vùng chính của Bộ tư lệnh tối cao NATO – đặt tại Oeiras, gần Lisboa.
Trong thế kỷ XX, Bồ Đào Nha tham gia hai cuộc xung đột lớn là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thực dân Bồ Đào Nha (1961–1974). Sau khi Đế quốc Bồ Đào Nha kết thúc vào năm 1975, lực lượng vũ trang Bồ Đào Nha tham gia các sứ mệnh duy trì hoà bình tại Đông Timor, Bosnia, Kosovo, Afghanistan, Somalia, Iraq (Nasiriyah) và Liban. Bồ Đào Nha cũng tiến hành một số hoạt động quân sự đơn phương độc lập ở bên ngoài, như trong việc can thiệp tại Angola vào năm 1992 và tại Guinea-Bissau vào năm 1998 với mục tiêu chính là bảo vệ và di tản các công dân Bồ Đào Nha và ngoại quốc trước đe doạ từ xung đột nội bộ tại địa phương.
Kinh tế
Bồ Đào Nha là quốc gia phát triển và có thu nhập cao, GDP bình quân đầu người vào năm 2014 đạt 78% mức trung bình của Liên minh châu Âu – tăng so với 76% vào năm 2012.. Đến cuối năm 2016, GDP PPP bình quân của Bồ Đào Nha là hơn 30 nghìn USD. Tiền tệ của Bồ Đào Nha là euro (€), nó thay thế escudo Bồ Đào Nha, và đây là một trong các quốc gia thành viên ban đầu của khu vực đồng euro. Ngân hàng trung ương của Bồ Đào Nha là Banco de Portugal, một bộ phận tích hợp của Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu. Hầu hết các ngành công nghiệp, thể chế kinh doanh và tài chính tập trung tại các vùng đô thị Lisboa và Porto, còn các tỉnh Setúbal, Aveiro, Braga, Coimbra và Leiria cũng là các trung tâm kinh tế lớn. Đại đa số mậu dịch quốc tế của Bồ Đào Nha là với Liên minh châu Âu, các đối tác mậu dịch quan trọng khác là Bắc Mỹ, các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha tại châu Phi, Bắc Phi và Mercosul.
Sau Cách mạng hoa cẩm chương năm 1974, Bồ Đào Nha kết thúc một trong các chu kỳ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý nhất của mình (bắt đầu trong thập niên 1960),. Sau rối loạn từ khởi nghĩa và giai đoạn PREC, Bồ Đào Nha nỗ lực thích ứng với kinh tế toàn cầu hiện đại đang biến đổi, quá trình này vẫn đang tiếp tục. Kể từ thập niên 1990, mô hình phát triển kinh tế dựa trên tiêu thụ của công chúng thay đổi chậm thành một hệ thống tập trung vào xuất khẩu, đầu tư tư nhân và phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, các dịch vụ kinh doanh đã vượt qua các ngành công nghiệp truyền thống hơn như dệt, quần áo, giầy dép, nút bần (Bồ Đào Nha là nhà sản xuất nút bần hàng đầu thế giới), các sản phẩm từ gỗ, và đồ uống.
Trong thập niên thứ nhì của thế kỷ XXI, kinh tế Bồ Đào Nha phải trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 1970, khiến quốc gia này phải nhận cứu trợ Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khoản cứu trợ được thoả thuận vào năm 2011, yêu cầu Bồ Đào Nha áp dụng một loạt các biện pháp khắc khổ để đối lấy hỗ trợ tài chính 78 tỷ euro. Trong tháng 5 năm 2014, Bồ Đào Nha ra khỏi cứu trợ song tái khẳng định cam kết duy trì động lực cải cách. Trong thời điểm ra khỏi gói cứu trợ, kinh tế giảm đến 0,7% vào quý đầu của năm 2014, song tỷ lệ Thất nghiệp giảm xuống 15,3%.
Các công ty quốc doanh lớn của Bồ Đào Nha gồm có Águas de Portugal (nước), Caixa Geral de Depósitos (ngân hàng), Comboios de Portugal (đường sắt), Companhia das Lezírias (nông nghiệp) và RTP (truyền thông). Một số thực thể quốc doanh cũ được Parpública quản lý, đây là công ty cổ phần do nhà nước điều hành và là cổ đông của một số công ty công cộng và tư nhân. Trong số các công ty quốc doanh mới được tư hữu hoá, có CTT (bưu chính), TAP Portugal (hàng không) và ANA (cảng hàng không). Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Euronext Lisboa, như EDP, Galp, Jerónimo Martins, Mota-Engil, Novabase, Semapa, Portucel Soporcel, Portugal Telecom và Sonae, nằm trong số các công ty lớn nhất của Bồ Đào Nha về số lượng việc làm, thu nhập thuần hoặc thị phần quốc tế. Euronext Lisboa là sàn giao dịch chứng khoán chính của Bồ Đào Nha và từng là bộ phận của NYSE Euronext.
Nông nghiệp Bồ Đào Nha dựa trên các đơn vị phân tán quy mô nhỏ đến vừa thuộc sở hữu hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng có kinh doanh nông nghiệp định hướng xuất khẩu thâm canh quy mô lớn của các công ty. Bồ Đào Nha sản xuất đa dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, gồm cà chua, cam chanh, rau xanh, gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, ô liu, hạt có dầu, quả kiên, anh đào, việt quất đen, nho tươi, nấm, các sản phẩm bơ sữa, gia cầm và thịt bò. Lâm nghiệp có vai trò kinh tế quan trọng trong các cộng đồng nông thôn và các ngành công nghiệp như sản xuất giấy và nội thất. Bồ Đào Nha có truyền thống là cường quốc biển, có truyền thống mạnh về ngư nghiệp và nằm trong số các quốc gia tiêu thụ cá bình quân cao nhất. Các sản phẩm ngư nghiệp chế biến của Bồ Đào Nha được xuất khẩu thông qua một số công ty, trong đó Ramirez là nhà sản xuất cá đóng hộp lâu năm nhất còn hoạt động trên thế giới.
Bồ Đào Nha có ngành khai khoáng quan trọng và đứng hàng đầu châu Âu về sản xuất đồng, cũng như nổi bật về thiếc, wolfram, và urani. Tuy nhiên, Bồ Đào Nha thiếu tiềm lực tiến hành khai thác hydrocarbon và nhôm, cản trở sự phát triển của lĩnh vực khai mỏ và luyện kim của quốc gia. Bồ Đào Nha có trữ lượng lớn về sắt và than đá, chủ yếu tại miền bắc, song từ sau cách mạng năm 1974 và toàn cầu hoá kinh tế thì do nguyên nhân tính cạnh tranh thấp nên họ buộc phải giảm hoạt động khai thác các khoáng sản này.
Công nghiệp Bồ Đào Nha có tính đa dạng, như ô tô (Volkswagen Autoeuropa và Peugeot Citroen), hàng không vũ trụ (Embraer và OGMA), điện tử, dệt, thực phẩm, hoá chất, xi mămg, và bột giấy. Nhà máy lắp ráp ô tô AutoEuropa của Tập đoàn Volkswagen tại Palmela nằm trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Bồ Đào Nha. Các ngành công nghiệp hiện đại dựa trên kỹ thuật như hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, đã được phát triển tại một số địa điểm khắp Bồ Đào Nha. Alverca, Covilhã, Évora, và Ponte de Sor là các trung tâm chính của ngành hàng không vũ trụ Bồ Đào Nha. Sau khi bước sang thế kỷ XXI, nhiều ngành công nghiệp công nghệ sinh học và thông tin quy mô lớn được hình thành, tập trung tại các vùng đô thị Lisboa, Porto, Braga, Coimbra và Aveiro.
Du lịch
Các lĩnh vực ngân hàng bảo hiểm có thành tựu tốt cho đến khủng hoảng tài chính cuối thập niên 2000, điều này phản ánh một phần tốc độ gia tăng nhanh chóng của thị trường Bồ Đào Nha.
Du lịch và lữ hành duy trì vị thế cực kỳ quan trọng tại Bồ Đào Nha. Quốc gia này cần phải tập trung vào sức hút phù hợp của mình, như du lịch y tế, tự nhiên và nông thôn trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ. Bồ Đào Nha nằm trong danh sách 20 quốc gia có nhiều du khách nhất thế giới theo số liệu năm 2013, đón tiếp trung bình 13 triệu du khách ngoại quốc mỗi năm. Vào năm 2014, Bồ Đào Nha được USA Today bầu chọn là quốc gia châu Âu tốt nhất.
Các trọng điểm du lịch của Bồ Đào Nha là Lisboa, Algarve, Madeira, Porto và thành phố Coimbra. Lisboa là thành phố đứng thứ 16 về thu hút du khách tại châu Âu năm 2013 (có bảy triệu du khách nghỉ trong các khách sạn tại thành phố vào năm 2006). Có 4–5 triệu khách hành hương đến Fátima mỗi năm, là nơi Đức Mẹ Maria được cho là hiện ra trước mặt ba mục đồng vào năm 1917. Thánh địa Fátima là một trong các điện thờ Công giáo La Mã lớn nhất trên thế giới. Chính phủ Bồ Đào Nha tiếp tục xúc tiến và phát triển các điểm du lịch mới, như thung lũng Douro, đảo Porto Santo và Alentejo.
Theo số liệu năm 2016, hầu hết du khách nghỉ trong các khách sạn tại Lisboa (6,3 triệu), Porto và miền bắc (4,4 triệu), Algarve (4,2 triệu), miền trung (3,2 triệu), Madeira (1,5 triệu), Alentejo (1,2 triệu), và Açores (0,5 triệu). Algarve và Lisboa dẫn đầu về số khách nghỉ qua đêm.Estatísticas do Turismo - 2016 - INE
Xét riêng du khách ngoại quốc, độ phổ biến lần lượt là Lisboa (4,41 triệu), Algarve (3,01 triệu), miền bắc (2,08 triệu), miền trung (1,23 triệu), Madeira (1,19), Alentejo (0,37), và Açores. Và đối với du khách nội địa, độ phổ biến lần lượt là miền bắc (2,28 triệu), miền trung (1,99), Lisboa (1,87 triệu), Algarve (1,18), Alentejo (0,80), Madeira (0,29) và Açores (0,27). Năm 2015, có 11,36 triệu du khách nước ngoài đến Bồ Đào Nha, so với 8,1 triệu vào năm 2011, đa số du khách đến từ châu Âu, đặc biệt là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức
Giao thông
Đến đầu thập niên 1970, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Bồ Đào Nha kéo theo gia tăng chủ nghĩa tiêu thụ, và việc mua ô tô mới khiến chính quyền ưu tiên trong cải thiện giao thông. Đến thập niên 1990, sau khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Bồ Đào Nha xây dựng nhiều xa lộ mới. Ngày nay, Bồ Đào Nha có hệ thống đường bộ dài hơn 68,7 nghìn km, khoảng ba nghìn km thuộc hệ thống 44 xa lộ. Xa lộ đầu tiên được khánh thành vào năm 1944, liên kết Lisboa đến Sân vận động Quốc gia, đó là một dự án sáng tạo khiến Bồ Đào Nha trở thành một trong các quốc gia đầu tiên có xa lộ (tuyến đường hiện trở thành đường cao tốc Lisbon-Cascais, hay A5).
Mặc dù có một vài tuyến khác được hình thành trong thập niên 1960 và 1970, song chỉ sau khi bắt đầu thập niên 1980 thì việc xây dựng xa lộ quy mô lớn mới được tiến hành. Năm 1972, nhà khai thác đường cao tốc nhượng quyền Brisa được thành lập để quản lý nhiều xa lộ khu vực. Trên nhiều tuyến đường cao tốc, xe cộ cần phải trả phí, thông qua hệ thống thu phí điện tử Via Verde. Cầu Vasco da Gama là cầu dài nhất tại châu Âu.
Đại lục Bồ Đào Nha có bốn sân bay quốc tế, nằm gần các thành thị chủ yếu là Lisboa, Porto, Faro và Beja. Vị trí địa lý của Lisboa khiến thành phố trở thành một điểm dừng của nhiều hãng hàng không ngoại quốc. Hãng hàng không quốc gia chủ yếu là TAP Portugal, song có nhiều hãng hàng không nội địa khác cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước. Chính phủ quyết định xây dựng một sân bay mới bên ngoài Lisboa, tại Alcochete, nhằm thay thế sân bay Lisbon Portela, song dự án này bị ngừng do các biện pháp khắc khổ. Hiện các sân bay quan trọng nhất nằm tại Lisboa, Porto, Faro, Funchal (Madeira), và Ponta Delgada (Açores), thuộc quyền quản lý của cơ quan quốc gia ANA Aeroportos de Portugal.
Bồ Đào Nha có hệ thống đường sắt trải dài toàn quốc và sang Tây Ban Nha, thuộc quyền quản lý của Comboios de Portugal. Giao thông đường sắt chở khách và chở hàng sử dụng 2.791 km đường ray hiện đang phục vụ, trong số đó 1.430 km được điện khí hoá và khoảng 900 km cho phép tốc độ chạy tàu lớn hơn 120 km/h. Mạng lưới hạ tầng đường sắt thuộc quyền vận hành của REFER, trong khi giao thông chở hàng và chở khách là trách nhiệm của Comboios de Portugal (CP), đều là các công ty công cộng. Các hải cảng chính của Bồ Đào Nha nằm tại Sines, Lisbon, Leixões, Setúbal, Aveiro, Figueira da Foz và Faro. Hai vùng đô thị lớn nhất Bồ Đào Nha có hệ thống tàu điện ngầm: Lisbon Metro và Metro Sul do Tejo tại vùng đô thị Lisboa và Porto Metro tại vùng đô thị Porto, đều có chiều dài tuyến trên 35 km. Dịch vụ xe điện Lisboa do Companhia de Carris de Ferro de Lisboa (Carris) vận hành từ hơn một thế kỷ. Tại Porto, một mạng lưới xe điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1895, song chỉ còn lại một tuyến phục vụ du lịch bên bờ sông Douro. Các thành thị lớn đều có dịch vụ giao thông đô thị địa phương của mình, cũng như dịch vụ taxi.
Năng lượng
Bồ Đào Nha có tài nguyên đáng kể về năng lượng gió và sông, hai nguồn tái tạo có hiệu quả kinh tế cao nhất. Kể từ khi bước sang thế kỷ XXI, diễn ra xu thế hướng đến phát triển một ngành tài nguyên tái tạo và giảm tiêu thụ và sử dụng các tài nguyên nhiên liệu hoá thạch. Vào năm 2006, nhà máy quang năng lớn nhất thế giới đương thời là nhà máy quang năng Moura bắt đầu hoạt động gần Moura thuộc miền nam, trong khi trang trại năng lượng sóng biển thương mại đầu tiên trên thế giới là trang trại sóng Aguçadoura được khánh thành tại vùng Norte vào năm 2008. Đến cuối năm 2006, 66% sản lượng điện năng quốc gia đến từ các nhà máy điện sử dụng than đá và chất đốt, 29% đến từ các đập thủy điện, và 6% đến từ năng lượng gió.
Năm 2008, các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng 43% lượng tiêu thụ điện năng toàn quốc, ngay cả khi sản lượng thủy điện suy giảm do hạn hán. Đến tháng 6 năm 2010, xuất khẩu điện năng vượt so với nhập khẩu. Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010, 70% sản lượng điện năng quốc gia đến từ các nguồn tái tạo.
Công ty truyền tải điện quốc gia Bồ Đào Nha là Redes Energéticas Nacionais (REN), sử dụng mô hình phức tạp để dự báo thời tiết, đặc biệt là kiểu gió, và các chương trình máy tính để tính toán năng lượng từ các nhà máy năng lượng tái tạo khác nhau. Trước khi phát triển năng lượng mặt trời và gió, Bồ Đào Nha sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện trên các sông trong nhiều thập niên. Các chương trình mới kết hợp năng lượng gió và nước: Các tua bin gió bơm nước lên phía trên vào ban đêm, tức thời gian có gió mạnh nhất; sau đó nước chảy xuống vào ban ngày, tạo ra điện năng khi có nhu cầu sử dụng cao hơn. Hệ thống phân phối của Bồ Đào Nha nay là một đường hai chiều, thay vì chỉ phân phối điện năng, nó còn thu điện năng từ các máy phát nhỏ như các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. Chính phủ khuyến khích phân phối như vậy bằng cách áp mức giá cao cho những người bán điện năng từ quang năng sản xuất trên mái nhà.
Nhân khẩu
Viện Thống kê Quốc gia Bồ Đào Nha (INE) ước tính dân số vào năm 2011 là 10.562.178 (trong đó 52% là nữ giới, 48% là nam giới). Theo một ước tính vào năm 2017, dân số là 10.294.289. Dân cư Bồ Đào Nha tương đối thuần nhất trong hầu hết lịch sử quốc gia, với một tôn giáo duy nhất (Công giáo La Mã) và một ngôn ngữ duy nhất góp phần vào sự thống nhất dân tộc và quốc gia này, sau khi trục xuất người Moor và người Do Thái. Một số lượng nhỏ các cộng đồng thiểu số kể trên được ở lại Bồ Đào Nha với điều kiện họ phải cải sang Công giáo, và sau đó họ được gọi là Mouriscos và Cristãos Novos. Sau năm 1772, phân biệt giữa những người Cơ Đốc cũ và mới bị bãi bỏ theo sắc lệnh.
Người Bồ Đào Nha bản địa là một dân tộc Iberia, có tổ tiên rất tương đồng với các dân tộc Tây và Nam Âu cũng như Địa Trung Hải, đặc biệt là người Tây Ban Nha, tiếp theo là một số khu vực tại Pháp và Ý, chia sẻ về nguồn gốc, lịch sử và văn hoá. Ảnh hưởng nhân khẩu học quan trọng nhất đối với người Bồ Đào Nha hiện đại có vẻ như là những người cổ nhất tại địa phương; giải thích hiện hành về dữ liệu nhiễm sắc thể Y và DNA ti thể cho thấy người Bồ Đào Nha có nguồn gốc từ các dân tộc đồ đá cũ bắt đầu đến lục địa châu Âu vào khoảng 45.000 năm trước. Tất cả các cuộc di cư sau đó đều để lại ảnh hưởng về di truyền và văn hoá, song nguồn gốc chủ yếu của người Bồ Đào Nha vẫn là từ các cư dân đến vào thời đồ đá cũ. Các nghiên cứu di truyền thể hiện cư dân Bồ Đào Nha không có khác biệt đáng kể với các cư dân châu Âu khác.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) vào năm 2015 ước tính là 1,52 trẻ mỗi phụ nữ, dưới mức thay thế là 2,1. Năm 2016, 52,8% số ca sinh là của các phụ nữ chưa kết hôn.
Giống như hầu hết các quốc gia phương Tây, Bồ Đào Nha phải đương đầu với mức sinh thấp, quốc gia này có mức sinh dưới ngưỡng thay thế kể từ thập niên 1980.
Cấu trúc xã hội Bồ Đào Nha có đặc điểm là bất bình đẳng gia tăng, vào năm 2015 họ đứng hạng thấp thứ ba về chỉ số công bằng xã hội của Liên minh châu Âu.
Bồ Đào Nha có lịch sử thực dân lâu dài, tạo thành một nền tảng cho bản sắc quốc gia, cũng như từ vị trí địa lý tại góc tây nam của châu Âu, nhìn ra Đại Tây Dương. Đây là một trong các thế lực thực dân châu Âu cuối cùng từ bỏ các lãnh thổ hải ngoại. Do đó, Bồ Đào Nha gây ảnh hưởng cũng như chịu ảnh hưởng văn hoá từ các cựu thuộc địa, kết quả là nhập cư từ các lãnh thổ cũ vì nguyên nhân kinh tế và cá nhân. Bồ Đào Nha trong một thời gian dài là quốc gia xuất cư (nhiều người Brasil có nguồn gốc Bồ Đào Nha), song hiện trở thành quốc gia có nhập cư thuần,. Ước tính có đến 800 nghìn người Bồ Đào Nha trở về Bồ Đào Nha khi các thuộc địa của quốc gia này tại châu Phi được độc lập vào năm 1975.
Năm 2007, Bồ Đào Nha có khoảng 332.137 người nhập cư hợp pháp. Đến năm 2015, Bồ Đào Nha có khoảng 383.759 người nhập cư hợp pháp, chiếm 3,7% dân số. Kể từ thập niên 1990, cùng với bùng nổ trong xây dựng, xuất hiện một vài làn sóng nhập cư mới của người Ukraina, Brasil, các cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha tại châu Phi và từ các quốc gia châu Phi khác. Người Romania, Moldova, Kosovo và Trung Quốc cũng di cư đến Bồ Đào Nha. Dân số Di-gan tại Bồ Đào Nha ước tính là khoảng 40.000. Ngoài ra, một số công dân Liên minh châu Âu, chủ yếu là từ Anh và các quốc gia phía bắc khác đã trở thành cư dân thường trú tại Bồ Đào Nha (cộng đồng người Anh hầu hết là những người nghỉ hưu lựa chọn sống tại Algarve và Madeira).
Vùng đô thị
|- style="background: #efefef;"
!align=right| Hạng
!align=left| Tên thành phố
!align=left| Vùngđô thị
!align=left| Dân số
!align=left| Phân vùng
!align=left| Dân số
!align=center|Dân số FUA
|- style="text-align:right;"
|1 ||align=left| Lisbon || align=left| Lisboa|| 2.821.699 || align=left| Grande Lisboa || 2.042.326 ||align=center|2.818.000
|- style="text-align:right;"
|2||align=left| Porto || align=left| Porto|| 1.758.531 || align=left| Grande Porto || 1,401,805||align=center|1,295,000
|- style="text-align:right;"
|3 ||align=left| Braga || align=left| Minho||814.083 || align=left| Cávado || 410.149||align=center|249.000
|- style="text-align:right;"
|4 ||align=left| Aveiro || align=left| Aveiro || 461.819 || align=left| Baixo Vouga || 390.840||align=center|141.084
|- style="text-align:right;"
|5 ||align=left| Faro || align=left| Algarve ||451.005 || align=left| Algarve || 451.005||align=center|118.000
|- style="text-align:right;"
|6 ||align=left| Coimbra || align=left| Coimbra||422.708 || align=left| Baixo Mondego || 332.306||align=center|274.000
|- style="text-align:right;"
|7 ||align=left| Viseu || align=left| Viseu || 338.229 || align=left| Dão-Lafões || 277.216 ||align=center|98.778
|}
Tôn giáo
Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, 81,0% dân số Bồ Đào Nha là tín đồ Công giáo La Mã. Quốc gia này còn có các cộng đồng nhỏ là tín đồ Tin Lành, Thánh hữu Ngày sau, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Chính thống giáo Đông phương, Nhân chứng Jehovah, Baha'i, Phật giáo, Do Thái giáo và thuyết thông linh. Nhiều người cũng chịu ảnh hưởng từ tôn giáo truyền thống châu Phi và Trung Hoa, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến Đông y Trung Hoa và thầy cúng chữa bệnh châu Phi. Khoảng 6,8% dân số nhận mình không theo tôn giáo nào, và 8,3% không trả lời.
Năm 2012, một nghiên cứu do Đại học Công giáo tiến hành cho thấy 79,5% người Bồ Đào Nha tự nhìn nhận là tín đồ Công giáo, và 18% dự lễ thánh thường xuyên. Các số liệu này giảm so với 86,9% tín đồ Công giáo vào năm 2001, trong giai đoạn này số người cho biết họ không theo tôn giáo nào tăng từ 8,2% lên 14,2%.
Nhiều ngày nghỉ, lễ hội và truyền thống của Bồ Đào Nha có nguồn gốc hoặc ý nghĩa Cơ Đốc giáo. Mặc dù quan hệ giữa nhà nước Bồ Đào Nha và Giáo hội Công giáo La Mã nhìn chung là hoà thuận và ổn định kể từ những năm đầu lập quốc, song sức mạnh cân xứng giữa họ thì có dao động. Trong các thế kỷ XIII và XIV, giáo hội là thế lực giàu có và quyền lực nhất do vai trò của họ trong cuộc tái chinh phục từ người Hồi giáo, đồng nhất mật thiết với chủ nghĩa quốc gia Bồ Đào Nha thời đầu và là nền tảng của hệ thống giáo dục Bồ Đào Nha, bao gồm đại học đầu tiên của quốc gia. Khi Bồ Đào Nha phát triển đế quốc hải ngoại, các đoàn truyền giáo là một phần quan trọng của quá trình thực dân hoá, họ có vai trò quan trọng trong giáo dục và truyền bá Phúc âm đối với cư dân thuộc địa. Các phong trào tự do và cộng hoà phát triển vào thế kỷ XIX-XX biến đổi vai trò và tầm quan trọng của tôn giáo có tổ chức.
Bồ Đào Nha là nhà nước thế tục, nhà thờ và nhà nước chính thức tách biệt vào thời Đệ Nhất Cộng hoà Bồ Đào Nha, việc này được lập lại trong hiến pháp năm 1976. Ngoài hiến pháp, hai văn kiện quan trọng nhất liên quan đến tự do tôn giáo tại Bồ Đào Nha là Concordata 1940 (sửa đổi vào năm 1971) giữa Bồ Đào Nha và Toà Thánh và Đạo luật Tự do tôn giáo 2001.
Ngôn ngữ
Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha, đây là một ngôn ngữ thuộc hệ Roman, có nguồn gốc từ khu vực nay là Galicia và miền bắc Bồ Đào Nha. Tiếng Galicia-Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chung của người Galicia và Bồ Đào Nha cho đến khi Bồ Đào Nha lập quốc. Đặc biệt là tại miền bắc của Bồ Đào Nha, vẫn còn nhiều điểm tương đồng giữa văn hoá Galicia và văn hoá Bồ Đào Nha. Galicia là một quan sát viên tham vấn của Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha. Theo Ethnologue, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha có tương đồng về từ vựng đến 89%, những người bản ngữ có giáo dục của hai bên có thể giao thiệp với nhau.
Tiếng Bồ Đào Nha bắt nguồn từ tiếng La tinh dạng nói của các dân tộc tiền La Mã bị La Mã hoá trên bán đảo Iberia vào khoảng 2.000 năm trước, đặc biệt là người Celt, Tartessia, Lusitania và Iberia. Trong các thế kỷ XV và XVI, ngôn ngữ này được truyền bá trên toàn cầu khi Bồ Đào Nha lập nên một đế quốc thực dân và thương mại từ năm 1415. Tiếng Bồ Đào Nha có người bản ngữ trên năm lục địa, Brasil là quốc gia có nhiều người bản ngữ tiếng Bồ Đào Nha nhất (209,5 triệu người nói vào năm 2016).,
Tính đến năm 2013, ngoài Bồ Đào Nha thì tiếng Bồ Đào Nha còn là ngôn ngữ chính thức tại Brasil, Angola, Mozambique, Cabo Verde, São Tomé và Príncipe, Guiné-Bissau, Guinea Xích Đạo và Đông Timor. Các quốc gia này cùng với Ma Cao hình thành khối nói tiếng Bồ Đào Nha Lusofonia, thuật ngữ này có nguồn gốc từ tỉnh cũ "Lusitania" của La Mã.
Tiếng Miranda cũng được công nhận là một ngôn ngữ khu vực đồng chính thức tại một số khu tự quản tại đông bắc Bồ Đào Nha. Một ước tính cho rằng có từ 6.000 đến 7.000 người nói tiếng Miranda tại Bồ Đào Nha. Theo chỉ số thành thạo tiếng Anh quốc tế, Bồ Đào Nha ở mức thành thạo cao, cao hơn so với các quốc gia láng giếng như Ý, Pháp và Tây Ban Nha.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của Bồ Đào Nha được phân thành trước tuổi đi học (dưới 6 tuổi), giáo dục căn bản (9 năm, ba giai đoạn, bắt buộc), giáo dục trung học (3 năm, bắt buộc từ năm 2010), và giáo dục bậc cao (gồm giáo dục đại học và bách nghệ). Các trường đại học thường được tổ chức thành các khoa. Các học viện và trường cũng là tên gọi thông dụng cho các phân hiệu tự quản của các thể chế giáo dục bậc cao tại Bồ Đào Nha. Tỉ lệ biết chữ của người thành niên Bồ Đào Nha là 99%, tỷ lệ nhập học tiểu học là 100%.
Theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2015, học sinh Bồ Đào Nha 15 tuổi xét theo bình quân có điểm cao hơn đáng kể so với trung bình OECD về đọc hiểu, toán học và khoa học, tương đương với mức của các học sinh Na Uy, Ba Lan. Kết quả PISA của học sinh Bồ Đào Nha liên tục được cải thiện, vượt qua một số quốc gia phương Tây phát triển cao khác như Hoa Kỳ, Áo, Pháp và Thuỵ Điển.
Khoảng 40% công dân trong độ tuổi đại học (20 tuổi) theo học tại một trong các cơ sở giáo dục bậc cao vào năm 2010 (so với 50% tại Hoa Kỳ và trung bình 35% của OECD). Bên cạnh việc là một điểm đến của học sinh quốc tế, Bồ Đào Nha cũng là quốc gia đứng hàng đầu về số học sinh trong nước đi du học.
Đại học lâu năm nhất tại Bồ Đào Nha tồn tại từ năm 1290, ban đầu thành lập tại Lisboa và sau đó chuyển đến Coimbra. Trong thời kỳ Đế quốc Bồ Đào Nha, người Bồ Đào Nha thành lập trường kỹ thuật lâu đời nhất tại châu Mỹ (Real Academia de Artilharia, Fortificação e Desenho tại Rio de Janeiro) vào năm 1792, cùng học viện y khoa lâu đời nhất tại châu Á (Escola Médico-Cirúrgica tại Goa) vào năm 1842. Hiện nay, Đại học Lisboa là trường đại học lớn nhất tại Bồ Đào Nha.
Các đại học và cơ sở bách nghệ tại Bồ Đào Nha thông qua tiến trình Bologna vào năm 2006. Giáo dục bậc cao trong các thể chế giáo dục công lập được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh, một hệ thống hạn chế số lượng sinh viên được thi hành thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về sinh viên nhập học. Tuy nhiên, mọi thể chế giáo dục bậc cao cũng cấp một số chỗ trống tăng thêm cho các vận động viên, người trên 23 tuổi, sinh viên quốc tế, và các trường hợp đặc biệt khác. Hầu hết chi phí của sinh viên được nhà nước hỗ trợ, song do học phí tăng lên, sinh viên phải trả tiền để theo học cơ sở giáo dục bậc cao công lập và các trường phải thu hút các loại hình sinh viên mới như bán thời gian hoặc buổi tối.
Y tế
Cư dân Bồ Đào Nha có tuổi thọ dự tính là 81,1 năm, xếp thứ 21 thế giới theo số liệu vào năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới Bồ Đào Nha có hệ thống y tế công cộng tốt thứ 12 thế giới vào năm 2000, xếp trên các quốc gia phát triển cao như Anh, Đức hay Thuỵ Điển Hệ thống y tế của Bồ Đào Nha có đặc điểm là cùng tồn tại ba hệ thống: Dịch vụ Y tế Quốc dân (Serviço Nacional de Saúde, SNS), chương trình bảo hiểm y tế xã hội đặc biệt cho các nghề nhất định (hệ thống phụ y tế), và bảo hiểm y tế tư nhân tự nguyện. SNS cung cấp phạm vi phổ quát, ngoài ra có khoảng 25% dân số tham gia các hệ thống phụ y tế, và 10% tham gia các chương trình bảo hiểm tư nhân và 7% khác thuộc phạm vi các quỹ tương hỗ.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về phát triển chính sách y tế cũng như quản lý SNS. Năm cơ quan y tế khu vực chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu chính sách y tế quốc gia. Các nỗ lực phân quyền nhằm mục tiêu chuyển trách nhiệm tài chính và quản lý đến cấp khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế quyền tự quản của các cơ quan y tế khu vực đối với xây dựng và chi tiêu ngân sách bị giới hạn trong chăm sóc ban đầu.
SNS chủ yếu được tài trợ thông qua thuế tổng thể. Các nhà tuyển dụng (bao gồm nhà nước) và người lao động đóng góp phần lớn cho hệ thống phụ y tế. Ngoài ra, chi trả trực tiếp của bệnh nhân và phí bảo hiểm y tế tự nguyện góp một phần lớn vào kinh phí.
Tương tự như các quốc gia Eur-A khác, hầu hết các ca tử vong tại Bồ Đào Nha là do các bệnh không truyền nhiễm. Tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch (CVD) cao hơn mức trung bình của khu vực đồng euro, bệnh mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha có tỷ lệ tử vong do ung thư thấp hơn 12% so với Eur-A, song con số này đang giảm nhanh chóng giống như Eur-A. Bồ Đào Nha có tỉ lệ tử vong cao nhất vì bệnh tiểu đường trong Eur-A, gia tăng mạnh từ thập niên 1980.
Tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ giảm mạnh từ cuối thập niên 1970, từ mức 2,4% số trẻ tử vong trong năm đầu đời giảm xuống còn 0,2%, chủ yếu là do giảm tử vong trẻ sơ sinh. Cư dân Bồ Đào Nha thường được thông báo kịp thời về tình trạng sức khoẻ của họ, các tác động tích cực và tiêu cực trong các sinh hoạt đối với sức khoẻ của họ và việc sử dụng các dịch vụ y tế. Chỉ một trong ba người trưởng thành tại Bồ Đào Nha đánh giá sức khoẻ của họ ở mức tốt hoặc rất tốt (Kasmel et al., 2004), thấp nhất trong số các quốc gia Eur-A.
Văn hoá
Bồ Đào Nha đã phát triển một nền văn hoá đặc trưng, chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn minh khác nhau trên khắp Địa Trung Hải và lục địa châu Âu, hoặc được đưa đến khi Bồ Đào Nha có vai trò tích cực trong Thời đại Khám phá. Quỹ Calouste Gulbenkian được thành lập vào năm 1956 tại Lisboa. Trong các thập niên 1990 và 2000, Bồ Đào Nha hiện đại hoá cơ sở hạ tầng văn hoá công cộng, như Trung tâm văn hoá Belém tại Lisboa, Quỹ Serralves và Casa da Música tại Porto, cũng như các hạ tầng văn hoá công cộng mới như thư viện và phòng hoà nhạc đô thị trên khắp đất nước. Bồ Đào Nha có 15 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2013, xếp thứ tám tại châu Âu.
Kiến trúc truyền thống có nét đặc trưng và gồm phong cách Manueline, hay còn gọi là Gothic muộn Bồ Đào Nha, đây là một phong cách xa hoa, phức hợp trong trang trí, có từ các thập niên đầu của thế kỷ XVI. Phong cách Bồ Đào Nha mềm mại là một cách diễn giải trong thế kỷ XX về kiến trúc truyền thống, xuất hiện phổ biến trong các thành phố lớn mà đặc biệt là Lisboa. Bồ Đào Nha hiện đại đóng góp cho thế giới các kiến trúc sư nổi tiếng như Eduardo Souto de Moura, Álvaro Siza Vieira (đều thắng giải Pritzker) và Gonçalo Byrne. Tomás Taveira cũng được chú ý tại Bồ Đào Nha, đặc biệt là vì thiết kế sân vận động.Tomás Taveira, Geoffrey Broadbent (introduction), Publisher: St Martins Pr (February 1991)
Điện ảnh được đưa đến Bồ Đào Nha vào năm 1896 khi trình chiếu các bộ phim nước ngoài, và phim đầu tiên của Bồ Đào Nha là Saída do Pessoal Operário da Fábrica Confiança được sản xuất vào cùng năm. Rạp chiếu phim đầu tiên khánh thành vào năm 1904 và phim có kịch bản đầu tiên của Bồ Đào Nha là O Rapto de Uma Actriz (1907). Phim có tiếng suốt phim đầu tiên là A Severa, được sản xuất vào năm 1931. Thời kỳ hoàng kim bắt đầu vào năm 1933 với A Canção de Lisboa, và kéo dài trong hai thập niên sau với các phim như O Pátio das Cantigas (1942) và A Menina da Rádio (1944). Aniki-Bóbó (1942) là phim truyện đầu tiên của Manoel de Oliveira, ghi một dấu mốc với phong cách duy thực, đi trước phong trào phim tân hiện thực Ý một vài năm. Đến đầu thập niên 1960, phong trào Cinema Novo ("điện ảnh mới") được sản sinh, thể hiện chủ nghĩa hiện thực trong phim, theo cảm hứng từ phong trào tân hiện thực Ý và làn sóng mới Pháp, với các phim như Dom Roberto (1962) và Os Verdes Anos (1963). Phong trào trở nên đặc biệt thích hợp sau Cách mạng hoa cẩm chướng vào năm 1974. Năm 1989, Recordações da Casa Amarela của João César Monteiro thắng giải Sư tử bạc tại Liên hoan phim Venezia. Đến năm 2009, Arena của João Salaviza chiến thắng Giải Cành cọ vàng cho phim ngắn của Liên hoan phim Cannes. Điện ảnh Bồ Đào Nha được trợ giúp đáng kể từ nhà nước, Viện Điện ảnh và Nghe nhìn hỗ trợ tài chính cho các bộ phim.
Văn học
Bồ Đào Nha thỉnh thoảng còn được gọi là xứ sở của các nhà thơ. Trong văn học Bồ Đào Nha thơ có ảnh hưởng mạnh hơn văn xuôi. Trong thời kỳ Trung Cổ, khi quốc gia Bồ Đào Nha ra đời, thơ rất phổ biến ở miền đông bắc của bán đảo Iberia, đã mang lại nhiều tác phẩm thi ca và thiên anh hùng ca xuất sắc. Ngoài các nhà thơ cổ điển nổi tiếng nhất như Luís de Camões và Fernando Pessoa còn có một loạt các tác giả khác ít nổi tiếng hơn nhưng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nền văn học hiện đại Bồ Đào Nha.
Văn xuôi phát triển chậm hơn thơ và chỉ hình thành từ thế kỷ XIV, từ dạng sử biên niên hay miêu tả cuộc đời của các vị thánh. Fernão Lopes là người đại diện nổi tiếng nhất, ông đã viết quyển sử biên niên về thời kỳ cai trị của 3 vị vua thời của ông. Thế nhưng được biết nhiều nhất trên thế giới lại là nền văn học hiện đại của Bồ Đào Nha, đặc biệt với các tác phẩm của José Maria Eça de Queiroz và người nhận giải Nobel về văn học năm 1998, José Saramago.
Ẩm thực
Ẩm thực Bồ Đào Nha có tính đa dạng, dân chúng tiêu thụ nhiều cá tuyết khô (bacalhau trong tiếng Bồ Đào Nha), với hàng trăm công thức chế biến. Hai món cá phổ biến khác là cá mòi nướng và caldeirada, một món hầm có thành phần chủ yếu là khoai tây và có thể làm từ nhiều loại cá. Các món thịt đặc trưng của Bồ Đào Nha làm từ thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà, gồm cozido à portuguesa, feijoada, frango de churrasco, leitão (lợn sữa quay) và carne de porco à alentejana. Một món ăn miền bắc rất phổ biến là arroz de sarrabulho (gạo ninh trong tiết lợn) hay arroz de cabidela (cơm gà hầm trong tiết gà).
Các món ăn nhanh nổi tiếng gồm có Francesinha (Frenchie) từ Porto, và bánh mì kẹp bifanas (thịt lợn nướng) hoặc prego (thịt bò nướng). Nghệ thuật bánh ngọt Bồ Đào Nha có nguồn gốc trong nhiều tu viện Công giáo thời trung cổ, được truyền bá trên khắp đất nước. Các tu viện này sử dụng rất ít nguyên liệu (hầu hết là quả hạnh, bột mì, trứng và một ít rượu) để tạo ra nhiều loại bánh ngọt khác nhau, trong đó có pastéis de Belém (hay pastéis de nata) có nguồn gốc từ Lisboa, và ovos moles từ Aveiro. Các khu vực khác nhau tại Bồ Đào Nha có các món ăn truyền thống riêng của mình. Bồ Đào Nha có văn hoá thức ăn tốt cho sức khoẻ, và trên khắp đất nước có rất nhiều nhà hàng kiểu này và các tasquinhas nhỏ đặc trưng.
Rượu vang Bồ Đào Nha được công nhận quốc tế từ thời La Mã, họ liên tưởng Bồ Đào Nha với vị thần rượu nho Bacchus. Ngày nay, Bồ Đào Nha có tiếng với cộng đồng đam mê rượu vang, và các loại rượu vang của quốc gia này giành chiến thắng trong một số giải thưởng quốc tế. Một số loại rượu vang Bồ Đào Nha hảo hạng nhất là Vinho Verde, Vinho Alvarinho, Vinho do Douro, Vinho do Alentejo, Vinho do Dão, Vinho da Bairrada và rượu vang Port, rượu vang Madeira, và Moscatel từ Setúbal và Favaios. Port và Madeira đặc biệt được đánh giá cao tại nhiều nơi trên khắp thế giới.
Âm nhạc
Âm nhạc Bồ Đào Nha đa dạng về các thể loại, nổi tiếng nhất là Fado, một thể loại âm nhạc đô thị u sầu có nguồn gốc tại Lisboa, thường gắn với guitar Bồ Đào Nha và saudade, hoặc longing. Fado Coimbra là một loại độc đáo của fado "khúc nhạc chiều hát rong" và cũng được chú ý. Các nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng quốc tế gồm có Amália Rodrigues, Carlos Paredes, José Afonso, Mariza, Carlos do Carmo, António Chainho, Mísia và Madredeus.
Ngoài Fado và âm nhạc dân gian, người Bồ Đào Nha còn nghe nhạc pop và các thể loại âm nhạc hiện đại khác, đặc biệt là từ Mỹ và Anh, cũng như các nghệ sĩ Bồ Đào Nha, Caribe và Brasil. Các nghệ sĩ được công nhận quốc tế gồm có Dulce Pontes, Moonspell, Buraka Som Sistema, Blasted Mechanism và The Gift, hai người cuối từng được đề cử giải thưởng âm nhạc MTV châu Âu. Trong thập niên 2010, các nghệ sĩ được công nhận cao nhất ở tầm quốc tế và quốc gia là Aurea, Agir, David Carreira, Richie Campbell, D.A.M.A và Diogo Piçarra.
Trong thể loại nhạc dance điện tử và nhạc dance, Bồ Đào Nha có hai DJ nổi tiếng quốc tế trong danh sách 100 DJ hàng đầu năm 2016 của DJ MAG, là KURA xếp thứ 51 và Diego Miranda xếp thứ 58.
Bồ Đào Nha có một số lễ hội âm nhạc mùa hè, như Festival Sudoeste tại Zambujeira do Mar, Festival de Paredes de Coura tại Paredes de Coura, Festival Vilar de Mouros gần Caminha, Boom Festival tại Idanha-a-Nova, NOS Alive, Sumol Summer Fest tại Ericeira, Rock in Rio Lisboa và Super Bock Super Rock tại Đại Lisboa. Ngoài mùa hè, Bồ Đào Nha có một lượng lớn các lễ hội, hướng đến khán giả đô thị như Flowfest hay Hip Hop Porto. Năm 2005, Bồ Đào Nha tổ chức lễ trao giải âm nhạc MTV châu Âu tại Pavilhão Atlântico, Lisboa. Bồ Đào Nha giành chiến thắng tại Eurovision Song Contest 2017 với bài hát "Amar pelos dois" do Salvador Sobral trình diễn.
Về âm nhạc cổ điển, Bồ Đào Nha có các tên tuổi như các nghệ sĩ piano Artur Pizarro, Maria João Pires, Sequeira Costa, các nghệ sĩ violon Carlos Damas, Gerardo Ribeiro và trong quá khứ là nghệ sĩ cello Guilhermina Suggia. Các nhà soạn nhạc đáng chú ý gồm có José Vianna da Motta, Carlos Seixas, João Domingos Bomtempo, João de Sousa Carvalho, Luís de Freitas Branco và học trò của ông là Joly Braga Santos, Fernando Lopes-Graça, Emmanuel Nunes và Sérgio Azevedo. Tương tự, các nhạc sĩ đương đại như Nuno Malo và Miguel d'Oliveira đạt được một số thành công quốc tế trong việc viết nhạc gốc cho phim và truyền hình.
Nghệ thuật thị giác
Bồ Đào Nha có lịch sử phong phú về hội họa, các họa sĩ nổi tiếng đầu tiên của nước này là từ thế kỷ XV, như Nuno Gonçalves, là một phần trong giai đoạn hội họa Gothic muộn. Trong thời kỳ phục hưng, hội họa Bồ Đào Nha chịu ảnh hưởng cao độ từ hội họa phía bắc châu Âu. Trong giai đoạn baroque, Joana d'Obidos và Vieira Lusitano là những họa sĩ có nhiều sáng tác nhất. José Malhoa nổi tiếng với tác phẩm Fado, và Columbano Bordalo Pinheiro (vẽ chân dung của Teófilo Braga và Antero de Quental) đều liên quan đến hội họa tự nhiên.
Thế kỷ XX chứng kiến sản sinh chủ nghĩa hiện đại, và cùng với nó là các họa sĩ nổi bật nhất của Bồ Đào Nha: Amadeo de Souza-Cardoso chịu ảnh hưởng mạnh từ các họa sĩ Pháp, đặc biệt là anh em nhà Delaunay. Trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có Canção Popular a Russa e o Fígaro. Các họa sĩ/nhà văn theo chủ nghĩa hiện đại khác là Carlos Botelho và Almada Negreiros, là bạn của nhà thơ Fernando Pessoa, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cả hai xu hướng lập thể và vị lai.
Các nhân vật nổi tiếng quốc tế về nghệ thuật thị giác trong thời hiện đại là các họa sĩ Vieira da Silva, Júlio Pomar, Helena Almeida, Joana Vasconcelos, Julião Sarmento và Paula Rego.
Thể thao
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Bồ Đào Nha, có một số giải đấu bóng đá từ cấp độ nghiệp dư địa phương đến cấp chuyên nghiệp đẳng cấp thế giới. Cristiano Ronaldo là một biểu tượng chính của bóng đá Bồ Đào Nha. Luís Figo và Cristiano Ronaldo từng đạt giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, họ là hai cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha có đẳng cấp thế giới. Huyền thoại sống đương đại của bóng đá Bồ Đào Nha là Cristiano Ronaldo, cầu thủ đã 5 lần giành Quả bóng vàng và vô số danh hiệu cao quý khác ở cấp CLB. Anh cũng là người nắm giữ kỉ lục ra sân và số bàn thắng của đội tuyển Bồ Đào Nha, và là thủ quân hiện tại. Các huấn luyện viên bóng đá người Bồ Đào Nha cũng được chú ý, nổi tiếng nhất là José Mourinho và Fernando Santos.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha – Seleção Nacional – giành được danh hiệu cao nhất tại Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2016 và giành được cúp vô địch UEFA Nations League 2018–19.
Ngoài ra, đội tuyển này còn đứng thứ nhì tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 (tổ chức tại Bồ Đào Nha), đứng thứ ba tại Giải bóng đá vô địch thế giới 1966, đứng thứ tư tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2006. Tại các giải trẻ, Bồ Đào Nha từng đứng thứ nhất tại Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới (năm 1989 và 1991) và một số giải vô địch trẻ châu Âu. S.L. Benfica, Sporting CP và FC Porto là các câu lạc bộ bóng đá lớn nhất tại Bồ Đào Nha xét về tính đại chúng và số lượng giải giành được, họ thường được gọi là "os três grandes" ("ba ông lớn"). Họ từng giành tám danh hiệu giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, hiện diện trung nhiều trận chung kết và là các đối thủ thường xuyên tại các vòng đấu cuối của hầu hết các mùa giải. Ngoài bóng đá, nhiều câu lạc bộ thể thao của Bồ Đào Nha, bao gồm "ba ông lớn", thi đấu tại một số sự kiện thể thao khác với mức độ thành công và nổi tiếng khác nhau, như khúc côn cầu trượt băng, bóng rổ, bóng đá trong nhà, bóng ném, bóng chuyền. Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha tổ chức thường niên Cúp Algarve, một giải đấu có uy tín của bóng đá nữ thế giới.
Bồ Đào Nha từng giành một số huy chương trong môn điền kinh tại các giải đấu cấp châu Âu, thế giới và Thế vận hội. Volta a Portugal là giải đấu đua xe đạp quan trọng nhất tại Bồ Đào Nha, đây là một sự kiện thể thao có tính đại chúng, và có sự tham gia của các đội tuyển đua xe đạp chuyên nghiệp như Sporting CP, Boavista, Clube de Ciclismo de Tavira và União Ciclista da Maia.
Bồ Đào Nha cũng có thành tích đáng kể trong các môn thể thao như đấu kiếm, judo, dù lướt ván, rowing, sailing, lướt sóng, bắn súng, taekwondo, ba môn phối hợp và lướt ván buồm, giành được một số danh hiệu châu Âu và thế giới. Các vận động viên paralympic cũng giành được nhiều huy chương trong các môn như bơi, boccia, điền kinh và đấu vật.
Bồ Đào Nha cũng được chú ý trong môn thể thao ô tô, với cuộc đua Rally de Portugal, và các đường đua Estoril, Algarve và Porto Street, cùng một số tay đua nổi tiếng thế giới. Trong môn đua ngựa, Bồ Đào Nha giành chức vô địch giải Horseball-Pato thế giới (năm 2006), đứng thứ ba cúp Horseball thế giới lần thứ nhất (tổ chức tại Ponte de Lima, Bồ Đào Nha vào năm 2008), và giành một số chiến thắng tại giải vô địch Working Equitation châu Âu.
Trong thể thao dưới nước, Bồ Đào Nha có hai môn chính là bơi và bóng nước. Miền bắc Bồ Đào Nha là nơi khởi nguồn của võ thuật Jogo do Pau, các võ sĩ dùng gậy để chiến đấu với một hoặc vài đối thủ. Các hoạt động tiêu khiển ngoài trời khác có liên quan đến thể thao là airsoft, câu cá, golf, bộ hành, săn bắn và chạy định hướng. Bồ Đào Nha là một trong các điểm đến golf tốt nhất thế giới, từng nhận một số giải thưởng của World Golf Awards. Thời tiết địa phương cho phép chơi golf quanh năm
Tham khảo
Nguồn
Thư mục
Liên kết ngoài
Bồ Đào Nha tại UCB Libraries GovPubs''
Hồ sơ Bồ Đào Nha từ BBC News
Báo Anh ngữ Quốc gia
Trang thông tin chính phủ Bồ Đào Nha /
Trang thông tin Nghị viện Bồ Đào Nha
Trang chính thức về lữ hành và du lịch Bồ Đào Nha
Quốc gia thành viên NATO
Cộng hòa
Quốc gia Tây Âu
Quốc gia châu Âu
Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu
Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Bán đảo Iberia
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Bồ Đào Nha
Quốc gia thành viên Liên minh Địa Trung Hải
Các quốc gia Xã hội chủ nghĩa
Quốc gia Tây Nam Âu
Quốc gia và vùng lãnh thổ Rôman
Quốc gia thành viên Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha |
8775 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-di-%C4%91%C3%A0%20kinh | A-di-đà kinh | Kinh A-di-đà (zh. 阿彌陀經, en. Shorter Sukhāvatīvyūha Sūtra) hay Kinh Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm hoặc Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ hoặc Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh hay gọi tắt là Tiểu Bản là một bộ kinh Đại thừa quan trọng được lưu hành rộng rãi ở Phật giáo các nước Đông Á (theo chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa) như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Kinh này cùng với kinh Vô Lượng Thọ (gọi đầy đủ là Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác hay gọi tắt Đại Bản) miêu tả Tịnh độ Cực Lạc (sa. Sukhāvatī) của Phật A-di-đà (sa. Amitābha) cũng như pháp môn Niệm Phật để được vãng sinh về quốc độ của Phật Vô Lượng Thọ. Do đó, đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh Độ tông (cùng với Quán Vô lượng thọ kinh và Vô lượng thọ kinh). Tuy nhiên, Kinh A-di-đà có lẽ là kinh phổ biến nhất và thường được đọc tụng hàng ngày bởi các Phật tử (ở Việt Nam, thường được tụng vào công phu chiều). Không những vậy, kinh còn thường được các Thiền viện trùng tụng (cùng với Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh và Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh).
Hiện nay, có lẽ dịch bản phổ biến nhất là của ngài Cưu-ma-la-thập (sa. Kumārajīva) từ tiếng Phạn sang tiếng Hán (thể văn ngôn) vào thời Hậu Tần. Các nghiên cứu và so sánh gần đây cho thấy nội dung kinh A-di-đà gần giống với kinh Đại Thiện Kiến Vương (Mahà-sudassana Sutta) trong Trường Bộ kinh của Bộ kinh Nikaya theo Phật giáo Nguyên thủy.
Liên kết ngoài
Kinh Phật thuyết A di đà, Việt dịch: Ban Việt dịch Vạn Phật Thánh Thành
Kinh văn Phật giáo Đại thừa
Tịnh độ tông |
8776 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-di-%C4%91%C3%A0 | A-di-đà | A-di-đà Phật (chữ Hán: 阿彌陀佛) được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Trong hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.
Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ hay Akṣobhya (một trong những vị Phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati).
Dù rằng A-di-đà có nhiều phẩm chất giống với những vị Phật Đại thừa khác, nhưng A-di-đà thường được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù loà (ở Đông Á Ngài cũng được liên kết với ánh trăng). Sự nhấn mạnh trên những phẩm chất phát quang (hay vầng hào quang) này vốn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá biểu tượng Đông Á, không làm thay thế hay mâu thuẫn khi kết hợp Đức A-di-đà với tôn giáo của âm thanh và tiếng nói; sự cứu hộ của Ngài được đảm bảo hay cam chắc bắng cách gọi tên Ngài, hay đúng hơn, cầu khấn danh hiệu Ngài với câu: "Nam Mô A-di-đà Phật." Thậm chí trong những đoạn văn nhấn mạnh vào hình ảnh ánh sáng như là Đại-trí-độ luận (Luận về Đại Trí tuệ Hoàn Hảo), Ngài vẫn là mẫu hình mạnh mẽ của thề nguyện và thánh danh.
A-di-đà thường được thể hiện trong ấn thiền định dhyānamudrā, có lẽ để nói đến 500 kiếp thiền định đã đưa Dharmākara đến giác ngộ. Một thủ ấn khác cũng hay được thể hiện trong tư thế đứng là ấn vô uý abhayamudrā (MUDRA của sự phòng hộ khỏi sợ hãi và nguy hiểm).
Trong những hình thái phổ quát hoá của nó, niềm tin vào A-di-đà vẫn tiếp tục cho đến ngày này bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng. Một niềm tin phổ thông là tin rằng tịnh thổ Sukhāvatī, được ban phước bởi 2 vị bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, đặc biệt là Quán Thế Âm, vốn thường được gắn với sự thỉnh nguyện hồng danh của A-di-đà, trì tụng danh hiệu ngài có thể mang bồ tát Quán Thế Âm đến cứu giúp người tụng niệm. Sự trùng lắp nhiều niềm tin và phương pháp thực hành khác nhau, giống như sự chồng chéo của những vị cứu thế và những hình tượng thiêng liêng, có lẽ đó là bối cảnh chung nhất cho sự xuất hiện của A-di-đà đó là trường hợp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và ở Phật giáo Nhật Bản ngoại trừ Phật giáo độc quyền của những cải cách Kamakura.
Nhận thức về A-di-đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạng lại được xem là tái sinh của A-di-đà, trong khi vị quyền lực hơn kia ở Lhasa, Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), thì được xem là sự tái sinh của bồ tát Quán Thế Âm (dù bản thân ông đã phủ nhận điều đó).
Tịnh độ tông
Những Phật tử theo Tịnh độ tông thường tụng "Nam-mô A-di-đà Phật" (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng). Họ tin rằng, trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A-di-đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Nhưng các phái Phật giáo khác như thiền tông, Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này.
Trong Phật giáo Tây Tạng, đại sư Liên Hoa Sinh và Ban-thiền Lạt-ma được xem là một hóa thân của Đức Phật A-di-đà.
Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A-di-đà
Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý, khi xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A-di-đà và các giáo lý liên quan đến ông chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường, người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A-di-đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý nguyên thủy trong phật giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích-ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng.
Do có nhiều cách hiểu khác nhau, nên đức tin này dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau.
Trong Kinh Phật, Phật A-di-đà được đức Phật Thích-ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích-ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo). Tuy nhiên, trong giáo lý nguyên thủy, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, ý để nói tất cả những lời Phật thuyết gồm 8 vạn 4 ngàn câu và đoạn trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp.
Bản thân chữ A-di-đà, ngoài việc danh xưng của Phật Pháp Tạng (Phật Trung Chi Vương). Theo giáo lý thì từ này ý nghĩa sâu xa,ngoài việc là tên của Phật, còn có ý nghĩa nhắc người tụng niệm ý thức thân phận yếu hèn của mình, dựa vào thần lực của Phật để vượt thắng tội lỗi và yếu đuối của bản thân nhằm đứng vững đế đến lúc chết được Phật A-di-đà đón vào cõi Cực Lạc tiếp tục tu đạo để được giải thoát.
Người tin vào pháp môn Tịnh độ (nhận trợ lực của Phật A-di-đà để tái sinh vào cực lạc tiếp tục tu thành Phật) chiếm chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn đối với các hàng trí thức học Phật trên thế giới thì lại có niềm tin tự tu tự giải thoát không phật thánh nào giúp được ta phổ biến hơn. Có lẽ những học giả tri thức có sự suy tư và tìm hiểu về cội nguồn giáo pháp có khoa học hơn.
Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A-di-đà
Phật A-di-đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng thọ, được cho là được Phật Thích-ca Thuyết khi còn tại thế. Tuy vậy các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh vô lượng và các ghi chép về Phật A-di-đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Nên nảy sinh nhiều tranh cãi về Nguồn gốc của niềm tin này.
Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A-di-đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A-di-đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích-ca có thật sự nói về Phật A-di-đà hay không, hay phật A-di-đà chỉ là một sản phẩm của học giả.
Tuy vậy cũng cần phải xét rằng, các lý luận này chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ của học giả thôi. Một số học giả theo truyền thống đã coi các kinh điển Đại thừa sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā, cùng với các văn bản liên quan đến Akshobhya, có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở phía nam Ấn Độ. Một số kinh điển đầu tiên của Đại thừa đã được dịch bởi nhà sư Kushan, Lokakṣema, người đã đến Trung Quốc từ vương quốc Gandhāra. Bản dịch đầu tiên của ông sang tiếng Trung Quốc được thực hiện tại thủ đô Luoyang của Đông Hán trong khoảng từ 178 đến 189 CE. Một số kinh điển Đại thừa được dịch trong thế kỷ thứ 2.
Chú thích
Liên kết ngoài
Phật
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Tịnh độ tông |
8777 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-la-h%C3%A1n | A-la-hán | A-la-hán (zh. 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo. dgra com pa), trong dân gian thường gọi là các vị La hán, dịch là "người xứng đáng" hoặc là "người hoàn hảo". Theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) thì vị A-la-hán đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi. Một A-la-hán khi còn sống còn được gọi là Hữu dư Niết-bàn (sa: sopadhiśeṣanirvāṇa; pi. savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn.
Đặc điểm
10 Kiết sử
Theo các kinh tạng Nikaya mô tả thì một vị A-La-Hán đã trừ bỏ, diệt sạch hoàn toàn 10 loại kiết sử, phiền não mà khiến cho chúng sinh bị trói buộc trong khổ đau, luân hồi. Bao gồm: Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, Dục ái, Sân Hận, Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh.
1. Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi): tà kiến, hiểu biết sai lầm về Ngũ uẩn, Bản ngã. Gồm có tất cả 62 loại tà kiến được nhắc đến trong kinh Phạm võng thuộc Trường Bộ kinh. Phổ biến nhất trong 62 loại tà kiến này là Thân kiến, Thường kiến, Đoạn kiến... Thân kiến là sự hiểu biết một cách sai lầm rằng các pháp như Danh Sắc (Thân-Tâm), Tứ Đại (Thân thể vật lý), Ngũ Uẩn (thân thể- cảm giác- sự ghi nhớ- suy nghĩ- nhận thức), 6 nội ngoại xứ ( Mắt- Tai- Mũi- Lưỡi- Thân- Ý Thức; Sắc- Thanh- Hương- Vị- Xúc, Pháp)... này là chính tôi, của tôi, hay tự ngã, bản ngã của tôi. Thường kiến là một số niềm tin sai lầm như tin rằng có sự tồn tại của linh hồn, tự ngã, khi chúng sinh chết đi thì linh hồn, tự ngã đó sẽ di chuyển từ cơ thể này sang cơ thể khác; hoặc tin rằng tất cả mọi vui sướng, khổ đau trong đời sống hiện tại tất cả đều do các nghiệp tốt xấu trong kiếp sống cũ quyết định; hoặc tin rằng thế giới, con người do một đấng sáng thế nào đó tạo nên và mọi đau khổ, hạnh phúc của chúng sinh đều do đấng sáng thế đó quyết định. Đoạn kiến là một số niềm tin như cho rằng mọi thứ do ngẫu nghiên mà có, không có nguyên nhân sinh ra, tạo thành nó; hoặc tin rằng chết là hết, không có kiếp sau; hoặc tin rằng làm thiện hay ác gì đều không có kết quả tương ứng.
2. Hoài nghi (Vicikicchā): sự lưỡng lự, không có hiểu biết, niềm tin đúng đắn về Phật, Pháp, Tăng, nhân quả nghiệp báo và chân lý Duyên Sinh-Duyên Diệt.
3. Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa): sự chấp thủ vào các phương pháp, hạnh tu sai lầm, vô ích. Ví dụ như sống khổ hạnh, ép xác hoặc buông thả, phóng túng trong ái dục. Hay tin và hành trì những lễ nghi, sinh hoạt mang tính phi logic, mê tín như bói toán, lên đồng, cầu cơ...
4. Dục ái (Kāmarāga): sự ham muốn, thích thú của 5 giác quan (Mắt-Tai-Mũi-Lưỡi-Thân) vào 5 đối tượng tiếp xúc (cảnh vật- âm thanh- mùi hương- nếm vị- sự xúc chạm). Ví dụ như sự ham thích của mắt đối với các cảnh đẹp, vật đẹp, những người có ngoại hình khả ái...; sự ham thích của tai đối với các âm thanh dễ chiụ như lời khen, tiếng nói dịu dàng êm tai, âm nhạc, nhạc cụ...; sự ham thích của mũi đối với các mùi thơm, nước hoa,..; sự ham thích của lưỡi đối với các gia vị, món ăn ngon, đồ uống tốt; sự ham thích của cơ thể đối với các khoái lạc xúc chạm...
5. Sân hận (Paṭigha): các trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như phẫn nộ, tức giận, khó chịu, hiềm hận, sợ hãi, lo âu.
6. Sắc ái (Rūparāga): sự tham luyến của tâm đối với các cõi trời thuộc thiền sắc giới, nguyên nhân là do chấp thủ vào các trạng thái thanh tịnh, yên tĩnh, an lạc... do các cõi trời này đem lại.
7. Vô sắc ái (Arūparāga): sự tham luyến của tâm đối với các cõi trời thuộc thiền vô sắc giới tức Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nguyên nhân là do chấp thủ vào các trạng thái thanh tịnh, yên tĩnh, an lạc... do các cõi trời này đem lại.
8. Ngã mạn (Māna): lòng đố kị, hơn thua. Ví dụ như trình độ mình bằng người khác nhưng lại tự cao rằng mình hơn họ, hoặc mình thua kém nhưng lại cho rằng bằng người. Hoặc lúc nào cũng khinh thường, chê bai người khác, tự cho mình là giỏi nhất, hay nhất. Hoặc chưa chứng đắc mà nói mình chứng đắc, phàm phu nhưng lại mạo nhận mình là bậc Thánh...
9. Trạo cử vi tế (Uddhacca): trạng thái tâm phóng dật, chao đảo, lăng xăng, tán loạn, nghĩ ngợi lung tung như con khỉ hay leo trèo, nhảy nhót, không có sự chú tâm, tỉnh giác, chánh niệm.
10. Si mê (Avijjā): sự vô minh, tăm tối, không hiểu biết về chân lý, chánh pháp. Không hiểu rõ về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt Khổ và con đường Bát Chánh Đạo đưa đến diệt khổ.
Đặc trưng của vị A-La-hán
Khi một người đạt được quả vị A-la-hán, Chánh trí khởi lên, vị ấy tự thấy rõ, biết rõ, hiểu rõ mình đã hoàn toàn giải thoát khỏi mọi phiền não, lậu hoặc mà không cần bất kỳ ai phải chỉ điểm, xác nhận. Giống như một người uống nước, nước nóng hay lạnh người ấy đều biết rõ ràng. Như trong bài kinh 6 Thanh tịnh (Chabbisodhana sutta , số 112 Trung Bộ Kinh, bản dịch Thích Minh Châu) mô tả về sự giải thoát và Chánh trí của một vị A-La-Hán như sau:"Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là khổ diệt", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc được đoạn trừ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ".
Vị ấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, vị ấy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát"". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".
Vị thánh A-La-hán còn được gọi là vị thánh Vô học, bởi vì các ngài đã hoàn thành công việc tu tập của mình, đã làm xong mục đích tối thượng của một người xuất gia tu tập là Niết Bàn giải thoát, các ngài không còn cần phải tu tập, đoạn trừ phiền não hay làm gì thêm nữa. Còn các bậc thánh thấp hơn Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn được gọi là vị thánh Hữu học, bởi vì các ngài chưa đạt đến chặng cuối của con đường giải thoát, còn phải học hỏi, tu tập."Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát." (Kinh Pháp môn căn bản, số 1 Trung Bộ Kinh, bản dịch Thích Minh Châu)
Vì các bậc A-La-Hán là những vị đã viên mãn, thành tựu trọn vẹn, hoàn hảo về con đường tu tập Giới-Định-Tuệ nên thân hành (hành vi), khẩu hành (lời nói), ý hành (suy nghĩ) đều thuần túy thanh tịnh, trong sạch. Về thân hành, các ngài không bao giờ có những hành vi xấu như sát sinh, trộm cắp, tà dâm hay thực hiện những hành vi không đẹp, không phù hợp về mặt đạo đức. Về khẩu hành, các ngài không nói những lời nói không đúng đắn như nói dối, nói chia rẽ, nói lời độc ác, xúc phạm hay lăng mạ kẻ khác, các ngài cũng không nói những chuyện phù phiếm, vô ích. Các ngài chỉ nói, thuyết những điều liên hệ đến Chánh Pháp, giải thoát, tu tập đời sống Phạm hạnh. Về ý hành, các ngài không còn những ý niệm tham-sân-si mê điên đảo giống như chúng sinh; các ngài không còn những vọng tưởng, lưu luyến về dục vọng, không còn tâm ham thích đối với các khoái lạc, cảm giác sung sướng, dễ chịu.Các ngài cũng không còn những suy nghĩ về hại mình, hại người. Khi gặp các khổ cảnh, các ngài cũng không khởi lên cảm giác khó chịu, tức giận.
Một vị A-la-hán thật sự thì không còn bị tám gió (Bát phong; được, mất, vinh, nhục, khen, chê, vui, khổ) chi phối. Bởi các ngài đã trực nhận, thấy rõ tính chất biến đổi, sinh diệt không ngừng (Vô thường) và bất toại nguyện, không như ý (khổ) của tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên đời.
Cũng giống như những người bình thường, các vị A-La-Hán vẫn có những hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ nghỉ, đại, tiểu tiện,.. như người đời. Tuy nhiên, khác biệt giữa các vị A-la-hán với người phàm đó là các ngài khi làm việc làm gì, nói gì cũng đều có sự chánh niệm, tỉnh giác cao độ, từ lúc thức cho đến khi ngủ các ngài cũng đều duy trì sự Chánh Niệm liên tục.
Một vị đắc quả A-la-hán khi chưa hết tuổi thọ, vẫn còn sống dưới thân Ngũ Uẩn được gọi là Hữu Dư Niết Bàn. Tức là ngài vẫn còn phải chịu những định luật tự nhiên như thời tiết, đau nhức, bệnh tật, hay các khó chịu về thân thể. Hoặc các ngài cũng có thể phải chịu đựng các quả báo ác chính mùi do hành vi bất thiện trong quá khứ. Ví dụ như Đức phật bị nhức đầu trong ba ngày do trong tiền kiếp quá khứ ngài từng gõ đầu một con cá, hay trước khi nhập Niết Bàn ngài bị bệnh kiết-lỵ. Hoặc trưởng lão Mục-Kiền-Liên trong đời quá khứ rất lâu từng phạm nghiệp giết cha mẹ, nên trước khi ngài viên tịch, nghiệp này trổ quả và ngài bị ngoại đạo hành hung. Tuy bị các bệnh tật, đau nhói về thân chi phối, nhưng Đức Phật và các vị A-La-Hán không còn bị dính mắc vào nó. Các ngài không vì bệnh tật, đau đớn mà khởi tâm bất thiện như sân- khó chịu, tức giận, tham- mong muốn mau hết bệnh, mong muốn đừng bị bệnh, si-không có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của cơn đau. Khi vị A-la-hán hết thọ mạng, nhập Đại Bát Niết bàn (Vô Dư Niết Bàn) thì vĩnh viễn không còn tái sinh trở lại vào bất kỳ cảnh giới, sanh thú nào; và cũng không còn bị thân Ngũ uẩn chi phối.
Các vị A-la-hán có thể có các năng lực thần thông như Tam Minh, Lục Thông. Tuy nhiên, các ngài không bao giờ phô trương, hay biểu diễn những khả năng đó trước mắt quần chúng để có được danh tiếng, ảnh hưởng, hay nhằm mục đích kêu gọi người khác theo đạo Phật. Bởi vì, thần thông dù có vẻ phi phàm, gây tò mò đối với nhiều người như thực tế nó không giúp ích cho chúng sinh thấy ra chân lý, thoát khỏi khổ đau, phiền được. Ngược lại, việc dính mắc, tham luyến đối với các trạng thái thần thông là một cản trở cho việc tu tập giác ngộ. Hơn nữa, đạo Phật là đạo trí tuệ, đến để mà thấy, chứ không phải tin tưởng một cách mù quáng, mê tín. Như trong kinh Kalama, Đức phật đã giảng dạy rõ về 10 điều chớ vội tin, ngài khuyên chúng sinh không nên vội tin lời nói bất kỳ ai, dù là chính ngài, các vị đạo sư, hay bất kỳ ai. Mà chỉ khi nào đã hiểu rõ và thực hành Phật Pháp, xác chứng được lợi ích, thiết thực do Chánh Pháp đem lại thì mới nên tin đạo, đó còn gọi là chánh tín (niềm tin đúng đắn).
Cuối cùng, ngoài chính những người đã thật sự chứng A-La-Hán và tự tuyên bố về Chánh trí giải thoát của mình thì chỉ có Đức phật mới có đủ trí tuệ, khả năng để tuyên bố một người chứng quả hay chưa, người ấy chứng quả gì, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, hay A-la-hán. Ngay cả các vị a-la-hán thượng thủ như ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền Liên cũng không tùy tiện phán đoán, hay đưa ra nhận định về quả vị tu chứng của người khác.
Các hạng người có khả năng chứng đạo
Theo kinh Tăng Chi Bộ và Kinh Na-Tiên vấn đáp thì có 15 loài chúng sinh không thể chứng đắc bất kỳ quả vị gì trong Tứ Thánh Quả là: súc sinh, loài khẩn-na-la (Kinnara), người có tà kiến, trẻ chưa đủ bảy tuổi, người phạm tội trong năm tội Ngũ Nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-La-hán, làm chảy máu thân Phật, chia rẽ tăng đoàn), những người giả mạo tăng ni (trộm tăng tướng), những người tuy là Tỳ kheo nhưng lại hành theo ngoại đạo, người hãm hiếp Tỳ-khưu ni, tỳ khưu phạm tội tăng tàn nhưng không thọ lãnh hình phạt, người bán nam bán nữ, người có hai bộ phận sinh dục.
Cũng theo Kinh Na-Tiên vấn đáp thì ngoài các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì các vị cư sĩ, người tại gia cũng có khả năng chứng quả A-La-hán. Tuy nhiên khi sau khi đắc quả vị này phải đi tìm một vì thầy Tỳ kheo gần trú xứ của mình để thực hiện việc xuất gia, chậm nhất là trước khi mặt trời lặn, một số bản luận khác nói là 7 ngày, nếu không thì vị cư sĩ ấy phải nhập Niết-bàn. Lý giải về điều này là phẩm mạo, giới hạnh của đời sống cư sĩ khá hạn chế, eo hẹp và không phù hợp với quả vị A-la-hán, chỉ có phẩm hạnh, tướng mạo của người xuất gia mới phù hợp với quả vị này. Ví dụ như một người bao tử nhỏ chỉ có thể chứa ít đồ ăn mà ăn nhiều quá sẽ bị bội thực. Điều này được minh chứng ở trong các bài kinh Nikaya, có nhiều vị ngoại đạo, cư sĩ nam nữ sau khi nghe Đức phật thuyết pháp được chứng quả a-la-hán và Đức phật đã cho họ xuất gia trở thành Tỳ kheo ngay trong ngày đó. Điển hình như sau khi nghe Đức Phật thuyết bài kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta) thì 1000 vị đạo sĩ thuộc phái thờ lửa (Bái hỏa giáo) đã chứng đạt chánh trí, trở thành các vị A-La-Hán và Đức phật đã cho họ xuất gia, thọ giới cụ túc bằng cách gọi: "Thiện lai tỷ kheo!" (Ehibhikkhu upasampada).
Con đường tu tập
Con đường tu tập căn bản để đạt được bất kỳ quả vị nào trong Tứ Thánh Quả đều là nhờ Giới-Định-Tuệ. Một người đắc được quả Dự Lưu (Tu-đà-hoàn), Nhất Lai (Tư-đà-hàm) là thành tựu trọn về giới, một phần về định, một phần về tuệ. Quả vị Bất Hoàn (A-na-hàm) là nhờ thành tựu trọn vẹn về giới, trọn vẹn về định và một phần về tuệ. Và cuối cùng, quả vị A-La-Hán là nhờ thành tựu trọn vẹn về giới, định và tuệ.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna sutta), Đức phật mô tả về lợi ích của việc thực tập Giới-Định-Tuệ như sau: "Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu" Nếu phân tích Giới-Định-Tuệ theo phương diện Bát Chánh Đạo, thì Giới thuộc về Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng, Định thuộc về Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, Tuệ thuộc về Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.
Giới
Giới là nền tảng quan trọng nhất trong việc tu tập giải thoát, một người thiếu giới thì không thể thành tựu được bất kỳ đạo quả nào. Mục đích của việc giữ các điều giới là để nhằm làm cho thân hành, khẩu hành của hành giả được trong sạch. Chỉ khi nào thân, khẩu của hành giả được trong sạch rồi thì vị ấy mới có thể phát triển con đường tu tập của mình lên Định và Tuệ được. Ngoài ra, việc giữ giới cũng nhằm tránh những tâm bất thiện như lòng lo lắng bất an, tiếc nối, hay những đau khổ vì tạo nghiệp ác khởi lên trong tâm vị hành giả mà gây cản trợ đến sự tu tập Thiền của vị ấy. Nếu hành giả giữ giới tốt đẹp thì lòng vị ấy sẽ được thanh thản, tự tin, an lạc.
Trong Na Tiên Vấn Đáp, khi vua Mi-lan-đà hỏi về các thiện pháp, trưởng lão Na-tiên đã trả lời đại ý như sau : "Thiện pháp thì rất nhiều, nhưng Giới mới chính là nền tảng để các thiện pháp nảy nở, tăng trưởng. Giới là nơi vững trú, nảy nở, tăng trưởng của các thiện pháp như Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Tứ Thiền, Bát Giải Thoát...". "Ví dụ như đất là nơi mà các hột giống nảy mầm và lớn lên, đất là nơi mà các loại củ có thể nứt mộng đâm nhánh đâm cây. Cũng thể ấy, Giới là nơi nảy mầm, tăng trưởng của Ngũ Căn là tín, tấn, niệm, định, tuệ... cùng những thiện pháp khác" . Qua câu trả lời trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của Giới luật đối với sự chứng đắc đạo quả.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có liệt kê ra 5 lợi ích của việc thực hành giới như sau: 1. Nhờ giữ giới, tài sản, của cải được giữ vững và tăng trưởng do không phung phí, phóng dật; 2. Khi đến những hội chúng, nơi đông người, lòng được tự tin, can đảm; 3. Tiếng lành là người có giữ giới, đức hạnh được đồn xa; 4. Khi lâm chung thân tâm được yên ổn, tỉnh táo, nhẹ nhàng, không sầu khổ; 5. Sau khi chết có cơ hội tái sinh lên các cõi chư thiên hoặc trở lại làm người sung sướng, cao quý. Như vậy, giới vừa đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện con người trở thành những người có đạo đức, phước báu, vừa là nền tảng của con đường đến Niết Bàn giải thoát.
Các điều học giới căn bản nhất dành cho tất cả các tăng ni, cư sĩ, phật tử là: Không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, từ bỏ tà mạng (các ngành nghề phi pháp), không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không uống rượu hay sử dụng các chất gây nghiện. Tuy nhiên, tùy vào các vai trò như cư sĩ, sa di, hay Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mà số giới có sự ít, nhiều khác nhau. Đối với các vị cư sĩ, Đức phật chỉ yêu cầu họ cố gắng giữ 5 giới hoặc 8 giới, trong khi các vị sa di là 10 giới, đối với Tỳ Kheo tăng thì nhiều hơn là 227 giới và Tỳ kheo ni là 311 (theo truyền thống PG Nguyên thủy).
Ngoài các điều học giới kể trên thì một số loại giới như Giới Hộ trì các căn, Giới tiết độ trong ăn uống, Giới chánh niệm tỉnh giác... cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hành giả trong sự tu tập đoạn trừ các phiền não.
Giới hộ trì các căn là vị hành giả luôn luôn cẩn trọng phòng hộ 6 căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) của mình, không để cho chúng chạy theo, dính mắc vào 6 đối tượng giác quan (các sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, các pháp) mà khiến cho tham, sân, si khởi lên.
Giới chánh niệm tỉnh giác là khi làm bất kỳ việc gì, hành giả đều có sự chánh niệm, tỉnh giác, chú tâm quan sát, theo dõi. Như khi đi, đứng, nằm, ngồi hành giả tỉnh giác biết mình đang đi, đứng, nằm, ngồi. Khi ăn, uống, nhai, nếm tỉnh giác, chánh niệm về sự ăn, uống, nhai nếm. Bất kỳ các hoạt động khác dù lớn hay nhỏ cũng đều tỉnh giác chánh niệm như vậy.
Giới tiết độ trong ăn uống là khi hành giả dùng các thực phẩm, nước uống. Vị ấy tâm niệm, ghi nhớ rằng mình sử dụng các vật thực này là để nuôi dưỡng sinh mạng, để có sức khỏe tốt hỗ trợ cho việc tu tập phạm hạnh. Chứ không phải sử dụng chúng vì đam mê, tham đắm hay để trang sức, làm đẹp. Nhờ như vậy, vị ấy sẽ trừ bỏ được tâm tham ái đối với các món ăn, vật thực.
Định
Định hiểu căn bản là sự chú tâm, hướng tâm đến một đối tượng nào đó để làm cho tâm trở nên an chỉ, vắng lặng. Khi đó, các triền cái khác bị áp đảo, tâm cảm thấy an lạc, dễ chịu. Trước khi Đức Phật xuất hiện, Thiền Định đã có mặt ở các tôn giáo Ấn Độ và được các tu sĩ các tôn giáo đó chủ trương tu tập phổ biến. Tuy nhiên, Đức Phật không chủ trương Thiền Định bởi vì Thiền Định không đưa đến diệt trừ phiền não, sự giải thoát Niết bàn, không giúp hành giả khám phá, thấy rõ được chân lý, hay bản chất của các pháp như trong Thiền Minh Sát. Thành tựu cao nhất mà một người có thể đạt được thông qua Thiền Định là các năng lực thần thông và cuộc sống chư thiên ở các cõi Trời Sắc giới hoặc Vô Sắc giới sau khi chết.
Mặc dù Đức Phật không chủ trương Thiền Định nhưng ngài vẫn đưa Thiền Định vào trong lời giảng dạy của mình như phương tiện hỗ trợ cho việc tu tập Thiền Minh Sát của các hành giả. Đầu tiên, hành giả chú tâm vào các đề mục thiền định hay đi vào các trạng thái thiền định để làm cho tâm mình được trong sáng, an ổn, thoải mái. Sau đó hành giả xuất khỏi thiền định và tiến hành thẩm sát, quán chiếu sự sinh diệt, trạng thái Khổ-Vô thường-Vô ngã của các pháp. Nhờ nền tảng an lạc, thanh tĩnh của Thiền định, hành giả sẽ quán chiếu, thấy rõ các đối tượng Minh Sát hơn.
Theo trong bộ Thanh Tịnh Đạo Luận liệt kê, thì có khoảng 40 mươi đề mục thiền định. Gồm có 10 đề mục kasina (đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng), 10 đề mục tử thi (các trạng thái biến hoại của xác chết), 10 đề mục tưởng niệm (Niệm ân Phật, Pháp, Tăng, Giới, Bố Thí, Thiên, Tịch Tịnh, Chết, Hơi Thở, Niệm 32 thể trược), 4 đề mục về Từ, Bi, Hỷ, Xả, 4 đề mục về thiền vô sắc giới (Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ ), đề mục về phân tích tứ đại, đề mục quán vật thực bất tịnh.
Khi bắt đầu tu tập Thiền Định, hành giả nên chọn một đề mục phù hợp với căn cơ của mình, học hiểu thật kỹ rồi mới nên bắt đầu thực hành. Theo các bản chú giải, thì 10 đề mục tử thi, 1 đề mục về niệm 32 thể trược thích hợp cho những người nặng về tâm tham ái; 4 đề mục Từ, Bi, Hỷ, Xả và 4 đề mục Kasina (xanh, vàng, đỏ, trắng) thích hợp cho những người nặng về tâm sân hận; những người có tâm si mê, bị hôn trầm chi phối thì phù hợp với đề mục hơi thở, ánh sáng; đề mục hơi thở thích hợp cho những người có tâm thường bị dao động, nghĩ ngợi lăng xăng. Những người nặng về niềm tin thì nên thực hành 6 đề mục niệm (Phật, Pháp, Tăng, Giới, Bố thí, Thiên). Người nặng về trí tuệ, tư duy thì phù hợp với đề mục niệm sự chết, niệm Niết Bàn, quán vật thực bất tịnh và Phân tích tứ đại. Nhìn chung, 10 đề mục kasina và đề mục hơi thở thích hợp với tất cả cac loại căn tánh.
Dựa theo mức độ nông hay cạn mà hành giả an trú, đi sâu vào các trạng thái Thiền Định thì chia làm 3 loại Định:
Sát-na định: Trạng thái định tâm chỉ kéo dài chớp nhoáng trong một sát-na. Đối với những vị hành giả chỉ tu tập thuần túy về Thiền Minh Sát mà không thông qua phương tiện hỗ trợ là Thiền Định thì vị ấy vẫn có sát-na định, do sự an trú, quan sát, nhất tâm vào các đối tượng Minh Sát trong Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Cận định: Trạng thái định này gần giống với sơ thiền, cũng có các chi thiền như Tầm (Hướng Tâm), Tứ (quan sát), Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Giống như An chỉ định, Cận định cũng có khả năng đè nén 5 triền cái và khiến cho tâm được an lạc, thoải mái. Tuy nhiên, trạng thái định này không kéo dài được lâu như An chỉ định do sự phức tạp của đề mục thiền mà hành giả thực tập.
An chỉ định: Trạng thái định kiên cố, an trú vững chắc trên đề mục. Ở trạng thái này, hành giả có thể hành thiền và duy trì trạng thái định tâm trong nhiều ngày. Gồm có các bậc Thiền định thuộc Sắc giới và Vô sắc giới đi từ thấp đến cao là Sơ thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Hành giả tiến lên các bậc thiền cao hơn bằng các loại bỏ dần các chi thiền trong trường hợp Thiền Sắc giới, và tác ý đến đề mục đối với Thiền Vô Sắc giới.
Đối với 8 đề mục tùy niệm (Phật, Pháp, Giới, Thí, Thiên, Sự Chết, Tịch Tịnh) và hai đề mục quán vật thực bất tịnh, phân tích tứ đại thì hành giả chỉ có thể đạt được cận định do những đề mục này còn ngôn ngữ và tư duy nên không thể vào Sơ Thiền. 10 đề mục tử thi và 1 đề mục 32 thể trược chỉ giúp hành giả đạt được sơ thiền, không thể sâu hơn vì những đề mục này đòi hỏi phải duy trì tầm và tứ. Ba đề mục Từ, Bi và Hỷ chỉ có thể giúp hành giả chứng từ sơ thiền đến tam thiền mà thôi, đề mục Xả có thể giúp hành giả đạt được Tứ Thiền sau khi đã đạt được Tam Thiền nhờ 1 trong các đề mục Từ, Bi, Hỷ. 10 đề mục Kasina và 1 đề mục hơi thở có thể giúp hành giả đạt được từ sơ thiền đến tứ thiền. Đề mục "không vô biên xứ" (hư không là vô biên) chỉ giúp hành giả chứng được Thiền Không Vô Biên xứ sau khi hành giả đã đạt được Tứ Thiền. Đề mục "thức vô biên xứ" (thức là vô biên) chỉ giúp hành giả chứng được Thiền Thức Vô Biên Xứ sau khi đã đạt được bậc Thiền Không Vô Biên Xứ. Đề mục "vô sở hữu xứ" (không có gì cả) chỉ giúp hành giả chứng được thiền Vô sở hữu xứ sau khi đã đạt được Thiền Thức Vô Biên Xứ. Đề mục "phi tưởng phi phi tưởng xứ" (vắng lặng, vi tế) chỉ giúp hành giả chứng được Thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ sau khi hành giả đã đạt được Thiền Vô Sở Hữu Xứ.
Các trạng thái Thiền Định cũng có thể bị mất đi nếu hành giả không có sự tu tập, hành thiền, trau dồi thường xuyên. Hoặc khi hành giả phóng dật hay khởi lên các tâm tham, sân, si cũng có thể làm cho trạng thái này bị mất đi. Khi đạt được từ tứ thiền trở lên, hành giả sẽ có thể có các năng lực thần thông như Biến Hóa Thông, Tha Tâm Thông, Thiên Nhãn Thông, Túc mệnh thông. Nếu hành giả duy trì được một trong các cấp độ Thiền định như Cận định,Sơ Thiền, Nhị Thiền..., Phi tưởng Phi phi tưởng xứ cho đến khi lâm chung, thì vị ấy sẽ được tái sinh vào các cõi trời dục giới (đối với cận định), sắc giới hoặc vô sắc giới tương ưng với cấp bậc Thiền định mà mình đạt được.
Điểm lưu ý quan trọng khi thực tập thiền định là hành giả phải luôn ghi nhớ rằng mục đích của việc thực tập Thiền Định là để làm cho tâm được định tĩnh, thanh tịnh để hỗ trợ cho Thiền Quán. Và thiền định chỉ là đang ở giữa đường trong lộ trình tu tập giải thoát chứ chưa phải là sự giải thoát, đích đến cuối cùng. Nếu hành giả dính mắc, ham thích, say mê trong các trạng thái an lạc, yên bình hay các năng lực thần thông do Thiền định mang lại mà không chịu cố gắng tu tập tiếp thì đó sẽ chỉ là rào cản cho sự tu tập giải thoát và làm tăng lên vô minh, tham ái nơi hành giả mà thôi.
Tuệ
Thiền Minh Sát (pi. Vipassanā) hay còn gọi là Tứ Niệm Xứ là phương pháp Thiền do chính Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy trong suốt cuộc đời giáo hóa của mình. Thông qua phương pháp này, không ít vị Tỳ-kheo, cư sĩ dưới thời Đức phật còn tại thế và sau đó đã trở thành những bậc thánh hữu học, vô học. Mục đích của việc thực tập Thiền Minh Sát là nhằm giúp cho hành giả tự mình tuệ tri (thấy rõ) tính chất, trạng thái của tất cả các pháp theo đúng như thật những gì mà chúng đang diễn ra. "Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ." (Kinh Niệm Xứ, số 10 Trung Bộ kinh, bản dịch Thích Minh Châu) Về căn bản, khi thực hành thiền quán này, hành giả chuyên tâm quan sát, theo dõi sự sinh diệt, biến đổi của Danh-sắc (cơ thể vật lý và trạng thái tâm lý) hoặc dùng trí quán chiếu, phân tích về bản chất ô nhiễm, bất tịnh của cơ thể. Dần dần hành giả sẽ phát sinh trí tuệ đúng đắn và thấy biết rõ ràng rằng mọi thứ trên thế gian này chỉ là tạm bợ, không có gì để cho mình lưu luyến hay tham đắm cả.
Một số bài kinh căn bản đề cập đến Thiền quán Vipasssana trong Tam tạng Pali có thể kể đến như kinh Đại niệm xứ(Mahàsatipatthana sutta) thuộc Trường bộ kinh, kinh Niệm xứ(Satipatthàna sutta), kinh Thân hành niệm(Kàyagatàsati sutta), kinh Quán niệm hơi thở(Anàpànasati sutta) thuộc Trung bộ kinh...
Trong kinh Đại niệm xứ(Mahàsatipatthana sutta), Đức phật liệt kệ ra rất nhiều đề mục thiền quán, gom chung lại là bốn đối tượng: Thân (các hoạt động của cơ thể), Thọ (cảm giác), Tâm (suy nghĩ), Pháp (các pháp số). Đây là bốn đối tượng mà người tu tập cần phải chuyên tâm tu tập, an trú tâm trong đó.
Quán Thân: 1. Hành giả chú tâm theo dõi, quán sát hơi thở ra vào; 2. hoặc chú tâm theo dõi, quan sát tứ oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi); 3.hoặc chánh niệm tỉnh giác về mọi hoạt động của cơ thể; 4. hoặc phân tích sự ô nhiễm, bất tịnh của 32 phần cơ thể; 5. hoặc phân tích về các yếu tố hợp thành cơ thể là đất, nước, lửa, gió (tứ đại); 6. hoặc quan sát các trạng thái phân hủy, biến đổi của xác chết.
Quán Thọ: Hành giả chú tâm theo dõi, quan sát sát sự sinh khởi (sự xuất hiện) và sự đoạn diệt (sự biến mất) của các loại cảm giác liên hệ đến thân và tâm như cảm giác dễ chịu(lạc thọ), khó chịu(khổ thọ), trung tính(bất khổ bất lạc thọ).
Quán Tâm: Hành giả chú tâm theo dõi, quán sát sự sinh khởi và đoạn diệt của các loại tâm thiện như tâm không tham, không sân, không si, tâm thiền định, tâm giải thoát... và các loại tâm bất thiện như tham, sân, si, hôn trầm, tán loạn, nghi ngờ...
Quán Pháp: 1. Hành giả chú tâm theo dõi, quán sát sự sinh khởi và sự đoạn diệt của năm triền cái; 2. hoặc chú tâm theo dõi, quán sát sự sinh khởi và đoạn diệt của Ngũ Uẩn; 3. hoặc chú tâm theo dõi, quan sát sự sinh khởi va đoạn diệt của sáu nội ngoại xứ; 4. hoặc chú tâm theo dõi, quan sát bảy giác chi; 5. hoặc chú tâm theo dõi, quan sát về Tứ Thánh Đế.
Ở đây, sở dĩ có nhiều đề mục thiền quán như vậy là do có sự khác biệt về căn cơ giữa các hạng người. ví dụ như có người tâm lý nặng về tham ái hoặc nặng về sân hận, tà kiến,... Và Đức phật đưa ra nhiều đề mục như vậy là để thích hợp với từng căn cơ riêng, ai căn cơ phù hợp với đề mục nào thực hành đề mục đó. Khi thực hành, hành giả chọn một đề mục bất kỳ trong các đề mục trên mà phù hợp theo khuynh hướng tâm lý, sở thích cá nhân của mình.
Theo hướng dẫn từ một số bản chú giải thì quán Thân phù hợp với hành giả thuộc về tánh tham ái có trí tuệ yếu, quán Thọ phù hợp với hành giả thuộc về tánh tham ái có trí tuệ mạnh, quán Tâm phù hợp với hành giả tánh tà kiến có trí tuệ kém, quán Pháp phù hợp với hành quả tánh tà kiến có trí tuệ mạnh. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là khi quán thân hoặc quán thọ... thì một người vẫn không loại trừ ba tùy quán còn lại. Khác nhau nằm ở chổ sự nhấn mạnh, tính chất vượt trội hay thiên hướng mà thôi.
Dù thực hành theo bất kỳ đề mục nào, thì điểm quan trọng nhất vẫn là việc quan sát tính chất sinh-diệt nơi các đối tượng và hiểu rõ về trạng thái Vô thường-Khổ-Vô ngã nơi chúng. Vì chỉ khi nào thấy biết được như vậy thì hành giả mới có thể thực sự trở nên nhàm chán, buông xả đối với ái dục và hướng tâm đến chánh trí, Niết bàn giải thoát. Như đúng lộ trình tu tập mà Đức phật đưa ra là: "nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, chứng ngộ, niết bàn". Ở đây, khi một người thấy được sự sinh và diệt của các pháp thì vị ấy sẽ đoạn trừ được các quan niệm, hiểu biết sai lầm về thân kiến, tự ngã. Khi thấy được tính chất vô thường, một người đoạn trừ được chấp thủ rằng mọi thứ là thường còn, mãi mãi, lâu dài và vị ấy thấy biết đúng đắn rằng mọi thứ trên thế gian dù tốt hay xấu, yêu hay ghét... đều sẽ bị hoại diệt, biến đổi. Khi thấy được tính chất Khổ, một người sẽ thấy biết đúng đắn rằng mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên chứ không theo như những gì chúng ta mong muốn, và càng ham muốn, chấp thủ nhiều thì sẽ càng khổ đau. Khi thấy được tính chất Vô ngã, một người sẽ hiểu rằng do cái này có nên cái kia có, do cái này diệt nên cái kia diệt và đoạn trừ được ảo tưởng về bản ngã, "tôi là", vị ấy không còn chấp trước rằng thân thể, suy nghĩ này hay mọi thứ là của mình, thuộc về mình nữa. "Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân." (Kinh Niệm Xứ, số 10 Trung Bộ Kinh)
Đạo quả
Sau quá trình nỗ lực tu tập theo đúng lộ trình giới-định-tuệ như vậy, tùy vào năng lực hành giả có thể đạt đến một trong các quả vị giải thoát thuộc Tứ Thánh Quả. Đầu tiên là sơ quả Tu-đà-hoàn, hành giả đoạn trừ được ba kiết sử đầu tiên là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ, vị ấy coi như đã nhập vào dòng Thánh, vĩnh viễn không còn tái sinh vào các ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula), chỉ còn tái sinh lại vào cõi người, chư thiên tối đa 7 lần trước khi đạt đến Niết-bàn giải thoát. Tiếp theo là nhị quả Tư-đà-hàm, hành giả làm yếu ớt thêm hai kiết sử là tham dục và sân hận, khi đó tham dục và sân hận chỉ còn trong các suy nghĩ vi tế chứ không còn biểu hiện ra bên ngoài hành động và lời nói nữa; vị tư-đà-hàm chỉ còn tái sinh trở lại tối đa 1 lần trong cõi người hoặc cõi chư thiên trước khi đạt đến Niết-bàn giải thoát. Kế đến là tam quả A-na-hàm, hành giả đoạn trừ thêm hai kiết sử là tham dục và sân hận, sau khi hết tuổi thọ ở cõi người, hành giả hóa sinh lên cõi trời Ngũ Tịnh Cư Thiên rồi tu tập chứng quả A-la-hán và nhập Niết-bàn ở đó. Cuối cùng là tứ quả A-la-hán, ngoài năm kiết sử trên, hành giả đoạn trừ thêm năm kiết sử nữa là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử vi tế và si mê; sau khi hết tuổi thọ, vị a-la-hán nhập Vô dư Niết bàn, vĩnh viễn không còn tái sinh trở lại trong bất kỳ cảnh giới nào.
Cũng nói thêm, ở đây, sự chứng quả của các vị hành giả có sự nhanh chậm khác nhau tùy vào phước báu, năng lực, trí tuệ, sự tu tập, phiền não ít hay nhiều của bản thân vị ấy chứ không phải ai chứng quả cũng giống nhau. Ví dụ có vị thì tu tập, chứng đắc dần dần từ sơ quả đến nhị quả, rồi lên tam quả, đến tứ quả. Có vị khác thì đầu tiên chứng đắc tam quả rồi tu tập tiếp và chứng đắc tứ quả. Có vị thì tu tập, giác ngộ và chứng luôn quả a-la-hán mà không đi qua các giai đoạn sơ quả, nhị quả, tam quả.
Phân loại
Về căn bản, tất cả chư vị A-La-Hán đều là bậc Lậu Tận. Tức là các Ngài đã đoạn trừ hoàn toàn 10 kiết sử, không còn dư sót bất kỳ phiền não nào dù là vi tế ở trong tâm. Vô minh và Tham ái vốn là nhân tố căn bản đưa đến luân hồi tái sinh đã bị cắt đứt sạch. Tuy nhiên, do một số khác biệt về trình độ, sở học, thiên hướng, sở đắc... nên khi đạt được đạo quả các ngài sẽ có những năng lực đặc biệt khác nhau. Ở đây chia ra 5 hạng A-La Hán:
1. Thuần quán A-La-Hán (Sukkhavipassako): Tức là những vị A-La-Hán chỉ tu tập thuần túy về Thiền quán Minh Sát, Tứ Niệm Xứ. Do thiền quán thấy rõ sự được sinh diệt của các pháp hữu vi, thấy rõ trạng thái chung của các pháp là Khổ-Vô thường-Vô ngã nên các ngài chứng đạo. Về sở đắc, các ngài chỉ là bậc lậu tận, khô sạch phiền não do tuệ quán chứ không có bất kỳ năng lực thần thông gì đặc biệt.
2. Tam minh A-La-Hán (Tevijjo): Tức là những vị khi đạt đạo, ngoài Lậu tận minh các ngài còn có thêm các năng lực khác như Túc mạng minh (trí nhớ lại được các kiếp sống quá khứ của mình từ 1 đến vô số kiếp với các nét đại cương và chi tiết), Sinh tử minh (trí thấy được sự sống chết và tái sinh của tất cả chúng sinh. Vị ấy thấy rõ các chúng sinh A,B,C,... do tạo nghiệp ác về thân, khẩu, ý, theo tà kiến, phỉ bác các bậc thánh nên bị đọa vào địa ngục, ác thú, đọa xứ. Vị ấy cũng thấy rõ các chúng sinh D,E,F... do tạo nghiệp thiện về thân, khẩu, ý, có chánh kiến, tôn kính các bậc thánh nên sau khi thân hoại mạng chung được sinh lên thiên giới, thiện thú, loài người). Như trong kinh Hữu Học (số 53, Trung Bộ Kinh) và phần mở đầu của Thanh Tịnh Đạo Luận có đề cập, thì một hành giả tu tập đạt được Tam Minh nhờ sự thành tựu về hành trì trọn vẹn các loại Giới Luật (giới bổn Patimokkha, giới phòng hộ 6 căn, giới tiết độ trong ăn uống, giới chú tâm cảnh giác, giới chánh niệm tỉnh giác).
3. Lục thông A-La-Hán (Chaḷabhiññā): Tức là những vị A La Hán có được 6 năng lực thần thông. Bao gồm Biến hóa thông ( khả năng đi trên hư không, mặt nước, độn thổ, biến ra nhiều thân, đi qua tường, vách...), Thiên nhĩ thông (tai nghe được âm thanh của loài người và chư thiên, ở xa cũng như gần), Tha tâm thông (biết rõ được trạng thái tâm của chúng sinh, thiện hay ác, có giải thoát hay không giải thoát...), Túc mạng thông (giống với Túc mạng minh ở trên), Thiên nhãn thông ( giống với Sinh tử minh ở trên). Điều kiện để thành tựu được các loại thần thông này, là trước khi chứng đạo vị A La Hán phải đạt được cấp bậc thiền định từ Tứ Thiền trở lên. Ngoài ra những vị hành giả thông thạo về Kinh Tạng khi đắc quả A La Hán cũng có thể có các thần thông trên. Trong số mười đại đệ tử của Đức Phật, Trưởng lão Mogallanna được Đức Phật khen ngợi là vị đệ nhất về các năng lực thần thông.
4. Đắc tuệ phân tích A-La-Hán (Paṭisambhidappatto): Túc những vị A-La-Hán khi đắc quả cũng đồng thời đắc luôn Tứ tuệ phân tích, tuệ phân tích hiểu đơn giản là khả năng diễn giải, phân tích, tổng hợp, thuyết giảng Phật pháp. Gồm có: Nghĩa đạt thông (Atthapaṭisambhidā, trí hiểu thấu đáo các ý nghĩa của pháp, có khả năng phân tích, giải thích những điều tóm tắt), Pháp đạt thông (Dhammapaṭisambhidā, trí hiểu rõ về pháp, biết rõ các nguyên lý, tiến trình của pháp, có khả năng tổng hợp lại những điều chi tiết), Ngữ đạt thông (Niruttipaṭisambhidā, khả năng vận dụng ngôn ngữ tinh tế, hợp lý, khéo léo để trình bày, thuyết giảng Phật Pháp), Biện đạt thông (Paṭibhānapaṭisambhidā, khả năng ứng đối, biện tài, biết rõ cách lý luận, phân tích). Điều kiện để đạt được Tứ tuệ phân tích ở trên là vị hành giả trước khi chứng đạo phải là người có học tập, nghiên cứu, thông suốt về tạng Luận (Adbidhamma, Vi Diệu pháp). Tôn giả Sariputta là vị đệ tử được Đức Phật khen ngợi là có trí tuệ đệ nhất trong tăng chúng, ngài có khả năng phân tích, tổng hợp, giải thích, biện luận về giáo pháp đã được học từ Đức Phật.
5. Đặc biệt nhất là bậc thánh A-La-Hán khi chứng đạo đắc luôn tất cả các năng lực ở trên, gồm cả Tam minh, Lục thông, Tám giải thoát, Tứ tuệ phân tích. Các vị đại trưởng lão tăng và ni của Đức Phật là những vị A-La-Hán điển hình có tất cả các năng lực này, như các vị trưởng lão như Ananda, Sariputta, Mogallanna, Punna, Mahakassappa, Upali...
Các quan điểm về A-la-hán
Về cơ bản, Đức Phật cũng tự biết rõ mình là một A-la-hán, cách mà Phật đi đến giác ngộ cũng giống hệt những vị A-la-hán khác, nhưng vì trong vô số kiếp trước Phật đã xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh nên khi đắc đạo ngài có thần thông, trí tuệ, dung mạo, công đức... cực kỳ cao quý, phi phàm, vượt xa những A-la-hán đệ tử sau này. Và chính Phật là người giác ngộ duy nhất thời bấy giờ (trước đó đã có những vị Phật khác rồi (theo bắc tông) nên người ta gọi Ngài là Bậc Giác Ngộ, tiếng Hán là "Giác giả", tiếng Việt là "Phật". Nhưng càng về sau, nhiều luận bản xuất hiện và làm cho khoảng cách giữa từ "Phật" và từ "A-la-hán" càng cách xa. Thậm chí nhiều luận bản còn có ý chê bai quả vị A-la-hán là kém cỏi. Đây là điều trái ngược với quan điểm ban đầu của Phật.
Vì thế không nên phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa; thời Đức Phật tại thế không có chuyện chia phe, lập phái như thế này, mà người thời nay chia ra như thế. Xưa kia, khi một vị đắc quả A-la-hán, Phật không nói người này đã tinh tấn (chăm chỉ) tu theo pháp môn này hay pháp môn kia, mà giải thích rằng trong một tiền kiếp người đó đã hết lòng cung kính, cúng dường một bậc Thánh nào đó.
Đại thừa, Tiểu thừa hay Kim Cương thừa,...không phải là do cái này cao, cái kia thấp, mà có sự hỗ tương lẫn nhau, nên kết hợp nhiều pháp môn lại để có sự tu học tốt hơn
Một số vị A-la-hán nổi tiếng
Thời Đức phật còn tại thế
Thời Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều vị tỳ kheo, tỳ kheo ni dưới sự chỉ dạy của Đức Phật đã tu tập nhiệt thành và chứng quả A-la-hán. Số lượng các vị A-la-hán tăng và ni được đề cập đến trong các kinh tạng Nikaya rất nhiều, có thể lên đến hàng chục nghìn vị. Tiểu sử của một số vị trưởng lão A-la-hán đã được đề cập đến trong một số kinh tạng thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) như bộ Trưởng lão tăng kệ (tập 3.1, Tiểu Bộ Kinh)- gồm có tiểu sử tóm tắt và lời dạy của 264 vị a-la-hán tăng, Trưởng lão ni kệ (tập 3.2, Tiểu Bộ Kinh)- có tiểu sử tóm tắt và lời dạy của 73 vị a-la-hán ni.
Dưới đây là 10 đại đệ tử a-la-hán tăng và 10 đại đệ tử a-la-hán ni của Đức phật.
10 vị trưởng lão tăng đại đệ tử
Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa, bo. འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda, bo. ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người "nghe và nhớ nhiều nhất". A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa văn đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.Ngài đồng thời là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, bo. ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng của Phật trong các kinh Nikaya; trước khi xuất gia theo Phật, ông là một luận sư nổi tiếng trong ngoại đạo.
Tu-bồ-đề (zh. 須菩提, sa. subhūti, bo. རབ་འབྱོར་): Giải Không (sa. śūnyatā) đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Phú-lâu-na (zh. 富樓那, sa. pūrṇa, bo. གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất;
Mục-kiền-liên (zh. 目犍連, sa. mahāmaudgalyāyana, bo. མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán (阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant).
Ca-chiên-diên (zh. 迦旃延, sa. katyāyana, bo. ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất;
A-na-luật (阿那律, sa. aniruddha, bo. མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất;
Ưu-bà-li (優波離, sa. upāli, bo. ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất;
La-hầu-la (羅睺羅, sa. rāhula, bo. སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất-đạt-đa (sau này thành Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni)
10 vị trưởng lão ni đại đệ tử
Mahapajapati (pi., sa. महाप्रजापती गौतमी, Mahāprajāpatī Gautamī: Trước khi xuất gia, ni sư vừa là em vợ, vừa là hoàng hậu của vua Tịnh Phạn và là mẹ kế của Đức Phật. Sau khi xuất gia, ni sư trở thành người nữ đầu tiên làm Tỳ-kheo ni. Bên cạnh đó, ni sư là cũng là người lãnh đạo và giáo hóa chúng Tỷ-kheo ni.
Khema (pi. Khemā; sa. Kṣemā): Ni sư vốn là hoàng hậu của vua Bimbisara nước Magadha. Sau khi xuất gia, tu tập và đắc quả A-la-hán, ni sư trở thành bậc đệ nhất về trí tuệ.
Uppalavanna (pi. Uppalavaṇṇā; sa. Utpalavarṇā): Trước khi chưa xuất gia, ni sư vốn là một mỹ nhân nổi tiếng. Sau khi xuất gia, ni sư tu tập chứng quả A-la-hán và trở thành bậc đệ nhất về thần thông.
Dhammadinna (pi. Dhammadinnà): Ni sư được Đức phật tán thán là bậc đệ nhất về thuyết pháp. Lời dạy của ni sư được ghi lại trong Tiểu kinh Phương quảng (Cùlavedalla sutta).
Patacara (pi. Paṭacārā): Trước khi chưa xuất gia, ni sư là một bà quả phụ chịu nhiều đau khổ, tuyệt vọng. Sau khi chứng quả, Ni sư trở thành bậc đệ nhất về hạnh bảo hộ người nữ.
Kisa Gotami (pi. Kīsāgotamī): Ni sư được Đức Phật khen ngợi là bậc đệ nhất về tu khổ hạnh đầu đà.
Bimba: Trước khi chưa xuất gia, ni sư vốn là thứ phi của Thái tử Tất-đạt-đa. Sau khi chứng quả, ni sư trở thành bậc đệ nhất về an trú tâm.
Bhadda Kudalakesa (pi. Kuṇḍalakesā): Ni sư được coi là bậc đệ nhất về khả năng lãnh hội và thấu hiểu chánh pháp.
Sona (pi: Soṇā): Trước khi chưa xuất gia, ni sư vốn là một người mẹ đảm đang nhưng chịu nhiều thất vọng, chán nản. Sau khi xuất gia, ni sư nỗ lực tinh tấn tu tập, đoạn trừ các lậu hoặc và chứng quả A-la-hán. Trở thành bậc đệ nhất về hạnh tinh tấn tu tập.
Sundari Nanda (pi., sa. Sundarī Nandā): Ni sư là con gái của vua Tịnh Phạn và bà Mahapajapati. Sau khi xuất gia, ni sư vẫn bị vẻ bề ngoài xinh đẹp của mình chi phối, khiến cho tính cách trở nên ích kỷ và yêu chiều bản thân quá mức. Dưới sự chỉ dạy của Đức Phật, ni sư nhận thức được rằng bản chất của cơ thể là bất tịnh, đáng nhàm chán. Sau đó ni sư nỗ lực hành thiền, cuối cùng chứng quả A-la-hán. Ni sư được Đức Phật tán dương là bậc đệ nhất về thiền định.
Thời cận đại
Trưởng lão Ajahn Mun
Trưởng lão Ajahn Mun (1870-1949), người sáng lập dòng Thiền trong rừng ở Thái Lan và là thầy của nhiều vị Thiền sư nổi tiếng ở Thái Lan như Ajahn Thongrat, Ajahn Lee Dhammadaro, Ajanh Chah, Ajahn Maha Bua. Sư được giới Phật tử Thái Lan tôn kính như một vị thánh tăng thời cận đại.
Sư sinh ra trong một gia đình nông dân gồm có 8 anh, chị, em ở tỉnh Ubon Rachathani. Năm 15 tuổi, sư xuất gia làm sa-di ở một ngôi chùa làng. Vì bản tính sư vốn ưa thích Giáo Pháp nên không bao lâu sư đã thuộc lòng nhiều bài kinh khác nhau do thầy dạy. Tính tình và tác phong sư đúng mực, chân thật, không bao giờ gây phiền phức cho bạn hữu và thầy tổ. Sau hai năm làm sa-di, sư hoàn tục theo lời của cha.
Đến năm 20 tuổi, sư xin phép cha mẹ đi tu và được ông bà đồng ý. Sư thọ cụ túc giới và sau đó học thiền với sư Ajahn Sao tại chùa Wat Liab. Sư chọn niệm từ "Buddho" làm đề mục thiền định và nỗ lực tinh tấn thực hành ngày đêm. Sư cũng thực hành 13 pháp hạnh đầu đà và tuân giữ nghiêm ngặt cho đến khi nhập Niết Bàn.
Trong quá trình thiền định với từ "Buddho", sư đạt được một số tiến bộ và trải nghiệm lạ. Tuy nhiên, sư nhận thấy rằng tâm mình vẫn còn vọng động và bị ngoại cảnh chi phối và hiểu rằng phương pháp này không phải là con đường tu tập đúng đắn. Từ đó, sư hướng tâm vào bên trong và chú tâm theo dõi, quan sát tỉ mỉ về thân (quán thân). Sư dành phần lớn thời gian để đi kinh hành và chánh niệm về thân, đôi lúc sư cũng ngồi thiền. Sau một thời gian thực hành theo phương pháp mới này, sư thấy tâm mình quân bình, an lạc và xác quyết đây là con đường tu tập đúng đắn.
Trong chuyến đi thứ hai đến vùng Đông bắc Thái Lan, trong khi đang hành thiền, sư đạt được đạo quả Bất Lai (Angami) tại hang Sarika, tỉnh Nakhon Nayok. Ở tầng thánh quả này, sư thấu triệt được bản chất của thân và đoạn trừ hoàn toàn sân hận và ham muốn đối với Ngũ Dục. Vì không có minh sư hướng dẫn nên sư phải tự mình mày mò tu tập. Sau này, sư kể lại cho các môn đệ rằng sư đã dừng ở tầng thánh này khá lâu trước khi đắc được quả vị A la hán.
Trưởng lão Sulun Sayadaw
Trưởng lão Sulun Sayadaw (1878-1952), U Kavi, thế danh là U Kyaw Din, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng ở Myammar về thiền Minh sát. Sư xuất thân là nông dân, ít học và đã lập gia đình.
Một lần nọ, sư tình cờ gặp được một vị tu sĩ khổ hạnh và được dạy về phương pháp thiền quán hơi thở. Sư thích thú, chuyên tâm quan sát hơi thở ra-vào bất kể ngày đêm. Có một người bạn chỉ cho sư rằng quan sát hơi thở ra vào chưa đủ, mà cần phải cảm nhận về hơi thở nữa. Từ đó, sư nỗ lực cố gắng thực hành chánh niệm liên tục không chỉ đối với hơi thở mà còn đối với những hoạt động đang diễn ra. Nhờ tinh tấn nỗ lực, sư đạt được đạo quả Tu-đà-hoàn vào giữa năm 1920; đến tháng tiếp theo, sư đạt được đạo quả Tư-đà-hàm; đến tháng tiếp theo nữa, sư đạt được đạo quả A-na-hàm. Sư xin phép bà vợ cho mình rời khỏi gia đình để xuất gia và cuối cùng được bà chấp nhận. Sau đó, sư xuất gia tại một ngôi chùa làng rồi ẩn tu, chuyên cần hành thiền tại một hang động nọ. Đến tháng 10 năm 1920, sư đạt được đạo quả A-la-hán.
Sự giác ngộ của sư được nhiều người - chư tăng và cư sĩ biết đến. Có nhiều người đến khảo nghiệm hiểu biết về giáo pháp của sư và những câu trả lời từ sư đã thỏa mãn được nghi vấn trong lòng họ. Cũng có một số người không đồng tình với sư nhưng sau khi về nghiên cứu lại kinh điển họ thấy những gì sư nói đều hoàn toàn phù hợp.
Sư nhập Niết-bàn năm 1952. Đến nay, nhục thân của sư vẫn còn nguyên vẹn và thường có nhiều chư tăng, phật tử Myammar đến chiêm bái.
Trưởng lão Mogok Sayadaw
Trưởng lão U Vimala (Burmese: ဦးဝိမလ; 27 tháng 12 1899 - 17 tháng 10 1962), còn được biết đến với tên gọi phổ biến là Mogok Sayadaw, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng ở Miến Điện về Thiền Minh Sát.
Sư sinh ra trong một gia đình ở Myit Nge, gần cố đô Madalay của Miến Điện. Đến năm 9 tuổi, sư xuất gia trong một ngôi chùa làng và trỏ thành sa di, với pháp danh là U Vimala. Sau đó, sư nỗ lực học tập, nghiên cứu về Phật pháp và trở bậc học giả uyên thâm về kinh điển và Vi Diệu pháp với hơn 30 năm giảng dạy. Sư từng ẩn tu, miên mật thực hành thiền định và thiền quán trong 4 năm và cuối cùng đạt được Niết-Bàn giải thoát và trở thành một vị A-La-Hán.
Về phương pháp tu tập, sư chú trọng đến việc giảng dạy, hướng dẫn cho các đệ tử hiểu rõ về giáo lý căn bản là Thập Nhị Nhân Duyên, thông qua giáo lý này nhằm giúp hành giả hiểu rõ về bản chất và tiến trình của luân hồi, khổ đau và cách để đoạn tận chúng. Sau đó, sư dạy hành giả thực hành định tâm bằng cách an trú tâm trong đề mục hơi thở. Cuối cùng, hành giả phát triển Tuệ Minh Sát bằng cách quán sát sự sinh và diệt của các trạng thái Tâm hoặc Cảm Thọ (tùy theo căn cơ) để thấy ra được bản chất vô thường, khổ, vô ngã nơi chúng để từ đó đoạn trừ các tà kiến, tham ái và đạt đến các bậc thánh quả giải thoát.
Các bài giảng của sư đã được các đệ tử ghi âm lại và phổ biến trong giới phật tử Myammar. Một tác phẩm thể hiện quan điểm của sư về việc thực tập Thiền Minh Sát đã được dịch Việt với tên gọi là Pháp Duyên Sanh. Hiện nay, tại Myammar có khoảng 300 trung tâm Thiền đi theo đường lối tu tập của sư.
Xem thêm
Bồ tát
Tiểu thừa
Đại thừa
Tam thừa
Chú thích
Nguồn tham khảo
Warder, A.K (2000), Indian Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers.
Prebish, Charles; Keown, Damien (2004), Encylopedia of Buddhism, Routledge, ISBN 978-0415314145.
Buddhagosa, Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga), Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh sang Việt (1991).
Trường Bộ Kinh, Kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta), số 112, bản dịch Thích Minh Châu.
Trung Bộ Kinh, Kinh Pháp môn căn bản (Mùlapariyàya sutta), số 1, bản dịch Thích Minh Châu.
Trung Bộ Kinh, Kinh Hữu Học (Sekka sutta), số 53, bản dịch Thích Minh Châu.
Trung Bộ Kinh, Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta), số 10, bản dịch Thích Minh Châu.
Trung Bộ Kinh, Kinh 6 Thanh Tịnh (Chabbisodhana sutta), số 112, bản dịch Thích Minh Châu.
Tiểu Bộ Kinh, Trưởng Lão Tăng Kệ, tập 3.1, bản dịch Thích Minh Châu.
Tiểu Bộ Kinh, Trưởng Lão Ni Kệ, tập 3.2, bản dịch Thích Minh Châu.
Giác Giới (2001), [257] Bốn hạng A-La-Hán (Arahanta), Kho Tàng Pháp học.
Giác Giới (2001), [453] Mười kiết sử (Saṃyojana, saññojana) theo kinh tạng, Kho Tàng Pháp học.
Na Tiên, Kinh Na Tiên Vấn Đáp, bản dịch Giới Nghiêm (1982).
Hộ Pháp, Chương I – 80 Vị Thánh Đại-Thanh-Văn-Giác Của Đức Phật, Nền Tảng Phật Giáo (MŪLABUDDHASĀSANA).
Chùa A Di Đà (2015), THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ NI VÀ NHỮNG NỮ TÍN CHỦ ĐƯỢC ĐỨC PHẬT NGỢI KHEN.
Giác Chánh, 10. Tâm siêu thế, Vi Diệu Pháp Giảng Giải, Ban hoằng pháp Pháp Quốc tái bản.
Viên Minh, Thiền Phật Giáo-Nguyên Thủy và Phát Triển, Trung Tâm Hộ Tông.
Liên kết ngoài
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Danh vị Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ tôn giáo |
8778 | https://vi.wikipedia.org/wiki/A-na-h%C3%A0m | A-na-hàm | A-na-hàm (chữ Hán 阿那含; S, P: anāgāmin; dịch ý là Bất hoàn, 不還) chỉ một Tỉ-khâu của Phật giáo Nguyên thủy đã đạt được cấp ba của Thánh đạo (s: āryamārga), đã giải thoát khỏi năm Trói buộc (Kết sử; s: saṃyojana). Năm Trói buộc đó là ngã kiến (bám vào cái tôi), nghi ngờ, giới cấm thủ (sự trói buộc vào giới luật), dục tham, sân hận. Kẻ đắc quả Bất hoàn không tái sinh vào thế giới này nữa.
Tham khảo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
8779 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7%20%E1%BA%A5n | Thủ ấn | Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn (mudrā (, chữ Nho: 印; phyag rgya}) hay ấn tướng, ấn thủ là một dấu hiệu thể hiện qua tác động thân thể, thường là cử chỉ của tay, hay chính xác hơn vị trí và tư thế của bàn tay và ngón tay. Ấn tướng cũng được dùng trong các điệu vũ truyền thống của Ấn Độ và cả trong cuộc sống hàng ngày, như cử chỉ chào Namaste (Namas + te, Devanagari: नमस् + ते = नमस्ते). Các cuộc khai quật khảo cổ nền văn minh Ấn Độ cho thấy nhiều tượng đất nung có niên đại từ 3000 đến 2000 năm trước Công nguyên với tay đặt trong tư thế Namaste.
Trong khi một số mudra liên quan đến toàn bộ cơ thể, hầu hết được thực hiện với những bàn tay và ngón tay. Một Mudra là một cử chỉ tượng trưng tinh thần và một dấu ấn tràn đầy năng lượng của tính xác thực sử dụng trong các hình tượng và thực hành tâm linh của các tôn giáo tại Ấn Độ.
Một trăm lẻ tám (108) mudra được sử dụng trong các nghi thức Tantra (Đát-đặc-la) thường xuyên.
Trong yoga, mudra được sử dụng kết hợp với Prāṇāyāma (bài tập thở yoga), nói chung là trong khi ngồi trong tư thế Padmāsana (Liên hoa tọa), Sukhāsana hoặc vajrāsana, để kích thích các bộ phận khác nhau của cơ thể có liên quan với hơi thở và ảnh hưởng đến dòng chảy của prāṇa (năng lượng sống) trong cơ thể.
Trong tranh tượng Phật giáo, các đức Phật thường được trình bày với một tư thế tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính). Trong Đại thừa, các Thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, đối lập với Khế ấn là những tư thế khác như cầm ngọc, tọa thiền... Đặc biệt, trong các tông phái như Thiên Thai tông, Kim cương thừa, các ấn này thường đi đôi với Man-tra. Ngoài ra, các ấn này giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu pháp (sa. sādhana).
Các ấn quan trọng trong Ấn Độ giáo
Các ấn quan trọng trong Phật giáo
Có 10 ấn quan trọng nhất.
Ấn thiền (sa. dhyāni-mudrā)
Trong ấn này, lưng bàn tay mặt để trên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. Hai bàn tay để trên lòng, ngang bụng. Bàn tay mặt phía trên tượng trưng cho tâm thức giác ngộ, bàn tay trái phía dưới tượng trưng thế giới hiện tượng. Ấn quyết này biểu lộ sự giác ngộ đã vượt lên thế giới hiện tượng, nó cũng biểu lộ tâm thức giác ngộ đã vượt qua tâm thức phân biệt, trong đó Luân hồi hay Niết-bàn chỉ là một.
Ấn thiền có một dạng khác, thường chỉ thấy tại Nhật Bản, trong đó các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau, hai vòng tròn đó biểu tượng thế giới chân như và thế giới hiện tượng. Ấn này hay được tạo hình nơi tranh tượng của Phật A-di-đà và hay được gọi là Ấn thiền A-di-đà. Trong Thiền tông, thiền giả lại để bàn tay trái trên bàn tay mặt lúc tọa thiền. Điều này thể hiện thân trái (tĩnh) nằm trên thân phải (động), nhằm chỉ rõ thái độ trầm lắng của Thiền tông.
Ấn giáo hóa (sa. vitarka-mudrā)
Khi làm ấn này, tay mặt chỉ lên, tay trái chỉ xuống, hai lòng bàn tay chỉ tới trước. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau, làm vòng tròn. Bàn tay mặt đưa ngang vai, bàn tay trái ngang bụng. Trong một dạng khác của ấn giáo hóa, lòng bàn tay trái hướng lên, để ngang bụng, tay mặt ngang vai, ngón tay trỏ và tay cái làm hình tròn. Trong một dạng khác thì ngón trỏ và ngón út duỗi thẳng, ngón giữa và đeo nhẫn co lại. Lòng bàn tay trái hướng lên, tay mặt hướng xuống. Người ta hay bắt gặp ấn giáo hóa nơi tranh tượng Phật A-di-đà, có khi nơi Phật Đại Nhật (sa. mahāvairocana).
Ấn chuyển pháp luân (sa. dharmacakrapravartana-mudrā)
Với ấn chuyển pháp luân, tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau. Người ta hay thấy ấn chuyển pháp luân nơi tranh tượng của Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Đại Nhật và Phật Di-lặc.
Ấn xúc địa (sa. bhūmisparśa-mudrā)
Trong ấn xúc địa, lòng bàn tay trái hướng lên trên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống với những ngón tay của tay phải duỗi ra chạm đất, lưng tay mặt xoay tới trước. Đó là ấn quyết mà đức Thích Ca gọi thổ địa chứng minh mình đạt Phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy Phật Bất Động (Akṣobhya) cũng hay được trình bày với ấn này.
Ấn vô úy (sa. abhaya-mudrā)
Trong ấn này, tay mặt với các ngón tay duỗi ra chỉ về phía trước, ngang tầm vai. Đây là ấn quyết mà Phật Thích Ca sử dụng ngay sau khi đắc đạo. Phật Bất Không Thành Tựu (sa. amoghasiddhi) cũng hay được trình bày với ấn này.
Ấn thí nguyện (sa. varada-mudrā)
Ấn thí nguyện cũng được gọi là Dữ nguyện ấn hay Thí dữ ấn. Thí nguyện là cho phép được toại nguyện, lòng tay mặt hướng về phía trước, bàn tay chỉ xuống. Nếu ở tượng Phật Thích Ca là đó biểu hiện gọi trời (xem ấn xúc địa) chứng minh Phật quả. Phật Bảo Sinh (sa. ratnasambhava) cũng hay được diễn tả với ấn quyết này. Trong một dạng khác, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn. Ấn vô úy và ấn thí nguyện hay được trình bày chung trong một tranh tượng. Thường tay mặt bắt ấn vô úy, tay trái ấn thí nguyện. Tượng đứng của các vị Phật hay có hai ấn này.
Ấn tối thượng bồ-đề (sa. uttarabodhi-mudrā)
Khi thực hiện ấn này, hai bàn tay chắp ngang ngực, hai ngón trỏ duỗi thẳng chạm vào nhau, như mũi nhọn của một Kim cương chử. Các ngón khác lồng vào nhau, hai ngón cái chạm nhau hay để lên nhau. Tranh tượng của Phật Đại Nhật hay được trình bày với ấn này.
Ấn trí huệ vô thượng (sa. bodhyagri-mudrā)
Ấn này đòi hỏi ngón tay trỏ của bàn tay mặt được năm ngón kia của tay trái nắm lấy. Ấn này người ta hay thấy nơi Phật Đại Nhật. Trong Mật tông có nhiều cách giải thích ấn này, nhưng nói chung một ngón tay chỉ rõ sự nhất thể của vạn sự và năm ngón kia chỉ tướng trạng vô cùng của thế giới hiện tượng.
Ấn hiệp chưởng (sa. añjali-mudrā)
Với ấn này, hai bàn tay chắp trước ngực, được sử dụng để tán thán, ca ngợi, và cũng là cử chỉ chào hỏi thông thường tại Ấn Độ. Với dạng ấn, hai bàn tay chắp lại chỉ Chân như. Trong các tranh tượng, Phật và các vị Bồ Tát không bao giờ được trình bày với ấn này vì trong Ba thế giới, không có ai vượt ngoài trí huệ của chư vị và vì vậy, chư vị không cần phải tán thán ai cả.
Ấn kim cương hiệp chưởng (sa. vajrapradama-mudrā)
Khi làm ấn này, đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau. Ấn này là biểu hiện của tín tâm bất động, vững chắc như Kim cương (sa. vajra).
Xem thêm
Ấn Độ giáo
Tham khảo
Ấn Độ giáo
Mật tông
Phật giáo
Nghệ thuật Phật giáo
Nghi thức Phật giáo
Cử chỉ tay
Thuật ngữ tiếng Phạn
Cử chỉ |
8780 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Angkor%20Wat | Angkor Wat | Angkor Wat (, ) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 hecta (1.626.000 mét vuông). Ban đầu công trình được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo Giáo phái Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng đầu tại đây.
Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor Wat quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.
Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là "Thành phố Đền" hay "Thành phố của những ngôi Đền" trong tiếng Khmer; Angkor, nghĩa là "thành phố" là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ tiếng Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ. Wat nghĩa là "sân đền" trong tiếng Khmer (tiếng Phạn: वाट "khoảng đất").
Lịch sử
Angkor Wat nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ quan trọng và là cực nam của cụm di tích chính Ăngkor.
Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung điện cho con trai Precha Ket Mealea. Theo nhà ngoại giao Chu Đạt Quan (thế kỷ XIII), một số người tin rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong một đêm bởi một kiến trúc sư nhà Trời.
Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 - 1150). Thờ thần Vishnu, ngôi đền được coi như thủ đô và đền thờ của nhà vua. Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng như bất kỳ bản khắc nào nhắc đến ngôi đền vào thời đó, tên ban đầu của nó vẫn là một dấu hỏi, nhưng nó có thể đã được gọi là "Varah Vishnu-lok", theo tên của vị thần được thờ. Công việc có vẻ như đã kết thúc sau khi nhà vua băng hà không lâu, dựa vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở.
Năm 1177, 27 năm sau cái chết của Suryavarman II, Ăngkor bị tàn phá bởi người Chăm, kẻ thù truyền kiếp của người Khmer trong một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng đường thủy. Sau đó vua Jayavarman VII đã phục hưng đế quốc và thành lập một thủ đô và đền thờ mới (Ăngkor Thom và Bayon) cách Angkor Wat vài kilo mét về phía bắc.
Đến cuối thế kỷ XII, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo dần chuyển sang Phật giáo và tiếp tục cho đến ngày nay. Không giống nhiều ngôi đền Ăngkor khác, tuy Angkor Wat một phần bị quên lãng từ sau thế kỷ XVI, nó không bao giờ hoàn toàn bị bỏ hoang, một phần nhờ con hào bao xung quanh đã bảo vệ ngôi đền khỏi sự xâm lấn của rừng rậm.
Một trong những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Ăngkor là António da Madalena, một nhà sư người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 và nói rằng "nó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết, chủ yếu là vì nó không giống bất kỳ công trình nào khác trên thế giới. Nó có những tòa tháp, lối trang trí và tất cả sự tinh xảo mà con người có thể tưởng tượng ra."
Cho đến thế kỷ XVII, Angkor Wat vẫn chưa hoàn toàn bị bỏ hoang và có chức năng như một đền thờ Phật giáo. Mười bốn bản khắc chữ có niên đại từ thế kỷ thứ XVII được phát hiện ở khu vực Ăngkor, cho thấy những người hành hương Phật giáo Nhật Bản có thể đã thành lập các khu định cư nhỏ cùng với người dân địa phương Khmer. Cũng vào thời điểm đó, các du khách Nhật nghĩ rằng ngôi đền là khu vườn nổi tiếng Jetavana của Đức Phật, ban đầu nằm trong vương quốc Magadha, Ấn Độ. Bản khắc nổi tiếng nhất kể về Ukondafu Kazufusa, người đón chào năm mới của người Khmer tại Angkor Wat năm 1632.
Giữa thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đã đến đây và giúp phương Tây biết đến Angkor Wat nhiều hơn bằng các ghi chép của mình. Trong đó ông viết:
"Một trong những ngôi đền đó-một đối thủ của đền Solomon, và được Michelangelo thời cổ đại dựng lên - có thể có một chỗ đứng trang trọng bên cạnh những công trình đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn tất cả những gì người Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta, và thể hiện một sự tương phản đáng buồn cho tình trạng man rợ mà đất nước đang mắc phải."
Mouhot, cũng giống như những người phương Tây khác, khó tin rằng người Khmer có thể xây dựng được ngôi đền và đã ngỡ rằng nó được xây dựng cùng thời với thành Rome. Lịch sử thực sự của Angkor Wat chỉ được ráp nối lại với nhau bởi các bằng chứng nghệ thuật và bút tích được thu thập trong quá trình dọn dẹp và phục dựng trên cả khu vực Ăngkor. Không có nhà ở hoặc dấu vết gì của việc định cư như đồ dùng nấu ăn, vũ khí hoặc trang phục thường thấy tại các địa điểm cổ đại. Thay vào đó là các bằng chứng của một di tích lịch sử.
Cần nhiều công sức để phục dựng Angkor Wat vào thế kỷ XX, phần lớn là để loại bỏ đất đá và cây cối bị tích tụ. Công việc này bị gián đoạn do nội chiến và thời kỳ Khmer Đỏ kiểm soát đất nước trong những năm 1970 và 1980, nhưng ngoài nạn trộm cắp và sự xuống cấp của những bực tượng hậu Ăngkor, không có thiệt hại nào đáng kể được ghi nhận.
Ngôi đền là một biểu tượng mạnh mẽ của Campuchia và là niềm tự hào tổ quốc to lớn đã có ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của Campuchia với Pháp, Hoa Kỳ và người láng giềng Thái Lan. Hình ảnh Angkor Wat đã xuất hiện trên quốc kỳ Campuchia ngay từ khi nó mới được ra mắt vào năm 1863. Tuy nhiên, từ một góc độ lịch sử và văn hóa lớn hơn, trong quá khứ Angkor Wat không phải là một biểu tượng quốc gia độc đáo và đã xuất hiện trong quá trình hình thành nên di sản thuộc Pháp về văn hóa—chính trị. Ngôi đền được giới thiệu tại triển lãm thuộc địa Pháp và thế giới tại Paris và Marseilles vào giữa những năm 1889 và 1937. Vẻ đẹp của Angkor Wat cũng xuất hiện trong bảo tàng thạch cao của Louis Delaporte với tên gọi bảo tàng Đông Dương (musée Indo-chinois) từng nằm trong Cung điện Trocadéro tại Paris từ năm 1880 cho đến giữa thập niên 1920.
Di sản nghệ thuật tuyệt vời của Angkor Wat và các di tích Khmer khác trong khu vực Ăngkor đã trực tiếp dẫn đến sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia như một thuộc địa vào ngày 11 tháng 8 năm 1863 và sự xâm lược Xiêm La nhằm nắm quyền kiểm soát khu di tích. Điều này nhanh chóng dẫn đến việc Campuchia đòi lại những vùng đất phía tây bắc đã nằm trong quyền kiểm soát của người Xiêm (Thái) từ năm 1351 (Manich Jumsai 2001) hay theo các nguồn khác là năm 1431. Campuchia giành độc lập vào ngày 9 tháng 11 năm 1953 và sở hữu Angkor Wat từ đó đến nay. Có thể nói rằng từ thời kỳ thuộc địa cho đến khi được UNESCO đề cử làm Di sản Thế giới năm 1992, ngôi đền Angkor Wat đã có một vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm di sản văn hóa hiện đại cũng như sự toàn cầu hóa di sản văn hóa.
Tháng 12 năm 2015, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney đã tìm thấy một quần thể tháp được xây dựng và phá hủy trong quá trình hình thành Angkor Wat chưa từng thấy trước đó, cũng như một công trình lớn chưa rõ mục đích tại mặt phía nam và các công sự bằng gỗ. Những phát hiện này cũng bao gồm bằng chứng về sự có mặt của quần thể cư dân mật độ thấp với một mạng lưới đường, các ao và gò. Điều đó chỉ ra rằng khu vực đền bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không chỉ dành riêng cho các tu sĩ như những suy nghĩ trước đây. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng LiDAR, radar xuyên mặt đất và khai quật từng vùng để nghiên cứu Angkor Wat.
Kiến trúc
Vị trí và thiết kế xây dựng
Angkor Wat, nằm ở , là một sự kết hợp độc đáo của chùa chiền và núi. Angkor Wat đạt thiết kế tiêu chuẩn của đền thờ cấp quốc gia và các tiêu chuẩn sau này của phòng trưng bày hiện đại. Ngôi đền là một đại diện của núi Meru, quê hương của các vị thần: các quincunx trung tâm của tháp tượng trưng cho năm đỉnh núi, và các bức tường và hào tượng trưng cho các dãy núi bao quanh và đại dương. Khả năng đi vào các khu vực trên cao của đền thờ càng ngày càng khó, với các giáo dân chỉ được vào tầng thấp nhất.
Không giống như hầu hết các ngôi chùa Khmer, Angkor Wat được định hướng về phía tây hơn là phía đông. Điều này đã khiến nhiều người (kể cả Maurice Glaize và George Coedès) đã kết luận rằng Suryavarman dự định xây đền này làm lăng mộ của mình. Thêm bằng chứng cho quan điểm này là các bức phù điêu, mà tiến hành trong một hướng ngược chiều kim đồng hồ-prasavya trong tiếng Hindu-vì đây là mặt trái của thứ tự bình thường. Nghi lễ diễn ra trong trật tự ngược trong nghi thức tang lễ Brahminic. Nhà khảo cổ học Charles Higham cũng tìm thấy và mô tả một cái lọ có thể là một cái lọ dùng để chứa tro đã được tìm thấy trong tháp trung tâm. Đền đã được đề cử là như là khoản chi phí lớn nhất cho việc xây dựng lăng mộ để lưu trữ xác người chết. Tuy nhiên Freeman và Jacques lưu ý rằng một số ngôi đền khác của Ăngkor có định hướng khác với định hướng Đông nói chung, và cho rằng việc định hướng Angkor Wat là vì nghi lễ thờ cúng Vishnu, vị thần có liên quan với phương Tây.
Eleanor Mannikka đã đề xuất một lời giải thích thêm về Angkor Wat. Dựa trên định hướng và kích thước của ngôi đền, và trên các nội dung và cách sắp xếp các phù điêu, bà lập luận rằng cấu trúc đền đại diện cho một kỷ nguyên mới với tuyên bố hòa bình dưới thời vua Suryavarman II: "vì các số đo của chu kỳ thời gian mặt trời và mặt trăng đã được gắn vào không gian thiêng liêng của Angkor Wat, nhiệm vụ cai quản đất nước thiêng liêng này được chạm khắc vào phòng và hành lang ngôi đền, với ý nghĩa là để duy trì quyền lực của nhà vua và để tôn vinh và thờ phượng các vị thần ở trên trời." Nhận xét của Mannikka đã được đón nhận với sự kết hợp giữa quan tâm và hoài nghi trong giới học thuật. Bà đã nhận xét khác hẳn với những suy đoán của những người khác, chẳng hạn như Graham Hancock, rằng Angkor Wat là một phần của việc mô phỏng chòm sao Thiên Long.
Angkor Wat có hệ thống thủy lợi rộng lớn cung cấp nước sinh hoạt và bổ sung nước ngầm cho nơi này. Angkor Wat tồn tại được trên vùng đất cát nhờ có nguồn nước ngầm ổn định tăng giảm theo mùa. Tuy nhiên, các khách sạn quanh di tích này và người dân địa phương đang bơm hút nguồn nước ngầm để phục vụ nhu cầu kinh doanh và sinh hoạt đe dọa sự tồn tại của Angkor Wat.
Đặc điểm của Angkor Wat
Angkor Wat là ví dụ điển hình của phong cách cổ điển của kiến trúc Khmer—phong cách Angkor Wat. Cho đến thế kỷ thứ XII, các kiến trúc sư Khmer đã trở nên thành thục và tự tin trong việc sử dụng sa thạch (chứ không phải là gạch hoặc đá ong) làm vật liệu xây dựng chính. Hầu hết các khu vực có thể nhìn thấy là các khối sa thạch, trong khi đá ong đã được sử dụng cho các bức tường bên ngoài và cho các bộ phận cấu trúc ẩn. Các vật liệu được sử dụng để kết nối các khối vẫn chưa được xác định, mặc dù các loại nhựa cây hoặc vôi tôi đã được nhắc đến.
Ngôi đền đã nhận được sự tán thưởng cho sự hài hòa trong thiết kế của mình. Theo Maurice Glaize, một người bảo tồn giữa thế kỷ XX của Ăngkor, ngôi đền "đã đạt tới sự hoàn hảo kinh điển bởi sự hoành tráng được tiết chế của các yếu tố cân bằng và sự sắp xếp chính xác về tỷ lệ. Nó là một tác phẩm của sức mạnh, sự thống nhất và phong cách."
Về mặt kiến trúc, các yếu tố đặc trưng của phong cách bao gồm: các tháp dạng oval giống như búp sen; các hành lang nhỏ để mở rộng lối đi; các phòng dọc theo các trục để kết nối các khoảnh sân; và các bậc thang hình chữ thập xuất hiện dọc theo các trục chính của ngôi đền. Các yếu tố trang trí điển hình là devata (hoặc apsara), phù điêu, và trên các bức tường áp mát là các vòng hoa lớn và những cảnh dẫn truyện.Các bức tượng của Angkor Wat được đánh giá là bảo thủ, thiếu sinh động và thiếu hấp dẫn hơn những công trình ở trên. Các yếu tố khác của thiết kế đã bị phá hủy bởi nạn cướp bóc và thời gian, bao gồm vữa mạ vàng trên tháp, lớp mạ vàng trên một số bức phù điêu, và các tấm trần và cửa ra vào bằng gỗ.
Các đặc điểm nổi bật
Khoảng không gian bên ngoài
Bức tường bên ngoài, dài 1,024 m (3,360 ft), rộng 802 m (2,631 ft) và cao 4.5 m (15 ft), được bao quanh bởi một khu đất rộng 30 m (98 ft) và một con hào rộng 190 m (620 ft). Lối vào đền là một bờ đất ở phía đông và một đường đắp bằng sa thạch ở phía tây. Lối vào chính ở phía Tây được thêm vào sau, có thể nhằm thay thế cho một cây cầu gỗ. Tại mỗi hướng chính đều có một gopura (kiến trúc cổng vào).
Angkor Wat ngày nay
Phục dựng và bảo tồn
Việc phục dựng Angkor Wat bắt đầu từ khi Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d’Extrême-Orient - EFEO) thành lập chương trình Phục dựng Ăngkor (Conversation d'Angkor) vào năm 1908. Cho đến lúc đó, các hoạt động tại khu vực chủ yếu là thăm dò. Chương trình chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng tại Ăngkor cho đến đầu những năm 1970 và phần lớn việc phục dựng được thực hiện vào những năm 1960. Tuy nhiên, các hoạt động này đã bị dừng lại vào thời Khmer Đỏ. Từ năm 1986 đến năm 1992, tổ chức Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) tiến hành công việc phục dựng ngôi đền, cho dù đã có những ý kiến tranh cãi về việc sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến bề mặt đá.
Năm 1992, sau lời kêu gọi giúp đỡ của Quốc vương Norodom Sihanouk, Angkor Wat được cho vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa của UNESCO (sau đó đã được gạch tên vào năm 2004) và di sản thế giới cùng với lời kêu cứu của UNESCO đến cộng đồng quốc tế. Năm 1994, các phân vùng đã được thiết lập để bảo vệ khu vực Ăngkor. Cơ quan quản lý APSARA được thành lập năm 1995 nhằm bảo vệ và quản lý khu vực, và một điều luật đã được thông qua năm 1996 nhằm bảo vệ các di sản tại Campuchia. Một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã tham gia vào các dự án bảo tồn Angkor Wat. Tổ chức Dự án Bảo tồn Apsara Đức đang làm công tác bảo vệ các hoa văn và họa tiết điêu khắc đá khỏi hư hại. Khảo sát của công ty cho thấy khoảng 20 phần trăm các họa tiết đang trong tình trạng tồi tệ, chủ yếu bởi sự xói mòn tự nhiên và sư xuống cấp của đá, nhưng một phần cũng do các cố gắng phục dựng trước đó. Các công việc khác bao gồm sửa chữa các phần bị sụp đổ của cấu trúc, và đề phòng sự sụp đổ thêm: mặt phía tây của tầng trên đã được củng cố thêm bằng giàn giáo từ năm 2002, trong khi một đội từ Nhật Bản đã hoàn thiện việc phục dựng thư viện phía bắc của khoảng đất phía ngoài năm 2005. Quỹ Di tích Thế giới (World Monuments Fund) bắt đầu công việc phục dựng hành lang Churning of Sea of Milk năm 2008 sau một vài năm nghiên cứu tình trạng. Dự án khôi phục hệ thống mái truyền thống của người Khmer và loại bỏ xi măng được dùng trong các lần phục dựng trước khiến muối thấm vào sau các bức điêu khắc đá, làm phai màu và gây hư hại các bề mặt điêu khắc.
Màng vi sinh vật sinh học đã tìm thấy đá sa thạch đang xuống cấp tại Angkor Wat, Preah Khan, và Bayon và Tây Prasat ở Ăngkor. Sự mất nước và vi khuẩn lam dạng sợi chống bức xạ có thể sản xuất các axit hữu cơ phân hủy đá. Một loại nấm tối dạng sợi đã được tìm thấy trong các mẫu vật trong và ngoài Preah Khan, trong khi tảo Trentepohlia chỉ được tìm thấy trong các mẫu vật lấy từ đá hồng bên ngoài Preah Khan. Các bản sao cũng đã được thực hiện để thay thế một số các điêu khắc bị mất hoặc hư hỏng.
Du lịch
Từ những năm 1990, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn. Năm 1993, chỉ có 7,650 du khách đến đây; đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia. Đến năm 2007 con số này là trên một triệu, và trên hai triệu vào năm 2012. Phần lớn mọi người đến thăm Angkor Wat với trên 2 triệu du khách nước ngoài năm 2013. Khu di tích được quản lý bởi tập đoàn tư nhân SOKIMEX, tổ chức đã thuê lại Angkor Wat từ Chính phủ Campuchia. Các dòng khách du lịch không gây ra thiệt hại nào đáng kể, trừ một số bức graffti; các bức điêu khắc đá và bề mặt sàn được bảo vệ bởi dây thừng và mặt gỗ. Du lịch cũng mang về một nguồn thu khác cho công tác bảo trì—cho đến năm 2000, khoảng 28% nguồn thu từ bán vé tại khu vực Ăngkor được sử dụng cho ngôi đền—cho dù phần lớn công việc được tiến hành bởi các đội được tài trợ bởi các chính phủ nước ngoài chứ không phải các nhà chức trách Campuchia.
Hình ảnh
Tham khảo
Michael Freeman, Claude Jacques, Ancient Angkor, Thames & Hudson Ltd, Luân Đôn,trang 12 xuất bản năm 1999.
Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời hư, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
Maurice Glaise, A guide to the Angkor monuments, (translated from French)
Jacque Lange, "Angkor, La resurrection du temple montagne", Paris Match no. 2851, 8-19 tháng 1 năm 2004
Eleanor Mannikka, Angkor Wat, Time, space and kingship, Allen & Unwin, 1997
Michael Freeman, Roger Warner, Angkor, The hidden glories, David Larken book, 1990
Jared Diamond, Collapse: How societies choose to fail or succeed, Penguin books, 2005
Charles Higham, The civilization of Angkor, University of California Press, 2002
George Coedes, The Indianized states of Southeast Asia, East West Center Press, University of Hawaii, 1968
Ugo Zoppi et al, The contribution of C14 AMS dating to the greater Angkor archeological project, Poster presented at the AMS-9 conference in Nagoya, September 9-13, 2002
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1993
Phan Vĩnh Thống, Dịch thuật VN-Khmer, Công ty Thai Lai 2009
Xem thêm
Angkor Thom
Liên kết ngoài
ANGKOR WAT Từ Cánh Đồng Chết Tới Đế Thiên Đế Thích
Bài cơ bản dài trung bình
Đền thờ Campuchia
Di tích Angkor
Tỉnh Xiêm Riệp
Di sản thế giới tại Campuchia
Địa điểm hành hương Phật giáo
Di tích Angkor ở tỉnh Xiêm Riệp
Khảo cổ Campuchia |
8783 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2o%20%E1%BA%A3nh%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29 | Ảo ảnh (Phật giáo) | Ảo ảnh cũng được gọi là giả tướng (假 相), đọc đúng là Huyễn (幻) (幻 影; māyā).
Đây là danh từ được dùng để chỉ thế giới hiện tượng đang liên tục thay đổi này. Đối với người chưa giác ngộ thì thế giới này là thế giới duy nhất có thật. Ảo ảnh được dùng để chỉ tất cả các hiện tượng sinh diệt, không thuộc thực tại cuối cùng (Ba thân). Một khi thấu hiểu rằng mọi Pháp đều là ảo ảnh thì điều đó đồng nghĩa với Giác ngộ (Bồ-đề) và đạt Niết-bàn.
Theo quan niệm Phật giáo thì "thấy" thế giới, tự chủ rằng có "một người" đang nhận thức và có "vật được nhận thức", có "ta" có "vật" có thế giới luân chuyển này chưa phải là sai lầm. Sai lầm là ở chỗ cho rằng sự vật bất biến, trường tồn và thế giới này là duy nhất, có thật. Đây mới là Kiến giải bất thiện vì nó ngăn trở những tri kiến bổ ích khác. Thật sự thì cái tương đối và cái tuyệt đối không hề rời nhau; và như thế, ảo ảnh (mê) và Bồ-đề (ngộ) bản tính không hai. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác trình bày xuất sắc sự việc này ngay trong phần đầu của bài Chứng đạo ca:
君不見
絕學無爲閑道人。不除妄想不求真
無明實性即佛性。幻化空身即法身
法身覺了無一物。本源自性天真佛
Dịch nghĩa:
Quân bất kiến!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thật tính tức Phật tính
Huyễn hóa không thân tức pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vậtBản nguyên tự tính Thiên chân Phật...
Tham khảo
Triết lý Phật giáo
Ấn Độ giáo
Ảo giác |
8785 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba%20m%C6%B0%C6%A1i%20hai%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20t%E1%BB%91t | Ba mươi hai tướng tốt | Ba mươi hai tướng tốt (theo từ Hán-Việt là Tam thập nhị hảo tướng, 三十二好相; tiếng Phạn: dvatriṃśadvara-lakṣaṇa) được tin là của một Chuyển luân vương (cakravartī-rāja), của một vị Bồ tát, hay là của một vị Phật. Tuy nhiên, trong 32 tướng, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và tướng người phát ra hào quang như Phật. Theo Luận Trí Độ, thì Bồ Tát thì cũng có 32 tướng tốt nhưng có 7 tướng khác hơn so với Chuyển Luân Vương. (Xin xem thêm bài dịch của Thích Huyền Tôn ). Ngoài ba mươi hai tướng tốt đó, người ta còn nói đến Tám mươi vẻ đẹp khác của Phật. 32 tướng tốt được nhắc tới trong nhiều kinh luận quan trọng bao gồm Kinh Đại Bát Nhã, kinh Trường bộ, Đại Trí Độ Luận, Niết Bàn Kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh. Các tướng tốt là kết quả của tâm từ bi vô lượng. Các tên Hán Việt ít dùng khác của 32 tướng tốt là Tam thập nhị đại nhơn tướng, Tam thập nhị đại trượng phu tướng, và Đại nhơn tam thập nhị tướng.
Nội dung
Các tôn giáo ở Ấn Độ ngày xưa đã biết đến 32 tướng Đại trượng phu này, nhưng họ lại không biết những nguyên nhân nào mà những tướng này được thành tựu. Tuy nhiên Đức Phật - vị có đầy đủ 32 tướng tốt - đã chỉ dẫn những nguyên nhân và ảnh hưởng của 32 tướng trạng này qua những kinh nghiệm mà chính Đức Phật đã trải qua.
Đức Phật cho rằng bất kì ai có đầy đủ cả 32 tướng tốt thì chỉ chọn 2 con đường duy nhất: hoặc làm vị Chuyển luân Thánh Vương, hoặc sẽ làm vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Trích từ kinh Trường Bộ do hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Kinh số 30: Kinh Tướng
Lưu ý:
các số có đánh * chỉ mang tính gần đúng trong ngữ cảnh, vì trong nguyên văn không nói rõ ràng.
các tướng tốt ở trên được chính Đức Phật gieo tạo nguyên nhân từ các đời trước, và những ảnh hưởng của các tướng trên được chính Đức Phật nhận thấy và thuyết giảng lại.
vì Đức Phật chỉ xác nhận với trường hợp đủ cả 32 tướng tốt (là sẽ đi 2 con đường duy nhất ở trên) nên ít hơn 32 tướng sẽ không đảm bảo tính duy nhất của 2 con đường trên (có thể nhiều hơn 2 con đường sẽ xảy ra).
Một số tướng tốt nói trên được đặc biệt chú ý trong tranh tượng – nhất là hào quang, một dấu hiệu rõ rệt của thánh nhân theo quan điểm Ấn Độ, không bao giờ thiếu trong các tượng Phật. Có lúc hào quang được vẽ như vòng lửa xuất phát từ đầu đến vai. Tướng lông xoáy giữa hai chân mày tượng trưng cho Trí huệ có khi được trình bày như một chấm vàng, hay được thay thế bằng ngọc quý. Tướng chóp nổi cao ở đỉnh đầu (肉 髻, uṣṇīṣa) được trình bày mỗi nơi mỗi khác, tại Ấn Độ và Trung Quốc hình bán cầu, tại Cam Bốt hình nón và tại Thái Lan hình nhọn đầu hay có dạng một ngọn lửa.
Đoạn kinh Kim Cang về 32 tướng tốt
Trong chương thứ 13, kinh Kim Cang có một đề cập ngắn gọn liên quan tới 32 tướng như sau:
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng.
Dịch nghĩa:Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Có thể nào dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai không?Kính Thế tôn, không. Không thể dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Như Lai nói 32 tướng, tức chẳng phải tướng, đó gọi là 32 tướng.
Đại ý cho thấy các hình tướng nhìn thấy, hay cảm xúc được, tâm tưởng được chỉ là hư vọng và vô thường không thể nào là chân lý (hay là thực chất của vạn vật). Thấy được cả tính không của các hình tướng này và không chấp vào các hình tướng thì thấy được thật tướng.
Tham khảo
TAM THẬP NHỊ TƯỚNG – BÁT THẬP CHỦNG HẢO -- Khảo dịch: Thích Huyền-Tôn
Ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Phật -- Thích Giác Hoàng
TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP -- Thích Nữ Trí Hải
Kinh Kim Cang Giảng Giải -- Thích Thanh Từ
Triết lý Phật giáo
Danh sách |
8786 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20y | Quy y | Quy y (zh. 皈依, sa. शरण śaraṇa, pi. सरण saraṇa, bo. skyabs) còn được gọi là quy đầu (zh. 歸投), ngưỡng trượng (zh. 仰仗), y thác (zh. 依托). Quy y trong Phật giáo có nghĩa là quy y Tam bảo (chỉ Phật, Pháp và Tăng). Nghĩa là y thác vào Phật, Pháp, Tăng ba ngôi có thể bảo hộ che chở, cũng gọi là Quy y Tam Bảo.
Chữ Quy (歸) có nghĩa ở đây là trở về, theo về, y (依) là nương nhờ hay thuận theo, làm theo lối đã định, 三歸依 tam quy y là quy y Tam bảo. Chữ Quy cũng được viết là 皈 gồm bộ thủ Bạch 白 ("cõi sáng") và chữ Phản 反, "quay về" và như vậy, có nghĩa là "quay về cõi sáng", "dốc lòng tin theo". Trong các bộ Phệ-đà (sa. veda), từ śaraṇa có nguyên nghĩa là "bảo hộ", "cứu tế" hoặc "chỗ tị nạn", "chỗ bảo hộ", ý là chỗ chúng sinh có thể đến, thân được an toàn, tâm được vô ưu. Quy y Tam bảo của Phật giáo chỉ sự nương vào uy lực của Tam bảo để đạt được an ổn vô hạn của tâm thức, thoát mọi khổ não. Câu-xá luận quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói:
"Nghĩa của Quy y là gì? Là cứu tế; vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ ách".
Người hâm mộ Phật pháp khi nhập môn tất phải thực hiện nghi thức quy y; thệ nguyện quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng xong mới chính thức được xem là một đệ tử Phật.
Người đã quy y có thể là một Phật tử, cư sĩ, tu tại gia hay là xuất gia theo tăng đoàn.
Thệ nguyện
Nếu hành giả muốn thực hiện quy y thì tự đặt mình vào con đường tu học của nhà Phật bằng cách giữ giới. Một nguyện vọng tất yếu luôn được thực hiện một cách mặc định khi hành giả quy y Tam bảo là không được sát hại chúng sinh. Tuỳ theo các tông phái Phật giáo mà phương pháp thực hiện quy y và nguyện vọng có thể khác nhau. Năm giới sau có thể được xem là những thành phần của một nghi thức thực hiện quy y:
Không sát sinh
Không trộm cắp
Không tà dâm
Không nói dối
Không uống rượu
Những lời khuyên khi quy y
Để thật sự quy y
- Phật thì hành giả nên tiếp cận ngay bậc thầy, tức là đức Phật
- Pháp thì hành giả nên học hỏi và thực hành Phật pháp
- Tăng thì hành giả nên kính trọng Tăng-già và tu học như thế nào để đúng với gương của Tăng-già.
Hành giả nên cố gắng
- điều chế ba cửa ải là thân, khẩu và ý, thay vì để các giác quan khống chế. Không nên nói lời thô lỗ, không nên nghi hoặc và cố gắng không phán đoán.
- sống một cách hoà thuận và giữ giới
- tôn trọng tất cả chúng sinh
- thực hiện nghi lễ đặc biệt ít nhất là ở hai dịp trong năm, đó là rằm tháng tư, kỉ niệm ngày Phật đản sinh và ngày mồng 4 tháng 6 Âm lịch để kỉ niệm ngày Phật chuyển Pháp luân, thuyết bài kinh đầu tiên ở Sarnath.
Nguyên văn Tam quy y
Tam quy y (sa. triśaraṇa; pi. tisaraṇa) là quy y Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Hành giả niệm ba quy y, tự nhận Phật là đạo sư, Pháp là "thuốc chữa bệnh" và Tăng-già là bạn đồng học. Ba quy y cũng là một phần quan trọng trong mỗi buổi hành lễ.
Thông thường, Tam quy y được lặp lại ba lần.
...(lặp lại cho Pháp & Tăng)
Và
...(lặp lại cho Pháp & Tăng)
Quy y theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng
Trong các tông phái Phật giáo Tây Tạng, lễ quy y rất quan trọng và là điều kiện tiên quyết của mọi tu học về Pháp (sa. dharma). Quy y của Phật giáo Tây Tạng khác với Quy y Tam bảo trong Tiểu thừa hoặc Đại thừa. Ba đối tượng quy y thông thường là: 1. Phật, 2. Pháp (sa. dharma) và 3. Tăng (sa. saṅgha). Trong Kim cương thừa được lưu hành tại Tây Tạng, ngoài Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), còn thêm một đối tượng nữa là Lạt-ma, vị đạo sư. Trong một số trường phái, có thể có đến sáu đối tượng quy y, tức là ngoài Tam bảo còn có thêm: 4. Lạt ma, 5. Thần Thể (bo. yidam) và 6. Không hành nữ (sa. ḍākinī).
Tầm quan trọng của Phật như là đạo sư và Tăng là giáo hội do Ngài xây dựng lên để truyền bá giáo pháp đã được xác lập rất sớm và xem như nhãn quan Phật giáo. Với sự thành hình của Đại thừa, tính chất quan trọng của đức Phật lịch sử giảm đi và thay vào đó là "Phật quả" có tính chất bao trùm, vượt thời gian. Đến Kim cương thừa, thì vị đạo sư lại trở nên quan trọng, đó là vị hoá thân của "Phật quả".
Trong giáo pháp Đát-đặc-la, người ta luôn luôn nhấn mạnh tính chất quan trọng của đạo sư, là người giúp hành giả trong các phép tu khó khăn. Kim cương thừa xem vai trò của đạo sư như là đối tượng quy y thứ tư và cho rằng vị đó là hiện thân của Tam bảo bắt nguồn trực tiếp từ các phép tu của trường phái này. Thời gian Kim cương thừa được truyền qua Tây Tạng cũng là thời điểm người ta bắt đầu thiết lập việc quy y đạo sư. Tiểu sử của Na-lạc-ba và Mật-lặc Nhật-ba còn ghi lại rất rõ điều này. Ngay cả A-đề-sa cũng nhấn mạnh đến việc quy y Lạt-ma và vì vậy ông được tặng danh hiệu "Quy y học giả" (bo. kyabdro paṇḍita).
Trong các tông phái Tây Tạng, khi hành giả chuẩn bị thiền quán phải để ý đến phần quy y và phát Bồ-đề tâm. Tương truyền rằng Na-lạc-ba quy y như sau: "Tâm ta là Phật hoàn toàn, Khẩu ta là Pháp hoàn toàn, Thân ta là Tăng hoàn toàn."
Xem thêm
Cư sĩ
Xuất gia
Giới
Luật tạng
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Nghi thức Phật giáo |
8788 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0-la-m%C3%B4n | Bà-la-môn | Bà-la-môn hay Brahmin (Hán tự: 婆羅門, Tiếng Phạn: ब्राह्मण brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp. Đạo Bà-la-môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích-ca, bắt nguồn từ Vệ-đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-đà giáo) ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-la-môn hình thành trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Phật Thích-ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.
Đạo Bà-la-môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định thứ tự của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau:
Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma thay ông cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng. Dân chúng Ấn Độ rất tôn sùng đẳng cấp này.
Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
Thủ-đà-la (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.
Chiên-đà-la (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất. Họ phải làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân, dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người thuộc các đẳng cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người thuộc đẳng cấp cao như Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ.
Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn Độ:
Tổ tiên thuộc đẳng cấp nào thì con cháu cũng thuộc đẳng cấp đó, dù có gắng phấn đấu đến đâu thì cũng không thể được xếp lên đẳng cấp cao hơn (ví dụ: một người Thủ-đà-la dù tài năng, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công thì cũng mãi chỉ là lính, không bao giờ được bổ nhiệm làm tướng quân vì chức vị đó chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên).
Người thuộc các đẳng cấp chênh lệch xa thì không được kết hôn với nhau (ví dụ: một người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ thì có thể kết hôn với 1 người cũng thuộc đẳng cấp Bà-la-môn hoặc Sát-đế-lỵ, cùng lắm cũng chỉ kết hôn với 1 người Vệ-xá giàu có, chứ tuyệt đối không được kết hôn với Thủ-đà-la trở xuống)
Một số công việc chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp thấp hơn không được phép làm, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt (ví dụ: việc cúng tế tôn giáo chỉ có đẳng cấp Bà-la-môn được phép làm; chức vị quan lại, tướng quân chỉ có đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên được phép làm)
Trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế, Bà-la-môn là cấp cao nhất trong hệ thống xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó (Tập bộ kinh). Với sự khéo léo này, Đức Phật vừa ngầm lên án sự phi lý, bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ, vừa không để những người Bà-la-môn viện cớ tấn công Đạo Phật.
Trong tăng đoàn của Đức Phật, mọi tín đồ đều bình đẳng, việc phân chia thứ hạng chỉ dựa trên thành tựu tu hành chứ không phải giai cấp xuất thân của người đó. Đức Phật từng thu nạp nhiều người Chiên-đà-la vào tăng đoàn, dù điều này khiến nhiều người thời đó dè bỉu. Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh (Tự thuyết I. 5, udāna):
Ai lìa bất thiện nghiệp
Đi trên đường thanh tịnh
Tinh tiến, thoát trói buộc
Ta gọi Bà-la-môn
Chú thích
Triết lý Phật giáo
Ấn Độ giáo
Cộng đồng Ấn Độ giáo
Bộ lạc Punjab
Đẳng cấp |
8790 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n%20%C6%AF%E1%BB%9Bc | Tân Ước | Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 Công nguyên tới trước năm 140 Công nguyên (sau Cựu Ước). Từ "Tân Ước" được dịch từ tiếng Latinh là Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn là Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), có nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.
Nguồn
Theo các giáo phụ, Phúc Âm Mátthêu và Phúc Âm Gioan là những sách được trước tác đầu tiên, song nhiều người tin rằng Phúc Âm Máccô và "Nguồn Q" là những nguồn tư liệu chính cho các sách Phúc âm.
Các sách của Tân Ước
Tân Ước có tổng cộng 27 sách, những sách này được viết bởi các tác giả khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và tại các nơi chốn khác nhau. Khác với Cựu Ước, Tân Ước được trước tác trong một quãng thời gian tương đối ngắn, khoảng chừng một thế kỷ hoặc hơn. Dưới đây là danh mục các sách của Tân Ước với tên của những người được cho là tác giả.
Các sách Phúc âm
Trọng tâm của các sách Phúc âm là cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su:
Phúc Âm Matthew* - Mátthêu (hoặc Ma-thi-ơ), người thu thuế trở nên sứ đồ.
Phúc Âm Mark* - Máccô (hoặc Mác), môn đệ của Phê-rô và sau đó trở thành người rao giảng tin mừng.
Phúc Âm Luke* – Luca, một thầy thuốc, người đã viết Phúc Âm theo Luke và sách Công Vụ Tông Đồ, ông cũng là bạn thân của Paul.
Phúc Âm John – Gioan (hoặc Giăng), ngư dân trở nên sứ đồ.
Gọi là nhóm Phúc Âm Nhất Lãm (hoặc Phúc Âm Đồng quan).
Sách Lịch sử
Lịch sử hội Thánh tiên khởi, sau khi Chúa Giê-su không còn hiện diện cùng với các Tông đồ, được ký thuật trong sách Công vụ các Sứ đồ (Công vụ Tông đồ).
Các thư tín
Các Thư Tín bao gồm nhiều bức thư được viết để gởi các cá nhân hoặc các giáo đoàn (congregation). Trong nhiều thư tín, các tác giả trình bày những luận điểm thần học quan trọng cũng như cung cấp một cái nhìn thấu suốt nhằm lý giải sự phát triển của hội Thánh tiên khởi.
Các thư tín của Phao-lô
Đây là những thư được tin là do Sứ đồ Phao-lô viết cho những cá nhân hoặc nhóm tín hữu khác nhau. Tên của các thư tín này được gọi theo tên người nhận.
Thư gửi tín hữu Rôma
Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (Κόρινθος Kórinthos)
Thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô
Thư gửi tín hữu Galát (Galatia)
Thư gửi tín hữu Êphêsô (Έφεσος Ephesus)
Thư gửi tín hữu Philípphê (Φἱλιπποι Philippoi)
Thư gửi tín hữu Côlôxê (Colossae)
Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica (Θεσσαλονίκη Thessaloniki)
Thư thứ hai gửi tín hữu Thêxalônica
Thư thứ nhất gửi ông Timôthê
Thư thứ hai gửi ông Timôthê
Thư gửi ông Titô
Thư gửi ông Philêmon
Thư gửi tín hữu Do Thái (Tên của người viết không được nêu rõ trong thư này.)
Các thư tín chung
Là những thư được viết cho toàn thể Hội Thánh. Các thư này được gọi theo tên tác giả. Vào thời trung cổ chúng không được sắp xếp chung với các thư của Phao-lô, nhưng với sách Công vụ các Sứ đồ để trở thành bộ Praxapostolos.
Thư của Giacôbê – Thánh Gia-cô-bê Công chính
Thư thứ nhất của Phêrô – Thánh Phê-rô
Thư thứ hai của Phêrô – Thánh Phê-rô
Thư thứ nhất của Gioan – Thánh Gioan Tông đồ
Thư thứ hai của Gioan – Thánh Gioan Tông đồ
Thư thứ ba của Gioan – Thánh Gioan Tông đồ
Thư của Giuđa – Giu-đa, anh em của Giacôbe
Sách Tiên tri
Sách Khải Huyền – Gioan "nhà tiên tri", được cho là trước tác bởi Sứ đồ Gioan.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ đàm thoại phổ thông trong thời Chúa Giê-su là tiếng Aram. Tuy nhiên, nguyên bản của Tân Ước được viết bằng một phương ngữ Hy Lạp cổ (Koine Greek) được dùng phổ biến trong đại chúng tại các tỉnh thuộc Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 1, từ đó được dịch ra các ngôn ngữ khác, quan trọng nhất là tiếng Latinh, tiếng Syria, và tiếng Copt. Nhiều giáo phụ cho rằng Phúc âm Mátthêu khởi thủy được viết bằng tiếng Hebrew (Do Thái), một số giáo phụ cũng tin rằng Phaolô viết thư Do Thái bằng tiếng Hebrew, sau đó được Luca dịch ra tiếng Hy Lạp. Cả hai quan điểm này đều không nhận được nhiều ủng hộ từ các học giả hiện đại, họ cho rằng dựa trên văn phong của Phúc âm Mátthêu và thư Do Thái, có thể suy đoán chúng được trước tác trong nguyên văn bằng tiếng Hy Lạp.
Cần lưu ý rằng nhiều sách trong Tân Ước, đặc biệt là Phúc âm Macô và Phúc âm Gioan được viết bằng thứ tiếng Hy Lạp chưa hoàn chỉnh. Chúng thua xa các tác phẩm cổ điển hoặc văn chương sáng tác bằng Hi văn bởi những tác giả thuộc giai tầng thượng lưu, thành phần ưu tú và các triết gia sống vào thời ấy.
Một số học giả cho rằng bản Tân Ước tiếng Aram là nguyên bản, còn bản Hi văn chỉ là bản dịch.
Tác giả
Tân Ước được trước tác bởi nhiều người khác nhau. Niềm tin truyền thống cho rằng tất cả các sách này được viết bởi các sứ đồ hoặc bởi các môn đệ của họ (như Macô hay Luca). Song giới học giả hiện đại tỏ ra không đồng ý với quan điểm trên. Ngoại trừ thư Do Thái, không có nghi vấn nào về quyền tác giả của các sách kể trên cho đến thế kỷ 18 khi làn sóng tra vấn về thẩm quyền của Tân Ước bắt đầu bùng phát.
Bảy trong số các thư tín được viết bởi Phao-lô ngày nay được các học giả công nhận là chính xác bao gồm: Roma, 1 Côrintô, 2 Côrintô, Galat, Philipphê, 1 Thexalonica và Philêmôn. Nhưng họ không thể đồng ý với nhau có phải Phao-lô là tác giả của 2 Thessalonica, Colôsê và Ephêxô hay không. Nhìn chung, chỉ có giới học giả Tin Lành (Evangelical) chấp nhận quan điểm cho rằng Phao-lô là tác giả của các thư mục vụ (1 Ti-mô-thê, 2 Ti-mô-thê và Titô). Ngày nay, hầu như không có học giả nào cho rằng Phao-lô viết thư Do Thái. Thật vậy, cuộc tranh luận về tác giả thư Do Thái, thư tín duy nhất không có tên tác giả, bắt đầu từ thời kỳ các giáo phụ. Tertullian gợi ý đó là Barnabas, nhưng Clement thành Alexandria suy đoán rằng thư này được viết bởi Phao-lô, dịch bởi Luca hoặc bởi Clement thành Roma (sau này là Giáo hoàng Clement I). Còn Origen (Ὠριγένης), ngay giữa cuộc tranh luận, cho rằng "chỉ có Chúa mới biết" ai thật sự là tác giả.
Trong các sách được cho là viết bởi sứ đồ Gioan, Phúc âm Gioan và thư Gioan thứ nhất được chấp nhận là của Gioan, vấn đề còn lại là xem tác giả sách Khải Huyền là Gioan Tông đồ hay là một Gioan nào khác.
Vấn đề tìm kiếm tác giả cho các tác phẩm cổ đại như các sách trong Tân Ước được thể hiện rõ khi xem xét các sách Phúc âm.
Vì cớ nhiều chi tiết tương đồng được tìm thấy trong ba sách Phúc âm Matthêu, Macô, Luca, chúng được gọi là "Phúc âm đồng quan" (Synoptic Gospels). Ngược lại, có những câu chuyện và nội dung các cuộc đàm đạo chỉ được ký thuật trong Phúc âm Gioan, vì vậy sách này được xem là có quan điểm khác biệt với ba sách Phúc âm nêu trên.
Có một quan điểm được nhiều học giả phê phán Tân Ước chấp nhận là Giả thuyết Hai nguồn tư liệu. Theo đó, Phúc âm Matthêu và Phúc âm Luca được xây dựng trên nguồn tư liệu của Phúc âm Macô và từ một nguồn chung gọi là "Nguồn Q", từ thuật ngữ "Quelle" trong tiếng Đức nghĩa là "nguồn". Song bản chất và ngay cả sự hiện hữu của Q chỉ có tính suy diễn. Hầu hết các học giả chấp nhận giả thuyết này cho rằng Q là nguồn tư liệu duy nhất, trong khi những người khác tin Q là một tập hợp các tư liệu hoặc một số truyền khẩu. Từ những dữ liệu hiện có, không có thông tin nào giúp tìm ra tác giả của Q.
Thời điểm trước tác
Theo truyền thống, những sách được viết đầu tiên là các thư tín của Phao-lô, các sách sau cùng được cho là của Gioan Tông đồ. Tương truyền Gioan có tuổi thọ cao, có lẽ đến 100 tuổi, tuy điều này xem ra không có nhiều tính thuyết phục. Irenaeus thành Lyons, vào khoảng năm 185, thuật rằng Phúc âm Mátthêu và Phúc âm Máccô (Macô hoặc Mác) được viết đang lúc Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) và Phao-lô thuyết giáo tại Roma, có lẽ vào thập niên 60. Phúc âm Luca được trước tác một thời gian sau đó.
Người ta tin là Phúc âm Mác được viết sau năm 65, Phúc âm Mátthêu (Matthêu hoặc Ma-thi-ơ) được trước tác vào một thời điểm nào đó giữa năm 70 và 85. Thời điểm dành cho Phúc âm Luca được đặt trong khung thời gian giữa các năm 80 và 95. Sách được viết sớm nhất của Tân Ước có lẽ là 1 Thessalonica, một thư tín của Phao-lô, được viết khoảng năm 51 hoặc thư Galat vào năm 49.
Tuy nhiên, John A. T. Robinson, tác giả quyển Redating the New Testament (1976), cho rằng toàn bộ các sách Tân Ước được hoàn tất trước năm 70, thời điểm đền thờ tại Jerusalem bị huỷ phá. Theo lập luận của Robinson, sự phá hủy đền thờ đã được tiên báo bởi Chúa Giê-xu và được chép trong Ma-thi-ơ 24. 15 – 21 và Luca 23. 28 – 31, các tác giả của hai Phúc âm này và của các sách khác trong Tân Ước không thể không chỉ ra sự ứng nghiệm lời tiên tri. Quan điểm của Robinson được chấp nhận rộng rãi trong vòng các tín hữu Tin Lành (Evangelical).
Vào thập niên 1830, các học giả của trường Tübingen (tại Đức) ấn định thời điểm trước tác của các sách Tân Ước đến thế kỷ thứ 3, nhưng sự phát hiện một số bản cổ sao Tân Ước có niên đại năm 125 dẫn đến những nghi vấn về quan điểm này. Hơn nữa, Clement thành Roma vào năm 95, trong một bức thư gởi đến hội Thánh tại Corintho (Κόρινθος Kórinthos), trích dẫn 10 trong số 27 sách của Tân Ước, và trong một bức thư gởi hội Thánh tại Philippi (Φἱλιπποι Philippo), Polycarp trích dẫn 120 lần từ 16 sách Tân Ước.
Tuyển chọn
Một quy trình phức tạp và kéo dài được áp dụng cho việc tuyển chọn (quy điển) cho Tân Ước. Đặc điểm của các sách được chọn là phải được đông đảo tín hữu công nhận là có tính soi dẫn khi được dùng trong thờ phụng và giảng dạy, phù hợp với bối cảnh lịch sử của chúng, và hài hòa với Kinh Thánh Do Thái (các cộng đồng Cơ đốc đầu tiên hầu hết là người Do Thái). Bằng cách này, các sách được công nhận là sự mặc khải về Giao Ước Mới phải vượt qua sự sàng lọc không phải tại các buổi họp của các công đồng nhưng tại các buổi thờ phụng kín giấu của các nông dân thuộc giai cấp hạ lưu trong thời kỳ hội Thánh đang bị bách hại.
Trong ba thế kỷ đầu của hội Thánh không có sự đồng thuận hoàn toàn về kinh điển Tân Ước. Vào thế kỷ thứ 2 xuất hiện một tuyển tập các thư tín và các sách Phúc âm được các nhà lãnh đạo hội Thánh xem là có thẩm quyền, bao gồm bốn sách Phúc âm và nhiều thư tín của Phao-lô. Justinô Tử đạo, Irenaeus và Tertullian (thuộc thế kỷ thứ 2) tin rằng chúng có sự linh hứng như Kinh Thánh Do Thái (Cựu Ước). Những sách khác, dù được tôn trọng và yêu thích, dần dần được xếp vào danh sách các thứ kinh.
Một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm xác lập một bộ kinh điển đến từ Marcion. Ông bác bỏ toàn bộ Cựu Ước và chỉ giữ lại trong danh sách của mình Phúc âm Luca và mười trong số các thư tín của Phao-lô. Quan điểm không chính thống này, cùng với nền thần học khả tri (gnostic) của ông, bị đa số tín hữu khước từ.
Bộ kinh điển Tân Ước lần đầu tiên được liệt kê bởi Anathasius, Giám mục thành Alexandria, vào năm 367, trong một bức thư gởi cho các giáo đoàn của ông tại Ai Cập. Danh sách này ngày càng được chấp nhận rộng rãi cho đến khi có được sự đồng thuận tại công đồng lần thứ ba tại Carthage vào năm 397. Dù vậy, quyết định của công đồng này không phải là chung quyết. Vẫn còn tra vấn về thẩm quyền của một vài sách, đặc biệt là các sách Gia-cơ và Khải Huyền.
Thẩm quyền
Dù các nhóm trong cộng đồng Cơ Đốc giáo đều tôn trọng Tân Ước, họ lại duy trì các quan điểm khác biệt về bản chất, mức độ và tính xác đáng của thẩm quyền Tân Ước. Các quan điểm này phụ thuộc vào khái niệm soi dẫn, liên quan đến vai trò của Thiên Chúa trong việc hình thành Tân Ước. Nhìn chung, vai trò của Thiên Chúa trong thuyết soi dẫn càng lớn thì các khái niệm về các tính chất không sai lầm, không mắc lỗi và có thẩm quyền của Kinh Thánh càng được khẳng định. Song không dễ định nghĩa các khái niệm này vì chúng được giải thích bởi các quan điểm khác nhau.
Không sai lầm (infallibility) chỉ tính chân xác tuyệt đối của Kinh Thánh trong các vấn đề giáo lý.
Không mắc lỗi (inerrancy) chỉ tính chân xác tuyệt đối của Kinh Thánh trong các vấn đề về sự kiện (bao gồm các sự kiện lịch sử và khoa học).
Thẩm quyền (authoritativeness) chỉ tính chân xác của Kinh Thánh liên quan đến các vấn đề về đạo đức và sống đạo.
Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương
Đối với Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương, đồng tồn tại hai nhân tố của sự mặc khải, Thánh Kinh và Thánh truyền (tức các truyền thống Tông đồ), được luận giải theo sự dạy dỗ của giáo hội. Theo thuật ngữ Công giáo, thẩm quyền giải thích kinh Thánh và truyền thống thuộc Magisterium (gồm có giáo hoàng và một số Giám mục thuộc quyền), trong khi Chính Thống giáo dành quyền này cho các công đồng.
Kháng Cách
Xác tín với giáo lý Duy Thánh Kinh (xem Năm Tín lý Duy nhất), tín hữu Kháng Cách tin rằng đức tin, sống đạo và giáo huấn của họ phù hợp với Kinh Thánh và công nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất.
Tin Lành và Nền tảng
Những người theo khuynh hướng Tin Lành (Evangelicalism) và Nền tảng (Fundamentalism) tin rằng có hai nhân tố trong sự mặc khải: con người và thần thượng. Nhân tố con người hiện diện trong văn phong của các tác giả và nhân tố thần thượng trong sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh sao cho mọi điều họ viết đều phù hợp với chân lý.
Trong vòng nước Mỹ, Bản Tuyên ngôn Chicago về tính Vô ngộ của Kinh Thánh được xem là sự trình bày khúc triết quan điểm của cộng đồng Tin Lành về vấn đề này: "Là sự mặc khải của Thiên Chúa, Kinh Thánh không mắc sai lầm trong toàn bộ giáo huấn, trọn vẹn trong sự mặc khải về công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, về những sự kiện lịch sử, về sự soi dẫn của Thiên Chúa trong các tác phẩm văn chương, cũng như lời chứng về ân điển cứu chuộc của Thiên Chúa trong đời sống của mỗi cá nhân."
Chính lưu và Tự do
Các nhóm Kháng Cách Chính lưu (mainstream) và Tự do (liberal) tin vào thẩm quyền và tính chân xác của Kinh Thánh nhưng họ tìm cách giải thích Kinh Thánh sao cho có thể bao hàm quan điểm của các trào lưu khác nhau, từ khuynh hướng Tin Lành cho đến khuynh hướng hoài nghi.
Xem thêm
Cựu Ước
Kinh Thánh
Kinh Thánh Tiếng Việt 1926
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Dẫn vào Tân Ước, Kinh Thánh tiếng Việt, Nhóm Phiên dịch các Giờ kinh Phụng vụ
Kinh Thánh
T
T
Thuật ngữ Kitô giáo |
8791 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t%20ch%C3%ADnh%20%C4%91%E1%BA%A1o | Bát chính đạo | Bát chánh đạo (Hán việt: 八正道; Pali: ; Sanskrit: ) là một bản tóm tắt ở thời kì ban đầu về con đường của các phương pháp thực hành trong Phật giáo để dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi - vòng lặp tái sinh đầy đau khổ - bằng việc đạt đến niết bàn.
Bát chánh đạo bao gồm tám pháp thực hành: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định ('quá trình tiếp nhận hoặc sự kết hợp liên quan đến thiền định'; một cách tương tự, sự nhận thức thiền định một cách điềm tĩnh).
Ở thời kì ban đầu của Phật giáo, những pháp thực hành này đã bắt đầu bằng việc hiểu rằng cơ thể - tâm trí làm việc theo cách bất thiện (chánh kiến), tiếp theo là việc bước vào con đường Phật giáo bằng cách giữ gìn bản thân, kiểm soát bản thân, phát triển lòng từ và lòng trắc ẩn; và kết thúc bằng thiền định, là cái củng cố cho những pháp thực hành trên trong việc phát triển của cơ thể - tâm trí. Ở thời kì về sau của Phật giáo, trí tuệ (prajñā) đã trở thành một công cụ chính trong việc giải thoát, dẫn đến một khái niệm khác và cấu trúc khác của con đường, trong đó "mục đích" của con đường Phật giáo được định rõ hơn bằng việc chấm dứt vô minh và sự tái sinh.
Bát chánh đạo là một trong những bản tóm tắt chính trong các phương pháp của Phật giáo, được dạy để đạt đến quả vị A-la-hán. Trong truyền thống Thượng tọa bộ, con đường này còn được tóm tắt như là sila (giới), samadhi (định) và prajna (tuệ). Trong Phật giáo đại thừa, con đường này đối lập với con đường của Bồ tát, là con đường được tin rằng đi xa hơn quả vị A-la-hán để đạt đến Phật tính.
Trong chủ nghĩa tượng trưng của Phật giáo, bát chánh đạo thường được đại diện bằng hình thức của bánh xe chánh pháp (dharmachakra), trong đó tám nan hoa của bánh xe đại diện cho tám nhánh của con đường.
Từ nguyên và danh pháp
Thuật ngữ tiếng Pali () thường được dịch sang tiếng Anh là "Noble Eightfold Path" (con đường tám ngành cao quý). Bản dịch này là một sự quy ước được bắt đầu bởi các dịch giả về kinh điển Phật giáo sang tiếng Anh, giống như ariya sacca được dịch thành Four Noble Truths (tứ diệu đế). Tuy nhiên, cụm từ trên không ám chỉ con đường đó là cao quý, mà nó mang ý nghĩa là con đường của những người cao quý (Pali: arya nghĩa là 'những người đã giác ngộ, quý phái, được yêu quý'). Thuật ngữ magga (Sanskrit: mārga) có nghĩa là "con đường", còn aṭṭhaṅgika (Sanskrit: aṣṭāṅga) có nghĩa là "tám thành phần". Vậy nên, một cách dịch thay thế của ariya aṭṭhaṅgika magga là "con đường tám thành phần dành cho những người cao quý", hoặc là "con đường tám ngành của những bậc cao quý".
Tất cả tám yếu tố trong Bát chánh đạo đều bắt đầu bằng từ samyañc (trong tiếng Phạn) hoặc sammā (trong tiếng Pāli) mà nó có nghĩa là "đúng, hợp lý, chân chánh, tốt nhất". Trong kinh điển Phật giáo, sự đối lập của chân chánh (samma) là phi chơn chánh (miccha).
Nguồn gốc
Con đường trung đạo
Dựa theo nhà nghiên cứu về Nam Á Tilmann Vetter, bản miêu tả về con đường Phật giáo có lẽ lúc đầu được gọi đơn giản bằng thuật ngữ con đường trung đạo. Theo thời gian, bản miêu tả ngắn này đã được giải thích tỉ mỉ, dẫn đến bản miêu tả của bát chánh đạo. Tilmann Vetter và nhà sử học Rod Bucknell đều để ý rằng các bản miêu tả dài hơn của "con đường" có thể được tìm thấy ở những bản kinh lúc ban đầu, mà chúng có thể được rút gọn thành bát chánh đạo.
Tám chi phần
Tám phương pháp thực hành của Phật giáo trong Bát chánh đạo bao gồm:
Chánh kiến: hành động của chúng ta đều mang lại kết quả, cái chết không phải là kết thúc, hành động và niềm tin của chúng ta đều mang lại kết quả sau cái chết. Đức Phật đã đi theo và dạy lại một con đường thành công trong việc giải thoát khỏi thế giới này và thế giới khác (thiên đàng và địa ngục). Về sau, chánh kiến đã trở nên cụ thể bao gồm nghiệp và tái sinh, và sự quan trọng của Tứ diệu đế, khi mà "trí tuệ" trở thành trọng tâm trong sự giải thoát trong Phật giáo.
Chánh tư duy: sự từ bỏ đời sống gia đình và sự chấp nhận cuộc sống bậc xuất gia để thành tựu con đường; ý tưởng này hướng đến sự xuất ly một cách bình yên, trong một môi trường không ái dục, không sân hận (đối với lòng từ bi), tránh xa khỏi sự hãm hại (đối với sự đồng cảm). Một môi trường như vậy sẽ hỗ trợ cho việc nghiền ngẫm về sự vô thường, sự khổ, và sự vô ngã.
Chánh ngữ: không nói dối, không nói thô lỗ, không nói cho một người về cái mà người khác nói về họ để gây ra sự bất hòa, sự cãi vã hoặc làm hại đến mối quan hệ của họ.
Chánh nghiệp: không sát hại hoặc làm tổn thương, không lấy của không cho, không tà dâm, không tham đắm vật chất.
Chánh mạng: không buôn bán vũ khí, con người, thịt, rượu và thuốc độc.
Chánh tinh tấn: ngăn chặn sự sinh khởi và tăng trưởng các bất thiện pháp, và làm sinh khởi và tăng trưởng các thiện pháp, thất giác chi (bojjhagā). Nó bao gồm indriya-samvara, "canh giữ các giác quan", kiểm soát các giác quan.
Chánh niệm (sati; Satipatthana; Sampajañña): "sự duy trì", quan sát đến các pháp (dhammas) mà có lợi ích cho con đường Phật giáo. Trong phong trào vipassanā, chánh niệm (sati) được dịch là "sự quán sát thuần khiết": thức tỉnh với cái mà mình đang làm; điều này khuyến kích sự nhận thức về tính vô thường của cơ thể, của cảm xúc và của tâm trí, cũng như là trải nghiệm năm thủ uẩn (skandhas), năm triền cái, bốn thực tại và thất giác chi.
Chánh định (passaddhi; ekaggata; sampasadana): sự thực hành 4 tầng thiền (dhyāna), mà nó bao gồm định (samadhi) đúng nghĩa trong tầng thứ 2, và củng cố cho sự phát triển của thất giác chi (bojjhagā), dẫn đến sự xả (upekkha) và sự tỉnh giác. Trong truyền thống Thượng tọa bộ và phong trào thiền minh sát, chánh định còn được hiểu là nhất tâm (ekaggata), sự tập trung hoặc sự chú tâm vào một điểm của tâm trí, và được hỗ trợ cùng với thiền minh sát, là cái hướng vào bên trong.
Sự giải thoát
Việc đi theo con đường tám ngành cao quý này sẽ dẫn đến sự giải thoát bằng trạng thái niết bàn:
Các chi phần
Chánh kiến
"Chánh tri kiến" ( / ) hoặc "sự hiểu biết đúng đắn" cho rằng hành động của chúng ta đều mang kết quả, rằng cái chết không phải là sự kết thúc, rằng hành động và niềm tin của chúng ta cũng mang kết quả sau cái chết, và rằng Đức Phật đã đi theo và dạy lại một con đường thành công trong việc giải thoát khỏi thế giới này và thế giới khác (thiên đàng hay địa ngục). Trong kinh Trung Bộ (MN) 117, Đại kinh Bốn muơi (Mahācattārīsaka Sutta), một bài kinh từ tạng kinh tiếng Pali, mô tả về bảy phương pháp thực hành đầu tiên như là các yếu tố cần thiết cho chánh định, bắt đầu bằng chánh kiến:
Về sau, chánh kiến đã trở nên cụ thể hơn bằng việc bao gồm nghiệp, và tái sinh, và tầm quan trọng của Tứ diệu đế, khi mà "trí tuệ" đã trở thành trọng tâm trong việc giải thoát trong Phật giáo. Cách giới thiệu này về chánh kiến vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo Thượng tọa bộ.
Mục tiêu của chánh tri kiến là để làm sáng tỏ con đường của một người khỏi sự nhầm lẫn, sự hiểu sai và lối suy nghĩ lừa dối. Nó là một cách thức để dần có thêm sự hiểu biết đúng đắn về thực tại. Theo cách dịch trong một vài phong trào Phật giáo, học giả về nghiên cứu tôn giáo George Chryssides và tác giả Margaret Wilkins cho rằng, chánh kiến là không-kiến: như những người đã giác ngộ trở nên chú ý rằng không có gì có thể được thể hiện bằng những thuật ngữ cố định mang tính khái niệm và sự đeo bám vào các khái niệm mang tính giáo điều, cứng rắn bị vứt bỏ.
Thượng tọa bộ
Tỳ-kheo Bodhi nói rằng, chánh kiến có thể được chia nhỏ ra hơn nữa thành chánh kiến hữu lậu và chánh kiến vô lậu, siêu thế:
Chánh kiến hữu lậu, tri thức về quả của nghiệp thiện. Loại tri kiến này sẽ mang đến phước báu và sẽ hỗ trợ cho sự tái sinh tích cực cho loài hữu tình trong các cảnh giới luân hồi.
Chánh kiến vô lậu (siêu thế), sự hiểu về nghiệp và sự tái sinh, như được ngụ ý trong Tứ diệu đế, dẫn đến sự thức tỉnh và giải thoát khỏi sự tái sinh và sự khổ (dukkha) tương ứng trong các cảnh giởi luân hồi.
Dựa theo Phật giáo Thượng tọa bộ, chánh kiến hữu lậu là một tư tưởng giảng dạy mà nó phù hợp cho những cư sĩ, trong khi đó chánh kiến vô lậu, là cái yêu cầu một sự hiểu biết sâu sắc hơn, thì thích hợp cho các tu sĩ. Cả hai chánh kiến vô lậu và hữu lậu đòi hỏi sự chấp nhận những học thuyết sau đây của Phật giáo:
Nghiệp: Mỗi hành động từ thân thể, lời nói và tâm trí đều có kết quả nghiệp lực, và ảnh hưởng đến loại và cảnh giới tái sinh của một cá thể trong tương lai.
Ba dấu ấn của sự tồn tại: mọi thứ, dù là vật lý hay tâm lý, đều mang tính chất vô thường (anicca), là nguồn của sự đau khổ (dukkha), và không có một ngã (anatta).
Tứ diệu đế là một phương tiện để dần có thêm sự hiểu biết sâu sắc và kết thúc sự khổ (dukkha).
Chánh tư duy
Chánh tư duy (samyak-saṃkalpa / sammā-saṅkappa) còn được biết đến là "quá trình tư duy đúng đắn", "khát vọng đúng đắn", hay là "động lực đúng đắn". Trong chi phần này, người thực hành quyết tâm từ bỏ gia đình, từ bỏ đời sống trần tục và cống hiến bản thân cho mục đích giải thoát. Trong phần III.248, kinh Trung Bộ có nói,
Cũng giống như chánh kiến, chi phần này có hai mức độ. Ở mức độ hữu lậu, sự quyết tâm bao gồm sự vô hại (ahimsa) và kiềm chế sự sân hận (avyabadha) đối với bất kì loài hữu tình nào, điều này giúp tích lũy thêm nghiệp và dẫn đến sự tái sanh trong tương lai. Ở mức độ vô lậu, chi phần này bao gồm sự quyết tâm trong việc xem xét mọi thứ và mọi loài đều có tính chất vô thường, là nguồn của sự đau khổ và không có một Ngã.
Chánh ngữ
Chánh ngữ (samyag-vāc / sammā-vācā) trong hầu hết các bài kinh Phật giáo được trình bày dưới bốn điều từ bỏ, như trong kinh điển tiếng Pali:
Thay vì dùng thuật ngữ "từ bỏ và kiềm chế khỏi điều sai trái" như thông thường, một vài bài kinh như là kinh Sa-môn quả (Samaññaphala Sutta) và kinh Kevaddha (Kevata Sutta) trong kinh Trường bộ (DN) giải thích phẩm chất này theo nghĩa chủ động, sau khi tuyên bố nó theo phương cách của sự từ bỏ. Ví dụ như, kinh Sa-môn quả (Samaññaphala Sutta) nói rằng một phần của phẩm hạnh của người tu là "người đó từ bỏ lời nói láo, tránh xa lời nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời." Tương tự như thế, phẩm hạnh về sự từ bỏ nói lời hai lưỡi cũng được giải thích như là niềm vui sướng trong việc tạo nên sự hòa thuận. Phẩm hạnh về sự từ bỏ lời nói ác được giải thích trong bài kinh này bao hàm lời nói đẹp tai, dễ thương, tao nhã, làm đẹp lòng nhiều người. Phẩm hạnh về sự từ bỏ lời nói phù phiếm được giải thích như là việc nói về những điều liên quan đến chánh pháp (Dhamma) đối với mục tiêu giải thoát của người đó.
Trong bài kinh Abhaya-raja-kumara Sutta, Đức Phật giải thích về phẩm hạnh của chánh ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, dựa vào giá trị về sự thật, giá trị về tính hữu ích và chủ đề mang tính cảm xúc. Bài kinh nói rằng, Như Lai không bao giờ nói những lời mà dù thật hay không thật, dù như chân hay không như chân, dù không ưa thích hay ưa thích, nếu lời nói đó không mang lại lợi ích, và không tương ứng với mục đích của ngài ấy. Thêm vào đó, bài kinh còn cho biết rằng Như Lai nói như thật, như chân, và lời nói đó khiến người nghe không ưa và thích, chỉ khi nào lời nói đó liên hệ đến mục đích của ngài, nhưng phải vào thời điểm thích hợp. Bài kinh còn cho biết thêm, Như Lai chỉ nói đúng thời kể cả khi lời nói ngài là như chân, như thật tương ứng với mục đích và khiến cho người khác ưa và thích.
Theo Ganeri, vậy nên Đức Phật giải thích chánh ngữ trong tạng kinh tiếng Pali, là không bao giờ nói những gì mà không có lợi ích; và chỉ nói những cái chân thật và mang lại lợi ích, "khi tình huống là đúng, dù cho họ có chào đón hay không."
Chánh nghiệp
Chánh nghiệp (samyak-karmānta / sammā-kammanta) cũng giống như chánh ngữ, được diễn tả dưới những điều từ bỏ nhưng về phương diện hành động của thân thể. Trong tạng kinh tiếng Pali, chi phần này được trình bày như sau:
Christopher Gowans chỉ ra rằng trong kinh điển Phật giáo, sự ngăn cấm sát hại áp dụng cho tất cả các loài hữu tình, không chỉ riêng con người. Tỳ-khưu Bodhi đồng ý với quan điểm trên, làm sáng tỏ thêm rằng một cách dịch chính xác hơn trong kinh điển tiếng Pali là sự ngăn cấm "đoạt lấy mạng sống của bất kì loài hữu tình nào", bao gồm con người, động vật, chim, côn trùng nhưng ngoại trừ các loài thực vật bởi vì chúng không được xem là các loài hữu tình. Bodhi chỉ ra thêm rằng quy tắc này ám chỉ cho việc cố ý sát hại, cũng như bất kì dạng cố ý hãm hại hay cố ý tra tấn bất cứ loài hữu tình nào. Phẩm hạnh này trong các bài kinh Phật giáo thời kì ban đầu, trong ngữ cảnh hãm hại hay sát hại động vật hay loài người, đều giống như các quy tắc ahimsa được tìm thấy trong các bài kinh của đạo Kỳ Na giáo và Hindu giáo, và là đối tượng tranh luận trọng yếu trong các truyền thống Phật giáo khác nhau.
Sự ngăn cấm trộm cắp trong kinh điển tiếng Pali là sự từ bỏ việc cố ý lấy đi cái mà không được cho một cách tự nguyện bởi người sở hữu tài sản đó. Nó bao gồm sự lấy đi bằng việc trộm cắp, bằng vũ lực, bằng việc gian lận hay bằng hành vi lừa dối. Cả ý định và hành động đều quan trọng, bởi vì quy tắc này được dựa trên sự ảnh hưởng đối với nghiệp của một người.
Sự ngăn cấm tà hạnh trong các dục trong Tứ diệu đế ám chỉ cho việc "không thực hiện các hành vi tình dục". Phẩm hạnh này được giải thích một cách chung trong kinh Cunda Kammaraputta Sutta, là bài kinh dạy về việc một người phải từ bỏ tất cả các hành vi sai trái về tính dục, bao gồm việc có mối quan hệ tình dục với người phụ nữ chưa chồng (bất kể ai được bảo vệ bởi ba mẹ hoặc bởi người giám hộ hoặc bởi anh chị em), phụ nữ đã có chồng, phụ nữ đã đính hôn, phụ nữ bị kết án tù hoặc được bảo vệ bởi pháp (dhamma).
Đối với tu sĩ, sự từ bỏ tà hạnh trong các dục có nghĩa là việc không quan hệ tình dục, một cách nghiêm ngặt; trong khi đó đối với cư sĩ Phật giáo thì điều này ngăn cấm sự ngoại tình cũng như là các hành vi khêu gợi, nhục dục sai trái khác. Những bài kinh Phật giáo sau này cho rằng sự nghiêm cấm hành vi tình dục cho các cư sĩ bao gồm bất kì sự tham gia tình dục với phụ nữ đã có chồng, phụ nữ được bảo vệ bởi ba mẹ hoặc người thân, và phụ nữ bị ngăn cấm bởi các quy tắc của pháp (dhamma) như là họ hàng, nữ tu sĩ, và những người khác
Chánh mạng
Chánh mạng (samyag-ājīva / sammā-ājīva) được đề cập trong nhiều bài kinh Phật giáo thời kì đầu, như trong bài kinh Đại kinh bốn mươi (Mahācattārīsaka Sutta) trong kinh Trung bộ (Majjhima Nikaya) như sau:
Trong các bài kinh thuộc tạng kinh thời kì đầu đưa ra rằng chánh mạng là sự tránh né và sự từ bỏ tà mạng. Vetter chỉ ra rằng, phẩm hạnh này đã được giải thích sâu hơn trong các bài kinh Phật giáo như là "sống khất thực, nhưng không chấp nhận bất cứ thứ gì và không sở hữu bất cứ thứ gì mà nhiều hơn mức cần thiết". Harvey chỉ ra rằng, đối với cư sĩ Phật giáo, quy tắc trên yêu cầu rằng việc mưu sinh phải tránh gây ra sự đau khổ cho các loài hữu tình khác do dụ dỗ chúng, hãm hại hoặc giết hại chúng theo bất kì cách thức nào.
Harvey còn chỉ ra, trong kinh Tăng chi bộ III.208 xác nhận rằng chánh mạng bao gồm việc không buôn bán vũ khí, con người, thịt, rượu bia và thuốc độc. Trong cùng bài kinh, ở phần V.177, cũng xác nhận rằng điều này cũng đúng đối với hàng cư sĩ Phật giáo. Harvey nói thêm, điều này có nghĩa là việc chăn nuôi và buôn bán động vật để giết thịt là một sự vi phạm của quy tắc "chánh mạng" trong truyền thống Phật giáo, và các nước theo Phật giáo thì có ít các lò mổ thịt quy mô lớn so với các nước phương Tây.
Chánh tinh tấn
Chánh tinh tấn (samyag-vyāyāma / sammā-vāyāma) là việc ngăn ngừa sự sinh khởi các bất thiện pháp, và là việc phát triển các thiện pháp. Nó bao gồm indriya-samvara, "canh gác các giác quan", kiểm soát các lục căn. Chánh tinh tấn được trình bày trong kinh điển tiếng Pali, như trong bài kinh Phân biệt về sự thật (Sacca-vibhanga Sutta) như sau:
Các pháp bất thiện (akusala) được mô tả trong các bài kinh Phật giáo, theo cách chúng liên hệ đến những suy nghĩ, cảm xúc, ý định và những cái bao gồm pancanivarana (năm triền cái) - những suy nghĩ ái dục, nghi ngờ, hôn trầm thụy miên, trạo cử và sân hận. Đối với những cái này, các truyền thống Phật giáo xem xét những suy nghĩ ái dục và sân hận sẽ cần thêm nhiều nỗ lực chân chánh. Khát vọng ái dục cần phải được loại bỏ bằng nỗ lực bao gồm bất kể điều gì liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi, vị và xúc chạm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách kiểm soát các căn (indriya-samvara). Sân hận cần phải được loại bỏ bằng nỗ lực bao gồm bất kể cách thức nào của sự ác cảm như là căm ghét, hận thù, tức giận, cay cú đối với bất kì điều gì hoặc bất kì ai.
Chánh niệm
Theo truyền thống thực hành Yoga, niệm (sati) có thể mang nghĩa là ghi nhớ về đối tượng thiền định, để nuôi dưỡng một trạng thái tâm trí hấp thụ sâu lắng và yên tĩnh, còn trong Phật giáo thời kì đầu nó mang nghĩa "sự duy trì", lưu tâm trên các pháp (dhammas) mà có lợi ích trên con đường Phật giáo. Theo Gethin, niệm (sati) là một đặc tính mà nó canh giữ hay trông nom tâm trí; nó càng mạnh bao nhiêu, thì các bất thiện phát của tâm trí trở nên yếu ớt bấy nhiêu, làm suy yếu đi năng lực của bất thiện pháp bằng cách "chiếm lấy và thống trị các suy nghĩ, từ ngữ và hành động". Theo Frauwallner, niệm đã là một phương tiện để ngăn ngừa sự sinh khởi của ái (craving), là cái đơn giản được hình thành từ sự tiếp xúc giữa các giác quan và các đối tượng của chúng. Cũng theo Frauwallner thì điều trên có thể đã là ý tưởng gốc của đức Phật. Còn theo Trainor, niệm (sati) hỗ trợ cho một người để không ái (crave) và thủ (cling) đối với bất kì trạng thái hay điều gì tạm thời, bằng sự nhận thức hoàn toàn và liên tục trên các hiện tượng dựa trên tính vô thường, tính khổ và vô ngã. Gethin nhắc đến Milindapanha, mà nó nói rằng niệm (sati) mang tâm trí đến các pháp (dhammas) và những đặc tính tốt và không tốt của nó, hỗ trợ sự loại bỏ các bất thiện pháp và củng cố thêm thiện pháp. Gethin để ý hơn nữa rằng niệm (sati) giúp cho một người nhận thức "các pháp ở phạm vi đầy đủ", đó là mối liên hệ giữa những thứ, mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết của một người.
Kinh Niệm xứ (Satipatthana Sutta) mô tả về sự nghiền ngẫm về bốn phạm vi, cụ thể là thân thể, cảm giác, tâm trí và các pháp. Kinh niệm xứ được đánh giá bởi phong trào thiền minh sát như là bài kinh tinh hoa đối với thiền định Phật giáo, lấy những manh mối từ nó dựa trên "sự quan sát thuần túy" và sự nghiền ngẫm về các pháp quan sát được như là khổ, vô thường và vô ngã. Theo Grzegorz Polak, bốn upassanā đã bị hiểu sai bởi truyền thống Phật giáo phát triển, kể cả Thượng tọa bộ, để chỉ cho bốn nền tảng khác nhau. Theo Polak thì bốn upassanā không chỉ cho bốn nền tảng chánh niệm mà một người cần chú tâm tới, nhưng thay vào đó là một bản miêu tả thay thế về thiền (jhanas), mô tả cách mà các hành (samskharas) được làm dịu:
sáu nội-ngoại xứ là cái cần được để tâm đến (kāyānupassanā);
sự nghiền ngẫm về thọ (vedanās), là cái sinh khởi từ sự tiếp xúc giữa các giác quan và các đối tượng của giác quan (vedanānupassanā);
các trạng thái thay đổi của tâm trí mà phương pháp thực hành này dẫn đến (cittānupassanā);
sự phát triển từ năm triền cái đến thất giác chi (dhammānupassanā).
Trong phong trào thiền minh sát, chánh niệm ( / sammā-sati) được diễn giải là "sự quan sát thuần túy": không bao giờ vắng mặt tâm trí, luôn nhận thức rõ cái mà mình đang làm. Rupert Gethin để ý rằng phong trào thiền minh sát đương đại diễn giải bài kinh Niệm xứ (Satipatthana Sutta) là "mô tả một cách thức thuần túy của thiền quán (vipassanā)" mà trong đó định (samatha) và thiền (jhāna) đều không cần thiết. Tuy vậy, trong Phật giáo thời kì tiền bộ phái, sự thiết lập niệm đã được đặt trước khi luyện tập thiền, và có liên quan đến sự loại bỏ năm triền cái và sự đi vào tầng thiền đầu tiên.
Hệ thống các tầng thiền mô tả niệm cũng như sự xuất hiện trong tầng thiền thứ ba và thứ tư, sau sự tập trung ban đầu của tâm trí. Gombrich and Wynne để ý rằng, trong khi tầng thiền thứ hai biểu thị sự hấp thụ, thì ở tầng thiền thứ ba và thứ tư người đó thoát ra khỏi sự hấp thụ này, trở nên nhận thức đầy đủ bằng tâm trí về các đối tượng trong khi vẫn giữ tính chất không phân biệt đối với chúng. Theo Gombrich, "truyền thống sau này đã xuyên tạc thiền bằng cách xếp loại chúng theo sự tinh túy của định và loại bình tĩnh của thiền, bỏ qua các yếu tố khác cao hơn."
Chánh định
Định
Định (samyak-samādhi / sammā-samādhi) là một phương pháp thực hành phổ biến trong các tôn giáo tại Ấn Độ. Thuật ngữ định (samadhi) được trích dẫn từ gốc từ sam-a-dha, mà nó có nghĩa là "tập hợp" hoặc "mang lại với nhau", và vì thế nó thường được dịch là "sự tập trung" hay là "sự thống nhất của tâm trí". Trong các bài kinh Phật giáo thời kì đầu, định cũng có liên quan đến thuật ngữ "samatha" (sự lưu lại của tĩnh lặng). Trong các bài kinh, định được định nghĩa như là sự tập trung vào một điểm của tâm trí (Cittass'ekaggatā). Phật Âm (Buddhagosa) định nghĩa định là "sự tập trung vào chính giữa của tiềm thức và những sự việc xung quanh tiềm thức một cách đồng đều và đúng đắn trên một đối tượng đơn lẻ... trạng thái mà do đó tiềm thức và những sự việc xung quanh nó duy trì một cách đồng đều và đúng đắn trên một đối tượng đơn lẻ, không bị làm phân tâm và không bị phân tán."
Theo tỳ-kheo Bodhi, chánh định là sự đạt đến sự nhất tâm và sự thống nhất của tất cả tâm sở (mental factors), nhưng nó không giống như là "một người thích ăn uống ngồi xuống một bàn ăn, hoặc là một người lính ở trên chiến trường" mặc dù họ cũng trải qua sự nhất tâm. Điểm khác biệt là ở chỗ những người được nhắc đến ở trên thì có một đối tượng được nhắm đến với toàn bộ sự nhận thức được hướng về phía đối tượng đó - là bữa ăn hay là mục tiêu. Trong khi đó, chánh định trong Phật giáo là một trạng thái nhận thức mà không có bất cứ vật gì hoặc đối tượng gì, và một cách tột cùng là đến sự vô ngã và sự trống rỗng, như được diễn tả trong các bài kinh.
Thực hành
Bronkhorst để ý rằng cả hai bài kinh Tứ diệu đế và Bát chánh đạo đều không cung cấp các chi tiết cụ thể về chánh định (samadhi). Sự giải thích được tìm thấy trong các bài kinh trong tạng kinh Phật giáo, trong nhiều bài kinh (Suttas) như là bài kinh Phân biệt về sự thật (Saccavibhanga Sutta)
Bronkhorst đã đặt câu hỏi về lịch sử và trình tự xảy ra của bản miêu tả về bốn mức thiền (jhanas). Bronkhorst nói rằng con đường này có lẽ giống như cái mà Đức Phật đã dạy, nhưng các chi tiết và bố cục của bản miêu tả về các mức thiền một cách cụ thể, và có lẽ các yếu tố khác nữa, thì có vẻ như là công trình nghiên cứu của triết học kinh viện sau này (later scholasticism). Bronkhorst để ý rằng bản miêu tả của mức thiền thứ ba không thể được trình bày bởi Đức Phật, bởi vì nó bao hàm cụm từ "các Bậc Thánh gọi là", trích dẫn lời của những tỳ kheo Phật giáo lúc ban đầu, chứng tỏ rằng nó được tạo ra bởi các tỳ kheo Phật giáo sau này. Một khả năng cao là các học giả về Phật giáo sau này đã sáp nhập cái này, và sau đó đã đóng góp các chi tiết và con đường, cụ thể là những sự hiểu biết tường tận về thời điểm của sự giải thoát, đã được khám phá bởi Đức Phật.
Niệm
Mặc dù đôi khi được dịch là "định", như trong mức giới hạn của sự chú ý của tâm trí lên một đối tượng, trong mức thiền thứ tư "xả niệm thanh tịnh", và việc thực hành của thiền định có thể đã được sáp nhập một cách hoàn thiện từ các truyền thống phi Phật giáo. Vetter để ý rằng định bao gồm bốn bước của quá trình tỉnh thức, nhưng
Gombrich and Wynne cũng để ý rằng, trong khi mức thiền thứ hai ám chỉ về trạng thái hấp thụ, thì trong mức thiền thứ ba và tư, người đó sẽ ra khỏi sự hấp thụ này, trở nên nhận thức một cách tỉnh giác với các đối tượng trong khi ở đang trạng thái không phân biệt đối với nó. Theo Gombrich, "truyền thống sau này đã xuyên tạc thiền bằng cách xếp loại chúng theo sự tinh túy của định và loại bình tĩnh của thiền, bỏ qua các yếu tố khác cao hơn."
Thực hành
Thứ tự trong việc thực hành
Vetter để ý rằng theo lúc ban đầu thì con đường kết thúc bằng việc thực hành thiền/định như là phương pháp thực hành chủ chốt. Theo kinh điển tiếng Pali và tiếng Trung Quốc, trạng thái định (chánh định) thì phụ thuộc vào sự phát triển của các yếu tố trước của con đường:
Dựa theo bài kinh, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, và chánh niệm được dùng như là các cận duyên và các tư trợ cho sự thực hành chánh định. Việc hiểu về chánh kiến là một vai trò tiên quyết, và cũng là yếu tố đi đầu trong toàn bộ Bát chánh đạo.
Theo các nhà sư phái Thượng tọa bộ thời hiện đại và học giả Walpola Rahula, các chi phần của Bát chánh đaọ "được phát triển ít nhiều một cách đồng thời, và tốt nhất có thể theo khả năng của mỗi người. Chúng được liên kết tất cả với nhau và mỗi yếu tố sẽ giúp đỡ trong sự phát triển của các yếu tố còn lại." Tỳ kheo Bodhi giải thích rằng những yếu tố này không phải theo thứ tự, nhưng là các thành phần, và "với một mức độ nào đó trong quá trình thì tất cả tám yếu tố có thể hiện hữu một cách đồng thời, mỗi cái hỗ trợ cho cái còn lại. Tuy nhiên, cho đến khi đạt đến điểm đó, một vài thứ tự xảy ra trong sự bộc lộ của con đường thì không thể tránh khỏi."
Buswell và Gimello nói rằng, ở đoạn mà trên con đường nơi mà không còn gì để học nữa trong Thắng pháp của Duy thức tông (Yogachara Abhidharma) là đồng nghĩa với việc đạt đến Niết bàn hoặc Phật tính, là mục tiêu cuối cùng trong Phật giáo.
Ghi chú
Tham khảo
Nguồn
Nguồn chính
Carter, John Ross and Palihawadana, Mahinda; tr. Buddhism: The Dhammapada. New York: History Book Club, 1992.
Ñanamoli Thera (tr.) & Bhikkhu Bodhi (ed., rev.) (1991). The Discourse on Right View: The Sammaditthi Sutta and its Commentary (The Wheel Publication No. 377/379; includes translations of MN 9 and the associated commentary from the Papañcasudani). Kandy: Buddhist Publication Society. Retrieved 22 September 2007 from "Access to Insight" (1994).
Nyanasobhano, Bhikkhu (1989). Two Dialogues on Dhamma (Wheel No. 363/364). Kandy: BPS. Retrieved 4 February 2008 from "Access to Insight" (2005)
Rahula, Walpola. What the Buddha Taught. New York: Grove Press, 1974. .
Rewata Dhamma. The First Discourse of the Buddha. Somerville, Massachusetts: Wisdom Publications, 1997. .
Snelling, John. The Buddhist Handbook: A Complete Guide to Buddhist Schools, Teaching, Practice, and History. Rochester: Inner Traditions, 1991. ISBN.
Sri Lanka Buddha Jayanti Tipitaka Series (SLTP) (n.d.), Avijjāvaggo , (SN 44 [Sinhalese ed.], ch. 1, in Pali). Retrieved on 16 July 2007 from "Mettanet – Lanka"
Nguồn phụ
Alexander Berzin (2007), "The Eightfold Noble Path"
Bucknell, Roderick & Stuart-Fox, Martin (1986). The Twilight Language: Explorations in Buddhist Meditation and Symbolism. Curzon Press: London.
Kohn, Michael H.; tr. The Shambhala Dictionary of Buddhism and Zen. Boston: Shambhala, 1991.
Niimi, J. Buddhism and Cognitive Science. Retrieved 8 July 2006.
Triết lý Phật giáo
Tam tạng pháp số |
8792 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3 | Bát-nhã | Bát-nhã (, , chữ Hán: 般若) là thuật ngữ Phật giáo, hàm nghĩa Trí tuệ, Huệ, Nhận thức.
Bát-nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ (huệ) nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí huệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt (bất cứ thứ gì cũng nằm trong nó, ví dụ: "các định luật của Newton chỉ đúng trong điều kiện vận tốc rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng", hay "những khái niệm này chỉ hoạt động được trong môi trường nước"), không mâu thuẫn (ví dụ: "ai cũng thắng"). Điều khó của trí tuệ này là không đến từ kết quả của lý luận logic, tuy nhiên có thể hiểu được khi đi đến tận cùng của lý luận (các khái niệm, phủ định của khái niệm). Đạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa (siêu việt) mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa).
Bát-nhã là một cách thức, phương pháp để đạt được tới "trí tuệ toàn diện" (Nhất thiết chủng trí) của bậc Phật, Phương thức này tập trung vào việc chỉ rõ các hiểu biết hiện tại của não bộ và yêu cầu loại bỏ chúng (rốt ráo ly), nhờ việc loại bỏ này mà các "thông tin" mới liên tục được cập nhật, khiến nhận thức liên tục trở nên toàn vẹn hơn (xóa bỏ các sự che lấp do tính phân biệt của nhận thức tạo thành). Do vậy Bát-nhã cũng được biết đến như sự "hiểu biết vô tận".
Bát-nhã cũng được biết đến với cụm từ "VÔ SỞ ĐẮC": "không có chỗ được tức là được, bởi được này là không có chỗ được" - trích Kinh Đại Bát Nhã Ba la mật đa.
Tham khảo
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ tiếng Phạn
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
8794 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A5t%20th%E1%BB%91i | Bất thối | Bất thối (chữ Hán: 不退; C: bùtuì; J: futai; s: akilāsitva, akhinna, akheda), có nghĩa là Không thối lui, không trở nên yếu đuối hay không từ bỏ, là một thuật ngữ đặc biệt dùng trong tu đạo của Phật giáo, căn cứ trên sự ưu tiên tích tập công đức, hoặc vào việc tu tập giác ngộ. Căn cứ vào nhiều kinh luận khác nhau, người ta có thể tìm thấy nhiều giai vị tu chứng khác nhau được gọi là »Bất thối vị«. Chẳng hạn nhiều bản kinh Đại thừa có ghi Bất thối vị là giai vị thứ 7 trong Thập trú. Nhưng theo Du-già sư địa luận (瑜伽師地論; s: yogācārabhūmi-śāstra), Bất thối vị là giai vị thứ nhất trong Thập địa, lại nữa, trong Phật tính luận (佛性論), Bất thối vị là giai vị thứ nhất trong Thập hồi hướng.
Tham khảo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
8795 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%20T%C3%A2y%20T%E1%BA%A1ng | Phật giáo Tây Tạng | Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt-ma giáo) là một một truyền thống Phật giáo phát triển chủ đạo ở Tây Tạng. Truyền thống này cũng được tìm thấy ở các vùng xung quanh Himalaya (chẳng hạn như Bhutan, Ladakh, và Sikkim), phần nhiều ở Trung Á, các vùng phía nam Siberia như Tuva, và Mông Cổ.
Phật giáo Tây Tạng là một hình thức Phật giáo kết hợp giữa Đại thừa và Kim cương thừa xuất phát từ các giai đoạn sớm nhất của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ. Vì vậy, hệ phái bảo tồn "hiện trạng Đát-đặc-la (tantra) của Ấn Độ thế kỷ thứ tám,"
bao gồm các phát triển và thực hành bản địa Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim cương thừa. Tại Tây Tạng vốn không có các danh từ tương đương "Lạt Ma giáo", khi những học giả Tây phương tới đây họ thấy dân chúng quá tôn sùng vị Lạt-ma cho nên họ đã tạo ra từ "Lạt-ma giáo" (en. Lamaism).
Trong thời kỳ tiền hiện đại, Phật giáo Tây Tạng lan ra bên ngoài Tây Tạng chủ yếu do ảnh hưởng của triều đại nhà Nguyên (1271–1368), được thành lập bởi Hốt Tất Liệt, cai trị Trung Quốc, Mông Cổ và các vùng ở Siberia. Trong lịch sử hiện đại, Phật giáo Tây Tạng lan rộng châu Á do các nỗ lực của những người Tibet di cư từ Trung Quốc.
Các dòng tu quan trọng của Tây Tạng thường hay có một hệ thống các tu viện, đồng thời cũng bắt nguồn từ các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha). Về mặt lý thuyết, ngoài A-tì-đạt-ma, Phật giáo Tây Tạng còn dựa vào các giáo pháp Đại thừa của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaṅga), xem đó là hai lý thuyết căn bản mà đặc biệt là triết lý Trung quán cụ duyên (sa. mādhyamika-prāsaṅgika) được xem trọng hơn hết. Ngoài ra Nhân minh học (hetuvidyā; có thể gọi là logic, lý luận học) cũng được đưa vào để luận giải các vấn đề có tính giáo khoa. Đặc biệt, các phép tu Tantra hay được dùng để biến các kiến thức lý thuyết thành kinh nghiệm bản thân.
Năm chủ đề (sa. pañcavacanagrantha) quan trọng phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng trước khi đạt được danh hiệu Gueshe (tương ứng với Thượng tọa tại Đông Á và Đông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của Tây phương) gồm:
Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā)
Trung quán (sa. mādhyamika)
Nhân minh hoặc Lượng học (sa. pramāṇavāda)
A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma)
Luật (Tì-nại-da, sa. vinaya).
Lịch sử
Trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng thì Bôn giáo được xem là quốc giáo. Khoảng dưới thời vua Tùng-tán Cương-bố (松贊干布, bo. srong bstan sgam po སྲོང་བསྟན་སྒམ་པོ་) (620-649) thì hoàng gia bắt đầu chuyển qua Phật giáo. Năm thế hệ sau vị vua này thì Phật giáo được tuyên bố chính thức là quốc giáo và với sự xây dựng tu viện Tang-diên (samye) năm 775, các tăng sĩ Tây Tạng bắt đầu thành lập Tăng-già (sa. Sangha).
Phật giáo Tây Tạng được xem là được hình thành trong thế kỷ 8 dưới triều vua Ngật-lật-song Đề-tán (755-797), do hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (sa. śāntaraksita) và Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) truyền sang. Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỷ 9. Trường phái Ninh-mã (bo. nyingmapa རྙིང་མ་པ་) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó lại thiên hẳn giáo lý về Trung quán tông (sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa).
Khoảng dưới thời vua Lãng-đạt-ma (glang dar ma གླང་དར་མ་) (838-842), Bôn giáo lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh-mã.
Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỷ 11, phát sinh hai trường phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་) và Tát-ca (sa skya pa ས་སྐྱ་པ་) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tạng cổ điển. Với A-đề-sa, đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã-nhĩ-ba (bo. mar pa མར་པ་) – người sáng lập tông Ca-nhĩ-cư – sang Ấn Độ thu thập kinh sách. Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt-ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông-khách-ba (tsong-kha-pa), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Sư cũng là người xây dựng tu viện Gan-den (1409) và thành lập tông Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་).
Kể từ thế kỷ 14, phái Cách-lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt-ma Tây tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây.
Các tông phái và giáo lý khác như Đoạn giáo (bo. chod གཅོད་), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng hòa vào các dòng khác.
Xem thêm
Tây Tạng
Đạt-lại Lạt-ma
Tham khảo
Liên kết ngoài
Coleman, Graham, ed. (1993). A Handbook of Tibetan Culture. Boston: Shambhala Publications, Inc.. ISBN 1-57062-002-4.
A Day In The Life Of A Tibetan Monk - article and slideshow by Hội Địa lý Quốc gia (Hoa Kỳ)
Britannica article on Tibetan Buddhism
Lịch sử Phật giáo ở châu Á |
8796 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1t-%C4%91%E1%BA%B7c-la | Đát-đặc-la | Đát-đặc-la (zh. 怛特羅, sa. tantra) là cách phiên âm Hán-Việt từ thuật ngữ tantra trong tiếng Phạn, có nghĩa là "tấm lưới dệt", "mối liên hệ", "sự nối tiếp", "liên tục thống nhất thể" và cũng thỉnh thoảng đồng nghĩa với thành tựu pháp.
Quan điểm Phật giáo
Trong Phật giáo Tây Tạng, Đát-đặc-la chỉ tất cả các kinh sách về nhiều ngành khác nhau (Đát-đặc-la y học, Đát-đặc-la thiên văn...), nhưng trong nghĩa hẹp, Đát-đặc-la chỉ tất cả các sách vở nói về phép tu thiền định của Kim cương thừa và cũng được dùng để chỉ những phép tu thiền định này. Phép tu luyện Đát-đặc-la có tính chất kinh nghiệm cá nhân, và thường dựa trên ba khái niệm: Nhân (sa. hetu), Đạo (sa. mārga) và Quả (sa. phala).
Nhân chính là hành giả,
Đạo là con đường, phương pháp tu luyện, nhằm thanh lọc con người, và
Quả là tình trạng mà hành giả chứng ngộ.
Ba giai đoạn này được Đát-đặc-la chỉ bày trong vô số phương tiện khác nhau. Người ta cho rằng khi Phật Thích-ca thể hiện Phật quả qua dạng Pháp thân (sa. dharmakāya) thì ngài đã hành trì Đát-đặc-la. Vì vậy cũng có người xem đức Phật là người sáng lập Đát-đặc-la.
Truyền thống Tây Tạng chia Đát-đặc-la làm bốn loại để tương úng với căn cơ của từng người:
Tác đát-đặc-la (sa. kriyā-tantra): Đát-đặc-la hành động (tác), nghi lễ. Người tu tập Đát-đặc-la này có kết đàn trường, cúng dường, đọc chú, bắt ấn nhưng chưa quán tưởng, tu tập thiền định;
Hành đát-đặc-la (sa. caryā-tantra): Đát-đặc-la tu luyện qua hành động hằng ngày, dành cho những người tu tập nhưng không cần hiểu rõ lý tột cùng;
Du-già-đát-đặc-la (sa. yoga-tantra): Đát-đặc-la luyện tâm (thiền định);
Vô thượng du-già-đát-đặc-la (sa. anuttarayoga-tantra): phương pháp tu luyện tột cùng, thành Phật trong kiếp này, với thân này.
Sự khác nhau giữa bốn cấp này xuất phát từ căn cơ của hành giả và tính hiệu quả của các phép tu. Các tác phẩm quan trọng của Vô thượng du-già tan-tra là Bí mật tập hội đát-đặc-la (sa. guhyasamāja-tantra), Hô kim cương đát-đặc-la (sa. hevajra-tantra) và Thời luân đát-đặc-la (sa. kālacakra-tantra).
Trường phái Ninh-mã (bo. nyingmapa) lại chia Vô thượng du-già-đát-đặc-la làm ba loại:
Ma-ha-du-già (sa. mahāyoga),
A-nậu-du-già (sa. anuyoga), và
A-tì-du-già (sa. atiyoga) (Xem Đại cứu cánh).
Những phép Đát-đặc-la này là gốc của mọi phép tu.
Ngoài ra, Đát-đặc-la xem việc vượt qua tính nhị nguyên để đạt nhất thể là một nguyên lý quan trọng.
Tính nhị nguyên có khi được Đát-đặc-la diễn tả bằng nguyên lý nam tính (sa. upāya, khía cạnh Phương tiện) và nữ (sa. prajñā, Trí huệ), vì vậy tại phương Tây không ít người hiểu lầm, cho rằng tu tập Đát-đặc-la là thuần túy liên hệ với tính dục nam nữ.
Quan điểm Ấn Độ giáo
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Ấn Độ giáo |
8797 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch-chi%20Ph%E1%BA%ADt | Bích-chi Phật | Bích-chi Phật (Devanagari: प्रत्येक बुद्ध; Sanskrit: pratyeka-budhha; Pali:pacceka-buddha; chữ Hán: 辟支佛), còn được gọi là Độc giác Phật (chữ Hán: 獨覺佛) hay Duyên giác Phật (chữ Hán: 緣覺佛), là một thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm về một vị Phật.
Theo Pāli, Độc giác Phật phát xuất từ hợp ngữ Paccekabuddha, bao gồm hai thành tố: Pacceka và Buddha. Pacceka là tính từ chỉ cho sự riêng biệt, một mình; Buddha thường được dịch là bậc tỉnh thức hay bậc giác ngộ. Từ điển của hội Pāli Text Society đã định nghĩa Paccekabuddha là bậc tự mình giác ngộ
Độc giác Phật có thể có nhiều vị cùng thời xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác (như Kinh Thôn Tiên - có 500 vị Độc Giác Phật cùng cư ngụ). Song mỗi Độc giác Phật đều tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy. Độc giác Phật không thiết lập Tăng đoàn cũng như không chế định ngôn ngữ để thuyết pháp tế độ chúng sinh khác chứng ngộ, giải thoát như Đức Phật.
Trong kinh tạng Nam truyền, tư liệu về hành trạng của một vị Độc giác được ghi nhận trong cả năm bộ Nikāya, nhưng phần lớn được tập trung vào các bộ kinh cũng như các tập chú giải sau:
Trung Bộ Kinh, kinh Thôn tiên (Isigili Sutta)
Tăng Chi Bộ Kinh, chương Hai pháp.
Tiểu Bộ Kinh - Kinh Tập, kinh Con tê ngưu một sừng (Khaggavisāṇa Sutta).
Tiểu Bộ Kinh - Chuyện Tiền thân (Jataka) có trên 20 truyện trong 547 truyện.
Tiểu Bộ Kinh - Thánh nhân ký sự (Apadāna), Độc giác ký sự (Paccekabuddhāpadānaṃ).
Chú giải kinh Tập (Paramatthajotikā II).
Chú giải kinh Tương Ưng, Chú giải kinh Không liễu tri (Appaṭividitasuttavaṇṇanā)
Theo Tăng Chi Bộ Kinh - Chương Hai Pháp - Phẩm Người (AN.2.52–63), Đức Phật đã dạy có hai bậc Giác ngộ như sau: "Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ."
Tham khảo
Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
Phật học
Danh vị Phật giáo
Triết lý Phật giáo
Phật |
8799 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Di-l%E1%BA%B7c | Di-lặc | Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là "người có lòng từ", cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Phật hay Bồ tát trong quan niệm Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Quốc, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc. Điều này dẫn đến rất nhiều hình tượng Phật Di Lặc bị khắc hoạ là một ông già to béo đang cười.
Xem thêm
Hội Long Hoa
Bố Đại
Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
Phật Thi Khí (Sikhin)
Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)
Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
Phật Ca Diếp (Kasyapa)
Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama hay Shakyamuni)
Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bồ Tát
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
8800 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%91%20th%C3%AD | Bố thí | Bố thí (zh. 布施, sa., pi. dāna) hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác. Trong Phật giáo, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ), một trong Thập tùy niệm (pi. anussati) và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức (sa. puṇya). Theo chiết âm Hán Việt, bố (布) = Phân tán, ban phát cho khắp nơi, cho hết - thí (施) = giúp, cho.
Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.
Trong Phật giáo, các nam tu và nữ tu theo truyền thống sống bằng cách khất thực (xin ăn), giống như chính Đức Phật Gautama đã từng làm trong lịch sử. Đây là một trong những lý do khác, để giáo dân có thể có được công đức tôn giáo bằng cách tặng thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác cho các nhà sư. Các nhà sư hiếm khi cần nài xin thức ăn; tại các ngôi làng và thị trấn trên khắp Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và các quốc gia Phật giáo khác, vào lúc bình minh mỗi sáng các hộ gia đình thường đi xuống đường đến ngôi đền địa phương để cung cấp thức ăn cho các nhà sư. Ở các nước Đông Á, các tu sĩ nam và nữ thường sẽ làm ruộng hoặc làm việc để nuôi sống bản thân.
Riêng tại Việt Nam hiện nay, nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy định: "Cương quyết ngăn chặn hành vi khất thực phi pháp, lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để làm trái với truyền thống của đạo Phật…". Các hệ phái Phật giáo Nguyên thủy và Khất sĩ từ lâu cũng đã tạm đình chỉ việc khất thực của quý sư nhằm ngăn chặn tệ nạn sư giả lợi dụng khất thực để trục lợi.
Xem thêm
Từ thiện
Tứ vô lượng : Từ, bi, hỉ, xả
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Jaina giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Ấn Độ giáo |
8801 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81 | Bồ-đề | Bồ-đề (chữ Hán: 菩提, tiếng Phạn và tiếng Pali: बोधि bodhi) là danh từ dịch âm từ tiếng Phạn bodhi, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (chữ Hán: 覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thủy, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (sa. āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ-đề phần và diệt trừ Vô minh, thông suốt được Tứ diệu đế. Trong Tiểu thừa (hīnayāna), Bồ-đề là chứng được Tứ diệu đế, thoát khổ. Ở đây người ta phân biệt ba giai đoạn: tu và chứng quả Thanh văn thừa (śrāvakayāna), tu và chứng quả Độc giác Phật (pratyekabuddha) và cuối cùng là đạt quả vị Tam-miệu-tam-phật-đà ( samyaksaṃbuddha), là quả vị Phật vô thượng, đạt Nhất thiết trí (sarvajñatā), có khi gọi là Đại bồ-đề (mahābodhi).
Trong Đại thừa, Bồ-đề được hiểu là trí huệ nhận ra rằng không có sự sai khác giữa Niết-bàn (nirvāṇa) và Luân hồi (saṃsāra), giữa khách thể và chủ thể. Bồ-đề là chứng được trí Bát-nhã (prajñā), nhận ra Phật tính của chính mình hay của muôn loài, nhận ra tính Không của thế gian, nhận biết "sự thật như nó là" (chân như). Đại thừa phân biệt ra ba loại Bồ-đề: giác ngộ cho chính mình (giác ngộ của một vị A-la-hán), giải thoát cho chúng sinh (giác ngộ của một vị Bồ Tát) và giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật. Trong quan điểm này, mỗi trường phái Đại thừa lại có một cách giải thích khác nhau.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Giác ngộ
Kiến tính
Ngộ
Vô thượng chính đẳng chính giác
Triết lý Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
8803 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1n%20Th%E1%BA%BF%20%C3%82m | Quán Thế Âm | Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ-tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán Quán Thế Âm Bồ-tát (觀世音菩薩) được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, "Avalokiteśvara Bodhisattva". Bồ-tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ. Trong Phật giáo Trung Quốc được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm (Guan Yin). Tại Cam-pu-chia, ngài được gọi là Lokesvarak (អវលោកិតេស្វរៈ, អវលោកេស្វរៈ, លោកេស្វរៈ); ở Nhật Bản, ngài được gọi là Kanzeon hay Kannon. Câu niệm Namo Avalokiteshvara Bodhisattva (Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát) là câu niệm hồng danh của Quán Thế Âm Bồ tát.
Tên gọi
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ-tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.
Tên Avalokiteśvara được kết hợp bởi ava "xuống"; lokita , một phân từ quá khứ của động từ lok nghĩa là "quán chiếu", ở đây được sử dụng theo nghĩa tích cực; và cuối cùng là īśvara nghĩa là "chúa tể", "người cai trị". Kết hợp lại, cái tên ấy có nghĩa là "chúa tể quán chiếu xuống (thế giới)". Tuy cụm từ loka (thế giới) không có nhưng được hiểu ngầm. Bản dịch tiếng Hoa đầu tiên về cái tên này được dịch bởi Đường Huyền Trang, dịch ra là Guānzìzài (Quán Tự Tại); từ bản dịch này cái tên dần dần được thay đổi thành là Guanyin (Trung Quốc: 觀音) hay dịch sang tiếng Việt là Quan Âm.
Cái tên ban đầu Phật giáo dùng để nói lên rằng vai trò của một vị Bồ tát là rất cao cả. Một số người cho rằng cái tên nguyên gốc có thể bị ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo, cho rằng ngài là một minhsavara , thuật ngữ "Śvara" liên quan đến thần Vishnu (trong Vaishnavism) hoặc Śiva (trong Shaivism) cũng có nghĩa là "Chúa tể", "Thượng đế", "Đấng sáng tạo" và "Người cai trị". Nhưng những người tôn thờ Avalokiteśvara đã nhắc lại rằng Đức Phật vốn dĩ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế hay Thiên Chúa.
Hồng danh và hóa thân
Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài A-nan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ-tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ-tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ-tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ-tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Trong Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.<ref name="phomon">Trích phẩm Phổ môn, kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nguyên văn tiếng Hán:
Nhĩ thời, Vô-Tận-Ý Bồ-tát tức tùng tọa khởi, thiên đản hữu kiên, hiệp chưởng hướng Phật nhi tác thị ngôn: "Thế Tôn! Quán-Thế-Âm Bồ-tát dĩ hà nhơn duyên danh Quán-Thế-Âm?"Phật cáo Vô-Tận-Ý Bồ-tát: "Thiện nam tử! Nhược hữu vô lượng bá thiên vạn ức chúng-sanh thọ chư khổ não, văn thị Quán-Thế-Âm Bồ-tát, nhứt tâm xưng danh Quán-Thế-Âm Bồ-tát tức thời quán kỳ âm thanh, nhi đắc giải thoát.</ref>
Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang.
Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh gồm:
Dương Liễu Quán Âm
Long Đầu Quán Âm
Trì Kinh Quán Âm
Viên Quang Quán Âm
Du Hý Quán Âm
Bạch Y Quán Âm
Liên Ngọa Quán Âm
Lang Kiến Quán Âm
Thí Dược Quán Âm
Ngư Lam Quán Âm
Đức Vương Quán Âm
Thủy Nguyệt Quán Âm
Nhất Diệp Quán Âm
Thanh Cảnh Quán Âm
Uy Đức Quán Âm
Diên Mạng Quán Âm
Chúng Bảo Quán Âm
Nham Hộ Quán Âm
Năng Tĩnh Quán Âm
A Nậu Quán Âm
Vô Úy Quán Âm
Diệp Y Quán Âm
Lưu Ly Quán Âm
Đa La Quán Âm
Cáp Lỵ Quán Âm
Lục Thời Quán Âm
Phổ Bi Quán Âm
Mã Lang Phụ Quán Âm
Hiệp Chưởng Quán Âm
Nhất Như Quán Âm
Bất Nhị Quán Âm
Trì Liên Quán Âm
Sái Thủy Quán Âm.
Biểu tượng và hình ảnh
Quán Thế Âm Bồ Tát là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi (pi. karuṇā), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi (mahākāruṇika). Dạng kia của Phật tính là Trí tuệ (Bát-nhã, prajñā), là đặc tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, bên tay phải của Phật A Di Đà. Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo hộ tránh khỏi tai hoạ và hay được phụ nữ không con cầu tự.
Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen, padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ (amṛta). Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả.
Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là "Sư Tử Hống Quán Tự Tại" (獅子吼觀自在/siṃhanāda-lokeśvara). Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi (lepra). Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải. Sư tử Bồ Tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại ("giọng sư tử") với nghề nghiệp của một dược sĩ "gọi người sống lại".
Một thuyết khác giải thích tích của 11 đầu và nghìn tay: lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Bồ Tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ Tát mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt. Quán Thế Âm cũng hay được vẽ là một vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh trong sáu nẻo Luân hồi (Lục đạo): trong súc sinh, Quán Thế Âm đầu ngựa, hoặc cưỡi sư tử; trong địa ngục, người có nghìn cánh tay; trong cõi A-tu-la, người có 11 đầu.
Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, Quán Thế Âm được trình bày dưới dạng thân nữ Bạch Y Hành Giả, tức vị nữ hành giả mặc y phục màu trắng. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm (chenresi [spzan ras gzigs]) là "người bảo vệ xứ tuyết" và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây. Người ta xem Bồ Tát là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (bo. songten gampo, 620-649), được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm. Đạt-lại Lạt-ma và Cát-mã-ba (bo. karmapa) cũng được dân chúng Tây Tạng tự nhìn nhận là hiện thân của Quán Thế Âm. Câu kinh (Man-tra) OṂ MA-NI PAD-ME HŪṂ (Án-ma-ni-bát-mê-hồng) được xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày nay được tụng đọc nhiều nhất. Tranh tượng của Bồ Tát được biểu diễn bằng một người có 11 đầu và ngàn cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi toà sen.
12 Đại nguyện12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm:Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):Danh hiệu tôi tự tại quán âm
Viên thông thanh tịnh căn trần
Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau
Oan gia tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm không hề nhiễu nhương
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo đảo điên
An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):Lòng từ bi thương sót chúng sanh
Hỉ xả tất cả lỗi lầm
Không còn phân biệt sơ thân mọi loài
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh
Cọp beo thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):Giúp cho người vượt khúc lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện)"Cảnh tây phương tuổi thọ không lường
Chúng sanh muốn sống miên trường
Quán âm nhớ niệm tây phương mau về
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ TátNguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):Dù thân này tan nát cũng đành
Thành tâm nỗ lực thực hành
Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Chân ngôn và Đà-la-ni
Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूं, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".
Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karuṇā Dhāranī, महा करुणा धारनी), là bài chú căn bản minh họa công đức chứng quả của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát do chính ngài thuyết.
Xem thêm
Quan Âm
Tượng Quán Thế Âm
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát
Om Mani Padme Hum
Chú Đại Bi
Thiên Long Bát Bộ#Ý nghĩa tên Thiên Long Bát Bộ
Hình ảnh
Xem thêm
Quan Âm
A-di-đà
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Chú thích
Liên kết ngoài
Câu truyện cổ tích về tiền thân của Bồ-Tát Quán Thế Âm
Kuan Yin, The Compassionate Rebel
Isisdownunder's Kuan Yin Pictures and Information
The Revelation of Master Devadip The 108 Glories of Kwan Yin
Đức Bồ tát Quán Thế Âm
Văn Thù
Triết lý Phật giáo
Bồ Tát |
8805 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20ng%C3%B4n | Chân ngôn | Chân ngôn (zh. zhēnyán 真言, sa. mantra, ja. shingon) hoặc Chân âm, phiên âm sang tiếng Hán là Mạn-đát-la (zh. 曼怛羅), các cách dịch ý khác là Chú (咒), Minh (明), Thần chú (神咒), Mật ngôn (密言), Mật ngữ (密語), Mật hiệu (密號), cũng được đọc thẳng âm tiếng Phạn là Man-tra, có nghĩa là "lời nói chân thật", là biểu hiện của chân như. Chân ngôn có thể là một câu thần chú, trích dẫn của kinh Phật hay một Đà-la-ni ngắn. Lời nói huyền nhiệm chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ hoặc câu kệ được tiết lộ cho những vị Thấu thị (sa. ṛṣi) trong lúc thiền định. Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính, có nguồn gốc xuất phát từ Phật là chỗ vô lượng vô biên, không thay đổi như 1 chân lý nên gọi là chân ngôn. Trong nhiều trường phái, Chân ngôn hay được lặp lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt trong Kim cương thừa ở Tây Tạng. Ở đây Chân ngôn trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả. Trong ba ải thân, khẩu, ý thì Chân ngôn thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Chân ngôn phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Chân ngôn vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một ấn (sa. mudrā) nhất định như các bài Thành tựu pháp (sa. sādhana) chỉ dẫn. Câu Chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng là:Hán-Việt: Úm ma ni bát ni hồng (zh. 唵嘛呢叭𡁠吽), cũng đọc Án ma ni bát mê hồng.:Phạn: OM MANI PADME HŪM ॐ मणि पद्मे हूं:Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་, được xem là Chân ngôn do Bồ Tát Quán Thế Âm nói ra. Trong các trường phái tại Phật giáo Tây Tạng thì chức năng của các Chân ngôn của mỗi cấp Đát-đặc-la (sa. tantra) khác nhau.
Có khi, trong lúc niệm Chân ngôn hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Chân ngôn này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó. Chương 5 của tác phẩm Subāhupariprcchā có ghi::Lúc đọc Chân ngôn,:Đừng quá gấp rút,:Đừng quá chậm rãi,:Đọc đừng quá to tiếng,:Đừng quá thì thầm,:Không phải lúc nói năng:Không để bị loạn động.
Tham khảo
Abe, R. The weaving of mantra: Kukai and the construction of esoteric Buddhist discourse. (New York: Columbia University Press, 1999.)
Beyer, S. Magic and ritual in Tibet: the cult of Tara. (Delhi: Motilal Banarsisdass, 1996).
Liên kết ngoài
Giới thiệu chân ngôn Phật giáo và audio một số chân ngôn
Các kiến thức cơ bản về chân ngôn
Chủng tử và chân ngôn Siddham
Triết lý Phật giáo
Chân ngôn Phật giáo
Mật tông
Huyền bí học
Thuật ngữ tiếng Phạn |
8807 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Om%20Mani%20Padme%20Hum | Om Mani Padme Hum | Om Mani Padme Hūm (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूँ, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm hay chân linh trong hoa sen. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).
Tham khảo
Sách tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Chân ngôn
Chân ngôn Phật giáo
Mật tông
Thuật ngữ tiếng Phạn |
8813 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a | Chùa | Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, ... cùng với một số nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo.
Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. "Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am".
Tháp chùa
Trong kiến trúc Phật giáo ở phương Đông, một đặc trưng của chùa chiền, thánh tích đạo Phật là tháp (塔) hay còn có các tên như Tháp-bà, Cao hiển xứ, Miếu, Linh miếu, Bảo tháp.
Từ xưa, tháp trước hết là nơi chứa đựng xá lị các vị Phật hoặc các bậc Thánh. Tháp cũng được xây dựng tại các thánh tích quan trọng, kỉ niệm cuộc đời của đức Thích Ca Mâu Ni (Lâm-tì-ni, Giác Thành, Câu-thi-na, Vương xá). Dưới thời vua A-dục, thế kỷ thứ 3, nhiều tháp được xây để thờ các vị thánh, ngày nay vẫn còn.
Một số tháp không nhất thiết là những nơi chứa đựng Xá-lị. Chúng chứa đựng kinh điển, tranh tượng. Một trong những tháp lớn nhất còn tới ngày nay là Bô-rô-bu-đua tại Indonesia. Tháp cũng là một trong những đối tượng thiền quán, thường thường có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Các bậc thang lên tháp đôi lúc biểu hiện cho các khái niệm Đại thừa, như bốn bậc là từ, bi, hỉ, xả hay mười bậc là Thập địa. Tại Kiến-chí, Ấn Độ, người ta tìm thấy những tháp xưa nhất. Đó là những kiến trúc hình bán cầu xây trên nền hình tròn. Trên bán cầu thường có những kiến trúc bằng đá. Trong tháp thường có những hộp đựng xá-lị, các hộp đó cũng có hình tháp, làm bằng vật liệu quý, đặt ngay tại giữa bán cầu hoặc trên đỉnh. Từ các tháp tại Kiến-chí, người ta xây các kiến trúc tương tự, kể từ đầu Công nguyên. Ngay cả kiến trúc các chùa tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cũng có nguồn gốc từ các tháp này.
Một loại kiến trúc tháp khác, xuất phát từ Càn-đà-la (Tây bắc Ấn Độ), trong đó nền hình tròn bằng phẳng nói trên được thay thế bằng một nền hình ống, chia thành nhiều đoạn. Phần bán cầu cũng được kéo dài ra, nhưng so với nền hình ống thì nhỏ hơn trước. Phần nằm trên bán cầu cũng được kéo dài, chia nhiều tầng, biến thành hình nón. Khoảng giữa những năm 150 và 400 Công nguyên, phần gốc hình ống lại biến thành vuông và trở thành phổ biến tại vùng Nam Á.
Tại Tây Tạng, kiến trúc tháp có mối liên hệ trực tiếp với giáo pháp Đại thừa. Bốn bậc thấp nhất của tháp tượng trưng cho bốn tâm từ, bi, hỉ, xả. Trên đó là mười bậc tượng trưng cho mười bậc tu học của Bồ Tát (Thập địa). Trung tâm của tháp gồm có một kiến trúc hay một linh ảnh, tượng trưng cho Bồ-đề tâm. Trên đó là 13 tầng tháp, tượng trưng cho các phương tiện truyền pháp khác nhau, trên đó là một hoa sen năm cánh, tượng trưng cho Ngũ Phật và cao nhất là hình mặt trời tượng trưng cho Chân như.
Một số chùa và chùa tháp
Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Chùa Thầy thờ Từ Đạo Hạnh , là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất Hà Nội
Chùa Phật Tích nơi lưu giữ nhiều báu vật quý giá thời Lý như tượng A-di đà, tượng các dãy thú và nhiều vật quý giá khác
Chùa tháp Gốm Nam Kinh, tại Trung Quốc
Tham khảo
Công trình tôn giáo |
8814 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%B0%20s%C4%A9 | Cư sĩ | Cư sĩ (zh. 居士, sa. gṛhapati, kulapati, pi. gahapati) là tên dịch nghĩa, cũng được gọi là Trưởng giả (長者), Gia chủ (家主), Gia trưởng (家長), dịch âm Hán-Việt là Ca-la-việt (迦羅越), Già-la-việt (伽羅越). Danh từ này có hai nghĩa:
Người dòng họ giàu sang;
Người tại gia mộ đạo (Phật).
Phần lớn, từ Cư sĩ được hiểu dưới nghĩa thứ hai và đồng nghĩa với Cận sự nam (zh. 近事男, sa., pi. upāsaka), Cận sự nữ (zh. 近事女, sa., pi. upāsikā). Cư sĩ là một danh từ chỉ người theo đạo Phật nhưng vẫn giữ đời sống thế gian, đã quy y Tam bảo và giữ năm giới.
Theo Phật giáo Nguyên thủy thì cư sĩ đạo Phật thông thường còn rất lâu mới đạt Niết-bàn vì họ không chịu từ bỏ dục lạc thế gian. Tuy nhiên nếu họ giữ hạnh bố thí (sa., pi. dāna) thì phúc đức (sa. puṇya) có thể giúp họ tái sinh làm tăng sĩ và nhờ đó tu học đến cấp bậc A-la-hán và đạt Niết-bàn. Phật giáo Nguyên thủy xem cư sĩ là người phụng sự đạo pháp bằng cách cúng dường thực phẩm, quần áo, là người lo lắng cho đời sống của tăng, ni. Đại thừa xem cư sĩ có vai trò quan trọng hơn, quan niệm rằng cư sĩ cũng có khả năng thành Phật như tất cả những ai. Nhiều Bồ Tát trong Đại thừa ẩn dưới đời sống của một cư sĩ tại gia thông thường. Ví dụ tiêu biểu có lẽ là cư sĩ Duy-ma-cật trong bộ kinh Duy-ma-cật sở thuyết.
Tại Trung Quốc có giáo hội của cư sĩ và, thường thường, các vị này lấy việc giữ năm giới làm nền tảng chung. Nếu vì lý do gì mà một hay nhiều giới bị vi phạm thì cư sĩ có quyền chỉ nguyện giữ những giới kia. Có người cho đốt ba hay nhiều chấm vào cánh tay để xác nhận mình là cư sĩ. Có nhiều cư sĩ nguyện giữ cả giới Bồ Tát.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Danh vị Phật giáo
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
Người tu hành |
8815 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%B0u-ma-la-th%E1%BA%ADp | Cưu-ma-la-thập | Cưu-ma-la-thập (chữ Nho: 鳩摩羅什; tiếng Phạn: Kumārajīva; dịch nghĩa là Đồng Thọ; sinh năm 344, mất năm 413) là một dịch giả Phật học nổi tiếng, chuyên dịch kinh sách từ văn hệ tiếng Phạn ra tiếng Hán.
Tiểu sử
Cưu-ma-la-thập xuất phát từ một gia đình quý tộc tại Quy Từ (Kucha), thuộc xứ Tân Cương ngày nay. Cha là Cưu-ma-la-viêm (Kumārāyana, 鳩摩羅炎) - hậu duệ của một dòng tộc khanh tướng của nước Kế Tân (nay có lẽ là Kashmir), quốc sư của Quy Từ, mẹ là công chúa - em gái quốc vương Quy Từ.
Mới lên bảy, Cưu-ma-la-thập đã cùng mẹ gia nhập Tăng-già. Hai mẹ con đến Kashmir và học kinh A-hàm và giáo lý Nhất thiết hữu bộ với các vị sư lớn. Sau đó hai người lưu lại tại Kashgar một năm và sư học thêm ngành thiên văn, toán học và khoa học huyền bí. Cũng nơi đó, sư bắt đầu tiếp xúc với Đại thừa và sau đó chuyên tâm tìm hiểu giáo pháp này. Dần dần danh tiếng của sư là luận sư xuất sắc lan xa, đến tới triều đình Trung Quốc.
Năm 384 sư bị bắt trong một cuộc chiến tranh tại Quy Từ và bị tướng của Tiền Tần là Lã Quang (Hậu Lương Thái Tổ) giam giữ 17 năm ở Lương Châu. Năm 401 Diêu Hưng tấn công tiêu diệt Hậu Lương. Ngày 10 tháng Chạp năm đó sư được đưa về Trường An và được triều đình Hậu Tần ủng hộ trong công tác dịch kinh. Sư bắt đầu công trình dịch thuật với sự góp sức của hàng ngàn nhà sư khác. Cùng năm này, sư được Hậu Tần phong danh hiệu "Quốc sư".
Đóng góp
Công lớn của Cưu-ma-la-thập trước hết là thay đổi phương pháp phiên dịch. Bản thân Sư nói được tiếng Trung Hoa và cộng sự viên cũng đều là người giỏi Phật giáo và tiếng Phạn. Cách dịch kinh của Sư như sau: giảng kinh hai lần bằng tiếng Trung Hoa, sau đó các tăng sĩ Trung Quốc thảo luận và viết lại bằng tiếng Hán. Sau đó Sư lại kiểm soát và so sánh nguyên bản cũng như bản dịch để ra bản chung quyết. Khác với các nhà dịch thuật khác tìm cách dịch từng chữ, Sư là người đưa được nội dung sâu xa của kinh sách vào chữ Hán và, nếu thấy cần thiết, cũng mạnh dạn cắt bỏ một vài đoạn kinh không hợp và biến đổi văn từ cho hợp với người Trung Quốc.
Những kinh sách quan trọng được Cưu-ma-la-thập dịch là:
A-di-đà kinh (amitābha-sūtra, năm 402)
Diệu pháp liên hoa kinh (saddharmapuṇḍarīka-sūtra, năm 406)
Duy-ma-cật sở thuyết kinh (vimalakīrtinirdeśa-sūtra, năm 406)
Bách luận (śataśāstra, năm 404) của Thánh Thiên (āryadeva)
Trung quán luận tụng (madhyamaka-kārikā, năm 409)
Đại trí độ luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra, năm 412)
Thập nhị môn luận (dvādaśadvāra-śāstra, năm 409) của Long Thụ (nāgārjuna), người thành lập Trung Quán tông (mādhyamika)
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Nhờ ba công trình cuối kể trên sư đã truyền bá giáo pháp của Trung Quán tông rộng rãi tại Trung Quốc.
Môn đồ
Ông có 4 môn đồ nổi tiếng là Trúc Đạo Sinh, Thích Tăng Triệu, Đạo Dung và Tăng Duệ.
Tham khảo
Puri, B. N. Buddhism in Central Asia, Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi, 1987. (2000 reprint)
Phật giáo Trung Quốc
Đại sư Phật giáo
Sinh năm 334
Mất năm 413 |
8816 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1c%20l%E1%BA%A1c | Cực lạc | Cực lạc (zh. 極樂, sa. Sukhāvatī, ja. Gokuraku,bo. Dewachen བདེ་བ་ཅན་), còn được gọi là An lạc quốc nơi thanh tịnh nhất (zh. 安樂國), là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Đức Phật A-di-đà tiếp dẫn. Tịnh độ này được vị này tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển Đại thừa. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài cùng giữ đúng các hạnh (chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh) hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết-bàn.
Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra), Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời (hoa Mạn-đà-la) nhạc trời và châu báu. Trên trời có các loài chim như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng Chi Điểu,...ngày đêm thuyết pháp. Những loài chim ấy không phải do làm ác mà đọa làm chim, mà do tâm từ của Phật A Di Đà tạo thành. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc bồ tát, cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này (phát tâm Bồ Đề) từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh), mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật, được tắm trong nước bát công đức. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí, nguyện là phải phát nguyện vãng sinh, hạnh là công đức tu tập.
Bát công đức thủy
“Bát công đức thủy” có nghĩa là thứ nước chứa đầy đủ tám yếu tố, phẩm hạnh tốt đẹp. Tám phẩm chất tốt đẹp ấy bao gồm:
Trừng tịnh (澄淨): trong sạch hoàn toàn.
Thanh lãnh (清冷): tinh khiết, mát mẻ.
Cam mỹ (甘美): đặc tính ngon ngọt.
Khinh nhuyễn (輕軟): ôn hoà, nhẹ nhàng.
Nhuận trạch (潤澤): tươi nhuận tròn đầy.
An hoà (安和): êm thuận, an ổn.
Ẩm thời trừ cơ khát đẳng vô lượng quá hoạn (飲時。除飢渴等無量過患): uống vào, trừ được đói khát và mọi bệnh khổ.
ẩm dĩ định năng trường dưỡng chư căn tứ đại, tăng ích chủng chủng thù thắng thiện căn (飲已。定能長養諸根四大。增益種種殊勝善根): uống vào, nhất định tăng trưởng các căn tứ đại và làm lớn mạnh, thù thắng chủng chủng thiện căn.
Vì thứ nước này có tám tính chất, tám mùi vị giúp người uống đạt được sự an ổn tuyệt diệu, nhẹ nhàng, trong sạch về thể xác cũng như tinh thần; nên còn được gọi bằng tên “Bát vị thủy” (八味水).
Trong Kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca khi giới thiệu về cảnh quan thế giới Cực Lạc có đoạn: “Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung”. Dịch nghĩa “Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, ở đất nước Cực Lạc, có ao làm bằng bảy thứ quý báu; nước có tám thứ phẩm chất tốt đẹp tràn đầy ở bên trong”. Do đó, “Bát công đức thủy” còn được biết đến với tên gọi: “Bát trì thủy” (八池水) – nước ao có tám đặc tính quý báu. Và hồ có thứ nước với tám phẩm chất tốt đẹp đó được gọi với tên là “Bát công đức trì, “Thất diệu bảo trì”.
Với tám đặc tính vi diệu đó, nước bát công đức tương đồng với giọt cam lộ trên cành dương chi của đức Quán Thế Âm. Thứ nước này không chỉ có khả năng trừ diệt cấu uế, dơ bẩn của thế gian; mà còn có khả năng diệt sạch não phiền và cứu độ mọi hiểm nguy của chúng hữu tình.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Kinh A Di Đà
Kinh Vô Lượng Thọ
Xem thêm
Tịnh độ tông
Tịnh độ
Triết lý Phật giáo
Tịnh độ tông
Quan niệm về thiên đường |
8820 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1-xoa | Dạ-xoa | Dạ-xoa (chữ Hán: 夜叉; ; tiếng Pali: yakkha), cũng được gọi là Dược-xoa, là một trong tám bộ chúng (Bát bộ chúng) trong Phật giáo, là một nhóm các linh hồn thiên nhiên to lớn, thường nhân từ, nhưng đôi khi nghịch ngợm hoặc thất thường, kết nối với nước, sự màu mỡ, cây cối, rừng, kho báu và các nơi hoang dã. Dạ-xoa xuất hiện trong Hindu, đạo Kỳ Na và văn bản Phật giáo, cũng như các ngôi đền thời cổ đại và trung cổ của Nam Á và Đông Nam Á như thần hộ mệnh. Hình thức giống cái của từ này là hoặc yakshini ( ; Pali:Yakkhini).
Kinh tạng Phật giáo có khi nhắc đến loài này, gồm hai loại chính:
1. Trong thần thoại Ấn Độ, Dạ xoa là một loại thần linh nửa thần, có nhiều năng lực gần giống như chư thiên;
2. Một loài ma quỷ hay phá các người tu hành bằng cách gây tiếng động ồn ào trong lúc họ thiền định.
Dạ xoa thuở đầu
Trong nghệ thuật sơ khai của Ấn Độ, nam được miêu tả như một chiến binh đáng sợ hoặc mập mạp, chắc nịch và giống người lùn. được miêu tả là những thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt tròn phúc hậu, ngực và hông đầy đặn
Kubera
Trong đạo Hindu, đạo Phật và đạo Kỳ Na, Kubera, vị thần của sự giàu có và thịnh vượng, được coi là vua của dạ xoa. Ông được coi là nhiếp chính của phương Bắc (Dikapāla) và là người bảo vệ thế giới (Lokapāla).
Dạ xoa trong Phật giáo
Trong văn học Phật giáo, là những thị giả của Vaiśravaṇa (Đa Văn Thiên Vương), người giám hộ của khu vực phía bắc, một vị thần nhân từ, người bảo vệ chính nghĩa. Thuật ngữ này cũng dùng để chỉ Mười hai vị Thiên tướng người canh giữ , Đức Phật Dược Sư. Dạ xoa trong nhiều câu chuyện Phật giáo là những yêu tinh xấu xí, tái sinh trong hình dạng đó vì những tội lỗi đã phạm trong kiếp trước của họ khi làm người.
Dạ xoa trong Kỳ Na giáo
Kỳ Na giáo chủ yếu duy trì hình ảnh sùng bái của Arihant và Tirthankara, những người đã chinh phục những đam mê bên trong và đạt được moksha. Yakshas và yakshinis được tìm thấy thành cặp xung quanh các hình tượng sùng bái của Jinas, đóng vai trò như các vị thần hộ mệnh. Yaksha thường ở bên tay phải của hình ảnh Jina trong khi yakshini ở bên tay trái. Họ chủ yếu được coi là những tín đồ của người Kỳ Na và có sức mạnh siêu nhiên. Họ cũng lang thang qua các chu kỳ sinh và tử giống như những linh hồn trần thế, nhưng có sức mạnh siêu nhiên.
Shasan devatas ở Kỳ Na giáo
Trong Kỳ Na giáo, có hai mươi bốn dạ xoa và hai mươi bốn dạ xoa đóng vai trò là śāsanadevatā cho hai mươi bốn tirthankara. Những dạ xoa đó là:
Gomukha
Mahayaksha
Trimukha
Yaksheshvara hoặc Yakshanayaka
Tumbaru
Kusuma
Varanandi hoặc Matanga
Vijaya hoặc Shyama
Ajita
Brahma hoặc Brahmeshvara
Ishvara hoặc Yakset
Kumara
Dandapani
Patala
Kinnara
Kimpurusha hoặc Garuda
Gandharva
Kendra hoặc Yakshendra
Kubera
Varuna
Bhrikuti
Gomedha hoặc Sarvahna
Dharanendra hoặc Parshvayaksha
Matanga
Hình ảnh
Xem thêm
Dharanendra
Jambhala
Kubera
Danh sách Dạ-xoa
Manibhadra
Nalakuvara
Pañcika
Sthunakarna
Suketu
Vaiśravaṇa
Vajrapani
Yaksha Kingdom
Yakshini
Yaksha Prashna
Gnome
Pygmy (Thần thoại Hi Lạp)
Dwarf (thần thoại)
Goblin
Ogre
Jinn
Shedim
Tham khảo
Nguồn
Dictionary of Hindu Lore and Legend () của Anna Dhallapiccola
Liên kết ngoài
Chư thiên Phật giáo
Thần thoại Ấn Độ giáo
Thần thánh Ấn Độ
Tinh linh tự nhiên
Thần giám hộ
Nhân vật trong Mahabharata
Chủng tộc không phải con người trong thần thoại Hindu |
8821 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%C3%AAm%20v%C6%B0%C6%A1ng | Diêm vương | Diêm Ma La Già (chữ Hán: 閻魔羅闍, dịch âm từ tiếng Phạn "यमराज" Yamarāja - Quả ma nhật hạ), gọi tắt là Diêm La vương (閻羅王) hoặc Diêm vương (閻王), Minh vương (冥王) là thần cai quản địa ngục trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Xem thêm
Hades - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp
Pluto - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã
Osiris - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Ai Cập
Thập điện Diêm vương
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tín ngưỡng
Thần thoại
Phật học
Phật giáo Trung Quốc
Phật giáo Nhật Bản
Phật giáo Tây Tạng
Nam thần chết |
8823 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20D%C6%B0%E1%BB%A3c%20S%C6%B0 | Phật Dược Sư | Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc"), còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya), Dược Sư Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru tathàgatàya), Dược Sư Lưu Ly Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya), Đại Y Vương Phật (Phạn: Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha), Vương Thiện Đạo, do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương.
Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.
Danh hiệu
Thông Thường có 7 Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ....
Bản Hán văn bên Trung Quốc nguyên có 7 bộ Kinh Dược Sư tương ứng với công đức bản Nguyện của 7 vị Phật gọi là Kinh Thất Phật Dược Sư Bản Nguyện Công Đức phần nói về 6 Đức Dược Sư là Quyển Thượng và phần nói về Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là quyển hạ, tuy vậy khi truyền sang Việt Nam thì chỉ có 1 bộ Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai do Ngài Pháp Sư Huyền Trang dịch, nguyên nhân cũng do một phần Việt Nam thịnh hành pháp môn Trì danh hiệu Phật.
Danh hiệu của 7 Vị Như Lai như sau:
Các lời nguyện
Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.
Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo.
Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
Đem thức ăn cho người đói khát.
Đem áo quần cho người rét mướt.
Đà-la-ni và chân ngôn
Theo kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức thì khi Phật Dược Sư nhập định tên là định diệt trừ tất cả các khổ não cho chúng sanh thì Ngài nói Đà-la-ni:
Phiên âm tiếng Việt:
Trong đó, câu cuối của Đà-la-ni: oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā được xem như là chân ngôn của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn nhiều câu chú khác được sử dụng trong các trường phái khác nhau của Kim Cương thừa.
Tiểu chú có tên gọi là Dược Sư Phật tâm chú:
Ở Phật giáo Tây Tạng
Hành trì Đức Phật Dược sư, the Supreme Healer (hay Sangye Menla ở Tây Tạng) không chỉ là một phương thuốc mạnh mẽ để chữa bệnh và tăng sức mạnh chữa lành bệnh cho bản thân và người khác, mà còn giúp chiến thắng khổ đau bên trong, cả sự hận thù và ngu dốt, như vậy hành thiền qua Đức Phật Dược sư có thể giúp giảm bệnh tật và đau khổ về thể chất và tinh thần.
Thần chú Đức Phật Dược sư cực kỳ mạnh mẽ để chữa lành bệnh tật và thanh lọc nghiệp xấu. Một hình thức thực hành từ vị Phật thầy thuốc được thực hiện khi một người bị bệnh nặng. Bệnh nhân phải trì chú này 108 lần trên một ly nước. Nước trong ly bây giờ được tin là sự ban phước lành bởi sức mạnh của thần chú và sự gia trì của chính đức Phật Dược sư, sau đó nước được cho bệnh nhân uống. Phương pháp này được thực hành lặp lại hằng ngày cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Chư vị quyến thuộc
Hai Vị Bồ Tát: hai vị này ở cõi Tịnh Lưu Ly, giữ vững được Kho Báu Chính Pháp của Phật Dược Sư và sau này sẽ lên Ngôi Phật:
Mười Hai Đại tướng Dược Xoa là các Hộ pháp phò trợ các hành giả tu trì pháp Dược Sư, còn gọi là: Kim Cang Lực Sĩ. Ngoài ra 12 vị này còn có 84.000 quyến thuộc
Các Bản dịch Kinh
Tích truyện
Ở Thiên Trúc có người đàn ông vốn dòng giàu sang phú quý, sau làm ăn sa sút đến độ nghèo phải đi ăn xin. Ban đầu thân bằng còn giúp sau đó thân sơ khi nhìn thấy ông đều đóng cửa không tiếp, từ đó gọi là ông Bế Môn. Một hôm, trong tâm niệm buồn, ông đi đến một ngôi chùa thờ Phật Dược Sư, chấp tay đi nhiễu quanh tượng phật, chí thành sám hối, sau đó ngồi xuống chí tâm chí thành niệm Phật Dược Sư: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đến đêm cuối ngày thứ 5 thì khi thân tâm mê mệt bỗng thấy Phật Dược Sư thân tướng tuyệt hảo hiện lên bảo: "Do ngươi sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, sẽ được hưởng cảnh giàu sang. Mau về ngôi nhà cũ của cha mẹ người, khai quyệt nền sẽ tìm được kho báu''." Tỉnh Lại, ông lễ tạ Phật rồi về lại ngôi nhà xưa, trải 2 ngày dọn dẹp đào bới nền nhà theo lời Phật, ông tìm được chum vàng bạc của tổ tiên xưa để lại. Ông lại giàu có, nhà cửa huy hoàng, tôi đòi sung túc như cũ.(theo Tam Bảo Ký)
Đời Đường, ông Trương Tạ Phu bị bệnh đau nặng. Gia đình thỉnh chư tăng tụng kinh Dược Sư suốt 7 ngày đêm. Đêm hoàn mãn, Trương nằm mơ thấy mình được chư Tăng đem Kinh đắp lên người. Tỉnh dậy thấy bệnh lui giảm rồi lành hẳn. Ông đem chuyện này kể cho người nhà biết và tin rằng mình lành bệnh là do công đức tụng kinh Dược Sư. (theo Tam Bảo Ký)
Tranh tượng
Liên kết ngoài
Chú thích
Phật |
8825 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20T%E1%BA%A1ng | Tây Tạng | Tây Tạng (, tiếng Tạng tiêu chuẩn: /pʰøː˨˧˩/; (Tây Tạng) hay (Tạng khu)), được gọi là Tibet trong một số ngôn ngữ, là một khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía đông bắc của dãy Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, và hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là .
Đến thế kỷ thứ 7, Tây Tạng trở thành một đế quốc thống nhất, song nhanh chóng phân liệt thành nhiều lãnh thổ. Phần lớn tây bộ và trung bộ Tây Tạng (Ü-Tsang) thường thống nhất (ít nhất là trên danh nghĩa) dưới quyền các chính quyền nối tiếp nhau ở Lhasa, Shigatse, hay những nơi lân cận; các chính quyền này từng có lúc nằm dưới quyền bá chủ của Mông Cổ và Trung Quốc. Các khu vực Kham (ཁམས་) và Amdo (ཨ་མདོ་) ở đông bộ thường duy trì cơ cấu chính trị bản địa mang tính phân tán hơn, được chia thành một số tiểu quốc và nhóm bộ lạc, các khu vực này thường phải chịu sự kiểm soát trực tiếp hơn từ Trung Hoa; và hầu hết chúng cuối cùng được hợp nhất vào các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng nhìn chung được thiết lập nên vào thế kỷ 18, thời vua Càn Long nhà Thanh.
Sau khi triều Thanh sụp đổ vào năm 1912, các binh lính Thanh bị giải giáp và bị trục xuất ra khỏi Tây Tạng địa phương (Ü-Tsang). Tây Tạng địa phương tuyên bố độc lập vào năm 1913, sau đó, chính phủ Lhasa đoạt lấy quyền kiểm soát phần phía tây của tỉnh Tây Khang. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không công nhận nhà nước Tây Tạng và coi đó là lãnh thổ ly khai bất hợp pháp, nhưng Trung Quốc khi đó đang ở thời kỳ quân phiệt hỗn chiến nên họ chưa thể thu hồi vùng lãnh thổ này.
Khu vực duy trì tình trạng tự quản cho đến năm 1951, khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, Tây Tạng tái hợp nhất vào Trung Quốc, và chính phủ Tây Tạng bị bãi bỏ sau một cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1959. Ngày nay, chính phủ Trung Quốc định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Có những căng thẳng liên quan đến tình trạng chính trị của Tây Tạng trong khi có các nhóm người Tạng lưu vong đang hoạt động.
Kinh tế Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cấp, song công nghiệp khai khoáng và du lịch đang trở thành một ngành kinh tế nổi lên trong các thập niên gần đây. Tôn giáo chủ yếu ở Tây Tạng là Phật giáo Tây Tạng, cùng với đó là tôn giáo bản địa Bön (Bön ngày nay tương đồng với Phật giáo Tây Tạng) cùng với các thiểu số Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Phật giáo Tây Tạng có ảnh hưởng mang tính chủ yếu đối với nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội của khu vực. Kiến trúc Tạng phản ánh ảnh hưởng từ kiến trúc Hán và kiến trúc Ấn. Các loại lương thực chủ yếu tại Tây Tạng là đại mạch, thịt bò Tạng, và trà bơ.
Từ nguyên
Người Tạng gọi vùng đất của họ là Bod , mặc dù ban đầu nó chỉ có nghĩa là chỉ vùng trung bộ quanh Lhasa- nay được gọi là Ü trong tiếng Tạng. Cách phát âm trong tiếng Tạng tiêu chuẩn của từ Bod, , được chuyển tự thành Bhö theo phương pháp Tournadre, Bö theo phương pháp THL, và Poi theo bính âm tiếng Tạng. Một số học giả cho rằng các văn bản đầu tiên đề cập đến Bod "Tây Tạng" là những miêu tả về người Bautai trong các tác phẩm Chuyến đi vượt Hồng Hải (thế kỷ 1 CN) và Geographia (Ptolemy, thế kỷ 2 CN), bản thân nó lại có nguồn gốc từ Bhauṭṭa trong tiếng Phạn.
Từ "Tây Tạng"(西藏)trong tiếng Hán bắt nguồn từ việc hoán dụ tên gọi khu vực Tsang quanh Shigatse, cộng thêm tiền tố "Tây" (西).(Con người, ngôn ngữ, và văn hóa Tây Tạng đến từ bất cứ nơi đâu cũng đều được gọi là "Tạng"(), song khái niệm địa lý của Tây Tạng tại Trung Quốc nay thường chỉ giới hạn trong Khu tự trị Tây Tạng. Thuật ngữ Tây Tạng được đặt ra dưới thời Gia Khánh Đế (1796–1820).
Tên Thổ Phồn lần đầu tiên được viết bằng Hán tự bằng "土番" vào thế kỷ 7 (Lý Thái) và bằng 吐蕃 vào thế kỷ 10 (Đường thư mô tả sứ thần năm 608–609 do Tán phổ Nang Nhật Luân Tán phái đến chỗ Tùy Dạng Đế). Trong tiếng Hán Trung cổ, do William H. Baxter tái dựng, 土番 được đọc là thu-phjon và 吐蕃 được đọc là thu-pjon (với thể hiện thanh điệu). Các tên tiếng Hán khác dùng để chỉ Tây Tạng bao gồm:
Ô Tư Quốc (烏斯國、bính âm: Wūsīguó, tiếng Tạng: dbus, Ü, [wyʔ˨˧˨] )
Ô Tư Tạng (烏斯藏、bính âm: wūsīzàng, tiếng Tạng: dbus-gtsang, Ü-Tsang)
Đồ Bá Đặc (圖伯特、bính âm: Túbótè, ngữ hệ Đột Quyết: Töböd, tiếng Anh: )
Đường Cổ Thắc (唐古忒、bính âm: Tánggǔtè, Tangut)
Nhà Tây Tạng học người Mỹ Elliot Sperling đã lập luận ủng hộ xu hướng gần đây của một số tác giả người Trung phục dựng lại thuật ngữ Tubote () ngoài việc cho sử dụng phiên âm quốc tế của Tibet mà còn để sử dụng thay cho Tây Tạng, với lý do Tubote rõ ràng bao gồm toàn bộ cao nguyên Tây Tạng không chỉ đơn giản là Khu tự trị Tây Tạng
Ngôn ngữ
Các nhà ngôn ngữ học thường xếp tiếng Tạng là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Hán-Tạng, mặc dù ranh giới giữa "tiếng Tạng" với các ngôn ngữ Himalaya khác có thể không rõ ràng. Theo Matthew Kapstein:Theo quan điểm của ngôn ngữ học lịch sử, tiếng Tạng tương đồng nhất với tiếng Miến Điện trong số các ngôn ngữ lớn tại châu Á. Nhóm hai ngôn ngữ này cùng với các ngôn ngữ khác dường như có liên hệ ở vùng đất Himalaya, cũng như ở vùng cao của Đông Nam Á và các khu vực ranh giới giữa Hán-Tạng, các nhà ngôn ngữ học nói chùng kết luận rằng có sự tồn tại của một họ ngôn ngữ Tạng-Miến. Gây nhiều tranh cãi hơn là việc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến được cho là một phần của một họ ngôn ngữ lớn hơn là ngữ hệ Hán-Tạng, qua đó tiếng Tạng và tiếng Miến là họ hàng xa của tiếng Hán.
Tiếng Tạng có nhiều phương ngữ địa phương thường không hiểu lẫn nhau. Nó được sử dụng trên khắp cao nguyên Tây Tạng và Bhutan, cũng được nói tại một số nơi ở Nepal và bắc Ấn Độ, như ở Sikkim. Nhìn chung, các phương ngữ ở trung bộ Tây Tạng (bao gồm Lhasa), Kham, Amdo và một số khu vực nhỏ hơn được xem là các phương ngữ tiếng Tạng. Các dạng khác, đặc biệt là Dzongkha, Sikkim, Sherpa, và Ladakh, được những người sử dụng chúng xem là các ngôn ngữ riêng biệt, phần lớn là vì lý do chính trị.
Mặc dù khẩu ngữ tiếng Tạng thay đổi tùy theo khu vực, song văn viết tiếng Tạng dựa trên ngôn ngữ Tạng cổ điển thì đồng nhất rộng khắp. Điều này có thể là do ảnh hưởng lâu dài của Thổ Phồn. Tiếng Tạng có chữ viết riêng, chung với tiếng Ladakh và tiếng Dzongkha, có nguồn gốc từ chữ Brāhmī từ Ấn Độ cổ đại.
Lịch sử
Loài người định cư trên cao nguyên Tây Tạng ít nhất là từ 21.000 năm trước Các cư dân này phần lớn bị thay thế vào khoảng năm 3000 TCN bởi những người nhập cư thời đại đồ đá mới đến từ miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, có một sự "di truyền cục bộ liên tục giữa các cư dân thời đại đồ đá cũ và những cư dân Tạng hiện đại".
Bản văn tiếng Tạng lâu đời nhất xác định văn hóa Tượng Hùng (Zhangzhung) là của một nhóm người nhập cư từ khu vực Amdo đến nơi mà nay là Guge ở tây bộ Tây Tạng. Tượng Hùng được đánh giá là khởi nguồn ban đầu của tôn giáo Bön. Vào thế kỷ 1 TCN, một vương quốc láng giềng nổi lên ở thung lũng Yarlung, và quốc vương Yarlung là Drigum Tsenpo (Chỉ Cống Tán Phổ) cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của Tượng Hùng bằng việc trục xuất các giáo sĩ Bön khỏi Yarlung. Ông bị ám sát và Tượng Hùng vẫn tiếp tục tống trị khu vực cho đến khi bị Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) sáp nhập vào thế kỷ thứ 7.
Trước thời Tùng Tán Cán Bố, các quân chủ Tây Tạng mang tính thần thoại hơn là thực tế, và không có đủ bằng chứng về việc họ có thực sự tồn tại hay không.
Thổ Phồn
Lịch sử của một Tây Tạng thống nhất bắt đầu dưới triều đại của Tùng Tán Cán Bố, ông thống nhất các lãnh thổ ở thung lũng sông Yarlung và lập nên Đế quốc Thổ Phồn. Ông cũng tiến hành nhiều cải cách và Thổ Phồn nhanh chóng khuếch trương thế lực rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh. Tương truyền, phối ngẫu đầu tiên của ông là Công chúa Bhrikuti của Nepal, và bà đóng một vai trò rất lớn trong việc hình thành đức tin Phật giáo tại Tây Tạng. Năm 640, Tùng Tán Cán Bố kết hôn với Văn Thành công chúa, cháu gái của Đường Thái Tông.
Dưới thời một số vị quân chủ tiếp theo, Phật giáo trở thành quốc giáo và thế lực của Thổ Phồn thậm chí còn bao trùm lên nhiều khu vực rộng lớn ở Trung Á, từng thực hiện các cuộc xâm nhập lớn vào lãnh thổ Đại Đường, thậm chí từng tiến đến kinh sư Trường An vào cuối năm 763. Tuy nhiên, Thổ Phồn chỉ cò thể chiếm được Trường An trong 15 ngày, sau đó họ bị liên minh Đường cùng Hồi Cốt đánh bại.
Vương quốc Nam Chiếu nằm dưới quyền kiểm soát của Thổ Phồn từ năm 750 đến 794, người Nam Chiếu sau thoát khỏi quyền bá chủ của Thổ Phồn và giúp Đường đánh bại Thổ Phồn.
Năm 747, uy thế của Thổ Phồn bị lung lay do chiến dịch của tướng Đường Cao Tiên Chi, người này muốn tái lập tuyến đường thông thương trực tiếp giữa Trung Á và Kashmir. Năm 750, Thổ Phồn mất hầu hết thuộc địa ở Trung Á vào tay Đường. Tuy nhiên, sau khi Cao Tiên Chi thất bại trước vương triều Abbas của người Ả Rập trong trận Talas (751) và Đường xảy ra nội loạn, ảnh hưởng của Đường suy giảm nhanh chóng và ảnh hưởng của Thổ Phồn được phục hồi.
Vào năm 821/822, Thổ Phồn và Đường ký kết hòa ước, trong đó xác định chi tiết biên giới giữa hai bên, chùng được khắc song ngữ trên một cột đá nằm bên ngoài chùa Đại Chiêu (Jokhang) ở Lhasa. Thổ Phồn tiếp tục duy trì vị thế là một đế quốc Trung Á cho đến giữa thế kỷ thứ 9, khi một cuộc nội chiến tranh giành quyền kế vị dẫn đến sự sụp đổ của Thổ Phồn. Thời kỳ sau đó, Thổ Phồn bị phân liệt giữa các quân phiệt và bộ lạc, không có quyền lực tập trung.
Thời nhà Nguyên
Triều Nguyên quản lý Tây Tạng thông qua Tuyên Chính Viện- cơ quan hành chính cao nhất tại Tây Tạng. Một trong số các mục đích của cơ quan này là chọn ra một "dpon-chen" (bản thiền), thường do Lạt-ma bổ nhiệm và được hoàng đế Nguyên ở Bắc Kinh xác nhận. Lạt ma của Tát-ca phái duy trì quyền tự chủ ở một mức độ nhất định, nắm thẩm quyền về mặt chính trị của khu vực, còn Bản thiền thì nắm giữ quyền hành pháp và quân sự. Sự cai trị của người Mông Cổ đối với Tây Tạng là riêng biệt so với các tỉnh khác tại Trung Quốc bản thổ. Nếu Lạt-ma của Tát-ca phái xảy ra xung đột với Bản thiền, Bản thiền có quyền đem quân đến khu vực.
Người Tây Tạng duy trì thẩm quyền hư danh đối với các vấn đề tôn giáo và chính trị khu vực, trong khi người Mông Cổ quản lý cấu trúc và hành chính tại khu vực, được củng cố bằng các can thiệp quân sự song việc này hiếm khi xảy ra. Đây là tình trạng "cấu trúc hai chính quyền" dưới trướng hoàng đế Nguyên, trong đó quyền lực chính thuộc về người Mông Cổ. Vương tử Khoát Đoan (Khuden) giành được quyền lực thế tục tại Tây Tạng vào thập niên 1240 và ủng hộ Tát Ca Ban Chí Đạt (Sakya Pandita), nơi người này tu hành trở thành thủ phủ của Tây Tạng.
Quyền kiểm soát của triều Nguyên đối với Tây Tạng kết thúc khi họ bị triều Minh lật đổ ở Trung Nguyên, và Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán (Tai Situ Changchub Gyaltsen) nổi dậy chống lại người Mông Cổ. Sau cuộc nổi dậy, Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán thành lập nên triều đại Phách Mộc Trúc Ba (Phagmodrupa), và tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Nguyên đối với văn hóa và chính trị Tạng.
Phác Mộc Trúc Ba và Đạt Lai Lạt Ma
Từ năm 1346 đến 1354, Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán lật đổ Tát-ca phái và lập ra triều Phách Mộc Trúc Ba. Trong 80 năm sau đó, Tông-khách-ba thành lập nên Cách-lỗ phái, các tu viện Phật giáo quan trọng như Ganden (Cam Đan), Drepung (Triết Bạng), và Sera (Sắc Lạp) được hình thành gần Lhasa.
Năm 1578, Yêm Đáp Hãn (Altan Khan) của Thổ Mặc Đặc bộ Mông Cổ trao cho Sách Nam Gia Thố (Sonam Gyatso)- một Lạt-ma có địa vị cao của Cách-lỗ phái, danh hiệu Đạt-lai Lạt-ma (Dalai Lama); Dalai là từ dịch sang tiếng Mông Cổ của "Gyatso", nghĩa là "đại dương".
Những người Âu đầu tiên đến Tây Tạng là những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha António de Andrade và Manuel Marques vào năm 1624. Họ được Quốc vương và vương hậu nước Cổ Cách (Guge) nghênh đón, và được phép xây dựng một nhà thờ và giới thiệu đức tin Cơ Đốc giáo. Quốc vương Cổ Cách hăng hái chấp nhận Cơ Đốc giáo để đối phó với ảnh hưởng tôn giáo của Cách-lỗ phái đang phát triển mạnh và để làm đối trọng với các đối thủ tiềm năng của mình cũng như củng cố địa vị. Toàn bộ các nhà truyền giáo bị trục xuất vào năm 1745.
Thời nhà Thanh
Triều Thanh đưa Amdo vào quyền kiểm soát của họ vào năm 1724, hợp nhất đông bộ của Kham vào các tỉnh lân cận vào năm 1728. Triều đình Thanh phái một đặc ủy viên cư dân, gọi là một Amban (ngang bang), đến Lhasa. Năm 1750, Ngang bang và phần lớn người Hán cùng người Mãn sống tại Lhasa bị sát hại trong một cuộc nổi loạn, và quân Thanh nhanh chóng tiến đến và đàn áp quân nổi dậy vào năm sau. Giống như triều Nguyên, triều Thanh kiểm soát hành chính và quân sự của khu vực, và trao cho Tây Tạng sự tự trị nhất định về mặt chính trị. Tướng quân Thanh hành hình thị chúng một số người ủng hộ quân nổi dậy, và vào năm 1723 và 1728, tiến hành các thay đổi trong cấu trúc chính trị và dự tính về tổ chức chính thức. Triều Thanh nay cho Đạt-lai Lạt-ma lãnh đạo chính quyền được gọi là Cát hạ (Kashag) song nâng cao vai trò của Ngang bang bao gồm cả việc tham gia vào các vấn đề nội bộ của Tây Tạng. Đồng thời triều Thanh cũng cho các giáo sĩ nắm những vị trí chủ chốt trong chính quyền địa phương để làm đối trọng với quyền lực của tầng lớp quý tộc.
Trong nhiều thập niên, Tây Tạng có được tình trạng hòa bình, song vào năm 1792, hoàng đế Thanh khiển một đội quân lớn đến Tây Tạng nhằm đánh đuổi quân Nepal xâm lược. Triều Thanh lại tái tổ chức chính quyền Tây Tạng, lần này là thông qua một bản kế hoạch gọi là "Tân đính Tây Tạng chương trình nhị thập cửu điều". Các đơn vị quân Thanh đồn trú cũng được thiết lập gần biên giới với Nepal. Tây Tạng do nhà Thanh thống trị trong các giai đoạn khác nhau vào thế kỷ 18, và những năm ngay sau những chỉnh lý 1792 là thời kỳ đỉnh cao của quyền lực của đại diện triều đình Thanh; song không có nỗ lực nào nhằm biến Tây Tạng thành một tỉnh của Đại Thanh.
Năm 1834, Đế quốc Sikh xâm lược và thôn tính Ladakh, một khu vực thuộc văn hóa Tây Tạng mà khi đó là một vương quốc độc lập. Bảy năm sau đó, một đội quân Sikh do tướng Zorawar Singh chỉ huy tiến vào xâm chiếm tây bộ Tây Tạng từ Ladakh, khởi đầu Chiến tranh Thanh-Sikh. Một đội quân Thanh-Tạng đẩy lui quân xâm lược song sau đó bị đánh bại khi truy kích quân Sikh đến Ladakh. Chiến tranh kết thúc với việc ký kết hòa ước giữa Thanh và Sikh.
Do triều Thanh suy yếu, thẩm quyền của họ đối với Tây Tạng cũng dần suy yếu theo; đến cuối thế kỷ 19, ảnh hưởng của triều Thanh còn lại khá ít (vì Thanh Triều bại trận sau Trung - Nhật chiến tranh 1895). Thẩm quyền của triều Thanh phần nhiều mang tính biểu tượng thay vì thực chất vào cuối thế kỷ 19, mặc dù trong thập niên 1890 người Tạng vì những lý do riêng vẫn tiếp tục lựa chọn việc nhấn mạnh thẩm quyền mang tính biểu tượng của triều Thanh và thể hiện rằng điều này có vẻ đáng kể.
Thời kỳ này, Tây Tạng cũng xuất hiện một số liên hệ với Dòng Tên và Dòng Phanxicô từ châu Âu, và vào năm 1774 một nhà quý tộc người Scotland là George Bogle đến Shigatse để dò xét tiềm năng thương mại cho Công ty Đông Ấn Anh. Thế kỷ 19, Đế quốc Anh xâm lấn từ miền Bắc Ấn Độ vào khu vực dãy Himalaya, Vương quốc Afghanistan và Đế quốc Nga khuếch trương ra Trung Á và họ nghi ngờ ý định của nhau đối với Tây Tạng.
Năm 1904, Anh xâm lược Tây Tạng do lo sợ rằng người Nga sẽ khuếch trương thế lực đến khu vực này, Anh hy vọng rằng việc đàm phán với Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 sẽ có hiện quả hơn là với các đại diện của triều đình Bắc Kinh. Khi quân Anh tiến đến Tây Tạng, một cuộc đối đầu vũ trang giữa hai bên dẫn đến vụ thảm sát Chumik Shenko, sau đó Francis Younghusband áp đặt một hiệp định mà sau đó bị bãi bỏ, và được thay thế bởi Hiệp ước giữa Anh Quốc và Đại Thanh vào năm 1906.
Năm 1910, triều đình Thanh sai Triệu Nhĩ Phong đem quân đến Tây Tạng để thiết lập quyền cai quản trực tiếp của triều đình và hạ chiếu phế bỏ Đạt-lại Lạt-ma 13- người chạy trốn sang Ấn Độ thuộc Anh. Triệu Nhĩ Phong đánh bại quân Tây Tạng và trục xuất lực lượng của Đạt-lại Lạt-ma khỏi Tây Tạng.
Thời kỳ sau nhà Thanh
Sau Cách mạng Tân Hợi (1911–1912) lật đổ triều Thanh và các binh sĩ Thanh cuối cùng bị áp giải ra khỏi Tây Tạng, Trung Hoa Dân Quốc xin lỗi về các hành động của triều Thanh và quyết định khôi phục tước hiệu cho Đạt-lai Lạt-ma. Đạt-lai Lạt-ma từ chối bất kỳ tước hiệu nào của Trung Quốc, và ông tuyên bố cai trị một Tây Tạng độc lập. Năm 1913, Tây Tạng và Mông Cổ ký hiệp định công nhận lẫn nhau. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không công nhận nhà nước này và họ coi Tây Tạng là vùng lãnh thổ ly khai bất hợp pháp.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, cũng như Liên Hợp Quốc cũng không công nhận Tây Tạng là quốc gia độc lập mà coi đó là một vùng lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc.
Trong 36 năm sau đó, Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 và các nhiếp chính kế tiếp ông cai quản Tây Tạng. Trong thời gian này, Tây Tạng giao chiến với các quân phiệt Trung Quốc để tranh quyền kiểm soát đối với các khu vực người Tạng tại Tây Khang và Thanh Hải (một phần của Kham và Amdo) dọc theo thượng du Trường Giang. Năm 1914, chính phủ Tây Tạng ký kết điều ước Simla với Anh Quốc, nhượng Nam Tây Tạng cho Ấn Độ thuộc Anh. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố điều ước này là bất hợp pháp và không công nhận sự cắt nhượng lãnh thổ này.
Khi các nhiếp chính mắc các sơ suất trong việc cai quản vào thập niên 1930 và 1940, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nhân cơ hội này để khuếch trương phạm vi thế lực vào lãnh thổ Tây Tạng.
Từ năm 1950 đến nay
Sau Nội chiến Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành "giải phóng hòa bình Tây Tạng" vào năm 1950 và dàn xếp "Thập thất điều hiệp nghị" với chính phủ của Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 mới đăng cơ, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc song trao cho Tây Tạng quyền tự trị khu vực. Năm 1959, Trung Quốc thực hiện cuộc Cải cách Dân chủ Tây Tạng nhằm huỷ bỏ chế độ nông nô, giải phóng tầng lớp nô lệ và xoá bỏ đẳng cấp phong kiến tại Tây Tạng, dẫn đến cuộc Nổi dậy Tây Tạng 1959 của giới chủ nô và lãnh đạo tăng lữ nhằm giữ lại đặc quyền. Cuộc nổi dậy bị dập tắt, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 Tenzin Gyatso lưu vong sang Ấn Độ, Chính phủ Tây Tạng bị giải tán, chế độ nông nô bị xóa bỏ, nông nô được giải phóng và trở thành xã viên của các công xã nhân dân, đất đai của chủ nô và tu viện bị quốc hữu hóa. Trên hành trình đi lưu vong, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 tuyên bố hoàn toàn bác bỏ các hiệp nghị đã ký với Trung Quốc.
Sau khi chính phủ của Đạt-lai Lạt-ma chạy đến Dharamsala, Ấn Độ, trong Nổi dậy Tây Tạng 1959, họ thành lập một chính phủ lưu vong đối nghịch. Sau đó, chính phủ Bắc Kinh từ bỏ hiệp nghị và bắt đầu thực hiện các cải cách xã hội và chính trị từng bị tạm dừng. Tuy nhiên do khác biệt văn hoá nên Tây Tạng vẫn được cho phép duy trì hình thức khu tự trị cho tới nay.
Trong Nạn đói lớn gây ra bởi các chính sách kinh tế sai lầm của chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có khoảng 200.000 đến 1.000.000 người Tây Tạng đã chết, và xấp xỉ 6.000 tu viện ở Tây Tạng bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa.
Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ giao chiến trong cuộc chiến ngắn ngủi do tranh chấp lãnh thổ. Mặc dù giành chiến thắng song các binh sĩ Trung Quốc vẫn rút về phía bắc của đường McMahon, Nam Tây Tạng vẫn thuộc quyền quản lý của Ấn Độ.
Nạn đói lớn
Trung Quốc phải hứng chịu nạn đói trên diện rộng từ những năm 1959 đến 1961. Hạn hán và thời tiết xấu đóng một phần và các chính sách sai lầm của Đại nhảy vọt cũng đã góp phần gây ra nạn đói. Ước tính về số người chết khác nhau; Theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc, đã có 15 triệu người chết trên toàn Trung Quốc. Các ước tính không chính thức của nhiều học giả đã ước tính số nạn nhân của nạn đói trên toàn lãnh thổ Trung Quốc trong vòng hai năm 1959-1961 là từ 20 đến 43 triệu người .
Vào tháng 5 năm 1962, Ban Thiền Lạt Ma thứ mười (khi ấy là chủ tịch Ủy ban trù bị của Khu tự trị Tây Tạng) đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai một bản báo cáo mật miêu tả chi tiết về tình cảnh của nhân dân Tây Tạng khi phải đối mặt với nạn đói, bản báo cáo này còn được gọi là Đơn thỉnh cầu 70.000 ký tự: "Ở nhiều vùng của Tây Tạng, người dân đã chết đói... Ở một số nơi, cả gia đình đã thiệt mạng và tỷ lệ tử vong là rất cao. Đây là điều rất bất thường, khủng khiếp và nghiêm trọng... Trước đây Tây Tạng sống trong một chế độ phong kiến man rợ đen tối nhưng không bao giờ thiếu lương thực như vậy, đặc biệt là từ khi Phật giáo được truyền bá vào đây.... Ở Tây Tạng từ năm 1959 đến năm 1961, trong vòng hai năm hầu hết các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt đều phải ngừng lại. Những người du mục không có ngũ cốc để ăn và nông dân không có thịt, bơ hoặc muối", báo cáo tiếp tục. Theo ý kiến của Ban Thiền Lạt Ma thì những cái chết này là hậu quả của các chính sách sai lầm do chính phủ ban hành, không phải do bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào . Ban Thiền Lạt Ma cũng mô tả sự kinh hoàng của nạn đói mà người dân Tây Tạng phải chịu đựng: "Chưa bao giờ có một sự kiện như vậy trong lịch sử của Tây Tạng. Mọi người thậm chí không thể tưởng tượng được cảnh đói khủng khiếp như vậy ngay cả trong những cơn ác mộng của họ..." .
Cách mạng văn hóa
Cuộc Cách mạng Văn hóa được khởi xướng vào năm 1966 đã gây nhiều tàn phá đối với Tây Tạng, cũng như đối với phần còn lại của Trung Quốc. Nhiều người Tây Tạng đã bị tù đày trong giai đoạn này, và số lượng các tu viện còn nguyên vẹn ở Tây Tạng đã giảm từ hàng nghìn xuống còn dưới 10. Sự căm phẫn của người Tây Tạng đối với người Hán ngày càng trở nên sâu sắc.
Theo Thỏa thuận Mười bảy Điểm năm 1951, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa ra một số chủ trương, trong số đó: hứa duy trì hệ thống chính trị hiện có của Tây Tạng, duy trì địa vị và chức năng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, bảo vệ quyền tự do tôn giáo và các tu viện, đồng thời không thúc ép việc tiến hành cải cách ở Tây Tạng. Ủy ban luật gia quốc tế phi chính phủ (ICJ) cho rằng những cam kết này đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vi phạm và chính quyền Tây Tạng lưu vong hoàn toàn có thể tuyên bố xoá bỏ Hiệp định như đã làm vào ngày 11 tháng 3 năm 1959.
Thời hiện đại
Năm 1980, Tổng bí thư Hồ Diệu Bang thăm Tây Tạng, và mở ra một giai đoạn tự do hóa xã hội, chính trị và kinh tế. Đến cuối thập niên, các tăng ni tại tu viện Drepung và Sera bắt đầu kháng nghị và yêu cầu độc lập, do vậy chính phủ Trung ương dừng việc cải cách lại và bắt đầu một chiến dịch chống ly khai.
Từ thập niên 1990 trở lại đây, Tây Tạng cũng như toàn Trung Quốc có sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Nhiều cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng được mọc lên, làm gia tăng sự kết nối của vùng này với khu vực khác của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra các vấn đề về bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, khi ngày càng nhiều các tập tục, lối sống truyền thống bị các tiện nghi hiện đại thay thế.
Địa lý
Bài chính: Địa lý Tây Tạng
Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao trung bình trên 4200 m. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh cao nhất của dãy núi này, đỉnh Everest, nằm trên biên giới với Nepal.
Khí hậu ở đây rất khô suốt 9 tháng trong năm. Có những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.
Tây Tạng trong lịch sử bao gồm các khu vực sau:
Amdo (a'mdo) ở phía đông bắc, được sáp nhập vào các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Kham (khams) ở phía đông, một phần của Tứ Xuyên, bắc Vân Nam và một phần của Thanh Hải.
Tây Kham, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
U (dbus), ở trung tâm, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
Tsang (gtsang) ở phía tây, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
Văn hóa của người Tây Tạng ảnh hưởng rộng lớn tới các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, các khu vực kề sát của Ấn Độ như Sikkim và Ladakh, và các tỉnh kề bên của Trung Quốc mà ở đó Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo chủ yếu.
Một số con sông chính có đầu nguồn ở Tây Tạng bao gồm:
Dương Tử
Hoàng Hà
Sông Ấn
Mê Kông
Brahmaputra
Sông Hằng
Kinh tế
Kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. Vì hạn chế trong đất trồng trọt, chăn nuôi đã phát triển như ngành nghề chính. Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng, và nó được xúc tiến một cách tích cực từ phía chính quyền. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (青藏铁路) được xây dựng để kết nối khu vực này với phần còn lại của Trung Quốc dài 1956 km nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng được Chính phủ Trung Quốc tuyên bố hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2005.
Tuyến đường sắt Thanh-Tạng
Từ ngày 1/7/2006, Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, nối thành phố Thanh Hải với vùng Tây Tạng hùng vĩ.
Tuyến đường sắt lên Tây Tạng là công trình xây dựng mang công nghệ phức tạp, với đường ray đặc biệt có khả năng ổn định trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ga đầu của tuyến đường sắt nổi tiếng này là thành phố Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải và ga cuối là thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
Các toa tàu được thiết kế như khoang máy bay để bảo vệ hành khách trước độ cao quá lớn, với điểm cao nhất của công trình lên tới 5.072 mét so với mặt nước biển. Không khí bên trong được điều hòa tự động để cân bằng tại những nơi thiếu dưỡng khí mà tàu chạy qua.
Trung Quốc tuyên bố tuyến đường sắt Thanh-Tạng có tổng chi phí xây dựng 4,2 tỷ USD và dài 1.140 km này là một kỳ tích vĩ đại về công nghệ, đem lại cơ hội phát triển to lớn cho một khu vực mênh mông hùng vĩ.
Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt cao nhất thế giới vừa được khánh thành, nhằm đưa công trình được coi là kỳ tích xây dựng này vươn tới thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng sau Lhasa là Xigaze.
Thành phố Xigaze cao hơn mực nước biển 3.800 mét và nằm gần biên giới với Ấn Độ. Đây là nơi ngự trị truyền thống của Ban Thiền Lạt Ma, một trong những lãnh đạo tinh thần quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.
Xigaze còn có cách viết khác là Shigatse có dân số 80.000 người. Vùng đất này tọa lạc tại nơi hợp lưu của hai dòng sông nổi tiếng về tâm linh là Yarlong Tsangpo và Nuangchu, ở phía tây của Khu tự trị Tây Tạng.
Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt sẽ được kéo dài thêm 270 km từ Lhasa tới Xigaze và hoàn thành trong vòng 3 năm. Một quan chức địa phương là Yu Yungui nhấn mạnh: "Đường sắt sẽ tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Xigaze".
Tình trạng cách ly đặc biệt của Tây Tạng về địa lý khiến kinh tế vùng đất này nghèo nàn. Hệ thống giáo dục và tuổi thọ trung bình của người dân tại đây thấp hơn nhiều so với phần còn lại của Trung Quốc. Nhưng chính sự cách ly đó giúp bảo tồn nền văn hoá đặc trưng và lối sống không giống đâu trên thế giới này của Tây Tạng.
Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt sẽ đem đến thay đổi dữ dội mà Bắc Kinh đánh giá là sẽ khai phá Tây Tạng, mang đến sự phồn vinh cho người dân địa phương. Nhưng những người chỉ trích công trình này thì cho rằng, nó sẽ là hồi chuông báo tử cho nền văn hoá đặc hữu của Tây Tạng.
Trước khi có đường sắt, chỉ có hai cách đến được với thủ phủ Lhasa. Đó là đáp một chuyến bay rất hao tiền để rồi dựng tóc gáy mỗi khi nó hạ cánh xuống Tây Tạng. Cách thứ hai là đi trên những chuyến xe buýt nêm chặt người và mất 3 ngày 3 đêm ròng rã trên những con đường núi nguy hiểm và tổn sức.
Nhưng rất nhiều chiếc xe như vậy cùng hành khách của nó đã kết thúc cuộc hành trình dưới một khe núi sâu nào đó có vô số trên đường.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của tuyến đường sắt đối với Tây Tạng. Nhiều người địa phương cho rằng: "Đó là một ý tưởng tốt. Nó sẽ giúp chúng tôi mang len ra thị trường dễ dàng hơn. Hiện chúng tôi phải thuê xe tải để chuyên chở, nhưng với tàu hoả nó sẽ rẻ và dễ hơn nhiều".
Tuy nhiên, các nhà môi trường học lại lo ngại về những ảnh hưởng của tuyến đường sắt đến con đường di trú của loài linh dương Tây Tạng quý hiếm. Họ cũng lo lắng cho một hệ sinh thái rất mong manh, mà một khi bị phá hỏng sẽ phải mất cả một thế hệ để sửa sai.
Dân số
Theo dòng lịch sử, dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạng. Các tộc người khác ở Tây Tạng bao gồm người Menba (Monpa), người Lhoba, người Mông Cổ và người Hồi.
Việc đưa ra tỷ lệ người Trung Quốc gốc Hán ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo Harry Wu) đã được đưa vào các trại cải tạo ở Amdo (Thanh Hải) và họ đã ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đã tạo ra một luồng di cư của nhiều người Hán tới Tây Tạng để tìm kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc di cư dân số này vẫn là điều gây tranh cãi. Chính phủ lưu vong Tây Tạng ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng), họ coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đã vi phạm Công ước Geneva năm 1946 là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng nước ngoài. Chính quyền Tây Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi CHND Trung Hoa, bởi vì họ đã không tính đến các thành viên của Giải phóng quân nhân dân đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đình họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng ký. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Tây Ninh tới Lhasa) cũng là sự lo ngại lớn, vì họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân.
Tuy nhiên, chính phủ CHND Trung Hoa kịch liệt phản đối các luận điểm của Chính phủ lưu vong Tây Tạng về mất bản sắc dân tộc. CHND Trung Hoa cũng không thừa nhận các biên giới của Tây Tạng như Chính quyền Tây Tạng lưu vong đã phát ngôn, cho rằng đó là âm mưu có tính toán nhằm tính cả những khu vực phi-Tạng mà những người không là người Tạng đã sống nhiều thế hệ (chẳng hạn như khu vực Tây Ninh và thung lũng Chaidam) để gia tăng nhận thức của người Tạng rằng lãnh thổ của người Tạng là lớn hơn Khu tự trị Tây Tạng hiện nay. Thống kê chính thức của CHND Trung Hoa thông báo rằng 92% dân số ở Khu tự trị Tây Tạng là tộc người Tạng, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể so với những dữ liệu đối với Amdo và đông Kham, bởi vì người Trung Quốc gốc Hán không phân bổ đều trên toàn bộ Tây Tạng lịch sử. Trong khu tự trị Tây Tạng, phần lớn người Hán sống ở Lhasa. Các chính sách kiểm soát dân số như "mỗi gia đình chỉ có một con" chỉ áp dụng đối với người Hán, mà không áp dụng với các dân tộc thiểu số như người Tạng. CHND Trung Hoa nói rằng chính quyền đang cố gắng bảo vệ các văn hóa truyền thống Tây Tạng; họ cũng xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, phục hồi cung điện Potala và nhiều dự án khác như là một phần của chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc, là một cố gắng to lớn và đắt tiền của phần miền đông giàu có hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng nhằm phát triển các khu vực miền tây nghèo hơn.
Văn hóa-tôn giáo
Bài chính: Văn hóa Tây Tạng
Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông. Một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đỉnh, Trì Chú cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Phật sống) được nhiều người tôn thờ. Hiện nay, khu tự trị Tây Tạng tổng cộng có hơn 1700 chùa chiền tổ chức hoạt động Phật giáo Tây Tạng, có khoảng 46 nghìn tăng ni.
Phật giáo Tây Tạng không những chỉ được phổ biến ở Tây Tạng; nó còn là tôn giáo thịnh hành ở Mông Cổ và phổ biến mạnh trong tộc người Buryat ở miền nam Siberia. Tây Tạng cũng là quê hương của một tôn giáo nguyên thủy gọi là Bön (Bon). Hàng loạt các tiếng địa phương của tiếng Tạng được nói trên cả khu vực. Người Tạng viết bằng chữ Tạng.
Trong các thành phố Tây Tạng có các cộng đồng nhỏ người Hồi giáo, được biết đến như là Kachee (Kache), mà tổ tiên họ là những người di cư từ ba khu vực chính: Kashmir (đối với người Tây Tạng cổ là Kachee Yul), Ladakh và các nước của người Turk ở Trung Á. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Tây Tạng cũng đến từ Ba Tư. Ở đây cũng có các cộng đồng Hồi giáo Trung Quốc (gya kachee) mà tổ tiên của họ là dân tộc Hồi Trung Quốc. Người ta cho rằng những người Hồi giáo di cư từ Kashmir và Ladakh đã đến Tây Tạng vào khoảng thế kỷ 12. Dần dần các cuộc hôn nhân và các mối quan hệ xã hội đã dẫn đến sự tăng dân số thành cộng đồng đáng kể xung quanh Lhasa. Hiện Hồi giáo ở đây có 4 Thánh đường với số tín đồ theo đạo khoảng 3000 người.
Thiên Chúa giáo có 1 nhà thờ Thiên Chúa giáo với người theo đạo hơn 700 người.
Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Điển hình trong các phong tục là làm Mạn Đà La, tức là các vòng tròn bằng cát nhuộm màu để làm ra đủ loại hình thù hay và đẹp. Cung điện Potala, trước đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, là di sản thế giới.
Xem thêm
Chính quyền Tây Tạng lưu vong
Chú thích
Liên kết ngoài
Trung Á
Đông Á
Vùng văn hóa
Cựu quốc gia Đông Á
Vùng lịch sử
Khu vực địa lý của Trung Quốc
Miền Tây Trung Quốc |
8829 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1t-lai%20L%E1%BA%A1t-ma | Đạt-lai Lạt-ma | Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Anh: Dalai Lama, , ; ) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ (còn gọi là phái "Yellow Hat" - Mũ Vàng trong tiếng Anh), một trường phái mới nhất và chiếm ưu thế nhất trong bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng.
Đạt-lại Lạt-ma đã truyền được đến người thứ 14 và hiện tại là Tenzin Gyatso, sống như một người tị nạn ở Ấn Độ. Đạt-lại Lạt-ma được cho là hóa thân của Quán Thế Âm, vị Bồ tát của lòng từ bi.
Tên gọi
Cái tên "Đạt-lại Lạt-ma" là sự kết hợp của từ dalai (đạt-lại) trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là "đại dương" hoặc "biển cả" (xuất phát từ danh hiệu Mông Cổ hoặc , được dịch là Gyatso hoặc rgya-mtsho trong tiếng Tây Tạng) và từ Tây Tạng () được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू có nghĩa là "bậc thầy". "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả".
Đạt-lại Lạt-ma còn được biết đến trong tiếng Tây Tạng là Rgyal-ba Rin-po-che (tạm dịch: Nhà chinh phục quý giá), hoặc với cách viết đơn giản hơn là Rgyal-ba.
Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 达赖喇嘛 (Dá lài lǎ ma). Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma.
Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín (Người bảo vệ đức tin), Huệ Hải (Biển lớn của trí tuệ), Pháp vương (Vua của Chánh Pháp), Như ý châu (Viên bảo châu như ý),...
Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ A Nhĩ Thản Hãn phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.
Lịch sử
Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa).
Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc, kể cả người trong các nước Tây phương.
Danh sách các vị Đạt-lai Lạt-ma
Gendun Drup (Căn-đôn Châu-ba, དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, 1391–1474)
Gendun Gyatso (Căn-đôn Gia-mục-thố, དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་, 1475–1542)
Sonam Gyatso (Toả-lãng Gia-mục-thố, བསོད་ནམས་རྒྱ་མཚོ་, 1543–1588)
Yonten Gyatso (Vinh-đan Gia-mục-thố, ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་, 1589–1616)
Ngawang Lobsang Gyatso (La-bốc-tạng Gia-mục-thố, ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1617–1682)
Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683–1706)
Kelzang Gyatso (Cách-tang Gia-mục-thố, བསྐལ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1708–1757)
Jamphel Gyatso (Khương-bạch Gia-mục-thố, འཇམ་དཔལ་རྒྱ་མཚོ་, 1758–1804)
Lungtok Gyatso (Long-đa Gia-mục-thố, ལུང་རྟོགས་རྒྱ་མཚོ་, 1806–1815)
Tsultrim Gyatso (Sở-xưng Gia-mục-thố, ཚུལ་ཁྲིམས་རྒྱ་མཚོ་, 1816–1837)
Khedrup Gyatso (Khải-châu Gia-mục-thố, མཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་, 1838–1856)
Trinley Gyatso (Thành-liệt Gia-mục-thố, འཕྲིན་ལས་རྒྱ་མཚོ་, 1856–1875)
Thubten Gyatso (Thổ-đan Gia-mục-thố, ཐུབ་བསྟན་རྒྱ་མཚོ་, 1876–1933)
Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་, 1936–nay)
Xem thêm
Hoá thân
Cách-lỗ phái
Phật giáo Tây Tạng
Tham khảo
Thư mục
Phật giáo Tây Tạng
Phật học
Đại sư Phật giáo |
8831 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2o%20%E1%BA%A3nh | Ảo ảnh | Ảo ảnh trong tiếng Việt có nghĩa gốc là ấn tượng thị giác không tương ứng với vật thể có thật. Nghĩa này được dùng trong các từ như:
Ảo ảnh trên sa mạc
Ảo ảnh, bài hát nằm trong album hát đôi cùng tên của Hồ Ngọc Hà và Đức Tuấn
Suy rộng, từ ảo ảnh có thể chỉ những nhận thức không phù hợp thực tế như trong:
Ảo ảnh trong Phật giáo
Hiện tượng quang học |
8848 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91i%20cao%20Ph%C3%A1p%20vi%E1%BB%87n%20Hoa%20K%E1%BB%B3 | Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ | Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (tiếng Anh: Supreme Court of the United States, viết tắt: SCOTUS), hay Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, là toà án liên bang cao nhất tại Hoa Kỳ, có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ, và có tiếng nói quyết định trong các tranh tụng về luật liên bang, cùng với quyền tài phán chung thẩm (có quyền tuyên bố các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ và của các Viện lập pháp tiểu bang, hoặc các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến).
Là định chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, Tối cao Pháp viện là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp. Tất cả tòa án liên bang khác được thành lập bởi quốc hội. Thẩm phán của Tối cao Pháp viện (hiện nay có chín người) được bổ nhiệm trọn đời bởi đề cử của tổng thống và sự phê chuẩn của Thượng viện. Một trong chín thẩm phán được chọn làm Chủ tịch Pháp viện hay Chánh Án (Chief Justice).
Cơ cấu và quyền lực
Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định những trường hợp được đưa ra xét xử trước toà tối cao cũng như nhiệm kỳ của thẩm phán toà tối cao. Khoản I viết "Quyền tài phán của Hoa Kỳ được dành cho một toà tối cao", và ấn định nhiệm kỳ trọn đời cho các thẩm phán của toà án này, "trong khi họ có tư cách tốt" (nghĩa là các thẩm phán có thể bị luận tội nhưng không thể bị cách chức vì các lý do khác), và lương bổng của họ cũng không bị cắt giảm khi đang nhiệm chức. Những quy định này của Hiến pháp là nhằm bảo vệ tính độc lập của các thẩm phán khi đưa ra các phán quyết.
Điều III dành cho toà tối cao quyền xét xử tất các vụ án liên quan đến luật pháp và luật bất thành văn theo hiến pháp, các luật của Hoa Kỳ và các hiệp ước; tất cả vụ án liên quan đến các đại sứ, bộ trưởng và các lãnh sự; tất cả vụ án về các vùng biển; các vụ tranh chấp mà Hoa Kỳ là một bên; các tranh tụng giữa hai hay nhiều tiểu bang; giữa một tiểu bang và các công dân thuộc các tiểu bang khác...
Như vậy, thẩm quyền tài phán của toà tối cao được giới hạn trong các vụ án hoặc tranh tụng trong phạm vi luật liên bang. Toà án liên bang có thể xét xử các vụ tranh tụng giữa công dân của các bang khác nhau. Trong trường hợp này, tòa liên bang, bao gồm toà tối cao, phán quyết theo luật tiểu bang. Thí dụ, một cư dân Texas có thể kiện một công ty ở California vi phạm luật bang Texas.
Đa số các trường hợp được đem ra trước Tối cao Pháp viện là các vụ kháng án, chuyển đến từ các toà tối cao tiểu bang hay các toà liên bang.
Tuy không được ghi trong hiến pháp, toà tối cao, cũng như tất cả tòa liên bang, được công nhận quyền tài phán chung thẩm. Vào năm 1803 trong vụ án Marbury kiện Madison, toà tối cao đã vô hiệu hoá một số đạo luật được thông qua bởi Quốc hội, cho rằng Quốc hội đã vượt quá quyền hiến định của mình. Trong vụ Fletcher kiện Peck (1810) lần đầu tiên toà tối cao đã phán quyết một đạo luật được thông qua bởi một viện lập pháp tiểu bang là vi phạm hiến pháp, nhân đó mở rộng quyền tài phán của toà tối cao đến các đạo luật và nghị định của chính quyền tiểu bang. Dù ít được sử dụng trong thời gian đầu, quyền này lại được toà tối cao hành xử thường xuyên trong những thập niên gần đây.
Hiến pháp không quy định số lượng thẩm phán cho Tối cao Pháp viện, Quốc hội thực thi quyền này. Lúc đầu, tổng số thẩm phán được Đạo luật Judiciary năm 1789 ấn định là sáu người. Khi đất nước được mở rộng, con số thẩm phán của tòa tối cao gia tăng dần theo số lượng tòa án khu vực. Năm 1807, số thẩm phán là bảy người, lên đến chín người năm 1837, rồi mười người năm 1863. Đến năm 1866, vì không muốn phê chuẩn các bổ nhiệm của Tổng thống Andrew Johnson, Quốc hội thông qua đạo luật Judicial Circuits, theo đó sẽ không bổ nhiệm người thay thế cho ba thẩm phán sắp về hưu; như thế, số thẩm phán dần dà chỉ còn lại bảy người; một vị trí bị huỷ bỏ năm 1866, vị trí thứ hai năm 1867. Trước khi chiếc ghế thứ ba bị dời đi, Quốc hội đã kịp thông qua luật Circuit Judges năm 1869, ấn định số thẩm phán ở con số chín (một chánh án và tám thẩm phán), con số này được duy trì cho đến ngày nay.
Với dự luật Cải tổ Tư pháp năm 1937, Tổng thống Franklin D. Roosevelt muốn mở rộng tòa tối cao, cho phép tổng thống bổ nhiệm thêm một người cho mỗi thẩm phán đã đến tuổi bảy mươi mà không muốn về hưu, như vậy số thẩm phán có thể lên đến tối đa là mười lăm người. Có vẻ như tổng thống muốn làm giảm bớt gánh nặng trên vai các thẩm phán cao tuổi, nhưng nhiều người tin rằng Roosevelt chỉ muốn đem vào tòa tối cao những người ủng hộ chính sách New Deal của ông. Trước đây, New Deal đã bị Tối cao Pháp viện tuyên bố là vi hiến. Đề án này của Roosevelt không được quốc hội thông qua. Dù vậy, thời kỳ lâu dài của Roosevelt tại Tòa Bạch Ốc cho phép ông bổ nhiệm tám thẩm phán (chỉ sau George Washington), và đưa một thẩm phán lên vị trí Chánh án Tối cao Pháp viện.
Bổ nhiệm
Đề cử
Bổ nhiệm thẩm phán cho toà tối cao là một quy trình mang nhiều yếu tố chính trị và luôn luôn gây tranh cãi. Hiện nay có chín vị trí trong tòa, con số này đã được xác lập từ năm 1869, dù nó có thể bị thay đổi bởi Quốc hội. Tiến trình bổ nhiệm bắt đầu khi một thẩm phán qua đời, từ chức, về hưu hay bị bãi nhiệm vì bị luận tội và bị kết án (điều này chưa bao giờ xảy ra). Tính trung bình cứ hai năm thì có một chỗ khuyết, nhưng không phải luôn luôn như vậy.
Như một quy luật, tổng thống sẽ đề cử vào Tối cao Pháp viện những người đồng quan điểm với mình, với ít nhiều nhượng bộ, để bảo đảm sự đề cử sẽ được thông qua tại Thượng viện, thường thì các ứng viên có quan điểm cực đoan ít có cơ may được phê chuẩn. Các ứng cử viên thường được chọn từ tòa kháng án liên bang, tòa án tiểu bang, nhánh hành pháp, Quốc hội hoặc giới trí thức khoa bảng.
Tuy nhiên, trong thực tế có không ít các quyết định của thẩm phán đi ngược lại những mong đợi của người bổ nhiệm, nổi tiếng nhất là trường hợp Chánh án Earl Warren, Tổng thống Eisenhower mong đợi ông sẽ trung thành với lập trường bảo thủ, nhưng các quyết định của Warren đã chứng tỏ ông là một trong số những thẩm phán có khuynh hướng tự do nhất trong lịch sử Tối cao Pháp viện. Về sau, Eisenhower chua chát thú nhận việc bổ nhiệm Warren là "sai lầm lớn nhất tôi từng mắc phải." Bởi vì Hiến pháp không ấn định bất kỳ tiêu chuẩn nào cho chức vụ thẩm phán tòa tối cao, tổng thống có thể đề cử bất cứ ai. Song, ứng viên cho chức vụ này cần có được sự chuẩn thuận của Thượng viện, nghĩa là cần thuyết phục đa số thượng nghị sĩ tin rằng họ xứng đáng với vị trí phục vụ trọn đời tại thiết chế tư pháp tối cao của quốc gia.
Phê chuẩn
Trong lịch sử đương đại, quy trình phê chuẩn thẩm phán tòa tối cao luôn thu hút sự quan tâm của các nhóm có quyền lợi đặc biệt, họ thường vận động các thành viên thượng viện phê chuẩn hoặc bác bỏ tùy theo quá trình hoạt động của ứng viên ấy có phù hợp với quan điểm của họ hay không.
Thủ tục phỏng vấn ứng viên chỉ mới có không lâu. Ứng viên đầu tiên làm chứng trước Ủy ban là Harlan Fiske Stone năm 1925. Có một số thượng nghị sĩ đến từ miền Tây tỏ ra quan ngại về những quan hệ của Stone với Phố Wall, cho biết sẽ chống đối việc phê chuẩn ông. Stone đưa ra một đề nghị còn mới lạ vào lúc ấy, là ông sẽ ra trước Ủy ban Tư pháp để trả lời các câu hỏi, việc này đã bảo đảm cho Stone sự chuẩn thuận của Thượng viện với rất ít chống đối. Ứng viên thứ hai giải trình trước Ủy ban là Felix Frankfurter, ông này ra làm chứng theo yêu cầu của Ủy ban để giải thích về điều ông xem là những vu khống chống lại ông. Quy trình thẩm vấn đang được áp dụng yêu cầu ứng viên bày tỏ lập trường của mình bắt đầu từ vụ phê chuẩn John Marshall Harlan II năm 1955; Harlan được đề cử ngay sau khi tòa tối cao đưa ra phán quyết lịch sử trong vụ án Brown v. Board of Education, và một số thượng nghị sĩ miền Nam cố phong tỏa việc phê chuẩn Harlan, do vậy mà tổ chức phiên điều trần.
Một ứng viên được tổng thống đề cử phải được phê chuẩn bởi đa số phiếu tại Thượng viện, dù quy trình này có thể bị ngăn cản. FBI sẽ kiểm tra nhân thân của ứng viên. Cùng với các nhân chứng, ứng cử viên phải ra trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện để trả lời những câu hỏi như "Quan điểm của ông (bà) về vụ án Roe kiện Wade?" hoặc về hôn nhân đồng tính... Ủy ban sẽ bỏ phiếu để quyết định đề cử người này hay không, sau đó sự việc được chuyển sang Thượng viện. Ban thường trực về tư pháp liên bang của Hội luật sư Hoa Kỳ sẽ thẩm định phẩm chất của ứng viên như tính liêm khiết, năng lực chuyên môn, tính cách của một thẩm phán... Ban này, gồm 15 thẩm phán liên bang (không có thẩm phán toà tối cao), sẽ đưa ra một bản thẩm định – "rất tốt", "tốt" và "không tốt". Đời tư các ứng viên thường bị xét nét đến từng chi tiết.
Toàn thể Thượng viện họp lại để xem xét; chỉ cần một đa số tương đối (quá bán) là đủ để quyết định chuẩn thuận hoặc bác bỏ sự đề cử. Trong suốt lịch sử, Thượng viện chỉ bác bỏ mười hai trường hợp. Gần đây nhất là biểu quyết của Thượng viện năm 1987 bác bỏ việc đề cử Robert Bork.
Không phải tất cả đề cử đều được biểu quyết tại Thượng viện. Một khi Thượng viện bắt đầu thảo luận về sự đề cử, những người chống đối có thể tìm cách kéo dài cuộc tranh luận để ngăn không cho biểu quyết. Cho đến nay vẫn chưa có việc đề cử thẩm phán nào bị ngăn không biểu quyết. Tuy nhiên, năm 1968 Tổng thống Lyndon Johnson đã thất bại trong nỗ lực đề cử thẩm phán Abe Fortas vào vị trí chánh án thay thế Earl Warren.
Tổng thống cũng có thể rút lại danh sách đề cử trước khi Thượng viện bỏ phiếu. Điều này xảy ra khi tổng thống cảm thấy ứng viên của mình không có đủ cơ may để được phê chuẩn. Gần đây nhất, Tổng thống George W. Bush rút tên Harriet Miers trước khi phiên điều trần bắt đầu, do những quan ngại về khả năng Miers sẽ bị thẩm vấn về việc bà từng tiếp cận các tư liệu nội bộ của nhánh hành pháp khi đang là cố vấn pháp luật cho Nhà Trắng. Năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan rút lại sự đề cử dành cho Douglas H. Ginsburg vì những cáo buộc về việc sử dụng ma túy.
Cho đến năm 1981, thủ tục phê chuẩn thường diễn ra mau chóng. Từ chính phủ Truman đến Nixon, các ứng viên được phê chuẩn trong vòng một tháng. Tuy nhiên, kể từ chính phủ Reagan cho đến nay, quy trình này kéo dài hơn. Một số suy đoán cho rằng ấy là do vai trò của chính trị của các thẩm phán ngày càng gia tăng.
Thủ tục
Mỗi năm, Tối cao Pháp viện bắt đầu làm việc vào thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, kéo dài cho đến tháng Sáu hay tháng 7 năm sau.
Muốn khởi kiện hay biện hộ tại toà tối cao, luật sư (attorney) phải là thành viên của luật sư đoàn toà tối cao. Muốn được thu nhận vào luật sư đoàn toà tối cao, ứng viên phải có thâm niên ít nhất ba năm trong đoàn luật sư của toà tối cao tiểu bang, phải được giới thiệu bởi hai thành viên của đoàn luật sư toà tối cao (hai người này không có liên hệ huyết thống hay hôn nhân với người được giới thiệu), không bị kỷ luật bởi tòa án hay bởi luật sư đoàn.
Khi ra phán quyết, mỗi thẩm phán trình bày ý kiến của mình bằng văn bản; tất cả văn bản này được công bố cho công chúng. Thường thì có một quan điểm cho đa số, được gọi là "Quan điểm của Toà", kèm theo đó là ý kiến "tương đồng" (thuận với phán quyết nhưng vì những lý do khác) và ý kiến bất đồng (không đồng ý với phán quyết).
Tập tục công bố quan điểm của toà bắt đầu từ nhiệm kỳ của chánh án toà tối cao Justin Marshall vào đầu thế kỷ 19. Trước đó, mỗi thẩm phán tự công bố ý kiến của mình.
Thành viên
Các Thẩm phán đương nhiệm
Tối cao Pháp viện hiện có 9 thẩm phán, gồm Chánh án John Roberts và 8 Thẩm phán Đồng nhiệm. Trong số các thành viên hiện tại, Clarence Thomas là Thẩm phán phục vụ lâu nhất với ngày, tức tính đến ; Thẩm phán gần đây nhất tham gia Tòa án là Ketanji Brown Jackson, người bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Độ dài nhiệm kỳ
Đồ hoạ này chỉ miêu tả độ dài nhiệm kỳ của từng Thẩm phán, nhưng không phải địa vị vì Chánh án luôn cao cấp hơn Thẩm phán Đồng nhiệm.
Lương
Đến năm 2020, thẩm phán tòa tối cao nhận 265.600 USD mỗi năm, riêng chánh án được trả 277.700 USD.
Thâm niên và Địa vị
Trong những phiên họp của tòa tối cao, vị trí của các thẩm phán được ấn định theo tuổi tác: Chánh án ngồi ở vị trí trung tâm, các thẩm phán ở hai bên, thâm niên càng cao càng ngồi gần với chánh án. Như vậy, thẩm phán thâm niên nhất ngồi ngay bên phải chánh án, và người có thâm niên ít nhất ngồi xa nhất về bên trái. Nếu từ góc nhìn của luật sư tranh luận tại tòa, thứ tự vị trí của các thẩm phán hiện tại như sau: Barrett ,Gorsuch, Sotomayor, Thomas, Roberts (Chánh án), Alito, Kagan, Kavanaugh và Jackson.
Trong các phiên họp kín, các thẩm phán phát biểu và bỏ phiếu theo thứ tự thâm niên, người đầu tiên là chánh án và người cuối cùng là thẩm phán có thâm niên ít nhất. Vì là họp kín nên thẩm phán có thâm niên ít nhất được giao trách nhiệm phục vụ khi cần thiết, thường là công việc mở cửa và dọn cà phê. Ngoài ra, thẩm phán có thâm niên ít nhất cũng là người có nhiệm vụ chuyển án lệnh của tòa đến tay thư ký tòa. Joseph Story có thành tích phục vụ lâu nhất trong cương vị thẩm phán có thâm niên ít nhất, từ ngày 3 tháng 2 năm 1812 đến ngày 1 tháng 9 năm 1823, tổng cộng là 4 228 ngày. Thẩm phán Stephen Breyer được xếp kế tiếp, kém kỷ lục của Story chỉ có 29 ngày, khi Thẩm phán Samuel Alito vào Tối cao Pháp viện và thay thế Breyer ở vị trí này vào ngày 31 tháng 1 năm 2006.
Khuynh hướng
Trong khi các thẩm phán không đại diện hoặc chấp nhận lập trường chính thức của các chính đảng, như tại hai nhánh lập pháp và hành pháp, họ thường được xếp vào các nhóm chính trị và pháp lý có quan điểm khác nhau chẳng hạn như nhóm bảo thủ, trung dung, hoặc cấp tiến. Các hình dung từ này chỉ biểu thị khuynh hướng tư pháp, không phải chính trị hoặc lập pháp.
Tòa án do Chánh án Roberts lãnh đạo hiện tại là một trong những nhiệm kỳ tòa án bảo thủ nhất lịch sử Hoa Kỳ. Sáu trong số chín thẩm phán đương nhiệm được bổ nhiệm bởi các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa, ba người còn lại nhận sự bổ nhiệm từ các tổng thống Dân chủ. Nhiều người tin rằng Chánh án Roberts và các thẩm phán Thomas, và Alito, Gorsuch, Kavanaugh, Barrett hình thành nhóm bảo thủ trong tòa. Các thẩm phán Sotomayor, Kagan và Jackson được xem là cánh cấp tiến.
Về hưu
Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng các thẩm phán Tối cao Pháp viện đều có những tính toán chiến lược khi quyết định nghỉ hưu. Những cân nhắc này chịu tác động bởi các yếu tố cá nhân, đảng phái và cơ chế. Các quan ngại về sự suy nhược trí tuệ khi cao tuổi cũng thường là động cơ thúc đẩy các thẩm phán muốn về hưu. Áp lực muốn tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của tòa tối cao được kể là một nhân tố khác. Sau cùng, các thẩm phán thường quyết định rút lui vào thời điểm thuận lợi nhất, nghĩa là vào lúc tổng thống và quốc hội có thể bổ nhiệm thẩm phán thay thế là người có cùng quan điểm với người ra đi.
Lịch sử
Tối cao Pháp viện đã tích luỹ quyền lực hiện có suốt trong nhiệm kỳ của chánh án John Marshall. Ông được đề cử bởi John Adams trong những ngày cuối của nhiệm kỳ tổng thống của Adams. Là đối thủ chính trị của những người Cộng hoà theo Jefferson, Marshall đưa ra một số quan điểm mà những người này cho là không thích hợp, nhằm củng cố quyền lực của ngành tư pháp bằng cách làm suy giảm thanh thế của hành pháp và khẳng định sức mạnh độc quyền của ngành tư pháp trong việc giải thích hiến pháp. Vụ án Marbury kiện Madison (1803) là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử toà tối cao, bắt đầu áp dụng quyền tài phán chung thẩm, cho phép toà tối cao bác bỏ các đạo luật của Quốc hội, theo quan điểm của toà, là vi hiến.
Trụ sở
Phiên họp đầu tiên của Tối cao Pháp viện được triệu tập vào ngày 1 tháng 2 năm 1790 tại toà nhà Merchants Exchange, Thành phố New York, sau dời về Philadelphia và cuối cùng là Washington, D.C. khi nơi này được chọn làm thủ đô của Hoa Kỳ. Phần lớn trong thời gian hiện hữu của mình, toà tối cao phải làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau trong Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội), nhiều nhất là ở Thượng viện (và trong một thời gian ngắn, phải dời về một căn nhà tư nhân vì điện Capitol bị hoả hoạn trong cuộc chiến năm 1812).
Rốt cuộc, vào năm 1935 toà tối cao mới được yên vị tại một toà nhà riêng tương xứng với địa vị độc lập trong cấu trúc tam quyền phân lập của Chính phủ Hoa Kỳ, theo yêu cầu cấp bách của William Howard Taft, người từng đảm nhiệm cả hai chức vụ đứng đầu ngành hành pháp và tư pháp: Tổng thống Hoa Kỳ (1909-1913) và Chánh Án Tối cao Pháp viện (1921-1930).
Tòa nhà bốn tầng được thiết kế theo phong cách cổ điển hài hòa với các tòa nhà xung quanh thuộc khu phức hợp Capitol và Thư viện Quốc hội. Bên trong tòa nhà là Phòng Xử án, văn phòng các thẩm phán, một thư viện rộng lớn, nhiều phòng họp, và các dịch vụ phụ trợ như cửa hàng, cafeteria và một phòng tập thể dục. Bên ngoài lát lớp đá hoa cương khai thác từ Vermont. Toà nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Cass Gilbert; công việc xây cất mất ba năm, từ năm 1932 đến 1935. Dù tọa lạc trong khuôn viên của Khu Kiến trúc đồi Capitol, thiết chế tư pháp này có lực lượng cảnh sát riêng, Cảnh sát Tối cao Pháp viện, hoạt động độc lập với Cảnh sát Capitol.
Chú thích
Tham khảo
American Bar Association. (2002). "The ABA Standing Committee on Federal Judiciary: What It Is and How it Works."
Joan Biskupic and Elder Witt. (1997). Congressional Quarterly’s Guide to the U.S. Supreme Court. Washington, D.C.: Congressional Quarterly Press.
The Constitution of the United States.
Kermit L. Hall, et al. (1992). The Oxford Companion to the Supreme Court of the United States. New York: Oxford University Press.
Harvard Law Review Assn., The Bluebook: A Uniform System of Citation (17th Ed. 2000).
Peter Irons. (2000). A People's History of the Supreme Court. New York: Penguin.
Martin v. Texas, 200 U.S. 316, 26 S.Ct. 338, 50 L.Ed. 497 (1906).
William Rehnquist (1987). The Supreme Court. New York: Knopf.
The Rules of the Supreme Court of the United States (2005 ed.) (pdf).
Catherine Hetos Skifos. The Supreme Court Gets a Home
Snowden v. Hughes, 321 U.S. 1, 64 S.Ct. 397, 88 L.Ed. 497 (1944).
Charles Warren. (1924). The Supreme Court in United States History. (3 volumes). Boston: Little, Brown and Co.
Bob Woodward, and Scot Armstrong. (1979). The Brethren: Inside the Supreme Court. New York: Simon & Schuster.
The Supreme Court of the United States
The Court Building
Đọc thêm
Beard, Charles A. The Supreme Court and the Constitution. Dover Publications, 2006. ISBN 0-486-44779-0.
Garner, Bryan A. Black's Law Dictionary. Deluxe 8th ed. West, 2004. ISBN 0-314-15199-0.
Irons, Peter. A People's History of the Supreme Court. New York: Viking, 1999. ISBN 0-670-87006-4.
McCloskey, Robert G. The American Supreme Court. Fourth Edition. Chicago: University of Chicago Press, 2005. ISBN 0-226-55682-4.
Rehnquist, William H. The Supreme Court. New York: Knopf, 2001. ISBN 0-375-40943-2.
Urofsky, Melvin and Paul Finkelman. A March of Liberty: A Constitutional History of the United States. 2 vols. New York: Oxford, 2001. ISBN 0-19-512637-8 & ISBN 0-19-512635-1.
Liên kết ngoài
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
The Supreme Court Historical Society. Official Homepage.
Legal Information Institute Supreme Court Collection.
FindLaw Supreme Court Opinions.
Oyez Project Supreme Court Multimedia.
U.S. Supreme Court Decisions (v. 1+) Justia, Oyez and U.S. Court Forms.
Supreme Court Records and Briefs - Cornell Law Library
History of the U.S. Supreme Court , sponsored by New York Life Insurance Company
Milestone Cases in Supreme Court History.
Supreme Court Justices.
Teaching about the United States Supreme Court. ERIC Digest.
Teaching about Landmark Dissents in United States Supreme Court Cases. ERIC Digest.
Teaching the Law Using United States Supreme Court Cases. ERIC Digest.
The Unidimensional Supreme Court
Supreme Court Zeitgeist
A Question of Law: The John Roberts Supreme Court (video)
Supreme Court Series on PBS
Outdoor sculpture of the Supreme Court
Tư pháp Hoa Kỳ
Chính phủ Hoa Kỳ
Bài Hoa Kỳ chọn lọc
Tòa án tối cao quốc gia |
8851 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20danh%20s%C3%A1ch | Danh sách danh sách | Danh sách là một bảng liệt kê một chiều, có thể có thứ tự, các khái niệm.
Dưới đây là những danh sách có trong Wikipedia tiếng Việt.
Âm nhạc
Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển
Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc
Tuyển tập nhạc Chúc tụng của Schemelli
Danh sách bài hát thu âm bởi Queen
500 bài hát vĩ đại nhất (danh sách của Rolling Stone)
Các cuộc thi sắc đẹp
Danh sách Hoa hậu Thế giới
Danh sách Hoa hậu Hoàn vũ
Danh sách Hoa hậu Quốc tế
Danh sách Hoa hậu Trái Đất
Danh sách đại diện của Việt Nam tại các cuộc thi sắc đẹp lớn
Danh sách đại diện của Mỹ tại các cuộc thi sắc đẹp lớn
Điện ảnh
Danh sách phim được xem là hay nhất
Danh sách điện ảnh theo quốc gia
Mỹ
Loạt danh sách 100 năm... của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 phim giật gân của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 phim lãng mạn của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 ca khúc trong phim của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 năm nhạc phim của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 phim truyền cảm hứng của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 năm phim ca nhạc của Viện phim Mỹ
Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ (phiên bản kỷ niệm 10 năm)
Danh sách 10 phim hay nhất thuộc 10 thể loại của Viện phim Mỹ
Danh sách các bộ phim dựa trên Marvel Comics
Trung Quốc
Danh sách diễn viên Trung Quốc
Hàn Quốc
Danh sách diễn viên Hàn Quốc
Hồng Kông
Danh sách diễn viên Hồng Kông
Danh sách phim của Thành Long
Đài Loan
Danh sách diễn viên Đài Loan
Nhật Bản
Danh sách nam diễn viên Nhật Bản
Danh sách nữ diễn viên Nhật Bản
Việt Nam
Danh sách phim điện ảnh Việt Nam
Danh sách diễn viên Việt Nam
Argentina
Danh sách các bộ phim của Argentina những năm 1930
Truyền hình và giải trí
Truyền hình
Danh sách thí sinh tham gia America's Next Top Model
Danh sách bài hát trong Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol (Mùa 2)
Danh sách thần tượng Nhật Bản
Danh sách thần tượng áo tắm Nhật Bản
Danh sách các kênh Cartoon Network quốc tế
Danh sách kênh truyền hình của VTC
Danh sách kênh truyền hình của VTVCab
Danh sách các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam
Danh sách kênh truyền hình tại Việt Nam
Danh sách trạm phát sóng truyền hình analog tại Việt Nam
Truyện tranh
Danh sách mangaka
Danh sách manga bán chạy nhất
Danh sách tác giả manga
Danh sách chương truyện Đội quân Doraemon đặc biệt
Danh sách nhân vật trong Little Busters!
Danh sách nhân vật trong Doraemon
Danh sách nhân vật trong Naruto
Danh sách nhân vật phụ trong Naruto
Danh sách nhân vật trong One Piece
Danh sách nhân vật trong Fairy Tail
Danh sách nhân vật trong Bảy viên ngọc rồng
Danh sách nhân vật trong InuYasha
Danh sách nhân vật trong Bleach
Danh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh Conan
Danh sách nhân vật trong Cardcaptor Sakura
Danh sách nhân vật Noragami
Danh sách nhân vật Sword Art Online
Danh sách nhân vật trong Tsubasa Giấc mơ sân cỏ
Danh sách nhân vật trong Kattobi Itto
Hoạt hình
Danh sách bảo bối trong Doraemon
Danh sách series anime theo số tập
Danh sách nhân vật trong Transformers: Prime
Trò chơi điện tử
Danh sách trò chơi Nintendo Switch
Danh sách trò chơi Wii
Danh sách trò chơi điện tử do Key phát triển
Danh sách trò chơi điện tử Doraemon
Danh sách trò chơi của Strategy First
Danh sách trò chơi của Electronic Arts
Danh sách trò chơi của 505 Games
Danh sách trò chơi theo năm
Danh sách trò chơi điện tử Naruto
Danh sách trò chơi của Paradox Interactive
Danh sách trò chơi của Climax Studios
Chính trị
Các Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức
Các Tổng thống Hoa Kỳ
Các Thủ tướng Anh
Các Thủ tướng Canada
Danh sách chính đảng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Các Thủ tướng Việt Nam
Danh sách Bí thư tỉnh thành Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015
Danh sách Bí thư tỉnh thành Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020
Danh sách Bí thư tỉnh thành Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025
Khoa học tự nhiên
Toán học
Các nhà toán học
Vật lý
Các nhà vật lý
Những người đoạt giải Nobel Vật lý
Danh sách màu
Hóa học
Những người đoạt giải Nobel Hóa học
Các nhà hóa học
Danh sách nguyên tố hóa học theo tên
Sinh học
Danh sách những cây cần ưu tiên
Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam
Danh sách sinh vật được đặt tên theo người nổi tiếng
Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam
Thiên văn học
Danh sách các chòm sao
Danh sách các nhà thiên văn học
Khí tượng học
Danh sách 24 tiết khí trong lịch các nước phương đông
Danh sách các kỷ lục xoáy thuận nhiệt đới
Danh sách quốc gia theo lượng khí thải carbon dioxide
Địa lý/Địa chất
Danh sách các nước trên thế giới
Các bài quốc ca trên thế giới
Danh sách các nước không còn nữa
Danh sách các nước theo số dân
Danh sách các niên đại địa chất
Danh sách các nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc
Khoa học xã hội
Lịch sử
Vua Việt Nam
Danh sách quân chủ Pháp
Danh sách vua nhà Nguyên
Danh sách vua của đế quốc Ottoman
Danh sách vua nhà Minh
Danh sách vua nhà Thanh
Danh sách sự kiện lịch sử Trung Quốc
Danh sách các trận đánh trong lịch sử Trung Quốc
Ngôn ngữ học
Các nhà ngôn ngữ học
Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người nói
Bảng thuật ngữ ngôn ngữ học
Bảng thuật ngữ ngữ âm học
Văn học
Danh sách nhà văn Trung Quốc
Danh sách nhà văn Nhật Bản
Danh sách điển tịch văn học cổ điển Trung Quốc
Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
Quân sự
Các Nguyên soái Liên bang Xô viết
Các Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết
Danh sách vũ khí
Danh sách các loại súng
Danh sách các tên lửa
Danh sách máy bay
Các loại vũ khí trong chiến tranh Việt Nam
Danh sách các loại máy bay quân sự của Hoa Kỳ
Danh sách các cuộc xung đột ở châu Âu
Danh sách các cuộc nội chiến
Danh sách các trận đánh Trung Quốc
Danh sách các trận đánh Triều Tiên
Danh sách các trận đánh Nhật Bản
Thể thao
Đua xe đạp
Các nhà vô địch Vòng quanh nước Pháp (Tour de France)
Đua xe hơi
Các nhà vô địch thế giới Công thức 1 (Formula 1)
Quần vợt
Danh sách vô địch đôi Wimbledon
Danh sách vô địch đôi nam nữ Wimbledon
Danh sách vô địch đơn nam Wimbledon
Danh sách vô địch đơn nữ Wimbledon
Những người đoạt Grand Slam quần vợt
Tôn giáo
Danh sách 28 tổ Thiền tông Ấn Độ
Danh sách 6 tổ Thiền tông Trung Hoa
Ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật hay một vị Chuyển Luân Vương
12 lời nguyện của Phật Dược Sư Lưu Li Quang
48 lời nguyện của Phật A Di Đà
Tám mươi vẻ đẹp của Phật
Danh sách các vị Đạt Lai Lạt Ma
Danh sách các giáo hoàng
Danh sách thánh Kitô giáo
Danh sách Thánh Công giáo Việt Nam
Danh sách Giám mục người Việt
Y tế
Những người đoạt giải Nobel Y học
Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin
Truyền thông thông tin
Danh sách các đài truyền hình ở Nam Mỹ
Danh sách báo chí Trung Quốc
Các danh sách khác
Danh sách Han
Những người đoạt giải Nobel
Danh sách 64 quẻ của Kinh Dịch
Danh sách một số họ phổ biến
Các nước xuất khẩu cà phê
Danh sách các thành phố tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo dân số
Danh sách các trò chơi truyền thống của Việt Nam
Danh sách trò chơi truyền thống Nhật Bản
Danh sách thuật ngữ tiếp thị
Trang chắc chắn được liệt kê
Danh sách các danh sách - đây là một danh sách các danh sách, nên nó chứa chính nó.
Chú thích
Tham khảo
Tham khảo |
8854 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20so%C3%A1i%20Li%C3%AAn%20X%C3%B4 | Nguyên soái Liên Xô | Nguyên soái Liên bang Xô viết (tiếng Nga: Маршал Советского Союза - Marshal Sovietskogo Soyuza), thường được gọi tắt là Nguyên soái Liên Xô, là quân hàm tướng lĩnh cao cấp bậc nhất của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Quân hàm Nguyên soái Liên Xô được đặt ra ngày 22 tháng 9 năm 1935 và là quân hàm cao nhất của Liên Xô cho đến năm 1991.
Trong Hải quân Liên Xô, quân hàm được xem là tương đương quân hàm Nguyên soái Liên Xô là Đô đốc Hải quân Liên Xô. Trong các binh chủng (không quân, pháo binh, thiết giáp, thông tin, công binh), từ năm 1943 đến 1991, có các cấp bậc Nguyên soái binh chủng, được xem là tương đương với cấp Đại tướng. Ngoài ra, cấp bậc Chánh nguyên soái binh chủng (còn gọi là Nguyên soái Tư lệnh binh chủng, Tổng Nguyên soái binh chủng) cao hơn Nguyên soái binh chủng, nhưng vẫn xếp dưới cấp Nguyên soái Liên Xô.
Trong thời gian 1935-1991 có 41 người đã được phong quân hàm này, trong đó 36 người là quân nhân chuyên nghiệp, 4 người là chính khách nắm giữ chức vụ quân sự (Stalin, Beria, Bulganin và Brezhnev), và một người thuộc giới Công nghiệp - Kỹ thuật quân sự là Bộ trưởng Quốc phòng Ustinov.
Với sự tan rã của Liên bang Xô viết vào tháng 12 năm 1991, quân hàm này cũng bị xoá bỏ. Năm 1993, Liên bang Nga đặt ra quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga.
Lịch sử
Quân hàm Nguyên soái được Hội đồng Dân ủy Xô viết (Sovnarkom) thiết lập ngày 22 tháng 9 năm 1935. Ngày 20 tháng 11, năm quân nhân đầu tiên được phong quân hàm này là Dân ủy Quốc phòng và Cựu chiến binh Kliment Voroshilov, Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân Aleksandr Yegorov và ba tướng lĩnh cấp cao, Vasily Blyukher, Semyon Budyonny, Mikhail Tukhachevsky. Sau này ba người trong số đó bị xử tử vào những năm 1937, 1938, đó là Blyukher, Tukhachevsky và Yegorov. Ngày 7 tháng 5 năm 1940, thêm ba tướng lĩnh được phong quân hàm Nguyên soái là Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng Semyon Timoshenko, Tổng Tham mưu trưởng Boris Shaposhnikov và Grigory Kulik.
Trong Thế chiến thứ hai, Timoshenko và Budyonny được cho nghỉ, còn Kulik bị giáng chức vì thiếu khả năng chỉ huy, quân hàm Nguyên soái được phong cho một số vị tướng đã thành danh trên chiến trường như Georgy Zhukov, Aleksandr Vasilevsky và Konstantin Rokossovsky. Năm 1943, Stalin cũng tự phong cho mình quân hàm này, năm 1945, người đứng đầu lực lượng an ninh Lavrentiy Beria cũng được phong Nguyên soái, đây là hai trong số bốn vị gọi là "Nguyên soái chính trị" (được phong hàm lúc không phải là quân nhân). Những người còn lại là Nikolai Bulganin, Leonid Brezhnev.
Sau chiến tranh đã có hai Nguyên soái bị kết án tử hình, đó là Kulik năm 1950 (được truy phục Nguyên soái năm 1957) và Beria năm 1953. Nguyên soái Liên Xô cuối cùng là Dmitry Yazov, được phong năm 1990. Ông qua đời vào năm 2020. Cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, quân hàm này bị bãi bỏ. Hiện nay Liên bang Nga có một quân hàm tương đương là Nguyên soái Liên bang Nga. Người duy nhất hiện giữ quân hàm này là cố Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Sergeyev.
Phân loại
Các Nguyên soái đã được phong có thể được chia làm bốn nhóm:
Những người thành danh trong Cách mạng Tháng Mười. Họ gồm 5 Nguyên soái đầu tiên và những người được phong hàm này gồm: Kliment Voroshilov, Aleksandr Yegorov, Vasily Blyukher, Semyon Budyonny, Mikhail Tukhachevsky. Vào đầu Thế chiến thứ hai thêm 3 nguyên soái được phong gồm: Kulik, Shaposhnikov, Timoshenko.
Những người thành danh trong Thế chiến thứ hai và giữ chức vụ quan trọng trong quân đội Liên Xô giai đoạn sau đó. Có thể kể đến các Nguyên soái Zhukov, Vasilevsky, Koniev, Rokossovsky, Malinovsky, Tolbukhin, Meresskov, Chuikov, Sokolovsky...
Những người nắm giữ các vị trí quan trọng của các lực lượng vũ trang Xô viết trong Chiến tranh Lạnh. Tất cả họ đều là sĩ quan trong Thế chiến thứ hai, trừ Brezhnev là Chính ủy trong quân đội và Ustinov là Giám đốc nhà máy sản xuất vũ khí, ngay cả Yazov khi kết thúc chiến tranh mới chỉ 20 tuổi và cũng chỉ là một Chỉ huy Trung đội. Những người trong số này là Grechko, Yakubovsky, Kulikov, Ogarkov, Akhromeev và Yazov.
Nhóm này gồm các Nguyên soái Tư lệnh các quân/binh chủng. Mặc dù được phong cấp bậc hàm Nguyên soái nhưng quân hàm của họ gắn liền với lĩnh vực chuyên môn như: Nguyên soái pháo binh (Nikolay Nikolayevich Voronov), Nguyên soái xe tăng (Falaleev, Rotmistrov), Nguyên soái không quân (Golovanov, Novikov). Chế độ đãi ngộ đối với người có cấp bậc hàm Nguyên soái Tư lệnh quân/binh chủng cao hơn người có cấp bậc hàm Đại tướng nhưng thấp hơn Nguyên soái của toàn quân.
Danh sách Nguyên soái Liên Xô
Xem thêm
Đại nguyên soái Liên Xô
Chánh nguyên soái binh chủng
Nguyên soái binh chủng
Đại tướng Liên Xô
Chú thích
Nhà quân sự
Lịch sử Nga
Danh sách nhân vật
Quân hàm Liên Xô
Nguyên soái |
8860 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boot%20record | Boot record | Boot record (hay còn gọi là bản ghi khởi động) là một chương trình dùng để khởi động máy tính, chứa mã lệnh thực thi và BPB. Boot record chiếm duy nhất một sector, là sector đầu tiên của một đĩa mềm hay của một primary partition (còn gọi là phân vùng chính) trên đĩa cứng. Sector chứa boot record được gọi là boot sector (tên khác là cung khởi động).
Hoạt động
Khởi động máy tính từ đĩa mềm:
Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong boot sector, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành.
Khởi động máy tính từ đĩa cứng:
Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong master boot record, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này sẽ tìm kiếm phân vùng có quyền khởi động, nếu tìm thấy sẽ nạp boot record của phân vùng đó vào RAM và lại chuyển quyền điều khiển. Chương trình trong boot record này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành.
Cấu trúc
Từ DOS 2.0 trở về sau, 2 bytes cuối của boot record luôn có giá trị là 55AA (hệ thập lục phân).
Lưu ý
Thông tin về boot record trên đây không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ áp dụng cho đĩa cứng và đĩa mềm, và chỉ áp dụng cho các máy tính dựa trên kiến trúc máy tính IBM PC và kiến trúc bộ vi xử lý 8088. Đối với CD, vui lòng tham khảo mục từ El Torito.
Tham khảo
BIOS
Khởi động máy tính |
8861 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20H%E1%BB%AFu%20C%C3%B3 | Nguyễn Hữu Có | Nguyễn Hữu Có (1925–2012) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam vào cuối thập niên 40 ông cũng là một chính khách, từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1965–1967). Ông từng là nhân vật quan trọng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn các tướng lĩnh cầm quyền (1963-1967). Cuối tháng 4 năm 1975, ông tái ngũ với vai trò là người của Thành phần thứ ba để cùng với Tổng thống Dương Văn Minh tìm giải pháp cứu vãn Chế độ Việt Nam Cộng hòa. Giai đoạn sau này, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do. Ông được chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù sau chiến tranh.
Tiểu sử và Binh nghiệp
Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1925 tại Mỹ Tho, miền Nam Việt Nam giai đoạn Thuộc địa Pháp trong một gia đình điền chủ khá giả. Thời học sinh, ông theo học tại trường Quốc học Khải Định, Huế. Đến năm 1939, ông nhập học Trường Thiếu sinh quân Đông Dương Cap Saint-Jacques.
Tháng 4 năm 1943, ra trường được cấp chứng chỉ tốt nghiệp tương đương với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Ngay sau đó, ông gia nhập vào Quân đội Thuộc địa. Sau khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông bỏ ngũ tham gia Việt Minh một thời gian ngắn. Năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam kỳ, ông tái ngũ và tiếp tục phục vụ Quân đội Pháp cho đến ngày được cử đi học sĩ quan.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Năm 1948, Quốc gia Việt Nam chính thức ra đời, ông được cử theo học khóa 1 tại trường Võ bị Quốc gia ở Huế, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa. Ông tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Sau khi tốt nghiệp, ông cùng 9 sĩ quan trẻ người Việt có thành tích học tập tốt nhất được đưa sang Pháp học tiếp 1 năm tại trường École d'Application d'Infanterie ở tỉnh Bretagne. Trong số này có các Thiếu úy Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Tôn Thất Đính... về sau đều giữ những vai trò quan trọng trong chính trường Việt Nam Cộng hòa.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Sau khi về nước năm 1950, ông được thăng cấp Trung úy và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân Gia Định. Năm 1952, ông chuyển ngạch sang phục vụ Quân đội Quốc gia, được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Tháng 7 năm 1953, ông bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân lại cho Đại úy Cao Minh Điến. Sau đó ông được chuyển ra vùng Bùi Chu, Nam Định ở miền Bắc với nhiệm vụ cùng với các sĩ quan cao cấp khác tổ chức lại các Tiểu đoàn Khinh quân để làm nòng cốt thành lập Liên đoàn 31 Bộ binh biệt lập. Ngày 16 tháng 4 năm 1954, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Bộ binh thay thế Trung tá Tôn Thất Đính. Sau Hiệp định Genève (20 tháng 7) năm 1954, ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam, đóng quân ở Quảng Nam.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Ngày 1 tháng 1 năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Tư lệnh đầu tiên Sư đoàn 31 Bộ binh tân lập vừa được thành lập tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Ngày 15 tháng 6 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 31 lại cho Đại tá Tôn Thất Xứng. Ngay sau đó ông được chuyển về miền Nam giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phân khu miền Đông Nam phần.
Sau một thời gian ngắn, Quân đội Việt Nam Cộng hòa được cải danh từ Quân đội Quốc gia (cuối tháng 10 năm 1955). Tháng 4 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá, Chỉ huy phó Chiến dịch Bình định miền Đông Nam phần do Thiếu tướng Văn Thành Cao làm Chỉ huy trưởng.
Năm 1957, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Mãn khóa học về nước, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 16 Khinh chiến đồn trú ở Cao nguyên Trung phần. Cuối tháng 3 năm 1959, Sư đoàn 16 giải tán, ông được chuyển đi làm Tham mưu trưởng Quân đoàn II tại Ban Mê Thuột thay thế Đại tá Nguyễn Văn Mạnh.
Đệ nhị Cộng hòa và thời kỳ loạn tướng
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong 2 Đại tá chủ chốt (người còn lại là Đại tá Nguyễn Văn Thiệu). Ngay khi đảo chính vừa nổ ra, ông lập tức được điều về Mỹ Tho tước quyền chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ binh của Đại tá Bùi Đình Đạm và cho di chuyển các chiếc phà Mỹ Thuận nhằm ngăn không cho lực lượng của Quân đoàn IV có thể về Sài Gòn cứu viện cho Tổng thống Diệm. Đảo chính thành công, ngày 2 tháng 11 ông được thăng Thiếu tướng và được cử làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Đồng thời ông được kiêm nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng do tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 1964, ông ngả về phe các tướng làm chỉnh lý do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, lật đổ các tướng lãnh đạo trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Hai tháng sau ngày Chỉnh lý, ông được lệnh bàn giao Quân đoàn IV lại cho thiếu tướng Dương Văn Đức. Ngày 15 tháng 9 cùng năm, ông được tướng Khánh bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng 2 chiến thuật thay thế trung tướng Đỗ Cao Trí.
Cùng với các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, ông được xem là một trong những thủ lĩnh của nhóm tướng trẻ ủng hộ tướng Khánh nắm quyền. Tuy nhiên, trước tham vọng quyền lực cũng như sự bất lực của tướng Khánh trong việc ổn định tình hình, năm 1965, nhóm tướng trẻ đã làm áp lực buộc tướng Khánh phải lưu vong, trao quyền cho Thủ tướng Phan Huy Quát. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 6 năm 1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát đồng loạt từ chức giao quyền hành cho Hội đồng Quân lực (hậu thân của Hội đồng Quân nhân Cách mạng). Cũng trong ngày 12, Hội đồng Quân lực họp bàn để thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Ủy ban Hành pháp Trung ương.
Thượng tuần tháng 6 năm 1965, ông bàn giao Quân đoàn II lại cho Thiếu tướng Vĩnh Lộc (nguyên Tư lệnh Biệt khu Thủ đô). ngay sau đó, ông được bầu làm Phó chủ tịch của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, đồng thời là Tổng ủy viên Chiến tranh kiêm Ủy viên Quốc phòng của Ủy ban Hành pháp Trung ương, ông trở thành nhân vật thứ 3 trong Hội đồng Quân lực, sau tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ngày 15 tháng 7, ông được Hội đồng Quân lực cử kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng thay tướng Thiệu, đến ngày 15 tháng 10 thì thôi kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng và được cử làm Đệ nhất Phó chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (cách gọi khác là Phó thủ tướng). Người thay ông ở cương vị Tổng tham mưu trưởng là Thiếu tướng Cao Văn Viên. Tháng 11 cùng năm, ông được thăng Trung tướng.
Ngày 6 tháng 2 năm 1966, ông tháp tùng phái đoàn do Trung tướng Thiệu và Thiếu tướng Kỳ làm trưởng và phó đoàn, hướng dẫn đi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson tại Honolulu thuộc Tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ tại bắc Thái Bình Dương.
Cùng được thăng cấp Trung tướng bấy giờ là tướng Nguyễn Chánh Thi, Đại biểu chính phủ tại Trung phần. Tuy nhiên, tại miền Trung, tướng Thi đã có những cáo buộc nảy lửa công khai về tệ tham nhũng cũng như những chỉ trích sự độc tài trong Chính phủ của tướng Kỳ. Phong trào Phật giáo ở đây cũng bùng nổ mạnh hơn hết do lực lượng quân đội của Quân đoàn I do tướng Thi chỉ huy đã không thực hiện các mệnh lệnh trấn áp phong trào Phật giáo từ chính phủ trung ương đưa xuống, là một cách không chính thức chống lại quyền lực của chính phủ tướng Kỳ. Nhận định tướng Thi một đối thủ nguy hiểm, tướng Kỳ đã tìm cách liên kết với nhiều tướng lãnh để giải trừ chức vụ của tướng Thi đồng thời trấn áp cuộc tranh đấu của Phật giáo miền Trung. Ngày 10 tháng 3 năm 1966, tướng Kỳ ra quyết định cách chức Tư lệnh Quân đoàn I của tướng Thi. Chính ông là người ra lệnh bắt giữ và đưa tướng Thi vào giam lỏng tại Sài Gòn một ngày sau đó, 11 tháng 3 năm 1966. Sau đó tướng Thi bị buộc phải lưu vong sang Mỹ với lý do chữa bệnh "thối mũi".
Bên lề thời cuộc
Điều trớ trêu là sau khi tướng Thi bị loại, đến lượt ông trở thành đối tượng mà tướng Thiệu và tướng Kỳ phải gạt bỏ. Năm 1967, trong khi đang đi công tác ở Đài Loan, ông bị gạt ra khỏi mọi chức vụ trong Quân đội đồng thời buộc phải giải ngũ. Ông sang Hongkong xin tị nạn chính trị, mãi đến năm 1970 mới được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương.
Sau khi được hồi hương, ông quyết định không tham gia chính trường và mở một trại gà ở Thủ Đức để sinh kế. Bên cạnh đó, ông cũng theo học thêm các chứng chỉ về Văn khoa, Kinh tế. Với những kiến thức này, về sau ông tham gia thương trường và từng giữ chức Phó tổng giám đốc Tín Nghĩa Ngân hàng do ông Nguyễn Tấn Đời làm Tổng giám đốc. Sau khi Tín Nghĩa Ngân hàng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thanh tra và buộc phải ngừng hoạt động năm 1973, ông chuyển sang hợp tác với các cựu tướng từng bị ông phế truất là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim dựng nên một xưởng sản xuất dép mềm lấy thương hiệu theo tên ghép của 4 người DOXUKICO. Ông còn có một hiệu buôn xe đạp và một tiệm chế biến khô mực xuất khẩu.
Tuy được xem là kẻ cựu thù, nhưng ông lại là người ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm lãnh đạo của Lực lượng thứ ba tham gia chính trường. Khi tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống, ông xin tái ngũ và được cử giữ chức Cố vấn cho Trung tướng Vĩnh Lộc tân Tổng Tham mưu trưởng (thay thế Đại tướng Cao Văn Viên), đồng thời ông còn được kiêm chức Phụ tá cho cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, tân Tổng trưởng Quốc phòng trong Nội các mới thành lập của tân Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn. Ông là một trong 2 tướng lĩnh còn ở lại bên Tổng thống đến giờ phút cuối cùng của Sài Gòn (người kia là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh).
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền mới bắt đi cải tạo đến năm 1987. Sau khi được trả tự do, ông không xuất cảnh theo diện H.O mà ở lại Việt Nam. Năm 1994, ông được Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh mời tham gia như một "nhân sĩ tự do". Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp ông, khi ông được Mặt trận Tổ quốc mời ra Hà Nội họp, đã nói: "Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em".
Đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do và là thành viên "Ban liên lạc Việt kiều yêu nước". Ông được Chính phủ Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh.
Ông từ trần tại Tp Hồ Chí Minh, vào lúc 11 giờ 38 phút ngày 3 tháng 7 năm 2012. Hưởng thọ 87 tuổi.
Những chi tiết khác
Tướng Nguyễn Hữu Có được cho là người quyết định cấp hiệu sĩ quan cấp tá của QLVNCH được gắn thêm một vạch ngang phía dưới bông mai trắng để dễ phân biệt giữa cấp úy với cấp tá.
Trong thời gian trong trại cải tạo, ông chiêm niệm về ý nghĩa cuộc đời và tìm hiểu Kinh Thánh. Ông cải sang đạo Tin Lành và nhận báp-têm vào năm 1983.
Gia đình
Phu nhân: Bà Nguyễn Thị Tín (Nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh)
Ông bà có 12 người con cả trai và gái.
Chú thích
Tham khảo
Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Liên kết ngoài
ÔNG NGUYỄN HỮU CÓ
Chuyện của Tổng trưởng Quốc phòng chế độ cũ , TUANVIETNAM.NET, truy cập ngày 12/8/2011.Ông Nguyễn Hữu Có: Sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn cũ là tất yếu
Tướng VNCH 'ủng hộ hòa giải' qua đời, BBC 6/7/2012
Thăm ông Nguyễn Hữu Có
Ông Nguyễn Hữu Có qua đời
Loạt bài Ngày 30-4-1975 trong mắt Tướng Nguyễn Hữu Có'': Bài 1: Một quê hương, một gia đình, Bài 2: Tham chính lúc cờ tàn, Bài 3: Hạnh phúc bình dị
Sinh năm 1925
Mất năm 2012
Người Mỹ Tho
Người cải sang Tin Lành
Tín hữu Tin Lành Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Bộ trưởng Việt Nam Cộng hòa
Chính khách Việt Nam Cộng hòa
Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
Cựu binh Quân đội Thuộc địa Pháp
Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Thành phần thứ ba trong chiến tranh Việt Nam
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
8865 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95%20t%E1%BB%A9c | Cổ tức | Cổ tức (dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền, cổ phiếu.
Mục đích, ý nghĩa
Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Việc thanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu thông đối với công việc kinh doanh, nhưng việc chia lời cho các chủ sở hữu, sau tất cả mọi điều, là mục tiêu cốt lõi của mọi doanh nghiệp.
Giá trị danh định
Giá trị của cổ tức được xác định theo từng năm tại đại hội cổ đông hàng năm của công ty, và nó được thông báo cho các cổ đông hoặc là bằng lượng tiền mặt mà họ sẽ nhận được tính theo số cổ phiếu mà họ đang sở hữu hay số phần trăm trong lợi nhuận của công ty; xem thêm Quyết định chia cổ tức. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu của cùng một loại, hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường). Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty.
Khi cổ phiếu được bán ngay trước khi cổ tức được thanh toán một khoảng thời gian cụ thể nào đó thì người bán cổ phiếu sẽ là thể nhân hay pháp nhân được nhận cổ tức chứ không phải là người mua những cổ phiếu đó. Điều này có nguyên nhân là do trong danh sách cổ đông của công ty cổ phần chưa có sự thay đổi về các cổ đông do không thể cập nhật kịp thời các thay đổi đó. Tại thời điểm mà người mua chưa có quyền nhận cổ tức, cổ phiếu được gọi là rơi vào tình trạng cựu cổ tức. Điều này thông thường xảy ra trong phạm vi hai (2) ngày trước khi cổ tức được chi trả, tùy theo các quy tắc của thị trường chứng khoán mà công ty cổ phần đó tham gia. Khi cổ phiếu rơi vào tình trạng cựu cổ tức, giá của nó trên thị trường chứng khoán nói chung sẽ giảm theo tỷ lệ của cổ tức.
Cổ tức được tính toán chủ yếu trên cơ sở của lợi nhuận chưa sử dụng đến của công ty cũng như viễn cảnh kinh doanh trong những năm kế tiếp. Sau đó nó được đề xuất bởi Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Ủy ban, hay Hội đồng Kiểm soát) trước Đại hội cổ đông hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn các công ty cổ phần cố gắng duy trì cổ tức không thay đổi. Điều này giúp cho công ty có được sự tái bảo đảm của các nhà đầu tư, đặc biệt khi thu nhập ở mức thấp do suy thoái kinh tế hay các nguyên nhân khác (phần bổ sung sẽ được lấy ra từ các quỹ dự phòng) cũng như để gửi thông điệp tới các cổ đông là công ty đang lạc quan về viễn cảnh của nó trong tương lai.
Một số công ty có các kế hoạch tái đầu tư cổ tức. Các kế hoạch này cho phép các cổ đông sử dụng cổ tức của họ để mua một cách có hệ thống một lượng nhỏ cổ phiếu của công ty, thông thường không có tiền hoa hồng.
Các lý do không chi trả
Các công ty có thể không chi trả cổ tức trong một số trường hợp vì một số lý do sau:
Hội đồng Quản trị công ty cũng như đại hội cổ đông tin rằng công ty sẽ có ưu thế trong việc nắm bắt cơ hội nhờ có nhiều vốn hơn và việc tái đầu tư cuối cùng sẽ đem lại lợi nhuận cho các cổ đông hơn là việc thanh toán cổ tức tại thời điểm hiện tại. Lý do này đôi khi là quyết định đúng đắn nhưng đôi khi cũng là sai lầm, và những người chống lại điều này (chẳng hạn như Benjamin Graham và David Dodd, những người phản đối thông lệ này trong tham chiếu tới Phân tích chứng khoán cổ điển năm 1934) thông thường lưu ý rằng trong nhiều trường hợp thì Hội đồng Quản trị hiện hành của công ty đã ép buộc các chủ sở hữu trong việc đầu tư tiền của họ (lợi nhuận từ kinh doanh).
Khi cổ tức được chi trả, các cổ đông tại nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ) phải thanh toán thuế kép từ các cổ tức này: công ty đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước khi công ty có lợi nhuận, và sau khi cổ tức được thanh toán thì các cổ đông lại phải chi trả thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước một lần nữa trên số tiền cổ tức mà họ nhận được. Điều này thường được tránh bằng cách điều chỉnh phần lợi nhuận giữ lại hay bằng việc mua lại cổ phiếu của công ty, bằng cách này các cổ đông không phải nộp thuế do Nhà nước không đánh thuế những giao dịch như vậy.
Microsoft là một ví dụ của các công ty trong lịch sử đóng vai trò của người đề xuất ra thu nhập giữ lại; công ty này đã làm điều đó bằng việc đem bán cổ phần của mình ra phạm vi công cộng từ năm 1986 cho đến tận năm 2003, khi công ty thông báo là có thể chi trả cổ tức. Trong những năm đó Microsoft đã tích lũy được trên 43 tỷ đô la Mỹ bằng tiền mặt, và vì thế đã làm dấy lên sự bực dọc của các cổ đông khi họ cho rằng lượng tiền lớn như vậy lẽ ra phải nằm trong tay họ chứ không phải thuộc về công ty. Tuy nhiên công bằng mà nói thì các cổ đông của Microsoft trong những năm qua đã kiếm lời cực lớn từ lãi vốn (tức là giá cổ phiếu của họ tăng rất cao trên thị trường chứng khoán).
Tại Úc và New Zealand
Tại Úc và New Zealand, các công ty chuyển các khoản thu nhập miễn thuế cho các cổ đông cùng với cổ tức. Các khoản thu nhập miễn thuế này tương ứng với khoản thuế đã trả bởi công ty theo lợi nhuận trước thuế của mình. Một đô la thuế đã nộp tạo ra một khoản thu nhập miễn thuế. Các công ty có thể chuyển bất kỳ tỷ lệ nào của khoản thu nhập miễn thuế (tới giá trị cực đại) đã được tính từ thuế suất thuế thu nhập hiện hành của công ty: với mỗi đô la cổ tức được thanh toán, mức cực đại của khoản thu nhập quy đổi là cổ tức chia cho (1 – thuế suất của công ty). Ở mức thuế suất hiện hành là 30%, điều này tạo ra ở mức 42.857 xu trên mỗi đô la cổ tức. Các cổ đông có thể sử dụng nó để khấu trừ trong các biên lai thuế thu nhập quy đổi của họ ở tỷ lệ một đô la trên một khoản thu nhập miễn thuế, vì thế nó đã loại trừ một cách có hiệu quả việc đánh thuế kép trong lợi nhuận của công ty. Hệ thống như vậy gọi là cổ tức quy đổi.
Ví dụ
Một người ở Úc có cổ tức được chia sau khi công ty mà họ góp cổ phần đã nộp đủ thuế thu nhập công ty (hiện nay là 30%) bằng 2.100 đô la. Cổ tức quy đổi của họ sẽ là 2.100/ (1 - 0,30) = 3.000 đô la trong đó 3.000 - 2.100 = 900 đô la được hoàn lại là phần thuế đã nộp. Ở thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 42% thì họ phải nộp 3.000 x 42% = 1.260 đô la. Tuy nhiên 900 đô la trong số đó đã được công ty nộp. Do vậy, họ chỉ phải nộp 1.260 - 900 = 360 đô la và còn lại 2.100 - 360 = 1.740 đô la. Điều này tương tự như khi họ nhận được 3.000 đô la cổ tức và phải nộp 3.000 x 42% = 1.260 đô la và còn lại 3.000 - 1.260 = 1.740 đô la.
Đối với những người có thu nhập thấp. Giả sử họ phải chịu thuế suất thuế thu nhập 17%. Trong trường hợp nếu cổ tức họ nhận được cũng là 2.100 đô la (cổ tức quy đổi cũng bằng 3.000 đô la) thì họ chỉ phải nộp 3.000 x 17% = 510 đô la, nhưng công ty đã nộp thay họ 3.000 – 2.100 = 900 đô la và họ có quyền yêu cầu hoàn lại 900 - 510 = 390 đô la bằng tiền mà Nhà nước đã thu của họ từ thuế thu nhập công ty trước đó.
Lãi suất hay cổ tức
Tại Mỹ, các hiệp hội tín dụng nói chung sử dụng thuật ngữ "cổ tức" để nói đến các thanh toán lãi suất mà họ thực hiện cho những người gửi tiền. Chúng không thể được coi là cổ tức theo nghĩa thông thường của nó và không bị đánh thuế như cổ tức; chúng chỉ là lãi suất tiền gửi. Các hiệp hội tín dụng gọi chúng là cổ tức vì về mặt kỹ thuật thì các hiệp hội tín dụng được sở hữu bởi các thành viên của nó, và lãi suất tiền gửi vì vậy là sự thanh toán cho chủ sở hữu.
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Dividend Policy from studyfinance.com at the University of Arizona
Tài chính doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán
Phát minh của Hà Lan |
8872 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%ACnh%20bi%C3%AAn%20d%E1%BB%8Bch | Trình biên dịch | Trình biên dịch () hay phần mềm biên dịch là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình (gọi là ngôn ngữ nguồn hay mã nguồn), thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới (gọi là ngôn ngữ đích) và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn, như ngôn ngữ máy. Chương trình mới được dịch này gọi mã đối tượng.
Dẫn nhập
Hầu hết các trình biên dịch sẽ chuyển dịch mã nguồn viết trong một ngôn ngữ cấp cao thành mã đối tượng hay ngôn ngữ máy mà có thể được thi hành trực tiếp bởi một máy tính hay bởi một máy ảo. Dù vậy, việc chuyển dịch từ một ngôn ngữ cấp thấp sang một ngôn ngữ cấp cao hơn cũng có thể xảy ra; quá trình này thường được hiểu như là bộ biên dịch ngược nếu nó có thể tái tạo lại một chương trình trong ngôn ngữ cấp cao. Cũng tồn tại các trình biên dịch chuyển đổi từ ngôn ngữ cao này sang ngôn ngữ cao khác, hay là chuyển đổi sang một ngôn ngữ mà nó cần để tiếp tục xử lý về sau; những trình biên dịch như vậy được biết như là bộ biên dịch phân tầng.
Các loại trình biên dịch cho kết quả là mã đối tượng thì một cách cơ bản bao gồm mã máy tăng cường thêm các thông tin về tên vị trí của các ngõ vào và các gọi ngoài (đến các hàm mà không có sẵn bên trong của nó). Một tập hợp của các tập tin đối tượng, mà không hẳn được cung cấp từ cùng một trình biên dịch, thì vẫn có thể được liên kết với nhau để tạo nên các chương trình khả thi cuối cùng cho một người dùng. Dĩ nhiên, để làm được như vậy thì các tập tin đối tượng đó phải được thiết kế chung nhau về dạng thức. Ví dụ của kiểu tập đối tượng này là các tập có đuôi là .obj có thể dùng chung giữa ASM, C/C++, Fortran,... hay các tập tin .DLL trong các kiến trúc Windows dùng chung được cho nhiều ngôn ngữ.
Lịch sử
Nhiều trình biên dịch thử nghiệm đã được phát triển từ thập niên 1950. Tuy vậy chỉ có nhóm làm việc với FORTRAN dẫn đầu bởi John Backus ở IBM thành công trong việc giới thiệu trình biên dịch hoàn bị đầu tiên trong năm 1957. COBOL là một ngôn ngữ sớm có được trình biên dịch trên nhiều loại kiến trúc trong năm 1960 (Xem thêm ).
Ý kiến về sự biên dịch được nhiều người chú ý và hầu hết các nguyên lý của thiết kế trình biên dịch đã được phát triển từ suốt thập niên 1960.
Một trình biên dịch tự nó là một chương trình máy tính được viết từ vài ngôn ngữ thực thi. Ban đầu các trình biên dịch đều viết trong ngôn ngữ ASM (tức là Assembler).
Trình biên dịch tự lập là trình biên dịch có khả năng được biên dịch và được tạo ra từ mã nguồn trong ngôn ngữ cấp cao bởi chính nó. Trình biên dịch tự lập đầu tiên đã được dùng cho Lisp bởi Hart và Levin ở MIT trong năm 1962. (xem ).
Việc sử dụng ngôn ngữ cấp cao để tạo ra các trình biên dịch bắt đầu ra đời vào đầu thập niên 1970 khi mà trình biên dịch Pascal và C đã được tạo nên từ chính ngôn ngữ của chúng. Xây dựng một trình biên dịch tự lập là một vấn đề về bẫy khởi động. Nghĩa là, phiên bản đầu tiên của trình biên dịch tự lập này cho một ngôn ngữ phải được biên dịch từ một trình biên dịch mà được viết trong một ngôn ngữ khác hay là, bắt chước theo cách của Hart va Levin trong trình biên dịch Lisp, biên dịch bằng cách thi hành trình biên dịch này trong một phần mềm thông dịch.
Trong suốt thập niên 1980 và thập niên 1990 hàng loạt các trình biên dịch miễn phí và các công cụ phát triển trình biên dịch đã được tạo ra cho mọi loại ngôn ngữ. Cả hai như là một phần của đề án GNU và của những khởi xướng về nguồn mở khác. Một số trong chúng được xem là có chất lượng cao và nguồn mở tạo nên hứng khởi cho bất kì ai quan tâm trong các nguyên lý về trình biên dịch hiện đại.
Các kiểu trình biên dịch
Trình biên dịch cùng bản và trình biên dịch chéo bản
Tất cả các trình biên dịch đều hoặc là biên dịch cùng bản hoặc là biên dịch chéo bản.
Một trình biên dịch có thể sản xuất ra mã chủ định để chạy trên cùng một kiểu máy tính và một kiểu hệ điều hành như là chạy trên máy mà trình biên dịch tự nó tiến hành được gọi là một trình biên dịch cùng bản.
Một loại khác, trình biên dịch có thể sản xuất ra mã mà được thiết kế để chạy trên các kiểu máy tính khác hay hệ điều hành khác. Trường hợp này gọi là trình biên dịch chéo bản. Các trình biên dịch chéo bản thì rất có ích khi gặp một hệ thống phần cứng mới trong lần đầu tiên. Trình biên dịch chéo bản cũng rất cần khi việc phát triển phần mềm cho các hệ thống vi điều khiển, mà chúng chỉ có vừa đủ kho lưu trữ cho mã máy cuối, không đủ để tải trình biên dịch. (như trường hợp dịch chương trình để chạy trên các palmtop và các điện thoại di động chẳng hạn).
Số bước chuyển dịch
Tất cả các trình biên dịch thì có thể là một bước hay nhiều bước
Trình biên dịch một bước: Với loại này, sự chuyển dịch hoàn tất trong một bước và do đó rất nhanh.
Ví dụ của các trình biên dịch trước đây cho Pascal hay Borland C là trình biên dịch một bước.
Các trình biên dịch cần nhiều hơn một bước để hoàn tất gọi là trình biên dịch nhiều bước. Các kiểu trình biên dịch nhiều bước bao gồm:
Trình biên dịch nguồn sang nguồn là loại trình biên dịch nhận vào mã nguồn là một ngôn ngữ cấp cao và chuyển dịch thành một ngôn ngữ cấp cao khác.
Ví dụ: Một trình biên dịch tự động song song hoá sẽ thường xuyên lấy chương trình trong ngôn ngữ cấp cao ở ngõ vào và chuyển dạng mã nguồn và chú giải nó với các chú giải mã song song (như OpenMP hay cấu trúc ngôn ngữ (như các câu lệnh DOALL của Fortran)).
Trình biên dịch phân đoạn biên dịch sang ngôn ngữ ASM của một máy lý thuyết như là vài tiến hành của Prolog. Loại máy Prolog này còn được gọi là máy trừu tượng Warren (hay WAM).
Ví dụ: Các trình biên dịch bytecode cho Java, Python và nhiều trình biên dịch khác nữa là một kiểu con của kiểu này.
Trình biên dịch động hay còn gọi là trình biên dịch JIT sẽ chuyển dịch các ứng dụng sang bytecode, sau đó, bytecode sẽ được dịch sang mã của ngôn ngữ máy tương thích trước khi thi hành.
Ví dụ: Trình biên dịch JIT được dùng bởi Smalltalk, Java, cũng như dùng bởi Ngôn ngữ trung gian thông dụng của Microsoft.NET.
Các đặc tính khác
Đặc biệt, một trình biên dịch có thể có thêm các chức năng sau đây:
Trình biên dịch mã liên kết là loại trình biên dịch cho phép thay thế các dòng ký tự trong (mã) nguồn bằng các khối mã nhị phân sẵn có. Các khối mã nhị phân này có thể có nhiều cấp độ khác nhau.
Ví dụ: các trình biên dịch trong hầu hết các kiến trúc của FORTH. Trong thực tế, một vài trình biên dịch FORTH có thể dịch các chương trình mà không cần đến hệ điều hành.
Trình biên dịch tăng tiến. Trong trình biên dịch tăng tiến, các hàm riêng lẻ có thể được dịch trong thời gian thi hành (runtime) mà các hàm này cũng bao gồm các chức năng thông dịch.
Ví dụ: Kiến trúc dịch tăng tiến xuất hiện từ 1962 và vẫn còn được sử dụng trong các hệ thống Lisp.
Trình biên dịch đa năng là trình biên dịch có thể được điều chỉnh để tạo ra mã cho các kiến trúc CPU khác nhau một cách tương đối dễ dàng. Mã đối tượng làm ra bởi các trình biên dịch này thường có chất lượng kém hơn là các mã được tạo ra từ các trình biên dịch chỉ chuyên dùng cho đúng loại CPU. Trình biên dịch đa năng thường cũng là trình biên dịch chéo bản.
Ví dụ: GCC là một loại trình biên dịch đa năng miễn phí rất phổ biến.
Trình biên dịch song song hóa là loại trình biên dịch có khả năng chuyển đổi một chương trình vào được viết theo kiểu liên tục sang một dạng thuận tiện trên kiến trúc của máy tính song song.
So sánh với phần mềm thông dịch
Nhiều người còn phân chia các ngôn ngữ lập trình cấp cao thành các ngôn ngữ biên dịch và các ngôn ngữ thông dịch. Mặc dù vậy, rất hiếm khi một ngôn ngữ lại đòi hỏi là loại biên dịch hay loại thông dịch. Các trình biên dịch và các phần mềm thông dịch là các sự thực hiện của các ngôn ngữ chứ không phải bản thân ngôn ngữ.
Việc phân chia này chỉ phản ánh thực trạng phổ biến của sự thực hiện của các ngôn ngữ chẳng hạn như BASIC được nhiều người cho là một ngôn ngữ thông dịch và C thì lại được xem là ngôn ngữ biên dịch nhưng thực tế ra vẩn tồn tại các trình biên dịch cho BASIC và các phần mềm thông dịch cho C.
Thiết kế trình biên dịch
Trong quá khứ, các trình biên dịch thường chia quá trình biên dịch thành nhiều bước để tiết kiệm kho chứa. Mỗi bước trong nghĩa vừa nêu của một trình biên dịch, thông qua mã nguồn của chương trình, là một sự thực thi dẫn tới kết quả trong việc dựng nên một bộ dữ liệu nội tại (chẳng hạn như là sự tham gia của các bảng ký hiệu và các dữ liệu hướng dẫn cho việc chuyển dịch). Khi một bước hoàn tất, thì trình biên dịch có thể xóa các dữ liệu nội tại không cần nữa trong suốt bước đó nhằm tiết kiệm chỗ trống. Như vậy phương pháp nhiều bước là kỹ thuật thông dụng ở thời đó, và nó cũng nhằm giải quyết các khó khăn về khối lượng các bộ nhớ của máy chủ còn nhỏ so với khối lượng mã nguồn và dữ liệu.
Nhiều trình biên dịch hiện đại chia sẻ chung một dạng thiết kế hai mặt. Mặt ngoài chuyển dịch ngôn ngữ nguồn sang một sự biểu trưng trung gian. Mặt thứ nhì là mặt trong, mà trong đó, chủ yếu là sự làm việc với các biểu trưng nội tại (như là các bảng ký hiệu và các dữ liệu cần thiết khác) để làm ra kết quả là mã trong ngôn ngữ đích. Mặt ngoài và mặt trong lại có thể tiến hành trong nhiều bước và có cả trường hợp mặt ngoài gọi mặt trong như là một chương trình con, và chuyển vào đó những biểu trưng trung gian.
Phương thức trên giảm nhẹ sự phức tạp. Mặt ngoài thường lo về các xử lý xung quanh về ý nghĩa ngôn ngữ. Trong khi mặt trong sẽ chú trọng đến việc làm ra các kết quả phải đạt hiệu quả và dúng. Điểm mạnh của phương thức này còn bao gồm việc cho phép dùng chung một mặt trong từ nhiều ngôn ngữ (nguồn) khác nhau và ngược lại là việc cho phép sử dụng các mặt trong khác nhau để phục vụ cho những mụch tiêu khác nhau.
Thường thì các bộ phận tối ưu hóa và các bộ phận kiểm lỗi có thể chia sẻ chung các mặt ngoài và mặt trong nếu chúng được thiết kế để hoạt động trên ngôn ngữ trung gian mà nó được chuyển từ mặt ngoài sang mặt trong. Điều này có thể dẫn đến việc nhiều trình biên dịch (kết hợp của các mặt ngoài và mặt trong) tái sử dụng được một lượng lớn công việc mà thường được tiến hành trong các bộ phận tối ưu hóa và bộ phận kiểm tra lỗi.
Có nhiều ngôn ngữ, dựa vào thiết kế của ngôn ngữ và các quy tắc dùng cho việc khai báo các biến và các đối tượng khác cũng như là dùng cho sự khai báo trước khi sử dụng hay trước khi tham chiếu của các hàm hay thủ tục, có khả năng được dùng trong một bước.
Ví dụ: Pascal là ngôn ngữ được biết nhiều đến do khả năng này. Ngôn ngữ C cũng có thể dùng trong cách dịch một bước và đạt được ngay các tệp khả thi.
Mặt ngoài của trình biên dịch
Mặt ngoài của trình biên dịch tự nó bao gồm nhiều pha. Các pha theo lý thuyết ngôn ngữ là:
Phân tích từ vựng - Chia nhỏ các dòng mã nguồn thành những phần tử nhỏ gọi là thẻ khóa. Mỗi thẻ khóa đại diện cho một đơn vị không thể chia nhỏ của ngôn ngữ. Ví dụ: một từ khóa, một ký hiệu nhận dạng hay một tên ký hiệu. Các thẻ khoá có thể nhận biết được bởi việc dùng máy hữu hạn trạng thái. Pha này còn gọi là pha đọc từ ngữ hay pha quét.
Phân tích cú pháp - Nhận diện các cấu trúc cú pháp của mã nguồn. Nó chỉ tập trung lên cấu trúc. Nói cách khác, nó nhận diện trật tự sắp xếp của các thẻ khóa và hiểu cấu trúc thứ bậc trong bộ mã.
Phân tích ý nghĩa - dùng để nhận biết ý nghĩa của chương trình (mã nguồn) và bắt đầu chuẩn bị cho ra kết quả. Trong pha này, sự kiểm tra về kiểu được hoàn tất và hầu hết các lỗi dịch được nêu ra.
Biểu trưng trung gian - Đây là một dạng tương đương của chương trình nguyên thủy đã được chuyển thành và gọi là biểu trưng trung gian. Biểu trưng này có thể là một cấu trúc dữ liệu (thường là dạng cây hay dạng biểu đồ hay một dạng ngôn ngữ trung gian.)
Mặt trong của trình biên dịch
Một trình biên dịch hoàn bị sẽ chuyển giao biểu trưng trung gian được làm ra bởi mặt ngoài cho mặt trong. Nhiệm vụ của mặt trong là sản xuất ra chương trình tương đương về chức năng ở ngôn ngữ đích. Việc này bao gồm các giai đoạn:
Phân tích về biên dịch - Quá trình này thu nhặt thông tin về chương trình từ biểu trưng trung gian của các tập tin của nguồn vào. Các phân tích đặc trưng bao gồm phân tích việc sử dụng của định nghĩa biến, phân tích quan hệ giữa các định nghĩa của các biến và việc sử dụng của chúng trong một chuỗi các phép gán giá trị, phân tích sự phụ thuộc của dữ liệu, phân tích các nhãn thay thế, và vân vân. Sự phân tích chính xác là căn bản cho mọi sự tối ưu hóa về biên dịch. Đồ thị gọi và đồ thị dòng điều khiển thường được xây dựng trong pha phân tích này.
Tối ưu hóa về biên dịch - Ngôn ngữ trung gian biểu trưng được chuyển dạng thành các dạng tương đương về chức năng nhưng nhanh hay gọn hơn. Những việc tối ưu hoá thông dụng là mở rộng nội tuyến, triệt tiêu mã chết, phép thế hằng, chuyển dạng vòng lặp, phân phối thanh ghi và ngay cả song song hoá tự động.
Tạo mã - Chuyển dịch ngôn ngữ trung gian sang ngôn ngữ đích, thường tạo mã cho một hệ thống có cùng ngôn ngữ máy. Việc này bao gồm các quyết định về tài nguyên và kho lưu trữ chẳng hạn như là quyết định xem biến nào thì nên đặt vào thanh ghi hay đặt vào kho nhớ, quyết định sự lựa chọn cũng như việc đặt thời biểu của các chỉ thị máy, và theo đó quyết định về các chế độ địa chỉ hoá tương ứng (xem thêm Thuật toán Sethi-Ullman).
Tham khảo
Compilers: Principles, Techniques and Tools (ISBN 0201100886), tác giả Alfred V. Aho, Ravi Sethi và Jeffrey D. Ullman, được xem là chuẩn mực về căn bản về trình biên dịch, và tạo ra các nền tảng cho các kỹ thuật nhắc đến ở trên. (Sách thường gọi là Dragon Book vì bức tranh bìa miêu tả một dũng sĩ của lập trình đang chiến đấu con rồng của Thiết kế trình biên dịch.) liên kết ngoài đến catalog của nhà xuất bản
Understanding and Writing Compilers: A Do It Yourself Guide (ISBN 0333217322), tác giả Richard Bornat, là sách rất hữu ích. Nó là một trong ít sách giải thích tường tận thế hệ đệ quy của các chỉ thị máy theo một dạng cây phân tích, chủ đề rất có ích mà nhiều sách hiện nay không làm được.
Xem thêm
Hợp ngữ
Trình thông dịch
Metacompilation
Bộ tiền xử lý
Liên kết ngoài
"Biên dịch" là gì? (liên kết tới Bách khoa toàn thư của người phát triển)
Xây dựng và kiểm tra gcc/glibc giữa các bộ công cụ
Các đoạn trích của CiteSeer
Nhóm thảo luận comp.compilers
Hãy cùng xây dựng máy tính của Jack Crenshaw (từ 1988 đến 1995) "bài giới thiệu phi kỹ thuật về việc xây dựng trình biên dịch"
Mã nguồn trình biên dịch đơn giản của nhóm "Compilers 101 ". Chỉ có một trang và dễ theo dõi.
Các trình biên dịch song song
Phát minh của Hoa Kỳ
Thư viện máy tính
Triển khai ngôn ngữ lập trình |
9031 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boot%20sector | Boot sector | Boot sector (còn gọi là cung khởi động) là sector chứa boot record.
Vị trí
Trên đĩa mềm: là sector 1 ở track 0 của side 0.
Trên đĩa cứng: là sector 0 của một primary partition (còn gọi là phân vùng chính).
Hoạt động
Khởi động máy tính từ đĩa mềm:
Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong boot sector, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành.
Khởi động máy tính từ đĩa cứng:
Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong master boot record, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này sẽ tìm kiếm phân vùng có quyền khởi động, nếu tìm thấy sẽ nạp boot record của phân vùng đó vào RAM và lại chuyển quyền điều khiển. Chương trình trong boot record này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành.
Cấu trúc của boot record
Từ DOS 2.0 trở về sau, 2 bytes cuối của boot record luôn có giá trị là 55AA (hệ thập lục phân).
Lưu ý
Thông tin về boot sector trên đây không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ áp dụng cho đĩa cứng và đĩa mềm, và chỉ áp dụng cho các máy tính dựa trên kiến trúc máy tính IBM PC và kiến trúc bộ vi xử lý 8088. Đối với CD, vui lòng tham khảo mục từ El Torito.
Tham khảo
BIOS
Hệ thống tập tin máy tính
Khởi động máy tính |
9035 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Pythagoras | Định lý Pythagoras | Trong hình học, định lý Pythagoras (hay còn gọi là định lý Py-ta-go) là mối liên hệ căn bản trong hình học Euclid giữa ba cạnh của một tam giác vuông. Định lý phát biểu rằng bình phương cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại. Định lý có thể viết thành một phương trình liên hệ độ dài của các cạnh là a, b và c, thường gọi là "công thức Pythagoras": Đây là định lý cơ bản mà tất cả học sinh trung học cơ sở Việt Nam đã được học ở lớp 7 theo như sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.
với c là độ dài cạnh huyền, a và b là độ dài hai cạnh góc vuông hay còn được gọi là cạnh kề.
Mặc dù những hiểu biết về mối liên hệ này đã được biết đến từ trước thời của ông, nhưng định lý vẫn được đặt tên theo nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras ( 570–495 TCN) vì - với những tư liệu lịch sử đã ghi lại - ông được coi là người đầu tiên chứng minh được định lý này. Có một số chứng cứ cho thấy các nhà toán học Babylon đã hiểu về công thức này, mặc dù có ít tư liệu cho thấy họ đã sử dụng nó trong khuôn khổ của toán học. Các nhà toán học khu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đều tự khám phá ra định lý này và trong một số nơi, họ đã đưa ra chứng minh cho một vài trường hợp đặc biệt.
Có rất nhiều chứng minh cho định lý này - và có lẽ là nhiều nhất trong các định lý của toán học. Cách chứng minh rất đa dạng, bao gồm cả chứng minh bằng hình học lẫn đại số, mà một số có lịch sử hàng nghìn năm tuổi. Định lý Pythagoras còn được tổng quát hóa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cho không gian nhiều chiều, cho các không gian phi Euclid, cho các tam giác bất kỳ, và thậm chí cho những đối tượng khác xa hẳn so với tam giác vuông, những đối tượng hình học tổng quát trong không gian nhiều chiều. Định lý Pythagoras còn thu hút nhiều sự chú ý từ bên ngoài phạm vi toán học, như là một biểu tượng toán học thâm thúy, bí ẩn, hay sức mạnh của trí tuệ; nó cũng được nhắc tới trong văn học, kịch bản, âm nhạc, bài hát, con tem và phim hoạt hình.
Chứng minh của Pythagoras
Định lý Pythagoras đã được biết đến từ lâu trước thời Pythagoras, nhưng ông được coi là người đầu tiên nêu ra chứng minh định lý này. Cách chứng minh của ông rất đơn giản, chỉ bằng cách sắp xếp lại hình vẽ.
Trong hai hình vuông lớn ở hình minh họa bên trái, mỗi hình vuông chứa bốn tam giác vuông bằng nhau, sự khác nhau giữa hai hình vuông này là các tam giác vuông được bố trí khác nhau. Do vậy, khoảng trắng bên trong mỗi hình vuông phải có diện tích bằng nhau. Dựa vào hình vẽ, hai vùng trắng có diện tích bằng nhau cho phép rút ra được kết luận của định lý Pythagoras, điều phải chứng minh.
Về sau, trong tác phẩm của nhà triết học và toán học Hy Lạp Proclus đã dẫn lại chứng minh rất đơn giản của Pythagoras. Các đoạn dưới đây nêu ra một vài cách chứng minh khác, nhưng cách chứng minh ở trên thuộc về Pythagoras.
Những dạng khác của định lý
Như đã nhắc đến ở đoạn giới thiệu, nếu c ký hiệu là chiều dài của cạnh huyền và a và b ký hiệu là chiều dài của hai cạnh kề, định lý Pythagoras có thể biểu diễn bằng phương trình Pythagoras:
Nếu đã biết chiều dài cả a và b, thì cạnh huyền c tính bằng
Nếu biết độ dài của cạnh huyền c và một trong các cạnh kề (a hoặc b), thì độ dài của cạnh kề còn lại được tìm bằng công thức: hoặc
Phương trình Pythagoras cho liên hệ các cạnh của một tam giác vuông theo cách đơn giản, do đó nếu biết chiều dài của hai cạnh bất kỳ thì sẽ tìm được chiều dài của cạnh còn lại. Một hệ quả khác của định lý đó là trong bất kỳ tam giác vuông nào, cạnh huyền luôn lớn hơn hai cạnh kia, nhưng bé hơn tổng của hai cạnh.
Định lý khái quát định lý này cho tam giác bất kỳ này đó là định lý cos, cho phép tính chiều dài của một cạnh khi biết chiều dài của hai cạnh kia cũng như góc tạo bởi hai cạnh này. Nếu góc giữa hai cạnh này là góc vuông, định lý cos sẽ trở về trường hợp đặc biệt đó là định lý Pythagoras.
Các chứng minh khác
Định lý này có thể coi là định lý có nhiều cách chứng minh nhất (luật tương hỗ bậc hai là một định lý khác có nhiều cách chứng minh); trong cuốn sách The Pythagorean Proposition nêu ra 370 cách chứng minh cho định lý Pythagoras.
Chứng minh sử dụng các tam giác đồng dạng
Chứng minh này dựa trên sự tỉ lệ thuận của các cạnh của hai tam giác đồng dạng, tức là nó dựa trên tỉ số của hai cạnh tương ứng của hai tam giác đồng dạng là như nhau với kích thước của tam giác là bất kỳ.
Gọi ACB là một tam giác vuông, với góc vuông nằm tại đỉnh A, như ở hình bên. Vẽ đường cao tam giác từ điểm C, và gọi H là chân đường cao nằm trên cạnh AB. Điểm H chia chiều dài cạnh huyền c thành hai đoạn AH và BH. Tam giác mới ACH đồng dạng với tam ABC, bởi vì chúng đều có góc vuông (như theo định nghĩa của đường cao), và có chung góc tại đỉnh A, điều này có nghĩa rằng góc thứ ba còn lại cũng bằng nhau, ký hiệu θ như trong hình. Lập luận tương tự, tam giác CBH cũng đồng dạng với tam giác ABC. Chứng minh hai tam giác đồng dạng dựa trên mệnh đề về các góc trong tam giác: tổng các góc trong một tam giác bằng hai lần góc vuông, và tương đương với tiên đề về hai đường thẳng song song. Hai tam giác đồng dạng cho tỉ số của các cạnh tương ứng là bằng nhau:
và
Tỉ số thứ nhất bằng cosin của góc θ, và tỉ số thứ hai bằng sin của góc này.
Viết lại các tỉ số này
và
Cộng hai vế của hai đẳng thức
và cuối cùng thu được định lý Pythagoras:
Có nhiều tranh luận xung quanh vai trò của chứng minh này trong lịch sử toán học. Câu hỏi đặt ra là tại sao Euclid đã không sử dụng chứng minh này mà ông đã nghĩ ra một cách khác. Một phỏng đoán cho rằng cách chứng minh sử dụng các tam giác đồng dạng bao gồm định lý về tỉ lệ, một chủ đề không được thảo luận cho đến tận khi ông viết cuốn Cơ sở (Elements), và định lý tỉ lệ cần được phát triển thêm ở thời điểm đó.
Chứng minh của Euclid
Tóm tắt nội dung chứng minh của Euclid nêu ra trong cuốn Elements. Hình vuông lớn (có cạnh là cạnh huyền) được chia thành hai hình chữ nhật bên trái và phải (xem hình).
Dựng một tam giác có diện tích bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật bên trái. Sau đó dựng tam giác khác có diện tích bằng một nửa hình vuông ở cạnh bên trái. Bước tiếp theo là chứng minh hai tam giác này bằng nhau, và do đó diện tích hình vuông bên trái bằng diện tích hình chữ nhật bên trái. Lập luận tương tự cho hình vuông bên phải và hình chữ nhật bên phải. Tổng diện tích hai hình chữ nhật bằng diện tích hình vuông có cạnh là cạnh huyền, và chính bằng tổng diện tích của hai hình vuông dựng trên hai cạnh kề. Chi tiết chứng minh như sau.
Gọi A, B, C là các đỉnh của một tam giác vuông, với góc vuông tại A. Hạ một đường thẳng từ A vuông góc với cạnh huyền. Đường thẳng này chia hình vuông dựng trên cạnh huyền làm hai hình chữ nhật, mà sẽ chứng minh là hai hình chữ nhật này lần lượt bằng diện tích với hai hình vuông trên hai cạnh góc vuông.
Để chứng minh chặt chẽ, đòi hỏi dựa trên bốn bổ đề cơ bản sau:
Nếu hai tam giác có hai cạnh tương ứng bằng nhau, và góc giữa hai cạnh này cũng bằng nhau, thì hai tam giác này bằng nhau (trường hợp cạnh-góc-cạnh).
Diện tích tam giác bằng một nửa diện tích của hình bình hành có cùng đáy và chiều cao.
Diện tích của hình chữ nhật bằng tích của hai cạnh kề nhau.
Diện tích của hình vuông bằng bình phương cạnh của nó (hệ quả từ bổ đề 3).
Tiếp theo, mỗi hình vuông trên từng cạnh kề được liên hệ với một tam giác tương đẳng với nó, mà tam giác này lại có liên hệ tương đẳng với một hình chữ nhật vừa chia.
Chứng minh như sau:
Gọi ABC là tam giác vuông với góc vuông CAB.
Trên mỗi cạnh BC, AB, và CA, dựng ra các hình vuông tương ứng CBDE, BAGF, và ACIH. Việc dựng các hình vuông cũng đòi hỏi trực tiếp các định lý trước đó nêu ra trong cuốn sách của Euclid, và chỉ phụ thuộc vào tiên đề đường thẳng song song.
Từ đỉnh A, vẽ một đường thẳng song song với hai cạnh BD và CE. Nó sẽ vuông góc với BC và DE và cắt tại các điểm tương ứng K và L.
Nối CF và AD, để tạo thành hai tam giác BCF và BDA.
Góc CAB và BAG đều là các góc vuông; do đó các điểm C, A, và G nằm trên cùng một đường thẳng. Tương tự đối với các điểm B, A, và H.
Góc CBD và FBA đều là các góc vuông; suy ra góc ABD bằng góc FBC, do cả hai đều bằng tổng của một góc vuông với góc ABC.
Vì AB bằng FB và BD bằng BC, do đó hai tam giác ABD và FBC bằng nhau.
Vì A-K-L là đường thẳng song song với cạnh BD, do đó hình chữ nhật BDLK có diện tích bằng hai lần diện tích tam giác ABD bởi vì chúng có chung cạnh đáy BD và cùng đường cao BK, đường vuông góc với cạnh đáy và nối hai đường thằng song song BD và AL. (bổ đề 2)
Do C nằm trên cùng đường thẳng với A và G, nên hình vuông BAGF có diện tích bằng hai lần diện tích tam giác FBC.
Từ đó, hình chữ nhật BDLK có diện tích bằng diện tích hình vuông BAGF = AB2.
Tương tự, chứng minh được hình chữ nhật CKLE có diện tích bằng diện tích hình vuông ACIH = AC2.
Cộng hai kết quả lại, AB2 + AC2 = BD × BK + KL × KC
Vì BD = KL, BD × BK + KL × KC = BD(BK + KC) = BD × BC
Do đó, AB2 + AC2 = BC2, vì CBDE là hình vuông.
Chứng minh này xuất hiện ở Định đề 47 trong tập 1 của cuốn Cơ sở của Euclid, chứng tỏ rằng diện tích của hình vuông trên cạnh huyền bằng tổng diện tích của hai hình vuông trên cạnh kề. Cách chứng minh này khác hẳn với chứng minh dựa trên các tam giác đồng dạng mà Pythagoras đã sử dụng để chứng minh định lý.
Các chứng minh bằng cách chia hình và sắp xếp lại
Ở trên đã thảo luận về chứng minh định lý Pythagoras dựa trên phương pháp sắp xếp lại hình. Ý tưởng tương tự cũng được sử dụng cho chứng minh mà miêu tả bằng ảnh động ở dưới bên trái, mà ban đầu có một hình vuông lớn với cạnh bằng , bên trong nó chứa bốn tam giác vuông bằng nhau. Sau đó ảnh động cho thấy các tam giác có hai cách sắp xếp vị trí khác nhau, cách đầu tiên thu được hai hình vuông có cạnh lần lượt là a2 và b2, cách thứ hai chỉ thu được một hình vuông có cạnh c2. Bởi vì hình vuông bao ngoài không thay đổi, và diện tích của bốn tam giác là như nhau ở hai cách sắp xếp hình, do vậy các hình vuông màu đen sẽ phải có diện tích bằng nhau, cho nên
Cách chứng minh thứ hai bằng cách sắp xếp lại hình được minh họa ở ảnh động thứ hai. Một hình vuông lớn có diện tích c2 được hình thành từ bốn tam giác vuông bằng nhau có các cạnh a, b và c bao quanh một hình vuông nhỏ ở trung tâm. Sau đó sắp xếp lại hình để thu được hai hình chữ nhật có các cạnh tương ứng a và b bằng cách di chuyển các tam giác. Kết hợp hình vuông nhỏ với hai hình chữ nhật này tạo thành hai hình vuông có diện tích tương ứng là a2 và b2, mà chúng phải có cùng diện tích với hình vuông lớn ban đầu.
Cách thứ ba được miêu tả ở ảnh động ngoài cùng. Hai hình vuông bên trên được chia thành các mảnh với màu lục và lam khác nhau, khi sắp xếp các mảnh này lại có thể đặt vừa vào trong hình vuông ở dưới với cạnh là cạnh huyền của tam giác vuông – hoặc ngược lại, hình vuông lớn ở dưới có thể chia thành các mảnh nhỏ mà sau khi sắp xếp lại các mảnh nhỏ này có thể đặt vừa vào trong hai hình vuông nằm trên hai cạnh góc vuông. Cách cắt một hình thành các phần nhỏ và sắp xếp chúng lại để thu được một hình khác gọi là bài toán phân chia (dissection problem). Từ đó đi đến kết luận là diện tích của hình vuông lớn phải bằng tổng diện tích của hai hình vuông nhỏ.
Chứng minh của Einstein bằng phân tích lập luận
Albert Einstein lúc 11 tuổi đã đưa ra một chứng minh bằng cách phân chia mà không cần thiết phải di chuyển sắp xếp lại các hình. Thay vì sử dụng một hình vuông trên cạnh huyền và hai hình vuông trên hai cạnh kề, ông sử dụng một hình khác bao gồm cạnh huyền, và hai hình đồng dạng mà bao gồm một trong hai cạnh kề thay cho cạnh huyền. Trong chứng minh của Einstein, hình bao gồm cạnh huyền chính là tam giác vuông lớn ban đầu. Thực hiện phân chia tam giác này bằng cách hạ đường cao từ đỉnh của góc vuông xuống cạnh huyền, chia tam giác vuông thành hai tam giác vuông nhỏ hơn. Hai tam giác vuông này đồng dạng với tam giác vuông ban đầu, và có cạnh huyền là cạnh góc vuông của tam giác ban đầu, và tổng diện tích của chúng bằng diện tích tam giác ban đầu. Bởi vì tỉ số diện tích của một tam giác vuông với diện tích của một hình vuông dựng trên cạnh huyền của nó là bằng nhau đối với các tam giác đồng dạng, mối liên hệ giữa diện tích của ba tam giác cũng thỏa mãn cho các hình vuông dựng tương ứng trên các cạnh của hình vuông lớn.
Các chứng minh bằng đại số
Có thể chứng minh định lý bằng phương pháp đại số sử dụng bốn tam giác vuông bằng nhau có cạnh a, b và c, chúng được xếp trong một hình vuông cạnh c như ở hình phía trên của hai hình bên cạnh. Các tam giác có cùng diện tích , trong khi hình vuông nhỏ có cạnh và diện tích . Diện tích của hình vuông lớn sẽ là:
Mà hình vuông này có cạnh là c và diện tích bằng c2, do vậy
Chứng minh tương tự sử dụng bốn tam giác vuông bằng nhau xếp đối xứng xung quanh một hình vuông cạnh c, như ở hình phía dưới. Kết quả cho một hình vuông lớn hơn, với cạnh và diện tích . Bốn tam giác và hình vuông cạnh c phải bằng diện tích của hình vuông lớn hơn,
từ đó
Trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, James A. Garfield (khi ấy là Hạ nghị sĩ) đã đưa ra một cách chứng minh cho định lý Pythagoras. Thay vì sử dụng một hình vuông ông lại sử dụng hình thang, mà được dựng từ hình vuông trong chứng minh thứ hai ở trên bằng cách chia theo đường chéo của hình vuông bên trong, sẽ thu được hình thang như ở hình vẽ bên cạnh. Diện tích của hình thang khi đó bằng một nửa hình vuông, và bằng
Hình vuông bên trong cũng bị chia một nửa diện tích, và chỉ có hai tam giác vuông còn lại nên có đẳng thức:
Sau khi thu gọn đẳng thức có được điều phải chứng minh.
Chứng minh sử dụng vi tích phân
Có thể đi đến định lý Pythagoras bằng cách nghiên cứu sự thay đổi của một cạnh kề tạo ra thay đổi như thế nào đối với cạnh huyền và áp dụng phương pháp vi tích phân.
Tam giác vuông ABC có cạnh huyền BC. Tại thời điểm ban đầu, cạnh huyền có độ dài y, cạnh kề AC có độ dài x và cạnh AB có độ dài a, như chỉ ra ở hình vẽ bên dưới.
Sau đó, nếu x dài thêm một lượng vi phân dx bằng cách kéo dài AC một đoạn vô cùng ngắn về điểm D, thì y cũng tăng tương ứng một lượng vi phân dy. Chúng tạo thành hai cạnh của một tam giác, CDE, trong đó (với E được chọn sao cho CE vuông góc với cạnh huyền) nó là tam giác gần đồng dạng với ABC. Do vậy tỉ số giữa các cạnh phải xấp xỉ bằng nhau, tức là:
Viết lại biểu thức thành , hay chính là phương trình vi phân mà giải được bằng cách lấy tích phân hai vế:
thu được
Hằng số tích phân được chọn khi cho x = 0, thì y = a do đó có phương trình
Chứng minh trên chỉ được trình bày một cách trực quan cho dễ hiểu mà thôi. Nếu muốn chặt chẽ (nhưng sẽ khó đọc hơn với người không chuyên ngành vi tích phân), ta có thể dễ dàng viết lại chứng minh này bằng cách thay tích phân không xác định bằng tích phân xác định.
Định lý đảo
Định lý đảo của định lý Pythagoras cũng thỏa mãn:
Với ba số thực dương bất kỳ a, b, và c sao cho , thì tồn tại một tam giác với ba cạnh tương ứng a, b và c, và mỗi tam giác như thế có một góc vuông giữa hai cạnh a và b.
Phát biểu khác của định lý đảo:
Với một tam giác bất kỳ có ba cạnh a, b, c, nếu thì góc giữa a và b bằng 90°.
Định lý đảo cũng được Euclid thảo luận trong cuốn Cơ sở (tập I, mệnh đề 48):
Có thể chứng minh định lý đảo Pythagoras bằng cách sử dụng định lý cos hoặc chứng minh như sau:
Gọi ABC là tam giác với các cạnh a, b, và c, với Dựng một tam giác thứ hai có các cạnh bằng a và b và góc vuông tạo bởi giữa chúng. Theo định lý Pythagoras thuận, cạnh huyền của tam giác vuông thứ hai này sẽ bằng c = , và bằng với cạnh còn lại của tam giác thứ nhất. Bởi vì cả hai tam giác có ba cạnh tương ứng cùng bằng chiều dài a, b và c, do vậy hai tam giác này phải bằng nhau. Do đó góc giữa các cạnh a và b ở tam giác đầu tiên phải là góc vuông.
Chứng minh định lý đảo ở trên sử dụng chính định lý Pythagoras. Cũng có thể chứng minh định lý đảo mà không cần sử dụng tới định lý thuận.
Một hệ quả của định lý Pythagoras đảo đó là cách xác định đơn giản một tam giác có là tam giác vuông hay không, hay nó là tam giác nhọn hoặc tam giác tù. Gọi c là cạnh dài nhất của tam giác và có (nếu không sẽ không tồn tại tam giác vì đây chính là bất đẳng thức tam giác). Các phát biểu sau đây là đúng:
Nếu thì tam giác là tam giác vuông.
Nếu nó là tam giác nhọn.
Nếu thì nó là tam giác tù.
Edsger W. Dijkstra đã phát biểu mệnh đề về tam giác nhọn, vuông và tù bằng các ký hiệu như sau:
với α là góc đối diện với cạnh a, β là góc đối diện với cạnh b, γ là góc đối diện với cạnh c, và sgn là hàm signum.
Hệ quả và các áp dụng
Bộ ba số Pythagoras
Một bộ ba số Pythagore là ba số nguyên dương a, b, và c, sao cho Nói cách khác, bộ ba số Pythagore biểu diện độ dài của các cạnh của một tam giác vuông mà cả ba độ dài này là những số nguyên dương. Các chứng cứ từ những điểm khảo cổ ở miền bắc châu Âu cho thấy người cổ đại đã biết đến những bộ ba này trước điểm có những văn tự ghi chép lại. Các bộ ba này thường được viết là Một số bộ hay gặp là và
Một bộ ba số Pythagoras gọi là bộ ba số Pythagoras nguyên thủy khi các số a, b và c nguyên tố cùng nhau (hay ước số chung lớn nhất của a, b và c bằng 1).
Dưới đây liệt kê các bộ ba số Pythagoras nguyên thủy nhỏ hơn 100 (16 bộ số):
(3, 4, 5), (5, 12, 13), (7, 24, 25), (8, 15, 17), (9, 40, 41), (11, 60, 61), (12, 35, 37), (13, 84, 85), (16, 63, 65), (20, 21, 29), (28, 45, 53), (33, 56, 65), (36, 77, 85), (39, 80, 89), (48, 55, 73), (65, 72, 97)
Dựng đoạn thẳng vô ước
Một trong các hệ quả của định lý Pythagoras đó là cho phép dựng được các đoạn thẳng vô ước (incommensurable) (tỉ số của chúng không phải là một số hữu tỉ) bằng thước kẻ và compa. Định lý cho phép dựng các đoạn thẳng vô ước bởi vì cạnh huyền của tam giác vuông liên hệ với hai cạnh kề thông qua phép lấy căn bậc hai.
Hình bên phải cho thấy cách dựng những đoạn thẳng mà độ dài bằng căn bậc hai của một số nguyên dương bất kỳ. Mỗi tam giác có một cạnh (đánh dấu là "1") được chọn sao cho có độ dài bằng một đơn vị. Trong mỗi tam giác vuông, định lý Pythagoras cho phép liên hệ cạnh huyền với độ dài đơn vị của cạnh kề này. Nếu một cạnh huyền bằng căn bậc hai của một số nguyên dương không chính phương, nghĩa là nó có độ dài vô ước với chiều dài đơn vị, như , , . Chi tiết, xem số vô tỉ bậc hai (quadratic irrational number).
Độ dài vô ước mâu thuẫn với khái niệm của trường phái Pythagoras về các số như là những số hoàn thiện. Trường phái này xét đến các tỷ số của các số nguyên với một đơn vị chung. Theo như một truyền thuyết, nhà triết học Hippasus của Metapontum (ca. 470 B.C.) đã bị ném xuống biển do biết đến sự tồn tại của số vô tỉ hay đoạn thẳng vô ước.
Số phức
Với một số phức bất kỳ
thì giá trị tuyệt đối hay mô-đun của nó cho bởi
Do đó ba đại lượng, r, x và y có liên hệ với nhau bởi phương trình Pythagoras,
Chú ý rằng r được xác định là số thực dương hay bằng 0 nhưng x và y có thể nhận giá trị dương hoặc âm tùy ý. Về mặt hình học r là khoảng cách từ z đến điểm O hoặc gốc tọa độ trong mặt phẳng phức.
Dựa vào định nghĩa trên có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm, ví dụ z1 và z2. Khoảng cách cho bởi
và đây cũng chính là dạng phương trình Pythagoras,
Khoảng cách Euclid trong các hệ tọa độ khác nhau
Công thức tính khoảng cách trong hệ tọa độ Descartes được suy ra từ định lý Pythagoras. Nếu và là tọa độ của hai điểm trên mặt phẳng, thì khoảng cách giữa chúng là, hay còn gọi là khoảng cách Euclid:
Tổng quát hơn, trong không gian Euclid n chiều, khoảng cách Euclid giữa hai điểm, và , được xác định bằng cách tổng quát hóa định lý Pythagoras:
Nếu không sử dụng hệ tọa độ Descartes, ví dụ, mà sử dụng hệ tọa độ cực cho không gian hai chiều hoặc tổng quát hơn, nếu sử dụng hệ tọa độ cong, công thức biểu diễn khoảng cách Euclid sẽ phức tạp hơn so với phương trình Pythagoras, nhưng có thể sử dụng định lý này để tìm ra công thức tính khoảng cách. Ví dụ cụ thể, khoảng cách theo đường thẳng nối giữa hai điểm được tính trong hệ tọa độ cong có thể thấy trong ứng dụng của đa thức Legendre trong vật lý. Công thức khoảng cách được suy ra từ định lý Pythagoras kết hợp với phương trình liên hệ trong phép biến đổi tọa độ từ hệ tọa độ cong sang hệ tọa độ Descartes. Ví dụ, tọa độ cong có liên hệ với tọa độ Descartes là:
Và hai điểm với tọa độ và cách nhau bằng khoảng cách s:
Thực hiện khai triển bình phương và kết hợp các số hạng lại, công thức Pythagoras cho khoảng cách trong hệ tọa độ Descartes chuyển thành công thức khoảng cách trong hệ tọa độ cực là:
sử dụng đẳng thức lượng giác biến đổi tích thành tổng. Công thức này là định lý cos, mà đôi khi được gọi là công thức tổng quát hóa của định lý Pythagoras. Từ kết quả này, trong trường hợp hai bán kính ở hai vị trí làm thành một góc vuông, hay lúc này thu được một dạng tương tự của công thức Pythagoras: Do đó, định lý Pythagoras cho tam giác vuông trở thành một trường hợp đặc biệt của định lý cos, mà đúng cho tam giác bất kỳ.
Đẳng thức lượng giác Pythagoras
Trong tam giác vuông với hai cạnh kề a, b và cạnh huyền c, lượng giác xác định sin và cos của góc θ giữa cạnh a và cạnh huyền như sau:
Từ đây rút ra:
với bước cuối cùng áp dụng định lý Pythagoras. Liên hệ giữa sin và cos đôi lúc được gọi là đồng nhất thức lượng giác Pythagoras cơ bản. Ở các tam giác đồng dạng, tỉ số các cạnh là như nhau bất kể kích thước của tam giác là như thế nào, và tỉ số chỉ phụ thuộc vào góc giữa chúng. Hệ quả là, trong hình, tam giác với cạnh huyền bằng độ dài đơn vị có độ dài hai cạnh kề là sin θ và cos θ theo đơn vị của cạnh huyền.
Liên hệ với tích vectơ
Định lý Pythagoras liên hệ tích vectơ (hay tích trực tiếp) và tích vô hướng theo cách tương tự:
Kết quả này có thể thấy từ định nghĩa của tích trực tiếp và tích vô hướng
với n là vectơ trực chuẩn đơn vị của cả a và b. Mối liên hệ tuân theo các định nghĩa này và từ đồng nhất thức lượng giác Pythagoras.
Liên hệ trên cũng có thể sử dụng để định nghĩa tích trực tiếp. Bằng cách sắp xếp lại thu được phương trình
Phương trình này có thể coi như là điều kiện xác định cho tích trực tiếp, cũng như cho phần định nghĩa của nó, ví dụ như trong không gian bảy chiều.
Tổng quát hóa
Các hình đồng dạng trên ba cạnh tam giác
Nhà toán học Hippocrates của Chios ở thế kỷ V TCN đã tổng quát hóa định lý Pythagoras mở rộng diện tích không chỉ cho các hình vuông trên ba cạnh của tam giác mà còn cho các đa giác đồng dạng, và đã được Euclid đưa vào cuốn Cơ sở:
Nếu dựng các hình đồng dạng (xem hình học Euclid) tương ứng trên các cạnh của một tam giác vuông, thì tổng diện tích của hai hình trên hai cạnh kề bằng diện tích của hình dựng trên cạnh huyền.
Sự mở rộng này giả thiết rằng các cạnh của tam giác ban đầu là tương ứng với các cạnh của ba hình đồng dạng (do vậy tỉ số chung giữa các cạnh của ba tam giác này là a:b:c). Trong khi chứng minh của Euclid chỉ áp dụng cho các đa giác lồi, định lý cũng áp dụng cho các đa giác lõm và thậm chí cho các hình đồng dạng có biên cong (nhưng vẫn phải có một cạnh bằng cạnh của tam giác vuông ban đầu).
Ý tưởng cơ bản đằng sau sự mở rộng này đó là diện tích của một hình phẳng tỉ lệ với bình phương của một độ dài bất kỳ, và đặc biệt là tỉ lệ với bình phương của độ dài của một cạnh của tam giác. Do đó, nếu các hình đồng dạng với diện tích tương ứng A, B và C được dựng lên các cạnh tương ứng của tam giác vuông a, b và c thì:
Nhưng theo định lý Pythagoras, a2 + b2 = c2, do vậy A + B = C.
Ngược lại, nếu có thể chứng minh rằng A + B = C cho ba hình đồng dạng mà không sử dụng định lý Pythagoras, thì có thể quay ngược lại để đưa ra một chứng minh cho định lý. Ví dụ, tam giác vuông ở trung tâm có thể dựng lại được và sử dụng tam giác C đặt trên cạnh huyền của nó, và hai tam giác (A và B) dựng trên hai cạnh kề, dựng bằng cách chia tam giác ở trung tâm bởi đường cao kéo từ đỉnh góc vuông. Tổng của diện tích hai tam giác đồng dạng nhỏ do đó sẽ bằng tam giác thứ ba, hay A + B = C và đảo lại điều trên dẫn đến định lý Pythagoras a2 + b2 = c2.
Định lý cos
Định lý Pythagoras là trường hợp đặc biệt của định lý tổng quát hơn liên hệ giữa các cạnh của một tam giác bất kỳ, đó là định lý cos:
với θ là góc tạo bởi hai cạnh a và b.
Khi θ bằng 90 độ (/2 radian), thì cosθ = 0, và công thức quy về công thức Pythagoras.
Tam giác bất kỳ
Cho một tam giác bất kỳ với ba cạnh a, b, c, chọn một trong ba đỉnh của tam giác, dựng lên cạnh đối diện hai điểm sao cho thu được tam giác cân có góc cân bằng góc θ của đỉnh đã chọn. Giả sử góc θ đã chọn đối diện với cạnh có độ dài c của tam giác. Cách dựng như sau: dựng tam giác ABD với điểm D nằm trên cạnh BC và có góc ADB bằng θ cạnh BD bằng r. Tương tự dựng một tam giác thứ hai có góc θ đối diện với cạnh b và độ dài cạnh s dọc cạnh c, như ở hình bên cạnh. Nhà toán học trung cổ Thābit ibn Qurra phát hiện các cạnh của những tam giác này có mối liên hệ như sau:
Khi góc θ tiến về /2, cạnh của tam giác cân thu hẹp lại, và độ dài r và s chồng lên nhau ít hơn. Khi θ = /2, tam giác ADB trở thành tam giác vuông, và r + s = c, và định lý trở về định lý Pythagoras.
Chứng minh định lý trên khá dễ dàng. Vì tam giác ABC và ABD có hai góc bằng nhau, chung một góc ở đỉnh B, và có hai góc bằng θ, do đó ABC đồng dạng với tam giác ABD. Lấy tỉ số giữa hai cạnh chung góc θ và kề góc này,
Tương tự cho tam giác còn lại, có
Biến đổi hai tỉ số trên và cộng hai vế lại:
thu được điều phải chứng minh.
Định lý vẫn đúng cho tam giác có góc tù , khi đó hai đoạn r và s không chồng lên nhau.
Tam giác bất kỳ và các hình bình hành dựng trên các cạnh
Định lý diện tích Pappus là một cách mở rộng khác, áp dụng cho một tam giác bất kỳ, sử dụng các hình bình hành dựng trên ba cạnh của tam giác này (và hình vuông là trường hợp đặc biệt khi tam giác là tam giác vuông và hình bình hành trở thành hình vuông). Hình trên bên phải minh họa cách dựng các hình bình hành: Đầu tiên dựng hai hình bình hành bất kỳ trên hai cạnh của tam giác, sau đó dựng hình bình hành thứ ba (hai cạnh ngoài cùng của hai hình bình hành cắt nhau tại một điểm, và dựng hình bình hành thứ ba có cạnh bằng độ dài của mũi tên màu đen). Định lý phát biểu rằng diện tích của hình bình hành thứ ba bằng tổng diện tích của hai hình bình hành ban đầu. Sự thay thế hình vuông bằng các hình bình hành mang lại sự tương tự rất giống với định lý Pythagoras gốc. Định lý này mang tên nhà toán học Pappus của Alexandria sống ở thế kỷ IV của Công Nguyên.
Hình bên dưới chỉ ra cách chứng minh cho định lý này. Tập trung vào hình bình hành bên trái trước. Hình bình hành màu lục có cùng diện tích với phần hình bình hành màu lam do có chung cạnh đáy b và chiều cao h. Mặt khác, hình bình hành màu lục lại bằng chính hình bình hành thứ nhất ở trên, do chúng có chung cạnh đáy (là cạnh của tam giác) và chung chiều cao. Lặp lại lập luận trên cho hình bình hành thứ hai ở bên phải, sau đó cộng lại thu được điều phải chứng minh.
Hình học không gian
Trong hình học không gian, định lý Pythagoras có thể áp dụng như sau. Xét một hình hộp chữ nhật như ở hình bên.Theo định lý Pythagoras, đường chéo BD bằng:
do ba cạnh này làm thành một tam giác vuông BCD. Sử dụng đường chéo BD và cạnh đứng AB cho tam giác vuông ABD, độ dài đường chéo AD tính được nhờ áp dụng một lần nữa định lý Pythagoras:
và kết hợp với kết quả trên cho:
Kết quả này minh họa cho độ lớn của một vectơ v (đường chéo AD) biểu diễn theo các thành phần trực giao của nó {vk} (ở trên là ba thành phần trực giao):
Từ công thức trên có thể coi là bước tổng quát của định lý Pythagoras cho không gian nhiều chiều hơn. Tuy vậy, kết quả này chỉ là lặp lại ứng dụng của định lý Pythagoras cho không gian hai chiều cho các tam giác vuông ở các mặt phẳng trực giao.
Một dạng tổng quát hơn của định lý Pythagoras cho không gian ba chiều là định lý de Gua, đặt tên theo Jean Paul de Gua de Malves: Nếu một tứ diện có một góc khối vuông (như góc của một hình lập phương), thì bình phương diện tích của mặt đối diện với góc khối vuông bằng tổng bình phương diện tích của ba mặt còn lại. Kết quả này có thể tổng quát cho "định lý Pythagoras n chiều":
Phát biểu này được minh họa trong ba chiều bằng tứ diện hình bên cạnh. "Cạnh huyền" là mặt đáy của tứ diện ở mặt sau của hình, và "các chân" là ba mặt xuất phát từ đỉnh góc khối vuông. Khi chiều cao từ đỉnh xuống mặt đáy tăng lên, diện tích của ba mặt bên tăng lên, trong khi mặt đáy là cố định. Định lý gợi lý rằng khi chiều cao ở giá trị phù hợp tạo ra một góc vuông ở đỉnh thì có thể áp dụng được định lý Pythagoras tổng quát. Phát biểu theo cách khác:
Không gian tích trong
Định lý Pythagoras có thể tổng quát hóa ở không gian tích trong, một khái niệm tổng quát hóa của không gian Euclid 2 và 3 chiều. Ví dụ, một hàm số có thể coi như là một vectơ với các thành phần vô hạn trong không gian tích trong, như trong giải tích hàm.
Trong một không gian tích trong, khái niệm vuông góc được thay thế bằng khái niệm trực giao: hai vectơ v và w là trực giao nếu tích trong bằng không. Tích trong là sự tổng quát hóa của tích vô hướng vectơ. Tích vô hướng được gọi là tích trong tiêu chuẩn hay tích trong Euclid. Tuy vậy có thể định nghĩa rất nhiều tích trong khác.
Khái niệm độ dài được thay thế bằng khái niệm chuẩn ||v|| của một vectơ v, định nghĩa như sau:
Trong không gian tích trong, định lý Pythagoras phát biểu rằng với hai vectơ trực giao bất kỳ v và w có
Ở đây các vectơ v và w có thể coi như là hai cạnh kề của tam giác vuông với cạnh huyền cho bởi phép cộng vectơ v + w. Dạng định lý Pythagoras này là hệ quả của các tính chất của không gian tích trong:
với tích trong của hai số hạng chéo bằng không, bởi vì chúng trực giao với nhau.
Định lý Pythagoras được tổng quát hơn nữa ở không gian tích trong khi nó áp dụng cho các vectơ không trực giao với định lý hình bình hành:
nói rằng hai lần tổng bình phương của độ dài các cạnh của hình bình hành bằng tổng bình phương độ dài của các đường chéo hình bình hành. Bất kỳ chuẩn nào thỏa mãn đẳng thức trên thì tự nó là một chuẩn trong một không gian tích trong.
Đẳng thức Pythagoras có thể mở rộng cho nhiều hơn hai vectơ trực giao. Nếu v1, v2,..., vn là những cặp vectơ trực giao trong một không gian tích trong, thì áp dụng định lý Pythagoras liên tiếp cho từng cặp vectơ này (như đã miêu tả đối với 3 cạnh của hình hộp chữ nhật ở phần hình học không gian) thu được phương trình như sau
Hình học phi Euclid
Định lý Pythagoras được suy ra từ các tiên đề trong hình học Euclid, và quả thật, định lý này không còn đúng trong hình học phi Euclid. (Có thể chứng minh được rằng, định lý Pythagoras là tương đương với tiên đề Euclid về đường thẳng song song (tiên đề thứ năm).)
Nói cách khác, trong hình học phi Euclid, liên hệ giữa các cạnh của một tam giác sẽ có dạng khác công thức Pythagoras. Ví dụ, trong hình học cầu, cả ba cạnh của một tam giác vuông (tương ứng là a, b, và c) chiếm một phần tám mặt cầu đơn vị có độ dài bằng nhau và bằng /2, và mọi góc của nó cũng là góc vuông, hay không tuân theo định lý Pythagoras nữa bởi vì
Ở đây xét đến hai hình học phi-Euclid đó là hình học cầu và hình học hyperbolic phẳng; trong mỗi trường hợp, như đối với hình học Euclid cho các tam giác không vuông, kết quả thay thế công thức Pythagoras bằng định luật cos phù hợp.
Tuy vậy, định lý Pythagoras vẫn còn đúng trong hình học hyperbolic và hình học elliptic nếu điều kiện tam giác vuông được thay thế bằng điều kiện tổng của hai góc bằng góc còn lại, như A+B = C. Lúc đó ba cạnh có liên hệ như sau: tổng diện tích của hình tròn với đường kính a và b bằng diện tích hình tròn có đường kính c.
Hình học cầu
Với bất kỳ một tam giác vuông trên mặt cầu bán kính R (ví dụ, nếu γ trong hình bên là góc vuông), với các cạnh a, b, c, thì ba cạnh liên hệ với nhau theo công thức:
Công thức này là trường hợp đặc biệt của định lý cos trên mặt cầu mà áp dụng cho mọi tam giác cầu:
Bằng cách thể hiện chuỗi Maclaurin cho hàm cos như là khai triển tiệm cận với số hạng còn lại trong ký hiệu O lớn,
có thể chứng minh rằng khi R tiến tới vô hạn và các đối số a/R, b/R, và c/R tiến tới không, liên hệ cầu giữa các cạnh của một tam giác vuông sẽ tiệm cận về dạng công thức Pythagoras trong hình học Euclid. Thay thế khai triển tiệm cận cho mỗi hàm cos trong công thức cầu cho một tam giác vuông thu được
Các hằng số a4, b4, và c4 được gộp vào số hạng O lớn còn lại do chúng độc lập với bán kính R. Liên hệ tiệm cận này có thể làm đơn giản hơn nữa bằng cách thực hiện khai triển tích ở trên, triệt tiêu các số hạng, nhân hai vế với −2, và sắp xếp lại số hạng:
Sau khi nhân lên R2, xuất hiện công thức Pythagoras trong hình học Euclid c2 = a2 + b2 khi coi bán kính R tiến đến vô cùng lớn (do các số hạng còn lại tiến tới không):
Đối với một tam giác nhỏ (a, b << R), có thể bỏ qua hàm cos để tránh mất ý nghĩa (loss of significance), thu được
Hình học hyperbolic
Trong không gian hyperbolic có độ cong đều −1/R2, một tam giác vuông với hai cạnh kề a, b, và cạnh huyền c, liên hệ giữa các cạnh có dạng:
với cosh là hàm cos hyperbolic. Công thức này là một dạng đặc biệt của định lý cos hyperbolic áp dụng cho mọi tam giác hyperbolic:
với γ là góc tại đỉnh đối diện với cạnh c.
Bằng cách sử dụng chuỗi Maclaurin cho hàm cos hyperbolic, , có thể chứng minh được rằng khi tam giác hyperbolic trở lên vô cùng bé (tức là, khi a, b, và c tiến tới zero), liên hệ hyperbolic cho một tam giác vuông thu về công thức Pythagoras.
Đối với một tam giác vuông nhỏ (a, b << R), cosin hypebolic có thể viết thành dạng sau mà không mất đi độ chính xác lớn
Tam giác vô cùng bé
Với bất kỳ độ cong đều K (mang dấu dương, bằng 0, hoặc âm), trong một tam giác vô cùng bé (|K|a2, |K|b2 << 1) với cạnh huyền c, có thể chứng minh liên hệ như sau
Hình học vi phân
Ở khoảng cách vô cùng bé, trong không gian ba chiều, định lý Pythagoras miêu tả khoảng cách giữa hai điểm gần nhau một khoảng vô cùng bé:
với ds là nguyên tố khoảng cách và (dx, dy, dz) là các thành phần của vectơ nối giữa hai điểm. Những không gian như thế được gọi là không gian Euclid. Tuy nhiên, trong hình học Riemann, biểu thức tổng quát cho mọi hệ tọa độ toàn cục (không chỉ là hệ tọa độ Descartes) và không gian tổng quát (không chỉ đối với không gian Euclid) có dạng:
mà các nhà toán học thường gọi là tensor metric. (Đôi khi, một số nơi gọi thuật ngữ này miêu tả cho tập hợp các hệ số .) Nó là một hàm số của vị trí, và dùng để miêu tả trong không gian cong. Một ví dụ đơn giản đó là khoảng cách trong không gian phẳng (không gian Euclid) được biểu diễn trong hệ tọa độ cong. Ví dụ, trong hệ tọa độ cực:
Hoặc trong không-thời gian phẳng của thuyết tương đối hẹp, tenxơ mêtric Minkowski có dạng:
Còn trong không thời gian cong của thuyết tương đối rộng, tenxơ mêtric là nghiệm của phương trình trường Einstein và các điều kiện biên khác, ví dụ nổi tiếng đó là mêtric Schwarzschild viết trong hệ tọa độ cầu sử dụng dấu mêtric (-, +, +, +),:
Lịch sử
Có tranh luận xung quanh liệu định lý Pythagoras được phát hiện ra một lần, hay phát hiện nhiều lần ở nhiều nơi, và ngày phát hiện đầu tiên là không xác định, cũng như thời điểm của chứng minh đầu tiên cho định lý. Theo nhà lịch sử toán học Joran Friberg, bằng chứng cho thấy các nhà toán học ở triều đại Babylon thứ nhất (khoảng thế kỷ XX đến thế kỷ XVI TCN) đã biết đến định lý Pythagoras, mà thời điểm này sớm hơn 1000 năm trước thời Pythagoras. Cũng vì vậy mà nhà thống kê học Stephen Stigler đã đề xuất một định luật cho rằng không có một khám phá khoa học nào được đặt tên theo người đầu tiên khám phá ra nó (định luật đặt tên khám phá khoa học của Stigler). (hình ảnh bản chụp phiến sét chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại ghi lại chứng minh định lý Pythagoras do Viện bảo tồn di sản văn hóa Yale thực hiện đã được sử dụng rộng rãi nhất trong các phương tiện và sách báo.) Trong những nguồn khác, như ở cuốn sách của Leon Lederman và Dick Teresi, đề cập Pythagoras là người đã khám phá ra định lý, mặc dù Teresi sau đó phát biểu rằng người Babylon đã phát triển định lý "ít nhất mười lăm thế kỷ trước khi Pythagoras sinh ra." Có thể chia lịch sử liên quan đến định lý ra làm bốn phần: khám phá và hiểu biết về bộ ba số Pythagoras, hiểu biết về mối quan hệ giữa các cạnh của một tam giác vuông, hiểu biết về các mối quan hệ giữa các cạnh chung một góc trong tam giác, và các chứng minh định lý dựa trên phương pháp suy diễn từ hệ tiên đề.
Bartel Leendert van der Waerden (1903–1996) phỏng đoán rằng bộ ba Pythagoras được phát hiện bằng đại số bởi các nhà toán học Babylon. Được viết vào khoảng 2000 và 1786 TCN, trong "cuộn giấy cói Berlin 6619" của Trung Vương quốc Ai Cập chứa một bài toán mà nghiệm cho bộ ba số Pythagoras 6:8:10, nhưng bài toán này không liên quan đến tam giác vuông. Phiến đất sét Lưỡng Hà Plimpton 322, viết trong giai đoạn 1790 và 1750 TCN trong thời kỳ vua Hammurabi cai trị, chứa nhiều đoạn miêu tả có liên hệ gần gũi với bộ ba số Pythagoras.
Ở Ấn Độ, trong đoạn kinh Sulba Sutra Baudhayana , thời điểm khoảng giữa thế kỷ VIII và V TCN, có chứa danh sách các bộ ba Pythagoras được khám phá ra bằng phương pháp đại số, một phát biểu về định lý Pythagoras, và một chứng minh bằng phương pháp hình học của định lý Pythagoras đối với trường hợp tam giác vuông cân. Đoạn kinh Sutra Sulba Apastamba (c. 600 BC) chứa đựng phương pháp chứng minh bằng số cho định lý Pythagoras đối với tam giác vuông bất kỳ, sử dụng cách tính diện tích hình. Van der Waerden tin rằng "nó chắc chắn dựa trên những truyền thống trước đó". Carl Boyer cho rằng định lý Pythagoras trong kinh Śulba-sũtram có thể bị ảnh hưởng từ toán học của người Lưỡng Hà cổ đại, nhưng không có bằng chứng thuyết phục ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết này của ông.
Với nội dung đã được biết trước từ lâu, những các đoạn ghi chép lại còn lưu giữ được từ thế kỷ I TCN, quyển Chu bễ toán kinh (周髀算经) của Trung Hoa cổ đại, (đã được phương Tây dịch thành sách với nhan đề The Arithmetical Classic of the Gnomon and the Circular Paths of Heaven) đưa ra giải thích cho định lý Pythagoras với bộ ba số (3, 4, 5) cho các cạnh của tam giác vuông—ở Trung Quốc gọi là "định lý Gougu" (勾股定理). Trong triều đại nhà Hán (202 TCN đến 220 SCN), bộ ba Pythagoras xuất hiện trong Cửu chương toán thuật, cùng với đề cập về các tam giác vuông. Một số nhà lịch sử toán học tin rằng định lý này xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, dưới một tên gọi khác là "định lý Thương Cao" (商高定理), đặt tên theo nhà toán học và thiên văn học sống thời nhà Chu, ông này cùng với Chu Công Đán, đã tập hợp các thư tịch cổ để viết lên Chu bễ toán kinh. Tác phẩm cũng được các bậc hậu bối (như Lưu Huy, Lý Thuần Phong) bổ sung và chỉnh lý dần.
Pythagoras, trong khoảng 569–475 TCN, đã sử dụng phương pháp đại số để lập ra các bộ ba số Pythagoras, theo như bình luận của Proclus về quyển cơ sở của Euclid. Tuy vậy, Proclus cho rằng thời điểm viết vào khoảng 410 và 485 AD. Theo Thomas L. Heath (1861–1940), không có một ghi chép cụ thể về sự tồn tại của định lý Pythagoras trong các văn tự còn lưu lại của Hy Lạp từ 5 thế kỷ sau thời của Pythagoras. Tuy nhiên, khi các sử gia Plutarchus và Cicero ghi nhận định lý có công lao của Pythagoras, họ đã viết như thể những đóng góp của ông được mặc nhiên công nhận và biết đến rộng rãi. "Whether this formula is rightly attributed to Pythagoras personally, [...] one can safely assume that it belongs to the very oldest period of Pythagorean mathematics." "Liệu công thức này có đáng thuộc về đóng góp cá nhân của Pythagoras, [...] có thể giả sử một cách an toàn rằng nó thuộc về giai đoạn của toán học Pythagoras từ rất lâu trước đó."
Vào khoảng năm 400 TCN, theo như Proclus, Plato đã đưa ra phương pháp tìm các bộ ba Pythagoras bằng cách kết hợp đại số và hình học. Khoảng năm 300 TCN, trong cuốn Cơ sở của Euclid đã ghi lại chứng minh bằng toán học cổ xưa nhất từng được biết đến cho định lý này.
Ứng dụng
Định lý Pythagoras được dùng để tìm một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh còn lại trong tam giác, mà không cần biết tới chu vi của tam giác đó.
Định lý Pythagoras đảo dùng để kiểm tra một tam giác có phải là tam giác vuông (hoặc một tam giác không phải là tam giác vuông) mà không cần dùng tới góc vuông, mà chỉ cần biết độ dài ba cạnh của tam giác vuông.
Định lý Pythagoras chỉ được dùng trong tam giác vuông.
Xem thêm
Nhà toán học Pythagoras
Định lý lớn Fermat
Bộ ba số Pythagore
Định lý lá cờ Anh
Định lý Ptoleme
Đại số tuyến tính
Tham khảo
Đọc thêm
On-line text at Euclid
This high-school geometry text covers many of the topics in this WP article.
For full text of 2nd edition of 1940, see Originally published in 1940 and reprinted in 1968 by National Council of Teachers of Mathematics, .
Also .
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Dijkstra's generalization
The Pythagorean Theorem is Equivalent to the Parallel Postulate.
In HTML with Java-based interactive figures.
History topic: Pythagoras's theorem in Babylonian mathematics
Interactive links:
Interactive proof in Java of the Pythagorean theorem
Another interactive proof in Java of the Pythagorean theorem
Pythagorean theorem with interactive animation
Animated, non-algebraic, and user-paced Pythagorean theorem
Pythagorean theorem water demo on YouTube
Pythagorean theorem (more than 70 proofs from cut-the-knot)
Hình học phẳng Euclid
P
Tam giác
Góc
Diện tích
P
Định lý trong hình học phẳng
Hình học tam giác
Hình học sơ cấp
P
Phương trình |
9036 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc | Định lý toán học | Trong toán học và logic, một định lý là một mệnh đề phi hiển nhiên đã được chứng minh là đúng, hoặc trên cơ sở dẫn xuất từ các tiên đề hoặc được chứng minh trên cơ sở lấy từ các định lý khác. Do đó, một định lý là hệ quả logic của các tiên đề, với một chứng minh của định lý là một đối số logic thiết lập chân lý của nó thông qua các quy tắc suy luận của một hệ thống suy diễn. Kết quả là, việc chứng minh một định lý thường được hiểu là sự biện minh cho chân lý của phát biểu định lý. Trong bối cảnh yêu cầu các định lý phải được chứng minh, khái niệm của một định lý về cơ bản là suy luận, trái ngược với khái niệm của một định luật khoa học là thực nghiệm.
Nhiều định lý toán học là các tuyên bố có điều kiện, có chứng minh suy ra kết luận từ điều kiện được gọi là giả thiết. Dưới góc độ của việc giải thích bằng chứng là sự biện minh của chân lý, kết luận thường được xem như một hệ quả cần thiết của các giả thuyết. Cụ thể, kết luận đó là đúng trong trường hợp các giả thuyết là đúng - mà không cần thêm bất kỳ giả thiết nào. Tuy nhiên, điều kiện cũng có thể được giải thích khác nhau trong một số hệ thống suy diễn nhất định, tùy thuộc vào ý nghĩa được gán cho các quy tắc dẫn xuất và ký hiệu điều kiện (ví dụ, logic không cổ điển).
Mặc dù các định lý có thể được viết dưới dạng ký hiệu hoàn toàn (ví dụ như mệnh đề trong số học), chúng thường được diễn đạt không chính thức bằng ngôn ngữ tự nhiên để dễ đọc hơn. Điều này cũng đúng với các chứng minh, thường được diễn đạt dưới dạng các lập luận bình dân được tổ chức một cách logic và rõ ràng, nhằm thuyết phục người đọc về sự thật của độ đúng đắn của định lý không còn nghi ngờ gì nữa, và từ đó về nguyên tắc có thể xây dựng một chứng minh tượng trưng chính thức.
Ngoài việc dễ đọc hơn, các đối số không chính thức thường dễ kiểm tra hơn các đối số thuần túy tượng trưng — thực tế nhiều nhà toán học sẽ bày tỏ sự ưa thích đối với một phép chứng minh không chỉ chứng minh tính hợp lệ của một định lý mà còn giải thích theo một cách nào đó tại sao nó hiển nhiên đúng. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí có thể chứng minh một định lý bằng cách sử dụng một hình vẽ minh họa phép chứng minh của nó.
Bởi vì các định lý là cốt lõi của toán học, chúng cũng là trung tâm của tính thẩm mỹ của nó. Các định lý thường được mô tả là "tầm thường", "khó", hoặc "sâu", hoặc thậm chí "đẹp". Những nhận định chủ quan này không chỉ khác nhau ở mỗi người, mà còn theo thời gian và nền văn hóa: ví dụ, khi một phép chứng minh mới được tìm ra, đơn giản hóa hoặc hiểu rõ hơn, một định lý từng được coi là khó có thể trở nên tầm thường. Mặt khác, một định lý được coi là sâu có thể được phát biểu một cách đơn giản, nhưng cách chứng minh của nó có thể liên quan đến những mối liên hệ đáng ngạc nhiên và tinh tế giữa các lĩnh vực toán học khác nhau. Định lý cuối cùng của Fermat là một ví dụ đặc biệt nổi tiếng về một định lý như vậy.
Kết cấu
Về mặt logic, nhiều định lý có dạng một điều kiện chỉ định: Nếu A, thì B. Một định lý như vậy không khẳng định B - chỉ nói rằng B là hệ quả cần thiết của A. Trong trường hợp này, A được gọi là giả thiết của định lý ("giả thuyết" ở đây có nghĩa là một cái gì đó rất khác với một phỏng đoán), và B là kết luận của định lý. Cả hai phần này đặt cạnh nhau (không cần chứng minh) được gọi là mệnh đề hoặc phát biểu của định lý (ví dụ "Nếu A, thì B" là mệnh đề). Ngoài ra, A và B cũng có thể được gọi là tiền đề và hậu quả. Định lý "Nếu n là số tự nhiên chẵn thì n/2 là số tự nhiên" là một ví dụ điển hình trong đó giả thuyết là "n là số tự nhiên chẵn", và kết luận là "n/2 cũng là số tự nhiên".
Để một định lý được chứng minh, về nguyên tắc nó phải có thể diễn đạt được như một phát biểu chính xác về mặt hình thức. Tuy nhiên, các định lý thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải ở dạng ký hiệu hoàn toàn - với giả định rằng một tuyên bố hình thức của định lý có thể được rút ra từ một tuyên bố phi hình thức.
Trong toán học, người ta thường chọn một số giả thuyết trong một ngôn ngữ nhất định và tuyên bố rằng lý thuyết bao gồm tất cả các phát biểu có thể chứng minh được từ các giả thuyết này. Những giả thuyết này tạo thành cơ sở nền tảng của lý thuyết và được gọi là tiên đề hay định đề. Lĩnh vực toán học được gọi là lý thuyết chứng minh nghiên cứu các ngôn ngữ hình thức, tiên đề và cấu trúc của phép chứng minh.
Một số định lý là "tầm thường", theo nghĩa là chúng tuân theo các định nghĩa, tiên đề và các định lý khác theo những cách hiển nhiên và không chứa đựng bất kỳ hiểu biết đáng ngạc nhiên nào. Mặt khác, một số định lý có thể được gọi là "sâu", bởi vì các chứng minh của chúng có thể dài và khó, liên quan đến các lĩnh vực toán học khác không liên quan với tuyên bố của chính định lý, hoặc cho thấy các mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa các lĩnh vực toán học khác nhau. Một định lý có thể được phát biểu rất đơn giản nhưng rất sâu sắc. Một ví dụ tuyệt vời cho việc này là Định lý cuối cùng của Fermat, và có nhiều ví dụ khác về các định lý đơn giản nhưng sâu sắc trong lý thuyết số và tổ hợp, và các lĩnh vực khác.
Các định lý khác có chứng minh đã biết mà không thể dễ dàng viết ra. Các ví dụ nổi bật nhất cho việc này là định lý bốn màu và giả thuyết Kepler. Cả hai định lý này chỉ được biết là đúng bằng cách rút gọn chúng thành một tìm kiếm tính toán sau đó được một chương trình máy tính xác minh. Ban đầu, nhiều nhà toán học không chấp nhận hình thức chứng minh này, nhưng bây giờ nó đã được chấp nhận rộng rãi hơn. Nhà toán học Doron Zeilberger thậm chí đã đi xa đến mức tuyên bố rằng đây có thể là những kết quả tầm thường duy nhất mà các nhà toán học đã từng chứng minh. Nhiều định lý toán học có thể được rút gọn thành tính toán đơn giản hơn, bao gồm các nhận dạng đa thức, nhận dạng lượng giác và các nhận dạng siêu hình học.
Phân loại
Định lý toán học có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo lĩnh vực (số học, đại số, hình học...), theo mối quan hệ với các định lý khác (định lý thuận, đảo, phản, phản đảo)
Các định lý toán học nổi tiếng
Định lý lớn Fermat
Định lý nhỏ Fermat
Định lý Viète
Định lý Brouwer
Định lý Pytago
Định lý Thales
Định lý bất toàn
Định lý Carnot
Định lý Thales
Xem thêm
Tiên đề
Tham khảo
Hệ tiên đề
Khái niệm toán học
Thuật ngữ toán học
Logic triết học
Triết lý ngôn ngữ
Chứng minh toán học
Tuyên bố
Khái niệm logic
Kết luận logic |
9039 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20Viking | Chương trình Viking | Tàu Viking là một chương trình thám hiểm Sao Hỏa không người lái của NASA, bao gồm Viking 1 và Viking 2. Mỗi cuộc thám hiểm này đều có vệ tinh dùng để chụp ảnh bề mặt Sao Hỏa từ quỹ đạo bay quanh hành tinh này, và để trung chuyển dữ liệu về Trái Đất cho một trạm mặt đất Viking. Đây là chương trình tốn kém và nhiều tham vọng nhất từng được gửi đến Sao Hỏa. Nó cũng là một chương trình vũ trụ khá thành công; từ cuối thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 2000, hầu hết các dữ liệu về Sao Hỏa được cung cấp cho các khoa học gia trên thế giới nhờ Viking.
Viking 1 được phóng ngày 20 tháng 8 năm 1975, còn Viking 2 được phóng ngày 9 tháng 9 năm 1975. Mỗi tàu vũ trụ này mang theo một vệ tinh nhân tạo và một trạm mặt đất. Sau khi bay vòng quanh Sao Hỏa và gửi về Trái Đất ảnh chụp bề mặt để chọn địa điểm khám phá bề mặt thích hợp, trạm mặt đất rời vệ tinh và rơi vào khí quyển Sao Hỏa để hạ cánh xuống bề mặt đã chọn. Vệ tinh tiếp tục chụp ảnh và thực hiện các thí nghiệm khoa học khác trong lúc trạm mặt đất mở các thiết bị khoa học và thực hiện đo đạc ngay trên bề mặt Sao Hỏa. Khối lượng tổng cộng, gồm cả nhiên liệu, của tàu Viking là 3527 kg. Trạm mặt đất có khối lượng 600 kg còn vệ tinh, sau khi đã tách khỏi trạm mặt đất, có khối lượng 900 kg.
Chi phí tổng cộng cho dự án Viking là khoảng một tỷ Mỹ kim.
Trạm mặt đất
Mục đích khoa học
Vệ tinh
Thí nghiệm sinh học Viking
Xem thêm
Thí nghiệm sinh học Viking
Viking 1
Viking 2
Tham khảo
Liên kết ngoài
NASA Mars Viking Mission
Solar Views Project Viking Fact Sheet
Viking Mission to Mars Video
a cutaway drawing of the Viking and its flight profile (separate source from the one above)
Viking
Sinh học vũ trụ
Chương trình NASA |
9040 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99p%20TATA | Hộp TATA | Hộp TATA (TATA box) là một đoạn trình tự DNA (yếu tố cis)
nằm ở vùng promoter của hầu hết các gene. Đây là vị trí bám của các nhân tố phiên mã hoặc histone (kiềm chế hoạt động của các protein khác). Trình tự thường gặp là 5' TATAAA(A/G) 3'.
Ở sinh vật eukaryote, protein liên kết với hộp TATA được gọi là TBP có chức năng biến tính DNA và bẻ cong phân tử DNA một góc 90°. Vùng trình tự giàu AT thường làm quá trình biến tính xảy ra dễ dàng.
Nhiều gene không có hộp TATA và thường sử dụng nhân tố khởi đầu phiên mã hoặc promoter lõi hạ nguồn (downstream core promoter) để thay thế.
Ví trí
Hộp TATA thường nằm ở khoảng 25 bp phía thượng nguồn của điểm khởi đầu phiên mã. Hộp này thường nằm gần trình tự giàu GC. Nếu chúng ta đặt vị trí khởi đầu của quá trình phiên mã (tại NU đầu tiên) là +1, sau những Nu này là +2, +3,... lần lượt đến hết và Nu ngay trước nó là -1,..., những Nu trước nó là -2, -3,... thì vị trí là -25 ở eukaryote, và là -10 với prokaryote.
Liên kết với histone
Mối liên kết giữa hộp TATA và các phân tử histone thường thông qua domain đầu N của H4.
Hình ảnh
Tham khảo
Biểu hiện gen |
9045 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Protein%20li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%99p%20TATA | Protein liên kết hộp TATA | Prôtêin liên kết hộp TATA là một loại prôtêin đặc hiệu chỉ liên kết với đoạn nuclêôtit có trình tự "TATA..." trên vùng khởi động của gen gọi là hộp TATA (TATA box). Sự liên kết của prôtêin này góp phần quyết định bước đầu cho quá trình phiên mã xảy ra được hay không kể cả ở sinh vật nhân thực và vi khuẩn (nhân sơ).
Thuật ngữ này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh "TATA-box Binding Protein" và do đó viết tắt là TBP. Bạn chú ý rằng chữ tắt này chỉ dùng và hiểu theo nội hàm trên trong lĩnh vực sinh học, bởi vì trong tiếng Anh hiện nay thì TBP có hơn 100 nghĩa khác nữa. Ngoài ra, trong sinh học phân tử, thì TBP còn là ký hiệu của gen mã hoá prôtêin này, tức là gen mã hoá TATA-box binding protein. Chẳng hạn ở người, các nhà nghiên cứu đã xác định được gen TBP ở lô-cut gen 6q27 (hình 2).
TBP (TATA-box binding protein) có nhiều loại khác nhau và được chia thành nhiều họ, dù ở cả sinh vật nhân thực và vi khuẩn (nhân sơ) đều có, nhưng cấu trúc và hoạt động khác nhau rất nhiều, tuy nhiên đều có chức năng giống nhau là: TBP góp phần quyết định bước đầu cho enzym RNA-pôlymêraza tiến hành quá trình phiên mã, từ đó gen mới biểu hiện và sự sống trong tế bào mới tiếp diễn.
Sơ đồ trên cùng của hình 1 mô tả hộp TATA trong quá trình tiền khởi đầu phiên mã nhân thực là đoạn màu vàng, các yếu tố phiên mã TF (Trannscription Factor) là các mảnh màu tím, enzym RNA pôlymêraza là hình trứng màu hồng, là sơ đồ tổng quát chung cho phiên mã nhân thực. Hộp TATA thường nằm ở vị trí 25 - 35 bp trước vị trí bắt đầu phiên mã. Hộp TATA không chỉ xác định hướng phiên mã của Pol (RNA-pôlymêraza), mà còn chỉ rõ cho nó mạch đơn nào của gen là khuôn mà Pol cần đọc để phiên. Chính TBP (mảnh màu đỏ) là "người" đầu tiên nhận ra TATA, liên kết với vị trí này và "lôi kéo" các prôtêin khác (màu tím) vào, từ đó hình thành ra phức hợp tiền khởi đầu phiên mã giúp Pol chuẩn bị vào giai đoạn khởi đầu phiên mã.
Cấu tạo
Ở vi khuẩn, TBP khác hẳn với ở nhân thực, thường được gọi là yếu tố sigma (σ factor). Yếu tố sigma chỉ là một prôtêin khá nhỏ (vài chục kDa) liên kết với RNA-pôlymêraza họp thành phức hợp được gọi là hôlô-enzym RNA-pôlymêraza (RNA polymerase holoenzyme). Xem chi tiết ở trang Yếu tố phiên mã chung và trang yếu tố sigma.
Ở sinh vật nhân thực, TPB có nhiều loại, mỗi loại có cấu tạo riêng, nhưng có thể mô tả cấu tạo chung như sau.
Nó gồm khoảng 200 amino acid. Phía đầu C (cacbôxyl) của chuỗi khoảng 70 - 80 amino acid lặp lại hai lần, tạo ra cấu trúc hình yên ngựa làm căng DNA ở đoạn này (hình 3); vùng này liên kết trực tiếp với hộp TATA và tương tác với các yếu tố phiên mã khác trong nhóm yếu tố phiên mã chung. Ngược lại, phía đầu N (amin) thường thay đổi cả về chiều dài và trình tự, tuỳ theo loại Pol và tuỳ theo loài. Nghĩa là đầu C được bảo tồn cao trong tiến hoá.
Cấu trúc tinh thể của vùng C-terminal / lõi của TBP ở người đã được xác định ở độ phân giải 1,9 angstroms.
Các thí nghiệm ở S. cerevisiae đã chỉ ra rằng sự chiếm chỗ TBP của một số chất kích thích Pol II có tương quan với hoạt động phiên mã và sự gắn kết của TBP được kích thích bởi các chất kích hoạt và các yếu tố phiên mã chung. TBP liên kết không chỉ với hộp TATA, mà còn giúp cả ba loại Pol (Pol I, Pol II và Pol III) hoạt động trên gen không có hộp TATA.
Vai trò của TBP
Ở vi khuẩn (nhân sơ), enzym RNA pôlymêraza (Pol) tự nhận biết được vùng khởi động (promotor), nhưng nếu thiếu TBP (tức yếu tố sigma) thì nó không bám vào hộp TATA được và không dãn xoắn- tách mạch gen khuôn mẫu được, nên phiên mã không thể tiến hành (xem thêm trang Yếu tố phiên mã chung và trang yếu tố sigma).
Ở sinh vật nhân thực, hộp TATA là một chuỗi nuclêôtit cho biết nơi nào enzym RNA pôlymêraza có thể bắt đầu đọc và phiên mã gen. Nhưng dù có vai trò chủ chốt, Pol (RNA pôlymêraza) lại không có khả năng nhận biết hộp TATA, nên phải cần một tập hợp các phân tử giúp nó nhận biết, mà phân tử đầu tiên nhận biết là TBP. Xem thêm chi tiết ở trang Phức hợp tiền khởi đầu phiên mã.
Khởi động phiên mã là một trong những bước quan trọng trong quá trình biểu hiện gen. Gen không chỉ được phiên mã, mà còn phải được phiên mã vào đúng thời điểm mà tế bào sống đòi hỏi, từ đó các quá trình sinh học mới được thực hiện đúng. Việc phiên mã đòi hỏi enzym RNA pôlymêraza (Pol). Có nhiều loại Pol (RNA pôlymêraza), nhưng không có loại nào có khả năng tự lập hoàn toàn để bắt đầu phiên mã. Do đó, Pol cần có sự trợ giúp của nhiều yếu tố gọi là yếu tố phiên mã chung.
Trong các yếu tố phiên mã chung ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, đều có TBP, tuy có nhiều loại, khác nhau nhiều chi tiết, nhưng TBP là cần thiết để "khởi động" phiên mã trong một giai đoạn gọi là tiền khởi đầu phiên mã.
Ở sinh vật nhân sơ, chỉ một loại TBP là phức hợp tiền khởi đầu phiên mã, không có nó thì Pol không hoạt động được.
Ở sinh vật nhân thực, TBP là một tiểu đơn vị của yếu tố phiên mã TFIID để khởi động phiên mã của gen dù có hay không có hộp TATA. Xem chi tiết hơn vấn đề này ở trang Yếu tố phiên mã chung. Do đó, TBP (prôtêin liên kết hộp TATA) luôn là một công cụ khởi động phiên mã.
Prôtêin liên kết TATA (TBP) là một yếu tố phiên mã chung liên kết cụ thể với chuỗi DNA được gọi là hộp TATA. Trình tự DNA này được tìm thấy khoảng vị trí - 30 (tức là cặp base thứ 30 tính ngược lên đầu 5' của vị trí bắt đầu phiên mã (+1). TBP cùng với một loạt các yếu tố liên quan đến TBP, tạo nên TFIID, một yếu tố phiên mã chung tạo nên một phần của phức hợp tiền khởi đầu cho Poll II. Là một trong số ít các prôtêin trong phức hợp tiền khởi đầu liên kết DNA theo cách đặc hiệu với trình tự TATA, nó còn giúp Pol định vị đúng vị trí bắt đầu phiên mã của gen. Tuy nhiên, ước tính chỉ có khoảng 20% vùng khởi động (promoter) ở người là có hộp TATA. Do đó, ở người TBP có lẽ không phải là prôtêin duy nhất liên quan đến định vị Pol II.
Một đặc trưng nữa của TBP là có một chuỗi dài glutamine ở đầu N (đầu amin) của prôtêin này. Miền này điều chỉnh hoạt động liên kết gen của đầu C (đầu cacbôxyl) ảnh hưởng đến tốc độ hình thành phức hợp phiên mã và bắt đầu phiên mã. Đột biến làm tăng số lần lặp lại CAG mã hóa chuỗi polyglutamine này có thể làm tăng chiều dài chuỗi đó, liên quan đến spinocerebellar ataxia 17, gây thoái hóa thần kinh, đã được gọi là bệnh polyglutamine.
TBP cũng là một thành phần của Pol I và Pol III và do đó tham gia vào quá trình bắt đầu phiên mã bởi cả ba loại Pol này. Trong các loại tế bào cụ thể hoặc trên các cơ chất cụ thể, thì TBP có thể được thay thế bằng một trong một số yếu tố liên quan đến TBP.
Vì TBP là một yếu tố phiên mã chung cần thiết cho cả ba loại polymerase RNA hạt nhân, nên nó là bắt buộc để phiên mã cho mọi gen. Hiểu biết tường tận mối quan hệ động giữa TBP với các vùng khởi động trên gen có ý nghĩa quan trọng đối với hiểu biết nguyên nhân các rối loạn di truyền trong di truyền y học.
Hoạt động của TBP
TBP khi đã liên kết với gen, nó sẽ liên kết vào rãnh nhỏ của gen, giúp tách chuỗi kép ở vị trí đã liên kết, liên quan đến quá trình tách mạch kép bằng cách uốn cong đoạn gen ở đây một góc khoảng 80 độ. Vị trí này là trình tự giàu A, T nên tạo điều kiện cho quá trình tách mạch dễ dàng hơn là trình tự giàu G, C (hay X).
Sư biến dạng đoan DNA ở vị trí này do TBP chèn chuỗi bên các amino acid của nó vào giữa các cặp base. Sự liên kết này xảy ra do lượng amino acid Lys (lyzin) và Arg (acginin) tích điện dương của nó với các gốc phosphat tích điện âm trong "xương sống" DNA là chuỗi liên kết phôtphođieste. Do đó đoạn này của DNA uốn cong lại (sơ đồ dưới ở hình 1), các Phe (phênyl-alanin) luồn vào rãnh nhỏ của đoạn DNA này. Nhờ đó, tương tác DNA-prôtêin được tăng cường.
Do đoạn DNA gần hộp TATA giàu A (ađênin) và T (timin), mà cặp A-T chỉ có hai liên kết hydro, nên đoạn DNA ở đây dễ dàng tách nhau ra hơn. Nhờ đó, Pol dễ dàng bắt đầu phiên mã gen.
TBP tạo liên kết đặc hiệu với hộp TATA bằng hai loại tương tác hóa học. Đầu tiên, chuỗi các amino acid giàu lysine và arginine (các amino acid nhóm kiềm) hình thành liên kết với gốc phosphate của những nucleic base. Đây chính là cách thức cơ bản để các prôtêin DBP có thể liên kết với phân tử DNA. Tiếp đến, 4 phenyalanine tại các vị trí đặc trưng (thường là 99, 116, 190, và 207) của TBP sẽ tạo thành cấu trúc kẹp trong không gian nhằm xen cài vào rãnh nhỏ của phân tử DNA. Tương tác này giúp TBP có thể bẻ gập phân tử DNA một cách dễ dàng. Ngoài ra, 2 asparagine nằm đối xứng trong không gian (vị trí 69 và 159) có khả năng hình thành các liên kết hydro với những base đặc hiệu của hộp TATA. Qua đó, TBP có thể nhận biết và tạo liên kết chính xác với vùng hộp TATA.
Xem them ở trang Phức hợp tiền khởi đầu phiên mã có mô tả cả hoạt động của TBP ở nhân thực và nhân sơ.
Danh sách
Một số loại TBP đã được nghiên cứu, thuộc họ prôtêin này liệt kê ở bảng sau:
Nguồn trích dẫn
Liên kết ngoài
.
.
Biểu hiện gen
Gen
Protein
Sinh học
Sinh học phân tử
Di truyền học |
9054 | https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A1i%20m%E1%BA%A1i%20d%C3%A2m | Gái mại dâm | Gái mại dâm, gái bán dâm (từ bình dân là ca ve, gái, gái đĩ, gái điếm, gái bao, gái "ngành", "phò", "gái bán hoa", "gái đứng đường", ...) là những phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn hành vi tình dục, thường là ngoài hôn nhân để được trả tiền hoặc được hưởng các lợi ích vật chất khác. Ước tính tại Đức cho thấy gái mại dâm chiếm 96% số người bán dâm, chỉ có 4% là nam giới (số nam giới này lại chủ yếu phục vụ đồng tính nam), bởi số phụ nữ đi mua dâm là rất ít so với nam giới. Do vậy khi nói về mại dâm, người ta thường chỉ liên tưởng tới gái bán dâm mà bỏ qua bộ phận nhỏ nam giới bán dâm.
Các quan niệm xã hội cho rằng đa số gái mại dâm đi bán dâm là do thu nhập cao và yêu cầu ít lao động, số còn lại là do nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc bị lừa đảo, lôi kéo, các hoạt động buôn người hoặc nghiện ma túy, nghiện tình dục,... Tại Việt Nam, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam năm 2012, trên 53% gái bán dâm tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao và 25% số người hoạt động mại dâm tự tìm tới công việc này, có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự đi bán dâm. Cũng theo thống kê năm 2012, sau khi thực hiện khảo sát tại 3 thành phố trên, hoàn cảnh gia đình của gái mại dâm phần lớn ở mức trung bình, với 42,4% có gia cảnh nghèo, 55,2% có gia cảnh trung bình và 2,4% có gia đình khá giả. Một số diễn viên, người mẫu, ca sĩ... có thu nhập cao nhưng vẫn đi bán dâm để kiếm tiền thật nhanh, một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm...
Về luật pháp, đa số các quốc gia nghiêm cấm hành vi mại dâm. Một số nước chấp nhận hành vi mại dâm nhưng phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện quản lý Nhà nước thường không đạt hiệu quả, mại dâm chủ yếu vẫn nằm dưới sự khống chế của xã hội đen và tiếp tục là vấn nạn gây nhức nhối tại các nước này. Một số nước sau một thời gian hợp pháp hóa mại dâm càng khiến tệ nạn này lan tràn thêm, lại phải quay về biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (như Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc).
Tên gọi
Do sự đa dạng về hình thức hoạt động nên đã xuất hiện những tên gọi khác nhau để chỉ đến gái mại dâm. Trong tiếng Việt có nhiều tên gọi khác nhau để nói về đối tượng này như: gái, gái ăn sương, gái ngành, gái làng chơi, gái bán hoa, đĩ, gái bán dâm, gái lầu xanh, gái điếm, gái giang hồ, gái bao, gái gọi, cave (được Việt hóa từ tiếng Pháp cavalière, nghĩa là "bạn nhảy nữ" hay "gái nhảy"), gái làm tiền, hàng, phò, phạch, bớp, gà lạc, em út...
Một số từ điển dùng cụm từ gái mãi dâm thay cho gái mại dâm, tuy nhiên nếu cho rằng cụm từ mãi, mại có nguồn gốc từ chữ Hán thì mãi là mua, mại là bán (thương mại là buôn bán chẳng hạn) thì dùng cụm từ gái mại dâm chính xác hơn. Đặc biệt, trong tiếng Việt có một từ khá đặc biệt là kỹ nữ, từ này có thể dùng để chỉ gái bán dâm, nhưng cũng có thể dùng để chỉ những phụ nữ "bán nghệ không bán sắc" (tức là phụ nữ mua vui cho đàn ông bằng nghệ thuật chứ không bán dâm, tương tự như geisha ở Nhật Bản).
Từ lóng
Vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam, ngành hát cô đầu, tức hát ả đào, có khi được dùng trá hình làm nơi bán dâm. Những ca nhi loại này được gọi là cô đào rượu để phân biệt với cô đào hát là những ca nhi không bán dâm.
Một số gái mại dâm để lại số điện thoại tại các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn, spa, khách sạn,... hoặc chủ chứa, môi giới... Khi khách làng chơi có nhu cầu thì sẽ gọi điện cho họ đến phục vụ. "Gái gọi" ra đời từ đó.
Khi phụ nữ đi "bán thân" thì có nghĩa họ bị coi như hàng hóa và vì thế gái mại dâm còn được gọi khinh miệt (nhưng cũng đúng với bản chất hành vi của họ) là "hàng".
Ở những địa phương khác nhau có thể có những cách gọi khác nhau để nói về gái mại dâm. Ở Quảng Bình chẳng hạn, người ta gọi gái mại dâm là "gà" hay "gà công nghiệp" (ví dụ, hắn bị nhiễm HIV do thường xuyên đi "đá gà"). Những gái đứng đường ăn sương vào ban đêm được gọi là "bò lạc". Những gái mại dâm hoạt động ở những bãi biển được gọi là "ghẹ" ("ghẹ 2 chân"). Do gái mại dâm chủ yếu hoạt động vào ban đêm, họ còn được gọi là "bướm đêm".
Mánh lới
Không chỉ bán dâm, gái làng chơi còn có những mánh khóe đánh vào tâm lý khách mua dâm để bòn rút, làm sao cho khách làng chơi mê mẩn mà đổ hết tiền bạc vào trò chơi hương phấn. Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thì gái bán dâm có những mánh lới là:
Khấp: tức là khóc, giả bộ thương yêu, quyến luyến khách không muốn rời. Phải khóc lóc như thật để chứng tỏ mình thành tâm, thiệt ý. Tốt nhất là dùng nước gừng sống tẩm vào khăn tay để lau nước mắt thì nước mắt sẽ không khô mà còn tuôn ra như suối. Khi khóc thì phải kết hợp với kể lể "hoàn cảnh đau khổ" của mình (không có thì bịa ra, nếu có hoàn cảnh thật thì cũng phải cường điệu lên) để khách thấy thương mà chi thêm tiền.
Tiện: cắt của mình một ít tóc và của khách một ít, trộn chung lại rồi chia hai; mỗi người buộc vào cánh tay để tỏ ý muốn kết tóc se tơ, khách sẽ tưởng là chân thành mà không nỡ bỏ.
Thích: dùng mực xạ xăm tên người khách vào bắp tay hoặc bắp đùi mình để khách trông thấy cho là mình chung tình.
Thiêu: đốt hương giả bộ thề nguyền rồi chích vào tay mình và tay khách để tỏ dạ chung tình.
Giá: hứa lấy khách làm chồng, giả đò thề hẹn, bàn cách lấy nhau. Sau khi điều tra biết khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, rủ rê, bàn chuyện cưới nhau. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra.
Tử: đòi chết để tỏ ra chung tình với khách. Tất nhiên là giả vờ chứ không phải chết thật. Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết có họ thôi, nếu không tin thì đòi chết ngay tại chỗ, trước mắt cho chàng thấy. Nếu biết y có thê thiếp rồi, không thể lấy mình được thì càng làm già đến độ rủ y "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, có tán gia bại sản, đem hết bạc tiền ra dâng cho mình, y cũng không tiếc.
Tẩu: rủ khách cùng đi trốn; đó thực ra là một cách "tống cổ" khách êm thắm. Khi khách hết tiền, muốn chuộc không có tiền mà muốn chơi cũng không còn tiền đâu chơi tiếp thì chỉ còn cách tống khứ đi cho rảnh. Lúc ấy phải giả vờ rủ khách đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng không đến, đánh tiếng cho ma cô, giang hồ đi bắt kẻ bỏ trốn, thế tất khách phải sợ mà… trốn thật.
Đây là những mánh khóe có từ thời xưa, hiện nay những mánh này đổi khác và tinh vi hơn, nhưng mục tiêu thì vẫn vậy: cốt bòn rút được càng nhiều tiền càng tốt, cho tới khi khách cạn tiền mới thôi. Vì những mánh lới giả dối này nên dân gian đã có những câu như "Gái đĩ già mồm", "Không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày".
Ví von
Những cô gái "buôn phấn bán son".
Gái đĩ nói chuyện trinh tiết: chỉ những kẻ thiếu tư cách, vô đạo đức nhưng lại thích ra vẻ bằng cách nói về những điều cao đẹp.
"Gái đĩ già mồm": hàm ý gái gọi thường lẻo mép để moi tiền khách, khi tức giận hoặc cãi nhau thì thường nói năng thô lỗ.
"Làm đĩ bốn phương, lấy chồng tiến sĩ": ý nói rằng có những người dù làm đủ chuyện xấu xa nhưng đôi khi vẫn không ai biết, có thể gặp may để tự đắc với người khác.
"Làm đĩ chín phương, chừa một phương lấy chồng": ý nói rằng dù có làm chuyện xấu xa gì thì cũng nên lo nghĩ về tương lai của mình, chừa lại một con đường thoát.
"Làm đĩ không đủ tiền phấn sáp": ý nói gái mại dâm tiêu xài phung phí, kiếm được bao nhiêu tiền cũng không đủ trang trải cho việc tiêu xài.
Không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày: ví von 2 đối tượng này thường dối trá về hoàn cảnh để ngụy biện cho sự sa ngã của mình hoặc lợi dụng lòng cảm thương để moi tiền, người nghe không nên tin.
Dạy đĩ vén váy: ý nói trường hợp dạy bảo hay khuyên nhủ một việc gì đó với một người đã thành thạo việc đó rồi.
Nguyên nhân
Gái mại dâm tồn tại trong xã hội vì nhiều lý do: một số bị bọn buôn người lừa gạt ép buộc vào nhà chứa, một số do hoàn cảnh kinh tế phải hành nghề mại dâm để tồn tại, số khác tự nguyện làm mại dâm vì muốn hưởng thụ, kiếm tiền nhanh, không phải lao động nặng nhọc mà có thu nhập cao.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, có tới 53% số người hành nghề mại dâm là tự nguyện do muốn có thu nhập cao mà không phải làm việc vất vả, hoặc do cần tiền hút ma túy (51% gái mại dâm được khảo sát nghiện ma túy), trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi đua đòi nên tự bước vào nghề mại dâm. 57,6% có gia cảnh trung bình hoặc khá giả chứ không hề nghèo. 27,6% đi bán dâm là do nghe bạn bè rủ rê, 63,9% cho biết bị lôi kéo bởi chính những gái mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa hoặc cưỡng bức. Một số gái mại dâm còn là người mẫu, diễn viên, hoa hậu... có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi xa hoa mà đi bán dâm. Như người mẫu bán dâm Hồng Hà nói: "Em định làm một thời gian khi nào mua được nhà lầu, xe ôtô thì sẽ dừng lại". Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có nhiều tình trạng hiếp dâm, buôn người, ép buộc bán dâm. mà thiếu số liệu thống kê minh bạch.
Theo quy luật có "cầu" thì có "cung", một trong những nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn tình dục của một số đàn ông có tiền nhưng thiếu đạo đức lại "ham của lạ", muốn tìm "cảm giác mới", nên gái mại dâm có điều kiện tồn tại và phát triển. Cùng sự phát triển của các ngành giải trí khác và du lịch, mại dâm cũng lan tràn theo. Một minh họa điển hình cho quy luật "cung" - "cầu" về mại dâm là hiện tượng tại các vòng chung kết World Cup, Euro gần đây, gái mại dâm đổ về nước đăng cai để đón một lượng khách là nam giới - các cổ động viên và khán giả chủ yếu của môn bóng đá - vì lượng "cầu" tại nơi này tăng đột biến, sẽ thu được nhiều khách hơn.
Một tuyên truyền viên chống HIV cho biết: "Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều gái mại dâm, số cô mà tôi đã gặp, đã trò chuyện, chắc phải đến đôi trăm. Trong số đó, có lẽ chỉ 1/10 là hoàn cảnh thực sự quá khó khăn, buộc phải làm gái. Còn lại, đa số là lười lao động, thích chưng diện, thích ăn sung mặc sướng... Với những người đó, tôi không thể thông cảm hay xót xa được..." Có gái mại dâm mới 16 tuổi khi bị bắt đã trả lời rằng: "Ở nhà mỗi lần xin 5-10 ngàn đi chơi game mà ông bà già cứ cằn nhằn nên em mới đi làm kiếm tiền chơi, khỏi bị cằn nhằn nhức đầu" !
Luật pháp
Ở đa số các nước (khoảng 160/207 nước), mại dâm bị nghiêm cấm. Ở một số ít nước như Hà Lan, Đức, Áo, Peru, Colombia, Bangladesh, việc mua bán dâm được pháp luật thừa nhận, vì vậy gái mại dâm và hoạt động mua bán dâm tồn tại một cách công khai nhưng phải ở những địa điểm quy định và không được tiến hành các hoạt động quảng bá công khai. Ở một số nước khác như Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, việc mua bán dâm không có bộ luật nghiêm cấm nhưng có những bộ luật khác để triệt tiêu điều kiện hoạt động của mại dâm (như nhà chứa, môi giới, quảng cáo...), nên về cơ bản mại dâm vẫn là bất hợp pháp.
Nhưng dù sao, mại dâm vẫn là một loại tệ nạn xã hội và chính phủ các nước này vẫn tìm cách ngăn chặn. Ví dụ như tại Pháp, chính phủ vẫn đề ra những biện pháp ngăn chặn nạn mại dâm (bán dâm) bằng cách phạt tiền và phạt tù những người mua dâm (mãi dâm). Theo quy định của Pháp, Những người mua dâm sẽ phải chịu án phạt 6 tháng tù giam và phạt tiền 3.000 Euro (tương đương 2.580 bảng Anh hoặc 4.000 Đô la Mỹ). Theo luật hiện hành của Pháp, hoạt động mại dâm sẽ bị truy tố khi gây rối trật tự công cộng hoặc trở thành có tổ chức (hoạt động kiểu nhà chứa). Người môi giới mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Nghị sĩ Guy Geoffroy nói rằng, cứ 10 gái bán dâm thì có chín người là nạn nhân của bọn buôn người, nên mại dâm sẽ được xem xét dưới góc độ bạo lực chống lại phụ nữ.
Năm 1999, chính quyền Thụy Điển đã đưa ra biện pháp mới để ngăn chặn mại dâm vốn là bất hợp pháp tại nước này. Đó là thay vì xử lý gái bán dâm thì chính phủ sẽ xử phạt nặng những hành vi mua dâm, qua đó từng bước xóa bỏ tệ nạn mại dâm đang lan tràn. Biện pháp này thu được hiệu quả tốt, và năm 2006, chính phủ Ireland và Phần Lan đã học theo mô hình này.
Tại Anh, hoạt động mại dâm về bản chất là bất hợp pháp, kể cả các hoạt động liên quan (như là gạ gẫm bán dâm).
Tại tất cả các bang ở Mỹ, mại dâm là hoạt động bất hợp pháp, trừ bang Nevada
Tại Hàn Quốc, mại dâm từng được các chính phủ quân phiệt thân Mỹ cho tồn tại hợp pháp để phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở đây. Sau khi chính phủ quân phiệt sụp đổ, để chuẩn bị cho Olympic Seoul 1988 và giúp hình ảnh của Hàn Quốc khỏi bị hoen ố trên bình diện quốc tế, chính phủ mới của Hàn Quốc đã tuyên bố xóa sổ mại dâm. Mặc dù vậy, ngành này vẫn tồn tại ngấm ngầm cho tới bây giờ dưới nhiều hình thức khác nhau... Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những hình phạt nặng cho tội mua bán dâm, nhờ vậy tệ nạn mại dâm năm 2007 đã giảm gần một nửa so với 2002.
Thái Lan là một ví dụ khá đặc biệt, mại dâm bị cấm nhưng các nhà chứa vẫn hoạt động công khai dưới bảo kê của mafia và sự làm ngơ của chính quyền, đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp. Nguyên nhân là năm 1967, Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan để cung cấp mại dâm cho lính Mỹ. Bằng việc hy sinh thân xác và nhân phẩm của phụ nữ Thái Lan, một luồng tiền đã đổ vào nền kinh tế Thái. Liên tục từ năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ ở Thái Lan mỗi năm để giải tỏa căng thẳng của chiến tranh.
Kritaya Archavanitkul, nhà hoạt động vì quyền con người Thái Lan, nói:
"Đáng buồn mà nói rằng, cấu trúc xã hội Thái Lan có xu hướng chấp nhận mại dâm. Và có thể, chúng ta có những tổ chức Mafia tham gia vào các đảng phái chính trị, điều này sẽ giúp tệ nạn mại dâm bị lờ đi. Lý do thứ hai là yếu tố văn hóa, ở Thái Lan, hành vi mua dâm của người đàn ông Thái Lan được chấp nhận. Các chính khách, chủ yếu là nam giới, tất nhiên, họ không thấy mại dâm là một vấn đề. Họ biết có nhiều phụ nữ tham gia vào tệ nạn mại dâm ở Thái Lan. Họ biết rằng một số bị đối xử bạo lực và tàn bạo. Nhưng họ không nghĩ rằng đó là một hình ảnh khủng khiếp. Và, bởi vì lợi nhuận béo bở lôi cuốn nhiều người tham gia, vì vậy các chính khách đã nhắm mắt làm ngơ cho tệ nạn này".
Chuwit Kamolvisit, được coi là "ông trùm của mại dâm" ở Thái Lan, nói rằng ông đã hối lộ khoảng 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 3 triệu đôla) trong suốt 10 năm cho các chính khách và cảnh sát để họ làm ngơ cho việc kinh doanh tình dục của mình. Theo UNODC, Thái Lan là một điểm đến hàng đầu cho các nạn nhân của tệ nạn buôn người làm nô lệ tình dục. Năm 2006, một nô lệ như vậy đã trốn thoát sau khi bị buộc phải giết hại chủ chứa, và đã đứng ra tố cáo một đường dây mại dâm do Mafia Nhật (Yakuza) kiểm soát.
Tại Úc, tình hình buôn người và tội phạm có tổ chức đã trở nên tồi tệ hơn khi mại dâm được hợp pháp hóa. Bà Sheila Jeffeys, giáo sư về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội và Chính trị của trường Đại học Melbourne, gọi tình hình đang diễn ra ở đây là "cuộc thử nghiệm thất bại của việc hợp pháp hóa mại dâm". Bà nói:
"Sự thật là những phụ nữ trong các nhà chứa hợp pháp có thể sẽ không được cảnh sát bảo vệ, ở một vài nơi còn không có cả camera quay lại những gì diễn ra bên trong những nơi này. Tại một số ít những nhà chứa hợp pháp, chính quyền các bang đưa ra các luật sức khỏe và an toàn lao động cho gái bán dâm. Tuy nhiên nếu nhìn vào họ sẽ thấy ngay sự nguy hiểm cực độ của ngành công nghiệp tình dục đối với gái bán dâm... Chúng ta nên nhớ rằng lực lượng cơ bản của ngành công nghiệp này là những phụ nữ và em gái dễ bị tổn hại, những người bị hành hạ một cách đồi bại để tạo ra lợi nhuận."
"Trên thực tế thì tại châu Á và toàn thế giới, căn bản của những gì xảy ra trong mại dâm là bạo hành và vô nhân đạo... Trong thuật ngữ của Liên Hợp Quốc, đây là một hoạt động xã hội nguy hiểm và những hành động như vậy được đánh giá là có hại cho sức khỏe đối với phụ nữ và các em gái. Nó được tạo ra từ việc hạ thấp vai trò của phụ nữ, coi sự tồn tại của phụ nữ là để phục vụ cho lợi ích của đàn ông. Do vậy mại dâm cũng như những hành động văn hóa độc hại khác như bạo lực đối với phụ nữ, làm tổn thương phụ nữ là những điều cần phải xóa bỏ hoàn toàn. Hợp pháp hóa rõ ràng rằng không có tác dụng bảo vệ phụ nữ".
Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Ủy ban phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp này, đặc biệt với gái bán dâm:
Thúc đẩy buôn bán phụ nữ làm nô lệ tình dục.
Các chính phủ thực tế đã không kiểm soát nổi ngành công nghiệp tình dục dù đã hợp pháp hóa mà chỉ khiến nó lan tràn thêm.
Làm gia tăng "mại dâm chui" bất hợp pháp và bạo lực đường phố.
Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em.
Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn.
Làm tăng nhu cầu mại dâm. Không bị pháp luật chế áp khiến cho đàn ông có cơ hội và động cơ để tiến hành mua bán dâm trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, làm kỉ cương xã hội rối loạn.
Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.
Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến nhiều người bị lũ tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đường này.
Phụ nữ trong hệ thống mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình được thông báo công khai. Họ đều xem đó là một con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự và cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này.
Cuối cùng bà kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội".
Còn ở đa số các nước, mại dâm bị nghiêm cấm. Tuy nhiên do sự quản lý của nhà nước chưa đủ mạnh, quy định của pháp luật chưa được thực thi một cách hiệu quả, trình độ văn hóa thấp và sự tha hóa đạo đức của một bộ phận dân cư, và các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến hiện tượng mại dâm và gái mại dâm vẫn ngầm tồn tại với nhiều biến tướng.
Đối tượng
Phân loại
Đối tượng hành nghề mại dâm đủ các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tại đa số các nước, tệ nạn mại dâm không được pháp luật và đạo đức thừa nhận. Vì thế, gái mại dâm thường hoạt động lén lút. Có các loại gái mại dâm công khai và loại hình khác, núp bóng dưới các "vỏ bọc" khác nhau:
Loại hình trực tiếp, công khai đứng đường bắt khách. Không chỉ có các cô gái trẻ tuổi mà đôi khi còn có cả các cụ già 70 tuổi, 80 tuổi. Loại hình này rõ rệt nhất và lộ liễu nhất nên thường được gọi bằng những từ trực tiếp chỉ như gái giang hồ, gái đứng đường, đĩ, điếm, gái làm tiền. Họ bán dâm tại các nhà chứa chuyên nghiệp hoặc ngay tại nhà. Có những gia đình truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bán dâm vì không muốn lao động, trong nhà đàn ông làm bảo kê đàn bà làm gái mại dâm, thậm chí có gia đình cho con gái đi bán dâm khi đang ở độ tuổi vị thành niên.
Loại hình hoạt động cố định, thường thì có nơi, có chỗ nhất định, chủ yếu trong các hoạt động dịch vụ như: nhân danh người lao động thuộc các ngành nghề hợp pháp, như nhân viên "cắt tóc thư giãn", "gội đầu máy lạnh", nhân viên massage, tiếp viên nhà hàng, quán bar, khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke, sàn nhảy... Loại hình này thuộc diện bán công khai, có khách đề nghị nhu cầu mới làm hoặc chủ động gợi ý cho khách. Trong số này có những em bé tuổi vị thành niên (thường do bị lừa bán vào các nhà chứa rồi ép tiếp khách). Loại này thường được gọi là "gái nhà thổ" hay "gái nhà chứa" (xưa là "gái lầu xanh" hay "kĩ nữ"), gái nhảy/cave, "gái gọi" (được "điều" từ nơi khác về khi thiếu), "hàng"...
Loại hoạt động lưu động và có vỏ bọc, ít lộ liễu, có thể hoạt động dưới các mối quan hệ như bồ nhí, vợ hờ, vợ lẽ để moi tiền của những ông đã có vợ nhưng vẫn ham "gặm cỏ non". Loại này thường được gọi là "gái bao". Đối tượng sống "bao" có nhiều loại.
Các nữ sinh viên chán học hành, nhân viên văn phòng mê tiền của những người đàn ông giàu có, cấp trên có quyền chức và thích "của lạ". Một số sinh viên bán dâm để kiếm tiền trả tiền học, số khác để có tiền ăn chơi đua đòi.
Theo kiểu quan hệ "kiều nữ và đại gia", thường là "gái mại dâm cao cấp" như mà bề ngoài họ nhân danh là những nữ ca sĩ, diễn viên, người mẫu, thư ký... với những người đàn ông giàu có, có chức, có quyền trong xã hội.
Ở các nước
Gái mại dâm ở các nước châu Âu hiện nay đa số là người nước ngoài. Trong số 25.000 đến 30.000 gái mại dâm ở Hà Lan có đến 15.000 là người nước ngoài. Phần lớn gái mại dâm Tây Âu đến từ Trung và Đông Âu (Moldavia, Ukraine, Bulgaria, Ba Lan, Romania, Nga) và châu Phi (phân nửa là người Nigeria), và là nạn nhân của bọn buôn người.
Riêng tại Hàn Quốc, hầu hết những khu đèn đỏ đều từ chối phục vụ khách nước ngoài, đặc biệt là khách phương Tây. Trừ ngoại lệ đối với những người nước ngoài nói giỏi tiếng Hàn, những cô gái bán dâm ở Hàn Quốc tiếp đón khách phụ thuộc vào quốc tịch của họ.
Về mặt pháp luật, chỉ có loại 1 và loại 2 bị coi là hoạt động "bất hợp pháp" và bị xử lý khi bị "bắt quả tang" hành nghề. Đối tượng loại 3 thường chỉ bị lên án về đạo đức vì bề ngoài họ là những người hành nghề hợp pháp và chỉ quan hệ với một hoặc một số ít người đàn ông trong một thời gian khá dài. Nơi sinh sống và làm việc của họ cũng như những người lương thiện khác chứ không thuộc diện nhạy cảm như nhà nghỉ, quán gội đầu, massage... Đôi khi, những đối tượng loại 3 phải tìm tới nơi hành nghề như đối tượng loại 2, lộ diện là những gái gọi đi khách, điển hình ở Việt Nam là các diễn viên, người mẫu, ca sĩ Yến Vy, Kim Tính, Hồng Hà, Võ Thị Mỹ Xuân,.... Một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm...
Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Việt Nam, có ít nhất 30% đến 40% số gái bán dâm trên toàn thế giới nhiễm HIV/AIDS và tỷ lệ gái mại dâm nhiễm HIV cao thứ 3 trong các nhóm đối tượng chỉ sau tiêm chích ma túy và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới.
Đánh giá tại Hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Việt Nam cho thấy: hiện trên cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là lứa tuổi rất trẻ: từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Đầu năm 2012, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra thống kê: Cả nước hiện có trên 73.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" với trên 48.000 nữ nhân viên phục vụ, trong đó có 2.788 cơ sở và 3.212 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm.
Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết tần suất quan hệ tình dục của gái mại dâm là 60 lần mỗi tháng, trong đó 51% gái mại dâm có liên quan tới ma túy và 27% nhiễm HIV.
Khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết, vào thời điểm đầu năm 2012, thu nhập trung bình của gái mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam. Trung bình một ngày gái mại dâm làm việc 6 giờ, một tháng làm việc khoảng 19 ngày. Trình độ của gái mại dâm tại Việt Nam hiện nay đã cao hơn trước, nếu trước đây nhiều người thất học thì hiện nay gần 50% có trình độ trung học cơ sở (cấp 2) trở lên.
Trên 53% gái bán dâm thú nhận nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao, trong khi bản thân họ lười lao động lại thích hưởng thụ, trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự bước vào mại dâm. Một bộ phận khác bán dâm chỉ để có tiền thỏa mãn cơn nghiện ma túy. Hơn một nửa ý thức được tác hại của mại dâm, nhưng vẫn có 34,9% muốn tiếp tục bán dâm trong khoảng 3 năm tới vì muốn duy trì khoản thu nhập cao này trong khi bản thân đã quen tiêu xài phung phí. Tuy vậy, phần lớn thu nhập kiếm được lại được ném vào nghiện ngập, hút chích, vũ trường nên "tiền vào thì nhanh mà ra cũng nhanh".
Hoàn lương
Những phụ nữ bán dâm, khi từ bỏ con đường này làm những nghề hợp pháp, được xã hội chấp nhận thì gọi là "hoàn lương". Vương Thúy Kiều trong 'truyện Kiều' đã 2 lần hoàn lương từ lầu xanh khi lấy Thúc Sinh và Từ Hải. Nhiều gái mại dâm sau khi vào trại cải tạo được học nghề và lao động chân chính để kiếm sống, có người hoàn lương và lập gia đình. Trong dân gian Việt Nam có câu: "Lấy đĩ làm vợ chứ không lấy vợ làm đĩ" tỏ sự cảm thông nếu gái mại dâm thực sự muốn trở về với cộng đồng trong cuộc sống lương thiện, từ bỏ được con đường ô nhục và sống tốt.
Tại Việt Nam có các Trung tâm phục hồi nhân phẩm, gái mại dâm nếu bị bắt sẽ được đưa vào đó giáo dục, dạy nghề để sau này có nghề nghiệp mưu sinh, không phải quay lại con đường cũ. Có gái mại dâm tâm sự: "Bao nhiêu tiền kiếm được, em lại ném vào nghiện ngập, hút chích. Bây giờ bị bắt đưa vào đây rồi, được quản lý trại tạo công ăn việc làm, em mới thấm thía giá trị của đồng tiền kiếm được bằng nghề lương thiện".
Tuổi đời
Vì mại dâm phụ thuộc vào nhan sắc để hấp dẫn khách, những gái mại dâm khi luống tuổi và không hoàn lương phần lớn gặp bi kịch. Một số trở thành chủ chứa, tức Tú Bà, còn phần lớn gái bán hoa già đều chịu đựng nỗi đau đớn khi bị những người thân, gia đình, con cái và bạn bè ruồng rẫy.
Tại Mexico, người ta đã xây dựng những ngôi nhà từ thiện làm nơi cư trú cho các gái mại dâm cao tuổi không nơi nương tựa từ năm 2006.
Đối tượng liên quan
Đối tác: là các khách mua dâm (mãi dâm). Đi mua dâm còn được gọi là "đi chơi gái". Tại những nước đạo Hồi như Senegal, vào dịp lễ Ramadan người ta phải ăn chay và kiêng cữ chuyện quan hệ tình dục, do đó cũng ngừng luôn việc mua dâm và gái mại dâm kiếm tiền thời gian này cũng rất khó khăn.
Cộng tác: Gái mại dâm có thể hành nghề độc lập. Trong trường hợp này không cần những người "cộng tác", họ bắt khách và hành nghề tại nhà. Nhưng trong nhiều trường hợp, gái mại dâm hoạt động trong một đường dây gồm nhiều đối tượng khác, đó là:
Chủ chứa: là chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Nữ thì gọi là "Tú Bà" (gọi theo nhân vật Tú Bà trong truyện Kiều) hay "má mì", nam gọi là Tú Ông (dẫn xuất từ Tú Bà). Các chủ chứa thường bắt các gái mại dâm nộp lại một khoản thu nhập có được, theo một tỉ lệ "ăn chia". Một báo cáo của Liên Hợp Quốc thời điểm 2005 cho biết doanh số từ mại dâm trên thế giới là 7 tỉ USD/năm. Có trường hợp "Tú Bà" ở độ tuổi vị thành niên, thậm chí chỉ 13 tuổi.
Kẻ dắt gái, gọi theo tiếng Pháp là macô. Đây là những người làm môi giới, đưa đón gái mại dâm cho khách theo yêu cầu, và có vai trò bảo vệ gái mại dâm khi bị khách quỵt tiền. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, một người làm nghề dắt gái ở châu Âu bỏ túi 110.000 euro/năm đối với một gái mại dâm.
Trong nghệ thuật
Tuy mại dâm bị kỳ thị ngoài xã hội, nhưng kết cục bi đát của những phụ nữ mại dâm (bị xa lánh, chết mà không có chồng con, không người thân thích) vẫn được sự xót xa từ một số người, điển hình là câu thơ mà Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
{{cquote|Sống làm vợ khắp người taHại thay thác xuống làm ma không chồng.|||Truyện Kiều, Nguyễn Du}}
Văn chương
Gái mại dâm là chủ đề của nhiều tác phẩm văn học, nhất là các chủ đề bi kịch hoặc châm biếm (như Marguerite trong Trà hoa nữ đã gây nên niềm cảm thương cho nhiều thế hệ độc giả), hay như Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng được viết với lời kể của một cô gái nói về con đường dẫn đến mại dâm của mình. Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm viết vì hứng thú, như 120 days of Sodom của Hầu tước Sade, một tác phẩm về vụ bạo dâm với kỹ nữ bị Raymond Josue Seckel nhận xét là "đáng kinh tởm"; "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" viết về Hạ Âu - một cô gái điếm với tấm lòng bao dung, cao cả, sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu.
Thơ
Gái mại dâm là một nguồn cảm hứng đối với các nhà thơ. Một số thi sĩ viết về những cô kỹ nữ và những mối tình một cách đầy say đắm, không e ngại và lắm khi tả cảm giác thất tình với kỹ nữ. Thi hào Nguyễn Du trong bài "Văn tế thập loại chúng sinh" tỏ lời thương hại cho những người đàn bà vướng vào cái nghiệp oan trái:Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoaNgẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai?Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đaĐau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Ngược lại, nhà thơ Pháp Charles Baudelaire làm nhiều bài thơ về gái điếm, nhưng ông ít khi tỏ ý thương xót và coi đó là cái giá mà họ phải trả khi đưa mình vào chốn ô nhục.
Thi sĩ Đỗ Mục đời nhà Đường, Trung Quốc nổi tiếng ăn chơi một thời, thường hay làm thơ nhắc đến kỹ nữ: "Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu đình hoa" (Kỹ nữ đâu biết hận vì mất nước, bên sông vẫn hát Hậu đình hoa), trong bài "Khiển hoài" của ông có gợi nên dư vị về những cuộc tình chóng vánh ở chốn lầu xanh:Thập niên nhất giác Dương Châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.
Tạm dịch:Mười năm sực tỉnh Dương Châu mộng
Luống hận lầu xanh phụ bạc hoài.
Một thi sĩ đời nhà Đường khác là Bạch Cư Dị có bài "Đại mại tân nữ tặng chư kỹ" (Thay lời chị bán củi tặng các kỹ nữ), nhìn nhận các kỹ nữ với thái độ khác - sự coi thường các cô gái kỹ nữ "ăn trắng mặc trơn" khi thấy hình ảnh họ đối lập với những phụ nữ lao động nặng nhọc, vất vả lam lũ:
Loạn bồng vi mấn, bố vi cân
Hiểu đạp hàn sơn tự phụ tân
Nhất chủng Tiền Đường giang bạn nữ
Trước hồng kỵ mã, thị hà nhân?
Tản Đà dịch:
Đầu bù khăn vải trùm tai
Trèo non gánh củi sương mai lạnh lùng
Tiền Đường cũng gái trên sông
Mà xem yên ngựa quần hồng là ai?
Nhà thơ Xuân Diệu của Việt Nam cũng có bài thơ "Lời kỹ nữ" rất nổi tiếng, có những câu rất cảm động về tâm trạng người kỹ nữ:
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Nguyễn Khuyến có bài "Đĩ cầu Nôm" để châm biếm như sau:
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,Nếu những như ai thì đĩ mốc.
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độcKhá khen thay làm đĩ có tông
Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ cầu Nôm.
Tú Xương thì có bài hài hước "Tết tặng cô đầu":Ngày xuân mừng quý khách
Khi vui, lọ đàn phách!Chuyện nở như pháo rang
Chuyện dai như chão rách,Đổ cả bốn chân giường
Xiêu cả một bức vách!
Âm nhạc
Tình kỹ nữ của Phạm Duy
Đời gọi em biết bao lần của Trịnh Công Sơn
Mèo hoang của Hàn Châu
Hồng nhan của Tuấn Quang
Nghệ thuật trình diễn
Nghệ thuật Cải lương có vở Nửa đời hương phấn do Hà Triều - Hoa Phượng soạn dựa theo truyện Trà Hoa Nữ tức La Dame aux camélias của Alexandre Dumas con (1848).
Pretty Woman, phim đoạt giải Oscar năm 1990 nói về một cô kỹ nữ do Julia Roberts thủ vai. Do gặp khách hàng là một người đàn ông tốt bụng, cô kỹ nữ đã đổi đời.
Phim Quỳnh búp bê
Những gái mại dâm nổi tiếng
Trong văn học
Thúy Kiều - trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
Marguerite - trong truyện Trà hoa nữ của Dumas con
Tuyết - trong Đời mưa gió của Khái Hưng - Nhất Linh
Trong phim ảnh
Quỳnh (Phương Oanh) trong phim Quỳnh búp bê Ba Trang / Greta Trang (Kim Tuyến) trong phim Mộng phù hoa Vivian Ward (Julia Roberts) trong phim Người đàn bà đẹp Trong đời thực
Ở Trung Quốc
Vương Thúy Kiều
Trần Viên Viên
Lý Sư Sư (李光明)
Ở Pháp
Marie Duplessis- được Dumas con viết lại vào tác phẩm Trà hoa nữ'' với tên Marguerite
Ở Việt Nam
Lâm Uyển Nhi (1975-2007), đoạt giải nhất cuộc thi Người đẹp các thành phố biển năm 1989 (tại Nha Trang).
Yến Vi
Chú thích
Xem thêm
Mại dâm nam
Gái bao
Mại dâm
Mãi dâm
Bia ôm
AIDS
Liên kết ngoài
Nghề... "bán dâm gia truyền"
"Phố cave"… trên núi
Xã "cave"
Đường về của 200 cô gái xuất ngoại bán trinh
"Phố đèn đỏ" giữa ban ngày
Bi hài chuyện quét vét gái bán dâm
Mại dâm
Tệ nạn xã hội
Nữ giới
Nghề dịch vụ và chăm sóc cá nhân
Công nghiệp tình dục
Quan hệ tình dục |
9057 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3i%20d%C3%A2m | Mãi dâm | Mãi dâm, hay mua dâm, là hành động dùng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi để đổi lấy các hoạt động tình dục ngoài hôn nhân. Đây là một hành động bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới.
Từ nguyên
"Mãi dâm" (買淫) thường bị nhầm với "mại dâm" (賣淫). Theo nghĩa chữ Hán, "mãi" (買) là "mua", "mại"(賣) là "bán", do đó "mãi dâm" là hành vi mua dâm, người mua dâm là "khách mãi dâm". người bán dâm là "người mại dâm".
Một trường hợp nhầm lẫn tương tự là khuyến mại và khuyến mãi.
Lịch sử
Ngay từ thời xa xưa, mãi dâm đã có, xuất phát từ nhu cầu giải quyết sinh lý hoặc tâm lý "ham của lạ" của đàn ông, và tâm lý thích nương tựa vật chất nơi một số phụ nữ kém cỏi hoặc muốn kiếm tiền nhanh chóng. Nó luôn luôn gắn liền với hoạt động mại dâm.
Sức khỏe
Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao. Ví dụ, dù có sử dụng bao cao su, tỉ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh vẫn vào khoảng 8-9% (do rách, tuột hoặc do tinh dịch thẩm thấu qua màng cao su).. Đặc biệt, dù có sử dụng bao cao su, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong mỗi lần quan hệ vẫn lên tới 15-33% vì kích thước virus rất nhỏ, có thể xâm nhập được qua bao cao su (nếu bao chất lượng thấp thì tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn nữa).. Điều này càng trở nên nguy hiểm khi nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng bao cao su thì sẽ ngăn ngừa được tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydia, viêm gan, nấm, sùi mào gà... lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm... nên bao cao su cũng không thể phòng tránh. Nhiều bệnh như lậu mủ, Herpes sinh dục, HPV... dù không chết người nhưng cũng không thể chữa khỏi, sẽ để lại di chứng lâu dài và nặng nề (nhất là khi mang thai sẽ lây cho đứa con).
Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và 27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như viêm gan, bệnh lậu, giang mai... Theo Cục Phòng chống TNXH Hà Nội, ở đây có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường, 80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Đáng báo động, do tâm lý buông xuôi khi biết mình đã nhiễm bệnh, tỷ lệ gái mại dâm sử dụng bao cao su ở nhóm gái mại dâm nhiễm HIV chỉ có 23,3%.. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000.
Các điểm mãi dâm nổi tiếng trên thế giới
Khu đèn đỏ Geylang: Là một địa điểm rất nổi tiếng ở Singapore. Tại đây có nhiều đường có tên hoặc đánh số như đường số 6, đường số 8... có rất nhiều gái mại dâm đứng đường công khai, đủ các quốc tịch, chủ yếu là châu Á. Khu Geylang rất rộng lớn. Có sẵn nhiều khách sạn. Cảnh sát Singapore không cấp phép song vẫn ngầm cho tồn tại khu này, chỉ thỉnh thoảng mới tiến hành truy quét. Từ đường 12 đến đường 30 là khu vực có các nhà chứa được cấp phép hợp pháp. Gái mại dâm ngồi trong các lồng kính trong nhà vẫy chào khách vào viếng thăm. Khu vực hợp pháp có giấy phép luôn được cảnh sát bảo vệ và tuân thủ quy định kiểm tra sức khỏe thường xuyên của chính phủ Singapore. Việc truy quét của cảnh sát chỉ diễn ra đối với đối tượng đứng đường bất hợp pháp mà thôi.
Phố đèn đỏ ở Seoul (Hàn Quốc): tồn tại bất hợp pháp. Cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành một loạt các cuộc truy quét khắp cả nước kể từ khi luật chống mại dâm mới với những hình phạt nặng hơn được thông qua năm 2004.
Bangkok: có ở rất nhiều nơi, dưới danh nghĩa các điểm body massage.
Mãi dâm tại Việt Nam
Mãi dâm cũng như mại dâm tại Việt Nam bị cho là tệ nạn xã hội, là bất hợp pháp. Hành vi mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc sẽ bị phạt nặng hơn, từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Xem thêm
Mại dâm
Gái mại dâm
AIDS
Chú thích
Mại dâm |
9060 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1i%20d%C3%A2m | Mại dâm | Mại dâm, hay mua bán dâm, là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm (gái mại dâm/mại dâm nam) để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó.
Nhà chứa là các tòa nhà chuyên dành cho hoạt động mại dâm. Mại dâm hộ tống là mua bán dâm tại nhà của khách hàng hoặc tại khách sạn thuê riêng. Ngoài ra còn một dạng khác là mại dâm đứng đường, tức là chào mời mua bán dâm trên đường phố. Hầu hết khách mua dâm là nam giới và người bán dâm là nữ giới, tuy vậy người bán dâm và mua dâm có thể thuộc bất kỳ giới tính và thiên hướng tình dục nào. Người bán dâm được gọi là gái mại dâm/mại dâm nam, hoặc dùng từ trung lập là người lao động tình dục. Mại dâm là một nhánh của công nghiệp tình dục, cùng với phim ảnh khiêu dâm, múa thoát y và nhảy gợi tình.
Tùy theo văn hóa và luật pháp ở từng quốc gia, mại dâm có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp, là một tội phạm cho đến mức là một ngành kinh doanh có quản lý. Tổng doanh thu hàng năm của mại dâm trên toàn cầu ước tính là trên 100 tỷ USD. Trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước xem mại dâm là hợp pháp, 41 nước không có bộ luật cấm mại dâm nhưng có các bộ luật khác để cấm các hoạt động như nhà chứa, môi giới, quảng cáo mua bán dâm... Khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cấm các hình thức mại dâm. Tại khu vực châu Á, tất cả các quốc gia (trừ Bangladesh) đều coi mại dâm là bất hợp pháp (một số người nghĩ rằng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp, nhưng thực ra luật nước này coi mại dâm là bất hợp pháp).
Có những quan điểm cho rằng mại dâm là một hình thức bóc lột hoặc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, giúp tạo ra động lực cho việc buôn người phát triển. Trong 30 năm, mại dâm từng là hợp pháp ở Thụy Điển, nhưng từ năm 1998 đã bị xem là bất hợp pháp, sau khi nước này xét thấy hợp pháp hóa mại dâm càng khiến nó lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội lại quá lớn. Một số nhà phê bình về mại dâm là những người ủng hộ cách tiếp cận của Thụy Điển, cũng đã được Canada, Iceland, Cộng hoà Ireland, Bắc Ailen, Na Uy và Pháp thông qua, theo đó luật pháp các nước này coi việc mua dâm là hành vi bạo hành giới và sẽ phạt nặng người mua dâm.
Trong văn hóa và xã hội
Mại dâm bắt nguồn từ tiếng Latinh là prostituere, có nghĩa là "bày ra để bán". Trong Xã hội học và Tội phạm học, theo nghĩa rộng, mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào.
Theo nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim thì mại dâm cũng giống như nạn tự sát, là dấu hiệu của một xã hội rối loạn kỷ cương và suy đồi về đạo đức. Karl Marx và Lenin xem mại dâm là sự buôn bán xác thịt con người, phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô lệ, phong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là điều cần phải xóa bỏ trong chủ nghĩa xã hội vốn chú trọng đạo đức và công bằng.
Các tổ chức nữ quyền phản đối mại dâm, xem nó là điển hình của sự bóc lột, chà đạp nhân phẩm phụ nữ và thể hiện sự thống trị của nam giới với phụ nữ, là kết quả của các trật tự xã hội gia trưởng, trong đó phụ nữ bị coi là công cụ thỏa mãn dục vọng cho nam giới. Tổ chức vận động phụ nữ châu Âu, tổ chức liên hiệp phụ nữ lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), phụ trách các chương trình thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ - đã lên án mại dâm là "một hình thức không thể chấp nhận của bạo lực chống lại phụ nữ".
Trong thập niên 1920, dưới thời Pháp thuộc, mại dâm được thực dân Pháp tổ chức hợp pháp để thu lợi nhuận. Năm 1924, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc viết báo lên án: "Hai tệ nạn: Đa thê và mại dâm, nay được tổ chức theo kiểu châu Âu", và "Nước Pháp núp sau lá cờ ba sắc tự do - bình đẳng - bác ái, đang đưa vào các thuộc địa của nó rượu, thuốc phiện, mại dâm và gieo rắc nghèo đói, lụi bại và chết chóc cho dân bản xứ bên cạnh sự giàu sang kiếm được bằng cách bất lương của nó" Ngay từ năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương "chống chế độ đa thê, phản đối chính phủ Pháp duy trì và lợi dụng chế độ làm đĩ để thu thuế" Các truyền đơn chống Pháp của Đảng thường đề ra các khẩu hiệu như: chống nạn mại dâm, vận động phụ nữ tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới văn minh, bình đẳng. Xoá bỏ nạn mại dâm được Đảng Cộng sản xem là một biện pháp để nâng cao địa vị xã hội cũng như tôn trọng phẩm giá của phụ nữ.
Năm 2016, Pháp thông qua luật trừng phạt nặng khách mua dâm. Lý giải nguyên nhân Pháp lựa chọn chính sách này thay vì hợp pháp hóa mại dâm, bà Roselyne Bachelot, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Pháp cho hay: "Chúng tôi không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh này (mại dâm) khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông". Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do và nhà khoa học chính trị, lý giải: "Mua dâm là hành vi quan hệ tình dục bằng cách tạo áp lực lên người khác: áp lực của đồng tiền. Sự hiện diện của đồng tiền là bằng chứng không thể chối cãi được cho thấy một bên không hề tự nguyện trong quan hệ tình dục này, dù về lý thuyết họ có tự nguyện đi chăng nữa. Nói cách khác thì chính phủ Pháp coi mại dâm là một dạng bạo lực tình dục... Ở những nước công nhận mại dâm là một nghề và các nhà chứa được coi như là những cơ sở kinh doanh thì nạn buôn bán phụ nữ diễn ra rất kinh khủng, vì có cầu ắt có cung. Có thể nhìn thấy điều này các nước Đức, Úc, Tây Ban Nha, Hà Lan. Việc buôn bán phụ nữ này không khác gì chế độ buôn bán nô lệ ngày xưa"
Công ước Liên hiệp quốc về chống mại dâm
Liên Hợp Quốc trong "Công ước ngăn chặn mua bán người và nạn khai thác mại dâm" quy định những hoạt động mua dâm, ép buộc người khác bán dâm là tội ác. Các nước tham gia Công ước đã ra tuyên bố chung "Mại dâm và các dạng tội ác khác đi kèm là hành vi chà đạp lên phẩm giá và giá trị của con người". Điều 6 Công ước về quyền phụ nữ kêu gọi ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và khai thác mại dâm từ phụ nữ. Báo cáo năm 2009 của Liên Hợp Quốc cho thấy 79% nạn nhân của bọn buôn người là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã được coi là "chế độ nô lệ lớn nhất trong lịch sử".
Công ước Liên Hiệp quốc về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949, phê chuẩn ngày 02/12/1949 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, quy định:
Mại dâm và tâm lý xã hội
Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, do có sự "thèm muốn nhục dục" (hay còn gọi là "ham của lạ") nên nhiều đàn ông không thể thỏa mãn ham muốn tình dục chỉ với người đàn bà mà họ gắn bó (vợ/người yêu). Họ cần một "ảo giác dâm dục" để đạt được sự hứng thú. Đó là tâm lý "chiếm hữu thật nhiều con giống cái" của "con đực" còn sót lại từ thời nguyên thủy, nếu đạo đức và lý trí của người đàn ông không đủ chế ngự thì nó sẽ bộc lộ ra. Tình yêu, sự gắn bó với vợ khiến họ không có được ảo giác này nên họ muốn tìm đến gái mại dâm. Vì vậy, đối với nhóm đàn ông này, đàn bà chia làm hai loại: một loại để yêu thương và bảo vệ, còn loại kia chỉ là công cụ để thỏa mãn nhục dục.
Martin Monto, nhà xã hội học tại Đại học Portland, cho biết: mại dâm thu hút một bộ phận đàn ông, bởi nó là một sự kết hợp giữa "phấn khích" (quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn đời của họ) và "mạo hiểm" (về mặt đạo đức, pháp luật, hôn nhân, bệnh hoa liễu...) Khảo sát năm 2011 của tổ chức Prostitution Research & Education với 2 nhóm đàn ông (một nhóm đã từng mua dâm, nhóm kia thì không) đã phát hiện ra rằng "hầu hết những người đàn ông (thuộc cả hai nhóm) biết rằng mại dâm là có hại", đồng thời "những người đàn ông trả tiền cho quan hệ tình dục cũng có tỷ lệ cao hơn là đã từng phạm tội, chẳng hạn như hiếp dâm".
Theo "Tuyên ngôn toàn cầu về quyền tình dục" tổ chức tại Hồng Kông năm 1999, tự do tình dục là quyền bất khả xâm phạm của con người. Khi dùng tiền mua dâm, thì có nghĩa là quyền bất khả xâm phạm về tình dục (không vật chất nào chiếm đoạt được) của người bán dâm đã bị người mua dâm tước đoạt chỉ bằng một số tiền, nhiều khi là rất nhỏ. Mại dâm khiến phụ nữ (là đối tượng bán dâm chủ yếu) bị giảm giá trị nhân phẩm đi rất nhiều, vì chỉ cần một số tiền nhỏ là có thể sở hữu tình dục một phụ nữ. Mại dâm đã tách hành vi tình dục của con người ra khỏi yếu tố tình yêu và nghĩa vụ hôn nhân, tức là "đê tiện hóa" hành vi tình dục của con người: người ta làm tình với nhau không phải vì tình yêu mà chỉ vì bản năng bừa bãi như của động vật. Điều này giải thích tại sao nhân loại coi mại dâm là hành vi hạ thấp nhân phẩm của con người.
Có một số người cho rằng mại dâm giúp "giải quyết nhu cầu sinh lý", vì vậy cần hợp pháp hóa mại dâm và cho rằng nên coi đây là một "nghề bình thường". Nhưng chính những người này cũng sẽ không muốn lấy một người bán dâm làm vợ/chồng; và cũng không muốn người trong gia đình mình đi mua/bán dâm. Như vậy, thực ra trong suy nghĩ của những người này, họ vẫn coi mại dâm là một việc xấu và gia đình của họ cần tránh xa, việc họ cổ vũ hợp pháp hóa mại dâm chủ yếu là để bản thân họ không bị pháp luật trừng phạt khi mua dâm
Giáo sư xã hội học Lê Thị Quý cho rằng: lý do "giải quyết nhu cầu sinh lý" để biện hộ cho hành vi mua bán dâm chủ yếu là sự ngụy biện của những người "khuyết tật về mặt nhận thức, tình cảm". Quan niệm này đang làm "đê mạt hóa" quan niệm về tình dục, bởi "tình dục là hoạt động thiêng liêng khi con người có sự hòa hợp về tinh thần, tình cảm, cảm xúc. Ngược lại, khi mua bán dâm, người ta đã bỏ tiền ra để mua vui trên thân xác phụ nữ mà không tính đến các yếu tố tình cảm, gây hệ lụy xấu cho gia đình, xã hội".
Mại dâm trong các tôn giáo
Tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều lên án mại dâm, coi đây là tội lỗi làm nhơ bẩn phẩm giá con người và các giá trị đạo đức mà xã hội cần hướng tới.
Với Hồi giáo, mãi/mại dâm là trọng tội, có thể bị tử hình, nhưng ở nhánh Shia có cách lách luật: "Hôn nhân tưởng thức". Một người đàn ông theo dòng Shia được phép "cưới" một phụ nữ trong một thời gian từ 1 tiếng đồng hồ đến nhiều năm và sau đó phải trả cho người phụ nữ này một phần đã định trước. Ở người theo đạo Hồi Sunni, hình thức hôn nhân này bị cấm bởi nhà tiên tri Muhammad và được xem là mại dâm.
Trong Giáo hội Công giáo Rôma, ở Mười điều răn của Thiên Chúa, điều thứ 6 và thứ 9: "Chớ làm sự gian dâm… Chớ ham muốn vợ chồng người" (Xuất hành 20,14,17). Gian dâm bị coi là hành vi đi ngược lại sự công chính của nước Trời, Chúa Giêsu xếp tội này chung với tội ngoại tình và là điều xấu xa nhất xuất phát từ lòng tham của con người, làm con người bị ô uế. Thánh Phao-lô dạy: "Những kẻ dâm đãng, ngoại tình, trụy lạc… sẽ không được nước Chúa làm cơ nghiệp... việc quan hệ với đĩ điếm và tìm sự thỏa mãn tình dục bất chính dưới mọi hình thức đều làm nguy hại nặng nề tới mối quan hệ thần thánh giữa người Kitô hữu và Thiên Chúa." Sách giáo lý ghi: "Mại dâm làm tổn thương phẩm giá của kẻ tham gia. Kẻ mua dâm đã gây ra tội lỗi nghiêm trọng chống lại chính mình: kẻ đó đã vi phạm đức khiết tịnh và làm ô uế chính cơ thể mình, ngôi đền thiêng của Chúa Thánh Linh. Mại dâm là một tai họa cho xã hội."
Các nhà kinh điển Nho giáo thì dạy: "Sóng cồn gió táp tuy nguy hiểm, nhưng cũng không nguy hiểm bằng dục vọng con người. Con người ham muốn nhiều thứ, nhưng không gì làm đắm đuối lòng người bằng tửu sắc (rượu và nữ sắc). Kẻ tiểu nhân thấy nữ sắc thì quên hết Lễ nghĩa liêm sỉ mà hùa với nhau làm bậy, còn Người quân tử thì phải uốn nắn khuyên răn nhau mà tránh cái mầm họa của sắc dục. Người xưa có nói: "Nơi nguy hiểm nhất là ở trên giường ngủ và chốn ăn nhậu. Phải cẩn thận mà tránh." Khổng Tử từng khuyên Lỗ Ai công: "Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương đều giàu có bạc vạn, uy chấn bốn biển. Cuối cùng chỉ vì đam mê nữ sắc mà mang họa vong quốc, nước mất mạng vong."
Phật giáo
Trong Phật giáo, mại dâm bị khép vào tội "Tà dâm". Khi tại thế, Đức Phật Thích Ca từng giáo hóa, cứu độ nhiều kỹ nữ, tiêu biểu như nàng Phệ Sa. Ngài dạy:
"Kẻ ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất bị họa cháy tay. Kẻ say mê sắc dục như cá nuốt lưỡi câu, như thiêu thân bay vào đèn, tự dấn thân vào chỗ chết mà không hay biết". Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình đầm ấm yên vui, vợ con đoan chính, vậy cớ sao lại đi phá hại gia cương, làm nhục nhã tông môn người khác, đưa vợ con người khác vào đường dâm loạn... Được thác sinh kiếp người là khó, gặp được chính pháp lại càng khó. Ai cũng có lòng dâm dục, nhưng giữ gìn không tà dâm mới là đạo lý làm người. Để nhân dục làm bại hoại luân lý, chẳng những uổng cả kiếp người, còn gieo mầm Ác Quả về sau.
Trong kinh A Hàm và Nikaya, Phật khuyên người cư sĩ không nên làm 6 nghề ác vì không phù hợp với tâm từ bi của đạo Phật, gây khổ đau cho nhiều chúng sinh, tạo ra Ác nghiệp và sẽ bị đọa vào ba ác đạo (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh). Một trong 6 nghề đó là buôn bán người, bao gồm hai loại: buôn nô lệ lao động khổ sai - là mãi nô, buôn xác thịt phục vụ dâm dục - là mãi dâm. Phật nói rằng kẻ làm nghề này rất độc ác, dùng thế lực, tiền bạc bắt ép những người bất hạnh phải bán thân làm nô lệ, làm gái mại dâm, khiến cho bao gia đình khổ đau và tan nát. Mại dâm là một hành vi đồi bại làm mất nhân phẩm của con người, khiến con người không còn đạo đức và hành xử còn tệ hơn loài thú vật, vậy nên kẻ làm nghề này cũng gây ra Ác Nghiệp rất lớn. Luật nhân quả không chừa một ai, khi báo ứng ập tới thì không ai có thể cứu được những kẻ này
Theo Phật giáo, mại dâm sẽ gây ra một nghiệp rất lớn, kẻ mua bán, chứa chấp, cổ xúy mại dâm không thể tránh khỏi nhận lãnh quả báo dù ở kiếp này hay kiếp sau theo nguyên lý "Nhân quả tuần hoàn, Tất có báo ứng". Lạc thú từ tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệt thì to như núi, quả báo là nghiêm trọng nhất. Kẻ bán dâm vì tiền mà đem nhân phẩm, thân thể làm đồ chơi cho kẻ khác, gây ô nhục bản thân, gia đình và xã hội; kẻ mua dâm thì dùng kim tiền để chà đạp nhân phẩm con người, làm bại hoại nhân luân, kỷ cương xã hội.
Trong Bát nhiệt địa ngục, có nhiều ngục dành cho những kẻ mua bán dâm: "Dầu Oa Địa Ngục" (Ngục dầu sôi), "Tiểu Phẩn Niệu Nê Địa Ngục" (Ngục Bùn phân nước tiểu - đọa cho kẻ bán dâm), "Ngục cát thâm thử giáo" (chuột cắn xé tinh hoàn - cho kẻ mua dâm tham dục hiếu sắc), "Ngục bát trường" (Ngục moi ruột - cho kẻ chứa chấp dắt mối mại dâm), "Ngục trát diều thoát xát" (Bửa sọ - cho những kẻ có học mà lại viết báo, làm luật cổ xúy mại dâm). Tại đó tội nhân bị hành hạ thiêu đốt để trả nghiệp báo cho sự dâm dục vô đạo khi còn sinh thời, khi đầu thai sẽ bị đưa vào súc sinh giới vô tri chỉ biết sống theo bản năng, đúng như nguyên tắc "Gieo Nhân nào gặt Quả nấy". Nếu phạm tội nặng (con đưa cha đi mua dâm, mẹ ép con bán dâm, cưỡng ép nhiều phụ nữ phải lâm vào con đường bán dâm...) thì sẽ đọa vào A Tì địa ngục, phải chịu khổ hình rất lâu dài.
Phật Thích Ca dạy, sự đau khổ trong địa ngục là ngoài sức mô tả. Một khi rơi vào ngục Vô Gián thì sẽ không còn đường ra nữa. Càng cố thỏa mãn lòng tham sắc dục thì kẻ u mê chỉ càng chìm trong vũng bùn Tội nghiệt. Sự dâm dục phóng túng chỉ là thoáng chốc, nhưng quả báo thì ghê gớm vô cùng. "Có Nhân ắt có Quả, hại người ắt hại mình... Biết lấy điều hổ thẹn để tự răn mình, thế gian ít người làm được. Nhưng người đã làm được, họ khéo tránh điều khổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da." - Một người khôn ngoan, nghe được Phật pháp nên hiểu rõ điều này mà chiêm nghiệm, giữ mình khỏi cám dỗ của lòng dâm dục bất chính.
Những ngộ nhận về mại dâm
Xem chi tiết tại Hợp pháp hóa mại dâm và các hệ lụy
Ngộ nhận: Mại dâm là nghề lâu đời nhất thế giới. S
Sự thực: buôn bán nô lệ và chăn nuôi du mục mới là ngành nghề lâu đời nhất thế giới, và mại dâm được sinh ra từ chính nạn buôn nô lệ.
Ngộ nhận: Mại dâm sẽ giải tỏa nhu cầu bản năng cho nam giới, giảm đi số vụ hiếp dâm. Sự thật: mại dâm càng phổ biến thì càng kích thích dục vọng của đàn ông, qua đó làm gia tăng nạn hiếp dâm. Ví dụ: bang Nevada (bang duy nhất ở Mỹ cho hợp pháp mại dâm) cũng là bang có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất nước Mỹ, thành phố Las Vegas tại bang này có tỷ lệ hãm hiếp cao gấp 3 lần thành phố New York và gấp 4 lần mức trung bình của toàn nước Mỹ. Năm 2007, tại các vùng nông thôn có mại dâm hợp pháp tại Nevada, tỷ lệ hiếp dâm cao gấp 5 lần so với các vùng nông thôn cấm mại dâm (tỷ lệ 45,7 vụ so với 8,8 vụ/100 ngàn dân) Hoặc Thái Lan, nước có mại dâm phổ biến nhất thì cũng có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất Đông Nam Á (~7-8 vụ/100 ngàn dân, gấp 2 lần Philipines, 3 lần Singapore và gấp 5 lần Việt Nam). Hơn nữa, nên nhớ rằng chính bản thân mại dâm cũng là sự bạo hành và chà đạp phẩm giá con người.
Ngộ nhận: Mại dâm chỉ là sự "trao đổi cá nhân" mang tính tự nguyện, bán dâm cũng là "lao động", nghiêm cấm mại dâm là "vi phạm tự do cá nhân". Sự thật: có đầy đủ bằng chứng về tác hại của tệ nạn mại dâm từ các nhà nghiên cứu, cơ quan y tế và thực thi pháp luật. Hành vi gây phương hại tới xã hội thì không thể xem là "lao động", cũng không thể lấy "tự do cá nhân" hoặc "trao đổi tự nguyện" để biện minh cho hành vi này. Vì vậy Liên Hợp Quốc đã ra Công ước quốc tế kêu gọi ngăn chặn mại dâm
Ngộ nhận: Các nước tiên tiến đều hợp pháp hóa mại dâm. Sự thật: trong số 40 nước có GDP đầu người cao nhất thế giới, chỉ có 5 nước (và một số bang của Úc) hợp pháp hóa mại dâm, 35 nước còn lại đều cấm mại dâm ở các mức độ khác nhau. 15 nước hợp pháp hóa mại dâm còn lại phần lớn đều là những nước nghèo có pháp luật lỏng lẻo, tội phạm lũng đoạn chính quyền và nạn buôn người diễn ra công khai.
Ngộ nhận: Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm vì cho rằng như vậy là "nhân văn, hiện đại". Sự thật: đó chỉ là lối suy nghĩ thiển cận mang tính "tiêu chuẩn kép". Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm nhiệt tình nhất cũng sẽ ngay lập tức thay đổi thái độ nếu một nhà thổ (dù là hợp pháp) được đặt cạnh nhà họ, hoặc nếu vợ con họ cũng đi bán dâm. Như vậy thực ra trong thâm tâm họ vẫn ý thức mại dâm là điều có hại.
Ngộ nhận: Nhu cầu tình dục là tự nhiên, do đó mại dâm luôn tồn tại như một hình thức tự nhiên. Sự thật: Hầu hết những người đàn ông mua dâm có các đối tác tình dục khác (vợ, người tình...), họ mua dâm vì "ham của lạ" chứ không phải vì thiếu thốn tình dục. Hơn nữa, nhu cầu tình dục hoàn toàn khác với các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, hít thở... Những người đàn ông được giáo dục tốt sẽ biết cách kiềm chế bản năng tình dục và sẽ không mua dâm ngay cả khi họ không có bạn tình, tiêu biểu như Thụy Điển hay Canada, chỉ 7% nam giới nước này từng mua dâm.
Ngộ nhận: Người đàn ông mua dâm vì không có vợ hoặc người vợ không thỏa mãn tình dục cho họ. Sự thật: Theo khảo sát năm 2010 ở Mỹ của Melissa Farley, lý do mua dâm phổ biến nhất chỉ là để thoả mãn nhu cầu tình dục nhanh chóng, 21% mua dâm vì định kiến chủng tộc hoặc để tìm kiếm cảm giác được phục tùng, 20% mua dâm vì không hài lòng với mối quan hệ hiện tại; chỉ có 15% đến gái mại dâm vì không có kết nối cảm xúc hoặc cam kết hôn nhân.
Ngộ nhận: Mại dâm là sự giải phóng tình dục. Sự thật: Mại dâm là sự khai thác, bóc lột tình dục, thể hiện sự bạo hành giới.
Ngộ nhận: Không thể xóa bỏ được mại dâm, các cố gắng để xóa bỏ tệ nạn mại dâm là vô ích. Sự thật: Không có bằng chứng cho điều này. Tại Thụy Điển, Liên Xô (cũ) và một số quốc gia khác nghiêm cấm mại dâm rất nghiêm khắc, chính phủ chú trọng phúc lợi và công bằng xã hội, và mại dâm ở các nước này gần như bị triệt tiêu (xem Mô hình chống mại dâm của Thụy Điển).
Ngộ nhận: Hợp pháp hóa mại dâm giúp loại bỏ tội phạm và buôn người. Sự thật: hợp pháp hóa chỉ mang lại lợi ích cho chủ chứa, bọn buôn người và khách làng chơi. Gái mại dâm vẫn chỉ là một món hàng, không hơn.
Ngộ nhận: Hợp pháp hoá mại dâm sẽ giúp kiểm soát nó tốt hơn, hạn chế mua bán dâm lén lút và bệnh hoa liễu. Sự thật: việc dỡ bỏ các điều luật cấm nghiêm khắc sẽ càng làm gia tăng mại dâm lén lút. Gái bán dâm sẽ không chịu đăng ký hành nghề mà vẫn sẽ làm chui để khỏi bị công khai danh tính và nộp thuế. Cùng với đó sẽ kéo theo nạn làm giả giấy phép, đưa hối lộ và mại dâm trẻ em. Bệnh hoa liễu theo đó cũng gia tăng. Hợp pháp hoá mại dâm không thể làm giảm những tác hại vốn là bản chất của chính nó, mà còn kéo theo nhiều mối nguy khác cho xã hội.
Ngộ nhận: Hợp pháp hóa mại dâm mang lại khoản thuế lớn cho nhà nước. Sự thật: chi phí quản lý mại dâm luôn cao gấp nhiều lần khoản thuế thu được, chủ chứa và gái mại dâm sẽ luôn tìm cách để trốn thuế. Những khu vực mại dâm hợp pháp sẽ dẫn tới việc gia tăng tội phạm, làm sụt giảm các hoạt động thương mại và giá bất động sản địa phương.
Ngộ nhận: Mại dâm ở Thái Lan do chính phủ điều hành và được tổ chức tốt để giảm tác hại. Sự thật: mại dâm ở Thái Lan chính thức là bị cấm, nhưng vẫn hoạt động công khai do được các tổ chức mafia bảo kê, và nước này có tỷ lệ nhiễm AIDS và hiếp dâm cao hàng đầu châu Á.
Tác hại
Tác hại về sức khỏe
Trường Y tế công cộng Johns Hopkins ở Baltimore đã tổng kết các nghiên cứu từ tháng 1/2007 đến 6/2011 để đánh giá tỉ lệ nhiễm AIDS ở 99.878 gái mại dâm tại hơn 50 quốc gia. Kết quả tỉ lệ nhiễm HIV tính chung là 11,8%. Tổng cộng có 30,7% gái mại dâm nhiễm HIV trong nhóm 26 nước có tỉ lệ nhiễm HIV cơ bản ở mức trung bình và cao., đó là chưa kể các loại bệnh khác như giang mai, lậu, viêm gan... Một người bán dâm thường có quan hệ tình dục với hàng ngàn lượt khách mua dâm, nên tỉ lệ lây nhiễm cũng như truyền bệnh cho nhau là rất cao.
Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao. Ví dụ, dù có sử dụng bao cao su, tỉ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh vẫn vào khoảng 8-9% (do rách, tuột hoặc do tinh dịch thẩm thấu qua màng cao su). Nếu bao cao su có chất lượng thấp thì tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn nữa. Điều này càng trở nên nguy hiểm khi nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần sử dụng bao cao su thì sẽ ngăn ngừa được tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydia, viêm gan, nấm, sùi mào gà... lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm... nên bao cao su cũng không thể phòng tránh. Nhiều bệnh như lậu mủ, Herpes sinh dục, HPV... dù không chết người nhưng sẽ để lại di chứng lâu dài và nặng nề (nhất là khi mang thai sẽ lây cho đứa con).
Bên cạnh các bệnh "cổ điển" như AIDS, giang mai, lậu mủ, hột xoài... các tổn thương về thể xác khác như viêm khớp và dị dạng ở đầu gối, khớp chân, hông, lưng (hậu quả của việc đứng lâu trên đường phố) cũng rất thường xuyên. Thêm vào đó là viêm bể thận (pyelitis) và viêm bàng quang (cystitis) mạn tính do nhiễm lạnh, các bệnh tật ở tử cung và nhiều bệnh khác.
Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và 27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như viêm gan, bệnh lậu, giang mai... Theo Cục Phòng chống TNXH Hà Nội, ở đây có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường, 80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Đáng báo động, do tâm lý buông xuôi và "hận đời" khi biết mình đã nhiễm bệnh, tỷ lệ sử dụng bao cao su ở nhóm gái mại dâm nhiễm HIV chỉ có 23,3%. Năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000. Thống kê 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện thêm gần 6.000 ca nhiễm HIV mới, lây qua đường tình dục là nguyên nhân đứng đầu với tỷ lệ 45,6%, chủ yếu là do mua bán dâm gây ra.
Tổn thương tinh thần
Tổn thương tâm lý (trauma) có thể là một hậu quả ở những người bị cưỡng bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh: borderline personality disorder), rối loạn thần kinh chức năng (neurosis) tình dục nặng đến mức hoàn toàn mất khả năng cảm nhận bất kỳ một cảm hứng tình dục cá nhân nào trong lãnh vực riêng tư. Một phần những người bị tổn thương tâm thần nặng đến mức không có thể xây dựng hay giữ gìn bất kỳ một liên hệ nào về tình bạn lẫn tình cảm. Nhiều gái mại dâm khác thì trở nên chai sạn, không còn tin tưởng và thậm chí trở nên căm thù đàn ông, cho rằng tất cả đàn ông đều là những kẻ xấu xa ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn dục vọng bản thân và chuyên lừa dối vợ con.
Tác hại về xã hội
Nhà nghiên cứu Maxwell năm 2000 đã công bố các bằng chứng về sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn ma túy, cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền. Nếu hợp pháp hóa mại dâm thì sẽ kéo theo sự lan tràn của các loại tệ nạn khác vốn còn nguy hiểm hơn như ma túy, buôn người, tham nhũng, tội phạm có tổ chức.
Mại dâm càng phát triển thì sẽ càng làm tăng nhu cầu gái mại dâm phục vụ thị trường mua bán dâm, do đó làm nạn buôn người phát triển. Các cơ sở mại dâm cũng cần đến sự bao che của nhân viên công quyền cho những vi phạm pháp luật của họ và các băng đảng để bảo vệ hoạt động của họ do đó làm tăng nạn tham nhũng và các băng đảng bảo kê cho các nhà chứa. Ngành công nghiệp tình dục luôn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng các tổ chức tội phạm lớn như Hội Tam Hoàng. Khách mua dâm và gái mại dâm thường có thói quen sử dụng ma túy do đó làm tăng nhu cầu ma túy dẫn đến tăng hoạt động mua bán và vận chuyển ma túy. Tham nhũng, buôn bán ma túy, buôn người, băng đảng tăng làm tăng nạn rửa tiền.
Ví dụ tại Hà Lan, chỉ sau 10 năm hợp pháp hóa mại dâm, mại dâm đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các tổ chức tội phạm lớn đã nhúng tay vào hoạt động buôn bán phụ nữ, ma túy, giết người và các dạng tội phạm khác. Chính các quán cà phê cần sa và nhà thổ được cấp phép lại là những nơi ẩn náu hợp pháp cho bọn tội phạm. Nhu cầu cần sa và phụ nữ tăng nhanh khiến cho Hà Lan trở thành thị trường béo bở cho tội phạm có tổ chức. Hoặc tại Đức, chỉ sau 5 năm hợp pháp hóa mại dâm, nạn buôn người đã tăng 70%. 2/3 số gái mại dâm ở Đức là phụ nữ từ Đông Âu; Columbia, Thái Lan và châu Phi, họ bị các băng đảng buôn người đưa vào và cưỡng ép bán dâm.
Về mặt đạo đức và văn hóa, mại dâm vừa là sản phẩm, vừa là tác nhân thúc đẩy chủ nghĩa hưởng thụ, sự "tiền tệ hóa giá trị đạo đức và nhân phẩm". Tại đó con người sùng bái đồng tiền một cách mù quáng, thèm khát vô độ dục vọng bản năng mà sẵn sàng vứt bỏ những giá trị về nhân phẩm, danh dự, rằng chỉ cần có tiền thì ngay cả thân thể con người cũng trở thành hàng hóa mua bán. Hành vi tình dục của con người bị mất hết những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức, trở thành thứ bản năng giống như thú vật. Tóm lại, mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người, đưa tới sự băng hoại đạo đức lối sống của xã hội, sự "thú tính hóa" hoạt động tình dục của con người, làm sụp đổ những giá trị về hôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy.
Tại các nước phương Đông vốn chú trọng tinh thần và bản sắc dân tộc, mại dâm (nhất là với khách nước ngoài) còn là hành vi sỉ nhục, xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, gây hoen ố hình ảnh văn hóa quốc gia và là nỗi hổ thẹn cho toàn đất nước. Suốt từ Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, hai dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên vẫn không nguôi nỗi nhục khi phụ nữ của họ trở thành gái điếm phục vụ cho lính Nhật.
Ở cấp độ gia đình, việc người vợ/chồng có hành vi mua/bán dâm sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh hoa liễu cho bạn đời. Tại các nước có nạn mại dâm phát triển như Thái Lan, tỷ lệ nhiễm HIV luôn cao hơn các nước trong khu vực. Đây là gánh nặng đối với xã hội và hệ thống y tế. Hơn nữa, nếu việc mua/bán dâm bị phát hiện sẽ dẫn tới bất hòa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa nghiêm trọng chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà con người xác lập. Việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm tăng nhu cầu mua dâm do đó tăng sự bất hòa gia đình dẫn đến tăng tỷ lệ ly hôn. Tỷ lệ ly hôn tăng dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội khác như tỷ lệ trẻ em bỏ học tăng, tội phạm vị thành niên tăng...
Lịch sử
Thời cổ đại
Từ thời thượng cổ trước đây hơn 4.000 năm, thí dụ như tại Babylon, đã tồn tại cái gọi là mại dâm tôn giáo. Đổi lại quà tặng, những người phụ nữ ở đó thực hiện những hành động tình dục. Nhưng điều này có liên quan đến việc thờ cúng thần thánh (một dạng của hiến tế) nên bản chất của nó không giống như mại dâm ngày nay.
Phải tới thời Thượng cổ Hy Lạp (2.700 năm trước), phụ nữ mại dâm (hetaera) theo khái niệm ngày nay mới ra đời, tức là vì vật chất chứ không phải tế lễ. Các cuộc hành quân của Alexander Đại Đế cũng đã được tháp tùng bởi nhiều gái mại dâm. Trong Hy Lạp cổ đã phân biệt rõ những gái mại dâm bình thường (porna) và phụ nữ mua vui hạng sang (hetaera):
Ngược với gái mại dâm thông thường, phụ nữ mua vui hạng sang có học thức, được đào tạo về âm nhạc và khiêu vũ và được phép có mặt trong lúc đàn ông họp mặt và cùng nói chuyện về chính trị. Người phụ nữ này có địa vị cao trong xã hội, đến thăm viếng họ không có nghĩa là ngoại tình, và họ mua vui cho đàn ông bằng nghệ thuật, thi ca chứ không bán dâm (xem Geisha).
Gái mại dâm bình thường (porna) phần lớn là nữ nô lệ được trả tự do, phải lang thang kiếm sống trên đường phố.
Trong Đế quốc La Mã làm việc này phần lớn là những nô lệ nam và nữ. Mại dâm ở Roma thời Cổ đại đã có những chuyên môn hóa giống như ngày nay. Có những người bán dâm sử dụng cả nghĩa địa làm nơi hoạt động. Tiền trả phụ thuộc nhiều vào vị trí và tầng lớp xã hội, những người bán dâm rẻ tiền nhất (phần lớn là nô lệ được phóng thích và con của nô lệ) chỉ có thể đòi hỏi giá tiền không hơn một cái bánh mì là bao.
Thế nhưng không chỉ có phụ nữ bình thường bán dâm, ngay cả giới hiệp sĩ và quý tộc cũng có người bán dâm, vợ của hoàng đế La Mã Claudius là Messalina cũng bị đồn đại là đã từng bán dâm. Việc này trong đầu Thời kỳ Hoàng đế Roma có quy mô đến mức hoàng đế Augustus đã ban hành luật cấm việc mại dâm của phụ nữ có địa vị cao. Luật lệ bất lợi cho người bán dâm ở chỗ là chỉ được phép kết hôn với những người có địa vị dưới họ. Kết hôn phần nhiều là con đường duy nhất thoát khỏi mại dâm, nhưng họ lại đứng phía dưới đáy xã hội nên sự lựa chọn rất là ít.
Trung cổ
Trong thế kỷ XII các nhà chứa tại châu Âu thời Trung cổ được nhắc đến trong văn kiện. Một trong những nhà chứa lâu đời nhất của Đức (vẫn còn hoạt động) ở tại Minden.
Nguyên nhân là do việc tìm đến mại dâm này được coi như là một điều xấu miễn cưỡng nhưng cần thiết để thỏa mãn những đội lính đánh thuê mà các lãnh chúa châu Âu phong kiến tuyển mộ. Trong thành phố thời Trung cổ các nhà chứa thường được đặt trước hay ngay sau thành lũy để người qua đường đi qua đó trước khi vào thành phố.
Thời bắt đầu công nghiệp hóa
Tại châu Âu con số người bán dâm tăng nhanh đặc biệt là trong thế kỷ XIX. Việc di dân vào thành phố ngày càng tăng dẫn đến một phần ngày càng đông của dân cư thành phố không có thu nhập đủ cho cuộc sống, đặc biệt là phụ nữ, là những người thông thường chỉ có trình độ thấp và chỉ nhận được những nghề mà tiền lương thấp.
Việc này dẫn đến việc có những quốc gia chuyển sang quy định pháp luật cho việc mại dâm. Các quy định như thế, được biện hộ là việc kiểm soát về xã hội, chính sách sức khỏe hay đạo đức, nhưng thực tế lại làm cho người bán dâm không thể thoát ra khỏi con đường đen tối đó. Quy định cũng "đổ bê tông" cho "tiêu chuẩn kép" về tình dục: người bán dâm bị xã hội khinh rẻ, nhưng pháp luật lại nhìn mại dâm như một sự miễn cưỡng cần thiết cho phái nam thỏa mãn dục vọng. Vì sự nước đôi này mà các tổ chức nữ quyền luôn tẩy chay các ý đồ muốn hợp pháp hóa mại dâm, xem đó là sự lạm dụng pháp luật để sỉ nhục nhân phẩm người phụ nữ.
Nhiều phụ nữ giới trung lưu chống lại "đạo đức đôi" này. Josephine Butler là một người phụ nữ đấu tranh kiên quyết từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, dẫn đầu cuộc đấu tranh của Ladies' National Organisation chống lại Contagious Diseases Acts (Luật về các bệnh lây). Cuộc vận động này nhìn người bán dâm không phải là "kẻ có tội" mà là nạn nhân của dục vọng của đàn ông. Cuộc vận động này đã cấp tiến hoá nhiều phụ nữ, làm cho họ trở nên cứng rắn hơn đối với những cuộc tấn công và lăng nhục từ công chúng và tạo nên một cơ sở cho việc chống đối về chính trị" (Philipps, trang 86).
Trong nghệ thuật thế kỷ XIX có thể thấy một biến đổi trong việc mô tả người bán dâm: Đại diện của trường phái tự nhiên như Richard Dehmel, Max Dauthendey, Otto Erich Hartleben, Otto Julius Bierbaum và Karl Bleibtreu đã nâng người bán dâm lên thành 'venus vulgivaga' theo một ý nghĩa ham muốn bản năng hơn là chính trị." (Gordon A. Craig).
Thế kỷ XX
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng trăm nhà chứa dành cho quân nhân đã được Đức Quốc xã (tiếng Đức: Wehrmacht) và lực lượng SS thành lập. Những người phụ nữ nào nhiễm bệnh hoa liễu trong hình thức lao động cưỡng bức này thường chết trong trại hành quyết. Một thí dụ khác là Nhật Bản, họ gọi trại đi là "đàn bà an ủi" (tiếng Nhật: 慰安婦 úy an phụ; tiếng Anh: comfort women), phần nhiều là phụ nữ Trung Quốc hay Triều Tiên hoạt động ở những cơ sở này. Chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên luôn coi đây là nỗi nhục to lớn với dân tộc mình, và luôn yêu cầu Nhật Bản phải chính thức xin lỗi và bồi thường cho những nạn nhân này.
Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan năm 1967 để biến Thái Lan thành một cơ sở hậu cần của Mỹ. Hiệp định này mở cửa cho luồng đôla đổ vào nền kinh tế Thái, đổi lại là thân xác phụ nữ Thái Lan trở thành "món đồ chơi" trong tay lính Mỹ. Liên tục từ năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ ở Thái Lan mỗi năm. Tệ nạn mại dâm đã thực sự "bùng nổ" tại Thái Lan trong thời kỳ này. Năm 1957, ước tính Thái Lan có 20 ngàn gái mại dâm, thì tới năm 1964 đã tăng vọt lên 400 ngàn và năm 1972 là 500 ngàn, và duy trì ở mức đó cho tới nay. Doanh số của mại dâm Thái Lan ở thập niên 1990 được ước tính còn lớn hơn cả buôn ma túy.
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, hàng triệu lính viễn chinh Mỹ ào ạt đổ bộ vào. Hàng loạt nhà thổ hình thành, nhan nhản khắp Sài Gòn, đặc biệt là quanh các cư xá Mỹ. Mại dâm - gọi là "chợ heo" - được chế độ Sài Gòn làm ngơ. Ước tính toàn miền Nam năm 1975 có trên 200.000 gái bán dâm. So với 30.500 gái bán dâm trên toàn Việt Nam vào năm 2012 thì con số cao gấp 7 lần, nếu xét về tỉ lệ dân số thì gấp tới 30 lần.
Năm 1966, từ Sài Gòn về, Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright nhận xét: "Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm". Câu nói đó đã phản ánh một thực tế đau lòng: Các giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn và tha hóa. Người miền Nam có câu vè: "Thứ nhất sở Mỹ, thứ nhì gái đĩ, thứ ba ma cô, thứ tư tướng tá". Một tạp chí ở Sài Gòn mô tả: "Tại chợ heo đó, hằng ngày có 200-300 người con gái Việt Nam đứng sắp hàng cho lính Mỹ đến chọn dắt đi như một con vật. Với một nắm đôla trong tay, lính Mỹ thật là nhiều tự do: tự do phá hoại văn hóa Việt Nam". Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: sự tha hóa của đạo đức xã hội mà mại dâm gây ra là một trong các nguyên nhân khiến chế độ chế độ Sài Gòn ngày càng mất lòng dân, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn.
Nhà thổ phục vụ lính Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc Mỹ chiếm đóng Philippines. Căn cứ hải quân Olongapo gần Manila, có vấn đề lớn với nạn mãi dâm tới mức Chính phủ Mỹ đã tài trợ xây dựng các bệnh viện cho các gái điếm quân đội để kiểm tra, phát hiện bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, chỉ có các gái điếm được cấp phép phục vụ lính Mỹ (khoảng 6.000) mới được tới khám ở những bệnh viện đó.
Gần đây nhất là trong chiến tranh Vùng Vịnh ở Iraq. Ngay sau cuộc chiến này, quân đội Mỹ đã được đưa tới Thái Lan để vui chơi tại các tụ điểm mại dâm. Một số chuyên gia nói rằng ở đâu có lính Mỹ, ở đó sẽ có các nhà thổ do Chính phủ Mỹ tài trợ và ủng hộ.
Pháp luật
Quy định pháp luật về mại dâm là khác biệt ở từng nước trên thế giới. Có những nước coi mại dâm là hợp pháp, trong khi lại có những nước khác thì coi mại dâm là trọng tội, có thể bị xử tử hình.
Tính tới năm 2012, có thể chia luật về mại dâm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thành 3 nhóm:
Nhóm 1 (màu xanh lá): mại dâm là hợp pháp và được pháp luật quy định các vấn đề liên quan. Nhóm này có 20 nước và một số bang của Úc.
Nhóm 2 (màu xanh dương): ở những nước thuộc nhóm này, không có bộ luật cụ thể để cấm mại dâm, nên mại dâm (trao đổi tình dục vì tiền) tự nó không phải là bất hợp pháp, nhưng hầu hết các hoạt động liên quan (như mời gọi mua dâm nơi công cộng, nhà thổ và các hình thức dắt khách khác...) là bất hợp pháp, điều này khiến cho việc mua bán dâm là rất khó khăn để không vi phạm bất cứ điều luật nào. Nhóm này có 41 nước và vùng lãnh thổ (năm 2012), ví dụ như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Brasil, Ấn Độ, Nepal, Madagascar... Ví dụ tại Ấn Độ không có bộ luật cấm mại dâm cụ thể, nhưng lại có Bộ luật chống hành vi buôn bán vô đạo đức (PITA) năm 1986, trong đó có một mục về mại dâm. Luật này quy định: chào mời bán dâm nơi công cộng sẽ bị phạt 3 tháng tù, rao số điện thoại để bán dâm bị phạt 6 tháng tù, chăn dắt mại dâm bị phạt 2 năm tù, chủ nhà thổ bị phạt 1-3 năm tù (nếu tái phạm sẽ phạt nặng hơn), giam giữ nô lệ tình dục bị phạt ít nhất 7 năm tù, ngoài ra còn có nhiều mức phạt cho các hành vi khác. Hoặc Pháp năm 2013 đã đề ra mức phạt 2.000 USD đối với mua dâm lần đầu và bản án sẽ tăng lên 6 tháng tù giam cùng với 9.800 USD nếu như tái phạm
Nhóm 3 (màu đỏ): những nước đã ban hành các bộ luật cụ thể để cấm các hành vi mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm... Nhóm này có khoảng 160 nước và vùng lãnh thổ.
Mãi dâm hay mại dâm
Một số không phân biệt được giữa "mãi dâm" với "mại dâm". Thực tế, mãi dâm là hành động mua dâm còn mại dâm là hành động bán dâm. Do vậy, khi viết "gái mãi dâm" (mua dâm) là sai mà phải viết là "gái mại dâm" (bán dâm). Thực ra, không chỉ có "gái mại dâm" (tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm), mà còn có "phụ nữ mãi dâm" (tức là bỏ tiền ra để mua dâm từ nam giới). Những người nam theo đuổi hành động bán dâm thoả mãn cho nhu cầu của người mua dâm (cả nam và nữ) thì được gọi một cách dè bỉu trong tiếng Việt là đĩ đực, hay gigolo hay male prostitute trong tiếng Anh (dù rằng đối tượng này ít khi lọt vào sự chú ý của xã hội, nhưng nó là một thực tế từ xưa đến nay).
Tại Việt Nam, theo pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 thì mại dâm là hành vi mua, bán dâm (tức là bao gồm cả mua và bán).
Mại dâm theo giới tính
Nói đến mại dâm là người ta thường nghĩ đến phụ nữ, nhưng trên thực tế có cả nam giới đi bán dâm. Con số thống kê ở Đức cho thấy, có 96% người bán dâm là phụ nữ và 4% là nam giới.
Trong số mại dâm nam thì hơn một nửa chỉ bán dâm cho người đồng tính nam.
Mại dâm nữ
Mại dâm nam
Mại dâm ngày nay trên thế giới
Châu Âu
Tại Đức có khoảng 400.000 người bán dâm. Thêm vào đó là nhiều người bán dâm cơ hội, số lượng những người này khác nhau tùy theo định nghĩa. Trong đó ước lượng là 96% phụ nữ và 4% nam giới. Với Luật điều chỉnh quan hệ pháp luật của mại dâm, ngày 20 tháng 12 năm 2001) việc mại dâm tại Đức được quy định theo pháp luật.
Theo ước lượng của Hội Hydra (tiếng Đức: Hydra e.V.), và của các tổ chức giúp đỡ khác thì có hơn 250.000 gái bán dâm ngoại quốc tại Đức, trong đó phần lớn là phụ nữ từ Đông Âu, Columbia, Thái Lan và châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Phần nhiều trong số này bị băng đảng buôn người đưa vào và bắt buộc làm nghề mại dâm.
Tại Pháp, Chính phủ Pháp đã đề ra những biện pháp ngăn chặn nạn mại dâm bằng cách phạt nặng người mua dâm. Theo quy định đề ra năm 2013, mua dâm lần đầu sẽ bị phạt 2.000 USD, nếu tái phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù giam cùng với 9.800 USD. Môi giới mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Nghị sĩ Guy Geoffroy nói rằng, cứ 10 gái bán dâm thì có 9 là nạn nhân của bọn buôn người, nên mại dâm sẽ được xem xét dưới góc độ bạo lực chống lại phụ nữ. Ngày 6/4/2016, Pháp thông qua luật cấm khách mua dâm, ai vi phạm sẽ bị phạt 3.750 euro. Như vậy, Pháp trở thành nước châu Âu thứ năm cấm hành vi mua dâm, cùng với Thụy Điển, Na Uy, Iceland, và Anh. Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do và nhà khoa học chính trị, nhà tư tưởng Lise Bouvet lý giải: "Mua dâm là hành vi quan hệ tình dục bằng cách tạo áp lực lên người khác: áp lực của đồng tiền. Sự hiện diện của đồng tiền là bằng chứng không thể chối cãi được cho thấy một bên không hề tự nguyện trong quan hệ tình dục này, dù về lý thuyết họ có tự nguyện đi chăng nữa. Nói cách khác thì chính phủ Pháp coi mại dâm là một dạng bạo lực tình dục... Ở những nước công nhận mãi dâm là một nghề và các tú ông, tú bà được coi như là những nhà kinh doanh thì nạn buôn bán phụ nữ diễn ra rất kinh khủng vì có cầu ắt có cung. Có thể nhìn thấy điều này các nước Đức, Úc, Tây Ban Nha, Hà Lan. Việc buôn bán phụ nữ này không khác gì chế độ buôn bán nô lệ ngày xưa" Roselyne Bachelot, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội cho hay: "Không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hoạt động kinh doanh này khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông"
Năm 1999, Thụy Điển là nước châu Âu đầu tiên đưa ra luật định phạt hành vi mua dâm. Mại dâm tại Thụy Điển bị nghiêm cấm, nhưng trái lại với các quy định thường lệ khác, mua dâm là tội phạm chứ không phải bán dâm. Nhà nước Thụy Điển cung cấp các khoản phúc lợi lớn và dịch vụ chuyên môn giúp phụ nữ bán dâm thoát khỏi tệ nạn này, cũng như giáo dục ý thức để công dân tẩy chay nạn mại dâm. Nhờ hiệu quả mang lại, năm 2009, Na Uy và Iceland đã học theo mô hình này.
Tại Nga, mại dâm là bất hợp pháp. Cũng như Thụy Điển, hướng ngăn chặn quan trọng là phạt nặng người mua dâm đã được thực hiện. Năm 2012, Duma Quốc gia Nga thông qua điều luật xử phạt 5.000 rúp với người mua dâm. Bên cạnh đó, giấy báo sẽ được gửi tới tận nơi làm việc của người mua dâm. Chính phủ Nga tin rằng, những biện pháp cứng rắn sẽ khiến mại dâm tại nước này giảm đáng kể. Tháng 12-2012, Croatia cũng thông qua mức phạt lên tới 1.700 USD với người mua dâm. Chính quyền Moldova cũng đang xem xét một dự luật về xử phạt người mua dâm với mức phạt là 500 đôla Mỹ và/hoặc 60 giờ lao động công ích.
Ở Tây Ban Nha, mại dâm không có luật cấm, nhưng các bộ luật khác cấm mọi hoạt động liên quan, kể cả các hành vi như gạ gẫm bán dâm, nên về cơ bản mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Hướng đấu tranh quan trọng là phạt nặng cả người bán dâm lẫn mua dâm. Tại các thành phố Albacete và Granade, cảnh sát địa phương phạt 3.000 Euro đối với khách mua dâm. Thành phố Barcelona còn mạnh tay hơn, mức phạt lên tới 30.000 Euro mỗi người, kể cả bán dâm lẫn mua dâm. Đồng thời biên lai phạt sẽ được gửi đến tận nhà những người mua bán dâm. Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha tuyên bố sẽ đấu tranh chống nạn mại dâm trong khuôn khổ cả luật dân sự lẫn hình sự.
Tại Anh, quy định pháp lý về mại dâm tương tự như Tây Ban Nha. Đạo luật về tội phạm đường phố năm 1959 cấm mọi hình thức gạ gẫm và lang thang trên phố của gái mại dâm. Chính phủ Anh từng cử 3 bộ trưởng đến thăm Hà Lan để nghiên cứu hợp pháp hóa mại dâm, nhưng kết luận họ đưa ra là biện pháp này chỉ gây thêm nguy hại, và do đó đề xuất hợp pháp hoá mại dâm đã bị bác bỏ.
Cần phải lưu ý rằng, dù chính phủ một số nước châu Âu đã chấp nhận hợp pháp hóa mại dâm, nhưng về mặt xã hội, dư luận những nước này vẫn coi đó là hành vi vô đạo đức chứ không hề coi đó là "chuyện bình thường". Nhiều scandal mại dâm đã nổ ra khiến nhiều chính khách phương Tây mất uy tín hoặc phải từ chức. Ví dụ, cựu chủ tịch IMF là Dominique Strauss-Kahn đã bị điều tra vì nghi ngờ có hành vi mua dâm. Vợ của Tổng thống Đức Christian Wulff thì rất tức giận vì một số trang web tung tin rằng bà từng làm gái mại dâm Tại Anh, thủ tướng David Cameron đã vô cùng tức giận khi biết vợ một nghị sĩ từng làm gái điếm, ông gọi đây là "sự hổ thẹn đối với chính quyền và làm vấy bẩn cả tòa nhà quốc hội" . Hoặc tại Úc, nghị sĩ Đảng Lao động Craig Thomson bị cáo buộc đã sử dụng hàng ngàn đôla để mua dâm suốt từ năm 2002 đến 2007.
Ngày 26/2/2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật mại dâm mới nhằm hình sự hóa tội danh mua dâm. Mary Honeyball, đại diện thành phố Luân Đôn trong Nghị viện châu Âu, cho biết Luật này sẽ trừng phạt những người coi cơ thể phụ nữ như hàng hóa. Theo bà Mary, quyết định của Nghị viện châu Âu là tín hiệu cho thấy người dân châu Âu không muốn tiếp tục làm ngơ trước tình trạng lạm dụng phụ nữ. "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ dễ bị lạm dụng hơn". Đa số nghị sĩ Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm, hành vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ.
Hoa Kỳ
Mại dâm cũng như các dịch vụ tình dục đều là tội phạm ở 49/50 bang của Mỹ (ngoại trừ 8/16 hạt của tiểu bang Nevada). Đạo luật liên bang Mann (đạo luật buôn bán nô lệ trắng năm 1910) cấm việc chuyên chở phụ nữ giữa các bang với mục đích vô đạo đức, luật chống làm tiền ban hành năm 1961 cũng có hiệu lực của lệnh cấm này. Mại dâm ở tiểu bang Rhode Island từng được hợp pháp hóa vào năm 1980, nhưng tới năm 2009 đã có luật nghiêm cấm.
Hình phạt cho mại dâm là khác nhau ở mỗi bang. Ở một số bang, cả người bán dâm lẫn mua dâm đều bị phạt tới 1 năm tù giam và phạt 6.000 USD, nếu tái phạm thì có thể bị phạt tù tới 3 năm. Ma cô và chủ chứa có thể bị phạt tới 15 năm tù và/hoặc 30.000 USD. (xem chi tiết mức hình phạt tại đây). Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 70.000-80.000 người bị bắt vì liên quan mại dâm, 70% là gái mại dâm và chủ chứa, 30% là mại dâm nam và ma cô, 10% là khách hàng.
Ở Hoa Kỳ từng có những đề xuất cho mại dâm được hợp thức, nhưng đều bị bác bỏ. Năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố: "Chính phủ Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc chống lại đề nghị hợp pháp hóa mại dâm, vì mại dâm trực tiếp góp phần vào việc buôn bán nô lệ hiện đại và chà đạp lên phẩm giá con người. Việc hợp pháp hóa hoặc dung túng cho mại dâm là tiếp tay cho nạn buôn người."
Năm 2007, Carolyn Maloney, nghị sĩ của đảng Dân chủ đến từ New York, đã viết về những hậu quả của việc hợp pháp hóa mại dâm tại các thánh địa cờ bạc ở Las Vegas. "Đã có thời gian, có một niềm tin ngây thơ rằng hợp pháp hóa mại dâm có thể cải thiện cuộc sống cho gái mại dâm, đưa nó vào những địa điểm quy hoạch và loại bỏ tội phạm có tổ chức chuyên kinh doanh mại dâm. Giống như tất cả các câu chuyện cổ tích, điều này hóa ra lại là ảo tưởng tuyệt đối."
Châu Á
Hàn Quốc
Trong những năm 1950, khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc coi Quân đội Mỹ như một cơ hội thu lợi về kinh tế, và món lợi này đã được trả giá bằng thân xác phụ nữ Hàn Quốc. Những thị trấn mại dâm do chế độ quân sự cầm quyền Hàn Quốc và Mỹ thiết lập và ủng hộ. Lúc cao điểm đã có hơn 18.000 gái điếm phục vụ 43.000 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc.
Năm 1986, chế độ độc tài quân sự ở Hàn Quốc bị lật đổ. Trước Olympic Seoul 1988, để chuẩn bị cho Olympic và bảo vệ hình ảnh đất nước khỏi bị tiếp tục hoen ố, chính phủ mới của Hàn Quốc đã tuyên bố xóa sổ các khu mại dâm, đồng thời quân đội Mỹ tại Seoul cũng ra lệnh cấm binh lính tìm tới gái mại dâm. Dù vậy, mại dâm này vẫn ngấm ngầm tồn tại cho tới nay dưới nhiều hình thức khác nhau.
Do tệ nạn mại dâm diễn ra quá nhức nhối, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những điều luật phạt nặng mại dâm. Cả người mua lẫn bán dâm đều sẽ bị phạt khoảng 3.000 USD hoặc 1 năm tù giam, còn chủ nhà thổ sẽ bị phạt tới 10 năm tù và 86.000 USD. Nhờ các biện pháp mạnh, nạn mại dâm đã dần được khống chế. Doanh số mại dâm năm 2002 là 24 ngàn tỷ won đã giảm xuống gần một nửa, còn khoảng 14 ngàn tỷ vào năm 2007, tăng lên 15 ngàn tỷ những năm gần đây.
Bắc Triều Tiên
Nhật Bản
Tại Nhật Bản, dù có công nghiệp khiêu dâm phát triển nhưng mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Đạo luật chống mại dâm năm 1956 đã nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm và cảnh sát Nhật luôn tiến hành các chiến dịch truy quét các đường dây mại dâm.
Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh & Xã hội, ước tính năm 2013 cả nước có gần 33.000 gái mại dâm. Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" có hiệu lực từ 28/12/2013, người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Trung Quốc
Các nước thế giới thứ ba
Một số nước là điểm đến của du lịch tình dục thí dụ như Kenya, Thái Lan và một số nước tại vùng Caribbean. Tại những nước này, mại dâm khá đặc biệt: Dù luật pháp chính thức cấm mua bán dâm nhưng mại dâm lại tồn tại khá phổ biến, nhiều du khách nước ngoài tìm đến để mua dâm. Có tình trạng này là do việc thực thi pháp luật ở các nước này không hiệu quả, chủ chứa mại dâm thường hối lộ quan chức địa phương để làm ngơ cho các nhà chứa mại dâm hoạt động Thái Lan là một ví dụ, mại dâm bị luật pháp nghiêm cấm, nhưng các nhà chứa vẫn hoạt động công khai dưới sự làm ngơ của quan chức chính quyền (đã nhận hối lộ) và sự bảo kê của mafia, đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp.
Tại đa số các nước khác, thí dụ như ở Việt Nam, mại dâm bị cấm hoàn toàn. Tại một số nước Hồi Giáo, mại dâm là trọng tội và bị coi là sự phỉ báng thánh Alla, có thể bị xử tử hình.
Một số hình thức mại dâm chính
Nhà thổ: mại dâm thực hiện tại cơ sở tập trung, có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Gái đứng đường: giao dịch được đàm phán trên phố, sau đó người mua có phương tiện thường mang người bán dâm tới khách sạn.
Mại dâm phục vụ tận nơi/Gái gọi: thông qua người môi giới, trang web internet hay số điện thoại. Việc mua bán dâm diễn ra ở khách sạn hoặc nơi ở của khách mua dâm.
Du lịch tình dục: các tour du lịch với mục đích tình dục trả tiền.
Biến tướng: Dịch vụ giúp việc ở Nam Phi có sự xuất hiện loại hình làm thuê (dịch vụ nhanh, ngắn hạn) khỏa thân. Công ty Natural Cleaning cung cấp các nhân viên giúp việc khỏa thân hoặc bán khỏa thân nếu như khách hàng yêu cầu, nhưng chủ công ty khẳng định đó chỉ là giải trí chứ không phải mại dâm.
Hợp pháp hóa mại dâm và các hệ lụy
Một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa mại dâm để dễ kiểm soát". Tại một số nước, ở các khách sạn lớn, các khu giải trí, các vùng du lịch đều có các "dịch vụ hộ tống". Các chính phủ và các nhà làm luật ở các nước này tin rằng: việc cho phép mại dâm công khai với các biện pháp như cấp giấy phép, quy hoạch khu đèn đỏ... sẽ giúp quản lý tốt hơn các vấn nạn mà mại dâm gây ra, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hoa liễu. Thậm chí còn có cá nhân cho rằng "hợp pháp hóa mại dâm sẽ tạo ra một xung động lớn về tự do và âm hưởng của nó sẽ còn vang vọng mãi".
Nhà nghiên cứu Melissa Farley cho rằng có nhiều nhận định sai lầm về mại dâm, nhất là từ phía những người ủng hộ hợp thức hóa nó hoặc thường xuyên đi mua dâm. Nhưng các số liệu thực tế đã bác bỏ, cho thấy đây chỉ là những ngộ nhận. Thực tế sau nhiều năm lại khác hẳn, hợp pháp hóa mại dâm đã trở thành "một giấc mơ quan liêu ướt át". Các nước này thường không đạt được những mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia nghèo, vốn có hệ thống quản lý, pháp luật lỏng lẻo (như Peru, Colombia, Bangladesh). Mặt khác, tại các nước nghèo ở Trung-Nam Mỹ, "hợp pháp mại dâm để quản lý" chỉ là cái cớ, mục đích thực sự là để tạo thuận lợi cho việc buôn bán người của giới Mafia vốn lũng đoạn chính quyền các nước này.
Vì sự bế tắc này, một số nước sau một thời gian đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (tiêu biểu là Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). Như một hệ quả, nếu như giai đoạn 1990-2003 có tới 12 nước thực hiện hợp pháp hóa mại dâm, thì từ 2003 tới nay, chỉ có 1 quốc gia làm theo, bởi bài học thực tế từ các nước đi trước đã cho thấy thất bại của phương thức này.
Việc cho phép hành nghề mại dâm hợp pháp, về bản chất không phải là sự nhân đạo như người ta nhầm tưởng. Ngược lại, việc một người phải phục vụ tình dục cho người khác để đổi lấy tiền bạc là hành động vô nhân đạo, phải đánh đổi nhân quyền (quyền tự do tình dục) của mình để có được những đồng tiền kiếm sống. Xét về lí luận, khi Nhà nước hợp pháp hóa mại dâm, là đã chứng tỏ sự bất lực buông xuôi của Nhà nước trước cái xấu, dẫn đến tiếp tay cho cái xấu, làm mất uy tín của nhà nước. Xét về hệ quả tới gia đình và xã hội, mại dâm được hợp pháp sẽ kéo theo hoạt động mua bán tình dục ngày càng phổ biến, mọi người đều có thể đi mua bán tình dục, khiến đạo đức xã hội bị suy đồi, khái niệm vợ chồng có nghĩa vụ phải chung thủy sẽ bị vô hiệu. Nề nếp gia đình, tôn ti trật tự xã hội bị phá vỡ. Những người đề xuất và ủng hộ công nhận mại dâm là một nghề cũng thường không lường trước đến một ngày nào đó, chính gia đình, người thân của họ lại phải chịu hệ lụy từ chính sách do họ đề xuất, tức là "gậy ông đập lưng ông"
Manfred Paulus, một sĩ quan cảnh sát Đức giám sát lĩnh vực mại dâm trong hơn 30 năm, cho rằng quan điểm "hợp pháp hóa mại dâm sẽ giúp quản lý tốt" là hoàn toàn ngây thơ. Khi mại dâm là hợp pháp, bọn tội phạm sẽ trở thành những doanh nhân hợp pháp, trong khi vai trò của Nhà nước lại biến thành một ma cô dắt gái. Tiến sĩ Ingeborg Kraus khẳng định: "Hợp pháp hóa mại dâm có nghĩa là củng cố sự bất bình đẳng giữa nam và nữ và chấp nhận bạo lực đối với phụ nữ. Quản lý mại dâm hợp pháp không phải là một giải pháp. Nó gửi đi một tín hiệu sai với đàn ông rằng: có thể dùng tiền để mua một phụ nữ. Hợp pháp hóa mại dâm là sự công nhận và "bình thường hóa" một hình thức lạm dụng tình dục, thông qua sự công nhận của pháp luật".
Năm 2014, Mary Honeyball, đại diện thành phố Luân Đôn phát biểu trước Nghị viện châu Âu: "Nhiều người nghĩ mại dâm là nghề cổ xưa nhất trên thế giới. Vì thế một bộ phận dư luận nghĩ rằng chúng ta nên coi mại dâm là một phần tất yếu của cuộc sống và việc duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý nó tốt hơn. Kiểu tư duy đó chỉ khiến mại dâm phát triển hơn, khiến mua dâm trở nên bình thường và khiến phụ nữ dễ bị lạm dụng hơn". Đa số nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu đồng ý với quan điểm rằng: hành vi mua dâm là vi phạm nhân quyền và là một hình thức bạo hành chống lại phụ nữ.
Đức
Mại dâm ở Đức được hợp pháp hoá năm 2001, chính phủ tin rằng như vậy sẽ giúp quản lý mại dâm tốt hơn, chống bệnh hoa liễu và thu được thuế. Nhưng giờ đây, nhiều người Đức cho rằng chính quyền đã không đạt được mục tiêu đó mà chỉ làm vấn đề tồi tệ hơn. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng: "Việc hợp pháp hoá mại dâm đã thất bại". Những quy định về giấy phép hành nghề, khám sức khỏe... thực tế là vô tác dụng, vì các nhóm tội phạm có thể dễ dàng làm giả giấy tờ và đe dọa những người nào định tố cáo.
Chính sách hợp pháp hóa đã thất bại trên tất cả các mặt. Nô lệ tình dục ở Đức đã lan tràn kể từ khi mại dâm và các nhà thổ được hợp pháp hóa. Trong thực tế, những quy định quản lý của pháp luật hầu như không có tác dụng. Trên toàn nước Đức, số hợp đồng bảo hiểm mại dâm được ký không quá vài chục bản. Trong số hơn 400.000 gái mại dâm ở Đức, chỉ có... 100 người đăng ký hành nghề với chính phủ (tỷ lệ 0,025%), số còn lại vẫn hoạt động lén lút như trước hoặc dùng giấy tờ giả, vì chẳng gái mại dâm nào muốn tự tiết lộ danh tính của mình để rồi chuốc lấy sự hổ thẹn. Quy định về giấy phép hành nghề do vậy đã "thất bại từ trong trứng".
Để đáp ứng nhu cầu mua dâm tăng mạnh, số gái mại dâm tăng vọt từ 100 ngàn (năm 2002) lên tới 400 ngàn (năm 2009). Để tăng "nguồn cung", phụ nữ Đông Âu ngày đêm bị bọn buôn người săn lùng và đưa vượt biên vào Đức. Công bố năm 2010 cho thấy nạn buôn người đã tăng 70% sau 5 năm mại dâm được hợp pháp hóa. Phần lớn sự gia tăng này là phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán vào nhà thổ, với ít nhất 20% nạn nhân là vị thành niên. 75% gái mại dâm ở Đức là phụ nữ Đông Âu, phần nhiều là nạn nhân của bọn buôn người. Năm 2014, một số nguồn từ chính phủ Đức tin rằng 90% số gái mại dâm ở Đức là do bị cưỡng ép hoặc là nạn nhân của bọn buôn bán người
Đối với phụ nữ Đức, đã có những trường hợp bị cơ quan bảo trợ xã hội gợi ý phải đi... bán dâm, nếu từ chối sẽ bị cắt trợ cấp thất nghiệp. Hợp pháp hoá mại dâm cũng làm gia tăng tình trạng phụ nữ Đức đi bán dâm do họ không còn sợ bị pháp luật xử phạt. Theo khảo sát của Trung tâm Khoa học Berlin, có tới 4% trong tổng số 3.200 nữ sinh viên tại Berlin cho biết đã tham gia một số công việc liên quan đến mại dâm.
Bernd Finger, Trưởng cơ quan điều tra của Cục cảnh sát hình sự bang Berlin cho biết, mafia Nga tại Béclin ngày một bám rễ, hoạt động chính là tổ chức mại dâm. Mafia làm việc với sự phân chia lao động hoàn hảo theo ba cấp. Cấp cao là rửa tiền, cấp trung là mại dâm và buôn người, cấp dưới là ăn cắp ô tô. Gái bán dâm thường phải ăn chia thu nhập với ông chủ nhà thổ và các bên liên quan khác (như đám mafia bảo kê núp bóng chính quyền). Để hút khách, nhiều chủ chứa còn tung ra những chiêu "khuyến mãi" rất vô đạo đức như "Tiệc Buffet mại dâm", trong khi chính phủ thì bất lực vì hành vi này không còn là phạm pháp nữa
Các chủ nhà chứa đều chuẩn bị sẵn sàng đối với các đợt kiểm tra của chính quyền, và họ cũng dặn gái mại dâm cách khai với cảnh sát. Thường thì các gái bán dâm vẫn khai họ biết về các nhà thổ qua mạng Internet và tự mua vé xe buýt rồi đến đây một cách tự nguyện. Cơ quan chức năng giám sát khu vực đèn đỏ phải nghe những lời nói dối đó không biết bao nhiêu lần nhưng chẳng thể làm gì. Mục đích của chủ nhà thổ là che giấu mạng lưới buôn bán người, với rất nhiều phụ nữ bị bán tới Đức và bị bóc lột tối đa
Kỳ vọng về việc thu lợi cho ngân sách từ mại dâm cũng phá sản. Ban đầu Đức kì vọng sẽ thu hàng chục triệu USD thuế từ mại dâm, nhưng rốt cục trên 99% là trốn thuế, bởi lẽ đơn giản: "Tội phạm không bao giờ muốn đóng thuế". Năm 2011, Đức chỉ thu được 326.000 USD (thế đã là "thành công" so với các năm trước), quá ít ỏi so với hàng triệu USD phải bỏ ra để quản lý mại dâm mỗi năm. Ví dụ ở Hamburg, nơi có khu đèn đỏ nổi tiếng nhất nước, trong suốt 10 năm chỉ có 153 gái mại dâm chịu đăng ký với cơ quan thuế của thành phố. Hoặc tại Bonn, năm 2011 thành phố thu được 18.200 USD thuế từ mại dâm, nhưng đã phải chi tới 116.000 USD để đảm bảo an ninh cho các khu đèn đỏ, chưa kể chi phí quản lý giấy tờ, khám chữa bệnh và chống các dạng tội phạm khác phát sinh từ mại dâm. Ví dụ, nếu cho tất cả gái mại dâm ở Đức đi xét nghiệm mỗi tháng 1 lần như quy định (gói Level 2 tốn khoảng 400 USD/lần), chính phủ Đức sẽ phải chi gần 2 tỷ USD mỗi năm, gấp... 6000 lần số thuế thu được và còn lớn hơn ngân sách hàng năm cho nhiều lĩnh vực khác. Hệ thống y tế cũng sẽ quá tải với gần 5 triệu lượt xét nghiệm tăng thêm mỗi năm.
Hiện nay ở Đức, có những chính khách và nhà nghiên cứu đã lên tiếng đòi bãi bỏ đạo luật hợp pháp hoá mại dâm. Sau 10 năm đạo luật này được thông qua, theo một nghiên cứu của Ủy ban EU, họ đi đến một kết luận: "Nạn buôn người để buộc mại dâm ở Đức không những không giảm mà ngày càng tăng". Bộ trưởng Tư pháp Đức và đại diện cảnh sát đều thừa nhận tình trạng của gái mại dâm không hề được cải thiện gì từ đó đến nay, thậm chí sức khỏe của họ còn tồi tệ hơn, tỷ lệ nghiện ma túy cao hơn. Stephan Mayer, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề pháp luật khẳng định, đạo luật này là một sai lầm và chỉ làm tăng thêm tình trạng tội phạm tại các khu đèn đỏ. Người đứng đầu nghiệp đoàn cảnh sát Bernhard Witthaut cũng khẳng định, hợp pháp hoá mại dâm ở Đức đã thất bại và đề nghị xem xét lại đạo luật này. Ông nhấn mạnh, kể từ khi đạo luật được thông qua, giới ma cô đã nhiều hơn trước và chúng ngày càng tỏ ra táo tợn hơn trong việc ép buộc phụ nữ phải bán dâm. Hợp pháp hóa mại dâm thực tế chỉ tạo thêm vỏ bọc "hợp pháp" giúp bọn tội phạm bành trướng hoạt động.
Dư luận cho rằng, những các nước EU cần học cách làm của người Thụy Điển - nước từng hợp thức hoá nghề mại dâm cách đây 30 năm. Năm 1998, Quốc hội Thụy Điển đã xét lại, coi mại dâm là bất hợp pháp, sau khi quốc hội nước này xét thấy không thể kiểm soát nổi việc hợp pháp hóa mại dâm, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội là quá lớn.
Úc
Hiện nay, có hàng trăm nhà thổ hoạt động trên khắp nước Úc, trong đó không ít chủ chứa liên quan đến nạn buôn người. Mặc dù mại dâm là hợp pháp ở các bang phía đông nước Úc, nhưng vẫn có tới 90% nhà thổ và gái mại dâm tại Queensland hoạt động không giấy phép để buôn người, trốn thuế, rửa tiền. Sau khi hợp pháp hóa mại dâm, số nhà thổ bất hợp pháp chẳng những không giảm mà còn tăng thêm đến 300%.
Tại bang Victoria, số gái bán dâm đã tăng nhanh chóng mặt (tới 7 lần) chỉ sau 20 năm. Tuy vậy, ước tính 3/4 số nhà thổ tại đây vẫn là bất hợp pháp (hoạt động không có giấy phép), và cứ 5-6 gái bán dâm thì mới có 1 chịu đăng ký hành nghề, số còn lại vẫn hoạt động bất hợp pháp (gái đứng đường). Gái đứng đường được kỳ vọng là sẽ dồn vào các khu đèn đỏ để dễ quản lý, nhưng rốt cục số này lại càng hiện diện nhiều và khó kiểm soát hơn trước. Tất nhiên với bộ phận bất hợp pháp này, những quy định mà chính phủ đề ra như điều kiện an toàn, kiểm tra sức khỏe... hoàn toàn chẳng có giá trị.
Sự gia tăng số nhà chứa bất hợp pháp, đến lượt nó, lại làm gia tăng tình trạng tham nhũng và nhận hối lộ của cảnh sát. Theo một cuộc khảo sát ở Queensland, 54,4% gái mại dâm đường phố cho biết họ bị quấy rối ít nhất một lần trong 5 năm qua bởi chính tay cảnh sát. Nhà bình luận Youngbee Dale cho rằng chỉ có 2 điều thay đổi sau khi hợp pháp hóa mại dâm. Thứ nhất, những tên ma cô từ "dã thú" nay trở thành "những doanh nhân thành đạt". Thứ hai, cánh đàn ông từ nay đã có lý do biện minh hợp lý để thoải mái rủ nhau tới nhà thổ.
Nghiêm trọng hơn, bệnh tật do mại dâm mang lại đã gia tăng nhanh chóng. Chỉ 2 năm sau khi hợp pháp hóa mại dâm, số lượng phụ nữ Úc nhiễm HIV đã tăng 91%
Cũng như ở Đức, nạn buôn người gia tăng nhanh chóng để cung cấp cho cỗ máy mại dâm. Một số thiếu nữ trẻ châu Á khi du học Úc đã rơi vào bẫy của bọn buôn người dưới danh nghĩa các trung tâm môi giới và bị ép bán dâm để trả nợ. Chủ chứa nhà thổ bắt họ làm việc 15 tiếng/ngày suốt cả tuần. Họ bị đối xử tàn tệ, bị đám bảo kê xâm hại tình dục, đánh đập và đe dọa tính mạng. Một số còn bị ép dùng ma túy để có thể tiếp khách cả ngày, mỗi ca phải phục vụ tới 10 đàn ông với các hành vi bạo dâm. Những kỳ vọng của chính phủ Úc về việc "hợp pháp hóa mại dâm để kiểm soát" đã thất bại. Số trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lý là rất ít, chỉ 184 trường hợp trong suốt 8 năm, trong khi mỗi năm ước tính có hơn 1.000 nạn nhân buôn người bị đưa đến Úc.
Ở quốc gia lân cận là New Zealand còn diễn ra những chuyện khá nực cười. Dù quá bán dân số chấp nhận hợp pháp hóa mại dâm, nhưng tới khi thảo luận về vị trí đặt phố đèn đỏ thì tất cả lại thay đổi thái độ. Giống như câu chuyện "Đeo lục lạc cho Mèo", chẳng ai muốn đặt nó ở khu dân cư nơi mình sống, nên tới nay chính phủ vẫn loay hoay không tìm được vị trí đặt khu đèn đỏ. Nhiều trung tâm xã hội và dạy nghề, thay vì trợ giúp phụ nữ tìm việc lại gợi ý họ đi... bán dâm để kiếm tiền. Một số nhà thổ thì lại được đặt ngay cạnh trường học dù phụ huynh phản đối dữ dội, học sinh thì ngày ngày phải đi qua những bao cao su và bơm kim tiêm bị vứt đầy ở cạnh trường khiến giáo viên phải kiêm luôn vai trò dọn dẹp vệ sinh
Bà Sheila Jeffeys, giáo sư về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội và Chính trị của trường Đại học Melbourne gọi đây là "cuộc thử nghiệm thất bại của hợp pháp hóa mại dâm". Bà nói:
"Sự thật là những phụ nữ trong các nhà chứa hợp pháp vẫn sẽ không được cảnh sát bảo vệ, ở một vài nơi còn không có cả camera quay lại những gì diễn ra. Tại một số ít những nhà chứa hợp pháp, chính quyền các bang đưa ra các luật sức khỏe và an toàn lao động cho gái bán dâm. Tuy nhiên nếu nhìn vào họ sẽ thấy ngay sự nguy hiểm cực độ của ngành công nghiệp tình dục đối với gái bán dâm... Chúng ta nên nhớ rằng lực lượng cơ bản của ngành công nghiệp này là những phụ nữ và em gái dễ bị tổn hại, những người bị hành hạ một cách đồi bại để tạo ra lợi nhuận."
"Trên thực tế thì tại Châu Á và toàn thế giới, căn bản của những gì xảy ra trong mại dâm là bạo hành và vô nhân đạo... Trong thuật ngữ của Liên Hợp Quốc, đây là một hoạt động xã hội nguy hiểm và được đánh giá là có hại cho sức khỏe đối với phụ nữ và các em gái. Nó được tạo ra từ việc hạ thấp vai trò của phụ nữ, coi sự tồn tại của phụ nữ là để phục vụ cho lợi ích của đàn ông. Do vậy mại dâm cũng như những hành động văn hóa độc hại khác như bạo lực đối với phụ nữ, làm tổn thương tới bộ phận sinh dục nữ là những điều cần phải xóa bỏ hoàn toàn. Hợp pháp hóa mại dâm rõ ràng rằng không có tác dụng bảo vệ phụ nữ."
Hiện đang có những tổ chức và chính khách Úc vận động đòi bãi bỏ luật hợp pháp hoá mại dâm. Thay vào đó, Úc sẽ áp dụng mô hình chống mại dâm nghiêm khắc mà Thụy Điển đã áp dụng.
Hà Lan
Tại Hà Lan, mại dâm được hợp pháp hóa vào năm 2000. Chỉ sau 10 năm hợp pháp hóa mại dâm, chính quyền giờ đây lo ngại rằng mại dâm đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các tổ chức tội phạm lớn đã nhúng tay vào hoạt động buôn bán phụ nữ, ma túy, giết người và các hoạt động tội phạm khác. Chính các quán cà phê cần sa và nhà thổ được cấp phép lại là những nơi ẩn náu hợp pháp cho bọn tội phạm. Nhu cầu cần sa và phụ nữ tăng nhanh đã khiến cho nơi đây trở thành một thị trường béo bở cho bọn tội phạm có tổ chức. Chính phủ Anh từng cử 3 bộ trưởng đến thăm Hà Lan để nghiên cứu mô hình hợp pháp hóa mại dâm, và kết luận họ đưa ra là mô hình này chỉ gây thêm nguy hại, nước Anh không được phép làm theo.
Theo thống kê, trong số 25.000 đến 30.000 gái mại dâm ở Hà Lan có đến 15.000 là người nước ngoài, phần lớn là nạn nhân của bọn buôn người. Ước tính 70% gái mại dâm tại Hà Lan hoàn toàn không có giấy phép cư trú chứ chưa nói tới giấy phép hành nghề và khám sức khỏe định kỳ. Số gái mại dâm trẻ em (dưới 16 tuổi) đã tăng gần 4 lần, từ 4.000 năm 1996 lên hơn 15.000 vào năm 2001. Quy định về giấy phép hành nghề cũng không thực hiện được, vì sau 3 năm hợp thức hóa, chỉ có 921 gái mại dâm (chiếm 3%) chịu ra đăng ký hành nghề; và sau đó 12 năm, tỷ lệ này cũng chỉ có thể tăng lên thành 5%. Lý do rất dễ hiểu: chẳng ai muốn mình được biết đến như một con điếm - dù nó có thể là hợp pháp.
Năm 1999, chính quyền Amsterdam đã phát hiện nhiều viên chức tham gia một đường dây "chạy hộ chiếu" hợp pháp cho 117 gái điếm bị đưa đến từ các nước châu Âu. Thì ra, bọn tội phạm biết trước mại dâm sẽ được hợp pháp hóa năm 2000, nên đã chuẩn bị đâu vào đó. Những cảnh sát tham nhũng móc nối với tội phạm để lách luật là rất dễ xảy ra. Mặt khác, gái điếm cũng chẳng chịu tuân thủ luật lệ mà thích hành nghề chui để tránh các quy định cũng như để trốn thuế. Như vậy, những tệ nạn mới lại được dịp nảy sinh.
Job Cohen, cựu thị trưởng Amsterdam nói: "Chúng tôi nhận ra rằng mại dâm không còn ở quy mô nhỏ nữa. Các tổ chức tội phạm lớn đang đổ về đây nhằm tiến hành buôn bán phụ nữ, ma túy, giết người và các hoạt động tội phạm khác... hiện nay chúng ta phải chứng kiến nạn buôn bán người, ép bán dâm và tất cả các thể loại liên quan tới tội phạm ở đây", và rằng "Các quy định về mại dâm đã không được thực hiện, buôn bán phụ nữ vẫn tiếp tục. Phụ nữ đang di chuyển ra xung quanh nhiều hơn, gây cho cảnh sát nhiều khó khăn hơn". Các quan chức chính phủ đã nhận thấy sự gia tăng bạo lực đường phố một cách bất thường, là hệ quả của sự gia tăng nạn buôn người vào Amsterdam làm nô lệ tình dục. Một cư dân ở phố đèn đỏ De Wallen cho biết: "Những tên côn đồ Đông Âu đã mang tới đây phụ nữ, chúng đe dọa và đánh đập họ".
Hợp pháp hóa mại dâm đã dẫn tới sự lan tràn các hoạt động tội phạm, khiến chính phủ phải đề ra biện pháp mới, bao gồm cả kế hoạch chi tiết để cứu giúp gái mại dâm thoát khỏi ngành công nghiệp tình dục. Năm 2005, Amma Asante và Karina Schaapman, hai nghị sĩ của Đảng Lao động Hà Lan, đã viết một báo cáo, "Het onzichtbare zichtbaar gemaakt" (Hiểm họa vô hình). Schaapman đã từng là một gái mại dâm và là nhân chứng sống về tội phạm có tổ chức và bạo lực ở khu đèn đỏ. Báo cáo cho thấy phần lớn gái mại dâm ở Amsterdam đã bị cưỡng ép và bị lạm dụng bởi các băng nhóm tội phạm, qua đó kết luận rằng hợp pháp hóa mại dâm đã thất bại. Năm 2008, Karina Schaapman phát biểu trước nghị viện:
Có những người thực sự tự hào về khu đèn đỏ như một điểm thu hút khách du lịch, rằng đó là nơi thư giãn tuyệt vời và cho thấy rằng chúng ta có một thành phố tự do. Nhưng tôi thì nghĩ rằng đó chỉ là một hầm chứa phân. Có rất nhiều tội phạm nguy hiểm ở đó. Có rất nhiều sự bóc lột phụ nữ, và rất nhiều đau khổ cho xã hội. Nó không có gì đáng để tự hào
Bà Nicole Fontaine, đại biểu châu Âu và là chủ tịch của Quỹ tư nhân Scelles, cảnh báo nạn buôn người, du lịch tình dục và khiêu dâm trẻ em đã đến mức báo động tại châu Âu. Bà cho rằng "chính việc hợp pháp hóa mại dâm đã làm gia tăng tác hại của loại tệ nạn xã hội này".
Bà Pierrette Pape, phát ngôn viên của Tổ chức vận động Phụ nữ châu Âu, nói về những hậu quả xã hội lâu dài do cách thức mại dâm được xử lý ở các nước khác nhau. "Ngày nay, một cậu bé ở Thụy Điển lớn lên với thực tế rằng mua dâm là phạm pháp. Ngược lại, một cậu bé ở Hà Lan lớn lên với cái nhìn rằng: những phụ nữ ngồi trong cửa sổ có thể được mua như hàng hóa sản xuất hàng loạt. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lối sống của đứa trẻ khi chúng đã trưởng thành."
Sau những vấn nạn mà các "phố đèn đỏ" gây ra, trong những năm gần đây, một số lượng đáng kể các nhà thổ đã bị đóng cửa vì nghi ngờ có hoạt động tội phạm. Thành phố Amsterdam có một kế hoạch đầy tham vọng, có thể sẽ mất nhiều năm, để dẹp bỏ tuyến phố này và chuyển đổi những nhà thổ thành các cửa hàng thời trang, phòng tranh. Năm 2008, chính quyền Amsterdam tuyên bố sẽ đầu tư 21 triệu USD để mua lại các nhà thổ ở đây. Lodewijk Asscher, thành viên Hội đồng thành phố chịu trách nhiệm tài chính cho kế hoạch nói:
"Điều gì quan trọng hơn? Sự hấp dẫn đối với các du khách hay là phớt lờ những phụ nữ là nạn nhân của kiểu nô lệ hiện đại".
Trong năm 2009, Bộ tư pháp Hà Lan đã công bố kế hoạch đóng cửa 320 khu nhà thổ ở Amsterdam, và 50% trong số 76 quán cà phê bán cần sa ở trung tâm thành phố. 26 quán cà phê trong khu De Wallen sẽ phải đóng cửa từ 1-9-2012 tới 31-8-2015, khách nước ngoài có thể bị cấm vào các quán cà phê cần sa bắt đầu từ 2012 Bộ trưởng Tư pháp đã bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt chịu trách nhiệm về việc đóng cửa các nhà chứa này, ông lý giải quyết định này là do "Amsterdam đang trở thành trung tâm của nô lệ tình dục và các băng nhóm tội phạm đang ráo riết thiết lập các khu nhà chứa để tiến hành rửa tiền."
Tạp chí Spectator bình luận: "Phải mất 6 năm cho thị trưởng thừa nhận trước công chúng rằng cuộc thí nghiệm đã trở thành một thảm họa, một thỏi nam châm thu hút nạn buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy và trẻ em vị thành niên... Đối với nhiều người Hà Lan, những lý lẽ của việc hợp pháp hóa mại dâm đã không còn được họ chấp nhận. Nó đã trở thành một thất bại về pháp lý, kinh tế và xã hội; và sự điên rồ đó, cuối cùng, đã đến hồi kết thúc."
Tới năm 2018, De Wallen, phố đèn đỏ nổi tiếng ở Amsterdam đã bị thu hẹp đáng kể. Nhiều nhà chứa đã phải đóng cửa. Hầu hết các cơ sở mại dâm hợp pháp tại Hà Lan đã đóng cửa và ngừng hoạt động. Thượng viện Hà Lan đang xem xét một dự luật trừng phạt khách mua dâm nếu họ trả tiền cho quan hệ tình dục với một phụ nữ bị buôn bán, chăn dắt hoặc bị các loại ép buộc khác. Những thay đổi này là kết quả của một phong trào đấu tranh với nạn nô lệ tình dục đang nổi lên ở Hà Lan sau khi mại dâm được hợp pháp hóa vào năm 2000. Chính phủ Hà Lan cho rằng điều này sẽ giúp phụ nữ bán dâm được an toàn và chấm dứt nạn buôn người, nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Mại dâm bất hợp pháp, nhà thổ không có giấy phép đã bùng nổ trong quá trình hợp pháp hoá, mua bán phụ nữ đã tăng lên đáng kể, nhu cầu buôn người gia tăng. Các công ty du lịch còn nhận tiền từ các nhà chứa để quảng cáo với du khách rằng "hợp pháp hoá mại dâm là một mô hình hoàn hảo", rằng gái bán dâm "được an toàn và hạnh phúc", dù thực tế thì khác hẳn. phần lớn các báo cáo của cuộc thử nghiệm đã liên kết việc buôn bán phụ nữ với chế độ hợp pháp hóa. Vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng bây giờ các nhà nữ quyền đang miệt mài lên tiếng chống lại mô hình hợp pháp hoá tàn phá của Hà Lan, thì sẽ không có trở lại.
Nhà nghiên cứu Julie Bindel, người đã sống ở Hà Lan và nghiên cứu hậu quả của mại dâm hợp pháp trong suốt 15 năm, nhận xét rằng: một số chính trị gia và các cơ quan thực thi pháp luật nhận thấy rằng hợp pháp hóa mại dâm đã dẫn tới một thảm họa. Việc hợp pháp hóa, từng được coi là cách tiếp cận bước ngoặt đối với mại dâm, hiện giờ được coi là một thảm hoạ bởi tất cả mọi người Hà Lan, trừ những kẻ kiếm được lợi nhuận từ mại dâm. Mọi người mà Julie Bindel tiếp xúc đều nhận ra rằng mại dâm là một hành vi xâm hại nhân quyền, gây hại cho phụ nữ, và rằng việc hợp pháp hóa mại dâm đã tạo ra một tai hoạ. Phần lớn các báo cáo về tội phạm đã liên kết việc buôn bán phụ nữ với chế độ hợp pháp hóa mại dâm. Vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng hiện các tổ chức nữ quyền đang miệt mài lên tiếng đấu tranh chống lại mô hình hợp pháp hoá mại dâm mang tính tàn phá của Hà Lan để nó không thể quay trở lại..
Thái Lan
Tại Thái Lan, mại dâm bị luật pháp nghiêm cấm. Đạo luật năm 1960, tiếp đó là Đạo Luật phòng chống mại dâm, BE. 2539 (1996) đã quy định cấm các hành vi mua bán dâm. Mua bán dâm sẽ bị phạt 1 tháng tù và/hoặc 1.000 baht (khoảng 40 USD), mua dâm trẻ em có thể bị tù 6 năm, còn chủ chứa sẽ bị phạt tù 3-15 năm. Mua dâm trẻ em dưới 18 tuổi bị phạt 4-20 năm tù và phạt tiền 80.000 - 100.000 baht. Năm 2003, Bộ Tư pháp Thái Lan đã từng đề xuất thảo luận về việc hợp pháp hóa mại dâm. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối của dư luận và những lo ngại về hệ lụy xã hội nên đề xuất bị bãi bỏ.
Luật là như vậy, nhưng trong thực tế, các nhà thổ lại hoạt động công khai dưới sự bảo kê của Mafia và sự làm ngơ (thậm chí hợp tác bảo kê) của chính quyền địa phương. Sự trái ngược giữa pháp luật và việc thực thi lớn đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp. Ở khía cạnh khác, nó cũng cho thấy sự yếu kém, "tiền hậu bất nhất" của hệ thống pháp luật Thái Lan, và thậm chí là cả sự lũng đoạn chính quyền địa phương của tội phạm có tổ chức. Ước tính có hơn 60 ngàn nhà thổ ở Thái Lan, còn nhiều hơn số trường học ở nước này.
Nhìn qua vẻ ngoài quy củ của các phố đèn đỏ, nhiều người nước ngoài cho rằng chính phủ Thái Lan đã tổ chức tốt mại dâm và điều đó sẽ làm giảm tác hại mà mại dâm gây ra (như hối lộ, bảo kê, ma túy...). Nhưng thực tế, những góc khuất tội ác ẩn sau các khu đèn đỏ này khác xa so với họ vẫn tưởng. Chính phủ Thái Lan không hề quản lý các khu đèn đỏ, nắm quyền kiểm soát là các băng đảng tội phạm. Các phố đèn đỏ Thái Lan là nơi ẩn náu an toàn của những thế lực tội phạm khét tiếng như Hội Tam Hoàng hay Yakuza. Cuộc đời của người bán dâm tại Thái Lan thực tế luôn đầy rẫy hiểm nguy, bệnh tật, cũng như phải chịu sự kì thị của cộng đồng vốn thấm nhuần tinh thần Phật giáo (giáo lý đạo Phật lên án chuyện gian dâm ngoài vợ chồng).
Về mặt xã hội, ước tính 95% nam giới Thái Lan trên 21 tuổi đã từng quan hệ với gái mại dâm. Một khảo sát năm 1992 cho biết 97% nam thanh niên thường xuyên tìm đến gái mại dâm Tình trạng này tạo nên một tâm lý xã hội coi phụ nữ chỉ như một thứ đồ chơi tình dục cho đàn ông, và đến lượt tâm lý này sẽ kích thích những hành vi tội phạm tình dục. Kết quả là Thái Lan có tỷ lệ hiếp dâm cao nhất Đông Nam Á (~7-8 vụ/100 ngàn dân, gấp 2 lần Philipines, 3 lần Singapore và gấp 5 lần Việt Nam).
Nếu coi hành vi mua dâm trẻ em cũng là hiếp dâm thì tỷ lệ hiếp dâm của Thái Lan sẽ còn cao hơn con số trên hàng trăm lần, bởi Thái Lan cũng là điểm đến hàng đầu của những kẻ ấu dâm (thích quan hệ tình dục với trẻ em). Khoảng 310.000 trẻ em gái Thái Lan phải bỏ học mỗi năm, và rất nhiều trong số đó đã đi bán dâm. Về chính thức, quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi là bị cấm, nhưng ước tính vẫn có tới 40% gái mại dâm ở nước này là trẻ em dưới 16 tuổi. Ước tính 55% gái mại dâm Thái Lan bắt đầu bán dâm khi chưa đầy 18 tuổi
Thực trạng các quan chức và cảnh sát nhận hối lộ để làm ngơ cho các ổ mại dâm là rất phổ biến. Năm 1997, ước tính có 20-30 nghị sĩ dính líu tới các đường dây mại dâm. Chuwit Kamolvisit, được coi là "ông trùm của mại dâm Thái Lan", nói rằng ông ta đã hối lộ khoảng 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 3 triệu đôla) trong suốt 10 năm cho các chính khách và cảnh sát để họ làm ngơ cho việc kinh doanh tình dục của ông ta. Chuwit Kamolvisit sau đó còn dùng tiền thu được từ mại dâm để vận động tranh cử nhằm tìm cách tiến thân vào giới chính trị gia. Marut, một ma cô nổi tiếng ở Pattaya và có liên hệ với Mafia Nga, cho biết: Hơn 60% khách hàng của Marut chính là các quan chức chính phủ, bao gồm cả cảnh sát. Marut gọi đó là "dịch vụ đặc biệt" cho các nhân vật uy quyền.
Theo UNODC, Thái Lan là một điểm đến hàng đầu của bọn buôn người làm nô lệ tình dục. Hầu hết phụ nữ bị buôn bán đến từ Myanmar, Campuchia, Lào và Trung Quốc. Với đường biên giới dài và hiểm trở của Thái Lan, bọn buôn người có thể dễ dàng vượt biên mà không cần giấy tờ. Phụ nữ từ Thái Lan cũng bị buôn bán tới nhiều nước, đặc biệt là Hà Lan và Đức ở châu Âu, Nhật Bản, Austrlia, Ấn Độ, Malaysia và các quốc gia Trung Đông. Năm 1991, mỗi phụ nữ Thái Lan bị bán cho Mafia Nhật với giá 2.400 - 18.000 USD mỗi người. Năm 2006, một nô lệ tình dục đã trốn thoát sau khi giết chết chủ chứa và tố cáo một đường dây mại dâm do Mafia Nhật (Yakuza) tổ chức, gây chấn động dư luận về sự thực đen tối ẩn sau "những ảo tưởng về hợp pháp hóa mại dâm để kiểm soát"
Tháng 1/2018, cảnh sát Bangkok tiếp tục phát hiện một đường dây lớn chuyên buôn bán phụ nữ, tất cả đều nhằm phục vụ mại dâm. Họ giải cứu được 113 người, trong đó phần lớn là người Myanmar Một số nạn nhân còn chưa đầy 15 tuổi, một số nạn nhân cho biết họ đã bị bán vào đây từ năm 12 tuổi. Cảnh sát Thái Lan cho biết họ đang phải rất cố gằng chống lại nạn buôn người để phục vụ mại dâm, nhưng kết quả chưa đủ khả quan
Các khu đèn đỏ ở Thái Lan là tụ điểm của các nhóm tội phạm có tổ chức người Hoa (nhiều nhóm có liên hệ với Hội Tam Hoàng) chuyên buôn người, buôn ma túy và tống tiền. Cảnh sát Thái Lan gọi đó là "Các băng nhóm heo con". Thành phố Pattaya có một ngành công nghiệp tình dục nhiều tỷ đôla với các đường dây chuyên buôn bán ma túy, rửa tiền và buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia. Nhiều nhóm tội phạm Nga đã thiết lập hoạt động mại dâm, ma túy và giết mướn ẩn sau các doanh nghiệp hợp pháp như các quán bar và nhà hàng ở Pattaya. Các trang web du lịch thì khuyến cáo du khách phải cẩn thận nếu đi vào các khu đèn đỏ như Patpong bởi những nơi này có tỷ lệ tội phạm tụ tập rất cao, nếu không đề phòng có thể bị lừa hoặc tệ hơn là bị cướp.
Bệnh dịch do mại dâm đem lại cũng lan tràn, bệnh HIV/AIDS đã trở thành vấn nạn lớn với Thái Lan. Năm 2010, Sở kiểm soát dịch bệnh Thái Lan (DDC) ước tính rằng 40% người bán dâm đã không sử dụng bao cao su. Báo cáo năm 2008 của DDC cho biết có 532.522 người Thái nhiễm HIV, chiếm 1,3% dân số trưởng thành, là tỉ lệ "cao nhất ở châu Á" và thứ 4 thế giới., con số thực có thể còn lớn hơn thế rất nhiều, mà một trong các nguyên nhân chính là do nạn mại dâm gây ra.
Một nghiên cứu cho thấy, 20% số gái mại dâm ở Thái Lan có kết quả dương tính với HIV/AIDS. Và để có thể kiếm tiền nhiều hơn, nhiều người bán dâm còn phải dùng đến ma túy để "tăng ca".
Đặc biệt, có nhiều chàng trai Thái Lan vì gia cảnh nghèo, đã vay mượn tiền để giải phẫu chuyển giới thành nữ giới để đi bán dâm, trở thành thứ mà người ta gọi là "Thái giám thời hiện đại", và Thái Lan giờ trở thành cái tên gợi cho nhiều người liên tưởng tới "những gã đàn ông bệnh hoạn thích đội lốt nữ giới".
Kritaya Archavanitkul, nhà hoạt động vì quyền con người Thái Lan, nói:
"Đáng buồn mà nói, cấu trúc xã hội Thái Lan có xu hướng chấp nhận mại dâm. Và có thể, chúng ta có những tổ chức Mafia tham gia vào các đảng phái chính trị, điều này sẽ giúp tệ nạn mại dâm bị lờ đi. Lý do thứ hai là yếu tố văn hóa, ở Thái Lan, hành vi mua dâm của người đàn ông được chấp nhận. Các chính khách, chủ yếu là nam giới, tất nhiên, họ không thấy mại dâm là một vấn đề. Họ biết có nhiều phụ nữ tham gia vào tệ nạn mại dâm ở Thái Lan. Họ biết rằng một số bị đối xử bạo lực và tàn bạo. Nhưng họ không nghĩ rằng đó là một hình ảnh khủng khiếp. Và, bởi vì lợi nhuận béo bở lôi cuốn nhiều người tham gia và cả việc hối lộ, cho nên các chính khách đã nhắm mắt làm ngơ cho tệ nạn này".
Một gái bán hoa ở Bangkok có tên Pim cho biết, họ sẽ bị chủ chứa trừng phạt nếu không kiếm đủ khách, đồng thời thường xuyên bị khách mua dâm đe dọa và bạo hành. Họ không dám bỏ trốn vì lũ ma cô dọa sẽ tiết lộ chuyện bán dâm, khiến cho gia đình họ xấu hổ và nhục nhã. Rất nhiều khách làng chơi thích bé gái hoặc thiếu nữ nên những chủ chứa thường tìm cách săn lùng, lừa gạt trẻ vị thành niên từ các ngôi làng nông thôn. Cô cho biết:
"Người nước ngoài cho rằng cứ trả tiền là được quan hệ tình dục ở Thái Lan vì cho rằng các cô gái ở đây thực sự muốn làm chuyện đó mà không hiểu rằng, phần lớn gái bán hoa ở đây không có sự lựa chọn nào khác và họ luôn mong được giải thoát".
Cuốn tự truyện của Thanadda Sawangduean, 42 tuổi, một phụ nữ Thái Lan từng làm gái mại dâm, đã được trao giải thưởng Chommanard năm 2010. Cô đã bị lừa bán làm gái mại dâm ở Pattaya. Tại mỗi nơi bị lừa tới, cô đều bị đánh đập. Sawangduean cũng từng bị bắt dùng ma túy và tống vào tù do tàng trữ chất gây nghiện. Cô chia sẻ trên Bangkok Post:
"Tôi đã lún sâu vào con đường nhơ nhớp và giờ phải chịu những ám ảnh cả về thể xác lẫn tâm hồn. Thông qua cuốn sách, tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm cuộc đời và xem đây như một bài học cho những ai đi nhầm đường lạc lối". Ban giám khảo cho biết, cuốn sách đã phản ánh sâu sắc vấn nạn mại dâm mà xã hội Thái đang phải đối mặt.
Sau cuộc chính biến năm 2014, Chính phủ của Tướng Prayuth Chan-ocha đã truy bắt mại dâm một cách khắc nghiệt hơn. Tướng Prayuth tuyên bố rằng chính phủ cần phải cải cách vấn đề này để khôi phục lại nền đạo đức của đất nước. Ngoài ra, việc chống mại dâm còn nhằm ngăn chặn tình trạng tăng cao về mại dâm tuổi vị thành niên và buôn bán người, bởi Thái Lan đã lâm vào tình trạng "đặc biệt đáng xấu hổ" trong vấn đề này. Năm 2017, Thủ tướng Thái Lan đã nhiều lần nói rằng sẽ tiến hành "tái cấu trúc nền tảng đạo đức" của đất nước. Theo tờ Asian Correspondent, Thái Lan đang nỗ lực để chứng minh sự an toàn và ít tệ nạn để có thể cạnh tranh với các điểm du lịch đang nổi lên của các nước khác trong khu vực.
Tháng 7/2016, bà Kobkarn Wattanavrangkul, Bộ trưởng Du lịch Thái Lan tuyên bố "Thái Lan sẽ xóa sổ các hoạt động mua bán tình dục". Theo Telegraph, sự phổ biến của mại dâm ở Thái Lan đã gây "tác dụng ngược", nó thu hút được một số khách du lịch nam giới độc thân nhưng lại khiến các khách du lịch tiềm năng hơn là phụ nữ, các hộ gia đình và các công ty không còn muốn tới đây để tổ chức đám cưới, nghỉ trăng mật, du lịch sinh thái và tìm hiểu văn hóa. Bà Kobkarn nói: "Chúng tôi muốn Thái Lan trở thành một vùng đất du lịch có chất lượng. Chúng tôi muốn nền công nghiệp tình dục được xóa bỏ. Khách du lịch sẽ không đến Thái Lan vì lý do đó nữa. Họ sẽ đến đây bởi những nét đẹp văn hóa của đất nước chúng tôi."
Trong một thông báo đầu năm 2018, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) họ có chiến lược quảng bá và các chính sách trong tương lai nhằm đưa Thái Lan trở thành một điểm đến du lịch chất lượng và "cực lực phản đối các tour du lịch tình dục dù dưới bất kỳ hình thức nào". Mới đây, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã lên tiếng phản đối vì cho rằng danh dự của đất nước bị xúc phạm, sau khi Bộ trưởng Du lịch Gambia nói rằng du khách quốc tế nếu quan tâm đến tình dục thì nên đến Thái Lan thay vì đất nước Tây Phi này.
Bangladesh
Bangladesh là một trong hai quốc gia hiếm hoi ở châu Á hợp thức hóa mại dâm. Là một quốc gia nghèo với hệ thống pháp luật, y tế sơ sài, sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước và nạn tham nhũng cao, việc hợp thức hóa mại dâm rốt cuộc chẳng giúp gì cho việc quản lý mà đã gây ra những hậu quả tai hại, còn vượt xa các quốc gia ở trên.
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, trong số 1,8 triệu gái bán dâm vị thành niên trên thế giới, chiếm số đông là những bé gái Bangladesh. Luật pháp nước này quy định, đối tượng này phải trên 18 tuổi, tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo, đa số những người tham gia bán dâm đều dưới độ tuổi đó. 13 - 15 tuổi là tuổi đời trung bình của kỹ nữ vị thành niên tại Banglades
Những gái mại dâm vị thành niên này thường xuất thân từ các gia đình ở nông thôn nghèo khổ. Do không còn lo bị pháp luật trừng trị vì mại dâm đã trở nên hợp pháp, nhiều gia đình vì túng thiếu đã đem bán con mình cho bọn buôn người với giá khoảng 245 USD (gần 5 triệu VND). Sau đó, những kẻ buôn người sẽ bán lại cho chủ nhà chứa vốn cũng từng là gái mại dâm.
Gái mại dâm vị thành niên ở Bangladesh chủ yếu làm việc trong các nhà thổ, danh nghĩa là dưới sự quản lý của Nhà nước, nhưng thực tế là bởi các tên ma cô. Trong nhiều khu đèn đỏ ở Bangladesh, nhiều cặp vợ chồng "gái mại dâm - ma cô" đã sinh con. Những đứa con của họ lớn lên do không được giáo dục tốt cũng như các phương tiện sinh nhai khác, con trai lại đi làm ma cô, con gái lại đi bán dâm. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn hết cha mẹ đến con cái.
Ở một nước có hệ thống y tế nghèo nàn như Bangladesh, quy định khám bệnh định kỳ cho gái mại dâm chỉ nằm trên giấy chứ chẳng thể thực hiện được. Bên cạnh đó, để duy trì sự hấp dẫn đối với khách hàng, gái bán hoa tại Bangladesh bị đánh đập, bỏ đói để ép buộc dùng steroid, một loại thuốc được sử dụng để tăng trọng lượng của gia súc. Thuốc sẽ khích thích ngon miệng, làm cho họ tăng cân nhanh chóng để có vẻ ngoài trông khỏe mạnh và nảy nở hơn. Tuy nhiên hậu quả khi dùng thuốc kích thích không thể lường hết được. Chúng làm cơ thể biến dạng và mắc nhiều bệnh nan y khác, như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phát ban da và gây nghiện.
Nhiếp ảnh gia GMB Akash là người lặn lội tới những khu đèn đỏ có tiếng tại Bangladesh. Qua những câu chuyện, nhiếp ảnh gia cảm nhận được những nét ngây thơ ẩn sâu trong tâm hồn của các bé gái. Hầu hết trong số đó chán chường với cuộc sống, khát khao được giải thoát khỏi thảm kịch hiện tại để được tới trường, được theo đuổi những nghề nghiệp lương thiện và gây dựng mái ấm gia đình. Nhưng mơ ước đó sẽ không thể thành hiện thực, chừng nào mại dâm vẫn là hợp pháp và các khu đèn đỏ không bị chính phủ triệt phá.
Các nước Trung-Nam Mỹ
Không phải châu Âu mà chính Trung-Nam Mỹ mới là khu vực có nhiều nước hợp pháp hóa mại dâm nhất, với 9 nước là México, Panama, Bolivia, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.
Đây đều là những nước có nạn buôn người diễn ra công khai, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc và tội phạm lũng đoạn chính quyền là phổ biến, tạo ra một môi trường khai thác tình dục phát triển mạnh. Mại dâm được hợp pháp công khai là kết quả của sự sụp đổ kỷ cương xã hội, sự bất lực của pháp luật và sự thao túng chính quyền của giới tội phạm. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức, một số liên quan đến các nhóm vũ trang ly khai cát cứ, chịu trách nhiệm về nạn buôn bán người nô lệ tình dục và các cuộc xung đột vũ trang đã đẩy một số lượng lớn các nạn nhân vào con đường bán dâm.
Tại các nước này, pháp luật là rất lỏng lẻo nên việc gian lận hộ chiếu, giấy khám sức khỏe và Giấy khai sinh là rất dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán người. Các quy định quản lý mại dâm nhìn chung chỉ là hình thức, chính quyền gần như bất lực trong việc thực hiện. Phụ nữ và trẻ em từ Brazil, Colombia, Peru, Ecuador, Cộng hòa Dominica bị mua bán công khai như nô lệ, "hàng chất lượng" thì bị đưa sang Tây Âu, đặc biệt là Hà Lan (nơi mại dâm cũng là hợp pháp và bọn buôn người sẽ dễ dàng thu lợi). Trong nhiều trường hợp, buôn bán người được công khai trên các tờ báo và hoặc các trung tâm môi giới việc làm trá hình.
Ví dụ, ở Colombia, ước tính có trên 35.000 trẻ em bán dâm, từ 5.000-10.000 trong số đó bán dâm trên các đường phố của Bogotá. Chiến tranh và nạn buôn bán ma túy đã phá hủy cấu trúc gia đình, khiến trẻ em không có nơi an toàn và được nuôi dưỡng. Cuộc chiến cũng đã gây ra sự ly tán của vô số gia đình, một số trẻ em đã bị binh lính bắt đi làm nô lệ tình dục. Colombia cũng là một điểm đến hàng đầu cho du lịch tình dục trẻ em, đặc biệt là các thành phố ven biển như Cartagena và Barranquilla. Nhiều nạn nhân từ chối nhận hỗ trợ trong việc truy tố kẻ buôn người vì họ sợ bị trả thù, bởi thế lực của tội phạm ở đây là rất lớn, ngay cả chính quyền cũng bị chúng lũng đoạn.
Tại Bolivia, độ tuổi trung bình của gái mại dâm là 16. Các vấn đề mại dâm trẻ em trở nên trầm trọng hơn bởi sự thi hành pháp luật kém cỏi, các cuộc tấn công của cảnh sát hầu hết là không hiệu quả
Ở Ecuador, mại dâm trẻ em cũng lan tràn rộng. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế năm 2002 ước tính có 5.200 trẻ vị thành niên đã tham gia mại dâm. Nhiều gái mại dâm trẻ em đã bị bỏ rơi hoặc mồ côi, một số gia đình nghèo khó còn bán con đi làm gái mại dâm. Hơn một nửa số gái mại dâm là ở trong các cơ sở bất hợp pháp. Các nạn nhân thường là trẻ em bị bắt cóc, bị cha mẹ bán cho lũ buôn người, hoặc bị bọn buôn người lừa vào nhà thổ bằng các cơ hội việc làm giả. Những trẻ em này lần đầu bị ép bán dâm ở tuổi trung bình là 12.
Tổng kết
Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm (Đức, Hà Lan, Úc), cũng như qua phỏng vấn trực tiếp, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp hợp thức hóa mại dâm:
Tạo cơ hội cho bọn ma cô buôn người, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví dụ Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (đều là những nước có mại dâm công khai) là các điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn người.
Hợp pháp hóa không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ khiến nó lan tràn thêm. Tiền thuế mà nhà nước thu được rất ít, mà phần lớn chui vào túi mafia, trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống "phố đèn đỏ" và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm "ăn theo mại dâm" (như ma túy, trộm cướp...) lại rất lớn. Nhà nước thu được 1 đồng thuế thì lại phải chi ra vài đồng vì những tác hại gây ra.
Làm gia tăng "mại dâm chui, gái đứng đường" không giấy phép (do gái bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đường phố và làm giả giấy phép. Rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mại dâm hợp pháp" lẫn "mại dâm bất hợp pháp", việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).
Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em. Không còn sợ bị pháp luật trừng trị, nhiều em bị gia đình bán vào nhà thổ, nhiều em khác sẵn sàng tham gia bán dâm để kiếm tiền tiêu xài khi không được cha mẹ đáp ứng.
Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn. Bởi thực tế, các trùm tội phạm mới là kẻ thực sự điều khiển lĩnh vực này. Các quy định bảo vệ mà chính phủ đề ra chỉ là trên giấy, hiếm khi tồn tại trên thực tế.
Làm tăng nhu cầu mại dâm. Việc không còn bị pháp luật chế áp, răn đe khiến cho đàn ông (nhất là thanh niên trẻ) không còn lo sợ và càng có nhu cầu mua dâm ở quy mô rộng lớn hơn nhiều, khiến kỷ cương xã hội rối loạn, làm hư hỏng đạo đức thanh thiếu niên và đe dọa hạnh phúc mỗi gia đình.
Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Theo thống kê, phần lớn khách hàng nam giới không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ, gái mại dâm phải chịu đựng để giữ khách mà không hề có cảnh sát nhắc nhở như chính phủ từng hứa hẹn.
Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến nhiều người bị lũ tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đường này để kiếm lợi từ thân xác họ.
Chính các phụ nữ mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình bị thông báo công khai. Họ đều xem đó là con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự và cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này.
Hợp pháp hóa mại dâm, nghĩa là người bán dâm phải đăng ký, phải công khai danh tính, nhưng thực tế thì phần lớn họ sẽ không chịu làm việc này. Bởi trong quan điểm của đa số mọi người, thậm chí của những người có suy nghĩ "cởi mở", thì mại dâm luôn bị xem là thấp hèn. Ngay cả những người có tư tưởng cổ vũ hợp pháp hóa mại dâm cũng không muốn lấy người bán dâm làm vợ/chồng; không muốn người trong gia đình mình làm nghề này. Do vậy, ngay cả khi Nhà nước hợp pháp hóa mại dâm thì những người bán dâm vẫn cứ hoạt động lén lút như trước, để không bị lộ danh tính cũng như không phải đóng thuế. Hệ lụy kéo theo là nạn làm giả giấy phép, và rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mại dâm hợp pháp" lẫn "mại dâm bất hợp pháp", việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).
Cuối cùng bà kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội".
Theo nghiên cứu năm 2012 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị London, thực hiện bởi 3 nhà khoa học (Seo-Young Cho, Axel Dreher và Eric Neumayer), kết quả cho thấy việc hợp pháp hóa mại dâm thực sự dẫn tới việc gia tăng nạn buôn người, và cũng làm gia tăng việc mua bán dâm trong xã hội. Ví dụ: năm 2006, Đức (nước hợp pháp mại dâm) có tỷ lệ người bán dâm trên dân số cao gấp 6 lần so với nước láng giềng là Thụy Điển (nước cấm mại dâm), trong khi số nạn nhân bị bọn buôn người chuyển tới Đức thì cao gấp 62 lần. Ước tính số nạn nhân bị bọn buôn người ép bán dâm ở Đức đã giảm dần từ năm 1997 tới 2001, nhưng sau khi Đức hợp pháp hóa mại dâm vào năm 2002, con số này lại tăng nhanh (năm 2003 đã tăng 25% so với năm 2001
Theo điều tra, nhiều phụ nữ các nước (trong đó có Việt Nam) đã bị bọn buôn người lừa bán để làm nô lệ tình dục, họ bị đối xử rất tàn nhẫn. Nhiều người chỉ mong bị công an nước sở tại bắt trong những cuộc truy quét mại dâm và trục xuất. Đó là cách duy nhất họ có thể trở về quê hương và thoát khỏi sự kìm kẹp kinh hoàng của những kẻ buôn người. Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, từ 2006-2010 cả nước đã phát hiện 1586 vụ mua bán người, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, phần lớn là để phục vụ mại dâm, đã giải cứu và tiếp nhận được hơn 4000 nạn nhân. Nhưng nếu mại dâm được hợp pháp hóa, những kẻ kinh doanh xác thịt sẽ chẳng còn bị truy quét, và sẽ không còn lối thoát cho những nạn nhân buôn người đó nữa.
Theo GS-TS An ninh Nguyễn Xuân Yêm, các đồng nghiệp cảnh sát quốc tế (Interpol) khi trao đổi cho biết, mặc dù chính phủ một số nước đã lựa chọn các phương pháp quản lý mại dâm, nhưng trong xã hội có rất nhiều ý kiến bất bình vì phương pháp này sẽ gây nguy hại lớn tới xã hội và đạo đức. Năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Chính phủ Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc chống lại đề nghị hợp pháp hóa mại dâm, vì mại dâm trực tiếp góp phần vào việc buôn bán nô lệ hiện đại và chà đạp lên phẩm giá con người. Việc hợp pháp hóa hoặc dung túng cho mại dâm là tiếp tay cho nạn buôn người."
Mô hình Thụy Điển về phòng chống mại dâm
Thụy Điển là nước đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, chỉ số phát triển con người và bình đẳng xã hội. Đảng Dân chủ xã hội cầm quyền từ năm 1920 đã thành lập một hệ thống pháp chế chính trị và xã hội tiến bộ đồng thời chú trọng thực hiện an sinh xã hội, phát triển văn hóa và bài trừ các loại tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm.
Ngày 1/1/1999, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chống mại dâm theo một phương cách mới. Thay vì phạt người bán dâm, chính phủ Thụy Điển sẽ trừng phạt những người mua dâm với mức hình phạt nặng. Ngày bộ luật được thông qua, một nghị sĩ phát biểu: "Tôi tin rằng trong 20 năm nữa, quyết định ngày hôm nay sẽ được mô tả như là bước nhảy vọt lớn trong công cuộc chống lại bạo lực đối với phụ nữ".
Chính phủ Thụy Điển tuyên bố đấu tranh không khoan nhượng với nạn mại dâm, và lý giải tầm quan trọng xã hội của việc chống tệ nạn mại dâm:
Mại dâm gây ra tác hại nghiêm trọng cho mỗi cá nhân cũng như toàn thể xã hội. Tội phạm có tổ chức, bao gồm cả buôn người cho mục đích tình dục, buôn bán ma túy, cũng thường liên quan đến mại dâm.(...)
Bộ luật là một phần trong chương trình thực hiện bình đẳng giới ở Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển tin rằng mãi dâm là một hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, cần phải được loại bỏ bằng cách giảm "cầu", tức phải phạt nặng "khách hàng" - người mua dâm. Công dân Thụy Điển bị bắt gặp mua dâm tại nhà hay ở nước ngoài đều bị phạt 5.000 USD hoặc ngồi tù 6 tháng (năm 2011 đã nâng lên thành 12 tháng tù),tái phạm có thể bị tù 4 năm. Chính phủ còn thiết lập cả hệ thống camera giám sát tại các "điểm nóng". Cảnh sát cũng cho công khai danh tính kẻ mua dâm ở nơi công cộng để họ phải cảm thấy hổ thẹn mà không dám tái phạm. Chính phủ Thụy Điển tuyên bố "không có nhu cầu của đàn ông và việc sử dụng phụ nữ và trẻ em gái cho việc khai thác tình dục thì mại dâm toàn cầu không thể phát triển và mở rộng"
Ngoài ra chính phủ sẽ cung cấp những khoản phúc lợi xã hội để gái bán dâm có thể thoát khỏi con đường này, cũng như tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ tác hại và tẩy chay mại dâm. Tất cả các trường trung học đều triển khai các biện pháp tuyên truyền để giáo dục học sinh về vấn đề mại dâm, rằng mua dâm là hành vi bất hợp pháp và trái đạo đức.
Cách tiếp cận pháp lý này đã trở thành thứ được gọi là "Mô hình Thụy Điển" hay gần đây là "Mô hình Bắc Âu", là một phần trong chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến, rất nổi bật ở Thụy Điển. Mô hình này nhận được sự ủng hộ lớn từ các tổ chức chống buôn người, và các đại diện ở cấp độ cao hơn như Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc
Sau 10 năm tiến hành, mô hình thu được kết quả ấn tượng. Sợ bị pháp luật trừng phạt cũng như nhận thức về tác hại của mại dâm được nâng cao, số nam giới Thụy Điển đi mua dâm giảm hẳn. Vì lượng khách mua dâm sụt xuống quá thấp nên số gái bán dâm cũng tự động giảm theo. Năm 1995, chính phủ Thụy Điển đã ước tính rằng có 2.500 - 3.000 gái mại dâm tại Thụy Điển (SOU 1995:15), trong đó có 650 là gái đứng đường. Năm 2008, báo cáo của Viện Giới Tính Bắc Âu (NIKK) cho thấy chỉ còn khoảng 300 gái mại dâm đường phố, và 300 phụ nữ và 50 nam giới bán dâm tại nhà. Dữ liệu tương tự từ Đan Mạch, nơi mại dâm không bị cấm, cho thấy có ít nhất 5.567 người bán dâm. So với Đan Mạch, số gái mại dâm của Thụy Điển chỉ bằng 1/10, trong khi Thụy Điển có dân số cao gần gấp đôi Đan Mạch. So sánh với Đức, quốc gia hợp pháp hóa mại dâm để rồi có tới hơn 400.000 gái bán hoa thì con số càng trở nên tương phản.
Hơn nữa, báo cáo cho thấy số nam giới từng đi mua dâm Thụy Điển đã giảm từ 12,7% năm 1996 xuống còn 7,6% vào năm 2008 Nạn buôn người cũng gần như không tồn tại được ở Thụy Điển. Năm 2007, theo cảnh sát Thụy Điển, chỉ có từ 400 đến 600 phụ nữ nước ngoài được đưa đến Thụy Điển mỗi năm làm gái mại dâm, trong khi Phần Lan, dân số chỉ bằng một nửa Thụy Điển, con số đó lên tới 10.000-15.000 phụ nữ, hoặc ở Đức con số này là 40.000.
Cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy sự ủng hộ của công chúng: các cuộc thăm dò thực hiện bởi viện nghiên cứu xã hội, SIFO, cho thấy 81% người dân ủng hộ luật này, chỉ 14% là không ủng hộ. Trong khảo sát năm 2008 được thực hiện bởi NIKK (xem ở trên), 71% người Thụy Điển cho biết họ ủng hộ luật cấm quan hệ tình dục vì tiền. Năm 2005, khảo sát tiến hành trực tuyến của Durex đã chỉ ra rằng trong số 34 quốc gia được khảo sát, Thụy Điển có tỷ lệ người tham gia mua dâm thấp nhất (3% những người trả lời câu hỏi gồm cả nam giới và phụ nữ).
Nhờ hiệu quả thu được, năm 2009, các đạo luật tương tự đã được thông qua tại Na Uy và Iceland. Năm 2014, Canada cũng áp dụng biện pháp trừng phạt nặng khách mua dâm, theo đó mại dâm bị nhà nước coi là một hình thức bóc lột tình dục chống lại phụ nữ, và hiện đang diễn ra các cuộc vận động tại các nước khác như Đan Mạch, Úc. Những công dân Na Uy bị bắt gặp mua dâm tại nhà hay ở nước ngoài đều phải đối mặt với một khoản tiền phạt lớn hoặc ngồi tù 6 tháng. Nếu mua dâm trẻ em sẽ có thể phải ngồi tù đến 3 năm. Chỉ 1 năm sau, khảo sát ở Bergen, Na Uy cho thấy số lượng gái mại dâm đường phố đã giảm 20%, gái bán dâm trong nhà giảm 16%, số lượng quảng cáo của gái bán dâm giảm đi 60%.
Năm 2013, báo cáo của chính phủ Pháp đã khẳng định "hoạt động lén lút của gái mại dâm không thể phát triển mạnh hơn nếu áp dụng việc trừng phạt khách hàng" và đã đưa ra ví dụ là sự thành công của Thụy Điển. Ngày 6/4/2016, chính phủ Pháp thông qua luật cấm mua dâm, ai vi phạm sẽ bị phạt 3.750 euro. Cùng với xử phạt nặng, chính phủ Pháp cũng sẽ có biện pháp tìm việc làm cho gái bán dâm. Như vậy, Pháp trở thành nước châu Âu thứ năm trừng phạt nặng hành vi mua dâm, cùng với Thụy Điển, Na Uy, Iceland, và Anh. Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do lý giải:
.
Cùng với Thụy Điển, Pháp đã nhận ra khách mua dâm là nguyên nhân tạo ra và là yếu tố chính trong thị trường mại dâm. Nếu không có khách mua dâm, sẽ không có thị trường mại dâm, do đó cũng sẽ không có tú ông, tú bà hay buôn bán phụ nữ
Tham khảo
Marcel Feige: DAS LEXIKON DER PROSTITUTION - Das ganze ABC der Ware Lust (Thuật ngữ mại dâm – Toàn bộ ABC của món hàng ham muốn, Schwarzkopf & Schwarzkopf Verlag, Berlin 2005, ISBN 3-89602-520-1
Marcel Feige: Lude! – Ein Rotlicht-Leben (Cuộc đời trong giới đèn đỏ), Schwarzkopf & Schwarzkopf Verlag, Berlin 2006, Taschenbuch, ISBN 3-89602-708-5
Marcel Feige: Die Wa(h)re Lust, Zwanzig Zuhälter, Prostituierte und Freier erzählen (Món hàng ham muốn, Chuyện kể của 20 người ma cô, mại dâm và mãi dâm), Schwarzkopf & Schwarzkopf, Verlag, Berlin 2004, ISBN 3-89602-487-6
Felix Ihlefeld: Abenteuer Hure (Phiêu lưu làm điếm), Schwarzkopf & Schwarzkopf Verlag, Berlin 2005, ISBN 3-89602-430-2
Lisa Moos: Das erste Mal und immer wieder (Lần đầu tiên và mãi mãi), Schwarzkopf & Schwarzkopf Verlag, Berlin, ISBN 3-89602-656-9
Néstor O. Perlongher: O negócio do michê. Prostituição viril am São Paulo, Editora Brasiliense, Sao Paulo 1987
Néstor O. Perlongher: La prostitución masculina, Ed. de la Urraca, Buenos Aires 1993, ISBN 950-9265-28-4
John Preston: Hustling. Gentleman's guide to the fine art of homosexual prostitution, Masquerade Books, New York 1994, ISBN 1-56333-137-3
Laura Ibis: Im Rotlicht tanzend. Erzählungen und Gedichte einer Prostituierten aus dem Revier (Múa trong giới đèn đỏ. Chuyện kể và thơ của một người mại dâm từ trong khu phố), Unser-Forum-Verlag, Dortmund 1996, ISBN 3-9805117-2-3
Juanita Henning: Kolumbianische Prostituierte in Frankfurt. Ein Beitrag zur Kritik gängiger Ansichten über Frauenhandel und Prostitution (Mại dâm người Columbia. Một đóng góp về phê bình những quan niệm thông thường về buôn bán phụ nữ và mại dâm), Lambertus-Verlag, Freiburg/B. 1997, ISBN 3-7841-0990-X
Vera Jost: Fliegen oder Fallen. Prostitution als Thema in Literatur von Frauen im 20. Jahrhundert (Bay lên hay rớt xuống. Mại dâm như là đề tài trong văn học của phụ nữ trong thế kỷ XX.), Helmer, Königstein/Taunus 2002, ISBN 3-89741-109-1
Tamara Domentat: Laß dich verwöhnen. Prostitution in Deutschland (Hãy để (tôi) chiều chuộng (anh). Mại dâm tại Đức), Aufbau-Verlag, Berlin 2003, ISBN 3-351-02550-5
Roland Girtler, Der Strich - Soziologie eines Milieus (Mại dâm – Xã hội học một giới xã hội) Mai, LIT Verlag, Wien 2004
Elisabeth von Dücker (Hrsg.): Sexarbeit. Prostitution - Lebenswelten und Mythen (Nghề tình dục. Mại dâm – Thế giới sống và thần thoại), Edition Temmen, Bremen 2005, ISBN 3-86108-542-9
Đọc thêm
Mại dâm ở Việt Nam
Mãi dâm
Gái mại dâm
Mại dâm nam
Du lịch tình dục (Sex Tour ở Thái Lan)
Mại dâm trẻ em
Ái nhi
Ấu dâm
Bia ôm
AIDS
Chú thích
Liên kết ngoài
Mại dâm
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Nghị quyết số 5/CP về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm
Mãi dâm được hợp pháp hoá...còn nhiều vấn đề
Kinh tế học về mại dâm DỰ TRẦN, báo Tuổi Trẻ 30/06/2012 00:01 GMT+7
Tệ nạn xã hội
Nghề nghiệp
Tính dục người
Tình dục ngẫu nhiên
Nghề nghiệp trái phép
Hoạt động tội phạm có tổ chức
Công nghiệp tình dục |
9082 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20tay%20%C4%91ua%20V%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201 | Danh sách tay đua Vô địch thế giới Công thức 1 | Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération Internationale de l'Automobile hay FIA) trao giải Vô địch thế giới công thức 1 hàng năm, bắt đầu từ 1950 cho các tay đua và bắt đầu từ 1958 cho các đội. Cho đến nay, hai tay đua Michael Schumacher (Đức) và Lewis Hamilton (Anh) là người đoạt giải nhiều nhất (7 lần) và đội Ferrari là đội chiếm nhiều giải nhất (15 lần).
Vô địch hàng năm
Các tay đua xếp theo số lần vô địch
7 - Michael Schumacher
7 - Lewis Hamilton
5 - Juan Manuel Fangio
4 - Alain Prost, Sebastian Vettel
3 - Jack Brabham, Niki Lauda, Nelson Piquet, Ayrton Senna, Jackie Stewart
2 - Alberto Ascari, Jim Clark, Emerson Fittipaldi, Mika Häkkinen, Graham Hill, Fernando Alonso, Max Verstappen
1 - Mario Andretti, Giuseppe Farina, Mike Hawthorn, Damon Hill, Phil Hill, Denny Hulme, James Hunt, Alan Jones, Nigel Mansell, Jochen Rindt, Keke Rosberg, Jody Scheckter, John Surtees, Jacques Villeneuve, Jenson Button, Nico Rosberg
Tham khảo
Công thức 1
Công thức 1 |
9084 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ribozyme | Ribozyme | Ribozyme hay RNA enzyme là những phân tử RNA có khả năng xúc tác một phản ứng hóa học. Trong tự nhiên, nhiều ribozyme xúc tác cho sự phân cắt của chính nó hoặc của những RNA khác. Ngoài ra, ribosome (một loại ribozyme) xúc tác phản ứng như một aminotransferase.
Một số ribozyme nổi tiếng là RNase P, Intron nhóm I và nhóm II, leadzyme, hairpin ribozyme, ribozyme đầu búa, hepatitis delta virus ribozyme, và tetrahymena ribozyme.
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Các cấu trúc và cơ chế của ribozyme
Quá trình tổng hợp de novo và phát triển của một RNA enzyme (De novo synthesis and development of an RNA enzyme)
Quá trình tiến hóa trực hệ của các enzyme có bản chất là nucleic acid (Directed evolution of nucleic acid enzymes.)
Enzyme
RNA
Phân tử sinh học
Trao đổi chất |
9085 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%20ph%E1%BA%A1m%20b%E1%BA%A3n%20quy%E1%BB%81n | Vi phạm bản quyền | Vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh. Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.
Tranh chấp vi phạm bản quyền thường được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp, thông báo và xử lý, hoặc kiện tụng tại tòa án dân sự. Vi phạm thương mại tổng hợp hoặc quy mô lớn, đặc biệt là khi liên quan đến hàng giả, đôi khi bị truy tố thông qua hệ thống tư pháp hình sự. Thay đổi kỳ vọng của công chúng, tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số và sự tiếp cận ngày càng tăng của Internet đã dẫn đến sự vi phạm ẩn danh, phổ biến đến mức các ngành công nghiệp phụ thuộc bản quyền hiện nay ít tập trung vào việc theo đuổi các cá nhân tìm kiếm và chia sẻ nội dung được bảo vệ bản quyền trực tuyến, mà tập trung vào việc mở rộng bản quyền pháp luật công nhận và xử phạt, với tư cách là người xâm phạm gián tiếp, các nhà cung cấp dịch vụ và nhà phân phối phần mềm được cho là tạo điều kiện và khuyến khích các hành vi xâm phạm cá nhân của người khác.
Ước tính tác động kinh tế thực tế của việc vi phạm bản quyền rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chủ bản quyền, đại diện của các ngành và các nhà lập pháp từ lâu đã mô tả hành vi vi phạm bản quyền là trộm cắp - ngôn ngữ mà một số tòa án Hoa Kỳ hiện nay coi là mang tính miệt thị hoặc gây tranh cãi.
Động cơ
Một số động cơ để tham gia vi phạm bản quyền là như sau:
Giá cả - không sẵn sàng hoặc không có khả năng trả giá theo yêu cầu của người bán hợp pháp
Kiểm tra và đánh giá - thử trước khi trả tiền cho những gì có thể là giá trị xấu
Không có sẵn - không có người bán hợp pháp cung cấp sản phẩm bằng ngôn ngữ hoặc quốc gia của người dùng cuối: chưa được tung ra ở đó, đã rút khỏi bán hàng, không bao giờ được bán ở đó, hạn chế về địa lý đối với phân phối trực tuyến và vận chuyển quốc tế
Hữu ích - sản phẩm hợp pháp đi kèm với phương tiện khác nhau (DRM, khóa vùng, mã vùng DVD, Blu-ray mã vùng) của việc hạn chế sử dụng hợp pháp (bản sao lưu, sử dụng trên các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau, sử dụng ngoại tuyến) hoặc đi kèm với quảng cáo không thể bỏ qua và chống từ chối trách nhiệm pháp lý, được loại bỏ trong sản phẩm trái phép làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng cuối
Kinh nghiệm mua sắm - không có người bán hợp pháp cung cấp sản phẩm với chất lượng cần thiết thông qua phân phối trực tuyến và thông qua hệ thống mua sắm với mức độ thân thiện với người dùng cần thiết
Nặc danh - tải xuống tác phẩm không yêu cầu nhận dạng trong khi tải xuống trực tiếp từ trang web của chủ sở hữu bản quyền thường yêu cầu địa chỉ email hợp lệ và/hoặc thông tin đăng nhập khác
Tự do thông tin - Không tin rằng ý tưởng về luật bản quyền có thể hoặc nên tồn tại.
Đôi khi nguyên nhân là chỉ tuân thủ một phần với thỏa thuận cấp phép. Ví dụ, vào năm 2013, Quân đội Hoa Kỳ đã giải quyết một vụ kiện với công ty Apptricity có trụ sở tại Texas, nơi sản xuất phần mềm cho phép quân đội theo dõi binh lính của họ trong thời gian thực. Năm 2004, Quân đội Hoa Kỳ đã trả 4,5 triệu đô la Mỹ cho giấy phép 500 người dùng, trong khi bị cáo buộc cài đặt phần mềm cho hơn 9000 người dùng; vụ việc đã được giải quyết với đền bù 50 triệu đô la Mỹ. Các tổ chức chống vi phạm bản quyền lớn, như BSA, thường xuyên tiến hành kiểm toán cấp phép phần mềm để đảm bảo luật bản quyền được tuân thủ đầy đủ.
Cara Cusumano, giám đốc của Liên hoan phim Tribeca, tuyên bố vào tháng 4 năm 2014: "Vi phạm bản quyền ít hơn đối với những người không muốn trả tiền và vi phạm nhiều hơn đối với những người muốn có sản phẩm ngay lập tức- mọi người nói, 'Tôi muốn xem Người nhện ngay bây giờ' và tải xuống ". Tuyên bố xảy ra trong năm thứ ba mà lễ hội đã sử dụng Internet để trình bày nội dung của mình, trong khi đó là năm đầu tiên nó giới thiệu một chương trình giới thiệu các nhà sản xuất nội dung mà chỉ làm việc trực tuyến. Cusumano giải thích thêm rằng hành vi tải xuống không chỉ được thực hiện bởi những người chỉ muốn lấy nội dung miễn phí:
Các dạng vi phạm bản quyền
Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu. Có thể thấy ví dụ ở những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
Lưu ý:Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
Vi phạm bản quyền của một sáng chế
Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Ví dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thủy vẫn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.
Lưu ý:
Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
Các dạng vi phạm khác
Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.
Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác, đạo hình, ăn cắp hoặc chỉnh sửa hình ảnh trái phép hoặc không thuộc về mình.
Ngoại trừ trường hợp ngoại lệ trong các Tôn-giáo: Việc sao chép Tam tạng Kinh điển thì không thể gọi là đạo văn trong kinh điển. Ví dụ: Bạn sao chép kinh, Luật, Luận của Thầy, tổ xuất thế gian hay của các cố Tăng Ni, hoặc bạn được quyền sao chép nội dung kinh của Tác-giả (Là không chép văn Tác-giả) hiện nay .
Ngoại lệ 2: Có những bài văn của các Tăng sĩ viết ra là để truyền bá về văn hóa tâm linh thì đa số là tự do sao chép, Hoặc chính những Tác-giả, soạn-giả Tăng sĩ đó còn khuyến khích sẵn trên bài văn của họ. Xem thử Ví dụ này: Của soạn-giả Thiện Nhật. Nếu việc sao chép của bạn, có viết rõ nơi xuất xứ, ấn phẩm, và tên của soạn-giả hay Tác-giả đó.
Ví dụ và chiến thuật
Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp. Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa, vụ nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc khi viết bài Tuổi 16. Truyện ngắn "Máu của lá" của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong
Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi tòa án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95. Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm).
Một chiến thuật khác khá phổ biến ở thị trường cạnh tranh là mua lại toàn bộ hãng nhỏ hơn đang có các phát triển mạnh về những kỹ thuật mà mình chưa có. Với chiến thuật này thì các hãng kỹ nghệ sẽ tránh được mọi kiện tụng gây ra do vi phạm bản quyền. Sau khi nắm được các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ cần thiết thì họ sẽ tiến hành tái cấu trúc và sa thải bớt các nhân sự nào không cần thiết hay không có tính cạnh tranh. Chiến thuật này có khi dẫn đến thành công nhưng có khi cũng đem lại thất bại. Như trường hợp của hãng Compaq đã mua lại hãng DEC nhưng sau đó không thể tái cấu trúc để tự đứng vững và cuối cùng dẫn tới việc sáp nhập vào hãng HP. Về phần HP, với khả năng quản lý tốt, sau nhiều cuộc tái cấu trúc, tự nó đã đúng vững dần và lấy lại vị trí hàng đầu trong kỹ nghệ máy tính.
Sau đây lại là một phản ví dụ: Ở thị trường Hoa Kỳ hiện rất phổ biến tình trạng hàng hóa Thái Lan nhưng mang nhãn hiệu cầu chứng có tên hoàn toàn Việt Nam. Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật... Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền và bảo hộ quyền tác giả, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức .
Tại Việt Nam
Các quy định pháp lý
Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý. Một số văn bản pháp quy được liệt kê dưới đây:
Công văn 2209/TM-QLTT ngày 7 tháng 6 năm 2002 về nhiệm vụ của quản lý thị trường trong việc chống hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Một số điều trong Luật Hải quan, Pháp lệnh An ninh nhân dân, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam số: 50/2005/QH11, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005: http://www.cov.org.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=155&rd=20051223pu1116
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP
Công ước Berne
Việt Nam gia nhập Công ước Berne tháng 10 năm 2004. Việc xuất bản của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam kể từ ngày này trở đi sẽ được điều chỉnh theo các quy định trên đây với ưu tiên áp dụng các quy định của Công ước Berne nếu các quy định pháp luật hiện hành mâu thuẫn với quy định của Công ước.
Đăng ký quyền tác giả
Xem thêm
Quyền tác giả và Công ước Berne
Quy định về Vi phạm bản quyền tại Wikipedia.
Quy định vế Quyền tác giả tại Wikipedia
Chú thích
Liên kết ngoài
Luật số 50/2005/QH12 (Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam) — Văn bản Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cục Bản quyền tác giả
Luật số 36/2009/QH12 — Văn bản Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi), ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Cục Bản quyền tác giả
Luật bản quyền
Chia sẻ tập tin
Hoạt động tội phạm có tổ chức
Tội phạm có tổ chức |
9086 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93%20t%C3%A1t | Bồ tát | Bồ-tát (chữ Hán: 菩薩), đầy đủ là Bồ-đề-tát-đóa (chữ Hán: 菩提薩埵, tiếng Phạn: 𑀩𑁄𑀥𑀺𑀲𑀢𑁆𑀢𑁆𑀯 bodhisattva), dịch ý là Giác hữu tình (chữ Hán: 覺有情) hoặc Đại sĩ (chữ Hán: 大士), là những bậc trong Tam thập tam thiên thế giới, cứu giúp chúng sinh bằng hạnh Bồ-tát (Bồ-tát Maha tát). Bồ-tát thực hành ba mươi pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa bộ) hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của phần lớn bộ phận Phật giáo Đại thừa). Trong Kinh văn Nikaya, Bồ-tát (pa. Bodhisatta) là thuật ngữ dùng để nhắc đến Phật Thích-ca Mâu-ni (hay Phật Gotama) trước khi giác ngộ trong khi ở văn bản Đại thừa, Bồ-tát được sử dụng để gọi bất kỳ chúng sinh nào phát Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta) thành Phật như Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Phổ Hiền...
Tu tập
Bồ-tát muốn tu tập trên con đường Bồ-tát đạo để trở thành Phật, dù cho theo Nam tông hay Bắc tông, thì cần phải có đại nguyện rộng lớn vì lợi ích của chúng sinh (được một vị Phật thụ ký) và có kiến thức Phật pháp thiện xảo như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Nhân quả...
Phật giáo Nam tông
Theo quan điểm Nam tông, để được một vị Phật thụ ký thì chúng sinh cần phải thỏa mãn tám điều kiện: (1) là con người, (2) là nam nhân, (3) hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có thể chứng quả A-la-hán trong kiếp hiện tại, (4) gặp Phật, (5) tu sĩ tin vào thuyết Nghiệp báo hoặc là một tỳ-kheo trong thời kỳ có một vị Phật, (6) có năng lực chứng các tầng thiền định, (7) hành động công đức (có thể xả thân để có thể bảo vệ Đức Phật), (8) có ý nguyện để hoàn thành mục tiêu dù có rơi vào nghịch cảnh. Thời quá khứ về trước, Tu sĩ Sumedha (tiền thân của Phật) đã được Phật Nhiên Đăng thụ ký (Dipamkara) nhờ tám nhân trên. Bồ-tát muốn chứng quả thành Phật vì lòng đại bi (maha-karuna) muốn cứu giúp chúng sinh: "Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông!".
Bất kỳ Bồ-tát nào muốn tu tập thành Phật thì cần phải thành tựu ba mươi pháp Ba-la-mật trong đó có thập độ: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, chân thật, quyết định, bác ái, xả và ba cấp độ: hạ, trung và thượng.
Phật giáo Đại thừa
Theo quan điểm Bắc Tông, một chúng sinh được Phật thụ ký chỉ cần thỏa mãn điều kiện là phát tâm Vô thượng vì lợi ích của chúng sinh. Bồ-tát lấy chúng sinh làm sự nghiệp của mình. Quan điểm về Bồ-tát theo Đại thừa linh động hơn so với Thượng Tọa bộ. Một vị Bồ-tát phát đại nguyện và thệ thành tựu đại nguyện trước hoặc sau khi chứng quả thành Phật trong khi Phật giáo Thượng Tọa bộ thì chỉ có Phật Toàn giác mới có khả năng cứu độ chúng sinh. Ví dụ như Bồ-tát Địa Tạng Vương thệ nguyện: "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề." (Chừng nào Địa ngục chưa trống không, tôi thề chưa đắc quả thành Phật. Chúng sinh đều được cứu độ hết, lúc đó tôi mới chứng quả Bồ-đề), như vậy Bồ-tát Địa Tạng phát đại nguyện trên và chỉ thành Phật khi hoàn thành hết đại nguyện đó; trong khi Phật A-di-đà phát 48 đại nguyện khi còn là Bồ-tát và Ngài hoàn thành đại nguyện ấy sau khi chứng Phật quả.
Trong Đại thừa
Trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa, hình ảnh Bồ Tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán thường bị hiểu nhầm là tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình, xu hướng ít làm lợi nhiều cho chúng sinh, còn Bồ Tát thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ.
Thực ra, khái niệm Bồ tát đã được tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo nguyên thủy, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Bản Sinh Kinh). Trong Kinh văn Đại thừa, khái niệm này được phát triển thêm: khi nói đến Bồ Tát, người ta xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai. Đại thừa chia làm hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát đang sống trên Trái Đất và Bồ Tát siêu việt. Các vị đang sống trên Trái Đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả.
Bồ Tát siêu việt là người đã thực hạnh các hạnh Ba-la-mật ở mức độ rất cao nhưng chưa nhập Niết-bàn, hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui) trên con đường thành Phật, có khả năng tự chủ trong Luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. Đó là các vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, thường là các vị Bồ Tát Quán Thế Âm (觀世音) hay Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát Đại Thế Chí (大勢至), Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (文殊師利), Bồ Tát Phổ Hiền (普賢) và Bồ TátĐịa Tạng (地藏).Năm vị Bồ Tát này gọi là Ngũ hiền.
Chư vị Bồ Tát
Bồ Tát Hư Không Tạng (zh. 虛空藏, sa. ākāśagarbha, ja. kokūzō)
Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon, bo. spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་)
Bồ Tát Địa Tạng (zh. 地藏, sa. kṣitigarbha, ja. jizō, sa yi snying po ས་ཡི་སྙིང་པོ་)
Bồ Tát Đại Thế Chí (zh. 大勢至, sa. mahasthāmaprāpta, ja. daiseishi)
Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, ja. miroku, bo. byams pa བྱམས་པ་)
Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī, ja. monju, bo. `jam pa`i dbyangs འཇམ་པའི་དབྱངས་)
Bồ Tát Phổ Hiền (zh. 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་)
Bồ Tát Kim Cương Thủ (zh. 金剛手, sa. vajrapāṇi, ja. kongōshu, bo. phyag na rdo rje ཕྱག་ན་རྡོ་རྗེ་)
Bồ Tát Đa la (zh. 多羅, sa. tārā,Tara, Drolma, bo. sgrol-ma སྒྲོལ་མ་)
Ngoài những vị Bồ Tát trên còn có vô lượng các vị Bồ Tát ở hằng hà sa số thế giới khác.
Hình ảnh ở Việt Nam
Tham khảo
Gampopa; The Jewel Ornament of Liberation; Snow Lion Publications; ISBN 1-55939-092-1
Xem thêm
La Hán
Thánh Thần
Á thần
Đại Bồ Tát
Bồ Tát nhỏ
Liên kết ngoài
Triết lý Phật giáo
Bồ
Danh vị Phật giáo
Thuật ngữ tôn giáo |
9110 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20h%C3%A0%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%91 | Thiên hà nguyên tố | Thiên hà nguyên tố là cách bố trí mới của bảng tuần hoàn bày ra các nguyên tố hóa học thành hình thiên hà, do Philip Stewart vẽ vào tháng 11 năm 2004. Các nguyên tố có nhiều đặc tính tuần hoàn, phần nhiều vì số điện tử hóa trị. Vào năm 1951, Edgar Longman làm thấy rõ rằng, nếu mà xếp các nguyên tố theo đường xoắn ốc bầu dục, thì thấy rõ được những kiểu mẫu về đặc tính. Điều này cho ông Stewart, lúc đó chỉ 12 tuổi, một ý niệm coi giống thiên hà xoắn ốc. Ông Stewart muốn nó bổ sung cách bố trí bảng tuần hoàn thường.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chemical Galaxy – website chính thức
Science Mall webstore
Yahoo! stores – Small image
Slate.com – Is it time to revamp the periodic table?
Slate.com – Elemental
Slate.com – Edgar Longman periodic table
Slashdot.org – Revamping The Periodic Table?
Hóa học
Bảng tuần hoàn |
9116 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20ph%C3%BAc%20%C3%A2m | Chủ nghĩa phúc âm | Chủ nghĩa phúc âm (tiếng Anh: evangelicalism), cũng gọi là phái phúc âm hay phong trào Tin Lành phúc âm, là thuật từ thường được dùng để chỉ một trào lưu liên hệ phái thuộc Kháng Cách với các đặc điểm: tập chú vào nỗ lực truyền bá phúc âm, trải nghiệm quy đạo, làm chứng về đức tin cá nhân, và có quan điểm truyền thống về Kinh Thánh, duy trì quan điểm rằng trọng tâm của phúc âm chứa đựng trong giáo lý về sự cứu rỗi bởi đức tin vào sự đền tội của Chúa Giê-xu. Phong trào đạt được đà phát triển mạnh trong các thế kỷ 18 và 19 với sự xuất hiện của phong trào Giám lý và các cuộc Đại Tỉnh thức tại quần đảo Anh và Bắc Mỹ, cũng như chịu ảnh hưởng từ phong trào Sùng tín, Thanh giáo, Giáo hội Trưởng lão và Giáo hội Moravia.
Từ nguyên
Thuật từ phúc âm (tin lành) có nguồn gốc Hy văn εὐαγγελιον euangelion, nghĩa là "tin tức tốt lành" hay "vui mừng". Từ "phúc âm" ngụ ý bất cứ niềm xác tín nào xưng nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa. Như vậy, tín hữu phái phúc âm nhận mình là những người tín hữu Cơ Đốc đặt niềm tin của mình trên, được thúc đẩy bởi, và sống theo sự dạy dỗ của thông điệp phúc âm được chép trong Tân Ước.
Thuật từ này cũng thể hiện các đặc trưng của niềm xác tín như nhấn mạnh vào thẩm quyền của Kinh Thánh, sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu, trải nghiệm qui đạo (được xem là đồng nghĩa với kinh nghiệm được tái sinh trong tâm linh), và tích cực truyền bá phúc âm.
Theo cách dùng ở phương Tây, thuật từ Tin Lành thường được dùng như một từ đồng nghĩa với Kháng Cách (Protestantism), để phân biệt với Công giáo Rôma. Dù vậy, trong lịch sử lâu dài của mình, thuật ngữ này mang một số ý nghĩa cụ thể khác nhau phụ thuộc vào các biến động trong từng thời điểm:
Tại châu Âu, khi cuộc Cải cách Kháng nghị, còn gọi là Cải cách Tin Lành, diễn ra vào thế kỷ 16, phong trào Luther ban đầu tự gọi mình là "Tin Lành": Martin Luther gọi hội thánh theo khuynh hướng cải cách là evangelische Kirche (Giáo hội Tin Lành). Sau đó phong trào Calvin của Jean Calvin và Huldrych Zwingli cũng bắt đầu dùng thuật từ này. Để phân biệt hai nhóm Tin Lành này, người ta gọi họ là "Tin Lành Luther" (evangelisch-lutherischen) và "Tin Lành Cải cách" (evangelisch-reformierte). Theo thời gian, từ "Tin Lành" dần bị lược bỏ đi trong nhiều trường hợp.
Kể từ thế kỷ 17, bên trong Giáo hội Anh tồn tại một trào lưu muốn gắn kết Giáo hội với phong trào Cải cách, họ bị chế giễu gọi là Thanh giáo, còn gọi là phái Tin Lành (evangelical party).
Trong thế giới Anh ngữ, đây là thuật từ thông dụng để chỉ các cuộc phấn hưng tôn giáo (revivalism) như phong trào Giám lý và Đại Tỉnh thức diễn ra tại đảo Anh và Bắc Mỹ trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19.
Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thuật từ này còn được dùng để phân biệt họ với một nhóm khác trong cộng đồng Kháng Cách, phong trào tự do (liberalism).
Trong cách sử dụng đương đại tại Bắc Mỹ, thuật từ chủ nghĩa phúc âm (trào lưu tin lành) phản ánh sự va chạm trong cuộc Tranh cãi Cơ yếu–Tân thời (hay Nền tảng–Tân phái) đầu thế kỷ 20. Nhiều người xem thần học phúc âm chủ nghĩa là sự chọn lựa dung hòa giữa một bên là khuynh hướng tân thời của các giáo hội chính lưu, bên kia là khuynh hướng cơ yếu theo đuổi các lập trường truyền thống. Do đó, chủ nghĩa phúc âm thường được miêu tả là "khuynh hướng chủ đạo trong cộng đồng Kháng Cách tại Mỹ, chọn lập trường trung dung giữa những người cơ yếu và các nhóm tự do."
Lịch sử
Từ cuối thế kỷ 18, những cuộc phục hưng khởi phát trong vòng các giáo phái khác nhau được gọi chung là trào lưu phúc âm.
John Wesley được xem là người có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành và phát triển phong trào phúc âm. Khởi phát từ khi Wesley giong ruỗi trên lưng ngựa đi khắp nước Anh để thuyết giáo, phong trào lan truyền sang các khu định cư tại Mỹ, rồi từ đó phát triển đến nhiều nơi trên thế giới, mặc dù Wesley là một mục sư Anh giáo và ông không có ý định tách rời khỏi Anh giáo.
Ngay sau cuộc Cách mạng Mỹ, giáo hội Giám Lý đầu tiên được thành lập năm 1784, sau khi các chức sắc Anh giáo từ chối phong chức cho các mục sư Mỹ. Những nhà lãnh đạo ban đầu gồm có Francis Asbury, người được George Washington gọi là "Giám mục của nước Mỹ", và Thomas Coke, một nhà lãnh đạo trong công cuộc truyền giáo.
Đến thập niên 1820, đức tin phúc âm chủ nghĩa lan tỏa trên khắp nước Mỹ và tạo lập ảnh hưởng đáng kể trên tiến trình hình thành các định chế xã hội cho đất nước này. Các khái niệm về truyền bá phúc âm, phục hưng hội thánh, và các nguyên tắc chứng đạo đều mang dấu ấn của các nhà truyền bá phúc âm như Charles G. Finney. Tín hữu phúc âm cũng đóng góp tích cực cho nỗ lực cải thiện xã hội Mỹ qua các chương trình cải cách như quảng bá tính tiết độ, các giá trị gia đình, quyền phụ nữ, các hoạt động từ thiện, và phong trào bãi nô.
Đặc điểm của phong trào này là nhấn mạnh vào trải nghiệm qui đạo của mỗi cá nhân, lòng sùng tín và sự chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh. Họ cũng quan tâm đến các vấn đề đạo đức xã hội như sự tiết độ, các giá trị gia đình, và chống chủ trương sở hữu nô lệ. Họ bác bỏ tính hình thức trong thờ phụng và trong thần học, cung cấp cho tín hữu (lay people) và phụ nữ những vai trò quan trọng trong thờ phụng, truyền bá phúc âm, giảng dạy, và lãnh đạo. Họ thường sẵn lòng cộng tác với các giáo phái khác trong công cuộc truyền bá phúc âm.
Những nhân vật quan trọng khác của phong trào phúc âm là: Jonathan Edwards, nhà thần học và thuyết giảng người Mỹ; George Whitefield, nhà thuyết giáo Giám Lý người Anh, và Robert Raikes, người khởi xướng lớp học Trường Chúa Nhật đầu tiên với mục đích giúp ngăn ngừa trẻ em trong những khu phố nghèo sa chân vào cuộc sống tội phạm.
Giáo thuyết
Kinh Thánh được xem là thẩm quyền tối hậu và đáng tin cậy trong đức tin và sống đạo.
Những giáo thuyết của cuộc Cải cách Kháng nghị như Duy Kinh Thánh (sola scriptura) và Duy Đức Tin (sola fide) được xem là trọng tâm (xem Năm Tín lý Duy nhất). Tính lịch sử của các phép mầu, sự trinh thai, sự đóng đinh, sự phục sinh và sự tái lâm của Chúa Giê-xu được khẳng quyết mặc dù còn có đôi chút khác biệt khi giải thích về ngày tận thế.
Các sử gia và các nhà phê bình thường nêu ra bốn đặc điểm của chủ nghĩa phúc âm:
Tập chú vào trải nghiệm qui đạo, còn gọi là được cứu rỗi hoặc được tái sinh (Phúc âm Giăng 3: 3, "Nếu một người không được tái sanh, thì không thể thấy Vương quốc của Thiên Chúa"). Do đó, người phúc âm chủ nghĩa thường tự nhận mình là tín hữu được tái sinh.
Kinh Thánh là cội nguồn của thẩm quyền tôn giáo, là sự mặc khải từ Thiên Chúa.
Quan tâm đến việc truyền bá phúc âm, theo quan điểm của họ, là chia sẻ niềm tin của mình cho người khác - bằng nỗ lực truyền giáo hay bằng cá nhân chứng đạo.
Tâm điểm đức tin của tín hữu phúc âm là sự chết của Chúa Cơ Đốc trên thập tự giá để cứu chuộc và tha thứ tội lỗi cho loài người.
Giữa nhiều dị biệt, các tín hữu phúc âm tìm được sự đồng thuận về bốn xác tín:
Kinh Thánh là vô ngộ (không sai lầm).
Sự cứu rỗi đến bởi đức tin đặt vào Chúa Giê-xu, không bởi công đức.
Chỉ những người đủ hiểu biết (từ bảy tuổi trở lên) mới có thể chấp nhận Chúa Giê-xu và công khai xưng nhận đức tin của mình khi chịu lễ báp têm.
Mỗi tín hữu Cơ Đốc đều có bổn phận truyền bá phúc âm.
Phát triển
Thế kỷ 19
Có nhiều nhóm khác nhau trong phong trào phúc âm, một số là nhân tố tích cực trong những phong trào như bãi bỏ chế độ nô lệ, cải thiện lao tù, thiết lập trại mồ côi, xây dựng bệnh viện và thành lập các cơ sở giáo dục.
Năm 1846, tám trăm tín hữu Cơ Đốc đến từ mười quốc gia gặp nhau tại Luân Đôn và thành lập Liên hiệp Phúc âm (Evangelical Alliance). Họ xem đây là "một sự kiện mới trong lịch sử hội thánh, một tổ chức được thành lập nhằm bày tỏ sự hiệp nhất của các cá nhân đang sinh hoạt trong nhiều giáo hội khác nhau". Dù có đôi chút bất đồng về vấn đề nô lệ, tổ chức này là tác nhân tích cực trong việc hình thành nhiều hội đoàn phúc âm cấp quốc gia và khu vực.
Ngày 5 tháng 7 năm 1865, một mục sư Giám Lý, William Booth, thành lập Christian Mission tại Luân Đôn, đến năm 1878, tổ chức này trở thành Cứu Thế Quân (Salvation Army), một tổ chức từ thiện mô phỏng hình thức tổ chức của quân đội, với nhiều đề án xã hội đang được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới.
Thế kỷ 20
Liên hiệp Phúc âm Thế giới (World Evangelical Alliance – WEA) được thành lập năm 1951 bởi các tín hữu từ 21 quốc gia, với mục tiêu kiến tạo sự hợp tác toàn cầu cho cộng đồng phúc âm.
Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội cũng là một đặc điểm của người phúc âm hiện đại, họ nhận ra rằng thái độ co cụm để bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin và chủ trương thoả hiệp để hội nhập đều không thích hợp, và họ chọn con đường, theo quan điểm của họ, đã được soi sáng trong Kinh Thánh, "ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian". Sự lựa chọn này được thể hiện tích cực trong các đề án xoá nạn mù chữ, nhận con nuôi, ngân hàng thực phẩm, các trung tâm chăm sóc trẻ em cũng như các cuộc vận động chống phá thai và chống việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính.
Nhiều tín hữu Kháng Cách thuộc những giáo phái chính lưu (mainline hay mainstream) tham gia vào các tổ chức đang nỗ lực đem giáo hội trở về với các giá trị căn bản của Cơ Đốc giáo, được thực hành trong thời kỳ hội thánh tiên khởi, được biết đến dưới tên Phong trào Xưng nhận (Confessing movement). Cùng lúc, Phong trào Cổ Chánh tín (Paleo-Orthodoxy), với mục tiêu tương tự, hoạt động tích cực trong các giáo hội chính lưu, đặc biệt trong các giáo phái Giám Lý, kêu gọi họ trở về với cội nguồn phúc âm của mình.
Phong trào phúc âm khuyến khích tín hữu chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh. Nghi thức thờ phụng của họ thường được tổ chức đơn giản lập nền trên nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa.
Bên trong phong trào phúc âm vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về Kinh Thánh, giáo nghi và truyền thống giáo hội - một số không quan tâm đến những truyền thống cổ xưa nhưng tập chú vào tính nghệ thuật và sự sáng tạo. Nhưng nhìn chung, tín hữu phúc âm không tin cậy những định nghĩa về đức tin, thường thay đổi theo những biến thiên của lịch sử, nếu chúng không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Trái với những người quan tâm đến tính hoành tráng của giáo nghi, tín hữu phúc âm chọn cho mình sự đơn sơ và giản tiện trong giáo nghi nhưng kêu gọi sự tham gia tích cực của tín hữu vào lễ thờ phượng. Trong thờ phượng, tín hữu phúc âm thường đặt trọng tâm vào sự luận giải Kinh Thánh và tham dự thánh lễ Tiệc Thánh hơn là những chi tiết cầu kỳ của giáo nghi.
Chủ nghĩa cơ yếu
Chủ nghĩa cơ yếu hay nền tảng (fundamentalism) hình thành vào đầu thế kỷ 20 như một phản ứng có tính bảo thủ bởi những tín hữu Kháng Cách theo truyền thống, nhằm đối kháng với các trào lưu tân thời (modernism) và tự do (liberalism) đang phát triển mạnh mẽ trong các giáo hội của họ. Những trào lưu này nỗ lực thay đổi các xác tín truyền thống của hội thánh sao cho phù hợp với các giá trị mới của một thế giới luôn luôn thay đổi. Vì vậy, dưới cái nhìn của người cơ yếu, thần học tự do kể trên là mối đe dọa cho đức tin và xã hội khi họ cố thoả hiệp với tư tưởng của Phong trào Khai sáng (Enlightenment) bằng cách bác bỏ những nguyên lý của cuộc Cải cách Kháng nghị.
Bắt đầu có sự tranh chấp trong vòng các giáo phái Kháng Cách, đặc biệt ở Hoa Kỳ và Canada, giữa các nhóm Cơ yếu và Tân thời. Nhiều người cơ yếu rút lui khỏi các giáo hội và định chế chịu ảnh hưởng của tư tưởng tân thời. Những người khác quyết định ở lại và hoạt động bên trong giáo phái của mình để duy trì và phát triển đức tin truyền thống. Những người này tự gọi mình theo "tân chủ nghĩa phúc âm".
Tân chủ nghĩa phúc âm
Trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20, tân chủ nghĩa phúc âm (neo-evangelicalism) hay chủ nghĩa phúc âm hiện đại, đến phiên mình, là phản ứng của những người Kháng Cách truyền thống đối với chủ trương biệt lập của phong trào cơ yếu. Năm 1947, Harold Ockenga sử dụng thuật từ Tân chủ nghĩa phúc âm để phân biệt phong trào này với trào lưu cơ yếu. Lúc ấy có sự bất đồng bên trong phong trào Cơ yếu về lập trường cần có của hội thánh đối với một thế giới vô tín. Những người phúc âm khuyến khích tín hữu chọn thái độ tham gia tích cực để góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, đồng thời bày tỏ sự quan ngại đối với chủ trương "co cụm để phòng thủ" của các nhóm cơ yếu. Theo cách miêu tả của Kenneth Kantzer vào lúc ấy, lập trường cơ yếu đã trở thành "một sự phiền toái thay vì là một niềm vinh dự".
Tín hữu phúc âm hiện đại xem trào lưu tân thời và tự do trong các giáo hội Kháng Cách là tự chối bỏ xác tín của mình để thoả hiệp với nhân sinh quan và các giá trị của thế gian. Mặt khác, họ cũng cho rằng việc những người cơ yếu chủ trương biệt lập và bác bỏ phong trào Phúc âm Xã hội là một thái độ cực đoan. Theo nhận xét của họ, người tân thời là người phúc âm đã đánh mất cội rễ của đức tin, và người cơ yếu là người phúc âm đã đánh mất lòng nhân ái của Chúa Cơ Đốc. Họ tin rằng phúc âm cần phải được tái khẳng định và tái công bố trong một cung cách mới. Vì vậy, xuất hiện thuật ngữ Neo – mới hoặc được làm cho mới.
Họ tìm cách tham gia vào thế giới hiện đại với thái độ tích cực, không phải để thoả hiệp – vẫn giữ mình khỏi tinh thần thế tục nhưng không tách rời khỏi thế gian – họ chọn con đường trung dung giữa khuynh hướng tân thời và khuynh hướng cơ yếung.
Ngày nay, với ảnh hưởng rộng lớn trong cộng đồng Kháng Cách, tân chủ nghĩa phúc âm được gọi ngắn gọn là chủ nghĩa phúc âm, đại diện cho những tín hữu Cơ Đốc liên kết đức tin của mình với các giá trị truyền thống của hội thánh tiên khởi.
Các tổ chức xuyên giáo phái
Tín hữu phúc âm, từ các giáo phái khác nhau, thường tìm kiếm sự hợp tác vượt qua ranh giới giáo phái nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực truyền giáo và truyền bá phúc âm, lại thường có thái độ e dè đối với các định chế mang tính giáo phái. Kết quả là xuất hiện nhiều tổ chức hoặc hội đoàn, dựa trên giáo hội nhưng không phụ thuộc vào giáo hội, được thành lập với các mục tiêu riêng biệt, được gọi là các tổ chức xuyên giáo phái (parachurch organizations).
Các nhóm này hoạt động đồng bộ (para-) với các giáo hội. Qua nhiều tổ chức khác nhau, một trong những chức năng của họ là đóng vai trò cầu nối giữa giáo hội và nền văn hoá bản địa. Hình mẫu này khởi nguồn từ cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai trong thế kỷ 19, dần dần được hoàn chỉnh vào hạ bán thế kỷ 20.
Với mô hình các tổ chức không vụ lợi hoặc các hội đoàn tư nhân, hoạt động như một phần của phong trào phúc âm mà không nhận sự tài trợ của giáo hội, cũng không dẫm chân vào các lãnh vực truyền thống của giáo hội. Các tổ chức xuyên giáo phái chú trọng vào tính hiệu quả của công việc cũng như tinh thần cộng tác nhằm hoàn thành một số sứ mạng đặc biệt, trên quy mô quốc gia hoặc quốc tế, mà các nhà thờ riêng lẻ không có khả năng thực hiện.
Một số hội đoàn hoặc tổ chức được xem là hình mẫu cho các tổ chức xuyên giáo phái:
Hiệp hội truyền bá Phúc âm (theo khuôn mẫu của Hiệp hội Billy Graham).
Các tổ chức truyền bá phúc âm và bồi linh như The Navigators, Campus Crusade for Christ.
Những nhà xuất bản sách báo và âm nhạc, đài phát thanh, truyền hình, hãng phim và internet.
Các học viện, trung tâm nghiên cứu, trường trung học và đại học.
Các nhóm hoạt động chính trị và xã hội.
Các nhóm tương trợ.
Các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh.
Theo một cuộc khảo sát (Green) thực hiện năm 1992, phong trào phúc âm là thành phần đông đảo nhất và năng động nhất trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hoa Kỳ và Canada (vượt qua Công giáo La Mã và các nhóm Kháng Cách khác không theo chủ nghĩa phúc âm).
Toàn cầu
Trên toàn cầu, cùng với phong trào Ngũ Tuần, phúc âm là phong trào phát triển mạnh nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Cơ Đốc giáo. Tốc độ phát triển là đặc biệt nhanh ở châu Phi và Mỹ Latinh. Tại những nơi này, phong trào phát triển theo hướng đa dạng vì không phụ thuộc vào các giáo hội tại châu Âu hoặc Bắc Mỹ.
Liên hiệp Phúc âm Thế giới
Liên hiệp Phúc âm Thế giới (World Evangelical Alliance) là
một mạng lưới các giáo hội có mặt trên 127 quốc gia, tại mỗi nước đều có liên hiệp phúc âm cấp quốc gia, với hơn 100 tổ chức quốc tế cùng nhau hội hiệp để lập nên một thiết chế toàn cầu, một tiếng nói và diễn đàn cho hơn 420 triệu tín hữu phúc âm.
Hoa Kỳ
Nhóm Nghiên cứu Barna chuyên thực hiện các cuộc khảo sát trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Hoa Kỳ, trong năm 2004 đã phổ biến chín câu hỏi nhằm xác định xem người trả lời có thật sự chấp nhận quan điểm thần học của chủ nghĩa phúc âm hay không. Bảy trong số các câu hỏi này là:
Bạn có phải là tín hữu Cơ Đốc đã được tái sinh?
Đức tin là yếu tố rất quan trọng trong cuộc đời bạn?
Bạn có tin vào trách nhiệm của mỗi cá nhân phải chia sẻ niềm tin tôn giáo của mình vào Chúa Cơ Đốc với những người không phải tín hữu Cơ Đốc?
Bạn có tin vào sự hiện hữu của Satan?
Bạn có tin rằng sự cứu rỗi để được hưởng sự sống vĩnh cửu là chỉ có được bởi ân điển, không phải bởi công đức?
Bạn có tin Chúa Giê-xu Cơ Đốc không hề phạm tội trong những năm ngài sống trên thế gian?
Bạn có tin Thiên Chúa là đấng toàn tri, toàn năng, là thần, là đấng tạo dựng vũ trụ và ngài đang tể trị?
Nhiều người xem đây là những tiêu chí thẩm định đức tin của tín hữu Cơ Đốc thuộc trào lưu phúc âm.
Theo các cuộc khảo sát của Gallup, năm 1976 có 34% người Mỹ nhận mình là tín hữu Kháng Cách theo khuynh hướng phúc âm. Tỷ lệ này là 33% trong hai năm 1987 và 1988 (thời điểm bùng nổ những vụ tai tiếng liên quan đến các nhà thuyết giáo Ngũ Tuần). Đến năm 1998 tăng lên 47%. Con số này trong năm 2000 và 2001 lần lượt là 45% và 40%. Dựa trên những kết quả khảo sát kéo dài trong nhiều năm, Gallup ước tính có gần 39% dân số Hoa Kỳ nhận mình là tín hữu khuynh hướng phúc âm.
Chú thích
Tham khảo
Bebbington, David. Evangelicalism in Modern Britain: A History from the 1730s to the 1980s. Unwin Hyman (London), 1989.
Green, John, Guth, James, et.al. Akron Survey of Religion and Politics in America 1992. As quoted in Noll, Mark. Scandal of the Evangelical Mind. Eerdmans, 1994.
Liên kết ngoài
Thần học và Biện giáo
Apologetics.com -articles
Christian Thinktank
The Christian Apologetics and Research Ministry
Lion of Judah Christian Apologetics
Probe Ministries -Christian Apologetics
Reasons to Believe
Apologetics Information Ministry
Academy of Christian Apologetics
Stand to Reason
Christian Apologetic Journal
Eternal Ministries
Nghiên cứu
Barna Research Group
2004 American Religious Landscape Report PDF at ''The Pew Forum on Religion in American Life
Institute for the Study of American Evangelicalism , Wheaton College
Evangelicals in Methodism: Mainstream, Marginal or Misunderstood? (British perspective)
Hiệp hội
National Association of Evangelicals (Hoa Kỳ)
World Evangelical Alliance
Kitô giáo
Thần học
Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ
Thuật ngữ Kitô giáo |
9123 | https://vi.wikipedia.org/wiki/XMPP | XMPP | Extensible Messaging and Presence Protocol (XMPP), trước đây là Jabber, là giao thức mở và dựa trên nền tảng XML dùng trong nhắn tin nhanh (instant messaging) và thông tin hiện diện trực tuyến (presence information). Theo Hội Tiêu chuẩn XMPP (XMPP Standards Foundation, trước đây là Jabber Software Foundation, JSF), phần mềm dựa trên Jabber được triển khai tại hàng ngàn máy phục vụ trên Internet và được hơn 10 triệu người trên khắp thế giới sử dụng 22 tháng 9 năm 2003.php.
Jeremie Miller khởi đầu dự án vào năm 1998; phiên bản đầu tiên được công bố vào tháng năm 2000. Sản phẩm chính của dự án là jabberd, một trình phục vụ (server) để từ đó các trình khách (client) kết nối đến và trao đổi tin nhắn. Trình phục vụ này có thể tạo mạng Jabber riêng tư (như sau tường lửa) hoặc có thể tham gia vào mạng Jabber công cộng toàn cầu. Đặc tính cốt lõi của Jabber là bản chất của hệ thống tin nhắn nhanh phân tán và việc sử dụng streaming XML.
Điểm đặc trưng của hệ thống Jabber là nó có các transport, còn được gọi là gateway (cổng), cho phép người dùng truy cập mạng với các giao thức khác - như AIM và ICQ (dùng OSCAR), MSN Messenger và Windows Messenger (dùng Dịch vụ nhắn tin.NET - .NET Messenger Service), Yahoo! Messenger, SMS hay E-mail. Không như các trình khách đa giao thức như Trillian hay Gaim, việc truy cập đến các giao thức khác được Jabber cung cấp ở cấp độ trình phục vụ bằng cách truyền thông tin qua các dịch vụ cổng đặc biệt chạy trên một máy tính ở xa. Bất cứ người dùng nào cũng có thể 'đăng ký' với một trong các cổng này bằng cách cung cấp thông tin cần thiết để đăng nhập vào mạng đó, và từ đó có thể liên lạc với người dùng của mạng khác như thể họ là người dùng Jabber. Điều này có nghĩa là bất cứ trình khách nào hỗ trợ đầy đủ giao thức Jabber đều có thể được dùng để truy cập bất cứ mạng nào có cổng kết nối, mà không cần thêm dòng mã lệnh nào từ trình khách.
Nền tảng của giao thức Jabber, hiện được Tổ chức Phần mềm Jabber quản lý, đã được IETF chấp nhận làm giao thức standards-track dưới tên XMPP, với RFC 3920. Nó thường được xem là đối thủ cạnh tranh với SIMPLE, dựa trên giao thức SIP, để làm giao thức chuẩn cho nhắn tin nhanh và thông báo hiện diện; tuy nhiên, thiết kế của XMPP được nhắm đến việc cung cấp các tiện ích trình trung gian (middleware) liên ứng dụng và mục đích tổng quát.
Người dùng Jabber được xác định bằng tên người dùng và tên máy phục vụ, cách nhau bằng dấu @. Căn cước này được gọi là Jabber ID hay JID.
JID
JID có dạng thức tên_người_dùng@tên_miền/tài_nguyên, tương tự như một địa chỉ email.
Người dùng Jabber có thể truy cập vào tài khoản của mình cùng lúc tại nhiều điểm truy cập khác nhau, được xác định qua phần tài_nguyên, ví dụ tên_người_dùng@tên_miền.com/cơ_quan và tên_người_dùng@tên_miền.com/nhà. Không cần thiết chỉ định phần tài nguyên khi liên lạc với người dùng khác.
Tương tự như Sendmail, người dùng Jabber có thể truy cập vào các giao thức khác qua cổng giao tiếp Jabber (Jabber Transport), ví dụ JID của một địa chỉ MSN Messenger là tên_người_dùng%[email protected].
Tên người dùng trong JID dài tối đa 1023 ký tự và không được chứa @, :, ', ", <, >, &, khoảng trắng và ký tự điều khiển.
Chú thích
Liên kết ngoài
XMPP Standards Foundation
Nhắn tin nhanh
Tiêu chuẩn đám mây
Tiêu chuẩn dựa trên XML
Tầng ứng dụng (Bộ giao thức Internet)
Phần mềm đa nền tảng |
9129 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3%20L%E1%BB%9Bn | Chợ Lớn | Chợ Lớn (chữ Hán: 堤岸; âm Hán-Việt: Đê Ngạn; âm Quảng Đông: Thầy Ngòn), là một khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và Quận 11 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn, gọi là thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Khu phố này từ lâu đã là nơi sinh sống của người Hoa và được coi là khu phố Tàu rộng nhất thế giới.
Từ nguyên
Giáo sư Trần Chính Hoằng tại Sở Nghiên cứu chỉnh lý cổ tịch, Đại học Phục Đán, Trung Quốc viết: "Như chúng ta đã biết, Đề Ngạn 堤岸 chính là bờ đê (đê Ngạn) Sài Gòn, xưa nay vốn là khu tụ cư của Hoa kiều."
Tuy nhiên, học giả An Chi bác bỏ quan điểm này. Ông cho rằng cách giải thích này là "ngớ ngẩn" vì Sài Gòn không hề có đê. Theo ông, ban đầu chữ Đề Ngạn được Hoa Kiều tại Chợ Lớn viết là 提岸 với chữ Đề 提 có bộ "thủ" 扌mà sau này vì cố muốn hiểu là bờ đê nên người ta mới đổi cách viết thành Đê Ngạn 堤岸 với chữ Đê 堤 có bộ "thổ" 土. Cả 提岸 và 堤岸 đều đồng âm và đọc là "Thầy Ngòn" trong tiếng Quảng Đông, và đều là cách phiên âm địa danh "Sài Gòn" trong tiếng Việt. Ông An Chi cũng cho rằng, trước khi thành phố Sài Gòn (khu vực quận 1 và quận 3 hiện nay) được thực dân Pháp thành lập thì Sài Gòn là tên của khu vực mà sau này là trung tâm của Chợ Lớn, còn nơi mà sau này gọi là Sài Gòn thì trước đó có tên Bến Nghé.
Lịch sử
Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở đàng Trong). Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở cù lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị nhà Tây Sơn tàn phá năm 1776 .
Rồi do nhu cầu, người Hoa lập chợ (hay phát triển chợ có đã từ trước) để trao đổi hàng hóa. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân gọi là Chợ Lớn. Sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì "Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngòn (Đề Ngạn) hay Xấy Cung (Tây Cống: Sài Gòn); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun".
Trong Gia Định thành thông chí soạn khoảng năm 1820, tác giả Trịnh Hoài Đức đã mô tả phố chợ Sài Gòn như sau:
Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, trên địa bàn một số thôn của ba tổng: Tân Phong Thượng (tổng này mặc nhiên giải thế), Tân Phong Trung và Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, địa giới thành phố được xác định cụ thể với diện tích gần 1 km², chỉ là một phần quận 5 hiện nay. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (Ville de Cholon) là đô thị loại 2 (municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Tourane và Phnôm Pênh được thành lập sau này của Liên bang Đông Dương. Đứng đầu thành phố là Thị trưởng (Maire), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Tuy nhiên, trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại thành phố Chợ Lớn.
Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét, rộng 1 mét, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo sách Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).
Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đứng đầu khu là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng quản lý khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Chức Thị trưởng vẫn còn tồn tại đến năm 1934, nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Khu trưởng.
Năm 1951, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn đổi thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn.
Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5 và quận 6 của Đô thành Sài Gòn.
Các điểm tham quan
Ở đây có nhiều chùa, đình và hội quán của người Hoa, như: đình Minh Hương Gia Thạnh, hội quán Tuệ Thành, hội quán Hà Chương, hội quán Ôn Lăng, hội quán Nghĩa An, hội quán Nhị Phủ, hội quán Sùng Chính... Ngoài ra, ở đây còn các chợ luôn là những đầu mối bán sỉ của thành phố, như: chợ An Đông, chợ Xã Tây, chợ Bàu Sen, chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, thương xá Đồng Khánh... Tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa lẫn thuốc nam của người Việt (khu phố cổ Hải Thượng Lãn Ông).
Chú thích
Xem thêm
Bến Nghé
Chợ Lớn (tỉnh)
Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh
Liên kết ngoài
Ban Công tác người Hoa TP.HCM
Website Chợ Bình Tây
Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Địa danh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Khu phố Tàu
Hoa kiều ở Việt Nam
Lịch sử Đàng Trong
Thương cảng cổ Việt Nam |
9132 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20gen%20kh%E1%BB%9Fi%20%C4%91%E1%BB%99ng | Vùng gen khởi động | Vùng gen khởi động là trình tự các nuclêôtit của DNA cho phép một gen có thể tiến hành phiên mã tạo ra phân tử RNA. Trong sinh học, thuật ngữ này thường được gọi là vùng khởi động, dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: promoter (phát âm Quốc tế: /prəˈmoʊtər/) là vị trí mà enzym RNA-pôlymeraza bám vào để tiến hành phiên mã.
Các thành phần của vùng khởi động
Phần lõi (Core) vùng khởi động
Vị trí khởi đầu phiên mã (TSS)
vị trí khoảng -35 tính ngược dòng về thượng nguồn gen, từ vị trí bắt đầu phiên mã là +1 (xem hình 1).
Vị trí bám của RNA polymerase
RNA-polymerase I: phiên mã gene mã hóa cho RNA ribosome
RNA-polymerase II: phiên mã gene mã hóa cho mRNA và một số RNA nhân nhỏ (small nuclear RNA)
RNA-polymerase III: phiên mã gene mã hóa cho RNA vận chuyển và những RNA nhỏ khác
Ví trí bảm của các nhân tố phiên mã
Phần cận biên (Proximal) vùng khởi động
vị trí khoảng -250
Điểm bám của một số nhân tố phiên mã đặc biệt
Phần ngoại biên (Distal) vùng khởi động
ví trí xa hơn ở phía thượng nguồn (upstream) (ngoại trừ enhancer hoặc các vùng điều hòa không phụ thuộc vị trí và chiều)
Điểm bám của một số nhân tố phiên mã đặc biệt
Vùng khởi động là những nhân tố quan trọng phối hợp với enhancer, silencer, nhân tố liên kết trong việc quyết định mức độ biểu hiện của một gene nhất định.
Trình tự vùng khởi động
Ở nhân sơ (Prokaryote)
Ở sinh vật nhân sơ (prokaryote), vùng khởi động chứa hai đoạn trình tự ngắn tại vị trí -10 và -35 thượng nguồn của gene, nghĩa là phía trước gene theo chiều phiên mã. Trình tự tại -10 được gọi là Hộp Pribnow và thường chứa sáu nucleotide TATAAT. Hộp Pribnow là tối cần thiết để khởi động quá trình phiên mã ở prokaryote. Ngoài ra, trình tự -35 thường chứa 6 nucleotde là TTGACA cho phép gene được phiên mã với tần số cao.
<-- upstream downstream -->
5'-XXXXXXXPPPPPXXXXXXPPPPPPXXXXGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGXXXX-3'
-35 -10 Gene to be transcribed
Tần số xuất hiện nucleotide ở mỗi vị trí
Vị trí -10
T A T A A T
77% 76% 60% 61% 56% 82%
Vị trí -35
T T G A C A
69% 79% 61% 56% 54% 54%
Ở nhân thực (Eukaryote)
Vùng khởi động (promoter) của sinh vật nhân thực (eukaryote) thường rất đa hình và khó xác định. Chúng thường nằm ở thượng nguồn của gene và có thể có các yếu tố điều hòa nằm cách điểm khởi đầu phiên mã vài kilobase. Ngoài ra, phức hệ phiên mã cũng có thể uốn cong phân tử DNA tạo điều kiện đưa các vùng điều khiển ở xa tiến lại trong không gian. Nhiều vùng khởi động của eukaryote (không phải tất cả) chứa hộp TATA liên kết với Protein bám hộp TATA có chức năng hỗ trợ việc hình thành phức hệ phiên mã của RNA polymerase. Hộp TATA thường nằm khá gần vị trí khởi đầu phiên mã (trong khoảng 50 base).
Trình tự điều hòa vùng khởi động của eukaryote thường liên kết với các protein gọi là nhân tố phiên mã. Những protein này tham gia vào việc tạo thành phức hệ phiên mã. Ví dụ hộp E (trình tự CACGTG), liên kết với nhân tố phiên mã trong họ protein xoắn vòng xoắn kiềm (bHLH) (vd. BMAL1-Clock, cMyc).
Xem thêm Michael Levine and Robert Tjian. "Transcription regulation and animal diversity". Nature 424, 147 - 151 (10 July 2003)
Động lượng liên kết
Động lượng của phản ứng liên kết giữa vùng khởi động (promoter, dưới đây kí hiệu là P) đối với yếu tố sigma - RNAP (dưới đây kí hiệu là R) là một quá trình gồm 2 bước:
R+P ↔ RP(đóng). K = 10E7
RP(đóng) --> RP(mở). K = 10E-2
Sử dụng từ "vùng khởi động"
Khi nói đến vùng gen khởi động, một số tác giả nhắc đến " vùng khởi động + vùng vận hành"
Tham khảo
Biểu hiện gen |
9146 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai%20B%C3%A0%20Tr%C6%B0ng | Hai Bà Trưng | Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 – 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).
Xuất thân và tên gọi
Thư Hán
Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn Hậu Hán Thư viết vào thế kỷ thứ 5 (Công nguyên) bởi học giả Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến năm 189 Công nguyên. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến hai chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong hai chương của Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà thời kỳ nhà Tây Hán.
Ở quyển 86 của Hậu Hán Thư, phần "Tây Nam di liệt truyện" có viết:
Năm Kiến Vũ thứ 16, thời Hán Quang Vũ Đế (40), hai người phụ nữ Giao Chỉ là chị em Trưng Trắc () và Trưng Nhị () tạo phản, tấn công quận phủ. Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Bà ta được gả làm vợ cho người xứ Chu Diên tên Thi Sách (), là kẻ hùng dũng. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định () dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Trưng Trắc phẫn nộ, bèn tạo phản. Những tộc trưởng xứ Man ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng, bà ta đã chiếm được 65 thành trì và tự xưng là Nữ vương. Thứ sử và Thái thú quận Giao Chỉ chỉ còn biết cố thủ. Hán Quang Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Chỉ chuẩn bị xe, thuyền bè, sửa cầu, mở thông lối đi qua khe núi, trữ lương thảo.
Năm thứ 18 (42), Quang Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện (), Trung lang tướng Lưu Long () và Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí () dẫn quân Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô hơn vạn người đi thảo phạt. Vào mùa hè tháng 4 năm 43, Mã Viện phá Giao Chỉ, trảm Trưng Trắc và Trưng Nhị, những kẻ đồng đảng đầu hàng hoặc giải tán. Tiến đánh bọn Đô Dương () ở Cửu Chân, phá tan và bắt hàng phục. Bắt hơn 300 kẻ cầm đầu dời đi Linh Lăng (). Vùng Lĩnh Biểu () coi như bình định.
Việt sử
Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là Đại Việt sử lược. Theo sách này, thời Việt Nam còn là Giao Chỉ, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng.
Nguồn khác
Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại Hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan.
Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu Công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ Hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả cái tên Man Thiện có nghĩa là người Man tốt có thể do người Hán gọi. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai Bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên Hai Bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên Hai Bà thành Trắc và Nhị với nghĩa "phản trắc" và "nhị tâm". Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.
Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi.
Khởi nghĩa
Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy là Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược trước đó thì không.
Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng..., do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.
Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc).
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi là Trưng Vương.
Cai trị
Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt, tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong ba năm. Thời gian cai trị ngắn ngủi và phải toan tính chuẩn bị chống lại cuộc chiến của nhà Hán khiến Hai Bà Trưng không có hoạt động gì đáng kể trong việc xây dựng lãnh thổ mà mình cai quản.
Hành chính
Do thời gian cai trị của Hai Bà Trưng không dài và không còn tài liệu để khôi phục lại hệ thống tổ chức bộ máy thời Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các sử gia căn cứ trên các sử liệu liên quan đến sự cai trị của nhà Hán trước và sau thời Hai Bà Trưng cho rằng, về cơ bản Hai Bà Trưng vẫn duy trì hệ thống quản lý của nhà Hán trước đó, do người Việt nắm giữ. Các quận, huyện do nhà Hán lập ra trên đất Nam Việt cũ.
Ghi chép về Mê Linh trong hai tài liệu cổ nhất của Việt Nam, đều thuộc thời Hậu Lê và cách nhau 44 năm đã mâu thuẫn về kinh đô của Hai Bà:
Dư địa chí của Nguyễn Trãi (năm 1434) chép: Mê Linh là Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc bây giờ… huyện Phúc Lộc là Mê Linh ngày xưa
Đại Việt sử ký toàn thư (năm 1479) chép: Thời Tây Hán trị sở của thái thú (Giao Châu) tại Long Uyên tức Long Biên. Thời Đông Hán tại Mê Linh tức Yên Lãng.
Do đó, ba thế kỷ sau Lê Quý Đôn viết Vân đài loại ngữ (năm 1773) rất lộn xộn, chép Yên Lãng thuộc về ba quận khác nhau cùng tồn tại trong một thời kỳ: Mê Linh nay là Yên Lãng… Phong Khê là đất Yên Lãng… Chu Diên nay là Yên Lãng
Cương mục nhà Nguyễn chép: Mi Linh là Phong Châu… ở địa phận hai huyện Phúc Lộc và Đường Lâm
Do đó đã xuất hiện các tranh cãi về Mê Linh, một số cho rằng Mê Linh ở phía nam sông Hồng và số khác cho là ở phía bắc, ngay gần thành Cổ Loa của Thục Phán. Ở huyện Yên Lãng này cũng có làng Hạ Lôi nhưng không có tên Nôm. Năm 1977 huyện này được đổi tên thành Mê Linh.
Từ năm 1973-1990, nhà nghiên cứu Đinh Văn Nhật sử dụng phương pháp địa lý học lịch sử để nghiên cứu về các địa danh thời Hai Bà Trưng. Ông sau đó kết luận huyện Mê Linh nằm ở phía nam sông Hồng, cụ thể là phía tây sông Đáy của Hà Nội. Ở đây có các địa danh là Cấm Khê, Hạ Lôi, Đền Hát Môn và Miếu Mèn thờ mẹ Hai Bà là Bà Man Thiện. Các bài viết đều đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Quận Giao Chỉ
Quận Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau:
Góc miền núi tây bắc ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán.
Góc tây nam Ninh Bình thuộc về huyện Vô Công, quận Cửu Chân.
Vùng duyên hải từ thành phố Hải Phòng (huyện An Dương, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khi đó chưa được bồi đắp thành đất liền (vẫn là biển).
Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện (縣) theo Đào Duy Anh như sau:
Luy Lâu (羸婁 hoặc 羸𨻻 hoặc 𨏩𨻻): hoặc Liên Lâu, tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh.
Long Biên (龍編): tương đương gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên), huyện Thuận Thành, huyện Quế Võ và Yên Phong tỉnh Bắc Ninh trở lên phía bắc, bao gồm cả các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (quan điểm của Đinh Văn Nhật cho Long Uyên ở Bắc Giang và vùng núi đông bắc, ngăn cách với Cổ Loa (Tây Vu) bởi Lãng Bạc và không có Hà Nội).
Mê Linh (麊泠 hoặc 麋泠): gồm khu vực tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, tây bắc tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Yên Bái. (quan điểm của Đinh Văn Nhật cho rằng Mê Linh không có Vĩnh Phúc (Tây Vu) và thôn Hạ Lôi cùng suối Kim Khê (Cổ Lôi Trang) đều ở Thạch Thất. Mê Linh nằm ở hữu ngạn sông Lô và sông Hồng gồm Phú Thọ, Hòa Bình và vùng Sơn Tây. Đây là trung tâm của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương với cư dân bản địa là người Mường, có mối quan hệ gần nhất với người Kinh. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng , Mê Linh gốc tiếng Mường là M'linh có nghĩa là "Con chim lớn" theo quan niệm tổ tiên là các loài chim của Mo Mường và sử thi Đẻ đất đẻ nước)
Tây Vu (西于): tương đương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình. (quan điểm của Đinh Văn Nhật không có Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình do trùng lặp với Mê Linh mà có thêm Thái Nguyên, Tuyên Quang đều ở tả ngạn sông Lô và sông Hồng. Trung tâm của Tây Vu là thành Cổ Loa của Thục Phán và nhóm người Tày - Thái chiếm đa số)
Chu Diên (朱鳶): tương đương phía nam tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam (quan điểm của Đinh Văn Nhật là vùng đất giữa sông Hồng và sông Đáy, gồm cả trung tâm Hà Nội và vùng đầm lầy Hưng Yên)
An Định (安定): tương đương miền Hải Dương và Hưng Yên, ở giữa sông Thái Bình và sông Hồng.
Câu Lậu (苟漏 hoặc 笱屚 hoặc 句屚): tương đương tỉnh Nam Định và Ninh Bình, không kể vùng đông nam Nam Định và phía nam Ninh Bình lúc đó vẫn là biển, chưa được bồi đắp
Khúc Dương (曲昜): tương đương huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều và Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh trải lên phía bắc tới vùng Khâm châu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
Bắc Đái (北帶): tương đương huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Kê Từ (稽徐): tương đương huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (quan điểm của Đinh Văn Nhật cho là vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, nơi có cửa biển Bạch Đằng)
Quận trị Giao Chỉ lần lượt đặt ở Mê Linh, Luy Lâu và Quảng Tín.
Quận Cửu Chân
Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau:
Vô Thiết (無切): tương đương với Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Vô Biên (無編): tương đương huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
Tư Phố (胥浦): địa bàn tương đương huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và bắc Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Cư Phong (居風): tương đương phía tây nam tỉnh Thanh Hóa.
Dư Phát (餘發): tương đương các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
Đô Lung (都龐): tương đương vùng thượng lưu sông Mã.
Hàm Hoan (咸驩 hoặc 咸懽 hoặc 鹹驩): tương đương Nghệ An và Hà Tĩnh, là huyện lớn nhất ở cực nam Cửu Chân.
Quận Nhật Nam
Vị trí Nhật Nam được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay.
Nhật Nam gồm có năm huyện như sau:
Tây Quyển (西卷): vùng sông Gianh, bắc Quảng Bình.
Chu Ngô (硃吾): khoảng sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.
Lô Dung (盧容): miền Thừa Thiên, lưu vực sông Hương và sông Bồ.
Ty Ảnh (比景): nam Quảng Bình, khoảng từ sông Nhật Lệ đến sông Bến Hải.
Tượng Lâm (像林): từ đèo Hải Vân đến mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên).
Quận Hợp Phố
Quận Hợp Phố gồm năm huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖).
Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông.
Quận Thương Ngô
Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵).
Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thành phố cấp huyện Tín Nghi tỉnh Quảng Đông.
Quận Uất Lâm
Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞).
Uất Lâm được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây.
Quận Nam Hải
Quận Nam Hải gồm có sáu huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽).
Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.
Như vậy tổng số huyện thành đương thời chỉ có 54 huyện. Ngô Sĩ Liên dẫn thêm hai huyện mới đặt trong quận Giao Chỉ là Vọng Hải và Phong Khê do Mã Viện mới tách đặt sau thời Hai Bà Trưng, được chép gộp vào danh sách các huyện thuộc Giao Chỉ lúc đó, tổng cộng là 56 huyện thành.
Những mặt khác
Theo Viện Sử học, đội ngũ các cánh quân mới tập hợp của các Lạc hầu, Lạc tướng, thủ lĩnh địa phương chưa có điều kiện tổ chức theo kiểu chính quy thành các đơn vị, quân thứ kiểu hệ thống, cấp bậc quy củ như các triều đại sau này. Thành phần họ gồm bình dân trong kẻ, chạ… gia nô, nô tỳ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh vùng. Các sử gia nhìn nhận lực lượng mới họp này chưa được tổ chức chặt chẽ nên có những yếu điểm bộc lộ trong cuộc chiến chống Mã Viện sau này.
Sử sách không ghi lại bất cứ hoạt động chính trị nào khác thời kì này. Ngoại trừ Viện Sử học ghi lại một sự kiện duy nhất liên quan tới kinh tế thời Hai Bà Trưng là Trưng vương cho xá thuế trong hai năm cho dân chúng. Luật pháp chưa có văn bản chính thức. Các sử gia xác định luật thời Hai Bà Trưng là một thứ “tập quán pháp”, “luật tục” của nhiều đời trước được khôi phục và sử dụng điều hành xã hội.
Sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp dẫn lời tâu báo của Mã Viện lên Hán Quang Vũ Đế rằng luật Việt khác với luật nhà Hán đến hơn 10 điều.
Thất bại
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng, chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thủy, bộ sang xâm lược.
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với Hai Bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai hoặc đầu hàng quân Hán. Hai Bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thất thế, đều tử trận. Theo truyền thuyết Việt Nam, hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội) tự tử để bảo toàn khí tiết. Còn theo Hậu Hán thư, sách sử của Trung Quốc, hai bà đã bị quân Mã Viện bắt được và chặt đầu đem về Lạc Dương.
Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mã Viện thu gom, phá hủy nhiều trống đồng và đúc rồi dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm) làm giới hạn biên giới của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt).
Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn ba năm.
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, chế độ giao quyền cai quản cấp huyện ở Bộ Giao Chỉ cho các Lạc tướng không còn, quyền lực của các Lạc tướng, Lạc hầu bị thủ tiêu. Theo như cách gọi của sử gia Madrolle thì chế độ bảo hộ chấm dứt, bắt đầu chế độ cai trị trực tiếp. Nhà Hán đặt quan lại cai trị đến cấp huyện.
Đánh giá
Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.
Theo sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng:
Trưng Vương là dòng dõi bậc thần minh, nhân lòng dân oán hận, nổi giận, khích lệ người cùng chung mối thù. Nghĩa binh đi đến đâu gần xa đều hưởng ứng, 65 thành ngoài miền Ngũ Lĩnh một buổi sớm đều thu phục được, người dân chịu khổ từ lâu, không khác gì đã ra khỏi vực thẳm được thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng khí khái hơn người. Tuy rằng quân mới tập hợp, bị tan rã khi đã thành công, cũng làm hả được lòng căm phẫn của thần dân một chút... Khi đất nước bị chìm đắm, thì hầu như lại được khôi phục do một nữ chúa ở Mê Linh. Lúc đó bậc con trai mày râu phải cúi đầu ngoan ngoãn tuân theo không dám làm gì, chẳng đáng thẹn lắm sao?
Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục:
Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm!
Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng tham gia phong trào kháng Hán, được người Việt Nam hiện đại xem là một biểu tượng đáng tuyên dương và tôn sùng. Theo quan điểm này, việc khởi nghĩa này đã góp phần tạo nên truyền thống anh hùng bất khuất cho giới nữ và cho cả dân tộc Việt Nam. Nguyên lý Mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc, dân gian Việt Nam đến nỗi nhiều học giả cho rằng đấy là điểm vượt trội không còn phải bàn cãi gì nữa của Việt Nam so với Trung Quốc và phương Tây.
Di sản
Các công trình gắn liền với tên tuổi của Hai Bà Trưng
Hiện nay, trên cả nước Việt Nam có 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình trong đó riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã.
Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là Mê Linh, Hà Nội - quê hương của hai bà. Theo ghi nhận của sử gia Ngô Thì Sĩ, từ nhiều thế kỷ trước khi đền thờ Hai Bà được lập ra, vì Hai Bà chết do binh đao nên đền thờ kiêng màu đỏ là màu máu: hương án đều sơn màu đen, không có màu đỏ; người dân địa phương cũng không dám mặc áo đỏ, kể cả người đến viếng thăm nếu mặc áo đỏ phải cởi bỏ để bên ngoài theo lệ cấm.
Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương (miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng.
Các danh xưng của Hai Bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, phường, xã, quận... ở Việt Nam.
Trong văn hóa đại chúng
Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ (hay còn gọi là chế độ mẫu hệ), trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.
Nhiều tác phẩm, sách, kịch, nhạc... viết hoặc dựa vào Hai Bà làm nhân vật chính. Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là một vở cải lương kinh điển tại Việt Nam.
Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Bài hát Hồn tử sĩ có nguyên bản là Hát Giang Trường Hận, gợi nhớ đến công ơn và sự hy sinh của Hai Bà Trưng.
Sự kiện
Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, ngày giỗ hay lễ hội tưởng nhớ Hai Bà được tổ chức là ngày lễ chính thức của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến 1975 có diễu hành. Ngày này cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam của miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1976 trở đi, sau khi hai miền thống nhất thì ngày lễ Hai Bà Trưng không còn là ngày lễ ở Việt Nam nữa.
Về sau, về truyền thuyết Hai Bà Trưng đã được lan rộng khắp người dân Việt Nam nhiều thế hệ sau này, và hình tượng của 2 bà tiếp tục được đưa vào những trò chơi dân gian, truyện tranh và tác phẩm thơ văn.
Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng
Theo một số nguồn dã sử, cuộc khởi nghĩa Trưng Vương có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập Thành hoàng làng ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh.
Thánh Thiên – Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái (nay thuộc Bắc Giang). Tài kiêm văn võ, được Trưng Vương phong làm Thánh Thiên công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải (Hải Nam). Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh (Việt Nam) và ở cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.
Lê Chân – Nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong làm Thánh Chân công chúa, giữ chức Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải. Hiện có đền Nghè ở An Biên, Hải Phòng thờ bà.
Vũ Thị Thục: Khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong làm Bát Nạn đại tướng, Uy Viễn đại tướng quân, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình).
Vương Thị Tiên: Được Trưng Vương phong làm Ngọc Quang công chúa, được thờ ở đền Sầy và miếu thờ ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tương truyền, bà có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc và gieo mình tự vẫn tại xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Sau này đến đời vua Lý Thái Tông có năm hạn hán lớn, nhà vua lập đàn cầu mưa, bà còn hiển linh giúp dân chống hạn. Nhà vua giáng chỉ cho dân địa phương thờ phụng theo nghi lễ đầy đủ hơn và tặng thêm hai chữ trong duệ hiệu, thành Ngọc Quang Thiên Hương công chúa.
Nàng Nội – Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), được Trưng Vương phong làm Nhập Nội Bạch Hạc Thủy công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ bà.
Lê Thị Hoa – Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa), được Trưng Vương phong làm Nga Sơn công chúa, giữ chức Bình Nam đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.
Hồ Đề – Phó nguyên soái: Khởi nghĩa ở động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong làm Đề Nương công chúa, giữ chức Phó nguyên soái, Trấn Viễn đại tướng quân. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.
Xuân Nương, chồng là Thi Bằng – em trai Thi Sách, trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Nhập Nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.
Nàng Quỳnh và Nàng Quế – Tiên Phong phó tướng: Khởi nghĩa ở châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm Nghi Hòa công chúa, giữ chức Hổ Oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nhật Nam trấn thủ vùng bắc Nam Hải. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.
Trương Tử Nương là tướng Đô Đốc thủy quân của Hai Bà Trưng. Trong một trận giao tranh với quân Mã Viện, Trương Tử Nương đã hy sinh anh dũng tại cửa biển Thần Phù thuộc tỉnh Ninh Bình. Hai Bà Trưng đã sắc phong nàng là “Trinh Thục Đoan Trang Anh Túc Thần Nữ” và cho lập đền thờ ở quê nhà gọi là đình Bà Tía, thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đàm Ngọc Nga – Tiền Đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thủy, Thanh Sơn, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Nguyệt Điện Tế Thế công chúa, giữ chức Tiền Đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Trần Thị Phương Châu: Tuẫn tiết ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) năm 39 Công nguyên, được Trưng Vương phong làm Nam Hải công chúa. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang. Sử cũ có chép vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hài qua Khúc Giang trùng tu đền thờ bà.
Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương: Quê ở động Hoa Lư (Ninh Bình), theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được thờ ở đình Đông Ba thuộc thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Thiều Hoa – Tiên Phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Tiên Phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ bà.
Quách A – Tiên Phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Khâu Ni công chúa, giữ chức Tiên Phong tả tướng, tổng trấn Luy Lâu. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).
Vĩnh Hoa – Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Vĩnh Hoa công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân. Bà có trận đánh thần kỳ dẹp tan quân của đại tướng nhà Hán là Ngô Hán ở các vùng Độ Khẩu (nay thuộc Vân Nam), Khúc Giang (nay thuộc Quảng Đông) và đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày nay. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Huy.
Lê Ngọc Trinh – Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, được Trưng Vương phong làm Ngọc Phượng công chúa, giữ chức Chinh Thảo đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo quân Quế Lâm. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Lê Thị Lan – Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm, Sơn Tây, được Trưng Vương phong làm Nhu Mẫn công chúa, giữ chức Trấn Tây tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Hán Trung. Hiện ở Hạ Hòa, Vĩnh Phúc có miếu thờ bà.
Phật Nguyệt – Tả tướng thủy quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Phật Nguyệt công chúa, giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thủy quân, Chinh Bắc đại tướng quân, tổng trấn khu hồ Động Đình - Trường Sa. Bà hình như không được ghi vào sử Việt Nam mà lại được ghi vào sử Trung Quốc. Bà có trận đánh kinh hồn chiến thắng Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí ở hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Hiện di tích về bà còn rất nhiều: tại chùa Kiến Quốc thuộc thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh. Bà là nữ tướng gây kinh hoàng cho nhà Hán nhất.
Trần Thiếu Lan: Hiện có miếu thờ tại cửa Thẩm Giang chảy vào hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Cả ngàn năm qua, mỗi lần sứ thần của Việt Nam đi ngang qua đều vào tế lễ bà. Hiện nay cũng còn một ngôi mộ mang tên bà.
Phương Dung: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh), là người thông minh mưu lược, được Trưng Vương phong làm Đăng Châu công chúa, giữ chức Trấn Nam đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Giao Chỉ. Thời kỳ bắc tiến, bà giữ chức quân sư, Khi thiết lập triều đình Lĩnh Nam, vua Trưng phong cho Phương Dung làm tể tướng. Bà là vợ của Đào Kỳ (Bắc bình vương).
Trần Năng - Trưởng lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm Hoàng công chúa, Vũ Kỵ đại tướng quân, giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ bà.
Trần Quốc hay nàng Quốc – Trung Dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm, Hà Nội, được Trưng Vương phong làm Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, giữ chức Đô đốc, trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Bà có trận thủy chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Việt Nam) và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam của Trung Quốc có nhiều đền thờ nàng Quốc. Dân ở các vùng này đã tôn bà là Giao Long tiên nữ giáng trần vì bà rất hiển linh.
Tam Nương – Tả Đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương. Trưng Vương phong Hồng Nương làm An Bình công chúa, Thanh Nương làm Bình Xuyên công chúa, Đạm Nương làm Quất Lưu công chúa, giao cho chức Kỵ binh Lĩnh Nam. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.
Quý Lan – Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm An Bình công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân (Lễ bộ Thượng thư). Hiện ở Liễn Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Quý Lan.
Bà Chúa Bầu: Khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch, Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của bà.
Sa Giang: quê Trường Sa, người Hán, sang giúp Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Lĩnh Nam công chúa. Bà là một nhân vật lịch sử. Hiện ở ngoại ô huyện Phong Đô tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) có đền thờ bà.
Phùng Thị Chính: Tuấn Xuyên, Vạn Thắng, Ba Vì, được Trưng Vương phong làm Trưởng nội thị tướng quân, nổi tiếng với trận đánh ở Lãng Bạc, sinh con giữa trận chiến, một tay ôm con, một tay giết giặc. Có đền thờ bà tại thôn Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.
Ngoài ra còn có các thủ lĩnh người Tày, Nùng và Choang (Quảng Tây) lãnh đạo nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Nam tướng
Đỗ Năng Tế: Thành hoàng làng Khánh Hiệp (nay là Mỹ Giang), xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội là thầy dạy võ và tướng của Hai Bà Trưng. Lăng mộ ông, Đình làng và Chùa Miếu thờ hai con ông đều là Di tích Quốc gia xếp hạng năm 1989.
Hoàng Đạo: Thành hoàng làng Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội; xếp hạng Di tích quốc gia Đặc biệt 2020. Cả Tam Hiệp và Liên Hiệp xưa đều gọi chung là Kẻ Hiệp, nằm bên sông Hát, có lịch sử từ trước công nguyên.
Ba anh em họ Trương: Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ ở động Thiểm Khê (nay là làng Thiểm Khê, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã lặn suối trèo non, giong thuyền về Mê Linh tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hiện ba anh em họ Trương được thờ ở di tích Miếu Ba Vua, xã Liên Khê.
Đô Thiên: người Hán, ứng nghĩa theo Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Động Đình công, giữ chức Trung Nghĩa đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Hán Trung, tổng trấn Trường Sa. Hiện vùng Lưỡng Quảng của Trung Quốc có rất nhiều miếu, đền thờ ông.
Ba anh em họ Đào: Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang, quê Thanh Hóa, là tướng của Hai Bà Trưng, Đào tam lang là em út, có tên là Đào Kỳ, rất giỏi võ và mưu lược, được phong là Bắc bình vương: Hi sinh trong trận Bồ Lăng, đánh với quân Hán tại khu vực nay là ngã ba sông Trường Giang và Ô Giang, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hiện ở đây có miếu thờ. Để tưởng nhớ công ơn của ba anh em họ Đào, nhân dân Đa Tốn đã lập miếu thờ (Đào Đô Thống thờ ở miếu Sén Tóc, thôn Ngọc Động, Đào Chiêu Hiển thờ ở Nghè Ông Hai, thôn Lê Xá và Đào Tam Lang thờ ở nghè cũ sau chuyển về nghè Lê Xá). Về sau, từ thế kỷ XVII trở đi, dân làng Ngọc Động và Lê Xá đã thờ ba ông làm thành hoàng làng.
Nguyễn Tam Trinh, quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cũng có tài liệu nói ông quê ở Long Biên, không rõ họ Nguyễn hay họ Triệu (theo thần tích ông mang họ Triệu nhưng nhiều người làng Mai Động nói ông họ Nguyễn). Ông là đô vật giỏi, lại có ít vốn chữ nghĩa. Từ quê nhà, ông ngao du xứ Bắc và dừng chân ở hương Cổ Mai (nay là khu vực làng Mai Động và phụ cận). Tại đây, ông đã dạy văn, dạy võ cho người dân địa phương, lại truyền nghề làm đậu phụ cho dân làng. Ông được tôn làm Châu trưởng. Khi Hai Bà Trưng truyền hịch kêu gọi dân chúng đứng lên cứu nước, diệt Thái thú Tô Định của nhà Đông Hán, ông đã tập hợp được 3000 dân binh (có tài liệu nói hơn 5000 người) tham gia khởi nghĩa. Ông được giao tiến đánh Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) và cùng các cánh quân khác đã hạ được thành. Khi Hai Bà xưng vua, ông được phong tước hầu và giữ chức phụ chính. Năm 42, vua Đông Hán sai Mã Viện kéo đại quân sang đánh, mùa hè năm 43 đã đến Cổ Loa. Trước thế giặc mạnh, quân của Tam Trinh đã lui về Mai Động đào hào đắp lũy chống giặc. Không lâu sau khi Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở Hát Môn, quân Tam Trinh cũng thua trận. Tam Trinh ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Than ôi ! Cơ đồ vua Trưng đã mất, nên bầy tôi cũng chỉ có về trời !“. Nói xong, ông bèn cưỡi ngựa lên núi rồi hoá. Theo thần tích ở Mai Động, ông mất vào đêm ngày 10 tháng 2 năm Quý Mão (43).
Xem thêm
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến tranh Hán-Việt, 42-43
Mã Viện
Hán Quang Vũ Đế
Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 1
Tiếng trống Mê Linh
Tham khảo
Đại Việt sử lược.
Đại Việt sử ký toàn thư.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội.
Nguyễn Khắc Thuần (2005), Danh tướng Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội.
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
Viện Sử học (1988), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam.
Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin.
Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin.
Lê Đình Sỹ chủ biên (2010), Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà Xuất bản Hà Nội.
Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nhà Xuất bản Văn học.
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiếng trống đồng Mê Linh: từ BBC Việt ngữ, nhận xét về Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng và bài học “việc nước trước việc nhà ”
Hậu Hán Thư phần đề cập Hai Bà Trưng: 卷八十六·南蠻西南夷列傳第七十 hoặc https://ctext.org/dictionary.pl?if=gb&id=77634
Nữ tướng Việt Nam
Người tự sát
Người Hà Tây |
9147 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng%20Tr%E1%BA%AFc | Trưng Trắc | Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側, 13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là nữ vương của vương quốc Lĩnh Nam và anh hùng dân tộc của người Việt, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đông Hán trong lịch sử Việt Nam, lập ra một chính quyền riêng của người Việt trong 3 năm với trung ương tại Mê Linh. Vì vậy, bà là nữ quân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cũng như nữ vương đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam (Lý Chiêu Hoàng là vị nữ quân chủ thứ hai và là nữ hoàng duy nhất). Tuy về sau cuộc khởi nghĩa bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, nhưng trong văn hóa người Việt, khởi nghĩa tượng trưng cho sự quật khởi, phục hưng tinh thần quốc gia. Sử gia Lê Văn Hưu đã nhận xét: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết tình thế đất Việt ta có thể dựng được nghiệp bá vương".
Danh tính và thân thế
Tài liệu sử học đầu tiên được cho là đã ghi nhận danh tính bà lại là sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp, được viết vào khoảng năm 432 đến 445. Theo đó, nội dung được cho là ghi nhận tên bà là Trưng Trắc (徵側) và em gái là Trưng Nhị được viết như sau:
Năm [Kiến Vũ] thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành.
Một tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc là Thủy kinh chú do Lịch Đạo Nguyên viết vào khoảng năm 515 đến 524, dẫn theo một tài liệu khác là "Giao Châu ngoại vực ký", cũng chép tên bà là Trung Trắc. Sách này cũng cho biết thêm bà là con gái của Lạc tướng Mê Linh và có chồng là con trai của Lạc tướng Chu Diên.
Tài liệu chính sử Việt Nam đầu tiên là Đại Việt sử ký toàn thư chép bà vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh, là vợ của Thi Sách, dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên.. Thông tin này có lẽ được ghi theo Hậu Hán thư, bản đã được Thái tử Lý Hiền bổ sung.
Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Còn tên của hai Bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”.
Khởi nghĩa
Sách Thủy kinh chú dẫn theo "Giao Châu ngoại vực ký", mô tả bà là "người có đảm dũng".
Dưới sự cai trị tàn bạo và chính sách Hán hóa gắt gao của nhà Đông Hán, người Việt ở Giao Chỉ đều phẫn nộ và có ý định chống lại. Vợ chồng bà Trắc và ông Thi Sách trong số những thủ lĩnh người Việt đó. Thái thú Tô Định nhà Đông Hán bèn bắt giết ông Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Trắc cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn.
Bà kết hôn với ông Thi cũng là dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên
Tháng 3, năm Canh Tý (40), thù Tô Định giết chồng mình, cộng thêm sự căm phẫn bị đô hộ, bà Trắc cùng với em gái là bà Nhị tập hợp lực lượng ủng hộ từ các nơi cùng phát động khởi nghĩa chống nhà Hán.
Đề cập đến sự kiện này, sách Hậu Hán thư chép:
Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật hà khắc. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, được các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, [thị] chiếm 65 thành, tự xưng là vương.
Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi bà Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà.
Tương truyền, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề trước khi xuất binh:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
(Thiên Nam ngữ lục)
Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũPhan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 174. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Thái thú Tô Định bỏ chạy, quân khởi nghĩa giành được hơn 50 thành.
Khởi nghĩa thắng lợi, bà đổi sang họ Trưng và xưng vương, sử gọi là Trưng vương. Bà cùng em là Trưng Nhị cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm.
Chống Hán thất bại
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với quân Hai Bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp nên nhanh chóng tan rã. Hai bà thấy thế quân Hán mạnh, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm 43, Trưng Vương cùng Trưng Nhị chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Vương và Trưng Nhị đều mất tại đây. Theo tục truyền, hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Theo Hậu Hán thư thì hai bà đã bị Mã Viện giếtPhan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 182. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu.
Bộ tướng của Trưng Vương là Đô Dương còn chống quân Hán thêm một thời gian nữa rồi thất bại.
Trưng Vương khởi nghĩa và ở ngôi được 3 năm.
Đánh giá Xem chi tiết: Hai Bà Trưng#Đánh giá
Xem thêm
Thi Sách
Trưng Nhị
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến tranh Hán-Việt, 42-43
Mã Viện
Tham khảo
Đại Việt sử lược
Đại Việt sử ký toàn thư
Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nguyễn Khắc Thuần (2005), Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Viện Sử học (1988), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam
Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Lê Đình Sỹ chủ biên (2010), Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà xuất bản Hà Nội
Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử'', Nhà xuất bản Văn học
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiếng trống đồng Mê Linh: từ BBC Việt ngữ, nhận xét về Hai Bà Trưng
Tưởng nhớ Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ”
Anh thư dân tộc Việt Nam
Người Hà Nội
Nữ giới Việt Nam
Vua Việt Nam
Mất năm 43
Nữ hoàng |
9148 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng%20Nh%E1%BB%8B | Trưng Nhị | Trưng Nhị (chữ Hán: 徵貳; 13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là nữ phó vương vương quốc Lĩnh Nam và là nữ thủ lĩnh chống sự đô hộ của nhà Đông Hán thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Bà cùng chị là nữ vương Trưng Trắc đã lãnh đạo người Việt đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Đông Hán.
Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc, hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết.
Nguồn gốc, tên gọi
Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Trưng Nhị là Đại Việt sử lược. Theo sách này, Trưng Nhị là em của Trưng Trắc, con gái Lạc tướng ở Mê Linh.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trưng Nhị vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, được thần phả ghi tên là Trần Thị Đoan.
Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên của bà, có nguồn gốc từ nghê dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo các sử gia tên Trưng Nhị vốn là Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Nhị. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau.
Sự nghiệp
Theo Đại Việt sử lược, Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ như Trưng Trắc, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt.
Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết anh rể Trưng Nhị là Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Nhị cùng Trưng Trắc mang quân bản bộ về giữ Hát Môn.
Tháng 3, năm 40, Trưng Nhị theo chị là Trưng Trắc tập hợp các lực lượng ủng hộ nổi dậy đánh hãm trị sở ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Thái thú Tô Định bỏ chạy. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Trưng Vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương.
Sách Việt Nam sử lược ghi nhận Trưng Nhị cùng Trưng Trắc đều xưng vương. Các bộ sử ra đời trước đó như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không xác nhận điều này.
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), Hán Quang Vũ Đế thấy hai bà dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang đánh.
Năm 42, Trưng Nhị cùng chị cầm quân đụng độ với quân Hán ở Lãng Bạc. Do thế quân Hán mạnh hơn, bà cùng Trưng Trắc không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm 43, Trưng Nhị cùng Trưng Trắc chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Trắc và Trưng Nhị đều mất tại đây. Hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Tuy nhiên, theo Hậu Hán Thư, một cuốn sử của Trung Quốc, truyện Mã Viện chép rằng hai bà đã bị Mã Viện giết. Trong khi đó, truyện Lưu Long lại cho rằng Trưng Nhị bị Lưu Long bắt rồi bị giết. Thế nhưng, sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu.
Cuộc đời hoạt động của Trưng Nhị trước sau gắn bó ở bên cạnh với Trưng Trắc, từ khi khởi nghĩa đến khi chống Hán thất bại và cái chết. Trong khởi nghĩa, bà là tướng đắc lực bên cạnh Trưng Vương. Tuy nhiên, sử sách không nhắc đến gia đình riêng tư của bà như Trưng Trắc.
Tưởng nhớ
Do cuộc đời sự nghiệp của Trưng Nhị luôn gắn liền với Trưng Trắc, sử sách khi nhắc đến Trưng Trắc thường đi cùng với Trưng Nhị, hoặc gọi chung là Hai Bà Trưng.
Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
Xem thêm
Trưng Trắc
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến tranh Hán-Việt, 42-43
Mã Viện
Tham khảo
Đại Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh (1993)
Đại Việt sử ký toàn thư
Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nguyễn Khắc Thuần (2005), Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Viện Sử học (1988), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam
Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Lê Đình Sỹ chủ biên (2010), Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà xuất bản Hà Nội
Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học
Chú thích
Liên kết ngoài
Tiếng trống đồng Mê Linh: từ BBC Việt ngữ, nhận xét về Hai Bà Trưng
Tưởng nhớ Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ”
Vua Việt Nam
Anh thư dân tộc Việt Nam
Lịch sử Việt Nam thời Hai Bà Trưng
Người Hà Nội
Nữ giới Việt Nam
Mất năm 43 |
9168 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20h%C3%B3a | Mã hóa | Trong mật mã học – một ngành toán học ứng dụng cho công nghệ thông tin, mã hóa là phương pháp để biến thông tin (phim ảnh, văn bản, hình ảnh...) từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã.
Giải mã là phương pháp để đưa từ dạng thông tin đã được mã hóa về dạng thông tin ban đầu, quá trình ngược của mã hóa.
Một hệ thống mã hóa bao gồm các thành phần:
thông tin trước khi mã hóa, ký hiệu là P (Plaintext).
thông tin sau khi mã hóa, ký hiệu là C (Ciphertext).
chìa khóa, ký hiệu là K (Key).
phương pháp mã hóa/giải mã, ký hiệu là E/C (Encryption/Decryption).
Quá trình mã hóa được tiến hành bằng cách áp dụng hàm toán học E lên thông tin P, vốn được biểu diễn dưới dạng số, để trở thành thông tin đã mã hóa D
Quá trình giải mã được tiến hành ngược lại: áp dụng hàm D lên thông tin C để được thông tin đã giải mã P
Các hệ thống mã hóa
Có hệ thống mã hóa đối xứng và hệ thống mã hóa bất đối xứng. Hai loại mã khóa này khác nhau ở số lượng khóa. Mã hóa đối xứng sử dụng cùng một khóa để mã hóa/giải mã. Trong khi đó, mã hóa bất đối xứng sử dụng hai khóa khác nhau để mã hóa và giải mã thông tin. Mỗi hệ thống mã hóa có ưu nhược điểm riêng. Mã hóa đối xứng xử lý nhanh nhưng độ an toàn không cao. Mã hóa bất đối xứng xử lý chậm hơn, nhưng độ an toàn và tính thuân tiện trong quản lý khóa cao. Trong các ứng dụng mã hóa hiện tại, người ta thường kết hợp các ưu điểm của cả hai loại mã hóa này.
Ứng dụng
Mã hóa có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong giao dịch điện tử bằng các loại tiền mã hóa như Bitcoin chẳng hạn. Nó giúp đảm bảo bí mật, toàn vẹn của thông tin, khi thông tin đó được truyền trên mạng. Mã hóa cũng là nền tảng của kĩ thuật chữ ký điện tử, hệ thống PKI...
Phân loại
Các loại mã hóa SHA:
SHA-64
SHA-128
SHA-256
SHA-512
Tham khảo
Công nghệ thông tin
Mật mã học |
9169 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gioan%20Bosco | Gioan Bosco | Gioan Bosco (1815-1888), hay Don Bosco (theo tiếng Ý truyền thống thì chữ "Don" là một từ xưng hô tôn kính) hoặc Giovanni Bosco, là một vị thánh của Giáo hội Công giáo Rôma. Nổi tiếng là một nhà hùng biện ở Torino, tuy nhiên, ông được biết nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra tu hội Salesian vào năm 1852.
Thân thế và sự nghiệp
Ông tên đầy đủ là Giovanni Melchiorre Bosco, sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại làng Becchi, thuộc tỉnh Piémont miền Bắc nước Ý, trong một gia đình nông dân nghèo. Cha ông là Phanxicô Bosco mất khi ông mới lên hai tuổi. Mẹ ông là bà Magarita. Bà qua đời cuối năm 1865.
Gia cảnh khó khăn, từ nhỏ, để có tiền đi học, ông đã phải làm nhiều việc khác nhau: chăn bò, việc đồng áng, bồi bàn cà phê, may quần áo, may giầy... Năm 11 tuổi, ông mới bắt đầu được đi học, tuy nhiên đến năm 16 tuổi ông đã vào được bậc trung học.
Tuy vậy, từ nhỏ ông đã có chí nguyện tu hành giúp đời. Vì vậy, năm 1835, ông vào Đại chủng viện Torino, được thụ phong linh mục 6 năm sau đó, vào ngày 5 tháng 6 năm 1841 (26 tuổi). Sau khi chịu chức, ông khởi đầu mục vụ tông đồ bằng cách đi thăm các Trại Giáo hóa dành cho các thanh thiếu niên phạm pháp tại Giáo phận Torino.
Cuối năm 1841, ông nhận nuôi dưỡng Bartôlômêô Garelli, một trẻ em vô gia cư. Dần dà, ông nhận nuôi thêm nhiều trẻ em vô gia cư hoặc mồ côi. Ban đầu, ông quy tụ các em để tổ chức vui chơi, tham dự Thánh Lễ và học giáo lý. Sau khi có nơi ở cố định ở Valdocco, Thành Torinô, ông đã cho xây nhà nội trú, mở các lớp dạy học và các xưởng dạy nghề. Số lượng trẻ em ngày càng đông, khiến nghĩa cử của ông ngày càng vất vả, khiến ông từng ngã bệnh do bị sưng phổi nặng nhưng may mắn qua khỏi.
Do bấy giờ chính phủ Ý gây nhiều rắc rối, nên ông đã phải nhờ một số tu sĩ đến giúp đỡ trong việc lo cho các trẻ mồ côi. Các tu sĩ này là những hạt nhân đầu tiên của một tu hội mới, ra đời với mục đích chăm lo giáo dục các trẻ em mồ côi nghèo khổ, noi gương Thánh Phanxicô Salê. Chính vì thế, từ năm 1854, các Cộng sự của Gioan Bosco được gọi là "Salêdiêng" (Salésienne).
Năm 1859, Gioan Bosco cùng với các đồng chí của mình chính thức thành lập Hội dòng của Thánh Phanxicô Đệ Salê (tiếng Latin: Societas Sancti Francisci Salesii), với hàm ý noi gương Đức ái Tông đồ, sự Hiền lành và lòng kiên nhẫn. Ngày 25 tháng 3 năm 1855, Micae Rua trở thành tu sĩ đầu tiên thực hiện lời tuyên khấn dòng. Năm 1860, Giuse Rossi trở thành Sư huynh đầu tiên được đón nhận vào Dòng. Sau đó, ngày 14 tháng 6 năm 1862, 22 tu sĩ Salêdiêng khác đã thực hiện lời tuyên khấn.
Gioan Bosco cũng đã thành lập Dòng Con Đức Mẹ phù hộ (còn được gọi là Dòng Nữ Salêdiêng Don Bosco) vào ngày 5 tháng 8 năm 1872. Năm 1876, ông thành lập Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng. Ba Nhóm này và nhiều Nhóm được thành lập sau này liên kết với nhau thành Gia đình, một tổ chức xã hội Công giáo thống nhất. Vào năm 1872, ông tiếp tục lập thêm hai hội dòng khác: Hội Đức Mẹ hằng Cứu giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục; Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo dục các em cô nhi. Các tổ chức này có tầm ảnh hưởng rộng khắp ngay khi ông còn tại thế.
Với những nỗ lực không mệt mỏi của mình, Gioan Bosco kiệt sức, lâm bệnh và qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1888 tại Torino, hưởng thọ 73 tuổi. Ghi nhận những công lao của ông với giáo hội và xã hội, 1909 được phong Á thánh, 2/6/1929 được phong Chân phước và 1/4/1934 Giáo hoàng Piô XI đã phong ngài lên bậc hiển thánh với biệt hiệu: CHA và THẦY của thanh thiếu niên.
Chú thích
Tham khảo
Thánh Công giáo Rôma
Linh mục Công giáo Rôma
Dòng Salêdiêng Don Bosco |
9179 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20Anh | Dược điển Anh | Dược điển Anh (British Pharmacopoeia) là bộ sách có thẩm quyền tập họp các tiêu chuẩn cho dược phẩm của Anh. Nó là tài liệu tham khảo chính yếu cho những ai làm trong ngành nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm. Tài liệu này cũng bao gồm công thức chế tạo và thuốc dùng trong thú y.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ủy ban Dược điển Anh , nơi xuất bản Dược điển Anh
Dược lý học
Dược khoa
Dược điển
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
9180 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20Hoa%20K%E1%BB%B3 | Dược điển Hoa Kỳ | Dược điển Hoa Kỳ (United States Pharmacopoeia) là tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được Hội đồng Dược điển Hoa Kỳ xuất bản hàng năm. Bao gồm các tiêu chuẩn của từng loại chất hóa học, sinh học (hoạt chất), làm thuốc. Nó cũng đề ra phương pháp thử nghiệm, kiểm tra chất lượng của hoạt chất. Trong dược điển còn nêu các phương pháp thử nghiệm, thuốc thử, dụng cụ, máy móc áp dụng cho các phương pháp kiểm tra chất lượng thuốc. Nó cũng được một số nước áp dụng khi các nước này chưa có dược điển (các nước chậm phát triển) hoặc một số nước mà trong dược điển của nước này chưa có các chuyên luận hoặc phương pháp kiểm tra chất lượng khi cần tham khảo.
Với những người trong ngành, dược điển này được gọi đơn giản là USP. Từ viết tắt chữ đầu USP cũng được thêm vào tên tên thuốc hay các nguyên liệu, hóa chất dùng làm thuốc để cho biết chúng tuân theo các quy định của USP (hay đạt tiêu chuẩn dược điển Hoa Kỳ).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Dược điển Hoa Kỳ
Dược lý học
Dược khoa
Dược điển |
9188 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pythagoras | Pythagoras | Pythagoras xứ Samos (, hoặc ; trong tiếng Hy Lạp Ionia; ), hay Py-ta-go theo phiên âm tiếng Việt, là một nhà triết học Hy Lạp Ionian cổ đại, đã có công sáng lập học phái Pythagoras. Những lời dạy của ông về chính trị và tôn giáo từng một thuở rất có tiếng tăm ở Magna Graecia, đã gây ảnh hưởng đến các triết gia lỗi lạc như Platon, Aristoteles. Và cũng chính qua những vị này mà ảnh hưởng đến triết học phương Tây nói chung. Tuy còn nhiều khuất tất xung quanh thân thế của Pythagoras, song ông có lẽ là con trai của Mnesarchus, một người thợ khắc ngọc quý trên hòn đảo Samos. Các học giả hiện đại bất đồng về học vấn và tầm ảnh hưởng của Pythagoras, nhưng nhất trí rằng, vào khoảng năm 530 TCN, ông đã lữ hành tới Croton miền nam Ý, nơi ông thu nạp nhiều đồ đệ và dạy cách sống khổ tu theo kiểu công xã dưới ngôi trường do mình thành lập.
Học thuyết được xác định một cách chắc chắn thuộc về Pythagoras là metempsychosis, hay "sự đầu thai/luân hồi của hồn". Theo đó, ông cho rằng hồn là thứ bất tử, sau khi chết đi, sẽ nhập vào cơ thể khác. Ngoài ra, ông có lẽ là người đề xướng thuyết musica universalis, cho rằng các hành tinh di chuyển theo quy luật của các phương trình toán học, vì thế cộng hưởng và tạo nên bản hòa tấu ca mà ta không thể nghe thấy. Hiện còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề liệu Pythagoras có thực sự đã phát triển các học thuyết số học và nhạc lý được quy cho ông hay không, hay chúng chỉ là sáng kiến từ các học trò của ông, đặc biệt là Philolaus xứ Croton. Sau chiến thắng của Croton trước thị quốc Sybaris vào khoảng năm 510 TCN, môn phái Pythagoras mâu thuẫn với những người ủng hộ chế độ dân chủ. Cuộc xung đột đã dẫn đến việc các hội quán Pythagoras bị thiêu rụi; bản thân Pythagoras có lẽ đã bị giết trong sự biến ấy, hoặc ông đã chạy trốn kịp thời tới Metapontum và dành phần đời còn lại ở đó.
Nguồn tiểu sử
Hiện không có bất kỳ một bản thảo xác tín nào của Pythagoras còn tồn tại, và ta hầu như không biết gì về cuộc đời ông. Những nguồn sớm nhất về cuộc đời Pythagoras rất vắn tắt, mơ hồ, và thường mang dụng ý châm biếm. Nguồn sớm nhất về những giáo huấn của Pythagoras là một bài thơ châm biếm, có lẽ được viết sau khi ông qua đời bởi Xenophanes xứ Colophon, một người cùng thời với Pythagoras. Trong bài thơ, Xenophanes miêu tả cảnh Pythagoras đứng ra bênh vực một con chó đang bị đánh đập, giãi bày rằng ông nhận ra giọng nói của một người bạn quá cố trong tiếng kêu khẩn của con chó. Alcmaeon xứ Croton, một dược sĩ sống ở Croton đồng thời với khi Pythagoras lưu trú tại đó, đã hợp nhất rất nhiều giáo huấn của Pythagoras vào các trước tác của mình và cũng dường như quen biết Pythagoras. Nhà thơ Heraclitus xứ Ephesus, sinh ra ở nơi cách xa Samos vài dặm đường biển và có lẽ sống cùng thời với Pythagoras, gièm pha Pythagoras là một kẻ bịp bợm, nhận định rằng "Pythagoras, con trai của Mnesarchus, rèn luyện khả năng chiêm nghiệm hơn bao kẻ khác, và lựa chọn từ những trước tác này mà ông ta đã có thể tạo nên một trí khôn cho bản thân — [kiểu trí khôn] đểu giả tinh ranh, học lắm."
Tiểu sử
Thuở đầu
Herodotus, Isocrates, và văn tịch thuở sớm đồng thuận rằng Pythagoras là con trai của Mnesarchus, và rằng ông chào đời trên hòn đảo Samos thuộc Hy Lạp phía đông Biển Aegean. Theo như những tường thuật ấy, cha Pythagoras không phải là thổ dân của hòn đảo, mặc dù ông đã nhập tục với nơi đó, song Iamblichus lại cho rằng ông đúng là dân bản địa. Tương truyền Mnesarchus là một thợ khắc ngọc hoặc một thương nhân khá giả, song lai lịch của ông còn mơ hồ và nhiều mâu thuẫn. Mẹ Pythagoras xuất thân trong một gia đình geomoroi tại Samos. Apollonius xứ Tyana cho biết tên bà là Pythaïs. Theo lời kể của Iamblichus, bà ấy khi mang thai Pythagoras đã nghe lời sấm của nữ tư tế Pythia, rằng bà sẽ hạ sinh một cậu trai hết mực tuấn tú, khôi ngô, và phước đức cho toàn nhân loại. Aristoxenus khẳng định Pythagoras rời Samos dưới thời Polycrates cai trị, ở tuổi 40; điều này ngụ ý ông sinh năm 570 TCN. Tên của Pythagoras dường như có mối tương liên với thần Apollo của Pythia (Pūthíā); Aristippus xứ Cyrene vào thế kỷ thứ 4 TCN đã giải thích tên gọi này như sau: "Ông ấy nói [, ] sự thật thường xuyên chẳng khác nào vị Pythia [ ]".
Trong những năm hình thành của Pythagoras, Samos là một trung tâm văn hóa thịnh vượng được biết đến với những kỳ tích về kỹ thuật kiến trúc tiên tiến, bao gồm cả việc xây dựng Đường hầm Eupalinos, và văn hóa lễ hội náo nhiệt của nó. Đó là một trung tâm thương mại lớn ở Aegean, nơi các thương nhân mang hàng hóa từ vùng Cận Đông đến. Theo Christiane L. Joost-Gaugier, những thương nhân này gần như chắc chắn đã mang theo những tư tưởng và truyền thống Cận Đông. Thời thơ ấu của Pythagoras nằm trong giai đoạn nở rộ của triết học tự nhiên thời kỳ đầu của người Ionia. Ông là người cùng thời với triết gia Anaximander,Anaximenes, và nhà sử học Hecataeus, tất cả đều sống ở Miletus, bên kia biển Samos.
Xem thêm
Cosmos
Ex pede Herculem
Isopsephy (gematria)
Luýt Pythagoras
Cây Pythagoras
Comma Pythagoras
Cốc Pythagoras
Bộ ba Pythagoras
Pythagoras (nhà điêu khắc)
Hình học thiêng
Tham khảo
Phụ chú
Trích dẫn
Thư mục
Nguồn cổ điển
Diogenes Laërtius, Vitae philosophorum VIII (Cuộc đời của những triết gia xuất sắc), k. 200 CN, thông tin trong cuốn này trích dẫn từ một bản bình phẩm của Alexander Polyhistor —
Porphyry, Vita Pythagorae (Cuộc đời Pythagoras), k. 270 CN — Porphyry, Life of Pythagoras, dịch sang tiếng Anh bởi Kenneth Sylvan Guthrie (1920)
Iamblichus, De Vita Pythagorica (Về cuộc đời Pythagoras), k. 300 CN — Iamblichus, Life of Pythagoras , dịch sang tiếng Anh bởi Kenneth Sylvan Guthrie (1920)
Apuleius, tiếp nối bởi Aristoxenus, viết về Pythagoras trong Apologia, k. 150 CN, bao gồm câu chuyện ông được dạy dỗ bởi Zarathustra — câu chuyện cũng được đề cập bởi Clêmentê thành Alexandria.
Hierocles thành Alexandria, Golden Verses of Pythagoras, k. 430 CN
Nguồn hiện đại thứ cấp
Liên kết ngoài
"Pythagoras of Samos", Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Trường Toán và Thống kê, Đại học St Andrews, Scotland
"Pythagoras and the Pythagoreans, Fragments and Commentary", Dự án văn liệu sử học Arthur Fairbanks Hanover, Khoa Sử học thuộc Hanover College
"Pythagoras and the Pythagoreans", Khoa Toán học, Đại học Texas A&M
"Pythagoras and Pythagoreanism", The Catholic Encyclopedia
Nhà toán học Hy Lạp cổ đại
Nhà hình học
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học âm nhạc
Mất thập niên 490 TCN
Năm 495 TCN
Năm 570 TCN
Người sáng lập tôn giáo
Người ăn chay
Người Hy Lạp cổ |
9193 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vienna%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Vienna (định hướng) | Vienna có thể là:
Địa danh
Tên tiếng Anh của thủ đô Viên của Áo
Tên tiếng Anh của sông Wien chảy qua thành phố này
Vienna, Ontario tại Canada
Vienna, Georgia
Vienna, Illinois
Vienna, Louisiana
Vienna, Maine
Vienna, Maryland
Vienna, Missouri
Vienna, New York
Vienna, South Dakota
Vienna, Virginia
Vienna, West Virginia
Vienna, Wisconsin
New Vienna, Iowa
New Vienna, Ohio
Vienna Township, Genesee County, Michigan
Vienna Township, Minnesota
Vienna Township, Montmorency County, Michigan
Âm nhạc
Nhạc sĩ Vienna Teng (sinh 1978)
Album Vienna của Ultravox
Bài hát "Vienna" trong album trên
Bài hát "Vienna" của Billy Joel
Bài hát "Vienna" củaThe Fray
Bài hát "Vienna" của Trans-Siberian Orchestra trong album Beethoven's Last Night
Xem thêm
Vienne (định hướng) |
9200 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20Gi%C3%A1m%20l%C3%BD | Phong trào Giám lý | Phong trào Giám lý là một nhóm các giáo hội có mối quan hệ lịch sử với nhau thuộc cộng đồng Kháng Cách. Bắt nguồn từ cuộc chấn hưng tôn giáo khởi phát bởi John Wesley tại Anh Quốc vào thế kỷ 18. John Wesley, một mục sư Anh giáo, cố giữ phong trào chấn hưng tâm linh này phát triển bên trong Giáo hội Anh, và cũng có khá đông chức sắc Anh giáo gia nhập phong trào.
Tín hữu Giám lý đến từ mọi giai tầng trong xã hội, kể cả giới thượng lưu nhiều quyền lực. Song, các nhà thuyết giáo Giám lý thường tìm đến các khu vực có nhiều người lao động nghèo và tội phạm là những người bị các giáo hội bỏ rơi, đem đến cho họ thông điệp phúc âm. Sau một thời gian chần chừ, Wesley tiếp bước Whitefield tổ chức những buổi truyền giảng bên ngoài khuôn viên các nhà thờ.
Về thần học, đa số tín hữu Giám lý chấp nhận tư tưởng Arminius, trong khi Howell Harris và George Whitefield thiên về thần học Calvin. Từ những thập niên đầu tiên của phong trào Giám lý đã có sự khác biệt này, trong đó phong trào Giám lý xứ Wales và hội đoàn Giám lý của Selina Hastings, Nữ bá tước Huntingdon áp dụng thần học Calvin theo ảnh hưởng của Whitefield. Wesley đã không để những dị biệt thần học này làm tổn thương tình bạn giữa ông và Whitefield, bài giảng của ông trong tang lễ của Whitefield bộc lộ tình cảm sâu sắc và sự tôn trọng Wesley dành cho người bạn quá cố.
Nhờ những hoạt động truyền giáo tích cực và hiệu quả, đức tin Giám lý lan toả khắp Đế quốc Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới.
Giáo nghi Giám lý thường đơn giản và chú trọng đến sự thành tâm khi thờ phượng theo giáo huấn của Chúa Giê-xu, "Thiên Chúa là Thần, nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy". Đến năm 2006, có khoảng 75 triệu tín hữu Giám lý trên khắp thế giới.
Phấn hưng
Cuộc phấn hưng Giám lý bắt đầu từ nước Anh, khởi phát bởi John Wesley, em ông, Charles Wesley, và George Whitefield. Ban đầu là một phong trào canh tân bên trong Giáo hội Anh vào thế kỷ 18, tập chú vào việc nghiên cứu Kinh Thánh và chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp để học Kinh Thánh. "Methodist" là biệt danh dùng để chế giễu một hội đoàn được thành lập bởi một nhóm sinh viên Đại học Oxford, họ nhóm lại với nhau từ năm 1729 đến năm 1735 vì mục đích bồi dưỡng tâm linh, dự tiệc thánh mỗi tuần, thường xuyên kiêng ăn để cầu nguyện, tránh xa nếp sống xa hoa và hầu hết các hình thức giải trí vui chơi. Họ tìm đến thăm viếng người nghèo, người bệnh và tù nhân trong lao xá.
Những tín hữu Giám lý tiên khởi đề kháng thái độ vô cảm của Giáo hội Anh, trở thành những nhà thuyết giáo ngoài trời và bắt đầu thành lập các hội đoàn Giám lý bất cứ nơi nào họ đặt chân đến. Nhiều người nhìn xem họ với ít nhiều ác cảm vì cớ những bài giảng đầy nhiệt tâm của họ, nhiều người khác cáo buộc họ là cuồng tín. Nhiều tín hữu Anh giáo lo sợ các học thuyết mới như cần thiết phải trải nghiệm sự tái sinh sau khi được cứu, về sự xưng công chính bởi đức tin, và về sự vận hành của Chúa Thánh Linh trong linh hồn của tín hữu, sẽ gây ra hệ quả xấu trên những người có tâm trí yếu đuối. William Hogarth gọi người Giám lý là "những kẻ cuồng nhiệt, cả tin, mê tín và cuồng tín".
John Wesley chịu ảnh hưởng của giáo phái Moravia và nhà thần học người Hà Lan Jacobus Arminius, trong khi Whitefield chấp nhận quan điểm thần học của John Calvin. Do đó, những người theo họ bắt đầu phân rẽ, những người ủng hộ Whitefield thành lập các giáo hội Giám lý theo tư tưởng Calvin, những người còn lại theo Wesley, chấp nhận quan điểm thần học của Arminius.
Ly giáo
Dù Wesley không hề có ý định rời bỏ Giáo hội Anh nhưng sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, Giáo hội Anh từ khước những người Mỹ theo Anh giáo và từ chối phong chức mục sư cho họ. Wesley quyết định làm lễ phong chức cho những người này, và vì ông không phải là Giám mục nên điều này đặt ông vào thế đối kháng với giáo hội. Năm 1784, Wesley và các nhà lãnh đạo khác thành lập Giáo hội Giám lý như là một thực thể độc lập với Anh giáo. Dù vậy, Wesley vẫn tiếp tục thi hành mục vụ của một mục sư Anh giáo cho đến khi qua đời.
Thần học và giáo nghi
Tín hữu Giám lý, theo thần học Arminius, tin vào ý chí tự do của con người, qua ân điển tiên kiến của Thiên Chúa, vì vậy bất đồng với thuyết tiền định, là thuyết được chấp nhận rộng rãi trong các giáo phái theo thần học Calvin như Trưởng lão phái. Tuy nhiên, tại những vùng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Calvin như xứ Wales, vẫn tồn tại các giáo hội Giám lý theo Calvin.
John Wesley không phải là một nhà thần học, mặc dù nhiều sinh viên chủng viện vẫn thường nghiên cứu các bài giảng của Wesley để tìm hiểu tư tưởng thần học của ông. Thần học Giám lý lại được thể hiện và được chấp nhận rộng rãi qua các bài thánh ca được sáng tác bởi Charles Wesley.
Tín hữu Giám lý tin vào giáo lý Ba Ngôi, Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Niềm xác tín bao hàm lời chứng của Kinh Thánh rằng Thiên Chúa tạo dựng thế giới, kiểm soát dòng lịch sử của nhân loại và tể trị đời đời. Họ chỉ cử hành hai thánh lễ: Báp têm và Tiệc Thánh.
Quan điểm truyền thống của giáo hội là bất cứ tư tưởng thần học nào cũng cần quan tâm đến yếu tố lý trí. Nhờ lý trí, tín hữu đọc và giải thích Kinh Thánh, xét xem lời chứng nào là đúng, và tra vấn về đức tin cho đến khi thông hiểu ý chỉ của Thiên Chúa.
Tín hữu Giám lý cũng nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi luôn luôn nối kết với truyền bá phúc âm và phục vụ người khác. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh là trỗi hơn lòng mộ đạo; yêu Thiên Chúa có nghĩa là yêu người lân cận, khao khát sự công chính và sự sống viên mãn.
Một nét đặc thù về giáo nghi của phong trào Giám lý là lễ Giao Ước. Với một ít khác biệt trong nghi thức, hầu hết các giáo hội Giám lý làm theo lời dạy của Wesley, hằng năm làm mới lại giao ước với Thiên Chúa mà tâm điểm là lời cầu nguyện cho giao ước được viết bởi Wesley.
Có nhiều việc cần phải làm cho Chúa Giê-xu. Có việc dễ dàng, có việc khó khăn. Có việc đem đến vinh dự, có việc mang lại tủi nhục. Có việc làm ta yêu thích và mang đến lợi lộc, có việc ta không hề ưa thích mà cũng chẳng có bổng lộc… Nhưng năng lực sẽ được ban cho chúng ta để hoàn thành mọi việc trong Chúa Giê-xu, đấng làm chúng ta mạnh mẽ.
... nay con không thuộc về mình, nhưng thuộc về Chúa. Xin đặt con vào nơi ngài muốn con sống, đem con đến với những người ngài muốn con chia sẻ; khiến con phải làm việc, cho con chịu đau khổ; có lúc dùng con theo thánh ý, có khi vì ngài mà ở rỗi; do ngài mà được tôn vinh, vì ngài mà chịu sỉ nhục; cho con chịu đói khát, cho con được no đủ; cho con có đủ mọi sự, khiến con thiếu thốn mọi bề; hầu cho con tự nguyện hiến dâng tất cả cho ngài, với cả tấm lòng, để ý ngài được nên, để nước Chúa được đến.
Giám lý tại Anh Quốc
Tại Anh, phong trào Giám lý luôn được biểu trưng với cơ cấu tập quyền, hội đoàn (connexion), tổ chức hội nghị hằng năm. Hội đoàn được chia thành nhiều hạt (district), đặt dưới quyền lãnh đạo của một chủ tọa (có thể là nam hay nữ). Hạt lại được chia thành các khu vực (circuit) đứng đầu là một mục sư chủ nhiệm (superintendent minister). Giám lý ở nước Anh không thiết lập chức Giám mục. Các mục sư được bổ nhiệm vào những khu vực hơn là vào những nhà thờ riêng lẻ (mặc dù một số nhà thờ tại trung tâm các thành phố lớn, gọi là central hall, xem mình là ngang bằng một khu vực (nhà thờ Methodist Central Hall, đối diện Westminster Abbey tại trung tâm Luân đôn là một điển hình). Hầu hết các khu vực có số mục sư ít hơn số lượng nhà thờ, nên lễ thờ phụng thường được hướng dẫn bởi các truyền đạo địa phương (local preacher), hay bởi các mục sư hưu trí. Phong trào Giám lý có ảnh hưởng lớn tại xứ Wales và Cornwall, tại đây người dân không mấy thiện cảm với Giáo hội Anh.
Những cuộc ly giáo từ bên trong giáo hội Giám lý nguyên thủy, cùng với các cuộc phấn hưng dẫn đến việc hình thành nhiều giáo phái độc lập tự xem mình là Giám lý. Lớn nhất trong các giáo phái này là Giáo hội Giám lý Tiên khởi, xuất phát từ một cuộc phấn hưng tại Mow Cop, Staffordshire, và Giáo hội Giám lý Hiệp nhất (không phải giáo phái có cùng tên tại Hoa Kỳ). Từ đó, Giáo hội nguyên thủy được biết đến với tên Giáo hội Giám lý Wesley. Năm 1933, ba nhánh chính của Giám lý nước Anh quyết định hiệp nhất để trở thành Giáo hội Giám lý Anh.
Sau thất bại của những nỗ lực hiệp nhất với Giáo hội Anh, những cuộc đàm phán và hợp tác vẫn được duy trì, dẫn đến việc ký kết một giao ước giữa hai giáo hội vào năm 2003. Từ những năm 1970, giáo hội Giám lý tiến hành các đề án hợp tác với Giáo hội Anh và với Giáo hội Cải cách Hiệp nhất nhằm chia sẻ với nhau các cơ sở của nhà thờ, trường học, và trong một số trường hợp, các mục sư.
Truyền giáo đến Hoa Kỳ
Từ cuối thập niên 1760, đã có các người truyền đạo tình nguyện di cư đến Mỹ và thành lập những hội đoàn Giám lý đầu tiên ở vùng đất mới. Philip Embury bắt đầu ở New York. Không lâu sau đó, Đại uý Webb thuộc quân đội Anh đến trợ giúp Embury, ông thành lập một hội đoàn ở Philadelphia đồng thời tìm đến các khu dân cư dọc bờ biển để thuyết giáo. Trong năm 1770, hai nhà truyền giáo, Richard Boardman và Joseph Pilmoor, được gởi đến từ Anh. Rồi Francis Asbury đặt chân đến nước Mỹ, ông bắt tay tái tổ chức các hoạt động của hội thánh thuộc khu vực trung Đại Tây Dương theo mô hình của Wesley, mặc dù nảy sinh một số bất đồng nội bộ. Việc những giáo sĩ đến thay thế các người truyền đạo địa phương đã gây bất bình cho một số nhà lãnh đạo hàng đầu trong cộng đồng tín hữu. Song, do bùng nổ chiến tranh và do yêu cầu của Wesley, tất cả giáo sĩ đều rời khỏi khu vực này. Khoảng năm 1778, khu vực trung Đại Tây Dương chỉ còn lại một giáo hạt. Nhưng Asbury từ chối ra đi, ông ở lại Delaware suốt trong thời kỳ khó khăn này.
Robert Strawbridge bắt đầu phục hồi các hoạt động của phong trào Giám lý ở Maryland, cùng lúc Embury cũng khởi đầu một công tác tương tự tại New York. Hai người không cộng tác với nhau, cũng không biết về sự hiện hữu của người kia. Strawbridge tự phong chức cho mình và thiết lập một giáo hạt. Ông đào tạo nhiều phụ tá tài năng, sau này trở nên những nhà lãnh đạo đầu tiên có nhiều ảnh hưởng trên phong trào Giám lý tại Mỹ. Công việc của ông tiến triển nhanh chóng, thu hút nhiều tân tín hữu cũng như mở rộng địa bàn hoạt động. Lúc này, các truyền đạo địa phương cộng tác mật thiết với các giáo sĩ, tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và sai phái nhiều truyền đạo tình nguyện hơn vào công trường thuộc linh. Trong khi đó, ở miền Nam, phong trào Giám lý không phụ thuộc vào các giáo sĩ như ở khu vực trung Đại Tây Dương.
Cho đến lúc này, ngoại trừ Strawbridge, không ai trong số các giáo sĩ và truyền đạo người Mỹ được phong chức, do đó họ tiếp tục nhận thánh lễ từ các chức sắc thuộc Anh giáo. Nhưng hầu hết mục sư Anh giáo đều đi đến Anh Quốc, New York hoặc Canada trong lúc chiến tranh. Để đáp ứng nhu cầu của hội thánh, một nhóm truyền đạo địa phương tự phong chức cho mình. Động thái này gây ra sự phân rẽ giữa Asbury và các truyền đạo phương Nam. Asbury tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách thuyết phục những người này chờ đợi một giải pháp đến từ John Wesley. Năm 1784, Wesley cử Mục sư Thomas Coke đến Mỹ để thành lập một giáo hội độc lập tại đây. Một hội đồng được tổ chức vào tháng 12. Coke được uỷ nhiệm tấn phong Asbury để đồng lãnh đạo giáo hội. Nhưng Asbury trông đợi sự uỷ nhiệm từ đại biểu của hội đồng, tuyên bố ông sẽ không chấp nhận sự tấn phong trừ khi hội đồng biểu quyết bầu ông vào chức vụ ấy. Kể từ thời điểm ấy, các chức vụ lãnh đạo của giáo hội đều đến từ sự uỷ nhiệm của hội đồng. Về sau, Coke thuyết phục hội đồng chấp nhận chức vụ Giám mục và hội đồng đã tấn phong Coke và Asbury là những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám lý, mặc dù quyết định này đã gây nhiều tranh cãi và Wesley cũng không phê chuẩn việc thiết lập chức danh Giám mục.
Đến kỳ đại hội đồng Giáo hội Giám lý tổ chức năm 1792, vấn đề chức danh Giám mục lại được đem ra bàn cãi; cuối cùng các đại biểu đồng ý với quan điểm của Giám mục Asbury. Tuy nhiên, trong đầu thập niên 1790, một số người tách khỏi giáo hội và thành lập Giáo hội Giám lý Tiên khởi và Giáo hội Giám lý Cộng hoà. Asbury tiếp tục được nhìn nhận là nhà lãnh đạo phong trào Giám lý tại Mỹ trong khi Coke gặp nhiều bất đồng với các người truyền đạo địa phương và ông mất dần ảnh hưởng.
Giám lý tại Hoa Kỳ
Thập niên 1730 và 1740, bùng nổ ở Mỹ trong những khu định cư phong trào phấn hưng tôn giáo gọi là Đại Tỉnh thức. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield là người thủ giữ vai trò quan trọng trong phong trào. Ông tìm đến các khu định cư trên khắp đất nước để rao giảng Phúc âm với sức thuyết phục mạnh mẽ và khơi dậy các tình cảm tôn giáo.
Cung cách thuyết giảng mới lạ và sinh động cùng nhiệt tâm sống đạo của tín hữu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta bày tỏ sự quan tâm đến tôn giáo với lòng nhiệt thành và đầy xúc cảm thay vì thụ động lắng nghe cách vô cảm những bài thuyết giảng thông thái. Họ bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh ngay tại nhà, điều này làm suy giảm ảnh hưởng của phương pháp phổ biến đức tin trong các buổi lễ tôn giáo, và đến gần với khuynh hướng chú trọng đến những trải nghiệm cá nhân trong qui đạo và sống đạo, được quảng bá ở Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng nghị.
Những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám lý tại Mỹ là Thomas Coke và Francis Asbury. Vào Hội đồng Giáng sinh Baltimore năm 1784 khai sinh Giáo hội Giám lý Hoa Kỳ, Coke (đã được phong chức trong Giáo hội Anh) tấn phong cho Asbury các chức vụ chấp sự, trưởng lão và Giám mục trong ba ngày liên tiếp. Các truyền đạo khu vực, hầu hết là tình nguyện, dong ruỗi trên lưng ngựa đi khắp nơi để rao giảng phúc âm và thành lập giáo đoàn cho đến khi khó có thể tìm thấy một cộng đồng dân cư nào ở Mỹ mà không tiếp xúc với thông điệp Cơ Đốc giáo theo cung cách giãi bày của người Giám lý. Một trong những nhà truyền đạo nổi tiếng nhất là Robert Strawbridge, sống ở vùng phụ cận Quận Carroll, Maryland ngay sau khi ông đặt chân đến đất Mỹ trong năm 1760.
Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai là một làn sóng phấn hưng tôn giáo lan toả khắp đất nước. Tại vùng New England, mối quan tâm về tôn giáo vừa được hồi sinh đã mở lối cho một làn sóng hoạt động xã hội trong vòng dân cư trong vùng; Phong trào Giám lý phát triển mạnh mẽ và thiết lập nhiều trường đại học, nổi tiếng nhất là Đại học Boston. Trong "khu vực bùng cháy" ở phía tây New York, tinh thần phấn hưng bùng phát mãnh liệt. Phong trào Giám lý chứng kiến sự xuất hiện của Phong trào Thánh khiết. Ở miền Tây, nhất là tại Cane Ridge, Kentucky và tại Tennessee, cuộc phấn hưng tôn giáo củng cố và phát triển đức tin Giám lý và Baptist.
Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba từ năm 1858 đến năm 1908 chứng kiến sự gia tăng vượt bậc số tín hữu Giám lý, và phát triển mạnh mẽ con số các định chế xã hội như các trường đại học. Tín hữu Giám lý thường tham gia tích cực vào phong trào truyền giáo và phong trào phúc âm xã hội.
Những bất đồng về vấn đề nô lệ đặt phong trào Giám lý vào một giai đoạn khó khăn trong thượng bán thế kỷ 19. Trong khi các nhà lãnh đạo miền Bắc không bày tỏ lập trường rõ ràng vì e sợ xảy ra ly giáo, thì Giáo hội Giám lý Wesley và Giáo hội Giám lý Tự do, chủ trương chống nô lệ, hoạt động tích cực trong Tuyến hoả xa ngầm (Underground Railroad), giúp giải thoát nô lệ. Năm 1845, các giáo hội chủ trương sở hữu nô lệ gặp nhau tại Louisville để thành lập Giáo hội Giám lý miền Nam, nhưng đến năm 1939, giáo hội tại hai miền quyết định tái hiệp nhất khi nô lệ không còn là vấn đề quan trọng.
Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, thành lập năm 1968, là sự sáp nhập của Giáo hội Giám lý và Giáo hội Tin lành Anh em của các tín hữu Giám lý gốc Đức, họ không còn muốn duy trì sự thờ phụng bằng tiếng Đức. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có xấp xỉ 9 triệu tín hữu vào cuối thập niên 1990. Ngày nay, trong khi Giám lý tại Hoa Kỳ đang suy yếu dần thì phong trào này lại tăng trưởng mạnh tại các quốc gia đang phát triển.
Về thể chế, Giám lý tại Hoa Kỳ áp dụng mô hình liên kết. Mục sư được bổ nhiệm đến các nhà thờ bởi Giám mục. Các giáo phái Giám lý dành cho tín hữu quyền đại biểu tại các hội đồng cấp khu vực và cấp quốc gia, là các định chế có thẩm quyền xem xét và quyết định mọi vấn đề của giáo hội. Như vậy, về tổ chức, cấu trúc này khác với thể chế Giám mục (episcopalian) như Anh giáo, cũng khác với mô hình tự trị giáo đoàn (congregational) như Baptist và những giáo phái khác.
Ngoài Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, có hơn 40 giáo phái khác bắt nguồn từ phong trào Giám lý khởi xướng bởi John Wesley. Tổ chức từ thiện Cứu Thế Quân (Salvation Army) được thành lập bởi William Booth, một mục sư Giám lý. Tổ chức này cũng chấp nhận nền thần học Giám lý. Một giáo phái có liên hệ với phong trào là Giáo hội Nazarene. Một số giáo phái Ngũ tuần (pentecostal) như Assemblies of God cũng có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Wesley.
Giáo hội Giám lý Hiệp nhất chấp nhận một quan điểm rộng mở về các xác tín thần học và chính trị. Điển hình là trong số các tín hữu nổi tiếng thuộc giáo hội này, Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney (thường xuyên đi nhà thờ dù không phải là thuộc viên) thuộc Đảng Cộng hoà, trong khi Hillary Clinton và John Edwards là đảng viên Dân chủ.
Phong trào Giám lý, khởi phát tại nước Anh từ những năm 1720, sớm quan tâm đến các hoạt động xã hội và giáo dục. Nhiều định chế xã hội và giáo dục được thành lập tại Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 19, cho đến nay có khoảng hai mươi viện đại học được đặt theo tên John Wesley.
Giáo hội Giám lý Hiệp nhất hình thành từ sự kết hợp giữa Liên hữu Tin Lành (Evangelical United Brethren) và Giáo hội Giám lý. Trước đó, Liên hữu Tin Lành cũng là thành quả từ sự hiệp nhất giữa các nhóm Giám lý gốc Đức. Trong thập niên 1990, Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có khoảng 9 triệu thuộc viên.
Các quốc gia khác
Ước tính có khoảng 75 triệu tín hữu Giám lý trên thế giới, mặc dù con số này đang trên đà sụt giảm nghiêm trọng, nhất là ở Bắc Mỹ, khi nhiều thuộc viên Giám lý ở đây có khuynh hướng gia nhập các giáo hội theo khuynh hướng truyền thống trong thần học. Phần lớn các giáo hội Giám lý đều là thành viên của Hội đồng Giám lý Thế giới, trụ sở đặt ở Lake Junaluska, Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
Có hai thời điểm đánh dấu sự kiện đức tin Giám lý truyền bá đến Ấn Độ: năm 1817 và 1856. Tiến sĩ Thomas Coke và sáu nhà truyền giáo lên tàu hướng về Ấn Độ đúng ngày đầu tiên năm 1814. Tiến sĩ Coke, khi ấy đã 66 tuổi, qua đời trong chuyến hải hành. Mục sư James Lynch là người duy nhất trong đoàn đặt chân lên Madras (nay là Chennai) trong năm 1817, tại một địa điểm gọi là Black Town (Broadway), về sau đổi tên thành George Town. Ngày 25 tháng 4 năm 1822, Lynch hướng dẫn lễ thờ phượng đầu tiên tại Ấn Độ theo giáo nghi Giám lý trong một chuồng ngựa. Nhà thờ Giám lý đầu tiên được cung hiến tại Royapettah năm 1819. Một nhà nguyện được xây dựng tại Broadway và được cung hiến ngày 25 tháng 4 năm 1822. Vào lúc này có khoảng 100 tín hữu Giám lý ở Madras, họ là người Âu hoặc người lai Á Âu. Năm 1874, Giáo hội Giám lý Mỹ khởi sự hoạt động tại Ấn Độ với những nhà truyền bá phúc âm nổi tiếng như William Taylor. Năm 1947, Giáo hội Giám lý hiệp nhất với Anh giáo, Trưởng Lão, và một số giáo hội Kháng Cách khác để thành lập Giáo hội Nam Ấn.
Tại Úc, sự hiệp nhất giữa Giáo hội Giám lý với Giáo hội Trưởng lão và Tự trị giáo đoàn (Congregational) vào năm 1977 giúp hình thành Giáo hội Hiệp nhất.
Tương tự, tại Canada, Giáo hội Hiệp nhất Canada là kết quả của một chuỗi các nỗ lực hiệp nhất khởi đầu từ năm 1884 đến năm 1968.
Tồn tại một số nhà thờ Giám lý ở Âu châu, mạnh nhất là tại Đức. Ở Âu châu, tư tưởng Giám lý được truyền bá từ Hoa Kỳ chứ không phải từ Anh.
Giáo hội Giám lý mạnh nhất có lẽ là tại Hàn Quốc (Xem Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc). Cũng có mặt tại Bắc Mỹ nhiều nhà thờ Giám lý nói tiếng Hàn, chăm sóc dân nhập cư nói tiếng Hàn, dù nhiều người trong số họ không phải là tín hữu Giám lý.
Quốc gia có tỷ lệ dân số là tín hữu Giám lý cao nhất trên thế giới là đảo quốc Fiji.
Các giáo sĩ đến từ Anh, Mỹ và Úc thành lập nhiều giáo hội Giám lý tại những quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Ngày nay, họ trở thành những giáo hội độc lập và lớn mạnh hơn các giáo hội "mẹ".
Hầu hết các giáo hội Giám lý đều gia nhập một tổ chức có tính biểu trưng gọi là Hội đồng Giám lý Thế giới, đặt trụ sở tại Lake Junaluska, Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
Chú thích
Xem thêm
Kitô giáo
Tin Lành
Anh giáo
John Wesley
Đại Tỉnh thức
Tham khảo
Cracknell, Kenneth and Susan J. White. An Introduction to World Methodism. Cambridge: Cambridge University Press, 2005. ISBN 0-521-81849-4.
Keim, Albert N. (1990). The CPS Story, Good Books. ISBN 1-56148-002-9
Swarthmore College Peace Collection: List of CPS Camps (by Camp Number), retrieved 2006-01-25.
Đọc thêm
Thế giới
Harmon, Nolan B., ed. The Encyclopedia of World Methodism. Abingdon Press, 1974. ISBN 0-687-11784-4
Richard P. Heitzenrater. Wesley and the People Called Methodists (1994)
David Hempton. Methodism: Empire of the Spirit (2005)
David Hempton. Methodism and Politics in British Society, 1750-1850 (1984)
John Kent; Wesley and the Wesleyans Cambridge University Press, 2002
Wellman J. Warner; The Wesleyan Movement in the Industrial Revolution 1930
Người Mỹ gốc Phi
James T. Campbell; Songs of Zion: The African Methodist Episcopal Church in the United States and South Africa Oxford University Press, 1995
Carol V. R. George, Segregated Sabbaths: Richard Allen and the Rise of Independent Black Churches, 1760-1840 (1973)
Montgomery, William G. Under Their Own Vine and Fig Tree: The African-American Church in the South, 1865-1900 (1993)
Clarence Walker, A Rock in a Weary Land: The African Methodist Episcopal Church During the Civil War and Reconstruction (1982).
David W. Wills, and Richard Newman, eds., Black Apostles at Home and Abroad: Afro-American and the Christian Mission from the Revolution to Reconstruction (1982).
Hoa Kỳ
Cameron, Richard M. ed. Methodism and Society in Historical Perspective 4 vol (1961)
Cynthia Lynn Lyerly. Methodism and the Southern Mind, 1770-1810. Religion in America Series. Oxford University Press, 1998. Pp. x, 251. ISBN 0-19-511429-9
Donald Meyer; The Protestant Search for Political Realism, 1919-1941 Wesleyan Univ. Press 1988.
Jean Miller Schmidt. Grace Sufficient: A History of Women in American Methodism, 1760-1939 (1996)
Sweet, William Warren, Methodism in American History (1954) (ISBN 0-687-25081-1)
John H. Wigger; Taking Heaven by Storm: Methodism and the Rise of Popular Christianity in America Oxford University Press, 1998. Pp. ix, 269. focus on 1770-1910
Nguồn chính
Russell E. Richey et al eds. The Methodist Experience in America: A Sourcebook (2000) 756pp of of original documents
Sweet, William Warren, ed. Religion on the American Frontier: 1783-1840, Vol. IV. The Methodists: A Collection of Source Materials (1946) (ISBN 0-8154-0225-2) 800 pp of documents regarding American frontier
Liên kết ngoài
Methodist History Bookmarks
World Methodist Council (Official Website)
List of Member Churches
World Methodist Evangelical Institute (Official Website)
Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ
Tin Lành
Kitô giáo
Giáo phái Cơ Đốc
Thuật ngữ Kitô giáo |
9212 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gel | Gel | Gel (gheo) – từ tiếng Latinh gelu (đá, đông cứng, lạnh) hoặc từ chữ gelatus (đóng băng, cố định) – là một trạng thái vật chất của một hệ keo có môi trường phân tán ở thể rắn và chất phân tán ở thể lỏng. (Ở một số nơi người ta còn gọi gel là dung dịch keo đặc
Gel và sol có thể biến đổi lẫn nhau. Sol được tạo thành từ gel ví dụ như bằng cách pha loãng hay đun nóng và ngược lại gel được tạo thành từ sol bằng phương pháp keo tụ (đông tụ).
Gel có thể được sử dụng làm môi trường chứa cho các loại thuốc cao (thuốc xoa) và kem, gel xoa tóc và cũng được sử dụng làm mực cho bút bi. Gel còn được dùng làm tấm nền (tiếng Anh: matrix) trong phương pháp phân tách điện di trên gel.
Xem thêm
Silica gel
Điện di trên gel, điện di trên gel agarose, điện di hai chiều, SDS-PAGE
Sắc ký lọc gel
Tham khảo
Hóa keo
Hóa lý
Sinh học
Dạng bào chế
Hệ keo
Gel |
9215 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%206 | Quận 6 | Quận 6 một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quận có Chợ Bình Tây (thường gọi là Chợ Lớn), đây được xem một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.
Địa lý
Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.
Quận có diện tích 7,14 km², dân số năm 2019 là 233.561 người, mật độ dân số đạt 32.712 người/km².
Hành chính
Quận 6 có 14 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Lịch sử
Địa giới hành chính quận 6 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn.
Thời Pháp thuộc
Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).
Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
Thời Việt Nam Cộng hòa
Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 6 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 6 (quận Sáu) trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ. Năm 1959, quận Sáu có 07 phường: Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà.
Năm 1969 tách đất của hai quận: Năm, Sáu để lập mới quận 11 (quận Mười Một) với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế quận Sáu còn 04 phường.
Năm 1972, lập thêm phường Bình Phú tại quận Sáu (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 6 (quận Sáu) gồm 05 phường: Bình Phú, Bình Tây, Bình Tiên, Chợ Lớn, Phú Lâm.
Từ năm 1975 đến nay
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 bao gồm 20 phường và đánh số từ 1 đến 20.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 3, 11 và 15, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 17:
Giải thể phường 3 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 1, 4 và 6
Giải thể phường 11 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 5, 10 và 12
Giải thể phường 15 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 14, 16 và 17
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 17 phường hiện hữu để thay thế bằng 14 phường mới và đánh số từ 1 đến 14 với sự phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến ngày nay:
Sáp nhập một phần phường 16 cũ, một phần phường 17 cũ và phường 14 cũ thành phường 1.
Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với một phần của phường 1 cũ thành phường 2.
Sáp nhập một phần phường 16 cũ với một phần phường 19 cũ thành phường 3.
Đổi tên phường 17 cũ (phần còn lại) thành phường 4.
Sáp nhập một phần của phường 1 cũ với phường 4 cũ thành phường 5.
Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với phường 2 cũ thành phường 6.
Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 20 cũ thành phường 7.
Sáp nhập một phần phường 20 cũ với phường 18 cũ thành phường 8.
Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phường 9 cũ thành phường 9.
Đổi tên phường 13 cũ thành phường 10.
Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 5 cũ thành phường 11.
Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phần còn lại của phường 12 thành phường 12.
Đổi tên phường 7 cũ thành phường 13.
Đổi tên phường 18 cũ thành phường 14.
Thông tin thêm về các phường
Phường Bình Tây cũ: các phường 1, 3, 4, 7 và 8 hiện nay
Phường Chợ Lớn cũ: phường 2 hiện nay
Phường Bình Tiên cũ: các phường 5, 6 và 9 hiện nay
Phường Bình Phú cũ: các phường 10 và 11 hiện nay
Phường Phú Lâm cũ: các phường 12, 13 và 14 hiện nay
Đường phố
Các đường đặt tên sốBà HomBà KýBà LàiBãi SậyBến Phú LâmBình PhúBình TâyBình TiênBửu ĐìnhCao Văn LầuChợ LớnChu Văn AnĐặng Nguyên CẩnGia PhúHậu GiangHoàng Lê KhaHồng BàngHùng VươngKinh Dương VươngLê Quang SungLê Tấn KếLê TrựcLê Tuấn MậuLò GốmKênh Tân HóaLý Chiêu HoàngMai Xuân ThưởngMinh PhụngNgô Nhân TịnhNguyễn Đình ChiNguyễn Hữu ThậnNguyễn Phạm TuânNguyễn Thị NhỏNguyễn Văn LuôngNguyễn Xuân PhụngPhạm Đình HổPhạm Phú ThứPhạm Văn ChíPhan Văn KhỏeTân HóaTân Hòa ĐôngTháp MườiTrang TửTrần BìnhTrần Trung LậpTrần Văn KiểuVành ĐaiVăn ThânVõ Văn Kiệt
Tên đường phố quận Sáu trước năm 1975
Đường Trương Tấn Bửu nay là đường Lê Quang Sung.
Đường Lê Quang Hiển nay là đường Cao Văn Lầu.
Bến Lê Quang Liêm nay là đường Võ Văn Kiệt.
Đường Lục Tỉnh nay là đường Hồng Bàng.
Bến Nguyễn Văn Thành nay là đường Phan Văn Khoẻ.
Chú thích |
9221 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%205 | Quận 5 | Quận 5 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quận 5 cùng với Quận 6 còn được gọi chung là Chợ Lớn, khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.
Địa lý
Quận 5 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 1 (với ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ) và Quận 4 (qua một đoạn nhỏ kênh Bến Nghé)
Phía tây giáp Quận 6 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn
Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ
Phía bắc giáp Quận 10 và Quận 11 với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.
Quận có diện tích 4,27 km², dân số năm 2019 là 159.073 người, mật độ dân số đạt 37.254 người/km².
Hành chính
Quận 5 có 14 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Lịch sử
Địa giới hành chính Quận 5 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn.
Thời phong kiến
Lịch sử Quận 5 ngày nay gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) cho thành lập đồn thu thuế Brai Konor (đồn Sài Gòn) tại Quận 5. Như vậy địa danh Sài Gòn nghĩa hẹp là để chỉ Quận 5.
Năm 1820, vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Tân Long, tỉnh Gia Định. Sau thuộc thành phố Chợ Lớn, tỉnh Chợ Lớn.
Thời Pháp thuộc
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).
Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 5. Quận 5 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới Quận 6, Quận 8 và Quận 11 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 5 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
Thời Việt Nam Cộng hòa
Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 5 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) trùng với địa giới Quận 7 và phần địa giới thuộc Quận 4 cũ, phía bắc Kênh Tàu Hủ. Năm 1959, Quận Năm có 06 phường: An Đông, Chợ Quán, Trung ương, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phú Thọ.
Năm 1962, Quận Năm giải thể phường Trung ương; lập mới năm phường: Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức và Trang Tử. Như thế lúc này quận có 10 phường.
Năm 1969, tách đất của ba quận: Ba, Năm và Sáu, để lập mới quận Mười với 04 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa) và quận Mười Một với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế Quận Năm còn 07 phường.
Năm 1974, lập thêm phường Nguyễn Trãi tại Quận Năm, lúc này Quận có 08 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 5 (Quận Năm) gồm 08 phường: An Đông, Chợ Quán, Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Trãi, Trang Tử.
Từ năm 1975 đến nay
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư, trong đó sáp nhập Phường Hồng Bàng vào Phường Nguyễn Trãi và sáp nhập Phường Khổng Tử vào Phường Trang Tử. Như thế lúc này còn 06 phường.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 5 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 5 bao gồm 24 phường và đánh số từ 1 đến 24.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 5 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 26 tháng 4 năm 1986, theo Quyết định số 51-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 24 phường hiện hữu để thay thế bằng 15 phường mới và đánh số từ 1 đến 15:
Sáp nhập 2 phường: 19 và 20 thành phường 1.
Giải thể 3 phường: 21, 22, 23 và 24 để thành lập 3 phường: 2, 3 và 4.
Sáp nhập 2 phường: 17 và 18 thành phường 5.
Giải thể 3 phường: 13 cũ, 14 cũ và 16 cũ để thành lập 2 phường: 6 và 7.
Giải thể 3 phường: 11 cũ, 12 cũ và 15 cũ để thành lập 2 phường: 8 và 9.
Giải thể 3 phường: 7 cũ, 8 cũ và 9 cũ để thành lập 2 phường: 10 và 11.
Giải thể 7 phường: 1 cũ, 2 cũ, 3 cũ, 4 cũ, 5 cũ, 6 cũ và 10 cũ để thành lập 4 phường: 12, 13, 14 và 15.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 15 vào Phường 12.
Quận 5 có 14 phường như hiện nay.
Quận 5 nằm trong danh sách các quận của Thành phố Hồ Chí Minh dưới 7 km2, dân số dưới 300.000 người, phải sáp nhập trước năm 2025.
Thông tin thêm về các phường
Phường Chợ Quán cũ: các phường 1, 2, 3 và 4 hiện nay
Phường Nguyễn Huỳnh Đức cũ: các phường 5 và 6 hiện nay
Phường Đồng Khánh cũ: Phường 7 hiện nay
Phường An Đông cũ: các phường 8 và 9 hiện nay
Phường Nguyễn Trãi cũ: các phường 10 và 11 hiện nay
Phường Hồng Bàng cũ: Phường 12 hiện nay
Phường Khổng Tử cũ: Phường 13 hiện nay
Phường Trang Tử cũ: Phường 14 hiện nay
Xã hội
Y tế
Quận 5 là nơi tọa lạc của các bệnh viện lớn và nổi tiếng như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ khác như:
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện An Bình
Bệnh viện Nguyễn Trãi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Giáo dục
Quận 5 là nơi tọa lạc của các trường trung học nổi tiếng như Trường Phổ thông Năng khiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng như các trường đại học lớn.
Các trường Đại học:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sài Gòn (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là trường Sư phạm Thể dục Miền Nam)
Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn hóa - du lịch
Thành ngữ
Ăn Quận 5, nằm Quận 3, la cà Quận 1, trấn lột Quận Tư.
Giao thừa ra Quận Nhất, Nguyên Tiêu về Quận 5.
Quận 5 lộng lẫy dáng hào hoa.
Sài Gòn có ông bánh bao, Quận Năm có bà há cảo.
Món ăn đặc trưng
1. Vịt quay, đặc biệt là vịt quay Bắc Kinh
2. Bánh bao nhiều màu sắc, bánh bao Cả Cần
3. Dimsum, há cảo, sủi cảo, hoành thánh
4. Gà hấp muối mỡ (gà Lão Mã)
5. Hủ tiếu sa tế nai
6. Mỳ xào giòn, xào mềm
7. Đậu phụ thối
8. Các loại chè: chè mè đen, chè trứng hồng trà, chè đu đủ tiềm, chè ỷ, đậu hũ hạnh nhân, quy linh cao...
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
Di tích cấp quốc gia:
Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán (nơi đồng chí Trần Phú hy sinh)
Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (nơi đồng chí Nguyễn Tất Thành ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước)
Hội quán Nghĩa Nhuận.
Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà).
Hội quán Nghĩa An (Miếu Quan Đế hay Chùa Ông).
Hội quán Lệ Châu (Nhà thờ tổ thợ bạc).
Hội quán Quỳnh Phủ.
Hội quán Hà Chương.
Hội quán Ôn Lăng.
Đình Minh Hương Gia Thạnh.
Miếu Nhị Phủ (Chùa Ông Bổn).
Di tích cấp Thành phố:
Chùa Thiên Tôn.
Đình Tân Kiểng.
Hội quán Phước An.
Từ đường họ Lý.
Từ đường Phước Kiến (trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi).
Du lịch
Các hoạt động du lịch đặc trưng ở Quận 5 là xem biểu diễn Lân sư rồng, biểu diễn võ thuật như múa kiếm, đao, thương... ca múa hát, thắp đèn trời, treo đèn lồng, đố đèn, đấu giá đèn lồng, dán câu đối, thả cá, đi lễ chùa, đi mua sắm quần áo, đồ gia dụng, đi ăn uống, đi massage thư giãn, viết thư pháp/vẽ tranh/triển lãm tranh, thi đánh cờ...
Quận 5 thu hút du lịch nhất là vào các đêm trăng rằm, đặc biệt là Tết Nguyên Tiêu.
Một số địa điểm nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước:
Khách sạn 5 sao Windsor Plaza
Khu phố cổ Hải Thượng Lãn Ông (kinh doanh thuốc Bắc, vàng mã)
Công viên nước Đại Thế Giới
Trung tâm Văn hóa Quận 5, được xây dựng trên nền khu Đại Thế Giới nổi tiếng trước năm 1975 (nơi tổ chức lễ hội Tết Nguyên tiêu hằng năm của Thành phố Hồ Chí Minh)
Chợ Kim Biên
Chợ An Đông, được xây dựng năm 1954
Giao thông
Đường phố
An BìnhAn Dương VươngAn ĐiềmBà TriệuBãi SậyBạch VânBùi Hữu NghĩaCao ĐạtChâu Văn LiêmChiêu Anh CácDương Tử GiangĐào TấnĐặng Thái ThânĐỗ Ngọc ThạnhĐỗ Văn SửuGia PhúGò CôngHà Tôn QuyềnHàm TửHải Thượng Lãn ÔngHọc LạcHồng BàngHùng VươngHuỳnh Mẫn ĐạtKim BiênKý HòaLão TửLê Hồng PhongLê Quang ĐịnhLê Quang SungLương Nhữ HọcLưu Xuân TínLý Thường KiệtMạc CửuMạc Thiên TíchNghĩa ThụcNgô Gia TựNgô Nhân TịnhNgô QuyềnNguyễn An KhươngNguyễn ÁnNguyễn BiểuNguyễn Duy DươngNguyễn KimNguyễn ThiNguyễn Thị NhỏNguyễn Thời TrungNguyễn TrãiNguyễn Tri PhươngNguyễn Văn CừNguyễn Văn ĐừngNhiêu TâmPhan Huy ChúPhan Phú TiênPhan Văn KhỏePhan Văn TrịPhạm BânPhạm ĐônPhạm Hữu ChíPhó Cơ ĐiềuPhú ĐịnhPhú GiáoPhú HữuPhù Đổng Thiên VươngPhùng HưngPhước HưngSư Vạn HạnhTản ĐàTạ UyênTân HàngTân HưngTân ThànhThuận KiềuTống Duy TânTrang TửTrần Bình TrọngTrần Chánh ChiếuTrần ĐiệnTrần HòaTrần Hưng ĐạoTrần PhúTrần Tuấn KhảiTrần Tướng CôngTrần Xuân HòaTriệu Quang PhụcTrịnh Hoài ĐứcVạn KiếpVạn TượngVõ Trường ToảnVõ Văn KiệtVũ Chí HiếuXóm ChỉXóm VôiYết Kiêu
Dự án "Bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn" rộng 68 hecta, trải dài trên Quận 5 và Quận 6 đang được thảo luận và lấy ý kiến nhân dân.
Tên đường của quận 5 trước năm 1975
Bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm nay là đường Võ Văn KiệtĐại lộ Đồng Khánh nay là đường Trần Hưng Đạo BĐại lộ Nguyễn Hoàng nay là đường Trần PhúĐại lộ Thành Thái nay là đường An Dương VươngĐại lộ Pétrus Ký nay là đường Lê Hồng PhongĐường Nguyễn Huỳnh Đức nay là đường Trần Tuấn KhảiĐường Bùi Duy Thanh nay là đường Nguyễn Văn ĐừngĐường Châu Văn Tiếp nay là đường Trần Xuân HòaĐường Ngô Quyền, Triệu Đà nay là đường Ngô QuyềnĐại lộ Nguyễn Văn Thoại nay là đường Lý Thường KiệtĐại lộ Trần Hoàng Quân nay là đại lộ Nguyễn Chí ThanhĐại lộ Tổng Đốc Phương nay là đường Châu Văn LiêmĐại lộ Khổng Tử, Trần Thanh Cần nay là đường Hải Thượng Lãn ÔngĐường Nguyễn Văn Thạch nay là đường Nguyễn ThiĐường Lý Thành Nguyên nay là đường Đỗ Ngọc ThạnhĐại lộ Tôn Thọ Tường nay là đường Tạ UyênBến Dương Công Trừng nay là đường Nguyễn Thị NhỏĐường Mạnh Tử nay là đường Dương Tử GiangĐại lộ Minh Mạng nay là đường Ngô Gia TựBến Nguyễn Văn Thành nay là đường Phan Văn Khỏe
Xem thêm
Đại Thế giới
Chợ Lớn
người Hoa
Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh
Chú thích |
9230 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20Nh%C3%A2n%20V%C4%83n%20%E2%80%93%20Giai%20Ph%E1%BA%A9m | Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm | Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là một phong trào văn hóa mang xu hướng chính trị của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và chính thức bị kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Phong trào này tuyên bố mục tiêu là đòi tự do thể hiện quan điểm chính trị cho giới nghệ sĩ. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng phong trào đã lợi dụng việc sáng tác văn nghệ để tuyên truyền chống Nhà nước, khởi nguồn từ một nhóm trí thức bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bối cảnh
Tháng 2 năm 1956, Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức đại hội lần thứ 20. Trong đại hội này, Nikita Khrushchev đọc báo cáo Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó, còn Trung Quốc công bố chính sách Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Tháng 4 năm 1956, Phó Thủ tướng thứ nhất của Liên Xô đến Bắc Kinh và Hà Nội để giới thiệu đường lối mới của Liên Xô. Nhiều trí thức tại Việt Nam tìm đọc diễn văn của Lục Định Nhất cổ vũ Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng.
Tại Hội nghị của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội từ cuối tháng 7 năm 1956 đến đầu tháng 8 năm 1956, các đại biểu của ủy ban phê phán nhiều chính sách của Đảng, từ việc thiếu thực phẩm đến thuế. Hội nghị của Hội Văn Nghệ Việt Nam (1/8 đến 18/8) với chừng 300 đại biểu, nhằm học tập tinh thần của nghị quyết Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô và chính sách văn hóa mới của Trung Quốc đưa ra 5 đòi hỏi, trong đó có việc dịch và công bố chính sách Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng của Trung Quốc.
Tháng 8 năm 1956, Đảng Lao động Việt Nam đề ra chính sách nhấn mạnh đoàn kết, tin tưởng và hợp tác với trí thức chứ không nói đến cải tổ. Việt Nam gửi đại diện sang Trung Quốc theo dõi phong trào Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp từ đầu tháng 9 và kéo dài đến cuối tháng 10. Sau hội nghị, Đảng ra tuyên bố công khai thừa nhận các sai lầm trong chiến dịch cải cách ruộng đất và một số lĩnh vực khác. Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh cùng với Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Hồ Viết Thắng từ chức. Ngày 30 tháng 10 năm 1956, Đài Phát thanh Hà Nội tường thuật về Hội nghị 10, nói rằng dân chủ hóa và cải thiện đời sống nhân dân nay là hai trọng tâm đầu tiên của Đảng, trong khi việc thống nhất đất nước từ số một chuyển xuống số ba.
Trong bối cảnh này tại Việt Nam và tình hình quốc tế, một nhóm trí thức Việt Nam đã thực hiện Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, trong một giai đoạn ngắn từ tháng 8 tháng 1956 đến tháng 11 năm 1956.
Khởi nguồn
Tháng 2/1955, khoảng 30 văn nghệ sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam viết bản "Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa", bao gồm ba đề nghị:
Trao sự lãnh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ;
Thành lập một hội văn nghệ bên trong cơ cấu văn nghệ quân đội;
Bãi bỏ cơ chế quân đội kiểm soát văn nghệ sĩ phục vụ trong quân đội.
Cùng thời điểm đó, nhà thơ Trần Dần dẫn đầu khoảng 20 văn nghệ sĩ đến gặp tướng Nguyễn Chí Thanh, người đứng đầu Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, để đề nghị ba yêu cầu này. Đề nghị này bị tướng Nguyễn Chí Thanh từ chối, ông lên án các văn nghệ sĩ này đã xa rời nguyên tắc kỷ luật và tinh thần chính trị của quân đội, và rằng hành động của họ "chứng tỏ ý thức hệ tư bản đã bắt đầu tấn công các đồng chí".
Cơ quan ngôn luận của phong trào này là báo Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm Chủ nhiệm và Trần Duy làm Thư ký Tòa soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.
Đến tháng 4/1955, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, bạn thân và đồng nghiệp làm cùng tòa soạn báo với Nguyễn Hữu Đang (người sau này cầm đầu phong trào) bắt đầu khó chịu về tư tưởng của người bạn. Ông ghi trong nhật ký: "Nguyễn Hữu Đang có thái độ tiêu cực. Ở đâu cũng thấy không vừa ý. Người có caractère, ở đâu cũng có ảnh hưởng đến anh em. Anh em tòa soạn khen là chí công, vô tư, nhưng tư tưởng rất là nguy hiểm. Một điển hình của một chiến sĩ làm cách mạng bất mãn".
Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng 1 năm 1956, do nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương, có bài Nhất định thắng của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho là bài thơ mang nặng thái độ chống phá, "bôi đen" chế độ. Đỗ Nhuận cũng kể rằng sau khi về Hà Nội, Trần Dần đã bắt đầu thể hiện sự lệch lạc tư tưởng: ông nói khi trở về Hà Nội điều trước tiên sẽ là đi tìm "gái nhà thổ", tập hợp gái nhà thổ để liên hoan, rồi lại đặt tên cho chiêu đãi sở của quân đội là cái "nhà phe"
Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ", đăng trong Giai phẩm Mùa thu. Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
Đảng viên [Đảng] Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn Ngữ và Đào Duy Anh.
Cũng trong Nhân Văn số 1, Nguyễn Hữu Đang ký tên XYZ (một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh). Trong bài này, Nguyễn Hữu Đang cố ý nhại lại giọng văn của Hồ Chí Minh khi nói chuyện với cán bộ, nhằm tỏ ý giễu cợt Hồ Chí Minh. Nhân Văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Hai tác phẩm gây tức giận nhất là của Lê Đạt và Phan Khôi. Lê Đạt viết bài thơ về "ông bình vôi" (cái bình mà người ăn trầu dùng đựng vôi, người ta đổ nước vào rồi lấy cục vôi sống thả vào thành vôi tôi, qua nhiều năm như vậy thì miệng bình ngày càng nhỏ lại do vôi bám vào, cuối cùng bị vứt đi), Nhà nước Việt Nam cho rằng bài thơ mang hàm ý chế giễu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã già và vô dụng.
{{cquote|
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại...|||Ông bình vôi - Lê Đạt
}}
Phan Khôi đã viết một bài khảo cứu nhỏ dựa trên bài thơ bốn câu này, ông kể khi 18 tuổi ông đã "hất một loạt ‘ông bình vôi’ thờ trên tường thành xuống đất", được chính quyền hiểu là Phan Khôi muốn ám chỉ về việc lật đổ chính quyền hiện tại. Điều này khiến Đảng Lao động Việt Nam giận dữ.
Nghệ sĩ Mạnh Phú Tư buộc tội Trần Hữu Đang cố ý đứng sau tờ Nhân Văn để bí mật tập hợp các nghệ sỹ có tư tưởng bất mãn:
"Hắn [Trần hữu Đang] lẩn mình và... rút lui vào bí mật. Suốt bốn số báo đầu, người ta không thấy một bài nào ký tên Nguyễn Hữu Đang! (...) Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài nhưng lại ký tên người khác. Hắn che lấp những nguồn tài chính, những kẻ cung cấp phương tiện bằng hình thức dối trá là nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười! Hắn họp hành bí mật với một số nhà văn chống Đảng, với những người tư sản và trí thức cũng đang muốn lợi dụng thời cơ để phất lên lá cờ chính trị... Thông qua tờ báo Nhân Văn, hắn đã trở thành một thứ lãnh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị..."
Trong thời gian này, một loạt các vụ biểu tình đã biến thành bạo động ở Đông Âu (như cuộc nổi dậy Posener ở Ba Lan, cuộc bạo động ở Hungary, cuộc bạo động ở Tiflis), cũng như tình hình miền Nam Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, gây lo ngại cho Đảng Lao động Việt Nam. Trong khi đó, cuối năm 1956, vài người cầm đầu Nhân Văn-Giai Phẩm đã bộc lộ tư tưởng chống Nhà nước ngày càng công khai trên báo chí. Báo Nhân văn số 6 có bài kích động người dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân Nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và thông báo với chính quyền để xử lý. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban Hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành.
Ngoài ra còn tồn tại một mối quan ngại về việc thống nhất đất nước vốn bị chia cắt từ giữa năm 1954, khi những văn nghệ sỹ bất mãn đã tập hợp được một diễn đàn công cộng thì các bài viết của họ sẽ được Hoa Kỳ và chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam sử dụng cho các hoạt động tuyên truyền làm mất uy tín chính phủ. Ở Sài Gòn, chế độ Ngô Đình Diệm đã cho in lại các bài báo Nhân văn–Giai phẩm để làm tài liệu tuyên truyền chống cộng. Ảnh hưởng từ sức ép quốc tế và nguy cơ chính trị trong nước khiến Đảng Lao động Việt Nam phải hành động dứt khoát.
Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.
Một số nhân vật liên quan
Một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào, hoặc không tham gia nhưng từng viết bài đăng trên báo của phong trào này
Ngược lại, cũng có nhiều văn nghệ sĩ phản đối phong trào này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau (người thì phê phán phong trào lợi dụng phê bình nghệ thuật để chệch hướng sang chống đối chính trị, người thì cho rằng phong trào ca ngợi thái quá tác phẩm của họ và cố ý hạ thấp tác phẩm của nghệ sỹ khác)
Trong tập tài liệu "Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận" in tháng 6/1959 tại Hà Nội đã tập hợp bài viết lên án phong trào của 83 văn nghệ sỹ, với những tên tuổi như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Hồng Cương, Nguyễn Văn Bổng, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Vũ Đức Phúc, Quang Đạm, Bàng Sĩ Nguyên, Ngụy Như Kontum, Hằng Phương, Lương Xuân Nhị v.v…
Ngày 5/6/1958, tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ đã ký vào bản nghị quyết có tên là "Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ" tuyên bố ủng hộ Nghị quyết của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, theo đó lên án phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, ủng hộ việc khai trừ tư cách hội viên đối với một số cá nhân cầm đầu phong trào.
Chấm dứt phong trào
Ngày 8/7/1957, chiến dịch chống phái hữu ở Trung Quốc bắt đầu. Trong ngày đó, Hồ Chí Minh ghé Bắc Kinh trên đường đi Triều Tiên, Liên Xô và Đông Âu. Trên đường quay về Việt Nam, vào cuối tháng 8/1957, Hồ Chí Minh một lần nữa ghé thăm Trung Quốc và gặp các lãnh đạo Trung Quốc lúc ấy đang bận rộn với chiến dịch chống phái hữu. Theo Trình Ánh Hồng (một nhà nghiên cứu Trung Quốc), có lẽ ông đã bị ấn tượng mạnh về phong trào Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng và ý định cũng như chiến lược của Mao Trạch Đông nhằm buộc những người có quan điểm phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc lộ mình.
Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tình hình quốc tế cuối năm 1957 và đầu năm 1958 đã chuyển biến rất khác giai đoạn trước đó. Một loạt các vụ biểu tình đã biến thành bạo động ở Đông Âu (như bạo động ở Ba Lan, cuộc bạo động ở Hungary, cuộc bạo động ở Gruzia). Tình hình miền Nam Việt Nam cũng đang có những diễn biến phức tạp (Mỹ tăng cường can thiệp, hậu thuẫn chế độ Ngô Đình Diệm khiến 2 miền bị chia cắt), những điều này gây lo ngại cho Đảng Lao động Việt Nam rằng đất nước sẽ bị xáo trộn nếu người dân bị kích động gây bạo loạn.
Khoảng hai tuần sau khi trở về nước, Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Lực, đăng một bài trên báo Nhân dân ngày 16/9/1957 với tựa đề "Đập tan tư tưởng hữu khuynh", lên án đó là tư tưởng độc hại và dễ lan tràn như cỏ dại, sau đó Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bị dập tắt. Trước đó, một xã luận của báo Nhân dân ở Việt Nam có viết rằng: "Chúng ta không thể cho phép bất kỳ ai lợi dụng tự do dân chủ và tự do ngôn luận để tách rời nhân dân khỏi Đảng."
Tháng 11/1957, tại Hội nghị Moskva của các đảng cộng sản thế giới, Trung Quốc hợp tác với Liên Xô lên án "khuynh hướng xét lại" trong phong trào cộng sản quốc tế.
Ngày 6/1/1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30 về Văn nghệ, trong đó có đoạn: "Sự hoạt động của những phần tử phá hoại trong giới văn nghệ là một hiện tượng hết sức nguy hiểm, một vấn đề cấp bách cần giải quyết (...) Chúng truyền bá những tài liệu và những báo chí phản động. Dưới chiêu bài "chống giáo điều, máy móc", chúng gieo rắc những nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, nhằm lôi kéo văn nghệ sĩ đi vào con đường nghệ thuật tư sản suy đồi. Trước những hoạt động có hại đó, số đông văn nghệ sĩ, kể cả một số văn nghệ sĩ đảng viên, đã mất cảnh giác hoặc bị động, không kiên quyết đấu tranh, thậm chí một số còn hùa theo chúng".
Nhà văn Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ tuyên truyền, được coi là người ủng hộ việc dập tắt phong trào. Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ mà ông là tác giả, Nhà Xuất bản Văn Hóa in năm 1958, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
Lật bộ áo "Nhân Văn – Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, Trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm (trang 9).
Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn Trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ (trg 17).
Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn – Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:
Những tư tưởng chính trị thù địch
Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo.
Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc Sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những quan điểm văn nghệ phản động
Nhóm "Nhân Văn – Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi "tự do, độc lập" của văn nghệ, rêu rao "sứ mạng chống đối" của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.
Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên "con người" trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.
Nhóm "Nhân Văn – Giai Phẩm" hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhóm "Nhân Văn – Giai Phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ", thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.
Báo Nhân văn số 6 có bài kích động người dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân Nhà in Xuân Thu (nơi in báo Nhân văn) đã phát hiện ra và thông báo với chính quyền để xử lý. Nhà thơ Chính Hữu nhận xét:
"…Lê Đạt đã viết "Bài học về Ba Lan và Hung-ga-ri" trong Nhân Văn số 5... Bài của Lê Đạt đưa ra những nhận định nguy hiểm cho tình hình nước ta lúc đó: "… Nhưng tốc độ và mức độ sửa chữa không kịp với đòi hỏi của tình thế và yêu cầu của quần chúng nên càng thúc đẩy sự công phẫn và phong trào đấu tranh tự phát của quần chúng…" Hai bài báo đó là những lời kêu gọi làm loạn".
Hồng Cương viết: "Nhân cơ hội đó, tất cả các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ. Bọn phản động trong Công giáo hành động phá rối trật tự ở Nghệ An, Nam Định v.v… Sự chống đối của chúng (Nhân Văn Giai Phẩm) không còn tính chất văn nghệ nữa mà đã trở thành một cuộc chống đối về chính trị công khai. Nhóm Giai Phẩm chống Đảng về văn nghệ đã biến thành nhóm phá hoại chính trị trắng trợn... Từ Nhân Văn số 4 trở đi thì chúng đã chuyển hẳn sang chống đối về chính trị, kích động quần chúng biểu tình chống lại Đảng và chính phủ ta nhân lúc Quốc Hội ta đang họp".
Ở Sài Gòn, chế độ Ngô Đình Diệm còn cho in lại các bài báo Nhân văn–Giai phẩm và phân phát rộng rãi để làm tài liệu tuyên truyền chống cộng. Ảnh hưởng từ sức ép quốc tế và nguy cơ chính trị trong nước khiến Đảng Lao động Việt Nam phải hành động dứt khoát để chấm dứt phong trào này.
Sau đó, phần lớn các văn nghệ sĩ tham gia phong trào phải tham gia học chỉnh huấn vì có tư tưởng bị xem là chống lại đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Một số phải ngừng sáng tác một thời gian như Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương. Có 5 người cầm đầu bị tuyên án tù vì tội kích động bạo loạn, hoạt động gián điệp và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm như trường hợp Nguyễn Hữu Đang (cùng Thụy An bị kết án 15 năm tù trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội, đến năm 1973 mới được ra tù nhưng bị quản thúc thêm một thời gian nữa); 3 người còn lại là Minh Đức, Phan Tại và Lê Nguyên Chí cũng chịu phạt giam từ 5 đến 10 năm.
Ngoài những nhân vật liên quan trực tiếp đến phong trào, dư âm của phong trào này kéo dài sang năm kế tiếp. Tháng 2/1957, Đảng Lao động cho thành lập một tổ chức mới là Hội Văn nghệ để tập hợp văn nghệ sĩ. Văn Cao được bầu làm Hội trưởng. Hội đoàn này cho ra tạp chí Văn, số đầu tiên phát hành 5/1957 nhưng được 37 số đến đầu năm 1958 thì bị đình bản. Bộ Chính trị ra quyết nghị đưa gần 500 văn nghệ sĩ đi học chỉnh huấn. Hơn 300 người đã ký tên cam kết chấp hành đường lối chính trị của Đảng.
Các quan điểm
Học giả Việt Nam
Theo cuốn "Đại cương Lịch sử Việt Nam" tập 3 của giáo sư sử học Lê Mậu Hãn, các tài liệu của Đảng Lao động Việt Nam ghi rằng: trong bối cảnh phương Tây đang tiến hành gây rối loạn ở hệ thống xã hội chủ nghĩa, lực lượng tình báo nước ngoài đã kích động một bộ phận văn nghệ sĩ có quan điểm đối lập với Nhà nước tạo nên phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Ban đầu, Nhân Văn – Giai Phẩm chỉ phê phán những sai lầm trong chính sách, nhưng về sau dần chuyển sang phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam về Chính trị và Nhà nước. Báo Nhân Văn số 6 thậm chí đã có bài kích động người dân biểu tình, nhưng bị công nhân nhà máy in Xuân Thu phát hiện và ngăn chặn. Sau các biến động trên thế giới, chính quyền quyết định chấm dứt Nhân Văn – Giai Phẩm. Qua đấu tranh, một số người trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm" đã tự kiểm điểm, tự phê bình và nhận những sai lầm, đồng thời tiếp tục rèn luyện tư tưởng chính trị. Một số bị xử lý hành chính do những sai phạm, chỉ có số ít hoạt động phạm pháp thì bị xử lý bằng pháp luật.
Các nhân vật trong phong trào
Trong các buổi học chỉnh huấn, Lê Đạt nói rằng Nguyễn Hữu Đang đã lợi dụng ông và các nghệ sĩ khác để phục vụ cho mưu đồ chính trị:
"Âm mưu của Đang sau này là biến Nhà xuất bản Minh Đức thành nhà in đối lập với Hội Nhà văn và tập họp nhóm Nhân văn quanh nhà Minh Đức. Cũng giai đoạn này nổi bật vai trò Thụy An. Nhà Thụy An, Phan Tại như một câu lạc bộ... Thụy An đưa vợ tôi đi may áo, đi mua vải, may áo cho con tôi và đi lấy cả một chiếc giường cũi cho con tôi. Thụy An nghiễm nhiên trở thành thân thuộc với cả gia đình tôi. Mỗi lần tôi gặp Thụy An sau khi nói chuyện về tư sản, tiểu thương bất mãn, chuẩn bị đi Nam, các tin BBC về hiệp thương, lại kể chuyện tướng Pháp Tassigny, chuyện các phóng viên chiến tranh, các tiểu thuyết tư sản, và sau hết đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng..."
Sau này, trong nhật ký của Trần Dần (một nhà văn chủ chốt tham gia phong trào), ông viết rằng sau khi đi học chỉnh huấn chính trị, ông đã nhận ra việc Nhân Văn – Giai Phẩm lợi dụng văn nghệ để hoạt động chống đối chính trị, và tỏ ra hối hận khi tham gia phong trào này:
Nhân văn – Giai phẩm thế là đã đứng về phe tư bản chủ nghĩa, phản đối xã hội chủ nghĩa; hơn thế, lớp học trình bày sự thực, làm cho tất thẩy đều thấy rõ chân tướng bọn cầm đầu Nhân Văn – Giai Phẩm, đó là một công ty phá hoại bao gồm những kẻ phản cách mạng, đứa là phần tử Quốc dân Đảng cũ (Phan Khôi), đứa là mật thám trước, đứa là tên bất mãn chống Đảng có lịch sử, đi đến chủ nghĩa Trotskisme (Nguyễn Hữu Đang)... chúng ngoặc với bọn trotkistes Trương Tửu, Trần Đức Thảo, và với bọn gián điệp vẫn liên lạc với mật thám Pháp Sainteny, là Thụy An.
Sớm mai tòa xử Thụy An gián điệp và Nguyễn Hữu Đang phá hoại... Tôi đã từng có đứng với nhóm do Đang cầm đầu. Tôi đã ly khai với "lý tưởng" (Nhân văn –Giai phẩm) đó... Đang đã thấy cái sai lớn của Đang chưa? (...) Tôi cũng không thể nào nhởn nhơ với sự kiện này. Chao ơi!
Tháng 9 năm 1995, Nguyễn Hữu Đang trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê cho rằng:
Ý kiến khác
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong nhật ký của mình, sau khi nhắc tới tên một số người trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã phê phán tư tưởng văn nghệ của nhóm này: "Bọn họ có người nói: "Đừng viết nữa, để dành cho trẻ viết". Vô luận một bài, một sáng tác nào của anh em mà họ gọi là "cây đa cây đề", họ đều gạt đi, cho là tồi. Trong khi đó thì họ tâng bốc những bài của họ mà phần lớn là không ngửi được!" (trích nhật ký ngày 23-1-1956).
Nhà giáo Nguyễn Lân tham gia phê phán phong trào Nhân văn Giai phẩm:
Nhà văn Vũ Ngọc Phan nói thêm:
Hầu hết các tiểu thuyết của Trương Tửu, đều bênh vực người nghèo rõ rệt. Sự bênh vực ấy rất chính đáng, nhưng ông đã không đặt sự bênh vực vào chỗ phải chăng. Ông bênh vực cả những hành vi ngang trái và bất lương của họ… nên riêng mảng tiểu thuyết xã hội, ông là một nhà văn có những ý kiến chưa lấy gì làm chín chắn và sâu rộng... Về mặt phê bình, Trương Tửu là một nhà văn thiên vị, chỉ biết theo khuynh hướng chính trị của mình…"
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận nhận xét:
Lối văn thơ của Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán trong Giai phẩm–Nhân văn tôi có thể ví như một lối văn cao bồi, đao to búa lớn, chụp mũ vào lãnh đạo khiến cho một số người lầm tưởng là họ có tài. Nhưng thực ra, không ai khen cái tài nói lớn nhưng nói khoác, nói vu cáo, nói phá hoại mà chỉ khen cái tài nói nhỏ nhưng nói thật. Đối với bản thân, Trần Dần và một số người gây ra chuyện Giai phẩm–Nhân văn, họ đã làm cái việc "kiếm củi mười năm, thiêu một giờ". Chúng tôi không nỡ khoanh tay nhìn nhà cháy. Cần phải dập tắt ngọn lửa tai hại đó đi! Sau đó các anh hãy, cần cù mà dựng lại ngôi nhà, làm lại cuộc đời để trả nợ nhân dân.
Theo nhà văn Phạm Khải, việc nhà thơ Tố Hữu tham gia phê phán phong trào này là đúng với nhiệm vụ của ông khi đó (Trưởng ban phụ trách về Tuyên giáo và Văn nghệ). Nhưng về sau, khi một số vụ việc trong quá khứ đã lùi xa, lợi dụng sự thiếu thông tin, một số người đã cố tình tung ra những cách đặt vấn đề làm sai lệch nhận thức của các bạn đọc trẻ, khiến họ lầm tưởng rằng Tố Hữu phê phán phong trào vì họ chê thơ của ông. Qua việc tung tin giả, những người này có một mục đích "sâu xa" khác là hạ uy tín cũng như giá trị sáng tác thơ của Tố Hữu.
Giải thưởng Nhà nước
Vào thời kỳ đổi mới, khi hoàn cảnh thời chiến tranh đã đi qua, một số nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn – Giai Phẩm đã được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng một số đã qua đời vì già yếu:
Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giáo sư Cao Xuân Huy (về Khoa học Xã hội, 1996); Nhạc sĩ Văn Cao (về Âm nhạc, 1996); Họa sĩ Bùi Xuân Phái (về Hội họa, 1996), Nhà triết học Trần Đức Thảo (về Khoa học Xã hội, 2000); Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (về Âm nhạc, 2000);
Giải thưởng Nhà nước: Nhà thơ Quang Dũng (về Văn học, 2000). Tháng 2 năm 2007, năm văn nghệ sĩ thuộc Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm gồm Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Yến Lan và Hoàng Cầm được Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước.
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 22 tháng 2 năm 2007, nhà thơ Hoàng Cầm tỏ ý buồn rằng các bạn cũ như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung.... đã không còn sống để nhận được giải thưởng. Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là gần 50 năm, vụ Nhân Văn – Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó từ thời Đổi Mới, mọi thứ được bắt đầu phục hồi nhưng không công khai. Cùng ngày, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Tôi nghĩ chuyện giải thưởng này như một câu của ông Đỗ Chu (thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) đã phát biểu: "Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh". Giải thưởng này là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không".
Thư mục
"Trăm hoa đua nở trên đất Bắc" của Hoàng Văn Chí, Mặt trận Bảo vệ Tự Do Văn Hóa, Sài Gòn, 1959.
"Bọn Nhân văn Giai phẩm trước tòa án dư luận", Nhà Xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1959.
"Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam - Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam" của Georges Boudarel (tiếng Pháp).
Nguyễn Mạnh Tường: hồi ký Un Excommunié - Kẻ bị khai trừ (tiếng Pháp); và tiểu thuyết Une voix dans la nuit - Tiếng vọng trong đêm (tiếng Pháp).
"Nhân văn Giai phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc" của Nhà phê bình văn học Thụy Khuê, Nhà Xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia Hoa Kỳ, 2012.
Chú thích
Xem thêm
Vụ án Xét lại Chống Đảng
Vụ án Tổng cục T4
Tự Lực văn đoàn
Tao đàn Nhị thập bát Tú
Văn chương án
Việt Nam năm 1958
Việt Nam thế kỷ 20
Xung đột năm 1955
Xung đột năm 1958
Xung đột năm 1956
Xung đột năm 1957
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam năm 1957
Trào lưu văn hóa Việt Nam
Kiểm duyệt ở Việt Nam |
9235 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20la | Đô la | Đô la (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp dollar /dɔlaʁ/), ký hiệu là $, là đơn vị tiền tệ chính thức ở một số quốc gia, khu vực và vùng phụ thuộc trên thế giới. Trong tiếng Việt, từ đô la nếu không có tên quốc gia hay khu vực đặt đằng sau thường được dùng để chỉ đô la Mỹ.
Từ nguyên
Từ đô la trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Pháp dollar /dɔlaʁ/. Từ dollar trong tiếng Pháp thì bắt nguồn từ từ tiếng Anh dollar.
Tên gọi tiếng Anh dollar liên quan đến các đơn vị tiền trong quá khứ như Tolar ở Bohemia, Thaler hay Taler ở Đức, Daalder ở Hà Lan, và Daler ở Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. Tên thaler (từ Thal, nay được viết là tal có nghĩa là "thung lũng") có nguồn gốc từ đồng Guildengroschen ("gulden vĩ đại", được đúc bằng bạc nhưng có giá trị bằng đồng guilden bằng vàng) được đúc từ bạc từ một mỏ ở Joachimsthal tại Bohemia (lúc đó một phần của Đế quốc Habsburg). Tên gọi "đô la Tây Ban Nha" (Spanish dollar) được sử dụng cho một đồng tiền bạc của Tây Ban Nha, tên thật là peso, có giá trị tám real, được thịnh hành trong thế kỷ 18 ở các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Tân Thế giới. Việc sử dụng của đô la Tây Ban Nha và thaler Maria Theresa làm tiền tệ chính thức trong những năm đầu tiên của Hoa Kỳ là lý do đơn vị tiền tệ của nước này có tên đó. Từ "dollar" đã được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ đồng thaler khoảng 200 năm trước Cách mạng Hoa Kỳ. Đồng đô la Tây Ban Nha, còn được gọi là "tám phần" (pieces of eight), được phổ biến ở 13 thuộc địa sau này trở thành Hoa Kỳ, và cũng là tiền tệ chính thức của Virginia.
Trong thế kỷ 17, đồng đô la cũng được sử dụng ở Scotland, và có người cho rằng nó được phát minh tại Đại học St. Andrews.
Các đơn vị tiền tệ có tên là đô la
Đô la Barbados
Đô la Bahamas
Đô la Belize
Đô la Bermuda
Đô la Brunei
Đô la Canada
Đô la Đài Loan mới
Đô la Đông Caribbe
Đô la Fiji
Đô la Guyana
Đô la Hồng Kông
Đô la Jamaica
Đô la Liberia
Đô la Mỹ
Đô la Namibia
Đô la New Zealand
Đô la Quần đảo Cayman
Đô la Quần đảo Solomon
Đô la Quốc tế
Đô la Singapore
Đô la Suriname
Đô la Trinidad và Tobago
Đô la Tuvalu
Đô la Úc
Đô la Zimbabwe
Các đơn vị tiền tệ dùng ký hiệu đô la ($)
escudo (Bồ Đào Nha)
peso (Argentina, Boliva, Chile, Colombia, Cuba, Cộng hòa Dominican, México, Uruguay)
real (Brasil)
Tham khảo
Tiền tệ
Đô la
Hóa tệ học
Từ gốc Pháp |
9237 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5m%20%28da%20li%E1%BB%85u%20h%E1%BB%8Dc%29 | Chấm (da liễu học) | Chấm (Latinh: macula) là một vùng da đổi màu so với màu bình thường, có bờ, không gồ hay lõm so với da xung quanh nên không sờ được. Một số sang thương có thể giống chấm, nhưng lại gồ (tức là sẩn) khi chiếu ánh sáng nghiêng. Điều này quan trọng đối với sang thương nhiễm sắc tố. Chấm có thể có bất kì kích thước nào, nếu lớn hơn 10 mm đường kính nó thường được gọi là đốm (patch). Nguyên nhân của chấm có thể là:
giảm sắc tố (bệnh bạch biến) hay tăng sắc tố—melanin trong các chấm cà phê sữa (cafê-au-lait macule) hay hemosiderin D trong các đốm Mông Cổ,
bất thường mạch máu thường trực trên da, như u mạch mao mạch,
dãn mao mạch thoáng qua (ban đỏ)
Ép một lam kính (kính khám da) lên bờ của sang thương đỏ là cách đơn giản và hiệu quả để phát hiện hồng cầu thoát mạch. Nếu màu đỏ vẫn còn sau khi ép tấm kính, đó có thể là sang thương xuất huyết; nếu màu đỏ biến mất, đó là sang thương ban đỏ do dãn mạch.
Tham khảo
Da liễu học
en:Cutaneous condition#Primary lesions |
9238 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A9n%20%28da%20li%E1%BB%85u%20h%E1%BB%8Dc%29 | Sẩn (da liễu học) | Sẩn (Latinh: papula) là sang thương nông, rắn, thường dưới 0,5 cm đường kính. Sẩn gồ khỏi bề mặt da xung quanh nên sờ được. Sẩn da gồ lên là do lắng đọng chuyển hoá hay thâm nhiễm khu trú hay tăng sản khu trú các yếu tố tế bào ở thượng bì. Sẩn nông có bờ rõ. Sẩn da sâu do thâm nhiễm tế bào có bờ không rõ. Sẩn có bờ rõ thường gặp khi sang thương là kết quả của sự tăng số lượng tế bào thượng bì hay tế bào melanin. Bề mặt sẩn có thể gồm nhiều sùi nhỏ, xếp sát nhau. Mật độ sẩn dày đặc tạo thành mảng.
Xem thêm
Sẩn ngọc dương vật
Tham khảo
Da liễu học |
9239 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A3ng%20%28da%20li%E1%BB%85u%20h%E1%BB%8Dc%29 | Mảng (da liễu học) | Mảng (tiếng Pháp: plaque) là một gồ dạng cao nguyên và chiếm một khoảng da tương đối rộng so với chiều cao của nó. Mảng thường có bờ rõ và thường được tạo thành do nhiều sẩn tập họp lại như trong bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm (mycosis fungoides). Mảng lichen hoá là mảng rộng, bờ kém rõ ở vùng da trở nên dày và hiện rõ những vết ngang dọc trên da. Quá trình này là kết quả của việc gãi lặp đi lặp lại trên da và thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng. Mảng lichen hoá xảy ra điển hình ở viêm da dạng chàm (eczematous dermatitis), nhưng cũng có thể gặp ở bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm.
Tham khảo
Da liễu học |
9241 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%91t%20%28da%20li%E1%BB%85u%20h%E1%BB%8Dc%29 | Nốt (da liễu học) | Nốt (Latinh: nodulus) là sang thương tròn hay bầu dục, rắn, sờ được và có thể liên quan đến lớp thượng bì, bì hay mô dưới da. Độ sâu của thương tổn và kích thước giúp phân biệt nốt với sẩn. Nguyên nhân của nốt là do thâm nhiễm, tân sản hay lắng đọng chuyển hoá ở lớp bì hay mô dưới da và thường là biểu hiện cho bệnh hệ thống. Thí dụ như lao, nhiễm nấm sâu, lymphoma, khối tân sinh di căn có thể có biểu hiện nốt ở da. Nốt có thể do tăng sinh lành tính hay ác tính tế bào keratin như trong u gai giác mạc (keratocanthoma) và carcinoma tế bào vẩy và tế bào đáy. Các nốt da không đau, tồn tại lâu là dấu hiệu quan trọng của bệnh đa hệ thống, cần thiết làm sinh thiết và cấy mẫu da.
Tham khảo
Da liễu học |
9249 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a%20B%C3%ACnh | Hòa Bình | Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018).
Năm 2018, xếp thứ 47 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846,1 nghìn dân, GRDP đạt 40.867 tỉ Đồng (tương ứng với 1,7749 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 48,3 triệu đồng (tương ứng với 2.098 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.
Hòa Bình có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km.
Địa lý
Cũng giống như Ninh Bình và Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa ba khu vực: Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ
Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội
Phía tây giáp tỉnh Sơn La
Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Các điểm cực của tỉnh Hòa Bình:
Điểm cực bắc tại: xóm Nghê, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc.
Điểm cực tây tại: xã Cun Pheo, huyện Mai Châu.
Điểm cực đông tại: thôn Đồng Mối, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy.
Điểm cực nam tại: xóm Hổ, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam.
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi...
Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5 °C.
Hành chính
Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 129 xã.
Lịch sử
Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ. Ngày 29 tháng 11 năm 1886, Tổng sứ Trung - Bắc Kỳ ra quyết định chuyển tỉnh lỵ về Phương Lâm (trước đó thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây).
Theo Nghị định ngày 27/12/1888, tỉnh lỵ lại chuyển về Chợ Bờ, do Phó công sứ Moulié (1888 - 1890) cầm đầu. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888, cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888, cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).
Sau cuộc tấn công bất ngờ của nghĩa quân Đốc Ngữ vào Chợ Bờ đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1891, phó công sứ Pháp Rougery (người thay thế J. Morel cuối năm 1890) bị giết chết ở sở tại. Sau khi De Goy lên làm Công sứ Hoà Bình ít lâu (thay thế Rougery), ngày 18 tháng 3 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lỵ tỉnh Mường về làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình (nằm ở tả ngạn sông Đà, đối diện với Phương Lâm) và đổi tên tỉnh thành Hòa Bình, nhưng vẫn duy trì nhiệm sở ở Chợ Bờ.
Đến ngày 5 tháng 9 năm 1896, tỉnh lỵ chính thức được chuyển về xã Hòa Bình, do Ganella làm Công sứ Hoà Bình (1891 - 1899). Tỉnh Hòa Bình khi đó có 6 châu: Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu (châu Mai) và Đà Bắc.
Ngày 24 tháng 10 năm 1908, thời Regnier làm Công sứ (1908 - 1910), châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam, và đến ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình - Công sứ Hoà Bình lúc ấy là Collet (1924 - 1925)
Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu Mai Đà.
Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa Bình có 4 huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà, riêng huyện Lạc Thủy vẫn thuộc tỉnh Hà Nam, sau này mới trả về Hòa Bình. Ba huyện của Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn) thuộc Liên khu 3, trong khi huyện Mai Đà lại thuộc Liên khu Việt Bắc từ tháng 11 năm 1949 cho đến ngày 9 tháng 8 năm 1950 mới trả về Liên khu 3.
Ngày 21 tháng 9 năm 1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà.
Ngày 15 tháng 10 năm 1957, huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.
Ngày 17 tháng 4 năm 1959, huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi.
Ngày 17 tháng 8 năm 1964, huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.
Ngày 12 tháng 12 năm 2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Tỉnh Hòa Bình có 11 đơn vị hành chính cấp huyện.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, chuyển thị xã Hòa Bình thành thành phố Hòa Bình.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn được sáp nhập vào thành phố Hà Nội (nay thuộc các huyện Thạch Thất và Quốc Oai).
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình.
Tỉnh Hòa Bình có 1 thành phố và 9 huyện như hiện nay.
Dân cư
Hòa Bình hiện có 854.131 dân (tính đến ngày 1/4/2019). Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thủy. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. 15,7% dân số sống ở đô thị và 84,3% dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đặt 33,42%.
Hòa Bình là một trong chín tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tới Hòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình.
Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quý để phát triển du lịch công động và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình.
Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La).
Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Người H'mông sống tập trung ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh du cư, nhưng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đinh canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế - xã hội.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 35.836 người, nhiều nhất là Công giáo có 27.660 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.120 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 25 người, đạo Tin Lành có 23 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Văn hóa du lịch
Văn hóa
Hòa Bình là mảnh đất mà các nhà khoa học đã chứng minh có người Việt cổ sinh sống. Nơi đây đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa rực rỡ qua việc tìm thấy 47 chiếc trống đồng cổ trong đó có trống đồng sông Đà và Miếu Môn (địa danh nay thuộc Hà Nội giáp ranh Hòa Bình) thuộc loại đẹp và cổ.
Trên địa bàn tỉnh cơ bản có bảy thành phần dân tộc sinh sống. Các dân tộc vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình, vừa bảo tồn tính đa dạng của văn hóa các dân tộc khác trong cộng đồng. Người Tày Thái sinh sống trong tỉnh có nhiều nét giống nhau trong phong tục và sinh hoạt. Dân tộc Mường có nền văn học dân gian phong phú như: hát ví Mường với nhạc trống đồng, nhạc cồng, trường ca Đẻ đất đẻ nước... Dân tộc Thái có làn điệu dân ca Thái tính cộng đồng cao. Số ít người Mông trong tỉnh có múa khèn, múa ô... Sản phẩm rượu cần trong các dịp lễ tết, hội hè tiếp khách quý của người Mường, người Thái là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong bản sắc của con người sinh sống trên mảnh đất miền hạ sông Đà.
Ẩm thực
Hòa Bình là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, vùng Bắc Trung Bộ. Là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nên đặc sản, ẩm thực của tỉnh rất phong phú: cơm lam Hòa Bình, cam Cao Phong, lợn mán thui luộc, chè san tuyết Pà Cò, rượu Đù Địn, bánh uôi, mận Hang Kia, gà đồi Hương Nhượng, khoai sọ Phúc Sạn, rau rừng đồ, quýt đường Ôn Châu, rượu cần Mường, tiết canh Hòa Bình, ong rừng xáo măng Mai Châu, su su Lũng Vân, rau sắn nấu chua, rượu cần, hạt dổi Lạc Sơn, cá nướng sông Đà, sâu Lạc Sơn, canh loóng chuối, mía tím Hòa Bình, quất hồng bì Kỳ Sơn, dê núi, bánh dày Hang Kia, chả rau đáu, hạt dổi Chí Đạo, khoai lang Ba Khan, măng đắng Hòa Bình, mật ong Tự Do, lợn rừng xiên nướng bản Lác, canh rau đắng Lạc Sơn, bí đao Kim Bôi, chả cuốn lá bưởi, rượu Mai Hạ, nậm pịa Mai Châu, nhãn Sơn Thủy, quả lặc lè, vịt bầu Bến, cá ngần sông Đà, mật ong Lạc Sỹ, quýt Nam Sơn, thịt trâu lá lồm, dưa bở Mỵ Hòa, thịt lợn muối chua, rau sắng, gà chạy bộ Thung Nai, ốc núi Hòa Bình, củ dong Cao Sơn, xôi nếp nương Mai Châu, gà ri Lạc Thủy, tỏi tía Thành Sơn, gà nấu măng chua hạt dổi, bưởi đỏ Tân Lạc.
Lễ hội
Hội xên bản, xên mường: Hàng năm vào mùa xuân khi hoa ban nở trắng khắp núi đồi và nghe thấy tiếng sấm nơi đầu nguồn sông Đà thì cũng là lúc người dân huyện Mai Châu tổ chức lễ hội. Hội xên bản mường là hội cầu mùa, cầu phúc họ gửi gắm vào đó những ước vọng về cuộc sống yên bình ấm no trong bản. Lễ hội cũng là dịp trai gái vui chơi tìm hiểu nhau trong tiếng đàn, tiếng hát.
Hội cầu mưa (dân tộc Thái): hàng năm vào khoảng tháng Ba, tháng Tư âm lịch thời tiết hanh khô chuẩn bị bước sang mùa hè thì người Thái tổ chức lễ hội cầu mưa.
Lễ cầu mát: Đây là tục lệ của cư dân Mường vùng Hòa Bình. Vào buổi lễ thầy mo cầu khấn bốn vị: Trời, Đất, Nước, Lửa phù hộ cho dân bản luôn được mát mẻ. Lễ cũng được tổ chức sau khi một gia đình nào có hỏa hoạn.
Lễ cầu phúc bản mường: Lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng người Thái ở Mai Châu, mục đích cầu thần phù hộ dân bản và cúng rửa lá lúa, xua đuổi thần Trùng. Vào ngày lễ hội, các miếu thờ thổ công, thổ địa ở các bản được sửa sang sạch sẽ, bờ ruộng nương cũng được tu sửa, be cao để đón nước.
Lễ cơm mới: có trong cộng đồng người Mường Bi ở Hòa Bình. Dịp lễ hội các gia đình soạn cỗ mừng vụ thu hoạch, cúng vía lúa, cúng ông bà cha mẹ tỏ lòng thành kính.
Lễ khẩn chiêm: đây là lễ cúng cầu lúa mùa của người Dao ở Hòa Bình được tổ chức vào đầu tiết lập hạ. Đây là lễ cầu đất trời, tổ tiên phù hộ cho một năm làm ăn tốt lành.
Hội xéc bùa: hay còn gọi là hội cồng chiêng của dân tộc Mường vùng Hòa Bình. Xéc bùa là xách cồng chiêng đi hát của các phường bùa. Phường bùa gồm những người biết hát và đánh cồng chiêng, đọc theo lối ứng khẩu.
Giao thông
Đường bộ
Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như:
Quốc lộ 6 đi qua các huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh tây bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40 km.
Quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa.
Quốc lộ 12B nối thẳng quốc lộ 6 (ở Mãn Đức - Tân Lạc) đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và tỉnh Ninh Bình là con đường ngắn nhất từ tây bắc xuyên ra Biển Đông.
Quốc lộ 21A có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai Hà Nội qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý.
Quốc lộ 21C có điểm đầu là ngã ba giao cắt với Đường vành đai 3 (Hà Nội) tại Hoàng Mai, điểm cuối là nút giao Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình qua huyện Lạc Thủy.
Quốc lộ 37C nối từ Hưng Thi (Lạc Thủy) qua Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình) tới Ý Yên (Nam Định).
Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, giao với quốc lộ 12B tại thị trấn Ba Hàng Đồi và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thủy.
Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội.
Đường thủy
Hệ thống sông ngòi thủy văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km² chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ sông Đà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, được điều tiết nước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thủy thuận lợi, có hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55 km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125 km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32 km; sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thủy, dài 30 km.
Kinh tế
Sức hấp dẫn du khách của Hòa Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân.
Phong cảnh du lịch Hòa Bình
Địa hình đồi núi trùng điệp với các động thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như:
Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 36 °C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, chữa bệnh. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari.
Thung lũng Mai Châu thuộc huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng với đồng lúa và những nếp nhà sàn được quy hoạch bảo tồn phục vụ du lịch.
Đà Bắc- một huyện vùng cao thích hợp cho du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa. Đà Bắc với cảnh quan nguyên sơ yên ả, thơ mộng của thị trấn miền núi tây bắc.
Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ.
Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, nới tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc, với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40 km tiện lợi về giao thông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, địa điểm giải trí.
Thủy điện
Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế đạt 1.920 megawatt, được xây dựng tại hồ Hòa Bình, trên dòng sông Đà. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong các nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đây là một công trình do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Công trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thủy.
Nông nghiệp
Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.
Đá thủ công mỹ nghệ
Làng nghề đá thủ công mỹ nghệ Sỏi, huyện Lạc Thủy là cái nôi của những sản phẩm đồ đá nổi tiếng như bàn ghế đá, lavabo đá (chậu rửa đá), tượng đá,... Với nguồn nguyên liệu đá sẵn có, cùng bàn tay điêu luyện lành nghề của những nghệ nhân hàng chục năm trong nghề các sản phẩm luôn được đánh giá cao. Làng Sỏi bao bọc những cụm KCN Phú Thành I, II và là nơi có nhiều công ty toạ lạc mang đến sự phát triển vượt bậc cho địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Hiện nay các sản phẩm đá mỹ nghệ đã được xuất khẩu sang một số nước khu vực Đông Nam Á (Singapo, Úc), Trung Đông (israel) bởi công ty TNHH Đá Tự Nhiên Thiên An - Đơn vị cực kỳ uy tín trong lĩnh vực chế biến và khai thác đá thiên nhiên.
Xem thêm
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Việt Nam
Tỉnh thành Việt Nam
Tây Bắc Bộ
Bắc Bộ
Trích dẫn
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tây Bắc Bộ |
9250 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn%20g%E1%BB%8Di%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Tên gọi Việt Nam | Việt Nam qua các thời kỳ, triều đại nhà nước khác nhau với những tên gọi hoặc quốc hiệu khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng chính thức hay không chính thức để chỉ một vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam.
Tổng quát
Tên gọi của các nhà nước/triều đại
Dưới đây là danh sách tên gọi các nhà nước/triều đại từng tồn tại ở Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.
Văn Lang
Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ bao gồm khu vực đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN rồi bị thay thế bởi Âu Lạc.
Âu Lạc
Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được dựng lên, từ việc liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán – An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm phần đất của Văn Lang trước đây cộng thêm vùng núi Đông Bắc Việt Nam và 1 phần Tây Nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Khoảng cuối Thế kỷ 3 TCN, đầu Thế kỷ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (Quận úy Nam Hải – nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
Lĩnh Nam
Năm 40, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Hán. Sử cũ ghi chép hai bà đã lấy được 65 thành trì của nhà Hán tại các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Nam Hải,... Hai bà xưng vương, với câu hịch nối lại nghiệp xưa vua Hùng, lập tên nước là Lĩnh Nam (嶺南), đóng đô tại Mê Linh, ngày nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trưng Trắc được bầu làm vua (Đế) của Lĩnh Nam, Trưng Nhị được bầu làm vương của Giao Chỉ, 6 quận của Lĩnh Nam là: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Nam Hải và Quế Lâm mỗi quận có 1 vương gia. Năm 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần II.
Vạn Xuân
Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi triều đình trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng thiết đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 87 năm cho đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông thì đổi sang quốc hiệu khác.
Đại Việt
Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại lâu dài nhất, dù bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh, kéo dài đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 724 năm.
Đại Ngu
Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu vua Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không phải là từ "ngu" trong từ "ngu si" (愚癡).
Việt Nam
Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã dâng biểu đề nghị vua Gia Khánh nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên, tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 [1804] (nhà Thanh năm Gia Khánh thứ 9), mùa xuân, tháng Giêng, sứ nhà Thanh là Án sát Quảng Tây Tề Bố Sâm đến cửa Nam Quan. [Trước đó] mùa hạ năm Nhâm Tuất [1801], [Gia Long] sai Trịnh Hoài Đức vượt biển đưa những sắc ấn của Tây Sơn trả lại nhà Thanh. [Sau đó] lại sai Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu: "Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt". Vua Thanh trước cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho... Vua Thanh gửi thư lại nói: "Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên [Việt Nam] xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa [Trung Quốc] lại phân biệt hẳn"... Ngày Quý Mão, làm đại lễ bang giao... Sứ giả nhà Thanh đến, vào điện Kính Thiên làm lễ tuyên phong... Tháng 2, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Ngày Đinh Sửu, đem việc cáo Thái miếu. Chiếu rằng: "... lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa".Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ XIV, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ XV của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) nhiều lần nhắc đến 2 chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy 2 chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ XVI – XVII như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Đại Nam
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý 1 nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên, nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới là Đại Nam (hay Đại Việt Nam) vào ngày 15/2/1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Sách Quốc sử di biên chép: "Tháng 3, ngày 2 (Mậu Tuất, 1838, Minh Mạng thứ 19), bắt đầu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Tờ chiếu đại lược: [...] Vậy bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) đổi quốc hiệu là Đại Nam, hoặc xưng là Đại Việt Nam cũng được".
Đế Quốc Việt Nam
Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố xóa bỏ các hiệp ước với Pháp và thành lập chính phủ vào ngày 17/4/1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế, Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Việt Nam. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14/8/1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố trao lại chủ quyền Việt Nam cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945 – 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 – 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2/9/1945 (Ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước để chính thức thành lập Quốc hội và Chính phủ khóa I.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954 – 1975, chính thể này tiếp tục phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Tới năm 1976, chính thể này cùng với chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc gia Việt Nam
Quốc gia Việt Nam là danh xưng của 1 phần vùng lãnh thổ Việt Nam thuộc quyền kiểm soát của quân Pháp (mặc dù tuyên bố đại diện cho cả nước), ra đời chính thức từ Hiệp ước Élysée ký ngày 8/3/1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Thực tế, chính quyền Quốc gia Việt Nam vẫn thuộc khối Liên hiệp Pháp, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt thời gian tồn tại, Quốc gia Việt Nam chưa từng tổ chức được Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm năm 1946.
Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949 – 1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa.
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa là tên gọi của một chính thể được Hoa Kỳ thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế thừa Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955). Trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đổi tên chính phủ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa.
Ở miền Nam Việt Nam giai đoạn đó, chính thể này tồn tại song song với chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Chính thể này sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi đầu hàng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau đó, Cộng hòa miền Nam Việt Nam có tuyên bố kế thừa các nghĩa vụ, tài sản, quyền và các lợi ích của Việt Nam Cộng hòa.
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là 1 chính thể cũng ở miền Nam Việt Nam, tồn tại từ năm 1969-1976, tên đầy đủ là "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam". Chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở là những cán bộ Việt Minh được giữ lại miền Nam để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử thống đất nước dự kiến được tổ chức năm 1957 (theo Hiệp định Genève 1954 thì chỉ tập kết quân sự, các thành phần chính trị ở nguyên tại chỗ để chuẩn bị tổng tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc). Cộng hòa miền Nam Việt Nam có mục tiêu chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đế thống nhất đất nước. Sau cuộc Tổng tuyển cử 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sau khi cuộc Tổng tuyển cử 1976 do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức để thống nhất đất nước về mặt chính trị, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa VI quyết định thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.
Các danh xưng không chính thức
Dưới đây là những danh xưng không rõ về tính xác thực, hoặc do nước ngoài sử dụng để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức này được ghi nhận lại từ cổ sử, truyền thuyết hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945.
Xích Quỷ
Xích Quỷ (赤鬼), theo Việt Nam sử lược là quốc hiệu trong truyền thuyết về thủy tổ của dân Việt là Kinh Dương Vương.
Sách chép:
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Nam Việt
Nam Việt (南越) là quốc hiệu thời nhà Triệu (204 TCN – 111 TCN). Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi ở đây không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam ngày nay hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu cũ của nước Việt, nhưng từ thời Hậu Lê trở về sau, cũng như quan điểm chính thống hiện nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa. Lý do không thể coi Nam Việt là của người Việt Nam vì: Triệu Đà là người Hán, quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), nhân lúc nhà Tần suy loạn đã nổi lên lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt.
Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của nước Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên. Lê Văn Hưu nói: "Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được".
Ngô Sĩ Liên nói: "Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy".
Hoặc vua Quang Trung sau khi đánh bại đội quân nhà Thanh năm 1789 đã có ý định đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây với lý do đây là đất cũ của Nam Việt thời nhà Triệu.
An Nam
An Nam (安南) là danh xưng của người nước ngoài và với cả người Việt Nam để chỉ lãnh thổ Việt Nam cho đến khoảng giữa thế kỷ 20.
Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ (673 – 757 và 768 – 866).
Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu là "An Nam quốc vương" (kể từ năm 1164).
Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945.
Thời kỳ thuộc Pháp, Annam (gọi theo tiếng Pháp) là tên gọi chỉ vùng lãnh thổ Trung Kỳ do nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung ở cả ba vùng Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine). Nhiều khi từ này được người Pháp dùng với ý miệt thị người Việt.
Các danh xưng thời Bắc thuộc và Pháp thuộc
Các danh xưng này không được xem là quốc hiệu của Việt Nam vì các giai đoạn này Việt Nam bị nước ngoài đô hộ. Đây là tên gọi mà Trung Quốc và Pháp sử dụng để chỉ vùng lãnh thổ Việt Nam mà họ chiếm đóng.
Giao Chỉ
Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần I từ 111 TCN – 39 CN; thời Bắc thuộc lần 2 từ 43–203, và thời Bắc thuộc lần 4 từ 1407–1427. Tổng cộng khoảng 262 năm.
Giao Châu
Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2 từ 203 – 544 và thời Bắc thuộc lần 3 từ 602–679. Tổng cộng khoảng 420 năm.
An Nam
Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 từ 679 – 757 và 766 – 866. Tổng cộng khoảng 180 năm.
Trấn Nam
Là tên gọi của Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 từ 757 – 766. Tổng cộng khoảng 10 năm.
Tĩnh Hải quân
Là tên gọi của Việt Nam cuối thời Bắc thuộc lần 3, thời kỳ tự chủ của Họ Khúc và thời kỳ độc lập của Nhà Ngô, từ 866 – 967. Tổng cộng khoảng 102 năm.
Liên bang Đông Dương
Là tên gọi của Việt Nam, Campuchia và Lào (lúc bấy giờ Việt Nam bị chia thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) thời Pháp thuộc, từ 1887 – 1954. Tổng cộng khoảng 68 năm.
Tại các nước trên thế giới
Đối với nước ngoài, tên gọi "Việt Nam" thường được viết trong các ngôn ngữ dùng ký tự Latinh là Vietnam. Một số ngoại lệ như:
Tiếng Ba Lan: Wietnam
Tiếng Hawaii: Wiekanama
Tiếng Ireland: Vítneam
Esperanto: Vjetnamio
Tiếng Malta: Vjetnam
Tiếng Bồ Đào Nha: Vietname, tiếng Bồ Đào Nha Brasil: Vietnã
Trong các ngôn ngữ dùng hệ chữ viết khác:
Tại Trung Quốc và Đài Loan: 越南 (Yuènán, O̍at-lâm)
Tại bán đảo Triều Tiên: trước đây thường gọi theo âm Hán-Triều là 월남 (Wollam), nay tại Bắc Triều Tiên gọi là 윁남 (Wennam) và tại Hàn Quốc gọi là 베트남 (Beteunam)
Tại Nhật Bản: ベトナム (Betonamu), ヴェトナム (Vetonamu), ヴィエトナム (Vietonamu), ヴィエットナム (Viettonamu), hoặc theo âm Hán-Hòa là 越南 (hay えつなん) (Etsunan)
Tại Nga: Вьетнам (V'yetnam)
Tại Hy Lạp: Βιετνάμ (Byetnam)
Xem thêm
Danh sách các nước trên thế giới: quốc hiệu của các nước khác
Quốc kỳ Việt Nam
Quốc huy Việt Nam
Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam
Ghi chú
Chú thích
Tham khảo
Đại Nam thực lục. Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007.
Lịch sử Việt Nam
Danh sách (Việt Nam) |
9252 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20La | Sơn La | Sơn La là một tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Năm 2018, Sơn La là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 31 về số dân, xếp thứ 40 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.242.700 người dân, GRDP đạt 47.223 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0509 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,59%. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất Bắc Bộ.
Lịch sử
Vào thời nhà Lý, thế kỷ 11-12, vùng trung tâm tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, các huyện Mường La, Thuận Châu (Mường Muổi), Mai Sơn,...) là khu vực lãnh thổ định cư của một vương quốc được ghi nhận trong Đại Việt sủ ký toàn thư tên là Ngưu Hống.
Ngày 24 tháng 5 năm 1886, thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. Thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La. Kế nhiệm là Moulié (11/1886). Ngày 9 tháng 9 năm 1891, thuộc Đạo Quan binh 4.
Ngày 27 tháng 2 năm 1892, thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu, do thiếu tá Pennequin làm chỉ huy trưởng. Kế nhiệm ông là Đại uý Diguet (1893 - 1895) và thiếu tá Norminot (1895). Ngày 10 tháng 10 năm 1895, thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú). Lúc này M.Caillat lên thay thiếu tá Norminot làm Công sứ Pháp ở tỉnh Vạn Bú.
Ngày 23 tháng 8 năm 1904, đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Công sứ Pháp đầu tiên là Jean G. Monpeyrat, lên cầm quyền thay công sứ Sévénier từ năm 1902 đến năm 1909. Kế nhiệm ông là các công sứ Pháp như Hernandez (1909 - 1911), Fillion, Bonnermain, Louis Rene, Pierre Grossin, Nempont, Romanetti, Saint Poulof (1928 - 1933), Cousseau, Gabon, Robert. Năm 1907, công sứ Monpeyrat cho xây dựng nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1933, công sứ Gabriel M. de Saint-Poulof (cầm quyền thay Romanetti từ năm 1928) bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay. Năm 1944, Robert thay ông ta làm công sứ Sơn La và cai trị đến tận năm 1945.
Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị"nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La. Từ nằm 1948 đến 1953, thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
Từ năn 1953 đến 1955, Sơn La thuộc Khu Tây Bắc. Từ năm 1955 đến 1962, bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo. Từ năm 1962 đến 1975, tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
Đến cuối năm 1975, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 7 huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu. Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ vừa giải thể là Phù Yên và Bắc Yên. Từ đó, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 9 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu. Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chia huyện Sông Mã thành 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp.
Ngày 3 tháng 9 năm 2008, chuyển thị xã Sơn La thành thành phố Sơn La. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, chia huyện Mộc Châu thành 2 huyện: Mộc Châu và Vân Hồ. Tỉnh Sơn La có 1 thành phố và 11 huyện như hiện nay.
Địa lý
Vị trí và lãnh thổ
Tỉnh Sơn La có diện tích 14.174,5 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20o37' - 22o02' vĩ độ Bắc và 103o11’ - 105o02' kinh độ Đông.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Sơn La, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 302 km, có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu.
Phía đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình.
Phía tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Luangprabang (Lào).
Phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào).
Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.
Các điểm cực của tỉnh Sơn La:
Điểm cực bắc tại: xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai.
Điểm cực đông tại: xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ.
Điểm cực tây tại: xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp.
Điểm cực nam tại: xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ.
Địa hình
Sơn La nằm cách Hà Nội 302 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 3 cửa khẩu với Lào là cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương, Cửa khẩu Lóng Sập và Nà Cài.
Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của khu vực Bắc Bộ. Địa hình phần lớn là đồi núi, trong đó các đồi núi cao tập trung ở các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên,... Sơn La có dòng sông Mã, sông Đà đi qua, phù sa từ hai con sông này đã bồi nên những thung lũng, 2 dòng sông này còn gây ra tình trạng xâm thực, sức nước mạnh khoét sâu vào các ngọn đồi, làm sụp những phần đất cao và mở rộng thung lũng ra. Phía Đông là các cao nguyên rộng lớn như cao nguyên Mộc Châu, đây là nơi có đồng cỏ lớn, là nơi chăn nuôi gia súc phù hợp.
Địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên đây là nơi có nguồn thủy điện dồi dào, nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng ở đây là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hiện tại.
Phía Bắc và Đông là những dãy núi cao vắt ngang chắn lại các lối giao thông, vì thế đã tạo ra các đèo như đèo Pha Đin, đèo Tà Xùa, đèo Chiềng Đông, đèo Cón, đèo Lũng Lô...
Khí hậu
Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Mùa mưa kết thúc khá sớm vào khoảng đầu tháng 9 và bắt đầu một mùa khô kéo dài khốc liệt đến tận cuối tháng 4 năm sau gây ra tình trạng khô hạn và thiếu nước, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 4-6) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.
Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019, tỉnh Sơn La có 1.248.415 người, tổng số hộ là 289,516 hộ, nam có 632,598 người, nữ có 615,917 người. Sơn La là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Bắc Bộ. 16.6% dân số sống ở thành thị và 83,4% dân số sống ở nông thôn.
Sơn La có tổng cộng 39 dân tộc anh em, trong đó người Thái là nhiều nhất với 669,265 người, người Kinh 203,008 người, người Mông 200,480 người.
Hành chính
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện; 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 188 xã, 7 phường và 9 thị trấn.
Văn hóa, du lịch
Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú nên có sự đa dạng về văn hoá truyền thống, đời sống, tập tục.
Sơn La có nhiều lễ hội của các dân tộc, mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc riêng như Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa ban, Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun; Lễ cầu phúc của người Mường; Lễ hội xên bản, cầu mưa của người Thái, Lễ mừng măng mọc của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc...
Sơn La còn có các di tích như Nhà tù Sơn La, bảo tàng Sơn La ở thành phố Sơn La, chùa Chiền Viện ở Mộc Châu...
Bên cạnh đó thiên nhiên còn tạo hóa cho Sơn La nhiều khu du lịch, khu danh thắng đẹp rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại và khám phá như: Suối nước nóng Bản Mòng (Hua La), danh thắng Yên Châu, các hang Thẩm Tát, Thẩm Ké... ở Chiềng An, Bản Hìn, cao nguyên Mộc Châu, khám phá chinh phục các đỉnh núi ở Bắc Yên...
Ẩm thực
Các đặc sản, ẩm thực địa phương trong tỉnh: táo mèo Bắc Yên, bánh dày Mông, rượu chuối Yên Châu, nộm da trâu, pa tỉnh tộp, măng trúc muối ớt Háng Đồng, nhót xanh chấm chéo, mận Phiêng Khoài, canh mọ, rượu thóc men lá Hang Chú, thảo quả Bắc Yên, mẳm cá, long nhãn Chiềng Khoong, cà rừng, cá ngần sông Đà, cam Phù Yên, hoa gừng, rượu hoẵng Mộc Châu, tỏi Chiềng Đông, thịt thối, trám, pa giảng, khoai sọ Cụ Cang, bọ xít rang, chè Mộc Châu, mắc ten, nậm pịa, quýt Chiềng Cọ, canh bon, tỏi tía Phù Yên, thịt trâu gác bếp, gỏi cá Thái, na dai Mai Sơn, ốc đá suối Bàng, nộm hoa ban, gà đen Mông, vịt Chiềng Mai, ớt ngâm Na Viên, mơ Mộc Châu, rau thối, thịt chua người Dao, dưa mèo, gân bò xé Mường Tấc, hạt dổi, mắc khén, thịt dơi Chiềng Khoi, nhãn Sông Mã, xôi sắn, cháo mắc nhung, nếp tan Mường Và, đào Mộc Châu, mẳm hén, bánh gai Hát Lót, măng, xôi ngũ sắc, cá tép dầu Quỳnh Nhai, xoài tròn Yên Châu, đọt song mây, rượu cần Thái, núc nác, xôi trám, mận hậu Mộc Châu, hoa đu đủ đực, bê chao Mộc Châu, chẳm chéo, cốm Mường Tấc, rêu đá, khoai sọ Thuận Châu, chè Tà Xùa.
Chè Tà Xùa
Chè Tà Xùa là loại búp trắng cánh vàng xuất xứ từ xã vùng cao Tà Xùa (Bắc Yên). Chè được bà con dân tộc Mèo sao tẩm trực tiếp. Nước chè vị đắng chát khi mới nhấp nhưng lại ngọt dần. Chè Tà Xùa kén nước, tốt nhất là pha bằng nước suối vùng này, nếu dưới xuôi phải là nước khoáng đun sôi mới ngon.
Thịt dơi Chiềng Khoi
Tại bản người Thái, bản Hiêm, Chiềng Khoi (Yên Châu) có một hang đá là hang Dơi. Đây là hang rộng, nhiều ngách rất nhiều Dơi. Từ xưa, người Thái nơi đây đã bắt Dơi về chế biến các món ăn như: Hăm pịch kia, Lám kia... Đây là món được coi là quý hiếm để biếu cha mẹ. Theo dân gian người Thái trẻ em ăn thịt Dơi thì chóng lớn, nhanh nhẹn, người già ăn thì khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.
Sơn tra
Sơn tra ở đây có vị đậm đà hương thơm đặc trưng. Càng lên cao, khí hậu lạnh táo mèo sơn tra càng vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt. Sơn tra tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di. Mùa sơn tra ra hoa, màu trắng thấp thoáng giữa khu rừng trên những dãy núi cao càng làm vẻ đẹp nơi đây thêm thi vị.
Rêu Sông Mã
Người Thái ở đây chế biến rêu từ những tảng đá ngầm ở thượng nguồn sông Mã (thuộc huyện Sông Mã) thành món nướng, món xào ăn vừa thơm, vừa ngọt mát. Tháng giêng, sông Mã chỉ như một con suối hiền hòa, nước mát rượi, tinh khiết, xanh trong đó cũng là bắt đầu mùa rêu, một loại đặc sản của người Thái.
Kinh tế
Sơn La là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, rất khó khăn về mặt kinh tế.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước tính tăng 5,59% so với năm 2017, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 5,62%, mức tăng trưởng năm nay tuy không đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn do thời tiết và biến đổi khí hậu thì đạt được mức tăng trưởng trên cũng đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,18%, đóng góp 1,40 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,33%, đóng góp 1,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,40 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 5,67%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó sản xuất và phân phối điện đạt mức tăng 2,53%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,87%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải, nước thải giảm 1,69%, làm giảm 0,005 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 34,66%, làm tăng 0,08 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 6,95%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Trong khu vực dịch vụ, các ngành vẫn giữ mức tăng ổn định so với cùng kỳ năm trước đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 5,52% so với năm 2017, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy năm nay có mức tăng trưởng khá cao 7,62%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội tăng 6,02%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,27%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm...
Về cơ cấu kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 38,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,17% (cơ cấu tương ứng của năm 2017 là 21,88%; 34,59%; 37,36%; 6,17%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Giao thông
Sơn La là một trong những tỉnh có hệ thống giao thông chưa đồng bộ, thiếu sót: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Trên toàn tỉnh có 4 tuyến đường bộ của Việt Nam: Quốc lộ 6 (AH13) mở rộng, Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 32B và đường tỉnh lộ, huyện lộ.
Đường thủy của Sơn La còn hạn chế chủ yếu dọc sông Đà bởi cảng Tà Hộc tại huyện Mai Sơn.
Đường hàng không của tỉnh Sơn La hiện tại đã ngừng hoạt động từ năm 2004 với sân bay Nà Sản đặt tại huyện Mai Sơn, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km. Sân bay Nà Sản hiện đang trong quá trình trùng tu và nâng cấp, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 là sân bay nội địa cấp 4C theo quy định Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) với mức khai thác ban đầu đạt 0,9 triệu hành khách/năm.
Vận tải công cộng, đến năm 2019, Sơn La đã phát triển mạng lưới xe buýt tư nhân gồm 6 tuyến kết nối Thành phố Sơn La đi các huyện lân cận.
Tuyến số 1: Mai Sơn - Thành phố Sơn La với tần suất 30 phút/1 chuyến:
Ngã ba Cò Nòi - Thống Nhất - 19/5 - thị trấn Hát Lót - sân bay Nà Sản - Chiềng Mung - Bệnh viện Đa khoa Sơn La khu vực Tây Bắc - ngã tư Quốc lộ 4G - Đại học Tây Bắc - Vincom Center Plaza Sơn La - Bệnh viện Đa khoa Sơn La - Bản Cá
Tuyến số 2: Thuận Châu - Thành phố Sơn La
Tuyến số 3: Mường La - Thành phố Sơn La
Tuyến số 4: Sông Mã - Thành phố Sơn La
Tuyến số 5: Quỳnh Nhai - Thành phố Sơn La
Tuyến số 6: Bắc Yên - Thành phố Sơn La
Tham khảo
Liên kết ngoài
Khởi đầu năm 1895
Tây Bắc Bộ |
9277 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A3n%20%E1%BB%A9ng%20th%E1%BA%BF | Phản ứng thế | Phản ứng thế trong hóa học được hiểu theo hóa vô cơ và hóa hữu cơ hơi khác nhau một chút.
Trong hóa vô cơ, nó là phản ứng hóa học, trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh (ở các điều kiện cụ thể về nhiệt độ, áp suất) sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này, theo phản ứng sau:
A + BX -> AX + B
Trong hóa hữu cơ, phản ứng thế là phản ứng hóa học, trong đó một nhóm của một hợp chất được thay bằng một nhóm khác.
Hóa hữu cơ
Phản ứng thế thân hạch
Trong hóa hữu cơ và hóa vô cơ, phản ứng thế thân hạch, hay còn gọi là phản ứng thế nucleophile, là một loại phản ứng cơ bản trong đó các tác nhân thân hạch (tiếng Anh: nucleophille; ký hiệu Nuc:) liên kết hoặc tấn công các nguyên tử hoặc phân tử có điện tích hay phân cực dương một cách có chọn lọc. Trong quá trình này, tác nhân thân hạch sẽ thế chỗ cho tác nhân thân hạch yếu hơn. Khi tác nhân thân hạch yếu hơn tách ra khỏi một nguyên tử hay phân tử và trở thành nhóm xuất (ký hiệu: LG), nguyên tử hoặc phân tử đó sẽ mang điện tích hoặc phân cực dương sẽ trở thành nhóm electrophile. Nhóm thực thể phân tử bao gồm nhóm electrophile và nhóm xuất thường được gọi chung là chất nền.
Với R-LG là chất nền, dạng tổng quát của loại phản ứng này có thể được viết như sau:
Nuc: + R-LG → R-Nuc + LG:
Cặp electron (:) từ tác nhân thân hạch tấn công chất nền để tạo nên một liên kết cộng hóa trị mới Nuc-R-LG. Điện tích ban đầu được phục hồi khi nhóm xuất (LG) tách khỏi phân tử mang theo một cặp electron, và sản phẩm chính sẽ là R-Nuc. Trong những phản ứng như thế này, tác nhân thân hạch sẽ mang điện tích trung tính hoặc có phân cực âm, và chất nền thường sẽ trung tính hoặc mang phân cực dương.
Một ví dụ điển hình của phản ứng thế thân hach là phản ứng thủy phân của ankyl bromide (ký hiệu: R-Br) trong điều kiện kiềm. Trong phản ứng này, nhóm thân hạch sẽ là gốc kiềm OH− và nhóm xuất sẽ là Br−.
R-Br + OH− → R-OH + Br−
Các phản ứng thế thân hạch được sử dụng rất phổ biến trong hóa học hữu cơ. Loại phản ứng này có thể được phân loại dựa vào thành phần tham gia phản ứng. Phản ứng thế thân hạch thường xảy ra ở 1 nguyên tử cacbon của 1 hợp chất no không vòng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng này có thể xảy ra ở 1 nguyên tố cacbon của một hợp chất vòng hoặc ở các trung tâm cacbon của một hợp chất không no.
Cơ chế
Các phản ứng thế hạch nhân có thể diễn ra theo hai loại cơ chế là: cơ chế phản ứng thế đơn phân (SN1) và cơ chế phản ứng thế lưỡng phân (SN2).
Cơ chế SN1 cần đến 2 bước phản ứng để tạo thành sản phẩm. Ở bước đầu tiên, nhóm xuất sẽ tách khỏi phân tử và giúp hình thành cacbocation C+ tại điểm tách rời. Ở bước thứ hai, tác nhân thân hạch (Nuc:) sẽ tấn công cacbocation và tạo nên liên kết cộng hóa trị sigma. Nếu chất nền là một cacbon bất đối, cơ chế này có thể đảo ngược cấu trúc lập thể hoặc sẽ giữ nguyên cấu trúc như ban đầu của sản phẩm. Sản phẩm bao gồm cả hai cấu trúc lập thể nguyên bản và đảo ngược sẽ được gọi là biến thể raxemic.
Cơ chế SN2 diễn ra chỉ trong 1 bước duy nhất. Trong cơ chế này, tác nhân thân hạch sẽ tấn công vào phân tử cùng thời điểm nhóm xuất tách khỏi phân tử đó. Nếu chất nền trong cơ chế này là một hợp chất bất đối, phản ứng này sẽ đảo ngược cấu trúc lập thể của sản phẩm và điều này được gọi là nghịch đảo Walden.
Cơ chế tấn công SN2 chỉ có thể xảy ra khi việc tấn công từ phía sau của các tác nhân thân hạch không bị cản trở trong không gian bởi các nhóm thế liên kết với chất nền. Do đó, cơ chế này thường diễn ra ở các chất nền có trung tâm cacbon bậc 1 khi mà các trung tâm này chỉ liên kết với 1 nhóm thế cacbon duy nhất. Trong trường hợp chất nền có trung tâm cacbon bậc 3, khi mà nhóm xuất bị che lấp bởi 3 nhóm chất nền cacbon trong không gian và rất khó để tách rời, phản ứng thế sẽ diễn ra theo cơ chế SN1 thay vì SN2 bởi cấu trúc này giúp ổn định điện tích của tiểu phân cacbocation trung gian và khiến cơ chế SN1 có thể xảy ra dễ dàng hơn.
Phản ứng thế electrophile
Phản ứng thế gốc
Phản ứng này thường gặp ở các hydrocarbon no, được ký hiệu là S (từ tiếng Anh substitution nghĩa là thế). Phản ứng thế halogen trong các phân tử ankan xảy ra theo cơ chế thế gốc (cơ chế SR). Đây là một phản ứng dây chuyền. Muốn khơi mào phản ứng, cần phải chiếu sáng hoặc thêm các chất dễ phân huỷ thành gốc tự do hoạt động vào.
Ví dụ:
Xét quá trình phản ứng giữa metan (CH4) và clo (Cl2), phản ứng xảy ra theo cơ chế thế gốc, trải qua 3 giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch, tắt mạch.
Khơi mào:
Cl2 -> Cl' + Cl' (điều kiện: ánh sáng khuếch tán)
Phát triển mạch:
CH4 + Cl' -> CH3' + HCl
CH3' + Cl2 -> CH3Cl + Cl'
Tắt mạch:
Cl' + Cl' -> Cl2
CH3' + Cl' -> CH-> CH3-CH3
Cơ chế này giải thích sự tạo thành sản phẩm phụ etan (CH3-CH3) trong quá trình clo hoá metan.
Tham khảo
T
T
T |
9282 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20Hoa%20K%E1%BB%B3 | Quốc hội Hoa Kỳ | Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Hoa Kỳ, bao gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 435 hạ nghị sĩ, Thượng viện có 100 thượng nghĩ sĩ. Nghị sĩ Quốc hội do nhân dân bầu trực tiếp, nhưng thống đốc các bang có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền. Phó tổng thống Hoa Kỳ chủ tọa phiên họp của Thượng viện nhưng chỉ được biểu quyết nếu Thượng viện biểu quyết hòa. Hạ viện có sáu đại biểu không biểu quyết. Quốc hội Hoa Kỳ họp ở Nhà Quốc hội tại Washington, D.C.
Thời gian một khóa Quốc hội là hai năm, bắt đầu từ tháng 1. Bầu cử Quốc hội được tổ chức vào năm chẵn vào thứ Ba tiếp theo sau thứ Hai thứ nhất trong tháng 11. Nhiệm kỳ của Hạ viện là hai năm. Pháp luật quy định số hạ nghị sĩ là 435, mỗi khu vực bầu cử bầu một hạ nghị sĩ. Mỗi tiểu bang được phân bổ một số lượng hạ nghị sĩ nhất định dựa theo dân số của tiểu bang căn cứ kết quả Điều tra dân số Hoa Kỳ nhưng mỗi tiểu bang được ít nhất một hạ nghị sĩ. Cứ mười năm là phân bổ lại số hạ nghị sĩ. Thượng nghị sĩ do nhân dân toàn tiểu bang bầu, nhiệm kỳ sáu năm. Cứ hai năm là bầu lại một phần ba số thượng nghị sĩ. Mỗi bang có hai thượng nghị sĩ, bất kể dân số hay diện tích. Hiện tại có 100 thượng nghị sĩ.
Hạ nghị sĩ phải là công dân Hoa Kỳ trong bảy năm và đủ 25 tuổi trở lên. Thượng nghị sĩ phải là công dân Hoa Kỳ trong chín năm và đủ 30 tuổi trở lên. Nghị sĩ phải thường trú ở tiểu bang bầu nơi ứng cử. Nghị sĩ không bị giới hạn số lần được tái cử.
Quốc hội Hoa Kỳ do Hiến pháp Hoa Kỳ thành lập thay thế Quốc hội Hợp bang. Quốc hội họp lần đầu tiên vào năm 1789. Kể từ thế kỷ 19, nghị sĩ Quốc hội thường là đảng viên Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa, hiếm khi là đảng viên những đảng khác hoặc không đảng phái. Nghị sĩ không đảng phái có thể liên minh với những nghị sĩ có đảng tịch. Nghị sĩ cũng có thể tùy nghi đổi đảng tịch nhưng trường hợp này khá hiếm.
Tổng quan
Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện quyền lập pháp. Hạ viện và Thượng viện ngang quyền: luật phải được Hạ viện và Thượng viện thông qua. Mỗi viện có một số đặc quyền. Thượng viện phê chuẩn điều ước và đề nghị bổ nhiệm của tổng thống. Hạ viện được trình dự án luật thu ngân sách nhà nước trước.
Hạ viện đàn hặc quan chức, Thượng viện luận tội quan chức. Kết tội phải được hai phần ba tổng số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Quan chức bị Thượng viện kết tội thì bị cách chức.
Thời gian một khóa Quốc hội là hai năm. Tu chính án XX Hiến pháp Hoa Kỳ quy định mỗi khóa Quốc hội kết thúc vào buổi trưa ngày thứ ba trong tháng Giêng vào năm lẻ.
Quốc hội Hoa Kỳ luôn luôn thay đổi. Gần đây, miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ được phân bổ nhiều hạ nghị sĩ hơn do dân số gia tăng. Quốc hội ngày càng nhiều nữ nghị sĩ và thiểu số.
Nghị sĩ Quốc hội thay mặt hai nhóm khác nhau: hạ nghị sĩ thay mặt địa phương, thượng nghị sĩ thay mặt tiểu bang.
Hầu hết các nghị sĩ đương nhiệm đều ứng cử lại. Căn cứ sử liệu thì cứ mười nghị sĩ là hơn chín người tái đắc cử.
Thủ đô Washington, D.C. trực thuộc Quốc hội Hoa Kỳ.
Lịch sử
Các đại biểu của mười hai trong Mười ba thuộc địa Mỹ họp lần đầu ở Hội nghị Lục địa khóa Một. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Hội nghị Lục địa khóa Hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập, sáng lập nước "Hợp chúng quốc Mỹ". Hội nghị Lục địa khóa Hai ban hành Điều khoản Hợp bang, thành lập Quốc hội Hợp bang. Quốc hội Hợp bang gồm đại biểu các bang, mỗi bang được số đại biểu bằng nhau, đại biểu mỗi bang có quyền phủ quyết hầu hết các quyết định của Quốc hội Hợp bang. Quốc hội Hợp bang có quyền hành pháp, nhưng không có quyền lập pháp, quyền cưỡng chế thu thuế, quản lý nền kinh tế hay thi hành luật. Tư pháp thì Quốc hội Hợp bang chỉ được thành lập tòa án hàng hải.
Đối mặt sự bất lực của chính phủ trung ương, đại biểu các bang họp Hội nghị Lập hiến vào năm 1787. Đại biểu trình dự thảo hiến pháp cải tổ Quốc hội hợp bang thành Quốc hội gồm hai viện, bởi vì chế độ lưỡng viện hoạt động tốt trong chính quyền các bang. Những bang thưa dân chủ trương mỗi bang có số nghị sĩ bằng nhau. Những bang đông dân chủ trương phân bổ số nghị sĩ theo dân số. Các đại biểu thỏa hiệp rằng hạ nghị sĩ được phân bổ theo dân số, mỗi bang có hai thượng nghị sĩ do chính quyền bang cử. Hội nghị Lập hiến ban hành Hiến pháp Hoa Kỳ, thành lập chế độ liên bang gồm chính phủ liên bang và chính phủ các bang. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khống chế lẫn nhau theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Hai viện Quốc hội khống chế lẫn nhau. Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 1789.
Thập niên 1780 đến thập niên 1820: Quốc hội non trẻ
Các đảng chính trị bắt đầu định hình. Phe ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ thành lập Đảng Liên bang. Phe đối lập vào Đảng phản chính quyền do James Madison và Thomas Jefferson sáng lập, là tiền thân của Đảng Dân chủ Cộng hòa. Đảng phản chính quyền phản đối chính sách của Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton. Đảng Liên bang và Đảng Dân chủ Cộng hòa tranh giành chính quyền. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, Thomas Jefferson thuộc Đảng Dân chủ Cộng hòa đánh bại John Adams thuộc Đảng Liên bang. Năm 1803, Tòa án tối cao ra quyết định rằng Tòa án Tối cao có quyền hủy bỏ luật của Quốc hội.
Thập niên 1830 đến thập niên 1900: đảng phái tranh quyền
Các đảng chính trị tăng thế lực. Sự kiện bước ngoặt của thời kỳ này là Nội chiến Hoa Kỳ: chế độ nô lệ bị thủ tiêu, chính phủ liên bang được củng cố, chính quyền các bang bị suy yếu. Vào Thời kỳ mạ vàng (1877–1901), Đảng Cộng hòa thống trị Quốc hội. Hoạt động vận động hành lang trở nên mạnh mẽ. Ví dụ: vào thời chính quyền Tổng thống Ulysses S. Grant, những nhóm lợi ích vận động chính phủ trợ cấp ngành đường sắt và đánh thuế quan đối với len nhập khẩu. Dân số Hoa Kỳ tăng chóng mặt do tỷ lệ nhập cư và sinh đẻ cao. Vào Thời kỳ Tiến bộ, hai đảng lãnh đạo Quốc hội một cách hiệu quả. Những nhóm cải cách kêu gọi cải cách chính trị xã hội, chỉ trích các nhóm vận động hành lang thao túng chính trị. Quyền thế của Chủ tịch Hạ viện trở nên cực kỳ lớn mạnh. Thượng viện chịu sự kiểm soát của nửa tá thượng nghị sĩ.
Thập niên 1910 đến thập niên 1960: ủy ban nắm quyền
Trong Quốc hội, những nghị sĩ càng thâm niên càng dễ được bầu vào ủy ban, phân nhiệm vụ quan trọng, cho nên nghị sĩ của cả hai đảng thường xuyên ứng cử lại. Chủ nhiệm ủy ban của hai viện có thế lực lớn cho đến khi Quốc hội thông qua cải cách vào thập kỷ 1970.
Tu chính án XVII quy định bầu cử trực tiếp thượng nghị sĩ. Một mặt, các thượng nghị sĩ nhạy cảm hơn đối với dư luận. Mặt khác, chính quyền các bang bị suy yếu do mất quyền lựa chọn thượng nghị sĩ. Tu chính án 20 quy định khóa cũ Quốc hội kết thúc cùng ngày khóa mới bắt đầu, giảm quyền lực của những nghị sĩ Quốc hội thất cử. Tòa án tối cao mở rộng quyền hạn quản lý nền kinh tế của Quốc hội.
Vào thời kỳ Đại khủng hoảng, Đảng Dân chủ chiếm đa số trong cả Quốc hội. Sau khi đắc cử tổng thống vào năm 1932, Franklin D. Roosevelt bắt đầu tập trung quyền hạn vào tay tổng thống để thi hành chính sách kinh tế mới. Tổng thống Roosevelt cắt cử nhân viên vào những ủy ban Thượng viện để dễ thực hiện chương trình nghị sự của mình trong Quốc hội. Đảng Cộng hòa liên minh với phe bảo thủ miền nam trong Đảng Dân chủ để chống Roosevelt. Suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ giữ được đa số trong Quốc hội. Sau khi chiến tranh kết thúc, Quốc hội vừa tinh giản số ủy ban để tăng hiệu quả làm việc, vừa thành lập những ủy ban về những vấn đề mới như hàng không vũ trụ và năng lượng hạt nhân. Phe miền nam trong Đảng Dân chủ vào được nhiều ủy ban quan trọng. Từ cuối thập niên 40 tới đầu thập niên 50, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy lợi dụng tâm lý chống cộng của dân Mỹ để lên truyền hình vu khống người khác. Năm 1960, John F. Kennedy đắc cử tổng thống, chính quyền lại về tay Đảng Dân chủ tới năm 1994.
Từ năm 1970
Từ năm 1964 tới năm 1965, Quốc hội thông qua chương trình giảm nghèo của Tổng thống Lyndon B. Johnson. Sau vụ bê bối Watergate, Quốc hội bắt đầu tăng cường giám sát đối với chính phủ. Năm 1971, Quốc hội thông qua luật hạn chế việc quyên góp tiền cho các ứng viên, nhưng các nhóm vận động lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật để tiếp tục tài trợ những ứng viên mà ảnh hưởng kết quả bầu cử cho có lợi cho mình. Từ năm 1974 tới năm 1984, tổng số tiền quyên góp tăng từ 12,5 triệu đô la Mỹ tới 120 triệu đô la Mỹ. Năm 2002, Quốc hội tiếp tục thông qua luật hạn chế tài chính tranh cử. Từ năm 2007 tới năm 2008, có 175 nghị sĩ Quốc hội nhận "ít nhất một nửa số tiền tranh cử" từ các nhóm vận động. Năm 2009, có 4,600 nhóm vận động, bao gồm nhóm của luật sư, thợ điện và môi giới nhà đất.
Từ năm 1970, Puerto Rico, Washington, D.C., Quần đảo Virgin, Guam, Samoa và Quần đảo Bắc Mariana lần lượt được cử một đại biểu vào Hạ viện. Sáu đại biểu này có quyền đề nghị dự án luật, dự thảo nghị quyết và bỏ phiếu trong các ủy ban Hạ viện. Mỗi đại biểu được cấp văn phòng gần Quốc hội, nhân viên và hai dịp thăm bốn học viện quân sự của Hoa Kỳ mỗi năm. Đại biểu không được biểu quyết đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết.
Từ cuối thế kỷ 20, báo chí bắt đầu ảnh hưởng đến công tác của Quốc hội. Hiện tượng "báo lá cải hóa" chỉ nhấn mạnh tiêu cực trong Quốc hội và tạo cơ hội cho một nghị sĩ bất kỳ tác động quá đáng đến quyết định của Quốc hội. Tháng 10 năm 2013, Quốc hội không kịp nâng trần nợ chính phủ, khiến cho cả chính phủ liên bang ngừng hoạt động một vài tuần và gây ra nguy cơ vỡ nợ nghiêm trọng. Dư luận cực kỳ bất bình: 60% người dân trả lời thăm dò rằng họ sẵn lòng "đuổi việc tất cả các nghị sĩ Quốc hội", kể cả nghị sĩ do họ bầu lên; chỉ 5% tán thành công tác của Quốc hội. Hiện nay dư luận vẫn không tán thành tác phong của Quốc hội.
Ngày 6 tháng 1 năm 2021, những người ủng hộ tổng thống thất cử Donald Trump xông vào Quốc hội lúc Quốc hội đang kiểm phiếu xác nhận Joe Biden đắc cử tổng thống, khiến cho các nghị sĩ Quốc hội phải sơ tán. Đám đông ở lại Quốc hội tới khi bị cảnh sát giải tán. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Hoa Kỳ bị chiếm đóng kể từ Trận đốt cháy Washington.
Vai trò
Quyền hạn
Tổng quan
Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tổ chức và quyền hạn của Quốc hội. Khoản 1-6 quy định cách bầu và tổ chức của Hạ viện, Thượng viện. Khoản 7 quy định quy trình lập pháp. Khoản 8 liệt kê những quyền hạn của Quốc hội. Khoản 9 liệt kê giới hạn đối với quyền của Quốc hội. Khoản 10 quy định quyền hạn của Quốc hội đối với các bang. Quốc hội được những tu chính án bổ sung quyền hạn. Ngoài quyền hạn được liệt kê ra thì Quốc hội có những quyền hạn cần thiết để thực hiện những quyền hạn được liệt kê.
Quốc hội quy định các thứ thuế, thuế quan và thuế môn bài. Tu chính án XVI cho phép Quốc hội đánh thuế thu nhập mà không cần phải phân bổ giữa các bang theo dân số. Quốc hội quyết định ngân sách nhà nước, là một trong những cơ chế chính để kiểm soát chính phủ. Quốc hội có quyền vay tiền, quy định về thương mại với nước ngoài, giữa các bang và phát hành tiền. Ngân sách nhà nước phải trình lên Hạ viện trước.
Quốc hội quyết định tuyên chiến, kinh phí quân sự và các quy chế về quân đội. Trước đây, tổng thống yêu cầu Quốc hội tuyên chiến trước khi động binh, ví dụ như Chiến tranh Hoa Kỳ–Anh Quốc, Chiến tranh Hoa Kỳ–México, Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, có nhận định rằng Quốc hội đã bị tổng thống lấn quyền. Khi quân Mỹ tham dự Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Harry S. Truman không yêu cầu Quốc hội tuyên chiến mà gọi nó là "chiến dịch trị an". Năm 1970, tạp chí Time thống kê rằng các tổng thống Mỹ đã động binh mà không được Quốc hội cho phép tổng cộng 149 lần. Suốt lịch sử Hoa Kỳ luôn có tranh luận về quyền hạn của Quốc hội và tổng thống đối với vấn đề chiến tranh.
Quốc hội quyết định thành lập các bưu điện và mạng lưới bưu điện, quy định về quyền sở hữu trí tuệ, xác định tiêu chuẩn đo lường, thành lập các tòa án dưới quyền của Tòa án tối cao và làm những luật cần thiết để thực hiện quyền hạn của Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ. Điều IV quy định Quốc hội quyết định kết nạp bang mới.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với chính phủ. Ủy ban Quốc hội có quyền triệu tập người ra ủy ban để phục vụ điều tra về một vấn đề nhất định. Quốc hội đã bị chỉ trích do lỏng lẻo trong việc giám sát chính phủ, tuy có điều tra về tính hợp pháp của những quyết định của tổng thống. Một nguyên nhân có thể là các nghị sĩ không thể tranh cử thành công bằng thành tích giám sát nên không tích cực yêu cầu Quốc hội thực hiện quyền giám sát. Quốc hội có quyền cách chức tổng thống, thẩm phán và những công chức khác. Có nhận định rằng những tổng thống gần đây đã lấn quyền của Quốc hội bằng những thủ đoạn như thi hành luật theo ý mình mà không kể tới dự định làm luật của Quốc hội. Ví dụ: những tổng thống Ronald Reagan, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush đều tuyên bố cách hiểu của mình về luật của Quốc hội khi công bố luật.
Quyền hạn được tu chính án bổ sung
Tu chính án XIII, XIV và XV cho phép Quốc hội làm luật bảo đảm quyền lợi của người Mỹ gốc Phi, bao gồm quyền bầu cử, quyền bình đẳng trước pháp luật và các quyền lợi chính đáng.
Quyền hạn phái sinh
Quốc hội có những quyền hạn phái sinh từ các quyền hạn được liệt kê. Nhờ tòa án giải thích rộng rãi những quyền hạn phái sinh và quyền quản lý thương mại mà Quốc hội đã được mở rộng quyền hạn lập pháp của mình vượt dự định của Khoản 8.
Quyền hạn đối với các lãnh thổ, thành phố trực thuộc
Quốc hội trực tiếp quản lý thủ đô Washington, D.C., Guam, Samoa thuộc Mỹ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ và Quần đảo Bắc Mariana. Quốc hội đã thành lập chính quyền địa phương ở các khu vực này, gồm hội đồng lập pháp và thống đốc dân cử (D.C. thì là thị trưởng).
Mỗi lãnh thổ và Washington D.C. được cử một đại biểu vào Hạ viện. Đại biểu có các quyền giống như hạ nghị sĩ, trừ quyền biểu quyết ra. Ví dụ: đại biểu có quyền tiến cử người vào bốn học viện của Lục quân, Hải quân, Không quân và Tuần duyên Hoa Kỳ. Đại biểu được cấp văn phòng và nhân viên.
Cơ chế kiểm soát quyền lực
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định các cơ chế cho quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khống chế lẫn nhau. Các nhà lập hiến dự liệu cho Quốc hội có quyền lực cao nhất.
Ảnh hưởng của Quốc hội đối với tổng thống thay đổi tùy theo những nhân tố như lãnh đạo trong Quốc hội, thế lực của tổng thống, bối cảnh lịch sử và nỗ lực của các nghị sĩ Quốc hội. Sau khi Quốc hội đàn hặc Tổng thống Andrew Johnson, tổng thống chịu lép vế Quốc hội trong khoảng thời gian dài. Vào thế kỷ 20 và 21, một loạt tổng thống như Theodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin D. Roosevelt, Richard Nixon, Ronald Reagan và George W. Bush bắt đầu tập trung quyền hạn lại vào tay tổng thống. Quốc hội đối phó với tổng thống bằng cách tăng cường quyền hạn của mình đối với ngân sách nhà nước và vấn đề chiến tranh. Tuy nhiên, tổng thống hiện nay vẫn có nhiều quyền hạn hơn thế kỷ 19. Quốc hội và tổng thống hiếm tin tưởng nhau: chính phủ thì sợ báo cáo thông tin bí mật cho Quốc hội sẽ bị lộ, Quốc hội thì thấy chính phủ ngại báo cáo mà đâm nghi có điều mờ ám.
Hạ viện quyết định đàn hặc tổng thống, phó tổng thống và những công chức liên bang khác khi có ít nhất đa số hạ nghị sĩ biểu quyết tán thành. Thượng viện luận tội các công chức bị đàn hặc. Trường hợp kết tội phải được ít nhất hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Công chức mà bị kết tội thì tất nhiên bị cách chức. Thượng viện có quyền cấm người bị cách chức giữ chức vụ khác. Xưa nay 16 người đã bị đàn hặc, bảy người đã bị cách chức, một người từ chức trước khi Thượng viện bắt đầu luận tội. Chỉ có ba tổng thống bị đàn hặc: Andrew Johnson vào năm 1868, Bill Clinton vào năm 1999, Donald Trump vào năm 2019 và 2021. Không tổng thống nào bị kết tội; Johnson thoát án chỉ nhờ Thượng viện thiếu một phiếu để kết tội. Tổng thống Richard Nixon từ chức vào năm 1974 sau khi thấy rằng Quốc hội sẽ cách chức ông do vụ bê bối Watergate.
Thượng viện phê chuẩn bổ nhiệm bộ trưởng, thẩm phán và những công chức khác của tổng thống. Thượng viện phê chuẩn điều ước quốc tế do tổng thống ký khi có ít nhất hai phần ba số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Hạ viện không có vai trò trong việc phê chuẩn bổ nhiệm hay phê chuẩn điều ước. Tuy nhiên, trường hợp khuyết phó tổng thống thì mỗi viện phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm phó tổng thống của tổng thống.
Quyền lập pháp của Quốc hội bị các tòa án hạn chế. Án lệ Marbury v. Madison năm 1803 xác định quyền giám sát hiến pháp của tòa án các cấp, tuy Hiến pháp Hoa Kỳ không quy định thành văn. Những quốc phụ của Hoa Kỳ đã nói tới quyền giám sát hiến pháp trong lúc tranh luận soạn thảo hiến pháp mới. Năm 1857, Tòa án tối cao ra quyết định hủy bỏ luật cấm chế độ nô lệ của Quốc hội là vi hiến. Một mặt quyền giám sát hiến pháp hạn chế phạm vi lập pháp của Quốc hội, một mặt các tòa án có thể mở rộng quyền hạn của Quốc hội bằng cách giải thích rộng rãi các điều khoản hiến pháp.
Quốc hội lần đầu tiên thực hiện quyền giám sát đối với chính phủ vào năm 1791 sau khi quân đội Hoa Kỳ thua trận trước người Mỹ bản địa. Ủy ban Quốc hội có quyền tổ chức phiên điều trần và triệu tập người ra điều trần trước ủy ban. Người nào mà không chịu hầu ủy ban hay khai man thì có thể bị phạt. Phần lớn các phiên điều trần đều công khai, trừ phiên điều trần của ủy ban tình báo hai viện ra. Quốc hội công bố kết quả điều tra, nghiên cứu của các ủy ban và có cơ sở dữ liệu lưu trữ các ấn phẩm điện tử.
Sau cuộc bầu cử tổng thống, Quốc hội họp kiểm phiếu bầu vào ngày 6 tháng 1 theo thường lệ. Trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu thì Quốc hội bầu tổng thống.
Tổ chức
Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện và Thượng viện thành lập các ủy ban về những vấn đề chuyên môn. Ngoài ra, Quốc hội có các cơ quan giúp việc như Phòng Trách vấn chính phủ và Thư viện Quốc hội phụ trách cung cấp thông tin cho Quốc hội. Nghị sĩ Quốc hội được cấp văn phòng và nhân viên.
Ủy ban Quốc hội
Chuyên môn
Ủy ban Quốc hội điều tra, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn và báo cáo Quốc hội. Ở Thượng viện, hai thượng nghị sĩ của mỗi bang thường vào ủy ban khác nhau để tránh bị trùng lặp. Một số ủy ban có ảnh hưởng lớn đối với tất cả dự án luật ở Quốc hội. Ví dụ: Ủy ban Thuế vụ của Hạ viện thẩm tra các dự án luật về thuế.
Nhiệm vụ
Ủy ban Quốc hội soạn thảo, thẩm tra các dự án luật. Dự án luật phải được ủy ban Quốc hội thẩm tra trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận, trừ trường hợp thủ tục đặc biệt ra. Mỗi ủy ban Quốc hội gồm các tiểu ban được phân công nhiệm vụ giấy tờ, giám sát và lập pháp.
Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện
Đầu mỗi khóa Quốc hội, Hạ viện bầu Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là lãnh đạo của đảng đa số trong Hạ viện nhưng thường không chủ trì phiên họp Hạ viện. Ở Thượng viện, Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch Thượng viện. Ngoài ra, Thượng viện bầu Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, thường là thượng nghị sĩ thâm niên nhất thuộc đảng đa số trong Thượng viện. Người chủ trì phiên họp Hạ viện và Thượng viện thường là nghị sĩ mới thuộc đảng đa số, mục đích là tập cho quen nội quy của viện.
Cơ quan giúp việc
Thư viện Quốc hội
Thư viện Quốc hội được thành lập vào năm 1800. Trụ sở chính của Thư viện Quốc hội gồm ba tòa nhà đặt ở Đồi Quốc hội, ngoài ra còn có những cơ sở khác ở Washington, D.C., Culpeper, Virginia, Fort Meade, Maryland và các văn phòng ở nước ngoài. Năm 1812, Thư viện Quốc hội bị quân Anh thiêu trụi nhưng về sau được khôi phục và mở rộng nhờ Quốc hội mua lại thư viện riêng của Thomas Jefferson. Thư viện Quốc hội là thư viện lớn nhất trên thế giới, có gần 150 triệu tư liệu trong 470 thứ tiếng bao gồm sách, bản thảo, bản đồ, hình vẻ, phim ảnh và nhạc.
Phòng Nghiên cứu Quốc hội
Phòng Nghiên cứu Quốc hội thuộc Thư viện Quốc hội có nhiệm vụ cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và khách quan cho các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ. Phòng Nghiên cứu Quốc hội có khoảng 900 nhân viên.
Phòng Ngân sách Quốc hội
Phòng Ngân sách Quốc hội có nhiệm vụ cung cấp thông tin về kinh tế và ngân sách cho Quốc hội. Phòng Ngân sách Quốc hội được thành lập vào năm 1974. Phòng Ngân sách Quốc hội ước tính dự toán thu ngân sách nhà nước và những số liệu khác như nợ chính phủ và kinh phí của các dự án luật. Hàng năm Phòng Nghiên cứu Quốc hội trình báo cáo về triển vọng kinh tế và ngân sách lên Quốc hội.
Thủ tục
Kỳ họp
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Quốc hội họp ít nhất một lần mỗi năm và cấm Hạ viện hoặc Thượng viện họp ở nơi khác mà chưa có viện kia cho phép. Một khóa Quốc hội gồm hai kỳ họp. Mỗi kỳ họp khai mạc vào ngày 3 tháng 1, trừ phi Quốc hội quyết định thời gian khác. Quốc hội họp bất thường theo lệnh triệu tập của tổng thống.
Phiên họp chung
Quốc hội họp chung trong những trường hợp như kiểm phiếu bầu tổng thống sau cuộc bầu cử và nghe Thông điệp Liên bang của tổng thống. Phiên họp chung của Quốc hội thường do Chủ tịch Hạ viện chủ trì. Trường hợp kiểm phiếu bầu tổng thống thì Chủ tịch Thượng viện chủ trì.
Luật và nghị quyết
Chỉ nghị sĩ Quốc hội có quyền trình dự án luật và nghị quyết nhưng thực tế là hầu hết các dự án luật đều do chính phủ hay các nhóm lợi ích soạn trước rồi đưa cho nghị sĩ trình Quốc hội. Có bốn loại dự án trình Quốc hội:
Dự án luật
Nghị quyết chung: nghị quyết chung có hiệu lực pháp lý và cần phải được tổng thống ký.
Nghị quyết lưỡng viện: nghị quyết lưỡng viện chỉ điều chỉnh hai viện và không cần tổng thống ký.
Nghị quyết đơn viện: nghị quyết đơn viện chỉ điều chỉnh một trong hai viện.
Dự án luật được ủy ban của mỗi viện thẩm tra và lấy ý kiến của Phòng Giám sát Chính phủ. Hạ viện có 20 ủy ban, Thượng viện có 16 ủy ban. Ủy ban Quốc họp họp ít nhất một lần mỗi tháng. Phiên họp ủy ban Quốc hội phải công khai, trừ phi các thành viên yêu cầu họp kín. Chủ nhiệm ủy ban Quốc hội là thành viên thuộc đảng đa số. Ủy ban mời công chúng dự họp đối với những dự án luật quan trọng và có thể gọi chuyên gia ra ủy ban góp ý kiến về dự án luật. Thành viên ủy ban thảo luận dự án luật và có thể đề nghị sửa đổi nhưng mỗi viện có quyền bác bỏ đề nghị của ủy ban. Sau khi thảo luận thì ủy ban biểu quyết trình dự án luật lên toàn viện. Hạ viện và Thượng viện có thủ tục đặc biệt cho phép bỏ qua giai đoạn thẩm tra của ủy ban nhưng hiếm khi áp dụng.
Sau khi được một viện thông qua thì dự án luật được chuyển đến viện kia. Hạ viện và Thượng viện phải thông qua cùng nội dung. Trường hợp viện kia sửa đổi dự án luật thì Quốc hội thành lập một ủy ban hiệp thương gồm những hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ để thống nhất nội dung dự án luật. Trường hợp Hạ viện và Thượng viện tán thành dự thảo của ủy ban hiệp thương thì dự án luật được thông qua.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định cần phải có ít nhất đa số nghị sĩ của mỗi viện có mặt để tiến hành thảo luận. Tuy nhiên, nội quy là trừ phi có yêu cầu điểm danh thì mặc nhiên có đủ nghị sĩ nên mỗi viện thường thảo luận mà không có đa số nghị sĩ có mặt.
Biểu quyết ở Quốc hội có nhiều hình thức. Hạ viện và Thượng viện phần lớn biểu quyết bằng miệng, nghị sĩ chủ trì công bố phiên họp kết quả biểu quyết. Trường hợp ít nhất một phần năm số nghị sĩ có mặt yêu cầu hay biểu quyết chống phủ quyết của tổng thống thì mỗi viện ghi sổ biểu quyết của từng nghị sĩ.
Biểu quyết ở Thượng viện thường bằng hình thức điểm danh. Trường hợp ngang phiếu thì Phó Tổng thống được biểu quyết. Biểu quyết ở Hạ viện thường bằng thẻ nghị sĩ Quốc hội: sau khi cắm thẻ vào khe cắm thẻ thì nghị sĩ có thể biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Chỉ biểu quyết bằng điểm danh đối với các vấn đề nghiêm trang nhất do có tới 435 hạ nghị sĩ. Đôi khi có biểu quyết bằng phiếu giấy. Nghị sĩ không được ủy quyền nghị sĩ khác biểu quyết. Kết quả biểu quyết ở Hạ viện và Thượng viện được công bố.
Sau khi được Hạ viện và Thượng viện thông qua thì luật được chuyển lên tổng thống. Tổng thống hoặc công bố hoặc phủ quyết luật mà trả về Quốc hội kèm ý kiến của mình. Trường hợp Hạ viện và Thượng viện thông qua luật có hai phần ba số nghị sĩ biểu quyết tán thành thì luật tất nhiên được công bố. Trường hợp tổng thống không công bố hay trả luật về Quốc hội thì luật tất nhiên được công bố sau mười ngày (không tính chủ nhật), trừ phi Quốc hội đang hoãn họp thì luật không được công bố.
Quyền lợi của nghị sĩ Quốc hội
Quyền miễn trừ
Không được bắt nghị sĩ Quốc hội trong thời gian Quốc hội họp hoặc trong lúc nghị sĩ đi họp hay đi họp về, trừ trường hợp phạm tội phản quốc, tội gây rối trật tự công cộng và trọng tội khác. Sự "bắt" được hiểu rộng là bao gồm việc bị cảnh sát giam giữ, bị triệu hầu tòa và bị triệu điều trần. Hạ nghị sĩ không được tự ý từ bỏ đặc quyền của mình mà phải xin phép Hạ viện. Thượng nghị sĩ thì không cần phải xin phép Thượng viện.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định nghị sĩ Quốc hội không thể bị truy cứu trách nhiệm về ngôn luận ở Quốc hội nên nghị sĩ không thể bị kiện vu khống. Tuy nhiên, mỗi viện có quyền kỷ luật nghị sĩ có ngôn luận phản cảm.
Người nào mà cản trở công việc của Quốc hội thì bị phạt tù đến một năm. Một nghị sĩ bất kỳ có quyền yêu cầu công tố viên khởi tố người cản trở công việc của Quốc hội.
Miễn bưu phí
Nghị sĩ Quốc hội được miễn bưu phí khi gửi thư từ cho cử tri, trừ phi là thư từ tranh cử, nhưng thực tế là các nghị sĩ đều vận động cử tri qua bưu điện, nhất là trước những cuộc bầu cử ngang sức.
Lương, phụ cấp và các chế độ khác
Từ năm 1789 đến năm 1815, nghị sĩ Quốc hội được trả 6 đô la Mỹ mỗi ngày trong lúc Quốc hội họp. Từ năm 1815 đến năm 1817, được nhận mức lương hàng năm 1.500 đô la Mỹ. Từ năm 1818 đến năm 1855, được nhận công tác phí 8 đô la Mỹ mỗi ngày. Kể từ năm 1855, nghị sĩ Quốc hội chỉ được hưởng lương hàng năm. Năm 1855, mức lương hàng năm là 3.000 đô la Mỹ. Năm 1907, được tăng đến 7.500 đô la Mỹ mỗi năm, bằng 173.000 đô la Mỹ vào năm 2010. Năm 2006, mức lương là 165.200 đô la Mỹ. Năm 2008, tăng đến 169.300 đô la Mỹ. Chủ tịch Hạ viện được hưởng mức lương 212.100 đô la Mỹ, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền được hưởng mức lương 183.500 đô la Mỹ.
Kể từ năm 1984, nghị sĩ Quốc hội được hưởng chế độ hưu trí. Nghị sĩ Quốc hội đóng 1,3% vào quỹ hưu trí, 6,2% vào bảo hiểm xã hội và được bảo hiểm y tế trả hai phần ba chi phí khám, chữa bệnh.
Mức lương hưu của nghị sĩ Quốc hội phụ thuộc vào số năm nhiệm kỳ và trung bình ba năm mức lương cao nhất. Mức lương hưu hàng năm không được vượt quá 80% mức lương cuối cùng của nghị sĩ . Năm 2018, mức lương hưu hàng năm của các nghị sĩ dưới chế độ hưu trí cũ là 75.528 đô la Mỹ, dưới chế độ hiện tại là 41.208 đô la Mỹ.
Nghị sĩ Quốc hội được cấp công tác phí để đi nước ngoài nhưng đã bị chỉ trích vì lãng phí tiền của vào các chuyến công du vô bổ. Ví dụ: năm 2009, nghị sĩ Quốc hội đi công tác ở nước ngoài chi tiền vào spa, phòng khách sạn trống và mua sắm.
Tu chính án XVII quy định việc tăng giảm mức lương của nghị sĩ Quốc hội không được áp dụng đối với khóa Quốc hội đó. Tuy nhiên, Quốc hội được điều chỉnh mức lương cho theo kịp chi phí sinh hoạt.
Xem thêm
Danh sách Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đương nhiệm
Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ
Ghi chú
Tham khảo
Thư mục
(Legislative procedure, informal practices, and other information)
Đọc thêm
Baker, Ross K. (2000). House and Senate, 3rd ed. New York: W. W. Norton. (Procedural, historical, and other information about both houses)
Barone, Michael and Richard E. Cohen. The Almanac of American Politics, 2006 (2005), elaborate detail on every district and member; 1920 pages
Berg-Andersson, Richard E. (2001). Explanation of the types of Sessions of Congress (Term of Congress)
Berman, Daniel M. (1964). In Congress Assembled: The Legislative Process in the National Government. London: The Macmillan Company. (Legislative procedure)
Bianco, William T. (2000) Congress on Display, Congress at Work, University of Michigan Press.
Hamilton, Lee H. (2004) How Congress Works and Why You Should Care, Indiana University Press.
Imbornoni, Ann-Marie, David Johnson, and Elissa Haney. (2005). "Famous Firsts by American Women". Infoplease.
Lee, Frances and Bruce Oppenheimer. (1999). Sizing Up the Senate: The Unequal Consequences of Equal Representation. University of Chicago Press: Chicago. (Equal representation in the Senate)
Rimmerman, Craig A. (1990). "Teaching Legislative Politics and Policy Making". Political Science Teacher, 3(Winter): 16–18.
Ritchie, Donald A. (2010). The U.S. Congress: A Very Short Introduction. (History, representation, and legislative procedure)
(Legislative procedure, informal practices, and other information)
Story, Joseph. (1891). Commentaries on the Constitution of the United States. (2 vols). Boston: Brown & Little. (History, constitution, and general legislative procedure)
Tarr, David R. and Ann O'Connor. Congress A to Z (CQ Congressional Quarterly) (4th 2003) 605pp
Wilson, Woodrow. (1885). Congressional Government. New York: Houghton Mifflin.
Some information in this article has been provided by the Senate Historical Office.
Liên kết ngoài
U.S. House of Representatives
U.S. Senate
Lập pháp lưỡng viện
Cơ quan lập pháp quốc gia
Nhánh lập pháp chính phủ Hoa Kỳ |
9284 | https://vi.wikipedia.org/wiki/RNA%20th%C3%B4ng%20tin | RNA thông tin | RNA thông tin là một loại RNA mang bộ ba mã di truyền được tổng hợp trực tiếp từ gen trên DNA trong nhân, ra ngoài vùng nhân làm khuôn dịch mã tổng hợp nên chuỗi pôlypeptit.
Về mặt chức năng, thì RNA thông tin như là một bản sao của các thông tin di truyền gốc ở gen, nghĩa là nó làm nhiệm vụ truyền đạt bản thiết kế prôtêin bậc I do gen quy định. Bởi thế, người ta còn có thể gọi nó là RNA liên lạc hoặc RNA làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin.
Khái niệm này dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: messenger RNA có kết hợp với tiếng Pháp: ARN messager và đã được quy ước viết tắt trong sinh học phổ thông là mARN.
Sự tồn tại của mRNA được Francis Crick tiên đoán từ khoảng những năm 1954 - 1955, sau phát hiện vĩ đại của ông cùng James Watson về mô hình DNA không lâu, trong đó ông cho rằng phải có sự tồn tại của loại vật chất trung gian từ DNA đến Prôtêin. Bởi thế, nó cũng đã từng được gọi là RNA trung gian.
Phân tử mRNA được mô tả lần đầu tiên vào năm 1956 nhờ hai nhà khoa học Elliot Volkin và Lazarus Astrachan.
Đặc điểm cơ bản
mRNA chỉ gồm một chuỗi pôlyribônuclêôtit (hình 1), hay còn gọi là có cấu tạo mạch đơn.
mRNA mang thông tin di truyền quy định amino acid, nên gọi là loại RNA có mã hoá (nhiều loại RNA khác - như rRNA - không có đặc điểm này).
mRNA là bản phiên mã của gen cấu trúc (cistron), với trình tự pôlyribônuclêôtit y như trình tự pôlyđêôxiribônuclêôtit của mạch bổ sung cho mạch mã gốc của gen, chỉ khác U thay T.
mRNA làm bản "khuôn" để dịch mã, trực tiếp quy định vị trí các a xit amin trong chuỗi pôlypeptit (prôtêin bậc I).
"Vòng đời" một RNA thông tin
Vòng đời của một phân tử RNA thông tin được tính từ khi bắt đầu quá trình phiên mã và kết thúc khi phân tử này bị phân hủy bởi các RNase. Trong quá trình này, RNA thông tin có thể được chế biến, chỉnh sửa, và được vận chuyển trước khi xảy ra quá trình dịch mã. Những RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn thường phải trải quá nhiều quá trình chế biến và vận chuyển phức tạp hơn nhiều so với ở tế bào sinh vật nhân sơ.
Phiên mã
Trong quá trình phiên mã, trình tự nucleotide của các gen trên DNA được sao chép lại trên phân tử RNA thông tin nhờ sự hoạt động của RNA polymerase. Quá trình này tương đối giống nhau ở cả tế bào sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn. Điều khác biệt đáng chú ý là ở sinh vật nhân chuẩn, RNA polymerase kết hợp với một số enzyme tham gia vào quá trình chế biến RNA thông tin, điều này cho phép quá trình chế biến RNA thông tin có thể diễn ra ngay khi khởi đầu sự phiên mã. Phân tử RNA thông tin mới đầu được tạo thành có tuổi thọ ngắn, chưa được hoặc chỉ mới xử lý một phần được gọi là tiền RNA thông tin (pre-mRNA) đến khi hoàn thành quá trình chế biến thì gọi là RNA thông tin trưởng thành.
Chế biến
Việc chế biến (xử lý) RNA thông tin rất khác nhau giữa sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ. RNA thông tin của sinh vật nhân sơ là khá hoàn chỉnh việc phiên mã và không cần chế biến gì (ngoại trừ vài trường hợp hiếm). Còn RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn đòi hỏi xử lý rất nhiều.
Tạo tiền RNA thông tin ở sinh vật nhân chuẩn
cộng gốc 5' là quá trình ở đó nucleotid guanin thay đổi được cộng vào đầu 5' của tiền RNA thông tin. Quá trình sửa chữa này là quan trọng cho việc phát hiện và đính kèm đúng của RNA thông tin với ribosome. Nó cũng quan trọng với quá trình ghép và vận chuyển.
Vận chuyển - là quá trình ở đó tiền RNA thông tin được sửa chữa để kéo giãn các chuỗi không mã hóa, gọi là intron; và các chuỗi protein mã hóa được gọi là exons. Tiền RNA thông tin được vận chuyển bởi nhiều đường khác nhau, cho phép một gen đơn có thể mã hóa cho nhiều protein, quá trình như vậy được gọi là vận chuyển liên tiếp. Quá trình vận chuyển thường được thực hiện bởi một phức hợp gọi là thể cắt nối (spliceosome), nhưng các phân tử RNA cũng có khả năng làm chất xúc tác cho chính quá trình vận chuyển của chúng.
Polyadenylation - là liên kết không phân cực (covalent) của một nửa polyadenylyl với một phân tử RNA. Trong các sinh vật nhân chuẩn, polyadenylation là quá trình mà ở đó phần lớn các phân tử RNA thông tin được kết thúc ở các gốc 3' của chúng. Các đầu viện trợ poly(A) trong RNA thông tin ổn định để bảo vệ nó khỏi quá trình exonucleases. Polyadenylation cũng quan trọng với quá trình kết thúc phiên mã, đưa RNA thông tin ra ngoài hạt nhân và dịch mã nó.
Polyadenylation diễn ra trong và sau quá trình phiên mã DNA vào trong RNA. Sau khi quá trình phiên mã kết thúc, vòng RNA thông tin được phân ra nhờ sự hoạt động của một endonuclease phức gắn với RNA polymerase. Vị trí phân rã được xác định bởi sự xuất hiện của các chuỗi AAUAAA gốc gần chỗ phân rã. Sau khi RNA thông tin được tách ra, 80 đến 250 adenosine còn lại được gắn vào các gốc tự do 3' tại vị trí phân rã.
Một chuỗi (khoảng vài trăm) nucleotid loại adenin được cộng vào các đầu 3' của tiền RNA thông tin nhờ sự hoạt động của một enzyme có tên là polyadenylate (polyA) polymerase. Đuôi PolyA được gắn với bản sao ở đó chứa những chuỗi đặc biệt, ký hiệu AAUAAA. Tầm quan trọng của ký hiệu AAUAAA được chứng minh bởi một sự thay đổi trong mã hóa chuỗi DNA (AATAAA), dẫn đến sự thiếu hụt của hồng cầu. Polyadenylation làm tăng quá trình phân đôi trong quá trình sao chép, vì thế các bản sao cuối cùng dài hơn trong tế bào và dẫn đến việc dịch mã nhiều hơn, tạo ra nhiều protein hơn.
Sửa chữa
Trong một vài trường hợp, một RNA thông tin sẽ được sửa chữa, thành phần nucleotide của RNA thông tin lúc này được thay đổi. Một ví dụ trong cơ thể người đó là RNA thông tin apolipoprotein B, ở đó nó được sửa chữa ở một vài mô, nhưng không ở các mô khác. Sự sửa chữa làm ngừng sớm mã gen của bộ ba mã hóa, dẫn đến quá trình dịch mã, sản xuất các protein ngắn hơn.
Vận chuyển
Một sự khác biệt khác giữa các sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là ở quá trình vận chuyển RNA thông tin. Do sự phiên mã và dịch mã của các sinh vật nhân chuẩn diễn ra tách biệt nhau trong không gian tế bào, nên mRNA trưởng thànhcủa sinh vật nhân chuẩn phải được chuyển từ nơi nó được tổng hợp là nhân tế bào qua các lỗ nhân tới tế bào chất.
Dịch mã
Do RNA thông tin không nhất thiết phải được chế biến hay vận chuyển, quá trình dịch mã bởi ribosome có thể bắt đầu ngay sau khi quá trình phiên mã được thực hiện. Do vậy, người ta nói rằng quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ là "kép" với quá trình phiên mã, và diễn ra sự " cùng sao chép".
RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn đã qua quá trình chế biến và vận chuyển tới tế bào chất (mRNA trưởng thành) có thể được dịch mã bởi ribosome. Quá trình dịch mã diễn ra tại các ribosome có thể trôi nổi trong chất nền trong tế bào chất hoặc ở trong mạng lưới nội chất. Do vậy, không giống như sinh vật nhân sơ, quá trình dịch mã của sinh vật nhân chuẩn không đồng thời với quá trình phiên mã.
Phân hủy
Sau một khoảng thời gian nhất định, các RNA thông tin phân hủy thành các thành phần nucleotide của nó, thường nhờ sự hỗ trọ của các RNase. Ứng với quá trình chế biến RNA thông tin, RNA thông tin của sinh vật nhân chuẩn được tổng hợp một cách ổn định hơn là RNA thông tin của các sinh vật nhân sơ.
Cấu trúc RNA thông tin
Vùng mã hóa
Các vùng mã là tổ hợp của các bộ ba mã hóa (codon), thứ được giải mã và dịch mã vào trong protein bởi ribosome. Các vùng mã bắt đầu với bộ ba đầu và kết thúc bởi một trong ba cuối. Trong quá trình mã hóa protein, các thành phần của các vùng mã hóa vẫn hoạt động như các chuỗi bình thường (xem exonic splicing enhancers, exonic splicing silencers)
Vùng không mã hóa
Có những đoạn của RNA trước và sau khi các chuỗi khởi động và ngừng của nó không tham gia quá trình dịch mã. Các đoạn này tạo bởi các sợi DNA mẫu, nơi mà RNA được sao chép. Những vùng này, được biết với cái tên 5' UTR và 3' UTR (các cùng không dịch mã 5' UTR và 3'UTR, ở đó DNA và RNA chuyển từ gốc 5' đến gốc 3' và nằm ở đuôi của chuỗi RNA) mã hóa cho các chuỗi không có protein. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó lại ở chỗ các chuỗi đuôi 5' UTR và 3' UTR có thể hấp dẫn với những loại enzyme RNase nhất định, đẩy mạnh hoặc ngăn chặn sự ổn định tương đối của các phân tử RNA. Các UTRs nhấn định có thể cho phép RNA tồn tại lâu hơn trong tế bào chất trước khi phân hủy, dẫn đến việc cho phép chúng sản xuất nhiều protein hơn, trong khi những RNA khác có thể bị phân hủy sớm hơn, dẫn đến vòng đời ngắn hơn và ứng với việc tạo ra số lượng protein ít hơn.
Một vài chức năng cơ sở chứa trong các vùng không mã hóa hình thành một dạng cấu trúc cấp II khi phiên mã vào trong RNA. Những RNA thông tin cấu trúc cơ sở này được gộp vào trong RNA thông tin thông thường. Một số chúng như SECIS cơ sở là mục tiêu để cho các protein kết lại. Một phân loại của RNA thông tin cơ sở, riboswitch, lại trực tiếp liên kết với các phân tử nhỏ, thay đổi sự cuốn gấp của chúng để chỉnh sửa các lớp của phiên mã hay dịch mã. Trong những trường hợp này, RNA thông tin tự chỉnh sửa nó.
RNA thông tin đối mã (anti-sense RNA thông tin)
Đối mã RNA thông tin có thể ngăn chặn quá trình dịch mã các gen trong nhiều sinh vật nhân chuẩn, khi các chuỗi đối mã RNA thông tin gắn với các RNA thông tin của gen. Điều này có nghĩa, một gen không biểu lộ như protein nếu nó hiện lên một đối mã RNA thông tin trong tế bào. Điều này có thể là một cơ chế bảo vệ, để chống lại quá trình dịch chuyển retrotransposon, ở đó sử dụng các RNA mạch kép làm trạng thái trung gian, hoặc virut, bởi vì cả hai đều sử dụng RNA thông tin mẫu kép như một hợp chất trung gian. Trong nghiên cứu hóa sinh, hiệu ứng này đã được sử dụng để nghiên cứu chức năng của gen, đơn giản như việc làm ngừng các gen nghiên cứu bằng việc cho thêm các phiên đối mã RNA thông tin. Các nghiên cứu này đã được thực hiện ở loài giun.
Xem thêm
RNA interference
Nguồn trích dẫn
RNA
Biểu hiện gen
Sinh tổng hợp protein
Di truyền phân tử
Công nghiệp khoa học sự sống |
9295 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20tua | Tế bào tua | Tế bào tua (tiếng Anh là Dendritic cells, DC) là tế bào chuyên trình diện kháng nguyên (tế bào APC) cho các tế bào lympho T trong đáp ứng miễn dịch của động vật có vú.
Chúng có các tua dài giống như các tua của tế bào thần kinh.Các tế bào có số lượng nhỏ và chủ yếu ở các mô có tiếp xúc với môi trường như da (gọi là tế bào Langerhans), ở dịch nhầy trong xoang mũi, phổi, dạ dày và biểu mô ruột. Các tế bào tua còn non có thể di chuyển trong máu. Sau khi thực bào các tác nhân gây bệnh, những tế bào tua được hoạt hoá và di chuyển về các mô thuộc hệ bạch huyết tìm kiếm các tế bào lympho.
Cấu trúc
Trên bề mặt của chúng có nhiều phân tử MHC lớp II, chúng hoạt động như những tế bào giúp kháng nguyên nhận biết để hoạt hoá tế bào T.
Chức năng
Sau khi thâu tóm được kháng nguyên ở các mô, các tế bào có tua di chuyển đến các cơ quan dạng lympho khác nhau.
Tại đây chúng giới thiệu kháng nguyên cho các tế bào lympho.
Các tế bào có tua có mặt cả trong các cơ quan và mô dạng lympho, máu và dịch lympho cũng như các cơ quan và mô không thuộc hệ lympho (bảng).
Các tế bào nằm trong các mô không thuộc hệ lympho bao gồm các tế bào Langerhan ở da và các tế bào có tua ở các mô khác (tim, phổi, gan, thận, đường tiêu hoá). Các tế bào này thâu tóm kháng nguyên và chuyển kháng nguyên đến các hạch lympho khu vực. Khi những tế bào có tua không nằm trong các hệ thống lympho di chuyển vào máu và dịch lympho, chúng thay đổi hình thái và trở thành các tế bào mạng (veiled cells). Trong máu những tế bào này chiếm khoảng 0,1% tổng số bạch cầu. Khi ghép cơ quan các tế bào có tua của cơ quan ghép có thể di chuyển từ cơ quan ghép vào các hạch lympho khu vực hoạt hoá tế bào lympho T của người nhận sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại các kháng nguyên có mặt trên mảnh ghép.
Trong một số giai đoạn phát triển, các tế bào tua có các cánh tay dài như những cái tua nên được gọi là dendritic cell. Mặc dù các tế bào neuron cũng có hình thái tương tự nhưng không phải là các tế bào tua.
Các loại tế bào có tua của mô lympho
Tế bào có tua xoè ngón
Những tế bào có tua xòe ngón có ở trong những vùng giàu tế bào T của cơ quan dạng lympho (lách, hạch lympho, tuyến ức). Các tế bào T và những tế bào có tua xòe ngón này tạo thành những đám ngưng tập lớn gồm nhiều tế bào thúc đẩy sự giới thiệu kháng nguyên cho các tế bào T.
Tế bào tua có nang
Chỉ được tìm thấy trong những vùng có cấu trúc nang lympho của hạch lympho vì vậy được gọi là tế bào có tua nang. Tại đây có nhiều tế bào B và người ta cho rằng các tế bào có tua nang làm nhiệm vụ bẫy kháng nguyên và thúc đẩy quá trình hoạt hoá tế bào B. Các tế bào có tua nang có nhiều thụ thể trên màng tế bào dành cho kháng thể và bổ thể. Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể tuần hoàn sẽ gắn vào các thụ thể này và tồn tại trên màng tế bào có tua trong một thời gian dài từ vài tuần đến hàng tháng. Một lớp đậm đặc điện tử của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể bao phủ các tua của tế bào này. Sự có mặt của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể ở trên màng tế bào có tua nang có thể có vai trò trong quá trình phát triển tế bào B làm nhiệm vụ ký ức miễn dịch.
Tham khảo
Jacques Banchereau: The Long Arm of the Immune System, Scientific American Vol. 287, No. 5 (November 2002), pp. 52 – 59 (summary of dendritic cell knowledge)
A. Dzionek et al.: BDCA-2, BDCA-3, and BDCA-4: three markers for distinct subsets of dendritic cells in human peripheral blood, J. Immunol. Vol. 165, No. 11 (December 2000), pp. 6037 – 6046 (detailed description of MDC-1, MDC-2, PDC phenotypes)
Kelli McKenna et al.: Plasmacytoid Dendritic Cells: Linking Innate and Adaptive Immunity, J. Virol. Vol. 79 No. 1 (January 2005), pp. 17–27 (summary of current knowledge about dendritic cells and PDC in particular)
Zhi-Yong Yang et al.: pH-Dependent Entry of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus Is Mediated by the Spike Glycoprotein and Enhanced by Dendritic Cell Transfer through DC-SIGN, J. Virol. Vol. 78, No. 11 (June 2004), pp. 5642 – 5650 (dendritic cells in SARS)
Tham khảo
Miễn dịch học
Tế bào
Tế bào người |
9320 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng | Vô thường | Bài này nói về một thuật ngữ trong Phật học. Xin xem thêm trang vô thường (định hướng)
Vô thường (zh. 無常; sa. anitya; pi. anicca) nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn". Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. trilakṣaṇa, bao gồm Ấn Vô thường, Ấn Khổ và Ấn Vô ngã) của tất cả các sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, dị, diệt). Có thể nói, Vô thường là phép quán chiếu, hay nói một cách khác, vô thường là một đối tượng trong tu tập quán chiếu. Từ đó, Vô Thường là một phép thực tập Định trên Vô Thường. Rất sâu sắc và lớn rộng về nghĩa và về tính diệu dụng của định vô thường.
Giáo lý vô thường rất quan trọng cho toàn bộ cơ sở triết lý và thực hành trong Phật giáo. Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả những hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại hạng – đều là vô thường. Mặc dù chân lý này hoàn toàn hiển nhiên, có thể chứng nghiệm được mọi nơi, mọi lúc, nhưng chúng ta vẫn bị màn vô minh (sa. avidyā) vây phủ, không nhận thức được chân lý này một cách chân chính. Sự chuyển tiếp từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái ý thức (và thừa nhận) tính chất vô thường của vạn vật, cùng với sự thừa nhận hai tính chất kia, lập nên con đường tu học, và con đường này được Phật vạch ra trong giáo lý của mình.
Cách thể hiện của vô thường
Có nhiều dạng trình bày tính chân xác có giá trị chung của nguyên lý vô thường. Bằng một cách minh họa, ảnh hưởng của thời gian được so sánh với bánh xe của một chiếc xe đang chạy (chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó), với một khe suối luôn luôn tuôn chảy, với một bọt nước, một dương diệm, âm thanh của một chuông đồng. Trong lúc thiền quán, chúng ta có thể xác nhận chân lý vô thường khi chứng kiến tư duy và cảm nhận không bao giờ giống nhau, mà thay vào đó, luôn nằm trong một dòng chảy (ví dụ như khoảnh khắc thật ngắn của một mối tư duy duy nhất không bao giờ đứng yên, mà luôn chuyển tiếp đến một mối tư duy kế tục).
Nếu quan sát một cách phân tích thì vô thường được xem như một sự thật, là vạn vật tồn tại trên cơ sở lệ thuộc vào cái khác nào đó, phát sinh từ cái khác nào đó và chuyển biến thành cái khác nào đó. Không một vật nào tồn tại độc lập, không vật nào thường còn. Chính ngay ở điểm này thì Niết-bàn được hiểu như thuyết tương phản trực tiếp của vô thường, có nghĩa là Niết-bàn mang những tính chất thường, lạc, tịnh và như vậy – khác với trường hợp các pháp thế tục – đáng được thành đạt hơn. Ý nghĩa tối trọng của vô thường được làm sáng tỏ nếu chúng ta nhớ đến những lời cuối của Phật: "Hoại diệt là bản chất của chữ hành, hãy cố gắng hết lòng." (pi. vayadhammā saṃkhārā, appamādena sampādethāti).
Thực hành
Như một kết quả của tất cả những điểm nêu trên, Phật giáo dạy chúng ta phương pháp Quán vô thường (pi. aniccānupassanā) để chứng nghiệm nguyên lý vô thường này. Truyền thống Phật giáo cho rằng, nếu việc thực hành quán vô thường này chỉ kéo dài như thời gian của một cái khảy tay thì nó hoàn toàn vô bổ, và qua đó cho thấy chúng ta ít quan tâm đến khái niệm vô thường như thế nào. Việc nhận thức nguyên lý vô thường không phải để thoả mãn tri thức. Nó rất quan trọng và thực tiễn, vì có thể giải thoát con người ra khỏi sự bám chặt vào các đối tượng (thuộc tâm thức cũng như ngoại cảnh). Nếu vạn vật vô thường thì chúng cũng không thật có giá trị, và đây cũng là lý do vì sao chúng không đáng được lưu ý. Đặc biệt là người ta nhấn mạnh đến tính vô thường của thân thể, cảm nhận và các tầng lớp tâm thức (khổ, lạc và trung tính), vì chúng không những là đối tượng của kinh nghiệm chúng ta thường có, mà cũng là những kênh mạch mà qua đó, các đối tượng trong thế gian được chúng ta nhận thức.
Quá trình quán chiếu vô thường bao gồm "sự chú ý" đến sự xuất hiện của một đối tượng đã được đề ra (để quán chiếu), và sự "xác định" tính "tùy thuộc" cũng như "nguyên nhân" của nó; sau đó ta "chú ý" đến sự tiêu giảm cũng như diệt vong, và nhận thức được tính chất "tạm thời" của nó. Nơi đây, một đối tượng được đề ra trước đây không đơn thuần được "thấy" là vô thường, mà còn được "diễn sinh" từ một cơ sở sự thật, là nó tồn tại trên cơ sở tùy thuộc vào một đối tượng khác và chính đối tượng khác này cũng vô thường. Ví dụ như "cảm nhận" là vô thường vì tùy thuộc vào "thân" cũng là vô thường, và v.v... Quán vô thường là một quá trình mà qua đó, hành giả đi từ cái biệt thể đến cái tổng thể, và ngược lại, từ tổng đến biệt thể, cho đến khi đạt được nhận thức sâu sắc, tức là trí huệ (sa. prajñā), là "tất cả đều vô thường" (sa. sarvam anityam). Trong thiền định vô thường phải được tu tập đến mức cao nhất gọi là thể nhập. Thể nhập là trạng thái người hành thiền luôn biết rõ như thật thế giới bên ngoài và tự thân là vô thường để không còn bám víu vào những gì đang hiện hữu kể cả tưởng (tưởng là những suy nghĩ ở trong đầu). Nông hay sâu trong phép quán có thể ví dụ như sau: chúng ta biết Chùa Một Cột nằm ở đâu, đẹp xấu làm sao, tại vị trí nào của Hà Nội. Một người không biết, nếu ta có chỉ cho rằng, nó ở chố này, chỗ này, như thế này, hôm sau có ai hỏi người ấy đã quên mất, hoặc nói lại một cách không rành mạch, và không thể chỉ vì người ấy đâu có biết rõ. Còn một người đã biết rõ thì dù ai có nói khác đi, hay đẹp hoành tráng đến mấy, thì người ấy có tin không? Không thể tin phải không, vì người ấy đã quá thạo, quá rõ, quá chắc chắn về nó. Như vậy là sự tu tập đã được thể nhập, sẽ nhận ra giải thoát là gì. Điều này không gì có thể thay đổi được!
Khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo
Phật giáo và Ấn Độ giáo chia sẻ học thuyết Vô thường, nghĩa là "không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục"; tuy nhiên, họ không đồng ý với giáo lý về Vô ngã, đó là liệu linh hồn có tồn tại hay không. Theo Frank Hoffman và Deegalle Mahinda, ngay cả trong các chi tiết về lý thuyết vô thường của họ, cũng khác nhau. Phật giáo khẳng định sự thay đổi liên quan đến Vô thường và các chấp trước liên quan tạo ra nỗi buồn hoặc khổ đế (Dukkha) và do đó cần phải bị loại bỏ để giải phóng (nibbana: niết bàn), trong khi Hindu giáo khẳng định rằng không phải tất cả sự thay đổi và chấp trước dẫn đến Dukkha và một số thay đổi - tinh thần hoặc thể chất hoặc tự-tri kiến dẫn đến hạnh phúc và do đó cần phải được tìm kiếm để giải phóng (moksha). Nicca (vĩnh cửu) trong Phật giáo là anatta (không phải linh hồn), Nitya trong Ấn Độ giáo là atman (linh hồn).
Giá trị của tri kiến vô thường
Tri kiến vô thường chính là sự đập tan tất cả những tà kiến vì mỗi cấu trúc của một hệ thống siêu nhiên tất nhiên phải lập cơ sở trên một khái niệm, một kiến giải "trường tồn" nào đó, hoặc một nhân tố "trường tồn" nào đó chính bên trong nó. Thế nên, việc thừa nhận nguyên lý vô thường chống lại khuynh hướng kiến lập các kết cấu gán vào hiện thật.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Vô ngã
Tính không
Liên kết ngoài
Vô thường - Tuệ Minh Đạo
Vô Thường
Kinh Trung A Hàm - Dịch & Hiệu Chú: Tuệ Sỹ
Vô thường - Thích Thông Huệ
Vô thường
Triết lý Phật giáo
Văn hóa phương Đông
Triết học phương Tây
Khái niệm triết học Phật giáo
Thay đổi
Khái niệm triết học tinh thần
Khái niệm triết lý Ấn Độ giáo |
9321 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Vô thường (định hướng) | Trong tiếng Việt, vô thường có thể là:
Một thuật ngữ quan trọng trong Phật học, chỉ đến tính chất không thường hằng, không chắc chắn, thay đổi của vạn vật. Xem vô thường.
Một thuật ngữ trong pháp lý chỉ sự miễn phí hay không phải trả tiền. Xem vô thường (pháp lý).
Vô Thường là nghệ danh của một nhạc sĩ guitar cổ điển đánh đàn bằng tay trái được nhiều giải thưởng. Ông tên thật là Võ Văn Thường (1940 – 2003). |
9326 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20nhi%E1%BB%87t%20%C4%91i%E1%BB%87n | Hiệu ứng nhiệt điện | Hiệu ứng nhiệt điện là sự chuyển đổi trực tiếp sự chênh lệch nhiệt độ thành hiệu điện thế và ngược lại thông qua một cặp nhiệt điện. Một thiết bị nhiệt điện tạo ra một hiệu điện thế khi có nhiệt độ khác nhau ở mỗi bên. Ngược lại, khi đặt một hiệu điện thế vào nó, nhiệt sẽ truyền từ bên này sang bên kia, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ. Hiệu ứng này là cơ sở cho ứng dụng trong một số máy lạnh và pin nhiệt điện, không có các bộ phận chuyển động.
Hiệu ứng này có thể được sử dụng để tạo ra điện, đo nhiệt độ hoặc thay đổi nhiệt độ của các vật thể. Vì hướng sưởi ấm và làm mát bị ảnh hưởng bởi điện áp đặt vào, các thiết bị nhiệt điện có thể được sử dụng như bộ điều khiển nhiệt độ.
Thuật ngữ "hiệu ứng nhiệt điện" bao gồm ba hiệu ứng được xác định riêng biệt: hiệu ứng Seebeck, hiệu ứng Peltier và hiệu ứng Thomson.
Định luật Joule–Lenz, nhiệt được tạo ra bất cứ khi nào dòng điện chạy qua vật liệu dẫn điện, thường không được gọi là hiệu ứng nhiệt điện. Hiệu ứng Peltier–Seebeck và Thomson có thể đảo ngược về mặt nhiệt động lực học, trong khi định luật Joule-Lenz thì không.
Chú ý phân biệt hiệu ứng vật lý này với từ nhiệt điện, chỉ các phương pháp chuyển hóa nhiệt năng sang điện năng một cách tổng quát, trực tiếp hay gián tiếp, sử dụng hệ thống có hay không có các bộ phận chuyển động.
Lịch sử
Hiệu ứng Peltier do Jean Charles Athanase Peltier, nhà vật lý người Pháp, phát hiện vào năm 1834. Khi bạn nối hai sợi dây đồng và sắt với nhau, một đầu nhúng vào nước đá, một đầu vào nước sôi, sẽ có sự dịch chuyển của các điện tử. Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ sinh ra điện và ngược lại, sự dịch chuyển của các điện tử cũng tạo ra sự thay đổi nhiệt độ. Ông Peltier đã nối một mẩu dây đồng với một dây bismuth với một nguồn điện, tạo thành mạch kín. Ông nhận thấy, một mặt trở nên nóng, còn mặt kia lạnh đi. Nếu bạn đặt mặt lạnh vào một hộp kín, bạn sẽ có một chiếc tủ lạnh. Ưu điểm của hiệu ứng này là thiết bị lạnh hoạt động ổn định, tin cậy vì không cần sử dụng máy nén gas, van tiết lưu… Nhược điểm là công suất làm lạnh không cao.
Ứng dụng
Phương pháp truyền thống để phát điện là sử dụng lò hơi, tuabin hơi, máy phát điện; phương pháp này gây ra lãng phí lớn về nhiệt, kèm theo đó là phát thải quá mức khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
Từ hàng chục năm nay, các nhà khoa học đã thăm dò tìm hiểu về hiệu ứng Seebeck, hiện tượng tạo ra điện áp khi duy trì các mối nối các kim loại khác nhau ở nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên các nguồn điện sử dụng hiệu ứng nhiệt điện loại này cao nhất cũng chỉ đạt được hiệu suất nhỏ nhoi là 7 phần trăm.
Các nhà nghiên cứu đã dùng nhiệt để phát ra điện bằng cách kẹp giữ các phân tử hữu cơ giữa các hạt nano kim loại, mở ra tiềm năng mới về khai thác năng lượng - Đây có thể là mốc quan trọng trên con đường tiến tới biến đổi trực tiếp nhiệt thành điện. Ví dụ: Phân tử hữu cơ bị kẹp giữ giữa hai bề mặt bằng vàng; tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa hai mặt kim loại sẽ sinh ra điện áp và dòng điện.
Đây là minh chứng đáng kể cho ý tưởng thiết kế và là bước đi đầu tiên của ngành nhiệt điện phân tử.
Ngày nay, hiện tượng áp điện (hiệu ứng Seebeck) được ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: máy bật lửa, cảm biến, máy siêu âm, điều khiển góc quay nhỏ gương phản xạ tia lade, các thiết bị, động cơ có kích thước nhỏ, hiện nay người ta đang phát triển nhiều chương trình nghiên cứu như máy bay bay đập cánh như côn trùng, cơ nhân tạo, cánh máy bay biến đổi hình dạng, phòng triệt tiêu âm thanh, các cấu trúc thông minh, hầu hết các máy in hiện nay... một trong những ứng dụng quan trọng hiện nay trong kỹ thuật là dùng làm động cơ piezo.
Nguyên lý cơ bản
Giới thiệu các hệ số Seebeck, Peltier và Thomson
Hệ số Seebeck
Hệ số Seebeck, còn gọi là độ nhạy nhiệt điện, của một chất là mức độ cường độ điện áp nhiệt gây ra do phản ứng với sự khác biệt về nhiệt độ giữa vật liệu đó, như được gây ra bởi hiệu ứng Seebeck.
Trong hệ đơn vị SI hệ số Seebeck là V/°K (volts/độ Kelvin), song phần lớn vật chất có ở mức microvolt mỗi độ Kelvin (μV/K).
Việc sử dụng các vật liệu có hệ số Seebeck cao là một trong nhiều yếu tố quan trọng cho hoạt động hiệu quả của máy tạo nhiệt điện và bộ làm mát bằng nhiệt điện. Thông tin thêm về vật liệu nhiệt điện hiệu năng cao có thể tìm thấy trong bài báo về vật liệu nhiệt điện. Trong các cặp nhiệt điện, hiệu ứng Seebeck được sử dụng để đo nhiệt độ, và để đạt chính xác cao cần sử dụng các vật liệu có hệ số Seebeck ổn định theo thời gian.
Về mặt vật lý độ lớn và dấu của hệ số Seebeck có thể được hiểu là được cho bởi entropy trên một đơn vị tích điện chạy bằng dòng điện trong vật liệu. Nó có thể là dương hoặc âm. Trong các chất dẫn điện có thể hiểu được về các vận chuyển điện tử độc lập, các hạt tải điện gần như tự do, hệ số Seebeck là âm đối với các tải điện mang điện tích âm (như điện tử), và là dương đối với các tải điện mang điện tích dương (như các lỗ trống).
Hệ số Peltier
Hệ số Thomson
Liên hệ giữa hệ số Seebeck, Peltier và Thomson
Nguyên lý
Hiệu suất
Tính hiệu suất
Các thông số quan trọng cho hiệu suất cao
Cặp nhiệt điện
Tối ưu hình dáng
Cặp nối tiếp
Các vật liệu nhiệt điện
Vật liệu thông dụng
Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ cao
Tối ưu hóa vật liệu
Các hướng nghiên cứu
Cấu trúc thấp chiều
Tìm vật liệu tối ưu
Nguyên lý
Vật liệu có tiềm năng
Xem thêm
Hiệu ứng Seebeck
Hiệu ứng Peltier
Hiệu ứng Thomson
Chất bán dẫn
Dẫn điện
Dẫn nhiệt
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Thermoelectric Handbook, Ed. Rowe DM - Chemical Rubber Company, Boca Raton (Florida) 1995.
GS Nolas (et al.), Thermoelectric, basic principles and new materials developments, Springer 2001.
GD Mahan (et al.), Thermoelectric materials: new approaches to an old problem, Physics Today, Vol. 50 (1997), p42.
Liên kết ngoài
Hội nhiệt điện quốc tế
Biến đổi năng lượng
Hiện tượng vật lý |
9334 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Fortran | Fortran | Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này ghép lại từ tiếng Anh Formula Translator/Translation nghĩa là dịch công thức. Các phiên bản đầu có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản Fortran 90. Tiêu chuẩn quốc tế cho tên gọi này ngày nay là "Fortran".
Fortran được phát triển ban đầu như là một ngôn ngữ thủ tục. Tuy nhiên các phiên bản mới của Fortran (từ Fortran 90) đã có các tính năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng.
Lịch sử
Một số phiên bản Fortran tiêu biểu:
Fortran IV
Fortran 77
Fortran 90
Fortran 95
Fortran 2003
Cú pháp
Các phiên bản cũ hơn cho đến Fortran 77 có sử dụng định dạng theo cột (fixed column) theo quy định:
Cột thứ 7 đến 72 dành cho các câu lệnh
Cột thứ 1 đến 5 dành cho nhãn lệnh. Nhãn lệnh là những số nguyên đứng đầu dòng lệnh, và trong Fortran không nhất thiết phải theo thứ tự tăng dần.
Cột thứ 6 dành cho ký tự nối dòng (nếu cần thiết).
Các phiên bản mới hơn (từ Fortran 90 trở đi) cho phép dùng định dạng tự do (free-form), không có ràng buộc về vị trí các cột trong chương trình. Dưới đây sẽ trình bày một số ví dụ cú pháp theo định dạng tự do này.
Lệnh gán
Dạng của lệnh gán tương tự như ngôn ngữ lập trình BASIC:
! Tên_biến = Giá_trị
A = 5
LoiChao = "Hello"
Lệnh gọi chương trình con
Các chương trình con được gọi bằng lệnh CALL:
! CALL tenCTC tham_so1, tham_so2,...
Các cấu trúc
Rẽ nhánh
IF T > 1.0 THEN
W = 23.7 * T
ELSE
W = 23.7 * (T ** 0.75)
END IF
Lặp
DO I = 1, N
B(I) = 2.8 * (I - 0.3)
END DO
Ví dụ
Chương trình "Hello world"
Chương trình "Hello world" có thể chạy được sau khi dịch bằng bất cứ trình dịch nào kể từ Fortran 90 trở đi.
program helloworld
print*,"Hello world"
end program helloworld
Chương trình tìm diện tích hình trụ
Chương trình này, tính diện tích của hình trụ, chạy khi được dịch bởi bất cứ trình dịch nào kể từ Fortran 90 trở đi. Các chữ đứng sau dấu ! trên cùng dòng sẽ không được dịch, và coi như chú thích của người viết chương trình, để giúp người đọc dễ hiểu hơn.
program HinhTru
! Tinh dien tich Hinh tru.
!
! Khai bao bien.
implicit none ! Yeu cau moi bien can duoc khai bao -- danh cho Fortran 90.
integer:: Loi
real:: BanKinh,ChieuCao,DienTich
real, parameter:: Pi = 3.14159
do
! Nhac nguoi dung nhap Ban kinh va Chieu cao.
write (*,*) "Nhap Ban kinh va Chieu cao, nhan 't' de thoat."
read (*,*,iostat=Loi) BanKinh,ChieuCao
!
! Neu khong nhap duoc, thoat.
if (Loi /= 0) stop "thoat"
!
! Tinh dien tich. Ky hieu ** nghia la "luy thua".
DienTich = 2*Pi*(BanKinh**2 + BanKinh*ChieuCao)
!
! Viet (BanKinh, ChieuCao) va (DienTich) ra man hinh.
write (*,"(1x,'BanKinh=',f6.2,5x,'ChieuCao=',f6.2,5x,'DienTich=',f6.2)") BanKinh,ChieuCao,DienTich
end do
end program HinhTru
Chú ý: câu lệnh
write (*,"(1x,'BanKinh=',f6.2,5x,'ChieuCao=',f6.2,5x,'DienTich=',f6.2)") BanKinh,ChieuCao,DienTich
có sử dụng khai báo định dạng trong Fortran. Có thể giải thích sơ lược như sau:
1x nghĩa là một ký tự trống. Số ký tự trống cần in ra đi trước chữx.
f6.2 tương ứng với số thực có 6 chữ số, trong đó 2 chữ số trong phần thập phân.
Kiểu định dạng chuỗi này của riêng Fortran, nó rất khác so với chuẩn định dạng printf của ngôn ngữ lập trình C vốn được sử dụng rộng rãi.
Tham khảo
Adams, Jeanne; Brainerd, Walter; Martin, Jeanne; Smith, Brian; Wagener, Jerrold (1997). Fortran 95 Handbook: Complete ISO/ANSI Reference. MIT Press.
Metcalf, Michael; Reid, John; Cohen, Malcolm (2004). Fortran 95/2003 Explained. Oxford University Press.
Nyhoff, Larry; Leestma, Sanford (1995). FORTRAN 77 for Engineers and Scientists with an Introduction to FORTRAN 90. 4th Edition. Prentice Hall. ISBN 0-13-363003-X.
ANSI X3.198-1992 (R1997), Programming Language "Fortran" Extended. Xuất bản bởi ANSI.
Liên kết ngoài
Chung chung
The Fortran Company
Fortran Open Directory category
Fortran 90, 95, 2003 Information and Resources
How Not to Write FORTRAN in Any Language Có ví dụ về cách viết chương trình tốt, cho mọi ngôn ngữ lập trình.
Các chương trình Fortran ví dụ
(bằng tiếng Anh)
Numerical Recipes for Fortran 77 (Các chương trình tính số cho Fortran 77)
Numerical Recipes for Fortran 90 (Các chương trình tính số cho Fortran 90)
Fortran 90 Software Repository
National HPCC software repository
Netlib Repository
Trình dịch Fortran có bản quyền thương mại
Absoft
Cray
Fujitsu
HP
IBM
Intel
Lahey
NA Software
NAG
PathScale
Portland Group
Salford
Sun
Trình dịch Fortran tự do
g95 -- Fortran 95
Gfortran -- Fortran 95 (đang phát triển)
Open Watcom -- Fortran 77 và C/C++
g77 -- Fortran 77
Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình thủ tục
Tiêu chuẩn máy tính
Phát minh của Hoa Kỳ
Fortran
Ngôn ngữ lập trình bậc cao |
9342 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93%20%C4%91%E1%BB%81%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Bồ đề (định hướng) | Trong tiếng Việt, bồ đề hay Bồ Đề có thể có các nghĩa sau:
Phật giáo
Trong Phật giáo thì từ "Bồ đề" có thể có các nghĩa sau:
Trạng thái tu hành thành đạt, bồ-đề.
Tên của một đại sư Tây Tạng: Bồ-đề đạo thứ đệ và của Sơ Tổ Thiền Tông: Bồ-đề-đạt-ma.
Tên của một tác phẩm quan trọng của đại sư A-đề-sa: Bồ-đề đạo đăng luận.
Bồ Đề Đạo Tràng (tiếng Anh: Boddha Gaya): tên của một ngôi tháp tối cổ tại Patna, bang Bihar, Ấn Độ, một thánh địa nơi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo.
Trường Bồ đề: tên gọi cơ sở giáo dục tư thục tiểu học và trung học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Thực vật
Chi Styrax: chi an tức hương hay an tức.
Styrax tonkinensis: an tức Bắc bộ, cánh kiến trắng, còn gọi bồ đề.
Styrax benzoin: nhựa an tức hương, bồ đề nhựa, bồ đề vỏ đỏ, .
Chi Alniphyllum
Alniphyllum fortunei: lá dương đỏ (xích dương diệp), bồ đề vỏ đỏ, bồ đề xanh lá nhẵn.
Chi Ficus
Ficus religiosa: bồ đề, đề
Địa danh
Phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Sông Bồ Đề chảy trên địa bàn xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.
Đá Bồ Đề, quần đảo Trường Sa. |
9345 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh%20%C4%91%E1%BB%99%20t%C3%B4ng | Tịnh độ tông | Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một pháp môn quyền khai của Phật giáo, trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ của Phật A-di-đà.
Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dàng", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.
Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là: Vô lượng thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và Quán Vô Lượng Thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra).
Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Lịch sử
Năm 402, Huệ Viễn thành lập Bạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, 476-542) là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường "gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dãi" là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về Quán vô lượng thọ kinh. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng rãi - vì so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn.
Phép niệm Phật
Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là tìm cách chế ngự tâm. Thường thường hành giả tự đặt cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Phép quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả "thấy" được A-di-đà và hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta) và biết trước được giờ chết của mình. Phép niệm này có thể thực hiện bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng A-di-đà. Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra hành giả có thể thực hiện phép thứ 16 trong Vô lượng thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. Phép tu cao nhất của tông này là tự xem thể tính của mình chính là A-di-đà. Tất cả mọi hành giả của Tịnh độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh trong cõi Cực lạc. Niệm danh hiệu và tạo linh ảnh là điều kiện "bên ngoài", lòng tin kiên cố nơi A-di-đà là điều kiện "bên trong" của phép tu này, với hai điều kiện đó thì hành giả mới được tái sinh nơi cõi Cực lạc.
Tịnh độ tông Nhật Bản
Tịnh độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân (zh. 圓仁, ja. ennin, 793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lý của Thiên Thai tông và Mật tông mà sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi danh của tông này trong thời gian đầu là Không Dã Thượng Nhân (空也上人, ja. kūya shōnin, 903-972), cũng được gọi là Thị Thánh (市聖), "Thánh ở chợ", và Nguyên Tín (源信, ja. genshin, 942-1017). Trong thời này, niệm Phật là một thành phần trong việc tu hành của tất cả các tông phái tại Nhật, đặc biệt là Thiên Thai và Chân ngôn tông.
Trong thế kỉ 12, Pháp Nhiên (zh. 法燃, ja. hōnen, 1133-1212) chính thức thành lập tông Tịnh độ. Sư muốn mở một con đường tu tập mới, "dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại, thành lập một trường phái rất mạnh. Vì sư tự tôn giáo lý mình - cho rằng đó là giáo lý tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi.
Giáo lý cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên các bộ Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (ja. namu amida butsu). Việc niệm danh Phật rất quan trọng để phát triển lòng tin nơi Phật A-di-đà, nếu không thì hành giả không thể nào thác sinh vào cõi của ngài, mục đích chính của việc tu hành của tông này. Ngược với Tịnh độ chân tông, hành giả của tông này sống một cuộc đời tăng sĩ.
Không Dã Thượng Nhân là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá công khai việc niệm Phật giữa chợ và vì vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh. Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gõ của bình bát trên tay. Lương Nhẫn (zh. 良忍, ja. ryōnin), một Cao tăng thuộc Thiên Thai tông đã nổi danh trong việc tín ngưỡng và tán tụng đức A-di-đà trong những bài hát. Sư chịu ảnh hưởng mạnh của hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm và trên cơ sở này, Sư phát triển một cách "Dung thông niệm Phật" (zh. 融通念佛): Nếu một người nào đó niệm Phật thì công đức này sẽ đến với tất cả những người khác và ngược lại, ai cũng có phần của mình trong việc tụng niệm danh Phật. Cách diễn giảng giáo lý của sư như trên thuyết phục được nhiều người trong vương triều và sau khi tịch, giáo lý này được các vị đệ tử kế thừa.
Nguyên Tín (zh. 源信, ja. genshin), một Cao tăng trên núi Tỉ Duệ (zh. 比叡) - trung tâm của các trường phái tín ngưỡng A-di-đà - tin chắc rằng, có một con đường đưa tất cả chúng sinh đến giải thoát. Sư trình bày phương pháp tu tập của mình trong Vãng sinh yếu tập (zh. 往生要集), một quyển sách nói về niềm tin nơi đức A-di-đà. Trong sách này, Sư trình bày trong mười phẩm những hình phạt khủng khiếp dưới Địa ngục và ích lợi của cách tu hành niệm Phật. Sư tự tin là mình đã tìm biết được hai tính chất đặc thù của con người là: tâm trạng sợ hãi kinh khiếp địa ngục và lòng khao khát được tái sinh vào cõi Cực lạc. Quyển sách này là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống tín ngưỡng Phật A-di-đà tại Nhật. Sư không những viết sách phổ biến giáo lý của mình mà còn sử dụng hội họa, nghệ thuật tạc tượng để truyền bá tông phong của mình đến những người ít học. Nhưng đến đây, việc tôn thờ A-di-đà Phật vẫn chưa là một trường phái độc lập, mà chỉ là một thành phần tu học của những tông phái tại đây.
Với Pháp Nhiên, Tịnh độ tông chính thức được hình thành. Sư quan niệm rằng, đa số con người không thể đi con đường khó, hoàn toàn tin vào tự lực trong thời mạt pháp và cơ hội duy nhất của họ là tin vào sự hỗ trợ của Phật A-di-đà, tin vào tha lực.
Tịnh độ tông Việt Nam
Ở miền Nam, có cư sĩ Minh Trí thành lập "Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam", tổ đình đặt tại Minh Hưng Tự số 101 đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6, thành phố Sài gòn, xây cất năm 1934. Hội này chọn phương pháp "Phước Huệ song tu" lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản, mỗi chùa thuộc hội đều có một phòng thuốc Nam để hốt thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Minh Trí được tôn xưng là Giáo chủ Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam.
Ông Đoàn Trung Còn, một dịch giả Phật Học nổi tiếng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1955, chư Hòa Thượng Chơn Mỹ trụ trì chùa Giác Hải Phú Lâm Chợ Lớn, Hòa Thượng Chơn Minh, trụ trì chùa Giác Chơn, Chợ Lớn cùng ông Lý Trung Hiếu, Đốc công, Sở Công Chánh Sài Gòn đã thành lập Giáo hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Giác Hải, sau dời về Liên Tông Tự, 145 đường Đề Thám, quận I, thành phố Sàigòn, Vào thập niên 60, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, trở thành tu sĩ, pháp danh Hồng Tại, ông giữ chức vụ Trị sự trưởng của Giáo hội nầy, ông viên tịch năm 1988.
Các chùa thuộc hệ phái Non Bồng của Hòa Thượng Thích Thiện Phước, ở tổ đình Linh Sơn Cổ Tự trên núi Dinh, gần Thị Trấn Bà Rịa, cũng thuộc giáo hội Tịnh Độ Tông này, Hòa Thượng Thiện Phước đã viên tịch năm 1986, nay do ni trưởng Huệ Giác quản lý Tăng, Ni của gần 200 ngôi chùa khắp Miền Nam và Nam Trung Phần. Tông môn này thực hành rốt ráo theo pháp môn Niệm Phật. Ngoài những thời công phu, chấp tác, vào 11 giờ đêm đều dành riêng một thời niệm Phật A Di Đà. Riêng Nhất Nguyên Bửu Tự ở Xã Vĩnh Phú (Lái Thiêu), huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, hàng năm đều có tổ chức Khóa Bá Nhật Niệm Phật (100 ngày đêm liên tục niệm Phật). Từ năm 1964 bắt đầu tổ chức khóa Niệm Phật này, khai kinh vào đêm mồng 7 tháng 8 và hoàn kinh vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11, nhằm ngày vía Đức A Di Đà Phật. Bất cứ ai cũng có thể đến đây niệm Phật 1 thời (2 giờ), một buổi, một ngày, nhiều ngày hay cả khóa, việc ăn ở do chùa cung cấp, phật tử chỉ có chuyên dùng thì giờ niệm Phật mà thôi. Mỗi năm phật tử Biên Hòa, Bình Dương, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Long Xuyên... đều về đây tham gia khóa Niệm Phật, người ta thường nói "cửa chùa rộng mở", đặc biệt chùa này không có cánh cửa để đóng hay mở.
Quan Âm tu viện, ở phường Bửu Hòa (gần Cầu Hang, Biên Hòa), thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do ni trưởng Huệ Giác làm viện chủ, Phật tử đi hành hương, viếng chùa, nhằm giờ thọ trai, đều được dọn một phần ăn như phần thọ trai của chư Tăng Ni ở chùa, những năm khó khăn về thực phẩm, chùa vẫn giữ được nề nếp nầy, mặc dù Tăng Ni sáng cháo, trưa cơm, chiều cháo.
Tịnh Độ Tông ngày nay có lẽ hệ phái Non Bồng, là một hệ phái lớn nhất có nhiều chùa từ miền Tây, miền Đông và miền Trung Việt Nam.
Chú thích
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.
Triết lý Phật giáo
Tịnh độ tông
Phật giáo Trung Quốc
Phật giáo Nhật Bản |
9351 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m%20ph%E1%BB%A7 | Âm phủ | Âm phủ hay âm gian, âm giới là thế giới được cho là ở sâu trong lòng đất hoặc bên dưới trần gian, theo hầu hết các tôn giáo và thần thoại. Đây thường được cho là nơi linh hồn của con người đến sau khi chết. Các nền tín ngưỡng và văn hóa có các quan niệm khác nhau về âm phủ và địa ngục.
Trong tín ngưỡng Đông Á
Trong tín ngưỡng Đông Á, địa ngục (地獄, phát âm tiếng Trung dìyù, phát âm tiếng Nhật jigoku) là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm khi còn sống.
Trong Phật giáo
Trong Phật giáo, địa ngục (地獄 naraka) được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Địa ngục là một thế giới có vị trí địa dư thông thường vừa là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ và 6 nẻo luân hồi cũng là như thế. Địa ngục là một trong ba ác đạo, song song với ngạ quỷ (quỷ đói) và súc sinh.
Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Độ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (avīcī) là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ,... Địa ngục của Phật giáo được Diêm vương (yama) cai trị.
Từ gốc trong thuật ngữ Ấn Độ là naraka (tiếng Phạn) và niraya (tiếng Pāli), dịch sang tiếng Hán là Nại-lạc (奈落), Na-lạc (那落) và Nê-lê (泥黎). Được xem là một trong 3 đường ác (Tam ác đạo 三惡道, Tam ác thú 三惡趣), hoặc là một trong Ngũ thú (五趣), Lục đạo (六道), hay Thập giới (十界). Kinh điển đề cập đến nhiều loại và tên các địa ngục, trong đó, nổi tiếng nhất là Bát nhiệt địa ngục (八熱地獄, hoặc Bát đại địa ngục 八大地獄) và Bát hàn địa ngục (八寒地獄), kéo dài từ địa ngục Đẳng hoạt (等活) đến Địa ngục A-tì (阿鼻, avīci), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根本地獄). Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤地獄) ở trong núi, sa mạc ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận. Như người ta nghĩ, giáo lý chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, căn cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn từ điển Phật giáo đều có ghi đề mục này, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục.
Vị Bồ Tát cai quản địa ngục trong Phật giáo là Địa Tạng.
Trong Kitô giáo
Nơi người chết ngủ, cho đến khi sự sống lại:Truyền-đạo 9:10: Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình; vì dưới âm phủ, là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan.Kinh Thánh phân biệt địa ngục (trũng con trai Hi-nôm Hinnom, Gehenna) và âm phủ (Sheol, Hades). "Géhenne" là lối người Hy Lạp viết tiếng Hê-bơ-rơ ge-Hinom (trũng của Hi-nôm), là nơi người ta đưa con cái mình qua lửa cho Mô-lóc (II Các vua 23:10).
Xem thêm
Địa phủ (phương Đông)
Địa ngục
Tham khảo
Tôn giáo
Thần thoại
Truyền thuyết
Địa ngục |
9354 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh%20%C4%91%E1%BB%99 | Tịnh độ | Tịnh độ (zh. jìngtǔ 淨土, sa. buddhakṣetra, ja. jōdo) nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật (buddha) độ (kṣetra), cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ.
Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc (sa. sukhāvatī) của Phật A-di-đà (sa. amitābha) ở phương Tây. Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha) có tên là Tịnh Lưu Ly, có khi Tịnh độ đó được gọi là Điều hỉ quốc (sa. abhirati) của Phật Bất Động (sa. akṣobhya). Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh (sa. ratnasambhava), phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm (sa. dundubhisvara). Vị Phật tương lai Di-lặc (sa. maitreya), là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất (sa. tuṣita), sẽ tạo một Tịnh độ mới. Nhưng được sanh về Tịnh độ rất khó, sách xưa có câu: Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh.
Tịnh độ được xem là "hoá thân" của thế giới mới tốt đẹp hơn, là cõi của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp, công đức phước báu mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh. Trong nhân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ là một nơi có vị trí địa lý nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là một dạng của tâm thức giác ngộ vì thế giới vốn là ảo kể cả Ta Bà, sẽ không bị ô nhiễm và các phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chỉ có tính chất hình tượng. Nên nhớ là trong Đạo Phật, Tịnh độ chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập - chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (trừ phi có hạnh nguyện riêng trên con đường Bồ tát muốn đến các cõi khác để cứu độ). Và trong tinh thần Đại thừa, Đức Phật đặc biệt nói những bộ Kinh cứu cánh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, ý chỉ nêu rõ "Những cõi nước do Đức Phật biến hóa, để làm phương tiện để an ủi chúng sanh những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản đều gọi đó là cõi Phương tiện, Hóa thành. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là mới gọi là Bảo Sở". Như vậy cõi Tịnh độ chưa được xem là cõi cuối cùng, cho nên cõi Tinh độ là cõi Phương tiện.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Xem thêm
Tịnh độ tông
Tịnh độ chân tông
Cực lạc
Liên kết ngoài
Triết lý Phật giáo
Tịnh độ tông
Mật tông
Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo |
9357 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cung%20Gi%C5%A9%20Nguy%C3%AAn | Cung Giũ Nguyên | Cung Giũ Nguyên (28 tháng 4 năm 1909 – 7 tháng 11 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam.
Cuối đời, ông sống tại thành phố Nha Trang và mất tại đây.
Tiểu sử
Ông sinh tại Huế, họ thật là họ Hồng. Tổ tiên của ông, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Cha là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Mẹ là Nguyễn Phúc Thị Bút, trưởng nữ của Quận công Hồng Ngọc và cháu nội của An Thành Vương Nguyễn Phúc Miên Lịch (con út vua Minh Mạng).
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam Tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức, vì lý do chính trị. Sau đó ông phiêu lưu vào Sài Gòn, Đà lạt, Huế, Nha Trang.
Năm 1936 cha của ông mất. Vì trách nhiệm đối với gia đình, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, sử địa, kinh tế học, triết học, văn học... ở các trường Kim Yến, Trường Dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô, Collège Français de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn... Trong khoảng 1955-75, ông làm hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn, Nha Trang. Trong thời gian 1972-1975 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang.
Từ 1989 đến 1999, ông là giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.
Hoạt động Hướng đạo
Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu vì bận việc riêng.
Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Đà Lạt dưới quyền điều khiển của ông. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975.
Ông từng làm phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế Gilwell, Anh Quốc. Đây là nơi huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo.
Cho đến năm 2007, ông đã 98 tuổi nhưng vẫn còn gắn bó với phong trào Hướng đạo tại Việt Nam; hướng dẫn Toán Alpha và Bêta Hướng đạo Việt Nam tại Nha Trang.
Tác phẩm
Một người vô dụng (1930)
Nợ văn chương (1931)
Volontés d'existence (Nhà xuất bản France-Asie, Saigon, 1954)
Le Fils de La Baleine (Nhà xuất bản Arthène Fayard, Paris, 1956) bản dịch tiếng Việt Kẻ thừa tự của ông Nam Hải của Nguyễn Thành Thống (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1980).
Le domaine maudit (Nhà xuất bản Arthène Fayard, Paris, 1961)
Le Boujoum (1980)
Chú thích
Liên kết ngoài
La stratégie discursive ou l'image de soi dans Le Boujum de Cung Giu Nguyen, par Pham Van Quang
Nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc
Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Học sinh Quốc học Huế
Nhà báo Việt Nam
Thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam
Người Việt gốc Hoa
Tín hữu Công giáo Việt Nam |
9361 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%A5n%20m%E1%BB%A7 | Mụn mủ | Mụn mủ (Latinh: pustula), hay còn gọi là nhọt, là một ổ nông ở da, được bao bọc, chứa dịch tiết mưng mủ, có thể có màu trắng, vàng, vàng xanh hay xuất huyết. Quá trình này có thể phát sinh trong một nang lông hay độc lập với nang lông. Mụn mủ có thể khác nhau về kích thước và hình dạng; tuy nhiên mụn mủ nang lông luôn có hình nón và thường chứa một cọng lông ở trung tâm. Sang thương mụn nước do nhiễm herper simplex và varicella zoster virus có thể trở thành mụn mủ. Nhuộm Gram và cấy nên được thực hiện để định danh vi khuẩn và nấm.
Tham khảo
Da liễu học |
9362 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%A5n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc | Mụn nước | Mụn nước (Latinh: vesicula, nhỏ hơn 0,5 cm) và bóng nước (Latinh: bulla, lớn hơn 0,5 cm) là một ổ nông chứa dịch, gồ lên và được bao bọc. Thường thành rất mỏng nên có thể được nhìn xuyên thấu và thấy được huyết thanh, dịch lymph, máu hay dịch ngoại bào. Mụn nước và bóng nước hình thành do sự bóc tách da ở các mức khác nhau; sự bóc tách có thể bên trong thượng bì (giộp nội thượng bì) hay ở mặt phân cách thượng bì-bì (dưới thượng bì). Các mụn nước giống herpes có chỉ định thử nghiệm Tzanck và/hoặc cấy virus.
Tham khảo
Da liễu học |