id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
8312 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Ch%C3%AD%20Thanh | Nguyễn Chí Thanh | Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh quân đội và là tướng chính trị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào". Ông giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Quân ủy Miền kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam trong chiến tranh Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo chiến trường Miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người phát triển phương châm chiến lược "Nắm thắt lưng địch mà đánh" cho toàn miền Nam của Quân Giải phóng miền Nam.
Thân thế và sự nghiệp cách mạng
Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại tướng có cha là ông Nguyễn Hán và mẹ là bà Trần Thị Thiển, ông là con thứ 6 trong gia đình có 11 người con (tính cả anh em cùng cha khác mẹ). Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.
Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) thì ông được ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (tháng 8/1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Từ năm 1946 đến 1948, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Bí thư Phân Khu uỷ Bình - Trị - Thiên.
Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.
Cuối năm 1950, bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.
Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong Chiến tranh Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của miền Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn.
Tại chiến trường, ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", lối đánh này dùng phương châm cơ động áp sát nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực của quân Mỹ.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam. Trước khi qua đời, ông cũng đã được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng. Ngày nay tại Việt Nam đang có những con phố và ngôi trường mang tên ông. Tại thành phố Huế có một nhà tưởng niệm ông.
Gia đình
Vợ: Nguyễn Thị Cúc – Thiếu tá quân đội, làm việc ở bệnh viện 108, mất năm 1979 tại Hà Nội.
Con trai đầu lòng là Nguyễn Trường Sơn (đã mất vào năm 1947).
Người con gái thứ hai là Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Hãng Hàng Không VietJet Air
Hai người con gái tiếp theo là Nguyễn Thị Kim Sơn và Nguyễn Thị Thành.
Con trai út là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Chú thích
Liên kết ngoài
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi (Chương 77), của Xuân Vũ - Dương Đình Lôi.
Người thầy của sáu vị tướng, Báo Pháp Luật TP.HCM.
Những lá thư từ chiến trường, Báo Tuổi Trẻ.
Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Báo Tuổi Trẻ.
Những vụ thanh trừng
Người Thừa Thiên Huế
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Huân chương Chiến thắng
Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Sao Vàng
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ
Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1950
Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam |
8313 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o%20h%E1%BB%99%20m%E1%BA%ADu%20d%E1%BB%8Bch | Bảo hộ mậu dịch | Trong kinh tế học quốc tế, bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.
Lý thuyết và thực tế
Về lý thuyết, việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh tế-xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này.
Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc áp đặt này chỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và chỉ khi phán quyết của WTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ cho thấy các thành viên kia đang thực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp pháp cho ngành sản xuất của mình v.v).
Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại: Việc áp đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá giá. Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch.
Ngân hàng Thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo... Thương mại và tự do hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển.
Trên thực tế, các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một chính phủ trong bảo hộ mậu dịch. Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch.
Các khía cạnh
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.
Lý lẽ bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch
Chính trị
Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp.
Bảo vệ an ninh quốc gia.
Trả đũa.
Các chủ đề liên quan
Chống phá giá
Trợ cấp
Rào cản thuế quan
Rào cản kỹ thuật
Tổ chức thương mại thế giới
Chống bảo hộ mậu dịch
Ngày 14 tháng 2 năm 2009, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) nhóm họp tại Roma, Ý, với trọng tâm là soạn thảo những quy định chung đối phó với khủng hoảng kinh tế và đấu tranh chống những quyết định bảo hộ mậu dịch.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama hôm 19 tháng 2 năm 2009 đã cam kết hợp tác với Canada về năng lượng, phục hồi kinh tế và Afghanistan, đảm bảo với Canada rằng ông sẽ không theo đuổi các chính sách bảo hộ mậu dịch.
Trong tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về kinh tế ngày 1 đến 3 tháng 3 năm 2009 tại Brussels Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết chống các hình thức bảo hộ mậu dịch trên thị trường chung của khối. Thông điệp mạnh mẽ này được EU đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, đặc biệt sau khi Pháp công bố những khoản viện trợ lớn cho ngành chế tạo xe hơi trong nước. Ủy ban châu Âu (EC) tới đây sẽ xem xét và ra quyết định về việc Pháp cho vay ưu đãi 6 tỷ euro để ngành ô tô vượt qua khủng hoảng có vi phạm "bảo hộ mậu dịch" hay không.
Việc Bắc Kinh chuyển đến các chính quyền địa phương khẩu hiệu "hãy mua hàng Trung Quốc" đang gây nên lo ngại sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những biện pháp trả đũa.
Chú thích
Liên kết ngoài
Cái giá phải trả của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
Tự do Thương mại và Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
Học thuyết kinh tế
Chính sách thương mại
Chủ nghĩa địa phương |
8318 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%E1%BA%BFu%20t%E1%BB%91%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t | Yếu tố sản xuất | Yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất hàng hóa.
Kinh tế học cổ điển
Kinh tế học cổ điển phân biệt các yếu tố sản xuất được sử dụng trong sản xuất hàng hóa:
Đất hay các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) - các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chẳng hạn như đất đai và khoáng chất. Chi phí cho việc sử dụng đất là địa tô.
Sức lao động - các hoạt động của con người được sử dụng trong sản xuất. Chi phí thanh toán cho sức lao động là lương.
Tư bản hay vốn - Các sản phẩm do con người làm ra hay công cụ sản xuất) được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác. Vốn bao gồm máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Trong ý nghĩa chung, chi phí thanh toán cho vốn gọi là lãi suất.
Các yếu tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của Adam Smith, 1776, David Ricardo, 1817, và sau này được John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết về sản xuất trong kinh tế chính trị.
Trong các phân tích cổ điển, tư bản nói chung được xem như là các vật thể hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Với sự nổi lên của kinh tế tri thức, các phân tích hiện đại hơn thông thường phân biệt tư bản vật lý này với các dạng khác của tư bản chẳng hạn như "tư bản con người" (thuật ngữ kinh tế để chỉ giáo dục, kiến thức hay sự lành nghề).
Ngoài ra, một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh còn có khái niệm khả năng tổ chức, tư bản cá nhân hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" như là yếu tố thứ tư. Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người". Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là lợi nhuận.
Học thuyết kinh tế cổ điển sau này đã được phát triển như là nền tảng cho kinh tế vi mô. Mặc dù nhiều điểm không làm việc hoàn hảo với mô hình kinh tế hiện đại vô cùng phức tạp, các học thuyết cổ điển vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế vi mô ngày nay, tuy nhiên có nhiều điểm phân biệt mà người ta cần chú ý khi đề cập tới trong các học thuyết vĩ mô hay kinh tế chính trị.
Đất trở thành tư bản tự nhiên, các khía cạnh mô phỏng của sức lao động trở thành tư bản kiến thức, các khía cạnh sáng tạo hay "cảm hứng" hoặc "tính kinh doanh" trở thành tư bản cá nhân (trong một số phân tích), và tư bản xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Mối quan hệ cổ điển của tư bản tài chính và tư bản hạ tầng vẫn được thừa nhận như là trung tâm, nhưng đã xuất hiện các tranh luận rộng rãi về các phương thức sản xuất và các phương thức bảo hộ khác nhau, hay các "quyền sở hữu", để đảm bảo sử dụng chúng một cách tin cậy.
Khi các tranh cãi phát sinh về các vấn đề khác biệt này, phần lớn các nhà kinh tế sẽ quay trở lại với ba yếu tố cổ điển. Trong khi chưa có một học thuyết nào có thể thay đổi hoàn toàn các sự thừa nhận nền tảng của học thuyết "cánh tả" (những người theo chủ nghĩa Marx) hoặc "cánh hữu" (tân cổ điển), chủ nghĩa George là một trong những hệ thống hổ lốn của tư duy đã kết hợp cả những nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội (mọi người có quyền bình đẳng trong việc khai thác sử dụng nguồn lực tự nhiên) trong khi vẫn duy trì chặt chẽ triết học "tự do" về quyền tuyệt đối của sở hữu tư nhân (tư hữu) trong sản xuất của mọi sức lao động của con người.
Các trường phái khác
Các nhà kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và các nhà xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu các khái niệm về các yếu tố sản xuất. Nhưng họ có xu hướng tách sức lao động ra khỏi các yếu tố còn lại của sản xuất, xem xét nó như là yếu tố đầu vào có ý thức và tích cực trong việc chuyển hóa nguyên liệu vật lý thô và các đầu vào khác thành các sản phẩm có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng và kinh doanh. Các phân tích của họ không thay đổi trên thực tế tư tưởng về các yếu tố sản xuất, mặc dù nó nhấn mạnh phương thức sản xuất, được xác định như là các yếu tố trừ đi sức lao động, trong đó nó cố gắng theo đuổi sự phân biệt với yếu tố nhân lực.
Ngoài ra, học thuyết kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx cũng phân biệt các khái niệm lịch sử của "các yếu tố sản xuất" và vai trò của chúng trong chủ nghĩa tư bản: trong hệ thống kinh tế-xã hội đó, lao động trở thành "tư bản biến đổi" được coi như là nguồn gốc của giá trị thặng dư hay lợi nhuận, trong khi các yếu tố phi-con người của sản xuất trở thành "tư bản cố định", chúng không tạo ra giá trị thặng dư ngoại trừ việc gián tiếp làm cho sức lao động trở nên có tính sản xuất hơn.
Những nhà kinh tế khác tập trung vào vai trò trung tâm của tư bản con người, cụ thể là tư bản xã hội (niềm tin cộng đồng) và tư bản kiến thức (các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động) mà chúng đóng vai trò ngày càng tăng trong suốt thế kỷ 20.
Các phân tích hiện đại nhất thông thường nhắc đến từ 4 tới 7 dạng tư bản, như trong chủ nghĩa tư bản tự nhiên hay các học thuyết của tư bản tri thức. Thương hiệu trong kinh doanh cũng được nói tới như là "tư bản thương hiệu", tức một dạng đặc biệt vô hình của tư bản xã hội được thừa nhận bởi một cộng đồng lớn trong xã hội, trong các phân tích của Baruch Lev.
Xem thêm
Kinh tế vi mô
Các nền tảng học thuyết sản xuất
Sản xuất, giá thành, giá
Học thuyết lao động của giá trị
Học thuyết giá thành sản xuất của giá trị
Phân bổ tối ưu các yếu tố
Danh sách các chủ đề thị trường
Danh sách các chủ đề quản lý
Danh sách các chủ đề kinh tế
Danh sách các chủ đề kế toán
Danh sách các chủ đề tài chính
Danh sách các nhà kinh tế
Tham khảo
Sản xuất
Kinh tế chính trị
Lao động
Kinh tế học vi mô
Kinh tế sản phẩm |
8319 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD%20c%E1%BA%A7u | Khí cầu | Khí cầu là một túi đựng không khí nóng hay các chất khí trong trường hợp dùng khí heli thì còn được gọi là kinh khí cầu, thường có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ác-si-mét có thể bay lên cao trong khí quyển.
Các loại khí cầu nhỏ dùng cho trang trí hay đồ chơi trẻ em còn được gọi là bong bóng bay. Các loại lớn được dùng cho mục đích thám hiểm, thể thao, viễn thám khoa học, viễn thông,...
Phân loại
Bóng bay
Các loại này có thể tích dưới vài lít dùng cho mục đích làm đồ chơi trẻ em như bóng bay đồ chơi, bóng bay mặt trời, bóng bay trực thăng hay để trang trí.
Một số bóng bay được dùng để gửi thư trong các cuộc thi bóng bay hay để rải truyền đơn.
Khí cầu cỡ trung bình
Các khí cầu loại này có kích thước dưới 4000 lít. Các loại khí cầu này có thời gian bay không dài, từ vài giờ đến vài ngày.
Loại di động: đã được dùng để chở bom và truyền đơn trong Đại chiến thế giới II.
Ngày nay chúng được nhiều nhà khí tượng học sử dụng để đo đạc cấu trúc thẳng đứng của khí quyển hằng ngày với thiết bị radiosonde.
Loại cố định: loại này được buộc dây phía dưới để cố định. Chúng có thể được thiết kế bắt mắt và mang biển quảng cáo. Chúng còn được dùng để nâng các ăngten LF và ăngten VLF khi lắp đặt. Một số buổi lễ buổi tiệc lớn cũng dùng chúng cho trang trí.
Khí cầu lớn
Các loại này có thể tích có thể lên tới 12000 mét khối. Có thể bay liên tục từ vài tuần đến vài tháng.
Loại di động: loại này có khí nóng, được dùng để chuyên chở người và là phương tiện giao thông ở một số ít nơi. Các khí cầu khoa học chuyên chở máy móc phục vụ mục đích viễn thám khí quyển và mặt đất hay quan sát thiên văn. Các khí cầu mặt trời còn được dùng để phục vụ hoạt động viễn thông. Trong quân sự, người ta cũng dùng khí cầu này cho mục đích do thám hay mang bom nguyên tử để thử nổ.
Khí cầu này cũng giúp đưa vật thể lên quỹ đạo một cách tiết kiệm nhiên liệu hơn, khi kết hợp với tên lửa trong rockoon hay vệ tinh khí cầu.
Loại cố định: loại này từng được dành cho quan sát đối phương trên trận địa trong các cuộc chiến tranh trước thời kỳ Đại chiến thế giới II. Pháp đã áp dụng kỹ thuật này trong cuộc tấn công vào thành Hưng Hóa ở Việt Nam năm 1884, một bức tranh miêu tả cuộc chiến còn lưu đến nay đã vẽ chi tiết này. Trong các đại chiến thế giới, quân đội các nước cũng sử dụng loại khí cầu cố định lớn với nhiều lưới chăng xuống mặt đất, có thể treo các khối thuốc nổ, để bẫy các máy bay tầm thấp của địch.
Tùy theo dung tích, khối lượng và loại khí được sử dụng, mà các khí cầu có thể bay ở độ cao từ 3–12 km trên không (Vượt qua những đám mây có độ cao tầm 4–6 km)
Lịch sử
Các khí cầu cổ xưa được chế tạo từ bàng quang của động vật. Các khí cầu khí nóng được dùng làm đồ chơi trẻ em tại Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 2 hoặc thế kỷ 3.
Có nhiều giả thuyết cho rằng các nền văn minh cổ đã dùng khí cầu khí nóng để chở người bay lên không trung. Ví dụ như công trình cổ đường Nazca chỉ có thể quan sát đầy đủ từ không trung, phải được xây dựng với sự hỗ trợ của một con mắt từ trên cao, chỉ có thể khả thi với khí cầu. Julian Nott đã chế tạo lại được một khí cầu như vậy với các nguyên vật liệu của thời kỳ này. Nott đã bay qua cánh đồng Nazca trên khí cầu do ông chế tạo, sử dụng củi để đun nóng khí.
Ngày 5 tháng 8 năm 1709, tại Lisbon, Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu khí nóng bay lên trong một phòng lớn. Ông đã chế tạo một khí cầu khác mang tên Passarola (tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là chim lớn) và bay thử từ lâu đài Saint George, ở Lisbon, nhưng chỉ bay xa được một kilômét rồi bị rơi, nhưng ông không bị thương.
Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí (hiđrô). Sau đó Joseph Black chứng minh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được.
Quả khí cầu sử dụng không khí nóng đầu tiên chuyên chở hành khách được xây dựng bởi các anh em Josef và Etienne Montgolfier ở Annonay, Pháp năm 1783: chuyến bay chở khách đầu tiên là ngày 19 tháng 9 năm 1783, mang theo một con cừu, một con vịt và một con gà trống.
Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khí cầu bơm các chất khí nhẹ, một loại khí cầu sau đó trở nên thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960.
Khinh khí (hiđrô), là một chất khí nhẹ hơn không khí, và phản ánh trong tên gọi của nó. Chất khí này cũng mang lại tên gọi khinh khí cầu. Khinh khí rất dễ chế tạo, từ việc điện phân nước, tuy nhiên nó có thể cháy nổ khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao. Khinh khí đã gây một tai nạn thảm khốc với một khí cầu du lịch vào đầu thế kỷ 20; nó gây hỏa hoạn và giết chết toàn bộ phi hành đoàn khi họ đang trong không trung. Sau tai nạn đó, người ta không dùng khinh khí cho khí cầu lớn nữa và khinh khí chỉ còn được bơm cho một số bóng bay nhỏ. Những khí cầu bơm khí nay thường chỉ còn dùng heli, một khí trơ và an toàn.
Năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước.
Ed Yost đã sáng tạo lại khí cầu khí nóng vào thập niên 1950, sử dụng nylông làm vỏ và buồng đốt prôpan. Chuyến bay bằng khí cầu loại này của ông vào năm 1960 đã khởi đầu môn thể thao khí cầu hiện đại.
Zeppelin đã từng là những khí cầu khung cứng thành công nhất.
Tham khảo
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Việt)
Khí cầu do thám và viễn thông năm 2005
Khí cầu quân sự năm 2006
(bằng tiếng Anh)
Work of a typical balloon artist
Balloon art instructions and gallery
Khí cụ bay
Viễn thám |
8325 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%20r%C3%A1c | Thư rác | Thư rác hay còn được dùng trong nguyên dạng tiếng Anh là junk mail hay bulk mail.
Nghĩa nguyên thủy trong ngành bưu chính Hoa Kỳ của từ này là các loại thư đã được chuẩn bị từ trước (về nội dung) để gửi đi ở một cước giá thấp. Sự chuẩn bị trước này bao gồm cả việc lựa chọn sẵn mã vùng để gửi.
Tuy nhiên, trong nghĩa thông thường, thư rác được dùng để chỉ các loại thư có nội dung quảng cáo hay các loại hàng miễn phí cho để dùng thử, loại hàng thường thấy nhất là các loại phần mềm trên các đĩa CD được gửi tới nhiều địa chỉ gia đình hay cơ sở thương mại. Khái niệm "rác" đến từ ý nghĩa là những lá thư này thường bị loại bỏ hơn là có được sự lưu tâm của người nhận. Dựa vào việc đọc các cơ sở dữ liệu liên quan đến người nhận, các nhà quảng cáo có thể chọn lọc ra loại thư nào thích hợp. Thí dụ những người thích chơi thể thao có thể nhận về nhiều thư rác liên quan đến các sản phẩm thể thao. Một số người chấp nhận các thư rác và cho rằng qua đó có thể tìm ra các thứ (sản phẩm, dịch vụ,...) thích hợp nhưng cũng có nhiều người không thích chúng và gửi trả lại nơi quảng cáo. Ở Hoa Kỳ đã có luật yêu cầu người gửi các thư rác phải nhận lại (với cước phí) các thư bị gửi trả về.
Một nghĩa hẹp của chữ thư rác được dùng để chỉ các loại thư điện tử vô bổ được gửi tới từ nhiều nguồn khác nhau trong đó bao gồm các loại thư nhũng lạm, thư quảng cáo, các thư dây chuyền không có ý nghĩa thiết thực, các loại thư khiêu dụ và các virus.
Một trong những vụ thư rác nổi tiếng nhất là virus LoveBug có nguồn gốc ở Philippines
Tham khảo
Bưu chính
Thương mại điện tử
Tiếp thị
Quản lý công nghệ thông tin |
8326 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD%20c%E1%BA%A7u%20m%E1%BA%B7t%20tr%E1%BB%9Di | Khí cầu mặt trời | Khí cầu mặt trời là một loại khí cầu chỉ chứa không khí nhưng có vỏ đặc biệt có thể hấp thụ bức xạ điện từ từ không gian. Nhiệt năng hấp thụ được làm tăng nhiệt độ và thể tích đồng thời giảm khối lượng riêng của không khí bên trong. Lực đẩy Ác-si-mét sẽ nâng khí cầu này bay lên giống như khí cầu khí nóng.
Khí cầu mặt trời có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng, thời gian bay lâu dài, dễ chế tạo.
Bóng bay mặt trời
Loại này có thể tích nhỏ, được dùng làm đồ chơi trẻ em. Vỏ của bóng bay mặt trời được bôi màu đen và hấp thụ tốt ánh nắng Mặt Trời. Bóng bay này chỉ bay lên vào ban ngày, khi có ánh nắng.
Khí cầu mặt trời viễn thám
Khí cầu mặt trời đã được chế tạo cho mục đích viễn thám trên Trái Đất, và cũng được đề nghị dùng để khám phá các hành tinh khác như Sao Hỏa. Nửa trên của khí cầu được phủ một màng nhôm mỏng hấp thụ nhiều ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày và bức xạ nhiệt ít. Nửa dưới được làm bằng một loại nhựa đặc biệt hấp thụ tốt bức xạ hồng ngoại của mặt đất vào ban đêm. Khí cầu này luôn giữ được nhiệt độ khí bên trong cao hơn môi trường, dù ban ngày hay ban đêm.
Trên Trái Đất, các khí cầu kiểu này có thể bay vài tháng. Để khởi động lúc bay, chúng được bơm khí heli. Khí heli giúp khí cầu bay lên độ cao khoảng 28 kilômét, sau đó nhanh chóng thoát ra ngoài trong ngày đầu tiên. Độ cao hạ dần rất chậm, nhờ nguyên lý hấp thụ bức xạ nhiệt, xuống đến 18 kilômét sau chừng nửa năm nếu khí cầu không bị phá hủy bởi các trận bão. Xuống dưới 18 kilômét, chúng thường được tự kích hoạt nổ để đảm bảo an toàn giao thông hàng không dân dụng. Những khí cầu viễn thám có thể bay vài vòng quanh Trái Đất trong thời gian hoạt động, nếu được thả ở vĩ độ 20 hay -20, đúng vào dòng đối lưu thích hợp của khí quyển.
Kết hợp với các loại khí cầu khác
Thiết kế vỏ của khí cầu mặt trời có thể áp dụng để làm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng cho khí cầu khí nóng hay các khí cầu loại khác.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang mạng về khí cầu mặt trời
Khí cầu |
8338 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20n%C3%A3o | Động não | Động não, còn gọi là công não hay tập kích bắn súng não (tiếng Anh: brainstorming) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.
Theo Hilbert Meyer: Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng.
Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Động não có nhiều áp dụng nhưng thường nhất là vào các lĩnh vực:
Quảng cáo - Phát triển các ý kiến dành cho các kỳ quảng cáo.
Giải quyết các vấn đề - các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân tích ảnh hưởng, và các đánh giá của vấn đề.
Quản lý các quá trình - Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm.
Quản trị các đề tài - nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề.
Xây dựng đội ngũ - Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy.
Lịch sử
Chữ động não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney Osborn năm 1939. Ông đã miêu tả động não như là Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Kỹ thuật này tiếp tục được Charles Hutchison Clark phát triển. Và Hilbert Meyer áp dụng kỹ thuật này trong lý luận về phương pháp giảng dạy.
Ngày nay phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến trong các lớp học hay các hãng xưởng. Ngoài việc tiến hành kiểu thông thường, người ta còn tận dụng khả năng của máy tính và các phần mềm hỗ trợ cho việc động não được hữu hiệu hơn.
Đặc điểm và yêu cầu
Phương pháp này có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người.
Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động động não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc động não. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc động còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực tuyến, và các máy truy tìm.
Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn đây là bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải.
Tập trung vào vấn đề—Đây là bước động. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết.
Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não.
Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng dóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên.
Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo.
Các bước tiến hành
Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện).
Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được động. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não. Chúng nên bao gồm
Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.
Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.
Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai!
Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ).
Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi động.
Sau khi kết thúc động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.
Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lý.
Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.
Các dạng công não
Động não, hay động não công khai, là hình thức thông thường của động não, các thành viên công khai phát biểu (bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của mình về vấn đề đã được đưa ra, cùng với sự tham khảo và phát triển những ý tưởng của thành viên phát biểu trước đó.
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết chung vào giấy, bảng,..., bằng các từ khóa thành một bản đồ tư duy, hay một bài viết hoàn chỉnh về một chủ đề.
Động não không công khai là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên viết riêng ra giấy, nhưng chưa công khai, những ý đồ giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, mà không có sự tham khảo ý kiến hay bị tác động của người khác. Sau đó nhóm mới tập hợp các ý tưởng riêng đó và thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển các ý tưởng tốt.
Thí dụ
Vấn đề: "Thiết kế máy chuyển ngân của nhà băng" (ATM -Automated Teller Machine)
Thành viên mời tham dự buổi động não có thể bao gồm: 1 người có gửi tiền nhà băng, 1 nhân viên làm việc chuyển ngân hàng ngày, 1 nhà thiết kế phần mềm, 1 người không có gửi tiền trong nhà băng.
Câu hỏi chính được cô lập lại thành: "Thao tác nào máy chuyển ngân có thể phục vụ được cho khách hàng?" (hay máy chuyển ngân đảm đương nhiệm vụ gì?)
Sau khi động thì các ý kiến đã được thu thập về máy ATM được đặt trong hình vẽ.
Khi có bảng các ý niệm thì nhóm làm việc sẽ phân loại theo góc nhìn của người dùng máy ATM. Như vậy một số ý kiến như là "khám máy từ xa", "nâng cấp cho máy từ xa", hay "bảo trì máy" chỉ dùng cho người kỹ sư bảo trì.
Đứng trên quan điểm các dịch vụ mà máy cung cấp thì có thể rút thành 3 nhóm dùng máy. (Các ý tưởng còn lại được gom gọn thành 3 nhóm này).
Như vậy dựa vào các thông tin thu nhập được người thiết kế có thể nắm được những tính năng chính của một ATM mà tiến hành (hình 2).
Xem thêm
Tư duy sáng tạo
Chú thích và dẫn nguồn
Tham khảo
Brainstorming.co.uk -- CHANGE YOUR LIFE AND CAREER WITH ADVANCED BRAINSTORMING
Brainstorming - Generating many radical ideas
Động Não -- Bài do chính tác giả Võ Quang Nhân hiệu chỉnh và gửi đăng
Brainstorming
Kỹ thuật dạy học
Tư duy sáng tạo
Quản lý sản phẩm
Phát triển sản phẩm
Nghiên cứu thị trường
Giải quyết vấn đề
Tâm lý học xã hội
Hợp tác
Hành vi con người |
8341 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20t%C3%ADnh%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD | Máy tính lượng tử | Máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính lượng tử) là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào. Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor. Trong khi máy tính kỹ thuật số đòi hỏi dữ liệu phải được mã hóa thành các chữ số nhị phân (bit), mà mỗi số được gán cho một trong hai trạng thái (0 và 1), tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) mà chúng có thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử. Một trong các mô hình lý thuyết về máy tính lượng tử là máy Turing lượng tử hay còn gọi là máy tính lượng tử phổ dụng. Máy tính lượng tử có những đặc điểm lý thuyết chung với máy tính phi tất định (non-deterministic) và máy tính xác suất (probabilistic automaton computers), với khả năng có thể đồng thời ở trong nhiều trạng thái. Lĩnh vực máy tính lượng tử được Yuri Manin nêu ra lần đầu tiên vào năm 1980 và bởi Richard Feynman năm 1982. Máy tính lượng tử sử dụng tính chất spin đại diện cho các bit lượng tử cũng được hình thành khi khái niệm không thời gian lượng tử được đưa ra vào năm 1969.
tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ các qubit. Cả phương diện thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết đều đang được triển khai, và chính phủ cũng như quân đội nhiều nước đã hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu máy tính lượng tử ở cả mục đích dân sự và an ninh, như phân tích mã (cryptanalysis).
Máy tính lượng tử quy mô lớn sẽ có khả năng giải được các vấn đề phức tạp một cách nhanh hơn bất kỳ một máy tính cổ điển sử dụng các thuật toán tốt nhất hiện nay, như thuật toán Shor để phân tích số tự nhiên thành tích các số nguyên tố, hoặc mô phỏng hệ lượng tử nhiều hạt. Cũng có những thuật toán lượng tử, như thuật toán Simon, cho phép máy tính hoạt động nhanh hơn bất kỳ một máy tính dựa trên thuật toán xác suất cổ điển. Tuy nhiên, khi có đủ thời gian và tài nguyên, máy tính cổ điển có thể thực hiện bất kỳ một thuật toán lượng tử. Tính toán lượng tử không vi phạm Luận đề Church–Turing.
Dẫn chứng
Sách
Tham khảo chung
David P. DiVincenzo (2000). "The Physical Implementation of Quantum Computation". Experimental Proposals for Quantum Computation.
Table 1 lists switching and dephasing times for various systems.
Sam Lomonaco Four Lectures on Quantum Computing given at Oxford University in July 2006
C. Adami, N.J. Cerf. (1998). "Quantum computation with linear optics". .
Liên kết ngoài
Stanford Encyclopedia of Philosophy: "Quantum Computing" by Amit Hagar.
Quantiki – Wiki and portal with free-content related to quantum information science.
Scott Aaronson's blog, which features informative and critical commentary on developments in the field
Quantum Annealing and Computation: A Brief Documentary Note, A. Ghosh and S. Mukherjee
Maryland University Laboratory for Physical Sciences : conducts researches for the quantum computer-based project led by the NSA, named 'Penetrating Hard Target'.
Lectures
Quantum Mechanics and Quantum Computation — Coursera course by Umesh Vazirani
Quantum computing for the determined — 22 video lectures by Michael Nielsen
Video Lectures by David Deutsch
Lectures at the Institut Henri Poincaré (slides and videos)
Online lecture on An Introduction to Quantum Computing, Edward Gerjuoy (2008)
Khoa học máy tính
Mật mã học
Khoa học thông tin lượng tử
Cơ học lượng tử
Khoa học máy tính lý thuyết
Vấn đề mở
Loại máy tính
Lý thuyết độ phức tạp tính toán
Công nghệ mới nổi
Lý thuyết thông tin
Mật mã lượng tử |
8344 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t%20%28kinh%20t%E1%BA%BF%20h%E1%BB%8Dc%29 | Đất (kinh tế học) | Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao động.
Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh thuế khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản xuất ra. Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể không ảnh hưởng tới chi phí cơ hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của quyền sở hữu đất hợp pháp (xem chủ nghĩa George).
Đất, cụ thể là vị trí địa lý và các tài nguyên khoáng sản trong lịch sử đã là nguyên nhân của rất nhiều vụ xung đột và tranh cãi. Các chương trình cải cách đất đai được đưa ra để phân bổ lại đất đai, thông thường là nguyên nhân của nhiều tranh cãi và các tài nguyên khoáng sản là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến, đặc biệt là ở châu Phi.
Địa tô hay phí sử dụng đất
Trong các giáo trình của kinh tế học, các chi phí phải thanh toán để sử dụng đất đai gọi là địa tô, còn ngày nay thông thường gọi là phí sử dụng đất.
Theo thuật ngữ của kinh tế học cổ điển, "địa tô" là một dạng hình đặc trưng của thu nhập mà chủ sở hữu đất đai nhận được. Đối với Karl Marx và Henry George, địa tô được coi như là một hình thức của sự bóc lột. Chủ sở hữu đất đã có thể nhận "một cái gì đó từ hư không" chỉ bởi vì họ kiểm soát được những tài nguyên quan trọng đó. Đối với Marx, chủ sở hữu đất nhận được một phần lợi nhuận siêu ngạch (Theo Marx, lợi nhuận là hình thái biểu trưng của giá trị thặng dư) được tái phân bổ từ khu vực công nghiệp.
Kinh tế học tân cổ điển hiện đại đã khái quát hóa thuyết này để cho rằng chủ sở hữu của bất kỳ yếu tố đầu vào nào cũng có thể nhận được tô kinh tế (địa tô chỉ là một trường hợp đặc biệt của tô kinh tế) vì những đặc tính duy nhất của yếu tố đầu vào này. Do đó tô là khoản nhận được cho những ưu thế đặc biệt của bất kỳ loại hình đầu vào nào. Những khoản thu được không nhất thiết phải ở dạng tiền mà nó có thể là những đặc quyền nào đó.
Vì việc thu tô làm cho các cá nhân hay tập đoàn nhận được "một cái gì đó từ hư không", các nhà kinh tế nhìn nhận nó như là sự đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm tô, có nghĩa là chi tiêu để nhận được các đặc quyền đặc biệt từ nhà nước hay từ địa vị trên thị trường.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật như luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong Hiến pháp v.v
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi công dân, tổ chức, công ty v.v chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây thì những người đang có quyền sử dụng đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên thực tế làm cho Nhà nước có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản ứng của người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất.
Tham khảo
Kinh tế môi trường
Kinh tế học đô thị
Tài nguyên thiên nhiên
Kinh tế sản phẩm
Thuế giá trị đất
Chủ nghĩa George
Yếu tố sản xuất |
8345 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Đất (định hướng) | Đất hay Địa (chữ Hán: 地) hiểu theo nghĩa thông thường nhất là phần nằm trên bề mặt của Trái Đất mà không bị nước bao phủ, thường được phân biệt với bầu trời và biển cả trong tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, trong các ngành khoa học có liên quan đến đất đai như kinh tế học, thổ nhưỡng học, địa chất học v.v thì có những khái niệm hay thuật ngữ hoàn toàn khác nhau khi nói tới đất.
Trong kinh tế học, đất được hiểu là các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm cả đất bề mặt và các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, vị trí địa lý của khu vực đất đai... mà con người có thể khai thác hay sử dụng vào các mục đích khác nhau. Xem bài Đất (kinh tế học).
Đất liền, phân biệt với biển và đại dương, chỉ bề mặt đất.
Trong thổ nhưỡng học, đất được hiểu như là các loại vật chất tạo thành lớp mỏng nằm ở bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ việc sinh trưởng của giới thực vật. Xem bài Đất (thổ nhưỡng học).
Trong xây dựng, đất được coi là nền chịu lực của đa số các công trình xây dựng. Được nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học trong các môn khoa học Địa kỹ thuật như: Địa chất công trình, Cơ học đất, Nền móng công trình. Đất (xây dựng) được nghiên cứu về hình thể (địa hình) trong trắc địa công trình. Đất trong xây dựng là một đối tượng công tác trong thi công xây dựng, quy hoạch xây dựng (san, lấp, đào, đắp,...). Và đất xây dựng cũng như các loại đất khác, trong đó có đất thổ nhưỡng, được quản lý trong ngành địa chính. |
8347 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily%20Vasilievich%20Dokuchaev | Vasily Vasilievich Dokuchaev | Vasily Vasilievich Dokuchaev (tiếng Nga: Василий Васильевич Докучаев; 1846–1903) là một nhà địa chất người Nga mà tên tuổi gắn liền với các nền tảng cơ sở của khoa học đất.
Ông làm việc trong lĩnh vực khoa học đất và đã phát triển sơ đồ phân loại đất trong đó miêu tả 5 yếu tố hình thành đất. Ông đã đưa ra học thuyết của mình sau những nghiên cứu liên tục và tích cực về đất đai ở Nga vào năm 1883. Công trình nổi tiếng nhất của ông là Đất đen Nga (чернозём - 1883), đã làm cho từ này được biết đến ở phương Tây.
Một miệng núi lửa trên Sao Hỏa được đặt tên ông để tỏ lòng kính trọng ông.
Các nền tảng khoa học của khoa học đất như là một khoa học tự nhiên đã được thiết lập bởi các công trình cổ điển của Dokuchaev. Trước đây, đất được coi là sản phẩm của sự chuyển hóa hóa lý của đá, mà thực vật rút ra được các khoáng chất dinh dưỡng từ những chất nền của chúng. Đất và đá trên thực tế là ngang hàng nhau.
Dokuchaev cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.
Tham khảo
Krasil'nikov, N.A. (1958) Vi sinh vật đất và các thực vật bậc cao hơn.
Dokuchaev, Vasily Vasilievich
Dokuchaev, Vasily Vasilievich
Sinh năm 1846
Mất năm 1903 |
8349 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20V%C4%83n%20Th%C3%A1i | Hoàng Văn Thái | Hoàng Văn Thái (1915 – 1986), tên khai sinh là Hoàng Văn Xiêm là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và là một trong những tướng lĩnh có ảnh hưởng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam; người có công lao lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và ảnh hưởng lớn trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V.
Hoàng Văn Thái từng tham gia xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam suốt từ khi thành lập vào năm 1944 đến giữa năm 1986. Ông cũng được xem là tác giả của hệ thống ký hiệu tổ chức đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam theo ký hiệu bảng chữ cái, và đóng góp nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử, học thuyết và chiến lược quân sự cho công tác huấn luyện quân đội.
Thân thế và những hoạt động cách mạng đầu tiên
Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh vào 1 tháng 5 năm 1915 tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay thuộc thị trấn Tiền Hải), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Cha của ông là Hoàng Văn Thuật, từng làm Tổng sư của tổng Đại Hoàng.
Từ nhỏ Hoàng Văn Xiêm được cho là một học sinh chăm chỉ, ham học hỏi. Tốt nghiệp bằng tiểu học Pháp Việt loại ưu, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vào năm 13 tuổi, Xiêm đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi làm thợ cắt tóc. Năm 15 tuổi, chứng kiến cuộc nổi dậy của nhân dân Tiền Hải hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ông bắt đầu chịu ảnh hưởng về phong trào Cộng sản.
Năm 18 tuổi, Hoàng Văn Xiêm đi làm phu thợ ở mỏ than Hồng Gai (Quảng Ninh) sau đó làm phu thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng). Tại đây, ông được những người bạn phu mỏ giới thiệu về Chủ nghĩa Cộng sản. Tham gia các hoạt động bãi công và chống lại sự bóc lột của chủ mỏ, ông bị đuổi việc và trở về quê vào năm 1936.
Lúc này, phong trào Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương đang phát triển. Vốn có kinh nghiệm tham gia tổ chức đoàn thể của các phu mỏ, ông vận động các thanh niên trong làng thành lập Đoàn Thanh niên Dân chủ, tổ chức các hội ở địa phương như: hội hiếu, hội tương tế, hội đá bóng, hội nhạc âm, hội đọc báo... Một cán bộ cộng sản là Nguyễn Trung Khuyến được cử về để trực tiếp hướng dẫn hoạt động.
Với danh nghĩa mở lớp dạy nhạc âm, ông tập hợp các thanh niên tham gia hoạt động đoàn thể. Chỉ sau vài tháng số học viên trong làng phát triển nhanh. Hội tương tế lên tới 170 hội viên do ông Lương Thúy làm Hội trưởng, Hoàng Văn Xiêm làm Thư ký. Qua các hoạt động đó, ông cùng các bạn bí mật rải truyền đơn, vận động nhân dân chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Do những hoạt động tích cực của mình, ông được chú ý và được giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 năm 1938.
Tháng 4 năm 1938, chính phủ Mặt trận bình dân (Pháp) đổ. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Những người hoạt động trong phong trào đều bị truy bắt hoặc phải rút vào hoạt động bí mật, trong đó có cả Hoàng Văn Xiêm. Mãi đến tháng 9 năm 1940, do bị chỉ điểm, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giải về phủ Kiến Xương giam giữ. Lợi dụng việc bảo lãnh tại ngoại chờ ngày xét xử, ông được tổ chức bố trí bí mật thoát ly khỏi địa phương, rút về hoạt động ở vùng Hiệp Hòa, Lạng Giang (Bắc Giang).
Xây dựng quân đội thời tiền khởi nghĩa
Vùng Hiệp Hòa - Lạng Giang lúc đó được những người Cộng sản xây dựng thành một vùng căn cứ nằm ngoài tầm kiểm soát của người Pháp. Khi về đây, Hoàng Văn Xiêm được bố trí tham dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày và được Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh giảng về chính trị. Tháng 3 năm 1941, ông được cử lên Bắc Sơn (Lạng Sơn) để tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn và tới tháng 4 năm 1941, ông được phân công làm chỉ huy một tiểu đội du kích Bắc Sơn.
Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, được thành lập. Đội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân thứ nhất. Để tăng cường lực lượng chỉ huy, tháng 9 năm 1941, ông lấy bí danh là Quốc Bình cùng với các ông Hoàng Minh Thảo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập được tổ chức cử đi học tại trường Quân sự Liễu Châu, Trung Quốc. Thời gian học tập ở trường, ông cử làm trưởng đoàn học viên Việt Nam tại đây.
Cuối năm 1943, ông đã trực tiếp gặp nhà cách mạng Hồ Chí Minh, bấy giờ mới vừa được Tưởng Giới Thạch trả lại tự do. Cuối tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam, sau đó một tháng, Hoàng Văn Xiêm cũng về nước với bí danh mới là Hoàng Văn Thái, một cái tên sẽ theo ông đến tận cuối đời.
Bấy giờ, các lãnh đạo Việt Minh quyết định thành lập một lực lượng vũ trang được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả hơn. Một chỉ thị thành lập đã hình thành đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các trung đội trưởng, tiểu đội trưởng hoặc đội viên được chọn lọc từ các đơn vị Cứu quốc quân và các đội du kích đơn lẻ khác của Việt Minh mà Hoàng Văn Thái là một trong số đó. Ông được phân công phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến. Tại buổi lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ngày 22 tháng 12 năm 1944, ông là người cầm lá cờ mà sau này trở thành Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lúc mới thành lập, ông được phân công phụ trách công tác tuyên truyền và binh vận của đội. Trong trận đồn Nà Ngần, ông là người cắm cờ sau chiến thắng.
Sau Trận Phai Khắt, Nà Ngần, uy tín của đội lên cao, tăng thêm nhiều đội viên và phát triển lên hơn 100 người. Ông được giao công tác trinh sát và lập kế hoạch tác chiến chuẩn bị đánh đồn Đồng Mu, châu Bảo Lạc (nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng). Tuy nhiên, trước khi trận đánh diễn ra vào ngày 4 tháng 2 năm 1945, ông được phân công cùng một nhóm đội viên tiến về Nậm Ti (nay thuộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, Hà Giang để xây dựng cơ sở.
Tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy nhóm đội viên, khi đó đã phát triển lên đến hơn 100 người, tiến về xây dựng cơ sở ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Bấy giờ, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, lực lượng Pháp đồn trú tại đây bị tan rã và tìm cách đào thoát sang hướng Trung Quốc. Các cán bộ Việt Minh, với sự giúp đỡ của các đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đã nhanh chóng xây dựng chính quyền mới, tổ chức huấn luyện quân sự. Sau đó, ông nhận được lệnh của ông Võ Nguyên Giáp bàn giao địa bàn cho các cán bộ Việt Minh địa phương và tiếp tục đưa các đội viên chuyển xuống Chợ Chu (Tuyên Quang), hỗ trợ các cán bộ Việt Minh tổ chức chính quyền mới cấp xã, huyện của, đồng thời huấn luyện quân sự cho lực lượng tự vệ chiến đấu và các cán bộ đoàn thể.
Tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định sáp nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũ trang khác thành Việt Nam Giải phóng quân, đồng thời cho thành lập Trường Quân chính kháng Nhật. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân ra mắt dân chúng tại Chợ Chu. Đến tháng 6 năm 1945, Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập tại Tân Trào, ông được phân công làm hiệu trưởng đầu tiên của trường, phụ trách công tác đào tạo cán bộ quân sự cho lực lượng vũ trang của Việt Nam Giải phóng quân, đặt nền móng hệ thống đào tạo cán bộ quân sự Việt Nam sau này.
Nhận chỉ thị từ Tổng bộ Việt Minh về việc giành chính quyền và mở rộng vùng kiểm soát để chuẩn bị cho Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, ngày 13 tháng 8 năm 1945, ông chỉ huy một số đơn vị Giải phóng quân hỗ trợ Việt Minh giành chính quyền tại Lục An Châu, sau đó, ngày 17 tháng 8, tiếp tục chỉ huy Giải phóng quân đánh chiếm các đồn Nhật tại tỉnh lỵ Tuyên Quang, hỗ trợ lực lượng Việt Minh giành chính quyền tại đây.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Hoàng Văn Thái cùng một số đơn vị Giải phóng quân tiến về Hà Nội, bấy giờ đã nằm trong quyền kiểm soát của Việt Minh. Trong buổi lễ Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hoàng Văn Thái cùng với các đội viên Giải phóng quân tham gia công tác giữ gìn an ninh cho buổi lễ.
Từ sau Cách mạng tháng Tám tới 1954
Thành lập Bộ Tham mưu
Tuy Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định thành lập Việt Nam Giải phóng quân và quy định thành lập cơ quan tham mưu cho Ủy ban Kháng chiến toàn quốc để chỉ huy lãnh đạo các đơn vị vũ trang của Việt Minh, nhưng do tập trung công tác cướp chính quyền nên cơ quan này chưa kịp tổ chức. Ngày 7 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Bộ Tham mưu và chỉ định Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, với lời căn dặn: "Chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức Bộ Quốc phòng nay Đoàn thể lập Bộ Tham mưu để chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang trong cả nước. Bộ Tham mưu là cơ quan quân sự cơ mật của đoàn thể, là cơ quan quan trọng của quân đội, có nhiệm vụ: tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi; tổ chức nắm dịch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng".. Với chỉ thị này, trên thực tế, Hoàng Văn Thái đã trở thành vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi chỉ với 30 tuổi và ngày 7 tháng 9 về sau trở thành ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tuy là một cán bộ phụ trách công tác trinh sát và tác chiến, nhưng ông chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tham mưu quân sự. Biết được băn khoăn đó, Hồ Chí Minh căn dặn rằng "Bây giờ chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về công tác tham mưu, có khó khăn đấy, nhưng phải cố gắng vừa làm vừa học, có quyết tâm làm thì khó mấy cũng làm được, thế nào ta cũng xây dựng được một ngành tham mưu vững mạnh, tài cán, xứng đáng với dân tộc Việt Nam mưu trí, sáng tạo và anh hùng bất khuất, để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, tự do của dân tộc..."
Để thực hiện nhiệm vụ, ngay chiều 7 tháng 9, Hoàng Văn Thái triệu tập một cuộc họp 8 người, gồm Hoàng Văn Thái, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Đạo, Mai Hữu Thao, Nguyễn Văn Trang, Vũ Văn Thềm, Nghiêm Xuân Hoà, Đỗ Văn Sáng, tại một phòng nhỏ ở Phủ Thống sứ để bàn những việc trước mắt cần làm ngay. Những người tham dự cuộc họp về sau là những hạt nhân nòng cốt để xây dựng Bộ Tham mưu.
Ngay khi các cơ quan Bộ Tham mưu còn chưa tổ chức xong, người Pháp đã nổ súng tái chiếm Nam Bộ vào ngày 23 tháng 9 năm 1945. Hoàng Văn Thái vừa lo việc tổ chức vừa làm công tác tham mưu tác chiến, chỉ đạo cơ quan Bộ Tham mưu tổ chức lực lượng chiến đấu, điều động cán bộ chỉ huy từ miền Bắc vào để kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam. Bên cạnh đó, từ khoảng trung tuần tháng 10 năm 1945, cơ cấu tổ chức cơ quan tham mưu bước đầu được hình thành cùng với sự phân công phân nhiệm trong nội bộ từng bộ phận và mối quan hệ hợp đồng giữa bộ phận này với bộ phận khác. Phòng Tác chiến - Đồ bản do Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng, trực tiếp làm Trưởng phòng; Phòng Tình báo do Hoàng Minh Đạo làm Trưởng phòng; Phòng Quân lực do Trần Văn Lư làm Trưởng phòng; Phòng Thông tin liên lạc do Hoàng Đạo Thúy làm Trưởng phòng và Văn phòng quản lý hành chính do Nguyễn Văn Trang phụ trách.
Đảm nhiệm cương vị Tổng tham mưu trưởng
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Cơ quan quản lý quân sự là Bộ Quốc phòng được tổ chức gồm Văn phòng và 10 Cục chuyên môn, do ông Phan Anh giữ chức Bộ trưởng. Cơ quan chỉ huy quân sự là Ủy ban Kháng chiến toàn quốc được đổi tên thành Toàn quốc kháng chiến Ủy viên hội, gọi tắt là Quân ủy hội, do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch. Hoàng Văn Thái được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Bộ Tham mưu được chuyển trực thuộc Quân ủy hội, đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, được tổ chức thành các Phòng, gồm Phòng 1 (Nhân sự), Phòng 2 (Tình báo), Phòng 3 (Tác chiến), Phòng 4 (Quân nhu), Phòng 5 (Thông tin) v.v.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Vệ quốc đoàn được đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, chính thức trở thành quân đội chính quy, đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Bấy giờ, mặc dù Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 14 tháng 9 đều được ký và có hiệu lực, nhưng quân Pháp liên tục gây sức ép để tạo cớ dùng vũ lực để tái chiếm Đông Dương của Pháp. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Hoàng Văn Thái chỉ đạo công tác tổ chức thống nhất biên chế quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị, chuẩn bị chiến tranh. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự, chuẩn bị sẵn sàng khi các biện pháp ngoại giao thất bại.
Ngày 20/11/1946 ông Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân sự Ủy viên Hội, được cử làm Cục trưởng Cục Quân huấn (thay Phan Phác) kiêm chỉ huy Quân đội Tiếp phòng Việt Nam (thay Lê Thiết Hùng). Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Hoàng Văn Thái đã trực tiếp chỉ đạo mặt trận Hải Phòng từ ngày 20 đến 27 tháng 11 năm 1946. Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại Hà Nội, Hoàng Văn Thái cùng với Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp là những người phê duyệt kế hoạch tác chiến của Tư lệnh Mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ, xây dựng thế trận liên hoàn và khu vực tác chiến nhằm kìm giữ, tiêu hao quân Pháp trong thành phố trong thời gian 2 tháng, đủ thời gian ổn định chính quyền và quân đội cho kháng chiến lâu dài.
Sau khi làm người Pháp thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, để xây dựng một lực lượng chủ lực mạnh, ngày 26 tháng 8 năm 1947, một đại đoàn chủ lực được thành lập lấy tên là Đại đoàn Độc Lập và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được cử kiêm chức Đại đoàn trưởng. Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 10 năm 1947, người Pháp mở Chiến dịch Léa tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc hòng tiêu diệt đầu não kháng chiến. Các đơn vị dự định tập trung để tổ chức đại đoàn phải phân tán trở lại về các mặt trận. Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được phân công kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 3, góp phần không nhỏ cho cuộc phản công thắng lợi trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Hoàng Văn Thái được thụ phong hàm Thiếu tướng, trở thành một trong số những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình, và các thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa.
Tháng 9 năm 1950, Hoàng Văn Thái kiêm chức Tham mưu trưởng chiến dịch Biên Giới, trực tiếp chỉ huy đánh trận đột phá Đông Khê trên đường số 4, mở cửa biên giới Việt - Trung, mở đầu cho chiến dịch biên giới của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 28 tháng 5 đến 20 tháng 6 năm 1951, Hoàng Văn Thái tham gia chỉ huy chiến dịch Hà Nam Ninh.
Tham mưu các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương
Các chiến dịch Đại tướng Hoàng Văn Thái đã tham gia với tư cách là Tham mưu trưởng và là Đảng ủy viên chiến dịch của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tư lệnh) trong kháng chiến chống Pháp bao gồm:
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trong một động thái của chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy Đại đoàn 320, bất ngờ được triệu về Việt Bắc giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái được phân công nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng. Trên thực tế, ông được bí mật giao kiêm Tham mưu trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ, bấy giờ mang mật danh Trần Đình. Ngày 26 tháng 11 năm 1953, ông dẫn đầu đoàn cán bộ đi trước của Bộ Tư lệnh tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh lên đường đi Tây Bắc.
Ngày 30 tháng 11, đoàn đến Nà Sản, ông chủ trương cho đoàn dừng lại một ngày để nghiên cứu tập đoàn cứ điểm mà người Pháp vừa rút bỏ vào tháng 8 dù trận công kích của Quân đội nhân dân Việt Nam đã không đạt mục đích. Chính những nghiên cứu thực địa ban đầu này đã giúp chuẩn bị kinh nghiệm rất nhiều cho các trận đánh sau này. Ngày 6 tháng 12, đoàn đến Chỉ huy sở đầu tiên tại hang Thẩm Púa và bắt tay vào việc nghiên cứu đề ra cách đánh. Sáng ngày 12 tháng 1, đoàn Bộ Tư lệnh chiến dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến nơi.
Như hầu hết các chỉ huy Việt Nam và cố vấn Trung Quốc khi đó, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cũng ủng hộ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh", dù ông đã băn khoăn: "Làm thế nào để đưa pháo vào trận địa khi ta chủ trương đánh sớm, đánh nhanh mà chưa kịp làm đường cho xe kéo pháo? Làm thế nào để hạn chế tác dụng của máy bay, pháo binh, giảm bớt thương vong khi ta đánh liên tục cả ban ngày?". Tuy nhiên, là một người lính, ông đã ra lệnh cho các đơn vị rút về vị trí tập kết theo đúng chỉ thị của Tổng tư lệnh, một quyết định mà lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của nó.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Giai đoạn 1954 – 1975
Tái tổ chức quân đội chính quy
Sau khi quân Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hoàng Văn Thái được triệu tập về Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng Tham mưu trưởng thay cho tướng Văn Tiến Dũng chuyển sang nhận nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự Hội nghị Trung Giã. Ông giữ nhiệm vụ này cho đến hết năm 1954, đến khi tướng Văn Tiến Dũng thôi làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban liên hiệp đình chiến trung ương và trở lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng.
Sau khi tiếp quản miền Bắc, ông là một trong những người quan trọng nhất quyết định công tác tái tổ chức quân đội chính quy. Ngày 10 tháng 4 năm 1958, ông được bổ nhiệm kiêm chức Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn theo Sắc lệnh 61/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đảm nhậm việc "...chỉ đạo công tác huấn luyện quân sự đối với cán bộ và chiến sĩ các binh chủng trong toàn quân, chỉ đạo công tác các nhà trường của quân đội và chỉ đạo công tác huấn luyện các lực lượng hậu bị."
Ngày 31 tháng 8 năm 1959, ông được thăng quân hàm Trung tướng (ông thực ra đã được phong vượt cấp Thượng tướng nhưng ông từ chối), trở thành một trong bốn Trung tướng được phong đợt 2. Năm 1960, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, được phân công kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao đầu tiên của Chính phủ (tương đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay). Năm 1961, ông được cử đi học ở Học viện quân sự cấp cao Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tăng cường cho mặt trận miền Nam
Tháng 3 năm 1965, quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, đánh dấu sự kiện khởi đầu của chiến lược Chiến tranh cục bộ với sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của động thái này, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định cử một trong những cán bộ cao cấp nhất để nắm giữ địa bàn sát cận giới tuyến là Quân khu V. Tháng 8 năm 1966, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được bổ nhiệm làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu V.
Với những kinh nghiệm thu được tại Quân khu V, năm 1967, sau khi Mỹ tăng cường số quân tại miền Nam Việt Nam lên gấp nhiều lần, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cử ông vào Nam giữ chức Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân Ủy Miền, kiêm Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam với bí danh Mười Khang.
Trong thời kỳ này, Hoàng Văn Thái là tư lệnh Chiến dịch Lộc Ninh (27/10 – 10/12/1967); Tư lệnh chiến dịch Tây Ninh (17/8 – 28/9/1968). Ông là người chỉ đạo và chỉ huy trực tiếp lực lượng Quân Giải phóng miền Nam trong nhiều chiến dịch quan trọng như sự kiện Tết Mậu Thân, cũng như Chiến dịch Xuân hè 1972, là người chỉ huy chính và trực tiếp tại chiến trường miền Nam trong toàn bộ thời gian quân đội Mỹ tham chiến.
Đảm nhiệm Thứ trưởng Bộ quốc phòng
Sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, tháng 1 năm 1974, Hoàng Văn Thái được triệu hồi ra Bắc nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Tháng 4 cùng năm, ông được thăng quân hàm Thượng tướng. Năm 1976 ông được giao thêm công việc của một thứ trưởng thường trực là kiêm nhiệm Phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước.
Là một chỉ huy giàu kinh nghiệm trên chiến trường miền Nam, Hoàng Văn Thái từng được phân công vai trò Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, tập trung chỉ đạo chi viện kịp thời cho các chiến trường. Với chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, ông thực tế đảm nhiệm vai trò Tổng Tham mưu trưởng lần thứ 3, thay cho tướng Văn Tiến Dũng bí mật vào Nam để trực tiếp chỉ huy chiến trường.
Tư lệnh các chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam
Các chiến dịch lớn trong chiến tranh Việt Nam ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch bao gồm:
Chiến dịch Lộc Ninh (27 tháng 10 – 10 tháng 12 năm 1967)
Sự kiện Tết Mậu Thân (30 – 31 tháng 1 năm 1968)
Chiến dịch Tây Ninh (17 tháng 8 – 28 tháng 9 năm 1968)
Chiến dịch Xuân hè 1972 (chiến dịch tổng hợp) (năm 1972)
Sau năm 1975
Sau năm 1975, Hoàng Văn Thái vẫn tiếp tục giữ vai trò Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng được đề bạt trở thành thành viên Bộ chính trị, nhưng ông từ chối để tập trung vào hoạt động nghiên cứu lịch sử quân sự.
Năm 1980, ông được phong hàm Đại tướng, được phân công công tác chỉ đạo tổng kết chiến tranh, chỉ đạo công tác nhà trường quân đội và công tác tổ chức cán bộ. Giai đoạn này ông đã tập trung nghiên cứu và hoàn thành nhiều tác phẩm tài liệu có giá trị về quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua đời
Nửa năm trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, một kỳ đại hội được dự đoán sẽ có những thay đổi lớn, một số lời đồn cho rằng Hoàng Văn Thái có nhiều khả năng được chuẩn bị cho chức vụ Bộ trưởng thay cho tướng Văn Tiến Dũng, và có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, vào 5 giờ 7 phút sáng ngày 2 tháng 7 năm 1986, ông đột ngột qua đời sau một cơn đau tim tại Quân y viện 108, thọ 71 tuổi (chức vụ Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia trong thực tế cũng không hề được Đại hội VI lập ra như lời đồn). Sau khi mất, ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lịch sử thụ phong quân hàm
Một số nhận định, đánh giá
Với những cống hiến của mình, Hoàng Văn Thái được các tướng lĩnh đương thời đánh giá cao.
Trong bài báo tựa đề "Đại tướng Hoàng Văn Thái – vị tướng tài năng, đức độ, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Báo Tạp chí Cộng sản, Nguyễn Huy Hiệu viết ngày 27/4/2015 Tưởng nhớ Đại tướng Hoàng Văn Thái, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã khẳng định:
– Trong bài "Vị tướng đức độ của Quân đội nhân dân Việt Nam" của Báo Thái Bình, Dương Hồng Anh viết ngày 30 tháng 4 năm 2015. "Nói về phẩm chất của Đại tướng Hoàng Văn Thái, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết:
– Trong bài báo tựa đề "Vị tướng tham mưu lỗi lạc" của Báo Thanh Niên online, Ngô Vương Anh viết ngày 9 tháng 2 năm 2014: Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá về tướng Hoàng Văn Thái:
– Trong bài báo tựa đề "Đại tướng Hoàng Văn Thái – vị tướng tài năng, đức độ, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Báo Tạp chí Cộng sản, Nguyễn Huy Hiệu viết ngày 27/4/2015: Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đánh giá:
{{cquote|
Đại tướng Hoàng Văn Thái là một người cán bộ, lãnh đạo ưu tú của Đảng ta, người học trò ưu tú của chủ tịch Hồ Chí Minh có đức độ và tài năng'. }}
– Trong bài báo tựa đề "Đại tướng Hoàng Văn Thái với cách mạng Việt Nam" của Báo Thái Bình, Nguyễn Văn Quang viết ngày 26 tháng 4 năm 2015: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này đã nói:
– Trong bài "Vẫn nguyên vẹn người lính thời binh lửa" của Diễn Đoàn Doanh nghiệp, Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo trích phỏng vấn về Xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại :
– Trong bài báo tựa đề "Vị tướng tham mưu lỗi lạc" của Báo Thanh Niên online, Ngô Vương Anh viết ngày 9 tháng 2 năm 2014: Từ thời còn ở Chiến khu Việt Bắc, một số Chiến sĩ "Việt Nam mới" (những sĩ quan người Nhật ở lại Việt Nam theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp) trong Bộ Tổng tham mưu đã nhận xét về tướng Hoàng Văn Thái:
Khen thưởng và vinh danh
Đại tướng Hoàng Văn Thái được nhà nước Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác trao tặng nhiều huân, huy chương:
Huân chương, huy chương Việt Nam
Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007). Huân chương Hồ Chí Minh. Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì. Huân chương Chiến thắng hạng Nhất. Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba. Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba. Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
Huy hiệu Việt Nam
Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên
Huy hiệu Toàn thắng 1975
Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh
Huân, huy chương nước ngoài
Huân chương cờ đỏ Huy chương "Tăng cường hợp tác quân sự" Huy chương kỷ niệm 40 năm chiến thắng Vệ quốc vĩ đại 1945 – 1985 Huy chương chiến sĩ chống Phát xít – Tiệp Khắc Huy chương "Tăng cường hợp tác quân sự" – Ba Lan Huy chương tự do Lào Huy chương kỷ niệm "60 năm chiến thành lập Quân đội nhân dân Mông Cổ"
Tên đường
Tên ông được đặt tên cho nhiều tuyến đường tại các thành phố, thị xã, thị trấn: Đà Nẵng, Hà nội, Đồng hới, Quy Nhơn,Điện Biên Phủ, Huyện Tiền hải, Buôn ma thuột, Pleiku...
Nhà tưởng niệm, trường học
Ngày 21 tháng 12 năm 2010, tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải cùng gia đình Đại tướng Hoàng Văn Thái đã tổ chức lễ tưởng niệm và khởi công xây dựng công trình cấp nhà nước "Khu tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái" và tới năm 2012 khánh thành trên con đường Hoàng Văn Thái của xã. Công trình được xây dựng trên diện tích 2.055,4 m2, tổng kinh phí là hơn 6 tỷ đồng. Quy mô xây dựng gồm các hạng mục nhà tưởng niệm chính, nhà truyền thống, nhà khách và các hạng mục khác, là nơi trưng bày hình ảnh cố Đại tướng, gia đình và quê hương.
Tên ông được đặt cho một trường trung học phổ thông tại Tiền Hải, Thái Bình.
Đời tư
Thân phụ của Đại tướng Hoàng Văn Thái là cụ Hoàng Văn Thuật (1883 – 13 tháng 5 năm 1945), là một thầy giáo dạy chữ Nho, từng làm Tổng sư của tổng Đại Hoàng, qua đời trong Nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Thái Bình. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nội (1883 – 20 tháng 2 năm 1964).
Gia đình ông có 8 anh em: Hoàng Văn Cầu (đã hy sinh), Hoàng Văn Thúy (1917 – 1955) (do bị cơ quan tình nghi là Việt Nam Quốc Dân Đảng nên ông đã tự tử), Hoàng Văn Xiêm(1915 – 1986), Hoàng Văn Thiệm (1920 – 1995), Hoàng Văn Chiểu (1924 – 2014), Hoàng Thị Hợi (1923 – 2017), Hoàng Thị Dần (1926 – 2008), Hoàng Sĩ Lưu (1930 – 1986).
Vợ và các con
Người vợ đầu tiên của Đại tướng Hoàng Văn Thái là bà Lương Thanh Bình, người xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cùng tham gia hoạt động cách mạng với ông tại địa phương từ năm 1939. Ông bà kết hôn vào năm 1939. Giữa năm 1940, ông bị Pháp bắt giữ nhưng nhờ sự giúp đỡ của bà Bình mới trốn thoát được, phải thay tên đổi họ, chuyển lên Bắc Giang hoạt động. Ông bà thất lạc nhau mãi đến đầu năm 1946 mới tìm được thông tin. Về sau, bà Bình làm cán bộ Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông bà có với nhau 2 người con:
Hoàng Minh Diệp (1940), con gái, Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam
Hoàng Quốc An (1964), con trai, Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam
Người vợ thứ hai của ông là bà Đàm Thị Loan, Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Bà là người dân tộc Tày, một trong ba nữ chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lúc mới thành lập và cũng là một trong hai người kéo cờ trong Lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ông bà lấy nhau vào ngày 15 tháng 9 năm 1945 và sinh được 6 người con:
Hoàng Quốc Trinh (1946), con trai, Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu giám đốc Công ty Chuyển giao Công nghệ Quốc gia.
Hoàng Minh Tuyết (1947), con gái, nguyên giám đốc viện vắc xin, Viện Pasteur.
Hoàng Minh Nguyệt (1949), con gái
Hoàng Minh Châu (1951), con gái, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, cựu bí thư Đảng uỷ, phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, một trong những bác sĩ hàng đầu ngành tim mạch của Việt Nam.
Hoàng Quốc Hùng (1953), con trai, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân, Bộ Quốc phòng.
Hoàng Minh Phượng (1954), con gái, Đại úy, Dược sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Tổng giám đốc Công ty dược Sandoz – Thụy Sĩ tại Việt Nam.
Công tác và năng khiếu khác
Đại tướng Hoàng Văn Thái từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên của Việt Nam từ năm 1960 đến 1965.
Ông còn là một người yêu âm nhạc và là một nhạc công, có tài kéo nhị từ nhỏ. Thời trẻ, ông từng thổi kèn trong ban nhạc lễ và cũng từng sáng tác một số nhạc phẩm tân nhạc mà điển hình là bài hát "Phất cờ nam tiến" sáng tác năm 1944, đêm trước buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Ông thành thạo tiếng Trung, tiếng dân tộc Tày, Nùng và một chút tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh.
Tác phẩm
Đại tướng Hoàng Văn Thái tham gia viết và biên tập nhiều tác phẩm, bài viết, tài liệu tổng kết, nghiên cứu về lịch sử và học thuyết quân sự Việt Nam.
Mấy vấn đề về chỉ huy và tham mưu (1983)
Cuộc tấn công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1952 (1985)
Mấy vấn đề về tổng kết chiến tranh và viết lịch sử'' (1985)
Xem thêm
Đàm Thị Loan
Phất cờ nam tiến
Phố Hoàng Văn Thái (Hà Nội)
Chú thích
Liên kết ngoài
Hoàng Văn Thái trên Từ điển bách khoa Việt Nam
Phố Hoàng Văn Thái
Người Thái Bình
Tư lệnh quân giải phóng miền Nam
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Huân chương Chiến thắng
Huân chương Quân công
Huân chương Kháng chiến
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Sao Vàng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam
Quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Người họ Hoàng tại Việt Nam
Sinh tại Thái Bình
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1980 |
8351 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%91%E1%BA%A5t | Khoa học đất | Khoa học đất là môn khoa học chuyên nghiên cứu về đất, coi đối tượng nghiên cứu này như là một tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt của Trái Đất, nghiên cứu khoa học đất bao gồm nghiên cứu sự hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai,...
Đôi khi thuật ngữ này được nhắc tới như là các nhánh của khoa học đất, chẳng hạn như thổ nhưỡng học và sinh học thổ nhưỡng (môn khoa học nghiên cứu đất đai như môi trường sinh sống cho các loài thực vật và các sinh vật khác), chúng được sử dụng như là từ đồng nghĩa với khoa học đất. Sự đa dạng các tên gọi gắn với môn khoa học này có liên quan đến một loạt các khái niệm có mối liên quan. Thực vậy, các nhà kỹ nghệ, nông học, hóa học, địa chất, địa lý, sinh học, vi sinh học, lâm học, khảo cổ học cũng như các chuyên gia trong quy hoạch khu vực, tất cả đều đóng góp những kiến thức bổ sung về đất và làm cho ngành khoa học đất phát triển hơn nữa.
Vì sự hiểu biết về khoa học đất là quan trọng đối với áp dụng thực tế của một loạt những ngành khoa học khác nhau, nó là một điều không bất thường khi có thể tìm thấy các chuyên gia về đất trong các môn khoa học có liên quan. Các chuyên gia này đôi khi trong ngành của mình được nói đến như là những nhà khoa học về đất, làm cho người ta bối rối khi nói đến các nhà khoa học này. Để phân biệt họ với các chuyên gia khác trong lĩnh vực đất đai, các nhà khoa học chuyên nghiệp về đất tại Mỹ có thể lấy đăng ký và chứng chỉ chuyên nghiệp.
Lịch sử khoa học đất
Justus von Liebig
Những khái niệm sớm nhất về đất dựa trên tư tưởng phát triển bởi nhà hóa học người Đức, Justus von Liebig (1803 – 1873), cũng như các thay đổi và cô đọng bởi các nhà khoa học nông nghiệp đã làm trên các mẫu đất trong phòng thí nghiệm, nhà kính cũng như trên các cánh đồng nhỏ. Đất ít khi được khảo sát dưới độ sâu của lớp trồng trọt. Các nhà hóa học này đưa ra thuyết "bảng cân bằng" của dinh dưỡng cho thực vật. Đất được coi là một thùng chứa tĩnh (nhiều hay ít) của các chất dinh dưỡng cho cây cối—đất có thể sử dụng và thay thế. Khái niệm này vẫn còn giá trị khi áp dụng trong phạm vi của khoa học đất hiện đại, mặc dù quan niệm có ích của đất ẩn chứa sau các khái niệm lấy đi chất dinh dưỡng từ đất bởi cây trồng và sự trả lại của chúng trong các dạng phân bón hữu cơ, vôi và phân bón hóa học.
Các nhà địa chất học đầu tiên nói chung chấp nhận thuyết bảng cân bằng về độ màu mỡ của đất và áp dụng chúng trong phạm vi chuyên ngành của họ. Họ mô tả đất như là các loại đá đã bị phân hủy — granit, sa thạch, sét tảng v.v. Tuy nhiên, họ đã đi xa hơn và mô tả bằng cách nào các quá trình phong hóa đã biến đổi các vật liệu này và các quá trình địa chất đã hình thành ra các dạng đất như thế nào, chẳng hạn như các loại đất băng tích, bồi tích, hoàng thổ và thềm đại dương. Chuyên khảo năm 1891 của nhà địa chất N. S. Shaler (1841 – 1906) về nguồn gốc và bản chất tự nhiên của đất đã tổng quát hóa các khái niệm địa chất về đất ở thời điểm cuối thế kỷ 19.
Những công việc lập bản đồ địa hình đất đai đầu tiên đã ra đời để giúp nông dân xác định đất đai phù hợp với các loại hình quản lý khác nhau và để giúp họ xác định loại cây trồng nào cũng như việc quản lý đất đai nào phù hợp nhất với các loại hình đất cụ thể trong trang trại của họ. Rất nhiều người làm công việc này đầu tiên là các nhà địa chất bởi vì chỉ có các nhà địa chất là có khả năng chuyên môn trong việc áp dụng các phương thức cần thiết và trong tương quan khoa học phù hợp với việc nghiên cứu đất. Họ cho rằng đất chủ yếu là sản phẩm của các quá trình phong hóa trong sự hình thành địa chất, được xác định bởi các thù hình đất và các thành phần đá. Phần lớn các bản đồ địa hình phát hành trước năm 1910 đã chịu ảnh hưởng lớn của các khái niệm này. Những bản đồ xuất bản từ năm 1910 đến năm 1920 dần dần bổ sung thêm các sự cô đọng lớn và thừa nhận nhiều đặc trưng của đất nhưng vẫn giữ nền tảng của các khái niệm địa chất.
Thuyết bảng cân bằng trong dinh dưỡng của thực vật đã thống trị trong các phòng thí nghiệm và khái niệm địa chất thống trị các lĩnh vực nghiên cứu. Cả hai cách tiếp cận đã được giảng dạy trong nhiều khóa học cho đến tận cuối những năm 1920. Mặc dù các khái niệm nói chung là có ích hơn và rộng rãi hơn về đất đã được phát triển bởi một số nhà khoa học về đất, đặc biệt là E.W. Hilgard (1833 – 1916) và G.N. Coffey (George Nelson Coffey) tại Mỹ cũng như các nhà khoa học về đất khác ở Nga, nhưng các dữ liệu cần thiết để tạo ra những khái niệm rộng lớn hơn này đã đến từ các công trình nghiên cứu về địa hình đất đai.
V.V.Dokuchaev
Các nền tảng khoa học của khoa học đất như là một khoa học tự nhiên đã được thiết lập bởi các công trình cổ điển của Dokuchaev. Trước đây, đất được coi là sản phẩm của sự chuyển hóa hóa lý của đá, mà thực vật rút ra được các khoáng chất dinh dưỡng từ những chất nền của chúng. Đất và đá trên thực tế là ngang hàng nhau.Dokuchaev cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.
Nguồn: Krasil'nikov, N.A. (1958) Vi sinh vật đất và các thực vật bậc cao hơn.
Bắt đầu từ năm 1870, trường phái Nga về khoa học đất dưới sự lãnh đạo của V.V.Dokuchaev (1846 – 1903) và N.M. Sibirtsev (1860 – 1900) đã phát triển khái niệm mới về đất. Những nhà nghiên cứu Nga coi đất như là một thực thể tự nhiên độc lập, mỗi loại có thuộc tính duy nhất được tạo ra bởi tổ hợp duy nhất của khí hậu, các vật chất sống, nguyên liệu gốc, địa hình và thời gian. Họ giả thiết rằng các thuộc tính của mỗi loại đất phản ánh các hiệu ứng tổ hợp của một tập hợp cụ thể các yếu tố phát sinh có trách nhiệm trong việc hình thành đất. Hans Jenny sau đó nhấn mạnh sự liên quan về chức năng của các thuộc tính của đất và sự hình thành đất. Các kết quả của công trình này đã được người Mỹ biết đến thông qua lần xuất bản năm 1914 cuốn sách của K.D.Glinka bằng tiếng Đức và đặc biệt là thông qua bản dịch tiếng Anh của C.F.Marbut năm 1927.
Các khái niệm của người Nga là một cuộc cách mạng. Các thuộc tính của đất về tổng thể không còn dựa trên các điều suy diễn từ bản chất tự nhiên của đá hay từ khí hậu hoặc các yếu tố môi trường khác khi xem xét một cách độc lập hay tổng thể; mà nó là của bản thân đất một cách trực tiếp, sự biểu đạt tổng thể của các yếu tố này có thể xem xét trong hình thái học của đất. Khái niệm này bắt buộc rằng mọi thuộc tính của đất phải xem xét một cách tổng thể trong giới hạn của một thực thể tự nhiên độc lập hoàn toàn. Nói ngắn gọn thì điều này đã làm cho khoa học đất trở thành hiện thực.
Sự hưởng ứng ban đầu đối với khái niệm mới và sự ra đời của một ngành mới trong khoa học đất đã làm cho một số người cho rằng việc nghiên cứu đất có thể tiến hành mà không cần có sự liên hệ với các khái niệm cũ có nguồn gốc từ địa chất học và nông hóa. Nhưng điều ngược lại mới là sự thật. Bên cạnh việc thiết lập các nền tảng mới cho khoa học đất với những nguyên lý cơ bản của nó, khái niệm mới đã làm cho các ngành khoa học khác thậm chí trở thành có ích hơn. Hình thái học đất cung cấp một nền tảng vững chắc trên đó người ta có thể nhóm các kết quả quan trắc, thực nghiệm và các kinh nghiệm thực tế cũng như để phát triển các nguyên lý tổng quát để có thể dự báo trước các tính chất của các loại đất.
C.F.Marbut
Dưới sự lãnh đạo của Marbut, khái niệm của người Nga đã được mở rộng ra và làm thích ứng với các điều kiện tại Mỹ. Khái niệm này nhấn mạnh các mặt cắt thiết diện đất riêng biệt nhằm hạ thấp tầm quan trọng của các đặc trưng bên ngoài của đất và địa chất bề mặt. Bằng cách nhấn mạnh thiết diện của đất, các nhà khoa học về đất ban đầu có xu hướng không chú ý tới biến thiên tự nhiên của các loại đất mà nó có thể chỉ là một sự kiện thực tế trong phạm vi một khu vực nhỏ. Không chú ý tới sự biến thiên của đất đã làm giảm nghiêm trọng giá trị của các loại bản đồ mà trong đó chỉ ra khu vực của từng loại đất.
Ngoài ra, sự nhấn mạnh ban đầu về các thiết diện nguồn gốc đất đã lớn đến mức cho rằng các vật chất không có trong mặt cắt thiết diện nguồn gốc (chẳng hạn như các bồi tích (alluvium) gần thời gian đó) đã không được coi là đất. Sự phân biệt rõ ràng đã được đưa ra giữa đá phong hóa và sự hình thành đất. Mặc dù sự phân biệt giữa các tập hợp các tiến trình này là có ích trong một số mục đích nhưng đá và các khoáng chất phong hóa và sự hình thành đất nói chung là không phân biệt được.
Khái niệm về đất đã dần dần được mở rộng trong những năm sau thời kỳ 1930, chủ yếu thông qua sự hợp nhất và cân bằng. Sự nhấn mạnh chính là nhằm vào mặt cắt thiết diện đất. Sau năm 1930, các nghiên cứu hình thái học đã mở rộng từ các hố đơn thành các rãnh dài hay một loạt các hố trong khu vực có loại đất này. Hình thái học của đất thành ra được mô tả bởi một dãy các thuộc tính có độ lệch từ khái niệm trung tâm thay vì bởi một thiết diện "điển hình" đơn giản. Sự phát triển của các kỹ thuật dành cho các nghiên cứu khoáng chất học của đất sét cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Marbut nhấn mạnh rằng sự phân loại đất phải dựa trên hình thái học thay vì dựa trên các học thuyết về nguồn gốc đất, bởi vì các học thuyết là phù du và thay đổi. Ông có lẽ đã đánh giá quá cao điểm này để bỏ qua những nghiên cứu của những người khác khi họ cho rằng đất đai có những đặc trưng nào đó mà không cần thiết phải khảo sát đất. Marbut cố gắng làm rõ rằng việc khảo sát đất đai tự nó là chủ yếu trong phát triển hệ thống phân loại đất và trong việc tạo ra các bản đồ đất đai có ích. Mặc dù vậy, công trình của Marbut biểu lộ những hiểu biết cá nhân của ông về những đóng góp của địa chất học đối với khoa học đất. Sự phân loại đất năm 1935 của ông phụ thuộc nhiều vào khái niệm "đất bình thường", sản phẩm của sự cân bằng trong khu vực ở đó sự xói mòn theo thời gian giữ được tốc độ tiến triển của sự hình thành đất.
Sự phân loại và mở rộng các khái niệm của khoa học đất cũng làm nảy sinh sự nhấn mạnh tăng lên trên các bản đồ đất đai chi tiết. Các khái niệm thay đổi với sự nhấn mạnh tăng lên trên các loại cây trồng dự báo là sinh lợi đối với mỗi loại đất được chỉ ra trên bản đồ. Rất nhiều mô tả cũ hơn của các loại đất đã không được định lượng đầy đủ và các đơn vị phân loại cũng quá hỗn tạp để có thể thu được lợi ích và quản lý các dự báo cần thiết để lập kế hoạch quản lý của từng trang trại cá nhân hay các cánh đồng.
Trong những năm thập niên 1930, sự hình thành của đất đã được giải thích theo thuật ngữ của các tiến trình được hiểu rất lỏng lẻo, chẳng hạn như "podzol hóa", "đá ong hóa" và "vôi hóa". Các tiến trình này được cho là các tiến trình duy nhất có trách nhiệm đối với các thuộc tính phổ biến được quan sát của đất đai trong khu vực.
Hans Jenny
Năm 1941, Factors of Soil Formation (Các yếu tố hình thành đất) của Hans Jenny (1899 – 1992), một hệ thống của thổ nhưỡng học định lượng, đã tổng quát hóa một cách súc tích và minh họa rất nhiều nguyên lý cơ bản của khoa học đất hiện đại cho tới ngày đó. Từ năm 1940, thời gian được coi là có tầm quan trọng lớn hơn cả trong số các yếu tố hình thành đất, và các nghiên cứu hình thái địa chất học đã trở thành quan trọng trong việc xác định thời gian mà các nguyên liệu ban đầu ở một khu vực bất kỳ là chủ thể của các tiến trình hình thành đất. Trong khi ấy, những tiến bộ trong hóa học đất, vật lý học đất, khoáng chất học đất và sinh học đất cũng như trong các khoa học cơ bản nằm dưới chúng đã bổ sung các công cụ mới để nghiên cứu sự hình thành đất. Kết quả là sự hình thành của đất đã được xem xét như là tổ hợp của nhiều tiến trình vật lý, hóa học, sinh học có liên quan với nhau. Các tiến trình này là chủ thể để nghiên cứu định lượng trong vật lý đất, hóa học đất, sinh học đất, khoáng chất học đất. Sự định hướng chú ý cũng chuyển từ nghiên cứu các thuộc tính tổng thể nói chung của đất đai sang các chi tiết cùng biến đổi của các bộ phận riêng rẽ, bao gồm cả các quan hệ bản chất đối với bản chất.
Guy Smith
Trong cả hai phân loại của Marbut và phân loại năm 1938 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các lớp đã được mô tả chủ yếu theo các thuật ngữ định tính. Các lớp không được định nghĩa một cách định lượng để có thể cho phép các ứng dụng của các nhà khoa học khác nhau phù hợp với hệ thống. Chưa có một hệ thống nào liên kết rõ ràng các lớp của các phạm trù cao hơn thành các loại đất và các phân nhóm của chúng để sử dụng trong các bản đồ đất đai ở Mỹ. Cả hai hệ thống phản ánh các khái niệm và học thuyết về nguồn gốc đất của thời gian đó, tự chúng chủ yếu là định tính trong các đặc trưng. Phiên bản sửa đổi năm 1949 của hệ thống năm 1938 đã sửa chữa một số thiếu hụt nhưng cũng phản ánh sự cần thiết đánh giá lại các khái niệm và nguyên lý. Hơn 15 năm các công trình dưới sự chỉ đạo của Guy Smith cuối cùng đã cho ra một hệ thống phân loại đất mới. Nó trở thành hệ thống phân loại chính thức của National Cooperative Soil Survey của Mỹ năm 1965 và đã được xuất bản năm 1975 như là Hệ thống phân loại đất: Một hệ thống cơ bản của phân loại đất để tạo và diễn giải các bản đồ địa hình đất đai. Hệ thống của Smith đã được Mỹ và nhiều quốc gia khác chấp nhận làm hệ thống phân loại đất chính thức.
Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng lớn đến các bản đồ địa hình đất đai, đặc biệt trong những năm 1960. Trước năm 1950, ứng dụng chủ yếu của các loại bản đồ này là dành cho nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Các ứng dụng để làm đường giao thông đã được thừa nhận ở một số bang sớm nhất là vào những năm cuối thập niên 1920, và các diễn giải về đất đã có trong sổ tay tra cứu của nhiều kỹ sư cầu đường ở một số bang trong những năm thập niên 1930 và 1940. Ngoài ra, sự thay đổi trong các bản đồ địa hình trong giai đoạn này chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong những năm 1950 và 1960 các sử dụng bản đồ địa hình cho các mục đích phi nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Điều này tạo ra nhu cầu lớn trong thông tin về các hiệu ứng của đất trong các ứng dụng phi nông nghiệp này.
Nguồn: Soil Survey Staff (1993) Soil Survey Manual USDA Handbook 18
Thực tiễn của khoa học đất
Một cách kinh điển thì các nhà khoa học về đất có xu hướng chuyên môn hóa trong một trong năm lĩnh vực chuyên ngành: vi sinh học, thổ nhưỡng học, edaphology??, vật lý học hay hóa học. Các sự phân biệt giữa các nhánh này của khoa học đất thông thường bị nhòe đi trong quá trình thực hành. Các chuyên gia khoa học đất nói chung hiện nay tiến hành các nghiên cứu về hóa học đất, vật lý học đất, vi sinh học đất, thổ nhưỡng học và áp dụng khoa học đất trong các nhánh liên quan.
Một cố gắng đáng chú ý diễn ra trong giới các nhà khoa học đất tại Mỹ vào năm 2004 là Soil Quality Initiative (Sáng kiến chất lượng đất). Vấn đề trung tâm của nó là phát triển các chỉ số về sức khỏe của đất đai và sau đó giám sát chúng trong vai trò như là người quản lý của hành tinh này theo cách thức có thể đem lại cho con người sự nuôi dưỡng dài hạn. Sự cố gắng này bao gồm các kiến thức về các chức năng của các lớp vỏ vi sinh học của đất và khai thác các tiềm năng để cô lập cacbon trong khí quyển thành các chất hữu cơ trong đất.
Vai trò truyền thống hơn của các nhà khoa học về đất là lập bản đồ đất đai. Phần lớn các khu vực tại Mỹ hiện nay đã được lập bản đồ địa hình đất đai, trong đó bao gồm các bảng diễn giải, chẳng hạn các thuộc tính của đất hỗ trợ hay hạn chế các hoạt động và sử dụng như thế nào. Khoa học phân loại đất được chấp nhận trên phạm vi quốc tế cho phép liên hệ thống nhất các đặc trưng của đất với các chức năng của nó. Các kết quả thu được từ bản đồ địa hình quốc gia và quốc tế đã cung cấp cho những nhà chuyên môn sự hiểu biết thống nhất trong các chức năng ở thang độ phong cảnh. Các chức năng phong cảnh mà các nhà khoa học đất kêu gọi sự chú ý dường như rơi vào một trong sáu lĩnh vực sau :
Xử lý các chất thải trên cơ sở đất
Các hệ thống tự hoại
Phân bón hữu cơ
Các chất rắn sinh học đô thị
Chế biến chất thải từ thức ăn và có sợi
Nhận dạng và bảo vệ các khu vực nguy cấp về môi trường
Các loại đất nhạy cảm và không ổn định
Đất ngập lụt
Các địa thế duy nhất hỗ trợ môi trường sống có giá trị và sự đa dạng hệ sinh thái
Quản lý hiệu suất tối ưu trong sử dụng đất
Lâm học
Nông học
Quản lý chất dinh dưỡng
Quản lý nước
Thực vật tự nhiên
Đồng cỏ
Quản lý chất lượng nước tối ưu
Quản lý nước bề mặt
Kiểm soát trầm tích và xói mòn
Sửa chữa và phục hồi các loại đất đã bị hư hại
Phục hồi đất đã khai thác quặng
Lụt lội và hư hại lớn
Ô nhiễm
Duy trì các sử dụng mong muốn
Bảo tồn đất
Còn có các ứng dụng thực tế khác của khoa học đất mà dường như không rõ ràng từ quan điểm của việc lập các bản đồ địa hình.
Xác định niên đại bằng phóng xạ: đặc biệt các kiến thức của thổ nhưỡng học khu vực được sử dụng để xác định các hoạt động trước đây trong khu vực.
Tầng khảo cổ: ở đó các quá trình hình thành đất và các đặc tính bảo tồn có thể cung cấp thông tin cho nghiên cứu về các vị trí khảo cổ.
Hiện tượng địa chất
Lở đất
Các đứt gãy động đất
Thay đổi đất để thực hiện các sử dụng mới
Thủy tinh hóa đối với các chất thải phóng xạ
Làm giàu vi khuẩn trong đất để làm giảm các chất ô nhiễm (xử lý sinh học).
Cô lập cacbon
Các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học đất
Thổ nhưỡng học
Nguồn gốc đất
Hình thái học đất
Vi hình thái học đất
Phân loại đất
Vật lý học đất
Cơ học và kỹ thuật đất
Khoáng vật học đất
Hóa học đất
Hóa sinh học đất
Vi sinh học đất
Sinh học thổ nhưỡng
Các lĩnh vực ứng dụng của khoa học đất
Bản đồ địa hình
Quản lý đất đai
Các phương pháp tiêu chuẩn trong phân tích
Độ màu mỡ của đất / Quản lý và cải tạo độ màu mỡ
Các nghiên cứu hệ sinh thái
Thay đổi khí hậu
Các nghiên cứu về lưu vực và đất ngập lụt
Các ngành khoa học liên quan
Nông nghiệp học
Nông học
Quản lý thủy lợi
Nhân loại học
Tầng khảo cổ
Môi trường học
Sinh thái học phong cảnh
Địa chất học
Hóa địa chất sinh học
Vi sinh học địa chất
Địa mạo học
Thủy học
Địa chất thủy văn
Quản lý chất thải
Khoa học đất ngập lụt
Các bài liên quan
IUSS
IECA
Tham khảo
Liên kết ngoài
Certified Professional Soil Scientist
Registered Professional Soil Scientist (PDF)
Khoa học Trái Đất
Nông nghiệp |
8354 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Alpha%20Andromedae | Alpha Andromedae | Alpha Andromedae, còn có tên Latinh là Alpheratz, hay Sirrah, α Andromedae, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiên Nữ, nó nằm ở phía tây bắc của chòm sao Phi Mã (Pegasus). Như là ngôi sao kết nối với chòm sao Phi Mã, nó còn được biết với tên gọi Delta Pegasi, mặc dù tên gọi này ít khi được sử dụng. Nó nằm cách Trái Đất 97,07 năm ánh sáng, ở thiên độ +29 độ 05 phút 25 giây và xích kinh độ +00 giờ 08 phút 22 giây.Là một sao đôi có ánh sáng trắng-xanh với độ sáng biểu kiến 2,07 - Alpheratz là tổ hợp của hai sao có quỹ đạo gần nhau, chỉ có thể phân biệt bằng các phân tích quang phổ một cách cẩn thận. Ngôi sao lớn có kích thước khoảng 10 lần lớn hơn so với ngôi sao nhỏ, và chúng quay xung quanh nhau theo chu kỳ 96,7 ngày. Được phân loại như là dạng quang phổ B8, cặp sao này khoảng 200 lần sáng hơn so với Mặt Trời và chúng có nhiệt độ tại bề mặt vào khoảng 13.000 K.
Ngôi sao lớn hơn trong 2 sao này của Alpheratz là ngôi sao sáng nhất đã được biết trong nhóm các sao được biết như là "Sao Thủy ngân-magiê". Nó thể hiện một mật độ cao bất thường của thủy ngân, gali, mangan và europi trong khí quyển của nó và mật độ thấp bất thường của các nguyên tố khác. Những sự dị thường này được người ta tin là kết quả của sự phân ly của các nguyên tố vì sức hút vào bên trong của trường hấp dẫn của các sao loại này.
Tên gọi Sirrah (hay Sirah) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập:"صرة الفرس" - şirrat al-faras, "rốn của con ngựa".
Thiên văn học cổ đại
Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại thì Alpheratz cùng với γ Pegasi tạo thành sao Bích.
Đồng hành quang học
Sao đôi trên được miêu tả có một sao đôi quang học, phát hiện bởi William Herschel vào ngày 21 tháng 7 năm 1781. Được định danh là ADS 94 B trong Danh mục sao đôi Aitken, nó là sao loại G với cấp sao biểu kiến khoảng 10.8. Mặc dù ngẫu nhiên nó xuất hiện gần hai ngôi sao khác trên bầu trời, nhưng nó lại xa Trái đất hơn nhiều; thị sai được quan sát bởi Gaia đo được khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất là hơn 1300 năm ánh sáng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chòm sao Tiên Nữ
Thiên thể Bayer
Thiên thể Flamsteed
Sao gần mức khổng lồ nhóm B
Sao đôi quang phổ
Thiên thể HD
Sao nhóm G
Sao dãy chính nhóm A
Hệ ba sao
Thiên thể Durchmusterung
Thiên thể HR |
8357 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%8B%20th%E1%BA%ADp%20b%C3%A1t%20t%C3%BA | Nhị thập bát tú | Nhị thập bát tú (二十八宿) là cách gọi của 28 chòm sao (宿 "Tú") nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học phương Đông cổ đại.
Nhị thập bát tú được cho là có nguồn gốc từ việc quan sát sự di chuyển của mặt trăng trên bầu trời. Mặt trăng đi một vòng quỹ đạo mất hơn 27 ngày, ứng với mỗi ngày là một vị trí trên thiên cầu, và từ đó người phương Đông tạo ra hệ thống 28 hoặc đôi khi là 27 hay 36 chòm sao trên bầu trời (Xem thêm: Lunar mansion hay 二十八宿). Trong thiên văn học Ấn Độ cũng có hệ thống 28 chòm sao tương tự gọi là Nakshatra. Một hệ thống khác cũng dựa trên đường mặt trăng di chuyển là 36 Decan của Ai Cập cổ đại.
Người ta chia vòng Hoàng Đạo thành bốn phần, quy ước như bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên mặt đất và gán cho chúng hình ảnh của bốn con vật huyền thoại, hay Tứ Tượng (四象), chúng là: Thanh Long (rồng xanh, ở phương Đông), Bạch Hổ (hổ trắng, ở phương Tây), Chu Tước (sẻ đỏ, ở phương Nam) và Huyền Vũ (rùa đen, ứng với phương Bắc). Mỗi phương có bảy chòm sao. Tên chòm sao cũng là tên của chủ tinh (các sao chính), ngoài ra các sao khác trong mỗi chòm cũng có tên riêng.
Tên của 28 chòm sao này được đặt cho 28 loài vật dùng để đếm ngày trong hệ thống tính lịch cổ, khi tính đơn vị tháng và năm thì rút gọn còn lại 12 con tương ứng với 12 tháng vì 12 lần trăng tròn thì trái đất đi hết 1 vòng hoàng đạo, và 12 năm vì sao Mộc (Thái Tuế) đi hết 1 vòng. 12 con vật đó tương ứng với 12 địa chi được sử dụng rộng rãi đến ngày nay đó là: chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, gà, chó, heo.
Liên kết ngoài
Bài Nhị thập bát tú trên trang web của Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam (VACA).khuong
Bài khẳng định Nhị thập bát tú không phải là chòm sao mà là nhóm sao cũng trên trang web của Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam (VACA).
Thiên văn
Chòm sao
Nhân vật Phong thần diễn nghĩa
Chòm sao Trung Quốc cổ đại
Tử vi Đông phương
Nhân vật Tây du ký |
8360 | https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%ADch%20kinh | Xích kinh | Xích kinh hay xích kinh độ (viết tắt theo tiếng Anh là RA, chữ đầy đủ là Right Ascension; còn được ký hiệu bằng tiếng Hy Lạp α) là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích vĩ.
Xích kinh tương tự như kinh độ, đo từ một phương xác định gọi là phương xuân phân về phía đông. Cụ thể, xích kinh của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng chứa thiên cực và phương xuân phân. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía đông của phương xuân phân, và âm khi thiên thể nằm ở phía tây.
Xích kinh khác kinh độ ở chỗ nó đo bằng:
giờ xích kinh = 15 độ dây cung
phút xích kinh = 15 phút dây cung
giây xích kinh = 15 giây dây cung
Các đơn vị này vừa là đơn vị đo góc, vừa là đơn vị đo thời gian gắn với thời gian (theo) sao
Trong công tác hoa tiêu, người ta còn dùng góc giờ (theo) sao. Góc giờ (theo) sao được đo theo chiều về phía tây, trong khi xích kinh đo theo chiều về phía đông.
Xích kinh được dùng để xác định vị trí các sao và xác định khoảng thời gian cần cho một ngôi sao di chuyển đến một vị trí nào đó trên bầu trời, trong khi Trái Đất quay. Ví dụ, một ngôi sao có xích kinh 01:30:00 đang ở kinh tuyến của bạn, thì một ngôi sao có xích kinh 20:00:00 sẽ đến kinh tuyến này vào 18,5 giờ theo thời gian sao sau đó.
Xem thêm
Xích vĩ
Hệ tọa độ xích đạo
Tham khảo
Hệ tọa độ thiên văn
Góc
Thuật ngữ thiên văn học |
8363 | https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%ADch%20v%C4%A9 | Xích vĩ | Xích vĩ hay xích vĩ độ (viết tắt theo tiếng Anh là Dec (declination), ký hiệu δ), là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích kinh hoặc góc giờ. Xích vĩ của một thiên thể là khoảng cách góc từ mặt phẳng xích đạo đến thiên thể đó. Xích vĩ tương tự như vĩ độ, chiếu lên thiên cầu, đo theo góc về phía Bắc, tính từ xích đạo. Cụ thể, xích vĩ của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng xích đạo. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía bắc mặt phẳng xích đạo và âm khi nằm ở phía nam.
Xích vĩ còn được gọi là thiên độ; tuy nhiên cách gọi này có thể có nhược điểm như không nêu ra cặp phạm trù kinh - vĩ quen thuộc, chữ thiên với ý nghĩa là nghiêng có thể bị hiểu lầm sang nghĩa trời.
Các điểm ở bán cầu Bắc có xích vĩ dương lên đến +90°, và các điểm ở bán cầu Nam có xích vĩ âm xuống đến −90°.
Vật thể nằm trên xích đạo thiên cầu có xích vĩ = 0°.
Vật thể nằm trên thiên cực bắc, cụ thể là sao Bắc Cực có xích vĩ = +90°.
Vật thể nằm trên thiên cực nam có xích vĩ = −90°.
Vật thể nằm ở thiên đỉnh, có xích vĩ bằng vĩ độ của người quan sát (lý tưởng).
Thiên thể có xích vĩ lớn hơn +90°–l, với l là vĩ độ người quan sát, có thể quan sát được trong suốt ngày sao. Các thiên thể đó gọi là thiên thể quanh cực. Ví dụ tại gần các cực, vào mùa hè của bán cầu, có thể quan sát Mặt Trời suốt 24 giờ; những ngày như thế được gọi là Mặt Trời nửa đêm. Ở những vùng gần cực, khi Mặt Trời không xuống quá 6° dưới chân trời thì không có đêm thực sự, mà trời vẫn sáng mờ mờ. Hiện tượng này được gọi là đêm trắng.
Ảnh hưởng của tiến động
Trục quay của Trái Đất quay tiến động theo chiều về phía tây quanh cực của hoàng đạo, hoàn thành một vòng sau 26000 năm. Hiện tượng này khiến cho tọa độ của các thiên thể cố định thay đổi liên tục nhưng rất chậm. Do đó, các tọa độ xích đạo (gồm cả xích vĩ) là tương đối so với năm mà quan sát được thực hiện, và các nhà thiên văn xác định chúng với tham chiếu đến một năm cụ thể, được gọi là kỷ nguyên. Các tọa độ từ các kỷ nguyên khác nhau phải được biến đổi quay để phù hợp với nhau hay phù hợp với một kỷ nguyên tiêu chuẩn.
Kỷ nguyên tiêu chuẩn được sử dụng hiện tại là J2000.0, tức là ngày 1 tháng 1 năm 2000 tại 12:00 TT. Chữ cái "J" thể hiện rằng nó là một kỷ nguyên Julian. Trước J2000.0, các nhà thiên văn sử dụng lần lượt các kỷ nguyên Besselian B1875.0, B1900.0, và B1950.0.
Xích vĩ của sao
Phương hướng của một ngôi sao gần như duy trì cố định bởi khoảng cách rất xa của nó, nhưng xích kinh và xích vĩ của nó có những biến thiên dài hạn do sự tiến động điểm phân và chuyển động riêng, và biến thiên tuần hoàn do thị sai năm. Xích vĩ của các thiên thể hệ Mặt Trời đặc biệt biến thiên rất nhanh so với các ngôi sao, do chuyển động quỹ đạo và khoảng cách gần hơn.
Khi quan sát từ các địa điểm trên Bắc Bán cầu của Trái Đất, các thiên thể với xích vĩ lớn hơn 90° − (trong đó = vĩ độ của người quan sát) được trông thấy quay quanh thiên cực hàng ngày mà không lặn xuống dưới chân trời, và do đó được gọi là các sao quanh cực. Một ví dụ rất điển hình chính là sao Bắc cực có xích vĩ rất gần +90°, và do đó nó là quanh cực khi được trông thấy tại bất cứ nơi nào trên Bắc Bán cầu, ngoại trừ rất gần xích đạo.
Các sao quanh cực không bao giờ lặn dưới chân trời, ngược lại, có những ngôi sao không bao giờ mọc lên trên đường chân trời, khi quan sát từ một địa điểm cho trước bất kỳ trên bề mặt của Trái Đất (ngoại trừ cực kỳ gần với xích đạo). Nói chung, nếu một ngôi sao với xích vĩ là quanh cực đối với một người quan sát (trong đó có thể là dương hoặc âm), thì ngôi sao với xích vĩ − không bao giờ mọc lên trên chân trời, khi được quan sát từ người quan sát đó (bỏ qua ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển.) Tương tự, nếu một ngôi sao là quanh cực đối với một người quan sát ở vĩ độ , thì nó sẽ không thể thấy được so với người quan sát ở vĩ độ −.
Bỏ qua khúc xạ khí quyển, đối với người quan sát ở xích đạo thì xích vĩ luôn bằng 0° ở các điểm hướng đông và tây trên đường chân trời. Tại vĩ độ , xích vĩ bằng 90° − || ở điểm hướng bắc, và −90°+|| ở điểm hướng nam. Tại các địa cực, xích vĩ là đồng đều trên suốt toàn bộ chân trời, và bằng xấp xỉ 0°.
Các sao không quanh cực chỉ có thể quan sát được trong một số ngày hoặc mùa nhất định trong năm.
Khoảng cách cực
Tương tự xích vĩ (dec, δ) là tọa độ góc của thiên thể được đo từ xích đạo thiên cầu, khoảng cách cực (Polar Distance) là khoảng cách góc của thiên thể trên kinh tuyến của nó nhưng được đo từ một thiên cực.
Trong hệ tọa độ xích đạo Σ(α, δ), khoảng cách cực có liên hệ sau với xích vĩ: Ø = 90° ± δ. Nó được tính bằng độ và không vượt quá 180°. Các thiên thể nằm trên xích đạo có khoảng cách cực bằng 90°.
Đối với một ngôi sao cho trước, khoảng cách cực cũng có thể được hiểu là vĩ độ tối thiểu để khi quan sát tại đó sao là quanh cực. Tất cả các sao quanh cực đều có khi quan sát tại vĩ độ L.
Khoảng cách cực cũng chịu ảnh hưởng bởi tiến động.
Xích vĩ và vĩ độ địa lý
Khi một thiên thể được thấy ở trực tiếp trên đỉnh đầu thì xích vĩ của nó thường luôn nằm trong khoảng 0.01 độ so với vĩ độ của người quan sát; nó không bằng chính xác do hai ảnh hưởng phức tạp sau.
Đầu tiên, áp dụng với mọi thiên thể: xích vĩ của thiên thể bằng vĩ độ thiên văn của người quan sát, nhưng thuật ngữ "vĩ độ" thông thường nói đến vĩ độ trắc địa, tức là vĩ độ trên các bản đồ và thiết bị GPS. Ở lục địa Hoa Kỳ và khu vực lân cận, sự chênh lệch (độ lệch dọc) thường chỉ bằng một vài giây cung (1 giây cung = của một độ) nhưng cũng có thể lên đến 41 giây cung.
Sự ảnh hưởng phức tạp thứ hai là cho dù không có sự lệch so với hướng thẳng đứng, "ngay trên đỉnh đầu" có nghĩa là vuông góc với mặt ellipsoid (một xấp xỉ mặt nước biển thuận tiện toán học) tại địa điểm của người quan sát, nhưng đường thẳng đứng không đi qua tâm của Trái Đất; nên các niên giám thường cho xích vĩ đo tại tâm của Trái Đất.
Xem thêm
Xích kinh
Hệ tọa độ xích đạo
Hệ tọa độ thiên văn
Hoàng đạo
Hệ tọa độ địa lý
Nguyệt chí Mặt Trăng
Vị trí của Mặt Trời
Tham khảo
MEASURING THE SKY A Quick Guide to the Celestial Sphere James B. Kaler, University of Illinois
Celestial Equatorial Coordinate System University of Nebraska-Lincoln
Celestial Equatorial Coordinate Explorers University of Nebraska-Lincoln
Sidereal pointer (Torquetum) – to determine RA/DEC.
Hệ tọa độ thiên văn
Góc
Thuật ngữ thiên văn học
Yếu tố kỹ thuật của chiêm tinh học |
8368 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trojan%20%28m%C3%A1y%20t%C3%ADnh%29 | Trojan (máy tính) | Trojan horse, tiếng Anh của Ngựa Troia, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus. Một trong những thứ giăng bẫy của Ngựa Troia là nó tự nhận là giúp cho máy của thân chủ chống lại các virus nhưng thay vì làm vậy nó quay ra đem virus vào máy.
Chữ Ngựa Troia xuất phát điển tích nổi tiếng con ngựa thành Troia trong thần thoại Hy Lạp. Trong điển tích đó, người Hy Lạp đã giả vờ để quên một con ngựa gỗ khổng lồ khi họ rút khỏi chiến trường. Trong bụng con ngựa gỗ này có nhiều chiến binh Hy Lạp ẩn náu. Người Troia tưởng rằng mình có được một chiến lợi phẩm và kéo con ngựa gỗ này vào thành. Đến đêm thì các chiến binh Hy Lạp chui ra khỏi bụng con ngựa này để mở cửa thành giúp quân Hy Lạp vào chiếm thành.
Đặc điểm
Trojan horse là chương trình máy tính thường ẩn mình dưới dạng một chương trình hữu ích và có những chức năng mong muốn, hay ít nhất chúng trông như có các tính năng này. Một cách bí mật, nó lại tiến hành các thao tác khác không mong muốn. Những chức năng mong muốn chỉ là phần bề mặt giả tạo nhằm che giấu cho các thao tác này.
Trong thực tế, nhiều Trojan horse chứa đựng các phần mềm gián điệp nhằm cho phép máy tính thân chủ bị điều khiển từ xa qua hệ thống mạng.
Khác nhau căn bản với virus máy tính là Trojan Horse về mặt kỹ thuật chỉ là một phần mềm thông thường và không có ý nghĩa tự lan truyền. Các chương trình này chỉ lừa người dùng để tiến hành các thao tác khác mà thân chủ sẽ không tự nguyện cho phép tiến hành. Ngày nay, các Trojan horse đã được thêm vào đó các chức năng tự phân tán. Điều này đẩy khái niệm Trojan horse đến gần với khái niệm virus và chúng trở thành khó phân biệt.
Các ví dụ
Ví dụ đơn giản của một Trojan horse là một chương trình mang tên "SEXY.EXE" được đăng trên một trang Web với hứa hẹn của "ảnh hấp dẫn". Nhưng khi chạy, chương trình này lại xoá tất cả tệp trong máy tính và hiển thị các câu trêu chọc.
Một ví dụ mẫu về Trojan horse có ở "www.freewebs.com/em_ce_do/doctor.exe". Chương trình này sẽ tự động tắt máy khi chạy và sẽ tự chép phiên bản vào thư mục "StartUp" và như vậy máy sẽ tự động tắt ngay lập tức mỗi lần máy được khởi động. Con Trojan horse này sẽ tự hủy sau một giờ hoạt động hay có thể được xóa bỏ bằng cách khởi động vào chế độ chờ lệnh (command prompt) và từ đó xóa tệp này bằng lệnh xóa. Chương trình này chỉ chạy được trên Windows XP.
Một số thủ thuật của Trojan horse
Trên các máy Microsoft Windows, người tấn công có thể đính kèm một Trojan horse vào một cái tên có vẻ lương thiện vào trong một thư điện tử với việc khuyến dụ người đọc mở đính kèm ra. Trojan horse thường là các tệp khả thi trên Windows và do đó sẽ có các đuôi như là.exe,.com,.scr,.bat, hay.pif. Trong nhiều ứng dụng của Windows đã có cấu hình mặc định không cho phép hiển thị các đuôi này. Do đó, nếu một Trojan horse có tên chẳng hạn là "Readme.txt.exe" thì tệp này sẽ hiển thị một cách mặc định thành "Readme.txt" và nó sẽ đánh lừa người dùng rằng đây chỉ là một loại hồ sơ văn bản không thể gây hại.
Các biểu tượng cũng có thể được gán với các loại tệp khác nhau và có thể được đính kèm vào thư điện tử. Khi người dùng mở các biểu tượng này thì các Trojan horse ẩn giấu sẽ tiến hành những tác hại bất ngờ. Hiện nay, các Trojan horse không chỉ xoá các tệp, bí mật điều chỉnh cấu hình của máy tính bị nhiễm mà còn dùng máy này như là một cơ sở để tấn công các máy khác trong mạng.
Lợi dụng một số lỗi của trình duyệt web, chẳng hạn như Internet Explorer, để nhúng Trojan vào một trang web, khi người dùng xem trang này sẽ bị nhiễm. Người dùng nên cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên và dùng một trình duyệt web có độ bảo mật cao như Firefox và Google chrome
Các kiểu gây hại
Các kiểu gây hại rất nhiều điển hình bao gồm
Xoá hay viết lại các dữ liệu trên máy tính
Làm hỏng chức năng của các tệp
Lây nhiễm các phần mềm ác tính khác như là virus
Cài đặt mạng để máy có thể bị điều khiển bởi máy khác hay dùng máy nhiễm để gửi thư nhũng lạm
Đọc lén các thông tin cần thiết và gửi báo cáo đến nơi khác (xem thêm phần mềm gián điệp)
Ăn cắp thông tin như là mật khẩu và số thẻ tín dụng
Đọc các chi tiết tài khoản ngân hàng và dùng vào các mục tiêu phạm tội
Cài đặt lén các phần mềm chưa được cho phép
Cách phòng chống
Cách hữu hiệu nhất là đừng bao giờ mở các đính kèm được gửi đến một cách bất ngờ. Khi các đính kèm không được mở ra thì Trojan horse cũng không thể hoạt động. Cẩn thận với ngay cả các thư điện tử gửi từ các địa chỉ quen biết. Trong trường hợp biết chắc là có đính kèm từ nơi gửi quen biết thì vẫn cần phải thử lại bằng các chương trình chống virus trước khi mở nó. Các tệp tải về từ các dịch vụ chia sẻ tệp như là Kazaa hay Gnutella rất đáng nghi ngờ, bao gồm các phần mềm hack/crack của một ứng dụng bản quyền hay game,... vì các dịch vụ này thường bị dùng như là chỗ để lan truyền Trojan horse.
Xem thêm
Phần mềm ác tính
Virus (máy tính)
Phần mềm gián điệp
Keylogger
Spybot S&D
Ad-Aware
Tham khảo
Trojan Horse Primer
Virus & Malware Resources on the Internet
Anti-Trojan.Org: good Trojan horse information site
Trojans removal — List of trojans and their removal instructions.
Windows Trojans Paper — About Windows Trojans, how they work, their variations and, of course, strategies to minimise the risk of infection.
Phần mềm độc hại |
8369 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qubit | Qubit | Quantum bit, viết tắt là qubit (), là một khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học thông tin lượng tử. Qubit được định nghĩa là một đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý thuyết thông tin lượng tử và tính toán trên máy tính lượng tử. Thuật ngữ này được đề xuất bởi Benjamin Schumacher trong bài báo của ông về mã hóa lượng tử vào năm 1993.
Qubit được xây dựng như là một đối tượng toán học với những tính chất đặc biệt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa qubit không có tính chất vật lý. Ngược lại, tùy vào hệ đang xét mà qubit sẽ được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (xem bảng dưới). Trong nghiên cứu lý thuyết, qubit thường được mô tả như một hạt có spin ½.
Khái niệm qubit đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu Vật lý lượng tử hiện đại: là viên gạch đầu tiên trong xây dựng lý thuyết kết dính lượng tử, tính toán lượng tử, viễn tải lượng tử và truyền thông lượng tử.
Biểu diễn toán học của qubit
Qubit là một hệ lượng tử có hai mức được biểu diễn trong không gian Hilbert hai chiều. Trong không gian này, một cặp trạng thái lượng tử trực giao và chuẩn hóa được chọn để mô tả một hệ vật lý:
Dễ dàng thấy rằng các trạng thái và của qubit tương ứng với các giá trị nhị phân 0 và 1 của bit cổ điển. Các trạng thái này lập thành một cơ sở tính toán. Điểm khác biệt quan trọng chính là bit cổ điển chỉ có thể biểu diễn tại một thời điểm duy nhất một trạng thái 0 hoặc 1. Trong khi đó, với nguyên lý chồng chập, qubit có thể tạo thành một tổ hợp tuyến tính các trạng thái. Một trạng thái bất kỳ của qubit được viết dưới dạng:
trong đó, và là các số phức và thỏa mãn điều kiện chuẩn hóa:
Hai biểu thức trên cho biết khi sau khi tiến hành phép đo, kết quả thu được hoặc 0 với xác suất hoặc 1 với xác suất .
Biểu thức tổng quát cho qubit trình bày ở trên có một ý nghĩa quan trọng: nó cho biết qubit là một sự chồng chập trạng thái kết hợp giữa và thay vì một hỗn hợp không kết hợp. Điều này dễ dàng thấy được nếu xét toán tử mật độ của qubit:
Các phần tử nằm ngoài đường chéo chính cho biết sự liên kết của trạng thái và . Điều này cho phép qubit nhận một giá trị rõ ràng sau một phép biển đổi trục, điều mà không thể có được với hỗn hợp không kết hợp
. Chẳng hạn, khi áp dụng toán tử Hadamard lên qubit với trường hợp thì thu được:
Biểu diễn qubit bằng quả cầu Bloch
Điều kiện chuẩn hóa cho phép qubit được biểu diễn ở dạng tổng quát và tường minh hơn:
vớ các tham số và là các số thực. Giá trị pha toàn cục không quan sát được nên có thể bỏ. Khi đó, biểu thức cho qubit có dạng:
Các tham số và xác định một điểm trên một quả cầu đơn vị 3 chiều, được gọi là quả cầu Bloch. Dễ dàng nhận thấy rằng có vô số tổ hợp giữa theta và phi nghĩa là sẽ có vô số điểm trên quả cầu. Từ luận điểm này, một người có thể mong đợi lưu trữ toàn bộ bách khoa toàn thư thế giới vào một qubit. Tuy nhiên, luận điểm này là sai. Điểm sai đầu tiên là quả cầu Bloch chỉ là biểu diễn toán học và không có cách nào xác định sự định hướng của qubit trong quả cầu này. Thứ hai, kết quả của phép đo trên qubit luôn cho 0 hoặc 1 với một xác suất cho trước. Sau phép đo, hàm sóng bị suy sụp.
Một điểm cần lưu ý là khi biểu diễn bằng quả cầu Bloch, những qubit nào trực giao với nhau thì vector bán kính của chúng đối song song với nhau. Đơn cử, các qubit và lần lượt được xác định tại điểm cực bắc và nam của quả cầu và chúng trực giao với nhau.
Các biến thể của qubit
Tương tự như qubit, nếu hệ được xét có d trạng thái hoặc mức khác nhau, hay nói cách khác là không gian Hilbert có d-chiều, thì hệ đó được gọi là qudit. Hiện nay, các hướng nghiên cứu cũng đã mở rộng sang cho hệ 3 mức, tức qutrit (tr- viết tắt cho tri-, nghĩa là 3).
Trạng thái kết dính lượng tử
Bên cạnh nguyên lý chồng chập trạng thái, lý thuyết lượng tử cho phép sự tồn tại của một trạng thái đặc biệt của qubit, gọi là kết dính lượng tử, điều mà lý thuyết cổ điển không có được. Xét một hệ gồm 2 qubit. Trạng thái tổng hợp của chúng là:
Biểu thức cuối cùng là hiển nhiên. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, trạng thái tổng hợp của hệ không thể viết dưới dạng tích của 2 qubit, điển hình là một trong 4 trạng thái Bell:
Nếu hệ 2 qubit này ở trạng thái kết dính lượng tử và giả sử mỗi qubit được trao cho Alice và Bob ở cách xa nhau. Alice tiến hành một phép đo lên một qubit và nhận được kết quả, giả sử |0>, thì ngay lập tức xảy ra sự suy sụp hàm sóng, và Bob khẳng định qubit của anh ta lúc đó là |0> mà không cần thực hiện phép đo. Điều này nghĩa là có sự tác động tức thời lên hệ ngay khi Alice thực hiện phép đo.
Trạng thái kết dính lượng tử là một trạng thái rất đặc biệt, mà đến nay chưa lý thuyết nào mô tả đầy đủ về nó. Trạng thái này được coi là một tài nguyên vô cùng quý giá trong nghiên cứu khoa học thông tin lượng tử.
Các hình thái vật lý của qubit
Bất kỳ một hệ lượng tử 2 mức nào cũng có thể được sử dụng để biểu diễn qubit trong thực nghiệm. Ví dụ như trong quang học lượng tử, đối tượng nghiên cứu là photon thì qubit được biểu diễn bằng các trạng thái phân cực ngang hoặc dọc của photon. Trong vật lý nguyên tử, chúng có thể là các trạng thái tinh tế Zeeman của ion hoặc nguyên tử. Bảng dưới đây liệt kê một số các hệ quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Qubit.org cổng thông tin về máy tính và tính toán lượng tử
http://www.theory.caltech.edu/~preskill/ph229/#lecture Bài giảng môn học tính toán lượng tử của giáo sư J. Preskill tại Caltech.
Đơn vị thông tin
Khoa học thông tin lượng tử |
8374 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Video | Video | Video (vi-đi-ô) là phương tiện điện tử để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các phương tiện. Video lần đầu tiên được phát triển cho các hệ thống truyền hình cơ học, được thay thế nhanh chóng bằng hệ thống ống tia âm cực (CRT), sau đó được thay thế bằng một số loại màn hình phẳng.
Các hệ thống video khác nhau về độ phân giải màn hình, tỷ lệ khung hình, tốc độ làm mới, khả năng màu sắc và các phẩm chất khác. Các biến thể tương tự và kỹ thuật số tồn tại và có thể được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm phát sóng radio, băng từ, đĩa quang, tệp máy tính và truyền phát qua mạng.
Lịch sử
Công nghệ video lần đầu tiên được phát triển cho các hệ thống truyền hình cơ học, đã nhanh chóng được thay thế bằng hệ thống truyền hình ống tia âm cực (CRT), nhưng một số công nghệ mới cho các thiết bị hiển thị video đã được phát minh. Video ban đầu chỉ là một công nghệ sống. Charles Ginsburg đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu của Ampex phát triển một trong những máy ghi băng video thực tế đầu tiên (VTR). Năm 1951, máy ghi băng video đầu tiên đã ghi lại hình ảnh trực tiếp từ máy quay truyền hình bằng cách chuyển đổi các xung điện của máy ảnh và lưu thông tin vào băng video từ tính.
Máy quay video được bán với giá 50.000 đô la Mỹ vào năm 1956 và băng video có giá 300 đô la Mỹ mỗi cuộn một giờ. Tuy nhiên, giá giảm dần qua các năm; vào năm 1971, Sony bắt đầu bán các máy ghi âm và băng ghi hình băng video (VCR) vào thị trường tiêu dùng.
Việc sử dụng các kỹ thuật số trong video đã tạo ra video kỹ thuật số, cho phép chất lượng cao hơn và cuối cùng, chi phí thấp hơn nhiều so với công nghệ analog trước đó. Sau khi phát minh ra DVD vào năm 1997 và Blu-ray Disc vào năm 2006, doanh thu của băng video và thiết bị ghi âm đã giảm mạnh. Những tiến bộ trong công nghệ máy tính cho phép thậm chí cả máy tính cá nhân và điện thoại thông minh rẻ tiền có thể chụp, lưu trữ, chỉnh sửa và truyền video kỹ thuật số, giảm hơn nữa chi phí sản xuất video, cho phép các nhà sản xuất chương trình và đài truyền hình chuyển sang sản xuất không băng. Sự ra đời của phát sóng kỹ thuật số và quá trình chuyển đổi truyền hình kỹ thuật số tiếp theo đang trong quá trình đưa video analog vào tình trạng của một công nghệ kế thừa ở hầu hết các nơi trên thế giới. , với việc sử dụng ngày càng nhiều máy quay video độ phân giải cao với dải màu và dải màu được cải thiện và định dạng dữ liệu trung gian kỹ thuật số dải động cao với độ sâu màu được cải thiện, công nghệ video kỹ thuật số hiện đại đang hội tụ với công nghệ phim kỹ thuật số.
Xem thêm
DVD: Dĩa video
Băng Video Cassette
Video clip: Phim video ngắn
Video Graphics Array
Video Graphics Adapter: bộ mạch đồ họa
Tham khảo
Liên kết ngoài
Truyền hình kỹ thuật số
Công nghệ phim và video
Truyền hình độ nét cao
Công nghệ hiển thị
Thuật ngữ truyền hình
Lịch sử truyền hình
Định dạng truyền thông |
8376 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20%C4%90%E1%BA%A1o%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Hoàng Đạo (định hướng) | Hoàng đạo, trong tiếng Việt có thể có các nghĩa sau:
Hoàng đạo hay mặt phẳng hoàng đạo trong thiên văn học
Đai Hoàng Đạo, một khu vực của bầu trời thuộc Hoàng Đạo
Cung hoàng đạo, 12 cung được chia ra từ Đai Hoàng Đạo
Giờ hoàng đạo trong việc xem giờ tốt để thực hiện các công việc đại sự của người Việt
Ngày hoàng đạo trong việc xem ngày tốt để làm các công việc lớn
Tướng Hoàng Đạo thời Hai Bà Trưng
Nhà văn Hoàng Đạo, một nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn |
8378 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%20th%E1%BA%ADp%20ng%E1%BA%ABu%20nhi%C3%AAn | Thu thập ngẫu nhiên | Thu thập ngẫu nhiên là một phương pháp tư duy sáng tạo. Đây là phương pháp bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.
Phương pháp này được đề nghị bởi Edward de Bono.
Đặc điểm và yêu cầu
Xu hướng chung về sự suy nghĩ của con người là tư duy bởi sự nhận biết các kiểu mẫu mà người ta hay gọi nôm na là các "phương pháp" hay các "nếp suy nghĩ". Chúng ta phản ứng lại các mẫu đó dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này. Mặc dù vậy, đôi khi, chúng ta sẽ bị giam bên trong lối tư duy của mình. Với một nếp (phương pháp) tư duy đặc thù có thể sẽ không đủ để kiến tạo một lời giải tốt cho một loạt các vấn đề riêng biệt.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của các học sinh PTTH, chúng ta biết rất rõ, đa số khi giải các bài toán tích phân hay các bài toán hóa học định tính, các em đã được "gạo sẵn" các dạng toán theo một loại "công thức hay mẫu mã" được cung cấp bởi các thầy dạy (ở các trung tâm luyện thi) và cứ như thế "nhắm mắt" mà giải các đề bài cho đến khi gặp những bài tưởng chừng dùng công thức này hay công thức nọ có thể làm ra nhưng lại lay hoay mãi mà không tìm ra được một giải thuật đúng đắn.
Kỹ thuật thu thập ngẫu nhiên cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy mà chúng ta đang sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có sẽ cùng được nối vào với nhau.
Phương pháp này đòi hỏi người tiến hành phải biết dùng kĩ thuật động não.
Các bước tiến hành
Lưu ý: phần ví dụ theo sau phần này sẽ minh họa rõ ràng hơn các thủ thuật để tiến hành.
Chọn ra ngẫu nhiên một danh từ trong một từ điển hay trong một danh mục các từ vựng đã được chuẩn bị từ trước. Thường danh từ được chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn. Danh từ cụ thể hiểu theo nghĩa là những danh từ chỉ vật mà mình có thể nhận biết bằng giác quan hay sờ mó được. Cách chọn ngẫu nhiên khác là lấy ra từ một tạp chí một danh từ nào đó hoặc có thể dùng sự hỗ trợ của phần mềm để chọn.
Không nên chọn một danh từ trừu tượng hay một khái niệm tổng quát.
Dùng danh từ này như là điểm khởi đầu cho giải quyết vấn đề bằng tập kích não.
Nếu như từ được chọn không nằm trong phần chuyên môn của người tiến hành phương pháp này, có thể thấy mình sẽ có thêm nhiều tri thức sáng suốt nhờ vào các bước tìm tòi kế tiếp.
Mặc dù vậy, cách tốt nhất là chọn những danh từ không liên quan gì đến vấn đề đang cần giải đáp nhưng lại có thể nằm trong chuyên môn của người tiến hành vì như thế nhiều ý tưởng mới hơn sẽ được tìm ra.
Nếu như từ chọn ra là thích hợp, một dãy những ý kiến và khái niệm vào quá trình tập kích não sẽ nảy sinh.
Trong khi một số từ tìm ra trở nên vô dụng, thì qua đó, có thể sẽ tìm ra những phương hướng mới cho vấn đề.
Nếu bạn kiên trì nhiều lần, thì có thể tìm ra bước đột phá.
Ví dụ
Giả sử vấn đề muốn giải quyết là "giảm ô nhiễm không khí thành phố". Theo lối nghĩ thông thường, chúng ta đều thấy cách giải quyết là sử dụng thiết bị xúc tác để chuyển hóa các chất thải được gắn trong ống khói xe hơi và dùng các loại xăng sạch hơn sẽ có khả năng cháy gần như hoàn toàn trong buồng đốt cũng như là tăng cường việc lọc khí thải ở các nhà máy.
Bây giờ lựa ngẫu nhiên một danh từ trích từ tựa của những cuốn sách trên tủ, chẳng hạn ta tìm thấy chữ "cây cỏ" (thực vật). Tập kích não từ chữ này bạn có thể đào bới tìm ra một số ý mới:
Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hoá CO2 thành O2.
Tương tự, nếu thổi khí thải ra từ động cơ xe qua một dung môi của tảo thì cũng chuyển hoá được CO2 sang O2. Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi thuyền không gian dùng cách này?
Chứa vi khuẩn trao đổi lưu huỳnh vào bộ chuyển hóa khí thải để làm sạch chúng. Có lẽ hợp chất của nitơ cũng được làm giàu giống như vi khuẩn này?
Sản phẩm của các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc của các bộ lọc không khí ở các máy điều hoà nhiệt độ, các động cơ nổ (xe hơi, xe gắn máy).
Sản phẩm của cây cao su là nhựa có thể làm nguyên liệu chế tao bộ lọc không khí thải ra.
Sản phẩm của cây mía là đường có thể chế thành rượu cồn một loại chất đốt sạch (dùng ở Brazil)
Cây xanh sống nhờ năng lượng mặt trời, có thể nào thay vì dùng chất đốt gây ô nhiễm thì thay bằng năng lượng mặt trời hay các năng lượng sạch hơn.
...
Trên đây là những ý kiến thô thiển nảy sinh. Một số có thể sai và không thực tế. Tuy nhiên, một trong chúng có thể dùng làm cơ sở cho những phát triển lợi ích.
Biến thể của phương pháp
Ngoài việc dùng các danh từ ngẫu nhiên người ta còn có thể dùng hình ảnh như là đối tượng để tập kích não tìm ý mới. Cách làm như sau:
Nghĩ ra bất kì một chữ Anh ngữ nào, rồi lấy nó làm từ khóa điền vào khung tìm kiếm của máy truy tìm dữ liệu.
Thay vì tìm các trang Web, thì dùng máy để tìm các hình ảnh.
Bây giờ chọn ra một hình bất kì mà máy truy tìm cung cấp. Lấy nó làm đối tượng để tập kích não tương tự như đã tiến hành.
Đọc thêm
Tập kích não
Tư duy sáng tạo
Tham khảo
Creative Thinking for Business
Mind Tools
Thu thập ngẫu nhiên -- bài do chính tác giả Võ Quang Nhân hiệu chỉnh và gửi đăng
Tâm lý học
Giáo dục học
Logic
Tư duy sáng tạo |
8381 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C4%A9%20%C4%91%E1%BB%8F | Trĩ đỏ | Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) là một loài chim thuộc họ Trĩ. Danh pháp chi bắt nguồn từ tiếng Latinh phasianus, "trĩ". Danh pháp loài colchicus là tiếng Latinh của "Colchis" ( Georgia ngày nay), một quốc gia trên Biển Đen nơi mà chim trĩ đem đến châu Âu. Phasianus tách ra từ chi Gallus, một chi của gà rừng và gà thuần hóa, khoảng 20 triệu năm trước.
Chim có nguồn gốc từ châu Á và vài nơi tại châu Âu như chân đồi phía bắc của Kavkaz và Balkan. Chúng được du nhập rộng rãi đến nơi khác như một loài chim săn tiêu khiển. Ở nhiều nơi trong phạm vi, cụ thể ở những nơi không có họ hàng, chẳng hạn tại châu Âu, nơi chúng được nhập tịch, chúng chỉ được gọi đơn giản là "chim trĩ". Trĩ khoang cổ vừa là tên được sử dụng cho loài trên khắp Bắc Mỹ và cũng là tên chung cho một số phân loài và các phân lớp của chúng có vòng cổ trắng.
Đây là một loài chim săn tiêu khiển nổi tiếng, trong số những loài địa phương có tầm quan trọng hơn, có lẽ là loài phổ biến và cổ xưa nhất trên toàn thế giới. Trĩ đỏ là một trong những loài chim bị săn lùng nhiều nhất trên thế giới. Chúng được du nhập với mục đích đó ở nhiều vùng và cũng phổ biến ở các trang trại thú săn nơi chúng được nhân giống thương mại. Đặc biệt, trĩ đỏ khoang cổ được nuôi phổ biến và được đưa đến nhiều nơi trên thế giới; đàn vật nuôi của trang trại thú săn, mặc dù chưa có giống khác biệt nào được phát triển, có thể được coi là đã bán thuần dưỡng. Trĩ đỏ khoang cổ là bang điểu của bang Nam Dakota, một trong ba loài chim duy nhất của bang Hoa Kỳ không phải là loài có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
C
Sách đỏ Việt Nam
Chim Azerbaijan
Chim Trung Quốc
Chim Triều Tiên
Chim Pakistan
Chim châu Á
Chim châu Âu
Động vật được mô tả năm 1758
Gia cầm |
8382 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A5u%20h%E1%BB%8Fi%20%28d%E1%BA%A5u%20thanh%20ch%E1%BB%AF%20qu%E1%BB%91c%20ng%E1%BB%AF%29 | Dấu hỏi (dấu thanh chữ quốc ngữ) | Dấu hỏi trong tiếng Việt là một dấu thanh nằm ở trên một số nguyên âm. Khi viết ở trên nguyên âm thì đọc nguyên âm đó với giọng xuống rồi lên.
Nó viết gần giống với dấu chấm hỏi nhưng ngắn hơn và không có chấm nhỏ ở dưới. Ngoài ra, dấu chấm hỏi thuộc về các dấu chấm câu và chỉ được đặt ở cuối những câu hỏi.
Xem thêm
Dấu huyền
Tham khảo
Hỏi
Tiếng Việt
Ngôn ngữ học |
8383 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Ho%C3%A0ng%20trung%20%C4%91%C3%B4 | Phượng Hoàng trung đô | Phượng Hoàng Trung Đô (鳳凰中都) là kinh thành do vua Quang Trung xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát, cách Phú Xuân khoảng 300 km, cách Đông Kinh Kẻ Chợ cũng khoảng 300 km.
Lịch sử trong văn tịch
Năm 1789, Quang Trung giao cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi con Mèo (Kỳ lân) vì thấy nơi đây là đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng (tứ linh) mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng (còn gọi là Phụng) để xây thành gọi là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp (3 tháng 10 năm 1789), nhà vua viết: "Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, Tiên sinh hãy ra đây giúp nhau mà trị nước". Kinh đô ở Yên Trường tuy còn sơ sài nhưng thực sự đã được xây dựng, lấy tên là Phượng Hoàng Trung Đô. Để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô Nguyễn Huệ đã cho lính vây bắt dân, buộc họ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành công trình có tầm vóc lớn này. Theo các sử liệu nước ngoài, dân địa phương phản đối và mạnh ai người nấy trốn.
Di tích
Phượng Hoàng Trung Đô có 2 vòng thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, mặt thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều. Nhìn từ trên không thì Thành Nội Phương Hoàng Trung Đô gần như hình tam giác: mặt hành phía Đông Bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng), phía Nam cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), phía Tây kéo dài qua cánh đồng theo một đường thẳng lên sát Mũi Rồng (một nhánh của núi Dũng Quyết.
Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm:
Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
Hoàng đế Quang Trung đã ngự giá đến Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần vào tháng 5 năm 1791 và tháng 1 năm 1792. Nhưng sáu tháng sau, vua đột ngột qua đời nên không kịp thiên đô từ Phú Xuân ra Trung Đô.
Với sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, sau khi vua Quang Trung băng hà, vua Quang Toản lên ngôi không chèo chống nổi cơ đồ trước lực lượng phục thù của Nguyễn Ánh. Chúa Nguyễn Ánh sau lên ngôi lập ra nhà Nguyễn ở Huế và Phượng Hoàng Trung Đô cũng bị lãng quên.
Ngày 28 Tháng Tư năm 1998, Bộ văn hóa thông tin thể thao Việt Nam đã ra quyết định số 313/ QĐ-VH công nhận di tích Phượng Hoàng Trung đô.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phượng Hoàng Trung Đô - Tầm nhìn chiến lược của Quang Trung
Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn
Thành cổ Việt Nam
Xứ Nghệ
Vinh
Lịch sử Nghệ An
Nhà Tây Sơn
Cố đô Việt Nam |
8387 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cappuccino | Cappuccino | Cappuccino (; đọc như ca-pu-chi-nô) là thức uống có nguồn gốc từ Ý gồm cà phê và sữa khuấy bông (steamed milk).
Ở Ý, quốc gia mà đồ uống này phổ biến nhất, theo truyền thống, được thưởng thức vào buổi sáng, vào bữa sáng hoặc sau đó, không bao giờ trong bữa ăn.
Định nghĩa
Bên ngoài nước Ý, cappuccino là một thức uống cà phê mà ngày nay thường bao gồm một tách espresso và sữa nóng, với bề mặt được phủ một lớp sữa có bọt. Cappuccino thường được pha chế bằng máy pha cà phê espresso.
Cà phê espresso được đổ vào đáy cốc, tiếp theo là một lượng sữa nóng tương tự, được chuẩn bị bằng cách làm nóng và tạo kết cấu sữa bằng vòi hơi của máy pha cà phê espresso. Phần ba trên cùng của thức uống bao gồm bọt sữa; bọt này có thể được trang trí bằng các hình vẽ nghệ thuật được làm bằng cùng một loại sữa, được gọi là nghệ thuật pha cà phê .
Trong một tách cà phê cappuccino truyền thống, được phục vụ ở Châu Âu và nghệ nhân trong quán cà phê (coffee house) ở Hoa Kỳ, tổng số espresso và sữa / bọt tạo thành khoảng .
Các chuỗi nhà hàng cà phê thương mại ở Mỹ thường phục vụ cappuccino dưới dạng đồ uống hoặc lớn hơn. Ở Ý, một cappuccino bao gồm espresso; phần còn lại của cốc chứa đầy sữa và bọt bằng nhau. Ngoài phạm vi nước Ý, tỷ lệ cà phê espresso, sữa và bọt thường bằng 1/3 mỗi loại.
Cappuccino theo truyền thống thường nhỏ (tối đa 180 ml) với lớp bọt dày, trong khi "latte" truyền thống lớn hơn (200–300 ml). Caffè latte thường được phục vụ trong tách lớn; Cappuccino chủ yếu được đựng trong tách 150–180 ml có tay cầm. Cappuccino truyền thống có một lớp bọt sữa kết cấu dày hơn 1 cm; microfoam là sữa được đánh bọt / hấp trong đó các bọt nhỏ và nhiều đến mức không thể nhìn thấy, nhưng làm cho sữa nhẹ và đặc hơn. Do đó, bọt nhỏ sẽ vẫn còn một phần trên cốc khi cà phê espresso được rót vào đúng cách cũng như trộn đều với phần còn lại của cappuccino.
Giải vô địch Barista Thế giới đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2000, và trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, các barista cạnh tranh phải sản xuất — cho bốn giám khảo cảm quan — trong số các thức uống khác là bốn cappuccino, được định nghĩa trong các Quy tắc và Quy định của WBC như [...] một thức uống cà phê và sữa phải tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa sữa ngọt và cà phê espresso đậm đà [....]
Cappuccino được pha chế với một tách espresso, sữa có kết cấu và bọt. Độ dày của lớp bọt tối thiểu 1 cm [....] Cappuccino là đồ uống có tổng thể tích từ 150 ml đến 180 ml.
Lịch sử và từ nguyên
Trong quá khứ, cái tên này có xu hướng đề cập đến sự tương đồng với màu nâu theo thói quen của Dòng Tu sĩ Minor Capuchin. Trên thực tế, nguồn gốc của nó có liên quan mật thiết đến sự phổ biến của cùng một loại cà phê ở châu Âu và đặc biệt là ở Đế chế Áo-Hung của thế kỷ 17-18.
Một truyền thuyết rất phổ biến liên kết tên của ông với câu chuyện về một giáo chủ dòng Capuchin, Cha Marco d'Aviano, một vị chủ nhiệm người Friulian được Giáo hoàng Innocent XI cử đến Vienna vào tháng 9 năm 1683, với mục đích thuyết phục các cường quốc châu Âu thành một liên minh chống lại Người Ottoman Hồi giáo đang bao vây họ. Trong một quán cà phê ở Vienna, lần đầu tiên anh ấy đã "sửa" lại vị quá đậm của cà phê với sữa, và thức uống mới sẽ được đặt biệt danh là kapuziner, hay "cappuccino" trong tiếng Đức.
Mặc dù gọi thức uống thời đó đúng hơn là cà phê sữa đơn giản nhưng không biết mọi chuyện thực sự diễn ra như thế nào. Có lẽ một người có tên là Johannes Theodat, chủ sở hữu của một trong những cửa hàng cà phê Vienna đầu tiên, đã thử nghiệm các loại thức uống cà phê pha chế kiểu mới.
Một giả thuyết khác trên thực tế, Franciszek Jerzy Kulczycki, người vào năm 1685, cũng ở Vienna, đã sở hữu một lượng lớn cà phê bị người Hồi giáo bỏ lại, ông tìm cách làm cho nó ngọt hơn, đã pha chế lại bằng sữa và mật ong; theo truyền thuyết, tương tự cũng sẽ nhúng một biến thể của kipferl, một món tráng miệng có từ thế kỷ 13 và là tổ tiên của croissant , và có hình dạng giống như lưỡi liềm, do đó, dấu hiệu khinh thường quân Ottoman xâm lược.
Trong suốt thế kỷ 18, đồ uống gọi là là kapuziner đã được làm phong phú với các hương liệu mới, gia vị và kem đánh bông lên trên, đặc biệt lan rộng ở Friuli Venezia Giulia và khắp Đế quốc Áo-Hung. Vào cuối cùng thế kỷ đó, thời trang cappuccino chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị thủ công lớp bọt sữa bên trên; nhưng chỉ vào đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của những chiếc máy pha cà phê espresso đầu tiên trên thị trường, thức uống này mới bắt đầu có kết cấu như hiện nay, từ công đoạn tạo bọt sữa thông qua vòi phun hơi nước.
Chuẩn bị
Tại Ý, đồ uống này thường được làm ngọt, thường đi kèm với bánh sừng bò hoặc các loại bánh nướng hoặc bánh ngọt khác. Cappuccino thường bao gồm khoảng 125 mL sữa và 25 mL cà phê. Bọt (hoặc tốt hơn là kem), được chuẩn bị bằng một công cụ cụ thể gọi là máy đánh bọt sữa (montalatte), Tách cà phê hoàn chỉnh phải đẹp, đặc, không có khí và có số lượng bằng khoảng 1/3 tách cappuccino. Đôi khi, để hoàn thiện, người ta rắc thêm cacao hoặc quế.
Có rất nhiều biến thể trên thế giới. Ở Ý các biến thể chính là cappuccino đậm và cappuccino nhạt. Gần đây, các kỹ thuật pha cappuccino hiện đại ngày càng nâng cao tính thẩm mỹ của cappuccino'art coffee hoặc latte art được trang trí bằng các hình vẽ từ sữa rót từ bình (bricchetto hay pitcher). hoặc các công cụ cầm tay.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Coffeegeek with how-to steam guide
Italian Espresso National Institute
Coffee Taster, the free newsletter of the International Institute of Coffee Tasters, featuring articles on the quality of espresso, chemical and sensory analysis, market trends
Cappuccino
Ẩm thực Ý |
8389 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh%20ki%E1%BB%87n%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD | Linh kiện điện tử | Các linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử.
Phân loại
Phân loại linh kiện điện tử có thể có nhiều tiêu chí khác nhau. Song với ý nghĩa phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành mạch tương đương để tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được quan niệm là hợp lý nhất. Trong phân loại này thì bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không có sự cần thiết phải ghi chú, như công suất lớn, toả nhiệt, gây nhiễu,...
Linh kiện tích cực là loại tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới, trong mạch tương đương thì biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu, như diode, transistor,...
Linh kiện thụ động không cấp nguồn vào mạch, nói chung có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp,...
Linh kiện điện cơ tác động điện liên kết với cơ học, như thạch anh, relay, công tắc,...
Vì rằng không có vật liệu nào có tính năng vật lý lý tưởng và không có sự tuyến tính lý tưởng, nên những linh kiện như "điện trở điện áp" nằm vào giữa các phân loại hàn lâm.
Linh kiện Tích cực
Linh kiện bán dẫn
Diode
Diode chỉnh lưu
Diode Schottky: Diode có tiếp giáp kim loại-bán dẫn và cho ra điện áp rơi phân cực thuận thấp
Diode Zener: Diode ổn áp.
Diode TVS (Transient voltage suppression diode): Diode dùng cho mạch hạn chế điện áp.
Varicap hay Varactor: Diode biến dung dùng làm tụ điện.
LED (Light-emitting diode): Diode phát sáng.
laser: (LD)-laser diode- Diode phát quang nhờ bức xạ cưỡng bức.
Photodiode: Diode quang (cảm quang).
Avalanche photodiode: Diode quang làm việc ở miền gần đánh thủng.
Pin mặt trời, photovoltaic cell, PV array hoặc panel: biến ánh sáng thành điện tích.
DIAC, Diode Trigger (SIDAC) – thường dùng cho khởi SCR
Diode ổn dòng (Constant-current): ít dùng.
Bơm nhiệt điện (Peltier cooler) – một loại bơm nhiệt bán dẫn (semiconductor heat pump)
Transistor
Transistor:
Transistor lưỡng cực (BJT, hoặc gọn là "transistor") – NPN hoặc PNP
Phototransistor: transistor có cửa sổ ở vỏ để ánh sáng chiếu được vào base, dùng như Photodiode
Transistor Darlington, Sziklai pair (complementary Darlington) – NPN hoặc PNP: transistor ghép.
IGBT (Insulated-gate bipolar transistor): transistor có cực điều khiển cách ly.
Transistor hiệu ứng trường hoặc transistor trường (FET, Field-effect transistor):
JFET (Junction Field-Effect Transistor) kênh N hoặc P
MOSFET (Metal Oxide Semiconductor FET) kênh N hoặc P
MESFET (MEtal Semiconductor FET)
HEMT (High electron mobility transistor)
Thyristor:
SCR (Silicon-controlled rectifier hay Thyristor)
TRIAC (TRIode for Alternating Current) – Bidirectional SCR
UJT (Unijunction transistor)
Programmable Unijunction transistor (PUT)
SIT (Static induction transistor)
SITh (Static induction thyristor)
Mạch tích hợp
IC Digital
IC Analog
Các modul chế sẵn: modul cấp nguồn, modul tần số chuẩn, modul hiển thị,...
Cảm biến hiệu ứng Hall – cảm biến từ trường (Hall effect sensor)
Quang điện tử, hiển thị
Opto-Isolator, Photocoupler, Optocoupler
Opto switch, Opto interrupter, Optical switch, Optical interrupter, Photo switch, Photo interrupter
CRT (Cathode ray tube)
LCD (preformed characters, dot matrix) (passive, TFT)
Neon (individual, 7 segment display, Nixie), phần lớn đã lỗi thời.
LED (individual, 7 segment display, starburst display, dot matrix)
Flap indicator (numeric, preprinted messages)
Màn hình plasma (dot matrix)
Đèn điện tử chân không
Các đèn (ống điện tử) đã lỗi thờiː Diode, Triode, Tetrode, Pentode, Hexode, Pentagrid, Octode,...
Đèn vi sóng (Microwave)
Klystron: đèn khuếch đại vi sóng công suất cực lớn, dùng ở trạm phát/chuyển tiếp sóng trong phát thanh hoặc thông tin liên lạc, kể cả liên lạc với vệ tinh.
Magnetron: đèn phát vi sóng, ví dụ trong lò vi sóng.
Đèn Traveling-wave
Đèn quang điện (Phototube), Photodiode: cảm quang, hiện dùng trong phát hiện ánh sáng cực yếu, cỡ vài photon.
Đèn nhân quang điện (Photomultiplier tube, PMT): cảm quang có kèm dynode để khuếch đại.
Vacuum fluorescent display (VFD) – một dạng màn hiện CRT không quét cỡ nhỏ, đã lỗi thời.
Đèn phát tia X: dùng ở máy chiếu X-quang trong y tế, phân tích hóa,...
Nguồn điện
Pin, Ắc quy các loại
Pin mặt trời
Pin nhiệt (Thermoelectric generator, Seebeck generator) – phát điện khi có gradient nhiệt
Linh kiện thụ động
Điện trở
Tụ điện
Tụ điện tích hợp
Tụ điện MIS: tụ điện được chế tạo theo công nghệ bán dẫn, gồm 3 lớp kim loại - điện môi - chất bán dẫn (metal-isolator-semiconductor), trong đó điện môi là polyme.
Tụ điện trench
Tụ điện cố định
Tụ điện gốm (Ceramic): tụ có điện môi chế tạo theo công nghệ gốm.
Tụ điện màng (film): tụ có điện môi là màng plastic (plastic film).
Tụ điện mica: tụ có điện môi là mica.
Tụ hóa: hay tụ điện điện phân (electrolytic capacitor), dùng chất điện phân phù hợp với kim loại dùng làm anode để tạo ra cathode, nhằm đạt được lớp điện môi mỏng và điện dung cao.
Tụ hóa nhôm: có anode (+) làm bằng nhôm.
Tụ hóa tantali: có anode (+) làm bằng tantali.
Tụ hóa niobi: có anode (+) làm bằng niobi.
Tụ polyme, tụ OS-CON: dùng điện phân là polyme dẫn điện.
Siêu tụ điện (Supercapacitor, Electric double-layer capacitor - EDLS)
Siêu tụ điện Nanoionic: chế tạo theo công nghệ lớp kép nano để đạt mật độ điện dung cực cao.
Siêu tụ điện Li ion (LIC): chế tạo theo công nghệ lớp kép lai để đạt mật độ điện dung siêu cao.
Tụ điện vacuum: điện môi chân không (lỗi thời).
Tụ điện biến đổi: tụ thay đổi được điện dung.
Tụ điện tuning: tụ thay đổi dải rộng dùng trong mạch điều hưởng
Tụ điện trim: tụ thay đổi dải hẹp để vi chỉnh
Tụ điện vacuum biến đổi (lỗi thời).
Tụ điện ứng dụng đặc biệt:
Tụ điện filter: tụ lọc nhiễu, có một bản cực làm vỏ nối mát, bản cực kia có hai đầu nối.
Tụ điện phát sáng (Light-emitting): tụ phát sáng khi tích điện?
Tụ điện motor: tụ dùng cho để khởi động và tạo từ trường xoay cho motor.
Tụ điện photoflash: tụ dùng cho đèn flash như đèn flash máy ảnh, cần đến phóng điện nhanh.
Dãy tụ điện (network, array): các tụ được nối sẵn thành mảng.
Varicap: Diode bán dẫn làm việc ở chế độ biến dung.
Cảm ứng từ điện
Cuộn cảm
Chấn lưu
Điện trở cảm ứng điện
Ampe kế hiệu ứng hall
Memristor
Networks
Transducer, cảm biến
Cảm biến quang học hay sóng điện từ nói chung
Cảm biến nhiệt hồng ngoại, nhiệt chuyển động
Cảm biến tiệm cận từ
Cảm biến áp suất
Cảm biến tiệm cận sóng âm
Cảm biến biến dạng
Cảm biến góc xoay
Cảm biến rung
Cảm biến gia tốc
Cảm biến la bàn
Cảm biến từ thông
Cảm biến gas, ethanol, chất khí
Cảm biến đo hạt bụi, khói
Cảm biến lửa
Một số cảm biến có thể dùng linh kiện chuyên dụng, hoặc dùng linh kiện phát để thu 1 dạng năng lượng tín hiệu từ một nguồn phát cùng loại.
Antenna
Antenna Lưỡng cực
Yagi
Phased array
Antenna vòng (Loop antenna)
Antenna Parabolic dish
Log-periodic dipole array
Biconical
Feedhorn
Linh kiện điện cơ
Cápː Power cord, Patch cord, Test lead
Phần tử gốm áp điện
Crystal (thạch anh) – Ceramic crystal phát tần số chính xác
Ceramic resonator – Ceramic crystal phát tần số bán chính xác
Ceramic filter - phần tử lọc bằng gốm, lọc tín hiệu xoay chiều có tần số ổn định (trong thực tế nó như Ceramic resonator)
Surface acoustic wave (SAW) filters
Động cơ áp điện - Động cơ siêu âm (Ultrasonic motor)
Loa áp điện (Piezo buzzer)
Microphone gốm
Đầu nối
Đầu nối điện: Đầu nối XLR, Đầu nối DIN, Đầu nối RF,...
Socket
Terminal
Screw terminal
Terminal Blocks
Pin header
Chuyển mạch, công tắc
Switch – Manually
Electrical description: SPST, SPDT, DPST, DPDT, NPNT (general)
Technology: slide switch, toggle switch, rocker switch, rotary switch, nút bấm (pushbutton)
Keypad
DIP switch - dãy công tắc được chế với hàng chân kiểu DIP như vi mạch logic
Footswitch
Cầu dao (Knife switch)
Micro switch – công tắc kích hoạt cơ học với tác động tự khớp (snap)
Limit switch – công tắc kích hoạt cơ học với cảm nhận giới hạn dịch chuyển
Công tắc thủy ngân (Mercury switch): công tắc phản ứng với độ nghiêng, làm giọt thủy ngân cắt mạch điện
Công tắc lực ly tâm (Centrifugal switch)
Công tắc từ trường (Reed switch)
Công tắc nhiệt (Thermostat)
Công tắc độ ẩm (Humidistat)
Rơ le – công tắc điều khiển bằng điện
Cầu chì, bảo vệ
Cầu chì – bảo vệ mạch một lần quá dòng, dùng dây chì đứt mạch khi nóng chảy
Circuit breaker – bảo vệ mạch nối lại được bằng cơ học
Resettable fuse or PolySwitch – bảo vệ mạch nối lại được bằng mạch bán dẫn (solid state device)
Ground-fault protection, residual-current device – bảo vệ mạch nối đất
Metal oxide varistor (MOV), surge absorber (hấp thụ quá áp), Diode TVS – bảo vệ mạch tránh quá áp
Inrush current limiter – bảo vệ mạch tránh dòng điện cao xâm nhập
Đèn phóng điện khí (Gas discharge tube) – bảo vệ mạch tránh điện áp cao
Khe đánh lửa (Spark gap) – bảo vệ mạch tránh điện áp quá cao.
Chống sét (Lightning arrester)
Tham khảo
Xem thêm
Ký hiệu điện tử
Sơ đồ mạch điện
Electronic components
ghi rõ hơn
Kỹ thuật điện tử
Mạch điện tử
Điện tử học |
8391 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t | Đất | Đất hay thổ, thổ nhưỡng là tập hợp của các vật chất bao gồm chất hữu cơ, khoáng chất, chất lỏng, chất khí và sinh vật nằm bao phủ trên bề mặt của Trái Đất; có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật cũng như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác nhau, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.
Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và oxy (O2) cũng như hấp thụ dioxide cacbon (CO2) đồng thời tạo ra thức ăn cho con người.)
Thành phần
Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.
Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:
Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.
Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.
Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian. Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ...
Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là đất cổ.
Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất.
Độ phì nhiêu
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Tiến hóa tự nhiên của đất
Một ví dụ về sự tiến hóa tự nhiên của đất từ đá diễn ra trên các dòng dung nham đã nguội trong các khu vực ấm áp dưới tác động của lượng mưa nhiều và lớn. Thực vật có thể thích nghi và sinh trưởng rất mau trong những khí hậu như vậy trên các dung nham bazan đã nguội, thậm chí ngay cả khi ở đó có rất ít các chất hữu cơ. Các loại đá xốp có nguồn gốc từ dung nham bên trong có chứa nước và các chất dinh dưỡng giúp cho cây sinh trưởng. Các chất hữu cơ dần dần được tích lũy; nhưng trước khi điều đó xảy ra, chủ yếu là các loại đá xốp trong đó rễ cây có thể mọc cũng có thể được coi là đất.
Các quá trình hóa học trong đất
Phong hóa giải phóng các ion, chẳng hạn như kali (K+) và magnesi (Mg2+) vào trong các dung dịch đất. Một số bị hấp thụ bởi thực vật, và phần còn lại có thể liên kết với các hợp phần đất (chất hữu cơ, khoáng sét) hoặc tồn tại tự do trong dung dịch đất. Cân bằng về hàm lượng các ion trong các hợp phần đất khác nhau là cân bằng động - bị chi phối bởi các quá trình trao đổi và hấp phụ cation, anion. Sự chuyển dịch cân bằng có thể xuất phát từ những thay đổi lý học, hóa học của đất.
Cùng với quá trình axit hóa đất(chua hóa), các cation hấp thụ bởi khoáng sét có thể bị trao đổi (bởi H+) và bị rửa trôi. Ngoài ra, axit hóa đất cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình phong hóa khoáng sét, giải phóng một số ion độc hại đối với thực vật Al3+ (Al3+ là một trong những thành phần chính cấu tạo nên các silicat của đất). Bón vôi (vôi bột hoặc vôi tôi) được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải tạo và ngăn chặn quá trình chua hóa đất đai.
Mặc dù các nguyên tố như nitơ, kali và phosphor là cần thiết nhất để thực vật sinh trưởng có thể có rất nhiều trong đất, nhưng chỉ có một phần nhỏ của các nguyên tố này nằm ở dạng hóa học mà thực vật có thể hấp thụ được. Trong các quá trình như cố định đạm và hóa khoáng, các loại vi sinh vật chuyển hóa các dạng vô ích (chẳng hạn như NH4+) thành các dạng có ích (chẳng hạn NO3-) mà cây cối có khả năng sử dụng được. Các quá trình trao đổi, chuyển hóa, tương tác giữa thổ quyển (đất), thủy quyển (nước), khí quyển (không khí) và sinh quyển (quyển sống) thông qua các chu trình sinh địa hóa (chu trình nitơ và chu trình cacbon...) giúp cho vòng tuần hoàn của các nguyên tố này được khép kín.
Các thành phần hữu cơ của đất có nguồn gốc từ các mảnh vụn thực vật (xác lá cây), các chất thải động vật (phân, nước tiểu, xác chết v.v) và các chất hữu cơ chưa phân hủy khác. Các chất này khi bị phân hủy, và tái tổ hợp tạo ra chất mùn, là một loại chất màu sẫm và giàu các chất dinh dưỡng. Về mặt hóa học, chất mùn bao gồm các phân tử rất lớn, bao gồm các este của các axit cacboxylic, các hợp chất của phenol, và các dẫn xuất của benzen. Thông qua quá trình khoáng hóa, các chất hữu cơ trong đất bị phân giải và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật phát triển. Các chất hữu cơ cũng đảm bảo độ xốp cần thiết cho việc giữ nước, khả năng tưới tiêu và quá trình oxy hóa của đất.
Khô hạn của đất sẽ thúc đẩy sự xâm nhập của oxy không khí vào đất, đồng thời gia tăng quá trình oxy hóa đất và giảm hàm lượng chất hữu cơ đất. Một ví dụ về điều này có thể xem ở các loại đất tại khu vực Everglades của Florida, ở đó người ta đã tưới tiêu cho nông nghiệp, chủ yếu trong sản xuất mía đường. Nguyên thủy, đất đai ở đây rất giàu các chất hữu cơ, nhưng quá trình oxy hóa và sự nén đất đã dẫn tới sự phá hủy cấu trúc đất và các chất dinh dưỡng và làm thoái hóa đất.
Phân loại đất theo mục đích sử dụng
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là các loại đất rừng, đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối; bao gồm:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng sản xuất;
Đất rừng phòng hộ;
Đất rừng đặc dụng;
Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính, các công trình phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh...
Đất phi nông nghiệp
Là loại đất đã được sử dụng nhưng không dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nêu trên; nó bao gồm:
Đất ở;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan; xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
Đất sử dụng vào mục đích công cộng: đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (đất xây đền, nhà thờ...);
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
Đất phi nông nghiệp khác gồm: đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà chứa nông sản, vật tư, thiết bị máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
Đất chưa sử dụng
Gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng như bãi bồi ven sông, ven biển...
Tham khảo
Bằng tiếng Anh:
Soil Survey Staff. (1975) Soil Taxonomy: A basic system of soil classification for making and interpreting soil surveys. USDA-SCS Agric. Handb. 436. U.S. Gov. Print. Office. Washington, DC.
Soil Survey Division Staff. (1993) Soil survey manual. Soil Conservation Service. U.S. Department of Agriculture Handbook 18.
Soil pH Meter and Testing Logan, W. B., Dirt: The ecstatic skin of the earth. 1995 ISBN 1-57322-004-3
Faulkner, William. Plowman's Folly. New York, Grosset & Dunlap. 1943. ISBN 0-93328-051-3
Jenny, Hans, Factors of Soil Formation: A System of Quantitative Pedology 1941 ASIN B0006APBY4
E. G. Gregorich,Martin R. Carter, Soil quality for crop production and ecosystem health
Xem thêm
Đất phù sa
Đất bỏ hoang
FAO - Sơ đồ phân loại đất
Thổ nhưỡng học
Nguồn gốc đất
Thoái hóa đất
Cải tạo đất
Soil life
Độ ẩm của đất
Độ pH của đất
Phẫu diện đất
Đất phèn
Cấu trúc đất
Bản đồ địa hình đất
Phân tích đất
Các dạng đất
Đất bề mặt
Hệ thống phân loại đất
Chú thích
Nông nghiệp
Đất
Thổ nhưỡng học
Sinh thái học
Khoa học đất
Kinh tế sản phẩm
Quản lý đất đai
Trồng trọt
Tài nguyên thiên nhiên
Vật liệu tự nhiên
Trồng trọt và làm vườn |
8393 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh%20ki%E1%BB%87n%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%20th%E1%BB%A5%20%C4%91%E1%BB%99ng | Linh kiện điện tử thụ động | Linh kiện điện tử thụ động là một linh kiện điện tử hoạt động nhờ vào năng lượng đã có, bao gồm
Điện trở
Tụ điện
Cuộn cảm
Có những thiết bị điện tử hoàn toàn thụ động, cấu tạo từ các linh kiện điện tử thụ động, không cần được cung cấp nguồn điện như:
Máy thu radio tinh thể loại cổ, một máy thu radio AM.
Bộ lọc thụ động, một bộ lọc điện tử làm từ các linh kiện thụ động.
Ngược lại với các linh kiện thụ động, các linh kiện chủ động từ cần nguồn năng lượng để hoạt động.
Tham khảo
Liên kết ngoài |
8394 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFt%20b%E1%BB%8B%20th%E1%BB%AD%20nghi%E1%BB%87m%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD | Thiết bị thử nghiệm điện tử | Các thiết bị thử nghiệm điện tử được dùng bởi các kỹ sư điện tử học để thử nghiệm và lắp đặt thiết bị điện tử.
Thiết bị đo
Ampe kế (Gavanô kế) đo cường độ dòng điện
Vôn kế đo hiệu điện thế
Ôm kế (cầu Wheatstone) đo điện trở
Vạn năng kế thực hiện các phép đo trên và nhiều chức năng khác
Phổ kế
Đầu dò RF
Tần số kế (frequency meter)
Dao động kế (oscilloscope)
Nguồn điện
Nguồn một chiều
Dao động ký (nguồn xoay chiều) (frequency generator)
Máy phát xung
Thiết bị khác
Máy phân tích mạch
Mạch in
Bộ cắm dây (breadboard)
Dây dẫn điện
Đèn chỉ thị
Phần mềm hỗ trợ thiết kế mạch
Bảng điện tử, bảng quang báo màn hình LED
Tham khảo
Điện tử học
Dụng cụ đo lường điện tử |
8396 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20%E1%BB%A9ng%20tuy%E1%BB%83n | Hồ sơ ứng tuyển | Hồ sơ ứng tuyển (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động.
Ngoài ra, CV thường được ưa chuộng trong giới học thuật và hầu như chỉ được sử dụng khi nộp đơn xin việc ở hầu hết các quốc gia khác ngoài Canada hoặc Hoa Kỳ.
Đặc điểm chung
Một sơ yếu lý lịch nói chung là ngắn gọn (một hoặc hai trang), chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một số sơ yếu lý lịch dùng các từ khóa mà người thuê nhân công có thể đang tìm, có xu hướng tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt huyết.
Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian; ngược hoặc xuôi. Tuy nhiên, có sơ yếu lý lịch sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, hồ sơ lý lịch thường dài nhiều trang và trình bày tóm tắt chi tiết về nền tảng học vấn và bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, ấn phẩm, bài thuyết trình và bài giảng, danh hiệu và các thành tích khác. Ví dụ như cho sinh viên chưa có bề dày làm việc, nhưng muốn nhấn mạnh các nhóm kỹ năng thu được qua các khóa học và đợt thực tập.
Ngày nay, các sơ yếu lý lịch hay có thêm mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản) do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Trong những năm 2010, việc các ứng viên cung cấp bản CV điện tử cho nhà tuyển dụng bằng email, trang web tuyển dụng trực tuyến hoặc sử dụng các website dịch vụ mạng xã hội định hướng việc làm, chẳng hạn như LinkedIn đã trở nên phổ biến.
Việt Nam
Tại Việt Nam, các nhà tuyển dụng yêu cầu hồ sơ lý lịch của một cá nhân phải được đóng dấu chứng nhận và ký của Ủy ban Nhân dân phường (xã), hoặc Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng, Phòng tư pháp cấp huyện. Các Ủy ban Nhân dân chỉ chứng nhận khi sơ yếu lý lịch được điền theo đúng một khuôn mẫu in sẵn. Mẫu in sẵn có mục về lịch sử gia đình.
Ngoài ra còn một số các website giúp cho người tìm việc tìm được những mẫu hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch mà họ chia sẻ.
Khi đi xin việc ở Việt Nam, quy định chung là phải mang theo một bộ hồ sơ xin việc bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- 01 Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu
- 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy)
- 01 CV xin việc
- 01 Giấy khám sức khoẻ (trong vòng 6 tháng)
- Các loại bằng cấp, chứng chỉ
- Bản photo chứng minh thư
- 04 ảnh 4x6
Mỹ
Từ "Curriculum Vitae" tại Hoa Kỳ mang ý nghĩa của một bản tự giới thiệu bản thân, có thể dài hơn vài trang; ngoài chứa thông tin về kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục, các bài xuất bản, các giải thưởng đạt được,... nó còn có thể chứa thêm ví dụ về các công trình đã làm bởi ứng viên. CV kiểu này hay được các nhà tuyển dụng về nghiên cứu khoa học hay y khoa yêu cầu.
Từ résumé có ý nghĩa gần với sơ yếu lý lịch hơn, thường chỉ ngắn gọn một đến hai trang, thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường. Thuật ngữ résumé (xuất phát từ tiếng Pháp) có nghĩa là "tóm tắt", thường bị thay thế bằng một hình thái đơn giản hơn của nó, chủ yếu là bởi các người Mỹ không phát âm được tiếng Pháp như resumé hay ngay cả resume.
CV ở Mỹ còn có một số đặc điểm sau:
Không khuyến khích kèm ảnh chụp cá nhân trong CV, trừ ngành nghệ thuật biểu diễn.
Các CV cho vị trí nghiên cứu khoa học hay liệt kê các sự kiện cũ nhất trước.
Các ngành khác liệt kê sự kiện mới nhất trước.
Trước thập niên 1990, dòng đầu tiên hay ghi mục đích ứng cử. Ngày nay công thức này đã lỗi thời.
Anh
Tại Anh, từ "Curriculum Vitae" hay "CV" là các từ tiêu chuẩn được sử dụng, thay cho từ "résumé" của Mỹ.
Đức
Tại các nước nói tiếng Đức, một CV bao giờ cũng phải kèm theo hình ảnh chân dung của người đứng đơn.
Pháp
Thông thường, các CV ở Pháp phải luôn được kèm theo lettre de motivation (tạm dịch là đơn xin), trong đó nói thêm về cá nhân (nhiệt huyết, các điểm mạnh và những gì người xin việc có thể mang đến), các yêu cầu và các mong đợi, và tất nhiên đề nghị được gặp gỡ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
EServer TC Library: Résumés
10 mẹo để viết một CV tiếng Anh thành công tại theguardian.com
Quản trị nhân sự
Việc làm
Tuyển dụng
Thuật ngữ tiếng Latinh |
8398 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%9F%20kh%C3%A1ng | Trở kháng | Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha.
Khái niệm trở kháng còn đóng vai trò trong vật lý khi nghiên cứu dao động điều hòa. Khái niệm này được chính thức có vị trí trong lịch sử kỹ thuật điện từ tháng 7 năm 1886, với đóng góp của Oliver Heaviside.
Trở kháng được biểu thị tổng quát như sau:
Với R là điện trở (Resistance), X là điện kháng (Reactance).
Dòng điện một chiều
Với dòng điện một chiều, tại trạng thái cân bằng:
Tụ điện có mô hình là hai bản cực dẫn điện ngăn cách bởi điện môi, có trở kháng biến thiên tùy vào điện trở của điện môi, bản cực so với hiệu điện thế biến thiên giữa hai chân tụ, thường là vô cùng lớn và được coi như không dẫn điện.
Cuộn cảm có mô hình là cuộn dây có điện trở không đáng kể, tương đương với một dây dẫn điện.
Điện trở có trở kháng đúng bằng giá trị điện trở, một số thực.
Khái niệm trở kháng tổng quát vẫn có ý nghĩa với mạch điện chứa tụ điện, cuộn cảm, điện trở khi nghiên cứu trạng thái chuyển tiếp, lúc mới đóng mạch điện hay mới ngắt nguồn điện.
Dòng điện xoay chiều
Khi đặt hiệu điện thế là một hàm điều hòa theo thời gian, hoặc tổng của các hàm điều hòa:
Tụ điện làm dòng sớm pha π/2 so với hiệu điện thế
Cuộn cảm làm dòng bị trễ pha π/2 so với hiệu điện thế
Điện trở không thay đổi pha của dòng điện.
Điện trở
Điện trở sẽ kháng lại dòng điện một kháng trở
Cuộn cảm
1) Trở kháng của cuộn dây được định nghĩa là tổng của điện kháng và điện ứng của cuộn cảm
: Điện kháng của cuộn dây
: Điện ứng của cuộn dây
là pha của dòng điện:
: điện cảm (Inductance) của cuộn dây.
2) Điện thế của cuộn dây là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của cuộn dây
Điện thế trên điện ứng của cuộn dây dẫn trước điện thế trên điện kháng một góc 90ο.
3) Cuộn dây có một tần số cảm ứng, tần số khi điện kháng bằng điện ứng, tại tần số bằng và thời gian đạt đến tần số này là .
Tụ điện
1) Trở Kháng của tụ điện được định nghĩa là tổng của điện kháng và điện ứng của tụ điện
: Điện kháng của tụ điện
: Điện ứng của tụ điện
là pha của dòng điện:
: điện dung (Capacitance) của tụ điện.
2) Điện thế của tụ điện là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của tụ điện
Điện thế trên điện ứng của tụ điện đi sau điện thế trên điện kháng của tụ điện một góc 90ο.
3) Tụ điện có một tần số cảm ứng, tần số khi điện kháng bằng điện ứng, tại tần số bằng và thời gian đạt đến tần số này là CR.
Trở kháng tổng cộng của mạch điện được tính giống với mạch điện một chiều, nhưng trên các số phức. Một cách tổng quát, nó thường là số phức:
Với X là phần ảo của trở kháng, được gọi là điện kháng, có giá trị phụ thuộc vào tần số của hiệu điện thế; R là phần thực của trở kháng, được gọi là trở kháng thuần, .
Tham khảo
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Resistance, Reactance, and Impedance
Điện trở
Tham số điện
Đại lượng vật lý
Điện tử học
Điện trở và điện dẫn |
8399 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20kh%C3%A1ng | Điện kháng | Trong các hệ thống điện và điện tử, điện kháng (tiếng Anh: electrical reactance) là sự cản trở dòng điện của một phần tử trong mạch điện do điện cảm hoặc điện dung của phần tử đó. Phản ứng lớn hơn dẫn đến dòng điện nhỏ hơn cho cùng một điện áp được áp dụng. Điện kháng tương tự như điện trở, nhưng nó khác nhau ở một số khía cạnh.
Điện kháng được sử dụng để tính biên độ và thay đổi pha của dòng điện xoay chiều hình sin (AC) đi qua một phần tử mạch. Nó được ký hiệu là biểu tượng . Một điện trở lý tưởng có điện kháng bằng 0, trong khi cuộn cảm và tụ điện lý tưởng có điện trở bằng 0 – nghĩa là chỉ đáp ứng với dòng điện bằng điện kháng. Khi tần số tăng, phản ứng cảm ứng (cuộn cảm) tăng và phản ứng điện dung (tụ điện) giảm.
So sánh với điện trở
Điện kháng tương tự như điện trở trong đó phản ứng lớn hơn dẫn đến dòng điện nhỏ hơn cho cùng một điện áp. Hơn nữa, một mạch được làm hoàn toàn bằng các phần tử chỉ có phản ứng (và không có điện trở) có thể được xử lý giống như một mạch được làm hoàn toàn bằng các phần tử không có phản ứng (điện trở thuần). Những kỹ thuật tương tự này cũng có thể được sử dụng để kết hợp các yếu tố với phản ứng với các yếu tố có điện trở nhưng thường cần số phức. Điều này được xử lý dưới đây trong phần về trở kháng.
Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa điện trở và điện kháng. Đầu tiên, phản ứng thay đổi pha để dòng điện qua phần tử được dịch chuyển bằng một phần tư chu kỳ so với điện áp đặt trên phần tử. Thứ hai, công không bị tiêu tan trong một thành phần điện kháng thuần túy mà được lưu trữ thay thế. Thứ ba, các điện kháng có thể mang giá trị âm để chúng có thể 'loại bỏ' lẫn nhau. Cuối cùng, các phần tử mạch chính có điện kháng (tụ điện và cuộn cảm) có điện kháng phụ thuộc tần số, không giống như các điện trở thường có cùng điện trở cho tất cả các tần số.
Tham khảo
Đại lượng vật lý
Điện trở và điện dẫn |
8401 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20Ohm | Định luật Ohm | Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:
Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (đơn vị: ampere). V (trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U) là điện áp trên vật dẫn (đơn vị volt), R là điện trở (đơn vị: ohm). Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số.
Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức Georg Ohm[1] và được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình (xem phần Lịch sử dưới đây). Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm.
Trong vật lý, thuật ngữ định luật Ohm cũng được dùng để chỉ các dạng khái quát khác của luật Ohm gốc. Ví dụ đơn giản sau:
,
Trong đó J là mật độ dòng tại một vị trí nhất định trong vật liệu điện trở, E là điện trường tại vị trí đó, và σ (Sigma) là một tham số phụ thuộc vật liệu được gọi là độ dẫn. Đây là dạng khác của Định luật Ohm viết bởi Gustav Kirchhoff.
Định luật Ohm đối với toàn mạch: cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Lịch sử
Ohm là một định luật rất quan trọng trong điện học, định luật do một nhà vật lý học người Đức tên là Georg Ohm (1789 - 1854) phát minh.
Ohm nghiên cứu các tính chất của điện trở trong những năm 1825 và 1826, và công bố kết quả vào năm 1827 trong cuốn Die galvanische Kette, mathematisch bearbeitet ("Nghiên cứu phương trình toán học của mạch điện"). Ông đã lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứu của Fourier về lý thuyết sự truyền nhiệt để chứng minh để giải thích nghiên cứu của mình.
Từ nhỏ Ohm đã được cha dạy môn toán, cũng được cha ông rèn luyện đôi tay khéo léo, đó cũng chính là cơ sở để sau này ông đã tự tay chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu. Vào năm 1811 ông nhận học vị tiến sĩ ở trường Đại học Bilett Island.
Vào thời kỳ trước Ohm người ta còn chưa có ý niệm rõ ràng về cường độ dòng điện, về điện áp, còn khái niệm điện trở thì về cơ bản chưa có. Do điều kiện kinh tế khó khăn, trong thời gian dài Ohm phải làm gia sư và là thầy giáo dạy ở trường trung học. Đến khi mất việc dạy học, ông cơ hồ mất cơ hội trở thành một nhà vật lý học vĩ đại của thời đại. Trong thời gian rảnh rỗi, ông tranh thủ tự tay thiết kế, chế tạo các dụng cụ để tiến hành các thực nghiệm nghiên cứu khoa học. Dựa theo phương pháp của Coulomb, ông chế tạo ra máy đo lực của dòng điện để đo cường độ dòng điện, đồng thời đưa đến định nghĩa về sức điện động, đưa ra khái niệm chính xác về cường độ dòng điện và điện trở. Từ hiện tượng nhiệt phát ra trong dây dẫn khi, có dòng điện chạy qua, ông so sánh tỉ lệ giữa nhiệt phát ra và cường độ dòng điện chạy qua mà tìm ra các quy luật tương ứng. Qua một số lớn thí nghiệm tiến hành phân tích mối liên hệ giữa điện áp, cường độ dòng điện và điện trở, qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, cuối cùng năm 1826 ông phát minh ra định luật mang tên ông đó là định luật Ohm. Tuy nhiên sau khi Ohm công bố định luật mà ông đã lao tâm khổ tứ nghiên cứu hàng chục năm trời mới tìm ra được, định luật vẫn chưa gây được sự chú ý của giới khoa học và chưa được coi trọng mà còn bị hoài nghi, thậm chí bị đả kích. Thời bấy giờ ở Đức chỉ có số ít nhà khoa học thừa nhận định luật Ohm, một trong số đó là nhà khoa học Sweig hết sức ủng hộ ông. Chính ông này đã giúp ông công bố luận văn, viết thư khuyến khích:''Xin ngài cứ tin rằng khi đám mây đen tan đi thì ánh sáng chân lý sẽ chói sáng và niềm vui sẽ xua đuổi chúng đi''. Nhưng luồng gió mạnh chân chính ''xua tan đi đám mây mù”; lại từ nước Anh thổi đến. Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã tặng cho Ohm huy chương Kapply, đó là vinh dự cao quí đối với các nhà khoa học thời bấy giờ. Từ đó công trình của Ohm mới được công nhận rộng rãi. Để ghi nhớ đến ông, người ta đã lấy tên ông đặt tên cho định luật và đặt tên cho đơn vị đo điện tử.
Phạm vi áp dụng
Định luật Ohm được hình thành trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, Trong hầu hết các thí nghiệm với nhiều vật liệu khác nhau, Ohm thấy rằng cường độ dòng điện gần như tỷ lệ thuận so với điện trường. Đa số các kim loại và nhiều vật liệu dẫn điện khác tuân thủ định luật Ohm một cách gần đúng. nó đơn giản hơn so với Phương trình Maxwell.
Định luật Ohm đã được kiểm chứng trên một loạt các quy mô lớn về chiều dài. Vào đầu thế kỷ 20, người ta cho rằng định luật Ohm sẽ có thể áp dụng ở quy mô nguyên tử, nhưng các thí nghiệm thực hiện không như kỳ vọng. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng định luật Ohm hoạt động với các dây dẫn silicon nhỏ chỉ rộng bốn nguyên tử và dày một nguyên tử.
Dạng vi phân
Ở dạng vi phân, định luật Ohm liên hệ giữa cường độ điện trường, E, với mật độ dòng điện, j, và điện trở suất, ρ:
E = j ρ
Dòng xoay chiều
Với dòng điện xoay chiều, một thiết bị Ohm sẽ tuân theo định luật Ohm như sau:
V = I Z
với Z là trở kháng tại tần số của hiệu điện thế, không phụ thuộc vào độ lớn của hiệu điện thế.
Xem thêm
Định luật Poiseuille
Tham khảo
[1] Mathematical work on the electrical circuit from 1827 - Die galvanische Kette, mathematisch bearbeitet
Liên kết ngoài
Máy tính trực tuyến - Định luật Ohm
Điện áp
Điện trở và điện dẫn
Định lý mạch
Georg Ohm
Kỹ thuật điện tử |
8412 | https://vi.wikipedia.org/wiki/In%20th%E1%BA%A1ch%20b%E1%BA%A3n | In thạch bản | In thạch bản còn gọi là in litô, in đá là một phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn. Một kỹ thuật tương tự đã được phát triển để sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS.
In ấn
Nguyên lý
Nguyên lý của in thạch bản trong ngành in ấn dựa vào lực đẩy giữa dầu và nước. Dầu và nước không trộn lẫn nhau và luôn có xu hướng tách rời nhau.
Hình ảnh ngược của những vệt dầu được dính trên một bề mặt. Sau đó, bề mặt này được ngâm vào nước rồi nhấc lên. Nước nhanh chóng chảy đến các vị trí chưa dính dầu trên bề mặt, nhờ lực đẩy với dầu. Tiếp đến, một trống mực dầu lăn qua bề mặt. Mực dầu là loại mực hòa tan trong dầu, nhưng bị đẩy ra trong nước. Như vậy các chỗ dính dầu sẽ có mực, còn chỗ dính nước thì không. Hình ảnh mực trên bề mặt sẽ giống hình ảnh vệt dầu ban đầu. Mực này có thể được áp trực tiếp, hay qua trung gian, vào giấy hay bề mặt cần in để tạo hình ảnh xuôi.
Các công nghệ ban đầu
Kỹ thuật in này được sáng chế bởi Alois Senefelder ở Bohemia vào năm 1798, và là công nghệ in mới đầu tiên sau in khắc nổi của thế kỷ 15. Trong các phiên bản đầu tiên của kỹ thuật, người ta hay dùng bề mặt của đá vôi để vẽ dầu lên. Do đó mới có tên gọi in đá. Sau khi có hình dầu trên đá, axít được đổ lên để dầu thẩm thấu sâu vào trong đá. Khi dầu đã ngấm vào trong đá, keo Ả Rập, một dung dịch nước, được đổ lên sau đó, bám vào những chỗ chưa có dầu, để dầu không thấm loang ra những chỗ này. Khi in, nước dính vào chỗ có keo Ả Rập, còn mực dầu dính vào những chỗ còn lại.
Vài năm sau khi được sáng chế, kỹ thuật này đã được dùng để in màu. Các họa sĩ thích phương pháp này vì họ có thể dùng sáp dầu vẽ ngược trực tiếp trên đá, hoặc vẽ sáp dầu xuôi trên giấy rồi áp lên đá. Phương pháp in màu bằng công nghệ này được hoàn thiện vào thế kỷ 19 với tên gọi in thạch bản màu. Nhiều tác phẩm in màu đẹp đã ra đời tại châu Mỹ và châu Âu thời kỳ này. Với kỹ thuật in màu, các phiến đá khác nhau được dùng cho mỗi màu, và bản in sẽ được in lần lượt qua các phiến đá. Khó khăn nhất là phải căn chính xác vị trí các hình màu sao cho không bị lệch nhau.
Kỹ thuật hiện đại
Ngày nay kim loại (nhôm) hay chất dẻo đã thay thế các bản đá. Các bản này có bề mặt dính nước (có thể được đánh nhám), được phủ bởi một lớp nhũ tương nhạy sáng. Một phim âm bản của hình cần in được đặt bên trên thạch bản, rồi được chiếu ánh sáng, để lọt ánh sáng với cường độ theo hình ảnh dương bản lên lớp nhũ tương. Lớp nhũ tương sau đó được tráng bằng chất hóa học, rửa trôi những phần được chiếu ít ánh sáng. Thạch bản này sau đó được cuộn lên một trống, lăn qua nước. Nước dính vào phần nhám lộ ra của bản, tức là phần hình âm bản. Sau đó trống mực sẽ lăn lên, dính mực vào phần nhũ tương nhẵn, tức là phần hình dương bản.
Nếu áp trực tiếp bản này lên giấy, ta thu được bản in, nhưng bản in sẽ dính nước. Để cải tiến, người ta áp bản mực lên trống cao su, đế dính mực lên trống này, nhưng ép hết nước rơi ra ngoài. Trống này sau đó truyền mực lên giấy. Phương pháp này chính là in thạch bản offset.
Nhiều cải tiến công nghệ đã liên tục được thực hiện, như in nhiều màu trong một lần in, hay phương pháp rắc mực Dahlgren không cần đến giai đoạn tách nước ra khỏi bản in.
Sự xuất hiện của xuất bản trên máy tính giúp mọi người dễ dàng tạo các bản in một cách chuyên nghiệp. Máy chụp bản giúp in trực tiếp từ máy tính lên phim mà không qua giai đoạn chụp ảnh trung gian. Máy chế bản giúp loại bỏ mọi công đoạn tráng phim, đưa tín hiệu số máy tính trực tiếp lên bản in.
In thạch bản trong công nghệ bán dẫn
Xem bài chính quang thạch bản.
Công nghệ chế tạo vi mạch bán dẫn áp dụng các phương pháp của in thạch bản. Phương pháp in thạch bản cũng dùng cho các ứng dụng MEMS, vì có khả năng tạo các chi tiết có kích cỡ micrômét trên một bề mặt rộng. Trong chế tạo bán dẫn, công nghệ này hay áp dụng cho bề mặt silíc, nhưng một số vật liệu khác cũng được dùng. Lĩnh vực này đã có quang thạch bản phi quang bản mới xuất hiện.
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Ivins, William Jr. Prints and Visual Communication. Cambridge: Harvard University Press, 1953. ISBN 0-262-59002-6
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Museum of Modern Art information on printing techniques and examples of prints
Examination of Prints by David Cycleback, srebrne
zlote monety monety, numizmatyka
THE INVENTION OF LITHOGRAPHY , by Alois Senefelder, (Eng. trans. 1911) pracownia
suknie ślubne Warszawa sukienki komunijne
In ấn
Thiết kế giao tiếp
Thiết kế đồ họa |
8413 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20l%C3%A0m%20s%E1%BB%AFa%20%C4%91%E1%BA%ADu%20n%C3%A0nh | Máy làm sữa đậu nành | Một máy làm sữa đậu nành là một đồ điện gia dụng tự động nấu sữa đậu nành, một thức uống làm từ đậu tương. Máy làm sữa đậu nành có thể được đặt chương trình làm sữa các loại hạt cây và ngũ cốc khác như sữa đậu xanh, sữa hạnh nhân và các thức uống sinh tố từ rau.
Sữa đậu nành tự làm ở nhà thường rẻ hơn mua sẵn. Ngoài ra, nó có thể được chế biến phù hợp khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của người uống. Okara, một sản phẩm phụ bổ dưỡng trong quá trình làm sữa đậu nành, có thể dùng làm nguyên liệu cho nhiều công thức nấu.
Việc chế biển sữa đậu nành tại gia, nếu không dùng máy, thường khá vất vả với các giai đoạn như ngâm nước đậu tương, xay đậu bằng cối xay, chắt nước, rồi nấu. Máy làm sữa đậu nành thực hiện các bước này tự động, đơn giản hóa việc tự làm sữa đậu nành ở nhà.
Hoạt động cơ bản
Một máy làm sữa đậu nành hoạt động giống như một sự kết hợp giữa máy xay sinh tố và máy pha cà phê tự động. Đậu tương đã ngâm được đổ vào cốc lọc của máy. Tại đó máy sẽ nghiền đậu thành một thứ bột nhão và mịn. Hỗn hợp này sau đó được lọc (tương tự như lọc trà) vào nước, rồi được đun nóng, làm chín cả đậu và okara.
Đa số máy làm sữa đậu nành có cơ chế để ngắt và bật quá trình đun sôi sữa, tránh việc sữa bị tràn ra ngoài. Bình đun được cắt điện khi mực nước dâng lên đỉnh của bình đựng, rồi lại được bật khi sữa trở về một mức nhất định. Cơ chế này lặp lại trong suốt quá trình đun sữa, kéo dài khoảng 15 phút.
Sau khi sữa đã chín hoàn toàn, máy sẽ tự động tắt, để lại okara trong cốc lọc và sữa đậu nành trong bình đun. Nhiều máy kêu "bíp" khi việc chế biến sữa đã hoàn thành.
Tham khảo
Dụng cụ nấu ăn
Hàng điện tử gia dụng |
8414 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3%20%C4%91%E1%BA%ADu%20%28th%E1%BB%B1c%20ph%E1%BA%A9m%29 | Bã đậu (thực phẩm) | Okara là một thứ bột màu vàng chứa các phần không hòa tan trong nước của đậu tương, thường để lại trong bộ lọc khi bột đậu tương được lọc để làm sữa đậu nành. Nó chứa ít chất béo, nhiều protein, sắt, calci, và riboflavin.
Okara chủ yếu được dùng để chế biến thức ăn cho heo và gia súc. Nó cũng được dùng để làm trung hòa vị cho bánh mỳ hay bột nhào bánh ngọt. Giống như mọi sản phẩm của đậu tương, nó chỉ được hấp thụ dễ dàng trong hệ tiêu hóa sau khi được đun kỹ, ít nhất khoảng một giờ đồng hồ.
Từ Okara có nguồn gốc từ tiếng Nhật Bản.
Chú thích
Tham khảo
Đậu tương
Ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Triều Tiên
Đậu phụ
Ẩm thực chay |
8416 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Video%20CD | Video CD | VCD (viết tắt của thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh Video Compact Disc) là một kỹ thuật nén phim ảnh (hình ảnh và âm thanh) trên đĩa CD. VCD có thể được chơi trên các máy đọc VCD, máy tính cá nhân, và nhiều máy đọc DVD.
Tiêu chuẩn VCD được sáng chế bởi Sony, Philips, Matsushita, và JVC vào năm 1993 và là một tiêu chuẩn của Sách Trắng.
Lịch sử
VCD (Video Compact Disc) được giới thiệu năm 1993 bởi các hãng: Philips, JVC, Matsushita, và Sony trên cơ sở của CD-i và CD-ROM XA. Đĩa này chứa khoảng 74 phút video theo định dạng MPEG-1 (hoặc chứa âm thanh kỹ thuật số dạng ADPCM)
Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, được hỗ trợ bởi Philips và Sony, và định dạng còn lại là Super Density Disc, hỗ trợ bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric, Pioneer, Thomson, và JVC. Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner, đóng vai trò như một người "mai mối", đã tạo nên một nguồn lực thúc đẩy hai bên tạo nên một định dạng chuẩn chung duy nhất, khi ông thấy trước sự tái hiện cuộc chiến định dạng videotape giữa VHS và Betamax vào những năm 1980.
SVCD (Super Video Compact Disc) là một định dạng chứa video ở độ phân giải cao hơn so với chuẩn VCD thông thường.
Xem thêm
DVD
miniDVD
Tham khảo
CD
Lưu trữ video
Phát minh của Nhật Bản
Khoa học và công nghệ Nhật
Khoa học và công nghệ Hà Lan
Thiết bị nghe nhìn theo ra mắt năm 1993
Công nghệ thông tin Nhật Bản
Công nghệ thông tin Hà Lan
Phát minh của Nhật Bản |
8425 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng%20th%E1%BA%A7n | Sóng thần | Sóng thần (tiếng Nhật: 津波 tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Đây là một loại hình thiên tai mà cho đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra giải pháp để dự báo hoặc biết trước. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn. Nó tàn phá, cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, cơ sở vật chất và nhấn chìm hàng trăm ngàn người vài giờ trong nước.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (津 tsu, âm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài .
Ở phương Tây sóng thần trước kia từng được coi là sóng thủy triều (tiếng Anh: tidal wave) vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thủy triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa.
Nguyên nhân
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50–150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.
Các đặc điểm
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo kiểu sóng: chúng chứa năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh, vì thế chúng ta có thể có nhiều tiếng đồng hồ chuẩn bị từ khi nó hình thành tới lúc ập vào một bờ biển, nó xuất hiện một thời gian khá dài sau khi sóng địa chấn hình thành từ nơi xảy ra sự kiện lan tới. Năng lượng trên mỗi mét dài trong sóng tỷ lệ với nghịch đảo của khoảng cách từ nguồn phát.
Thậm chí một trận sóng thần riêng biệt có thể liên quan tới một loạt các đợt sóng với những độ cao khác nhau. Ở vùng nước rộng, các cơn sóng thần có chu kỳ rất dài (thời gian để đợt sóng sau tới vị trí một điểm sau đợt sóng trước), từ nhiều phút tới nhiều giờ, và chiều dài sóng dài lên tới hàng trăm kilômét. Điều này rất khác biệt so với các con sóng hình thành từ gió bình thường trên mặt đại dương, chúng thường có chu kỳ khoảng 10 giây và chiều dài sóng 150 mét.
Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng. Bởi vì chúng có chiều dài sóng lớn, năng lượng của một cơn sóng thần điều khiển toàn bộ cột nước, hướng nó xuống phía đáy biển. Các cơn sóng đại dương ở vùng nước sâu thường xuất hiện do chuyển động của nước tính từ bề mặt đến một độ sâu bằng một nửa chiều dài sóng. Điều này có nghĩa rằng sự di chuyển của sóng bề mặt đại dương chỉ đạt tới độ sâu khoảng 100 m hay ít hơn. Trái lại, những cơn sóng thần hoạt động như những con sóng vùng nước nông giữa biển khơi (bởi chiều dài của chúng ít nhất lớn gấp 20 lần chiều sâu nơi chúng hoạt động), bởi sự phân tán chuyển động của nước ít xảy ra nơi nước sâu.
Con sóng đi qua đại dương với tốc độ trung bình 500 dặm một giờ. Khi tiến tới đất liền, đáy biển trở nên nông và con sóng không còn di chuyển nhanh được nữa, vì thế nó bắt đầu "dựng đứng lên"; phần phía trước con sóng bắt đầu dựng đứng và cao lên, và khoảng cách giữa các đợt sóng ngắn lại. Tuy một người ở ngoài đại dương có thể không nhận thấy dấu hiệu sóng thần, nhưng khi vào bờ nó có thể đạt chiều cao một tòa nhà sáu tầng hay hơn nữa. Quá trình dựng đứng lên này tương tự như khi ta vẩy một chiếc roi da. Khi sóng tiến từ phía cuối ra đầu roi, cùng một lượng năng lượng phân bố trong khối lượng vật liệu ngày càng nhỏ, khiến chuyển động trở nên mãnh liệt hơn. Càng đi vào đất liền, tốc độ di chuyển sẽ chậm lại nhưng ngọn sóng cao.
Một con sóng trở thành một con "sóng nước nông" khi tỷ lệ giữa độ sâu mặt nước và chiều dài sóng của nó rất nhỏ, và bởi vì sóng thần có chiều dài sóng rất lớn (hàng trăm kilômét), các cơn sóng thần hoạt động như những cơn sóng nước nông ngay bên ngoài đại dương. Những con sóng nước nông di chuyển với tốc độ bằng căn bậc hai của tích giữa gia tốc trọng trường (9.8 m/s2) và chiều sâu nước. Ví dụ, tại Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình 4000 m, một cơn sóng thần di chuyển với tốc độ khoảng 200 m/s (720 km/h hay 450 dặm/giờ) và mất ít năng lượng, thậm chí đối với những khoảng cách lớn. Ở độ sâu 40 m, tốc độ sẽ là 20 m/s (khoảng 72 km/h hay 45 dặm/giờ), nhỏ hơn tốc độ trên đại dương nhưng rõ ràng con người không thể chạy nhanh hơn tốc độ này.
Sóng thần lan truyền từ nguồn phát (tâm chấn), vì thế những bờ biển trong vùng bị ảnh hưởng bởi chấn động thường lại khá an toàn. Tuy nhiên, các cơn sóng thần có thể gây nhiễu xạ xung quanh các mảng lục địa (như thể hiện trong hoạt hình này).
Đặc trưng riêng của điều kiện địa lý địa phương có thể dẫn tới hiện tượng triều giả hay sự hình thành các đợt sóng dừng, có thể gây thiệt hại lớn hơn trên bờ biển. Ví dụ, cơn sóng thần lan tới Hawaii ngày 1 tháng 4 năm 1946 có thời gian ngắt quãng mười lăm phút giữa các đợt sóng. Chu kỳ cộng hưởng tự nhiên của Vịnh Hilo là khoảng mười ba phút. Điều đó có nghĩa mỗi đợt sóng tiếp theo trùng pha với chuyển động của Vịnh Hilo, tạo ra một đợt triều giả trong vịnh. Vì thế, Hilo bị thiệt hại nặng nền nhất so với tất cả các địa điểm khác tại Hawaii, đợt sóng thần/triều giả có độ cao lên tới 14 m giết hại 159 người.
Sóng biển được chia làm ba loại, căn cứ vào độ sâu:
Tầng nước sâu
Tầng nước trung bình
Tầng nước nông
Dù được tạo ra ở tầng nước sâu (khoảng 4000 m dưới mực nước biển), sóng thần được xem là sóng ở tầng nước nông. Khi sóng thần tiến vào tầng nước nông gần bờ, khoảng thời gian của nó không đổi, nhưng chiều dài sóng thì giảm liên tục, điều này làm cho nước tích tụ thành một mái vòm khổng lồ, gọi là hiệu ứng "bị cạn".
Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới
Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần: :
Cảm thấy động đất. Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần lớn.
Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
Nước trong sóng nóng bất thường.
Nước có mùi trứng thối (khí Hydro sulfide) hay mùi xăng, dầu.
Nước làm da bị mẩn ngứa.
Nghe thấy một tiếng nổ như là:
- Tiếng máy nổ của máy bay phản lực
- Hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là tiếng huýt sáo.
Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
Mây đen vần vũ đầy trời.
Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.
Hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển.
Nhiều đất nước khi có sóng thần, thường hay có những tiếng còi cảnh báo rú lên.
Cảnh báo và ngăn chặn
Sóng thần không thể được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra, và nhiều hệ thống đang được phát triển và được sử dụng để giảm thiểu những thiệt hại do sóng thần gây ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi đợt sóng thần là vùng lõm của nó, nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui này có thể lên tới hàng trăm mét. Những người không nhận thức được về sự nguy hiểm có thể vẫn ở lại trên bãi biển vì tò mò, hay để nhặt những con cá trên đáy biển lúc ấy đã trơ ra.
Ở những khoảnh khắc khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh lần thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể khiến nước dâng cao hơn. Một lần nữa, việc hiểu biết về hoạt động của sóng thần rất quan trọng, để có thể nhận thức rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, nguy hiểm chưa hề qua. Ở những vùng bờ biển có độ cao thấp, một trận động đất mạnh là dấu hiệu cảnh báo chính rằng một cơn sóng thần có thể đã được tạo ra.
Những vùng có nguy cơ sóng thần cao có thể sử dụng những hệ thống cảnh báo sóng thần để xác định và cảnh báo người dân trước khi sóng đi tới đất liền. Tại một số cộng đồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ, vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần Thái Bình Dương, những dấu hiệu cảnh báo hướng dẫn người dân đường thoát hiểm khi một cơn sóng thần tràn tới. Các mô hình trên máy tính có thể dự đoán phỏng chừng khoảng thời gian tràn tới và sức mạnh của sóng thần dựa trên thông tin về sự kiện gây ra nó và hình dạng của đáy biển (bathymetry) và vùng đất bờ biển theo địa hình học.
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là từ những loài động vật ở gần. Nhiều loài vật cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới. Vụ động đất Lisbon là trường hợp đầu tiên được ghi lại về hiện tượng đó tại châu Âu. Hiện tượng này cũng đã được nhận thấy tại Sri Lanka trong trận Động đất Ấn Độ Dương 2004 (). Một số nhà khoa học có thể suy luận rằng các loài vật có thể có một khả năng cảm nhận được sóng hạ âm (sóng Rayleigh) từ một trận động đất nhiều phút hay nhiều giờ trước khi một cơn sóng thần tấn công vào bờ (Kenneally, ).
Trong khi vẫn chưa có khả năng ngăn chặn sóng thần, tại một số quốc gia thường phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên này, một số biện pháp đã được tiến hành nhằm giảm thiệt hại do sóng thần gây ra. Nhật Bản đã áp dụng một chương trình lớn xây dựng các bức tường chắn sóng thần với chiều cao lên tới 4.5 m (13.5 ft) trước những vùng bờ biển nhiều dân cư sinh sống. Những nơi khác đã xây dựng các cửa cống và kênh để dẫn dòng nước từ những cơn sóng thần đi hướng khác. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, bởi vì các cơn sóng thần thường cao hơn tường chắn. Ví dụ, đợt sóng thần tràn vào đảo Hokkaido ngày 12 tháng 7 năm 1993 tạo ra những đợt sóng cao tới 30 m (100 ft) - tương đương một tòa nhà 10 tầng. Thị trấn cảng Aonae đã được trang bị một bức tường chắn sóng thần bao kín xung quanh, nhưng các cơn sóng đã tràn qua tường và phá hủy toàn bộ cấu trúc xây dựng bằng gỗ trong vùng. Bức tường có thể có tác dụng trong việc làm chậm và giảm độ cao sóng thần nhưng nó không ngăn cản được tính phá hủy và gây thiệt hại nhân mạng của sóng thần.
Những hiệu ứng của một cơn sóng thần có thể giảm bớt nhờ những yếu tố thiên nhiên như cây trồng dọc bờ biển. Một số vị trí trên đường đi của cơn sóng thần Ấn Độ Dương 2004 hầu như không bị thiệt hại gì nhờ năng lượng sóng thần đã bị một dải cây như dừa và đước hấp thụ. Một ví dụ khác, làng Naluvedapathy tại vùng Tamil Nadu Ấn Độ bị thiệt hại rất ít khi những con sóng thần tan vỡ trong khu rừng 80.244 cây được trồng dọc bờ biển năm 2002 để được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness. Những nhà môi trường đã đề xuất việc trồng cây dọc theo những vùng bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Tuy có thể mất vài năm để cây lớn đạt tới kích cỡ cần thiết, những công cuộc trồng rừng như vậy có thể mang lại những công cụ hữu hiệu, rẻ tiền cũng như có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn sóng thần hơn những biện pháp đắt tiền, gây hại đến môi trường như các bức tường chắn sóng.
Ứng phó với sóng thần
Khi đang ở trên biển, ven biển
Khi đang ở trên tàu, thuyền trên biển, hoặc vùng ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì bạn không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu.
Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình di chuyển ra biển nếu có đủ thời gian và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương đang sinh sống.
Tuyệt đối không ai được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng, vì sóng thần có sức phá hoại rất lớn.
Khi ở trên đất liền
Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần, bạn phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc ở nơi cách xa bờ biển từ 500m trở lên.
Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần, bạn phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc ở nơi cách xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người tàn tật đi sơ tán.
Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển, bạn phải sơ tán vào sâu trong đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán; Nếu bạn đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng. Nếu bạn đang đi trên đường khu vực gần biển: Bạn không được đi ra hướng bờ biển.
Các trận sóng thần lịch sử
Sóng thần xảy ra thường xuyên nhất ở Thái Bình Dương nhưng là một hiện tượng toàn cầu; sóng thần có thể xảy ra ở bất kì nơi nào có khối nước lớn, bao gồm cả những hồ nằm trong đất liền, có khả năng xảy ra sự dịch chuyển của khối đất bên dưới. Những cơn sóng thần nhỏ, không gây thiệt hại và không thể nhận biết được nếu không có thiết bị chuyên môn, xảy ra thường xuyên như kết quả của những trận động đất nhẹ và các địa chấn khác.
Trận sóng thần ở Đảo Vancouver, Canada năm 1700
Ngày 26 tháng 1 năm 1700, trận động đất Cascadia, một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, làm gián đoạn Cascadia Subduction Zone offshore từ đảo Vancouver đến bắc California, tạo nên một cơn sóng thần được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản cũng như trong lịch sử truyền khẩu của người thổ dân châu Mỹ.
Trận sóng thần ở Lisboa, Bồ Đào Nha năm 1755
Hàng vạn người sống sót qua trận động đất ở Lisboa năm 1755 đã thiệt mạng trong đợt sóng thần xảy ra sau đó nửa giờ. Nhiều cư dân thành phố chạy ra bờ biển, tin rằng nơi này có thể tránh khỏi các đám cháy và mảnh vỡ do động đất. Trước khi cơn sóng thần ập vào cảng, nước rút rất nhanh, để lộ những hàng hóa bị rơi xuống biển và những chiếc tàu đắm bị lãng quên.
Động đất, sóng thần và hỏa hoạn sau đó đã giết chết hơn một phần ba dân số Lisboa trước trận động đất. Những văn lịch sử ghi chép lại các cuộc thám hiểm của Vasco da Gama và những nhà hàng hải trước đó bị mất, rất nhiều ngôi nhà bị phá hủy (gồm cả đa số những kiến trúc Manueline Bồ Đào Nha). Những người châu Âu ở thế kỷ 18 đã tìm cách giải thích thảm họa này trong tôn giáo và các hệ thống đức tin lý trí. Các nhà triết học Thời khai sáng, nổi tiếng nhất là Voltaire, đã viết về sự kiện này. Quan niệm triết học về sự siêu phàm, như được nhà triết học Immanuel Kant miêu tả trong cuốn Beobachtungen über das Gefühl des Schönen und Erhabenen (Những quan sát về Cảm giác của Cái đẹp và sự Siêu phàm), có một phần cảm hứng trong nỗ lực tìm hiểu tầm cỡ của trận động đất và sóng thần Lisboa.
1883 - Vụ nổ phun trào Krakatoa
Hòn đảo núi lửa Krakatoa ở Indonesia đã nổ tung với sức mạnh hủy diệt năm 1883, thổi tung một phần buồng magma dưới chân nó khiến vùng đất nằm phía trên đó và đáy biển sụp đổ. Một loạt những cơn sóng thần đã hình thành sau vụ sụp đổ, một số cơn đạt tới độ cao hơn 40 mét trên mực nước biển. Các cơn sóng thần được quan sát thấy trên khắp Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bờ biển phía tây nước Mỹ, Nam Mỹ và thậm chí xa tới cả Kênh Anh Quốc. Ở bờ biển phía đối diện tại Java và Sumatra nước lụt tràn sâu nhiều dặm vào trong bờ gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng tới mức một vùng dân cư đã không bao giờ được khôi phục và trở thành rừng rậm và hiện là khu dự trữ sinh quyển Ujung Kulon
Vụ nổ Halifax xảy ra ngày thứ Năm, 6 tháng 12 năm 1917 lúc 9:04:35 sáng giờ địa phương tại Halifax, Nova Scotia ở Canada, khi chiếc tàu chở vũ khí cho Chiến tranh thế giới thứ nhất Mont-Blanc của Pháp va chạm với chiếc tàu thủy Na Uy Imo được thuê chở đồ trợ cấp cho Bỉ. Hậu quả của vụ va chạm làm chiếc Mont-Blanc bốc cháy và nổ tung. Vụ nổ gây ra một cơn sóng thần, và một làn sóng sung kích trong không khí.
1929 - Trận sóng thần Newfoundland
Ngày 18 tháng 11 năm 1929, một trận động đất mạnh 7.2 độ xảy ra bên dưới Dốc Laurentian tại Grand Banks. Chấn động được cảm nhận thấy tại khắp các tỉnh bang vùng Atlantic ở Canada và đến tận Ottawa ở phía tây cũng như Claymont, Delaware ở phía nam. Hậu quả là sau 2½ giờ một cơn sóng thần cao hơn 7 mét tràn vào bán đảo Burin trên bờ biển phía nam Newfoundland, 28 người thuộc nhiều cộng đồng dân cư đã thiệt mạng.
1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương
Ngày 1 tháng 4 trận sóng thần do vụ Động đất quần đảo Aleut gây ra giết hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối.
1960 - Trận sóng thần Chile
Trận Động đất Lớn Chile với cường độ 9.5 độ Richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20.
Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo được tới 25 mét. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaii sau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile.
Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m (35 ft.). 61 người thiệt mạng với nguyên nhân được cho là do không để ý tới những hồi còi báo động. Khi sóng thần tràn vào Onagawa, Nhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều cao sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290.
1963 - Thảm họa Đập Vajont
Hồ chứa nước phía sau Đập Vajont phía bắc Ý đã bị một trận lở đất lớn lao xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhưng không làm vỡ nó) lao xuống thung lũng bên dưới. Gần 2.000 người thiệt mạng.
1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh
Sau Trận động đất Ngày thứ Sáu Tuần thánh cường độ 9.2 độ, một cơn sóng thần đã tấn công Alaska, British Columbia, California và các thị trấn ven bờ biển tây bắc Thái Bình Dương, khiến 121 người chết. Những cơn sóng cao tới 6 mét, và giết hại 6 người ở Crescent City, California.
1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro
Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận động đất 7.9 độ xảy ra ở đảo Mindanao, Philippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã chết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố Pagadian, Zamboanga del Sur, Thành phố Zamboanga, Basilan, Sulu, Sultan Kudarat, Maguindanao, Thành phố Cotabato, Lanao del Sur và Lanao del Norte.
1979 - Trận sóng thần Tumaco
Một trận động đất mạnh 7.9 độ đã xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7:59:4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần do nó gây ra đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết của hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tại Bogotá, Cali, Popayán, Buenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại Guayaquil, Esmeraldas, Quito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador. Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thương 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết.
1993 - Trận sóng thần Okushiri
Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo sóng thần quá muộn. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích hay bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim cảnh, mèo và chó cũng thiệt mạng. Trận sóng thần này cũng làm thay đổi một phần của khu vực này.
2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương
Trận động đất Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử . Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp toàn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân, với hàng tỷ dollar đã được quyên góp.
Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương. Một phần do nguyên nhân là do từ vụ phun trào Krakatoa năm 1883 (giết hại 36.000 người) tới năm 2004 không một trận sóng thần nào xảy ra ở khu vực này. Sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu.
2006 - Trận sóng thần nam Đảo Java
Một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 mét tại Cilacap tới 6 mét tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 mét bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích.
2010 - Trận sóng thần Chile
Trận động đất lớn ở Chile với cường độ 8.8 độ Richter xảy ra ngày 27 tháng 2 năm 2010 gần thành phố Concepción, cách thủ đô Santiago 500 km về phía nam. Trận động đất này gây ra những trận sóng thần tàn phá nhiều thành phố dọc bờ bể Chile và những sóng thần nhỏ ở Hawaii và Nhật Bản.
2011 - Trận sóng thần Sendai
Trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 gần thành phố Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Những đợt sóng khủng khiếp đã tràn qua các bức tường chắn sóng, gây nên lũ lụt cho các tỉnh Fukusima, IWate, Miyako,... Các thị trấn bị sóng ập vào phá hủy nặng nề, hàng trăm ngàn ngôi nhà, trường học, bệnh viện sập đổ, tệ hơn, đợt sóng thần này đã gây ra thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất Nhật Bản thời hiện đại, khi chúng tàn phá vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây rò rỉ phóng xạ. Sau thảm hoạ, có 15.900 người chết, gần 2.300 người mất tích, và thiệt hại vật chất lên đến 309 tỷ USD.
Các trận sóng thần khác ở Nam Á
Các trận sóng thần lịch sử khác
Các cơn sóng thần khác đã xảy ra gồm:
Khoảng năm 500 trước Công nguyên: Poompuhar, Tamil Nadu, Ấn Độ, Maldives
1541: một cơn sóng thần đã tấn công những khu định cư đầu tiên của người châu Âu tại Brasil, São Vicente. Không có ghi chép về số người chết và bị thương, nhưng thị trấn hầu như bị phá hủy hoàn toàn.
20 tháng 1 năm 1606/1607: dọc bờ biển Kênh Anh Quốc hàng nghìn người chết đuối, nhà cửa và những ngôi làng bị cuốn bay, đất trồng trọt bị tràn ngập và các đàn gia súc bị một cơn lũ có thể là sóng thần cuốn trôi. Nguyên nhân của trận lụt còn đang bị tranh cãi, có lẽ nó xuất hiện do sự cộng hưởng của các điều kiện khí hậu và triều cường(tranh luận ).
26 tháng 1 năm 1700: trận Động đất Cascadia (ước đạt 9.0 độ) đã gây ra những đợt sóng thần lớn trên vùng Tây bắc Thái Bình Dương.
Một trong những thảm họa sóng thần tồi tệ nhất đã nhận chìm toàn bộ các ngôi làng dọc Sanriku, Nhật Bản, năm 1896. Một cơn sóng cao hơn tòa nhà bảy tầng (khoảng 20 m) đã làm khoảng 26.000 người chết đuối.
1946: Một trận động đất tại Quần đảo Aleutian gây ra một cơn sóng thần tràn tới Hawaii, giết hại 159 người (năm người chết tại Alaska).
9 tháng 7 năm 1958: Một trận lở đất lớn gây ra một cơn sóng thần tại fjord ở Vịnh Lituya, Alaska, Hoa Kỳ. Nó di chuyển với tốc độ hơn 150 km/h với độ cao kỉ lục 524m. Là cơn sóng thần cao nhất được ghi nhận.
26 tháng 5 năm 1983: 104 ở phía Tây Nhật Bản đã thiệt mạng khi một cơn sóng thần xuất hiện từ một trận động đất ở gần đó.
17 tháng 7 năm 1998: Một cơn sóng thần tại Papua New Guinea giết hại khoảng 2200 người . Một trận động đất 7.1 độ ngoài khơi 24 km sau đó 11 phút là một cơn sóng thần cao 12 m. Tuy cường độ trận động đất không đủ lớn để trực tiếp tạo ra các cơn sóng thần, mọi người tin rằng nó đã gây ra một vụ lở đất dưới đáy biển, dẫn tới sóng thần. Những làng mạc tại Arop và Warapu bị phá huỷ.
17 tháng 7 năm 2006: Một cơn sóng thần cao 1.8 m tràn vào bờ biển phía nam đảo Java, Indonesia lúc gần 11:20 UTC. Giết hại ít nhất 500 người và làm hư hại nhà cửa, tàu bè và khách sạn tại hay ở gần bờ biển Pangandaran. Cơn sóng thần do một trận động đất mạnh 7.7 độ ngoài khơi Ấn Độ Dương trực tiếp gây nên. Xem Trận động đất tháng 7 năm 2006 Java.
Sóng thần tại Bắc Mỹ và Caribe
1690 - Nevis
14 tháng 11 năm 1840 - Great Swell trên Sông Delaware
18 tháng 11 năm 1867 - Quần đảo Virgin
17 tháng 11 năm 1872 - Maine
11 tháng 10 năm 1918 - Puerto Rico
18 tháng 11 năm 1929 - Newfoundland
9 tháng 1 năm 1926 - Maine
4 tháng 8 năm 1946 - Cộng hòa Dominica
18 tháng 8 năm 1946 - Cộng hòa Dominica
Có thể coi là sóng thần
35 triệu năm trước - Thiên thạch Vịnh Chesapeake, Vịnh Chesapeake
9 tháng 6 năm 1913 - Longport, New Jersey
6 tháng 8,1923 - Rockaway Park, Queens, New York
8 tháng 8 năm 1924 - Đảo Coney, New York
19 tháng 8 năm 1931 - Thành phố Atlantic, New Jersey
21 tháng 9 năm 1938 - Hurricane, Bờ biển New Jersey
19 tháng 5 năm 1964 - Đông bắc Hoa Kỳ
4 tháng 7 năm 1992 - Bãi biển Daytona, Florida
Nguồn: NOAA Văn phòng Dự báo Thời tiết Quốc gia
Sóng thần tại châu Âu
Ngày 16 tháng 10 năm 1979 - 23 người đã chết khi bờ biển Nice, Pháp, bị một cơn sóng thần tấn công. Đây có thể là một trận sóng thần do con người gây ra vì việc xây dựng một sân bay mới ở Nice đã gây ra một trận lở đất dưới đáy biển.
Xem thêm
Núi lửa
Động đất
Hệ thống cảnh báo sóng thần
Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương
Danh sách những cơn sóng thần trong lịch sử và số lượng người chết
Dự án Vùng đất cao
Danh sách các trận động đất
Meteotsunami
Megatsunami
Sóng kì dị (Freak wave)
Sóng lén lút (Sneaker wave)
Thủy triều
Hội Sóng thần
Danh sách các thảm họa theo con số thiệt hại nhân mạng#Sóng thần
Động đất
Tham khảo
Dudley, Walter C. & Lee, Min (1988: 1st edition) Tsunami! ISBN 0-8248-1125-9 link
Kenneally, Christine (ngày 30 tháng 12 năm 2004). "Surviving the Tsunami". Slate. link
Macey, Richard (ngày 1 tháng 1 năm 2005). "The Big Bang that Triggered A Tragedy", The Sydney Morning Herald, p 11 - quoting Dr Mark Leonard, seismologist at Geoscience Australia.
Lambourne, Helen (ngày 27 tháng 3 năm 2005). "Tsunami: Anatomy of a disaster". BBC News. link
abelard.org. tsunamis: tsunamis travel fast but not at infinite speed. Website, retrieved ngày 29 tháng 3 năm 2005. link
What about the famous image of a great canyon of water? Could this have any basis in reality?
Ghi chú
Liên kết ngoài
Toàn cảnh động đất & sóng thần hơn 10m ập vào Nhật Bản ngày 11/3/2011
Bài học địa lý về sóng thần, báo Tuổi trẻ Chủ nhật
Tsunami Information — Thông tin về sóng thần bằng tiếng Bồ Đào Nha.
Tsunami Information from the Coastal Ocean Institute , Woods Hole Oceanographic Institution
Tsunami Forums
NOVA: Wave That Shook The World — Site and special report shot within days of the 2004 Indian Ocean tsunami.
Biggest Tsunami Countdown — Description of the five largest historical tsunamis.
NOAA Tsunami — General description of tsunamis and the United States agency NOAA's role in Tsunami hazard assessment , preparedness , education , forecasts & warnings , response and research .
Can HF Radar detect Tsunamis? — University of Hamburg HF-Radar.
Development Gateway Tsunami Special
The Higher Ground Project — Stories of children who survived the tsunami.
The International Centre for Geohazards (ICG)
ITIC tsunami FAQ
NOAA PMEL Tsunami Research Program (United States)
USGS: Surviving a tsunami (United States)
ITSU — Coordination Group for the Pacific Tsunami Warning System.
Pacific Tsunami Museum
Tsunamis and Earthquakes
Tsunami Centers — United States National Weather Service.
Science of Tsunami Hazards journal
The International Centre for Geohazards (ICG)
The Indian Ocean tsunami and what it tells us about tsunamis in general.
Tsunami: Magnitude of Terror
General Tsunami Resources
Natural Disasters - Tsunami — Great research site for kids.
Envirtech Tsunami Warning System — Based on seabed seismics and sea level gauges.
Indian Ocean Disaster Relief
Benfield Hazard Research - Mega Tsunamis - Cumbre Vieja volcano on the Canary Island of La Palma Risk
What Causes a Tsunami?
Scientific American Magazine (January 2006 Issue) Tsunami: Wave of Change What we can learn from the Indian Ocean tsunami of December 2004.
Sóng thần trên VnExpress — Thông tin về sóng thần bằng trên VnExpress.
Hình ảnh và video
Xem thêm: Hình ảnh và video, động đất Ấn Độ Dương năm 2004
Large Collection of Amateur Tsunami Videos with Thunbnail Images and Detailed Descriptions
5 Amateur Camcorder Video Streams of the ngày 26 tháng 12 năm 2004 tsunami that hit Sri Lanka, Thailand and Indonesia (search on tsunamis).
2004 Asian Tsunami Satellite Images (Before and After)
Satellite Images of Tsunami Affected Areas High resolution satellite images showing the effects of the 2004 tsunami on the affected areas in Indonesia, Thailand and Nicobar island of India.
Computer-generated animation of a tsunami
Animation of 1960 tsunami originating outside coast of Chile
The Survivors - A moving travelogue full of stunning images along the tsunami ravaged South-Western Coast of India
Tsunamis are Dangerous- A site for about tsunamis for everyone
Origin of a Tsunami - animation showing how the shifting of continental plates in the Indian Ocean created the catastrophe of December 26th 2004.
CBC Digital Archives – Canada's Earthquakes and Tsunamis
Viễn tưởng
Michael Crichton's State of Fear'' (2004) explored unintended consequences of human intervention with natural forces.
Sóng nước
Thiên tai
Tai biến tự nhiên
Nguy hiểm địa chất
Quản lý rủi ro
Lũ lụt
Dạng nước
Hải dương học
Thuật ngữ tiếng Nhật
Thuật ngữ hải dương học |
8429 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Albrecht%20D%C3%BCrer | Albrecht Dürer | Albrecht Dürer (; ; 21 tháng 5 năm 1471 – 6 tháng 4 năm 1528) là một họa sĩ, một nhà đồ họa và một lý thuyết gia về nghệ thuật nổi tiếng ở châu Âu. Dürer là một nhà nghệ thuật lớn trong thời kỳ của Chủ nghĩa nhân văn và Phong trào Cải cách.
Cuộc đời
Tuổi thơ cho đến khi tự lập 1497
Cha của Albrecht Dürer, cũng có tên là Albrecht, được gọi là Albercht Dürer der Ältere (Albrecht Dürer Già), đến Nürnberg từ Hungary vào năm 1455 và làm nghề thợ kim hoàn tại đây. Năm 1467 ông cưới Barbara Holper, con gái của người thợ cả của ông ở Nürnberg. Trong số 18 người con của cuộc hôn nhân này Albrecht Dürer là người con thứ ba được sinh vào ngày 21 tháng 5 năm 1471.
Ngay từ thời còn trẻ ông đã phải theo cha vào xưởng để học nghề thợ kim hoàn. Bức tự họa bán thân mà ông vẽ trên giấy da (parchment) vào năm 1484 và tranh Đức mẹ Maria với hai thiên thần vào năm 1485 là xuất phát từ thời gian này.
Từ cuối năm 1486 cho đến năm 1490 ông học và làm việc cho họa sĩ Michael Wolgemut tại Nürnberg. Theo nhiều dấu hiệu thì Dürer đã tham gia vào công việc phác thảo quyển "Sử biên niên thế giới Schedel" (phát hành năm 1493). Ngoài ra Dürer cũng đã học hỏi ở các nhà khắc kim loại thời bấy giờ (như Martin Schongauer).
Từ năm 1490 đến năm 1494 Dürer đi chu du qua vùng lưu vực sông Rhein. Hành trình của chuyến đi chu du đầu tiên trong 3 chuyến đi xa của ông không được biết chính xác. Có thể ông đã đến Hà Lan hay trung lưu sông Rhein trước khi ông về đến vùng Elsaß (tiếng Pháp: Alsace) vào năm 1492, ở nơi mà ông không kịp gặp gỡ Martin Schongauer đã qua đời vào ngày 2 tháng 2 năm 1491 tại Colmar. Sau đấy ông đi về Basel (Thụy Sĩ).
Năm 1494 ông cưới Agnes Frey, con gái của một gia đình khá giả ở Nürnberg. Trong thời gian sau đó cho đến 1500 ông đã sáng tác một loạt tranh phong cảnh vẽ màu nước nhỏ với các đề tài ở Nürnberg hay hình ảnh từ những chặn đường trong chuyến đi Venezia (Ý) bắt đầu vào tháng 10 năm 1494. Tháng 5 năm 1495 ông trở về lại Nürnberg.
Từ 1497 đến 1505
Năm 1497 ông bắt đầu tự lập. Trong thời kỳ đầu tiên của cuộc Đời nghệ sĩ ông sáng tác chủ yếu là các bức họa chân dung: chân dung cha của ông (1497), bức chân dung tự họa (1498), chân dung thương gia Oswald Krell từ Lindau (Đức) (1499), chân dung tự họa (1500), chân dung của Friedrich Khôn ngoan (1494/1497).
Thế nhưng thời gian chính ông dành cho công việc khắc kim loại và vẽ đồ họa cho khắc gỗ. Đặc biệt là ông đã thử nghiệm khắc kim loại rất sớm. Bản khắc đầu tiên xác định được niên đại là vào năm 1497. Ngoài ra trong khoảng thời gian này (1498) còn có các tác phẩm: "Khải Huyền của Gioan" (tiếng Anh: Book of Revelation), là một bộ khắc gỗ gồm 16 bản và "Adam và Eva" (1502) là một tác phẩm khắc đồng.
Chuyến đi Venezia
Năm 1505 ông đến Venezia lần thứ hai, nơi của những nhà họa sĩ thời kỳ Phục hưng nổi tiếng của trường phái Venezia: Tizan, Giorgione và Palmavecchio. Nhưng người gây ấn tượng nhiều nhất cho ông là Giovanni Bellini, người mà trong một bức thư ông đã ca tụng là "họa sĩ giỏi nhất".
Các thương gia người Đức ở Venezia đã đặt ông vẽ cho Nhà thờ thánh Barttholomew một bức tranh lớn, "Lễ Mân Côi" (tiếng Anh: Feast of the Most Holy Rosary), bức tranh mà sau này Hoàng đế Rudolf II đã mua lại với một số tiền lớn và dùng 4 người để mang về Praha (Cộng hòa Séc). Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao và Hội đồng thành phố Venezia đã mời ông ở lại thành phố lâu dài với tiền lương hằng năm là 200 đồng Duca, Dürer quyết định trở về lại thành phố quê hương trong mùa thu năm 1506.
Từ 1506 đến 1520
Trong số các tác phẩm đầu tiên của Dürer sau khi ông trở về từ Ý phải kể đến "Chân dung một người đàn ông trẻ" (1507) hiện lưu trữ trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật (Kunsthistorische Museum) ở Viên (Áo). Cũng cùng trong năm này ông vẽ bức tranh khỏa thân "Adam và Eva". Trong hai năm 1507 và 1508 ông vẽ bức tranh do Tuyển hầu tước Friedrich Khôn ngoan đặt vẽ cho nhà thờ ở Wittenberg (Đức), hiện nay cũng trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật tại Wien.
Sau đó Dürer bắt đầu tác phẩm nổi tiếng "Thăng thiên và Đăng quang Maria" mà nhà quý tộc Jakob Heller ở Frankfurt am Main (Đức) đã đặt ông vẽ cho Nhà thờ dòng Dominican (tiếng La tinh: Ordo Praedicatorum) tại Frankfurt am Main. Tác phẩm này đã mang lại cho nhà thờ một nguồn thu nhập lớn khi các người xem tranh phải chi tiền vào cửa. Sau khi Hoàng đế Rudolf II không mua lại được mặc dầu đã ngỏ ý muốn trả số tiền là 100.000 Gulden, bức tranh này được Công tước Maximilian I của Bayern mua lại với giá 1.000 Thaler vào năm 1613. Trong vụ cháy lớn ở lâu đài München vào năm 1673 bức tranh này đã bị hư hại một phần. Một bản sao của Paul Juvenel hiện đang ở trong lâu đài Saalhof thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử tại Frankfurt am Main bên cạnh hai bức tranh cánh vẫn còn giữ được.
Trong khoảng thời gian 1509 đến 1516 (có thể là 1511) ông sáng tác bức họa nổi tiếng trên gỗ "Tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi của các thánh", xuất phát là cho nhà nguyện ở Landau (Đức) nhưng sau đó (khoảng 1600) được Hội đồng Nürnberg tặng cho Hoàng đế Rudolf II. Ở phía dưới của bức tranh Dürer đã tự vẽ mình là một nhân vật nhỏ cầm một tấm bảng mang dòng chữ tiếng La tinh. Hiện nay bức tranh này được trưng bày trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật ở Wien.
Cũng trong khoảng thời gian này, ngoài nhiều tác phẩm khắc gỗ và khắc kim loại nhỏ, Dürer đã sáng tác ba loạt tranh khắc gỗ thuộc vào trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông:
"Nỗi khổ hình của Giê-xu nhỏ" (1509 và 1510), nguyên thủy gồm 37 bản khắc gỗ
"Nỗi khổ hình của Giê-xu lớn" (1510) bao gồm 11 bản vẽ về cuộc đời của Chúa cứu thế và một tranh bìa, diễn đạt và khổ của bản khác với loại nhỏ.
"Cuộc đời của Maria" (1510 và 1511) bao gồm 20 bản.
Bắt đầu từ thời gian này các tác phẩm của Dürer chủ yếu là khắc gỗ và khắc kim loại, rất ít tranh vẽ. Các bản khắc kim loại nổi tiếng của ông cũng đều là từ khoảng thời gian này: "Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ", "Thánh Jerome" (1514) và "Melencolia I" (1514).
Dürer đã nhiều lần vẽ theo yêu cầu của Hoàng đế Maximilian I. Chậm nhất là từ khoảng thời gian 1510/1511 đã có những mối quan hệ mà có thể là do Willibald Pirckheimer môi giới. Tất cả các tác phẩm này ít nhất cũng là gián tiếp tôn vinh danh dự và vinh quang Hoàng đế.
Đây cũng là thời gian mà ông tiếp xúc với các tác phẩm của Martin Luther, "người đã giúp đỡ tôi rất nhiều".
Chuyến đi Hà Lan (1520-1521)
Ngày 12 tháng 6 năm 1520 Dürer cùng vợ khởi hành qua Bamberg, Frankfurt, Köln đi đến Antwerpen và các thành phố Hà Lan khác, chuyến đi kéo dài cho đến mùa thu năm sau đó.
Ở mọi nơi ông đều được chào mừng nồng nhiệt. Hội đồng thành phố Antwerpen đã không thể mời ông cư ngụ lâu dài tại thành phố này với tiền lương hằng năm là 300 Gulden, tặng ông một căn nhà, sinh sống miễn phí và trả tiền cho tất cả các công việc làm cho chính quyền của ông. Hoàng đế Karl V vừa lên ngôi công nhận các đặc quyền ông được hưởng trước đó (đây thật ra là mục đích chính của chuyến đi này). Rất nhiều tác phẩm chân dung của các giáo sĩ, nhà quý tộc và nhà nghệ thuật là kết quả của chuyến đi Hà Lan. Ngày 2 tháng 7 năm 1521 ông bắt đầu trở về.
Những năm sau đó
Hai trong số những tác phẩm quan trọng nhất của ông được sáng tác vào năm 1526: Hai sứ đồ Gioan và Phê-rô và Hai sứ đồ Mác-cô và Phao-lô. Cũng trong năm này ông vẽ bức tranh sơn dầu chân dung "Hieronymus Holzschuher" được coi là tác phẩm vẽ chân dung đẹp nhất của ông.
Chịu đựng hậu quả của bệnh sốt rét từ chuyến đi Hà Lan, Dürer mất đột ngột vào ngày 6 tháng 4 năm 1528, ngay trước khi ông tròn 57 tuổi. Mộ phần của ông hiện nay nằm trong nghĩa trang Johannis tại Nürnberg, không xa mộ phần của người bạn ông là Willibald Pirchheimer.
Các đóng góp trong lịch sử nghệ thuật
Dürer đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển khắc gỗ và khắc kim loại. Ông đã giải phóng kỹ thuật khắc gỗ ra khỏi "nhiệm vụ minh họa sách" và mang lại cho kỹ thuật này tầm cỡ của một tác phẩm nghệ thuật độc lập có thể đặt bên cạnh tranh vẽ. Dürer tạo được một thang tông màu rộng lớn giữa đen và trắng và vì thế đưa khắc gỗ đến gần khắc kim loại.
Cũng như cho khắc gỗ ông đã cách mạnh hóa và làm hoàn hảo kỹ thuật khắc kim loại. Ông nổi tiếng khắp châu Âu qua các tác phẩm như "Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ" và "Melencolia I". Giống như Tizian, Michelangelo và Raffael, Dürer nhận ra được ý nghĩa của kỹ thuật đồ họa là dùng để truyền bá tiếng tăm nghệ thuật và thông qua việc bán các tác phẩm để có thu nhập. Dürer đã phát hành các tác phẩm của mình bằng nhà xuất bản riêng của ông và thông qua các nhà bán sách.
Bên cạnh sáng tác nghệ thuật Dürer cũng viết nhiều tác phẩm về lý thuyết trong nghệ thuật. Ngoài ra ông còn nghiên cứu về cách xây thành lũy. Bức tường thành Ulm (Đức) được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 16 là theo bản vẽ của ông.
Các tác phẩm
Chú thích
Liên kết ngoài
http://www.ibiblio.org/wm/paint/auth/durer/
http://www-groups.dcs.st-andrews.ac.uk/~history/Mathematicians/Durer.html
http://www.artchive.com/artchive/D/durer.html
http://www.aiwaz.net/durer/
http://www.abcgallery.com/D/durer/durer.html
Art Gallery - Albrecht Durer
Tác phẩm của Albrecht Dürer
Dürer, Albrecht
Dürer, Albrecht
Bài cơ bản dài trung bình
Mất năm 1528
Nghệ sĩ Đức |
8431 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20nghi%C3%AAng%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o | Độ nghiêng quỹ đạo | Độ nghiêng quỹ đạo là một trong số các tham số quỹ đạo xác định hướng của mặt phẳng quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu. Nó thường được ký hiệu bằng chữ i và được đo bằng độ.
Định nghĩa trên áp dụng cho hầu hết thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Với các hệ có quỹ đạo ngoài Hệ Mặt Trời, đôi khi không tìm được mặt phẳng tham chiếu thích hợp nào, người ta có thể định nghĩa lại độ nghiêng quỹ đạo. Ví dụ với sao đôi, độ nghiêng quỹ đạo được định nghĩa là góc giữa pháp tuyến mặt phẳng quỹ đạo và phương nối từ hệ đến người quan sát. Sao đôi có độ nghiêng quỹ đạo 90 độ có thể che khuất nhau khi quay.
Các ví dụ
Với, quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, mặt phẳng tham chiếu thường là mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất), nhất là trong các quan sát từ Trái Đất. Tuy nhiên, người ta cũng có thể lấy mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng chứa xích đạo của Mặt Trời, Sao Mộc,... tùy vào ứng dụng cụ thể
Độ nghiêng quỹ đạo của các vệ tinh tự nhiên hay vệ tinh nhân tạo thường được đo với mặt phẳng tham chiếu chứa xích đạo của thiên thể mà vệ tinh bay quanh:
độ nghiêng 0 độ: vệ tinh bay trên mặt phẳng xích đạo và cùng chiều quay với thiên thể chủ
độ nghiêng 90 độ: vệ tinh bay qua hai cực Nam và Bắc của thiên thể chủ
độ nghiêng 180 độ: vệ tinh bay trên mặt phẳng xích đạo và ngược chiều quay với thiên thể chủ
Với Mặt Trăng, người ta hay tính độ nghiêng quỹ đạo so với mặt phẳng hoàng đạo, một giá trị tương đối ổn định so với việc dựa vào mặt phẳng xích đạo của Trái Đất.
Công thức
Trong cơ học thiên thể có thể tính độ nghiêng quỹ đạo, i, qua công thức:
với:
hz thành phần chiếu của h lên phương z của hệ quy chiếu,
h là mômen động lượng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.
Xem thêm
Độ nghiêng trục quay
Tham khảo
Cơ học thiên thể
Tham số quỹ đạo
Thuật ngữ thiên văn học
Quỹ đạo
ru:Кеплеровы элементы орбиты#Наклонение |
8436 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Ch%C3%BAa | Thiên Chúa | Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, từ Brahma (Đại Ngã) của Ấn Độ giáo, Waheguru của Sikh giáo, Jah của phong trào Rastafari, cho đến Giavê của Do Thái giáo, Allah của Hồi giáo, và Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo. Tóm lại, hầu như có bao nhiêu tôn giáo là có bấy nhiêu cách giải thích về sự hiện hữu, bản thể và các thuộc tính của thực thể tối thượng này. Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập đến khái niệm về Thiên Chúa.
Sơ lược
Tuy thuật ngữ Thiên Chúa (God) được dùng để chỉ một Đấng Tối Cao, nhưng lại có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa. Nhiều hệ thống tôn giáo và triết học xem Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng toàn thể Vũ trụ. Nhiều người tin rằng Đấng Tạo Hoá đang bảo tồn vũ trụ mà mình đã dựng nên, trong khi những người khác cho rằng Thiên Chúa không còn quan tâm đến thế giới sau khi Ngài hoàn thành công cuộc sáng tạo. Quan điểm cho rằng Thiên Chúa không còn quan tâm đến thế giới sau khi Ngài hoàn thành việc tạo dựng nó xuất phát từ thuộc tính Toàn Năng của Thiên Chúa. Do Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng nên bất kỳ sản phẩm nào mà Ngài đã hoàn thành công việc sáng tạo ra nó đều đã là toàn hảo ngay từ lúc sản phẩm đó vừa được Thiên Chúa sáng tạo ra (không cần phải thêm hay bớt cái gì cũng như phải chỉnh sửa, khắc phục cái gì nữa). Chính vì thế, thế giới mà Chúa hoàn thành công cuộc sáng tạo là hoàn hảo ngay từ lúc nó vừa được tạo thành. Điều này cũng đúng với thụ tạo con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng theo hình ảnh của Chúa, rằng con người là một tạo vật linh thiêng, cao cấp nhất của Chúa và đã hoàn hảo bậc nhất ngay từ lúc con người vừa được Thiên Chúa hoàn thành công cuộc tạo dựng. Kết quả là, do thế giới đã toàn hảo nên Thiên Chúa không cần phải quan tâm đến thế giới nữa mà chỉ chiêm nghiệm, ngắm nhìn thành quả của mình diễn tiến, phát triển. Lưu ý rằng, "sự toàn hảo" của sản phẩm do Chúa tạo dựng mang tính siêu hình, tức là mặc dù mỗi sản phẩm đó đều có khiếm khuyết nhưng ngay cả sự khiếm khuyết đó cũng là một sự "hoàn hảo" nhìn ở góc độ Bản thể học và Siêu hình học do chính tay Chúa tạo dựng. Đối mặt với việc tại sao những tạo vật mà Chúa tạo dựng vẫn là toàn hảo nhưng lại vẫn đầy "khiếm khuyết", con người là cầu nối khiến những "khiếm khuyết" đó biến mất để những tạo vật đó là sự toàn hảo trong toàn hảo bằng cách cải tạo nó, biến đổi nó phù hợp hơn với thế giới và cuộc sống của loài người. Đó là Thánh Ý Thiên Chúa.
Quan điểm được nhiều người chấp nhận nhất tin rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng Toàn Tri và Đấng Giàu Lòng Thương Xót, trong khi nhiều người khác theo đuổi ý tưởng cho rằng sự hiểu biết hạn hẹp của con người không cho phép họ đạt đến bất kỳ nhận thức đầy đủ và chân xác nào về Thiên Chúa, và một số truyền thống thần bí cho rằng quyền bính của Thiên Chúa là có giới hạn, nếu không, họ lập luận, sẽ không còn chỗ cho sự lựa chọn của con người.
Khái niệm về một Thiên Chúa duy nhất là đặc điểm của Độc thần giáo, dù các tôn giáo thuộc khuynh hướng này vẫn chưa đồng ý với nhau về một định nghĩa chung về Thiên Chúa. Người ta tìm thấy trong một số khái niệm về Thiên Chúa dấu vết của những nỗ lực tìm cách gán cho Thiên Chúa các tính chất, phái tính và danh hiệu của con người cũng như tính ưu việt của một chủng tộc nào đó. Một số khái niệm miêu tả Thiên Chúa là Thực Thể tối cao, Thực Thể vĩnh tồn và Thực Thể siêu nhiên, vượt lên trên thế giới đa dạng và biến dịch.
Khái niệm về Thiên Chúa thường được nối kết với các nguyên tắc về hệ thống chân lý và nền đạo đức có giá trị tuyệt đối. Nhiều người xem Thiên Chúa là một thân vị với các thuộc tính được hiển lộ, trong khi những người khác nghĩ về ngài như một quyền lực thần bí, mơ hồ và xa cách. Cũng còn nhiều tra vấn về khả năng hiện hữu một mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, dẫn đến vô số cung cách khác nhau giúp con người thờ phụng hoặc tìm cách làm vui lòng Chúa. Trong khi một số người tin rằng khái niệm về Thiên Chúa của họ là chân xác và tối hậu, thì những người khác chấp nhận sự khả dĩ có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa và tất cả đều hướng về một chân lý.
Thần học
Nhà thần học thường đặt các câu hỏi như: Bản thể của Thiên Chúa là gì? Tính duy nhất của Thiên Chúa có ý nghĩa gì? Tính nhị nguyên hoặc ba ngôi, theo cách người ta tin, hàm ý điều gì? Thiên Chúa là siêu nhiên hay hiện hữu nội tại trong thiên nhiên, hay là sự pha trộn của cả hai? Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và vũ trụ cũng như mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người xảy ra như thế nào?
Độc thần giáo tin rằng chỉ có một Thiên Chúa và con người phải thờ phụng Ngài. Thuật ngữ "Thiên Chúa giáo" dùng để chỉ ba tôn giáo cùng tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, là Ki-tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, tuy cùng thờ một Đấng nhưng cách nhìn nhận và cách giải thích của mỗi tôn giáo về Thiên Chúa là khác nhau. Ki-tô hữu tin rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa duy nhất, nhưng tồn tại trong Ba Ngôi Vị là Cha và Con và Thánh Thần, Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất chứ không phải có ba Chúa khác nhau. Ki-tô hữu đồng ý Allah của Hồi giáo là Thiên Chúa của Ki-tô giáo (tuy cách thờ phụng và nhận biết Thiên Chúa của Hồi giáo là không trọn vẹn, vì họ không chấp nhận tin vào Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo quan điểm Ki-tô giáo). Do Thái giáo cũng tin thờ Thiên Chúa nhưng không chấp nhận đấng Messiah của Ki-tô giáo, (Đức Giê-su Ki-tô) là Đức Chúa Con đồng bản thể với Thiên Chúa. Cả Hồi giáo và Do Thái giáo đều bác bỏ quan niệm Thiên Chúa Ba Ngôi của Ki-tô giáo, mà cho rằng Thiên Chúa chỉ có một Ngôi Vị duy nhất (thường được hiểu là Chúa Cha).
Các khái niệm về Thiên Chúa
Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo
Ba tôn giáo này tin rằng Thiên Chúa là đấng tự hữu, hằng hữu, là đấng tạo hóa và đấng tể trị toàn thể vũ trụ. Theo quan điểm này, những thuộc tính của Thiên Chúa là thánh khiết (tinh tuyền và tách biệt khỏi tội lỗi), công chính (công bình, ngay thẳng và chân thật trong mọi đoán xét), tể trị (không gì cản trở được ý chí của Chúa), toàn năng (không gì mà Chúa không thể làm được), toàn tri (không gì mà Chúa không biết), yêu thương, và hiện diện khắp mọi nơi.
Quan điểm này miêu tả Thiên Chúa là vô hình và hữu hình, có thân vị, Ngài là nguồn của mọi nghĩa vụ đạo đức, và là thực thể tối cao con người có thể nhận biết được. Trong các mức độ khác nhau, những thuộc tính này được trình bày bởi các học giả tiên khởi của Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, trong đó có Augustine, Al-Ghazali, và Maimonides.
Theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (còn gọi là Chúa Thánh Linh).
Kinh Thánh
Kinh Thánh Híp-ri [Hebrew] của Do Thái giáo cũng là Cựu Ước của Ki-tô giáo miêu tả Thiên Chúa theo các thuộc tính sau: "Chúa là Thiên Chúa nhân từ, thương xót, chậm giận, dư dật ân huệ và thành thực, giữ lòng đến ngàn đời, tha thứ điều gian ác, sự vi phạm và tội lỗi, nhưng không kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời" (Exodus 34. 6-7).
Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa
Chương đầu tiên của Kinh Thánh được dùng để ký thuật công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ. Ngoài ngài không có sự hiện hữu. Thiên Chúa tạo nên mọi vật, nhưng chỉ có ngài là đấng tự hữu. Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ ex nihila, từ sự vô hình và trống không. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa dựng nên con người, và ban cho họ quyền cai quản mọi loài trên đất.
Kinh Thánh cũng miêu tả các thuộc tính của Thiên Chúa như toàn năng và toàn tri.
Cựu Ước thường nhắc đến danh hiệu Chúa toàn năng, và giải thích "không có điều gì khó quá cho Ngài." (Sáng 18: 14). Bởi vì Thiên Chúa là đấng tạo hóa, không có điều gì vượt quá năng lực của ngài, cũng không ai có đủ quyền năng để ngăn cản công việc tay ngài làm.
Hai thuộc tính toàn năng và toàn tri của Thiên Chúa, theo miêu tả của Kinh Thánh, liên quan mật thiết với nhau và là một phần trong quyền năng sáng tạo và bảo tồn vũ trụ. Khi tỏ cho các môn đồ biết về sự quan phòng của Thiên Chúa, Chúa Giê-su nói: "Ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi." (Lc 12, 7). Một chỗ khác trong Tân Ước khẳng định thuộc tính này của Thiên Chúa, "Chẳng có loài thọ tạo nào có thể che giấu được trước mặt Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng mà chúng ta phải khai trình." (Hêbrơ 4: 13).
Thiên Chúa là Đấng Cứu rỗi
Trong Kinh Thánh, công cuộc sáng tạo và cứu rỗi liên quan mật thiết với nhau. Thiên Chúa dựng nên con người, yêu thương họ, và muốn ban cho họ sự sống đời đời. Theo Kinh Thánh, chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu của ngài, Sứ đồ Gioan đã miêu tả "Thiên Chúa là tình yêu thương." (1 Gioan 4:8). Khi loài người bất tuân, sa ngã, và phạm tội, họ đã xúc phạm đức công chính của Thiên Chúa, và bị đặt dưới cơn thịnh nộ và sự đoán phạt của ngài. Vì Thiên Chúa là công chính, sự cứu rỗi phải thỏa mãn sự công bình của luật pháp. Sự chết của Chúa Giê-su trên cây thập tự để đền tội thay cho loài người, theo Kinh Thánh, là giải pháp trọn vẹn có thể đáp ứng cả tình yêu thương và đức công chính của Thiên Chúa.
Tuy nhiên Kinh Thánh không miêu tả Thiên Chúa một cách có hệ thống, lại cung cấp những hình ảnh thi vị về mối tương giao giữa Chúa và con người. Theo nhà thánh kinh sử học Yehezkal Kaufmann, phát kiến nền tảng của môn thần học Kinh Thánh là trình bày một Thiên Chúa không chỉ quan tâm đến con người mà còn muốn biết con người có quan tâm đến Chúa hay không. Hầu hết đều tin rằng Kinh Thánh nên được xem là quan điểm của con người về Thiên Chúa, song nhà thần học Abraham Joshua Heschel miêu tả Thiên Chúa trong Kinh Thánh theo quan điểm anthropopathic, theo đó Kinh Thánh nên được đọc theo quan điểm của Thiên Chúa về con người chứ không phải quan điểm của con người về Thiên Chúa.
Tương tự, Tân Ước không cung cấp một nền thần học có hệ thống về Thiên Chúa, nhưng là một nền thần học tiềm ẩn khi dạy rằng Thiên Chúa trở thành người trong thân vị của Chúa Giê-su trong khi vẫn là Thiên Chúa cách trọn vẹn. Trong ý nghĩa này, Thiên Chúa trở nên một thực thể có thể nhìn thấy và chạm đến được, có thể phán dạy và hành động theo một cung cách mà con người dễ dàng cảm nhận trong khi vẫn duy trì phẩm cách siêu nhiên và vô hình của Chúa. Các khái niệm này là những bước triệt để tách rời khỏi các khái niệm về Thiên Chúa được tìm thấy trong Kinh thánh Híp-ri [Hebrew], dẫn đến việc xác lập học thuyết Ba Ngôi.
Chú thích
Xem thêm
Thiên Chúa giáo
Thượng đế
Ba Ngôi
Độc thần giáo
Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham
Liên kết ngoài
God - a Christian perspective
"Nature of God" at Mormon.org
God in Judaism on chabad.org Retrieved 2006-10-05
Cheung, Vincent (2003). "Systematic Theology"
Islam-info.ch (2006) Concept of God in Islam .
Draye, Hani (2004). Concept of God in Islam. Truy cập 2005-06-26.
Haisch, Bernard (2006). The God Theory: Universes, Zero-Point Fields and What's Behind It All.
Jewish Literacy . Truy cập 2005-06-26.
a look at the role of Questions about the Attributes of God in Christian faith.
Nicholls, David (2004). DOES GOD EXIST?. Truy cập 2005-06-26.
Salgia, Amar (1997) Creator-God and Jainism Retrieved 2005-10-18.
Shaivam.org (2004). Hindu Concept of God . Truy cập 2005-06-26.
Who Is God? from the Yoga point of view.
Schlecht, Joel (2004).* Stanford Encyclopedia of Philosophy (2004). Moral Arguments for the Existence of God. Truy cập 2005-06-26.
Stanford Encyclopedia of Philosophy (2005). God and Other Necessary Beings. Truy cập 2005-06-26.
Catholic Encyclopedia (1909). Relation of God to the Universe. Truy cập 2007-02-28.
Students of Shari'ah (2005). Proof Of Creator . Truy cập 2005-06-26.
God and Science. A Christian approach to modern science.
Bài cơ bản dài trung bình
Thần thánh |
8444 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20l%C3%BD%20v%E1%BB%8B%20nh%C3%A2n | Nguyên lý vị nhân | Nguyên lý vị nhân là một khái niệm của triết học, được hình thành dựa trên ý tưởng chính đó là sự tồn tại của các tham số đặc trưng của vũ trụ mà chúng ta quan sát, có thể không xác định được một cách trực tiếp thông qua các định luật cơ bản của vật lý, nhưng bằng lý lẽ về sự tồn tại của các quan sát viên thông thái. Nói cách khác, ý tưởng ở đây là các đặc tính và trạng thái tồn tại hiện nay của vũ trụ là như vậy để phát sinh sự tồn tại của chúng ta, những người quan sát thông minh có khả năng đặt vấn đề và nghiên cứu về nó.
Tham khảo
Xem thêm
Nghịch lý Fermi
Các hình thức khác nhau của nguyên lý vị nhân:
• Nguyên lý vị nhân yếu: Các hằng số vật lý của vũ trụ là như vậy nên đã làm cho sự sống và ý thức tồn tại.
• Nguyên lý vị nhân trung bình: Trong ít nhất một thế giới... của vũ trụ đa thế giới, sự sống phải phát triển.
• Nguyên lý vị nhân mạnh: Vũ trụ phải có những tính chất để cho sự sống phát triển bên trong nó vào một lúc nào đó.
• Nguyên lý vị nhân tột cùng: Trí tuệ phải phát triển trong vũ trụ và sao đó không bao giờ tuyệt duyệt.
Vũ trụ học
Thuật ngữ triết học
Khái niệm triết học
Vũ trụ học vật lý
Nguyên tắc
Nguyên lý vị nhân |
8445 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cara | Cara | Cara hay Carat là đơn vị đo khối lượng sử dụng trong ngành đá quý, nó tương đương với 0,2 gram (200 miligram).
Lịch sử và sử dụng
Từ này ở Việt Nam chỉ xuất hiện từ khi người Pháp đến. Trong một số ngôn ngữ châu Âu, chẳng hạn như trong tiếng Anh từ carat (tức cara trong tiếng Việt) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp keration (quả của cây carob-một loại cây xanh lưu niên ở vùng Địa Trung Hải, tên khoa học là Ceratonia siliqua), thông qua các ngôn ngữ như tiếng Ả Rập và tiếng Latinh. Các hạt của quả carob đã được sử dụng như là quả cân trong các phép cân đo chính xác vì kích thước đồng nhất của nó. Trong quá khứ, các quốc gia khác nhau có cara riêng của mình, xấp xỉ bằng trọng lượng của hạt carob. Tuy nhiên, năm 1907 cara có giá trị bằng 200 miligam trong hệ mét đã được chấp thuận, và hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.
Lưu ý:
Cara có thể chia nhỏ hơn nữa thành các "điểm". Một cara bằng 100 điểm.
Kara - phát âm giống như cara, ký hiệu là K, là đơn vị đo độ tinh khiết của vàng.
Tham khảo
Đơn vị đo khối lượng
Hệ đo lường kim hoàn |
8446 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kara%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%29 | Kara (đơn vị) | Kara, viết tắt là K, trong ngành kim hoàn là đơn vị đo lường độ tinh khiết của các kim loại quý hay các hợp kim của chúng, chẳng hạn như vàng. Trong ý nghĩa này, một kara bằng 1/24 độ tinh khiết tính theo trọng lượng. Vì thế vàng 24 K là vàng tinh khiết, vàng 12 K có độ tinh khiết 50% v.v.
Hệ thống kara được bổ sung hay thay thế bằng hệ thống độ tinh khiết thang phần nghìn, trong đó độ tinh khiết được biểu diễn theo thang phần nghìn.
Các kara phổ biến được sử dụng để đúc vàng thỏi, đồ trang sức là:
24 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 999)
22 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 916)
20 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 833)
18 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 750)
16 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 625)
14 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 585)
10 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 417)
9 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 375)
Lưu ý
Trong tiếng Việt, còn có từ "cara" - phát âm giống như từ này, nhưng ký hiệu là c - là đơn vị đo khối lượng của các loại đá quý.
Trong ngành kim khí Việt Nam, các loại vàng ta chủ yếu có độ tinh khiết 99,99% (vàng 4 số 9), 99,9% (vàng 3 số 9) và vàng 99% (vàng 2 số 9). Do vậy, thuật ngữ "kara" chỉ áp dụng đối với các loại vàng nhập khẩu hay vàng tây.
Bắt nguồn từ chữ "kara", trong tiếng Việt có từ "cà rá" để chỉ chiếc nhẫn bằng hợp kim hệ thống vàng-đồng.
Trong ngành kim hoàn Việt Nam
Các hợp kim có độ tinh khiết dưới 24 K là hợp chất của kim loại gốc, thêm với một tỷ lệ nhất định kim loại khác. Với vàng, vàng trắng có thể là bạc, đồng, đồng thau… Với các có thể là đồng, thau...
Vàng Ý, vàng Nga, bạc Thái... so với vàng, bạc Việt Nam không có gì khác biệt. Có khác chỉ ở tỉ lệ các kim loại pha chế thêm vào. Hiện nay, các hợp chất để pha chế kim loại, dân trong nghề gọi là Hội, có bán sẵn. Nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, Ý, Thái Lan, Mỹ... Chính vì vậy, hợp chất vàng, vàng trắng, bạc pha chế tại Việt Nam hiện nay không thua kém hàng nhập khẩu.
Nhiều cửa hàng lợi dụng sự không hiểu biết của khách hàng, khi bán sản phẩm có thể nói là vàng Ý, vàng Nga để bán sản phẩm với giá đắt chứ thực ra các hợp kim vàng, vàng trắng, bạc... đều được pha chế tại Việt Nam. Sản phẩm cũng được sản xuất tại Việt Nam.
Xem thêm
Cara
Chú thích
Đơn vị đo độ tinh khiết
Hệ đo lường kim hoàn
Kim loại quý |
8450 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20%C4%91%E1%BB%99%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91i%E1%BB%83m%20n%C3%BAt%20l%C3%AAn | Kinh độ của điểm nút lên | Kinh độ của điểm nút lên, hay kinh độ điểm mọc, viết tắt là Ω, là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo một thiên thể khi bay quanh một thiên thể khác dưới lực hấp dẫn. Nó là góc giữa phương nối khối tâm hệ và điểm nút lên (hay điểm mọc quỹ đạo) với phương xuân phân trên mặt phẳng tham chiếu.
Với các vật thể bay quanh Mặt Trời, điểm xuân phân là một trong hai giao điểm của mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng xích đạo trên thiên cầu, là vị trí của Mặt Trời lúc xuân phân; còn mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng hoàng đạo. Trong hệ tọa độ hoàng đạo này, kinh độ của điểm nút lên còn được gọi là hoàng kinh độ của điểm nút lên.
Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm mọc quỹ đạo sẽ vô định, dẫn đến việc kinh độ điểm mọc bị vô định.
Công thức
Trong cơ học thiên thể, đối với quỹ đạo elíp, kinh độ điểm nút lên, Ω, có thể được tính theo véctơ trạng thái quỹ đạo:
Ω = arccos(nx/|n|)
(nếu ny < 0, Ω = 2 π - Ω ở trên)
với:
nx là thành phần của n chiếu lên phương x của hệ quy chiếu,
n là véctơ chỉ theo phương của điểm nút lên (như vậy véctơ này nằm trên mặt phẳng tham chiếu, có thành phần chiếu lên phương z của hệ quy chiếu bằng 0).
Nếu quỹ đạo có độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, Ω không định nghĩa được. Trên thực tế tính toán, trường hợp này, người ta có thể quy ước Ω bằng 0; tức là phương của "điểm nút lên" n/|n| = (1,0,0).
Xem thêm
Xuân phân
Điểm nút lên của quỹ đạo
Tham khảo
Cơ học thiên thể
Thuật ngữ thiên văn học
Quỹ đạo
ru:Кеплеровы элементы орбиты#Долгота восходящего узла |
8452 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Real%20Madrid%20CF | Real Madrid CF | Real Madrid Club de Fútbol (, có nghĩa là Câu lạc bộ bóng đá Hoàng gia Madrid), thường được gọi là Real Madrid hay đơn giản là Real, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Tây Ban Nha có trụ sở tại Madrid. Real Madrid là Câu lạc bộ bóng đá xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA.
Được thành lập vào ngày 6 tháng 3 năm 1902 với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Madrid, câu lạc bộ có truyền thống mặc bộ trang phục sân nhà màu trắng kể từ khi thành lập. Tước hiệu real trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "hoàng gia" được vua Alfonso XIII phong tặng cho câu lạc bộ vào năm 1920 cùng với vương miện hoàng gia trên huy hiệu. Câu lạc bộ đã chơi những trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động Santiago Bernabéu có sức chứa 81.044 chỗ ngồi ở trung tâm thành phố Madrid kể từ năm 1947. Không giống như hầu hết các câu lạc bộ thể thao châu Âu khác, các thành viên của Real Madrid (socios) đã sở hữu và điều hành câu lạc bộ trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Câu lạc bộ ước tính có trị giá 3,8 tỷ euro (4,2 tỷ đô la) vào năm 2019 và là câu lạc bộ bóng đá có thu nhập cao thứ hai trên thế giới, với doanh thu hàng năm 757,3 triệu euro vào năm 2019. Câu lạc bộ là một trong những đội bóng được hâm mộ nhất trên thế giới. Real Madrid là một trong ba thành viên sáng lập La Liga chưa bao giờ bị xuống hạng kể từ khi thành lập vào năm 1929, cùng với Athletic Bilbao và Barcelona. Câu lạc bộ có nhiều kình địch lâu đời, đáng chú ý nhất là El Clásico với Barcelona và El Derbi Madrileño với Atlético Madrid.
Real Madrid khẳng định mình là một thế lực lớn của bóng đá Tây Ban Nha và châu Âu trong suốt những năm 1950, giành được 5 Cúp C1 liên tiếp và 7 lần lọt vào trận chung kết. Thành công này được nhân rộng ở giải đấu mà câu lạc bộ đã vô địch năm lần trong khoảng thời gian bảy năm. Đội hình này, bao gồm Alfredo Di Stéfano, Ferenc Puskás, Francisco Gento và Raymond Kopa, được xem là đội hình vĩ đại nhất mọi thời đại.
Ở đấu trường quốc nội, câu lạc bộ đã giành được 69 danh hiệu; kỷ lục 35 danh hiệu La Liga, 20 Copa del Rey, 12 Supercopa de España, một Copa Eva Duarte và một Copa de la Liga. Trong các giải đấu châu Âu và thế giới, Real Madrid đã giành được 26 danh hiệu; kỷ lục 14 danh hiệu Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, 2 Cúp UEFA, 5 Siêu cúp UEFA, họ cũng giành được kỷ lục 8 chức vô địch thế giới cấp câu lạc bộ.
Real Madrid được công nhận là Câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA vào ngày 11 tháng 12 năm 2000 với 42,35% phiếu bầu, và nhận được Kỉ niệm chương FIFA vào ngày 20 tháng 5 năm 2004. Câu lạc bộ cũng được IFFHS trao giải Câu lạc bộ châu Âu xuất sắc nhất thế kỷ 20 vào ngày 11 tháng 5 năm 2010. Vào tháng 6 năm 2017, Real Madrid trở thành câu lạc bộ giành nhiều chức vô địch Champions League liên tiếp nhất, nối dài vị trí dẫn đầu của họ trên bảng xếp hạng câu lạc bộ của UEFA. Tính đến năm 2022, Real Madrid xếp thứ 5 sau Bayern Munich, Manchester City, Liverpool và Chelsea trên bảng xếp hạng này.
Lịch sử
Những năm đầu tiên (1897–1945)
Khởi đầu của Real Madrid được bắt đầu khi bóng đá được mang tới thành phố Madrid bởi những giảng viên và sinh viên của Học viện Tự do, trong đó có nhiều người đến từ Cambridge và Oxford. Họ thành lập Câu lạc bộ Bóng đá Sky vào năm 1897, thi đấu vào những buổi sáng Chủ nhật tại Moncloa. Câu lạc bộ tách ra làm hai vào năm 1900: Câu lạc bộ bóng đá Madrid mới và Club Español de Madrid. Vào ngày 6 tháng 3 năm 1902, sau khi hội đồng mới đứng đầu là Juan Padrós được bầu ra, Câu lạc bộ Bóng đá thành Madrid được chính thức thành lập. Ba năm sau, vào năm 1905, Madrid FC giành được danh hiệu đầu tiên khi đánh bại Athletic Bilbao trong trận chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Câu lạc bộ trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha vào ngày 4 tháng 1 năm 1909, khi chủ tịch câu lạc bộ Adolfo Meléndez ký thỏa thuận thành lập Hiệp hội Bóng đá Tây Ban Nha. Đội bóng bắt đầu chuyển sang sử dụng sân Campo de O'Donnell vào năm 1912. Năm 1920, câu lạc bộ đổi tên thành Real Madrid sau khi được Vua Alfonso XIII đứng ra bảo hộ và phong tước vị "Hoàng gia".
Năm 1929, Giải Vô địch Quốc gia Tây Ban Nha được thành lập. Real Madrid dẫn đầu mùa giải đầu tiên cho tới trận đấu cuối cùng, thất bại trước Athletic Bilbao khiến đội chỉ xếp ở vị trí thứ 2 sau Barcelona. Đội bóng giành được chức Vô địch Quốc gia vào mùa giải 1931–1932 và trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch ở mùa giải tiếp theo.
Ngày 14 tháng 4 năm 1938, đội bóng mất danh xưng Real và dùng lại tên Madrid CF vì sự ra đời của nền Cộng hòa ở Tây Ban Nha. Bóng đá được vẫn được diễn ra trong Thế Chiến 2 vào ngày 13 tháng 6 năm 1943, Madrid đè bẹp Barcelona 11–1 trong trận lượt về bán kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Có người cho rằng những cầu thủ đã bị đe dọa bởi chính quyền, như việc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã "khẳng định với đội bóng rằng một vài người trong số họ còn chơi bóng chẳng qua là nhờ sự rộng lượng của chế độ này cho phép họ có mặt tại đất nước.". Chủ tịch Barcelona, Enric Piñeyro, đã bị hành hung bởi các cổ động viên Madrid.
Santiago Bernabéu Yeste và thành công ở châu Âu (1945–1978)
Santiago Bernabéu Yeste trở thành chủ tịch Real Madrid năm 1945. Dưới thời ông, câu lạc bộ, sân nhà Santiago Bernabéu và sân tập Ciudad Deportiva được tu sửa lại sau khi bị hư hại trong cuộc nội chiến. Từ năm 1953, ông đưa về Madrid một loạt các cầu thủ ngoại đẳng cấp thế giới mà tiêu biểu nhất chính là Alfredo Di Stéfano.
Năm 1955, dựa trên ý tưởng của tổng biên tập tờ báo thể thao Pháp L'Équipe Gabriel Hanot, Bernabéu, Bedrignan và Gusztáv Sebes khởi xướng một giải đấu thường niên kêu gọi tất cả các đội bóng châu Âu tham dự, giải đấu mà ngày nay được biết đến dưới tên UEFA Champions League. Dưới thời Bernabéu, Real Madrid trở thành một thế lực hùng mạnh của cả bóng đá Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung. Đội bóng đoạt năm Cúp châu Âu từ năm 1956 đến năm 1960, trong đó có chiến thắng 7-3 trước Eintracht Frankfurt trong trận chung kết Cúp châu Âu mùa 1959-1960 trên sân Hampden Park. Sau năm thành công liên tiếp, Real được phép giữ phiên bản thật của chiếc Cup, và có quyền in Huy chương Danh dự của UEFA lên áo thi đấu. Real Madrid dành chiếc cup thứ sáu mùa 1965-1966 khi đánh bại FK Partizan 2–1 trong trận chung kết với một đội hình mà tất cả các cầu thủ đều có cùng quốc tịch. Đội hình ấy được gọi là Yé-yé. Cái tên "Ye-yé" xuất phát từ đoạn điệp khúc "Yeah, yeah, yeah" trong bài hát "She Loves You" của The Beatles sau khi bốn thành viên của đội chụp hình cho tờ Marca với những bộ tóc giả trên đầu. Thế hệ Ye-yé cũng là Á quân các kì Cúp châu Âu 1962 và 1964.
Vào những năm 1970, Real Madrid dành thêm 5 danh hiệu La Liga và 3 Cúp nhà Vua. Đội bóng lọt vào trận chung kết European Cup Winners' Cup lần đầu tiên vào năm 1971 và thất bại trước đội bóng Anh là Chelsea với tỉ số 1-2. Ngày 2 tháng 7 năm 1978, chủ tịch câu lạc bộ Santiago Bernabéu qua đời khi World Cup đang được tổ chức tại Argentina. Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA quyết định để tang ba ngày trong thời gian diễn ra giải đấu để vinh danh ông. Mùa giải sau đó, câu lạc bộ tổ chức Cúp Santiago Bernabéu đầu tiên để tưởng nhớ vị cố chủ tịch.
Kỷ nguyên De Carlos (1978–1985)
Sau một thời gian ngắn làm tổng thống lâm thời, Raimundo Saporta đã kêu gọi bầu cử. Thủ quỹ của câu lạc bộ, Luis de Carlos, đã từ chức để tranh cử chức chủ tịch. Ngày 26 tháng 7 năm 1978 là hạn chót cho các ứng cử viên nộp đơn để tranh cử. De Carlos đã nộp 3.352 tài liệu xác nhận việc ứng cử của ông ấy, trong khi những người còn lại - bác sĩ phụ khoa Campos Gil và người bán hoa José Daguerre - không đạt được số lượng tối thiểu cần thiết trong thời gian. Điều này đã khiến cuộc bầu cử bị đình trệ và Luis de Carlos được tuyên bố là chủ tịch của Real Madrid.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1980, Sân vận động Santiago Bernabéu đã tổ chức trận chung kết Copa del Rey giữa Real Madrid và Real Madrid Castilla, đội thứ hai của câu lạc bộ được thành lập ban đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 1972. Castilla đánh bại bốn đội hạng Nhất - Hércules, Athletic Bilbao, Real Sociedad và Sporting de Gijón - để vào chung kết. Real Madrid đã đánh bại Castilla, được huấn luyện bởi Juanjo với tỷ số 6–1.
Cuối năm đó, tạp chí France Football đã vinh danh Real Madrid là "Đội bóng châu Âu xuất sắc nhất" năm 1980. Ban giám khảo đã tính đến hai danh hiệu quốc gia mà đội giành được năm đó - La Liga và Copa del Rey - và thực tế là họ đã vào đến bán kết Cúp châu Âu mùa đó.
Bất chấp những thành công của năm trước, mùa giải 1980–81 đã có một kết thúc khó khăn cho Madrid. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1981, họ mất chức vô địch ở Valladolid. Real Sociedad, đội đã hòa 2–2 trước Sporting de Gijón vào phút cuối tại El Molinón, đã giành được danh hiệu. Chỉ một tháng sau, trong Chung kết Cúp C1 châu Âu 1981 vào ngày 27 tháng 5, bàn thắng của Alan Kennedy đã mang lại cho Liverpool danh hiệu Cúp châu Âu trước Madrid.
Với cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra, ứng cử viên Luis de Carlos đã giới thiệu Alfredo Di Stéfano và Amancio Amaro lần lượt là huấn luyện viên của đội một và Castilla, lần lượt vào ngày 19 tháng 5 năm 1982. Di Stéfano, ban đầu rời Madrid năm 1964 chỉ để trở lại 18 năm sau đó. Trong cuộc bầu chọn, de Carlos đã đánh bại Ramón Mendoza trong cuộc bầu chọn và Di Stéfano, người đã ký hợp đồng trong hai năm, đã giành được danh hiệu á quân trong năm đầu tiên làm huấn luyện viên của Madrid.
Sau khi mùa 1983–84 kết thúc, Di Stéfano một lần nữa nói lời chia tay với Real Madrid. Hợp đồng của ông kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 1984 và Luis de Carlos quyết định không tái ký hợp đồng do không đạt được thành công với đội bóng.
Vào ngày 12 tháng 12 năm 1984, Emilio Butragueño trở thành một cái tên nổi tiếng ở châu Âu với màn trình diễn khó quên trước Anderlecht tại Bernabéu. Đội bóng Bỉ đã giành chiến thắng 3–0 trận lượt đi tại Brussels, tràn đầy hy vọng bước vào trận lượt về, nhưng Butragueño đã dập tắt hy vọng của họ với ba bàn thắng và Real Madrid đã giành chiến thắng thuyết phục 6–1 để lội ngược dòng thành công.
Real Madrid đã liên tiếp giành được hai danh hiệu UEFA Cup đầu tiên — chức vô địch thứ nhất năm 1985 trước Videoton của Hungary (3–0 tại Sóstói Stadion và 0–1 tại Chamartín) và thứ hai trước FC Köln năm 1986 (5–1 tại Bernabéu và thua 2–0 tại Olympiastadion ở Berlin).
La Quinta del Buitre và Cúp châu Âu thứ 7 (1980–2000)
Đầu những năm 1980, Real Madrid mất đi vị thế của mình ở La Liga cho đến khi một nhóm những ngôi sao "cây nhà lá vườn" mang thành công ở đấu trường quốc nội tới câu lạc bộ. Phóng viên thể thao người Tây Ban Nha Julio César Iglesias đặt cho thế hệ cầu thủ ấy cái tên La Quinta del Buitre (Tạm dịch là "Năm con Kền kền") lấy từ biệt danh của một trong những cầu thủ, Emilio Butragueño. Bốn người còn lại là Manuel Sanchís, Martín Vázquez, Míchel và Miguel Pardeza. Với La Quinta del Buitre (chỉ còn bốn thành viên sau khi Pardeza chuyển tới Zaragoza năm 1986) cùng những trụ cột như thủ môn Francisco Buyo, hậu vệ phải Miguel Porlán Chendo và tiền đạo người México Hugo Sánchez, Real Madrid sở hữu một trong những đội hình xuất sắc nhất Tây Ban Nha và châu Âu suốt nửa cuối thập kỉ 80, đoạt 2 cúp UEFA, 5 chức Vô địch Tây Ban Nha liên tiếp, 1 Cúp nhà Vua và 3 Siêu cúp Tây Ban Nha. Đầu những năm 1990, La Quinta del Buitre chia rẽ sau khi Martín Vázquez, Emilio Butragueño và Míchel rời khỏi câu lạc bộ.
Năm 1996, Chủ tịch Lorenzo Sanz chỉ định Fabio Capello làm huấn luyện viên của đội. Dù nhiệm kỳ của ông chỉ kéo dài đúng một mùa, Real Madrid vẫn khẳng định được vị thế nhà vô địch. Những cầu thủ như Roberto Carlos, Predrag Mijatović, Davor Šuker và Clarence Seedorf được đưa về để củng cố đội hình vốn đã hùng mạnh với những Raúl, Fernando Hierro, Iván Zamorano, và Fernando Redondo. Kết quả, Real Madrid (với sự gia nhập của Fernando Morientes năm 1997) cuối cùng cũng kết thúc 32 năm mòn mỏi chờ đợi chiếc Cúp châu Âu thứ 7. Năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Jupp Heynckes, đội bóng áo trắng đánh bại Juventus 1–0 trong trận chung kết nhờ bàn thắng của Predrag Mijatović để lên ngôi vô địch.
Tháng 11 năm 1999, Vicente del Bosque lên làm huấn luyện viên. Trong mùa giải cuối cùng của thế kỷ, 1999–2000, đội được dẫn dắt bởi những cựu binh lớn tuổi như Fernando Hierro, Fernando Redondo, Roberto Carlos và Raúl González. Real cũng đã bổ sung những tài năng trẻ mới là Guti và Iker Casillas, với sự xuất hiện của Steve McManaman và Nicolas Anelka từ giải Ngoại hạng Anh, bên cạnh những tài năng bản xứ như Míchel Salgado và Iván Helguera. Trong mùa giải đầu tiên Del Bosque dẫn dắt, Real đã lần thứ tám vô địch Champions League, sau chiến thắng 3–0 trước Valencia trong trận chung kết, với các bàn thắng của Morientes, McManaman và Raúl. Chiến thắng này đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ thành công trong lịch sử Real Madrid.
Tháng 12 năm 2000, Real Madrid được bầu chọn là câu lạc bộ châu Âu xuất sắc nhất thế kỉ XX với 42.35% số phiếu, vượt xa so với Manchester United chỉ với 9.69%.
Los Galácticos (Dải ngân hà) 1.0 (2000–2006)
Tháng 7 năm 2000, Florentino Pérez được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ. Ông tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình sẽ xóa bỏ khoản nợ 270 triệu Euro của câu lạc bộ và nâng cấp cơ sở vật chất cho đội. Dù vậy, lời hứa quan trọng nhất của ông đã thành công khi đưa về Luís Figo. Năm tiếp theo, đội bóng tái phân vùng khu tập luyện và bắt đầu tập hợp Dải ngân hà Galáctico nổi tiếng với những gương mặt lẫy lừng như Zinédine Zidane, Ronaldo, Luís Figo, Roberto Carlos, Raúl và David Beckham. Không thể phủ nhận đây là một canh bạc lớn khi đội bóng không thể giành được danh hiệu gì trong ba mùa giải sau khi dành một cúp UEFA Champions League, 1 Cúp liên lục địa năm 2002 và La Liga năm 2003.
Những ngày sau chiến thắng của đội bóng tại giải vô địch quốc gia 2003 diễn ra một loạt các cuộc tranh cãi. Đầu tiên là khi Pérez sa thải vị huấn luyện viên vừa mang vinh quang về cho đội sau khi Giám đốc Thể thao của Real khẳng định rằng del Bosque không phải người thích hợp cho công việc này; rằng họ cần một người trẻ hơn để cải tổ đội bóng. Bầu không khí căng thẳng tiếp tục khi huyền thoại đội trưởng Fernando Hierro rời bỏ câu lạc bộ sau một sự bất đồng ý kiến với ban giám đốc, theo chân là Steve McManaman.
Dù vậy, đội bóng vẫn lên đường đi thi đấu giao hữu chuẩn bị cho mùa giải sau ở châu Á và giới thiệu bản hợp đồng mới: David Beckham. Perez và ban giám đốc từ chối gia hạn hợp đồng và tăng lương Claude Makélélé. Makélélé cảm thấy thất vọng và chuyển đến Chelsea F.C. Vào những ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng, Fernando Morientes ra đi theo dạng cho mượn đến Monaco. Real Madrid, với sự dẫn dắt của huấn luyện viên mới Carlos Queiroz, bắt đầu mùa giải La Liga một cách chậm chạp với chiến thắng nhọc nhằn trước Real Betis. Kết thúc mùa giải 2003-04 với 1 danh hiệu Siêu cúp Tây Ban Nha và về thứ 4 tại La Liga, ông ra đi vào cuối mùa sau 10 tháng dẫn dắt.
Mùa giải 2005-06 khởi đầu với một loạt những bản hợp đồng đầy hứa hẹn - Julio Baptista (20 triệu Euro), Robinho (30 triệu Euro) và Sergio Ramos (30 triệu Euro - Điều khoản phá vỡ hợp đồng) - nhưng vị huấn luyện viên người Brazil không thể tìm ra đội hình phù hợp. Real Madrid tiếp diễn màn trình diễn nghèo nàn với thất bại nhục nhã 0-3 trước Barcelona trên sân nhà. Vanderlei Luxemburgo từ chức và được thay thế bởi Juan Ramón López Caro, huấn luyện viên đội B là Real Madrid Castilla lúc bấy giờ.
Thay đổi không hề đem lại làn gió mới mà thay vào đó là thất bại 1-6 trước Real Zaragoza ở lượt đi tứ kết Cúp nhà Vua, và bị loại với tổng tỷ số 5-6. Một thời gian ngắn sau đó, Real Madrid bị loại khỏi Champions League năm thứ tư liên tiếp sau khi thua Arsenal. Ngày 27 tháng 2 năm 2006, Florentino Pérez từ chức.
Thời Ramón Calderón (2006–2009)
Ramón Calderón được bầu làm chủ tịch câu lạc bộ ngày 2 tháng 7 năm 2006 đồng thời chỉ định Fabio Capello làm huấn luyện viên mới và Predrag Mijatović làm Giám đốc Thể thao. Real Madrid đoạt danh hiệu La Liga đầu tiên trong 4 năm vào năm 2007. Ngày 9 tháng 6 năm 2007, Real làm khách của Zaragoza tại La Romareda. Trận đấu khởi đầu một cách tệ hại khi Real Madrid phải thay đổi đội hình chỉ vài phút trước giờ bóng lăn sau khi hậu vệ trẻ Miguel Torres gặp phải chấn thương gân kheo khi khởi động. Zaragoza dẫn trước Real 2-1 cho đến gần cuối trận trong khi Barcelona cũng đang dẫn trước Espanyol 2-1. Cơ hội vô địch của Kền kền trắng xem như đã chấm hết. Thế nhưng, hai bàn thắng của Ruud van Nistelrooy vào lưới Zaragoza và của Raúl Tamudo vào lưới Barca trong những phút cuối đã đem lại hy vọng cho Real Madrid. Sevilla lúc đó bị Mallorca cầm chân với tỉ số 0-0. Vậy là chiến thắng trước Mallorca trên sân nhà ở vòng sau sẽ mang lại cho đội bóng áo trắng danh hiệu La Liga thứ 30.
Ngày 17 tháng 6, Real đối mặt với Mallorca trên sân Bernabéu trong khi Barcelona và Sevilla lần lượt gặp Gimnàstic de Tarragona và Villarreal. Real bị dẫn 0-1 ở hiệp 1, trong khi Barcelona dẫn 3-0 trên sân Tarragona; nhưng ba bàn thắng trong vòng 30 phút cuối đã đem chiến thắng 3-1 tới cho Real Madrid và danh hiệu quốc nội đầu tiên từ năm 2003. Reyes ghi bàn mở tỉ số sau đường kiến tạo của Higuaín. Một pha phản lưới nhà và một bàn thắng tuyệt đẹp khác của Reyes báo hiệu giờ ăn mừng đã tới với đội bóng áo trắng. Hàng ngàn cổ động viên của Real Madrid đã bắt đầu diễu hành đến Quảng trường Cibeles để ăn mừng chức vô địch.
Bước qua mùa giải 2007-08, Real Madrid tiếp tục thể hiện sức mạnh ở đấu trường trong nước khi bảo vệ thành công danh hiệu La Liga, qua đó họ có được danh hiệu quốc nội lần thứ 31. Mùa giải này Real đã thuyết phục vượt qua Barcelona trong cả hai lượt trận. Tại Camp Nou, Real Madrid đã ra về với 3 điểm trong tay khi hạ đại kình địch với tỷ số 1-0 nhờ bàn thắng duy nhất của Julio Baptista. Ở trận lượt về trên sân Bernabeu, Real Madrid với tư cách bảo vệ thành công ngôi vô địch đã xuất sắc đè bẹp Barca với tỷ sộ đậm 4-1 qua đó xếp thứ nhất chung cuộc, trong khi đại kình địch chỉ về thứ 3. Tại Cup Nhà Vua, bất ngờ đã xảy ra khi đội bóng hoàng gia đã sớm bị loại khỏi sân chơi bởi câu lạc bộ Mallorca với tổng tỉ số 3-1. Ở Cúp châu Âu năm 2007-08, Real Madrid cũng tiến vào vòng 1/8 với vị trí nhất bảng cùng thành tích thắng 3 hòa 2 thua 1. Họ gặp đối thủ đến từ Ý là câu lạc bộ AS Roma. Mặc dù được đánh giá cao nhưng Real Madrid không thể vào tứ kết khi để thua Roma ở cả hai lượt trận với cùng tỷ số 2-1.
Sang mùa giải 2008-09, với sự mạnh lên của kình địch Barcelona, Real Madrid không còn đủ sức cạnh tranh danh hiệu với đối thủ và phải trắng tay trên mọi mặt trận. Đầu tiên họ thất bại 0-2 trước kình địch Barca ở trận Siêu kinh điển diễn ra tại Camp Nou, nhưng nhục nhã nhất là ở trận lượt về, khi ấy Real Madrid đã để lọt lưới đến 6 bàn trong trận thua 2-6 tại Bernabeu, trận thua đậm nhất của Real trước Barca trong những năm gần đây. Ở Cup nhà Vua, Real cũng sớm phải rời giải sau trận thua trước đội bóng bị đánh giá thấp hơn, Real Union. Tại UEFA Champions League, Real Madrid cũng lọt vào vòng 1/8 gặp Liverpool, ở trận lượt đi họ đã để thua các vị khách đến từ nước Anh với tỷ số 0-1, trận lượt về Real Madrid thảm bại đến 0-4 trên sân Anfield, qua đó kết thúc một mùa giải trắng tay và thua toàn diện trước đại kình địch Barca.
Los Galácticos (Dải ngân hà) 2.0 (2009–2019)
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2009, Florentino Pérez trở lại chức chủ tịch của Real Madrid. Pérez tiếp tục theo đuổi chính sách Galácticos đã thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình khi mua Kaká từ AC Milan với mức giá 56 triệu bảng và Cristiano Ronaldo từ Manchester United với mức giá kỷ lục 80 triệu bảng. Tuy nhiên, mùa giải 2009–10 là một mùa giải thất bại nữa khi Madrid một lần nữa đứng thứ 2 tại La Liga, mặc dù lần này tích lũy được 96 điểm, kỷ lục của câu lạc bộ vào thời điểm đó, và bị loại khỏi Champions League dưới tay Lyon.
José Mourinho trở thành huấn luyện viên vào tháng 5 năm 2010. Vào tháng 4 năm 2011, một trường hợp hy hữu đã xảy ra khi lần đầu tiên bốn trận El Clásico diễn ra trong khoảng thời gian chỉ 18 ngày. Trận đấu đầu tiên là tại La Liga vào ngày 17 tháng 4 (kết thúc 1-1 với các bàn thắng phạt đền cho cả hai đội), trận chung kết Copa del Rey (kết thúc với chiến thắng 1–0 của Madrid), và trận bán kết Champions League gây tranh cãi vào ngày 27 tháng 4 và 2 tháng 5 (thua chung cuộc 3–1) trước Barcelona.
Tại La Liga 2011–12, Real Madrid đã lên ngôi vô địch La Liga lần thứ 32 trong lịch sử giải đấu, đồng thời kết thúc mùa giải với nhiều kỷ lục cấp câu lạc bộ được thiết lập, bao gồm 100 điểm đạt được trong một mùa giải, ghi tổng cộng 121 bàn thắng, hiệu số bàn thắng bại +89 và 16 trận thắng trên sân khách, với 32 trận thắng chung cuộc. Cũng trong mùa giải đó, Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ cán mốc ghi 100 bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử giải VĐQG Tây Ban Nha. Với 101 bàn sau 92 trận, Ronaldo đã vượt qua huyền thoại của Real Madrid Ferenc Puskás, người đã ghi 100 bàn sau 105 trận. Ronaldo đã thiết lập một kỷ lục mới cho câu lạc bộ về số bàn thắng cá nhân ghi được trong 1 năm (60 bàn) và trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn vào lưới tất cả 19 đội trong một mùa giải. Tuy nhiên, đội tiếp tục dừng bước tại bán kết Champions League trước Bayern Munich tại loat sút luân lưu sau khi hòa 3-3, và trở thành cựu vương tai Cup nhà vua khi để Barcelona loại tại tứ kết với tổng tỷ số 4-3.
Real Madrid bắt đầu mùa giải 2012-13 với chức vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha khi đánh bại Barcelona bằng bàn thắng trên sân khách, nhưng về nhì tại La Liga. Một thương vụ chuyển nhượng quan trọng của mùa giải là bản hợp đồng với Luka Modrić từ Tottenham Hotspur với mức phí 33 triệu bảng. Sau trận thua 3-4 tại bán kết Champions League trước Borussia Dortmund, cùng thất bại đáng thất vọng 1-2 sau hiệp phụ trước Atlético Madrid tại trận chung kết Copa del Rey 2013, Pérez thông báo về sự ra đi của José Mourinho vào cuối mùa giải vì "thỏa thuận chung".
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2013, Carlo Ancelotti kế nhiệm Mourinho trở thành huấn luyện viên của Real Madrid với hợp đồng có thời hạn 3 năm, Zinedine Zidane được chỉ định là một trong những trợ lý của ông. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2013, thương vụ chuyển nhượng Gareth Bale từ Tottenham Hotspur đã được công bố. Thương vụ chuyển nhượng của cầu thủ người xứ Wales được xem là một bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới thời điểm đó với mức giá chuyển nhượng xấp xỉ 100 triệu euro. Trong mùa giải đầu tiên của Ancelotti tại câu lạc bộ, Real Madrid đã giành được Copa del Rey, Bale là người ghi bàn thắng quyết định trong trận chung kết với Barcelona. Vào ngày 24 tháng 5, Real Madrid đánh bại đối thủ cùng thành phố Atlético Madrid 4-1 sau hiệp phụ trong trận chung kết Champions League 2014, giành chức vô địch châu Âu đầu tiên kể từ năm 2002 và trở thành đội bóng đầu tiên giành được 10 Cúp C1 châu Âu / UEFA Champions League, thành tích này được gọi là "La Décima".
Sau khi giành chức vô địch Champions League 2014, Real Madrid đã ký hợp đồng với thủ môn Keylor Navas, tiền vệ Toni Kroos và tiền vệ tấn công James Rodríguez. Câu lạc bộ đã giành được Siêu cúp UEFA năm 2014 trước Sevilla, danh hiệu chính thức thứ 79 của câu lạc bộ. Trong tuần cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2014, Real Madrid đã bán hai cầu thủ chủ chốt: Xabi Alonso cho Bayern Munich và Ángel Di María cho Manchester United. Quyết định này của câu lạc bộ đã gây ra tranh cãi, Cristiano Ronaldo tuyên bố: "Nếu tôi nắm quyền, có lẽ tôi đã làm mọi thứ khác đi", trong khi Carlo Ancelotti thừa nhận: "Chúng ta phải bắt đầu lại từ con số 0."
Sau khởi đầu chậm chạp ở mùa giải La Liga 2014–15, Real Madrid đã có chuỗi 22 trận thắng kỷ lục, bao gồm các trận thắng trước Barcelona và Liverpool, vượt qua kỷ lục 18 trận thắng liên tiếp của một đội bóng Tây Ban Nha trước đó do Barça của Frank Rijkaard thiết lập ở mùa giải 2005–06. Kỉ lục này đã kết thúc trong trận mở màn năm 2015 của họ với trận thua trước Valencia, khiến câu lạc bộ kém kỷ lục thế giới 24 trận thắng liên tiếp. Câu lạc bộ không thể bảo vệ chức vô địch Champions League (thua Juventus ở bán kết) và Copa del Rey, đồng thời cũng không thể giành chức vô địch La Liga (kém nhà vô địch Barcelona 2 điểm), Ancelotti bị sa thải vào ngày 25 tháng 5 năm 2015.
Vào ngày 3 tháng 6 năm 2015, Rafael Benítez trở thành tân huấn luyện viên của Real Madrid với bản hợp đồng 3 năm. Real Madrid tiếp tục bất bại tại La Liga cho đến khi để thua 3–2 trước Sevilla vào vòng 11. Tiếp theo là trận thua 0–4 trên sân nhà trong trận Clásico đầu tiên của mùa giải trước Barcelona. Ở vòng 32 đội Copa del Rey, Real đã đưa cầu thủ không đủ điều kiện vào sân Denis Cheryshev trong trận thắng 1-3 trước Cádiz, dẫn đến trận lượt về bị hủy và Real bị loại. Benítez đã bị miễn nhiệm vào ngày 4 tháng 1 năm 2016 sau những cáo buộc về việc không được lòng người hâm mộ, sự không hài lòng với các cầu thủ và không giành được kết quả tốt trước các đội bóng hàng đầu.
Vào ngày 4 tháng 1 năm 2016, Zinedine Zidane trở thành huấn luyện viên trưởng của Real. Dưới thời Zidane, Real kết thúc ở vị trí thứ hai, chỉ kém nhà vô địch Barcelona 1 điểm tại La Liga 2015–16. Vào ngày 28 tháng 5, Real Madrid đã giành chức vô địch Champions League thứ 11 sau chiến thắng 5–3 trong loạt sút luân lưu trước Atlético Madrid khi hòa 1-1 trong trận chung kết, nối dài kỷ lục của họ tại giải đấu danh giá này, thành tích được gọi là "La Undécima".Real Madrid bắt đầu mùa giải 2016–17, là mùa giải đầu tiên Zidane dẫn dắt câu lạc bộ, với chiến thắng 3-2 ở Siêu cúp UEFA 2016 trước Sevilla. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2016, Real Madrid đã có trận thắng thứ 35 liên tiếp, lập kỷ lục mới của câu lạc bộ. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2016, Madrid đánh bại câu lạc bộ Nhật Bản Kashima Antlers 4–2 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2016. Với trận hòa 3–3 trước Sevilla vào ngày 12 tháng 1 năm 2017, chuỗi trận bất bại của Madrid đã kéo dài lên 40 trận, phá vỡ kỷ lục 39 trận bất bại của Barcelona trên mọi đấu trường từ mùa giải trước. Chuỗi trận bất bại của họ đã kết thúc sau trận thua 1-2 trên sân khách trước Sevilla ở La Liga ba ngày sau đó. Vào tháng 5 năm đó, Madrid giành chức vô địch La Liga 2016–17 kỷ lục lần thứ 33, danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của họ sau 5 năm. Vào ngày 3 tháng 6, Real Madrid chiến thắng 4-1 trong trận chung kết Champions League của câu lạc bộ trước Juventus, giúp Real Madrid trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công danh hiệu của mình trong kỷ nguyên UEFA Champions League và là đội bóng đầu tiên giành được danh hiệu này liên tiếp kể từ Milan vào năm 1989 và 1990, khi giải đấu này được gọi là Cúp C1 châu Âu. Danh hiệu của Real Madrid là danh hiệu thứ 12, kéo dài kỷ lục và là danh hiệu thứ ba trong bốn năm. Thành tích này còn được gọi là "La Duodécima". Mùa giải 2016–17 là mùa giải thành công nhất về danh hiệu giành được trong lịch sử của Real Madrid.
Real Madrid đã giành Siêu cúp UEFA năm 2017 với tỷ số 2-1 trước Manchester United. Năm ngày sau, Real Madrid đánh bại Barcelona tại Camp Nou trong trận lượt đi Siêu cúp Tây Ban Nha 2017, trước khi giành chiến thắng ở trận lượt về với tỷ số 2–0, chấm dứt kỷ lục ghi bàn 24 trận liên tiếp của Barcelona trong các trận El Clásico. Vào ngày 16 tháng 12 năm 2017, Real đã đánh bại câu lạc bộ Brazil Grêmio với tỷ số 1–0 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2017 và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công này. Real Madrid cũng đã giành chức vô địch UEFA Champions League thứ ba liên tiếp trong năm 2018 khi đánh bại Liverpool 3-1, trở thành câu lạc bộ đầu tiên giành ba danh hiệu liên tiếp trong kỷ nguyên Champions League, cũng như là đội bóng đầu tiên giành 3 danh hiệu liên tiếp tại Cúp C1 / Champions League kể từ Bayern Munich năm 1976. Vào ngày 31 tháng 5, chỉ năm ngày sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết, Zidane tuyên bố từ chức huấn luyện viên trưởng của Real Madrid.
Vào ngày 12 tháng 6, Real Madrid bổ nhiệm Julen Lopetegui, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha, làm huấn luyện viên mới của họ. Có thông báo cho rằng ông sẽ chính thức trở thành huấn luyện viên của Real sau World Cup 2018. Tuy nhiên, đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha đã sa thải Lopetegui một ngày trước giải đấu, nói rằng ông đã thương lượng các điều khoản với câu lạc bộ mà không thông báo cho họ. Câu lạc bộ sau đó bắt đầu xây dựng lại đội hình vào mùa hè năm 2018, bao gồm việc bán Cristiano Ronaldo cho Juventus với mức giá 100 triệu euro. Sau chuỗi phong độ tệ hại, Lopetegui bị sa thải và được thay thế bởi huấn luyện viên Santiago Solari. Vào ngày 22 tháng 12 năm 2018, Real Madrid đánh bại Al Ain với tỷ số 4–1 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2018. Với chiến thắng này, Real Madrid trở thành nhà vô địch kỷ lục của FIFA Club World Cup với 4 danh hiệu. Họ được xem là nhà vô địch thế giới tổng cộng 7 lần vì FIFA chính thức công nhận Cúp Liên lục địa là tiền thân của FIFA Club World Cup. Họ cũng nối dài kỷ lục giành được nhiều danh hiệu liên tiếp nhất. Tuy nhiên, họ đã bị loại khỏi Copa del Rey ở bán kết bởi Barcelona khi thua chung cuộc 1–4. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2019, Real đã để Ajax đánh bại với tỷ số 1–4 tại lượt về và bị loại ở vòng 16 đội Champions League với tổng tỷ số 3–5 sau 8 lần liên tiếp vào bán kết.
Los Galácticos (Dải ngân hà) 3.0 (2019–nay)
Dải ngân hà 3.0 được khởi xướng từ những ngày tháng đầu tiên 2019, cũng là lúc chuyển giao giữa thế hệ cầu thủ đã thành công ở thập niên trước sang lứa cầu thủ mới. Khởi đầu bằng việc Zidane trở lại làm huấn luyện viên trưởng vào ngày 11 tháng 3 năm 2019.
Vào mùa hè năm 2019, Madrid đã ký hợp đồng với Eden Hazard, Luka Jović, Éder Militão, Ferland Mendy, Rodrygo, Reinier và những cầu thủ khác với tổng giá trị hơn 350 triệu euro. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, Real Madrid đánh bại Atlético Madrid trong loạt sút luân lưu để giành danh hiệu Siêu cúp Tây Ban Nha lần thứ 11. Sau 3 tháng gián đoạn do đại dịch COVID-19 vào tháng 3 năm 2020, Madrid đã trở lại vào tháng 6 với 10 trận thắng liên tiếp để giành chức vô địch giải đấu thứ 34 của đội.
Kể từ khi giải đấu trở lại vào tháng 6 và cho đến khi kết thúc mùa giải 2020–21, Real Madrid tạm thời thi đấu trên sân nhà tại Sân vận động Alfredo Di Stéfano, trong khi Santiago Bernabéu được cải tạo rộng rãi.
Sau mùa giải 2020–2021 không thành công, Zidane rời đội lần thứ 2 vào ngày 27 tháng 5 năm 2021, nhường ghế nóng cho Carlo Ancelotti, cũng là một cái tên đã từng gắn bó với câu lại bộ.
Trong mùa giải đầu tiên trở lại, Ancelotti giúp đội vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha khi hạ Athletic Bilbao 2–0 tại chung kết, còn tại La Liga ông giúp đội vô địch sớm 4 vòng sau khi thắng Espanyol 4–0 ở vòng 34, còn ở Champions League ông lần lượt giúp đội vượt qua PSG, Chelsea, Man City để tiến vào chung kết gặp Liverpool, tại đây đội đã lên ngôi vô địch lần thứ 14 trong lịch sử với pha lập công duy nhất của Vinicius Junior ở phút thứ 59.
Vào đầu mùa giải 2022–23, Real Madrid giành được Siêu cúp châu Âu lần thứ 5 sau khi đánh bại nhà vô địch UEFA Europa League Eintracht Frankfurt 2-0. Real Madrid sau đó có lần thừ 5 vô địch FIFA Club World Cup 2022 với chiến thắng 5-3 trước Al Hilal trong trận chung kết.
Biểu tượng
Biểu trưng
Phiên bản biểu trưng đầu tiên là một thiết kế đơn giản với 3 ký tự "MCF" viết tắt của Madrid Club de Fútbol màu trắng được xếp đè lên nhau trên nền xanh thẫm. Lần thay đổi đầu tiên vào năm 1908 mang lại những ký tự có dáng vẻ thuôn gọn hơn và được đặt trong một đường tròn. Biểu trưng của câu lạc bộ vẫn giữ nguyên cho đến thời chủ tịch Pedro Parages năm 1920. Khi đó, Vua Alfonso XIII chính thức ban cho đội bóng tước vị hoàng gia và đứng ra bảo trợ cho họ. Câu lạc bộ đổi tên thành "Real Madrid" và vương miện của Alfonso được vẽ thêm vào biểu trưng để thể hiện cho từ "Real".
Do sự sụp đổ của chế độ quân chủ năm 1931, mọi dấu hiệu của hoàng gia (hình ảnh vương miện và danh xưng "Real") được gỡ bỏ. Vương miện được thay thế bằng dải băng màu tím của chính quyền Castile. Năm 1941, hai năm sau Cuộc nội chiến, biểu tượng "Real Corona", hay "Vương miện Hoàng gia", được khôi phục khi dải băng của Castile vẫn được duy trì. Ngoài ra, vương miện được tô thêm màu vàng RIA RIA HUNGÁRIA nổi bật, và câu lạc bộ lại một lần nữa mang tên Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid. Lần chỉnh sửa gần đây nhất là vào năm 2001 khi đội bóng muốn tiêu chuẩn hóa biểu trưng và khẳng định vị trí của chính mình cho thế kỷ XXI. Từ đó, dải băng màu tím đã được đổi thành màu xanh thẫm.
Trang phục
Màu áo truyền thống của câu lạc bộ Real Madrid là màu trắng nguyên vẹn từ áo, quần cho đến tất, mặc dù lúc trước khi mới thành lập, trong trận đấu đầu tiên của câu lạc bộ, họ đã mặc một trang phục với một dải xiên màu xanh dương và một màu đỏ trên áo để phân biệt hai đội (thiết kế sau này của câu lạc bộ với chi tiết một dải màu tím không hề liên quan đến điều này, nó đã được kết hợp năm họ bị mất vương miện hoàng gia, vì nó là màu sắc truyền thống của khu vực Castile).
Ngày nay, tất đen đã không còn được sử dụng, thay vào đó là tất trắng. Real Madrid đã duy trì màu áo trắng trong các trận đấu trên sân nhà của mình suốt lịch sử của câu lạc bộ. Tuy nhiên, có một mùa giải mà áo và quần không phải là màu trắng. Đó là một sáng kiến được thực hiện bởi Escobal và Quesada vào năm 1925; Cả hai đã đi du lịch qua nước Anh khi họ nhận ra chiếc mũ của đội bóng Corinthian F.C, một trong những đội nổi tiếng nhất tại thời điểm đó được biết đến với sự sang trọng và tinh thần thể tha. Điều đó dẫn đến quyết định rằng Real Madrid sẽ mặc quần màu đen trong, nhưng sáng kiến này chỉ kéo dài duy nhất đúng một năm. Sau khi bị đánh bại bởi Barcelona với thất bại 1-5 tại Madrid và thất bại 0-2 tại Catalonia, chủ tịch Parages quyết định trở lại một bộ đồ toàn trắng, cho rằng bộ trang phục này sẽ mang lại may mắn. Vào đầu những năm 1940, người quản lý đã thay đổi bộ trang phục một lần nữa bằng cách thêm các nút vào áo sơ mi Ngày 23 tháng 11 năm 1947, trong một trận đấu với Atlético Madrid, đội bóng cùng thành phố tại sân vận động Wanda Metropolitano, Real Madrid trở thành đội bóng Tây Ban Nha đầu tiên mặc áo số. Câu lạc bộ bóng đá Anh là Leeds United đã chuyển chiếc áo xanh của họ sang màu trắng vào những năm 1960, để cạnh tranh cùng với Real Madrid thống trị bóng đá trong thời đại này.
Màu sắc phụ của Real là màu xanh hoặc tím. Kể từ khi ra mắt thị trường, câu lạc bộ cũng đã cho ra đời nhiều mẫu thiết kế màu khác nhau, bao gồm đỏ, xanh, cam và đen. Nhà tài trợ áo áo đấu của Real Madrid, Zanussi đã đồng ý ký hợp đồng cho mùa giải 1982-83, 1983-84 và 1984-85. Sau đó, câu lạc bộ được Parmalat và Otaysa tài trợ trước khi một hợp đồng dài hạn với Teka được ký kết vào năm 1992. Năm 2001, Real Madrid chấm dứt hợp đồng với Teka và trong một mùa giải sử dụng dòng chữ Realmadrid.com in trên áo đấu để quảng cáo, biểu trưng trang web của câu lạc bộ. Sau đó, năm 2002, một hợp đồng đã được ký với Siemens Mobile và năm 2006, biểu tượng BenQ Siemens đã xuất hiện trên áo của CLB. Hãng tài trợ BenQ Siemens này đã mang lại khoảng 10 triệu euro mỗi năm cho câu lạc bộ Hoàng gia. Tuy nhiên số tiền ấy không đủ thỏa mãn tham vọng chinh phục đỉnh cao của đội bóng thành Madrid nên vào tháng 6 năm 2007, Real Madrid quyết định ký hợp đồng với nhà tài trợ Bwin cùng với số tiền 21 triệu euro mỗi năm trong một bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, kèm theo một điều khoản gia hạn tự động thêm 4 năm nữa. Đó là khoản tiền Real Madrid nhận được từ Bwin Interactive Entertainment AG đổi lại hãng kinh doanh cá cược trên mạng Internet BetAndWin ngày càng mở rộng ảnh hưởng tại bóng đá châu Âu bằng việc in dòng chữ BWin hiện diện trên ngực áo đấu của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha thay thế cho BenQ Mobie, tập đoàn sản xuất điện thoại di động vừa mới phá sản của Đài Loan.
Mùa giải 2012-13 là một mùa giải thất bại toàn diện của câu lạc bộ Real Madrid khi họ trắng tay và không giành được một danh hiệu nào. Để có khoản tiền lớn đầu tư nâng cấp đội hình để chinh phục các giải đấu lớn, Real Madrid đã quyết định chia tay nhà tài trợ BWin nhằm tìm kiếm đối tác mới. Sau đó tờ Marca đã đăng tải thông tin cho rằng Real Madrid sẽ kí hợp đồng tài trợ áo đấu có thời hạn 4 năm với hãng hàng không Fly Emirates. Với bản hợp đồng này, dòng chữ Fly Emirates sẽ xuất hiện trên áo đấu của Los Blancos cũng như trên bảng quảng cáo tại sân Bernabeu. Đổi lại, Real Madrid bỏ túi từ 24 triệu euro đến 26 triệu euro mổi năm. Hợp đồng này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ mùa giải 2013-2014. Hợp đồng của Real với Fly Emirates được xem là bản hợp đồng đắt giá nhất trong lịch sử đội bóng. Nó giúp Real mở cánh cửa tới thị trường hoàn toàn mới là các quốc gia ở Trung Đông, bao gồm UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) và Qatar. 2 bên sau đó đã gia hạn hợp đồng đến 2026.Từ khi thành lập cho đến năm 1980, câu lạc bộ luôn sử dụng loại áo đấu do chính hãng tài trợ của mình sản xuất, nhưng từ năm 1985, hãng thể theo Adidas của Đức đã ký hợp đồng tài trợ cho đội bóng hoàng gia thủ đô Madrid. Bản hợp đồng này kéo dài trong 5 năm. Sau đó, câu lạc bộ đã có 2 nhà tài trợ áo đấu khác. Họ được hãng Hummel tài trợ trong vòng 9 năm, sau đó là Kelme trong 4 năm trước khi Adidas nối lại đàm phán và hợp tác tài trợ cho đội bóng thủ đô Madrid từ năm 1998 trở đi và hiện tại hợp đồng này vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay. Với vị thế hoàng gia cộng thêm việc luôn sở hữu một đội hình toàn những ngôi sao đắt giá nhất trên thế giới như Thibaut Courtois, Gareth Bale, Karim Benzema, Sergio Ramos,..., với một bản hợp đồng tài trợ áo đấu sẽ đem lại lợi nhuận rất cao trong việc quảng bá thương hiệu cho bất kỳ nhà tài trợ trang phục nào bắt tay với câu lạc bộ. Nhận thấy điều đó, Real Madrid cứ sau một mùa giải thăng hoa luôn muốn đàm phán với các nhà tài trợ nhằm tăng giá trị hợp đồng. Kết quả, hãng Adidas mỗi năm phải tốn 46 triệu euro để tài trợ cho đội bóng hoàng gia. Nhưng khi nhìn sang đội bóng cùng quốc gia là Barcelona được tài trợ bởi Nike, Manchester United của Anh hay Bayern Munich của Đức cũng đều được tài trợ bởi Adidas, những đội bóng được các nhà tài trợ hợp tác với những bản hợp đồng lên đến 100 triệu euro, thì con số 46 triệu mỗi năm với Real Madrid là một sự thiệt thòi, do đó đã có thông tin cho rằng suốt mấy tháng trở lại đây, giữa Real Madrid và Adidas đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo nhằm gia hạn hợp đồng, thay cho thỏa thuận cũ sẽ đáo hạn vào hè 2017. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán liên tục lâm vào bế tắc. Real Madrid không thể tìm thấy tiếng nói chung với Adidas trong quá trình thương thảo hợp đồng tài trợ mới và đội bóng hoàng gia đã chuyển sang đàm phán với Nike. Tuy vậy cho đến thời điểm hiện tại, Real Madrid vẫn mặc trang phục được tài trợ bởi Adidas.
Sân vận động
Từ sau khi thành lập vào tháng 3 năm 1902, Real đã phải lưu lạc khắp cho đến khi có được 1 sân vận động vào 10 năm sau đó vì trước đó CLB phải trả 1000 pesetas mỗi tháng khi thuê sân nhà. Ngày 17/5/1924, Real Madrid có 1 sân vận động riêng tên là Chamartin nhưng sân này chỉ tồn tại được khoảng 10 năm rồi bị san phẳng trong cuộc nội chiến. Năm 1943, Santiago Bernabeu trở thành chủ tịch Real và ông đã phát động 1 cuộc quyên góp nhằm xây SVĐ mới. Kết quả là CLB thu được 41 triệu pesetas. Ngày 22/6/1944, Real có trong tay 5 ha đất và 1 tháng sau SVĐ được xây dựng. Trong suốt mùa bóng 1946-1947 Real đã phải đấu nhờ trên sân Metropolitano của kình địch Atletico Madrid với điều kiện là các thành viên của đội này vào xem Real thi đấu miễn phí.
Ban đầu sân được thiết kế bởi kiến trúc sư José María Castell, công việc xây dựng bắt đầu vào năm 1944 với tổng chi phí xây dựng là 288 triệu euro(41 triệu pesetas). Sân lúc đầu được gọi gọi là "Stadium Chamartin", khánh thành vào ngày 14 tháng 12 năm 1947 và sau này được đổi tên thành Santiago Bernabeu như hiện tại vào năm 1955 nhằm vinh danh người chủ tịch vĩ đại Santiago Bernabeu. Bên trong sân vận động là một bảo tàng các danh hiệu mà Real Madrid giành được trong lịch sử, bên trong cũng có nhà hàng hay phòng phát kênh Real TV. Sân nhà hiện nay của câu lạc bộ Real Madrid là sân vận động Santiago Bernabéu, sân vận động này có thế chứa đến 85.454 khán giả (đứng thứ 16 trên thế giới về sức chứa) và mặt sân rộng 106x72 mét, đạt tiêu chuẩn 5 sao của UEFA.
Mãi cho đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, Bernabéu mới được sửa chữa lần đầu tiên - khi Tây Ban Nha là quốc gia đứng ra đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 1982. Việc sửa chữa kéo dài tận 16 tháng và tiêu tốn tới 704 triệu peseta. Từ đó, sức chứa của sân giảm từ 120.000 xuống còn 90.800 khán giả, 24.550 trong số đó là được che phủ bởi hệ thống mái che. SVĐ cũng được tu sửa phía cổng, cài đặt các hệ thống thông báo điện tử ở cổng phía bắc và phía nam, cũng như cải tạo khu vực tác nghiệp báo chí, tủ để đồ, nơi cổng vào và các khu vực hỗ trợ khác.
Khi Florentino Pérez trở thành chủ tịch Real Madrid, ông đã đưa ra một kế hoạch với mục tiêu cải thiện sự thoải mái cho mỗi chỗ ngồi tại sân Bernabéu, nâng cao chất lượng các trang thiết bị và tạo nên doanh thu tối đa cho các sân vận động. Pérez đã đầu tư 127 triệu Euro trong vòng 5 năm từ 2001 đến 2006 để mở rộng thêm phần phía đông của sân vận động, cùng với việc mở thêm một cổng vào nữa ở phố Father Damien, thiết kế đồng phục mới, tân trang các khu vực VIP, xây dựng thêm một khu vực báo chí mới, hệ thống âm thanh mới, những quán bar mới, hệ thống sưởi ấm trên sân, thang máy, những nhà hàng sang trọng. Đây là một trong những địa điểm nổi tiếng và uy tín của bóng đá Tây Ban Nha nói riêng và thế giới nói chung. Sân Santiago Bernabeu đã từng đăng cai tổ chức 3 trận chung kết Cup châu Âu đó là các năm 1957, 1969, 1980, và 1 trận Chung kết UEFA Champions League 2010 đã diễn ra tại thành phố Madrid. Ngoài ra, trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 1964 và Giải bóng đá vô địch thế giới 1982 cũng được diễn ra tại Bernabéu.
Thương hiệu
Florentino Pérez trở lại Real có thể chưa mang tới thành công về mặt thể thao khi đội bóng thành Madrid vẫn kém kình địch Barca về mặt danh hiệu. Tuy nhiên ít nhất Perez đã thành công về mặt kinh tế, thậm chí là thành công rực rỡ. Real Madrid chính là đội bóng có thương hiệu bóng đá đắt giá nhất hành tinh theo công bố mới đây của tạp chí Forbes công bố vào năm 2013, tổng giá trị của Real là 3,3 tỷ USD, tức tăng gấp 1,76 lần so với mức 1,88 tỷ USD vào năm ngoái. Sự tăng trưởng về giá trị thương mại của "kền kền trắng" diễn ra liên tục và đạt mức 62% trong 3 năm qua, đó cũng là thời gian Perez làm chủ tịch đội bóng. Kết quả của Forbes cũng chỉ ra rằng doanh thu của Real Madrid trong mùa giải 2011-12 là 650 triệu USD và họ trở thành CLB thể thao đầu tiên vượt qua cột mốc doanh thu 500 triệu euro/năm. Trong năm 2013, Real đã ký những bản hợp đồng thương mại khổng lồ. Họ gia hạn hợp đồng trang phục thi đấu với Adidas với giá trị lên đến 42 triệu USD/năm. Chủ tịch Flo Perez cũng thành công với bản hợp đồng in tên trên áo đấu với hãng hàng không Emirates, giúp họ kiếm thêm 39 triệu USD/năm trong vòng 5 năm tới.
Theo tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách 10 CLB thể thao có thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Real Madrid trở thành CLB bóng đá số 1 thế giới với giá trị thương hiệu lên đến 464 triệu USD. Real Madrid chỉ nhỉnh hơn không nhiều so với đội bóng xếp ngay sau là Man United. CLB lừng danh của bóng đá xứ sở sương mù có giá trị thương hiệu là 446 triệu USD.
Việc Real Madrid dẫn đầu trong danh sách các CLB bóng đá có thương hiệu đắt giá nhất hành tinh cũng không có gì quá lạ. Bởi trong đội hình hiện tại của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang sở hữu những cầu thủ đắt giá nhất hành tinh như James Rodríguez, hay Gareth Bale, do CLB kiên trì theo đuổi chính sách Galacticos trong nhiều năm qua. Rõ ràng chính sách "galacticos" của chủ tịch Flo Perez đã thành công lớn về mặt kinh tế. Kể từ khi bảng xếp hạng của Forbes ra đời, M.U luôn là thương hiệu số 1 trong số các CLB bóng đá và đây mới là lần đầu tiên Real vượt lên. Thành công này là nguyên nhân khiến Perez giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử chủ tịch. Real là tài sản của 93.000 hội viên (socio), những người đóng góp 195 USD mỗi năm cho ngân sách CLB (số tiền này được khấu trừ vào tiền vé và tiền mua đồ lưu niệm). Các "socio" chính là những cử tri bỏ phiếu chủ tịch và sự lớn mạnh về kinh tế dưới sự điều hành của Perez là lý do khiến ông trùm xây dựng chiếm lợi thế.
Cổ động viên
Fan club
Real Madrid là một trong số ít các câu lạc bộ ở châu Âu, được tổ chức không phải dưới hình thức một công ty đại chúng, cũng không phải thuộc sở hữu của một cá nhân. Real Madrid hiện sở hữu 91.671 thành viên ("Socios"). Chủ tịch câu lạc bộ được xác định bởi cuộc bầu cử của các thành viên câu lạc bộ mỗi bốn năm.
Không giống như phần lớn các câu lạc bộ châu Âu, thành viên bị hạn chế bởi các điều khoản của Hiệp hội, điều này được tiếp diễn trong những năm qua. Với hơn 200.000 người hâm mộ trên toàn thế giới trong năm đã được đăng ký chính thức bởi Hiệp hội các câu lạc bộ ghi danh (Penas), trong đó 165 trong tổng số 75 quốc gia khác nhau bên ngoài Tây Ban Nha (68 Châu Âu, 39 ở Mỹ, 34 ở châu Á, 22 ở châu Phi và hai ở Úc và châu Đại Dương). Vào năm 2002 được gọi là "Carnet Madridista" (Real Madrid Fankarte), và bây giờ người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội để đăng ký là người ủng hộ Real Madrid chính thức. Đối với các mùa giải 2015/16, câu lạc bộ đã có hơn 660.000 thành viên Carnet Madridista đã được đăng ký trên toàn thế giới.
Real Madrid theo hãng nghiên cứu thị trường Sport + Markt khoảng 41 triệu người hâm mộ ở châu Âu và do đó hiện đang có số lượng cao nhất thứ hai trên bảng xếp hạng, xếp sau kình địch Barcelona. Theo nghiên cứu này, có khoảng 8 triệu người hâm mộ nó cũng là câu lạc bộ châu Âu phổ biến nhất trong các thị trường Mỹ Latin của México, Brazil và Argentina vào tháng 2 năm 2009. Một trong số những thành viên danh dự của Real Madrid là tay vợt Rafael Nadal. Ngoài ra Real còn là câu lạc bộ yêu thích của ca sĩ Jennifer Lopez, diễn viên Penélope Cruz, vận động viên đua xe Alberto Contador hay kiện tướng cờ vua Magnus Carlsen.
Ca khúc truyền thống
Bài hát chính thức của câu lạc bộ là "¡Hala Madrid!". Bản nhạc đã được sáng tác bởi các nhạc sĩ Tây Ban Nha gồm Marino García, José de Aguilar, Antonio Villena Sánchez và Indalecio Cisneros. Ca khúc được ra mắt vào năm 1952 trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của câu lạc bộ đã được ghi lại và trình bày.
Trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của câu lạc bộ vào năm 2002, các thành viên cũ của ban nhạc Madrid Pop nổi tiếng là Mecano, José María Cano và Placido Domingo biểu diễn ca khúc "Himno del Centenario" (tiếng Tây Ban Nha là Bài ca của một trăm năm tuổi), nguyên chỉ dành cho lễ kỷ niệm, tuy nhiên, ca khúc đã được giữ nguyên bản và vẫn còn được bật trước mỗi trận đấu của Real Madrid tại sân Santiago Bernabéu, trong khi ca khúc chính thức "¡Hala Madrid!" thường được bật sau khi kết thúc trận đấu.
Là một phần trong lễ kỷ niệm sau khi giành cú "Decima", danh hiệu Champions League lần thứ mười trong lịch sử câu lạc bộ, nhà sản xuất âm nhạc RedOne đã trình bày một sáng tác của ông có tựa đề "Hala Madrid y Nada Más" (tiếng Tây Ban Nha là Madrid và không có gì khác).
Real Madrid TV
Real Madrid TV là kênh truyền hình kỹ thuật miễn phí, điều hành bởi Real Madrid và các chuyên gia truyền thông câu lạc bộ Tây Ban Nha. Kênh có sẵn tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Real Madrid từ năm 1999 đã tự phát hành một kênh truyền hình dưới dạng tư nhân, chương trình phát sóng 24 giờ mỗi ngày bao gồm tin tức hàng ngày từ câu lạc bộ và bóng đá thế giới, hình ảnh sống động trong việc việc đào tạo đội ngũ, phát thanh truyền hình của bóng đá năm qua, các báo cáo và những bức chân dung, cũng như truyền hình trực tiếp các trận đấu của đội trẻ Real Madrid Castilla (trước đây là Real Madrid B), hoặc nhóm trẻ khác của Real, mà hiện đang chơi ở giải vô địch Tây Ban Nha thứ ba.
Real Madrid TV cũng là một phần của các nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số Canal + (trên Astra 1KR và Hispasat 1E) và ZAP (Eutelsat 36B có sẵn). Một tiếng Anh phiên bản không được mã hóa trên Euro Bird 9A. Kể từ Tháng 12 năm 2014, kênh này cũng có sẵn thông qua chính thức ứng dụng thu phí của các câu lạc bộ.
Kình địch
El Clásico
Từ đầu những năm 1900 cho đến trước năm 1916, mối quan hệ giữa Real Madrid và Barca luôn tốt đẹp, các trận đấu giữa họ đều diễn ra đầy tình hữu hảo. Khi đó, đại kình địch của Real Madrid là Athletic Club (nay là Athletic Bilbao), còn kẻ thù của Barca là đối thủ cùng thành phố Espanyol. Vậy tại sao Real Madrid và Barca lại trở thành kẻ thù không đội trời chung?
Ở trận bán kết Cúp Nhà Vua 1916, khi đó chưa có luật bàn thắng sân khách. Vì vậy, sau 2 trận lượt đi và về, nếu mỗi đội thắng một lần, họ sẽ phải dẫn nhau đến một trận tie-breaker. Hồi đó cũng chưa xuất hiện loạt đá luân lưu. Thế nên, khi 2 đội hòa nhau ở trận tie-breaker, họ phải tiếp tục thi đấu một trận khác (gọi là play-off).
Năm đó, Barca và Real Madrid đụng nhau ở bán kết. Trong trận đấu đầu tiên, đội bóng xứ Catalan thắng 2-1. Đến trận lượt về, họ để thua Real Madrid 1-4. Trận tie-breaker đã được chọn diễn ra trên sân của Real Madrid. Thật không may, hôm đó 2 đội lại hòa nhau 4-4 trong thời gian thi đấu chính thức.
Đến khi đá play-off, Barca lúc đó dẫn 6-5. Nhưng ở những phút cuối, Real Madrid bất ngờ được trọng tài cho hưởng một quả penalty gây tranh cãi. Đó là quả phạt đền thứ ba dành cho Real Madrid chỉ trong trận này (có một quả bị sút hỏng). Quyết định của ông Berraondo đã khiến cầu thủ, BHL và cả CĐV của Barca vô cùng bất bình. Họ phản đối và gọi trọng tài Berraondo là quân kẻ cướp. Họ bày tỏ sự phẫn nộ bằng màn phá phách.
Thù hận giữa Real Madrid và Barca được manh nha từ đó, với trọng tài Berraondo (người từng thi đấu cho cả hai đội khi còn là cầu thủ) được xem là kẻ châm ngòi. Hai ngày sau đó, một trận tie-breaker tiếp theo lại diễn ra giữa Real Madrid và Barca. Lần này, bầu không khí thân thiện của những trận đấu trước không còn nữa.
Trong trận chiến thứ 4 và là cuối cùng tại Cúp Nhà Vua giữa hai đội năm 1916, Barca nhanh chóng dẫn 2 bàn. Nhưng sau đó, họ bị đối phương gỡ hòa 2-2 trong 90 phút thi đấu chính thức, với 1 bàn gỡ được thực hiện từ chấm phạt đền. Khi hai đội tiếp tục phải đá play-off, Real Madrid có liền 2 bàn thắng. Nhưng các cầu thủ Barca đều cho rằng, đó là những bàn thắng không hợp lệ, đặc biệt là pha ghi bàn ở thế việt vị trong tình huống thứ 2. Vì thế, họ bỏ trận khi thời gian thi đấu vẫn còn 7 phút. Real Madrid hiển nhiên thắng 4-2 và giành quyền vào chung kết gặp Athletic Bilbao.
Điều trùng hợp định mệnh là trận chung kết năm đó lại được tổ chức ở chính thành phố Barcelona. Vì thế, sau khi Real Madrid thất thủ 0-4 ra về, dù được lực lượng an ninh bảo vệ, đội bóng thủ đô Madrid vẫn bị các CĐV của Barca tấn công. Họ hùa nhau ném đá vào xe bus chở Real Madrid. Họ nguyền rủa đội bóng Hoàng gia là kẻ bẩn thỉu và đáng phải chịu thất bại nhục nhã trước Bilbao. Kể từ hôm đó, mối hận giữa Real Madrid và Barca càng được khơi sâu.
Mối hận thù giữa 2 đội càng lúc càng nghiêm trọng và nó đã trở thành chồng chất khi cảnh sát của chế độ độc tài Francisco Franco bắt tống giam chủ tịch Josep Sunyol của Barca năm 1936 do những nhạy cảm trong vấn đề chính trị. Kể từ đó, Barca luôn bị xem là cái gai trong mắt của chế độ Franco và thường xuyên bị xử ép. Đặc biệt, sau khi Real Madrid cướp tay trên của đội bóng xứ Catalan tiền đạo lừng danh Alfredo Di Stefano, 2 đội chính thức tuyên bố mối quan hệ thù địch, với Barca là phe của người Catalan, còn Real Madrid thuộc về phe của Franco. Khái niệm El Clásico cũng bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này.
Năm 2000, mối quan hệ của Real Madrid và Barcelona ngày một căng thẳng khi Florentino Pérez đã cài điều khoản mua Luis Figo, cầu thủ xuất sắc nhất bên phía Barca thời bấy giờ do khi ấy tại Tây Ban Nha, mỗi cầu thủ đề có một điều khoản giải phóng hợp đồng, buộc câu lạc bộ chủ quản phải đồng ý phá vỡ. Khi Figo về với Real, các CĐV Barca liền đốt áo đấu và nguyền rủa anh tại Camp Nou, đỉnh điểm là 1 trận El Clasico vào ngày 23/11/2002 diễn ra trên sân của Barca, một chiếc đầu lợn đã ném xuống sân mỗi lúc Figo chuẩn bị thực hiện quả phạt góc.
Derby Madrileño
Đối thủ cùng thành phố của câu lạc bộ là Atlético Madrid. Atlético ban đầu được thành lập bởi ba sinh viên vào năm 1903, nó đã được sáp nhập vào năm 1904 bởi các thành viên bất đồng chính kiến của Madrid FC. Căng thẳng leo thang hơn nữa sau khi Atlético đã được sáp nhập với đội bóng đá của lực lượng không quân Tây Ban Nha (và do đó đổi tên thành Atlético Aviación), và trong những năm 1940, Atlético được coi là đội bóng ưa thích của chế độ Franco thời bấy giờ trước khi Real thành công ở châu Âu trong thập niên 1950. Hơn nữa, những người ủng hộ Real Madrid đến từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong khi những người ủng hộ Atlético đến từ các tầng lớp lao động. Lần đầu hai đội gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 2 năm 1929, đó là trận derby chính thức đầu tiên của giải vô địch quốc gia, và Real thắng 2-1.
Hai đội gặp nhau lần đầu tại cúp châu Âu là vào năm 1959, khi ấy tại vòng bán kết, Real thắng trận lượt đi 2-1 tại sân Bernabeu trong khi Atletico thắng 1-0 tại Metropolitano. Và trong trận đá lại Real dành chiến thắng thắng 2-1 trước Atlético.
Từ năm 1961 đến năm 1989, Real có một thời gian dài thống trị La Liga. Năm 1965, Atletico đã trở thành đội đầu tiên đánh bại Real tại Bernabeu trong 8 năm dù trước đó thành tích đối đầu của Real Madrid trước Atletico là rất thuận lợi. Mùa giải 2002-03, Real đã giành danh hiệu La Liga sau chiến thắng 4-0 trước Atlético tại sân vận động Vicente Calderón. Chiến thắng đầu tiên đầu tiên của Atlético trước đối thủ cùng thành phố kể từ năm 1999 là chiến thắng tại chung kết Copa del Rey năm 2013. Tại mùa giải UEFA Champions League 2013-14, cả Real và Atletico đều vào đến trận chung kết UEFA Champions League, trận chung kết đầu tiên có sự góp mặt của hai câu lạc bộ bóng đá đến từ cùng một thành phố và Real Madrid thắng với 4-1 trong hiệp phụ. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2015, Real phải chịu thất bại đầu tiên của họ sau 14 năm tại Vicente Calderon với tỷ số 0-4. Ngày 28 tháng 5 năm 2016, Real và Atletico lại đối đầu nhau một lần nữa ở trận chung kết UEFA Champions League, 2 đội hòa 1-1 sau 120 phút và đội bóng Hoàng gia đã thắng 5-3 sau loạt sút luân lưu để có lần thứ 11 lên ngôi vô địch giải đấu bóng đá cấp độ câu lạc bộ danh giá nhất châu Âu, UEFA Champions League.
El Viejo Clásico
Cùng với Real Madrid, Barcelona, một câu lạc bộ khác chưa từng xuống hạng trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha là Athletic Bilbao. Những trận đối đầu đỉnh cao giữa Real Madrid và Athletic Bilbao thường được gọi là El Viejo Clásico. Lần gặp nhau đầu tiên của họ diễn ra trong trận chung kết của phiên bản đầu tiên Cúp nhà Vua, vào ngày 8 tháng 4 năm 1903, khi đó Athletic Bilbao thắng với tỷ số 3-2. Các cầu thủ đến từ vùng xứ Basqué và Castilla đã gặp trong chín trận chung kết Cup giữa những năm 1903 dến 1958, Athletic giành được sáu chiến thắng trong tổng số những lần gặp mặt này.
Vào ngày 21 tháng 4 năm 1929, Real Madrid và Athletic Bilbao đã gặp nhau lần đầu tiên tại La Liga, Real Madrid đã giành chiến thắng tại sân Chamartín với tỉ số 5-1. Hai câu lạc bộ đã sổ hữu mười sau 25 mùa giải đầu tiên (Athletic Bilbao sáu, và Real Madrid bốn). Trong tồi kỳ nội chiến Tây Ban Nha đến năm 1956, thời điểm đó Los Blancos đã trở thành câu lạc bộ chiếm ưu thế nhất Tây Ban Nha, với tổng cộng 16 danh hiệu. Trong thời đại đó, nhà độc tài Francisco Franco đã sử dụng Real Madrid (trụ sở tại thủ đô Madrid, nơi nắm giữ quyền lực) như một phương tiện để thúc đẩy chế độ của mình đối với người nước ngoài, trong khi Athletic Bilbao, câu lạc bộ lớn nhất ở xứ Basque, nơi vùng ngoại với phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ đã bị chính quyền trung ương trấn áp đã không giành được bất kỳ danh hiệu nào trong thời kỳ này.
Vào mùa giải 2004-2005, Athletic Bilbao đã giành được chiến thắng trong cuộc đối đầu với Real Madrid, nhưng từ đó trở đi họ chỉ giành được 2 chiến thắng trên sân nhà trong 12 mùa giải liên tiếp cho tới mùa giải 2016-2017, và không giành được bất kỳ một điểm nào trong 12 trận đấu diễn ra tại Bernabéu với Real Madrid, trong khi đội bóng Hoàng gia thường ghi đến bốn hoặc năm bàn thắng trong những lần đối đầu. Trong giai đoạn đó, hai đội trận hòa gần đây nhất diễn ra vào năm 2006.
Kình địch ở châu Âu
Bayern Munich
Real Madrid và Bayern Munich là hai trong số những câu lạc bộ thành công nhất tại đấu trường UEFA Champions League, hay các Cup châu Âu khác, Real vô địch mười ba lần và Bayern là sáu lần. Real Madrid và Bayern Munich là cặp đấu đầy duyên nợ nhất lịch sử Champions League với 26 lần đối đầu.
Trận thua đậm nhất nhất của Real trên sân nhà là tại vòng bảng thứ 2 Champions League, khi ấy Real tiếp Bayern vào ngày 8 tháng 3 năm 2000 và kết quả là Real thua 1-4. Sau đó hai đội lại gặp nhau ở bán kết năm đó, dù thua 1-2 ở lượt về nhưng do đã thắng 2-0 ở lượt đi, Real Madrid đã giành quyền vào chơi trận chung kết và giành chức vô địch. Một năm sau, Real và Bayern gặp nhau 1 lần nữa ở bán kết Champions League năm 2001, và Bayern đã phục thù thành công khi thắng Real cả hai lượt với tổng tỷ số 3-1. Các cổ động viên Real Madrid thường gọi Bayern là "Bestia negra" ("Black Beast").
Năm 2007, hai đội cũng gặp nhau ở vòng 1/16 cúp châu Âu, sau hai lượt đi và về, cả hai đội hòa nhau với tổng tỉ số 4-4, nhưng Bayern đi tiếp nhờ luật bàn thắng trên sân khách. Ngoài ra hai đội cũng đã gặp nhau tại bán kết Champions League 2011-12, kết quả là hòa 3-3 sau 2 lượt, trải qua 2 hiệp phụ và loạt sút luân lưu, Bayern đã giành chiến thắng 3-1 để vào trận chung kết. Sau đó, họ lại gặp nhau tại bán kết Champions League 2013-14, ở lượt đi, Real đã giành được thắng lợi bằng pha lập công duy nhất của tiền đạo Karim Benzema, và trận lượt về với 2 cú đúp của Sergio Ramos và Cristiano Ronaldo, Real đã đánh bại Bayern với tỷ số 4-0 ngay tại Munich, đó cũng là trận thắng đậm nhất của Real trước Bayern trên sân Allianz Arena.
Năm 2017, Real Madrid và Bayern Munich đã gặp nhau tại vòng tứ kết UEFA Champions League. Tại trận lượt đi trên sân Allianz Arena, mặc dù đã có bàn thắng vượt lên dẫn trước, nhưng Bayern Munich đã để Real lội ngược dòng và có được chiến thắng 2-1. Sau đó ở trận lượt về trên đất Tây Ban Nha, Bayern Munich đã xuất sắc đánh bại Real Madrid với tỉ số 2-1 trong 90 phút thi đấu chính thức, và kéo trận đấu đến hiệp phụ. Nhưng vì lý do có quá nhiều trụ cột chấn thương, kèm theo thể lực không đảm bảo của các cầu thủ ra sân, nên Bayern đã để Real Madrid ghi liên tiếp 3 bàn và đành chấp nhận thất bại 2-4. Chung cuộc Real Madrid giành chiến thắng 6-3 để tiến vào vòng bán kết.
Ở ngay mùa giải sau đó, Real lại tái ngộ Bayern ở bán kết Champions League 2017/18. Ở lượt đi trên đất Đức, Bayern ghi bàn dẫn trước nhờ công của Joshua Kimmich nhưng sau đó Real đã thắng ngược 2-1 nhờ 2 pha lập công của Marcelo và Marco Asensio. Trong trận lượt về, Kimmich lại chọc thủng lưới Real ngay ở phút thứ 3 nhưng Karim Benzema đã tỏa sáng đúng lúc khi ghi liền 1 cú đúp giúp Real dẫn lại 2-1. Ngay sau đó, cầu thủ đang được Real cho mượn sang Bayern là James Rodríguez đã ghi bàn giúp Bayern gỡ hòa 2-2. Những phút cuối trận Bayern liên tục gia tăng sức ép vì họ chỉ cần một bàn nữa là đi tiếp, tuy nhiên Real đã giữ được thành quả và thắng chung cuộc 4-3 sau hai lượt trận.
Juventus
Tại Cúp châu Âu, một đối thủ truyền thống khác của Real Madrid là câu lạc bộ đến từ Ý, Juventus. Đây được xem là một trong những trận đấu đáng xem nhất ở châu Âu giữa một đội bóng giàu truyền thống nhất Tây Ban Nha và một đội giàu truyền thống của Ý. Hai đội đã gặp nhau tổng cộng 20 lần và thành tích cân bằng cho cả hai với 9 chiến thắng cho mỗi đội và 2 trận hòa. Lần đầu tiên hai đội gặp nhau là tại vòng tứ kết Champions League mùa giải 1961-1962. Khi ấy tại trận lượt đi, Real Madrid đã đánh bại Juventus với tỉ số 1-0, còn trận lượt về kết quả ngược lại, 1-0 cho Juventus. Lúc ấy chưa có khái niệm hiệp phụ, hai đội buộc phải đá lại 1 trận để phân định thắng thua, kết quả đội bóng đến từ thủ đô Madrid giành chiến thắng với tỉ số 3-1 để vào vòng bán kết.
Cả hai đội còn gặp nhau nhiều lần sau đó. Tại mùa giải 2013-14, Real Madrid và Juventus nằm chung vòng bảng tại UEFA Champions League, tại trận lượt đi các cầu thủ Real Madrid đã đánh bại Juventus với tỉ số 2-1 trên sân Bernabeu, và lượt về sau đó hai đội hòa 2-2 tại Turin. Chính thành tích đối đầu không tốt trước Real Madrid khiến Juventus mùa giải năm ấy bị loại khỏi Cúp châu Âu ngay từ vòng bảng. Một năm sau đó, hai đội cũng chạm trán nhau tại bán kết UEFA Champions League mùa giải 2014-15. Ở trận lượt đi, cựu cầu thủ của Real đang thi đấu cho Juventus là tiền đạo Álvaro Morata ghi bàn mở tỉ số, Real có 1 bàn gỡ hòa nhờ công của Cristiano Ronaldo trước khi Carlos Tévez ấn định chiến thắng 2-1 cho Juve, tạo ra lợi thế nhỏ trước trận lượt về. Trận lượt về trên Sân vận động Santiago Bernabéu ở hiệp 1, Real Madrid đã có bàn thằng nhờ pha đá phạt đền của Ronaldo, tuy nhiên hiệp 2 Juventus có bàn thắng cân bằng tỉ số 1-1 của "người cũ" Real là Morata, đó là pha làm bàn cuối cùng của trận đấu. Kết quả hòa 1-1 và thua chung cuộc 2-3 sau hai lượt trận, Real Madrid bị loại khỏi Champions League năm ấy sau khi đã đăng quang cách đó 1 năm.
Mùa giải 2016-17, Real Madrid và Juventus đã đi đến trận đấu cuối cùng tại Champions League để tranh chức vô địch. Mùa giải ấy Real Madrid đang là đương kim vô địch châu Âu sau khi đã đánh bại Atletico Madrid tại trận chung kết mùa giải trước. Do vậy, cả thế giới đều dự đoán Juventus sẽ là nhà vô địch bởi chưa có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu. Tuy nhiên trái với dự đoán, Real Madrid đã dễ dàng hạ đội đương kim vô địch đến từ Ý với tỉ số đậm 4-1 nhờ phong độ đang lên của Cristiano Ronaldo và trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ được chức vô địch Champions League.
Mùa giải 2017-18, Real tái ngộ Juventus ở tứ kết Champions League. Trong trận lượt đi trên sân Juventus Arena, Real đã chơi trên chân và thắng đậm 3-0 nhờ cú đúp của Ronaldo và bàn còn lại của Marcelo. Tuy nhiên ở lượt về, đội bóng nước Ý đã thi đấu quật khởi và dẫn lại 3-0 ngay trên sân Bernabeu nhờ cú đúp của Mario Mandžukić và 1 bàn khác của Blaise Matuidi. Tưởng chừng trận đấu sẽ bước vào hiệp phụ thì ngay phút cuối cùng, trọng tài người Anh Oliver đã thổi 1 quả penalty cho Real khi ông cho rằng tiền vệ Lucas Vázquez đã bị hậu vệ Medhi Benatia phạm lỗi trong vòng cấm. Quyết định này của ông Oliver khiến thủ môn Gianluigi Buffon vô cùng phẫn nộ và liên tục thóa mạ trọng tài, buộc Oliver phải rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của Buffon. Trên chấm phạt đền, Ronaldo đã khuất phục được thủ thành mới vào sân là Wojciech Szczęsny để ấn định kết quả 3-1, giúp Real vượt qua vòng tứ kết với tổng tỷ số 4-3.
Mặc dù là kình địch tại các giải Cúp châu Âu, tuy nhiên giữa Juventus và Real Madrid luôn có mối quan hệ tốt trong các vụ chuyển nhượng mà điển hình là trường hợp của tiền đạo Álvaro Morata, tiền vệ Zinédine Zidane, trung vệ Fabio Cannavaro hay Cristiano Ronaldo.
Những thương vụ chuyển nhượng đình đám
Chính sách Galacticos
Kể từ khi Florentino Pérez lên nắm quyền, ông đã biến Real Madrid thực sự trở thành ông hoàng trong những kỳ chuyển nhượng khi đổ tiền mua những cầu thủ xuất sắc với chính sách "Mỗi năm Bernabeu lại đón thêm một ngôi sao." Khái niệm Galacticos, có nghĩa là "Dải ngân hà" bắt đầu từ thời đó, ám chỉ một đội hình toàn ngôi sao. Real Madrid khi đó là một đội bóng chuyên mua về những ngôi sao có thành tích xuất sắc trên toàn thế giới về đội hình đắt giá của mình.
Thương vụ đầu tiên khi Perez lên nắm quyền chính là tiền vệ Luís Figo của đại kình địch Barca. Tiền vệ có lối chơi tấn công Figo lúc ấy đang là linh hồn của đội bóng xứ Catalan, với phong độ xuất sắc, Luis Figo nghiễm nhiên trở thành con bài khi Peréz đứng ra tranh cử chức chủ tịch Real Madrid. Nhìn thấy lỗ hổng trong bản hợp đồng của Figo bên phía Barca, ông đã cài điều khoản đặc biệt khiến Figo phải cập bến Real Madrid bất chấp sự phản đối từ phía CĐV đội bóng xứ Catalan. Figo đoạt giải thưởng Ballon d'Or năm 2000, sau đó gia nhập đội bóng hoàng gia với mức phí kỷ lục thời đấy là 60 triệu euro.
Còn Zinédine Zidane của Juventus F.C. tại Ý cũng đã giúp câu lạc bộ chủ quản của mình vào đến trận Chung kết UEFA Champions League 1998 trước khi để thua chính Real Madrid. Zidane đoạt giải thưởng Ballon d'Or 1998 và đã lọt vào mắt xanh của chủ tịch Florentino Pérez. Vào năm 2001 Perez dò la được Zidane thích đến một nhà hàng tại Pháp, ông liền có mặt như chuyện tình cờ và trong cuộc gặp ở nhà vệ sinh nam ông đã thuyết phục được Zidane gia nhập Real Madrid từ Juventus với giá 72 triệu euro, phá kỷ lục cũ của Figo. Và chính Zidane sau đó là người ghi bàn thắng quyết định trong trận Chung kết UEFA Champions League 2002 trước Bayer Leverkusen giúp Real Madrid lần thứ 9 lên ngôi vô địch.
Năm 2002, sau khi vô địch Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 cùng Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil, Ronaldo trở lại Ý với CLB chủ quản của mình, Inter Milan. Khi đó người đại diện bên phía Barca đã gặp Peréz, yêu cầu mua tiền đạo Morientes bên phía Real, đồng thời cũng liên hệ Inter để mua Ronaldo. Khi ấy Peréz yêu cầu bên phía Barca nhượng Ronaldo lại thì mới bán Morientes, và Barca đã gật đầu. Khi ấy Inter đã mua sẵn Hernán Crespo và để Ronaldo gia nhập Real Madrid nhưng rồi bất ngờ đã xảy ra, Barca thông báo không mua Morientes nữa, nhận ra đã bị Barca "chơi khăm" bởi nếu không bán được Morientes, Real sẽ không có tiền trả lương cho Ronaldo lẫn Morientes và đội bóng hoàng gia đành ngậm ngùi chấp nhận lỗ trong thương vụ này. Khi ấy Ballon d'Or 1997 & 2002 Ronaldo đã gia nhập Real Madrid với mức phí chuyển nhượng 45 triệu euro.
Vào năm 2003, mục tiêu của ông chính là tiền vệ David Beckham của Manchester United. Cầu thủ về nhì ở giải thưởng Ballon d'Or 1999, Beckham bất ngờ gia nhập đội chủ sân Bernabeu với giá 35 triệu euro. Đã có tin đồn rằng Beckham và Sir Alex đã có những xích mích trong phòng thay đồ và Real Madrid đã nhanh tay giành lấy chữ ký của tiền vệ người Anh dù trước đó Peréz đã tuyên bố sẽ không mua Beckham và Barca khi đó đã trả giá cao hơn trong cuộc đua để sở hữu tiền vệ này.
Đến giữa năm 2004, Perez chiêu mộ tiền đạo tài năng Michael Owen của Liverpool với giá 8 triệu bảng, cầu thủ này trước đó cũng đã đoạt giải thưởng Ballon d'Or 2001.
Trong nhiệm kỳ thứ 2 khi Florentino Pérez lên nắm quyền, ông đã xây dựng chính sách Galacticos 2.0 của mình. Mục tiêu đầu tiên chính là siêu sao đang khoác áo Manchester United, Cristiano Ronaldo. Ronaldo đã vươn lên trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới khi giúp M.U vô địch và ghi bàn thắng trong trận Chung kết UEFA Champions League 2008 vào lưới Chelsea và đỉnh cao là đoạt Quả Bóng Vàng châu Âu năm 2008. Với thành tích ấn tượng trên, Ronaldo đã trở thành cầu thủ mà Pérez quyết mua bằng được. Pérez đã thuyết phục được cầu thủ người Bồ Đào Nha về với sân Bernabeu với mức giá 94 triệu euro, trở thành cầu thủ đắt giá nhất thời điểm ấy.
Một cầu thủ khác cũng có thành tích như Cristiano Ronaldo nằm trong danh sách ưa thích của Florentino Pérez là tiền vệ người Brazil, Kaká. Được Milan mua về từ năm 2003, cùng với danh hiệu vô địch World Cup 2002, Kaká trở thành một trong những tiền vệ công xuất sắc nhất thế giới. Việc giúp Milan giành chức vô địch UEFA Champions League 2006-07 và sau đó giành luôn danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu năm 2007, Kaká đã được chèo kéo về Real Madrid. Năm 2009, Kaká chính thức đầu quân cho đội bóng áo trắng với mức phí chuyển nhượng 65 triệu euro. Có nhiều thông tin cho rằng, Kaká về Real là thỏa thuận ngầm của Florentino Pérez khi ông chưa đắc cử và chủ tịch của Milan, Silvio Berlusconi nhằm đẩy đương kim chủ tịch Real Madrid khi ấy là Ramón Calderón ra khỏi sân Bernabeu.
Tuy nhiên trong mùa giải đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2, Real Madrid của "bố già" Pérez lại tiếp tục trắng tay, nên ông luôn yêu cầu về chiều sâu đội hình. Sau đó chứng kiến phong độ cực kì xuất sắc của Luka Modrić và Gareth Bale trong màu áo Tottenham Hotspur giúp câu lạc bộ này thi đấu thăng hoa ở Giải ngoại hạng Anh, Real Madrid đã lên kế hoạch thâu tóm bộ đôi cầu thủ của CLB thành Luân Đôn. Đầu tiên, Pérez đã thuyết phục được Modric gia nhập Real với mức giá 30 triệu euro vào năm 2013, nhưng trong mùa giải đó, Real lại trắng tay, một điều khó chấp nhận, và hệ quả năm 2014, Real Madrid bỏ ra gần 100 triệu euro để đón Gareth Bale về Madrid, và trở thành bản hợp đồng đắt giá nhất khi ấy. Trong mùa giải đó, Bale đã có đóng góp giúp Real vô địch UEFA Champions League 2013-14.
Sau khi giành chiến thắng tại trận Chung kết UEFA Champions League 2014 và giành chức vô địch, Real Madrid đã trở thành điểm đến thu hút của nhiều ngôi sao trên thế giới. Đầu tiên, khi nhìn thấy hợp đồng giữa Toni Kroos và Bayern Munich đang bị trì trệ bởi những mâu thuẫn về mức lương trong khi hợp đồng giữa đôi bên chỉ còn đúng 1 năm, đồng thời tiền vệ Xabi Alonso cũng sẽ ra đi, Pérez biết Real Madrid cần 1 người để thay thế. Thế là ông đã nhanh tay đề ra bản hợp đồng hấp dẫn hơn, và kết quả Kroos đã về với đội bóng áo trắng với mức phí chỉ 25 triệu euro, thấp hơn nhiều so với giá trị của cầu thủ đã giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức giành chiến thắng tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. Tuy không giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Colombia tiến sâu tại World Cup 2014, nhưng với phong độ xuất sắc và danh hiệu Vua phá lưới với 6 bàn thắng, James Rodríguez cũng đã được mời chào đến Madrid để chơi bóng. Mọi thỏa thuận đều diễn ra nhanh chóng và Real đã có chữ ký của tiền vệ công người Colombia này từ AS Monaco với giá 80 triệu euro, cao thứ 3 thế giới lúc đó.
Với việc sở hữu dàn cầu thủ giỏi như Cristiano Ronaldo, Gareth Bale, James Rodríguez, Toni Kroos hay Luka Modrić, Real Madrid sở hữu một dàn Galacticos mạnh không kém gì những Zinédine Zidane, Luís Figo, David Beckham hay Ronaldo trong nhiệm kỳ đầu của Pérez.
Chính sách Galacticos trẻ hóa
Sau nhiều năm luôn săn đón để đem về những bản hợp đồng lớn với những ngôi sao đang ở tuổi chín của sự nghiệp, thì trong 2 mùa giải gần đây, Real Madrid đã thêm chính sách mua sắm khác nhằm trẻ hóa lực lượng đồng thời tạo điều kiện cho kế hoạch sử dụng lâu dài trong tương lai. Việc chủ tịch Peréz của Real Madrid luôn áp dụng chính sách mua sắm cũ đã khiến Real Madrid không sở hữu nhiều cầu thủ nội địa. Vì vậy trong những năm gần đây, Real đã vung tiền để bổ sung thêm những cầu thủ mang quốc tịch Tây Ban Nha với tuổi đời trẻ, có tiềm năng triển vọng hoặc những cầu thủ nước ngoài nhưng ở độ tuổi trẻ trung, đã khẳng định được đẳng cấp lứa trẻ về sân Bernabeu nhằm thay thế các trụ cột đã luống tuổi trong tương lai. Vào mùa hè 2015, Real Madrid đã thi hành chiến lược mua sắm này. Bản hợp đồng đầu tiên cho việc trẻ hóa nội địa là Marco Asensio. Đã có thông tin cho rằng, Rafael Nadal, một cổ động viên lớn của Real Madrid đã thuyết phục thành công đội bóng yêu thích của mình đem về tiền vệ 19 tuổi này bởi câu lạc bộ Real Mallorca, đội bóng chủ quản của Asensio khi ấy đồng thời cũng là nơi Nadal là một cổ đông. Sau đó, Florentino Peréz đã đem về một bản hợp đồng chất lượng khác ở vị trí hàng thủ, là hậu vệ 18 tuổi, Jesús Vallejo đến từ Real Zaragoza. Như vậy trong một mùa hè, chỉ với 8,5 triệu euro bỏ ra, Real Madrid đã sở hữu hai ngôi sao sáng giá của đội tuyển U21 Tây Ban Nha để phục vụ cho kế hoạch trong tương lai của mình.
Bước sang mùa hè 2017, sau khi đã dành chức vô địch Champions League trong 2 năm liên tiếp, với khoản tiền thưởng có được trong tay, Real đã mang về thêm một loạt cầu thủ trẻ khác. Đầu tiên họ đã gây sốc khi vung đến 45 triệu euro để mang về một cầu thủ chỉ mới 16 tuổi của Brazil, Vinícius Júnior đồng thời biến anh trở thành cầu thủ tuổi teen đắt giá nhất thế giới. Anh sẽ gia nhập sân Bernabeu vào năm 2019 sau khi được cho mượn tại câu lạc bộ Flamengo trong 2 năm. Tiếp theo đó, đội bóng hoàng gia lại chi tiếp số tiền 26 triệu euro để mang về hậu vệ cánh trái Theo Hernandez của kình địch cùng thành phố Atlético Madrid và đánh bại luôn đại kình địch lớn nhất của mình là Barcelona để giành được chữ ký của một sao trẻ người Tây Ban Nha khác đã chơi rất hay tại giải U21 Tây Ban Nha là Dani Ceballos. Ngoài ra Real còn đôn thêm Marcos Llorente từ đội trẻ Real Madrid Castilla lên đội một. Với việc cầu thủ Theo Hernanez đang mang quốc tịch Pháp và chuẩn bị nhập quốc tịch Tây Ban Nha, cùng với việc sở hữu Jesús Vallejo, Dani Ceballos, Marcos Llorente, lần đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ, Real Madrid mới sở hữu hơn 3 tuyển thủ U21 Tây Ban Nha trong đội hình.
Mối quan hệ với Jorge Mendés
Real Madrid giống như những câu lạc bộ nằm trên bán đảo Iberia khác, luôn tạo ra những mối quan hệ tốt với người đại diện của cầu thủ để nhờ đó có thể mang về những bom tấn với giá cả hợp lý. Các cầu thủ thuộc Mỹ Latin thường hay chọn người đại diện là Jorge Mendes, và hiển nhiên với một câu lạc bộ sở hữu nhiều cầu thủ Mỹ Latin như Real Madrid thì việc họ có một mối quan hệ tích cực với người đại diện được xem là "tay cò" hay nhất thế giới này cũng không phải là điều xa lạ. Sở dĩ câu lạc bộ có quan hệ tốt với Mendes bởi trong khoảng nửa đầu năm 2013, có tới 8 khách hàng của Mendes đang đầu quân cho Real Madrid.
Vào năm 2007, Real bắt đầu công cuộc tái thiết lại đội hình trước sự thống trị của Barcelona trong những năm gần đây, đội bóng áo trắng cần cải thiện lại hàng phòng ngự khi những công thần tại hậu tuyến này đã quá già nua và Mendes đã thuyết phục được trung vệ Pepe gia nhập đội chủ sân Bernábeu với giá 30 triệu euro. Trong quá khứ, Mendes từng giúp Real Madrid đạt được thỏa thuận có chữ kí của vị huấn luyện viên đồng hương José Mourinho khi ông này vừa đoạt cú ăn ba cùng Inter Milan trong năm 2010. Trong năm 2010, ngoài Mourinho, Mendés cũng giúp Real có được tiền vệ chạy cánh Ángel Di María từ Benfica. Một năm trước đó, ông cũng giúp Real Madrid có được chữ kí của một trong những ngôi sao sáng giá nhất thế giới thời điểm ấy, tiền đạo của Manchester United, Cristiano Ronaldo đồng thời cũng là người có mối quan hệ rất thân mật với ông. Trong giai đoạn Real Madrid dưới sự chỉ đạo của José Mourinho, danh sách cầu thủ của đội bóng áo trắng ngoài ra còn sở hữu rất nhiều cầu thủ mang quốc tịch Bồ Đào Nha khác, trong số đó có Fábio Coentrão, Ricardo Carvalho, tất cả đều là khách hàng của Mendes.
Trong năm 2014, Real cũng từng nhờ cậy đến Mendes để có được chữ ký của tiền vệ James Rodríguez sau khi anh này tỏa sáng rực rỡ trong màu áo đội tuyển Colombia tại World Cup ở Brazil. Mặc dù liên tục bị Monaco hét giá nhưng với tài thuyết phục của Mendes đã giúp Real có được sự phục vụ của "số 10" hào hoa này. Một năm sau, trong khi Real Madrid đang tìm một hậu vệ cánh để thay thế cho Álvaro Arbeloa đã ngoài 30 không còn đảm bảo yếu tố thể lực, và Mendes dẵ giúp đội bóng thủ đô Madrid qua mặt MU để sở hữu thêm một khách hàng của mình, là hậu vệ cánh Danilo của Porto nhờ mối quan hệ tốt với đội bóng Bồ Đào Nha này. Tuy nhiên không phải lúc nào Real Madrid cũng có thể chuyển nhượng thành công nhờ tài của Mendes. Cũng trong mùa hè 2015, sau khi giúp Real có Danilo, Mendes từng cố gắng "cài cắm" một khách hàng nữa của mình vào đội hình của Real Madrid, đó là thủ thành David de Gea. Khi đó De Gea chỉ còn một năm hợp đồng với MU, Mendes đã có thể giúp Real ép giá đội bóng nước Anh để có thể sở hữu thủ môn xuất sắc của đội tuyển Tây Ban Nha để thay thế cho tượng đài Iker Casillas đã ra đi. Tuy nhiên mọi nỗ lực đưa thủ thành De Gea của Manchester United về sân Bernabeu đã thất bại đúng vào phút chót của kỳ chuyển nhượng mặc dù cả hai bên đều đồng ý với mức phí chuyển nhượng.
Những kỉ lục chuyển nhượng
Real Madrid nổi tiếng với những bản hợp đồng chuyển nhượng bom tấn, đáng nhớ nhất là Cristiano Ronaldo và Gareth Bale.
Kỉ lục giá mua:
Kỉ lục giá bán:
Ban lãnh đạo
Cùng với Barcelona, Athletic Bilbao và Osasuna, Real Madrid mang cấu trúc tổ chức như một hiệp hội đã đăng ký. Điều này có nghĩa là Real Madrid thuộc sở hữu của tất cả những người ủng hộ họ, chủ tịch câu lạc bộ sẽ được bầu chọn thông qua những người ủng hộ. Chủ tịch câu lạc bộ không thể đầu tư tiền của mình vào câu lạc bộ mà câu lạc bộ chỉ có thể chi tiêu những khoản tiền do chính mình kiếm được. Nguồn thu nhập chủ yếu được đến từ việc bán áo đấu, shop lưu niệm, bản quyền truyền hình và tiền bán vé qua các trận đấu. Không giống như một công ty hạn chế, không một doanh nhân nào có thể mua cổ phiếu trong câu lạc bộ, bởi số lượt quyết định nằm ở các thành viên chính thức đã đăng ký. Các thành viên của Real Madrid, được gọi là socios, tạo thành một đoàn các đại biểu là cơ quan quản lý cao nhất của câu lạc bộ.
Ban huấn luyện
Cập nhật: 27 tháng 8 năm 2021
Nguồn:
Hội đồng quản trị
Cập nhật: 6 tháng 3 năm 2019
Nguồn:
Thống kê
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, danh sách cầu thủ khoác áo nhiều nhất là:
Tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2019, danh sách cầu thủ ghi bàn nhiều nhất là:
Tính đến 20/02/2020, danh sách cầu thủ kiến tạo nhiều nhất là
Karim Benzema 2009-nay 156 592 0.26
Cristiano Ronaldo 2009-2018 131 438 0.3
Raúl González 1994-2010 108 741 0.15
Đội hình
Các đội Tây Ban Nha được giới hạn ở ba cầu thủ không có quốc tịch EU. Danh sách đội chỉ bao gồm quốc tịch chính của mỗi cầu thủ; một số cầu thủ không phải người châu Âu trong đội có hai quốc tịch với một quốc gia EU. Ngoài ra, người chơi từ các quốc gia ACP ở Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương là các bên ký kết Thỏa thuận Cotonou không được tính vào hạn ngạch ngoài EU do phán quyết Kolpak.
Đội hình chính
<onlyinclude>
Đội dự bị
Cầu thủ đang được cho mượn
Các cầu thủ khác theo hợp đồng
Thành tích
Real Madrid trong lịch sử năm tồn tại đã giành được nhiều danh hiệu quốc gia và quốc tế. Trong số đó nổi bật nhất là 14 danh hiệu vô địch châu Âu, 2 UEFA Cup, 4 siêu cúp châu Âu, 3 Cúp liên lục địa và 4 FIFA Club World Cup, còn về danh hiệu quốc nội, đội bóng hoàng gia đã vô địch La Liga tổng cộng 35 lần, nhiều nhất tại Tây Ban Nha cùng 19 Cup Nhà Vua Tây Ban Nha, 12 Siêu cúp Tây Ban Nha, 1 Copa Eva Duarte và 1 League Cup.
Được công nhận là câu lạc bộ tốt nhất của thế kỷ XX bởi FIFA, Real Madrid cũng là câu lạc bộ duy nhất sở hữu chiếc cúp phiên bản gốc, được UEFA trao cho nhờ sự thành công tại đấu trường này, cho phép đội bóng được quyền in trên tay áo bên trái của bộ đồng phục danh hiệu vô địch nhiều nhất của giải đấu.
Đối với chuỗi thành tích bất bại, câu lạc bộ tự hào có giai đoạn bất bại dài nhất của bóng đá Tây Ban Nha. Giữa năm 2016 và 2017 câu lạc bộ duy trì một chuỗi bốn mươi trận liên tiếp bất bại trên mọi đấu trường.
Danh hiệu chính thức
Quốc gia
La Liga: 35 lần (kỷ lục)
1931/32; 1932/33; 1953/54; 1954/55; 1956/57; 1957/58; 1960/61; 1961/62; 1962/63; 1963/64
1964/65; 1966/67; 1967/68; 1968/69; 1971/72; 1974/75; 1975/76; 1977/78; 1978/79; 1979/80
1985/86; 1986/87; 1987/88; 1988/89; 1989/90; 1994/95; 1996/97; 2000/01; 2002/03; 2006/07
2007/08; 2011/12; 2016/17; 2019/20; 2021/22
Copa del Rey: 20 lần
1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1916/17; 1933/34; 1935/36; 1945/46; 1946/47; 1961/62
1969/70; 1973/74; 1974/75; 1979/80; 1981/82; 1988/89; 1992/93; 2010/11; 2013/14; 2022/23
Siêu Cúp Tây Ban Nha (Supercopa de España): 12 lần
1988; 1989; 1990; 1993; 1997; 2001; 2003; 2008; 2012; 2017
2019-20; 2021-22
Cúp Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha (Copa de la Liga): 1 lần
1984/85
Siêu Cúp Tây Ban Nha (Copa Eva Duarte): 1 lần
1947
Quốc tế
UEFA Champions League/Cúp C1: 14 lần (kỷ lục) 1955/56, 1956/57, 1957/58, 1958/59, 1959/60, 1965/66, 1997/98, 1999/00, 2001/02, 2013/14
2015/16, 2016/17, 2017/18, 2021/22
UEFA Cup: 2 lần 1985, 1986
UEFA Super Cup/Siêu cúp bóng đá châu Âu: 5 lần (kỷ lục) 2002, 2014, 2016, 2017, 2022
Intercontinental Cup: 3 lần (kỷ lục của Tây Ban Nha)
1960, 1998, 2002
FIFA Club World Cup: 5 lần (kỉ lục) 2014, 2016, 2017, 2018, 2022
Các giải thưởng khác
Cúp Santiago Bernabéu (26):
1981; 1983; 1984; 1985; 1987; 1989; 1991; 1994; 1995; 1996;
1997; 1998; 1999; 2000; 2003; 2005; 2006; 2007; 2008; 2009;
2010; 2011; 2012; 2013; 2015; 2016
Cúp Latin (2): 1955; 1957.
Cúp Bách niên AC Milan (1): 2000.
Cúp Thế giới Nhỏ (2): 1952; 1956.
Cúp Teresa Herrera (9): 1949; 1953; 1966; 1976; 1978;1979; 1980; 1994; 2013.
Cúp Thành phố Barcelona (3): 1983; 1985; 1988.
Cúp Ramón de Carranza (6): 1958; 1959; 1960; 1966; 1970; 1982.
Cúp Benito Villamarín (1): 1960.
Cúp Thành phố La Línea (5): 1978; 1981; 1982; 1986; 2000.
Cúp Ciutat de Palma (4): 1975; 1980; 1983; 1990.
Cúp Euskadi Asegarce (3): 1994; 1995; 1996.
Cúp Colombino (3): 1970; 1984; 1989.
Cúp Thành phố Vigo (2): 1951; 1982.
Cúp Cam (Orange Cup) (2): 1990; 2003.
Cúp Mohamed V (1): 1966.
Cúp Thành phố Caracas (1): 1980.
Cúp Iberia (1): 1994.
Cúp Mancomunado (5): 1931/32; 1932/33; 1933/34; 1934/35; 1935/36.
Cúp Año Santo Compostelano (1): 1970.
Guinness International Champions Cup' (3): 2013; 2015 (2 lần - ICC Australia, ICC China).
Chủ tịch câu lạc bộ
Từ ngày thành lập đến nay, các chủ tịch câu lạc bộ Real Madrid đều là người Tây Ban Nha.
Huấn luyện viên Danh sách này chỉ liệt kê những huấn luyện viên đã từng giành được một chức vô địch nào đó với đội bóng
Các đối thủ cùng thành phố Madrid
Ba câu lạc bộ khác cùng thành phố là Atlético Madrid, Getafe, và Rayo Vallecano đều đang thi đấu tại La Liga.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức của câu lạc bộ Real Madrid (tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Nhật)''
Câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha
Khởi đầu năm 1902 ở Tây Ban Nha
Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 1902 |
8453 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Billy%20Graham | Billy Graham | Mục sư William Franklin Graham, Jr. KBE, được biết đến nhiều hơn với tên Billy Graham; (7 tháng 11 năm 1918 – 21 tháng 2 năm 2018), là nhà nhà truyền bá phúc âm (evangelist), và là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành thuộc cộng đồng Kháng Cách. Graham đã mang thông điệp Cơ Đốc đến cho số lượng người nghe đông đảo hơn bất kỳ ai khác từng sống trên đất. Đến năm 1993, hơn 2,5 triệu người công khai tiếp nhận Chúa Giê-su tại các chiến dịch truyền giảng của ông. Đến năm 2002, trong suốt cuộc đời truyền bá phúc âm lâu dài, nếu tính cả số lượng thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình, Billy Graham đã giới thiệu phúc âm cho khoảng 2 tỉ người tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều bài giảng của ông tập chú vào chủ đề "Chúa Giê-xu Cơ Đốc là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi". Ông thường cố vấn cho các Tổng thống Hoa Kỳ và liên tục có tên trong danh sách "Mười nhân vật được kính trọng nhất trên thế giới", theo các cuộc thăm dò của Gallup Polls.
Tiểu sử
Tuổi trẻ
Chào đời tại một trang trại sản xuất sữa gần Charlotte, Bắc Carolina, Billy Graham được trưởng dưỡng trong đức tin Trưởng Lão bởi song thân, Morrow Coffey và William Franklin Graham. Theo những tư liệu từ Trung tâm Billy Graham, trải nghiệm sự cứu rỗi đến với Graham trong năm 1934, theo lời khuyên của một người Mỹ gốc Phi làm công trong nông trại của gia đình, Graham tìm đến tham dự các buổi nhóm phục hưng tại Charlotte, và chịu thuyết phục khi nghe những bài giảng luận của nhà truyền bá phúc âm Mordecai Ham. Tuy nhiên, lúc ấy Billy bị một nhóm thanh niên Cơ Đốc ở địa phương khước từ tư cách thành viên với lý do cậu còn "quá trần tục".
Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Sharon vào tháng 5 năm 1936, Graham theo học tại Đại học Bob Jones, khi ấy còn ở Cleveland, Tennessee trong một học kỳ. Nhưng khi nhận ra giáo trình và nội qui ở đây quá nghiêm nhặt đối với cậu, Graham chuyển đến Học viện Kinh Thánh Flordia (nay là Đại học Trinity Florida) trong năm 1937. Ở đây, Graham cảm thấy thoải mái với nội qui nhà trường cũng như có cơ hội gặp gỡ và đính hôn với một cô bạn học, nhưng về sau cô gái này hủy bỏ hôn ước vì cho rằng Graham đã không đủ nghiêm túc trong đời sống tôn giáo. Sau cùng, Graham đến Đại học Wheaton tại Illinois, theo chuyên ngành nhân học, và tốt nghiệp năm 1943.
Trong thời gian theo học tại Wheaton, Graham bắt đầu tra xét xem Kinh Thánh có phải là "lời vô ngộ của Thiên Chúa" hay không. Những lời tư vấn và trải nghiệm tâm linh đến từ Henrietta Mears, một thành viên của Nhà thờ Trưởng lão Hollywood, tỏ ra hữu ích cho ông khi đối diện với vấn đề vô ngộ (không thể sai lầm) của Kinh Thánh, cuối cùng Graham cũng tìm được niềm xác tín khi ông đang ở tại khu trại Forest Home Christian, tây nam vùng Big Bear thuộc Nam California.
Mục vụ
Năm 1939, Billy Graham được phong chức mục sư thuộc giáo phái Baptist Nam phương tại Nhà thờ Village ở Western Springs, Illinois, nơi ông từng phục vụ trong tư cách quản nhiệm từ năm 1943–1944. Trong thời gian này, một người bạn của Graham, Torrey Johnson, quản nhiệm Nhà thờ Midwest Bible ở Chicago, bảo cho Graham biết chương trình phát thanh tôn giáo "Ca khúc trong Đêm" của ông sắp chấm dứt vì thiếu tiền. Sau khi nhận được sự ủng hộ tài chính từ các thành viên trong nhà thờ, Graham quyết định tiếp nhận chương trình phát thanh của Johnson. Từ ngày 2 tháng 1 năm 1944, Graham cho phát sóng chương trình mới với nhiều cải tiến, và mời giọng ca nam trung George Beverly Shea cộng tác với ông, đặc trách các chương trình phát thanh.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Wheaton (năm 1943) Graham đến với chương trình Tuổi trẻ cho Chúa Cơ Đốc (Youth for Christ), cộng tác với Charles Templeton, du hành khắp Hoa Kỳ và Âu châu để truyền bá Phúc âm.
Năm 1949, Graham tổ chức các buổi truyền giảng tại Los Angeles, ông cho dựng những lều bạt lớn dành cho thính giả trong bãi đậu xe. Chiến dịch truyền giảng dự tính kéo dài trong 3 tuần lễ nhưng kết thúc sau 8 tuần lễ, được xem là dấu mốc khiến Billy Graham trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng trên cả nước. Nhiều người tin rằng ông trùm truyền thông William Randolph Hearst đã tìm cách giúp Graham mặc dù hai người chưa bao giờ gặp nhau. Người ta tin rằng trong khi Graham xúc tiến chiến dịch truyền giảng tại Los Angeles vào cuối năm 1949, Hearst đã gởi một điện tín cho các chủ bút thuộc quyền với nội dung, "Nâng Graham lên".
Điều tương tự cũng xảy ra cho các chương trình khác của ông. Tại Luân Đôn chương trình kéo dài đến 12 tuần, và tại New York năm 1957, các buổi truyền giảng được tổ chức mỗi đêm trong suốt 16 tuần lễ.
Graham rất thành công trong chiến dịch truyền bá phúc âm tổ chức ở Úc trong năm 1959, khởi đầu cho một loạt các chiến dịch khác trong thời gian dài sau đó. Các tư vấn viên đã được huấn luyện tìm đến để tiếp xúc và giúp đỡ những người công khai xưng nhận đức tin trong các buổi truyền giảng. Chiến dịch này được xem là một trong những sự kiện truyền bá phúc âm hiệu quả nhất trong lịch sử nước Úc, tác động mạnh đến tiến trình phát triển của các giáo hội tại Úc trong suốt 15 năm với nhiều nhà thờ mới được thành lập, cũng giúp hình thành nhiều nhóm học Kinh Thánh tại gia tồn tại trong quãng thời gian khoảng 35 năm hoặc hơn.
Trong thập niên 1960, Billy Graham công khai chống đối chủ trương kỳ thị chủng tộc, và từ chối nói chuyện tại các thính đường sắp xếp chỗ ngồi theo màu da. Có lần ông tự tay vất bỏ dây ngăn các khu vực dành riêng cho thính giả da màu. Ông tuyên bố: "Phân biệt chủng tộc là đi ngược lại tinh thần của Kinh Thánh... Mặt đất dưới chân cây thập tự là bằng phẳng, tôi thật sự cảm động khi nhìn thấy người da trắng vai kề vai với người da đen dưới chân thập tự giá". Graham nhận nộp tiền bảo lãnh cho Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. để được tại ngoại hầu tra khi King bị bắt giam vì cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của các sắc dân thiểu số trong thập niên 1960. Sau đó, ông mời King đến thuyết giảng trong chiến dịch truyền bá phúc âm kéo dài 16 tuần lễ tại Thành phố New York năm 1957. Trong 16 tuần lễ này, có khoảng 2,3 triệu người đến nghe Graham trình bày thông điệp phúc âm tại Madison Square Garden, Sân vận động Yankee và Quảng trường Times. Graham và King trở thành bạn hữu, Graham là một trong vài người da trắng được King cho phép gọi ông bằng tên thân mật "Mike".
Tên tuổi của Graham được biết đến qua khả năng tổ chức các chiến dịch truyền bá phúc âm tại những nơi mà các nhà truyền bá phúc âm khác xem là bất khả. Suốt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Graham đã thuyết giảng trước những đám đông lớn tại các quốc gia ở Đông Âu và tại Liên Xô. Trong thời kỳ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, Graham không chịu thuyết giảng trừ khi cử tọa của ông được ngồi chung với nhau mà không bị phân biệt màu da. Graham cũng là một trong số rất ít nhà thuyết giáo được phép thuyết giảng tại Bắc Triều Tiên.
Tại Seoul, Hàn Quốc, có khoảng 1 triệu người đến dự một buổi thuyết giảng của Graham. Năm 1988, ông cùng vợ đến Trung Quốc, đây là cơ hội cho Ruth về thăm lại nơi bà đã chào đời 68 năm trước.
Từ năm 1948 đến 1952, Graham là viện trưởng Đại học Northwestern, tiểu bang Minnesota. Năm 1950, ông thành lập Hiệp hội Truyền bá Phúc âm Billy Graham, đặt trụ sở tại Minneapolis, sau dời về Charlotte, N.C. với các chương trình:
Giờ Quyết Định, phát thanh hằng tuần trên khắp thế giới trong suốt 50 năm.
Các chương trình truyền hình đặc biệt được phát sóng vào "giờ vàng" trên khắp Hoa Kỳ và Canada.
Chuyên đề "My Answer", giải đáp các thắc mắc về Cơ Đốc giáo, trên các nhật báo tại Hoa Kỳ.
Tạp chí Quyết Định (Decision), cơ quan ngôn luận của Hiệp hội.
Thành lập Tạp chí Christianity Today năm 1956 với Carl F. H. Henry là chủ bút đầu tiên.
passageway.org, website dành cho tuổi thiếu niên.
World Wide Pictures, sản xuất và phân phối hơn 130 xuất phẩm điện ảnh.
Ngày 14 tháng 9 năm 2001, sau vụ tấn công khủng bố, Graham hướng dẫn một lễ cầu nguyện và tưởng niệm các nạn nhân tại Đại Giáo đường Quốc gia Washington, có sự tham dự của Tổng thống George W. Bush và nhiều nhà lãnh đạo trong nước. Trước đó, vào năm 1995, ông cũng đến nói chuyện tại lễ tưởng niệm nạn nhân vụ đánh bom tại Thành phố Oklahoma.
Billy Graham, 86 tuổi (2004), cho biết một "chiến dịch" tại Flushing Meadows Park, Thành phố New York, bắt đầu từ ngày 24 tháng 6 năm 2005, sẽ là chương trình truyền giảng cuối cùng của ông. Dù vậy, vào những ngày cuối tuần 11-12 tháng 3 năm 2006, cùng với con trai, Franklin Graham, Billy Graham tổ chức một chiến dịch truyền bá phúc âm khác gọi là "Lễ hội của Hi vọng". Lễ hội được tổ chức ở New Orleans, vừa bị tàn phá bởi Bão Katrina, với sự hỗ trợ của 215 nhà thờ trên khắp vùng đô thị New Orleans. Hơn 1.360 người chấp nhận đức tin được giới thiệu bởi nhà truyền bá phúc âm.
Tháng 8 năm 2005, Graham đến dự buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho thư viện của ông tại Charlotte, Bắc Carolina. Ông phải dùng nạng để di chuyển trong buổi lễ này.
Gia đình
Năm 1943, Graham kết hôn với Ruth Bell (1920–2007); song thân của Ruth là những nhà truyền giáo làm việc tại Trung Hoa, cha của cô, L. Nelson Bell, là một nhà phẫu thuật. Graham thuật lại lần đầu gặp Ruth tại Đại học Wheaton: "Tôi nhìn thấy Ruth đang đi trên đường về phía tôi, tôi không biết làm gì khác hơn là chăm chăm nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn lại tôi, và ngay trong thời khắc ấy tôi nhận ra rằng tôi đã gặp được người phụ nữ của đời mình." Ruth nghĩ rằng Billy là người "muốn sống đẹp lòng Thiên Chúa hơn bất kỳ người đàn ông nào khác mà tôi từng gặp". Hai tháng sau khi tốt nghiệp, hai người kết hôn và dọn đến sống trong một căn nhà bằng gỗ do Ruth thiết kế trong rặng núi Blue Ridge ở Montreat, Bắc Carolina.
Họ có ba con gái: Virginia (Gigi) Graham Foreman (sinh năm 1945); Anne Graham Lotz, sinh năm 1948, lãnh đạo AnGeL Ministries – tập chú vào mục tiêu phục hưng hội thánh và Ruth Dienert (1950); và hai con trai: Franklin Graham, sinh năm 1952, lãnh đạo tổ chức cứu trợ quốc tế Samaritan’s Purse, và là người kế nhiệm cha lãnh đạo Hội Truyền bá Phúc âm Billy Graham và Ned Graham, sinh 1958, lãnh đạo tổ chức East Gates International, chuyên phổ biến văn phẩm Cơ Đốc tại Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 6 năm 2007, Billy Graham đưa ra một thông báo: "Vào đầu mùa xuân, sau khi dành nhiều thì giờ để cầu nguyện và thảo luận, Ruth và tôi đi đến quyết định sẽ được an táng cạnh nhau tại Thư viện Billy Graham tại thị trấn quê hương của tôi, Charlotte, Bắc Carolina... Ruth là người bạn tốt nhất và là người đồng hành tâm linh của tôi, tôi không thể tưởng tượng nổi có thể sống qua một ngày mà không có Ruth bên cạnh. Ngày nay, tình yêu tôi dành cho Ruth còn lớn hơn ngày chúng tôi gặp nhau lần đầu 65 năm về trước, khi chúng tôi đang theo học tại Đại học Wheaton. Ruth và tôi luôn trân trọng những lời cầu nguyện và các thư tín khích lệ của nhiều người từ các xứ sở khác nhau trên khắp thế giới. Trong những ngày này, mọi người trong gia đình tề tựu quanh chúng tôi. Chúng tôi yêu thương lẫn nhau và luôn tạ ơn Chúa vì điều này". Ngay ngày ấy, 14 tháng 6 năm 2007, Ruth Graham từ trần sau một cơn hôn mê, hưởng thọ 87 tuổi.
Chính trị
Trong phương diện chính trị, Graham từ lâu vẫn ủng hộ Đảng Dân chủ, mặc dù gần đây ông chấp nhận một lập trường linh động hơn, chọn lựa bầu phiếu cho cả hai đảng tuỳ thuộc vào quan điểm mà ông cho là thích hợp nhất. Graham có mối quan hệ mật thiết với Lyndon B. Johnson và Bill Clinton, nhưng mối quan hệ của ông với Gia tộc Bush là thân tình hơn cả. Chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Graham thuyết giảng tại bữa ăn sáng cầu nguyện (prayer breakfast) ở Florida với sự tham dự của George W. Bush. Thông điệp của Graham là phi chính trị.
Mục vụ cho Tổng thống
Graham thường tiếp xúc với các tổng thống Hoa Kỳ kể từ thời Harry Truman. Năm 1957, ông đã yêu cầu Tổng thống Dwight Eisenhower gởi binh sĩ liên bang đến Little Rock can thiệp cho năm học sinh người Mỹ gốc Phi có thể nhập học một trường trung học dành riêng cho học sinh da trắng. Cũng vào thời điểm đó, tại một sân golf ở Washington, ông gặp mặt và trở thành bạn của Phó Tổng thống Richard Nixon. Khi sắp lìa đời, Eisenhower đã yêu cầu Graham đến thăm ông. Graham cũng là cố vấn tâm linh cho Lyndon B. Johnson, Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bill Clinton và các thành viên thuộc Gia tộc Bush.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Nixon, Graham là khách mời thường xuyên của Nhà Trắng. Ông tổ chức và hướng dẫn các lễ thờ phượng tại đây. Nixon đã đến dự một buổi truyền giảng của Graham tổ chức ở Tennessee năm 1970. Nixon cũng là vị tổng thống đầu tiên từng đọc diễn từ trên tòa giảng của một nhà truyền bá phúc âm. Tuy nhiên, mối quan hệ của hai người trở nên căng thẳng khi Graham quở trách Nixon vì cách xử sự trong vụ Watergate, cũng như những lời nói không thích hợp của Nixon đã ghi âm trong băng tư liệu về vụ Watergate. Graham cho biết vào thời điểm ấy ông không dính líu đến các vấn đề chính trị.
Graham là khách mời của Ronald Reagan trong lễ nhậm chức tổng thống, và là người cầu nguyện chúc phúc cho George H. W. Bush trong ngày Bush chính thức trở thành ông chủ Tòa Bạch Ốc. Ông ở bên cạnh George H. W. Bush trong đêm trước lúc khởi phát Chiến tranh vùng Vịnh.
Theo Nancy Gibbs và Michael Duffy trong bài "Billy Grahahm, Pastor in Chief", đăng trên tạp chí TIME ngày 9 tháng 8 năm 2007, "Đối với một nhà thuyết giáo không hề có giáo đoàn, và là người đã cống hiến cả cuộc đời để rao giảng phúc âm tại các vận động trường đầy ắp thính giả mà ông không hề biết mặt, gia đình các tổng thống đã dành cho Graham các cơ hội hiếm hoi để thực hiện nhiệm vụ của một người chăn bầy. Graham đem đến cho họ một lễ đường, và họ đem đến cho ông một giáo đoàn. Ông kề cận với những gia đình này trong những lúc khó khăn – trong cuộc sống và trong chính trường; một vài người muốn ông ở bên cạnh trong đêm cuối cùng của họ ở Tòa Bạch Ốc. Richard Nixon đã ngã vào vòng tay Graham trong tang lễ của mẹ ông năm 1967. Bill Clinton yêu cầu Graham ngồi cạnh giường một người bạn đang hấp hối trong năm 2004. Trong tháng cuối, các cô con gái của Johnson, Lynda và Luci, đã tìm đến Graham khi mẹ họ sắp lìa đời. Hai ngày trước khi Lady Bird (Phu nhân Tổng thống Johnson) từ trần, Graham gọi đến và nói chuyện với họ, và vì bà vẫn tỉnh táo, họ đã đặt ống nghe vào tai bà. Cựu Đệ Nhất Phu nhân và cựu mục sư (pastor) Tòa Bạch Ốc đã nói chuyện đôi chút và cùng nhau cầu nguyện".
Tác phẩm
Billy Graham đã cho xuất bản hơn 24 tác phẩm, nhiều cuốn được dịch ra 38 ngôn ngữ khác nhau, phần lớn luận bàn về các vấn đề xoay quanh thông điệp mà ông rao giảng trong hơn 50 năm qua - sự cứu rỗi chỉ đến từ Chúa Giê-su Cơ đốc – với các nhan đề như: Phục hoà với Thiên Chúa (1953), Bí quyết của Hạnh phúc (1955), Thế giới Bùng cháy (1965), Niềm Hi vọng cho lòng Bất an (1991)... và một hồi ký, Just As I Am (1997).
Vinh danh
Billy Graham được tặng thưởng Huân chương Vàng Quốc hội; Giải thưởng Templeton vì Sự phát triển Tôn giáo; Giải thưởng Tự do của Tổ chức Ronald Reagan vì những đóng góp của ông cho lý tưởng của đức tin và tự do.
Ngày 14 tháng 9 năm 2001, sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Graham hướng dẫn một lễ cầu nguyện và tưởng niệm tại Đại Giáo đường Quốc gia ở Washington, D.C. với sự tham dự của Tổng thống George W. Bush và các nhà lãnh đạo khác.
Tháng 12 năm 2001, ông được phong tước hiệp sĩ danh dự của Đế chế Anh (Honorary Knight Commander of the Order of the British Empire - KBE) do những đóng góp của ông trên quy mô quốc tế cho đời sống tôn giáo và dân sự trong hơn 60 năm.
Graham đứng thứ bảy trong danh sách các nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ XX theo Viện thăm dò dư luận Gallup.
Trích dẫn
"Mục đích của đời tôi là giúp đỡ người khác tìm thấy mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa mà theo đức tin của tôi, chỉ có được qua sự hiểu biết về Chúa Cơ Đốc".
"Nếu bạn tìm gặp một nhà thờ hoàn hảo thì đừng gia nhập nhà thờ ấy vì bạn sẽ làm hỏng nó".
"Sau khi xem phim "Sự thương khó của Chúa Cơ Đốc" (The Passion of the Christ), tôi cảm thấy như đang có mặt vào thời điểm ấy. Tôi cảm động đến rơi lệ. Tôi không chắc đã từng có cách trình bày nào khác sinh động và cảm động hơn về sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu".
"Bạn không thể hiểu Thiên Chúa bằng trí tuệ, nhưng lòng bạn đã biết Ngài rồi".
"Tôi chỉ có một thông điệp: Chúa Giê-xu Cơ Đốc đã đến; Ngài đã chết trên thập tự giá; Ngài đã sống lại. Ngài muốn chúng ta phải ăn năn về tội lỗi của mình và bởi đức tin chấp nhận Ngài là Chúa và Cứu Chúa. Như thế, chúng ta sẽ được tha thứ mọi tội lỗi".
Truyền bá Phúc âm
Danh tiếng của Billy Graham được biết đến nhiều nhất qua các chiến dịch truyền bá phúc âm của ông. Ông bắt đầu loại hình mục vụ này từ năm 1947. Gần đây, hầu hết các kế hoạch cho chiến dịch đều được thiết kế bởi con trai ông, Franklin Graham, và cho một số chiến dịch dành cho giới trẻ là do cháu ông, Will Graham, nhưng Billy thường là diễn giả chính, các chiến dịch này được tổ chức tại những địa điểm rộng lớn như vận động trường, công viên hay trên đường phố và thường đầy ắp người tham dự. Số cộng tác viên lên đến 5.000 người, một số tham gia ca đoàn, khi ông thuyết giảng những người khác khuyến khích người nghe bước lên trước để bày tỏ quyết định chấp nhận đức tin Cơ Đốc. Những người này được đón tiếp bởi các tư vấn viên để được giải đáp các thắc mắc về giáo lý và cùng cầu nguyện với nhau.
Danh sách các chiến dịch truyền bá phúc âm của Billy Graham:
Xem thêm
Phong trào Tin Lành
Baptist
Ruth Graham
Franklin Graham
Chú thích
Liên kết ngoài
Billy Graham, American Apostle
Billy Graham Evangelistic Association
Billy Graham, Pastor in Chief – TIME magazine Thursday, Aug.ngày 1 tháng 9 năm 2007 By Nancy Gibbs, Michael Duffy
Billy Graham Books & Publications
Anti-Semitic charges
Original source of anti-Semitic charges
Financial summary of Billy Graham Evangelistic Association
Biofile: Billy Graham, a biography page
Billy Graham Evangelistic Association's Youth Camp, at headquarters in Asheville, NC
Chart of Executive Salaries paid to leading Christian Ministries
Streaming video clip from famous 1957 event in Times Square
Billy Graham Evangelistic Association Newsroom
Nhà Truyền bá Phúc âm
Kitô giáo
Tin Lành
Tín hữu Baptist
Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ
Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ
Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
Nhà văn Mỹ thế kỷ 21
Nhà nhân đạo Mỹ
Người Mỹ gốc Scotland
Người mắc bệnh ung thư
Người viết tự truyện Mỹ
Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20 |
8459 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Acgumen%20c%E1%BB%A7a%20c%E1%BA%ADn%20%C4%91i%E1%BB%83m | Acgumen của cận điểm | Acgumen của cận điểm (viết tắt là ω) là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa điểm nút lên của quỹ đạo (giao điểm của quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu, khi thiên thể đi từ Nam lên Bắc) và cận điểm quỹ đạo (điểm trên quỹ đạo nằm gần tâm của hệ quy chiếu nhất), đo trên mặt phẳng quỹ đạo, và theo chiều chuyển động của thiên thể.
Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm nút lên của quỹ đạo sẽ vô định. Với chuyển động trên quỹ đạo tròn, cận điểm quỹ đạo cũng vô định. Cả hai trường hợp này dẫn đến việc acgumen của cận điểm bị vô định.
Trong hệ Mặt Trời, do cận điểm quỹ đạo còn được gọi là điểm cận nhật, nên acgumen của cận điểm còn được gọi là acgumen của điểm cận nhật.
Công thức
Trong cơ học thiên thể, acgumen của cận điểm ω được tính theo:
ω = arccos((n • e)/(|n| |e|))
(nếu ez < 0, ω = 2 π - ω ở trên)
với:
n là véctơ chỉ theo phương của điểm nút lên của quỹ đạo (như vậy véctơ này nằm trên mặt phẳng tham chiếu, có thành phần chiếu lên phương z của hệ quy chiếu bằng 0).
e là véctơ độ lệch quỹ đạo (chỉ theo hướng đến cận điểm quỹ đạo).
Nếu độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, acgumen của cận điểm là bất định. Trên thực tế tính toán, người ta có thể quy ước:
ω = arccos(ex/|e|)
với ex là thành phần của e chiếu lên phương x của hệ quy chiếu.
Trong trường hợp quỹ đạo tròn, có thể quy ước ω = 0.
Xem thêm
Tham số quỹ đạo
Tham khảo
Cơ học thiên thể
Thuật ngữ thiên văn học
Quỹ đạo |
8471 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cyanogen | Cyanogen | Cyanogen là hợp chất hóa học có công thức phân tử là (CN)2. Gốc CN có tính chất tương tự như các halogen. Giống như các halogen, nó tạo thành các phân tử bao gồm hai nhóm CN, phân tử có cấu tạo N≡C-C≡N. Các hợp chất chứa nhóm CN được gọi là các cyanide, cyanat. "Cyanogen" được nói đến như là nhóm CN đơn trong một số phân tử, chẳng hạn như clo cyanide (NCCl).
Tính chất
Cyanogen ở nhiệt độ phòng là một khí không màu với mùi hăng. Nó có nhiệt độ nóng chảy là -27,9 ℃ (-18,2 ℉) và nhiệt độ sôi là -20,1 ℃ (-4,2 ℉). Tỷ trọng riêng của nó khoảng gấp 2 lần không khí ở cùng nhiệt độ và áp suất. Giống như thuộc tính của các cyanide, nó rất độc vì nó ức chế hoạt động của hemoglobin trong việc hấp thụ oxy trong máu khi nó bị khử thành các cyanide.
Điều chế
Cyanogen có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt nóng thủy ngân(II) cyanide. Trong công nghiệp, nó được sản xuất bằng cách oxy hóa hydro cyanide, thông thường bằng sử dụng clo với xúc tác bằng silic dioxide hoạt tính hay nitơ dioxide với xúc tác muối đồng. Cyanogen cũng được tạo ra khi nitơ (N2) và acetylen (C2H2) tác dụng với nhau trong tia lửa điện hay hồ quang.
Lịch sử
Cyanogen có một lịch sử lâu dài, có lẽ lần đầu tiên nó được tổng hợp vào năm 1782 bởi Carl Scheele khi ông nghiên cứu hydro cyanide. Nó đã được tổng hợp một cách rõ ràng năm 1802, khi nó được sử dụng để sản xuất chất mà ngày nay chúng ta biết là clo cyanide. Cyanogen đã trở nên quan trọng với sự phát triển của ngành sản xuất phân hóa học cuối thế kỷ 19 và vẫn còn đóng vai trò quan trọng như là chất trung gian trong sản xuất của nhiều loại phân hóa học ngày nay. Nó cũng được sử dụng như là chất làm ổn định trong sản xuất nitroxenlulozơ.
Xem thêm
Halogen giả
Tham khảo
Liên kết ngoài
National Pollutant Inventory - Cyanide compounds fact sheet
PhysOrg.com
CDC - NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards
Hợp chất cyanide
Hợp chất nitơ
Hợp chất carbon |
8475 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%20C%E1%BA%ADn | Huy Cận | Cù Huy Cận (22 tháng 1 năm 1917 – 19 tháng 2 năm 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
Tiểu sử
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông của cậu khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917).
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Hoạt động chính trị
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.
Từ cuối năm 1945 ông là Ủy viên Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội sau một thời gian lâm trọng bệnh, thọ 88 tuổi. Nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch
Đời tư - Gia đình
Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Thị Xuân Như (1928-2009), em gái của nhà thơ Xuân Diệu, kết hôn năm 1951, từng công tác y tế tại Ban Kiểm tra 12 (Phủ Thủ tướng), Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, kết hôn năm 1960, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.
Ông có bốn người con, hai con trai và hai con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với người vợ đầu là bà Ngô Thị Xuân Như), người bị bắt năm 2011 và kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng tác
Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại
Trước tháng 8 năm 1945
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.
Sau tháng 8 năm 1945
Các tác phẩm của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8:
Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ, 1958),
Đất nở hoa (tập thơ, 1960),
Bài thơ cuộc đời (tập thơ, 1963),
Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi, 1967),
Phù Đổng Thiên Vương (tập thơ, 1968),
Những năm sáu mươi (tập thơ, 1968),
Cô gái Mèo (truyện thơ, 1972),
Chiến trường gần đến chiến trường xa (tập thơ, 1973),
Họp mặt thiếu niên anh hùng (tập thơ thiếu nhi, 1973),
Những người mẹ, những người vợ (tập thơ, 1974),
Ngày hằng sống ngày hằng thơ (tập thơ, 1975),
Sơn Tinh,Thủy Tinh (tập thơ, 1976),
Ngôi nhà giữa nắng (tập thơ, 1978),
Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 - 1982),
Hạt lại gieo (tập thơ, 1984),
Tuyển tập Huy Cận tập I (tuyển tập thơ, 1986),
Chim làm ra gió (tập thơ, 1991),
Một cuộc cách mạng trong thi ca (chủ biên cùng Hà Minh Đức, 1993),
Tào Phùng (tập thơ, 1993),
Thơ tình Huy Cận (tuyển tập thơ, 1994),
Nước triều Đông (Mareés de la Mer Orientale) (tập thơ tiếng Pháp, 1994),
Suy nghĩ về bản sắc dân tộc (văn hóa, 1994),
Các vùng văn hoá Việt Nam (chủ biên cùng Đinh Gia Khánh, 1995),
Tuyển tập Huy Cận II (tuyển tập thơ, 1995),
Thông điệp từ vừng sao và từ mặt đất (Messages stélaires et Terrestres) (tập thơ tiếng Pháp, 1996),
Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (tập thơ, 1997),
Ta về với biển (tập thơ, 1997),
Hồi ký song đôi (tự truyện, 1997),
Lửa hồng muối mặn (tập thơ, 2001),
Cha ông nghìn thuở (tráng ca, 2002),...
Sáng tác được phổ nhạc
Ngậm ngùi được Phạm Duy phổ nhạc
Áo trăng, Buồn đêm mưa và Tự tình được Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc
"Buồn đêm mưa" được Phạm Đình Chương phổ nhạc
"Những thành phố bên bờ biển cả" được Phạm Đình Sáu phổ nhạc
Danh hiệu
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình (nối Nguyễn Bỉnh Khiêm với Mạc Đĩnh Chi)... Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận, ở thành phố Hà Tĩnh có đường Huy Cận (Phường Nguyễn Du - giao với đường Xuân Diệu).
Chú thích
Sinh năm 1919
Mất năm 2005
Người Hà Tĩnh
Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc
Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Nhà thơ tiền chiến
Kỹ sư Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Người được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
Huân chương Sao Vàng
Thứ trưởng Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
Nhà thơ Việt Nam
Dòng họ Cù Huy |
8476 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n%20Di%E1%BB%87u | Xuân Diệu | Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và nhà phê bình văn học người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX. Được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", Xuân Diệu nổi tiếng với tập Thơ thơ (1938), thể hiện một tiếng nói riêng biệt chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng thủ pháp thơ phương Tây như enjambment vào thơ Việt Nam, dù đôi khi vẫn tuân theo hình thức truyền thống như lục bát. Trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1944, thơ của ông đã thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, Xuân Diệu còn được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945, thơ của ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh, và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; ông không còn sáng tác thơ tình nhiều như trước. Khi qua đời năm 1985, ông để lại khoảng 450 bài thơ, cùng một số truyện ngắn, tiểu luận phê bình.
Tiểu sử
Ngô Xuân Diệu, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (trong tộc phả ghi là Ngô Xuân Thụ) và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Sau này ông lấy tên làng là Trảo Nha làm bút danh. Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi thì ông vào Nam học ở Quy Nhơn.
Bắt đầu sáng tác
Năm 1936, Xuân Diệu ra Huế nhập học trường Khải Định, tại đây ông đã gặp Huy Cận và tốt nghiệp trường tú tài năm 1937. Sau đó, ông ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, một tổ chức văn học gồm phần lớn các cây bút trẻ Việt Nam được đào tạo dưới hệ thống giáo dục thuộc địa, thông thạo cả văn học Việt Nam lẫn phương Tây. Ông đến với nhóm khá muộn, song đã tự tạo dựng danh tiếng cho mình như một chỗ dựa vững chắc trong giới trí thức Việt Nam, xuất bản những cuốn tiểu thuyết lãng mạn mục đích giải trí cùng với những tác phẩm châm biếm gây phẫn nộ cả xã hội đương thời lẫn chính quyền Pháp. Trong số đồng nghiệp của ông có Thế Lữ, chuyên làm thơ mang tính kỳ ảo và viết truyện ngắn trinh thám, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp và nhà văn Edgar Allan Poe. Theo các nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân, Xuân Diệu mượn cảm hứng từ cùng một chủ đề lãng mạn, nhưng ông "đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới". Họ cũng chỉ ra Xuân Diệu chịu ảnh hưởng từ Charles Baudelaire, so sánh khía cạnh thơ ông với Anna de Noailles và André Gide, đánh giá thơ ông là đỉnh cao trong những bài thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất
Từ năm 1938 đến 1940, Xuân Diệu sống với nhà thơ và người bạn thân mật Huy Cận tại số 40 Hàng Than, Hà Nội. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào tháng 9 năm 1940, nhiều thành viên Tự lực văn đoàn tập trung hoàn toàn vào chính trị, trong đó có người sáng lập Nhất Linh. Cuối năm 1940, ông vào Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức (tham tá thương chánh). Một số thành viên còn lại, như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, bị Pháp bắt giam tại Nhà tù Sơn La, đánh dấu khởi đầu sự lụi tàn của nhóm. Khi Xuân Diệu trở lại Hà Nội năm 1942, hầu hết các nhà văn ông từng làm việc cùng đều đã ly tán hoặc tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông sống bằng nghề viết văn trong hai năm cho đến khi tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Trong hồi ký Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài, chính trong thời gian này, Xuân Diệu đã vài lần có ý thân mật quá mức với đồng đội, gồm cả chính Tô Hoài, nên bị cấp chỉ huy khiển trách.
Giữa hai cuộc chiến
Hòa bình lập lại năm 1954, Xuân Diệu về sống tại Hà Nội, viết báo và sáng tác thơ. Năm 1956, ông kết hôn với nữ đạo diễn Bạch Diệp 27 tuổi, nhưng mối tình không được viên mãn và cả hai sớm chia tay. Bạch Diệp sau đó tái hôn với một người đàn ông khác, còn Xuân Diệu sống một mình trong một căn hộ ngay bên dưới gia đình Huy Cận, người đã kết hôn với Ngô Xuân Như, em gái Xuân Diệu.
Từ 1955 đến tháng 6 năm 1958, Xuân Diệu bị lôi kéo vào Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ. Khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, một số cải cách của chính quyền mới có những sai lầm khi thực hiện, những tiếng nói bất đồng chính kiến bắt đầu dấy lên trong một số nhà văn, họ tuyên bố đòi quyền tự do chỉ trích những sai lầm của chính phủ. Dù chính phủ thừa nhận những sai sót, song phong trào sớm phát triển từ việc chỉ trích những sai lầm của chính phủ sang công kích cá nhân những nghệ sỹ khác và kêu gọi biểu tình chống Nhà nước, gây ra rạn nứt giữa các nhà văn ủng hộ chính phủ và những nhân vật bất đồng chính kiến như Lê Đạt hay Trần Dần. Cuối cùng, Xuân Diệu, Huy Cận và những người khác, chọn đứng về phía chính phủ; trong một đáp trả công bố vào tháng 5 năm 1958, ông cáo buộc những người như Lê Đạt, Trần Dần đã lợi dụng sáng tác văn nghệ để phục vụ mưu đồ chính trị.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực văn đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Dưới sao vàng (1949), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1983.
Ông qua đời ngày 18 tháng 12 năm 1985 sau một cơn nhồi máu cơ tim, thọ 69 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch
Ảnh hưởng của thơ nước Pháp đối với Xuân Diệu
Câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu: Yêu là chết trong lòng một ít là sự vay mượn của câu thơ của Edmond Haraucourt: Partir, c'est mourir un peu (Đi là chết đi một ít).
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi..., được lấy cảm hứng từ câu nói của Alfred de Musset nói với George Sand: Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Nhanh lên em, George, mối tình chúng ta đã già rồi).
Những câu dịch sát chữ từ câu thơ Pháp: Hơn một loài hoa đã rụng cành / Plus d'une espèce de fleurs a quitté les branches
Cuộc sống riêng tư
Xuân Diệu lập gia đình với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và không có con chung. Sau khi ly dị, ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Quan hệ thân thiết giữa 2 người được một số trang báo đưa tin, có những người còn nghi vấn rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận có quan hệ đồng tínhFamous Vietnamese poet (Huy Cận) từ trần ở tuổi 86 (2005-02-20). Báo Thanh Niên. Truy cập vào ngày 11 tháng 4 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2009.. Vợ chồng Huy Cận và Xuân Diệu từng ở chung một nhà nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này<ref>Tô Hoài, - BBC Việt ngữ</ref>. Cũng có một số các bài thơ khác được viết tặng cho người khác, như bài thơ Em đi là để gửi tặng nhà thơ Hoàng Cát.
Những bài thơ tình của ông dùng những cách diễn đạt và đại từ thường dùng chỉ các mối quan hệ nam nữ, nhưng một số người quen của ông nghi ngờ Xuân Diệu là người đồng tính. Theo nhà văn Tô Hoài, việc ông có quan hệ thân mật với đồng đội được những người ở cùng ông trong thời gian hoạt động tại căn cứ địa cách mạng biết tới, thậm chí đã bị quân đội cảnh cáo. Tới nay, một số bài thơ về yêu đương của ông vẫn là một chủ đề có nhiều phân tích.
Tuy nhiên, những nghi vấn về việc Xuân Diệu có quan hệ đồng tính chỉ là suy diễn dựa trên những lời đồn hoặc một số bài thơ của ông. Với những nhà thơ giàu cảm xúc như Xuân Diệu, việc có những câu từ mượt mà dành cho những người bạn là chuyện không hiếm, nên rất khó để dựa vào đó để kết luận. Bản thân Xuân Diệu cũng chưa hề phát biểu hoặc xác nhận mình có quan hệ yêu đương đồng giới, ông thậm chí còn tỏ rõ khao khát có vợ trong bài thơ "Khung cửa sổ":
Anh có nhà, có cửa
Nhưng không vợ, không con'Sợ cái bếp không lửaSợ cái cửa không đèn.Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột).
Câu nói nổi tiếng
Trong tập Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa ghi lại câu nói của Xuân Diệu:"Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết." Nhận định
{{cquote|"Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.|40px||Cát bụi chân ai - Tô Hoài}}
Tác phẩm
Thơ
Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970), 46 bài thơ
Gửi hương cho gió (1945, 1967), 51 bài thơ
Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961)
Hội nghị non sông (1946)
Dưới sao vàng (1949), 27 bài thơ
Sáng (1953)
Mẹ con (1954), 11 bài thơ
Ngôi sao (1955), 41 bài thơ
Riêng chung (1960), 49 bài thơ
Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), 49 bài thơ
Một khối hồng (1964)
Hai đợt sóng (1967)
Tôi giàu đôi mắt (1970)
Mười bài thơ (1974)
Hồn tôi đôi cánh (1976)
Thanh ca (1982)
Tuyển tập Xuân Diệu (1983)
Văn xuôi
Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), 17 truyện
Trường ca (1945, bút ký), 9 bài
Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
Triều lên (1958, bút ký)
Tiểu luận phê bình
Thanh niên với quốc văn (1945)
Tiếng thơ (1951, 1954)
Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
Ba thi hào dân tộc (1959)
Phê bình giới thiệu thơ (1960)
Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
Dao có mài mới sắc (1963)
Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
Đi trên đường lớn (1968)
Thơ Trần Tế Xương (1970)
Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
Mài sắt nên kim (1977)
Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
Tìm hiểu Tản Đà (1982).
Dịch thơ
Thi hào Nadim Hitmet (1962)
V.I. Lênin (1967)
Vây giữa tình yêu (1968)
Việt Nam hồn tôi (1974)
Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).
Tác phẩm được phổ nhạc
Yêu được Châu Kỳ phổ thành Đừng nói xa nhau. Ngoài ra, Phạm Duy cũng phổ nhạc bài thơ này thành Yêu là chết Trong Lòng.
Nguyệt cầm được Cung Tiến phổ nhạc.
Vì sao được Phạm Duy phổ thành Mộ khúc.
Giải thưởng và tôn vinh
Giải thưởng
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tôn vinh
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, một con đường ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), là tên của 1 trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và 1 trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý
Ông được lập nhà tưởng niệm và nhà thờ ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc).
Tại TPHCM có con đường mang tên ông ở quận Tân Bình.
Chú thích
Liên kết ngoài
Sinh năm 1916
Mất năm 1985
Tự Lực văn đoàn
Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc
Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Nhà báo Việt Nam
Nhà phê bình văn học Việt Nam
Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
Người Hà Tĩnh
Người Bình Định
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I
Học sinh trường Bưởi
Nhà thơ tiền chiến
Học sinh Quốc học Huế
Nhà thơ Việt Nam
Nhà văn Việt Nam
Nhà văn đồng tính nam
Sinh tại Bình Định
Người họ Ngô tại Việt Nam
Người LGBT từ Việt Nam |
8477 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20ng%C3%A2n | Thủy ngân | Thủy ngân (水銀, dịch nghĩa Hán-Việt là "nước bạc") là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg (từ tên tiếng Latinh là Hydrargyrum ( hy-Drar-jər-əm)) và số hiệu nguyên tử 80. Nó có nhiều tính chất khác biệt so với những kim loại thông thường. Là một nguyên tố khối nặng màu bạc, thủy ngân là nguyên tố kim loại duy nhất ở dạng lỏng ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất; yếu tố duy nhất khác là chất lỏng trong các điều kiện này là halogen bromua, mặc dù các kim loại như caesi, gali và rubidi tan chảy ngay trên nhiệt độ phòng.
Thủy ngân xuất hiện trong các khoáng vật trên toàn thế giới chủ yếu ở dạng chu sa (thủy ngân(II) sulfide). Các vermillion màu đỏ son có được bằng cách nghiền chu sa tự nhiên hoặc sulfide thủy ngân tổng hợp.
Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang và các thiết bị khác, mặc dù những lo ngại về độc tính của nguyên tố này đã dẫn đến nhiệt kế thủy ngân và máy đo huyết áp bị loại bỏ trong môi trường lâm sàng. lựa chọn thay thế bằng rượu hoặc galinstan trong các nhiệt kế thủy tinh và thermistor - hoặc công cụ điện tử hồng ngoại dựa trên. Tương tự như vậy, đồng hồ đo áp suất cơ học và cảm biến đo biến dạng điện tử đã thay thế máy đo huyết áp thủy ngân.
Thủy ngân vẫn được sử dụng trong các ứng dụng nghiên cứu khoa học và trong amalgam để phục hồi răng ở một số địa phương. Nó cũng được sử dụng trong đèn huỳnh quang. Điện truyền qua hơi thủy ngân trong đèn huỳnh quang tạo ra tia cực tím sóng ngắn, sau đó làm cho phosphor trong ống đèn phát huỳnh quang, tạo ra ánh sáng nhìn thấy được.
Nhiễm độc thủy ngân có thể xảy ra do tiếp xúc với các dạng thủy ngân tan trong nước (như chloride thủy ngân hoặc methylmercury), do hít phải hơi thủy ngân hoặc ăn bất kỳ dạng thủy ngân nào.
Tính chất
Tính chất vật lí
Một chất dẫn nhiệt kém, nhưng là một chất dẫn điện khá tốt.
Nó có điểm đóng băng −38,83 °C và điểm sôi là 356,73 °C, thấp nhất so với bất kỳ kim loại ổn định nào, mặc dù các thí nghiệm sơ bộ về copernixi và flerovi đã chỉ ra rằng chúng có điểm sôi thấp hơn (copernici là nguyên tố dưới thủy ngân trong bảng tuần hoàn, đi theo xu hướng giảm điểm sôi xuống ở nhóm 12). Khi đóng băng, khối lượng thủy ngân giảm 3,59% và mật độ của nó thay đổi từ 13,69 g/cm³ khi ở trạng thái lỏng đến 14.184 g/cm³ khi ở trạng thái rắn. Hệ số giãn nở thể tích là 181,59 × 10 6 tại 0 °C, 181,71 × 10 6 ở 20 °C và 182,50 × 10 6 ở 100 °C (tính trên mỗi °C). Thủy ngân rắn dễ uốn và có thể cắt được bằng dao.
Một lời giải thích đầy đủ về tính biến động cực đoan của thủy ngân đi sâu vào lĩnh vực vật lý lượng tử, nhưng có thể tóm tắt như sau: thủy ngân có cấu hình electron duy nhất trong đó các electron lấp đầy tất cả các 1, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, 4p, 4d, 4f, 5s, 5p, 5d, và 6 subshells. Do cấu hình này chống lại việc loại bỏ electron mạnh mẽ, thủy ngân hoạt động tương tự như các khí hiếm, tạo thành liên kết yếu và do đó tan chảy ở nhiệt độ thấp.
Sự ổn định của vỏ electron 6s là do sự hiện diện của vỏ 4f đã đầy. Một lớp vỏ f sàng lọc kém điện tích hạt nhân làm tăng tương tác Coulomb hấp dẫn của vỏ 6s và hạt nhân (xem sự co lại của lanthan). Sự vắng mặt của lớp vỏ f bên trong là lý do khiến nhiệt độ nóng chảy của cadmi và kẽm cao hơn một chút, mặc dù cả hai kim loại này vẫn dễ dàng tan chảy và còn có điểm sôi thấp bất thường.
Tính chất hóa học
Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các acid, chẳng hạn như acid sunfuric loãng, mặc dù các acid oxy hóa như acid sunfuric đậm đặc và acid nitric hoặc nước cường toan hòa tan nó để tạo ra các muối thủy ngân sunfat, nitrat và chloride. Giống như bạc, thủy ngân phản ứng với hydro sulfide trong khí quyển. Thủy ngân phản ứng với các mảnh lưu huỳnh rắn, được sử dụng trong bộ dụng cụ xử lý tràn thủy ngân để hấp thụ thủy ngân (bộ dụng cụ tràn cũng sử dụng than hoạt tính và kẽm bột).
Hỗn hống
Thủy ngân hòa tan nhiều kim loại như vàng và bạc để tạo thành hỗn hống. Sắt là một ngoại lệ, và bình sắt thường được sử dụng để lưu trữ và buôn bán thủy ngân. Một số kim loại chuyển tiếp hàng đầu tiên khác ngoại trừ mangan, đồng và kẽm cũng có khả năng chống lại sự hình thành hỗn hống. Các nguyên tố khác không dễ dàng tạo thành hỗn hống với thủy ngân bao gồm bạch kim. Hỗn hống natri là một chất khử phổ biến trong tổng hợp hữu cơ, và cũng được sử dụng trong đèn natri cao áp.
Thủy ngân dễ dàng kết hợp với nhôm để tạo thành hỗn hống nhôm thủy ngân khi hai kim loại nguyên chất tiếp xúc với nhau. Vì hỗn hống phá hủy lớp oxide nhôm bảo vệ nhôm kim loại khỏi bị oxy hóa sâu (như trong rỉ sắt), ngay cả một lượng nhỏ thủy ngân cũng có thể ăn mòn nhôm nghiêm trọng. Vì lý do này, thủy ngân không được phép mang lên máy bay trong hầu hết các trường hợp vì nguy cơ nó hình thành một hỗn hống với các bộ phận nhôm tiếp xúc trong máy bay.
Ô nhiễm thủy ngân là loại ô nhiễm kim loại lỏng phổ biến nhất.
Đồng vị
Có bảy đồng vị thủy ngân ổn định, với là phong phú nhất (29,86%). Các đồng vị phóng xạ tồn tại lâu nhất là với chu kỳ bán rã là 444 năm và với chu kỳ bán rã 46,612 ngày. Hầu hết các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã ít hơn một ngày. và là các đồng vị được nghiên cứu thường xuyên nhất được nghiên cứu, có spin là và tương ứng.
Lịch sử
Thủy ngân được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập có từ năm 1500 TCN.
Ở Trung Quốc và Tây Tạng, việc sử dụng thủy ngân được cho là kéo dài sự sống, chữa lành gãy xương và duy trì sức khỏe nói chung, mặc dù hiện nay người ta biết rằng việc tiếp xúc với hơi thủy ngân dẫn đến những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe. Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng được chôn cất trong một ngôi mộ chứa một dòng sông thủy ngân chảy trên mô hình vùng đất mà ông cai trị, đại diện của các con sông của Trung Quốc. Ông đã bị giết bằng cách bị cho uống một loại thủy ngân và hỗn hợp ngọc bích được các nhà giả kim nước Tần tạo ra (gây suy gan, ngộ độc thủy ngân và chết não), với ý định giúp cho Hoàng đế trường sinh bất lão. Khumarawayh ibn Ahmad ibn Tulun, người cai trị Tulunid thứ hai của Ai Cập (cai trị từ năm 884 đến năm 896), được biết đến với sự ngông cuồng và hoang phí của mình, đã xây dựng một lưu vực chứa đầy thủy ngân, trên đó ông sẽ nằm trên những chiếc đệm đầy không khí và ngủ trên đó.
Vào tháng 11 năm 2014, "lượng lớn" thủy ngân đã được phát hiện trong một buồng 60 feet bên dưới kim tự tháp 1800 năm tuổi được gọi là "Đền thờ con rắn lông vũ", "kim tự tháp lớn thứ ba của Teotihuacan ", Mexico cùng với "tượng ngọc", báo đốm còn lại, một hộp chứa đầy vỏ sò và quả bóng cao su. "
Ứng dụng
Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất,trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế. Các ứng dụng khác là:
Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nơi).
Thiomersal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vắc-xin và mực xăm (Thimerosal in vaccines).
Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học.
Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90).
Trong một số đèn điện tử.
Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn kiểu "đèn huỳnh quang" cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các loại đèn này phụ thuộc vào khí nạp vào bóng.
Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
Các ứng dụng khác: chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với cathode thủy ngân để sản xuất natri hydroxide và clo, các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử, pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995), thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng.
Lịch sử
Người Trung Quốc và Hindu cổ đại đã biết tới thủy ngân và nó được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ Ai Cập có niên đại vào khoảng năm 1500 TCN. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Tạng, việc sử dụng thủy ngân được cho là kéo dài tuổi thọ, chữa lành chỗ gãy và duy trì một sức khỏe tốt. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng thủy ngân trong thuốc mỡ và người La Mã sử dụng nó trong mỹ phẩm. Vào khoảng năm 500 TCN thủy ngân đã được sử dụng để tạo các hỗn hống với các kim loại khác.
Từ Rassayana trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là giả kim thuật còn có nghĩa là ‘con đường của thủy ngân’ Các nhà giả kim thuật thông thường nghĩ rằng thủy ngân là vật chất khởi đầu để các kim loại khác được tạo ra. Các kim loại khác nhau có thể được sản xuất bởi các lượng và chất khác nhau của lưu huỳnh chứa trong thủy ngân. Khả năng chuyển thủy ngân thành kim loại khác phụ thuộc vào "chất lượng thủy ngân thiết yếu" của các kim loại. Tinh khiết nhất trong số đó là vàng, và thủy ngân là thiết yếu để biến đổi của các kim loại gốc (hay không tinh khiết) thành vàng. Đây là nguyên lý và mục đích cơ bản của giả kim thuật, xét cả về phương diện tinh thần hay vật chất.
Hg là ký hiệu hóa học ngày nay cho thủy ngân. Nó là viết tắt của Hydrargyrum, từ Latinh hóa của từ Hy Lạp Hydrargyros, là tổ hợp của 2 từ 'nước' và 'bạc' — vì nó lỏng giống như nước, và có ánh kim giống như bạc. Trong ngôn ngữ châu Âu, nguyên tố này được đặt tên là Mercury, lấy theo tên của thần Mercurius của người La Mã, được biết đến với tính linh động và tốc độ. Biểu tượng giả kim thuật của nguyên tố này cũng là biểu tượng chiêm tinh học cho Thủy Tinh.
Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, một công nghệ gọi là "carroting" được sử dụng trong sản xuất mũ phớt. Da động vật được ngâm vào trong dung dịch màu da cam của hợp chất Thủy ngân (II) nitrat, Hg(NO3)2•2H2O. Công nghệ này tách lông ra khỏi da động vật và cuộn chúng lại với nhau. Dung dịch này và hơi của nó rất độc. Việc sử dụng chất này đã làm cho một loạt các nhà sản xuất mũ ngộ độc thủy ngân. Triệu chứng của nó là run tay chân, dễ xúc cảm, mất ngủ, hay quên và ảo giác. Tháng 12 năm 1941, Dịch vụ sức khỏe cộng đồng Mỹ đã cấm sử dụng thủy ngân trong sản xuất mũ.
Nha khoa
Thủy ngân nguyên tố là thành phần chính trong hỗn hống nha khoa. Tranh luận xung quanh các ảnh hưởng sức khỏe từ việc sử dụng hỗn hống thủy ngân bắt đầu kể từ khi nó được đưa vào sử dụng ở phương Tây, khoảng 200 năm trước. Năm 1843, Hiệp hội các nha sĩ Mỹ, lo ngại về ngộ độc thủy ngân, đã yêu cầu các thành viên ký cam kết bảo đảm không sử dụng hỗn hống. Năm 1859, Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) đã được các nha sĩ (tin rằng hỗn hống là an toàn và hiệu quả) thành lập. ADA, "tiếp tục tin rằng hỗn hống là lựa chọn có giá trị, an toàn đối với các bệnh nhân nha khoa" như đã viết ra trong tuyên bố về hỗn hống nha khoa] của họ. Năm 1993, Dịch vụ sức khỏe cộng đồng Mỹ báo cáo rằng "việc bơm hỗn hống giải phóng một lượng nhỏ hơi thủy ngân", nhưng nhỏ tới mức nó "không gây ra các hiệu ứng bất lợi cho sức khỏe nào". Năm 2002, California trở thành bang đầu tiên cấm sử dụng việc bơm hỗn hống (có hiệu lực từ năm 2006). Cho đến thời điểm năm 2005, tranh cãi xung quanh hỗn hống nha khoa vẫn còn tiếp diễn.
Y tế
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Thủy ngân(I) chloride và Thủy ngân(II) chloride là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân được đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ XVI, trước khi có các chất kháng sinh. "Blue mass", viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ XIX đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau răng. Trong đầu thế kỷ XX, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa chất bảo quản Thiomersal (một phần là methyl thủy ngân) kể từ những năm 1930. Thủy ngân(II) chloride là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.
Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy ngân đã được phát minh trong thế kỷ XVIII và XIX, trong đầu thế kỷ XXI, việc sử dụng chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học. Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington và Maine trở thành các bang đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân. Năm 2005, các hợp chất thủy ngân được tìm thấy ở một số dược phẩm quá mức cho phép, ví dụ các chất tẩy trùng cục bộ, thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ trên tã chống hăm, các thuốc nhỏ mắt hay xịt mũi. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ có "dữ liệu không đủ để thiết lập sự thừa nhận chung về tính an toàn và hiệu quả" của thành phần thủy ngân trong các sản phẩm này.
Phổ biến
Là một nguyên tố hiếm trong vỏ Trái Đất, thủy ngân được tìm thấy hoặc như là kim loại tự nhiên (hiếm thấy) hay trong thần sa, corderoit, livingstonit và các khoáng chất khác với chu sa (HgS) là quặng phổ biến nhất. Khoảng 50% sự cung cấp toàn cầu đến từ Tây Ban Nha và Ý, và phần lớn số còn lại từ Slovenia, Nga và Bắc Mỹ. Kim loại thu được bằng cách đốt nóng chu sa trong luồng không khí và làm lạnh hơi thoát ra.
Hợp chất
Các muối quan trọng nhất là:
Thủy ngân(I) chloride (calomen và đôi khi vẫn được sử dụng trong y học).
Thủy ngân(II) chloride(là một chất có tính ăn mòn mạnh, thăng hoa và là chất độc cực mạnh)
Thủy ngân fulminat, (ngòi nổ sử dụng rộng rãi trong thuốc nổ),
Sulfide thủy ngân (II) (màu đỏ thần sa là chất màu chất lượng cao),
Thủy ngân(II) selenide chất bán dẫn,
Telurua thủy ngân (II) chất bán dẫn và
Telurua cadmi thủy ngân là những vật liệu dùng làm đầu dò tia hồng ngoại.
Các hợp chất hữu cơ của thủy ngân cũng là quan trọng. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy sự phóng điện làm cho các khí trơ kết hợp với hơi thủy ngân. Các hợp chất này được tạo ra bởi các lực van der Waals và kết quả là các hợp chất như HgNe, HgAr, HgKr và HgXe. Methyl thủy ngân là hợp chất rất độc, là chất gây ô nhiễm thủy sinh vật.
Đồng vị
Có 7 đồng vị ổn định của thủy ngân với 202Hg là phổ biến nhất (29,86%). Các đồng vị phóng xạ bền nhất là 194Hg với chu kỳ bán rã 444 năm, và 203Hg với chu kỳ bán rã 46,612 ngày. Phần lớn các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 1 ngày.
Vấn đề môi trường
Tỷ lệ lắng đọng của thủy ngân trước thời kỳ công nghiệp từ khí quyển có thể nằm trong khoảng 4 ng/L ở miền tây nước Mỹ. Mặc dù có thể coi nó như là mức phơi nhiễm tự nhiên, nhưng nó có ảnh hưởng đáng kể. Sự phun trào núi lửa có thể tăng nồng độ trong khí quyển từ 4–6 lần.
Thủy ngân đi vào môi trường như một chất gây ô nhiễm từ các ngành công nghiệp khác nhau:
Các xí nghiệp sử dụng than làm nhiên liệu là nguồn lớn nhất (40% trong khí thải của Mỹ năm 1999, tuy nhiên đã giảm khoảng 85%).
Các công nghệ trong công nghiệp:
Sản xuất clo, thép, phốtphat & vàng
Luyện kim
Sản xuất & sửa chữa các thiết bị điện tử
Việc đốt hay vùi lấp các chất thải đô thị
Các ứng dụng y học, kể cả trong quá trình sản xuất và bảo quản vacxin.
Nha khoa
Công nghiệp mỹ phẩm
Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến các hợp chất của thủy ngân và lưu huỳnh.
Thủy ngân cũng đi vào môi trường theo đường xử lý một số sản phẩm nào đó. Các sản phẩm có chứa thủy ngân bao gồm: các bộ phận của ô tô, pin, đèn huỳnh quang, các sản phẩm y tế, nhiệt kế và máy điều nhiệt.. Vì các vấn đề liên quan tới sức khỏe (xem dưới đây), các cố gắng giảm sử dụng các chất độc là cắt giảm hoặc loại bỏ thủy ngân trong các sản phẩm đó. Ví dụ, phần lớn các nhiệt kế sử dụng rượu nhuộm màu thay cho thủy ngân. Các nhiệt kế thủy ngân thỉnh thoảng vẫn được sử dụng trong y khoa hay các ứng dụng khoa học do chúng có độ chính xác cao hơn của nhiệt kế rượu và có khoảng đo cao hơn, mặc dù cả hai đang được thay thế dần bằng các nhiệt kế điện tử.
Một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử là thải các hợp chất thủy ngân vào vịnh Minamata, Nhật Bản. Tập đoàn Chisso, một nhà sản xuất phân hóa học và sau này là công ty hóa dầu, đã bị phát hiện là chịu trách nhiệm cho việc gây ô nhiễm vịnh này từ năm 1932 đến 1968. Người ta ước tính rằng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc nó, từ đó nó trở thành nổi tiếng với tên gọi thảm họa Minamata.
Các hiệu ứng sức khỏe & môi trường
Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương nếu tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính liên quan đến thủy ngân nguyên tố là ở STP, thủy ngân có xu hướng bị oxy hóa tạo ra thủy ngân oxide - khi bị rớt xuống hay bị làm nhiễu loạn, thủy ngân sẽ tạo thành các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.
Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật.
Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, là độc đến đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong. Một trong những mục tiêu chính của các chất độc này là enzym pyruvat dehiđrôgenat (PDH). Enzym bị ức chế hoàn toàn bởi một vài hợp chất của thủy ngân, thành phần gốc acid lipoic của phức hợp đa enzym liên kết với các hợp chất đó rất bền và vì thế PDH bị ức chế.
Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết và ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với các thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của thủy ngân là không thấp.
Thông qua quá trình tích lũy sinh học mêtyl thủy ngân nằm trong chuỗi thức ăn, đạt đến mức tích lũy cao trong một số loài như cá ngừ. Sự ngộ độc thủy ngân đối với con người là kết quả của việc tiêu thụ lâu dài một số loại lương thực, thực phẩm nào đó.
Các loài cá lớn như cá ngừ hay cá kiếm thông thường chứa nhiều thủy ngân hơn các loài cá nhỏ, do thủy ngân tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn.
Các nguồn nước tích lũy thủy ngân thông qua quá trình xói mòn của các khoáng chất hay trầm tích từ khí quyển. Thực vật hấp thụ thủy ngân khi ẩm ướt nhưng có thể thải ra trong không khí khô . Thực vật và các trầm tích trong than có các nồng độ thủy ngân dao động mạnh.
Êtyl thủy ngân là sản phẩm phân rã từ chất chống khuẩn thimerosal và có hiệu ứng tương tự nhưng không đồng nhất với mêtyl thủy ngân.
Cảnh báo & Quy định
Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có bộ lọc khí. Ngoài ra, một số oxide có thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể bay hơi ngay lập tức mà không để lại dấu vết. Người tiếp xúc nên trang bị mặt nạ phòng độc, áo liền quần có mũ bằng nhựa (coverall suit), găng tay, kính bảo hộ, kính che mặt.
Vì các ảnh hưởng tới sức khỏe trong phơi nhiễm thủy ngân, các ứng dụng thương mại và công nghiệp nói chung được điều tiết ở các nước công nghiệp. Tổ chức y tế thế giới (WHO), OSHA và NIOSH đều thống nhất rằng thủy ngân là nguy hiểm nghề nghiệp và đã thiết lập các giới hạn cụ thể cho các phơi nhiễm nghề nghiệp. Ở Mỹ, giới hạn thải ra môi trường được EPA quy định.
Tham chiếu
Calvert J.B. (2004, 29 May). Mercury: The lore of mercury, especially its uses in science and engineering. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2005.
Kolev, S.T. Bates, N. Mercury (UK PID). National Poisons Information Service: Medical Toxicology Unit (London Centre).
Phần lịch sử
American Dental Association. (2004, January 09). ADA statement on dental amalgam . Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2005.
Brown, R.H. (2003, December 19). Mercury’s fall from medicine to toxin. Georgia Public Policy Foundation. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2005. "Permission to reprint in whole or in part is hereby granted, provided the author and his affiliations are cited."
Goldwater, L.J. (1955). Hat Industry . In: Mercury; a History of Quicksilver. York Press. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2005.
Kelly, E. (1676). The stone of the philosophers. Transcribed by: L. Roberts. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2005.
Mercury in Schools. (2004, August 20). Mercury through the Ages . Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2005.
U.S. Food and Drug Administration. (2004, April 1). Drugs for human use: New drugs. In: Food and drugs. Code of Federal Regulations. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2005.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Why Files: Mercury Miasma
WebElements.com – Mercury
EnvironmentalChemistry.com – Mercury
Material Safety Data Sheet – Mercury
Hg 80 Mercury
Global Mercury Assessment report 2002 by the UNEP.
A summary of the previous report by the industry lobbying group GreenFacts.
Kim loại chuyển tiếp
Độc tính học
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Khoáng vật tự sinh
Thủy ngân
Độc tố thần kinh |
8485 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20n%C3%BAt%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o | Điểm nút quỹ đạo | Điểm nút quỹ đạo là điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu.
Điểm nút lên
Điểm nút lên của quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu từ hướng Nam lên hướng Bắc. Nó được ký hiệu bằng chữ ☊, đây cũng là ký hiệu trong thiên văn học và chiêm tinh học cho phần đầu của chòm sao Rồng (Caput draconis). Với Mặt Trăng, bay quanh Trái Đất, mặt phẳng tham chiếu có thể lấy là mặt phẳng hoàng đạo, và điểm nút lên của quỹ đạo là một trong hai điểm trên thiên cầu mà nhật thực và nguyệt thực có thể xảy ra. Điểm nút của quỹ đạo Mặt Trăng còn được gọi là tiết điểm.
Điểm nút xuống
Điểm nút xuống của quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu từ hướng Bắc xuống hướng Nam. Nó được ký hiệu bằng chữ ☋; đây cũng là ký hiệu trong thiên văn học và chiêm tinh học cho phần đuôi của chòm sao Rồng (Cauda draconis). Với Mặt Trăng, bay quanh Trái Đất, mặt phẳng tham chiếu có thể lấy là mặt phẳng hoàng đạo, và điểm nút xuống của quỹ đạo là một trong hai điểm trên thiên cầu mà nhật thực và nguyệt thực có thể xảy ra. Điểm nút xuống của quỹ đạo Mặt Trăng còn được gọi là tiết điểm xuống.
Xem thêm
Góc Euler
Thiên thực
Kinh độ của điểm nút lên
Tham khảo
Quỹ đạo
Cơ học thiên thể
Thuật ngữ thiên văn học
fr:Nœud descendant |
8489 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng | Vương | Vương có thể là:
Tước vị Vương (王), là tước vị cao nhất của các vị vua Trung Quốc trước thời Tần Thủy Hoàng. Về sau thường dùng để phong cho các Hoàng tử.
Họ Vương (hoặc có thể là tên) trong tên gọi đầy đủ của một người nào đó - chủ yếu là người có nguồn gốc là người Trung Quốc và Việt Nam.
Thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Vương vấn
Vương triều, vương quốc
Vương giả
Vương cung thánh đường
Tiểu Vương, Đại Vương, Phụ Vương
Vương pháp, vương công, vương gia, vương quyền, vương phủ.
Tương Vương
Vương trượng
Vương miện
Vương tôn, vương vị, Vương tướng
Ma Vương, Quỷ Vương
Thiên Vương |
8491 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t%20ph%E1%BA%B3ng%20tham%20chi%E1%BA%BFu | Mặt phẳng tham chiếu | Trong cơ học thiên thể, mặt phẳng tham chiếu hay mặt phẳng quy chiếu là mặt phẳng x-y của hệ quy chiếu Đề-các x-y-z, trong đó các tham số quỹ đạo (đặc biệt là độ nghiêng quỹ đạo và kinh độ điểm mọc) được định nghĩa.
Trên mặt phẳng tham chiếu, trục x được xác định theo phương chỉ đến điểm xuân phân. Dựa vào trục này mà các góc, ví dụ kinh độ điểm mọc, được đo.
Ví dụ
Lựa chọn cho mặt phẳng tham chiếu phụ thuộc vào thiên thể nghiên cứu:
Mặt phẳng hoàng đạo hoặc mặt phẳng bất biến cho các hành tinh và các thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời.
Mặt phẳng xích đạo cho các vệ tinh nhân tạo quanh Trái Đất với bán trục lớn ngắn.
Mặt phẳng Laplace địa phương cho các vệ tinh nhân tạo quanh Trái Đất với bán trục lớn dài.
Mặt phẳng tiếp tuyến của thiên cầu cho các thiên thể ngoài Hệ Mặt Trời.
Tham khảo
Cơ học thiên thể
Thuật ngữ thiên văn học
Quỹ đạo
Thiên văn mặt cầu |
8496 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20Monte%20Carlo | Phương pháp Monte Carlo | Các phương pháp Monte Carlo là một lớp các thuật toán để giải quyết nhiều bài toán trên máy tính theo kiểu không tất định, thường bằng cách sử dụng các số ngẫu nhiên (thường là các số giả ngẫu nhiên), ngược lại với các thuật toán tất định. Một ứng dụng cổ điển của phương pháp này là việc tính tích phân xác định, đặc biệt là các tích phân nhiều chiều với các điều kiện biên phức tạp.
Phương pháp Monte Carlo có một vị trí hết sức quan trọng trong vật lý tính toán và nhiều ngành khác, có ứng dụng bao trùm nhiều lĩnh vực, từ tính toán trong sắc động lực học lượng tử, mô phỏng hệ spin có tương tác mạnh, đến thiết kế vỏ bọc nhiệt hay hình dáng khí động lực học. Các phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết các phương trình vi-tích phân; ví dụ như trong mô tả trường bức xạ hay trường ánh sáng trong mô phỏng hình ảnh 3 chiều trên máy tính, có ứng dụng trong trò chơi điện tử, kiến trúc, thiết kế, phim tạo từ máy tính, các hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh, hay trong nghiên cứu khí quyển, và các ứng dụng nghiên cứu vật liệu bằng laser...
Trong toán học, thuật toán Monte Carlo là phương pháp tính bằng số hiệu quả cho nhiều bài toán liên quan đến nhiều biến số mà không dễ dàng giải được bằng các phương pháp khác, chẳng hạn bằng tính tích phân. Hiệu quả của phương pháp này, so với các phương pháp khác, tăng lên khi số chiều của bài toán tăng. Monte-Carlo cũng được ứng dụng cho nhiều lớp bài toán tối ưu hóa, như trong ngành tài chính.
Nhiều khi, phương pháp Monte Carlo được thực hiện hiệu quả hơn với số giả ngẫu nhiên, thay cho số ngẫu nhiên thực thụ, vốn rất khó tạo ra được bởi máy tính. Các số giả ngẫu nhiên có tính tất định, tạo ra từ chuỗi giả ngẫu nhiên có quy luật, có thể sử dụng để chạy thử, hoặc chạy lại mô phỏng theo cùng điều kiện như trước. Các số giả ngẫu nhiên trong các mô phỏng chỉ cần tỏ ra "đủ mức ngẫu nhiên", nghĩa là chúng theo phân bố đều hay theo một phân bố định trước, khi số lượng của chúng lớn.
Phương pháp Monte Carlo thường thực hiện lặp lại một số lượng rất lớn các bước đơn giản, song song với nhau; một phương pháp phù hợp cho máy tính. Kết quả của phương pháp này càng chính xác (tiệm cận về kết quả đúng) khi số lượng lặp các bước tăng.
Lịch sử
Tính tích phân
Xem thêm
Các phương pháp kiểu Monte-Carlo
Monte Carlo lượng tử
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Phương pháp động học Monte Carlo
Xích Markov
Tối ưu hóa
Ống ngẫu nhiên (Stochastic tunneling)
Mô phỏng luyện thép (Simulated annealing)
Thuật toán di truyền
Xáo trộn song song (Parallel tempering)
Tích phân
Tích phân Monte-Carlo
Lấy mẫu có trọng tâm
Lấy mẫu phân tầng
Lấy mẫu phân tầng lặp
Thuật toán VEGAS
Bước ngẫu nhiên Monte Carlo
Thuật toán Metropolis-Hastings
Lấy mẫu Gibbs
Ứng dụng
Monte Carlo cho tài chính
LURCH
Monte Carlo cho quan hệ nhiều lớp
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Gamerman, D. Markov Chain Monte Carlo: Stochastic Simulation for Bayesian Inference. Boca Raton, FL: CRC Press, 1997.
Gilks, W. R.; Richardson, S.; and Spiegelhalter, D. J. (Eds.). Markov Chain Monte Carlo in Practice. Boca Raton, FL: Chapman & Hall, 1996.
Harvey Gould & Jan Tobochnik, An Introduction to Computer Simulation Methods, Part 2, Applications to Physical Systems, 1988, ISBN 0-201-16504-X
Hoffman, P. The Man Who Loved Only Numbers: The Story of Paul Erdos and the Search for Mathematical Truth. New York: Hyperion, pp. 238–239, 1998.
Kuipers, L. and Niederreiter, H. Uniform Distribution of Sequences. New York: Wiley, 1974.
Manno, I. Introduction to the Monte Carlo Method. Budapest, Hungary: Akadémiai Kiadó, 1999.
MacKeown, P.K., Stochastic Simulation in Physics, 1997, ISBN 981-3083-26-3
Metropolis, N. and Ulam, S. "The Monte Carlo Method." J. Amer. Stat. Assoc. 44, 335-341, 1949.
Metropolis, N. "The Beginning of the Monte Carlo Method." Los Alamos Science, No. 15, p. 125. http://jackman.stanford.edu/mcmc/metropolis1.pdf .
Mikhailov, G. A. Parametric Estimates by the Monte Carlo Method. Utrecht, Netherlands: VSP, 1999.
Niederreiter, H. and Spanier, J. (Eds.). Monte Carlo and Quasi-Monte Carlo Methods 1998, Proceedings of a Conference held at the Claremont Graduate University, Claremont, California, USA, June 22-26, 1998. Berlin: Springer-Verlag, 2000.
C.P. Robert and G. Casella. "Monte Carlo Statistical Methods" (second edition). New York: Springer-Verlag, 2004, ISBN 0-387-21239-6
Sobol, I. M. A Primer for the Monte Carlo Method. Boca Raton, FL: CRC Press, 1994.
Thuật toán
Số ngẫu nhiên
Vật lý tính toán
Cơ học thống kê
Phương pháp số
Phương pháp Monte Carlo
Lý thuyết xác suất
Giải tích số
Phân tích rủi ro
Quản lý rủi ro |
8497 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Monte%20Carlo%20cho%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh | Monte Carlo cho tài chính | Trong lĩnh vực toán học tài chính, nhiều bài toán, như bài toán tìm giá trị buôn bán của một chứng khoán phái sinh, cuối cùng dẫn đến việc tính một tích phân. Mặc dù các tích phân đôi khi có thể tính được theo giải tích, đa số chúng đòi hỏi tích phân số. Khi số chiều (hay số bậc tự do), tăng lên phương pháp tích phân số khả thi nhất là phương pháp Monte Carlo. Các bài toán của tài chính rất hay gặp phải trường hợp số chiều lớn; với những số chiều cao như này, phương pháp Monte Carlo cho phép tìm được lời giải tiệm cận đến lời giải chính xác nhanh hơn các phương pháp khác, và lợi thế của phương pháp này tăng theo số chiều.
Bài viết này miêu tả một số bài toán tài chính tiêu biểu mà phương pháp Monte Carlo có thể được ứng dụng hiệu quả. Ở đây cũng miêu tả qua về số giả ngẫu nhiên, như dãy Sobol, có thể được ứng dụng trong phương pháp Monte Carlo ở đây.
Tại sao phương pháp Monte Carlo
Phương pháp Monte Carlo được sử dụng phổ biến trong tài chính, từ tiền văn phòng (front office), nơi diễn ra các cuộc mua bán cho tới hậu văn phòng (back office), nơi đánh giá các rủi ro tài chính. Các sản phẩm tài chính thường được xác định giá bằng phương pháp Monte Carlo nếu nó được xây dựng trên một rổ các sản phẩm đơn giản thông dụng hơn, ví dụ có thể kể rà là quyền lựa chọn Hymalaya và quyền lựa chọn Best-Of. Việc nghiên cứu rủi ro của các ngân hàng cũng hay phải cầu đến phương pháp Monte Carlo để tạo ra các kịch bản cho bài toán tối ưu.
Tại sao dùng số giả ngẫu nhiên
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Toán học tài chính
Toán học ứng dụng |
8503 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4%20Ho%C3%A0i | Tô Hoài | Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Tiểu sử
Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.
Sự nghiệp văn học
Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:
Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941)
O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
Quê người (tiểu thuyết, 1942)
Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944)
Cỏ dại (hồi kí, 1944)
Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948)
Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950)
Đại đội Thắng Bình (ký, 1950)
Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
Khác trước (truyện vừa, 1957)
Mười năm (tiểu thuyết, 1957)
Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)
Thành phố Lênin (ký sự, 1961)
Vỡ tỉnh (tập truyện ngắn, 1962)
Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963)
Tôi thăm Campuchia (ký, 1964)
Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)
Nhật kí vùng cao (nhật kí, 1969)
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)
Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972)
Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977)
Tự truyện (1978)
Trái Đất tên người (ký, 1978)
Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết, 1980)
Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
Hoa hồng vàng song cửa (tập bút ký, 1981)
Nhớ Mai Châu (tiểu thuyết, 1988)
Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992)
Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997)
Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)
Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)
Mẹ mìn bố mìn (truyện thiếu nhi, 2007)
Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)
Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)
Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)
Truyện li kì (tập truyện ngắn, 2012)
Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017)
Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017)
Người con gái xóm Cung (tuyển tập truyện ngắn, 2017)
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.
Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.
Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.
Giải thưởng
Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây'');
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010
Quan điểm
Đánh giá
Tưởng nhớ
Ngày 27 tháng 10 năm 2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m² tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong – nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống.
Chú thích
Liên kết ngoài
Tô Hoài – người Hà Nội
Ba người khác trên talawas
Tô Hoài
Người Hà Tây
Nhà văn Việt Nam
Tổng biên tập Việt Nam
Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
Người họ Nguyễn tại Việt Nam |
8507 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20L%C3%A2n | Kim Lân | Nguyễn Văn Tài (1 tháng 8 năm 1920 - 20 tháng 7 năm 2007), thường được biết đến với bút danh Kim Lân, là một nhà văn, diễn viên Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như Vợ nhặt, Làng. Ngoài ra ông cũng được biết đến qua vai diễn Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Tiểu sử
Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.
Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn.
Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 86 tuổi.
Sự nghiệp văn học
Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn trưởng thành từ đồng ruộng.
Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tại Việt Nam. Truyện ngắn Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó.
Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết:
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
Gia đình
Ông là cha của họa sĩ Thành Chương, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, họa sĩ Nguyễn Từ Ninh, họa sĩ Nguyễn Việt Tuấn.
Sự nghiệp diễn xuất
Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến:
Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy
Lý Cựu trong phim Chị Dậu
Lão Pẩu trong phim Con Vá
Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can
Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm
Bủ vả trong phim Vợ Chồng A Phủ
Vai ông bố làm vàng mã trong phim Những giấc mơ bằng giấy
Cụ thủ nhang trong phim Trạng Quỳnh (1989)
Một số sáng tác tiêu biểu
Truyện ngắn
Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn 1955)
Làng (1948)
Vợ nhặt (in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí năm 1962)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đầu Năm Tuất, đọc lại " Con Chó Xấu Xí"
Kim Lân - Nhà văn chung thủy của làng quê
Nhà văn Kim Lân qua đời
Nhà văn Kim Lân và con gái Nguyễn Thị Hiền
Bài văn điểm 10 của thí sinh ĐH Huế
Kim Lân trong vai lão Hạc ngày ấy
Phim tài liệu: Nhà văn Kim Lân
Kim Lân
Người Bắc Ninh
Nam diễn viên điện ảnh Việt Nam
Kim Lân
Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Nam diễn viên sân khấu Việt Nam
Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 20
Người họ Nguyễn tại Việt Nam |
8508 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Tu%C3%A2n | Nguyễn Tuân | Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn người Việt Nam.
Nguyễn Tuân có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra, ông còn là một diễn viên tay ngang, tham gia phim "Cánh đồng ma" năm 1938, và phim "Chị Dậu" (1980).
Sơ lược tiểu sử
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Quê ông ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), huyện Hoàn Long, Hà Nội, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965–1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987, thọ 77 tuổi và an táng tại Nghĩa trang Văn Điển.
Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Tính cách
Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết Tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà, v. v.; những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha; những nét đẹp rất riêng của Việt Nam.
Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "Chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù).
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
Nguyễn Tuân nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho.
Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.
Quá trình sáng tác và các đề tài chính
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc".
Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến, yêu thương và tài hoa (Một chuyến đi).
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao Chữ người tử tù).
Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua).
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc gói gọn trong một chữ "ngông"
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông".
Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.
Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội......
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
Tác phẩm
Một chuyến đi (1938), tùy bút - du kí
Ngọn đèn dầu lạc (1939), phóng sự
Vang bóng một thời (1940), tập truyện ngắn
Thiếu quê hương (1940), tập tùy bút
Chiếc lư đồng mắt cua (1941), tập tùy bút
Tàn đèn dầu lạc (1941), tập tùy bút
Tùy bút (1941), tập tùy bút
Tóc chị Hoài (1943), tập tùy bút
Tùy bút II (1943), tập tùy bút
Nguyễn (1945), tập truyện ngắn
Chùa Đàn (1946), tiểu thuyết
Đường vui (1949), tập tùy bút
Tình chiến dịch (1950), tập bút kí
Thắng càn (1953), tiểu thuyết
Chú Giao làng Seo (1953), truyện thiếu nhi
Đi thăm Trung Hoa (1955), tập bút kí
Tùy bút kháng chiến (1955), tập tùy bút
Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956), tập tùy bút
Truyện một cái thuyền đất (1958), truyện thiếu nhi
Sông Đà (1960), tập tùy bút
Cô Tô (1986), ký
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), tập tùy bút
Ký (1976)
Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981)
Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988), tập tùy bút
Yêu ngôn (2000, sau khi mất), tập tiểu luận
Vinh danh
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.
Nhận định
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ". Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.
Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề, khó khăn...
Xem thêm
Đỗ Chu
Chú thích
Liên kết ngoài
Vương Trí Nhàn, Nguyễn Tuân: Tên tuổi còn mãi với thể tùy bút
Vương Trí Nhàn, Nguyễn Tuân như một con người hiện đại
Người Hà Nội
Nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc
Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
Sinh năm 1910
Mất năm 1987
Nhà văn Việt Nam
Người họ Nguyễn tại Việt Nam |
8512 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%83n%20T%C3%A0i | Nguyễn Văn Tài | Nguyễn Văn Tài có thể là:
Tên thật của Kim Lân, là một nhà văn Việt Nam
Tên thật của Tuấn Vũ, một nam ca sĩ người Việt định cư tại Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Tài, Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị
Chú thích |
8515 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Maria%20Madalena | Maria Madalena | Maria Mađalêna (tiếng Hy Lạp: Μαρία ἡ Μαγδαληνή) hay Maria Mácđala (tiếng Anh: Mary Magdalene, Mary of Magdala), cũng gọi là Bà Mađalêna, phiên âm Hán Việt: Mai Đệ Liên, được cả Tân Ước quy điển và Tân Ước ngoại điển miêu tả là một người phụ nữ theo Chúa Giêsu. Bà cũng được Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo Đông phương xem là thánh với ngày lễ mừng vào 22 tháng 7. Tên của bà có nghĩa là "Maria của thành Magdala", một thị trấn nhỏ ở Galilea nằm bên bờ tây của hồ Tiberias. Cuộc đời của bà vẫn còn là đề tài gây tranh luận.
Liên hệ với Giêsu
Theo tiểu thuyết
Một số tác giả tiểu thuyết hiện đại, đáng chú ý là các tác giả của cuốn sách Máu Thánh, Chén Thánh (Holy Blood, Holy Grail, 1982) và nhà văn Dan Brown trong tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code, 2003), cho rằng: Mary Magdalene là vợ của Giêsu, và việc này đã bị những người xét lại của Kitô giáo tông đồ Phaolô (Pauline Christianity) và các nhà biên tập các sách Phúc Âm lược bỏ.
Các tác giả này trích dẫn các sách không thuộc quy điển và các bản văn của những người theo thuyết Ngộ giáo (Gnosticism) trong các phần chọn lọc để hỗ trợ luận điểm của mình. Trong khi các nguồn tài liệu như Phúc âm Philiphê (không quy điển) miêu tả Mary Magdalene gần gũi với Giêsu hơn bất cứ môn đệ nào khác, nhưng không có tài liệu cổ nào tuyên bố bà là vợ của Giêsu. Người ta nghĩ rằng ý nghĩa ở đây là Mary Magdalene nhận biết được những gì Chúa Giêsu đang nói. Bà hiểu Chúa Giêsu trong khi các tông đồ không hiểu.
Một luận điểm hỗ trợ cho sự suy đoán này là đàn ông Do Thái rất hiếm khi độc thân vào thời Chúa Giêsu vì độc thân được xem là vi phạm ý chỉ đầu tiên của Thiên Chúa (mitzvah) — "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều" (Sách Sáng thế 1:28). Việc một người Do Thái không kết hôn đi thuyết giảng như một rabbi (thầy giảng) như Giêsu là một điều khó nghĩ ra vào thời đó.
Một luận cứ chống lại điều này là Do Thái giáo thời Chúa Giêsu rất đa dạng và vai trò của rabbi không được quy định rõ ràng. Các thầy giảng độc thân như Gioan Tẩy Giả được biết đến trong cộng đồng Do Thái giáo Essenes và Phaolô xứ Tarsus là thí dụ cho các thầy giảng lưu động không kết hôn trong số những tín đồ Kitô giáo, vào lúc mà hầu hết các tín đồ Kitô giáo vẫn thực hành niềm tin Do Thái.
Mary Magdalene xuất hiện với tần suất cao hơn các phụ nữ khác trong các Phúc âm quy điển và được cho thấy là người theo sát Giêsu. Cho dù điều này có xảy ra đi nữa, Giêsu có lẽ được mong đợi là chuẩn bị cho sự chăm sóc đối với bà cũng như đối với mẹ mình. Vì thiếu các tài liệu đương thời, người ta không thể chứng minh được trường hợp này, và trong khi một số người xem ý tưởng này đáng để tin, hầu hết các học giả lại không lấy làm quan trọng.Tuy nhiên, các cuốn sách trên đa phần mang nội dung đối lập với Kitô Giáo, do đó những thông tin kia chưa thể coi là chính xác.
Văn hóa
Âm nhạc
Maria Magdalena (trình bày Sandra) (1985)
Maria Magdalena (trình bày Jessica Marquez) (2003) (viết lời Việt: Hoài An & trình bày: Hồ Lệ Thu (PBN 81) (2006))
MAGDALENE FKA twigs (2019)
Hội họa
Penitent Mary Magdalene (Nicolas Régnier) (nửa đầu thế kỷ thứ 17)
The Penitent Magdalene (Domenico Tintoretto) (c. 1598)
Saint Mary Magdalene'' (Rogier van der Weyden) (c. 1450 - 1452)
...
Điêu khắc
Ascension Of Mary Magdalene (Tilman Riemenschneider) (1490 - 1492)
Maria Magdalena (Gregor Erhart) (d. 1525)
Penitent Magdalene (Donatello) (c. 1454)
...
Chú thích
Maria Madalena
Thánh Công giáo Rôma
Người Tân Ước
Năm sinh không rõ
Mất thế kỷ 1
Thánh Chính Thống giáo Đông phương
Nữ giới trong Tân Ước
Nữ giới trong Kinh Thánh |
8518 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%9Bc%20hi%E1%BB%87u%20qu%C3%BD%20t%E1%BB%99c%20ch%C3%A2u%20%C3%82u | Tước hiệu quý tộc châu Âu | Hệ thống đẳng cấp quý tộc và hoàng gia châu Âu được cho là bắt đầu hình thành khoảng từ thời Hậu kỳ cổ đại đến thời Trung cổ, sau khi Đế chế Tây La Mã bước vào quá trình sụp đổ và tan rã thành nhiều vùng lãnh thổ có mức độ chủ quyền khác nhau. Theo dòng lịch sử, vị trí xếp hạng giữa các tước vị có thể thay đổi theo giai đoạn lịch sử và phạm vi lãnh thổ (ví dụ: tước vị Hoàng thân trong một số thời kỳ có thể xem như ngang với tước vị Đại công tước). Dưới đây cung cấp một phân loại đối chiếu giữa các tước vị quý tộc và hoàng gia châu Âu, nhằm so sánh tương đương cũng như những khác biệt giữa chúng.
Quân chủ
Trong tiếng Việt, "quân chủ" là một từ Hán - Việt bắt nguồn từ chữ Hán (君主) hàm ý chỉ nhà cai trị tối cao trong vùng lãnh thổ trên thực tế, bao gồm cả thẩm quyền cai trị độc tài và quyền tài phán chủ quyền lãnh thổ đó. "Vua", một từ thuần Việt khác được sử dụng phổ biến, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, "vua" được giới hạn cụ thể hơn đối với các tước vị như Hoàng đế hay Quốc vương trên thực tế mà không bao gồm hàm ý ở các lãnh chúa cai trị mang tước vị thấp hơn.
Trong tiếng Anh, từ monarch có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp μονάρχης (monárkhēs, "nhà cai trị độc tôn"). Một từ khác cũng được xem là gần tương đương là sovereign có nguồn gốc từ tiếng Latin superānus, có nghĩa là "bậc thượng tôn", "cao quý".
Dưới đây liệt kê một số tước vị quân chủ thượng tôn tương đương Hoàng đế hoặc Quốc vương ở Đông Á. Hầu hết là những tước vị cai trị thực tế và có chủ quyền, dù trong một số thời điểm lịch sử, tước vị tự xưng không bao gồm chủ quyền trên lãnh thổ tuyên bố. Như trường hợp Đức hoàng giữ tước vị Hoàng đế của Đế quốc Đức, kiêm Quốc vương Phổ, tuy nhiên vẫn tồn tại các vương quốc chủ quyền với các quốc vương độc lập liên minh trong đế quốc như Vương quốc Württemberg hoặc Vương quốc Bayern.
Vương công
Một số trường hợp tước vị bậc thấp hơn (như Hoàng thân hoặc Đại công tước) nhưng có bao gồm quyền cai trị trên lãnh thổ có chủ quyền, cũng được xếp trong đề mục này.
Dưới đây là danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu theo thứ tự từ cao đến thấp:
Đại công tước
Áo: Tất cả các vương tử của dòng dõi Habsburg và Habsburg-Lothringen đều có tước hiệu là Đại công tước Áo (tiếng Anh: Archduke, tiếng Đức: Erzherzog).
Nga: Trước kia các nhà cai trị lãnh địa Nga chỉ có quyền lực hạn chế như các lãnh chúa địa phương, thường được chuyển ngữ tước hiệu là Vương công (Князь), một số lãnh chúa có quyền lực ảnh hưởng trên các lãnh chúa khác được gọi là Đại vương công (Великий князь - Velikiy Knyaz, tiếng Anh: Grand Duke hoặc Great Prince, tiếng Đức: Großfürst). Năm 1547 Đại vương công Moskva là Ivan Hung đế (Иван Грозный, Ivan IV) xưng là "Sa hoàng" (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại vương công khác. Danh hiệu đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là kế thừa các hoàng đế Đông La Mã ngày xưa. Các tước hiệu Великий князь và Князь dần dà chỉ còn danh nghĩa, dùng để chỉ những thành viên không nắm quyền cai trị trong Hoàng gia Nga, từ đó được chuyển ngữ lại thành Đại công tước (Великий князь) và Công tước (Князь - Knyaz, tiếng Anh: Prince, tiếng Đức: Fürst). Từ khi triều đình Aleksandr III (1881-1894) cải cách lại thì chỉ những người trực hệ của Nga hoàng mới được phép dùng tước hiệu là Đại công tước, những người hoàng thân khác chỉ được phép có tước hiệu là Công tước
Luxembourg: Hiện nay tước hiệu quân chủ Đại công quốc Luxembourg là Đại công tước Luxembourg.
Công tước
Đức: Công tước là một trong những tước hiệu cao nhất trong hệ thống quý tộc ở Đức. Trong thời kỳ của đế quốc La Mã Thần thánh, Công tước là những người trị vì lãnh thổ sau các vua và hoàng đế. Trong thời Hậu trung cổ các Herzog (công tước), Landgraf, Markgraf và Pfalzgraf (hầu tước) đều thuộc về giai cấp Fursjt. Tuyển hầu tước (tiếng Anh: Elector, tiếng Đức: Kurfürst) là những người trong đẳng cấp này được tuyển lựa ra để bầu hoàng đế La Mã Thần thánh.
Tử tước
Anh: hệ thống quý tộc của Anh không có tước hiệu Count; tương đương của tước hiệu này được gọi là Earl. Nếu được phong tước thì con của Count sẽ được gọi là tử tước Viscount.(Là danh hiệu thấp nhất trong tước vị quý tộc dòng chính thống.)
Ngoài ra còn có các tước vị đặc cách như: Đại công tước(con cháu hoàng tộc) cao nhất; Thánh tước và công tước cùng bậc địa vị; Hầu tước, Phiên hầu tước, Hậu tước cùng bậc địa vị, ngoài ra còn có Bạch tước....
Ghi chú
Hoàng tử, Hoàng nữ, Vương tử, Vương nữ, Vương phi, Vương thân, không phải là tước hiệu để phong, mà là danh từ chỉ quan hệ thân thích với quốc vương hoặc hoàng đế.
Hiện nay có ba quốc gia ở châu Âu được gọi là Công quốc: Andorra, Monaco và Liechtenstein. Monaco và Liechtenstein do Vương công đứng đầu, còn Andorra do Tổng thống Pháp và Giám mục xứ Urgel (Tây Ban Nha) cùng lãnh đạo.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chế độ quân chủ Anh: Trang web chính thức
Bảng chú giải thuật ngữ về các tước hiệu Cao quý, Quý tộc, Hoàng gia và Quân chủ
Tước hiệu quý tộc |
8523 | https://vi.wikipedia.org/wiki/DVD | DVD | DVD (còn được gọi là "Digital Versatile Disc" hoặc "Digital Video Disc") là một định dạng lưu trữ đĩa quang kỹ thuật số phổ biến. Công dụng chính của nó là lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu.
DVD có nhiều điểm giống CD: chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF, một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu.
Sự khác nhau về thuật ngữ DVD thường được mô tả phương pháp dữ liệu được lưu trư trễn đĩa: DVD-ROM có dữ liệu chỉ có thể đọc mà không thể ghi, DVD-R và DVD+R có thể ghi một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM, và DVD-RAM, DVD-RW, hoặc DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần.
DVD-Video và DVD-Audio được dùng để nói đến hai định dạng khác hẳn nhau, một bên là cấu trúc video và một bên là nội dung audio. Các dạng đĩa DVD khác, bao gồm nội dung video, có thể được hiểu như là đĩa DVD-Data. Khái niệm "DVD" thường được sử dụng sai để chỉ các định dạng đĩa quang độ nét cao, như Blu-ray và HD-DVD.
Vào tháng 11 năm 2020, họ sẽ thông báo về cuộc chiến định dạng thứ hai với DVD và Blu-ray Disc. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, DVD được thông báo sẽ ngừng phát hành tại Việt Nam, Nhật Bản và Đông Nam Á do kế hoạch tương lai có độ phân giải cao. Độ phân giải cao nhất là đĩa Blu-ray trong tương lai vào tháng 1 năm 2021.
Lịch sử
Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, được hỗ trợ bởi Philips và Sony, và định dạng còn lại là Super Density Disc, hỗ trợ bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric, Pioneer, Thomson, và JVC. Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner, đóng vai trò như một người "mai mối", đã tạo nên một nguồn lực thúc đẩy hai bên tạo nên một định dạng chuẩn chung duy nhất, khi ông thấy trước sự tái hiện cuộc chiến định dạng videotape giữa VHS và Betamax vào những năm 1980.
Philips và Sony từ bỏ định dạng MultiMedia Compact Disc của họ và đồng ý hoàn toàn với định dạng SuperDensity Disc của Toshiba với một sự thay đổi duy nhất, đó là việc chuyển đổi thành EFMPlus modulation. EFMPlus được chọn bởi vì nó có khả năng đàn hồi chống lại những va chạm giống như vết xước và dấu vân tay. EFMPlus, được tạo ra bởi Kees Immink, cũng chính là người đã thiết kế EFM, là 6% kém hiệu quả hơn 6% so với công nghệ nguyên thủy của Toshiba, dẫn đến kết quả tạo nên dung lượng 4.7 GB thay vì nguyên gốc là 5 GB. Kết quả là bản ghi chi tiết kỹ thuật của DVD, định dạng cho các đầu xem phim DVD và các DVD-ROM ứng dụng cho máy vi tính, ra đời tháng 12 năm 1995. Vào tháng 5 năm 1997, Liên hiệp DVD (DVD Consortium) được thay thế bởi Diễn đàn DVD (DVD Forum), được mở ra cho mọi công ty.
Phân loại
Có nhiều loại định dạng DVD:
DVD-ROM: Định dạng này thường được sử dụng để lưu phim. Chúng thường được "nén" nghĩa là có tồn tại một ma trận gốc được sử dụng làm khuôn để ghi thông tin và chúng không thể ghi đi ghi lại được.
DVD-R: còn được viết -R (cho recordable: ghi) là định dạng xuất hiện đầu tiên và mục đích ban đầu là để dùng cho việc lưu trữ phim video.
DVD+R: cũng giống như định dạng -R nhưng ra đời sau và phù hợp hơn -R trong việc lưu trữ dự liệu. Nó cho phép xem phim bất kỳ lúc nào, không cần đĩa phải hoàn chỉnh. Loại đĩa này có những khả năng kỹ thuật tốt hơn -R. Chúng ta không thể thấy sự khác biệt giữa đĩa -R và đĩa +R nếu nhìn bằng mắt thường.
DVD-RW và DVD+RW: Loại đĩa này giống loại đĩa -R và +R nhưng cho phép ghi và xóa nhiều lần.
Thông số hai loại đĩa DVD thông dụng.
Khả năng lưu trữ
Ban đầu có bốn loại DVD:
DVD-5: có một mặt và một lớp lưu thông tin, khả năng lưu trữ là 4.7 gigabyte
DVD-9: có một mặt và hai lớp lưu thông tin, khả năng lưu trữ là 8.5 gigabyte
DVD-10: có hai mặt và mỗi mặt có một lớp lưu trữ thông tin (phải lật đĩa DVD lại để xem mặt thứ hai), khả năng lưu trữ là 9.4 gigabyte
DVD-18: có hai mặt và hai lớp lưu thông tin mỗi mặt, khả năng lưu trữ là 17 gigabyte
Công nghệ
DVD sử dụng ánh sáng laser diode có bước sóng 650nm, khác với bước sóng 780 nm đối với CD,tuy nhiên,hầu như mọi đầu đĩa dvd đều sử dụng cả hai loại LD(laser diode) trên để đọc được cả dvd và cd. Việc làm này cho phép tạo nên những điểm nhỏ hơn trên bề mặt đĩa (1.32 micromet cho DVD còn 2.11 micromet đối với CD).
Tốc độ ghi của DVD là 1X, là 1350 kB/s (1318 KiB/s), trong ổ đĩa và những mẫu DVD đầu tiên. Các mẫu gần đây hơn đã đạt tốc độ 18X hoặc 20X, nghĩa là 18 hoặc 20 lần nhanh hơn. Lưu ý là đối với ổ đĩa Cd, 1X có tốc độ 153.6 kB/s (150 KiB/s), 9 lần chậm hơn.
Công nghệ ghi dữ liệu lớp kép
Ghi dữ liệu lớp kép cho phép đĩa DVD-R và DVD+R lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn, gần 8.5 Gigabyte mỗi mặt, so với 4.7 gigabyte đối với một đĩa đơn lớp. DVD-R lớp kép được phát triển cho Diễn đàn DVD bởi tập đoàn Pioneer, DVD+R lớp kép được phá triển cho khối liên minh DVD+RW bởi Philips và Mitsubishi Kagaku Media (MKM).
Một đĩa lớp kép khác với những đĩa DVD lớp đơn ở điểm là thêm một lớp vật lý vào trong đĩa. Ổ đĩa lớp kép truy xuất đến lớp thứ hai bằg cách chiếu tia laser xuyên qua lớp thứ nhất một nửa trong suốt. Sự thay đổi cơ học giữa các lớp có thể làm cho các đầu đọc DVD có một khoảng dừng, dài khoảng 2 giây. Điều này làm người xem lo lắng rằng đĩa lớp kép của họ có thể bị hư hoặc có thiếu sót, và kết quả cuối cùng là các hãng sản xuất phải lên tiếng rằng việc có khoảng dừng đó là kết quả tất yếu trên tất cả các gói đĩa lớp kép.
Đĩa DVD recordable hỗ trợ công nghệ này có thể tương thích ngược với một vài đầu chơi DVD và ổ đĩa DVD-ROM. Nhiều đầu ghi DVD hiện nay đều hỗ trợ công nghệ lớp kép, và về so sánh giá giữa ổ đĩa lớp đơn, và các đĩa trắng lớp đơn thì giá của ỗ đĩa và đĩa lớp kép vẫn còn quá đắt. Tốc độ ghi dữ liệu cho lớp kép hiện tại nhanh vẫn tốt hơn những đĩa lớp đơn.
Bảng tốc độ đọc và truyền dữ liệu của đĩa DVD-ROM
Tốc độ đọc và truyền dữ liệu đĩa DVD-ROM.
Sự tương thích
Ổ đĩa DVD và sự tương thích.
Đĩa DVD recordable và rewritable
HP đầu tiên phát triển định dạng DVD có thể ghi (DVD recordable) từ yêu cầu của việc lưu dữ liệu để lưu trữ và vận chuyển.
DVD recordable còn được sử dụng cho khách hàng trong việc lưu trữ nhạc và phim. Ba định dạng được phát triển: DVD-R/RW (minus/dash), DVD+R/RW (plus), DVD-RAM.
DVD-Video
DVD-Video là một tiêu chuẩn để lưu trữ nội dung video. Ở Mỹ, số đĩa DVD-Video bán ra hàng tuần đã vượt xa số băng cassette VHS bán ra tháng 6 năm 2003, cho thấy sự chấp nhận đông đảo bởi thị trường.
Mặc dù có nhiều định dạng và nhiều độ phân giải được hỗ trợ, đa số khách hàng mua đĩa DVD sử dụng 4:3 hoặc anamorphic 16:9 tỉ lệ góc nhìn (aspect ratio) MPEG-2 video, lưu trữ với độ phân giải 720x480 (NTSC) hoặc 720x576 (PAL) với tốc độ 29.97 hoặc 25 khung hình/giây (FPS). Âm thanh được sử dụng chung nhất là Dolby Digital (AC-3) hoặc định dạng Digital Theater System (DTS), có khoảng từ 16-bits/48 kHz đến 24bits/96 kHz với dạng đơn loa (monaural) đến trình diễn âm thanh 7.1 "Âm thanh vòm" (Surround Sound), và/hoặc MPEG-1 lớp 2. Mặc dù bản mô tả chi tiết cho video và audio thay đổi từ theo vùng lãnh thổ và theo hệ tivi, nhưng nhiều đầu DVD vẫn hỗ trợ tất cả định dạng có thể. DVD-Video cũng hỗ trợ các mục như menu, lựa chọn phụ đề (subtitle), nhiều góc nhìn camera, và nhiều track âm thanh khác nhau.
DVD-Audio
DVD-Audio là một định dạng âm thanh độ trung thực cao lưu trữ trên DVD. Nó cho phép lưu trữ nhiều cấu hình kênh khác nhau (từ mono sound cho đến hệ thống âm thanh 7.1) với nhiều tần số lấy mẫu khác nhau (cho đến 24-bits/192 kHz đối với CDDAs 16-bits/44.1 kHz). So sánh với định dạng CD, dung lượng lớn của DVD cho phép sự bao gộp nhiều âm thanh hơn (với khía cạnh là chạy được nhiều bài nhạc hơn) và/hoặc những bản nhạc chất lượng cao hơn (phản xạ bởi phương pháp lấy mẫu tuyến tính và các bit-rate cao, và/hoặc thêm vào các kênh để tạo nên âm thanh không gian (spatial sound).
Mặc dù các bản mô tả tiêu chuẩn cao của DVD-Audio, nó vẫn tồn tại cuộc tranh luận để phân định các kết quả hỗ trợ âm thanh phân biệt trong môi trường nghe cơ bản. Định dạng DVD-Audio hiện tại đang đi vào hốc tường của thị trường, gây ra bởi cuộc chiến định dạng sống còn với chuẩn SACD mà DVD-Video tránh.
Bảo mật
Đĩa DVD-Audio tạo nên cơ cấu phòng chống sao chép mạnh mẽ, gọi là Bảo vệ Nội dung đĩa ghi trước (Content Protection for Prerecorded Media - CPPM), được phát triển bởi nhóm 4C (IBM, Intel, Matsushita và Toshiba).
Cho đến hôm nay, CPPM vẫn chưa bị "phá vỡ" trên khái niệm rằng DVD-Video’s CSS đã bị phá vỡ, nhưng mưu mẹo để phá vỡ nó đã được phát triển. Bằng cách thay đổi các phần mềm chơi nhạc DVD để giải mã các dòng âm thanh đã được mã hóa vào đĩa cứng, người dùng có thể, thực chất, có thể lấy nội dung từ đĩa DVD-Audio cũng như có thể lấy từ đĩa DVD-Video.
Những công nghệ kế thừa
Có một vài định dạng thừa kế của DVD được phát triển bởi nhiều liên hiệp khác nhau. Sony/Panasonic có Blu-ray (BD) và Toshiba thì phát triển HD DVD bắt đầu tạo nên một sức kéo công nghệ vào năm 2007, và thế hệ tiếp theo như Holographic Versatile Disc (HVD) của Maxell và công nghệ lưu trữ dữ liệu quang học 3D đã bắt đầu được phát triển khá mạnh.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2003, Diễn đàn DVD quyết định bầu chọn 8/6 rằng HD DVD sẽ trở thành HD thừa kế chính thức của DVD. Mặc dù vậy, cả BD lẫn HD DVD đã làm vướng víu bất kỳ sự chấp nhận của các công nghệ thừa kế khác của DVD mặc dù sự thiếu hụt của một sự hợp tác đã tạo nên sự thành công của DVD.
Vào ngày 4 tháng 1 năm 2008, sau khi hãng phim Warner Bros tuyên bố sẽ chỉ sản xuất phim theo định dạng Blu-ray, và hãng bán lẻ Wal-Mart chỉ phân phối sản phẩm Blu-ray, vào tháng 2 cùng năm, sau 8 năm dai dẳng, cuộc chiến định dạng độ nét cao chính thức ngã ngũ. Đại diện của Toshiba đã tuyên bố "xem xét đến việc rút lui hoàn toàn".
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang chủ của Diễn đàn DVD
Trang chủ của Liên minh DVD+RW
Đĩa DVD đạt dung lượng terabyte
6 mẹo ghi đĩa DVD hoàn hảo
Lưu trữ âm thanh
Hàng điện tử gia dụng
Băng đĩa hình cho thuê
Nhà phân phối băng đĩa hình cho thuê
Phát minh của Hà Lan
Phát minh của Nhật Bản
Công ty liên doanh
Khoa học và công nghệ Nhật
Khoa học và công nghệ Hà Lan
Phân phối trò chơi điện tử
Lưu trữ video
Truyền thông kỹ thuật số |
8526 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20qu%C3%A9t%20m%C3%A3%20v%E1%BA%A1ch | Máy quét mã vạch | Máy quét mã vạch là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
Công nghệ máy quét mã vạch định dạng được sử dụng để đọc và giải mã các mã vạch trên sản phẩm. Máy quét được thiết kế để quét qua đường thẳng và khoảng trống của mã vạch, sau đó chuyển đổi chúng thành một mã số hoặc chuỗi ký tự. Mã số này sau đó được sử dụng để truy xuất các thông tin về sản phẩm từ một cơ sở dữ liệu.
Công nghệ mắt đọc cơ bản
Hiện nay máy quét mã vạch được làm trên ba công nghệ cơ bản:
Công nghệ Imaging: Áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch, QR Code, Data Matrix.
Công nghệ Laser: Phát ra chùm tia Laser, quét lên bề mặt mã vạch. Ưu điểm là tốc độ quét nhanh.
Công nghệ CCD: Áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch có bề mặt gồ ghề
Phương thức kết nối
Cổng serial
Các máy quét mã vạch ban đầu, thuộc mọi định dạng, hầu như đều sử dụng phổ biến giao diện nối tiếp RS-232 phổ biến lúc bấy giờ. Đây là một cách kết nối đơn giản và phần mềm để truy cập nó cũng tương đối đơn giản, mặc dù cần được viết cho các máy tính cụ thể và các cổng nối tiếp của chúng.
Giao diện độc quyền
Có một vài giao diện khác ít phổ biến hơn. Chúng được sử dụng trong các hệ thống EPOS lớn với phần cứng chuyên dụng, thay vì gắn vào các máy tính hàng hóa hiện có. Trong một số giao diện này, thiết bị quét trả về tín hiệu "thô" tỷ lệ thuận với cường độ nhìn thấy khi quét mã vạch. Điều này sau đó đã được giải mã bởi thiết bị chủ. Trong một số trường hợp, thiết bị quét sẽ chuyển đổi ký hiệu của mã vạch thành ký hiệu mà thiết bị chủ có thể nhận dạng được, chẳng hạn như Code 39 (Mã 39).
Giả lập bàn phím (USB, PS/2, v.v.)
Khi PC với các giao diện tiêu chuẩn khác nhau phát triển, việc kết nối phần cứng vật lý với nó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, có những khuyến khích thương mại để giảm độ phức tạp của phần mềm liên quan. Phần cứng "giả lập bàn phím" ban đầu được cắm vào giữa cổng PS/2 và bàn phím, với các ký tự từ máy quét mã vạch xuất hiện chính xác như thể chúng đã được nhập vào bàn phím. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn cho bất kỳ thiết bị nào có thể được cắm vào và đóng góp vào luồng dữ liệu đến "giả lập bàn phím". Nêm bàn phím cắm qua Giao diện USB có sẵn.
Phương pháp "giả lập bàn phím" làm cho việc thêm những thứ như đầu đọc mã vạch vào hệ thống trở nên đơn giản. Phần mềm cũng có thể không cần thay đổi.
Sự hiện diện đồng thời của hai "bàn phím" đòi hỏi người dùng phải cẩn thận. Ngoài ra, mã vạch thường chỉ cung cấp một tập hợp con các ký tự được cung cấp bởi bàn phím thông thường.
USB
Sau thời đại PS/2, đầu đọc mã vạch bắt đầu sử dụng cổng USB thay vì cổng bàn phím, điều này thuận tiện hơn. Để duy trì khả năng tích hợp dễ dàng với các chương trình hiện có, đôi khi cần phải tải trình điều khiển thiết bị được gọi là "phần mềm nêm", điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi giả mạo bàn phím của phần cứng "giả lập bàn phím" cũ.
Ngày nay, đầu đọc mã vạch USB là "cắm và chạy", ít nhất là trong các hệ thống Windows. Mọi trình điều khiển cần thiết đều được tải khi thiết bị được cắm vào.
Trong nhiều trường hợp, lựa chọn loại giao diện USB (HID, CDC) được cung cấp. Một số có PoweredUSB.
Mạng không dây
Một số đầu đọc mã vạch cầm tay hiện đại có thể được vận hành trong mạng không dây theo IEEE 802.11g (WLAN) hoặc IEEE 802.15.1 (Bluetooth). Một số đầu đọc mã vạch cũng hỗ trợ tần số vô tuyến viz. 433 MHz hoặc 910 MHz. Độc giả không có nguồn điện bên ngoài yêu cầu pin của họ thỉnh thoảng được sạc lại, điều này có thể khiến chúng không phù hợp với một số mục đích sử dụng.
Độ phân giải
Độ phân giải của máy quét được đo bằng kích thước của chấm sáng do đầu đọc phát ra. Nếu chấm sáng này rộng hơn bất kỳ vạch hoặc khoảng trắng nào trong mã vạch, thì nó sẽ chồng lên hai thành phần (hai khoảng trắng hoặc hai vạch) và có thể tạo ra kết quả sai. Mặt khác, nếu sử dụng chấm sáng quá nhỏ, nó có thể hiểu sai bất kỳ điểm nào trên mã vạch khiến đầu ra cuối cùng bị sai.
Tham khảo
Mã vạch
Hệ thống nhúng
Phát minh của Hoa Kỳ |
8529 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1u%20%C6%AF%E1%BB%9Bc | Cựu Ước | Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giêsu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước.
Cần lưu ý rằng Do Thái giáo dùng từ Tanakh như là một thay thế cho thuật ngữ Cựu Ước, vì họ không chấp nhận Tân Ước là một phần của Kinh Thánh.
Kinh Thánh Cựu Ước được tín đồ Thiên Chúa giáo coi là lời dạy của Thiên Chúa, do Thiên Chúa linh hứng cho các tác giả. Cựu Ước được viết nên bởi 40 tác giả trong khoảng thời gian gần 1.500 năm (từ thế kỷ XII trước Công nguyên cho tới thế kỷ II sau Công nguyên), theo Quy điển Thánh Kinh của Giáo hội Công giáo, Kinh Thánh hiện nay bao gồm 73 sách – 46 trong Cựu Ước và 27 trong Tân Ước.
Quy điển
Cựu Ước của cộng đồng Kháng Cách (Protestantism) bao gồm toàn bộ các sách của kinh Tanakh, chỉ có thay đổi về thứ tự và số lượng các sách này. Cựu Ước Kháng Cách có 39 sách trong khi số lượng các sách trong kinh Tanakh của Do Thái giáo là 24. Có sự khác biệt này là vì theo sự sắp xếp trong kinh Tanakh, các sách Sa-mu-ên, Các Vua và Sử ký đều được gộp thành một sách, điều tương tự cũng xảy ra cho các sách Ezra và Nehemiah, và 12 sách tiểu tiên tri cũng được tính chung thành một sách. Sự chênh lệch về số lượng (15 sách) được tóm tắt trong bảng sau:
Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương thêm vào Cựu Ước một số sách, được gọi là thứ kinh (deuterocanonical), các sách này không được công nhận bởi cộng đồng Kháng cách. Nền tảng của thứ kinh được tìm thấy trong Bản Bảy Mươi được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, dịch từ Kinh Thánh Do Thái. Đây là bản dịch được sử dụng rộng rãi bởi các tín hữu thời kỳ tiên khởi cũng như được trích dẫn bởi Tân Ước.
Truyền thuyết cho rằng Thánh Moise là người viết năm cuốn kinh chính, gồm các cuốn Sáng thế, Xuất hành, Levi, Dân số, và Đệ nhị luật. Đến thế kỷ XVII, nhà triết học Brauch Spinoza sau khi đọc các cuốn kinh, với tinh thần duy lý, ông đã chỉ ra sự nhầm lẫn trong truyền thuyết: Thánh Moise không phải người sáng tác Ngũ kinh bởi bản này kết thúc bởi cái chết của chính ông, tức là nó phải được người khác viết lại. Spinoza sau đó đã phát động phong trào đọc và phê bình Kinh Thánh, góp phần làm thay đổi nhiều vấn đề về Cựu ước trước đó.
Lịch sử
Một vài giáo sư khảo cổ học cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những ký thuật về Abraham, Moses, Solomon, và một số nhân vật khác, thật ra chỉ được trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah (thế kỷ thứ 7 TCN) nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh. Theo lập luận của các nhà khảo cổ này, đến nay vẫn không tìm thấy nhiều ký thuật được lưu giữ tại các quốc gia kế cận như Ai Cập và Assyria, cũng không có văn bản nào về các câu chuyện của Kinh Thánh hay về các nhân vật ấy trước năm 650 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ khác lại tìm thấy trong cùng những ký thuật ấy những chứng cớ hỗ trợ cho các câu chuyện trong Kinh Thánh, dù chúng không trực tiếp thuật lại các câu chuyện này.
Tên gọi
Thuật ngữ "Cựu Ước", dịch từ tiếng Latin Vetus Testamentum, có nguyên ngữ tiếng Hy Lạp hê Palaia Diathêkê (Η Παλαιά Διαθήκη) nghĩa là "Giao ước (hoặc lời chứng) cũ". Kitô hữu gọi là Cựu Ước vì họ tin rằng nay đã có một giao ước mới được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, sau khi Giêsu người Nazareth đến thế gian (xem Thư gởi người Do Thái).
Do Thái giáo không công nhận Tân Ước, cũng không chấp nhận Cựu Ước như là tên gọi thay thế cho Tanakh (tuy nhiều người Do Thái chấp nhận Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử hoặc ngay cả là môn đệ của một giáo sư kinh luật truyền khẩu Do Thái giáo).
Chủ đề
Thánh Kinh Cựu Ước nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và tuyển dân Israel. Mối quan hệ này được thể hiện qua giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc này đã được giao cho Moses.
Ứng dụng
Không có sự đồng thuận hoàn toàn về việc ứng dụng các giáo huấn của Cựu Ước và Tân Ước vào đời sống giáo hội của cộng đồng Kitô giáo, đặc biệt là trong thời kỳ hội Thánh tiên khởi. Cũng có một số tranh luận trong vòng các học giả Kháng Cách về việc có nên áp dụng giáo huấn Tân Ước cho người Do Thái hay không. Tương tự, vẫn còn bất đồng về mức độ áp dụng các giáo luật của Cựu Ước cho Kitô hữu. Ngày nay, rất ít Kitô hữu tuân giữ các giáo luật của Cựu Ước đòi hỏi kiêng cữ một số thức ăn, trong khi hầu hết trong số họ tin và tuân giữ Mười Điều Răn. Hầu hết Kitô hữu đều đồng ý rằng sự hiểu biết về Cựu Ước là nền tảng giúp họ hiểu biết Tân Ước, họ cũng tin rằng nội dung của cả Cựu Ước và Tân Ước đều được soi dẫn bởi Thiên Chúa.
Trong lịch sử đã xuất hiện các quan điểm dị biệt như nhóm Khả tri (Gnostic), đi xa đến mức khẳng định Thiên Chúa của Cựu Ước là một thực thể khác với Thiên Chúa của Tân Ước, họ thường gọi Thiên Chúa của Cựu Ước là demiurge, hoặc Marcion thành Sinope còn đi xa hơn khi cho rằng không nên xem Cựu Ước là một phần của Kinh Thánh Kitô giáo. Hầu hết Kitô hữu tin rằng quan điểm các nhóm này là dị giáo.
Ngày nay, nhiều học giả thích dùng Kinh Thánh Do Thái như một thuật ngữ thay thế cho Tanakh và Cựu Ước (không bao gồm các thứ kinh) nhằm biểu dương tính đồng thuận trong học thuật giữa các giáo phái Cơ Đốc.
Các tác giả Tân Ước thường tham khảo và trích dẫn Cựu Ước, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến việc ứng nghiệm các lời tiên tri đề cập đến Đấng Messiah mà người Cơ Đốc tin là Giêsu người Nazareth. Theo quan điểm thần học Kitô, sự trông đợi Đấng Messiah được tiên báo trong Cựu Ước, sự ứng nghiệm trong hiện tại và trong thời kỳ tận thế, vương quốc thần Thánh và vĩnh cửu dưới quyền tể trị của Chúa Giêsu hiện hữu như một sơi dây xuyên suốt từ Cựu Ước đến Tân Ước.
Những người ủng hộ thuyết Hoán vị (supersessionism) tin rằng kể từ thời Chúa Kitô, dân Do Thái, với địa vị và đặc quyền như là tuyển dân của Thiên Chúa, được thay thế bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. Lập luận này đặt nền tảng trên một số luận giải trong Tân Ước, trong số đó có Galatians 3.29 "Nếu anh em thuộc về Chúa Kitô, anh em là hậu duệ của Abraham, tức là người kế tự theo lời hứa". Trong thực tế, điều này có nghĩa là trong khi các giáo luật Cựu Ước về nghi thức và kiêng cữ thức ăn nên được huỷ bỏ, thì các giáo huấn về tinh thần và đạo đức cần được tuân giữ. Hơn nữa, những người tin vào thuyết Hoán vị cho rằng những lời tiên tri về dân Do Thái được chép trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong thân vị của Chúa Giêsu và qua hội Thánh với tư cách là tuyển dân của Thiên Chúa.
Xem thêm
Tân Ước
Kinh Thánh
Kinh Thánh Tiếng Việt 1926
Kinh Thánh Do Thái
Tham khảo
.
Kinh Thánh
Thuật ngữ Kitô giáo |
8531 | https://vi.wikipedia.org/wiki/MySQL | MySQL | MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải về MySQL miễn phí từ trang chủ. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,..
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ Node.js, PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng NodeJs, PHP hay Perl,...
Tools
Database Master - MySQL Management Tool
Navicat
phpMyAdmin
MySQL Workbench
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ của MySQL (tiếng Anh)
Tài liệu, giáo trình
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Phần mềm tự do
MySQL
Phần mềm năm 1995
Phần mềm Sun Microsystems
Phần mềm đa nền tảng
WordPress |
8532 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikibooks | Wikibooks | Wikibooks – từ ghép tiếng Anh của wiki và books (sách); trước đây cũng được gọi là Dự án Sách giáo khoa tự do của Wikimedia và Sách giáo khoa Wikimedia – là một trong những dự án liên quan với Wikipedia của Quỹ Hỗ Trợ Wikimedia, nó bắt đầu vào ngày 10 tháng 7 năm 2003.
Dự án Wikibooks là thư viện đựng sách giáo khoa, sổ tay và nhiều loại bản văn khác, tất cả tự do. Như Wikipedia, website đó là wiki, tức là tất cả mọi người có thể sửa đổi trang nào bằng cách bấm cái nút "sửa đổi" ở trên các trang ở Wikibooks.
Nó được bắt đầu khi Karl Wick, một thành viên Wikipedia, xin một chỗ để viết sách giáo khoa nội dung mở (gọi là wikibook) về hóa học hữu cơ và vật lý học, để giảm bớt nhiều trở ngại về học hành như là giá cao.
Một số sách đầu tiên được viết hoàn toàn mới, và một số khác bắt đầu được chép từ những sách có nội dung tự do khác trên Internet. Cả nội dung của Wikibooks được phát hành theo Giấy Phép Sử Dụng Văn Bản Tự Do GNU. Những đóng góp vẫn của người đóng góp, nhưng bản quyền copyleft đó cho phép là bất cứ lúc nào cả nội dung cũng sẽ được phân bố và chép, cho cộng tác tiếp.
Website đó đang cố gắng viết vài sách giáo khoa đầy đủ bằng vài ngôn ngữ. Những người thành lập dự án mong là nếu có sách đủ thì người thường sẽ thăm Wikibooks và đọc những sách ở đấy.
Dự án phụ
Đã có hai dự án phụ ở Wikibooks: Wikijunior và Wikiversity. Dự án Wikijunior (tên tạm) đang viết sách dạy cho trẻ nhỏ, có thể được xem trên mạng và có thể được in ra. Wikiversity là cộng đồng tự do để học và nghiên cứu. Wikiversity đã được tách ra thành dự án độc lập.
Wikijunior là một tiểu dự án của Wikibooks chuyên về sách dành cho trẻ em. Dự án bao gồm cả tạp chí và trang web, và hiện đang được phát triển bằng tiếng Anh, tiếng Đan Mạch, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Nó được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ Quỹ Beck.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikibooks
Wikibooks tiếng Việt
Wikibooks tiếng Anh
Thư viện trên mạng
Wiki
Website
Dự án Wikimedia
Thư viện số
Trang web MediaWiki |
8539 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9%20Tr%E1%BB%8Dng%20Ph%E1%BB%A5ng | Vũ Trọng Phụng | Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm xuất bản vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và cả nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến tận cuối những năm 1980 mới được chính quyền cho lưu hành.
Thân thế và sự nghiệp
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (trước đây thuộc làng cổ Liêu Xuyên mảnh đất địa linh sinh ra nhiều nhân tài) nay là thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và qua đời tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 16 tuổi. Ông là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý nhiều. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu thu hút được sự quan tâm của độc giả. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng
Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.
Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng nói với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 do bệnh lao phổi, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Nhà văn Vũ Trọng Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi dời. Lúc mới mất, ông được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh tại mảnh vườn của nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất.
Tác phẩm
Bản quyền tác phẩm
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả, đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả Việt Nam (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm, gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông.
Kịch
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Hội nghị đùa nhả (1938)
Phân bua (1939)
Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)
Dịch thuật
Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo
Phóng sự
Nghề cạo giấy (1935)
Cạm bẫy người (1933)
Kỹ nghệ lấy Tây (1934)
Hải Phòng 1934 (1934)
Dân biểu và dân biểu (1936)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Vẽ nhọ bôi hề (1934)
Lục xì (1937)
Một huyện ăn Tết (1938)
Tiểu thuyết
Dứt tình (1934)
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
Lấy nhau vì tình (1937)
Trúng số độc đắc (1938)
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
Người tù được tha (Di cảo)
Truyện ngắn
Vinh danh
Tên ông được đặt cho những con đường ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Hới.
Nguồn tham khảo
Tham khảo khác
Tham khảo chính
Liên kết ngoài
Người Hưng Yên
Nhà báo Việt Nam
Nhà văn Việt Nam
Chết vì bệnh lao
Mất thế kỷ 20 do bệnh lao |
8542 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n%20l%E1%BB%B1c%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Quân lực Việt Nam Cộng hòa | Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH; , viết tắt RVNAF) là lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, thành lập vào năm 1955, tiền thân là Quân đội Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày Truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Trong quá trình tồn tại của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhiều lần tham gia các biến cố chính trị, mà cao điểm là cuộc Đảo chính năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, và sau đó các tướng lĩnh của quân đội nắm quyền chi phối Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (kể cả khi đã chuyển sang giai đoạn chính thể dân sự) đến ngày chính phủ này sụp đổ năm 1975.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ cung cấp trang bị rất hùng hậu với sức cơ động cao và hỏa lực mạnh, nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Mỹ và các đồng minh, có nhiều các lực lượng hỗ trợ, bản thân lại có quân số thường trực và chính quy rất đông (tính đến năm 1975 là 1.351.000 quân) để chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, lực lượng vũ trang chính quy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và là bộ phận tại miền Nam Việt Nam của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy vậy, khác với đối phương được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả cao, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội được xây dựng, trang bị và chỉ huy mô phỏng hoàn toàn theo kiểu Hoa Kỳ nên rất tốn kém. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, vốn nhỏ bé chưa vững mạnh và từ năm 1963 thì lệ thuộc Mỹ cho nên đã không thể cáng đáng được kinh phí này, nên đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ của Hoa Kỳ để có thể thực hiện tác chiến trước lực lượng đối phương có chiến thuật, chiến lược phù hợp với hình thái chiến tranh thực địa hơn.
Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vốn không được tổ chức thích hợp, sử dụng hỏa lực quá tốn kém lại cộng thêm nạn tham nhũng nên đã rơi vào tình trạng thiếu kinh phí để duy trì mức hoạt động như trước. Cùng với đó, sự yếu ớt về tinh thần chiến đấu của binh sĩ và những sai lầm từ cấp chỉ huy khiến các kế hoạch tác chiến nhanh chóng thất bại. Chỉ sau 55 ngày đêm Chiến dịch Mùa Xuân 1975 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân đội với hơn 1 triệu quân này đã hoàn toàn tan rã.
Tên gọi khác
Tên tiếng Anh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) là Republic of Vietnam Armed Forces (Các lực lượng vũ trang VNCH) hay viết tắt là RVNAF. Trong các tài liệu của Hoa Kỳ, họ rất ít nhắc đến từ này mà từ ARVN , tức là Army of the Republic of Vietnam hay Lục quân Việt Nam Cộng hòa, được dùng phổ biến do đây là lực lượng chiến đấu chính của QLVNCH.
Lịch sử
Thời kỳ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ (1946–1949)
Trong suốt thời gian chiếm đóng Bán đảo Đông Dương, quân đội Pháp có tuyển những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan.
Khi chiến tranh lan rộng ở Nam Kỳ, để huy động thêm nguồn nhân lực nhằm để chống lại tổ chức phong trào kháng chiến Việt Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam (trụ sở ở Hà Nội), người Pháp đã thành lập ra các Lực lượng phụ trợ (Forces suppletives) bao gồm lính người Nam Kỳ được tuyển mộ tại địa phương do sĩ quan Pháp chỉ huy. Ngày 1 tháng 10 năm 1946, Vệ binh Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập, là Lực lượng quân sự đầu tiên của Chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Ngày 9 tháng 6 năm 1948, Lực lượng này được đổi tên thành Vệ binh Nam Việt. Ngày 12 tháng 4 năm 1947, Lực lượng Bảo vệ quân ra đời tại Huế, năm 1948 đổi tên thành Việt binh đoàn. Tháng 7 năm 1948, Lực lượng quân sự người Việt tại Bắc Kỳ ra đời mang tên Bảo chính đoàn. Thực chất, đây là những Lực lượng quân sự địa phương, tổ chức để hỗ trợ quân lực chính quy (quân đội Pháp), về nguyên tắc là trực thuộc chính quyền tự trị người Việt, thực tế vẫn do các sĩ quan Pháp chỉ huy.
Thời kỳ Quốc gia Việt Nam (1949–1955)
Theo Hiệp định Élysée (1949), Quốc gia Việt Nam được thành lập, có quân đội và cơ quan ngoại giao riêng, đây là một Chính phủ được Pháp lập nên nhân danh nghĩa chống cộng và dân tộc chủ nghĩa nhằm chống lại Việt Minh và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo nghị định quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1949, một Lực lượng Quân đội Quốc gia được thành lập, lấy tên là Vệ binh Quốc gia Các lực lượng Vệ binh Nam Việt, Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn và Vệ binh sơn cước được chuyển sang Vệ binh Quốc gia.
Trong nỗ lực thành lập Quân đội Quốc gia, vấn đề cơ bản là đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan. Chính phủ của Quốc gia Việt Nam thừa nhận tình trạng thiếu những người được huấn luyện quân sự nhưng tuyên bố vì lý do chính trị, việc sử dụng sĩ quan Pháp là trở ngại. Trong khi đó Pháp lại không chấp nhận trang bị vũ khí cho những đơn vị Quân đội Quốc gia mới thành lập trừ khi Việt Nam chấp nhận một tỷ lệ nhất định sĩ quan nước ngoài trong Quân đội Quốc gia trong thời gian sĩ quan Việt Nam đang được đào tạo tại những cơ sở huấn luyện mới thành lập. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam trong công tác huấn luyện sĩ quan.
Ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố chính thức thành lập Vệ binh Quốc gia Việt Nam với quân số lúc đó là 60.000 người .
Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia bằng cách đặt một số đơn vị quân đội người Việt do Pháp thành lập dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt. Quốc trưởng Bảo Đại là Tổng chỉ huy quân đội này từ năm 1950 đến 1955.
Sau hai lần thay đổi nội các, Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 43 ngày 23 tháng 5 năm 1952 thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia. Tổng tham mưu trưởng đầu tiên là một sĩ quan người Việt quốc tịch Pháp, nguyên Đại tá Chánh Võ phòng của Quốc trưởng, tân Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Trụ sở Bộ Tổng tham mưu đặt tại số 1 đường Galiéni, tức thành Ô Ma (Camp Aux Mares), Sài Gòn . Toàn Việt Nam được phân thành 4 quân khu đầu tiên và một số sĩ quan cấp tá người Việt đã được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân khu. Đệ Nhất Quân khu tại Nam Việt (Tư lệnh: Đại tá Lê Văn Tỵ), Đệ Nhị Quân khu tại Trung Việt (Tư lệnh: Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ), Đệ Tam Quân khu tại Bắc Việt (Tư lệnh: Trung tá Nguyễn Văn Vận), Đệ Tứ Quân khu tại Cao nguyên Trung phần (Tư lệnh: Trung tá Linh Quang Viên). Cùng năm, Binh chủng Hải quân và Binh chủng Nhảy dù được thành lập. Tuy vậy, các Tư lệnh chiến trường của Pháp lại có quyền yêu cầu các đơn vị của Quốc gia Việt Nam hỗ trợ trong các cuộc hành quân.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955–1963)
Năm 1955, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên chính phủ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, và Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm, Bộ Tổng tham mưu không còn phụ thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp.
Năm 1957, Quân đoàn I và Quân đoàn II được thành lập. Cùng năm, thành lập Binh chủng Lực lượng đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1.
Đầu năm 1959, những sư đoàn khinh chiến và dã chiến được tổ chức lại thành các sư đoàn bộ binh. Giải thể ba sư đoàn 12, 13 và 16 khinh chiến và tái phối trí về các sư đoàn còn lại để thành lập 7 đơn vị bộ binh là các sư đoàn: 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23, với quân số hơn 10.500 người mỗi sư đoàn. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập lâm thời. Cùng năm, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến tách ra khỏi Hải quân và trở thành Lực lượng Tổng trừ bị.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã chỉ huy một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp... làm đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng.
Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lãnh thổ thành ba vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô. Vùng 1 chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng 2 chiến thuật gồm Cao nguyên Trung phần và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định vào tới Bình Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh từ Bình Tuy vào đến Cà Mau do Quân đoàn III trấn đóng. Biệt khu Thủ đô gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định.
Năm 1962, Liên đoàn Nhảy dù gồm các tiểu đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8, tiền thân là các Tiểu đoàn nhảy dù thuộc địa của Pháp, được phát triển thành Lữ đoàn Nhảy dù. Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt cũng được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, gồm các Không đoàn 41 (Đà Nẵng), 62 (Pleiku), 23 (Biên Hòa), 33 (Tân Sơn Nhất), 74 (Cần Thơ). Cùng năm, hai sư đoàn 9 và 25 bộ binh cũng được thành lập, nâng cấp số đơn vị bộ binh lên thành 9 Sư đoàn.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1963-1975)
Sau cuộc đảo chính với sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ ngày 1/11/1963 lật đổ chính tổng thống VNCH là Ngô Đình Diệm, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Ngày 27/11/1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật.
Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh (đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn 18 bộ binh), nâng tổng số đơn vị đoàn bộ binh lên thành 10 sư đoàn. Cùng năm, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù.
Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được đổi tên trở lại thành các Quân khu. Tính đến thời điểm này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu (grenade launcher) M-79, và 2.000 lựu pháo (howitzer) và súng cối hạng nặng (heavy mortar). Đồng thời phát triển lực lượng Không quân, lấy nòng cốt từ các Không đoàn trên 4 Quân khu để thành lập 4 Sư đoàn: Sư đoàn 1 tại Đà Nẵng, Sư đoàn 2 tại Nha Trang, Sư đoàn 3 tại Biên Hòa và Sư đoàn 4 tại Cần Thơ. Cùng năm, giải tán Lực lượng đặc biệt để sáp nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù.
Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11 và cũng là đơn vị chủ lực quân con út của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng và thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân. Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần. Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 đơn vị nữa là Liên đoàn 8 và 9, nâng tổng số Binh chủng Biệt động quân lên thành 17 Liên đoàn.
Các trận chiến quan trọng
Trận Ấp Bắc (1963)
Đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1963)
Trận Bình Giã (1964-1965)
Trận Ba Gia (1965)
Trận Đồng Xoài (1965)
Trận Pleime (1965)
Trận Mậu Thân (1968)
Chiến dịch Campuchia (1970)
Chiến dịch Lam Sơn 719 (1971)
Trận Quảng Trị (1972)
Trận An Lộc (1972)
Trận Tống Lê Chân (1973)
Trận hải chiến Hoàng Sa (1974)
Trận Thượng Đức (1974)
Trận Phước Long (1974)
Trận Xuân Lộc (1975)
Trận Sài Gòn (1975)
Tranh chấp lãnh thổ hải đảo với các nước
Không chỉ giao chiến với Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng từng tham gia tranh chấp một số hòn đảo với Vương quốc Campuchia, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc. Trong các tranh chấp này, Việt Nam Cộng hòa đã để mất quần đảo Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và một số đảo nhỏ gần đảo Phú Quốc vào tay các nước khác:
Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa) khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân rút khỏi đảo Ba Bình, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.)
Những năm 1956–1966, Hải lực Việt Nam Cộng hòa đã để mất 6 hòn đảo nằm giữa đảo Phú Quốc và nội địa Campuchia vào tay quân đội Vương quốc Campuchia. Đó là các đảo: Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài (tiếng Pháp lần lượt là "Ile du Milieu" và "Ile à l’Eau", còn được gọi là đảo Phú Dự) bị Campuchia đánh chiếm năm 1956; đảo Hòn Tai (Ile du Pic) bị chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval) bị chiếm năm 1960; đảo Hòn Trọc (đảo Wai hay Poulo Wai, thực tế là gồm 2 đảo nằm liền kề nhau) bị chiếm mất năm 1966. Tổng diện tích các đảo bị mất khoảng 30 km², lớn nhất là đảo Phú Dự rộng khoảng 25 km².
Năm 1970, Philppines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa từ tay Việt Nam Cộng hòa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân đội của Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đã mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay. Sau vụ chiếm đóng, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này.
Năm 1974, trong Hải chiến Hoàng Sa, Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại và mất toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quyết định tăng cường trấn thủ Trường Sa và thực hiện Chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 để lấy một số đảo.
Tan rã
Tháng 3 năm 1975, sau khi Phước Long và Buôn Ma Thuột thất thủ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh tái bố trí, rút bỏ Quân khu 1 và 2, dồn toàn quân về Quân khu 3 và 4 chống giữ. Cuộc rút quân tái phối trí hoàn toàn thất bại. Hạ tuần tháng 4, ông Thiệu từ chức, các tướng tá tháo chạy, và trong vòng 55 ngày, toàn bộ quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tan rã, chủ yếu vì suy sụp tinh thần và thiếu lãnh đạo.
Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngoài vòng đai Sài Gòn xảy ra tại Xuân Lộc, do Sư đoàn 18 bộ binh, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo, và Lữ đoàn 1 Nhảy dù, dưới sự chỉ huy của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh. Sau trận này tướng Đảo bị đối phương bắt và phải đi học tập cải tạo.
Trận giao tranh cuối cùng của QLVNCH trong Đô thành Sài Gòn xảy ra tại bản doanh Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, do Liên đoàn 81 Biệt kích dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng Biệt đội 3 Chiến thuật, Thiếu tá Phạm Châu Tài.
Lực lượng quân đội tan rã và đầu hàng sau cùng của Việt Nam Cộng hòa là Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, dưới sự chỉ huy của chỉ huy trưởng Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, Đại tá Phan Văn Huấn.
Sau sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số nhóm Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn chiến đấu tại một vài nơi tại miền Tây Nam Bộ thêm 1-2 ngày, vì theo phương án Gavin của Mỹ, nếu Sài Gòn thất thủ thì khu vực cuối cùng phải án giữ là vùng Tây Nam Bộ, lấy Cần Thơ làm trung tâm. Binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa đầu hàng tại tỉnh cuối cùng là Châu Đốc (nay là An Giang) vào ngày 2 tháng 5 năm 1975. Tuy nhiên một nhóm vẫn chưa đầu hàng hoàn toàn mà vẫn cố thủ tại chùa Tây An. Đến ngày 6 tháng 5 năm 1975, quân Giải phóng miền nam điều lực lượng và phát động quần chúng tiến vào chùa Tây An, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay tại chùa Tây An vào ngày này, và những binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa cuối cùng chính thức ra hàng ở đây.
Nghĩa trang
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là khu nghĩa trang chính; ngoài mộ địa chôn hàng chục nghìn tử sĩ, còn có một số công trình kiến trúc như viện bảo tàng, cổng tam quan, hội trường, nhà thăm viếng, Nghĩa Dũng đài. Nghĩa trang này sau năm 1975 thuộc khu vực cấm nên dần hoang tàn. Năm 2006 Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa được trao trả cho địa phương quản lý, trong những năm gần đây thì khu nghĩa trang được tu sửa và được tự do vào thăm viếng như một trong những hành động thiện chí nhằm để tiến tới công cuộc hòa hợp và hòa giải dân tộc.
Ở hải ngoại hiện nay, cộng đồng người Việt hải ngoại đã xây dựng một số đài kỷ niệm các quân nhân trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Địa phương đầu tiên là do cộng đồng người Úc gốc Việt ở Sydney của Úc vào thập niên 1990 với đài tưởng niệm ở Cabra-Vale, thuộc thành phố Fairfield, ngoại ô Sydney, thuộc tiểu bang New South Wales. Sau đó các cộng đồng người gốc Việt ở một số thành phố Mỹ cũng xúc tiến xây nên một số khu kỷ niệm ở địa phương.
Hoa Kỳ
Westminster, California: Freedom Park (29 Tháng 4, 2003)
Houston, Texas: đường Bellaire (11 Tháng 6, 2005)"Các Sinh Hoạt Tháng 6, 2005"
West Valley City, Utah: Utah Cultural Celebration Center (22 Tháng 9, 2007)
Wichita, Kansas: Veterans Memorial Park (21 Tháng 7, 2012)
Orlando, Florida: Baldwin Memorial Park (27 Tháng 4, 2013)
Arlington, Texas: Arlington Veterans Park (25 Tháng 10, 2015)
Úc
Perth, Tây Úc: Kings Park (7 Tháng 12, 2002)
Brisbane, Queensland: Roma Street Parklands (16 Tháng 9, 2005)
Dandenong, Victoria (30 Tháng 4, 2005)
Adelaide, Nam Úc (15 Tháng 10, 2006)
Xem thêm
Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Danh sách các biểu trưng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Hệ thống Tổ chức Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)
Chú thích
Tham khảo
Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy, 2011. Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòaNguyễn Đức Phương. Chiến tranh Việt Nam Toàn tập. Toronto: Làng Văn, 2001.
Smith, Harvey et al. Area Handbook for South Vietnam''. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967.
Liên kết ngoài
Quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Võ Bị Quốc gia Đà Lạt
Lịch sử Trường Bộ Binh Thủ Đức
Sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng hòa
Biệt Động Quân Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu các quân binh chủng Việt Nam Cộng hòa
Huân chương & Huy chương Việt Nam Cộng hòa
Vietnamese National Army gallery (May 1951-June 1954) - French Ministry of Defense archives
Dalat veterans association website 1 / 2
Dalat our school
Dalat archives gallery 1 / 2
The Vietnamese National Army , thesis by Nguyen Van Phai (1980)
The Fantoches: Vietnamese National Army
ARVN 1968-1975
When the War In Vietnam Was Really Lost - about Nguyen Van Hinh
Vietnam War Timeline: 1954
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân đội bị giải tán |
8565 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Java | Java | Java (, tiếng Java: ꦗꦮ; tiếng Sunda: ᮏᮝ), hay Chà Và là một đảo của Indonesia, giáp Ấn Độ Dương ở phía nam và biển Java ở phía bắc. Với hơn 148 triệu (chỉ riêng mình đảo Java) hoặc 152 triệu (bao gồm cả cư dân của các đảo xung quanh), Java là đảo đông dân nhất thế giới, và là một trong những vùng có mật độ dân số cao nhất toàn cầu. Java là nơi sinh sống của 56,1% cư dân Indonesia. Thủ đô Jakarta của Indonesia nằm ở tây bộ của Java. Phần lớn các sự kiện lịch sử của Indonesia diễn ra tại Java. Hòn đảo là trung tâm của một số đế quốc Ấn Độ giáo-Phật giáo, vương quốc Hồi giáo hùng mạnh, và là trọng tâm của Đông Ấn Hà Lan. Java là trung tâm của cuộc đấu tranh giành độc lập cho Indonesia vào thập niên 1930 và 1940. Java chiếm ưu thế về những mặt như chính trị, kinh tế và văn hóa ở Indonesia.
Java hình thành chủ yếu là từ kết quả của những vụ núi lửa phun trào, với diện tích lớn thứ 13 thế giới và lớn thứ năm ở Indonesia. Một chuỗi các núi lửa tạo thành xương sống của đảo theo chiều đông-tây. Trên đảo có ba ngôn ngữ chính, trong đó tiếng Java chiếm ưu thế, và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 60 triệu người tại Indonesia, hầu hết trong số họ sống tại Java. Hầu hết các cư dân trên đảo là người song ngữ, tiếng Indonesia là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai của họ. Phần lớn cư dân Java là người Hồi giáo, tuy nhiên hòn đảo vẫn có sự hòa trộn đa dạng từ các niềm tin tôn giáo, dân tộc và văn hóa.
Java được chia thành bốn tỉnh, Tây Java, Trung Java, Đông Java và Banten; cùng với hai khu đặc biệt là Jakarta và Yogyakarta. Bốn trong số tám di sản thế giới được UNESCO công nhận của Indonesia nằm ở Java: Công viên Quốc gia Ujung Kulon, Đền Borobudur, Đền Prambanan và Di tích Sangiran Early Man.
Từ nguyên
Nguồn gốc tên gọi "Java" không rõ ràng. Một khả năng là hòn đảo được đặt theo tên của loài jáwa-wut, loài kê này thường thấy trên đảo, và có nhiều tên gọi trước khi đảo được Ấn Độ hóa. Có những giả thuyết khác: từ jaú và các biến thể của nó có nghĩa là "xa". Bên cạnh đó, trong tiếng Phạn yava có nghĩa là đại mạch, một loài khiến cho hòn đảo trở nên nổi danh. "Yawadvipa" được đề cập đến trong sử thi sớm nhất của Ấn Độ là Ramayana. Sugriva, chỉ huy đội quân của Rama phái người của ông đến Yawadvipa, đảo Java, để tìm Sita. Java được nhắc đến trong văn bản tiếng Tamil Manimekalai cổ của Chithalai Chathanar nói rằng từng có một vương quốc ở Java với thủ đô là Nagapuram. Do vậy, ở Ấn Độ, Java còn được gọi bằng tên tiếng Phạn là "yāvaka dvīpa" (dvīpa tức là đảo). Nguồn khác thì nói rằng từ "Java" có nguồn gốc Nam Đảo nguyên thủy, có nghĩa là 'nhà' hay 'quê hương'. Hòn đảo lớn Iabadiu hay Jabadiu đã được đề cập trong Geographia của Ptolemy được sáng tác vào khoảng năm 150 CN ở Đế chế La Mã. Iabadiu được cho là có nghĩa là "đảo lúa mạch", giàu vàng và có một thị trấn bạc tên là Argyra ở cuối phía tây. Tin tức hàng năm của Songshu và Liangshu gọi Java là She-po (thế kỷ 5 SCN), He-ling (640–818), sau đó gọi lại là She-po cho đến triều đại nhà Nguyên (1271–1368), nơi họ bắt đầu đề cập đến Zhao-Wa (爪哇). Theo sách của Ma Huan (Yingya Shenlan), người Trung Quốc gọi Java là Chao-Wa, và hòn đảo này được gọi là 阇婆 (She-pó hoặc She-bó) trong quá khứ. Sulaiman al-Tajir al-Sirafi đã đề cập đến hai hòn đảo đáng chú ý ngăn cách Ả Rập và Trung Quốc: Một là Al-Rami dài 800 farsakh, được xác định là Sumatra, và hòn đảo kia là Zabaj (tiếng Ả Rập: الزابج, tiếng Indonesia: Sabak). Khi John của Marignolli trở về Avignon từ Trung Quốc, ông đã ở lại Vương quốc Saba trong vài tháng, nơi ông nói rằng có nhiều voi và được dẫn dắt bởi một nữ hoàng; Saba có thể là cách diễn giải của anh ấy về She-bó. Afanasij Nikitin, một thương gia từ Tver, Nga, đến Ấn Độ vào năm 1466 và mô tả vùng đất Java, mà ông gọi là шабайте (shabait / šabajte).
Địa lý
Java nằm giữa Sumatra ở phía tây và Bali ở phía đông. Borneo nằm ở phía bắc và đảo Christmas ở phía nam. Đây là đảo có diện tích lớn thứ 13 trên thế giới. Bao quanh đảo Java là biển Java ở phía bắc, eo biển Sunda ở phía tây, Ấn Độ Dương ở phía nam và eo biển Bali cùng eo biển Madura ở phía đông.
Java gần như hoàn toàn có nguồn gốc núi lửa; đảo có 38 ngọn núi tạo thành một xương sống theo chiều đông-tây từng một thời hay vào các thời điểm khác nhau là núi lửa hoạt động. Núi lửa cao nhất tại Java và núi Semeru (3.676 m). Núi lửa hoạt động nhất tại Java cũng như tại Indonesia là núi Merapi (2,968 m).
Với việc có nhiều núi và cao nguyên, vùng nội địa của đảo bị phân chia thành một loạt các khu vực tương đối biệt lập phù hợp với canh tác lúa nước; các vùng đất trồng lúa tại Java nằm trong số những vùng đất tốt nhất thế giới. Java là nơi đầu tiên ở Indonesia trồng cà phê, bắt đầu từ năm 1699. Hiện nay, Cà phê chè được trồng trên Cao nguyên Ijen.
Java có diện tích xấp xỉ 139.000 km². với chiếu dài 650 mi (1.050 km) và chiều rộng 130 mi (210 km). Sông dài nhất trên đảo là sông Solo dài 600 km. Sông bắt nguồn từ trung bộ Java tại núi Lawu, sau đó chảy về phía bắc và phía đông đến cửa sông gần thành phố Surabaya.
Nhiệp độ trung bình năm tại Java là từ 22 °C đến 29 °C và độ ẩm trung bình là 75%. Đồng bằng ven biển phía bắc thường nóng hơn trung bình 34 °C vào mùa khô. Bờ biển phía nam thường mát mẻ hơn phía bắc, khu vực cao nguyên ở nội địa cũng mát hơn. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 4, khi đó mưa chủ yếu là vào buổi chiều và không liên tục vào những khoảng thời gian khác trong năm, tháng ẩm ướt nhất là tháng 1 và tháng 2.
Tây Java ẩm ướt hơn Đông Java, và các vùng núi nhận được lượng mưa lớn hơn. Cao nguyên Parahyangan ở Tây Java có lượng mưa lên tới 4.000 mm hàng năm, trong khi bờ biển phía bắc của Đông Java có lượng mưa 900 mm mỗi năm.
Hành chính
Đảo Java bao gồm thủ đô của Indonesia là Jakarta. Java là một hòn đảo đông đân cư, đây là nơi sinh sống của tới 60% dân cư nước này.
Với một diện tích 126.700 km² hòn đảo là nơi sinh sống của 124 triệu người, đạt mật độ 981 người /km², đây là khu vực có dân cư đông thứ 2 trên thế giới chỉ sau Bangladesh, ngoại trừ một vài thành phố nhỏ.
Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, chính phủ nước này đã thực hiện chương trình di cư, di chuyển một phần dân cư từ hòn đảo này sang các hòn đảo khác ít người hơn. Tuy nhiên, chương trình này đã vấp phải những khó khăn lớn như sự xung đột giữa người mới đến và người bản địa.
Hòn đảo này được chia làm bốn tỉnh, một đặc khu* (daerah istimewa), và một thành phố thủ đô** (daerah khusus ibukota):
Banten
Jakarta**
Jawa Barat (Tây Java)
Jawa Tengah (Trung Java)
Jawa Timur (Đông Java)
Yogyakarta*
Lịch sử
Các di cốt hoá thạch của Homo erectus, hay còn gọi là "người vượn Java", có niên đại 1,7 triệu năm được tìm thấy dọc theo bờ sông Bengawan Solo. Các vương quốc Taruma và Sunda tại miền tây Java lần lượt xuất hiện vào thế kỷ 4 và 7, còn Vương quốc Kalingga phái sứ giả sang Trung Quốc từ năm 640. Tuy nhiên, quốc gia quân chủ lớn đầu tiên là Vương quốc Medang, được thành lập tại miền trung Java vào đầu thế kỷ 8. Tôn giáo của Medang có trọng tâm là vị thần Shiva của Ấn Độ giáo, và vương quốc này cho xây dựng một số đền thờ Ấn Độ giáo thuộc hàng sớm nhất tại Java trên cao nguyên Dieng. Khoảng thế kỷ 8, Vương triều Sailendra nổi lên tại đồng bằng Kedu và bảo trợ cho Phật giáo Đại thừa. Vương quốc cổ đại này cho xây dựng các công trình lớn như Borobudur và Prambanan tại miền trung Java.
Khoảng thế kỷ 10, trung tâm quyền lực chuyển từ miền trung đến miền đông Java. Các vương quốc Kediri, Singhasari và Majapahit tại khu vực này chủ yếu dựa vào trồng lúa, song cũng tiến hành mậu dịch trong quần đảo Indonesia, với Trung Quốc và Ấn Độ. Majapahit do Wijaya thành lập và người cai trị cuối cùng là Hayam Wuruk (cai trị 1350–89), vương quốc này yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Indonesia, song phạm vi kiểm soát có vẻ như chỉ giới hạn tại Java, Bali và Madura. Tể tướng của Hayam Wuruk là Gajah Mada lãnh đạo nhiều cuộc chinh phục lãnh thổ của vương quốc này. Các vương quốc trước đó tại Java có cơ sở là nông nghiệp, song Majapahit nắm quyền kiểm soát các bến cảng và tuyến hàng hải, trở thành đế quốc thương nghiệp đầu tiên của Java. Đến khi Hayam Wuruk qua đời và Hồi giáo truyền bá đến Indonesia thì Majapahit bước vào suy thoái.
Hồi giáo trở thành tôn giáo chi phối tại Java vào cuối thế kỷ 16. Trong giai đoạn này, các vương quốc Hồi giáo như Demak, Cirebon và Banten chiếm ưu thế. Vương quốc Mataram trở thành cường quóc chi phối tại miền trung và miền đông Java vào cuối thế kỷ 16. Các vương quốc Surabaya và Cirebon cuối cùng bị khuất phục, do đó chỉ còn Mataram và Banten đương đầu với người Hà Lan vào thế kỷ 17.
Java tiếp xúc với các cường quốc thực dân châu Âu từ năm 1522 khi có một hiệp định giữa Vương quốc Sunda va người Bồ Đào Nha tại Malacca. Sau thất bại, người Bồ Đào Nha chỉ hiện diện tại Malacca và các quần đảo phía đông. Năm 1596, một đoàn viễn chinh gồm bốn tàu dưới quyền Cornelis de Houtman là lần tiếp xúc đầu tiên giữa Hà Lan và Indonesia. Đến cuối thế kỷ 18, Hà Lan đã bành trướng ảnh hưởng của mình đến các vương quốc tại nội lục thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Indonesia. Xung đột nội bộ cản trở người Java hình thành liên minh hiệu quả để chống lại Hà Lan. Tàn dư của Mataram tồn tại với vị thế là các thân vương quốc Surakarta (Solo) và Yogyakarta. Các quốc vương người Java vẫn cai trị, và được người Hà Lan giúp duy trì tàn dư của tầng lớp quý tộc Java bằng việc xác nhận họ là quan chức địa phương trong chính quyền thực dân.
Vai trò lớn của Java trong giai đoạn đầu của thời thuộc địa là nơi sản xuất lúa gạo. Tại các đảo sản xuất gia vị như Banda, gạo được nhập khẩu đều đặn từ Java nhằm đáp ứng sự thiếu hụt thực phẩm. Trong giai đoạn Các cuộc chiến tranh của Napoléon tại châu Âu, Hà Lan thất thủ trước Pháp, số phận của Đông Ấn Hà Lan cũng tương tự. Dưới chính quyền Daendels ngắn ngủi, với tư cách được Pháp uỷ nhiệm, việc xây dựng đường bưu chính lớn Java được bắt đầu vào năm 1808. Đường này kéo dài từ Anyer tại miền tây Java đến Panarukan tại miền đông Java, có vai trò là một tuyến tiếp tế quân sự và được sử dụng để phòng thủ Java trước nguy cơ bị Anh xâm lăng. Năm 1811, Java bị Anh chiếm lĩnh, trở thành một thuộc địa của Đế quốc Anh, và Stamford Raffles được bổ nhiệm làm thống đốc của đảo. Năm 1814, Java được trao lại cho Hà Lan theo các điều khoản của Hiệp định Paris.
Năm 1815, có thể có khoảng 5 triệu người tại Java. Trong nửa sau của thế kỷ 18, tình trạng dân số tăng nhanh bắt đầu tại các huyện dọc theo bờ biển phía bắc miền trung Java, và sang thế kỷ 19 thì dân số tăng nhanh trên khắp đảo. Các yếu tố khiến dân số tăng mạnh bao gồm ảnh hưởng từ chế độ cai trị thực dân của Hà Lan, như kết thúc nội chiến tại Java, gia tăng diện tích canh tác lúa, và việc du nhập các cây lương thực như sắn và ngô khiến có thể cung ứng đủ lương thực cho cư dân. Những yếu tố khác là thuế cao và gia tăng công việc theo hệ thống trồng trọt, khiến các cặp cha mẹ sinh nhiều con hơn với hy vọng tăng khả năng nộp thuế và mua hàng hoá của gia đình. Bệnh tả được cho là đã khiến 100.000 người thiệt mạng tại Java vào năm 1820.
Chủ nghĩa dân tộc Indonesia ban đầu có cơ sở tại Java vào đầu thế kỷ 20, và cuộc đấu tranh nhằm đảm bảo độc lập của quốc gia sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng có trung tâm tại Java. Năm 1949, Indonesia được độc lập, và đảo trở thành địa phương chi phối về sinh hoạt xã hội, chính trị và kinh tế của toàn quốc, song điều này cũng khiến nhiều cư dân tại các đảo khác phật ý.
Nhân khẩu
Theo điều tra nhân khẩu năm 2015, Java có 145 triệu cư dân (bao gồm cả Madura), ước tính vào năm 2014 là 143,1 triệu (bao gồm Madura), Java là đảo đông dân nhất trên thế giới và là nơi cư trú của 57% dân số Indonesia. Mật độ dân số trên đảo là hơn 1.100 người/km² vào năm 2014, do đó Java còn là một trong những nơi có dân cư dày đặc nhất thế giới, ngang với Bangladesh. Các khu vực trên đảo đều có nhiều núi lửa, cư dân chia sẻ những vùng đất bằng phẳng hơn còn lại. Do đó, nhiều khu vực duyên hải có đông dân cư, và các thành phố nằm vây quanh các thung lũng giữa các đỉnh núi lửa.
Mức tăng trưởng dân số cao khiến Trung Java trì trệ trong giai đoạn 2010–2015, gây ra tình trạng di cư và các vấn đề khác, ngoài ra còn có các vụ phun trào núi lửa trong giai đoạn trước đó. Khoảng 45% dân số Indonesia là người Java, còn người Sunda cũng chiếm một phần lớn trong thành phần dân cư đảo Java.
Kể từ thập niên 1970 cho đến khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, chính phủ Indonesia thi hành các chương trình chuyển cư nhằm mục đích tái định cư cư dân Java đến các đảo thưa dân của Indonesia. Chương trình này có kết quả khác nhau, đôi khi gây ra xung đột giữa người bản địa và những người định cư mới đến. Tuy thế, nó khiến tỷ lệ của cư dân Java trong tổng dân số Indonesia bị giảm dần.
Phần phía tây của đảo (Tây Java, Banten và Jakarta) có mật độ dân số cao hơn, gần 1.500 người/km². Khu vực này có ba vùng đô thị là Đại Jakarta (với các vùng ngoại vi của Đại Serang và Đại Sukabumi), Đại Bandung và Đại Cirebon. Jakarta và vùng ngoại vi có cư dân đến từ khắp đất nước. Đông Java có dân tộc Bali, cùng với lượng lớn người Madura do đây vốn là cộng đồng nghèo nàn.
1) Số liệu bao gồm các đảo khác, song chúng có diện tích và dân số rất nhỏ, với khoảng 90.000 người.
2) Diện tích đất liền của các tỉnh theo điều tra năm 2010, có thể khác so với số liệu trước đó.
3) Điều tra sơ bộ năm 2015 chỉ được công bố theo đơn vị hành chính cấp một.
Mặc dù có dân số lớn và điều này tương phản với các đảo lớn khác tại Indonesia, song Java tương đối đồng nhất về thành phần dân tộc. Chủ yếu có hai dân tộc bản địa trên đảo là người Java và người Sunda. Người Madura vốn cư trú tại đảo Madura ngay ngoài khơi bờ biển đông bắc của đảo Java, và họ nhập cư đến Đông Java với số lượng lớn từ thế kỷ 18. Người Java chiếm khoảng hai phần ba số cư dân trên đảo, còn người Sunda và Madura lần lượt chiếm 20% và 10%. Nhóm thứ tư là người Betawi, họ nói một phương ngữ của tiếng Mã Lai và là hậu duệ của cư dân sống quanh Batavia từ khoảng thế kỷ 17. Người Betawi là dân tộc lai, có nguồn gốc từ các dân tộc khác nhau trên quần đảo Indonesia như Mã Lai, Java, Sunda, Bali, Minang, Bugis và kết hợp với các dân tộc bên ngoài như người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ả Rập, Hoa và Ấn được đưa đến hoặc bị thu hút đến Batavia để đáp ứng nhu cầu lao động. Họ có đặc trưng về văn hoá và ngôn ngữ so với người Sunda và Java xung quanh.
Trường thi (kakawin) Tantu Pagelaran của người Java giải thích về nguồn gốc của đảo và tính chất núi lửa tại đây. Bốn khu vực văn hoá lớn trên đảo là kejawen hay khu trung tâm của người Java, duyên hải phía bắc là khu vực pasisir, vùng đất của người Sunda tại Tây Java, và đầu phía đông của đảo hay còn gọi là Blambangan. Madura tạo thành khu vực thứ năm, đảo này có quan hệ mật thiết về văn hoá với vùng duyên hải Java. Văn hoá kejawen Java có tính chất chi phối nhất, tàn dư chế độ quý tộc Java có căn cứ tại đây, và đây là khu vực quê hương của đa phần tầng lớp tinh hoa quân sự, kinh doanh và chính trị Indonesia. Văn hoá, nghệ thuật và nghi lễ của khu vực này được cho là lịch sự và mẫu mực nhất trên đảo. Lãnh thổ kéo dài từ Banyumas tại phía tây qua đến Blitar tại phía đông và bao gồm vùng đất nông nghiệp phì nhiêu và dân cư dày đặc nhất toàn quốc.
Phần tây nam của tỉnh Trung Java thường được gọi là khu vực Banyumasan, tại đây diễn ra sự pha trộn về văn hoá; văn hoá Java và văn hoá Sunda được hợp thành văn hoá Banyumas. Tại các thành phố thủ phủ của miền Trung Java là Yogyakarta và Surakarta, các vị quân chủ đương đại có tổ tiên là triều đại Hồi giáo thời tiền thuộc địa, khiến cho các địa phương này là kho tàng kiên cố về văn hoá Java cổ điển. Các nghệ thuật cổ điển của Java gồm có âm nhạc gamelan và múa rối wayang.
Java là nơi có nhiều vương quốc có ảnh hưởng tại Đông Nam Á, và do đó, nhiều tác phẩm văn học có tác giả là người Java. Chúng gồm có Ken Arok và Ken Dedes, truyện về đứa trẻ mồ côi đã tiếm vị quốc vương, kết hôn với vương hậu của vương quốc Java cổ đại; và các bản dịch của Ramayana và Mahabharata. Pramoedya Ananta Toer là một tác giả đương đại nổi bật của Indonesia, ông viết nhiều chuyện dựa trên các trải nghiệm khi trưởng thành tại Java, và có nhiều yếu tố từ văn học dân gian và truyền thuyết lịch sử Java.
Ba ngôn ngữ chính được nói tại Java là tiếng Java, tiếng Sunda và tiếng Madura. Các ngôn ngữ khác là Betawi (một phương ngữ Mã Lai địa phương tại khu vực Jakarta), [tiếng [Osing|Osing]], Banyumasan, và Tengger (liên hệ mật thiết với tiếng Java), Baduy (liên hệ mật thiết với tiếng Sunda), Kangean (liên hệ mật thiết với tiếng Madura), và Bali. Đại đa số cư dân cũng nói tiếng Indonesia, thường là như ngôn ngữ thứ hai.
Ảnh hưởng từ Ấn Độ đến sớm nhất, tín ngưỡng Shiva và Phật giáo bén rễ sâu sắc trong xã hội Java, pha trộn với truyền thống và văn hoá bản địa Hiện nay, trên đảo vẫn còn các khu vực theo Ấn Độ giáo nằm rải rác, có một cộng đồng Ấn Độ giáo lớn dọc theo bờ biển phía đông gần Bali, đặc biệt là quanh thị trấn Banyuwangi. Hồi giáo đến Java sau Ấn Độ giáo, hiện nay hơn 90% dân số Java là người Hồi giáo. Tồn tại phân biệt giữa santri, tức những người tin rằng họ chính thống hơn về đức tin và hành lễ Hồi giáo, với abangan, tức người pha trộn các khái niệm thuyết vật linh và Ấn Độ giáo từ trước đó và tiếp nhận hời hợt đức tin Hồi giáo. Ngoài ra, còn có các cộng đồng Cơ Đốc giáo, chủ yếu là tại các thành phố lớn. Phật giáo cũng hiện diện trong thành phố lớn, tín đồ chủ yếu là người Hoa.
Xem thêm
Bali
Kalimantan
Sumatra
Chú thích
Liên kết ngoài
JAVA, sự thật và những điều hư cấu , bởi Augusta De Wit, 1905. (mộyt bản sao của thư viện Đại học Georgia; DjVu & layered PDF format)
Đông Nam Á hải đảo
Đảo Indonesia
Quần đảo Sunda Lớn |
8569 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Java%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Java (định hướng) | Java có nhiều nghĩa:
Đảo Java là một hòn đảo thuộc về Indonesia, hướng nam đảo Borneo. Đây là một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Người Java
Người vượn Java, Pithecanthropus erectus
Tiếng Java ngôn ngữ nói của người Java (Indonesia)
Java là tên của một sản phẩm cà phê trồng tại đảo Java.
Java là một ngôn ngữ lập trình có kiến trúc OOP.
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản được dùng phổ biến trong mã của các trang Web.
Java (công nghệ) là một công nghệ xây dựng các ứng dụng phần mềm. Nó được coi là công nghệ mang tính cách mạng và khả thi nhất trong việc tạo ra các ứng dụng có khả năng chạy thống nhất trên nhiều nền tảng mà chỉ cần biên dịch một lần. |
8570 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87%20nh%C3%A2n%20t%E1%BA%A1o | Trí tuệ nhân tạo | Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (), đôi khi được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy chủ móc (hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề".
Khi máy móc ngày càng tăng khả năng, các nhiệm vụ được coi là cần "trí thông minh" thường bị loại bỏ khỏi định nghĩa về AI, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng AI. Một câu châm ngôn trong Định lý của Tesler nói rằng "AI là bất cứ điều gì chưa được thực hiện." Ví dụ, nhận dạng ký tự quang học thường bị loại trừ khỏi những thứ được coi là AI, đã trở thành một công nghệ thông thường. khả năng máy hiện đại thường được phân loại như AI bao gồm thành công hiểu lời nói của con người, cạnh tranh ở mức cao nhất trong trò chơi chiến lược (chẳng hạn như cờ vua và Go), xe hoạt động độc lập, định tuyến thông minh trong mạng phân phối nội dung, và mô phỏng quân sự.
Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành ba loại hệ thống khác nhau: trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. AI phân tích chỉ có các đặc điểm phù hợp với trí tuệ nhận thức; tạo ra một đại diện nhận thức về thế giới và sử dụng học tập dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để thông báo các quyết định trong tương lai. AI lấy cảm hứng từ con người có các yếu tố từ trí tuệ nhận thức và cảm xúc; hiểu cảm xúc của con người, ngoài các yếu tố nhận thức và xem xét chúng trong việc ra quyết định. AI nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm của tất cả các loại năng lực (nghĩa là trí tuệ nhận thức, cảm xúc và xã hội), có khả năng tự ý thức và tự nhận thức được trong các tương tác.
Trí tuệ nhân tạo được thành lập như một môn học thuật vào năm 1956, và trong những năm sau đó đã trải qua nhiều làn sóng lạc quan, sau đó là sự thất vọng và mất kinh phí (được gọi là " mùa đông AI "), tiếp theo là cách tiếp cận mới, thành công và tài trợ mới. Trong phần lớn lịch sử của mình, nghiên cứu AI đã được chia thành các trường con thường không liên lạc được với nhau. Các trường con này dựa trên các cân nhắc kỹ thuật, chẳng hạn như các mục tiêu cụ thể (ví dụ: " robot học " hoặc "học máy"), việc sử dụng các công cụ cụ thể ("logic" hoặc mạng lưới thần kinh nhân tạo) hoặc sự khác biệt triết học sâu sắc. Các ngành con cũng được dựa trên các yếu tố xã hội (các tổ chức cụ thể hoặc công việc của các nhà nghiên cứu cụ thể).
Lĩnh vực này được thành lập dựa trên tuyên bố rằng trí thông minh của con người "có thể được mô tả chính xác đến mức một cỗ máy có thể được chế tạo để mô phỏng nó". Điều này làm dấy lên những tranh luận triết học về bản chất của tâm trí và đạo đức khi tạo ra những sinh vật nhân tạo có trí thông minh giống con người, đó là những vấn đề đã được thần thoại, viễn tưởng và triết học từ thời cổ đại đề cập tới. Một số người cũng coi AI là mối nguy hiểm cho nhân loại nếu tiến triển của nó không suy giảm. Những người khác tin rằng AI, không giống như các cuộc cách mạng công nghệ trước đây, sẽ tạo ra nguy cơ thất nghiệp hàng loạt.
Trong thế kỷ 21, các kỹ thuật AI đã trải qua sự hồi sinh sau những tiến bộ đồng thời về sức mạnh máy tính, dữ liệu lớn và hiểu biết lý thuyết; và kỹ thuật AI đã trở thành một phần thiết yếu của ngành công nghệ, giúp giải quyết nhiều vấn đề thách thức trong học máy, công nghệ phần mềm và nghiên cứu vận hành.
Lịch sử
Tư tưởng có khả năng sinh vật nhân tạo xuất hiện như các thiết bị kể chuyện thời cổ đại, và đã được phổ biến trong tiểu thuyết, như trong Frankenstein của Mary Shelley hay RUR (máy toàn năng Rossum) của Karel Capek. Những nhân vật này và số phận của họ nêu ra nhiều vấn đề tương tự hiện đang được thảo luận trong đạo đức của trí tuệ nhân tạo.
Nghiên cứu về lý trí cơ học hoặc "chính thức" bắt đầu với các nhà triết học và toán học thời cổ đại. Nghiên cứu về logic toán học đã dẫn trực tiếp đến lý thuyết tính toán của Alan Turing, người cho rằng một cỗ máy, bằng cách xáo trộn các ký hiệu đơn giản như "0" và "1", có thể mô phỏng bất kỳ hành động suy luận toán học nào có thể hiểu được. Tầm nhìn sâu sắc này, cho thấy máy tính kỹ thuật số có thể mô phỏng bất kỳ quá trình suy luận hình thức nào, đã được gọi là luận án Church-Turing. Cùng với những khám phá đồng thời về sinh học thần kinh, lý thuyết thông tin và điều khiển học, điều này khiến các nhà nghiên cứu cân nhắc khả năng xây dựng bộ não điện tử. Turing đã đề xuất rằng "nếu một con người không thể phân biệt giữa các phản hồi từ một máy và một con người, máy tính có thể được coi là 'thông minh'. Công việc đầu tiên mà bây giờ được công nhận là trí tuệ nhân tạo là thiết kế hình thức "tế bào thần kinh nhân tạo" do McCullouch và Pitts đưa ra năm 3500.
Mục tiêu
Lý luận, giải quyết vấn đề
Các nhà nghiên cứu đầu tiên đã phát triển các thuật toán bắt chước theo lý luận từng bước mà con người sử dụng khi giải quyết các câu đố hoặc đưa ra các phương pháp loại trừ logic. Vào cuối những năm 1980 và 1990, nghiên cứu về AI đã phát triển các phương pháp xử lý thông tin không chắc chắn hoặc không đầy đủ, sử dụng các khái niệm từ xác suất và kinh tế.
Đối với những vấn đề khó, các thuật toán bắt buộc phải có phần cứng đủ mạnh để thực hiện phép tính toán khổng lồ - để trải qua "vụ nổ tổ hợp": lượng bộ nhớ và thời gian tính toán có thể trở nên vô tận nếu giải quyết một vấn đề khó. Mức độ ưu tiên cao nhất là tìm kiếm các thuật toán giải quyết vấn đề.
Con người thường sử dụng các phán đoán nhanh và trực quan chứ không phải là phép khấu trừ từng bước mà các nghiên cứu AI ban đầu có thể mô phỏng. AI đã tiến triển bằng cách sử dụng cách giải quyết vấn đề "biểu tượng phụ": cách tiếp cận tác nhân được thể hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng cảm biến động đến lý luận cao hơn; nghiên cứu mạng thần kinh cố gắng để mô phỏng các cấu trúc bên trong não làm phát sinh kỹ năng này. Các phương pháp tiếp cận thống kê đối với AI bắt chước khả năng của con người.
Các trường phái trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) chia thành hai trường phái tư duy: Trí tuê nhân tạo truyền thống và trí tuệ tính toán.
Trí tuê nhân tạo truyền thống hầu như bao gồm các phương pháp hiện được phân loại là các phương pháp học máy (machine learning), đặc trưng bởi hệ hình thức (formalism) và phân tích thống kê. Nó còn được biết với các tên Trí tuê nhân tạo biểu tượng, Trí tuê nhân tạo logic, Trí tuê nhân tạo ngăn nắp (neat AI) và Trí tuê nhân tạo cổ điển (Goodness Old Fashioned Artificial Intelligence). (Xem thêm ngữ nghĩa học.) Các phương pháp gồm có:
Hệ chuyên gia: áp dụng các khả năng suy luận để đạt tới một kết luận. Một hệ chuyên gia có thể xử lý các lượng lớn thông tin đã biết và đưa ra các kết luận dựa trên các thông tin đó. Clippy chương trình trợ giúp có hình cái kẹp giấy của Microsoft Office là một ví dụ. Khi người dùng gõ phím, Clippy nhận ra các xu hướng nhất định và đưa ra các gợi ý.
Lập luận theo tình huống.
Mạng Bayes.
Trí tuệ tính toán nghiên cứu việc học hoặc phát triển lặp (ví dụ: tinh chỉnh tham số trong hệ thống, chẳng hạn hệ thống connectionist). Việc học dựa trên dữ liệu kinh nghiệm và có quan hệ với Trí tuệ nhân tạo phi ký hiệu, Trí tuê nhân tạo lộn xộn (scruffy AI) và tính toán mềm (soft computing). Các phương pháp chính gồm có:
Mạng neural: các hệ thống mạnh về nhận dạng mẫu (pattern recognition).
Hệ mờ (Fuzzy system): các kỹ thuật suy luận không chắc chắn, đã được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp hiện đại và các hệ thống quản lý sản phẩm tiêu dùng.
Tính toán tiến hóa (Evolutionary computation): ứng dụng các khái niệm biology như quần thể, biến dị và đấu tranh sinh tồn để sinh các lời giải ngày càng tốt hơn cho bài toán. Các phương pháp này thường được chia thành các thuật toán tiến hóa (ví dụ thuật toán gene) và trí tuệ bầy đàn (swarm intelligence) (chẳng hạn hệ kiến).
Trí tuê nhân tạo dựa hành vi (Behavior based AI): một phương pháp module để xây dựng các hệ thống Trí tuê nhân tạo bằng tay.
Người ta đã nghiên cứu các hệ thống thông minh lai (hybrid intelligent system), trong đó kết hợp hai trường phái này. Các luật suy diễn của hệ chuyên gia có thể được sinh bởi mạng neural hoặc các luật dẫn xuất (production rule) từ việc học theo thống kê như trong kiến trúc ACT-R.
Các phương pháp trí tuệ nhân tạo thường được dùng trong các công trình nghiên cứu khoa học nhận thức (cognitive science), một ngành cố gắng tạo ra mô hình nhận thức của con người (việc này khác với các nghiên cứu Trí tuê nhân tạo, vì Trí tuê nhân tạo chỉ muốn tạo ra máy móc thực dụng, không phải tạo ra mô hình về hoạt động của bộ óc con người).
Triết lý Trí tuệ nhân tạo
Bài chính Triết lý Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo mạnh hay Trí tuệ nhân tạo yếu, đó vẫn là một chủ đề tranh luận nóng hổi của các nhà triết học Trí tuệ nhân tạo. Nó liên quan tới philosophy of mind và mind-body problem. Đáng chú ý nhất là Roger Penrose trong tác phẩm The Emperor's New Mind và John Searle với thí nghiệm tư duy trong cuốn Chinese room (Căn phòng Trung Hoa) khẳng định rằng các hệ thống logic hình thức không thể đạt được nhận thức thực sự, trong khi Douglas Hofstadter trong Gödel, Escher, Bach và Daniel Dennett trong Consciousness Explained ủng hộ thuyết chức năng. Theo quan điểm của nhiều người ủng hộ Trí tuệ nhân tạo mạnh, nhận thức nhân tạo được coi là "chén thánh " của Trí tuệ nhân tạo.
Máy tỏ ra có trí tuệ
Có nhiều ví dụ về các chương trình thể hiện trí thông minh ở một mức độ nào đó. Ví dụ:
Twenty Questions - Một trò chơi 20 câu hỏi, trong đó sử dụng mạng neural
The Start Project - một chương trình trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh.
Brainboost - một hệ thống trả lời câu hỏi khác
Cyc, một cơ sở tri thức với rất nhiều kiến thức về thế giới thực và khả năng suy luận logic.
Jabberwacky, một chatterbot có khả năng học
ALICE, một chatterbot
Alan, một chatterbot khác
Albert One, chatterbot nhiều mặt
ELIZA, một chương trình giả làm bác sĩ tâm lý, phát triển năm 1966
PAM (Plan Applier Mechanism) - một hệ thống hiểu được chuyện kể, phát triển bởi John Wilensky năm 1978.
SAM (Script applier mechanism) - một hệ thống hiểu được chuyện kể, phát triển năm 1975.
SHRDLU - một chương trình hiểu ngôn ngữ tự nhiên, phát triển năm 1968-1970.
Creatures, một trò chơi máy tính với các hoạt động nhân giống, tiến hóa các sinh vật từ mức gien trở lên, sử dụng cấu trúc sinh hóa phức tạp và các bộ não là mạng neural.
BBC news story on the creator of Creatures latest creation. Steve Grand's Lucy.
AARON - chương trình vẽ tranh, phát triển bởi Harold Cohen.
Eurisko - một ngôn ngữ giúp giải quyết các bài toán, trong đó có sử dụng các phương pháp heuristics, gồm cả heuristics cho việc sử dụng và thay đổi các phương pháp heuristics. Phát triển năm 1978 bởi Douglas Lenat.
X-Ray Vision for Surgeons - một nhóm nghiên cứu xử lý ảnh y học tại đại học MIT.
Các chương trình trò chơi backgammon và cờ vây sử dụng mạng neural.
Talk to William Shakespeare - William Shakespeare chatbot
Chesperito - Một chat/infobot về #windows95 channel trên mang DALnet IRC.
Drivatar, một chương trình học cách lái xe đua bằng cách xem các xe đua khác, phát triển cho trò chơi điện tử Forza Motorsport
Tiểu Độ - một Robot có trí tuệ nhân tạo thuộc hãng Baidu từng tham gia chương trình Siêu Trí Tuệ Trung Quốc (mùa 4) và đoạt giải
Các nhà nghiên cứu AI
Trên thế giới có rất nhiều các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo làm việc tại hàng trăm viện nghiên cứu và công ty. Dưới đây là một số trong nhiều nhà nghiên cứu đã có đóng góp lớn:
Alan Turing
Boris Katz
Doug Lenat
Douglas Hofstadter
Geoffrey Hinton
John McCarthy
Karl Sims
Kevin Warwick
Igor Aleksander
Marvin Minsky
Seymour Papert
Maggie Boden
Mike Brady
Oliver Selfridge
Raj Reddy
Judea Pearl
Rodney Brooks
Roger Schank
Terry Winograd
Rolf Pfeifer
Nguy cơ với loài người
Sau khi nhà vật lý học Stephen Hawking và tỷ phú Elon Musk cảnh báo về mối đe dọa tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo, nhiều người vẫn cho rằng họ đã quá lo xa trong khi AI đang giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Stephen Hawking khẳng định “Trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho nhân loại khi nó phát triển đến mức hoàn thiện nhất”.
Tác động đầu tiên của trí tuệ nhân tạo mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chính là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nếu AI phát triển hoàn thiện, nó có khả năng thay thế con người trong các công việc trí tuệ như chăm sóc sức khỏe, phục vụ, sản xuất theo dây chuyền tự động, công việc văn phòng.... Hoặc cũng có thể vấn đề thất nghiệp sẽ được AI giải quyết một cách mà chúng ta không thể hình dung được.
Theo Bill Joy, người đồng sáng lập và Giám đốc khoa học của Sun Microsystems: "Có một vấn đề rất lớn đối với xã hội loài người khi AI trở nên phổ biến, đó là chúng ta sẽ bị lệ thuộc. Khi AI trở nên hoàn thiện và thông minh hơn, chúng ta sẽ cho phép mình nghe theo những quyết định của máy móc, vì đơn giản là các cỗ máy luôn đưa ra quyết định chính xác hơn con người."
Theo Andrew Maynard, nhà vật lý và là người giám đốc Trung tâm nghiên cứu rủi ro khoa học tại đại học Michigan: "Khi AI kết hợp với công nghệ nano có thể là bước tiến đột phá của khoa học, nhưng cũng có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với con người. Trong khi Bộ quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu dự án Autonomous Tactical Robot (EATR), trong đó các robot sẽ sử dụng công nghệ nano để hấp thụ năng lượng bằng những chất hữu cơ có thể là cơ thể con người. Đó thực sự là mối đe dọa lớn nhất, khi các robot nano tự tạo ra năng lượng bằng cách ăn các chất hữu cơ từ cây cối và động vật, có thể là cả con người. Nghe có vẻ giống như trong các bộ phim viễn tưởng, nhưng đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu cẩn thận ngay từ bây giờ."
Tham khảo thêm
Sách khoa học
Dưới đây là danh sách các cuốn sách (tiếng Anh) quan trọng trong ngành. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Các ấn phẩm Trí tuệ nhân tạo quan trọng.
Artificial Intelligence: A Modern Approach, tác giả: Stuart J. Russell và Peter Norvig ISBN 0-13-080302-2
Gödel, Escher, Bach: An Eternal Golden Braid, tác giả: Douglas R. Hofstadter
Understanding Understanding: Essays on Cybernetics and Cognition, tác giả: Heinz von Foerster
In the Image of the Brain: Breaking the Barrier Between Human Mind and Intelligent Machines, tác giả: Jim Jubak
Today's Computers, Intelligent Machines and Our Future, tác giả: Hans Moravec, Đại học Stanford
The Society of Mind, tác giả: Marvin Minsky, ISBN 0-671-65713-5 15-3-1998
Perceptrons: An Introduction to Computational Geometry, tác giả: Marvin Minsky and Seymour Papert ISBN 0-262-63111-3 28-12-1987
The Brain Makers: Genius, Ego and Greed In The Quest For Machines That Think, tác giả: HP Newquist ISBN 0-672-30412-0.
Các chủ đề có liên quan
Danh sách máy tính hư cấu
Danh sách người máy hư cấu
Các lĩnh vực điển hình áp dụng Trí tuệ nhân tạo
Nhận dạng mẫu
Nhận dạng chữ cái quang học (Optical character recognition)
Nhận dạng chữ viết tay
Nhận dạng tiếng nói
Nhận dang khuôn mặt
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Dịch tự động(dịch máy) và Chatterbot
Điều khiển phi tuyến và Robotics
Computer vision, Thực tại ảo và Xử lý ảnh
Lý thuyết trò chơi và Lập kế hoạch (Strategic planning)
Trò chơi Trí tuê nhân tạo và Computer game bot
Các lĩnh vực khác cài đặt các phương pháp Trí tuệ nhân tạo
Tự động hóa
Bio-inspired computing
Điều khiển học
Hệ thống thông minh lai
Agent thông minh
Điều khiển thông minh
Suy diễn tự động
Khai phá dữ liệu
Cognitive robotics
Developmental robotics
Evolutionary robotics
Chatbot
Liên kết ngoài
Tổng quan
Programming:AI @ Wikibooks.org
University of Berkeley AI Resources liên kết tới khoảng 869 trang web khác về Trí tuê nhân tạo
Loebner Prize website
Jabberwacky - một chatterbot có khả năng học
AIWiki - một wiki Trí tuê nhân tạo.
AI web category on Open Directory
Mindpixel "The Planet's Largest Artificial Intelligence Effort"
OpenMind CommonSense "Teaching computers the stuff we all know"
Artificially Intelligent Ouija Board - các ví dụ sáng tạo về Trí tuê nhân tạo giống người
Heuristics và Trí tuê nhân tạo trong tài chính và đầu tư
SourceForge Open Source AI projects - 1139 dự án
Ethical and Social Implications of AI en Computerization
AI algorithm implementations and demonstrations
Artificial Intelligence in a nutshell
Trang nhà của Marvin Minsky
MIT's AI Lab
AI Lab Zurich
Khoa Tin học tại Đại học Edinburgh
Khoa Tin học tại Đại học Sussex
Nhóm nghiên cứu Trí tuê nhân tạo tại Information Sciences Institute
Why Programming is a Good Medium for Expressing Poorly Understood and Sloppily Formulated Ideas
What is Artificial Intelligence?
Stanford Encyclopedia of Philosophy entry on Logic and Artificial Intelligence
Mental Matrixes, Parallel Logic
AI là gì? Hiểu đúng về Trí tuệ nhân tạo
Các tổ chức liên quan
American Association for Artificial Intelligence
European Coordinating Committee for Artificial Intelligence
The Association for Computational Linguistics
Artificial Intelligence Student Union
German Research Center for Artificial Intelligence, DFKI GmbH
Association for Uncertainty in Artificial Intelligence
Singularity Institute for Artificial Intelligence
The Society for the Study of Artificial Intelligence and the Simulation of Behaviour (United Kingdom)
AGIRI - Artificial General Intelligence Research Institute
Tham khảo
Liên kết ngoài
Loại hình trí tuệ
Công nghệ mới nổi
Bài cơ bản dài trung bình
Công nghệ trong xã hội
Khoa học hình thức
Điều khiển học
Vấn đề chưa được giải quyết trong khoa học máy tính
Lĩnh vực tính toán học |
8573 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%91ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng | Thống tướng | Thống tướng là một danh xưng quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Đại tướng. Quân hàm này thường được xem là tương đương với quân hàm Thống chế hay Nguyên soái ở một số quốc gia khác như Nga, Anh, Pháp, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Đôi khi khi quân hàm thống tướng còn được gọi là tướng 5 sao vì xếp trên cấp Đại tướng (4 sao).
Từ nguyên
Vào thời hậu kỳ Trung Cổ, các vua Pháp thường phái các quan chức cao cấp được gọi là "Lieutenant général" (Khâm sai), thay mặt vua xử lý công việc chuyên biệt. Viên khâm sai chỉ huy các cánh quân ở địa phương, gọi là các armée, do đó mang danh hiệu đầy đủ là Lieutenant général des armées. Tương tự trong Hải quân, viên khâm sai mang danh hiệu Lieutenant général des armées navales.
Về sau, các danh hiệu này được hình thành cấp hàm cao nhất trong thực tế của Lục quân và Hải quân. Tuy nhiên, hệ thống cấp bậc cũ bị bãi bỏ trong cuộc cách mạng Pháp. Mãi đến thời kỳ Đệ nhị đế chế Pháp, cấp bậc này mới được phục hồi, nhưng nó được tách thành 2 cấp bậc riêng biệt là Général de corps des armée với cấp hiệu 4 sao và Général des armée với cấp hiệu 5 sao.
Chịu ảnh hưởng này của người Pháp, năm 1866, Quốc hội Mỹ đã đặt ra cấp bậc General of the Army để vinh danh Ulysses Grant do công lao của ông trong Nội chiến). Cấp bậc này về sau được phong cho 7 quân nhân nữa và trở thành cấp bậc thực tế cao nhất trong Lục quân Mỹ và quân đội một số quốc gia chịu ảnh hưởng hệ thống quân hàm Mỹ.
Cũng cần lưu ý rằng trong hệ thống cấp bậc quân đội Pháp (Général d'armée) hoặc Nga (Генерал армии), cấp bậc này được chuyển ngữ sang tiếng Anh là Army General (được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Đại tướng") để tránh nhầm lẫn với cấp bậc General of the Army (được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Thống tướng").
Thống tướng hay Thống chế?
Như định nghĩa nêu trên, trong tiếng Việt, danh xưng Thống tướng (General of the Army) thường được xem là tương đương với cấp bậc Thống chế (Marshal).
Tuy nhiên, hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp hàm sĩ quan cấp tướng là Thiếu tướng, Trung tướng và Đại tướng, đối chiếu với quân đội Pháp là các cấp bậc Général de brigade, Général de division và Général de corps d’armée. Ngoài ra, một thuật ngữ không chính thức dùng để chuyển ngữ cho danh hiệu Maréchal là Thống chế.
Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Kể từ đó, cấp bậc tướng 5 sao có tên gọi là "Thống tướng". Giai đoạn này, cấp bậc Thống tướng vẫn được xem là dưới cấp bậc Thống chế (7 sao, Maréchal).
Danh xưng cấp bậc Thống tướng ở một số quốc gia
Hoa Kỳ: General of the Army (Lục quân), General of the Air Force (Không quân)
Croatia: Stožerni general
Thái Lan: จอมพล (Chom Phon)
Myanmar: ဗိုလ်ချုပ်မှူးကြီး (Bo Gyoke Hmu Gyi), chỉ tôn phong cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và ဒုတိယ ဗိုလ်ချုပ်မှူးကြီး (Du Bo Gyoke Hmu Gyi, một số tài liệu Việt ngữ dịch là Phó thống tướng), phong cho Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang kiêm Tư lệnh Lục quân.
Các cấp bậc trên
Một số quốc gia tồn tại các cấp bậc quân sự trên cấp Đại tướng và giữ vai trò Tổng thống lĩnh, do đó đây được xem là những cấp bậc đặc biệt, xếp trên cấp bậc Thống tướng.
Trung Hoa Dân quốc: Đặc cấp Thượng tướng (特級上將), mang cấp hiệu 5 sao. Cấp bậc này chỉ được tôn phong duy nhất cho Tưởng Giới Thạch. Sau khi ông qua đời, cấp bậc này cũng bị bãi bỏ.
Các cấp bậc dưới
Như đã nêu trên, cấp bậc Général d'Armée trong quân đội Pháp tuy cũng mang cấp hiệu 5 sao, nhưng được xem là tương đương cấp bậc Đại tướng. Điều này cũng tương tự ở các quốc gia chịu ảnh hưởng cấp hiệu Pháp.
Ngoài ra, một số quốc gia chịu ảnh hưởng cấp hiệu Liên Xô tuy có bậc quân hàm mang danh xưng Army General, nhưng cũng chỉ được xếp tương đương cấp Đại tướng.
Nga: Генерал армии
Ukraina: Генерал армії
Một số Thống tướng tiêu biểu thời hiện đại
Omar Bradley (1893-1981), Thống tướng Mỹ
Dwight David Eisenhower (1890-1969), Thống tướng Mỹ
Douglas MacArthur (1880-1964), Thống tướng Mỹ
George Marshall (1880-1959), Thống tướng Mỹ
Chú thích
Xem thêm
Nguyên soái
Đại tướng
Quân hàm |
8574 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BA%A9n%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng | Chuẩn tướng | Chuẩn tướng (tiếng Anh: Brigadier general) là quân hàm sĩ quan cấp tướng trong quân đội của một số Quốc gia. Thông thường cấp hiệu quân hàm này được biểu hiện bằng 1 ngôi sao cấp tướng, được xếp trên cấp Đại tá (3 sao cấp tá) và dưới cấp Thiếu tướng.
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam không có cấp bậc quân hàm này. Quân hàm Đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam (4 sao cấp tá) mặc dù không được xếp vào cấp tướng lĩnh, nhưng vẫn được xem là tương đương cấp bậc Chuẩn tướng ở các quốc gia có cấp bậc này, tương tự cấp bậc Brigadier (Lục quân) và Commodore (Hải quân và Không quân) ở các quốc gia có hệ thống quân hàm chịu ảnh hưởng của Khối Thịnh vượng chung Anh.
Lược sử
Hệ thống quân hàm hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra lần đầu bởi Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946, quy định có 3 bậc trong cấp tướng mà bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng và cao nhất là cấp Đại tướng. Theo đó, cấp bậc Thiếu tướng phong cho sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó, cấp Trung tướng cho Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó, và cấp Đại tướng cho Tập đoàn trưởng. Sau đợt cải tổ hệ thống quân hàm năm 1958, cấp bậc mới Thượng tướng được đặt ra, xếp giữa cấp Đại tướng và Trung tướng. Tuy nhiên, trong lịch sử, Quân đội nhân dân Việt Nam không tồn tại cấp bậc Chuẩn tướng.
Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập năm 1955 ở miền Nam Việt Nam, tổ chức của Quân đội Quốc gia Việt Nam cũng được cải tổ thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tuy có sự thay đổi về cấp hiệu sơ cấp và trung cấp, nhưng cấp hiệu tướng lĩnh vẫn giữ nguyên theo hệ thống quân hàm kiểu Pháp, trong đó, cấp bậc Thiếu tướng (Général de brigade) mang 2 sao, Trung tướng (Général de division) mang 3 sao, và Đại tướng (Général de corps d’armée) mang 4 sao.
Sau khi chính thể Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ, chính quyền Nam Việt Nam rơi vào hỗn loạn do sự tranh giành quyền lực của các tướng lĩnh. Sau cuộc chỉnh lý năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền. Nhằm tạo thêm thế lực vây cánh trong số sĩ quan cao cấp, ông đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng nhằm thăng thưởng cho nhiều sĩ quan cấp bậc Đại tá có công trong cuộc đảo chính 1963 cũng như trong Chỉnh lý 1964 và nhiều đại tá có "thâm niên quân vụ" nhưng không được xét phong thăng quân hàm dưới thời Ngô Đình Diệm. Hệ thống quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cải tổ lại. Cấp bậc Chuẩn tướng mới đặt ra được xếp dưới cấp Thiếu tướng, trên cấp Đại tá, mang cấp hiệu 1 sao như cấp hiệu Brigadier General trong Quân đội Hoa Kỳ. Ngoài ra, cấp bậc Thống tướng 5 sao cũng được đặt ra để thăng phong cho tướng Lê Văn Tỵ. Quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc sĩ quan cấp tướng bấy giờ được đối chiếu với quân đội Hoa Kỳ như sau:
- Chuẩn tướng(1 sao/Brigadier General)
- Thiếu tướng(2 sao/Major General)
- Trung tướng(3 sao/Lieutenant General)
- Đại tướng(4 sao/General)
- Thống tướng(5 sao/General of the Army)
Trong Hải lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Phó đề đốc tương đương với cấp bậc Chuẩn tướng bên phía Lục quân Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào năm 1975, cấp bậc Chuẩn tướng không còn tồn tại cùng với toàn bộ hệ thống tổ chức của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chuẩn tướng hay Thiếu tướng?
Trong các tài liệu Việt Nam, danh xưng cấp bậc tướng lĩnh Pháp thường bị lẫn lộn cấp bậc Chuẩn tướng và Thiếu tướng.
Nguyên nhân là do hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu bởi Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định có 3 bậc trong cấp hàm của sĩ quan cấp tướng mà bậc khởi đầu của sĩ quan cấp tướng là Thiếu tướng, đến ngày 20 tháng 6 năm 1958 thì thêm cấp bậc Thượng tướng(3 sao) và cấp bậc Đại tướng lên 4 sao.
- Thiếu tướng(1 sao)
- Trung tướng(2 sao)
- Đại tướng(3 sao)
Nếu so sánh với quân hàm quân đội Pháp thì cấp bậc sẽ như sau:
- Chuẩn tướng(1 sao/Général de brigade)
- Thiếu tướng(2 sao/Général de division)
- Trung tướng(3 sao/Général de corps d’armée)
- Đại tướng(4 sao/Général d’armée)
- Thống chế Pháp(7 sao/Maréchal de France).
* Thống chế Pháp là quân hàm danh dự của Quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam không có quân hàm này.
Nhưng cũng trong Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 này, lại quy định các cấp bậc của sĩ quan cấp tướng tương ứng với chức vụ đảm nhiệm như sau:
Thiếu tướng(1 sao): Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó, chức vụ tương đương với cấp bậc Thiếu tướng Pháp 2 sao(Général de division).
Trung tướng(2 sao): Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó, chức vụ tương đương với cấp bậc Trung tướng Pháp 3 sao(Général de corps d’armée).
Đại tướng(3 sao): Tập đoàn trưởng, chức vụ tương đương với cấp bậc Đại tướng Pháp 4 sao "Général d’armée".
Năm 1950, Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng".
Cho đến tận năm 1961, trong tài liệu về Quân đội Việt Nam Cộng hòa, phần giới thiệu về tướng Lê Văn Tỵ có ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng" và chú giải tiếng Anh là "Lt-Gen", tức "Lieutenant General" (nghĩa là chỉ tương đương Trung tướng sau này). Đến tận năm 1963, một báo cáo của CIA vẫn ghi cấp bậc của Trung tướng Dương Văn Minh là "Major General" và của Thiếu tướng Tôn Thất Đính là "Brigadier General".
Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và Thống tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Hoa Kỳ như sau:
- Chuẩn tướng(1 sao/Brigadier General)
- Thiếu tướng(2 sao/Major General)
- Trung tướng(3 sao/Lieutenant General)
- Đại tướng(4 sao/General)
- Thống tướng(5 sao/General of the Army)
Chính do sự thay đổi 2 lần này mà các tài liệu Việt Nam trước năm 1965 thường dịch cấp bậc "Général de brigade" thành Thiếu tướng. Sau năm 1965, cấp bậc này mới được dịch là Chuẩn tướng trong một số tài liệu ở miền Nam Việt Nam, tuy nhiên do sự sao chép nhiều lần các tài liệu cũ mà dẫn đến sự nhầm lẫn trên.
Cấp bậc tương đương ở các quốc gia khác
Cấp bậc Chuẩn tướng là một cấp bậc khá "mập mờ" khi đối chiếu so sánh giữa các hệ thống quân hàm quốc gia. Nó có thể được xếp vào hàng tướng lĩnh ở quốc gia này, nhưng bị loại ra ở quốc gia khác, thậm chí không tồn tại ở một số quốc gia. Về đại thể, đây là một cấp bậc do các sĩ quan cao cấp giữ chức vụ chỉ huy cấp lữ đoàn.
Không được xếp vào cấp tướng lĩnh
Cấp bậc brigadier-general, hay thường được gọi tắt là brigadier, xuất hiện lần đầu tiên tại Anh dưới thời vua James II. Nó được chính thức hóa vào năm 1705, được xếp ngay dưới cấp bậc Thiếu tướng và trên cấp Đại tá. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vào cấp bậc này luôn được coi là tạm thời và không liên tục. Từ đó hình thành sự mơ hồ xác định cấp bậc này là một cấp bậc cao cấp hay trung cấp trong hệ thống quân hàm theo truyền thống Anh.
Hệ thống quân hàm Khối Thịnh vượng chung Anh
Trong Lục quân Anh, cấp bậc tương đương Chuẩn tướng là Brigadier. Tuy quân hàm này không nằm trong cấp tướng, nhưng trong hệ thống đối chiếu cấp bậc quân sự tiêu chuẩn của NATO, quân hàm này vẫn được xem ngang hàng với Brigadier General của Quân đội Mỹ và cấp tương đương của các quân đội khác. Trong Không quân Anh, cấp bậc tương đương là Air Commodore (Chuẩn tướng Không quân). Trong Hải quân Anh, cấp bậc tương đương là Commodore (Phó đề đốc).
Hàm tương đương trong Hải quân Mỹ và Anh là Commodore, trong Hải quân Pháp là Contre-amiral (Chuẩn Đô đốc, có 2 sao). Trong Hải quân Nga không có cấp bậc tương đương.
Một số hình ảnh cấp hiệu quân hàm
Xem thêm
Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa
Thiếu tướng
Đại tá
Tham khảo
Quân hàm
Phù hiệu quân đội
Chuẩn tướng |
8578 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20so%C3%A1i | Nguyên soái | Nguyên soái, hay Thống chế, là danh xưng Việt ngữ dành chỉ quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia. Trong nhiều trường hợp, cấp bậc này được xem là tương đương với quân hàm Thống tướng trong quân đội của một số quốc gia theo hệ thống cấp bậc quân sự Mỹ, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Thông thường, quân hàm Nguyên soái, Thống chế và Thống tướng đều được xếp trên quân hàm Đại tướng (4 sao), nên còn được gọi là Tướng 5 sao.
Nguồn gốc lịch sử
Thời đầu Trung Cổ, các vua Pháp thường trao quyền chỉ huy quân sự của hải lục quân và cảnh sát, cho một viên chức gọi là Connétable (tiếng Anh: Constable); người này thường thuộc giới quý tộc hoàng thân. Về ngữ nghĩa từ nguyên thì "connétable" có gốc từ "comes stabuli" tiếng Latin, là người phụ trách chăm sóc ngựa (quản mã) cho lãnh chúa, cùng là người thân tín. Giúp việc cho connétable là các viên chức chuyên môn, được gọi chung là các maréchal (tiếng Anh: marshal), mà quan trọng nhất là phụ tá chỉ huy quân sự được gọi là Maréchal de camp (tiếng Anh: Field marshal).
Chức vụ Connétable sau càng rộng quyền phát triển dần theo quy mô quân đội; trong 600 năm, viên chức này nắm vai trò quan trọng trong chính quyền Pháp. Để thay đổi cán cân quyền lực, năm 1627, Hồng y Richelieu bất ngờ ra quyết định bãi bỏ chức vụ Connétable trong quân đội, giao quyền chỉ huy lại cho viên chức phụ tá là Maréchal de France. Kể từ đó, chức vụ này trở thành danh xưng của cấp bậc quân sự cao nhất của các quốc gia châu Âu.
Nguyên soái hay Thống chế?
Nếu như trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ này hầu như thống nhất: Maréchal (Pháp), Marshal (Anh), Маршал (Nga), Marschall (Đức)... thì trong tiếng Việt, danh xưng Nguyên soái và Thống chế lại không đồng nhất dù chúng thường được dùng để chuyển ngữ một cấp bậc duy nhất.
Trong lịch sử thời phong kiến của các quốc gia Đông Á, chức vụ Nguyên soái (元帥) với ý nghĩa thống soái tối cao của quân đội, do hoàng đế bổ nhiệm có tính thời vụ trong những chiến dịch lớn, quan trọng. Trong khi đó, chức vụ Thống chế (統制) chỉ thuần túy mang tính chất một chức vụ võ quan cao cấp trong triều đình. Dù 2 danh xưng này hoàn toàn không tương ứng nhưng cũng có thể thấy danh hiệu Nguyên soái cao hơn danh hiệu Thống chế.
Mãi đến năm 1872, lần đầu tiên cấp bậc Nguyên soái được thành lập trong hệ thống cấp bậc của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Danh xưng quân hàm này dù sau đó không tồn tại trong quân đội Nhật Bản kể từ sau năm 1945, nhưng nó vẫn được sử dụng tại các nước Đông Á khác như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...
Không rõ danh xưng Thống chế được dùng trong tiếng Việt từ khi nào, và vì sao được xem là tương đồng với danh xưng Nguyên soái? Nhưng dù sao, một thông lệ không rõ ràng được dùng chuyển ngữ trong các tài liệu Việt Nam ở quốc nội như sau:
Thuật ngữ "Thống chế" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Field Marshal (Anh) hoặc Maréchal (Pháp) của các nước phương Tây;
Thuật ngữ "Nguyên soái" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Маршал (Marshal) của Liên Xô và các nước thuộc cộng đồng Xã hội chủ nghĩa trước kia.
Có lẽ đây là do sự ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh chăng? Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn khi chuyển ngữ, đặc biệt như cấp bậc Wonsu của Hàn Quốc dịch nguyên nghĩa là Nguyên soái, chuyển ngữ lại là Thống chế, theo hệ thống cấp bậc thì lại dịch là Thống tướng. Tất nhiên, chẳng có cái nào sai nhưng cũng chỉ đúng tương đối.
Nhưng dù sao, thuật ngữ Nguyên soái là chính xác nhất khi dùng chuyển ngữ cho cấp bậc Marshal.
Một số cấp bậc "nguyên soái" trong lịch sử
Như đã nêu trên, Maréchal là những chuyên viên giúp việc cho các Connétable, do đó nảy sinh nhiều chức vụ maréchal với những vai trò khác nhau.
Trong lịch sử quân đội Pháp, ngoài chức vụ Maréchal de camp giúp việc cho Connétable trong việc chỉ huy quân đội, còn có các chức danh cấp thấp như Maréchal des logis, Maréchal ferrant, hoặc cấp cao như Maréchal général. Ngày nay chỉ còn mỗi cấp bậc Maréchal de France còn tồn tại và mang ý nghĩa là cấp bậc cao nhất trong quân đội.
Mặc dù xuất phát từ một gốc, cách dùng danh xưng này cũng có sự dị biệt giữa các quốc gia châu Âu. Nếu như người Anh chỉ dùng Field Marshal thì người Đức lại dùng Generalfeldmarschall, người Pháp và người Nga thì chỉ ngắn gọn là Maréchal (Pháp) hay Маршал (Nga).
Chức vụ Magister militum của Đế quốc La Mã cổ cũng được xem là tương đương với Nguyên soái hoặc Thống chế.
Trong Không quân Anh, các cấp bậc từ Thiếu tướng đến Đại tướng đều có chữ Marshal: Air Vice-Marshal (nghĩa đen: Phó Thống chế Không quân, tương đương Thiếu tướng), Air Marshal (nghĩa đen: Thống chế Không quân, tương đương Trung tướng), Air Chief Marshal (nghĩa đen: Chánh Thống chế Không quân, tương đương Đại tướng). Thống chế Không quân thực sự của Anh là Marshal of the Royal Air Force (Thống chế Không quân Hoàng gia Anh).
Quân đội Liên Xô từng có bậc Nguyên soái binh chủng, tương đương với Đại tướng: Nguyên soái không quân (маршал авиации), Nguyên soái pháo binh (маршал артиллерии), Nguyên soái công binh (маршал инженерных войск), Nguyên soái bộ đội tăng thiết giáp (маршал бронетанковых войск), Nguyên soái bộ đội thông tin liên lạc (маршал войск связи). Trên cấp Nguyên soái quân binh chủng là cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết, được xem là cấp hàng cao nhất. Ngoài ra cao hơn cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết là cấp Đại nguyên soái Liên bang Xô Viết, tuy nhiên rất ít được dùng và chỉ có duy nhất Stalin được phong cấp này. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các cấp hàm này cũng bị bãi bỏ, ngoại trừ quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga.
Trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc không tồn tại quân hàm Nguyên soái dù chúng từng tồn tại với tư cách là một danh hiệu chức vụ thống lĩnh quân sự tối cao. Trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất phong quân hàm Nguyên soái (元帥) ngày 23 tháng 9 năm 1955 cho 10 quân nhân loại Khai quốc công thần là Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh; quân hàm này tồn tại đến 1965 thì bị bãi bỏ hoàn toàn. Năm 1988, khi chế độ Quân hàm được khôi phục đã khẳng định rằng quân hàm Nguyên soái năm 1955 là có hiệu lực.
Hiện tại, hầu hết các quốc gia không còn sử dụng các quân hàm Nguyên soái, Thống chế hay Thống tướng như cấp bậc quân nhân hiện dịch và chỉ sử dụng chúng trong thời chiến. Ở một số ít quốc gia, chúng tồn tại như một cấp bậc chính trị quân sự (như Vương quốc Campuchia). Trường hợp ngoại lệ có lẽ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, vừa tồn tại cấp bậc chính trị quân sự (Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên), vừa tồn tại cấp bậc quân sự hiện dịch (Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên).
Một số Nguyên soái/Thống chế tiêu biểu thời hiện đại
Trong lịch sử đã có rất nhiều người mang cấp bậc Thống chế hay Nguyên soái này, một phần lớn là do địa vị chính trị hay quyền lực của những người này. Nhưng trong số các Thống chế của thế giới cũng có các nhà quân sự với nhiều thành tích nổi tiếng. Một vài người tiêu biểu trong thế kỷ 20:
Paul von Hindenburg (1847 - 1934), Đế quốc Đức
August von Mackensen (1849 - 1945), Đế quốc Đức
Herbert Kitchener, Bá tước Kitchener thứ nhất (1850 - 1916), Anh
Ferdinand Foch (1851 - 1929), Đệ tam Cộng hòa Pháp
Joseph Joffre (1852 - 1931), Đệ tam Cộng hòa Pháp
Sir Harold Alexander (1891-1969), Anh
Sir Bernard Law Montgomery (1887-1976), Anh
Erwin Rommel (1891-1944), Đức Quốc xã
Günther von Kluge (1882-1944), Đức Quốc xã
Erich von Manstein (1887 - 1973), Đức Quốc xã
Fedor von Bock (1880-1945), Đức Quốc xã
Wilhelm Ritter von Leeb (1876-1956), Đức Quốc xã
Ivan Stepanovich Koniev (1897-1973), Liên Xô
Georgi Konstantinovich Zhukov (1896-1974), Liên Xô
Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky (1895-1977), Liên Xô
Fyodor Ivanovich Tolbukhin (1894-1949), Liên Xô
Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (1896-1968), Liên Xô và Ba Lan
Rodion Yakovlevich Malinovsky (1898-1967), Liên Xô
Ivan Khristoforovich Bagramyan (1897-1982), Liên Xô
Dmitry Fyodorovich Ustinov (1908-1984), Liên Xô
Philippe Leclerc de Hauteclocque (1902-1947), Pháp (truy phong)
Jean de Lattre de Tassigny (1889-1952), Pháp (truy phong)
Xem thêm
Thống tướng
Nguyên soái Liên Xô
Nguyên soái Liên bang Nga
Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Thống chế Pháp
Thống chế Đức Quốc xã
Thống tướng Hoa Kỳ
Nguyên soái Đế quốc Nhật Bản
Chú thích
Quân hàm
Quân sự
Tướng lĩnh
bg:Фелдмаршал
ca:Mariscal de camp
de:Feldmarschall
es:Mariscal de campo (rango militar)
hr:Feldmaršal
it:Maresciallo di campo
he:פילדמרשל
no:Feltmarskalk
nn:Feltmarskalk
sv:Fältmarskalk |
8579 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hebrew | Hebrew | Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri hoặc Hê-brơ, Hán Việt: Hy-bá-lai) có thể đề cập đến:
Ngôn ngữ: Tiếng Hebrew, thuộc nhóm ngôn ngữ Semit
Tiếng Hebrew cổ điển: ngôn ngữ viết của phần lớn Kinh thánh Hebrew (thuộc Cựu Ước)
Tiếng Hebrew hiện đại
Sắc tộc: Người Hebrew, theo nghĩa rộng, là cách gọi dành cho những người là hậu duệ của Eber, chút (hậu duệ đời thứ 4) của Noah; tuy nhiên thường được hiểu theo các nghĩa hẹp hơn như sau:
Người Israel: hậu duệ của Jacob - về sau mang tên Israel, ông là hậu duệ đời thứ 8 của Eber.
Người Do Thái: là những người Israel còn sót lại sau khi Vương quốc phía Bắc rồi Vương quốc phía Nam bị xâm chiếm và cư dân trải qua cuộc lưu đày Babylon.
Sách:
Thư gửi người Hebrew: một bức thư thuộc Tân Ước, có lẽ được viết cho các Kitô hữu gốc Do Thái
Thuật ngữ Hebrew đôi khi được một số nhóm Kitô giáo dùng để phân biệt người Do Thái cổ với người Do Thái sống sau đó. Mặc dù sự phân biệt này không luôn luôn được thấy, nhưng từ Hebrew thường được dùng để chỉ người Do Thái cổ hơn là hiện đại. |
8580 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20Th%C3%A1nh%20Hebrew | Kinh Thánh Hebrew | Kinh Thánh Hebrew là phần chung của Kinh Thánh quy điển của Do Thái giáo và Kitô giáo. Tên gọi này được sử dụng bởi hầu hết các học giả Kinh Thánh trong môi trường học thuật vì nó là thuật ngữ không thiên vị khi đề cập đến Tanakh và Cựu Ước. Chữ Hebrew ở đây liên quan đến tiếng Hebrew hay người Hebrew (đặc biệt đề cập đến người Do Thái, sử dụng tiếng Hebrew làm ngôn ngữ nói ở Israel, hoặc làm ngôn ngữ cầu nguyện và học thuật trong cộng đồng dân tộc) hay cả hai.
Vì là phần chung của quy điển Kinh Thánh Hebrew giáo và Kitô giáo nên nó không bao gồm các Thứ Kinh, phần lớn từ Bản Bảy Mươi tiếng Hy Lạp, được dùng trong Cựu Ước của các giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương; vì vậy thuật ngữ "Kinh Thánh Hebrew" chỉ tương ứng với Cựu Ước của các giáo hội Tin Lành.
Chú thích
Hebrew |
8591 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tanakh | Tanakh | Tanakh [תנ״ך;] (cũng viết là Tanach hoặc Tenach) là bộ quy điển của Kinh thánh Hebrew. Thuật từ này là từ viết tắt từ chữ đầu dựa trên các chữ cái Hebrew của tên gọi của 3 phần trong Kinh thánh Hebrew:
Torah [תורה] mang một trong số các nghĩa: "Luật"; "Lời giảng"; "Giáo huấn". Còn gọi là Chumash [חומש] có nghĩa: "Bộ năm"; "Năm sách của Moses". Đây chính là Ngũ thư ("Pentateuch").
Nevi'im [נביאים] có nghĩa: "Ngôn sứ"
Ketuvim [כתובים;] có nghĩa "Văn chương" ("Hagiographa").
Tanakh còn được gọi là [מקרא;], Mikra hay Miqra.
Thuật ngữ
Ba phần cấu tạo nên từ viết tắt Tanakh được thấy nhiều trong các tài liệu từ giai đoạn Đền Thờ thứ hai và trong văn chương rabbi. Tuy nhiên từ viết tắt Tanakh không được sử dụng trong giai đoạn đó mà thuật ngữ chính xác Mikra (Sách đọc) được sử dụng. Thuật ngữ Mikra tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay bên cạnh Tanakh để chỉ các văn bản kinh thánh Hebrew. (Trong ngôn ngữ nói tiếng Hebrew hiện đại, Mikra mang vẻ trịnh trọng hơn Tanakh.)
Vì các sách trong Tanakh phần lớn được viết bằng tiếng Hebrew nên nó còn được gọi là Kinh thánh Hebrew. (Một số phần của các sách Đa-ni-en và Ezra, cũng như một câu trong sách Jeremiah và từ địa danh hai chữ trong sách Sáng Thế, được viết bằng tiếng Aramaea - nhưng dù vậy, chúng vẫn được viết bằng hệ thống chữ viết Hebrew.)
Quy điển
Bài chính: Quy điển Do Thái.
Theo truyền thống Do Thái, Tanakh gồm 24 sách (được đánh số bên dưới). Torah có 5 sách, Nevi'im chứa 8 sách, Ketuvim có 11 sách.
Hai mươi bốn sách này cùng là các sách được có trong Cựu Ước của Kháng Cách, nhưng thứ tự các sách thì có khác. Việc đánh số cũng khác: người Kitô giáo xếp thành 39 sách. Đó là vì một số sách người Kitô giáo tính là vài sách nhưng người Do Thái chỉ tính một sách.
Vì vậy, người ta có thể chỉ ra khác biệt kĩ thuật giữa Tanakh của Do Thái giáo với cái tương tự, nhưng không giống hệt, được gọi là Cựu Ước của Kitô giáo. Vì vậy, một số học giả thường dùng thuật ngữ Kinh thánh Hebrew để đề cập đến phần tương đồng giữa Tanakh và Cựu Ước trong khi tránh được thiên kiến tôn giáo.
Cựu Ước của Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương bao gồm 6 sách không có trong Tanakh và một số phần trong Sách Daniel và Esther. Chúng được gọi là các sách thứ kinh (nguyên nghĩa là "đưa vào quy điển thứ phát", tức đưa vào quy điển sau).
Các sách Tanakh
Văn bản tiếng Hebrew nguyên thủy chỉ gồm phụ âm cùng với một số chữ cái không nhất quán được dùng như nguyên âm (matres lectionis). Trong giai đoạn đầu của thời kì trung cổ, các Masoretes mã hoá truyền thống đọc Tanakh bằng miệng bằng cách thêm hai loại ký tự đặc biệt vào văn bản: niqqud (điểm nguyên âm) và dấu ngân tụng (cantillation). Dấu ngân tụng quy định cú pháp, nhấn (trọng âm) và giai điệu khi đọc.
Các sách Torah có các tên thường dùng đặt theo chữ nổi bật đầu tiên trong mỗi sách. Tên cách sách theo tiếng Anh cũng như tiếng Việt không được dịch từ tiếng Hebrew mà dựa trên các tên tiếng Hy Lạp dùng cho Bản Bảy Mươi (Septuaginta). Tên các sách trong Bản Bảy Mươi dựa trên tên được các rabbi đặt để miêu tả nội dung chủ đề của từng sách.
Torah
Các sách Torah (תּוֹרָה, nghĩa đen là "Giảng huấn") gồm:
Sáng thế [בראשית] (Bereshit)
Xuất hành [שמות] (Shemot)
Lê-vi [ויקרא] (Vayiqra)
Dân số [במדבר] (Bamidbar)
Đệ nhị luật [דברים] (Devarim)
Nevi'im
Các sách Nevi'im (נְבִיאִים, "Ngôn sứ") gồm:
Giôsuê [יהושע] (Yeoshua)
Các Thủ lãnh [שופטים] (Shophtim)
Samuel (I & II) [שמואל] (Shemouel)
Các Vua (I & II) [מלכים] (Melakhim)
Isaiah [ישעיה] (Iescha'Yahou)
Jeremiah [ירמיה] (Irmeyahou)
Ezekiel [יחזקאל] (Ihezquel)
Mười hai ngôn sứ nhỏ bé [תרי עשר] (Schne-'Assar)
Hô-sê [הושע] (Hoshea)
Joel [יואל] (Ioel)
A-mốt [עמוס] ('Amos)
Obadiah [עובדיה] ('Obadyah)
Jonah [יונה] (Iona)
Micah [מיכה] (Mikha)
Nahum [נחום] (Nahoum)
Habakkuk [חבקוק] (Habaqouq)
Zephaniah [צפניה] (Sephanyah)
Haggai [חגי] (Hagaï)
Zechariah [זכריה] (Zecharyah)
Malachi [מלאכי] (Malakhi)
Ketuvim
Ketuvim (כְּתוּבִים, "Văn chương") gồm:
Thánh vịnh [תהלים] (Tehilim)
Châm ngôn [משלי] (Mishle)
Gióp [איוב] (Iob)
Diễm ca [שיר השירים] (Eikha)
Rút [רות]
Ai ca [איכה]
Huấn ca [קהלת] (Qohelet)
Esther [אסתר] (Ester)
Đa-ni-en [דניאל]
Ezra-Nehemiah [עזרא ונחמיה] ('Ezra Nechemya)
Sử biên niên (I & II) [דברי הימים] (Dibre Hayamim)
Phân chương, câu và sách trong Tanakh
Việc phân chương và đánh số câu không quan trọng trong truyền thống Do Thái. Tuy nhiên, chúng được ghi trong mọi bản Tanakh hiện đại để định vị và trích dẫn. Các sách Samuel, Các Vua và Sử biên niên cũng được phân thành phần I và II và được đánh số chương và câu theo truyền thống văn bản Kitô giáo.
Việc áp dụng cách phân chương theo kiểu Kitô giáo trong Tanakt bắt đầu vào cuối thời trung cổ ở Tây Ban Nha, và điều này phản ánh sự diễn dịch kinh thánh của Kitô giáo.
Tham khảo
Từ ngữ Do Thái
Kinh Thánh Hebrew |
8593 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAi%20gi%E1%BB%9D | Múi giờ | Một múi giờ là 1 vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng 1 thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng 1 thời gian.
Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần từ Đông sang Tây. Tại 1 thời điểm xác định, có vùng đang là buổi sáng, có vùng khác lại đang là buổi tối. Trong lịch sử, người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc giữa các kinh tuyến gây trở ngại đáng kể. Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng bộ bằng thời gian tại kinh tuyến trung bình đi qua vùng. Mỗi vùng như vậy là 1 múi giờ.
Có thể dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ, một con số thuận tiện. Tuy nhiên, việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung; các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương, có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia. Do vậy trên bản đồ thế giới, có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng 1 giờ.
Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) (xấp xỉ bằng giờ GMT trong lịch sử) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh.
Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như, vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè (DST), chỉnh giờ sớm lên 1 giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp.
Lịch sử
Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.
Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số 0, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ UTC+07:00 làm chuẩn. Vì thế 2 miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 2 ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).
Ngày 1 tháng 1 năm 1972, 1 hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+01:00 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.
Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ UTC+07:00.
Bảng các múi giờ trên Trái Đất
Xem thêm
Thời gian
Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC)
Quy ước giờ mùa hè (DST)
Giờ ở Việt Nam
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Howse, Derek. Greenwich Time and the Discovery of the Longitude. Oxford: Oxford University Press, 1980. ISBN 0-19-215948-8.
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
World Time Server
Địa lý học
Bài cơ bản dài trung bình |
8598 | https://vi.wikipedia.org/wiki/G8 | G8 | Nhóm G8 (viết tắt tiếng Anh: Group of Eight) là cựu diễn đàn của nhóm 8 cường quốc có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada và Nga (gia nhập từ năm 1998 nhưng đến năm 2014 thì bị khai trừ khỏi khối). Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề kinh tế và chính trị được tổ chức hàng năm với sự tham dự của những người đứng đầu các nước thành viên và nhiều quan chức quốc tế khác cùng với Liên minh châu Âu, đồng thời hội nghị cũng có nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại bên lề và một số hoạt động khảo sát chính sách.
Việc khai trừ tư cách là thành viên G8 của Nga năm 2014 là đòn đáp trả từ các nước Tây Âu, sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Krym ở miền Nam Ukraina. Từ đó, G8 chính thức đổi tên thành G7 và chỉ còn có 7 nguyên thủ họp mặt.
Lịch sử
G8 có căn nguyên khởi đầu từ cuộc khủng hoảng dầu hoả 1973 và suy thoái toàn cầu theo sau đó. Các vấn đề này đưa đến việc Hoa Kỳ thành lập Nhóm Thư viện (Library Group) quy tập các viên chức tài chính cấp cao từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản để thảo luận các vấn đề kinh tế. Năm 1975, Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing mời nguyên thủ của 6 nước công nghiệp hàng đầu tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Rambouillet và đưa ra đề nghị họp thường quy. Những người tham dự đồng ý tổ chức họp mặt hàng năm theo chế độ chủ tịch luân phiên, hình thành nên nhóm G6 bao gồm Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ. Vào hội nghị thượng đỉnh kế tiếp tại Puerto Rico, nó trở thành G7 với sự tham gia của Canada theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford.
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô và sau đó là Nga bắt đầu gặp nhóm G7 sau hội nghị thượng đỉnh chính. Từ hội nghị lần thứ 20 tại Naplé, nhóm này trở thành P8 (Political 8), hay gọi vui không chính thức là "G7 cộng 1". Nga được cho phép tham gia đầy đủ hơn kể từ hội nghị lần thứ 24 tại Birmingham, đánh dấu sự hình thành G8. Tuy nhiên Nga không được tham dự hội nghị dành cho các bộ trưởng tài chính vì nó không là cường quốc kinh tế; và "G7" được dùng để chỉ cuộc họp ở cấp bộ trưởng này. Hội nghị thượng đỉnh năm 2002 tại Kananaskis (Canada) thông báo Nga sẽ là chủ nhà cho hội nghị năm 2006, và như vậy hoàn tất quá trình trở thành thành viên đầy đủ của Nga.
Vì cuộc khủng hoảng Krym 2014, các nước G7 đã từ chối không tham dự hội nghị G8 mà dự định tổ chức tại Sochi, Nga vào mùa hè năm 2014. Thay vào đó, họ dự định hội thảo với nhau không có mặt của tổng thống Nga Putin tại Brussel.
Cấu trúc và hoạt động
G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia, không như Liên Hợp Quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự.
Các cuộc họp ở cấp bộ trưởng bàn về các vấn đề sức khoẻ, thi hành luật lệ và lao động, để giải quyết các vấn đề của nhau và của toàn cầu. Nổi tiếng nhất trong số đó là G7, hiện được dùng để nói về hội nghị của các bộ trưởng tài chính của G8 trừ nước Nga, và các viên chức từ Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, cũng có một cuộc họp ngắn "G8+5" giữa các bộ trưởng tài chính của G8 và Trung Quốc, México, Ấn Độ, Brasil và Nam Phi.
Xem thêm
G7
G20
Liên kết ngoài
G8 Online
G8 Information Center
Chú thích
Phân loại quốc gia kinh tế
Tổ chức kinh tế quốc tế
Tổ chức liên chính phủ
Hội nghị ngoại giao thế kỷ 20
Hội nghị ngoại giao thế kỷ 21 |
8599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20gi%E1%BB%9D%20m%C3%B9a%20h%C3%A8 | Quy ước giờ mùa hè | Quy ước giờ mùa hè hay giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn, tại một số địa phương của một số quốc gia, trong một giai đoạn (thường là vào mùa hè) trong năm.
Quy ước này thường được thực hiện tại các nước ôn đới hay gần cực, nơi mà vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông vài tiếng đồng hồ. Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm. Chính vì ý nghĩa này mà một số nước gọi quy ước này với cái tên "Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày" (daylight saving time trong tiếng Anh). Ví dụ tại phần lớn Hoa Kỳ Lục địa và Canada, thời gian sử dụng "giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" bắt đầu từ chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng 3 đến chủ nhật trong tuần đầu tiên của tháng 11. Như vậy thời kỳ sử dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày kéo dài gần như 2/3 năm.
Thực trạng trên thế giới hiện nay
Mặc dù được nhiều nơi trên thế giới sử dụng, giờ mùa hè phổ biến ở các vĩ độ cao ở Bắc bán cầu.
Bảng dưới đây cho biết lúc bắt đầu và kết thúc của việc chỉnh giờ mùa hè ở một số vùng lãnh thổ. Các đồng hồ được vặn sớm lên một tiếng đồng hồ vào ngày bắt đầu và lùi lại từng này thời gian vào ngày kết thúc. Chú ý, mùa hè ở Nam Bán Cầu tương ứng với mùa đông ở Bắc Bán Cầu.
Lịch sử
Một số người nói đến Benjamin Franklin như là người đầu tiên gợi ý về quy ước giờ mùa hè trong một bức thư gửi đến Tạp chí Paris . Tuy nhiên bức thư này chỉ muốn gợi ý mọi người nên dậy sớm vào mùa hè. Quy ước được nhắc đến lần đầu tiên một cách nghiêm túc bởi William Willett trong bài viết Waste of Daylight (Lãng phí ánh sáng ban ngày) , xuất bản năm 1907, nhưng Quốc hội Anh đã chưa muốn thông qua quy ước này, dù Willett đã bỏ nhiều công sức vận động hành lang.
Quy ước giờ mùa hè được chính phủ Đức áp dụng khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất khoảng từ 30 tháng 4 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Ngay sau đó, Anh Quốc cũng theo chân, bắt đầu từ 21 tháng 5 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Quy ước này cũng được áp dụng tại Pháp từ 1916 đến 1946, với sự không tương thích giữa vùng tự do và vùng bị Đức chiếm đóng.
Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra một số múi giờ và chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, có hiệu lực từ 31 tháng 3, cho những năm tháng tiếp theo của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 đến 1919). Bộ luật này đã vấp phải nhiều phản đối từ nhân dân và đã bị rút lại sau đó. Quy ước giờ mùa hè quay trở lại Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1942, như một biện pháp tiết kiệm tài nguyên trong thời kì tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh kết thúc, luật này lại được bãi bỏ vào ngày 30 tháng 9 năm 1945.
Brasil bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè năm 1931, nhưng sau đó có những lần bãi bỏ.
Ireland và Ý, rồi tiếp đến là đa phần các nước châu Âu, đã bắt đầu tái áp dụng quy ước sau khi chiến tranh kết thúc. Tại Đức, từ 1947 đến 1949, quy ước còn được áp dụng đến 2 lần trong năm, với tên gọi Hochsommerzeit; các đồng hồ được chỉnh thêm một giờ nữa từ 11 tháng 5 đến 29 tháng 6.
Năm 1966 Mỹ ra Luật Thống nhất Thời gian yêu cầu toàn quốc áp dụng quy ước giờ mùa hè từ chủ nhật cuối cùng của tháng 4 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hằng năm. Khủng hoảng năng lượng 1973 khiến Mỹ phải bắt đầu giờ mùa hè sớm hơn vài tháng vào năm 1974 (chủ nhật đầu tiên của tháng 1) và 1975 (chủ nhật cuối cùng của tháng 2).
Cuộc khủng hoảng này cũng là nguyên nhân để Pháp chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè từ năm 1976. Toàn bộ Cộng đồng châu Âu thực hiện việc đổi giờ mùa hè từ thập niên 1980.
Từ năm 1985, các bang miền nam Brasil chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, với ngày bắt đầu chỉnh đồng hồ thay đổi tùy vùng.
Năm 1986 Trung Quốc thử nghiệm quy ước giờ mùa hè. Cùng năm Mỹ đổi ngày bắt đầu giờ mùa hè sang chủ nhật đầu tiên của tháng 4.
Vào thập niên 1990, Trung Quốc dần bãi bỏ quy ước giờ mùa hè và áp dụng giờ thống nhất toàn quốc không thay đổi.
Năm 1998, điều luật 2000/84/CE của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu quy ước thống nhất lịch đổi giờ tại tất cả các nước thành viên.
Xem thêm
Giờ mùa hè Trung Âu
Giờ mùa hè Đông Âu
Giờ mùa hè Anh
Giờ mùa hè châu Âu
Tham khảo
(bằng tiếng Anh)
Seize the Daylight by David Prerau (Thunder’s Mouth Press; $23.00; ISBN 1-56025-655-9)
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
Straightforward discussion of DST
World Time Server
Múi giờ |
8602 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%206%20n%C4%83m%202005 | Tháng 6 năm 2005 |
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 6 năm 2005.
Thứ tư, ngày 1 tháng 6
Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan, những kết quả đầu tiên tỏ ra là cử tri đã chống Hiến pháp châu Âu rõ ràng hơn cuộc trưng cầu Pháp vào Chủ nhật, 63% bỏ phiếu "chống". BBC VNN VOA
Thứ sáu, ngày 3 tháng 6
Một cuộn phim từ Cuộc tàn sát tại Srebrenica 1995 được đưa ra tại Tòa xét xử tội ác Quốc tế ở Nam Tư có cảnh nhiều người Bosna nam bị giết, làm dân chúng Serb tức giận.
Thứ bảy, ngày 4 tháng 6
Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận lời tố cáo rằng kinh Coran bị mạo phạm ở Trại tù Guantánamo (của Mỹ). Họ nói là đã xảy ra vài lần, có lần tình cờ và lần chủ tâm. BBC VNN VOA
Thứ bảy, ngày 8 tháng 6
Đảng cầm quyền của Ethiopia gán tội một đảng đối lập sau khi có bạo động trong những cuộc biểu tình về những gian trá trong cuộc tổng tuyển cử tháng trước làm chết 1456 người.
Thứ bảy, ngày 9 tháng 6
Sau nhiều cuộc biểu tình lớn tại Bolivia, Chánh án Toà án Tối cao Eduardo Rodríguez trở thành tổng thống lâm thời sau khi Carlos Mesa từ chức.
Tổng thống Togo Faure Gnassingbé bổ nhiệm Edem Kodjo làm tân thủ tướng Togo.
Hoa Kỳ bỏ phản đối về nhiệm kỳ kế tiếp của người lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei.
Thứ hai, ngày 13 tháng 6
Nhà ngoại giao Thụy Điển Jan Eliasson được nhất trí bầu làm chủ tịch mới của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Thứ ba, ngày 14 tháng 6
Phó tổng thống Jacob Zuma của Cộng hoà Nam Phi bị Tổng thống Thabo Mbeki đào thải sau khi có dính líu vào vụ tham nhũng quan trọng. BBC VNN VOA
Một cuộc thăm dò ý kiến quan trọng cho biết là chỉ có 30% của cử tri Ireland tính bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý ở đấy về Hiến pháp châu Âu.
Thứ tư, ngày 15 tháng 6
Asafa Powell, người Jamaica, đạt kỷ lục mới về chạy đua 100 m với 9,72 giây. VNN
Thứ bảy, ngày 18 tháng 6
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 tại Iran, thị trưởng bảo thủ của Tehran Mahmoud Ahmadinezhad bất ngờ theo Akbar Hashemi Rafsanjani vào hiệp nhì của cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 24 tháng 6. BBC VOA
Chủ nhật, ngày 19 tháng 6
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải bắt đầu chuyến công du tại Hoa Kỳ. BBC SJMN VOA
Thêm về chuyến này: BBC Calitoday , RFA VNN, VOA VOV
Thứ hai, ngày 20 tháng 6
Nhóm chống Syria của Saad Hariri thắng đa số phiếu trong quốc hội Liban trong cuộc tổng tuyển cử.
Thứ ba, ngày 21 tháng 6
Đề nghị của Nhật Bản để mang lại đánh cá voi thương mại bị thất bại ở hội nghị của Hội đồng Đánh Cá Voi Quốc tế tại Ulsan (Hàn Quốc).
Thứ tư, ngày 22 tháng 6
Tàu buồm vũ trụ Cosmos 1 không vào quỹ đạo được sau khi được phóng lên trên một cải lông Volna từ tàu ngầm Delta III của Nga.
Thứ năm, ngày 23 tháng 6
Sau khi Chiến dịch Murambatsvina đã làm 200.000 người Zimbabwe mất căn nhà từ kỳ bầu cử vào tháng 3, mới có tin đồn về người đầu tiên bị giết.
Trong vụ Kelo đối New London, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra lệnh là những chính phủ địa phương có thể sử dụng lý do lãnh địa tối cao (eminent domain) khi sung công tài sản cá nhân cho mở mang thương mại mà phục vụ nhân dân.
Thứ sáu, ngày 24 tháng 6
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải kết thúc chuyến công du một tuần tại Hoa Kỳ.
Lũ lụt tại Trung Quốc khiến trên 536 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người vô gia cư.
Sự kiện tháng qua
Tham khảo
Tháng sáu
Năm 2005 |
8605 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n%20h%C3%A0m | Quân hàm | Quân hàm là hệ thống cấp bậc trong một quân đội. Ở một số quốc gia, hệ thống cấp bậc này còn được áp dụng trong ngành cảnh sát hoặc một số tổ chức dân sự nhưng được hệ thống theo mô hình quân sự. Thông thường, hệ thống quân hàm được biểu thị bằng các phù hiệu đặc biệt gắn liền với đồng phục. Hệ thống quân hàm được sử dụng nhằm tạo thuận lợi trong các hoạt động chỉ huy, tham mưu, hậu cần... Ban đầu hệ thống này chỉ gồm những cấp bậc đơn giản, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử chiến tranh, nó cũng được phát triển về số lượng cấp bậc và trở nên phức tạp hơn.
Trong lịch sử quân sự hiện đại, hầu hết các quân đội chính quy đều có hệ thống quân hàm. Một số trường hợp ngoại lệ như Hồng quân Liên Xô ở giai đoạn 1918–1935, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 1965–1988 và Quân đội Albania giai đoạn 1966–1991, đã không áp dụng chính thức hệ thống quân hàm. Tuy nhiên, sau đó thì hệ thống quân hàm vẫn được áp dụng trở lại chính thức sau khi những khó khăn trong việc chỉ huy và kiểm soát do việc bãi bỏ chế độ quân hàm gây ra.
Lịch sử
Thời Cổ đại
Thông qua các thư tịch cổ, nhiều sử gia đã ghi nhận được sự tồn tại của các cấp bậc quân sự trong quân đội Ba Tư cổ đại. Tổ chức quân sự nhỏ nhất là dathabam gồm 10 người, do một cá nhân là dathapatish chỉ huy. Một hazarabam gồm 100 dathabam, do một hazarapatish chỉ huy. Mười hazarabam hợp thành một baivarabam và do một baivarapatish chỉ huy. CÁc đơn vị kỵ binh cũng được tổ chức thành các asabam do các asapatish chỉ huy.
Các tài liệu lịch sử cũng ghi nhận danh xưng một số cấp bậc trong quân đội các Đế quốc Parthia và Sassanid thời cổ đại:
Tổng chỉ huy: Eran Spahbod
Chỉ huy Kỵ binh: Aspwargan Salar (Parthia) hoặc Aswaran Salar (Sassanid)
Chỉ huy Cung thủ: Tirbodh
Chỉ huy Bộ binh: Paygan Salarapoo
Tại Trung Quốc cổ đại, thông qua các cuộc chiến tranh chiếm hữu nô lệ, hình thái tổ chức quân đội sơ khai cũng được phát triển dần. Các tài liệu cổ cũng ghi nhận những hình thái tổ chức quân đội đầu tiên trong Vũ kinh thất thư như Quân (軍), Sư (師), Lữ (旅), Tốt (倅), Ngũ (伍). Người đứng đầu đơn vị gọi là Trưởng quan (長官). Đơn vị nhỏ nhất là một Ngũ, gồm 5 người, do Ngũ trưởng (伍長) đứng đầu. Cao hơn Ngũ là Tốt, có khoảng 100 người, do Tốt trưởng chỉ huy. Tiếp theo là Lữ, có 500 quân; Sư có 2.500 quân. Cao nhất là Quân, đứng đầu là một Tướng Quân. Người thống lĩnh quân đội trong một chiến dịch thì được gọi là Soái, Tướng soái hoặc Nguyên soái. Cách gọi tên chức vụ chỉ huy này ảnh hưởng sâu đậm tại các nước Đông Á cho đến tận ngày nay.
Đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, quân đội của thành bang Athena được chỉ huy bởi các "strategos", nghĩa là chỉ huy quân đội, tương đương như cấp tướng lĩnh ngày nay. Mỗi năm, người Athen bầu ra 10 người vào chức vụ strategos. Mỗi Strategos sẽ cầm đầu một tribes, tương đương một cánh quân. Các strategos được xem là có thứ bậc ngang nhau, không phân cấp. Mỗi khi có chiến dịch lớn xảy ra, cần có sự huy động tác chiến phối hợp của nhiều cánh quân, kế hoạch tác chiến được thông qua theo nguyên tắc đa số gữa các strategos, mà điển hình như trong trận Marathon năm 490 TrCN.
Ban đầu, các strategos làm việc dưới sự chỉ đạo của nguyên lão phụ trách về chiến tranh, được gọi là "polemarchos", tương đương Bộ trưởng chiến tranh ngày nay. Tuy nhiên, về sau, chức vụ này dần chỉ còn danh nghĩa, không còn vai trò chỉ huy quân đội.
Một cấp bậc dưới của strategos là "taxiarchos" hay "taxiarhos", tương đương chức vụ Lữ đoàn trưởng ngày nay. Tại Sparta, chức vụ này lại được gọi là "polemarchos". Thấp hơn là "syntagmatarches", chỉ huy một "syntagma", tương đương một trung đoàn ngày nay. Các cấp tiếp theo là "tagmatarches", chỉ huy một "tagma", tương đương tiểu đoàn ngày nay; và "lokhagos", chỉ huy một "lokhos" gồm 100 người, tương đương cấp đại đội ngày nay.
Trong lực lượng kỵ binh Hy Lạp, được gọi là "hippikon", một trung đoàn kỵ binh được gọi là "hipparchia" và được chỉ huy bởi một "hipparchos" hay "hipparch". Người Sparta gọi chức vụ này là "hipparmostes". Nếu là đơn vị kỵ binh cung thủ, thì sẽ được gọi là "hippotoxotès". Một đại đội kỵ binh Hy Lạp sẽ được chỉ huy bởi "tetrarchès" hay "tetrarch".
Hệ thống cấp bậc này được áp dụng ở toàn bộ các thành bang Hy Lạp, ban đầu là các lực lượng trên bộ. Khi Athen trở thành một cường quốc hải quân, các strategos ban đầu cũng nắm quyền chỉ huy hải quân. Phụ tá cho strategos là các chỉ huy chiến hạm được gọi là "trièrarchos" hay "trierarch", có nghĩa là sĩ quan chỉ huy chiến hạm 3 tầng chèo. Dưới họ là các sĩ quan chuyên môn có tên gọi là "kybernètès" (sĩ quan lái tàu), "keleusthès" (sĩ quan điều khiển tốc độ), "trièraulès" (đội trưởng trạo thủ). Về sau, danh xưng strategos trong hải quân được thay thế bằng "nauarchos", tương đương cấp bậc đô đốc ngày nay.
Khi Macedonia bành trướng dưới thời vua Philippos II và con trai ông là vua Alexandros Đại đế, quân đội Hy Lạp trở thành đội quân chuyên nghiệp, chiến thuật cũng trở nên tinh vi hơn và được bổ sung thêm một số cấp bậc quân sự. Trong đội hình bộ binh nặng phalanx, một "tetrarchès" hay "tetrarch" chỉ huy một đội hình bộ binh nặng phalanx gồm 4 hàng có tên gọi là tetrarchia. Nếu đội hình gồm 2 hàng thì được gọi là dilochia, do một "dilochitè" chỉ huy. Một đội hình gồm một hàng 8 người, được gọi là lochos, do một "lochagos". Thấp nhất là một tiểu tổ 4 người, được gọi là dimoiria hoặc hèmilochion, do một "dimoirites" hay "hèmilochitès" chỉ huy.
Tuy nhiên, cũng có thể tùy theo đơn vị mà có những danh xưng khác nhau. Ví dụ một tổ 10 người được gọi là dekas hoặc dekania thì lại do một "dekarchos" chỉ huy; một đội 100 người hekatontarchia do "hekatontarchès" chỉ huy; và một chiliostys hay chiliarchia gồm 1000 người, do một "chiliarchès" chỉ huy. Trong một đơn vị kỵ binh thời Alexander, còn có tổ chức một toán ilè, được chỉ huy bởi một toán trưởng "ilarchès".
Quân đội La Mã cũng kế thừa những giá trị này từ quân đội Hy Lạp.
Thời Trung cổ
Sự kiện Mông Cổ trỗi dậy và tung hoành khắp thế giới, lần đầu tiên đã phá tung sự cách biệt Đông - Tây. Người Mông Cổ ngoài việc học hỏi và truyền bá văn hóa và giao lưu kinh tế, còn trao đổi và các kỹ thuật, chến thuật quân sự cũng như tổ chức quân đội của họ. Giống như tổ chức quân đội Ba Tư cổ đại, người Mông Cổ cũng tổ chức quân đội theo thập phân. Cấp cơ sở của họ là aravt gồm 10 người (thập phu), trên nữa là zuut (100 người, bách phu), myangat (1.000 người, thiên phu). Đứng đầu mỗi cấp đơn vị có mỗi trưởng quan. Tổ chức cao nhất của họ là Tümen, gồm 1 vạn quân, tương đương như cấp tướng ngày nay. Dù người Mông Cổ được xem như rất ít có ảnh hưởng đến hệ thống danh xưng cấp bậc hiện đại, tuy vậy, trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có sử dụng cấp bậc Tümgeneral trong Lục quân và Không quân, cũng như Tümamiral trong Hải quân, chính là chịu ảnh hưởng từ người Mông Cổ mà ra.
Khi Đế quốc Mông Cổ tan rã, ở các nước phương Đông, hệ thống cấp bậc không có gì tiến triển. Họ đã có hệ thống cấp bậc võ quan Cửu phẩm với 18 bậc, vốn chịu ảnh hưởng lâu đời của Trung Hoa. Ngược lại, ở các nước phương Tây, họ học hỏi nhiều từ cách thức tổ chức của Mông Cổ, đã dần hình thành hệ thống cấp bậc quân sự riêng, tách rời với hệ thống tước vị, hoặc chức vụ phong kiến.
Sự hình thành một số danh xưng cấp bậc phương Tây
Là hình thức quân đội khởi đầu và là lực lượng có quân số hùng hậu, Lục quân có hệ thống cấp bậc hình thành sớm nhất.
Thống chế (Marshal, Maréchal)
Thời Trung Cổ, quân đội của các vị vua được giao cho các Constable (tiếng Pháp: Connétable) chỉ huy. Đến lượt mình, các constable thường được phụ tá bởi các field marshal (tiếng Pháp: maréchal de camp). Do nguồn gốc của từ constable có từ comes stabuli trong tiếng Latin, dùng để chỉ những người phụ trách chăm sóc ngựa cho các lãnh chúa (quản mã), sau dần phát triển lên thành một cấp bậc dành cho các nhân viên cao cấp trong quân sự thời Trung Cổ, cấp bậc Marshal cũng rũ bỏ được quá khứ "phò mã" của mình để trở thành một trong những cấp bậc cao cấp nhất trong quân đội.
Trưởng quan (Captain, Capitaine)
Danh xưng này phát xuất từ việc các lãnh chúa gửi những đội quân, thường được gọi là các company để nhập vào với đội quân của hoàng đế. Người chỉ huy một company được gọi là Captain, có nguồn gốc từ capitaneus trong tiếng Latin, có nghĩa là "trưởng quan".
Phó quan (Lieutenant)
Danh xưng này có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "lieu tenant", có nghĩa là "người phụ trách một phần", phụ tá cho chỉ huy, nhưng ở một phần việc nào đó chuyên biệt, hoặc chỉ phụ trách một đơn vị nhỏ trong một company, gọi là platoon.
Sĩ quan (Sergeant, Sergent)
Nguyên thủy danh xưng xuất phát từ trong tiếng Latin serviens, có nghĩa là "những người phục vụ". Họ là những binh sĩ do các trưởng quan tuyển dụng và trả lương để làm những công việc chuyên biệt cho vị trưởng quan đó, như phụ trách tuyển dụng, cần vụ, thư ký, tham mưu... Chính truyền thống này mà nảy sinh rất nhiều cấp bậc Sergeant trong quân đội các nước phương Tây.
Tướng quan (General)
Bước vào hậu kỳ thời Trung Cổ, lực lượng quân đội bắt đầu được mở rộng hơn, đông hơn, và từ đó hình thành các cấp bậc chỉ huy đại đơn vị. Bắt đầu từ nước Pháp, các hoàng đế thường phái một nhân viên cao cấp được gọi là "lieutenant du roi", đến thay mặt hoàng đế chỉ huy việc quân sự ở địa phương. Vị này thường được gọi là lieutenant general để phân biệt với các lieutenant khác, vốn quyền hạn thấp hơn nhiều. Từ đó phát sinh thêm chức danh captain general để chỉ vị trưởng quan của một đại đơn vị. Nhân viên Sergeant phụ trách tham mưu cho Captain General theo đó có tên gọi là sergeant-major general. Theo thời gian, cấp bậc Captain General chỉ còn là full General hoặc đơn giản là General và Sergeant-major General trở thành Major General. Điều này cũng lý giải vì sao cấp bậc Major về sau này được xếp cao hơn cấp bậc Lieutenant nhưng cấp bậc Major General lại xếp thấp hơn Lieutenant General.
Đoàn trưởng (Colonel)
Khoảng cuối thế kỷ 16, theo nhu cầu chiến thuật tác chiến lớn, tổ chức đơn vị nhỏ company không còn phù hợp, vì vậy, một hình thái tổ chức đơn vị lớn hơn, tập hợp nhiều company, gọi là regiment ra đời. Người chỉ huy một regiment được gọi là colonel, có thể xuất phát từ danh xưng coronellos, "những chỉ huy của Hoàng đế" trong tiếng Tây Ban Nha, hoặc biến âm từ column (cột) trong tiếng Anh bởi đội hình vuông vức của regiment.
Sự biến đổi này cũng dẫn đến sự hình thành của cấp bậc Lieutenant Colonel. Sergeant phụ trách tham mưu cho Colonel theo đó có tên gọi là sergeant-major. Tuy nhiên, theo thời gian thì cấp bậc này lại đơn giản thành Major, trở thành cấp bậc xếp thứ 3 sau Colonel và Lieutenant Colonel trong đội hình regiment.
Lữ trưởng (Brigadier)
Danh xưng này ra đời cùng với sự hình thành của tổ chức đơn vị hợp thành brigada, do chính Quốc vương Gustav II Adolf của Thụy Điển sáng tạo ra vào đầu thế kỷ 17. Đây là một đơn vị hợp thành từ nhiều đơn vị regiment hỗn hợp, gồm cả bộ binh, pháo binh và kỵ binh. Người chỉ huy một brigada được gọi là Brigadier General hoặc ngắn gọn là Brigadier.
Trong lực lượng hải quân, các cấp bậc Captain, Lieutenant được áp dụng đầu tiên với nguyên nghĩa của nó (Thuyền trưởng, Thuyền phó). Theo dần với thời gian, các cấp bậc này được chia nhỏ thành nhiều cấp bậc khác có tên gọi khác nhau. Bên cạnh đó, một số cấp bậc riêng của Hải quân cũng được hình thành.
Hiệu quan (Ensign, Enseigne)
Cấp bậc này có nguồn gốc từ binh sĩ cầm cờ hiệu (signum) trong quân đội La Mã. Đây là một binh sĩ đặc biệt có mức lương gấp hai lần lương cơ bản. Về sau hình thành nên một trong những cấp bậc sĩ quan sơ cấp trong lực lượng Hải quân, ban đầu là sĩ quan chịu trách nhiệm truyền lệnh của Thuyền trưởng cho các thủy thủ trên tàu hoặc liên lạc giữa các tàu với nhau bằng tín hiệu cờ (Semaphore).
Đô đốc (Admiral, Amiral)
Từ nguyên của cấp bậc này từ "admirallus" trong tiếng Latin, dùng để chỉ người chỉ huy các hải đoàn đại dương. Mỗi một Hải đoàn sẽ được giao phó cho một Admiral chỉ huy. Về sau phát triển thêm, một phụ tá giúp đỡ vị Admiral chỉ huy các chiến thuyền đi đầu, vốn là những chiến thuyền sẽ chịu đựng mũi dùi của một cuộc tấn công trên biển, gọi là Vice Admiral; và một phụ tá khác sẽ chỉ huy các chiến thuyền còn lại ở phía sau, được xem là ít nguy hiểm nhất, gọi là Rear Admiral.
Hạm trưởng (Commodore, Commandeur)
Nguyên thủy cấp bậc này xuất phát từ commandeur trong tiếng Pháp, là một cấp bậc cao nhất của tầng lớp hiệp sĩ thời Trung cổ, thường là hiệp sĩ thủ lĩnh của một commenda (một nhóm hiệp sĩ thuộc vùng lãnh thổ giàu mạnh). Cuối thế kỷ 16, lần đầu tiên cấp bậc này được áp dụng trong Hải quân Hà Lan, có vị trí cao hơn các Captain nhưng chưa đạt bậc Admiral.
Là lực lượng quân đội xuất hiện sau cùng trong lịch sử quân sự, Không quân hầu như sử dụng các cấp bậc vay mượn từ Lục quân hoặc Hải quân. Hầu hết các nước trên thế giới, cấp bậc Không quân đều giống như cấp bậc Lục quân. Riêng tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Liên hiệp Anh thì các cấp bậc Không quân thường gần giống với cấp bậc Hải quân.
Sự hình thành một số danh xưng cấp bậc phương Đông
Tuy có được hệ thống cấp bậc "Cửu phẩm" từ rất lâu, nhưng tại phương Đông, rất ít cải tiến về chiến thuật quân sự, cũng như hệ thống nhận diện cấp bậc quân sự không rõ ràng và ổn định. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, khi Nhật Bản bắt đầu tiếp thu cải cách theo phương Tây, mới cải tiến hệ thống cấp bậc võ quan thực sự khoa học, với danh xưng và nhận diện rõ ràng.
Năm 1867, quân đội Nhật Bản được tổ chức thành Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Một hệ thống cấp bậc quân đội được thiết lập. Hai năm sau, Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng được tổ chức và áp dụng luôn hệ thống quân hàm Lục quân vào hệ thống cấp bậc của mình.
Đại tướng (大将, taisho)
Trung tướng (中将, chusho)
Thiếu tướng (少将, shousho)
Đại tá (大佐, taisa)
Trung tá (中佐, chusa)
Thiếu tá (少佐, shousa)
Đại úy (大尉, tai-i)
Trung úy(中尉, chu-i)
Thiếu úy (少尉, sho-i)
Chuẩn úy (准尉, jun-i)
Tào trưởng (曹長, sōchō)
Quân tào (軍曹, gunsō)
Ngũ trưởng (伍長, gochō)
Binh trưởng (兵長, heichō)
Thượng đẳng binh (上等兵, jotōhei)
Nhất đẳng binh (一等兵, ittōhei)
Nhị đẳng binh (二等兵, nitōhei)
Năm 1872, cấp bậc Nguyên soái (Gensui) và Đại Nguyên soái (Dai-Gensui) cũng được thành lập. Cấp bậc Đại Nguyên soái chỉ phong cho các Thiên hoàng. Saigō Takamori là người đầu tiên và duy nhất thụ phong hàm Nguyên soái Lục quân vì chỉ sau đó 1 năm thì cấp bậc Nguyên soái bị bãi bỏ và Saigō Takamori trở lại hàm Đại tướng Lục quân. Mãi đến năm 1898, cấp bậc Nguyên soái đại tướng (元帥大将, gensui taisho) được thiết lập trở lại và được sử dụng cho đến năm 1945.
Bên cạnh sức bành trướng của Đế quốc Nhật Bản, sự tiến bộ của hệ thống cấp bậc quân hàm này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết hệ thống quân hàm các nước vùng Đông Á.
Tại Trung Quốc, mãi đến năm 1901, khi Viên Thế Khải cải tổ lực lượng Tân quân dưới quyền ông ta, thì một hệ thống quân hàm sĩ quan cũng được đặt ra với 3 cấp và 9 bậc:
Chính đô thống (正都统)
Phó đô thống (副都统)
Hiệp đô thống (协都统)
Chính tham lãnh (正参领)
Phó tham lãnh (副参领)
Hiệp tham lãnh (协参领)
Chính quân hiệu (正军校)
Phó quân hiệu (副军校)
Hiệp quân hiệu (协军校)
Những thông lệ hiện đại
Nguồn gốc danh xưng cấp bậc trong tiếng Việt
Quân hàm của quân đội các nước nói chung không hoàn toàn tương đương với nhau. Một số quân đội có quân hàm cấp Nguyên soái (Thống chế hoặc Thống tướng) mà một số quân đội khác không có. Các cấp Thượng tướng, Thượng tá, Thượng úy của quân đội Việt Nam hiện nay lại không tồn tại trong quân đội nhiều nước. Cấp Chuẩn tướng lại không tồn tại trong quân đội Việt Nam. Có nước nhỏ không có quân hàm cấp tướng.
Thông thường, cấp bậc được phong theo chức vụ mà quân nhân nắm giữ. Vì vậy, khi so sánh quân hàm tương đương của quân đội các nước thường căn cứ theo chức vụ trong quân đội của quân nhân đó. Như hàm Major General (Quân đội Mỹ, Quân đội Hoàng gia Anh), Général de Division (Quân đội Pháp), Генерал-майор (Quân đội Nga) và Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đều giữ chức vụ tương đương cấp Sư đoàn trưởng hoặc cao hơn.
Hệ thống quân hàm hiện tại một số quốc gia
Liên hiệp Anh
Xem thêm: Quân hàm Quân đội Hoàng gia Anh
Quân hàm sĩ quan Quân đội Anh có các cấp bậc sau:
Cấp bậc danh dự:Thống chế Lục quân (Field Marshal); Thống chế Không quân (Marshal of the Royal Air Force); Đô đốc Hạm đội hay Thủy sư Đô đốc (Admiral of the Fleet) trong Hải quân
Cấp tướng:Đại tướng (General trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Air Chief Marshal trong Không quân); Đô đốc (Admiral) trong Hải quânTrung tướng (Lieutenant-General trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Air Marshal trong Không quân); Phó Đô đốc (Vice-Admiral) trong Hải quânThiếu tướng (Major-General trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Air Vice Marshal trong Không quân); Chuẩn Đô đốc hay Đề đốc (Rear-Admiral) trong Hải quânChuẩn tướng (Brigadier trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Air Commodore trong Không quân); Phó Đề đốc (Commodore) trong Hải quân
Cấp tá và cấp úy:Đại tá (Colonel trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Group Captain trong Không quân, Captain trong Hải quân)Trung tá (Lieutenant-Colonel trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Wing Commander trong Không quân, Commander trong Hải quân)Thiếu tá (Major trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Squadron Leader trong Không quân, Lieutenant-Commander trong Hải quân)Đại úy (Captain trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Flight Lieutenant trong Không quân, Lieutenant trong Hải quân)Trung úy (Lieutenant trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Flying Officer trong Không quân, Sub-Lieutenant trong Hải quân)Thiếu úy (Second Lieutenant trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Pilot Officer trong Không quân). Cấp này trong Hải quân trước kia là Acting Sub-Lieutenant, nay không có nữaChuẩn úy (Officer Designate trong Lục quân và Thủy quân lục chiến, Midshipman trong Hải quân). Cấp này không có trong Không quân
Cộng hòa Pháp
Xem thêm: Quân hàm Quân đội Cộng hòa Pháp
Quân hàm sĩ quan Quân đội Pháp có các cấp bậc sau:
Cấp hàm danh dự:Thống chế Pháp quốc (Maréchal de France)
Cấp tướng (officiers généraux):Đại tướng (Général d’armée trong Lục quân và Général d’armée aérienne trong Không quân); Đô đốc (Amiral) trong Hải quânTrung tướng (Général de corps d’armée trong Lục quân và Général de corps aérien trong Không quân); Phó Đô đốc Hạm đội (Vice-amiral d’escadre) trong Hải quânThiếu tướng (Général de division trong Lục quân và Général de division aérienne trong Không quân); Phó Đô đốc (Vice-amiral) trong Hải quânChuẩn tướng (Général de brigade trong Lục quân và Général de brigade aérienne trong Không quân); Chuẩn Đô đốc (Contre-amiral) trong Hải quân
Cấp tá (officiers supérieurs):Đại tá (Colonel trong Lục quân và Không quân; Capitaine de vaisseau trong Hải quân)Trung tá (Lieutenant-colonel trong Lục quân và Không quân; Capitaine de frégate trong Hải quân)Thiếu tá (Commandant trong Lục quân và Không quân, cụ thể Chef de bataillon trong bộ binh, công binh, Chef d’escadron trong pháo binh, Chef d’escadrons trong kị binh; Capitaine de corvette trong Hải quân)
Cấp úy (officiers subalternes):Đại úy (Capitaine trong Lục quân và Không quân; Lieutenant de vaisseau trong Hải quân)Trung úy (Lieutenant trong Lục quân và Không quân; Enseigne de vaisseau de 1re classe trong Hải quân)Thiếu úy (Sous-lieutenant trong Lục quân và Không quân; Enseigne de vaisseau de 2e classe trong Hải quân)Chuẩn úy (Aspirant)
Các lực lượng đồng phục Hoa Kỳ
Xem thêm: Quân hàm quân đội Hoa Kỳ
Quân hàm sĩ quan Quân đội Mỹ có các cấp bậc sau:
Cấp bậc danh dự:Thống tướng Lục quân (General of the Army); Thống tướng Không quân (General of the Air Force); Đô đốc Hạm đội hay Thủy sư Đô đốc (Fleet Admiral) trong Hải quân
Cấp tướng:Đại tướng (General) trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân; Đô đốc (Admiral) trong Hải quânTrung tướng (Lieutenant General) trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân; Phó Đô đốc (Vice Admiral) trong Hải quânThiếu tướng (Major General) trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân; Đề đốc (Rear Admiral (Upper Half)) trong Hải quân
Chuẩn tướng (Brigadier General) trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân; Phó Đề đốc Rear Admiral (Lower Half)) trong Hải quân
Cấp tá và cấp úy:Đại tá (Colonel trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, Captain trong Hải quân)Trung tá (Lieutenant Colonel trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, Commander trong Hải quân)Thiếu tá (Major trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, Lieutenant Commander trong Hải quân)Đại úy (Captain trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, Lieutenant trong Hải quân)Trung úy (First Lieutenant trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, Lieutenant Junior Grade trong Hải quân)Thiếu úy (Second Lieutenant trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, Ensign trong Hải quân)
Danh xưng Đại Thống tướng Liên quân Mỹ (General of the Armies of the United States) duy nhất được phong cho tướng John Joseph Pershing vào tháng 9 năm 1919. Ngoài ra, chỉ có George Washington và Ulysses S. Grant từng được trao danh xưng này.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Xem thêm: Quân hàm Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1948, tham chiếu hầu như hoàn toàn hệ thống quân hàm của Hồng quân Liên Xô, có bổ sung thêm, gồm 5 nhóm với 18 bậc quân hàm nhưng không đặt quân hàm cấp soái. Đến tháng 2 năm 1953, đặt thêm 2 cấp quân hàm là Phó nguyên soái và Nguyên soái. Cấp bậc Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu) phong cho Kim Nhật Thành với vị thế thống soái các lực lượng vũ trang giống như Đại Nguyên soái Stalin của Liên Xô. Cấp bậc Thứ soái (Chasu) phong cho Bộ trưởng Quốc phòng Choi Yong Kun, tương đương với cấp bậc Nguyên soái Liên Xô. Đặc thù hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Triều Tiên không có sự khác biệt về tên gọi giữa các nhánh Hải Lục Không quân.
Năm 1992, nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Kim Nhật Thành, một cấp bậc mới được đặt ra có tên gọi là Đại Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Dae Wonsu) để tôn phong cho ông. Đồng thời con trai ông, Kim Chính Nhật, cũng được tôn phong là Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwaguk Wonsu). Bộ trưởng Quốc phòng bấy giờ là O Chin-u cũng được tôn lên cấp bậc Nguyên soái, nhưng với tên gọi Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên (Chosŏn Inmin'gun Wonsu).
Việt Nam
Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra tương đối hoàn chỉnh từ năm 1946, nguyên thủy dựa theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật, được quy định thành 5 cấp 15 bậc, áp dụng cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, hệ thống này ít được áp dụng trừ một vài trường hợp cá biệt.
Sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cải tổ quân đội, lúc này đã mang tên Quân đội Nhân dân Việt Nam, theo hướng chính quy chuyên nghiệp. Một hệ thống quân hàm mới được cải tiến được đặt ra vào năm 1958, phỏng theo hệ thống quân hàm của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đặt ra trước đó 3 năm. Hệ thống quân hàm cũng được áp dụng cho Lực lượng Công an Vũ trang vào năm 1959 và Lực lượng Cảnh sát Nhân dân vào năm 1962.
Tại miền Nam, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam không áp dụng hệ thống quân hàm chính thức như Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc mà sử dụng hệ thống cấp bậc riêng theo chức vụ nắm giữ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chỉ huy trong tổ chức quân đội và các sĩ quan Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam hầu hết đều được phong cấp bậc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 1975, khi Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam sáp nhập hoàn toàn với Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, theo xu hướng chính trị, hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có vài thay đổi nhỏ theo thời gian. Năm 1982, lần đầu tiên cấp bậc tướng hải quân có tên gọi chính thức là cấp bậc Đô đốc. Cấp bậc Thượng tá bị bãi bỏ. Một hệ thống quân hàm cho các quân nhân chuyên nghiệp cũng được đặt ra.
Năm 1989, hệ thống quân hàm được áp dụng cho cả Lực lượng An ninh Nhân dân.
Năm 1992, danh xưng Thượng tá, Đại tá được khôi phục lại.
Từ năm 1992 trở đi, hệ thống quân hàm Việt Nam được áp dụng ổn định cho đến ngày nay, chỉ có những sửa đổi về mặt hình thức.
Các cấp bậc hiện tại của Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc được xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy, Học viên, Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì. Quân hàm Chuẩn úy đã bãi bỏ năm 2010.
Với lực lượng Công an Nhân dân, hệ thống quân hàm sử dụng tương tự như Quân đội Nhân dân chỉ khác về màu sắc (Công an màu đỏ viền xanh lá cây, cấp tướng viền vàng), không dùng vạch kim loại mà dùng vạch tơ màu vàng chạy dọc cấp hiệu.
Một số tổ chức dân sự khác tại Việt Nam cũng dùng hệ thống cấp bậc mô phỏng hệ thống quân hàm nhưng với danh xưng khác như Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra, Tư pháp,...
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Xem thêm: Quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Từ tháng 6 năm 1946, Hồng quân Công nông Trung Quốc chính thức mang tên Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, trong suốt gần 10 năm sau đó, hệ thống quân hàm không được áp dụng với lý do cho rằng hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng trong quân đội và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là một quân đội nhân dân và bình đẳng giữa các quân nhân.
Tuy nhiên, sau khi giành được toàn quyền kiểm soát Trung Hoa đại lục vào năm 1949 và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc được cơ cấu chuyển đổi thành quân đội chính quy chuyên nghiệp, một hệ thống quân hàm cho Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được đặt ra vào năm 1955, gồm có 6 cấp 20 bậc, với tên gọi chung cho cả ba quân chủng Lục quân, Hải quân và Không quân. Hệ thống này về cơ bản được phát triển tương tự như hệ thống quân hàm của Hồng quân Liên Xô, nhưng mang tính hệ thống và đồng nhất cao hơn.
Năm 1965, khi cuộc Cách mạng Văn hóa nổ ra, hệ thống quân hàm lại bị hủy bỏ vẫn với lý do cũ: hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng trong quân đội. Điều này đã làm suy giảm đáng kể khả năng chỉ huy và giảm sút sức chiến đấu của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua cuộc Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979, khi mà trình độ chiến đấu kém cộng với tai hại do bãi bỏ chế độ quân hàm làm giảm khả năng chỉ huy và điều động.
Những thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội. Hệ thống quân hàm cũng được khôi phục lại vào năm 1988 với 4 cấp 13 bậc. Quân hàm Thượng tướng cấp 1' tức Nhất cấp Thượng tướng (一級上將 Yi Ji Shang Jiang của Quân đội Trung Quốc với 4 sao) được sử dụng thay cho quân hàm Đại tướng và trở thành cấp bậc cao nhất về danh nghĩa. Đến năm 1994, cấp bậc này cũng bị bãi bỏ và cấp bậc Thượng tướng trở thành cấp bậc cao nhất. Cấp bậc Hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp được tăng lên. Sau một vài lần sửa đổi, hiện nay hệ thống quân hàm trong Quân đội Trung Quốc gồm 5 cấp 18 bậc, tên gọi cũng dùng chung cho cả ba quân chủng Hải Lục Không quân và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang.
Một số hệ thống quân hàm hiện đại từng được sử dụng
Lực lượng vũ trang Liên bang Xô ViếtXem thêm: Quân hàm Lực lượng vũ trang Liên bang Xô ViếtNăm 1922, Hồng quân Công nông Liên Xô ra đời, kế thừa từ Hồng quân Công nông của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Hệ thống quân hàm bị bãi bỏ hệ thống vì những người Bolshevik cho rằng hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng, vì vậy họ không dùng danh từ ngài sĩ quan (офицер) và thay bằng danh từ đồng chí chỉ huy (товарищ Командир). Một hệ thống cấp bậc bán chính thức được sử dụng để tạm thay thế cho hệ thống quân hàm, bằng cách gọi tắt chức vụ mà quân nhân đó nắm giữ. Chẳng hạn, комкор được gọi tắt từ Командир корпуса dùng để chỉ quân nhân giữ chức vụ Quân đoàn trưởng hoặc tương đương.
Năm 1924, một hệ thống phân hạng quân sự được áp dụng, phân thành 14 bậc từ K-1 (thấp nhất) cho đến K-14 (cao nhất). Hệ thống này còn áp dụng cho cả các cán bộ công tác trong Hồng quân và Hải quân tương đương ngạch sĩ quan, bao gồm Cán bộ Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Quân y và các lực lượng vũ trang khác (kể cả cảnh sát). Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào về kiểu dáng phù hiệu phân biệt cho hệ thống phân hạng trên. Trong thời kỳ này, danh xưng Tổng tư lệnh (ГладКом) được dùng cho một số chỉ huy cao cấp, nhưng không được xếp vào bảng phân hạng.
Mãi đến năm 1935, do yêu cầu chính quy quân đội và tổ chức khoa học, một hệ thống cấp bậc chính thức được đặt ra, đồng thời cũng lần đầu tiên quy định phù hiệu cấp bậc cho các quân nhân và cán bộ chính trị. Về cơ bản, đây là quy định về chi tiết các dấu hiệu cấp bậc trên cơ sở các danh xưng trong hệ thống phân hạng năm 1924. Tuy vậy, hệ thống phân bậc này cũng đánh dấu một bước cải tiến lớn so với hệ thống cấp bậc thời Đế quốc Nga, vốn khá rối rắm và không thống nhất, bằng cách thu gọn và chuẩn hóa hệ thống các cấp bậc giữa các quân binh chủng khác nhau. Tuy vậy, các bậc quân nhân tương đương cấp tướng vẫn duy trì các danh xưng căn cứ vào chức vụ để đặt tên gọi cấp bậc, khác với thông lệ của nhiều nước. Bên cạnh đó, hệ thống cấp bậc ở các binh chủng kỹ thuật cũng được quy định rõ hơn thời Đế quốc Nga. Một điều cần lưu ý là hệ thống danh xưng cấp bậc của Hồng quân và Hải quân là khác nhau.
Tháng 9 năm 1935, cấp bậc Nguyên soái Liên Xô (Маршал Советского Союза) được đặt ra để "tôn vinh các Cán bộ quân sự của Dân ủy và các chỉ huy xuất sắc nhất". Hệ thống cũng bổ sung hoặc thay đổi danh xưng của một số cấp bậc sĩ quan khác, dần đi vào hoàn chỉnh vào năm 1940, với 6 cấp 17 bậc.
Sau Chiến thắng Stalingrad ngày 2 tháng 2 năm 1943, Xô Viết tối cao Liên Xô ra sắc lệnh về hệ thống cấp bậc hàm mới có hình thức tương tự như hệ thống cấp bậc hàm của Nga Hoàng, với vài khác biệt nhỏ. Hệ thống cấp hàm của sĩ quan chính trị cũng đồng nhất với quân hàm quân đội. Một loạt các cấp bậc Nguyên soái Tư lệnh và Nguyên soái Quân binh chủng được đặt ra. Năm 1945, cấp bậc Đại Nguyên soái Liên bang Xô Viết được đặt ra để phong cho Stalin. Hệ thống này có 6 cấp 21 bậc.
Năm 1946, Hồng quân Liên Xô được đổi tên thành Quân đội Xô viết và cùng với Hải quân Liên Xô thành Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Sau khi Stalin chết vào năm 1953, cấp bậc Đại Nguyên soái cũng không được sử dụng nữa. Năm 1955, cấp hàm Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết được đặt ra. Hệ thống quân hàm Lực lượng Vũ trang Liên Xô trở nên ổn định trong một thời gian dài với 6 cấp 20 bậc.
Đến năm 1981, Xô viết tối cao một lần nữa sửa đổi hệ thống quân hàm của Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Các cấp bậc Nguyên soái được bãi bỏ, trừ hàm Nguyên soái Liên Xô được giữ lại. Một số cấp bậc Hạ sĩ quan được đặt ra. Hệ thống này vẫn có 6 cấp 20 bậc, sử dụng đến năm 1991 thì chấm dứt tồn tại sau khi Liên Xô tan vỡ.
Đức Quốc xãXem thêm: Quân hàm Lực lượng vũ trang Đức Quốc xãViệt Nam Cộng hòaXem thêm: Quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa''
Hệ thống quân hàm của Quân đội Việt Nam Cộng hòa được đặt ra lần đầu năm 1955, với 5 cấp 17 bậc, căn bản dựa trên hệ thống quân hàm của quân đội Pháp, cũng không có cấp bậc tướng 1 sao, nhưng không đặt ra các cấp bậc tướng 5 sao trở lên. Trong lực lượng cảnh sát, một hệ thống cấp bậc cũng được đặt ra vào năm 1962, tuy nhiên về hình thức và danh xưng khác với hệ thống quân hàm quân đội.
Năm 1964, danh xưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa được dùng thay cho danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một hệ thống quân hàm mới được sửa đổi, bổ sung thêm cấp bậc tướng và đô đốc 1 sao và cấp bậc tướng và đô đốc 5 sao, mô phòng theo hệ thống quân hàm quân đội Hoa Kỳ, gồm 5 cấp 19 bậc. Năm 1971, hệ thống quân hàm của được áp dụng thống nhất cho cả lực lượng Cảnh sát.
Hệ thống quân hàm này chỉ tồn tại đến năm 1975, khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chấm dứt tồn tại với tư cách là quân đội của một quốc gia.
Xem thêm
Quân hàm Quân đội Việt Nam và một số quốc gia
Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân hàm Lực lượng vũ trang Liên bang Xô Viết
Quân hàm Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân hàm Các lực lượng đồng phục Hoa Kỳ
Quân hàm Lực lượng vũ trang Đức Quốc xã
Quân hàm Quân đội Cộng hòa Pháp
Quân hàm Quân đội Hoàng gia Anh
Quân hàm Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân NATO
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân NATO
Quân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân NATO
Chú thích
Liên kết ngoài
Quân hàm trên toàn thế giới
Quân đội
Cảnh sát |
8607 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n%20c%E1%BB%95%20t%C3%ADch%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích được người Việt truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì là truyện cổ tích nên chúng thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của người Việt về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng thay cho sự bất công trong xã hội. Những truyện cổ tích Việt Nam được xét vào thể loại hư cấu và khuyết danh, dù một vài câu chuyện có thể là lời giải thích cho một số sự vật, hiện tượng trong đời sống nhưng chúng không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa Việt Nam.
Phân loại
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm ba loại.
Truyện cổ tích về loài vật
Loại truyện cổ tích này thường là truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; và hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...
Truyện cổ tích thần kỳ
Dòng truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau,....
Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt).
Truyện cổ tích sinh hoạt
Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.
Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cậu bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...)
Đặc trưng của truyện cổ tích
Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, đề cập và quan tâm trước hết là những nhân vật bất hạnh cho nên chức năng cơ bản của truyện cổ tích là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho những thân phận, phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện cổ tích, nhân dân lao động đều gửi gắm mơ ước về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng.
Từ chức năng đó nên đặc trưng sau cơ bản sau của truyện cổ tích :
Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu.
Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.
Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,...
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác phẩm gồm nhiều tập này (trong số đó 2 tập đã được công bố vào năm 1957 và được tái bản vào năm 1961) có tham vọng tập hợp lại phần chính yếu của cổ tích và truyền thuyết Việt-nam cổ truyền; có thể nói công trình này cũng tương đương với những gì Henri Pourra đã hoàn thành về văn hoá dân gian của nước Pháp xưa (Trésor des contes, Nhà xuất bản Gallimard).
Nhiều tác giả đương đại, cả Pháp và Việt Nam, đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt Nam, nhưng hình như Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học và hoàn chỉnh hơn cả. Tác phẩm của ông gồm ba phần, mà phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam.
Tham khảo
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục.
Văn học dân gian Việt Nam |
8611 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9D%20chu%E1%BA%A9n%20Greenwich | Giờ chuẩn Greenwich | Giờ chuẩn Greenwich (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time, thường gọi tắt là GMT nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0.
Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Thực tế, chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự tròn mà theo hình elíp gần tròn, với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch giờ Mặt Trời trong một năm lên đến 16 phút (có thể tính được theo phương trình thời gian quỹ đạo). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờ GMT là giờ Mặt Trời trung bình của năm.
Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực thủy triều của Mặt Trăng. Các đồng hồ nguyên tử cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày 1 tháng 1 năm 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+1 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UTC+1 nhiều quá 0,9 giây.
Trong ứng dụng dân dụng, ngay cả Tín hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên hiện nay nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT.
Lịch sử
Tín hiệu đồng hồ được gửi từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich mỗi giờ ba lần bắt đầu từ 26 tháng 12 năm 1924.
Với sự lớn mạnh của ngành hàng hải Anh, những người so sánh giờ Mặt Trời của họ với giờ GMT để suy ra kinh độ, giờ GMT bắt đầu được truyền bá trong hàng hải thế giới. Các múi giờ của hàng hải cũng được hình thành dựa trên số giờ hay số "nửa giờ" sớm hơn hay muộn hơn GMT.
Xem thêm
Múi giờ
Tham khảo
Liên kết ngoài
(bằng tiếng Anh)
NIST - World Time Scales
(bằng tiếng Pháp)
Dịch vụ Thời gian của Đài thiên văn Paris
Giờ ở Vương quốc Liên hiệp Anh
Địa lý Khu Greenwich của Luân Đôn
Múi giờ
Giới thiệu năm 1884 |
8615 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Thi%E1%BA%BFt%20H%C3%B9ng | Lê Thiết Hùng | Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908 – 1986) nhà hoạt động cách mạng, được xem là vị tướng được phong quân hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thiếu thời
Ông tên thật là Lê Văn Nghiệm, tên khác là Lê Trị Hoàn, sinh năm 1908 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, cha là Lê Văn Nghiêm và mẹ là Trần Thị Sáu.
Ra nước ngoài từ sớm
Năm 1924, với bí danh Lê Như Vọng, ông tham gia đoàn học sinh sang Thái Lan với Lê Hồng Phong (vốn là anh em con chú bác ruột với ông). Tới Thái Lan, năm sau ông cùng một người nữa được chọn sang Quảng Châu hoạt động. Nguyễn Ái Quốc, lúc đó mang tên Lý Thụy, đã đặt cho ông tên Lê Quốc Vọng, sau là Lê Thiết Hùng
Ông vào học ở trường quân sự Hoàng Phố, sau đó theo yêu cầu của tổ chức, năm 1928 gia nhập quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, làm đến quân hàm Đại hiệu tương đương đại tá. Trong thời gian này, ông đã thu thập tin tức tình báo (cùng với ông Hồ Học Lãm) chuyển cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, vận chuyển những va li tài liệu mật, vũ khí trang bị, thậm chí còn tiến hành cả kế hoạch đánh tráo và giải thoát cho tù chính trị thành công.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931.
Ông đã hai lần sang Nhật gặp Kỳ ngoại hầu Cường Để lãnh tụ Việt Nam Quang phục hội vào tháng 11 năm 1931 và từ tháng 11 năm 1932 đến tháng 2 năm 1933.
Năm 1940, ông được lệnh về Việt Nam, nhưng đến Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) lại được phân công ở lại đây làm đại diện cho Việt Nam Giải phóng Đồng minh hội(sau đổi thành Việt Nam độc lập Đồng minh).
Về Việt Nam
Cuối năm 1941, tại Pác Bó (Cao Bằng) Lê Quốc Vọng được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cùng với Lê Quảng Ba lập đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người. Lê Quốc Vọng làm chính trị viên.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy lực lượng vũ trang của Việt Minh giành chính quyền tại Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm.
Chỉ huy quân đội cách mạng
Tham gia Việt Minh, ông là một trong những cán bộ quân sự chủ chốt đầu tiên của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong sắc lệnh số 185 ngày 24 tháng 9 năm 1946 do Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký, ông đã mặc nhiên là Thiếu tướng cho tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc (khi đó trong Quân đội Quốc gia Việt Nam chưa có ai được phong hàm sĩ quan), được cử giữ chức vụ Tổng Chỉ huy Tiếp phòng quân (đến 20/11/1946, được thay bởi Hoàng Văn Thái ), một bộ phận của Quân đội Quốc gia Việt Nam (Hoàng Hữu Nam là Chính trị viên). Đây chính là lý do ông được xem là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mãi đến ngày 7-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ký Sắc lệnh số 203-SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng.
Ngày 20 tháng 11 năm 1946 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam (thay cho ông Nguyễn Sơn).
Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông giữ chức Khu trưởng Chiến khu IV. Ngày 10 tháng 7 năm 1947, ông được điều về công tác ở Bộ Tổng chỉ huy, phụ trách thanh tra Bộ đội Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Sơn thay ông làm Khu trưởng Chiến khu IV.
Tháng 1/1948, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam (1948-1954)., Ông có tên trong danh sách 9 thiếu tướng được phong lần đầu tiên năm 1948.
Ông từng là Chỉ huy trưởng mặt trận Bắc Cạn và Tuyên Quang, lãnh đạo quân đội chống lại cuộc tấn công đầu tiên của Pháp vào căn cứ Việt Bắc.
Sau đó ông làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh (1954-1956), Hiệu trưởng đầu tiên Trường Sĩ quan Pháo binh (1956-1963) kiêm Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng không.
Năm 1963 ông chuyển sang làm công tác đối ngoại: được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên đến năm 1970, người thay thế ông là ông Bùi Đình Đổng sau đó làm Phó ban CP 48, tháng 5/1970 làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 18-2-1969 Bùi Đình Đồng làm Đại sứ tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thay Lê Thiết Hùng, ngày 1-8-1970 bổ nhiệm Lê Đông thay Bùi Đình Đồng).
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Gia đình
Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc, ông lập gia đình với bà Hồ Diệc Lan (sinh năm 1920), con gái nhà cách mạng Hồ Học Lãm. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn rất trẻ và sống ở căn cứ địa cách mạng Trung Quốc vô cùng thiếu thốn, nên nhiễm bệnh phổi. Tháng 6 năm 1946, Hồ Diệc Lan cùng mẹ và em gái là Hồ Mộ La được đại diện Chính phủ Việt Nam đón về nước (ông Hồ Học Lãm đã mất tại Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1943). Tháng 10 năm sau, do bệnh tình quá nặng, Hồ Diệc Lan đã qua đời tại quê nội (Nam Đàn, Nghệ An) ở tuổi 27. Hai ông bà chưa có con.
Năm 1948, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kết hôn với nữ bác sĩ quân y Nguyễn Tuyết Mai, sinh năm 1924. Bà Tuyết Mai là cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh (Hà Nội), giỏi tiếng Pháp, đã tốt nghiệp khoa Sản Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Trước khi nghỉ hưu, bà là Trưởng ban Quân y của Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng). Người con gái duy nhất của hai ông bà là Lê Mai Hương (sinh năm 1958), cán bộ của PA27 Công an Hà Nội.
Ông mất năm 1986 tại Hà Nội, thọ 78 tuổi và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Để vinh danh ông, UBND TP Vinh (tỉnh Nghệ An) lấy tên ông đặt tên cho một con đường tại phường Bến Thủy.
Chú thích
Liên kết ngoài
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng
Sắc lệnh 185 năm 1946
Người Nghệ An
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Chỉ huy quân sự Việt Nam (Chiến tranh Đông Dương)
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc người Việt
Nhà ngoại giao Việt Nam
Hàm Đại sứ (Việt Nam)
Huân chương Hồ Chí Minh
Người Hưng Nguyên
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1940
Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam |
8616 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20ti%C3%AAu%20chu%E1%BA%A9n%20h%C3%B3a%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF | Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế | Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (, tên thông dụng là ISO, phiên âm tiếng Anh: /ˈaɪsoʊ/) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Genève, Thụy Sĩ. Tính đến năm 2018, ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies).
Trong khi ISO xác định mình như là một tổ chức phi chính phủ (NGO), khả năng của tổ chức này trong việc thiết lập các tiêu chuẩn - thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia - làm cho nó có nhiều sức mạnh hơn phần lớn các tổ chức phi chính phủ khác, và trên thực tế tổ chức này hoạt động như một consortium với sự liên kết chặt chẽ với các chính phủ. Những người tham dự bao gồm một tổ chức tiêu chuẩn từ mỗi quốc gia thành viên và các tập đoàn lớn.
ISO hợp tác chặt chẽ với Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission, viết tắt IEC), là tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa các thiết bị điện.
Tên gọi
Tổ chức này thông thường được nhắc tới một cách đơn giản là ISO. Điều này hay dẫn đến sự hiểu lầm rằng ISO là International Standards Organization, hay là một điều gì đó tương tự. ISO không phải là từ viết tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp isos, có nghĩa là tương đương. Trong tiếng Anh tên gọi của nó là International Organization for Standardization, trong khi trong tiếng Pháp nó được gọi là Organisation Internationale de Normalisation; để sử dụng từ viết tắt được tạo ra bởi các từ viết tắt khác nhau trong tiếng Anh (IOS) và tiếng Pháp (OIN), những người sáng lập ra tổ chức này đã chọn ISO làm dạng viết ngắn gọn chung cho tên gọi của nó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ISO cũng xác định mình như là International Organization for Standardization trong các báo cáo của họ.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế gồm có 3 ngôn ngữ chính là: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga.
Tiêu chuẩn Quốc tế và những xuất bản khác
Sản phẩm chính của ISO là các Tiêu chuẩn Quốc tế, nhưng ISO cũng tạo ra các Báo cáo Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật Công bố Rộng rãi, Bản Sửa lỗi Kỹ thuật, và Hướng dẫn Sử dụng.
Các tiêu chuẩn ISO là các số, và có định dạng trong đó chứa "ISO[/IEC] [IS] nnnnn[:yyyy]: Tiêu đề" trong đó "nnnnn" là số tiêu chuẩn, "yyyy" là năm công bố, và "Tiêu đề" miêu tả đối tượng điều chỉnh. IEC sẽ chỉ được kèm vào nếu tiêu chuẩn là kết quả từ các công việc của JTC1. Ngày và IS sẽ luôn luôn bị loại bỏ trong tiêu chuẩn chưa hoàn thiện hay chưa công bố, và cả hai có thể (trong những tình huống nhất định) bị loại bỏ trong tiêu đề của công trình đã công bố.
Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn, ISO cũng tạo ra các báo cáo kỹ thuật cho các tài liệu mà chúng không thể hay không có khả năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn các tham chiếu, giải thích v.v. Các quy ước đặt tên cho chúng là giống với việc đặt tên cho các tiêu chuẩn với ngoại lệ là chúng có cụm từ TR thế vào chỗ của cụm từ IS trong tên gọi của tiêu chuẩn. Ví dụ:
ISO/IEC TR 17799:2000 Mã thông lệ của Quản lý an ninh thông tin.
ISO TR 15443-1/3 Công nghệ Thông tin – Các kỹ thuật An ninh – Khuôn khổ cho Đảm bảo An ninh Công nghệ thông tin (IT) 1-3
Cuối cùng, ISO thỉnh thoảng cũng ấn hành các Đính chính kỹ thuật. Các đính chính này là các sửa đổi đối với các tiêu chuẩn hiện hành vì các lỗi kỹ thuật nhỏ phát sinh hay là sự hoàn thiện đối với khả năng sử dụng, hay đối với việc mở rộng khả năng áp dụng trong một giới hạn nào đó. Nói chung, các sửa lỗi này được ấn hành với dự tính là các tiêu chuẩn chịu ảnh hưởng sẽ được cập nhật hay được bỏ đi trong lần xem xét kế tiếp.
Bản quyền của các tài liệu ISO
Các tài liệu ISO là có bản quyền và ISO tính phí cho việc sao chép của phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên ISO không tính phí trong phần lớn các bản sao chép các dự thảo của các tài liệu ở dạng điện tử. Mặc dù có ích, cần phải cẩn thận khi sử dụng các bản dự thảo này vì ở đây có thể có những thay đổi quan trọng trước khi nó trở thành hoàn thiện như là một tiêu chuẩn.
Những vấn đề trong thập niên 1990
Trong những năm thập niên 1990, ISO có tiếng là chậm chạp, quan liêu và không nhạy cảm đối với những phản ứng từ cả những người chu cấp tài chính và khách hàng của họ. Một dự án có vấn đề là dự án Open Systems Interconnect (Các hệ thống tương kết mở) khá lớn, với cố gắng phát triển một tiêu chuẩn mạng máy tính duy nhất, nhưng cuối cùng đã thất bại năm 1996 sau khi sa vào vũng lầy trong các vấn đề về khả năng liên kết hoạt động và các cãi vã giữa các nhà cung cấp tài chính. Sự chú ý sau đó chuyển hướng sang dự án trên cơ sở tình nguyện, quy trình mở và phi lợi nhuận là Internet Engineering Task Force (IETF), nó phát triển các tiêu chuẩn cần thiết cho Internet hoạt động. Khi IETF trở thành quá chậm, các nhà cung cấp tài chính bắt đầu cấp vốn cho các côngxoocxiom có định hướng và nhanh nhạy hơn như W3C, một tổ chức mở và phi lợi nhuận khác được lãnh đạo bởi người phát minh ra World Wide Web là Tim Berners-Lee. Kể từ đó, ISO đã thực hiện những cải tổ vừa phải nhằm giảm thời gian cần thiết để công bố các tiêu chuẩn mới.
Các tiêu chuẩn quốc tế của ISO trong mọi phương diện đều không ràng buộc với bất kỳ quốc gia hay ngành công nghiệp nào, nó đơn thuần chỉ với tư cách là các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho phép trong một số tình huống thì một số tiêu chuẩn nào đó có thể mâu thuẫn với các yêu cầu và dự tính xã hội, văn hóa hay pháp lý. Nó cũng phản ánh một thực tế là các chuyên gia trong nước và quốc tế chịu trách nhiệm tạo ra các tiêu chuẩn này không phải lúc nào cũng đồng ý và không phải mọi đề xuất đều có thể trở thành tiêu chuẩn bởi sự biểu quyết nhất trí hoàn toàn. Các quốc gia riêng biệt và các tổ chức tiêu chuẩn của họ vẫn là người phân xử cuối cùng.
Những sản phẩm được đặt tên theo ISO
Một thực tế là rất nhiều tiêu chuẩn của ISO là phổ biến đã dẫn đến việc sử dụng phổ biến của "ISO" để miêu tả các sản phẩm thực tế mà nó phù hợp với tiêu chuẩn. Một số ví dụ là:
Các CD image kết thúc với đuôi mở rộng tệp "ISO" để báo hiệu rằng chúng sử dụng hệ thống tệp tiêu chuẩn ISO 9660 (có thể các hệ thống tệp khác cũng được sử dụng) – kể từ đây các CD image nói chung được nhắc đến như là các "ISO". Thực tế mọi máy tính với các ổ CD-ROM có thể đọc các đĩa CD có sử dụng tiêu chuẩn này. Các DVD-ROM cũng sử dụng các hệ thống tệp ISO 9660.
Độ nhạy sáng của phim ảnh, tốc độ của nó được đo và xác định bằng tiêu chuẩn ISO, vì vậy tốc độ phim thông thường được nói đến như là "số ISO" của nó. Các tiêu chuẩn tương đương là ASA và DIN của nó.
Ủy ban kỹ thuật chung ISO/IEC số 1
Để giải quyết các hậu quả của sự chồng lấn thực tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và các công việc liên quan tới công nghệ thông tin, ISO và IEC đã thành lập Ủy ban kỹ thuật chung, được biết đến như là ISO/IEC JTC1. Nó là ủy ban loại như vậy đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất. Sự ủy nhiệm chính thức của ủy ban này là:
Phát triển, duy trì, khuyến khích và thuận tiện hóa các tiêu chuẩn IT được yêu cầu bởi các thị trường toàn cầu để phù hợp với các nhu cầu kinh doanh và người dùng bao gồm:
Thiết kế và phát triển các hệ thống và công cụ IT,
Tính thực thi và chất lượng của các sản phẩm và hệ thống IT
An ninh của các hệ thống IT và thông tin
Tính linh động của các chương trình ứng dụng
Thao tác giữa các bộ phận của các sản phẩm và hệ thống IT
Hợp nhất các công cụ và môi trường
Hòa hợp từ vựng IT
Các giao diện người dùng thân thiện và hài hòa
Hiện tại có 18 tiểu ban (SC):
SC 02 – Các bộ ký tự mã hóa
SC 06 – Trao đổi liên lạc và thông tin giữa các hệ thống
SC 07 – Công nghệ phần mềm và hệ thống
SC 17 – Thẻ và nhận dạng cá nhân
SC 22 – Ngôn ngữ lập trình, môi trường của chúng và các hệ thống giao diện phần mềm
SC 23 – Các thiết bị lưu trữ số hóa tháo lắp sử dụng công nghệ ghi quang học và/hoặc từ tính cho số hóa
SC 24 – Đồ họa máy tính và xử lý ảnh
SC 25 – Liên kết thiết bị công nghệ thông tin
SC 27 – Các kỹ thuật an ninh công nghệ thông tin
SC 28 – Các thiết bị văn phòng
SC 29 – Mã hóa thông tin âm thanh, hình ảnh, đa truyền thông và siêu truyền thông
SC 31 – Nhận dạng tự động và các kỹ thuật bắt giữ số liệu
SC 32 – Quản lý và trao đổi dữ liệu
SC 34 – Mô tả tài liệu và các ngôn ngữ xử lý
SC 35 – Giao diện người dùng
SC 36 – Công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và tập huấn
SC 37 – Sinh trắc học
Tư cách thành viên trong ISO/IEC JTC1 được hạn chế giống như tư cách thành viên trong cả hai tổ chức sinh ra tổ chức này. Thành viên có thể là chính thức (P) hay quan sát (O) và khác biệt chủ yếu là khả năng biểu quyết về các tiêu chuẩn được đề xuất và các sản phẩm khác. Không có yêu cầu đối với bất kỳ thành viên nào trong việc duy trì hai (hay bất kỳ) địa vị nào trong tất cả các tiểu ban. Mặc dù hiếm, các tiểu ban có thể được thành lập để giải quyết các tình huống mới (SC 37 mới được chuẩn y năm 2004) hay giải tán nếu như các việc không còn thích hợp nữa.
Tham khảo
Xem thêm
Danh sách các tiêu chuẩn ISO
Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI)
Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC)
ISO15189
Tiêu chuẩn hóa
Liên kết ngoài
Chú giải các tiêu chuẩn ISO
Tổ chức tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn quốc tế
Khoa học
Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức khoa học quốc tế
Tổ chức trách nhiệm xã hội |
8621 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp | Tập | Tập có thể có các nghĩa sau:
Viết tắt cho khái niệm tập hợp trong toán học
Tập hợp các tờ giấy chứa thông tin; còn gọi là xấp giấy, tệp giấy, tập tài liệu.
Viết tắt cho khái niệm tập tin trong máy tính
Các phần của các quyển sách, hay xuất bản phẩm nói chung như phim. Các ấn phẩm có thể được chia ra làm nhiều tập, cũng là các phần thông tin theo từng gói.
Việc thực hành, học hay lặp lại các bước trong việc học, để thành thạo hơn trong một kỹ năng. Từ này có thể được ghép vào với luyện tập, tập tành, bài tập, thực tập... hay đơn giản là tập.
Đồng nghĩa với vở.
Họ Tập |
8624 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp%20tin | Tập tin | Tập tin (, viết tắt cho tập thông tin, còn được gọi là tệp, tệp tin) là một tập hợp của thông tin được đặt tên. Thông thường thì các tập tin này chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD cũng như là các loại chip điện tử dùng kĩ thuật flash có thể thấy trong các ổ nhớ có giao diện USB. Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số.
Đặc điểm
Một tập tin luôn luôn kết thúc bằng 1 ký tự đặc biệt (hay dấu kết thúc) có mã ASCII là 255 ở hệ thập phân. Ký tự này thường được ký hiệu là EOF (từ chữ End Of File).
Một tập tin có thể không chứa một thông tin nào ngoại trừ tên và dấu kết thúc. Tuy nhiên, điều này không hề mâu thuẫn với định nghĩa vì bản thân tên của tập tin cũng đã chứa thông tin. Những tập tin này gọi là tập tin rỗng hay tập tin trống.
Độ dài (kích thước) của tập tin có thể chỉ phụ thuộc vào khả năng của máy tính, khả năng của hệ điều hành cũng như vào phần mềm ứng dụng dùng nó. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo độ dài của tập tin là byte. Độ dài của tập tin không bao gồm độ dài của tên tập tin và dấu kết thúc.
Thuộc tính
Những đặc tính và giới hạn của tập tin gọi là thuộc tính của tập tin.
Các loại thuộc tính
Tùy theo hệ thống tập tin mà các thuộc tính này có thể khác nhau.
Ví dụ các thuộc tính trên hệ thống tập tin FAT bao gồm:
Archive: lưu trữ. Trên các hệ điều hành DOS thì thuộc tính này được định khi mỗi khi tập tin bị thay đổi, và bị xóa khi thực hiện lệnh backup để sao lưu dữ liệu.
Hidden: ẩn. Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình liệt kê các tập tin theo mặc định sẽ bỏ qua, không liệt kê tập tin này. Người sử dụng vẫn có thể làm việc trên tập tin này như bình thường.
Read-only: chỉ đọc. Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình xử lý tập tin theo mặc định sẽ không cho phép xóa, di chuyển tập tin hoặc thay đổi nội dung tập tin. Còn các thao tác khác như đổi tên tập tin, đọc nội dung tập tin vẫn được cho phép.
System: thuộc về hệ thống. Một tập tin có thuộc tính này sẽ chịu các hạn chế bao gồm các hạn chế của thuộc tính Hidden và các hạn chế của thuộc tính Read-only, nghĩa là không bị liệt kê, không thể xóa, di chuyển, thay đổi nội dung. Thuộc tính này chủ yếu dùng cho các tập tin quan trọng của hệ điều hành.
Sub-directory (hay directory): thư mục con. Những tập tin có thuộc tính này được xử lý như là thư mục. Thư mục là tập tin ở dạng đặc biệt, nội dung không chứa dữ liệu thông thường mà chứa các tập tin và các thư mục khác.
Ngoài ra, còn rất nhiều thuộc tính khác của các tập tin mà tùy theo hệ điều hành sẽ được định nghĩa thêm vào.
Ví dụ đối với hệ điều hành Linux các tập tin có thể có thêm các thuộc tính như các quyền sử dụng tập tin, đặc điểm của tập tin, và thông tin về các loại tập tin như là các loại tập tin liên kết mềm, các socket, các pipe...
Lưu ý: Các thuộc tính của một tập tin thường không ảnh hưởng đến nội dung thông tin của tập tin đó nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng và việc sử dụng tập tin. Ví dụ các tập tin không có thuộc tính cho phép thi hành thì không thể xem là một phần mềm khả thi được mặc dù nội dung của nó có thể chỉ chứa các chỉ thị máy tính. Cách để làm tập tin trở nên khả thi là thay đổi thuộc tính khả thi của nó hay là phải thay đổi phần đuôi của tên tập tin (như là trường hợp của hệ điều hành Windows - DOS)
Định dạng
Cấu trúc của một tập tin định nghĩa cách thức mà tập tin đó được chứa, được thực thi, và thể hiện trên các thiết bị (như màn hình hay máy in) gọi là định dạng của tập tin. Định dạng này có thể đơn giản hay phức tạp.
Định dạng của tập tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất bao gồm:
Hệ điều hành khác nhau và kiến trúc máy tính khác nhau có thể đòi hỏi các định dạng cho tập tin một cách khác nhau.
Ví dụ: Trên cùng một kiến trúc Intel, tập tin văn bản dạng đơn giản nhất tạo nên bởi hệ điều hành Linux cũng có sự khác nhau với tập tin văn bản của Windows (hay DOS). Dĩ nhiên, các tập tin văn bản này lại càng không thể đọc được trên các máy dùng hệ điều hành Mac OS (chúng khác nhau hoàn toàn về mặt kiến trúc máy tính) nếu không có các tiện ích đặc biệt để chuyển đổi định dạng.
Tập tin dùng cho các mục tiêu khác nhau cũng sẽ có các định dạng khác nhau. Ngoài sự ràng buộc về định dạng của hệ điều hành, các tập tin dùng trong các ứng dụng hay các phần mềm khác nhau cũng sẽ khác nhau và sự khác nhau này tùy thuộc vào kiến trúc của các ứng dụng sử dụng các tập tin đó.
Ví dụ dễ hiểu nhất là định dạng của mật tập tin văn bản phải khác với định dạng của một tập tin hình ảnh hay tập tin âm thanh.
Các tập tin dùng cho cùng một mục tiêu cũng có thể có định dạng khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất nào đã thiết kế ra nó.
Ví dụ: Trong các tập tin hình vẽ đồ họa thì các tập tin kiểu Bitmap (các tập tin hình có đuôi là.bmp) có định dạng hoàn toàn khác với các tập tin kiểu Tagged Image File Format (đuôi của loại tập tin này là.tif) và cũng khác với tập tin kiểu Joint Photographic Experts Group (với các đuôi có dạng.jpg hay.jpeg).
Tên
Tùy theo hệ điều hành mà có thể có các quy ước về tên tập tin.
Độ dài của tên tập tin tùy thuộc vào hệ thống tập tin.
Tùy thuộc vào hệ thống tập tin và hệ điều hành mà sẽ có một số ký tự không được dùng cho tên tập tin.
Ví dụ: Trên hệ điều hành Microsoft Windows, không được dùng các ký tự sau trong tên tập tin: \ /: * ? " < > |, tên tập tin không quá 255 ký tự thường.
Theo truyền thống cũ của hệ thống DOS và Windows, tên tập tin thường bao gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi). Tuy nhiên, tên của một tập tin không nhất thiết phải có phần mở rộng này.
Trên Windows hiện nay, một số tập tin có thể không có phần tên, trong trường hợp này, tập tin bắt buộc phải có phần mở rộng.
Các ví dụ về cấu trúc bit trong nội dung thông tin của tập tin
Ví dụ về cấu trúc bit của tập tin ASCII
Trong hình trên là hai tập tin văn bản dạng đơn giản dùng mã ASCII. Tập tin "hoso.txt" là tập tin soạn ra bằng lệnh edit của hệ điều hành Windows. Tập tin thứ nhì, "hoso2.txt", lại được soạn thảo bằng lệnh vi trong hệ điều hành Linux. Hãy lưu ý quy ước xuống hàng của tập tin trong Windows sẽ bao gồm hai byte: dấu CR (cariage return) có giá trị ASCII là 0x0D và dấu LF (line feed) có giá trị 0x0A; trong khi đó, Linux chỉ cần dấu LF là đủ. Điều này cho thấy sự khác nhau về định dạng.
Ví dụ về cấu trúc bit của tập tin hình ảnh
Best florentino , ngộ không
Microsoft Press Computer Dictionary: The Comprehensive Standard for Business, School, Library, and Home. Sách bìa thường. Lần xuất bản thứ 2. Redmond, WA (Mỹ): Microsoft Corp. 1 tháng 10 năm 2003. ISBN 1-55615-597-2. Tiếng Anh.
Evi Nemeth, Garth Snyder, Scott Seebass, và Trent R. Hein. UNIX System Administration Handbook. Lần xuất bản thứ 2. Indianapolis, IN (Mỹ): Prentice Hall PTR. 15 tháng 1 năm 1995. ISBN 0-13-151051-7. Tiếng Anh.
Tom Swan, Inside Windows File Format. Lần xuất bản thứ nhất. SAM Publishing. 1993. ISBN 0-672-30338-8. Tiếng Anh.
Xem thêm
Hệ thống tập tin
Hệ quản lý tập tin
Sao chép tập tin
Dữ liệu máy tính
Hệ thống tập tin
Hệ thống tập tin máy tính |
8646 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A7ng%20%C4%91i%E1%BB%83m%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o | Củng điểm quỹ đạo | Trong thiên văn học, một củng điểm quỹ đạo, gọi ngắn gọn là củng điểm (拱點) còn được một số từ điển viết là cùng điểm quỹ đạo, là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, có khoảng cách đến khối tâm của hệ hai thiên thể đạt cực trị.
Nếu khoảng cách đạt cực tiểu, điểm này còn được gọi là cận điểm quỹ đạo. Nếu khoảng cách đạt cực đại, điểm này còn được gọi là viễn điểm quỹ đạo.
Tên riêng các củng điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể:
Đoạn thẳng nối cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo là trục lớn quỹ đạo, cũng được gọi với tên củng tuyến, đường cận viễn. Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự chuyển động xoay của điểm cận nhật).
Cận điểm quỹ đạo
Trong thiên văn học, một cận điểm quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm gần khối tâm của hệ hai thiên thể nhất.
Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có khối lượng áp đảo và nằm gần trùng với khối tâm của hệ, nên các hành tinh hay các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời khi đến cận điểm quỹ đạo cũng là điểm nằm gần Mặt Trời nhất. Do đó, điểm này còn được gọi là điểm cận nhật. Tương tự, đối với vệ tinh bay quanh Trái Đất, điểm này gọi là điểm cận địa.
Cận điểm quỹ đạo được định nghĩa cho cả ba kiểu quỹ đạo: quỹ đạo elíp, quỹ đạo parabol và quỹ đạo hyperbol.
Khi thiên thể chuyển động lại gần cận điểm quỹ đạo, tốc độ chuyển động tăng dần. Lý do là mômen động lượng của hệ thiên thể được bảo toàn; khi thiên thể lại gần khối tâm của hệ, mômen quán tính giảm, để bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của thiên thể phải tăng. Đây cũng là nội dung của một định luật Kepler. Tốc độ này đạt cực đại tại cận điểm quỹ đạo:
với:
a là bán trục lớn
e là độ lệch tâm quỹ đạo
μ là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn
μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, M, và hằng số hấp dẫn, G:
μ = G M
Khoảng cách từ cận điểm quỹ đạo đến khối tâm của hệ, rc, là:
rc = (1 - e) a
Các công thức trên đúng cho cả ba kiểu quỹ đạo.
Với quỹ đạo elíp
Cận điểm quỹ đạo liên hệ với viễn điểm quỹ đạo qua:
với:
rv khoảng cách từ khối tâm đến viễn điểm quỹ đạo
rc khoảng cách từ khối tâm đến cận điểm quỹ đạo
Các trường hợp riêng
Tên riêng của các cận điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể
Điểm cận nhật
Trong hệ Mặt Trời, điểm cận nhật là điểm trên quỹ đạo chuyển động của vật thể quanh Mặt Trời, khi nó ở gần Mặt Trời nhất, ngược lại điểm xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật. Hai điểm cận nhật và viễn nhật tạo nên trục lớn quỹ đạo. Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời tại điểm cận nhật là a(1-e), trong đó a là bán trục lớn, e là tâm sai (xem thêm bán trục lớn). Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời ở điểm viễn nhật là a(1+e).
Các vật thể chuyển động quanh Mặt Trời với tâm sai càng lớn thì khác biệt giữa các giá trị giữa điểm cận nhật và viễn nhật càng cao. Ví dụ, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 0,98 AU, ở điểm viễn nhật là 1,02 AU, trong khi đó, quỹ đạo Sao Diêm Vương có tâm sai lớn, và khoảng cách giữa Sao Diêm Vương và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 29,66 AU, ở điểm viễn nhật là 49,30 AU.
Khoảnh khắc thời gian, khi vật thể đi ngang qua điểm cận nhật trên quỹ đạo của mình là thời điểm đi ngang điểm cận nhật. Ví dụ Trái Đất đi ngang điểm cận nhật vào đầu tháng một hàng năm. Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự tiến động điểm cận nhật).
Viễn điểm quỹ đạo
Trong thiên văn học, một viễn điểm quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm xa khối tâm của hệ hai thiên thể nhất.
Viễn điểm quỹ đạo không tồn tại đối với quỹ đạo hyperbol hay quỹ đạo parabol vì thiên thể có thể đi ra xa vô cùng trong hai kiểu quỹ đạo này. Nó chỉ tồn tại với quỹ đạo elíp.
Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có khối lượng áp đảo và nằm gần trùng với khối tâm của hệ, nên các hành tinh hay các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời khi đến viễn điểm quỹ đạo cũng là điểm nằm xa Mặt Trời nhất. Do đó, điểm này còn được gọi là điểm viễn nhật. Tương tự, đối với các vệ tinh bay quanh Trái Đất, điểm này còn được gọi là điểm viễn địa.
Khi thiên thể chuyển động lại gần viễn điểm quỹ đạo, tốc độ chuyển động giảm dần. Lý do là mômen động lượng của hệ thiên thể được bảo toàn; khi thiên thể ra xa khối tâm của hệ, mômen quán tính tăng, để bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của thiên thể phải giảm. Đây cũng là nội dung của một định luật Kepler. Tốc độ này đạt cực tiểu tại viễn điểm quỹ đạo:
với:
a là bán trục lớn
e là độ lệch tâm quỹ đạo
μ là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn
μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, M, và hằng số hấp dẫn, G:
μ = G M
Khoảng cách từ viễn điểm quỹ đạo đến khối tâm của hệ, rv, là:
rv = (1 + e) a
Viễn điểm quỹ đạo liên hệ với cận điểm quỹ đạo qua:
với:
rv khoảng cách từ khối tâm đến viễn điểm quỹ đạo
rc khoảng cách từ khối tâm đến cận điểm quỹ đạo
Các trường hợp riêng
Tên riêng của các viễn điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể
Thời điểm
Những ngày tháng và thời gian của điểm cận nhật và điểm viễn nhật trong vài năm qua và trong tương lai được liệt kê trong bảng dưới đây:
Tham khảo
Cơ học thiên thể
Thuật ngữ thiên văn học
Quỹ đạo
Trái Đất |
8668 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Martin%20Luther%20King | Martin Luther King | Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.
King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ" ("I have a dream") trước hàng ngàn người tụ tập về đây. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác.
Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống.
Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội.
Xuất thân
King sinh ra tại Alanta, Georgia, là con trai của Mục sư Martin Luther King, Sr. và vợ, Alberta Williams King. Lúc đầu tên của King và cha là "Michael King", sau khi gia đình đến thăm nước Đức trong chuyến du lịch châu Âu năm 1934, ông bố quyết định đổi tên cả hai người thành Martin nhằm vinh danh nhà cải cách người Đức thế kỷ XVI Martin Luther. King có một chị gái, Willie Christine (sinh năm 1927), và em trai Alfred Daniel (1930 – 1969).
Từ khi còn bé, King đã sớm bộc lộ năng khiếu trong thuật hùng biện. King từng đoạt giải Elks với một bài diễn thuyết về chủ đề Người da đen và Hiến pháp. Khi đang học năm thứ hai tại Morehouse, King về hạng nhì trong Cuộc thi Hùng biện Webb. Những bài diễn từ của King chịu ảnh hưởng từ những bài thuyết giáo mỗi chủ nhật của cha đã thấm sâu vào ký ức ông.
Mười lăm tuổi, King vào Đại học Morehouse (dành riêng cho người da đen) sau khi học nhảy lớp ở bậc trung học (từ lớp 9 lên lớp 12). Năm 1948, King tốt nghiệp với văn bằng cử nhân chuyên ngành xã hội học, rồi đến Chester, Pennsylvania để theo học tại Chủng viện Thần học Crozer và tốt nghiệp với học vị Cử nhân Thần học (Bachelor of Divinity) năm 1951. Tháng 9 năm 1951, King bắt đầu nghiên cứu môn thần học hệ thống tại Đại học Boston, và nhận học vị Tiến sĩ ngày 5 tháng 6 năm 1955. Năm 1954, ở tuổi 25, King được mời làm quản nhiệm Nhà thờ Baptist Đại lộ Dexter ở Montgomery, Alabama.
Tranh đấu chống nạn phân biệt chủng tộc
Khi Tu chính án thứ Mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1865, tất cả nô lệ da đen được tự do. Trong thời kỳ Tái thiết, người Mỹ gốc Phi ở miền Nam giành được quyền bầu cử và nắm giữ các chức vụ công, cũng như hưởng được một số quyền dân sự mà trước đây họ bị khước từ. Thế nhưng, khi Thời kỳ Tái thiết chấm dứt vào năm 1877, giới chủ đất miền Nam áp đặt một thể chế mới nhằm tước bỏ quyền công dân của người da đen và theo đuổi chủ trương phân biệt chủng tộc, từ đó bùng phát làn sóng khủng bố và áp bức, thể hiện qua các hình thức như xử tử bởi đám đông bạo hành mà không cần xét xử (lynching) và bạo hành trong đêm.
Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 ở Hoa Kỳ, các luật lệ kỳ thị và các cuộc bạo hành chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Phi bắt đầu nở rộ. Giới cầm quyền được bầu cử, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng bởi công dân da trắng khởi sự ban hành hoặc đỡ đầu các biện pháp kỳ thị, nhất là ở các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Georgia, Florida, Nam Carolina, Bắc Carolina, Virginia, Arkansas, Tennessee, Oklahoma và Kansas. Có bốn đạo luật kỳ thị hoặc cho phép kỳ thị chống lại người Mỹ gốc Phi được tán thành bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vụ án Plessy v. Ferguson năm 1896 – cho phép chính quyền địa phương áp chế hoặc tước bỏ quyền bầu cử của người da đen tại các tiểu bang, khước từ các quyền của người da đen, công nhận việc phân biệt đối xử với người da đen tại các cơ sở giáo dục công lập, bệnh viện, giao thông và tuyển dụng việc làm, bao che các hành vi bạo lực cá nhân hay tập thể nhắm vào người da đen. Mặc dù sự kỳ thị hiện hữu trên toàn quốc, hệ thống phân biệt chủng tộc trong các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, xã hội và các chuỗi bạo động chống lại người Mỹ gốc Phi ở các tiểu bang miền nam được biết đến nhiều nhất dưới tên "Đạo luật Jim Crow". Luật Jim Crow công khai xác nhận sự phân biệt chủng tộc ở các trường công, cấm hoặc hạn chế người da đen vào nhiều khu vực công cộng như quán ăn, trường học, công viên và khách sạn; phủ nhận quyền của phần lớn người da đen được đi bầu cử bằng việc đánh các loại thuế thân và thực hiện các cuộc kiểm tra tình trạng biết đọc biết viết một cách tùy tiện. Cho tới đầu thập niên 1960, người da đen ở Mỹ vẫn tiếp tục phải chịu đựng các luật lệ này.
Năm 1954, King nhận chức mục sư (pastor) Nhà thờ Baptist đại lộ Dexter, tại Montgomery, Alabama. Giáo đoàn qui tụ giới giàu có, trí thức và những người có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nên khi bùng nổ cao trào tẩy chay xe buýt - đột ngột khởi phát sau khi một phụ nữ da đen, Rosa Parks, bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo quy định của "Luật Jim Crow" – King được xem là một trong số những người thủ lĩnh giữ vai trò lãnh đạo cuộc tẩy chay. Ngày 30 tháng 1 năm 1956, nhà riêng của King bị đánh bom, một đám đông giận dữ tụ tập trên con đường trước ngôi nhà, tự vũ trang với dao, súng, gậy gộc, đá và chai lọ. Song King nói với họ,
Cuộc tẩy chay kéo dài 385 ngày. Trong khi cuộc tẩy chay đang tiến triển, King bị bắt giam cho đến khi phán quyết của Tòa án Liên bang cấp Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở Montgomery.
Sau cuộc tẩy chay, King tích cực hoạt động cho kế hoạch thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (SCLC) năm 1957, với mục đích thiết lập một bộ khung cho tiến trình kiến tạo một thẩm quyền tinh thần, cũng như tổ chức mạng lưới các nhà thờ của người da đen vào Phong trào Phản kháng Bất bạo động nhằm tranh đấu cho sự bình đẳng trong quyền dân sự. King tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình trong tổ chức này cho đến khi ông mất. Nguyên tắc bất bạo động của Hiệp hội bị chỉ trích bởi những người trẻ tuổi cực đoan và bị thách thức bởi Ủy ban Hợp tác Bất bạo động Sinh viên (SNCC), lúc ấy dưới quyền lãnh đạo của James Foreman.
Thành viên của SCLC phần lớn đến từ những cộng đồng da đen có liên hệ với các nhà thờ Baptist. King theo đuổi triết lý bất phục tùng dân sự theo phương pháp bất bạo động được sử dụng thành công tại Ấn Độ bởi Mohandas Gandhi, ông ứng dụng triết lý này vào các cuộc phảng kháng được tổ chức bởi SCLC.
King nhận ra rằng các cuộc phản kháng bất bạo động có tổ chức nhằm chống lại hệ thống kỳ thị tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, được biết với tên "Luật Jim Crow", sẽ thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông. Họ sẽ tìm đến để tường thuật cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng và quyền bầu cử cho người da đen. Thật vậy, những bài viết trên các mặt báo cùng những thước phim được chiếu trên truyền hình về cuộc sống thường nhật của người da đen miền Nam, đầy ắp sỉ nhục và luôn bị tước đoạt, cũng như tình trạng bạo động cùng những hành vi quấy nhiễu và ngược đãi do người kỳ thị gây ra cho người biểu tình, dấy lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa rộng khắp, là nhân tố quyết định đem Phong trào Dân quyền Mỹ vào điểm tập chú của công luận để trở thành một trong những điểm nóng của nền chính trị Hoa Kỳ trong những năm đầu của thập niên 1960.
King tổ chức và dẫn đầu các cuộc biểu tình tranh đấu cho người da đen quyền bầu cử, quyền được đối xử bình đẳng và các quyền dân sự căn bản khác. Những quyền này đã được ghi trong luật pháp Hoa Kỳ khi Luật về Quyền Dân sự được thông qua năm 1964 và Luật về Quyền Bầu cử được thông qua năm 1965.
Không chỉ với người da đen, King cũng vận động hỗ trợ cho người da đỏ bản địa. Tiến sĩ King đã thực hiện các chuyến đi đến Arizona để thăm người Mỹ bản địa, và tại các nhà thờ, ông khuyến khích họ tham gia vào Phong trào Dân quyền. Ông từng tuyên bố:
"Quốc gia của chúng ta được sinh ra trong chế độ diệt chủng khi nó chấp nhận học thuyết rằng người Mỹ bản địa, tức người da đỏ, là một chủng tộc thấp kém. Chúng ta có lẽ là quốc gia duy nhất đã có một chính sách quốc gia nhằm cố gắng quét sạch dân cư bản địa của mình. Hơn nữa, chúng ta đã nâng trải nghiệm bi thảm đó thành một cuộc thập tự chinh cao cả. Thật vậy, ngay cả ngày hôm nay, chúng ta cũng không cho phép mình từ chối hoặc cảm thấy hối hận về lịch sử đáng xấu hổ này. Văn học của chúng ta, phim của chúng ta, kịch của chúng tôi, văn hóa dân gian của chúng ta đều tôn vinh điều đó."</blockquote>
Do có những quyết định chính xác khi chọn phương pháp và địa điểm để tổ chức các cuộc phản kháng cùng chiến lược phối hợp tốt, King và SCLC đã ứng dụng thành công các nguyên tắc bất bạo động. Tuy nhiên, đôi khi các cuộc đối đầu lại biến thành những vụ bạo động như những diễn biến xảy ra cho phong trào phản kháng tại Albany từ năm 1961 đến 1962, khi sự chia rẽ bên trong cộng đồng người da đen cùng đối sách cứng rắn và khôn khéo của chính quyền địa phương đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực từ phong trào. Điều tương tự cũng xảy ra cho phong trào tại Birmingham vào mùa hè năm 1963, và tại St. Augustine, Florida năm 1964.
Tuần hành đến Washington
King, đại diện cho SCLC, có mặt trong số các nhà lãnh đạo đến từ các tổ chức khác nhau giúp tổ chức cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do năm 1963.
Tại đây, họ đưa ra những thỉnh cầu như chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại trường công, ban hành các đạo luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt màu da trong tuyển dụng, bảo vệ người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo hành của cảnh sát cũng như ấn định mức lương tối thiểu, và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của một uỷ ban của Quốc hội.
Cuộc tuần hành là một thành công vang dội. Hơn 250.000 người thuộc các sắc tộc khác nhau đến tham dự, đám đông trải dài từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln đến National Mall và bao kín bờ hồ sóng sánh nước. Cho đến khi ấy, đây là cuộc tụ tập lớn nhất trong suốt lịch sử của thành phố Washington, D.C.
Tại đây, King đã dẫn dắt đám đông lên đến các cung bậc cao của cảm xúc khi ông đọc bài diễn văn Tôi có một giấc mơ (I Have a Dream). Cùng với bài Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln, Tôi có một giấc mơ được xem là một trong những diễn từ được yêu thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông nói,
Bài diễn văn đã đi vào lịch sử và làm tên tuổi của King được biết đến trên toàn thế giới.
Suốt những năm tháng đấu tranh, King thường xuyên viết và đi khắp nơi để diễn thuyết, dựa trên kinh nghiệm lâu dài của một nhà thuyết giáo. Thư viết từ Nhà tù Birmingham năm 1963 là bản tuyên ngôn cảm động về sứ mạng của ông đấu tranh cho sự công chính. Ngày 14 tháng 10 năm 1964, King trở thành nhân vật trẻ tuổi nhất được trao Giải Nobel Hoà bình. Ông được chọn vì những thành quả trong nỗ lực lãnh đạo phong trào phản kháng với mục tiêu đấu tranh nhằm chấm dứt các định kiến về chủng tộc tại Hoa Kỳ.
King và SCLC, với sự hợp tác của SNCC, tổ chức một cuộc diễu hành từ Selma đến thủ phủ Montgomery vào ngày 25 tháng 3 năm 1965. Một nỗ lực trước đó vào ngày 7 tháng 3 đã thất bại khi bùng nổ bạo động giữa đám đông và cảnh sát với những người biểu tình. Ngày ấy được gọi là ngày Chủ nhật đẫm máu. Chủ nhật đẫm máu là ngả rẽ quan trọng trong nỗ lực giành sự ủng hộ của công chúng cho Phong trào Dân quyền. Sau lần hội kiến với Tổng thống Lyndon B. Johnson, King muốn dời cuộc diễu hành đến ngày 8 tháng 3, nhưng nó vẫn được tiến hành mà không có ông. Những đoạn phim ghi lại hình ảnh cảnh sát đánh đập tàn bạo người biểu tình đã được phát sóng toàn quốc, giúp dấy lên sự phẫn nộ của công chúng.
Cuối cùng, cuộc diễu hành được ấn định vào ngày 25 tháng 3 với sự đồng ý và ủng hộ của Tổng thống Johnson, từ cuộc diễu hành này mà Willie Ricks đã ghi dấu thuật ngữ "Sức mạnh Da đen" (Black Power) trong lòng công chúng.
Những thách thức khác
Từ năm 1965, King bắt đầu bày tỏ sự nghi ngờ của mình về vai trò của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 4 tháng 4 năm 1967 – một năm trước khi mất – King phê phán mạnh mẽ vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến. Ông cho rằng cuộc chiến đã làm suy yếu phong trào đấu tranh cho dân quyền và phá hoại các chương trình xã hội trong nước.
King cũng nói về sự cần thiết phải có thay đổi tận gốc rễ đời sống kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ. Càng đến gần những ngày cuối của đời mình, ông càng bày tỏ nhiều hơn quan điểm chống chiến tranh và mong ước được nhìn thấy các nguồn tài nguyên được tái phân phối sao cho giảm thiểu sự bất công trong các lĩnh vực kinh tế và chủng tộc.
Năm 1968, King và SCLC tổ chức "Chiến dịch cho Dân nghèo" với mục tiêu trình bày các vấn đề về công bằng trong kinh tế. Chiến dịch được đẩy lên cao điểm trong một cuộc diễu hành tại Washington, D.C., đòi hỏi trợ giúp về kinh tế cho các cộng đồng nghèo nhất tại Hoa Kỳ.
Ngày 3 tháng 4 năm 1968 khi nói chuyện với một đám đông đang phấn chấn, lời của King như một lời tiên tri:
Nhiều người tin rằng, đêm hôm đó, King đã đọc điếu văn cho chính mình.
Ám sát
King bị ám sát vào chiều tối hôm sau, ngày 4 tháng 4 năm 1968, vào lúc 6 giờ 01 phút, khi ông đang đứng trên ban công của khách sạn Lorraine tại Memphis, Tennessee, sắp sửa rời khách sạn để dẫn đầu một cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da đen tại Memphis. Vài người bạn đang ở bên trong, nghe tiếng súng vội chạy ra ban công để thấy King đã bị bắn vào hàm. Jesse Jackson, có mặt vào lúc ấy, thuật lại rằng, King nói lời sau cùng với Ben Branch, một nhạc sĩ được sắp xếp trình diễn trong đêm ấy: "Này Ben, hãy hứa với tôi là đêm nay anh sẽ chơi bài Take My Hand, Precious Lord, và phải chơi thật hay đấy nhé."
Sau cuộc giải phẫu, Bệnh viện St. Joseph tuyên bố King từ trần lúc 7giờ 5 phút tối cùng ngày. Ngay sau khi King bị ám sát đã bùng nổ những cuộc bạo động lan rộng trên hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ.
Ngày 7 tháng 4, Tổng thống Johnson công bố một ngày quốc tang để bày tỏ sự tiếc thương cho cái chết của nhà lãnh đạo phong trào dân quyền. Ba trăm ngàn người đã tìm đến để tham dự tang lễ của ông.
Theo yêu cầu của bà King, bài thuyết giáo cuối cùng của King tại Nhà thờ Baptist Ebenezer vào ngày 4 tháng 1 năm 1968 được phát lại trong lễ tang. Trong đó, King yêu cầu đừng nhắc đến các giải thưởng mà ông được trao, nhưng hãy nói với mọi người rằng ông đã nỗ lực "cho người đói ăn", "mặc áo cho người trần truồng", "hành xử đúng đắn trong vấn đề chiến tranh Việt Nam", cũng như "yêu thương và phục vụ nhân loại". Bạn thân của King, Mahalia Jackson thể hiện ca khúc ông yêu thích "Take My Hand, Precious Lord".
Theo người viết tiểu sử King, Taylor Branch, cuộc giải phẫu tử thi cho thấy dù chỉ mới ba mươi chín tuổi, quả tim của King đã già cỗi như của người sáu mươi, một chứng cứ về mười ba năm căng thẳng trong cuộc đời của người đã cung hiến mình cho cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các sắc dân thiểu số ở nước Mỹ.
Hai tháng sau, James Earl Ray bị bắt tại Phi trường Heathrow Luân Đôn khi đang tìm cách ra khỏi nước Anh với hộ chiếu giả. Ray bị giải giao về Tennessee, và bị kết án ám sát King. Ngày 10 tháng 3 năm 1969, Ray nhận tội, nhưng ba ngày sau lại phản cung.
Theo lời khuyên của luật sư, Ray nhận tội nhằm tránh án tử hình, và lãnh án 99 năm tù. Ngày 10 tháng 6 năm 1977, một thời gian ngắn sau khi làm chứng trước Ủy ban Hạ viện về các vụ ám sát, Ray cho biết mình không bắn King, Ray và 6 tù nhân khác trốn khỏi Nhà tù Tiểu bang Núi Brushy, Tennessee. Song, ngày 13 tháng 6, họ bị bắt và bị đem trở lại nhà tù.
Di sản
Sau khi chết, danh tiếng của King càng tăng cao, trở nên một trong những tên tuổi được kính trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, và nhiều người bắt đầu ví sánh ông với Abraham Lincoln; theo nhận xét của họ, cả hai đều là những nhà lãnh đạo có công thúc đẩy sự tiến bộ về nhân quyền nhằm chống lại tình trạng nghèo khổ tại một quốc gia đang bị phân hoá vì chính vấn nạn này – và vì vậy, cả hai đều bị ám sát.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Gerald Priestland của đài BBC vào tháng 11 năm 1968, King nói, "Tất cả những gì tôi làm cho phong trào dân quyền tôi xem đó là một phần của mục vụ, bởi vì tôi nghĩ rằng Phúc âm luôn quan tâm đến con người cách toàn diện, không chỉ linh hồn, nhưng cả thể xác và điều kiện sinh sống..." Elizabeth Hardwick nhận xét, "Hiếm có trường hợp nào khi lòng mộ đạo và chính trị kết hợp với nhau cách tự nhiên và đầy cảm động như trường hợp của King. Hoạt động chính trị của ông thật ra là một sứ mệnh truyền giáo."
Sau cái chết của King, Coretta Scott King tiếp bước chồng để trở thành nhà hoạt động đấu tranh cho dân quyền và công bằng xã hội. Trong năm Martin Luther King bị ám sát, Bà King thiết lập Trung tâm King nhằm mục đích bảo tồn các di sản của ông và cổ xuý tinh thần bất bạo động trong đấu tranh cũng như lòng khoan dung trên toàn thế giới.
Năm 1980, ngôi nhà thời thơ ấu của King ở Atlanta cùng các tòa nhà lân cận được công bố là Di tích Lịch sử Quốc gia Martin Luther King, Jr. Ngày 2 tháng 11 năm 1983, tại Vườn Hồng Nhà Trắng, tổng thống Ronald Reagan ký sắc lệnh thiết lập ngày lễ liên bang tôn vinh King. Ngày lễ Martin Luther King được cử hành lần đầu tiên ngày 20 tháng 1 năm 1986, vào ngày thứ Hai thứ ba của tháng 1 mỗi năm; như vậy ngày lễ sẽ là những ngày kế cận với ngày sinh của King (15 tháng 2). Ngày 17 tháng 1 năm 2000, lần đầu tiên Ngày lễ Martin Luther King được tổ chức trên toàn thể 50 tiểu bang của nước Mỹ.
Năm 1998, Hội Ái hữu Alpha Phi Alpha được sự ủy thác của Quốc hội Hoa Kỳ thành lập tổ chức gây quỹ thiết kế Đài Tưởng niệm Quốc gia Martin Luther King. King là thành viên danh tiếng của Hội Ái hữu Alpha Phi Alpha (ΑΦΑ), đây là hội ái hữu liên đại học đầu tiên của người Mỹ gốc Phi được đặt tên theo bảng chữ cái Hi văn. King sẽ là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được lập đài tưởng niệm trong khu vực thuộc công viên quốc gia National Mall, và là nhân vật thứ hai không phải là tổng thống Hoa Kỳ được vinh danh theo cách này.
King là một trong mười thánh tử đạo thế kỷ XX được tạc tượng trên Great West Door của Tu viện Westminster tại Luân Đôn.
Ngoài Giải Nobel Hòa bình năm 1964 và Giải Pacem in Terris năm 1965, King được Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Tự do Mỹ vì những đóng góp đặc biệt "cho sự thăng tiến các nguyên tắc tự do của con người".
Đến năm 2006, có hơn 730 thành phố trên khắp nước Mỹ đặt tên ông cho những đường phố của họ. Năm 1986, Quận King, tiểu bang Washington được đặt tên để vinh danh ông. Trung tâm hành chính thủ phủ Harrisburg của tiểu bang Pennsylvania là tòa thị chính duy nhất của Hoa Kỳ mang tên ông.
Để tưởng nhớ King, một con đường ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên ông.
Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống.
Năm 1978, ông được trao Giải Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Theo một cuộc thăm dò của Gallup, King đứng thứ hai trong danh sách những nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ XX.
Một cuộc thăm dò thực hiện bởi tạp chí TIME cho thấy King được xếp ở vị trí thứ sáu trong danh sách Nhân vật Thế kỷ.
King được chọn vào số Những người Mỹ vĩ đại nhất của mọi thời đại (đứng thứ ba), thực hiện bởi Kênh truyền hình Discovery và AOL.
Hôn nhân và Gia đình
King gặp Coretta Scott tại Boston, mối quan hệ của hai người bắt đầu khi King nói với Coretta trên điện thoại, "Trước vẻ đẹp quyến rũ của cô, tôi chẳng khác gì Napoleon trong trận Waterloo." Ngày 18 tháng 6 năm 1952, King kết hôn với Coretta Scott. Hôn lễ được cha ông cử hành tại nhà của cha mẹ cô dâu.
Hai người có bốn con:
Yolanda Denise King (1955 – 2007): Diễn viên, và là nhà hoạt động dân quyền, cô qua đời năm 2007 có lẽ do bệnh tim.
Martin Luther King III (1957 -): Người ủng hộ nhân quyền và là nhà hoạt động cộng đồng.
Dexter Scott (1961 -): Diễn viên và là nhà sản xuất phim tài liệu.
Bernice Albertine: (1963 -): Mục sư Baptist, cùng Martin King III cô hoạt động tích cực nhằm cải tổ Hội nghị Lãnh đạo miền Nam.
Xem thêm
Tôi Có một Giấc mơ
Phong trào Dân quyền Mỹ
Coretta Scott King
Người Mỹ gốc Phi
Tác phẩm
Stride toward freedom; the Montgomery story (1958)
The Measure of a Man (1959)
Strength to Love (1963)
Why We Can't Wait (1964)
Where do we go from here: Chaos or community? (1967)
The Trumpet of Conscience (1968)
A Testament of Hope: The Essential Writings and Speeches of Martin Luther King, Jr. (1986)
The Autobiography of Martin Luther King, Jr. by Martin Luther King Jr. and Clayborne Carson (1998)
Chú thích
Tham khảo
Abernathy, Ralph. And the Walls Came Tumbling Down: An Autobiography. New York: Harper & Row, 1989. ISBN 0-06-016192-2
Beito, David and Beito, Linda Royster. T.R.M. Howard: Pragmatism over Strict Integrationist Ideology in the Mississippi Delta, 1942–1954 in Glenn Feldman, ed., Before Brown: Civil Rights and White Backlash in the Modern South. Tuscaloosa: University of Alabama Press, 2004, 68–95. ISBN 0-8173-5134-5.
Branch, Taylor. At Canaan's Edge: America In the King Years, 1965–1968. New York: Simon & Schuster, 2006. ISBN 0-684-85712-X
Carl Edwin Lindgren (Spring, 1992). Tour Resurrects Shantytown Art. Southern Exposure, Vol. XX, No. 1, 7. Information relating to Resurrection City and Dr. King.
Parting the Waters: America in the King Years, 1954–1963. New York: Simon & Schuster, 1988. ISBN 0-671-46097-8
Pillar of Fire: America in the King Years, 1963–1965.: Simon & Schuster, 1998. ISBN 0-684-80819-6
Chernus, Ira. American Nonviolence: The History of an Idea, chapter 11. ISBN 1-57075-547-7
Garrow, David J. The FBI and Martin Luther King, Jr. New York: Penguin Books, 1981. ISBN 0-14-006486-9
Jackson, Thomas F., From Civil Rights to Human Rights: Martin Luther King, Jr., and the Struggle for Economic Justice. Philadelphia: University of Pennsylvania Press, 2006. ISBN 978-0-8122-3969-0.
Kirk, John A., Martin Luther King, Jr. Luân Đôn: Pearson Longman, 2005. ISBN 0-582-41431-8
Ayton, Mel, A Racial Crime: James Earl Ray And The Murder Of Martin Luther King Jr. Archebooks Publishing, 2005. ISBN 1-59507-075-3
Liên kết ngoài
Tiếng Việt
Tôi có một giấc mơ, Mai Lung Sơn dịch
Tiếng Anh
I Have a Dream , text and audio, pdf format
This black history resource offers a biography of MLK and links to other related articles.
The Martin Luther King, Jr. Papers Project
The King Center
National Civil Rights Museum
MLK Online Martin Luther King Jr. Speeches, Pictures, Quotes, Biography, Videos, Information on MLK Day and more!
Martin Luther King Jr.'s, A New Sense of Direction (1968) article published in WorldView magazine.
Martin Luther King Jr.'s FBI file
Department of Justice investigation on King assassination
Martin Luther King in New York
Martin Luther King Jr. Photographs Photos by Benedict J. Fernandez
The Seattle Times: Martin Luther King Jr.
Winner of the 1964 Nobel Prize in Peace
About.com's Lesser Known Wise and Prophetic Words of Rev. Martin Luther King, Jr.
Speeches of Martin Luther King
Pamphlet on King and Socialism from the Socialist Party USA (PDF)
"The MLK you don't see on TV" from FAIR
The Martin Luther King Center (German)
1956 Comic Book: "Martin Luther King and the Montgomery Story"
Kirk, John A. New Georgia Encyclopedia Short Biography
Declassified document, FBI's letter urging him to commit suicide.
Dyson, Michael Eric. No Small Dreams: The Radical Evolution of MLK's Last Years. LiP Magazine, January 2003
Wise, Tim. Misreading the Dream: The Truth About Martin Luther King Jr. and Affirmative Action. LiP Magazine, January 2003
Summary of plagiarism controversy
Shelby County Register of Deeds documents on the Assassination Investigation
Martin Luther King Philosophy on Nonviolent Resistance
Video và audio
Martin Luther King Videos full streaming video speeches on www.MLKOnline.net of "I Have a Dream" and "I've been to the mountaintop"
Martin Luther King Audio audio recordings of Martin Luther King speeches on www.MLKOnline.net including full "I Have a Dream" speech
"I Have a Dream" by Common popular new hiphop song sampling Dr. King
Internet Archive: The New Negro, King interviewed by J. Waites Waring.
RealAudio recording of the "I Have a Dream" speech at the History Channel's site
Bài cơ bản dài
Người đoạt giải Nobel Hòa bình
Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ
Tín hữu Baptist
Người Mỹ gốc Phi
Nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ
Người bị ám sát
Bất bạo động
Người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel
Người đoạt giải Grammy
Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống
Nhà nhân đạo Mỹ
Người Mỹ gốc Ireland
Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20
Nhà văn Mỹ gốc Phi
Người ủng hộ bất bạo động |
8675 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Georgy%20Konstantinovich%20Zhukov | Georgy Konstantinovich Zhukov | Georgy Konstantinovich Zhukov (; , phát âm tiếng Việt là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là một sĩ quan cấp tướng và là Nguyên soái Liên Xô. Ông cũng từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Đảng Cộng sản (sau này là Bộ Chính trị). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Zhukov đã lãnh đạo một số chiến dịch quan trọng của Hồng quân.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền trung nước Nga, Zhukov gia nhập Quân đội Đế quốc Nga và tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông phục vụ cho Hồng quân trong cuộc Nội chiến Nga. Dần dần thăng tiến qua các cấp bậc, đến năm 1939, Zhukov được trao quyền chỉ huy một tập đoàn quân và đã giành chiến thắng trong trận chiến quyết định trước quân Nhật tại Khalkhin Gol, trận đánh đem lại cho ông danh hiệu Anh hùng Liên Xô đầu tiên trong tổng số bốn danh hiệu Anh hùng Liên Xô mà ông nhận được. Tháng 2 năm 1941, Zhukov được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân thay cho Nguyên soái Boris. M. Shaposhnikov.
Sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Zhukov mất chức Tổng Tham mưu trưởng. Sau đó, ông tổ chức phòng thủ tại Leningrad, Moskva và Stalingrad. Ông đã tham gia lên kế hoạch cho một số cuộc tấn công lớn, bao gồm Trận Kursk và Chiến dịch Bagration. Năm 1945, Zhukov chỉ huy Phương diện quân Belorussia 1; tham gia vào Chiến dịch Wisla–Oder và Trận Berlin, dẫn đến sự thất bại của Đức Quốc xã và kết thúc chiến tranh ở Châu Âu. Để ghi nhận công lao của Zhukov trong cuộc chiến, ông được chọn là người tiếp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc xã và chủ trì Lễ duyệt binh Chiến thắng ở Moskva năm 1945.
Sau chiến tranh, sự thành công và nổi tiếng của Zhukov khiến Joseph Stalin coi ông là một mối đe dọa tiềm tàng. Stalin tước bỏ các chức vụ của ông và giáng chức ông xuống các vị trí ít có ý nghĩa chiến lược. Sau cái chết của Stalin vào năm 1953, Zhukov đã ủng hộ việc Nikita Khrushchev giành được quyền lãnh đạo Liên Xô. Năm 1955, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch. Năm 1957, Zhukov lại bị mất ưu ái và buộc phải nghỉ hưu. Ông không bao giờ trở lại chính trường và qua đời vào năm 1974.
Tiểu sử
Thời thơ ấu và thanh niên
Georgy Zhukov sinh ngày 1 tháng 12 năm 1896 (hay 19 tháng 11 trong lịch Julius), con ông Konstantin Zhukov và bà Ustina Zhukova, trong một gia đình nghèo tại làng Strenkovka, tỉnh Kaluga; làng này nằm ở phía Nam Moskva khoảng 160 km. Thuở nhỏ, phải sống rất cực khổ trong ngôi nhà chật chội vừa làm nhà ở, vừa làm nhà bếp nhưng ông rất ham học. Ông thường trích dẫn một câu ngạn ngữ Nga làm phương châm sống cho mình.
Năm 7 tuổi, ông được cha cho đi học tại trường dòng. Điểm các môn thi của ông rất cao và ba năm liền được nhận phần thưởng của nhà thờ. Năm lên 9 tuổi, trong một lần theo cha lên Moskva phụ giúp việc đóng giày, ông được chứng kiến tận mắt các cuộc biểu tình của công nhân tại thành phố này để ủng hộ cuộc Cách mạng 1905 tại thủ đô St.Peterburg. Năm 11 tuổi, do việc làm ăn khó khăn, gia đình không còn điều kiện cho ông đi học. Ông được gửi lên Moskva làm thợ học việc trong một cửa hàng đồ da. Trong thời gian làm thợ học việc, ông vẫn theo học hai năm sơ học vào ban đêm.
Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Anh họ của ông là Alexandr (cũng là con trai người chủ xưởng thuê anh) đã nhập ngũ và trở về nhà sau hai tháng vì bị thương nặng. Một người đồng nghiệp của Zhukov là bác thợ già Fyodor Ivanovich Coliosov khuyên ông không nên nhập ngũ vì cuộc chiến tranh này chẳng giúp gì cho việc cha của Zhukov bị xua đuổi khỏi Moskva và mẹ ông sẽ phải "gồng mình" cứu đói cho gia đình. Tuy nhiên, Zhukov có suy nghĩ khác. Ông cảm thấy nước Nga đang trong cơn nguy khốn và trả lời rằng:
Có điều, trong hồi ký, Zhukov cũng ghi nhận về những bất công và đau khổ của cuộc chiến, về "những người tàn tật từ mặt trận trở về, trong khi đó vẫn thấy bọn con nhà giàu sống phong lưu, nhàn nhã như xưa." Zhukov cũng kể lại tâm trạng bất mãn của binh sĩ cũng như thái độ vô cảm, hách dịch của tầng lớp sĩ quan cao cấp. Trong khi đó, Zhukov đánh giá cao những hạ sĩ quan và những người chỉ huy cấp thấp, theo ông chỉ có những viên chỉ huy này hiểu, yêu thương binh sĩ, và được binh sĩ ủng hộ, tin tưởng.
Ngày 7 tháng 8 năm 1915, Zhukov nhập ngũ. Ông được điều vào lực lượng kỵ binh, một điều mà ông cảm thấy rất vui vì lâu nay Zhukov luôn đam mê binh chủng "đầy lãng mạn" này. Sau khóa tập huấn tại Trường hạ sĩ quan kỵ binh trong Trung đoàn Kỵ binh Dự bị số 106, cuối tháng 8 năm 1916 Zhukov được điều đến phục vụ tại Trung đoàn long kỵ binh 10 mang tên "Novgorod" (Новгородский 10-й драгунский полк) thuộc Mặt trận Tây Nam nước Nga. Trong thời gian chiến đấu, ông được tặng Huân chương Chữ thập Thánh Georgy hạng 4 (Георгиевский крест, 4-й степени). Tháng 10 năm 1916, ông bị thương trong một trận đánh và được tặng Huân chương Chữ thập Thánh Georgy lần thứ 2 (Георгиевский крест, 3-й степени) vì đã bắt sống được một sĩ quan Đức. Tháng 2 năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Hai nổ ra, Hoàng đế Nikolai II thoái vị, Aleksandr Kerensky thành lập Chính phủ lâm thời. Ngày 27 tháng 2 năm 1917, Zhukov và các sĩ quan phản đối lệnh đàn áp của viên Đại úy chỉ huy người Đức Von der Goltz đối với đoàn biểu tình của người lao động Moskva. Những người lính trong Trung đoàn long kỵ binh 10 đã bầu Zhukov vào Ban Đại biểu Xô viết của Trung đoàn. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Cách mạng Tháng Mười nổ ra. Chính quyền Bolshevik của Lenin tuyên bố rút khỏi cuộc chiến tranh. Do từ chối đi theo chính quyền của Semyon Petlyura ở Ukraina, tháng 11 năm 1917, Đại đội long kỵ binh của Zhukov bị giải thể. Ngày 30 tháng 11 năm 1917, Zhukov trở về quê hương, đem theo giấy chứng nhận giải ngũ và bệnh sốt phát ban (typhus) bị mắc từ mặt trận.
Trưởng thành trong Hồng quân
Tháng 8 năm 1918, Hồng quân Công nông được thành lập. Tháng 1 năm 1919, Zhukov gia nhập Hồng quân và được bố trí vào Trung đoàn 4 thuộc Sư đoàn kỵ binh Moskva 1. Trong cuộc Nội chiến Nga giữa Hồng quân và các lực lượng Bạch vệ của Denikin, Kolchak, Yudenit và Wrangel, Zhukov đã chiến đấu ở các mặt trận phía Đông, phía Tây và phía Nam, tham gia các chiến dịch Ural và Tsaritsyn (Царицын, nay là Volgograd). Tháng 5 và tháng 6 năm 1919, Sư đoàn kỵ binh Moskva 1 đã đến Ural, chiến đấu chống lại lực lượng chống đối Colchak tại khu vực nhà ga Sipovo. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1919, ông đã cùng Sư đoàn chuyển quân từ Ural đến tham gia các trận đánh tại các thành phố Vladimirovka và Nikolaevsk ở miền Nam nước Nga. Sau trận đánh này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik).
Tháng 10 năm 1919, ông tham gia các trận đánh tại Tsaritsyn. Sau đó trong trận đánh chiếm các thị trấn Zaplavnev (Заплавнев) và Srednei Akhtuba (Средней Ахтубa) thuộc vùng Privolzhe, ông đã bị thương do mảnh đạn pháo. Sau khi tốt nghiệp khóa học đào tạo sĩ quan chỉ huy trung cấp tại Trường Kỵ binh Ryazan, tháng 8 năm 1920, ông đã tham gia vào trận chiến với quân Kulac tại Ekaterinodar. Từ tháng 12 năm 1920 đến tháng 8 năm 1921, ông tham gia vào việc trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng phỉ Antonov ở Tambov. Năm 1922, ông được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ vì:
Thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai
1923 đến 1939
Từ cuối tháng 5 năm 1923, Zhukov được giao chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 39 của Sư đoàn kỵ binh 7 mang tên "Samara" (7-й Самарской кавалерийской дивизии). Năm 1924, ông được cử đi đào tạo bậc sĩ quan cao cấp tại Trường kỵ binh cao cấp Ryazan. Ông đã lần lượt học tiếp lớp tu nghiệp sĩ quan chỉ huy kỵ binh Leningrad và các khóa học quân sự ở Học viện Quân sự Frunze (). Trong thời gian tu học này, Zhukov đã tiếp nhận quan điểm chiến thuật tấn công chớp nhoáng dựa trên tổ chức lực lượng cơ giới hóa của Quân đội Đức. Học thuyết này gây ấn tượng lớn đối với ông, và ông đã trở thành một trong những người ủng hộ việc cơ giới hóa Hồng quân.
Năm 1929, ông tốt nghiệp khóa học. Chỉ một năm sau, tháng 5 năm 1930, ông được giao chỉ huy Lữ đoàn 2 của Sư đoàn kỵ binh 7 "Samara" (Lữ đoàn này sau đó đã được Rokossovsky chỉ huy). Sau đó, ông được điều về công tác tại Bộ Tư lệnh Quân khu Bạch Nga. Năm 1932, ông được giao chức vụ Phó chánh Thanh tra kỵ binh, dưới quyền chỉ huy của Ieronim Petrovich Uborevich, Tổng Thanh tra Hồng quân Liên Xô. Tiếp đó, ông được giao chỉ huy Sư đoàn kỵ binh 4. Trong thời gian ông làm Sư đoàn trưởng, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Năm 1936, ông là một trong số các thành viên quan sát quân sự chủ chốt của Liên Xô được phái tới đó. Trở về nước, ông lần lượt được bổ nhiệm chỉ huy các Quân đoàn kỵ binh 3 và 6. Tháng 7 năm 1938, ông được phong cấp bậc Sư đoàn trưởng (tương đương Thiếu tướng), được giao chức vụ phó Tư lệnh Quân khu đặc biệt miền Tây. Zhukov được Nguyên soái S. M. Budiony đánh giá là một sĩ quan kỵ binh ưu tú. Ông chỉ huy đơn vị nghiêm minh, quản lý đúng phương pháp, các đơn vị được giao cho ông phụ trách bao giờ cũng là đơn vị tiên tiến, lập nhiều thành tích xuất sắc trong huấn luyện. Riêng Sư đoàn kỵ binh 4 trong thời gian ông chỉ huy đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ.
Trong thời gian của cuộc Đại thanh trừng 1937-1938 của Stalin nhắm vào Hồng quân, ông bị viên Chính ủy Sư đoàn kỵ binh số 4 S. P. Tikhomirop tố cáo về một loạt khiếm khuyết "vụn vặt" như hay nổi nóng với cấp dưới khi họ không hoàn thành nhiệm vụ, đã cùng ăn tối với I. P. Uborevich, một trong các tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân bị buộc tội là "kẻ thù của nhân dân" và đã bị xử tử. Tuy nhiên, Zhukov đã gửi điện cho Stalin và Voroshilov để nói rõ mọi chuyện, trong đó có mối quan hệ xã giao thông thường với I. P. Uborevich mà Tikhomirop đã cố tình buộc cho ông. Những kiến giải của Zhukov được chấp nhận và ông vẫn tiếp tục giữ vị trí của mình.
Trong Chiến dịch Khalkhin Gol
Tháng 5 năm 1939, quân đội Nhật Bản tiến hành khiêu khích vũ trang tại vùng Khalkhin Gol (Mông Cổ). Ngày 5 tháng 6 năm 1939, Zhukov được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn đặc biệt số 57, trên thực tế chỉ huy Cụm quân số 1 liên quân Liên Xô - Mông Cổ (tương đương cấp Tập đoàn quân), chỉ huy liên quân Xô-Mông trên chiến trường, với cấp bậc Quân đoàn trưởng (tương đương Trung tướng). Từ ngày 20 đến ngày 31 tháng 8 năm 1939, ông đã tổ chức chiến dịch bao vây, tiêu diệt cụm quân Nhật của tướng Komatsubara Michitarō tại Khalkhin Gol. Trong chiến dịch này, Zhukov đã sử dụng hiệu quả lực lượng xe tăng - cơ giới hoá, phối hợp với không quân và hoả lực yểm hộ của pháo binh để bao vây, chia cắt các đơn vị Nhật. Phương pháp tác chiến này về sau được gọi là phương pháp hiệp đồng binh chủng, ra đời trước phương pháp tương tự mà quân Đức áp dụng trong cuộc tấn công Ba Lan sau này. Trong trận đánh chia cắt và bao vây các tập đoàn quân được trang bị nặng của Nhật, Quân đội Liên Xô đã đuổi được quân Nhật ra khỏi khu vực Khalkhin Gol, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 61.000 quân Nhật.. Đây là lần đầu tiên Zhukov thể hiện tài năng về mặt chỉ huy và hiệp đồng tác chiến binh chủng.
Chiến thắng ở Khalkhin Gol không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến thuật và ngoại giao. Trong chiến dịch này, Zhukov đã thử nghiệm và sử dụng thành công nhiều chiến thuật mới mà sau này Hồng quân sẽ áp dụng để đánh bại phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc, tỉ như việc sử dụng cầu ngầm dưới nước, hay phiên chế các tân binh chung đơn vị với những binh sĩ kinh nghiệm để bổ túc kinh nghiệm chiến đấu cho nhau. Đồng thời, việc nghiên cứu hiệu quả tác chiến của các xe tăng BT trong chiến dịch này đã khiến Hồng quân thay thế các động cơ xăng bằng động cơ diesel trong xe tăng cũng như cung cấp nhiều kiến thức cần thiết cho việc phát triển các xe tăng T-34. Các binh sĩ thiện chiến từng tham gia trận Khalkhin Gol cũng được phiên chế sang các đơn vị tân binh nhằm bổ túc kinh nghiệm cho họ.
Tuy nhiên, chiến thắng Khalkhin Gol và chiến thuật của Zhukov không được biết đến nhiều bên ngoài Liên bang Xô viết. Kết quả là thảm bại của các nước Đồng minh phương Tây tại Trận chiến nước Pháp năm 1940 trước chiến thuật Chiến tranh chớp nhoáng của Đức. Chính vì thế, Zhukov cho rằng trận Khalkhin Gol là một bước chuẩn bị cần thiết cho Liên Xô trước cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Sau chiến dịch này, Zhukov được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết theo Quyết định số 435/MPR ngày 28 tháng 8 năm 1939. Tháng 6 năm 1940, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiev. Trong cuộc cải tổ hệ thống cấp hàm quân đội Liên Xô, với quân hàm cũ là Quân đoàn trưởng, ông được phong vượt cấp lên quân hàm Đại tướng (tháng 5 năm 1940) theo chế độ quân hàm mới (tương đương với cấp bậc Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 cũ, tức vượt 2 cấp).
Ngoài năng lực tổ chức tác chiến. Zhukov còn được đánh giá cao trong việc nâng cao khả năng chiến đấu hợp đồng quân chủng của quân đội. Ngày 9 tháng 6 năm 1940, ông được kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu Odessa theo các chỉ thị số 583/OU và 584/OU của Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng để triển khai các kế hoạch phòng thủ biên giới quốc gia (KOVO), trong đó có nhiệm vụ phòng thủ biên giới tại vùng Bessarabia. Ngày 28 tháng 6 năm 1940, Phương diện quân Nam với 460.000 quân do ông làm Tổng Tư lệnh, Trung tướng N. F. Vatutin làm Tham mưu trưởng đã vượt biên giới cũ tấn công và lấy lại vùng Bessarabia. Khi quân đội Romania tổ chức phản công, Zhukov đã điều động các Lữ đoàn đổ bộ đường không 201 và 204, phối hợp với lực lượng hải quân đánh bộ và hai lữ đoàn thiết giáp đẩy lui quân Romania. Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Xô viết Tối cao Liên Xô đã thông qua sắc lệnh thành lập nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Moldavia trên vùng đất Bắc Bukovina và ba huyện thuộc vùng Bessarabia với dân số 776.000 người trên diện tích 50.762 km vuông.
Ngay trước khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra
Mùa thu năm 1940, Zhukov bắt tay vào thực hiện các kế hoạch diễn tập phòng thủ biên giới Liên Xô, giờ đây đã được đẩy sang phía Tây tại các vùng tiếp giáp Ba Lan - Đông Phổ (phía Tây) và Hungary - Romania (phía Tây Nam), có tên gọi là "Huấn luyện quân sự và chính trị cho quân đội trong mùa hè năm 1940".. Trong cuộc diễn tập này, Zhukov được giao chỉ huy quân "Xanh" (quân đội xâm lược giả định) và Đại tướng xe tăng Dmitry Pavlov được giao chỉ huy quân "Đỏ" (Hồng quân Liên Xô). Những sự kiện có thể xảy ra tại biên giới phía Tây trong trường hợp Đức tấn công Liên Xô đã được lấy làm cơ sở cho tình huống chiến lược. Phương diện quân "Xanh" của Zhukov được giả định đóng trên tuyến sông Vistula có nhiệm vụ tấn công từ Ba Lan và Đông Phổ với binh lực dự kiến 60 sư đoàn. Phương diện quân "Đỏ" của Pavlov phải bảo vệ Bạch Nga và Litva với binh lực dự kiến 50 sư đoàn. Hai bên đều có trong tay những lực lượng không quân và xe tăng mạnh tương đương nhau. Tuy nhiên, trái với kế hoạch dự kiến là quân "Đỏ" phòng ngự, còn quân "Xanh" tấn công; Pavlov lại cho quân của mình tấn công trước từ ngày 1 tháng 8 năm 1940 với ý đồ đến ngày 3 tháng 9, sẽ đoạt được tuyến sông Vistula. Hành động này của Pavlov bộc lộ nhiều thiếu sót và đã được Zhukov khai thác triệt để trong cuộc tập trận. Bằng các đòn đột kích sâu của các lực lượng xe tăng mạnh vào hai bên sườn, Zhukov không những không để cho Pavlov thực hiện được ý định bao vây quân "Xanh" của ông ở bờ Đông sông Vistula mà còn hợp vây quân "Đỏ" tại bờ Tây sông Neman ngày 13 tháng 8, đưa quân "Xanh" đột kích vào sâu lãnh thổ Liên Xô từ 110 đến 120 km. Sau ba ngày diễn tập, quân "Đỏ" bị Zhukov đánh bại. Stalin đặc biệt khó chịu về thất bại của quân "Đỏ". Khi được Stalin hỏi về nguyên nhân thất bại của quân "Đỏ", Pavlov đánh trống lảng rằng: "Đó là việc vẫn thường xảy ra khi diễn tập". Pavlov không hề lường trước rằng, chỉ một năm sau, ông đã gặp thất bại cay đắng nhất và là thất bại cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp trong một trận chiến thực sự với các diễn biến tương tự trước Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) cũng sử dụng những phương pháp đột kích giống như Zhukov đã diễn tập trong mùa thu năm 1940 cũng tại khu vực Belarus. Tất cả những tình huống diễn ra trong cuộc diễn tập so với thực tế chiến trường 10 tháng sau đó giống nhau đến nỗi P. N. Bobylev đã phải làm một cuộc so sánh giữa "Diễn tập" và "Thảm họa".
Trong cuộc diễn tập thứ hai tại Quân khu đặc biệt Kiev, vai trò được thay đổi, Zhukov được giao chỉ huy quân "Đỏ". Nguyên soái Grigory Kulik cầm quân "Xanh". Ngay ngày đầu xuất quân, ông đã cho triển khai tấn công từ lãnh thổ của Ukraina và Bessarabia vào lãnh thổ của đối phương ở phía tây trên chính diện 90–180 km ở khu vực biên giới của Liên bang Xô viết với Slovakia (phía Bắc) và Romania (phía Nam). Lần này thì quân "Đỏ" thắng. Cuộc diễn tập thứ hai kết thúc với việc quân "Đỏ" đánh chiếm Budapest sau một trận đột phá đến hồ Balaton và vượt sông Danube. Bốn năm sau, bằng những cuộc hành binh tương tự, các Phương diện quân Ukraina 2 của Nguyên soái Rodion Malinovsky và 3 của nguyên soái Fyodor Tolbukhin đã đánh sập toàn bộ cánh Nam của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận Xô-Đức. Kết thúc cuộc tập trận hè-thu năm 1940, Zhukov được chỉ định vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô.
Có thể nói Zhukov đã hội đủ mọi tố chất để trở thành một vị tướng tài ba: Giỏi quan sát và phán đoán địch tình; dự kiến tình huống phát triển một cách chính xác; biết xử trí linh hoạt, ứng phó hữu hiệu với sự thay đổi của tình hình; điều chỉnh bố trí binh lực một cách hợp lý, luôn giáng cho địch những đòn đích đáng. Ông bao giờ cũng chọn đúng điểm đột phá khẩu, biết sử dụng binh đoàn xe tăng, chia cắt và đánh vu hồi, nhanh chóng đẩy đối thủ vào thế bị động. Zhukov còn là một nhà chiến thuật tài năng, hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố địa hình và khí hậu. Trước khi nổ ra chiến dịch, bao giờ ông cũng tiến hành thị sát và đo đạc địa hình, tính toán cân nhắc cẩn thận so sánh lực lượng giữa hai bên, dựa vào sức mạnh tổng hợp của các quân binh chủng, luôn chú ý việc yểm hộ có hiệu quả của không quân, pháo binh, sự đảm bảo các đơn vị công binh công trình, thông tin và hậu cần tiếp liệu. Ông không bao giờ chấp nhận một cuộc giao tranh mà không nắm chắc phần thắng.
Từ tháng 2 năm 1941, trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng Liên Xô, ông tham gia soạn thảo tài liệu "Kế hoạch chiến lược cho việc triển khai của Liên Xô trong trường hợp chiến tranh với Đức và các đồng minh của nó" Bản kế hoạch đã hoàn thành không muộn hơn ngày 15 tháng 5 năm 1941. Trong tài liệu này, có đoạn chỉ rõ:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, vào tối 14 tháng 5 năm 1941, Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng Semyon Timoshenko và Tổng Tham mưu trưởng Zhukov đã báo cáo với Stalin một tài liệu đề nghị triển khai tấn công trước của quân đội Liên Xô qua lãnh thổ miền Nam Ba Lan (với mục tiêu đánh chiếm tuyến phân giới Vistula) sau đó, có thể phát triển đến Katowice hoặc Berlin (trong trường hợp các cụm quân chủ lực của Đức rút lui đến Berlin), hoặc vùng bờ biển Baltic, khi các lực lượng chính của Đức không kịp rút và phải cố gắng giữ lãnh thổ Ba Lan và Đông Phổ. Cuộc tấn công trên cánh trái của Mặt trận phía Tây theo hướng dự kiến sẽ đến Siedlce, Deblin, đến các cụm quân tại Warsawa; đánh chiếm Warsawa và tấn công ở hướng Tây Nam của mặt trận để đánh bại đối phương tại Lublin..
Hiện nay, các nhà sử học hoàn toàn không có tài liệu gốc để xác định có hay không bản kế hoạch nói trên, và nếu có thì liệu nó có được Stalin thông qua hay không vì không có một bằng chứng nào về việc ký tài liệu này, mặc dù khoảng dành cho chữ ký trong đó đã được đánh dấu. Theo một bản ghi lại cuộc phỏng vấn Zhukov ngày 26 tháng 5 năm 1965, kế hoạch này đã không được Stalin chấp thuận. Tuy nhiên, Zhukov đã không xác định được vào thời điểm ngày 22 tháng 6 năm 1941, liệu kế hoạch có được thông qua và được đem ra thực hiện. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể xác định Liên Xô không có kế hoạch nào khác cho cuộc chiến với Đức có chữ ký của Stalin mà không được công bố.
Trong giai đoạn 1930-1940, với sự chấp thuận của lãnh đạo Liên Xô, các nhà nghệ sĩ, nhà văn đã có một số tác phẩm giả tưởng về một cuộc tấn công như vậy. Do đó, nó làm cho người ta dễ hiểu lầm rằng kế hoạch nói trên dường như đã được thông qua. Điều này còn được nhấn mạnh bởi những người cực đoan luôn tin rằng kế hoạch hành động của Hồng quân chỉ có thể là "tấn công". Từ đó, người ta cho rằng Zhukov đã có sẵn một kế hoạch tấn công vào "đêm trước" cuộc xâm lược Liên Xô của nước Đức Quốc xã với suy lý rằng nếu kế hoạch này không được thực hiện thì đó là do sự không chấp thuận của Stalin. Tuy nhiên điều cần lưu ý là mọi kế hoạch tác chiến đều phải căn cứ vào tình hình thực tế trên mặt trận vào thời điểm đó, chứ không thể tùy tiện đặt ra cho dù những hành động giáng trả của quân đội Liên Xô đối với quân Đức ngày 22 tháng 6 năm 1941 có vẻ như gián tiếp hoặc trực tiếp triển khai tấn công.. Bản thân Zhukov cũng không hề nhắc đến kế hoạch này trong hồi ký của mình, kể cả tại bản đầy đủ được công bố năm 1992. Theo nguyên soái Aleksandr Vasilevsky, trong khi kết quả cuộc tập trận tại Quân khu đặc biệt miền Tây không được phổ biến rộng rãi, thì kết quả cuộc tập trận tại Quân khu đặc biệt Kiev lại được khuếch trương quá mức bởi các cơ quan tuyên truyền và các văn nghệ sĩ, làm lan rộng ảo tưởng có thể giành thắng lợi dễ dàng trong chiến tranh bằng đòn tấn công sang lãnh thổ đối phương.
Có điều chắc chắn là Zhukov đã nhận định rằng Chiến tranh Xô-Đức là không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị thiết giáp độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6 năm 1941, khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã chứng minh hầu hết các luận điểm của ông về sử dụng tập trung xe tăng trong chiến tranh hiện đại là chính xác.
Trong Chiến tranh Xô-Đức
Năm 1941
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô. Trên cương vị Tổng Tham mưu trưởng, ông đã đề nghị Stalin ban hành Chỉ thị số 1 (lúc 0 giờ 25 phút ngày 22 tháng 6). Đến 7 giờ 15 phút ngày 22 tháng 6, ông đề nghị Bộ Tổng tư lệnh ra Chỉ thị số 2 ban hành lệnh tổng động viên trên toàn bộ phần lãnh thổ châu Âu của Liên Xô để chống lại cuộc tấn công xâm lược của nước Đức Quốc xã. 13 giờ cùng ngày, theo lệnh của Stalin, ông bay đến Phương diện quân Tây Nam để thị sát tình hình và chỉ đạo tại chỗ. Hồi 23 giờ 50 phút ngày 22 tháng 6. Stalin ra lệnh cho Phó Tổng tham mưu trưởng Nikolay Vatutin thảo Chỉ thị số 3 yêu cầu các phương diện quân chuẩn bị tổng phản công. Từ Tarnopol, Zhukov điện về Moskva nói rõ rằng ông không thể đồng ý vì chưa nắm được tình hình đối phương. Tuy nhiên, khi Vatutin nói rằng Stalin đã tự quyết định thì ông mới miễn cưỡng bảo Vatutin ghi chữ ký của ông bên cạnh chữ ký của Timoshenko. Do không nắm được tình hình quân Đức, không căn cứ vào thực tế chiến trường và không được chuẩn bị chu đáo, đặc biệt về không quân yểm hộ mặt đất và hậu cần tiếp liệu, các cuộc phản công của các Phương diện quân Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Nam đã thất bại. Là đại diện Bộ Tổng tư lệnh tối cao tại Phương diện quân Tây Nam, Zhukov đã cố gắng hết sức để chỉ đạo các hoạt động tác chiến và thu được một số kết quả, thiết lập được tuyến phòng thủ nhiều lớp để làm chậm đáng kể bước tiến của Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức) trong khi Phương diện quân Tây Bắc đã chịu những tổn thất lớn và Phương diện quân Tây đã bị tổn thất đặc biệt nghiêm trọng.
Kế hoạch rút khỏi Kiev và trận Yelnya
Zhukov nhìn thấu toàn bộ cục diện trận chiến, lại hiểu rõ tư tưởng quân sự của người Đức. Sau khi nghiên cứu sự bố trí lực lượng của quân Đức trên chiến trường, ông và các đồng sự kết luận rằng lực lượng thiết giáp Đức đã bị tiêu hao trong các đợt tấn công vừa qua, nên mục tiêu khả dĩ trước mắt là các vị trí tương đối yếu của Hồng quân. Ông cho rằng quân Đức sẽ không đánh ngay vào thủ đô Moskva, mà sẽ nhằm vào Phương diện quân Trung tâm để từ đó tập kích vào hông và cánh phải của Phương diện quân Tây Nam đang giữ Kiev. Sau đó, Zhukov đề xuất một kế hoạch táo bạo: điều quân trấn thủ phía Tây Moskva đến tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm, rút phương diện quân Tây Nam khỏi Kiev, lui về phía Tây sông Dnepr để tránh bị bao vây. Phương diện quân Tây sẽ tấn công vào chỗ lồi Yelnya để xóa sổ nguy cơ quân Đức dùng bàn đạp này để đánh vào Moskva.
Tuy nhiên, Stalin không chấp thuận rút khỏi Kiev. Đêm 29 tháng 7, trong một cuộc tranh luận nảy lửa, Stalin gọi chủ trương bỏ Kiev để giữ quân đội của Zhukov là hồ đồ. Với cá tính bộc trực, Zhukov coi thái độ của Stalin là sự phủ định đối với tri thức, kinh nghiệm của bao nhiêu người trong Bộ Tham mưu. Không chấp nhận cách phủ định đó, Zhukov đề nghị được thôi giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và xuống chỉ huy các đơn vị đang chiến đấu:
{{cquote|Nếu đồng chí nghĩ rằng với tư cách Tổng Tham mưu trưởng, tôi chỉ có khả năng phát biểu những điều hồ đồ thì tôi không còn gì để làm ở đây. Tôi đề nghị cho tôi được rút khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và được điều ra ngoài mặt trận. Ở đó tôi cảm thấy mình sẽ có ích hơn cho Tổ quốc !|||Georgy Konstantinovich Zhukov|<ref>Albert Axell. Nguyên soái Zhukov, người chiến thắng Hitler. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội. 2006, trang 286-287 (dịch từ nguyên bản tiếng Anh do Pearson Education Limited xuất bản tại Luân Đôn năm 2003. Dịch giả: Việt Linh</ref>|}}
Stalin đồng ý và phái ông đến làm Tư lệnh Phương diện quân Dự bị. Tuy nhiên Stalin nhấn mạnh là Zhukov vẫn là một thành viên trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Vào giai đoạn cuối Chiến dịch Smolensk 1941, từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 năm 1941, ông chỉ huy Phương diện quân Dự bị tổ chức thành công trận phản kích vào Yelnya, xóa bỏ một bàn đạp quan trọng của quân Đức trước cửa ngõ Moskva, biến Yelnya thành mồ chôn của 5 vạn quân Đức trong đó có cả sư đoàn "Đại Đức" của Đảng phát xít Đức.
Trong khi đang chỉ huy Phương diện quân Dự bị, Zhukov vẫn nghiên cứu tình hình quân Đức và chú ý đến các mặt trận khác. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, khi phát hiện Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) chuyển hướng tấn công xuống phía Nam vào Glukhov, Chernigov, Konotop, Lokhvitsa, ông đã gửi cho Stalin một bức điện dự báo quân Đức sẽ tập trung công kích sau lưng Phương diện quân Tây Nam, tiêu diệt Phương diện quân này để xóa bỏ nguy cơ Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị đánh thọc sườn, từ đó sẽ tấn công Donbass. Các mục tiêu này hoàn thành, thì đại bộ phận lực lượng thiết giáp sẽ lại tập trung vào hướng Moskva. Ông yêu cầu thành lập càng sớm càng tốt một cụm quân mạnh ở tuyến Glukhov, Chernigov, Konotop để ngăn chặn ý đồ bao vây Phương diện quân Tây Nam của quân Đức. Ba tuần sau, ngày 5 tháng 9, quân Đức đã thực hiện cuộc tấn công này. Mặc dù Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã tổ chức các Phương diện quân Trung tâm và Bryansk nhưng do không đủ lực lượng, phương tiện, do sự thụ động của các tướng F. I. Kuznetsov và A. I. Yeriomenko và do Stalin quyết định rút quân quá muộn; nên quân Đức với ưu thế binh lực vượt trội đã hợp vây và tiêu diệt Phương diện quân Tây Nam, chiếm Kiev.I. K. Bagramian. Chiến tranh đã bắt đầu như thế, trang 350-353, 397.
Leningrad
Ngày 14 tháng 9, Zhukov được giao chỉ huy Phương diện quân Leningrad giữa lúc Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức đã vây chặt và cố chiếm lấy thành phố. Trong tuần đầu tiên, ông đã cùng Bộ Tư lệnh Phương diện quân tổ chức lại tuyến phòng ngự, ngăn chặn và đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân đội Đức. Những sĩ quan chỉ huy kém cỏi cũng như những binh sĩ bỏ chạy khỏi trận tuyến đều bị xử tử. Zhukov ra lệnh bố trí những trận địa pháo mật độ cao che chắn những hướng chủ yếu và rải mìn dày đặc ở những khu vực có nguy cơ cao, đồng thời tăng cường hệ thống phòng không, đề phòng nguy cơ quân Đức nhảy dù. Ông còn hạ lệnh cho thủy quân của Hạm đội Baltic bỏ chiến hạm lên bờ tác chiến, yêu cầu binh sĩ phải tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tổ chức phản kích, liên tục quấy rối ở mọi nơi, ngăn cản quân Đức tập trung binh lực tấn công mạnh vào thành phố. Sau đó ông tập hợp một lực lượng gồm 5 vạn binh sĩ mở một đợt tấn công dữ đội vào mũi tấn công vươn xa nhất của quân Đức vào Leningard. Được sự yểm hộ tích cực của pháo mặt đất và hải pháo, đợt tấn công này đã tước mất hơn một nửa binh lực tấn công của quân Đức tại khu vực đó.
Đồng thời, Zhukov cũng nhận ra rằng, bị kích thích bởi trận thắng lớn tại Kiev, Hitler sẽ tranh thủ mở ngay một đợt tấn công nhằm vào Moskva để kết thúc sớm chiến tranh. Như thế, Tập đoàn quân thiết giáp ở khu vực Leningrad sẽ được chuyển đến chiến trường Moskva, và cụm Tập đoàn quân Bắc khi mất lực lượng thiết giáp sẽ phải ngừng các cuộc tấn công. Mọi chuyện xảy ra như phán đoán của ông, và Thống chế chỉ huy Cụm quân Bắc Wilhelm von Leeb bị mất chức khi ngưng tấn công trái ý với Hitler. Ngày 21 tháng 9, Hitler đành ra lệnh ngưng công kích Leningrad và chuyển sang bao vây phong tỏa thành phố. Trong một thời gian ngắn sau sự kiện, Zhukov đã kịp củng cố các tuyến phòng ngự bằng lực lượng của Phương diện quân và Hạm đội Baltic, biến Leningrad thành một pháo đài vững chắc. Trong khoảng thời gian sau đó, Zhukov vẫn tiếp tục giám sát tình hình mặt trận, bí mật bay ra bay vào thành phố và tham gia vào việc tổ chức sơ tán dân chúng, di tản các nhà máy công nghiệp, tái tổ chức lại lực lượng sau khi Tập đoàn quân Xung kích của tướng Vlaslov bị tiêu diệt, cũng như phối hợp một số đợt tấn công nhằm giải vây Leningrad.Richard Bidlack and Nikita Lomagin. The Leningrad Blockade, 1941-1944. A New Documentary History from the Soviet Archives. 2007, Yale University Press
Moskva
Sau khi mặt trận Leningrad tạm bình ổn, đủ sức chống trả cuộc vây hãm, ngày 8 tháng 10, Zhukov được điều về lại Phương diện quân Dự bị. Lúc này, Phương diện quân này và Phương diện quân Tây đang bị ba Tập đoàn quân xe tăng và 3 tập đoàn quân dã chiến Đức bao vây tại khu vực Rzhev - Vyazma, còn Tư lệnh Budyonny của Phương diện quân không có mặt ở Chỉ huy sở, các sĩ quan trong Bộ tư lệnh hoàn toàn không biết chuyện gì đang xảy ra. Zhukov cố gắng liên lạc với Budyonny và đích thân ra mặt trận để nắm tình hình chiến sự. Để thống nhất hoạt động, ông đã đề nghị với Stalin hợp nhất hai phương diện quân này và trở thành người tổ chức phòng thủ Moskva trên thực tế.
Sau một thời gian ngắn, Zhukov bắt liên lạc được với lực lượng của Phương diện quân Tây đang bị bao vây. Ông phân tích cho họ thấy chỗ mạnh yếu của quân Đức và hướng dẫn họ tổ chức chống trả. Dưới sự chỉ đạo của Zhukov, Hồng quân đã củng cố được trận địa và tiêu hao nặng sinh lực của quân địch, khiến sức tấn công của quân Đức càng lúc càng suy yếu.
Ngày 15 tháng 11, quân Đức lại mở một đợt tổng công kích Moskva. Trong khu vực Krasnaia Poliana (Красная поляна) và Kriukovo (Крюково) ở phía Tây Bắc, quân Đức chỉ còn cách Moskva 20 km. Dưới áp lực nặng nề, Zhukov vẫn bình tĩnh nhận ra một sai lầm quan trọng trong kế hoạch tấn công của quân Đức: người Đức chủ trương bao vây Moskva nên dốc toàn lực đánh mạnh ở hai cánh, nhưng 6 quân đoàn bố trí ở chính diện hầu như không làm gì cả. Vì vậy ông đề xuất một kế hoạch táo bạo: rút bớt một phần lớn lực lượng ở trung tâm để tăng cường cho hai cánh. Nhờ vậy mà Hồng quân đã không phải tung lực lượng dự bị vào trận mà "để dành" cho đợt phản công mở màn vào ngày 6 tháng 12 cùng năm.
Tuy nhiên, việc rút bớt quân ở khu vực chính diện đã khiến lực lượng trấn thủ nơi đây trở nên hết sức mỏng. Vì vậy Zhukov ra lệnh cho bộ đội tại khu vực này phải canh phòng hết sức cẩn mật, ngừa trường hợp quân Đức mở một đợt tấn công tại đây. Đúng như ông dự đoán, sau cùng quân Đức đã nhận thấy sai lầm của mình và bắt đầu tấn công vào khu vực chính diện. Tuy nhiên sự phòng thủ hết sức kỹ lưỡng của Hồng quân đã chặn đứng tất cả các đợt tấn công của quân Đức.
Mặc dù cả ba Phương diện quân của Liên Xô không chiếm ưu thế về binh lực so với Cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã: về người 1,1 triệu/1,7 triệu, về xe tăng 774/1.170 chiếc. G. K. Zhukov vẫn quyết tâm phản công. Ngày 1 tháng 12, ông đã chỉ đạo Phương diện quân Tây phối hợp với Phương diện quân Briansk và Phương diện quân Kalinin tiến hành chiến dịch phản công tại khu vực Moskva. Sau hai tháng phản công đã tiêu diệt 581.900 quân Đức, đánh bật quân Đức khỏi khu vực Moskva và các vùng phụ cận từ 100 đến 250 km. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức bị đánh bại trong một trận đánh chiến lược, có quy mô lớn với hàng triệu quân mỗi bên tham gia. Sau trận này, Kế hoạch Barbarossa của nước Đức Quốc xã hoàn toàn phá sản. Trận đánh này đã củng cố niềm tin của liên minh chống phát xít toàn thế giới chống lại Hitler và các đồng minh trong phe Trục.
Và Zhukov, với tư cách là người cứu Moskva, trở nên nổi tiếng vang dội. Trong buổi lễ mừng công ngày 25 tháng 5 năm 1945 sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã hết lời khen ngợi Zhukov. Ông đã phát biểu như sau:
Năm 1942
Trong năm này, với tư cách đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, G. K. Zhukov chỉ đạo quân đội Liên Xô thực hiện bốn hoạt động quân sự lớn, gồm có:
Đợt 2 chiến dịch phản công Moskva từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 1 năm 1942;
Chiến dịch phản công Rzhev-Vyazma (1942) từ ngày 8 tháng 1 đến ngày 28 tháng 2 năm 1942;
Chiến dịch Rzhev - Sychevka lần 1 từ 30 tháng 7 đến 1 tháng 10 năm 1942;
Chiến dịch Rzhev - Sychevka lần 2 từ 25 tháng 11 đến 20 tháng 12 năm 1942.
Kế hoạch Sao Hỏa
Đến tháng 2 năm 1942, ảnh hưởng từ cuộc phản công thắng lợi của quân đội Xô Viết gần Moskva bắt đầu suy giảm vì quân đội Đức đã chuyển một số binh đoàn từ Tây Âu sang và tăng sức đề kháng. Mặc dù thiếu quân tiếp viện và thiếu đạn dược nhưng G. K. Zhukov vẫn tiếp tục tấn công quân Đức đang hồi phục phần nào sau khi thất bại tại Moskva. Do kết quả hành động nóng vội của Phương diện quân Kalinin, mùa hè năm 1942 tập đoàn quân 33, quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và quân đoàn đổ bộ đường không 4 đã bị quân Đức bao vây tại Rzhev. Ông đặt ra nhiệm vụ phải giải vây cho các đơn vị quân dội Liên Xô đang bị bao vây tại "chỗ lồi" Rzhev - Viazma. Hai chiến dịch được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1942 đã giải vây được quân đoàn kỵ binh cận vệ 1, quân đoàn đổ bộ đường không 4 và một phần tập đoàn quân 33. Phần lớn tập đoàn quân 33 bị đánh tan với quân số bị tổn thất là 193.683 người, chiếm 24,93% tổng quân số của Phương diện quân Tây và bằng 56,1% số quân bị vây lúc ban đầu. Trái với nhận xét của một số tướng lĩnh Liên Xô cho rằng các cuộc tấn công trên hướng Rzhev - Sychevka là không cần thiết, tướng Đức Kurt von Tippelskirch đánh giá:
Chiến dịch "Sao Hỏa", được tiến hành đồng thời với giai đoạn đầu tiên của Chiến dịch Sao Thiên Vương nhưng không do G. K. Zhukov chuẩn bị và trực tiếp chỉ huy mặt trận. Vào thời điểm đó, ông đang thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng tư lệnh tối cao, đại diện Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh chỉ đạo mặt trận Stalingrad. Tuy nhiên, G. K. Zhukov vẫn phải chịu một phần trách nhiệm điều phối các hoạt động tấn công của Phương diện quân Tây do I. S. Konev chỉ huy và Phương diện quân Kalinin do M. A. Purkayev chỉ huy. Trong chiến dịch này, mục tiêu bao vây và tiêu diệt Cụm tác chiến tập đoàn quân 9 (Đức) đã không đạt được. Trong vòng 25 ngày, quân đội Liên Xô đã tổn thất 215.000 người chết, bị thương và bị bắt, 1. 315 xe tăng, xe bọc thép và pháo tự hành bị phá huỷ. Tỷ lệ thương vong trung bình ngày còn cao hơn tại mặt trận Stalingrad. Bằng việc cung cấp chi tiết về các mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô, đặc biệt là việc "làm giả" thông tin về chuẩn bị tấn công tại khu vực Rzhev để phân tán sự chú ý của đối phương vào hướng tấn công chính; M. A. Gareev đã phản bác lại ý kiến của David Glantz và một số nhà sử học phương Tây. Ông cho rằng: "Các chiến dịch "Sao Hỏa" và Sao Thiên Vương đều nằm trong một tầm nhìn chiến lược và mục tiêu chiến lược cốt lõi của Chiến dịch "Sao Hỏa" là nhằm chuyển hướng binh lực tăng viện của quân Đức cũng như giam chân các lực lượng cơ bản của quân Đức tại đây, không cho quân Đức điều động lực lượng bổ sung cho mặt trận Stalingrad để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của cuộc phản công của quân đội Liên Xô tại Stalingrad. Do đó,"không có lý do thuyết phục cho để đánh giá Chiến dịch "Sao Hỏa" thất bại hay là "thất bại lớn nhất của Nguyên soái Zhukov" như David Glantz và một số nhà sử gia phương Tây mô tả"..
Chính David Glantz cũng đã dẫn ra trong lời nói đầu cuốn sách "Thất bại lớn nhất của Nguyên soái Zhukov" (bản tiếng Nga. Moskva. 2006) nói về chiến dịch Sao Hỏa 1942, đoạn bình luận sau đây của A. V. Isaev:
Theo những tiết lộ của Trung tướng tình báo P. A. Sudoplatov, trong một "trò chơi điện đài" mang tên "Tu viện", cơ quan tình báo Liên Xô đã cố tình để lộ thông tin về chiến dịch Sao Hoả cho quân Đức biết để thu hút binh lực quân Đức về đây, đảm bảo cho sự thành công của Chiến dịch Sao Thiên Vương sắp diễn ra ở Stalingrad. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cũng như các tướng lĩnh dưới quyền của I. V. Stalin hoàn toàn không biết gì và họ đã trở thành nạn nhân của "trò chơi" này:
Chiến sự tại Stalingrad và Kế hoạch Sao Thiên Vương
Ngày 27 tháng 8 năm 1942, trong khi đang chỉ đạo chiến sự ở khu vực Pogoreloye Gorodishchye, G. K. Zhukov được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Tối cao và được triệu hồi về Moskva. Tại Đại bản doanh, I. V. Stalin thông báo vắn tắt tình hình tại khu vực Stalingrad và điều Zhukov tới Stalingrad để xử lý chiến sự. Ngày 29 tháng 8 Zhukov tới Stalingrad. Sau khi nghiên cứu tình hình, G. K. Zhukov và Tổng Tham mưu trưởng A. V. Vasilevsky quyết định tổ chức một đợt phản công mạnh vào cạnh sườn quân Đức, bắt đầu không muộn hơn ngày 6 tháng 9. I. V. Stalin đồng ý và yêu cầu cuộc phản công phải diễn ra vào ngày 2 tháng 9, nhưng G. K. Zhukov đã thuyết phục I. V. Stalin dời lại ngày 5 tháng 9 do dự trữ đạn dược chưa đầy đủ. Do nhiều nguyên nhân, đợt tấn công không diễn ra như mong đợi và các mũi tấn công của quân đội Liên Xô đều bị chặn đứng, mặc dù họ đã thành công trong việc buộc quân Đức phân tán lực lượng khỏi Stalingrad. Zhukov kết luận rằng quân đội Liên Xô tại Stalingrad chưa đủ mạnh để tổ chức phản công và trong cuộc họp tại Đại bản doanh ngày 12 tháng 9, ông trình bày với I. V. Stalin cần phải tăng cường lực lượng cho khu vực chung quanh Stalingrad và trong thời gian chờ đợi, nên tổ chức phòng ngự tích cực để tiêu hao dần lực lượng của quân Đức. Ý kiến này được A. M. Vasilevsky tán đồng và sau đó I. V. Stalin đã yêu cầu Zhukov cùng Vasilevsky nghiên cứu thêm về kế hoạch phản công mới tại Stalingrad.
Và thế là bắt đầu quá trình thai nghén kế hoạch phản công mang tên "Sao Thiên Vương" tại mặt trận Stalingrad do G. K. Zhukov và A. M. Vasilevsky cùng soạn thảo, được đánh giá là "với một nhiệm vụ chính xác, với một ý nghĩ táo bạo và với một phạm vi rộng lớn, đã làm cho mọi người phải chú ý". Suốt từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1942, Zhukov và Vasilevsky ngoài việc soạn thảo kế hoạch phản công có một không hai này còn trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến sự ở phía Nam, báo cáo tình hình từ mặt trận về STAVKA, và xem xét tình hình chuẩn bị binh lực phản công. Kế hoạch được I. V. Stalin phê chuẩn vào cuối tháng 9, vào ngày 3 tháng 11 tất cả các chỉ huy Phương diện quân được triệu tập để thông báo kế hoạch hành động. K. K. Rokossovsky đã đánh giá cao sự hướng dẫn của G. K. Zhukov trong các buổi thông báo này: "Đại tướng Zhukov đã thể hiện học vấn vô cùng uyên bác và sự am hiểu sâu rộng về tình hình mặt trận."Trận phản công Stalingrad cuối cùng cũng được phát động ngày 19 tháng 11 năm đó và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943. Trong chiến dịch, nguyên soái G. K. Zhukov chỉ huy phối hợp hành động của các Phương diện quân Đông Nam và Stalingrad, nguyên soái A. M. Vasilevsky chỉ huy phối hợp hành động các phương diện quân Tây Nam và Sông Đông. Thắng lợi to lớn của quân đội Liên Xô trên sông Volga đã trở thành bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trên chiến trường châu Âu. Trận Stalingrad đã trở thành một trong các trận đánh có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Không một nước Đồng minh nào trong cuộc chiến tranh này không tự hào về một chiến thắng vĩ đại như thế. Do có nhiều công lao đóng góp từ việc vạch kế hoạch chiến dịch đến trực tiếp chỉ huy quân đội, G. K. Zhukov được tặng thưởng Huân chương Suvorov hạng nhất cùng với A.M.Vasilevsky, N.N. Voronov, N.F.Vatutin, A.I.Yeryomenko và K.K.Rokossovsky. Riêng huân chương của Zhukov được đúc rõ chữ "hạng nhất".
Năm 1943
Giải vây Leningrad
Tiếng đại bác dưới chân thành Leningrad vẫn còn nổ, và Zhukov lại đến đó để tham gia chỉ huy mặt trận. Ông cùng với Voroshilov phối hợp hành động của các phương diện quân Leningrad, phương diện quân Volkhov và hạm đội Baltic trong chiến dịch Tia Lửa. Ngày 18 tháng 1 năm 1943, đúng vào ngày đầu tiên đột phá được sự bao vây của quân Đức, Chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao đã phong cho G. K. Zhukov quân hàm Nguyên soái Liên bang Xô Viết. Ông là Tư lệnh chiến trường đầu tiên được phong hàm Nguyên soái Liên Xô trong cuộc chiến tranh này.
Trận Vòng cung Kursk
Ngày 17 tháng 3, G. K. Zhukov chỉ đạo tác chiến tại phía Nam Kursk và gấp rút thành lập Phương diện quân Voronezh do tướng N. F. Vatutin chỉ huy để đối phó với cuộc phản công mùa xuân của Cụm tập đoàn quân "Sông Đông" (Đức) do thống chế Erich von Manstein chỉ huy vào khu vực Belgorod - Kharkov. Theo lệnh của G. K. Zhukov, phương diện quân Voronezh đã nhận được từ lực lượng dự bị các tập đoàn quân bộ binh 21, 64 và tập đoàn quân xe tăng 1. Dưới sự chỉ đạo của ông, phương diện quân Voronezh đã chặn đứng được cuộc phản công của quân Đức tại phía khu vực Bắc Kharkov mà sau này, trở thành mặt chính diện phía Nam của "Vòng cung Kursk". Ngày 8 tháng 4, dựa trên dữ liệu từ các cơ quan tình báo thu thập được, ông gửi điện báo cho I. V. Stalin:
Điều thú vị là tại thời điểm này, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức vẫn chưa xây dựng xong một kế hoạch cho "Chiến dịch Thành trì". Chỉ một tuần sau, ngày 15 tháng 4 năm 1943, Hitler mới ra chỉ thị về việc này nên điều đó được hiểu như một sự dự báo chính xác của G. K. Zhukov. Cũng trong báo cáo ngày 8 tháng 4, G. K. Zhukov viết tiếp:
Do những dự báo có căn cứ từ sự phân tích tình huống và vận dụng những kiến thức quân sự phong phú của ông, quân đội Liên Xô có thời gian ba tháng trước khi xảy ra trận trận Kursk để tổ chức phòng thủ chu đáo và còn có một đội dự bị mạnh (Phương diện quân Thảo Nguyên) có thể được sử dụng để phản công hoặc tăng thêm chiều sâu phòng ngự tùy theo tình huống. Thực tế đã chứng minh những dự báo đó là chính xác. Không giống như những năm 1941-1942, ngay trong tuần lễ đầu tiên (5 đến 12 tháng 7 năm 1943), quân đội Liên Xô đã chặn đứng "Kế hoạch Thành trì" của Hitler, đánh bại các binh đoàn xe tăng của các thống chế Günther von Kluge và Erich von Manstein hùng mạnh hơn nhiều so với các binh đoàn xe tăng Đức trong chiến dịch Barbarossa.
Trước khi giai đoạn phòng ngự của chiến dịch Kursk diễn ra, mặc dù ông không đồng ý tấn công trước như các tướng N. F. Vatutin và K.K.Rokossovsky đã yêu cầu trong khi nóng lòng chờ đợi nhưng ông vẫn đồng ý với đề xuất của họ về tiệc tiến hành đòn "phản chuẩn bị" bằng pháo binh, tên lửa Katyusha và máy bay ném bom vào đội hình xe tăng Đức đang chuẩn bị tấn công tại tuyến xuất phát. Chính các đòn "phản chuẩn bị" này đã làm suy yếu đáng kể sức tấn công của quân đội Đức tại mặt trận Kursk và là một trong những nguyên nhân làm cho quân Đức chỉ tiến được không quá 12 km ở mặt Bắc và 35 km ở mặt Nam "vòng cung Kursk".A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời, trang 273-274.
Chiến dịch tả ngạn sông Dniepr
Ngày 28 tháng 8 năm 1943, G. K. Zhukov được gọi về Moskva. Ngày hôm sau, ông đã báo cáo ngay với I. V. Stalin về một kế hoạch mới. Nhân lúc các đơn vị quân đội Đức vừa bị thiệt hại nặng sau trận Kursk, cần mở ngày một cuộc tổng tấn công trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô-Đức từ Kharkov đến biển Azov để đánh bại toàn bộ Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) tại đây. Tuy nhiên, đề nghị này không được I. V. Stalin chấp thuận. Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1943, ông điều phối hành động của hai phương diện quân Voronezh và Thảo nguyên tiến hành một hoạt động tấn công hạn chế hơn, truy kích cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đến sông Dniepr và chiếm được một số đầu cầu có lợi cho việc vượt sông Dniepr.
Từ ngày 12 tháng 10 đến ngày 23 tháng 12 năm 1943 Phương diện quân Voronezh (ngày 20 tháng 10 đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 1) đã mở cuộc tấn công Kiev. Vào giai đoạn đầu, Phương diện quân Ukraina 1 do N. P. Vatutin chỉ huy cố gắng hướng các đòn tấn công chính vào khu vực đầu cầu Bukrin phía nam của Kiev, nơi thuận lợi để tập trung lực lượng. Tuy nhiên, quân đội Đức với binh lực yếu hơn đã kéo quân từ những hướng thứ yếu đến đây và chặn được cuộc vượt sông của quân đội Liên Xô. Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11, G. K. Zhukov ra lệnh dừng cuộc công kích tại Bukrin và bí mật điều tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 của tướng P. S. Rybalko, tập đoàn quân cận vệ 7 của tướng M. X. Sumilov ra khỏi Bukrin và chuyển đến căn cứ đầu cầu Lyutezh ở phía bắc Kiev. Bị một đòn bất ngờ từ hướng đầu cầu Lyutezh, quân Đức buộc phải bỏ Kiev để tránh nguy cơ bị hợp vây.
Ngày 23 tháng 12, quân Đức đã tổ chức một cuộc phản công mạnh nhằm chiếm lại Kiev nhưng không thể vượt qua tuyến mặt trận của Phương diện quân Ukraina 1. Từ ngày 29 tháng 12, Phương diện quân Ukraina 1 bắt đầu tấn công trên hướng Zhytomyr - Berdichevsk.
Năm 1944
Chiến dịch Korsun-Shevchenko
Năm 1944 mở đầu bằng chiến dịch Korsun-Shevchenko ngay sau khi triển khai tấn công trên hướng Zhitomir-Berdichevsk do Phương diện quân Ukraina 1 do N. F. Vatutin chỉ huy và Phương diện quân Ukraina 2 do I. S. Koniev chỉ huy dưới sự chỉ đạo của G. K. Zhukov với tư cách là đại diện Đại bản doanh tại các phương diện quân Ukraina 1 và 2. Tại khu vực Korsun-Shevchenko, quân đoàn xe tăng 42 thuộc tập đoàn quân xe tăng 1 và quân đoàn bộ binh 8 thuộc tập đoàn quân 11 (Đức) đã lọt vào vòng vây của các phương diện quân ngay trên hữu ngạn sông Dniepr. Với sự phối hợp giữa Phương diện quân Ukraina 1 của N. F. Vatutin và Phương diện quân Ukraina 2 của I. S. Koniev tại tam giác Shenderovka - Khilki - Komarovka, quân Đức đã mất 55.000 lính và sĩ quan chết và bị thương, 18.200 tù binh cùng một số lượng lớn các loại vũ khí và trang thiết bị chiến đấu gồm 271 xe tăng, 32 xe bọc thép, 110 pháo tự hành, 944 pháo, 536 súng cối, 1.689 súng máy.
Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Korsun-Shevchenko, ngày 17 tháng 3, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1, đại tướng N. F. Vatutin đã bị quân phỉ Bandera bắn bị thương trên đường đi công tác và qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1944 tại quân y viện ở Kiev. Ngày 10 tháng 4, I. V. Stalin chỉ định Nguyên soái G. K. Zhukov giữ chức vụ tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1. Dưới sự lãnh đạo của G. K. Zhukov, trong tháng 3 và tháng 4 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 1 đã mở chiến dịch Chernovtsy - Proskurov thành công và tiến đến chân núi Karpat
Chiến dịch Bagration
Tháng 6 năm 1944, G. K. Zhukov chịu trách nhiệm phối hợp hành động của các phương diện quân Belorussia 1 do đại tướng I. D. Chernyakovssky chỉ huy và phương diện quân Ukraina 1 do đại tướng I. S. Koniev chỉ huy. Cuộc tổng tấn công mùa hè năm 1944 của quân đội Liên Xô diễn ra trên chính diện 1.300 km ở phía Bắc và hơn 900 km ở phía Nam dãy núi Karpat. Các phương diện quân dưới sự chỉ đạo của G. K. Zhukov và A. M. Vasilevsky đã tiến xa 350-400, có nơi đến hơn 550 km. Quân đội Liên Xô đại thắng trong Chiến dịch Bagration, bao vây và tiêu diệt 30 sư đoàn Đức, giải phóng hoàn toàn Bạch Nga, khôi phục biên giới quốc gia và bắt đầu tác chiến trên đất Ba Lan, Đông Phổ, Slovakia. Sau chiến dịch, ngày 8 tháng 7 năm 1944, G. K. Zhukov đã ra lệnh bí mật điều động tập đoàn quân xe tăng 5 do tướng P. A. Rotmistrov chỉ huy từ Phương diện quân Belorussia 3 sang Phương diện quân Pribaltic 1 đã tạo nên những bất ngờ lớn cho quân Đức trong chiến dịch Memen (Klaipeda) từ 14 tháng 9 đến 2 tháng 10 năm 1944 và chiến dịch Đông Phổ sau đó. Tháng 7 năm 1944, G. K Zhukov đã chỉ đạo các cuộc tiến công của Phương diện quân Ukraina 1 tại Lvov và Rava-Russkaya, đẩy mặt trận ra khỏi biên giới Liên Xô đến tuyến Stanislavsk - Sandomirsk - Đông Phổ.
Chiến dịch Yashy - Kishinev
Tháng 8 năm 1944, G. K. Zhukov phối hợp hành động của Phương diện quân Ukraina 2 do đại tướng R. Ya. Malinovsky chỉ huy và Phương diện quân Ukraina 3 do đại tướng F. I. Tolbukhin chỉ huy mở chiến dịch Yashy - Kishinev, đánh bại Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức); giải phóng Romania, Bulgaria, phát triển sang Nam Tư và Hungaria, tạo một mũi tấn công thứ hai về phía nước Đức từ hướng Đông Nam. Trong chiến dịch Yashy - Kishinev, ông đã yêu cầu các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thu hẹp chính diện đột phá khẩu từ 22 km xuống còn 16 km để tăng mật độ pháo binh từ 220 khẩu/km lên 240 khẩu/km, bảo đảm nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức.. Tại Bulgaria, ông đã giúp đỡ chính quyền mới của Đảng Công nhân Bulgaria (sau này là Đảng Cộng sản Bulgaria) xây dựng quân đội gồm 2 tập đoàn quân và 5 quân đoàn độc lập, tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô chống phát xít Đức.
Vistula và Đông Phổ
Cuối tháng 9 năm 1944, G. K. Zhukov trở về Đại bản doanh và lại được cử đến khu vực Đông Ba Lan để điều phối hoạt động của các phương diện quân Belorussia 1 và 2. Tại đây, ông đã cương quyết ủng hộ đề nghị của Tư lệnh phương diện quân Belorussia 1, đại tướng K. K. Rokossovsky yêu cầu Đại bản doanh cho dừng các cuộc tấn công vượt sông Vistula vì không đủ lực lượng. Theo ông, do tiền quân tiến quá nhanh, hậu cần và các căn cứ không quân không theo kịp đã làm cho việc tiếp tế và yểm hộ bị gián đoạn. Quân đội Liên Xô sau ba tháng tấn công liên tục, vượt qua chặng đường dài từ 400 đến 600 km cần được củng cố, tái trang bị và bổ sung quân số. Quân Đức càng bị đẩy lùi về gần nước Đức thì càng rút ngắn cự ly giữa tuyến đầu và tuyến sau, giữa mặt trận với các căn cứ không quân và hậu cần tiếp liệu, do đó, sức kháng cự tăng lên. Nếu không tích cực tích lũy vật chật, bổ sung đầy đủ về quân số và đạn dược thì các cuộc tấn công như vậy sẽ làm cho quân đội Liên Xô liên tục bị tiêu hao và sa lầy bên tả ngạn sông Vistula với những tổn thất lớn. Tuy cho ngừng tiến công nhưng G. K. Zhukov vẫn yêu cầu phải kiên quyết giữ các bàn đạp Saldomirsk (Phương diện quân Ukraina 1), Pulava (Phương diện quân Belorussia 1) và Nareva (Phương diện quân Belorrusia 2) để triển khai tấn công sau này.
Trong chiến dịch Đông Phổ bắt đầu từ tháng 12 năm 1944, G. K. Zhukov đã đề nghị không nên tung các lực lượng xe tăng vào chiến đấu trong địa bàn chật hẹp của thành phố Königsberg mà phải dùng không quân và pháo binh kéo quân Đức ra khỏi các tòa nhà kiên cố bằng đá ra trận địa trên cánh đồng để giao chiến. Tuy nhiên, ý tưởng này đã không được chấp nhận. Sau này, G. K. Zhukov đã nhận xét:
Thiếu tướng Sir Francis de Guingand, tham mưu trưởng của Thống chế Bernard Montgomery đã mô tả G. K. Zhukov là một người thân thiện và vui vẻ. Nhà văn Hoa Kỳ John Gunther đã từng gặp gỡ G. K. Zhukov nhiều lần sau chiến tranh đã mô tả ông là con người "thân thiện, vui vẻ và chân thật nhất, hơn bất kỳ một nhà lãnh đạo người Nga nào mà tôi đã gặp". Còn John Eisenhower, con trai của tổng thống Dwight Eisenhower thì cho rằng. G. K. Zhukov là người rất sôi nổi và tâm đầu ý hợp với mình. Tác giả Hoa Kỳ Martin Caidin cũng ghi nhận rằng ông là một vị "Nguyên soái kỳ diệu". Cuốn Zhukov của Chaney ở phần "Lời mở đầu và những nhìn nhận" (Preface and acknowledgements) có chỗ ghi nhận ông là người lính xuất sắc nhất của Liên Xô, và là một "quân nhân được kính nể và tặng thưởng nhiều nhất của Nga". Tác giả Geoffrey Roberts trong cuốn Stalin's General: The Life of Georgy Zhukov xem ông là vị tướng giỏi nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Axell, tác giả cuốn "Zhukov, Người chiến thắng Hitler" cũng tin rằng Zhukov là một thiên tài quân sự mang tầm cỡ của Alexandros Đại đế và Napoléon. Cũng theo Axell, "Giống như tất cả các vị tướng lĩnh cao cấp, Zhukov là một người cộng sản trung thành. Ông coi bản thân là một đảng viên tốt nhưng ông cũng là một nhà quân sự và trên tất cả, ông là một người ái quốc".
Tại nước Nga, nhà sử học Vasily Morozov cho rằng "G. K. Zhukov đã phải trải qua một quãng dài của cuộc đời khi mà lịch sử bị bóp méo một cách thảm hại do sự bất công lớn của các thế lực chính trị. Trong khi các nhà chính trị Liên Xô khi thì đưa ông lên, khi thì hạ ông xuống tùy theo động cơ vụ lợi của họ thì giới văn nghệ sĩ lại hết sức ngưỡng mộ ông. Nhà thơ Iosif Aleksandrovich Brodsky - người được Giải Nobel Văn học đã sáng tác bài thơ về cái chết của ông (На смерть Жукова) được các nhà phê bình đánh giá là một trong các bài thơ hay nhất về chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi so sánh với sự sáng tạo cách điệu hóa của nhà thơ Gavrila Romanovich Derzhavin trong khúc bi tráng "Con chim sẻ ức đỏ" nói về cái chết của Tổng tư lệnh quân đội Nga Aleksandr Vasilyevich Suvorov năm 1800, chắc chắn Brodsky đã tìm ra một sự tương đồng về sự nghiệp của hai nhà chỉ huy này. Dưới thời Tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin, có hai người đạt giải thưởng và hai sử gia Nga nổi tiếng khác viết thư cho Yeltsin, đề nghị Tổng thống thừa nhận đầy đủ công tích của "Người lính số một" của Nga. Theo đó, tên tuổi của Zhukov "gắn liền với những chiến thắng lịch sử trên các chiến địa trong cuộc phòng vệ Tổ quốc đa sắc tộc của chúng ta". Ngày nay, dân Nga vẫn tôn vinh ông là một anh hùng dân tộc.
Cuối tác phẩm nghiên cứu về Zhukov của mình, Otto Preston Chaney đã kết luận:
Xem thêm
Chiến tranh Xô-Đức
Iosif Vissarionovich Stalin
Lavrentiy Pavlovich Beria
Nikita Sergeyevich Khrushchyov
Tham khảo
Chú thích
Thư mục tham khảo
Tiếng Anh
Eisenhower, Dwight D. Crusade in Europe. New York.1948.
Sir Francis de Guingand. Generals at War. London. 1972.
John Gunther. Inside Russia Today. New York. 1958
Eisenhower, John. Strictly Personal. New York. 1974.
William J. Spahr. Zhukov, The Rise and Fall of a Great Captain. Presidio Press. 1993.
Bertrand Russell. The Autobiography. Vol 3. London. 1971.
Sergei Khrushchev. The secret of Khrushchev and his era. Boston. 1990.
Chaney, Otto Preston. Zhukov. Revised ed. Norman: University of Oklahoma Press, 1996, ISBN 0-8061-2807-0
Tony Le Tissier. Zhukov on river Oder - Berlin won the battle decided. London. 1996
Harold Shukman, Stalin's Generals, Grove Press, New York City, 1993
Chaney, Otto Preston. Zhukov. Revised ed. Norman: University of Oklahoma Press, 1996, ISBN 0-8061-2807-0
Coox, Alvin D. Nomonhan; Japan Against Russia, 1939. 1985; Two volumes. Stanford University Press. ISBN 0-8047-1160-7.
Sergei Khrushchev, Khrushchev on Khrushchev – An Inside Account of the Man and His Era, by His Son, Sergei Khrushchev, edited and translated by William Taubman, Little, Brown, and Company, 1990, ISBN 0-316-49194-2
Geoffrey Roberts, Stalin's General: The Life of Georgy Zhukov, Random House (June 5, 2012). ISBN 1400066921.
Tiếng Nga
Жуков Г К. Воспоминания и размышления. В 2 т. М.: Олма-Пресс, 2002.
А. В. Исаев. «Георгий Жуков: Последний довод короля».
«Г. К. Жуков в битве под Москвой». Сборник документов. М.: Мосгорархив, 1994.
Русский архив. «Великая Отечественная». Т. 15(4(1). М.:»Терра» 1997
Пётр Григорьевич. «В подполье можно встретить только крыс». «Детинец», Нью-Йорк, 1981.
Андрей Николаевич Мерцалов, О Жукове», Родина, № 6, 2004.
Залесский К. А. «Империя Сталина. Биографический энциклопедический словарь. Москва, Вече, 2000; Жуков Георгий Константинович». Хронос, биографии
Герои Страны
Статут и описание ордена, тексты указов президента России
К. С. Москаленко, «Арест Берия», Московские новости, 23, 1990.
Конев И. С., «Записки командующего фронтом». — М.: Воениздат, 1991
К. К. Рокоссовский. «Воинская обязанность». — М.: Воениздат, 1965.
К. К. Рокоссовский. «Солдатский долг». — М.: Воениздат, 1988
Освобождение Белоруссии и Украины
I. С. Koniev. «Сталинград Dnievpr набережной». Военное издательство. Москва. 1965.
И. Б. Мощанский. «1944 год. От Корсуни до Белграда». Вече. 2007.
M. A. Гареев. Операция «Марс» и современные «марсиане» // Военно-исторический журнал № 10, 2003.
Курт фон Типпельскирх. «История второй мировой войны». Военное издательство. Москва. 1956.
Г. Ф. Кривошеев, В. М. Андроников, П. Д. Буриков. «Гриф секретности снят: Потери Вооруженных Сил СССР в войнах, боевых действиях и военных конфликтах: Стат. исслед.» — М.: Воениздат, 1993.
Великая Отечественная война 1941—1945: Энциклопедия, -М.: Сов. энциклопедия, 1985
Мельтюхов М. И. «Упущенный шанс Сталина. Советский Союз и борьба за Европу: 1939—1941.» М., 1999
П. Н. Бобылев. Репетиция катастрофы.
Константин Тарновский. «Краткая история Советского Союза». Novosty. Москва. 1984.
Tiếng Việt
Albert Axell. Nguyên soái Zhukov, người chiến thắng Hitler. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội. 2006
Yu. N. Afanasiev (chủ biên). Không có con đường nào khác. Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1989
A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984.
S. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1985.
Grigori Doberin. Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1986 (dịch từ bản tiếng Nga của Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva.1972)
I. K. Bagramian. Chiến tranh đã bắt đầu như thế. Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1986
G. K. Zhukov. Nhớ lại và suy nghĩ. Tập 1. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1987
Ngôn ngữ khác
ए मैं सेठी. मार्शल Zhukov - महान रणनीतिज्ञ. नई दिल्ली. 1988 (tiếng Hindu)
Karol Sverchevsky. Walka "Solidarności". Armii Publishing. Warszawa. 1956
Liên kết ngoài
Chân dung bán thân Nguyên soái G. K. Zhukov
Các huân huy chương của Liên Xô và các nước tặng G. K. Zhukov
Phim "Georgy Zhukov – Một Nguyên soái kiệt xuất, Một số phận bi hùng" 12 tập, Viet sub https://www.youtube.com/watch?v=kywJEhb20_M
Борзунов. С. М. Верный сын России. М., 2007
Карпов В. «Маршал Жуков, его соратники и противники в годы войны и мира»
Он же. Маршал Жуков: опала
Гареев М. А. «Маршал Жуков»
Гордиенко А. Н. Маршал Жуков. Мн., 1999
Гранвилл, Джоанна (Johanna Granville), Первый Домино The First Domino: International Decision Making During the Hungarian Crisis of 1956, Texas A & M University Press, 2004. ISBN 1-58544-298-4.
Жуков Г. К. «Воспоминания и размышления»
Исаев А. В. «Георгий Жуков: Последний довод короля»
Межирицкий П. «Читая маршала Жукова»
Соколов Б. В. Неизвестный Жуков: портрет без ретуши в зеркале эпохи, Мн.: Родиола-плюс, 2000
Виктор Суворов «Тень Победы»
Виктор Суворов «Беру свои слова обратно или Тень Победы-2» Яковлев Н. Н.'' «Маршал Жуков»
Фотогалерея наград
Разумный В.А. Воспоминания современника о Г. К. Жукове
Послушать Г. К. Жуков, «Речь на параде Победы»
Фансайт о Георгии Жукове http://marshal-jukov.narod.ru/
referat http://allreferat.org.ua/referat/61384/%C3%E5%EE%F0%E3%E8%E9_%C6%F3%EA%EE%E2.html
MARSHAL GEORGY ZHUKOV from the Voice of Russia website (bằng tiếng Anh)
Shadow of Victory
Take Words Back, books by Viktor Suvorov, highly critical of Zhukov
Иосиф Бродский. На смерть Жукова (On the Death of Zhukov by Joseph Brodsky), 1974
Georgy Zhukov
Central Intelligence Agency, Office of Current Intelligence. Party–Military Relations in the USSR and the Fall of Marshal Zhukov , 8 tháng 6 năm 1959.
Anh hùng Liên Xô
Nhân vật trong Thế chiến thứ hai
Chiến dịch Stalingrad
Bài Nga chọn lọc
Tín hữu Chính Thống giáo tại Nga
Bắc Đẩu Bội tinh hạng nhất
Bolshevik
Quân nhân Nga Thế chiến thứ nhất
Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô
Người được trao tặng Huân chương Polonia Restituta |
8677 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n%20tr%E1%BB%A5c%20l%E1%BB%9Bn | Bán trục lớn | Bán trục lớn là một tham số của một đường tiết diện conic. Bán trục lớn có độ dài bằng một nửa trục lớn. Bán trục lớn thường được ký hiệu bằng chữ a.
Công thức hình học
Phương trình của đường conic trong tọa độ cực có thể viết là:
r = (1-e cos(θ)) l
với r là khoảng cách từ một điểm trên đường cắt đến tâm hệ tọa độ, θ là góc giữ đường nối từ tâm hệ tọa độ đến điểm đang quan tâm và trục hoành của hệ tọa độ, e là độ lệch tâm, l là một hằng số có thứ nguyên của khoảng cách (còn gọi là bán trực trục).
Nếu e<1, đường cắt là hình elíp; e==1, đường cắt là hình parabol; e>1, đường cắt là hình hypécbol.
Bán trục lớn là:
a = |l / (1-e2)|
Hình elíp
Bán trục lớn bằng một nửa đường kính lớn nhất trên hình elíp.
Hình hypécbol
Bán trục lớn bằng một nửa độ dài nhỏ nhất giữa hai điểm bất kỳ trên hai nhánh của hình hypécbol.
Trong thiên văn học
Trong thiên văn học, bán trục lớn quỹ đạo thể hiện kích thước của quỹ đạo của một thiên thể đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác.
Các bán trục lớn được ghi trong các hành tinh để tính cự li từ mặt trời tới hành tinh đó. Hành tinh đó được coi như là vệ tinh của mặt trời. Các vệ tinh nhỏ của các hành tinh cũng tương tự. Do đó ứng dụng: từ cự li của hành tinh X tới mặt trời và cự li của hành tinh Y tới mặt trời(tính bởi bán trục lớn) để có thể tính riêng cự li giữa hành tinh X & Y bằng cách dùng cự li nào xa hơn trừ cự li ngắn hơn. Ví dụ: Sao Mộc có BTL(bán trục lớn) là 778.412.027 km, Trái Đất có BTL là 149.597.887 km thì cự li giữa S.Mộc - Trái Đất là 778.412.027 - 149.597.887 = 628.814.140 km
nếu một con tàu có vận tốc ~300.000 km/h thì phải đi trong 628.814.140/300.000 = 2.096 giờ ~ 2.096/24 = 87 ngày ~ gần 3 tháng
Cách tính thời gian từ tháng của năm này tới tháng của năm kia trong thiên văn:
VD: từ tháng 5 năm 1990 tới tháng 6 năm 1994
sẽ là ((12-5)+1) + (12*((1994-1)-(1990+1)+1))+ 6 = 50 tháng
Quỹ đạo elíp
Với quỹ đạo elíp, bán trục lớn bằng một nửa khoảng cách giữa cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo. Đường nối cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo là trục lớn là đường cận viễn hay củng tuyến.
Liên hệ với chu kỳ quỹ đạo elíp
Chu kỳ quỹ đạo, T, liên hệ với bán trục lớn, a, qua:
với:
μ là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn
μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, M, và hằng số hấp dẫn, G:
μ = G M
Công thức này tương đương với một định luật Kepler cho chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Định luật nói rằng T2 tỷ lệ thuận với a3, với hằng số tỷ lệ gần như không đổi cho mọi hành tinh, do khối lượng của hệ Mặt Trời và hành tinh cấu thành chủ yếu từ khối lượng Mặt Trời.
Liên hệ với năng lượng quỹ đạo
Khoảng cách trung bình
Xem thêm
Tham số quỹ đạo
Chu kỳ quỹ đạo
Tham khảo
Cơ học thiên thể
Thuật ngữ thiên văn học
Quỹ đạo
Đường cong bậc hai |
8685 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A9xico | México | México hay Mexico ( , phiên âm: Mê-hi-cô, tiếng Nahuatl: Mēxihco), tên chính thức là Hợp chúng quốc México (, ), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ. México là một quốc gia rộng lớn với diện tích hơn 1,9 triệu km², đứng thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 106 triệu người, đứng thứ 11 trên thế giới. México giáp với Hoa Kỳ về phía bắc, giáp với Guatemala và Belize về phía đông nam, giáp với Thái Bình Dương về phía tây và tây nam, giáp với vịnh México về phía đông.
Hợp chúng quốc México là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, có tổng cộng 31 bang và 1 quận thuộc liên bang là thành phố México, đây là một trong những khu đô thị đông dân cư nhất trên thế giới.
México là một đất nước có thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa vô cùng đặc sắc, mang ảnh hưởng của cả nền văn hóa bản địa truyền thống và văn hóa Tây Ban Nha. Mexico cũng là nước có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Rôma.
Đất nước México là nơi ra đời của hai nền văn minh lớn của châu Mỹ là Maya và Aztec. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, México bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ và đến năm 1810 thì tuyên bố độc lập và chính thức được công nhận vào năm 1821. México hiện nay là quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Chile trở thành thành viên năm 2010). México hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao. Kinh tế México có mối liên hệ chặt chẽ với Canada và Mỹ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. México còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy được đánh giá là một trong những quốc gia đang lên và đóng vai trò quan trọng trong khu vực Mỹ Latinh, song, xã hội México cũng đang gặp phải một số vấn đề khó khăn như sự bất bình đẳng trong thu nhập, chênh lệch mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn cùng tình trạng bạo lực, buôn bán ma túy tại nhiều vùng của đất nước.
Tên gọi
Tên gọi trong tiếng Tây Ban Nha của Mê-hi-cô là México. Trong tiếng Tây Ban Nha tên gọi này được phát âm là /ˈmexiko/ (Mê-khi-cô). Chữ x trong México trong tiếng Tây Ban Nha không được phát âm là /s/ giống như chữ x của tiếng Việt mà phát âm là /x/. Phụ âm /x/ cũng có tồn tại trong tiếng Việt, trong tiếng Việt âm này được ghi bằng chữ cái ghép đôi kh.
Tên gọi México bắt nguồn từ kinh đô của Đế chế Aztec vĩ đại với cái tên Mexico-Tenochtitlan, mà tên kinh đô này lại được đặt theo một tên gọi khác của dân tộc Aztec, dân tộc Mexica. Theo thần thoại Aztec cổ, một vị thần đã chỉ cho người dân bộ tộc địa điểm xây dựng kinh đô mới là nơi có một con đại bàng mang trong miệng một con rắn và đậu xuống cành cây xương rồng. Đó chính là một địa điểm nằm giữa hồ Texcoco và tại đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn. Hình ảnh này được miêu tả trong trang đầu của cuốn kinh thư Mendoza, một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay xuất hiện trên quốc kỳ và quốc huy của Mexico.
Tên chính thức của Mexico là Hợp chúng quốc Mexico (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos). Lân bang phương bắc của Mexico có tên chính thức là Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos de América). Mexico cũng có Hợp chúng quốc trong tên chính thức là vì tên gọi chính thức của Mexico đã được cố ý đặt phỏng theo tên gọi chính thức của nước Mỹ.
Tên gọi Hợp chúng quốc Mexico được sử dụng lần đầu tiên trong bản hiến pháp của Mexico năm 1824. Trước khi có tên gọi chính thức là Hợp chúng quốc Mexico, nước này đã từng có một số tên gọi khác kể từ khi thành lập như Đế quốc Thứ nhất Mexico, Đế quốc Thứ hai Mexico, Cộng hòa Mexico trước khi có tên gọi cuối cùng như ngày nay.
Từ Hán-Việt của Mexico là Mễ Tây Cơ (米西基), hoặc nói tắt là Mễ. Ở Việt Nam từ ngữ này đã lỗi thời, nhưng hiện nay từ Mễ vẫn được dùng trong cộng đồng Mỹ gốc Việt để nói về Mexico (ví dụ: nước Mễ, người Mễ).
Lịch sử
Thời kỳ Tiền Colombo
Dấu vết cổ xưa nhất về con người được tìm thấy tại thung lũng Mexico là một bãi lửa trại được xác định có niên đại khoảng 21.000 năm trước. Trong hàng ngàn năm, người da đỏ ở Mexico đã sinh sống như những cộng đồng chuyên về săn bắn. Khoảng 9.000 năm trước, họ đã bắt đầu canh tác ngô và khởi đầu một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, dẫn đến sự thành lập hàng loạt những quốc gia có trình độ phát triển cao và đạt được nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt, tiêu biểu là các quốc gia của người Maya và người Aztec. Họ đã đạt được nhiều thành tựu lớn về chữ viết, toán học, thiên văn học, nghệ thuật và kiến trúc... Những công trình tiêu biểu cho các nền văn hóa tiền Colombo này là các kim tự tháp, tiêu biểu như quần thể kim tự tháp tại Chichen Itza. Đế chế Aztec đã xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh với thủ đô đặt tại Tenochtitlan, nay là thành phố Mexico.
Năm 1519, người Tây Ban Nha xâm lược các quốc gia của người da đỏ tại Mexico. Năm 1521, thành phố Tenochtitlan bị chiếm đóng và phá hủy, đánh dấu sự chấm dứt của đế chế Aztec trên bản đồ thế giới. Người dân bản địa lần lượt bị bắt làm nô lệ hoặc bị tàn sát rất dã man, đồng thời bên cạnh đó là sự phá hủy vô cùng to lớn của người Tây Ban Nha đối với gia tài văn hóa truyền thống của họ. Năm 1535, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha được thành lập tại Mexico và một số vùng lân cận. Đây là thuộc địa đầu tiên và lớn nhất của người Tây Ban Nha tại Tân thế giới và đã đem lại một nguồn của cải dồi dào cho chính quốc thông qua sự cướp bóc tài nguyên và nô lệ tại đây.
México giành độc lập
Gần 300 năm sau khi trở thành thuộc địa của Đế quốc Tây Ban Nha, vào năm 1810, một mục sư người México là Miguel Hidalgo y Costilla đã tuyên bố nền độc lập cho México. Tiếp theo đó là một cuộc chiến tranh kéo dài của nhân dân México chống lại quân đội Tây Ban Nha cho đến năm 1821, México chính thức giành được độc lập. Đệ nhất đế chế Thứ nhất México được hình thành trong một thời gian ngắn ngủi, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của nước Mexico ngày nay, toàn bộ khu vực Trung Mỹ (trừ Panama và Belize), các bang miền tây và miền nam Hoa Kỳ (California, Nevada, Utah, Arizona, New Mexico, Texas). Agustin de Iturbide tự xưng là hoàng đế của Đế quốc Thứ nhất nhưng bị các lực lượng cộng hòa lật đổ hai năm sau đó. Các tỉnh ở Trung Mỹ tách ra độc lập năm 1823 và thành lập nên nước Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ, nhưng về sau bị vỡ vụn ra nhiều quốc gia độc lập nhỏ hơn.
Bốn thập kỉ sau khi giành được quyền độc lập, đất nước México vẫn đầy các xung đột do sự đối đầu giữa những người tự do và bảo thủ tại nước này. Tướng Antonio Lopez de Santa Anna là một nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với nền chính trị của México thời gian này. Năm 1836, ông thông qua Siete Leyes nhằm thể chế hóa chính phủ tập trung quyền lực tại México dẫn đến việc đình chỉ Hiến pháp 1824. Có ba vùng đất thuộc México đã nổi dậy đòi độc lập là Cộng hòa Texas, Cộng hòa Rio Grande và Cộng hòa Yucatán. México đã tái thu phục được Rio Grande và Yucatán nhưng đã thất bại trong việc chiếm lại Texas. Không chỉ vậy, Texas sau đó đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ và những tranh chấp về đất đai, lãnh thổ với nước láng giềng phương Bắc đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh Mỹ-México (1846-1848) với thất bại nặng nề thuộc về México. Năm 1848, Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo được ký kết, theo đó México mất tới 1/3 diện tích lãnh thổ cho Hoa Kỳ.
Chán nản trước thất bại của tướng Santa Anna, một phong trào cải cách đã lan rộng tai México. Đây được gọi là thời kỳ 'La Reforma', với một hiến pháp mới được ban hành theo đó tái thành lập thể chế liên bang và lần đầu tiên giới thiệu về quyền tự do tôn giáo tại México.
Những năm 1860, México phải đối mặt với sự xâm lăng của nước Pháp. Công tước Ferdinand Maximilian của Áo (thuộc dòng họ Habsburg) được chọn để trở thành vua của Đế quốc México Thứ hai. Tuy nhiên chính thể phong kiến này cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi. Năm 1867, Benito Juarez, một người da đỏ Zapotec đã tái khôi phục nền cộng hòa và trở thành tổng thống da đỏ đầu tiên của México. Ông được đánh giá là vị tổng thống vĩ đại nhất của México trong thế kỷ XIX.
Thế kỷ XX và thế kỷ XXI
Porfirio Díaz đã cai trị một cách độc tài đất nước México trong khoảng thời gian từ năm 1880 đến năm 1911. Giai đoạn này, được gọi là Porfiriato được biết đến với những thành tựu lớn của nền kinh tế México, khoa học, nghệ thuật phát triển song bên cạnh đó là sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo và sự đàn áp về chính trị. Cuộc bầu cử giả mạo để tiếp tục nhiệm kỳ thứ năm của Diaz đã bị người dân phản ứng dữ dội, dẫn đến việc cuộc Cách mạng Mexico bùng nổ vào năm 1910. Hệ quả của cuộc cách mạng là một hiến pháp mới đã được ban hành vào năm 1917 và tiếp sau đó là một loạt những biến động trên chính trường México. Đất nước rơi vào cuộc nội chiến giữa các phe phái và nhiều nhân vật lãnh đạo quan trọng bị ám sát. Tình hình tương đối ổn định trở lại từ khi Đảng Cách mạng Quốc gia, về sau đổi tên là Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) lên nắm quyền vào năm 1929 và đóng vai trò quan trọng trên chính trường México suốt 71 năm sau đó.
Thời gian từ thập niên 1940 đến 1980 được đánh dấu bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc của México và được các nhà sử học gọi là "El Milagro Mexicano", tức "Phép màu México". México đã có những cố gắng quan trọng trong việc quốc hữu hóa các tài sản của quốc gia như khoáng sản và dầu khí. Vào năm 1938, tổng thống Lázaro Cárdenas đã quyết định quốc hữu hóa tất cả các công ty khai thác dầu và buộc họ phải sáp nhập vào PEMEX, công ty dầu khí quốc doanh của México. Sự kiện này đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa México với các nước tham gia khai thác tài nguyên tại đây. Kinh tế phát triển nhưng vẫn chưa đủ sức xóa hết những căng thẳng trong xã hội México, mà đỉnh cao là cuộc thảm sát Tlatelolco tại chính thủ đô México năm 1968.
Thời kỳ hoàng kim của kinh tế México kết thúc vào năm 1982 với một cuộc đại khủng hoảng. Giá dầu lửa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của México bị mất giá trầm trọng, tỉ lệ lãi suất tăng vọt và chính phủ México hoàn toàn bị vỡ nợ với những khoản nợ khổng lồ. Tiếp theo đó là một thời kỳ lạm phát kéo dài và México trở thành một quốc gia phá sản. México lại một lần nữa đối mặt với khủng hoảng kinh tế - tài chính lớn vào cuối năm 1994 với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1995 là -6,9%. Hiện nay tình hình kinh tế México đã có nhiều cải thiện quan trọng theo hướng tự do hóa thị trường, đồng thời liên kết với các bạn hàng lớn là Hoa Kỳ và Canada để phát triển trong NAFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ). Tăng trưởng kinh tế dần đi vào ổn định và México đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Về chính trị, đã có một sự thay đổi lớn trên chính trường México trong cuộc bầu cử năm 2000. Lần đầu tiên sau 71 năm, Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) để mất chiếc ghế tổng thống vào tay Đảng Hành động Quốc gia (PAN) là ông Vicente Fox. Trong cuộc bầu cử năm 2006, PRI thậm chí còn bị tụt xuống thứ ba, sau khi bị Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD) vượt lên. Sau 12 năm, vào 2012, Đảng PRI trở lại ghế Tổng thống với Enrique Peña Nieto, cựu thống đốc Bang Mexico trong giai đoạn 2005–2011. Tuy vậy, ông thắng chỉ với 38% đa số và không giành được thế đa số trong quốc hội.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, thị trưởng Thành phố México là ông Andrés Manuel López Obrador đã giành thắng lợi. Andrés sẽ bắt đầu nhậm chức vào tháng 12 năm 2018.
Chính trị
Theo Hiến pháp năm 1917, Hợp chúng quốc Mexico là một nước cộng hòa dân chủ đại diện và theo chế độ tổng thống. Hiến pháp của nước này cũng quy định thành lập 3 cấp chính quyền khác nhau: liên bang, tiểu bang và thành phố. Tất cả những vị trí lãnh đạo của chính quyền đều được quyết định thông qua bầu cử hoặc được chỉ định bởi những người đã được bầu.
Chính quyền của México được chia làm ba nhánh sau:
Lập pháp: gồm quốc hội lưỡng viện bao gồm Thượng viện và Hạ viện México. Phía lập pháp có quyền đặt ra các điều luật, tuyên bố chiến tranh, đặt thuế mới, thông qua ngân sách quốc gia và các hiệp ước quốc tế, bổ nhiệm các cán bộ ngoại giao...
Hành pháp: Tổng thống México vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu chính phủ và đồng thời cũng được coi là Tổng tư lệnh quân đội México. Tổng thống có quyền bổ nhiệm nội các (với sự thông qua của Thượng viện), chịu trách nhiệm việc thiết lập và thực thi luật pháp và quyền đình chỉ không thông qua một bộ luật nào đó.
Tư pháp: Đứng đầu nhánh này là Tòa án Tư pháp Tối cao, gồm 11 vị thẩm phán được bổ nhiệm bởi tổng thống với sự đồng ý của Thượng viện.
Ở cấp tiểu bang, chính quyền cũng được tổ chức thành ba nhánh: lập pháp (hội đồng lưỡng viện), hành pháp (đứng đầu là thống đốc và nội các được bổ nhiệm) và tư pháp (tòa án).
Trong thời gian từ năm 2006-2009, có 9 đảng phái có đại diện trong quốc hội México. Nhưng trong đó có 5 đảng có số phiếu không vượt quá 4%. Ba đảng lớn nhất và có ảnh hưởng quan trọng đối với nền chính trị México là:
Đảng Hành động Quốc gia (Partido Acción Nacional, PAN): đảng trung hữu theo đường lối bảo thủ được thành lập năm 1939.
Đảng Cách mạng Thể chế (Partido Revolucionario Institucional, PRI): một đảng trung tả theo đường lối dân chủ xã hội, được thành lập năm 1929 nhằm thống nhất những lực lượng của cuộc Cách mạng México. Phần lớn các chính trị gia cánh tả của México thuộc đảng này.
Đảng Cách mạng Dân chủ (Partido de la Revolución Democrática, PRD): đảng trung tả được thành lập năm 1989, tạo thành bởi liên minh giữa những người theo chủ nghĩa xã hội và một số đảng phái tự do khác.
Trong suốt 71 năm kể từ khi thành lập, PRI là đảng năm giữ vai trò chủ yếu trên chính trường México. Tuy nhiên đến năm 2000, lần đầu tiên đảng đã bị mất chiếc ghế tổng thống vào tay Vicente Fox, một thành viên của đảng PAN. Đến năm 2006, Felipe Calderon của PAN lại một lần nữa giành chiến thắng trước đối thủ Andrés Manuel López Obrador của đảng PRD với cách biệt cực kỳ sít sao 0,58%. Ông tuyên thệ nhiệm kỳ tổng thống México 2006-2012.
Ngoại giao
Quan hệ ngoại giao của México được chỉ đạo bởi Tổng thống Mexico và quản lý thông qua Bộ Ngoại giao. Các nguyên tắc của chính sách đối ngoại được công nhận theo quy định tại Điều 89, Mục 10, bao gồm: tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền bình đẳng, chủ quyền và độc lập của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội địa của các quốc gia khác, và thúc đẩy an ninh chung thông qua sự tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.
México là thành viên sáng lập của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ Trong năm 2008, México đóng góp hơn 40 triệu đô-la vào ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc.
México được công nhận là một cường quốc khu vực bởi sự góp mặt trong một số diễn đàn kinh tế lớn chẳng hạn như nhóm G8+5 và G-20.
Kể từ sau cuộc chiến tranh giành độc lập, quan hệ ngoại giao của México tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ, hàng xóm phía bắc của họ, và cũng là đối tác thương mại lớn nhất. . Tuy vậy trong thế kỷ 20 chính sách ngoại giao của México cũng đã nhiều lần đi ngược lại lợi ích của Mỹ, chẳng hạn như việc México hỗ trợ chính phủ cách mạng Cuba kể từ khi thành lập trong đầu những năm 1960, ngoài ra México cũng từng ủng hộ nhóm du kích Sandinista ở Nicaragua cuối những năm 1970, và các nhóm khủng bố cánh tả ở El Salvador những năm 1980. Sau khi lên nắm quyền, chính phủ của Felipe Calderón đã đặt trọng tâm hơn vào các mối quan hệ với các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribê.
Tội phạm
Các băng đảng ma túy hiện đang là vấn đề lớn ở México. Cuộc chiến chống ma túy của México từ năm 2006 đến nay đã khiến cho hơn 60.000 người thiệt mạng, và khoảng 20,000 người mất tích. Các tập đoàn ma túy của México có số lượng lên tới 100,000 thành viên. Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia México ước tính rằng trong năm 2014, một phần năm người México là nạn nhân của một số loại tội phạm.
Kể từ khi Tổng thống Felipe Calderón phát động một chiến dịch chống lại tập đoàn trong năm 2006, hơn 28.000 tên tội phạm bị cáo buộc đã bị giết..Trong tổng số nạn nhân của các vụ bạo lực liên quan đến ma túy thì có 4% là những người vô tội, chủ yếu là người qua đường và những người bị mắc kẹt ở giữa những cuộc đấu súng; 90% nạn nhân là bọn tội phạm và 6% số nạn nhân còn lại là cảnh sát và quân đội. Trong tháng 10 năm 2007, Tổng thống Calderon và Tổng thống Mỹ George Bush đã công bố Sáng kiến Merida, một kế hoạch hợp tác thực thi pháp luật giữa hai nước.
Hơn 100 nhà báo và nhân viên truyền thông ở México đã bị giết hoặc biến mất kể từ năm 2000, và hầu hết những vụ án này vẫn chưa được giải đáp.
Sau vụ 43 sinh viên tại Iguala bị bắt cóc và thảm sát vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, người dân México đã tổ chức biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc để phản đối những động thái yếu ớt của chính phủ đối với vụ mất tích.
Đồ uống
Mexico là quốc gia xuất xứ cà phê, loại đồ uống ngon nhất thế giới vào đầu thập niên 1920.
Quân đội
México là quốc gia có lực lượng quân đội lớn thứ hai tại khu vực Mỹ Latinh, chỉ sau có Brasil. México có 503.777 quân hiện hành, và có 192.770 quân nhân thuộc lực lượng quân đội chính quy. Ngân sách dành cho quân đội mỗi năm của México khoảng 6 tỉ USD, chiếm 0,5% GDP. Từ thập niên 1990, quân đội México chuyển hướng trọng tâm hoạt động sang cuộc chiến chống ma túy, đòi hỏi phải nâng cấp nhiều loại vũ khí và hiện đại hóa quân đội. Quân đội México bao gồm hai nhánh: Lục quân México (trong đó đã bao gồm cả không quân) và Hải quân México. Hiện quân đội México vẫn còn duy trì một số cơ sở vật chất, hạ tầng để thử nghiệm và chế tạo vũ khí như trực thăng, tàu chiến hạng nặng, các loại súng cho quân đội. Những cơ sở này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Trong những năm gần đây, do yêu cầu hiện đại hóa quân đội ngày càng cao nên México đã cải tiến các chương trình huấn luyện cũng như vũ trang, đồng thời trở thành một nhà cung cấp vũ khí cho cả quân đội trong nước và các nước khác.
Phân cấp hành chính
Các thực thể liên bang có thể coi là cấp hành chính địa phương thứ nhất ở Mexico. Các thực thể này bao gồm 31 bang (tiếng Tây Ban Nha: estado) và Thành phố Mexico là 1 quận liên bang (distrito federal).
Địa lý
Vị trí, giới hạn
Mexico là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ. Phần lớn lãnh thổ của đất nước này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ trong khi một phần nhỏ thuộc bán đảo Baja California thuộc địa mảng Thái Bính Dương và địa mảng Cocos. Về địa vật lý, phần lớn lãnh thổ Mexico thuộc về Bắc Mỹ, trong khi 12% lãnh thổ thuộc bán đảo Tehuantepec thuộc khu vực Trung Mỹ. Còn về mặt địa chính trị, Mexico được coi như một quốc gia Bắc Mỹ, cùng với Hoa Kỳ và Canada.
Tổng diện tích của Mexico 1.972.550 km² và Mexico là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 14 trên thế giới. Trong đó, Mexico còn tuyên bố chủ quyền đối với 6.000 km² đất thuộc các đảo và quần đảo tại Thái Bình Dương (đảo Guadalupe và quần đảo Revillagigedo), vịnh Mexico, biển Caribbean và vịnh California. Về phía bắc, Mexico chia sẻ đường biên giới dài 3.141 km với Hoa Kỳ. Dòng sông Río Bravo del Norte (ở Hoa Kỳ gọi là Rio Grande) là biên giới tự nhiên kéo dài từ Ciudad Juárez về phía đông đến vịnh Mexico. Ngoài ra còn có một số đường phân giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác từ Ciudad Juárez về phía tây đến bờ Thái Bình Dương. Về phía nam, Mexico chia sẻ chung đường biên giới dài 871 km với Guatemala và 251 km với Belize.
Địa hình
Đất nước Mexico có địa hình chủ yếu là đồi núi. Nước này có 3 dãy núi chính và đều nằm dọc theo đường bờ biển của Mexico. Trong đó Siera Madre Occidental là dãy núi dài nhất, kéo dài tới 5000 km theo dọc bờ biển phía tây giáp Thái Bình Dương của nước này. Ở bờ biển phía đông có dãy núi Siera Madre Oriental dài 1350 km và vùng bờ biển phía nam có dãy Sierra Madre de Sur dài 1200 km. Nằm giữa những dãy núi này với đường bờ biển là các đồng bằng nhỏ và hẹp.
Cao nguyên Mexico chiếm một phần lớn diện tích trung tâm đất nước và nằm giữa hai dãy Siera Madrea Occidental và Siera Madre Oriental. Trong khi phía bắc cao nguyên Mexico có địa hình thấp hơn (trung bình khoảng 1100 m) với nhiều bồn địa thì phía nam cao nguyên địa hình lại cao hơn. Những thung lũng thuộc miền nam cao nguyên Mexico tập trung rất nhiều thành phố lớn như thành phố Mexico hay Guadalajara.
Mexico nằm trên một khu vực không ổn định, gần nơi tiếp giáp giữa hai địa mảng Cocos và Bắc Mỹ nền thường hay xảy ra những trận động đất và núi lửa phun trào. Ngọn núi lửa Orizaba (5636 m) là ngọn núi cao nhất tại Mexico và thứ ba tại Bắc Mỹ. Dãy núi lớn thứ ba tại Mexico là Sierra Nevada, hay được gọi là Vành đai núi lửa Mexico là một chuỗi các núi lửa chắn ngang đất nước Mexico theo chiều đông-tây. Dãy núi lớn thứ tư của Mexico là Sierra Madre del Sur nằm dọc theo bờ biển tây nam nước này.
Mexico có khoảng 150 con sông nhưng lượng nước phân bố không đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Phần nhiều các con sông lớn đều chảy về phía đông vào vịnh Mexico và biển Caribbean.
Khí hậu
Có thể nói, đường chí tuyến bắc đã phân chia lãnh thổ Mexico thành hai vùng khí hậu riêng biệt: nửa phía bắc chí tuyến có khí hậu ôn hòa còn nửa phía nam chí tuyến thì có điều kiện khí hậu phụ thuộc nhiều vào độ cao. Mexico là một đất nước có nhiều núi non trùng điệp và điều này đã khiến cho Mexico trở thành một trong những quốc gia có hệ thống khí hậu đa dạng nhất trên thế giới.
Ở nửa phía nam của đường chí tuyến, tại những vùng có độ cao không vượt quá 1000 m thì có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, với nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24° - 28 °C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông không quá lớn, chỉ khoảng 5 °C. Trong khi đó, những vùng ở phía bắc đường chí tuyến của Mexico thì có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, vào khoảng 20° - 24 °C với mùa hè nóng ẩm còn mùa đông thì lạnh và khô.
Thung lũng Mexico nằm ở phía nam đường chí tuyến là một khu vực tập trung nhiều khu vực đô thị lớn của đất nước, trong đó có thành phố Mexico. Khu vực này nằm ở độ cao trên 2000 m nên nhìn chung có khí hậu ôn hòa tương đối dễ chịu, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 16° - 18 °C.
Nhiều vùng đất ở Mexico, đặc biệt là tại phía bắc đường chí tuyến thường có rất ít mưa, tạo nên một số vùng hoang mạc lớn tại đất nước này. Trong khi đó miền nam Mexico (đặc biệt là những vùng đồng bằng duyên hải như bán đảo Yucatan) thì lượng mưa thường đạt trên 2000 mm/năm.
Đa dạng sinh học
Mexico được xếp là một trong 18 nước có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Theo thống kê, Mexico có khoảng 200.000 loài sinh vật đã được phát hiện, chiếm từ 10-12% tổng số loài sinh vật trên Trái Đất. Đất nước này xếp thứ nhì thế giới về số lượng các loài bò sát (707 loài), sau Úc, và cũng là thứ nhì về số lượng động vật có vú (438 loài), thứ tư về số lượng lưỡng cư (290 loài) và thứ tư về số lượng các loài thực vật (khoảng 20.000 loài). Mexico cũng xếp thứ tư thế giới về sự đa dạng của hệ sinh thái cũng như của các loài sinh vật. Có khoảng 2500 loài nằm trong danh sách bảo vệ của chính phủ Mexico. Hiện Mexico đã thành lập Hệ thống Thông tin quốc gia về đa dạng sinh học nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về thế giới sinh vật đa dạng của đất nước này.
Tại Mexico, có khoảng 170.000 km² được coi là khu vực bảo tồn tự nhiên, trong đó bao gồm 34 khu dự trữ sinh quyển, 64 công viên quốc gia cùng nhiều khu vực bảo vệ các loài thực vật và động vật quý hiếm khác.
Mexico là quê hương của nhiều loài thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Sau khi phát hiện ra châu Mỹ, người châu Âu đã mang các loại cây trái này của châu Mỹ đi phổ biến khắp thế giới. Đó là các loài cây cacao (sản xuất chocolate), cà chua, ngô, vani, nhiều loại đậu và ớt cay khác nhau (trong đó có ớt Habanero).
Nhân khẩu
Theo ước tính vào năm 2017, dân số Mexico khoảng 123,5 triệu người và đây là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới. Mexico là quốc gia đông dân thứ hai khu vực Mỹ Latinh (sau Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha) và đồng thời cũng là quốc gia đông dân thứ hai tại Bắc Mỹ (sau Hoa Kỳ). Trong thế kỷ XX, một đặc điểm nổi bật của dân số Mexico là mức gia tăng dân số rất nhanh. Tuy rằng hiện nay, tốc độ gia tăng dân số đã giảm xuống còn dưới 1% nhưng dân số Mexico đã vượt quá mốc 100 triệu người và còn tiếp tục gia tăng hơn nữa. Đồng thời bên cạnh đó, Mexico được coi là một quốc gia với dân số trẻ, với khoảng 50% dân số có độ tuổi dưới 29 .
Năm 1900, dân số Mexico là 13,6 triệu người. Từ những năm 1930 đến 1980, hay giai đoạn được gọi là "Phép màu Mexico", chính phủ Mexico đã có những đầu tư hiệu quả vào việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân khiến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh được giảm xuống rõ rệt. Dân số Mexico gia tăng nhanh chóng trong thế kỷ XX và bây giờ đã bắt đầu có xu hướng chậm lại. Tốc độ gia tăng dân số từ mức đỉnh 3,5% năm 1965 nay đã hạ xuống 1,4% năm 2017.
Tốc độ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng của Mexico. Khu vực thủ đô Mexico có tốc độ tăng dân số chỉ có 0,2%, và đặc biệt bang Michoacan có mức tăng trưởng dân số là -0,1%. Trong khi đó một số vùng khác thưa dân hơn lại có mức độ tăng trưởng dân số cao (được ảnh hưởng khá nhiều từ quá trình nhập cư) là Quintana Roo (4,7%) hay Baja California Sur (3,4%).
Nhập cư và di cư
Dân châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha đã nhập cư vào Mexico trong thời kỳ nước này còn là một thuộc địa của Tây Ban Nha. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một dòng người nhập cư mới đến từ châu Âu cũng xuất hiện chủ yếu do sự nghèo đói tại quê hương, tuy không đông đảo như các đợt di dân đến Argentina, Brasil và Uruguay. Ngoài người Tây Ban Nha, những nhóm người châu Âu nhập cư bao gồm người Anh, người Ireland, người Ý, người Đức, người Pháp, người Hà Lan... Một bộ phận người Trung Đông cũng nhập cư vào Mexico trong thời kỳ này, chủ yếu họ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và Liban. Bên cạnh đó còn có một số cộng đồng người Viễn Đông như người Trung Quốc đi qua Hoa Kỳ xuống định cư ở miền bắc Mexico và người bán đảo Triều Tiên ở miền trung Mexico.
Trong thập niên 1970 và 1980, Mexico đã mở cửa cho những người tị nạn chính trị đến từ khắp các nước Mỹ Latinh như Argentina, Chile, Cuba, Peru, Brazil, Colombia và các nước Trung Mỹ. Những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc tại các nước Mỹ Latinh láng giềng cũng góp phần làm gia tăng cộng đồng của họ tại Mexico, như người Argentina tại Mexico được ước tính có khoảng 110.000 đến 130.000 người. Bên cạnh đó, khoảng 1 triệu người Mỹ cũng định cư tại Mexico, chủ yếu vì lý do nghỉ dưỡng sau khi đã về hưu.
Mexico hiện nay là nước có tỷ lệ di cư âm (di cư nhiều hơn nhập cư), với tỉ lệ là -4,32/1000 người. Chủ yếu người dân Mexico di cư đến Hoa Kỳ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thập niên 1990 và đầu những năm thập niên 2000, dòng người di cư từ Mexico sang Hoa Kỳ đã gia tăng một cách đột biến, chiếm khoảng 37% tổng lượng dân Mexico tại Mỹ. Việc nhập cư bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ cũng là một vấn đề lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vào năm 2017, ước tính có khoảng 36 triệu người Mỹ tự nhận mình là người gốc Mexico . Giải thích cho việc mặc dù nền kinh tế Mexico đã phát triển rõ rệt song tỉ lệ di cư vẫn cao, nhiều người cho rằng đó là do sự bất bình đẳng về kinh tế trong nước, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và một số người Mexico sau khi định cư tại Mỹ đã quyết định đón gia đình của mình từ Mexico sang. Tính đến năm 2017, ước tính có 12,9 triệu người Mexico sống ở nước ngoài, chủ yếu là ở Hoa Kỳ, tập trung gần 98% dân số Mexico sống tại nước ngoài . Đa số người Mexico tại Hoa Kỳ định cư ở các bang như California, Texas và Illinois, đặc biệt là ở các khu vực đô thị của Los Angeles, Chicago, Houston và Dallas-Forth Worth .
Tính đến năm 2017, ước tính có 1,2 triệu người nước ngoài đã định cư tại Mexico , tăng so với con số gần 1 triệu vào năm 2010 . Đại đa số người nhập cư đến từ Hoa Kỳ (900.000), khiến Mexico trở thành điểm đến hàng đầu cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài , tăng so với con số gần 1 triệu vào năm 2010 . Nhóm lớn thứ hai đến từ nước láng giềng Guatemala (54.500), tiếp theo là Tây Ban Nha (27.600). Các nguồn nhập cư chính khác tới từ các nước đồng bào Mỹ Latinh, bao gồm Colombia (20.600), Argentina (19.200) và Cuba (18.100) .
Tôn giáo
Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tuyệt đại đa số người dân Mexico theo Công giáo Rôma (83%), mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 47%. Khoảng 5,2% dân số Mexico theo đạo Tin lành, số còn lại theo một số tôn giáo khác và 4,7% là vô thần . Mexico cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thú hai thế giới sau Brasil.
Những bang có tỉ lệ người theo đạo Công giáo cao nhất là các bang miền trung Mexico như Guanajuato (96,4%), Aguascalientes (95,6%), Jalisco (95,4%), trong khi đó những bang ở phía đông nam có tỉ lệ theo đạo Công giáo thấp nhất như Chiapas (63.8%), Tabasco (70.4%) and Campeche (71.3%). Tỉ lệ người dân Mexico theo Công giáo đã giảm xuống từ mốc 98% năm 1950 xuống còn 87,9% năm 2000 và 83% năm 2010. Tỉ lệ này sẽ còn tiếp tục giảm xuống song đạo Công giáo vẫn đống vai trò hàng đầu về tôn giáo tại Mexico.
Không như một số quốc gia Mỹ Latinh khác, Hiến pháp Mexico 1857 đã tách riêng hoạt động của nhà nước và nhà thờ. Chính phủ không cấp cho nhà thờ bất cứ nguồn lợi kinh tế nào như ở Tây Ban Nha hay Argentina và nhà thờ cũng không được tham gia vào các hoạt động giáo dục ở các trường công (mặc dù họ có thể tham gia ở các trường tư). Thậm chí, chính phủ Mexico còn quốc hữu hóa các tài sản của nhà thờ (đến thập niên 1990 thì một số lại được trao trả). Các linh mục và thầy tu tại Mexico không được quyền bầu cử hay tham gia ứng cử vào các vị trí trong chính quyền.
Theo điều tra dân số năm 2010, có 67.476 người Do Thái ở Mexico . Tín đồ Hồi giáo ở Mexico chủ yếu là người Mexico gốc Ả Rập, tập trung đông nhất là ở xung quanh khu vực San Cristóbal de las Casas ở Chiapas . Cũng trong điều tra dân số năm 2010, 18.185 người Mexico được báo cáo là tín đồ của một tôn giáo phương Đông, bao gồm một cộng đồng Phật giáo nhỏ bé .
Ngôn ngữ
Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số Mexico sử dụng song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Theo Hiến pháp của Mexico, tất cả các ngôn ngữ bản địa đều được quyền bình đẳng ngang với tiếng Tây Ban Nha, bất kể số người nói nhiều hay ít. Người dân hoàn toàn có quyền được yêu cầu cung cấp các dịch vụ công cộng và các tài liệu bằng ngôn ngữ bản địa của mình. Thậm chí chính phủ Mexico còn công nhận cả những ngôn ngữ bản địa của người da đỏ không có nguồn gốc từ Mexico như tiếng của người Kickapoo (nhập cư từ Hoa Kỳ) và ngôn ngữ của những người da đỏ tị nạn Guatemala. Mexico cũng đã thành lập các trường học song ngữ ở cấp tiểu học và trung học cho các học sinh nói ngôn ngữ bản địa. Hiện nay, có khoảng 7,1% dân số Mexico có nói ít nhất một ngôn ngữ bản địa và có khoảng 1,2% dân số hoàn toàn không sử dụng tiếng Tây Ban Nha.
Mexico là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới, hơn gấp đôi Tây Ban Nha là nơi bắt nguồn của ngôn ngữ này. Do vậy, Mexico có vai trò quan trọng trong việc truyền bá ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha ra thế giới, đặc biệt là vào Mỹ. Khoảng 1/3 số người nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới sống tại Mexico. Bên cạnh đó, tiếng Nahuatl là thứ tiếng được sử dụng phổ biến thứ nhì tại đất nước này với khoảng 1,7 triệu người sử dụng, sau đó là tiếng Maya Yucatec với 800.000 người. Một số ngôn ngữ thiểu số của Mexico đang có nguy cơ biến mất, ví dụ như tiếng Lacandon được sử dụng bởi không quá 100 người.
Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Mỹ tại Mexico, những thành phố giáp biên giới phía bắc và các trung tâm kinh tế, tài chính lớn. Một số ngôn ngữ gốc Âu khác cũng được sử dụng nhiều là tiếng Venezia (bắt nguồn từ Ý), tiếng Plautdietsch (miền nam Đức), tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Digan.
Chủng tộc
Mexico là một quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau và Hiến pháp nước này ghi rõ Mexico là một quốc gia đa chủng tộc. Dân Mexico có thể chia làm các nhóm chính sau:
Người Mestizo (tức người lai giữa người da trắng và người da đỏ) là nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất tại Mexico, ước tính từ 60-75%.
Người da đỏ bản địa được ước tính chiếm khoảng từ 12 - 30% dân số. Đây là những cư dân đầu tiên của Mexico do vậy các ngôn ngữ của họ được chính phủ Mexico công nhận là ngôn ngữ quốc gia và được bảo vệ.
Người da trắng chiếm khoảng 9 - 17% dân số là những người dân nhập cư gốc châu Âu. Họ có nhiều nguồn gốc khác nhau trong đó chủ yếu là Tây Ban Nha, rồi đến một số nhóm khác như Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Basque, Đức, Ireland, Ba Lan, România, Nga... Ngoài ra còn có một số người Mỹ và Canada gần đây cũng di cư đến Mexico.
Người da đen chiếm một thiểu số không đáng kể tại Mexico, tập trung ở vùng bờ biển Veracruz, Tabasco, Guerrero. Mexico cũng có một cộng đồng người Á khá đông đảo đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ...
Kinh tế
Mexico là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình trên. Đây là nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới dựa trên GDP và đồng thời cũng là một trong những nước có thu nhập bình quân cao nhất khu vực Mỹ Latinh, tuy nhiên vẫn còn kém xa so với các nước Bắc Mỹ. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Mexico là 9,452 USD (danh nghĩa) trong năm 2016, đứng thứ nhì khu vực Mỹ Latinh (sau Brasil) còn nếu theo sức mua tương đương thì thu nhập của Mexico là 19,519 USD, đứng thứ nhất.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 1994, Mexico đã phục hồi một cách ấn tượng nền kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế đa dạng và hiện đại. Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã nâng cao chất lượng hoạt động của các bến cảng, đường sá, mạng lưới điện, viễn thông, hàng không đảm bảo cho sự phát triển kinh tế. Dầu lửa vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico và mang lại một nguồn ngoại tế lớn cho nền kinh tế nước này. Sau khi phải trải qua suy thoái trong năm 2001, nền kinh tế của đất nước đã hồi phục và đạt mức tăng trưởng lần lượt là 4.2, 3.0 và 4.8% trong các năm 2004, 2005 và 2006 , mặc dù con số này vẫn bị coi là thấp so với mức tăng trưởng tiềm năng của Mexico . Sau cuộc đại suy thoái 2008–2009, nền kinh tế đã đạt mức tăng trưởng trung bình là 3.32 % mỗi năm kể từ năm 2010 đến năm 2014. Năm 2017, nền kinh tế Mexico đạt mức tăng trưởng là 2.0% . Với dân số đông và một nền kinh tế phát triển năng động và vững chắc, Mexico được dự báo có thể sẽ trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050 theo thứ tự lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brasil và Mexico.
Theo Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nghèo đói tại Mexico đã giảm từ 24,2% xuống 17,6% trong khoảng 2000-2004. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của CONEVAL thì từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ dân số sống trong cảnh nghèo đói tăng từ 18% -19% lên 46% (52 triệu người) . Đến năm 2017, Ngân hàng thế giới ước tính có tới 42.3% dân số Mexico sống trong nghèo đói . Ngoài ra sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân Mexico cũng là một vấn đề lớn đối với nước này. Sự chênh lệch giàu nghèo, phản ánh qua chỉ số Gini cao của Mexico có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về xã hội và kinh tế. Trong Báo cáo về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc năm 2004, một số quận tại trung tâm thành phố Mexico như quận Benito Juarez, hay quận San Pedro Carza Garcia thuộc bang Nueva Leon có mức thu nhập cũng như điều kiện y tế, giáo dục ngang với bình quân của các nước phát triển như Đức và New Zealand. Trong khi đó, quận Metlatonoc thuộc bang Guerrero có chỉ số HDI ngang với Syria, một nước thu nhập trung bình dưới.
Mexico đã ký Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với hơn 40 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Khoảng 90% mậu dịch của Mexico có FTA. Đối tác thương mại chủ yếu của Mexico là hai nước bạn hàng Bắc Mỹ thuộc khối NAFTA, chiếm tới 90% mặt hàng xuất khẩu và 55% nhập khẩu của nước này. Trong nền kinh tế Mexico, nông nghiệp chiếm 4%, công nghiệp chiếm 26,5% và dịch vụ chiếm 69,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chú yếu của Mexico là dầu mỏ, hàng gia công, rau quả, vải, cà phê, bạc. Còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.
Du lịch cũng là một nguồn thu ngoại tệ lớn của Mexico. Mỗi năm đất nước Mexico đón tiếp hơn 20 triệu lượt khách du lịch nước ngoài và là quốc gia duy nhất tại khu vực Mỹ Latinh có mặt trong top 25 nước điểm đến du lịch của thế giới. Du lịch Mexico nổi tiếng với những tàn tích từ thời các nền văn minh cổ xưa của châu Mỹ, các công trình văn hóa lịch sử cũng như các bãi biển đẹp dọc theo hai bên bờ biển của nước này. Năm 2017, Mexico đứng thứ 6 thế giới về lượng khách du lịch đến tham quan
Văn hóa
Văn hóa Mexico phản ánh sự phức tạp của lịch sử Mexico với sự hòa trộn nhiều yếu tố phức tạp về chủng tộc và văn hóa trên đất nước này. Hai nhân tố chính hình thành nên nền văn hóa Mexico là văn hóa của những thổ dân da đỏ bản địa và nền văn hóa Tây Ban Nha, được đưa vào Mexico trong 300 năm thuộc địa. Gần đây, những ảnh hưởng văn hóa đương đại đến từ Hoa Kỳ cũng tác động vào văn hóa Mexico. Giống như nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác sau khi giành được độc lập, nền văn hóa Mexico dần dần được định hình trên cơ sở sự đa dạng về chủng tộc nhưng lại chia sẻ chung một tôn giáo duy nhất là Công giáo Rôma.
Thời kỳ Porfiriato (một phần tư cuối thế kỷ XIX và thập niên đầu thế kỷ XX) được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa Mexico. Dưới sự cai trị của nhà độc tài Porfirio Diaz, nền kinh tế Mexico phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng đã đi cùng với sự phát triển của triết học và nghệ thuật Mexico. Mặc dù đất nước phải trải qua một số biến cố lớn như cuộc Cách mạng Mexico 1910, song nền văn hóa Mexico đã từng bước định hình thành dạng mestizaje, một khái niệm chỉ nền văn hóa đa dạng tại Mexico trong đó đặt những yếu tố bản địa truyền thống làm trung tâm. Năm 1925, trong tác phẩm La Raza Cósmica (tạm dịch là Chủng tộc lớn), nhà văn José Vasconcelos đã xác định Mexico là một quốc gia đa dạng (tương tự như thuật ngữ melting pot của Hoa Kỳ) không chỉ về mặt chủng tộc mà còn về mặt văn hóa. Nhận thức mới mẻ này đã làm cho Mexico hoàn toàn khác biệt so với nhiều nước châu Âu lúc đó vẫn giữ quan điểm lỗi thời về chủng tộc thượng đẳng.
Ẩm thực
Ẩm thực tại Mexico nổi tiếng thế giới với hương vị cay nồng, cách trang trí món ăn sặc sỡ và sự đa dạng về các loại gia vị khác nhau. Nhiều món ăn Mexico ngày nay dựa trên những thực phẩm truyền thống thời kỳ tiền Colombo, kết hợp với những món ăn Tây Ban Nha do người châu Âu mang đến đã làm nên một sự đa dạng nhưng vô cùng độc đáo trong ẩm thực nước này. Khi đến Mexico, người Tây Ban Nha đã mang theo gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho và tỏi. Trong khi đó người dân da đỏ tại Mexico cũng có rất nhiều loại thực phẩm đặc sắc mà ngày nay được phổ biến khắp thế giới như ngô, cà chua, vanilla, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate...
Bữa ăn truyền thống đối với người Mexico bản địa chủ yếu có ngô như lương thực chính, kết hợp với các loài thảo mộc, ớt, cà chua. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai Mexico để làm lương thực, ngoài ra còn có lúa mì. Chocalate cũng bắt nguồn từ Mexico nhưng ngày xưa, người da đỏ chủ yếu dùng để uống. Mexico cũng là nơi ra đời của nhiều loại bánh ngô như bánh ngô có nhân (tacos, nhân bánh có thể là nhiều loại thịt hoặc rau), bánh ngô phomat (quesadillas) hay bánh ngô cay (enchiladas). Mỗi vùng miền trên đất nước Mexico có thể có những loại thực phẩm đặc trưng riêng. Thứ đồ uống phổ biến và đặc trưng cho Mexico là rượu tequila.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2010 ẩm thực Mexico đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại .
Âm nhạc
Âm nhạc của Mexico thể hiện sự đa dạng, phong phú về thể loại: từ những thể loại nhạc truyền thống như Mariachi, Banda, Norteño, Ranchera và Corridos cho đến những trào lưu âm nhạc hiện đại như pop, rock... với các bài hát được sáng tác bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Âm nhạc cổ điển được biểu diễn bởi các dàn nhạc giao hưởng được tổ chức tại hầu hết các bang của đất nước để người dân có thể thưởng thức.
Mexico là thị trường âm nhạc lớn nhất khu vực Mỹ Latinh. Nước này đã xuất khẩu âm nhạc của mình ra nhiều nước Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu (đặc biệt là Tây Ban Nha) do có sự tương đồng ngôn ngữ. Những ca sĩ nổi tiếng nhất của Mexico là Thalía, Luis Miguel và Paulina Rubio; các nhóm nhạc lớn Café Tacuba, Molotov, RBD và Maná.
Hội họa
Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất ở Mexico. Những bức họa trong một số hang động thuộc lãnh thổ Mexico có niên đại khoảng 7500 năm tuổi, đặc biệt là trong các hang động của bán đảo Baja California. Phong cach hội họa Tiền Hispanic xuất hiện trong các tòa nhà và hang động, trong các cuốn sách chép tay của người Aztec, trong những sản phẩm đồ gốm, trong hàng may mặc, vv..; ví dụ rõ nét là những bức tranh tường của người Maya tại Bonampak, hoặc những bức tranh ở Teotihuacán, Cacaxtla và Monte Albán.
Những bức tranh tường đã có một thời kì nở rộ và đóng một vai trò quan trọng trong thế kỷ 16, những bức họa này xuất hiện trong hầu hết các công trình xây dựng mang ý nghĩa tôn giáo như tu viện ở Acolman, Actopan, Huejotzingo, Tecamachalco và Zinacantepec. Người ta nói rằng hầu hết các bức họa này đuơc những người bản địa tạo nên dưới sự chỉ đạo của các tu sĩ.
Trong một thời gian người ta tin rằng họa sĩ châu Âu đầu tiên sống ở Tân Tây Ban Nha là Rodrigo de Cifuentes, được biết đến với những tác phẩm như The Baptism of the Caciques de Tlaxcala, ông cũng là người chịu trách nhiệm trang trí bàn lễ thánh của Tu viện San Francisco ở Tlaxcala. Một họa sĩ bản địa nổi tiếng là Marcos Aquino. Sự xuất hiện của một số họa sĩ châu Âu và một số sinh viên đến từ Tây Ban Nha, chẳng hạn như Juan Correa, Cristóbal de Villalpando hoặc Miguel Cabrera, đã làm thay đổi nguồn gốc chính của ý thức hệ chính trị và tư tưởng của các nghệ sĩ.
Hội họa của thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của phong cách lãng mạn, tranh phong cảnh và tranh chân dung là phát triển nhất ở thời kỳ này. Hermenegildo Bustos là một trong những họa sĩ được đánh giá cao nhất trong lịch sử của nền nghệ thuật Mexico. Trong những năm này còn xuất hiện nhiều họa sĩ xuất chúng như Santiago Rebull, José Salomé Pina, Félix Parra, Eugenio Landesio, José María Velasco Góme, Julio Ruelas.
Hội họa Mexico ở thế kỷ 20 nổi tiếng thế giới với các nhân vật như David Alfaro Siqueiros, José Clemente Orozco, Joaquín Clausell, Frida Kahlo và Diego Rivera. Sang thế kỷ 21, một số họa sĩ nổi tiếng ở Mexico là Patricia Calvo Guzmán, Eliseo Garza Aguilar, Rafael Torres Correa.
Điêu khắc
Điêu khắc ở Mexico được biểu hiện mạnh mẽ trong các nền văn hóa Mesoamerican tiền Columbus (Maya, Olmec, Toltec, Mixtec, Aztec), vv, các tác phẩm điêu khắc thời kì này thường mang ý nghĩa tôn giáo. Kể từ sau cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha, các tác phẩm điêu khắc dân sự hoặc mang tính tôn giáo được tạo nên bởi các nghệ sĩ bản địa, với sự hướng dẫn của các giáo viên tới từ chính quốc, do đó các tác phẩm điêu khắc thời kì này dần mang nét đặc trưng của điêu khắc Tây Ban Nha. Kể từ thế kỷ 17, các nhà điêu khắc là người da trắng và người lai đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc có ảnh hưởng đáng kể của chủ nghĩa cổ điển châu Âu.
Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện, có xu hướng phá vỡ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và các mô hình của chủ nghĩa cổ điển, vì nó theo đuổi những ý tưởng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa dân tộc. Các tác phẩm điêu khắc tôn giáo dần nhường chỗ cho những tác phẩm mang tính thế tục. Từ năm 1820 đến năm 1880, những chủ đề chính của điêu khắc Mexico là: những hình ảnh tôn giáo, những cảnh trong Kinh thánh, những câu chuyện ngụ ngôn về biểu tượng của phong trào nổi dậy, cảnh và nhân vật lịch sử của thời kỳ tiền Cortesian và chân dung của tầng lớp quý tộc già trước cuộc cách mạng.
Trong thế kỷ 20, những nghệ sĩ điêu khắc lớn của Mexico là Juan Soriano, José Luis Cuevas, Enrique Carbajal (Sebastián), Leonora Carrington.
Kiến trúc
Những phát hiện khảo cổ quan trọng về những di tích còn sót lại của các công trình xây dựng do các dân tộc bản xứ Mexico xây dựng đã được thực hiện. Các nền văn minh Mesoamerican đã tạo nên những công trình kiến trúc tinh vi phát triển từ đơn giản đến các hình thức phức tạp; ở miền bắc của đất nước nó đã được thể hiện trong các tòa nhà bằng đất sét và đá, những nhà ở nhiều tầng như đã được tìm thấy ở Paquimé, và những ngôi nhà hang động ở Sierra Madre Occidental.
Chủ nghĩa đô thị đã có một sự phát triển lớn trong các nền văn hóa tiền Hispanic, thời kỳ mà chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của các đô thị như Teotihuacán, Tollan-Xicocotitlan và Mexico-Tenochtitlan. Teotihuacan đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987. Cuộc khai quật khảo cổ Teotihuacan vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và kết quả là chất lượng và số lượng kiến thức về lịch sử của thành phố được gia tăng; mặc dù vậy, những sự kiện quan trọng như tên ban đầu của thành phố và liên kết dân tộc của những người sáng lập nên thành phố vẫn chưa được làm rõ.
Với sự xuất hiện của người Tây Ban Nha, phong cách kiến trúc mang ảnh hưởng của Hi Lạp-La Mã với ảnh hưởng Ả Rập đã được giới thiệu. Sự tương tác giữa người Tây Ban Nha và người bản xứ đã dần phát triển thành một phong cách nghệ thuật gọi là tequitqui. Nhiều năm sau, phong cách baroque và chủ nghĩa trang nghiêm đã được áp đặt trong các nhà thờ lớn và các tòa nhà dân sự, trong khi các khu vực nông thôn nổi bật với các trang trại Hacienda kiểu Roman theo xu hướng Mozarabic.
Vào thế kỷ 19, phong trào kiến trúc tân cổ điển được phát sinh, thể hiện rõ nét qua những công trình như Hospicio Cabañas. Trường phái kiến trúc Art nouveau, và Art Deco đã được giới thiệu qua công trình Palacio de Bellas Artes đánh dấu bản sắc kiến trúc riêng của quốc gia Mexico, tách khỏi phong cách Hy Lạp-La Mã và tiền Hispanic..
Thể thao
Môn thể thao phổ biến nhất tại Mexico là bóng đá. Người ta tin rằng bóng đá đã được giới thiệu ở Mexico bởi những người thợ mỏ Cornish vào cuối thế kỷ 19. Vào năm 1902, một giải đấu 5 đội bóng đã xuất hiện, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giải bóng đá Anh. Các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu ở Mexico là Club América với 12 vô địch quốc gia, xếp sau là Guadalajara với 11 lần vô địch, và Toluca với 10 lần. Đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico là đội tuyển bóng đá quốc gia thành công nhất trong khu vực CONCACAF, với 9 lần vô địch các giải CONCACAF, trong đó có 6 Cúp vàng CONCACAF. Mexico cũng là đội duy nhất của CONCACAF từng giành được chức vô địch của một giải đấu thuộc FIFA, FIFA Confederations Cup năm 1999. Mặc dù Mexico thuộc thẩm quyền của CONCACAF, đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico đã thường xuyên được mời thi đấu tại Copa América kể từ năm 1993 và đã 2 lần lọt được vào trận chung kết. Nhiều cầu thủ của Mexico đã và đang thi đấu tại các giải bóng đá hàng đầu châu Âu như Rafael Márquez, Carlos Salcido, Ricardo Osorio, Pável Pardo, Andrés Guardado, Guillermo Franco, Carlos Vela, Giovani dos Santos, Omar Bravo, Aaron Galindo, Héctor Moreno, Francisco Javier Rodríguez, Javier Hernandez, Hirving Lozano.
Mexico City đã từng được chọn làm thành phố đăng cai Thế vận hội mùa hè 1968, trở thành thành phố đầu tiên của khu vực Mỹ Latinh có được vinh dự này. Mexico cũng là quốc gia có số lần đăng cai World Cup nhiều nhất, từng tổ chức hai giải đấu: 1970 và 1986 và sắp tới sẽ có lần thứ ba trở thành chủ nhà của giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh vào năm 2026.
Đấu bò là một môn thể thao phổ biến ở trong nước, và gần như tất cả các thành phố lớn tại Mexico đều có sàn đấu bò. Plaza Mexico ở Mexico City, là sàn đấu bò lớn nhất trên thế giới, với sức chứa 55,000 chỗ ngồi. Đấu vật chuyên nghiệp (hoặc Lucha Libre trong tiếng Tây Ban Nha) cũng rất phổ biến. Những ngôi sao hàng đầu của Mexico trong bộ môn này là Rey Mysterio, Sin Cara, Kalisto, Alberto Del Rio.
Lễ hội truyền thống
]]
Ngày 16 tháng 9 là ngày Mexico giành được độc lập từ tay người Tây Ban Nha năm 1821 và được coi là một ngày lễ chính thức của đất nước. Bên cạnh những ngày lễ thông thường trên khắp thế giới như Năm mới, Giáng Sinh, mỗi thành phố, trị trấn hay các làng quê của Mexico đều có những lễ hội thường niên của riêng mình để tưởng nhớ vị thánh bảo trợ cho địa phương họ. Trong ngày lễ thánh của địa phương, người dân Mexico thường cầu nguyện, đốt nến và trang trí nhà thờ bằng nhiều loại hoa. Những cuộc diễu hành, bắn pháo hoa, các cuộc thi khiêu vũ, thi hoa hậu, các bữa tiệc... cũng được tổ chức nhân dịp này. Bên cạnh đó tại những thị trấn nhỏ còn có các hoạt động như bóng đá, gà chọi, đấu bò tót nghiệp dư.
Vị thánh bảo trợ cho Mexico là Đức Mẹ Guadalupe. Ngày lễ Guadalupe được tổ chức vào ngày 12 tháng 12 được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Mexico.
Ngày Vong Linh (Día de los Muertos trong tiếng Tây Ban Nha) được tổ chức vào hai ngày đầu tiên của tháng 11 là một dịp lễ hội khá đặc sắc của Mexico. Lễ hội này bắt nguồn từ những niềm tin tôn giáo có từ xa xưa của đạo Công giáo Rôma là ngày Lễ Các Thánh (1 tháng 11) và Lễ Các Đẳng (2 tháng 11), nhưng cũng được cho là có liên quan tới một lễ hội cổ của người Aztec về Nữ thần Chết. Trong ngày này, người dân Mexico thường sum họp gia đình, đi thăm mộ để tưởng niệm người thân và bạn bè đã mất. Trong ngày lễ này, các cửa hàng ở Mexico thường trang trí sặc sỡ những hình đầu lâu làm bằng đường và những catrina (bộ xương mặc trang phục người phụ nữ).
Điện ảnh
Mexico bắt đầu phát triển điện ảnh từ cuối thế kỷ 19, nhưng thời hoàng kim của điện ảnh Mễ mới sáng chói thực sự khi bộ ba đạo diễn tại Hollywood là Guillermo del Toro, Alfonso Cuarón, Alejandro González Iñárritu và nhà làm phim Emmanuel Lubezki đều giành được Giải Oscar và Quả Cầu Vàng. Alejandro G.Ĩnárritu và Alfonso Cuarón giành được 2 Oscars mỗi người, Guillermo del Toro được 1 Oscars và Lubezki được 3 Oscars với những loạt phim hoành tráng như Cuộc chiến không trọng lực,Người đẹp và thủy quái, Birdman (phim), Bóng ma hiện về và Roma (phim 2018).
Xem thêm
Lịch sử Mexico
Văn hóa Mexico
Văn minh Maya
Tham khảo
Liên kết ngoài
Visit Mexico
Thông tin du lịch Mexico - Lonely Planet
Thông tin về Mexico trên Infoplease
Thông tin về Mexico trên CIA - The World Factbook
Thông tin quốc gia trên BBC
Quốc gia Bắc Mỹ
Các nước khối G15
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Thành viên G20
Cộng hòa lập hiến liên bang
Quốc gia E7
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Tây Ban Nha |
8720 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20la%20M%E1%BB%B9 | Đô la Mỹ | Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la tiền giấy đã được lưu hành , trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài .
Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là đô la. Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức). Xin xem đô la.
Sơ lược
Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 cent, (ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min (mill) trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là Eagle (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la.
Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì.
Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức (vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000.
Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí, chung màu sắc (đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích thước (156 x 66 mm) cho dù chúng có giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh giá, hầu hết mang hình một tổng thống Mỹ theo đúng quy định.
Tiền kim loại
Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢ (dime), 25¢ (quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1 (không thịnh hành).
Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc giữa 1794 đến 1935 với một vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và niken cùng cỡ được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra mắt trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn với đồng quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu sắc tương tự. Những đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng vẫn là có thể dùng làm tiền hợp pháp. Trong năm 2000, một đồng $1 mới có hình Sacagawea, một nữ thổ dân, còn gọi là Đô la Sacagawea được ra mắt, chúng có viền phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa chuộng bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc hằng ngày. Sự thất bại của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy và cố gắng yếu kém trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng tự động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường được thiết kế để thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai xu, ba xu, hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và $20,00. Chúng vẫn là tiền tệ chính thức theo giá trị trên mặt, nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm tiền cổ.
Sở Đúc tiền Hoa Kỳ cũng sản xuất tiền thoi vàng và bạch kim, được gọi là "American Eagles" (Đại bàng Mỹ), đều là tiền tệ chính thức tuy chúng rất hiếm khi được dùng. Lý do là chúng không được sản xuất để trao đổi, do đó giá trị mặt của chúng thấp hơn giá kim loại quý được dùng để tạo chúng. Đồng thoi American Silver Eagle (Đại bàng bạc Mỹ) được lưu hành với giá trị $1 (1 ounce troy). Đồng thoi American Gold Eagle (Đại bàng vàng Mỹ) có giá trị $5 (1/10 ounce troy), $10 (1/4 ounce troy), $25 (1/2 ounce troy) và $50 (1 ounce troy). Đồng thoi American Platinum Eagle (Đại bàng bạch kim Mỹ) có giá trị $10 (1/10 ounce troy), $25 (1/4 ounce troy), $50 (1/2 ounce troy) và $100 (1 ounce troy). Đồng bạc có 99,9% bạc, đồng vàng có 91,67% vàng (22 karat) và đồng bạch kim có 99,95% bạch kim. Các đồng tiền này không có bán lẻ cho cá nhân, mà phải mua từ các cơ quan có phép.
Sở Đúc tiền còn sản xuất tiền kim loại dành cho các nhà sưu tầm, có cùng giá mặt và thể tích vàng thoi, để bán lẻ. Hiện giờ đơn vị lớn nhất được lưu hành là tờ $100 và đồng $100 ounce troy Platinum Eagle.
Chỉ trích
Tiền kim loại
Hiếm có cho một đơn vị tiền tệ quan trọng, giá trị của tiền kim loại Mỹ không được viết bằng số. Thay vào đó, giá trị của chúng được viết bằng chữ tiếng Anh, có thể tạo ra sự khó khăn cho những du khách không biết tiếng này. Hơn nữa, các chữ được viết không theo khuôn mẫu: "One Cent" (1 cent), "One Nickel" (1 nickel, giá trị 5 cent), "One Dime" (1 dime, giá trị 10 cent), "Quarter Dollar" (1 quarter, có giá trị 25 cent) và "Half Dollar" (1 half, giá trị 50 cent). Để hiểu các thuật ngữ này, người đọc phải hiểu các từ "penny", "nickel", "dime", "quarter" và "half dollar".
Vì lý do lịch sử, cỡ tiền không lớn lên theo giá trị mặt. Tiền 1 cent (penny) và 5 cent (nickel) đều lớn hơn đồng 10 cent (dime), và đồng 50 cent lại lớn hơn đồng $1 có hình Sacagawea hay Susan B. Anthony. Cỡ của đồng dime, quarter và nửa đô la đã có từ trước 1964, khi chúng được đúc từ 90% bạc; cỡ của chúng tuỳ thuộc vào giá trị của chúng bằng bạc, và điều đó giải thích tại sao đồng dime có cỡ nhỏ nhất. Đường kính hiện nay của đồng đô la được ra mắt năm 1979 với đồng Susan B. Anthony, vì thế cỡ của chúng không tuỳ thuộc vào số lượng bạc, và được chọn tuỳ ý, không có liên quan đến đồng đô la Eisenhower cùng cỡ với đồng Peace và Morgan bằng bạc được dùng trong đầu thế kỷ XX.
Tiền giấy
Tuy các biện pháp nhằm chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào tiền giấy, các người chỉ trích cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại rẻ tiền. Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký (holography) như đã có trong các đơn vị tiền lớn khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng, chế tạo ra tiền giấy bằng polymer.
Tuy nhiên, có lẽ tiền Mỹ cũng không dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các thành phần của giấy và cách chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng.
Các nhà chỉ trích đồng thời còn cho rằng tiền giấy Mỹ rất khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau, và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau. Các tổ chức hỗ trợ người mù muốn chúng được in bằng cỡ khác nhau tuỳ theo mệnh giá và có chữ Braille cho những người khiếm thị có thể sử dụng chúng mà không cần phải đọc chữ. Tuy một số người khiếm thị đã có thể dùng cảm giác để phân biệt tiền giấy, nhiều người khác phải dùng máy đọc tiền; trong khi một số người khác gấp tiền khác nhau theo mệnh giá để dễ phân biệt chúng. Giải pháp này vẫn cần sự giúp đỡ của một người thấy rõ, cho nên không phải là một giải pháp hoàn thiện.
Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như đồng euro có tiền với cỡ khác nhau: mệnh giá càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được in bằng nhiều màu khác nhau. Chẳng những chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề thường gặp ở Mỹ. Các du khách cũng thường không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành lắm với những hoa văn trên mặt giấy.
Đã có dự án để đổi tiền giấy thành nhiều cỡ, nhưng những nhà sản xuất máy bán hàng tự động và máy đổi tiền cho rằng làm vậy sẽ làm các máy đó phức tạp hơn và tốn tiền hơn. Tại châu Âu họ cũng dùng lý luận này trước khi có nhiều cỡ tiền, nhưng đã bị thất bại.
Ngoài việc in tiền nhiều màu và nhiều cỡ khác nhau, nhiều nước khác cũng có các chức năng cảm giác trong tiền không tìm thấy được trong tiền Mỹ để hỗ trợ người khiếm thị. Đô la Canada có một số nút có thể cảm nhận được trong góc trên phải để cho biết mệnh giá tiền.
Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ có một chức năng chống một cách làm tiền giả mà tiền Mỹ đã bị nhiều lần: các người làm tiền giả tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la). Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la một inch ngắn hơn và nửa inch thấp hơn; tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ tiền giấy.
Sử dụng quốc tế
Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Ecuador, El Salvador, Zimbabwe và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập.
Thêm vào đó, đơn vị tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và một số quốc gia khác có thể hoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1. Đơn vị tiền tệ của Barbados được hoán đổi với tỷ giá 2:1. Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1 giữa đồng peso Argentina và đô la Mỹ từ 1991 đến 2002. Tại Liban, 1 đô la được đổi thành 1500 lira Liban, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như đồng lira. Tại Hồng Kông, đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc với giá HK$7,8/USD từ năm 1983. Đồng Pataca của Ma Cao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giá MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảng MOP8/USD. Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đô la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21 tháng 7, 2005. Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng Ringgit với giá MR3,8/USD từ 1997. Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị trường.
Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trong trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang thống trị ngành hàng không).
Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền.
Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau khi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la đã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro. Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004, khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tế các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng euro vẫn giữ sức mạnh.
Nguồn gốc của tên "dollar"
Đồng đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo tương đương được gọi là thaler. Những đồng đô la đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và ngay sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau.
Xin xem thêm bài đô la để tìm hiểu về lịch sử tên này.
Tiền mệnh giá lớn
Ngày nay tiền của Hoa Kỳ là đồng đô la và được in thành các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20, $50, và $100. Tuy nhiên cũng có thời gian tiền Hoa Kỳ gồm có năm loại có mệnh giá lớn hơn. Tiền mệnh giá cao thịnh hành vào thời điểm chúng được Chính phủ Hoa Kỳ phát hành lần đầu tiên vào năm 1861. Các tờ $500, $1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành vào năm 1861, và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra đời năm 1865. Có nhiều kiểu mẫu các tờ mệnh giá cao.
Dấu hiệu đô la
Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có nguồn từ số '8' được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ 'S'. Giải thích này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ 'S', một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ 'P'. Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ 'P' cho đúng cho nên tiện tay viết một dấu gạch nữa.
Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ 'U' và 'S' viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng nét với vòng cong ở dưới chữ 'S'), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US) được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha.
Tỷ giá hoán đổi
Lịch sử tỷ giá
AUD
CAD
EUR
GBP
INR
NZD
BRL
VND
Hoán đổi khác
Thay đổi
Ngày 20 tháng 4 năm 2016, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ - Jack Lew thông báo kế hoạch thiết kế mới tờ 5 USD, 10 USD và 20 USD. Trong đó:
Mặt sau tờ 5 USD mới sẽ có hình ảnh cựu đệ Nhất phu nhân Eleanor Roosevelt và nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King, mặt trước vẫn giữ hình ảnh Tổng thống Abraham Lincoln.
Tờ 10 USD mới sẽ thêm hình ảnh 5 phụ nữ lãnh đạo phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ gồm Sojourner Truth và Elizabeth Cady Stanton vào mặt sau, trong khi vẫn giữ ở mặt trước hình ảnh Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ.
Tờ 20 USD mới, chân dung Andrew Jackson sẽ chuyển từ mặt trước ra mặt sau, nhường chỗ cho Harriet Tubman. Bà cũng là phụ nữ Người Mỹ gốc Phi đầu tiên được in chân dung trên mặt trước tờ đô la Mỹ.
Ghi chú
Liên kết ngoài
US Bureau of Engraving and Printing
The U.S. Treasury's Coins & Currency portal
American Currency Exhibit at the San Francisco Federal Reserve Bank
U.S. Treasury page with images of all current banknotes
U.S. paper money
Presidential currency
The Where's George? Currency Tracking Project
Cool Numbers analyzes patterns of dollar-bill serial numbers and other types of numbers.
Cách phân biệt USD
Tiền giấy của Hoa Kỳ
Tiền kim loại Hoa Kỳ
Kinh tế Hoa Kỳ
Tiền tệ châu Á
Đơn vị tiền tệ Bắc Mỹ
Tiền tệ châu Phi
Tiền tệ Hoa Kỳ
Mỹ
Khởi đầu năm 1792 ở Hoa Kỳ
Đơn vị tiền tệ Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh |
8741 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20H%E1%BB%93ng%20Anh | Lê Hồng Anh | Lê Hồng Anh (sinh năm 1949) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được phong thẳng hàm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam ngày 9 tháng 1 năm 2005. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.
Ông còn được gọi thân mật là Út Anh theo thông lệ của miền Nam, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Ông có bằng cử nhân Luật và cử nhân Chính trị. Ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1969.
Sự nghiệp
Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.
1960-1968: Là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1969-1977: Là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.
1978-1980: Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
1981: Là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.
1986 - 1991: Giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Kiên Giang), rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang.
Tháng 6/1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tháng 4/2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đại biểu Quốc hội khóa XI.
Tháng 8/2002: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được xem như vị bộ trưởng bộ công an trẻ nhất sau gần 26 năm trước đó.
Tháng 1/2003: Thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ngày 9 tháng 1 năm 2005: Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định số 12 QĐ/CTN về việc phong cấp hàm Đại tướng Công an nhân dân cho ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an. Lễ công bố được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 năm 2005.
Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Ngày 2/8/2007: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm tái giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
Tháng 1/2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 8/2011: Đại tướng Lê Hồng Anh được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII (2016), ông nghỉ hưu theo chế độ.
Phong tặng
Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam), trao ngày 1/9/2017
Huân chương Quân công hạng Nhất (2011)
Tham khảo
Người Kiên Giang
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam
Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Cần Thơ
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII
Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII
Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Cần Thơ
Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Huân chương Quân công hạng Nhất
Người họ Lê tại Việt Nam
Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 2000 |
8742 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai%20Ch%C3%AD%20Th%E1%BB%8D | Mai Chí Thọ | Mai Chí Thọ (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1922 - mất ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội), tên thật là Phan Đình Đống, bí danh Năm Xuân, Tám Cao, là Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam đầu tiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ 1986 đến 1991.
Tiểu sử và hoạt động
Ông tên thật là Phan Đình Đống, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân thuộc thành phố Nam Định), thường trú tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là con thứ 5 trong gia đình, em trai của Lê Đức Thọ (tức Phan Đình Khải) và Thượng tướng Đinh Đức Thiện (tức Phan Đình Dinh), người có nhiều kì công gắn liền với đường mòn Hồ Chí Minh.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào sinh viên Huế và Hà Nội, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Từ năm 1938 đến năm 1940, ông tham gia Tổ chức thanh niên dân chủ, rồi Thanh niên phản đế ở trường Trung học Nam Định, là Bí thư Đoàn Thanh niên phản đế Nam Định.
Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam vài năm (từ 1940 đến 1945), bị giam giữ tại các nhà tù ở Nam Định, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo.
Ông là Bí thư Thanh niên cứu quốc, sau đó là Trưởng ty Công an, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. Từ năm 1948 đến năm 1949, ông là Trưởng ty Công an, sau đó là Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.
Từ năm 1950 đến năm 1954, ông là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, ban đầu (1950-1952) làm Phó Bí thư, Bí thư liên chi chính quyền Nam Bộ, sau đó (1952-1954) phụ trách Công an miền Đông Nam Bộ.
Từ năm 1954 đến năm 1960, ông là Phó ban, sau đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ, Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ (1958-1960).
Từ năm 1960 đến năm 1965, ông là Bí thư Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Chính ủy Quân khu miền Đông Nam Bộ.
Từ năm 1965 đến năm 1975, ông là Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Chính ủy Quân khu Sài Gòn – Gia Định.
Tham gia chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt làm Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1975-1976), Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, rồi Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (03/1979-06/1985).
Ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI.
Tháng 6 năm 1985 ông làm Phó Bí thư thường trực, rồi làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn năm 1986, khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh ra Hà Nội nhậm chức Thường trực Ban Bí thư, chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Công an
Tháng 11 năm 1986, ông làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam) và đến tháng 2 năm 1987, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng. Sau đó, ông được phong là Đại tướng (tháng 5 năm 1989) và trở thành Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V và VI (1978-1991), ủy viên Bộ Chính trị khóa VI (1986-1991), là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng khóa VIII.
Nghỉ hưu từ năm 1991, ông về sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung viết hồi ký và tham gia các hoạt động xã hội.
Qua đời và lễ tang
Ông mất lúc 8h sáng ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội). Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 3 tháng 6 theo nghi thức cấp nhà nước, nhiều người dân Việt Nam và nhiều lãnh đạo nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước ở 2 miền đã đến viếng. Lễ truy điệu vào lúc 10h35 phút ngày 5 tháng 6, và vào trưa chiều cùng ngày, linh cữu Mai Chí Thọ được an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh, theo ý nguyện của ông và gia đình.
Gia đình
Anh trai:
Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, Nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tổ chức Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh, Thượng tướng Quân đội nhân dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Đóng góp
Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo có đường lối cứng rắn, đóng vai trò chủ yếu trong việc xây dựng ngành công an của nước Việt Nam thống nhất thời tại vị (1986-1991). Ông được Nhà nước Việt Nam phong hàm Đại tướng Công an nhân dân đầu tiên của Việt Nam (ngành An ninh) vào tháng 5 năm 1989.
Cùng với hai vị lãnh đạo khác ở thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ là người ủng hộ và khởi xướng cho thời kỳ Đổi Mới ở Thành phố Hồ Chí Minh từ trước năm 1986.
Ngày 12 tháng 1 năm 2007, ông được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước Việt Nam.
Ông còn được tặng thưởng các huân chương, huy hiệu cao quý khác: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Lao động hạng Nhất...
Tên của ông được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt đoạn đường thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây từ đường hầm sông Sài Gòn đến Xa lộ Hà Nội (thuộc địa bàn thành phố Thủ Đức) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 20/11/2011. Tại Hà Nội, tên của ông được đặt cho một con đường chạy qua phía tây khu đô thị Việt Hưng đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, nối với đường Hội Xá.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tướng Mai Chí Thọ qua lời kể của thiếu tá Hai Liêm
Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Người Nam Định
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho
Bí thư Thành ủy Sài Gòn
Dòng họ Phan Đình |
8746 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20m%C3%B4%20h%C3%ACnh%20h%C3%B3a%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t | Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất | Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (tiếng Anh: Unified Modeling Language, viết tắt thành UML) là một ngôn ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng.
Cách xây dựng các mô hình trong UML phù hợp mô tả các hệ thống thông tin cả về cấu trúc cũng như hoạt động. Cách tiếp cận theo mô hình của UML giúp ích rất nhiều cho những người thiết kế và thực hiện hệ thống thông tin cũng như những người sử dụng nó; tạo nên một cái nhìn bao quát và đầy đủ về hệ thống thông tin dự định xây dựng. Cách nhìn bao quát này giúp nắm bắt trọn vẹn các yêu cầu của người dùng; phục vụ từ giai đoạn phân tích đến việc thiết kế, thẩm định và kiểm tra sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin. Các mô hình hướng đối tượng được lập cũng là cơ sở cho việc ứng dụng các chương trình tự động sinh mã trong các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, chẳng hạn như ngôn ngữ C++, Java,... Phương pháp mô hình này rất hữu dụng trong lập trình hướng đối tượng. Các mô hình được sử dụng bao gồm Mô hình đối tượng (mô hình tĩnh) và Mô hình động.
UML sử dụng một hệ thống ký hiệu thống nhất biểu diễn các Phần tử mô hình (model elements). Tập hợp các phần tử mô hình tạo thành các Sơ đồ UML (UML diagrams). Có các loại sơ đồ UML chủ yếu sau:
Sơ đồ lớp (Class Diagram)
Sơ đồ đối tượng (Object Diagram)
Sơ đồ tình huống sử dụng (Use Cases Diagram)
Sơ đồ trình tự (Sequence Diagram)
Sơ đồ cộng tác (Collaboration Diagram hay là Composite Structure Diagram)
Sơ đồ trạng thái (State Machine Diagram)
Sơ đồ thành phần (Component Diagram)
Sơ đồ hoạt động (Activity Diagram)
Sơ đồ triển khai (Deployment Diagram)
Sơ đồ gói (Package Diagram)
Sơ đồ liên lạc (Communication Diagram)
Sơ đồ tương tác (Interaction Overview Diagram - UML 2.0)
Sơ đồ phối hợp thời gian (Timing Diagram - UML 2.0)
UML ra đời do công của James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson sau khi đã có các cuộc chiến về mô hình bất phân thắng bại.
Sơ đồ lớp
Trong các sơ đồ UML thì sơ đồ lớp được dùng một cách rộng rãi và phổ biến nhất. Sơ đồ lớp thể hiện mối quan hệ giữa các lớp trong một hệ thống thông tin.
Sơ đồ tình huống sử dụng
Sơ đồ tình huống sử dụng (tiếng Anh Use case diagram) mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng và hệ thống. Sơ đồ này thể hiện các ứng xử của hệ thống đối với bên ngoài, trong một hoàn cảnh nhất định, xét từ quan điểm của người sử dụng. Nó mô tả các yêu cầu đối với hệ thống, có nghĩa là những gì hệ thống phải làm chứ không phải mô tả hệ thống làm như thế nào. Tập hợp tất cả các sơ đồ tình huống sử dụng của hệ thống thể hiện tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được sử dụng.
Một sơ đồ tình huống sử dụng có thể có những biến thể. Mỗi một biến thể được gọi là một kịch bản (scenario). Phạm vi của sơ đồ thường được giới hạn bởi các hoạt động mà người dùng thực hiện trên hệ thống trong một chu kì hoạt động để thực hiện một sự kiện nghiệp vụ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ
Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ đặc tả
Ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu
Biểu diễn tri thức
Sơ đồ
Tiêu chuẩn ISO
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất |