id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
9364
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0o
Mào
Bài này nói về một hiện tượng bệnh lý. Các nghĩa khác xem bài: Mào (định hướng). Mào (Latinh: crusta) hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. Mào có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét). Mào có màu vàng khi được hình thành từ huyết thanh khô, màu xanh hay vàng xanh khi từ dịch tiết mủ, màu nâu khi hay đỏ đậm khi từ máu. Mào nông thường xuất hiện như những hạt mỏng, lấp lánh, có màu mật ong, điển hình như trong chốc khô (impetigo). Khi chất tiết xâm nhập vào toàn bộ thượng bì, mào có thể dày và dính, và nếu kèm theo hoại tử mô sâu hơn, nó được gọi là chốc loét (ecthyma). Bệnh sùi mào gà là gì? Sùi mào gà (Genital Warts) còn được gọi là mụn cóc sinh dục, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các u nhú trông giống như súp lơ hoặc mào gà, tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn của bệnh nhân. Người bị bệnh sùi mào gà không chỉ bị ảnh hưởng trầm trọng đến tâm sinh lý và quan hệ vợ chồng, mà còn có nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn sau này. Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, gây ra bởi một hoặc một vài chủng vi rút HPV (Human papilloma virus). Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới do tốc độ lây truyền nhanh qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào ở nam giới và nữ giới sẽ gây ra mụn cóc và ung thư nếu không điều trị kịp thời. Tham khảo Da liễu học
9365
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B3c%20v%E1%BA%A3y
Tróc vảy
Tế bào thượng bì được thay thế mỗi 27 ngày. Sản phẩm cuối của quá trình toàn tiết (holocrine) này là lớp sừng, là lớp ngoài cùng của da và không chứa hạt nhân và bị mất đi mà không cảm thấy được. Khi tốc độ tăng sinh của tế bào thượng bì cao, như trong bệnh vảy nến, lớp sừng không được hình thành như bình thường mà các lớp ngoài cùng của da vẫn còn chứa hạt nhân (á sừng), biểu hiện như là vảy trên lâm sàng, và hiện tượng này được gọi là tróc vảy (tiếng Anh: desquamation, scaling). Vì vậy vảy là các mảnh của lớp sừng. Chúng có thể rộng (như màng) hay nhỏ (như bụi), dính hay lỏng lẻo. Vảy dày và dính tạo cảm giác sạn (như giấy nhám) do tăng lớp sừng khu trú và là đặc điểm của dày sừng do nắng (solar ketarosis). Tham khảo Lưu ý trong điều trị Á sừng Thạc sĩ Nguyễn Hải Lý Da liễu học
9366
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A9t%20%28da%20li%E1%BB%85u%20h%E1%BB%8Dc%29
Loét (da liễu học)
Loét (Latinh:ulcus) là tổn thương da do mất thượng bì và phần trên lớp nhú của lớp bì. Nó có thể mở rộng vào lớp dưới da và luôn luôn xảy ra trong mô có thay đổi về bệnh học. (Điều này phân biệt loét với vết thương, ở vết thương tổn thương da trên nền mô bình thường.) Một vết xước (erosion) chỉ tổn thương lớp thượng bì, không vào đến lớp bì và khi lành không để lại sẹo trong khi loét luôn luôn tạo sẹo khi lành. Một vài đặc điểm giúp xác định nguyên nhân loét gồm vị trí, bờ, đáy, dịch tiết và các đặc điểm bề mặt có liên quan như nốt, mất da (excoriation), dãn tĩnh mạch, phân bố lông, có/mất mồ hôi và mạch. Loét không liên quan đến bệnh mạch máu cần được làm sinh thiết nêm (wedge biopsy) để khảo sát mô học và cấy mô tìm vi sinh vật. Tham khảo Da liễu học
9367
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0o%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Mào (định hướng)
Mào trong tiếng Việt có nhiều hơn một nghĩa. Nó có thể là: Một bộ phận trên đầu các loài chim, ví dụ mào gà, mào ngỗng. Xem bài Mào (động vật). Là một hiện tượng bệnh lý. Xem bài Mào. Là chỏm lông trên các mũ sắt của các chiến binh ngày xưa. Xem bài Mào (quân sự). Trong các từ ghép như: Một từ hợp thành trong tên gọi chào mào. Ở đây chào mào là tên gọi riêng của một loài chim hoặc là tên gọi của một loại mũ là mũ chào mào. Chỉ một bộ phận trong cơ quan sinh dục của động vật có vú giống đực, tức mào tinh hoàn (epididymis). Trong từ cây mào gà (các loài cây thuộc chi Celosia họ Dền (tên khoa học: Amaranthaceae)) - là một loài thực vật, do hoa của nó có hình dạng và màu sắc giống như mào gà.
9377
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20th%E1%BB%ABa
Đại thừa
Đại thừa (,; chữ Hán: 大乘), phiên âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Triều Tiên. Trong một số tài liệu hiện đại, các danh xưng Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Phát triển, cũng được xem là tương đương và có thể được dùng để thay thế thuật ngữ Phật giáo Đại thừa. Theo các học giả nghiên cứu, Phật giáo Đại thừa phát triển ở Ấn Độ vào khoảng từ thế kỷ 1 trước Công nguyên trở đi. Đại thừa chấp nhận các kinh điển và giáo lý chính của Phật giáo sơ kỳ, nhưng được bổ sung nhiều học thuyết và kinh điển mới. Ban đầu, Đại thừa chỉ là một phong trào cải cách Phật giáo nhỏ ở Ấn Độ, nhưng trường phái này dần phát triển thành trường phái có ảnh hưởng trong Phật giáo Ấn Độ. Các trung tâm học thuật lớn liên quan đến Đại thừa như Nalanda và Vikramashila phát triển mạnh trong khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Theo dòng lịch sử, Phật giáo Đại thừa lan rộng khắp Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á, trở thành truyền thống Phật giáo lớn nhất có ngày nay, với 53% Phật tử thuộc Đại thừa Đông Á và 6% theo Kim cương thừa, so với 36% của Phật giáo Thượng toạ bộ (khảo sát năm 2010), có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Nepal, Malaysia và Bhutan. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của Bồ Tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn (samyaksaṃbuddha) vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là "Bồ tát thừa" (,). Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường bồ tát là có sẵn cho tất cả mọi người và xem trạng thái của quả vị A-la-hán là chưa hoàn thiện. Các hình tượng giác ngộ trong Phật giáo Đại thừa rất đa dạng và phong phú, nhiều vị Phật và Bồ tát không hiện diện trong kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy (như hình tượng A-di-đà). Triết học Đại thừa cũng thúc đẩy phát triển các tông phái với những học thuyết độc đáo, chẳng hạn như Trung quán tông với Thuyết tính Không (śūnyatā), Duy thức tông và thuyết Phật tính. Truyền thống Kim Cương thừa được các nhà nghiên cứu xem là một nhánh của Đại thừa, chú trọng sử dụng chân ngôn (sa. mantra), và những nghi lễ bao gồm những phương pháp dùng các ấn thủ trong tu tập, một phương pháp mà các tu sĩ thuộc truyền thống này cho rằng có hiệu quả mạnh mẽ hơn và nhanh hơn trong việc đạt được Phật quả. Từ nguyên Xuất hiện ý nghĩa trong các Kinh nguyên thủy, nhưng được triển khai vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, Đại thừa là tâm tánh rộng lớn, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho số lớn chúng sinh có thể giác ngộ, giải thoát sinh tử, lìa khổ được vui. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā). Sơ kỳ, các đại sư của phái này gọi pháp môn của mình là Đại thừa để phân biệt với Phật giáo Nguyên thủy, mà họ gọi là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna), còn có cả Nhị thừa, Tam thừa... Ngoài ra còn một trường phái Phật giáo thứ ba là Kim cương thừa, còn gọi là Mật tông hoặc Chân ngôn, cũng phát sinh từ phái Đại thừa. Vấn đề Đại Thừa và Tiểu Thừa Trước đây người thường cho rằng giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Đại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Tiểu thừa thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Đại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Đại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng: 1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Đức Phật 400 năm) chưa có danh từ Đại thừa hay Tiểu thừa. 2. Danh từ Tiểu thừa nên hiểu là Thượng tọa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ. Ngày nay chỉ còn 2 hệ Tiểu thừa này có mặt trên thế giới. 3. Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ "Tiểu thừa" vì một số người không thông hiểu Phật pháp kỹ càng có thể cảm thấy bị tổn thương. Do đó, 2 khái niệm Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông ra đời. 4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống theo địa lý, truyền thừa, và được gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Bắc tông và Nam tông nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật. 5. Mặc dù truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau: a/. Cả hai đều nhìn nhận Đức Phật là bậc Đạo sư. b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Vô thường, Khổ, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Định-Tuệ. c/. Cả hai đều từ chối có đấng tối cao tự sáng tạo và ngự trị thế giới. Ngược lại với quan điểm nguyên thủy, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong Duy-ma-cật sở thuyết kinh là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này. Cách xưng hô trong kinh cũng có khác đi đôi chút. Những lời dạy trong kinh giờ đây được hướng thẳng đến giới cư sĩ như: Thiện nam tử (sa. kulaputra), thiện nữ nhân (sa. kuladuhitṛ), như câu hỏi của tôn giả Tu-bồ-đề trong Kim Cương kinh cho thấy: Thưa Thế Tôn, thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đã khởi hành với Bồ Tát thừa nên an trụ như thế nào, nên thực hành như thế nào, nên điều phục tâm như thế nào? Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó, đã tiến vào " cửa vô sinh vô tử". Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sa. buddhatā) và giác điều đó là điều tuyệt đối quan trọng. Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sa. mādhyamika) do Long Thụ (sa. nāgārjuna) đề xuất và Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācārin) do Vô Trước (sa. asaṅga) và Thế Thân (sa. vasubandhu) sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sa. vajrayāna), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông. Giáo lý căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ kinh (sa. sūtra) và luận (sa. śāstra). Nói chung, Đại thừa phát triển một cách uyển chuyển, thích nghi, tùy thuận, để phù hợp với khả năng Giác ngộ của căn cơ mọi người. Một số học giả nghiên cứu về Phật giáo cho rằng: vấn đề về Tiểu thừa và Đại thừa ngày nay có thể hiểu đơn giản qua hình ảnh của một cái cây. Một cái cây gồm rễ, thân và lá từ lúc còn nhỏ đến lúc đang phát triển chính là Tiểu thừa. Khi cây phát triển ra nhánh và thêm nhiều lá thì nhánh và lá là Đại thừa, còn thân, rễ, và những nhánh cũ là Tiểu thừa. Cũng như vậy, khi cây ra quả, quả đó là Mật tông. Vì là cùng một cây nên việc phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa chỉ mang tính hình tượng (giống như so sánh bạn lúc nhỏ và bạn khi lớn lên, trưởng thành). Hay nói cách khác, dù là Tiểu thừa hay Đại thừa thì mục đích cuối cùng của Phật giáo là đưa con người đạt được sự giải thoát mọi khổ đau, sống an vui hạnh phúc trọn vẹn mãi mãi. Tiểu thừa nói về giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Đại thừa nói về giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc tại thế và lúc sống tại cõi Niết Bàn cùng với các Chư Phật và Bồ Tát (đệ tử của ngài). Xem thêm Lịch sử Phật giáo Tiểu thừa Tịnh độ tông Chú thích Tham khảo Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, Skt. ed. P. L. Vaidya, Buddhist Sanskrit Texts No. 4, Darbhanga 1960. Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translations. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004. Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (佛說維摩詰經), Taishō No. 474. Duy-ma-cật sở thuyết kinh (維摩詰所說經), Taishō No. 475. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (說無垢稱經), Taishō No. 476 Vajracchedikā Prajñāpāramitā, ed. and transl. Edward Conze, Roma 1974 (SOR XIII). Beal (1871). Catena of Buddhist Scriptures from the Chinese, London, Trübner Karashima, Seishi, "Was the Așțasāhasrikā Prajñāparamitā Compiled in Gandhāra in Gandhārī?" Annual Report of the International Research Institute for Advanced Buddhology, Soka University, vol. XVI (2013). Lowenstein, Tom (1996). The Vision of the Buddha, Boston: Little Brown, Harrison, P.M.: "Sanskrit Fragments of a Lokottaravādin Tradition" in Hercus et al. (1982): Indological and Buddhist Studies. Canberra: Australian National University, Faculty of Asian Studies. Harvey, Peter (2013). An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990. Schopen, G. "The inscription on the Kusan image of Amitabha and the character of the early Mahayana in India", Journal of the International Association of Buddhist Studies 10, 1990 Suzuki, D.T. (1914). "The Development of Mahayana Buddhism", The Monist Volume 24, Issue 4, 1914, pp. 565–581 Suzuki, D.T. (1908). Outline of Mahayana Buddhism, Open Court, Chicago Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Williams, Paul: Mahāyāna Buddhism. The Doctrinal Foundations. London and New York, 1989. Long H. Pham: Research on the concept of Hinayana and Mahayana in Buddhism today, 2021 Liên kết ngoài Digital Dictionary of Buddhism Comparison of Buddhist Traditions (Mahayana – Therevada – Tibetan) Introduction to Mahayana on Kagyu Samye Ling's website The Mahayana Mahaparinirvana Sutra: complete text and analysis Buddhas and Bodhisattvas in Mahayana Buddhism Arahants, Buddhas and Bodhisattvas by Bhikkhu Bodhi The Bodhisattva Ideal in Theravāda Theory and Practice by Jeffrey Samuel Digital Dictionary of Buddhism Phật học Đại thừa Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Triết lý Phật giáo Văn hóa Đông Á
9384
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2nh%20%E1%BA%A3o
Ảnh ảo
Trong quang học, đặc biệt là trong quang hình, ảnh ảo là thuật ngữ để chỉ các hình ảnh quan sát được khi thấy các quang tuyến ánh sáng, hay bức xạ điện từ nói chung, như cùng đi ra từ nơi đó mà trên thực tế thì đường đi qua của các quang tuyến không đi qua các điểm trên hình ảnh ảo này. Tính chất ảnh ảo qua các loại gương – Ảnh ảo qua gương phẳng có kích thước lớn bằng vật – Ảnh ảo qua gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật – Ảnh ảo qua gương cầu lõm có kích thước lớn hơn vật Ví dụ Phản xạ Gương phẳng hay gương cầu lồi luôn tạo ra ảnh ảo nằm sau gương nhờ phản xạ ánh sáng của vật thể đặt trước chúng. Đối với người quan sát trước gương, các tia sáng dường như phát ra từ ảnh nằm sau gương, nhưng thực tế các tia chỉ đi lại trong không gian nằm trước gương. Khúc xạ Thấu kính phân kỳ luôn tạo ra ảnh ảo của vật thể đặt xa hơn tiêu cự của kính. Sự khúc xạ tia sáng đi từ dưới nước lên không khí cũng tạo ra ảnh ảo của vật thể dưới nước, còn gọi là bóng nước. Xem thêm Ảnh thật (quang học) Tham khảo Quang hình Quang học
9385
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ngxoocxiom
Côngxoocxiom
Côngxoocxiom hay công-xooc-xi-om là từ phiên âm từ tiếng Latinh của consortium, có nghĩa gần giống như hiệp hội hay liên đoàn, có nguồn gốc ở từ consors có nghĩa là người sở hữu của các phương tiện hay đồng đội. Từ này chỉ tới sự cộng tác tạm thời để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó hay để đưa ra một dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định một cách có hiệu quả hơn. Một côngxoocxiom là sự liên kết của hai hay nhiều các cá nhân (thuật ngữ pháp lý là thể nhân), công ty, trường đại học, hoặc chính quyền (hoặc bất kỳ tổ hợp nào của các thực thể pháp lý này) với mục đích tham dự vào các hoạt động chung hoặc đóng góp các tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu chung. Mỗi bên tham gia vẫn duy trì tư cách pháp nhân riêng biệt của mình và nhờ thế, việc kiểm soát của côngxoocxiom đối với mỗi bên tham gia nói chung bị giới hạn trong các hoạt động tham dự vào các nỗ lực chung, cụ thể là phân chia lợi nhuận. Một côngxoocxiom được tạo lập ra bởi hợp đồng, trong đó miêu tả quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên. Các côngxoocxiom nói chung là phổ biến trong các lĩnh vực phi lợi nhuận. Ví dụ, Five Colleges, Inc. (Massachusetts) là một trong những côngxoocxiom lâu đời và thành đạt nhất tại Mỹ. Các bên tham gia vào Five Colleges, Inc. là: Đại học Amherst, Đại học Hampshire, Đại học Mount Holyoke, Đại học Smith, và Đại học tổng hợp Massachusetts Amherst. Một ví dụ khác về côngxoocxiom thành đạt là Năm trường đại học ở Ohio: Đại học Oberlin, Đại học tổng hợp Ohio Wesleyan, Đại học Kenyon, Đại học Wooster và Đại học tổng hợp Denison. Các côngxoocxiom này sử dụng các tài nguyên của các thành viên như trong việc chia sẻ các tài sản vật chất và nguồn nhân lực cũng như liên kết các tài nguyên kinh điển và quản lý hành chính. Ví dụ về côngxoocxiom để thu lợi nhuận là Airbus Industrie ("Airbus"). Được lập ra năm 1970, Airbus là một trong những nhà sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu thế giới. Airbus do Công ty vũ trụ và phòng thủ hàng không châu Âu (EADS) (sở hữu 80%) và British Aerospace (sở hữu 20%) lập ra. EADS tự bản thân nó là sự hợp thành của Aérospatiale-Matra của Pháp, Daimler-Chrysler Aerospace của Đức, và Construcciones Aeronáuticas của Tây Ban Nha, mà nguyên thủy là các đối tác riêng biệt trong côngxoocxiom, sở hữu tương ứng 37,9%, 37,9% và 4,2% cổ phần trong Airbus. Địa vị pháp lý của Airbus như là một côngxoocxiom có nghĩa là lợi nhuận (hay khoản thua lỗ) được tích lũy cho các công ty đối tác thể hiện cho các lợi ích của họ. Công việc cũng được phân bổ trên cùng nguyên lý như lợi nhuận (hay thua lỗ). Một ví dụ khác của côngxoocxiom thu lợi nhuận là khi các nhóm ngân hàng hợp tác với nhau để cho vay tiền (các khoản vay mà một ngân hàng sẽ rất khó để thực hiện do lượng tiền lớn cũng như thời hạn kéo dài và rủi ro cao). Phân biệt với hiệp hội hay liên đoàn Một hiệp hội hay một liên đoàn cũng là tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia với nhau giống như côngxoocxiom nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi và chia sẻ các trách nhiệm chung. Các thành viên của các tổ chức này vẫn là các thể nhân hay pháp nhân riêng biệt. Tuy nhiên, giữa các hình thức liên kết này có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau: Một hiệp hội có thể có tư cách pháp nhân hoặc không (mặc dù rất ít khi thấy các hiệp hội không có tư cách pháp nhân), còn một liên đoàn hay một côngxoocxiom thì phải có tư cách pháp nhân, tức là phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép hoạt động. Một hiệp hội hay liên đoàn thông thường đưa ra điều lệ để điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ chung của hiệp hội hay liên đoàn đó. Các quy định trong điều lệ được áp dụng bình đẳng cho mọi thành viên của các tổ chức này, không phụ thuộc vào quy mô hay địa vị pháp lý của từng thành viên riêng biệt. Ví dụ, liên đoàn bóng đá Việt Nam có thể quy định mỗi câu lạc bộ bóng đá là thành viên không được phép có quá 3 cầu thủ mang quốc tịch nước ngoài ra sân trong một trận đấu bóng đá, không phụ thuộc vào việc câu lạc bộ này có bao nhiêu cầu thủ ngoại quốc hay họ đóng góp bao nhiêu hội phí. Trong khi đó các thành viên tham gia vào côngxoocxiom có quyền lợi và nghĩa vụ phụ thuộc vào phần đóng góp của mình. Các quyền lợi và nghĩa vụ này được thể hiện trên hợp đồng có thời hạn thay vì điều lệ. Liên đoàn hay hiệp hội (nếu có tư cách pháp nhân) là pháp nhân thay mặt cho các thành viên trong các vụ việc pháp lý hoặc trong các quan hệ xã hội với các tổ chức khác mà có liên quan đến hoạt động chung của cả liên đoàn hay hiệp hội, nhưng côngxoocxiom thì có vai trò pháp lý độc lập với các thành viên và nó không thể thay mặt cho các thành viên, do trách nhiệm pháp lý của mỗi thành viên này trong côngxoocxiom không trực tiếp phụ thuộc vào vai trò pháp lý chung của côngxoocxiom mà chỉ phụ thuộc vào phần vốn góp của họ trong đó. Việc chia sẻ trách nhiệm pháp lý được quy định cụ thể trong hợp đồng. Các hiệp hội hay liên đoàn duy trì hoạt động của mình trên cơ sở hội phí (hoặc các cách gọi khác đi) từ đóng góp của các thành viên hàng năm. Hội phí dựa trên cơ sở tự nguyện nhưng có thể có quy định mức đóng góp tối thiểu, cùng với thu nhập từ các hoạt động chung khác. Các côngxoocxiom duy trì hoạt động trên cơ sở vốn góp của các thành viên, không có quy định cụ thể về phần vốn góp của mỗi thành viên trong côngxoocxiom. Các thành viên của hiệp hội hay liên đoàn có thể rút khỏi hiệp hội hay liên đoàn bất kỳ lúc nào mà họ muốn hoặc khi bị mất tư cách hội viên (khi họ không nộp đủ hội phí chẳng hạn), còn các thành viên của côngxoocxiom chỉ có thể rút ra khỏi tổ chức này khi hợp đồng hết hiệu lực (trừ khi có điều khoản cho phép rút vốn trước hạn) mà không muốn gia hạn thêm hoặc khi họ không còn đủ tư cách pháp nhân để tham gia vào côngxoocxiom. Tham khảo Các dạng tổ chức
9390
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20M%C3%A0o%20g%C3%A0
Chi Mào gà
Mào gà còn gọi là kê quan, kê đầu hay mồng gà là tên gọi chung của một số loài thực vật thuộc chi Celosia, chi thực vật có hoa trong họ Amaranthaceae. Chúng là những cây làm cảnh hay có thể ăn được, có hình dạng và sử dụng tương tự như cây rau dền. Chúng được gọi là cây mào gà do màu sắc và hình dạng hoa giống như mào của gà. Celosia argentea là loài cây làm rau và lấy hạt làm ngũ cốc, đặc biệt ở Tây Phi, Trung Phi và Đông Nam Á. Nó là loại rau quan trọng nhất ở miền nam Nigeria, ở đó nó có tên gọi là soko. Celosia cristata là loài cây cảnh phổ biến trong vườn ở Trung Quốc và một số nơi khác. Các loài Celosia argentea Celosia cristata Celosia nitida Celosia palmeri Celosia plumosa Celosia trigyna Celosia virgata Y học Ở Việt Nam, loài Celosia cristata là phổ biến và còn có tên gọi khác là kê quan hoa hay kê đầu. Hoa và hạt cây mào gà dùng làm thuốc thu liễm. Có công dụng cầm huyết, chứa nốt trĩ ra huyết, thổ huyết, đổ máu cam, lỵ ra máu. Liều dùng: Hoa mào gà đỏ khô 10 g (tươi 25-30 g) sấy khô tán nhỏ dùng trong ngày. Mỗi lần uống 1-2 g. Chú thích Tham khảo C
9392
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Không (định hướng)
Trong tiếng Việt chữ không có nghĩa phủ định hoặc trống rỗng; nó có thể chỉ các khái niệm sau: Số đầu tiên của tập hợp số tự nhiên và ký hiệu là 0. Không (đại số Bool): trạng thái logic phủ định. Không (bài hát), bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Từ ngữ dùng để ám chỉ bầu trời hoặc không gian (trên không, không lưu, không ảnh,...) Khái niệm về tính Không của vạn vật trong Phật học. Trong từ ghép chân không: một không gian không có vật chất, ngay cả không có không khí. Xem thêm 0
9401
https://vi.wikipedia.org/wiki/Java%20%28ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20l%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%29
Java (ngôn ngữ lập trình)
Java (phiên âm Tiếng Việt: "Gia-va") là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dựa trên lớp được thiết kế để có càng ít phụ thuộc thực thi càng tốt. Nó là ngôn ngữ lập trình có mục đích chung cho phép các nhà phát triển ứng dụng viết một lần, chạy ở mọi nơi (WORA), nghĩa là mã Java đã biên dịch có thể chạy trên tất cả các nền tảng hỗ trợ Java mà không cần biên dịch lại. Các ứng dụng Java thường được biên dịch thành bytecode có thể chạy trên bất kỳ máy ảo Java (JVM) nào bất kể kiến trúc máy tính bên dưới. Cú pháp của Java tương tự như C và C++, nhưng có ít cơ sở cấp thấp hơn các ngôn ngữ trên. Java runtime cung cấp các khả năng động (chẳng hạn như phản ánh và sửa đổi mã thời gian chạy) thường không có sẵn trong các ngôn ngữ biên dịch truyền thống. Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng theo GitHub, đặc biệt cho các ứng dụng web máy khách-máy chủ, với 9 triệu nhà phát triển đã được báo cáo. Java ban đầu được James Gosling tại Sun Microsystems (sau đó đã được Oracle mua lại) phát triển và được phát hành vào năm 1995 như một thành phần cốt lõi của nền tảng Java của Sun Microsystems. Các trình biên dịch Java, máy ảo và thư viện lớp thực thi gốc và tham chiếu ban đầu được Sun phát hành theo giấy phép độc quyền. Kể từ tháng 5 năm 2007, tuân theo các thông số kỹ thuật của Quy trình Cộng đồng Java, Sun đã cấp phép hầu hết các công nghệ Java của mình theo Giấy phép Công cộng GNU. Oracle cung cấp Máy ảo Java HotSpot của riêng mình, tuy nhiên việc triển khai tham chiếu chính thức là OpenJDK JVM, là phần mềm mã nguồn mở miễn phí và được hầu hết các nhà phát triển sử dụng và là JVM mặc định cho hầu hết các bản phân phối Linux. Tính đến tháng 9 năm 2020, phiên bản mới nhất là Java 15, với Java 11, một phiên bản hỗ trợ dài hạn (LTS), được phát hành vào 25 tháng 9 năm 2018. Oracle phát hành bản cập nhật miễn phí cho công chúng với phiên bản kế thừa Java 8 LTS vào tháng 1 năm 2019 cho mục đích sử dụng thương mại, mặc dù nếu không nó sẽ vẫn hỗ trợ Java 8 với các bản cập nhật công khai cho mục đích sử dụng cá nhân vô thời hạn. Các nhà cung cấp khác đã bắt đầu cung cấp các bản miễn phí của OpenJDK 8 và 11 mà vẫn đang nhận được bảo mật và các nâng cấp khác. Oracle (và những công ty khác) khuyên người dùng nên gỡ cài đặt các phiên bản Java đã lỗi thời vì những rủi ro nghiêm trọng do các vấn đề bảo mật chưa được giải quyết. Vì Java 9, 10, 12, 13 và 14 không còn được hỗ trợ, Oracle khuyên người dùng nên chuyển ngay sang phiên bản mới nhất (hiện tại là Java 15) hoặc bản phát hành LTS. Lịch sử James Gosling, Mike Sheridan và Patrick Naughton khởi xướng dự án ngôn ngữ Java vào tháng 6 năm 1991. Java ban đầu được thiết kế cho truyền hình tương tác, nhưng nó quá tiên tiến đối với ngành truyền hình cáp kỹ thuật số vào thời điểm đó. Ban đầu ngôn ngữ này được gọi là Oak theo tên một cây sồi bên ngoài văn phòng của Gosling. Sau đó, dự án có tên là Green và cuối cùng được đổi tên thành Java, từ cà phê Java, loại cà phê đến từ Indonesia. Gosling đã thiết kế Java với cú pháp kiểu C/C++ mà các lập trình viên hệ thống và ứng dụng đã quen thuộc. Sun Microsystems đã phát hành bản triển khai công khai đầu tiên dưới dạng Java 1.0 vào năm 1996. Nó hứa hẹn khả năng Viết một lần, Chạy mọi nơi (WORA), cung cấp thời gian chạy miễn phí trên các nền tảng phổ biến. Khá an toàn và có tính năng bảo mật có thể định cấu hình, nó cho phép các hạn chế truy cập mạng và tệp. Các trình duyệt web lớn đã sớm kết hợp khả năng chạy các ứng dụng Java trong các trang web và Java nhanh chóng trở nên phổ biến. Trình biên dịch Java 1.0 được viết lại bằng Java bởi Arthur van Hoff để tuân thủ nghiêm ngặt đặc tả ngôn ngữ Java 1.0. Với sự ra đời của Java 2 (ban đầu được phát hành với tên gọi J2SE 1.2 vào tháng 12 năm 19981999), các phiên bản mới có nhiều cấu hình được xây dựng cho các loại nền tảng khác nhau. J2EE bao gồm các công nghệ và API cho các ứng dụng doanh nghiệp thường chạy trong môi trường máy chủ, trong khi các API đặc trưng của J2ME được tối ưu hóa cho các ứng dụng di động. Phiên bản dành cho máy tính để bàn được đổi tên thành J2SE. Năm 2006, vì mục đích tiếp thị, Sun đã đổi tên các phiên bản J2 mới lần lượt là Java EE, Java ME và Java SE. Năm 1997, Sun Microsystems đã tiếp cận cơ quan tiêu chuẩn ISO/IEC JTC 1 và sau đó là Ecma International để chính thức hóa Java, nhưng sau đó công ty nhanh chóng rút khỏi quy trình này. Java vẫn là một tiêu chuẩn thực tế, được kiểm soát thông qua Quy trình cộng đồng Java. Đã có lúc, Sun cung cấp hầu hết các triển khai Java của mình mà không tính phí, bất chấp trạng thái phần mềm độc quyền của họ. Sun đã tạo ra doanh thu từ Java thông qua việc bán giấy phép cho các sản phẩm chuyên biệt như Hệ thống Doanh nghiệp Java. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2006, Sun đã phát hành phần lớn máy ảo Java (JVM) của mình dưới dạng phần mềm mã nguồn mở và miễn phí (FOSS), theo các điều khoản của Giấy phép Công cộng GNU (GPL). Vào ngày 8 tháng 5 năm 2007, Sun đã hoàn thành quá trình, cung cấp tất cả mã cốt lõi của JVM theo các điều khoản phân phối phần mềm miễn phí / nguồn mở, ngoại trừ một phần nhỏ mã mà Sun không giữ bản quyền. Phó chủ tịch Rich Green của Sun nói rằng vai trò lý tưởng của Sun đối với Java là như một nhà truyền giáo. Sau khi Tập đoàn Oracle mua lại Sun Microsystems vào năm 2009–10, Oracle đã tự mô tả mình là người quản lý công nghệ Java với cam kết không ngừng thúc đẩy cộng đồng tham gia và minh bạch. Điều này không ngăn được Oracle đệ đơn kiện Google ngay sau đó vì đã sử dụng Java bên trong Android SDK. Ngày 2 tháng 4 năm 2010, James Gosling từ chức tại Oracle. Vào tháng 1 năm 2016, Oracle đã thông báo rằng môi trường thời gian chạy Java dựa trên JDK 9 sẽ ngừng cung cấp plugin trình duyệt. Phần mềm Java chạy trên mọi thứ, từ máy tính xách tay đến trung tâm dữ liệu, bảng điều khiển trò chơi đến siêu máy tính khoa học. Nguyên tắc Có 5 mục tiêu chính trong việc xây dựng ngôn ngữ Java: Nó phải đơn giản, hướng đối tượng và quen thuộc. Nó phải mạnh mẽ và an toàn. Nó phải là kiến trúc trung lập và di động. Nó phải thực thi với hiệu suất cao. Nó phải được thông dịch, phân luồng và động. Phiên bản Các phiên bản Java đã phát hành: Phiên bản Sun đã xác định và hỗ trợ bốn phiên bản Java nhắm mục tiêu các môi trường ứng dụng khác nhau và phân đoạn nhiều API của nó để chúng thuộc về một trong các nền tảng. Các nền tảng là: Java Card cho thẻ thông minh. Nền tảng Java, Phiên bản Micro (Java ME) - nhắm mục tiêu môi trường với tài nguyên hạn chế. Nền tảng Java, Phiên bản Tiêu chuẩn (Java SE) - nhắm mục tiêu môi trường máy trạm. Nền tảng Java, Phiên bản Doanh nghiệp (Java EE) - nhắm mục tiêu các môi trường doanh nghiệp hoặc Internet phân tán lớn. Các lớp trong Java API được tổ chức thành các nhóm riêng biệt gọi là gói. Mỗi gói chứa một tập hợp các giao diện, lớp, gói con và ngoại lệ liên quan. Sun cũng cung cấp một phiên bản có tên là Personal Java đã được thay thế bằng các cặp cấu hình Java ME dựa trên tiêu chuẩn sau này. Hệ thống thực thi Java JVM và bytecode Một mục tiêu thiết kế của Java là tính di động, có nghĩa là các chương trình được viết cho nền tảng Java phải chạy tương tự nhau trên bất kỳ sự kết hợp nào giữa phần cứng và hệ điều hành với hỗ trợ thời gian chạy thích hợp. Điều này đạt được bằng cách biên dịch mã ngôn ngữ Java sang một đại diện trung gian được gọi là Java bytecode, thay vì trực tiếp tới mã máy cụ thể về kiến trúc. Các lệnh mã bytecode trong Java tương tự như mã máy, nhưng chúng được thiết kế để thực thi bởi một máy ảo (VM) được viết riêng cho phần cứng máy chủ. Người dùng cuối thường sử dụng Java Runtime Environment (JRE) được cài đặt trên máy của họ cho các ứng dụng Java độc lập hoặc trong trình duyệt web cho các ứng dụng Java. Các thư viện tiêu chuẩn cung cấp một cách chung để truy cập các tính năng dành riêng cho máy chủ như đồ họa, phân luồng và mạng. Việc sử dụng bytecode phổ biến làm cho việc chuyển cổng trở nên đơn giản. Tuy nhiên, chi phí của việc thông dịch bytecode thành các lệnh máy làm cho các chương trình được thông dịch hầu như luôn chạy chậm hơn các chương trình thực thi gốc. Các trình biên dịch Just-in-time (JIT) biên dịch mã byte thành mã máy trong thời gian chạy đã được giới thiệu từ giai đoạn đầu. Bản thân Java độc lập với nền tảng và được điều chỉnh cho phù hợp với nền tảng cụ thể mà máy ảo Java (JVM) chạy trên nó, máy này sẽ dịch mã bytecode của Java sang ngôn ngữ máy của nền tảng. Hiệu suất Các chương trình được viết bằng Java nổi tiếng là chậm hơn và đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn các chương trình được viết bằng C++. Tuy nhiên, tốc độ thực thi của các chương trình Java được cải thiện đáng kể với sự ra đời của tính năng biên dịch đúng lúc vào năm 1997/1998 cho Java 1.1, việc bổ sung các tính năng ngôn ngữ hỗ trợ phân tích mã tốt hơn (chẳng hạn như các lớp bên trong, lớp StringBuilder, các xác nhận tùy chọn, v.v.) và tối ưu hóa trong máy ảo Java, chẳng hạn như HotSpot trở thành mặc định cho JVM của Sun vào năm 2000. Với Java 1.5, hiệu suất đã được cải thiện với việc bổ sung gói java.util.concurrent, bao gồm khóa các triển khai miễn phí của ConcurrentMaps và các bộ sưu tập đa lõi khác và nó đã được cải thiện hơn nữa với Java 1.6. Không JVM Một số nền tảng cung cấp hỗ trợ phần cứng trực tiếp cho Java; có những bộ điều khiển vi mô có thể chạy Java bytecode trong phần cứng thay vì máy ảo Java phần mềm, và một số bộ xử lý dựa trên ARM có thể có hỗ trợ phần cứng để thực thi Java bytecode thông qua tùy chọn Jazelle của chúng, mặc dù hỗ trợ hầu hết đã bị loại bỏ trong các triển khai hiện tại của ARM. Quản lý bộ nhớ tự động Java sử dụng bộ thu gom rác tự động (AGC) để quản lý bộ nhớ trong vòng đời đối tượng. Lập trình viên xác định thời điểm các đối tượng được tạo và thời gian chạy Java chịu trách nhiệm khôi phục bộ nhớ khi các đối tượng không còn được sử dụng. Khi không còn tham chiếu đến một đối tượng, bộ nhớ không thể truy cập sẽ đủ điều kiện để được giải phóng tự động bởi bộ thu gom rác. Một cái gì đó tương tự như rò rỉ bộ nhớ vẫn có thể xảy ra nếu mã của lập trình viên giữ một tham chiếu đến một đối tượng không còn cần thiết, thường là khi các đối tượng không còn cần thiết được lưu trữ trong các bộ chứa vẫn đang được sử dụng. Nếu các phương thức cho một đối tượng không tồn tại được gọi, một ngoại lệ con trỏ null sẽ được đưa ra. Một trong những ý tưởng đằng sau mô hình quản lý bộ nhớ tự động của Java là các lập trình viên có thể không phải chịu gánh nặng khi phải thực hiện quản lý bộ nhớ thủ công. Trong một số ngôn ngữ, bộ nhớ để tạo các đối tượng được cấp phát ngầm trên ngăn xếp hoặc được cấp phát và phân bổ rõ ràng từ heap. Trong trường hợp thứ hai, trách nhiệm quản lý bộ nhớ thuộc về lập trình viên. Nếu chương trình không phân bổ một đối tượng, một rò rỉ bộ nhớ sẽ xảy ra. Nếu chương trình cố gắng truy cập hoặc phân bổ bộ nhớ đã được phân bổ, kết quả là không xác định và khó dự đoán, và chương trình có thể trở nên không ổn định hoặc gặp sự cố. Điều này có thể được khắc phục một phần bằng cách sử dụng các con trỏ thông minh, nhưng chúng làm tăng thêm chi phí và sự phức tạp. Lưu ý rằng việc thu gom rác không ngăn chặn rò rỉ bộ nhớ logic, tức là những nơi bộ nhớ vẫn được tham chiếu nhưng không bao giờ được sử dụng. Việc thu gom rác có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lý tưởng nhất, nó sẽ xảy ra khi một chương trình không hoạt động. Nó được đảm bảo sẽ được kích hoạt nếu không có đủ bộ nhớ trống trên heap để cấp phát một đối tượng mới; điều này có thể khiến một chương trình bị dừng trong giây lát. Không thể quản lý bộ nhớ rõ ràng trong Java. Java không hỗ trợ số học con trỏ kiểu C/C++, trong đó địa chỉ đối tượng có thể được thao tác số học (ví dụ: bằng cách thêm hoặc trừ một phần bù). Điều này cho phép bộ thu gom rác di chuyển các đối tượng được tham chiếu và đảm bảo an toàn và bảo mật kiểu. Giống như trong C++ và một số ngôn ngữ hướng đối tượng khác, các biến của kiểu dữ liệu nguyên thủy của Java hoặc được lưu trữ trực tiếp trong các trường (đối với các đối tượng) hoặc trên ngăn xếp (đối với các phương thức) chứ không phải trên heap, điều này thường đúng đối với dữ liệu không nguyên thủy các loại (nhưng hãy xem phân tích thoát). Đây là một quyết định có ý thức của các nhà thiết kế của Java vì lý do hiệu suất. Java chứa nhiều loại trình thu gom rác. Theo mặc định, HotSpot sử dụng bộ thu gom rác quét song song. Tuy nhiên, cũng có một số trình thu gom rác khác có thể được sử dụng để quản lý đống rác. Đối với 90% ứng dụng trong Java, bộ thu gom rác đồng thời Mark-Sweep (CMS) là đủ. Oracle đặt mục tiêu thay thế CMS bằng Garbage-First Collector (G1). Giải quyết được vấn đề quản lý bộ nhớ không giúp lập trình viên bớt gánh nặng xử lý đúng cách các loại tài nguyên khác, như kết nối mạng hoặc cơ sở dữ liệu, xử lý tệp, v.v., đặc biệt là khi có lỗi. Các lớp đặc biệt Applet Java applet là các chương trình được nhúng vào trong các ứng dụng khác, thường là trong một trang web hiển thị trong trình duyệt web. API của Java applet hiện không còn được dùng nữa kể từ ngày 9 tháng 1 năm 2017. Servlet Công nghệ Java servlet cung cấp cho các nhà phát triển Web một cơ chế nhất quán, đơn giản để mở rộng chức năng của máy chủ Web và để truy cập các hệ thống kinh doanh hiện có. Servlet là các thành phần Java EE phía máy chủ tạo ra các phản hồi (thường là các trang HTML) cho các yêu cầu (thường là các yêu cầu HTTP) từ máy khách. Ở một mức độ nào đó, API của Java servlet đã được thay thế bởi hai công nghệ Java cho dịch vụ web: Java API cho RESTful Web Services (JAX-RS 2.0) hữu ích cho AJAX, JSON và dịch vụ REST, và Java API cho XML Web Services (JAX-WS) hữu ích cho dịch vụ web SOAP. Sự phổ biến Tính đến ngày 21 tháng 1 năm 2021, Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ nhì thế giới với tỉ lệ 11,96% chỉ xếp sau ngôn ngữ C. Qua nhiều năm Java và C vẫn luôn chiếm hai vị trí đầu tiên trong bảng các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất suốt 20 năm qua, tuy những năm gần đây độ phổ biến có xu hướng giảm nhưng Java vẫn giữ được tỉ lệ trên 10% mặc cho sự phát triển chóng mặt của thế giới công nghệ, Java thể hiện đẳng cấp một ngôn ngữ lập trình chất lượng của nhân loại. Tham khảo Liên kết ngoài java.com Oracle's Developer Resources for Java Technology. Oracle's Beginner's tutorial for Java SE Programming A Brief History of the Green Project Michael O'Connell: Java: The Inside Story, SunWord, July 1995. Patrick Naughton: Java Was Strongly Influenced by Objective-C (no date). David Bank: The Java Saga, Wired Issue 3.12 (December 1995). Patrick Naughton: The Long Strange Trip to Java, ngày 18 tháng 3 năm 1996. Open University (UK): M254 Java Everywhere (free open content documents). is-research GmbH: List of programming languages for a Java Virtual Machine. How Java's Floating-Point Hurts Everyone Everywhere, by W. Kahan and Joseph D. Darcy, University of California, Berkeley. Shahrooz Feizabadi: A history of Java in: Marc Abrams, ed., World Wide Web – Beyond the Basics, Prentice Hall, 1998. Java Lập trình hướng đối tượng Ngôn ngữ lập trình Công nghệ Java Sun Microsystems Nền tảng Java Họ ngôn ngữ lập trình C Họ ngôn ngữ lập trình Smalltalk
9407
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sa%20ho%C3%A0ng
Sa hoàng
Sa hoàng (tiếng Anh: Tsar; hay ; Tiếng Slav Giáo hội cổ: ц︢рь), còn gọi là Nga hoàng, là tước vị chính thức của các vua trong lịch sử Nga từ năm 1547 đến năm 1721 và là tên gọi không chính thức của các Hoàng đế của Đế quốc Nga từ đó về sau. Thực ra, vị vua đầu tiên xưng Sa hoàng là Simeon I của Bulgaria. Đây cũng là tước vị của các vị vua của Bulgaria trong thời gian 893-1014, 1085-1396 và 1908-1946; và của các vua Serbia trong thời gian 1346-1371. Trên thực tế, Sa hoàng được xem là nguyên thủ quốc gia suốt chiều dài lịch sử Nga kể từ khi Moskva trở thành một công quốc độc lập cho đến chế độ quân chủ bị lật đổ vào tháng 2 năm 1917. Như vậy Sa hoàng kế thừa các đại công tước Moskva, và là tiền thân của các Hoàng đế Nga. Trong những thời kỳ thiếu Sa hoàng, như "Thời kì lộn xộn" (1610 - 1613), Giáo trưởng Moskva, là người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đóng vai trò như vua Nga và nguyên thủ quốc gia. Lịch sử Từ nguyên của Tsar có nghĩa là "nguyên thủ quốc gia", "quân vương", "người đứng đầu", và cũng là tước vị chính thức của quân vương, hoặc người mang danh hiệu đó. Từ này bắt nguồn từ danh hiệu "Caesar" có từ thời La Mã cổ đại. Theo nghĩa hẹp, từ Царь (tiếng Anh: Tsar, gốc từ tiếng Latin Caesar, viết theo tiếng Nga là Цезарь) có họ hàng với từ tiếng Đức Kaiser và là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721. Trước năm 1547, đứng đầu quốc gia Moskva là một Đại công tước (Великий князь, Velikiy Knyaz). (Hồi đó các vua Nga thực ra là lãnh chúa từng vùng, phạm vi quyền lực hạn chế nên chỉ là Đại công tước). Năm 1547 Đại công tước Moskva là Ivan IV, tức Ivan Hung đế (Иван Грозный) xưng là Sa hoàng (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại công tước khác. Tước vị đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là ngưởi kế thừa các hoàng đế Đông La Mã năm xưa. Thực ra, sau khi Đông La Mã sụp đổ thì các đại công tước Ivan III và Vasily III xứ Moskva đã xưng làm "Sa hoàng" khi giao tiếp với các nước nhỏ như Livonia. Đế hiệu chính thức của các Sa hoàng Nga là "Sa hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính của toàn Nga". Năm 1721, Pyotr I, tức Pyotr Đại đế (Пётр Великий), đổi tước hiệu từ Sa hoàng thành Hoàng đế (Император Imperator), là từ cùng gốc với từ Emperor của Tây Âu, nhưng tước vị Sa hoàng vẫn được dùng một cách không chính thức để gọi hoàng đế Nga cho đến khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ quân chủ. Hoặc, xem tước hiệu đầy đủ của Hoàng đế Nikolai II, ông xưng làm "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của Nga" kèm theo nhiều danh hiệu khác như "Sa hoàng của Moskva, Kiev, Vladimir, Novgorod, Kazan, Astrakhan, Siberia, Chersonesos dãy Taurus, Gruzia…". Các Sa hoàng trong lịch sử Nga Nhà Ryurik Thời kỳ hỗn độn (1598 - 1613) Nhà Godunov Giai đoạn tiếm ngôi Nhà Shuisky Giai đoạn Hội đồng 7 vị Boyars (27 tháng 7 1610 - 4 tháng 11 1612) (Từ ngày 6 tháng 12 năm 1610 (thiếu Władysław IV Vasa): Hoàng thân Fyodor Ivanovich Mstislavsky Hoàng thân Ivan Mikhailovich Vorotynsky (to March 1611) Mikhail Fyodorovich Nagoy (from March 1611) Hoàng thân Andrey Vasilyevich Trubetskoy Hoàng thân Vasily Vasilyevich Golitsyn (to 8 April 1611) Ivan Simeyonovich Kurakin (from 8 April 1611) Hoàng thân Boris Mikhailovich Lykov-Obolenskiy Ivan Nikitich Romanov Fyodor Ivanovich Sheremetev Giai đoạn Hội đồng toàn lãnh thổ (17 tháng 4 1611 - 26 tháng 7 1613): Prokopy Petrovich Lyapunov (to 1 August 1611) Hoàng thân Dmitry Timofeyevich Trubetskoy Ataman Ivan Martynovich Zarutsky (to 7 August 1612) Nhà Romanov (1613-1917) Các tước vị trong hoàng gia Царица Tsaritsa — Sa hậu hoặc nữ Sa hoàng Цесаревич Tsesarevich — Thái tử, tước vị đầy đủ là Наследник Цесаревич Naslednik Tsesarevich; không chính thức còn gọi là Наследник Naslednik, nghĩa là Người kế vị. Царевич Tsarevich — Hoàng tử. Trước kia từ này được dùng để chỉ thái tử thay vì Tsesarevich. Các hoàng tử không phải là người kế vị và các hoàng tôn (cháu nội vua) thì được phong Đại công tước. Царевна Tsarevna — Hoàng nữ Цесаревна Tsesarevna — Thái tử phi (vợ của Thái tử) Xem thêm Danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu Lịch sử Nga Lịch sử Phần Lan Lịch sử Belarus Lịch sử Ukraina Lịch sử Ba Lan Chú thích Lịch sử Nga Nguyên thủ quốc gia Đế quốc Nga Lịch sử Bulgaria Tước hiệu quý tộc Tước hiệu hoàng gia Hoàng đế
9411
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20T%E1%BB%89nh%20th%E1%BB%A9c
Đại Tỉnh thức
Thuật từ Đại Tỉnh thức được dùng để chỉ các cuộc phục hưng tôn giáo trong lịch sử Hoa Kỳ và Anh Quốc, cũng được dùng để miêu tả các giai đoạn cách mạng về tư tưởng tôn giáo tại Hoa Kỳ. Phong trào này, với mục tiêu đánh thức sự sùng tín đã ngủ yên trong lòng tín hữu, lại kiến tạo cho mình ảnh hưởng đáng kể trong xã hội qua nỗ lực tuyên xưng các giá trị đạo đức, sự công chính và lòng nhân ái. Theo sự phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất, có cả thảy bốn cuộc đại tỉnh thức xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ: Đại Tỉnh thức lần thứ nhất (thập niên 1730 - thập niên 1740) Đại Tỉnh thức lần thứ nhì (thập niên 1800 - thập niên 1830) Đại Tỉnh thức lần thứ ba (thập niên 1880 - thập niên 1900) Đại Tỉnh thức lần thứ tư (thập niên 1960 - thập niên 1970) Đặc điểm Joseph Tracy - một mục sư và sử gia, người đã mang đến cho hiện tượng tôn giáo này thuật ngữ "Đại Tỉnh thức" (cũng là tựa đề một tác phẩm của ông được xuất bản vào năm 1842) - cho rằng cuộc đại tỉnh thức lần thứ nhất là tiền thân của cuộc chiến dành độc lập của Hoa Kỳ. Cũng theo lập luận của Tracy, phong trào bãi nô, một phần của cuộc đại tỉnh thức lần thứ hai và là một trong những nhân tố kiến tạo sự phân hóa trong nước Mỹ về vấn đề nô lệ, được xem như là một trong những yếu tố dẫn nước Mỹ vào cuộc Nội chiến với mục tiêu chính là giải phóng nô lệ. Trong các cuộc Đại Tỉnh thức xuất hiện những hiện tượng nổi bật như bùng phát nhiều giáo phái, ngay cả một số tôn giáo mới, và các hệ thống tín ngưỡng mới xuất hiện cũng như các giáo hội truyền thống đều phát triển mạnh mẽ và tạo nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những trào lưu thần học khởi phát ở châu Âu, hiện tượng tôn giáo này chủ yếu diễn ra trong vòng nước Mỹ và thể hiện những đặc thù của đất nước này. Một phần có lẽ do Hoa Kỳ là vùng đất màu mỡ cho sự phát triển nhiều giáo phái, dù hầu hết đều chia sẻ những giá trị chung của cộng đồng Kháng Cách. Truyền thống Kháng Cách khuyến khích sự tự do bày tỏ các xác tín khác nhau. Sự thiếu vắng một tôn giáo chủ đạo hoặc một hệ thống quốc giáo là môi trường thuận lợi cho việc truyền bá những ý tưởng mới mà không cần nỗ lực, thường khi chậm chạp, cải cách từ bên trong. Đại Tỉnh thức lần thứ nhất Cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhất là phong trào tôn giáo bùng phát trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant) tại các khu định cư tại Bắc Mỹ trong những năm thuộc các thập niên 1730 và 1740. Khởi phát bởi Jonathan Edwards, một nhà thuyết giáo sống tại Massachusetts, người tìm cách phục hồi các giá trị cội rễ của Thần học Calvin (đã được chấp nhận và truyền bá rộng rãi trong thời kỳ lập quốc), và nỗ lực đánh thức tình cảm kính yêu Thiên Chúa đang phôi phai trong lòng tín hữu. Bài giảng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ là một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông. Edwards là diễn giả có sức thuyết phục lớn, và nhiều người tìm đến để nghe ông thuyết giảng. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield tiếp nối phong trào, du hành khắp các khu định cư và thu hút số lượng thính giả đông đảo với cung cách thuyết giáo sinh động và đầy cảm xúc. Phương pháp giảng dạy mới cùng cung cách sống đạo của những người theo phong trào này đã thổi sức sống mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta tìm đến tôn giáo với lòng nhiệt tâm, chứ không còn chịu ngồi nghe các bài luận thuyết tôn giáo cách lặng lẽ và xa cách. Nhiều người bắt đầu thói quen nghiên cứu Kinh Thánh tại nhà, tập quán này làm suy giảm ảnh hưởng của các nghi thức thờ phụng công cộng, và đem tín hữu đến gần với khynh hướng chú trọng vào sự trải nghiệm cá nhân đã được rao giảng tại Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng Cách. Tất cả những điều này tạo nên sức mạnh thuyết phục cho thông điệp của Jonathan Edwards và các truyền đạo du hành (itinerant preacher), những người dong ruỗi dọc ngang nước Mỹ, tìm đến các khu định cư để giảng đạo. Họ thường được xem là thuộc về nhóm "Tân Quang", để phân biệt với nhóm "Cựu Quang". Sự tranh chấp giữa hai nhóm này dẫn đến việc thành lập một số viện đại học, nay được xếp vào danh sách của Ivy League, như Kings College (Đại học Columbia) và Đại học Princeton. Cuộc đại tỉnh thức có lẽ là biến cố thuần Mỹ nhất cho đến lúc ấy, nên thường được xem là một trong những yếu tố thúc đẩy tiến trình thống nhất các khu định cư và làm gia tăng quyết tâm dành độc lập và quyền tự quyết của người định cư. Cuộc đại tỉnh thức cũng được giải thích là sự thể hiện sau cùng các lý tưởng tôn giáo; vì cớ các lý tưởng này mà các khu định cư vùng New England được thành lập. Lòng sùng tín đang trên đà suy giảm trong các thập niên trước cuộc đại tỉnh thức, một phần là do ảnh hưởng của phong trào Khai sáng (Englightenment), cùng với phản ứng tiêu cực của công chúng đối với vụ án xét xử các phù thủy tại Salem. Sau cuộc đại tỉnh thức, lòng sùng tín lại thoái trào, mặc dù lịch sử Hoa Kỳ luôn điểm xuyết bởi các cuộc phục hưng tôn giáo (đáng kể nhất là cuộc đại tỉnh thức thứ nhì). Sức mạnh dẫn dắt các khu định cư trong suốt 60 năm kế tiếp căn bản là thế tục, mặc dù Hoa Kỳ vẫn còn là một quốc gia sùng đạo sâu sắc (nhiều vùng trên nước Mỹ vẫn duy trì lòng sùng tín cho đến ngày nay). Ảnh hưởng Các sử gia vẫn tiếp tục tranh luận về ảnh hưởng chính trị của cuộc đại tỉnh thức đối với cuộc Cách mạng Mỹ, diễn ra ngay sau đó. Heimert (1966) lập luận rằng trong thời kỳ trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mỹ, Thần học Calvin và Jonathan Edwards là nguồn cung ứng ý thức hệ chính trị cấp tiến theo khuynh hướng dân chủ xã hội; mặt khác, tôn giáo Tin Lành thể hiện và khuyến khích chủ nghĩa quốc gia. Thần học Calvin được vun trồng tại các khu định cư Mỹ lập nền cho hiện tượng thức tỉnh tâm linh, cùng lúc là tác nhân thúc đẩy cuộc Cách mạng Mỹ. Theo Heimert, ảnh hưởng chủ đạo của cuộc đại tỉnh thức là kiến tạo tinh thần quốc gia cho người Mỹ, đây là nhân tố quyết định dẫn đến cuộc cách mạng. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ nhất khởi phát từ những lời thuyết giáo mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục tập chú vào việc quở trách tội lỗi và nhu cầu nhận lãnh ơn cứu chuộc qua hành động công khai xưng tội để tiếp nhận ân điển của Thiên Chúa, dẫn người nghe đến "trải nghiệm tiếp xúc với Thiên Chúa theo cách riêng của mỗi người". Các diễn giả tra xem bản chất của điều người Mỹ thường xem là giao ước của Thiên Chúa dành cho dân tộc họ, và quở trách nếp sống suy đồi, chuộng vật chất, thích hưởng thụ tại các khu định cư đang trở nên giàu có tại Mỹ. Họ xem đó là ảnh hưởng đến từ Anh, như thế, cần cắt đứt quan hệ với mẫu quốc để có thể tái cung hiến nước Mỹ cho Thiên Chúa. Cuộc Đại Tỉnh thức biến tôn giáo trở thành trải nghiệm cá nhân cho người bình thường bằng cách kiến tạo nhận thức sâu sắc về tội lỗi và ơn cứu chuộc, cùng lúc với sự tra xét nội tâm và tinh thần tận hiến cho những chuẩn mực mới trong đời sống tâm linh. Nhà sử học Sydney E. Ahlstrom nhận thấy yếu tố này trong các cuộc phục hưng tôn giáo xảy ra ở những nơi khác như Phong trào Sùng tín tại Đức, cuộc Phục hưng Tin Lành và Phong trào Giám Lý tại Anh. Đại Tỉnh thức lần thứ nhì Cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhì là phong trào phục hưng tôn giáo lớn xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Nảy sinh từ phong trào này là nhiều loại hình hoạt động khác nhau, nổi trội nhất là tính chủ động của các địa phương và sự bày tỏ nhiệt tâm tôn giáo. Tại vùng New England, sự quan tâm về tôn giáo vừa được hồi sinh dẫn đến một làn sóng hoạt động xã hội. Tại miền tây tiểu bang New York, tinh thần của cuộc phục hưng mở đường cho sự xuất hiện của các giáo phái tân lập, và tạo ra ảnh hưởng đáng kể trên Phong trào Thánh khiết. Tại vùng Appalachia của Kentucky và Tennessee, cuộc phục hưng đã tăng cường sức mạnh cho các giáo phái Giám Lý và Baptist, và sản sinh một hình thức truyền đạo mới - giảng phúc âm trong các lều trại. Vào cuối thế kỷ 18, nhiều người Mỹ thuộc giới trí thức không còn quan tâm đến đức tin Cơ đốc truyền thống, và cuộc phục hưng tôn giáo quét qua miền tây vào thượng bán thế kỷ 19 là một phản ứng đối với trào lưu thế tục của thời kỳ này. New England Phong trào Tin Lành bùng phát tại đây sản sinh nhiều hội đoàn truyền giáo liên giáo phái với mục tiêu truyền bá phúc âm cho vùng đất miền Tây còn hoang sơ. Thành viên của các hội đoàn này không chỉ hoạt động như nhà truyền giáo mà còn là nhà giáo dục, truyền bá các giá trị văn hóa đô thị của miền Đông, trong khi những hiệp hội xuất bản và giáo dục chăm lo phát triển giáo dục Cơ đốc, nổi bật nhất là Thánh Kinh Hội Hoa Kỳ, ra đời năm 1816. Cũng từ cuộc phục hưng này, xuất hiện Hội Tiết độ và các nhóm vận động bãi bỏ chế độ nô lệ, khởi phát các nỗ lực nhằm cải cách chế độ lao tù, chăm sóc người tàn tật và người mắc bệnh tâm thần. New York Cuộc phục hưng tại miền tây tiểu bang New York chịu nhiều ảnh hưởng của Charles Grandison Finney, một luật sư đến từ Adam, New York. Một vùng rộng lớn từ hồ Ontario đến dãy núi Adriondack chứng kiến quá nhiều cuộc phục hưng tôn giáo đến nỗi nó thường được nhắc đến với tên "Khu vực Bùng cháy" (Burned-over district). Năm 1821, Finney trải nghiệm một sự soi dẫn tâm linh trong khi đang tìm kiếm niềm xác tín tôn giáo cho mình. Ông khởi sự rao giảng Phúc âm tại miền tây tiểu bang New York. Các cuộc phục hưng của Finney nổi bật bởi những đặc điểm như chuẩn bị chu đáo, thuyết giáo với sức thuyết phục mạnh mẽ và kết quả sung mãn với số lượng lớn người qui đạo. Finney thuyết giảng tại khu vực này suốt từ những năm 1820 sang đến những năm đầu thập niên 1830 trước khi nhận lời giảng dạy môn thần học, và về sau trở thành viện trưởng, tại Đại học Oberlin. Cũng từ khu vực này đã sản sinh hai giáo phái quan trọng tại Hoa Kỳ - phong trào Thánh hữu Ngày sau (Mormon) với 12 triệu tín hữu và phong trào Phục lâm – dù cả hai đều không được cộng đồng Cơ Đốc giáo công nhận vì những dị biệt của họ về các vấn đề thần học. Appalachia Trong vùng núi Appalachia, cuộc phục hưng mang những đặc điểm tương tự với cuộc đại tỉnh thức thứ nhất của thế kỷ trước. Nhưng tại đây, tâm điểm của cuộc phục hưng là những buổi truyền giảng trong lều trại (camp meeting), thường kéo dài trong vài ngày, dành cho các nhóm cư dân, vì đòi hỏi của công việc, phải sống xa gia đình. Những con người lang bạt này nhìn xem các buổi truyền giảng trong lều bạt như là một nơi trú ẩn cho cuộc đời cô độc của họ tại vùng đất biên cương hoang dã. Bối cảnh đặc thù cộng với sự phấn khích khi tham dự các cuộc phục hưng tôn giáo đã nảy sinh một phong cách mới trong việc biểu lộ các tình cảm tôn giáo như nhảy múa, kêu la và ca hát, những đặc điểm thường được nối kết với các cuộc phục hưng xảy ra tại đây. Buổi truyền giảng trong lều bạt được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1800 tại Nhà thờ Gasper River, tây nam Kentucky. Một buổi truyền giảng khác lớn hơn được tổ chức tại Cane Ridge, Kentucky vào tháng 8 năm 1801 với sự tham dự của từ 10 ngàn đến 25 ngàn người; cũng có mặt nhiều mục sư thuộc các giáo phái Trưởng lão, Baptist và Giám Lý. Buổi truyền giảng này đã giúp định hình các chương trình truyền giảng phục hưng có tổ chức, để trở nên hình mẫu cho sự phát triển của các giáo phái như Giám Lý hay Baptist. Nó cũng là công cụ giúp sản sinh các giáo phái thuộc phong trào Hồi cố như Disciples of Christ và Church of Christ. Cuộc phục hưng mau chóng quét qua khắp Kentucky, Tennessee và miền nam Ohio cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giáo phái Giám Lý và Baptist. Mỗi giáo phái có thế mạnh của mình để thu hoạch từ cuộc phục hưng. Giáo phái Giám Lý với cơ cấu tổ chức hiệu quả, dựa vào các truyền đạo khu vực (circuit rider), những người này tìm đến các vùng xa xôi, hẻo lánh để giảng đạo. Thường xuất thân từ giới bình dân, họ dễ dàng tìm được sự đồng cảm từ các gia đình sinh sống tại vùng biên cương. Trong khi đó, giáo phái Baptist chọn lựa cấu trúc tổ chức mềm dẻo. Những người truyền đạo nông dân của họ, những người nhận lãnh "ơn gọi" từ Thiên Chúa, chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh và đi ra thành lập nhà thờ; sau đó, họ được phong chức bởi giáo đoàn của họ. Các giáo đoàn này đào tạo nhiều mục sư và gởi họ đến các vùng xa hơn, sâu trong các hoang mạc để thành lập nhà thờ. Nhờ tính hiệu quả của phương pháp này, giáo phái Baptist chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tôn giáo tại những tiểu bang biên giới và hầu hết các tiểu bang miền Nam. Cuộc đại tỉnh thức thứ nhì có ảnh hưởng sâu sắc trên lịch sử Hoa Kỳ. Với số lượng tín hữu gia tăng mạnh, các giáo phái Baptist và Giám Lý đạt đến vị trí cân bằng, về sau vượt trội các giáo phái truyền thống có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ thuộc địa như Anh giáo, Trưởng Lão, Tự trị giáo đoàn và Quaker. Trong vòng các tín hữu Quaker, những nỗ lực nhằm ứng dụng tư tưởng Cơ đốc giáo vào các giải pháp xã hội là tiền thân của phong trào Phúc âm xã hội của thế kỷ 19. Đến giữa thế kỷ 19, nước Mỹ trở nên một quốc gia đa dạng, và những dị biệt bên trong cộng đồng Kháng Cách tại Mỹ vừa phản ánh vừa đóng góp vào tình trạng đa dạng này. Ảnh hưởng Cùng lúc với những canh tân trong thần học và cấu trúc hội thánh là những cải cách xã hội xảy ra trong giai đoạn này. Các tín hữu Cơ Đốc tích cực tham gia vào các cải cách xã hội như chống nạn nghiện rượu, bảo vệ nữ quyền, phong trào bãi nô, và các hoạt động nhằm giải quyết những vấn nạn khác của xã hội từ nhận thức về vai trò của họ trong xã hội là thanh tẩy thế giới qua nỗ lực giới thiệu ơn cứu rỗi đến cho từng cá nhân. Đại Tỉnh thức lần thứ ba Đây là thời kỳ kéo dài từ thập niên 1850 đến thập niên 1900 ảnh hưởng đến nhiều giáo phái Kháng Cách. Công cuộc truyền giáo đem thông điệp Phúc âm đến khắp nơi trên thế giới và Phong trào Phúc âm Xã hội khởi phát trong giai đoạn này. Cũng xuất hiện một số hiện tượng như Phong trào Thánh khiết, Phong trào Nazarene và giáo phái Cơ Đốc Khoa học. Cuộc Đại Tỉnh thức bùng phát tại nhiều thành phố trong năm 1858, nhưng bị cắt đứt bởi cuộc Nội chiến Mỹ. Tuy vậy, ở miền Nam, chính cuộc nội chiến là nhân tố phát triển các cuộc phục hưng tôn giáo, đặc biệt trong vòng các binh sĩ dưới quyền Tướng Robert E. Lee. Sau chiến tranh, Dwight L. Moody xem chấn hưng niềm tin là trọng tâm trong các hoạt động của ông ở Chicago, dẫn đến việc thành lập Học viện Kinh Thánh Moody. Các giáo hội Kháng Cách mở rộng hoạt động truyền giáo ở Hoa Kỳ và tại nhiều nước trên khắp thế giới. Số lượng các đại học do các giáo hội thành lập tăng trưởng nhanh cùng với chất lượng giáo dục. YMCA có mặt ở nhiều thành phố, cùng lúc với các nhóm thanh niên Cơ Đốc như Epworth League (Giám Lý), và Walther League (Lutheran). Ảnh hưởng Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba được xem là ảnh hưởng chủ đạo dẫn dắt nước Mỹ qua những ngày khó khăn khi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc Đại Suy thoái và chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ý nghĩa của thuật từ "thức tỉnh" ngụ ý một xã hội mê ngủ hoặc trì trệ, thụ động và bị thế tục hóa. Như thế, "thức tỉnh" là thuật từ bắt nguồn từ những người Tin Lành và được sử dụng thường xuyên bởi cộng đồng này, kéo dài cho đến ngày nay như trong trường hợp của Tổng thống George W. Bush. Đại Tỉnh thức lần thứ tư Dù vẫn còn bất đồng về việc liệu có nên áp dụng thuật từ "Đại Tỉnh thức" cho giai đoạn từ cuối thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 hay không, thời kỳ này chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực tôn giáo tại Hoa Kỳ. Trong khi các giáo hội "chính lưu" thuộc cộng đồng Kháng Cách sút giảm đáng kể số lượng tín hữu và ảnh hưởng xã hội thì một số giáo phái truyền thống như Baptist Nam phương và Missouri Synod Lutheran phát triển mạnh mẽ số lượng thành viên, mở rộng ảnh hưởng trên khắp nước Mỹ, tham gia các cuộc tranh luận thần học, và trở nên các thế lực chính trị hùng mạnh. Cùng lúc, là sự lớn mạnh của chủ nghĩa thế tục, và các giáo hội phải đối đầu với các vấn đề như quyền của người đồng tính, quyền phá thai và phải nỗ lực bảo vệ học thuyết sáng tạo. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển của các nhà thờ độc lập có chủ trương liên phái, và các "trung tâm đức tin cộng đồng", cùng lúc là sự trỗi dậy của hiện tượng đại giáo đoàn, và các tổ chức truyền giáo và công tác xã hội phi giáo phái. Phong trào Giê-xu được xem là một phần trong cuộc đại tỉnh thức lần thứ tư. Cũng thuộc thời kỳ này, theo quan điểm của một số người, là cuộc Phong trào Ân tứ từ năm 1961 đến 1982. Khởi nguồn từ Phong trào Ngũ Tuần, tập chú vào trải nghiệm mà họ xem là những "ân tứ" của Chúa Thánh Linh như nói tiếng lạ, chữa bệnh bằng đức tin và nói tiên tri; các "ân tứ" này cũng được xem là dấu chứng của trải nghiệm "đầy dẫy Chúa Thánh Linh". Dù khởi phát từ cộng đồng Kháng Cách, ảnh hưởng của phong trào này lan rộng trong Giáo hội Công giáo La Mã vào lúc các nhà lãnh đạo giáo hội tỏ thái độ rộng mở với chủ trương đại kết, bớt nhấn mạnh đến cấu trúc giáo hội, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến vai trò của giáo dân trong giáo hội. Chú thích Xem thêm Jonathan Edwards Charles Grandison Finney Phong trào Tin Lành Phong trào Giám Lý Baptist Anh giáo Tham khảo Đại Tỉnh thức lần thứ nhất Jonathan Edwards, (C. Goen, editor) The Great-Awakening: A Faithful Narrative Collected contemporary comments and letters; 1972, Yale University Press, ISBN 0-300-01437-6. Alan Heimert and Perry Miller ed.; The Great Awakening: Documents Illustrating the Crisis and Its Consequences 1967 Davies, Samuel. Sermons on Important Subjects. Edited by Albert Barnes. 3 vols. New York: Robert Carter, 1845. . The Reverend Samuel Davies Abroad: The Diary of a Journal to England and Scotland, 1753-55. Edited by George William Pilcher. Urbana, IL: University of Illinois Press, 1967. Gillies, John. Memoirs of Rev. George Whitefield. New Haven, CN: Whitmore and Buckingham, and H. Mansfield, 1834. Jarratt, Devereux. The Life of the Reverend Devereux Jarratt. Religion in America, ed. Edwin S. Gaustad. New York, Arno, 1969. Whitefield, George. George Whitefield's Journals. Edited by Iain Murray. London: Banner of Truth Trust, 1960. . Letters of George Whitefield. Edited by S. M. Houghton. Edinburgh, UK: Banner of Truth Trust, 1976. Đại Tỉnh thức lần thứ nhì Abzug, Robert H. "Cosmos Crumbling: American Reform and the Religious Imagination" (1994) (ISBN 0-195-04568-8) Ahlstrom, Sydney. A Religious History of the American People (1972) (ISBN 0-385-11164-9) Birdsall Richard D. "The Second Great Awakening and the New England Social Order." Church History 39 (1970): 345-64. Bratt, James D. "Religious Anti-revivalism in Antebellum America." Journal of the Early Republic (2004) 24(1): 65-106. ISSN 0275-1275 Fulltext: in Ebsco. Examines oppositional literature of the antirevivalists, namely, the doubters and critics. The article includes an appendix of selected revivalist critiques. Brown, Kenneth O. Holy Ground; a Study on the American Camp Meeting. Garland Publishing, Inc., 1992. Brown, Kenneth O. Holy Ground, Too, the Camp Meeting Family Tree. Hazleton: Holiness Archives, 1997. Bruce, Dickson D., Jr. And They All Sang Hallelujah: Plain Folk Camp-Meeting Religion, 1800–1845 University of Tennessee Press, 1974. Butler Jon. "Enthusiasm Described and Decried: The Great Awakening as Interpretative Fiction." Journal of American History 69 (1982): 305-25. online in JSTOR Butler Jon. Awash in a Sea of Faith: Christianizing the American People. 1990. Carwardine, Richard J. Evangelicals and Politics in Antebellum America. Yale University Press, 1993. Carwardine, Richard J. "The Second Great Awakening in the Urban Centers: An Examination of Methodism and the 'New Measures,'" Journal of American History 59 (1972): 327-340. online in JSTOR Joseph A. Conforti; Jonathan Edwards, Religious Tradition and American Culture University of North Carolina Press. 1995. Cross, Whitney, R. The Burned-Over District: The Social and Intellectual History of Enthusiastic Religion in Western New York, 1800–1850 1950. Foster, Charles I. An Errand of Mercy: The Evangelical United Front, 1790–1837 University of North Carolina Press, 1960. Clifford S. Griffin. "Religious Benevolence as Social Control, 1815-1860," The Mississippi Valley Historical Review, Vol. 44, No. 3. (Dec., 1957), pp. 423–444. in JSTOR Hambrick-Stowe, Charles. Charles G. Finney and the Spirit of American Evangelicalism. Wm B. Eerdmans, 1996. Hankins, Barry. The Second Great Awakening and the Transcendentalists. Greenwood, 2004. 200 pp. Hatch Nathan O. The Democratization of American Christianity 1989. Charles A. Johnson, "The Frontier Camp Meeting: Contemporary and Historical Appraisals, 1805-1840" The Mississippi Valley Historical Review, Vol. 37, No. 1. (Jun., 1950), pp. 91–110. in JSTOR Long, Kimberly Bracken. "The Communion Sermons of James Mcgready: Sacramental Theology and Scots-Irish Piety on the Kentucky Frontier." Journal of Presbyterian History 2002 80(1): 3-16. Issn: 0022-3883 Loveland Anne C. Southern Evangelicals and the Social Order, 1800-1860. 1980 Marsden George M. The Evangelical Mind and the New School Presbyterian Experience: A Case Study of Thought and Theology in Nineteenth-Century America. 1970. McLoughlin William G. Modern Revivalism 1959. McLoughlin William G. Revivals, Awakenings, and Reform: An Essay on Religion and Social Change in America, 1607-1977 1978. Noll; Mark A. ed. God and Mammon: Protestants, Money, and the Market, 1790-1860 Oxford University Press. 2002. Walter Brownlow Posey, The Baptist Church in the Lower Mississippi Valley, 1776-1845 University at Kentucky Press, 1957 Roth Randolph A. The Democratic Dilemma: Religion, Reform, and the Social Order in the Connecticut River Valley of Vermont, 1791-1850. 1987 Shiels Richard D. "The Second Great Awakening in Connecticut: Critique of the Traditional Interpretation." Church History 49 (1980): 401-15. Smith, Timothy L. Revivalism and Social Reform: American Protestantism on the Eve of the Civil War 1957 Đại Tỉnh thức lần thứ ba Abell, Aaron. The Urban Impact on American Protestantism, 1865-1900 Harvard University Press, 1943. Ahlstrom, Sydney E. A Religious History of the American People. Yale University Press, 1972. Bordin, Ruth. Woman and Temperance: The Quest for Power and Liberty, 1873-1900 Temple University Press, 1981. Curtis, Susan. A Consuming Faith: The Social Gospel and Modern American Culture. Johns Hopkins University Press, 1991. Dieter, Melvin Easterday. The Holiness Revival of the Nineteenth Century Scarecrow Press, 1980. Dorsett, Lyle W. Billy Sunday and the Redemption of Urban America Eerdmans, 1991. Dorsett, Lyle W. A Passion for Souls: The Life of D. L. Moody. Moody Press, 1997. Bruce J. Evensen; God's Man for the Gilded Age: D.L. Moody and the Rise of Modern Mass Evangelism Oxford University Press, 2003 Findlay, James F. Dwight L. Moody: American Evangelist, 1837-1899 University of Chicago Press, 1969. Finke, Roger, and Rodney Stark. The Churching of America, 1776-1990: Winners and Losers in Our Religious Economy Rutgers University Press, 1992. Fishwick, Marshall W. Great Awakenings: Popular Religion and Popular Culture (1995) Hutchison William R. Errand to the World: American Protestant Thought and Foreign Missions. University of Chicago Press, 1987. Richard Jensen. The Winning of the Midwest: Social and Political Conflict, 1888-1896 (1971) Kathryn Teresa Long; The Revival of 1857-58: Interpreting an American Religious Awakening Oxford University Press, 1998 William G McLoughlin. Revivals Awakenings and Reform 1980 Marsden, George M. Fundamentalism and American Culture: The Shaping of Twentieth-Century Evangelicalism, 1870-1925 Oxford University Press, 1980. McLoughlin, William G. Modern Revivalism: Charles Grandison Finney to Billy Graham 1959. McLoughlin, William G. Revivals, Awakenings, and Reform: An Essay on Religion and Social Change in America, 1607-1977. University of Chicago Press, 1978. McLoughlin, William G. ed. The American Evangelicals, 1800-1900: An Anthology 1976. Sizer, Sandra. Gospel Hymns and Social Religion: The Rhetoric of Nineteenth-Century Revivalism. Temple University Press, 1978. Smith, Timothy L. Called Unto Holiness, the Story of the Nazarenes: The Formative Years. Kansas City: Nazarene Publishing House, 1962. Smith, Timothy L. Revivalism and Social Reform: American Protestantism on the Eve of the Civil War Abingdon Press, 1957. Ward, W. R. The Protestant Evangelical Awakening Cambridge University Press, 1992. Weisberger, Bernard A. They Gathered at the River: The Story of the Great Revivalists and Their Impact upon Religion in America 1958. Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Tin Lành Kitô giáo
9412
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jonathan%20Edwards
Jonathan Edwards
Jonathan Edwards (sinh 5 tháng 10 năm 1703 – mất 28 tháng 3 năm 1758) là nhà thần học và nhà thuyết giáo người Mỹ thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn (Congregational). Ông được biết đến như là nhà thần học lớn nhất và sâu sắc nhất trong cộng đồng Tin lành (Evangelical) tại Hoa Kỳ. Tuy Edwards viết về nhiều lãnh vực khác nhau, ông thường được xem là người nhiệt tâm bảo vệ nền thần học Calvin và di sản Thanh giáo. Tuổi trẻ Jonathan là con của Timothy Edwards (1669-1729), một mục sư tại East Windsor, Timothy phải tìm cách bù đắp phần lợi tức ít ỏi của mình bằng cách dạy kèm các sinh viên. Vợ của Timothy, Esther Stoddard, là con gái của Mục sư Solomon Stoddard ở Northampton, bà là một phụ nữ có nhiều khả năng về trí tuệ cùng với một cá tính độc lập. Jonathan, con trai duy nhất và là người con thứ năm trong số chín người con của họ. Cha và chị của Jonathan, cả hai đều được hưởng một nền giáo dục tốt, dạy cậu bé học. Năm lên mười, Jonathan viết một luận đề khá hài hước về tính phi vật chất của linh hồn; cậu bé tỏ ra thích thú môn lịch sử thiên nhiên, và viết một tiểu luận khá xuất sắc về tập quán của "loài nhện bay". Jonathan nhập học tại Đại học Yale năm 1716 khi chưa đủ tuổi 13. Năm sau, cậu bắt đầu làm quen và chịu thuyết phục bởi những luận văn của John Locke. Trước khi tốt nghiệp vào tháng 9 năm 1720 với tư cách là thủ khoa và trưởng lớp, xem ra trong tâm trí của chàng trai này đã định hình một hệ thống triết học. Jonathan dành hai năm kế tiếp để theo học môn thần học tại New Haven. Từ năm 1720 đến năm 1726, theo những điều ghi lại trong nhật ký, Jonathan khao khát tìm kiếm sự cứu rỗi và không chịu hài lòng cho đến khi có được một trải nghiệm vào năm cuối tại trường đại học, khi cậu không còn cảm giác rằng, theo sự tuyển chọn của Thiên Chúa, một số người được dành sẵn cho sự cứu chuộc trong khi những người khác bị phó cho sự hư mất đời đời, là "một học thuyết đáng ghê sợ"; nhưng ngược lại, cậu nhận biết đây là "một điều hết sức vui thỏa, tươi sáng và ngọt ngào". Jonathan nhận được niềm vui lớn lao khi ngắm xem vẻ đẹp của thiên nhiên, và vui thú khi thưởng thức ý nghĩa ẩn giấu đằng sau những dòng chữ của sách Nhã ca trong Cựu Ước. Jonathan được phong chức mục sư tại Northampton vào ngày 5 tháng 2 năm 1727 và nhận làm phụ tá quản nhiệm cho ông ngoại ông, Solomon Stoddard. Trong năm này, ông kết hôn với Sarah Pierpont, cô con gái 17 tuổi của James Pierpont, người sáng lập Đại học Yale. Năm 1729, Stoddard qua đời, để lại cho người cháu nhiệm vụ khó khăn của một quản nhiệm, chăm sóc một trong những giáo đoàn lớn nhất và giàu có nhất tại khu định cư. Đại Tỉnh thức Năm 1731 Edwards bắt đầu một loạt bài giảng tại Boston, về sau được xuất bản dưới tựa đề Thiên Chúa được Tôn vinh khi con người Phụ thuộc vào Ngài, nhằm phản bác tư tưởng của nền thần học Arminius. Năm 1733, một cuộc phục hưng tôn giáo bùng phát tại Northampton, lên đến đỉnh điểm vào mùa đông năm 1734 và kéo dài cho đến mùa xuân năm sau. Cuộc phục hưng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân chúng trong thị trấn đến nỗi họ xao lãng công việc hằng ngày. Trong sáu tháng, có gần ba trăm người gia nhập giáo đoàn. Đây cũng là cơ hội cho Edwards nghiên cứu tiến trình qui đạo trong mọi giai đoạn của nó, ông ghi lại những quan sát của mình với nhiều chi tiết về tâm lý cùng với các nhận xét trong Câu chuyện về Hành động của Thiên Chúa trong Kinh nghiệm Qui đạo của hàng trăm người tại Northampton (1737). Năm 1741, Edwards cho xuất bản tác phẩm Những Dấu chỉ Đặc trưng khi Linh của Thiên Chúa Hành động, đặc biệt xem xét đến một hiện tượng thường bộc phát trong các cuộc truyền giảng phục hưng: tình trạng ngất xỉu, kêu la, và co giật. Những "hiệu ứng thể chất" này, theo quan điểm của Edwards, không phải là những dấu hiệu đặc trưng khi Linh của Thiên Chúa vận hành. Năm 1742, ông viết một luận văn khác, Những Suy nghĩ về Phục hưng ở New England, những luận cứ trình bày trong tác phẩm này góp phần đáng kể giúp cải thiện tình trạng đạo đức của xứ sở. Edward cho rằng những biểu lộ cảm xúc khi người nghe chịu thuyết phục về tội lỗi là tình trạng tự nhiên, ông cũng biện hộ cho phương cách thuyết giảng nhấn mạnh đến cơn thịnh nộ và sự trừng phạt của Thiên Chúa dành cho người có tội. Mùa xuân năm 1735, cuộc phục hưng bắt đầu thoái trào và tinh thần thế tục quay trở lại. Nhưng thời kỳ này kéo dài không lâu, và cuộc phục hưng lại bùng phát khắp thung lũng Connecticut, tiếng tăm của nó lan đến Anh và Scotland. Cuộc phục hưng được tiếp bước bởi cuộc Đại Tỉnh thức dưới sự dẫn dắt của Edwards. Vào thời gian này, ông bắt đầu tiếp xúc với George Whitefield và thuyết giảng một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ tại Enfield, Connecticut năm 1741. Dù vậy, cuộc phục hưng được tiếp nhận với thái độ lạnh nhạt của giới lãnh đạo giáo hội. Năm 1749 Edwards cho xuất bản hồi ký về David Brainerd, một mục sư trẻ tuổi tìm đến rao giảng Phúc âm cho người da đỏ, đính hôn với Jerusha, con gái của Edwards, đến sống với gia đình ông trong vài tháng và qua đời tại Northampton vào ngày 7 tháng 10 năm 1747. Năm 1748 xảy ra sự bất đồng giữa Edwards và giáo đoàn của ông liên quan đến các điều kiện được áp dụng cho lễ báp têm, cuối cùng dẫn đến việc Edwards phải rời khỏi nhà thờ ông đã phục vụ trong gần hai mươi năm. Năm 1750, ông nhận lời làm quản nhiệm cho một nhà thờ tại Stockbridge, cùng lúc đến giảng đạo cho người da đỏ Housatonic. Ông đứng ra bảo vệ người da đỏ chống lại những người da trắng đang tìm cách bóc lột họ. Năm 1757, nhân cái chết của Mục sư Aaron Burr, người đã kết hôn với Esther, con gái của Edwards năm năm trước (con trai của họ, Aaron Burr, sau này là Phó Tổng thống Hoa Kỳ), Edwards miễn cưỡng nhận lời thế chỗ con rể của mình để làm viện trưởng Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton) vào tháng 2 năm 1758, nhưng ông qua đời chỉ 40 ngày sau đó, vào ngày 28 tháng 3 năm 1758. Khoa học Edwards tỏ ra thích thú với những phát minh của Isaac Newton và các nhà khoa học đương thời. Trước khi dành trọn thời gian cho chức vụ mục sư, Edwards đã viết về các chủ đề khác nhau trong ngành triết học tự nhiên. Trong khi bày tỏ sự quan ngại vì nhiều người bị thu hút bởi chủ nghĩa vật chất và thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lý trí, ông nhận biết rằng những quy luật thiên nhiên được tạo lập bởi Thiên Chúa nhằm bày tỏ sự khôn ngoan và sự quan tâm của ngài dành cho thế giới. Do đó, những khám phá khoa học không phải là hiểm họa cho đức tin của ông; đối với Edwards, không hề có sự mâu thuẫn nào giữa tâm linh và vật chất. Di sản Trong số những người chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng thần học của Jonathan Edwards có những tên tuổi lớn như Samuel Hopkins, Joseph Bellamy, Gideon Hawley và con trai ông, Jonathan Edwards, Jr. Nhiều người trong số các hậu duệ của Jonathan và Sarah Edwards sau này là các công dân nổi tiếng của Hoa Kỳ như Phó Tổng thống Aaron Burr, viện trưởng các đại học như Timothy Dwight, Jonathan Edwards, Jr. và Merril Edwards Gates. Jonathan và Sarah Edwards cũng là tổ phụ của Đệ Nhất Phu nhân Edith Roosevelt (vợ của Tổng thống Theodore Roosevelt), nhà văn O. Henry, nhà xuất bản Frank Nelson Doubleday và nhà văn Robert Lowell. Tác phẩm Cho đến nay nhiều tác phẩm của Edwards vẫn được xuất bản. Một số trong những tác phẩm quan trọng của ông: A Faithful Narrative of the Surprising Work of God, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-722-5 A History of the Work of Redemption including a View of Church History, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-633-4 A Treatise Concerning Religious Affections, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-746-1 Concerning the End for Which God Created The World, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-624-2 Distinguishing Marks of a Work of the Spirit of God, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-637-2 Freedom of the Will, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-619-8 Original Sin, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-760-7 Some thoughts concerning the present revival in New England and the way it ought to be acknowledged and promoted, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-379-1 The Life and Diary of David Brainerd, Missionary to the Indians, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-381-4 The Nature of True Virtue, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-759-1 Charity and its Fruits, reprinted by Banner of Truth ISBN 978-0-85151-351-5 Xem thêm Đại Tỉnh thức Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ Tự trị Giáo đoàn Tham khảo Liên kết ngoài The Sermon Bài giảng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ của Jonathan Edwards (tiếng Anh) Jonathan Edwards Center, Yale University. Complete Online Critical Edition of Edwards Works by Jonathan Edwards. Christian Classics Ethereal Library, Calvin College. Works by Jonathan Edwards. Freedom of the Will in PDF Sermons by Jonathan Edwards A collection of links to Jonathan Edwards' works Audio recordings of Edwards' Works in MP3 format: Volume 1 , Volume 2 Stanford Encyclopedia of Philosophy entry "The Pastor as Theologian: The Life and Ministry of Jonathan Edwards", a lecture by John Piper "The Governmental Theory of the Atonement: Edwards' Atonement Theology" , an article from conservative, Reformed perspective Perspectives in American Literature - A Research and Reference Guide , an Edwards bibliography Nhà thần học Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Tin Lành Kitô giáo Tín hữu Tự trị Giáo đoàn Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ Mất năm 1758 Sinh năm 1703 Triết gia thế kỷ 18 Cựu sinh viên Đại học Yale Giảng viên Đại học Yale Người Mỹ gốc Anh
9413
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20Grandison%20Finney
Charles Grandison Finney
Charles Grandison Finney (29 tháng 8 năm 1792 – 16 tháng 8 năm 1875) thường được xem là "nhà phục hưng tôn giáo hàng đầu của Hoa Kỳ", và là nhân tố chính khởi phát cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhì. Sự thức tỉnh tâm linh này đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc trên lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc đời và tư tưởng Chào đời tại Warren, Connecticut, là con út trong một gia đình có bảy người con, Finney có một xuất thân khiêm nhường. Cha mẹ ông là nông dân, còn Finney chưa bao giờ có cơ hội hưởng một nền học vấn đại học. Dù vậy, chàng trai cao 6 feet 2 inch (188 cm) với năng khiếu âm nhạc và khả năng lãnh đạo này đã giành được vị trí tốt trong cộng đồng. Đến tập sự và học luật tại một văn phòng luật sư với dự tính hành nghề luật, nhưng Finney trải nghiệm một sự soi dẫn tâm linh dẫn đến quyết định tiếp nhận đức tin Cơ Đốc vào tuổi 29 tại Adams, New York. Sau đó, Finney nhận lãnh chức vụ mục sư thuộc giáo phái Trưởng Lão, dù ông không hoàn toàn đồng ý với Bản Tín điều Westminster của giáo hội, ông thích xây dựng đức tin cho mình trực tiếp từ Kinh Thánh. Finney đến Thành phố New York vào năm 1832 để quản nhiệm nhà thờ Broadway Tabernacle. Cung cách trình bày thông điệp phúc âm cách khúc chiết với tính luận lý cao của ông giúp đem hàng ngàn người tiếp xúc với tình yêu và sự sống viên mãn của Chúa Giê-xu. Một số ước tính cho rằng những bài giảng của Finney đã dẫn dắt hơn 500 000 người tiếp nhận niềm tin Cơ Đốc. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn tiếp tục thách thức nhiều người đi đến quyết định theo đuổi nếp sống thánh khiết và đẹp lòng Thiên Chúa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Finney là Những Luận văn về Phục hưng Tôn giáo. Ca sĩ hát nhạc Cơ Đốc Keith Green chịu ảnh hưởng của ông, các nhân vật nổi tiếng khác thuộc cộng đồng Tin lành (Evangelical) như Billy Graham trân trọng ông. Về sau Finney gia nhập giáo phái Tự trị Giáo đoàn (Congregational) và, vì vậy, nhận nhiều sự chỉ trích từ những người Trưởng Lão bảo thủ. Về thần học, Finney chấp nhận những yếu tố căn bản từ nhà thần học và thuyết giáo của thế kỷ 18, Jonathan Edwards, và nền thần học New Divinity theo tư tưởng Calvin. Đang khi là một nhà truyền bá phúc âm rất thành công, cùng lúc Finney tham gia vào Phong trào Bãi nô thường xuyên dùng toà giảng để đả kích chế độ sở hữu nô lệ. Từ thập niên 1830 ông từ chối ban lễ tiệc thánh cho các chủ nô trong nhà thờ của ông. Năm 1835, ông đến Ohio để giảng dạy, sau đó trở thành viện trưởng của Đại học Oberlin. Oberlin sớm trở thành vườn ươm cho phong trào chống sở hữu nô lệ khi ấy còn trong thời kỳ sơ khai. Oberlin cũng là viện đại học đầu tiên tại Mỹ cho phép người da đen và phụ nữ theo học chung lớp với nam giới da trắng. Vai trò lịch sử Là một quốc gia tân lập, Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 chứng kiến nhiều biến động xã hội. Thời kỳ này sản sinh một loạt các phong trào tôn giáo như Chứng nhân Giêhôva (1870), Cơ Đốc Phục lâm (1863), đạo Miller (1830 trở về sau) và đạo Mormon (1830). Cuộc di dân Tây tiến mang đến nhiều cơ hội cho cuộc sống và khiến người ta dễ dàng chối bỏ tư duy cũ. Thái độ này cũng được áp dụng cho tôn giáo. Cần lưu ý rằng các giáo phái kể trên không được công nhận bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. "Khu vực bùng cháy" (Burned-over district) là một vùng địa lý được miêu tả bởi Finney như là vườn ươm cho phong trào phục hưng tôn giáo; đó là một khu vực thuộc miền tây Tiểu bang New York, nơi Finney gặt hái nhiều thành công. Vì thiếu hụt các chức sắc nên hoạt động tôn giáo trong vùng ít chịu ảnh hưởng bởi các giáo hội truyền thống. Điều Finney cố làm trong khu vực đã khiến ông trở nên nhà truyền bá phúc âm thành công nhất vào thời kỳ này. Trong khi những nhóm như Chứng nhân Giê-hô-va, Mormon và Cơ Đốc Phục lâm trở nên những cộng đồng khép kín thì Finney có được ảnh hưởng rộng lớn trong vòng các giáo phái chính lưu (mainstream). Finney không bao giờ thiết lập cho mình một giáo phái riêng, cũng không tự nhận một vị trí lãnh đạo đặc biệt nào nhằm tỏ ra vượt trội hơn các nhà truyền bá phúc âm khác. Các giáo phái có cấu trúc tổ chức linh hoạt như Baptist và Giám Lý thu hoạch nhiều từ những thành quả của Finney, trong khi các giáo phái có khuynh hướng thủ cựu như Trưởng Lão tỏ ra không mấy thành công. Thái độ tích cực của Finney đối với phong trào chống chế độ nô lệ đã giúp các tiểu bang miền Bắc kiến tạo một nền tảng tôn giáo ủng hộ lập trường chống chế độ nô lệ. Vào thời điểm ấy, niềm tin tôn giáo của người miền Nam tỏ ra bảo thủ và liên kết chặt chẽ với các tôn giáo truyền thống. Trong ý nghĩa này, tư tưởng của Finney được chấp nhận dễ dàng hơn ở miền Bắc. Nó cũng thiết lập một sự nối kết trực tiếp giữa phong trào phục hưng và phúc lợi xã hội, một sự nối kết trở nên chặt chẽ hơn trong hội thánh sau cuộc Nội chiến. Thần học Finney chịu ảnh hưởng sâu đậm tinh thần "phục hưng" của nền thần học xuất hiện từ thế kỷ 19. Mặc dù lập nền trên Thần học Calvin, Finney bác bỏ khuynh hướng "Old Divinity" của nên thần học này bởi vì ông xem nó là không phù hợp với Kinh Thánh và cản trở các nỗ lực truyền giáo và truyền bá phúc âm. Một số luận điểm của Finney đi ngược lại Thần học Calvin, như được trình bày trong tác phẩm chính của ông, Religious Revivals (Phục hưng Tôn giáo). Finney cho rằng sự cứu rỗi có phụ thuộc vào ý chí con người muốn ăn năn, chứ không phải là sự áp đặt ngược với ý muốn của họ. Tuy nhiên, Finney không bác bỏ toàn bộ Thần học Calvin. Trong Systematic Theology (Thần học Hệ thống), Finney chấp nhận hoàn toàn học thuyết "Bảo tồn các Thánh đồ" với nhận xét "Tôi cảm thấy dè dặt hơn khi thành lập và trình bày quan điểm của tôi về giáo lý Bảo tồn các Thánh đồ so với các vấn đề thần học khác". Cùng lúc, Finney thừa nhận tình trạng vẫn còn những tội lỗi che giấu trong đời sống các tín hữu, và mạnh mẽ khuyến cáo rằng họ cần phải ăn năn xưng tội ngay lập tức hoặc sẽ bị hư mất. Hậu thuẫn cho luận điểm này, theo Finney, là các hành xử của Sứ đồ Peter đối với Simon được chép trong Công vụ các Sứ đồ 8, và những chỉ dẫn của Sứ đồ Phao-lô đối với hội thánh Corinth (1Corinthians 5). Quan điểm này của Finney làm nổi bật quan điểm tập chú vào đời sống thánh khiết được trình bày trong các tác phẩm của ông. Trong khi một số nhà thần học nối kết tên tuổi Finney với tư tưởng Pelagius, cần biết rằng Finney mạnh mẽ hậu thuẫn giáo lý cứu rỗi bởi ân điển chỉ qua đức tin, không phải bởi việc lành hoặc lòng vâng phục. Tuy nhiên, Finney khẳng định rằng việc lành là chứng cứ của đức tin; khó có thể tin rằng một đời sống chứa chấp tội lỗi là người có đức tin để được cứu. Chú thích Liên kết ngoài A biography of Charles Finney by G. Frederick Wright (Holiness perspective; supportive) A Vindication of the Methods and Results of Charles Finney's Ministry (Revivalist perspective; supportive; answers many traditional Old School Calvinist critiques) Charles Grandison Finney: New York Revivalism in the 1820-1830s by John H. Martin Articles on Finney (conservative Calvinist perspective; critical) How Charles Finney's Theology Ravaged the Evangelical Movement (conservative Calvinist perspective; critical) "The Legacy of Charles Finney" by Dr. Michael S. Horton (conservative perspective; critical) The Oberlin Heritage Center-Local history museum and historical society of Oberlin, OH, where Finney lived and worked for decades. Finney's Lectures on Theology by Charles Hodge (conservative Calvinist perspective; critical) Nhà truyền bá Phúc âm Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Nhà thần học Tín hữu Trưởng Lão Tín hữu Tự trị Giáo đoàn Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ Sinh năm 1792 Nam tiểu thuyết gia Mỹ Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20
9418
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%81%20%C4%91ay%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Mề đay (định hướng)
Mề đay có thể là: Huy chương, thường mề đay được dùng để chỉ huy chương do chính quyền thực dân Pháp hoặc phong kiến trao thưởng trong thời kì Pháp thuộc ở Việt Nam; có nguồn gốc từ tiếng Pháp médaille. Mày đay, một triệu chứng bệnh lý trong da liễu học. Từ mề đay thường được người miền Nam Việt Nam dùng.
9419
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5u%20k%C3%ADnh
Thấu kính
Trong quang học, một thấu kính là một dụng cụ quang học dùng để hội tụ hay phân kỳ chùm ánh sáng, nhờ vào hiện tượng khúc xạ, thường được cấu tạo bởi các mảnh thủy tinh được chế tạo với hình dạng và chiết suất phù hợp. Khái niệm thấu kính cũng được mở rộng cho các bức xạ điện từ khác, ví dụ, thấu kính cho vi sóng được làm bằng chất nến. Trong ngữ cảnh mở rộng, các thấu kính làm việc với ánh sáng và bằng kỹ thuật truyền thống được gọi là thấu kính quang học. Lịch sử Từ thấu kính trong tiếng Anh xuất phát từ tên Latinh là lentil, nghĩa là loài họ Đậu có hoa, vì thấu kính có 2 mặt lồi giống như loại thực vật này. Các loại thấu kính 1 - Thấu kính lồi kép đối xứng. 2 - Thấu kính hai mặt lồi không đối xứng 3 - Thấu kính lồi. 4 - Thấu kính khum dương. 5 - Thấu kính hai mặt lõm đối xứng. 6 - Thấu kính hai mặt lõm không đối xứng. 7 - Thấu kính lõm Plano. 8 - Thấu kính khum âm. Thấu kính hội tụ Thấu kính hội tụ (còn gọi là thấu kính rìa mỏng) là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính. Thấu kính phân kỳ Thấu kính phân kỳ (còn gọi là thấu kính rìa dày) là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra. Thông thường, trong điều kiện chiết suất của vật liệu làm thấu kính lớn hơn chiết suất của môi trường chung quanh thì thấu kính phân kỳ có hình dạng lõm. Trường hợp khác, khi chiết suất của thấu kính nhỏ hơn chiết suất môi trường thì các thấu kính lồi sẽ là thấu kính phân kỳ. Ví dụ: các bọt khí trong môi trường nước, trong lòng các chất trong như thủy tinh... Thấu kính lồi Thấu kính lồi hay còn gọi là thấu kính hội tụ là thấu kính có phần trung tâm dày hơn phần rìa. Thấu kính lõm Thấu kính lõm hay thấu kính phân kỳ là thấu kính có phần trung tâm mỏng hơn phần rìa, có tác dụng phân kỳ chùm tia sáng sau khi đi qua thấu kính. Về cấu tạo, thấu kính lõm được phân thành: phẳng_Lõm và lõm_Lõm. Thấu kính mỏng Là thấu kính có khoảng cách giữa hai đỉnh của 2 chỏm cầu (d) rất nhỏ so với bán kính R1 và R2 của 2 chỏm cầu. Thấu kính mỏng có thể là thấu kính hội tụ, nhưng cũng có thể là thấu kính phân kỳ. Với thấu kính mỏng, một số tính toán quang hình có thể được làm xấp xỉ về dạng đơn giản. Thấu kính hấp dẫn Thấu kính hấp dẫn là các thấu kính tự nhiên, thường có kích thước lớn, ví dụ như các lỗ đen thiên hà, sao neutron... Cách vẽ ảnh qua thấu kính Sử dụng 3 tia đặc biệt Tia tới đi qua quang tâm O cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F' của thấu kính. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính của thấu kính. Sử dụng 2 tia bất kì Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính. Tia tới qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng. Tia tới qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song với trục chính. Tia tới song song với trục phụ cho tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ. Các khái niệm trong quang học thấu kính Hệ thấu kính Hệ thấu kính là một quang cụ kết hợp từ 2 thấu kính đồng loại trở lên nhằm mục đích tạo ra công cụ mới có tính năng tạo ảnh tốt hơn. Ví dụ như kính hiển vi, kính thiên văn. Ứng dụng Thấu kính hội tụ: - Dùng làm vật kính và thị kính ở kính hiển vi và kính thiên văn. - Dùng làm vật kính ở máy ảnh. - Dùng làm kính lúp. - Dùng làm kính chữa tật viễn thị, lão thị. Thấu kính phân kì: - Dùng làm kính chữa tật cận thị. - Sử dụng ở lỗ nhìn trên cánh cửa ra vào nhà. Xem thêm Quang sai trong quang hệ Thấu kính máy ảnh Kính hiển vi Kính thiên văn Thấu kính Fresnel Lăng kính Màng quang học Thấu kính chiết suất thay đổi Thấu kính hấp dẫn Thấu kính lưỡng cực điện Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Thin Lens Java applet Article on Ancient Egyptian lenses Nhiếp ảnh Quang học Dụng cụ quang học Dụng cụ giúp quan sát
9440
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20th%E1%BB%A9c%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t
Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất (tiếng Đức: Produktionsweise), một khái niệm trong kinh tế chính trị và học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx, là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Khái niệm Theo Karl Marx, phương thức sản xuất là tổ hợp hữu cơ cụ thể của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hay nói khác đi, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với Marx, 'bí mật' tổng thể của "tại sao/như thế nào" mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra. Phương thức sản xuất là đặc biệt lịch sử đối với Marx vì nó tạo thành 'tổng thể hữu cơ' (hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới. Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động để tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định. Kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (lực lượng lao động) Tư liệu sản xuất gồm: Đối tượng lao động hay đối tượng sản xuất: đất đai, nguyên vật liệu, thông tin... Công cụ lao động hay công cụ sản xuất Phương tiện lao động: đường xá, cầu cống, bến bãi, kho... Khoa học - kĩ thuật Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất; được thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định; được biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất... Gắn với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất trở thành không phù hợp, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, tất yếu dẫn đến việc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời. Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, nó do con người tạo ra, nhưng lại hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các quan hệ kiểm soát và phân chia sản phẩm được sản xuất ra trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất. Quan hệ trong phân phối sản phẩm. Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ. Các phương thức sản xuất Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này. Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển. Phương thức sản xuất phong kiến: Phương thức sản xuất tư bản: Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Phương thức sản xuất cộng sản: Xem thêm Duy vật biện chứng Duy vật lịch sử Chủ nghĩa Marx Karl Marx Chủ nghĩa vô chính phủ Phương thức sản xuất tư bản Tham chiếu Tham khảo Liên kết ngoài Kinh tế chính trị Marx-Lenin Chủ nghĩa Marx Duy vật lịch sử Sản xuất Thuật ngữ xã hội học Hệ thống kinh tế Kinh tế chính trị
9454
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%207%20n%C4%83m%202005
Tháng 7 năm 2005
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 7 năm 2005. Thứ tư, ngày 6 tháng 7 Luân Đôn được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè 2012. Thứ năm, ngày 7 tháng 7 Luân Đôn bị tấn công: Lúc 8:50 sáng giờ Luân Đôn, bốn vụ nổ liên tiếp đã xảy ra trên các trục giao thông của thủ đô nước Anh. Ba vụ nổ trong số đó tấn công vào hệ thống xe điện ngầm. Số thiệt hại nhân mạng hiện lên đến 40, hàng trăm người bị thương, số thiệt hại có thể tăng cao hơn. Tổ chức tự nhận tên là Group of al-Qaeda of Jihad Organization in Europe (nhóm tổ chức al-Qaeda của Jihad tại châu Âu) đã lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ này. Thủ tướng Tony Blair đã phải cắt ngắn cuộc hội nghị G8 để trở về Luân Đôn. Một số nước đồng minh chống khủng bố, đặc biệt là Mỹ, Đan Mạch và Ý, đã ra lệnh cho các hệ thống phòng thủ tăng cường đề cao cảnh giác nhất là tại các tuyến đường xe điện. BBC VOA Thứ bảy, ngày 9 tháng 7 Bão Dennis, cơn bão đầu tiên trong mùa bão Đại Tây Dương năm 2005, xuyên qua Cuba để vào vùng vịnh Hoa Kỳ. Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan nói ở một cuộc họp báo là ông không tin là Osama bin Laden đang ở nước đó. Porter Goss, chủ tịch của CIA, đã nói trong phỏng vấn gần đây là ông có "ý niệm rõ ràng" về bin Laden ở chỗ nào. Boston Globe, CNN Những người ở hội nghị G8 lần thứ 31 ở Gleneagles (Scotland) nhất định phân bổ tiền viện trợ tới 50.000 triệu Mỹ kim để chống nghèo đói ở Phi Châu, rồi 3.000 triệu Mỹ kim cho Palestine để xây dựng hạ tầng cơ sổ. Reuters ReutersAlert Thứ hai, ngày 11 tháng 7 Chính phủ Indonesia xin những đài TV tắt chương trình từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng hàng ngày trong sáu tháng cho để tiết kiệm điện, sau khi giá xăng tăng lên gần đây. Những chương trình bóng đá vào nửa đêm được miễn, do rất nhiều người coi nó. BBC Người giữ quyền tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev đắc cử tổng thống với gần 90% số phiếu ủng hộ. Ở Trung Quốc, vụ nổ mỏ đã giết 22 công nhân mỏ ở tỉnh Tân Cương. 35 đàn ông được cứu, nhưng khi hơn 30 người vẫn không kiếm được. Xinhua China Daily Reuters Thứ tư, ngày 13 tháng 7 Việc phóng phi thuyền Discovery của NASA bị đình hoãn. Đây là lần đầu tiên một phi thuyền có người được phóng lên không gian sau khi phi thuyền Columbia bị nổ. Thứ sáu, ngày 15 tháng 7 Sau nhiều cuộc bố ráp, cảnh sát Anh tuyên bố nghi ngờ của họ rằng cuộc nổ bom ngày 7 tháng 7 tại Luân Đôn là do 4 công dân Anh nổ bom cảm tử, ba người từ Leeds và một người từ Aylesbury. Một chuyên gia hoá chất cũng bị cầm giữ tại Ai Cập vì dính líu đến chuyện này. Thứ bảy, ngày 16 tháng 7 Sách Harry Potter và hoàng tử lai được phát hành khắp nơi. Ở Đài Loan (THDQ), kỳ bầu cử cho chủ tịch Quốc Dân Đảng năm 2005, lần bầu cử thẳng đầu tiên trong lịch sử đảng, thị trưởng Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) của Đài Bắc thắng Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình (Wang Jin-pyng), có đa số 72% đối với 28%. BBC Chủ nhật, ngày 17 tháng 7 Phóng viên Matthew Cooper của tạp chí Time bảo ban hội thẩm là ông Karl Rove – một cố vấn chính trị cao cấp của Tổng thống George W. Bush của nước Mỹ – là người đầu tiên lộ ra Valerie Plame là đặc vụ CIA. Sir Edward Heath KG, Thủ tướng Anh từ 1970 đến 1974, mất ở nhà ông tại Salisbury, thọ 89. Chính phủ Indonesia và Phong trào Giải phóng Aceh (ASNLF) ký hòa ước để kết thúc xung đột 30 năm ở miền Aceh của đảo Sumatra. Thứ hai, ngày 18 tháng 7 Cựu Đại tướng William Westmoreland, người chỉ huy quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam từ 1964 đến 1968, đã qua đời ở nhà ẩn dật tại Nam Carolina, thọ 91 tuổi. BBC Mạng Ý Kiến Người Việt Thanh Niên Tuổi Trẻ Việt Báo Vietmedia VnDaily VNExpress VTV VOV Chính phủ Đài Loan bắt hàng trăm người phải trốn khi bão Hải Đường tới đó. Trận bão này đang trên đường đi tới huyện Okinawa (Nhật Bản). Sau khi giết ít nhất bảy người và bắt hàng ngàn người phải trốn, bão Emily đã đi qua bán đảo Yucatán và sắp tới đất liền lần thứ hai vào bang Tamaulipas của México. Thứ ba, ngày 19 tháng 7 Tổng thống George W. Bush của Hoa Kỳ tuyên bố ông sẽ đề cử John G. Roberts, Jr., thẩm phán Tòa Thượng thẩm Hoa Kỳ tại Đặc khu Columbia, vào Tối cao Pháp viện để thay cho bà Sandra Day O'Connor. BBC Việt Báo VNExpress VNN VOA Thứ tư, ngày 20 tháng 7 Bão Emily đã tới đất liên lần thứ hai vào bang Tamaulipas của México, sau khi qua bán đảo Yucatán. Bão Emily đã giết bảy người và bắt hàng ngàn người phải trốn. Thẩm phán đầu Beverly McLachlin của Canada ký dự luật C-38 thành luật pháp để công nhận hôn nhân đồng tính tại nước đó. Thứ năm, ngày 21 tháng 7 Trung Quốc sẽ bỏ chính sách cho 11 năm qua để định giá trị của đơn vị tiền tệ đồng nhân dân tệ theo đồng đôla Mỹ, đó là bước đầu tiên để đổi thành giá hối đoái luân chuyển. BBC Người Việt Việt Báo Loạt bom thứ hai nổ tại Luân Đôn (Anh), hai tuần sau vụ nổ bom ngày 7 tháng 7 cùng thành phố, nhưng mà lần này chỉ có một người bị thương. Người Việt VNN VOA Thứ sáu, ngày 22 tháng 7 Cảnh sát ở Luân Đôn (Anh) bắn chết một người khả nghi là người khủng bố trong xe điện ngầm tại nhà ga Stockwell. BBC Calitoday Người Việt Việt Báo VNN VOA Microsoft tuyên bố là hệ điều hành trước đây gọi là "Windows Longhorn" hiện nay chính thức gọi là "Windows Vista". Phiên bản beta đầu tiên sẽ được phát hành vào ngày 3 tháng 8. Thứ bảy, ngày 23 tháng 7 Loạt bom nổ tại khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh (Ai Cập), giết ít nhất 83 người. BBC Calitoday Người Việt Việt Báo VNN VOA VOV Cảnh sát tại Anh thừa nhận là người bị cảnh sát bắn hôm qua không có liên quan đến những cuộc nổ bom tại Luân Đôn vào tháng này. Sở cảnh sát Scotland Yard gọi vụ bắn này là một "thảm kịch". BBC Chủ nhật, ngày 24 tháng 7 Lance Armstrong thuộc Đội Xe Đạp Nhà Nghề Đài Discovery thắng Tour de France bảy lần liên tục và dự tính kết thúc sự nghiệp đua xe đạp. BBC RFA VOA Cảnh sát trưởng Luân Đôn xin lỗi vì bắn chết ông Jean Charles de Menezes, thợ điện từ Ba Tây không có liên quan đến vụ nổ bom tại Luân Đôn vào thứ năm. Gia đình của ông Menezes còn ngờ lời xin lỗi này, nói là cảnh sát "bất tài". BBC VOA Thứ ba, ngày 26 tháng 7 Tàu vũ trụ Discovery của NASA phóng lên thành công từ bộ phóng 39B ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy tại Florida (Mỹ). Chuyến vũ trụ này có người lái, lần đầu tiên sau vụ tàu Columbia rơi vào tháng 2 năm 2003. NASA đang nghiên cứu về một vài mảnh rớt khi tàu Discovery lên trời. BBC Calitoday VNN VOA VOA Thứ năm, ngày 28 tháng 7 Quân đội Cộng hoà Lâm thời Ireland (IRA) tuyên bố kết thúc chiến dịch vũ trang tại Bắc Ireland (Anh) để tìm biện pháp chính trị để thống nhất Ireland. BBC VNN VOA Phi vụ STS-114: NASA tạm thời ngưng chương trình tàu con thoi cho đến khi vấn đề tại thùng chứa nhiên liệu bên ngoài được giải quyết. BBC VOA Thứ sáu, ngày 29 tháng 7 Ba vật thể mới trong vòng đai Kuiper được phát hiện, 2003 EL61, 2005 FY9, và 2003 UB313, vật thứ ba được tin rằng lớn hơn Diêm Vương Tinh. Cả bốn nghi can đều bị bắt giữ trong việc dính líu đến vụ nổ bom ngày 21 tháng 7 tại Luân Đôn. BBC VNN Một cuộc trưng cầu dân ý tại Uganda hồi phục hệ thống đa đảng sau khi các đảng phái bị cấm trong gần 20 năm qua. Thứ bảy, ngày 30 tháng 7 Số người bị thiệt mạng do lũ lụt tại bang Maharashtra (Ấn Độ) qua 1.000. Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng 7 Tháng bảy Năm 2005
9460
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh%20l%C3%BAp
Kính lúp
Kính lúp, hay kiếng lúp, (tiếng Pháp: loupe) là một thấu kính hội tụ thường được dùng để khuếch đại hình ảnh. Nó có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm, thường được bảo vệ bởi một khung, có thể có thêm tay cầm. Nó là dạng đơn giản nhất của kính hiển vi. Chữ "lúp" có gốc từ chữ loupe trong tiếng Pháp, tên của loại kính này. Kính lúp hoạt động nhờ tạo ra một ảnh ảo nằm đằng sau kính, cùng phía với vật thể cần phóng đại. Để thực hiện được điều này, kính phải đặt đủ gần vật thể, để khoảng cách giữa vật và kính nhỏ hơn tiêu cự của kính. Một số kính có tấm bảo vệ gập lại được khi không dùng, tránh việc xây xước mặt kính. Một số kính được chế tạo giống như thấu kính Fresnel, để giảm độ dày xuống như một miếng thẻ, gọi là thẻ lúp. Kính lúp thường phục vụ trong việc đọc chữ hay quan sát các vật thể nhỏ, và dùng trong một số thí nghiệm khoa học đơn giản ở các trường học. Nó cũng từng là biểu tượng cho các chuyên gia trinh thám, khi họ dùng kính lúp để quan sát dấu vết tội phạm. Kính lúp sơ khai được phát hiện khi một người nông dân tìm được một hòn ngọc mà khi nhìn qua thì vật rõ hơn và có thể đốt cháy cỏ và vải. Sau này kính lúp được các nhà chế tác đá quý khác thành hình cầu lồi và được sử dụng bởi quý tộc để đọc sách báo. Nhưng khi thuật thổi thủy tinh ra đời thì kính lúp được phổ biến rộng rãi và dùng để làm kính hiển vi, ống nhòm, kính thiên văn... Xem thêm Thấu kính hội tụ Tham khảo Dụng cụ quang học Thấu kính L Phát minh Anh
9474
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20keo
Hệ keo
Hệ keo, còn gọi là hệ phân tán keo, là một hệ thống có hai thể của vật chất, một dạng hỗn hợp ở giữa hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Trong một hệ phân tán keo, các giọt nhỏ hay hạt nhỏ của một chất, chất phân tán, được phân tán trong một chất khác, môi trường phân tán. Trong một hệ keo cao phân tử, các chất cao phân tử được phân tán trong một trường đồng nhất (môi trường phân tán). Rất nhiều chất quen thuộc bao gồm cả bơ, sữa, kem sữa, các aerosol (Ví dụ như sương mù, khói sương (tiếng Anh: Smog, kết hợp của từ smoke và fog), khói xe), nhựa đường, mực, sơn, bọt biển đều là hệ keo. Bộ môn nghiên cứu về hệ keo được nhà khoa học người Scotland Thomas Graham mở đầu vào năm 1861. Các hạt phân tán trong một hệ keo có kích thước từ 0,001 đến 1 micrômét. Một số tài liệu khác định nghĩa là các hạt keo có kích thước không nhìn được bằng kính hiển vi quang học thông thường, tức là các hạt keo có kích thước lớn nhất vào khoảng 0,1 micrômét. Các hệ phân tán với kích thước hạt phân tán nằm trong khoảng này gọi là aerosol keo, nhũ tương keo, bọt keo, huyền phù keo hay hệ phân tán keo. Hệ keo có thể có màu hay mờ đục vì hiệu ứng Tyndall, là sự tán xạ ánh sáng bởi các chất phân tán trong hệ keo. Phân loại Thường các hệ keo được phân loại theo trạng thái vật lý của môi trường phân tán và của các hạt keo: Ngoài ra còn có cách phân biệt các hệ keo theo đặc tính tương tác giữa chất phân tán và môi trường phân tán: kỵ nước hay ưa nước. Kỵ nước: được đặc trưng bởi tương tác yếu giữa chất phân tán và môi trường phân tán, năng lượng bề mặt lớn. Đây là dạng hệ keo phổ biến. Ưa nước: được đặc trưng bởi tương tác mạnh giữa chất phân tán và môi trường phân tán, làm giảm năng lượng bề mặt. Tương tác giữa những hạt keo Các hạt keo thường có kích thước lớn nên không bị tác động của hiệu ứng lượng tử. Mặc dầu vậy chúng đủ nhỏ để có thể bị tác động bởi các chuyển động nhiệt trong hệ keo. Các lực sau đây đóng vai trò quan trọng trong tương tác giữa những hạt keo: Lực đẩy hạt rắn: Thường các hạt keo là các chất rắn, vì thế hai hạt keo không thể ở gần nhau hơn là tổng số bán kính của chúng. Tương tác tĩnh điện: Hạt keo có thể mang khả năng tích điện. Lực tương tác Coulomb tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Mặc dầu vậy, nếu có hạt phân tán tích điện ngược với hạt keo, chúng sẽ tích tụ chung quanh hạt keo và chắn các lực tương tác này. Lực Van der Waals: Nếu chỉ số khúc xạ của các hạt keo khác với chỉ số khúc xạ của môi trường phân tán chúng sẽ bị hút theo thế năng của lực van der Waals tỉ lệ với . Lực entropy: Theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học, một hệ thống có thể đi đến trạng thái có entropy cực đại. Điều này có thể dẫn đến các lực có hiệu quả ngay cả giữa những khối rắn. Độ bền Một hệ keo được gọi là hệ keo bền khi các hạt keo không lắng xuống đáy của môi trường phân tán và không kết dính lại với nhau. Ổn định không gian và ổn định tĩnh điện là hai phương pháp chính để ổn định một hệ keo. Ổn định tĩnh điện dựa trên lực đẩy tương tác giữa những phần tử có cùng điện tích. Các thể khác nhau thường có tính hấp thụ điện khác nhau, vì thế mà tạo thành hai lớp tích điện trên mọi bề mặt. Các hạt keo có kích thước nhỏ dẫn đến tỷ lệ bề mặt rất lớn (so với thể tích của hạt keo) nên hiệu ứng này được tăng cường rất nhiều trong các hệ keo. Trong một hệ keo bền, trọng lượng của chất phân tán rất nhỏ nên lực đẩy của chất lỏng hay động năng không đủ lớn để vượt qua được lực đẩy tĩnh điện giữa các lớp tích điện của môi trường phân tán. Hạt keo có tích điện có thể quan sát thấy bằng cách đưa hệ keo vào một điện trường: tất cả các hạt đều đi về cùng một điện cực và vì thế phải có cùng điện tích. Sự phá vỡ một hệ keo gọi là đông tụ hay keo tụ, có thể thực hiện bằng cách đun nóng hay cho thêm chất điện phân. Đun nóng sẽ làm tăng vận tốc của các hạt keo, làm cho chúng có đủ năng lượng xuyên qua lớp cản và kết hợp lại với nhau. Vì được lặp lại nhiều lần, các hạt keo lớn đủ để lắng xuống. Chất điện phân được thêm vào sẽ trung hòa các lớp ion trên bề mặt các hạt keo. Hệ keo như là mô hình cho nguyên tử Trong vật lý hệ keo là một hệ mô hình thú vị cho các nguyên tử. Ví dụ như sự kết tinh và chuyển đổi trạng thái đều có thể quan sát được Có thể tạo hình tương tác giữa những hạt keo. Vì thế mà có thể mô phỏng được năng lực nguyên tử (tiếng Anh: Atomic potential). Hạt keo lớn hơn nguyên tử rất nhiều và vì thế có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Vì có kích thước lớn nên tốc độ khuếch tán của các hạt keo chậm hơn. Các quá trình như kết tinh, xảy ra khoảng vài picôgiây trong các hệ nguyên tử, đủ chậm để có thể được quan sát một cách chi tiết. Hạt keo quá lớn để có thể bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng lượng tử một cách đáng kể, vì thế nên động lực học của chúng dễ hiểu hơn là của các nguyên tử. Hệ keo trong sinh vật học Đầu thế kỷ 20, trước khi enzim học phát triển, hệ keo được xem như là chìa khóa cho các tác dụng của enzim; Ví dụ cho thêm một lượng nhỏ enzim vào một lượng nước sẽ làm thay đổi tính chất của nước, phá hủy chất nền (tiếng Anh: Substrate) đặc trưng của enzim như dung dịch của ATPase phá hủy ATP. Chính sự sống cũng đã có thể được giải thích bằng các tính chất chung của tất cả các chất keo tạo thành một sinh vật. Tất nhiên là từ khi sinh vật học và sinh hóa học phát triển, lý thuyết hệ keo được thay thế bởi lý thuyết cao phân tử, xem enzim như là một tập hợp của nhiều phân tử lớn giống nhau, hoạt động như các bộ máy rất nhỏ, chuyển động tự do giữa những phân tử nước trong dung dịch và hoạt động riêng lẻ trên các chất nền, không bí hiểm hơn một nhà máy chứa đầy những cỗ máy. Tính chất của nước trong hệ keo không bị thay đổi, khác với những thay đổi thẩm thấu đơn giản mà nguyên nhân có thể là sự hiện diện của một chất được hòa tan trong nước. Đọc thêm Hóa keo Tham khảo Hóa keo Vật lý vật chất ngưng tụ Dạng bào chế Hỗn hợp hóa học Hệ keo
9498
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20B%C3%ACnh%20%28ch%C3%B2m%20sao%29
Thiên Bình (chòm sao)
Thiên Bình (hay còn gọi Thiên Xứng, Hán ngữ: 天秤/天稱, ♎, trong ngôn ngữ một số nước phương Tây và tiếng Latinh là Libra để chỉ cái cân đĩa) là một chòm sao trong hoàng đạo. Nó là một chòm sao khá mờ và không có ngôi sao nào có độ sáng cấp một, nằm giữa Xử Nữ về phía tây và Thiên Yết về phía đông. Như tên gọi của các sao sáng hơn cả, nó là một phần trong các vuốt của Bọ Cạp. Các đặc trưng nổi bật Các ngôi sao sáng nhất trong Thiên Bình tạo ra một hình tứ giác: α Librae, Zubenelgenubi ("vuốt phía nam"), là sao đôi thấy được; β Librae, Zubeneschamali ("vuốt phía bắc"); γ Librae, Zubenelakrab ("vuốt của bọ cạp"); σ Librae, là sao đôi biến thể. α và β Librae là đòn cân, còn γ và σ là đĩa cân. σ Librae trước đây được coi là γ Scorpii mặc dù nó nằm trong ranh giới của Thiên Bình. Nó đã không được đặt lại tên là σ Librae cho tới tận năm 1851 (bởi Benjamin A. Gould). Huyền thoại Chòm sao này nguyên thủy được coi là tạo thành một phần vuốt của con bọ cạp (Bọ Cạp), là cung chiêm tinh xuất hiện muộn nhất và là cung duy nhất không có đại diện tượng trưng là các thực thể sống. Trong thần thoại Hy Lạp sau này, chòm sao khi quan sát nó riêng rẽ thì lờ mờ giống như bộ cân đĩa và được miêu tả như là cái cân được giữ bởi nữ thần công lý Astraea. Bởi vì Thiên Bình nguyên thủy là một phần của Xử Nữ (Virgo) (như là cái cân), và trước đó là của Thiên Hạt, nên nó đã không phải là một thực thể rõ rệt mà cung hoàng đạo đã được đặt tên theo. Vị trí của nó có thể bị chiếm bởi Mục Phu, là chòm sao gần nhất đối với hoàng đạo. Do vị trí của Mục Phu (Boötes) cần phải được giữ trên hoàng đạo là bị khuyết, nó có thể cùng với Đại Hùng, Thiên Long (Draco) và Tiểu Hùng, cũng trong Thiên Bình, dẫn tới huyền thoại về các quả táo của Hesperides, một trong Mười hai kỳ công của Hercules. Các ngôi sao Các sao có tên chính xác: Zubenelgenubi [Zuben Elgenubi] hay Kiffa Australis [Elkhiffa australis] (8/α1 Lib, 9/α2 Lib) – sao đôi 5,15 và 2,75. الزبن الجنوبي az-zuban al-janūbiyy Vuốt phía nam (của con bọ cạp) ? al-kiffah al-janūbiyy Đĩa cân phía nam (của cái cân) Zubeneschamali [Zuben Eschamali, Zuben el Chamali, Zubenesch, Zubenelg] hay Kiffa Borealis (27/β Lib) 2,61. الزبن الشمالي az-zuban aš-šamāliyy Vuốt phía bắc (của con bọ cạp) ? al-kiffah aš-šamāliyy Đĩa cân phía bắc (của cái cân). Zuben Elakrab [Zuben (el) Hakrabi, Zuben Hakraki] (38/γ Lib) 3,91. زبن العقرب zuban al-caqrab Vuốt của bọ cạp. Zuben Elakribi hay Mulu-lizi (xem γ Lib) (19/δ Lib) 4,91. Zuben Hakrabi [Zuban Alakrab] (xem γ Lib) (η Lib) 5,41. 21/ν Lib (hay Zuben Hakrabim, xem γ Lib) 5,19. Brachium hay Cornu (hay Zuben el Genubi, xem α Lib; hay Zuben Hakrabi, xem γ Lib; hay Ankaa, xem α Phe) (2/σ Lib) 3,29 — sao đôi biến thể. Các sao theo danh pháp Bayer: ε Lib 4,92; ζ Lib 5,53; θ Lib 4,13; ι Lib 4,54; κ Lib 4,75; λ Lib 5,04; μ Lib 5,32; ξ1 Lib 5,78; ξ2 Lib 5,48; ο Lib 6,14; τ Lib 3,66; υ Lib 3,60 Các sao theo danh pháp Flamsteed: 2 Lib 6,22; 4 Lib 5,70; 5 Lib 6,33; 11 Lib 4,93; 12 Lib 5,27; 16 Lib 4,47; 17 Lib 6,61; 18 Lib 5,88; 22 Lib 6,41; 23 Lib 6,47 – has a planet; 25 Lib 6,07; 26 Lib 6,18; 28 Lib 6,16; 30 Lib 6,46; 32 Lib 5,64; 33 Lib 6,69; 34 Lib 5,82; 36 Lib 5,13; 37 Lib 4,61; 41 Lib 5,36; 42 Lib 4,97; 47 Lib 5,95; 48 Lib 4,95; 49 Lib 5,47; 50 Lib 5,53 Tham khảo Liên kết ngoài The Deep Photographic Guide to the Constellations: Libra Chòm sao Chòm sao phương nam Chòm sao theo Ptolemy
9499
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81o%20d%C3%A0i
Áo dài
Áo dài là trang phục được cách tân theo hướng Tây hóa từ Áo ngũ thân lập lĩnh. Chính vì thế, áo dài còn gọi là áo tân thời (sau này còn được chiết eo). Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo ngũ thân - tiền thân của áo dài. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường là người có công định hình áo tân thời như ngày nay. Đặc điểm của trang phục này là dáng áo bó, 2 tà thẳng trước sau và hai bên. Các nhà thiết kế không áp dụng hoa văn truyền thống, phụ kiện trang sức truyền thống lên Áo dài. Cấu tạo áo dài Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, có kiểu tay lỡ hoặc dài đến qua khỏi cổ tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch. Điểm yếu của áo dài tân thời là không dùng hoa văn cổ truyền, cách may hiện đại không sử dụng triết lý ngũ hành, không kết hợp được với các phụ kiện được sử dụng thời xưa như áo ngũ thân, nên không dùng để giao lưu văn hóa. Trong sinh hoạt thường nhật, áo dài tân thời khá bất tiện vì bó sát. Lịch sử Áo ngũ thân (có 2 quan điểm thời gian ra đời là năm 1627-1634 hoặc năm 1744) Quan điểm thứ nhất: Từ năm 1627-1634,Đào Duy Từ phò chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã khuyên chúa"đổi tập tục cho khác hẳn dân bắc, như bỏ nón thượng, đội nón chóp, bỏ quần màu đen, mặc quần màu nâu, đàn bà bỏ áo 4 thân mà mặc áo 5 thân gài khuy, bỏ tóc bao mà búi tó, bỏ váy để mặc quần" Quan điểm thứ 2: Năm 1744,Áo ngũ thân được chúa Nguyễn Phúc Khoát tạo ra trong cuộc cải cách trang phục Đàng Trong có xam khảo sách "Tam tài đồ hội",... Trước năm 1930, nữ vẫn mặc áo ngũ thân lập lĩnh truyền thống, xỏ hài và búi tóc khi học trường nữ sinh. Năm 2018, áo ngũ thân lập lĩnh đã được thế hệ trẻ phục dựng.Từ năm 2023 các dạng trang phục truyền thống(Việt phục)tiếp tục được khôi phục.Tuy nhiên đa số người Việt hiện đại chỉ biết đến áo dài tân thời,nón lá(đứt gãy văn hóa). Áo dài tân thời (1934) (do Lemur) Sự khởi đầu của đứt gãy văn hóa với các lễ tiết cổ truyền và các cổ nghệ.Dần dần làm biến mất các kiểu cách truyền thống như nón ba tầm,các kiểu vấn khăn lượt,khăn chit,búi tóc,trang sức,mũ mã vĩ, xiêm thường, vân kiên, nghê thường,áo bát bột (áo tơi đi mưa), dép da cong, guốc kinh, thuyền hài,và các loại trang phục có tính lễ nghi,... Áo dài tân thời ban đầu bị các bậc trí thức phản đối kịch liệt vì "me tây" (theo Nguyễn Công Hoan).Sau năm 1940, áo dài kết hợp với nón lá(theo truyền thống thời Nguyễn trở về trước chỉ đàn ông đội nón chóp) hay khăn đóng.Áo tân thời có 2 vạt với chiều dài khác nhau, vạt trước sẽ có tà ngắn hơn một đoạn khoảng 5 cm đối với vạt sau. Áo dài Lemur (1934) "Lemur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Lemur Nguyễn Cát Tường vào thập niên ba mươi đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo ngũ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8 cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng). Theo sách Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019 và tư liệu trong cuốn sách do Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường sưu tầm và gìn giữ) thì trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23 tháng 3 năm 1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur ("Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường) đầu tiên. Theo đó, khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc, ở trong lót áo yếm làm thân hình phẳng lì quá, họa sĩ tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị dệt thêm… áo ngực để nâng ngực cho người mặc. Đến năm 1935 thì cho xuất xưởng những chiếc áo đầu tiên. Do được nội hóa, giá cả vừa phải, hợp túi tiền người mua nên từ đó, phụ nữ Việt Nam có đầy đủ “phụ tùng”, hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng mà sắc đẹp lại được nổi bật, sang trọng khiến các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở Việt Nam. Cũng trong năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một tủ áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há. Họa sĩ Lê Phổ cũng không có cải tiến áo dài Lemur theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Khi tiệm Marie khánh thành (tiệm của Lê Nghi Sương là cháu của họa sĩ Lê Phổ), họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ. Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang, chứ ông không hề thiết kế áo dài. Tới cuối tháng 10 năm 1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về nữa mà lấy vợ và ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm 1934 có đăng một quảng cáo: “May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ cho kiểu”. (Cho kiểu không phải là vẽ kiểu mới, mà chỉ là chọn một kiểu trong số kiểu áo Lemur có sẵn cho mỗi khách hàng. Có thể chỉnh sửa chút ít cho hợp dáng người, cũng như chọn hàng hợp với màu da khách. Như bác sĩ “cho thuốc” là cho đơn, đi mua thuốc làm sẵn). Đời sống mới (1945) Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm. Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh với bút hiệu Tân Sinh, đã viết bài"Đời sống mới"vận động dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng 2 cái áo dài may được 3 cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm.Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thi gian ở miền bắc vĩ tuyến 17. Áo dài Lê Phổ (1950) Lúc này dáng áo dài vẫn giữ cách may nách truyền thống,cổ lập lĩnh,tay áo ôm sát,Áo 3 thân & hơi chit eo Áo dài Trần Lệ Xuân (1958) Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc. Áo dài với tay Raglan (1960) Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay Raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế. Lúc này áo vẫn giữ vị trí nút áo như áo 5 thân truyền thống nhưng cổ áo bị thay thế bằng cổ Tàu. Áo dài mini raglan (1971) Áo áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này, áo ngắn tay Raglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân, quần dùng fecmotuy để cố định. Lúcúc này vị trí nút áo biến đổi, tay áo loe và có thêm túi. Áo dài tân thời hiện đại (1980) Áo chit eo mạnh, tà áo dài đến mắt cá chân. Đây là kiểu áo phổ thông đến hiện tại. Áo dài ren, hở cổ, tay lỡ (2007) Áo dài cưới có chất liệu, kiểu dáng gần với váy cưới soiree (quần đủ các màu, kim tuyến, thêu hiện đại, phéc-mơ-tuya sau lưng, tà áo sau dài xếp ly ra sau để phù dâu cầm). Thời kỳ này, người Việt Nam gần như đã quên hình ảnh truyền thống áo ngũ thân cổ đứng, vấn khăn (hoặc cài trâm), đội nón 3 tầm, chân xỏ hài (hoặc guốc cong). Áo dài trong nghệ thuật Thơ văn Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông... Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành: Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay... Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên: Đài các chân ngà ai bước khẽ Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim) đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur) Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại: Biển dâu sực tỉnh giang hà Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng). Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam: Chiếc áo quê hương dáng thướt tha Non sông gấm vóc mở đôi tà Tà bên Đông Hải lung linh sóng Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa Vạt rộng Nam phần chao cánh gió Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực Hương lúa ba miền thơm thịt da. Âm nhạc Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn: Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng) "Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng": Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940: Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê nghèo) Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu: Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng... Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi... Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi: Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố Những lúc buồn vui vu vơ nào đó Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…... ...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài "Cô gái Việt Nam": Em, cô gái kiêu sa trong tà áo dài Việt Nam Em, duyên dáng thơ ngây trong vườn nắng đẹp bình minh Em chân bước mượt mà, em tay trắng ngọc ngà, đẹp lộng lẫy thướt tha. Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt Nam. Em yêu quý quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam... Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc "Một đời áo mẹ áo em" kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều thế hệ của chiếc áo dài. Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam": ...Người Việt Nam trong chiếc áo dài Người Việt Nam tha thướt bước về Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách Cùng nắm tay nhau chia sẻ buồn vui Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp Vẻ đẹp của người Việt Nam Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi": Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh... rất hiền... Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng... Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng... Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt… Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông… Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng: Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau Tháng năm càng lướt mau Biết bao giờ trông thấy nhau (Ngàn thu áo tím) Bài hát "Áo trắng đến trường" của nhạc sĩ Xuân Phương được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhạc sĩ Trần Hoàng Vy: Áo trắng em mặc đến trường Đừng bao giờ để... ai thương lại gần Áo trắng thì phải biết lo Biết không cô nhỏ học trò sáng nay ? Bài Hát "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" có câu: "Áo trắng ai bay khiến cho ai kia mơ màng" Ca khúc Bốn màu áo nói việc cô gái mặc áo dài đi gặp người mình yêu của nhạc sĩ Anh Thy. Hội họa Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ. Trình diễn thời trang Đã có rất nhiều cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài được tổ chức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Nhà thiết kế Minh Hạnh, người từng giữ vị trí cao nhất ở nhiều Tuần lễ thời trang Việt Nam hay các lễ hội lớn, là một trong những người đã gặt hái được nhiều thành công khi giới thiệu và quảng bá các bộ sưu tập áo dài do chính mình thiết kế tới Nhật Bản với bộ sưu tập được thiết kế trên nền vải lụa sống hai da, cổ và tay áo được xếp thành nhiều lớp áo như kimono. Gam màu chủ đạo là hồng phấn và hồng đào lấy cảm hứng từ màu hoa anh đào; tới Anh với 100 mẫu áo dài lấy ý tưởng từ các họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp với các màu sắc trang phục dân tộc Việt; cùng nhà thiết kế Lan Hương tới Mỹ trong bộ sưu tập từ chất liệu jeans và hoa sen vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa thể hiện những giao hoa văn hóa Việt Mỹ. Bà cũng là người thiết kế bộ trang phục áo dài mới cho Vietnam Airline với những cách tân táo bạo gây nên những tranh luận đa chiều. Đại nhạc hội Paris By Night 106 mang tên Silk Lụa, trực tiếp thu hình trong hai ngày 1 và 2 tháng 9 năm 2012 tại Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas trình diễn bộ sưu tập áo "Dáng Lụa" được thiết kế trên công nghệ in hiện đại của nhà thiết kế Thái Tuấn, Việt Nam. Trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, những người đẹp đại diện Việt Nam luôn đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần thi trang phục dân tộc, và đã không hiếm lần tà áo dài đồng hành cùng chiến thắng với chủ nhân của trang phục. Bộ áo dài đen cách điệu với đuôi công kết cườm và kim sa đã giúp Mai Phương Thúy lọt top 20 thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006. Bộ áo dài "vũ khúc hạc" của nhà thiết kế Thuận Việt với cách thiết kế hai lớp áo theo kiểu dáng áo của Nam Phương Hoàng Hậu giúp hoa hậu Thùy Lâm lọt top 10 người đẹp trình diễn trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Bộ áo dài lấy cảm hứng từ rồng phương Đông, với các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, được hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương lựa chọn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 cũng lọt Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất do trang web nổi tiếng về các cuộc thi sắc đẹp Missosology bình chọn. Đặc biệt bộ áo dài lấy ý tưởng từ bông sen với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, điểm xuyết đá pha lê đậm chất hoàng gia của á hậu Trương Thị May tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2013 được Missology bình chọn đứng đầu bảng xếp hạng những bộ quốc phục đẹp nhất; và trong chính cuộc thi, bộ áo dài này cũng đứng thứ 4 trong Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất Hình ảnh Chú thích Xem thêm Trang phục Việt Nam Áo giao lĩnh Áo viên lĩnh Áo tứ thân Yếm Áo ngũ thân Áo tấc Tây hóa Liên kết ngoài Áo dài có thể là lễ phục cho lãnh đạo APEC Tùy bút của Trần Mạnh Hảo: Mặc áo dài đi Tết Ao dai Ao dai Quốc phục Trang phục nữ Việt Nam
9501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Albert%20Calmette
Albert Calmette
Léon Charles Albert Calmette (12 tháng 7 năm 1863 – 29 tháng 10 năm 1933) là một bác sĩ, một nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp và là một thành viên quan trọng của viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur). Ông nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu vắc xin chống bệnh lao. Ông còn phát triển thành công kháng độc tố đầu tiên chống nọc độc của rắn. Khi trẻ, ông đã đến và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, cuối thế kỉ 19 ông làm việc tại Pháp đến cuối đời. Các nghiên cứu Calmette sinh ra ở Nice, Pháp. Ông mong muốn trở thành thầy thuốc phục vụ cho Hải quân, vì thế ông đã vào trường Y tế Hải quân ở Brest vào năm 1881. Năm 1883, ông bắt đầu phục vụ trong Vụ Y tế Hải quân tại Hồng Kông, nơi ông nghiên cứu bệnh sốt rét, đến năm 1886 ông nhận học vị tiến sĩ với đề tài này. Sau đó ông phục vụ ở Tây Phi, tại Gabon và Congo, tại đây ông tiếp tục các nghiên cứu về sốt rét, bệnh ngủ và bệnh pelagrơ. Trong thời gian trở về Pháp năm 1890, Calmette đã gặp Louis Pasteur (1822-1895) và Emile Roux (1853-1933), là giáo sư dạy ông về khóa học trong vi khuẩn học. Ông đã trở thành hội viên và được Pasteur giao trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo một chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn, Đông Dương vào năm 1891. Tại đây, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho những ngành mới ra đời của độc tính học, mà chúng có mối tương quan quan trọng với miễn dịch học. Ông nghiên cứu nọc độc của rắn và ong, nhựa và các chất độc của thực vật. Ông cũng tổ chức sản xuất các vắc xin chống bệnh đậu mùa, bệnh dại và thực hiện nghiên cứu về bệnh tả, cũng như sự lên men của thuốc phiện và gạo. Năm 1894, ông trở lại Pháp một lần nữa và phát triển kháng độc tố đầu tiên, chống các vết cắn của rắn độc bằng cách sử dụng huyết thanh miễn dịch lấy từ các con ngựa đã được tiêm chủng vắc xin (huyết thanh Calmette). Ông cũng tham gia vào việc phát triển huyết thanh miễn dịch đầu tiên chống dịch hạch, dựa trên phát hiện của Alexandre Yersin (1863-1943) về tác nhân gây nhiễm của nó là Yersinia pestis, sau đó ông đến Bồ Đào Nha để nghiên cứu để chống bệnh dịch ở Oporto. Albert Calmette đi đến kết luận rằng, một động vật có thể miễn dịch đối với vết rắn cắn bằng cách tiêm cho động vật đó một liều lượng nọc cực nhỏ và sau đó tăng dần liều lượng. Động vật bị rắn độc cắn có thể cứu sống nếu được tiếp huyết thanh của sinh vật miễn dịch. Ngày nay, phát hiện này vẫn là cơ sở của quá trình sản xuất các loại thuốc chống nọc rắn. Năm 1895, Roux giao cho ông làm giám đốc chi nhánh của viện Pasteur ở Lille, là nơi ông đã làm việc trong 25 năm tiếp theo. Năm 1909, ông đã giúp đỡ để thành lập chi nhánh của viện tại Algérie. Năm 1901, ông đã thành lập phòng khám chữa bệnh lao đầu tiên tại Lille, và đặt tên cho nó là Emile Roux. Năm 1904, ông thành lập Ligue du Nord contre la Tuberculose (Liên đoàn phòng chống bệnh lao miền bắc), là tổ chức tồn tại đến nay. Năm 1918, ông nhận vị trí trợ lý giám đốc của viện tại Paris. Nghiên cứu về bệnh lao Công trình nghiên cứu khoa học chính của Calmette, đã làm ông nổi tiếng trên thế giới và đã gắn liền tên tuổi của ông với lịch sử y học là công sức của ông trong việc phát triển vắc xin chống bệnh lao, đúng trong thời kì mà bệnh lao là một loại bệnh nan y, đã cướp đi nhiều mạng sống. Vào năm 1882, nhà vi sinh học người Đức Robert Koch đã phát hiện ra các khuẩn que u lao (Mycobacterium tuberculosis), là tác nhân gây bệnh lao và Louis Pasteur cũng nghiên cứu chúng. Năm 1906, nhà thú y và miễn dịch học Camille Guérin đã khẳng định rằng cơ chế miễn dịch chống lại bệnh lao gắn liền với số lượng khuẩn que u lao sống trong máu. Sử dụng cách tiếp cận của Pasteur, Calmette kiểm tra xem cơ chế miễn dịch đã phát triển như thế nào để phản ứng lại với khuẩn que lấy từ bò đã bị làm suy yếu, được tiêm vào các động vật khác. Cách điều chế này đã được đặt tên theo hai người phát hiện ra nó (Bacillum Calmette-Guérin, hay viết tắt là BCG). Sự làm suy yếu thu được nhờ việc nuôi cấy chúng trong chất môi trường chứa mật, dựa trên ý tưởng của nhà nghiên cứu người Na Uy Kristian Feyer Andvord (1855-1934). Từ năm 1908 đến năm 1921, Guérin và Calmette đã cố gắng sản xuất các mẫu dược phẩm ngày càng ít độc hơn của khuẩn que, bằng cách dịch chuyển chúng trong các môi trường nuôi dưỡng kế tiếp nhau. Cuối cùng, năm 1921, họ đã sử dụng BCG để chủng vắc xin thành công cho trẻ sơ sinh tại Charité ở Paris. Tuy nhiên, chương trình chủng vắc xin đã gặp phải cản trở nghiêm trọng khi 72 trẻ em đã mắc bệnh lao vào năm 1930 tại Lübeck (Đức) sau khi được tiêm chủng lô vắc xin bị sản xuất sai tại Viện Pasteur. Việc chủng vắc xin đại trà cho trẻ em ở nhiều nước chỉ được khôi phục trở lại sau năm 1932, khi công nghệ sản xuất mới và an toàn hơn đã được hoàn thiện. Sự kiện này đã làm Calmette bị chấn động mạnh và ông mất một năm sau đó ở Paris. Chuyện ngoài lề Ông là em trai của Gaston Calmette (1858-1914), Giám đốc (chủ báo) của Le Figaro - là người đã bị bắn chết năm 1914 bởi Henriette Caillaux, người vợ có tiếng trong xã hội của bộ trưởng tài chính Pháp Joseph Caillaux. Tham khảo Bernard, N., và Negre, L. 1940. Albert Calmette, sa vie, son oeuvre scientifique. Masson et Cie, Paris. Calmette, L.C.A. Điều trị các động vật bị rắn độc cắn bằng cách tiêm huyết thanh kháng độc. The Lancet, 1896, 2: 449-450. Liên kết ngoài León Charles Albert Calmette. WhoNamedIt site. Albert Calmette (1863-1933) . Repéres Chronologiques. Institut Pasteur, Paris (tiếng Pháp). Bác sĩ Pháp Nhà sinh học Pháp Bệnh lao Nhà khoa học Pháp Sinh năm 1863 Mất năm 1933 Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
9515
https://vi.wikipedia.org/wiki/NNP
NNP
NNP là từ viết tắt trong tiếng Anh của Net National Product tức Tổng sản phẩm ròng quốc gia, là tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm cuối cùng và các dịch vụ được sản xuất hay cung ứng bởi công dân của một quốc gia (GNP) trong một khoảng thời gian nào đó trừ đi khấu hao. Khấu hao được đo bằng giá trị của một phần GNP mà cần phải chi tiêu vào các sản phẩm vốn nhằm duy trì luồng vốn hiện tại. NNP là giá trị ròng của sản phẩm trong một năm cụ thể nào đó mà có thể tiêu dùng không có khấu trừ đi phần giá trị mà có thể tiêu dùng trong tương lai. Việc để ra một phần của NNP vào đầu tư sẽ giúp cho việc tăng trưởng của luồng vốn và việc tiêu dùng được nhiều sản phẩm hơn trong tương lai. Công thức tính NNP = GNP - Khấu hao Xem thêm NNI GDP Tăng trưởng kinh tế Tham khảo Chỉ số kinh tế
9517
https://vi.wikipedia.org/wiki/NNI
NNI
NNI là từ viết tắt trong tiếng Anh của Net National Income, tức Tổng thu nhập ròng quốc gia, là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng trong thống kê thu nhập quốc dân. Nó có thể xác định như là Tổng sản phẩm ròng quốc gia (NNP) trừ đi các loại thuế gián tiếp. Nó có thể biểu diễn như sau: NNI = C + I + G + (NX) + thu nhập ròng từ nước ngoài - thuế gián tiếp - khấu hao hay: NNI = NNP - thuế gián tiếp Trong đó: C = Chi tiêu I = Đầu tư G = Chi tiêu của nhà nước NX = Kim ngạch xuất khẩu ròng (Xuất khẩu- Nhập khẩu) Thu nhập ròng từ nước ngoài: Là phần thu nhập của công dân nước đó khi đầu tư ở nước ngoài trừ đi phần thu nhập của công dân nước ngoài đầu tư tại nước đó. Công thức này sử dụng phương pháp chi tiêu trong thống kê thu nhập quốc gia. Xem thêm NNP GNP GDP Tham khảo Chỉ số kinh tế Thu nhập
9521
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%99i%20nh%C3%A2n%20trong%20tay%20Thi%C3%AAn%20Ch%C3%BAa%20%C4%91ang%20th%E1%BB%8Bnh%20n%E1%BB%99
Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ
Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ (Sinners in the Hands of an Angry God) là bài giảng nổi tiếng nhất trong số các bài giảng theo thể loại lửa và diêm sinh, nhấn mạnh đến sự đoán phạt dành cho những người khước từ ân điển của Thiên Chúa. Jonathan Edwards, một mục sư Thanh giáo, trình bày bài thuyết giáo này lần đầu vào năm 1741 tại Enfield, Connecticut. Theo thông lệ tại vùng Tân Anh cát lợi (New England) vào thế kỷ 18, bài giảng được in ra nhiều bản và được phân phối rộng rãi. Bài giảng là một thông điệp của nền thần học Calvin, nghiêm khắc và không thoả hiệp, được rao giảng lần đầu và suốt một thời gian dài trong khi xảy ra cuộc Đại Tỉnh thức. Khi nghe giảng, nhiều người đã kinh hãi đến độ bật lên la khóc, cũng có các ghi nhận về những biểu hiện của trạng thái cảm xúc cao độ như co giật, kêu la và ngất xỉu. Ngày nay, cung cách thuyết giảng này không còn thịnh hành trong vòng các nhà truyền bá phúc âm và các nhà thuyết giáo. Họ thường thích trình bày với thính giả của mình về tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa thể hiện qua Chúa Giê-xu. Dù vậy, nhiều tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau trong cộng đồng Kháng Cách, đang tổ chức các nhóm cầu nguyện liên hoàn, theo quan điểm của họ, khẩn nài Thiên Chúa sai một Jonathan Edwards khác đến để phục hưng hội thánh tại Hoa Kỳ. Nội dung Edwards cung cấp những hình ảnh sinh động miêu tả số phận của những người cương quyết khước từ ân điển của Thiên Chúa. Cảm xúc kinh hãi của cử tọa khi nhận thức được số phận của tội nhân trước Thiên Chúa công chính đang thịnh nộ lớn đến nỗi, theo tường thuật của Stephen Williams (một nhân chứng và là người ghi chép các sự kiện liên quan đến bài thuyết giáo), Edwards phải yêu cầu họ giữ yên lặng để ông có thể tiếp tục truyền đạt thông điệp của bài thuyết giáo. Khi thuyết giảng, Edwards phải cố kiềm giữ giọng nói nhẹ nhàng để tránh khích động người nghe đến trạng thái hoảng loạn. Đây là chủ đề Edwards thường xuyên đề cập trong các bài giảng của ông. Những gợi ý sống động về sự hiện hữu của hỏa ngục như là một phần trong sự thể hiện tình yêu của Thiên Chúa qua ân điển cứu chuộc của Chúa Giê-xu, là luận đề có thể dễ dàng tìm thấy trong các tuyển tập những bài thuyết giáo của Edwards. Edwards không có ý định chất thêm gánh nặng trên vai của tội nhân, ông chỉ muốn đánh thức họ khỏi tình trạng hiểm nghèo bằng cách trình bày cho họ thấy số phận thảm khốc của những người đang bị đặt dưới cơn thịnh nộ của Thiên Chúa thánh khiết, nếu họ không chịu quay trở lại. Mục đích của Edwards không phải là nói về hỏa ngục, nhưng về sự hư mất đời đời dành cho những người không chịu tiếp nhận ân điển, và ông nhấn mạnh hôm nay là kỳ thuận tiện để họ ăn năn và được cứu rỗi. Bởi vì, theo quan điểm này, Thiên Chúa yêu thương cũng là Thiên Chúa công chính và thánh khiết, ngài không thể dung chịu tội lỗi. "Nếu chúng ta căm ghét cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, ấy là vì chúng ta căm ghét chính Thiên Chúa. Có thể chúng ta sẽ mạnh mẽ phản bác luận cứ này, nhưng chính thái độ ấy khẳng định sự thù nghịch của chúng ta đối với Thiên Chúa." (Sproul, "God in the Hands ò Angry Sinners) Ảnh hưởng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ là bài thyết giáo kiểu mẫu trong cuộc Đại Tỉnh thức, nhấn mạnh đến niềm xác tín được chấp nhận rộng rãi về sự hiện hữu của hỏa ngục. Edwards hi vọng rằng thông điệp và những phác họa của bài giảng sẽ đánh thức cử tọa đến một thực tế kinh hoàng đang chờ đợi họ, nếu họ tiếp tục khước từ ân điển. Điểm mấu chốt của bài giảng là Thiên Chúa ban cho con người cơ hội thay đổi nếp sống tội lỗi. Edwards nói rằng ấy chính là ý chỉ của Thiên Chúa đang cầm giữ những người gian ác khỏi vực thẳm hỏa ngục; hành động tự kiềm chế này của Thiên Chúa nghĩa là ngài đang chờ đợi con người từ bỏ nếp sống tội lỗi để quay về với Chúa Cơ Đốc. Trích dẫn {{cquote|...Không có sự an toàn nào cho kẻ gian ác dù chỉ trong giây phút. Không có sự an toàn nào cho con người tự nhiên, dù người ấy đang sống khỏe mạnh, dù mắt trần không thể thấy bằng cách nào mà người ấy có thể lìa bỏ thế gian trong chốc lát, cũng không thể tìm thấy bất kỳ hiểm nguy nào đang hiện hữu chung quanh. Kinh nghiệm đa dạng và miên viễn trải qua các thời đại chỉ ra rằng con người đang chênh vênh bên bờ vực của sự vĩnh cửu, chỉ cần sẩy một bước chân là rơi vào thế giới bên kia. Có vô số phương cách của tử thần, ẩn giấu rình rập chung quanh con người, đột ngột cướp lấy mạng sống của họ. Con người tự nhiên đang bước đi trên một lớp mỏng và mục nát che giấu hố sâu của hỏa ngục ở bên dưới, có nhiều chỗ quá mục nát không thể chống đỡ nổi sức nặng của thân thể họ, mà những chỗ ấy là không thể nhận ra. Những mũi tên của thần chết bay vun vút vô hình giữa ban trưa, con mắt tinh tường nhất cũng không thể thấy chúng. Thiên Chúa có vô số cách để cất mạng sống của họ và ném họ vào hỏa ngục. Không cần có dấu kỳ phép lạ, cũng không cần đến những hiện tượng bất thường để hủy diệt kẻ ác, bất kỳ lúc nào. Mọi phương tiện được dùng để kết thúc mạng sống kẻ ác đều có sẵn trong tay Chúa, phục tùng quyền bính và ý chỉ ngài...Hồ lửa diêm sinh bùng cháy đang rộng mở dưới chân bạn. Vực thẳm đang hừng hực lửa thịnh nộ của Thiên Chúa; địa ngục đang há miệng chực chờ; chẳng có gì có thể giữ bạn lại, giữa bạn và hỏa ngục chẳng có gì khác hơn là không khí. Chỉ có quyền năng và ý chỉ Thiên Chúa đang cầm giữ bạn trong tay Ngài...}} Chú thích Xem thêm Jonathan Edwards Đại Tỉnh thức Liên kết ngoài The Sermon Bài giảng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ'' (tiếng Anh) Audio Presentation on mp3 from The Sermon Index Mark Dever preaches "Sinners in the Hand of an Angry God" from Capitol Hill Baptist Church Diễn văn Jonathan Edwards Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Tin Lành Kitô giáo
9522
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C4%83ng%20nh%E1%BA%ADp
Đăng nhập
Lưu ý: Xin đến trang đăng nhập để đăng nhập mình vào Wikipedia tiếng Việt. Đăng nhập (login) là một thủ tục khi bắt đầu tham gia vào một trang web nào đó có mục đăng ký thành viên. Người muốn đăng nhập phải theo trình tự hướng dẫn để nhập tên thường dùng ID và mật khẩu (password). Muốn đăng nhập thì người dùng trước đó đã phải đăng ký làm thành viên với một trình tự thủ tục thường là chọn và ghi tên thường dùng (user name), chọn và ghi mật khẩu. Ngoài ra còn có thể phải điền (fill in) một số thông tin cá nhân khác như mã điện thoại của nước mình sinh sống, mã xác minh, địa chỉ thư điện tử... Thủ tục trên giúp hệ thống máy tính phân biệt các người dùng khác nhau trước khi phục vụ hoặc từ chối các dịch vụ nhất định. Đối với web, thủ tục nói trên để đảm bảo sự nghiêm túc và an ninh cho trang web và dịch vụ của nó cũng như cho chính người dùng. Quy trình Đăng nhập thường được sử dụng để vào một trang, trang web hoặc ứng dụng cụ thể mà những người xâm phạm không thể nhìn thấy. Khi người dùng đã đăng nhập, mã thông báo đăng nhập có thể được sử dụng để theo dõi những hành động mà người dùng đã thực hiện khi kết nối với trang web. Đăng xuất có thể được thực hiện rõ ràng bởi người dùng thực hiện một số hành động, chẳng hạn như nhập lệnh thích hợp hoặc nhấp vào nhãn liên kết trang web như vậy. Nó cũng có thể được thực hiện hoàn toàn, chẳng hạn như bằng cách người dùng tắt nguồn máy trạm của họ, đóng cửa sổ trình duyệt web, rời khỏi trang web hoặc không làm mới trang web trong một khoảng thời gian xác định. Trong trường hợp các trang web sử dụng cookie để theo dõi phiên, khi người dùng đăng xuất, cookie chỉ phiên từ trang web đó thường sẽ bị xóa khỏi máy tính của người dùng. Ngoài ra, máy chủ làm mất hiệu lực mọi liên kết với phiên, do đó làm cho bất kỳ trình xử lý phiên nào trong cửa hàng cookie của người dùng đều vô dụng. Tính năng này rất hữu ích nếu người dùng đang sử dụng máy tính công cộng hoặc máy tính đang sử dụng kết nối không dây công cộng. Để phòng ngừa bảo mật, người ta không nên dựa vào các phương tiện ngầm để đăng xuất khỏi hệ thống, đặc biệt là không sử dụng máy tính công cộng; thay vào đó, người ta nên đăng xuất một cách rõ ràng và chờ xác nhận rằng yêu cầu này đã diễn ra. Đăng xuất khỏi máy tính, trước khi rời khỏi, là một thực tiễn bảo mật phổ biến ngăn người dùng trái phép giả mạo. Cũng có những người chọn cài đặt trình bảo vệ màn hình được bảo vệ bằng mật khẩu để kích hoạt sau một thời gian không hoạt động, do đó yêu cầu người dùng nhập lại thông tin đăng nhập của mình để mở khóa trình bảo vệ màn hình và truy cập vào hệ thống. Có thể có các phương pháp đăng nhập khác nhau có thể thông qua hình ảnh, dấu vân tay, quét mắt, mật khẩu (nhập bằng miệng hoặc bằng văn bản), v.v. Tham khảo Điều khiển truy cập máy tính Giao diện người dùng Phương thức xác thực
9523
https://vi.wikipedia.org/wiki/Origami
Origami
Origami (tiếng Nhật: 折り紙, hay ) là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: ori là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các quy tắc origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp. Lịch sử Thuật xếp giấy đã có từ khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2 ở Trung Hoa. Sau đó, thuật xếp giấy này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6 và dần dà trở thành một nghệ thuật độc đáo của xứ Hoa Anh Đào. Origami truyền thống Nhật Bản có thể là để phục vụ lễ nghi, như noshi (triều Muromachi 1392–1573). Các mẫu origami Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật. Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sasaki Sadako năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình. Hướng dẫn căn bản Hầu như mọi mẫu gập phức tạp nhất đều có thể quy về các bước đơn giản theo lý thuyết hình cây. Ví dụ bạn muốn gập một con mèo thì đầu, thân và đuôi là một đường thẳng tựa như thân cây, 4 chân tạo thành bốn nhánh như các cành. Ứng dụng các nguyên tắc trong hình học topo để tạo hình chiếu, tìm ra các góc giấy là chân, đầu...vv... Ngày nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn origami. Máy tính cũng góp phần không nhỏ trong việc sáng tác ra các mẫu mới. Ngày nay vẫn còn một số lượng lớn người yêu thích origami, tuy nhiên để theo đuổi và học cách gấp, cách sáng tác những mẫu mới thì không phải ai cũng làm được, vì nó đòi hỏi người ta có lòng kiên nhẫn và sự cẩn thận trong từng bước gập. Hơn nữa số lần gấp lại tỉ lệ thuận với sự phức tạp của mẫu, một mẫu gấp đơn giản như hình con bướm cũng trải qua trên dưới 100 bước. Tại Việt Nam, cũng có các nhóm bạn yêu thích origami hoạt động online, offline, trao đổi thông tin và gửi các sáng tác mới. Tác dụng với tâm lý Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami để phục hồi chức năng và trị liệu về tay. Với nhiều người, Origami là thứ giải trí rất hữu hiệu, đặc biệt khi sáng tác một mẫu mới: tự do bay bổng, tự do tìm kiếm một thứ gì đó, mang màu sắc của riêng mình. Khi tự tay hoàn thành một mẫu khó, hay tự tay sáng tác một mẫu hay, thì cảm giác thật vui thích. Origami với toán học Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các cao thủ origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Các cao thủ origami có phương châm "bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được." Một số nơi trên thế giới đã có nơi đưa origami vào thành một môn học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều. Xem thêm Aerogami - Máy bay giấy Kirigami (Nghệ thuật cắt giấy Nhật Bản) Nghệ thuật gấp giấy Trung Quốc Pepakura Nghệ thuật cắt hình giấy Nghệ thuật cuốn giấy trang trí Diều Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của nhóm bạn yêu thích origami, VietNam Origami Group (VOG) BestPaperAirplanes.com Trang về những mẫu gập máy bay giấy hay nhất. The FOLDS.NET Guide to Paperfolding Instructions on the Web Dạy cách gấp origami theo phương pháp ORILAND by origami-artists Yuri & Katrin Shumakov Origami.com Origami Model Site trang có nhiều tư liệu hướng dẫn gấp Robert J. Lang Origami Gilad's Origami Page Điểm sách: Hàng trăm cuốn sách dạy origami (kèm ảnh) và một số lượng lớn các mẫu gấp Ąžuolas' Origami page Hình các mẫu gấp Trang web nghệ thuật gấp giấy Origami kèm video Nhóm Origami của Anh Trang chủ của Vietnam Origami Group Dành cho người mới tập gấp origami trang tiếng Do Thái và tiếng Anh cho người mới tập gấp origami A Brief History of Origami ROSE VIDEO. Giấy Nhật Bản Phát minh của Nhật Bản Nghệ thuật từ giấy Thuật ngữ tiếng Nhật Hoạt động giải trí Gấp giấy Nghệ thuật Nhật Bản
9532
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20ng%C3%A3
Vô ngã
Vô ngã (無我, sa. anātman, pi. anattā), là một trong Ba pháp ấn (sa. trilakṣaṇa) (Tam Pháp Ấn) của sự vật theo Phật giáo. Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi. Kinh văn Kinh Vô ngã tướng (pi. anattālakkhaṇasutta, Saṃyutta Nikāya 22.59, bản dịch của Thích Minh Châu) viết như sau: 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỉ-khâu: "Này các Tỉ-khâu". - "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỉ-khâu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) Sắc, này các Tỉ-khâu, là vô ngã. Này các Tỉ-khâu, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỉ-khâu, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 5) Thọ, này các Tỉ-khâu, là vô ngã. Này các Tỉ-khâu, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!" 6) Và này các Tỉ-khâu, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!" 7) Tưởng là vô ngã... 8) Các hành là vô ngã, này các Tỉ-khâu, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!" 9) Và này các Tỉ-khâu, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!" 10) Thức là vô ngã, này các Tỉ-khâu, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!" 11) Và này các Tỉ-khâu, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!" 12) Này các Tỉ-khâu, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường? - Là vô thường, bạch Thế Tôn! - Cái gì vô thường là khổ hay lạc? - Là khổ, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" - Thưa không, bạch Thế Tôn. 13) Thọ là thường hay vô thường? - Là vô thường, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường là khổ hay lạc? - Là khổ, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" - Thưa không, bạch Thế Tôn 14)Tưởng là thường hay vô thường? - Là vô thường, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường là khổ hay lạc? - Là khổ, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" - Thưa không, bạch Thế Tôn 15)Các hành là thường hay vô thường? - Là vô thường, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường là khổ hay lạc? - Là khổ, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" - Thưa không, bạch Thế Tôn. 16) Thức là thường hay vô thường? - Là vô thường, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường là khổ hay lạc? - Là khổ, bạch Thế Tôn. - Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" - Thưa không, bạch Thế Tôn. 17) Do vậy, này các Tỉ-khâu, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." 18) Phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thọ cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." 19) Phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả tưởng cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." 20) Phàm các hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả các hành cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." 21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." 22) Thấy vậy, này các Tỉ-khâu, bậc Đa văn Thánh đệ tử yếm li đối với sắc, yếm li đối với thọ, yếm li đối với tưởng, yếm li đối với các hành, yếm li đối với thức. Do yếm li, vị ấy li tham. Do li tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa." 23) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỉ-khâu hoan hỉ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỉ-khâu được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thuyết Vô ngã trong Thượng Toạ bộ Câu hỏi giáo lý vô ngã thật sự là gì và có đúng là giáo lý của đức Phật lịch sử hay không đã gây nhiều cuộc tranh luận dài dẳng trong giới Phật học. Thượng Toạ bộ (sa. sthaviravādin, pi. theravādin) và Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ diễn giảng những lời dạy của Phật bằng một cách mà, qua đó, họ quả quyết là không có một tự ngã nào, như chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các tác phẩm của họ. Từ attā (thân danh từ attan) trong tiếng Pali là một đại từ phản thân chính quy (regular reflexive pronoun), được dịch thành "nơi chính người ấy", "chính tôi" tuỳ trường hợp. Nếu attā là một thật danh từ (substantive) thì cũng không phải lúc nào dịch là "ngã" cũng đúng, mà thỉnh thoảng chính xác hơn nếu ta sử dụng từ "bản chất", hay "nội tại [của người ấy]". Để diễn tả một "cá nhân" thì Thượng Toạ bộ dùng chữ Pali puggala (bổ-đặc-già-la 補特伽羅, sa. pudgala), trong ngôn ngữ hằng ngày ta cũng có thể hiểu đây là chủ thể của các hoạt động tâm lý cũng như thân thể. Hai chữ khác thường gặp là satta (chúng sinh, sa. sattva) hoặc từ ghép nāmarūpa (danh sắc), trong trường hợp này đặc biệt chỉ một "cá nhân được hợp thành". Thượng Toạ bộ cũng tìm cách tiếp cận vấn đề vô ngã, nhưng lại không hoàn toàn sa lạc vào phương pháp thuần lý luận như Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Họ cũng không tìm cách giải quyết những gì đức Phật lịch sử để lại không giải thích. Tuy nhiên, họ vẫn muốn kiến lập một toà nhà tư tưởng tiền hậu nhất trí, tổng hợp và giải thích những vấn đề triết học và thuộc về những vấn đề triết học này – điều dĩ nhiên – là vô ngã, một vấn đề par excellence được ghi lại trong nhiều bộ kinh. A-tì-đạt-ma bảy phần của Thượng Toạ bộ được hình thành trên chính cơ sở này. Sự tái sinh không có một tự ngã được đức Phật giải thích qua thuyết Duyên khởi với mười hai nhân duyên hệ thuộc. Các vị Cao tăng Thượng Toạ bộ phát triển từ cơ sở này một thế giới quan mang tính chất năng động tương quan. Tất cả những gì hiện hữu, kể cả con người, đều là một tiến trình được hình thành bởi những tính chất đặc thù, được gọi là Pháp (hoặc đạt-ma, pi. dhamma, sa. dharma), H.W. Schumann tóm tắt như sau (Buddhismus, tr. 118.): Các pháp được kiến tạo bởi những pháp khác, kết hợp với những pháp hiện hành để trở thành những kết hợp khác hình thành thế giới hiện hữu, để rồi sau đó huỷ hoại, trở thành nhân duyên cho những pháp khác, nhường chỗ cho những pháp khác xuất hiện. Chúng không phải là những đặc tính của một thật chất, mà phối hợp không cần một chủ thể để trở thành những hiện tượng "con người" và "thế giới". Các pháp tương tự như một giai điệu âm nhạc. Không một âm nào có thể tồn tại lâu hơn một phần giây, một khoảnh khắc người ta có thể nghe được nó, nhưng chính qua đó mà những đơn âm này có thể tiếp nối nhau để tạo thành một giai điệu. Hiện thật chỉ nằm trong thế giới hiện tượng được tạo bởi chư pháp. Không có sự tồn tại, chỉ có sự lưu chuyển. Người ta phân biệt hai tiến trình của chư pháp, bên trong và bên ngoài. Tiến trình bên trong giải thích những hiện tượng xảy ra nội tâm, sự thăng trầm của tâm thức chúng ta và sự biến chuyển liên tục của các mối tư duy. Vì Phật định nghĩa "thế giới" chính là những gì được phản ánh trong tâm thức cho nên tiến trình bên trong này của Thượng Toạ bộ cũng giải thích hiện tượng "thế giới chủ quan". Tuỳ theo sự xuất hiện của chư pháp và sự kết hợp của chư pháp trong tâm thức mà hình tượng của thế giới bên ngoài biến chuyển. Tiến trình bên ngoài tạo cơ sở lý thuyết cho sự tái sinh không một chủ thể. Một tiến trình được khởi động bằng nghiệp và hình thành một "cá nhân" nhất định tuỳ theo chất lượng của chính nghiệp này. Mặc dù các biểu thị như "khổ", "nghiệp" và "giải thoát" được quy về một chủ thể, nhưng theo Thượng Toạ bộ thì chủ thể này chỉ là một cái gì đó mang tính chất kinh nghiệm, một khối tổng hợp tạm thời của chư pháp, không có một thật thể nào. Đại luận sư Phật Âm (pi. buddhaghosa) viết như sau trong bộ luận Thanh tịnh đạo (Bản dịch của Nyānatiloka, Der Weg zur Reinheit, tr. 597, 719-720): Chỉ có khổ, nhưng chẳng có người chịu khổ, Có nghiệp, nhưng chẳng có người tạo nghiệp Có giải thoát, nhưng không có người đạt giải thoát Đường đi thì có, nhưng chẳng thấy người đi (Vism 16, 19II S. 513) ✧✧✧ Không tìm được người tạo nghiệp Chẳng có chúng sinh chịu nghiệp quả Chỉ có những vật trống không Ai nhận thức được như vậy là người có trí. (Vism 19, 20II S. 602) Thượng Toạ bộ liệt kê 82 pháp khác nhau và quan trọng ở đây là sự phân loại chư pháp thành hữu vi (pi. saṅkhata) và vô vi (pi. asaṅkhata). Các pháp hữu vi chính là những nhân tố hình thành cuộc sống, thế giới và khổ ách. Pháp vô vi duy nhất là Niết-bàn. Như đặc tính "vô vi" cho thấy, pháp này không được tạo bởi nghiệp lực mà tồn tại thường hằng. Như vậy thì theo Thượng Toạ bộ, thế giới chung quy được hình thành bởi chư pháp. Chỉ chư pháp mới là hiện thật. Thượng Toạ bộ nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong thế giới chúng ta. Tỉ-khâu Na-tiên nói với vua Di-lan-đà: "Xe" chỉ là một biểu thị, một cách gọi, một tên được sử dụng khi các yếu tố quy tụ, và trường hợp "cá nhân" cũng tương tự như vậy (Frauwallner: Geschichte der Buddhistischen Philosophie, tr. 69-70). Nhưng qua đó thì một vấn đề khác lại xuất hiện: Sự thừa nhận chư pháp mang một thật thể, một ngã. Tuy nhiên, giữa lập trường chấp pháp ngã này và chấp ngã của Bà-la-môn giáo có một điểm tương phản rất lớn, được Volker Zotz ghi lại rất chính xác (Die Geschichte der buddhistischen Philosophie, S. 73.): "Việc phản bác một thật thể chủ quan dẫn đến trường hợp thừa nhận hiện thật của các pháp khách quan. Để chứng minh 'con người' không có một ngã, một bổ-đặc-già-la thì chư pháp lại mang những đặc tính của một ngã. Nhưng, vì đây không phải là một nguyên tắc mà chỉ là một mạng lưới nhân duyên sinh khởi, cho nên, không một pháp nào trở thành cái tuyệt đối, như trường hợp Ātman trong Ấn Độ giáo." Bổ-đặc-già-la của Độc Tử bộ Độc Tử bộ được khai sáng bởi một cao tăng tên Độc Tử (sa. vātsīputra) thuộc nhánh Trưởng lão bộ]. Trước khi hoà nhập tăng-già, vị này theo giáo lý Bà-la-môn. Tài liệu của trường phái này đã bị huỷ gần hết, chỉ còn bốn tác phẩm đã được dịch sang Hán văn trong Đại Chính Tân tu Đại Tạng kinh. Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy lập trường của Độc Tử bộ trong các bộ luận của các trường phái khác. Đối nghịch quan điểm của các trường phái Phật giáo khác, Độc Tử bộ thừa nhận một bổ-đặc-già-la (पुद्गल, pudgala), một "cá nhân" và cá nhân này là chủ thể của sự tồn tại, sự chuyển biến và sự tịch diệt. Ba đặc tướng của bổ-đặc-già-la Theo Tam-di-để bộ luận thì ba đặc tướng xác định một bổ-đặc-già-la như sau: 1. Bổ-đặc-già-la được xác định qua cơ sở (sa. āśrayaprajñaptapudgala). 問曰。云何依說 答如佛所說。語跋婆耶言。是是行所依說。是 是其名安 是名依說如火譬。如佛語舍利弗。有人名象 白淨可愛。四大所成是名我。如是一切亦如 乳譬。如是依修多羅等所說。是名依說 Hỏi: Thế nào là "được xác định qua cơ sở?" Đáp: Tương tự như Phật thuyết. Ngài nói với Bạt-bà-da (跋婆耶, sa. pāpaka): "Trên cơ sở của các hành (行, ở đây chỉ những pháp hữu vi chung chung, không phải là hành trong nhóm ngũ uẩn) này các hành nọ mà người ta gọi là 'được xác định qua cơ sở'. Cá nhân được xác định qua cơ sở giống như lửa vậy". Và Phật bảo Xá-lợi-phất (舍利弗, sa. śāriputra) như sau: "Có một người tên Tượng, thanh tịnh khả ái, được hình thành bởi tứ đại và được gọi là một 'ngã'. Và tất cả những trường hợp khác đều như vậy. Hãy lấy ví dụ của sữa." Kinh văn đều thuyết giải như thế, và đó chính là "được xác định qua cơ sở". Cơ sở đây chính là ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la này hơn là sự tổng hợp của ngũ uẩn và là nhân tố chính phối hợp đời sống của một cá nhân. Nói cách khác: Bổ-đặc-già-la chính là nhân vật nắm giữ một thân thể, gìn giữ nó một khoảng thời gian nhất định để rồi tiếp nhận một thân thể khác sau khi chết. Bổ-đặc-già-la tương tự một người mang nhiều quần áo khác nhau. Mối tương quan đặc thù giữa ngũ uẩn và bổ-đặc-già-la được gọi là tương tục thống nhất thể của một cá nhân và tương tục thống nhất thểnày là một cái gì đó độc lập không hệ thuộc. Nếu có một tương tục thống nhất thể thì phải có người chủ của sự tương tục này. Bổ-đặc-già-la chính là người sống một thời gian, là người vui mừng hoặc âu lo về nghiệp quả của mình. Bổ-đặc-già-la là cơ sở của trí nhớ, của tâm thức v.v... 2. Bổ-đặc-già-la được xác định qua sự chuyển đổi (sa. saṃkramaprajñaptapudgala). 問曰。云何度說人 答曰。以是時度異有是時。佛說度眾生。云何 度說眾生。過去說未來說現在說 。。。。 。。。佛依三世行制三說。如是 應知 以是行度說是名度說 Hỏi: Thế nào là "một người được xác định qua sự chuyển đổi (độ 度, sa. saṃkrama)?" Đáp: Vào thời điểm bước từ cuộc sống này sang một cách hiện hữu khác thì Phật gọi là một chúng sinh trên cơ sở chuyển đổi. Vì sao nói đến "một chúng sinh được xác định qua sự chuyển đổi?" Vì sự xác định của quá khứ, vị lai và hiện tại. Nên biết rằng, Phật nương vào chư hành trong tam thế mà lập ba xác định. Đó là cách xác định chư hành qua sự chuyển đổi và cách xác định [bổ-đặc-già-la] qua sự chuyển đổi. Bổ-đặc-già-la được xác định qua sự chuyển đổi là một cách gọi tương ưng với ba chi phần khác: Quá khứ, vị lai và hiện tại. Sự kiện này chứng minh việc tương tục thống nhất thể không những lưu chuyển trong hiện tại, mà có nguồn gốc từ dĩ vãng và sẽ tiếp tục lưu chuyển trong tương lai. Hơn nữa, đây cũng là cách giải thích của Độc Tử bộ về "người tiếp nhận quả báo", mối tương quan giữa người tạo nghiệp và người thụ nhận. 3. Bổ-đặc-già-la được xác định qua sự diệt độ (sa. nirodhaprajñaptapudgala). 云何滅說。答逐依說人度說人 佛說滅說人。如過去身壞時。是名滅說。 如是 如佛所說。漏盡比丘五陰無常滅。是名滅說。 如佛說偈言 智者莫能測得至無動樂 是名滅說。 Hỏi: Thế nào là "được xác định qua sự diệt độ (滅, sa. nirodha)?" Đáp: Sau khi nói về sự xác định qua cơ sở và sự xác định qua chuyển đổi, Phật nói về một cá nhân được xác định bởi sự diệt độ. Vì thân thể quá khứ bị huỷ diệt nên gọi là được xác định bởi sự diệt độ. Phật nói: "Nơi Tỉ-khâu đã tận diệt được các lậu hoặc (漏, sa. āsrava) thì ngũ ấm vô thường huỷ diệt". Phật nói trong một kệ-đà: "Chiều sâu của một trí giả khó mà lường được, vì ông ta đã đến nơi an lạc bất động". Đó là cách xác định [một bổ-đặc-già-la] qua sự diệt độ. Mục đích ở đây là đề cao sự kiện Phật hoặc một A-la-hán, sau khi đạt vô dư y Niết-bàn là hiện thân của một người đạt giải thoát, lưu trú trong an lạc. Theo Độc Tử bộ thì có năm nhân tố có thể nhận thức được (sa. jñeya) mà trong đó, ba nhân tố đầu là ba loại pháp hữu vi, là các pháp ta có thể tìm thấy trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhân tố thứ tư là một pháp vô vi, là Niết-bàn. Nhân tố thứ năm là cái "bất khả thuyết" (sa. avaktavya), chính là bổ-đặc-già-la, chẳng thuộc vào pháp vô vi, mà cũng chẳng thuộc vào pháp hữu vi. Bổ-đặc-già-la không khác nhưng cũng không giống ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la không thể là ngũ uẩn, vì nếu như vậy, y phải xuất hiện và huỷ diệt cùng với ngũ uẩn. Bổ-đặc-già-la cũng không khác ngũ uẩn, bởi vì nếu khác, y có thể tồn tại bên ngoài ngũ uẩn, và trường tồn, không mang một đặc tính nào, giống như hư không, không có khả năng hoạt động. Ngoài ra, Độc Tử bộ còn đề xướng 15 thuyết mà trong đó, hai điểm rất quan trọng quy về thuyết vô ngã: 1. Có một thật thể bất hoại và 2. Chỉ có một cái tuyệt đối, là Niết-bàn. Giáo lý của Độc Tử bộ có thể xem là phản ứng trực tiếp đối đầu thuyết đạt-ma của Thượng Toạ bộ, đặc biệt là các học giả chuyên theo A-tì-đạt-ma. Độc Tử bộ tìm cách giải quyết vấn đề Phật lưu lại hiển nhiên khi nói đến thuyết vô ngã: Một mặt nói về sự tái sinh và giải thoát của một chúng sinh có vẻ như chúng sinh này tồn tại một cách cụ thể và mặt khác nói đến thuyết nhân duyên sinh và vô ngã mà vì thế, chúng sinh ấy không thể tồn tại. Độc Tử bộ biện luận rằng, nếu có tái sinh và giải thoát thì tất nhiên có một chủ thể tái sinh và đạt giải thoát. Song song với vấn đề phải suy nghĩ như "làm mà không có người làm" cũng có một vấn đề thực tế khác: Tại sao một người nào đó phải trau dồi kiến thức, tuân thủ giới luật và thực hành thiền định nếu không phải chính ông ta thâu nhận những kết quả ấy? Đối với Độc Tử bộ thì luật nhân quả chỉ có ý nghĩa khi có một chủ thể tiếp nhận quả báo của chính mình làm, tốt cũng như xấu. Xem thêm Tính không Vô thường Duyên khởi Tham khảo Thư mục Tạng Kinh Kinh Tứ Niệm Xứ (Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ), Trung Bộ Kinh Kinh Đại Niệm Xứ , Trường Bộ Kinh Kinh Trường bộ Kinh Trung Bộ Kinh Tương Ưng Bộ Kinh Tăng Chi Tạng Luận Tạng Luật Sách chuyên khảo Collins, Stevens: Selfless Persons. Imagery and Thought in Theravāda Buddhism. Cambridge: Cambridge University Press 1982. Conze, Edward: Buddhistisches Denken. Drei Phasen der buddhistischen Philosophie in Indien. Frankfurt/Main 1988 (Buddhist Thought in India, London 1962). Frauwallner, E.: Geschichte der indischen Philosophie I-II, Salzburg, 1953-1956. Die Philosophie des Buddhismus. Philosophische Grundtexte; Berlin 1956. Glasenapp, H. v. (Herausg.): Pfad zur Erleuchtung. Buddhistische Grundtexte, München: Diederichs, 1974. (Diederichs Gelbe Reihe) Halbfass, Wilhelm: Karma und Wiedergeburt im Indischen Denken. München: Hugendubel, 2000 (Diederichs Gelbe Reihe). Nyānatiloka (Übers.): Visuddhi Magga. Der Weg zur Reinheit, Konstanz 1952. Schumann, H. W.: Buddhismus. Stifter, Schulen und Systeme. München: Diederichs, 1993 (Diederichs Gelbe Reihe). Taishō Tripiṭaka Vol. 25, No. 1506 三法度論 (Tridharmakaśāstra, TDS), Vol. 32, No. 1649 三彌底部論 (Sāṃmitīyanikāyaśāstra, SNS). CBETA Chinese Electronic Tripitaka V1.0 (Big5) Normalized Version, Release Date: 1999/12/10. Distributed free of charge. For details please read at http://ccbs.ntu.edu.tw/cbeta/result/cbintr_e.htm Thich Thien Chau (Thích Thiện Châu 釋善珠): "The Literature of the Pudgalavādins". In: Journal of the International Association of Buddhist Studies. La Littérature des Personalistes dans le Bouddhisme Ancien. Editions de Ho Chi Minh Ville 1999. Zotz, Volker: Geschichte der Buddhistischen Philosophie, Hamburg, 1996. Phật học Triết lý Phật giáo Cá nhân
9538
https://vi.wikipedia.org/wiki/Onigiri
Onigiri
O-nigiri (お握り hay là 御握り; おにぎり), còn gọi là o-musubi (お結び; おむすび), nigirimeshi (握り飯; にぎりめし) là cơm nắm của người Nhật. Nó thường có hình tam giác hoặc bầu dục và được phủ (hoặc gói) bằng rong biển (nori). Theo truyền thống, onigiri có chứa umeboshi (mơ muối), shake (cá hồi muối), katsuobushi hay các thành phần được muối hay chua khác. Onigiri vừa có tính cơ động, vừa tiện lợi trong việc bảo quản cơm. Lịch sử Các tài liệu viết vào khoảng những năm 1600 cho thấy nhiều samurai giữ cơm nắm bọc trong lá tre để dùng cho bữa trưa ăn nhanh vào lúc chiến tranh, nhưng nguồn gốc của onigiri có từ lâu trước đó. Trước khi việc dùng đũa phổ biến vào thời kì Nara, cơm được nắm thành nắm nhỏ để dễ cầm. Vào thời kì Heian, cơm cũng được nắn thành hình tứ giác nhỏ để dễ xếp chồng lên nhau trên đĩa và dễ ăn. Từ thời kì Kamakura đến đầu thời kì Edo, onigiri được dùng trong bữa ăn nhanh. Điều này có ý nghĩa vì đầu bếp chỉ cần nghĩ làm thế nào để làm đủ onigiri mà không cần lưu tâm đến việc phục vụ. Onigiri lúc bấy giờ chỉ là nắm cơm có rắc muối. Việc thêm nori vào onigiri chỉ trở nên rộng rãi kể từ thời kì Meiji khi nori được trồng và làm thành tấm mỏng phổ biến. Trước đây người ta cho rằng onigiri không thể được sản xuất với máy móc vì kĩ thuật nắn thành nắm quá khó để máy móc có thể thực hiện được. Vào những năm 1980, máy làm onigiri hình tam giác được chế tạo. Lúc đầu nó đã phải đương đầu với những người hoài nghi nhờ vào việc thay vì cuộn phủ thứ được thêm vào, thứ thêm vào này chỉ cần được đặt vào lỗ trong onigiri và lỗ này được nori che phủ. Thêm vào đó, onigiri làm bằng máy này luôn được bọc sẵn nori, và sau một thời gian nori trở nên ẩm và dính. Lối bao bọc đã được cách tân bằng cách cho phép nori được bọc riêng biệt với cơm. Vào lúc dùng, người ăn có thể mở gói nori và bọc lên onigiri. Việc thành phần thêm vào onigiri được lắp vào thay vì được cuộn bọc, vốn là một hạn chế, nhưng lại làm cho việc thay đổi thành phần được dễ dàng. Tính sẵn có Ở Nhật Bản hầu hết các cửa hàng tiện dụng (convenience store) đều có bán onigiri với nhiều loại thành phần. Các cửa hàng chuyên biệt, gọi là Onigiri-ya, cung cấp cơm nắm làm bằng tay. Ngày nay, do ẩm thực phương Tây du nhập vào Nhật Bản nên người Nhật có món cơm nắm kiểu sandwich có tên Onigirirazu (おにぎらず). Hình ảnh Tham khảo Ẩm thực Nhật Bản Ẩm thực Đài Loan Các món cơm Nhật Bản
9539
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90a
Đa
Cây đa (tên khác: cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da) có danh pháp hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn (xem dưới đây). Giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của nó. Sinh học và sinh thái học Nuôi trồng: Cây đa được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới (Bailey và Bailey 1976). Cây đa là loài cây lớn nhất thế giới tính theo bề rộng thân và cành cây (Riffle 1998) với một số cây đa cổ thụ có thể che phủ một diện tích tới vài nghìn mét vuông. Loài cây này có quả màu huyết dụ và các rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất. Phổ biến: Cây đa có thể sinh sôi phát triển ở những vùng mà loài sinh vật thụ phấn cho nó là loài ong bắp cày (Eupristina masoni) (theo Nadel 1991) có mặt. Cây đa cũng có thể phát triển nhờ các kỹ thuật sinh sản vô tính như chiết hay giâm cành. Nó có thể bắt đầu cuộc sống biểu sinh trên các loại cây khác. Phân tán: Loài cây này có thể phân tán nhờ một số loài chim ăn quả như sáo nâu (Acridotheres tristis), một số loài bồ câu như bồ câu vằn (Geopelia striata) hay chim cu gáy (Streptopelia chinensis) và chim sẻ (Passer domesticus). Phân bổ Nguồn gốc: Theo Neal (1965) thì cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó sinh sống được với cao độ tới khoảng 600 m (khoảng 2.000 ft), đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Theo Riffle (1998)thì cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanmar, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia. Phân bổ toàn cầu: Cây đa được trồng rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm ướt trên Trái Đất (Riffle 1998). Tại Mỹ, nó có mặt tại Miami (Florida), Hawaii. Cây đa đầu tiên tại Mỹ đã được Edison trồng tại Fort Myers (Florida). Tại Úc, nó được tìm thấy mọc hoang ở khu vực đông bắc và trung tâm Queensland (Chew 1989, PIER 2000). PIER (2000) còn thông báo là nó được trồng ở Samoa, quần đảo Bắc Mariana, Guam, Fiji, Polynesia và Kiribati. Cây đa tại Việt Nam Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa. Nó còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò", qua điệu dân ca lý cây đa. Nó cũng xuất hiện trong sự tích Thằng Cuội trên Cung Quảng Hàm. Ở Hải Phòng, có một cây đa nhiều gốc (13 gốc), tên gọi của nó trở thành một địa danh: Cây đa 13 gốc, ở tại xóm Trại, xã Đằng Giang, quận Ngô Quyền. Cây đa 13 gốc là một cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách tới tham quan. Ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, đặc biệt là đêm giao thừa, người ta tới thắp hương, cầu may đông như trảy hội. Cây đa trong tục ngữ Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề Hình ảnh Xem thêm Cây đa Tân Trào Chú thích Đọc thêm Bailey, L.H. and E.Z. Bailey. 1976. Hortus. 3rd ed. Macmillan General Reference, NY. Nadel, H., J.H. Frank, and R.J. Knight. 1992. Escapees and Accomplices: The Naturalization of Exotic Ficus and Their Associated Faunas in Florida. Florida Entomologist 75(1):29-38. Neal, M.C. 1965. In Gardens of Hawai'i. Bernice P. Bishop Museum, Special Publication 40, Honolulu, HI. Oppenheimer, H.L. and R.T. Bartlett. 2000. New Plant Records From Maui, O'ahu, and Hawai'i Islands. Bishop Mus. Occas. Pap. 64(1): 1-10. Pacific Island Ecosystems at Risk (PIER). 2000. Invasive plant species: Ficus benghalensis L., Moraceae. Pacific Island Ecosystems at Risk (PIER). Available: (Accessed: ngày 16 tháng 1 năm 2002 ). Ramirez, B.W. 1970. Host Specificity of Fig Wasps (Agaonidae). Evol. 24: 680-691. Riffle, R.L. 1998. The Tropical Look. Timber Press, Inc., Portland, Oregon. Liên kết ngoài Bằng tiếng Việt: Cây đa Hình ảnh cây đa Bằng tiếng Anh: Ficus benghalensis B Thực vật Ấn Độ Thực vật Bangladesh Thực vật Indonesia Thực vật Philippines Biểu tượng quốc gia Indonesia Thực vật biểu sinh Cây Caribe Cây Nam Mỹ Thực vật Trung Mỹ Cây Đông Nam Hoa Kỳ
9543
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20%C4%90%C4%83ng%20Khoa%20%28nh%C3%A0%20th%C6%A1%29
Trần Đăng Khoa (nhà thơ)
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay, thay cho Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Trí Huân). Tiểu sử Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác ph người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu. Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV (tiền thân của Kênh truyền hình VOV và nay là Kênh truyền hình Văn hóa - Du lịch Vietnam Jouney), ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm để ông chuyển sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX. Tác phẩm Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho cảm xúc khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa : Từ góc sân nhà em, 1968. Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, 107 bài thơ, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới. Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970. Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1), tuyển tập thơ, 1970. Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973. Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974. Trường ca Giông bão, trường ca, 1983. Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2), tuyển tập thơ, 1983. Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986, 26 bài thơ. Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản. Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc. Đảo chìm, tập truyện - ký, 2000, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần. Hầu chuyện Thượng đế, đàm thoại văn học, 2015, gồm 80 bài. Đảo chìm Trường Sa, tuyển tập thơ văn, 2016. Giải thưởng Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001). Gia đình Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với thân mẫu của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Nhận xét Về việc Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam Viết trên trang trực tuyến của đài ông (hiện là người duy nhất trong Đảng phát biểu): "Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và "rất lấy làm tiếc." Tham khảo Liên kết ngoài Người Hải Dương Trần Đăng Khoa (nhà thơ) Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Nhà thơ Việt Nam thời kỳ từ 1976 Nhà văn Việt Nam thời kỳ từ 1976 Nhà báo Việt Nam Thần đồng
9546
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vo%E1%BB%8Dc%20C%C3%A1t%20B%C3%A0
Voọc Cát Bà
Voọc Cát Bà (còn gọi là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà) (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus và 1 phân loài poliocephalus) là động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc. Phân biệt Có hai phân loài của voọc đầu trắng là poliocephalus và leucocephalus. Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á. Lý do Một số tài liệu vẫn gọi là voọc đầu trắng vì trước đây người ta chỉ biết loài voọc đầu trắng nói chung là Trachypithecus poliocephalus, sau này khi phát hiện ra voọc Cát Bà là phân loài của loài này, có đặc điểm và đặc tính không hoàn toàn giống với voọc đầu trắng Trung Quốc thì mới tách ra làm hai phân loài là poliocephalus và leucocephalus. Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. Giống như mọi thành viên của nhóm loài Trachypithecus francoisi, phân loài này có tập tính sinh sống tập thể, kiếm ăn ban ngày trong các khu rừng đá vôi. Sinh sản trong bảo tồn Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà. Chú thích Tham khảo Voọc Cát Bà kêu cứu The Cat Ba Langur. Dự án bảo tồn voọc Cát Bà. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008. Voọc Cát Bà tại ippl.org Tra cứu ngày ngày 23 tháng 9 năm 2008 Voọc Cát Bà tại www.stiftung-artenschutz.org P Sách đỏ Động vật được mô tả năm 1911 Động vật có vú Việt Nam
9549
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90a%20%C4%91a
Đa đa
Đa đa trong tiếng Việt có thể là: Chim đa đa (tên gọi khác: chim bắt tép kho cà, gà gô), thuộc bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae) chi: Francolinus tên khoa học: Francolinus pintadeanus. Loài này có ở Việt Nam. Lưu ý là từ gà gô là danh từ chung chỉ nhiều chi hoặc loài chim khác nhau có hình dáng bề ngoài giống gà, sống định cư, kiếm ăn riêng lẻ hoặc từng đôi, thích sống trong các bụi cây và đồi cỏ tranh, làm ổ đẻ trứng dưới đất. Riêng chi Francolinus nghĩa rộng (sensu lato) hiện biết 41 loài khác nhau. Ngoài ra, các chi khác như chi Tetrao: gà gô lia (Tetrao tetrix), gà gô đen (Tetrao urogallus), chi Lagopus: gà gô trắng Alpes (Lagopus mutus), chi Alectoris: gà gô đá (Alectoris graeca) v.v. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật và hạt. Trừ Francolinus pintadeanus thì toàn bộ các chi, loài này không có ở Việt Nam. Tên gọi khác của cây cần thăng (Feroniella lucida). Đa-đa: cách gọi cho thầy dạy môn Yoga (còn cô giáo thì được gọi là Đi-đi) Trào lưu Đa đa Tên gọi khác của một loại thực vật là cây đa, tên khoa học: Ficus bengalensis.
9551
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A0%20r%E1%BB%ABng
Gà rừng
Gà rừng (tên khoa học Gallus) là một chi gồm 4 loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae) tồn tại ở Ấn Độ, Sri Lanka và khu vực Đông Nam Á. Chúng là các loài chim lớn, với con trống có bộ lông sáng và tươi màu, nhưng nói chung khó phát hiện trong các khu vực rừng rậm rạp, nơi chúng sinh sống. Giống như nhiều loài chim khác trong họ Trĩ, con trống không tham gia vào việc ấp trứng hay nuôi nấng các con non có thể sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra. Các công việc này do con mái có bộ lông nâu xám và dễ ngụy trang đảm nhận. Gà rừng là chim ăn hạt, nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ khi có thể, đặc biệt là ở các con non. Một loài trong chi này, gà rừng lông đỏ, có tầm quan trọng lịch sử đối với con người, như là tổ tiên có thể nhất của gà nhà, mặc dù một số tác giả cho rằng gà rừng lông xám cũng có thể là tổ tiên của gà nhà. Các loài Gà rừng lông đỏ, Gallus gallus Gà rừng Sri Lanka, Gallus lafayetii Gà rừng lông xám, Gallus sonneratii Gà rừng lông xanh, Gallus varius Trong quá khứ, chi Gallus được tìm thấy trên khắp đại lục Á-Âu; trên thực tế chúng dường như cũng có mặt tại đông nam châu Âu. Một vài loài hóa thạch đã được miêu tả, nhưng các khác biệt của chúng không phải là chắc chắn trong mọi trường hợp: Gallus aesculapii † (Hậu Miocen/Tiền Pliocen ở Hy Lạp) - có thể thuộc chi Pavo Gallus moldovicus † (Hậu Pliocen ở Moldavia) - đôi khi viết thành moldavicus, có thể là đồng nghĩa của Pavo bravardi Gallus beremendensis † (Hậu Pliocen/Tiền Pleistocen ở châu Âu) Gà rừng lớn Gallus karabachensis † (Tiền Pleistocen ở Nagorno-Karabakh) Gallus tamanensis † (Tiền Pleistocen? ở bán đảo Taman) Gallus kudarensis † (Tiền/Trung Pleistocen ở Kudaro, Nam Ossetia) Gallus europaeus † (Trung Pleistocen ở Italia) Gallus sp. † (Trung/Hậu Pleistocen ở hang Trinka, Moldavia) Gallus imereticus † (Hậu Pleistocen ở Gvardjilas-Klde, Imeretia) Gallus meschtscheriensis † (Hậu Pleistocen ở Soungir, Nga) Gallus georgicus † (Hậu Pleistocen - Tiền Holocen ở Gruzia) Gallus sp. † (Hậu Pleistocen ở hang Krivtcha, Ukraina) Gallus sp. † (Tiền Holocen ở khu vực Dnepr, Ukraina) Chú thích Liên kết ngoài Madge và McGowan, Pheasants, Partridges and Grouse ISBN 0-7136-3966-0 G
9553
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%A5y%20B%E1%BA%A3o%20La
Ngụy Bảo La
Ngụy Bảo La hay Paul Wei (魏保羅, 1877–1919), là một thương gia tại Hà Bắc, Trung Quốc; trước kia ông là một thành viên của Hội truyền giáo Luân Đôn (London Missionary Society) nhưng sau khi nghiên cứu giáo hội Cơ đốc Phục lâm An Thất Nhật (Seventh Day Adventist) ông trở thành một tín đồ của giáo hội này. Sau khi ông bị bệnh trầm trọng không có thuốc chữa, nhưng sau khi có một trưởng lão từ Tín tâm hội (Apostolic Faith Mission) đặt tay lên mình ông, ông được chữa khỏi và, do đó, trở thành một tín đồ của giáo hội này. Dưới sự chỉ đạo của mục sư Fendelson người Mỹ, ông đã được rửa chân và rất cảm động trong lễ này. Một hôm ông đang cầu nguyện tại một nhà thờ ở Bắc Kinh, ông được báp têm của Thánh Linh và bắt đầu nói linh ngôn. Năm 1917 ông đến một sông lớn và quỳ xuống cầu nguyện và cảm thấy linh hồn được rửa tội. Sau khi tuyệt thực 39 ngày, ông khởi đầu Chân Giê-xu Giáo hội (真耶穌教會). Sau khi truyền đạo được hai năm, ông qua đời năm 1919 và được chôn tại quê nhà. Tham khảo Người Hà Bắc Tín hữu Kitô giáo Trung Quốc N Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Chân Giê-xu Giáo hội
9557
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m%20s%C3%A1t%20Katyn
Thảm sát Katyn
Thảm sát Katyn là một cuộc xử bắn hàng loạt những tù binh Ba Lan do Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), cảnh sát mật Liên Xô thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940, khởi đầu từ đề xuất của L. P. Beriya đề nghị xử bắn tất cả các sĩ quan Ba Lan vào ngày 5 tháng 3 năm 1940. Tài liệu chính thức này đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, gồm cả lãnh đạo I. V. Stalin ký và đóng dấu. Số tù binh bị xử bắn được ước tính khoảng 22.000 người, với con số thấp hơn là 21.768 người. Các tù binh bị xử bắn tại rừng Katyn, các trại tù Kalinin, Kharkiv và những nơi khác. Trong tổng số người bị xử bắn, khoảng 8.000 là các sĩ quan Ba Lan bị bắt làm tù binh trong cuộc tấn công Ba Lan của Liên Xô năm 1939, 6.000 người khác là các sĩ quan cảnh sát, số còn lại là những người thuộc giới trí thức Ba Lan bị bắt giữ vì bị kết tội là các thành phần "gián điệp, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà máy, luật sư, viên chức và thầy tu". Chính phủ Đức Quốc xã đã thông báo việc phát hiện những ngôi mộ tập thể ở rừng Katyn năm 1943. Khi Chính phủ Ba Lan lưu vong tại Luân Đôn yêu cầu Chữ thập đỏ quốc tế điều tra, Stalin ngay lập tức chấm dứt quan hệ ngoại giao với chính phủ này. Liên Xô tuyên bố các nạn nhân đã bị phát xít Đức giết hại, và tiếp tục phủ nhận trách nhiệm với các vụ xử bắn cho tới năm 1990, khi tổng thống Gorbachev chính thức thừa nhận và lên án việc xử bắn tù binh của NKVD, cũng như sự từ chối sau đó của chính phủ Liên Xô. Ngày 7 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm dành cho các nạn nhân của vụ xử bắn Katyn. Trong bài phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm, Putin tuyên bố rằng vụ thảm sát Katyn là một "tội ác không thể biện minh bằng bất cứ cách nào". Cũng trong bài phát biểu, ông Putin cho rằng Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ xử bắn như một cách để "trả thù cho 32.000 tù binh Hồng quân đã chết" vì đói khát và dịch bệnh trong những trại giam của Ba Lan trong cuộc chiến năm 1919-1921. (ít nhất 20.000 tù binh đã chết trong trại giam Ba Lan trong cuộc chiến này) Theo một cuộc khảo sát năm 2009, 54% số người Nga được hỏi không biết một chút gì về sự kiện này và đa số người dân Nga không muốn chính phủ Nga đưa ra lời xin lỗi. Trong tháng 11 năm 2010, Quốc hội Nga đã chính thức thông qua một tuyên bố quy kết trách nhiệm cho Stalin và các viên chức Liên Xô khác đã đích thân ra lệnh cho vụ xử bắn. Bối cảnh Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Phát xít Đức xâm lược Ba Lan. Cùng lúc đó, Anh và Pháp đã yêu cầu Đức rút quân do họ bị ràng buộc bởi Hiệp ước Phòng thủ chung Ba Lan-Anh và Liên minh quân sự Ba Lan-Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược như vậy. Ngày 3 tháng 9 năm 1939, sau khi Đức không thực hiện rút quân, Pháp, Anh và hầu hết các nước thuộc Khối thịnh vượng chung Anh tuyên chiến với Đức nhưng không có nhiều sự hỗ trợ quân sự cho Ba Lan. Họ ít thực hiện hành động quân sự lớn trong cái sẽ được gọi là cuộc Chiến tranh Giả vờ. Liên Xô cũng bắt đầu cuộc tấn công của mình vào ngày 17 tháng 9 theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Hồng quân tiến nhanh chóng và gặp ít kháng cự, bởi các lực lượng Ba Lan đối mặt với họ nhận được lệnh không tham chiến với quân Liên Xô. Khoảng 250.000 - 454,700 binh sĩ và cảnh sát Ba Lan đã bị bắt làm tù binh và bị chính quyền Liên Xô giam giữ. Khoảng một nửa số tù binh được trả tự do hoặc trốn thoát, trong khi 125.000 người bị giam tại các trại do NKVD điều hành. Trong số đó, có 42.400 binh sĩ, chủ yếu là người thuộc sắc tộc Ukraina và Belarus phục vụ trong quân đội Ba Lan và sống tại các lãnh thổ cũ của Ba Lan khi ấy đã bị Liên Xô sáp nhập, và được thả ra vào tháng 10. 43.000 binh sĩ sinh ra tại Tây Ba Lan, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Đức, được chuyển cho người Đức; đổi lại Người Liên Xô nhận được 13.575 tù nhân Ba Lan từ phía Đức. Ngoài những quân nhân và viên chức chính phủ, các công dân Ba Lan khác cũng bị trấn áp nếu bị kết tội chống chính quyền. Hàng ngàn thành viên giới trí thức Ba Lan cũng bị bắt giam vì bị kết án là "nhân viên tình báo, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà máy, luật sư và thầy tu." Bởi hệ thống đăng lính của Ba Lan yêu cầu tất cả những người tốt nghiệp đại học không thuộc diện miễn trừ phải đăng ký làm sĩ quan dự bị, NKVD đã bắt giữ một lượng lớn giới trí thức Ba Lan. Theo những ước tính của Viện Tưởng niệm Quốc gia (IPN), khoảng 320.000 công dân Ba Lan đã bị trục xuất sang Liên Xô (con số này bị một số nhà sử học, những người ủng hộ ước tính cũ khoảng 700.000 - 1.000.000 người, nghi ngờ). IPN ước tính con số công dân Ba Lan chết dưới chế độ cai trị Liên Xô trong Thế chiến II là 150.000 người (một con số đã được sửa đổi so với ước tính cũ là 500.000). Trong một nhóm 12.000 người Ba Lan bị gửi tới trại Dalstroy (gần Kolyma) năm 1940 - 1941, hầu hết là tù binh chiến tranh, chỉ 583 người còn sống sót, họ được thả ra năm 1942 để gia nhập Các lực lượng vũ trang Ba Lan ở phía Đông. Theo Tadeusz Piotrowski, "...trong cuộc chiến và sau năm 1944, 570.387 công dân Ba Lan đã là đối tượng của một số hình thức trấn áp chính trị của Liên Xô." Ngay từ ngày 19 tháng 9, Dân ủy Nội vụ và Dân ủy hạng nhất về An ninh Quốc gia, Lavrentiy Beria, đã ra lệnh cho NKVD thành lập "Cơ quan quản lý tù binh chiến tranh và những người bị giam giữ" để quản lý tù binh Ba Lan. NKVD nhận các tù binh Ba Lan từ Hồng quân, và tiến hành tổ chức một mạng lưới các trung tâm tiếp nhận và chuyển tiếp và thu xếp việc vận chuyển bằng đường sắt tới các trại tù binh chiến tranh ở phía tây Liên bang Xô viết. Các trại lớn nhất nằm tại Kozelsk (Tu viện Optina), Ostashkov (Đảo Stolbnyi trên Hồ Seliger gần Ostashkov) và Starobelsk. Các trại khác nằm ở Jukhnovo (ga "Babynino"), Yuzhe (Talitsy), ga "Tyotkino" 90 kilômét/56 dặm từ Putyvl), Kozelshchyna, Oranki, Vologda (ga "Zaonikeevo") và Gryazovets. Kozelsk và Starobelsk chủ yếu giam các sĩ quan quân đội, trong khi Ostashkov được dùng chủ yếu cho các hướng đạo sinh Ba Lan, sen đầm, cảnh sát và cai ngục. Một số tù nhân là thành viên của các nhóm trí thức khác của Ba Lan, như tu sỹ, địa chủ và những người làm trong ngành luật. Con số tù nhân xấp xỉ tại các trại như sau: Kozelsk: 5.000; Ostashkov: 6.570; và Starobelsk: 4.000. Tổng số là 15.570 người. Theo một báo cáo từ ngày 19 tháng 11 năm 1939, NKVD có khoảng 40.000 tù nhân chiến tranh người Ba Lan: khoảng 8.000 - 8.500 sĩ quan và sĩ quan dự bị, 6.000 - 6.500 sĩ quan cảnh sát và 25.000 binh sĩ và NCO vẫn đang bị giam giữ như tù binh chiến tranh. Trong tháng 12, một làn sóng bắt giữ khiến một số sĩ quan Ba Lan chưa bị bỏ tù bị giam cầm, Ivan Serov đã báo cáo với Lavrentiy Beria ngày 3 tháng 12 rằng "tổng cộng 1.057 cựu sĩ quan Quân đội Ba Lan đã bị bắt giữ." 25.000 binh sĩ và sĩ quan không chính quy bị đưa vào các trại cưỡng bức lao động (xây dựng đường, công nghiệp nặng). Khi đã bị đưa vào các trại, từ tháng 10 năm 1939 đến tháng 2 năm 1940, những người Ba Lan phải qua những cuộc thẩm vấn dài dằng dặc và bị các sĩ quan NKVD như Vasily Zarubin lung lạc chính trị. Các tù nhân cho rằng họ sẽ sớm được thả ra sớm, nhưng những cuộc thẩm tra thực tế là một quá trình lựa chọn để quyết định ai là người sẽ được sống và ai sẽ phải chết. Theo các báo cáo của NKVD, nếu các tù nhân không thể bị thuyết phục chấp nhận có một thái độ ủng hộ Liên Xô, họ bị coi là "những kẻ thù tiềm năng cứng rắn và không thể thỏa hiệp của chính quyền Xô viết." Ngày 5 tháng 3 năm 1940, theo một bức thư gửi Joseph Stalin từ Beria, bốn thành viên của Bộ chính trị - Stalin, Vyacheslav Molotov, Kliment Voroshilov và Anastas Mikoyan – đã ký một sắc lệnh hành quyết 25.700 "người quốc gia và phản cách mạng" Ba Lan đang bị giữ tại các trại và các nhà tù tại vùng phía Tây Ukraina và Belarus đang bị chiếm đóng. Lý do cho cuộc xử bắn hàng loạt, theo nhà sử học Gerhard Weinberg, là Stalin muốn loại bỏ một phần lớn nhân tài của quân đội Ba Lan trong tương lai: "Đã có ý kiến cho rằng động cơ của hành động kinh hoàng này [vụ thảm sát Katyn] là để đảm bảo với người Đức về chiến lược chống Ba Lan thực sự của Liên xô. Sự giải thích này hoàn toàn không có cơ sở từ góc nhìn rằng chế độ Liên xô đã cố gắng giữ bí mật vụ xử bắn khỏi chính phủ Đức, đối tượng họ muốn gây tác động.... Một sự giải thích có khả năng hơn khác rằng... [vụ thảm sát] phải được coi như một ý định cho tương lai theo đó sẽ lại có một nước Ba Lan ở biên giới phía tây Liên bang Xô viết. Bởi muốn giữ vùng phía tây đất nước trong mọi tình huống, Stalin có thể chắc chắn rằng một nước Ba Lan được khôi phục sẽ không thể thân thiện. Theo những hoàn cảnh đó, việc loại bỏ đi của Ba Lan một phần lớn lực lượng vũ trang và giới tinh hoa công nghệ sẽ khiến nước này yếu ớt hơn." Ngoài ra, những người Xô viết nhận ra rằng những tù nhân chiếm một phần lớn trong số những người Ba Lan có trình độ và khuynh hướng không chấp nhận một hành động phân chia Ba Lan lần thứ tư. Những vụ xử bắn Thuật ngữ "thảm sát Katyn " ban đầu chỉ đề cập tới vụ xử bắn hàng loạt tại Rừng Katyn, gần các ngôi làng Katyn và Gnezdovo (xấp xỉ 19 kilômét, 12 dặm phía tây Smolensk, Nga), và nạn nhân là các sĩ quan quân đội Ba Lan tại trại tù binh Kozelsk. Đây là vụ lớn nhất trong số các vụ hành quyết tù binh chiến tranh cùng thời điểm. Các vụ xử bắn khác xảy ra ở khá xa tại các trại Starobelsk và Ostashkov, tại trụ sở NKVD ở Smolensk, và các nhà tù tại Kalinin (Tver), Kharkiv, Moskva và các thành phố Liên Xô khác. Các vụ xử bắn khác diễn ra ở nhiều địa điểm tại Belarus và Tây Ukraina, dựa trên các danh sách đặc biệt về tù binh Ba Lan, do NKVD chuẩn bị đặc biệt cho các vùng đó. Cuộc điều tra thời hiện đại của Ba Lan về những vụ xử bắn không chỉ hướng tới vụ xử bắn tại rừng Katyn, mà cả những vụ xử bắn khác được đề cập ở trên. Các tổ chức của Ba Lan như, Ủy ban Katyn và Liên hiệp các gia đình Katyn, coi những tù binh bị xử bắn tại các địa điểm khác ngoài Katyn cũng là một phần của vụ xử bắn hàng loạt. Số lượng người bị xử bắn được ước tính khoảng 22.000, với con số người chết thấp nhất được xác nhận là 21.768. Theo các tài liệu của Liên Xô được giải mật năm 1990, 21.857 tù nhân và người bị giam giữ đã bị xử bắn sau ngày 3 tháng 4 năm 1940: 14.552 tù nhân chiến tranh (hầu hết trong số họ thuộc ba trại giam) và 7.305 tù nhân ở những vùng phía tây các Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Belarus và Ukraina. Trong số họ 4.421 người từ Kozelsk, 3.820 từ Starobelsk, 6.311 từ Ostashkov, và 7.305 từ các nhà tù Belarus và Ukraina. Lãnh đạo phòng tù binh chiến tranh của NKVD, Thiếu tướng P.K. Soprunenko, đã tổ chức "các cuộc lựa chọn" sĩ quan Ba Lan sẽ bị xử bắn tại Katyn và những nơi khác. Những người chết tại Katyn bao gồm cả một vị đô đốc, hai tướng, 24 đại tá, 79 trung tá, 258 thiếu tá, 654 đại úy, 17 thuyền trưởng hải quân, 3.420 sĩ quan dự bị, bảy giáo sĩ, ba địa chủ, một quý tộc, 43 quan chức, 85 binh nhì, 131 người tị nạn, 20 giáo sư đại học, 300 nhà vật lý; hàng trăm luật sư; kỹ sư và giáo viên; và hơn 100 tác gia và nhà báo cũng như khoảng 200 phi công. Tổng cộng, NKVD đã hành quyết một nửa số sĩ quan của Ba Lan. Tổng thể, trong vụ xử bắn, NKVD đã xử bắn 14 tướng lĩnh Ba Lan: Leon Billewicz (đã nghỉ hưu), Bronisław Bohatyrewicz (đã nghỉ hưu), Xawery Czernicki (đô đốc), Stanisław Haller (đã nghỉ hưu), Aleksander Kowalewski (đã nghỉ hưu), Henryk Minkiewicz (đã nghỉ hưu), Kazimierz Orlik-Łukoski, Konstanty Plisowski (đã nghỉ hưu), Rudolf Prich (bị giết tại Lviv), Franciszek Sikorski (đã nghỉ hưu), Leonard Skierski (đã nghỉ hưu), Piotr Skuratowicz, Mieczysław Smorawiński và Alojzy Wir-Konas (được truy thăng). Không phải tất cả những người bị xử bắn đều mang quốc tịch Ba Lan bởi từ Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan đây đã là một quốc gia đa sắc tộc, và các sĩ quan Ba Lan bao gồm cả những người Belarus, Ukraina, và Do Thái. Ước tính 8% nạn nhân vụ xử bắn ở Katyn là người Do Thái Ba Lan. 395 tù nhân được thoát chết, trong số đó có Stanisław Swianiewicz và Józef Czapski. Họ được đưa tới trại Yukhnov và sau đó tới Gryazovets. Có tới 99% số tù nhân còn lại sau đó cũng bị xử bắn. Những người ở trại Kozelsk bị xử bắn tại các điểm tập trung ở vùng đồng quê Smolensk, trong rừng Katyn; những người từ trại Starobelsk bị xử bắn trong các trại tù của NKVD ở Kharkiv và các thi thể bị chôn gần Piatykhatky; và các sĩ quan ở trại Ostashkov bị xử bắn trong các nhà tù của NKVD tại Kalinin (Tver) và bị chôn tại Mednoye. Thông tin chi tiết về các vụ xử bắn tại nhà tù của NKVD tại Kalinin đã được hé lộ trong một phiên tòa xử Dmitrii Tokarev, cựu lãnh đạo Bộ phận của NKVD tại Kalinin. Theo Tokarev, việc xử bắn bắt đầu vào buổi tối và chấm dứt lúc bình minh. Lần chuyển tù đầu tiên ngày 4 tháng 4 năm 1940, với 390 người, và những đội thi hành án đã khá khó khăn trong việc xử bắn nhiều người tới vậy trong một đêm. Chuyến vận chuyển tiếp theo với số tù nhân không hơn 250 người. Các vụ xử bắn thường được tiến hành bằng các khẩu súng lục Walther PPK 7,65 mm của Đức sản xuất do Moskva cung cấp song các khẩu súng lục ổ quay 7.62x38R Nagant M1895 cũng được sử dụng. Những người hành quyết dùng súng Đức thay vì những khẩu súng lục ổ quay tiêu chuẩn của Liên Xô, bởi súng của Liên Xô có độ giật quá lớn, khiến phát bắn trở nên khó khăn sau mười hai viên đầu tiên. Vasili Mikhailovich Blokhin, lãnh đạo hành quyết của NKVD—và có lẽ cũng là người thi hành án xử bắn nhiều nhất trong lịch sử - được cho là đã đích thân xử bắn khoảng 7.000 người bị kết án, một số mới 18 tuổi, từ trại Ostashkov ở nhà tù Kalinin trong giai đoạn 28 ngày trong tháng 4 năm 1940. Các vụ xử bắn được tiến hành có phương pháp. Sau khi thông tin cá nhân của người bị kết án được kiểm tra, anh ta bị trói tay và dẫn tới một xà lim cách ly với các bao cát dọc theo các bức tường và một nỉ lót, cánh cửa nặng. Nạn nhân phải quỳ giữa phòng, sau đó kẻ hành quyết tiến lại từ phía sau và lập tức bắn vào sau đầu anh ta. Thi thể sau đó được mang qua cánh cửa đối diện và bị bỏ vào năm hay sáu chiếc xe tải đợi sẵn, và người bị hành quyết tiếp sau vào phòng. Ngoài việc cách ly kín phòng hành quyết, tiếng nổ của đạn còn được ngụy trang bằng cách cho hoạt động những loại máy có tiếng ồn lớn (có lẽ là những chiếc quạt) cả đêm. Quy trình này diễn ra hàng đêm, ngoại trừ Ngày Quốc tế Lao động. Khoảng 3.000 tới 4.000 tù nhân Ba Lan tại các nhà tù Ukraina và những người từ các nhà tù Belarus có lẽ đã bị chôn tại Bykivnia và tại Kurapaty. Porucznik Janina Lewandowska, con gái của tướng Józef Dowbor-Muśnicki, là phụ nữ duy nhất bị hành quyết trong vụ xử bắn tại Katyn. Phát hiện Số phận của những tù nhân Ba Lan được đề cập tới ngay sau khi phe Trục tấn công Liên xô tháng 6 năm 1941. Chính phủ Ba Lan lưu vong và chính phủ Liên Xô đã ký Thỏa thuận Sikorski-Mayski, thông báo ý định cùng chiến đấu chống lại Phát xít Đức và nhanh chóng thành lập một quân đội Ba Lan trên lãnh thổ Liên Xô. Tướng Ba Lan Władysław Anders đã bắt đầu tổ chức đội quân của mình, và lập tức ông yêu cầu thông tin về các sĩ quan Ba Lan bị mất tích. Trong một cuộc gặp cá nhân, Stalin đã đảm bảo với ông và Władysław Sikorski, Thủ tướng Ba Lan, rằng tất cả tù binh người Ba Lan đã được trả tự do, và rằng không phải tất cả đều có thông tin bởi người Liên Xô "đã mất dấu" họ tại Mãn Châu. Năm 1942 các công nhân đường sắt Ba Lan nghe từ phía những người dân địa phương về một hố chôn tập thể các binh sĩ Ba Lan tại Kozielsk gần Katyn, và đã tìm thấy một mộ chôn tập thể và thông báo tới Nhà nước Bí mật Ba Lan. Sự phát hiện không được coi là quan trọng, bởi không ai nghĩ ngôi mộ đó lại chứa nhiều nạn nhân đến vậy. Đầu năm 1943, Rudolf Christoph Freiherr von Gersdorff, một sĩ quan Đức là liên lạc tình báo giữa Đội quân Trung tâm và Abwehr của Wehrmacht, nhận được những báo cáo về các hố chôn tập thể các sĩ quan Ba Lan. Những báo cáo đó nói rằng các ngôi mộ nằm trong rừng ở Goat Hill gần Katyn. Ông đã chuyển các báo cáo lên cấp trên (các nguồn nói khác nhau về thời điểm chính xác khi người Đức biết về các ngôi mộ — từ "cuối 1942" tới tháng 1/2 năm 1943, và khi những người đứng đầu nước Đức tại Berlin nhận được những báo cáo đó (ngay từ 1 tháng 3 hay chậm là ngày 4 tháng 4). Joseph Goebbels coi sự phát hiện này là một công cụ tuyệt vời để chia rẽ Ba Lan, Đồng minh phương Tây và Liên bang Xô viết, và tăng cường tuyên truyền về những sự kinh hoàng của chủ nghĩa Bolshevik và sự che giấu của Mỹ và Anh với việc này. Sau khi được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 13 tháng 4, Đài tiếng nói Berlin phát sóng ra thế giới rằng các lực lượng quân đội Đức ở rừng Katyn gần Smolensk đã phát hiện "một hố đào... 28 mét chiều dài và 16 mét chiều rộng [92 ft nhân 52 ft], trong đó có thi thể 3.000 các sĩ quan Ba Lan được chất thành 12 lớp." Chương trình truyền thông tiếp theo lên án Liên xô chịu trách nhiệm về vụ thảm sát diễn ra năm 1940. Người Đức đưa tới một ủy ban của châu Âu gồm 12 chuyên gia pháp lý và các nhân viên của họ từ Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Croatia, Hà Lan, România, Thụy Điển, Slovakia, và Hungary. Họ có mục tiêu chứng minh rằng người Liên Xô đứng đằng sau vụ thảm sát và thậm chí họ còn đưa vào cả một số tù binh chiến tranh Đồng Minh, kể cả tác gia Ferdynand Goetel, AK tù nhân Ba Lan từ Pawiak. Sau chiến tranh, Goetel bỏ trốn với một hộ chiếu giả vì có trát bắt ông ta; hai trong số 12 người, Marko Markov người Bulgaria, và Frantisek Hajek người Séc, vì đất nước họ bị Liên Xô chiếm đóng, bị buộc phải rút bằng chứng, bảo vệ người Liên Xô và lên án người Đức. Vụ thảm sát Katyn thực sự mang lại lợi ích cho Phát xít Đức, họ dùng nó để làm mất uy tín Liên Xô. Goebbels viết trong nhật ký của mình ngày 14 tháng 4 năm 1943: "Chúng ta đang sử dụng việc phát hiện ra 12.000 sĩ quan Ba Lan, bị GPU giết hại, để tuyên truyền chống Bolshevik trên diện rộng. Chúng ta đã gửi các nhà báo trung lập và các nhà trí thức người Ba Lan tới nơi những mồ chôn tập thể được tìm thấy. Các báo cáo gửi về cho chúng ta thật khủng khiếp. Quốc trưởng cũng đã cho phép chúng ta đưa ra một chủ đề mạnh mẽ và mới mẻ cho báo chí Đức. Tôi đã ra lệnh sử dụng chúng ở mức cao nhất cho mục đích tuyên truyền. Chúng ta sẽ có thể bám lấy chúng trong vài tuần." Người Đức đã có một thắng lợi tuyên truyền to lớn, phác họa chủ nghĩa cộng sản như một mối hiểm nguy với văn minh phương Tây. Chính phủ Liên Xô lập tức bác bỏ những cáo buộc của Đức và tuyên bố rằng những tù binh chiến tranh người Ba Lan đã tham gia vào công việc xây dựng ở phía tây Smolensk và sau đó bị các đơn vị xâm lược của Đức bắt giữ và hành quyết vào tháng 8 năm 1941. Người Liên Xô trả lời vào ngày 15 tháng 4 đáp trả chương trình phát thanh đầu tiên của Đức ngày 13 tháng 4, được chuẩn bị bởi Văn phòng Thông tin Liên xô, nói rằng "[...] Các tù nhân chiến tranh người Ba Lan năm 1941 đang tham gia vào công việc xây dựng ở phía Tây Smolensk và [...] rơi vào tay những kẻ sát nhân Phát xít Đức [...]." Tháng 4 năm 1943 chính phủ Ba Lan lưu vong nhấn mạnh việc đưa vấn đề này ra trước bàn đàm phán với người Liên Xô và về việc mở một cuộc điều tra do Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tiến hành. Stalin, đổi lại, buộc tội chính phủ Ba Lan hợp tác với Phát xít Đức, hủy bỏ quan hệ ngoại giao với họ, và bắt đầu một chiến dịch để Đồng minh phương Tây công nhận chính phủ Ba Lan ủng hộ Liên xô ở Moskva dưới sự lãnh đạo của Wanda Wasilewska. Sikorski chết trong một vụ đâm máy bay vào tháng 7—một sự kiện khiến các lãnh tụ Đồng minh cảm thấy dễ chịu. Các hành động của Liên Xô Trong khi đó, vào tháng 9 năm 1943, khi Goebbels được thông tin rằng quân đội Đức đang phải rút khỏi khu vực Katyn, ông đã viết một dự báo trong nhật ký của mình. Đoạn nhật ký viết ngày 29 tháng 9 năm 1943 viết: "Không may thay là chúng ta phải rời bỏ Katyn. Những người Bolshevik chắc chắn sẽ nhanh chóng 'tìm ra' rằng chúng ta đã bắn 12.000 sĩ quan Ba Lan. Việc này sẽ gây ra chút ít khó khăn cho chúng ta trong tương lai. Người Xô viết chắc chắn sẽ tuyên bố việc mình tìm thấy càng nhiều hố chôn càng tốt và sau đó buộc tội chúng ta." Việc chiếm lại vùng Katyn diễn ra hầu như ngay sau khi Hồng quân tái chiếm Smolensk, khoảng tháng 9/10 năm 1943, các lực lượng NKVD bắt đầu một chiến dịch che giấu. Một nghĩa trang mà người Đức đã cho phép Chữ thập Đỏ Ba Lan xây dựng bị phá hủy và các bằng chứng khác bị xóa bỏ. Các nhân chứng "được phỏng vấn", và bị đe dọa sẽ bị bắt với tư cách là những kẻ cộng tác với Đức nếu lời chứng của họ không giống với sự tuyên truyền chính thức. Bởi không một tài liệu nào được tìm thấy trên xác những người chết muộn hơn tháng 4 năm 1940, cảnh sát mật Liên Xô đã đưa những bằng chứng giả đẩy thời điểm diễn ra vụ xử bắn thành mùa hè năm 1941 khi Phát xít Đức kiểm soát vùng này. Một báo cáo ban đầu do mật vụ NKVD Vsevolod Merkulov và Sergei Kruglov, ngày 10–11 tháng 1 năm 1944, kết luận rằng các sĩ quan Ba Lan đã bị người Đức bắn. Tháng 1 năm 1944, Liên Xô gửi một ủy ban khác, Ủy ban Đặc biệt để Xác định và Điều tra vụ bắn giết các tù binh Ba Lan của quân Phát xít Đức xâm lược tại rừng Katyn (, Spetsial'naya Kommissiya po ustanovleniyu i rassledovaniyu obstoyatel'stv rasstrela nemetsko-fashistskimi zakhvatchikami v Katynskom lesu voyennoplennyh polskih ofitserov) tới khu vực; cái tên của ủy ban đã ẩn chứa một kết luận được đưa ra từ trước. Ủy ban nằm dưới sự dẫn đầu của Nikolai Burdenko, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Y khoa Liên Xô (vì thế nó thường được gọi là "Ủy ban Burdenko"), người được Moskva chỉ định, tới điều tra vụ việc. Các thành viên của ủy ban gồm những nhân vật nổi bật người Liên Xô như tác gia Alexei Tolstoy, nhưng không có người ngoại quốc nào được tham gia ủy ban. Ủy ban Burdenko khai quật các tử thi, bác bỏ những phát hiện của người Đức vào năm 1943 cho rằng những người Ba Lan đã bị người Liên Xô giết hại, quy trách nhiệm cho người Đức và kết luận rằng tất cả những vụ xử bắn đều do các lực lượng chiếm đóng của Đức thực hiện vào mùa thu năm 1941. Dù thiếu bằng chứng, ủy ban cũng cáo buộc người Đức đã bắn giết các tù binh chiến tranh Nga được dùng để đào các hố chôn. Không rõ bao nhiêu thành viên của ủy ban bị lừa bịp bởi những báo cáo và bằng chứng giả, và bao nhiêu người nghi ngờ sự thực; Cienciala và Materski ghi chú rằng ủy ban không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra những bằng chứng phù hợp với báo cáo của Merkulov-Kruglov, và rằng chính Burdenko đã biết được về sự che giấu sự thực. Ông được cho là đã thừa nhận điều đó với người thân và bạn bè một thời gian ngắn trước khi chết. Các kết luận của ủy ban Burdenko thường được các nguồn tin Liên xô viện dẫn cho tới khi có sự thừa nhận chính thức về tội ác của chính phủ Xô viết ngày 13 tháng 4 năm 1990. Tháng 1 năm 1944, Liên Xô cũng đã mời một nhóm hơn 12 nhà báo chủ yếu từ Anh và Mỹ, cùng với Kathleen Harriman, con gái của Đại sứ mới của Mỹ W. Averell Harriman), và John Melby thư ký thứ ba của Đại sứ quán Mỹ tại Moskva tới Katyn. Melby và Harriman được mời vào là động thái mà một số người ở thời điểm ấy coi là nỗ lực của Liên xô nhằm mang lại một số trọng lượng cho sự tuyên truyền của họ. Báo cáo của Melby chỉ ra những thiếu sót trong dẫn chứng của Liên Xô; những lời chứng có hệ thống; những nỗ lực để phỏng vấn người làm chứng bị ngăn cản; những tuyên bố của người làm chứng rõ ràng đưa ra một bản khai gần như thuộc lòng, và rằng "vụ việc đã được dựng ra để lợi dụng các phóng viên". Tuy nhiên Melby, ở thời điểm ấy, cảm thấy rằng người Nga cũng có một số sức thuyết phục. Báo cáo của Harriman có cùng kết luận và cả hai người sau chiến tranh đã bị yêu cầu giải thích tại sao những kết luận của họ không tương thích với những bằng chứng họ tìm thấy và sự nghi ngờ rằng họ đã báo cáo những gì mà Bộ ngoại giao muốn nghe. Các nhà báo ít ấn tượng hơn, và không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi màn kịch do người Liên Xô dựng lên. Phản ứng của phương Tây Cuộc khủng hoảng Ba Lan-Xô viết ngày càng gia tăng đe dọa tới các quan hệ Phương Tây-Liên Xô ở thời điểm khi tầm quan trọng của người Ba Lan với Đồng minh bắt đầu giảm bớt, dẫu cho nó đã khá lớn trong những năm đầu tiên của cuộc chiến, lý do là vì sự tham dự vào cuộc xung đột của hai cường quốc quân sự và chính trị là Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ. Phản ứng trước vụ việc, cả Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đều dần xa rời những cam kết của mình với đồng minh Ba Lan và những yêu cầu của Stalin và các nhà ngoại giao Liên xô. Một cách cá nhân, Churchill đồng ý rằng vụ việc dường như do người Liên Xô thực hiện. Theo Edward Raczyński, vào ngày 15 tháng 4 năm 1943 trong một cuộc trò chuyện với Tướng Sikorski, Churchill đã nói: "Than ôi, những phát hiện của người Đức có lẽ là sự thật. Những người Bolshevik quả rất man rợ." Tuy nhiên, cùng thời điểm ngày 24 tháng 4 năm 1943 Churchill đảm bảo với người Liên Xô rằng: "Chúng tôi chắc chắn sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc 'điều tra' nào của Chữ thập Đỏ Quốc tế hay bất kỳ tổ chức nào khác tại bất kỳ lãnh thổ nào dưới quyền kiểm soát của Đức. Một cuộc điều tra như vậy sẽ là một sai lầm và những kết luận của nó chỉ có được nhờ hành động khủng bố." Các tài liệu giải mật hay không chính thức của Anh kết luận rằng tội ác của Liên Xô là "hầu như chắc chắn", nhưng sự liên minh với người Liên Xô được cho là có tầm quan trọng hơn các vấn đề đạo đức; vì thế trên chính thức họ vẫn ủng hộ Liên Xô, tới mức kiểm duyệt bất kỳ nguồn thông tin trái ngược nào. Churchill đã yêu cầu Owen O'Malley điều tra vấn đề, nhưng trong một bức thư gửi Ngoại trưởng ông đã viết: "Tất cả những thứ này chỉ đơn giản là để xác định các sự thực, bởi không một ai trong chúng ta nên nói một lời nào về vấn đề này.". O'Malley đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn và những điều phi lý trong các lý lẽ của Liên Xô. Sau này, Churchill đã gửi một bản sao của báo cáo tới Roosevelt ngày 13 tháng 8 năm 1943. Bản báo cáo bác bỏ tường thuật của phía Liên Xô về vụ xử bắn và ám chỉ tới những hậu quả chính trị bên trong một khuôn khổ đạo đức nhưng ghi nhận rằng không có một khả năng nào khác thay thế cho chính sách hiện tại. Không có bình luận nào của Roosevelt về bản báo cáo của O'Malley được ghi nhận. Quan điểm của chính Churchill thời hậu chiến về vụ việc Katyn không đưa lại thêm nhiều thông tin. Trong hồi ký của mình, ông có đề cập tới cuộc điều tra năm 1944 của Liên Xô với kết luận đổ tội cho người Đức và thêm, "lòng tin có lẽ là một hành động của đức tin." Đầu năm 1944, một điệp viên của Anh đồng thời là tình báo của Ba Lan là Ron Jeffery đã trốn khỏi Abwehr và đi tới Luân Đôn với một báo cáo từ Ba Lan gửi chính phủ Anh. Những nỗ lực của ông ban đầu được người Anh đánh giá cao nhưng sau đó lại bị bỏ lơ, với hình ảnh một Jeffery bị cho có liên quan tới sự phản bội của Kim Philby và các điệp viên cộng sản cao cấp khác trong chính quyền Anh. Jeffery đã cố thông tin cho chính phủ Anh về vụ xử bắn Katyn nhưng cuối cùng lại bị thải hồi khỏi quân đội. Tại Hoa Kỳ cũng có tình trạng tương tự, không kể hai báo cáo tình báo chính thức về vụ xử bắn Katyn trái ngược với quan điểm chính thức. Năm 1944, Roosevelt đã cử các phái viên đặc biệt của mình tới Balkan, Thiếu tá hải quân George Earle, để thực hiện một báo cáo về vụ Katyn. Earle kết luận rằng vụ xử bắn hàng loạt do người Liên Xô tiến hành. Sau khi đã tham vấn với Elmer Davis, giám đốc Phòng Thông tin Chiến tranh, Roosevelt bác bỏ kết luận (chính thức), tuyên bố rằng ông tin người Đức chịu trách nhiệm, và ra lệnh che giấu báo cáo của Earle. Khi Earle chính thức yêu cầu cho phép xuất bản những phát hiện của mình, Tổng thống đã ra một sắc lệnh bằng văn bản ngăn cấm việc này. Earle được bố trí công việc khác và trải qua thời gian còn lại của cuộc chiến tại Samoa thuộc Mỹ. Một bản báo cáo nữa năm 1945, ủng hộ cùng kết luận, được đưa ra và bị ngăn cản. Năm 1943, hai tù binh chiến tranh Hoa Kỳ – Trung tá Donald B. Stewart và Đại tá John H. Van Vliet – đã được người Đức đưa tới Katyn trong một cuộc hội thảo thông tin quốc tế. Sau này, vào năm 1945, Van Vliet đã đệ trình một báo cáo kết luận rằng người Liên Xô chịu trách nhiệm về vụ xử bắn. Thượng cấp của ông, Thiếu tướng Clayton Bissell, trợ lý của Tướng George Marshall lãnh đạo Ban tham mưu tình báo, đã tiêu hủy bản báo cáo. Trong cuộc điều tra năm 1951–1952 của Nghị viện về vụ Katyn, Bissel đã bảo vệ hành động của mình trước Quốc hội, cho rằng việc gây ra sự thù địch từ một đồng minh (Liên Xô) không mang lại lợi ích cho nước Mỹ, và Mỹ vẫn cần sự hỗ trợ của Liên Xô để chống lại Nhật Bản. Tại các phiên tòa Nürnberg Từ ngày 28 tháng 12 năm 1945 đến ngày 4 tháng 1 năm 1946, bảy người làm việc cho Wehrmacht Đức bị một tòa án quân sự Liên Xô tại Leningrad đưa ra xét xử. Một người trong số đó, Arno Diere, bị buộc tội tham gia vào việc đào các hố chôn tập thể tại Katyn trong các vụ xử bắn. Diere, người bị buộc tội dùng súng máy xử bắn tại các làng Liên xô, thú nhận tham gia vào việc chôn cất (dù không phải tham gia vào việc hành quyết) 15-20 nghìn tù binh chiến tranh Ba Lan tại Katyn. Vì việc này anh ta thoát chết và bị kết án 15 năm lao động khổ sai. Lời khai của anh ta đầy những điều vô lý, và vì thế anh ta đã không được sử dụng như một nhân chứng cho bên nguyên trong Tòa án Nürnberg. Trong một bức thư ngày 29 tháng 11 năm 1954 anh ta đã rút lời thú tội, tuyên bố rằng mình đã bị những người điều tra buộc phải thú nhận. Tại hội nghị Luân Đôn để lập ra các bản cáo trạng cho các tội ác chiến tranh của Đức trước các phiên tòa Nuremberg, những nhà đàm phán Liên xô đã đưa ra cáo buộc, "Vào tháng 9 năm 1941, 925 sĩ quan Ba Lan đang là tù binh chiến tranh đã bị xử bắn tại Rừng Katyn gần Smolensk." Những nhà đàm phán Hoa Kỳ đồng ký đưa vào cáo buộc này, nhưng "cảm thấy bối rối" với việc đó (lưu ý rằng cáo buộc đã được tranh luận rất nhiều trên báo chí) và kết luận rằng người Liên xô có trách nhiệm phải chứng minh điều đó. Tại các cuộc xét xử năm 1946, Tướng Liên Xô Roman Rudenko, nêu ra cáo trạng, nói rằng "một trong những hành động tội ác quan trọng nhất mà các tội phạm chiến tranh chủ chốt phải chịu trách nhiệm là việc xử bắn hàng loạt các tù binh chiến tranh Ba Lan trong rừng Katyn gần Smolensk của những kẻ xâm lược Phát xít Đức," nhưng không thể hoàn thành việc tố tụng và các thẩm phán Hoa Kỳ và Anh đã loại bỏ các cáo buộc. Phiên tòa không có mục đích quyết định liệu nước Đức hay Liên bang Xô viết phải chịu trách nhiệm về tội ác, mà để buộc tội cho ít nhất một trong những bị đơn, là điều mà tòa không thể làm. Các quan điểm thời Chiến tranh Lạnh Năm 1951 và 1952, với bối cảnh là cuộc Chiến tranh Triều Tiên, một ủy ban điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ do nghị sĩ Ray J. Madden làm chủ tịch được gọi là Ủy ban đã điều tra vụ xử bắn Katyn. Ủy ban kết luận những người Ba Lan đã bị Liên Xô xử bắn và đề xuất rằng nên đưa những người Liên Xô có trách nhiệm ra trước Tòa án Công lý Quốc tế. Tuy nhiên, câu hỏi về trách nhiệm vẫn còn gây tranh cãi ở phương Tây cũng như phía sau Bức màn sắt. Một kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm ghi năm 1940 (thay vì 1941) của Anh đã bị lên án là khiêu khích trong bối cảnh chính trị của cuộc Chiến tranh Lạnh. Cũng có ý kiến cho rằng sự lựa chọn vị trí đài tưởng niệm chiến tranh năm 1969 tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia tại ngôi làng cũ của Belarusia mang tên Khatyn, một địa điểm của vụ thảm sát của Phát xít Đức năm 1943 đã được đưa ra để gây sự nhầm lẫn với Katyn. Hai cái tên gần tương tự trong nhiều ngôn ngữ, và thường bị nhầm lẫn. Tại Ba Lan, chính quyền thân Liên Xô đã che giấu vụ việc theo tuyên truyền chính thức của Liên Xô, cố ý kiểm duyệt bất kỳ nguồn tin nào có thể cung cấp thông tin về tội ác. Katyn là một chủ đề cấm kỵ ở nước Ba Lan thời hậu chiến. Kiểm duyệt tại Cộng hòa Ba Lan được thực hiện ở diện rộng và Katyn đã được đề cập tới một cách đặc biệt trong "Sách Đen kiểm duyệt" được chính quyền sử dụng để kiểm soát truyền thông và giới hàn lâm. Không chỉ chính phủ kiểm duyệt toàn bộ những sự đề cập tới nó, mà ngay cả việc nhắc tới sự tàn bạo cũng là một sự nguy hiểm. Vào cuối thập niên 1970, các nhóm dân chủ như Ủy ban Bảo vệ Công nhân và Uniwersytet Latający do không tuân thủ sự kiểm duyệt và bàn luận về cuộc xử bắn, đã phải đối mặt với sự đánh đập, bắt giữ, giam cầm, và khai trừ. Năm 1981, Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đã dựng một đài tưởng niệm với dòng chữ đơn giản "Katyn, 1940". Nó đã bị cảnh sát tịch thu và thay thế bằng một đài tưởng niệm chính thức với dòng chữ: "Cho những binh sĩ Ba Lan – nạn nhân của chủ nghĩa phát xít Hitler – yên nghỉ trên mảnh đất Katyn". Tuy nhiên, hàng năm vào Lễ các linh hồn, những thánh giá tưởng niệm tương tự được dựng lên tại nghĩa trang Powązki và nhiều nơi khác ở Ba Lan, và lại bị cảnh sát giải tán. Katyn vẫn là một điều cấm kỵ chính trị tại nước Ba Lan cộng sản cho tới khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989. Tại Liên bang Xô viết trong thập niên 1950, lãnh đạo KGB, Aleksandr Shelepin đã đề xuất tiến hành việc tiêu hủy nhiều tài liệu liên quan tới vụ xử bắn Katyn nhằm giảm nguy cơ sự thực bị phơi bày. Bức thư ngày 3 tháng 3 năm 1959 của ông gửi Nikita Khrushchev, với thông tin về vụ hành quyết 21.857 người Ba Lan cùng đề xuất tiêu hủy các hồ sơ cá nhân của họ, trở thành một trong những tài liệu được lưu giữ và cuối cùng được công khai. Những tiết lộ của Liên Xô Từ cuối những năm 1980 về sau đã có sự gia tăng áp lực với cả chính phủ Ba Lan và Liên Xô yêu cầu giải mật các thông tin liên quan tới vụ xử bắn. Viện hàn lâm Ba Lan đã tìm cách đưa vụ Katyn vào trong lịch làm việc của ủy ban hỗn hợp Ba Lan-Liên Xô năm 1987 để điều tra những khoảng thời gian bị kiểm duyệt trong lịch sử Ba Lan-Liên Xô. Năm 1989 các học giả Liên Xô đã tiết lộ rằng quả thực Joseph Stalin đã ra lệnh tiến hành vụ xử bắn, vào năm 1990 Mikhail Gorbachev thừa nhận rằng NKVD đã hành quyết những người Ba Lan và xác nhận hai địa điểm chôn cất tương tự khác ở địa điểm gần Katyn: Mednoye và Piatykhatky. Ngày 30 tháng 10 năm 1989 Gorbachev đã cho phép một phái đoàn gồm hàng trăm người Ba Lan, được tổ chức bởi hội Các gia đình nạn nhân Katyń, tới thăm đài tưởng niệm Katyn. Nhóm này bao gồm cả cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski. Một buổi lễ đã được tổ chức và các biểu ngữ có tên Công đoàn Đoàn kết được dựng lên. Một người tham gia đã dán chữ "NKVD" trên đài tưởng niệm, che đi từ "Phát xít" trong đoạn văn thành "Để tưởng niệm những sĩ quan Ba Lan bị NKVD giết hại năm 1941." Nhiều vị khách đã trèo qua hàng rào của KGB và để những cây nến cháy sáng trên mặt đất. Brzezinski bình luận rằng: Không phải một nỗi đau cá nhân đã đưa tôi tới đây, bởi đây là trường hợp của hầu hết mọi người có mặt, mà là sự công nhận sự thực mang tính biểu tượng của Katyń. Những người Nga và người Ba Lan, bị tra tấn đến chết, đã yên nghỉ ở đây cùng nhau. Có lẽ điều rất quan trọng với tôi là sự thực phải được nói ra về điều đã diễn ra, bởi chỉ với sự thực giới lãnh đạo mới của Liên Xô mới có thể tách mình khỏi những tội ác của Stalin và NKVD. Chỉ sự thực mới có thể là nền tảng của một tình hữu nghị thực sự giữa người dân Liên Xô và Ba Lan. Sự thực sẽ tự tạo con đường cho riêng nó. Tôi tin vào điều này bởi sự thực rằng tôi đã có thể đến đây. Brzezinski còn nói thêm: Sự thực rằng chính phủ Liên Xô đã cho phép tôi có mặt ở đây – và người Liên Xô biết quan điểm của tôi – là biểu tượng của sự chia tách với chủ nghĩa Stalin mà Cải tổ đại diện. Những lời nói của ông được đưa tin liên tục trên vô tuyến truyền hình Liên xô. Tại buổi lễ ông đã đặt một bó hồng đỏ với dòng chữ viết tay bằng cả tiếng Ba Lan và tiếng Anh: "Cho các nạn nhân của Stalin và NKVD. Zbigniew Brzezinski." Ngày 13 tháng 4 năm 1990, kỷ niệm lần thứ 47 việc khám phá những hố chôn tập thể, Liên bang Xô viết chính thức bày tỏ sự "hối tiếc sâu sắc" và thừa nhận trách nhiệm của mật vụ Liên Xô. Ngày này được tuyên bố là Ngày Tưởng niệm Katyn trên toàn thế giới (). Một cuộc điều tra do Văn phòng Trưởng Công tố Liên Xô (1990–1991) và Liên bang Nga (1991–2004) tiến hành, đã xác nhận trách nhiệm của Liên Xô với các vụ xử bắn. Cuộc điều tra đã xác nhận cái chết của 1.803 công dân Ba Lan nhưng từ chối coi hành động này là một tội ác chiến tranh. Cuộc điều tra bị đóng lại, với lý do là những nhân vật thực hiện vụ xử bắn hàng loạt đã chết, và bởi chính phủ Nga không coi những người chết là nạn nhân của cuộc đàn áp của Stalin, việc chính thức khôi phục cho các nạn nhân đã bị loại bỏ. Tổ chức nhân quyền Memorial đã ra một tuyên bố nói rằng "sự chấm dứt điều tra này là không thể chấp nhận" và việc họ chỉ xác nhận 1.803 người bị xử bắn "đòi hỏi sự giải thích bởi mọi người đều thừa nhận rằng có hơn 14.500 người đã bị xử bắn." Tháng 11 năm 2010, Duma Quốc gia Nga đã thông qua một tuyên bố lên án I. V. Stalin và các quan chức Liên Xô khác vì đã ký lệnh thực hiện vụ xử bắn hàng loạt. Những diễn biến thời hậu Liên Xô Nga và Ba Lan tiếp tục chia rẽ về cách miêu tả pháp lý cho vụ xử bắn Katyn. Người Ba Lan coi đó là một vụ diệt chủng và yêu cầu những cuộc điều tra thêm nữa, cũng như việc giải mật hoàn toàn các tài liệu thời Xô viết. Sau khi người Ba Lan và người Mỹ khám phá thêm bằng chứng năm 1991 và 1992, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã giải mật các tài liệu tối mật thuộc "Gói №1" và chuyển chúng tới Tổng thống mới của Ba Lan Lech Wałęsa, Trong số các tài liệu có một bản đề xuất của Lavrenty Beria, ngày 5 tháng 3 năm 1940, để hành quyết 25.700 người Ba Lan từ các trại Kozelsk, Ostashkov và Starobels, và từ một số nhà tù ở Tây Ukraina và Belarus, được Stalin (cùng những người khác) ký. Tài liệu khác được chuyển cho người Ba Lan là bức thư ngày 3 tháng 3 năm 1959 của Aleksandr Shelepin gửi Nikita Khrushchev, với thông tin về vụ hành quyết 21.857 người Ba Lan, cũng như một đề xuất tiêu hủy các hồ sơ cá nhân của họ để giảm nguy cơ các tài liệu về vụ xử bắn bị phát hiện sau này. Những phát hiện cũng được công bố trên báo chí Nga, nơi chúng được thể hiện như một trong những chủ đề của cuộc cạnh trạnh quyền lực đang diễn ra giữa Yeltsin và Gorbachev. Năm 1991, Trưởng Công tố Quân đội Liên bang Xô viết bắt đầu tố tụng chống lại P.K. Soprunenko vì vai trò của ông trong vụ xử bắn Katyn, nhưng cuối cùng đã hủy bỏ truy tố vì Soprunenko đã 83 tuổi, hầu như mù, và vừa hồi phục sau một cuộc phẫu thuật ung thư. Trong khi hỏi cung, Soprunenko đã bảo vệ mình bằng cách bác bỏ chữ ký của mình. Tháng 6 năm 1998, Yeltsin và Aleksander Kwaśniewski đồng ý xây dựng một khu phức hợp tưởng niệm tại Katyn và Mednoye, hai địa điểm hành quyết của NKVD trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm ấy Nga cũng nêu ra vấn đề các tù binh chiến tranh Nga chết tại các trại tù binh Nga và người Nga bị giam giữ tại Ba Lan (1919–1924). Khoảng 16.000 tới 20.000 tù binh chiến tranh đã chết tại các trại đó vì các bệnh lây truyền. Một số quan chức Nga cho rằng 'so với vụ Katyn đó cũng là một cuộc diệt chủng'. Một tuyên bố tương tự được đưa ra năm 1994; những nỗ lực như vậy bị một số người, đặc biệt tại Ba Lan coi là một nỗ lực mang ý nghĩa khiêu khích của Nga để tạo ra một vụ 'phản Katyn' và một sự 'cân bằng phương trình lịch sử'. Trong chuyến thăm của Kwaśniewski tới Nga vào tháng 9 năm 2004, các quan chức Nga thông báo rằng họ muốn chuyển tất cả thông tin về vụ xử tử ở Katyn cho chính quyền Ba Lan ngay khi chúng được giải mật. Tháng 3 năm 2005 Văn phòng Trưởng Công tố Liên bang Nga kết luận một vụ điều tra đã kéo dài một thập kỷ về vụ xử bắn. Trưởng Công tố Quân đội Alexander Savenkov thông báo rằng cuộc điều tra đã có thể kết luận cái chết của 1.803 người trong số 14.542 công dân Ba Lan bị xem là đã bị kết án tử hình ở ba trại giam của Liên Xô. Ông không đề cập tới số phận của 7.000 nạn nhân, những người không ở trong các trại giam giữ tù binh chiến tranh, mà trong các nhà tù. Savenkov đã tuyên bố rằng vụ xử bắn không phải là một sự diệt chủng, rằng các quan chức Liên xô bị kết án có tội trong vụ việc đã chết và rằng, vì thế "hoàn toàn không có cơ sở để đàm phán về nó theo các thuật ngữ pháp lý ". 116 trong số 183 tập hồ sơ được thu thập trong cuộc điều tra của Nga, bị tuyên bố có chứa các bí mật quốc gia và bị giữ kín. Ngày 22 tháng 3 năm 2005 Sejm (Hạ viện) Ba Lan nhất trí thông qua một đạo luật yêu cầu giải mật các tài liệu của Nga. Sejm cũng yêu cầu Nga xem vụ xử bắn hàng loạt ở Katyn là một tội ác diệt chủng. Nghị quyết nhấn mạnh chính quyền Nga "tìm cách gỡ bỏ gánh nặng của tội ác bằng cách từ chối thừa nhận nó là một sự diệt chủng và không cho tiếp cận các hồ sơ điều tra về vụ việc, khiến khó xác định toàn bộ sự thật về vụ giết hại và những kẻ gây ra nó." Năm 2008, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan yêu cầu Nga về cái gọi là hình ảnh về nhữung vụ xử bắn được NKVD quay lại trong các vụ thi hành án. Các quan chức Ba Lan tin rằng những thước phim tài liệu này cũng như các tài liệu khác thể hiện sự hợp tác giữa Liên xô và Đức trong các chiến dịch, là lý do để Nga quyết định bảo mật hầu hết tài liệu về vụ xử bắn. Tháng 6 năm 2008, các tòa án Nga đã đồng ý nghe xét xử một vụ về việc giải mật các tài liệu về vụ Katyn và việc phục hồi pháp lý cho các nạn nhân. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với một tờ báo Ba Lan, Vladimir Putin đã gọi Katyn là một "tội ác chính trị." Ngày 4 tháng 2 năm 2010 Thủ tướng Nga, Vladimir Putin, đã mời người đồng cấp Ba Lan, Donald Tusk, tham giữ một cuộc tưởng niệm Katyn vào tháng 4. Chuyến viếng thăm diễn ra ngày 7 tháng 4 năm 2010, khi Tusk và Putin cùng kỷ niệm lần thứ 70 ngày diễn ra vụ thảm sát. Trước chuyến thăm, bộ phim Katyń năm 2007 lần đầu tiên được chiếu trên truyền hình Nga. Tờ The Moscow Times bình luận rằng việc bộ phim lần đầu được chiếu ở Nga dường như là kết quả của một sự can thiệp của Putin. Ngày 10 tháng 4 năm 2010, chiếc máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński cùng phu nhân và 87 chính trị gia và các sĩ quan cao cấp khác đâm xuống đất tại Smolensk, làm thiệt mạng toàn bộ 96 người trên máy bay. Các hành khách đang trên đường tới dự một lễ tưởng niệm 70 năm vụ xử bắn ở Katyn. Đất nước Ba Lan choáng váng; Thủ tướng Donald Tusk, người không ở trên máy bay, gọi đây là "sự kiện bi thảm nhất của Ba Lan từ cuộc chiến tranh." Sau đó, một số giả thuyết âm mưu bắt đầu lan truyền. Thảm họa cũng gây tiếng vang lớn trên thế giới và đặc biệt là trên báo chí Nga, dẫn tới việc chiếu lại Katyń trên truyền hình Nga. Tổng thống Ba Lan, Lech Kaczyński dự định có bài diễn văn tại các buổi lễ tưởng niệm chính thức. Bài diễn văn để vinh danh cách nạn nhân, nêu lên tầm quan trọng của các vụ xử bắn trong bối cảnh lịch sử chính trị cộng sản thời hậu chiến, cũng như nhấn mạnh trên nhu cầu giúp hòa giải quan hệ Ba Lan-Nga. Dù bài diễn văn không bao giờ được đọc, nó đã được xuất bản với một bài tường thuật trong phiên bản gốc tiếng Ba Lan và một bản dịch bằng tiếng Anh. Ngày 21 tháng 4 năm 2010, có thông báo rằng Tòa án Tối cao Nga đã ra lệnh cho Tòa án Thành phố Moskva xét xử phúc thẩm một vụ việc pháp lý đang diễn ra về Katyn. Một nhóm nhân quyền, Memorial, nói rằng sự chi phối có thể dẫn tới một quyết định của tòa án công bố các tài liệu mật cung cấp thông tin về hành động xử bắn hàng nghìn sĩ quan Ba Lan. Ngày 8 tháng 5 năm 2010, Nga đã chuyển cho 67 tập "hồ sơ tội phạm Số.159," được đưa ra trong những năm 1990 để điều tra hành động xử bắn hàng loạt các sĩ quan Ba Lan thời Liên Xô. Các bản sao của 67 tập, mỗi tập 250 trang, được đóng trong sáu hộp. Mỗi hộp nặng xấp xỉ 12 kg (26.5 lbs), tổng trọng lượng hồ sơ khoảng 70 kg (153 lbs). Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã giao một trong các tập cho Tổng thống tạm quyền, Bronislaw Komorowski. Medvedev và Komorowski đồng ý rằng hai quốc gia nên tiếp tục các nỗ lực của mình nhằm tìm ra sự thực của tấn thảm kịch. Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng Nga sẽ tiếp tục giải mật các hồ sơ về vụ xử bắn Katyn. Tổng thống tạm quyền của Ba Lan nói rằng hành động của Nga có thể tạo một nền móng tốt để cải thiện quan hệ song phương. Tháng 11 năm 2010, Duma Quốc gia (hạ viện Nga) đã thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng các tài liệu từ lâu đã bị giữ bí mật "cho thấy rằng tội ác Katyn được tiến hành theo các chỉ thị trực tiếp của Stalin và các quan chức Nga khác". Tuyên bố cũng kêu gọi tiếp tục điều tra vụ xử bắn nhằm xác định danh sách các nạn nhân. Các thành viên Duma thuộc Đảng Cộng sản bác bỏ rằng Liên bang Xô viết đã bị buộc tội về vụ xử bắn ở Katyn và bỏ phiếu chống lại tuyên bố. Ngày 6 tháng 12 năm 2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hứa hẹn toàn bộ sự thực về vụ xử bắn, tuyên bố rằng "Gần đây Nga đã thực hiện một số hành động chưa từng có nhằm xóa bỏ hoàn toàn di sản của quá khứ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo hướng này." Năm 2011, Tòa án Nhân quyền châu Âu tuyên bố có thể chấp nhận hai khiếu nại của người thân các nạn nhân vụ xử bắn chống lại Nga liên quan tới sự điều tra thích đáng.. Các ý kiến tranh cãi về vụ thảm sát Katyn Cho tới năm 2007 một số chính trị gia, nhà bình luận và các đảng viên Đảng Cộng sản Nga ủng hộ Liên Xô vẫn tiếp tục bác bỏ mọi cáo buộc đối với Liên Xô, họ cho rằng các tài liệu được giải mật là tài liệu giả, và nhấn mạnh quan điểm ban đầu của Liên Xô – các tù nhân Ba Lan bị người Đức giết năm 1941 – là đúng. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nhiều báo chí Nga, gồm cả tờ Rossiyskaya Gazeta, Komsomolskaya Pravda và Nezavisimaya Gazeta đưa ra các câu chuyện ám chỉ Phát xít Đức phải chịu trách nhiệm về vụ xử bắn chứ không phải Liên Xô. Một số học giả có cách nghĩ khác như Yuriy Murkhin đã xuất bản tác phẩm "Bí ẩn vụ giết người Katyn" (1995), trong đó tuyên bố rằng "gói tài liệu mật số 1" do chính phủ Nga công bố năm 1992 là giả mạo. Murkhin và các đồng sự đã tiếp tục xuất bản những bài viết khác có hướng đi tương tự. Ý kiến này nhận được sự ủng hộ của những người cánh tả tại Nga. Không nhiều nhà nghiên cứu ở phương Tây cũng ủng hộ các quan điểm trên, như trong cuốn sách "The War Against the Working Class" (Cuộc chiến chống lại giới cần lao) của Will Podmore, dẫn lại nghiên cứu của giáo sư văn học Grover Furr cho rằng Bộ trưởng tuyên truyền Đức là Goebbel viết trong nhật ký: "Thật không may là các viên đạn của Đức đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tại Katyn. Điều này phải được giữ tuyệt đối bí mật". Theo như Podmore viết trong cuốn sách này thì các viên đạn tìm thấy trong các ngôi mộ phần lớn là loại 7,65mm của Đức, một số khác là đạn 9mm, nhưng Liên Xô không có cỡ đạn này cho tới sau thế chiến. Viên tướng chống Xô viết người Ba Lan là Wladyslau Anders cũng công nhận rằng các thi thể bị bắn bởi đạn của Đức và không có những viên đạn của Liên Xô được dùng. Cuộc khai quật năm 2011-2012 của Ba Lan và Ucraina tìm ra rằng phần lớn các viên đạn tại hiện trường là đạn của Đức, và chúng không có sớm hơn năm 1941. Các bằng chứng này cho thấy vụ xử bắn là do Đức tiến hành, không phải Liên Xô Trong chính tài liệu gốc, Grover Furr còn cho rằng cách diễn dịch "chính thức" về sự kiện Katyn hàm chứa nhiều vấn đề, và ông này còn kết luận là chỉ có một phần nhỏ các tù binh Ba Lan đúng là bị Liên Xô xử bắn và có thể là những người này có thể đã bị Liên Xô trừng trị vì tham gia vào các hoạt động đàn áp chủ nghĩa cộng sản, đàn áp người Belarus, Ukraina, và ngược đãi tù binh Hồng quân. Một số khác chỉ bị chuyển đi giam giữ trong các trại cải tạo, phần lớn tù binh còn lại đã bị quân Đức bắt giết khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô năm 1941; và Furr còn cho rằng bức thư Beria gửi Stalin là giả. Trong văn học và nghệ thuật Thảm sát Katyn là một chủ đề trong nhiều bộ phim, tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ví dụ, nó là cốt truyện cho tiểu thuyết The Lieutenants (Trung úy) của W.E.B. Griffin, là một phần của tập sách Brotherhood of War (Tình anh em của Chiến tranh) cũng như trong tiểu thuyết Enigma (Điều bí ẩn) của Robert Harris và bộ phim cùng tên. Rag and Bone (loạt truyện Billy Boyle) của James R. Benn cũng sử dụng vụ Thảm sát Katyn làm cốt truyện. Nhà thơ người Ba Lan Jacek Kaczmarski đã dành một trong những thơ hát (sung poetry) của mình cho sự kiện này. Trong một tuyên bố chính trị liều lĩnh thời điểm cao điểm Chiến tranh Lạnh, nhà đạo diễn và biên kịch người Serb Dušan Makavejev đã sử dụng đoạn phim nguyên bản của Phát xít trong bộ phim Sweet Movie năm 1974 của mình. Nhà soạn nhạc người Ba Lan Andrzej Panufnik đã viết một bản phổ năm 1967 gọi là "Văn bia Katyn" để tưởng nhớ vụ thảm sát. Năm 2000, nhà làm phim người Mỹ Steven Fischer đã sản xuất một thông báo công cộng với tựa đề Silence of Falling Leaves (Sự im lặng của lá rơi) vinh danh những binh sĩ đã ngã xuống, gồm cả hình ảnh những chiếc lá mùa thu rơi rụng với một đoạn nhạc và tường thuật bằng tiếng Ba Lan của nghệ sĩ Bożena Jędrzejczak sinh ra tại Warszawa. Nó đã được một đề cử cho giải Emmy. Người nhận Giải Oscar danh dự năm 1999, nhà đạo diễn phim người Ba Lan Andrzej Wajda, người có cha là Đại úy Jakub Wajda, bị xử bắn trong nhà tù của NKVD ở Kharkiv, đã thực hiện một bộ phim thể hiện sự việc, Katyn. Bộ phim tập trung vào số phận của một số người mẹ, người vợ và con gái của các sĩ quan Ba Lan bị người Liên Xô xử bắn. Một số cảnh rừng Katyn được dựng lại. Kịch bản dựa trên cuốn sách Post mortem—the Katyn story của Andrzej Mularczyk. Bộ phim được sản xuất bởi Akson Studio, và giới thiệu tại Ba Lan ngày 21 tháng 9 năm 2007. Bộ phim đã được đề cử Academy Award năm 2008 cho mục Phim nước ngoài hay nhất. Năm 2008, nhà sử học người Anh Laurence Rees đã sản xuất loạt phim tài liệu truyền hình thời lượng 6 giờ cho BBC/PBS với tiêu đề Thế chiến II Phía sau những cánh cửa đóng: Stalin, Phát xít và phương Tây. Thảm sát Katyn là chủ đề trung tâm của phim. Đài tưởng niệm Nhiều đài tưởng niệm vụ thảm sát đã được dựng lên trên khắp thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, chính phủ Anh phản đối các kế hoạch xây dựng một đài tưởng niệm chính cho vụ thảm sát Katyn tại Anh Quốc. Liên bang Xô viết không muốn vụ thảm sát Katyn được nhớ tới, và đã yêu cầu chính phủ Anh ngăn cản việc dựng đài tưởng niệm. Chính phủ Anh không muốn tạo sự thù địch với người Liên Xô, và việc dựng tượng đài đã bị hoãn lại trong nhiều năm. Khi cộng đồng địa phương có được quyền dựng tượng đài, không một đại diện nào của chính phủ có mặt tại buổi lễ (dù đại diện của Đảng Bảo thủ đối lập có mặt). Một công trình tưởng niệm cuối cùng được khánh thành ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại Nghĩa trang Gunnersbury trong sự tranh cãi. Đài tưởng niệm khác tại Anh Quốc được dựng lên ba năm sau đó, năm 1979, tại Cannock Chase, Staffordshire. Tại Nga, năm 2000, đài tưởng niệm tại nghĩa trang chiến tranh Katyn được khai trương. Trước đó, địa điểm này là một công trình tưởng niệm "các nạn nhân của Hitler". Tại Canada, một công trình điêu khắc lớn bằng kim loại được dựng lên tại cộng đồng người Ba Lan ở Roncesvalles, Toronto, Ontario, để tưởng nhớ các vụ xử bắn. Tại Nam Phi, một đài tưởng niệm ở Johannesburg tưởng nhớ các nạn nhân vụ Katyn cũng như các phi công Nam Phi và Ba Lan đã thực hiện các phi vụ thả đồ tiếp tế cho cuộc Cuộc nổi dậy Warszawa. Tại Wrocław, Ba Lan, một tác phẩm của nhà điêu khắc Ba Lan Tadeusz Tchórzewski được dành cho các tù binh bị xử bắn tại Katyń. Được khai trương năm 2000, nó nằm trong một công viên phía đông trung tâm thành phố, gần tòa nhà Racławice Panorama. Nó thể hiện 'Người mẹ Tổ quốc' tuyệt vọng trên thi thể một người lính đã chết, trong khi trên một bệ cao hơn thần chết đang hiện ra, tựa về phía trước trên một thanh kiếm. Tại Hoa Kỳ, một bức tượng vàng, được gọi là Tưởng niệm Thảm sát Katyn Quốc gia, nằm ở Baltimore, Maryland, trên Phố Aliceanna tại Inner Harbor East. Người Mỹ gốc Ba Lan tại Detroit đã dựng một bức tượng tưởng niệm nhỏ bằng đá trắng theo hình một cây thập tự với một tấm bảng tại Nhà thờ Công giáo Rôma St. Albertus. Một bức tượng, Đài tưởng niệm Katyń, tưởng nhớ vụ thảm sát đã được dựng lên tại Exchange Place trên Sông Hudson ở Thành phố. Các công trình tưởng niệm khác nằm ở Doylestown, Pennsylvania và Niles, Illinois. Tại Ukraina, một khu phức hợp tưởng niệm được xây dựng để tưởng niệm hơn 4.300 sĩ quan là nạn nhân vụ xử bắn Katyn bị xử bắn ở Pyatykhatky, 14 kilômét/8,7 dặm về phía bắc Kharkiv ở Ukraina; khu phức hợp nằm ở một góc của khu nghỉ dưỡng cũ cho các sĩ quan NKVD. Trẻ em đã phát hiện ra hàng trăm cúc áo sĩ quan trong khi vui chơi trên khu vực này. Xem thêm Iosif Vissarionovich Stalin Chủ nghĩa Stalin Quần đảo Gulag Đại thanh trừng Những cuộc thanh trừng của Stalin Ghi chú Tham khảo Đọc thêm Katyn – Giải mã bí ẩn lịch sử Nguyễn Thị Mai Hoa Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katyn Báo Tuổi Trẻ Liên kết ngoài Мемориал "Катынь" (Bảo tàng tưởng niệm Katyn, website chính thức). Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (FCO) (UK) "The Katyn Massacre: A Special Operations Executive perspective" Historical Papers Các tài liệu chính thức, Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung. Hồ sơ của Thư khố Anh (UK) on ngày 5 tháng 2 năm 2008. Adam Scrupski "Historians Have Yet to Face Up to the Implications of the Katyn Massacre" History News Network 17 tháng 5 năm 2004. Benjamin B. Fischer "Tranh cãi Katyn: Cánh đồng chết của Stalin" Studies in Intelligence Winter, 1999–2000. Louis Robert Coatney The Katyn Massacre: An Assessment of its Significance as a Public and Historical Issue in the United States and Great Britain, 1940–1993 (Luận văn thạc sĩ văn chương) Western Illinois University, 1993. Wacław Radziwinowicz "Katyn Victims Near Kharkov Covered with Lime," dịch Marcin Wawrzyńczak, Gazeta Wyborcza, 10 tháng 8 năm 2009. Timothy Snyder "Russia’s Reckoning with Katyń" NYR Blog, New York Review of Books, 1 tháng 12 năm 2010. "Truth Is Out: Katyn massacre carried out on Stalin's direct orders" Russia Today (official YouTube channel), 26 tháng 11 năm 2010. Katyn Forest Massacre Liên Xô năm 1940 Bộ Dân ủy Nội vụ Vụ che đậy của Liên Xô Stalin Lavrentiy Beria Thảm sát tại Nga Thảm sát ở Ukraina Thảm sát ở Liên Xô Vụ bê bối quân sự Thảm sát trong Chiến tranh thế giới thứ hai Quan hệ Ba Lan-Liên Xô Tỉnh Smolensk Thanh lọc sắc tộc ở châu Âu Tội ác chiến tranh ở Ukraina
9567
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Qu%E1%BB%91c%20V%C6%B0%E1%BB%A3ng%20%28s%E1%BB%AD%20gia%29
Trần Quốc Vượng (sử gia)
Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Tiểu sử Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). 1956-1980 ông là Cán bộ giảng dạy Cổ sử Việt Nam, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1959 ông là Trưởng nhóm/ Trưởng môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1980-1993 ông là Giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1989-2005 ông trở thành Nhà giáo Ưu tú, Giám đốc Trung tâm Liên Văn hoá - Lịch sử Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1993-1996 Trưởng môn Văn hoá học, Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội 1993-1996 Trưởng ngành Du lịch học, Đại học Tổng hợp 1996-2005 Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Văn hoá Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày 22 tháng 9 năm 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ kém ông gần 30 tuổi (sinh năm 1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu. Tứ trụ sử học Việt Nam đương đại Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của chính ông, đó là chuyện huyền thoại có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữa thập kỷ 1950, ba ông "Lâm, Lê, Vượng" học cùng khoá, còn ông "Tấn" học sau (thủ khoa năm 1957). Sau đó, theo lệnh của khoa, ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựng ngành Khảo cổ học của khoa Sử, vì sau năm 1954, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngành Khảo cổ Việt Nam hầu như chỉ còn là con số 0, không có một nhà khảo cổ học nào. Ông đã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 – 1960, cùng với sự giúp đỡ tư liệu của giáo sư Hà Văn Tấn. Tác phẩm Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (Khảo cổ, Lịch sử, Văn học, Văn hoá Dân gian, Văn hoá Nghệ thuật...) và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh)…). Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong và ngoài nước, có thể kể đến như: Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993) Trong cõi (California, 1993) Theo dòng lịch sử (1995) Some aspects of Vietnam culture (Mỹ, 1995) Tìm hiểu văn hoá dân gian Hà Nội (1997) Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998) Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois, 1998) Essay into the Vietnam past (New York, Mỹ, 1999) Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam (1999) Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội (2000) Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000) Trên mảnh đất nghìn năm văn vật (2001) Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Huế (2001) Confusianism in East Asia (Seoul, Hàn Quốc, 2001) Khoa Sử và tôi (2001) Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Quảng (2002) Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân gian Nam Bộ (2004) Hà Nội như tôi hiểu (2005) Con người – Môi trường – Văn hoá (2005) Hoạt động gây tranh cãi Trần Quốc Vượng đã đưa các kết luận của mình về Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng vào bài giảng của mình ở môn Cơ sở khảo cổ học. Những năm 1960, Việt Nam đã gửi mẫu nhờ các nhà khoa học Cộng hòa dân chủ Đức và Trung Quốc giám định niên đại các cọc gỗ Bạch Đằng bằng phương pháp C14. Kết quả là tuổi các cọc gỗ ấy không trùng với sự kiện lịch sử xảy ra được ghi lại bởi sử liệu chữ viết. Theo ông Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên bộ môn Phương pháp luận sử học tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đó là một sai lầm kinh điển trong môi trường học thuật Lịch sử ở Việt Nam. Trần Quốc Vượng cũng bị phê phán sai lầm khi dùng thuật ngữ thời đại đồng thau trong sách do ông biên soạn, cụ thể là quyển Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập 1 (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.1991; các tác giả: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh) . Theo tác giả Lê Mạnh Chiến: Sai lầm này là một “công trình tập thể”, trong đó có đóng góp to lớn của các GS Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê… Chính các ông đã rao giảng nó, truyền bá nó, tự hào về nó và ra sức bảo vệ nó. Cụm từ này được sử dụng để dịch cho khái niệm Bronze Age (thời đại đồ đồng) theo lý thuyết phân kỳ ba giai đoạn Đồ đá - Đồ đồng - Đồ sắt do nhà khảo cổ học Đan Mạch Christian Jürgensen Thomsen đề xướng. Tuy nhiên, điểm cần nhắc tới là khi chuyển ngữ, một vấn đề mà ngay cả các nhà khảo cổ học và bảo tàng học trên thế giới cũng vấp phải là sự không rạch ròi giữa Bronze (đồng điếu, đồng thanh) và Brass (đồng thau) trong các văn bản cổ. Chính vì vậy, Bảo tàng Anh cũng phải chú thích rằng, do hai thuật ngữ hay được sử dụng chồng chéo với cùng ý nghĩa là hợp kim của đồng, các hiện vật nên được sắp xếp theo cách hiểu là Hợp kim của đồng (copper alloy) hơn là nêu đích danh đồng điều/thanh hay đồng thau (đơn cử như trong Bộ sưu tập danh tiếng Đồ đồng điếu Benin (Benin Bronzes), phần lớn hiện vật lại chế tác bằng đồng thau). Các hoạt động khác - Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội (từ 1976 đến 2005) - Phó Tổng Thư ký Hội Văn hoá Văn nghệ Dân gian Việt Nam (từ 1989 đến 2005) - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội (từ 1990 đến 1996) - Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sử học Việt Nam (từ 1993 đến 2005) - Chủ tịch Câu lạc bộ Ngành nghề thủ công truyền thống - Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (từ 1995 đến 2005) - Cố vấn Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về Chương trình thiết kế - tu bổ - tôn tạo các di tích lịch sử (từ 1995 đến 2005) - Tư vấn Uỷ ban nhân dân Hà Nội về các di tích lịch sử Hà Nội và Chương trình "Ngàn năm Thăng Long" (từ 1995 đến 2005) - Uỷ viên Hội đồng tư vấn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (2003-2004) Khen thưởng Ông đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (1997) và rất nhiều Huân Huy chương khác. Ngày 20 tháng 1 năm 2012, ông được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học - công nghệ với cụm công trình Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và Hiện đại gồm 3 tác phẩm: Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và Suy ngẫm, Việt Nam cái nhìn Địa - Văn hóa, Trên mảnh đất ngàn năm văn vật . Vinh danh Tên ông được đặt cho một phố ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, đoạn từ ngã ba giao cắt với đường Xuân Thủy (tại số nhà 165) đến ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng (đối diện Bệnh viện Y học Cổ truyền), dài 750 m, rộng 13,5 m. Tên ông cũng được đặt cho một phố tại Khu đô thị Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, dài 1000 m, rộng 18 m, đoạn từ điểm giao cắt phố Trần Quang Tặng đến đoạn giao cắt với đường 68 m. Theo Nghị quyết số 120/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX ngày 7 tháng 12 năm 2017, tên ông được đặt cho đoạn đường từ đường Đào Duy Tùng đến giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc khu đô thị Phú Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, chiều dài 1.260m. Theo Nghị quyết 04/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khoá XVIII ngày 12 tháng 5 năm 2020, tên ông được đặt cho đoạn đường từ Tuyến D4, KĐT Hòa Mạc (phố Cao Bá Quát) tới Tuyến D1, KĐT Hòa Mạc (phố Lê Quý Đôn), thuộc phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, dài 561m, rộng 24m. Chú thích Liên kết ngoài Cùng GS. Trần Quốc Vượng tìm tòi và suy ngẫm, trên báo Hà Nội mới GS. Trần Quốc Vượng - "mõ làng" của Hà Nội, trên VietNamNet, nguồn từ báo Pháp Luật, Thành phố Hồ Chí Minh GS. Trần Quốc Vượng - thác là thể phách, còn là tinh anh , trên trang web của Đại học Quốc gia Hà Nội GS.NGƯT Trần Quốc Vượng: Thầy tôi, cây đại thụ của nền sử học Việt Nam Nhà sử học Việt Nam T T Người Hải Dương Người Hà Nam Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Mất năm 2005
9570
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sol%20%28h%E1%BB%87%20keo%29
Sol (hệ keo)
Sol, còn gọi là dung dịch keo, là một hệ phân tán các hạt rắn kỵ dung môi có kích thước từ 1 đến 1000 nanômét trong một chất lỏng, có thể được tạo thành từ một huyền phù hay bằng cách ngưng kết. Các kỹ thuật huyền phù bao gồm cả việc nghiền nát chắt rắn trong một máy nghiền. Ngưng kết hay các phương pháp kết tủa dùng chất kết tủa (muối) hay thay đổi nhiệt độ để các hạt keo chuyển từ trạng thái dung dịch sang trạng thái hệ keo. Người ta dùng các chất tạo huyền phù để tăng độ bền cho sol. Một hình ảnh để ta có thể dễ hình dung đó là "Sự hình thành chân giả" ở Tế bào, khi di chuyển bằng cách này (trườn) tế bào chất có sự chuyển đổi từ dạng sol sang dạng gel (nguồn Cambell ver.8th) Tham khảo Hóa keo Dung dịch Hệ keo sv:Sol (kolloid)
9571
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bill%20Clinton
Bill Clinton
William Jefferson Clinton (tên khai sinh là William Jefferson Blythe III) sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946, là Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước khi vào Nhà Trắng, Clinton đã phục vụ hai nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang Arkansas. Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Có nhiều nhãn hiệu được gán cho ông như "ôn hòa" hoặc "trung dung", nhưng chính xác hơn, có lẽ ông nên được xem là người của quần chúng (populist). Suốt trong nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của Tổng thống trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các quy định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ireland và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ giới bảo thủ, Clinton đưa vào danh mục các ưu tiên cuộc chiến chống ma tuý và án tử hình. Năm 1996, chính phủ Clinton một mình phủ quyết việc tái bổ nhiệm tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali. Là Tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946–1964), nhiệm kỳ Tổng thống của Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các Tổng thống tiền nhiệm là cựu binh Chiến tranh thế giới thứ hai, và là những người chứng kiến sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1950. Nhiệm kỳ của Clinton cũng được đánh dấu bởi mối quan hệ thù địch với Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội. Ông cũng là mục tiêu của một loạt các cuộc điều tra tiến hành bởi công tố viên độc lập được bổ nhiệm bởi quốc hội, như vụ Whitewater, khi một vài phụ tá của ông bị truy tố về những tội danh mà gia đình Clinton không dính líu, Clinton cũng được tuyên bố vô tội trong vụ tai tiếng Whitewater. Ông là người thứ hai trong số các Tổng thống Hoa Kỳ bị đem ra luận tội về các tội danh man khai và ngăn cản công lý trước một đại bồi thẩm đoàn do cung cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với Monica Lewinsky. Vụ bê bối về tình cảm này của ông đã bị Kenneth Starr – một công tố viên độc lập phanh phui, nhưng cuối cùng ông được tha bổng bởi Thượng viện. Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hòa bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm hụt ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông. Thời thơ ấu Clinton chào đời với tên William Jefferson Blythe III tại Hope, tiểu bang Arkansas và lớn lên tại Hot Spring, Arkansas. Clinton được đặt tên theo tên cha, William Jefferson Blythe Jr., một người chào hàng lưu động, qua đời trong một tai nạn xe hơi tại hạt Scott, tiểu bang Missouri, ba tháng trước khi con trai của ông chào đời. Mẹ ông, Virginia Dell Cassidy, tái hôn vào năm 1950 với Roger Clinton. Billy được nuôi dưỡng bởi mẹ và cha kế, sử dụng họ Clinton cho mình suốt những năm tiểu học, nhưng không chịu chính thức đổi họ cho đến năm 14 tuổi. Cậu bé lớn lên trong một gia đình truyền thống, nhưng cha kế của cậu, nghiện cả rượu và cờ bạc, thường ngược đãi mẹ cậu, và đôi khi, cả người em cùng mẹ khác cha với cậu, Roger Clinton, Jr.. Năm 1963, xảy ra hai sự kiện khiến Clinton quyết định trở thành người của công chúng. Đó là khi cậu được chọn vào đoàn học sinh trung học đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống John F. Kennedy. Sự kiện thứ hai là khi cậu nghe bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King, Jr. đọc trong cuộc Tuần hành vì Tự do và Việc làm tại Washington, D.C.. Tiểu bang Arkansas Clinton theo học tại trường ngoại giao Edmund A. Walsh thuộc Đại học Georgetown tại Washington, D.C., tại đây Clinton làm việc cho thượng nghị sĩ J. William Fulbright, rồi giành được học bổng Rhodes để theo học tại Đại học Oxford. Trở về từ Oxford, Clinton đến học tại trường luật thuộc Đại học Yale, nơi ông gặp người bạn cùng lớp và sau này là vợ của ông, Hillary Rodham. Sau khi tốt nghiệp từ Yale, Clinton về dạy môn luật tại Đại học Arkansas. Trong thời gian này, ông ra tranh cử dân biểu năm 1974, đối đầu với John Paul Hammerschmidt, một dân biểu đương nhiệm, và thất cử. Năm 1976, ông được bầu làm bộ trưởng tư pháp tiểu bang Arkansas; hai năm sau, năm 1978, ông đắc cử thống đốc tiểu bang Arkansas, trở thành thống đốc tiểu bang trẻ tuổi nhất vào lúc ấy, và là người trẻ tuổi nhất từng được bầu vào chức vụ thống đốc kể từ năm 1938. Nhiệm kỳ đầu của ông sa lầy trong nhiều khó khăn như kế hoạch thuế đánh trên xe hơi rất mất lòng dân, và sự phẫn nộ của công luận về vụ đào thoát vào năm 1980 của các tù nhân Cuba (là các thuyền nhân đến nước Mỹ trong đợt Mariel boatlift) bị giam giữ tại nhà tù Fort Chafee. Thêm vào đó, quyết định của Hillary Rodham duy trì họ của bà khi đang là Phu nhân Thống đốc một bang có truyền thống bảo thủ như Arkansas đã gây ra nhiều bực tức ở đây. Cuối cùng, Hillary cũng chấp nhận họ của chồng và vai trò truyền thống làm vợ của một chính trị gia, trong khi lặng lẽ gây dựng cho mình sức mạnh chính trị qua kỹ năng của một luật sư. Hết nhiệm kỳ đầu, Clinton bị đánh bại bởi một đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa, Frank D. White, vào năm 1980; và theo cách nói đùa của ông, trở thành cựu thống đốc trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử kế tiếp vào năm 1982, ông đắc cử và đảm nhiệm chức vụ thống đốc trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp cho đến năm 1992, khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Năm 1984, Clinton đã gặt hái thành công khi cố tu chính để thay đổi nhiệm kỳ thống đốc từ 2 năm trở thành 4 năm. Thái độ thân thiện với giới doanh nghiệp làm giảm thiểu các chỉ trích từ phe bảo thủ trong suốt nhiệm kỳ này của Clinton, nhưng một vài giao dịch của ông trong giai đoạn này dẫn đến cuộc điều tra Whitewater, theo đuổi ông trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống sau này. Tổng thống Hoa Kỳ Clinton xuất hiện lần đầu trên sân khấu chính trị quốc gia khi đăng đàn diễn thuyết tại đại hội Đảng Dân chủ năm 1988, giới thiệu ứng cử viên Michael Dukakis. Bài diễn văn là một thất bại thảm hại khi ông nói dông dài đến nửa giờ thay vì giới hạn trong 15 phút cho phép. Bốn năm sau, Clinton chuẩn bị tranh cử chống lại Tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush. Sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh, Bush được xem như bất khả chiến bại. Đặt mình vào vị trí của một người đơn độc thích nói thẳng, Clinton khéo léo giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ. Ngày 9 tháng 7 năm 1992, Clinton chọn thượng nghị sĩ Albert A. Gore, Jr. (Dân chủ – Tennessee) là người đứng cùng liên danh với mình. Lúc đầu, sự chọn lựa này bị chỉ trích bởi nhiều nhà chiến lược với lý do Gore đến từ tiểu bang Tennessee kề cận với tiểu bang quê hương của Clinton. Nay nhìn lại, nhiều người nhận thấy Gore là nhân tố hữu dụng dẫn đến sự thành công của chiến dịch tranh cử năm 1992. Trong suốt chiến dịch, các đối thủ của Clinton nêu lên nhiều điểm yếu của ông như việc trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam, cung cách ông giải thích về việc sử dụng cần sa trước đây, theo lời miêu tả của ông, "hút nhưng không hít", cùng với những cáo buộc về tính trăng hoa và một số giao dịch mờ ám. Dù những cáo buộc này không ngăn được Clinton bước chân vào Nhà Trắng, chúng đã khuấy động được sự chống đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống. Nhờ chọn lựa chiến lược thích hợp cho chiến dịch tranh cử, tập chú vào các vấn đề trong nước, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế trong giai đoạn ngay trước cuộc tuyển cử năm 1992, Clinton trở thành người chiến thắng với 42,9% số phiếu bầu; George H. W. Bush giành được 37,4%, và ứng cử viên độc lập H. Ross Perot được 18,9%. Kể từ Franklin D. Roosevelt, Clinton là Tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ phục vụ đủ hai nhiệm kỳ, mặc dù ông cũng là Tổng thống đầu tiên kể từ John F. Kennedy không giành được đa số phiếu phổ thông, vì bị chia phiếu bởi ứng cử viên đảng thứ ba. Chiến thắng của Clinton chấm dứt thời kỳ thống trị của Đảng Cộng hòa nắm giữ chức vụ Tổng thống trong 12 năm liên tiếp, và trong suốt 20 năm trong số 24 năm trước đó. Chiến thắng này cũng trao quyền kiểm soát cho Đảng Dân chủ tại các nhánh của Chính phủ liên bang, bao gồm hai viện quốc hội và chức vụ Tổng thống, lần đầu tiên kể từ chính phủ của Tổng thống Dân chủ sau cùng, Jimmy Carter. Đề án quan trọng nhất trong nghị trình lập pháp của Clinton là kế hoạch cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện bởi Hillary Clinton, nhắm vào mục đích thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Dù được chào đón vào lúc đầu, cuối cùng kế hoạch này bị sụp đổ khi gặp sự chống đối có tổ chức từ những người bảo thủ và từ ngành công nghiệp bảo hiểm; họ thuyết phục người dân Mỹ hãy đọc kỹ từng chi tiết của kế hoạch. Đây là thất bại quan trọng đầu tiên của chính phủ Clinton. Sau hai năm cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Clinton, Đảng Dân chủ thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Họ mất quyền kiểm soát tại hai viện quốc hội lần đầu tiên trong suốt 40 năm, phần lớn là do những dự luật đang bị cầm giữ tại quốc hội như việc không thể xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong khuôn khổ của kế hoạch được thiết lập bởi Đệ Nhất Phu nhân Hillary Rodham Clinton. Sau cuộc tuyển cử năm 1994, sự quan tâm của công luận chuyển sang sáng kiến Khế ước với nước Mỹ (Contract with America) đang được đẩy mạnh bởi Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Với quốc hội đang ở trong tay của Đảng Cộng hòa, Clinton phải chống đỡ dữ dội để bảo vệ ngân sách, dẫn đến sự tê liệt của chính quyền, vì chính phủ Clinton và quốc hội không đồng ý được với nhau về một biện pháp thoả hiệp. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996, Clinton tái đắc cử với 49,2% số phiếu phổ thông, ứng viên Đảng Cộng hòa Bob Dole nhận được 40,7% và ứng viên Đảng Cải cách Ross Perot 8,4%, trong khi Đảng Cộng hòa vẫn duy trì quyền kiểm soát quốc hội dù mất một ít ghế. Clinton xây dựng mối quan hệ công việc thân thiết với Tony Blair, thủ tướng Anh, khi Blair đắc cử năm 1997. Năm 1999, qua những nỗ lực của Clinton, Hoa Kỳ có được thặng dư ngân sách liên bang lần đầu tiên kể từ năm 1969. Clinton quan tâm đến các cuộc bạo động xảy ra tại Bắc Ireland; ba lần trong nhiệm kỳ Tổng thống, ông đến thăm Bắc Ireland nhằm cổ vũ cho hòa bình tại vùng đất này. Sự can thiệp của ông giúp thúc đẩy tiến trình giải giới PIRA bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 năm 2001. Năm 2002, một mẫu tin của UPI trình bày những tư liệu được tìm thấy tại Afghanistan cho thấy al-Qaeda đang âm mưu hạ sát Clinton vào lúc cuối nhiệm kỳ của ông. Bổ nhiệm Nội các Tối cao Pháp viện Clinton bổ nhiệm hai thẩm phán cho Tối cao Pháp viện Ruth Bader Ginsburg – 1993 Stephen Breyer – 1994 Kinh tế Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của Clinton, người dân Mỹ hưởng một sự phát triển liên tục về kinh tế, số người thất nghiệp sụt giảm, tài sản gia tăng qua sự tăng giá ào ạt tại thị trường chứng khoán. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, Clinton có thể tự hào về một số thành tựu sau: Hơn 22 triệu chỗ làm mới Số người sở hữu nhà tăng từ 64,0% lên đến 67.5% Mức thất nghiệp thấp nhất trong 30 năm Lợi tức được nâng cao tại mọi mức độ Mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong lịch sử Mỹ được đảo ngược để trở nên mức thặng dư cao nhất vượt qua con số 200 tỷ đô la Chi tiêu của chính quyền thấp nhất tính theo tỷ lệ với GDP kể từ năm 1974 Số gia đình sở hữu chứng khoán nhiều nhất Nguyên nhân của sự tăng trưởng vẫn còn đang tranh cãi, nhưng nhiều người cho rằng nhờ kế hoạch tăng thuế vào năm 1993 kéo mức thâm thủng xuống thấp, dẫn đến việc hạ lãi suất, nhờ vậy mà kích cầu và làm gia tăng mức tiêu dùng. Cần biết rằng Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Alan Greenspan ủng hộ kế hoạch này, trong khi những người chỉ trích Clinton cho rằng sự tăng trưởng là thành quả đến từ Alan Greenspan, chương trình cắt giảm chi tiêu của quốc hội năm 1995 (dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa), những đề xuất của "Hợp đồng với nước Mỹ" và ngay cả kế hoạch giảm thuế của chính phủ Ronald Reagan năm 1980. Đối ngoại Vài lần Clinton đã gởi quân đến những vùng đất thù nghịch. Năm 1993, quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Mogadishu để cố bắt giữ lãnh chúa Mohamed Farah Aidid tại Somalia. Năm 1994, Clinton gởi quân đến Haiti để phục hồi chế độ Jean-Bertrand Aristide, chấm dứt một thời kỳ bạo loạn. Aristide đắc cử Tổng thống, nhưng bảy tháng sau lại bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 1997. Quân đội Hoa Kỳ cũng hai lần có mặt tại Kosovo để ngăn chặn những cuộc bạo động giữa các sắc tộc. Thêm vào đó, Clinton đã cho quân đội đột kích vào Iraq vài lần với mục đích trừng phạt chính quyền Saddam Hussein vì vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và vì âm mưu ám sát cựu Tổng thống George H. W. Bush. Tuy nhiên, vì bị ám ảnh bởi sự thất bại và sỉ nhục tại Somalia, Clinton từ chối can thiệp vào Rwanda, lúc đó đang đẫm máu vì những cuộc tàn sát diệt chủng. Vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam; tháng 5 năm 1994, hai bên tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội và Washington, D.C.. Mười lăm tháng sau, ngày 15 tháng 7 năm 1995, Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam. Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Bill Clinton, cùng với vợ và con gái, Hillary và Chelsea Clinton, bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài bốn ngày. Clinton là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm đất nước "hình chữ S" kể từ lúc chấm dứt cuộc chiến Việt Nam 25 năm trước. Sau khi rời Nhà Trắng, Clinton cho rằng thành quả ngoại giao lớn nhất của ông là dàn xếp những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, dẫn đến Thoả ước Oslo. Theo Clinton, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông là không chịu làm gì khi cuộc bạo động diệt chủng xảy ra tại Rwanda năm 1994. Cùng với Liên hiệp quốc, chính phủ Clinton lúc ban đầu không chịu thừa nhận là cuộc diệt chủng đang xảy ra. Luận tội Clinton, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, bị đem ra luận tội ngày 19 tháng 12 năm 1998 bởi Hạ viện. Các cáo buộc là man khai và ngăn cản công lý. Thượng viện tha bổng Clinton vào ngày 12 tháng 2 năm 1999. Một ngày trước khi rời chức vụ, Clinton đồng ý chịu đình chỉ 5 năm giấy phép hành nghề luật tiểu bang Arkansas, như là một phần trong một thoả thuận với công tố viên độc lập nhằm chấm dứt cuộc điều tra. Dựa vào sự đình chỉ này, Clinton đương nhiên bị đình chỉ tại luật sư đoàn toà án tối cao, lần này Clinton quyết định xin rút khỏi luật sư đoàn mặc dù trong thực tế ông chưa bao giờ hành nghề luật tại toà tối cao, cũng không dự tính làm công việc này trong tương lai. Ngoài chuyện bị luận tội, Nhà Trắng dưới thời Clinton còn là mục tiêu trong nhiều vụ tai tiếng khác. "Travelgate" liên quan đến vụ sa thải các nhân viên văn phòng du lịch tại Nhà Trắng. "Tập tingate" liên quan đến cung cách Nhà Trắng xử lý hàng trăm hồ sơ nhân viên mà không xin phép họ. "Chinagate" dính líu đến các đảng viên Dân chủ nhận những khoản đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử; người ta cho rằng số tiền này đến từ chính quyền Trung Quốc. "Pardongate" là chuyện ân xá cho các thành viên của FALN (một tổ chức khủng bố) vào năm 1999, lệnh ân xá cho Marc Rich và những người khác vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống năm 2001. Tháng 3 năm 1998, Kathleen Willey, một nhân viên Nhà Trắng, cáo buộc Clinton về tội cưỡng bức tình dục. Cũng trong năm 1998, Juanita Broaddrick nói rằng đã bị Clinton cưỡng bức vào năm 1978. Uy tín Là Tổng thống đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer, Clinton được xem là dấu mốc của sự chuyển đổi từ các Tổng thống thuộc thế hệ Chiến tranh thế giới thứ hai. Với kỹ năng cao trong thuật dụng ngữ nhằm nhấn mạnh vào trọng tâm của chủ đề khi đối thoại, và đi tiên phong trong việc du nhập văn hoá bình dân vào các chiến dịch tranh cử của mình, Clinton thường được miêu tả, một cách tiêu cực, là "Tổng thống MTV". Bất kể những chỉ trích cho rằng sức thu hút của ông đối với giới trẻ là thiếu nền tảng, Clinton giành được đa số phiếu của cử tri thuộc thế hệ trẻ trong cuộc tuyển cử năm 1992. Clinton rất được yêu thích trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, ông cũng xem việc cải thiện các quan hệ chủng tộc là chủ đề chính cho nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Nhà văn Toni Morrison gọi Clinton là "Tổng thống da đen đầu tiên", giải thích rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald". Ảnh hưởng lớn của Hillary Clinton trong chính phủ dẫn đến nhiều chỉ trích nhất nhắm vào một Đệ Nhất Phu nhân kể từ Eleanor Roosevelt. Nhiều người xem Bill và Hillary Clinton là cặp bài trùng chưa từng có trên chính trường nước Mỹ, trong khi nhiều người khác cho rằng chính Hillary, chứ không phải Clinton, là sức mạnh chủ đạo đằng sau bộ máy cầm quyền. Sự kiện Clinton từng thử cần sa - được bào chữa cách vụng về là "hút chứ không hít" – làm hoen ố hình ảnh của ông đối với một số cử tri. Clinton ủng hộ án tử hình, giới nghiêm, đồng phục trong trường công, và một số biện pháp khác đi ngược lại quan điểm của những người ủng hộ quyền của giới trẻ, ông cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy. Từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1992, đã có nhiều lời đồn đại về vụ ngoại tình của Clinton. Tuy nhiên, điều này được công luận quan tâm khi Paula Jones cáo buộc ông về hành vi quấy rối tình dục. Tiếp bước Paula Jones là Gennifer Flower và Kathleen Willey với những cáo buộc tương tự. Cuộc sống tình dục của Clinton đã trở thành tâm điểm của công luận vào tháng 1 năm 1998 khi những lời tự sự của Monica Lewinsky, bị ghi âm bí mật bởi Linda Tripp, nói về những kinh nghiệm kích thích dương vật bằng miệng thực hành với Clinton được đưa ra công luận. Di sản Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ. Cùng với Hội đồng lãnh đạo Đảng Dân chủ, Clinton dẫn dắt Đảng Dân chủ tách rời khỏi khuynh hướng thiên tả, hướng về chủ trương trung dung ôn hòa. Suốt trong thập niên 1990, Đảng Dân chủ bị cáo buộc là bỏ rơi các thành trì truyền thống của họ (nghiệp đoàn, giới lao động, các nhóm thiểu số) để chấp nhận khuynh hướng trung hữu, hầu có thể có được những khoản đóng góp từ các tập đoàn và từ những bà mẹ mẫu mực (soccer mom). Trong mắt của nhiều người Mỹ, những khuyết tật của Clinton về mặt đạo đức đã vấy bẩn lên di sản của ông bất kể những thành quả kinh tế đạt được vào cuối thập kỷ 1990. Cơn sốt giá tại thị trường chứng khoán cùng với tình trạng tham nhũng tại Enron đã làm suy yếu những thành quả kinh tế có được trước đó. Thêm vào đó là những tranh cãi về các quyết định của Clinton trong chính sách đối ngoại; nhiều người cho rằng chính sách ngoại giao của ông đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép những tay khủng bố như Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda chuẩn bị và tổ chức các cuộc tấn công như Sự kiện 11 tháng 9. Cũng vậy, trong mắt của những người chỉ trích ông, Clinton là một Tổng thống dựa vào hình ảnh của mình được khuếch trương trên TV, cùng với khả năng dụng ngữ điêu luyện nhằm che giấu sự thiếu thực chất. Mãn nhiệm Ngày 18 tháng 1 năm 2001, tại Phòng Bầu dục (Oval Office), Clinton đọc bài diễn văn trước toàn thể quốc dân lần cuối cùng, hai ngày trước khi bàn giao cho George W. Bush, con trai của người tiền nhiệm mà Clinton đã đánh bại trong cuộc tuyển cử năm 1992. Hiện nay, ông là hội viên của Câu lạc bộ Madrid. Diễn thuyết Giống các Tổng thống tiền nhiệm, Clinton hoạt động tích cực trong cương vị một diễn giả về các đề tài khác nhau. Trong những chuyến du hành diễn thuyết trên khắp thế giới, Clinton tiếp tục nhận định về những khía cạnh của nền chính trị đương đại. Một trong những chủ đề ông thích đề cập là các giải pháp đa phương nhằm giải quyết các vấn nạn đang thách thức thế giới. Mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Mỹ gốc Phi là điểm nổi bật trong các hoạt động của vị Tổng thống mãn nhiệm với chọn lựa đặt văn phòng của ông tại khu Harlem (một trung tâm văn hóa và doanh nghiệp của người da đen) thuộc Thành phố New York. Tại đây, với sự hỗ trợ từ chồng, Hillary Clinton đã giành được ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, Clinton đăng dàn diễn thuyết lần thứ năm liên tiếp tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ, sử dung cơ hội này để ủng hộ ứng cử viên John Kerry. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng đây là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử các kỳ đại hội. Ngày 9 tháng 12 năm 2005, khi diễn thuyết trước Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thay đổi Khí hậu tổ chức tại Montréal, Clinton công khai phê phán chủ trương của chính phủ Bush về hạn chế khí thải. Trong năm 2006, hai lần Clinton đến thăm Đại học California tại Los Angeles, để cổ xúy cho những sáng kiến liên quan đến bảo vệ môi trường. Lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, Clinton hội kiến với Tony Blair, Ken Livingstone, Antonio Villaraigosa và Gavion Newsom để quảng bá Nhóm Lãnh đạo về Khí hậu tại các thành phố lớn. Lần sau, ông vận động cho Đề án California 87, về sau đề án này bị bác bỏ. Ngày 22 tháng 6 năm 2004, Clinton cho phát hành cuốn hồi ký My Life (Đời tôi), lập kỷ lục ba lần có tên trong danh mục sách bán chạy nhất của Amazon.com. Trong một cuộc phỏng vấn phát trên sóng BBC ngày 23 tháng 6 năm 2004, khi được hỏi về những ảnh hưởng của vụ tai tiếng Monica Lewinsky đối với chức vụ Tổng thống của ông, Clinton thừa nhận ông đã phạm nhiều sai lầm trong thời gian đương chức. Ông cũng nói về triển vọng cho nhiệm kỳ Tổng thống của một Clinton khác khi vợ ông, Hillary Clinton, có thể quyết định ra tranh cử vào năm 2008. Ngày 18 tháng 11 năm 2004, ông khánh thành thư viện Tổng thống, Trung tâm William J. Clinton, tại Little Rock, tiểu bang Arkansas. Dưới trời mưa, Clinton nhận những lời khen ngợi từ các cựu Tổng thống Jimmy Carter và George H. W. Bush, cũng như Tổng thống đương nhiệm George W. Bush. Hoạt động từ thiện Khi tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu ở Sydney, Clinton ký kết bản ghi nhớ với chính phủ Úc nhằm quảng bá các chương trình phòng chống HIV/AIDS trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 5 tháng 12 năm 2006, Việt Nam là điểm dừng chân sau cùng của Clinton trong hành trình châu Á thăm các nước bị ảnh hưởng bởi Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và thăm các dự án sáng kiến phòng chống HIV/AIDS của Quỹ Clinton. Tại đây, ông ký một biên bản thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam về việc cung cấp thuốc điều trị và thuốc thử nghiệm HIV cho 1.200 trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam đến cuối năm 2007. Clinton cũng tham dự một buổi tọa đàm với sinh viên và học sinh Việt Nam về vai trò của thanh niên trong nỗ lực chống HIV/AIDS. Tình bạn với George H. W. Bush Có những dấu hiệu cho thấy mối thân tình đang phát triển giữa hai cựu Tổng thống, Clinton và George H.W. Bush. Sau buổi lễ giới thiệu chân dung Clinton tại Nhà Trắng vào tháng 6 năm 2004, thảm họa sóng thần châu Á, Bão Katrina, và kỳ bầu cử năm 2004, Clinton và Bush đã gặp nhau. Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Tổng thống George W. Bush ủy nhiệm Clinton và George H.W. Bush lãnh đạo chiến dịch toàn quốc trợ giúp nạn nhân thảm họa động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, Clinton được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan mời cầm đầu những nỗ lực của LHQ về cứu trợ và tái thiết sau thảm họa. Năm ngày sau đó, Clinton cùng xuất hiện với Bush trong một chương trình của đài truyền hình Fox biểu thị sự ủng hộ dành cho nỗ lực của hai chính đảng nhằm quyên góp tiền cứu trợ, một hành động mà Bush mô tả là "vượt qua các lằn ranh chính trị". Mười ba ngày sau, cả hai cùng đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng. Ngày 31 tháng 8 năm 2005, sau những thiệt hại nặng nề bởi Cuồng phong Katrina, Clinton lại cộng tác với George H.W. Bush để điều phối các quỹ từ thiện trong khuôn khổ của một chiến dịch đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho nạn nhân. Ngày 2 tháng 4 năm 2005, cùng với Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống George H. W. Bush, Bill Clinton tham dự tang lễ của Giáo hoàng John Paul II tại Vatican. Sang Bắc Triều Tiên năm 2009 Clinton đã thực hiện một chuyến đi không được thông báo tới Bắc Triều Tiên, mà Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao, ngày 4 tháng 8 năm 2009. Clinton tới Bình Nhưỡng để đàm phán giải thoát các công dân Mỹ Euna Lee và Laura Ling, đã bị các lực lượng Bắc Triều Tiên bỏ tù do xâm nhập bất hợp pháp nước này từ Trung Quốc khi đang quay một phim tài liệu và tuyên án 12 năm tù. Chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông là chuyến đi thứ hai như thế của một cựu Tổng thống Mỹ, chuyến viếng thăm kia xảy ra khi Jimmy Carter tới nước này năm 1994. Sau khi gặp gỡ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, Kim đã ra một lệnh ân xá đặc biệt cho 2 nhà báo Mỹ. Buổi sáng ngày 5 tháng 8, 2 nhà báo được thả và bay về Mỹ với Clinton. Tác phẩm Between Hope and History (Giữa hi vọng và lịch sử, 1996), chính luận My Life (Đời tôi, 2004), hồi kí Giving: How Each of Us Can Change the World (2009), ghi chép Back to Work (Trở lại công việc, 2011), chính luận The President Is Missing (Tổng thống mất tích, 2018), tiểu thuyết viết cùng James Patterson Chuyện bên lề Bill Clinton vật lộn với thói quen phàm ăn của mình, thói quen này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim của ông. Năm 2004, ông Clinton đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật hở tim. Sau đó, ông phải điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng cholesterol trong máu và không lâu sau đó ông trở thành một người ăn chay. Tiếng tăm của Clinton lớn đến nỗi đã có một vài cuốn phim và các bài hát "nhái" được sáng tác nói về kỹ năng sử dụng cần sa "hút mà không hít", tính trăng hoa, và bà vợ đầy uy quyền của ông. Clinton cao 6 foot, 3 inch (191 cm). Clinton theo đạo Baptist Roger Clinton, Jr. là một trong số 140 người được ông anh ân xá trong ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống của Clinton. Sau khi mãn nhiệm Tổng thống, ông Clinton đã bị tòa dân sự rút bằng luật sư hành nghề vì tội khai man trong các vụ việc bê bối ngoại tình của mình lúc còn đương nhiệm. Trong thời gian diễn ra World Cup 2010, ông tỏ ra là một tín đồ trung thành của đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ. Tham khảo Xem thêm Tổng thống Hoa Kỳ Quốc hội Hoa Kỳ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Hillary Clinton Monica Lewinsky Nền Kinh tế Mới Liên kết ngoài Extensive essay on Bill Clinton and shorter essays on each member of his cabinet and First Lady from the Miller Center of Public Affairs Full audio of a number of Clinton speeches via the Miller Center of Public Affairs (UVa) White House biography William J. Clinton Foundation official website Clinton Global Initiative official website Clinton Presidential Library official website Clinton Presidential Materials Project Archive of press releases and transcripts of speeches from the administration. Clinton School of Public Service President Bill Clinton Biography on the World Business Forum where President Bill Clinton is a featured speaker for the 2009 event Oral History Interview with Bill Clinton from Oral Histories of the American South The Wanderer- A profile of Clinton in The New Yorker, 18 tháng 9 năm 2006. Clinton's most extensive interview in his post-presidency - "Armigerous American Presidents Series" article from the American Heraldry Society. Encyclopedia of Arkansas History & Culture entry: Bill Clinton TED Prize Wish: Bill Clinton on rebuilding Rwanda at TED in 2007 Sinh năm 1946 Tổng thống Hoa Kỳ Người đoạt giải Grammy Thống đốc Arkansas Lịch sử Hoa Kỳ Tín hữu Baptist Nhân vật còn sống Viên chức Liên Hợp Quốc Người viết hồi ký Mỹ Chính khách Mỹ thế kỷ 20 Nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Chính khách Mỹ thế kỷ 21 Nhà văn Mỹ thế kỷ 21 Nhà nhân đạo Mỹ Người Mỹ gốc Anh Người Mỹ gốc Đức Người Mỹ gốc Ireland Người Mỹ gốc Scotland Nhà hoạt động quyền LGBT Mỹ Nam tiểu thuyết gia Mỹ Tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 21 Người ăn chay Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống Cựu sinh viên Đại học Georgetown Cựu sinh viên Đại học Yale
9572
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sol
Sol
Sol có thể là: Một thần mặt trời của La Mã, xem bài Sol invictus. Nữ thần mặt trời trong thần thoại Đức, xem bài Sol (thần thoại). Đồng tiền xưa của Pháp, còn gọi là Sou, xem bài Sol (tiền Pháp). Đơn vị tiền tệ hiện nay của Peru, xem bài Nuevo Sol. Đơn vị tiền tệ cũ của Peru, xem bài Sol (tiền Peru). Một hệ phân tán cao trong hóa học, xem: bài Sol (hệ keo). Tên một quảng trườnng tại Madrid (Tây Ban Nha). Một cách viết nốt nhạc xon Thời gian bằng một ngày trên Sao Hỏa
9576
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20keo
Hóa keo
Hóa keo là lĩnh vực hóa học nghiên cứu về các cách chế tạo, đặc điểm và biến đổi các hệ keo. Hệ keo là một hệ thống phân tán các phần tử có kích thước từ một phần triệu cho đến vài phần ngàn milimét. Các phần tử này được phân tán trong một môi trường phân tán. Hệ keo là một hệ phân tán giữa dung dịch và huyền phù. Hệ keo không có áp suất thẩm thấu, không tăng nhiệt độ sôi và không giảm nhiệt độ đông đặc của môi trường phân tán (gọi là các tính chất của hệ keo). Các hạt keo thường mang điện tích hấp thụ vì thế mà có thể tách chúng ra bằng phương pháp điện di. Các hạt keo chống sự kết tụ của các loại hạt keo khác thường được gọi là keo bảo vệ, ví dụ như dextrin. Trong cơ thể động vật và thực vật có rất nhiều hoạt chất tồn tại trong hệ keo. Tham khảo Liên kết ngoài Hóa keo Hóa lý Vật lý vật chất ngưng tụ Hỗn hợp hóa học
9578
https://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%81n%20ph%C3%B9
Huyền phù
Huyền phù (nổi lơ lửng, từ phù có nghĩa là nổi và huyền là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng (hỗn hợp dị thể); các hạt rắn không tan hoặc khó tan vào môi trường phân tán. Nếu để yên một huyền phù thì ngược lại với dung dịch, chất rắn có kích thước không nhỏ lắm sẽ lắng xuống dưới tạo thành một lớp cặn (sa lắng hay trầm tích). Chất lỏng phía trên có thể được chiết ra (lắng gạn) và tách chất rắn ra khỏi chất lỏng. Ở các phần tử có kích thước nhỏ có thể tăng nhanh quá trình sa lắng bằng phương pháp ly tâm vì kích thước các phần tử rắn càng nhỏ thì sự sa lắng càng chậm. Huyền phù đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật như vật liệu sơn, vescni, giấy, vật liệu xây dựng... Một vài ví dụ về thí nghiệm hóa học liên quan đến huyền phù: Điều kiện: Không có Điều kiện: Ở nhiệt độ phòng Ví dụ Cát được khuấy lên trong nước biển. Lớp cảm ứng ánh sáng trên phim và giấy ảnh (thường được gọi một cách sai lầm là nhũ tương) Mực tàu Dung dịch giữ thành trong thi công cọc nhồi bê tông Đọc thêm Hệ keo Sol Nhũ tương Dung dịch Tham khảo Hỗn hợp dị thể Hóa học Dung dịch Dạng bào chế
9579
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%E1%BB%A9%20tuy%E1%BA%BFt
Xứ tuyết
Xứ tuyết (tiếng Nhật: 雪国 Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (古都 Koto, Cổ đô), Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm (1868-1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị. Cốt truyện Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng. Shimamura, sinh ra và lớn lên ở một khu phố thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một huyền lực điều khiển, vì vậy chàng đam mê theo học nghệ thuật vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Là một chàng trai tài tử nhàn rỗi thiếu thành khẩn với chính mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi thúc, nên chàng thích lên miền núi một mình và đã ba lần lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản trong ba mùa khác nhau Xuân - Thu - Đông. Trong lần thứ nhất vào thời điểm mở cửa mùa leo núi, mùa xuân bắt đầu với chồi non xanh thẳm và hương thơm ngát, chàng gặp nàng ca kỹ (geisha) Komako. Komako là một cô gái đại diện cho vẻ đẹp tràn trề nữ tính, mạnh mẽ, tương phản giữa thánh thiện và trần tục, giữa tỉnh táo và đam mê, giữa vẻ đẹp sáng ngời nét thơ ngây bên ngoài và sức trầm lắng của nội cảm. Cảm giác mà nàng đem lại cho Shimamura là sự tươi mát và thanh sạch tuyệt vời. Trong những đêm khi mà nàng giúp vui tiệc tùng bằng cách đánh đàn samisen cho những khách du hành, uống rượu say và mệt lả, nàng về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàng rung động đến tận tơ lòng. Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai để gặp lại Komako vào mùa đông, vài tuần trước khi mở mùa trượt tuyết. Trong ánh sáng mờ ảo, Shimamura mê mẩn ngắm khuôn mặt người thiếu nữ ngồi đối diện với chàng ngời lên trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêu phàm, với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm. Cô gái đó, chàng còn gặp lại ở vùng băng tuyết, chính là Yoko. Một cô gái với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura, với giọng nói "truyền cảm, trong thanh và đẹp đến não lòng", khiến chàng mỗi lần tiếp xúc là mỗi lần khám phá thêm một nét quyến rũ nơi nàng. Rồi những ngày đầu mùa thu với lá phong đỏ thắm, Shimamura lại rời Tokyo để đi nghỉ ở xứ tuyết. Ở đó, giữa hai người con gái xứ tuyết, trong khung cảnh của một vương quốc mà cảnh sắc, con người, phong tục, lối sống đều hồn hậu, chất phác và dịu dàng, chàng mẫn cảm sâu sắc trước cái đẹp nhưng lại đắn đo lưỡng lự giữa hai mối tình, một nặng về thể xác, một nặng về tâm hồn. Say đắm Komako nhưng trong Shimamura luôn hiện diện ánh sáng kỳ ảo lóe lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy, một vẻ đẹp chàng khao khát theo đuổi và nắm bắt cả đời. Trong khi Komako càng đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí. Tình yêu của Shimamura với Komako bắt đầu chớm những giận hờn đầu tiên. Komako hoang mang không biết Shimamura còn yêu mình thật hay không, còn chàng cũng không sao hiểu nổi sự lạnh lùng của lòng mình, tại sao mình không thể sống được mãnh liệt, trọn vẹn và hy sinh trong dâng hiến không đòi hỏi chút gì trả lại như nàng. Đúng vào lúc Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết để tránh cơn bão lòng và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúc trong bi thảm. Trong một buổi chiếu bóng tại một nhà kho gần nơi chàng ở, một đám cháy dữ dội đã xảy ra. Mặt đất rừng rực trong tia lửa và tàn tro bốc cao lên tận bầu trời đêm, một bầu trời với dải Ngân Hà lóng lánh trong ánh sáng đẹp một cách ma quái. Yoko, người yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chết trong đám cháy đó. Khi chàng chạy tới thì thấy thân hình bất động của Yoko với gương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komako, còn Komako thì lời nói như mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên. Chàng lảo đảo ngẩng mặt lên trời và có cảm giác dải Ngân Hà trôi tuột vào trong người chàng với tiếng gầm thét dữ dội. Ý nghĩa Đánh giá về tác phẩm, dịch giả người Pháp Armel Guerne cho rằng "Đây là một tác phẩm thuần túy Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng về gò bó duy lý. Nghệ thuật mờ ảo, cái Đẹp được miêu tả tinh tế lộng lẫy, lối kết cấu gần như vô hình". Quả thật, về phương diện kết cấu, Xứ tuyết có một cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata, một "thẩm mĩ của chiếc gương soi" như trước đó đã từng biểu hiện trong truyện ngắn nổi danh "Thủy nguyệt", thông qua cái nhìn huyền ảo hóa thế giới thực. Ngay đầu tác phẩm người đọc đã thấy vùng đất tuyết được miêu tả như một thế giới khác, ở bên kia đường hầm: Một đường hầm dài ngăn cách giữa hai vùng và đây đã là vào Xứ tuyết. Chân trời đã rạng trong bóng đêm. Con tàu chậm lại.... Từ đây Shimamura, một lữ khách u buồn, bước vào thế giới đó như bước vào truyện cổ tích, nơi mà mọi thứ đều xưa cũ với sàn nhà cũ, với tấm biển cũ rích của phòng trà, với chiếc mặt nạ cổ xưa, cỗ xe đã tròn một thế kỷ v.v. Nhưng đó không phải là một thế giới của cổ tích, của những yếu tố hoang đường mà là một thế giới được cảm nhận như một đối chứng với thế giới thực về bản ngã và cái đẹp. Thi pháp ảo hóa cũng thể hiện trong tái họa nhân vật, nhân vật nữ - và cả đàn ông cũng vậy - trong các tác phẩm của Kawabata thường được phác thảo mờ nhạt và mong manh xét về mặt con người, họ chỉ được miêu tả như một yếu tố của khung cảnh được ghi lại qua sự cảm nhận của giác quan. Mặc dù Komako, theo Kawabata, là một nhân vật có thực và chính điều đó tạo sức sống sinh động tuyệt vời của nhân vật trong tác phẩm, nhưng qua cái nhìn huyền ảo của tác giả, hóa thân trong hình tượng nhân vật Shimamura, luôn thể hiện vẻ đẹp của Komako qua những tấm gương soi, qua ánh trăng hắt xuống và khi trực diện thì mọi chi tiết đều chiếu vào nhau, hóa lung linh. Cứ thế, Xứ tuyết thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng người một nỗi u buồn, một hoài niệm về cái Đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mối tình đã mất, và tất cả được tái họa trước mắt độc giả như trong một bức tranh thủy mạc với một ngôn ngữ miêu tả chính xác vô song, phản ánh được thế giới cảm giác rất riêng của tác giả. Cái nhìn huyền ảo xuyên suốt qua cõi thực và hư, nhưng Xứ tuyết không phải là một thế giới trong một tấm gương soi, mà quan trọng hơn là có một thế giới thực và một thế giới ảo cùng soi chiếu vào nhau, tồn tại trong nhau bằng những sắc màu lung linh, huyền ảo. Đó là sự tương giao của nội tâm và khung cảnh; của sự nối tiếp thời tiết Xuân, Đông rồi Thu; của sự hội ngộ và chia ly; của sự sống và cái chết; của màu tuyết trắng và màu lửa đỏ; của tình yêu thuần khiết và tình yêu đam mê. Ở nơi đó con người dường như đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trình tìm lại chính mình, với sự nảy nở của tình yêu và những rung động sâu xa trước cái mĩ lệ đang hiện hữu. Lịch sử phát hành Bản dịch Tiếng Việt Kawabata Yasunari, Xứ tuyết, Chu Việt dịch, Trình Bầy xuất bản, Sài Gòn, 1969. Kawabata Yasunari, Vùng băng tuyết, Giang Hà Vỵ dịch, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1988. Yasunari Kawabata, Xứ tuyết, Ngô Văn Phú và Vũ Đình Bình dịch, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1995. Kawabata Yasunari, Xứ tuyết, Lam Anh dịch, IPM và Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2018. Ngôn ngữ khác Revised in 2003. 1956, Snow Country. New York: Knopf. OCLC: 3623808. Paperback. (translated by Edward G. Seidensticker). 1957, Snow Country. Tokyo: Charles E. Tuttle. OCLC: 29197673. Paperback. 1986, Snow Country and Thousand Cranes. UK: Penguin. . Paperback. 1996, Snow Country. New York: Vintage. . Paperback. Liên kết ngoài Xem thêm Kawabata Yasunari Tham khảo Mục từ Xứ tuyết của Khương Việt Hà trên 101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam và thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H. 2006. Đọc thêm Đào Ngọc Chương, "Đọc Xứ tuyết, suy nghĩ về cái nhìn huyền ảo của Kawabata Yasunari", Tạp chí Văn, số 15, 6/2001. Nhật Chiêu, "Thế giới Kawabata Yasunari (hay là cái đẹp: hình và bóng)"; Tạp chí Văn học, Viện Văn học, 3/2000. Khương Việt Hà, "Mỹ học Kawabata Yasunari", tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, 6/2006. Tiểu thuyết Nhật Bản Tiểu thuyết của Kawabata YasunariTiểu thuyết năm 1948
9580
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C5%A9%20t%C6%B0%C6%A1ng
Nhũ tương
Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau. Nhũ tương là một dạng phân loại của hệ keo, mặc dù hệ keo và nhũ tương đôi khi được dùng thay thế cho nhau, về bản chất nhũ tương nên được dùng khi cả hai pha, pha phân tán và pha liên tục là chất lỏng. Trong một nhũ tương, một chất lỏng (pha phân tán, pha nội) được phân tán trong một chất lỏng khác (pha liên tục, pha ngoại). Ví dụ về các nhũ tương bao gồm dầu giấm, sữa, mayonnaise, và một số chất lỏng cắt kim loại trong gia công kim loại. Từ "nhũ tương" xuất phát từ chữ Latin có nghĩa là "vắt sữa", vì sữa là một nhũ tương của chất béo trong nước, và một số thành phần khác. Tùy theo môi trường chất phân tán mà người ta gọi ví dụ như là nhũ tương nước trong dầu-trong -nước (dầu là pha phân tán, nước là môi trường phân tán, như lipoprotein) hay nhũ tương nước-trong-dầu (nước là pha phân tán, dầu là môi trường phân tán). Trong một số trường hợp, có thể có nhũ trương kép, có thể là nhũ tương "nước/dầu/nước" và nhũ tương "dầu/nước/dầu".  Để tạo độ bền cho nhũ tương có thể cho thêm các chất hoạt tính bề mặt (chất nhũ hóa, xà phòng,...), các chất này ngăn trở hỗn hợp lại tự tách ra thành các thành phần riêng lẻ. Nhìn về mặt nhiệt động lực học thì nhũ tương lại là một hệ thống không bền. Các chất lỏng hoặc là có thể hòa tan tốt vào nước (chất lỏng ưa nước) hoặc là có thể hòa tan tốt vào dầu (chất lỏng kỵ nước). Nguyên nhân là do các phân tử nước chỉ tạo thành các lực liên kết hiđrô trong khi các phân tử mỡ chỉ tạo thành các lực van der Waals. Chất nhũ hóa như xà phòng có thể liên kết các chất lỏng này. Chúng có tính chất này vì các phân tử của chất nhũ hóa có một phần phân cực và một phần không phân cực. Phần phân cực có thể tạo liên kết hiđrô và liên kết với các chất lỏng ưa nước trong khi phần không phân cực của phân tử tạo nên lực van der Waals và liên kết với các chất kỵ nước. Điều này giải thích tác dụng tẩy rửa của xà phòng: xà phòng làm giảm sức căng bề mặt của nước và tạo điều kiện rửa các chất chỉ tan trong dầu mỡ bằng cách cho thêm nước vào. Trong sữa, chất nhũ hóa là các prôtêin có trong sữa. Trạng thái và tính chất Chất nhũ hóa Chất nhũ hóa là một chất phụ gia được sử dụng làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ, từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương. Hệ nhũ tương bao gồm hai chất lỏng không hòa tan nhưng lại được trộn lẫn với nhau. Trong đó sẽ có một chất lỏng tồn tại dưới dạng "pha phân tán" trong cùng một hệ, chất lỏng còn lại được gọi là "pha liên tục". Cấu trúc phân tử của chất nhũ hóa có cả phần háo béo và phần háo nước nên được sử dụng nhằm tạo sự ổn định của hệ keo phân tán trong pha liên tục. Mặt khác nó còn làm giảm sức căng bề mặt của pha phân tán từ đó làm giảm năng lượng hình thành các giọt trong hệ. Hiện nay các chất nhũ hóa đa số là ester của acid béo và rượu. Mức độ ưa béo hay ưa béo được đánh giá bằng HBL. Nếu HBL thấp thì chất nhũ hóa phù hợp với hệ nước trong dầu và ngược lại. Cơ chế sự nhũ hóa Ứng dụng Xem thêm Tham khảo Hóa keo Vật lý vật chất ngưng tụ Dạng bào chế Hỗn hợp hóa học Hệ keo
9581
https://vi.wikipedia.org/wiki/Carl%20Benz
Carl Benz
Carl Friedrich Benz (tên tiếng Đức: Karl Friedrich Michael Benz; 25 tháng 11 năm 1844 tại Karlsruhe, Đức – 4 tháng 4 năm 1929 tại Ladenburg, Đức) là một kỹ sư người Đức và là người tiên phong trong ngành ô tô. Cuộc đời Benz sinh vào ngày 25 tháng 11 năm 1844 dưới tên là Karl Friedrich Michael Vaillant trong khu phố Mühlburg thuộc thành phố Karlsruhe ngày nay. Một năm sau khi sinh ra ông, mẹ là bà Josephine Vaillant thành hôn với cha của ông là Johann Georg Benz. Người lái tàu hỏa này mất năm 1846, một năm sau khi cưới. Tên ông trở thành Karl Friedrich Michael Benz, sau này ông đổi tên thành Carl Friedrich Benz. Từ năm 1853 ông đi học trường trung học Gymnasium (tiếng Pháp: Lycée - trường lít xê) có xu hướng nghiên về khoa học tự nhiên tại Karlsruhe. Năm 15 tuổi Carl Benz thi đậu vào trường Đại học Bách khoa (sau này là trường Đại học Kỹ thuật) tại Karlsruhe vào ngày 30 tháng 9 năm 1860. Ông tốt nghiệp sau bốn năm học vào ngày 9 tháng 7 năm 1864. Ngày 20 tháng 7 năm 1872 ông thành hôn với bà Bertha Ringer. Nhà kỹ sư chế tạo máy người Đức trở thành người tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô. Ngày 25 tháng 11 năm 1914 Trường Đại học Kỹ thuật Karlsruhe đã trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Carl Friedrich Benz. Ông mất ngày 4 tháng 4 năm 1929 tại Ladenburg vì hậu quả của bệnh viêm phổi, thọ 84 tuổi. Karl hay Carl? Cách viết tên của ông Benz vẫn còn gây rắc rối cho đến ngày nay. Nếu thành phố này có quảng trường Karl Benz thì làng lân cận lại có trường Carl Benz. Chính nhà tiên phong ô tô đã tự tạo ra sự lộn xộn trong chính tả này. Trong sổ khai sinh của Mühlburg, trong phần ngày 25 tháng 11 năm 1844, tên ông được ghi là Karl Friedrich Michael. Năm 1860 ông cũng đã tự viết tên mình là Karl Benz khi nhập học trường Đại học Bách khoa Karlsruhe và trong bằng phát minh đầu tiên của ông vào năm 1880 tên của ông cũng được viết là Karl Benz từ Mannheim. Cuối thế kỷ 19 việc viết tên họ Đức theo cách viết của tiếng Pháp trở thành mốt, Karlsruhe trở thành Carlsruhe và Karl Benz cũng từ đó thường ký tên là Carl Benz. Bằng phát minh kế tiếp của ông vào năm 1882 là bằng phát minh của Carl Benz ở Mannheim. Nhà máy ở Ladenburg của ông cũng hoạt động dưới tên là "Carl Benz Söhne KG" (Công ty hợp danh Carl Benz và các con). Benz cung cấp cho cả "phái C" và lẫn "phái K" lý do chính đáng cho cả hai cách viết mà không có cách nào thật sự là sai cả. Công ty cổ phần Daimler đã quyết định viết theo lối "K" như là lối viết rõ ràng hơn trong lịch sử. Ít nhất thì cơ quan lưu trữ tiểu bang tại Karlsruhe cũng đã công nhận cách viết này dựa trên các ghi chú trong sổ khai sinh. Các phát minh kỹ thuật Trong khoảng thời gian 1878/1879 Benz đã phát triển một động cơ đốt trong hai thì và sau đó là một động cơ bốn thì loại nhẹ. Ông cũng đã phát triển hay cải tiến nhiều bộ phận khác của xe cơ giới như bộ truyền động vi sai, trục lái nối khuỷu, bộ phận đánh lửa (bu gi), bộ chế hòa khí, bộ làm mát bằng nước và hộp số. Năm 1885 ông chế tạo chiếc "ô tô" đầu tiên, một chiếc xe 3 bánh với một động cơ đốt trong và bộ phận đánh lửa bằng điện chạy lần đầu trong Mannheim (Đức) vào năm 1886. Chiếc xe có 0,8 mã lực (0,6 kW) và đạt vận tốc nhanh nhất là 16 km/h. Ngày 29 tháng 1 năm 1886 Carl Friedirch Benz đã viết lịch sử công nghiệp bằng cách đăng ký bằng phát minh số 37435 cho chiếc xe này tại Cơ quan quản lý bằng phát minh Đế chế (tiếng Đức: Reichspatentamt). Carl Benz đã bị nhiều chế giễu từ giới công khai vì công việc làm của ông. Chiếc xe này đã được chế giễu như là "cỗ xe không ngựa". Nhưng mặt khác tờ báo "Generalanzeiger der Stadt Mannheim" trong tháng 9 năm 1886 đã bình luận là "chiếc xe này sẽ có một tương lai tốt đẹp", vì nó "có thể sử dụng không phức tạp lắm và vì nó sẽ trở thành phương tiện chuyên chở rẻ tiền nhất với vận tốc nhanh cho các nhà doanh thương phải đi lại và cũng có thể cho cả khách du lịch". Carl Benz cũng nhận thấy tương tự như vậy và liên tục cải tiến xe của ông. Năm 1888 vợ của ông, Bertha Benz, thực hiện chuyến đi xa đầu tiên từ Mannheim về Pforzheim (Đức). Năm 1888 nhờ tham gia vào cuộc "Triển lãm máy làm việc và máy năng lực" tại München (Đức) loại xe mới này ("thay thế hoàn toàn xe ngựa!") bắt đầu được biết đến bên ngoài nước Đức, thế nhưng những người có thể là khách hàng vẫn còn hoài nghi. Việc phổ biến ô tô bắt đầu tại Pháp, nước có hệ thống đường bộ tốt nhất thời bấy giờ. Các kiểu xe mới của Carl Benz được trình bày trong cuộc Triển lãm quốc tế tại Paris vào năm 1889. Các nhà máy của Carl Benz Năm 1871 Benz thành lập "Eisengießerei und mechanische Werkstätte" (Nhà máy đúc sắt và phân xưởng cơ khí), sau đó đổi tên thành "Fabrik für Maschinen zur Blechbearbeitung" (Nhà máy chế tạo máy gia công thép lá). Việc phát triển tốn kém dẫn đến ngân hàng yêu cầu ông phải chuyển nhà máy thành một công ty cổ phần và qua đó tên cũng được đổi thành "Gasmotorenfabrik in Mannheim" (Nhà máy động cơ khí tại Mannheim). Nhà thiết kế không nhận được nhiều sự đồng ý từ phía hội đồng giám sát cho những hoài bão của ông, vì thế Benz rời bỏ công ty và thành lập một công ty mới vào năm 1883, "Benz & Co. Rheinische Gasmotorenfabrik Mannheim" (Nhà máy động cơ khí Rhein Mannheim Benz & Co.) (từ 1899 là công ty cổ phần), là nhà máy ô tô lớn nhất thế giới vào khoảng năm 1900. Từ năm 1903 Benz không tham gia trực tiếp vào các công việc của nhà máy nữa. Ông cùng các con trai thành lập công ty "Carl Benz Söhne" (Carl Benz và các con) chuyên về sản xuất xe cơ giới. Năm 1926 hai công ty "Benz & Co. Rheinische Gasmotorenfabrik Mannheim" và "Daimler Motorengesellschaft" (Công ty động cơ Daimler) hợp nhất thành Daimler-Benz AG (Công ty cổ phần Daimler-Benz). Benz chưa từng quen biết cá nhân với nhà thiết kế Gottlieb Daimler, người cùng với bạn là Wilhelm Maybach đã cho chạy chiếc mô tô đầu tiên (còn có bánh chống phụ) vào năm 1885 tại Cannstatt (Đức) và mất năm 1900. Xem thêm Bertha Benz Ferdinand Porsche Adam Opel Tham khảo Liên kết ngoài Automuseum Dr. Carl Benz, Ladenburg (Germany) Bertha Benz Memorial Route Benz, Carl Benz, Carl Benz, Carl
9589
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3%20t%C3%A2m%20kinh
Bát-nhã tâm kinh
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra, Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Kinh này được hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng. Lịch sử Tình trạng xuất hiện của kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết. Tuy nhiên, lời thoại của trong Kinh này vẫn là lời thoại chúng thời Phật tại thế. vì vậy những tác giả cho rằng "Kinh có sau thời Đức Phật" đó vẫn là giả thuyết mơ hồ. Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ. Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng. Dị bản Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịch đều có những chi tiết khác nhau nhỏ (tiếng Hán, tiếng Pháp và tiếng Việt). Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được Samuel Beal dịch ra Anh ngữ. Edward Conze, một nhà nghiên cứu Phật học Anh (1904-1979) với nhiều công nghiên cứu đã không thể tìm thấy được bài văn nguyên thủy của kinh này, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một nguyên bản ban đầu của kinh này. Toàn bộ bộ kinh lớn Đại Bát Nhã cũng đã bị quân Hồi giáo tiêu hủy khi họ đánh chiếm Đại học Phật giáo Nalanda. (Xem thêm Lịch sử Phật giáo.) Khi so lại bản dịch phổ biến hiện nay hầu hết dịch lại từ bản Hán ngữ của sư Trần Huyền Trang với một phiên bản khác còn lưu lại được trong Tạng ngữ thì bộ kinh này thiếu vắng phần khai kinh và phần kết luận hoan hỉ vâng làm theo của chư vị nghe giảng kinh. Trong bản dịch từ Tạng ngữ, phần này vẫn còn đầy đủ Chú thích Liên kết ngoài Việt ngữ Thiền và Bát Nhã - Daisetz Teitaro Suzuki - Tuệ Sỹ dịch Sách Tâm Kinh - tác giả Osho Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Bình Anson Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa—Chánh Trí Mai thọ Truyền—Nhà xuất bản An Tiêm—Bản in lần thứ 3 năm 2000 tại Paris. Anh ngữ The Heart Sutra in Buddhist Sanskrit-- Steven E. Newton The Heart Sutra -- E. Conze The Heart Sutra -- Dr. Michael E. Moriarty Communication Arts Department Valley City State University Valley City, North Dakota 58072 The heart Sutra -- Andrew May The Heart Sutra: Prajnaparamita-Hridaya-Sutra Phạn ngữ Heart of Prajna Paramita Sutra Kinh văn Phật giáo Đại thừa
9598
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%C3%A1nh%20M%E1%BA%ABu
Đại hội Thánh Mẫu
Đại hội Thánh Mẫu (tên chính thức là Ngày Thánh Mẫu) là đại hội chính của dân Mỹ gốc Việt theo Công giáo tổ chức vào mùa hè từ năm 1978 tại Dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri. Lịch sử Hội Dòng đã tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên tại trụ sở chính ở Hoa Kỳ vào năm 1978, để kỷ niệm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Khoảng 1.500 người Công giáo Việt Nam từ khu vực Carthage đã tham gia trong một tĩnh tâm một ngày. Thông thường, các Đại Hội Thánh Mẫu diễn ra mà không có sự cố lớn. Sở cảnh sát Carthage và các nhà tổ chức sự kiện thực thi các quy tắc chống lại hành vi khiếm nhã và sử dụng ma túy. Các thành viên băng đảng bị cấm tham gia đại hội, sau khi hai băng đảng giết một người đàn ông trong một đánh nhau ​vào năm 2003. Trong Đại hội năm 2008, 17 người hành hương bị thiệt mạng trong một tai nạn xe buýt trên đường đến Carthage từ Houston. Những giám mục nổi bật đã tham dự và đã chủ tế các Thánh Lễ vào Đại Hội Thánh Mẫu là: Đấng đáng kính Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Nguyên Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Sài Gòn và cháu trai cố Tổng thống Ngô Đình Diệm; Đức cố Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục, Nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế và là anh của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm; Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, vào thời điểm đó là giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng; Đức cố Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, hồi đó là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang; Hồng y Raymond Leo Burke, hồi đó là Tổng Giám mục Tổng giáo phận St. Louis; Hồng y Wilton Daniel Gregory, hồi đó là Giám mục chính tòa Giáo phận Belleville và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ; Hồng y Daniel Nicholas DiNardo, Tổng giám mục Tổng giáo phận Galveston–Houston. Tham khảo Xem thêm Các nơi tôn kính Đức Mẹ tại Việt Nam Liên kết ngoài Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ Ngày Thánh Mẫu 2005 Cơ sở tôn giáo hải ngoại Mẹ Maria Hành hương Missouri Giáo hội Công giáo tại Việt Nam Nhà thờ Việt Nam tại hải ngoại Giáo hội Công giáo Rôma tại Hoa Kỳ Địa điểm hành hương kính Đức Mẹ Maria Thánh Mẫu học Công giáo
9599
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microsoft%20Windows
Microsoft Windows
Microsoft Windows (Windows) là một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính. Các dòng Windows hiện tại gồm Windows NT, Windows Embedded Compact và Windows Phone; chúng có thể bao gồm các phân họ, ví dụ như Windows Embedded Compact (Windows CE) hoặc Windows Server. Các dòng gia đình Windows đã bị ngừng gồm Windows 9x, Windows Mobile và Windows Phone. Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành có tên là Windows vào 20 tháng 11 năm 1985 như một giao diện hệ điều hành đồ hoạ cho MS-DOS để đáp ứng với sự quan tâm ngày càng tăng với các giao diện người dùng đồ hoạ (GUI). Microsoft Windows dần chiếm ưu thế trong thị trường máy tính cá nhân thế giới với hơn 90% thị phần, vượt qua Mac OS, đã được giới thiệu năm 1984. Tuy nhiên, từ 2012, thị phần của nó đã bị tụt lại so với Android, trước khi trở thành hệ điều hành phổ biến nhất năm 2014, khi tính tất cả các nền tảng máy tính mà Windows chạy (giống như Android) Tính đến tháng 1 năm 2022, phiên bản cập nhật mới nhất cho PC, máy tính bảng và các hệ thống nhúng là Windows 11 đã được phát hành. Phiên bản cập nhật mới nhất dành cho máy chủ, là Windows Server 2019 20H2 và phiên bản Windows chuyên dụng chạy trên hệ máy chơi video game Xbox One.. Các dòng sản phẩm chính Theo mục đích tiếp thị Microsoft, nhà phát triển của Windows, đã đăng ký nhiều nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu nhằm biểu thị cho một họ hệ điều hành Windows được nhắm vào một phần cụ thể của ngành công nghiệp máy tính. Tính đến năm 2014, các họ Windows đang được phát triển tích cực là: Windows NT: Được bắt đầu dưới dạng một họ hệ điều hành với Windows NT 3.1, một hệ điều hành cho máy chủ và máy trạm. Phiên bản mới nhất là Windows 11. Đối thủ chính của họ này là hệ điều hành macOS của Apple Inc. Họ này được phân ra thành ba họ hệ điều hành con được phát hành gần như cùng lúc và chia sẻ chung một nhân (Core), bao gồm: Windows 10X: Hệ điều hành cho các thiết bị ARM, sau đó bị khai tử bởi Microsoft. Windows Server: Hệ điều hành dành cho máy chủ. Phiên bản mới nhất là Windows Server 2022. Không giống như các phiên bản cho khách hàng, các hệ điều hành trong họ này đều được đặt tên theo quy luật (Windows Server + tên năm phát hành). Đối thủ chính của họ này là hệ điều hành Linux. Windows PE: Một phiên bản nhẹ của Windows được tạo ra để vận hành như một hệ điều hành trực tiếp, được sử dụng để cài đặt Windows trên các máy tính hoàn toàn mới (đặc biệt khi phải cài đặt nhiều máy tính cùng lúc), hoặc sử dụng với mục đích phục hồi hoặc sửa lỗi. Phiên bản mới nhất là Windows PE 10.0.10586.0. Windows IoT: Ban đầu, Microsoft phát triển Windows CE dưới dạng một hệ điều hành mục đích chung cho tất cả các thiết bị có tài nguyên (cấu hình phần cứng) hạn chế. Sau đó, Windows CE lại được đổi tên thành Windows Embedded Compact và được xếp lại dưới thương hiệu Windows Compact cũng được bao gồm Windows Embedded Industry, Windows Embedded Professional, Windows Embedded Standard, Windows Embedded Handheld và Windows Embedded Automotive. Các họ Windows sau không còn được phát triển nữa: Windows 9x: Hệ điều hành được nhắm vào thị trường tiêu dùng. Họ này đã bị ngừng phát triển do làm việc không còn hiệu quả. (PC World còn gọi phiên bản cuối của nó, Windows ME, là một trong những sản phẩm tệ nhất mọi thời đại.) Microsoft nay dùng Windows NT cho thị trường tiêu dùng. Windows Mobile: Phiên bản tiền nhiệm của Windows Phone, là một hệ điều hành cho điện thoại di động. Phiên bản đầu tiên có tên là Pocket PC 2000; phiên bản thứ ba, Windows Mobile 2003 là phiên bản đầu tiên có thương hiệu Windows Mobile. Phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.5. Windows Phone: Hệ điều hành chỉ được bán cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh. Phiên bản đầu tiên là Windows Phone 7, và phiên bản cuối là Windows 10 Mobile Lịch sử Thuật ngữ Windows thường được dùng để mô tả chung bất kỳ hoặc tất cả thế hệ hệ điều hành của Microsoft. Những sản phẩm này thường được phân loại như sau: Các phiên bản đầu tiên Tháng Chín năm 1981, Chase Bishop, một kĩ sư tin học đã thiết kế mẫu thiết bị điện tử đầu tiên và dự án "Interface Manager" được bắt đầu. Nó được công bố vào tháng 11 năm 1983 dưới cái tên "Windows" (Cửa sổ), nhưng mãi đến tháng 11 năm 1985, Windows 1.0 mới được ra mắt. Windows 1.0 được cho là cạnh tranh với hệ điều hành của Apple nhưng lại ít phổ biến hơn. Windows 1.0 là bản mở rộng của MS-DOS. Giao diện của Windows 1.0 thường được biết đến với cái tên MS-DOS Executive. Các tiện ích bao gồm Máy tính (Calculator), Lịch (Calendar), Cardfile (trình quản lý thông tin cá nhân), trình xem bộ nhớ tạm, Đồng hồ (Clock), Bảng điều khiển (Control Panel), Notepad, Paint (Vẽ), Trò chơi Reversi, Dòng lệnh (Command) và Viết (Write). Windows 1.0 không cho phép chồng xếp các cửa sổ. Chỉ có một số hộp thoại mới được chồng lên các cửa sổ khác. Windows 2.0 ra mắt vào tháng 12 năm 1987 và còn phổ biến hơn phiên bản tiền nhiệm. Các tính năng bao gồm cải thiện giao diện và quản lý bộ nhớ.Windows 2.0 đã bắt cho phép các cửa sổ xếp chồng lên nhau. Sau sự thay đổi này, Apple đã cáo buộc Microsoft vi phạm bản quyền của mình. Windows 2.0 còn thêm vào các phím tắt bằng bàn phím và có thể sử dụng với bộ nhớ ngoài. Windows 2.1 ra mắt với 2 phiên bản: Windows/286 và Windows/386. Windows/386 sử dụng chế độ ảo hóa 8086 của Intel 80386 để chạy nhiều chương trình DOS. Windows/286, đúng như tên gọi, chạy trên Intel 8086 và Intel 80286. Nó chạy trên chế độ thực nhưng có thể dùng vùng bộ nhớ lớn. Windows 3.x Windows 3.0 được ra mắt vào năm 1990 đã cải tiến thiết kế, chủ yếu nhờ dung lượng bộ nhớ ảo và VxDs cho phép Windows chia sẻ các thiết bị tùy ý giữa các chương trình đa nhiệm MS-DOS.Các ứng dụng trên Windows 3.0 có thể chạy trong chế độ bảo vệ giúp cho chúng truy cập đến một vài megabyte bộ nhớ mà không cần phải tham gia vào quá trình bộ nhớ ảo. Windows 3.0 cũng thêm vào một số cải tiến mới cho giao diện người dùng. Microsoft viết lại các hoạt động quan trọng từ C sang hợp ngữ. Windows 3.0 là phiên bản Windows đầu tiên đạt được thành công thương mại lớn. bán được 2 triệu bản trong 6 tháng đầu. Windows 3.1 phát hành rộng rãi vào 1 tháng 3 năm 1992 cho thấy một sự đổi mới. Tháng Tám 1993, Windows cho Workgroups, một phiện bản đặc biệt kèm theo giao thức mạng ngang hàng và cái tên Windows 3.11 được ra mắt và được bán cùng Windows 3.1. Các hỗ trợ cho Windows 3.1 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001. Windows 3.2, được phát hành năm 1994, là một phiên bản cập nhật cho phiên bản tiếng Trung của Windows 3.1. Bản cập nhật chỉ được phát hành cho phiên bản ngôn ngữ này, và cũng chỉ sửa các lỗi liên quan đến hệ thống viết phức tạp của tiếng Trung. Windows 3.2 được bán ra rộng rãi bởi các hãng sản xuất máy tính với một phiên bản MS-DOS 10 đĩa cùng có ký tự tiếng Trung Giản thể trong các đầu ra cơ bản và một số tiện ích đã được biên dịch. Windows 9X Phiên bản tiêu dùng theo định hướng lớn tiếp theo và có lẽ là lớn nhất của Windows là Windows 95, được ra mắt vào 24 tháng 8 năm 1995. Trong khi vẫn phụ thuộc vào MS-DOS, Windows 95 được giới thiệu là hỗ trợ các ứng dụng 32-bit, phần cứng Plug and Play, đa nhiệm ưu tiên, tên tập tin dài đến 255 ký tự và cung cấp tăng tính ổn định hơn người tiền nhiệm. Windows 95 cũng giới thiệu một giao diện mới, hướng tới đối tượng, thay thế Trình quản lý chương trình bằng Menu Start, thanh điều hướng và Windows Explorer. Windows 95 là một thành công thương mại lớn cho Microsoft; Ina Fried của CNET nhận xét rằng "vào thời điểm Windows 95 cuối cùng cũng bị khai tử trên thị trường năm 2001, nó đã trở thành vật bất ly thân với mọi máy tính để bàn khắp thế giới." Microsoft đã phát hành bốn bản OSR (OEM Service Releases) cho Windows 95 mỗi bản tương đương với một bản service pack. Bản OSR đầu tiên phiên bản đầu tiên của Windows được đi kèm với trình duyệt web của Microsoft, Internet Explorer. Hỗ trợ chính cho Windows 95 kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2000 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 31 tháng 12 năm 2001. Windows 95 được tiếp nối bằng sự ra mắt của Windows 98 vào 25 tháng 6 năm 1998, giới thiệu Windows Driver Model, hỗ trợ các thiết bị USB tổng hợp, ACPI, chế độ ngủ đông và các thiết lập đa màn hình. Windows 98 cũng kèm theo Internet Explorer 4. Tháng Năm 1999, Microsoft ra mắt Windows 98 Second Edition, một bản cập nhật cho Windows 98. Windows 98 SE thêm vào Internet Explorer 5 (thêm tính năng Internet), Windows Media Player 6.2 và Connect To Internet (Internet Connection Wizard) cùng với một số nâng cấp khác. Hỗ trợ chính cho Windows 98 kết thúc vào 30 tháng 6 năm 2002 và hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 11 tháng 7 năm 2006. Ngày 14 Tháng Chín 2000, Microsoft ra mắt Windows ME (Millennium Edition), phiên bản Windows dựa trên nền MS-DOS cuối cùng. Windows ME kết hợp cải tiến giao diện trực quan của nó từ Windows 2000 dựa trên nền Windows NT, có thời gian khởi động nhanh hơn các phiên bản trước (tuy nhiên, nó yêu cầu loại bỏ các khả năng truy cập vào một chế độ thực môi trường DOS, loại bỏ khả năng tương thích với một số chương trình cũ), mở rộng chức năng đa phương tiện (bao gồm Windows Media Player 7, Windows Movie Maker và Windows Image Acquisition để nhận ảnh từ máy scan và máy ảnh kỹ thuật số), một số tiện ích tuỳ chọn như Bảo vệ tập tin hệ thống (System File Protection) và Khôi phục hệ thống (System Restore) và cập nhật các công cụ mạng ở nhà. Tuy nhiên, Windows ME đã phải đối mặt với những lời chỉ trích do tốc độ và sự bất ổn định của nó, cùng với vấn đề tương thích phần cứng và sự loại bỏ hỗ trợ chế độ thực nền DOS. PC World đã cho Windows ME là hệ điều hành tồi nhất mà Microsoft đã từng phát hành, và là sản phẩm công nghệ tồi thứ 4 mọi thời đại. Windows NT Các phiên bản đầu tiên Tháng Mười Một 1988, một nhóm lập trình từ Microsoft bắt đầu làm việc với một phiên bản mới của IBM và OS/2 của Microsoft với cái tên "NT OS/2". NT OS/2 được dự định là một hệ điều hành bảo mật, nhiều người dùng với khả năng tương thích POSIX nhân di động với khả năng đa nhiệm ưu tiên và hỗ trợ nền tảng đa nhân. Tuy nhiên với thành công của Windows 3.0, nhóm NT đã quyết định làm lại dự án với bản 32-bit của Windows API với cái tên Win32 thay vì OS/2. Win32 duy trì cấu trúc tương tự như Windows API (cho phép ứng dụng Windows hiện có thể dễ dàng được chuyển đến các nền tảng khác) nhưng vẫn hỗ trợ nhân NT đã có. Sau khi được phê duyệt bởi các nhân viên của Microsoft, các lập trình viên tiếp tục với bản gọi là Windows NT, phiên bản 32-bit đầu tiên của Windows. Tuy nhiên, IBM đã phản đối những thay đổi trên và cuối cùng tự tiếp tục phát triển OS/2 theo riêng họ. Bản phát hành đầu tiên của hệ điều hành này, Windows NT 3.1 (được đặt tên để liên kết với Windows 3.1) được phát hành tháng 7 năm 1993, với các phiên bản cho các máy trạm để bàn và máy chủ. Windows NT 3.5 được phát hành tháng 9 năm 1994, tập trung cải thiện hiệu suất và hỗ trợ NetWare của Novell, và được tiếp nối bởi Windows NT 3.51 vào tháng 5 năm 1995, bao gồm một số cải thiện và hỗ trợ cấu trúc PowerPC. Windows NT 4.0 được phát hành tháng 6 năm 1996, giới thiệu một giao diện được thiết kế mới của Windows 95 lên dòng NT. Ngày 17 tháng 2 năm 2000, Microsoft phát hành Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0. Cái tên Windows NT đến lúc đó đã bị lược đi nhằm tập trung nhiều hơn nữa vào nhãn hiệu Windows. Windows XP Phiên bản lớn tiếp theo của Windows, Windows XP được ra mắt vào 25 tháng 10 năm 2001. Windows XP được giới thiệu để nhằm hợp nhất dòng Windows 9x hướng tới người tiêu dùng với cấu trúc được giới thiệu trong Windows NT, một thay đổi mà Microsoft đã hứa hẹn sẽ cung cấp một hiệu suất tốt hơn so với các phiên bản trước dựa trên DOS. Windows XP cũng giới thiệu một giao diện người dùng được thiết kế mới (bao gồm menu Start được cập nhật và một phiên bản Windows Explorer được "hướng tới các tác vụ"), các tính năng đa phương tiện và mạng, Internet Explorer 6, tích hợp với dịch vụ .NET Passport của Microsoft, các chế độ giúp tương thích với các phần mềm được thiết kế cho các phiên bản Windows trước, và tính năng Remote Assistance. Windows XP được phân phối và bán lẻ theo 2 phiên bản chính: phiên bản "Home" hướng tới người tiêu dùng, còn bản "Professional" hướng tới môi trường doanh nghiệp và người dùng chuyên nghiệp, và còn kèm theo các tính năng mạng và bảo mật tuỳ chọn. Hai phiên bản trên sau đó được đi kèm với bản "Media Center" (dành cho PC để giải trí tại nhà với trọng tâm là hỗ trợ chơi DVD, card TV, chức năng ghi hình DVR và điều khiển từ xa) và bản "Tablet PC" (được thiết kế cho các thiết bị di động đáp ứng thông số kỹ thuật của nó cho một máy tính bảng, hỗ trợ bút cảm ứng) Hỗ trợ chính cho Windows XP kết thúc vào 14 tháng 4 năm 2009. Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 8 tháng 4 năm 2014. Sau Windows 2000, Microsoft còn đổi kế hoạch ra mắt cho các hệ điều hành máy chủ; phiên bản cho máy chủ của Windows XP, Windows Server 2003 được ra mắt vào tháng 4 năm 2003. Phiên bản tiếp theo của nó là Windows Server 2003 R2 ra mắt vào tháng 12 năm 2005. Windows Vista Sau một thời gian phát triển dài, Windows Vista được ra mắt vào 30 tháng 11 năm 2006 cho cấp phép số lượng lớn và vào 30 tháng 1 năm 2007 cho người tiêu dùng và nó đi cùng phiên bản dành cho máy chủ, Windows Server 2008 được ra mắt vào năm 2008. Nó chứa một số tính năng mới như giao diện mới (Aero Theme), đặc biệt tập trung vào bảo mật, vấn đề mà mọi người dùng Windows XP vào thời đó luôn gặp phải. Nó được chia ra thành nhiều phiên bản và là đề tài của nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên, phiên bản này đã thất bại thảm hại do yêu cầu cấu hình khá cao so với cấu hình máy tính thời đó. Dù cho như thế, Windows Vista là 1 sự nâng cấp lớn của phiên bản Windows XP trước đó. Một trong số thành phần của Windows Vista vẫn làm nền tảng cho các phiên bản Windows sau, các thay đổi lớn như chuyển giao diện cài đặt DOS trên Windows XP sang giao diện GUI trên Windows PE trực quan hơn. Windows không hỗ trợ cài đặt trên phân vùng FAT32 nữa, cùng với rất nhiều cải tiến khác. Windows 7 Ngày 22 tháng 7 năm 2009, Windows 7 và Windows Server 2008 R2 ra mắt bản RTM, và được ra mắt chính thức vào 22 tháng 10 năm 2009. Windows 7 được dự định là tập trung hơn, là bản nâng cấp lớn vào dòng Windows, với mục tiêu là tương thích với các ứng dụng và phần cứng mà Windows Vista đã tương thích. Windows 7 hỗ trợ cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi là HomeGroup và cải thiện hiệu năng. Windows 7 còn là một trong những phiên bản Windows còn nhiều người dùng cho đến hiện nay, dù cho Windows 7 đã kết thúc hỗ trợ vào ngày 14 tháng 1 năm 2020. Windows 8 và 8.1 Windows 8, kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào 26 tháng 10 năm 2012. Một số thay đổi đáng kể đã được thực hiện trên Windows 8, bao gồm giao diện Metro mới (sau đổi thành Modern vì lý do bản quyền) thích hợp cho các thiết bị cảm ứng như máy tính bảng và máy tính AIO. Các thay đổi này bao gồm màn hình Start sử dụng các ô lớn để dễ dàng hơn trong cảm ứng và hiển thị các thông tin cập nhật, các ứng dụng mới được thiết kế dành riêng cho cảm ứng. Các thay đổi khác gồm tăng độ liên kết với các dịch vụ đám mây và các nền tảng trực tuyến khác (như mạng xã hội và 2 dịch vụ của Microsoft: SkyDrive và Xbox Live), cửa hàng Windows Store để phân phối các ứng dụng, và một biến thể khác là Windows RT sử dụng cho các thiết bị ARM. Một bản cập nhật của Windows 8 là Windows 8.1 ra mắt vào 17 tháng 10 năm 2013, thêm nhiều tính năng mới như các kích cỡ ô vuông mới, liên kết với SkyDrive nhiều hơn,... Windows 10 Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Microsoft giới thiệu Windows 10, là sự kế thừa cho Windows 8.1. Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 và nhằm tới những thiếu sót trong giao diện người dùng đầu tiên được giới thiệu với Windows 8. Những thay đổi bao gồm sự trở lại của Start Menu, một hệ thống Desktop ảo, và khả năng chạy các ứng dụng Windows Store trong cửa sổ trên máy tính để bàn hơn là trong chế độ toàn màn hình. Windows 10 sẽ được cập nhật miễn phí cho các máy tính Windows 7 và Windows 8.1 đủ điều kiện từ ứng dụng 'Get Windows 10' (cho Windows 7, Windows 8.1) hoặc Windows Update (Windows 7) Ngày 12 tháng 11 năm 2015, một bản cập nhật cho Windows 10, phiên bản 1511, đã được phát hành. Bản cập nhật này có thể được kích hoạt với một mã sản phẩm của cả các phiên bản Windows 7, 8 hoặc 8.1 cũng như mã sản phẩm Windows 10. Các tính năng bao gồm các biểu tượng và menu chuột phải mới, trình quản lý máy in mặc định, cho phép mở rộng số lượng các ô xếp trong menu Start, tính năng Find My Device, và cập nhật cho Edge. Phiên bản cập nhật mới nhất của hệ điều hành này là phiên bản 21H2 (OS Build 19044), phát hành vào tháng 11 năm 2021. Windows 11 Bài chi tiết: Windows 11 Windows 11 là một hệ điều hành của Microsoft được công bố vào ngày 24 tháng 6 năm 2021, là một phần của họ hệ điều hành Windows NT. Windows 11 được phát hành rộng rãi vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 dưới dạng bản nâng cấp miễn phí thông qua Windows Update cho các thiết bị đủ điều kiện chạy Windows 10. Hỗ trợ đa ngôn ngữ Hỗ trợ đa ngôn ngữ được tích hợp trong Windows. Ngôn ngữ của cả bàn phím và giao diện có thể được thay đổi qua mục Region and Language (Vùng và ngôn ngữ) trong Control Panel. Các thành phần cho tất cả các ngôn ngữ nhập vào được hỗ trợ, như các bộ gõ, được tự động cài đặt trong quá trình cài đặt Windows (trong Windows XP về trước, các tập tin cho các ngôn ngữ Đông Á, như tiếng Trung, và các ngôn ngữ bố cục phải qua trái, như tiếng Ả Rập, có thể phải cài đặt riêng biệt, cũng từ trong Control Panel). Các bộ gõ bên thứ ba cũng có thể được cài đặt nếu người dùng thấy bộ gõ có sẵn không đủ cho nhu cầu của họ. Các ngôn ngữ giao diện cho hệ điều hành có thể được tải về miễn phí, nhưng một số ngôn ngữ bị giới hạn trong một số phiên bản nhất định của Windows. Các gói Language Interface Pack (Gói Ngôn ngữ Giao diện - LIP) được phát hành và có thể được tải về từ Trung tâm Tải xuống của Microsoft và được cài đặt cho bất cứ phiên bản Windows nào (từ XP về sau) - các gói này biên dịch gần hết, nhưng không phải tất cả, giao diện của Windows, và yêu cầu một ngôn ngữ gốc nhất định (ngôn ngữ mà Windows đi kèm lúc đầu). Các gói này được sử dụng cho hầu hết ngôn ngữ tại các thị trường đang phát triển. Các gói Full Language Pack (Gói Ngôn ngữ Đầy đủ), biên dịch toàn bộ hệ điều hành, chỉ có sẵn cho một số phiên bản Windows (các phiên bản Ultimate và Enterprise của Windows Vista và 7, và tất cả các phiên bản Windows 8, 8.1,10 và RT ngoại trừ Single Language). Chúng không yêu cầu một ngôn ngữ gốc nào cụ thể, và thường được dùng cho các ngôn ngữ phổ biến hơn cả như tiếng Pháp hay tiếng Trung. Các ngôn ngữ này không thể được tải về qua Trung tâm Tải xuống, nhưng có thể được tải về qua dịch vụ Windows Update dưới dạng bản cập nhật tùy chọn (trừ Windows 8). Ngôn ngữ giao diện của các ứng dụng đã cài đặt không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về ngôn ngữ giao diện Windows. Điều này phụ thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng đó. Windows 8 và Windows Server 2012 giới thiệu một Language Control Panel (Panen Điều khiển Ngôn ngữ) mới, nơi cả ngôn ngữ giao diện cà ngôn ngữ nhập có thể thay đổi cùng lúc, và các gói ngôn ngữ, bất kể thuộc loại nào, đều có thể được tải về từ một vị trí trung tâm. Ứng dụng PC Settings trong Windows 8.1 và Windows Server 2012 R2 cũng bao gồm một trang cài đặt cho việc này. Thay đổi ngôn ngữ giao diện cũng sẽ thay đổi ngôn ngữ của các ứng dụng Windows Store đã được cài đặt sẵn (như Thư, Bản đồ và Tin tức) và một số các ứng dụng do Microsoft phát triển khác (như Remote Desktop). Những giới hạn trên cho các gói ngôn ngữ vẫn có hiệu lực, ngoại trử việc các gói ngôn ngữ đầy đủ có thể được cài đặt cho bất kì phiên bản nào ngoại trừ Single Language, nhằm hướng tới các thị trường đang phát triển. Nền tảng hỗ trợ Windows NT hỗ trợ một vài nền tảng khác nhau trước khi các máy tính cá nhân dựa trên x86 thống trị thế giới chuyên nghiệp. Windows NT 4.0 và các phiên bản trước hỗ trợ PowerPC, DEC Alpha và MIPS R4000. (Mặc dù một số nền tảng này thực hiện tính toán 64-bit, hệ điều hành lại xử lý chúng như 32-bit.) Tuy nhiên, Windows 2000, phiên bản kế tiếp Windows NT 4.0, ngừng hỗ trợ cho tất cả các nền tảng trên ngoại trừ thế hệ thứ ba của x86 (còn gọi là IA-32) hoặc mới hơn trong chế độ 32-bit. Dòng sản phẩm khách hàng của họ Windows NT vẫn chạy trên IA-32, cho dù dòng Windows Server đã ngừng hỗ trợ nền tảng này từ phiên bản Windows Server 2008 R2. Với sự giới thiệu nền tảng Intel Itanium (IA-64), Microsoft đã phát hành các phiên bản Windows mới để hỗ trợ nền tảng này. Các phiên bản Itanium của Windows XP và Windows Server 2003 được phát hành cùng với phiên bản x86 chính. Windows XP 64-Bit Edition, phát hành năm 2005, là hệ điều hành khách hàng cuối cùng hỗ trợ Itanium. Dòng Windows Server tiếp tục hỗ trợ nền tảng này cho tới phiên bản Windows Server 2012; Windows Server 2008 R2 là hệ điều hành Windows cuối cùng hỗ trợ cấu trúc Itanium. Vào ngày 25 tháng 4 năm 2005, Microsoft phát hành Windows XP Professional x64 Edition và Windows Server 2003 x64 Edition để hỗ trợ x86-64 (hoặc đơn giản là x64), thế hệ thứ tám của cấu trúc x86. Windows Vista là phiên bản khách hàng đầu tiên của Windows NT được cùng phát hành cả hai phiên bản IA-32 và x64 editions. x64 vẫn đang được hỗ trợ. Một phiên bản Windows 8 có tên là Windows RT được tạo ra dành cho các máy tính với cấu trúc ARM và khi ARM vẫn được sử dụng cho các điện thoại thông minh Windows với Windows 10, các máy tính bảng Windows RT sẽ không được cập nhật. Microsoft 365 (trước đây là Office 365) Ngày 14 tháng 7 năm 2021 – Tập đoàn Microsoft chính thức giới thiệu Office 365 (nay là Microsoft 365), một dịch vụ đám mây cho phép doanh nghiệp thuộc mọi quy mô được trải nghiệm Windows 10 hoặc Windows 11 theo một cách thức hoàn toàn mới. Theo đó, Microsoft 365 (trước đây là Office 365) sẽ đưa hệ điều hành Windows lên đám mây Microsoft Cloud, giúp người dùng có được trải nghiệm Windows toàn diện – từ ứng dụng, dữ liệu đến cài đặt – cho dù họ đang sử dụng thiết bị của công ty hay cá nhân. Dịch vụ mới sẽ cho phép sử dụng đa nền tảng, nhằm mục đích cung cấp hệ điều hành cho cả người dùng Apple và Android. Microsoft 365 có thể truy cập được thông qua bất kỳ hệ điều hành nào có trình duyệt web. Microsoft đã công bố cho phép khách hàng doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm Office 365 vào ngày 2 tháng 8 năm 2021. Windows CE Windows CE (Windows Embeded Compact) là một phiên bản Windows chạy trên các máy tính gọn nhẹ như thiết bị định vị vệ tinh và điện thoại di động.Windows Embedded Compact được dựa trên hạt nhân riêng của nó, có tên là Windows CE. Windows CE được sử dụng trong Dreamcast cùng với hệ điều hành độc quyền của Sega dành cho giao diện điều khiển. Windows CE là cốt lõi mà từ đó Windows Mobile xuất hiện. Người kế nhiệm của nó, Windows Phone 7 dựa trên thành phần của cả Windows CE 6.0 và Windows CE 7.0. Tuy nhiên, Windows Phone 8 lại dựa trên nhân NT của Windows 8. Không nên nhầm lẫn giữa Windows XP Embedded hay Windows NT 4.0 Embedded (2 phiên bản mô-đun của Windows dựa trên nhân WIndows NT) với Windows CE. Xbox OS Xbox OS là một tên chưa chính thức được đặt cho phiên bản Windows chạy trên Xbox One. Phiên bản này chú trọng vào việc ảo hóa (sử dụng Hyper-V) khi mà có ba hệ điều hành cùng chạy cùng một lúc, bao gồm hệ điều hành chính, hệ điều hành thứ hai được thiết kế cho trò chơi và một môi trường tương tự Windows hơn cho các ứng dụng. Microsoft cập nhật HĐH của Xbox One mỗi tháng, và những bản cập nhật này có thể được tải về tử dịch vụ Xbox Live và có thể được cập nhật sau, hoặc sử dụng các ảnh đĩa hồi phục ngoại tuyến đã được tải về qua một chiếc PC. Phần lõi dựa trên Windows 10 mới đã thay thế phần dựa trên Windows 8 trong bản cập nhật này, và hệ thống mới này đôi khi được gọi là "Windows 10 trên Xbox One" hoặc "OneCore". Hệ thống của Xbox One cũng cho phép tương thích ngược với Xbox 360, và hệ thống của Xbox 360 cũng tương thích ngược với phiên bản Xbox nguyên gốc. Dòng thời gian Thị phần sử dụng và doanh số các thiết bị Theo Net Applications, Windows là họ hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất cho máy tính cá nhân cho tới tháng 6 năm 2016 với gần 90% thị phần sử dụng. Nếu tính cả máy tính cá nhân với các thiết bị khác, v.d như các thiết bị di động, vào tháng 7 năm 2016, theo StatCounter, cũng phân tích theo việc sử dụng trên web, các HĐH Windows chiếm 46,87% thị phần sử dụng, so sánh với 36,48% của Android, 12.26% của iOS, và 4.81% của OS X. Tính theo số thiết bị được cài đặt sẵn hệ điều hành, trên điện thoại thông minh, Windows Phone là HĐH được cài đặt sẵn nhiều thứ ba (2.6%) sau Android (82.8%) và iOS (13.9%) trong quý hai năm 2015 theo IDC. Nếu tính cả PC và thiết bị di động, trong năm 2014 các HĐH Windows được cài đặt sẵn nhiều thứ hai (333 triệu thiết bị, hay 14%) sau Android (1.2 tỷ, 49%) và nhiều hơn iOS và Mac OS cộng lại (263 triệu, 11%). Việc sử dụng phiên bản mới nhất Windows 10 đã vượt quá Windows 7 trên toàn cầu kể từ đầu năm 2018. Ở hầu hết các quốc gia phát triển, như Nhật Bản, Úc và Mỹ, Windows 10 đã là phiên bản phổ biến nhất kể từ đầu năm 2017. Chia sẻ sử dụng trên máy chủ Tỷ lệ sử dụng Windows trên các máy chủ - những máy chủ đang chạy một máy chủ web (cũng có các loại máy chủ khác) - ở mức 33,6%. Bảo mật Phiên bản tiêu dùng của Windows được thiết kế ban đầu cho tính dễ sử dụng trên máy tính một người dùng mà không cần kết nối mạng, và không có tính năng bảo mật được xây dựng từ đầu. Tuy nhiên, Windows NT và những người kế nhiệm của nó được thiết kế cho bảo mật (bao gồm cả trên mạng) và máy tính đa người dùng, nhưng ban đầu không được thiết kế với an ninh Internet, kể từ khi nó được phát triển đầu tiên vào đầu những năm 1990, việc sử dụng Internet ít phổ biến hơn. Những vấn đề thiết kế kết hợp với lỗi lập trình và sự phổ biến của Windows khiến nó trở thành mục tiêu của virus và sâu máy tính. Tháng Sáu 2005, Counterpane Internet Security của Bruce Schneier báo cáo rằng trong 6 tháng có tới hơn 1000 mẫu virus và sâu mới. Năm 2005, Kaspersky tìm thấy khoảng 11.000 các chương trình độc hại và virus, Trojan,... cho Windows. Microsoft thường tung ra các bản vá lỗi qua Windows Update khoảng 1 tháng một lần (thường vào ngày thứ Ba thứ hai của tháng), còn một vài các cập nhật quan trọng thường được tung ra sớm hơn khi cần. Trong các phiên bản từ Windows 2000 SP3 trở lên, các bản cập nhật có thể được tự động tải xuống và cài đặt khi người dùng cho phép. Kết quả là các Gói dịch vụ (Service Pack) 2 cho Windows XP và 1 cho Windows Server 2003 được cài đặt nhanh chóng hơn nhiều. Trong khi các dòng Windows 9x được cung cấp tùy chọn có các thông tin cho nhiều người dùng, chúng không có khái niệm về quyền truy cập, và không cho phép truy cập đồng thời; và như vậy không phải là hệ điều hành đa người dùng thực sự. Ngoài ra, các HĐH này chỉ thực hiện bảo vệ bộ nhớ một phần. Việc này đã bị chỉ trích nhiều vì sự thiếu an toàn. Dòng hệ điều hành Windows NT thì ngược lại, là hệ điều hành đa người dùng thực sự và thực hiện bảo vệ bộ nhớ tuyệt đối. Tuy nhiên, rất nhiều lợi thế của một hệ điều hành đa người dùng thực sự đã được vô hiệu hóa bởi một thực tế là, trước Windows Vista, tài khoản người dùng đầu tiên được tạo ra trong quá trình cài đặt là một tài khoản quản trị, mà đó cũng là mặc định cho tài khoản mới. Mặc dù Windows XP đã có tài khoản hạn chế, đa số người dùng gia đình không thay đổi một loại tài khoản có ít quyền - một phần do số lượng các chương trình không cần yêu cầu quyền quản trị - và vì vậy hầu hết người dùng gia đình vẫn chạy tài khoản quản trị. Windows Vista đã thay đổi điều này bằng cách giới thiệu một hệ thống đặc quyền cao được gọi là User Account Control (UAC). Khi đăng nhập như một người dùng chuẩn, một phiên đăng nhập được tạo ra và một thẻ chỉ chứa các đặc quyền cơ bản nhất được đưa ra. Bằng cách này, các phiên đăng nhập mới sẽ không có khả năng làm những thay đổi ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Khi một ứng dụng yêu cầu đặc quyền cao hơn hoặc "Run as administrator" được nhấp, UAC sẽ yêu cầu để xác nhận, và nếu đồng ý (bao gồm cả thông tin quản trị nếu tài khoản yêu cầu độ cao không phải là một thành viên của nhóm quản trị viên), bắt đầu quá trình sử dụng các mã thông báo không hạn chế. Các tài liệu bị rò rỉ do WikiLeaks xuất bản, có tên mã Vault 7 và ngày 2013 20132016, chi tiết về khả năng của CIA để thực hiện giám sát điện tử và chiến tranh mạng, như khả năng thỏa hiệp các hệ điều hành như Microsoft Windows. Quyền truy cập tập tin Tất cả các phiên bản Windows từ Windows NT 3 đã được dựa trên hệ thống cấp phép hệ thống tập tin được gọi là AGDLP (Tài khoản, Toàn cầu, Địa phương, Quyền) trong đó quyền truy cập tập tin được áp dụng cho tập tin / thư mục ở dạng 'nhóm cục bộ' sau đó có các "nhóm toàn cầu" khác làm thành viên. Các nhóm toàn cầu này sau đó giữ các nhóm hoặc người dùng khác tùy thuộc vào các phiên bản Windows khác nhau được sử dụng. Hệ thống này khác với các sản phẩm của nhà cung cấp khác như Linux và NetWare do phân bổ quyền 'tĩnh' đang được áp dụng cho tập tin hoặc thư mục. Tuy nhiên, sử dụng quy trình AGLP / AGDLP / AGUDLP này cho phép áp dụng một số lượng nhỏ quyền tĩnh và cho phép dễ dàng thay đổi các nhóm tài khoản mà không cần áp dụng lại quyền truy cập tập tin trên các tập tin và thư mục. Windows Defender Ngày 06 tháng 1 năm 2005, Microsoft phát hành phiên bản Beta của Microsoft AntiSpyware, dựa trên bản phát hành trước đó Giant AntiSpyware. Ngày 14 tháng 2 năm 2006, Microsoft AntiSpyware đã trở thành Windows Defender với việc phát hành bản Beta 2. Windows Defender là một chương trình phần mềm miễn phí được thiết kế để bảo vệ chống lại phần mềm gián điệp và phần mềm không mong muốn. Người dùng Windows XP và Windows Server 2003 có bản sao chính hãng của Microsoft Windows có thể tự do tải chương trình từ trang web của Microsoft và Windows Defender như một phần của Windows Vista và 7. Trong Windows 8, Windows Defender và Microsoft Security Essentials được kết hợp thành một chương trình duy nhất, có tên là Windows Defender. Nó dựa trên Microsoft Security Essentials, vay mượn những tính năng và giao diện người dùng. Mặc dù nó được kích hoạt theo mặc định, nó có thể được tắt để sử dụng một giải pháp chống virus khác. Windows Malicious Software Removal Tool và Microsoft Safety Scanner là hai sản phẩm bảo mật miễn phí khác được cung cấp bởi Microsoft. Phân tích bên thứ ba Trong một bài viết dựa trên báo cáo của Symantec, internetnews.com đã mô tả Microsoft Windows có "số lượng bản vá ít nhất và thời gian phát triển bản vá trung bình ngắn nhất trong số 5 hệ điều hành được theo dõi trong sáu tháng cuối năm 2006. "Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kevin Mitnick và công ty truyền thông tiếp thị Avantgarde năm 2004, đã phát hiện ra rằng một hệ thống Windows XP không được bảo vệ và chưa được vá với Gói dịch vụ 1 chỉ tồn tại bốn phút trên Internet trước khi nó bị xâm nhập và hệ thống Windows Server 2003 không được bảo vệ và cũng không được bảo vệ bị xâm nhập sau khi được kết nối với internet trong 8 giờ. Máy tính đang chạy Windows XP Service Pack 2 không bị xâm phạm. Nghiên cứu an toàn trực tuyến của Liên minh an ninh mạng quốc gia AOL tháng 10 năm 2004, đã xác định rằng 80% người dùng Windows đã bị nhiễm ít nhất một sản phẩm phần mềm gián điệp / phần mềm quảng cáo. [Cần dẫn nguồn] Có nhiều tài liệu mô tả cách tăng tính bảo mật của các sản phẩm Microsoft Windows. Các đề xuất điển hình bao gồm triển khai Microsoft Windows đằng sau tường lửa phần cứng hoặc phần mềm, chạy phần mềm chống vi-rút và chống phần mềm gián điệp và cài đặt các bản vá khi chúng có sẵn thông qua Windows Update. Chương trình giả lập Do sự phổ biến của hệ điều hành, một số ứng dụng đã được phát hành nhằm cung cấp khả năng tương thích với các ứng dụng Windows, như là một lớp tương thích cho một hệ điều hành khác, hoặc là một hệ thống độc lập có thể chạy phần mềm được viết cho Windows. Bao gồm: Wine – phần mềm mã nguồn mở có chức năng tương đương của các hàm Windows API, cho phép vài chương trình ứng dụng Windows chạy trên nền x86 Unix, bao gồm cả Linux. CrossOver Office của Codeweavers, cũng giả lập được hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác. Cedega (trước đây gọi là WineX) – là một nhánh của Wine thuộc sở hữu của TransGaming Technologies, được thiết kế chuyên để chạy các trò chơi viết cho Microsoft Windows trên Linux Mono và CLI chung mã nguồn – hệ thống tương đương với cơ sở Microsoft.NET. ReactOS – hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển với mục tiêu là tương thích với các chương trình và trình điều khiển thiết bị của Windows NT, mặc dù vậy hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai. Freedows và Alliance OS – một dự án có nhiều tham vọng, dự định là một bản sao của Windows và bổ sung thêm nhiều tính năng lợi ích nhưng đã thất bại. Project David – một dự án đầy tham vọng và đã gây nhiều tranh cãi với mục đích là giả lập hoàn toàn để các chương trình Windows có thể chạy trên các hệ điều hành khác. Captive NTFS – một phần mềm gói, dạng nguồn mở có tính tương thích cao hơn cho hệ NTFS. E/OS – với mục tiêu có thể chạy bất kì chương trình thuộc hệ điều hành nào mà không cần phải cài đặt thêm hệ điều hành đó Tham khảo Liên kết ngoài Blog chính thức Mạng nhà phát triển Microsoft Windows Client Developer Resources Thời biểu lịch sử Microsoft Windows Pearson Education, InformIT – Lịch sử Microsoft Windows Microsoft Windows 7 cho Chính phủ Thủ Thuật Windows , tổng hợp mẹo vặt dùng trong Windows Nền tảng máy tính Microsoft Windows
9635
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADt
Mít
Mít (danh pháp hai phần: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở vùng Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. Đặc điểm Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi trái khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60 cm x 20–30 cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt nhiệt đới. Ở vùng ôn đới thì mít thường bán trong dạng đóng hộp với siro nhưng sau này ở Mỹ và Âu châu cũng nhập cảng mít tươi. Ngoài dạng mít đóng lon, mít còn được chế biến bằng cách sấy khô hoặc cắt thành lát mỏng rồi chiên giòn. Đóng nõ Trái mít có nhiều nhựa mít. Ở Việt Nam khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa. Cách đó gọi là đóng nõ, trong bài thơ "Quả mít" của Hồ Xuân Hương có nhắc đến. Gỗ mít Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ). Ở Việt Nam gỗ mít được chuộng dùng làm các tượng thờ. Các món ăn có sử dụng mít Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (10-15%). Ở Huế có món mít trộn với tôm, hành, nước mắm ăn kèm với bánh tráng nướng Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh, kho với cá, xào với thịt, làm gỏi. Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút. Món này làm từ xơ mít chín hoặc từ quả mít xanh. Phương ngôn "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" nhắc đến hai đặc sản của vùng quê ở Nghệ An. Hạt mít cũng ăn được và có giá trị dinh dưỡng nhất định. Hột có thể đem rang, luộc, hoặc hấp, kho cá. Trước khi ăn thì bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài; có mùi thơm và vị bùi. Hay có thể sơ chế hột mít với nước muối để tẩy nhớt, sau đó phơi khô, tách vỏ đem luộc chín, tán nhuyễn như với nhân đậu xanh để làm bánh như bánh nếp hay bánh nướng,... Mứt mít. Hạt mít rang: hạt mít bóc vỏ rửa sạch đem rang, Gudeg món ăn truyền thống ở Jogyakarta, miền trung Java, Indonesia Lodeh Sayur Asam Cơm cà ri mít ở Sri Lanka Canh tác Châu Mỹ Cây mít được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới châu Mỹ. Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng kể để tiêu thụ, mít từ México được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị trường này. Việt Nam Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v... Ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc. Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Lá mít cũng được dùng để gói thuốc lào truyền thống. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc. Lưu ý khi canh tác trồng nếu cây hay bị ngập nước quả hay bị thối, nứt vỏ trước khi chín. Ở miền Bắc, trái mít chín vào tháng 7 - 8 múi thường sượng và ít ngọt (tục gọi là mít mùa thị). Cách nhận biết quả mít ngon là gai to rộng thì múi to, gai nhỏ cao mau và lồi lõm thì múi bé nhiều sơ. Bắt đầu ngửi thấy mùi thơm thì trẩy sau đó đóng cọc phơi nắng khi ngửi thấy mùi thơm đậm thì ăn. Nếu phơi quá cũng làm thối múi. Cơ bản có hai loại là mít dai và mít mật. Trong đó mít dai được trồng phổ biến hơn cả có thể ăn được sơ cái và cả sơ con. Mít mật ăn không nóng như mít dai nhưng nát và ngọt khó ăn hơn. Ngày nay giống mít Thái được trồng khá phổ biến nhưng không ăn được sơ và thơm ngọt như giống mít dai. Mít trong ngôn ngữ Trái mít non là bông cái đã được thụ phấn còn rất nhỏ cỡ ngón tay. Cái gọi dái mít là bông đực chỉ nở ra nhị phát tán phấn hoa rồi rụng đi (địa phương Huế gọi là mít đái). Dái mít có vị chát thơm nhẹ được dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay. Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Nhà ngói cây mít: tả cảnh nhà nông sung túc. Mít đặc: dốt Mít ướt: hay khóc Tiêu tiền như lá mít Mít ngon anh đánh cả xơ Thơ Hồ Xuân Hương có bài "Quả mít": Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì, múi nó dày Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay Tuy không hẳn trực tiếp liên quan đến cây mít, hoặc trái mít nhưng dưới thời Pháp thuộc, người Việt còn gọi đùa nhau là "mít" vốn nhại âm annamite mà người Pháp áp dụng để chỉ dân tộc Việt. Hình ảnh Xem thêm Gỗ mít Artocarpus altilis Cây vả (Ficus carica) Danh sách các loại quả Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Những vị thuốc từ cây mít Mít Artocarpus heterophyllus trên trang SVRVN Artocarpus heterophyllus Lam. (tên chấp nhận) trên Catalogue of Life: ngày 17 tháng 3 năm 2014 Fruits of Warm Climates: Jackfruit and Related Species California Rare Fruit Growers: Jackfruit Fruit Facts Know and Enjoy Tropical Fruit: Jackfruit, Breadfruit & Relatives Jackfruit (Artocarpus heterophyllus) on Wane's Word Artocarpus integrifolia (Biotin) H Quả Thực vật Ấn Độ Thực vật Việt Nam Thực vật Jamaica Thực vật Philippines Nông nghiệp nhiệt đới Thực vật Nepal Trái cây có nguồn gốc Châu Á Trái cây nhiệt đới Cây thuốc Ẩm thực Đông Nam Á Thực vật Sri Lanka Biểu tượng quốc gia Bangladesh
9637
https://vi.wikipedia.org/wiki/Florida
Florida
Florida (phát âm tiếng Anh: ) là một tiểu bang ở đông nam bộ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, giáp vịnh Mexico ở phía tây, giáp Alabama và Georgia ở phía bắc, giáp Đại Tây Dương ở phía đông, và ở phía nam là eo biển Florida. Florida là tiểu bang rộng lớn thứ 22, đông dân thứ 4, và có mật độ dân số đứng thứ 8 trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Thủ phủ là Tallahassee, thành phố lớn nhất là Jacksonville, và vùng đô thị Miami là vùng đô thị lớn nhất. Về mặt địa thế, phần lớn lãnh thổ Florida là một bán đảo nằm giữa vịnh Mexico, Đại Tây Dương, và eo biển Florida. Florida có đường bờ biển dài nhất trong số 48 bang liền kề của Hoa Kỳ, với xấp xỉ , và là tiểu bang duy nhất tiếp giáp vịnh Mexico lẫn Đại Tây Dương. Địa hình Florida không có núi non, đất đai trũng thấp không cao hơn mực nước biển là bao, cấu tạo bởi đất trầm tích. Khí hậu Florida gồm vùng cận nhiệt đới ở phía bắc; còn phía nam có khí hậu nhiệt đới. Muông thú trong vườn quốc gia Everglades có những loài tiêu biểu của Florida như cá sấu Mỹ, báo, lợn biển. Năm 1513, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de León trở thành người châu Âu đầu tiên tiếp xúc với lãnh thổ Florida ngày nay, ông đặt tên cho lãnh thổ này là La Florida ( "đất nhiều hoa") khi đổ bộ lên bờ vào mùa Phục Sinh. Florida từ đó trở thành thách thức đối với các cường quốc thực dân châu Âu cho đến khi trở thành một bang của Hoa Kỳ vào năm 1845. Đây là một địa điểm chính trong các cuộc chiến tranh Seminole chống lại người da đỏ, và cách ly chủng tộc sau Nội chiến Mỹ. Ngày nay, Florida đáng chú ý với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha lớn, tăng trưởng dân số cao, cũng như các mối quan tâm ngày càng tăng lên về môi trường. Kinh tế Florida dựa chủ yếu vào du lịch, nông nghiệp, và vận tải. Florida cũng được biết đến với các công viên giải trí, sản xuất cam, và Trung tâm vũ trụ Kennedy. Văn hóa Florida phản ánh các ảnh hưởng và kế thừa đa dạng; có thể nhận thấy các di sản của người da đỏ, người Mỹ gốc Âu, người gốc Mỹ Latinh, và người Mỹ gốc Phi trên các công trình kiến trúc và ẩm thực. Lịch sử Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy rằng người da đỏ cổ là giống người đầu tiên cư trú tại Florida, có lẽ sớm nhất là từ 14 nghìn năm trước. Khu vực liên tục có người cư trú trong suốt thời kỳ cổ đại. Sau năm 500 TCN, văn hóa cổ xưa tương đối bất biến trước đó bắt đầu hợp lại thành các văn hóa bản địa đặc biệt. Đến khoảng thế kỷ 16, tức lần đầu tiên có ghi chép lịch sử về Flordia, các nhóm người da đỏ lớn là Apalachee (Florida Cán xoong), Timucua (bắc bộ và trung bộ Florida), Ais (trung bộ duyên hải Đại Tây Dương), Tocobaga (khu vực vịnh Tampa), Calusa (tây nam bộ Florida) và Tequesta (duyên hải đông nam bộ). Florida là nơi đầu tiên tại Hoa Kỳ liền kề có người châu Âu đến. Conquistador người Tây Ban Nha Juan Ponce de León phát hiện bán đảo vào ngày 2 tháng 4 năm 1513. Theo biên niên sử của ông, ông đặt tên cho khu vực là La Florida ("đất nhiều hoa") vì khi đó là mùa Phục Sinh, trong tiếng Tây Ban Nha gọi là Pascua Florida, và do thực vật trong khu vực nở hoa. Loài ngựa bị cư dân bản địa dùng làm thực phẩm đến mức tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước, và đến năm 1538 những nhà thám hiểm người châu Âu lại đưa chúng đến Bắc Mỹ và đến Florida. Trong thế kỷ sau đó, cả người Tây Ban Nha và người Pháp đều thiết lập các khu định cư tại Florida với mức độ thành công khác nhau. Năm 1559,Tristán de Luna y Arellano thiết lập một thuộc địa tại Pensacola ngày nay, đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của người châu Âu nhằm định cư tại Hoa Kỳ lục địa. Những người Huguenot từ Pháp thành lập pháo đài Caroline tại Jacksonville ngày nay vào năm 1564. Diện tích của Florida thuộc Tây Ban Nha bị thu nhỏ do Anh thiết lập các thuộc địa ở phía bắc và Pháp thiết lập các thuộc địa ở phía tây. Người Anh làm suy yếu quyền lực của người Tây Ban Nha trong khu vực bằng cách cung cấp vũ khí cho các đồng minh Creek và Yamasee, thúc giục họ tấn công các bộ lạc đối tác của người Tây Ban Nha là Timucuan và Apalachee. Florida thu hút nhiều người da đen đến từ các thuộc địa phía nam của Anh tại Bắc Mỹ nhằm thoát khỏi thân phận nô lệ. Khi họ đến Florida, người Tây Ban Nha cải đạo cho họ sang Công giáo La Mã và ban cho họ quyền tự do. Anh Quốc giành quyền kiểm soát Florida và các lãnh thổ khác bằng phương thức ngoại giao vào năm 1763 theo Hòa ước Paris trong Chiến tranh Bảy năm. Anh Quốc chia lãnh thổ họ mới thu được thành Đông Florida với thủ phủ tại St. Augustine, và Tây Florida với thủ phủ tại Pensacola. Anh Quốc cố gắng phát triển hai thuộc địa Florida thông qua nhập di dân để có thêm lao động, song dự án này cuối cùng thất bại. Tây Ban Nha nhận lại hai thuộc địa Florida sau khi Anh Quốc bị các 13 thuộc địa Bắc Mỹ đánh bại và theo Hòa ước Versailles năm 1783, và vẫn tiếp tục được phân thành Đông và Tây Florida. Tây Ban Nha cấp đất cho những ai đến định cư tại thuộc địa, và nhiều người Mỹ chuyển đến đây. Sau khi những người định cư tấn công các đô thị của người da đỏ, người da đỏ Seminole tại Đông Florida bắt đầu tấn công các khu định cư tại Georgia, tuyên bố là theo mệnh lệnh của người Tây Ban Nha. Quân đội Hoa Kỳ dẫn đầu các cuộc xâm nhập ngày càng sâu vào lãnh thổ Tây Ban Nha, bao gồm chiến dịch chống người Seminole vào năm 1817-1818. Sau chiến tranh, Hoa Kỳ kiểm soát Đông Florida trên thực tế. Năm 1819, theo các điều khoản của Hiệp định Adams-Onís, Tây Ban Nha nhượng Florida cho Hoa Kỳ để đổi lấy 5 triệu USD và Hoa Kỳ từ bỏ mọi tuyên bố chủ quyền tại Texas mà họ có thể từ Thương vụ Louisiana. Người da đen tự do và các nô lệ người da đỏ, người Seminole Đen, sống gần St. Augustine, chạy sang La Habana của Cuba để tránh phải chịu sự quản lý của Hoa Kỳ. Một số người Seminole cũng bỏ các khu định cư của họ và di chuyển xa hơn về phía nam. Hàng trăm người Seminole Đen và nô lệ bỏ trốn đã chạy thoát vào đầu thế kỷ 19 từ mũi Florida sang Bahamas, định cư trên đảo Andros. Năm 1830, do Đạo luật người da đỏ Di dời được thông qua và do định cư tăng lên, chính phủ Hoa Kỳ chịu áp lực lớn hơn trong việc di dời người da đỏ khỏi các vùng đất của họ tại Florida. Để cản trở các địa chủ Georgia, người Seminole chứa chấp và tích hợp những người da đen chạy trốn, gọi là người Seminole da đen, và xung đột giữa người da trắng và người da đỏ tăng lên cùng với dòng người đến định cư. Năm 1832, chính phủ Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Payne's Landing với một số tù trưởng người Seminole, hứa hẹn với họ về các vùng đất phía tây sông Mississippi nếu họ chấp thuận tự nguyện dời khỏi Florida. Khi đó, một số người Seminole dời đi, song một số còn lại vẫn chuẩn bị phòng phủ bảo vệ đất đai mà họ tuyên bố. Quân đội Hoa Kỳ đến vào năm 1835 và bắt người Seminole phải thi hành hiệp ước trước áp lực từ những người định cư da trắng. Chiến tranh Seminole lần thứ hai kết thúc khi Hoa Kỳ từ bỏ việc chiến đấu do chi phí quá lớn. Ngày 3 tháng 3 năm 1845, Florida trở thành bang thứ 27 của Hoa Kỳ, là bang duy trì chế độ nô lệ, song ban đầu dân số tăng trưởng chậm. Những người định cư da trắng tiếp tục xâm phạm các vùng đất mà người Seminole đang sử dụng, và chính phủ Hoa Kỳ quyết định tiến hành nỗ lực khác nhằm chuyển những người Seminole còn lại về phía tây. Chiến tranh Seminole lần thứ ba kéo dài từ năm 1855 đến năm 1858, kết quả là di dời hầu hết những người Seminole còn lại. Song sau ba cuộc chiến, Hoa Kỳ vẫn thất bại trong việc buộc toàn bộ người da đỏ Seminole tại Florida dời về phía tây. Hàng trăm người Seminole vẫn ở lại và hậu duệ của họ vẫn sinh sống tại bang, hai bộ lạc tại Florida được công nhận ở cấp liên bang. Những người định cư da trắng bắt đầu lập các đồn điền trồng bông tại Florida, do đây là lĩnh vực đòi hỏi nhiều lao động nên họ mua nô lệ trong thị trường nội địa. Ngày 10 tháng 1 năm 1861, trước khi nổ ra Nội chiến Hoa Kỳ, Florida tuyên bố ly khai khỏi Liên bang; mười ngày sau, bang trở thành một thành viên sáng lập của Liên minh quốc châu Mỹ. Sau Nội chiến, ngày 25 tháng 6 năm 1868, Florida phục hồi đại diện trong quốc hội liên bang. Sau thời kỳ Tái thiết, các đảng viên Dân chủ giành được quyền lực trong quốc hội bang vào thập niên 1870. Năm 1885, họ tạo ra một hiến pháp mới, sau đó là các điều luật mà trên thực tế tước quyền bầu cử của hầu hết người da đen và nhiều người da trắng nghèo khổ trong vài năm sau đó, với các yêu cầu về thuế khoán, kiểm tra việc biết chữ, và đòi hỏi về cư trú. Việc tước quyền bầu cử đối với hầu hết người da đen trong bang kéo dài cho đến Phong trào dân quyền vào thập niên 1960. Cho đến giữa thế kỷ 20, Florida vẫn là bang miền Nam ít dân nhất, với chỉ 528.542 người vào năm 1900, trong đó 44% là người Mỹ gốc Phi. Mọt bông tàn phá các vụ mùa bông, các tư hình và bạo lực sắc tộc vào đầu thế kỷ 20 dẫn đến một số lượng kỷ lục người Mỹ gốc Phi rời khỏi bang trong Đại di cư để đến các thành thị công nghiệp ở phía bắc và trung tây. Bốn mươi nghìn người da đen, chiếm khoảng 1/5 dân số của họ vào năm 1900, dời đi để tìm các cơ hội tốt hơn. Về mặt lịch sử, kinh tế Florida dựa trên các nông sản như chăn nuôi gia súc, đường, cam, cà chua, dâu tây. Thịnh vượng kinh tế trong thập niên 1920 tại Hoa Kỳ thúc đẩy du lịch đến Florida và các phát triển liên quan về khách sạn và cộng đồng nghỉ dưỡng. Cuộc bùng nổ đất đai tại Florida trong thập niên 1920 khiến bất động sản phát triển mãnh liệt trong một giai đoạn ngắn. Florida bị tàn phá trong các trận bão năm 1926 và 1928, tiếp theo là thị trường chứng khoán sụp đổ và Đại suy thoái. Kinh tế Florida không phục hồi hoàn toàn cho đến khi Hoa Kỳ tiến hành tăng cường quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Khí hậu được điều hòa và mức phí sinh hoạt thấp khiến Florida trở thành một nơi cư trú lý tưởng. Di dân từ Rust Belt và đông bắc khiến dân số bang tăng mạnh sau chiến tranh. Trong các thập niên gần đây, có thêm nhiều di dân đến Florida để tìm việc làm trong nền kinh tế đang phát triển của bang. Địa lý Địa hình Phần lớn bang Florida nằm trên một bán đảo giữa vịnh Mexico, Đại Tây Dương và eo biển Florida. Florida trải dài trên hai múi giờ, duỗi thẳng về tây bắc tạo thành một cán xoong, dọc theo phía bắc của vịnh Mexico. Ở phía bắc, Florida giáp với các bang Georgia và Alabama, và ở cực tây, cũng là phần cuối của cán xoong, là Alabama. Florida lân cận với hai quốc gia Bahamas và Cuba. Florida là một trong các bang lớn nhất ở phía đông của sông Mississippi, và chỉ xếp sau Alaska và Michigan về diện tích nội thủy. Đồi Britton là điểm cao nhất tại Florida với cao độ , cao độ thấp nhất trong các điểm cao nhất bang tại Hoa Kỳ. Phần lớn diện tích nằm ở phía nam của Orlando thấp và bằng phẳng; phần lớn Florida có cao độ dưới , bao gồm nhiều khu vực dân cư như Miami. Miami và những nơi khác tại nam Florida là những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do mực nước biển dâng có liên hệ với sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, tại một số nơi như Clearwater có các cảnh quan cao so với mực nước biển. Phần lớn Trung và Bắc Florida, đặc biệt là những nơi cách đường bờ biển hoặc hơn, có các đồi lượn sóng với cao độ biến đổi từ . Điểm cao nhất trên bán đảo Florida (đông và nam sông Suwanee) là núi Sugarloaf với một đỉnh cao tại quận Lake. Khí hậu Khí hậu tại Florida được điều hòa phần nào vì mọi nơi tại bang đều năm không quá xa biển. Ở phía bắc hồ Okeechobee, kiểu khí hậu thường thấy là cận nhiệt đới ẩm (Köppen: Cfa), trong khi các khu vực duyên hải ở phía nam của hồ có khí hậu nhiệt đới (Köppen: Aw). Nhiệt độ tối cao trung bình vào cuối tháng 7 là khoảng 90 °F (32–34 °C). Nhiệt độ tối thấp trung bình từ đầu đến giữa tháng 1 dao động từ khoảng 40 °F (4–7 °C) tại bắc bộ Florida đến trên từ Miami về phía nam. Với nhiệt độ trung bình ngày là , Florida là bang ấm nhất tại Hoa Kỳ. Biệt danh của Florida là "bang ánh nắng", song thời tiết khắc nghiệt là điều diễn ra phổ biến trong bang. Trung Florida được gọi là thủ đô tia sét của Hoa Kỳ do là nơi bị sét đánh nhiều nhất quốc gia. Florida nằm trong số các bang có lượng mưa bình quân cao nhất, phần lớn là do dông vào buổi chiều là hiện tượng phổ biến, chúng diễn ra tại bang từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Một phần nhỏ ở phía đông của Florida, gồm có Orlando và Jacksonville, có số giờ nắng hàng năm từ 2.400 đến 2.800. Phần còn lại của bang, gồm có Miami, nhận được từ 2.800 đến 3.200 giờ nắng mỗi năm. Xoáy thuận nhiệt đới là một mối đe dọa nghiêm trọng trong mùa bão, vốn kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 11, song một số cơn bão xuất hiện ngoài mùa này. Florida là bang chịu nhiều bão nhất, với vùng nước cận nhiệt đới và nhiệt đới và một đường bờ biển dài. Từ năm 1851 đến năm 2006, Florida bị 114 cơn bão tấn công, 37 trong số đó ở cấp 3 hoặc lớn hơn theo thang bão tại Hoa Kỳ. Môi trường và tài nguyên Florida có tiêu thụ năng lượng bình quân ở mức thấp. Có ước tính rằng khoảng 4% năng lượng của bang được phát từ các nguồn tài nguyên tái tạo. Sản xuất năng lượng của Florida chiếm 6% tổng sản phẩm năng lượng quốc gia, trong khi sản sinh các chất gây ô nhiễm ở mức thấp hơn, với 5.6% đối với nitơ oxide, 5,1% với các bon dioxide, và 3,5% đối với sunphua dioxide. Các nguồn tài nguyên dầu khí quan trọng được cho là nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Florida trong vịnh Mexico, song khu vực này đóng cửa đối với thăm dò kể từ năm 1981. Nhân khẩu Cục Thống kê Hoa Kỳ ước tính dân số Florida vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 là 19.552.860, tăng 4,0% kể từ cuộc điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ năm 2010. Dân số Florida trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2010 là 18.801.310. Năm 2010, trung tâm dân số của Florida nằm giữa Fort Meade và Frostproof. Trung tâm dân số dời ít hơn 5 dặm về phía đông và xấp xỉ 1 dặm về phía bắc từ năm 1980 đến 2010 và nằm trong quận Polk kể từ điều tra nhân khẩu năm 1960. Khoảng hai phần ba dân số Florida sinh ra tại bang khác, đây là tỷ lệ cao thứ hai tại Hoa Kỳ. Năm 2010, di dân bất hợp pháp chiếm khoảng 5,7% dân số Florida, đây là tỷ lệ cao thứ sáu tại Hoa Kỳ. Có khoảng 675.000 di dân bất hợp pháp tại bang trong năm 2010. Năm 2008, có 186.102 người hưu trí từng là nhân viên quân sự tại bang. Một thăm dò của Gallup vào năm 2013 cho thấy 47% cư dân Florida chấp thuận rằng bang nhà là bang tốt nhất để sống. Theo điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ năm 2010, Florida có thành phần dân tộc: 75,0% người Mỹ da trắng (57,9% người da trắng phi Mỹ Latinh và Iberia, 17,1% người Mỹ Latinh và Iberia da trắng) 16,0% người da đen hay người Mỹ gốc Phi 0,4% người da đỏ và thổ dân Alaska 2,4% người Mỹ gốc Á 0,1% thổ dân Hawaii và dân đảo Thái Bình Dương khác 3,6% từ một vài sắc tộc khác 2,5% người Mỹ đa chủng Trong cùng năm, người gốc Mỹ Latinh và Iberia chiếm 22,5% dân số. Các nguồn gốc được thuật lại lớn nhất trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2000 là người Đức (11,8%), người Ireland (10,3%), người Anh (9,2%), người Mỹ (8%), người Ý (6,3%), người Cuba (5,2%), người Puerto Rico (3,0%), người Pháp (2,8%), người Ba Lan (2,7%) và người Scotland (1,8%). Trong cuộc điều tra này, 1.278.586 người tại Florida tự xác định có tổ tiên "người Mỹ"; hầu hết những người này có nguồn gốc người Anh, một số có nguồn gốc Scotland-Ireland; tuy nhiên gia đình họ sống tại Hoa Kỳ từ rất lâu, có trường hợp là từ thời kỳ thuộc địa, do vậy họ chọn tự xác định đơn giản là có tổ tiên "người Mỹ" hoặc không biết rõ về tổ tiên họ. Trong điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ năm 1980, nhóm dân tộc lớn nhất ghi nhận tại Florida là người Anh với 2.232.514 người Florida tuyên bố rằng họ là người Anh hoặc hầu hết tổ tiên là người Anh. Trước Nội chiến Mỹ, khi chế độ nô lệ còn hợp pháp, và trong thời kỳ Tái thiết sau đó, người da đen chiếm gần một nửa dân số của bang. Thành phần của họ suy giảm trong thế kỷ sau đó, do nhiều người da đen tại Florida chuyển đến phía bắc trong Đại di cư, trong khi có một lượng lớn người da trắng chuyển đến bang từ phía bắc. Vào năm 1970, người da trắng phi Hispanic chiếm gần 80% dân số của Florida. Gần đây, thành phần cư dân de đen tại Florida lại tăng lên, hiện những nơi tập trung đông người da đen là bắc bộ Florida, vùng vịnh Tampa, khu vực Orlando. Người gốc Mỹ Latinh và Iberia (Hispanic) tại Floria gồm có các cộng đồng lớn của người Mỹ gốc Cuba tại Miami và Tampa, của người Puerto Rico tại Orlando và Tampa, và của các công nhân di cư người Trung Mỹ tại nội địa Tây-Trung và Nam Florida. Cộng đồng Hispanic tiếp tục phát triển đông hơn và lưu động hơn. Năm 2011, 57% trẻ em Florida dưới 1 tuổi thuộc các nhóm dân thiểu số. Năm 2012, 75% dân cư Florida sống cách bờ biển dưới . Do có số lượng lớn người nhập cư và công dân Hoa Kỳ chuyển đến Florida từ toàn quốc (đặc biệt là từ đông bắc), có nhiều phương ngôn của tiếng Anh được nói tại Florida. Có thể nghe thấy phương ngữ khu vực thành phố New York và nhiều loại tiếng Anh New England dọc theo vùng bờ biển Đại Tây Dương, đặc biệt la dọc theo Gold Coast và Nam Florida. Vùng bờ biển phía tây dọc theo vịnh Mexico có nhiều người nói tiếng Anh Mỹ nội địa đông bắc hơn, họ có nguồn gốc từ Trung Tây và Đại Hồ và chuyển đến Tây Nam Florida hay vịnh Tampa Bay. Trung Florida có xu hướng hiện diện tất cả các phương ngôn chiếm ưu thế. Giọng Miami có xu hướng được nói bởi những người sinh ra và/hoặc lớn lên tại hoặc quanh quận Miami-Dade và một vài nơi khác tại Nam Florida, không phân biệt bối cảnh chủng tộc hay dân tộc, song nổi bật hơn trong cộng đồng người Hispanic. Tại Trung Florida và vùng vịnh Tampa, tiếng Anh Latinh New York có thể phổ biến hơn với các thế hệ người Puerto Rico tại Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Dominica, người Mỹ gốc Colombia, và những người Mỹ gốc Hispanic khác tiếp tục chuyển khỏi vùng đô thị New York với số lượng lớn. Năm 2010, 73,36% cư dân Florida 5 tuổi hoặc lớn hơn nói tiếng Anh tại nhà như ngôn ngữ chính, trong khi 19,54% nói tiếng Tây Ban Nha, 1,84% nói tiếng Pháp bồi (hầu như toàn bộ là tiếng Haiti bồi), 0,60% nói tiếng Pháp, và tiếng Bồ Đào Nha được 0,50% dân số nói. Tổng cộng, 26,64% dân số Florida 5 tuổi hoặc lớn hơn có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Năm 2010, ba giáo phái chi phối tại Florida là Giáo hội Công giáo Rôma, Hội Báp-tít phương Nam, và Giám hội Giám Lý Thống nhất. Tại Florida có một cộng đồng Do Thái đáng kể, tập trung chủ yếu tại nam Florida; đây là cộng đồng Do Thái lớn nhất tại miền Nam Hoa Kỳ và lớn thứ ba toàn quốc sau New York và California. Tín đồ các tôn giáo hiện nay tại Florida gồm Tin Lành với 48%, Công giáo La Mã với 26%, Do Thái với 3%, Nhân Chứng Giê-hô-va với 1%, Hồi giáo với 1%, Chính Thống giáo với 1%, Phật giáo với 0,5% và Ấn Độ giáo với 0,5%. Người vô thần, thần luận tự nhiên và không tôn giáo khác chiếm 16% dân số của Florida. Quản trị Cấu trúc, nhiệm vụ, chức năng và hoạt động cơ bản của chính phủ bang Florida được xác định thông qua Hiến pháp Florida, văn kiện này thiết lập các luật cơ bản của bang và đảm bảo nhiều quyền lợi và tự do khác nhau của nhân dân. Chính phủ bang gồm ba nhánh riêng biệt là tư pháp, hành pháp, và lập pháp. Các dự luật do Cơ quan lập pháp Florida ban hành sẽ trở thành luật khi được thống đốc ký. Cơ quan lập pháp Florida gồm có Tham nghị viện tức Thượng viện Florida với 40 thành viên, và Chúng nghị viện tức Hạ viện Flordia với 120 thành viên. Tòa án Tối cao Florida gồm một chánh án và sáu thẩm phán. Florida gồm có 67 quận, một số tài liệu chỉ ghi 66 do Duval County được đồng nhất với Thành phố Jacksonville. Florida có 379 thành phố (trong tổng số 411) báo cáo thường xuyên đến Bộ Thuế Florida, song nhiều khu tự quản hợp nhất khác không thực hiện. Nguồn thu chính của chính phủ bang là thuế tiêu thụ, nguồn thu chính của các thành phố và quận là thuế tài sản. Mặc dù hầu hết cử tri đăng ký theo Đảng Dân chủ, song từ năm 1952 thì bang bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa ngoại trừ vào năm 1964, 1976, 1996, 2008 và 2012. 2008 đánh dấu lần đầu tiên kể từ thời Franklin D. Roosevelt mà Florida bỏ phiếu cho một ứng cử viên Dân chủ miền Bắc. Đại biểu quốc hội đầu tiên thuộc Đảng Cộng hòa tại Florida thời hậu Thái thiết đắc cử vào năm 1954. Thượng nghị sĩ Cộng hòa đầu tiên đắc cử thời hậu Tái thiết là vào năm 1968, hai năm sau khi thống đốc Cộng hòa đầu tiên thời hậu Tái thiết đắc cử. Năm 1972, Florida thực hiện bảo hộ thiệt hại cá nhân bảo hiểm ô tô bắt buộc đối với các lái xe, trở thành bang thứ nhì trong toàn quốc ban hành một luật bảo hiểm không kể bên có lỗi. Việc dễ dàng được nhận tiền theo luật này được cho là dẫn đến gia tăng gian lận bảo hiểm. Florida được xếp hạng bang nguy hiểm thứ năm vào năm 2009, xếp hạng này dựa trên báo cáo các tội ác nghiêm trọng trong năm 2008. Florida xếp hạng sáu về lừa đảo vào năm 2010. Bang xếp hạng nhất về lừa đảo thế chấp vào năm 2009. Năm 2009, 44% tai nạn trên xa lộ liên quan đến đồ uống có cồn. Florida là một trong bảy bang cấm mang súng ngắn công khai (tức không để người khác trông thấy), luật này được ban hành vào năm 1987. Kinh tế Trong thế kỷ 20, du lịch, công nghiệp, xây dựng, ngân hàng quốc tế, y sinh học và khoa học sinh mệnh, nghiên cứu y tế, đào tạo mô phỏng, không gian và phòng thủ, và du hành không gian thương mại đóng góp cho sự phát triển kinh tế của bang. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Florida trong năm 2010 là $748 tỷ. GDP của bang cao thứ tư tại Hoa Kỳ. Năm 2010, Florida trở thành bang xuất khẩu hàng hóa thương mại lớn thứ tư. Đóng góp chính cho tổng sản phẩm của bang trong năm 2007 là dịch vụ tổng hợp, dịch vụ tài chính, mậu dịch, giao thông vận tải và tiện ích công cộng, chế tạo và xây dựng. Trong năm 2010–11, ngân sách của bang là $70,5 tỷ, từng đạt đến $73,8 tỷ trong năm 2006–07. Chief Executive Magazine cho rằng Florida là bang tốt thứ ba để kinh doanh vào năm 2011. Kinh tế được thúc đẩy hầu như hoàn toàn nhờ 19 khu vực đô thị trong bang, vào năm 2004 chúng chiếm tổng cộng 95,7% tổng sản phẩm nội địa của bang. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Florida là $39.563, xếp thứ 27 toàn quốc. Trong tháng 2 năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của bang là 11,5%. Florida là một trong bảy bang không áp đặt thuế thu nhập cá nhân. Hiến pháp Florida thiết lập một mức lương tối thiểu cấp bang, nó được điều chỉnh theo lạm phát thường niên. Tính đến 1 tháng 1 năm 2012, mức lương tối thiểu của Florida là $4,65 đối với vị trí "được tip"', và $7,67 cho vị trí "không được tip"- cao hơn mức của liên bang là $7,25. Florida có 4 thành phố trong 25 thành phố đứng đầu toàn quốc về nợ thẻ tín dụng (2011). Bang cũng có tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng cao thứ hai. Có 2,4 triệu người Florida sống trong nghèo khổ vào năm 2008. 18,4% trẻ 18 tuổi và nhỏ hơn sống trong nghèo khổ. Miami là thành phố lớn nghèo thứ sáu tại Hoa Kỳ (2010). Năm 2010, trên 2,5 triệu người Florida dựa vào tem thực phẩm, tăng từ 1,2 triệu vào năm 2007. Để đủ điều kiện, người Florida cần có thu nhập ít hơn 133% mức nghèo liên bang, tức là dưới $29.000 cho một gia đình bốn người. Đầu thế kỷ 20, các nhà đầu cơ đất chú ý đến Florida, và các doanh nhân như Henry Plant và Henry Flagler phát triển các hệ thống đường sắt, điều này khiến dân chúng chuyển đến do hấp dẫn từ khí hậu và kinh tế địa phương. Từ đó trở đi, du lịch bùng nổ, thúc đẩy một chu kỳ chôn vùi một phần lớn đất nông nghiệp. Bùng nổ xây dựng đầu thế kỷ 21 để lại cho Florida 300.000 nhà trống vào năm 2009, theo số liệu của bang. Năm 2009, Cục điều tra nhân khẩu Hoa Kỳ ước tính rằng người Florida dành trung bình 49,1% thu nhập cá nhân cho các phí tổn liên quan đến nhà ở, một tỷ lệ cao thứ ba toàn quốc. Du lịch là lĩnh vực lớn nhất trong kinh tế Florida. Thời tiết ấm, ánh nắng mặt trời và hàng trăm dặm bãi biển thu hút khoảng 60 triệu du khách đến bang mỗi năm. Florida là địa điểm đứng đầu trong năm 2011. Nhiều đô thị bãi biển là các địa điểm du lịch phổ biến, đặc biệt là trong mùa đông và nghỉ xuân. 23 triệu du khách đến các bãi biển của Florida vào năm 2000, chi tiêu $22 tỷ. Công chúng có quyền tiếp cận bãi biển theo thuyết tín thác công cộng, song một số khu vực thực tế có thể bị chủ sở hữu tư nhân ngăn tiếp cận trong một khoảng cách dài. Nông nghiệp là ngành kinh tế lớn thứ hai tại Florida. Các loại quả thuộc chi Cam chanh, đặc biệt là cam, là một phần quan trọng trong kinh tế, và Florida sản xuất phần lớn các loại quả thuộc chi Cam chanh trồng tại Hoa Kỳ. Năm 2006, 67% quả thuộc chi Cam chanh, 75% quả cam, 58% quả quýt, và 54% quả bưởi chùm được trồng tại Florida. Khoảng 95% số cam thương mại sản xuất trong bang là dành cho chế biến (hầu hết là nước cam ép, đồ uống chính thức của bang). Các nông sản khác gồm có mía, dâu tây, cà chua và cần tây. Bang đứng đầu Hoa Kỳ về sản xuất ngô ngọt và đậu cô ve. Năm 2009, giá trị ngư nghiệp tại Florida là $6 tỷ, tạo 60.000 việc làm cho các mục đích thể thao và thương mại. Khai mỏ Phosphat tập trung tại Thung lũng Bone, đây là ngành kinh tế lớn thứ ba tại Florida. Bang sản xuất khoảng 74% nhu cầu phosphat của các nông dân tại Hoa Kỳ và chiếm 25% nguồn cung thế giới, với khoảng 95% sử dụng cho nông nghiệp. Từ khi NASA cho lập các địa điểm phóng Merritt Island trên mũi Canaveral (nổi tiếng nhất là Trung tâm vũ trụ Kennedy) vào năm 1962, Florida phát triển một ngành công nghiệp không gian đáng kể. Lĩnh vực kinh tế chính khác tại Florida là quân sự, có 24 căn cứ quân sự trong bang, Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ nằm tại Tampa, Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ nằm tại Doral, và Bộ Tư lệnh các hoạt động đặc biệt Hoa Kỳ nằm tại Tampa. Có khoảng 100 nghìn nhân viên quân sự Hoa Kỳ đóng tại Florida, đóng góp trực tiếp và gián tiếp $52 tỷ mỗi năm cho kinh tế bang. Địa phương kết nghĩa Tham khảo Liên kết ngoài Du lịch Florida MyFlorida.com – chính phủ tiểu bang Florida Tiểu bang Hoa Kỳ Các Tiểu bang Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Nam Hoa Kỳ Cựu thuộc địa Tây Ban Nha Bán đảo Florida Tiểu bang Đông Duyên hải Hoa Kỳ Tiểu bang Duyên hải vịnh Mexico của Hoa Kỳ Tiểu bang Hoa Kỳ có nhiều múi giờ
9654
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1p-t%C3%ADt
Báp-tít
Báp-tít là một nhóm các giáo hội Cơ Đốc giáo cho rằng phép báp têm chỉ nên được cử hành cho những người tự tuyên xưng đức tin. Họ được xem là một trong những giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách (Protestantism), và về mặt giáo lý, hầu hết có quan điểm theo phong trào Tin Lành (evangelicalism). Tín hữu Báp-tít nhấn mạnh đến nghi thức báp têm theo cách dầm mình, xem nghi thức này là sự xưng nhận đức tin vào Chúa Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa. Cấu trúc tổ chức theo thể chế tự trị giáo đoàn (congregationalism), chú trọng vào quyền tự trị dành cho các nhà thờ địa phương. Thường thì các nhà thờ Baptist tự nguyện kết hợp lại với nhau trong các tổ chức như Liên hiệp Báp-tít Nam phương. Tín hữu Baptist gọi nhà thờ địa phương là hội thánh, vì họ bác bỏ các khái niệm về giáo hội cấp quốc gia hoặc cấp khu vực. Như vậy, trong cộng đồng Baptist, các cấu trúc tổ chức cấp quốc gia hoặc khu vực chỉ được xem là những tổ chức có tính hội đoàn (không phải giáo hội), liên kết các hội thánh địa phương nhằm phục vụ một số mục đích như hợp tác trong truyền bá phúc âm, hoặc hỗ trợ nhau Xác tín Vì không chấp nhận một cơ chế tập trung quyền lực vào trung ương, các xác tín được chấp nhận trong vòng các hội thánh Báp-tít là đa dạng. Tuy nhiên, có một số xác tín được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Báp-tít, tương tự với các tín lý của nhiều giáo phái sản sinh từ cuộc Cải cách Kháng Cách. Đặc điểm Những xác tín của cộng đồng Báp-tít được thể hiện qua cách trình bày sau với nội dung xuất phát từ những chữ cái đầu dòng (theo tiếng Anh): Biblical authority (Thẩm quyền Kinh Thánh) Autonomy of the local church (Quyền tự trị của hội thánh địa phương) Priesthood of all believers (Chức vị tư tế dành cho mọi tín hữu) Two ordinances - Believer's Baptism and Symbolic Communion (Chỉ có hai thánh lễ - Báp têm cho tín hữu và Tiệc thánh) Individual soul liberty (Quyền tự do cá nhân trong các vấn đề tâm linh) Separation of Church and State (Sự phân lập giữa giáo hội và nhà nước) Two offices of the church - Pastor and Deacon (Chỉ có hai chức vụ trong hội thánh - Mục sư và Chấp sự) Báp têm là thánh lễ dành cho một cá nhân sau khi người ấy xưng nhận Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa. Tín hữu Báp-tít chấp nhận báp têm theo ý nghĩa là một sự thể hiện có tính biểu trưng cho sự tẩy sạch tội lỗi từ bên trong, khi một người chấp nhận Giê-xu là Cứu Chúa, cũng là cơ hội để một tín hữu gia nhập vào cộng đồng Cơ Đốc giáo nói chung, và vào một hội thánh địa phương nói riêng. Hầu hết các hội thánh Báp-tít đều xem Lễ Báp têm là điều kiện căn bản để gia nhập hội thánh. Tín hữu Báp-tít nhấn mạnh (dù không luôn luôn) đến nghi thức báp têm theo cách dầm mình. Nghi thức này được cho là được thực hành bởi Giăng Báp-tít (John the Baptist), theo đó người thụ lễ được ấn sâu vào trong nước. Người hành lễ (thường là mục sư, nhưng tín hữu cũng có thể hành lễ) nhân danh Ba Ngôi theo Phúc âm Mátthêu 28. 19 ("hãy nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh mà làm báp têm cho họ"). Nghi thức này được xem là biểu trưng cho sự chết, sự chôn và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Trong những trường hợp đặc biệt như người thụ lễ là người bệnh hoặc người lớn tuổi, lễ báp têm được cử hành theo cách rảy nước có thể được chấp nhận như một nghi thức thay thế. Một số hội thánh Báp-tít công nhận lễ báp têm của các giáo phái khác miễn là không phải báp têm dành cho trẻ em. Tuy nhiên, theo quan điểm phổ biến trong cộng đồng Báp-tít, nghi thức báp têm theo cách dầm mình là chọn lựa tốt nhất. Tín hữu Báp-tít bác bỏ nghi thức báp têm dành cho trẻ em vì họ tin rằng, trong phạm trù của sự cứu rỗi linh hồn, cha mẹ không thể quyết định thay cho con cái của mình. Chỉ có những người đã đến "tuổi chịu trách nhiệm" mới có thể thụ lễ báp têm. Đó là tuổi mà con người có đủ hiểu biết để chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình. Nhiều tín hữu Báp-tít tin rằng ở tuổi 12, Chúa Giê-xu bắt đầu thi hành công việc của Thiên Chúa, nên tuổi này có thể là một gợi ý điển hình cho "tuổi chịu trách nhiệm". Thể chế Thể chế tự trị giáo đoàn, được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Báp-tít, giành quyền tự trị cho các hội thánh địa phương trong các lãnh vực như điều hành, tổ chức và thần học. Nhiều hội thánh Báp-tít từ chối đặt mình dưới quyền kiểm soát của bất cứ cấu trúc hành chính nào như hội đồng quốc gia hay bất cứ chức sắc nào như giám mục hay giáo hoàng. Về tổ chức, việc chọn các viên chức lãnh đạo hội thánh, chấp nhận hoặc bác bỏ một học thuyết, sẽ được quyết định bởi toàn thể thành viên trong hội thánh theo một tiến trình dân chủ. Tuy nhiên, một số đại giáo đoàn (megachurch) chấp nhận một thể chế trao nhiều quyền hạn cho các mục sư, khi ấy các thành viên sẽ không còn nhiều cơ hội tham gia vào các quyết định của hội thánh qua lá phiếu của mình. Ngay từ đặc tính của mình, vì nhu cầu hợp tác để tồn tại và phát triển, thể chế tự trị giáo đoàn là vườn ươm sản sinh nhiều cấu trúc liên kết các hội thánh địa phương vào các hiệp hội như Liên hiệp Báp-tít Nam phương (Southern Baptist Convention), tổ chức Báp-tít lớn nhất Hoa Kỳ với gần 16 triệu tín hữu. Những hiệp hội này được hình thành nhằm hỗ trợ các công tác như truyền giáo hay các hoạt động từ thiện, nhưng các hiệp hội không có bất kỳ thẩm quyền nào trên các hội thánh địa phương; các hội thánh địa phương tự quyết định cho mình mức độ họ muốn tham gia vào các hiệp hội. Dù đang hiện hữu hàng trăm hiệp hội Baptist, nhiều hội thánh địa phương lại không muốn tham gia vào bất cứ hiệp hội nào. Phân lập giữa Giáo hội và Nhà nước Tín hữu Báp-tít, nhiều người đã bị cầm tù hoặc hi sinh mạng sống vì niềm tin của họ, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc phân lập giữa giáo hội và nhà nước tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Năm 1612, Smyth viết "các viên chức chính phủ, chiếu theo chức trách của mình, không nên can thiệp vào tôn giáo, hay các vấn đề của lương tâm". Cũng vào năm ấy, Thomas Helwys viết, Hoàng đế Anh có thể "đòi hỏi nơi thần dân những điều nhà vua muốn, và chúng ta phải vâng phục, nhưng đối với Vương quốc của Thiên Chúa, nhà vua không nên can dự vào". Ủng hộ nguyên tắc phân lập giữa giáo hội và nhà nước không có nghĩa là rút lui khỏi lãnh vực chính trị, và tín hữu Báp-tít thường không tránh né các hoạt động chính trị. Gần đây tại Hoa Kỳ, tín hữu Báp-tít thường tham gia các hoạt động chính trị gây tranh cãi như chống cờ bạc, rượu, phá thai, hôn nhân đồng tính... Tại một số tiểu bang miền Nam, nơi tín hữu Báp-tít cấu thành đại bộ phận dân số, họ đã thành công trong nỗ lực thông qua các đạo luật cấm bán rượu và ngăn cản một số hình thức cờ bạc. Thẩm quyền của Kinh Thánh Thẩm quyền của Kinh Thánh, hay sola scriptura, ngụ ý Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền duy nhất đến từ Thiên Chúa để trình bày chân lý, nên được hiểu trong nội dung của sự tương phản với thẩm quyền của truyền thống tông đồ trong Giáo hội Công giáo Rôma. Bất cứ quan điểm nào không được hậu thuẫn bởi Kinh Thánh đều được xem là dựa vào truyền thống của con người hơn là theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa về cách người ấy hiểu biết Kinh Thánh, vì vậy tín hữu được khuyến khích tìm kiếm sự cứu rỗi bằng cách nghiên cứu Kinh Thánh với nhiệt tâm và lòng tôn kính. Tín hữu Báp-tít thuộc Phong trào Nền tảng (Fundamentalism) chia sẻ một quan điểm chung về tính chân xác của Kinh Thánh cùng với cách giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen và một số vấn đề thần học khác. Tuy nhiên, do tính đa nguyên của thể chế tự trị giáo đoàn, nhiều tín hữu Báp-tít không giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen, cũng không theo khuynh hướng Nền tảng; dù phần lớn tín hữu Báp-tít đều tin vào thẩm quyền của Kinh Thánh. Hầu hết những người theo khuynh hướng trung dung trong cộng đồng Báp-tít thích dùng thuật ngữ "soi dẫn" để miêu tả Kinh Thánh hơn là thuật ngữ "không sai lầm". Dù tín hữu Báp-tít vẫn xem Kinh Thánh là nguồn thẩm quyền duy nhất, họ lại thích trích dẫn những tác phẩm có tính minh hoạ cho Kinh Thánh, nhiều nhất là Thiên lộ Lịch trình của John Bunyan. Chức Tư tế cho mọi tín hữu Mệnh đề này ngụ ý mọi tín hữu Cơ Đốc đều có quyền trực tiếp đến với Thiên Chúa, và chân lý có thể được tìm thấy trong Kinh Thánh mà không cần có sự giúp đỡ của một giai cấp trung gian. Học thuyết này đặt nền tảng trên 1 Peter (Phêrô hoặc Phi-e-rơ) 2.9 ("Anh em là dòng dõi được lựa chọn, là chức tư tế của nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Thiên Chúa"). Martin Luther, tiếp bước John Wycliff, rao giảng học thuyết này trong cuộc Cải cách Kháng Cách vào thế kỷ 16. Đây là một trong những tín lý căn bản giúp xây dựng niềm xác tín của tín hữu Báp-tít về quyền tự do tôn giáo. Công chính bởi đức tin Được xưng công chính bởi đức tin, hay sola fide, ngụ ý rằng chỉ bởi đức tin (không phải bởi công đức) mà tín hữu nhận lãnh sự cứu rỗi. Thần học Báp-tít cho rằng nhân loại đã bị ô uế bởi tội lỗi vì cớ sự phản loạn của Adam và Eva chống nghịch Thiên Chúa, vì tội nguyên thủy này mà con người bị hư mất đời đời. Nhưng Chúa Cơ Đốc chết trên thập tự giá để ban cho con người sự sống vĩnh hằng, miễn là họ chấp nhận Chúa Cơ Đốc vào trong đời sống của mình và khẩn cầu Ngài tha thứ tội lỗi. Nghi thức Tâm điểm của nghi thức thờ phụng Báp-tít là phần giảng luận. Bài giảng thường có độ dài từ 30 đến 60 phút. Diễn giả có thể chọn trình bày bài giảng của mình theo phương pháp luận giải - tập chú vào một đoạn kinh thánh và giải thích ý nghĩa của nó - hay theo chủ đề, biện luận về một chủ đề đang được quan tâm, với sự hỗ trợ của các đoạn Kinh Thánh liên quan. Bên cạnh đó là phần âm nhạc, với sự tham gia của các ca đoàn và toàn thể giáo đoàn. Hiện nay có hai chọn lựa cho phần âm nhạc trong nghi thức thờ phụng, các bài thánh ca truyền thống hay âm nhạc Cơ Đốc đương đại. Thánh lễ Tiệc Thánh có thể được cử hành hằng tuần, hằng tháng hoặc ba tháng một lần, thường vào cuối lễ thờ phụng. Tín hữu dự tiệc thánh để tưởng niệm sự chết của Chúa Cơ Đốc và để dự phần vào thân thể và huyết của Chúa Giê-xu, được biểu trưng bởi bánh và nước. Nguồn gốc Có một số quan điểm cho rằng đức tin Báp-tít đã hiện hữu ngay từ thời kỳ hội thánh tiên khởi, từ những ngày của Giăng Báp-tít (Gioan Tẩy giả) và Chúa Giê-xu. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng truyền thống Baptist được lưu truyền qua sự tiếp nối của các giáo đoàn Cơ Đốc. Đức tin Baptist được thể hiện qua thần học và sống đạo của các giáo đoàn này, dù thuật ngữ Baptist không được biết đến. Quan điểm này đặt nền tảng trên Phúc âm Mátthêu (Matthêu hoặc Ma-thi-ơ) 16. 18, "...ta sẽ lập hội thánh ta trên đá này; và cửa âm phủ không thể thắng hơn hội thánh". Thành viên Thống kê Ước tính có hơn 90 triệu tín hữu Báp-tít trên toàn thế giới tập trung trong gần 300 000 giáo đoàn, với khoảng 47 triệu tín hữu Báp-tít tại Hoa Kỳ. Những cộng đồng Baptist đông đảo có mặt ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, đáng kể nhất là tại Ấn Độ (2,4 triệu), Nigeria (2,3 triệu), Cộng hòa Dân chủ Congo (1,9 triệu), và Brasil (1,5 triệu). Theo một cuộc khảo sát trong thập niên 1990, cứ năm người Mỹ có một người tự nhận mình là tín hữu Báp-tít. Cộng đồng Báp-tít tại Hoa Kỳ có hơn năm mươi nhóm khác nhau, nhưng có đến 92% số thành viên gia nhập một trong năm giáo phái sau: Liên hữu Baptist Nam phương (SBC); Liên hữu Báp-tít Quốc gia (NBC); Liên hữu Baptist Quốc gia Mỹ (NBCA); Hội thánh Baptist Mỹ (ABC); và Thông công Baptist Quốc tế (BBFI). Tư cách Thành viên Chỉ có những tín hữu đã chịu lễ báp têm mới được công nhận là thành viên của một giáo đoàn địa phương thuộc cộng đồng Báp-tít. Mặc dù không giới hạn số tuổi để gia nhập giáo đoàn, hầu hết nhà thờ Baptist đều không xem trẻ em là thành viên chính thức. Theo quan điểm của họ, trẻ em chưa trưởng thành đủ để có thể hiểu biết và xưng nhận đức tin theo sự chọn lựa và nhận thức của mỗi cá nhân. Cũng có những người công khai xưng nhận đức tin nhưng không hội đủ phẩm chất để trở nên thành viên chính thức. Nếu kể cả những người chưa chịu lễ báp têm (trong đó có trẻ em chưa đủ tuổi), con số ước tính lên đến 120 triệu người Baptist trên toàn thế giới. Chú thích Xem thêm Phong trào Tin Lành Đại Tỉnh thức Liên kết ngoài Liên hiệp Baptist Nam phương Tin Lành Kitô giáo Giáo phái Cơ Đốc Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Thuật ngữ Kitô giáo
9676
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A9u%20ph%C3%A1p
Tẩu pháp
Tẩu pháp (fugue) là tiến trình nhạc Phức điệu trong đó một chủ đề được trình bày lúc ban đầu bằng mối tương quan chủ âm/át âm, sau đó được khai triển bằng kỹ thuật Đối âm. Thuật ngữ Tẩu pháp còn ám chỉ một tác phẩm âm nhạc nhiều chương (tương tự như thuật ngữ Sonata) có cấu trúc chặt chẽ, với quá trình sáng tác có tính cách luận lý (logic) và quá trình sáng tác này được mệnh danh là Luận Nhạc (composition). Tính chất của Tẩu pháp Một bản tẩu pháp tổng quát có chứa một chuỗi những đoạn trình bày và những đoạn phát triển không giới hạn số lượng. Đơn giản nhất, một khúc tẩu pháp chỉ có một đoạn trình bày và một đoạn phát triển tự do. Một bản tẩu pháp phức tạp hơn gồm một đoạn trình bày và nhiều đoạn phát triển, hoặc có thêm một đoạn trình bày khác với một hoặc nhiều đoạn phát triển. Loại tẩu pháp cung thể trung tâm sẽ trình bày chủ đề không có chuyển cung ra ngoài mối tương quan chủ âm/át âm ban đầu. Các thành phần của Tẩu pháp Nhạc đề chính của Tẩu pháp và cách khởi tấu của nó Nhạc đề (subject): Dòng nhạc có chứa yếu tố giai điệu/tiết tấu của tẩu pháp. Nhạc đề tiêu biểu có hai phần: phần "đầu" nhằm gây sự chú ý với khán thính giả nên không nhấn mạnh về tiết tấu hoặc quãng nhạc, còn phần "đuôi" có nhiều liên kết, nhiều hình thức tiết tấu, đôi khi có chuyển cung thể. Phần đầu và/hoặc phần đuôi có thể có tiềm năng biến tấu thành một hoặc hai nhạc tố nhỏ hơn và chúng có đặc điểm về tiết tấu và/hoặc quãng nhạc. Đáp đề (answer): Nhạc đề phỏng tạo đi theo ngay sau lần trình bày thứ nhất của Nhạc đề, nằm ở một bè khác và thường được nâng cao một quãng năm. Đáp đề là một lớp con của chủ đề có mang đặc tính quãng nhạc nằm trong mối tương quan với chủ đề gốc. Đáp đề Thang âm (tonal answer): một đáp đề tiêu biểu (không phải nhất định như vậy) nằm cùng bộ khóa với chủ đề. Thực hiện điều này cần phải thay đổi một vài quãng nhạc so với chủ đề. Trong một đáp đề thang âm "do" và "sol" hoán vị cho nhau: Bậc đang sử dụng là "do," trong chủ đề, trở thành "sol" trong đáp đề và ngược lại. Phân tích kỹ thuật: các chủ đề chỉ nhảy quãng trong các bậc của âm giai chủ và âm giaí át để tạo đáp đề thang âm. Đáp đề Thực trạng (real answer): một đáp đề được thực hiện bằng cách dịch giọng chủ đề sang một cung khác, thông thường là cung át. Phân tích kỹ thuật: các chủ đề phải nhảy quãng đúng y như chủ đề và không nằm trong các bậc của âm giai chủ và âm giaí át để tạo đáp đề thực trạng. Phản đề (countersubject): một âm hình độc lập nối trực tiếp ngay sau chủ đề hoặc đáp đề (trong cùng bè). Phản đề được thực hiện bằng phương pháp đối âm với chủ đề hoặc đáp đề đang dược phát biểu ở bè khác. Không phải mỗi bài tẩu pháp chỉ có một phản đề. Nhiều bản tẩu pháp có nhiều hơn một phản đề. Chủ đề giả (false subject): Một số người dùng thuật ngữ "chủ đề giả" để miêu tả chủ đề (hoặc đáp đề) được khởi đầu nhưng không đi đến giai kết. Thuật ngữ này được dự trù cho những trường hợp chủ đề vừa xuất hiện, bị bẻ gãy ngang, và được nối tiếp ngay bằng một nét nhạc khác. Hầu hết những trường hợp chủ đề không giai kết sẽ được phát triển thành những câu nhạc "phỏng tạo". Các chương chính của Tẩu pháp Trình bày (exposition): Chương này trình bày chủ đề với ít nhất một đáp đề và có thể có phản đề. Đặc tính của chương trình bày là chủ đề lần lượt xuất hiện ở tất cả các bè, và đáp đề (thang âm hoặc thực trạng) có liên hệ chính xác với chủ đề. Các chủ đề và đáp đề thường xuất hiện nối tiếp ngay lập tức ở các bè khác nhau, nghĩa là khi một chủ đề vừa được trình bày xong thì đáp đề xuất hiện ở một bè khác ngay lập tức. Giai kết của phần trình bày cỏ thể được dời xuống phần Tái hiện. Chương này có thể được mở rộng bằng cách trình bày lại lần nữa với sự đảo thứ tự giữa các bè (so với lần trình bày đầu tiên) và có hoặc không thay đổi chủ đề. Tái trình bày (re-exposition): phần trình bày lại, nối với phần trình bày đầu tiên, trật tự các bè được giữ nguyên giống như lần trình bày đầu tiên. Đối trình bày (counter exposition): phần trình bày lại, nối với phần trình bày đầu tiên, trật tự các bè được thay đổi hoặc chủ đề thay đởi bằng biến thể đối âm củ chủ đề nguyên thủy. Trình bày kép (double exposition): phần trình bày sử dụng một nét nhạc chủ đề mới (có thể không dùng thủ pháp đối âm trên chủ đề một). Nếu chủ đề mới độc đáo, thì đó là một bản ‘tẩu pháp kép’ (trường hợp có ba chủ đề khác nhau, đó là tẩu pháp kép ba). Khai triển (developmental): Chương Khai triển xử lý các nhạc tố trong chương trình bày bằng những thủ pháp như Chuyển tiến, Chuyển cung thể, Chuyển ngược, Đối âm kép, Xiết chặt, Khuếch đại / Thu hẹp, Âm nền... Chương này thường kết thúc bằng một giai kết hoặc vài giai kết nối tiếp nhau. Đặc điểm của chương khai triển là chủ đề được phân đoạn hoặc biến thể bằng nhiều bút pháp khác nhau, nhưng xây dựng dần dần Chủ đề Biến cách tồn tại trong ít nhất một bè nào đó. Các chủ đề biến cách thường không nằm trong tương quan chủ âm / át âm như đoạn trình bày và được mệnh danh là "những đoạn du hứng" (divertimento). Chương Khai triển tiêu biểu không cần phát biểu chủ đề ở tất cả mọi bè. Tái hiện (coda hoặc codetta): Bao gồm phân đoạn của một chương (codetta) hoặc toàn bộ tẩu pháp (coda). Các coda và codetta thường có âm hưởng dường chúng là phần thêm vào sau cấu trúc kết thúc của một chương. Chức năng của các codetta thường là chuyển cung ngược (để quay về cung thể của chủ đề chính). Không phải mọi bản tẩu pháp đều có chương này. Kỹ thuật sáng tác Tẩu pháp Biến tấu Cung thể (Tonal variation) Chuyển cung (modulation): Phỏng diễn một nhạc tố ở một cung khác. Nhạc sĩ J. S. Bach thường sắp xếp các tẩu pháp của ông ở những cung gần (các cung trưởng và thứ nằm kề nhau trong vòng tròn công năng quãng năm). Chuyển thể (mutation): Phát biểu chủ đề hoặc đáp đề (hoặc những chất liệu sơ cấp khác) ở "thể" ngược lại. Thí dụ chủ đề ban đầu ở thể thứ (minor) và chủ đề sau ở thể trưởng (major) thì gọi là "chuyển thể". Biến tấu Đối âm (Contrapuntal variation) Xiết chặt (stretto): Nhạc tố ở bè thứ nhì xuất hiện trước khi nhạc tố ở bè thứ nhất kết thúc. Nhạc tố có thể là chủ đề, đáp đề, phản đề, hoặc những phỏng diễn khác phát xuất từ giai điệu / tiết tấu. Khuếch đại / Thu hẹp (augmentation/diminution): Phát biểu nhạc tố với tiết tấu được tăng đôi hoặc chia đôi. Âm nền (pedal point): duy trì liên tục một cao độ, thường là âm trầm, tạo nên sự luân phiên giữa hoà âm thuận và hoà âm nghịch với các bè bên trên. Tẩu pháp rất thường sử dụng âm nền. Chuyển ngược (retrograde): (ít thấy) Phát biểu các nốt của nhạc tố "ngược trật tự". Nghịch đảo Giai điệu (melodic inversion): (contrary motion) Phát biểu nhạc tố với các quãng nhạc đi "ngược hướng" với nhạc tố nguyên thủy. Nếu tính chất của các quãng nhạc được giữ nguyên thì chuyển hành được gọi là "đối xứng qua gương". Chuyển tiến (sequence): Lặp lại nhạc tố ở "cao độ khác", bước cao hơn hoặc thấp hơn. Mỗi câu lặp lại được gọi là một "bước tiến". Chuyển tiến mà mỗi bước tiến tự nó có chứa một mẫu chuyển tiến được gọi là "làm tổ". Thủ pháp chuyển tiến của J. S. Bach có khuynh hướng trở thành biến tấu tiếp theo, với toàn bộ chuyển tiến bao gồm hai hoặc ba bước tiến, mỗi bước tiến có chứa hai hoặc ba đơn vị phụ trợ. Thí dụ: kỹ thuật chuyển tiến trong tác phẩm bút pháp đối xứng qua gương trong Nghệ thuật Tẩu pháp. Phần Chuyển tiến tự thân xuất hiện trong Chương Trình bày và có tiềm năng để khai triển. Nghịch đảo Đối âm (contrapuntal inversion): Phỏng diễn tay đôi hoặc tay ba. Tái hiện từng cặp bè (Đối âm kép đôi) hoặc ba bè (Đối âm kép) trong đó những bè đã xuất hiện sẽ được phân bố lại "khác thứ tự", nhờ đó tương quan quãng nhạc sẽ tạo nên sự thay đổi. Thể loại Nghịch đảo Đối âm Đảo Quãng Tám: Quãng Bốn trở thành Quãng Năm, đồng âm trở thành Quãng Tám... Trong khi âm thanh quãng bốn song song, không thể đối âm nghịch đảo, và phỏng diễn tay đôi theo Quãng Tám phải tránh điều này. Xem bài Canon per Augmentationem in contrario Motu trong tác phẩm Art of Fugue là thí dụ về Đối âm Kép quãng tám. Đảo Quãng Mười (8va+3rd): các bước chuyển hành song song được tránh. Bởi vì bước song song ở nguyên vị thì được chấp nhận (vd: Q3 & Q6), nhưng sau khi nghịch đảo thì bị phạm lỗi (Q8 & Q5). Xem bài Canon alla Decima trong tác phẩm Art of Fugue. Đảo Quãng Mười Hai (8va+5th): Ngoại trừ Quãng ba, chuyển hành song song bị phạm lỗi sau khi nghịch đảo Quãng Mười Hai. Tuy nhiên, trong bài Canon alla Duodecima của tác phẩm Art of Fugue (có đặc tính của loại phỏng diễn tay đôi) tác giả sử dụng nhiều quãng ba song song. Cách tính kiểu Nghịch đảo Đối âm Xác định quãng nào ở bè trầm sẽ được đảo lên. Xác định quãng nào ở bè cao sẽ được đảo xuống. Lưu ý: nếu bè nào được dự trù để thay đổi, bè cao sẽ trở nên thấp hơn và ngược lại, khi đó nghịch đảo đối âm không diễn ra được. Nếu bước một và hai ở từng bát độ riêng, khi đó đối âm kép là một quãng tám. Ngoài ra, lấy kết quả của bước một và hai, trừ cho 1. Cách tính Quãng sau khi nghịch đảo Đối âm Kép @8va: Trừ 9 cho quãng nguyên thì tìm được quãng đảo. Thí dụ: quãng bốn đảo thành quãng năm. Đối âm Kép @10th: Trừ 11 cho quãng nguyên thì tìm được quãng đảo. Thí dụ: quãng bốn đảo thành quãng bảy. Đối âm Kép @12th: Trừ 13 cho quãng nguyên thì tìm được quãng đảo. Thí dụ: quãng bốn đảo thành quãng chín. Tham khảo Anatomy of a Fugue Site © 1996 Timothy A. Smith Liên kết ngoài (Adobe Flash ) J. S. Bach 24 khúc nhạc dạo và tấu pháp kiệt tác Das Wohltemperierte Clavier của ông (BWV 846-893) Nghiên cứu Lý thuyết âm nhạc Phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây
9678
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wolfgang%20Amadeus%20Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart (; tên đầy đủ là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (27 tháng 1 năm 1756 – 5 tháng 12 năm 1791 (35 tuổi)) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy phong cách nhạc của ông bị một số người chê bai và khinh thường trong thời điểm đó, ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng: "Hậu thế sẽ không thể nhìn thấy tài năng như vậy trong 100 năm". Tiểu sử Thời thơ ấu Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27tháng 1 năm 1756. Cha ông là Leopold Mozart (1719–1787) và mẹ là bà Anna Maria, nhũ danh Pertl (1720–1778), cư trú tại căn nhà số 9 đường Getreidegasse ở Salzburg. Thành phố này từng là thủ phủ của Tổng giáo phận Giáo hội Công giáo La Mã, một công quốc giáo hội thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh mà sau này thuộc Áo. Ông Leopold Mozart là người gốc Augsburg, Đức, một nhà soạn nhạc nhỏ, một giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Năm 1743, ông được bổ nhiệm là nhạc chơi vĩ cầm thứ 4 trong đoàn nhạc được thành lập bởi Giám mục Công giáo Count Leopold Anton vonkkii89jhi8 Giám mục cầm quyền của Salzburg (1213–1803). Bốn năm sau, ông kết hôn với bà Anna Maria ở Salzburg. Leopold trở thành chỉ huy phó của dàn nhạc Kapellmeister vào năm 1763. Vào năm Mozart ra đời, ông Leopold đã xuất bản một cuốn sách giáo khoa về vĩ cầm có tên Versuch einer gründlichen Violinschule và đã đạt được thành công vang dội. Mozart là con út trong số 7 người con mà có 5 người đã mất khi còn bé. Chị gái duy nhất còn lại của ông là Maria Anna Mozart (1751–1829) với biệt danh "Nannerl". Mozart được làm lễ rửa tội sau khi sinh tại nhà thờ St. Rupert's Cathedral. Theo hồ sơ rửa tội thì ông được đặt tên tiếng La-tinh là Joannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart. Ông thường tự gọi mình là "Wolfgang Amadè Mozart" khi lớn lên nhưng ông còn có nhiều tên gọi khác nhau. Khi chị gái của Mozart là Nannerl lên 7 tuổi, cô bé bắt đầu được cha dạy các bài học về chơi đàn phím, trong lúc đó cậu em trai 3 tuổi Mozart ngồi nhìn. Nhiều năm sau khi Mozart mất, người chị gái đã hồi tưởng lại: Cậu ấy thường dành nhiều giờ liền trên phím đàn, lựa chọn các quãng 3 mà cậu ấn tượng sâu sắc nhất và niềm vui của cậu hiện rõ khi nó nghe có vẻ hay... Ở tuổi lên 4, cha cậu, với một mục tiêu rõ ràng, đã bắt đầu dạy cậu một vài bản nhạc đơn giản trên phím đàn. Với sự mềm mại và chính xác tuyệt vời, cậu chơi đàn không một chút lỗi... Năm 5 tuổi, cậu đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên trong khi chơi với cha và Leopold là người ghi lại. Những phần đầu này thuộc Köchel-Verzeichnis. 1–5, được ghi lại trong cuốn hồi ký Nannerl Notenbuch. Có một số tranh cãi của học giả về việc Mozart lên 4 hay 5 tuổi khi ông tạo ra các tác phẩm âm nhạc đầu tiên của mình, dù có những chút nghi ngờ về việc Mozart đã sáng tác ra những quãng 3 nhạc đầu tiên trong một vài tuần ở các phần các nhau: KVs 1a, 1b and 1c. Solomon lưu ý rằng dù ông Leopold là giáo viên tận tụy cho các con ông, có bằng chứng rằng cậu bé Mozart đã tỏ ra xuất sắc trong việc phát triển xa hơn những gì cậu được dạy. Những sáng tác đầu tiên đầy vết mực loang của ông và những kết quả đạt được cho thấy trí tuệ phát triển sớm với đàn vĩ cầm là nhờ óc sáng tạo của chính bản thân cậu bé và mang đến sự ngạc nhiên vô cùng lớn cho người cha. Ông Leopold cuối cùng đã từ bỏ sự nghiệp sáng tác để tập trung phát triển tài năng của con trai, mà tài năng đó đang ngày càng nở rộ. Trong những năm đầu đời, cha Mozart là giáo viên duy nhất của ông. Cùng với âm nhạc, cha ông đã dạy các con mình nhiều ngoại ngữ và các môn học thuật. 1762–73: Du lịch Trong suốt thời niên thiếu, Mozart cùng gia đình đã thực hiện nhiều chuyến đi khắp Châu Âu mà tại đó ông cùng người chị gái đã biểu diễn như những thần đồng. Những sự kiện này bắt đầu bằng một buổi triển lãm vào năm 1762 tại cung điện của Tuyển hầu tước Maximilian III Joseph của Bavaria ở Munich và tại Cung điện Hoàng gia ở Viên và Prague. Một chuyến lưu diễn tiếp đó kéo dài 3 năm rưỡi, cả gia đình đã đến các cung điện tại Munich, Mannheim, Paris, London, The Hague, tiếp đến lại tới Paris và trở về nhà qua Zurich, Donaueschingen và Munich. Mozart viết bản giao hưởng đầu tiên năm lên 8 tuổi. Có thể cha ông đã chuyển biên hầu hết cho ông. Trong chuyến đi này, Mozart đã gặp một số nhạc công và tự mình làm quen với các tác phẩm của các nhạc công khác. Một trong những sự ảnh hưởng quan trọng đó là Johann Christian Bach, người mà Mozart ghé thăm ở London trong năm 1764 và 1765. Gia đình ông lại tới Viên vào cuối năm 1767 và ở lại đó cho đến tháng 12 năm 1768. Những chuyến đi này thường gặp khó khăn do điều kiện đi lại còn thô sơ. Cả gia đình phải đợi thư mời và tiền hoàn trả từ giới quý tộc và họ phải chịu đựng các căn bệnh hiểm nghèo, dai dẳng xa nhà: đầu tiên là ông Leopold (London, mùa hè năm 1764), sau đó đến hai con (The Hague, mùa thu năm 1765). Sau một năm về Salzburg, ông Leopold và Mozart bắt đầu lên đường đến Italia, để lại mẹ và chị gái ở nhà. Chuyến đi kéo dài từ tháng 12 năm1769 tới tháng 3 năm 1771. Giống với những hành trình thuở đầu, ông Leopold muốn phô diễn các khả năng của con trai như một nghệ sĩ trình diễn và một nhạc công trưởng thành nhanh chóng. Mozart đã gặp Josef Mysliveček và Giovanni Battista Martini ở Bologna và được nhận làm thành viên của dàn nhạc giao hưởng Học viện nghệ thuật Accademia Filarmonica danh tiếng. Tại Roma, năm 14 tuổi, ông được nghe bản nhạc Miserere của Gregorio Allegri hai lần trong buổi biểu diễn tại nhà thờ Sistine Chapelle và đã viết lại theo trí nhớ, nhờ vậy xuất bản các bản sao chép trái phép đầu tiên khi mà bản nhạc này thuộc quyền sở hữu được bảo vệ nghiêm ngặt của tòa thánh Vatican. Tại Milan, Mozart đã viết vở nhạc kịch Mitridate, re di Ponto (1770) và đã được trình diễn tạo nên thành công. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các vở nhạc kịch sau này. Ông cùng cha trở lại Milan 2 lần (tháng 8–tháng 12 năm 1771; tháng 10 năm 1772 – tháng 3 năm 1773) với việc sáng tác và cho ra mắt Ascanio in Alba (1771) và Lucio Silla (1772). Ông Leopold đã hy vọng chuyến viếng thăm này sẽ đem lại kết quả là con trai ông được bổ nhiệm vị trí chuyên nghiệp ở Ý nhưng những hy vọng này chưa bao giờ được thực hiện. Cuối chuỗi hành trình cuối cùng ở Ý, Mozart đã viết nên những tác phẩm thánh ca độc tấu đầu tiên, mà vẫn còn được trình diễn rộng rãi cho đến ngày nay, Exsultate, jubilate, K. 165. Sự nghiệp Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng Giám mục tại Salzburg là Sigismund von Schrattenbach (1753 - 1771) đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt giao hưởng và nhạc phụng sự cho giáo hội. Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn. Vị Tổng Giám mục mới, ngài Bá tước Hieronymus von Colloredo (1772 - 1803), không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt. Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim. Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào. Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris. Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn - những bản sonata cho đàn violin và đàn phím, một concerto cho sáo và thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới thành Viên, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange. Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở Idomeneo, một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng Giám mục triệu hồi về thành Viên, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó. Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm thành Viên. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze (1762 - 1842), em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chính, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn. Không có khả năng để giữ một sự chỉ định lâu dài, Mozart lại soạn giáo trình và viết nhạc để kiếm tiền. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình. Một thời gian sau, ông đạt được kết quả đáng kể. Thành công vang dội sau vở opera Le nozze di Figaro (Đám cưới Figaro), Mozart du lịch tới Praha, nơi ông được ủy nhiệm viết một opera mới. Hợp tác với văn hào Lorenzo da Ponte, trong năm 1787, Mozart hoàn thành vở Don Giovanni. Đa số mọi người khen ngợi, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc của ông ngày càng khó tiếp cận hơn. Phong thái âm nhạc nhẹ nhàng trước đây của ông đang biến mất dần; nhạc công và thính giả có nhiều lời than phiền là ngày càng khó cảm thụ hơn. 10 năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. 3 bản giao hưởng cuối cùng, được viết trong vòng 6 tuần lễ vào năm 1788 đã không bao giờ được trình tấu lúc sinh thời của ông. Tổng cộng, những năm này ông đã sáng tác những hơn 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Năm 1791, Mozart gặp khó khăn trong việc soạn nhạc cho vở opera Die Zauberfloete (Cây sáo thần), khi hợp tác với văn hào Emanuel Schikaneder. Công việc bị gián đoạn trong tháng 7 vì một chuyến viếng thăm của nhân vật lạ mặt huyền bí đã đưa ra đề nghị hậu hĩnh cho tác phẩm Requiem. Tâm hồn bị chấn động với đề tài này vì cảm nghiệm sự suy tàn do sức khỏe cạn kiệt, Mozart trở nên bị ám ảnh với nhạc đề lễ mồ dành cho sự ra đi của chính mình. Có nhiều giả thuyết cố lý giải rằng ai có thể đã ủy nhiệm một công việc như vậy. Một nhà sáng tác nào đó muốn sử dụng tác phẩm với tên của họ? Một người bạn già cố gắng bí mật giúp đỡ Mozart về mặt tài chính? Tháng 9, tác phẩm Die Zauberflote được hoàn thành và trình diễn. Mozart viết tiếp Requiem, nhưng không thể hoàn thành nó. Ông qua đời vào lúc 0:55 rạng sáng ngày 5 tháng 12 năm 1791. Hôm sau, bạn bè đến tham dự tang lễ ngoài trời; Constanze không đủ sức để có mặt. Sau đó, giữa một cơn bão tuyết dữ dội, thi hài được chuyên chở không có người đưa tiễn tới một đất thánh bên ngoài cổng thành phố, theo tập tục lúc bấy giờ của tầng lớp trung lưu Áo. Gia đình Mozart vì khó khăn đã đưa thi hài chôn trong một nghĩa trang công cộng của người nghèo để Mozart yên giấc ngàn thu. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Sankt Marxer Friedhof Tóm tắt sự nghiệp Tác phẩm Dưới đây là một số tác phẩm của Mozart theo một vài thể loại. "K." hoặc "KV" là viết tắt của "Köchel Verzeichnis", nghĩa là niên đại (theo ngày sáng tác) các tác phẩm của Mozart theo Ludwig von Köchel. Chú ý rằng danh mục này được cải thiện nhiều lần, dẫn đến một vài sự nhập nhằng ở một vài số KV. Hành khúc March in D major, K. 62 March in D major, K. 189 March in C major, K. 214 March in D major, K. 237 March in F major, K. 248 March in D major, K. 249 March in D major, K. 290 March in D major, K. 335, số 1 March in D major, K. 335, số 2 March in C major, K. 408, số 1 March in D major, K. 408, số 2 Sonata dành cho dương cầm Piano Sonata số 1 Đô trưởng, K. 279 (mùa hè tại Munich năm 1774) Piano Sonata số 2 Fa trưởng, K. 280 (Mùa hè tại Munich năm 1774) Piano Sonata số 3 Si giáng, K. 281 (Mùa hè tại Munich năm 1774) Piano Sonata số 4 Mi giáng, K. 282 (Mùa hè tại Munich năm 1774) Piano Sonata số 5 Sol trưởng, K. 283 (Mùa hè tại Munich năm 1774) Piano Sonata số 6 Rê trưởng, K. 284 (mùa xuân tại Munich năm 1775) Piano Sonata số 7 Đô trưởng, K. 309 (tháng 11 tại Mannheim năm 1777) Piano Sonata số 8 La thăng, K. 310 (Mùa hè tại Paris năm 1778) Piano Sonata số 9 Rê trưởng, K. 311 (tháng 11 Mannheim năm 1777) Piano Sonata số 10 Đô trưởng, K. 330 (năm 1783) Piano Sonata số 11 "Turkish Rondo" La trưởng, K. 331 (năm 1783) Piano Sonata số 12 Fa trưởng, K. 332 (năm 1783) Piano Sonata số 13 Si giáng, K. 333 (năm 1783) Piano Sonata số 14 Đô thăng, K. 457 (tháng 10 tại Viên năm 1784) Piano Sonata số 15 Fa trưởng, K. 533/494 (tháng 1 tại Viên năm 1788) Piano Sonata số 16 Đô trưởng, K. 545 (ngày 26 tháng 6 năm 1788 tại Viên) Piano Sonata số 17 Si giáng, K. 570 (tháng 2 năm 1789 tại Viên) Piano Sonata số 18 Rê trưởng, K. 576 (tháng 7 tại Viên năm 1789) Concerto dành cho dương cầm Piano Concerto số 1 Fa trưởng, K. 37 Piano Concerto số 2 Si giáng trưởng, K. 39 Piano Concerto số 3 Rê trưởng, K. 40 Piano Concerto số 4 Sol trưởng, K. 41 Piano Concerto số 5 Rê trưởng, K. 175 Piano Concerto số 6 Si giáng trưởng, K. 238 Piano Concerto số 7 Fa trưởng, K. 242 Piano Concerto số 8 Đô trưởng, K. 246 Piano Concerto số 9 Mi giáng trưởng, K. 271 Piano Concerto số 10 Mi giáng trưởng, K. 365 Piano Concerto số 11 Fa trưởng, K. 413 Piano Concerto số 12 La trưởng, K. 414 Piano Concerto số 13 Đô trưởng, K. 415 Piano Concerto số 14 Mi giáng trưởng, K. 449 Piano Concerto số 15 Si giáng trưởng, K. 450 Piano Concerto số 16 Rê trưởng, K. 451 Piano Concerto số 17 Sol trưởng, K. 453 Piano Concerto số 18 Si giáng trưởng, K. 456 Piano Concerto số 19 Fa trưởng, K. 459 Piano Concerto số 20 Rê thứ, K. 466 Piano Concerto số 21 Đô trưởng, K. 467 Piano Concerto số 22 Mi giáng trưởng, K. 482 Piano Concerto số 23 La trưởng, K.488 Piano Concerto số 24 Đô thứ, K. 491 Piano Concerto số 25 Đô trưởng, K. 503 Piano Concerto số 26 Rê trưởng, K. 537 Piano Concerto số 27 Si giáng trưởng, K. 595 Khiêu vũ 7 Menuets, K. 65a/61b 4 Contredanses, K. 101/250a 20 Menuets, K. 103 6 Menuets, K. 104/61e 6 Menuets, K. 105/61f Menuet in E-flat, K. 122 Contredanse in B-flat, K. 123 6 Menuets, K. 164 16 Menuets, K. 176 4 Contredanses, K. 267/271c Gavotte in B-flat, K. 300 3 Menuets, K. 363 5 Menuets, K. 461 6 Contredanses, K. 462/448b 2 Quadrilles, K. 463/448c 6 German Dances, K. 509 Contredanse in D, "Das Donnerwetter", K. 534 Contredanse in C, "La Bataille", K. 535 6 German Dances, K. 536 6 German Dances, K. 567 12 Menuets, K. 568 6 German Dances, K. 571 12 Menuets, K. 585 12 German Dances, K. 586 Contredanse in C, "Der Sieg vom Helden Koburg", K. 587 6 Menuets, K. 599 6 German Dances, K. 600 4 Menuets, K. 601 4 German Dances, K. 602 2 Contredanses, K. 603 2 Menuets, K. 604 3 German Dances, K. 605 6 German Dances, K. 606 5 German Dances, K. 609 Contredanse in G, K. 610 Xônat nhà thờ Church Sonata No. 1 K. 41h (1772) Church Sonata No. 2 K. 68 (1772) Church Sonata No. 3 K. 69 (1772) Church Sonata No. 4 in D, K. 144 (1772) Church Sonata No. 5 in F, K. 145 (1772) Church Sonata No. 6 in B', K. 212 (1775) [[Church Sonata No. 7 in F]], K. 241a (1776) Church Sonata No. 8 in A, K. 241b (1776) Church Sonata No. 9 in G, K. 241 (1776) Church Sonata No. 10 in F, K. 244 (1776) Church Sonata No. 11 in D, K. 245 (1776) Church Sonata No. 12 in C, K. 263 (1776) Church Sonata No. 13 in G, K. 274 (1777) Church Sonata No. 14 in C, K. 278 (1777) Church Sonata No. 15 in C, K. 328 (1779) Church Sonata No. 16 in C, K. 329 (1779) Church Sonata No. 17 in C, K. 336 (1780) Organ Fugue in E-flat major, K. 153 (375f) Fugue in G minor, K. 154 (385k) Ouverture in C major, K. 399 (385i) Fugue in G minor, K. 401 (375e) Eine kleine Gigue, K. 574 Adagio and Allegro in F minor for a Mechanical Organ, K. 594 (1790) Fantasia in F minor for a Mechanical Organ, K. 608 (1791) Andante in F for a Small Mechanical Organ, K. 616 (1791) Opera Die Schuldigkeit des ersten Gebots, K. 35 (1767) Apollo et Hyacinthus, K. 38 (1767) Bastien und Bastienne, K. 50=46b (1768) La finta semplice, K. 51 (1768) Mitridate, re di Ponto, K. 87 (1770) Ascanio in Alba, K. 111 (1771) Betulia liberata, K. 118=74c (1771) Il sogno di Scipione, K. 126 (1772) Lucio Silla, K. 135 (1772) Thamos, König in Ägypten (1773, 1775) La finta giardiniera, K. 196 (1774–75) Il re pastore, K. 208 (1775) Zaide, K. 344 (1779) Idomeneo, K. 366 (1781) Die Entführung aus dem Serail, K. 384 (1782) L'oca del Cairo, K. 422 (1783) Lo sposo deluso, K. 430 Der Schauspieldirektor, K. 486 (1786) Le nozze di Figaro, K. 492 (1786) Don Giovanni, K. 527 (1787) Così fan tutte, K. 588 (1789) Die Zauberflöte, K. 620 (1791) La clemenza di Tito, K. 621 (1791) Nhạc cụ Mặc dù một số tác phẩm ban đầu của Mozart được viết cho harpsichord, ông cũng được biết đến trong những năm đầu của mình với những cây đàn piano được chế tạo bởi người thợ vùng Regensburg Franz Jakob Späth. Sau đó, khi Mozart đến thăm Augsburg, ông ấn tượng bởi những cây đàn piano Stein và chia sẻ điều này trong một bức thư gửi cho cha mình. Vào ngày 22 tháng 10 năm 1777, Mozart đã công diễn tác phẩm concerto triple-piano(K.242) của mình trên các nhạc cụ được cung cấp bởi Stein. Demmler, người chơi đàn organ của Nhà thờ Augsburg, chơi phần đầu tiên, Mozart chơi phần thứ hai và Stein chơi phần thứ ba. Năm 1783 khi sống ở Viên, ông mua một nhạc cụ của Walter. Leopold Mozart xác nhận sự gắn bó mà Mozart đã có với chiếc fortepiano Walter của mình: "Không thể diễn tả được sự hối hả ấy. Đàn piano của anh trai đã được di chuyển ít nhất mười hai lần từ nhà anh ấy đến nhà hát hoặc đến nhà người khác." Các bản nhạc Tham khảo Sách Abert, Hermann (2007) W. A. Mozart. Stewart Spencer dịch, kèm ghi chú của Cliff Eisen. New Haven: Yale University Press. ISBN 0300072236 Deutsch, Otto Erich (1966) Mozart: A Documentary Biography, Stanford University Press, ISBN 0804702330. Halliwell, Ruth (1998) The Mozart Family: Four Lives in a Social Context, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198163711. Robbins Landon, H. C. (1990) Mozart's Last Year, Luân Đôn, Fontana Paperbacks, ISBN 0-00-654324-3 Rushton, Julian (1998) New Grove Dictionary of Opera, Luân Đôn: Grove Publications, ISBN 0-333-73432-7. Solomon, Maynard (1996) Mozart: A Life, Harper Perennial, ISBN 0060926929. Steptoe, Andrew (1990) The Mozart—da Ponte Operas, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198162219. Till, Nicholas (1994) Mozart and the Enlightenment: Truth, Virtue and Beauty in Mozart's Operas, W. W. Norton & Company, ISBN 0393313956. Đọc thêm Cairns, David (2006) Mozart and His Operas, University of California Press, ISBN 0520228987. Eisen, Cliff (2006) The Cambridge Mozart Encyclopedia, Cambridge University Press, ISBN 0521856590. Gutman, Robert W. (2000), Mozart: A Cultural Biography, Harvest Books, ISBN 0156011719, Rosen, Charles (1998) The Classical Style: Haydn, Mozart, Beethoven'', W. W. Norton & Company, ISBN 0393317129. Liên kết ngoài The Best of Mozart The Best of Mozart 1 The Best of Mozart 2 The last (and best) portrait of Mozart Chứng cớ sinh trắc hình của Edlinger từ khoảng 1790 là chân dung của Mozart Các văn bản do Mozart viết (kể cả các lá thư ông đã viết), được Gutenberg xuất bản Free recordings of Vesperae de Dominica by the MIT choir Compact Mozart biography - at mozartones.com The Mozart Project – the life, times and music of Wolfgang Amadeus Mozart Mozart's Scores by Mutopia Project Wolfgang Amadeus Mozart, from ClickitTicket Free Mozart piano sheet music in PDF format. Mozart Forum Thăm dò thế giới nhạc cổ điển (1770-1827), gồm có nhạc, nhân vật, và các thành tích của Mozart và những người đương thời. Nhà soạn nhạc opera Nhà soạn nhạc Áo Thần đồng Sinh năm 1756 Mất năm 1791 Nghệ sĩ vĩ cầm cổ điển Giảng viên vĩ cầm
9679
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bit
Bit
Bit (viết tắt của "Binary digit", nghĩa đen: Số nhị phân) là đơn vị thông tin của máy tính. Một bit chỉ có thể nhận và hiểu được một trong 2 giá trị, có thể là: đúng hoặc sai, bật hoặc tắt, có hoặc không. Nhưng thông thường, nó được coi là 0 hoặc 1. Máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, bit cũng là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. Xem thêm byte octet nibble Hệ nhị phân qubit Tham khảo là đơn vị nhỏ nhất của thông tin được sử dụng trên máy tính Số học máy tính Dữ liệu máy tính Đơn vị thông tin Từ kết hợp Kiểu dữ liệu Kiểu dữ liệu cơ bản
9697
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kofi%20Annan
Kofi Annan
Kofi Atta Annan (, phát âm như "Cô-phi A-tha A-nan"; 8 tháng 4 năm 1938 – 18 tháng 8 năm 2018), là nhà ngoại giao Ghana và là Tổng Thư ký thứ 7 của Liên Hợp Quốc từ năm 1997 đến cuối năm 2006. Thời thơ ấu Annan sinh ngày 8 tháng 4 năm 1938 tại Kumasi, Ghana, con của Reginald và Victoria Annan. Kofi nghĩa là "cậu bé sinh vào ngày thứ Sáu". Annan là con song sinh, một sự kiện được xem là đặc biệt trong văn hoá Ghana. Người chị song sinh của ông được đặt tên Efua Atta, qua đời năm 1991. Trong tiếng Akan, Efua có nghĩa là "cô bé sinh vào ngày thứ Sáu" và Atta có nghĩa là "sinh đôi". Gia đình Annan thuộc thành phần ưu tú của đất nước; ông nội, ông ngoại và bác của Annan là tù trưởng bộ tộc. Cha của Annan mang hai dòng máu Asante và Fante; mẹ ông thuộc bộ tộc Fante. Cha của Annan trong một thời gian dài là giám đốc xuất khẩu cho công ty cacao Lever Brothers. Gia đình Annan kết hôn với Nane Maria Annan, một luật sư và họa sĩ người Thụy Điển, bà là cháu họ của Raoul Wallenberg (nhà ngoại giao thuộc gia tộc Wallenberg danh giá tại Thụy Điển). Hai trong số ba người con của họ, Kojo Annan và Ama Annan, là con của Titi Alakija, người vợ trước của Annan. Annan và Alakija ly hôn vào cuối thập niên 1970. Người con thứ ba, Nina Cronstedt de Groot, là con của người chồng trước của Nane Annan. Kojo Annan là tâm điểm của dư luận vào năm 2005 vì dính líu vào vụ tai tiếng đổi dầu lấy lương thực của Iraq. Học vấn Từ năm 1954 đến năm 1957, Annan theo học tại trường Mfansipim, một trường nội trú thuộc giáo hội Giám Lý, thành lập vào thập niên 1870 tại Cape Coast. Năm 1957, khi Annan tốt nghiệp, Ghana là thuộc địa đầu tiên của Anh thuộc châu Phi hạ Sahara giành được độc lập. Năm 1958, Annan bắt đầu học chuyên ngành kinh tế tại trường đại học khoa học và kỹ thuật Kumasi. Annan giành được học bổng của Tổ chức Ford để hoàn thành chương trình cử nhân vào năm 1961 tại Đại học Macalester ở St. Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Trong thời gian 1961 – 1962, Annan theo học tại Học viện Cao học Quan hệ quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ, về sau ông đến học tại trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và được cấp bằng thạc sĩ. Annan thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Kru, các phương ngữ thuộc ngôn ngữ Akan và các ngôn ngữ Phi châu khác. Sự nghiệp Annan bắt đầu làm việc cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một tổ chức của Liên Hợp Quốc, vào năm 1962. Từ 1974 đến 1976 ông về Ghana làm giám đốc du lịch. Sau đó, ông trở lại Liên Hợp Quốc đảm trách chức vụ Phụ tá Tổng Thư ký chuyên trách các lĩnh vực quản lý nhân lực và phối hợp an ninh từ 1987 đến 1990; Hoạch định chương trình, ngân quỹ và tài chính từ 1990 đến 1992; và phụ trách các chiến dịch gìn giữ hoà bình từ tháng 3 năm 1993 đến tháng 2 năm 1994. Trong tác phẩm Shake Hands with the Devil: The Failure of Humanity in Rwanda (Bắt tay với quỷ dữ: Sự thất bại của nhân loại tại Rwanda), tướng Roméo Dallaire cho rằng Annan đã tỏ ra thụ động đối với cuộc diệt chủng năm 1994 tại Rwanda. Ông nói rằng Annan, lúc ấy là phụ tá tổng thư ký đặc trách các chiến dịch gìn giữ hoà bình, không chịu gửi quân Liên Hợp Quốc đến can thiệp để giải quyết cuộc tranh chấp, cũng như không chịu cung cấp thêm viện trợ. Đến tháng 10 năm 1995, Annan được bổ nhiệm làm đặc phái viên cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại Nam Tư cũ, phục vụ trong thời gian 5 tháng, rồi trở về đảm trách chức vụ phụ tá tổng thư ký vào tháng 4 năm 1996. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ngày 13 tháng 12 năm 1996, Annan đắc cử tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bốn ngày sau ông được phê chuẩn bởi Đại hội đồng và bắt đầu nhiệm kỳ của mình ngày 1 tháng 1 năm 1997. Annan thế chỗ tổng thư ký người Ai Cập Boutros Boutros-Ghali vừa mãn nhiệm và trở nên nhân vật da màu đầu tiên đến từ một quốc gia châu Phi đảm nhận vị trí lãnh đạo Liên Hợp Quốc. Annan tái đắc cử và bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2002. Sự kiện này được xem như là một ngoại lệ vì theo thông lệ, đại diện từ các châu lục tuần tự đảm nhận chức vụ này trong hai nhiệm kỳ. Vì người tiền nhiệm của Annan, Ghali, đến từ châu Phi, nên theo lệ thường, Annan chỉ nên phục vụ một nhiệm kỳ. Dù vậy, Annan đã có thể bảo đảm cho mình được tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 4 năm 2001, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đưa ra lời hiệu triệu năm điểm "Tiến tới hành động" nhắm vào đại dịch HIV/AIDS. Ông xem việc chống lại đại dịch này là một ưu tiên cá nhân, như là tổng thư ký Liên Hợp Quốc và là một người thường. Ông đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ Y tế và AIDS toàn cầu, nhằm khuyến khích gia tăng mức chi tiêu cho mặt trận đối đầu với cuộc khủng hoảng HIV/AIDS tại các quốc gia đang phát triển. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Annan và Liên Hợp Quốc được trao giải Nobel Hoà bình, "vì những nỗ lực giúp kiến tạo một thế giới an bình hơn và được tổ chức tốt hơn". Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng Thư ký Annan chứng kiến các diễn biến của cuộc chiến Iraq, ông kêu gọi Hoa Kỳ và Anh không nên hành động mà không có sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc. Năm 2004, Annan gọi cuộc chiếm đóng Iraq là bất hợp pháp. Tháng 5 năm 2004, Annan nhận một bản báo cáo từ Ban Nội chính Văn phòng Liên Hợp Quốc (OIOS), xác nhận Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc Ruud Lubbers có trách nhiệm về những cáo buộc quấy rối tình dục đối với một nữ viên chức thuộc quyền. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 7 năm 2004, Annan tuyên bố Lubbers vô tội, mặc dù Lubbers viết một bức thư cho người phụ nữ này có nội dung, theo nhận xét của nhiều người, được hiểu là một lời đe doạ. Tháng 12 năm 2004, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hoà Norm Coleman kêu gọi Annan từ chức sau khi xuất hiện các bản báo cáo cho rằng con trai của ông, Kojo Annan, nhận những khoản tiền từ một công ty Thụy Sĩ, Cotecna Inspection SA. Công ty này đã giành được những hợp đồng béo bở từ chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Annan cho mở cuộc điều tra về cáo giác này. Ủy ban điều tra, dưới quyền của Paul Volcker, trong bản báo cáo tháng 3 năm 2005, không đưa ra kết luận rõ ràng nào, chỉ nhận xét rằng lẽ ra cuộc điều tra nên được tiến hành sớm hơn. A. Yakolev, viên chức phụ trách đấu thầu của Liên Hợp Quốc, vào ngày 8 tháng 8 năm 2005, ra đầu thú với FBI; sau đó, tại toà án Manhattan, New York, Yakolev thú nhận đã nhận "hàng trăm ngàn đô la" từ các công ty làm ăn với chương trình đổi dầu lấy lương thực, ông chấp nhận ba tội danh: nhận hối lộ, gian lận tài chính và rửa tiền. Vụ án này gợi lại những nghi vấn liệu ông tổng thư ký Liên Hợp Quốc có biết những việc làm của con trai mình hay không . Tuy nhiên, bên ngoài Hoa Kỳ, Annan ít gặp chống đối hơn; ông có được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngày 21 tháng 3 năm 2005, Annan đệ trình Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bản báo cáo về sự tiến bộ "Tự do hơn nữa" (In Larger Freedom). Annan ủng hộ sáng kiến mở rộng Hội đồng bảo an cùng với một loạt các kế hoạch cải tổ Liên Hợp Quốc khác. Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc Kofi Annan ủng hộ Phó Tổng Thư ký Mark Malloch Brown, người đã công khai chỉ trích các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ trong bài diễn văn đọc ngày 6 tháng 6 năm 2006: "Hiện nay đang thịnh hành chủ trương ngấm ngầm sử dụng Liên Hợp Quốc như là một công cụ ngoại giao thay vì ủng hộ tổ chức này chống lại những chỉ trích từ bên trong... Bằng cách này hay cách khác, chúng ta có thể đánh mất LHQ". Người ta nói rằng Đại sứ Mỹ tại LHQ vào lúc ấy, John R. Bolton, đã nói với Annan trên điện thoại: "Tôi đã biết ông từ năm 1989 cho đến nay, tôi muốn bảo cho ông biết đây là sai lầm tệ hại nhất của một viên chức cao cấp LHQ mà tôi từng thấy suốt trong thời gian này." Đề xuất cải cách Liên Hợp Quốc Ngày 21 tháng 3 năm 2005, Annan đệ trình Đại hội đồng LHQ bản báo cáo In Larger Freedom. Ông đề nghị mở rộng Hội đồng Bảo an và thêm những cải cách cho LHQ. Ngày 7 tháng 3 năm 2006, Annan đệ trình Đại hội đồng đề án kiểm tra toàn bộ Ban Thư ký LHQ. Bản báo cáo cải cách có tựa đề: "Đầu tư vào LHQ để có một tổ chức toàn cầu hiệu quả hơn". Diễn văn từ biệt Ngày 19 tháng 9 năm 2006, trước nhiều nhà lãnh đạo từ các quốc gia trên thế giới quy tụ về trụ sở LHQ ở New York, Annan đọc diễn văn từ biệt chuẩn bị cho ngày chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai của ông vào 31 tháng 12 năm 2006, trong đó ông nhắc đến ba vấn nạn lớn của thế giới, "nền kinh tế không công bằng, tình trạng hỗn loạn, và sự phát triển khuynh hướng xem thường nhân quyền và thể chế pháp trị", những vấn đề mà ông tin là "không những không được giải quyết mà ngày càng tồi tệ hơn" suốt trong thời gian ông đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký LHQ. Ông xem tình hình bạo loạn tại châu Phi và sự đối đầu giữa Israel và khối Ả Rập là những vấn đề cần quan tâm. Ngày 11 tháng 12 năm 2006, trong bài diễn văn cuối cùng trong cương vị Tổng Thư ký LHQ đọc tại Thư viện Tổng thống Harry S. Truman tại Independence, Missouri, Annan nhắc đến vai trò lãnh đạo của Truman trong tiến trình thành lập LHQ. Annan kêu gọi Hoa Kỳ trở về với chính sách ngoại giao đa phương của Tổng thống Truman và đi theo cương lĩnh của Truman: "trách nhiệm của các cường quốc là phục vụ chứ không phải thống trị các dân tộc khác trên thế giới", rõ ràng là nhắm vào chính sách đơn phương của chính phủ George W. Bush. Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ cần duy trì những cam kết của mình đối với nhân quyền, "ngay cả trong cuộc chiến chống khủng bố". Ông là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Năm 2007, ông được trao Giải Bruno Kreisky. Sau khi nghỉ hưu và qua đời Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời ngày 18 tháng 8 năm 2018 tại một bệnh viện ở Bern, Thụy Sĩ sau một thời gian ngắn lâm bệnh. Ghana và các cơ quan ngoại giao của nước này sẽ treo cờ rủ trong 7 ngày để tưởng niệm ông, bắt đầu từ 20 tháng 8. Trích dẫn Hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, chúng ta đang chia sẻ với nhau cùng một số phận. Chúng ta chỉ có thể làm chủ số phận của mình khi nào chúng ta cùng nhau đối diện với nó. Đó là lý do tại sao chúng ta có Liên Hợp Quốc. – Ngày 31 tháng 12 năm 1999, thông điệp cho thiên niên kỷ mới. Quý vị có thể làm nhiều điều qua các biện pháp ngoại giao, nhưng quý vị có thể làm nhiều điều hơn nữa nếu các biện pháp ngoại giao được hỗ trợ bởi vũ lực. – Ngày 24 tháng 2 năm 1998, nói về khả năng sử dụng vũ lực để buộc Saddam Hussein tuân thủ các nghị quyết Liên Hợp Quốc. Đánh giá Xem thêm Liên Hợp Quốc Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Tham khảo Liên kết ngoài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (tiếng Anh; cũng có sẵn bằng tiếng Ả Rập, Hoa, Pháp, Nga, và Tây Ban Nha) Tiểu sử chính thức của LHQ (tiếng Anh; cũng có sẵn bằng tiếng Ả Rập, Hoa, Pháp, Nga, và Tây Ban Nha) Tiểu sử chính thức của Quỹ Hỗ trợ Nobel Annan Kofi (1938 – 2018) Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, Sagant Phan, tiếng Việt Người đoạt giải Nobel Hòa bình Chính khách Ghana Nhà kinh tế Ghana Nhà chính trị Ghana Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Nhà nhân đạo Trách nhiệm bảo vệ
9713
https://vi.wikipedia.org/wiki/Harry%20Potter%20v%C3%A0%20H%C3%B2n%20%C4%91%C3%A1%20Ph%C3%B9%20th%E1%BB%A7y
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (nguyên tác: Harry Potter and the Philosopher's Stone) là tiểu thuyết kỳ ảo của văn sĩ người Anh J. K. Rowling. Đây là cuốn đầu trong series tiểu thuyết Harry Potter và là tiểu thuyết đầu tay của J. K. Rowling. Nội dung sách kể về Harry Potter, một phù thủy thiếu niên chỉ biết về tiềm năng phép thuật của mình sau khi nhận thư mời nhập học tại Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts vào đúng dịp sinh nhật thứ mười một. Ngay năm học đầu tiên, Harry đã có những người bạn thân lẫn những đối thủ ở trường như Ron Weasly, Hermione Granger, Draco Malfoy,.... Được bạn bè giúp sức, Harry chiến đấu chống lại sự trở lại của Chúa tể Hắc ám Voldemort, kẻ đã sát hại cha mẹ cậu nhưng lại thảm bại khi toan giết Harry dù cậu khi đó chỉ mới 15 tháng tuổi. Sách được Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh Quốc vào năm 1997. Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kỳ với nhan đề Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy) và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mỹ; bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này. Harry Potter và Hòn đá Phù thủy giành hầu hết các giải thưởng về sách ở Anh Quốc do trẻ em bầu chọn cũng như một số giải thưởng khác ở Hoa Kỳ. Tác phẩm đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất trong tháng 8 năm 1999 của Thời báo New York và liên tục nằm trong top đầu của danh sách này trong suốt gần hai năm tiếp theo (1999 và 2000). Truyện đã được dịch ra ít nhất bảy mươi tư thứ tiếng cũng như được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên. Tiểu thuyết nhận được nhiều phản hồi tích cực cho tác giả, đó là trí tưởng tượng, sự hài hước, phong cách đơn giản và cách sắp xếp cốt truyện thông minh của Rowling, mặc dù vẫn còn một số ít phàn nàn rằng vài chương cuối của truyện có vẻ hơi gấp gáp. Tiểu thuyết đã được so sánh với tác phẩm của Jane Austen – một trong những tác giả yêu thích của Rowling, Roald Dahl – nhà văn thống trị lĩnh vực truyện thiếu nhi trước khi Harry Potter xuất hiện, và nhà văn cổ người Hi Lạp Hómēros. Trong khi một vài nhà bình luận cho rằng cuốn sách đi ngược với những câu chuyện về trường nội trú thời Victoria và Edward, một số khác lại đánh giá truyện được đặt vào đúng bối cảnh thế giới hiện đại với việc đan xen các yếu tố đạo đức và xã hội đương đại như bạo lực học đường. Tương tự như sáu tập còn lại của loạt truyện Harry Potter, Harry Potter và Hòn đá Phù thủy bị một số nhóm tôn giáo chỉ trích dữ dội và bị cấm ở một vài quốc gia vì các cáo buộc cho rằng tiểu thuyết cổ xúy cho thuật phù thủy, tuy nhiên các nhà bình luận tôn giáo khác lại cho rằng tác phẩm đã minh chứng cho các luận điểm quan trọng, trong đó có sức mạnh hi sinh và khẳng định rằng nhân cách và phẩm giá con người định hình bởi chính lựa chọn trong hành động của người đó. Loạt truyện được sử dụng làm nguồn tham khảo cho các bài học về phương pháp giáo dục, phân tích xã hội và tiếp thị. Tóm lược Cốt truyện Ngày 31/10/1981, một trong những Phù thủy Hắc ám vĩ đại nhất lịch sử, Chúa tể Voldemort, đã sát hại cặp vợ chồng phù thủy James Potter và Lily Potter. Tuy nhiên, khi hắn niệm lời nguyền Chết Chóc (Avada Kedavra) lên đứa con trai 15 tháng tuổi của họ là Harry Potter, một sức mạnh cổ xưa vô hình đã khiến lời nguyền bị phản ngược, khiến thân xác Voldemort tan biến và linh hồn của hắn vất vưởng trong hư vô. Điều duy nhất hắn làm được với Harry vào đêm đó là để lại một vết sẹo hình tia chớp trên trán cậu bé. Trong khi thế giới phù thủy ăn mừng sự sụp đổ của đế chế Voldemort, giáo sư Albus Dumbledore, Hiệu trưởng Trường đào tạo Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts, cùng với hai phụ tá là giáo sư Minerva McGonagall và người giữ khóa Rubeus Hagrid gửi cậu bé Harry đến cho một gia đình Muggle, Vernon và Petunia Dursley cùng với con trai của họ là Dudley chăm sóc. Dù giáo sư McGonagall tỏ ra lo lắng vì đây là gia đình Muggle rất xấu tính, giáo sư Dumbledore vẫn quả quyết để Harry ở lại. Vì bà Petunia chính là chị gái ruột của Lily - mẹ của Harry, và gia đình Dursley là những người thân duy nhất còn sống của cậu bé. Cụ đặt cậu bé lên bậc cửa cùng một bức thư rồi rời đi, để lại một bùa chú bảo vệ, để dòng máu ruột thịt từ người dì Petunia sẽ là lá bùa bảo vệ Harry khỏi những thế lực hắc ám đến năm cậu 17 tuổi. Trong suốt 10 năm sống cùng gia đình dì dượng Dursley, Harry bị đối xử như một người ở trong gia đình. Cậu phải làm tất cả việc nhà, ngủ dưới gầm cầu thang, mặc lại đồ cũ của Dudley, và thường xuyên bị dì dượng mắng nhiếc cũng như bị cậu anh họ hư hỏng bắt nạt. Không những thế, cậu còn không biết gì về cha mẹ cũng như thân phận phù thủy của mình, vì Dursley đã giấu nhẹm chuyện đó, để cậu trở thành một đứa trẻ bình thường. Bước ngoặt xảy đến với Harry khi cậu vô tình nhốt Dudley vào chuồng rắn ở sở thú, xổ lồng con rắn và còn nói chuyện với nó. Đó là lúc Harry phát hiện ra những khả năng đặc biệt của bản thân. Sau đó, Harry nhận được thư nhập học tại Hogwarts. Nhưng dì dượng không muốn cậu đọc được nó nên đã đốt lá thư đi. Nhưng những lá thư vẫn được đàn cú gửi đến mỗi ngày khiến gia đình Dursley sợ hãi đến mức dọn ra một hòn đảo hoang trên biển để tránh bọn chúng. Nhưng vào đêm sinh nhật thứ 11 của Harry, Rubeus Hagrid tìm đến tận căn lều trên đảo hoang, trao tận tay Harry bức thư cùng chiếc bánh sinh nhật, và thông báo rằng cậu là một phù thủy. Nhưng dì dượng Dursley kiên quyết không để cậu đến Hogwarts, thậm chí còn xúc phạm giáo sư Dumbledore. Hagrid lập tức trừng phạt họ bằng cách biến một cái đuôi heo mọc ra sau mông của Dudley rồi đưa Harry đi. Hagrid giới thiệu Harry vào thế giới phù thủy khi đưa cậu tới một con phố bí mật ở London, ẩn mình với Muggle gọi là Hẻm Xéo, nơi cậu được tặng món quà sinh nhật là chú cú trắng "Hedwig" cũng như mọi dụng cụ học tập. Hagrid dẫn Harry đến ngân hàng phù thủy Gringotts, nơi ông tiết lộ về tài sản thừa kế kếch xù từ cha mẹ quá cố của Harry trong hầm của cậu. Tại đây, cậu rất ngạc nhiên khi biết mình rất nổi tiếng trong giới phù thủy. Khi đến cửa tiệm Olivander để sắm một cây đũa phép, chủ cửa tiệm là cụ Garrick Olivander kinh ngạc khi cây đũa chọn Harry làm chủ có cấu tạo giống hệt với cây đũa của kẻ đã gây ra vết sẹo trên trán cậu - Voldemort, giống như một định mệnh. Tại quán rượu, Harry gặng hỏi Hagrid tại sao cậu lại nổi tiếng đến thế trong giới phù thủy, và kẻ đã gây ra vết sẹo trên trán cậu là ai. Hagrid đành phải giải thích mọi thứ, từ việc Voldemort tàn phá cả thế giới phù thủy, sát hại cha mẹ cậu, cho đến việc cậu đã vô tình khiến hắn tan thành mây khói, cũng là lý do cậu được gọi là "cậu bé sống sót". Ông cũng dặn Harry không được nói thẳng tên của hắn khi nói chuyện với người khác. Một tháng sau, Harry rời nhà Dursley để bắt chuyến tàu tốc hành Hogwarts từ sân ga 9¾, một địa điểm bí mật ở nhà ga Ngã Tư Vua. Trên tàu, cậu kết thân với hai người bạn cùng năm nhất là Ron Weasley, một cậu bé đến từ một gia đình phù thủy nghèo nhưng có truyền thống lâu đời và Hermione Granger, một cô phù thủy có cha mẹ đều là Muggle, và cũng trở thành kẻ thù với bạn học cùng năm nhất khác là Draco Malfoy, một thằng bé sinh ra trong một gia đình phù thủy thượng lưu. Harry đã đứng ra bênh vực Ron vì Draco tỏ ra thượng đẳng, khoe mẽ về xuất thân quyền quý của nó và miệt thị Ron vì gia cảnh nghèo khó của cậu. Khi bước chân vào Hogwarts, các học sinh năm nhất được chiếc Nón Phân Loại xếp vào bốn Nhà Gryffindor, Slytherin, Hufflepuff và Ravenclaw. Khi nghe Ron kể về danh tiếng của Nhà Slytherin gắn liền với những phù thủy hắc ám, Harry đã cầu xin Nón Phân Loại không đưa cậu vào đó, dù chiếc nón nói rằng Nhà Slytherin sẽ giúp cậu trở nên vĩ đại. Cuối cùng chiếc nón cũng chấp thuận thỉnh cầu của Harry, và đưa cậu vào Nhà Gryffindor. Khi bắt đầu học tại Hogwarts, Harry trong một lần bênh vực cậu bạn cùng Nhà là Neville Longbottom trước trò đùa ác ý của Draco đã phát hiện tài năng thiên bẩm về cưỡi chổi bay và được chọn làm Tầm thủ trong đội Quidditch (một môn thể thao của giới phù thủy) của Nhà Gryffindor. Cậu không ưa giáo sư Severus Snape, giáo viên môn Độc dược kiêm Chủ nhiệm Nhà Slytherin, vì ông luôn thiên vị học sinh của mình và luôn kiếm cớ để trù dập Nhà Gryffindor. Draco thì luôn tìm cách gây sự với Harry. Nó đã lừa Harry và Ron tham gia một trận giao đấu tại phòng truyền thống để dụ hai cậu lẻn khỏi phòng vào ban đêm, rồi bí mật tiết lộ cho thầy giám thị Argus Filch về chuyện này. Ngăn cản hai cậu bạn không thành, Hermione buộc phải đi cùng vì bị khóa ngoài ký túc xá và Bà Béo, người phụ nữ bảo vệ lối vào ký túc xá của Nhà Gryffindor, đang đi dạo. Harry, Ron và Hermione tìm thấy Neville đang ngủ trên sàn nhà ở bên ngoài vì cậu quên mật khẩu phòng sinh hoạt chung. Khi cả bọn đến phòng truyền thống thì không thấy Draco đâu cả và Flich đột nhiên bước vào phòng tìm họ. Cả bọn chạy trốn và tìm đến một cánh cửa bị khóa, Hermione liền mở cửa với câu thần chú đơn giản. Bốn đứa phát hiện ra một con chó ba đầu đang đứng canh một chiếc cửa sập trong khu vực cấm của trường. Cả bọn sợ hãi cong mông chạy trốn, còn Hermione rất giận dữ với hai cậu bạn vì sự liều lĩnh đã suýt giết chết cả bọn. Năm học đang yên bình thì bị gián đoạn khi một con quỷ khổng lồ xổng ra và đi vòng quanh trường trong ngày lễ Halloween. Khi Harry và Ron tìm Hermione để cảnh báo về con quỷ thì vô tình đụng mặt nó tại nhà vệ sinh nữ, nơi Hermione đang khóc trong đó vì Ron đã thốt ra một lời nhận xét khó chịu về cô bé. Tuy nhiên hai cậu đã kịp thời giải cứu Hermione và hạ gục con quỷ, từ đó cô bé và hai cậu bạn trở thành tri kỷ của nhau. Khi phát hiện vết thương ở chân của Snape, cùng với những sự kiện gần đây thì đám bạn ngày càng nghi ngờ Snape đang tìm cách đột nhập vào cửa sập. Hermione đã cấm hai cậu bạn điều tra vì sợ bị đuổi học, thay vào đó cô bé muốn Harry chú ý nhiều hơn đến trận đấu Quidditch đầu tiên của cậu. Trận đấu diễn ra tốt đẹp đến khi cây chổi của Harry bỗng hóa điên và suýt hất văng cậu xuống đất. Hermione nghi ngờ Snape chơi xấu khi thấy ông đang lẩm bẩm câu thần chú gì đó. Cô bé lẻn ra sau lưng Snape phá đám, giúp cây chổi của Harry bình thường trở lại và giúp Gryffindor thắng trận. Vào dịp Giáng Sinh, Harry nhận được một chiếc Áo choàng Tàng hình từ một người giấu tên nói rằng nó từng thuộc về cha cậu. Sử dụng chiếc áo để khám phá trường vào ban đêm và điều tra đồ vật bí ẩn giấu dưới cửa sâp, cậu vô tình phát hiện ra Tấm gương Ảo ảnh, nơi Harry nhìn thấy cha mẹ của mình, mong ước sâu thẳm của cậu trở thành sự thật. Cụ Dumbledore đột nhiên xuất hiện bên cạnh Harry, nói rằng sẽ chẳng có ích gì nếu cứ chìm đắm trong ảo ảnh quá khứ. Cụ sẽ mang chiếc gương đi nơi khác, và dặn Harry đừng cố tìm nó nữa. Trong chuyến thăm ngôi nhà của Hagrid ở chân đồi, Harry, Ron và Hermione tìm thấy một tờ báo đăng tin về vụ trộm ở hầm Gringotts — cùng nơi mà Harry và Hagrid đã ghé qua trong khi mua dụng cụ học tập. Nhờ lời nói bất cẩn từ Hagrid, Harry và đám bạn phát hiện ra thứ được cất giấu dưới cửa sập là Hòn đá Phù thủy, do một người bạn của cụ Dumbledore là Nicolas Flamel tạo ra. Hòn đá giúp người dùng trở nên bất tử cũng như biến kim loại thành vàng nguyên chất. Đó chính là lý do giúp cụ Nicolas Flamel có thể sống đến hơn 650 tuổi. Nhưng cả ba bị Draco phát hiện và nó lập tức đi tố giác với giáo sư McGonagall vì tội đi lung tung vào buổi tối. Giáo sư McGonagall, với tư cách là Chủ nhiệm Nhà Gryffindor kiêm Phó hiệu trưởng, đã phạt cả bốn đứa, kể cả Draco vì nó cũng đang vi phạm nội quy giống ba đứa kia, phải vào Rừng Cấm với Hagrid để tìm xác một con kỳ lân đã chết. Harry và Draco vô tình nhìn thấy một kẻ lạ mặt đang uống máu kỳ lân. Draco sợ hãi chạy trốn, còn kẻ lạ mặt kia quay lại tấn công Harry. Nhưng Nhân mã Frienze kịp thời đến cứu cậu và khiến tên kia bỏ chạy. Anh ta nói với Harry rằng đó là phiên bản Voldemort suy yếu, phải sống ký sinh trên người kẻ khác và uống máu kỳ lân để tồn tại. Hắn cũng cần Hòn đá Phù thủy để hồi sinh và trở lại thời kỳ thống trị. Ghép các bằng chứng lại, Harry, Ron và Hermione nghi ngờ chính Snape là kẻ lạ mặt kia, và ông ta sẽ đi lấy trộm Hòn đá Phù thủy vào buổi đêm để hồi sinh Voldemort. Cả bọn lập tức đi báo với cụ Dumbledore, nhưng cụ đã đi công tác từ trước đó. Cả bọn quyết định cùng đi xuống cửa sập để bảo vệ hòn đá. Neville biết vậy liền đứng ra ngăn cản, và bị Hermione đóng băng ngay lập tức Sau khi xuống cửa sập, Harry, Ron và Hermione gặp phải một loạt chướng ngại vật. Hermione đã giải cứu cả bọn khỏi Tấm lưới sa tăng đang cuốn chặt chúng bằng phép tạo lửa. Sau đó Harry, với kỹ năng của một Tầm thủ đã lấy được chiếc chìa khóa cửa hầm giữa hàng ngàn chiếc chìa khóa khác. Cuối cùng, Ron đã hy sinh thân mình để giúp cả bọn giành chiến thắng trong ván cờ phù thủy, và Hermione phải ở lại để chăm sóc. Khi chỉ còn một mình Harry bước tới căn phòng cuối cùng, cậu phát hiện giáo sư Quirinus Quirrell, giáo viên dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám mới là kẻ gây ra mọi chuyện. Hắn là kẻ đã xổ lồng con quỷ vào đêm Halloween, khiến Hermione gặp nguy hiểm và làm Snape bị thương ở chân. Cũng chính hắn đã niệm lời nguyền khiến chiếc chổi của Harry nổi điên trong trận Quidditch, và Snape phải lẩm bẩm câu thần chú giải nguyền. Hắn kéo Harry đến trước Tấm gương Ảo ảnh và bắt cậu khai ra Hòn đá Phù thủy ở đâu. Bằng một cách tình cờ, Harry tìm thấy hòn đá trong túi quần nhưng im lặng không nói. Lúc này, Quirrell tháo khăn xếp trên đầu xuống, để lộ ra khuôn mặt của Voldemort đã suy yếu ở sau đầu. Hắn ra lệnh cho Quirrell tấn công Harry để đoạt lại hòn đá. Nhưng khi Quirrell vừa chạm vào người Harry, hắn đột nhiên bị bỏng nặng. Harry lập tức tận dụng sức mạnh bí ẩn đó để khiến hắn thành tro. Quirrell chết và linh hồn Voldemort thoát ra, đâm xuyên qua người Harry, khiến cậu ngất lịm rồi bay đi mất. Harry tỉnh lại trong bệnh xá của trường. Cụ Dumbledore giải thích khi Harry còn nhỏ, cậu đã sống sót sau cuộc tàn sát của Voldemort bởi mẹ cậu đã hy sinh thân mình để cứu cậu, để lại một phép thuật bảo vệ đầy quyền năng trong máu cậu. Đó chính là nguyên nhân cậu có thể thiêu chết Quirrell. Cụ cũng tiết lộ chính cụ là người gửi cho Harry chiếc Áo choàng Tàng hình của cha cậu, và hiện giờ Hòn đá Phù thủy đã bị phá hủy, đồng nghĩa là cụ Nicolas Flamel cũng sẽ qua đời. Trong bữa tiệc cuối năm, cụ Dumbledore tặng thưởng 50 điểm/người cho Ron và Hermione, 60 điểm cho Harry và 10 điểm cho Neville để giúp Nhà Gryffindor giật Cúp Nhà ngay trước mũi Nhà Slytherin. Năm học kết thúc, Harry tạm biệt hai người bạn để trở về nghỉ hè tại gia đình Dursley. Nhưng với Harry, Hogwarts mới thật sự là nhà của cậu. Nhân vật chính Harry Potter là một đứa trẻ mồ côi, được Rowling miêu tả là "một cậu nhóc mảnh khảnh, tóc đen, đeo kính và không hề biết mình là một phù thủy." Rowling đã phát triển các tình tiết và tính cách nhân vật để chứng minh Harry vượt lên hoàn cảnh như thế nào và cuộc sống cậu đã được giải thoát ra sao. Ngoài chương đầu tiên, những sự kiện trong cuốn sách còn diễn ra trước và trong năm sau sinh nhật thứ mười một của Harry. Cuộc tấn công của Voldemort đã để lại một vết sẹo hình tia chớp trên trán của Harry, nó gây đau đớn cho cậu mỗi lần Voldemort xuất hiện. Harry có tài năng thiên bẩm về Quidditch và cậu đã trở thành học sinh năm nhất đầu tiên có vị trí trong đội hình thi đấu. Ron Weasley là cậu nhóc bằng tuổi Harry, Rowling miêu tả cậu là người bạn thân nhất, "luôn có mặt mỗi khi bạn cần cậu ấy." Cậu có tàn nhang trên mặt, tóc đỏ và khá cao. Cậu lớn lên trong một gia đình phù thủy thuần chủng phúc hậu có bảy người con, cậu là con thứ sáu. Lòng trung thành và can đảm của cậu khi đối mặt trong trò chơi cờ vua đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra Hòn đá phù thủy. Hermione Granger, con gái của một gia đình người Muggle, là một cô bé thích chỉ huy, ghi nhớ gần hết những lí thuyết trong sách giáo khoa trước khi bắt đầu kì học. Rowling miêu tả Hermione là một nhân vật "thẳng thắn, lương thiện và tư duy logic", với "rất nhiều bất an và nỗi sợ hãi thất bại to lớn ẩn dưới sự miệt mài của mình." Mặc dù cô luôn giúp Harry và Ron thoát khỏi rắc rối bằng cách rầy la, cô lại trở thành bạn thân của hai cậu sau khi họ cứu cô khỏi một con quỷ. Kĩ năng phân tích và phép thuật của cô đóng vai trò quan trọng để tìm ra Hòn đá Phù thủy. Cô có mái tóc nâu dày và hàm răng hô lớn. Neville Longbottom là một cậu bé mập, thiếu tự tin và rất đãng trí nên bà cậu phải đưa cho cậu một quả cầu gợi nhớ, mặc dù cậu không thể nhớ tại sao. Khả năng phép thuật của Neville rất yếu và xuất hiện đúng lúc để cứu mạng cậu lúc tám tuổi. Mặc dù rất nhút nhát, Neville sẽ chiến đấu với bất cứ kẻ thù nào sau khi được khuyến khích hoặc khi cậu nghĩ rằng điều đó quan trọng và đúng lẽ phải. Rubeus Hagrid là một người lai khổng lồ có chiều cao , với bộ tóc và râu đen rối. Ông bị đuổi khỏi Hogwarts và đũa phép của ông bị gãy một nửa nên không bao giờ sử dụng đũa phép nữa, tuy nhiên giáo sư Dumbledore vẫn để ông là người giữ rừng của trường, một công việc cho phép ông thoải mái tiếp cận và âu yếm những sinh vật huyền bí dù là nguy hiểm nhất. Hagrid hết mực trung thành với cụ Dumbledore và nhanh chóng trở thành bạn thân Harry, Ron và Hermione, nhưng tính bất cẩn khiến ông không đáng tin cậy. Giáo sư Albus Dumbledore là một người đàn ông cao và gầy, đeo cặp kính hình bán nguyệt và có mái tóc bạc cùng bộ râu quấn vào dây lưng. Ông là hiệu trưởng Hogwarts và có lẽ là nỗi sợ duy nhất của chúa tể Voldemort. Dumbledore, tuy nổi tiếng vì những thành tựu trong giới phép thuật, lại thường không quan tâm mấy đến những lời tán dương, dù ông tự nhận thức được về khả năng của mình. Rowling miêu tả ông là "hình mẫu của sự lương thiện". Giáo sư McGonagall là một bà giáo cao ráo, trông nghiêm nghị, tóc bà bới thành một búi chặt. Bà dạy môn Biến hình và thỉnh thoảng lại tự biến mình thành một con mèo. Bà là Phó hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Nhà Gryffindor, và theo như tác giả, "bên dưới bộ dạng cộc cằn đó" có "một chút yếu đuối già nua". Petunia Dursley, là dì ruột của Harry, chị của Lily, là một người đàn bà "ốm nhom" "với một cái cổ dài gấp đôi bình thường, rất tiện cho bà nhóng qua hàng rào để dòm ngó nhà hàng xóm". Bà gọi người chị phù thủy của mình là "đồ đồng bóng" và "giả đò rằng mình chẳng có chị em nào hết". Vernon Dursley là chồng của dì Petunia Dursley, là người đàn ông có thân hình nặng nề cao lớn nhưng ông ta lại dễ bị ám ảnh bởi những điều dị thường. Dudley là anh họ của Harry Potter. Nó "mập ú", "ghét thể thao" ngoại trừ "môn thể thao đấm đá người khác", và "cái bao cát mà Dudley khoái nhất là Harry". Draco Malfoy là một thằng bé có "gương mặt nhọn nhợt nhạt" với một chất giọng có "âm điệu nhừa nhựa chán ngắt". Thằng bé hay khoe khoang về tài chơi Quidditch, và khinh miệt bất cứ ai không có dòng máu phù thủy thuần khiết  – hoặc những phù thủy không cùng quan điểm với nó. Bố mẹ nó từng ở dưới trướng Voldemort, nhưng đã ngay lập tức đổi phe khi Chúa tể Hắc ám biến mất, nói rằng họ bị "bỏ bùa". Draco thách đấu với Harry Potter, nhưng nó không đến chỗ hẹn mà lén báo cho thầy giám thị Filch hòng khiến cho Harry và đám bạn gặp rắc rối. Oliver Wood là đội trưởng đội bóng Quidditch Nhà Gryffindor của Harry. Anh chơi ở vị trí Thủ quân. Giáo sư Quirrell là người đàn ông cà giật và cà lăm. Ông dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám. Được cho là người có "trí tuệ phi thường", nhưng thần kinh ông bị tổn hại khi gặp phải ma cà rồng. Quirrell đội khăn vành để che đi gương mặt Voldemort ở phía sau đầu khi hắn nhập xác vào ông ta. Giáo sư Snape, "có mái tóc đen nhờn bóng, mũi khoằm, da tái xám", giảng dạy môn Độc dược, nhưng ông rất mong muốn được dạy Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám. Thầy Snape đặc biệt thiên vị học sinh Nhà Slytherin, những học sinh thầy chủ nhiệm nhưng lại tranh thủ cơ hội để làm bẽ mặt học sinh khác, đặc biệt là Harry. Nhiều sự cố, bắt đầu là cơn đau thốn nơi vết sẹo trên trán Harry trong tiệc khai giảng, khiến cho bọn Harry cứ nghĩ thầy Snape là tôi tớ của Voldemort. Argus Filch, giám thị của trường, người biết rõ mọi hành lang bí mật của trường hơn bất kì ai, có lẽ chỉ sau cặp song sinh nhà Weasley. Ông có một con mèo tên là Bà Norris, trợ thủ đắc lực cho Filch lùng bắt những học sinh vi phạm luật lệ nhà trường. Những nhân viên và giáo viên khác trong trường gồm có: Giáo sư Pomona Sprout, giáo viên dạy môn Thảo dược học và chủ nhiệm Nhà Hufflepuff, bà có thân hình khá mập; Giáo sư Filius Flitwick, giáo viên dạy môn Bùa chú và chủ nhiệm Nhà Ravenclaw, ông có thân hình nhỏ bé và dễ bị kích động; Giáo sư Binns, giáo viên dạy môn Lịch sử Phép thuật, ông là một hồn ma nhưng dường như chẳng bao giờ để ý rằng mình đã chết; Cô Hooch, huấn luyện viên môn Quidditch tuy là một người nghiêm khắc nhưng dạy rất có phương pháp và chu đáo. Ngoài ra có yêu tinh Peeves thường đi quanh lâu đài để trêu học sinh và gây rắc rối ở bất cứ nơi nào có thể. Trong truyện, Rowling giới thiệu một dàn nhân vật chiết trung. Nhân vật đầu tiên được giới thiệu là dượng của Harry, Vernon Dursley. Hầu hết các hành động đều tập trung vào nhân vật anh hùng cùng tên Harry Potter, một đứa trẻ mồ côi thoát khỏi tuổi thơ khốn khố với gia đình nhà Dursley. Rowling tưởng tượng cậu là "một cậu nhóc mảnh khảnh, tóc đen, đeo kính và không hề biết mình là một phù thủy"; bà cũng cho biết đã truyền tải nỗi đau mất mẹ từ bản thân mình sang cậu. Trong sách, Harry kết thân với hai người bạn là Ronald Weasley và Hermione Granger. Rowling miêu tả Ron là người bạn thân nhất, "luôn có mặt mỗi khi bạn cần cậu ấy". Cô còn miêu tả Hermione là một nhân vật "thẳng thắn, lương thiện và tư duy logic" với "rất nhiều bất an và nỗi sợ hãi thất bại to lớn ẩn dưới sự học gạo miệt mài của mình". Rowling cũng tưởng tượng một dàn diễn phụ là người lớn. Hiệu trưởng trường Hogwarts là Albus Dumbledore, một vị phù thủy quyền năng nhưng tốt bụng, người dần trở thành bạn tri kỷ của Harry trong truyện. Rowling miêu tả ông là "hình mẫu của sự lương thiện". Cánh tay phải của ông là một nhà giáo nghiêm nghị Minerva McGonagall, nhân vật mà theo như tác giả miêu tả, "bên dưới bộ dạng cộc cằn đó" có "một chút yếu đuối già nua". Ngoài ra còn có các nhân vật người lai khổng lồ thân thiện Rubeus Hagrid và thầy giáo nham hiểm Severus Snape. Giáo sư Quirrell cũng xuất hiện trong tiểu thuyết. Những nhân vật phản diện chính là Draco Malfoy, bạn học cùng lớp với Harry có tính trịch thượng và hay bắt nạt; và Chúa tể Voldemort, phù thủy độc ác và quyền năng, bị lìa hồn khỏi xác khi hắn cố giết Harry lúc bé. Theo một cuộc phỏng vấn với Rowling vào năm 1999, bà cho biết nhân vật Voldemort được tạo ra giống như một nét tương phản văn học với Harry, và Rowling đã cố tình không viết rõ ràng về phần tiền truyện của Harry lúc đầu: Phát triển, xuất bản và đón nhận Phát triển Tiểu thuyết đầu tay này của Rowling được viết trong thời gian từ khoảng tháng 6 năm 1990 đến năm 1995. Năm 1990, Jo Rowling, bút danh khi đó của tác giả, muốn cùng bạn trai đến sống ở một căn hộ chung cư tại thành phố Manchester và theo lời bà, "Sau một tuần tìm phòng, tôi đón xe lửa một mình về lại Luân Đôn và ý tưởng về Harry Potter bắt đầu nhen nhóm trong đầu... Một chú bé phù thủy gầy gò, nhỏ bé, tóc đen, đeo kiếng dần hiện hữu trong tôi... Tôi bắt đầu viết Hòn đá Phù thủy mỗi tối. Mặc dù những trang đầu tiên nhìn chẳng có vẻ gì là một tác phẩm hoàn chỉnh." Không lâu sau, để vượt qua nỗi đau mất mát trước sự ra đi của thân mẫu, Rowling đã truyền tải cảm xúc đau thương đó qua thân phận mồ côi của Harry. Rowling dành sáu năm để hoàn chỉnh tác phẩm Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, và sau khi cuốn sách được Bloomsbury phát hành, tác giả giành được một giải thưởng trị giá 8.000 bảng Anh từ Hội đồng Nghệ thuật Scotland, giúp bà thêm nguồn lực để lên kế hoạch cho các phần sau của bộ truyện. Bà gửi cuốn này đến đại diện xuất bản và một nhà xuất bản, và sau đó, khi đến tay đại diện thứ hai dành suốt một năm để tìm nơi đồng ý xuất bản, hầu hết các nơi đều cho rằng với dung lượng 90.000 từ, cuốn sách này quá dài. Khi Barry Cunningham, đang bổ sung sách thuộc thể loại kỳ ảo từ các tác giả mới cho Tủ sách thiếu nhi Bloomsbury, gợi ý chấp nhận cuốn sách, cô con gái tám tuổi của Tổng Giám đốc Điều hành Nhà xuất bản Bloomsbury nói quyển sách "hay hơn nhiều cuốn sách khác". Phát hành và đón nhận tại Anh Quốc Bloomsbury đồng ý xuất bản, đặt cọc cho Rowling một khoản 2.500 bảng Anh, và Cunningham cẩn thận gởi bản bông của sách tới các tác giả, nhà phê bình văn học và các đại lý sách chọn lọc để thu thập phản hồi có thể trích dẫn khi cuốn sách được ra mắt độc giả. Ông ít chú tâm tới độ dầy cuốn sách hơn là tên của tác giả, lý do ông đưa ra là bởi nhan đề cuốn sách xem qua có vẻ như dành cho các nam thiếu niên, và ông tin rằng trẻ trai sẽ chuộng sách của các tác giả nam hơn. Thế nên, Rowling chọn bút danh mới là J.K. Rowling vừa trước lúc xuất bản. Tháng 6 năm 1997, Bloomsbury phát hành cuốn Hòn đá Phù thủy với 500 bản bìa cứng cho loạt ấn hành đầu tiên, trong đó có 300 cuốn được phát đến các thư viện. Tên thật của tác giả, "Joanne Rowling", được in nhỏ trên trang bản quyền của ấn bản đầu tiên tại Anh Quốc. (Ấn bản đầu tiên tại Mỹ năm 1998 gỡ bỏ hoàn toàn chữ "Joanne"). Lượng ấn bản ít ỏi trong đợt phát hành đầu tiên thường dễ thấy ở các sáng tác đầu tay, Cunningham hy vọng các đại lý sách sẽ chịu đọc sách và giới thiệu nó tới khách hàng. Một quyển sách trong đợt phát hành đầu tiên đã được trả giá khá cao, lên đến 33.460 đô la Mỹ trong một phiên đấu giá năm 2007 do Nhà đấu giá Heritage tổ chức. Lindsey Fraser được cho là người viết bài giới thiệu cho Harry Potter và Hòn đá Phù thủy đầu tiên trên tờ The Scotsman vào ngày 28 tháng 6 năm 1997. Bà nói rằng Harry Potter và Hòn đá Phù thủy là "câu chuyện ly kỳ mang tính giải trí" và Rowling quả là "tác giả hạng nhất cho thiếu nhi". Một nhận xét cũng xuất hiện khá sớm khác, trên The Herald, nói, "Tôi chưa tìm thấy đứa trẻ nào có thể đặt cuốn sách này xuống." Báo chí xuất bản bên ngoài địa phận Scotland bắt đầu chú ý đến cuốn sách, đi cùng với ngôn từ đánh giá đầy mĩ miều trên các tờ The Guardian, The Sunday Times và The Mail on Sunday, và đến tháng 9 năm 1997, tờ Books for Keeps, tạp chí chuyên đề sách thiếu nhi, dành tặng cuốn sách bốn trên năm sao trong phần đánh giá. Tờ The Mail on Sunday bầu chọn đây là "tiểu thuyết giả tưởng đầu tay hay nhất kể từ thời Roald Dahl"; một đánh giá gây tiếng vang trên tờ Sunday Times ("những sự so sánh với Dahl là, lần này, thật chính đáng"), trong khi The Guardian gọi đây là "một cuốn tiểu thuyết được tổ chức chặt chẽ được thăng hoa bởi sự thông minh hóm hỉnh đầy sáng tạo" và The Scotsman nói cuốn sách "đang trở thành kinh điển". Năm 1997, ấn bản tại Anh Quốc của cuốn sách thắng Giải Sách Quốc gia và một huy chương vàng cho hạng mục sách cho trẻ từ 9 tới 11 tuổi của giải Nestlé Smarties Book Prize. Giải thưởng Smarties, do chính trẻ em bầu chọn, giúp cuốn sách được chú ý chỉ sáu tháng sau khi ra mắt độc giả, trong khi hầu hết các sách thiếu nhi khác phải mất tới nhiều năm để làm được điều tương tự. Trong năm kế tiếp, cuốn Hòn đá Phù thủy thắng tại hầu hết các giải thưởng lớn khác cũng do trẻ em bình chọn trên toàn Anh Quốc. Tác phẩm cũng nằm trong danh sách rút gọn cho giải thưởng sách trẻ em được người lớn đánh giá, nhưng không thắng giải. Sandra Beckett đưa bình luận rằng cuốn sách tuy được trẻ em yêu thích nhưng bị xem là dễ viết dễ đọc và chưa đạt được những tiêu chí văn học cao nhất – và lấy ví dụ là việc xây dựng tác phẩm của Rowling quả là một sự giễu nhại khi so sánh với các công trình của Roald Dahl, thứ đã làm trẻ em say mê trước khi có sách của Rowling. Năm 2003, cuốn tiểu thuyết đứng vị trí 22 trong kết quả khảo sát The Big Read của đài thông tấn BBC. Harry Potter và Hòn đá Phù thủy giành hai giải thưởng xuất bản cho số lượng ấn bản được bán ra chứ không phải do tiêu chí giá trị văn học tại giải thưởng British Book Awards cho hạng mục Sách Thiếu nhi của Năm, và Booksellers' Association / Bookseller cho hạng mục Tác giả của Năm. Tính đến tháng 3 năm 1999, lượng sách in tại Anh Quốc đã được tiêu thụ hơn 300.000 bản, và một lần nữa trở thành đầu sách bán chạy nhất tại Anh Quốc vào tháng 12 năm 2001. Bản in chữ nổi Braille được nhà xuất bản Scottish Braille Press phát hành tháng 5 năm 1998. Sân ga 9¾, mà từ đây chuyến xe lửa Tốc hành Hogwarts rời Luân Đôn, đã được đánh dấu kỷ niệm tại nhà ga Ngã Tư Vua ngoài đời thực bằng một tấm bảng và chiếc xe đẩy hành lý như được mô tả trong sách đang vượt qua bức tường. Phát hành và đón nhận tại Mỹ Scholastic Corporation mua bản quyền phát hành tại Mỹ vào tháng 4 năm 1997 với giá 105.000 đô la Mỹ tại Hội sách thiếu nhi Bologna, mức gia cao bất thường cho một tác phẩm thiếu nhi. Phía Nhà xuất bản nghĩ rằng trẻ con sẽ không thích đọc cuốn sách có từ "philosopher" (nghĩa "nhà hiền triết" khi đứng một mình) ngay tại nhan đề; sau vài cuộc đàm phán, ấn bản tại Mỹ phát hành tháng 9 năm 1998 với tên mới do Rowling đề nghị, Harry Potter and the Sorcerer's Stone thay vì Harry Potter and the Philosopher's Stone. Rowling tỏ vẻ hối tiếc khi phải đổi tên cuốn sách của mình và nói rằng sẽ đấu tranh mạnh mẽ hơn nếu lúc ấy tiếng nói của tác giả có nhiều trọng lượng hơn. Philip Nel chỉ ra việc đổi tên này đã làm mất đi mối liên hệ với giả kim thuật, và ngữ nghĩa câu từ trong tác phẩm cũng thay đổi khi điều chỉnh văn phong, như bánh "crumpet" thành bánh "muffin". Rowling đồng ý thay đổi cả "mum" trong tiếng Anh của người Anh và "mam" là cách nhân vật Seamus Finnigan dùng theo chất giọng Ireland (cả hai từ đều mang nghĩa là "mẹ") thành "mom" trong cuốn Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, tuy vậy, trong các tập sau, bà không chấp thuận kiểu thay đổi này nữa, và cũng trong những lần tái bản sau của cuốn Hòn đá Phù thủy phiên bản Mỹ, từ ngữ cũng đổi lại theo nguyên tác. Tuy nhiên, cũng chính Nel lại nhận xét rằng việc biên tập của Scholastic đã được cân nhắc thận trọng hơn hầu hết các sách viết theo văn phong ở Anh Quốc vào thời điểm đó, và rằng trong số những hiệu đính từ nhà xuất bản, cũng có những chỗ hữu ích. Cũng bởi những tập sách Harry Potter đầu tiên tại Anh lên kệ sớm hơn vài tháng so với Mỹ, nhiều độc giả Mỹ nhanh tay đặt hàng qua Internet để sớm có sách và đã quen thuộc với văn phong Anh Quốc qua các bản sách này. Lúc mới đầu, hầu hết các nhà phê bình văn học uy tín nhất đều gạt cuốn sách ra bên lề, phó thác nó cho thị trường sách và các bài điểm sách thư viện như trên tạp chí Kirkus Reviews và Booklist, những nơi chỉ đánh giá sách trên tiêu chí giải trí của một tiểu thuyết dành cho thiếu nhi. Tuy vậy, nhiều bài phê bình sâu sắc của các chuyên gia (như một bài đăng trên Chọn lọc từ Liên hiệp Trung tâm Sách thiếu nhi, với việc chỉ ra sự phức tạp, sâu sắc và nhất quán mà thế giới của Harry Potter được nhà văn Rowling dựng nên) đã thu hút sự quan tâm từ giới phê bình văn học trên các tờ báo lớn. Mặc dù tờ The Boston Globe và Michael Winerip trên tờ Thời báo New York cảm thán rằng chương cuối cùng là phần kém nhất trong cuốn sách, họ và hầu hết các nhà phê bình người Mỹ khác đều dành những lời có cánh cho tác phẩm. Một năm sau đó, ấn bản tại thị trường Mỹ được bình chọn là Sách nổi bật của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (American Library Association Notable Book), giải Sách hay nhất năm 1998 của tạp chí Publishers Weekly, giải Sách hay nhất năm 1998 do Thư viện công New York trao tặng. Ấn bản này đồng thời cũng thắng giải Sách của năm 1998 từ tờ Parenting Magazine, Sách hay nhất năm do School Library Journal bình chọn, và giải Sách hay nhất cho thanh niên từ Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ. Tháng 8 năm 1999, Harry Potter và Hòn đá Phù thủy dẫn đầu danh sách tiểu thuyết ăn khách nhất trên tờ Thời báo New York, và dao động ở vị trí đó trong suốt năm 1999 tới năm 2000, cho đến khi Thời báo New York phân danh sách này thành hai phần cho riêng cho các tác phẩm thiếu nhi và người lớn dưới áp lực từ các nhà xuất bản khác khi muốn sách của họ lên vị trí cao hơn. Theo báo cáo vào tháng 12 năm 2001 của Publishers Weekly thì tổng lượng sách lũy tích của cuốn Harry Potter và Hòn đá Phù thủy đạt trên 5 triệu bản bìa cứng (xếp hạng thứ 19 ở hạng mục sách thiếu nhi) và hơn 6,6 triệu bản bìa mềm (đứng hạng 7 ở hạng mục sách thiếu nhi). Tháng 5 năm 2008, Scholastic đưa thông báo ấn bản kỷ niệm 10 năm ngày Harry Potter và Hòn đá Phù thủy ra mắt lần đầu tại Hoa Kỳ sẽ được phát hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2008. Cho lần kỷ niệm thứ 15, Scholastic tái bản Hòn đá phủ thủy và các tập khác trong bộ truyện với hình bìa mới do họa sỹ Kazu Kibuishi minh họa vào năm 2013. Bản dịch Tới giữa năm 2008, các bản dịch chính thức đã được xuất bản với 67 ngôn ngữ khác nhau. Nhà xuất bản Bloomsbury đã phát hành bản dịch tiếng Latin và Hy Lạp cổ, và phiên bản Hy Lạp cổ đã được miêu tả là "một trong những áng văn Hy Lạp cổ quan trọng nhất trong nhiều thế kỷ trở lại đây". Phong cách và chủ đề Philip Nel nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nữ văn sĩ Jane Austen, một nhân vật mà Rowling đã ngưỡng mộ từ năm mười hai tuổi. Cả hai nhà văn đều khuyến khích việc đọc lại các tác phẩm, bởi vì những chi tiết trông có vẻ thừa thãi lại là điềm báo của những sự kiện hay nhân vật quan trọng xuất hiện sau này trong nội dung câu chuyện – ví dụ như Sirius Black đã được khéo léo nhắc tới trong phần đầu của Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, và trở thành nhân vật trung tâm từ tập ba đến tập năm của bộ truyện. Cũng giống với những nữ anh hùng trong truyện của Austen, Harry Potter thường rà soát lại những ý tưởng của mình ở gần cuối mỗi cuốn sách. Nhiều thái độ cư xử trong bộ Harry Potter gợi lại các chi tiết trong những tác phẩm của Austen. Cả hai tác giả đều châm biếm nhiều thái độ cư xử và đặt tên cho các nhân vật của mình theo tính cách riêng của họ. Tuy nhiên theo Nel, tính hài hước của Rowling chủ yếu dựa theo các tranh biếm họa nhiều hơn và những cái tên mà bà nghĩ ra lại nghe giống những cái tên trong những câu chuyện của Charles Dickens hơn, và Amanda Cockrell cũng nhấn mạnh rằng nhiều trong số đó biểu lộ đặc điểm của người sở hữu thông qua lời truyền lại từ các thần thoại La Mã cổ đại cho tới văn học Đức thế kỷ mười tám. Rowling, cũng giống như C.S. Lewis, tác giả của loạt truyện Biên niên sử Narnia, nghĩ rằng không có một ranh giới cụ thể nào giữa những câu chuyện dành cho trẻ em và người lớn. Nel còn nhận xét, cũng giống như các nhà văn viết cho thiếu nhi khác, J. K. Rowling đã kết hợp nhiều thể loại văn học khác nhau lại với nhau, bao gồm kỳ ảo, truyện giả tưởng cho thiếu niên, những câu chuyện về trường nội trú, Bildungsroman và nhiều thể loại khác. Nhiều nhà bình luận so sánh Harry Potter và Hòn đá Phù thủy với những tác phẩm của nhà văn Roald Dahl, người đã qua đời vào năm 1990. Nhiều cây viết từ sau thập niên 1970 đều được ví như những truyền nhân của Roald Dahl, tuy nhiên chưa một ai nhận được sự hưởng ứng từ các độc giả thiếu nhi nhiều như ông, và trong một cuộc khảo sát sau khi Hòn đá Phù thủy được phát hành, bảy trên mười cuốn sách thiếu nhi ăn khách nhất thuộc về Dahl, trong đó bao gồm cả vị trí dẫn đầu. Chỉ có một tác giả truyện thiếu nhi duy nhất khác gây được khá nhiều tiếng vang vào những năm cuối thập niên 1990 đó là nhà văn R. L. Stine. Nhiều yếu tố trong nội dung của Hòn đá Phù thủy gợi lại những câu chuyện trong tác phẩm của Dahl; ví dụ như cậu bé anh hùng trong truyện James và quả đào khổng lồ mồ côi cha mẹ từ khi còn bé và phải chuyển đến sống cùng cùng hai người cô khắc nghiệt, một béo và một gầy—‌cũng tương tự như hình ảnh hai ông bà Dursley, những người coi Harry như kẻ đầy tớ trong nhà. Dù sao đi nữa, Harry Potter vẫn là một nhân vật được sáng tạo riêng biệt, với khả năng đảm nhận những trách nhiệm của một người trưởng thành trong khi vẫn chỉ là một đứa trẻ. Librarian Nancy Knapp và giáo sư chuyên ngành marketing Stephen Brown còn chú ý đến sự sống động và chi tiết trong những đoạn miêu tả, đặc biệt là các đoạn miêu tả những cửa tiệm trong Hẻm Xéo. Tad Brennan bình luận rằng cách hành văn của Rowling gợi ta nhớ tới Hómēros: "nhanh gọn, dễ hiểu, và cách diễn đạt đi thẳng vào vấn đề." Nhà văn Stephen King thì khâm phục "những chi tiết khôi hài mà chỉ những tưởng tượng gia của Anh Quốc mới có thể tạo ra được" và kết luận rằng những thứ đó hoàn toàn có tác dụng trong tác phẩm. Nicholas Tucker miêu tả những cuốn đầu trong bộ truyện Harry Potter qua việc nhìn lại những mẩu truyện thiếu nhi trong thời đại của Victoria của Anh và Vua Edward VII: Hogwarts là một trường nội trú kiểu cổ, nơi giáo viên thường gọi học trò của mình bằng tên họ, và điểm số của nhà chung mà những học sinh cùng ở được đánh giá rất cao; tính cách của từng nhân vật được miêu tả rõ ràng qua vẻ bề ngoài, bắt đầu với nhà Dursley; các nhân vật xấu xa hay độc ác thường bị tiêu diệt thay vì ăn năn hối cải, trong đó có cả Bà Norris, con mèo của giám thị Filch; và nhân vật anh hùng, một đứa trẻ mồ côi bị ngược đãi sau đó tìm được nơi mà cậu thực sự thuộc về, là một người cuốn hút, giỏi thể thao, ân cần và luôn bảo vệ kẻ yếu. Nhiều nhà bình luận khác cho rằng cuốn sách đã xây dựng nên một cộng đồng có tính phân tầng xã hội cao với nhiều loại người khác nhau. Tuy nhiên, Karin Westerman lại tạo một sự so sánh ngang bằng với hình ảnh nước Anh những năm 1990: một hệ thống lớp học đã bị phá vỡ nhưng lại được bảo vệ bởi những kẻ có quyền lực và địa vị; tính đa sắc tộc của những học sinh trường Hogwarts; sức ép đồng loại giữa những giống loài có cùng mức độ hiểu biết; và vấn đề bạo lực học đường thường xảy ra trong các trường học. Susan Hall viết rằng, hoàn toàn không có một pháp quyền nào được sử dụng trong loạt truyện; những hành động của Bộ Pháp thuật tuyệt đối không bị gò bó bởi luật pháp, trách nhiệm giải trình hay bất cứ một thách thức pháp lý nào. Đây chính là cơ hội để Voldemort đề ra những mệnh lệnh khủng khiếp của hắn. Cũng nhờ vậy Harry và Hermione, những nhân vật đến từ thế giới Muggle, thường tìm ra cách giải quyết vấn đề thông qua việc suy nghĩ theo cách hoàn toàn không giống một phù thủy. Ví dụ, Hermione cho rằng trở ngại trong việc tìm kiếm Hòn đá Phù thủy chính là bài kiểm tra về trí óc thay vì năng lực phép thuật, và hầu hết các phù thủy đều không thể giải được nó. Nel cho rằng những tính cách xấu của một nhà Dursley quá quy tắc, coi trọng địa vị xã hội và đặt nặng về vật chất, đã phản ánh chính thái độ của Rowling đối với các chính sách gia đình của chính phủ Anh vào đầu những năm 1990 khi coi việc kết hôn giữa hai người dị tính luyến ái là "quy chuẩn hàng đầu", trong khi nữ nhà văn lại là một bà mẹ đơn thân. Các mối quan hệ giữa Harry với những phù thủy thiếu niên cũng như trưởng thành ở trong truyện đều xuất phát từ tình cảm và lòng trung thành. Điều này được phản ánh rõ trong suốt loạt truyện, ví dụ như niềm vui của Harry khi cậu trở thành một thành viên tạm thời trong gia đình nhà Weasley, hay việc cậu đối xử với Rubeus Hagrid, và sau đó là Remus Lupin và Sirius Black như cha ruột của mình. Sản phẩm có liên quan Tập tiếp nối Cuốn sách thứ hai trong bộ truyện mang tên Harry Potter và Phòng chứa Bí mật, được xuất bản lần đầu tiên tại Anh Quốc vào ngày 2 tháng 7 năm 1998 và tại Mỹ vào ngày 2 tháng 6 năm 1999. Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban được phát hành một năm sau đó tại Anh Quốc vào ngày 8 tháng 7 năm 1999 và tại Mỹ vào ngày 8 tháng 9 năm 1999. Hai ấn bản của Harry Potter và Chiếc cốc lửa do hai nhà xuất bản Bloomsbury và Scholastic thực hiện được phát hành cùng vào ngày 8 tháng 7 năm 2000. Harry Potter và Hội Phượng Hoàng là tập truyện dài nhất của loạt tiểu thuyết với 766 trang ở phiên bản của Anh Quốc, 870 trang ở ấn bản tại Mỹ và 1138 trang ở ấn bản tiếng Việt. Phiên bản tiếng Anh của cuốn sách được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 21 tháng 6 năm 2003. Harry Potter và Hoàng tử lai được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 16 tháng 7 năm 2005, và 11 triệu bản in của cuốn sách được tiêu thụ hết chỉ trong 24 giờ đầu ra mắt. Cuốn thứ bảy và cũng là tập truyện cuối cùng, Harry Potter và Bảo bối Tử thần, được xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Cuốn sách cũng bán được tổng cộng 11 triệu bản in trong 24 giờ đầu phát hành, trong đó có 2,7 triệu bản được tiêu thụ tại Anh Quốc và 8,3 triệu bản được tiêu thụ tại Mỹ. Ấn bản minh họa Một phiên bản minh họa của Harry Potter và Hòn đá Phù thủy được phát hành vào tháng 10 năm 2015, với phần minh họa được thực hiện bởi họa sĩ Jim Kay. Phiên bản minh họa tiếng Việt dày 250 trang được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành tại Việt Nam vào tháng 2 năm 2016. Cuốn sách bao gồm tổng cộng 100 tranh minh họa và sẽ được tiếp nối bởi phiên bản minh họa của sáu cuốn tiếp theo, với Jim Kay giữ nguyên vai trò họa sĩ minh họa xuyên suốt. Phim điện ảnh Năm 1999, Rowling bán bản quyền điện ảnh của bốn tập truyện Harry Potter đầu tiên cho hãng phim Warner Bros. với giá tổng cộng 1 triệu GBP (tương đương 1,65 triệu USD vào năm 1999). Rowling yêu cầu rằng bộ nhân vật chính bắt buộc phải là người Anh nhưng cho phép một số diễn viên Ireland như Richard Harris vào vai Dumbledore và các diễn viên nước ngoài khác đối với các nhân vật có cùng quốc tịch sẽ xuất hiện trong các cuốn sách tiếp theo. Sau quá trình tuyển diễn viên rộng rãi, công tác quay phim được bắt đầu từ tháng 9 năm 2000 tại Leavesden Film Studios và Luân Đôn, và công việc sản xuất được hoàn tất vào tháng 7 năm 2001. Harry Potter và Hòn đá Phù thủy bắt đầu được công chiếu tại Luân Đôn từ ngày 14 tháng 11 năm 2001. Giới chuyên môn dành cho phim nhiều nhận định tích cực, với đánh giá Fresh trên trang Rotten Tomatoes lên tới 80% và điểm số 64% trên trang Metacritic, với chủ yếu là các ý kiến thuận lợi. Trò chơi điện tử Tổng cộng năm video game riêng biệt do năm nhà phát triển khác nhau thực hiện đã được ra mắt từ năm 2001 tới năm 2003 bởi hãng Electronic Arts, với cốt truyện chủ yếu dựa theo nội dung phim và tiểu thuyết: Minh họa trong kinh doanh và giáo dục Nhiều tác giả viết về kinh doanh và giáo dục sử dụng sách Harry Potter và Hòn đá Phù thủy làm ví dụ minh họa. Về giảng dạy lâm sàng trong các trường y, Jennifer Conn đã nhắc tới chuyên môn và phương pháp sư phạm đáng sợ của Snape đối với học trò của mình. Trái lại, Bà Hooch, giáo viên môn Quidditch, với phương pháp hữu hiệu đã chia nhỏ các động tác phức tạp thành nhiều bước đơn giản cũng như giúp học sinh tránh khỏi những sai sót thường gặp. Joyce Fields viết rằng sách Harry Potter minh họa cho bốn trên năm chủ đề chính của chương trình xã hội học của sinh viên năm nhất: "các khái niệm xã hội học bao gồm văn hóa, xã hội và xã hội hóa; sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội; thiết chế xã hội; và lý thuyết xã hội". Stephen Brown lưu ý là các tập truyện Harry Potter đầu tiên, nhất là tập Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, vẫn dễ dàng có được thành công dù cho công tác quảng bá nghèo nàn và thiếu thốn. Brown khuyên các nhà điều hành marketing bớt chú tâm đến phân tích số liệu một cách triệt để và mô hình "phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát" trong quản lý. Thay vào đó, anh gợi ý rằng họ nên xem câu chuyện như "một lớp học marketing cao cấp", tràn ngập những sản phẩm và thương hiệu hấp dẫn. Chẳng hạn như một sản phẩm dựa trên thế giới pháp thuật trong truyện là Kẹo dẻo hình hạt đậu đủ vị hiệu Bertie Bott đã được giới thiệu năm 2000 dưới giấy phép của hãng đồ chơi Hasbro. Lịch sử phát hành Tham khảo Ghi chú Chú thích Liên kết ngoài Nội dung cơ bản và cốt truyện trên Harry Potter Lexicon 1 Tiểu thuyết kỳ ảo năm 1997 Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh năm 1997 Giả kim trong tác phẩm hư cấu Tác phẩm đoạt giải thưởng Sách Anh Quốc Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh được chuyển thể thành phim Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh thế kỷ 20 Tiểu thuyết đầu tay Sách của Bloomsbury Publishing Sách của Scholastic Corporation Tiểu thuyết thiếu nhi Vương quốc Liên hiệp Anh Sách thiếu nhi năm 1997 Harry Potter
9716
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20Cau
Chi Cau
Chi Cau (danh pháp khoa học: Areca) là một chi của khoảng 50 loài thực vật thuộc họ Cau (Arecaceae, một số tài liệu gọi là Palmacea hay Palmae), mọc ở các cánh rừng ẩm ướt của khu vực nhiệt đới từ Malaysia tới quần đảo Solomon. Thành viên được biết đến nhiều nhất của chi này là A. catechu (còn gọi là A. aleraceae), tức cây cau hay tân lang hoặc binh lang. Một số loài cau, được biết đến vì vị đắng và thơm nồng của chúng, thông thường được sử dụng để nhai, đặc biệt là với sợi thuốc lào hay thuốc lá hay lá trầu không và vôi tôi (Ca(OH)2) hoặc vôi sống (CaO). Việc nhai như thế rất phổ biến trong những người già ở khu vực Đông Nam Á, và nó thông thường là nguyên nhân của ung thư vòm miệng trong khu vực. Các loài Chi Cau có khoảng 50 loài. Ở Malabar, Areca dicksoni mọc hoang dã và những người nghèo dùng nó thay cho cau thực thụ. Areca abdulrahmanii J.Dransf. (1980). Areca ahmadii J.Dransf. (1984). Areca andersonii J.Dransf. (1984). Areca arundinacea Becc. (1877). Areca brachypoda J.Dransf. (1984). Areca caliso Becc. (1919). Areca camarinensis Becc. (1919). Areca catechu L. (1753): Cau Areca celebica Burret (1933). Areca chaiana J.Dransf. (1984). Areca concinna Thwaites (1864). Areca congesta Becc. (1923). Areca costulata Becc. (1919). Areca dayung J.Dransf. (1980). Areca furcata Becc. (1877). Areca guppyana Becc. (1914). Areca hutchinsoniana Becc. (1919). Areca insignis (Becc.) J.Dransf. (1984). Areca insignis thứ insignis Areca insignis thứ moorei (J.Dransf.) J.Dransf. (1984) Areca ipot Becc. (1909). Areca jobiensis Becc. (1877). Areca jugahpunya J.Dransf. (1984). Areca kinabaluensis Furtado (1933). Areca klingkangensis J.Dransf. (1984). Areca laosensis Becc. (1910). Areca ledermanniana Becc. (1923). Areca macrocalyx Zipp. cũ Blume (1839). Areca macrocarpa Becc. (1909). Areca minuta Scheff., (1876). Areca montana Ridl., (1907). Areca multifida Burret (1936). Areca nannospadix Burret (1931). Areca nigasolu Becc. (1914). Areca novohibernica (Lauterb.) Becc. (1914). Areca oxycarpa Miq. (1868). Areca parens Becc. (1919). Areca rechingeriana Becc. (1910). Areca rheophytica J.Dransf. (1984). Areca ridleyana Becc. cũ Furtado (1933). Areca rostrata Burret (1935). Areca salomonensis Burret (1936). Areca subacaulis (Becc.) J.Dransf. (1984). Areca torulo Becc. (1914). Areca triandra Roxb. cũ Buch.-Ham. (1826). Areca tunku J.Dransf. & C.K.Lim (1992). Areca vestiaria Giseke (1792). Areca vidaliana Becc. (1907). Areca warburgiana Becc. (1914). Areca whitfordii Becc. (1907). Chú thích Tham khảo
9723
https://vi.wikipedia.org/wiki/Requiem%20%28Mozart%29
Requiem (Mozart)
Tác phẩm Requiem được Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác ở cung Re thứ (K. 626) trong năm 1791. Nó là tác phẩm cuối cùng và có thể được xem là một trong những tác phẩm mạnh mẽ và tiêu biểu nhất của ông. Sáng tác Vào mùa hè năm 1791, cuộc sống của Mozart trở nên đầy đủ, hạnh phúc và bận rộn. Tình trạng tài chính trở nên khả quan là do có nhiều ủy nhiệm sáng tác và thu chi ổn định hợp lý. Người bạn Emanuel Schikaneder của ông đã ủy nhiệm vở ôpêra Die Zauberflöte, và vào tháng Bảy một ủy nhiệm đến từ Praha cho một vở ôpêra, nhân dịp lễ đăng quang của vua Leopold II - quốc vương của Bohemia - kết quả là vở La clemenza di Tito được sáng tác. Rồi có một ủy nhiệm khác đến vào mùa hè, giống như chuyện huyền thoại. Một nhân vật lạ mặt giấu tên tiếp xúc với Mozart về việc viết Bộ lễ "Requiem". Mozart không thể nhận biết nguồn gốc là ai đã ủy nhiệm. Vì ông quá bận rộn với những công việc khác, ông không thể khởi sự "Requiem" cho đến tháng Chín. Đến tháng Mười, ông bắt đầu than phiền về tình trạng sức khỏe, vào ngày 20 tháng 11, một cơn bệnh khốc liệt đã bắt đầu, gây ra chứng sốt cao, nôn mửa và thân thể phù nề. Bị quấy rầy bởi những chuyến viếng thăm của người lạ mặt đốc thúc việc biên soạn "Requiem", Mozart trở nên bị ám ảnh rằng ông đang viết cho bộ lễ cầu hồn cho chính mình. Hai tuần lễ trước ngày qua đời, Mozart bỏ dang dở công việc mà ông đang thực hiện với người trợ lý, Sussmayr. Một ngày trước khi ông chết, ông được nghe người ta đọc bản văn "Requiem" với thân nhân và bạn hữu. Tác phẩm chưa viết xong, nhưng bản dự thảo đã được hoàn thành. Bài ca nhập lễ và Kinh thương xót đã được viết đầy đủ, và hầu hết phần khác mới chỉ là dàn ý, ngoại trừ đoạn quan trọng "Lacrimosa", Mozart mới viết được duy nhất tám ô nhịp đầu tiên. Sussmayr đã hoàn thành tác phẩm "Requiem", K.626, sau cái chết của thân chủ. Buổi trình diễn đầy đủ đầu tiên của Bộ lễ này được thực hiện vào ngày 2 tháng 1 năm 1793, mười ba tháng kể từ khi Mozart qua đời, đem lại thu nhập cho vợ ông, phu nhân Constanze. Tổng phổ viết cho hai kèn horn trầm, hai kèn bassoon, ba kèn trombone, hai kèn trumpet, timpani, đại phong cầm và khối đàn dây. Vắng tiếng kèn flute và oboe, cho nên âm thanh hơi đượm vẻ âm u. Phần thanh nhạc bao gồm bốn giọng đơn ca và bốn bè hợp xướng. Lời Nguyên văn Latinh Introitus Requiem (Chorus) Requiem aeternam dona eis, Domine, et lux perpetua luceat eis. (Soprano) Te decet hymnus, Deus, in Sion, et tibi reddetur votum in Jerusalem. (Choir) Exaudi orationem meam, ad te omnis caro veniet. Requiem aeternam dona eis, Domine, et lux perpetua luceat eis. Kyrie Kyrie eleison. Christe eleison. Kyrie eleison. Ca Tiếp Liên Dies Irae Dies irae, dies illa Solvet saeclum in favilla, Teste David cum Sibylla. Quantus tremor est futurus Quando judex est venturus Cuncta stricte discussurus. Tuba Mirum (Bass) Tuba mirum spargens sonum Per sepulcra regionum Coget omnes ante thronum. (Tenor) Mors stupebit et natura Cum resurget creatura Judicanti responsura. Liber scriptus proferetur In quo totum continetur, Unde mundus judicetur. (Contralto) Judex ergo cum sedebit Quidquid latet apparebit, Nil inultum remanebit. (Soprano) Quid sum miser tunc dicturus, Quem patronum rogaturus, Cum vix justus sit securus? (All Soloists) Cum vix justus sit securus? Rex Tremendae Rex tremendae majestatis, Qui salvandos salvas gratis, Salve me, fons pietatis. Recordare (Soloists) Recordare, Jesu pie, Quod sum causa tuae viae, Ne me perdas ilia die. Quaerens me sedisti lassus, Redemisti crucem passus, Tamus labor non sit cassus. Juste judex ultionis Donum fac remissionis Ante diem rationis. Ingemisco tanquam reus, Culpa rubet vultus meus, Supplicanti parce, Deus. Qui Mariam absolvisti Et latronem exaudisti, Mihi quoque spem dedisti. Preces meae non sum dignae, Sed tu bonus fac benigne, Ne perenni cremet igne. Inter oves locum praesta, Et ab haedis me sequestra, Statuens in parte dextra. Confutatis Confutatis maledictis Flammis acribus addictis, Voca me cum benedictis. Oro supplex et acclinis, Cor contritum quasi cinis, Gere curam mei finis. Lacrimosa Lacrimosa dies ilia Qua resurget ex favilla Judicandus homo reus. Huic ergo parce, Deus, Pie Jesu Domine, Dona eis requiem. Ca Tiến Lễ Domine Jesu: Domine, Jesu Christe, Rex gloriae, libera animas omnium fidelium defunctorum de poenis inferni, et de profundo lacu: libera eas de ore leonis, ne absorbeat eas tartarus, ne cadant in obscurum, (Soloists) Sed signifer sanctus Michael repraesentet eas in lucem sanctam, (Choir) Quam olim Abrahae promisisti et semini ejus. Hostias Hostias et preces, tibi, Domine, laudis offerimus: tu suscipe pro animabus illis, quarum hodie memoriam facimus: fac eas, Domine, de morte Iransire ad vitam, quam olim Abrahae promisisti et semini ejus. Sanctus Sanctus, Sanctus, Sanctus, Dominus Deus Sabaoth! Pleni suni coeli et terra gloria tua. Osanna in excelsis. Benedictus (Soloists) Benedictus qui venit in nomine Domini. (Choir) Osanna in excelsis. Agnus Dei Agnus Dei, qui tollis peccata mundi, dona eis requiem. Agnus Dei, qui tollis peccata mundi, dona eis requiem sempiternam. Ca Hiệp Lễ Lux Aeterna (Contralto, then the Choir) Lux aeterna luceat eis, Domine, cum sanctis mis in aeternum, quia pius es. (Choir) Requiem aeternam dona eis, Domine, et lux perpetua luceat eis, cum santis tuis in aeternum, quia plus es. Bản dịch tiếng Việt Ca Nhập Lễ Requiem Adagio (Hợp xướng phức điệu) Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và được hưởng ánh sáng ngàn thu. (Đơn ca nữ cao) Từ núi Sion, chúng con ca tụng Chúa. Trong đền Jerusalem phải dâng lễ vật tiến Chúa, (Hợp xướng hòa điệu) Xin nghe lời chúng con cầu, xin cho mọi người được về cùng Chúa. Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và được hưởng ánh sáng ngàn thu. Kyrie Allegro (Hợp xướng phức điệu) Xin Chúa thương xót chúng con, Xin Chúa Kitô thương xót chúng con, Xin Chúa thương xót chúng con. Ca tiếp liên Dies Irae Allegro assai (Hợp xướng hòa điệu) Ngày ấy, ngày nổi giận Ngày vũ trụ nát ra tro, Theo lời David và Sibylla. Ôi hãi hùng kinh khiếp Khi Đấng Thẩm phán đến, Xét xử rất nghiêm ngặt! Tuba Mirum Andante (Đơn ca nam trầm) Tiếng loa vọng sửng sốt. Trên mồ mả khắp miền. Bắt tựu trước Thẩm phán. (Đơn ca nam cao) Sự chết và tạo vật kinh hoàng. Khi thụ sinh trỗi dậy Trả lời Đấng Thẩm phán. Cuốn sách sẽ mở ra Trong đó ghi chép cả, Trần gian cứ đó bị xét xử. (Đơn ca nữ trầm) Khi Thẩm phán ngự tòa, Mọi bí ẩn sẽ lộ ra. Không chi không bị phạt. (Đơn ca nữ cao) Khốn chưa, tôi biết nói gì? Kẻ lành còn chưa đứng vững. (Tứ ca) Biết kêu cầu ai bảo trợ? Rex Tremendae Grave (Hợp xướng hòa điệu và chủ điệu) Lạy Vua Cả oai nghi kính sợ. Là Đấng cứu kẻ phải cứu Xin cứu con, hỡi nguồn nhân ái! Recordare Andante (Tứ ca) Ôi Giêsu nhân ái! Xin nhớ vì con, Chúa đã ra đời, Xin đừng hủy diệt con trong ngày ấy. Chúa tìm con, Chúa ngồi mệt nhọc, để cứu con, Chúa đã chịu tử hình, Xin đừng uổng phí công lênh ấy? Lạy Thẩm phán xét phạt chí công, Xin ban ơn tha thứ tội khiên, Trước ngày con phải thẩm vấn. Con rên như tội nhân, Tội làm con đỏ mặt, Dám trông Chúa nhận lời, Nhiêu dung cho kẻ nài xin. Chúa đã tha cho Mađalêna, Đã nhận lời người trộm thống hối, Xin cho con được lòng trông cậy. Lời nguyện cầu tuy không xứng đáng, Nhưng Chúa rất nhân từ bao dung, Đừng để con phải lửa hình thiêu đốt. Xin đặt con giữa đoàn chiên, Và biệt con khỏi bầy dê, Cho con đứng bên phải Chúa. Confutatis Andante (Hợp xướng) Sau khi phạt lũ người vô phúc, bị thiêu trong lửa rực muôn đời, Xin gọi con vào sổ hồng phúc. Con sấp mình kêu van tha thiết, Lòng thống hối tan nát như tro, Xin giúp con trong giờ sau hết. Lacrimosa Larghetto (Hợp xướng hòa điệu) Ôi ngày ấy đầy nước mắt. Ngày tội nhân từ trong tro bụi. Sẽ sống lại để chịu phán xét. Xin Chúa thứ tha. Lạy Giêsu lân tuất! Xin cho các linh hồn, được an nghỉ muôn đời. Ca dâng lễ Domine Jesu Andante (Hợp xướng hòa điệu) Lạy Chúa Giêsu Kitô, Vua vinh hiển, xin cứu các linh hồn mọi tín hữu đã lìa trần, được thoát hình khổ hỏa ngục, thoát vực sâu vô tận. Xin cứu họ thoát miệng sư tử, dừng để họ bị vùi dập trong vực thẳm, đừng để họ sa chốn tối tăm, Domine, Jesu Christe, Rex gloriae, libera animas omniurn fidelium defunctorum de poenis inferni, et de profundo lacu: libera cas de ore leonis, ne absorbeat eas tartarus, ne cadant in obscurum, (Tứ ca) Nhưng xin cho thánh Micae cầm cờ đưa họ về ánh sáng, (Hợp xướng phức điệu) Ánh sáng Chúa đã hứa cho Abraham và con cháu Người. Hostias (Hợp xướng hòa điệu) Larghetto Xin Chúa nhận lễ vật và lời ca tụng chúng con dâng, để chỉ cho những linh hồn mà hôn nay chúng con cầu nguyện. Xin cho họ từ cõi chết trở về nguồn sống. (Hợp xướng hòa điệu) Andante Nguồn sống Chúa đã hứa cho Abraham và con cháu Người. Thánh, Thánh Adagio (Hợp xướng phức điệu) Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng Andante (Tứ ca) Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. (Hợp xướng phức điệu) Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chiên Thiên Chúa Larghetto (Hợp xướng hòa điệu) Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian: xin cho các linh hồn được nghỉ yên. Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian: xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời. Hiệp lễ Lux Aeterna Adagio (Đơn ca nữ cao, và hợp xướng chủ điệu) Lạy Chúa, xin chiếu ánh sáng đời đời cho các linh hồn ấy cùng với các thánh trên chốn đời đời, vì Chúa là Đấng hay thương xót. (Hợp xướng phức điệu) Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời và được hưởng ánh sáng ngàn thu. Allegro (Hợp xướng phức điệu) Xin chiếu ánh sáng đời đời cho các linh hồn ấy cùng với các thánh trên chốn đời đời, vì Chúa là Đấng hay thương xót. Tham khảo Liên kết ngoài Mozart's Requiem text with English translation Two trombonists discuss readings of the "Requiem" Unattributed work at CalTech on Mozart's Requiem. Bản nhạc cổ điển nổi tiếng Tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart Kitô giáo Requiem Nhạc khúc Rê thứ
9732
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4%20Ch%C3%A2u
Tô Châu
Tô Châu (; tên cổ: 吳-Ngô) là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ đông Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã đượcUNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥178,207 (khoảng US$27,629) vào năm 2021, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc. Lịch sử Tô Châu, các tên gọi cổ là Câu Ngô, Ngô, Cối Kê (), Ngô Châu, Ngô Quận, Bình Giang Đẳng. Tô Châu còn có biệt danh là Ngô Đô, Ngô Hội, Ngô Môn, Đông Ngô, Ngô Trung, Ngô Hạ, Cô Tô, Trường Châu, Mậu Uyển Đẳng. Tô Châu, cái nôi của văn hóa Ngô, là một trong những đô thị cổ nhất trong lưu vực sông Dương Tử. Khoảng 2.500 năm trước, các bộ lạc bản địa, tự gọi mình là "Câu Ngô" vào cuối thời kỳ nhà Thương đã sinh sống trong khu vực mà sau này gọi là Tô Châu. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, Thái Bá đã đến đây để lập ra nước Ngô, đóng kinh đô tại đây và gọi nó là Ngô thành. Năm 514 TCN, trong thời kỳ Xuân Thu, vua Hạp Lư () của nước Ngô đã sai Ngũ Tử Tư xây dựng "Hạp Lư thành" (giới học giả cho là thuộc Tô Châu ngày nay) làm kinh đô của mình. Nước Ngô trọng dụng Tôn Vũ để phát triển quân đội, tiến đánh nước Tề ở phương bắc, xưng bá trung nguyên. Năm 496 TCN, Hạp Lư đã được mai táng tại Hổ Khâu (). Năm 473 TCN, nước Ngô bị nước Việt của Việt vương Câu Tiễn đánh bại. Tô Châu trở thành kinh đô của nước Việt. Năm 306 TCN, nước Việt lại bị nước Sở sát nhập. Thời kỳ hoàng kim của Tô Châu đã qua đi. Các di tích của nền văn hóa này bao gồm các phần còn sót lại của các tường thành và cổng thành có niên đại 2.500 năm tuổi tại Bàn Môn (). Vào thời kỳ nhà Tần, thành phố này được biết dưới tên gọi Ngô huyện. Hạng Vũ () đã bắt đầu sự nổi dậy lịch sử của mình tại đây vào năm 209 TCN và nó đã góp phần vào sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tần. Vào thời kỳ nhà Tùy, thành phố này đã được đổi tên thành Tô Châu vào năm 589. Khi Đại Vận Hà được hoàn thành, Tô Châu nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược trên hành trình thương mại chính. Trong suốt lịch sử Trung Hoa nó đã là thủ phủ chính yếu của công nghiệp và thương mại ở khu vực ven biển thuộc miền đông nam Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà Đường, năm 825 nhà thơ lớn Bạch Cư Dị () đã cho xây dựng Sơn Đường nhai () để nối thành phố này với Hổ Khâu phục vụ cho du khách. Thời kỳ nhà Tống (960-1279), tại Tô Châu đặt Bình Giang phủ, cai quản Chiết Giang tây đạo. Năm 1035, nhà thơ, nhà văn lớn kiêm chính trị gia Phạm Trọng Yêm () đã cho xây dựng Khổng miếu tại đây. Nó đã trở thành nơi để diễn ra các cuộc thi tuyển chọn quan lại cho triều đình. Tháng Hai năm 1130, quân đội nhà Kim (1115–1234 tiến xuống phía nam đã phá hủy và thảm sát thành phố này. Năm 1275 quân đội nhà Nguyên (1271-1368) cũng đã tiến tới đây và đổi tên Tô Châu thành Bình Giang lộ. Cuối thời nhà Nguyên, Trương Sĩ Thành nổi dậy, tự xưng là Ngô vương, đổi Bình Giang lộ thành Long Bình phủ, lấy Tô Châu làm kinh đô. Năm 1367, quân đội của Chu Nguyên Chương công phá Tô Châu, phá hủy hoàng thành của Trương Sĩ Thành. Trương Sĩ Thành đầu hàng. Nhà Minh (1367-1644) đổi Long Bình phủ thành Tô Châu phủ, cho trực thuộc Nam Kinh. Thời kỳ nhà Thanh (1644-1911), Tô Châu là nơi đặt trụ sở của tuần phủ và bố chánh sứ Giang Tô. Trong thời kỳ hai triều Minh-Thanh, thành phố này đã có nhiều thời kỳ thịnh vượng. Nhiều khu vườn nổi tiếng của các tư nhân đã được các tầng lớp quan lại và người giàu có xây dựng. Tuy nhiên, thành phố này cũng đã phải gánh chịu thảm họa vào năm 1860 khi binh lính của Thái Bình thiên quốc tiến vào chiếm giữ thành phố. Tháng 11 năm 1863, thường thắng quân dưới sự chỉ huy của Charles Gordon đã tái chiếm thành phố này từ tay Thái Bình thiên quốc. Khủng hoảng tiếp theo mà thành phố này vấp phải là sự xâm chiếm của người Nhật năm 1937. Nhiều khu vườn đã bị phá hủy vào cuối cuộc chiến. Đầu thập niên 1950, công việc khôi phục đã được tiến hành đối với Chuyết Chính viên, Đông viên và các khu vườn khác để đua chúng trở lại với cuộc sống. Năm 1981, thành phố cổ này đã được Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liệt kê như là một trong bốn thành phố mà sự bảo vệ các di sản lịch sử và văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên phải được đặt lên hàng đầu (các thành phố khác là Bắc Kinh, Hàng Châu và Quế Lâm). Kể từ đó, với các công trình kinh tế ở ngoại ô, Tô Châu đã phát triển thành một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc. Các khu vườn cổ điển của Tô Châu đã được liệt kê trong danh sách di sản thế giới của UNESCO vào các năm 1997 và 2000. Phân chia hành chính Là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc, sự phát triển của Tô Châu có sự liên quan trực tiếp với sự lớn mạnh của các thành thị vệ tinh, đáng chú ý nhất là Côn Sơn, Thái Thương và Trương Gia Cảng. Các khu vực thuộc quyền quản lý hành chính của Tô Châu cũng là nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao. Tô Châu được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Cụ thể như sau: Các thị hạt khu: Cô Tô () Hổ Khâu () Tương Thành () Ngô Trung () Ngô Giang () Các huyện cấp thị: Thường Thục () Thái Thương () Côn Sơn () Trương Gia Cảng () Khu quản lý tương đương cấp huyện Khu công nghiệp Tô Châu () Phong cảnh đặc sắc Từ thời cổ đại đã có nhiều nhà thơ viết về phong cảnh Tô Châu. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế với Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Các khu vực đáng chú ý có: Bàn Môn có 2.500 năm tuổi, được xây dựng trong thời kỳ nước Ngô. Nó được biết đến vì kiến trúc xây dựng độc đáo duy nhất cũng như là sự kết hợp hài hòa của nước và cổng đất. Hổ Khâu. Huyền Diệu quan (xây dựng năm 276, xây dựng lại năm 1584) Hổ Khâu tự (xây dựng năm 327, xây dựng lại năm 1871) Hàn Sơn tự (Xây dựng năm 503, bị phá hủy và được xây dựng lại nhiều lần, lần tái thiết cuối cùng năm 1896). Bảo Đái kiều (cầu đai báu - xây dựng lần đầu năm 816, xây dựng lại năm 1442) Sơn Đường nhai (xây dựng năm 825) Vân Nham tự (xây dựng năm 961) Tháp Thụy Quang (xây dựng năm 1009) Lưu viên(xây dựng năm 1525, xây dựng lại năm 1953) Võng Sư viên (xây dựng thời kỳ nhà Tống) Thương Lang đình (xây dựng năm 1696) Hoàn Tú sơn trang Sư Tử lâm viên (xây dựng năm 1342) Nghệ phố Ngẫu viên () Ngẫu viên () Thoái Tư viên Di viên Chuyết Chính viên (xây dựng năm 1513, xây dựng lại năm 1860) Đông môn, tòa nhà cao nhất thành phố, hoàn thành trong năm 2007 Vận tải Tô Châu nằm ở vị trí thuận tiện trên tuyến đường sắt Kinh Hồ nối liền Thượng Hải và Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh, với thời gian đi tới cả hai thành phố này chỉ khoảng trên dưới 1 giờ tàu chạy. Ga đường sắt Tô Châu là một trong những nhà ga bận rộn nhất tại Trung Quốc, với 139 tàu khách dừng tại đây mỗi ngày. Các tàu hỏa chỉ mất 45 phút tới Thượng Hải và khoảng 1,5 giờ tới Nam Kinh. Các đường bộ có thể chọn lựa là đường cao tốc Giang Tô-Thượng Hải, đường cao tốc ven sông Dương Tử, đường cao tốc Tô Châu-Gia Hưng-Hàng Châu. Năm 2005, đường vành đai mới đã hoàn thành, liên kết các huyện cấp thị ở ngoại vi như Thái Thương, Côn Sơn và Thường Thục. Theo đường thủy, Tô Châu được nối với Trương Gia Cảng, Lộ Trực (Phủ Lý), Thường Châu. Mặc dù sân bay Quang Phúc phục vụ như là sân bay nối hai đô thị (Tô Châu-Bắc Kinh, Tô Châu-Phật Sơn, Quảng Đông) và Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc xây dựng một sân bay chỉ phục vụ cho Tô Châu vào năm 2003, nhưng vận tải hàng không từ Tô Châu vẫn tiếp tục được thực hiện chủ yếu tại sân bay Hồng Kiều và sân bay quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải. Văn hóa Nhạc kịch Trung Hoa: Côn khúc bắt nguồn từ khu vực Côn Sơn, Tô Châu vào khoảng thế kỷ 14-15, cũng như muộn hơn là nhạc kịch Tô Châu. Tô Châu bình đàn là một dạng kể chuyện bao gồm cả các đoạn hát với các đoạn nói. Tơ lụa Hàng thủ công mỹ nghệ: Các mặt hàng như tơ lụa thêu Tô Châu, quạt, nhạc cụ dân tộc, đèn lồng, đồ gỗ gụ, chạm khắc ngọc bích, thảm lụa thêu, các chất liệu màu hội họa truyền thống, các tranh in ván gỗ năm mới. Hội họa Thư pháp Ẩm thực: Cua lớn hồ Dương Trừng, khiếm thực, tì bà, đông nhưỡng tửu, tương áp, tương trấp nhục v.v Giáo dục Tại Tô Châu có một số trường đại học và cao đẳng như: Đại học Tô Châu () Học viện Khoa học Kỹ thuật Tô Châu () Những người nổi tiếng Các nhà lãnh đạo, chính trị: Phạm Trọng Yêm () (989-1052) Nghiêm Gia Cam () (1905-1993) Các nhà thơ: Phạm Thành Đại () (1126-1193) Các nhà soạn kịch: Phùng Mộng Long () (1574-1645) Các họa sĩ: Đường Dần () (1470-1524) Văn Trừng Minh () (1470-1559) Văn Chấn Hanh () (1585-1645) Các nhà vật lý: Ngô Kiện Hùng () (1912-1997) Khác: Cố Viêm Vũ () Chương Thái Viêm () (1868-1936) Huston Smith (1919-?) Nói về Tô Châu Một thành phố lớn và quý phái... Nó có 1.600 cầu đá mà dưới đó thuyền bè có thể qua lại. - Marco Polo Kinh đô tơ lụa, Venezia phương Đông, Nôi của nền văn hóa Ngô và Thế giới vườn – các cách nói khác về Tô Châu. Ngạn ngữ Trung Hoa ("Thượng có thiên đường, hạ có Tô Hàng") ("Sinh tại Tô Châu, trú tại Hàng Châu, thực tại Quảng Châu, tử tại Liễu Châu") ("Đẹp hay không đẹp, cũng là nước Thái Hồ. Quen hay không quen, cũng là đồng hương") Xem thêm Miệng núi lửa Tô Châu trên Sao Hỏa, được đặt theo tên thành phố này. Tiểu hành tinh vành đai chính 2719 Suzhou phát hiện ngày 22 tháng 9 năm 1965 được đặt theo tên của Tô Châu Ngô Vô Tích Lộ Trực Bảo Đái kiều Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức của thành phố Tô Châu, bằng tiếng Anh Chỉ dẫn về Tô Châu Khung cảnh Tô Châu Hướng dẫn du lịch Trung Quốc Khách sạn tại Tô Châu Các phong cảnh đẹp của Tô Châu Website chính thức bằng tiếng Anh Kiến trúc lịch sử Thành phố tỉnh Giang Tô Tô Châu Thành phố cảng ở Trung Quốc Đồng bằng Trường Giang Khu dân cư thành lập thế kỷ 6 TCN
9746
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bertha%20Benz
Bertha Benz
Bertha Benz (có tên con gái là Cäcilie Bertha Ringer; 3 tháng 5 năm 1849 tại Pforzheim, Đức – 5 tháng 5 năm 1944 tại Ladenburg, Đức) là một nhà tiên phong trong ngành ô tô. Bertha Ringer kết hôn với Carl Benz vào ngày 20 tháng 7 năm 1872 tại Ladenburg. Bà đã góp phần quyết định vào thành công của chồng trở thành một nhà sản xuất ô tô, không chỉ bằng tinh thần mà còn cụ thể bằng các giúp đỡ tài chính: Trước cuộc hôn nhân, Carl Benz lâm vào trình trạng khó khăn về tài chính. Bà đã xin trả trước tiền hồi môn và đã bằng số tiền này đã cứu thoát doanh nghiệp của chồng khỏi cảnh sụp đổ. Sau đó, khi chiếc ô tô đã đăng ký bằng phát minh không được chấp nhận ở giới muốn mua như hy vọng, vào ngày 5 tháng 8 năm 1888, không cho chồng biết, bà đã cùng hai con trai là Richard và Eugen dùng xe chạy 106 kilômét từ Mannheim về Pforzheim thăm cha mẹ của bà. Chuyến đi ô tô đường dài thành công đầu tiên này đã góp phần quan trọng vào việc đánh tan các nghi ngại của khách hàng và sau đó là tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành công về mặt kinh tế. Qua chuyến đi bằng ô tô này bà là người lái ô tô đầu tiên trong lịch sử thế giới: Người lái ô tô đầu tiên là một phụ nữ! Carl Benz đã viết về bà trong hồi tưởng của ông: "Anh dũng và can đảm bà đã giương cánh buồm mới của hy vọng". Tham khảo Bertha Benz Memorial Route Prof. John H. Lienhard on BERTHA BENZ's RIDE Automuseum Dr. Carl Benz Biography: Bertha Benz The famous drive of Bertha Benz The First Road Trip Nữ giới Đức
9747
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20hai%20k%E1%BB%B3
Động cơ hai kỳ
Động cơ hai thì, hoặc động cơ hai kỳ, là một động cơ đốt trong thường được chế tạo theo kiểu động cơ có pít tông đẩy. Ngược với động cơ bốn thì, động cơ hai thì cần hai thì để tạo ra đủ năng lực hoàn thành một vòng quay của trục khuỷu. Một thì là chuyển động của pít tông từ một trạng thái tĩnh theo một hướng về trại thái tĩnh mới (chuyển động từ một điểm chết này về đến điểm chết kia). Trục khuỷu hoàn thành nửa vòng quay trong một thì. Loại động cơ diesel của động cơ hai thì vẫn còn được sử dụng trong tàu thủy, tàu hỏa và các máy phát điện khẩn cấp, loại động cơ xăng được sử dụng trong các loại xe nhỏ có dung tích 50 cm³, máy cắt cỏ và máy cưa. Chu trình của động cơ hai kì Động cơ Otto hai kì Thì 1: Tạo công và nén trước Pít tông bắt đầu sắp vượt qua điểm chết trên. Nhiên liệu đủ áp suất và nhiệt độ sẽ tự bốc cháy phía trên pít tông, nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất trong buồng đốt tăng. Pít tông đi xuống và qua đó tạo ra công cơ học. Trong phần không gian ở phía dưới pít tông, khí mới vừa được hút vào sẽ bị nén lại bởi chuyển động đi xuống của pít tông Trong giai đoạn cuối khi pít tông đi xuống, lỗ thải khí và ống dẫn khí được mở ra. Hỗn hợp khí mới đang bị nén dưới áp suất chuyển động từ buồng nén dưới pít tông qua ống dẫn khí đi vào xy lanh đẩy khí thải qua lỗ thải khí ra ngoài. Thì 2: Nén và hút Trong khi pít tông đi lên, lỗ thải khí và ngay sau đó là ống dẫn khí được đóng lại. Trong lúc pít tông tiếp tục chuyển động đi lên, hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xy lanh tiếp tục bị nén lại và ngay trước khi pít tông đạt đến điểm chết trên thì được đốt cháy. Trong buồng nén khí trước ở phía dưới pít tông khí mới được hút vào qua ống dẫn. Động cơ diesel hai kì Trong động cơ diesel hai thì, thay vì là một hỗn hợp nhiên liệu và không khí thì không khí nén trước được đưa vào xy lanh trong điểm chết dưới và đẩy khí thải ra ngoài. Giống như động cơ bốn thì, nhiên liệu được phun vào không khí được nén trước và vì vậy mà có nhiệt độ nóng hơn nhiệt độ tự bốc cháy của nhiên liệu, thường là trước điểm chết trên. Lỗ thải khí cũng nằm ở đầu xy lanh. Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm trên lý thuyết của một động cơ hai thì là có hiệu suất riêng (hiệu suất trên dung tích) cao hơn một động cơ bốn thì, vì mỗi một vòng quay của trục khuỷu là một thì tạo công (ở động cơ bốn thì, hai vòng quay của trục khuỷu tương ứng với một thì tạo công). Trên thực tế động cơ bốn thì đã rút ngắn khoảng cách này rất nhiều nhờ vào những cải tiến gần đây (thí dụ như nhờ vào các hệ thống phun cải tiến) nên các mô tô hay xe máy có động cơ bốn thì không còn chạy chậm hay có gia tốc chậm hơn hơn loại hai thì nữa. Vận tốc tối đa của pít tông chậm hơn so với động cơ bốn thì vì có các ống dẫn khí trong xy lanh, điều này cũng hạn chế hiệu suất của động cơ hai thì. Cách chế tạo đơn giản hơn của động cơ hai thì mang lại nhiều ưu điểm như dễ bảo trì hơn và có khối lượng di động (trục khuỷu, pít tông,...) nhỏ hơn rất nhiều so với một động cơ bốn thì tương tự. Hiệu ứng tốt của việc này là mang lại một xung lượng góc nhỏ hơn. Điều này quan trọng trước nhất là ở những mô tô chạy trên nhiều địa hình, ở loại này động cơ hai thì tạo khả năng linh động hơn trong lúc phóng qua vật cản. Động cơ có dung tích lớn (động cơ diesel tàu thủy) hoạt động đa phần theo nguyên tắc hai thì. Khí thải của động cơ hai thì có hàm lượng cacbon monoxit và các chất hyđrocacbon cao vì có nhiều nhớt bôi trơn trong khí được hút vào và vì có lượng khí thải trong buồng đốt cao. Động cơ Otto hai kì Khuyết điểm đặc biệt của động cơ Otto hai thì là thất thoát nhiên liệu hình thành qua sự pha trộn một phần giữa hỗn hợp khí mới và khí thải, vì thế một phần của hỗn hợp nhiên liệu và không khí thoát ra ngoài theo ống thoát khí gây ô nhiễm môi trường. Ngược với động cơ bốn thì và động cơ diesel hai thì, động cơ Otto hai thì thường không có nhớt bôi trơn thường xuyên mà dùng một hỗn hợp pha trộn giữa xăng và nhớt dùng làm nhiên liệu và chất bôi trơn. Vì nhớt chỉ được đốt cháy một phần nên động cơ Otto hai thì gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn động cơ bốn thì. Cách bôi trơn động cơ này là một ưu điểm cho những động cơ hay thay đổi tư thế như máy cưa hay máy cắt cỏ vì ở những động cơ này việc bôi trơn bao giờ cũng được bảo đảm. Có nhiều phương pháp giải quyết cho các vấn đề này đã và đang được đưa ra, thí dụ như cách bôi trơn riêng bằng cách thêm nhớt tùy thuộc vào tải của động cơ hay mới đây là các động cơ hai thì có hệ thống phun trực tiếp, loại động cơ đã có thể chứng minh được ưu thế về mặt nguyên tắc so với động cơ bốn thì và chỉ không được phổ biến vì lý do thương mại của nhiều nhà sản xuất (thí dụ như orbital motor). Động cơ diesel hai kì Các động cơ diesel hai thì trong tàu thủy được chế tạo và điều khiển phức tạp hơn các động cơ Otto hai thì. Các động cơ này có một hệ thống phun và van thải khí trên đầu xy lanh. Một số động cơ có nhiều van thải được mở đồng thời cùng một lúc. Không khí được nén trước bằng các thiết bị thích hợp (thí dụ như máy nén khí, tiếng Anh: Turbocharger) và sau đó được nén vào xy lanh. Vì thế mà động cơ diesel hai thì thường không thích hợp cho những ứng dụng nhỏ. Các động cơ diesel hai thì lớn trong tàu thủy (nòng xy lanh 1 mét) nếu so về hiệu suất nhiệt thì dẫn đầu trong các động cơ nhiệt: chúng có thể biến đổi đến 65% năng lượng liên kết hóa học của nhiên liệu trở thành công cơ học sử dụng được. Các động cơ Otto trong ô tô ít khi vượt quá được 30% và chỉ có các ô tô chạy bằng dầu diesel hiện đại là có hiệu suất lớn hơn 40%. Tham khảo Hai thì Kĩ thuật động cơ
9771
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eine%20kleine%20Nachtmusik
Eine kleine Nachtmusik
Eine kleine Nachtmusik (Tiểu dạ khúc), K. 525, là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của Wolfgang Amadeus Mozart. Được sáng tác xong ngày 10 tháng 8 năm 1787 tại Viên, nó là một trong những serenade tiêu biểu nhất của Mozart. Đoạn trình bày Chuyển hành thứ nhất, ngắn gọn và không rắc rối, là một thí dụ hoàn hảo của thể loại tiểu khúc sonata. Được viết cho một buổi tối giải trí nhẹ nhàng, nó không yêu cầu kỹ năng cảm thụ phức tạp. Chuyển hành đầu tiên mở ra bằng đoạn trình bày, một chủ đề quen thuộc thứ nhất. Chủ đề này với những ý nhạc giai điệu khác được thiết lập ở cung Sol trưởng. Đoạn chuyển tiếp, dẫn từ chủ đề chính và chuẩn bị cho chủ đề thứ nhì ở cung át, cung Re trưởng. Chủ đề thứ nhì, với tính cách nhịp nhàng duyên dáng, tạo sự tương phản với chủ đề đầu tiên. Đoạn trình bày chấm dứt với hai đóng những ý tưởng, chủ đề một đằm thắm trữ tình làm dịu đi chủ đề hai mạnh mẽ chấm dứt đoạn nhạc. Một đoạn trình bày thường được so sánh tiềm năng chuẩn bị cho đoạn phát triển kế tiếp nơi người sáng tác có một cơ hội để trình bày trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo. Ở đây nhà sáng tác khai triển sự chuyển cung và những ý tưởng giai điệu. Chất liệu giai điệu từ ý tưởng ban đầu có thể được sử dụng hoặc ý tưởng mới có thể được giới thiệu. Đoạn phát triển Trong Eine Kleine Nachtmusik, đoạn phát triển ít phức tạp hơn, và không có những mánh khóe thông minh. Mozart đơn giản sử dụng chủ đề đầu tiên và ý nhạc thứ nhất của hai ý nhạc kế tiếp trong đoạn trình bày, đặt chúng ở một cung khác trước, cung Re trưởng. Đoạn tái hiện Sau đoạn phát triển, đoạn tái hiện khẳng định lại cho rõ ràng đoạn trình bày mà không có sự chuyển cung. Cả hai chủ đề thứ nhất và thứ nhì những được nghe ở cung chính, cung Sol trưởng, và chuyển hành chấm dứt bằng một đoạn coda ngắn. Toàn bộ chuyển hành cân bằng hoàn hảo và gọn gàng. Tham khảo Tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart Bản nhạc cổ điển nổi tiếng Nhạc khúc Sol trưởng
9775
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20s%E1%BB%91%2040%20%28Mozart%29
Giao hưởng số 40 (Mozart)
Giao hưởng số 40 cung Sol thứ (KV. 550) là tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart được sáng tác năm 1788. Giới thiệu tác phẩm Ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass (nghĩa là Đại Hồ cầm có nét nhạc giống với Hồ cầm, nhưng thấp hơn một quãng tám). Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon. Khối kèn đồng chỉ có hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone. (Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony). Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm vào. Những bản symphony vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn chuyển hành. Chuyển hành thứ nhất, thường được ghi là allegro, trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Chuyển hành này luôn luôn xuất hiện trong các bản sonata, đôi khi có một đoạn intro ngắn. Chuyển hành thứ nhì thường là một chuyển hành chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Chuyển hành thứ ba tiêu biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi khi, chuyển hành này bị bỏ đi, để vào chuyển hành tiếp theo. Chuyển hành kết thúc thông thường luôn có mặt trong thể loại sonata, nhưng cũng có thể được viết theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh. Phân tích cấu trúc Symphony cung Sol thứ được cấu trúc theo cách viết của đa số các symphony cổ điển. Chuyển hành đầu tiên, theo thể loại sonata-allegro, cần thiết có đoạn trình bày, đoạn phát triển và đoạn tái hiện. Đoạn trình bày Chủ đề thứ nhất được viết bằng một nhạc tố ba nốt, sử dụng bán cung, chơi bằng đàn violin. Khối đàn dây còn lại làm thành dàn đệm, thành lập ở cung Sol thứ, nhưng sức căng được tạo nên do giai điệu không bao giờ tạo cho người nghe một cảm giác rõ rệt về cung chính. Hai mệnh đề đầu tiên của giai điệu có đáp đề là hai mệnh đề tương tự được lặp lại thấp hơn nửa cung. Toàn bộ tiến trình này được chơi lại và dẫn đến mệnh đề kết để hoàn thành chủ đề thứ nhất. Chủ đề được lặp lại và dẫn thẳng đến đoạn cầu nối giai điệu. Một đoạn chuyển cung xuất hiện, và chủ đề mới được nghe ở cung Si giáng trưởng. Chủ đề này được lặp lại bằng kèn gỗ và violin, dẫn dắt vào đoạn trình bày. Chủ đề một được nghe lần nữa, lần này là tiếng kèn clarinet. Sau đoạn đối giữa clarinet và bassoon, chủ đề lần nữa được chơi mạnh mẽ bằng đàn violin. Đoạn trình bày chấm dứt với một giai kết trọn. Trong đoạn phát triển mô-típ và chủ đề mở đầu được nghe thấy và sau đó được thay đổi. Có một lúc, mô-típ ba cơ nốt được lặp lại nhiều lần. Kết đoạn sử dụng một chuỗi "chuyển ngược" chơi bằng flute và clarinet trước khi đoạn nhạc nhạc quay về cung chính. Chuyển hành đầu tiên xuất hiện lại ở đoạn tái hiện với chủ đề đầu tiên chơi ở cung chính. Đoạn trình bày cũng được tái hiện, nhưng theo hai các khác nhau khác nhau. Cầu nối hoặc đoạn chuyển cung được mở rộng, và chủ đề thứ nhì, trước đó được nghe ở cung Si giáng trưởng, bây giờ thì ở cung chính - Sol thứ. Hiệu ứng sẽ đưa chủ đề thứ nhì đến một âm thanh bi kịch. Chuyển hành kết thúc với chất liệu giai điệu từ chủ đề đầu tiên. Đoạn phát triển Chuyển hành thứ nhì, như chúng ta mong đợi, có tính chất khác với chuyển hành thứ nhất. Nó được ghi là andante, nghĩa là nó sẽ được chơi với một vững vàng, chắc chắn, trôi chảy. Nó mang tính cánh duyên dáng và thanh lịch với một không khí hư ảo và mê hoặc, nhưng vẫn có tiết tấu biến hóa thú vị. Cung Mi giáng trưởng không được mong đợi. Giống với chuyển hành đầu tiên, đoạn này theo thể loại sônat hai chủ đề, nhưng ít phức tạp hơn. Đoạn phát triển xử lý chủ đề đầu tiên với sự diễn cảm và biến cường, và sử dụng chất liệu từ chủ đề thứ nhì để đưa đến đoạn "kết tránh". Đoạn tái hiện ôn lại chất liệu đã được nghe phía trước và kết thúc chuyển hành. Đoạn minuet và trio Chuyển hành thứ ba trong thể loại minuet và trio theo bình thường -- minuet-trio-minuet. Đoạn minuet được nghe trong cùng với cung như chủ đề mở đầu của chuyển hành thứ nhất, cung Sol thứ. Đối nghịch với dàn đệm đang theo nhịp ba, giai điệu ở trên, chơi theo nhịp hai kép, tạo nên đảo phách. Cách phân đoạn cũng khác thường. Thay vì những mệnh đề đối xứng tiêu biểu, chủ đề mở đầu gồm có hai mệnh đề ba ô nhịp, mỗi cái được đi theo bởi một mệnh đề năm ô nhịp. Đoạn tam tấu, ở cung Sol trưởng, trữ tình hơn chủ đề mở đầu. Dàn nhạc đệm mỏng hơn, và có các đoạn độc tấu bằng flute, violin và french horn. Hai đoạn được lặp lại trước khi quay về với minuet gốc. Đoạn tái hiện Chuyển hành kết thúc lại trở về thể loại sonata, chơi khá nhanh (allegro assai) ở cung chính, cung Sol thứ. Chủ đề mở đầu là một hợp âm rải (arpeggio), một hợp âm trong đó các nốt được chơi nối tiếp nhau. Cách này tạo nên một mô-típ, đôi khi được gọi là chủ đề hỏa tiễn, âm thanh được tạo bằng viôlông và đối đáp với toàn dàn nhạc. Cầu nối gồm có một loạt các âm giai nhanh dẫn về cung Fa giáng trưởng. Đoạn trình bày kết thúc bằng chất liệu âm nhạc từ mệnh đề thứ nhì của chủ đề đầu tiên. Đoạn phát triển, cực nhanh và dữ dội, đẩy tới đoạn cuối. Những hợp âm rải hỏa tiễn cung cấp chất liệu thuộc chủ đề trong khi tốc độ nhanh và sự chuyển cung gây nên kích động. Chủ đề hỏa tiễn được nghe một lần nữa ở đoạn tái hiện tiếp nối bằng chủ đề thứ nhì, lần này ở cung Sol thứ thay vì cung Si giáng trưởng, tạo ra một giai "kết tránh". Symphony kết thúc bằng với một coda mạnh mẽ. Tham khảo Bản nhạc cổ điển nổi tiếng Giao hưởng Tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart Nhạc khúc Sol thứ
9776
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%A3ng%20th%C6%B0
Thượng thư
Thượng thư (尚書) là một chức quan thời quân chủ, là người đứng đầu một bộ trong lục bộ, hàm chánh nhị phẩm. Vào thời nhà Tần, chức quan này được gọi là chưởng thư. Ngày nay, nó có thể được coi tương đương với chức bộ trưởng. Phụ tá cho Thượng thư có tả thị lang, hữu thị lang (thời nhà Lý - Trần - Lê) hoặc tham tri (thời nhà Nguyễn), có thể xem tương đương cấp thứ trưởng ngày nay. Dưới nữa là lang trung, viên ngoại lang, tư vụ... (tương đương vụ trưởng, giám đốc các nha hoặc chánh/phó văn phòng ngày nay). Thượng thư Trung Hoa Chức thượng thư bắt đầu được đặt ra từ thời nhà Tần. Thượng thư Việt Nam Tại Việt Nam, chức thượng thư được đặt ra lần đầu tiên vào triều nhà Lý, nhưng hiện vẫn chưa rõ việc chia các bộ trong triều đình nhà Lý, cùng với các chức vụ thượng thư phụ trách các bộ này cũng chưa rõ ràng. Đời vua Lý Nhân Tông, có các vị thượng thư: Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm,... Đầu thời nhà Trần, thượng thư được chia làm hai loại: thượng thư hành khiển và thượng thư hữu bật. Phải đến khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) đời vua Trần Minh Tông mới chia ra làm thượng thư giữ các bộ của triều đình. Những thượng thư đầu tiên đứng đầu các bộ, đời Đại Khánh gồm: Doãn Bang Hiến thượng thư bộ Lại, Đỗ Nhân Giám thượng thư bộ Binh, Trần Chiêu Ngạn thượng thư bộ Hình. Năm 1351, vua Trần Dụ Tông phong Trương Hán Siêu làm tham tri chính sự như chức Thượng thư. Đến thời nhà Hậu Lê, vào đầu thời Lê sơ ban đầu chỉ đặt có 2 bộ là bộ Lại và bộ Lễ. Đến đời vua Lê Nghi Dân mới đặt đủ 6 bộ (Lục bộ). Vào thời nhà Nguyễn, chức vụ Thượng thư tương đương hàm Chánh nhị phẩm. Chú thích Tham khảo Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, quan chức chí. Chức quan phong kiến Thượng thư
9777
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u%20th%E1%BB%A9c%20ch%C3%ADnh%20quy
Biểu thức chính quy
Biểu thức chính quy (tiếng Anh: regular expression, viết tắt là regexp, regex hay regxp) là một xâu miêu tả một bộ các xâu khác, theo những quy tắc cú pháp nhất định. Biểu thức chính quy thường được dùng trong các trình biên tập văn bản và các tiện ích tìm kiếm và xử lý văn bản dựa trên các mẫu được quy định. Nhiều ngôn ngữ lập trình cũng hỗ trợ biểu thức chính quy trong việc xử lý xâu, chẳng hạn như Perl có bộ máy mạnh mẽ để xử lý biểu thức chính quy được xây dựng trực tiếp trong cú pháp của chúng. Bộ các trình tiện ích (gồm trình biên tập sed và trình lọc grep) đi kèm các bản phân phối Unix có vai trò đầu tiên trong việc phổ biến khái niệm biểu thức chính quy. Các khái niệm cơ bản Biểu thức chính quy, thường được gọi là mẫu, là biểu thức được sử dụng để chỉ định một xâu các xâu cần thiết cho một mục đích cụ thể. Một cách đơn giản để xác định một bộ xâu hữu hạn là liệt kê các thành phần hoặc thành viên của nó. Tuy nhiên, thường có nhiều cách ngắn gọn hơn để chỉ định bộ xâu mong muốn. Ví dụ: tập hợp chứa ba xâu "Handel", "Händel" và "Haendel" có thể được chỉ định bởi mẫu H(ä|ae?)ndel; chúng tôi nói rằng mô hình này phù hợp với từng trong ba xâu. Trong hầu hết các xâu, nếu tồn tại ít nhất một biểu thức chính quy khớp với một tập hợp cụ thể thì sẽ tồn tại vô số các biểu thức chính quy khác cũng khớp với nó. Biểu thức chính quy không phải là duy nhất. Hầu hết các hình thức cung cấp các hoạt động sau đây để xây dựng các biểu thức thông thường. Hoặc "or" Một thanh dọc ngăn cách các lựa chọn thay thế. Ví dụ: gray|grey có thể khớp với "gray" hoặc "grey". Phân nhóm Dấu ngoặc đơn được sử dụng để xác định phạm vi và mức độ ưu tiên của các toán tử (trong số các cách sử dụng khác). Ví dụ: gray|grey và gr(a|e)y là các mẫu tương đương, cả hai đều mô tả tập hợp "gray" or "grey". Định lượng Bộ định lượng sau mã thông báo (chẳng hạn như ký tự) hoặc nhóm chỉ định tần suất mà phần tử trước được phép xảy ra. Các định lượng phổ biến nhất là dấu hỏi?, Dấu hoa thị * và dấu cộng +. {| | style="width:15px; vertical-align:top;" |? |Dấu hỏi chỉ ra không hoặc một lần xuất hiện của phần tử trước. Ví dụ: colou?r khớp với cả "color" and "colour". |- | style="vertical-align:top;" |* |Dấu hoa thị cho biết không có hoặc nhiều lần xuất hiện của phần tử trước. Ví dụ: ab * c khớp với "ac", "abc", "abbc", "abbbc", v.v. |- | style="vertical-align:top;" |+ |Dấu cộng cho biết một hoặc nhiều lần xuất hiện của phần tử trước. Ví dụ: ab + c khớp với "abc", "abbc", "abbbc", v.v., nhưng không phải là "ac". |- |{n} | Mục trước được khớp chính xác n lần. |- |{min,} | Mục trước được khớp tối thiểu hoặc nhiều lần hơn. |- |{min,max} | Mục trước được khớp ít nhất lần tối thiểu, nhưng không quá lần tối đa. |} Ký tự đại diện Các ký tự đại diện . phù hợp với bất kỳ ký tự. Ví dụ: a.b khớp với bất kỳ xâu nào chứa "a", sau đó là bất kỳ ký tự nào khác và sau đó là "b", a.*b khớp với bất kỳ xâu nào có chứa "a" và "b" ở một điểm nào sau đó. Các cấu trúc này có thể được kết hợp để tạo thành các biểu thức phức tạp tùy ý, giống như người ta có thể xây dựng các biểu thức tính toán từ các số và các phép toán +, -, × và:. Ví dụ, H(ae?|ä)ndel và H(a|ae|ä)ndel đều là các mẫu hợp lệ khớp với các xâu giống như ví dụ trước đó, H(ä|ae?)ndel. Cú pháp chính xác cho các biểu thức chính quy khác nhau giữa các công cụ và ngữ cảnh; chi tiết hơn được đưa ra trong phần Cú pháp. Tham khảo Liên kết ngoài ISO/IEC 9945-2:1993 Information technology -- Portable Operating System Interface (POSIX) -- Part 2: Shell and Utilities ISO/IEC 9945-2:2002 Information technology -- Portable Operating System Interface (POSIX) -- Part 2: System Interfaces ISO/IEC 9945-2:2003 Information technology -- Portable Operating System Interface (POSIX) -- Part 2: System Interfaces ISO/IEC/IEEE 9945:2009 Information technology -- Portable Operating System Interface (POSIX®) Base Specifications, Issue 7 Java Tutorials: Regular Expressions Perl Regular Expressions documentation VBScript and Regular Expressions Framework Regular Expressions Pattern matching tools and libraries Structural Regular Expressions by Rob Pike JavaScript Regular Expressions Chapter and RegExp Object Reference at the Mozilla Developer Center Lý thuyết Automat So khớp mẫu Xây dựng lập trình Biểu thức chính quy Ngôn ngữ hình thức Logic toán Toán học rời rạc Khoa học máy tính Trình biên dịch
9785
https://vi.wikipedia.org/wiki/Don%20Giovanni
Don Giovanni
Don Giovanni là một vở opera hai màn do Wolfgang Amadeus Mozart soạn nhạc và Lorenzo da Ponte viết lời. Nó được trình diễn lần đầu tiên ở Praha vào ngày 29 tháng 10 năm 1787. Viết theo tiếng Ý, tên "Don Giovanni" có thể được phiên âm là "Đông Gioăng". Vài thể loại "opera" khác nhau tồn tại trong thời kỳ Cổ điển. Những vở opera hài hước của Mozart, viết theo phong cách tiêu biểu Đức quốc, gọi là Singspiel. Có nghĩa là kịch hát, trong đó, lời thoại kịch được hát đơn ca, song ca và đồng ca. Tác phẩm thành công nhất loại này là Die Zauberflöte, (Cây sáo thần) viết năm 1791, pha trộn giữa ẩn dụ và thần thoại (masonic symbolism and mysticism) có những vai diễn thần tiên. Mozart cũng viết opera phong cách nước Ý, opera seria, với lời đối thoại được hát kể (recitative). Nội dung thường được xây dựng trên những đề tài sử thi. Một trong những vở opera nổi danh của Mozart thuộc loại này là vở Idomeneo (Idomenaeus, Vua của Crete), biên soạn vào năm 1781. Nhưng trong số những biến thể mà do Mozart biên soạn, thành công nhất là những vở opera hài hước tiếng Ý, còn gọi là opera buffa. Ba vở kịch lớn: vở Nozze di Figaro (Đám cưới Figaro) viết năm 1786, vở Don Giovanni viết năm 1787 và vở Cosi fan tutte năm 1790. Lời thoại cho cả ba vở kịch do Lorenzo da Ponte viết, nhà văn sinh ra trong khu ổ chuột thuộc miền Bắc Italy và trở thành văn hào tại Viên trong thập niên 1780. Vở Don Giovanni, K.527, dựa trên câu chuyện hư cấu, phiêu lưu mạo hiển của nhân vật Don Juan. Vở kịch bắt đầu với màn Don Giovanni giết cha của một mệnh phụ mà anh ta đã quyến rũ và kết thúc với tội ác giết người, như một pho tượng đá, Don Giovanni bị ném xuống địa ngục. Hầu hết các tình tiết xoay tròn xung quanh ba người phụ nữ mà Don Giovanni đã quyến rũ và những công sức của anh ta là cố để không bị buộc phải làm như vậy. Một trong những cảnh đáng ghi nhớ là bản song ca giữa Don Giovanni và Zerlina. Zerlina, người thiếu nữ bị lọt vào tầm mắt săn đuổi của Don Giovanni, cô đã hứa hôn với Masetto. Don Giovanni loại bỏ Masetto ra ngoài cuộc để anh ta có thể độc chiếm Zerlina, sau một hồi đối thoại, đã đồng ý bỏ trốn với Giovanni. Cảnh gồm có một đoạn hát kể nối tiếp bằng bản song ca nổi tiếng "La ci darem". Lời nhạc kịch mang đầy tính châm biếm. Có một đoạn Zerlina nghi ngờ Don Giovanni, không biết anh ta có phải là một người quý phái hay không. Don Giovanni đánh tan sự nghi ngờ của cô ấy bằng câu nói, "Ôi chao, đó là sự giả dối của thiên hạ". Châm biếm ở đây là "thiên hạ", chỉ sau hai năm kể từ cuộc Cách mạng Pháp, phủ nhận những hình ảnh quý phái mà Zerlina đã tin lầm. Ba ý nhạc giai điệu quan trọng Đoạn này có ba ý nhạc giai điệu quan trọng được nghe trong bản song ca. Trích đoạn lời thoại Âm thanh Tham khảo Opera Tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart
9787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3%20thuy%E1%BA%BFt%20abc
Giả thuyết abc
Giả thuyết abc là một giả thuyết toán học, được phát biểu ban đầu năm 1985 bởi Joseph Oesterlé và được tổng quát hóa sau đó bởi David Masser. Giả định này có thể liên quan đến việc nghiên cứu về các phương trình Diophantine chẳng hạn như là về số nghiệm hữu hạn của định lý Fermat lớn, một định lý nổi tiếng của Pierre de Fermat. Phát biểu Để hiểu giả thuyết này trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về một khái niệm gọi là căn của một số nguyên (tạm dịch từ radical of an integer) Trong lý thuyết số, căn của một số nguyên dương n được định nghĩa là tích của các số nguyên tố trong phân tích thừa số nguyên tố của n với điều kiện mỗi số nguyên tố trong phân tích ra thừa số nguyên tố của n chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong tích này, ký hiệu là rad(n). Giải thích khái niệm trên như sau, theo định lý cơ bản của số học mọi số tự nhiên lớn hơn 1 có thể viết một cách duy nhất (không kể sự sai khác về thứ tự các thừa số) thành tích các thừa số nguyên tố. Mọi số tự nhiên n lớn hơn 1, có thể viết duy nhất dưới dạng: trong đó là các số nguyên tố và là các số tự nhiên dương. Tuy nhiên do tính giao hoán của phép nhân các số tự nhiên, tính duy nhất bỏ qua các sai khác về thứ tự các thừa số. Vế phải của đẳng thức này được gọi là dạng phân tích tiêu chuẩn của n. Như vậy: Ví dụ: thì: thì: Giả thuyết ABC. cho ε là một số thực dương tùy ý, khi đó tồn tại một số hữu hạn ba số (a, b, c) nguyên dương nguyên tố đôi một cùng nhau mà a + b = c, sao cho: Phát biểu trên tương đương với phát biểu sau đây Giả thuyết ABC II. Với ε là số thực dương tùy ý, tồn tại hằng số Kε sao cho với tất cả các bộ ba số nguyên dương nguyên tố đôi một cùng nhau (a, b, c), với a + b = c: Một phát biểu thứ ba tương đương như sau, ta gọi đặc tính q(a, b, c) của ba số (a, b, c), định nghĩa bằng biểu thức Ví dụ, q(4, 127, 131) = log(131) / log(rad(4·127·131)) = log(131) / log(2·127·131) = 0.46820... q(3, 125, 128) = log(128) / log(rad(3·125·128)) = log(128) / log(30) = 1.426565... Giả thuyết ABC III. cho ε là một số thực dương tùy ý, tồn tại một số lượng hữu hạn (a, b, c) nguyên dương nguyên tố đôi một cùng nhau với a + b = c sao cho đặc tính của bộ ba q(a, b, c) > 1 + ε. Các hệ quả của giả thuyết ABC Định lí lớn Fermat đã được chứng minh bởi các nhà khoa học là 1 hệ quả của giả thuyết ABC Một số tính toán máy tính Cho đến năm 2014, ABC@Home đã tìm thấy 23.8 triệu bộ ba. Chú ý: đặc tính q(a, b, c) của bộ ba (a, b, c) được định nghĩa như trên phần giả thuyết abc III Tham khảo gốc C. L. Stewart and Kunrui Yu, "On the abc Conjecture", Math. Ann., 291 (1991), 225-30. Xem thêm Ước số chung lớn nhất Định lý lớn Fermat Giả thuyết Beal Tham khảo Giả định toán học Phỏng đoán Lý thuyết số Vấn đề mở trong lý thuyết số
9796
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20Abel
Tổng Abel
Tổng Abel mặc dù đã được phát biểu bởi tên nhà toán học Na Uy Niels Henrik Abel (1802-1829) nhưng các lý thuyết khả tổng được nghiên cứu bởi Euler và Gottfried Wilhelm Leibniz. Định nghĩa khả tổng Abel Một chuỗi vô hạn các số phức có thể tính được theo phương pháp Abel về một tổng số nếu chuỗi hội tụ với mọi x sao cho 0 < x < 1 và thì chuỗi gọi là khả tổng theo Abel. Định lý giới hạn Abel Kết luận rằng với các điều kiện mà tổng Abel đòi hỏi như trên thì tổng hội tụ về S. Lưu ý Định lý này vẫn đúng cho trường hợp đặc biệt là chuỗi các số thực. Tham khảo Định lý toán học Chuỗi toán học Abel Định lý trong giải tích thực
9797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20B%E1%BA%A3y%20N%C4%83m
Chiến tranh Bảy Năm
Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Vương quốc Anh/Vương quốc Hannover (liên minh cá nhân), Vương quốc Phổ ở một phía và Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển và Vương quốc Sachsen ở phía kia. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sau này cũng bị cuốn vào chiến tranh, trong khi một lực lượng của nước trung lập Hà Lan bị tấn công tại Ấn Độ. Cũng như cuộc chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748) trước đó, cuộc chiến tranh Bảy năm là cuộc chiến giữa vua Phổ - Friedrich II Đại Đế - và Nữ hoàng Áo Maria Theresia. Tại Bắc Mỹ, cuộc chiến được gọi là Chiến tranh Pháp và người Da đỏ. Nhiều người thổ dân tại Bắc Mỹ đã theo phía Pháp. Tuy nhiên, bất chấp đội quân bản địa đông đảo, Pháp vẫn đại bại và mất gần hết lãnh thổ Bắc Mỹ vào Anh trừ vùng Québec. Chiến tranh bắt đầu ở châu Âu năm 1756 với việc quân Pháp vây hãm Minorca thuộc Anh ở Địa Trung Hải và vua Friedrich II Đại Đế chinh phạt xứ Sachsen ở châu Âu lục địa. Mặc dù là chiến trường chính, các trận đánh đẫm máu ở châu Âu không mang lại thay đổi gì đáng kể so với tình trạng trước chiến tranh. Tuy nhiên, ý nghĩa của cuộc chiến tranh này là nhà vua nước Phổ đã giữ vững quyền kiểm soát tỉnh Silesia của ông ta, và đưa Vương quốc Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. Trong khi đó, kết quả cuộc chiến ở châu Á và châu Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Những thỏa thuận trong Hiệp ước Paris 1763 kết thúc vị trí cường quốc thuộc địa của Pháp ở châu Mỹ. Pháp mất các vùng đất ở Bắc Mỹ về phía đông sông Mississippi và nhiều vùng khác ở Canada, cộng thêm các đảo ở Tây Ấn. Anh Quốc củng cố các vùng đất thuộc địa ở Ấn Độ và Bắc Mỹ, trở thành cường quốc thực dân hàng đầu thế giới. Với quy mô toàn cầu, một số nhà sử học gọi Chiến tranh Bảy năm là cuộc "Chiến tranh thế giới lần đầu tiên". Từ 900.000 tới 1.400.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến và nhiều thay đổi quan trọng với cán cân quyền lực cũng như phân bố lãnh thổ đã diễn ra. Tên gọi Ở Canada, Pháp và Anh, Cuộc chiến Bảy Năm dùng để chi cuộc xung đột ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á kéo dài bảy năm từ 1756 tới 1763. Tại Mỹ, khi chiến tranh bùng nổ năm 1754, cuộc chiến được gọi dưới tên Chiến tranh Pháp và người da đỏ Nhiều học giả và nhà sử học ở Mỹ, như Fred Anderson, không gọi như thế mà cũng sử dụng tên gọi Chiến tranh Bảy Năm. Ở Québec, cuộc chiến được gọi là La Guerre de la Conquête, có nghĩa là Chiến tranh chinh phạt. Ở Ấn Độ, đó là Chiến tranh Carnatic lần thứ ba. Cuộc chiến giữa riêng Phổ và Áo được gọi là Chiến tranh Silesia lần thứ ba. Winston Churchill gọi đây là cuộc "Chiến tranh thế giới lần đầu tiên", bởi nó là xung đột vũ trang đầu tiên của con người diễn ra trên quy mô toàn cầu, dù chiến trường chính là châu Âu và một số vùng đất thuộc địa. Do một phần cuộc chiến là cuộc đối đầu giữa Anh và Pháp, Chiến tranh Bảy Năm cũng là phần quan trọng nhất của Chiến tranh Trăm Năm lần thứ hai vào thế kỷ XVIII. Bối cảnh Cuộc chiến thường được cho là tiếp nối của Chiến tranh Kế vị Áo kéo dài từ 1740 đến 1748, trong đó vua nước Phổ là Friedrich II, hay Frederick Đại đế, giành được tỉnh giàu có Silesia từ Áo. Nữ hoàng Maria Theresa của Áo ký Hiệp ước Aix-la-Chapelle chỉ để hoãn binh và có thêm thời gian xây dựng lực lượng và liên minh mới. Bản đồ chính trị châu Âu được vẽ lại chỉ trong vài năm sau khi Áo chấm dứt mối liên minh kéo dài 25 năm với Anh. Trong cuộc Cách mạng Ngoại giao năm 1756, những kẻ thù hàng thế kỷ của nhau, Pháp, Áo và Nga, bắt tay thành lập một liên minh chống Phổ. Quân đội Áo tỏ ra hoàn toàn lép vế so với hệ thống quân sự của nước Phổ trong cuộc chiến trước đó. Maria Theresa, với kiến thức quân sự có thể làm nhiều vị tướng của bà phải hổ thẹn, đã thúc đẩy không ngừng nghỉ việc cải cách quân đội. Bà đặc biệt nhấn mạnh phúc lợi cho binh lính, điều giúp bà giành được sự ủng hộ chắc chắn từ quân đội. Quân Áo đã hứng chịu những thất bại quân sự thảm hại trước quân Phổ trong cuộc chiến 1740-1748 và rất không hài lòng vì những hỗ trợ hết sức dè dặt và hạn chế từ đồng minh Anh. Họ quay sang phía Pháp như đồng minh duy nhất có thể giúp Áo lấy lại vùng Silesia và ngăn chặn sự bành trướng của Vương quốc Phổ. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến chiến tranh là cuộc tranh giành thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt giữa Anh và Pháp ở hai lục địa châu Á và Bắc Mỹ. Công cuộc xâm lấn thuộc địa của hai cường quốc thực dân này gặp nhau ở Ohio, nơi mà cả hai đều coi là vị trí chiến lược trong việc bành trướng ở Bắc Mỹ. Trên thực tế, chiến tranh đã diễn ra từ năm 1754 giữa Anh và Pháp trên đất Mỹ, dù ở châu Âu tình trạng hòa bình mong manh vẫn được duy trì. Mặt trận châu Âu Trên mặt trận châu Âu, trong những năm đầu Quân đội Phổ đại thắng. Dù Quốc vương Frieidrich II Đại Đế bị bao vây dữ dội, ông hành quân cùng quân nhu một cách tài tình đến đánh từng đội quân một của liên quân chống Phổ, tiêu diệt mọi hiểm họa. Tuy nhiên, vào năm 1759, ông chịu áp lực nặng nề ở khắp nơi trên toàn Vương quốc Phổ và phải chịu một số thất bại. Bên cạnh đó, liên quân chống Phổ cũng chịu tổn thất nặng nề. Khi nước Phổ không còn bị đe dọa ở phía Đông nữa, ông tiếp tục giành thắng lợi trong vài trận đánh cuối cùng ở phía Tây và ông giữ vững được tỉnh Silesia. Năm 1756 Khi vua Phổ Friedrich II Đại Đế đánh quân Sachsen tại Pirna, vào ngày 1 tháng 10 năm 1756, ông kéo 24.000 quân Phổ tấn công đội quân Áo đông đảo hơn của Thống chế Brown. Khi ấy, Thống chế Browne đang kéo quân đến cứu vãn xứ Sachsen, và ông ta phải rút quân sau một trận đánh khốc liệt tại Lobositz, Quân đội Phổ giành chiến thắng. Cả hai phe đều mất khoảng 3.000 binh sĩ. Tuy nhiên, chiến thắng này có ý nghĩa lớn lao đối với nhà vua nước Phổ, 17.000 quân Sachsen và 80 hỏa pháo đầu hàng Quân đội Phổ. Năm 1757 Tuy nhiên, trước năm 1757 chiến tranh chưa chính thức bắt đầu. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1757, nữ hoàng Áo là Maria Theresia tuyên chiến với Đại đế Friedrich II. Từ xứ Sachsen, ông bèn xua quân chinh phạt xứ Bohemia vào tháng 4 năm 1757, nhằm "phát động một chiến dịch quyết định diệt sạch Quân đội Áo và khiến họ không có khả năng tham gia chiến tranh nữa". Cùng năm đó, quân Phổ đánh bại quân Áo tại Reichenbach, và quân Pháp xâm lược xứ Westphalia. Vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh Quân đội Phổ tiến đánh Vương công Charles xứ Lorraine và Thống chế Browne - những tướng Áo đang phòng thủ kiên cố trên núi Moldau trước kinh thành Praha. Và, ông tấn công Vương công Charles tại thành Praha vào ngày 6 tháng 5 năm 1757. Trận chiến khốc liệt diễn ra từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối, đã đem lại chiến thắng cho Quân đội Phổ, cùng 4.500 tù binh Áo. Thống chế Browne - thống lĩnh đạo quân tiếp viện cho Quân đội Áo - bại trận tử vong. Sau chiến thắng đó, vào ngày 29 tháng 5, Quân đội Phổ bắn phá kinh thành Praha. Nhưng đến ngày 18 tháng 6 cùng năm, 30.000 quân Phổ của Đại Đế Friedrich II bị 50.000 quân Áo đập tan tác tại Kolin, mất 14.000 binh sĩ. Trong trận chiến này Quốc vương đã sáu lần thúc dục quân sĩ tiến công, và khi họ rút lui, ông quát tháo: Và ông đã tập hợp với Quân đội Phổ để thân chinh chém giặc. Ông nhanh chóng tiến đến, nhưng một người Anh khuyên ông: "Muôn tâu Thánh Thượng, chẳng lẽ Người muốn đơn thương độc mã lao vào đâm chém đạo quân kia sao?", do đó ông rút lui. Trong cuộc chiến năm 1757, một trung thần quả cảm của nhà vua là Schwerin tử trận; ông đã chú ý đến Friedrich Wilhelm Freiherr von Seydlitz (1721 – 1773), do vị tướng ấy khéo léo và quả quyết trong việc chỉ huy Kỵ binh Phổ. Sau trận chiến này, ông phong von Seydlitz làm Trung tướng. Còn tướng chỉ huy quân cánh trái là Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau - từng lập chiến công tại Hohenfriedberg - thì bị thất sủng. Sau chiến bại tại Kolin, Quân đội Phổ không còn đủ sức để tiếp tục cuộc vây hãm thành Praha, khiến nhà vua mất hết những gì mà ông chiếm được trước đó, phải rút khỏi xứ Bohemia và tiến về tỉnh Silesia. Đêm sau trận, ông đau buồn ngồi trước một con suối, và dùng gậy vẽ hình người trên bãi cát. Thậm chí, nhà vua còn phải nghe một tin hết sức đau buồn: Thái hậu Sophia Dorothea qua đời. Nữ hoàng Nga là Elizaveta Petrovna đứng về phe đối lập với Friedrich II Đại đế. Bà lo sợ ông sẽ tranh giành Ba Lan với nước Nga, theo ghi nhận của nhà ngoại giao C. Hanbury Williams (người Anh), "vị Nữ hoàng khó có thể giấu giếm sự căm ghét của bà đối với Quốc vương Phổ, vì bà nổi nóng trong mọi phút". Thủ tướng Chính phủ Nga cho rằng nước Phổ là "kẻ thù nguy hiểm nhất trong các nước láng giềng, Nga hoàng cần phải tiêu diệt đế chế này". Nữ hoàng Elizaveta cũng nói: Vào ngày 17 tháng 5 năm 1757 85.000 quân Nga tiến đánh vùng Königsberg. Dưới sự chỉ huy của Bá tước William Fermor, Quân đội Nga đã đánh chiếm vùng Memel ở Đông Phổ. Vào ngày 30 tháng 8 năm đó, Thống chế Hans von Lehwaldt xua 25.000 quân Phổ tấn công quân Nga tại Gross-Jägersdorf, và bị 55.000 quân Nga của Thống soái Stepan Fyodorovich Apraksin đập tan, nhưng sau đó quân Nga rút lui do Apraksin không biết phát huy lợi thế. Lúc bấy giờ, Nga hoàng Elizaveta Petrovna đã già yếu, Apraksin lại không muốn làm mất lòng vị vua tương lai của nước Nga là Pyotr III bằng việc chạm trán với Friedrich II - người anh hùng của Pyotr III. Hơn nữa, quân Nga cũng chịu tổn thất nặng nề trong trận đánh với quân Phổ, và quân lương của quân Nga cũng trở nên hỗn loạn. Dù sao thì thất bại của Quân đội Phổ tại Gross-Jägersdorf đã lôi kéo Vương quốc Thuỵ Điển vào tham chiến. Vào ngày 7 tháng 9 cùng năm, một sủng thần của vua Phổ là Winterfield bị đột kích và giết chết tại Moys. Tuy vậy, nhà vua nước Phổ vẫn giữ một cái đầu lạnh. Có một sự thật rằng những đạo quân đối thủ của ông tỏ ra chậm chạp trong việc phát huy lợi thế của phe mình. Từ ngày 12 đến ngaỳ 24 tháng 10 năm 1757, Quân đội Phổ còn phải đương đầu với cuộc tiến công thành Berlin của tướng Haidik và Quân đội Áo. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1757, vua Friedrich II Đại Đế thân chinh cùng 30.000 quân Phổ phải đối mặt với 80.000 quân Áo và Pháp do Thống chế Soubise chỉ huy trong trận Rossbach. Liên quân Áo - Pháp tấn công nhà vua trên đỉnh núi Rossbach. Tuy nhiên, lực lượng Kỵ binh Phổ do Seidlitz chỉ huy phản công quân Áo, đẩy địch vào hỗn loạn, rồi lực lượng Bộ binh Phổ thừa thắng xông lên đập tan tác quân Áo, với tổn thất của liên quân là 4.000 binh sĩ tử trận hoặc thương vong, 7.000 binh sĩ bị bắt, trong số đó có 11 tướng lĩnh và 63 hỏa pháo, bị Quân đội Phổ chiếm lĩnh. Quân đội Phổ chỉ tổn thất 3.000 binh sĩ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1757, Quốc vương Friedrich II Đại Đế thống lĩnh 33.000 quân Phổ đánh trận Leuthen với 90.000 quân Áo do Vương công Charles xứ Lorraine và Bá tước Daun cầm đầu. Ông đánh nghi binh vào cánh phải của quân Áo, sau đó, ông nhờ vào địa hình của vùng Leuthen mà rút quân chính quy, và tấn công quyết liệt vào cánh trái của quân Áo, đẩy lui quân cánh trái của đối phương. Quân cánh trái của Áo đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong một cuộc tấn công của lực lượng Kỵ binh Phổ. Quân Áo tổn thất đến 7.000 binh sĩ (trận vong hoặc bị thương), 20.000 tù binh (trong số đó có ba viên tướng lĩnh), và 134 khẩu đại pháo. 5.000 binh sĩ Phổ tử trận hoặc bị thương. Sau chiến thắng này, Quốc vương Phổ mang 18.000 quân tái chiếm Breslau vào ngày 10 tháng 12 năm 1757. Năm 1758 Vào năm 1758, Quốc vương Friedrich II Đại Đế đã gặt hái nhiều chiến công từ năm trước, nên trở nên tự tin hơn. Ông tiến đánh xứ Moravia, để đánh đuổi quân Áo ra khỏi bờ cõi Silesia. Tuy nhiên, ông thất bại. Quân đội Áo giữ được Olmütz, và do họ học được bài học từ chiến bại của họ tại Leuthen, họ không tiến hành một cuộc phản công quyết định. Họ chỉ đẩy lui cuộc tấn công bằng cách đánh lừa các cánh quân của ông. Quân đội Phổ phải rút quân về xứ Bohemia, sau đó kéo nhau về tỉnh Silesia. Trong lúc đó, Quân đội Nga là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền quân chủ Phổ thời bấy giờ. Quân Nga chiếm được xứ Đông Phổ không được phòng thủ, sau đó tiến hành vây hãm Custria gần kinh thành Berlin. Với một số Trung đoàn hùng mạnh nhất của ông, Quốc vương Friedrich II Đại Đế kéo quân về phương Bắc. Vào ngày 25 tháng 8 năm 1758, trận Zorndorf giữa ra giữa 52.000 quân Nga do Fermor chỉ huy và 30.000 quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh. Ông tiến hành tấn công các chiến hào của quân Nga, và đánh đuổi quân Nga ra khỏi đây. Trận Zorndorf là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh Bảy năm, Quân đội Nga đã chiến đấu anh dũng dù thất bại thảm hại. Với tổn thất đến 21.000 binh sĩ, quân Nga buộc phải rút quân khỏi trận địa, và chấm dứt cuộc tiến công của họ. Vua Friedrich II Đại Đế giành chiến thắng, Quân đội Phổ mất khoảng 11.000 binh sĩ. Cũng như trận thắng vang dội tại Rossbach năm trước, ông giành chiến thắng lừng lẫy tại Zorndorf là nhờ sự phò tá đắc lực của hai viên chỉ huy Kỵ binh Phổ kiệt xuất là Friedrich Wilhelm von Seydlitz và Hans Joachim von Zieten. Ở phương Bắc, các tướng Phổ đã đánh tan tác các cuộc tấn công của liên quân Nga - Thụy Điển. Quân Nga rút khỏi pháo đài Kolberg và rút về sông Vistula. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1758, 32.000 liên quân Hannover - Hessen - Braunschweig do Công tước Ferdinand xứ Braunschweig, đánh trận Crefeld với 50.000 quân Pháp của Tử tước Clermont. Quân đội Hannover giành chiến thắng oanh liệt và gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp. Năm 1759 Cuộc chiến năm 1759 có lẽ là thảm họa kinh khủng nhất trong suốt cuộc đời của Quốc vương Friedrich II Đại Đế, nhưng cũng qua chiến dịch này mà ông ta giữ vững Vương hiệu "Đại Đế". Vào ngày 13 tháng 4 năm 1749, Công tước Ferdinand xứ Braunschweig bị quân Pháp của Công tước Broglio đánh bại trong trận Bergen. Không những thế, tại lãnh địa Brandenburg, đạo quân Phổ của tướng Wedel chịu thất baị thảm hại trước quân Nga trong trận Züllichau vào ngày 23 tháng 7 năm 1759. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1759, quân Phổ đánh liên quân Nga - Áo trong trận Kunersdorf, một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong thời kỳ cận đại. Quân Phổ thất bại và chịu tổn thất nặng nề, liên quân chống Phổ giành chiến thắng kiểu Pyrros. Tuy nhiên, trong tình cảnh ấy, không có một dân tộc hay một người nào khác ngoài Quốc vương Friedrich II Đại Đế và dân tộc Phổ có thể phục hồi lại sau trận thảm bại. Do quân Nga và quân Áo cũng chịu tổn thất rất nặng nề, họ không đánh nữa, và nhà vua nước Phổ có thời gian để tái xây dựng lực lượng. Thế nhưng, với những trận chiến sau đó, tình hình vẫn chưa nghiêng về lợi thế cho nước Phổ. Thậm chí vào ngày 10 tháng 9 cùng năm, trong trận hải chiến Newarp (Stettiner Haff), Hải quân Thuỵ Điển phá hủy một đội tàu nhỏ của người Phổ. Sau đó, ngày 25 tháng 9 năm ấy, quân Phổ của Hoàng tử Heinrich đánh tan quân Áo của tướng Wehla trong trận chiến Hoyerswerda, tiêu diệt 600 binh sĩ đối phương. Nhưng 14.000 quân Phổ dưới sự chỉ huy của Frederick Augustus Finck - một tướng giỏi của nhà vua - lại bị quân Áo đánh bại trong trận Maxen vào ngày 20 tháng 11 năm 1759. Năm 1760 Tuy lâm vào tình thế khó khăn nhưng Quốc vương Friedrich II Đại Đế xuất quân đánh tan tác liên quân Nga - Áo trong trận Liegnitz (1760). Sau đó, ông lại đánh bại quân Áo trong trận Torgau. Năm 1761 Vào năm 1761, lực lượng Hải quân của Vương quốc Phổ đã được tái xây dựng. Trên đường bộ, người Thụy Điển cho 15.000 quân tiến đánh nước Phổ, và bị chặn đứng bởi đội kỵ binh nhẹ của viên Sĩ quan Wilhelm Sebastian von Belling cùng lực lượng dân quân tỉnh Pomerania. Quân đội Áo đã đẩy lùi Quân đội Phổ của Hoàng tử Friedrich Heinrich Ludwig ra khỏi vùng Freiberg trên dòng sông Mulde. Song, ông đã giành thắng lợi giữ vững xứ Sachsen trong tay Quân đội Phổ, không để xứ Sachsen rơi vào tay của Thống chế Daun. Trong lúc đó, bước tiến công của quân Pháp do Broglie chỉ huy đã bị Công tước Ferdinand xứ Braunschweig đánh lui, đánh đuổi quân Pháp ra khỏi xứ Hannover. Vào năm 1761, vua Friedrich II Đại Đế vẫn chặn đứng được liên quân đông đảo hơn hẳn, nhờ vào thiên tài quân sự của ông. Trong cuộc chiến năm 1761, ông không đánh một trận lớn nào cả. Tuy nhiên, nước Phổ gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến vào năm 1761. Cuối cùng, nước Phổ đã đứng trước nguy cơ thất bại. Sau vài lần bị Quân đội Phổ đẩy lui, vào tháng 12 năm 1761, liên quân Nga - Thụy Điển do Zakhar Grigoryevich Chernyshov và Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev-Zadunaisky chỉ huy chiếm được Kolberg (Pomerania) - một pháo đài quan trọng của Quân đội Phổ trên vùng biển Baltic, đồng thời quân Áo đánh chiếm Schweidnitz. Như vậy là quân Phổ đã mất pháo đài cuối cùng của họ trên biển này. Trong khi Quân đội Áo đã có thể nghỉ đông tại Silesia và miền Tây Sachsen, Quân đội Nga cũng có thể nghỉ đông tại vùng Pomerania. Tuy nhiên, quân Nga thất bại trong việc đánh chiếm Stettin, còn quân Thụy Điển cũng bị quân Phổ của Đại tá Belling đánh bại. Vào năm 1762, nước Anh đánh Tây Ban Nha, vì vậy họ phải cắt giảm quân số hỗ trợ Phổ để tập trung vào việc đánh quân Tây Ban Nha. Không những thế, do Thủ tướng Anh William Pitt Già mất chức vào tháng 10 năm 1761, nước Phổ không thể nhận được viện trợ của Anh Quốc nữa, nên tài nguyên và nhân lực của nước Phổ đều kiệt quệ. Tình hình nước Phổ nguy kịch đến mức vua Friedrich II Đại Đế đã nghĩ đến chuyện hoặc là nhận lấy cái chết anh dũng của nhà chính trị Cato Trẻ thời La Mã cổ đại với bình thuốc độc của ông, hoặc là làm theo những lời răn dạy của lãnh tụ Julius Caesar, cố gắng chiến đấu cho thật tốt. Ông có nói: Toàn dân Phổ cùng vùng lên chiến đấu Nhưng, toàn dân Phổ không hề tuyệt vọng. Họ trở nên kính trọng vị Quốc Vương của họ, trong hoàn cảnh khó khăn như thế, họ nhiệt liệt hỗ trợ và hoan nghênh ông, thể hiện rõ rệt niềm tin cậy của họ đối với ông. Tầng lớp thanh niên mọi giai cấp, với lòng yêu nước nồng nàn và lòng trung thành tận tụy đối với ông, họ đều nhập ngũ dưới ngọn cờ của vị Quân vương anh dũng. Không những thế, ông đã nhận thấy sức mạnh của đức tin Ki-tô giáo. Những vị tướng theo Ki-tô giáo của ông, Ziethen - lấy cảm hứng từ lòng yêu nước của một người theo Tin Lành được thức tỉnh là Zinzendorf ở vùng Moravia, Spener, Franke thẳng thắn can gián nhà vua, họ cho rằng tự sát là một hành vi trái ngược với đức tin Ki-tô giáo. Trong khi vị Quốc vương vĩ đại thường tuyệt vọng, các vị tướng sùng đạo của ông đã dẫn dắt ông trên con đường đúng đắn, nhờ vào lòng tin của họ vào Thiên Chúa - "Người sẽ bảo vệ và giữ vững nước Phổ - thành lũy của đức tin Kháng Cách, chính nghĩa của Đức Chúa và Phúc Âm". Ở các xứ đạo, những mục sư Tin Lành cũng hợp tác với nhau, kêu gọi muôn dân hết lòng vì Tổ quốc, và giữ vững tỉnh thần dân tộc Phổ. Xưa vị vua thiên tài đã động viên tinh thần của nhân dân Phổ, nay nhân dân Phổ động viên tinh thần của ông. Rõ ràng, chừng nào Quân đội Phổ vẫn còn tiếp tục chiến đấu, lại còn trở nên vững mạnh bởi sự tham chiến của toàn dân Phổ, cả Quốc vương và Quân đội Phổ vẫn có thể thách thức quân xâm lược: Quốc vương, Quân đội và Nhân dân hợp nhất vô cùng chặt chẽ không thể nào rời ra, tất cả đều bị đe dọa bởi sự suy sụp của Vương quốc Phổ; nếu chuyện này là không thể tránh khỏi, tất cả mọi người Phổ nhất định phải nhận lấy nó trong niềm vinh quang. Bản thân ông cũng nói tiếp: Năm 1762 Trong lúc đó, toàn bộ liên quân chống Phổ đều kiệt quệ cả, mệt mỏi vì chiến tranh và suy sụp kinh tế, vì thế họ vẫn không thể diệt nổi nước Phổ. Nước Nga mất vô số nhân lực và tiền của, nước Pháp ngày càng lâm vào tình cảnh hấp hối trong khi Nữ hoàng Áo là Maria Theresia phải sa thải 20.000 binh sĩ vì họ đòi tiền. Tình hình chính trị và quân sự châu Âu trở nên bế tắc, nước Áo gặp những khó khăn về tài chính, nước Nga mệt mỏi với cuộc chiến tranh, nước Thụy Điển còn chuẩn bị rút khỏi cuộc chiến tranh, trong khi Đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lạnh lùng với nước Pháp. Với ý chí quyết đấu và tài năng tổ chức bộ máy Nhà nước - vốn là một trong những tài năng vĩ đại nhất của ông, nhà vua nước Phổ đã tăng gấp đôi quân số của mình. Vào năm 1762, trong lúc liên quân kiệt quệ, Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna qua đời, Nga hoàng Pyotr III lên kế ngôi vua. Cuộc chiến tranh Bảy năm là một cuộc chiến tranh tốn kém của nước Nga; người ta nói ông vô cùng ngưỡng mộ vua Friedrich II Đại Đế, và do đó ông đã ký kết Hiệp định Sankt-Peterburg vào ngày 15 tháng 5 năm 1762 - một chuyển biến lớn lao được xem là "Phép lạ của Nhà Brandenburg". Ông đã trả lại đất đai cho nhà vua nước Phổ, lại còn "biếu" cho Quân đội Phổ một quân đoàn của Quân đội Nga. Theo chân nước Nga, Vương quốc Thụy Điển cũng ký kết Hòa ước Hamburg vào ngày 22 tháng 5 năm 1762 với Vương quốc Phổ. Sau khi liên quân chống Phổ đều kiệt quệ và Đế quốc Nga và Vương quốc Thuỵ Điển ký hoà ước với Đại đế Friedrich II, ông đã mở ra chiến dịch năm 1762 và tập trung vào việc đánh bại quân Áo và quân Pháp. Giờ đây, Tướng Zakhar Grigoryevich Chernyshov cùng một đạo quân Nga - từng sát cánh với Thống chế Áo Ernst Gideon von Laudon trước kia - đứng về phe nhà vua Phổ. Quân Anh và quân Phổ đã giành được lợi thế trong cuộc chiến tranh Bảy năm. Trên mặt trận miền Tây, Thống chế - Công tước Ferdinand vùng Braunschweig vẫn duy trì được sự huy hoàng của Vương quốc Phổ. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1762, Công tước Ferdinand thống lĩnh quân Phổ cùng liên quân Anh-Hannover-Braunschweig-Hessen đánh thắng quân Pháp của Vương công Charles Rohan xứ Soubise và Duc D’Estrées trong trận chiến Wilhelmstahl, chỉ tổn thất 707 binh sĩ. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1762, Nga hoàng Pyotr III bị Hoàng hậu Ekaterina là vợ ông lật đổ. Tuy nhiên, Nữ hoàng Nga mới là Ekaterina II Đại Đế chỉ đề nghị rút đạo quân Nga đang hỗ trợ vua Phổ về nước, chứ vẫn đề cao nền hòa bình. Sở dĩ bà giữ vững nền hòa bình mà hai vua Pyotr III và Friedrich II Đại Đế đã thiết lập là do ngân khố quốc gia Nga đã trống rỗng, và quân sĩ Nga chưa được trả tiền công. Mặc dù có đồng minh, nhà vua nước Phổ bỏ thêm tiền vào ngân khố qua việc cướp phá tàn bạo các xứ Mecklenburg và Sachsen đang bị Quân đội Phổ chiếm đóng; không những thế, ông còn thực hiện một chính sách gây lạm phát cũng tàn nhẫn không kém, làm giảm giá đáng kể đồng tiền. Chính sách này của ông được những thương nhân người Do Thái hỗ trợ. Nhà vua nước Phổ vẫn tiếp tục đập tan tác liên quân Áo - Pháp trong một loạt trận chiến sau đó, với những chiến thắng lừng lẫy nhất là cuộc tái chiếm thành Schweidnitz và giữa vững được vùng Silesia phía Bắc thành Glatz. Trên mặt trận phía Tây, Công tước Ferdinand xứ Braunschweig vẫn đánh bại quân Pháp như các chiến dịch trước, vai trò của ông chỉ là phòng thủ và ông đã thể hiện tài năng xuất chúng. Không những thế, Hoàng tử Heinrich cũng xuất quân đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong trận Freiberg vào ngày 29 tháng 10 năm 1762. Không những toàn thắng tại xứ Sachsen, vị vua năng nổ Friedrich II Đại Đế đẩy lui quân Áo đến tận bức tường thành Praha, xứ Bohemia. Nhưng vậy, liên quân chống Phổ đã hoàn toàn thất bại và không thể chống nổi sự chống trả của nhà vua và toàn quân Phổ nữa. Trong thời gian đó, quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng hỗ trợ ông: họ mở đầu cuộc chinh phạt xứ Hungary. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo đến sông Danube và thắng lợi. Dù Đại Đế Friedrich II đã dè bẹp quân Pháp tại Rossbach (1757), hai nước Pháp - Phổ chưa hề tuyên chiến với nhau; do đó, vua Louis XV ngừng bắn trên thực tế với nhà vua nước Phổ, thay vì ký kết hòa ước với ông. Vua Pháp phải trả cho vua Phổ những vùng đất bị quân Pháp chiếm đóng bên sông Rhein: Cleves, Gelders và Mörs. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1763, Hòa ước Paris được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh Anh-Pháp. Mất đồng minh, nước Áo tuyệt vọng, với ngân khố đã kiệt quệ. Với sự hỗ trợ của các nhà ngoại giao người Sachsen, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Vương quốc Phổ và Đế quốc Áo đã diễn ra tại lâu đài Hubertusburg của xứ Sachsen. Qua những cuộc tranh luận, Đại Đế Friedrich II giữ vững được toàn bộ những vùng đất mà ông đã chiếm được trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1763, cuộc chiến tranh Bảy năm kết thúc: Trong suốt bảy năm qua, Quân đội Phổ đã chiến đấu chống liên quân ba liệt cường quân sự Nga - Áo - Pháp và giữ vững đất nước, giờ đây tất cả mọi quốc gia đều kiệt quệ: sự cương quyết, lòng dũng cảm và tài năng của Đại Đế Friedrich II cuối cùng đã mang lại danh dự và chiến thắng cho ông. Nước Phổ hoàn toàn trở thành một liệt cường. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1763, Đại Đế Friedrich II khải hoàn trở về kinh đô Berlin. Tuy toàn thắng nhưng ông không tham dự bất kỳ một lễ mừng chiến thắng nào cả. Hậu quả Theo ước tính của vua Phổ là Friedrich II Đại Đế: Tuy Quân đội Nga chỉ tham gia bốn trận đánh lớn, họ mất đến 120.000 binh sĩ. Tuy Quân đội Phổ tham gia đến 16 trận đánh lớn, họ chỉ mất khoảng 180.000 binh sĩ. Trong khi Quân đội Áo tham gia đến 10 trận đánh lớn, họ chỉ mất khoảng 140.000 binh sĩ. Vua Friedrich II Đại Đế chỉ cho rằng, ông chiến thắng chỉ là do liên quân chống Phổ thiếu tinh thần, những mưu kế thiển cận của quân Áo - vốn luôn giao cho đồng minh của họ mọi trách nhiệm, và cái chết của Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna - sự kiện dẫn tới sự tan rã của liên quân chống Phổ. Tuy nhiên, lòng quả cảm, kiên cường, bền chí và thiên tài của vua Friedrich II Đại Đế đã giúp cho Quân đội Phổ ít ỏi vẫn vững bền sau những trận bại, và thông qua những trận thắng vốn gây tổn hại hơn hẳn những trận bại, cứu vãn được Vương quốc Phổ nhỏ bé. Do những giáo sĩ Công giáo đã làm phản trong suốt những năm chinh chiến, ông xóa bỏ chính sách buộc các tín đồ Kháng Cách phải nộp thuế cho Giáo hội Công giáo tại tỉnh Silesia, làm mất uy thế của Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, Triều đình Phổ vẫn đối xử tốt đẹp với các tín đồ Công giáo hơn cả so với các Triều đình Kháng Cách khác. Các trận đánh Trận đánh Minorca: 20 tháng 5 năm 1756 Trận đánh Lobositz: 1 tháng 10 năm 1756 Trận đánh Reichenberg: 21 tháng 4 năm 1757 Trận đánh Prague: 6 tháng 5 năm 1757 Trận đánh Kolín: 18 tháng 6 năm 1757 Trận đánh Plassey: 23 tháng 6 năm 1757 Trận đánh Hastenbeck: 26 tháng 7 năm 1757 Trận đánh Pháo đài William Henry: 3 tháng 8 – 8 tháng 8 năm 1757 Trận đánh Gross-Jägersdorf: 30 tháng 8 năm 1757 Trận đánh Moys: 7 tháng 9 năm 1757 Trận đánh Rossbach: 5 tháng 11 năm 1757 Trận đánh Breslau: 22 tháng 11 năm 1757 Trận đánh Leuthen: 5 tháng 12 năm 1757 Trận đánh Cuddalore: 29 tháng 4 năm 1758 Trận đánh Domstadtl: 30 tháng 6 năm 1758 Trận đánh Carillon: 7 tháng 7 – 8 tháng 7 năm 1758 Trận đánh Negapatam: 3 tháng 8 năm 1758 Trận đánh Zorndorf: 25 tháng 8 năm 1758 Trận đánh Hochkirk: 14 tháng 8 năm 1758 Trận đánh Bergen: 13 tháng 4 năm 1759 Trận đánh Kay: 23 tháng 7 năm 1759 Trận đánh Minden: 1 tháng 8 năm 1759 Trận đánh Kunersdorf: 12 tháng 8 năm 1759 Trận đánh Lagos: 19 tháng 8 năm 1759 Trận đánh Pondicherry: 10 tháng 9 năm 1759 Trận đánh Québec, cũng được gọi Trận đánh Đồng bằng Abraham: 13 tháng 9 năm 1759 Trận đánh Hoyerswerda: 25 tháng 9 năm 1759 Trận đánh Vịnh Quiberon: 20 tháng 11 năm 1759 Trận đánh Maxen: 21 tháng 11 năm 1759 Trận đánh Meissen: 4 tháng 12 năm 1759 Trận đánh Landshut: 23 tháng 6 năm 1760 Trận đánh Warburg: 1 tháng 8 năm 1760 Trận đánh Liegnitz: 15 tháng 8 năm 1760 Trận đánh Torgau: 3 tháng 11 năm 1760 Trận đánh Villinghausen: 15 tháng 7 – 16 tháng 7 năm 1761 Trận đánh Burkersdorf: 21 tháng 7 năm 1762 Trận đánh Lutterberg lần thứ 2: 23 tháng 7 năm 1762 Trận đánh Manila: 24 tháng 9 năm 1762 Trận đánh Freiberg: 29 tháng 10 năm 1762 Chú thích Tham khảo Brackenbury, C. B. (Charles Booth), 1831-1890, Frederick the Great, London: Chapman and Hall. 1884 Anderson, Fred. Crucible of War: The Seven Years' War and the Fate of Empire in British North America, 1754–1766. Faber and Faber, 2000. Carter, Alice Clare. The Dutch Republic in Europe in the Seven Years War. MacMillan, 1971. Dull, Jonathan R. The French Navy and the Seven Years' War. University of Nebraska Press, 2005. A. Henry Higginson, The book of the horse, Nicholson & Watson, 1949. Fish, Shirley When Britain ruled the Philippines, 1762–1764: the story of the 18th century British invasion of the Philippines during the Seven Years War. 1stBooks Library, 2003. ISBN 1-4107-1069-6, ISBN 978-1-4107-1069-7 Henry Morse Stephens, Syllabus of a course of eighty-seven lectures on modern European history (1600-1890), The Macmillan company, 1899. Sir Richard Lodge, A History of Modern Europe from the Capture of Constantinople, 1453, to the Treaty of Berlin, 1878, General Books LLC, 2009, ISBN 1-150-00021-X. Fowler, William H. Empires at War: The Seven Years' War and the Struggle for North America. Vancouver: Douglas & McIntyre, 2005. ISBN 1-55365-096-4. Heidler, David Stephen; Heidler, Jeanne T.. Daily lives of civilians in wartime early America: from the colonial era to the Civil War. Greenwood Publishing Group; 2007. ISBN 978-0-313-33526-6. Keay, John. The Honourable Company: A History of the English East India Company. Harper Collins, 1993 Marston, Daniel. The Seven Years' War. Essential Histories. Oxford, UK: Osprey, 2001. ISBN 1-84176-191-5. McLynn, Frank. 1759: The Year Britain Became Master of the World. London: Jonathan Cape, 2004. ISBN 0-224-06245-X. Rodger, N.A.M. Command of the Ocean: A Naval History of Britain 1649–1815. Penguin Books, 2006. Đọc thêm Anderson, Fred. Crucible of War: The Seven Years' War and the Fate of Empire in British North America, 1754–1766. Faber and Faber, 2000. Carter, Alice Clare. The Dutch Republic in Europe in the Seven Years War. MacMillan, 1971. Ralph Griffiths, The Monthly review, Tập 68, Printed for R. Griffiths, 1812. Dull, Jonathan R. The French Navy and the Seven Years' War. University of Nebraska Press, 2005. Fish, Shirley When Britain ruled the Philippines, 1762–1764: the story of the 18th century British invasion of the Philippines during the Seven Years War. 1stBooks Library, 2003. ISBN 1-4107-1069-6, ISBN 978-1-4107-1069-7 Fowler, William H. Empires at War: The Seven Years' War and the Struggle for North America. Vancouver: Douglas & McIntyre, 2005. ISBN 1-55365-096-4. Heidler, David Stephen; Heidler, Jeanne T.. Daily lives of civilians in wartime early America: from the colonial era to the Civil War. Greenwood Publishing Group; 2007. ISBN 978-0-313-33526-6. Keay, John. The Honourable Company: A History of the English East India Company. Harper Collins, 1993 Marston, Daniel. The Seven Years' War. Essential Histories. Oxford, UK: Osprey, 2001. ISBN 1-84176-191-5. McLynn, Frank. 1759: The Year Britain Became Master of the World. London: Jonathan Cape, 2004. ISBN 0-224-06245-X. Rodger, N.A.M. Command of the Ocean: A Naval History of Britain 1649–1815. Penguin Books, 2006. Liên kết ngoài The Seven Years' War from The Canadian Encyclopedia Leuthen Journal The French Army 1600–1900 Events and the participants in the Seven Years War Seven Years' War timeline The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition's entry on the Seven Years' War Another Seven Years' War timeline Memorial University of Newfoundland's page about the war Kronoskaf.com: Seven Years' War Knowledge Base 1759: From the Warpath to the plains of Abraham Virtual Exhibition. The Seven Years' War in Canada Clash of Empires and The Battle of the Plains of Abraham - The Canadian War Museum Xung đột toàn cầu Xung đột thế kỷ 18 Xung đột thế kỷ 16 Chiến tranh Anh-Pháp Lịch sử thuộc địa Hoa Kỳ Trận đánh liên quan tới Iroquois Áo năm 1754 Áo năm 1763
9801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch%20l%C3%BD%20v%E1%BA%AFng%20m%E1%BA%B7t
Nghịch lý vắng mặt
Nghịch lý vắng mặt là một nghịch lý trong triết học được biết đến từ thế kỷ thứ 19. Đây là một câu chuyện hài hước được kể trong các sảnh đường âm nhạc ở châu Âu, nhưng cũng có thể nó đã có từ thời cổ xưa. Phát biểu Không ai có mặt ở đây, bởi vì người đó hoặc không ở Vladivostok hoặc cũng không ở Patagonia, vậy nên người đó phải ở một nơi nào khác. Nếu người đó ở một nào khác, thì chắc chắn người đó không có ở đây! Nghịch lý trên chỉ ra sự tương đối của cụm trạng từ đã bị hiểu như một ý nghĩa tuyệt đối. Tham khảo Nghịch lý Hài hước Lỗi suy luận phi hình thức
9803
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt%20Trung%20thu
Tết Trung thu
Tết Trung thu (chữ Nôm: 節中秋; tiếng Trung: 中秋節 (Trung thu tiết)/ Zhōngqiū jié; Tiếng Hàn: 한가을 축제; Tiếng Nhật: お月見の日、中秋節(ちゅうしゅうせつ)、còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, là một lễ hội truyền thống được kỉ niệm ở văn hóa của Việt Nam. Một văn hoá lâu đời từ Trung Quốc nhưng đến hiện tại đã phát triển thành ngày trẻ em của Việt Nam. Vào ngày lễ này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo. Cúng rằm cũng là một hoạt động trong ngày lễ này. Lễ hội Trung Thu có lịch sử hơn 3.000 năm, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch của lịch Trung Quốc, khi trăng tròn vào ban đêm, tương ứng với giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 trong lịch Gregory. Vào ngày này, người Trung Quốc tin rằng Mặt trăng sáng nhất và tròn nhất, trùng với thời điểm thu hoạch giữa mùa Thu. Những lồng đèn với mọi kích cỡ và hình dạng tượng trưng cho ánh sáng chỉ dẫn con đường của con người đến sự thịnh vượng và may mắn. Bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được làm từ nhân đậu đỏ, lòng đỏ trứng gà, thịt hoặc nhân sen, và thường được ăn trong lễ hội này. Lễ hội Trung Thu dựa trên truyền thuyết về Hằng Nga, nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc. Các lễ tương tự được tổ chức ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore... Nguồn gốc Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam. Người Trung Hoa đã ăn mừng thu hoạch vào ngày trăng tròn mùa thu kể từ thời Thương (c. 1600–1046 TCN). Từ "Trung thu" (中秋) xuất hiện đầu tiên trong Chu Lễ, bộ sách tổng hợp các nghi lễ từ thời Tây Chu (1046–771 TCN). Trong triều đình, Trung thu là lễ tế thần Thái Âm Tinh Quân (太陰星君). Điều này vẫn đúng trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Việc chào đón Tết Trung thu như một lễ hội chỉ trở nên phổ biến từ thời nhà Đường. Truyền thuyết kể rằng Hoàng đế Đường Huyền Tông bắt đầu tổ chức lễ hội Trung Thu sau khi có dịp thăm cung trăng trên thiên đình. Tết Trung Thu sau đó được truyền vào Việt Nam, từ thời nhà Lý đã có tổ chức Tết Trung thu như một lễ hội. Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục. Tục rước đèn có từ đời nhà Tống, do tục truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên biến thành con gái để đi hại người. Bấy giờ có viên quan Bao Công mới hạ lệnh cho dân gian làm đèn con cá giống như hình của nó rồi đem mang ra chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người. Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân có từ đời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân". Tết trung thu tại Việt Nam Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, "dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...". Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,....Trẻ em buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Rước đèn Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở diễu hành khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính "thương mại" hơn. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa. Múa lân Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16. Bày cỗ Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Làm đồ chơi Trung Thu Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại miền Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước. Các loại bánh trung thu Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường. Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại. Bánh Pía Loại bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy nhân. Da ngoài dày thường in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo. Ở Việt Nam, Bánh Pía là đặc sản của Sóc Trăng, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Nam mà đặc biệt là Tây Nam Bộ. Bánh Pía được gọi là bánh trung thu của miền Tây, mang ý nghĩa đón trăng rằm tháng 8. Càng về sau bánh pía lại trở thành món ăn tinh thần, tượng trưng sự sum vầy của gia đình.. Bánh dẻo Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng. Hát trống quân Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Tục tặng quà Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh. Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 - 250gr khoảng 100.000 - 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh. Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi cứ chạy lòng vòng từ người nọ sang người kia. Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau Đổi Mới, nó có thể là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn. Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi. Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn. Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức. Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này. Ngắm trăng Người ta thường ngắm trăng vào đêm trung thu vì thời điểm này là tốt nhất để ngắm trăng, vào giữa đêm Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm. Tết Trung thu trong văn học - nghệ thuật Thơ về Tết Trung Thu Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu: Thu cảnh kim tiêu bán Thiên cao nguyệt bội minh Nam lâu thùy yến hưởng Ty trúc tấu thanh thanh Bản dịch của Thái Giang: Cảnh thu nay đúng nửa rồi Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao Lầu nam ai rót rượu đào Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thế mới vui Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Nguyễn Du Khi chén rượu khi cuộc cờ, Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên Câu hát về Tết Trung thu Bài Chiếc đèn ông sao: (Nhạc sĩ: Phạm Tuyên) Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu Cán đây rất dài, cán cao qua đầu Em cầm đèn sao em hát vang vang Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh, tùng tùng tùng dinh dinh Bài Đêm trung thu: (Nhạc sĩ:Phùng Như Thạch) Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang Bài Rước đèn tháng tám: (Nhạc sĩ Đức Quỳnh (tên thật là Vân Thanh) Tết Trung Thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay Em múa ca trong ánh trăng rằm Đèn ông sao với đèn cá chép Đèn thiên nga với đèn bướm bướm Em rước đèn này đến cung trăng Đèn xanh lơ với đèn tím tím Đèn xanh lam với đèn trắng trắng Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài Thằng Cuội viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn "Bóng trăng trắng ngà có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ.....Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ...". Nhạc sĩ Ngọc Lễ cũng có tác phẩm Cắc tùng cắc tùng về ngày Tết Trung thu cho các em thiếu nhi: "Cắc tùng cắc cắc tùng, Em đi chơi trung thu này, Cắc tùng tiếng trống lân tưng bừng...." Tết Trung thu ở nước ngoài Tại Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày này là lễ tạ ơn (Chuseok), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm và ngày nghỉ lễ quốc gia kéo dài 3 ngày. Người Hàn về thăm lại quê quán và ăn những món truyền thống. Trong khi đó ở Nhật Bản mỗi dịp Trung Thu, người dân tụ tập làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm. Tết trung thu là dịp mà những người nơi xa xứ trở về, cùng nhau liên hoan và làm những món ăn truyền thống. Họ còn chuẩn bị cho mình những trang phục đẹp để đi lễ hội. Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước và những buổi nướng thịt ngoài trời đã trở thành dịp để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp trong công ty. Đến năm 2011, thành phố Đài Bắc chỉ định 11 công viên ven sông để làm nơi nướng thịt ngoài trời cho công chúng. Tại Hồng Kông và Ma Cao, ngày tiếp sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, bởi vì có rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm trước. Những năm gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành một mối quan tâm của công chúng, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu tại Hồng Kông đã áp dụng việc giảm vật liệu đóng gói để giới hạn rác thải. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng tạo ra các loại mới của bánh trung thu, chẳng hạn như bánh trung thu kem và bánh trung thu da tuyết. Trang trí đêm Trung Thu khắp nơi Trung Quốc Xiamen Một truyền thống độc đáo được tổ chức đặc biệt tại thành phố đảo Xiamen. Trong lễ hội này, gia đình và bạn bè tập trung để chơi trò chơi Bo Bing, một trò đánh bạc sử dụng 6 con xúc xắc. Mọi người lần lượt tung xúc xắc trong một tô sứ và kết quả sẽ quyết định giải thưởng mà họ nhận được. Con số 4 chủ yếu quyết định giải thưởng lớn hay nhỏ. Hồng Kông và Ma Cao Ở Hồng Kông và Ma Cao, ngày sau Lễ Trung thu là ngày nghỉ lễ chính thức thay vì ngày của lễ hội (trừ khi ngày đó rơi vào Chủ nhật, lúc đó thứ Hai cũng là ngày nghỉ lễ), bởi vì nhiều hoạt động kỷ niệm diễn ra vào buổi tối. Có nhiều hoạt động lễ hội như thắp đèn lồng, nhưng bánh trung thu là yếu tố quan trọng nhất ở đây. Tuy nhiên, người ta thường không mua bánh trung thu cho chính mình, mà mua để tặng cho người thân. Mọi người bắt đầu trao đổi những món quà này từ trước lễ hội một thời gian. Do đó, bánh trung thu được bán trong những hộp sang trọng để trình diễn. Ngoài ra, giá của những hộp này không rẻ - một hộp bánh trung thu gồm bốn chiếc với nhân hạt sen và lòng đỏ trứng, thường có giá từ 40 đô la Mỹ trở lên. Tuy nhiên, vì môi trường bảo vệ đã trở thành một vấn đề quan tâm của công chúng trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu ở Hồng Kông đã áp dụng các biện pháp để giảm thiểu vật liệu đóng gói đến mức hợp lý. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng nghiên cứu và tạo ra các loại bánh trung thu mới, như bánh trung thu kem và bánh trung thu vỏ mờ. Ở Hồng Kông cũng có những truyền thống khác liên quan đến Lễ Trung thu. Các khu phố trên khắp Hồng Kông tổ chức triển lãm đèn lồng ấn tượng với các buổi biểu diễn truyền thống, gian hàng chơi game, bói toán và nhiều hoạt động lễ hội khác. Những lễ kỷ niệm trọng đại nhất diễn ra tại Công viên Victoria (Hồng Kông). Một trong những nghi lễ sáng sủa nhất là Múa rồng lửa, được ghi nhận là một phần của di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Rồng lửa dài 200 feet cần hơn 300 người tham gia và thay nhau thực hiện. Người dẫn đầu múa rồng lửa sẽ cầu nguyện cho sự bình an, may mắn thông qua các lời chúc trong tiếng Hạc Gia. Sau nghi lễ, rồng lửa sẽ được ném vào biển cùng với đèn lồng và thẻ giấy, điều này có nghĩa là rồng sẽ trở lại biển và mang đi những điều bất hạnh. Trước năm 1941, cũng có một số lễ kỷ niệm Lễ Trung thu diễn ra tại các làng nhỏ ở Hồng Kông. Sha Po sẽ tổ chức Lễ Trung thu vào ngày 15 của tháng Tám âm lịch. Người ta gọi Lễ Trung thu là Lễ Quang Tân, họ tổ chức Pok San Ngau Tsai tại Hồ Đà Đồng ở Sha Po. Pok San Ngau Tsai là một sự kiện kỷ niệm Lễ Quang Tân, mọi người sẽ tập trung xem. Trong suốt sự kiện, có người chơi nhạc cụ gõ, một số người làng sau đó sẽ giả điên và tự gọi mình là "Maoshan Masters". Họ đốt cháy cây nhang và đánh nhau với kiếm và giáo thật. Các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc Người Hàn sống tại Tiểu khu dân tộc tự trị người Hàn Yán Biên có một phong tục chào đón Mặt Trăng, trong đó họ xây dựng một khung nhà hình nón lớn bằng cành thông khô và gọi nó là "nhà trăng". Ánh trăng sẽ chiếu vào bên trong để mọi người ngắm nhìn. Người Bô Việt gọi dịp này là "Lễ Thờ Mặt Trăng", sau khi cầu nguyện cho tổ tiên và dùng bữa tối chung, họ mang bánh gạo đến cửa ra vào để thờ Bà Trăng. Người Tứ dân thực hiện một nghi lễ gọi là "Đập Mặt Trăng", trong đó họ đặt một cái chảo nước trong sân để phản chiếu hình ảnh Mặt Trăng, sau đó "đập" mặt nước bằng cành cây. Người Mão Nam treo một cây tre gần bàn, trên đó treo một quả bưởi, có ba cây nhang đang cháy. Điều này được gọi là "Bắn Mặt Trăng". Đài Loan Ở Đài Loan, cùng với các hòn đảo thuộc ngoại ô như Penghu, Kinmen, và Matsu, Lễ Trung thu là một ngày lễ công cộng. Tiệc nướng ngoài trời đã trở thành một sự kiện phổ biến để bạn bè và gia đình tụ tập và thưởng thức sự hiện diện của nhau. Trẻ em cũng làm và đội những chiếc mũ được làm từ vỏ bưởi. Người ta tin rằng Trường Sinh, nàng tiên trên Mặt Trăng, sẽ nhận ra những đứa trẻ mang trái cây yêu thích của mình và ban phước may mắn cho họ. Các truyền thống tương tự ở các quốc gia khác Các truyền thống tương tự được tìm thấy ở các vùng khác của châu Á và cũng xoay quanh mặt trăng tròn. Những lễ hội này thường diễn ra vào cùng một ngày hoặc xung quanh Lễ Trung thu. Đông Á Nhật Bản Lễ hội xem trăng của người Nhật, được gọi là (, "xem trăng"), cũng được tổ chức vào thời điểm này. Mọi người dạo chơi và uống rượu sake dưới ánh trăng tròn để kỷ niệm mùa màng. Hàn Quốc (; ; [tɕʰu.sʌk̚]), có nghĩa là "Đêm thu", trước đây được gọi là hangawi (; [han.ɡa.ɥi]; từ tiếng Hàn cổ có nghĩa là "giữa mùa thu lớn"), là một lễ hội mừng mùa màng lớn và một kỳ nghỉ ba ngày ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, được tổ chức vào ngày 15 của tháng 8 âm lịch Trung Quốc, tức ngày trăng tròn. Nó đã được tổ chức từ thời kỳ Tam Quốc ở triều đại Silla. Như một dịp kỷ niệm mùa màng tốt, người Hàn Quốc thăm thú quê hương tổ tiên, tưởng nhớ tổ tiên trong một buổi lễ gia đình (차례), và cùng nhau thưởng thức một bữa tiệc với các món ăn truyền thống của Hàn Quốc như (), (), và các loại rượu gạo như và . Đông Nam Á Nhiều lễ hội xoay quanh trăng tròn cũng được tổ chức ở Campuchia, Lào và Myanma. Giống như Lễ Trung thu, những lễ hội này có nguồn gốc từ Phật giáo và xoay quanh trăng tròn. Tuy nhiên, khác với các quốc gia Đông Á, những lễ hội này diễn ra nhiều lần trong năm tương ứng với mỗi trăng tròn thay vì chỉ một ngày duy nhất trong năm. Các lễ hội diễn ra trong tháng âm lịch Ashvini và Kṛttikā thường xuyên diễn ra vào thời điểm Lễ Trung thu. Campuchia Ở Campuchia, lễ hội này thường được gọi là "Lễ hội Nước và Trăng" Bon Om Touk. Lễ hội Nước và Trăng được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Đây là một lễ hội kéo dài ba ngày, bắt đầu bằng cuộc đua thuyền kéo kéo dài hai ngày đầu của lễ hội. Các chiếc thuyền đua được sơn màu sắc tươi sáng và có nhiều thiết kế khác nhau, trong đó thiết kế neak, con rồng biển Campuchia, là phổ biến nhất. Các đàn ông Campuchia tham gia chèo thuyền và đua thuyền trên sông Tonle Sap. Khi đêm xuống, đường phố được lấp đầy người mua đồ ăn và tham dự các buổi hòa nhạc khác nhau. Buổi tối là lễ Sampeah Preah Khae: sự chào đón ánh trăng hoặc cầu nguyện đến ánh trăng. Người Campuchia sắp xếp một loạt các vật phẩm cúng rất được ưa chuộng, chẳng hạn như trái cây và món ăn truyền thống gọi là Ak Ambok trước cửa nhà họ, kèm theo nhang đang cháy để cầu mong ánh trăng. Người Campuchia tin rằng có một truyền thuyết về Con Thỏ và Mặt Trăng, và rằng một con thỏ sống trên Mặt Trăng chăm sóc người Campuchia. Đúng nửa đêm, mọi người lên chùa để cầu nguyện và ước nguyện, và cùng thưởng thức Ak Ambok. Người Campuchia cũng tự làm những chiếc đèn lồng thủ công thường có hình hoa sen hoặc các thiết kế hiện đại khác. Nhang và nến làm sáng lên những chiếc đèn lồng và người Campuchia cầu nguyện rồi thả chúng xuống sông để lời nguyện và ước mong được nghe và nhận được ban cho. Lào Ở Lào, nhiều lễ hội được tổ chức vào ngày trăng tròn. Lễ hội phổ biến nhất được biết đến là Lễ hội That Luang, liên quan đến truyền thuyết Phật giáo và được tổ chức tại đền Pha That Luang ở Vientiane. Lễ hội thường kéo dài từ ba đến bảy ngày. Một cuộc diễu hành diễn ra và nhiều người đến thăm đền. Myanmar Ở Myanmar, nhiều lễ hội được tổ chức vào ngày trăng tròn. Tuy nhiên, Lễ hội Thadingyut là lễ hội phổ biến nhất và diễn ra vào tháng Thadingyut. Nó cũng diễn ra xung quanh thời điểm Lễ Trung thu, tùy thuộc vào lịch âm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở Myanmar sau lễ Tết Nguyên đán Thingyan. Đây là một lễ hội Phật giáo và nhiều người đến chùa để tôn kính các vị sư và cúng thức ăn. Đây cũng là dịp để tri ân và tôn vinh các vị sư Phật giáo, giáo viên, cha mẹ và người cao tuổi. Singapore Dù không phải là một ngày nghỉ chính thức của chính phủ, ngày Lễ Trung thu vẫn được quan sát một cách không chính thức tại Singapore. Nam Á Ấn Độ Ở Ấn Độ, Onam là một lễ hội thu hoạch hàng năm tại bang Kerala. Nó diễn ra vào ngày 22 của nakshatra Thiruvonam trong tháng Chingam của lịch Malayalam, trùng với tháng Tám-Tháng Chín trong lịch Gregory. Theo truyền thuyết, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Vua Mahabali, linh hồn của ông được cho là đến Kerala vào thời điểm Onam diễn ra. Onam là một sự kiện hàng năm quan trọng đối với người Malayali trong và ngoài Kerala. Đây là một lễ hội thu hoạch, một trong ba lễ hội Hindu hàng năm quan trọng cùng với Vishu và Thiruvathira, và được tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi. Các hoạt động trong lễ hội Onam bao gồm cuộc đua thuyền Vallam Kali, múa hổ Pulikali, Rangoli hoa Pookkalam, lễ thờ cúng Onathappan, vũ điệu Onam Kali, kéo co, múa nhảy Thumbi Thullal của phụ nữ, múa mặt nạ Kummattikali, võ thuật Onathallu, âm nhạc Onavillu, lễ cúng chuối Kazhchakkula, trang phục Onapottan, các bài hát và múa truyền thống Atthachamayam và các hoạt động khác. Onam là lễ hội chính thức của bang Kerala với ngày nghỉ chính thức bắt đầu từ ngày Uthradom (trước ngày Onam). Lễ hội diễn ra tại 30 địa điểm ở Thiruvananthapuram, thủ đô của Kerala. Nó cũng được tổ chức bởi cộng đồng người Malayali trên khắp thế giới. Mặc dù là một lễ hội Hindu, các cộng đồng không Hindu của Kerala cũng tham gia vào lễ hội Onam xem nó như một lễ hội văn hóa. Sharad Purnima là một lễ hội thu hoạch được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng Ashvin của lịch âm (tháng Chín-Tháng Mười), kết thúc mùa mưa. Sri Lanka Ở Sri Lanka, mỗi ngày trăng tròn được gọi là Poya và mỗi ngày trăng tròn là ngày nghỉ lễ. Cửa hàng và doanh nghiệp đóng cửa trong những ngày này khi người dân chuẩn bị cho đêm trăng tròn. Bên ngoài các tòa nhà được trang trí bằng đèn lồng và người ta thường nấu ăn và đi đến chùa nghe các bài thuyết giảng. Binara Full Moon Poya Day và Vap Full Moon Poya Day diễn ra vào thời điểm gần với Lễ hội Trung thu và giống các nước Á tính theo Phật giáo, các lễ hội này kỷ niệm sự thăng thiên và đạt đến đỉnh cao của chuyến thăm đến thiên đường của Đức Phật, còn với lễ hội Maha, nó cũng đánh dấu mùa canh tác. Tây Á Israel Lễ hội thu hoạch Sukkot của người Do Thái là một lễ kỷ niệm tương tự, bắt đầu vào ngày mười lăm của tháng Tishrei trong lịch âm, đó là tháng thứ bảy trong lịch Hebrew. Do có sự tương đồng giữa lịch này và lịch Trung Quốc, lễ hội này thường trùng khớp với Lễ Trung Thu. Bắc Mỹ Canada và Hoa Kỳ Đến năm 2014, Lễ Trung Thu thường ít được chú ý bên ngoài các siêu thị và cửa hàng thực phẩm Á-Âu, nhưng kể từ đó, lễ hội này đã trở nên phổ biến tại những khu vực có đông đảo người Hoa sinh sống ở nước ngoài, như New York, Chicago, Los Angeles và San Francisco. Khác với truyền thống ở Trung Quốc, các buổi kỷ niệm tại Hoa Kỳ thường giới hạn trong khoảng thời gian ban ngày và thường kết thúc vào sớm tối. Sản xuất đồ chơi Trung thu Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng. Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu. Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là Xã Đường. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh. Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành Sài Gòn, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền Nam Việt Nam, cung cấp cho cả vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giày dép. Phú Bình sau năm 1975 nằm trên địa bàn của phường Phú Trung, quận Tân Phú và Phường 5, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, cách khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào Nam, Phú Bình chỉ chuyên sản xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao... cố ý để cho học sinh vui chơi trong đêm lễ. Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà Mau. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề cũ. Năm 1994, lồng đèn Trung Quốc ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam, chèn ép đèn Phú Bình, làm cho dân chúng ở đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ vì hàng bị ế ẩm bởi lồng đèn Trung Quốc đẹp, kiểu cách mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ. Ở thị trường Việt Nam ngành công nghệ sản xuất đồ chơi cho trẻ em dịp trung thu giúp tạo việc làm và lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguyên liệu thông dụng và công nghệ đơn giản, vốn ít, sau một thời gian để đồ chơi của Trung Quốc thống lĩnh thị trường đến năm 2006 ngành hàng sản xuất lồng đèn Việt Nam hồi phục và chiếm lĩnh lại thị trường nội địa. Xem thêm Các ngày lễ ở Việt Nam Văn hóa Việt Nam Ngày Thiếu nhi Tết trung thu 2020 trên trang chủ Google tìm kiếm Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài Bác Hồ viết thơ Trung thu cho thiếu nhi Trung thu là tết thiếu nhi mà sao tràn ngập hoài niệm của người lớn? Trung thu Lịch Trung Quốc Thiếu nhi Ngày lễ Đài Loan Ngày lễ Triều Tiên Ngày lễ Việt Nam Lễ hội Trung Quốc Lễ hội Việt Nam Tín ngưỡng Trung Hoa Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Chín Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Ngày lễ Trung Quốc Văn hóa Việt Nam Lễ hội Phật giáo Đông Á Lễ hội thu hoạch Quan sát Mặt Trăng Đông Nam Á
9804
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m%20s%E1%BB%91%20Ackermann
Hàm số Ackermann
Hàm số Ackermann là một hàm thực được mang tên nhà toán học người Đức Wilhelm Ackermann (1896–1962). Hàm Ackermann đôi khi còn được gọi là hàm Ackermann-Peter. Lịch sử Hàm Ackermenn được trình bày lần đầu tiên trong một cuốn sách về logic (mà nhà toán học David Hilbert là đồng tác giả) tựa đề Đức ngữ là Grundzuege der Theoretischen Logik (dịch nghĩa: Nền tảng của Lý thuyết Logic) xuất bản năm 1928. Nguyên thủy thì hàm này được miêu tả với 3 biến số A (x, y, z). Sau đó, Rosza Peter đã đơn giản hóa bớt sang chỉ còn là hàm hai biến với các điều kiện ban đầu. Dạng ngày nay (thường được trình bày trong các sách giáo khoa) của hàm Ackermann là sự đơn giản hóa của Raphael Robinson. Định nghĩa Cho hàm A(x, y), với miền xác định và miền giá trị là A (0, y) = 1, nếu y ≥ 0 A (1, 0) = 2 A (x, 0) = x + 2, nếu x ≥ 0 A (x, y) = A (A (x - 1, y), y - 1), nếu x ≥ 1 và y ≥ 1 Tính chất Sự tăng nhanh của hàm này khiến cho không thể dùng các ký hiệu toán thông thường để biểu thị được và nó sẽ không có hiệu quả trong các tính toán khả dĩ. Mã giả int Ackermann(m,n) { if(m==0) Ackermann = n+1; else if(n==0) Ackermann=Ackermann(m-1,1); else Ackermann = Ackermann(m-1,Ackermann(m,n-1)); } Tham khảo A.V. Aho, J.E. Hopcroft and J. D. Ullman, Data Structure and Algorithms (Reading, Mass., 1983) Ackermann Số học Lý thuyết tính toán Số nguyên lớn
9806
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAu%20chu%E1%BA%A9n%20Leibniz
Tiêu chuẩn Leibniz
Tiêu chuẩn Leibniz cho chuỗi đan dấu được mang tên của nhà toán học, triết học, khoa học và lôgíc học người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716). Tiêu chuẩn chỉ ra điều kiện cho một chuỗi hội tụ. Đây là một dấu hiệu để kiểm tra (test) về tính hội tụ của một chuỗi đan dấu. Phát biểu Một chuỗi có dạng trong đó mọi an hoặc là dương toàn bộ hoặc âm toàn bộ, được gọi là một chuỗi đan dấu. Tiêu chuẩn Leibniz phát biểu rằng: nếu đơn điệu giảm và thì chuỗi đan dấu hội tụ. Hơn nữa, ký hiệu L là tổng hội tụ của chuỗi, thì tổng riêng xấp xỉ L với sai số bị chặn bởi số hạng tiếp theo đã bỏ đi: Chứng minh Giả sử ta có một chuỗi có dạng , trong đó: và với mọi số tự nhiên n. (Trường hợp có thể suy ra bằng cách lấy dấu âm của dãy.) Chứng minh sự hội tụ Ta sẽ chứng minh rằng cả hai dãy tổng riêng: với một số lẻ các số hạng, và với một số chẵn các số hạng, đều hội tụ đến cùng một số giới hạn L. Vì thế dãy tổng riêng chung cũng hội tụ đến L. Dãy tổng riêng lẻ giảm đơn điệu vì: trong khi dãy tổng riêng chẵn tăng đơn điệu: đều là bởi theo giả thiết an giảm đơn điệu với n. Hơn nữa, vì các an dương nên . Vì thế ta có thể cho tất cả những điều này vào bất đẳng thức nối tiếp sau: Bây giờ chú ý rằng a1 − a2 là một cận dưới của dãy đơn điệu giảm S2m+1, theo định lý hội tụ đơn điệu ta có dãy này hội tụ khi m tiến đến vô cùng. Tương tự, dãy tổng riêng chẵn cũng hội tụ. Cuối cùng, chúng phải hội tụ đến cùng một số do Gọi giới hạn là L, định lý hội tụ đơn điệu còn cho ta thông tin rằng với m bất kỳ. Điều này nghĩa là các tổng riêng của một chuỗi đan dấu cũng chạy "luân phiên" bên trên và dưới giới hạn cuối cùng. Nói chính xác hơn, khi nào có một số lẻ (hay chẵn) các số hạng, tức là số hạng cuối là một số hạng dương (hay âm) thì tổng riêng ở trên (ở dưới) giới hạn cuối cùng. Cách hiểu này dẫn ngay đến sự bị chặn của sai số của tổng riêng, được chứng minh dưới đây. Chứng minh sai số của tổng riêng bị chặn Ta chứng minh rằng bằng cách chia ra hai trường hợp. Khi k = 2m+1, tức là lẻ thì Khi k = 2m, tức là chẵn thì đều tiến đến 0 như mong muốn. Cả hai trường hợp này đều có được dựa vào bất đẳng thức suy ra ở đoạn cuối của chứng minh trước. Thí dụ Chuỗi là một chuỗi hội tụ vì giảm đều về 0 khi giá trị của n tiến ra vô cùng. Một phản ví dụ: tất cả các điều kiện của dấu hiệu hội tụ này, tức là dãy phải hội tụ đến 0 và là đơn điệu giảm, đều phải thỏa mãn để có kết luận đúng. Xét chuỗi là chuỗi đan dấu và các số hạng dần đến 0. Tuy nhiên sự đơn điệu dãy lại không có và ta không thể áp dụng dấu hiệu này. Thực ra chuỗi này là phân kỳ. Thật vậy, với tổng riêng ta có: tức là bằng hai lần tổng riêng của chuỗi điều hòa là một chuỗi phân kỳ. Vì vậy chuỗi ban đầu là phân kỳ. Xem thêm Một cách chứng minh khác sử dụng tiêu chuẩn hội tụ Cauchy, xem tại bài Chuỗi đan dấu. Tổng quát hóa ta có dấu hiệu Dirichlet. Tham khảo Konrad Knopp (1956) Infinite Sequences and Series, § 3.4, Dover Publications Konrad Knopp (1990) Theory and Application of Infinite Series, § 15, Dover Publications E. T. Whittaker & G. N. Watson (1963) A Course in Modern Analysis, 4th edition, §2.3, Cambridge University Press Chuỗi đan dấu Chuỗi toán học Gottfried Leibniz
9808
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jean%20Calvin
Jean Calvin
Jean Calvin (tên khai sinh là Jehan Cauvin, 10 tháng 7 năm 1509 – 27 tháng 5 năm 1564) là nhà thần học có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách. Tại Geneva, Calvin lên tiếng bác bỏ thẩm quyền giáo hoàng và biến thành phố này thành trung tâm quảng bá thần học cải cách. Chính tư tưởng và các tác phẩm của Calvin đã khiến ông trở thành một nhân vật nổi tiếng. Ông là nhân tố chính đóng góp cho sự phát triển của hệ thống thần học Cơ Đốc giáo gọi là Thần học Calvin. Lúc đầu được đào tạo để trở thành luật sư, Calvin tách khỏi Giáo hội Công giáo Roma vào khoảng năm 1530. Sau những căng thẳng tôn giáo dẫn đến những cuộc bạo động chống người Kháng Cách ở Pháp, Calvin lánh nạn đến Basel, Thụy Sĩ, ở đây ông phát hành ấn bản đầu tiên của tác phẩm kinh điển "Nguyên lý Cơ Đốc giáo" trong năm 1536. Cũng trong năm ấy, William Farel mời Calvin hợp tác để cải cách giáo hội ở Geneva. Song, hội đồng thành phố chống lại việc thực thi ý tưởng của Calvin và Farel, cả hai bị trục xuất. Theo lời mời của Martin Bucer, Calvin đến Strasbourg, ông làm quản nhiệm một nhà thờ dành cho người tị nạn đến từ Pháp. Tiếp tục ủng hộ phong trào cải cách, sau cùng Calvin được chào đón trở lại Geneva để lãnh đạo giáo hội tại đây. Sau khi trở lại, Calvin giới thiệu thể chế và giáo nghi mới cho giáo hội, bất kể sự chống đối từ một vài gia tộc quyền thế trong thành phố khi họ cố hạn chế thẩm quyền của ông. Trong lúc này, những người tự do mở rộng vụ xét xử Michael Servetus nhằm gây khó khăn cho Calvin. Do trước đó Servetus đã bị kết án bởi Tòa án dị giáo, áp lực từ khắp Âu châu buộc vụ xét xử phải tiếp diễn. Theo sau một đợt di dân trong đó có nhiều người ủng hộ Calvin, và sau những kỳ bầu cử mới chọn đại biểu cho hội đồng thành phố, phe chống đối Calvin bị mất quyền lực. Calvin nỗ lực phát triển cuộc Cải cách ở Geneva và trên toàn châu Âu. Bằng ngòi bút của mình, Calvin là nhà biện giáo không hề mệt mỏi, ông cũng là người khởi phát nhiều cuộc tranh luận. Mặt khác, Calvin thường trao đổi thư từ trong tình thân ái và ước muốn hỗ trợ lẫn nhau với nhiều nhà cải cách, trong đó có Philipp Melancthon và Heinrich Bullinger. Ngoài quyển Nguyên lý Cơ Đốc giáo, Calvin viết luận giải cho hầu hết các sách trong Kinh Thánh, soạn các bản tín điều, và thường xuyên giảng luận ở Geneva. Do chịu ảnh hưởng truyền thống Augustine, Calvin trình bày giáo thuyết tiền định và quyền tể trị tuyệt đối của Thiên Chúa trong sự cứu rỗi loài người khỏi sự chết và sự đoán phạt đời đời. Giáo huấn của Calvin cung cấp hạt giống cho nền thần học mang tên ông. Các giáo hội Cải cách và Trưởng Lão, hiện diện trên khắp thế giới, xem Calvin là người trình bày và luận giải đức tin của họ. Thiếu thời Calvin chào đời ngày 10 tháng 7 năm 1509 với tên Jean Cauvin, tại thị trấn Noyon thuộc vùng Hauts-de-France nước Pháp. Ông là con đầu trong bốn con trai còn sống đến tuổi trưởng thành. Cha ông, Gérard Cauvin, là công chứng viên của nhà thờ lớn và là hộ tịch viên của tòa án giáo hội. Mẹ ông, Jeanne le Franc, là con gái một chủ quán trọ ở Cambrai. Bà mất chỉ vài năm sau khi sinh Calvin. Gérard dự định cho ba người con trai của ông làm linh mục. Jean là cậu bé thông minh trước tuổi; mới 12 tuổi cậu đã làm việc cho vị Giám mục như là một thư ký, và chịu cạo đầu để bày tỏ sự hiến mình cho giáo hội. Cậu cũng chiếm được cảm tình của một gia đình quyền thế ở đó, nhà Montmor. Nhờ sự giúp đỡ của họ mà Calvin theo học tại Collège de la March ở Paris; cậu học tiếng Latin từ một trong những giáo sư giỏi nhất trường, Mathurin Cordier. Sau khi hoàn tất khóa học, Calvin đến Collège de Montaigu để theo học môn triết học. Trong năm 1525 hoặc 1526, Gérard cho con trai đến học luật tại Đại học Orléans. Theo những người viết tiểu sử thời ấy, Theodore Beza và Nicolas Colladon, Gérard tin rằng con trai ông có thể kiếm nhiều tiền hơn trong cương vị một luật sư thay vì làm linh mục. Sau vài năm lặng lẽ học tập, năm 1529, Calvin đến Đại học Bourges. Lúc ấy, chủ nghĩa nhân văn, tập chú vào việc nghiên cứu các tác phẩm cổ điển, đang thịnh hành trong giới trí thức châu Âu. Trong 18 tháng ở Bourges, Calvin học Hi văn, kỹ năng cần thiết để nghiên cứu Tân Ước. Mùa thu năm 1533, Calvin kinh nghiệm một sự thay đổi quan trọng trong đức tin. Sau này, trong hai cơ hội khác nhau, Calvin đã thuật lại trải nghiệm này. Trong quyển Luận giải Sách Thi thiên, ông viết: Trong một chỗ khác, Calvin nói về những ngày dài bất an trong nội tâm, những trăn trở về tâm linh, và những khổ não trong tâm hồn: Dù còn có những tranh luận về ý nghĩa chính xác của trải nghiệm qui đạo của Calvin, các học giả đồng ý rằng trải nghiệm này tương ứng với việc Calvin tách khỏi Giáo hội Công giáo Rô-ma. Người viết tiểu sử Calvin, Bruce Gordon, nhấn mạnh rằng "không có gì mâu thuẫn giữa hai hồi ức này, ngược lại chúng bày tỏ một sự nhất quán trong ký ức của Calvin, đúng hơn chúng là hai cách trình bày khác nhau về một sự việc." Năm 1532, Calvin nhận văn bằng luật và xuất bản cuốn sách đầu tay của ông bình giải về tác phẩm De Clementia của Seneca. Sau những chuyến đi đến Orléans và về quê nhà Noyon, tháng 10 năm 1533 Calvin quay trở lại Paris. Suốt trong giai đoạn này tình trạng căng thẳng gia tăng ở Collège Royal, về sau mang tên Collège de France, giữa nhóm cải cách và thành phần bảo thủ trong trường. Một trong những nhà cải cách, Nicolas Cop, được bổ nhiệm viện trưởng đại học. Ngày 1 tháng 11 năm 1533, trong bài diễn văn nhậm chức, Cop nói đến nhu cầu cải cách và chấn hưng Giáo hội Công giáo. Bị phản ứng dữ dội và bị cáo buộc là dị giáo, Cop buộc phải đào thoát đến Basel. Calvin, bạn thân của Cop, cũng bị nhắc tên trong cáo buộc, năm sau phải đi ẩn mình. Trên đường lẩn tránh, Calvin đến Angoulême, sau đến Noyon, rồi Orléans. Cuối cùng, ông phải rời khỏi nước Pháp lúc xảy ra biến cố Áp phích vào giữa tháng 10 năm 1534, khi một nhóm người bí mật dán áp phích tại các thành phố đả kích lễ misa của Công giáo, dẫn đến sự trả đũa bạo động đối với người Kháng Cách. Tháng 1 năm 1535, Calvin đến gặp Cop ở Basel, thành phố đang ở dưới ảnh hưởng của nhà cải cách Johannes Oecolampadius. Khởi phát cuộc cải cách Tháng 3 năm 1536, Calvin công bố ấn bản đầu tiên quyển Institutio Christianae Religionis (Nguyên lý Cơ Đốc giáo). Đây là một tác phẩm biện giáo, bảo vệ đức tin và trình bày quan điểm thần học của những nhà cải cách. Ông định dùng tác phẩm này như là sách hướng dẫn nhập môn cho những ai quan tâm đến Cơ Đốc giáo, và là sự trình bày đầu tiên về nền thần học Calvin. Suốt đời mình, Calvin cập nhật và phát hành các ấn bản mới của công trình này. Sau đó không lâu, Calvin rời Basel đến Ferrara, Ý, lưu lại trong một thời gian ngắn làm thư ký cho Hoàng tử Renée của Pháp. Tháng 6, cùng với em trai Antoine, ông trở lại Paris để giải quyết một số công việc cho cha. Chỉ dụ Coucy được ban hành ấn định hạn kỳ sáu tháng cho người dị giáo hòa giải với giáo hội, Calvin hiểu ra rằng không có chỗ cho ông ở nước Pháp. Tháng 8, ông đến Strasbourg, một thành phố tự do thuộc Đế quốc La Mã thần thánh và là nơi tị nạn cho những nhà cải cách. Do những vận động từ Pháp, Calvin bị buộc phải vòng về phía nam, dừng chân ở Geneva. Lúc đầu, Calvin dự định chỉ qua đêm ở Geneva, nhưng William Farel, nhà cải cách người Pháp đang sống tại thành phố này, cố thuyết phục Calvin ở lại và hỗ trợ ông trong nỗ lực cải cách hội thánh – đây là bổn phận trước Chúa, Farel nhấn mạnh. Nhưng Calvin chỉ muốn được sống bình an mà không bị ai quấy rầy. Cuối cùng thì nỗ lực của Farel cũng đạt kết quả, nhưng chỉ sau khi ông ngụ ý đến sự đoán phạt nghiêm khắc nhất của Chúa. Calvin kể lại cuộc nói chuyện căng thẳng này: Calvin chấp nhận sứ mạng mà không có điều kiện tiên quyết nào, mặc dù lúc đầu chức vụ giao phó cho ông còn mơ hồ. Dần dà ông được giao nhiệm vụ "thuyết trình viên" đảm trách công việc giải nghĩa Kinh Thánh. Đến năm 1537 ông được chọn làm "quản nhiệm" mà không trải qua lần phong chức nào. Lần đầu tiên, nhà thần học kiêm luật gia này nhận trách nhiệm cử hành các thánh lễ như báp têm, hôn lễ, và lễ thờ phượng. Suốt mùa thu năm 1536, trong khi Farel soạn thảo bản tín điều thì Calvin viết chuyên đề về tái tổ chức giáo hội tại Geneva. Ngày 16 tháng 1 năm 1537, Farel và Calvin trình hội đồng thành phố "Đề cương về sự tổ chức và thờ phượng của Hội thánh tại Geneva". Ngay trong ngày, hội đồng đã chấp nhận văn kiện này. Tuy nhiên, cũng trong năm ấy, ảnh hưởng của Calvin và Farel đối với hội đồng bị sút giảm; cùng lúc, Pháp bắt đầu quan tâm đến việc thành lập liên minh với Geneva. Rồi bùng nổ những cuộc tranh cãi về việc sử dụng bánh trong lễ Tiệc Thánh. Cuối cùng, hội đồng thành phố ra lệnh trục xuất các mục sư khỏi Geneva. Farel và Calvin đến Bern và Zurich để trình bày luận cứ của mình. Hội nghị ở Zurich cho rằng Calvin đã không hòa đồng đủ với người dân Geneva, mặc dù họ yêu cầu Bern làm trung gian để đem các mục sư trở lại Geneva, nhưng bị từ chối. Farel và Calvin đến lưu trú ở Basel. Farel nhận lời đến lãnh đạo giáo hội ở Neuchâtel, còn Calvin nhận lời mời của Martin Bucer và Wolfang Capito đến làm quản nhiệm một nhà thờ của dân Pháp tị nạn tại Strasbourg. Tháng 9 năm 1538, Calvin đến Strasbourg, vài tháng sau ông nhận quyền công dân của thành phố. Strasbourg Trong thời gian ở Strasbourg, Calvin phục vụ tại các nhà thờ Saint-Nicolas, Sainte-Madeleine, và Temple Neuf, những ngôi giáo đường ngày nay vẫn còn hiện hữu dù đã thay đổi hình thái kiến trúc. Calvin thuyết giảng mỗi ngày, riêng Chúa nhật ông giảng luận đến hai lần. Ông cử hành lễ Tiệc Thánh mỗi tháng, và khuyến khích giáo đoàn hát Thi thiên. Ông cũng viết phiên bản thứ hai cho quyển "Nguyên lý Cơ Đốc giáo". Dù tác phẩm này đã được bán sạch trong vòng một năm, Calvin vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với nó. Từ ấn bản thứ hai, xuất bản năm 1539, Calvin thay đổi cấu trúc tác phẩm để trình bày cách hệ thống những giáo lý chính của Kinh Thánh. Quyển sách được mở rộng từ sáu chương lên đến mười bảy chương. Ông cũng viết quyển "Luận giải sách Roma", xuất bản vào tháng 3 năm 1540, là hình mẫu cho những sách luận giải Kinh Thánh của ông sau này. Mặc dù bạn hữu thúc ép ông lập gia đình, Calvin không mấy lãng mạn trong việc này, ông viết trong một bức thư: "Tôi không thiện cảm với nếp sống độc thân, nhưng tôi vẫn chưa kết hôn và không biết đến khi nào mới kết hôn. Nếu tôi cưới vợ, ấy là vì tôi sẽ khỏi phải bận tâm đến nhiều việc khác để tôi có thể tận tâm với Chúa." Tháng 8 năm 1540, Calvin kết hôn với Idelette de Bure, một góa phụ đã có hai con trong cuộc hôn nhân trước. Geneva bắt đầu xem xét lại quyết định trục xuất Calvin. Số lượng tín hữu đến nhà thờ đang suy giảm, không khí chính trị cũng thay đổi, và xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Bern với Geneva khiến liên minh giữa hai thành phố cũng trở nên mong manh. Khi Hồng y Jacopo Sdoleto viết thư gởi hội đồng thành phố Geneva kêu gọi họ quay lại với đức tin Công giáo, hội đồng nhận ra rằng họ cần có một nhân vật có thẩm quyền tôn giáo để đối thoại. Sau sự từ chối của Pierre Viret, hội đồng mời Calvin và ông đồng ý. Responsio ad Sadoletum (Thư gởi Sadoleto) của Calvin mạnh mẽ bảo vệ quan điểm của Geneva về cải cách giáo hội. Ngày 21 tháng 9 năm 1540, hội đồng cử một trong các nghị viên, Ami Perrin, tìm cách triệu hồi Calvin. Một đặc sứ được gởi đến gặp Calvin khi ông đang tham dự một cuộc tranh luận tôn giáo tại Worms. Phản ứng của Calvin là kinh hãi, như ông viết, "Tôi thà chịu chết một trăm lần hơn là mang vác cây thập tự ấy để bị hủy hoại một ngàn lần mỗi ngày". Tuy nhiên, Calvin cũng viết rằng ông sẵn lòng bước đi theo tiếng gọi của Chúa. Một kế hoạch được lập ra, theo đó Viret sẽ tạm thời lãnh đạo Geneva trong khi Bucer và Calvin sẽ đến thăm thành phố để quyết định bước kế tiếp. Song, hội đồng thành phố muốn Calvin được bổ nhiệm ngay lập tức. Mùa hè năm 1541, Strasbourg quyết định cho Geneva mượn Calvin trong sáu tháng. Ngày 13 tháng 9 năm 1541, Calvin và gia đình chính thức trở lại Geneva. Cải cách ở Geneva Tiến hành cuộc cải cách theo đề án của Calvin, ngày 20 tháng 11 năm 1541, Hội đồng Thành phố Geneva ban hành Ordonnances ecclésiastiques (Sắc lệnh Giáo hội), ấn định bốn chức năng mục vụ: Mục sư chuyên trách giảng luận và ban hành thánh lễ; Học giả hướng dẫn tín hữu trong lĩnh vực đức tin; Trưởng lão chăm lo phần kỷ luật, và Chấp sự chăm sóc người nghèo và người đang khó khăn. Họ cũng kêu gọi thành lập Consistoire, một loại hình tòa án giáo hội bao gồm các trưởng lão được chọn trong vòng các tín hữu và các mục sư. Chính quyền giữ quyền triệu tập đương sự, thẩm quyền tài phán của Consistoire bị giới hạn trong các vấn đề liên quan đến giáo hội. Lập nền trên giáo huấn của Kinh Thánh, Calvin xây dựng một thể chế mới cho giáo hội, lúc ấy được xem là duy nhất, đặt tín hữu vào vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức, để họ có thể cộng tác bình đẳng với các mục sư thông qua một hệ thống chức trách được thiết lập bởi tiến trình bầu cử dân chủ nhằm duy trì sự hiệp nhất của hội thánh. Về giáo nghi, khác với Martin Luther, người chủ trương duy trì những truyền thống cũ được xem là có giá trị, Calvin quay về với Kinh Thánh để thiết lập các nguyên lý căn bản cho hệ thống giáo nghi của hội thánh. Trong thời gian ở Geneva, Calvin đã thuyết giảng hơn hai ngàn lần. Lúc đầu, ông giảng luận hai lần mỗi Chúa nhật, và ba lần trong tuần. Điều này là quá sức ông nên hội đồng quyết định ông chỉ giảng một lần vào Chúa nhật. Bài giảng của ông thường kéo dài hơn một giờ mà không sử dụng ghi chú. Đến năm 1549, Denis Raguenier, học biết và phát triển phương pháp tốc ký, bắt đầu ghi chép những bài giảng của Calvin. Một phân tích của T. H. L. Parker cho thấy Calvin trung thành với một phương pháp giảng luận. Người ta không biết gì nhiều về đời sống cá nhân của Calvin. Ngôi nhà ông ở và vật dụng bên trong đều là tài sản của hội đồng thành phố. Ngôi nhà đủ rộng cho gia đình ông và gia đình của Antoine với vài người giúp việc. Ngày 28 tháng 7 năm 1542, Idelette sinh một con trai, Jacques, nhưng cháu bé bị sinh non và chết sớm. Năm 1545, Idelette mắc bệnh, ngày 29 tháng 3 năm 1549, bà qua đời. Calvin không bao giờ tái hôn. Trong một bức thư gởi Viret, ông viết: "Tôi vừa mất người bạn tốt nhất trong đời, người sẵn lòng chia sẻ không chỉ sự nghèo khó mà cả cái chết. Suốt cuộc đời, cô ấy là người hỗ trợ trung thành cho chức vụ của tôi. Tôi chưa hề thấy một trở ngại nào từ cô ấy, dù là nhỏ nhất." Ở Geneva, Calvin tiếp tục duy trì tình bạn với những thân hữu như Montmor, Codier, Cop, Farel, Melanchthon, và Bullinger. Đề kháng Tại Geneva, Calvin phải đối đầu với không ít sự đề kháng. Năm 1546 chứng kiến sự hình thành một nhóm đối kháng mà ông gọi là những kẻ phóng túng. Theo Calvin, sau khi được giải phóng bởi ân điển, những người này tin rằng họ được miễn trừ khỏi luật pháp dân sự và luật lệ giáo hội. Họ thuộc những gia đình giàu có và có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Geneva. Đầu năm 1546, Pierre Ameaux tấn công Calvin bằng cách gọi ông là "Picard", một cách nói chế giễu nguồn gốc Pháp của Calvin, và cáo buộc ông là tà giáo. Hội đồng thành phố trừng phạt Ameaux bằng cách buộc ông đi diễu hành qua thành phố, và nài xin sự tha thứ của Chúa. Chỉ vài tháng sau Ami Perrin, người từng giúp đưa Calvin đến Geneva, công khai chống đối ông. Vợ của Perrin, Françoise Favre, là con gái của François Favre, một thương gia giàu có ở Geneva. Cả Françoise Favre và cha bà từng có tranh cãi với tòa án giáo hội. Tòa nhận thấy nhiều người quý tộc, trong đó có Perrin, vi phạm luật về khiêu vũ. Lúc đầu, Perrin phớt lờ lệnh triệu tập của tòa, nhưng sau khi nhận một bức thư của Calvin, ông đến hầu tòa với thái độ hòa nhã. Năm 1547, những người tự do chống đối Calvin và các mục sư đến từ nước Pháp chiếm đa số trong tòa án dân sự của Geneva. Ngày 27 tháng 6, một bức thư có nội dung đe dọa, không ký tên và viết bằng phương ngữ Geneva, được đặt trên tòa giảng của Đại giáo đường St. Pierre, nơi Calvin thuyết giảng. Nghi ngờ có âm mưu chống lại giáo hội và đất nước, hội đồng thành phố bổ nhiệm một ủy ban để điều tra. Jacques Gruet, một thành viên của nhóm Favre, bị bắt giữ khi tìm thấy chứng cứ tội phạm trong nhà của ông. Bị tra tấn, Gruet khai nhận các tội danh như viết thư để trên tòa giảng xúc phạm Chúa và các mục sư cũng như mưu lật đổ giáo hội. Tòa án thành phố kết án tử hình, với sự đồng thuận của Calvin, Gruet bị chém đầu ngày 26 tháng 7. Dù xuất thân từ một gia đình danh giá, Gruet sớm buông mình vào nếp sống phóng túng, chống đối mọi lề luật và qui ước của chính quyền và giáo hội, phỉ báng Chúa Giê-xu và các sứ đồ, chế giễu Kinh Thánh, và khinh miệt các tôn giáo. Đó là những điều không thể dung chịu tại châu Âu thế kỷ 16. Sự đề kháng vẫn tiếp diễn, những người chống đối sử dụng mọi cơ hội để khơi dậy sự bất bình, lăng mạ các mục sư, và thách thức thẩm quyền tòa án giáo hội. Hội đồng thành phố chao đảo giữa hai bên, khi thì khiển trách, lúc thì ủng hộ Calvin. Tháng 2 năm 1552 lúc Perrin đắc cử vào tòa án dân sự, thẩm quyền của Calvin bị sút giảm đến mức thấp nhất. Ngày 24 tháng 7 năm 1553, Calvin xin từ chức. Mặc dù nhóm chống đối đang kiểm soát hội đồng, đề nghị của Calvin bị từ chối. Họ biết rằng, dù đã có thể kiềm chế thẩm quyền của Calvin, họ chưa đủ mạnh để trục xuất ông. Michael Servetus Michael Servetus, người đang trốn tránh giới thẩm quyền giáo hội, đến Geneva vào ngày 13 tháng 8 năm 1553. Servetus là thầy thuốc người Tây Ban Nha, cũng là nhà thần học bác bỏ giáo lý Ba Ngôi và lễ báp têm cho trẻ em. Trước đó, năm 1530 ông tranh luận với Johannes Oecolampadius tại Basel, cuối cùng ông bị trục xuất. Đến Strasbourg, ông xuất bản một tiểu luận chống giáo lý Ba Ngôi. Bucer công khai bác bỏ luận thuyết này và yêu cầu Servetus rời khỏi thành phố. Sau khi trở lại Basel, Servetus xuất bản Hai cuốn sách về cuộc Đối thoại về giáo lý Ba Ngôi, gây nhiều bất bình trong vòng những người cải cách và người Công giáo. Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha ra lệnh bắt giữ ông. Trước đó, từ năm 1546, qua một người quen, Jean Frellon thành Lyon, Calvin và Servetus đã tiếp xúc với nhau. Qua trao đổi thư từ, hai người tranh luận về các giáo lý, nhưng dần dà, Calvin mất kiên nhẫn và từ chối trả lời thư của Servetus; trong thời gian này Servetus đã viết cho Calvin khoảng ba mươi lá thư. Khi Tổng lãnh Tòa án Dị giáo ở Pháp biết Servetus đang trốn lánh ở Vienne dưới một tên khác, ông đã thông báo cho Hồng y François de Tournon, Servetus bị bắt giữ và bị thẩm vấn. Những bức thư ông gởi Calvin được xem là bằng chứng về dị giáo, nhưng ông chối không viết chúng, về sau ông nói rằng không chắc chúng là chữ viết của ông. Sau khi thề trước phúc âm, ông nói, "ông là Michel De Villeneuve Bác sĩ Y khoa khoảng 42 tuổi, dân thành Tudela thuộc Vương quốc Navarre, một thành phố đang thần phục Hoàng đế". Hôm sau, ông nói sau khi thề trước phúc âm, "…mặc dù không phải là Servetus ông đã dùng bút danh Servet để tranh luận với Calvin". Servetus đào thoát khỏi nhà tù, giới thẩm quyền Công giáo tuyên án "vắng mặt" Servetus với án tử hình bằng hỏa thiêu chậm. Trên đường đến Ý, Servetus ghé lại Geneva dù không ai biết rõ lý do, ông đến nghe Calvin thuyết giảng tại nhà thờ St Pierre. Calvin cho bắt giữ ông, thư ký của Calvin, Nicholas de la Fontaine, liệt kê những cáo buộc và trình trước tòa. Công tố viên Philbert Berthelier là một thành viên của nhóm tự do. Pierre Tissot, em rể của Perrin, chủ tọa phiên tòa. Nhóm tự do cố kéo dài vụ xử để gây phiền hà cho Calvin. Tuy nhiên, không dễ dàng gì khi dùng Servetus như một vũ khí chống lại Calvin vì tai tiếng dị giáo của Servetus đã lan tỏa khắp nơi, hầu hết các thành phố khắp châu Âu đang quan sát và chờ đợi kết quả vụ án. Đây là tình trạng khó xử cho nhóm tự do nên ngày 21 tháng 8, hội đồng gởi thư đến các thành phố khác ở Thụy Sĩ yêu cầu góp ý, như vậy giúp giảm nhẹ trách nhiệm của họ. Trong khi chờ đợi, hội đồng hỏi Servetus muốn được xét xử ở Vienne hay Geneva, ông xin được xét xử tại Geneva. Ngày 20 tháng 10, sau khi thư hồi đáp từ Zurich, Basel, Bern, và Schaffhausen được đọc lên, hội đồng phán quyết Servetus là kẻ dị giáo. Ngày hôm sau ông bị kết án hỏa thiêu, giống phán quyết tại Vienne. Calvin và các mục sư xin Servetus bị xử chém thay vì hỏa thiêu, nhưng bị từ chối. Ngày 27 tháng 10, Servetus bị thiêu sống cùng với sách của ông tại Le plateau de Champel, ngoại ô Geneva. "Đây là chương sử đen tối trong sự nghiệp của Calvin," nhận xét của sử gia Cơ Đốc Philip Schaff, "phủ bóng mờ lên thanh danh ông, và phơi bày ông trước những cáo buộc, không phải là không chính đáng, về tính cố chấp và sự bức hại, những điều mà ông chia sẻ với thời đại của ông." Củng cố Nhóm tự do bắt đầu mất quyền lực kể từ cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 2 năm 1555. Khi ấy, nhiều người tị nạn từ Pháp đã được nhập tịch, và với lá phiếu của họ những người ủng hộ Calvin chiếm đa số tại hội đồng và tòa án. Nhóm tự do âm mưu bạo loạn khi họ đốt phá một ngôi nhà được cho là có nhiều người Pháp cư ngụ. Quan tòa Henri Aulbert đến, mang theo quyền trượng biểu trưng cho thẩm quyền của ông. Perrin phạm sai lầm khi giật quyền trượng khỏi tay Aulbert, điều này bị xem như là hành vi manh động đảo chính. Cuộc nổi dậy kết thúc khi một quan tòa khác xuất hiện và ra lệnh Perrin về tòa thị sảnh với ông. Perrin và những thủ lĩnh khác bị buộc phải rời khỏi thành phố. Cuối đời Trong những năm cuối đời, thẩm quyền của Calvin được củng cố, uy tín quốc tế của ông cũng gia tăng, ông được xem là một nhà cải cách có nhiều ảnh hưởng như Martin Luther, mặc dù có sự khác biệt giữa hai nhà cải cách, cả trong tính cách lẫn thần học. Calvin là nhà tư tưởng thông thái, súc tích, và mạch lạc; ông sống kín đáo và nghiêm khắc với bản thân. Luther thì dễ gần, vui vẻ, cởi mở trong nếp sống, và sôi nổi trong thần học. Calvin biết chính xác mục tiêu ông nhắm đến, Luther ứng phó theo sự thay đổi của tình thế. Cả hai nhà cải cách đều khởi đầu với giáo lý xưng công chính bởi đức tin, nhưng Luther chấp nhận vai trò của ý chí tự do, trong khi Calvin nhấn mạnh đến bản chất bại hoại của con người. Lúc đầu có sự tương kính giữa hai nhà cải cách, nhưng khi bùng nổ sự mâu thuẫn thần học về giáo lý Tiệc Thánh giữa Luther và nhà cải cách ở Zurich, Huldrych Zwingli, Luther xem Calvin là người ủng hộ Zwingli. Dù tích cực tham gia vào cuộc tranh luận giữa hai nhóm cải cách. Calvin thất vọng vì sự thiếu đoàn kết trong cộng đồng cải cách. Ông hướng về việc tái lập quan hệ với Bullinger bằng việc ký kết Consensus Tigurinus, một thỏa ước giữa giáo hội Zurich và giáo hội Geneva. Ông tiếp xúc với Anh Quốc khi Tổng Giám mục Canterbury Thomas Cranmer kêu gọi tổ chức một hội nghị liên hệ phái trong vòng cộng đồng Tin Lành. Calvin ca ngợi ý tưởng này, song cuối cùng thì Cranmer không thể thực hiện được. Đóng góp lớn nhất của Calvin cho cộng đồng nói tiếng Anh là cung cấp chỗ lưu trú tại Geneva cho những người Anh Kháng Cách lưu vong năm 1555 do bị bức hại dưới thời trị vì của Nữ vương Mary I. Dưới sự bảo trợ của thành phố, họ thành lập nhà thờ do John Knox và William Whittingham quản nhiệm, dần dà họ đã có thể quảng bá tư tưởng và thần học Calvin trở lại nước Anh và Scotland. Calvin đặc biệt quan tâm đến công cuộc cải cách ở nước Pháp, quê hương ông. Ông hỗ trợ việc xây dựng các giáo hội bằng cách phổ biến các văn kiện và cung ứng mục sư. Từ năm 1555 đến 1562, hơn 100 mục sư được cử về Pháp. Giáo hội ở Geneva cung cấp ngân quỹ cho nỗ lực này khi hội đồng thành phố từ chối dính líu đến các hoạt động truyền giáo. Với Chiếu chỉ Chateaubriant, Henri II mạnh tay bức hại người Kháng Cách, và khi giới chức Pháp than phiền với Geneva về các hoạt động truyền giáo ở Pháp, chính quyền Geneva đã có thể bác bỏ trách nhiệm của mình. Mối quan tâm chính của Calvin dành cho Geneva là xây dựng một trường học cho trẻ em, khai giảng ngày 5 tháng 6 năm 1559. Trường được chia thành 2 cấp: trường ngữ pháp gọi là collège hay schola privata, và trường cấp cao hơn gọi là académie hay schola publica. Theodore Beza được mời làm hiệu trưởng. Chỉ trong vòng 5 năm đã có 1.200 học sinh trường ngữ pháp và 300 học sinh académie. Dần dà, collège trở thành Collège Calvin, một trong những trường trung học uy tín ở Geneva, trong khi académie trở thành Đại học Geneva. Mùa thu năm 1558, Calvin lâm bệnh. Sợ qua đời trước khi hoàn tất bản hiệu đính cuối cùng cho quyển "Nguyên lý Cơ Đốc giáo", ông tự ép mình vào công việc, mở rộng từ 21 chương của ấn bản trước lên đến 80 chương. Không lâu sau khi phục hồi, trong khi giảng luận, Calvin bị vỡ mạch máu phổi, sức khỏe ông suy kém dần. Calvin thuyết giảng lần cuối tại St Pierre ngày 6 tháng 2 năm 1564. Ngày 25 tháng 4, ông lập di chúc, để lại một số tiền nhỏ cho gia đình và cho collège. Vài ngày sau, khi các mục sư đến thăm Calvin, ông nói lời từ biệt, được ghi lại trong Discours d'adieu aux ministres. Calvin từ trần ngày 27 tháng 5 năm 1564 ở tuổi 54. Lúc đầu có tổ chức lễ viếng, nhưng vì có quá nhiều người đến, các nhà cải cách e sợ điều này có thể dẫn đến sự thờ phụng một vị thánh mới. Ngày hôm sau, ông được an táng trong một mộ phần không có bia mộ trong Cimetière de Plainpalais. Dù không biết chính xác vị trí ngôi mộ, đến thế kỷ 19 một tảng đá được đặt tại một mộ phần người ta vẫn tin là của Calvin. Thần học Giống Zwingli, Calvin nhấn mạnh đến quyền tể trị của Thiên Chúa – quyền tể trị của Thiên Chúa được thể hiện trong lịch sử, trong ân điển theo quyền tể trị của Ngài được trải nghiệm qua sự cứu rỗi, và quyền tể trị ấy được mặc khải trong Kinh Thánh. Calvin phát triển nền thần học của ông qua luận giải Kinh Thánh, những bài giảng, và những luận văn. Song, sự trình bày súc tích nhất những luận điểm của ông được tìm thấy trong kiệt tác Nguyên lý Cơ Đốc giáo, với chủ đích sử dụng tác phẩm này như là bản khái lược quan điểm của ông về thần học Cơ Đốc, và để đọc với những quyển luận giải Kinh Thánh. Việc hiệu đính tác phẩm với các phiên bản khác nhau kéo dài hầu như suốt cuộc đời của nhà cải chính, các phiên bản ấy chứng tỏ rằng nền thần học của ông luôn nhất quán kể từ khi tác giả còn trẻ tuổi. Ấn bản đầu tiên năm 1536 chỉ có sáu chương. Ấn bản thứ hai (1539), được mở rộng gấp ba lần bởi vì Calvin thêm vào những chương tập chú vào các chủ đề đã xuất hiện trong tác phẩm Loci Communes (Những luận đề thần học căn bản) của Melanchthon. Năm 1543, Calvin thêm vào một chương về bản Tín điều các Sứ đồ. Ấn bản sau cùng phát hành năm 1559. Lúc ấy, tác phẩm gồm 4 quyển, 80 chương, mỗi quyển được đặt tên theo các tuyên đề của bản tín điều: Quyển 1 về Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, Quyển 2 về Đấng Cứu Chuộc, Quyển 3 về việc nhận lãnh Ân điển của Chúa Cơ Đốc qua Chúa Thánh Linh, và Quyển 4 về Hội thánh. Trước tiên Nguyên lý Cơ Đốc giáo trình bày rằng sự khôn ngoan của con người gồm có hai phần: sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự hiểu biết về con người. Calvin lập luận rằng sự hiểu biết về Thiên Chúa là không di truyền trong nhân loại, cũng không đạt được qua sự quan sát thế giới. Cách duy nhất có được sự hiểu biết này là nghiên cứu Kinh Thánh. Ông viết, "Bất cứ ai muốn tiếp cận Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa người ấy cần có Kinh Thánh là người dẫn đường và là người thầy dạy dỗ". Ông không cố chứng minh thẩm quyền của Kinh Thánh mà chỉ miêu tả Kinh Thánh là chân thật và chính xác. Calvin bảo vệ giáo lý Ba Ngôi, và trong một bài luận chiến chống lại Giáo hội Công giáo, ông lập luận rằng ảnh tượng tôn giáo về Thiên Chúa chỉ dẫn đến tội thờ lạy hình tượng. Cuối quyển 1, khi bàn về ơn thần hựu, Calvin viết, "Bởi Quyền năng Ngài, Thiên Chúa chăm sóc và bảo vệ Thế giới Ngài đã tạo nên, và bởi ơn Thần hựu Ngài cai trị thế giới trong từng lĩnh vực". Con người không thể hiểu biết đầy đủ mục đích của Thiên Chúa qua các hành động riêng lẻ của Ngài, nhưng khi con người làm điều thiện hay ác, họ đang thực thi ý chỉ và sự đoán xét của Ngài. Quyển thứ nhì gồm có vài tiểu luận về nguyên tội, và sự sa ngã của loài người, trực tiếp nhắc đến Agustine, người đã phát triển những giáo lý này. Calvin cũng thường trích dẫn các Giáo phụ nhằm bảo vệ chính nghĩa của cuộc cải cách chống lại những cáo buộc cho rằng những nhà cải cách đã tạo ra nền thần học mới. Theo Calvin, tội lỗi bắt đầu từ sự sa ngã của Adam rồi truyền cho toàn thể nhân loại. Sự thống trị của tội lỗi là triệt để đến mức con người bị trói buộc bởi điều ác. Như vậy, nhân loại sa ngã cần sự cứu rỗi chỉ có thể tìm thấy nơi Chúa Cơ Đốc. Trước khi trình bày giáo lý này, Calvin miêu tả tình trạng đặc thù của người Do Thái trong thời Cựu Ước. Thiên Chúa lập giao ước với Abraham, thực chất của giao ước là việc Chúa Giê-xu đến thế gian. Như thế, giao ước cũ không hề mâu thuẫn với Chúa Cơ Đốc nhưng đúng hơn là sự tiếp nối của lời hứa của Thiên Chúa. Calvin đã sử dụng những đoạn văn trong bản Tín điều các Sứ đồ thuật lại sự khổ nạn Chúa Giê-xu trải qua dưới tay Pontius Pilate, và sự trở lại của Ngài để đoán xét người sống và kẻ chết để miêu tả giao ước mới. Theo Calvin, toàn bộ diễn biến thể hiện sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giê-xu đối với Chúa Cha đã dời bỏ mối bất hòa giữa con người và Thiên Chúa. Trong quyển thứ ba, Calvin miêu tả sự hiệp nhất về tâm linh giữa Chúa Cơ Đốc và nhân loại. Trước tiên, Calvin định nghĩa đức tin là sự hiểu biết vững vàng và chắc chắn về Thiên Chúa trong Chúa Cơ Đốc. Hiệu quả tức thời của đức tin là lòng ăn năn và sự tha thứ tội lỗi. Tiếp đó là trải nghiệm tái sinh phục hồi cho người có đức tin tình trạng thánh khiết trước khi A-đam phạm tội. Tuy nhiên, sự toàn hảo tuyệt đối là không thể đạt đến trong đời này, và người tín hữu nên biết rằng cần tiếp tục tranh đấu chống tội lỗi. Một vài chương được sử dụng để bàn về giáo lý xưng công chính chỉ bởi đức tin. Calvin định nghĩa sự xưng công chính là "Thiên Chúa chấp nhận chúng ta và kể chúng ta là công chính". Do đó, hiển nhiên Thiên Chúa là đấng khởi sự và tiến hành việc xưng công chính, con người không làm gì được; Thiên Chúa hành xử quyền tể trị tuyệt đối trong sự cứu rỗi. Gần cuối quyển, Calvin trình bày và bảo vệ giáo lý tiền định được phát triển từ giáo huấn của Augustine khi ông chống lại giáo thuyết của Pelagius. Thomas Aquinas và Martin Luther ở trong số những nhà thần học có quan điểm theo truyền thống Augustine. Theo cách diễn đạt của Calvin, đó là "Thiên Chúa chấp nhận một số người để có hi vọng cho sự sống và đoán phạt những người khác bị sự chết đời đời." Quyển cuối miêu tả, theo quan điểm của Calvin, hội thánh thật cùng sứ mạng, thẩm quyền và thánh lễ của hội thánh. Ông bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng, và phản bác luận cứ cho rằng các nhà cải chính là ly giáo. Đối với Calvin, hội thánh là thân thể bao gồm các tín hữu mà Chúa Cơ Đốc là đầu của hội thánh. Theo định nghĩa này, chỉ có một Hội thánh chung duy nhất. Vì vậy, ông lập luận rằng những nhà cải cách "phải rời bỏ họ để có thể đến với Chúa Cơ Đốc". Các chức trách trong Hội thánh đã được liệt kê trong sách Ê-phê-sô, gồm có: sứ đồ, tiên tri, nhà truyền bá phúc âm, quản nhiệm, và học giả. Calvin xem ba chức trách đầu là chỉ hiện hữu trong thời Tân Ước. Hai chức trách sau được thiết lập trong hội thánh ở Geneva. Calvin tin rằng cần có sự phân lập giữa thẩm quyền hội thánh với thẩm quyền dân sự, hai bên không nên can thiệp vào công việc của nhau. Calvin định nghĩa bí tích là dấu hiệu trên đất nối kết với lời hứa của Thiên Chúa. Ông chỉ chấp nhận hai bí tích: Báp têm và Tiệc Thánh (khác với quan điểm Công giáo với Bảy phép Bí tích). Ông bác bỏ hoàn toàn giáo lý Thánh thể của Công giáo (theo đó trong bí tích Thánh thể, qua việc truyền phép mà chất thể bánh rượu biến thành Mình máu Thánh Chúa). Calvin cũng không chấp nhận giáo lý Lutheran về thuyết hiệp nhất trong thánh lễ cho rằng Chúa Christ hiện diện "trong, với, và dưới" các nguyên tố. Quan điểm của Calvin gần gũi, tuy không hoàn toàn đồng nhất, với quan điểm biểu tượng của Zwingli. Thay vì chấp nhận quan điểm cho rằng bánh và nước hoàn toàn chỉ là biểu tượng, Calvin tin rằng với sự dự phần của Chúa Thánh Linh, đức tin của tín hữu sẽ được củng cố và được làm cho tươi mới qua thánh lễ. Theo Calvin, thánh lễ Tiệc Thánh là "quá huyền nhiệm để tôi có thể hiểu hay bày tỏ bằng lời nói. Đối với tôi, đó là sự trải nghiệm hơn là sự hiểu biết." Phê phán Cũng giống bất cứ nhà thần học nào khác, Calvin cũng là mục tiêu của sự phê bình. Phản hồi những cáo buộc của Pierre Caroli, Calvin bảo vệ niềm tin của ông về giáo lý Ba Ngôi trong Confessio de Trinitate propter calumnias P. Caroli. Năm 1551, Jérôme-Hermès Bolsec, một thầy thuốc ở Geneva, tấn công giáo lý tiền định của Calvin, và cáo buộc ông đã biến Thiên Chúa thành tác nhân gây ra tội lỗi. Bolsec bị trục xuất khỏi thành phố. Sau khi Calin qua đời, Bolsec viết một quyển tiểu sử phỉ báng Calvin thậm tệ. Trong năm sau, Joachim Westphal, một quản nhiệm ở Hamburg, gọi Calvin và Zwingli là dị giáo vì đã bác bỏ giáo thuyết về sự hiệp nhất của thân thể Chúa Cơ Đốc với bánh và nước trong Tiệc thánh. Cuốn Defensio sanae et orthodoxae doctrinae de sacramentis được ấn hành năm 1555 của Calvin là câu trả lời cho vấn đề này. Năm 1556, Justus Velsius, một nhà bất đồng chính kiến người Hà Lan, mở một cuộc tranh luận công khai với Calvin về giáo lý tiền định. Sau vụ án Servetus, một đồng sự thân cận với Calvin, Sebastian Castellio, công khai bất đồng với Calvin về vấn đề ly giáo. Trong quyển Chuyên luận về Ly giáo (1554), Castellio cho rằng cần quan tâm nhiều hơn về giáo huấn đạo đức của Chúa Giê-xu thay vì tập chú quá nhiều vào những lập luận hư không của thần học, về sau ông phát triển chủ trương bao dung lập nền trên những nguyên lý của Kinh Thánh. Calvin và người Do Thái Cũng còn bất đồng trong vòng các học giả về quan điểm của Calvin đối với người Do Thái và đạo Do Thái. Một số học giả cho rằng trong số những nhà cải cách cùng thời với Calvin, nhất là khi so sánh với Martin Luther, Calvin là người ít chống Do Thái nhất, trong khi những người khác suy nghĩ ngược lại. Tuy nhiên, có sự đồng thuận rằng cần có sự phân biệt giữa quan điểm của Calvin đối với người Do Thái trong Kinh Thánh và thái độ của ông đối với người Do Thái đương thời. Trong thần học, Calvin không thấy có sự khác biệt giữa dân Israel và Giao ước mới. Ông viết, "tất cả con dân của lời hứa, được tái sinh bởi Thiên Chúa, bởi đức tin thể hiện qua tình yêu thương vâng phục mạng lịnh của Ngài, đều thuộc về Giao ước mới kể từ lúc khởi thủy của thế giới." Mặt khác, ông tin rằng dân Do Thái là một dân tộc bị từ bỏ cho đến khi họ chấp nhận Chúa Giê-xu để được phục hồi địa vị trong giao ước mới. Trong thời ấy, hầu hết cơ hội để Calvin bày tỏ lập trường của ông về người Do Thái đều xảy ra trong khuôn khổ các cuộc bút chiến. Lấy thí dụ, đã một lần Calvin viết, "Tôi tranh luận nhiều lần với nhiều người Do Thái: chưa bao giờ tôi thấy một chút lòng sùng kính hay một ít chân lý hoặc sự chân thật – không chút nào, tôi chưa bao giờ thấy đồng cảm với người Do Thái." Trong khía cạnh này, chẳng có sự khác biệt nào giữa Calvin với những nhà thần học Kháng Cách hoặc Công giáo cùng thời với ông. Không chỉ xem xét vấn đề người Do Thái và Do Thái giáo trong tiểu luận Trả lời những câu hỏi và chống đối của một người Do Thái, Calvin còn lập luận rằng người Do Thái đã hiểu sai Kinh Thánh của họ bởi vì họ không tin vào sự nhất quán giữa Cựu Ước và Tân Ước. Calvin viết rằng sự bại hoại và sự cố chấp của người Do Thái khiến họ bị đàn áp triền miên và họ sẽ chết trong sự khốn cùng mà không được ai thương xót." Tác phẩm Tác phẩm đầu tay của Calvin luận giải về quyển De Clementia của Seneca. Do tác giả tự bỏ tiền ra để xuất bản năm 1532, tác phẩm này thể hiện tính nhân bản theo truyền thống Erasmus của Calvin với sự hiểu biết thấu đáo về học thuật kinh điển. Calvin luận giải hầu hết các sách trong Kinh Thánh. Sách luận giải đầu tiên của ông xuất bản năm 1540 là về sách Roma. Ông dự định viết sách luận giải cho toàn bộ Tân Ước. Sáu năm trôi qua trước khi Calvin viết quyển thứ hai, luận giải sách I Cô-rin-tô, từ đó ông tập trung nhiều hơn cho mục tiêu đề ra. Trong vòng bốn năm, ông cho xuất bản các sách luận giải toàn bộ thư tín của Phao-lô, và hiệu đính sách luận giải thư Roma, rồi quay sang các thư tín chung, gởi tặng chúng cho Vua Edward VI. Năm 1555, Calvin hoàn tất các sách luận giải Tân Ước, chỉ bỏ qua sách Khải Huyền, cùng I Giăng và II Giăng. Về Cựu Ước, Calvin viết luận giải cho sách Ê-sai, Ngũ Kinh của Môi-se, Thi thiên, và sách Giô-suê, dựa trên những bài thuyết giảng của ông cho sinh viên và mục sư. Từ năm 1557, do không có thì giờ, ông cho ấn hành các bài giảng luận được ghi lại theo phương pháp tốc ký, luận giải các sách tiểu tiên tri, Đa-ni-ên, Giê-rê-mi, Ca thương, và một phần sách Ê-xê-chi-ên. Calvin viết nhiều thư tín và chuyên luận. Sau Responsio ad Sadoletum, năm 1543 theo yêu cầu của Bucer viết thư mở Supplex exhortatio ad Caesarem gởi Charles V nhằm bảo vệ đức tin cải cách. Trước đó, năm 1544, Calvin đã gởi một thư mở cho Giáo hoàng (Admonitio paterna Pauli III) phản đối Paul III vì đã tước đoạt những nhà cải cách mọi triển vọng hiệp nhất với giáo hội. Giáo hoàng triệu tập Công đồng Trent ra nghị quyết chống lại những nhà cải cách. Năm 1547, Calvin viết Acta synodi Tridentinae cum Antidoto phản bác các nghị quyết của công đồng. Năm 1549, theo yêu cầu của Bucer và Bullinger, Calvin viết chuyên luận, Vera Christianae pacificationis et Ecclesiae reformandae ratio trình bày những giáo lý cần được tuân giữ, trong đó có giáo lý xưng công chính bởi đức tin. Calvin cung cấp nhiều văn kiện nền tảng cho các giáo hội cải cách, trong đó có sách giáo lý, và thể chế hội thánh. Ông cũng viết những bản tuyên tín nhằm hiệp nhất các giáo hội. Năm 1559, ông soạn một bản tuyên tín bằng tiếng Pháp, Tín điều Gallic, được giáo hạt Paris chấp nhận với một ít sửa đổi. Tín điều Belgic năm 1561, một bản tuyên tín viết bằng tiếng Hà Lan dựa một phần trên Tín điều Gallic. Di sản Sau khi Calvin và người kế nhiệm, Beza, qua đời, hội đồng thành phố Geneva dần dà giành quyền kiểm soát các lĩnh vực trước đây thuộc thẩm quyền giáo hội. Tình trạng thế tục hóa ngày càng gia tăng cùng lúc với sự suy thoái của hội thánh. Ngay cả uy tín học thuật của Geneva cũng bị phủ bóng bởi các đại học Leiden và Heidelberg, những đại học này trở nên thành trì của tư tưởng Calvin, lần đầu tiên được mệnh danh là Thần học Calvin vào năm 1552 bởi Joachim Westphal. Đến năm 1585 Geneva, từng là suối nguồn của phong trào cải cách, chỉ còn là một biểu tượng. Sinh thời, Calvin luôn cảnh báo chống lại mọi nỗ lực miêu tả ông như là một "thần tượng" và Geneva là một "Jerusalem mới". Ông khuyến khích mọi người cố thích ứng với môi trường sống của mình. Ông đã khuyên những người tị nạn nói tiếng Pháp đang định cư ở Wesel, Đức, nên gia nhập Giáo hội Luther. Bất kể những dị biệt với Giáo hội Luther, Calvin tin rằng họ là hội thánh thật của Chúa. Sự nhìn nhận của Calvin đối với nhu cầu thích ứng với các điều kiện tại mỗi địa phương là đặc điểm quan trọng của phong trào cải cách đang lan tỏa khắp châu Âu. Nhờ nỗ lực truyền giáo của Calvin ở Pháp, chương trình cải cách của ông cuối cùng cũng tiến đến những tỉnh nói tiếng Pháp ở Hà Lan. Thần học Calvin được chấp nhận trong lãnh thổ Palatinate của Vương hầu Frederick III, dẫn đến việc hình thành sách giáo lý Heidelberg năm 1563. Sách giáo lý này và Tín điều Belgic năm 1571 trở thành chuẩn mực tuyên tín tại hội nghị thứ nhất của Giáo hội Cải cách Hà Lan. Những nhà thần học hàng đầu ở Anh (Martin Bucer, Peter Martyr, Jan Laski) và Scotland (John Knox) đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Calvin. Trong cuộc Nội chiến Anh, những người Thanh giáo đã soạn bản Tín điều Westminster, trở nên chuẩn mực tuyên tín cho các giáo hội Trưởng Lão trong thế giới nói tiếng Anh. Sau khi được vững lập tại Âu châu, phong trào Trưởng Lão lan tỏa đến Bắc Mỹ, Nam Phi, và Hàn Quốc. Sinh sau Martin Luther 26 năm, John Calvin ở trong số những nhà cải cách thuộc thế hệ thứ hai, khi Giáo hội Công giáo đã phục hồi đủ để có thể trấn áp cộng đồng Kháng Cách đang lúc chia rẽ và suy yếu. Calvin đã hoạt động hiệu quả để củng cố, tái tổ chức, và phát triển những nỗ lực cải cách. Ông cũng thành lập một giáo hội bền vững và lan tỏa đến nhiều nơi trên thế giới. Calvin không sống lâu đủ để nhìn thấy những thành quả ban đầu của ông phát triển thành một phong trào quốc tế; nhưng sau khi mất, tư tưởng Calvin vượt tầm thành phố Geneva, gặt hái những thành công bên ngoài địa giới của nó, và thiết lập cho mình những đặc thù của một hệ phái trong cộng đồng Kháng Cách. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Trước tác của Calvin tại Christian Classics Ethereal Library Các bài thuyết giáo của Calvin trên The Reformed Sermon Archives Trang web kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Calvin God's Sovereignty in Vietnam Tể trị của Đức Chúa Trời ở Việt Nam |} Cải cách Tin Lành Nhà thần học Pháp Tin Lành Kitô giáo Người Thụy Sĩ Sinh viên Đại học Paris Luật sư Pháp
9811
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Ap%C3%A9ry
Định lý Apéry
Định lý Apéry là một định lý toán học mang tên nhà toán học người Pháp Roger Apéry (1916 - 1994) chứng minh ra nó vào năm 1978. Phát biểu Giá trị của hàm Riemann Zeta ζ(3) là số vô tỉ: = Lưu ý ζ(3) là một chuỗi vô hạn nghịch đảo của lập phương (của các số nguyên đương) Chứng minh ban đầu đã rất phức tạp và khó hiểu. Sau đó, một chứng minh tương đối ngắn đã tìm thấy bởi ứng dụng của đa thức Legendre. Kết quả hiện còn khá cô lập: người ta biết rất ít về ζ(n) trong đó n là các số lẻ khác. Do tính chất quan trọng ζ(3) đã được đặt tên là Hằng số Apéry Tham khảo Roger Apéry, Irrationalité de ζ(2) et ζ(3), (1979) Astérisque, 61:11-13. Alfred van der Poorten, A proof that Euler missed. Apéry's proof of the irrationality of ζ(3). An informal report.,(1979) Math. Intell., 1:195-203. Lý thuyết số Apéry Giải tích toán học Apéry, Định lý
9813
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20Pennsylvania
Đại học Pennsylvania
Viện Đại học Pennsylvania hay Đại học Pennsylvania (tên tiếng anhː University of Pennsylvania, gọi tắt là Penn hoặc UPenn) là một viện đại học tư thục phi lợi nhuận nằm trong Liên đoàn Ivy tọa lạc tại trung tâm thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Được tuyên bố ngày thành lập năm 1740, đây là một trong 9 trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ được thành lập khi còn là thuộc địa Anh Quốc (trước Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ). Trường có thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh theo một chuơng trình giáo dục khai phóng hiện đại được ủng hộ bởi Benjamin Franklin, người sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên của Penn. Penn có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp. Đại học này cũng sở hữu trường y khoa đầu tiên ở Bắc Mỹ là Trường Y học Perelman mở cửa vào năm 1765, trường kinh doanh đại học đầu tiên trên thế giới là Trường Kinh doanh Wharton khai giảng vào năm 1881, và là nơi có "hội sinh viên" đầu tiên được tổ chức trên thế giới vào năm 1896. Năm 2019, trường Đại học này có khoản tài trợ 14,7 tỷ đô la (lớn thứ bảy trong tất cả các trường Đại học ở Hoa Kỳ) và sở hữu ngân sách nghiên cứu là 1,02 tỷ đô la. Chương trình điền kinh của trường đại học mang tên Quakers bao gồm 33 môn thể thao thi đấu trong NCAA Division I của Liên đoàn Ivy. Tính đến năm 2018, các cựu sinh viên xuất sắc bao gồm 14 nguyên thủ quốc gia, 64 tỷ phú, 3 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, 33 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, 44 Thống đốc Hoa Kỳ, 159 thành viên Hạ viện Hoa Kỳ, 8 người ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, 12 người ký Hiến pháp Hoa Kỳ, 24 thành viên của Quốc hội Lục địa Mỹ, 2 Tổng thống Hoa Kỳ. Tính đến tháng 10 năm 2019, 36 người đoạt giải Nobel, 169 Nghiên cứu sinh Guggenheim, 80 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ và nhiều CEO của các tập đoàn trong danh sách Fortune 500 từng là giảng viên hoặc cựu sinh viên của trường đại học này. Các cựu sinh viên đáng chú ý khác bao gồm 29 học giả Rhodes, 15 học giả Marshall, 16 người đoạt giải Pulitzer và 48 học giả Fulbright. Penn có số lượng cựu sinh viên đại học là tỷ phú cao hơn bất kỳ trường học nào ở Mỹ. Học thuật Đại học này có bốn trường cử nhân cũng như mười hai trường sau đại học và chuyên nghiệp Bằng cử nhân về các môn Khoa học và Nghệ thuật được cấp thông qua Đại học Nghệ thuật và Khoa học. Các văn bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ và Chuyên nghiệp các môn trên được cấp thông qua Khoa sau đại học và Đại học Tự do và Nghiên cứu Chuyên nghiệp. Wharton là trường kinh doanh danh tiếng của Đại học Pennsylvania và cấp các văn bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và Chuyên nghiệp về Quản trị, Kinh tế, Quản lý. Viện Nghiên cứu Chính phủ Fels có các chương trình thạc sĩ về Tổ chức Quản lý và Chương trình Nghiên cứu Môi trường. Các trường khác có chương trình đào tạo cử nhân bao gồm Trường Điều dưỡng và Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng (SEAS). Penn có thế mạnh về việc học tập và nghiên cứu liên ngành. Trường cung cấp các chương trình bằng kép, chuyên ngành độc đáo và linh hoạt trong học thuật. Chính sách "Một trường đại học" của Đại học này cho phép sinh viên đại học có thể tham gia các lớp học tại tất cả các trường đại học và sau đại học của Penn ngoại trừ các trường y tế, thú y và nha khoa. Các sinh viên tại Penn cũng có thể tham gia các khóa học tại Bryn Mawr, Haverford và Swarthmore theo một thỏa thuận đối ứng được gọi là Hiệp hội Quaker. Mức độ chọn lọc trong tuyển sinh Tạp chí Princeton xếp hạng Penn là trường khó vào thứ 6 tại Hoa Kỳ. Vào năm 2019, Trường đã nhận được 44.960 đơn đăng ký nhập học và chỉ chấp nhận 7,44% số người đăng ký (thực tế là chỉ hơn 5,46% trong Kỳ xét tuyển Tiêu chuẩn). Tạp chí Atlantic cũng xếp hạng Penn trong số 10 trường chọn lọc trong khâu tuyển sinh nhất nước này. Ở cấp độ sau đại học, dựa trên số liệu thống kê nhập học từ US News & World Report, các chương trình chọn lọc nhất của Penn bao gồm trường luật, trường chăm sóc sức khỏe (y học, nha khoa, điều dưỡng, công tác xã hội và thú y) và trường kinh doanh. Xếp hạng Bảng xếp hạng chung Bảng xếp hạng năm 2020 của US News & World Report xếp trường Đại học Pennsylvania ở vị trí thứ 6 trong số các "trường Viện Đại học quốc gia" tốt nhất tại Hoa Kỳ. US News cũng đánh giá Penn trong danh sách các trường đại học quốc nổi tiếng nhất nước Mỹ và Tạp chí Princeton cũng xếp trường này trong danh sách các trường đáng mơ ước nhất của học sinh và phụ huynh. Theo báo cáo của USA Today, Penn đã được College Factual xếp hạng 1 tại Hoa Kỳ vào năm 2015. Penn được xếp hạng thứ 15 toàn cầu trong Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS vào năm 2020, thứ 17 theo Xếp hạng Học thuật các Đại học Thế giới (ARWU) vào năm 2019, thứ 12 theo Xếp hạng Đại học Thế giới của Thời đại Giáo dục (THE) vào năm 2019, và thứ 12 trong Xếp hạng Đại học thế giới của Tổ chức SCImago vào năm 2015. Theo bảng xếp hạng ARWU 2015, Penn cũng là trường đại học tốt thứ 8 trên thế giới về nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu kinh doanh và thứ 9 về khoa học xã hội. Đại học Pennsylvania xếp thứ 12 trong số 300 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2012 do Tạp chí Nhân sự & Lao động (HRLR) biên soạn dựa trên các phép đo hiệu suất của 300 trường đại học hàng đầu thế giới. Bảng xếp hạng nghiên cứu Trung tâm Đo lường Hiệu suất Đại học đánh giá Penn vào hạng nhất trong các trường Đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ (cùng nhóm với Columbia, MIT, Harvard và Stanford) dựa trên chi tiêu cho nghiên cứu, giải thưởng của giảng viên, số bằng tiến sĩ được cấp và các tiêu chí học thuật khác. Penn cũng được xếp hạng thứ 18 trong số tất cả các trường Đại học Hoa Kỳ về chi phí Đầu tư & Nghiên cứu trong năm 2013 theo Quỹ Khoa học Quốc gia. Penn cũng sở hữu chỉ số hiệu suất nghiên cứu có tác động cao thứ 8 trên thế giới, và đứng thứ 11 trên thế giới trong Bảng xếp hạng Hiệu suất Báo cáo khoa học vào năm 2010. Báo cáo nghiên cứu toàn cầu của tổ chức SCImago vào 2012 dựa trên sản lượng nghiên cứu xếp Đại học này đứng thứ 7 toàn Hoa Kỳ (đứng thứ 2 trong Ivy League chỉ sau Harvard) và thứ 28 trên toàn thế giới (vị trí dẫn đầu thuộc về Trung tâm Quốc gia de la Recherche Victifique của Pháp). Cựu sinh viên và giảng viên nổi bật Penn đã sản sinh ra nhiều cựu sinh viên nổi bật trong nhiều lĩnh vực từ khoa học, học thuật, chính trị, quân sự đến nghệ thuật và truyền thông. 14 nguyên thủ quốc gia đã tham gia hoặc tốt nghiệp từ Penn, bao gồm cả Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, cựu tổng thống William Henry Harrison, cựu Thủ tướng Philippines Cesar Virata, Tổng thống đầu tiên của Nigeria Nnamdi Azikiwe, Tổng thống đầu tiên của Ghana Kwame Nkrumah, và Tổng thống đương nhiệm của Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara. Các chính trị gia đáng chú ý khác có bằng cấp ở Penn bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ Jayant Sinha, Jon Huntsman, Jr. (từng giữ chức cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cựu Ứng cử viên tổng thống năm 2012, và Cựu thống đốc bang Utah), Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm của Mexico Ernesto J. Cordero, cựu Thượng nghị sĩ Pennsylvania Arlen Specter, và cựu Thống đốc Pennsylvania kiêm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Đảng dân chủ Hoa Kỳ Ed Rendell. Ghi chú Chú thích Liên kết ngoài Pennsylvania
9815
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Apollonius
Định lý Apollonius
Định lý Apollonius là định lý hình học phẳng nói về mối quan hệ giữa độ dài đường trung tuyến trong tam giác và độ dài của các cạnh tam giác. Đây là một định lý cổ điển dược phát hiện bởi nhà toán học Apollonius của Perga (255 TCN-170 TCN) vào khoảng năm 200 TCN. Với tam giác ABC, và AD là đường trung tuyến ta có: Định lý về đường trung tuyến của Apollonius là trường hợp đặc biệt của định lý Stewart. Khi tam giác là một tam giác vuông định lý sẽ suy biến thành Định lý Pytago. Chứng minh Ký hiệu như hình vẽ, độ dài các cạnh BC,CA,AB lần lượt là a, b, c độ dài đường trung tuyến là d, m là độ dài nửa cạnh a, góc hợp bởi giữa đường trung tuyến ứng với đỉnh A và cạnh BC là và ; áp dụng định lý cos ta có: Từ hai phương trình trên ta có: Đó là điều phải chứng minh, Xem thêm Định lý Stewart Định lý Pytago Định lý Lá Cờ Nước Anh Tham khảo Apollonius Apollonius Tam giác S Hình học tam giác Hình học phẳng Euclid Hình học sơ cấp A Định lý trong hình học phẳng
9816
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ch%20%C4%91i%E1%BB%87n
Mạch điện
Mạch điện là một tập hợp các phần tử hay linh kiện điện được kết nối với nhau bởi dây dẫn, tạo thành một thiết bị hay mạng điện, thực hiện những chức năng công tác xác định nào đó . Mạch điện nói chung được chia ra ba loại: Mạch điện tử, là mạch trong các thiết bị điện tử, đặc trưng bởi chứa nhiều phần tử hay linh kiện điện tử. Mạch điện công nghiệp, là mạch trong các thiết bị điện cơ, nhà xưởng, cầu đường, tàu bè,... thực hiện truyền năng lượng đến các thiết bị công tác như mô tơ, đèn chiếu sáng, tạo nhiệt,... Cùng với mạch năng lượng có thể có mạch tín hiệu điều khiển để đóng cắt việc cấp năng lượng. Mạch điện truyền dẫn năng lượng, thành phần trong lưới điện quốc gia, truyền năng lượng theo nhánh nào đó, ví dụ mạch 1 và mạch 2 trong đường dây 500 kV Bắc - Nam. Mạch truyền dẫn năng lượng là khái niệm ít nói đến trong thực tế. Giữa mạch điện tử và điện công nghiệp thì có vùng chồng lấn, do các thiết bị điện tử được sử dụng vào thiết bị phục vụ hoạt động công nghiệp hay dân dụng ngày một nhiều. Ví dụ mạch điện của ti vi, máy tính được coi là mạch điện tử thuần túy, nhưng mạch của lò vi sóng, của ô tô có mắt thần kiểm soát dịch chuyển đỗ xe,... là dạng lai. Mạch điện trong nhà máy điện nói chung là mạch điện công nghiệp, và thường có nhiều bộ phận đo đạc và điều khiển là mạch điện tử. Biểu diễn mạch Mạch điện được biểu diễn bằng sơ đồ mạch điện, là bản vẽ trong đó dùng các ký hiệu điện để thể hiện các phần tử dùng đến và được kết nối với nhau như thế nào. Tùy theo quy mô và độ phức tạp của mạch điện mà sơ đồ mạch điện có thể gồm nhiều tờ ghép lại. Việc chia tờ để biểu diễn tùy thuộc cảm nhận trực quan của nhóm thiết kế mạch, nhưng theo khuyến nghị chung là đảm bảo dễ theo dõi, bảo hành sửa chữa. Trong đó thì các modul có khối chức năng xác định và có thể được đặt trong hộp xác định sẽ thường biểu diễn thành tờ hay ô riêng. Khi biểu diễn hệ thống có nhiều luồng tín hiệu, thì tín hiệu trên một dây dẫn kết nối được đặt nhãn (label) bằng tên gợi nhớ cho tín hiệu, và để cho bản vẽ thoáng thì có thể bỏ qua việc vẽ đường dây nối. Ví dụ đường nối nguồn cho một vi mạch vào "nguồn +5V thứ nhất" thường chỉ vẽ ở dạng mũi tên kèm theo ký hiệu nguồn: →Vcc1. Một số mạch điện cơ bản Các mạch điện cơ bản hợp thành từ số ít các phần tử cơ bản, mà ta có thể tính được định lượng các đặc trưng của mạch, ví dụ mạch gồm 1 điện trở thuần thì ta có đặc trưng V-A (hay I-V) là . Trong thực tế chỉ có thể tính được với phần tử tuyến tính lý tưởng, và chỉ có ba loại, là điện trở, tụ điện và điện cảm lý tưởng hóa là đáp ứng yêu cầu trên. Với các linh kiện phi tuyến như điốt, tranzito thì không thể tính được một cách chính xác. Mạch đơn Mạch nối tiếp: Mạch song song Mạch hỗn hợp Mạch mảng (array) Thiết kế và sản xuất mạch điện tử Trong thiết kế và sản xuất mạch điện tử thì thiết kế được sự hỗ trợ của máy tính CAD , và chế tạo CAM đã được bắt đầu từ lâu, cỡ những năm 1960. Từ đó các thiết kế và sản xuất các thiết bị điện tử phổ thông như máy tính cá nhân (computer, laptop), điện tử công nghiệp, điện tử gia dụng được tự động hóa cao, cho ra giá thành ngày một hạ. Phục vụ thiết kế với số lượng sản xuất ít hoặc đơn lẻ, thiết kế nghiệp dư,... là các phần mềm hỗ trợ thiết kế chạy trên máy tính cá nhân, như OrCAD. Khi vẽ sơ đồ mạch điện tuân thủ đúng quy tắc biểu diễn của phần mềm thì người thiết kế có thể kiểm tra mô phỏng vận hành, tìm ra lỗi mạch. Từ sơ đồ mạch điện đã lập có thể tự động tạo ra bản thiết kế bảng mạch in (PCB) và bản điều khiển khoan lỗ các chân linh kiện. Tham khảo Xem thêm Mạch điện điện tử Wikibooks Liên kết ngoài Sách học điện tử trên Wikibooks Điện tử học Kỹ thuật điện Điện học
9824
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n%20%28c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%29
Hàn (công nghệ)
Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là quá trình liên kết các chi tiết (kết cấu) hoặc đắp phủ lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim) để tạo nên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng. Hàn là quá trình công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử, bằng cách đưa chỗ nối tới trạng thái nóng chảy, thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Khi hàn, có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu phụ bổ sung. Hiện nay, có các phương pháp hàn chính sau đây: Hàn gió đá (còn gọi là Hàn khí): Hàn gió (Oxy) đá (Acetylen hay gas)(gas welding).Phương pháp này sử dụng các khí trên để gia nhiệt cho chi tiết hàn đạt tới trạng thái nóng chảy và liên kết với nhau. Khi hàn có thể dùng vật liệu để điền thêm (filler rod) vào vị trí hàn hoặc không. Hàn hồ quang điện (arc welding), gọi tắt là Hàn điện hay Hàn que. Phương pháp này dùng hồ quang điện được tao ra bởi que hàn để làm nóng chảy kim loại hàn và ngay cả que hàn để điền vào vị trí hàn. Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ T.I.G: Tungsten inert gas. Phương pháp này dùng hồ quang được tạo ra bởi điện cực Tungsten và dùng khí trơ (khí Argon) để bảo vệ mối hàn. Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ M.I.G: metal inert gas. Thay vì dùng que hàn, người ta dùng 01 cuộn dây kim loại có kích thước từ 0.6 mm - 1.6 mm hoặc lớn hơn làm điện cực hàn và điện cực này cũng là dạng điện cực nóng chảy nhưng được cung cấp một cách liên tục nhưng vẫn được người thợ hàn điều khiển nên còn gọi là hàn bán tự động. Trong phương pháp này, người ta dùng khí hoạt tính (CO2) hay khí trơ (Argon) để làm khí bảo vệ mối hàn. Hàn Plasma, đây là một dạng biến thể của hàn hồ quang [1-8]. Han Laser là công nghệ hàn cao cấp sử dụng năng lượng của các nguồn laser. Hàn tia điện tử Các quá trình hàn đặc biệt khác: hàn nổ, hàn TIG điện cực nén, hàn ma sát, hàn đảo trộn, hàn nấu Tham khảo Kỹ thuật cơ khí Nối
9828
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n
Hàn
Hàn trong tiếng Việt có thể là: Hàn (寒) Khoa học Một từ Hán-Việt, mang nghĩa lạnh lẽo như trong các từ: đại hàn, tiểu hàn, hàn đới, hàn phong, hàn giang. Hàn thử biểu: Nhiệt kế. Hàn lộ: Một tiết trong 24 tiết khí, tức tiết Sương giáng. Hàn thực: Một tết diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Vào ngày này, người ta chỉ ăn đồ nguội. Hiện nay, vào ngày tết này ít người làm như vậy. Một quá trình công nghệ, xem Hàn (công nghệ). Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam, khi nói hàn theo nguyên lý Âm dương thì trong cơ thể âm cường dương suy. Nó trái nghĩa với nhiệt. Quốc gia Nước Hàn, nước chư hầu tồn tại từ thời Ngũ Đế qua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Tây Chu cho đến giữa thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Hàn (韓) Hàn, một họ người tại Đông Á. Bán đảo Triều Tiên Dân tộc hay quốc gia tại bán đảo Triều Tiên: Đại Hàn, một tên khác của bán đảo Triều Tiên (hay Cao Ly) Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, còn gọi là Bắc Hàn. Người Hàn hay người Triều Tiên. Trung Quốc Các chính thể cũ của Trung Quốc cổ đại: Nước Hàn, một tiểu quốc tồn tại thời Tây Chu và giai đoạn đầu thời Xuân Thu, lập bởi Hàn hầu, con trai Chu Vũ vương. Nước Hàn, một trong Thất Hùng thời Chiến Quốc, lập bởi hậu duệ Công thúc Vạn, chú Tấn Vũ công. Nước Hàn, một nước chư hầu nhỏ, do con cháu nước Hàn thời Chiến quốc cai trị, tồn tại từ sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà cho đến hết đời Hán Cao Tổ Nước Hàn, một phiên vương của nhà Minh Hàn (瀚) Sông Hàn tại Đà Nẵng, Việt Nam.
9836
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20k%E1%BB%B3%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Quốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (còn gọi là "Cờ đỏ sao vàng" hay "Cờ Tổ quốc"), nguyên gốc là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được ra đời và xuất hiện lần đầu vào năm 1940, sau đó chính thức trở thành quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9 năm 1945. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và hai miền thống nhất, Cờ đỏ sao vàng tiếp tục trở thành quốc kỳ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI. Thiết kế của lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng ⅔ chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh lớn. Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến. Lịch sử Thời phong kiến Quốc kỳ là lá cờ đại diện cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ XX ở Việt Nam không tồn tại khái niệm "quốc kỳ". Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (1883–1945) Trong thời kỳ Pháp thuộc, Nam Kỳ là thuộc địa nên treo cờ tam tài của Pháp. Hai xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ treo cờ Bảo hộ màu vàng, ở góc trên bên trái có cờ tam tài của Pháp từ khoảng năm 1900. Vào đầu thập niên 1940, cờ Long tinh với nền màu vàng, ở giữa có dọc màu đỏ, thiết kế theo mẫu dải băng đeo của Đại Nam Long tinh được đặt làm quốc kỳ của Đại Nam. Đế quốc Việt Nam (1945) Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Đế quốc Việt Nam độc lập, cộng tác với Nhật Bản trong Khối Đại Đông Á. Ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Ngày 12 tháng 6, Hoàng đế Bảo Đại ký Dụ số 52 khẳng định quốc hiệu là Việt Nam và quy định quốc kỳ mới là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là 1 trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề dài của các vạch này bằng 2 phần 3 bề dài chung của lá cờ. Tác giả lá cờ là Lê Quý Trinh. Ông giải thích quẻ Ly "ứng vào phương Nam", là biểu hiện của sự "sốt sắng, mãnh liệt, [...] tiến bộ, văn minh". Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 tháng 9 năm 1945 – 1976) Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy mẫu từ hiệu kỳ Cờ đỏ sao vàng (hay còn gọi là Cờ sao mai) của Mặt trận Việt Minh ở Bắc kỳ từ trước tháng 8 năm 1945. Lá cờ đỏ sao vàng hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940. Theo Võ Nguyên Giáp, hiệu kỳ này lần đầu do Hồ Chí Minh sử dụng tại buổi mở lớp "Con đường giải phóng" huấn luyện cán bộ chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc vào cuối năm 1940, và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày "19 tháng 5 năm 1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội". Vào năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... Sao vàng phấp phới..." nhưng lúc đó ông cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh trao cho Võ Nguyên Giáp làm lễ khai sinh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Lá cờ đỏ sao vàng được lực lượng Việt Minh sử dụng hiệu triệu nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào đã quyết nghị lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ của nước Việt Nam độc lập. Trong thời gian Cách mạng Tháng Tám, tại Bắc Bộ và Trung Bộ, nhân dân hầu hết các nơi dưới sự lãnh đạo của Việt Minh sử dụng lá cờ này. Riêng tại một số nơi Nam Bộ, Thanh niên Tiền phong là tổ chức chính tham gia giành chính quyền, lúc này đã gia nhập Việt Minh nên tùy từng nơi sử dụng lá cờ đỏ sao vàng, hay sử dụng cả hai lá cờ (của Việt Minh và lực lượng Thanh niên Tiền phong) hay sử dụng cờ vàng sao đỏ của Thanh niên tiền phong, hoặc kết hợp với cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi giành được chính quyền, thì cờ Việt Minh được sử dụng biểu tượng một nước Việt Nam mới. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I đã thông qua quy định cụ thể về quốc kỳ vào ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". Theo cuốn Hồ Chí Minh, của tác giả Yevgeny Kobelev, Progress Publishers (1989 Moscow) thì câu nói tương tự trên của Hồ Chí Minh tại kỳ họp lần thứ hai Quốc hội, trước đó tại kỳ họp thứ nhất các đại biểu Việt Quốc và Việt Cách có ý kiến thay đổi cờ vì nó có màu đỏ giống với cờ Quốc tế cộng sản vốn xa lạ với tinh thần dân tộc của người Việt Nam, và lặp lại tại kỳ họp thứ hai. Trả lời những ý kiến này, Hồ Chí Minh cho biết màu đỏ chính là tượng trưng cho máu của những người chiến đấu vì nền độc lập của đất nước, và chỉ có trưng cầu ý kiến toàn dân thì mới có quyền thay đổi cờ. Câu nói nguyên văn (tạm dịch từ bản tiếng Anh): "Đó là sự thật, một số thành viên chính phủ trước đó đã muốn thay đổi màu sắc cờ của quốc gia, và chúng tôi thực sự muốn để gửi câu hỏi này cho Ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, có nhiều thay đổi kể từ cơ thể con người. Đỏ của chúng ta với một ngôi sao vàng tượng trưng cho máu của hàng ngàn người chiến đấu ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nó đã được nhìn thấy ở châu Âu và trở lại tới châu Á và đã được chào mừng với sự tôn kính ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm nay, không có một người Việt nào ngoài 25.000.000 đồng bào có quyền thay đổi lá cờ này". Kỳ họp thứ I, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2 tháng 3 năm 1946 một đại biểu nêu ý kiến: "Hiện nay lá quốc kỳ của ta chưa có. Lá cờ nền đỏ sao vàng chỉ là tạm thời, nếu đem ra bắt quốc dân công nhận sợ đó là sự bắt ép. Vậy ta cứ tạm nhận lá cờ ấy và giao cho tiểu ban dự thảo hiến pháp nghiên cứu sau, cả quốc ca cũng vậy." Đa số đại biểu tán thành với đề nghị này. Ngày 9 tháng 11, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946 được thông qua, trong đó xác nhận lá cờ đỏ sao vàng. Sau năm 1954, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 cũng xác nhận lại cờ đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, lá cờ này được sử dụng làm quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến tận ngày nay. Những lá cờ chỉ tồn tại trong một khu vực Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (1946–1948) Sau khi quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh (bao gồm cả Việt Minh), lãnh thổ Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản trao cho Việt Minh. Sau này, với lý do giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản, quân đội Anh tiến vào miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 16). Sau đó, Anh đã nhượng lại quyền kiểm soát cho Pháp. Chính quyền Pháp đã ra sức cổ súy một phong trào gọi là Nam Kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã được Pháp dựng lên. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với 3 sọc xanh chen 2 sọc vàng vắt ngang ở giữa. Hình dạng lá cờ có ý nghĩa biểu trưng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ. Lá cờ này chỉ tồn tại được 2 năm do chính quyền Cộng hòa tự trị Nam Kỳ giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu (2 tháng 6 năm 1948). Khu tự trị Thái (1948–1955) Vào cuối thập niên 1940 khi tình hình Chiến tranh Đông Dương ngày càng lan rộng, người Pháp quyết định tách xứ Thái ra khỏi Bắc Kỳ và chính thức thiết lập Khu tự trị Thái vào tháng 7 năm 1948. Nằm trong đơn vị này là các sắc dân Lô Lô, Khơ Mú, Dao và H'Mông đều thuộc quyền cai quản của lãnh chúa Thái. Chủ tâm của người Pháp là để tranh thủ sự ủng hộ của dân địa phương trong khi đánh dẹp Việt Minh. Khu tự trị Thái bao gồm tỉnh Lai Châu, Sơn La và Phong Thổ. Thủ phủ đặt ở thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay). Tiếng Thái và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính thức của xứ Thái. Quốc kỳ của Liên bang Thái tự trị được ấn định vào ngày 4 tháng 3 năm 1948, tỉ lệ 2:3 với sọc trắng chen giữa 2 sọc lam, chính giữa sọc trắng có thêm ngôi sao đỏ 16 cánh (ban đầu là 12 cánh). Kết cấu lá cờ dựa trên quốc kỳ Pháp, màu sắc lấy từ trang phục lễ hội của phụ nữ Thái Đen (Táy Đăm), ngôi sao 16 cánh tượng trưng cho 16 châu liên minh. Trong khoảng 1946–1949, lá cờ này được sử dụng làm chiến kỳ của binh sĩ người Thái trong quân đội Pháp. Năm 1950, dưới chính thể Quốc gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại, chiếu theo Dụ số 6 ký ngày 15 tháng 4 thì Khu tự trị Thái được gom vào cùng với tỉnh Hải Ninh và Xứ Thượng Nam Đông Dương ở Cao nguyên Trung phần để thành Hoàng triều Cương thổ (tiếng Pháp: Domaine de la Couronne). Theo đó thì xứ Thái có vị khâm mạng cai trị nhân danh hoàng đế Bảo Đại. Khi người Pháp thất trận tại Đông Dương thì thực thể này tan rã. Quốc gia Việt Nam (1949–1955) và Việt Nam Cộng hòa (1949–1975) Nhiều nguồn cho rằng cờ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1947, với ý nghĩa màu vàng và đỏ của lá cờ vì người Việt Nam "da vàng máu đỏ" và 3 sọc tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nguồn khác thì cho rằng lá cờ do Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim đề xuất với Nguyễn Văn Xuân vào một hội nghị năm 1948, với ý nghĩa "ba sọc đỏ tượng trưng dòng máu dân của ba miền". Cờ có nền vàng với 3 sọc đỏ và 2 sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, màu vàng thuộc hành thổ và ở vị trí trung ương thể hiện cho chủ quyền quốc gia, màu đỏ thuộc hành hỏa và chỉ phương Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của 5 sọc bằng ⅓ bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949–1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955–1975). Ông Đỗ Mậu, trong cuốn Tâm thư (Hòa Trân và Thân Hữu xuất bản, Houston, Mỹ, 1995), cho biết Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập đã kế thừa luôn cờ của Quốc gia Việt Nam, không có văn kiện nào của Tổng thống Ngô Đình Diệm ký hợp thức hóa lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, cũng chẳng thấy văn kiện nào của quốc hội biếu quyết về lá cờ đó. Cũng trong sách đã dẫn, Đỗ Mậu cho biết tình cờ đọc thấy “một tác phẩm của Tiziano Terzani cho biết linh mục Thanh là tác giả đã vẽ nên lá cờ ba sọc tượng trưng cho ba miền - nhưng “cũng có nghĩa là Chúa Ba Ngôi (Chúa cha, Chúa con và thánh thần) như “ông (linh mục Thanh) đã có lần giải nghĩa cho tôi (Terzani) nghe thế”. Đỗ Mậu viết: “Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh mục dòng Tên: Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là quốc trưởng Bảo Đại... người ký pháp quy tạm thời cho thi hành treo quốc kỳ vàng ba sọc đỏ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1 tháng 6 năm 1948 là thủ tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có đổng lý văn phòng phủ thủ tướng của mình là ông Tây André Bauvais. Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay lá cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn... Tôi chẳng thấy có chỗ nào là có tính dân chủ hoặc biểu quyết cả... và cũng chẳng thấy chỗ nào là biểu tượng quốc gia”. Thời Ngô Đình Diệm dự định thay lá cờ này và đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi, nhưng không chọn được mẫu cờ thay thế nào cả. Hiện nay, lá cờ này không được phép sử dụng tại Việt Nam và cũng không được Liên Hợp Quốc và các quốc gia khác trên thế giới công nhận. Tuy nhiên lá cờ này qua Chiến dịch Cờ Vàng đã được chính quyền của một số thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ coi như là "Lá Cờ Tự Do và Di Sản" (Heritage and Freedom Flag) và là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự không đồng tình với tiến trình lập pháp công nhận cờ vàng ba sọc đỏ của một số bang và nêu rõ những hành động như vậy có thể gây hậu quả tiêu cực, làm "phương hại đến quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam". Trên mạng Internet hiện nay xuất hiện một số thông tin cho rằng lá cờ vàng 3 sọc này đã được vua Thành Thái (1889-1907) sử dụng như là quốc kỳ. Thông tin này xuất hiện sớm nhất trong bài "Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống" của Nguyễn Đình Sài, một thành viên cao cấp của tổ chức Việt Tân và nó được đăng trên trang web của Việt Tân tháng 9/2004. Ông Sài tuyên bố mình lấy thông tin này từ trang mạng Worldstatesmen của Ben Cahoon, nhưng thực tế trang web này không hề có thông tin như vậy. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, từng nắm nhiều chức vụ giáo dục và chính trị quan trọng thời VNCH, khẳng định thông tin này là giả mạo, vì trước Đệ Nhị Thế Chiến thì Việt Nam không có quốc kỳ, và lá cờ vàng 3 sọc chỉ xuất hiện kể từ năm 1948. Trong rất nhiều hình ảnh trên mạng và trong sách báo cũng không thấy lá cờ vàng ba sọc nào xuất hiện trước năm 1948 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1960 - 1976) Trước khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, trong các phong trào đấu tranh của những người cộng sản tại miền Nam Việt Nam chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là phong trào Đồng khởi), hiệu kỳ cờ đỏ sao vàng thường được sử dụng để hiệu triệu dân chúng như một biểu tượng nhắc nhở về những thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Đông Dương của Việt Minh. Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, chống Mỹ và tiến tới thống nhất đất nước, đã sử dụng hiệu kỳ cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng. Khi chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiệu kỳ này được dùng làm quốc kỳ cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nó được sử dụng đến khi sáp nhập 2 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Theo một số văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau năm 1975 thì khi giải phóng Sài Gòn sử dụng cờ Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ngày mừng chiến thắng sử dụng 2 cờ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; các ngày lễ sau đó cả hai miền sử dụng treo 2 cờ, miền Bắc cờ Mặt trận treo các công sở, cơ quan, còn ngày thường miền Nam sử dụng cờ Mặt trận. Thiết kế tiêu chuẩn Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khung hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Tâm của ngôi sao vàng trùng với tâm hình chữ nhật (điểm giao nhau của 2 đường chéo hay điểm giao nhau giữa 2 đường thẳng nối trung điểm 2 cạnh đối nhau). Khoảng cách từ tâm ngôi sao đến đầu cánh sao bằng 1/5 chiều dài của Quốc kỳ. Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ (do vậy nếu treo hay giơ Quốc kỳ mà cánh sao này hướng xuống dưới thì coi như Quốc kỳ bị lộn ngược, nên cần phải chú ý). Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu. 2 mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau. Nền Quốc kỳ màu đỏ máu, ngôi sao màu vàng tươi (không phải màu vàng kim, tuy nhiên trong tiếng Anh thì ngôi sao này hay được gọi là Gold star thay vì Yellow star). Trên thực tế, thiết kế tiêu chuẩn ở trên không được chú ý và thường xuyên bị vi phạm khi sản xuất hay vẽ lại quốc kỳ. Màu sắc chỉ được mô tả bằng chữ ("đỏ tươi" và "vàng", "vàng tươi"), không được chuẩn hóa nên các lá cờ thường xuyên xuất hiện với các sắc màu đậm nhạt ngẫu nhiên. Các lá cờ sử dụng tỉ lệ chiều dài/chiều rộng là 1/2 (thay vì tỉ lệ 2/3 đúng theo Hiến pháp và TCVN) hoặc các tỉ lệ "lệch chuẩn" khác cũng thường xuyên xuất hiện, ngôi sao cũng thường xuyên bị đặt lệch tâm cùng với kích thước của ngôi sao cũng hay được làm to nhỏ tùy hứng. "Lá cờ đỏ với ngôi sao vàng ở giữa" gần như là "tiêu chuẩn" duy nhất được ghi nhận khi thiết kế, sao chép và sản xuất lá cờ Việt Nam. Quốc kỳ hiện tại Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy năm 1940. Đây chính là lá quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 đến nay. Những giả thuyết về tác giả Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác. Từ năm 1976, theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là "ông Hai Bắc Kỳ". Ông cũng ghi nhận hoàn cảnh ra đời của lá cờ là khoảng cuối năm 1940, phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ ngày 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Một đảng viên Cộng sản là Nguyễn Hữu Tiến, được giao nhiệm vụ thể hiện và mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó. Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc". Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả lá cờ này trong thời gian gần đây và cho là ông Lê Quang Sô mới là tác giả và do Tỉnh ủy tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên. Treo rủ Quốc kỳ Việt Nam được treo rủ khi có quốc tang. Cách thức treo cờ rủ ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian: Trước năm 2013 quy định cờ rủ treo trên đỉnh cột cờ, có dải băng tang đen, kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tối đa bằng chiều dài lá cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. Từ năm 2013 quy định cờ rủ treo đến ⅔ cột cờ tính từ gốc cột cờ lên, có dải băng tang đen, kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tối đa bằng chiều dài lá cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. Theo đó, cán bộ đã và đang giữ 1 trong 4 chức vụ dưới đây sau khi qua đời thì quốc kỳ được treo rủ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với các chức vụ sau: Cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế (như Võ Nguyên Giáp) Nguyên thủ hoặc người đứng đầu chính phủ hoặc các cán bộ cao cấp khác ở các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao qua đời (như Fidel Castro) Các đồng bào thiệt mạng do thảm họa thiên tai trong nước hoặc thảm họa thiên tai ở các quốc gia có người Việt hoặc Việt kiều thiệt mạng. Khi kết thúc quốc tang, cờ rủ được hạ xuống, gỡ dải băng đen ra khỏi lá cờ và sau đó thăng lên đỉnh cột như bình thường. Xem thêm Tên gọi Việt Nam Quốc huy Việt Nam Quốc ca Việt Nam Tham khảo Danh mục Việt Nam Biểu tượng của Việt Nam Cờ đỏ và vàng Khởi đầu năm 1940 ở Việt Nam
9837
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20k%E1%BB%B3
Quốc kỳ
Quốc kỳ (chữ Hán: 國旗, nghĩa: "Lá cờ của Quốc gia") là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho 1 quốc gia. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở 1 vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể. Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng 1 kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất cả) các loại cờ. Nguồn gốc quốc kỳ Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho 1 nhân vật lãnh đạo hay 1 gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là 1 chiến công rạng rỡ. Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này. Quốc kỳ sử dụng trên đất liền Trên đất liền, có sự phân biệt giữa cờ dân sự (ký hiệu FIAV ), cờ chính quyền () và cờ chiến tranh hay quân sự (). Cờ chính quyền là những loại cờ được sử dụng chính thức bởi những cơ quan chính phủ, trong khi cờ dân sự có thể được treo bởi bất cứ ai bất kể họ có liên quan đến chính phủ hay không. Cờ chiến tranh được sử dụng bởi những tổ chức quân sự như quân đội. Trong thực tế, nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ và Anh) dùng chung một loại cờ cho 3 mục đích trên; "quốc kỳ" đôi khi được dùng như 1 thuật ngữ trong môn kỳ học để chỉ loại cờ dùng chung cho 3 mục đích () như vậy. Tuy nhiên, ở một số quốc gia - đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh - có 1sự khác nhau rõ ràng giữa cờ dân sự và cờ chính quyền. Đa phần cờ dân sự là phiên bản đơn giản hóa của cờ chính quyền, sự khác nhau thường ở chỗ cờ chính quyền có hình huy hiệu của chính quyền, còn cờ dân sự thì không có. Một số rất ít quốc gia sử dụng lá cờ quân sự khác với cờ chính quyền; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 1 ngoại lệ đáng chú ý. Cờ hiệu quốc gia trên biển Nhiều quốc gia có những quốc kỳ đặc biệt để sử dụng trên biển gọi là cờ hiệu quốc gia. Cũng như vậy, có ba loại khác nhau: cờ hiệu dân sự (), được treo trên các tàu tư nhân; cờ hiệu chính quyền (còn được gọi là cờ hiệu chính phủ ), được treo trên tàu thủy của chính quyền; và cờ hiệu chiến tranh (còn được gọi là cờ hiệu hải quân ), được treo trên tàu hải quân. Cờ hiệu được treo trên 1 cột cờ hiệu nằm ở đuôi tàu, hoặc từ 1 cây lao khi di chuyển. Cả 1 vị trí này phải là điểm cao nhất trên con tàu, ngay cả đỉnh cột buồm cao hơn. Khi không có cột cờ, cờ hiệu có thể được treo trên mũi tàu. Quốc kỳ cũng có thể được treo trên hàng không mẫu hạm và những phương tiện đi lại của những quan chức quan trọng. Ở một vài quốc gia, như Hoa Kỳ và Pháp, cờ hiệu quốc gia đồng nhất với quốc kỳ, trong khi ở những nước khác, như Anh và Nhật Bản, có những cờ hiệu riêng để sử dụng trong hàng hải. Đa số các quốc gia không có cờ hiệu chính quyền riêng biệt, mặc dù Anh là một ngoại lệ hiếm hoi, cờ hiệu đỏ dùng cho dân sự, cờ hiệu trắng dùng cho hải quân và cờ hiệu xanh dương dùng cho những con tàu phi quân sự của chính quyền. Những lá cờ tương tự nhau Mặc dù quốc kỳ đồng nghĩa với 1 biểu tượng độc nhất của 1 quốc gia, nhiều quốc gia có những lá cờ khá giống và do đó rất dễ nhầm với nhau. Ví dụ như cờ của Monaco và Indonesia, chỉ khác nhau rất ít về tỷ lệ cờ; của Hà Lan và Luxembourg, khác nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ; và của România và Tchad, gần như giống hệt nhau, chỉ khác về độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ. Trong khi 1 vài sự tương đồng là tình cờ, những sự tương đồng khác lại xuất phát từ những lịch sử chung. Ví dụ như lá cờ của Venezuela, Colombia và Ecuador tất cả đều là những biến thể của lá cờ Đại Colombia, 1 đất nước bao gồm các quốc gia trên cho đến khi họ độc lập khỏi Tây Ban Nha, được lập nên bởi anh hùng giải phóng người Venezuela Francisco de Miranda; còn lá cờ của Ai Cập, Iraq, Syria và Yemen đều là những biến thể tương tự nhau từ lá cờ của cuộc khởi nghĩa Ả rập vào 1916-1918. Nhiều sự tương đồng khác có thể được tìm thấy giữa những quốc kỳ hiện thời, nếu xem xét đến sự đảo thứ tự các màu (như cờ của Bờ Biển Ngà với cờ Ireland, cờ Ba Lan với cờ Indonesia, Monaco và cờ Serbia với cờ Liên Bang Nga). Còn nhiều sự đồng nhất hoặc gần giống nhau hơn nữa nếu so sánh những lá cờ hiện nay và trong lịch sử; ví dụ như, quốc kỳ hiện nay của Albania chính là cờ chiến tranh của Đế chế Byzantine (Đông Roma). Ngoài ra có thể tìm thấy một vài điểm tương đồng như nền cờ đỏ và ngôi sao vàng trên cờ những nước khối xã hội chủ nghĩa là Việt Nam (5/9/1945-nay), Trung Quốc (27/9/1949-nay) và Liên Xô (12/11/1923-25/12/1991). Mặt khác, nền đỏ cùng búa, liềm vàng vốn là biểu tượng của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trên thế giới. Quy ước chung của quốc kỳ Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng nhưng quy tắc chung đó là quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, và không bao giờ ở vị trí thấp hơn các lá cờ khác. Những quy định sau là tiêu biểu: Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác, nó phải được kéo lên đầu tiên và hạ xuống cuối cùng. Khi lá quốc kỳ được treo cùng với các quốc kỳ của quốc gia khác, tất cả các lá cờ phải có kích thước xấp xỉ bằng nhau và phải được treo ở cùng độ cao, mặc dù quốc kỳ của quốc gia chủ nhà có thể được đặt ở vị trí danh dự (ở trung tâm của số lẻ các cột cờ hoặc ở ngoài cùng bên phải của số chẵn các cột cờ). Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác không phải là quốc kỳ, nó phải được treo trên cột cờ riêng, hoặc cao hơn hoặc phải đứng ở vị trí danh dự. Khi lá quốc kỳ được treo cùng với bất cứ lá cờ nào khác trên cùng 1 cột cờ, nó phải nằm trên cùng, mặc dù sử dụng cột cờ phân biệt thường được dùng nhiều hơn. Khi lá quốc kỳ được treo cùng với 1 lá cờ khác trên cột chéo, quốc kỳ phải nằm ở phía trái người quan sát và cột treo quốc kỳ phải ở phía trước cột cờ còn lại. Khi lá quốc kỳ được treo cùng với 1 hoặc nhiều lá cờ khác trong cuộc diễu hành, quốc kỳ phải ở bên phải nhóm diễu hành. Nếu có 1 hàng cờ, quốc kỳ nên nằm ở vị trí danh dự. Khi lá quốc kỳ, trong vài trường hợp ngoại lệ, được treo 2/3 cột cờ, đó là biểu hiện của lá cờ rủ. Thông tin khác Cờ những nước Xã hội chủ nghĩa là những lá cờ thường mang màu nền là màu đỏ như: Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia Dân chủ, Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Quốc kỳ của Đan Mạch là lá cờ chính quyền cổ nhất còn tồn tại. Quốc kỳ Nepal là lá cờ hình tam giác duy nhất trên thế giới. Cờ Scotland là 1 trong những lá cờ cổ xưa nhất trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ IX, và là quốc kỳ cổ xưa nhất còn được dùng ngày nay. Lá cờ của Thụy Sĩ và của Thành quốc Vatican là những lá cờ hình vuông duy nhất. Cờ của Philippines là lá cờ độc nhất được treo ngược (màu đỏ ở trên cùng) khi có chiến tranh. Sự phối hợp các màu phổ biến nhất là: Đỏ, trắng, xanh dương (chủ yếu các nước châu Âu và phương Tây). Đỏ, vàng, xanh lá cây (chủ yếu các nước châu Phi). Đỏ, trắng, đen (chủ yếu các nước Trung Đông/Hồi giáo). Vòng tròn Olympic – xanh dương (Châu Âu), vàng (Châu Á), đen (Châu Đại Dương), xanh lá cây (Châu Phi) và đỏ (Châu Mỹ) đại diện cho những màu được sử dụng ít nhất 1 lần ở tất cả các quốc kỳ trên thế giới. Cờ Đại dân quốc Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ảrập Libya (sử dụng trong thời gian 1977–2011) là lá cờ duy nhất chỉ gồm 1 màu xanh lục. Quốc kỳ của Síp và của Kosovo là những lá cờ vẽ bản đồ quốc gia mà nó đại diện. Xem thêm Danh sách quốc kỳ Lá cờ Tham khảo Flags of the World, lưu trữ một lượng lớn thông tin về quốc kỳ và các loại cờ khác The World All Countries Flags, website về các biểu tượng của quốc gia OpenClipart.org bộ sưu tập các lá cờ trên thế giới ở định dạng vector SVG Dữ liệu về lịch sử các lá cờ Biểu tượng quốc gia Kỳ học
9838
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20Otto
Động cơ Otto
Động cơ Otto là một động cơ bốn kỳ đốt trong xi-lanh đơn cố định lớn do Nicolaus Otto của Đức thiết kế. Đó là một cỗ máy có RPM thấp, và chỉ đánh lửa trong mỗi 2 chu kỳ do chu trình Otto, cũng do Otto thiết kế. Phân loại Ba loại động cơ đốt trong được thiết kế bởi nhà phát minh người Đức Nicolaus Otto và đối tác của ông là Eugen Langen. Các mô hình là một động cơ nén 1862 thất bại, động cơ khí quyển 1864 và động cơ chu trình Otto 1876 ngày nay được gọi là "Động cơ xăng". Các động cơ ban đầu được sử dụng để lắp đặt cố định, vì Otto không có hứng thú với việc vận chuyển. Các nhà sản xuất khác như Daimler đã hoàn thiện động cơ Otto để sử dụng cho vận chuyển. Mốc thời gian Nicolaus August Otto khi còn trẻ là một nhân viên bán hàng du lịch cho một mối quan tâm hàng tạp hóa. Trong chuyến đi của mình, anh đã gặp phải động cơ đốt trong được chế tạo tại Paris bởi Jean Joseph Etienne Lenoir, người nước ngoài người Bỉ. Năm 1860, Lenoir đã thành công trong việc tạo ra một động cơ tác động kép chạy bằng khí chiếu sáng với hiệu suất 4%. Động cơ Lenoir 18 lít chỉ có thể sản xuất 2 mã lực. Khi thử nghiệm một bản sao của động cơ Lenoir vào năm 1861 Otto đã nhận thức được tác động của việc nén đối với việc nạp nhiên liệu. Năm 1862 Otto đã cố gắng sản xuất một động cơ để cải thiện hiệu quả và độ tin cậy kém của động cơ Lenoir. Ông đã cố gắng tạo ra một động cơ sẽ nén hỗn hợp nhiên liệu trước khi đánh lửa, nhưng không thành công, vì động cơ đó sẽ chạy không quá vài phút trước khi bị phá hủy. Nhiều kỹ sư cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề này nhưng không thành công. Năm 1864 Otto và Eugen Langen thành lập công ty sản xuất động cơ đốt trong đầu tiên NA Otto và Cie (NA Otto and Company). Otto và Cie đã thành công trong việc tạo ra một động cơ khí quyển thành công cùng năm đó. Nhà máy hết không gian và được chuyển đến thị trấn Deutz, Đức vào năm 1869, nơi công ty được đổi tên thành Gasmotoren-Fabrik Deutz (Công ty sản xuất động cơ khí Deutz). Gottlieb Daimler là giám đốc kỹ thuật và Wilhelm Maybach là người đứng đầu thiết kế động cơ. Daimler là một tay súng đã từng làm việc trên động cơ Lenoir trước đây. Tham khảo Phát minh của Đức Kiểm soát cơ năng
9842
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20x%E1%BA%A5p%20x%E1%BB%89
Lý thuyết xấp xỉ
Lý thuyết xấp xỉ được nghiên cứu nhiều bởi Folklore và xuất hiện trong thế kỉ 20. Lý thuyết này nghiên cứu làm thế nào các hàm số có thể được xấp xỉ (hay theo nghĩa khoa học máy tính là được thay thế) bởi các hàm khác đơn giản hơn và trong mức độ nào đó kiểm soát được các sai sót do sự xấp xỉ gây ra. Xem thêm Đa thức Chebyshev Chuỗi Taylor Chuỗi Fourier Chuỗi Laplace Tham khảo Phương pháp số Giải tích số
9843
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81%20Archimede
Tiên đề Archimede
Tiên đề Archimede là một tính chất trên trường số thực được mang tên nhà toán học, vật lý học, và nhà phát minh người Hy Lạp Archimedes (287 TCN - 212 TCN) Tiên đề này còn được gọi là tiên đề thứ tự cho số thực. Phát biểu Với mọi số thực và mọi số thực thì tồn tại một số tự nhiên sao cho . Chứng minh Việc chứng minh chủ yếu dựa vào tiên đề cận trên đúng phát biểu như sau: Mọi tập hợp con của tập số thực , trong đó bị chặn trên, đều có cận trên đúng là số thực, tức là Ta chứng minh bằng phản chứng: giả sử không tồn tại số tự nhiên sao cho , nên . Xét tập hợp Rõ ràng A bị chặn trên bởi và do đó theo tiên đề cận trên đúng, là cận trên đúng của . Do nên không là cận trên đúng của , nên tồn tại một số tự nhiên sao cho (vì nếu không, trở thành cận trên đúng của , trái với giả thiết ban đầu ) Tuy nhiên điều này vô lý do \, trong đó . Vậy điều ta giả thiết là sai, nên phải tồn tại một số tự nhiên sao cho . Hệ quả Với mọi số thực và mọi số thực thì tồn tại một số tự nhiên sao cho . Cách chứng minh gần như tương tự, chỉ cần thay bởi Ý nghĩa Tiên đề này cho thấy: Tính vô hạn của trường số thực Tính bị chặn của một đoạn (hay khoảng) bất kì Xem thêm Cận trên đúng Cận dưới đúng Số thực Tham khảo Liên kết ngoài http://planetmath.org/encyclopedia/ArchimedeanProperty.html Archimede Số tự nhiên Lý thuyết trường
9844
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Ascoli
Định lý Ascoli
Định lý này mang tên nhà toán học người Ý là Julio Ascoli (1843-1896) Phát biểu Nếu một họ hàm số liên tục đồng bậc và bị chận từng điểm thì chúng hoàn toàn bị chận trong một chuẩn đồng đều. Hệ quả Giới hạn của một dãy hàm liên tục là một hàm liên tục. Lưu ý Đây chỉ là trường hợp đặc biệt của một định lý tổng quát hơn của toán học tô pô là định lý Arzela Ascoli Tham khảo Giải tích hàm Ascoli Ascoli
9845
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Arzela-Ascoli
Định lý Arzela-Ascoli
Định lý này được mang tên của hai nhà toán học người Ý Cesare Arzelà (1847-1912) và Giulio Ascoli, (1843–1896). Định lý nêu ra một tiêu chuẩn để xác định khi nào một tập các hàm liên tục từ một không gian metric compact đến một không gian metric là compact trong không gian tô pô của sự hội tụ đều. Phát biểu Cho là một không gian metric compact và là một không gian metric. Khi đó, một tập con của là compact nếu và chỉ nếu nó liên tục đồng bậc, bị chặn từng điểm và đóng. Trong đó, là không gian metric với phần tử là tất cả các hàm liên tục từ tới và metric được xác định bởi công thức . Tập con được gọi là bị chặn từng điểm nếu với mọi , tập hợp là bị chặn trong . Tập được gọi là liên tục đồng bậc trên nếu Lưu ý Đây là sự tổng quát hóa của định lý Ascoli bởi Cesare Arzelà. Tham khảo Giải tích hàm Arzela-Ascoli Toán học tô pô Arzela-Ascoli
9850
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%91%20v%E1%BA%A5n%20An%20ninh%20Qu%E1%BB%91c%20gia%20Hoa%20K%E1%BB%B3
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ
Trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, thường được gọi là Cố vấn An ninh Quốc gia, là cố vấn trưởng cho Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh quốc gia. Viên chức này làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia, một định chế thuộc Văn phòng điều hành của Tổng thống Hoa Kỳ. Cố vấn An ninh Quốc gia được tổng thống bổ nhiệm mà không cần qua Thượng viện phê chuẩn. Tương tự, viên chức này cũng không bị ràng buộc với bộ máy hành chính của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, do đó có thể đưa ra những lời khuyên độc lập. Quyền hạn và vai trò của Cố vấn An ninh Quốc gia phụ thuộc vào từng chính phủ trong từng giai đoạn. Trong lúc có khủng hoảng, Cố vấn An ninh Quốc gia điều hành Phòng theo dõi tình hình, cập nhật cho tổng thổng các tin tức mới nhất về cuộc khủng hoảng. Chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia bắt đầu từ năm 1953. Cố vấn An ninh Quốc gia đương nhiệm hiện nay là ông Jake Sullivan. Danh sách Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Brent Scowcroft held the job in two non-consecutive administrations: the Ford administration and the G.H.W. Bush administration. Robert Cutler also held the job twice, both times during the Eisenhower administration. Henry Kissinger holds the record for longest term of service (2,478 days). Michael Flynn holds the record for shortest term of service (24 days). Xem thêm Tổng thống Hoa Kỳ Condoleezza Rice Chú thích Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ
9851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Condoleezza%20Rice
Condoleezza Rice
Condoleezza "Condi" Rice (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954) là ngoại trưởng thứ 66 của Hoa Kỳ. Bà phục vụ trong chính phủ của Tổng thống George W. Bush từ ngày 26 tháng 1 năm 2005 đến ngày 20 tháng 1 năm 2009. Rice là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên, và là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), bà cũng là người phụ nữ thứ hai (sau Madeleine Albright) phục vụ chính phủ trong chức vụ này. Trước đó, Rice là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Bush trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn này. Trước khi là thành viên của chính phủ Bush, Rice là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng (Provost) từ 1993 đến 1999. Ngoài Anh ngữ, Rice có thể nói, với các mức độ thông thạo khác nhau, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha. Vào tháng 8 năm 2004, và một lần nữa vào tháng 8 năm 2005, Tạp chí Forbes chọn Rice là người phụ nữ quyền thế nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2006, Rice nhường vị trí đầu cho Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để đứng thứ nhì trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới. Thời thơ ấu Condoleezza Rice sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954 tại Birmingham, tiểu bang Alabama, con duy nhất của Mục sư John Wesley Rice, Jr. và Angelena Rice. Cha của bà là mục sư tại Nhà thờ Trưởng Lão Westminster và mẹ là giáo viên dạy các môn khoa học, âm nhạc, và thuật hùng biện. Tên Condoleezza có nguồn gốc từ thuật ngữ âm nhạc con dolcezza (tiếng Ý), nghĩa là "(tấu nhạc) một cách ngọt ngào". Trong một bài viết trên báo New Yorker, Nicholas Lemann, hiệu trưởng Trường Cao học Báo chí thuộc Đại học Columbia, viết "Birmingham chỉ có một gia đình giàu có đáng kể là nhà Gaston, kinh doanh ngành bảo hiểm. Kế đó là gia đình Alma Powell; cha và chú của Alma Powell là hiệu trưởng hai trường trung học da đen tại thành phố. Cha của Rice, John Wesley Rice, Jr., làm việc cho chú của Alma như là một nhà tư vấn tâm lý. Ông Rice là mục sư, chỉ thuyết giảng vào những ngày cuối tuần; mẹ của Rice, Angelena, là giáo viên". (Alma Powell là vợ của Colin Powell). Thành phố miền Nam Birmingham, được biết đến với thái độ phân biệt chủng tộc không khoan nhượng của cư dân da trắng, không phải là môi trường tốt cho một cô bé da màu như Rice, cũng không thuận lợi cho các hoạt động của Phong trào Dân quyền của Mục sư Martin Luther King, Jr.. Rice thuật lại, "Tôi đã mất nhiều ngày không thể đến lớp vì những lời đe dọa đặt bom". Ngay từ khi còn bé, Rice đã học biết cách bước đi tự tin ở nơi công cộng, và chỉ sử các tiện nghi trong nhà thay vì chịu đựng cách đối xử kỳ thị đối với người da màu khi sử dụng các tiện ích trong thành phố. Rice nhận xét về song thân, "ba mẹ tôi không chịu để các hạn chế và bất công trong thời của họ giới hạn chân trời của tôi." Rice thường nhắc lại những lần cô bị kỳ thị do màu da của mình, trong đó có lần cô bị buộc phải vào phòng chứa đồ tại một cửa hàng bách hóa thay vì được sử dụng một phòng thay đồ bình thường, cô bị ngăn không được vào xem xiếc hay vào công viên giải trí, không được sử dụng phòng khách sạn, và chỉ được dọn những món ăn xoàng xĩnh trong nhà hàng. Cha mẹ của Rice cố giữ con gái tránh xa những nơi cô có thể bị kỳ thị. Mục sư Rice dạy con gái và các học trò của ông rằng người da đen cần phải chứng tỏ mình có thể tiến bộ, và cần phải sống tốt "bội phần hơn" để có thể vượt qua các bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Rice thuật lại, "Ba mẹ tôi là những người có đầu óc chiến lược, tôi được chuẩn bị rất tốt, và tôi làm tốt mọi điều được xã hội da trắng tôn trọng, một cách nào đó tôi được trang bị tốt để đối phó với sự kỳ thị. Tôi có thể đương đầu với xã hội da trắng theo cách của họ." "Ba mẹ cố gắng giải thích cho tôi hiểu, có thể tôi không có được một chiếc bánh Hamburger trong một nhà hàng dành riêng cho người da trắng. Nhưng một ngày nào đó, tôi có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ." Trong khi cha mẹ của Rice ủng hộ cuộc đấu tranh của Phong trào Dân quyền, họ không chịu để con mình bị nguy hiểm. Khi Rice lên tám, cô bạn cùng lớp, Denise McNair 11 tuổi, bị giết chết trong một vụ đánh bom mà mục tiêu là Nhà thờ Baptist Đường Mười sáu dành cho người da đen vào ngày 15 tháng 9 năm 1963. Rice kể về thời khắc ấy trong đời bà: "Tôi vẫn nhớ vụ đánh bom vào lớp học Trường Chúa Nhật tại Nhà thờ Baptist Đường Mười sáu ở Birmingham năm 1963. Tôi không nhìn thấy, nhưng tôi nghe và cảm nhận được nó, chỉ vài khu phố cách ngôi nhà thờ của ba tôi. Đó là âm thanh mà tôi không bao giờ quên được, sẽ còn vang vọng mãi trong tai tôi. Quả bom cướp mạng sống của bốn bé gái, trong đó có người bạn vẫn thường vui đùa với tôi, Denise McNair. Tội ác này được tính toán để hút cạn niềm hi vọng của bọn trẻ, và chôn vùi mọi ước mơ của chúng. Nhưng sự sợ hãi không lan rộng, bọn khủng bố đã thất bại." Khi kể về đám tang của các bạn mình, Rice nói, "Hơn mọi điều gì khác, tôi vẫn nhớ đến những chiếc quan tài, những chiếc quan tài nhỏ. Và cái cảm giác Birmingham không phải là nơi chốn bình an để sống". Rice thuật lại rằng những năm tháng lớn lên trong thời kỳ phân biệt chủng tộc dạy bà lòng quyết tâm đương đầu với nghịch cảnh, và học biết cần phải sống tốt bội phần hơn người da trắng. Sự kỳ thị cũng hun đúc lập trường của bà về quyền tự trang bị vũ khí; Rice nhận xét trong một cuộc phỏng vấn, nếu thời đó người dân bị buộc phải đăng ký súng, thì người ta đã tịch thu vũ khí của cha bà, và gia đình bà vô phương tự vệ trước những nhóm Ku Klux Klan bạo hành trong đêm. Năm 1967, gia đình của Rice dời đến Denver khi cha của cô nhận một vị trí quản trị tại Đại học Denver. Học vấn Từ lúc lên ba, Rice đã bắt đầu học tiếng Pháp, âm nhạc, trượt băng nghệ thuật và vũ ballet. Đến khi 15 tuổi, Rice bắt đầu tham gia các lớp học nhạc với mục tiêu trở thành một nghệ sĩ dương cầm cho các buổi hòa nhạc. Nhưng kế hoạch này bị thay đổi khi Rice nhận ra rằng tài năng âm nhạc của cô không đủ để nuôi sống bản thân. Dù Rice không phải là một nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp, cô vẫn thường thực hành với các nhóm nhạc. Rice đã sử dụng kỹ năng của mình để đệm dương cầm cho nghệ sĩ cello Yo-Yo Ma trong một nhạc phẩm của Brahms Violin Sonata in D Minor, trình diễn tại Constitution Hall trong tháng 4 năm 2002 nhân lễ trao Giải Huy chương Nghệ thuật Quốc gia (National Medal of Arts). Sau khi học dương cầm tại trại âm nhạc Aspen, Rice ghi danh vào Đại học Denver, nơi cha cô đảm nhiệm công việc của một phụ tá hiệu trưởng, đồng thời dạy một lớp gọi là "Kinh nghiệm Da đen tại Hoa Kỳ". Rice tham dự một lớp học về chính trị quốc tế được giảng dạy bởi Josef Korbel, cha của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright. Kinh nghiệm này giúp kích hoạt trong cô lòng ham thích nghiên cứu về Liên bang Xô viết, tiểu bang giao quốc tế, và khiến cô gọi Korbel là "một trong những nhân vật trung tâm trong cuộc đời tôi". Korbel từ trần năm 1977, không kịp nhìn thấy hai người phụ nữ mà ông ưu ái lần lượt trở thành Bộ trưởng Ngoại giao thứ 64 và thứ 66 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Năm 1974, ở tuổi 19, Rice nhận văn bằng cử nhân chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Denver. Rice nhận học vị thạc sĩ năm 1975 tại Đại học Notre Dame. Trước tiên, Rice làm việc tại bộ Ngoại giao vào năm 1977, trong nhiệm kỳ của chính phủ Jimmy Carter, như là một thực tập sinh nội trú tại văn phòng văn hoá giáo dục. Năm 1981, 26 tuổi, Rice tốt nghiệp Trường Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Denver với học vị tiến sĩ. Luận án tiến sĩ và các nghiên cứu ban đầu của Rice đều tập chú vào chính sách quân sự và nền chính trị Tiệp Khắc. Giống phần lớn những người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ, Rice đăng ký cho đảng Dân chủ mãi đến năm 1984, khi bà thay đổi chính kiến và quay sang đảng Cộng hòa. Rice thuật lại rằng, tại diễn đàn Đại hội Đảng Dân chủ năm 1984, người ta nói về "phụ nữ, những người thuộc các chủng tộc thiểu số, và người nghèo" thật sự là "những con người tuyệt vọng và đáng thương", Rice nói, "tôi quyết định thà làm một người bị bỏ quên hơn là một người bị thương hại". Dạy học Rice nhận làm phụ tá giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford (1981-1987), phó giáo sư (1987-1993), giáo sư môn khoa học chính trị (1993–tháng 7 năm 2000). Rice là chuyên gia về Liên bang Xô viết. Vào thời ấy, bà được xem là một người bảo thủ ôn hòa. Nhưng bà đã biết cách giữ quan điểm chính trị của mình tách rời khỏi học thuật. Rice cũng là một người say sưa đọc Tolstoy và Dostoyevsky, và có lần đã nói với một người bạn là thế giới quan của bà gần gũi với Dostoyevsky hơn. Bà là người trầm tĩnh, trí tuệ, thân thiện, cư xử đúng mực và luôn được sinh viên yêu quý. Họ thấy bà thường xuyên đến phòng tập thể dục. Từ năm 1993 đến 1999, bà phục vụ với cương vị phó viện trưởng (provost) phụ trách ngân quỹ và học vụ của Đại học Stanford. Rice là tác giả và đồng tác giả của một số tác phẩm, trong đó có: Nước Đức thống nhất và Âu châu thay đổi (1995), Kỷ nguyên Gorbachev (1986) và Sự trung thành không chắc chắn: Liên bang Xô viết và quân đội Tiệp Khắc (1984). Tham chính Năm 1986, Rice đảm nhiệm chức vụ phụ tá đặc biệt cho giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân. Từ năm 1989 đến tháng 3 năm 1991 (giai đoạn chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ và những ngày cuối cùng của Liên bang Xô viết), Rice phục vụ trong chính phủ George H. W. Bush với cương vị giám đốc, rồi tổng giám đốc Vụ Xô viết và Đông Âu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, và là phụ tá đặc biệt cho tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia. Trong cương vị này, Rice giúp phát triển chính sách của ngoại trưởng James Baker theo hướng ủng hộ tiến trình thống nhất nước Đức. Rice tạo được ấn tượng tốt đối với tổng thống Bush đến nỗi có lần ông giới thiệu Rice với nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Sergeyevich Gorbachov như là một trong những người "bảo cho tôi biết mọi điều về Liên bang Xô viết". Năm 1989, khi phụ trách Vụ Xô viết và Đông Âu, Rice được phép báo cáo trực tiếp với Cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft, người đã gặp Rice mười hai năm trước trong một bữa ăn tối tại Standford, và bị thuyết phục bởi kiến thức và sự tự tin của bà. Khi được tổng thống tân cử George H. W. Bush mời trở về làm việc trong cương vị Cố vấn An ninh Quốc gia, tên của Rice có trong danh sách những người đầu tiên được Scowcroft chọn đến làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia. Chẳng bao lâu sau đó, Rice thiết lập được mối quan hệ thân tình với gia đình Bush. Năm 1990, bà trở thành cố vấn trưởng cho George H. W. Bush về Liên bang Xô viết. Suốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000 của Georg W. Bush, Rice xin nghỉ phép một năm tại Đại học Stanford để dành thời gian làm việc với Bush trong cương vị cố vấn về chính sách ngoại giao. Rice đọc bài diễn văn then chốt tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 2000, bà nhấn mạnh, "...Lực lượng vũ trang của Mỹ không phải là cảnh sát toàn cầu, mà là dịch vụ khẩn cấp 911 cho thế giới." Cố vấn An ninh Quốc gia Tháng 12 năm 2000, Rice từ nhiệm khỏi Stanford để đảm nhiệm chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia. Bà là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí này. Rice được đặt cho biệt danh "Công chúa Chiến binh" do bà sở hữu hệ thần kinh thép bên trong phong cách dịu dàng. Rice ở trong số những người ủng hộ Chiến tranh Iraq mạnh mẽ nhất. Tháng 3 năm 2004, Rice từ chối ra làm chứng trước ủy ban 9/11. Toà Bạch ốc viện dẫn đặc quyền hành pháp trong nội dung của nguyên tắc tam quyền phân lập để bác bỏ các yêu cầu đòi Rice ra làm chứng. Về sau, Bush đồng ý để Rice ra làm chứng, miễn là điều này không được xem như là một tiền lệ buộc nhân viên của tổng thống phải ra làm chứng trước quốc hội khi được yêu cầu. Cuối cùng, việc Rice ra làm chứng trước uỷ ban 9/11 là giải pháp ổn thoả vì bà không thật sự ra trước quốc hội. Rice là Cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm đầu tiên phải ra làm chứng về các vấn đề chính sách. Tiến tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, Rice là cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên vận động cho một tổng thống đương chức. Dùng cơ hội này để bày tỏ quan điểm của mình, Rice cho rằng chính quyền Saddam góp phần tạo điều kiện cho các cuộc tấn công khủng bố như vụ 9/11. Bộ trưởng Ngoại giao Ngày 16 tháng 11 năm 2004, Bush đề cử Rice nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao thế chỗ của Powell, người vừa tuyên bố từ chức. Bush cũng bổ nhiệm phụ tá của Rice, Stephen Hadley, vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia thay thế Rice. Ngày 19 tháng 1 năm 2005, ủy ban ngoại giao thượng viện biểu quyết 16–2 phiếu trình quốc hội phê chuẩn sự đề cử, hai phiếu chống là của John Kerry và Barbara Boxer thuộc đảng Dân chủ. Ngày 26 tháng 1 năm 2005, thượng viện phê chuẩn với 85–13 phiếu. Số phiếu chống cao nhất trong một lần biểu quyết phê chuẩn bộ trưởng ngoại giao kể từ năm 1825. Các thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống nhằm đòi hỏi "Tiến sĩ Rice và chính phủ Bush phải chịu trách nhiệm về những thất bại của họ tại Iraq và trong cuộc chiến chống khủng bố." Tất cả phiếu chống đều đến từ các thượng nghị sĩ Dân chủ hay độc lập. Người ta cho rằng Bush và Rice có mối quan hệ rất thân tình. Họ gặp nhau trong thập niên 1990 sau khi Rice làm việc cho cựu Tổng thống George H. W. Bush trong cương vị của một cố vấn hàng đầu về Liên Xô và Đông Âu. Cả hai cùng chia sẻ với nhau niềm đam mê dành cho thể thao, thể hình và niềm tin tôn giáo, từ đó tạo dựng một tình bạn thân thiết. Một số nhà phân tích tin rằng đó là mối quan hệ gần gũi nhất giữa một tổng thống và một bộ trưởng ngoại giao nếu không kể một mối giao hảo tương tự giữa Tổng thống Richard Nixon và Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger vào đầu thập niên 1970. Ngày 30 tháng 10 năm 2005, Rice trở về quê nhà, tiểu bang Alabama, để tham dự lễ tưởng niệm Rosa Parks, người từng là nhân tố kích hoạt Phong trào Dân quyền Mỹ. Rice nói rằng bà cùng những người lớn lên ở Alabama trong giai đoạn hoạt động tích cực của Parks có thể không nhận biết ảnh hưởng của Parks trên cuộc đời mình, "nhưng tôi có thể nói rằng nếu không có bà Parks, có lẽ tôi không thể có mặt tại đây với tư cách là một bộ trưởng ngoại giao". Cải tổ Bộ Ngoại giao Sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2005, Rice bắt tay cải tổ và tái cấu trúc toàn bộ guồng máy của bộ ngoại giao, nhắm vào mục tiêu "làm việc với nhiều đối tác của chúng ta trên khắp thế giới...cùng xây dựng và củng cố những thể chế dân chủ đang điều hành tốt đất nước, đáp ứng các nhu cầu của người dân và theo đuổi những đối sách có tính xây dựng trên bình diện quốc tế". Kế hoạch cải tổ của Rice dựa trên năm yếu tố nền tảng: Tái bố trí các nhà ngoại giao: chỉ gởi họ đến những nơi nào thật sự cần đến họ. Yêu cầu các viên chức ngoại giao phải đến phục vụ tại những "địa điểm khó khăn" nhằm thu đạt kiến thức cần thiết ít nhất về hai khu vực, và thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ. Tập chú vào những giải pháp cấp vùng cho các vấn đề khủng bố, buôn bán ma tuý và tật bệnh. Cung cấp sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các quốc gia khác, trên căn bản hợp tác song phương, nhằm giúp các nước này cải thiện hạ tầng cơ sở và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài. Thiết lập một chức danh cao cấp, giám đốc hỗ trợ hải ngoại, chịu trách nhiệm về viện trợ nước ngoài, thống nhất về mặt quản lý các chương trình viện trợ. Rice nói rằng các cải tổ trên là cần thiết để giúp "duy trì an ninh, chống nạn nghèo đói, và tiến hành các cải cách dân chủ" ở các quốc gia này, và giúp cải thiện hệ thống pháp lý, kinh tế, y tế và giáo dục ở hải ngoại. Suốt trong thời gian tiến hành kế hoạch cải tổ, được công bố tại Đại học Georgetown ngày 18 tháng 1 năm 2006, Rice nêu rõ sự mất cân đối giữa con số nhân viên ngoại giao của Hoa Kỳ với dân số tại các quốc gia họ đang phục vụ. Rice dẫn chứng, "Số nhân viên ngoại giao của chúng ta tại Đức, quốc gia có 82 triệu dân, ngang bằng với con số nhân viên chúng ta đang có ở Ấn Độ, mà dân số nước này là một tỉ". Bà nhận xét rằng nhiều nhân viên ngoại giao làm việc tại những nơi có điều kiện tốt, như Âu châu, cần được điều chuyển đến những nước như Trung Quốc, Brazil, Ai Cập, Nigeria, Indonesia, Nam Phi và Liban, những nơi đó, theo lời bà, là "tuyến đầu trên mặt trận ngoại giao của chúng ta". Rice cũng yêu cầu tất cả nhân viên ngoại giao Mỹ phải có thời gian phục vụ tại "những tiền đồn gian khổ", đối diện với "những thách thức trong công việc" tại "những quốc gia bất ổn như Iraq, Afghanistan, Sudan và Angola". Rice nhấn mạnh rằng điều này sẽ giúp cải thiện hệ thống pháp lý, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tại các nước ấy. Trong bài diễn văn của mình, Rice nhấn mạnh đến tính thiết yếu của việc tìm kiếm các giải pháp riêng cho các vấn đề của khu vực, hơn là dựa vào một đáp án duy nhất áp dụng cho mọi tình thế. Rice cũng nêu rõ sự cần thiết phải tìm kiếm các giải pháp xuyên quốc gia, cho rằng "trong thế kỷ XXI, các khu vực địa lý ngày càng trở nên đồng nhất trong phương diện kinh tế, chính trị và văn hóa. Điều này tạo ra những cơ hội mới nhưng cũng đem đến nhiều thách thức mới, đặc biệt là những hiểm họa xuyên quốc gia như khủng bố, buôn bán vũ khí, buôn bán và vận chuyển ma tuý, và bệnh tật". Một khía cạnh khác cần được quan tâm khi thiết lập các giải pháp cấp vùng là tính sẵn sàng của các đội "phản ứng nhanh" hầu có thể giải quyết các vấn đề như bệnh tật, thay vì phải chờ đợi chuyên gia được gởi đến từ toà đại sứ như trước đây. Điều này có nghĩa là các nhà ngoại giao phải rời bỏ văn phòng và nỗ lực nhiều hơn nhằm "địa phương hoá" các hoạt động ngoại giao tại nước ngoài. Bà bộ trưởng yêu cầu các nhà ngoại giao phải đến những "trung tâm dân cư mới đang bùng nổ" và đi nhiều hơn để trở nên quen thuộc với người dân địa phương và những vấn nạn của họ. Cuối cùng, Rice công bố kế hoạch tái cấu trúc cơ quan hỗ trợ hải ngoại của Hoa Kỳ, trong đó bà đề cử Randall L. Tobias vào vị trí đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tobias, hàm thứ trưởng, sẽ tập chú vào các nỗ lực giúp đỡ các nước khác và thống nhất các hoạt động viện trợ riêng lẻ. Các viên chức bộ ngoại giao miêu tả động thái này là để "bảo đảm các khoản chi tiêu ở hải ngoại tập trung hơn và hiệu quả hơn". Rice nói rằng những sáng kiến này là cần thiết để thích ứng với thời kỳ hết sức đặc biệt hiện nay. Bà so sánh chúng với những sáng kiến lịch sử được đưa ra ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà bà cho rằng đã giúp ổn định Âu châu cho đến ngày nay. Rice tin rằng kế hoạch cải tổ của bà không chỉ ảnh hưởng đến chính phủ các nước mà còn giúp thay đổi cuộc sống của người dân thông qua những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề như AIDS, giáo dục cho phụ nữ, và chủ nghĩa bạo lực cực đoan. Công du Trong cương vị bộ trưởng ngoại giao, Rice đã du hành hàng trăm ngàn dặm để đến thăm gần 70 quốc gia. Ngay trong năm đầu tiên Rice đã trải qua nhiều dặm đường hơn người tiền nhiệm của mình, Colin Powell, đã đi trong năm năm tại chức. Tháng 2 năm 2005, Rice bắt đầu chuyến viếng thăm mở rộng đến Âu châu và Trung Đông lần đầu tiên trên cương vị bộ trưởng ngoại giao. Bà đến thăm Đức, Anh, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Palestine, Ý, Pháp, Bỉ và Luxembourg. Tháng 4 năm 2005, Rice đến Nga để hội kiến với tổng thống Vladimir Putin, viếng thăm một đất nước mà bà đã hiểu biết về nó với tư cách là một chuyên gia trong thời gian dạy đại học, cũng như trong thời gian phục vụ tại hội đồng an ninh quốc gia. Trên máy bay, Rice đã có nhận xét với các phóng viên: "Có những diễn biến không tích cực về mặt dân chủ", nhưng bà tiếp "Mặc dù có một số diễn biến tiêu cực, tôi nghĩ rằng đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tự do cá nhân tại Nga, và đó là điều quan trọng." Khi gặp riêng Putin, Rice nói "Chúng tôi xem nước Nga là đối tác trong nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp vùng, như Balkans hay Trung Đông." Trong một chương trình phỏng vấn của đài phát thanh Echo Moscow, khả năng nói tiếng Nga của Rice bị thử thách khi được hỏi về những dự định liên quan đến khả năng tranh cử tổng thống. Một nữ sinh hỏi, "Một ngày nào đó bà sẽ ra tranh cử tổng thổng?" Rice trả lời "Tổng thống, da, da" trước khi vội vàng nói "nyet, nyet, nyet." Khi một cô gái Nga hỏi làm thế nào để trở nên giống như bà, Rice trả lời bằng tiếng Anh, "Tôi không muốn nói về mình." Ngày 15 tháng 8 năm 2008, một tuần sau khi hàng ngàn lính Nga tiến vào Nam Ossetia và phần còn lại của Gruzia, bà Rice rời Pháp để sang Gruzia với hy vọng sẽ thúc đẩy được việc thi hành thỏa thuận ngưng bắn do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy làm trung gian. "Đã đến lúc cuộc khủng hoảng này phải chấm dứt," bà Rice nói ngày 14 tháng 8 sau khi gặp ông Sarkozy ở miền Nam nước Pháp. Bà kêu gọi Moskva và Tbilisi hãy ký kết thỏa thuận ngưng bắn ngay lập tức. Sau khi Nga chính thức công nhận những lãnh thổ đã ly khai khỏi Gruzia, ngày 26 tháng 8 năm 2008, Ngoại trưởng Rice nói quyết định công nhận nền độc lập của hai vùng ly khai ở Gruzia là điều "vô cùng đáng tiếc." Bà nói Hoa Kỳ coi Abkhazia và Nam Ossetia như nằm trong "những đường biên giới đã được quốc tế thừa nhận của Gruzia" và sẽ sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để ngăn chặn bất cứ cố gắng nào của Nga nhằm thay đổi quy chế của những vùng đó. Anh, Đức và Pháp cũng chỉ trích quyết định của Nga. Tiền đồ Rice đã leo đến đỉnh cao sự nghiệp chính trị mà một phụ nữ có thể đạt được trong lịch sử Hoa Kỳ, và là nữ chính khách người Mỹ gốc Phi có thế lực nhất. Hệ quả là nhiều người ủng hộ bà đang xem xét khả năng trong tương lai, bà có thể là ứng cử viên phó tổng thống hoặc tổng thống. Sau cuộc tuyển cử năm 2004, người ta nói đến cuộc bẩu cử tổng thống năm 2008 như là một cơ hội cho Rice. Nhà tư vấn chính trị Dick Morris, từng làm việc cho Bill Clinton, ủng hộ Rice cho ghế tổng thống. "Nước Mỹ cho Tiến sĩ Rice" là một nhóm độc lập ủng hộ Rice cho cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2008. Về phần mình, Rice tuyên bố không có ý định, cũng không quan tâm đến việc ra tranh cử tổng thống. Ngày 21 tháng 4 năm 2005, khi được phỏng vấn bởi chương trình phát thanh Echo Moscow, Rice cho rằng bà đã nhầm lẫn trả lời "da" (nghĩa là có) khi được hỏi về dự định ra tranh cử tổng thống năm 2008. Tháng 5 năm 2005, một vài phụ tá của Rice nói rằng bà có quan tâm đến cuộc chạy đua cho chức tổng thống, nhưng chỉ trên đề cương mà thôi. Nhiều người xem Rice là đối thủ trong tương lai của Hillary Clinton trong cuộc tuyển cử năm 2008, đó cũng là chủ đề của một quyển sách sẽ xuất bản vào tháng 10 năm 2005 của Morris và Eileen McGan, Condi đối đầu với Hillary: Cuộc đua lớn sắp diễn ra. Có những nhân vật tiếng tăm trong chính trường như Đệ Nhất Phu nhân Laura Bush, cựu phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc Scott Mc Clellan, cùng những nhà lãnh đạo như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Úc John Howard đã lên tiếng ủng hộ. Có lẽ Laura Bush là người cổ vũ mạnh mẽ nhất. Ngày 17 tháng 1 năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn của CNN, Laura đã ám chỉ Rice khi được hỏi về khả năng nước Mỹ sắp có một nữ tổng thống, "Tôi muốn bà ấy ra tranh cử. Bà ấy thật tuỵệt vời". Trong một cuộc phỏng vấn khác của CNN trong chương trình Larry King Live ngày 24 tháng 3 năm 2006, Bà Bush nhận xét rằng Tiến sĩ Rice sẽ là một "tổng thống xuất sắc", và mong muốn người dân Mỹ sẽ "yêu cầu Rice ra tranh cử". Chuyện bên lề Trong một vài lần được phỏng vấn, Rice nói rằng ước nguyện của bà là được làm uỷ viên Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia. Rice thích đi mua sắm: Vào một ngày Chủ nhật, bạn đừng ngạc nhiên nếu bắt gặp tôi đang có mặt tại một trong các trung tâm mua sắm ở Washington, D.C. Rice có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, ngay cả khi đang ngồi trên trực thăng bay ngang qua dải Gaza. Rice đang sống độc thân. Nhưng đã có lần nhắc đến tổng thống Bush như là "chồng" của bà trong một dạ tiệc tại Washington, D.C., trước khi bà vội vàng cải chính. Rice đã đệm dương cầm cho danh cầm cello Yo Yo Ma trong bài Sonata cung Re thứ viết cho vĩ cầm tại Constitution Hall vào tháng 4 năm 2002. Rice bắt đầu học nhạc khi mới lên ba. Rice cao 5′6″ (168 cm). Chú thích Xem thêm Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush Martin Luther King, Jr. Người Mỹ gốc Phi Tham khảo Tổng quan Rice, Condoleezza with Zelikow, Philip D. Germany Unified and Europe Transformed: A Study in Statecraft. Harvard University Press. hardcover (1995), 520 pages, ISBN 0-674-35324-2; trade paperback, 1997, 520 pages, ISBN 0-674-35325-0. Rice, Condoleezza & Dallin, Alexander (eds.) (1986). The Gorbachev Era. Stanford Alumni Association, trade paperback (1986), ISBN 0-916318-18-4; Garland Publishing, Incorporated, hardcover (1992), 376 pages, ISBN 0-8153-0571-0. Rice, Condoleezza (1984). Uncertain Allegiance: The Soviet Union and the Czechoslovak Army. Princeton University Press. ISBN 0-691-06921-2 Rice, Condoleezza, "Campaign 2000: Promoting the national interest" in Foreign Affairs, 2000. Campaign 2000: Promoting the National Interest | Foreign Affairs Nghiên cứu học thuật John P. Burke; "Condoleezza Rice as NSC Advisor A Case Study of the Honest Broker Role" Presidential Studies Quarterly v 35 #3 pp 554+. James Mann. Rise of the Vulcans: The History of Bush's War Cabinet (2004) Ấn phẩm Felix, Antonia (2002). Condi: The Condoleezza Rice Story. Newmarket Press. ISBN 1-55704-539-9 Kettmann, Steve. Bush's Secret Weapon . Salon.com. Ditchfield, Christin (2003). Condoleezza Rice: National Security Advisor (Great Life Stories) middle school audience Franklin Watts ISBN 0-531-12307-3 Wade, Linda R. (2002). Condoleezza Rice: A Real-Life Reader Biography (Real-Life Reader Biography) Mitchell Lane Publishers ISBN 1-58415-145-5, middle school audience Ryan, Bernard, Jr. (2003). Condoleezza Rice: National Security Advisor and Musician (Ferguson Career Biographies) Facts on File ISBN 0-8160-5480-0 Wade, Mary Dodson (2003). Condoleezza Rice: Being The Best Millbrook Press Lerner Books ISBN 0-7613-1927-1, middle school audience Morris, Dick with Eileen McGann. (2005) Condi vs. Hillary: The Next Great Presidential Race Regan Books ISBN 0-06-083913-9 Cunningham, Kevin (2005). Condoleezza Rice: U.S. Secretary Of State (Journey to Freedom) Child's World ISBN 1-59296-231-9 Liên kết ngoài Tiểu sử theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (tiếng Anh) Tiểu sử theo Tòa Bạch Ốc (tiếng Anh) Biography from the U.S. Department of State Biography from the White House Biography from the Hoover Institution Profile from BBC News Political donations CondiPresident.com This website features a Petition asking Dr. Rice to accept a 2008 run to the White House Thomson-Gale's biography of Dr. Rice as part of a free black history resource. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Nữ chính khách Hoa Kỳ Tín hữu Trưởng Lão Bài Hoa Kỳ chọn lọc Nhân vật còn sống Nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Nhà văn Mỹ thế kỷ 21 Người viết hồi ký Mỹ Người viết hồi ký nữ Nữ nhà văn Mỹ gốc Phi Nữ nhà văn thế kỷ 20 Nữ nhà văn thế kỷ 21 Nghệ sĩ dương cầm người Mỹ Nữ nhà văn Mỹ Người Mỹ gốc Phi Chính khách Mỹ thế kỷ 21 Nhà văn Mỹ gốc Phi Nhà văn phi hư cấu Mỹ thế kỷ 20 Nữ nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Nữ nhà văn Mỹ thế kỷ 21 Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Nhà khoa học chính trị Mỹ Nữ bộ trưởng ngoại giao
9852
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20ph%E1%BA%A1m%20tr%C3%B9%20Baire
Định lý phạm trù Baire
Định lý phạm trù Baire là định lý quan trọng trong topo, trong giải tích hiện đại, định lý mang tên nhà toán học người Pháp René-Louis Baire (1874 - 1932). Định lý có hai dạng, mỗi dạng cung cấp một điều kiện đủ để một không gian topo trở thành một không gian Baire. Phát biểu Định nghĩa không gian Baire Cho (X,τ) là một không gian topo. (X,τ) được giọi là không gian Baire nếu như cho bất kì một họ {An} đếm được các tập đóng có phần trong rỗng (trong (X,τ)) thì ∪An có phần trong rỗng (trong (X,τ)). Nội dung định lý phạm trù Baire (ĐLB1): Mọi không gian metric đầy đủ là không gian Baire.Tổng quát hơn, bất kì không gian topo nào là đẳng cấu với một tập con mở của một không gian giả metric đầy đủ là một không gian Baire. (ĐLB2): Mọi không gian Compact địa phương Hausdroff là không gian Baire. Chứng minh Dưới đây là chứng minh cho mọi không gian Compact địa phương Hasdroff là không gian Baire. Cho S là một không gian Compact địa phương Hasdroff, chứng minh cho S là không gian Baire. Cho V1,V2,V3,...là các tập mở và trù mật trong S, cho B0 là tập mở (khác rỗng) bất kì trong S. Chứng minh cho (∩Vn)∩B0≠ ∅. Vì V1 trù mật trong S nên V1∩B0≠∅. Sử dụng mệnh đề sau: Cho (X,τ) là một không gian Compact địa phươngHausdroff, K là tập Compact trong (X,τ) và U là một tập mở của (X,τ) thỏa K ⊆ U. Khi đó, tồn tại tập mở V trong (X,τ) với Cl(V) là tập Compact và thỏa K ⊆ V ⊆ Cl(V) ⊆ U. Khi đó tìm được tập mở B1 trong S sao cho Cl(B1) ⊆ V1∩B0 thỏa B1 là tập Compact và khác rỗng. Tìm tập mở B2 thỏa mãn Cl(B2) ⊆ V2∩B1 thỏa Cl(B2) là Compact. Dựa vào tính chất trù mật của V2 nên V2∩B1≠∅. Cách tìm B2 tương tự cách tìm với B1. Với cách xây dựng các Bn tương tự, được một dãy tập mở B0, B1, B2, B3,... trong S với B0 ⊇ Cl(B1) ⊇ Cl(B2) ⊇... thỏa Cl(Bn) ⊆ Vn∩Bn-1 ∀n≥1, sao cho Cl(Bn) Compact và không rỗng. Cuối cùng, sử dụng lý luận căn bản về các phép toán trên tập hợp, chứng minh (∩Vn)∩B0≠∅. Một số Lưu ý Không mệnh đề nào trong hai dạng trên là hệ quả của mệnh đề kia. Bởi vì tồn tại không gian metric đầy đủ mà không Compact địa phương (xem thêm không gian Baire của các số vô tỉ). Và ngược lại (Xem thêm trong cuốn Counterexamples in Topology của Steen và Seeback trong phần tham khảo. Quan hệ với tiên đề chọn: các chứng minh của ĐLB1 và ĐLB2 đòi hỏi một số dạng của tiên đề chọn, và thực ra, mệnh đề cho rằng mọi không gian giả metric đầy đủ là không gian Baire thì một cách lô gíc tương đương với một phiên bản yếu hơn của tiên đề chọn gọi là tiên đề chọn phụ thuộc. Một số ứng dụng ĐLB1 được dùng để chứng minh định lý ánh xạ mở, định lý đồ thị đóng và nguyên lý bị chặn đều. ĐLB1 cũng chỉ ra rằng mọi không gian metric đầy đủ mà không có các điểm cô lập thì không đếm được. Điều này chứng tỏ rằng tập các số thực R là không đếm được. ĐLB2 cho thấy rằng tất cả các đa tạp Hausdroff hữu hạn chiều là không gian Baire. Một số định lý quan trọng Định lý 1 Cho một dãy các tập đóng không rỗng lồng nhau K1 ⊇ K2 ⊇...trong không gian metric đầy đủ (X,d). Nếu như diam Kn→0 thì ∩Kn≠∅. Định lý 2 Cho X là một không gian. (Y,d) là không gian metric. Cho {fn} là dãy các hàm liên tục từ X vào Y, thỏa mãn fn (x) → f(x) với mọi x thuộc X, với f là ánh xạ từ X vào Y. Khi đó, nếu X là không gian Baire thì tập hợp tất cả các điểm mà f liên tục trù mật trong X. Một số không gian Baire quan trọng: Không gian các số thực R. Không gian các số vô tỉ. Tập hợp Cantor. Mọi đa tạp. Mọi không gian tô pô đẳng cấu với một không gian Baire. Tham khảo Schechter, Eric, Handbook of Analysis and its Foundations, Academic Press, ISBN 0-126-22760-8. Lynn Arthur Steen and J. Arthur Seebach, Jr., Counterexamples in Topology, Springer-Verlag, New York, 1978. Reprinted by Dover Publications, New York, 1995. ISBN 0-486-68735-X (Dover edition). James Munkres(2000), Topology: A frist course, 2nd edition, Prentice-Hall, New Jersey. Toán học tô pô Baire, phạm trù Tô pô chung
9865
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m
Tâm
Tâm có thể chỉ đến một trong các nghĩa sau: "Tâm" : Bản thể chính mình "Tâm" với nghĩa trái tim. Tâm: một đường kinh mạch trong 5 bộ kinh mạch của khoa châm cứu bao gồm tâm, cang, tì, phế, thận. "Tâm" với nghĩa tư tưởng, suy nghĩ Tâm thức Khái niệm "Tâm" trong Phật học. Tâm với nghĩa "ở giữa" Tâm (hình tròn) Tâm tỷ cự. Trọng tâm của một vật thể vật lý. Tim đèn dầu. Tâm (album), một album của Mỹ Tâm. Tâm: một khái niệm toán học trừu tượng.
9867
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Tâm (Phật giáo)
Bài này nói về tâm trong Phật học, xin xem thêm các nghĩa khác của chữ tâm (định hướng) Tâm (zh. xīn 心, en. mind, ja. shin, sa. citta, hṛdaya, vijñāna), là một thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa: Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (sa. manas, thức, suy nghĩ, phân biệt) và Thức (sa. vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí. Trong luận A-tì-đạt-ma-câu-xá, tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện. Trong Duy thức tông, tâm được xem là A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna, còn được gọi là Tạng thức), gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm thức. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là "tâm thanh tịnh". Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là "vô thủy vô minh", vô minh nguyên thủy của Phật tính và là thực tại tối thượng của mọi hiện tượng nhị nguyên. Tổng quát, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm: Nhục đoàn tâm (zh. 肉團心), trái tim thịt; Tinh yếu tâm (zh. 精要心), chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ; Kiên thật tâm (zh. 堅實心), chỉ cái tuyệt đối, cái Chân như của các Pháp. Ba loại tâm trên được dịch từ danh từ hṛdaya của Phạn ngữ; Tập khởi tâm (zh. 集起心, citta), là thức thứ 8, A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna); Tư lượng tâm (zh. 思量心), là thức thứ 7, Mạt-na (sa. manas); Duyên lự tâm (zh. 緣慮心), là thức thứ sáu, ý thức (sa. manovijñāna). Tâm trong Phật giáo nguyên thủy do đức Phật Thích Ca thuyết là cái biết của 6 căn: mắt,tai, mũi, miệng, thân và ý thức. Tất cả 6 căn này hợp lại được gọi là Tâm ( tâm không có tâm căn mà chỉ là quả của ý căn. Phật đối thoại với A-nan về Tâm Xem thêm Tâm sở Thức Tham khảoFo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986. Buddhism Beliefs A View on Buddhism -- MIND AND MENTAL FACTORS Meditation Opening the Doors of Perception: Buddhism and the Mind: An Interview with Mark Epstein Contemplation of Mind PHẬT HỌC PHỒ THÔNG KHÓA VI - TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT - hay là ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM -- Thích thiện Hoa Triết lý Phật giáo
9877
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chim
Chim
Chim (danh pháp khoa học: Aves) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn). Trong lớp Chim, có hơn 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Tổng quan Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ nhỏ cỡ 5 cm (như chim ruồi ong) cho tới lớn cỡ 2,7 m (như đà điểu). Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú (Theropoda) trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150-200 triệu năm về trước, với đại diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là Archaeopteryx (vào khoảng 155–150 triệu năm trước). Hầu hết các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng–Cổ Cận vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước. Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm tiêu biểu như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng bằng đá vôi, chỉ số trao đổi chất cao, tim có bốn ngăn, cùng với một bộ xương nhẹ, xốp nhưng chắc. Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số đa dạng những loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hô hấp độc nhất mà đáp ứng cao cho hoạt động bay. Vài loài chim, đặc biệt là quạ và vẹt, nằm trong những loài thông minh nhất của giới động vật; một số được quan sát đang chế tạo và sử dụng công cụ, nhiều loài sống thành bầy lại có thể truyền đạt những kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau. Nhiều loài chim hàng năm thường di trú đến những nơi rất xa, cùng rất nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn và bất thường. Chim là động vật sống bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, tham gia vào những hoạt động bầy đàn như hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công chống lại kẻ thù. Phần lớn chim là những loài đơn phối ngẫu xã hội, thường vào mùa giao phối trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố mẹ. Hầu hết chim non sau khi nở đều có thêm một thời gian được chim bố mẹ chăm sóc. Nhiều loài chim có tầm quan trọng đối với con người, đa phần được sử dụng làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Một vài loài, như phân bộ Sẻ hay bộ Vẹt, được biết đến với vai trò vật nuôi làm cảnh. Hình tượng chim xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc phổ thông. Khoảng 120-130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động con người trong thế kỷ XVII, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Hiện nay, có khoảng 1.200 loài đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động từ loài người, cho dù vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng. Tiến hóa và phân loại Chim được phân loại lần đầu tiên bởi Francis Willughby và John Ray, đưa ra trong tập sách Ornithologiae năm 1676. Carolus Linnaeus sau đó đã sửa đổi công trình này vào năm 1758 và để lại hệ thống phân loại vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong hệ thống phân loại Linnaeus, các loài chim được phân vào lớp Aves. Việc phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh đã xếp Aves vào trong nhánh khủng long Theropoda (Khủng long chân thú). Aves cùng với nhóm chị em Crocodilia (Bộ Cá sấu) là những thành viên duy nhất còn sống sót của nhánh bò sát Archosaur. Xét theo phát sinh chủng loại, Aves được xác định là tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất của các loài chim hiện đại và Archaeopteryx lithographica. Theo định nghĩa này, Archaeopteryx, xuất hiện từ giai đoạn Tithonia của Jura muộn (150-145 triệu năm trước), là chi chim sớm nhất được biết đến. Những luận điểm khác, bao gồm Jacques Gauthier và những người ủng hộ hệ thống PhyloCode, đã xác định Aves chỉ bao gồm các nhóm chim hiện đại, chứ không gồm hầu hết các nhóm chim chỉ được biết đến qua hóa thạch, và thay vào đó đã xếp chúng vào nhóm lớn Avialae, một phần để tránh được sự không rõ ràng về vị trí của Archaeopteryx trong giới động vật mà theo quan điểm truyền thống thường coi chúng là những khủng long chân thú. Tất cả các loài chim hiện đại đều nằm trong phân lớp Neornithes, chia thành hai nhóm: Paleognathae, bao gồm hầu hết các loài không biết bay như đà điểu, và Neognathae đa dạng hơn, chứa tất cả những loài còn lại. Hai nhóm này thường được xếp ở cấp bậc siêu bộ, dù Livezey & Zusi đã đặt chúng ở cấp "cohort". Tùy vào quan điểm phân loại khác nhau, số lượng loài chim còn tồn tại dao động từ 9.800 cho đến 10.050 loài. Khủng long và nguồn gốc của chim Các bằng chứng hóa thạch và phân tích sinh học chuyên sâu đã chứng minh vượt qua bất cứ nghi ngờ có lý nào rằng chim là những loài khủng long chân thú. Cụ thể hơn, chúng là thành viên của Maniraptora, cùng với các nhóm khác như họ Dromaeosauridae và họ Oviraptoridae. Khi càng nhiều loài khủng long chân thú có mối quan hệ gần gũi với chim được các nhà khoa học phát hiện, thì những điểm khác biệt rõ ràng trước đây giữa chim và loài không phải chim lại càng bị xóa nhòa. Những phát hiện gần đây tại tỉnh Liêu Ninh phía Đông Bắc Trung Quốc, đã chứng tỏ rằng có nhiều khủng long chân thú cỡ nhỏ có lông vũ, lại càng góp phần thêm cho sự không rõ ràng này. Quan điểm đồng thuận trong giới cổ sinh vật học hiện đại cho rằng lớp Chim (Aves), chính là họ hàng gần gũi nhất của cận bộ Deinonychosauria, mà bao gồm hai họ Dromaeosauridae và Troodontidae. Chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là Paraves. Ở chi cơ sở Microraptor của họ Dromaeosauridae, cũng có bộ lông vũ mà có thể được chúng sử dụng để bay lượn. Hầu hết những loài Deinonychosauria cơ sở đều rất nhỏ bé; điều này gia tăng khả năng rằng tổ tiên của tất cả các loài Paraves có thể đã từng sống trên cây, và/hoặc có khả năng chao lượn. Archaeopteryx của thời kỳ Jura muộn được biết đến như là một trong những hóa thạch chuyển tiếp đầu tiên được tìm thấy, và điều này cũng giúp ủng hộ thêm cho học thuyết tiến hóa vào cuối thế kỷ XIX. Archaeopteryx có những đặc điểm của động vật bò sát như: có răng, tay có móng vuốt, cùng một chiếc đuôi dài và giống thằn lằn, tuy nhiên nó cũng được trang bị riêng một đôi cánh tinh vi với những chiếc lông bay mà giống hệt như những con chim hiện đại. Nó không được công nhận là tổ tiên trực tiếp của chim hiện đại, nhưng vẫn là thành viên cổ xưa và nguyên thủy nhất của nhóm Aves hay Avialae, và gần như chắc chắn là có mối quan hệ gần gũi với chim tổ tiên thực sự. Tuy vậy, vẫn có giả thuyết cho rằng Archaeopteryx thực sự là khủng long và không có mối quan hệ gần gũi nào hơn với chim so với các nhóm khủng long khác, và rằng Avimimus còn giống với tổ tiên các loài chim hơn cả loài này. Các thuyết và tranh luận khác Đã có rất nhiều tranh luận nổ ra về nguồn gốc các loài chim. Khởi đầu, người ta tranh luận về chim bắt nguồn từ khủng long hay từ những Archosaur cổ xưa hơn. Trong phía ủng hộ giả thuyết khủng long, cũng có những bất đồng về Ornithischia hay khủng long chân thú mới gần hơn với những loài thủy tổ. Dù Ornithischia (khủng long "hông chim") có cấu trúc hông tương đồng với những loài chim hiện đại, chim vẫn được coi là bắt nguồn từ giống khủng long Saurischia ("hông thằn lằn"), mà đã tiến hóa cấu trúc hông của chúng một cách độc lập. Trên thực tế, bên cạnh hai nhóm trên, cấu trúc hông giống chim cũng được tiến hóa trong một nhóm khủng long chân thú riêng biệt, được biết đến là Therizinosauridae. Hai nhà khoa học Larry Martin và Alan Feduccia tin rằng chim không phải là khủng long, mà tiến hóa từ những loài Archosaur sơ khai như Longisquama. Luận điểm chính trong công bố của họ cho rằng những tương đồng giữa chim và khủng long Maniraptora thực tế là do tiến hoá hội tụ, và cả hai không liên quan gì tới nhau. Vào cuối những năm 1990, bằng chứng về chim là Maniraptora trở nên không thể chối cãi, nên Martin và Feduccia đã chấp nhận phiên bản sửa đổi trong giả thuyết của họ bởi nghệ sĩ dàn dựng khủng long Gregory S. Paul; trong đó những Maniraptora là những loài chim không biết bay thứ cấp, tuy nhiên trong phiên bản đó, chim lại tiến hóa trực tiếp từ Longisquama. Theo như vậy thì chim vẫn không phải khủng long, nhưng cũng không phải là hầu hết các loài được biết đến mà hiện tại đã được phân loại như khủng long chân thú. Maniraptora, thay vì thế, lại là những loài chim thuộc nhóm Archosaur và không biết bay. Giả thuyết của Martin và Feduccia không được thừa nhận bởi hầu hết các nhà cổ sinh vật học.. Những đặc điểm mà xem như bằng chứng của sự không bay được, theo xu thế chủ đạo của những nhà cổ sinh vật, được giải thích là "sự thích nghi ban đầu" (pre-adation hay exaptation), rằng Maniraptora đã thừa hưởng những đặc điểm từ tổ tiên chung của chúng cùng với các loài chim. Protoavis texensis được miêu tả năm 1991, coi là loài chim cổ hơn cả Archaeopteryx. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng hóa thạch phát hiện có chất lượng bảo quản kém, được phục dựng lại phần lớn, và có thể là một "chimera" (tức được tạo nên từ hóa thạch xương của nhiều loại động vật khác nhau). Hộp sọ của chúng thì gần như rất giống với một loài Coelurosauria thuở ban đầu. Tiến hóa sơ khai của chim Sự phát sinh (giản lược) của lớp Chim (Chiappe, 2007) Chim đã phát triển đa dạng khác nhau trong suốt thời kỳ Phấn trắng. Nhiều nhóm vẫn giữ những đặc điểm nguyên thủy (symplesiomorphy), như cánh có móng vuốt và có răng, dù đã mất đi một cách độc lập ở một số nhóm chim phía sau, bao gồm chim hiện đại (Neornithes). Trong khi những dạng ban đầu, như Archaeopteryx và Jeholornis, vẫn mang những chiếc đuôi dài và nhiều xương như tổ tiên chúng, thì chiếc đuôi của những dạng tiến hóa sau (nhánh Pygostylia) đã ngắn hơn với kiểu xương bánh lái bên trong. Giống lớn và đa dạng đầu tiên mà các chim đuôi ngắn tiến hóa là Enantiornithes, hay "chim đảo ngược", được mang tên này bởi kết cấu xương vai của chúng đảo ngược lại so với các loài chim hiện đại. Những Enantiornithes chiếm lĩnh đa dạng các ổ sinh thái, từ những loài chim cao cẳng tìm kiếm trong cát và ăn cá cho tới những loài sống trên cây và ăn hạt cây. Nhiều loài tiến hóa sau cũng thích ứng với việc ăn cá, trong đó tiêu biểu như phân lớp Ichthyornithes ("chim cá") có hình dáng giống mòng biển. Bộ chim biển Đại Trung sinh, Hesperornithiformes, cũng trở nên thích nghi cao cho việc săn bắt cá trong môi trường biển, khi chúng mất đi khả năng bay và chủ yếu bơi lội trong nước. Mặc dù có tính chuyên hóa rất cao, Hesperornithiformes vẫn là đại diện tiêu biểu cho những họ hàng gần nhất của các loài chim hiện đại. Phân tỏa chim hiện đại Sự phát sinh cơ bản của chim hiện đạidựa trên hệ thống phân loại Sibley-Ahlquist Bao gồm tất cả các loài chim hiện đại, phân lớp Neornithes, dựa trên sự khám phá chi Vegavis, hiện nay được coi là tiến hóa từ một số giống cơ bản vào cuối kỷ Phấn trắng (Creta), và sau đó đã tách thành hai phân bộ Paleognathae và Neognathae. Paleognathae bao gồm bộ Chim tinamou, sống tại khu vực Trung và Bắc Mỹ, cùng các loài thuộc bộ Đà điểu. Ở nhóm Neognathae cũng có sự phân ly cơ bản, tạo nên phân bộ Galloanserae, bao gồm bộ Ngỗng và bộ Gà, cùng phân bộ Neoaves gồm các loài còn lại. Thời điểm bắt đầu những quá trình tách ra được tranh cãi nhiều bởi nhà khoa học. Họ đồng ý với nhau rằng Neornithes đã tiến hóa trong kỷ Phấn trắng, và sự tách ra của Galloanserae khỏi các Neognathae khác được xảy ra trước sự kiện tuyệt chủng K-T, tuy nhiên có những ý kiến khác nhau về việc sự phát xạ tiến hóa của nhóm Neognathae diễn ra trước hay sau sự tuyệt chủng của các loài khủng long khác. Sự bất đồng này một phần bởi sự khác biệt giữa hai loại bằng chứng: phân tích về phân tử cho thấy sự phát xạ thuộc về kỷ Creta, nhưng bằng chứng hóa thạch lại ủng hộ cho việc thuộc về phân đại Đệ Tam. Những cố gắng dung hòa giữa hai bằng chứng hóa thạch và phân tử đều dẫn đến tranh cãi. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại chim cũng là vấn đề gây tranh luận. Sibley và Ahlquist trong cuốn Phylogeny and Classification of Birds (Phát sinh và phân loại chim) (1990) đã đưa ra một công trình mang tính bước ngoặt trong việc phân loại chim, mặc dù nó thường xuyên bị tranh cãi và liên tục sửa đổi. Hầu hết các bằng chứng cho thấy dường như sự phân chia các bộ của lớp Chim là chính xác, nhưng các nhà khoa học vẫn không thống nhất được về mối quan hệ giữa các bộ với nhau; các bằng chứng từ giải phẫu, hóa thạch và DNA hiện đại đều được quy vào vấn đề, nhưng lại không có sự đồng thuận nào đủ mạnh. Những bằng chứng mới về hóa thạch và phân tử gần đây đang cung cấp thêm, giúp rõ ràng hơn cho bức tranh về sự tiến hóa của các bộ chim hiện đại. Phân loại các bộ chim hiện đại Phân thứ lớp Palaeognathae Siêu bộ Struthionimorphae Struthioniformes Siêu bộ Notopalaeognathae Rheiformes Tinamiformes Casuariiformes Apterygiformes Phân thứ lớp Neognathae (Phân thứ lớp Chim hàm mới) Siêu bộ Galloanserae Galliformes Anseriformes Siêu bộ Neoaves Phoenicopteriformes Podicipediformes Columbiformes Mesitornithiformes Pteroclidiformes Apodiformes Caprimulgiformes Cuculiformes Otidiformes Musophagiformes Opisthocomiformes Gruiformes Charadriiformes Gaviiformes Procellariiformes Sphenisciformes Ciconiiformes Suliformes Pelecaniformes Eurypygiformes Phaethontiformes Cathartiformes Accipitriformes Strigiformes Coliiformes Leptosomiformes Trogoniformes Bucerotiformes Coraciiformes Piciformes Cariamiformes Falconiformes Psittaciformes Passeriformes Phát sinh chủng loài Phân loại và phát sinh chủng loài chim là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tác phẩm Phylogeny and Classification of Birds của Sibley và Ahlquist xuất bản năm 1990 là một công trình quan trọng trong phân loại chim, mặc dù nó thường xuyên gây tranh luận và liên tục bị sửa đổi. Phần lớn chứng cứ dường như gợi ý rằng việc gán các bộ chim là khá chính xác, nhưng các nhà khoa học thì không đồng thuận về các mối quan hệ giữa chính các bộ; các chứng cứ từ giải phẫu học chim hiện đại, hóa thạch và phân tích DNA tất cả đều nhằm mục đích giải quyết vấn đề này, nhưng sự đồng thuận cao thì chưa thấy có. Gần đây hơn, các chứng cứ mới từ hóa thạch và phân tích phân tử ngày càng đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về lịch sử tiến hóa của các bộ chim hiện đại. Các nỗ lực gần đây nhất được vẽ ra như hai biểu đồ dưới đây, tất cả đều dựa trên các dữ liệu lấy trình tự bộ gen của các loài đại diện tiêu biểu nhất cho mỗi bộ, với công trình năm 2014 là 48 loài, và công trình năm 2015 là 198 loài. Biểu đồ nhánh thứ nhất về các mối quan hệ phát sinh chủng loài chim hiện đại dựa theo Jarvis E.D. (2014) với một số nhánh đặt tên theo bài báo của Yury T. (2013). Năm 2015 Prum đã đưa ra một biểu đồ phát sinh chủng loài khác của chim, trong đó khác biệt cơ bản với cây phát sinh chủng loài trên đây là mối quan hệ giữa các nhánh trong phát sinh chủng loài của chim hiện đại (Neoaves) Phân bố Chim sống và sinh sản ở hầu hết các môi trường trên cạn cũng như ở cả bảy lục địa, trong đó nắm giữ kỷ lục phương Nam là loài hải âu pêtren tuyết (Pagodroma nivea) khi có thể sinh sản ở khu vực lấn sâu tới 440 kilômét trong châu Nam Cực. Tính đa dạng cao nhất về các loài chim thuộc những khu vực nhiệt đới. Trước đây, người ta nghĩ rằng tính đa dạng cao là kết quả của tốc độ hình thành loài cao ở những khu vực này, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở khu vực có vĩ độ cao, tốc độ hình thành loài dù cao hơn nhưng lại bị bù trừ bởi tốc độ tuyệt chủng mà cũng lớn hơn so với vùng nhiệt đới. Vài họ chim lại có cuộc sống thích nghi ở cả môi trường đại dương, trong số đó, có những loài chim biển vào bờ để sinh sản, và một số chim cánh cụt lại được ghi nhận là có thể lặn ở độ sâu tới 300 mét (980 ft). Nhiều loài chim đã thành lập những quần thể giao phối ở những vùng mà chúng được nhập nội bởi con người. Có những loài được nhập nội có chủ ý, ví dụ như loài trĩ đỏ, đã được đưa đi trên toàn thế giới như một loại chim để săn bắt. Số khác lại mang tính ngẫu nhiên, một ví dụ là sự thành lập của quần thể vẹt thầy tu đuôi dài (Myiopsitta monachus) ở vài thành phố của Bắc Mỹ, sau khi chúng thoát ra khỏi tình trạng nuôi nhốt. Vài loài khác, bao gồm cò ruồi, diều vằn đầu vàng và vẹt mào ngực hồng (galah) đã mở rộng phân bố một cách tự nhiên bên cạnh khu vực phân bố gốc, bởi các hoạt động nông nghiệp đã tạo nên sinh cảnh mới thích hợp cho chúng. Giải phẫu và sinh lý Xét hình thái bên ngoài, chim có cơ thể dạng hình bầu dục ngắn, cổ dài, đầu tròn, nhỏ. Toàn thân chim được phủ lông vũ, hai chi trước là cánh, hai chi sau có bàn chân hình trụ giúp chim đi đứng trên mặt đất. So với những động vật có xương sống khác, cơ thể chim có những đặc điểm thích nghi đặc biệt, chủ yếu để phù hợp cho hoạt động bay. Bộ xương và hệ cơ Chim có bộ xương với những chiếc xương nhẹ và xốp nhưng cứng cáp.. Xương chim có những khoang chứa đầy khí, được liên kết với hệ hô hấp. Xương sọ được nối liền và không có các đường khớp sọ. Ổ mắt lớn và được ngăn cách bởi một vách xương. Cột sống của chim được chia làm 4 phần: cổ, ngực, chậu và đuôi, với các đốt sống cổ có tính biến đổi cao và đặc biệt linh hoạt; tuy nhiên khả năng cử động chỉ ở các đốt sống ngực trở đi chứ không có ở các đốt sau. Những đốt cuối kết hợp với khung chậu tạo thành khối xương cùng, làm chỗ dựa vững chắc cho các chi sau. Trừ những loài không biết bay, xương sườn chim dẹt và xương ức phát triển có gờ lưỡi hái nhằm gắn kết với các cơ vận động bay. Hai chi trước của chim đã biến đổi thành cánh. Chim có tổng cộng khoảng 175 cơ trên cơ thể, trong đó các cơ phát triển liên quan đến những hoạt động như bay (cơ vận động cánh), chạy (cơ đùi và cơ ống chân ở các chim chạy), xù lông (cơ da) hay cử động đầu (cơ cổ). Cơ lớn nhất là cơ ngực (cơ hạ cánh) có thể chiếm từ 15-20% khối lượng cơ thể con chim. Bàn chân của chim không có cơ, tuy nhiên lại có các gân có thể tự động siết chặt khép quặp các ngón chân quanh cành cây khi chim đậu, giúp chúng bám lâu và chắc trên cành mà không bị mỏi. Bài tiết và tiêu hóa Giống như bò sát, chim căn bản là loài bài tiết axít uric (uricotelic): cật chim lọc các chất thải gốc nitơ từ máu và bài tiết chúng dưới dạng axít uric thay vì urê hay amonia thông qua ống niệu trong ruột. Chim không có bóng đái hay niệu đạo mở bên ngoài, nên nước tiểu của chim được thải ra đi kèm với phân tạo thành chất thải nửa rắn. Tuy vậy, vẫn có những loài như chim ruồi lại thải hầu hết các chất thải nitơ dưới dạng amonia. Các loài chim thường thải creatin, hơn là creatinin như ở động vật có vú. Loại chất này, cũng như các chất thải khác của quá trình tiêu hóa, được thải ra từ huyệt của chim. Huyệt chim là một ống mở đa chức năng, từ tống các chất thải ra ngoài tới giao phối và đẻ trứng. Ngoài ra, nhiều loài chim cũng ợ (đưa quay trở lại đẳng miệng) các thức ăn chưa tiêu hóa còn dư (pellet). Hệ tiêu hóa chim có đặc điểm độc nhất, với bộ phận diều để lưu trữ thức ăn và mề, chứa các hòn đá được chim nuốt, có khả năng nghiền thức ăn thay thế cho bộ răng chúng không có. Nhiều loài chim thích nghi cao với việc tiêu hóa nhanh giúp cho hoạt động bay trở nên dễ dàng hơn nhiều so với những loài động vật khác.. Một số loài chim cũng thích nghi bằng cách sử dụng protein từ nhiều bộ phận của cơ thể. để cung cấp thêm năng lượng trong quá trình di trú. Lông vũ Lông vũ là đặc điểm duy nhất chỉ có ở các loài chim. Nó hỗ trợ cho việc bay, tạo ra một lớp cách ly giúp điều hòa thân nhiệt, ngoài ra còn được sử dụng để phô bày, ngụy trang hay làm tín hiệu. Có một số loại lông vũ, được sử dụng cho từng mục đích. Lông vũ mọc lên từ lớp biểu bì của da, chỉ ở những vùng đặc biệt gọi là vùng lông (pterylae). Kiểu phân bố của những vùng lông (pterylosis) được ứng dụng trong phân loại và hệ thống học. Sự sắp xếp và vẻ ngoài của lông vũ trên cơ thể, gọi là bộ lông vũ (plumage), có thể khác nhau trong loài dựa trên tuổi, địa vị bầy đàn và giới tính. Các loài chim thay lông theo định kỳ; bộ lông thông thường của một con chim mà đã thay sau mùa sinh sản gọi là bộ lông "không sinh sản" (non-breeding) - hay theo thuật ngữ Humphrey-Parkes là bộ lông "cơ bản" (basic); còn bộ lông khi sinh sản hay các dạng khác của bộ lông cơ bản gọi theo Humphrey-Parkes là bộ lông "luân phiên" (alternate). Việc thay (rụng) lông là thường niên ở hầu hết các loài chim, dù có những loài thay hai lần trong năm, hoặc các loài chim săn mồi lớn có thể chỉ thay lông một lần duy nhất cho vài năm. Có các kiểu thay lông khác nhau giữa các loài. Ở các loài chim sẻ, lông bay (lông trên cánh và đuôi giúp cho việc bay) được thay thế một lần trong một thời gian với những chiếc lông vũ sơ cấp trong cùng sẽ thay đầu tiên. Sau khi lông sơ cấp được thay thế lần thứ năm hay thứ sáu, những chiếc lông bậc ba ngoài cùng bắt đầu rụng, sau đó đến lông thứ cấp và cuối cùng quá trình này lại đi tới những chiếc lông phía ngoài (rụng lông ly tâm). Những lông bao (tetrix) lớn được rụng lẫn đồng thời với lông sơ cấp. Một số nhỏ các loài, như vịt và ngỗng, lại có thể rụng tất cả các lông bay cùng lúc, khiến chúng tạm thời không bay được Theo một quy luật chung, lông đuôi lại rụng và thay khởi đầu từ những cặp trong cùng. Dù thế, việc rung lông ly tâm cũng tìm thấy ở các loài thuộc họ Trĩ. Bên cạnh đó, sự rụng lông ly tâm ở đuôi có sự thay đổi ở các loài chim gõ kiến và họ Đuôi cứng, khi khởi đầu với những cặp lông trong cùng thứ hai và kết thúc với cặp lông giữa, và vẫn giữa một cặp lông với chức năng leo trèo. Ở các loài sẻ, kiểu thay lông chung là lông cánh sơ cấp thay trước, lông thứ cấp thay sau, còn đuôi thì khởi đầu với những lông ở giữa. Trước khi xây tổ, đa phần các con chim mái đều rụng phần lông gần bụng tạo thành một "vết ấp" (brood patch). Phần da ở đấy sẽ được cung cấp tốt từ các mạch máu và hỗ trợ chim trong việc ấp trứng. Lông vũ đòi hỏi được giữ gìn và chim thường dành khoảng 9% thời gian mỗi ngày dành cho việc rỉa hay chải lông. Chim dùng mỏ để chải đi các hạt nhỏ từ bên ngoài, đồng thời bôi lên đó một loại sáp tiết ra từ tuyến phao câu; loại sáp này sẽ giúp giữ gìn tính linh hoạt của lông và là một tác nhân chống vi sinh vật, ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn làm giảm chất lượng lông. Ngoài ra chất này còn giúp lông không thấm nước và cung cấp vitamin D (chứa ergosterol biến đổi thành vitamin D dưới ánh mặt trời). Bên cạnh đó, một số chim còn có hành động chà kiến (hay côn trùng khác) lên bộ lông của chúng, nhằm lấy axít formic tiết ra từ kiến, có vai trò tiêu diệt những sinh vật ký sinh trên lông. Mỏ, chân và vảy Mỏ là một cấu trúc bên ngoài của chim, được sử dụng cho việc ăn và nhiều mục đích khác. Trong mỏ không có răng, mỏ bao gồm 2 phần, phần hàm trên được bao phủ bởi một bao vỏ sừng (rhamphotheca), cấu tạo từ keratin. Giữa phần trên mỏ có hai lỗ mũi, ăn thông với hệ hô hấp. Ở một số loài, mỏ và lỗ mũi được bao bởi một phần mô mềm, sáp, được gọi là da gốc mỏ (cere). Bàn chân chim được bao phủ bởi vảy và có các ngón chân với móng vuốt. Đa phần các loài chim đều có 4 ngón, được chia thành 5 kiểu sắp xếp (dactyly) chính, bao gồm: anisodactyl (ngón không đều), zygodactyl (ngón kiểu chân trèo), heterodactyl (khác ngón), syndactyl (dính ngón) và pamprodactyl (ngón nhọn). Ở nhiều loài chim, chân có màng, và cũng có các loại: có nửa màng (semipalmate), có màng hoàn toàn (totipalmate), có màng kiểu chân vịt và có thùy. Mỏ cùng móng vuốt đều không ngừng phát triển về kích cỡ. Kiểu chân và mỏ của mỗi loài nhiều khi rất khác nhau, phụ thuộc vào lối sống và thức ăn của chúng. Ở gà trống và một số loài chim khác, chân có phần sừng cứng mọc lên, được gọi là cựa. Giống các bộ phận mỏ, vuốt và cựa, vảy chim là sản phẩm của da, được tạo thành từ cùng một loại keratin. Vảy được tìm thấy chủ yếu ở ngón chân và bàn chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mắt cá chân một vài loài. Hầu hết ở các loài chim, vảy không che phủ đáng kể, ngoại trừ trường hợp gõ kiến và đuôi cứng. Vảy của chim được cho là tương đồng với vảy của động vật có vú và bò sát. Đặc điểm sinh học Di chuyển Bay Phần lớn chim đều có thể bay, điều này tạo nên sự khác biệt giữa chúng và hầu hết các loài động vật có xương sống khác. Bay là phương tiện chính để di chuyển của đa số loài chim, sử dụng cho các hoạt động sinh sản, kiếm thức ăn hay chạy trốn kẻ thù. Chim có nhiều đặc điểm thích nghi cho việc bay, bao gồm bộ xương khối lượng nhẹ, hai khối cơ vận động cánh lớn (cơ ngực và cơ quạ trên - supracoracoideus), cũng như hai chi trước đã biến đổi thành cánh, có vai trò tương tự như cánh máy bay. Hình dạng và kích thước cánh thông thường xác định kiểu bay của mỗi loài; nhiều loài chim có khả năng phối hợp giữa những cú đập cánh mạnh mẽ và kiểu chao liệng đòi hỏi ít năng lượng. Chim ruồi là một trường hợp đặc biệt của lớp Chim, khi chúng có thể bay lởn vởn tại chỗ bằng cách đập cánh 15-80 lần một giây (tùy mỗi loài), và đặc biệt có thể bay ngược phía sau, một khả năng mà không nhóm chim nào khác có. Chim cắt Falco peregrinus với sải cánh rộng là kẻ nhanh nhất trong giới động vật, với những cú liệng xuống dưới đạt tốc độ hơn . Khoảng 60 loài chim còn tồn tại không biết bay, cũng như với nhiều loài chim đã tuyệt chủng. Việc không biết bay chủ yếu xuất hiện ở các loài sống biệt lập trên các đảo, phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên giới hạn và không có kẻ săn mồi. Dù không biết bay, những con chim cánh cụt vẫn sử dụng cơ và cách di chuyển tương đồng để "bay" xuyên qua làn nước, tương tự các loài chim anca, hét nước hay chim báo bão. Các kiểu di chuyển khác Bên cạnh bay, các loài chim còn có các kiểu di chuyển khác như leo trèo, bơi lặn hay đi trên mặt đất. Leo trèo là kiểu di chuyển nguyên thủy của nhiều loài chim tiền sử, ví dụ như Archaeopteryx sử dụng móng vuốt để leo lên cây sau đó thả mình lướt xuống đất. Trải qua thời gian, chân của các loại chim leo trèo nguyên thủy (với 3 ngón phía trước, 1 ngón phía sau) được biến đổi thành chân của các chim leo trèo hiện đại, với móng khỏe cùng 2 ngón trước và 2 ngón sau (kiểu ngón zygodactyly). Số loài chim leo trèo còn tồn tại không nhiều, bao gồm các loài thuộc các họ Gõ kiến, Đuôi cứng, Trèo cây cũng như vẹt và một số loài khác. Các loài này đều có cách leo trèo riêng của mình, một số loài như vẹt sử dụng mỏ như một chân thứ ba để trèo cây. Chim gõ kiến dùng móng sắc để bám và dùng đuôi cứng như một điểm tựa, di chuyển trên các thân cây. Các loài chim sống gần nước có các kiểu di chuyển khác nhau. Những loài bơi lặn giỏi có những đặc điểm thích nghi như chân có màng hay bộ lông không thấm nước. Chúng được chia làm hai loại dựa trên cách thức bơi: nhờ chân, tức dùng chân như một mái chèo để tạo sức đẩy, ví dụ chim cốc, chim lặn, gavia và họ Vịt, và nhờ cánh - chủ yếu là các loài sống ở biển, tiêu biểu là chim cánh cụt, chim anca hay hải âu pêtren lặn. Các loài chim lặn nhờ cánh nhìn chung thường nhanh hơn các loài sử dụng chân. Tuy nhiên, dù dùng chân hay dùng cánh thì đều khiến các loài này bị hạn chế ở các cách di chuyển khác, như bay hay di chuyển trên mặt đất. Các loài chim cánh cụt không biết bay có thể là sinh vật thích nghi với nước nhất trong số các loài chim bơi lặn, đặc biệt chim cánh cụt Gentoo (Pygoscelis papua) là loài chim bơi nhanh nhất, với tốc độ đạt . Bên cạnh đó, còn có các loài lặn bằng cách lao thẳng từ trên cao xuyên qua làn nước để bắt mồi, ví dụ chim điên, ó biển, bồ nông nâu và một số nhạn biển. Những loài chim như hồng hạc, sếu, diệc, cò... và nhỏ hơn như dẽ hay choi choi là những loài chim lội nước, với đôi chân dài, mảnh, có thể đi qua nước dễ dàng mà cơ thể không bị ướt, dùng chân hay mỏ để kiếm thức ăn. Hầu hết các loài chim đều có thể di chuyển trên mặt đất qua hai cách: đi và chạy, với khả năng khác nhau ở mỗi loài. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như chim yến, khi không có khả năng đậu hay chạy do đôi chân quá yếu ớt, mà chỉ có thể dùng chân bám lên các bề mặt thẳng; hay hầu hết các loài chim lặn gavia cũng không thể đi đứng bình thường trên mặt đất do kết cấu đôi chân chỉ phù hợp với việc bơi lặn. Ngược lại, có những chim như bộ Đà điểu, tinamou, ô tác, gà maleo cũng như nhiều loài thuộc bộ Gà, đã phát triển kết cấu chân thích hợp, là đại diện của những loài chim di chuyển tốt trên mặt đất. Các loài chim ở nước thường di chuyển trên mặt đất rất khó khăn; dù thế, để di chuyển nhanh hơn, chim cánh cụt lại có một phương thức đặc biệt, đó là "lướt ván" trên phần bụng của chúng, sử dụng cánh và chân để đẩy thân mình lướt đi trên băng tuyết. Di truyền Chim có hai giới tính: trống (đực) và mái (cái). Giới tính của chim được xác định bởi hai nhiễm sắc thể giới tính Z và W, không giống cặp nhiễm sắc thể (NST) X và Y ở động vật có vú. Các con trống có hai nhiễm sắc thể Z (ZZ) và con mái có một NST Z và một NST W (WZ). Gần như ở toàn bộ các loài chim, giới tính một cá thể được xác định tại thời điểm thụ tinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự xác định giới tính phụ thuộc nhiệt độ ở những con gà tây bụi rậm Úc (Alectura lathami), khi mà nhiệt độ càng cao trong quá trình ấp trứng thì sẽ tạo tỉ lệ mái trên trống cao hơn. Thính giác Chim dùng âm thanh để xác định ranh giới vùng làm tổ, cảnh báo kẻ thù xâm phạm lãnh thổ, bày tỏ tình cảm, báo hiệu thức ăn, dẫn đường chim di cư trong đêm tối, báo hiệu nguy hiểm, nhận biết con cái. Thính giác của chim gấp 10 lần người. Sức khỏe Tuổi thọ Tuổi thọ của chim rất khác nhau tùy theo loài, có thể từ ba đến bốn năm tuổi đối với một số loài chim sẻ và hơn 50 năm đối với một số loài hải âu, và thậm chí hơn 60 năm tuổi đối với một số loài hiếm có như chim kakapo (Strigops habroptilus). Trong cùng một loài chim, việc thay lông không những phụ thuộc vào mùa, mà còn vào độ tuổi của chim, do vậy việc biết rõ các thông tin này sẽ giúp tính ra tuổi của nhiều loài chim hoang dã. Ngoài ra mức độ khí hóa khung xương cũng là một đặc điểm được sử dụng để ước tính ra tuổi của chim. Tuổi thọ của chim nuôi và chim hoang dã khác nhau do điều kiện môi trường sống thay đổi. Trung bình tuổi thọ các loài cú là 15 năm, vet 20 năm, bồ câu 12 năm, gà 13 năm (gà nhà 30 năm). Ký sinh Các sinh vật ký sinh phổ biến ở chim chủ yếu thuộc về các nhóm ghẻ, rận và chấy. Các loài ký sinh khác nhỏ hơn như một số loài thuộc động vật nguyên sinh, thường gây bệnh cho chim. Ít nhất 2.500 loài ghẻ thuộc 40 họ sống gắn với các loài chim, từ tổ chim, lông, thậm chí mỏ chim như một số loài ghẻ ký sinh trên chim ruồi. Các loài ghẻ này có thể chỉ đơn thuần là ký sinh vô hại hoặc có thể gây ngứa cho động vật chủ, thậm chí là ký sinh có hại như các loài thuộc chi Dermanyssus và Ornithonyssus. Tất cả các loài chim đều bị ảnh hưởng bởi sinh vật ký sinh, ngay cả chim cánh cụt cũng có ve ký sinh trên cơ thể. Đời sống các loài ve tất nhiên phụ thuộc vào từng giống chim cụ thể; tuy thế, ấu trùng ve thường sống trong tổ chim. Các loài ký sinh này có chu kỳ sinh sản ngắn và có thể sinh sôi rất nhanh chóng. Một số loài ký sinh sống bằng lớp da chết của chim, số khác như các loài ký sinh ở chim ruồi thì được mang từ bông hoa này sang bông khoa khác và sống bằng mật hoa. Trong các tổ chim, người ta thậm chí còn phát hiện thấy các loài ký sinh nhỏ sống bám vào các loài ký sinh lớn hơn. Một số lớn các loài ký sinh có thể gây hại cho chim non hoặc gà con. Tuy thế, một số nghiên cứu cho thấy sự hội sinh này không phải chỉ có hại cho chim. Có khá nhiều nghiên cứu về các tương tác phức tạp giữa sinh vật ký sinh và chim, và nhiều yếu tố đã được tìm hiểu. Và các nghiên cứu cho thấy việc đưa ra các quy tắc đơn giản trong trường hợp này là không dễ dàng. Một số loài thuộc bộ Ăn lông (như Ischnocera) thường sống bám ở một số loài chim nhất định. Rất nhiều loài thuộc ngành Giun dẹp như sán dây hay sán lá có thể lây nhiễm các loài chim và các con chim này có thể mang chúng đi từ lục địa này sang lục địa khác. Chẳng hạn như các loài chim biển khi ăn các loài nhuyễn thể thuộc chi Cerastoderma, có thể phát tán các loài sán lá ký sinh (các chi Meiogymnophalus, Himasthla,...), truyền sang các động vật chủ khác như các loài chim hoặc các loài động vật thân mềm khác. Bệnh tật Chim và gia cầm là một trong những véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở các cự ly xa đối với con người như các bệnh virút vẹt, bệnh vi khuẩn Salmonella, bệnh vi khuẩn xoắn (do Campylobacter), bệnh lao gia cầm (do Mycobacterium), cúm gia cầm, sốt hải ly (bệnh do loài ký sinh Giardia lamblia, và bệnh Cryptosporidium. Các bệnh này cũng như sự lây lan của chúng cũng được nghiên cứu rất kỹ. Cũng do tầm phổ biến của ngành nuôi gia cầm, việc phát hiện ra các ổ bệnh gia cầm có thể khiến chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp triệt để và ngặt nghèo đối với việc chăn nuôi này. Vào tháng 9 năm 2007, 205.000 con gia cầm tại Bavière đã bị thiêu hủy, 160.000 gia cầm tại Bangladesh cũng đã bị thiêu hủy vào tháng 2 năm 2008 do phát hiện ra ổ dịch cúm gia cầm... Một số bệnh đặc thù như bệnh Pacheco chỉ có ở các loài thuộc bộ Vẹt. Văn hóa Phim ảnh Happy Feet (2006) Happy Feet Two (2011) Legend Of the Guardians: The Owls Of Ga'Hoole (Hộ Vệ Xứ Ga'Hoole) (2010) Pecola (2001 - 2002) (phim truyền hình hoạt hình) Penguins Of Madagascar (Penguins Of Madagascar: The Movie) (Biệt Đội Cánh Cụt Vùng Madagascar) (2014) Pingu (1986 - 2006) (phim truyền hình hoạt hình) Ploey - You Never Fly Alone (Lói: Þú Flýgur Aldrei Einn) (Ploey - Bay đi đừng sợ) (2018) Pororo The Little Penguin (Chú Chim Cánh Cụt Pororo) (2003 - nay) (phim truyền hình hoạt hình) Rio (2011) Rio 2 (2014) Storks (Tiểu Đội Cò Bay) (2016) Surf’s Up (Cánh Cụt Lướt Ván) (2007) Surf's Up 2: WaveMania (Cánh Cụt Lướt Ván (Phần 2)) (2017) The Angry Birds Movie (2016) The Angry Birds Movie 2 (2019) The Penguins Of Madagascar (2008 - 2015) (phim truyền hình hoạt hình) Valiant (Biệt Đội Bồ Câu) (2005) Zambezia (Thành Phố Của Các Loài Chim) (2012) Âm nhạc Bồ Câu Ơi (Nguyễn Văn Chung) Chickens (Цыплята) (A. Filippenko) (do nhạc sĩ Việt Anh viết lời Việt với tự đề "Đàn Gà Con") Chim Chích Bông (Văn Dung) (phổ nhạc theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Viết Bình) Chim Chích Chòe (Đức Quỳnh) Chim Chốc Mào (Trần Xuân Tiến) Chim Vành Khuyên (Hoàng Vân) Chú Chim Đánh Thức (Nguyễn Tiến Nghĩa) Chú Trống Choai (Thanh Tuyền) Chú Vịt Con (Triệu Ngọc Huyền) Con Chim Non (Lý Trọng) Đàn Gà Trong Sân (Nguyễn Văn Hiên) Em Như Chim Bồ Câu Trắng (Trần Ngọc) Gà Gáy Le Te (dân ca Cống Khao) Se Sẻ Ngoan (Trần Xuân Tiến) Một Con Vịt (Kim Duyên) Như Con Chim Sẻ (Lương Bằng Vinh) Như Đàn Cò Trắng (Nguyễn Ngọc Thiện) Thơ Chim Chích Bông (Nguyễn Viết Bình) Đàn Gà Con (Phạm Hổ) Tiếng Chim Chích Chòe (Trần Đăng Khoa) Tranh Chim Sẻ (Mài Chân) Chim Sẻ Xanh (Mài Chân) Tranh Khảm Hy Lạp Cổ Đại: Water BirdS Chú thích Liên kết ngoài Chim Việt Nam (Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Thái, tiếng Mã Lai, tiếng Indonesia) Sibagu 479 loài chim tại Việt Nam Viet Nam Creatures Khủng long Nhóm loài do Carl Linnaeus đặt tên
9879
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A1ng%20H%C3%A0
Lưỡng Hà
Lưỡng Hà hay Mesopotamia là một khu vực lịch sử ở Tây Á nằm trong hệ thống sông Tigris và Euphrates ở phía bắc của Lưỡi liềm màu mỡ. Ngày nay, Lưỡng Hà nằm ở Iraq. Theo nghĩa rộng nhất, khu vực lịch sử bao gồm Iraq, Kuwait, một phần của Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nó được coi là một trong những trung tâm văn hóa đầu tiên trên thế giới, và các nền văn minh nổi tiếng nhất của nó là người Sumer, Akkadia, Assyria và Babylonia. Lưỡng Hà là nơi có những phát triển sớm nhất của Cách mạng Đồ đá mới từ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Nó đã được xác định là đã "truyền cảm hứng cho một số phát triển quan trọng nhất trong lịch sử loài người, bao gồm việc phát minh ra bánh xe, trồng những cây ngũ cốc đầu tiên và sự phát triển của chữ thảo, toán học, thiên văn học, nông nghiệp và sự phát triển của đế chế đầu tiên trong lịch sử (đế quôc Akkad) do Sargon of Akkad lãnh đạo”. Nó đã được biết đến như một trong những nền văn minh sớm nhất trên thế giới. Một số nền văn minh theo sau nó, nền đầu tiên là nền văn minh Sumer (4500 TCN–1900 TCN), sau đó là các đế chế, đáng chú ý nhất là Đế quốc Akkad (2334 TCN–2154 TCN), Đế quốc Tân Assyria (911 TCN–609 TCN) và Văn minh cổ Babylon (626 TCN–539 TCN). Người Sumer và người Akkadia (bao gồm cả người Assyria và người Babylonia) lớn lên ở các vùng khác nhau của Iraq - Mesopotamia - đã cai trị Lưỡng Hà từ khi bắt đầu viết nên lịch sử vào khoảng năm 3100 TCN cho đến khi cuộc xâm lược của người Achaemenid và sự sụp đổ của Babylon vào năm 539 TCN, sau đó. rơi vào tay Alexander anh cả vào năm 332 trước Công nguyên và khi ông qua đời, nó trở thành một phần của Đế chế Seleucid Hy Lạp. Vào khoảng năm 150 trước Công nguyên, Lưỡng Hà bị nhà nước Parthia xâm chiếm. Trong bối cảnh xung đột tiếp diễn giữa người La Mã và người Parthia, các phần phía tây của khu vực nằm dưới sự kiểm soát của người La Mã. Năm 226 sau Công Nguyên, các vùng phía đông của Lưỡng Hà rơi vào tay người Ba Tư Sassanids. Sự phân chia khu vực giữa đế chế La Mã (Byzantine từ năm 395 sau Công nguyên) và Sassanian tiếp tục cho đến thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, Cho đến khi đạo Hồi xâm nhập vào Iraq và Ba Tư và sự sụp đổ của Đế chế Sassanid Có một số quốc gia Mesopotamian bản địa Neo-Assyrian và Cơ đốc giáo giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên và thế kỷ 3 sau Công nguyên, bao gồm Hadyab, Asrouna và Hatra. Từ nguyên Khái niệm địa danh Mesopotamia (, "[vùng đất] giữa các dòng sông"; hoặc ; miyân rudân; Beth Nahrain "Vùng đất bên sông") xuất phát từ từ gốc Hy Lạp cổ μέσος (mesos) "giữa" và ποταμός (potamos) "sông", nghĩa đen là "(vùng đất) giữa các dòng sông". Thuật ngữ này được sử dụng trong bản Septuagint Hy Lạp (k. 250 TCN) để dịch từ tương đương trong tiếng Do Thái và tiếng Aram Naharaim. Thuật ngữ tiếng Aram biritum/birit narim tương ứng để chỉ khái niệm địa lý tương tự. Sau đó, thuật ngữ Mesopotamia thường được áp dụng cho tất cả các vùng đất giữa Euphrates và Tigris, bao gồm không chỉ Syria mà còn gần như toàn bộ Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Các thảo nguyên lân cận ở phía tây Euphrates và phía tây của dãy núi Zagros cũng thường được gộp vào trong thuật ngữ Lưỡng Hà nghĩa rộng. Thường có sự phân biệt giữa Bắc/Thượng Lưỡng Hà và Nam/Hạ Lưỡng Hà. Thượng Lưỡng Hà, còn được gọi là Jazira, là khu vực giữa Euphrates và Tigris từ đầu nguồn xuống Baghdad. Hạ Lưỡng Hà là khu vực từ Baghdad đến Vịnh Ba Tư, bao gồm Kuwait và một phần của miền tây Iran. Trong cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ Lưỡng Hà/Lưỡng Hà bao gồm cả khía cạnh thời kỳ lịch sử. Nó thường được sử dụng để chỉ khu vực này cho đến khi các cuộc chinh phục Hồi giáo Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 CN, từ đó tên để chỉ khu vực được thay bằng các tên tiếng Ả Rập như Syria, Jezirah và Iraq. Cũng có tranh cãi cho rằng những uyển ngữ này là những cái tên mang tính Âu châu trung tâm chủ nghĩa được gán cho khu vực ở thời kỳ phương Tây xâm lấn thế kỷ 19. Địa lý Lưỡng Hà bao gồm vùng đất nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, cả hai đều bắt nguồn từ dãy núi Taurus. Hai con sông được cấp nước bởi nhiều phụ lưu và toàn bộ hệ thống sông chảy qua một vùng núi rộng lớn. Các tuyến đường bộ ở Lưỡng Hà thường men theo Euphrates vì bờ sông Tigris thường dốc và trắc trở. Khu vực có khí hậu bán khô hạn với một sa mạc rộng lớn ở phía bắc và một khu vực đầm lầy, đầm phá, bãi bùn và bờ lau sậy ở phía nam. Ở cực nam, Euphrates và Tigris hợp dòng và đổ vào Vịnh Ba Tư. Môi trường khô hạn trải dài từ các khu vực phía bắc nhưng chưa chắc làm nông nghiệp dùng nước mưa cho đến ở phía nam dùng thủy lợi. Hệ thống tưới tiêu được hỗ trợ bởi mực nước cao và nước tuyết tan từ trên các đỉnh núi cao phía bắc dãy Zagros và từ Cao nguyên Armenia. Hệ thống thủy lợi đòi hỏi khả năng huy động lực lượng lao động lớn để xây dựng và bảo trì kênh rạch, dẫn đến sự phát triển của đô thị và hệ thống chính quyền tập trung ở thời kỳ sơ khai. Nông nghiệp trong khu vực cũng được kết hợp với chăn thả du mục cừu và dê (và sau đó là lạc đà) từ thảo nguyên ven sông vào những tháng mùa hè khô ráo tới vùng rìa sa mạc vào mùa đông ẩm ướt. Khu vực này có ít đá xây dựng, kim loại quý và gỗ, vì vậy phải phụ thuộc vào buôn bán nông sản đường dài để trao đổi các mặt hàng này từ các khu vực xa xôi. Ở vùng đầm lầy ở phía nam, một nền văn hóa ngư nghiệp phức tạp đã tồn tại từ thời tiền sử, cũng đóng góp vào sự đa dạng văn hóa. Khu vực thường xảy ra những sự đứt gãy văn hóa định kỳ vì một số lý do. Nhu cầu lao động theo thời gian đã dẫn đến sự gia tăng dân số, đẩy khả năng chịu đựng của hệ sinh thái tới giới hạn. Giai đoạn bất ổn khí hậu xảy ra có thể kéo theo sự sụp đổ của chính quyền trung ương và suy giảm dân số. Ngoài ra, những cuộc tấn công từ các bộ lạc trung du hoặc người du mục đã dẫn đến thương mại sụp đổ và các hệ thống thủy lợi bị bỏ bê. Cùng với đó, xu hướng trung tâm hóa của các thành bang khiến cho quyền lực của chính quyền trung ương trên toàn khu vực bị phân mảnh. Những xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay ở Iraq. Lịch sử Thời tiền sử của vùng Cận Đông cổ đại bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cũ. Chữ viết xuất hiện dưới dạng chữ tượng hình ở thời kỳ Uruk IV (khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN), còn các ghi chép lịch sử bắt đầu từ giữa thiên niên kỷ thứ ba TCN với các tài liệu chữ hình nêm về các vị vua Sơ kỳ triều đại. Lịch sử Lưỡng Hà kết thúc với việc bị Đế chế Achaemenes thôn tính vào cuối thế kỷ thứ 6 TCN, hoặc tại thời điểm cuộc chinh phạt của người Hồi giáo và thành lập Caliphate vào cuối thế kỷ thứ 7 CN, kể từ sau đó khu vực này được gọi là Iraq. Trong suốt lịch sử tồn tại, Lưỡng Hà là vùng đất của một số trong những xã hội cổ đại phức tạp và phát triển nhất thế giới. Khu vực này là một trong bốn nền văn minh châu thổ phát minh ra chữ viết, cùng với thung lũng sông Nile ở Ai Cập cổ đại, Văn minh lưu vực sông Ấn ở tiểu lục địa Ấn Độ và văn minh sông Hoàng Hà ở Trung Quốc cổ đại. Lưỡng Hà có các thành phố quan trọng trong lịch sử như Uruk, Nippur, Nineveh, Assur và Babylon, cũng như các vùng lãnh thổ lớn như thành phố Eridu, các vương quốc Akkad, Triều đại thứ ba của Ur và các đế chế Assyria. Một số nhân vật lịch sử quan trọng của Lưỡng Hà là Ur-Nammu (vua của Ur), Sargon của Akkad (người thành lập Đế chế Akkad), Hammurabi (người thành lập nhà nước Babylon cổ), Ashur-uballit II và Tiglath-Pileser I (người thành lập Đế quốc Assyria). Phân loại thời kỳ Tiền sử Đồ đá mới tiền đồ gốm A (10.000–8700 TCN) Đồ đá mới tiền đồ gốm B (8700–6800) Jarmo (7500–5000 TCN) Hassuna (~ 6000 BC–? BC), Samarra (~ 5700–4900 BC) và các nền văn hóa Halaf (~ 6000–5300 BC) Thời kỳ Ubaid (~ 5900-4400 TCN) Thời kỳ Uruk (~ 4400–3100 TCN) Thời kỳ Jemdet Nasr (~ 3100–2900 TCN) Thời kỳ đồ đồng sớm Sơ kỳ triều đại (~ 2900–2350 TCN) Đế chế Akkad (~ 2350–2100 TCN) Triều đại thứ ba của Ur (2112–2004 TCN) Vương quốc Assyria thời đầu (thế kỷ 24 đến 18 TCN) Thời đại đồ đồng Babylonia thời đầu (thế kỷ 19 đến 18 TCN) Triều đại Babylon đầu tiên (thế kỷ 18 đến 17 TCN) Vụ phun trào Minoan (khoảng năm 1620 TCN) Thời kỳ đồ đồng muộn Thời kỳ Cổ Assyria (thế kỷ 16 đến 11 TCN) Thời kỳ Trung Assyria (khoảng 1365–1076 TCN) Triều đại Kassite ở Babylon, (khoảng 1595–1155 TCN) Thời đại đồ đồng sụp đổ (thế kỷ 12 đến thế kỷ 11 TCN) Thời kỳ đồ sắt Các quốc gia Syro-Hitti (thế kỷ 11 đến thế kỷ thứ 7 TCN) Đế chế Tân Assyria (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 7 TCN) Đế chế Tân Babylon (thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 6 TCN) Thời cổ đại Babylon thuộc Ba Tư, Assyria thuộc Achaemenes (thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 TCN) Lưỡng Hà thuộc Seleukos (thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 3 TCN) Babylon thuộc Parthia (thế kỷ thứ 3 TCN) Osroene (thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 CN) Adiabene (thế kỷ 1 đến thế kỷ 2 CN) Hatra (thế kỷ 1 đến thế kỷ 2 CN) Lưỡng Hà thuộc La Mã (thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 7 CN), Assyria thuộc La Mã (thế kỷ thứ 2 CN) Cổ đại hậu kỳ Đế chế Palmyrene (thế kỷ thứ 3 CN) Asōristān (thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7 CN) Euphratensis (giữa thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 7 CN) Cuộc xâm lược Hồi giáo (giữa thế kỷ thứ 7 CN) Chính trị Địa lý Lưỡng Hà có tác động sâu sắc đến sự phát triển chính trị của khu vực. Giữa các dòng sông và suối, người Sumer đã xây dựng những thành phố đầu tiên cùng với các kênh đào thủy lợi được ngăn cách bởi những dải sa mạc rộng lớn hoặc đầm lầy nơi các bộ lạc du mục sinh sống. Giao tiếp giữa các thành phố bị hạn chế vì khó khăn và đôi khi nguy hiểm. Do đó, mỗi thành phố Sumer dần trở thành một thành bang, độc lập với các thành phố khác. Đôi khi có một thành phố cố gắng chinh phục và thống nhất khu vực, nhưng thường kết thúc thất bại. Do đó, lịch sử chính trị của Sumer là một chuỗi những cuộc chiến gần như liên tục. Cuối cùng Sumer được thống nhất bởi Eannatum nhưng cũng không tồn tại được lâu khi chỉ một thế hệ sau đã bị người Akkad chinh phục vào năm 2331 TCN. Đế chế Akkad là đế chế đầu tiên thành công tồn tại hơn một thế hệ và chứng kiến các vị vua kế vị trong hòa bình. Tuy nhiên, chỉ trong một vài thế hệ, đế chế Akkad suy tàn, từ đó phần lớn thời gian Lưỡng Hà bị các dân tộc ngoại bang thay phiên nhau cai trị. Vương quyền Người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của họ là hậu duệ từ Thiên giới, nhưng không giống như người Ai Cập cổ đại, họ không bao giờ cho rằng các vị vua của họ là các vị thần thực sự. Hầu hết các vị vua tự xưng là "vua của vũ trụ", hay "đại vương". Một tên gọi phổ biến khác là "người chăn cừu", thể hiện các vị vua chăm nom thần dân của mình. Quyền lực Khi Assyria phát triển thành một đế chế, nó được chia thành các phần nhỏ hơn, được gọi là các tỉnh. Mỗi tỉnh được đặt theo tên của các thành phố chính như Nineveh, Samaria, Damascus và Arpad, và đều có tổng trấn riêng có nhiệm vụ giám sát việc thu thuế. Tổng trấn cũng là người chịu trách nhiệm thực thi pháp luật, huy động binh lính nhập ngũ và cung cấp công nhân để xây dựng đền thờ. Theo cách này, việc kiểm soát một đế chế rộng lớn trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù Babylon là một thành bang khá nhỏ ở Sumer, nó đã phát triển vượt bậc dưới thời Hammurabi. Ông được gọi là "nhà lập pháp", và Babylon nhanh chóng trở thành một thành phố lớn ở Lưỡng Hà, và là một trung tâm tôn giáo, văn hóa và học thuật quan trọng ở Lưỡng Hà. Chiến tranh Khi kết thúc giai đoạn Uruk, các thành phố có tường bao phát triển còn nhiều làng mạc văn hóa Ubaid biệt lập bị bỏ hoang, cho thấy sự gia tăng của bạo lực. Một trong vị vua đầu tiên, Lugalbanda, được cho là đã xây dựng những bức tường trắng xung quanh thành phố. Khi thành bang bắt đầu phát triển, phạm vi ảnh hưởng của chúng chồng chéo lên nhau gây ra tranh chấp giữa các thành bang, đặc biệt là trên đất liền và kênh rạch. Những tranh chấp này đã được ghi lại trong các phiến đất sét từ thời điểm vài trăm năm trước khi xảy ra bất kỳ cuộc chiến lớn nào. Chiến tranh lần đầu được ghi lại vào k. 3200 TCN, nhưng không phổ biến cho đến k. 2500 TCN. Một vị vua (Ensi) nửa lịch sử nửa thần thoại của thành Uruk sơ kỳ triều đại II, Gilgamesh (k. 2600 TCN), đã được ca tụng vì các chiến công chống lại Humbaba của Núi tuyết tùng trong nhiều bài thơ và bài hát sau này. Tấm bia Kền kền vào cuối sơ kỳ triều đại III (2600–2350 TCN), kỷ niệm chiến thắng của Eannatum của Lagash trước thành phố đối thủ Umma lân cận, là tượng đài lâu đời nhất trên thế giới về một vụ thảm sát. Từ thời điểm này trở đi, chiến tranh đã trở thành một phần của hệ thống chính trị Lưỡng Hà. Đôi khi một thành phố trung lập có thể đóng vai trò trung gian cho hai thành phố đối thủ. Điều này đã giúp hình thành các liên minh giữa các thành phố, dẫn đến sự thành lập các quốc gia trong khu vực. Các đế chế hình thành và hướng các chiến dịch quân sự ra bên ngoài. Chẳng hạn, vua Sargon đã chinh phục tất cả các thành phố Sumer, một số thành phố ở Mari và sau đó tiến hành chiến tranh với miền bắc Syria. Nhiều bức tường cung điện Assyria và Babylon được trang trí bằng những hình ảnh của các trận thắng và kẻ thù tuyệt vọng trốn thoát hoặc ẩn náu giữa đám lau sậy. Pháp luật Các thành bang Lưỡng Hà đã ban hành các bộ luật đầu tiên, dựa trên quyền ưu tiên pháp lý và các quyết định của vua, tiêu biểu như Urukagina, Lipid Ishtar và Hammurabi. Bộ luật Hammurabi (1780 TCN) là một trong những bộ luật đầu tiên được biết đến và được bảo tồn tốt nhất của Lưỡng Hà cổ đại, bao gồm hơn 200 điều luật cho. Các bộ luật cho thấy sự suy yếu dần dần về quyền của phụ nữ và mức độ tàn khốc tăng dần trong việc đối xử với nô lệ. Ngôn ngữ và chữ viết Ngôn ngữ viết đầu tiên ở Lưỡng Hà là Sumer, một ngôn ngữ chắp dính độc lập. Cùng với tiếng Sumer, các ngôn ngữ Semit cũng được sử dụng ở Lưỡng Hà thời đầu. Tiếng Subartu ở vùng núi Zagros, có thể thuộc họ ngôn ngữ Hurro-Urartuan, xuất hiện trong tên người, sông, núi và trong các nghề thủ công khác nhau. Tiếng Akkad trở thành ngôn ngữ chính của Đế chế Akkad và các đế chế Assyria, nhưng tiếng Sumer vẫn được sử dụng cho các mục đích hành chính, tôn giáo, văn học và khoa học. Các phương ngữ Akkad khác nhau đã được sử dụng cho đến cuối thời Tân Babylon. Tiếng Aram cổ, vốn đã trở nên phổ biến ở Lưỡng Hà, sau đó trở thành ngôn ngữ hành chính chính thức của Đế quốc Tân Assyria, rồi sau đó là Đế chế Achaemenes. Tiếng Akkad dần không còn được sử dụng, nhưng vẫn được sử dụng cùng với tiếng Sumer trong đền thờ sau một vài thế kỷ. Các văn bản tiếng Akkad cuối cùng có niên đại khoảng thế kỷ 1 CN. Trong thời kỳ đầu lịch sử của Lưỡng Hà (khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN), tiếng Sumer bắt đầu được viết bằng chữ hình nêm, có tên như vậy do được viết bằng bút có đầu hình tam giác khắc trên đất sét ướt. Các dạng chuẩn hóa của kí tự hình nêm rất có thể được phát triển từ chữ tượng hình. Hệ thống kí hiệu tượng hình ban đầu của chữ hình nêm đòi hỏi nhiều năm để thành thạo, vì vậy, chỉ có một số người làm kinh sư mới được đào tạo để sử dụng nó. Đến khi hệ thống chữ kí âm trở nên phổ biến dưới thời Sargon, một phần đáng kể dân số Lưỡng Hà mới có thể đọc và viết. Nhiều kho lưu trữ văn bản lớn đã được tìm thấy và khôi phục từ các di tích khảo cổ học của các trường học kinh sư ở Babylon cổ đại. Hầu hết các thị trấn và đền thờ đều có thư viện. Có một câu ngạn ngữ cổ của người Sumer rằng "Một kinh sư ưu tú thường dậy từ lúc bình minh". Phụ nữ cũng như đàn ông đều được học đọc và viết, và trong thời kỳ Semit, việc này yêu cầu cả kiến thức về ngôn ngữ Sumer đã tuyệt chủng, với hệ thống âm tiết phức tạp và sâu rộng. Một lượng đáng kể văn học Babylon là tác phẩm dịch từ bản gốc Sumer, tôn giáo và luật pháp tiếp tục được viết bằng tiếng Sumer. Từ vựng, ngữ pháp và bản dịch song ngữ được biên soạn để cho học trò sử dụng, cũng như các bài bình luận về các văn bản cũ và giải thích các từ và cụm từ tối nghĩa. Người ta sắp xếp và đặt tên tất cả chữ cái kí âm, cũng như soạn thảo chúng thành các danh sách công phu. Có rất nhiều tác phẩm văn học Babylon đã được biết đến ngày nay. Nổi tiếng nhất trong số đó là Sử thi Gilgamesh nằm trong mười hai phiến đất sét, được biên soạn từ các văn bản tiếng Sumer bởi Sin-liqi-unsinni. Sử thi nói về những cuộc phiêu lưu của Gilgamesh, vị vua bán lịch sử/thần thoại của Uruk, có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn cổ xưa và các câu chuyện khác nhau. Tôn giáo và triết học Tôn giáo Tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại bao gồm tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của các nền văn minh Lưỡng Hà trong khoảng năm 3500 TCN đến 400 CN, sau đó phần lớn bị thay thế bởi Kitô giáo Syria. Sự phát triển tôn giáo ở Lưỡng Hà và văn hóa Lưỡng Hà nói chung không bị ảnh hưởng bởi dòng di chuyển đến và đi khắp khu vực của các dân tộc khác nhau, đặc biệt là ở phía nam. Thay vào đó, tôn giáo Lưỡng Hà là một truyền thống nhất quán và mạch lạc, phù hợp với nhu cầu nội tại của các tín đồ qua hàng thiên niên kỷ phát triển. Những khởi nguồn sớm nhất của tư tưởng tôn giáo Lưỡng Hà có từ giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN, có nền tảng từ sự thờ phụng thiên nhiên. Trong thiên niên kỷ thứ 3 TCN, các đối tượng thờ phụng đã được nhân cách hóa và trở thành một nhóm các vị thần với các chức năng cụ thể. Các giai đoạn cuối cùng của đa thần giáo Lưỡng Hà phát triển trong thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 1, tập trung hơn vào tôn giáo thờ phụng cá nhân và sắp xếp các vị thần thành một hệ thống phân cấp quân chủ với vị thần quốc gia là người đứng đầu các thần. Tôn giáo Lưỡng Hà cuối cùng bị suy tàn trước sự truyền bá của các tôn giáo Iran thời Đế chế Achaemenes và sự Kitô giáo hóa. Triết học Nhiều nền văn minh của khu vực có ảnh hưởng lớn đến các tôn giáo Abraham, đặc biệt là Kinh thánh tiếng Do Thái; giá trị văn hóa và ảnh hưởng văn học của nó được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong Sách Sáng thế. Giorgio Buccellati cho rằng khởi nguồn của triết học đến từ các triết lý sơ khai về cuộc sống ở Lưỡng Hà, đặc biệt là về đạo đức, dưới các hình thức biện chứng, đối thoại, sử thi, văn hóa dân gian, thánh ca, lời bài hát, văn xuôi và tục ngữ. Lý luận và lý tính thời Babylon đã phát triển vượt ra ngoài quan sát thực nghiệm. Tư duy triết học Babylon có ảnh hưởng đến triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là triết học Hy Lạp hóa. Văn bản Babylon Đối thoại của người bi quan có điểm tương đồng với các suy nghĩ chủ vận của các nhà ngụy biện và các học thuyết Heraclitus về sự tương phản, và các đối thoại của Plato, cũng như là tiền thân cho phương pháp gợi hỏi của Socrates. Nhà triết học người Ionia Thales cũng bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng vũ trụ học của Babylon. Văn hóa xã hội Lễ hội Người Lưỡng Hà cổ đại tổ chức nghi lễ mỗi tháng. Chủ đề của các nghi lễ và lễ hội cho mỗi tháng được xác định bởi ít nhất sáu yếu tố quan trọng: Mùa trăng (trăng thượng huyền mang ý nghĩa đủ đầy và tăng trưởng, còn trăng hạ huyền được gắn với sự giảm sút, duy trì và các lễ hội của Địa ngục) Giai đoạn của chu kỳ nông nghiệp hàng năm Điểm phân và điểm chí Thần thoại địa phương và những các vị thần bảo trợ Thành công của vị vua hiện tại Lễ hội Akitu, hay Lễ Năm mới (Trăng tròn đầu tiên sau xuân phân) Kỷ niệm các sự kiện lịch sử cụ thể (thành lập, chiến thắng quân sự, ngày lễ đền thờ,...) Âm nhạc Các ca khúc được viết để dâng lên các vị thần hoặc để kể về các sự kiện quan trọng. Âm nhạc được yêu thích bởi cả giới quý tộc và thường dân. Dân chúng thích hát và nhảy trong nhà hoặc ở chợ. Các ca khúc được truyền miệng qua nhiều thế hệ cho đến khi chữ viết trở nên phổ biến hơn. Những ca khúc này là một phương tiện truyền tải thông tin quan trọng về các sự kiện lịch sử qua nhiều thế kỷ. Oud (tiếng Ả Rập: العود) là một nhạc cụ có dây nhỏ được sử dụng bởi người Lưỡng Hà. Hình ảnh lâu đời nhất về Oud có từ thời Uruk ở Nam Lưỡng Hà hơn 5000 năm trước, ở trên một con dấu hình trụ hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Anh. Con dấu mô tả một phụ nữ đang cúi mình xuống chơi nhạc ở trên thuyền. Nhạc cụ này xuất hiện nhiều lần trong suốt lịch sử Lưỡng Hà và cả ở Ai Cập cổ đại từ triều đại thứ 18 trở đi với các biến thể cổ dài hoặc ngắn. Oud được coi là tiền thân của đàn lute châu Âu. Trò chơi Săn bắn là hoạt động phổ biến của các vị vua Assyria. Đấm bốc và đấu vật cũng thường xuyên xuất hiện trong nghệ thuật. Một số hình thức polo có thể rất phổ biến, nhưng với người cưỡi trên vai người khác thay vì cưỡi ngựa. Majore là một trò chơi tương tự như môn bóng bầu dục nhưng với bóng gỗ. Họ cũng có một trò chơi trên bàn tương tự như senet và backgammon, hiện được gọi là "Trò chơi Hoàng gia của Ur ". Gia đình Như được thể hiện trong các bộ luật nối tiếp nhau, Urukagina, Lipid Ishtar và Hammurabi, xã hội Lưỡng Hà ngày càng trở nên gia trưởng. Ở thời Sumer sơ kỳ, "en", hay đại tư tế, của các nam thần ban đầu là phụ nữ, còn en của nữ thần thì là đàn ông. Thorkild Jacobsen, cũng như nhiều người khác, cho rằng xã hội Lưỡng Hà thời kỳ đầu được cai trị bởi một "hội đồng trưởng lão" mà ở đó đàn ông và phụ nữ đều được đại diện bình đẳng, nhưng theo thời gian, địa vị của phụ nữ giảm xuống còn của đàn ông tăng lên. Chỉ có hậu duệ hoàng tộc và con trai của các gia đình giàu có, hoặc các nghề nghiệp như thầy giáo, thầy thuốc, tư tế mới được đi học. Hầu hết các bé trai học nghề của cha hoặc được đi học nghề. Các bé gái phải ở nhà với mẹ để học nội trợ và nấu ăn, và chăm sóc trẻ em trong nhà. Tuy nhiên, phụ nữ ở Lưỡng Hà cũng có một số quyền nhất định. Họ có thể sở hữu tài sản và có thể ly hôn nếu có lý do chính đáng. Chôn cất Hàng trăm ngôi mộ đã được khai quật tại nhiều khu vực ở Lưỡng Hà, cung cấp thông tin về thói quen chôn cất của người Lưỡng Hà. Tại thành phố Ur, hầu hết mọi người được chôn cất trong các ngôi mộ gia đình dưới nhà của họ, cùng với một số tài sản. Một số hài cốt được tìm thấy được bọc trong chiếu và thảm. Trẻ em chết non được đặt trong những chiếc "lọ" lớn để ở nhà nguyện gia đình. Những hài cốt khác đã được tìm thấy trong nghĩa địa thành phố. 17 ngôi mộ đã được tìm thấy với những đồ vật rất quý giá bên trong nên được cho là những ngôi mộ hoàng gia. Kinh tế và nông nghiệp Nền nông nghiệp sử dụng thủy lợi lan tỏa từ vùng đồi Zagros với văn hóa Samara và Hadji Muhammed xuống phía nam vào khoảng 5.000 TCN. Các ngôi đền Sumer có chức năng như ngân hàng và đã phát triển hệ thống cho vay và tín dụng quy mô lớn, nhưng đến thời người Babylon mới phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đầu tiên. Nó có nhiều nét tương đồng với kinh tế học hậu Keynes thời hiện đại, nhưng với cách tiếp cận cởi mở hơn. Từ sơ kỳ triều đại đến thời Ur III, các đền thờ sở hữu tới một phần ba tổng diện tích đất, giảm dần theo thời gian khi hoàng gia và các tổ chức tư nhân khác tăng lên. Từ Ensi chỉ chức quan cai quản nền nông nghiệp phụ thuộc vào đền thờ. Nông nô chủ yếu làm việc ở trên đất của đền thờ hoặc cung điện. Nền nông nghiệp ở Lưỡng Hà đòi hỏi phải có hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt. Nhu cầu tưới tiêu khiến người Sumer, sau đó là người Akkad, xây dựng các thành phố dọc theo sông Tigris, Euphrates và các chi lưu. Các con sông cung cấp thủy sản (được sử dụng làm cả thực phẩm và phân bón), lau sậy và đất sét (làm vật liệu xây dựng). Với hệ thống tưới tiêu, nguồn cung cấp thực phẩm ở Lưỡng Hà có thể so sánh với với vùng thảo nguyên Canada. Các thung lũng sông Tigris và Euphrates tạo thành phần phía đông bắc của Lưỡi liềm Màu mỡ, bao gồm cả thung lũng sông Jordan và sông Nile. Mặc dù đất phù sa châu thổ phì nhiêu và có lợi cho mùa màng, những vùng cách xa nước lại khô cằn và không thể ở được. Vì vậy sự phát triển của thủy lợi rất quan trọng đối với những người định cư ở Lưỡng Hà. Người Lưỡng Hà đã tìm ra cách kiểm soát nước bằng đập và cống. Những người định cư ban đầu đã biết sử dụng cày gỗ để làm tơi đất trước khi gieo trồng lúa mạch, hành tây, nho, củ cải và táo. Họ cũng là một trong những người đầu tiên làm ra bia và rượu vang. Mặc dù các dòng sông duy trì sự sống nhưng chúng cũng gây ra lũ lụt thường xuyên tàn phá các thành phố. Thời tiết Lưỡng Hà thất thường gây khó khăn và mất mùa cho nông dân; vì vậy phải có thêm các nguồn thức ăn dự phòng như bò và cừu. Theo thời gian, đất đai phần cực nam của Lưỡng Hà Sumer bị mặn hóa, dẫn đến sự suy tàn dần dần và quyền lực bị dịch chuyển lên Akkad ở phía bắc. Khoa học kỹ thuật Toán học Toán học và khoa học Lưỡng Hà dựa trên hệ đếm lục thập phân (cơ sở 60). Đây là nguồn gốc của cách sử dụng 60 giây một phút, 60 phút một giờ và 360 độ (60 × 6) một vòng tròn thời hiện đại. Lịch Sumer được tính theo tuần có bảy ngày. ( chắc vậy ) Người Babylon có thể đã biết sử dụng các quy tắc đo diện tích. Họ tính chu vi đường tròn bằng ba lần đường kính và diện tích bằng một phần mười hai bình phương của chu vi, điều này là đúng trong trường hợp lấy π bằng 3. Thể tích của một hình trụ là tích của đáy và chiều cao, tuy nhiên, thể tích của sự hình nón hoặc hình chóp vuông được tính không chính xác bằng chiều cao nhân với một nửa diện tích đáy. Ngoài ra, có một phát hiện gần đây tìm được một phiến đấy sét sử dụng số π bằng 3 và 1/8. Người Babylon cũng có đơn vị dặm Babylon, tương đương với 11 km ngày nay. Đơn vị khoảng cách này cuối cùng được chuyển đổi thành đơn vị dặm thời gian, sử dụng để đo thời gian theo hành trình của Mặt trời. Thiên văn học Từ thời Sumer, các tư tế đền thờ thường giải đoán các sự kiện xảy ra dựa theo vị trí của các thiên thể. Điều này tiếp tục đến thời Assyria, với truyền thống ban hành limmu, danh mục các ngày lễ vọng dựa theo vị trí hành tinh, mỗi năm. Các phiến đất sét có niên đại từ thời Babylon cổ ghi lại việc ứng dụng toán học vào tính toán sự biến thiên độ dài của ngày trong một năm mặt trời. Hàng thế kỷ quan sát của người Babylon về các hiện tượng thiên thể được ghi lại trong các bảng chữ chữ hình nêm được gọi là 'Enūma Anu Enlil'. Văn bản thiên văn quan trọng lâu đời nhất cho đến nay là Phiến 63 của 'Enūma Anu Enlil', phiến Venus của Ammi-Saduqa, liệt kê những lần mọc đầu và cuối của Sao Kim trong khoảng 21 năm và là bằng chứng sớm nhất của việc nhận biết chu kì của một hành tinh. Thước trắc tinh hình chữ nhật cổ nhất có từ thời Babylon k. 1100 TCN, goi là MUL. APIN, chứa các danh mục sao và chòm sao cũng như các sơ đồ dự đoán mọc lúc rạng đông và đặc điểm của các hành tinh, độ dài của ban ngày được đo bằng đồng hồ nước, gnomon, bóng và nhuận. Văn bản GU của Babylon sắp xếp các ngôi sao thành "chuỗi" nằm dọc các vòng xích vĩ để đo xích kinh độ hoặc khoảng thời gian, và cũng bao gồm cả các ngôi sao nằm ở thiên đỉnh, phân tách bằng các khác biệt về xích kinh độ. Cung hoàng đạo là một phát minh của người Babylon thời cổ đại. Có nhiều văn bản chữ hình nêm ghi chép về các quan sát nhật thực gốc của người Lưỡng Hà. Đến thời Tân Babylon, trong số các ngành khoa học, thiên văn học và chiêm tinh học vẫn chiếm một vị trí danh giá trong xã hội. Thiên văn học Babylon là nền tảng cho thiên văn học Hy Lạp cổ đại, thiên văn học cổ điển Ấn Độ, Sasan, Byzantine và Syria, thiên văn học Hồi giáo thời trung cổ, và thiên văn học ở Trung Á và Tây Âu. Do đó, thiên văn học Tân Babylon có thể được coi là tiền thân trực tiếp của phần lớn toán học và thiên văn học Hy Lạp cổ đại, đến lượt nó lại là tiền thân lịch sử của cuộc cách mạng khoa học châu Âu (phương Tây). Trong thế kỷ thứ 8 và 7 TCN, các nhà thiên văn học Babylon đã phát triển một hướng tiếp cận mới đối với thiên văn học. Họ bắt đầu nghiên cứu triết học về bản chất lý tưởng của vũ trụ sơ khai và sử dụng logic nội tại trong hệ thống hành tinh dự đoán của họ. Đây là một đóng góp quan trọng cho thiên văn học và triết học khoa học, một số học giả đã gọi phương pháp mới này là cuộc cách mạng khoa học đầu tiên. Cách tiếp cận mới này đối với thiên văn học đã được đón nhận và phát triển hơn nữa trong thiên văn học Hy Lạp cổ điển và Hy Lạp hóa. Đến thời Seleukos và Parthia, các ghi chép thiên văn có tính khoa học toàn diện. Sự phát triển phương pháp dự đoán chuyển động của các hành tinh của người Babylon được coi là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử thiên văn học. Nhà thiên văn học Babylon duy nhất được biết đến là người ủng hộ mô hình nhật tâm là Seleukos của Seleucia (sinh 190 TCN), được nhắc đến trong các tác phẩm của Plutarch. Ông cho rằng Trái đất quay quanh trục của chính nó, và quay quanh Mặt trời. Theo Plutarch, Seleukos thậm chí đã chứng minh hệ thống nhật tâm, nhưng không rõ ông đã sử dụng những luận cứ nào. Y học Các văn bản lâu đời nhất của Babylon (bằng tiếng Akkad) về y học bắt nguồn từ triều đại Babylon đầu tiên trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN mặc dù các đơn thuốc sớm nhất xuất hiện ở Sumer trong triều đại thứ ba của Ur. Tuy nhiên, văn bản y học Babylon chi tiết nhất là Cẩm nang Chẩn đoán được viết bởi một ummânū, hay Đại học giả, Esagil-kin-apli của Borsippa, dưới triều đại của Adad-apla-iddina (1069–1046 TCN). Cẩm nang Chẩn đoán đã giới thiệu các phương pháp trị liệu và bệnh lí, sử dụng phương pháp kinh nghiệm, logic và lý tính trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Văn bản chứa một danh sách các triệu chứng y khoa và quan sát chi tiết theo kinh nghiệm, cùng với các quy tắc logic kết hợp các triệu chứng quan sát được trên cơ thể bệnh nhân với chẩn đoán và tiên lượng. Cùng với y học Ai Cập cổ đại cũng thời, người Babylon đã đưa ra các khái niệm chẩn đoán, tiên lượng, thực khám và kê đơn thuốc. Các triệu chứng và bệnh được điều trị thông qua các phương pháp trị liệu như băng bó, bôi thuốc mỡ và uống thuốc. Nếu một bệnh nhân không thể được chữa khỏi về mặt thể chất, các y sĩ Babylon thường tiến hành trừ tà để thanh tẩy bệnh nhân khỏi nguyền rủa. Y học Babylon thời kì sau cũng tương tự với y học Hy Lạp thời kỳ đầu ở nhiều mặt. Đặc biệt, các chuyên luận đầu tiên của Hippocrates thể hiện ảnh hưởng của y học Babylon về cả nội dung và hình thức. Công nghệ Người Lưỡng Hà đã phát minh ra nhiều công nghệ bao gồm gia công đồng và kim loại khác, làm thủy tinh và đèn, dệt vải, trị thủy, trữ nước và tưới tiêu. Họ cũng là một trong những xã hội đồ đồng đầu tiên trên thế giới. Theo một giả thuyết gần đây, hệ thống bơm ốc vít Archimedes có thể đã được Sennacherib của Assyria áp dụng cho hệ thống nước tại Vườn treo Babylon và Nineveh vào thế kỷ thứ 7 TCN, mặc dù các học giả chính thống cho rằng nó là một phát minh của Hy Lạp sau này. Trong thời kỳ Parthia hoặc Sasan, Pin Baghdad, có thể là loại pin đầu tiên trên thế giới, được phát minh ở Lưỡng Hà. Nghệ thuật và kiến trúc Nghệ thuật Nghệ thuật Lưỡng Hà cạnh tranh với với Ai Cập cổ đại ở mức độ kì vĩ, tinh xảo và công phu. Các mảng nghệ thuật chính là các hình thức điêu khắc khác nhau trên đá và đất sét; một số bức tranh nhỏ cũng tồn tại, nhưng chủ yếu được sử dụng để trang trí, mặc dù hầu hết các tác phẩm điêu khắc đều được sơn màu. Thời kỳ Tiền-Văn tự, với sự thống trị của Uruk, đã cho ra đời các tác phẩm tinh xảo như bình gốm Warka và con dấu hình trụ. Thời kỳ sau có một số tượng tu sĩ và tín đồ với đôi mắt to bằng thạch cao dùng trong nghi lễ thờ cúng, nhưng rất ít trong số này còn tồn tại. Các tác phẩm điêu khắc hình người thời Sumer và Akkad thường có đôi mắt to nhìn chằm chằm và bộ râu dài. Nhiều kiệt tác cũng đã được tìm thấy tại Nghĩa trang Hoàng gia tại Ur (k. 2650 TCN), bao gồm hai bức tượng Ram trong bụi cây, Bò mộng bằng đồng và đầu bò gắn trên một cây đàn lia của Ur. Ở các thời kỳ tiếp theo, trước sự lên ngôi của Đế chế Tân Assyria, nghệ thuật Lưỡng Hà tồn tại dưới một số hình thức: con dấu hình trụ, các bức tượng nhỏ trong vòng tròn và phù điêu với nhiều kích cỡ khác nhau. Phù điêu Burney là một tác phẩm nổi bật và tương đối lớn (51 x 38 cm) bằng đất nung, thể hiện một nữ thần có cánh với đôi chân của một con chim săn mồi, cùng với cú và sư tử. Nó có niên đại từ thế kỷ 18 hoặc 19 TCN, và cũng có thể được đúc bằng khuôn. Các tấm bia đá, lễ vật cúng tế, hoặc các phù điêu kỷ niệm chiến thắng và tiệc mừng, cũng được tìm thấy tại các đền thờ; Tấm bia Kền kền là một ví dụ thời đầu của phù điêu khắc, còn Bút tháp đen của Shalmaneser III ở Assyria là loại bia lớn đồ sộ thời kỳ sau. Cuộc chinh phạt toàn bộ Lưỡng Hà và các vùng lãnh thổ xung quanh của người Assyria đã tạo ra một quốc gia rộng lớn và giàu có, với nghệ thuật tráng lệ ở các cung điện và nơi công cộng. Người Assyria đã phát triển một phong cách nghệ thuật bao gồm những bộ tranh khắc cực kỳ lớn với các bức phù điêu kể chuyện vô cùng tinh xảo bằng đá tại các cung điện, với những cảnh chiến tranh hoặc săn bắn; một bộ sưu tập như vậy hiện đang lưu trữ ở Bảo tàng Anh. Có rất ít tác phẩm điêu khắc trong vòng tròn, ngoại trừ các hình nhân bảo vệ khổng lồ, thường là lamassu đầu người, được điêu khắc hai bên của một khối hình chữ nhật. Ngay cả trước khi thống trị khu vực, người Assyria đã tiếp nối truyền thống đúc con dấu hình trụ với các thiết kế mạnh mẽ và tinh tế. Kiến trúc Nghiên cứu về kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại dựa trên các bằng chứng khảo cổ học có sẵn, hình ảnh của các tòa nhà thể hiện trên cổ vật và các văn bản về việc xây dựng. Văn học học thuật thường tập trung vào các đền thờ, cung điện, tường thành và cổng, và các tòa nhà hoành tráng khác, nhưng đôi khi người ta cũng tìm thấy các tác phẩm nói về kiến trúc dân dụng. Khảo sát bề mặt khảo cổ cũng cho phép nghiên cứu hình thái đô thị ở các thành phố Lưỡng Hà thời đầu. Gạch là vật liệu chủ yếu vì có sẵn, còn đá xây dựng phải được vận chuyển từ khá xa. Ziggurat là hình thức kiến trúc đặc biệt nhất; các thành phố thường có cổng lớn, nổi tiếng trong đó là Cổng Ishtar ở Babylon thời Tân đế quốc, được trang trí với thú vật bằng gạch nhiều màu, hiện được trưng bày trong Bảo tàng Pergamon ở Berlin. Các di tích kiến trúc đáng chú ý nhất từ thời Lưỡng Hà sơ kỳ là các quần thể đền thờ tại Uruk từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN, các đền thờ và cung điện ở thung lũng sông Diyala như Khafajah và Tell Asmar, di tích Triều đại thứ ba của Ur ở Nippur (Thánh địa Enlil) và Ur (Thánh địa Nanna), di tích thời đồ đồng giữa ở Ebla, Mari, Alalakh, Aleppo và Kultepe của Syria, di tích thời đồ đồng muộn ở Bogazkoy (Hattusha), Ugarit, Ashur và Nuzi, cung điện và đền đài thời đồ sắt tại Assyria (Kalhu/Nimrud, Khorsabad, Nineveh), Babylon (Babylon), Urartia (Tushpa/Van, Kalesi, Cavustepe, Ayanis, Armavir, Erebuni, Bastam) và các di tích Tân Hitti (Karkamış, Tell Halaf, Karatepe). Nhà cửa hầu hết được tìm được tại di tích Cổ Babylon tại Nippur và Ur. Trong số các nguồn văn bản về xây dựng và các nghi lễ liên quan, đáng chú ý là là con dấu hình trụ của Gudea từ cuối thiên niên kỷ thứ 3, cũng như các bản khắc của hoàng gia Assyria và Babylon từ thời đồ sắt. Chú thích Dẫn nguồn Thư mục Frankfort, Henri, The Art and Architecture of the Ancient Orient, Pelican History of Art, 4th ed 1970, Penguin (nay là Yale History of Art), Đọc thêm Atlas de la Mésopotamie et du Proche-Orient ancien, Brepols, 1996 . Benoit, Agnès; 2003. Art et archéologie: les civilisations du Proche-Orient ancien, Manuels de l'Ecole du Louvre. Bottéro, Jean; 1987. Mésopotamie. L'écriture, la raison et les dieux, Gallimard, coll. « Folio Histoire », . Edzard, Dietz Otto; 2004. Geschichte Mesopotamiens. Von den Sumerern bis zu Alexander dem Großen, München, Hrouda, Barthel and Rene Pfeilschifter; 2005. Mesopotamien. Die antiken Kulturen zwischen Euphrat und Tigris. München 2005 (4. Aufl.), Joannès, Francis; 2001. Dictionnaire de la civilisation mésopotamienne, Robert Laffont. Korn, Wolfgang; 2004. Mesopotamien – Wiege der Zivilisation. 6000 Jahre Hochkulturen an Euphrat und Tigris, Stuttgart, Kuhrt, Amélie; 1995. The Ancient Near East: c. 3000–330 B.C. 2 Vols. Routledge: London and New York. Liverani, Mario; 1991. Antico Oriente: storia, società, economia. Editori Laterza: Roma. Matthews, Roger; 2005. The early prehistory of Mesopotamia – 500,000 to 4,500 BC, Turnhout 2005, Oppenheim, A. Leo; 1964. Ancient Mesopotamia: Portrait of a dead civilization. The University of Chicago Press: Chicago and London. Revised edition completed by Erica Reiner, 1977. Pollock, Susan; 1999. Ancient Mesopotamia: the Eden that never was. Cambridge University Press: Cambridge. Postgate, J. Nicholas; 1992. Early Mesopotamia: Society and Economy at the dawn of history. Routledge: London and New York. Roux, Georges; 1964. Ancient Iraq, Penguin Books. Silver, Morris; 2007. Redistribution and Markets in the Economy of Ancient Mesopotamia: Updating Polanyi, Antiguo Oriente 5: 89–112. Snell, Daniel (ed.); 2005. A Companion to the Ancient Near East. Malden, MA: Blackwell Pub, 2005. Van de Mieroop, Marc; 2004. A history of the ancient Near East. ca 3000–323 BC. Oxford: Blackwell Publishing. Liên kết ngoài Lưỡng Hà cổ đại   - dòng thời gian, định nghĩa và bài viết tại Từ điển bách khoa lịch sử cổ đại Lưỡng Hà   - giới thiệu về Mesopotamia từ Bảo tàng Anh Tác giả Nile và Tigris, tường thuật về các chuyến đi ở Ai Cập và Mesopotamia thay mặt cho bảo tàng Anh giữa những năm 1886 và 1913, bởi Sir EA Wallis Budge, 1920 (một bản fax có thể tìm kiếm tại Thư viện Đại học Georgia; DjVu & layered PDF) Một cư dân ở Mesopotamia, là cuộc phiêu lưu của một nghệ sĩ chính thức trong Vườn địa đàng, bởi Donald Maxwell, 1921 (một bản fax có thể tìm kiếm tại Thư viện Đại học Georgia; DjVu & Định dạng Khảo cổ học Mesopotamian , bởi Percy SP Gối, 1912 (một bản fax có thể tìm kiếm tại Thư viện Đại học Georgia; DjVu &   Định dạng ) Lưỡng Hà, 1920 Đọc thêm Cận Đông Lưỡng Hà Levant Iraq Lịch sử Tây Á Lịch sử Trung Đông Vùng lịch sử Ả Rập Xê Út Vùng lịch sử Địa lý Tây Á Địa lý Trung Đông Địa lý Syria Địa lý Iraq Đông Địa Trung Hải Văn minh Syria cổ đại Cận Đông cổ đại Lịch sử cổ đại Iraq
9884
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20cantat%20c%E1%BB%A7a%20Johann%20Sebastian%20Bach
Bản cantat của Johann Sebastian Bach
Bản cantat của Johann Sebastian Bach. Danh mục Cantata - BWV: Danh sách Xem thêm Johann Sebastian Bach Tham khảo Thư mục BWV Bach-Werke-Verzeichnis, Breitkopf & Härtel, 1998 NBA Neue Bach-Ausgabe, Bärenreiter, 1954 to 2007 Z. Philip Ambrose Texts of the Complete Vocal Works with English Translation and Commentary University of Vermont 2005–2011 Walter F. Bischof. The Bach Cantatas University of Alberta 2003–2010 Alfred Dürr: Johann Sebastian Bach: Die Kantaten. Bärenreiter, Kassel 1999, (in German) Alfred Dürr: The Cantatas of J.S. Bach, Oxford University Press, 2006. Werner Neumann: Handbuch der Kantaten J.S.Bachs, 1947, 5th ed. 1984, Martin Petzold: Bach-Kommentar. Theologisch-musikwissenschaftliche Kommentierung der geistlichen Vokalwerke Johann Sebastian Bachs. Vol. I: Die geistlichen Kantaten des 1. bis 27. Trinitatis-Sonntages, Kassel/Stuttgart 2004. Vol. II: Die geistlichen Kantaten vom 1. Advent bis zum Trinitatisfest, Kassel/Stuttgart 2007. Vol. III in preparation. Reginald Lane Poole. "A List of Church Cantatas in Presumed Order of Production" pp. 131–138 in Sebastian Bach. London: Sampson Low, Marston, Searle, & Rivington, 1882. Hans-Joachim Schulze: Die Bach-Kantaten: Einführungen zu sämtlichen Kantaten Johann Sebastian Bachs Leipzig: Evangelische Verlags-Anstalt; Stuttgart: Carus-Verlag 2006 (Edition Bach-Archiv Leipzig) (EVA), (in German) Craig Smith: programme notes, Emmanuel Music Charles Sanford Terry. "Appendix II: The Church Cantatas Arranged Cronologically", pp. 163–224 in Johann Sebastian Bach: His Life, Art, and Work. Translated from the German of Johann Nikolaus Forkel. With notes and appendices. London: Constable; New York: Harcourt, Brace and Howe. 1920. (e-version at Gutenberg.org) Christoph Wolff/Ton Koopman: Die Welt der Bach-Kantaten Verlag J.B. Metzler, Stuttgart, Weimar 2006 (in German) Philippe and Gérard Zwang. Guide pratique des cantates de Bach. Second revised and augmented edition. L'Harmattan, 2005. Liên kết ngoài http://jsbach.org/bwv1.html Johann Sebastian Bach Bản cantat Bản nhạc cổ điển nổi tiếng Tác phẩm của Johann Sebastian Bach
9885
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20Motet
Bản Motet
Bản Motet - BWV <table class=MsoNormalTable border=0 cellspacing=0 cellpadding=0 style='margin-left:4.75pt;border-collapse:collapse;mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt'> <p class=MsoNormal>Mã số <p class=MsoNormal>Tựa bài <p class=MsoNormal>Thể loại <p class=MsoNormal>Cung thể <p class=MsoNormal>Nhạc cụ <p class=MsoNormal>Ghi chú <tr style='mso-yfti-irow:1;height:11.25pt'> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 159 <td nowrap valign=bottom style='padding:0in 5.4pt 0in 5.4pt;height:11.25pt'> <p class=MsoNormal>Ich lasse dich nicht, du segnest mich<span style='font-size:8.0pt;font-family:Arial'> denn</span> </td> <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal>C Minor <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> </tr> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 160 <p class=MsoNormal>Jauchzet dem Herrn, alle Welt <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 161 <p class=MsoNormal>Kundlich gross ist das gottselige Geheimnis <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal>B Minor <p class=MsoNormal>Choir; Soprano; Alto; Tenor; Bass <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 162 <p class=MsoNormal>Ehre und Weishelt und Dank <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal>B Minor <p class=MsoNormal>Choir; Soprano; Alto; Tenor; Bass <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 163 <p class=MsoNormal>Merk aud, mein Herz, und sieh dorthin <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal>F Major <p class=MsoNormal>Choir; Soprano; Alto; Tenor; Bass <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 164 <p class=MsoNormal>Nun danket alle Gott <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal>G Major <p class=MsoNormal>Choir; Soprano; Alto; Tenor; Bass <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV Anh. 165 <p class=MsoNormal>Wandel ist im Himmel <p class=MsoNormal>Motet <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV118 <p class=MsoNormal>O Jesu Christ, mein Lebens Licht <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV118b <p class=MsoNormal>O Jesu Christ, mein Lebens Licht (2nd version) <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV225 <p class=MsoNormal>Singet dem Herrn ein neues Lied <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV226 <p class=MsoNormal>Der Geist hilft unser Schwachheit auf <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV227 <p class=MsoNormal>Jesu, meine Freude <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV228 <p class=MsoNormal>Fuerchte dich nicht <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV229 <p class=MsoNormal>Komm, Jesu, komm! <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV230 <p class=MsoNormal>Lobet den Herrn alle Heiden (Psalm 117) <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal>BWV231 <p class=MsoNormal>Sei Lob und Preis mit Ehren <p class=MsoNormal>Motets <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> <p class=MsoNormal> </table> Xem thêm Johann Sebastian Bach Tham khảo Nhạc cổ điển Bản nhạc cổ điển nổi tiếng Âm nhạc Phục Hưng Phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây
9892
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%A9%20c%E1%BA%A7m
Vĩ cầm
Vĩ cầm hay Vi-ô-lông, Tiểu Đề cầm là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và có âm vực cao nhất trong họ vĩ cầm. Đàn gồm có bốn dây, mỗi dây cách nhau một quãng năm đúng. Vĩ cầm phát triển vào thế kỉ 16 ở Ý và tiếp tục được cải tiến trong suốt thế kỉ 18 và 19. Loại đàn dùng cho người lớn có chiều dài khoảng 60 cm, rộng khoảng 20 cm, và luôn có kèm một cây vĩ có dây làm bằng lông đuôi ngựa, loại cao cấp hơn có thể làm bằng vây của cá voi nhưng ngày nay thường được làm bằng chất liệu ni lông hóa học có tính đàn hồi và khả năng sử dụng cao hơn. Đàn được làm từ các loại gỗ khác nhau như gỗ phong, vân sam... còn dây đàn được làm bằng thép hoặc ni lông. Người chơi vĩ cầm tạo ra âm thanh nhờ kéo hoặc gẩy đàn bằng tay phải và bấm nốt bằng tay trái. Vĩ cầm được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, nhạc Baroque, jazz, âm nhạc dân gian và cả nhạc rock. Họ vĩ cầm còn có ba loại khác là: viola, cello và contrebasse Lịch sử Nhạc cụ dây ra đời sớm nhất chủ yếu được chơi bằng cách gẩy vào dây đàn (ví dụ như đàn lyre của Hi Lạp). Nhạc cụ dây dùng vĩ có lẽ bắt nguồn từ vùng đất Trung Á. Những người thuộc dân tộc Turk và Mông Cổ được xem như là những nhạc công đầu tiên sử dụng nhạc cụ dây dùng vĩ. Nhạc cụ của họ gồm hai dây, cả dây đàn và vĩ kéo đều làm từ lông đuôi ngựa. Nhạc cụ dây lan rộng đến Trung Quốc, Ấn Độ, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) và Trung Đông, sau đó được phát triển thành đàn erhu, đàn rebab, đàn lyra và đàn esraj. Vĩ cầm bốn dây đầu tiên được cho là của Andrea Amati, sản xuất năm 1555 (các loại vĩ cầm khác xuất hiện sớm hơn và chỉ có ba dây, được gọi là violetta). Vĩ cầm lập tức trở nên phổ biến với những nhạc công đường phố cho đến giới quý tộc. Những thợ làm đàn nổi tiếng nhất từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18 tập trung ở Brescia và Cremona, Ý, gồm có Dalla Corna, Micheli, Inverardi, Gasparo da Salò, Giovanni Paolo Maggini, Amati, Guarneri và Stradivari. Ngày nay, các nhạc cụ từ thời hoàng kim của chế tác vĩ cầm, nhất là những cây đàn được làm bởi Stradivari và Guarneri del Gesù, được nhiều nghệ sĩ và các nhà sưu tầm săn lùng. Kỉ lục hiện nay là cây đàn Lady Blunt của Stradivari, được bán với giá 9.8 triệu bảng Anh vào ngày 20/6/2011. Cấu tạo Thân vĩ cầm hầu như được làm toàn bộ bằng gỗ. Một cây vĩ cầm truyền thống thường có mặt trước và mặt sau làm bằng gỗ vân sam, hai bên và cổ làm bằng gỗ thông. Hai mặt đàn thường được chế tạo thủ công. Để chế tạo mặt bên đàn, người ta hun nóng gỗ và uốn quanh các khuôn. Nhìn từ phía trước, thân vĩ cầm có thể chia làm ba bộ phận: phần trên và phần dưới nở rộng, phần giữa hẹp giới hạn bởi hai chữ C quay lưng vào nhau. Hai khe hình chữ S và tấm nâng nằm ở gần như chính giữa thân đàn. Phía trên thân đàn là cần đàn, tiếp đến là hộp chốt và cuộn xoắn ốc. Cần đàn, hộp chốt và cuộn xoắn thường được tạc từ một mảnh gỗ nguyên. Gắn liền với cần đàn và kéo dài xuống đến phần giữa của thân đàn là bàn phím. Bàn phím là một thanh gỗ, thường là gỗ thông, được đẽo cong về hai bên và được dán lên cần đàn. Nơi tiếp nối giữa bàn phím và hộp chốt có một mảnh gỗ nhô lên đỡ lấy dây đàn gọi là mấu. Hộp chốt gồm bốn chốt lên dây. Người ta thường dùng gỗ mun để làm các chốt lên dây, bàn phím và mấu, ngoài ra có thể dùng các loại gỗ khác có màu tối như hoàng dương hoặc hồng mộc. Chốt mắc dây gắn ở phần dưới thân đàn, thường được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối, nhưng ngày nay có thể làm bằng nhựa hoặc các vật liệu tổng hợp. Chốt mắc dây vừa dùng để gắn dây với thân đàn, vừa có thể dùng để lên dây với biên độ hẹp và độ chính xác cao. Ngựa đàn là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn, truyền dao động của dây đến cột trụ và thanh dọc bên trong. Ngựa đàn không bị gắn chặt vào thân đàn mà được các dây đàn giữ ở đúng vị trí. Các khe hình chữ S ở hai bên ngựa đàn, làm nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, tạo nên âm thanh. Ngoài ra các khe hình chữ S còn cho phép tiếp cận với những phần bên trong hộp đàn nếu cần sửa chữa. Bên trong vĩ cầm có hai bộ phận quan trọng: que chống và thanh dọc. Que chống bị kẹp giữa mặt trước và mặt sau của đàn, còn thanh dọc thì được dán lên phía trong của mặt trước, song song với dây đàn. Ngoài chức năng tăng cường sức chịu lực của mặt đàn, hai bộ phận trên còn có tác dụng truyền dao động của dây xuống hộp đàn. Dây vĩ trước kia được làm từ ruột ngựa (hoặc trâu, bò, cừu). Ngày nay dây đàn có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp và được bọc ngoài bởi dây kim loại. Dây mi thường không được bọc ngoài và làm bằng thép trần hoặc được mạ vàng. Người chơi vĩ cầm thường phải thay dây khi nó không còn giữ được âm thanh và độ căng như ban đầu. Theo truyền thống, vĩ được làm bằng gỗ còn dây vĩ làm từ lông đuôi ngựa, nhưng cũng có lúc lông nhân tạo được dùng để thay thế. Ngày nay, người ta còn dùng thủy tinh hữu cơ và sợi carbon để làm vĩ. Dây vĩ được phủ colophane (nhựa thông) định kì để làm tăng độ ma sát với dây đàn. Dây vĩ được kéo căng nhờ một con ốc gắn ở quai (bộ phận mà người chơi giữ lấy khi đang chơi đàn). Vĩ dành cho violin dài khoảng 29 inch (75 cm), rộng 3 cm và nặng khoảng 60 g (2.1 oz). Kích cỡ Vĩ cầm có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với người chơi đàn. Ngoài cỡ lớn nhất 4/4, còn có cỡ 3/4, 1/2, 1/4, 1/8, 1/10, 1/16, 1/32, thậm chí là 1/64. Đàn với kích cỡ nhỏ thường hiếm được sản xuất và chủ yếu là được đặt hàng riêng. Độ dài của riêng phần hộp đàn đối với cỡ 4/4 là khoảng 14 inch (35 cm), cỡ 3/4 là khoảng 13 inch (33 cm) và cỡ 1/2 là khoảng 12 inch (30 cm). Lên dây đàn Cao độ của các nốt trên vĩ cầm thường được điều chỉnh bằng cách vặn chốt hoặc dùng dụng cụ chỉnh gắn trên chốt mắc dây. Dây vĩ cầm được lên với cao độ sol - rê - la - mi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người chơi có thể lên dây không đúng với cao độ chuẩn, ví dụ dây sol được điều chỉnh lên một cung thành la. Cách lên dây không đúng chuẩn này được gọi là scordatura hoặc cross-tuning. Ví dụ như trong Danse Macabre của Saint-Saëns, đàn violin solo có dây mi được hạ thấp xuống thành mi giáng hoặc trong chương thứ ba của bản Contrast (Béla Bartók), dây mi cũng được hạ xuống thành mi giáng và dây sol được nâng lên thành sol thăng. Thông thường, người chơi lên dây la trước tiên (440 Hz) sau đó kéo hai dây liền một lúc để kiểm tra cao độ. Kĩ thuật chơi đàn Cách cầm đàn: Đặt đàn lên vai trái, để cằm lên trên miếng đỡ cằm (chinrest). Tay trái cầm vào cần đàn, làm nhiệm vụ bấm nốt, còn tay phải cầm vĩ. Có hai cách chơi đàn là kéo (arco) và gẩy (pizzicato). Vĩ cầm không có phím như dương cầm hay ghi-ta nên người chơi phải nhớ chính xác vị trí các nốt trên dây qua việc luyện tập và luyện nghe thường xuyên. Người mới bắt đầu có thể dùng băng dính dán lên các vị trí nốt nhạc hoặc chấm bút xóa trắng lên cần đàn. Các ngón tay được đánh số từ 1 đến 4, trong đó ngón trỏ là số 1, ngón giữa là số 2, ngón áp út là số 3 và ngón út là số 4. Số 0 dùng để chỉ dây buông. Thường thì các bản nhạc được đánh số ngón tay chỉ dẫn để tạo thuận lợi cho người chơi. Vị trí của các thế tay trên cần đàn được gọi là thế bấm. Người mới bắt đầu thường học thế bấm thứ nhất trước tiên vì đây là thế bấm thông dụng nhất trong các loại đàn dây (tuy nhiên một số phương pháp dạy thế bấm thứ ba trước). Nốt thấp nhất trong hệ âm chuẩn là dây buông sol, nốt cao nhất trong thế một là si, hoặc với tay lên nửa cung thành nốt đô. Di chuyển ngón cái dọc cần đàn, bấm ngón 1 vào nốt thứ hai của thế bấm thứ nhất tức là chuyển lên thế hai, bấm ngón 1 vào nốt thứ ba của thế bấm thế nhất tức là chuyển lên thế ba... Chuyển từ thế bấm này sang thế bấm khác được gọi là chuyển thế (shifting). Người ta thường gọi tên các thế tay thấp hơn thế 7, các thế cao hơn thường không gọi tên. Thế tay cao nhất thực ra là thứ 15. Kéo hoặc gẩy vào các dây buông tạo ra âm thanh khác so với những nốt bấm cùng cao độ. Ngoại trừ dây buông thấp nhất là sol, các dây buông khác thường bị tránh trong một số lối chơi cổ điển vì có âm thanh sắc hơn và không thể rung được. Trong một vài trường hợp, các nhà sọan nhạc cố ý sử dụng dây buông để tạo ra âm thanh đặc biệt hoặc dùng để chơi trong những đoạn nhạc có tốc độ nhanh. Dây buông cũng được kéo đồng thời với nốt bấm cùng cao độ để tăng âm lượng, nhất là khi chơi trong dàn nhạc giao hưởng. Hợp âm là hai hay nhiều nốt được chơi cùng một lúc. Trong khi tay trái chặn các phím, tay phải kéo trên hai dây hoặc lướt qua các dây. Âm bồi (harmonic) Tự nhiên: Dùng ngón tay đặt hờ lên 1 vị trí nhất định của dây đàn, kéo vĩ ta có âm bồi. Ký hiệu số 0 trên nốt. Vĩ cầm chơi được nhiều nhất 4 âm bồi trên mỗi dây. Nhân tạo: Dùng 1 âm bấm chính và 1 âm bấm hờ, tạo ra âm thứ 3 là âm bồi. Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ càng gần thì âm 3 càng cao. Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 5 đúng thì âm bồi cách âm chính một quãng 8 đúng + một quãng 5 đúng. Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 4 đúng thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng. Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 3 trưởng thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng + một quãng 3 trưởng. Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 3 thứ thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng + một quãng 5 đúng. Rung (vibrato) là một kĩ thuật của bàn tay và cánh tay trái. Ngón bấm phải di chuyển nhanh và nhẹ trên một quãng rất ngắn, làm cho các nốt ngân dài hay và truyền cảm hơn. Có hai cách rung là rung cổ tay và rung cánh tay. Thường thì các nghệ sĩ kết hợp giữa hai kiểu rung này để tạo ra sự đa dạng trong hiệu ứng âm thanh. Ngoài ra, còn có các kĩ thuật kéo đàn khác như Legato, Collé, Ricochet, Sautillé, Martelé, Cog legno, Tremolo, Sordino (mute), Spiccato và Staccato... Legato: kéo liền tiếng đàn, ký hiệu vòng cung nối giữa các nốt Staccato: âm thanh sắc, gọn, ký hiệu dấu chấm trên nốt, khác với Staccato volante: có dấu legato dưới các nốt có chấm. Martele: nảy các nốt tốc độ không nhanh, cường độ mạnh vừa phải, ký hiệu dấu phẩy Sautile: nảy các nốt tốc độ nhanh, cường độ yếu, ký hiệu như Martele Santando: vung archet lên, cho nảy vài nốt trên dây đàn Portamento: nhấn từng nốt, cường độ đều nhau Trill: láy Tremollo: vê Con surdino: hãm, làm cho tiếng xa xăm, nhỏ yếu. Cog legno: dùng sống lưng cây vĩ hoặc cả sống lưng cùng dây vĩ đập vào dây đàn Marcato: sử dụng ở gốc archet Glissando: vuốt Kĩ thuật gẩy trên dây đàn được gọi là pizzicato hoặc pizz.. Tay phải giữ chắc vĩ và gẩy bằng ngón giữa. Trong một vài trường hợp khi không thể gẩy bằng tay phải hoặc với mục đích trình diễn ấn tượng, các nghệ sĩ gẩy đàn bằng tay trái. Một ngón tay (thường là ngón giữa), bấm vào nốt cần chơi, còn ngón áp út hoặc ngón út làm nhiệm vụ gẩy. Ký hiệu gẩy bằng tay trái trong bản nhạc là một dấu cộng (+) ở phía trên hoặc ngay dưới nốt nhạc. Chú thích Xem thêm Cello Viola Contrabass Niccolò Paganini Stradivarius Vĩ cầm 5 dây Tham khảo The Violin Forms of Antonio Stradivari, by Stewart Pollens (1992), London: Peter Biddulph. ISBN 0-9520109-0-9 Principles of Violin Playing and Teaching, by Ivan Galamian (1999), Shar Products Co. ISBN 0-9621416-3-1 The Contemporary Violin: Extended Performance Techniques, by Patricia and Allen Strange (2001), University of California Press. ISBN 0-520-22409-4 The Violin: Its History and Making, by Karl Roy (2006), ISBN ISBN 978-1-4243-0838-5 The Fiddle Book, by Marion Thede (1970), Oak Publications. ISBN 0-8256-0145-2 Latin Violin, by Sam Bardfeld, ISBN 0-9628467-7-5 The Cambridge Companion to the Violin, edited by Robin Stowell (1992), Cambridge University Press. ISBN 0-521-39033-8 The Violin Explained - Components Mechanism and Sound by James Beament (1992/1997), Clarendon Press. ISBN 0-19-816623-0 Antonio Stradivari, his life and work, 1644-1737', by William Henry Hill; Arthur F Hill; Alfred Ebsworth Hill (1902/1963), Dover Publications. 1963. OCLC 172278. ISBN 0-486-20425-1An Encyclopedia of the Violin, by Alberto Bachmann (1965/1990), Da Capo Press. ISBN 0-306-80004-7Violin - And Easy Guide, by Chris Coetzee (2003), New Holland Publishers. ISBN 1-84330-332-9The Violin, by Yehudi Menuhin (1996), Flammarion. ISBN 2-08-013623-2The Book of the Violin, edited by Dominic Gill (1984), Phaidon. ISBN 0-7148-2286-8Violin-Making as it was, and is, by Edward Heron-Allen (1885/1994), Ward Lock Limited. ISBN 0-7063-1045-4Violins & Violinists, by Franz Farga (1950), Rockliff Publishing Corporation Ltd.Viols, Violins and Virginals, by Jennifer A. Charlton (1985), Ashmolean Museum. ISBN 0-907849-44-XThe Violin, by Theodore Rowland-Entwistle (1967/1974), Dover Publications. ISBN 0-340-05992-3The Early Violin and Viola, by Robin Stowell (2001), Cambridge University Press. ISBN 0-521-62555-6 The Complete Luthier's Library. A Useful International Critical Bibliography for the Maker and the Connoisseur of Stringed and Plucked Instruments by Roberto Regazzi, Bologna: Florenus, 1990. ISBN 88-85250-01-7The Violin, by George Dubourg (1854), Robert Cocks & Co.Violin Technique and Performance Practice in the Late 18th and Early 19th Centuries, by Robin Stowell (1985), Cambridge University Press. ISBN 0-521-23279-1History of the Violin, by William Sandys and Simon Andrew (2006), Dover Publications. ISBN 0-486-45269-7The Violin: A Research and Information Guide, by Mark Katz (2006), Routledge. ISBN 0-8153-3637-3Per gli occhi e 'l core. Strumenti musicali nell'arte'' by Flavio Dassenno, (2004) a complete survey of the brescian school defined by the last researches and documents. Liên kết ngoài Templeton, David, ''Fresh Prince: Joshua Bell on composition, hyperviolins, and the future , Strings magazine, October 2002, No. 105. Young, Diana. A Methodology for Investigation of Bowed String Performance Through Measurement of Violin Bowing Technique. PhD Thesis. M.I.T., 2007. Vĩ cầm Nhạc cụ vĩ kéo Nhạc cụ dây Bài cơ bản dài trung bình Phát minh của Ý Giới thiệu thế kỷ 16 Nhạc cụ dân gian
9893
https://vi.wikipedia.org/wiki/Viola
Viola
Viola, tiếng Việt vĩ cầm trầm hay trung đề cầm là một loại đàn thuộc cùng họ với vĩ cầm. Về kích thước, viola nằm giữa vĩ cầm và trung vĩ cầm; theo cách nói đơn giản, nó là vĩ cầm được phóng to hơn một chút để tạo nên một số nốt trầm hơn mà vĩ cầm không thể có. Về kỹ thuật, các thủ pháp tương tự như vĩ cầm, nhưng thế bấm của tay trái doãng rộng hơn. Khi chơi, đuôi của viola dựa trên vai của nhạc công như khi chơi vĩ cầm. Đàn viola còn là loại đàn khá nổi tiếng.Viola đã được phổ biến rộng rãi từ thế kỉ 18 đến 20 Tham khảo Nhạc cụ vĩ kéo Nhạc cụ dây
9894
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cello
Cello
Cello (Xen-lô) hay Violoncelle (Vi-ô-lông-xen), còn được gọi trung vĩ cầm, là một loại đàn cùng họ với vĩ cầm, thuộc họ nhạc cụ dây dùng cây vĩ. Giống như vĩ cầm, cello được chơi bằng cách dùng một cây vĩ có căng lông đuôi ngựa, kéo ngang những dây đàn và làm cho dây đàn rung lên thành âm điệu. Cello có kích thước lớn hơn vĩ cầm và thường được chơi bằng một nhạc công ngồi trên ghế kẹp hồ cầm giữa hai chân. Tham khảo Liên kết ngoài Nhạc cụ vĩ kéo Nhạc cụ dây Nghề nghiệp trong công nghiệp âm nhạc