id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
10591
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gen%C3%A8ve
Genève
Genève ( theo tiếng Pháp, phiên âm tiếng Việt: Giơ-ne-vơ hoặc Giơ-neo ; ; ; ) là thành phố đông dân thứ hai ở Thụy Sĩ (sau Zürich) và là thành phố Romandy (phần nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ) đông dân nhất. Genève nằm nơi hồ Genève (tiếng Pháp: Lac Léman) chảy vào sông Rhône, và là thủ phủ của bang Genève. Dân số trong nội vi thành phố là 191.415 (Tháng 12 năm 2010) và của khu vực đô thị — mở rộng vào Pháp và Vaud — là khoảng 700.000. Genève được nhiều người xem như là thành phố toàn cầu, chủ yếu là do sự có mặt của nhiều tổ chức quốc tế ở đây, kể cả tổng hành dinh châu Âu của Liên Hợp Quốc. Khu tự quản (ville de Genève) có dân số (tính đến năm 3 năm 2013) là 194.245 người, và tổng (về cơ bản là thành phố và vùng ngoại ô của nó) người. Năm 2014, agglomération du Grand Genève có dân số 946.000 người trong 212 cộng đồng ở cả Thụy Sĩ và Pháp. Bên trong Thụy Sĩ, khu vực đô thị có tên gọi "Métropole lémanique" có dân số 1,26 triệu người. Khu vực này về cơ bản là trải rộng về phía đông từ Genève về phía khu vực Riviera (Vevey, Montreux) và đông bắc về phía Yverdon-les-Bains, ở tổng láng giềng Vaud. Genève là một thành phố toàn cầu, một trung tâm tài chính và một trung tâm toàn cầu về ngoại giao do sự hiện diện của nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả trụ sở của nhiều cơ quan của Liên Hợp Quốc và Chữ Thập Đỏ. Genève là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức lớn trên thế giới. Đó cũng là nơi Công ước Genève được ký kết, chủ yếu liên quan đến việc đối xử với những người không chiến đấu trong thời chiến và tù binh. Năm 2017, Genève được xếp hạng là trung tâm tài chính quan trọng thứ mười trên thế giới về khả năng cạnh tranh của Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu, đứng thứ năm ở châu Âu sau London, Zürich, Frankfurt và Luxembourg. Năm 2019, Genève được xếp hạng trong số mười thành phố đáng sống nhất trên thế giới bởi Mercer cùng với Zürich và Basel. Thành phố đã được gọi là đô thị bé nhất thế giới và "Thủ đô hòa bình". Năm 2017, Genève được xếp hạng là thành phố đắt đỏ thứ bảy trên thế giới. Geneva được xếp hạng thứ ba về sức mua trong bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu của UBS năm 2018. Lịch sử Genève là tên một vùng dân cư của người Celt của vùng Allobroges. Cái tên Genava (hay là Genua) trong tiếng Latin xuất hiện lần đầu tiên trong những bài viết của Julius Caesar trong De Bello Gallico, trong những lời bình của ông về các trận chiến Gallic. Tên của nó có thể là trùng với tên nguyên gốc trong tiếng Ligurian là Genua (Genova ngày nay), nghĩa là "đầu gối"; là, "góc", chỉ đến vị trí địa lý của nó; mặc dù có lẽ đúng hơn là nó dựa trên gốc gen- hay "sinh ra" (Genawa là nơi sinh ra dòng sông từ tử cung của hồ; có lẽ là tên đầy đủ nghĩa là "sinh ra từ nước"). Sau sự chinh phạt của La Mã nó trở thành một phần của Provincia Romana (Gallia Narbonensis). Vào năm 58 TCN, tại Genève, Caesar bao vây Helvetii trên đường hành quân về phía tây. Vào thế kỉ thứ 9 nó trở thành thủ đô của Burgundy. Mặc dù Genève bị tranh chấp giữa người Burgundian và người Frank và Thánh chế La Mã, thực tế nó được cai quản bởi các giám mục của thành phố, cho đến thời Cải cách Kháng Cách, khi Genève trở thành một nước cộng hòa. Nhờ vào công sức của các nhà cải cách như là John Calvin, Genève đôi khi được mệnh danh là "Roma Kháng Cách". Vào thế kỉ 16 Genève là trung tâm của nền Thần học Calvin; Nhà thờ St. Pierre ở nơi mà bây giờ gọi là Khu phố cổ là nhà thờ riêng của John Calvin. Trong thời gian đó khi nước Anh dưới quyền cai trị của Nữ hoàng Mary I, một người đàn áp phong trào Kháng Cách (Protestant), một số lớn các học giả Kháng Cách bỏ trốn sang Genève. Trong những học giả này có William Whittingham người chỉ đạo việc biên dịch bản Kinh Thánh Genève với sự hợp tác của Miles Coverdale, Christopher Goodman, Anthony Gilby, Thomas Sampson và William Cole. Một trong những sự kiện lịch sử quan trọng ở Genève là l'Escalade (nghĩa đen: "chia lại tỉ lệ bức tường"). Đối với người dân Genève, l'Escalade là biểu tượng cho sự độc lập của họ. Nó đánh dấu cố gắng cuối cùng trong một chuỗi các tấn công được tổ chức trong suốt thế kỉ 16 bởi xứ Savoy, muốn sáp nhập Genève như là thủ phủ phía bắc của dãy Alps. Lần tấn công cuối cùng này diễn ra vào đêm 11-12 tháng 12 năm 1602 và được kỉ niệm hàng năm tại Khu phố cổ với nhiều cuộc diễu hành với nhiều ngựa, súng đại bác và quân lính ăn mặc theo quân phục của thời đó. Genève, hay chính thức là "Bang & Cộng hòa Genève", trở thành một bang của Thụy Sĩ vào năm 1815. Hiệp ước Genève lần đầu tiên được ký vào năm 1864, để bảo vệ bệnh binh và thương binh trong chiến tranh. Địa lý Genève nằm tại , về phía cạnh tây nam của hồ Genève, nơi hồ chảy vào sông Rhône. Nó được bao quanh bởi hai dãy núi, dãy Alps và dãy Jura. Thành phố Genève có diện tích 15.86 km², trong khi diện tích của bang Genève là 282 km², tính luôn cả hai vùng đất của Céligny ở Vaud. Phần của hồ gắn liền vào Genève có diện tích 38 km² và đôi khi được nhắc đến như là Petit lac (hồ nhỏ). Tiểu bang chỉ có 4.5 km đường biên giới với phần còn lại của Thụy Sĩ; trên tổng số 107.5 km đường biên giới, phần còn lại 103 km chia chung với Pháp, với Départment de l'Ain về phía bắc và Département de la Haute-Savoie về phía nam. Độ cao của Genève là 373.6 m, và tương ứng với độ cao của phần rộng lớn nhất của Pierres du Niton, hai tảng đá lớn nhô lên trên hồ từ cuối thời băng hà. Tảng đá này được chọn bởi Tướng Guillaume Henri Dufour như là điểm chuẩn cho tất cả các việc đo đạc ở Thụy Sĩ . Con sông lớn thứ hai ở Genève là sông Arve chảy vào sông Rhône chỉ hơi về phía tây trung tâm thành phố. Genève nằm ở phía tây nam Thuỵ Sĩ. Phía nam hướng về đỉnh núi Blanc - ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, gần bên hồ Genève là dòng sông Rhone chảy qua thành phố, chia thành phố làm hai phần, bên bờ trái là thành phố cổ kính, bên phải là thành phố hiện đại. Trên bờ sông có 8 chiếc cầu nối liền hai bờ. Genève là vùng đất phát triển quanh cây cầu lớn nhất, thành phố này được núi đồi và ao hồ bao bọc nên khí hậu quanh năm ôn hoà, non xanh nước biếc, phong cảnh đẹp như tranh nên được gọi là Thánh địa của du khách. Khí hậu Khí hậu của Genève ôn hòa. Mùa đông không quá khắc nghiệt thường có sương mù nhẹ vào ban đêm. Mùa hè thì ấm áp một cách dễ chịu. Lượng mưa phân bố khá đều trong năm mặc dù mùa thu có vẻ mưa nhiều hơn các mùa khác trong năm. Genève thường có tuyết rơi vào những tháng lạnh trong năm. Những vùng núi gần thành phố thường có tuyết rơi nhiều và rất thích hợp cho môn thể thao trượt tuyết như ở Verbier và Crans-Montana là những nơi chỉ cách thành phố hơn một giờ đi xe. Núi Salève (cao 1400 m) nằm ở biên giới Pháp-Thụy Sĩ là điểm đến trượt tuyết gần nhất. Vào những năm 2000–2009, nhiệt độ trung bình trong năm là 11 °C và số giờ nắng trung bình trong năm là 2003 giờ. Giáo dục Genève có Đại học Genève được thành lập vào năm 1559 bởi John Calvin. Mặc dù quy mô trường đại học này không lớn (khoảng 13 000 sinh viên) nhưng Đại học Genève thường được xếp hạng trong nhóm những trường đại học hàng đầu của thế giới. Năm 2011, trường được xếp hạng thứ trong các trường đại học Châu Âu. Viện Sau Đại học về Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển là một trong những cơ sở hàn lâm đầu tiên trên thế giới giảng dạy về quan hệ quốc tế. Hiện nay, viện này có các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Luật, Khoa học Chính trị, Lịch sử, Kinh tế, Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Phát triển. Genève cũng có trường quốc tế lâu đời nhất trên thế giới là Trường Quốc tế Genève được thành lập năm 1924 cùng với Liên đoàn các Quốc gia. Đại học Webster là một đại học của Hoa Kỳ cũng có một phân hiệu ở Genève. Ngoài ra, Genève còn có Viện Quốc tế Lancy (Institut International de Lancy) thành lập năm 1903 và Trường Đại học Quốc tế Genève. Trường Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève là một đại học tư trên nền của lâu đài Penthes (Château de Penthes) bên cạnh hồ Genève. Trẻ em bắt buộc phải đến trường đến cuối năm 16 tuổi. Hệ thống trường công lập của Tổng Genève có trường tiểu học (écoles primaires) dành cho lứa tuổi từ 4–12 và cấp định hướng CO (cycles d'orientation) dành cho học sinh lứa tuổi 12–15 và trường trung học (collèges) cho học sinh từ 15 đến 19 tuổi. Trường trung học lâu đời nhất là Trường trung học Calvin cũng được xem là một trong những trường công lập lâu đời nhất trên thế giới. Thành phố Genève có năm thư viện chính. Các thư viện này bao gồm Thư viện thành phố Genève (Bibliothèques municipales Genève), Thư viện Xã hội học (Haute école de travail social, Institut d'études sociales), Thư viện Y tế (Haute école de santé), Thư viện kỹ sư Genève (École d'ingénieurs de Genève) và Thư viện nghệ thuật và thiết kế (Haute école d'art et de design). Có tổng cộng khoảng 877 680 đầu sách hoặc các phương tiện thông tin khác tại các thư viện vào năm 2008 có tổng cộng 1 798 980 lần sử dụng. Tham khảo Liên kết ngoài Geneva - Welcome to Networld Official website of the City of Geneva Official website of the Canton of Geneva GOL: Online community which makes Geneva life more friendly and fun Geneva Tourism Tribune de Genève: Daily news from the city Switzerland Geneva Photo Album Brief history of Geneva Geneva information Geneva public transport CEVA - Train construction project connecting the Swiss and French networks around Geneva Tales of Geneva life (from 1905 till 2005) The Official Chestnut tree , on the website of the Canton of Geneva Photography of Geneva Geneva Genealogical Society, featuring a genealogical tree of more than 170'000 people (all linked together), a forum, and much more Personal blog including photographs about a budget, short-break vacation to Geneva Live webcam of Lake Geneva and Jet d'eau Thành phố của Thụy Sĩ Genève Khu dân cư trên Hồ Genève Khu dân cư trên sông Rhône Khu dân cư thành lập thiên niên kỷ 1 TCN
10596
https://vi.wikipedia.org/wiki/Blitzkrieg
Blitzkrieg
Blitzkrieg, ( hay được dịch là chiến tranh chớp nhoáng) là một từ tiếng Đức mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá hợp thành tập trung sau khi đã phá vỡ phòng tuyến với sự hỗ trợ của không quân. Ưu thế chủ yếu của phương thức chiến tranh này là hiệu quả gây sốc bất ngờ, khiến đối phương bị tê liệt trước khi kịp phản ứng. Ở giai đoạn mở đầu của cuộc chiến, phương thức này đã đem đến những thắng lợi dễ dàng cho Quân đội Đức Quốc xã qua các chiến dịch xâm chiếm Ba Lan, Hà Lan, Bỉ, Pháp. Chỉ trong giai đoạn sau, khi các hoạt động quân sự được tiến hành trên các vùng đất rộng lớn của Liên Xô, dưới thời tiết khắc nghiệt và địa hình lầy lội ở đây thì phương thức này mới cho thấy nhược điểm là các quân binh chủng hợp thành không tiến quân cùng tốc độ và do đó giảm hiệu quả chiến đấu. Trên phương diện ngôn ngữ, từ Blitzkrieg được một tờ báo Anh sử dụng lần đầu vào năm 1939 sau cuộc Đức xâm chiếm Ba Lan, trước đó từ này chưa từng được dùng trong điều lệnh hay bất kỳ một tài liệu hướng dẫn tác chiến chính thức của Quân đội hay Không quân Đức Quốc xã. Vì lý do đó, trên góc độ lý luận, nó bị nghi ngờ với tư cách là một học thuyết chiến tranh hay là một chiến lược tiến hành chiến tranh chặt chẽ, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đây là một trong những từ ngữ tiếng Đức nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, trên góc độ thực tiễn thì Blitzkrieg có một quá trình tích luỹ lý luận - kinh nghiệm lâu dài từ trước, phục vụ cho một chiến lược chiến tranh rõ ràng, các chiến dịch lặp đi lặp lại nhiều lần trên nền chiến thuật tác chiến ổn định, có tổ chức quân binh chủng tương ứng, có trang bị vũ khí phù hợp với ý đồ - và nó hội tụ đầy đủ mọi yếu tố của một học thuyết quân sự. Trong số những cội nguồn của blitzkrieg có chiến công hiển hách của vị Tuyển hầu tước Vĩ đại Friedrich Wilhelm I quét sạch quân xâm lược Thụy Điển trong "Cuộc đua xe trượt tuyết vĩ đại" vào Mùa Đông 1678 - 1679, cuộc chinh phạt chớp nhoáng tỉnh Silesia (nước Áo) của nhà vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế nước Phổ vào năm 1740, hai chiến thắng lẫy lừng của ông trong các trận Roßbach và Leuthen vào năm 1757, và những tư tưởng chiến lược đúng đắn của hai vị Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Đức cuối thế kỷ 19 là Helmuth von Moltke và Alfred von Schlieffen, căn cứ vào vị trí địa lý không thuận lợi của Phổ - Đức thời đó. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Đặc điểm địa chính trị và chiến lược chiến tranh của nước Đức Lịch sử của nước Phổ, và nước Đức sau này là biên niên sử các hành động can thiệp của các cường quốc châu Âu cố gắng kìm chế Phổ/Đức, đặc biệt từ khi nước Đức thống nhất vào năm 1871. Vốn từ buổi đầu lịch sử, Phổ có nguồn tài nguyên và nhân lực hết sức yếu ớt, cho nên không thể thắng nổi một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Do điều kiện địa lý Đức nằm giữa đồng bằng Bắc châu Âu, giáp với Pháp ở phía Tây và giáp với Nga ở mặt Đông, nên hai cường quốc này muốn có một nước Đức yếu kém làm vùng đệm hơn là một nước Đức hùng mạnh có khả năng đe doạ biên giới của mình. Đối mặt với những lợi ích địa chính trị đó của Pháp và Nga (Liên Xô sau này), Đức luôn phải chuẩn bị chiến tranh trên hai mặt trận. Tuy nhiên, nếu cả hai cường quốc này cùng tấn công thì Đức sụp đổ. Do đó, cả ba cuộc chiến 1871 (Liên minh Phổ chống Pháp), 1914 (Chiến tranh thế giới thứ nhất) và 1939 (Chiến tranh thế giới thứ hai) Đức đều tiến hành với cùng một chiến lược ra tay hạ Pháp trước. Để chiến lược này thành công, Đức buộc phải hành động nhanh gọn để giải quyết xong mặt trận phía Tây với Pháp trong khi Nga (hoặc Liên Xô) chưa kịp triển khai lực lượng mở mặt trận phía Đông. Đây chính là yêu cầu cơ bản cho mọi học thuyết của Đức về chiến tranh - bao gồm phương diện chiến thuật, quy mô quân đội, tổ chức quân đội, trang bị vũ khí - từ nửa cuối thế kỷ 19 đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự phát triển của lý luận chiến tranh ở Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất Mầm mống của nền lý luận quân sự Đức, mà đỉnh điểm là Chiến tranh chớp nhoáng trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, có thể là cuộc "Cuộc đua xe trượt tuyết vĩ đại" (Schlittenfahrt) của Tuyển hầu tước vĩ đại Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg vào thế kỷ 17. Đó là chiến dịch của ông tại Đông Phổ và Samogitia chống quân xâm lược Thụy Điển trong Mùa Đông năm 1678 - 1679, và đạt hiệu quả hết sức to lớn. Trên xe trượt tuyết, những chiến binh của ông đã tổ chức một cuộc tấn công cơ động vô cùng mãnh liệt, và truy đuổi quân thù. Quân Thụy Điển đại bại thảm hại. Bản thân Friedrich Wilhelm I cũng chủ trương tiến hành cuộc chiến "ngắn và dễ" (kurtz und vives), do lúc điều kiện không thuận lợi của xứ Phổ - Brandenburg khi ấy. Tiếp theo đó, nhà vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ, khi thân chinh phát binh phạt tỉnh Silesia của Áo vào năm 1740 mà không có lời cảnh báo, cuộc Chiến tranh Silesia lần thứ nhất bùng nổ và châu Âu đã được nếm mùi của cái mà hậu thế gọi là Chiến tranh chớp nhoáng. Trước khi xuất binh, ông đã giữ kín được bí mật, và thực hiện mọi mưu kế ngoại giao, trong khi ba quân đang hừng hực khí thế. Ngay cả khi các Trung đoàn của ông đã lên đường hành binh rồi, ông vẫn còn nói với sứ thần Áo rằng ông sẽ không làm gì đến Nữ hoàng Áo Maria Theresia. Và trước khi rời khỏi kinh đô để cùng với ba quân tiến đánh Silesia, ông tham dự buổi lệ khiêu vũ ngay trong kinh thành Berlin. Và, khi đã đứng trước đoàn quân tinh nhuệ đang trên đường chinh phạt Silesia, ông vẫn thương thuyết, tuy nhiên Maria Theresia đã không chấp nhận các điều khoản của ông. Nhưng rồi, sau hai trận thắng lớn tại Mollwitz và Chotusitz thì cuộc chiến đã kết thúc vào năm 1742 với đại thắng của Vương quốc Phổ. Vào năm 1748, trong chuyên luận Những Nguyên lý cơ bản của Chiến tranh ("Principes généraux de la guerre"), nhà vua răn dạy các Sĩ quan Quân đội: Đó là quy luật nền tảng cho sự sống còn của một quốc gia nghèo tài nguyên và nhân lực như Phổ. Các tướng lĩnh Phổ theo đó phải đánh một trận quyết định, qua đó tạo tiền đề cho "Chiến tranh chớp nhoáng" sau này, mặc dù nhà vua Friedrich II Đại Đế chưa hề dùng từ ngữ này. Vào năm 1757, ông lại áp dụng kiểu chiến này khi cuộc Chiến tranh Bảy Năm bùng nổ. Khi đó, người Áo liên kết với Nga và Pháp để tấn công Phổ do đó ông quyết định thân chinh khởi đại binh đánh xứ Bohemia để triệt hạ Áo. Dù ban đầu quân Phổ thắng lớn trong trận đại chiến Praha, cuộc "chiến tranh chớp nhoáng" này không thành công do quân Phổ bị quân Áo đánh bại trong trận Kolín tàn khốc (1757). Nhưng rồi, sang cuối năm 1757, ông liên tiếp đại phá tan nát quân Pháp - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong trận Roßbach và quân Áo trong trận Leuthen. Những chiến thắng vẻ vang này đưa tên tuổi của ông trở nên hết sức vinh quang và thể hiện một hình thức mới của "Chiến tranh chớp nhoáng". Theo đó, ông phải thực chiến chiến lược tấn công, đánh những trận đòn sấm sét, quyết định nhằm ngăn cách các cường địch của ông họp binh với nhau. Nền lý luận quân sự Phổ - Đức cũng có lẽ chịu ảnh hưởng từ chiến thắng của Hoàng đế Napoléon Bonaparte trước Đế quốc Áo trong cuộc chiến tranh với Liên minh lần thứ ba năm 1805. Cuộc chiến được quyết định chóng vánh bằng một trận đánh (trận Ulm) đã cấy vào các nhà tư tưởng quân sự của Phổ sau đó - Gerhard von Scharnhorst và August Neidhardt von Gneisenau - ý tưởng của trận đánh quyết định tiêu diệt phần lớn quân lực đối phương, được thực hiện bằng các mũi tấn công nhanh chóng, bất ngờ vào sâu trong lãnh thổ đối thủ. Carl von Clausewitz - nhà lý thuyết quân sự Đức ở thế kỷ 18-19, bạn và học trò của hai nhà tư tưởng trước đó - là người đặt nền móng cho lý luận chiến tranh Phổ - Đức trên cách diễn dịch "nghệ thuật quân sự của Napoléon" của von Scharnhorst và von Gneisenau. Trong tác phẩm Vom Kriege (Bàn về chiến tranh), ông đưa ra các lý luận tổng quát về chiến tranh, tổ chức quân đội và cách thức tiến hành chiến tranh, sự cần thiết của việc tập trung quân lực, thực hành vận động chiến bao vây, và qua đó khuếch đại ảnh hưởng của Napoléon. Sau đó, Bá tước Alfred von Schlieffen - Thống chế và là nhà chiến lược Đức - mới là người nối kết những tư tưởng quân sự đã xác lập với đặc điểm địa chính trị - kinh tế của nước Đức để phát triển thành một chiến lược chiến tranh. Xuất phát từ nhận thức rằng nước Đức bị bao quanh bởi các cường quốc giàu tài nguyên, ông đi đến kết luận rằng Đức không thể thắng khi tham chiến cùng lúc 2 mặt trận, cũng không thể thắng một cuộc chiến tranh kéo dài. Do đó, Đức chỉ có một lựa chọn duy nhất là lần lượt đánh bại từng đối phương - trước hết là Pháp - bằng một đòn quyết định, chớp nhoáng, mang tính huỷ diệt. Chiến lược này của ông được cụ thể hoá trong kế hoạch Schlieffen thời chiến tranh thế giới thứ nhất với 2 mũi tấn công vào Pháp: một mũi phía Bắc qua Bỉ - Hà Lan vòng sát eo biển Manche, một mũi từ phía Đông hợp điểm bao vây ở tây Paris trong vòng 6 tuần, thời gian dự tính cần thiết để Nga tổng động viên xong và mở mặt trận phía Đông. Về mặt chiến thuật, kế hoạch này có thể được coi là sự kết hợp kinh nghiệm vận động chiến trong lịch sử chiến tranh trước đó vào điều kiện khách quan của Đức, thể hiện bằng việc tập trung tới 90% quân đội cho mặt trận, thực hành vận động bao vây bằng 2 gọng kềm trước khi tiêu diệt phần lớn quân lực địch trong một trận đánh quyết định. Trên cả hai mặt chiến lược - chiến thuật, kế hoạch này có thể coi là ý đồ tiền thân của blitzkrieg. Nhà quân sự - chiến lược kế tục ông, danh tướng Helmuth von Moltke Lớn, đã bước đầu triển khai ý đồ của Schlieffen thành học thuyết khi nhận thức tốc độ hành tiến chỉ có thể thực hiện thành công nhờ một cơ cấu chỉ huy phân quyền linh động. Ông đã đưa ra hệ thống tổ chức dựa trên Bewegungskrieg ("vận động chiến") và Auftragstaktik ("chiến thuật nhiệm vụ"), trong đó các cấp chỉ huy tiền phương được toàn quyền lựa chọn phương án chiến đấu cho đơn vị để đạt mục tiêu chiến thuật được giao. Đây chính là đóng góp quan trọng để được tổng kết vào học thuyết "blitzkrieg" về sau. Những bài học tổng kết từ Chiến tranh thế giới thứ nhất Bản kế hoạch Schlieffen được tướng Helmuth von Moltke Nhỏ điều chỉnh và áp dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì một số lý do khách quan như sự kháng cự kiên cường của Bỉ, Nga tổng động viên nhanh hơn dự tính, khiến Đức không thực hành tấn công theo đúng kế hoạch. Từ ngày 5 cho đến ngày 9 tháng 9 năm 1914, quân Đức bị chặn đứng trong trận đánh bất phân thắng bại với liên quân Anh - Pháp trên sông Marne, nên họ phải rút các đơn vị cánh phải về. Kế hoạch Schlieffen bị phá sản. Họ sa vào cuộc chiến trên hai mặt trận, trong đó mặt trận phía Tây phải cầm cự trong chiến hào và cuối cùng dẫn tới thất bại. Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân quan trọng nhất của thất bại là tại thời điểm bắt đầu chiến tranh, quân đội Đức chưa được cơ giới hoá, cũng không có một lực lượng cơ động chiến thuật nào khác ngoài kỵ binh. Trong khi đó, với sự phát minh của súng máy từ cuối thế kỷ 19, thì việc bố trí hoả lực chéo cánh trên chiến trường khiến bên phòng ngự dễ dàng vô hiệu hoá kỵ binh cũng như bộ binh tấn công. Ở thời kỳ sau của Thế chiến thứ 1, người Anh đã phát minh ra xe tăng dùng để che chắn cho bộ binh khỏi đạn súng máy, có thể leo qua chiến hào, đè qua hàng rào kẽm gai để phá vỡ tuyến phòng ngự của đối phương. Mặc dù những chiếc xe tăng đầu tiên này không hoàn hảo, nhưng ở vị trí bị tấn công, người Đức nhanh chóng nhìn nhận tiềm năng của chúng. Ở tầm chiến thuật, cuối Thế chiến 1, Quân đội Đức đã thử nghiệm thành công biện pháp tấn công phòng tuyến đối phương. Theo đó, pháo và không quân sẽ hỗ trợ hoả lực để thê đội 1 gồm các toán nhỏ bộ binh xâm nhập phòng tuyến, bỏ qua các ổ phòng ngự để nhắm vào các mục tiêu mềm ở hậu cứ. Kế đó, thê đội 2 gồm các đơn vị bộ binh lớn hơn mang theo vũ khí nặng tham chiến đảm nhận việc tiêu diệt các điểm phòng ngự tiền phương. Cũng trong giai đoạn này, người Đức đã đúc rút được kinh nghiệm trong tổ chức vận động chiến - khi ở mặt trận phía Đông cả hai bên đều thực hành vận động chiến thay vì cầm cự trong chiến hào. Phân tích cho thấy với hình thức chiến tranh này, nhiều đơn vị nhỏ phối hợp hợp đồng chiến dịch có hiệu quả chiến đấu cao hơn một số ít đơn vị lớn hoạt động độc lập. Sau thế chiến 1, những kinh nghiệm đúc rút từ thất bại kết hợp với nền tảng chiến lược - chiến thuật trước đó đã được tướng Hans von Seeckt (Han-xơ Vôn Xíc-tơ), Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đức, tổng kết lại thành một học thuyết cụ thể xuất bản năm 1921, tựa đề "Chỉ huy và tác chiến hợp thành quân binh chủng" (Command & Combat with Combined Arms). Ngoài ra, Hans von Seeckt còn có một đóng góp quan trọng nữa ở cấp độ chiến dịch - chiến thuật là nhấn mạnh vào tốc độ hành tiến hơn là tập trung quân lực mật độ cao và tiến hành bao vây. Ông cho rằng chỉ có tốc độ mới đem đến sự bất ngờ cho đối phương và đưa đến cơ hội chiến thuật khi đối phương không kịp quyết định hoặc quyết định sai, và việc khai thác thành công cơ hội này sẽ dẫn tới thắng lợi nhanh chóng. Cả hai đóng góp của ông có thể được coi là nền móng hoàn chỉnh, chỉ còn chờ ý tưởng cơ giới hoá để blitzkrieg có hình hài. Quá trình cơ giới hoá Blitzkrieg Ý tưởng cơ giới hoá của H. Guderian Trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, Guderian ban đầu là Sĩ quan Thông tin Cơ yếu tại Bộ Tổng tham mưu, sau đó được thuyên chuyển sang bộ phận Quân báo. Hai vị trí này giúp cho Guderian có một cái nhìn tổng quát về chiến tranh, qua đó học được những kỹ năng tư duy chiến lược lẫn chiến thuật - kỹ thuật phục vụ cho chiến lược ấy. Sau chiến tranh, ông tiếp tục phục vụ trong Bộ chỉ huy quân đội Đức (Truppenamt) và đến năm 1927, ông được phân công phụ trách nhóm nghiên cứu chiến thuật tác chiến cơ giới. Ở vị trí này, kỹ năng tư duy lẫn kinh nghiệm của ông có cơ hội phát huy để sáng tạo ra mảnh ghép cuối cùng của học thuyết Blitzkrieg: tổ chức và tác chiến của lực lượng xe tăng - cơ giới hoá. Trong khi tìm hiểu về quá trình cơ giới hoá của các quân đội Phương Tây, ông đã đọc và dịch một số tác phẩm của Fuller, Liddell Hart và de Gaulle sang tiếng Đức. Ít nhiều dựa trên những ý tưởng đầu vào này, ông đưa ra những bài tập giả định tình huống, triển khai vào những buổi tập trận với đội hình xe tăng gỗ để phân tích, và cuối cùng đi đến một ý tưởng của riêng mình. Trong tác phẩm "Panzer Leader", ông cho rằng bản thân xe tăng không thể hoạt động độc lập (theo cách của Fuller), cũng không nên đóng vai trò hỗ trợ bộ binh vì tính năng cơ động sẽ bị hạn chế. Thay vào đó, ông đề xuất thành lập binh chủng thiết giáp, gọi là Panzerwaffe. Đơn vị cơ sở của Panzerwaffe là các sư đoàn cơ giới hoá hợp thành lấy xe tăng làm nòng cốt; các đơn vị bộ binh, pháo binh và các thành phần hỗ trợ khác của sư đoàn đều được cơ giới hoá hoặc mô tô hoá, tất cả đều phục vụ cho tác chiến của xe tăng. Cơ cấu hợp thành như vậy cho phép mỗi sư đoàn thiết giáp có khả năng tác chiến độc lập, không phụ thuộc vào hỗ trợ của bộ binh và pháo binh truyền thống (không được cơ giới hoá hoặc mô tô hoá). Tổ chức của lực lượng thiết giáp Đề xuất của Guderian nhận được sự ủng hộ ở Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đức, và sau đó, mỗi sư đoàn Panzer (thiết giáp) đều có biên chế tiêu chuẩn 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo xe kéo (hoặc pháo tự hành), 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới (gồm 2 trung đoàn), các đơn vị trinh sát, công binh, thông tin, quân khí... tất cả đều được cơ giới hoá, còn các sư đoàn Panzergrenadier (bộ binh cơ giới hoá) gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới hoá (trang bị xe thiết giáp) hoặc mô tô hoá (trang bị xe tải bánh hơi), 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành chống tăng, 1 trung đoàn pháo xe kéo và các đơn vị trinh sát, kỹ thuật trực thuộc. Các sư đoàn hợp thành này được sử dụng như những viên gạch lắp ghép thành quân đoàn thiết giáp (Panzerkorps) hoặc tập đoàn quân thiết giáp (Panzergruppe hay Panzerarmee) đảm nhiệm vai trò của mũi tấn công cơ động cấp chiến dịch. Nhờ kinh nghiệm ở vị trí Sĩ quan cơ yếu của mình, ông nhận thức rằng radio là phương tiện kỹ thuật thiết yếu để phối hợp tác chiến trong khi vận động. Do đó, ông yêu cầu xe tăng phải được trang bị radio, và chính phát kiến này của ông cho phép chỉ huy các đơn vị tăng của Đức tổ chức đội hình rất tốt trong các trận đánh. Các nhà nghiên cứu lịch sử cũng chỉ ra rằng ý tưởng của Guderian không phải là toàn bộ blitzkrieg như người ta thường nghĩ, mà chỉ là một sự bổ sung thiết yếu ở tầm mức chiến thuật cho phần học thuyết đã có trước đó. Dĩ nhiên, nó cũng không hoàn chỉnh nếu bỏ qua sự phát triển lý luận về cách thức tổ chức và phối hợp tác chiến của Không quân. Mà ở khía cạnh này, Không quân Đức đã có điều kiện thử nghiệm ở cuộc nội chiến Tây Ban Nha, để về sau đó hoàn thiện cách thức phối hợp với lực lượng cơ giới hoá theo ý tưởng của Guderian. Các giai đoạn của Blitzkrieg Giai đoạn thứ nhất Máy bay ném bom tập trung tấn công một khu vực hẹp và cô lập nó ra khỏi các đơn vị quân khác. Đồng thời bộ binh sẽ mở nhiều cuộc tấn công "gây rối" quy mô nhỏ trên toàn phòng tuyến đối phương và tấn công mạnh vào một Schwerpunkt (điểm tập trung, trọng điểm) với sự tham gia của bộ binh đi kèm tăng-thiết giáp, cơ giới và pháo binh. Giai đoạn thứ hai Sau khi tiền tuyến phòng ngự của đối phương bị phá vỡ tại Schwerpunkt. Lực lượng tấn công chính sẽ thọc sâu vào hậu phương của đối phương để mở đường cho pháo binh và bộ binh theo sâu. Đồng thời, một phần lực lượng sẽ lập các phòng tuyến để giữ chặt hai bên cánh của Schwerpunkt, không cho đối phương nối lại phòng tuyến. Máy bay ném bom khi này sẽ tập trung tấn công các khu vực chỉ huy và các điểm tập trung quân của đối phương. Giai đoạn thứ ba Giai đoạn này bắt đầu với sự sụp đổ của phòng tuyến của đối phương. Các lực lượng bộ binh-thiết giáp sẽ đẩy mạnh tiến quân và cô lập từng cụm quân đối phương và tấn công từ hai bên cánh. Khi này lực lượng không quân sẽ mở rộng tầm hoạt động vào sâu hậu cứ của đối phương để hỗ trợ các mũi tấn công của bộ binh-thiết giáp. Các nguyên tắc chiến thuật cơ bản của blitzkrieg Tập trung quân lực Bố trí quân lực tập trung tại một chính diện hẹp trên chiến trường để giành ưu thế quân số cục bộ, từ đó chiếm ưu thế chiến thuật cục bộ để rồi khuếch trương ưu thế cục bộ đó thành chiến thắng là phương cách thường dùng trong lịch sử chiến tranh. Ngay ở Chiến tranh thế giới thứ nhất, một kỹ sư Anh là Frederick Lanchester (Phrê-đê-rich Lan-chextơ) đã nghiên cứu về tương quan sức mạnh của hai phía đối địch và đưa ra Định luật Lanchester, trong đó khẳng định một đội quân đông gấp 2 đối phương sẽ có sức mạnh bằng gấp bốn lần (bằng bình phương tỷ lệ quân số). Trong học thuyết blitzkrieg, việc tập trung quân lực được quy tắc hoá và mô tả bằng từ Schwerpunktprinzip, theo đó bộ binh, pháo binh, xe tăng sẽ được tập trung tối đa vào một điểm trọng tâm, gọi là Schwerpunkt nhằm đạt ưu thế áp đảo về số lượng và hoả lực cục bộ. Với sự lựa chọn điểm trọng tâm có tính toán nhằm đảm bảo yếu tố bất ngờ cũng như đảm bảo địa thế ở điểm trọng tâm phù hợp cho hoạt động của xe tăng và xe cơ giới, thì lực lượng này sẽ vừa thực hiện đột phá phòng tuyến đối phương, vừa thực hiện vận động thọc sâu dưới sự hỗ trợ của Không quân và pháo binh. Đột phá tuyến phòng ngự Chiến thuật đột phá tuyến phòng ngự của đối phương về cơ bản là bài bản đã áp dụng ở Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất được cơ giới hoá, trong đó sử dụng một lực lượng thâm nhập vào các tuyến bên trong trước khi tấn công các vị trí phòng ngự bên ngoài. Đối diện với một phòng tuyến của đối phương gồm 3 lớp cơ bản: các tuyến phòng ngự vòng ngoài, tuyến pháo binh hỗ trợ và khu vực vận động của quân trù bị chiến thuật, thì blitzkrieg yêu cầu chia đội hình xe tăng - cơ giới hoá thành 3 thê đội lần lượt thâm nhập khu vực chiến thuật. Thê đội 1 sẽ bỏ qua các ổ đề kháng để thọc sâu tấn công lực lượng trù bị trong khi thê đội 2 tấn công tuyến pháo hỗ trợ phòng ngự. Sau khi 2 thê đội này đã thâm nhập thành công qua chiều sâu chiến thuật của phòng tuyến, thì thê đội ba mở màn tấn công trực diện các ổ đề kháng. Việc đồng bộ hoá thời gian nhằm bảo đảm hiệu quả gây tê liệt tức thời toàn bộ chiều sâu phòng tuyến, tối đa hoá hiệu quả gây sốc, bảo đảm xuyên thủng tuyến phòng ngự, sau đó thực hiện vận động thọc sâu vào hậu cứ đối phương. Vận động thọc sâu Sau khi đã mở được cửa đột phá qua tuyến phòng ngự tiền duyên của đối phương, nhiệm vụ của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá là vận động sâu, đánh chiếm các yếu điểm của đối phương trong hành tiến dưới sự bảo vệ của Không quân. Nhằm tối đa hoá khả năng khai thác các cơ hội chiến thuật, tăng tốc độ vận động, học thuyết đặt trọng tâm vào việc rút ngắn quy trình ra quyết định. Nguyên tắc linh hoạt chiến thuật Thông thường, quyết định tác chiến mỗi khi có một tình huống phát sinh thường đi qua các bước: thu thập thông tin tình huống (hoặc do Quân báo và Trinh sát cung cấp), cân nhắc giải pháp, ra quyết định, triển khai xuống cấp dưới. Trong điều kiện vận động, nếu thông tin được thu thập ngay ở chiến trường và quyết định được cân nhắc ở hậu phương, thì khi quyết định triển khai xuống rất có khả năng đã lạc hậu với chiến sự đang phát triển liên tục. Vì lý do đó, học thuyết khuyến khích cấp chỉ huy chiến dịch và chiến thuật nhận nhiệm vụ dưới hình thức mục tiêu và ý định, và được toàn quyền ra quyết định tác chiến dựa trên thông tin tức thời tại chỗ . Quy tắc phân quyền này cần có một quá trình chuẩn bị có chiều sâu: việc đào tạo và bổ nhiệm sĩ quan ngay từ các đơn vị nhỏ đã phải dựa trên khả năng tư duy chiến thuật, chứ không dựa trên khả năng đảm bảo kỷ luật chiến thuật. Hợp điểm, bao vây tiêu diệt Mục tiêu vận động tuỳ thuộc vào từng chiến dịch, nhưng quy tắc chung là chia cắt, cô lập và làm tê liệt một phần quân lực đối phương. Để làm việc này, thông thường mỗi chiến dịch cần có hai mũi tiến công sâu theo kiểu gọng kềm để hợp điểm phía sau lưng của đối phương. Sau khi đã hợp điểm và bao vây một phần lực lượng địch trong túi, thì chiến dịch đi vào giai đoạn cuối cùng: bức hàng hoặc tiêu diệt đối phương đã bỏ qua trong quá trình vận động trước đó. Do học thuyết blitzkrieg lấy việc phá huỷ quân lực đối phương làm mục tiêu, nên cuộc tấn công cuối cùng thường triển khai từ nhiều hướng, trong thời gian sớm nhất có thể. Hiệp đồng với Không quân Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) luôn là một thành phần quan trọng theo học thuyết blitzkrieg ở hai vai trò: hỗ trợ hoả lực tại điểm trọng tâm (Schwerpunkt) và chế áp không quân đối phương, bảo vệ cho lực lượng xe tăng - cơ giới thực hiện vận động chiến. Trong Không quân Đức, các phi đội ném bom bổ nhào Ju 87 Stuka đảm nhiệm vai trò hỗ trợ mặt đất và tấn công sân bay đối phương (yểm trợ tầm gần), trong khi các phi đội tiêm kích Messerschmitt Bf 109/110 chiếm ưu thế trên bầu trời. Trong thực tế chiến tranh, thắng lợi của các chiến thuật blitzkrieg đều tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát không phận của Luftwaffe. Ở giai đoạn sau của chiến tranh, khi Luftwaffe đánh mất ưu thế trên không, thì các binh đoàn xe tăng - cơ giới của Đức hoặc bị đánh chặn trong khi vận động, hoặc không dám thực hiện vận động. Những hạn chế chiến thuật của blitzkrieg Do Blitzkrieg dựa vào vận động chiến nên những hạn chế của nó bộc lộ khi điều kiện thực hành vận động bị hạn chế, như địa hình và thời tiết không thuận lợi, bị không quân đối phương ngăn cản, khi đối phương thực hành chiến thuật phòng thủ phù hợp hoặc đường tiếp vận cho lực lượng xe tăng - cơ giới bị chặn đánh. Địa hình và thời tiết không thuận lợi Trên phương diện chiến thuật, khu vực địa hình không thuận lợi thường bị đối phương xem nhẹ phòng thủ, nên thường có giá trị bất ngờ mà khu rừng rậm Ardennes là một ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện địa hình khắt khe hơn, như tuyết mềm, bùn lầy hay trong điều kiện thời tiết quá lạnh như đã xảy ra ở trận Moskva khiến xe tăng không thể vận động sẽ dẫn tới thất bại của chiến dịch. Một địa hình bất lợi khác của blitzkrieg là tác chiến trong đô thị. Ở đây, chướng ngại vật và nhà cửa một mặt hạn chế tính cơ động của xe tăng, buộc xe tăng phải tham chiến ở tầm gần, một mặt khác đối phương có thể lựa chọn bố trí các điểm hoả lực chống tăng trên cao, ngoài góc nâng bắn của pháo tăng khiến hoả lực của xe tăng giảm hiệu quả. Đây chính là trường hợp xảy ra ở trận Stalingrad, khi tập đoàn quân xe tăng số 4 bị cầm chân trong cuộc chiến đường phố. Đánh mất ưu thế trên không Vận động chiến chỉ phát huy hiệu quả khi bên tấn công vận động nhanh hơn đối thủ. Cho nên việc sử dụng không quân bảo vệ cho các mũi vận động dưới đất đồng thời truy cản không cho đối phương vận động là một nguyên tắc của blitzkrieg. Ở thời kỳ đầu của chiến tranh thế giới thứ 2, do Không quân Đức thường chiếm ưu thế trên không nên các binh đoàn Panzer được tự do vận động. Nhưng ở giai đoạn sau của chiến tranh, khi Không quân Đức đánh mất ưu thế cũng là lúc mà các sư đoàn thiết giáp Đức rất e ngại vận động. Trong chiến dịch Overlord, do lực lượng Không quân Đồng minh hoàn toàn làm chủ bầu trời, nên lực lượng thiết giáp Đức không dám vận động vào ban ngày, không tiến hành được những cuộc phản công có ý nghĩa. Chiến thuật phòng ngự có hiệu quả Ở nửa sau của Chiến tranh thế giới thứ 2, đã có một số chiến thuật phòng ngự chống các mũi tấn công thiết giáp có hiệu quả. Chiến thuật con nhím do tướng Pháp Maxime Weygand đề xuất ở thời gian diễn ra trận chiến nước Pháp, về sau được người Đức vận dụng để chống các mũi tấn công thiết giáp của Hồng quân, là một ví dụ. Ý tưởng của chiến thuật này là bố trí các cụm cứ điểm phòng ngự đa hướng thay vì bố trí tuyến đơn hướng: dù bị bao vây vẫn có năng lực phòng ngự. Nếu quân lực của cụm phòng thủ đủ lớn để đe doạ đánh cắt đường tiếp vận thì bên tấn công không thể bỏ qua trong hành tiến. Thế nên bên tấn công hoặc phải để lại quân lực kìm chế, chấp nhận giảm sức của mũi thiết giáp, hoặc phải dành thời gian tiêu diệt, chấp nhận giảm tốc độ vận động. Một chiến thuật khác là bố trí phòng ngự chiều sâu. Điểm cơ bản của chiến thuật này là tổ chức nhiều lớp phòng ngự kế tiếp, mỗi lớp kết hợp mìn và hoả lực chống tăng do một thê đội giữ tuyến và sẽ rút cuốn chiếu dần. Cách bố trí phòng ngự như vậy vừa giảm được tốc độ đột kích vừa mài mòn dần các mũi thiết giáp. Dọc tuyến phòng ngự bố trí một vài vai cứng với hoả lực chống tăng dày đặc để nắn điểm đột kích của bên tấn công vào giữa các vai, thì bên tấn công sẽ không thể đột kích quá sâu vì lo sợ bị cắt vào sau đội hình. Ở trận vòng cung Kursk, chiến thuật này của Hồng quân thành công đến nỗi các mũi tấn công của Đức bị kiệt sức khi chưa đột kích qua hết bề dày của tuyến phòng ngự. Tiếp vận bị cắt đứt Lực lượng thiết giáp cần một khối lượng tiếp vận lớn, đặc biệt là nhiên liệu. Trong khi đó, là một "con rắn đầu cứng đuôi mềm" nó để lộ điểm yếu ở đường tiếp vận nhất là khi bộ binh theo sau không kịp, để một khoảng hở lớn giữa mũi thiết giáp và lực lượng bảo đảm giao thông phía sau. Ở chiến dịch tấn công Ardennes cuối năm 1944, do không có đủ bộ binh thiết lập giao thông nên các mũi thiết giáp của Đức hoạt động hầu như tách rời với hậu phương. Đến khi quân Đồng Minh phản công và đe doạ cắt ngang qua đường tiếp vận, thì lực lượng thiết giáp phải bỏ xe tăng hết nhiên liệu lại chiến trường để rút về chiến tuyến của mình. Các chiến dịch blitzkrieg tiêu biểu Cho đến tận giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Quân đội Đức Quốc xã tiến hành nhiều chiến dịch theo quy tắc của blitzkrieg. Tuy nhiên, hai chiến dịch Tây Âu và Barbarossa là những chiến dịch tiêu biểu nhất. Chiến dịch châu Âu, 1940 Chiến dịch châu Âu, bao gồm cuộc tấn công Pháp và cuộc tấn công trước đó và Hà Lan và Bỉ, được thực hiện chính bởi cụm tập đoàn quân A (gồm 45 sư đoàn, có 7 sư đoàn thiết giáp và 2 sư đoàn bộ binh cơ giới hoá trong 3 quân đoàn) và B (có 29 sư đoàn, 3 sư đoàn thiết giáp và một sư đoàn bộ binh cơ giới hoá), diễn ra theo 2 giai đoạn: Chiến dịch Vàng (Fall Gelb) và Chiến dịch Đỏ (Fall Rot). Chiến dịch Vàng mở đầu ngày 9 tháng 5 năm 1940 với cuộc tấn công nghi binh của cụm tập đoàn quân B vào Hà Lan và Bỉ, hút phần lớn quân lực Đồng Minh về phía Bắc nước Pháp. Trong khi đó, cụm tập đoàn quân A bất ngờ tiến quân qua khu rừng rậm Ardennes, nơi mà các tướng lĩnh Pháp cho là không thuận lợi cho hoạt động của xe tăng nên bố trí phòng ngự mỏng. Có sự hỗ trợ hoả lực mạnh mẽ của Không quân, cụm tập đoàn quân A nhanh chóng đột phá phòng tuyến Pháp ở Sedan. Tiếp đó, ngay khi vượt sông Meuse ở ngay ngày thứ tư của chiến dịch, lực lượng thiết giáp của cụm triển khai chạy đua về hướng eo biển Manche ở Abbeville, cắt ngang qua bố trí quân lực của Đồng Minh, và đến ngày thứ 10 của chiến dịch đã đẩy các đơn vị Đồng Minh ở Bắc Pháp vào túi Dunkirk. Chỉ nhờ có lệnh tạm ngưng tấn công của Hitler mà 33 vạn quân Đồng Minh kịp sơ tán bằng tàu. Trong chiến dịch này, mặc dù quân Đồng Minh có gần gấp đôi số xe tăng (4.000 so với 2.200 của Đức), nhưng do biên chế tản mác trong các đơn vị bộ binh, nên không thực hiện được một hoạt động phản công nào có ý nghĩa. Cộng thêm yếu tố bất ngờ, dẫn tới sự tê liệt mang tính hệ thống. Vì thế khi chiến dịch Đỏ triển khai với 3 mũi tấn công bằng thiết giáp: về Brest (quân đoàn XV Panzer), hướng Lyon qua Đông Paris (quân đoàn XIV Panzer), hướng vòng ngược dọc theo lưng chiến tuyến Maginot (quân đoàn XIX Panzer), thì quân đội và nước Pháp nhanh chóng sụp đổ, buộc phải ký văn kiện đầu hàng vào ngày 22/6/1940, chỉ trong vòng 6 tuần từ ngày bắt đầu chiến dịch. Chiến dịch Barbarossa, 1941 Sáng ngày 22/6/1941, Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) tấn công các sân bay và các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Liên Xô. Trong vòng vài giờ sau đó, hơn 3 triệu quân Đức dẫn đầu bởi các sư đoàn thiết giáp ồ ạt vượt biên giới, bắt đầu chiến dịch blitzkrieg lớn nhất trong lịch sử nhắm vào mục tiêu đánh bại Hồng quân và xoá sổ Liên bang Xô viết trong vòng vài tháng. Theo kế hoạch, chiến dịch được tiến hành bởi 3 mũi. Mũi thứ nhất của Cụm tập đoàn quân Bắc gồm 26 sư đoàn, trong đó có 3 sư đoàn thiết giáp và 2 sư đoàn cơ giới hóa, tấn công qua các nước Cộng hòa vùng Baltic vào Bắc Nga, hướng tới Leningrad. Mũi thứ hai của Cụm tập đoàn quân Trung tâm gồm 49 sư đoàn, trong đó có 9 sư đoàn thiết giáp và 6 sư đoàn cơ giới hóa, tấn công Smolensk sau đó qua Belarus tới Moskva. Mũi thứ ba của Cụm tập đoàn quân Nam gồm 41 sư đoàn, trong đó có 5 sư đoàn thiết giáp và 4 sư đoàn bộ binh cơ giới hóa, tấn công vào vùng đông dân trù phú Ukraina, chiếm Kiev sau đó triển khai xuống phía Nam, tới sông Volga và vùng dầu hỏa Caucasus. Ở giai đoạn đầu của chiến dịch, Hồng quân hoàn toàn bị bất ngờ và không kịp phản ứng. Chỉ trong 3 ngày đầu, gần 4.000 máy bay bị phá hủy ngay trên sân bay, các đồn biên phòng nhanh chóng bị tràn ngập. Ở phía Bắc, tập đoàn quân thiết giáp số 4 của Đức xuyên qua giữa 2 quân đoàn Hồng quân, sau đó bao vây và tiêu diệt 2 quân đoàn này. Ở mặt trận trung tâm, tập đoàn quân thiết giáp số 2 vượt sông Tây Bug ở phía Nam, tập đoàn quân thiết giáp số 2 đột phá qua khe giữa 2 phương diện quân Hồng quân ở sông Neman, vận động thành 2 gọng kềm thọc sâu hợp điểm tại Minsk, khiến 32 sư đoàn Hồng quân bị bao vây trong túi và sau đó bị tiêu diệt. Ở giai đoạn hai, trên mặt trận trung tâm, tập đoàn quân thiết giáp số 2 của Đức vượt sông Dniepr vận động bao vây Smolensk từ phía Nam, tập đoàn quân thiết giáp số 3 tiến công Smolensk từ phía Bắc. Sau khi hợp điểm thành công, 2 gọng kềm phong tỏa 3 tập đoàn quân Hồng quân trong túi, bắt sống 18 vạn tù binh. Chiếm xong Smolensk, tập đoàn quân thiết giáp số 2 được lệnh quay về phía Nam, phối hợp với cụm tập đoàn quân Nam đánh về phía Bắc thành 2 gọng kềm bao vây Kiep, tiêu diệt và bức hàng 43 sư đoàn Hồng quân với tổng số 60 vạn người cùng với nhiều vũ khí nặng. Bước vào giai đoạn 3, các tập đoàn quân đoàn thiết giáp Đức lặp lại bài bản tấn công bằng 2 gọng kềm thắng lợi thêm một lần nữa ở Vyazma, bao vây 4 tập đoàn quân Hồng quân trong túi, bắt sống gần 70 vạn người, nâng tổng số Hồng quân bị tiêu diệt hoặc bắt sống lên xấp xỉ 3 triệu. Nhưng đây cũng là dấu chấm hết cho những thắng lợi của blitzkrieg ở Liên Xô khi sau đó Hồng quân phản công thành công ở trận Moskva, biến mặt trận phía Đông thành một cuộc chiến tranh tiêu hao tổng lực. Học thuyết quân sự của Đức Quốc xã so với đương thời Với những nền tảng lý luận chiến thuật - chiến lược đã được đúc kết từ lịch sử trước đó ở Đức, từ những năm 1920 trở đi, học thuyết blitzkrieg của Đức dần thành hình và triển khai vào tổ chức quân đội. Tiến trình chủ yếu để góp phần hoàn chỉnh học thuyết là xác định vai trò của xe tăng - bộ binh cơ giới hoá trong tương quan với vai trò truyền thống của bộ binh - kỵ binh cùng với cách thức tổ chức lực lượng này và phương pháp tác chiến của chúng. Đây là điểm cốt yếu dẫn tới tranh luận về sự vay mượn và ảnh hưởng qua lại giữa blitzkrieg và các lý luận chiến tranh đương thời. Lý luận chiến tranh và tổ chức quân đội của Phương Tây Với Thế chiến thứ 1 kết thúc thắng lợi bằng chiến thuật phòng ngự trong chiến hào, giới lãnh đạo quân sự Phương Tây lại tiếp tục đặt trọng tâm vào bộ binh. Với quan điểm đó, việc nghiên cứu các giải pháp phòng ngự chiến thuật mới cho bộ binh được chú trọng mà việc cơ giới hoá bộ binh lại bị xem nhẹ. Đến khi những nghiên cứu về xe tăng đạt được những tiến bộ lớn và bắt đầu được sản xuất trang bị cho quân đội, thì xe tăng được tổ chức thành các lữ đoàn thuần tăng. Vai trò của các lữ đoàn này hoặc là hỗ trợ hoả lực cho bộ binh, hoặc cơ động chiến thuật thay thế kỵ binh trước đó - dẫn đến khả năng tác chiến độc lập bị hạn chế. Một vài nhà lý luận quân sự như J.F.C. Fuller, B.H. Liddell Hart ở Anh có quan điểm khác về vai trò của lực lượng cơ giới hoá trong điều kiện mới. Fuller là một sĩ quan trong lực lượng xe tăng mới lập ở Anh, ông đề xuất tách xe tăng ra thành một binh chủng riêng, thậm chí vạch ra cả kế hoạch tấn công chỉ bằng lực lượng xe tăng tập trung. Trong khi đó, với xuất thân là sĩ quan bộ binh, nhưng với nhãn quan của một nhà chiến thuật, Liddell Hart phân tích các trận đánh trong Thế chiến 1 để rút ra rằng những cuộc tấn công trực diện vào các điểm hay tuyến phòng ngự đối phương đều có hiệu quả thấp, và tấn công gián tiếp, vu hồi bọc hậu là chiến thuật tối ưu. Để thực hiện được chiến thuật tấn công gián tiếp, cần phải cơ giới hoá bộ binh. Quan điểm của hai ông, mặc dù có một vài ủng hộ nhất định, nhưng không được Quân đội Hoàng Gia Anh thừa nhận rộng rãi để triển khai. Ở Pháp, Charles de Gaulle (Sác-lơ đờ Gôn) xuất phát từ góc nhìn khác. Ông chỉ ra rằng phân bố dân số nước Pháp theo độ tuổi không cho phép duy trì một lực lượng bộ binh đông đúc như trước, cho nên cần cơ giới hoá bộ binh, trang bị xe tăng, máy bay, lấy khả năng cơ động và hỏa lực bù cho số lượng. Tuy nhiên, cũng như ở Anh, quan điểm của ông không được giới lãnh đạo quân đội Pháp chấp nhận. Trong khi đó, những quan điểm này lại được chính nước Đức cân nhắc, nghiên cứu và lựa chọn áp dụng vào học thuyết của mình. Lý luận chiến tranh và tổ chức quân đội của Liên Xô Khác với các nước Phương Tây trải qua chiến tranh phòng ngự ở Thế chiến 1, Liên Xô có bề dày kinh nghiệm về vận động chiến ở cùng thời kỳ cũng như cuộc nội chiến trong thời gian kế tiếp. Một mặt khác, các nhà lý luận quân sự Liên Xô nhận định rằng chiến tranh tương lai là sân khấu cho hình thức vận động chiến được cơ giới hoá. Đây là hai lý do chính dẫn đến việc các lãnh đạo Hồng quân phát triển một học thuyết quân sự, Tác chiến chiều sâu (Deep Battle), một học thuyết hiện đại so với đương thời, đã được hoàn chỉnh tới mức đã được triển khai thành Điều lệ tác chiến vào năm 1936. Với lập luận rằng trên lãnh thổ rộng lớn của mình, chiến tranh không thể kết thúc bằng một số ít trận đánh quyết định, nên học thuyết đưa ra khái niệm "nghệ thuật chiến dịch" như là một cấp độ ở giữa chiến thuật và chiến lược, tức cách thiết kế, tổ chức các chiến dịch nối tiếp nhau liền lạc hợp lý được nối kết trong một mục tiêu thống nhất. Ở cấp độ chiến thuật, học thuyết đưa ra cách thức tấn công suốt chiều sâu phòng tuyết đối phương bằng các loại hoả lực để thê đội 1 mở cửa đột phá trước khi thê đội 2 - là lực lượng cơ giới hoá vận động thọc sâu. Với quan điểm 2 thê đội này, học thuyết đưa đến việc vừa thành lập các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá hợp thành tập trung có khả năng tác chiến cơ động độc lập, vừa biên chế cơ hữu xe tăng vào các Tập đoàn quân hợp thành. Tác giả chính của học thuyết này được cho là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky, Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân giai đoạn 1925-1928, Phó Dân uỷ Quốc phòng 1931-1937. Tuy nhiên, trong cuộc thanh trừng của Stalin vào năm 1937, Tukhachevsky cùng với các đồng sự cùng đóng góp vào học thuyết cùng với một thế hệ chỉ huy hiểu rõ học thuyết hoặc bị thủ tiêu, hoặc bị cải tạo ở các trại Gulag ở Siberia. Vì thế, ở thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữ nước, Hồng quân Liên Xô về cơ bản là một đội quân không có bài bản tác chiến rõ ràng, sức mạnh chỉ tính bằng số quân và vũ khí khi không có đội ngũ chỉ huy có đủ năng lực. Chỉ đến sau những thất bại ban đầu ở Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hồng quân mới được tổ chức lại và tác chiến theo những nguyên tắc đã được xác lập trong học thuyết. Sự thất bại về mặt chiến lược của blitzkrieg ở mặt trận phía Đông Blitzkrieg ra đời như một giải pháp cho chiến lược chiến tranh của nước Đức: chóng vánh giải quyết từng đối thủ để tránh tham chiến cùng lúc hai mặt trận đồng thời tránh bị sa lầy vào chiến tranh tiêu hao. Tuy nhiên, ở Chiến tranh thế giới thứ 2, Blitzkrieg đã không giải được cả hai vấn đề đó. Thứ nhất, mặc dù xâm chiếm thành công phần lớn châu Âu, nhưng Đức đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt lực lượng viễn chinh Anh (British Expeditionary Force) ở Dunkirk, cũng như Không quân Đức không thắng được Không quân Hoàng gia Anh ở trận chiến nước Anh. Việc không giải quyết xong nước Anh trước khi mở chiến dịch tấn công Liên Xô là một rủi ro mang tính chiến lược: nguy cơ cùng lúc đối mặt với hai đối thủ không bị loại trừ. Thứ hai, Đức không xác định mục tiêu chiến lược - chiến dịch hợp lý trong cuộc tấn công Liên Xô. Ví dụ, trong quá trình phát triển của chiến dịch Barbarossa, sau khi chiếm xong Smolensk, lẽ ra cụm tập đoàn quân trung tâm cần được tăng cường để nhắm tới mục tiêu Moskva đang để ngỏ, thì lại bị làm suy yếu khi lực lượng thiết giáp của cụm được điều xuống mục tiêu Kiev ở phía Nam. Cho nên, khi tập trung được quân lực để mở màn chiến dịch tấn công Moskva, thì Hồng quân cũng đã kịp tập trung phòng thủ Moskva. Sự kiện sau đó, Hồng quân phản công thắng lợi ở trận đánh này có một ý nghĩa to lớn: Đức buộc phải tham gia một cuộc chiến tranh tiêu hao tổng lực, và khi đã sa lầy vào chiến tranh tiêu hao này, Đức hoàn toàn không có cơ hội trước tiềm lực khổng lồ của Liên Xô. Cả hai điểm trên có thể coi là thất bại về mặt chiến lược của blitzkrieg: chúng vi phạm tiền đề chiến thắng, dẫn đến sự thất bại hầu như chắc chắn của nước Đức. Giá trị của blitzkrieg với các học thuyết quân sự hiện đại Trên 2 phương diện tổ chức quân đội và chiến thuật tác chiến, blitzkrieg là một cột mốc lịch sử xác lập 2 xu hướng chắc chắn trong học thuyết quân sự hiện đại của quân đội các nước lớn: xu hướng hợp thành vũ khí và cơ giới hoá. Ở Liên Xô, sau Thế chiến thứ 2 việc cơ giới hoá tiếp tục được đẩy mạnh, với 65 sư đoàn tăng - cơ giới và mô tô hoá trên tổng số 175 sư đoàn. Xe thiết giáp chở quân bánh hơi BTR-152 và bánh xích BTR-50 ra đời, nâng chất lượng cơ giới hoá lên một bước mới. Đến năm 1953, thì học thuyết của Quân đội Xô viết có sự thay đổi lớn khi lực lượng chiến lược nắm vai trò chủ yếu: quân đội chỉ để chiếm đất và khai thác cơ hội sau khi bom nguyên tử đã được sử dụng. Vì thế, cấu trúc quân đội chuyển qua hầu hết là xe tăng và thiết giáp nặng, có khả năng sống sót cao sau đòn đánh trả hạt nhân. Ở thời kỳ này, việc hợp thành vũ khí bị bỏ quên. Cho đến cuối thập kỷ 60, để cân bằng với học thuyết quân sự Phản ứng linh hoạt của Mỹ - vốn nhằm đối phó với nhiều cấp độ xung đột - thì Quân đội Xô Viết mới quay lại với xu hướng hợp thành vũ khí truyền thống của mình. Cho đến giữa thập kỷ 1970, thì Quân đội Xô Viết đã cơ bản hoàn thành việc hợp thành vũ khí và cơ giới hoá với nhiều loại xe tăng - xe thiết giáp đời mới. Quân đội Mỹ sau Thế chiến thứ 2 đi trên một con đường khác với Quân đội Xô Viết. Do phải tham chiến ở Triều Tiên và sau đó là Việt Nam với bản chất là những cuộc chiến tranh bất cân xứng, trong đó các binh đoàn cơ giới hoá không có nhiều vai trò, nên việc hợp thành vũ khí chỉ giới hạn ở hoả lực bộ binh - pháo binh và không quân. Hơn thế nữa, do môi trường tác chiến trải dài từ châu Âu sang châu Á, nên Quân đội Mỹ phải chủ yếu dựa vào bộ binh với vũ khí nhẹ, dễ điều động bằng máy bay. Từ những năm 60 trở đi, với việc nhận định nước Mỹ đối mặt với nhiều đe doạ ở nhiều cấp độ khác nhau, từ chiến tranh hạt nhân đến chiến tranh du kích, nên Quân đội Mỹ thay đổi học thuyết thành Phản ứng linh hoạt, trong đó tiếp tục xu hướng hợp thành vũ khí và nâng cao sức cơ động cho các đơn vị trên một khung tổ chức dễ thay đổi. Đặc biệt, trong thời gian này, Quân đội Mỹ bắt đầu thử nghiệm sử dụng trực thăng làm phương tiện cơ động thay cho xe thiết giáp. Từ những năm 1970 đến gần đây, Quân đội Mỹ đã 2 lần thay đổi học thuyết: mỗi lần mức độ hợp thành vũ khí lại tăng lên. Học thuyết hiện tại của Quân đội Mỹ là ứng dụng của thời đại tin học, đặt trọng tâm vào việc nối mạng tất cả các lực lượng (network centric) với quan niệm rằng đây là phương cách tốt nhất để tích hợp mọi nguồn lực, bao gồm nguồn lực cứng là các loại vũ khí và nguồn lực mềm là các loại thông tin chiến trường. Chú thích Ghi chú Nguồn dẫn Xem thêm Vũ khí Chiến tranh thế giới thứ hai Sốc và kinh ngạc Tác chiến chiều sâu Tham khảo Bergstrom, Christer (2007). Barbarossa - The Air Battle: July-tháng 12 năm 1941. London: Chervron/Ian Allen. ISBN 978-1-85780-270-2. Corum, James S.The Roots of Blitzkrieg: Hans von Seeckt and German Military Reform. University Press of Kansas, 1994. Deighton, Len.Blitzkrieg: From the rise of Hitler to the fall of Dunkirk. 1981. David Glantz, David M., Col (rtd.) Soviet military operational art: in pursuit of deep battle, Frank Cass, London, 1991. ISBN 0-7146-4077-8 Edwards, Roger.Panzer: A Revolution in Warfare, 1939-1945. London: Brockhampton Press, 1998. Manstein, Erich von.Lost Victories. Trans. Anthony G. Powell. Presidio, 1994. Frieser, Karl-Heinz, and John T. Greenwood. (2005) The Blitzkrieg Legend: The 1940 Campaign in the West. Annapolis: Naval Institute Press. ISBN 1591142946. Keegan, John. (1989) The Second World War. (1989) New York: Penguin Books. ISBN 0143035738 ISBN 978-0143035732. Harrison, Richard W. The Russian Way of War: Operational Art 1904–1940. Lawrence, Kan.: University Press of Kansas, 2001. ISBN 0-7006-1074-X Hooton, E.R (2007). Luftwaffe at War; Gathering Storm 1933-39: Volume 1. London: Chervron/Ian Allen. ISBN 978-1-903223-71-7. Mosier, John. The Blitzkrieg Myth: How Hitler and the Allies Misread the Strategic Realities of World War II. HarperCollins, 2003. Peter Paret (chief editor), Makers of Modern Strategy: from Machiavelli to the Nuclear Age. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1986. ISBN 9780691027647 Von Mellenthin, F. W. Panzer Battles: A Study of the Employment of Armor in the Second World War. Watt, Robert. Feeling the Full Force of a Four Point Offensive: Re-Interpreting The Red Army's 1944 Belorussian and L'vov-Przemyśl Operations. The Journal of Slavic Military Studies. Routledge Taylor & Francis Group. ISSN 1351-8046 Williamson, Murray (1983). Strategy for Defeat: The Luftwaffe 1933–1945. United States Government Printing. ISBN 978-9997393487 Willmott, H.P. When Men Lost Faith in Reason: Reflections on War and Society in the Twentieth Century. Greenwood. 2002. ISBN 978-0275976651 Fowler, Will (2002a). Blitzkrieg - Poland and Scandinavia 1939-1940. Allan Publishing. ISBN 0-7110-2943-1 Liên kết ngoài Alfred von Schlieffen (General Fieldmarshal Count) Cannae, 1931.Translated and published by U.S. ARMY COMMAND AND GENERAL STAFF COLLEGE PRESS . Andrew Wright Was Hitler right to invade Russia in 1941? Military History Online. House, Jonathan M. Toward Combined Arms Warfare: A Survey of 20th-Century Tactics, Doctrine, and Organization . U.S. Army Command General Staff College, 1984. Reprinted by University Press of the Pacific, 2002. The Clausewitz Homepage FREQUENTLY ASKED QUESTIONS ABOUT CLAUSEWITZ. Peter Zeihan (16/3/2010) Stratfor - The Global Intelligence website (link died) </div> Đức Quốc xã Khoa học quân sự Học thuyết quân sự Học thuyết quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai Lý thuyết quân sự
10611
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1o%20ch%C3%AD
Báo chí
Báo chí (報誌) ngành báo, hay cũ là tân văn (新聞), như trong Phụ nữ tân văn, tức là báo phụ nữ, Lục Tỉnh tân văn, tức là báo Lục tỉnh), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian, các nghiệp vụ báo chí vẫn bao gồm: tìm hiểu thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin đến độc giả. Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp) của báo chí. Theo thời gian, phương tiện truyền tải của thông tin đi từ nhật báo, tạp chí (trên giấy) tới đài phát thanh, đài truyền hình (trên loa đài) tới các ấn bản điện tử trên web (báo điện tử). Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh. Ở một số quốc gia, báo chí bị chính phủ kiểm soát và không phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ, việc tiếp cận với thông tin miễn phí đóng một vai trò chính trong việc tạo ra một hệ thống kiểm tra và cân bằng, cũng như phân bổ quyền lực cân đối giữa chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội khác. Việc tiếp cận thông tin có thể kiểm chứng được do báo chí thu thập bởi các nguồn phương tiện truyền thông độc lập, tuân thủ các tiêu chuẩn báo chí, có thể khiến các công dân bình thường có khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị. Vai trò và vị thế của báo chí, cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng, đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong hai thập kỷ vừa qua với sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số và phổ biến thông tin trên Internet. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong việc xem báo giấy, vì người dân ngày càng đọc tin tức thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thông qua các phương tiện kỹ thuật số cũng như phát triển khả năng xuất bản các tin tức có ngữ cảnh. Với truyền thông Mỹ, các tòa soạn đã cắt giảm số nhân viên và bảo hiểm của họ khi thấy các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình đã bị giảm lượng khán giả theo dõi. Ví dụ, năm 2007 đến 2012, CNN đã giảm thời gian phát các chương trình thời sự chỉ còn một nửa chiều dài thời gian ban đầu. Việc thu hẹp tầm ảnh hưởng của báo chí có liên quan đến việc giảm lượng độc giả quy mô lớn. Phần lớn những độc giả được hỏi trong các nghiên cứu gần đây cho thấy họ đã thay đổi phương thức đọc tin tức. Thời đại kỹ thuật số cũng đã mở ra một loại hình mới của báo chí trong đó các công dân bình thường đóng vai trò lớn hơn trong quá trình viết tin tức, với sự xuất hiện của báo chí công dân và việc quảng bá thông tin thông qua Internet. Sử dụng điện thoại thông minh được trang bị máy quay video, bất kỳ người dân nào cũng có thể ghi lại các sự kiện hay tin tức và tải chúng lên các kênh như YouTube. Các kênh truyền thông tin tức chính thống đã nhanh chóng lợi dụng các kênh thông tin như vậy. Trong khi đó, việc dễ dàng truy cập vào tin tức từ nhiều nguồn thông tin trực tuyến như blog và các phương tiện truyền thông xã hội khác, đã dẫn đến việc độc giả có thể chọn đọc tin tức từ rất nhiều nguồn chính thức và không chính thức, thay vì chỉ đọc báo chí truyền thống của các cơ quan thông tấn. Lịch sử Tờ báo tiếng Đức "Relation aller Fürnemmen und gedenckwürdigen Historien" của Johann Carolus phát hành năm 1605 ở Strassburg (nay thuộc Pháp) được thừa nhận là tờ báo giấy đầu tiên. Tờ nhật báo tiếng Anh đầu tiên, Daily Courant, phát hành từ năm 1702 đến 1735. Trường học đầu tiên về ngành báo chí, Missouri School of Journalism, thành lập năm 1908 tại Hoa Kỳ bởi Walter Williams. Tại Việt Nam, Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên, phát hành từ năm 1865 đến 1910 tại Sài Gòn. Tên gọi Từ báo chí bắt đầu từ hai chữ: báo (報: báo cáo, báo tin), chí (誌: viết). Vai trò Mỗi loại hình báo chí sẽ đảm nhiệm những vai trò nhất định, tuy nhiên loại hình báo chí nào cũng mang những vai trò, chức năng chung là chuyển tải thông tin đến công chúng, đều có tính công khai, tính thời sự, tính tương tác, tính đa dạng, tính định kỳ… Tuỳ đặc điểm riêng của từng thể loại mà sẽ ưu tiên các tính năng để phát huy tốt được vai trò của thể loại báo đó. Tự do báo chí Các loại báo chí Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau: Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhật báo, tạp chí, tuần báo, nguyệt san, tập san,... Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa. Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao. Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập còn yếu, có thể bao gồm cả tin giả. Người làm báo Những người làm việc cho báo chí hay săn tin, được gọi là phóng viên, biên tập viên, nhân viên tòa soạn,... Tòa soạn báo là nơi sản xuất và phát hành báo chí. Tòa soạn báo điện tử là cơ quan báo chí chuyên sản xuất và phát hành các bài báo dưới dạng ấn bản điện tử (còn gọi là báo điện tử hay báo mạng). Có một công thức chung cho báo chí: báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận. Báo chí và tuyên truyền hay còn nói cách khác là một dịch vụ quảng cáo truyền thống. Sức mạnh của báo chí rất to lớn có thể cứu sống được nghìn người thông qua báo chí, nhưng ngược lại điều đó, nghề báo còn nhiều bất cập và tiêu cực vẫn còn những nhà báo (người làm báo) trước khi đặt bút viết lên một bài báo họ chưa nghĩ về kết cục sau khi bài báo đã được đăng hay phát hành rộng rãi trên khắp cả nước. Báo chí còn được mệnh danh là quyền lực thứ tư, sau tam quyền phân lập, có khả năng giám sát hoạt động của chính phủ cũng như định hướng dư luận. Đánh giá về báo chí Xem thêm Tin tức Tạp chí Tham khảo Liên kết ngoài Bài cơ bản dài trung bình
10616
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20li%C3%AAn%20bang%20c%E1%BB%A7a%20Nga
Vùng liên bang của Nga
Tất cả các đơn vị hành chính liên bang của Nga được nhóm lại trong 8 vùng liên bang của Nga (tiếng Nga: федеральные округа, số ít: федеральный округ; chuyển tự: federalnyye okruga, số ít: federalny okrug), mỗi vùng liên bang được quản lý bởi một Đặc phái viên Toàn quyền, do Tổng thống Nga bổ nhiệm. Lịch sử Các vùng liên bang được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống Vladimir Putin vào tháng 5 năm 2000 Ngày 19 tháng 1 năm 2010, thành lập Vùng liên bang Bắc Kavkaz, được tách từ vùng liên bang phía Nam. Tháng 3 năm 2014, sau khi quân đội Nga can thiệp và sáp nhập bán đảo Krym, Vùng liên bang Krym được thành lập. Tính hợp pháp của việc sáp nhập này đang bị cộng đồng quốc tế phản đối. Ngày 28 tháng 7 năm 2016, Vùng liên bang Krym được nhập vào Vùng liên bang phía Nam để tiện cho việc quản lý. Vào tháng 11 năm 2018, Buryatia và Zabaykalsky Krai vốn thuộc Vùng liên bang Siberi nhưng được thêm vào Khu liên bang Viễn Đông theo sắc lệnh do tổng thống Putin ban hành. Trung tâm hành chính của Vùng liên bang Viễn Đông đã được chuyển từ Khabarovsk đến Vladivostok vào tháng 12 năm 2018. Danh sách các vùng liên bang Nguồn: Vùng liên bang Trung Tâm Trung tâm hành chính: Moskva. Bao gồm 17 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: Moskva (thành phố liên bang) Tỉnh Belgorod Tỉnh Bryansk Tỉnh Ivanovo Tỉnh Kaluga Tỉnh Kostroma Tỉnh Kursk Tỉnh Lipetsk Tỉnh Moskva Tỉnh Oryol Tỉnh Ryazan Tỉnh Smolensk Tỉnh Tambov Tỉnh Tver Tỉnh Tula Tỉnh Vladimir Tỉnh Voronezh Tỉnh Yaroslavl Vùng liên bang Phía Nam Trung tâm hành chính: Rostov-na-Donu (đọc tương tự như Rátxtốp na Đônu tức thành phố Rostov trên sông Đông). Bao gồm: 5 tỉnh, 4 cộng hòa & 1 vùng: Tỉnh Astrakhan Tỉnh Rostov Tỉnh Volgograd Tỉnh Kherson Tỉnh Zaporozhye Vùng Krasnodar Nước cộng hòa Adygea Nước cộng hòa Kalmykia Nước cộng hòa Donetsk Nước cộng hòa Lugansk Vùng liên bang Bắc Kavkaz Trung tâm hành chính Pyatigorsk. Bao gồm: 6 cộng hoà & 1 vùng: Nước cộng hòa Dagestan Nước cộng hòa Ingushetia Nước cộng hòa Kabardino-Balkaria Nước cộng hòa Karachay-Cherkessia Nước cộng hòa Bắc Ossetia-Alania Vùng Stavropol Nước cộng hòa Chechnya Vùng liên bang Tây Bắc Trung tâm hành chính: Sankt-Peterburg. Bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương liên bang, 7 tỉnh, 2 nước cộng hòa và 1 khu tự trị Sankt-Peterburg (thành phố trực thuộc trung ương) Tỉnh Arkhangelsk Khu tự trị Nenetsia Tỉnh Kaliningrad Tỉnh Leningrad Tỉnh Murmansk Tỉnh Novgorod Tỉnh Pskov Tỉnh Vologda Cộng hòa Karelia Cộng hòa Komi Vùng liên bang Viễn Đông Trung tâm hành chính: Khabarovsk. Bao gồm 3 tỉnh, 1 tỉnh tự trị, 3 vùng, 1 nước cộng hòa và 1 khu tự trị. Tỉnh Amur Tỉnh Magadan Tỉnh Sakhalin Tỉnh tự trị Do Thái Vùng Kamchatka Vùng Khabarovsk Vùng Primorsky Cộng hòa Sakha Khu tự trị Chukotka Vùng liên bang Siberi Trung tâm hành chính: Novosibirsk. Bao gồm 5 tỉnh, 3 vùng và 4 nước cộng hòa: Tỉnh Irkutsk Tỉnh Kemerovo Tỉnh Novosibirsk Tỉnh Omsk Tỉnh Tomsk Vùng Altai Vùng Krasnoyarsk Vùng Zabaykalsky Nước cộng hòa Altai Nước cộng hòa Buryatia Nước cộng hòa Khakassia Nước cộng hòa Tuva Vùng liên bang Ural Trung tâm hành chính: Ekaterinburg. Bao gồm 4 tỉnh và 2 khu tự trị: Tỉnh Chelyabinsk Tỉnh Kurgan Tỉnh Sverdlovsk Tỉnh Tyumen Khu tự trị Khantia-Mansia Khu tự trị Yamalo-Nenets Vùng liên bang Volga (Privolzhsky) Trung tâm hành chính: Nizhny Novgorod (Novgorod hạ). Bao gồm 7 tỉnh, 1 vùng và 6 nước cộng hòa: Tỉnh Kirov Tỉnh Nizhny Novgorod Tỉnh Orenburg Tỉnh Penza Tỉnh Samara Tỉnh Saratov Tỉnh Ulyanovsk Vùng Perm Nước cộng hòa Bashkortostan Nước cộng hòa Chuvashia Nước cộng hòa Mari El Nước cộng hòa Mordovia Nước cộng hòa Tatarstan Nước cộng hòa Udmurtia Vùng liên bang Krym Trung tâm hành chính: Simferopol. Bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương liên bang và 1 nước cộng hòa không được quốc tế công nhận: Sevastopol (thành phố liên bang) Nước cộng hòa Krym Ghi chú Phân cấp hành chính Nga
10628
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20h%E1%BB%99i%20B%C3%A1c%20%C3%A1i%20Th%C3%A1nh%20Vinh%20S%C6%A1n
Hiệp hội Bác ái Thánh Vinh Sơn
Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn (Conférences saint Vincent de Paul) là một tổ chức giáo dân quốc tế thuộc giáo hội Công giáo La Mã bao gồm thiện nam tín nữ ở mọi lứa tuổi, là những nhà từ thiện chuyện giúp đỡ những người kém may mắn. Chi hội Bác ái Vinh Sơn đầu tiên được thành lập vào năm 1833 do những thành viên trẻ tuổi 1 có ý muốn tạo ra một tổ chức làm việc công quả để giúp đỡ những người cùng khổ sống ở Paris, nước Pháp. Chi hội này được thành lập bởi Frederick Hồng phúc, luật sư, nhà văn và giáo sư của Đại học Sorbonne. Hiệp hội nhận tên thánh Vinh Sơn làm bổn mạng (quan thầy) theo mong muốn của Nữ tu Rosalie Rendu, Nữ tử bác ái (Daughter of Charity). Bà Rosalie (được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2004) là một thành viên của hội Con Đức Mẹ (Daughters of Charity) của Thánh Vinh Sơn Phaolô (St. Vincent de Paul), một nhóm tín nữ tình nguyện phục vụ những người kém may mắn, do hai vị đồng sáng lập: Thánh Vinh Sơn Phaolô và Thánh nữ St. Louise de Marillac. Nữ tu Rosalie, có công trạng chăm sóc người nghèo trong khu ổ chuột của Paris, làm hướng đạo viên cho Frédéric Hồng phúc và các cộng sự viên trong việc tiếp xúc với đối tượng phục vụ của họ. Đại gia đình Vinh Sơn Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn là một thành phần trong Đại gia đình Vinh Sơn bao gồm: Tu hội Truyền giáo (Congregation of the Mission) (các tu sĩ Vinh Sơn và Nam nhân Bác ái, Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập) Nữ Tử Bác Ái (Daughters of Charity) Hội Các Bà Bác ái (Ladies of Charity) (tổ chức tín nữ từ thiện, Thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập) Nữ tử Bác ái theo phương hướng Seton (do Thánh nữ Elizabeth Ann Seton thành lập) Liên hiệp các công trình Pháp quốc UOF và một số tổ chức khác, kể cả những nhóm tín hữu trong Cộng đồng Anh giáo (Giáo hội Anh giáo, Giáo hội Giám lý Hoa Kỳ,..). Thành viên của Hiệp hội khoảng 950.000 người ở 130 quốc gia trên toàn thế giới, các thành viên này liên kết hoạt động thông qua những cái được gọi là "các hội nghị". Một hội nghị có thể không dựa vào giáo hội, cộng đồng trung ương, nhà trường, bệnh viện, v.v., và được những người tình nguyện Công giáo lập ra với tôn chỉ đóng góp thời gian và của cải để trợ giúp người khác trong cộng đồng. Người ngoài Công giáo cũng có thể tham gia với sự hiểu biết rằng Hiệp hội là một tổ chức Công giáo. Đại học Thánh Gioan tại New York đi theo đường hướng Vinh Sơn và điều hành Trung tâm Vinh Sơn trong làng đại học Queens của họ. Youth SVP là tổ chức giới trẻ lớn nhất trong Giáo hội Công giáo của Anh quốc và xứ Wales. Từ năm 1999, có hơn 8000 thanh niên đã hoạt động cụ thể hóa đức tin bằng cách gia nhập vào Youth SVP, tại 132 quốc gia trên thế giới. Tinh thần Vinh Sơn Ơn kêu gọi theo tinh thần Thánh Vinh Sơn Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn bao gồm những người giáo dân nam, nữ, giới trưởng thành và giới thanh niên có ưu tư củng cố trách nhiệm của họ trong lĩnh vực tâm linh và trần thế. Giữ quân bình giữ việc đào sâu tâm linh và dấn thân xã hội Hội viên Vinh Sơn là những người muốn thực hiện sư quân bình giữa đời sống tâm linh và dấn thân phục người kém may mắn. Họ suy tư về những vấn đề của xã hội một cách cá nhân, và cùng với Hiệp hội cố gắng giải quyết vấn đề thao theo những tiêu chuẩn mới nhất đang hiện hành. Người kém may mắn là những người nghèo khó, bị bỏ rơi, bị loại trừ, là người đang đau khổ, bất kể chủng tộc, quan điểm hoặc tín ngưỡng. Phục vụ cá nhân và thường xuyên Hội viên Vinh Sơn tự làm cho mình trở thành người phục vụ: thực thi bác ái trong sự tiếp xúc gần gũi, mỗi cá nhân phục vụ trực tiếp và thường xuyên cho những người kém may mắn, phải xem họ như những người bạn, chứ không phải là những cá nhân cần sự trợ giúp. Phải là bạn bè để yêu thương Tình bạn là "chất xi măng" liên kết giữa các hội viên Vinh Sơn với nhau, cũng như liên kết họ với những người kém may mắn. Đem đến niềm vui không ồn ào rầm rộ Thánh Vinh Sơn Phaolô nói rằng: "Sự phục vụ người nghèo phải được thực hiện với niềm vui, lòng can đảm và sự kiên trì". Hội viên Vinh Sơn phải đến với người khác với tấm lòng thanh thản (hơn là với đôi tay chất đầy quà biếu). Lòng thanh thản là thành quả của sự rèn luyện đức tính khiêm nhường và tính cách đơn sơ. Trung tín với Giáo hội Công giáo Hội viên Vinh Sơn là thành viên của một tổ chức giáo dân Kitô giáo, tham dự vào hoạt động bác ái của giáo dân Kitô hữu trên khắp thế giới để phục vụ những người kém may mắn. 1 Những thành viên tiên khởi: 2 950.000 thành viên là số liệu mới của Thủ bản Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn Tham khảo Liên kết ngoài International Society of St. Vincent de Paul New Advent Catholic Encyclopedia Society of St. Vincent de Paul – với hơn 875.000 thành viên trên toàn thế giới Youth SVP SVdP tại Hoa Kỳ SVP England & Wales Catholic Online Saints St. Elizabeth Ann Seton Union des Œuvres Françaises de Saint-Vincent de Paul (U.O.F.) Sister Rosalie Rendu - Fille de la Charité (1786-1856) Từ thiện Quốc tế Từ thiện Pháp quốc Tổ chức từ thiện Tổ chức Từ thiện Cơ Đốc Dòng tu và hội đoàn Công giáo Rôma Hiệp hội Giáo dân Công giáo Hiệp hội Thương mại bán lẻ
10629
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinh%20S%C6%A1n%20%C4%91%E1%BB%87%20Phaol%C3%B4
Vinh Sơn đệ Phaolô
Vinh Sơn đệ Phaolô (tiếng Pháp: Vincent de Paul, sinh 24 tháng 4, 1581 – mất 27 tháng 9 năm 1660) là một vị thánh của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông sinh tại Pouy, Landes, Gascony, nước Pháp trong một gia đình nông dân nghèo. Lễ kính của ông trước đây là ngày 19 tháng 7, hiện nay được cử hành vào ngày giỗ của ông 27 tháng 9. Ông nghiên cứu môn nhân tính hóa tại Dax trong trường dòng Phan Sinh (Cordeliers) và nhận bằng tú tài thần học tại Toulouse. Vinh Sơn thụ phong linh mục năm 1600 và lưu trú tại Toulouse cho đến khi đi Marseille để nhận thừa kế. Trên đường về từ Marseille, tàu của ông bị cướp và bị bọn hải tặc người Thổ bắt đưa đi Tunis và bị bán làm nô lệ. Sau khi cảm hoá người chủ để trở thành một Kitô hữu, linh mục Vinh Sơn được trả tự do vào năm 1607. Sau đó, ông quay trở lại Pháp và nhận nhiệm sở tại một giáo xứ gần Paris. Ông thành lập các tu dòng từ thiện như Tu hội Nữ tử Bác ái (Congregation of the Daughters of Charity), với sự cộng tác của bà Louise de Marillac, và Tu hội Truyền giáo (Congregation of Priests of the Mission, hay Lazarist). Khi được vua Louis XIII bổ nhiệm làm Tổng Tuyên úy của những tù nhân khổ sai chèo thuyền chiến, ông có cơ hội để cải thiện đời sống tử tù của Pháp. Vào năm 1705 tu viện trưởng Tu hội Truyền giáo Lazarists đề nghị tiến hành hồ sơ phong thánh (canonization) cho đấng sáng lập. Vào ngày 13 tháng 8 năm 1729, Vinh Sơn Phaolô đã được Giáo hoàng Biển Đức XIII phong Chân phước (beatification) và được Giáo hoàng Clêmentê XII tuyên phong Hiển thánh (canonized) vào ngày 16 tháng 6 năm 1737. Năm 1885, Giáo hoàng Lêô XIII tuyên bố thánh Vinh Sơn là thánh bổn mạng (quan thầy) của hội Nữ tu sĩ Bác ái (Sisters of Charity of the Blessed Virgin Mary). Thánh Vinh Sơn cũng là thánh bổn mạng của hội Nam tu sĩ Bác ái (Brothers of Charity). Xem thêm Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn Official World wide Website Frédéric Hồng phúc Tham khảo Liên kết ngoài Vincentian Encyclopedia Patron Saints Index: Vincent de Paul New Advent Catholic Encyclopedia: Saint Vincent de Paul Saint Vincent de Paul là địa danh vài nơi trong nước Pháp: Saint-Vincent-de-Paul, Gironde, một thị xã thuộc khu vực hành chánh Gironde Saint-Vincent-de-Paul, Landes, một thị xã thuộc khu vực hành chánh Landes Thánh Công giáo Rôma Linh mục Pháp Mất năm 1660 Sinh năm 1581
10634
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c%20%C4%91%C3%A0%20hai%20b%C6%B0%E1%BB%9Bu
Lạc đà hai bướu
Lạc đà hai bướu (tên khoa học Camelus bactrianus) là loài động vật guốc chẵn lớn, có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên của khu vực Đông Á. Gần như toàn bộ lạc đà hai bướu (ước tính khoảng 1,4 triệu con hiện đang sinh sống) ngày nay đã được thuần hóa, tuy vậy trong tháng 10 năm 2002 thì người ta ước tính còn khoảng 950 con vẫn sống cuộc sống hoang dã tại miền tây bắc Trung Quốc và Mông Cổ và chúng được xếp vào danh sách các loài Đã Thuần hóa Đặc điểm, sinh trưởng Lạc đà hai bướu trưởng thành cao trên 2 mét (7 ft) tính từ bướu trở xuống và cân nặng trên 725 kg (1.600 pounds). Chúng là động vật ăn cỏ, vì thế chúng ăn các loại cỏ, lá cây, ngũ cốc và có khả năng uống tới 120 lít (32 galông Mỹ) nước một lúc. Miệng của chúng đủ khỏe và cho phép chúng ăn các loại thực vật có gai trên sa mạc. Chúng có cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống trên sa mạc (rất nóng ban ngày, rất lạnh ban đêm và bão, gió cát); chúng có chân to và lớp da rất dày trên đầu gối và ngực, các lỗ mũi có thể mở ra khép lại, các mắt được bảo vệ bằng lớp lông dày, lông mày rậm rạp và hai hàng lông mi dài. Lớp da và lông trên cơ thể dày giữ cho chúng đủ ấm trong đêm sa mạc lạnh lẽo và cách nhiệt cho chúng trong điều kiện thời tiết khô và nóng ban ngày. Lạc đà một bướu (Camelus dromedarius) là loài lạc đà khác duy nhất còn tồn tại, có nguồn gốc ở vùng sa mạc Sahara, nhưng ngày nay các lạc đà một bướu không còn tồn tại trong điều kiện đời sống hoang dã. So sánh với chúng thì lạc đà hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, có khả năng chịu đựng tốt hơn sự nóng bức mùa hè trên sa mạc ở miền bắc Iran cũng như mùa đông băng giá của Tây Tạng . Lạc đà một bướu thì cao và nhanh hơn, và khi có người điều khiển thì nó có thể đi được với vận tốc 13–15 km/h (8-9 dặm/h), còn lạc đà hai bướu khi chở người chỉ đi được với vận tốc khoảng 4 km/h (2,5 dặm/h) . Lịch sử Người ta cho rằng lạc đà hai bướu được thuần hóa vào khoảng trước năm 2500 TCN, có thể là ở miền bắc Iran hoặc tây nam Turkestan. Lạc đà một bướu được cho là đã thuần hóa vào khoảng năm 4000 TCN ở bán đảo Ả Rập. Phân loại Gallery Chú thích Tham khảo Bactrian Camel- Ultimate Ungulate Species Account ADW: Camelus bactrianus: INFORMATION -University of Michigan, Bactrian Camel species account EDGE of Existence "(Bactrian camel)" Saving the World's most Evolutionarily Distinct and Globally Endangered (EDGE) species National Geographic – Wild Bactrian Camels Critically Endangered Wild Camel Protection Foundation Journalist Aaron Sneddon Bactrian Camels at the Highland Wildlife Park Scotland BBC – Discovery of camels in the Gashun Gobi region B Loài EDGE Động vật Kazakhstan Động vật Mông Cổ Động vật có vú Mông Cổ Động vật có vú Pakistan Động vật có vú Trung Quốc Động vật có vú châu Á Gia súc Động vật được mô tả năm 1758 Động vật Tajikistan
10636
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20%C4%91%E1%BB%91t%20trong
Động cơ đốt trong
Động cơ đốt trong (tiếng Anh: internal combustion engine; viết tắt: ICE) là một loại động cơ nhiệt, trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra với chất oxy hóa (thường là không khí) trong buồng đốt, vốn là một bộ phận quan trọng của chu trình của chất lỏng làm việc. Trong động cơ đốt trong, sự giãn nở của khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao do quá trình đốt cháy tác dụng lực trực tiếp lên một số thành phần của động cơ như piston, cánh tuabin, cánh quạt hoặc vòi phun. Lực này giúp vật thể di chuyển một quãng đường nhất định, biến năng lượng hóa học thành công hữu ích. Động cơ đốt trong được ứng dụng thương mại đầu tiên được tạo ra bởi Étienne Lenoir vào khoảng năm 1860 và động cơ đốt trong hiện đại đầu tiên được Nicolaus Otto tạo ra vào năm 1876 (xem động cơ Otto). Thuật ngữ động cơ đốt trong thường dùng để chỉ một động cơ trong đó quá trình đốt xảy ra không liên tục, chẳng hạn như những loại động cơ quen thuộc như động cơ piston bốn kỳ và hai kỳ, cùng với các biến thể, như động cơ piston sáu kỳ và động cơ quay Wankel. Loại động cơ đốt trong thứ hai sử dụng quá trình đốt liên tục bao gồm tua bin khí, động cơ phản lực và hầu hết các động cơ tên lửa; mỗi loại động cơ này đều hoạt động theo nguyên tắc động cơ đốt trong cơ bản. Súng cầm tay cũng là một dạng động cơ đốt trong. Ngược lại, trong các động cơ đốt ngoài, như động cơ hơi nước hoặc Stirling, năng lượng truyền cho lưu chất hoạt động không chứa, trộn lẫn, hoặc bị tạp nhiễm bởi các sản phẩm của quá trình đốt. Lưu chất hoạt động (chất lỏng làm việc) có thể là không khí, nước nóng, nước áp lực hoặc thậm chí natri lỏng, được đun nóng trong nồi hơi. Động cơ đốt trong thường được vận hành bằng nhiên liệu năng lượng cao như xăng hoặc dầu diesel, hoặc những chất lỏng có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù được ứng dụng trong nhiều thiết bị cố định, hầu hết những động cơ đốt trong được sử dụng trong các thiết bị di động và là nguồn sinh công quan trọng cho các loại phương tiện như ô tô, máy bay và tàu thuyền, nhóm phương tiện này thường được gọi là "phương tiện động cơ đốt trong" (ICEV). Thông thường, động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên hoặc các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu diesel hoặc dầu nhiên liệu. Những loại nhiên liệu tái tạo ngày càng được sử dụng rộng rãi như diesel sinh học cho động cơ kích nổ nén (động cơ diesel) và bioethanol hoặc metanol cho động cơ kích nổ tia lửa (động cơ xăng). Hydro đôi khi được sử dụng, và có thể được lấy từ nhiên liệu hóa thạch hoặc năng lượng tái tạo. Lịch sử Nhà vật lý người Pháp Jean de Hautefeuille đề xuất thiết kế một động cơ đốt trong dùng để bơm nước vào năm 1678. Tuy nhiên, người được xem phát minh động cơ đốt trong đầu tiên là Christiaan Huygens, nhà khoa học người Hà Lan. Vào năm 1678 hoặc 1679 (có tài liệu cho rằng năm 1673), Huygens sử dụng một ống hình trụ lớn với bề mặt nhẵn bóng bên trong làm xi lanh và có piston di chuyển dọc trục xi lanh. Piston nối với một sợi dây và ròng rọc để nâng vật nặng. Bên dưới ống trụ là buồng đốt dùng để đốt nổ thuốc súng. Khi thuốc súng nổ, không khí giãn nở thể tích và đẩy piston. Sau khi nổ xong, không khí nguội lại, giảm thể tích, tạo chân không bên trong ống trụ, di chuyển piston về vị trí ban đầu, đồng thời kéo dây nâng vật nặng, thực hiện quá trình sinh công. "Động cơ Huygens" (Huygens engine) được cho rằng, chỉ với 1dram (tương đương 1/16ounce hoặc 1,77gram) thuốc súng, sử dụng trong ống trụ cao 7–8 feet (2,1–2,4m), đường kính 15–16in (khoảng 38–41cm), có thể tạo ra công đủ nâng khối lượng của 8 thiếu niên (tương đương 540kg). Đến năm 1791, nhà khoa học người Anh John Barber đăng ký bằng sáng chế cho động cơ tuabin khí đầu tiên. Trong động cơ tuabin của Barber, nhiên liệu như than, dầu đốt, hoặc gỗ được gia nhiệt, hòa trộn với không khí, nén và đốt cháy. Sản phẩm khí cháy có áp suất cao sẽ làm quay cánh quạt của tuabin, làm sinh công. Năm 1794, Thomas Mead và Robert Street, hai kỹ sư người Anh, cùng đồng thời đăng ký bằng phát minh cho động cơ đốt trong sử dụng khí cháy. Thomas Mead sử dụng hỗn hợp khí khi nổ trong buồng đốt sẽ đẩy piston lên; sau khi quá trình cháy kết thúc, piston sẽ di chuyển xuống nhờ vào sức nặng của piston và áp suất chân không. Còn Robert Street sử dụng nhiên liệu lỏng (dầu hỏa hoặc nhựa thông) bay hơi để tạo hỗn hợp khí cháy. Nhựa thông hoặc dầu hỏa được phun lên đáy của xi lanh đang được đốt nóng, khiến nhiên liệu ở thể lỏng hóa hơi thành hỗn hợp khí. Hỗn hợp này được kích nổ bằng ngọn lửa. Quá trình cháy–nổ của hỗn hợp khí làm giãn nở thể tích trong xi lanh và làm piston chuyển động, thực hiện công. Năm 1798, John Stevens, nhà phát minh người Mỹ, đã thiết kế động cơ đốt trong sử dụng cồn (alcohol) làm nhiên liệu cháy. Năm 1801, Philippe Lebon, một kỹ sư người Pháp, đã đăng ký phát minh cho động cơ khí (hỗn hợp khí ga được nén trong buồng đốt và kích nổ). Năm 1807, anh em kỹ sư người Pháp, Nicéphore Niépce (cũng là người phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh) và Claude Niépce, đã chạy thử mẫu động cơ đốt trong mang tên Pyréolophore. Hai ông đã gắn động cơ Pyréolophore để điều khiển tàu thủy chạy trên sông Saône, Pháp. Cùng năm đó, kỹ sư người Thụy Sĩ François Isaac de Rivaz phát minh động cơ đốt trong dùng khí hydro làm nhiên liệu và kích nổ bằng tia lửa điện. Ý tưởng sử dụng khí hydro làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong cũng được nghiên cứu độc lập bởi kỹ sư người Anh William Cecil vào năm 1820. Năm 1823, Samuel Brown đăng ký phát minh động cơ chân không đốt bằng khí được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Động cơ của Brown được sử dụng trong ô tô vào năm 1824, vận hành tàu chạy trên sông Thames vào năm 1827, và bơm nước ở kênh đào Croydon, phía nam London, vào năm 1832. Động cơ đốt trong đầu tiên có kỳ nén diễn ra trước kỳ nổ được phát triển lần đầu tiên bởi William Barnett, một kỹ sư người Anh, vào năm 1838. Năm 1854, hai nhà phát minh người Ý, Eugenio Barsanti và Felice Matteucci, phát minh động cơ piston tự do. Năm 1860, Jean Joseph Étienne Lenoir, một kỹ sư người Bỉ, đã phát minh động cơ đốt trong hai kỳ chạy bằng khí đốt, công suất 6HP, hiệu suất 5%. Đây được xem là động cơ đốt trong có hiệu quả thực tế đầu tiên. Động cơ đốt trong của Lenoir là loại động cơ hai kỳ, một xi lanh, tác động kép, không có kỳ nén (hỗn hợp khí không được nén trước khi kích nổ), hỗn hợp khí được kích nổ ở khoảng 1/3 hành trình di chuyển của piston. Ưu điểm của thiết kế này là tạo ra loại động cơ vận hành nhanh hơn, ít ồn hơn, và hiệu quả kinh tế cao hơn động cơ hơi nước. Do vậy, động cơ Lenoir được ưa chuộng, với khoảng 400 đến 500 bộ động cơ được bán ra thời điểm đó. Tuy nhiên, động cơ Lenoir có hiệu suất không cao do không có kỳ nén nên chủ yếu chỉ được dùng cho những động cơ tĩnh tại. Năm 1872, George Brayton, một kỹ sư người Mỹ, đã phát minh động cơ đốt trong sử dụng dầu hỏa làm nhiên liệu. Động cơ Brayton cấu tạo gồm hai xi lanh piston tịnh tiến, một xi lanh thực hiện kỳ nén và xi lanh còn lại thực hiện kỳ giãn nở (sinh công). Hỗn hợp không khí và khí đốt được kích nổ bằng ngọn lửa mồi, hỗn hợp cháy được bơm từ xi lanh nén qua xi lanh nổ để thực hiện quá trình sinh công ở điều kiện đẳng áp. Hiệu suất hoạt động của động cơ Brayton không cao do phần lớn công sinh ra trong xi lanh kỳ nổ được dùng để vận hành xi lanh kỳ nén. Tuy vậy, phát minh của Brayton có ý nghĩa quan trọng vì, nhờ sử dụng nhiên liệu lỏng (khác với nhiên liệu khí như động cơ Lenoir hoạt động tĩnh tại), động cơ đốt trong của Brayton có thể được ứng dụng để vận hành trên xe ô tô. Chu trình Brayton ngày nay được ứng dụng trong những tuabin khí. Năm 1874, Siegfried Marcus, một nhà phát minh người Đức, được xem là người thiết kế xe ô tô sử dụng động cơ bốn kỳ đầu tiên. Động cơ của Marcus sử dụng kích nổ điện, phun hòa khí, và thiết bị tiết lưu ("bướm ga"). Động cơ Marcus, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Kỹ thuật Công nghiệp và Thương mại tại Vienna, được xem là mẫu xe động cơ xăng cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Dựa trên mẫu thiết kế động cơ của Lenoir, Nikolaus Otto, một kỹ sư người Đức, đã phát minh động cơ đốt trong bốn kỳ đầu tiên vào năm 1876 (Chu trình Otto). Động cơ chạy bằng khí than của Otto không chỉ giảm tiếng ồn hơn, mà còn hiệu quả cao hơn gấp 3 lần so với động cơ của Lenoir. Năm 1879, Karl Benz chế tạo thành công động cơ đốt trong hai kỳ chạy bằng xăng. Năm 1882, James Atkinson phát minh ra động cơ đốt trong hoạt động theo chu trình Atkinson. Năm 1885, Gottlieb Daimler, một kỹ sư người Đức, đăng ký bằng sáng chế cho động cơ bốn kỳ chạy bằng xăng đầu tiên. Năm 1889, Daimler cùng một kỹ sư người Đức khác là Wilhelm Maybach đã cho ra mắt động cơ chữ V hai xi lanh đầu tiên tại Paris, Pháp. Năm 1892, Rudolf Diesel phát triển thành công động cơ kích nổ nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu (Động cơ Diesel). Động cơ Diesel vận hành ở tốc độ 170RPM, có công suất 18HP và hiệu suất 27% – hiệu suất cao hơn những động cơ hơi nước và động cơ kích nổ tia lửa điện cùng thời điểm đó. Năm 1926, Robert Goddard, một kỹ sư người Mỹ, chế tạo tên lửa vận hành bằng nhiên liệu lỏng đầu tiên. Phân loại động cơ đốt trong Trong lịch sử chế tạo động cơ đã có rất nhiều phương án được phác thảo và hiện thực nhưng lại không phù hợp với các cách phân loại dưới đây, ví dụ như động cơ Otto với bộ phun nhiên liệu trực tiếp hay các loại động cơ hoạt động theo nguyên tắc của động cơ diesel nhưng lại có bộ phận đánh lửa. Các phương pháp chế tạo lại có thể được kết hợp rất đa dạng, ví dụ như động cơ có dung tích nhỏ với piston tròn và điều khiển qua khe hở theo nguyên tắc Otto (động cơ Wankel) hay động cơ diesel hai kỳ có dung tích lớn với bộ điều khiển bằng van (động cơ diesel của tàu thủy). Phần phân loại tổng quát này không liệt kê những trường hợp đặc biệt nhằm để tránh sự khó hiểu. Theo công dụng Động cơ tĩnh tại: Dùng vận hành các thiết bị như máy phát điện (công suất lên đến 25MW). Động cơ ô tô. Động cơ máy bay: Bao gồm động cơ đốt trong kiểu piston cho máy bay cánh quạt và động cơ phản lực dùng cho máy bay phản lực. Động cơ tàu thủy. Động cơ xe lửa (đầu máy xe lửa). Động cơ một số thiết bị và dụng cụ như máy cày, máy cắt cỏ, máy trộn bê tông. Theo chu trình làm việc Động cơ một kỳ: Loại động cơ này thực chất là kiểu động cơ bốn kỳ nhưng được thiết kế lại. Động cơ 1 kỳ gồm bốn buồng đốt với các piston di chuyển cùng lúc, do vậy, tuy có bốn kỳ, nhưng mỗi kỳ đều là kỳ sinh công (power stroke). Một kiểu thiết kế khác của động cơ 1 kỳ sử dụng một khối piston có chứa khoang nổ và khoang nén. Động cơ hai kỳ: Chu trình làm việc được hoàn thành trong 2 hành trình chuyển động qua lại của piston, tương ứng với một vòng quay trục khuỷu. Trong động cơ hai kỳ chỉ diễn ra hai quá trình nén và nổ (sinh công). Việc thay đổi khí mở tức là hai hỗn hợp khí–nhiên liệu mới và khí thải bị trộn lẫn với nhau một phần. Động cơ ba kỳ: Động cơ này có cấu tạo gồm hai piston di chuyển tịnh tiến được đặt trong cùng một xi lanh; hai piston được gắn trên cùng một trục khuỷu. Chu trình cháy diễn ra trong một vòng quay trục khuỷu. Khi trục khuỷu thực hiện một vòng quay, hai piston sẽ di chuyển đến gần nhau rồi xa ra, về hai đầu của xi lanh. Động cơ bốn kỳ: Chu trình làm việc được hoàn thành trong 4 hành trình chuyển động qua lại của piston, tương ứng với 2 vòng quay trục khuỷu. Việc thay đổi khí được đóng kín có nghĩa là hỗn hợp khí – nhiên liệu mới và khí thải được tách hoàn toàn ra khỏi nhau. Trong thực tế hai khí này tiếp xúc với nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Động cơ sáu kỳ: Loại động cơ này có thêm hành trình phụ để nén và đốt cháy lại khí xả. Do vậy, động cơ 6 kỳ có hai kỳ sinh công – tức là 1/3 trong tổng số kỳ (hành trình chuyển động của piston) tạo ra công hữu ích, nhiều hơn khi so với động cơ bốn kỳ chỉ có 1/4 trong tổng số kỳ là sinh công. Đối với cùng dung tích xi lanh, nếu động cơ có tỉ lệ kỳ sinh công càng cao, sẽ có công suất lớn hơn. Ưu điểm của động cơ 6 kỳ là giúp tận dụng nhiệt thải của kỳ sinh công đầu tiên; lượng nhiệt này có thể dùng để sinh hơi nước giúp làm mát động cơ và đẩy piston. Do vậy, loại động cơ này có hiệu năng cao hơn, đồng thời giảm bớt khí thải ô nhiễm. Động cơ 6 kỳ có thể tiết kiệm nhiên liệu lên đến 40% so với động cơ bốn kỳ. Theo quy trình nhiệt động lực học Tùy vào quá trình cấp nhiệt và tỷ số nén, các loại động cơ đốt trong có thể chia thành hai nhóm chính như sau: Động cơ Otto: Động cơ làm việc theo quá trình cấp nhiệt đẳng tích (chu trình Otto), có tỷ số nén thấp (ε = 8–12), như động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, cồn nhiên liệu, hoặc ga. Động cơ Diesel: Động cơ làm việc theo quá trình cấp nhiệt đẳng áp (chu trình Diesel), có tỷ số nén cao (ε = 12–24), như động cơ diesel, động cơ sử dụng bột than. Theo nhiên liệu sử dụng Động cơ xăng. Động cơ diesel. Động cơ ga hay động cơ khí đốt. Động cơ sử dụng loại nhiên liệu khác như khí hóa lỏng (LPG), cồn (metanol, etanol), khí hydro. Theo phương pháp nạp nhiên liệu Động cơ không tăng áp: Không khí không được nén trước khi nạp vào động cơ. Động cơ tăng áp: Loại động cơ này tận dụng khí xả từ động cơ để quay tuabin; sau đó, tuabin làm quay trục máy nén khí mới đi vào động cơ. Động cơ siêu nạp: Loại động cơ này sử dụng một máy nén khí làm tăng áp suất dòng khí nạp, đi qua cổ hút, vào buồng cháy của động cơ, được vận hành nhờ lực truyền động của trục khuỷu động cơ thông qua dây đai. Theo cách chuyển động của piston Động cơ piston đẩy (hay kết hợp với thanh truyền và trục khuỷu) Động cơ Wankel (Động cơ piston tròn) Động cơ piston quay Động cơ piston tự do Theo phương pháp tạo hòa khí Theo phương pháp tạo hỗn hợp đốt hay còn gọi là hòa khí (hỗn hợp khí và nhiên liệu để đốt cháy trong động cơ), động cơ đốt trong được chia thành các loại sau: Động cơ tạo hòa khí bên ngoài: Hỗn hợp nhiên liệu và không khí được tạo thành bên ngoài xi lanh nhờ bộ chế hòa khí (carburetor), gọi là hỗn hợp đồng thể, sau đó được đưa vào xi lanh và đốt cháy bằng tia lửa điện (bugi). Các loại động cơ loại này bao gồm động cơ xăng, động cơ ga. Động cơ tạo hòa khí bên trong: Hỗn hợp hơi nhiên liệu và không khí được tạo thành bên trong xi lanh nhờ bơm cao áp và vòi phun, gọi là hỗn hợp dị thể. Hỗn hợp được phun vào xi lanh gần điểm chết trên (ĐCT); sau đó, hỗn hợp này tự bốc cháy do hỗn hợp bị nén ở nhiệt độ cao. Các loại động cơ loại này bao gồm động cơ diesel, động cơ phun xăng điện tử. Theo phương pháp đốt Hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt bằng bộ phận đánh lửa (bugi) trong các động cơ Otto, tốt nhất là ngay trước điểm chết trên. Trong các động cơ diesel hỗn hợp đốt bằng cách tự bốc cháy. Không khí được nén rất mạnh và ngay trước điểm chết trên, nhiên liệu được phun vào. Vì ở nhiệt độ rất cao nên nhiên liệu tự bốc cháy. Theo phương pháp làm mát Động cơ làm mát bằng nước: Loại động cơ này dùng nước hoặc hỗn hợp nước–etylen glycol bơm tuần hoàn trong những khoang rỗng (gọi là áo nước) bao quanh xi lanh. Nhiệt được truyền qua thành xi lanh đến áo nước và cuối cùng được truyền cho nước. Nước được bơm đến bộ phận két nước để trao đổi nhiệt đối lưu với không khí bên ngoài. Hỗn hợp dung dịch làm mát nước–etylen glycol có thể được thêm chất chống ăn mòn và chất chống xâm thực khí. Etylen glycol giúp hạ nhiệt độ dung dịch xuống −50°C. Động cơ làm mát bằng không khí: Loại động cơ này dùng không khí trao đổi nhiệt đối lưu để làm mát động cơ. Động cơ làm mát bằng không khí có thiết kế dạng cánh tản nhiệt hoặc gờ nổi để tăng bề mặt trao đổi nhiệt. Động cơ làm mát bằng dầu nhờn (như động cơ Elsbett). Những động cơ làm mát bằng dầu thường là loại có công suất thấp. Năng suất giải nhiệt của phương pháp làm mát này vốn không cao do dầu bôi trơn có tính giải nhiệt thấp. Theo hình dáng động cơ và số xi lanh Tuỳ theo số lượng xi lanh động cơ Otto và động cơ diesel có thể được chế tạo thành: Động cơ 1 xi lanh. Động cơ thẳng hàng 2, 3, 4, 5, 6 hay 8 xi lanh (động cơ I2, I3, I4, I5, I6 hay I8). Động cơ chữ V 2, 4, 6, 8, 10, 12, 16xi lanh (động cơ V2, V4, V6, V8, V10, V12 hay V16). Động cơ VR 6 hay 8 xi lanh. Động cơ chữ W 3, 8, 12 hay 16 xi lanh. Động cơ Boxer hay còn gọi là động cơ phẳng, là kiểu động cơ có các piston đặt trên mặt phẳng nằm ngang và đối đỉnh nhau. Động cơ piston hướng kính hay còn gọi là "động cơ piston tỏa tròn" hoặc "động cơ hình sao" 5, 6, 7, 8, 9 hay 12 xi lanh. Động cơ piston đối . Theo số trục khuỷu Động cơ 1 trục khuỷu. Động cơ 2 trục khuỷu. Động cơ 3 trục khuỷu trở lên. Động cơ không có trục khuỷu (như động cơ piston quay Wankel). Theo thiết kế – vị trí van Đối với động cơ bốn kỳ: Động cơ van trên (OHV). Động cơ van dưới (UHV). Van xoay. Đối với động cơ hai kỳ: Lỗ thông khí thẳng: Động cơ này có lỗ quét và lỗ nạp khí nằm ở hai phía đối diện nhau ở một đầu xi lanh. Lỗ thông khí vòng: Động cơ này có lỗ quét và lỗ nạp khí nằm cùng một phía ở một đầu xi lanh. Lỗ thông khí thẳng một chiều: Động cơ này có lỗ quét và lỗ nạp khí nằm riêng biệt ở hai đầu xi lanh. Cấu tạo Bộ phận chính của động cơ đốt trong piston tịnh tiến là thân động cơ (hay còn gọi là thân máy, lốc máy), có nhiệm vụ chứa và lắp ráp tất cả chi tiết bộ phận trong động cơ. Thân động cơ thường được đúc bằng gang xám nhờ vào khả năng chịu mài mòn tốt và giá thành thấp; tuy nhiên, ngày nay, thân động cơ thường được làm bằng hợp kim nhôm. Xi lanh được đặt trong thân động cơ. Xi lanh cùng với nắp xi lanh và đỉnh piston tạo thành buồng đốt và thể tích làm việc của động cơ. Đối với động cơ nhiều xi lanh, những xi lanh được sắp xếp thành một hàng (động cơ xi lanh thẳng hàng) hoặc hai hàng (động cơ Boxer hoặc chữ V), một số động cơ hiện đại có bố trí xi lanh thành ba hàng (động cơ chữ W); ngoài ra, cũng có một số cách bố trí xi lanh khác trong động cơ đốt trong. Động cơ xi lanh đơn được dùng phổ biến trong xe gắn máy hoặc những máy công tác loại nhỏ. Ở những động cơ làm mát bằng nước, thân động cơ chứa những khoang chứa nước giải nhiệt, được gọi là áo nước, giúp nước tuần hoàn và làm mát động cơ. Ở những động cơ nhỏ làm mát bằng không khí, thay vì sử dụng áo nước, bên ngoài thân động cơ có những cánh tản nhiệt bằng cách truyền nhiệt trực tiếp ra ngoài không khí. Mặt trong xi lanh được mài rãnh chéo song song (crosshatch) giúp giữ dầu nhờn và tạo bề mặt trượt tốt hơn. Bề mặt xi lanh quá thô nhám sẽ làm mòn piston và nhanh gây hư hỏng động cơ. Xi lanh thường được đúc nguyên khối vào thân máy. Những động cơ lớn hoặc động cơ xe tải thường sử dụng những ống xi lanh rời, có thể thay thế khi bị mòn. Ống xi lanh có hai loại khô và ướt tùy vào thiết kế ống xi lanh có tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát hay không. Piston là bộ phận hình trụ ngắn bên trong xi lanh. Piston có hai nhiệm vụ chính. Piston kết hợp cùng với xi lanh và nắp xi lanh tạo thành buồng đốt động cơ. Piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh, giúp truyền áp suất khí cháy, qua tay biên và chốt piston đến trục khuỷu. Ngoài ra, ở một số động cơ hai kỳ, piston còn làm nhiệm vụ đóng mở cửa nạp và cửa xả. Phần trên cùng của piston được gọi là đỉnh piston. Đỉnh piston trực tiếp nhận áp lực và nhiệt lượng của khí cháy. Đỉnh piston thường có dạng phẳng, lõm, hoặc lồi. Ngoài ra, động cơ hai kỳ sử dụng piston có đỉnh dạng lồi nghiêng để dẫn hướng dòng khí nạp–xả dễ dàng hơn. Piston thường được làm bằng hợp kim nhôm trong các động cơ loại nhỏ hoặc bằng gang xám trong những động cơ loại lớn, tốc độ thấp. Chốt piston là bộ phận nối giữa thanh truyền và piston; chốt piston thường có thiết kế rỗng để giảm khối lượng. Phần thân piston có tiện các rãnh để đặt vòng găng (vòng xéc-măng) có nhiệm vụ ngăn không cho khí cháy lọt xuống cácte động cơ và ngăn không cho dầu nhờn lọt vào buồng đốt. Ngoài ra, vòng găng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt cho phần đỉnh piston. Khoảng 70% trong tổng nhiệt lượng mà đỉnh piston nhận sẽ được truyền qua vòng găng. Hệ thống thông khí động cơ (PCV) cho phép một lượng nhỏ khí cháy thoát ra từ các-te động cơ đi qua piston thải ra ngoài (gọi là khí thoát), nhằm tránh làm bẩn dầu và gây ăn mòn. Ở động cơ xăng hai kỳ, hành trình lưu chuyển của hỗn hợp không khí và nhiên liệu đi qua các-te nên loại động cơ này không cần hệ thống thông khí riêng biệt. Nắp xi lanh được gắn vào thân máy nhờ bu-loong hoặc đinh tán. Nắp xi lanh có nhiệm vụ đậy kín toàn bộ xi lanh, ở phía đối diện piston. Nắp xi lanh còn làm giá đỡ lắp ráp các chi tiết của xupap như ống dẫn hướng xupap, xupap nạp (mở ra khi nạp khí mới vào xi lanh), và xupap xả (mở ra khi xả khí cháy ra khỏi xi lanh). Tuy nhiên, ở động cơ hai kỳ, ống dẫn hướng khí được nối trực tiếp vào thành xi lanh mà không cần dùng đến xupap mà thay vào đó, piston có nhiệm vụ kiểm soát việc đóng mở cửa nạp và cửa xả. Nắp xi lanh còn là nơi lắp bugi ở động cơ đánh lửa và kim phun ở động cơ phun nhiên liệu trực tiếp. Động cơ Diesel (động cơ CI) đều sử dụng hệ thống phu nhiên liệu, một số loại sử dụng phương pháp phun trực tiếp, một số loại khác dùng phương pháp phun gián tiếp. Hầu hết những động cơ đánh lửa (động cơ SI) sử dụng một bugi trên mỗi xi lanh, tuy nhiên một số động cơ có thể sử dụng hai bugi cho một xi lanh. Để tăng độ kín khít và ngăn không cho khí cháy thoát ra giữa nắp xi lanh và thân máy, người ta sử dụng tấm đệm, gọi là vòng đệm nắp máy (hay còn gọi roong nắp máy, gioăng nắp máy). Trục cam và lò xo xupáp là những chi tiết điều khiển quá trình đóng mở các xupap. Có nhiều cơ cấu điều khiển trục cam, trong đó, cơ cấu phối khí trục cam trên đỉnh (OHC) là loại thường gặp nhất trong các động cơ tốc độ vòng tua cao. Một số động cơ sử dụng cơ cấu phân khối khí Desmodromic, là cơ cấu không sử dụng lò xo mà sử dụng đòn bẩy để đóng mở xupap. Trục cam có thể tác động trực tiếp lên thân xupap hoặc lên cò mổ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đũa đẩy. Phần đáy của các-te động cơ là bình gom dầu có nhiệm vụ thu hồi dầu nhờn chảy xuống khi động cơ hoạt động và hồi lưu dầu nhờn đó để bôi trơn động cơ. Trục khuỷu được đặt trong trong phần không gian giữa xi lanh và bình gom dầu. Trục khuỷu có vai trò biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Trục khuỷu được giữ cố định bằng những ổ trục chính (hay còn gọi gối đỡ chính), giúp trục khuỷu có thể xoay được. Vách ngăn trong các-te chia mỗi gối đỡ chính thành hai phần; mỗi phần có nắp đậy có thể tháo rời. Thanh truyền (hay còn gọi là biên, tay biên) là bộ phận nối trục khuỷu tại chốt trục khuỷu (hay còn gọi là cổ biên) và piston tại chốt piston. Thanh truyền có nhiệm vụ truyền lực tác động và biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động tròn của trục khuỷu. Phía đầu tay biên nối trực tiếp với trục piston được gọi là đầu trên biên hay đầu biên nhỏ; phía đầu nối trực tiếp với chốt trục khuỷu được gọi là đầu dưới biên hay đầu biên lớn. Đầu dưới biên thường được cắt thành hai nửa để có thể dễ dàng lắp ráp vào trục khuỷu; nửa trên nối trực tiếp với biên, nửa dưới được gọi là nắp biên. Hai nửa này được ghép lại bằng hai bu lông. Nắp xi lanh còn là nơi lắp cổ hút và cổ xả động cơ. Cổ hút hay còn gọi là cụm ống hút được nối trực tiếp với bộ lọc gió hoặc nối gián tiếp thông qua bộ chế hòa khí. Cổ hút có vai trò phân phối khí đến các xi lanh. Cổ xả là chi tiết đầu tiên trong hệ thống xả khí của động cơ, có vai trò thải khí cháy từ xi lanh. Hệ thống xả của động cơ đốt trong cũng có thể có thêm bộ lọc khí xúc tác và ống giảm thanh. Bộ phận cuối cùng trong hệ thống xả là ống bô. Nguyên tắc hoạt động cơ bản Hỗn hợp không khí và nhiên liệu (thường được gọi là hoà khí) được đốt trong xi lanh của động cơ đốt trong. Khi đốt cháy nhiệt độ tăng làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng lên một piston đẩy piston này di chuyển đi. Có nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau, một phần sử dụng các chu kì tuần hoàn khác nhau. Tuy vậy tất cả các động cơ đốt trong đều lặp lại trong một chu trình tuần hoàn chu kì làm việc bao gồm 4 bước: nạp, nén, nổ (đốt) và xả. Xả và nạp là hai bước dùng để thay khí thải bằng nhiên liệu mới (ví dụ hoà khí ở động cơ xăng, không khí ở động cơ diesel,...). Nén và nổ dùng để biến đổi năng lượng hoá học (đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu) thông qua nhiệt năng (nhiệt độ) và thế năng (áp suất) thành cơ năng (động năng trong chuyển động quay). Động cơ bốn kỳ Kỳ nạp: Kỳ thứ nhất bắt đầu khi piston ở vị trí điểm chết trên (ĐCT) và kết thúc khi piston ở điểm chết dưới (ĐCD). Trong kỳ thứ nhất (van nạp mở, van xả đóng), hỗn hợp không khí và nhiên liệu được "nạp" (hút) vào xi lanh trong lúc piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Kỳ nén: Trong kỳ thứ hai (hai van đều đóng), piston nén hỗn hợp khí và nhiên liệu trong xi lanh khi chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Ở cuối kỳ thứ hai (piston ở tại ĐCT), hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt trong động cơ xăng bằng bộ phận đánh lửa gọi là bougie (bugi) hoặc tự bốc cháy trong động cơ diesel. Kỳ nổ: Hay còn gọi là kỳ đốt, kỳ sinh công. Trong kỳ thứ ba (các van vẫn tiếp tục được đóng), hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt cháy. Vì nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất của hỗn hợp khí tăng, làm cho piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Chuyển động tịnh tiến của piston được chuyển bằng thanh truyền đến trục khuỷu và được biến đổi thành chuyển động quay. Khi piston ở ĐCD (kết thúc kỳ nổ), van xả bắt đầu mở để chuẩn bị cho kỳ thứ tư, đồng thời giảm áp suất trong xi lanh gần bằng với áp suất xả. Kỳ xả: Trong kỳ thứ tư (van nạp đóng, van xả mở) piston chuyển động từ ĐCD lên ĐCT đẩy khí từ trong xi lanh qua ống xả thải ra môi trường. Kết thúc kỳ xả, van nạp bắt đầu mở, van xả đóng lại, chu trình lặp lại từ đầu. Chuyển động của piston ở kỳ thứ nhất, hai và bốn là nhờ vào năng lượng được tích trữ bởi bánh đà gắn ở trục khuỷu trong kỳ thứ ba (kỳ sinh công). Một động cơ bốn kỳ vì thế có góc đánh lửa là 720° tính theo góc quay của trục khuỷu tức là khi trục khuỷu quay 2 vòng thì mới có một lần đánh lửa. Có thêm nhiều xi lanh thì góc đánh lửa sẽ nhỏ đi, năng lượng đốt được đưa vào nhiều hơn trong hai vòng quay của trục khuỷu sẽ làm cho động cơ chạy êm hơn. Do trong lúc khởi động chưa có đà nên trục khuỷu phải được quay từ bên ngoài bằng một thiết bị khởi động như dây (ở máy cưa, ca nô,...), cần khởi động (ở xe máy,...), tay quay khởi động (ở ô tô cổ, xe cải tiến, xe kéo nông nghiệp,...) hay một động cơ điện nhỏ (ở xe máy, ô tô,... hiện đại). Việc thay thế khí thải bằng hỗn hợp khí mới được điều khiển bằng trục cam. Trục này được gắn với trục khuỷu, quay nhờ cơ cấu giảm tốc 1:2, đóng và mở các van trên đầu xi lanh của động cơ. Thời gian trục khuỷu đóng và mở các van được điều chỉnh sao cho van nạp và van xả được mở cùng một lúc trong một thời gian ngắn khi chuyển từ kỳ xả sang kỳ nạp. Khí thải thoát ra với vận tốc cao sẽ hút khí mới vào buồng đốt nhằm nạp khí mới vào xi lanh tốt hơn và tăng áp suất đốt. Động cơ hai kỳ Động cơ hai kỳ không có các van nạp và van xả như động cơ bốn kỳ. Thay vào đó là các lỗ nạp và lỗ xả khí đặt trực tiếp trong thành xi lanh, được đóng–mở do chuyển động của piston. Lỗ xả kiểm soát dòng khí nạp và khí xả khi piston ở gần điểm chết dưới (ĐCD). Chu trình cơ bản của động cơ hai kỳ như sau: Kỳ nén: Bắt đầu khi piston ở vị trí gần điểm chết trên (ĐCT), đóng lỗ nạp và lỗ xả. Khi đó, piston nén hỗn hợp hòa khí bên trong xi lanh và đồng thời nạp hòa khí mới vào buồng đốt (cacte). Khi piston đến vị trí ĐCT, quá trình nổ diễn ra. Kỳ nổ: Hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt cháy ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Hỗn hợp khí giãn nở thể tích, làm đẩy piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Khi piston gần đến ĐCD, lỗ xả và lỗ nạp được mở ra. Phần lớn lượng khí cháy thoát ra khỏi xi lanh; đồng thời, lượng hòa khí mới được nén ở buồng đốt, di chuyển vào xi lanh. Hình dạng thiết kế của piston và lỗ nạp–xả được thiết kế sao cho khí nạp không bị hút trực tiếp vào lỗ xả để đạt hiệu quả quét khí xả cao nhất. Trong động cơ hai kỳ, mỗi chu trình quay của trục khuỷu sẽ có một kỳ sinh công. Về mặt lý thuyết, động cơ hai kỳ có công suất cao gấp đôi so với động cơ bốn kỳ trong cùng điều kiện như dung tích xi lanh, tốc độ piston v.v. Tuy nhiên, việc nạp hòa khí vào đầy dung tích xi lanh rất khó thực hiện; đồng thời, một lượng hòa khí mới sẽ bị thoát ra ngoài theo khí xả trong quá trình quét khí. Ngoài ra, trong xi lanh luôn tồn chứa một lượng khí sót của quá trình nổ; lượng khí sót này giảm hiệu suất của kỳ nổ. Do vậy, trong thực tế, hiệu suất của động cơ hai kỳ không thể cao gấp đôi so với động cơ bốn kỳ. So sánh động cơ hai kỳ và bốn kỳ Ưu điểm của động cơ hai kỳ: Động cơ hai kỳ có mật độ năng lượng lớn hơn vì tạo ra công trong mỗi một vòng quay của trục khuỷu. Tỉ số công suất trên khối lượng động cơ của động cơ hai kỳ cao hơn so với động cơ bốn kỳ. Với cùng dung tích xi lanh, công suất động cơ hai kỳ tạo ra có thể cao hơn từ 1,4 đến 1,6 lần so với động cơ bốn kỳ. Do không sử dụng các xu páp nạp–xả, động cơ hai kỳ có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn động cơ bốn kỳ với cùng kích thước động cơ. Các động cơ hai kỳ có thể được chế tạo đơn giản và rẻ tiền hơn vì ngược với động cơ bốn kỳ, loại động cơ này không cần có bộ phận điều khiển van. Nhược điểm của động cơ hai kỳ: Nhiên liệu dùng cho động cơ hai kỳ là hỗn hợp giữa xăng và dầu nhờn. Dầu nhờn có nhiệm vụ bôi trơn thành xi lanh khi piston chuyển động tịnh tiến. Hiệu năng cháy của hỗn hợp nhiên liệu này thấp hơn so với xăng khi không có dầu nhờn. Ngoài ra, một phần hỗn hợp không khí và nhiên liệu không được đốt trong lúc đẩy khí thải thoát ra ngoài. Điều này có thể được khắc phục nhờ bộ phận phun nhiên liệu trực tiếp (ví dụ như ở động cơ diesel). Do mỗi vòng quay của piston đều có kỳ nổ, nên nhiệt độ động cơ hai kỳ nóng hơn, dẫn đến giảm độ bền động cơ. Các động cơ hai kỳ không có được công suất như động cơ bốn kỳ ngày nay vì khác với động cơ hai kỳ chúng đã không được tiếp tục cải tiến nữa và đã bị động cơ bốn kỳ đẩy lùi do tốn nhiên liệu hơn và vì có khí thải xấu hơn. Ứng dụng Động cơ hai kỳ được sử dụng phần lớn ở các ứng dụng mà giá thành động cơ và mật độ năng lượng được ưu tiên hơn tiêu thụ nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Trước tiên là cho những động cơ có dung tích nhỏ như ở các loại xe gắn máy nhỏ, máy cưa cầm tay, máy cắt cỏ, bơm nước loại nhỏ, mô hình có động cơ, trong thể thao đua mô tô và các động cơ cho tàu thủy. Các động cơ có cấu tạo khác Động cơ Wankel (Động cơ piston tròn) Động cơ Wankel là một loại động cơ piston tròn được gọi theo tên của nhà phát minh Felix Wankel. Trong một động cơ Wankel piston có dạng hình tam giác có góc tròn quay trong một hộp máy hình bầu dục. Mỗi một cạnh của tam giác tương ứng với một piston, trên mặt cạnh này có khoét lõm tạo thành buồng đốt. Khi piston quay được một vòng thì trục khuỷu quay được 3 vòng. Do luôn luôn chỉ quay theo một chiều nên động cơ chạy rất êm. Động cơ piston tròn có cấu tạo nhỏ gọn và không cần có bộ phận điều khiển van. Nguyên tắc của động cơ này tương ứng với động cơ Otto, cũng có bốn kỳ nạp, nén, nổ và xả. Tất cả bốn kỳ thay vì hoạt động trong một lần chuyển động lên và xuống của piston đều xảy ra trong một lần quay của piston. Khi piston tam giác quay thì truyền lực cho một hệ thống lệch tâm để đưa ra trục khuỷu. Động cơ Wankel có một số ưu điểm so với động cơ đốt trong piston tịnh tiến truyền thống. Động cơ Wankel có kích thước nhỏ gọn hơn với cùng công suất động cơ. Động cơ piston quay cũng không có những bộ phận dễ bị mài mòn của động cơ piston tịnh tiến như van, thanh truyền, trục cam, trục khuỷu. Động cơ Wankel hoạt động êm ái hơn do không có piston chuyển động tịnh tiến. Tuy nhiên, động cơ Wankel tạo ra khí thải ô nhiễm hơn động cơ piston tịnh tiến thông thường. Động cơ Stelzer Động cơ Stelzer, được đặt tên theo nhà phát minh Frank Stelzer, là một loại động cơ hai kỳ có piston tự do. Trong động cơ Stelzer chỉ có piston chuyển động trong toàn bộ chu trình hoạt động. Đường kính piston thay đổi nên đóng và mở các lỗ của thân máy, qua đó mà điều khiển việc thay khí và nhiên liệu. Nhiên liệu Một số nhà chế tạo động cơ quan trọng Đọc thêm Động cơ Stirling Tái tuần hoàn khí thải Động cơ đốt ngoài Ghi chú Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Animated Engines - Giải thích rất nhiều loại động cơ (tiếng Anh). How Internal Combustion Works - Cách hoạt động của động cơ đốt trong (tiếng Anh) Bài cơ bản dài trung bình Đốt trong Phát minh của Christiaan Huygens Giới thiệu thế kỷ 17 Đốt trong
10638
https://vi.wikipedia.org/wiki/DOIT
DOIT
DOIT là một phương pháp tư duy sáng tạo rất hiệu quả trong môi trường nghiên cứu. Nó được nhiều người mệnh danh là một "Trình tự đơn giản để sáng tạo". Trong khi các kỹ thuật khác tập trung trên từng khiá cạnh đặc biệt của tư duy sáng tạo thì DOIT sẽ "gói ghém" chúng lại với nhau, và dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa và đánh giá của vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất. Chữ DOIT là chữ viết tắt từ Anh ngữ bao gồm: D Define Problem (Xác định vấn đề) O Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi mở Ý tưởng và Áp dụng các Kỹ thuật Sáng tạo) I Identify the best Solution (Xác định lời Giải hay nhất) T Transform (Chuyển bước) Lịch sử của phương pháp Kĩ thuật này đã được miêu tả lần đầu trong quyển "The Art of Creative Thinking" (tạm dịch Nghệ thuật Tư duy Sáng tạo) của Robert W. Olson năm 1980. Cách tiến hành Dựa theo các bước viết tắt của DOIT sự tiến hành phân ra như sau Xác định vấn đề Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để đoan chắc rằng vấn đề được đặt ra là đúng. Những bước sau đây sẽ giúp khẳng định và cô lập nguyên do của vấn đề: Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu của nó. Hãy hỏi lập đi lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rễ của vấn đề. Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Điều này có thể dẫn tới mệnh đề tổng quát hơn của vấn đề. Hãy nắm rõ các giới hạn, biên giới của vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái gì là mục tiêu muốn đạt tới, cái gì ràng buộc những hoạt động/thao tác để đạt mục tiêu, và cái gì là những điều kiện môi trường có thể thay đổi hay hoán chuyển hay không các điều kiện này. Ghi xuống các mục đích, các đối tượng và/hoặc các tiêu chuẩn mà một lời giải của vấn đề phải thoả mãn. Sau đó, hãy "kéo dãn" mỗi mụch đích, mỗi đối tượng và tiêu chuẩn ra và viết xuống tất cả những ý tưởng mà nó có thể được "để mắt tới". Khi mà vấn đề tưởng chừng rất lớn, thì hãy chia nhỏ hay bẻ gãy nó ra thành nhiều phần. Tiếp tục như vậy cho tới khi tất cả các phần chia ra đều có thể giải đoán được trong đúng phạm vi của nó, hay là phải xác định một cách chính xác những vùng nào cần nghiên cứu để tìm ra. (Xem thêm về kỹ thuật phân tích vấn đề.) Tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súc tích càng tốt. Tác giả cho rằng cách tốt nhất để làm việc này là viết xuống một số mệnh đề miêu tả vấn đề bằng hai từ và lựa chọn mệnh đề nào rõ nhất. Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo Một khi đã nắm rõ vấn đề muốn giải quyết, bạn đã có đủ diều kiện để bắt đầu đề ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh trong óc. Ở giai đoạn này chúng ta không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý tưởng). Thay vào đó, hãy cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến có thể dùng. Ngay cả những ý tồi có thể làm ngòi nổ cho các ý tốt về sau. Kích thích những ý mới bằng cách "lôi ra" (một cách bắt buộc) những sự tương đồng, tương tự giữa vấn đề đang suy nghĩ với những vấn đề khác tưởng chừng không hề có một liên hệ nào với nhau. Chẳng hạn như (dùng phương pháp Thu Thập ngẫu nhiên): Viết xuống tên của các đối tượng vật chất, hình ảnh, thực vật, hay động vật. Lập danh sách chi tiết các đặc tính của nó. Sử dụng danh sách này để làm mồi kích thích trực giác nảy sinh các ý mới cho việc giải quyết vấn đề. Có thể dùng đến tất cả các phương pháp tư duy sáng tạo khác để tìm tất cả các ý có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều lợi ích. Hãy hỏi nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác nhau cho ý kiến về các lời giải. Trong khi đưa ra các lời giải, hãy nhớ cho rằng mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề, và gần như chắc chắn rằng các ý kiến dị biệt đó sẽ góp phần vào quá trình chung. Xác định lời giải hay nhất Chỉ có trong bước này mới cần lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu trong các bước trước. Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một cách có giá trị là kiểm nghiệm và phát triển chi tiết hơn những ý kiến đã đề ra trước khi lựa chọn ý nào hay hơn để chắc chắn rằng một lời giải hay không bị bỏ quên. Cách thức đánh giá các lời giải cũng tuỳ theo mục đích và điều kiện đã xác định ở bước đầu. Một cách hay là đưa ra một thang điểm khách quan trong việc đánh giá các phương án. Cuối cùng phương án nào cao điểm nhất sẽ được chọn. Khi lựa chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mục đích của bạn. Việc quyết định sẽ trở nên dễ dàng khi mà bạn hiểu rõ các mục đích này. Ghi ra tất cả những "mặt trái" hay điểm yếu của ý kiến của bạn. Hãy thật sự nghiêm khắc! Cố gắng để làm tốt lên (mỹ hoá) các mặt xấu này. Sau đó hãy điều chỉnh lời giải để giảm các khía cạnh yếu kém trên. Hãy nhấn mạnh các hậu quả tiềm tàng: xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xảy đến khi thực thi lời giải của bạn. Điều chỉnh lại lời giải để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu và tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực. Tiến hành "Chuyển bước" nếu bạn có đủ sức. Chuyển bước Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải. Biến lời giải thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm bền vững của các ý kiến của bạn mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là thị trường và giao thương nêu vấn đề có liên quan đến sản xuất). Điều này có thể cần nhiều thì giờ và công sức. Bước cuối này thường trở nên khó khăn cho nhiều người nghiên cứu độc lập không có kinh nghiệm về sản xuất. Do đó việc liên kết với các nhà sản xuất có kinh nghiệm hay các nhà đầu tư cũng là một bước đòi hỏi một số kỹ năng gia tế cần thiết. Hiểu biết tường tận về thị trường, địa phương, chế độ, luật lệ, con người, xã hội và các yếu tố sản xuất tại nơi mình muốn thực thi kế hoạch sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong bước này. Một lời nhắc nhở khá quan trọng: Khi mà thì giờ cho phép, hãy lợi dụng tìm hiểu thêm những quá trình nghiên cứu và những dự định khác xem các ý kiến nào đã được thử nghiệm. Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới là những thứ có thể đi trước thị trường hiên tại trong nhiều năm. Họ lại thất bại để phát triển chúng và đành bó tay ngắm nhìn những người khác hưởng lợi trên những ý tưởng sáng tạo này trong rất nhiều năm (như trường hợp của người sáng lập ra thương hiệu McDonald's, người tìm ra chất kháng sinh penicillin đầu tiên, máy chụp ảnh...) Xem thêm Tư duy sáng tạo Tham khảo The DO IT Process and Catalysts DOIT - bài này được tác giả Võ Quang Nhân hiệu chỉnh và đăng tải lại. Triết học Tâm lý học Giáo dục học Logic Tư duy sáng tạo Cơ quan độc lập thuộc Chính phủ Hoa Kỳ
10639
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ada%20Lovelace
Ada Lovelace
Ada Lovelace (tên đầy đủ: Augusta Ada King, nữ Bá tước Lovelace; tên trước khi kết hôn: Augusta Ada Byron; 10 tháng 12 năm 1815 – 27 tháng 11 năm 1852) là một nhà toán học và nhà văn người Anh, nổi tiếng với công trình nghiên cứu máy tính đa năng cơ khí theo đề xuất của Charles Babbage, là máy Analytical Engine. Bà là người đầu tiên nhận ra rằng chiếc máy này có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy, và đã công bố thuật toán đầu tiên được thiết kế bởi một chiếc máy như vậy. Do đó, bà thường được coi là nhà phát triển phần mềm máy tính đầu tiên. Tiểu sử Thời thơ ấu Ada là con gái độc nhất (chính thức) của nhà thơ Lord Byron và bà Annabella Milbanke. Ada được đặt tên Augusta vì Byron đã có quan hệ với người chị cùng cha khác mẹ, Augusta Leigh, mà người ta đồn rằng họ đã có một con với nhau. Để tránh rắc rối, bà Augusta Leigh khuyên Byron cưới vợ nên Byron đã miễn cưỡng chọn Annabella. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1816, khi Ada chỉ độ 1 tháng, Annabella bỏ Byron. Vào ngày 21 tháng 4 cùng năm Byron ký giấy ly dị vợ và rời khỏi Anh một vài ngày sau đó. Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy mặt vợ con và nước Anh nữa. Khi rời bỏ Byron, Annabella mang Ada (lúc đó hãy còn mang họ cha là Augusta Ada Byron) theo mình nhưng Ada có thật sự lớn lên với mẹ hay không thì không ai biết chính xác. Có người nói là Ada sống dưới sự kiểm soát và kiềm chế của mẹ, ngay cả sau khi đã có chồng; có người nói là Ada không biết mặt cả cha lẫn mẹ. Ngay từ nhỏ, Ada đã nổi tiếng là thông minh, có năng khiếu đặc biệt về toán học và khoa học, nhưng bà chỉ theo học với gia sư riêng tại nhà. Khi còn trẻ, Ada được biết đến trong xã hội (tầng lớp trung lưu và quý tộc) của London thời đó; Ada cũng là hội viên của hội Bluestockings. Khi trưởng thành Năm 1835, Ada kết hôn với William King, Bá tước Lovelace. Họ có ba người con: Byron King sinh ngày 12 tháng 5 năm 1836, Annabella King sinh ngày 22 tháng 9 năm 1837 (sau này được biết đến như Lady Anne Blunt) và Ralph Gordon King sinh ngày 2 tháng 7 năm 1839. Từ khi lấy chồng về sau, tên hiệu đầy đủ của Ada là The Right Honourable Augusta Ada, Countess of Lovelace (hay "Augusta Ada, nữ Bá tước Lovelace"). Nhưng trên thực tế bà được mọi người biết với tên Ada Lovelace. Bà có quen biết với Mary Somerville, một nhà nghiên cứu về khoa học và tác giả nổi tiếng trong thế kỷ 19. Chính Mary Somerville đã giới thiệu bà với Charles Babbage vào ngày 5 tháng 6 năm 1833. Ngoài ra bà cũng quen biết với nhiều nhân vật nổi tiếng như: Sir David Brewster, Charles Wheatstone, Charles Dickens và Michael Faraday. Sau khi Charles Babbage phát minh ra cái máy tính cơ khí của ông, The Analytical Engine, nhà toán học người Ý Luigi Menabrea đã viết một quyển sách về chiếc máy này. Trong thời gian 9 tháng, giữa 1842 và 1843, Ada (dưới tên Ada Byron) đã giúp Babbage dịch cuốn sách đó. Trong bản dịch, không những cho thêm ý kiến của mình, bà còn phụ chú một chương nói về cách tính chuỗi số Bernoulli bằng cách dùng máy tính của Babbage. Bản phụ chú này (Xem Bản phụ chú của Ada Byron) được xem như là chương trình máy tính đầu tiên trong lịch sử. Qua đời Lovelace qua đời ở tuổi 36 vào ngày 27 tháng 11 năm 1852 vì ung thư tử cung. Căn bệnh kéo dài vài tháng, trong thời gian đó Annabella nắm quyền chỉ huy những người xung quanh Ada, đồng thời loại trừ tất cả bạn bè và những người thân tín của bà. Dưới ảnh hưởng của mẹ, Ada đã có một cuộc cải biến tôn giáo, bị dụ dỗ phải ăn năn về hành vi trước đây và biến Annabella thành kẻ thi hành án. Bà mất liên lạc với chồng sau khi thú nhận điều gì đó với ông vào ngày 30 tháng 8 khiến ông bỏ rơi cô trên giường. Không biết bà đã nói gì với ông ta. Theo yêu cầu, bà được chôn cất bên cạnh mộ cha tại Nhà thờ St. Mary Magdalene ở Hucknall, Nottinghamshire. Một tấm bia tưởng niệm viết bằng tiếng Latinh, cho bà và cha của bà vẫn ở trong nhà nguyện gắn liền với Horsley Towers [[Tập_tin:Ada_Lovelace_in_1852.jpg|thế=Ada Lovelace, painted portrait circa 1852|nhỏ|Bức tranh vẽ Lovelace ngồi bên cây đàn piano của Henry Phillips (1852). Mặc dù rất đau đớn vào thời điểm đó, cô đã đồng ý ngồi vẽ bức tranh vì cha cô, Lord Byron, do cha của Phillips là Thomas Phillips vẽ. Tranh luận về vai trò lập trình viên Nhiều người viết tiểu sử đã chú ý đến việc Ada Lovelace phải chật vật với toán. Họ cũng đã tranh luận xem bà có thật sự thấu hiểu các khái niệm về cái máy được phát minh bởi Charles Babbage, hay chỉ phải dùng vì vị trí trong xã hội và vì là một người đàn bà. Những người viết tiểu sử cũng chú ý đến việc các chương trình máy tính (trong phụ chú của Ada) được soạn bởi Babbage, Ada chỉ tìm ra một lỗi trong cách tính chuỗi số Bernoulli và viết cho Babbage nhờ sửa. Các thư từ giữa hai người trong thời gian cộng tác chứng minh là người soạn các chương trình là Charles Babbage. Ngoài sự khám phá ra lỗi trên, Ada đã chỉ ra các khả năng của chiếc máy mà Babbage chưa đề cập đến. Bà đã dám tiên đoán "the Engine might compose elaborate and scientific pieces of music of any degree of complexity or extent". Tuy nhiên, dưới vai trò của người phụ nữ đầu tiên trong lĩnh vực tin học, Ada Lovelace chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử. Sự đóng góp của bà, thật sự là to lớn hay không, không thể xét qua với các thông tin và các tài liệu hiện có. Tưởng niệm Vào ngày 10 tháng 12 năm 1980, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phê chuẩn hướng dẫn sử dụng cho một ngôn ngữ lập trình mới mang tên bà. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng chọn mã MIL-STD-1815 cho ngôn ngữ Ada vì nó bao gồm năm sinh của Ada Lovelace. Hình ảnh của bà có trên các nhãn hiệu hologram của Microsoft. Từ 1998, the Đoàn thể Máy tính Anh đã tặng thưởng một huy chương có tên của bà và trong năm 2008 đã khởi xướng một cuộc thi hằng niên dành cho các nữ sinh ngành khoa học máy tính. Tại Vương quốc Anh, hội thảo chuyên đề Lovelace của BCSWomen (BCSWomen Lovelace Colloquium), một hội thảo hằng năm dành cho các nữ sinh chưa tốt nghiệp đại học, được đặt theo tên của Ada Lovelace. Tham khảo Nguồn thông dụng . . . . . . . With notes upon the memoir by the translator. Miller, Clair Cain. "Ada Lovelace, 1815–1852," New York Times, 8 March 2018. . . . . . . . Xem thêm Bản phụ chú của Ada Byron Danh sách những người tiên phong trong khoa học máy tính Dòng thời gian của phụ nữ trong khoa học Phụ nữ trong tin học Phụ nữ trong lĩnh vực STEM Đọc thêm Miranda Seymour, In Byron's Wake: The Turbulent Lives of Byron's Wife and Daughter: Annabella Milbanke and Ada Lovelace, Pegasus, 2018, 547 pp. Christopher Hollings, Ursula Martin, and Adrian Rice, Ada Lovelace: The Making of a Computer Scientist, Bodleian Library, 2018, 114 pp. Jenny Uglow, "Stepping Out of Byron's Shadow", The New York Review of Books, vol. LXV, no. 18 (22 November 2018), pp. 30–32. Jennifer Chiaverini, Enchantress of Numbers, Dutton, 2017, 426 pp. Liên kết ngoài "Ada's Army gets set to rewrite history at Inspirefest 2018" by Luke Maxwell, 4 August 2018 "Untangling the Tale of Ada Lovelace" by Stephen Wolfram, December 2015 Sinh năm 1815 Mất năm 1852 Nhà văn Anh thế kỷ 19 Nữ khoa học gia máy tính Người Anh gốc Scotland Lovelace, Ada Lovelace, Ada Nhà toán học thế kỷ 19 Phụ nữ trong ngành kỹ thuật Nhà khoa học Anh Nhà toán học nữ Chết vì ung thư cổ tử cung Nữ bá tước Phụ nữ thời Victoria Nhà thơ nữ Anh
10648
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20k%E1%BB%B3%20Meton
Chu kỳ Meton
Chu kỳ Meton (Enneadecaeteris) trong thiên văn và lập lịch là sự xấp xỉ cụ thể của bội số chung của năm chí tuyến và chu kỳ quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất khi quan sát từ Trái Đất. Chu kỳ Meton là chu kỳ tương ứng với 19 năm chí tuyến. Ở đây 19 năm chí tuyến sai lệch với 235 tháng Mặt Trăng vào khoảng 2 giờ 5 phút. Sai số của chu kỳ Meton sẽ xấp xỉ 1 ngày sau mỗi 219 năm. Trong kỷ nguyên J2000 thì: 19 năm chí tuyến ≈ 6939,601604 ngày 235 tháng Mặt Trăng ≈ 6939,688380 ngày Nếu 19 năm ấy chỉ có 12 tháng Mặt Trăng mỗi năm thì tổng số chỉ có 19 x 12 = 228 tháng, như vậy dôi ra 235 - 228 = 7 tháng. Con số xấp xỉ này đã được sử dụng trong lịch Hêbrơ. Điều này được các nhà thiên văn học như Meton (người Hy Lạp) biết đến và giới thiệu vào khoảng năm 432 TCN cũng như Kidinnu người Chaldea (thế kỷ 4 TCN). Nó cũng được sử dụng để tính toán ngày lễ Phục Sinh. Trong một âm dương lịch điển hình thì phần lớn các năm âm lịch có 12 tháng, nhưng một vài năm có các tháng dôi ra, được biết đến như là tháng nhuận. Như trên đã nói, có 7 tháng nhuận phải thêm vào trong 19 năm của chu kỳ Meton. Theo truyền thống (trong các lịch của người Babylon, Hêbrơ và Attic), các năm thứ 3, 6, 8, 11, 14, 17 và 19 là những năm dài (có 13 tháng) của chu kỳ Meton. Chu kỳ Meton là sự kết hợp của hai chu kỳ con có độ chính xác thấp hơn là chu kỳ 8 năm và chu kỳ 11 năm, trong đó: Chu kỳ 8 năm (xấp xỉ 2.921,9375 ngày) ≈ 99 tháng Mặt Trăng (xấp xỉ 2.923,5283 ngày), nghĩa là sai số khoảng -1,5 ngày/8 năm hay xấp xỉ -1 ngày sau mỗi 5 năm. Xem thêm chu kỳ tám năm. Chu kỳ 11 năm (xấp xỉ 4.017,6641 ngày) ≈ 136 tháng Mặt Trăng (xấp xỉ 4.016,1601 ngày), nghĩa là sai số khoảng 1,5 ngày/11 năm hay xấp xỉ 1 ngày sau mỗi 7,3 năm. Chu kỳ Meton tự bản thân nó là một chu kỳ con của một chu kỳ lớn có độ chính xác cao hơn là chu kỳ 334 năm (xấp xỉ 121.990,8913 ngày) ≈ 4.131 tháng Mặt Trăng (121.990,8626 ngày) tức sai số chỉ khoảng 41 phút 28 giây, nghĩa là sai số tròn 1 ngày sau khoảng 11.598 năm. Meton lấy xấp xỉ chu kỳ này thành số nguyên (6940) ngày, chia nó thành 125 tháng dài với 30 ngày mỗi tháng và 110 tháng ngắn với 29 ngày mỗi tháng. Chu kỳ 19 năm cũng rất gần đúng với 255 tháng giao điểm (là khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng vượt qua đường hoàng đạo từ nửa bầu trời phía nam sang bầu trời phía bắc, nó xấp xỉ 27,212221 ngày, tức sai số khoảng nửa ngày), vì thế nó cũng là chu kỳ nhật, nguyệt thực, nó là khoảng thời gian của khoảng 4 hoặc 5 lần nhật (nguyệt) thực trở lại. Xem thêm Cỗ máy Antikythera. Tham khảo Mathematical Astronomy Morsels, Jean Meeus, Willmann-Bell, Inc., 1997 (Chapter 9, p. 51, Table 9.A Some eclipse Periodicities) Liên kết ngoài Eclipses, Cosmic Clockwork of the Ancients Lịch Lịch sử chiêm tinh học Hiện tượng định kỳ Thời gian trong thiên văn học Thiên văn học Hy Lạp cổ đại
10656
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh%20%C4%90%E1%BB%A9c%20Thi%E1%BB%87n
Đinh Đức Thiện
Đinh Đức Thiện (15 tháng 11 năm 1914 – 21 tháng 12 năm 1986), tên thật là Phan Đình Dinh, là một vị tướng lĩnh cấp cao, hàm Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Cơ khí Luyện kim, Bộ trưởng Phụ trách dầu khí, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III và khoá IV. Huân chương Sao vàng. Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành vận tải quân sự Việt Nam" Tiểu sử Ông tên thật là Phan Đình Dinh, quê làng Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Ông sinh trưởng trong gia đình nhà Nho nghèo, cha mất sớm, mẹ ông đã tần tảo nuôi 8 người con. Ông là em trai của Trưởng ban Tổ chức Trung ương kiêm Ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ và là anh trai của Đại tướng Mai Chí Thọ. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930. Năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông bị Pháp bắt giam 2 lần vào năm 1930 và 1940. Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục hoạt động Cách mạng. Từ 1944 đến 1945, ông tham gia Ban cán sự tỉnh, rồi Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Yên; Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch tỉnh Bắc Giang; Uỷ viên thường vụ Khu uỷ Khu I; Uỷ viên Khu uỷ Khu Việt Bắc. Năm 1950, ông chuyển vào quân đội, làm cục trưởng cục Vận tải quân sự (1950- 1955). Từ 1955 đến 1957, ông đảm nhận chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp. Từ 1957 đến 1964, ông chuyển ngành làm Thứ trưởng Bộ Công thương, sau đổi tên thành Bộ công nghiệp nặng (1960), Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Năm 1965, ông trở lại quân đội, là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, với cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông được giao trọng trách tổ chức nâng cấp tuyến hậu cần chiến lược Bắc- Nam, tăng năng lực chi viện cho chiến trường miền Nam. Đồng thời từ năm 1866 đến 1972, ông ông được Chính phủ giao tiếp tục xây dựng ngành cơ khí luyện kim, với cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Thứ trưởng (1966- 1969), rồi Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim (1969-1972). Từ 1972 đến 28/3/1974, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - kiêm Quyền Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Từ 1974 đến 1976, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Từ 1976 đến 1980, ông là Bộ trưởng phụ trách công tác dầu khí, Bí thư Đảng ủy Tổng cục Dầu khí. Từ 7/2/1980 đến 23/4/1982, ông là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Từ 1982 đến 1986, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng tháng 4 năm 1974, Trung tướng năm 1984 và Thượng tướng tháng 12 năm 1986. Tại Đại hội Đảng lần thứ III (nhiệm kỳ 1960-1976), ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội Đảng lần thứ IV (nhiệm kỳ 1976-1982), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông qua đời ngày 21 tháng 12 năm 1986, hưởng thọ 72 tuổi. Công tác hậu cần trong và sau thời chiến Năm 1950, ông được điều vào quân đội giữ chức Cục trưởng Cục vận tải đầu tiên thuộc Tổng cục Cung cấp (nay gọi là Tổng cục Hậu cần). Năm 1955, là Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, đặc trách nhiệm vụ đảm bảo vận tải tiếp tế các chiến dịch, đặc biệt Đông Xuân 1953-1954 và vận tải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu lương thực, vũ khí góp phần quan trọng cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đến năm 1965, sau một thời gian biệt phái làm Thứ trưởng Bộ Công thương ông được điều trở lại quân đội, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, Ủy viên Quân ủy Trung ương với nhiệm vụ đẩy mạnh công việc vận tải tiếp tế cho cách mạng miền Nam thông qua đường mòn trên biển và đường Trường Sơn. Trên cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông là một chỉ huy kiên trì và sáng tạo trong chỉ đạo đảm bảo giao thông cho tuyến hậu cần chiến lược đường mòn Hồ Chí Minh, chi viện cho Quân giải phóng miền Nam. Đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, Mỹ dùng không quân rải thảm bom trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt khu Bốn và dọc tuyến đường Trường Sơn để ngăn chặn từ xa nguồn tiếp viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tướng Đinh Đức Thiện, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và là Cục trưởng đầu tiên của Cục Vận tải, được ví như người "anh cả" của ngành Vận tải quân sự, "người thầy" của công tác giao thông vận tải trong hai cuộc chiến tranh, bởi ngay trong lúc khó khăn, gian nguy nhất, ông vẫn kiên trì phương thức sử dụng cơ giới và có những đề xuất táo bạo để công tác giao thông vận tải thời chiến phát huy hiệu quả. Trước yêu cầu của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, tăng cường cơ giới để nâng cao hiệu suất vận tải, ông đã quyết tâm tổ chức làm cho bằng được tuyến đường ống xăng dầu Bắc - Nam vượt Trường Sơn. Quyết tâm đó của ông vào thời điểm đó được cho là rất táo bạo, vượt sự tưởng tượng của nhiều người, kể cả đối phương. Trải qua 7 năm (1968-1975), dưới sự tổ chức chỉ đạo, chỉ huy của ông, kể cả khi được giao biệt phái phụ trách Quyền Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, nhưng là một vị tướng Hậu cần, ông đã chỉ đạo, tổ chức bộ đội xăng dầu vượt qua những muôn vàn gian khổ và hy sinh đã xây dựng, quản lý và vận hành một tuyến đường ống chiến lược nối hậu phương miền Bắc, chạy từ biên giới Việt - Trung, dọc ngang Trường Sơn vào tới miền Đông Nam Bộ, chiến trường B2, với tổng chiều dài trên 5.000 km (trong đó có 1.500 km qua Trường Sơn), cùng hàng trăm trạm bơm và khu kho có sức chứa trên 300.000 m³. Đường ống xăng dầu trên báo chí Việt Nam và quốc tế được xem là "một kỳ tích của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, biểu hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân". Trong lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Thượng tướng Đinh Đức Thiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/1/1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động nói: "Đồng chí Đinh Đức Thiện có công lớn trong việc xây dựng tuyến đường Trường Sơn 559, xây dựng hệ thống giao thông vận tải lớn từ hậu phương miền Bắc đến các chiến trường, trong đó có tuyến đường ống dẫn xăng dầu, nhằm bảo đảm chi viện cho miền Nam, tạo cơ sở hạ tầng cho cơ động lực lượng và vận chuyển lớn, phục vụ đắc lực cho thời cơ chiến lược, nhất là cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975". Năm 1974, Khi Bộ Quốc phòng tách mảng trang bị kỹ thuật, quân giới để thành lập Tổng cục kỹ thuật chuẩn bị cho tổng tiến công giải phóng Miền nam, ông được giao làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và Tổng cục kỹ thuật. Năm 1975, ông là đại diện Quân ủy Trung ương được giao giữ trọng trách Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Ông được xem là mẫu người năng động, luôn luôn tìm tòi khám phá cái mới, cái tiên tiến. Từ một cán bộ cao cấp trong quân đội, được Đảng, nhà nước tin tưởng giao cho ông tham gia chính quyền dân sự, gánh vác những công việc trong thời điểm bước ngoặt hoặc khởi sự trong sự nghiệp phát triển công nghiệp, kiến thiết đất nước như: • Từ 1957 đến 1964, ông là Thứ trưởng Bộ công nghiệp nặng, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên chịu trách nhiệm quản lý xây dựng khu công nghiệp lớn nhất miền bắc lúc đó. Đây là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam khi đó có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. • 1969-1972, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim • 1972- 1974, ông được Chính phủ giao nhiệm vụ biệt phái, phụ trách Quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (thay Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ đang trực tiếp làm Tư lệnh BTL đảm bảo GTVT tại tuyến lửa Quân khu 4) • 1974-1976, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước. • Năm 1975, Sau ngày giải phóng miền Nam, ông được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở vật chất và tài liệu của các công ty dầu khí tại miền Nam, đồng thời tổ chức thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt. Ngày 3/9/1975 Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (Tổng cục Dầu khí) ra đời. Sau đó Ông chính thức được giao làm Bộ trưởng phụ trách công tác dầu khí, Bí thư Đảng ủy Tổng cục Dầu khí, (đến năm 1981). Ông đã cùng nhà khoa học Nguyễn văn Biên, Cục trưởng Cục Dầu khí đầu tiên và các cộng sự của mình khởi thảo lộ trình, kế hoạch hiện thực hóa Hiệp định hợp tác Việt Nam và Liên Xô về thăm dò, khai thác dầu khí tại lục địa Nam Việt Nam. Ông hiểu ngành Dầu khí là ngành đặc thù, đòi hỏi công nghệ cao, tri thức tổng hợp các ngành địa chất, vật lý, hóa học, kinh tế học, cơ khí, dịch vụ kỹ thuật ở tầm cao. Đích thân ông đi hầu hết các tỉnh thành trong cả nước để hoạch định xây dựng cơ sở kỹ thuật cho ngành Dầu khí. Ông quyết định lấy Vũng Tàu làm nơi xây dựng hạ tầng ban đầu, đặc biệt làm cảng dầu khí cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro. Sự quyết đoán sáng suốt này tạo tiền đề quan trọng cho những kế hoạch tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí sau này. Để thực hiện chương trình xây dựng ngành dầu khí với lực lượng ban đầu quá mỏng, ông đã đề nghi đưa quân đội vào giúp tăng cường cho công tác khai thác dầu khí cho thành lập binh đoàn 318 dầu khí Năm 1980 - 1982, lần thứ hai ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Ông được tôn vinh là: "Anh cả của ngành giao thông vận tải" bởi đã có nhiều đóng góp to lớn về đảm bảo Giao thông - Vận tải trong 2 cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc: (trong thời kỳ chống Pháp ông làm Cục trưởng Cục Vận tải quân sự, trực tiếp chỉ huy đảm bảo cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong thời kỳ chống Mỹ với cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thứ trưởng,... ông đã khởi xướng và chỉ đạo, chỉ huy mở tuyến đường giao thông chiến lược Bắc - Nam, góp phần thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước). Từ năm 1982, khi tổ chức ngành dầu khí đã được hình thành và đứng vững, ông về lại Bộ Quốc phòng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Việt Nam). Lịch sử thụ phong quân hàm Danh hiệu và tôn vinh Huân chương Sao vàng Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Quân công hạng nhất Huân chương Chiến công hạng I Huân chương Chiến thắng hạng I Huân chương Chiến sĩ Giải phóng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng. • Tên của ông được đặt cho một con phố ở khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. • HĐND tỉnh Khánh Hoà đặt tên ông cho một đường phố tại Thành phố Nha Trang (năm 2020). Gia đình Ông là em ruột của ông Lê Đức Thọ và là anh ruột của ông Mai Chí Thọ. • Con gái của ông: Phan Thu Lương, nguyên Phó Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Đèn hình Orion-Hanel (OHPT) Phan Thị Hòa, nguyên Ủy viên Hội đồng Quản trị, Trưởng ban Ban Kiểm soát Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam • Con trai của ông: Phan Đình Nhân, nguyên Phó phòng Kế hoạch Đầu tư Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nguyên Hội trưởng Hội cổ vật Thăng Long. Phan Đình Đức, Ủy viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tham khảo Giới thiệu 130 Danh tướng trong lịch sử dân tộc và thời đại Hồ Chí Minh Bộ Tư lệnh Miền trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Liên kết ngoài Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Người Nam Định Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Bộ trưởng Bộ Năng lượng Việt Nam Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đã mất Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Yên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Dòng họ Phan Đình Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1980 Huân chương Quân công Huân chương Hồ Chí Minh
10670
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20quark
Ngũ quark
Ngũ quark (tiếng Anh: pentaquark) là một hạt hạ nguyên tử tạo bởi một nhóm gồm 5 hạt quark (để phân biệt với 3 hạt quark trong mỗi baryon và 2 hạt quark trong mỗi meson); cụ thể hơn, nó bao gồm 4 hạt quark và 1 hạt phản quark. Do vậy số baryon của nó là 1. Trước khi có tên là ngũ quark, người ta đã xếp nó vào một dạng hạt mới, gọi là hạt ngoại baryon. Một vài thí nghiệm từ năm 2003 đã cho rằng một ngũ quark có khối lượng vào khoảng 1540 MeV, là tổ hợp của 2 quark trên, 2 quark dưới và 1 phản quark lạ (). Đây là một tổ hợp nhỏ nhất của các thành phần, với số baryon là 1 và số lạ dương. 5 hạt quark này không phải là thành phần hạt quark sơ khai trong mô hình dự đoán sự tồn tại của ngũ quark ban đầu. Hạt quark thứ 4 đã được phát hiện với tỉ khối trạng thái cao hơn so với biển Dirac cùng với năng lượng âm, trong khi phản quark lại có tỉ khối trạng thái thấp hơn, với năng lượng dương. Điều này dẫn đến việc không cần nhiều năng lượng để tạo nên một lỗ hạt kích thích, do vậy ngũ quark nhẹ hơn 2 GeV hoặc nó có thể được dự đoán bởi những mô hình cấu tạo quark khác. Lịch sử Sự tồn tại của các ngũ quark đã được đặt giả thuyết bởi Maxim Polyakov, Dmitri Diakonov và Victor Petrov thuộc Viện vật lý hạt nhân Petersburg tại Nga vào năm 1997, nhưng dự đoán của họ đã gặp nhiều nghi vấn. Tuy vậy, sự tồn tại của ngũ quark đã được công bố lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2003 từ thí nghiệm của Takashi Nakano thuộc Đại học Osaka, Nhật Bản, và Ken Hicks thuộc phòng thí nghiệm Thomas Jefferson (hay Jefferson Lab) ở Newport News, Virginia. Thí nghiệm của họ bắn một tia gamma vào một neutron, để tạo ra một meson và một ngũ quark. Tuy nhiên, hạt ngũ quark này chỉ tồn tại trong giây trước khi phân rã thành 1 meson và 1 neutron. Song sự tồn tại của ngũ quark vẫn còn bị nghi ngờ. Để giải quyết vấn đề thông suốt, nhóm hợp tác CLAS đã thiết lập lại thí nghiệm này ở phòng thí nghiệm Jefferson Lab, với mục đích tìm kiếm những hạt ngũ quark như trước đó. Thí nghiệm hoàn toàn dựa vào may mắn. Nhóm CLAS đã tìm lại lần nữa vào năm 2005 với bằng cách tăng gia tốc của các photo khi bắn vào hidrô lỏng. Trước đó, nhóm khoa học của Đức là SAPHIR đã có một kết quả chứng minh cho sự tồn tại của ngũ quark, nhưng kết quả của nhóm CLAS chính xác hơn 50 lần so với nhóm SAPHIR bằng việc thu thập dữ liệu lớn gấp 10 lần, với năng lượng ở phạm vi dự đoán là sẽ xảy ra phản ứng phân rã. Một thành viên của nhóm CLAS, Raffaella De Vita thuộc Viện vật lý hạt nhân (Istituto Nazionale di Fisica Nucleare) của Ý, đã công bố ngày 17 tháng 4 năm 2005 tại hội nghị thường niên của Hội Vật lý Hoa Kỳ ở Tampa, Florida rằng nhóm CLAS đã không thu được kết quả như trước đó - không có bằng chứng nào về sự tồn tại của ngũ quark được phát hiện. Nhiều kết quả thêm của nhóm CLAS đang được mong đợi ở cuối năm 2005. Cũng cần chú ý rằng các thí nghiệm sau đó đã không thành công trong việc phát hiện ra ngũ quark tại năng lượng cao là do các meson trao đổi tạo ra bộ máy triệt tiêu các gulon trao đổi có hương trung tính, điều này sau đó đã được ngăn chặn bởi luật OZI. Do vậy các giới hạn chặn trên của tốc độ tạo ngũ quark phụ vào các kết quả âm của một số thí nghiệm không đồng nghĩa với việc phủ định sự tồn tại của ngũ quark. Tham khảo Liên kết ngoài Pentaquark-có hay không Hạt tổ hợp Quark Baryon Hadron
10676
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quark
Quark
Quark ( hay ) (tiếng Việt đọc là Quắc) là một loại hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất. Các quark kết hợp với nhau tạo nên các hạt tổ hợp còn gọi là các hadron, với những hạt ổn định nhất là proton và neutron – những hạt thành phần của hạt nhân nguyên tử. Do một hiệu ứng gọi là sự giam hãm màu, các quark không bao giờ được tìm thấy đứng riêng rẽ; chúng chỉ có thể tìm thấy bên trong các hadron. Với lý do này, rất nhiều điều về các quark được biết đến đã được dẫn ra từ các hadron chúng tổ hợp lên. Có sáu loại quark, còn được biết đến là hướng: lên (u), xuống (d), duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark. Các quark nặng hơn nhanh chóng biến đổi sang các quark u và d thông qua một quá trình phân rã hạt: sự biến đổi từ một trạng thái khối lượng cao hơn sang trạng thái khối lượng thấp hơn. Vì điều này, các quark u và d nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra trong va chạm năng lượng cao (như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt). Các quark có rất nhiều tính chất nội tại, bao gồm điện tích, màu tích, spin, và khối lượng. Các quark là những hạt cơ bản duy nhất trong mô hình chuẩn của vật lý hạt đều tham gia vào bốn tương tác cơ bản (điện từ, hấp dẫn, mạnh, và yếu), cũng như là các hạt cơ bản có điện tích không phải là một số nguyên lần của điện tích nguyên tố. Đối với mỗi vị quark có tương ứng với một loại phản hạt, gọi là phản quark, mà chỉ khác với các quark ở một số tính chất có độ lớn bằng nhau nhưng ngược dấu. Mô hình quark đã được các nhà vật lý Murray Gell-Mann và George Zweig đề xuất độc lập nhau năm 1964. Các quark được đưa ra như là một phần trong biểu đồ sắp xếp cho các hadron, và có rất ít chứng cứ về sự tồn tại của chúng cho đến tận năm 1968. Cả sáu quark đều đã được quan sát trong các máy gia tốc thực nghiệm; quark cuối cùng được khám phá là quark đỉnh (t) được quan sát tại Fermilab năm 1995. Phân loại Mô hình chuẩn là một mô hình lý thuyết miêu tả mọi hạt cơ bản được biết đến hiện nay, cũng như về hạt chưa quan sát được, boson Higgs. Mô hình này gồm sáu hương quark, tên gọi là (q), quark lên (u), quark xuống (d), quark duyên (c), quark lạ (s), quark đỉnh (t), và quark đáy (b). Phản hạt của quark được gọi là phản quark, và được ký hiệu bởi dấu gạch ngang bên trên cho mỗi quark tương ứng, như cho phản quark trên (u). Nói chung đối với phản vật chất, các phản quark có cùng khối lượng, thời gian sống trung bình, spin tương ứng với quark của nó, nhưng có điện tích và các tích khác có dấu ngược lại. Các quark là những hạt có spin-, hàm ý rằng chúng là các hạt fermion tuân theo định luật thống kê spin. Chúng cũng tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli, nói rằng không có 2 fermion nào có thể đồng thời chiếm cùng một trạng thái lượng tử. Điều này ngược hẳn với các hạt boson (các hạt với spin nguyên), bất kì số lượng hạt nào cũng có thể chiếm cùng một trạng thái. Không giống như các lepton, các quark có một đặc tính là màu tích, làm cho chúng tham gia vào tương tác mạnh. Kết quả của lực hút giữa các quark khác nhau hình thành lên các hạt tổ hợp gọi là các hadron (xem "Tương tác mạnh và màu tích bên dưới). Các quark xác định lên các số lượng tử của các hadron được gọi là các quark hóa trị; ngoài điều này, bất kì một hadron có thể chứa một số vô hạn các hạt ảo (hay biển) quark, phản quark, và các gluon không ảnh hưởng đến số lượng tử của các hadron. Có hai họ hadron: baryon, với ba quark hóa trị; và meson, với một quark và một phản quark hóa trị.. Những baryon hay gặp nhất là proton và neutron, các viên gạch của hạt nhân nguyên tử. Có rất nhiều hadron đã được biết đến (xem danh sách các baryon và danh sách các meson), hầu hết chúng khác nhau là do thành phần các quark và các tính chất của quark trong các hạt này. Sự tồn tại của các hadron "ngoại lai" với nhiều hơn các quark hóa trị, như các tetraquark () và các pentaquark (), đã được phỏng đoán nhưng vẫn chưa được chứng minh. Các fermion cơ bản được nhóm lại thành ba thế hệ, mỗi thế hệ bao gồm hai lepton và hai quark. Thế hệ đầu tiên bao gồm quark lên u và quark xuống d, thế hệ thứ hai gồm quark lạ s và quark duyên c, và thế hệ thứ ba gồm quark đỉnh t và quark đáy b. Tất cả những tìm kiếm cho thế hệ thứ tư gồm các quark và những fermion cơ bản khác đều đã thất bại, và có một chứng cứ gián tiếp mạnh cho thấy không thể tồn tại nhiều hơn ba thế hệ. Các hạt trong thế hệ cao hơn thường có khối lượng lớn hơn và ít ổn định hơn, làm cho chúng phân rã thành các hạt ở thế hệ thấp hơn do tác động của các tương tác yếu. Chỉ có thế hệ thứ nhất (các quark u và d) là thường gặp trong tự nhiên. Các quark nặng hơn chỉ có thể được tạo ra trong các va chạm năng lượng cao (như trong quá trình va chạm của các tia vũ trụ), và phân rã rất nhanh; tuy nhiên, chúng được nghĩ là đã có mặt trong một thời gian rất ngắn sau Big Bang, khi vũ trụ trong trạng thái rất nóng và đậm đặc (kỉ nguyên quark). Những nghiên cứu về những quark nặng hơn được thực hiện trong các điều kiện nhân tạo, như trong các máy gia tốc hạt. Có điện tích, khối lượng, màu tích, và hương, các quark là các hạt cơ bản duy nhất được biết đến có tham gia vào cả bốn tương tác cơ bản của vật lý học hiện nay: tương tác điện từ, tương tác hấp dẫn, tương tác mạnh và tương tác yếu. Tuy nhiên, tương tác hấp dẫn là quá nhỏ trong thang đo hạt hạ nguyên tử, và nó không được miêu tả trong Mô hình chuẩn. Xem bảng các tính chất bên dưới để có tổng quan hoàn thiện về tính chất của sáu vị quark. Lịch sử Mô hình quark đã được hai nhà vật lý Murray Gell-Mann và George Zweig đề xuất một cách độc lập vào năm 1964. Đề xuất được đưa ra ngay sau khi Gell-Mann đưa ra công thức của hệ thống phân loại hạt còn gọi là Bát Chính Đạo năm 1961—hay, theo thuật ngữ vật lý, đối xứng vị SU(3). Nhà vật lý người Israel Yuval Ne'eman đã độc lập phát triển một biểu đồ tương tự với Bát Chính Đạo trong cùng năm này. Tại thời điểm ban đầu của lý thuyết quark, khái niệm "vườn hạt" đã được đưa ra, để bao gồm các hạt khác, kể cả các hadron. Gell-Mann và Zweig khẳng định rằng chúng không phải là các hạt cơ bản, thay vào đó là tổ hợp thành phần của các quark và các phản quark. Mô hình của họ bao gồm ba vị của quark – lên u, xuống d, và lạ s –và họ quy cho chúng các tính chất như spin và điện tích. Phản ứng ban đầu của cộng đồng vật lý đối với giả thiết này là lẫn lộn. Đã có sự tranh cãi đặc biệt về liệu các quark là một thực thể vật lý hay chỉ là một sự trừu tượng để dùng giải thích các khái niệm mà không được hiểu một cách thông thường tại thời điểm đó. Chỉ trong ít năm sau, sự mở rộng mô hình Gell-Mann – Zweig đã được đề xuất. Sheldon Lee Glashow và James Bjorken đã tiên đoán sự tồn tại của vị quark thứ tư, mà họ gọi là duyên. Đề xuất này được thêm vào bởi vì nó cho phép một cách miêu tả tốt hơn tương tác yếu (cơ chế cho phép các quark bị phân rã), làm cân bằng số các quark đã biết với số các lepton đã biết, và hàm ý một công thức khối lượng làm sửa lại một cách chính xác khối lượng của các meson trước đó. Năm 1968, các thí nghiệm tán xạ phi đàn hồi sâu tại Trung tâm Máy gia tốc tuyến tính Stanford (SLAC) cho thấy proton chứa các thành phần nhỏ hơn, các hạt giống như điểm và chứng tỏ proton không phải là một hạt cơ bản. Các nhà vật lý đã không sẵn sàng đồng nhất các hạt này với các quark tại thời điểm đó, thay vào đó họ gọi chúng là "các parton" – một thuật ngữ do Richard Feynman đưa ra. Các hạt được quan sát tại SLAC sau đó được đồng nhất với các quark lên u và quark xuống d, và nhiều quark (hương) sau đó đã được khám phá ra. Tuy thế, "parton" vẫn còn được sử dụng là một thuật ngữ chung cho các thành phần của các hadron (quark, phản quark, và gluon). Sự tồn tại của quark lạ s đã được xác nhận một cách gián tiếp trong thí nghiệm tán xạ ở SLAC: không chỉ là một thành phần cần thiết trong mô hình 3 quark của Gell-Mann và Zweig, nó cũng cung cấp một cách giải thích cho các hadron kaon () và pion () đã được khám phá ra trong các tia vũ trụ năm 1947. Trong một bài báo năm 1970, Glashow, John Iliopoulos và Luciano Maiani trình bày một lý do sâu hơn cho sự tồn tại của hạt quark duyên chưa được khám phá. Số các hương quark được đề xuất tăng lên đến 6 vào năm 1973, khi Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa chú ý rằng các quan sát thực nghiệm trong vi phạm CP có thể được giải thích nếu tồn tại một cặp quark khác. Các quark duyên đã được tạo ra hầu như đồng thời bởi hai nhóm nhà khoa học vào tháng 11 năm 1974 (xem Cuộc Cách mạng tháng Mười một)—một tại SLAC dưới sự lãnh đạo của Burton Richter, và một tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven dưới sự lãnh đạo của Samuel Ting. Quark duyên đã được quan sát khi nó liên kết với phản quark duyên trong các meson. Hai nhóm nhà khoa học đã đặt tên cho meson được khám phá ra với hai ký hiệu khác nhau, J và ψ; do đó nó thường được biết đến với tên gọi meson . Sự khám phá cuối cùng đã thuyết phục được cộng đồng các nhà vật lý rằng mô hình quark là đúng đắn. Trong những năm sau, đã xuất hiện một số các đề nghị cho sự mở rộng mô hình quark lên tới 6 quark. Một trong số này, Haim Harari đăng bài báo năm 1975 trong đó lần đầu tiên ông đề cập đến thuật ngữ quark đỉnh và quark đáy. Năm 1977, quark đáy được quan sát bởi một đội các nhà khoa học tại Fermilab đứng đầu bởi Leon Lederman. Đây là một dấu hiệu mạnh cho sự tồn tại của quark đỉnh: nếu không có quark đỉnh, quark đáy sẽ không có đối tác của nó. Tuy vậy, cho đến tận năm 1995 thì quark đỉnh mới được quan sát, cũng bởi Máy dò Va chạm tại Fermilab (CDF) và DØ bởi các nhà khoa học tại Fermilab. Quark đỉnh có khối lượng lớn hơn so với giá trị suy đoán trước đó—nặng tương đương, thậm chí hơn cả nguyên tử vàng. Nguồn gốc tên gọi Gell-Mann nảy sinh ý định đặt tên là quark khi ông nghe âm thanh do những con vịt phát ra. Ban đầu, ông chưa thực sự quyết định được cách viết chính thức cho những thuật ngữ ông đang nghiên cứu, cho đến khi ông tìm thấy từ quark trong quyển sách Finnegans Wake của James Joyce: Gell-Mann miêu tả chi tiết về tên gọi quark trong cuốn sách của ông, The Quark and the Jaguar: Zweig thích cái tên ace hơn trong lý thuyết của ông, nhưng thuật ngữ của Gell-Mann trở nên thông dụng khi mô hình quark đã được chấp nhận rộng rãi. Các hương của quark được đặt tên do một số các lý do. Các quark lên và xuống được đặt theo tên của các thành phần lên và dưới của spin đồng vị mà chúng mang. Quark lạ được đặt tên như vậy do nó được khám phá là các thành phần của các hạt lạ được khám phá ở trong tia vũ trụ nhiều năm trước khi mô hình quark được đưa ra; những hạt này được nghĩ là "lạ" do chúng có thời gian sống không bình thường. Glashow, người đồng đưa ra 'quark lạ' với Bjorken, nói rằng "Chúng tôi đưa ra sự kiến thiết của chúng tôi về 'quark lạ' do chúng tôi thấy thích thú và dễ chịu bởi sự đối xứng của nó mang lại cho thế giới hạt hạ nguyên tử." Các tên gọi "đỉnh", "đáy" do Harari đưa ra, đã được chọn bởi vì chúng "mang tính logic với các quark trên và dưới". Trước đây, các quark đỉnh t và đáy b thỉnh thoảng được gọi tương ứng là "sự thật" (truth) và "đẹp" (beauty), nhưng những tên gọi này sau đó không còn được sử dụng nữa. Các tính chất Điện tích Các quark có các giá trị điện tích là phân số – là hoặc + lần điện tích nguyên tố, phụ thuộc vào hương của chúng. Các quark lên, duyên, và đỉnh (tập hợp lại gọi là các quark kiểu – lên) có điện tích +, trong khi các quark xuống, lạ, và đáy (các quark kiểu – xuống) có điện tích −. Các phản quark có các điện tích trái dấu tương ứng với các quark; các phản quark kiểu – trên có điện tích − và các phản quark kiểu – dưới có điện tích +. Từ các điện tích của một hadron bằng tổng các điện tích của các quark cấu tạo nên hadron này, do đó mọi hadron có điện tích là số nguyên: tổng của ba quark (tạo thành baryon), ba phản quark (tạo thành phản baryon), hoặc một quark và một phản quark (tạo thành meson) luôn luôn là các điện tích nguyên. Ví dụ, các hadron là thành phần của các hạt nhân nguyên tử, các neutron và proton, có điện tích lần lượt là 0 và +1; neutron có thành phần là hai quark xuống d và một quark lên u, proton có hai quark lên u và một quark xuống d. Spin Spin là một tính chất nội tại của các hạt cơ bản, và hướng của nó là một tính chất quan trọng của bậc tự do. Nó thường được hình dung giống như sự quay của một vật xung quanh trục của chính nó (từ đó có tên là "spin"), mặc dù khái niệm này không hoàn toàn đúng ở mức thang nguyên tử bởi vì các hạt cơ bản được tin là các hạt điểm. Spin có thể biểu diễn bởi một vector với độ dài được đo bằng các đơn vị của hằng số thu gọn Planck ħ (đọc là "h ngang"). Đối với các quark, khi đo các thành phần của vector spin dọc theo một trục bất kì chỉ thu được các giá trị +ħ/2 hoặc −ħ/2; với lý do này các quark được phân loại thành các hạt spin-. Các thành phần của vector spin dọc theo một trục bất kì – ký hiệu là z – thường được gắn bởi mũi tên chỉ lên trên ↑ đối với giá trị + và mũi tên chỉ xuống dưới ↓ đối với giá trị −, đặt sau biểu tượng cho hương. Ví dụ, một quark lên (u) với spin + dọc theo trục z được ký hiệu bởi u↑. Tương tác yếu Một hương của quark chỉ có thể biến đổi thành một hương khác của quark thông qua tương tác yếu, một trong bốn tương tác cơ bản trong vật lý hạt. Bằng cách hấp thụ hoặc phát ra một boson W, bất kì một loại quark – lên nào (quark lên, quark duyên, và quark đỉnh) có thể biến đổi thành một loại quark – xuống bất kì (quark xuống, quark lạ, quark đáy) và ngược lại. Cơ chế biến đổi hương này là nguyên nhân của quá trình phóng xạ của phân rã beta, trong đó một neutron () "tách ra" thành một proton (), một electron () và một phản neutrino electron () (xem hình). Điều này xuất hiện khi một quark xuống trong neutron () phân rã thành một quark lên bằng cách phát ra một hạt boson W ảo, biến đổi một neutron thành một proton (). Hạt boson W sau đó phân rã thành một electron và một phản neutrino electron. Cả phân rã beta và quá trình ngược lại là phân rã ngược beta thường được dùng trong các ứng dụng y học như chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và trong các thí nghiệm năng lượng cao như trong các máy dò neutrino. Trong khi quá trình biến đổi hương là giống nhau đối với mọi quark, mỗi quark có một sự ưu tiên để biến đổi thành một quark khác trong chính thế hệ của nó. Khả năng xảy ra biến đổi của mọi hương được miêu tả bởi một bảng toán học, gọi là ma trận Cabibbo–Kobayashi–Maskawa (ma trận CKM). Biên độ xấp xỉ của những phần tử trong ma trận CKM là: với Vij đại diện cho khả năng của một hương của một quark i thay đổi thành một hương của một quark j (hay ngược lại). Có tồn tại một ma trận tương tác yếu tương đương cho các lepton (nằm bên phải boson W trên biểu đồ phân ra beta ở trên), gọi là ma trận Pontecorvo–Maki–Nakagawa–Sakata (ma trận PMNS). Hai ma trận CKM và PMNS cùng với nhau miêu tả toàn bộ biến đổi hương, nhưng sự liên kết giữa hai ma trận này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Tương tác mạnh và màu tích Các quark sở hữu một tính chất gọi là màu tích (color charge). Chúng có ba loại màu tích, với tên gọi là lam, lục, và đỏ. Tương ứng với chúng là các phản màu – phản lam, phản lục, và phản đỏ. Mỗi quark mang một màu, và tương ứng mỗi phản quark mang một phản màu. Hệ thống tương tác đẩy và hút giữa các quark cùng với sự tổ hợp khác nhau của ba màu tích được gọi là tương tác mạnh, với các hạt trung gian tải lực gọi là các hạt gluon; điều này được trình bày bên dưới. Lý thuyết miêu tả tương tác mạnh gọi là Sắc động lực học lượng tử (QCD). Một quark với một giá trị màu tích có thể tạo thành một hệ đóng với một phản quark mang phản màu tương ứng; ba (phản) quark, ứng với mỗi (phản) màu, tương tự cũng tạo thành một hệ đóng. Kết quả của hai quark hút nhau sẽ tạo thành một màu trung tính: Một quark với màu tích ξ kết hợp với một phản quark với màu tích -ξ sẽ tạo thành một màu tích 0 (hay màu "trắng") và hình thành lên một hạt meson. Tương tự với mô hình kết hợp màu sắc trong quang học cổ điển, sự kết hợp của ba quark hay ba phản quark, mỗi quark với màu tích khác nhau, sẽ tạo ra một màu tích "trắng" và hình thành lên một baryon hay phản baryon. Trong vật lý hạt hiện đại, các đối xứng chuẩn (hay đối xứng gauge)-một loại của nhóm đối xứng-liên quan đến các tương tác của các hạt cơ bản với nhau (xem lý thuyết chuẩn hay lý thuyết gauge). Màu SU(3) (thường viết tắt là SU(3)c) là một đối xứng chuẩn (đối xứng gauge) liên quan đến màu tích trong các quark và xác định sự đối xứng cho Sắc động lực học lượng tử. Giống như các định luật vật lý là độc lập với các hướng x, y, và z trong không gian, và không thay đổi nếu các trục tọa độ được quay theo một hướng mới, các định luật trong Sắc động lực học lượng tử là độc lập với các hướng trong "không gian màu" ba chiều được gắn với ba màu lam, lục và đỏ. Sự biến đổi màu SU(3)c tương ứng với "sự quay" trong không gian màu này (nói về mặt toán học là một không gian phức). Mỗi hương của quark f, và mỗi hương nhỏ fB, fG, fR tương ứng với các màu của quark,, tạo thành một bộ ba: một ba-thành phần trường lượng tử biến đổi dưới biểu diễn cơ sở của SU(3)c. Do yêu cầu SU(3)c phải là cục bộ – theo đó nhũng biến đổi của nó phải được phép thay đổi trong không gian và thời gian-nó xác định lên các tính chất của tương tác mạnh, đặc biệt là sự tồn tại của tám loại gluon để thực hiện chức năng của chúng là những hạt tải lực. Khối lượng Hai thuật ngữ được sử dụng liên quan đến khối lượng của quark bao gồm: khối lượng quark hiện tại chỉ gồm khối lượng của chính các hạt quark, trong khi khối lượng quark thành phần gồm khối lượng của quark hiện tại cộng với khối lượng của các hạt trường gluon xung quanh các hạt quark. Những khối lượng này có những giá trị điển hình rất khác nhau. Và hầu hết khối lượng của các hadron chủ yếu được đóng góp từ các gluon mà những gluon này liên kết các hạt quark với nhau, chứ không phải từ khối lượng của các hạt quark. Trong khi các gluon không có khối lượng, chúng lại có năng lượng-đặc biệt là năng lượng liên kết sắc động lực học lượng tử (QCBE) – và năng lượng này đóng góp rất lớn vào tổng khối lượng của hadron (xem khối lượng trong thuyết tương đối hẹp, và sự tương đương năng lượng khối lượng). Ví dụ, một hạt proton có khối lượng xấp xỉ 938 MeV/c2, với khối lượng nghỉ của ba hạt quark hóa trị chỉ là khoảng 11 MeV/c2; và hầu hết phần còn lại là do các gluon QCBE đóng góp vào. Mô hình Chuẩn khẳng định rằng các hạt cơ bản có khối lượng là nhờ cơ chế Higgs, cơ chế này liên quan đến hạt boson Higgs-hạt này chưa được tìm thấy bằng thực nghiệm. Các nhà vật lý hy vọng rằng trong tương lai những nghiên cứu sâu về nguyên nhân hạt quark đỉnh (t) có khối lượng rất lớn, với khối lượng xấp xỉ bằng với khối lượng của hạt nhân vàng (~171 GeV/c2), có thể khám phá ra về nguồn gốc khối lượng của các quark và các hạt cơ bản khác. Bảng các tính chất Bảng sau tổng kết các tính chất quan trọng của sáu hạt quark. Số lượng tử hương (spin đồng vị (I3), số duyên (C), số lạ (S, không nên nhầm với spin), số đỉnh (T), và số đáy (B′)) được gán một giá trị xác định đối với mỗi hương của quark, và phân chúng theo các tính chất làm ba thế hệ. Số baryon (B) là + đối với mọi quark, do mọi baryon đều chứa ba quark. Đối với các phản quark, điện tích (Q) và mọi số lượng tử hương (B, I3, C, S, T, và B′) có dấu ngược lại. Khối lượng và mô men động lượng toàn phần (J; bằng với spin đối với các hạt điểm) không thay đổi dấu đối với các phản quark. Giá trị tuyệt đối số đo các thuộc tính giữa quark và phản quark tương ứng là như nhau. J = mô men động lượng toàn phần, B = số baryon, Q = điện tích, I3 = spin đồng vị, C = số duyên, S = số lạ, T = số đỉnh, B′ = số đáy.* Chú ý viết như cho biết sai số trong phép đo. Tương tác giữa các quark Được miêu tả bởi sắc động lực học lượng tử, tương tác mạnh giữa các quark được truyền đi bởi các gluon, những hạt boson gauge vector phi khối lượng. Mỗi gluon mang một màu tích và một phản màu tích. Trong mô hình chuẩn của tương tác giữa các hạt (một phần của mô hình tổng quát hơn gọi là lý thuyết nhiễu loạn, các gluon liên tục được trao đổi giữa các quark với nhau thông qua một quá trình hấp thụ và phát ra các hạt ảo. Khi một gluon được truyền đi giữa các quark, màu tích cũng được thay đổi theo; ví dụ, nếu một quark đỏ phát ra một gluon đỏ-phản lục, thì quark này sẽ trở thành quark lục, và ngược lại nếu một quark lục hấp thụ một gluon đỏ-phản lục thì nó sẽ trở thành một quark đỏ. Do vậy, trong khi màu của quark liên tục bị thay đổi, tương tác mạnh giữa chúng luôn được bảo toàn. Do các gluon mang màu tích, tự chúng có thể phát ra hoặc hấp thụ những gluon khác. Điều này là nguyên nhân của tính tự do tiệm cận: khi các quark càng lại gần với nhau hơn, lực liên kết sắc động lực học lượng tử giữa chúng trở nên yếu hơn. Ngược lại, khi khoảng cách giữa các quark tăng lên, lực liên kết giữa chúng trở nên mạnh hơn. Trường màu bị nén mạnh, giống như sợi dây cao su có xu hướng co lại khi bị kéo giãn, và nhiều gluon với màu tích thích hợp được tạo ra một cách tự phát làm mạnh thêm trường màu. Vượt quá 1 mức năng lượng xác định, những cặp quark và phản quark được tạo ra. Những cặp này liên kết các quark bị tách biệt với nhau, làm cho những hadron mới được tạo ra. Hiệu ứng này được gọi là sự giam hãm màu: Các quark không bao giờ xuất hiện một cách cô lập. Quá trình hadron hóa này xuất hiện trước khi quark hình thành trong một va chạm năng lượng cao có thể tương tác được với các hạt khác theo một cách bất kì nào đó. Chỉ có quark đỉnh t là một ngoại lệ, nó có thể phân rã trước khi bị hadron hóa. Biển quark Các hadron, cùng với các quark hóa trị () đóng góp vào các số lượng tử của chúng, chứa các cặp hạt quark ảo-phản quark ảo () gọi là biển quark (). Biển quark hình thành khi một gluon của trường màu hadron tách ra; quá trình này cũng xảy ra ngược lại trong sự hủy của hai biển quark để tạo ra một gluon. Kết quả là một dòng không đổi các gluon tách ra và tạo thành cái thường gọi là "biển quark". Biển quark ít ổn định hơn các quark hóa trị, và chúng thường hủy lẫn nhau bên trong các hadron. Mặc dù vậy, biển quark có thể hadron hóa thành các hạt baryon hoặc meson trong những điều kiện xác định. Các pha khác của vật chất quark Dưới những điều kiện cần thiết nhất định, các quark có thể thoát khỏi trạng thái bị giam hãm và tồn tại như là các hạt tự do. Theo nguyên lý tự do tiệm cận, tương tác mạnh trở nên yếu hơn tại những nhiệt độ cao hơn. Thậm chí, sự giam hãm màu có thể biến mất và dẫn đến sự hình thành một dạng plasma cực nóng của các hạt quark và gluon chuyển động tự do. Pha của vật chất này được gọi là plasma quark-gluon. Những điều kiện chính xác cần thiết để làm xuất hiện trạng thái này chưa được biết tới và đã trở thành chủ đề của nhiều suy đoán và thực nghiệm. Những ước lượng gần đây đặt ra giới hạn nhiệt độ cần thiết là 1,90±0,02×10¹² (gần hai nghìn tỉ) kelvin. Trong khi một trạng thái mà toàn bộ các quark và gluon tự do chưa từng được tạo ra (mặc dù rất nhiều cố gắng đã được thực hiện ở CERN trong các thập niên 1980 và 1990), những thí nghiệm gần đây tại Máy Va chạm Ion Nặng Tương đối tính (RHIC) đã chỉ ra chứng cớ cho vật chất quark dạng lỏng biểu hiện chuyển động chảy "gần như lý tưởng". Plasma quark-gluon có thể được miêu tả bởi sự tăng số lượng lớn các cặp quark nặng hơn trong quan hệ với số các cặp quark lên u và quark xuống d. Người ta tin rằng trong giai đoạn 10−6 giây sau Vụ Nổ Lớn (kỉ nguyên quark), vũ trụ tràn ngập bởi plasma quark-gluon, do lúc này nhiệt độ quá cao để cho các hadron có thể ổn định được. Với mật độ baryon đủ cao và nhiệt độ tương đối thấp - phù hợp với các điều kiện được tìm thấy trong các sao neutron – vật chất quark được mong đợi là chúng sẽ suy biến thành dạng chất lỏng Fermi của tương tác yếu giữa các quark. Chất lỏng này có thể được miêu tả bởi một sự ngưng tụ của các cặp Cooper quark màu, theo đó là sự phá vỡ đối xứng cục bộ SU(3)c. Do các cặp Cooper quark mang màu tích, những pha của vật chất quark sẽ trở thành siêu dẫn màu; nghĩa là màu tích có thể vượt qua mà không bị cản trở. Xem thêm Sao quark – Một sao suy biến từ sao neutron với mật độ cực lớn Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài The Nobel Prize in Physics 2004 Nobel Vật lý 2004 dành cho thuyết tương tác mạnh The Nobel Prize in Physics 1969 Diễn thuyết Nobel Vật lý 1969 của Murray Gell-Mann Burton Richter - Nobel Lecture: From the Psi to Charm – The Experiments of 1975 and 1976 - NobelPrize.org Diễn thuyết Nobel Vật lý 1976 của Burton Richter Samuel C.C. Ting - Nobel Lecture: The Discovery of the J Particle: A Personal Recollection - NobelPrize.org Diễn thuyết Nobel Vật lý 1976 của Samuel C.C. Ting Makoto Kobayashi - Nobel Lecture: CP Violation and Flavour Mixing - NobelPrize.org Diễn thuyết Nobel Vật lý 2008 của Makoto Kobayashi Toshihide Maskawa - Nobel Lecture: What Does CP Violation Tell Us? - NobelPrize.org Diễn thuyết Nobel Vật lý 2008 của Toshihide Maskawa Front Matter | A Positron Named Priscilla: Scientific Discovery at the Frontier | The National Academies Press Quark đỉnh và hạt Higgs của T.A. Heppenheimer – Miêu tả thí nghiệm của CERN để đếm số họ các hạt quark. Long-sought decay of Higgs boson observed Ana Lopes on 28 Aug 2018 The incredible lightness of the Higgs Corinne Pralavorio on 7 Sep 2018 [http://www.vusta.vn/home3/news/?7593/Thi-nghiem-vat-ly-%E2%80%9Cky-la%E2%80%9D-kham-pha-cau-truc-cua-proton.htm Thí nghiệm vật lý "kỳ lạ" khám phá cấu trúc của proton] Nobel Vật lý 2004 dành cho thuyết tương tác mạnh Minh Sơn (Tổng hợp) Cập nhật lúc 18:32, Thứ Ba, 05/10/2004 (GMT+7), VnExpress Giới thiệu cuốn sách "Các lực trong tự nhiên", V. Grigôriev và G. Miakisev: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7 Khám phá quan trọng: Lần đầu tiên quan sát được phân rã của hạt Higgs theo Thiện Tâm. Tri thức VN Thứ Hai, 03/09/2018 Khái niệm vật lý
10677
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt%20s%E1%BA%AFc%20%C4%91%E1%BB%99ng%20l%E1%BB%B1c%20h%E1%BB%8Dc%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD
Thuyết sắc động lực học lượng tử
Thuyết sắc động lực học lượng tử (Quantum chromodynamics hay QCD) là lý thuyết miêu tả một trong những lực cơ bản của vũ trụ, đó là tương tác mạnh. Nó miêu tả các tương tác của các quark và các gluon và là một dạng của thuyết trường lượng tử phát triển dựa trên nền tảng toán học của lý thuyết nhóm, là non-abelian và ý tưởng đối xứng và biến đổi trên cả địa phương và toàn cầu của thuyết gauge. QCD có vai trò quan trọng trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt. Một số lượng lớn các kết quả thành công từ các thí nghiệm của QCD đã được công bố trong những năm qua. QCD có hai tính chất đặc biệt: Tự do tiệm cận, điều này có nghĩa trong các phản ứng năng lượng rất cao, các quark và gluon tương tác rất yếu. Những tính chất dự đoán này đã được phát hiện từ thập niên 1970 nhờ David Politzer, Frank Wilczek và David Gross. Với công trình này, họ đã nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 2004. Chế ngự, điều này có nghĩa lực ở giữa các quark không hoàn toàn tiêu tan khi chúng tách ra xa. Do đó, sẽ phải cần đến một nguồn năng lượng vô hạn để có thể tách các quark ra xa, chúng được giới hạn mãi mãi trong các hadron như proton và neutron. Mặc dù chưa được chứng minh, những tính chế ngự đã được cộng đồng vật lý chấp nhận một cách rộng rãi bởi vì nó giải thích cho việc tại sao các quark không thể tồn tại ở dạng tự do, và đã được kiểm chứng một cách đơn giản bằng phương pháp mắt lưới của QCD. Thuật ngữ Nhà vật lý Murray Gell-Mann đã đặt ra từ quark theo nghĩa hiện tại của nó. Ban đầu nó xuất phát từ cụm từ "Three quarks for Muster Mark" tạm dịch là: "Ba hạt quark cho Muster Mark" trong Finnegans Wake của James Joyce. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1978, Gell-Mann viết một bức thư riêng cho người biên tập Từ điển tiếng Anh Oxford, trong đó ông kể rằng ông đã bị ảnh hưởng bởi những lời của Joyce: "The allusion to three quarks seemed perfect" tạm dịch là: "Việc ám chỉ ba hạt quark có vẻ hoàn hảo" (Ban đầu, chỉ có ba hạt quark được phát hiện.) Ba loại tích trong QCD (trái ngược với một loại trong điện động lực học lượng tử hoặc QED) thường được gọi là "màu tích" bởi sự tương đồng lỏng lẻo với ba loại màu sắc (đỏ, lục và lam) mà con người cảm nhận được. Khác với danh pháp này, thông số lượng tử "màu sắc" hoàn toàn không liên quan đến hiện tượng màu sắc quen thuộc hàng ngày. Lực giữa các quark được gọi là lực màu hoặc lực tương tác mạnh, và chịu trách nhiệm cho lực hạt nhân. Vì lý thuyết điện tích được mệnh danh là "điện động lực học", từ tiếng Hy Lạp χρῶμα chroma "màu sắc" được áp dụng cho lý thuyết màu tích, "sắc động lực học". Lịch sử Lý thuyết Các định nghĩa Các nhóm đối xứng Các luật chú ý Các trường QCD Gaμv=dμGva-dvGμa-gfabcGμbGvc trong đó:Gμva là tenxơ bất biến gluonic đo cường độ trường. fabc:hằng số cấu trúc của SU Các phương pháp Nhiễu loạn QCD Mắt lưới QCD Khai triển 1/N Mô hình khác Thí nghiệm kiểm chứng Xem thêm Thuyết điện động lực học lượng tử Tham khảo Vật lý hạt Lý thuyết trường lượng tử Khái niệm vật lý
10678
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giam%20h%C3%A3m%20%28v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%29
Giam hãm (vật lý)
Trong vật lý, giam hãm hay chế ngự (tiếng Anh: confinement) là một hiện tượng mà ở đó các quark không thể được cô lập. Các quark có điện tích màu bị chế ngự cùng với các quark khác bởi tương tác mạnh để hình thành các cặp đôi hoặc cặp ba làm cho tổng điện tích màu là trung hòa. Lực ở giữa các quark tăng lên mỗi khi chúng được tách ra xa, vì vậy không thể phát hiện ra được một quark đơn lẻ trong tự nhiên hay trong các thí nghiệm. Việc các quark bị chế ngự vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, chưa có một chứng minh toán học nào chỉ ra rằng các thuyết sắc động lực học lượng tử phải gắn liền với tính chế ngự, nhưng trực giác chỉ ra rằng tính chế ngự là do lực mang các gluon có điện tích màu. Giống như việc các hạt điện tích mỗi khi tách xa nhau, điện trường giữa chúng giảm xuống một cách nhanh chóng, cho phép các electron ra khỏi hạt nhân. Tuy nhiên, mỗi khi 2 hạt quark được tách ra, các trường gluon hình thành các ống nhỏ (hay các dây) của điện tích màu. Do vậy lực tạo bởi 2 hạt quark này trở nên lớn hơn mỗi khi chúng được tách ra xa. Do năng lượng lớn bằng lực nhân với khoảng cách, nên tổng năng lượng tăng một cách tuyến tính với khoảng cách. Khi 2 quark được tách ra xa, như nó từng xảy ra ở các va chạm trong các máy gia tốc hạt, tại một số thời điểm năng lượng của nó lớn đủ để thuận lợi cho việc tạo ra các cặp quark/phản quark "hiện" ra từ chân không hơn là làm cho các quark này tách ra xa nhau. Hậu quả của sự kiện này là khi các quark được tạo ra trong mộ máy gia tốc, thay vì nhìn thấy các quark ở trạng thái đơn, các nhà vật lý lại phát hiện thấy rất nhiều các hạt mang điện tích màu trung hòa (meson và baryon), dính lại với nhau. Quá trình này được gọi là hadron hóa, là một trong những vấn đề mà các nhà vật lý hạt cảm thấy khó hiểu nhất. Pha chế ngự thường được định nghĩa bởi sự hoạt động của vòng Wilson, là đường mà cặp quark-phản quark vạch ra trong không-thời gian, xuất hiện ở một điểm và tan biến ở một điểm khác. Trong lý thuyết không chế ngự, hoạt động của một vòng như vậy tỷ lệ thuận với chu vi của nó. Tuy nhiên, trong một thuyết chế ngự hoạt động của vòng này lại tỷ lệ thuận với diện tích của nó. Do diện tích luôn tỉ lệ thuận với quá trình tách rời của cặp quark-phản quark, các quark tự do đã bị trấn áp. Bên cạnh mô hình QCD ở không gian 4 chiều, một mô hình có tính chế ngự khác là mô hình Schwinger. Lý thuyết compact Abelian gauge lại miêu tả tính chế ngự này ở không-thời gian 2 và 3 chiều. Tham khảo Liên kết ngoài http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/particles/quark.html Quark Thuyết sắc động lực học lượng tử Vật lý hạt
10694
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3o%20h%C3%B3a
Lão hóa
Trong sinh học, lão hóa (tiếng Anh: senescence, xuất phát từ senex trong tiếng Latin có nghĩa là "người già", "tuổi già") là trạng thái hay quá trình tạo nên tuổi tác, già nua. Lão hóa tế bào là một hiện tượng khi các tế bào phân lập trở nên hạn chế khả năng phân chia trong môi trường nuôi cấy. Lão hóa cơ thể đề cập đến quá trình trưởng thành và già nua của sinh vật. Những quá trình này không liên quan đến cơ chế apoptosis (chết tế bào theo chương trình). Tuổi già của sinh vật thường kèm theo biểu hiện giảm khả năng chống chọi với stress, mất dần cân bằng nội môi và tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Do đó, cái chết là một kết cục cuối cùng của lão hóa. Một số nhà khoa học trong lĩnh vực sinh vật học cho rằng tuổi già bản thân nó là một loại bệnh và có thể cứu chữa được, mặc dù đây là một vấn đề đang tranh cãi. Người ta đã xác định một số yếu tố di truyền và môi trường tác động đến quá trình lão hóa ở các sinh vật mô hình, điều này đem lại hy vọng có thế làm chậm, giữ hoặc phục hồi lại sự lão hóa ở con người. Ví dụ, chế độ ăn kiêng (khoảng 30% nhu cầu thường nhật) đã kéo dài tuổi thọ của nấm men, sâu, ruồi, chuột và khỉ. Một vài gene cần thiết cho quá trình này đã được xác định và việc sửa đổi các gene này cũng đem lại tác dụng như ăn kiêng. Chất Resveratrol, một loại polyphenol có trong rượu vang đỏ cũng cho thấy khả năng kéo dài tuổi thọ của nấm men, sâu và ruồi. Khói thuốc lá là một yếu tố thúc đẩy sự lão hóa, những người hút thuốc thường già nhanh hơn những người không hút. Giả thuyết về quá trình lão hóa Nguyên nhân gây lão hóa được giải thích bằng nhiều thuyết khác nhau: thuyết di truyền, thuyết gốc tự do,... Ngoài ra, hiện tượng lão hóa có liên quan đến đột biến gen còn gây hội chứng già trước tuổi hay liên quan đến tuổi thọ con người. Quá trình lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan trong cơ thể và gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thực hiện tích cực một số biện pháp, chúng ta có thể trì hoãn quá trình lão hóa. Tại các nước tiên tiến như Nhật Bản, các kiến thức về sự lão hóa được phổ biến rộng rãi cho người dân và các biện pháp này đã giúp cho tuổi thọ của người Nhật kéo dài đến 86 tuổi. Ở Hàn Quốc, các dược thảo chống lão hóa như nhân sâm, dinh dưỡng, thuốc bổ dưỡng, thể dục, các yếu tố gây ra lão hóa... được phổ cập cho người dân và đã giúp kéo dài tuổi thọ đến 78,5 tuổi. Các danh nhân Hy Lạp có các nhân tố di truyền tốt hầu hết đều có tuổi thọ rất cao, Pythagoras sống gần 80 tuổi, Sophocles thọ gần 90 tuổi. Triết gia nổi tiếng như Gorgias 107 tuổi, Democritus 90 tuổi, Platon 80 tuổi, Diogenes thành Sinope 89 tuổi, Cleanthes 99 tuổi. Ở Việt Nam, lão hóa là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm, tuy nhiên tài liệu và thông tin về lão hóa còn rất giới hạn. Thuyết di truyền Thuyết di truyền có lẽ là thuyết khoa học nhất. Theo thuyết này thì con người có sẵn trong các tế bào của mình một chương trình – mang trong các "gen". Các gen hoạt động theo thứ tự, bất di bất dịch: sinh, lão, bệnh, tử. Các tế bào soma của người bình thường đều có một đời sống có giới hạn. Thông thường tế bào chết đi sau 40-60 chu kì sao chép. Thời gian sống của mỗi tế bào được quyết định về di truyền học bởi hai hệ thống độc lập với nhau. 1.Hệ thống kiểm soát đời sống tế bào nhờ quà trình làm hao mòn các telomere ở các đầu tận cùng nhiễm sắc thể: Ở động vật có vú, các đầu tận nhiễm sắc thể được bảo vệ bằng các telomere (theo tiếng Hy Lạp, telo có nghĩa là cuối, còn mere là phần), tức là những cấu trúc đặc biệt được hình thành bởi các chuỗi TTAGGG lặp lại kế tiếp nhau. Ở người các chuỗi lặp lại của telomere có từ 5000 đến 15000 base. Telomere có nhiệm vụ bảo đảm sự bền vững của nhiễm sắc thể, chống lại thoái hóa có hại, chống lại sự tái tổ hợp sai lạc và có vai trò điều hòa gen. Mỗi lần phân chia, các nhiễm sắc thể đều mất một số lượng nhỏ DNA của telomere, khoảng chừng 50-100 base. Khi các telomere trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, bị dính vào nhau và có hình dạng kì dị. Hậu quả là các tế bào không thể phân chia được nữa. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu đánh giá kích thước của telomere như một " thước đo" chuẩn xác tuổi thọ của các tế bào. Tuy nhiên enzym telomerase hoạt động ở tế bào mầm và tế bào ung thư, giúp cho tế bào phân chia liên tục bằng cách kéo dài các chuỗi DNA của telomere, khiến cho tế bào trở nên "bất tử". Cấu tạo của telomerase: telomerase của người gồm 2 tiểu đơn vị là hTR và hTERT. hTR (human template for replication) là RNA làm khuôn để sao chép, hTERT (human telomerase reverse trancriptase) là protein xúc tác sự polymer hóa nucleotid. Thành phần RNA của telomerase người có chừng 445 nucleotid, trong đó các nucleotid 46-56 là vị trí gắn vào đầu cùng của telomere, và đó là khuôn để từ đó thêm vào các DNA của telomere. Trong việc kéo dài telomere, đầu tiên telomerase sẽ nhận dạng đầu cùng của telomere thông qua các hoạt động giữa telomere và cả hai tiểu đơn vị hTR và hTERT của telomerase, nhận dạng xong thì thêm chuỗi sáu base TTAGGG của telomere, như vậy là kéo dài thêm một telomere và cứ thế tiếp tục. 2.Hệ thống kiểm soát sự tiến triển chu kì tế bào thông qua các gen p53, DNA- PK và INK4: Gen DNA- PK sửa chữa những gen bị tổn thương. Trong khi gen p53 không cho các gen bị tổn thương tự nhân lên. Khi có một biến cố lớn trong tế bào, protein p53 còn gọi là "vệ sĩ của bộ gene" sẽ phát đi một hiệu lệnh để tế bào này tự hủy. Các nhà khoa học cũng cho biết rằng các yếu tố lối sống ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động bình thường của gen p53. Việc tránh các chất độc hại tác động đến p53 là một bước đi quan trọng tiến tới một lối sống lành mạnh hơn. Protein p16INK4a là sản phẩm chính từ sự mã hóa của gen INK4, còn được gọi là protein ức chế ung thư p16INK4a. Protein này có vai trò trong sự điều hòa chu trình tế bào khi ở dạng liên kết và làm bất hoạt các dạng CDK vòng khác nhau. Sự biểu hiện p16INK4a sẽ gia tăng theo tuổi tác và quá trình biểu hiện này thì liên quan đến quá trình già hoá của tế bào và được thừa nhận là chi phối tới quá trình lão hóa. Khi càng lớn tuổi thì nồng độ p16INK4a sẽ càng cao. Kết quả nghiên cứu từ các tế bào có các nguồn gốc khác nhau như tủy xương, tuyến nội tiết ở tụy. Cũng như não cho thấy là p16INK4a đã chi phối quá trình lão hóa bằng cách giới hạn sự tự làm mới của các tế bào có khả năng nhân đôi. Thuyết gốc tự do Các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào "phóng" ra các gốc tự do (radical libre, free radical). Thực chất một gốc tự do là một nguyên tử oxy "không ổn định", sẵn sàng bám vào các phân tử quanh nó (để trở thành ổn định), Thuyết này phát xuất từ ý kiến của BS. Denham Harman (Trường Đại học Nebraska) đưa ra hồi 1950: các gốc tự do là nguyên nhân chính gây xáo trộn hoạt động của các ty lạp thể (mitochondries), bám vào các DNA. Nguyên liệu chính của các mật mã di truyền, gây đột biến bên trong các tế bào….Nói một cách khác là các gốc tự do là nguyên nhân của sự tự hủy hoại, của sự lão hóa ở cấp tế bào. Gốc tự do là những tiểu phân hóa học (phân tử, nguyên tử, ion) có một nguyên tử đơn độc ở lớp ngoài cùng. Với áp lực mạnh của điện tử đơn độc, gốc tự do có khả năng tương tác với tất cả các phân tử của những tế bào bên cạnh nó, phá vỡ hoàn toàn màng tế bào, làm hư hại gen di truyền hoặc hủy hoại toàn bộ tế bào. Nó làm tế bào già đi và gây ra các bệnh lý tim mạch, viêm khớp, bệnh dạ dày- ruột, đục thủy tinh thể,thoái hóa võng mạc, bệnh phổi, tiểu đường, ung thư, sa sút trí tuệ, parkinson, suy giảm hệ thống miễn dịch… Gốc tự do sinh ra do chính hoạt động sống của mỗi tế bào và do tác động của môi trường sống (tia phóng xạ, các bức xạ có năng lượng cao, tia tử ngoại, bụi, các chất độc). Thông thường, chúng được sinh ra với lượng rất nhỏ và bị phá hủy ngay bởi các hệ thống chống gốc tự do của cơ thể. Nhưng khi hệ thống bảo vệ này bị quá tải hay rối loạn (do môi trường ô nhiễm, tân lý căng thẳng, tuổi tác…), quá trình lão hóa và các bệnh lý sẽ tiến triển rất nhanh. Gốc tự do và hiện tượng nhăn da: Các phân tử của chất tạo keo collagen (vốn đứng riêng rẽ với nhau) bị các gốc tự do dán vào nhau, gây nên những "liên kết chéo" (cross- linkage): cấu trúc căn bản của collagen bị xáo trộn. Các tế bào của mô liên kết chịu trách nhiệm bài tiết và trùng tu collagen cũng bị hư hại… nên da mất dần tình đàn hồi. Các vết nhăn xuất hiện. Biết rằng mô liên kết là cái nền chung cho hết thảy các loại mô trong cơ thể thì ta hiểu vai trò của các gốc tự do trong sự lão hóa của cơ thể. Nhưng mâu thuẫn thay, gốc tự do rất cần thiết cho đời sống, nhờ có gốc tự do mà các bạch cầu bám vào được các vi khuẩn và siêu vi để tiêu diệt chúng! Nhưng tế bào cũng sản xuất ra các chất kháng oxy (anti- oxydants) và sự sống bên trong tế bào được thể hiện bởi sự xuất hiện liên tục của hai chất – gốc tự do và kháng oxy - trong khoảnh khắc ngắn ngủi (1/1000 giây đồng hồ)! Thuyết kích tố Thuyết này dựa vào nhận xét rằng mọi giai đoạn của đời sống đều do kích tố điều hành. Lúc nhỏ có kích tố tăng trưởng. Từ tuổi dậy thì có các kích tố nam, nữ. Khi sự bài tiết các kích tố yếu đi thì cơ thể già dần. Còn nhiều loại kích tố khác cũng ảnh hưởng tới sự lão hóa, ví dụ như DHEA và Melatonin. Đáng chú ý nhất là hormone tăng trưởng hGH. Hormone tăng trưởng được sản xuất ở tuyến yên. Các nhà khoa học đã khám phá một yếu tố quan trọng liên quan mật thiết với tuổi già, đó là sự thiếu hụt hormone tăng trưởng hGH. Việc tìm ra các chất kích thích cơ thể sản xuất hGH đã tạo niềm hy vọng về chuyện đảo ngược quá trình lão hóa. hGH được phóng thích bởi tuyến yên từ lúc mới sinh cho đến khi cao tuổi. Sau khi vào máu, nó nhanh chóng đến gan để được chuyển thành chất DGF-1, DGF-2. Đây là những phân tử truyền tin và được xem là "yếu tố tăng trưởng", kích thích sự phát triển các phần khác nhau của cơ thể. Phân tử hGH là một chất đạm (protein) được tạo bởi một chuỗi 190 amino acid và có phân tử lượng là 22 kilo daltons5 (khoảng 120 lần phân tử lượng của thuốc Aspirin). Giống như các hormone khác, lượng hGH phóng thích vào hệ tuần hoàn sẽ đạt tối đa lúc 20 tuổi và sau đó giảm dần. Đến tuổi 60 thì lượng hGH chỉ bằng khoảng 15-20% so với lúc trẻ. hGH giúp tăng chiều dài xương đến tuổi 20 (vì vậy qua tuổi này chúng ta không thể cao hơn); một số người cao to bất thường là do tình trạng cường hGH làm cơ thể phát triển quá mức. Nó cũng làm tăng tổng hợp protein trong tế bào, giúp cho cơ rắn chắc, phục hồi sự hư hỏng của da và tim, chống lại sự thoái hóa của tế bào, từ đó ngăn chặn được sự lão hóa. hGH được phóng thích từ tuyến yên vào máu trong khi ngủ. Khi trẻ đang tuổi lớn, hGH sẽ giúp các chất dinh dưỡng hấp thu và chuyển tới xương, cơ, các mô khác mà không tích tụ thành mở (còn ở người cao tuổi thì hay tích tụ thành mỡ). Hormon này kích thích sự tổng hợp collagen – một chất có tính đàn hồi giúp tạo sự khỏe mạnh, dẻo dai cho sụn, gân, dây chằng và xương. Khi tuổi cao, việc giảm collagen dẫn đến nhăn da, yếu cơ xương khớp… Việc tổng hợp hGH rất khó khăn và tốn kém. Trước đây, người ta chỉ sản xuất hGH để điều trị những vấn đề đặc biệt do thiếu hụt hGH. Vào giữa những năm 1980, công ty Genetech và Eli Lilly đã tổng hợp được hGH thông qua kỹ thuật DNA. Năm 1989, các nhà khoa học ở bệnh viện St.Thomas (London,Anh) do bác sĩ Franco Salomon chủ trì đã tiêm hGH cho 24 người trưởng thành bị cắt tuyến yên do khối u trong 6 tháng. Kết quả là họ tăng trọng lượng nhưng lượng mỡ và cholesterol trong máu giảm. Salomon và cộng sự tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu xem tại sao hGH lại có tác dụng trên những người trưởng thành, bởi từ trước tới nay người ta cho rằng hGH không có tác dụng gì đối với đối tượng này nên mới bị giảm đi. Douglas Crist, một chuyên gia ở Đại học Y khoa New Mexico đã tiêm hGH cho 8 vận động viên điền kinh (5 nam, 3 nữ tuổi 22-23) ba lần một tuần trong 6 tuần. Kết quả thể hình phát triển rất tốt, khối lượng cơ bắp tăng thêm nhưng lượng mỡ giảm, chỉ số cơ/mỡ đạt mức lý tưởng. Đối với người lớn tuổi, việc bổ sung hGH cho kết quả rất tốt. Tiến sĩ lão khoa Julian Whitaker thuộc viện Wellness ở California cho rằng những khám phá về hGH thực sự là một cuộc cách mạng. Nghiên cứu của bác sĩ Beng Ale Bengtsson ở Thụy Sĩ cũng cho kết quả tương tự về tác dụng của hGH trên người già. Khó khăn lớn nhất là sản phẩm tổng hợp hGH còn quá đắt tiền, chỉ mới có thể dùng trong nghiên cứu. Vì vậy, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm kiếm nhằm đưa ra các sản phẩm có thể áp dụng một cách rộng rãi, và người ta đã tìm ra được hai chất: Alpha-GPC và Somabol. Alpha-GPC là một chất chiết xuất từ đậu nành, được chứng minh là có kích thích tuyến yên tiết ra hGH và cũng có thể ức chế vùng dưới đồi trong việc tiết somatostatin (chất ngăn cản việc sản xuất hGH). Somabol là toàn bộ nhóm yếu tố tăng trưởng như EGF, FGF, TGF, được chiết xuất từ lòng đỏ trứng hữu cơ. Như đã nêu trên, khi hGH được phóng thích vào máu, chúng sẽ đến gan và được chuyển hóa thành các yếu tố tăng trưởng và chính các yếu tố này mới có hoạt tính sinh học của hormone tăng trưởng. Thuyết miễn dịch Cơ thể sinh ra đã được trang bị một hệ thống phòng thủ chống sự xâm nhập của các vật lạ. Đó là sự miễn dịch. Miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng nhiều cách. Có thể là các bạch cầu trực tiếp tấn công, vô hiệu hóa vi trùng, nấm bệnh. Có thể là các bạch cầu đặc biệt tạo ra chất kháng thể, lưu thông trong máu và vô hiệu hóa tác nhân ngoại nhập. Lý thuyết này dựa vào hai nhận xét: thứ nhất là với tuổi già, cơ thể sản xuất ít kháng thể đồng thời phẩm chất cũng kém, thứ hai là với tuổi già, cơ thể đôi khi lại tạo ra kháng thể chống lại chính các phân tử cấu tạo cơ thể, đưa tới bệnh hoạn, suy yếu. Như trường hợp viêm khớp ở người cao tuổi. Một thí dụ nữa là khi bị bệnh cảm cúm thì sức chịu đựng của người cao tuổi kém người trẻ và lâu bình phục hơn. Thuyết về sự lầm lẫn Sự lầm lẫn có thể do: Sự hư hao, cơ thể với các chức năng hao mòn theo thời gian vì những va chạm, xâm lấn. Nếu không được tu bổ, chữa trị thì cơ thể sẽ bị tiêu hủy. Thuyết này được bác học người Đức August Weismann đưa ra năm 1882. Theo ông ta, sự chết xảy ra vì khi một mô hư hao không bao giờ tự nó tân trang được. Sự hư hao tả tơi còn làm xói mòn các diễn tiến sinh hóa bình thường trong cơ thể. Theo Dan Georgakas, cơ thể già vì thường xuyên bị tác hại bởi các áp lực từ bên ngoài như xúc động, va chạm thực chất, nhiễm độc ]]môi trường]]. Phản ứng tròng tréo: Chất tròng tréo thường thường là một hóa chất cột hai phân tử riêng rẽ với nhau. Sự tròng tréo (cross linkage) chất đạm làm tổn thương mô và tế bào, ngăn cản sự thu nhập chất dinh dưỡng, giảm bài tiết chất phế thải, đưa tới sự suy yếu cơ thể. Sự tròng tréo thường thấy ở các phân tử đạm trong chất tạo keo khiến cho da khô, nhăn, không đàn hồi. Thuyết này cũng liên hệ tới sự sử dụng chất đường. Khi đường vào máu, nó sẽ bám vào chất đạm, làm đạm chuyển sang màu vàng, không dùng được và thành nguy hiểm cho cơ thể. Thuyết về sự tích lũy những sai lầm Để tăng trưởng, cơ thể liên tục biến chế các phân tử đạm và DNA. Nhưng những phần tử này không phải lúc nào cũng được sản xuất hoàn hảo. Có nhiều tổn thương trong việc tổng hợp chất đạm, tạo ra chất đạm bất thường mà khi tích tụ với nhau sẽ gây hư hao cho tế bào, mô và các bộ phận. Theo thuyết này, khi ta về già thì cơ thể dễ phạm các lỗi lầm kể trên, đưa đến sự già. Trong quá trình biến hóa của từng tế bào, có sự tích lũy các chất phế thải. Sự tích lũy này có thể xem như một phần của tiến trình lão hóa. Về phía các tế bào không có khả năng phân thân như tế bào cơ tim, thận và não, có một sự tích lũy dần dần của nhiều chất liệu mà các khoa học gia có thể nhận ra dưới kính hiển vi nhờ một phương pháp nhuộm màu đặc biệt. Một trong những chất đó là "lipofuscin", một chất mềm biểu hiện tình trạng "hao mòn tả tơi" của mô bào về già. Khoa học chưa tìm được nguồn gốc và ảnh hưởng của lipofuscin, mà chỉ biết rằng nó tích lũy trong não bộ người già và có thể loại khỏi cơ thể bằng vài dược phẩm. Người ta cũng đang nghiên cứu coi sự loại trừ này có lợi hoặc có hại cho cơ thể. Trong tế bào và mô lành mạnh luôn luôn có một sự luân chuyển các thành phần hệ trọng như: diệu tố, kích thích tố, và hóa chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Trong mỗi quá trình luân chuyển thường có khả năng xảy ra những sai lầm. Nếu những sai lầm đó tích lũy tới một mức độ cao thì tế bào hoặc mô trở thành bất khả dụng và có thể chết. Ví dụ nếu một hóa chất ở tế bào não bộ bị suy thoái thì dù cho những tế bào đó còn sống nhưng não bộ cũng mất chức năng điều khiển các bộ phận trong cơ thể. Nếu những tế bào khiếm khuyết sinh sôi nảy nở thì dù cho chúng không nằm trong những cơ quan điều khiển cơ thể, toàn bộ cơ thể cũng có thể bị hủy hoại dẫn đến tử vong, như trường hợp các bệnh ung thư. Tích trữ những đột biến Thuyết này liên quan tới các tế bào thân (somatic cells) là loại tế bào luôn luôn sinh sản và hủy diệt. Gen trong tế bào bị ảnh hưởng của các tác nhân nguy hại như tia phóng xạ, hóa chất độc, thay đổi cấu tạo, khiến tế bào hư hao, chức năng lệch lạc, cơ thể kém hoạt động. Sự đột biến có thể truyền sang thế hệ kế tiếp của tế bào. Liên quan đến đột biến gen Hội chứng già trước tuổi Nhóm nghiên cứu phát hiện ra 18 trong số 20 bệnh nhân già trước tuổi đều bị đột biến ở gen lamin A, thuộc nhiễm sắc thể số một. Tại đó, trật tự của hai đơn vị DNA cơ bản là guanine và adenine bị đổi chỗ cho nhau. Tiến sĩ Maria Eriksson thuộc nhóm nghiên cứu nói: "Ban đầu, chúng tôi không thể tin được kết quả này, làm sao một đột biến nhỏ như thế lại dẫn đến hậu quả khủng khiếp nhường ấy". Bà cho biết lamin A, hay còn gọi là LMNA còn liên quan đến sáu căn bệnh khác. Căn bệnh lão hóa ở trẻ em, hay còn gọi là hội chứng già trước tuổi Hutchingson-Gilford, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1886. Bệnh nhân không phát hiện vào lúc mới sinh mà phải 18 tháng sau đó mới có các triệu chứng của tuổi già, như bị lão hóa, còi cọc, da nhăn nheo, mặt nhỏ, quai hàm to gần bằng đầu, xương trở nên giòn, bị hói vào lúc 4 tuổi, cơ quan nội tạng rệu rã và thường tử vong ở tuổi 13 vì những bệnh của người già như bệnh tim, đột quỵ. Chiều cao của trẻ không quá 1m và chỉ cân nặng khoảng 13-15 cân. Tuy nhiên, trẻ mắc căn bệnh này thường có trí thông minh trên mức bình thường. Ví dụ như trường hợp mắc bệnh của cậu bé John Tacket, 15 tuổi, bang Michigan, Mỹ. Cậu chỉ cao khoảng 1m. Tacket học lớp 9, rất giỏi môn toán và chơi trò pool chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Tacket bị đau thắt ngực – một triệu chứng của bệnh tim chỉ xuất hiện ở người già vào khoảng 60-70 tuổi. Trước đây, có giả thiết cho rằng bệnh này mang tính di truyền (đột biến trong tinh trùng của người cha truyền vào phôi của con). Tuy nhiên nghiên cứu mới đã cho thấy bệnh này mang tính tự phát. Trên thế giới, cứ khoảng 4-8 triệu trẻ em thì có một trường hợp bị lão hóa sớm. Chính vì thế việc nghiên cứu bệnh này rất khó vì số bệnh nhân trong một thời điểm là có hạn. Bên cạnh việc phát hiện ra tác nhân gây lão hóa ở trẻ, nghiên cứu này còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình phát triển tuổi già bình thường. Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tập trung tìm ra loại thuốc có khả năng lặp lại trật tự của gen lamin A. Đột biến gen tạo nên sự trường thọ Các nhà khoa học đã tìm thấy một đột biến gen chung trên những người sống lâu trăm tuổi. Phát hiện này có thể là chìa khóa quan trọng để tìm ra cách thức tránh được sự lão hóa. Trong nghiên cứu trên 52 cụ già Ý, đều thọ hơn trăm tuổi, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California ở Pasadena (Mỹ) nhận thấy: 17% trong số này có chứa đột biến C150T trong DNA ty thể (loại DNA nằm ngoài nhân tế bào). Trong khi đó, chỉ có 3,4% trong số 117 người dưới tuổi 99 là chứa đột biến trên, nghĩa là chỉ bằng một phần trăm. Theo các nhà nghiên cứu, dường như đột biến C150T đã kích thích sự tái tạo của DNA ty thể, cho phép cơ thể thay thế những tế bào già nua một cách nhanh hơn. Để kiểm tra xem đột biến trên có phải là do di truyền hay không, các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu tế bào da của những người thí nghiệm được thu thập hai lần cách nhau 9-19 năm. Trên một số người, cả hai mẫu đều chứa đột biến, trong khi những người khác đột biến xuất hiện sau. Điều đó chứng tỏ, đột biến này có thể di truyền, cũng có thể phát sinh trong quá trình sống. Những giả thuyết tiến hóa Sự lão hóa xảy ra rất khác nhau giữa các loài và cả trong cùng một loài. Nhìn theo góc độ tiến hóa thì loài nào càng ít thiên địch càng sống lâu. Lý do là sự đóng góp của từng cá thể vào sự tiến hóa của loài chỉ quan trọng cho đến khi cá thể đó hoàn tất quá trình sinh sản, truyền lại vốn di truyền cho thế hệ kế tiếp. Tất cả các đột biến gây chết trước khi một cá thể có thể sinh sản đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ nhanh chóng, nhưng các đột biến gây chết ở tuổi sau sinh sản thì không bị chọn lọc. Càng ít thiên địch, độ tuổi sinh sản càng được kéo dài, chọc lọc tự nhiên càng có cơ hội loại bỏ những đột biến gây bất lợi ở độ tuổi cao. Ví dụ, chuột và dơi rất giống nhau, cùng kích thước, nhưng dơi sống 30 năm, chuột sống chỉ 2-3 năm. Chim thường sống lâu, chim biển là sống lâu hơn cả. Điều hòa gene Lão hóa còn do điều hòa biểu hiện gene. Có một số gene được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Nghiên cứu ở nấm men (Saccharomyces cerevisiae, ruồi dấm (Drosophila melanogaster) và giun Caenorhabditis elegans cho thấy có ít nhất hai con đường lão hóa liên quan đến gene Sir2 và nhóm gene chống oxy hóa (như gene mã hóa cho superoxide dismutase ở nấm men). Lão hóa tế bào Lão hóa tế bào là hiện tượng tế bào không còn khả năng phân chia. Tuy nhiên, không phải ở tế bào nào cũng có hiện tượng lão hóa. Sinh vật đơn bào phân chia bằng trực phân, nguyên phân không có hiện tượng này. Ở một số loài như bọt biển, san hô và tôm hùm cũng không có lão hóa tế bào (tuy nhiên chúng có thiên địch và bệnh tật, nên vẫn chết, tôm hùm sẽ lớn mãi nếu không có gì "trở ngại", con lớn kỉ lục cũng cỡ 20 kg). Ở các sinh vật mà tế bào lão hóa, những tế bào này sẽ phân chia đến giai đoạn "hậu-nguyên phân" (post-mitosis), khi đó chúng mất khả năng phân chia. T Vấn đề còn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, quan niệm được chấp nhận rộng rãi là sự lão hóa của tế bào có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Khi tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tục sẽ có sai sót trong quá trình sao chép DNA, sai sót này tích tụ qua nhiều lần nguyên phân sẽ có nguy cơ biến tế bào thành tế bào ung thư nếu nó không bị lão hóa, ngừng phân chia và cuối cùng là chết đi. Gần đây, telomere (đầu mút của nhiễm sắc thể) được cho là giữ vai trò trong việc giới hạn số lần phân chia của tế bào. Tác dụng của hóa chất Lão hóa có thể được gây ra do các tổn thương hóa học. Các đại phân tử sinh học như protein cấu trúc hay DNA có thể bị tổn thương do các tác nhân hóa học như oxy (còn gọi là oxy hóa), đường và căng thẳng gây ra sự lão hóa. Các tổn thương có thể có là phá vỡ mạch đa phân, tạo liên kết chéo giữa các polymer sinh học, hay gắn các gốc hóa học lạ vào phân tử sinh học. Được nói đến nhiều nhất là tác hại của các gốc tự do. Tham khảo Đoàn Yên (1998), Lão hóa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 350-517 Nguyễn Hữu Chấn (2000), Những vấn đề hóa sinh hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr. 220-240 Braunwald Isselbacher, Martin Wilson, Kasper Fauci (2004), Các nguyên lý y học nội khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y Học, tr.820-832 http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2003/12/1822/xxdinhduonghoplyonguoicaotuoi.htm http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2003/11/3B9CD38C/ http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/03/3B9D01D6/ http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/02/3B9DBC4A/ Liên kết ngoài Mechanisms of Aging Ben Best. senescence.info AgeLab (MIT). Aging because body loses genetic info The Longevity Meme (Longevity Activism) See the artproject "Dialogue with the High Age" Sinh học tế bào Sinh lý học động vật Sinh học phát triển Lão hóa
10695
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A3%20c%C3%A1%20L%C3%A3%20V%E1%BB%8Dng
Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là tên của món chả cá đặc sản Hà Nội. Đây là món chả làm từ cá (thường là cá lăng) thái miếng đem tẩm ướp, nướng trên than củi rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 17 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh từ năm 1871 và đặt tên cho nó như trên. Lịch sử Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, ở số 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy khởi đầu từ năm 1871, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi tụ họp. Lâu dần, hai tiếng 'Chả Cá' được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng - Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá - biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho con cháu nhà họ Đoàn. Thực hiện Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước cốt riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, mắm tôm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất 2 giờ đồng hồ, rồi kẹp vào vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính. Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả đã nướng trút vào chảo mỡ - đây là bí kíp gia truyền của loại chả cá này - trên bếp than hoa đặt giữa bàn ăn. Khi các miếng chả sôi trong mỡ lăn tăn, vàng thơm, rau thìa là và hành hoa cắt khúc được gia vào chảo đảo lẫn và nhanh chóng chia ra các bát ăn. Thường không dùng dầu ăn để rán cá vì nhiệt độ thấp hơn và cá kém thơm ngon hơn. Thưởng thức Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ đang sôi lên trên, ăn kèm bún, bánh đa nướng, lạc rang, thìa là, hành hoa, dọc hành chẻ nhỏ ngâm dấm, rau mùi, húng Láng và mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, một ít nước mỡ, đường, rượu trắng và ớt, đánh sủi bọt lên rồi thêm chút tinh dầu cà cuống. Một số khách nước ngoài không ăn được mắm tôm thì thay bằng nước mắm, nhưng nước mắm ít nhiều khiến món chả cá bị giảm hương vị. Có hai cách ăn phổ biến: Cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thìa là vào. Khi rau chín tái thì gắp ra ăn với bún, rau thơm, đậu phộng rang và mắm tôm đã pha chế theo cách cho một ít bún vào bát, cho rau và một vài miếng chả cá lên trên, rắc ít lạc rang, rưới chút mắm tôm rồi trộn ăn. Khi ăn mùi mắm tôm quyện với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng. Cho chả cá, hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể ăn kèm với bánh đa nướng. Cách ăn này làm vừa đủ ăn nếu không cá sẽ nguội, mất ngon. Ngoài hai cách trên, một số người có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh với cá, thìa là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này rất nóng ngon nhưng hơi nhiều mỡ. Món này có thể nhắm với rượu và hợp với tiết trời lạnh. Với trời nóng thì, để cho đỡ ngán, thực khách thường uống bia. Bình luận đánh giá Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die). Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi chết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới. Món này tương đối nhiều dầu mỡ động vật nên không tốt cho những người có vấn đề về tim mạch. Hình ảnh Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Chả cá Lã Vọng, món ăn khắc vào tâm trí Ẩm thực Hà Nội Món ăn với cá
10697
https://vi.wikipedia.org/wiki/Litva
Litva
Litva (phiên âm: Lít-va; ), tên chính thức là Cộng hòa Litva () là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Theo sự phân chia của Liên Hợp Quốc, Litva được xếp vào nhóm Bắc Âu. Litva giáp với Latvia về phía bắc, giáp với Belarus về phía đông nam, giáp với Ba Lan và tỉnh Kaliningrad thuộc Liên bang Nga về phía tây nam và giáp với biển Baltic về phía tây. Địa hình của Litva khá bằng phẳng và thấp, không có điểm nào có độ cao vượt quá 300 mét. Khí hậu của nước này tương đối ôn hòa. Đất nước Litva có rất nhiều rừng cây, sông suối và một nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ. Theo số liệu vào tháng 7 năm 2007, dân số Litva là 3.575.439 người, mật độ dân số là khoảng 55 người/km². Litva là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Quốc gia này chính thức xuất hiện trong lịch sử từ năm 1009 và sau đó đã phát triển thành Đại Lãnh địa Litva hùng mạnh. Trong khoảng thời gian 1569–1795, Litva cùng với Ba Lan thành lập một quốc gia với tên gọi Liên bang Ba Lan – Litva. Khi liên bang tan rã, Litva trở thành một phần của Đế chế Nga cho đến năm 1918, khi nước này tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Sau hiệp ước Xô-Đức (1939), Liên Xô đã thu hồi Tây Belarus và trả lại vùng đất Vilnius cho Litva, nhưng năm 1940 đến lượt Litva, cũng như Estonia sáp nhập vào Liên Xô, rồi Đức Quốc xã chiếm đóng năm 1941. Sau thế chiến thứ hai, Litva đã trở thành một phần của Liên Bang Xô-viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Litva. Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, Litva trở thành một quốc gia độc lập Ngày nay Litva là một nước cộng hòa theo thể chế cộng hòa nghị viện, đứng đầu là tổng thống. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, NATO, Tổ chức Thương mại Thế giới. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, Litva đã chính thức trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu. Kinh tế Litva khá phát triển so với các nước Đông Âu lân cận. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất ở Litva là Vilnius. Lịch sử Thời kỳ tiền sử Sau khi băng tan, con người đã xuất hiện tại vùng đất mà ngày nay là Litva vào khoảng thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Họ đến từ hai hướng khác nhau, một từ bán đảo Jutland và một từ đất nước Ba Lan ngày nay, mang theo hai nền văn hóa khác nhau thể hiện trên những công cụ mà họ sử dụng. Những người này chủ yếu sống bằng nghề săn bắn và không thành lập những khu dân cư cố định. Sang thiên niên kỷ thứ 8 trước Công nguyên, khí hậu trở nên ấm áp hơn khiến rừng cây phát triển, các nguồn thức ăn ngày càng trở nên dồi dào. Vào thiên niên kỉ thứ 6 và thứ 5 trước công nguyên, con người tại đây bắt đầu thuần hóa các loài vật nuôi. Nền nông nghiệp xuất hiện tương đối muộn tại Litva, vào khoảng thiên niên kỉ thứ 3 trước công nguyên do thiếu các công cụ canh tác hiệu quả. Các nghề thủ công và thương mại bắt đầu xuất hiện. Các dân tộc thuộc nhóm Ấn – Âu đã đến đây vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên và đồng nhất thành các dân tộc Baltic khoảng 500 năm sau đó. Người Litva là một nhánh của các dân tộc Baltic, bao gồm cả người Latvia và nhiều dân tộc khác nữa. Theo cuốn biên niên sử của tu viện thành phố Quedlinburg, đất nước Litva đã chính thức xuất hiện trong lịch sử vào ngày 14 tháng 2 năm 1009. Trong thế kỷ XI, Litva gồm nhiều vùng đất nhỏ phải triều cống cho Kievan Rus. Nhưng sang thế kỷ XII, người Litva đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và cướp bóc sang những vùng đất xung quanh, tiền đề để hình thành Đại Lãnh địa Litva sau này. Đại Lãnh địa Litva Trước sự đe dọa của ngoại bang, Mindaugas đã thống nhất các dân tộc Baltic lại và đánh thắng người Livonia trong trận Saule vào năm 1236. Ngày 6 tháng 6 năm 1253, ông đã lên ngôi vua của Litva và đất nước được tuyên bố với tên gọi Vương quốc Litva. Tuy nhiên, Mindaugas đã bị người cháu trai của ông là Treniota sát hại. Vương quốc Litva rơi vào khủng hoảng và đất nước này đã bị tàn phá nặng nề trong các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ vào các năm 1241, 1259 và 1275. Năm 1316, vua Gediminas đã tiến hành khai phá và xây dựng lại đất nước Litva. Dưới sự trị vì của Gediminas, đất nước Litva đã trở nên hùng mạnh và dám thách thức với cả người Mông Cổ, lúc đó đang kiểm soát nước Nga. Bằng những cuộc chiến tranh chinh phục, lãnh thổ Litva đã mở rộng hơn bao giờ hết, trải dài từ biển Baltic đến biển Đen và bao gồm nhiều phần của nước Belarus và Ukraina ngày nay. Vào cuối thế kỷ XIV, Litva trở thành quốc gia rộng lớn nhất châu Âu. Cuộc hôn nhân giữa nữ hoàng Jadwiga của Ba Lan và đại công tước Jogaila của Litva vào năm 1377 đã thành lập một liên minh quyền lực giữa Ba Lan và Litva nhằm chống lại mối đe dọa đến từ nước Phổ và Đại Lãnh địa Moskva. Trước đó, đại công tước Jogaila đã cải đạo và biến Litva trở thành một quốc gia theo Cơ đốc giáo. Ngày 2 tháng 2 năm 1386, Jogaila chính thức trở thành vua của Ba Lan. Điều đó có nghĩa là Ba Lan và Litva đã trở thành một quốc gia duy nhất, thế nhưng Đại Lãnh địa Litva vẫn giữ nguyên vị thế riêng của mình. Thời kỳ này, nhiều thành phố của Litva chịu ảnh hưởng của hệ thống luật pháp của người Đức, trong đó có Vilnius, thủ đô của Đại Lãnh địa Litva. Vào thế kỷ XVI, những du học sinh Litva khi trở về đất nước đã mang theo một cuộc cách mạng văn hóa, được biết đến như Thời kỳ Phục hưng của Litva. Kiến trúc Ý được giới thiệu tại nhiều thành phố của nước này, đồng thời với việc nền văn học Litva viết bằng tiếng Latin nở rộ. Ngôn ngữ viết của tiếng Litva cũng được sáng tạo trong thời gian đó. Liên bang Ba Lan – Litva (1569–1795) Với sự đồng thuận của Hiệp ước Lublin năm 1569, một quốc gia thống nhất giữa Ba Lan và Litva được thành lập với tên gọi Liên bang Ba Lan – Litva, hay còn được biết đến như nền Cộng hòa thứ nhất của Ba Lan hoặc Cộng hòa Liên bang của Hai Quốc gia. Sự hợp nhất giữa Vương quốc Ba Lan với Đại Lãnh địa Litva đã hình thành nên một quốc gia có diện tích rộng lớn ở châu Âu và có vị thế chính trị đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ chính thức thời kỳ này là tiếng Ba Lan và tiếng Latin ở Vương quốc Ba Lan cùng với tiếng Ruthenia và tiếng Litva ở Đại Lãnh địa Litva. Tuy nhiên, Litva đã phải trải qua một quá trình Ba Lan hóa trên mọi mặt đời sống. Tầng lớp quý tộc và thượng lưu ở những thành phố lớn như Vilnius và Grodna lại thường hay sử dụng tiếng Ba Lan. Và đến năm 1696, tiếng Ba Lan đã trở thành ngôn ngữ chính thức tại Litva. Sang thế kỷ XVIII, liên bang bắt đầu suy sụp bởi những cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột. Bản Hiến pháp Ngày 3 tháng 5 năm 1791 đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên bang Ba Lan – Litva. Những sự phân chia Ba Lan vào các năm 1772, 1793 và 1795 đã chứng kiến việc Litva bị xâu xé giữa Nga và Phổ. Thời kỳ thuộc Đế quốc Nga (1795–1914) Sau sự phân chia lần thứ ba Ba Lan năm 1795, Đế quốc Nga đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Litva, trong đó có thành phố Vilnius. Khoảng đầu thế kỷ XIX, nước Nga đã tỏ ra có thể chấp nhận sự tự trị của Litva nhưng điều này đã không thành hiện thực. Vào năm 1812, khi quân đội Pháp của Napoléon I tiến vào Litva, người Litva đã coi đó như những người mang hy vọng độc lập về cho Litva. Thế nhưng khi quân Pháp bị đánh bại bởi Nga, Sa hoàng Nikolai I đã ban hành hàng loạt đạo luật đồng hóa đối với Litva. Năm 1864, theo lệnh của Sa hoàng Aleksandr II, tiếng Litva và bảng chữ cái La Tinh chính thức bị cấm tại tất cả mọi trường học. Tuy nhiên đến cuối thời kỳ này, tiếng Litva đã dần dần khôi phục sau một thời gian dài bị lãng quên. Thời điểm đó, tiếng Ba Lan và tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong tầng lớp thượng lưu. Phong trào phục hưng ngôn ngữ dân tộc xuất hiện trước trong tầng lớp nghèo khổ, rồi sau đó là những người giàu có. Những tờ báo bằng tiếng Litva đã ra đời tại Aušra và Varpas. Tiếng Litva được khôi phục và phát triển là một điều kiện để dẫn tới phong trào độc lập dân tộc sau này. Chiến tranh thế giới thứ nhất Phong trào vận động dân tộc của Litva ngày càng phát triển mạnh mẽ trong Đế chế Nga đang suy tàn. Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Vào năm 1915, Litva bị quân đội Đức chiếm đóng. Sự sụp đổ của Đế chế Nga trong cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn tới việc Litva tuyên bố thành lập một nền cộng hòa độc lập ngày 16 tháng 2 năm 1918 khi vẫn còn bị Đức chiếm đóng. Tháng 11 năm 1918, quân Đức thất bại và Litva trở thành một quốc gia độc lập. Ban đầu, vua Mindaugas II được tuyên bố là vua của Vương quốc Litva nhưng sau đó chính quyền Litva đã tuyên bố thành lập một nước cộng hòa. Litva giữa hai cuộc thế chiến (1918–1939) Sau khi trở thành một nước cộng hòa độc lập vào năm 1918, Litva đã phải chiến đấu chống lại nhiều quốc gia lân cận để bảo vệ cho nền độc lập. Những người Bolshevik đã tấn công Litva từ phía đông tuy nhiên ngay sau đó chính phủ Litva ở thủ đô lâm thời Kaunas đã đẩy lùi quân đội Xô viết ra khỏi lãnh thổ. Tiếp đó, Litva lại có những xung đột về lãnh thổ với Ba Lan và Đức. Năm 1920, quân Ba Lan chính thức chiếm thành phố Vilnius của Litva. Theo hiến pháp Litva, thành phố Vilnius là thủ đô của nước này mặc dù nó nằm trong lãnh thổ Ba Lan và cộng đồng người Litva tại thành phố này quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3% dân số so với cộng đồng người Ba Lan và Do Thái đông đảo tại đây. Những xung đột về lãnh thổ giữa Litva với Ba Lan và Đức khiến tình hình nước này luôn bất ổn. Chiến tranh thế giới thứ hai Theo Hiệp ước Xô-Đức được ký kết tháng 8 năm 1939, Litva nằm trong khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Năm 1940, Liên Xô gửi tối hậu thư cho Litva yêu cầu trục xuất và bắt giam một số chính trị gia quan trọng của Litva, đồng thời đòi triển khai các đơn vị quân đội Xô viết ngay trên lãnh thổ nước này. Chính quyền Litva đã quyết định chấp nhận tối hậu thư, mặc dù tổng thống Antanas Smetona phản đối và rời khỏi Litva sau đó. Ngày 15 tháng 6 năm 1940, 150.000 Hồng quân Liên Xô đã tiến vào lãnh thổ Litva khi quân đội Litva được yêu cầu không phản ứng lại. Ngay sau đó, một cuộc bầu cử đã diễn ra để thành lập chính quyền dân chủ nhân dân ở Litva và kết nạp nước này vào Liên bang Xô viết. Chính phủ hiện nay ở Litva, Mỹ Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng ba nước Litva, Latvia và Estonia bị Liên Xô chiếm đóng trái phép. Ngược lại theo quan điểm của Nga, thì vào thời điểm đó, người dân và chính phủ hợp pháp của các nước Baltic đã tình nguyện gia nhập Liên Xô. Họ và người Nga đã có quan hệ lâu bền, cùng thuộc một đất nước là Đế quốc Nga kể từ thập niên 1720 trở đi (tức là cùng lúc với việc Scotland và Anh thống nhất để hình thành Vương quốc Anh). Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ivanov đã tuyên bố: "Nói rằng Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic là vô lý và vô nghĩa. Người ta không thể chiếm một cái gì đó vốn thuộc về anh ta." Franklin Roosevelt trong trao đổi với Joseph Stalin ngày 01/12/1943, cũng công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới cho là các dân tộc của các nước cộng hòa này có một tương lai bấp bênh. Vì vậy, tôi hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ đi vào xem xét yêu cầu này. Cá nhân tôi không có nghi ngờ rằng người dân ở các nước này sẽ bỏ phiếu để gia nhập Liên Xô cũng như cùng nhau như họ đã làm vậy trong những năm 1940... Thực tế là dư luận không biết rõ lịch sử." Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên Xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã chính thức lên án nội dung trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop về việc sáp nhập các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Litva) là bất hợp pháp,. còn chính phủ Nga hiện nay thì phủ nhận hành động của Liên Xô là chiếm đóng Mặc dù Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là các nước đồng minh của Liên Xô chống phát xít Đức trong Thế chiến II công nhận chủ quyền tại ba nước Baltic của Liên Xô tại Hội nghị Yalta năm 1945 nhưng đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính quyền của các nước phương Tây lại không công nhận việc này Ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tạo cơ hội cho Litva có một thời gian độc lập ngắn ngủi. Mặt trận Chính trị Litva (Lietuvos aktyvistų frontas) đã cố gắng thương lượng với phát xít Đức cho phép Litva được độc lập nhưng yêu cầu đó không được chấp nhận. Khi Đức tấn công Litva, chính phủ nước này đã nhanh chóng bị hạ bệ. Đến thời điểm ấy, người Litva mới nhận ra rằng, người Đức không hề muốn Litva được độc lập. Những khu trại tập trung để tàn sát người Do Thái được dựng lên ở rất nhiều nơi, lại có thêm sự tiếp tay của một số người Litva. Trước đó, Litva là một trong những cộng đồng người Do Thái hưng thịnh nhất tại châu Âu. Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ 9% người Do Thái tại Litva còn sống sót. Năm 1945, Hồng quân Liên Xô chiếm lại Litva khỏi phát xít Đức. Litva lại trở thành một nước cộng hòa xô viết với sự đồng thuận của Mỹ và Anh. Thời kỳ thuộc Liên bang Xô viết (1945–1990) Trong thời kỳ này, nhiều người Litva đã cộng tác với Đức Quốc xã bị đi đầy sang Siberia và các vùng hẻo lánh khác của Liên Xô. Để đáp lại, hàng chục nghìn người Litva đã tham gia một tổ chức vũ trang du kích với tên gọi miško broliai để chống lại. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại vào năm 1965. Cho đến giữa năm 1988, mọi mặt chính trị, kinh tế và văn hóa của Litva đều nằm trong sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Litva. Dưới sự lãnh đạo của những người trí thức, Phong trào Vận động Cải cách đã thành lập nhằm đòi các quyền tự do dân chủ cho Litva, tiến hành hợp pháp hóa chế độ đa đảng và tái sử dụng quốc kỳ và quốc ca riêng của dân tộc. Một bộ phận lớn thành viên của Đảng Cộng sản Litva cùng đồng tình với những cải cách này. Ngày 23 tháng 8 năm 1989, nhân kỉ niệm 50 năm Hiệp ước Xô-Đức, hai triệu người Estonia, Latvia và Litva đã nối thành một dải người từ Tallinn đến Vilnius, thể hiện tình đoàn kết của ba nước Baltic cùng chung nguyện vọng tách khỏi Liên Xô. Litva độc lập (từ năm 1991 đến nay) Ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước Cộng hòa Litva tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang Xô viết. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Liên Xô bắt đầu ban hành cấm vận và tiến hành những hoạt động quân sự chống lại Litva. Quân đội Xô viết đánh chiếm các tòa nhà công cộng và đưa xe tăng vào thủ đô Vilnius, sau đó lập nên Ủy ban Bảo vệ Quốc gia nhằm trấn áp ý định ly khai tại nước này. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1991, quân đội Xô viết tấn công tháp truyền hình Vilnius, làm chết 14 dân thường và làm bị thương 700 người. Những hoạt động quân sự của Liên Xô đã bị dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Trong khi đó, chính phủ của Litva vẫn hoạt động. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 9 tháng 2 năm 1991, đại đa số người dân Litva đã bỏ phiếu tách khỏi Liên Xô, thành lập một nước Litva độc lập và dân chủ. Litva đã nhanh chóng được các nước phương Tây công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, đầu tiên là Iceland. Cuối cùng, Litva chính thức được công nhận là một quốc gia độc lập vào ngày 6 tháng 9 năm 1991. Ngày này trở thành ngày quốc khánh của Litva. Đến năm 1993, quân đội Nga đã chính thức rút hết khỏi Litva. Ngày 17 tháng 9 năm 1991, Litva trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc. Tiếp đến ngày 31 tháng 5 năm 2001, Litva chính thức trở thành thành viên thứ 151 của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Và đến ngày 1 tháng 5 năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông và Nam Âu khác, Litva trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Litva còn là một thành viên của NATO và có quan hệ chính trị gần gũi với các nước phương Tây. Năm 2015, Văn phòng Tổng Công tố của Nga đang thẩm xét lại tính hợp pháp của việc Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết trao nền độc lập cho ba nước Litva, Latvia và Estonia vào năm 1991. Đơn kiến nghị của hai nhà lập pháp thuộc đảng Nước Nga Thống nhất của Putin gửi tới các công tố viên cho rằng việc trao nền độc lập cho Litva, Latvia và Estonia là bất hợp pháp. Tổng thống Litva Dalia Grybauskaitė nói "nền độc lập của chúng tôi giành được bằng máu và sự hy sinh của người dân Litva. Không ai có quyền đe dọa. Chỉ có chúng tôi mới quyết định số phận của mình." "Đề xuất kiểu này của những đại biểu Duma Quốc gia là hoàn toàn không thể chấp nhận được và phi lý," hãng thông tấn LETA của Latvia dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này nói. Latvia, Litva và Estonia có sắc dân thiểu số nói tiếng Nga và đã hoang mang vì tuyên bố của Putin cho rằng Moscow có quyền can thiệp quân sự nếu cần thiết để bảo vệ người nói tiếng Nga ở nước ngoài. Chính trị Thể chế chính trị Kể từ khi tuyên bố khôi phục độc lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước này đã duy trì truyền thống dân chủ mạnh mẽ. Litva đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử độc lập đầu tiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1992, trong đó 56,75% cử tri ủng hộ hiến pháp mới. Có những cuộc tranh luận mãnh liệt liên quan đến hiến pháp, đặc biệt là vai trò của tổng thống. Một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 năm 1992 để đánh giá ý kiến ​​công chúng về vấn đề này, và 41% số cử tri ủng hộ việc khôi phục chức Tổng thống. một hệ thống bán tổng thống chế đã được thống nhất. Tổng thống Người đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm (không tại chức quá hai nhiệm kỳ liên tục). Tổng thống quyết định những vấn đề cơ bản của chính sách đối ngoại và cùng với Chính phủ, thực hiện chính sách đối ngoại. Về đối nội, Tổng thống thực hiện chức năng Tổng tư lệnh trưởng lực lượng vũ trang, đứng đầu Hội đồng Quốc phòng Nhà nước; có quyền đưa ra sáng kiến lập pháp tại Quốc hội và cũng có quyền phủ quyết các luật được thông qua bởi Quốc hội. Tổng thống đề cử Thủ tướng thành lập Chính phủ với sự đồng ý của Quốc hội và phê chuẩn thành phần Chính phủ. Tổng thống có thể giải tán Quốc hội quy định của Hiến pháp. Quốc hội (Seimas) Cơ quan lập pháp của Litva là Quốc hội đơn viện với 141 đại biểu, trong đó trong đó 70 đại biểu được bầu theo danh sách tranh cử của các đảng, 71 đại biểu được bầu theo cơ chế mỗi khu vực bầu một đại biểu với nhiệm kỳ bốn năm. Quốc hội nhiệm kỳ 2008-2012 được bầu ngày 12 tháng 10 năm 2008. Kết quả bầu cử: có 7 đảng và Liên minh vượt qua được ngưỡng 5% để có ghế trong Quốc hội và không đảng nào giành được số ghế đa số tuyệt đối. Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Chính phủ Là cơ quan quyền lực hành pháp cao nhất. Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng và do Tổng thống đề cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm với sự chấp thuận của Quốc hội. Chính phủ điều hành các công việc của đất nước, bảo vệ sự bất khả xâm phạm lãnh thổ và đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự công cộng; thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, cũng như các nghị định của Tổng thống; điều hành hoạt động của các Bộ, cơ quan chính phủ khác; chuẩn bị dự thảo ngân sách của Nhà nước và trình Quốc hội; thực hiện ngân sách nhà nước và báo cáo về việc thực hiện ngân sách cho Quốc hội; dự thảo dự án luật và trình Quốc hội xem xét; thiết lập ngoại giao quan hệ và duy trì quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chính phủ bao gồm 13 Bộ do Thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng Do Tổng thống đề cử, thành lập Chính phủ (với sự đồng ý của Quốc hội) và phê chuẩn thành phần Chính phủ. Thủ tướng đương nhiệm là ông Saulius Skvernelis, là chính trị gia độc lập được 2 đảng Nông dân Xanh và Đảng Xã hội Dân chủ Litva đề cử, nhậm chức vào ngày 13 tháng 12 năm 2016. Địa lý Lãnh thổ Litva được xếp vào nhóm Bắc Âu theo sự phân chia của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên đôi khi Litva cũng được coi là một quốc gia ở Đông Âu. Litva là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ, khoảng 65.200 km². Litva chia sẻ chung đường biên giới các quốc gia là Belarus (502 km), Latvia (453 km), Ba Lan (91 km), tỉnh Kaliningrad thuộc Nga (227 km). Đường bờ biển giáp với biển Baltic của Litva dài 99 km. Điểm thấp nhất ở Litva là mép nước tiếp giáp với biển Baltic (0 m), còn điểm cao nhất là đồi Aukštojas, cao 294 m. Phân chia sử dụng đất ở Litva như sau: Đất trồng trọt: 35% Đồng ruộng: 12% Đồng cỏ: 9% Rừng: 31% Khác: 15 % Địa hình Litva nằm trong khu vực đồng bằng Đông Âu rộng lớn. Địa hình của nước này được hình thành khi kỉ Băng Hà kết thúc vào khoảng 22.000 đến 25.000 năm trước. Đất nước này có dạng địa hình hỗn hợp giữa những vùng đất thấp và cao nguyên. Phía tây nước này là khu vực cao nguyên Samogitia còn phía đông nam là cao nguyên Baltic. Giữa hai vùng cao nguyên này lại có một vùng đất thấp nằm ở trung tâm đất nước. Litva có một mạng lưới sông hồ rất dày đặc với 2883 hồ rộng trên 10.000 m² và 758 con sông dài trên 10 km. Những con sông dài nhất ở Litva là sông Nemunas bắt nguồn từ Belarus (dài 917 km), sông Neris (510 km), sông Venta (346 km), sông Šešupė (298 km). Tuy nhiên chỉ có khoảng 600 km đường sông phù hợp cho thuyền bè đi lại. Mũi đất Kursh được hình thành ngoài khơi biển Baltic là một dải cát dài nối giữa Litva với tỉnh Kalinigrad thuộc Nga, chia cắt phá Kursh ra khỏi biển Baltic. Đây là nơi có thiên nhiên vô cùng đặc sắc và có nhiều cảnh quan hấp dẫn, thuộc về đồng thời cả hai nước Litva và Nga. Khí hậu Khí hậu của Litva là sự trung gian chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Thời tiết ở Litva tương đối dễ chịu và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình tại bờ biển của Litva là khoảng 1,6 °C vào tháng 1 và 17,8 °C vào tháng 7. Còn tại thủ đô Vilnius tại phía đông Litva, nhiệt độ tháng 1 là 2,1 °C và tháng 7 là 18,1 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 717 mm tại bờ biển và 490 mm tại vùng phía đông trong nội địa. Đất đai của Litva rất màu mỡ. Rừng cây chiếm khoảng 1/3 diện tích tại Litva với các loại cây chủ yếu là thông, vân sam, bu lô. Tuy nhiên cây sồi và tần bì thì ít gặp hơn. Rừng của Litva rất giàu nấm và các loại cây trái. Phân chia hành chính Hệ thống hành chính hiện nay được thành lập năm 1994 và được sửa đổi vào năm 2000 để đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu. 10 hạt của nước này (tiếng Litva: singular - apskritis, plural - apskritys) được chia thành 60 thành phố (tiếng Litva: singular - savivaldybė, plural - savivaldybės), và chia thành 500 seniūnija. Quân đội Lực lượng Vũ trang Litva bao gồm 20.565 người đang phục vụ trong quân đội. Chế độ quân dịch trong quân đội Litva đã bị bãi bỏ từ tháng 9 năm 2008. Tuy nhiên, nó lại được đưa ra vào năm 2015 vì những lo ngại về một cuộc chiến tranh thế giới mới dưới tác động của sự căng thẳng chính trị Nga-Ukraina. Hệ thống phòng thủ của Litva dựa trên khái niệm "bảo vệ tổng thể và vô điều kiện" được chỉ định bởi "Chiến lược An ninh Quốc gia" của Litva. Mục tiêu của chính sách quốc phòng của Litva là chuẩn bị cho xã hội của họ quyền bảo vệ chung và lồng ghép Litva vào các cấu trúc an ninh và quốc phòng của phương Tây.Bộ quốc phòng chịu trách nhiệm về các lực lượng chiến đấu, tìm kiếm và cứu hộ, và các hoạt động tình báo. 4.800 Bộ đội Biên phòng nằm dưới sự giám sát của Bộ Nội vụ và chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới, hộ chiếu và thuế hải quan và chia sẻ trách nhiệm với hải quân về buôn lậu / buôn bán ma túy. Một bộ phận an ninh đặc biệt xử lý bảo vệ VIP và bảo mật thông tin liên lạc. Các Lực lượng Vũ trang Litva bao gồm: Lục quân Litva, Lực lượng Không quân Litva, Lực lượng Hải quân Litva, Lực lượng Đặc nhiệm Litva và các đơn vị khác: Bộ Tư lệnh Hạm đội, Huấn luyện, Cảnh sát quân sự... Trực tiếp trực thuộc Bộ Quốc phòng là Lực lượng Đặc nhiệm và Cảnh sát Quân sự. Lực lượng Cảnh sát được đặt dưới sự chỉ huy của Lực lượng Tình Nguyện Quốc phòng Litva. Kinh tế Trong Liên bang Xô Viết trước đây Litva có trình độ phát triển khá cao về nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và điện tử. Năm 1991, Litva đứng hàng thứ tư trong Liên Xô cũ về sản xuất máy công cụ (sau Nga, Ukraina, Belarus). Sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết, kinh tế Litva lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Chính phủ của Đảng Dân chủ Lao động lên cầm quyền (tháng 11 năm 1992), thực hiện một loạt biện pháp kinh tế tài chính cứng rắn nên đã từng bước đi vào ổn định. Từ 1998 do bất đồng giữa Thủ tướng và Tổng thống về đường lối phát triển kinh tế nên kinh tế tiếp tục suy thoái, nhiều vấn đề như nghèo khổ, thất nghiệp gia tăng; tình hình xã hội ngày càng gay gắt. Năm 2000, Chính phủ đưa ra chương trình kinh tế khắc khổ theo đó giảm 5-10% quỹ lương của cơ quan ăn lương ngân sách, tăng 10-18% giá dịch vụ công cộng; giảm 40% ngân sách trợ cấp cho những người có thu nhập thấp; cắt giảm các chương trình phúc lợi - xã hội, nhờ đó nền kinh tế dần được phục hồi. Từ 2003 nền kinh tế tăng trưởng trên 8% mỗi năm. Năm 2008: GDP tăng 5,1% đạt 48,75 tỷ USD, lạm phát - 11%, tỷ lệ thất nghiệp - 4,8%, đầu tư chiếm 27,8% GDP. Từ 2009, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, GDP sụt giảm 15%. Năm 2010: GDP đạt 35.73 tỷ USD, trong đó: nông nghiệp: 4,3%, công nghiệp: 27,6%, dịch vụ: 68,2%. Thất nghiệp tăng 17,9%. Tỷ lệ lạm phát 0,9%. Nợ công - 36,7%. Litva bắt đầu quá trình tư nhân hoá sớm hơn các nước Baltic khác và đã hoàn thành việc tư nhân hoá nông nghiệp, xí nghiệp nhỏ, ngân hàng và hiện đang ở giai đoạn cuối của quá trình tư nhân hoá với việc tư hữu hoá các tổ hợp quốc doanh lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và năng lượng. Litva có trình độ phát triển cao về các ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, điện tử, cơ khí và chế tạo công cụ lao động Ngày 1 tháng 1 năm 2015, Litva chính thức trở thành thành viên thứ 19 trong khu vực đồng Euro. Mặc dù gia nhập EU từ 11 năm trước (2004) song Litva là quốc gia cuối cùng ở khu vực Baltic gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu do đơn xin gia nhập của Litva đã bị các nhà lãnh đạo EU từ chối do tỷ lệ lạm phát tại nước này ở mức quá cao so với tiêu chuẩn châu Âu. Đây là nước cuối cùng chuyển sang sử dụng đồng euro trong số ba nước Baltic thuộc Liên Xô cũ – Estonia đã gia nhập năm 2011 và Latvia năm 2014. Tính đến năm 2016, GDP của Litva đạt 42.776 USD, đứng thứ 87 thế giới và đứng thứ 30 châu Âu. Thương mại Năm 2009, nhằm khắc phục khủng hoảng, Chính phủ của Thủ tướng Andrius Kubilius đã phát động một chiến dịch nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường xuất khẩu. Năm 2010: Xuất khẩu đạt 19,29 tỷ USD (16,48 - 2009). Mặt hàng chính: các sản phẩm khoáng sản - 22%, máy móc, thiết bị - 10%, hoá chất - 9%, hàng dệt may - 7%, thực phẩm - 7%, chất dẻo - 7% Đối tác: Nga - 13,2%, Latvia - 10%, Đức - 9,6%, Ba Lan - 7,1%, Estonia - 7,1%, Belarus - 4,7%, Anh - 4,3%. Nhập khẩu đạt 20,34 tỷ USD (17,56 tỷ - 2009). Mặt hàng chính: các sản phẩm khoáng sản, máy móc thiết bị và thiết bị vận tải, hóa chất, dệt may và quần áo, kim loại. Đối tác: Nga - 30,1%, Đức - 11,1%, Ba Lan - 9,9%, Latvia - 6,3%. Đầu tư Đầu tư năm 2010 đạt 15,2% GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 14,11 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: 2,507 tỷ USD. Các công ty lớn Công ty Cổ phần đóng tàu Klaipėda "Baltija": Được Bộ Công nghiệp tàu thủy của Liên Xô thành lập vào năm 1952, để xây dựng các tàu thuyền đánh cá. Từ 1992 được cổ phần hóa 96%. "Baltija" đóng tàu không chỉ cho các nước vùng Baltíc (Latvia, mà còn là nguồn cung cấp đội tàu và các công ty hàng hải trên toàn thế giới. "Baltija" xây dựng phao, sà lan, tàu thuyền đánh cá, bến tàu nổi, bến phà sông, tàu hàng khô và vận chuyển container. "Baltija" cũng cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu. Công ty Đường sắt quốc gia. Là công ty nhà nước được thành lập năm từ 1860. Litva có mạng lưới đường sắt chính Litva bao gồm 1.749 km khổ rộng 1.520 mm, trong đó có 122 km được điện khí; 68 km khổ hẹp. Trong năm 2006, đường sắt Litva vận chuyển 6.200.000 hành khách và 50 triệu tấn hàng hóa. Dầu mỏ là mặt hàng vận chuyển hàng hóa chính. Giáo dục Tại Litva, giáo dục được chú trọng đầu tư và phát triển hiệu quả. Hàng năm, khoảng 26% ngân sách của Chính phủ được đầu tư cho giáo dục nhằm đảm bảo nguồn hỗ trợ cho hệ thống giáo dục tiểu học và trung học kịp thời. Do đó, trình độ và chất lượng giáo dục tại Litva ở mức khá cao: Số lượng học sinh trung học có học lực tốt được miễn học phí khoảng 68% Đạt tỷ lệ gần 100% người từ 15 tuổi trở lên biết chữ 30,4% dân số trong độ tuổi lao động 25 – 64 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục đại học 90% dân số Litva nói ít nhất 1 ngôn ngữ và 60% nói hai ngôn ngữ (Nga, Anh) Tuy nhiên, việc tham gia vào Liên minh châu Âu năm 2004, mở rộng mội trường làm việc và lao động đã làm Litva bị nạn "chảy máu chất xám" ngày càng nhiều. Dân số đã giảm khoảng 180.000 ngàn người do di cư sang nước khác. Tôn giáo Theo điều tra dân số năm 2001, 79% dân số nước này thuộc về Giáo hội Công giáo La Mã. Trong nửa đầu của thế kỷ XX, Giáo hội Luther có khoảng 200.000 thành viên chiếm 9% tổng dân số, nhưng nó đã giảm kể từ năm 1945. Cộng đồng Tin Lành nhỏ được phân tán khắp vùng phía bắc và phía tây của đất nước. Tín hữu và giáo sĩ bị giết, hoặc bị tra tấn hoặc bị trục xuất tới Siberia dười thời Liên Xô. Có 4,9% dân số là Chính Thống giáo (chủ yếu là sắc tộc thiểu số Nga), 1,9% là Tin Lành và 9,5% dân số không theo bất kỳ tôn giáo nào. Trong lịch sử, Litva còn là quê hương của một cộng đồng Do Thái giáo có từ thế kỷ XVIII, với số lượng khoảng 160.000 người trước chiến tranh thế giới hai, hầu như hoàn toàn bị tiêu diệt trong vụ thảm sát Holocaust. Giờ cộng đồng Do Thái giáo chỉ còn khoảng 3.400 vào cuối năm 2010. Tham khảo Ghi chú Liên kết ngoài Trang chủ Litva Thông tin về Litva trên BBC Thông tin du lịch Litva trên Lonely Planet Quốc gia và vùng lãnh thổ Baltic Quốc gia châu Âu Quốc gia Bắc Âu Quốc gia thành viên NATO Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh Địa Trung Hải Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc Cộng hòa
10698
https://vi.wikipedia.org/wiki/Latvia
Latvia
Latvia (phiên âm tiếng Việt: Lát-vi-a, ), tên chính thức là Cộng hòa Latvia () là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực châu Âu. Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Latvia là 2.259.810 người, mật độ dân số khoảng 36 người/km². Các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác. Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Trong lịch sử, nước này đã từng bị đô hộ bởi nhiều quốc gia láng giềng. Kể từ thế kỷ XVIII, Latvia trực thuộc nước Nga Sa hoàng. Ngày 18 tháng 11 năm 1918, nền cộng hòa của Latvia chính thức được thành lập. Nhưng đến năm 1940, sau hiệp ước Xô-Đức 1939, Liên Xô xâm lược và sáp nhập Latvia với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia. Vào năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Latvia lại trở thành một quốc gia độc lập. Ngày nay, Latvia là một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, NATO. Ngày 1 tháng 5 năm 2004, Latvia chính thức trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu. Đất nước này đang phát triển hết sức nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Latvia trong năm 2006 đạt 11,9%, cao nhất châu Âu. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Latvia là Riga, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với rất nhiều những công trình lịch sử và văn hóa. Lịch sử Thời tiền sử Tổ tiên của người Latvia là những bộ lạc Baltic cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Từ thời đó, Latvia đã là một nơi giao thương quan trọng để người Viking đi từ bán đảo Scandinavia qua sông Daugava đến nước Nga và Đế quốc Byzantine. Bờ biển Latvia nổi tiếng toàn châu Âu bởi mặt hàng hổ phách quý hiếm của nó. Vào thế kỷ X, các bộ lạc Baltic bắt đầu thành lập các vương quốc tại khu vực này. Bốn nền văn hóa phát triển tại khu vực là các vương quốc của người Couronia, Latgallia, Selonia và Semigallia. Trong đó, vương quốc của người Latgallia là phát triển nhất và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trị và xã hội. Người Couronia thì vẫn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc trong một thời gian dài. Còn người Selonia và Semgallia lại là những nông dân thịnh vượng và ít có những xung đột hay chiến tranh. Thời thuộc Đức Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Vào cuối thế kỷ XII, Latvia được nhiều thương nhân Tây Âu ghé thăm do con sông dài nhất nước này, sông Daugava, là một cửa ngõ quan trọng để sang nước Nga. Các nhà buôn và nhà truyền đạo Cơ Đốc người Đức cũng nằm trong số này. Nhưng người Baltic ngoại đạo vẫn chưa sẵn sàng theo tôn giáo mới nên họ đã nổi dậy chống lại. Giáo hoàng ở Roma đã quyết định gửi một đạo quân viễn chinh đến Latvia để gây ảnh hưởng tại vùng đất này. Sự xuất hiện của quân viễn chinh Đức đã chấm dứt sự phát triển của những bộ lạc Baltic tại Latvia, thay vào đó là sự cải đạo của hàng loạt dân địa phương sang Kitô giáo. Người Đức đã thành lập thành phố Riga vào năm 1201, và Riga đã dần dần phát triển thành đô thị rộng lớn và xinh đẹp nhất trên bờ nam biển Baltic. Vào thế kỷ XIII, Liên bang Livonia bao gồm Estonia là Latvia đã phát triển mạnh mẽ dưới quyền lực của người Đức. Năm 1282, Riga rồi sau đó là Cēsis, Limbaži, Koknese và Valmiera đã nằm trong Liên minh Hanse. Từ đó, Riga trở thành một địa điểm giao thương quan trọng giữa đông và tây, trở thành trung tâm thương mại lớn ở phía đông Baltic và có những mối liên hệ văn hóa ngày càng gần gũi với Tây Âu. Đầu thế kỷ XIII, dòng Hiệp sĩ Porte-Glaive và dòng Hiệp sĩ Teuton sáp nhập tạo thành Dòng Livonia. Dòng này truyền đạo và cai trị lãnh thổ Latvia cho đến khi bị giải thể năm 1561. Đất nước bị chia cắt và thuộc quyền thống trị của Ba Lan và Thụy Điển. Thời thuộc Ba Lan và Thụy Điển Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, Liên bang Livonia bắt đầu suy tàn và tan rã. Sau cuộc chiến tranh Livonia (1558-1583), phần đất Latvia ngày nay bị đặt dưới sự cai trị của Ba Lan-Litva, trong đó có Riga. Vào thế kỷ XVII, Lãnh địa Courtland, một phần của Livonia cũ đã đạt được sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và thành lập hai thuộc địa, một ở hòn đảo cửa sông Gambia (châu Phi) và đảo Tobago ở biển Caribbean. Sau cuộc chiến tranh Ba Lan - Thụy Điển (1600-1629), Riga lại nằm dưới sự cai trị của Thụy Điển và trở thành thành phố rộng lớn và phát triển nhất trong các thành phố của đất nước này. Trong khi đó thì thành phố Vidzeme lại được biết đến với cái tên giỏ bánh mì của Thụy Điển vì nơi này cung cấp phần lớn lượng lúa mì cho vương quốc. Phần còn lại của Latvia nằm trong Ba Lan cho đến năm 1793. Đất nước Latvia trong thế kỷ XVII đã được củng cố vững chắc. Với sự hợp nhất của các dân tộc Couronia, Latgallia, Selonia, Semgallia và Livonia, một quốc gia với nền văn hóa thống nhất và ngôn ngữ chung đã được hình thành, với tên gọi Latvia. Thời thuộc Nga Năm 1700, cuộc Đại chiến Bắc Âu nổ ra, Thụy Điển thất bại và phải cắt Latvia cho Nga, và Latvia trở thành một bộ phận của Đế chế Nga. Sa hoàng đã nhanh chóng kiểm soát tất cả những thành phố giàu có của đất nước Latvia. Giai cấp nông nô chính thức được giải phóng tại Courland vào năm 1818 và Vidzeme vào năm 1819. Một bộ luật được thông qua vào năm 1849 là tiền đề công nhận sự sở hữu đất đai của nông dân. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ đồng thời với việc dân số cũng tăng lên nhanh. Latvia trở thành một trong những vùng đất phát triển nhất của nước Nga. Vào thế kỷ XIX, Phong trào Vận động Dân tộc Latvia đầu tiên xuất hiện trong tầng lớp trí thức. Phong trào được lãnh đạo bởi nhóm Người Latvia trẻ từ thập niên 1850 đến 1880 với những cuộc vận động ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên sự bần cùng hóa ở nông thôn vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh các đô thị ngày càng giàu có đã dẫn đến những cuộc vận động cánh tả vào khoảng những năm 1880, lãnh đạo bởi Rainis và Pēteris Stučka, mang màu sắc của chủ nghĩa Marx và dẫn đến sự thành lập Đảng Lao động Xã hội Dân chủ Latvia. Thời cận và hiện đại Năm 1918, Latvia tuyên bố độc lập, nhưng chỉ được Nga Xô Viết công nhận chủ quyền sau hòa ước Riga 1920. Đến năm 1940, sau hiệp ước Xô-Đức 1939, Liên Xô tiến quân vào nước này và Latvia sáp nhập vào Liên Xô sau một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây cho là gian lận. Sau đó, năm 1941, Đức tấn công Liên Xô và chiếm Latvia trong Thế chiến thứ II (1941-1944). Sau này, chính phủ Latvia, Mỹ Nghị viện châu Âu Tòa án Nhân quyền châu Âu cho rằng ba nước này bị Liên Xô chiếm đóng trái phép và sáp nhập vào Liên Xô. Ngược lại theo quan điểm của Nga, thì vào thời điểm đó, người dân và chính phủ hợp pháp của các nước Baltic đã tình nguyện gia nhập Liên Xô. Họ và người Nga đã có quan hệ lâu bền, cùng thuộc một đất nước là Đế quốc Nga kể từ thập niên 1720 trở đi (tức là cùng lúc với việc Scotland và Anh thống nhất để hình thành Vương quốc Anh). Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ivanov đã tuyên bố: "Nói rằng Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic là vô lý và vô nghĩa. Người ta không thể chiếm một cái gì đó vốn thuộc về anh ta." Đương thời, Quốc hội Mỹ yêu cầu tổng thống Mỹ và Ngoại trưởng Mỹ thúc giục chính phủ Nga phải nhận ra rằng việc Liên Xô chiếm đóng Estonia, Latvia và Litva theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là bất hợp pháp: "Hoa Kỳ không bao giờ công nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp và bạo lực và các đời Tổng thống Mỹ tiếp theo không gián đoạn việc duy trì quan hệ ngoại giao với các quốc gia này trong suốt sự chiếm đóng của Liên Xô, không bao giờ công nhận chúng như là nước cộng hòa thuộc Liên Xô." Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, ông William B. Taylor đã khẳng định trên tờ báo The New York Times khẳng định lập trường Hoa Kỳ không bao giờ công nhận sự sáp nhập của Liên Xô đối với Latvia, Estonia và Lithuania trong Thế chiến II. Tuy nhiên, tại Hội nghị Teheran 1943, Tổng thống Mỹ là Franklin Roosevelt trong trao đổi với Joseph Stalin ngày 01/12/1943, đã công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới cho là các dân tộc của các nước cộng hòa này có một tương lai bấp bênh. Vì vậy, tôi hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ đi vào xem xét yêu cầu này. Cá nhân tôi không có nghi ngờ rằng người dân ở các nước này sẽ bỏ phiếu để gia nhập Liên Xô cũng như cùng nhau như họ đã làm vậy trong những năm 1940... Thực tế là dư luận không biết rõ lịch sử." Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên Xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã chính thức lên án nội dung trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop về việc sáp nhập các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Litva) là bất hợp pháp,. còn chính phủ Nga hiện nay thì phủ nhận hành động của Liên Xô là chiếm đóng Trong thời gian này có khoảng 70.000 người Do Thái sống tại Latvia, 95% trong số họ bị sát hại trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này. Năm 1944, Latvia tái sáp nhập vào Liên bang Xô Viết. Khoảng 120 cho tới 300 ngàn người Latvia gốc Đức đã bỏ sang Đức hoặc Thụy Điển. Vào tháng 3/1949, 43,000 người từng phục vụ cho Đức Quốc xã bị đưa sang Siberia trong chiến dịch Priboi được tiến hành tại cả ba nước Baltic, mà đã được hoạch định cẩn thận và được chấp thuận bởi Moskva vào tháng 1 năm 1949. Khoảng chừng 136,000 cho tới 190,000 người Latvia, tùy theo nguồn, đã bị bắt giam trong những năm sau chiến tranh, từ năm 1945 cho tới 1952 vì đã cộng tác với quân Đức Các vùng nông thôn ở Latvia bắt đầu tập thể hóa. Tiếng Latvia bị giới hạn trong những nơi công cộng, thay thế vào đó tiếng Nga được dùng làm ngôn ngữ chính. Vào khoảng năm 1959, chừng 400,000 người chuyển tới Litva sinh sống từ các nước cộng hòa Xô viết khác và dân địa phương Latvia giảm xuống chỉ còn 62% dân số cả nước. Năm 1991, Latvia trở thành nước cộng hòa. Bởi vì tính đồng nhất của dân tộc Latvia bị hủy bỏ trong thời kì lịch sử nhà cầm quyền nước ngoài cai trị, nên chính quyền Latvia đặt ra các luật lệ về quyền công dân rất chặt chẽ, hạn chế quyền công dân cho người Latvia và những người sống trong vùng này kể từ trước khi bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Chính điều đó đã làm cho khoảng 452.000 trong số 740.000 người Latvia gốc Nga không được thừa nhận có quyền công dân do di dân từ Nga sang trong thời kỳ Xô Viết dù họ đã sống tại Litva từ lâu. Năm 1995, Latvia đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu. Những cố gắng xin gia nhập Liên hiệp châu Âu không được chấp nhận trong các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1997. Latvia đã cải thiện hệ thống quản lý hành chính, và gia tăng hợp pháp hóa vấn đề quốc tịch cho cộng đồng thiểu số các dân tộc khác đặc biệt là cộng đồng người Nga. Latvia đã phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế xuất phát từ cuộc khủng hoảng của Nga năm 1998. Liên hiệp châu Âu bắt đầu các cuộc thương lượng việc xin gia nhập của Latvia từ năm 1999. Tháng 5 năm 2001, Latvia và 8 nước khác ở Trung Âu và Đông Âu xin gia nhập tổ chức NATO. Nhằm tạo điều kiện để được gia nhập vào NATO, Quốc hội Latvia năm 2002 đã thông qua luật không đòi hỏi các ứng cứ viên vào Quốc hội phải biết tiếng Latvia. Năm 2004, Latvia gia nhập Liên minh châu Âu. Chính trị Thể chế nhà nước: Cộng hoà nghị viện. Tổng thống: Tổng thống là công dân Latvia đủ 40 tuổi trở lên, không có quốc tịch khác, không giữ các chức vụ khác, được không ít hơn 51/100 đại biểu Quốc hội bầu nhiệm kỳ bốn năm (không quá 2 nhiệm kỳ liên tục). Tổng thống có thể bị miễn nhiệm theo đề nghị của không ít hơn 1/2 số đại biểu Quốc hội và trong bỏ phiếu kín với không ít hơn 2/3 số đại biểu. Trong trường hợp, Tổng thống đề nghị giải tán Quốc hội, mà trong trưng cầu dân ý hơn 1/2 số phiếu phản đối thì Tổng thống mặc nhiên bị phế truất. Tổng thống đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền sáng kiến lập pháp. Quốc hội (Saeima): Cơ quan lập pháp của Latvia là Quốc hội 1 viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ bốn năm. Quốc hội Latvia Khóa 10 được bầu ngày 2 tháng 10 năm 2010. Liên minh Thống nhất của đương kim Thủ tướng Valdis Dombrovskis (Đảng "Thời mới", Liên minh dân sự, Hội vì một chính sách khác) đứng đầu với 31.2% phiếu bầu, chiếm 33 ghế; "Trung tâm Hòa hợp" – 26%, chiếm 29 ghế; Liên minh xanh và Nông dân – 19,7%, chiếm 22 ghế; Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp" và Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do" đều đạt 7,6%, cùng chiếm 8 ghế. Liên minh Thống nhất cùng với Liên minh xanh và Nông dân, với 55 đại biểu đã thành lập phái đa số cầm quyền tại Quốc hội. Lực lượng cánh tả đối lập không ủng hộ Chính phủ tại Quốc hội, với 45 đại biểu, gồm "Trung tâm Hòa hợp", Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp", Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do". Chủ tịch Quốc hội do thành viên Quốc hội bầu. Chính phủ (Nội các) do Thủ tướng bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua, đứng đầu là Thủ tướng thực hiện các chức năng và quyền hạn của cơ quan hành pháp. Chính phủ Latvia gồm Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và 13 Bộ. Thủ tướng do Tổng thống đề cử đứng ra thành lập Chính phủ (còn gọi là Nội các), được Quốc hội thông qua. Thủ tướng Latvia hiện nay là ông Valdis Dombrovskis. Chính sách đối ngoại Trở thành thành viên của EU và NATO là mục tiêu chính sách đối ngoại lớn của Latvia trong những năm 1990. Trong một cuộc trưng cầu toàn quốc vào ngày 20 tháng 9 năm 2003, trong số 100% cử tri tham gia bỏ phiếu, 66,9% cử tri Latvia ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu. Latvia trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1 tháng 5 năm 2004. Latvia trở thành thành viên NATO kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2004. Hiệp ước phân định biên giới với Nga đã được ký kết và phê chuẩn trong năm 2007. Theo hiệp ước, huyện Abrene thông qua Nga đàm phán về tranh chấp biên giới biển với Litva đang được tiến hành (các mối quan tâm chính là quyền thăm dò dầu khí). Gần đây, Latvia cũng bắt đầu quan tâm đến hợp tác với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Địa lý Latvia nằm ở phía bắc châu Âu, giáp biển Baltic về phía tây, có vĩ tuyến từ 55° đến 58° B, kinh tuyến từ 21° đến 29° Đ. Latvia có tổng diện tích trong đó là đất liền, là đất nông nghiệp, là đất rừng và là vùng nước nội địa. Tổng chiều dài biên giới quốc gia là . Tổng chiều dài biên giới đất liền là , trong đó giáp với Estonia về phía bắc, với Nga về phía đông, với Belarus về phía đông nam và với Litva về phía nam. Tổng chiều dài biên giới đường biển là , giáp với Estonia, Thụy Điển và Litva. Kinh tế Latvia có nền kinh tế mở. Xuất khẩu đóng vai trò đáng kể vào GDP. Do vị trí địa lý, lĩnh vực dịch vụ chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế. Dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh được đánh giá phát triển cao. Ngành khai thác gỗ và chế biến gỗ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, và sản xuất các thiết bị máy móc và điện tử phát triển mạnh. Kinh tế Latvia có tăng trưởng GDP trên 10%/năm trong thời gian 2006-2007, nhưng từ năm 2008 bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng: thâm hụt ngân sách, nợ công lớn. GDP sụt giảm 18% trong năm 2009. Nhờ thực hiện chính sách tăng trưởng xuất khẩu mạnh, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại: GDP hàng quý năm 2010 tăng 2,9%. IMF, EU, và các nhà tài trợ quốc tế khác có. Thỏa thuận hỗ trợ tài chính để Latvia gia nhập eurozone. Thỏa thuận này kêu gọi giảm thâm hụt tài chính của Latvia xuống dưới mức 3% GDP vào năm 2012 để đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập eurozone. Chính phủ ban hành cắt giảm chi tiêu lớn nhằm giảm thâm hụt ngân sách tối đa 8,5% GDP năm 2010. Latvia đã thông qua ngân sách năm 2011 với mức thâm hụt ngân sách dự kiến là 5,4% GDP. Đa số các công ty, ngân hàng và bất động sản đã được tư nhân hóa, mặc dù nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần khá lớn trong một vài doanh nghiệp lớn. Latvia chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 2 năm 1999. Tính đến năm 2016, GDP của Latvia đạt 27.945 USD, đứng thứ 101 thế giới và đứng thứ 33 châu Âu. Năm 2010, GDP: đạt 23,39 tỷ USD, trong đó nông nghiệp - 4,2%, công nghiệp - 20,6%, dịch vụ - 75,2%. Tỷ lệ thất nghiệp là 14,3%. Tỷ lệ lạm phát là 1,2%. Nợ công - 46,2% GDP. Ngân sách: thu: 8,028 tỷ USD, chi 9,863. Nợ nước ngoài: 3,728 tỷ USD. Thế mạnh của Latvia là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, điện tử, bưu điện, thiết bị giao thông vận tải, du lịch... Nông nghiệp sản phẩm: ngũ cốc, dầu hạt cải, khoai tây, rau, thịt lợn, gia cầm, sữa, trứng, cá. Công nghiệp: thực phẩm chế biến, gia công sản phẩm gỗ, dệt may, kim loại chế biến, dược phẩm, xe ô tô đường sắt, sợi tổng hợp, điện tử. Thương mại Xuất khẩu và công nghiệp là động lực chính của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc và thiết bị, kim loại, hàng dệt. Xuất khẩu: Năm 2010 đạt 7,894 tỷ USD. Mặt hàng chính: sản phẩm thực phẩm, gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại, máy móc, thiết bị, dệt may. Đối tác: Litva - 15,19%, Estonia - 13,57%, Nga - 13,17%, Đức - 8,13%, Thụy Điển - 5,7% Nhập khẩu: Năm 2010 đạt 9,153 tỷ USD. Mặt hàng chính: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu, xe ô tô. Đối tác: Litva 16,36%, Đức 11,34%, Nga 10,68%, Ba Lan 8,11%, Estonia 7,69%. Đầu tư Đầu tư trong nước: 15,7% GDP (2010). Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 1,171 tỷ USD (2010). Đầu tư ra nước ngoài: 1,097 triệu USD năm 2010. Tôn giáo Tôn giáo lớn nhất ở Latvia là Kitô giáo, mặc dù chỉ có khoảng 7% dân số tham dự nghi lễ tôn giáo thường xuyên Các nhóm Kitô giáo lớn nhất tính đến năm 2011 là: Giáo hội Luther: 708,773 tín hữu Công giáo Rôma: 500.000 tín hữu Chính Thống giáo Đông phương: 370.000 tín hữu Trong cuộc phỏng vấn do tổ chức Eurobarometer bình chọn năm 2005, 37% công dân Latvia trả lời rằng "họ tin rằng có một vị thần", trong khi 49% trả lời rằng "họ tin rằng có một số loại tinh thần hay thế lực siêu nhiên" và 10% nói rằng "họ không tin rằng có bất kỳ loại tinh thần, thần, hay thế lực siêu nhiên" nào. Trước thời gian chiếm đóng của Liên Xô, Giáo hội Luther là tôn giáo nổi bật nhất, tôn giáo này được các nước Bắc Âu và dân chúng miền Bắc Đức tin theo. Kể từ sau sự sáp nhập của Liên Xô, Giáo hội Luther đã giảm số lượng tín hữu hơn một chút so với Công giáo La Mã ở cả ba quốc gia vùng Baltic trong đó có Latvia. Các tín hữu của Giáo hội Luther, với ước tính khoảng 600.000 thành viên vào năm 1956, đã bị ảnh hưởng nhất. Một tài liệu nội bộ được ban hành ngày 18 tháng 3 năm 1987, ở gần cuối của chế độ Xô viết tồn tại ở nước này, nói rằng các tín hữu tích cực đã bị thu hẹp chỉ còn 25.000 người ở Latvia, nhưng đức tin Kitô cũng đã trải qua một sự hồi sinh sau khi Liên Xô sụp đổ. Kitô hữu Chính Thống giáo của quốc gia này thuộc về Giáo hội Chính Thống giáo Latvia, một cơ quan bán tự trị trong Giáo hội Chính thống giáo Nga. Trong năm 2011, đã có 416 người Do Thái giáo và 319 người Hồi giáo sống ở Latvia. Ngoài ra còn các giáo phái Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác như Phật giáo, Ấn giáo. Xem thêm Riga Tham khảo Liên kết ngoài http://www.lonelyplanet.com/maps/europe/latvia/ Bản đồ Latvia http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/country_profiles/1106666.stm Thông tin Latvia trên BBC News http://www.latviatourism.lv/ Cổng du lịch Latvia http://www.lv/ Chào mừng đến Latvia Quốc gia châu Âu Quốc gia Bắc Âu Quốc gia thành viên NATO Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh Địa Trung Hải Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc Cộng hòa Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Nga
10699
https://vi.wikipedia.org/wiki/Estonia
Estonia
Estonia (, ), tên chính thức là Cộng hòa Estonia () là một quốc gia nằm ở khu vực Bắc Âu. Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Latvia về phía nam, giáp với vịnh Phần Lan về phía bắc và giáp với biển Baltic về phía tây. Estonia có địa hình tương đối thấp. Nước này có rất nhiều sông và hồ, kèm theo đó là một diện tích rừng đáng kể. Estonia nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa, có tính chất chuyển tiếp từ khí hậu hải dương sang khí hậu lục địa. Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu là Thụy Điển và Nga. Vào ngày 24 tháng 2 năm 1918, nền cộng hòa đầu tiên ở Estonia được chính thức thành lập trên cơ sở tách ra khỏi Đế quốc Nga. Tuy nhiên, đến năm 1940, đất nước này cùng với hai quốc gia Baltic còn lại là Latvia và Litva được sáp nhập vào Liên bang Xô viết (Liên Xô) rồi vào Đức (1941–1944) trong chiến dịch Barbarossa. Sau thế chiến thứ hai, Estonia được sáp nhập vào Liên Xô với tư cách là một nước cộng hòa liên bang nhưng một số nước (Hoa Kỳ cùng một số nước châu Âu) cho rằng trong khoảng thời gian từ năm 1944–1991, Estonia nằm dưới sự chiếm đóng của Liên bang Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ dẫn đến việc Estonia lại trở thành một quốc gia độc lập. Ngày nay, Estonia là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ nghị viện. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, NATO. Người Estonia có liên hệ về mặt dân tộc với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugria của ngữ hệ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hungary. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ ngữ hệ Ấn-Âu. Lịch sử Thời kỳ cổ đại Con người bắt đầu định cư tại Estonia vào khoảng từ 11.000 đến 13.000 năm về trước, khi mà băng tan chảy vào cuối Thời kỳ Băng hà. Pulli là bộ tộc đầu tiên đến định cư tại Estonia, trên bờ con sông Parnu, gần thị trấn Sindi, miền nam Estonia. Sử dụng phương pháp phóng xạ carbon, các nhà khoa học xác định rằng bộ tộc Pulli đã đến định cư tại Estonia vào khoảng 11.000 năm về trước, lúc bắt đầu thiên niên kỉ thứ 9 trước Công nguyên. Bằng chứng về những cộng đồng sống bằng săn bắt và đánh cá khoảng 6500 năm trước Công nguyên đã được tìm thấy ở thị trấn Kunda, miền bắc Estonia. Những đồ tạo tác bằng xương và đá tương tự như ở Kunda cùng đã được tìm thấy ở nhiều nơi nằm ngoài lãnh thổ Estonia như Latvia, miền bắc Litva và miền nam của Phần Lan. Nền văn hóa Kunda nằm trong Thời kỳ đồ đá giữa. Cuối Thời kỳ đồ đồng và đầu Thời kỳ đồ sắt đã đánh dấu những thay đổi lớn về văn hóa. Sự thay đổi công cụ sản xuất đã dẫn tới những thay đổi lớn về mặt kinh tế của Estonia. Khoảng chừng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ V, những khu dân cư nông nghiệp đã bắt đầu mở rộng. Dân số cũng tăng lên. Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Đế chế La Mã đã vươn tới Estonia. Tuy nhiên trong Thời kỳ Đồ sắt, những cuộc chiến tranh và xung đột với các dân tộc Baltic và người Scandinavia đã khiến tình hình Estonia trở nên bất ổn. Vào thế kỷ I, hệ thống phân chia hành chính đã được thành lập tại Estonia. Hai đơn vị phân chia hành chính chủ yếu là vùng (kihelkond) và tỉnh (maakond). Mỗi vùng bao gồm vài ngôi làng và thường có ít nhất một pháo đài. Còn mỗi tỉnh thì lại gồm nhiều vùng. Vào thế kỷ XIII, các vùng của Estonia mở rộng và phát triển. Đến thời kỳ này, người Estonia vẫn giữ một tôn giáo cổ xưa của riêng họ, gọi là Tharapita. Thời kỳ Trung cổ Từ năm 1228 đến 1560, Estonia trở thành một phần của Liên bang Livonia, một liên bang lỏng lẻo giữa người Estonia thuộc hệ ngôn ngữ Phần Lan và các dân tộc vùng Baltic. Trong thời gian này, Estonia liên tiếp bị nhiều quốc gia láng giềng xâm chiếm. Estonia đã giữ mình như một vùng đất ngoại đạo trong thời gian dài tại châu Âu. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ XIII, người Đức đã xâm chiếm vùng phía nam Estonia ngày nay trong cuộc Thập tự chinh Phương Bắc và tiến hành truyền bá đạo Cơ đốc. Trong cùng thời gian đó, người Đan Mạch đã xâm chiếm và cai trị miền bắc Estonia và kéo dài cho đến năm 1346. Vào cuối thế kỷ XIII, thành phố Reval (tên cũ của Tallinn, thủ đô ngày nay của Estonia) đã tham gia vào Liên minh Hanse, một liên hiệp kinh tế vùng Baltic. Năm 1343, người dân miền bắc Estonia và đảo Saaremaa đã nổi dậy chống lại sự cai trị của người Đức nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt. Bên cạnh Đức và Đan Mạch, Estonia còn bị xâm chiếm bởi Đế chế Nga vào những năm 1481 và 1558 nhưng những nỗ lực này của người Nga đều không thành công. Estonia trong cuộc Cải cách Kháng cách Cải cách Kháng Cách được bắt đầu vào năm 1517 đã gây ra một sự thay đổi lớn tại khu vực Baltic. Tại Liên bang Livonia, những ý tưởng của cuộc Cải cách Kháng cách nhanh chóng lan rộng trong những năm 1520. Những sự thay đổi lớn đã diễn ra trên các mặt ngôn ngữ, giáo dục, tôn giáo và chính trị của vùng đất này. Từ thời điểm đó, những nghi lễ nhà thờ phức tạp bằng tiếng Latin trước kia đã được thay thế bằng ngôn ngữ bản địa của người dân. Trong cuộc chiến tranh Livonia năm 1561, miền bắc Estonia trở thành một bộ phận của Thụy Điển trong khi miền nam nhanh chóng rơi vào tay Liên bang Ba Lan và Lietuva vào thập niên 1580. Cuối cùng vào năm 1625, toàn bộ lãnh thổ Estonia đã về tay Đế chế Thụy Điển hùng mạnh. Khu vực này được chia làm hai tỉnh: tỉnh Estonia ở miền bắc Estonia ngày nay và tỉnh Livonia gồm miền nam Estonia và miền bắc nước Latvia ngày nay. Năm 1631, vua Gustavus Adolphus của Thụy Điển đã buộc các quý tộc phải trao thêm quyền lợi cho nông dân, dù rằng chế độ nông nô vẫn được duy trì. Dưới sự cai trị của Thụy Điển, năm 1632 xưởng in và trường đại học đầu tiên đã được thành lập tại thành phố Dorpat (tên cũ của thành phố Tartu ngày nay). Estonia trong Đế chế Nga Đại chiến Bắc Âu kết thúc đã dẫn tới việc Thụy Điển để mất Estonia vào tay Đế chế Nga (năm 1710 trên thực tế và năm 1721 chính thức với Hiệp ước Nystad). Đại chiến Bắc Âu đã khiến rất nhiều người Estonia thiệt mạng nhưng dân số của nước này đã dần dần phục hồi lại sau đó. Thời gian đầu, quyền lợi của những người nông dân bị hạn chế nhưng sau đó, nước Nga đã bãi bỏ chế độ nông nô tại tỉnh Estonia vào năm 1816 và tỉnh Livonia vào năm 1819. Đường tới nền cộng hòa Sau khi chế độ nông nô bị bãi bỏ kèm theo đó là cơ hội học hành nhiều hơn đối với những cư dân nói tiếng Estonia, một phong trào vận động dân tộc của Estonia đã phát triển mạnh. Phong trào này phát triển mạnh trong lĩnh vực văn hóa với sự hình thành của nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Những người lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc vận động là Johann Voldemar Jannsen, Jakob Hurt và Carl Robert Jakobson. Thời kỳ này, văn học Estonia phát triển đến đỉnh cao với sự kiện bộ sử thi Kalevipoeg của người Estonia được xuất bản năm 1862. Lễ hội âm nhạc đầu tiên của Estonia được tổ chức vào năm 1869. Trước chính sách Nga hóa của đế chế Nga, vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, cao hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi những người Bolshevik lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918 . Tiếp đó, với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Xô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920). Kết quả là Hiệp định Hòa bình Tartu đã được ký kết vào ngày 2 tháng 2 năm 1920 với việc Liên Xô công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Estonia. Estonia trở thành một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện nhưng vào năm 1934, quốc hội Estonia bị giải tán bởi sự bất mãn của người dân do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và tác động đến nền kinh tế nước này. Năm 1938, Konstantin Päts lên làm tổng thống và cuộc bầu cử quốc hội mới lại được tổ chức tại Estonia. Estonia trong Chiến tranh thế giới thứ hai Hiệp ước Xô-Đức (hay còn gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) được ký kết vào năm 1939 giữa Liên Xô và Đức nhằm phân chia ảnh hưởng của mỗi bên đối với các nước Đông Âu và Baltic, theo đó Đức đồng ý việc Liên Xô đòi hỏi những lãnh thổ mà nước Nga đã mất trong cuộc nội chiến Nga, bao gồm 3 nước Baltic, trong đó có Estonia. Trong 2 năm 1939 và 1940, Đức đã di dân những người Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, Liên Xô tiến vào Estonia, cùng với đó là cả Latvia và Litva. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Xô. Tháng 7 năm 1940, một cuộc bầu cử được tổ chức với kết quả Estonia trở thành một nước cộng hòa xô viết thuộc Liên Xô với tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Estonia. Nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, không công nhận kết quả cuộc bầu cử này và họ cho rằng Liên Xô đã tiến hành những cuộc bầu cử gian lận Ngược lại theo quan điểm của Nga, thì vào thời điểm đó, người dân và chính phủ hợp pháp của Estonia đã tình nguyện gia nhập Liên Xô bởi nhiều người Estonia vốn là người gốc Nga. Theo quan điểm của người Nga thì dân Estonia và người Nga đã có quan hệ lâu bền, cùng thuộc một đất nước là Đế quốc Nga trong hàng trăm năm. Theo RIA Novosti của Nga thì trước năm 1918, vùng Baltic đã không bao giờ tồn tại các quốc gia độc lập: họ đã là một phần của đế chế Nga từ thập niên 1720 trở đi (tức là cùng lúc với việc Scotland và Anh thống nhất để hình thành Vương quốc Anh), và trước đó vùng Baltic thuộc về Thụy Điển và trước đó nữa là các Hiệp sĩ Teutonic. Theo quan điểm của Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ivanov đã tuyên bố: "Nói rằng Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic là vô lý và vô nghĩa. Người ta không thể chiếm một cái gì đó vốn thuộc về anh ta.". Theo nguồn tài liệu từ Nga thì đương thời, Franklin Roosevelt trong trao đổi với Joseph Stalin ngày 01/12/1943 đã công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới cho là các dân tộc của các nước cộng hòa này có một tương lai bấp bênh. Vì vậy, tôi hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ đi vào xem xét yêu cầu này. Cá nhân tôi không có nghi ngờ rằng người dân ở các nước này sẽ bỏ phiếu để gia nhập Liên Xô cũng như cùng nhau như họ đã làm vậy trong những năm 1940... Thực tế là dư luận không biết rõ lịch sử." Mặc dù Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là các nước đồng minh của Liên Xô chống phát xít Đức trong Thế chiến II công nhận chủ quyền tại Cộng hòa Estonia của Liên Xô tại Hội nghị Yalta năm 1945 nhưng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính quyền của các nước phương Tây lại tuyên bố không công nhận việc này. Các quan điểm lịch sử ở Liên Xô mô tả các sự kiện trong năm 1939 và 1940 như sau: Estonia là một tỉnh cũ của Đế quốc Nga. Cộng hòa Xô viết Estonia đã được công bố ngày 29 Tháng 11 năm 1918 nhưng chính quyền này bị quân phản cách mạng và Bạch Vệ tiêu diệt vào năm 1919. Trong tháng 6 năm 1940, Liên Xô đã sáp nhập Estonia là do người lao động lật đổ chế độ "độc tài phát xít" trong nước Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên Xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã chính thức lên án nội dung trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop về việc sáp nhập các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Litva) là bất hợp pháp,. còn chính phủ Nga hiện nay thì phủ nhận hành động của Liên Xô là chiếm đóng Năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Đức Quốc xã nhanh chóng sáp nhập Estonia vào một tỉnh của Đức với tên gọi Ostland. Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu. Nhiều thanh niên Estonia dù không muốn tham gia phe phát xít cũng bị bắt phải tham chiến chống lại Liên Xô Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, 34.000 thanh niên Estonia đã gia nhập Hồng quân Liên Xô chiến đấu chống lại Đức Quốc xã, và chỉ 30% họ sống sót sau chiến tranh. Khoảng 70.000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã (bao gồm cả Waffen-SS). Sự hình thành các đội quân người Estonia trong lực lượng Đức được công bố ngày 28/8 năm 1942 và chính thức thành lập vào năm 1942. Hầu hết trong số họ đã tham gia vào năm 1944, bất chấp lúc đó rõ ràng rằng Đức sẽ không giành chiến thắng trong chiến tranh Ngày 21/9/1944, Ủy ban quốc gia của Cộng hòa Estonia đã cố gắng để thiết lập lại nền độc lập Estonia và yêu cầu quân Đức rời đi và tuyên bố tái lập nền độc lập của đất nước vào ngày 18 tháng 9 năm 1944 Trong Chiến dịch Baltic (1944), Liên Xô đã đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân phương Bắc của Đức. Quân Đức buộc phải rút chạy khỏi Estonia và bị dồn vào Kurland ở Latvia, tại nơi này hơn 300.000 quân Đức đã bị cầm chân cho đến khi Đức quốc xã đầu hàng. Estonia thời hậu chiến Sau khi Estonia được Hồng quân Liên Xô giải phóng (theo quan điểm của Nga và người Estonia gốc Nga) hoặc tái chiếm đóng (theo quan điểm của phương Tây và người Estonia bản địa), nhiều người Estonia đã rời bỏ đất nước sang tị nạn ở Thụy Điển và Phần Lan. Dưới sự cai trị của Joseph Stalin, hàng ngàn người Estonia từng cộng tác với Đức Quốc xã đã bị đưa đi cải tạo lao động tại những vùng xa xôi hẻo lánh của Liên Xô. Sự việc này kéo dài đến khi Stalin chết vào năm 1953. Hơn một nửa số người Estonia bị lưu đày đã chết hoặc định cư tại nơi ở mới, số còn lại chỉ được chấp nhận trở về Estonia vào khoảng đầu thập niên 1960. Sau khi tái chiếm đóng Estonia, hơn 900.000 ha đất đã được Liên Xô quốc hữu hóa và phần lớn đất đã được trao cho người định cư từ Nga mới di chuyển sang. Nền kinh tế kế hoạch được thiết lập tại Estonia. Với vị trí địa lý chiến lược của mình cùng với tình hình Chiến tranh Lạnh càng thêm căng thẳng, nhiều vùng bờ biển và quần đảo tại Estonia đã bị quân sự hóa cao độ và rất ít người được phép sống tại những vùng đó. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn người từ các vùng khác nhau của Liên Xô đã đến Estonia định cư để tiến hành các chính sách công nghiệp hóa đối với vùng đất này. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô bắt đầu gặp những khó khăn về kinh tế và dần dần rơi vào khủng hoảng chính trị. Năm 1987-1989, một cuộc vận động của người dân Estonia đã nổ ra yêu cầu thành lập một chính quyền tự trị tại nước này và cả sự độc lập về mặt kinh tế. Năm 1988, sau các cuộc cải cách ở Liên Xô, những người theo chủ nghĩa dân tộc hoạt động công khai. Năm 1989, hơn hai triệu người Estonia, Latvia và Litva đã nối nhau thành một dải người từ Tallinn đến Vilnius để thể hiện tình đoàn kết của nhân dân ba nước Baltic cùng mong muốn tách khỏi Liên Xô. Cộng hòa Estonia (từ năm 1991 đến nay) Ngày 20 tháng 8 năm 1991, nhân lúc cuộc đảo chính Xô viết diễn ra tại Moskva, Estonia tuyên bố độc lập. Ngay sau đó, Iceland trở thành nước đầu tiên công nhận sự độc lập của Estonia. Và đến ngày 31 tháng 8 năm 1994, đơn vị quân đội cuối cùng của Liên bang Nga đã rời khỏi Estonia. Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, Estonia đã thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Năm 2004, Estonia gia nhập NATO và Liên minh châu Âu - EU. Trong khi đó, mối quan hệ giữa nước này với Nga lại xấu đi nhanh chóng và lên đến căng thẳng cực độ trong vụ Estonia di dời tượng đài Chiến sĩ đồng thiếc. Người Estonia gốc Nga đã vô cùng phẫn nộ và coi đây là một hành động lăng mạ sự hy sinh của hơn 5 vạn chiến sĩ Hồng quân là người Estonia. Việc Estonia di dời tượng đã gây ra những cuộc biểu tình của cộng đồng người gốc Nga, khiến một người chết và hàng trăm người bị bắt. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mô tả quyết định khai quật các ngôi mộ và dỡ bỏ bức tượng Chiến sĩ là "ghê tởm" Tổng thống Nga Putin lên án những người "đang xâm phạm các tượng đài tưởng niệm anh hùng chiến tranh, qua đó lăng mạ chính dân tộc mình và gieo mầm thù hận và nghi ngờ giữa các dân tộc và các nước". Ông Putin không nhắc đến quốc gia cụ thể nào, nhưng bài phát biểu là nhằm nhắc đến việc Estonia mới đây di dời tượng đài chiến sĩ hồng quân ở Tallinn.. Năm 2015, Văn phòng Tổng Công tố của Nga đang thẩm xét lại tính hợp pháp của việc Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết trao nền độc lập cho ba nước Lithuania (Litva), Latvia và Estonia vào thời điểm năm 1991. Đơn kiến nghị của hai nhà lập pháp thuộc đảng Nước Nga Thống nhất của Putin gửi tới các công tố viên cho rằng việc trao nền độc lập cho Lithuania, Latvia và Estonia là bất hợp pháp. Nói với hãng tin Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Keit Pentus-Rosimannus cho rằng "Toàn bộ vấn đề là phi lý về mặt luật pháp. Đây là một ví dụ nữa của tư tưởng đế quốc đang trỗi dậy mà không may đang tồn tại ở Nga." Chính trị Chính phủ Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện gồm ba nhánh là: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp được thực hiện bởi Nghị viện Estonia (Riigikogu), hay còn gọi là Hội đồng Quốc gia. Quốc hội Estonia gồm 101 ghế và được bầu 4 năm một lần. Chính phủ của Estonia thuộc nhánh hành pháp, đứng đầu là thủ tướng Estonia. Chức thủ tướng được đề cử bởi tổng thống và được bầu tại quốc hội. Chính phủ Estonia có tổng cộng 12 bộ trưởng (bao gồm cả thủ tướng). Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng khác phụ trách các bộ chuyên trách, ngoài ra còn có thể chọn thêm tối đa 3 bộ trưởng không phụ trách một bộ nào. Như vậy, số bộ trưởng tối đa trong chính phủ Estonia là 15 bộ trưởng. Tòa án Tối cao Estonia (Riigikohus) phụ trách việc xét xử luật pháp với 19 thẩm phán tối cao. Chức tổng thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ 9 năm và được đề cử bởi tổng thống, thông qua bởi quốc hội. Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có thể dừng thông qua một bộ luật. Chức vụ tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu. Estonia là nước đầu tiên bầu cử chính quyền địa phương qua internet vào năm 2005 và bầu cử quốc hội qua internet vào năm 2007 . Tuy nhiên người dân Estonia vẫn có thể bầu cử theo cách truyền thống nếu họ muốn. Đối ngoại Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, Estonia đã thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Do có những mối quan hệ về lịch sử và văn hóa, người Estonia gần gũi với các nước Bắc Âu như Thụy Điển và Phần Lan hơn là với các nước cùng nằm trong khu vực Baltic như Latvia và Litva. Hiện nay quan hệ kinh tế giữa Estonia với các Bắc Âu ngày càng được đẩy mạnh với hơn 3/4 đầu tư nước ngoài vào Estonia là đến từ các nước Bắc Âu. Sau khi độc lập khỏi nước Nga, hiến pháp của Estonia năm 1992 quy định chỉ có người định cư ở Estonia trước khi Liên Xô xâm lược (1940) mới được coi là người Estonia. Hiện có khoảng 1/3 dân số Estonia gốc Nga di cư sau 1940 trong thời kỳ Xô viết không có quyền công dân. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Estonia và Nga lại khá lạnh nhạt, nhiều lúc lên đến căng thẳng. Những mâu thuẫn chủ yếu giữa hai nước là vấn đề lãnh thổ kể từ sau khi Liên Xô tan rã hay những quan điểm khác nhau giữa hai nước về vấn đề lịch sử trước đây. Người Estonia gốc Bắc Âu coi người Nga là một lực lượng chiếm đóng đất nước họ, trong khi người Estonia gốc Nga và người Nga lại cho rằng họ đã giải phóng Estonia thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi chính quyền Estonia quyết định di dời bức tượng đài chiến sĩ Hồng quân tại thủ đô Tallinn hồi tháng 4 năm 2007 vì lý do tượng đài này "gợi nhớ lại thời kỳ đau thương thời Liên Xô". Tuy nhiên người Estonia gốc Nga đã vô cùng phẫn nộ và coi đây là một hành động thóa mạ lịch sử. Mối quan hệ giữa Estonia với Nga trở nên căng thẳng chưa từng thấy . Phân chia hành chính Toàn bộ đất nước Estonia được chia thành 15 hạt (maakond), đứng đầu bởi một hạt trưởng do chính phủ bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm và đại diện cho chính quyền quốc gia ở cấp địa phương. Sau hạt, Estonia lại được chia tiếp thành 227 khu tự quản, bao gồm các thành phố (linn) và thị trấn (vald). Dưới đây là danh sách các hạt của Estonia: Harju (hạt) (Harjumaa) Hiiu (hạt) (Hiiumaa) Ida-Viru (hạt) (Ida-Virumaa) Järva (hạt) (Järvamaa) Jõgeva (hạt) (Jõgevamaa) Lääne (hạt) (Läänemaa) Laan-Viru (hạt) (Lääne-Virumaa) Pärnu (hạt) (Pärnumaa) Põlva (hạt) (Põlvamaa) Rapla (hạt) (Raplamaa) Saare (hạt) (Saaremaa) Tartu (hạt) (Tartumaa) Valga (hạt) (Valgamaa) Viljandi (hạt) (Viljandimaa) Võru (hạt) (Võrumaa) Địa lý Địa hình Về mặt địa lý, Estonia là một trong 3 nước vùng Baltic cùng với Latvia và Litva, thuộc khu vực Đông Âu. Nhưng theo phân loại của Liên Hợp Quốc thì Estonia lại thuộc vào khu vực Bắc Âu. Nước này có tổng diện tích là 45.226 km², trong đó phần đất là 43.211 km² và phần nước là 2.015 km². Đường bờ biển của Estonia dài tổng cộng 3.794 km, phía bắc giáp với vịnh Phần Lan còn phía tây giáp với biển Baltic. Trên đất liền, Estonia có đường biên giới chung với hai nước Liên bang Nga về phía đông và Latvia về phía nam. Nhìn chung, địa hình của Estonia khá thấp. Độ cao trung bình của Estonia chỉ khoảng 50 m trên mực nước biển. Đồi Suur Munamägi là điểm cao nhất tại Estonia nhưng cũng chỉ cao có 318 m. Giống với nước láng giềng Phần Lan, Estonia cũng có rất nhiều hồ. Trên một diện tích bé nhỏ của nước này có tới 1400 hồ nước khác nhau, đa phần trong số chúng là những hồ nhỏ nhưng cũng có những hồ rất lớn như hồ Peipus, nằm giữa biên giới Estonia và Nga. Đa phần những hồ này được tạo thành sau khi băng rút đi vào cuối Thời kỳ Băng hà. Estonia cũng có rất nhiều sông, chủ yếu là các sông ngắn. Những con sông dài nhất nước này là Võhandu (162 km), Pärnu (144 km) và Põltsamaa (135 km). Bên cạnh đó Estonia cũng có rất nhiều đầm lầy. Bờ biển Estonia có rất nhiều đảo và vịnh. Hai đảo lớn nhất của Estonia là đảo Saaremaa và đảo Hiiumaa được tính là hai trong số 15 tỉnh của nước này. Estonia là một nước khá nghèo về khoáng sản. Các tài nguyên thiên nhiên chính của nước này chủ yếu bao gồm đá phiến dầu và đá vôi. Bên cạnh đó, rừng ôn đới cũng che phủ một phần lớn diện tích của Estonia, tới 51%. Khí hậu Estonia thuộc khu vực ôn đới gần lên đến hàn đới. Vị trí Estonia cũng là vùng đệm, chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Estonia (và phần lớn các nước Bắc Âu nói chung) có khí hậu điều hòa bởi dòng Hải lưu Gulf Stream thổi lên nên có nhiệt độ cao hơn so với những nước trong khu vực cùng vĩ độ trên thế giới. Biển Baltic cũng tác động đến khí hậu vùng ven biển, khác vùng nằm sâu trong nội địa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Estonia là 5 °C. Về mùa đông, thời tiết khá lạnh những cũng không đến nỗi quá gay gắt. Nhiệt độ trung bình tháng 2, tháng lạnh nhất trong năm là khoảng -5,2 °C. Mùa hè thời tiết thường dịu mát. Nhiệt độ trung bình tháng 7, tháng nóng nhất trong năm là khoảng 18 °C . Do chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf Stream nước ấm và vị trí gần biển, Estonia có lượng mưa khá cao. Mỗi năm thông thường có từ 160 đến 190 ngày mưa. Tuyết thường rơi dày nhất tại vùng đông nam Estonia, kéo dài từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 3. Mùa tuyết tan cũng là mùa lũ mùa xuân. Kinh tế Estonia là nước có nền kinh tế thị trường và là một trong những nước có mức thu nhập đầu người cao hơn mức trung bình ở Đông Âu và vùng Baltic. Tính đến năm 2016, GDP của Estonia đạt 23.476 USD, đứng thứ 105 thế giới và đứng thứ 34 châu Âu. Chính phủ tiến hành các cải cách kinh tế thuận lợi do đó Estonia là nước đầu tiên trong các nước thuộc Liên Xô cũ thoát khỏi khủng hoảng, từ năm 1994 luôn có tăng trưởng kinh tế. Sau khi gia nhập EU nhờ thực hiện chính sách kinh tế thị trường tự do, chính sách tài chính thích hợp, ngân sách cân bằng và nợ công rất thấp và được sự hỗ trợ của phương Tây nên nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển nhanh, tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8% (2004-2007). Tuy nhiên từ giữa năm 2008 đến đầu 2010, do tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu, GDP năm 2008 giảm 3,6%, năm 2009 GDP giảm 14,1%, thất nghiệp tăng 13,8%, lạm phát 11% (cao nhất trong EU). Năm 2010, kinh tế có dấu hiệu phục hồi: Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2011 đã có hơn 14 nghìn công ty mới được đăng ký ở Estonia, cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2008. Ngành công nghiệp công nghệ cao giờ đây chiếm tỷ trọng 15% GDP nước này. Estonia cũng là một trong những nước có tốc độ đường truyền băng thông rộng nhanh nhất thế giới và giữ kỷ lục thế giới về số doanh nghiệp trên đầu người. Toàn bộ 1,3 triệu công dân của quốc gia này trả tiền đỗ xe qua điện thoại di động và có các hồ sơ sức khỏe được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây. 95% dân số nước này thực hiện việc kê khai hoàn thuế thu nhập hằng năm qua mạng và việc này chỉ mất khoảng năm phút. Việc đăng ký thành lập một doanh nghiệp cũng chỉ mất 5 phút thao tác qua dịch vụ chính phủ điện tử. GDP tăng 1,6% (dự kiến 2016), tỷ lệ thất nghiệp còn cao - 13,5%, tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng) - 2,4%, nợ công - 7,7% GDP, nợ ngoài nước - 25,13 tỷ USD (2009 - 25,56 tỷ đôla). Estonia gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tháng 5 năm 2010, gia nhập khu vực đồng euro từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Estonia có những thế mạnh: điện tử - viễn thông, chi phí nhân công rẻ trình độ chuyên môn cao, chi phí về nguyên liệu, dịch vụ viễn thông và vận tải, chi phí thuê văn phòng, nhà xưởng thấp hơn các nước khác trong khu vực, Các ngành công nghiệp chủ yếu: máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, gỗ, hàng dệt may và dịch vụ. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp năm 2010 là 10%. Các ngành nông nghiệp chủ yếu: ngũ cốc, khoai tây, rau, chăn nuôi và sản phẩm sữa, cá. GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 3.7%, công nghiệp: 30.2% dịch vụ: 66.1% Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: nông nghiệp: 4.2%, công nghiệp: 20.2%, dịch vụ: 75.6% Thương mại Năm 2010, xuất khẩu đạt 10,77 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chính: máy móc, thiết bị điện - 21%, gỗ và sản phẩm gỗ - 9%, kim loại - 9%, đồ nội thất - 7%, xe cộ và phụ tùng - 5%, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống - 4%, dệt may - 4%, chất dẻo -3%. Đối tác xuất khẩu chính: Phần Lan -18,57%, Thụy Điển - 12,52%, Latvia - 9,51%, Nga - 9,33%, Đức - 6,09%, Litva - 4,76%, Mỹ - 4,26%. Nhập khẩu đạt 11,520 USD. Mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc, thiết bị điện - 22%, nhiên liệu khoáng sản - 18%, sản phẩm hóa chất - 3%, thực phẩm - 6%, chất dẻo - 6%, dệt may - 5%. Đối tác nhập khẩu chính: Phần Lan -14,52%, Litva - 10,84%, Latvia -10,47%, Đức - 10,33%, Nga - 8,59%, Thụy Điển - 8,34%, Ba Lan - 5,63%. Đầu tư Do chính sách đầu tư cởi mở, đối xử nhà đầu tư nước ngoài như trong nước nên đã thu hút được khá nhiều vốn đầu tư. Đầu tư (tổng cố định): 22,5% GDP (2010). Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 17,530 tỷ USD (2010). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: 7,134 tỷ USD (2010). Tôn giáo Hiến pháp Estonia bảo đảm tự do tôn giáo, tách riêng nhà thờ và nhà nước, và các quyền cá nhân riêng tư của tín ngưỡng và tôn giáo. Theo Viện truyền thông Dentsu Inc, Estonia là một trong những nước vô thần nhất trên thế giới, với 75,7% dân số tự xưng là không theo tôn giáo nào. Các cuộc điều tra năm 2005 cho thấy chỉ có 16% dân số Estonia tuyên xưng niềm tin vào một vị thần, niềm tin thấp nhất của tất cả các nước được nghiên cứu. Các giáo phái tôn giáo lớn nhất trong nước là Giáo hội Luther, có 152.000 tín hữu chiếm 14,8% dân số, chủ yếu là người Estonia. Và 143.000 tín hữu của Chính Thống giáo, chủ yếu là cộng đồng thiểu số người Nga. Theo điều tra dân số năm 2000, có khoảng 152.000 tín đồ thuộc Giáo hội Luther, 143.000 tín đồ Chính thống giáo, 5.000 người thuộc Công giáo La Mã, 4,268 người theo Nhân chứng Jehovah, [178] và 1.000 tín đồ của đạo Taaraism hoặc Maausk. Cộng đồng Do Thái giáo có dân số ước tính khoảng 1.900. Khoảng 68.000 người tự coi mình là người vô thần. Đất nước này đã Kitô hóa bởi các Hiệp sĩ Teuton trong thế kỷ XIII. Trong thời Cải Cách, đạo Tin Lành lan rộng, và nhà thờ Luther đã chính thức được thành lập ở Estonia năm 1686. Nhiều người Estonia tuyên xưng không được đặc biệt theo tôn giáo nào, bởi vì luật tôn giáo thông qua vào thế kỷ XIX gắn liền với quy luật phong kiến ​​Đức. Chú thích Xem thêm Liên Xô Liên kết ngoài Thông tin về Estonia Thông tin về Estonia trên BBC Thông tin lịch sử, địa lý Estonia Tìm hiểu về Estonia Du lịch Estonia Thông tin du lịch Estonia trên Longly Planet Quốc gia Bắc Âu Quốc gia thành viên NATO Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh Địa Trung Hải Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc Cộng hòa Quốc gia châu Âu
10709
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng%20nh%E1%BA%ADn%20xu%E1%BA%A5t%20x%E1%BB%A9%20m%E1%BA%ABu%20A
Chứng nhận xuất xứ mẫu A
Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển. Danh sách các quốc gia chấp nhận C/O form A Dưới đây là danh sách các quốc gia chấp nhận C/O form A trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Mục đích Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Phát hành Việc phát hành chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở khai báo của các nhà xuất khẩu và đơn xin cấp của họ. Các khai báo của nhà xuất khẩu phải cho thấy quốc gia nhập khẩu thuộc về danh sách nói trên, nếu không cần phải sử dụng chứng nhận xuất xứ mẫu khác. Thông thường, chứng nhận này do các Phòng thương mại và công nghiệp cấp với một lệ phí nhỏ. Tại Việt Nam, hiện nay một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường của Liên minh châu Âu cần có thêm giấy phép xuất khẩu (Export License) nên chứng nhận xuất xứ mẫu A khi đó do các phòng giấy phép xuất nhập khẩu các khu vực cấp. Các khai báo Mục 1: Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà xuất khẩu Mục 2: Tên và địa chỉ đầy đủ của người được ủy thác nhận hàng hóa. Mục 3: Phương tiện vận tải và hành trình của lô hàng (càng chi tiết càng tốt), thông thường có dẫn chiếu tới vận đơn. Mục 4: Dành cho cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (có thể để trống hoặc đóng dấu RETROSPECTIVELY (cấp muộn) trong trường hợp chứng nhận xuất xứ được cấp sau ngày vận đơn một khoảng thời gian dài, thường là sau từ 1 -2 tuần. Mục 5: Số thứ tự của các mặt hàng xin cấp chứng nhận xuất xứ. Mục 6: Nhãn, mác vận chuyển và số lượng kiện hàng theo từng loại mặt hàng. Mục 7: Mô tả chung về hàng hóa, số lượng và chủng loại kiện hàng. Mục 8: Ghi tiêu chuẩn xuất xứ. Cụ thể như sau: Nếu toàn bộ sản phẩm hàng hóa có 100% nguyên liệu đầu vào và được sản xuất tại một quốc gia duy nhất thì ghi chữ "P", riêng xuất vào Úc và New Zealand thì có thể để trống. Nếu hàng hóa được gia công, chế biến và định hình cuối cùng từ một quốc gia, còn nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu thì: Đối với nước nhập khẩu là Mỹ, ghi chữ "Y" nếu giao hàng trực tiếp từ nước xuất khẩu và ghi "Z" nếu việc giao hàng không trực tiếp (thông qua nước thứ ba), kèm theo là tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị của nguyên phụ liệu nội địa và các chi phí về nhân công trên cơ sở giá giao hàng EXW. Ví dụ "Y" 35% hay "Z" 49%. Nước nhập khẩu là Canada: Nếu hàng hóa được gia công hay chế biến từ các nước đang phát triển thì ghi "G", còn lại thì ghi "F". Nước nhập khẩu là Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ và 15 nước thuộc Liên minh châu Âu trước khi mở rộng thêm 10 quốc gia mới: Ghi chữ "W" và sau đó là mã số của hàng hóa theo quy định trong Harmonized Commodity Description and coding System (HS code) ở mức 4 chữ số đầu tiên (mã đầy đủ là 8 số). Ví dụ "W"96.18 (có thể ghi là W-9618). Nước nhập khẩu là Bulgari, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Nga, Slovakia: Ghi là "Y" cộng với số phần trăm giá trị của nguyên liệu nhập khẩu trên cơ sở giá FOB nếu hàng hóa được gia công chế biến một phần tại nước xuất khẩu (nguyên liệu chưa qua gia công chế biến được nhập khẩu một phần). ví dụ "Y"45%. Trong trường hợp hàng hóa được gia công chế biến qua nhiều công đoạn tại nhiều nước đang phát triển khác nhau thì ghi "Pk". Nước nhập khẩu là Úc và New Zealand: Không cần ghi gì. Mục 9: Ghi trọng lượng tổng thể hay các loại đơn vị tính khác. Mục 10: Ghi ngày và số của hóa đơn bán hàng. Mục 11: Xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng năm cấp, chữ ký và dấu). Mục 12: Ghi nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, ngày tháng năm xin cấp, chữ ký và dấu của nhà xuất khẩu. Ghi chú Đối với Úc, NewZealand: Chứng nhận xuất xứ mẫu A không phải là một yêu cầu bắt buộc. Đối với Mỹ, thông thường nên khai báo trước các chi tiết về hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để hải quan Mỹ xem xét, tránh các trường hợp bị từ chối nhập khẩu. Chứng nhận xuất xứ mẫu A cũng không phải là một yêu cầu bắt buộc. Xem thêm Chứng nhận xuất xứ Chứng nhận xuất xứ mẫu B Chứng nhận xuất xứ mẫu D Chứng nhận xuất xứ mẫu E Tham khảo Thương mại quốc tế Chứng từ thanh toán
10714
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20gi%C3%A1c
Hàm lượng giác
Trong toán học nói chung và lượng giác học nói riêng, các hàm lượng giác là các hàm toán học của góc, được dùng khi nghiên cứu tam giác và các hiện tượng có tính chất tuần hoàn. Các hàm lượng giác của một góc thường được định nghĩa bởi tỷ lệ chiều dài hai cạnh của tam giác vuông chứa góc đó, hoặc tỷ lệ chiều dài giữa các đoạn thẳng nối các điểm đặc biệt trên vòng tròn đơn vị. Những định nghĩa hiện đại hơn thường coi các hàm lượng giác là chuỗi số vô hạn hoặc là nghiệm của một số phương trình vi phân, điều này cho phép hàm lượng giác có thể có đối số là một số thực hay một số phức bất kì. Các hàm lượng giác không phải là các hàm số đại số và có thể xếp vào loại hàm số siêu việt. Các hàm lượng giác cơ bản Ngày nay, chúng ta thường làm việc với sáu hàm lượng giác cơ bản, được liệt kê trong bảng dưới, kèm theo liên hệ toán học giữa các hàm. Trong lịch sử, một số hàm lượng giác khác đã được nhắc đến, nhưng nay ít dùng là: Xem thêm bài đẳng thức lượng giác để biết thêm rất nhiều liên hệ khác nữa giữa các hàm lượng giác. Lịch sử Những nghiên cứu một cách hệ thống và việc lập bảng tính các hàm lượng giác được cho là thực hiện lần đầu bởi Hipparchus ở Nicaea (180-125 TCN), người đã lập bảng tính độ dài của các cung tròn (có giá trị bằng góc, A, nhân với bán kính, r) và chiều dài của dây cung tương ứng (2r sin(A/2)). Sau đó, Ptolemy (thế kỷ II) tiếp tục phát triển công trình trên trong quyển Almagest, tìm ra công thức cộng và trừ cho sin(A + B) và cos(A + B). Ptolemy cũng đã suy diễn ra được công thức nửa-góc sin(A/2)2 = (1 − cos(A))/2, cho phép ông lập bảng tính với bất cứ độ chính xác cần thiết nào. Những bảng tính của Hipparchus và Ptolemy nay đã bị thất truyền. Các phát triển về lượng giác tiếp theo diễn ra ở Ấn Độ, trong công trình Siddhantas (khoảng thế kỷ IV–V), định nghĩa hàm sin theo nửa góc và nửa dây cung. Quyển Siddhantas cũng chứa bảng tính hàm sin cổ nhất còn tồn tại đến nay (cùng với các giá trị 1 − cos), cho các góc có giá trị từ 0 đến 90 độ cách nhau 3.75 độ. Công trình Ấn giáo này sau đó được dịch và phát triển thêm bởi người Ả Rập. Đến thế kỷ X, người Ả Rập đã dùng cả sáu hàm lượng giác cơ bản (trong tác phẩm Abu'l-Wefa), với các bảng tính hàm sin cho các góc cách nhau 0.25 độ, với độ chính xác đến 8 chữ số thập phân sau dấu phẩy, và bảng tính hàm tan. Từ sin mà ngày nay ta dùng xuất phát từ chữ La tinh sinus ("vịnh" hay "gập"), dịch nhầm từ chữ Phạn jiva (hay jya). Jiva (vốn được đọc đầy đủ là ardha-jiva, "nửa-dây cung", trong quyển Aryabhatiya thế kỷ VI) được chuyển tự sang tiếng Ả Rập là jiba (جب), nhưng bị nhầm thành từ khác, jaib (جب) ("vịnh"), bởi các dịch giả ở châu Âu như Robert ở Chester và Gherardo ở Cremona trong quyển Toledo (thế kỷ XII). Sự nhầm lẫn này có thể là do jiba (جب) và jaib (جب) được viết giống nhau trong tiếng Ả Rập (đa số nguyên âm bị lược bỏ trong bảng chữ cái Ả Rập). Các công trình đầu tiên này về các hàm lượng giác đều được phát triển trong nghiên cứu thiên văn. Có lẽ quyển sách đầu tiên chỉ tập trung nghiên cứu về lượng giác là De triangulis omnimodus (1464) và Tabulae directionum của Regiomontanus (1436–1476). Quyển Tabulae directionum nói về hàm tang. Quyển Opus palatinum de triangulis của Rheticus, một học trò của Copernicus, là quyển sách đầu tiên định nghĩa các hàm lượng giác bằng tam giác vuông thay vì dùng vòng tròn đơn vị, kèm theo bảng tính 6 hàm lượng giác cơ bản. Công trình này được hoàn thiện bởi học trò của Rheticus là Valentin Otho năm 1596. Quyển Introductio in analysin infinitorum (1748) của Euler tập trung miêu tả cách tiếp cận giải tích đến các hàm lượng giác, định nghĩa chúng theo các chuỗi vô tận và giới thiệu "Công thức Euler" eix = cos(x) + i sin(x). Euler đã dùng các ký hiệu viết tắt sin., cos., tang., cot., sec., và cosec. giống ngày nay. Định nghĩa bằng tam giác vuông Có thể định nghĩa các hàm lượng giác của góc A, bằng việc dựng nên một tam giác vuông chứa góc A. Trong tam giác vuông này, các cạnh được đặt tên như sau: Cạnh huyền là cạnh đối diện với góc vuông, là cạnh dài nhất của tam giác vuông, h trên hình vẽ. Cạnh đối là cạnh đối diện với góc A, a trên hình vẽ. Cạnh kề là cạnh nối giữa góc A và góc vuông, b trên hình vẽ. Dùng hình học Ơclit, tổng các góc trong tam giác là pi radian (hay 180⁰). Khi đó: Định nghĩa bằng vòng tròn đơn vị Các hàm lượng giác cũng có thể được định nghĩa bằng vòng tròn đơn vị, một vòng tròn có bán kính bằng 1 và tâm trùng với tâm của hệ tọa độ. Định nghĩa dùng vòng tròn đơn vị thực ra cũng dựa vào tam giác vuông, nhưng chúng có thể định nghĩa cho các mọi góc là số thực, chứ không chỉ giới hạn giữa 0 và Pi/2 radian. Các góc lớn hơn 2π hay nhỏ hơn −2π quay vòng trên đường tròn. Dùng đại số Vòng tròn đơn vị là mọi điểm (x, y) trên mặt phẳng của hình học phẳng thỏa mãn: x2 + y2 = 1 Gọi góc θ là góc giữa đường thẳng nối tâm hệ tọa độ và điểm (x,y) trên vòng tròn và chiều dương của trục x của hệ tọa độ x-y, các hàm lượng giác có thể được định nghĩa là: Khi các góc quay trên vòng tròn, hàm sin, cos, sec và csc trở nên hàm tuần hoàn với chu kỳ 2π radian hay 360 độ: Ở đây θ là góc, một số thực bất kỳ; k là một số nguyên bất kỳ. Tan và Cot tuần hoàn với chu kỳ π radian hay 180 độ. Dùng hình học Hình vẽ bên cho thấy định nghĩa bằng hình học về các hàm lượng giác cho góc bất kỳ trên vòng tròn đơn vị tâm O. Với θ là nửa cung AB: Theo hình vẽ, dễ thấy sec và tang sẽ phân kỳ khi θ tiến tới π/2 (90 độ), csc và cot phân kỳ khi θ tiến tới 0. Nhiều cách xây dựng tương tự có thể được thực hiện trên vòng tròn đơn vị, và các tính chất của các hàm lượng giác có thể được chứng minh bằng hình học. Định nghĩa bằng chuỗi Dùng hình học và các tính chất của giới hạn hàm số, có thể chứng minh rằng đạo hàm của hàm sin là hàm cos và đạo hàm của hàm cos là trái dấu của hàm sin. Có thể dùng chuỗi Taylor để phân tích hàm sin và cos ra chuỗi, cho mọi góc x đo bằng giá trị radian thực. Từ hai hàm này có thể suy ra chuỗi của các hàm lượng dạng còn lại. Các đẳng thức bên dưới đây cho biết chuỗi Taylor của các hàm lượng giác. Chúng có thể dùng làm định nghĩa cho hàm lượng giác. Chúng được dùng trong nhiều ứng dụng, như chuỗi Fourier), vì lý thuyết của chuỗi vô hạn có thể được xây dựng từ nền tảng hệ thống số thực, độc lập với hình học. Các tính chất như khả vi hay liên tục có thể được chứng minh chỉ từ định nghĩa bằng chuỗi. Trong bảng dưới, quy ước: En là số Euler thứ n Un là số lên/xuống thứ n Trên trường số phức Từ định nghĩa bằng gì đó có thể chứng minh rằng các hàm sin và cos là phần ảo và phần thực của hàm mũ của số ảo: Với i là đơn vị ảo, căn bậc hai của -1. Liên hệ này được phát hiện lần đầu bởi Euler và công thức này đã được gọi là công thức Euler. Trong giải tích phức, nếu vẽ vòng tròn đơn vị trên mặt phẳng phức, gồm các điểm z = eix, các mối liên hệ giữa số phức và lượng giác trở nên rõ ràng. Ví dụ như các quá trình miêu tả bởi hàm mũ phức có tính chất tuần hoàn. Công thức trên cũng cho phép mở rộng hàm lượng giác ra cho biến phức z: Trong trường hợp đặc biệt, z = x, một số thực Định nghĩa bằng phương trình vi phân Cả hai hàm sin và cos thỏa mãn phương trình vi phân Các hàm này là các hàm trái dấu của vi phân bậc hai của chúng. Trong không gian vectơ hai chiều V chứa tất cả các nghiệm của phương trình vi phân trên, sin là hàm duy nhất thỏa mãn điều kiện biên y(0) = 0 và y′(0) = 1, còn cos là hàm duy nhất thỏa mãn điều kiện biên y(0) = 1 và y′(0) = 0. Hai hàm này lại độc lập tuyến tính trong V, chúng tạo thành hệ cơ sở cho V. Thực tế cách định nghĩa này tương đương với việc dùng công thức Euler. Phương trình vi phân không chỉ có thể được dùng để định nghĩa sin và cos mà còn có thể được dùng để chứng minh các đẳng thức lượng giác cho các hàm này. Hàm tan là nghiệm duy nhất của phương trình vi phân phi tuyến sau: với điều kiện biên y(0) = 0. Xem cho một chứng minh của công thức này. Các phương trình trên chỉ đúng khi biến số trong các hàm lượng giác là radian. Nếu dùng đơn vị đo góc khác, biến số thay đổi bằng qua một nhân tử k. Ví dụ, nếu x được tính bằng độ, k sẽ là: Lúc đó: và vi phân của hàm sin bị thay đổi cùng nhân tử này: . Nghĩa là hàm sẽ phải thỏa mãn: Ví dụ trên cho hàm sin, điều tương tự cũng xảy ra cho hàm lượng giác khác. Các định nghĩa khác Hàm sin và cos, và các hàm lượng giác khác suy ra từ hai hàm này, có thể được định nghĩa là hàm sin và cos trong định lý sau: Tồn tại duy nhất cặp hàm sin và cos trên trường số thực thỏa mãn: sin2(x) + cos2(x) = 1 sin(x+y) = sin(x)cos(y) + cos(x)sin(y) cos(x+y) = cos(x)cos(y) - sin(x)sin(y) 0 < xcos(x) < sin(x) < x với mọi 0 < x < 1 Ở đây . Miền xác định và miền giá trị Các hàm số lượng giác trên trường số thực có miền xác định và miền giá trị được tổng kết trong bảng sau: Phương pháp tính Việc tính giá trị số cho các hàm lượng giác là bài toán phức tạp. Ngày nay, đa số mọi người có thể dùng máy tính hay máy tính bỏ túi khoa học để tính giá trị các hàm này. Dưới đây trình bày việc dùng bảng tính trong lịch sử để tra giá trị các hàm lượng giác, kỹ thuật tính ngày nay trong máy tính, và một số giá trị chính xác dễ nhớ. Trước hết, việc tính giá trị các hàm lượng giác chỉ cần tập trung vào các góc nằm, ví dụ, từ 0 đến π/2, vì giá trị của các hàm lượng giác ở các góc khác đều có thể được suy ra bằng tính chất tuần hoàn và đối xứng của các hàm. Trước khi có máy tính, người ta thường tìm giá trị hàm lượng giác bằng cách nội suy từ một bảng tính sẵn, có độ chính xác tới nhiều chữ số thập phân. Các bảng tính này thường được xây dựng bằng cách sử dụng các công thức lượng giác, như công thức chia đôi góc, hay công thức cộng góc, bắt đầu từ một vài giá trị chính xác (như sin(π/2)=1). Các máy tính hiện đại dùng nhiều kỹ thuật khác nhau (Kantabutra, 1996). Một phương pháp phổ biến, đặc biệt cho các máy tính có các bộ tính số thập phân, là kết hợp xấp xỉ đa thức (ví dụ chuỗi Taylor hữu hạn hoặc hàm hữu tỉ) với các bảng tính sẵn — đầu tiên, máy tính tìm đến giá trị tính sẵn trong bảng nhỏ cho góc nằm gần góc cần tính nhất, rồi dùng đa thức để sửa giá trị trong bảng về giá trị chính xác hơn. Trên các phần cứng không có bộ số học và lô gíc, có thể dùng thuật toán CORDIC (hoặc các kỹ thuật tương tự) để tính hiệu quả hơn, vì thuật toán này chỉ dùng toán tử chuyển vị và phép cộng. Các phương pháp này đều thường được lắp sẵn trong các phần cứng máy tính để tăng tốc độ xử lý. Đối với các góc đặc biệt, giá trị các hàm lượng giác có thể được tính bằng giấy và bút dựa vào định lý Pytago. Ví dụ như sin, cos và tang của các góc là bội của π/60 radian (3 độ) có thể tính được chính xác bằng giấy bút. Một ví dụ đơn giản là tam giác vuông cân với các góc nhọn bằng π/4 radian (45 độ). Cạnh kề b bằng cạnh đối a và có thể đặt a = b = 1. Sin, cos và tang của π/4 radian (45 độ) có thể tính bằng định lý Pytago như sau: Nên: Một ví dụ khác là tìm giá trị hàm lượng giác của π/3 radian (60 độ) và π/6 radian (30 độ), có thể bắt đầu với tam giác đều có các cạnh bằng 1. Cả ba góc của tam giác bằng π/3 radian (60 độ). Chia đôi tam giác này thành hai tam giác vuông có góc nhọn π/6 radian (30 độ) và π/3 radian (60 độ). Mỗi tam giác vuông có cạnh ngắn nhất là 1/2, cạnh huyền bằng 1 và cạnh còn lại bằng (√3)/2. Như vậy: Hàm lượng giác ngược Các hàm lượng giác tuần hoàn, do vậy để tìm hàm ngược, cần giới hạn miền của hàm. Dươi đây là định nghĩa các hàm lượng giác ngược: Các hàm ngược được ký hiệu là arcsin và arccos Các hàm lượng giác ngược cũng có thể được định nghĩa bằng chuỗi vô hạn: Chúng cũng có thể được định nghĩa thông qua các biểu thức sau, dựa vào tính chất chúng là đạo hàm của các hàm khác. Công thức trên cho phép mở rộng hàm lượng giác ngược ra cho các biến phức: Một số đẳng thức Xem thêm Đẳng thức lượng giác Xem thêm Danh sách tích phân với hàm lượng giác, Danh sách tích phân với hàm lượng giác ngược Tính chất và ứng dụng Các hàm lượng giác có vị trí quan trọng trong lượng giác học. Bên ngoài lượng giác học, tính tuần hoàn của chúng có ích cho việc mô phỏng các chuyển động sóng như sóng điện từ hay âm thanh. Mọi tín hiệu đều có thể được phân tích thành tổng (vô hạn) của các hàm sin và cos ứng với nhiều tần số; đây là ý tưởng chủ đạo của phân tích Fourier, dùng để giải quyết các bài toán điều kiện biên và phương trình đạo hàm riêng. Các tính chất quan trọng nhất của các hàm lượng giác trong lượng giác học được thể hiện ở ba định lý: Định lý sin Định lý sin phát biểu cho bất kỳ một tam giác nào: Có thể chứng minh định lý này bằng cách chia đôi tam giác thành hai tam giác vuông, rồi dùng định nghĩa của hàm sin. (sinA)/a là nghịch đảo của đường kính đường tròn đi qua ba điểm A, B và C. Định lý sin có thể dùng để tính độ dài của một cạnh khi đã biết độ dài hai cạnh còn lại của tam giác. Đây là bài toán hay gặp trong kỹ thuật tam giác, một kỹ thuật dùng để đo khoảng cách dựa vào việc đo các góc và các khoảng cách dễ đo khác. Định lý cos Định lý cos là một kết quả mở rộng của định lý Pytago: Định lý này cũng có thể được chứng minh bằng việc chia tam giác thành hai tam giác vuông. Định lý này có thể được dùng để tìm các dữ liệu chưa biết về một tam giác nếu đã biết độ lớn hai cạnh và một góc. Nếu góc trong biểu thức không được quy ước rõ ràng, ví dụ nhỏ hơn 90°, thì sẽ có hai tam giác thỏa mãn định lý cos, ứng với hai góc C nằm trong khoảng từ 0 đến 180°Cùng cho một giá trị cos C Định lý tan Định lý tan phát biểu là: Tham khảo (bằng tiếng Anh) Carl B. Boyer, A History of Mathematics, 2nd ed. (Wiley, New York, 1991). Eli Maor, Trigonometric Delights (Princeton Univ. Press, 1998). "Trigonometric functions ", MacTutor History of Mathematics Archive. Tristan Needham, Visual Complex Analysis, (Oxford University Press, 2000), ISBN 0198534469 Book website Vitit Kantabutra, "On hardware for computing exponential and trigonometric functions," IEEE Trans. Computers 45 (3), 328-339 (1996). Xem thêm Hàm hypebolic Định lý Pytago Đẳng thức lượng giác Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Khóa học lượng giác của Dave dùng các ứng dụng Java để mô tả các tính chất của hàm lượng giác. Vẽ đồ thị hàm số hoàn toàn bằng Javascript. Chạy trên hầu hết các trình duyệt hiện đại. Công thức tính liên quan đến cos . Góc Lượng giác Lượng giác Lượng giác Tỷ lệ Số không thứ nguyên
10716
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i%20c%C3%A1ch%20Kh%C3%A1ng%20ngh%E1%BB%8B
Cải cách Kháng nghị
Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) hay Cải chính Tin Lành là cuộc cải cách tôn giáo khởi xướng bởi Martin Luther và được tiếp nối bởi Jean Calvin, Huldrych Zwingli, Jacobus Arminius và những người khác tại châu Âu thế kỷ 16. Với ý định ban đầu là nhằm cải cách Giáo hội Công giáo Rôma, phong trào thường được coi là bắt đầu với 95 luận đề của Martin Luther và kết thúc với Hòa ước Westphalia năm 1648. Khi ấy, nhiều người ở châu Âu bất bình về những điều họ cho là các giáo lý giả mạo và những lạm dụng phổ biến trong giáo hội, nhất là việc mua bán phép ân xá (indulgence). Một hiện tượng khác gây bất mãn không kém là việc buôn bán chức thánh, cũng như tình trạng thối nát trong giáo triều Công giáo Roma (Vatican). Đối với nhiều người, sự băng hoại này là cố tật của cả hệ thống, ngay cả ở vị trí các Giáo hoàng. Ngày 31 tháng 10 năm 1517, tại Sachsen (thuộc nước Đức ngày nay), Martin Luther treo 95 Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg (đây là chỗ được dùng để treo các thông báo của viện đại học) kêu gọi mở các cuộc tranh luận về các vấn đề của giáo hội. 95 luận đề của Luther trình bày các luận điểm phê phán giáo hội và Giáo hoàng, tập chú vào việc bán phép ân xá, và quan điểm của giáo hội về Luyện ngục. Trước Luther đã có những người lên tiếng đòi cải cách như Pierre Vaudès, John Wycliffe và Jan Hus. Nhiều nhân vật khác tiếp bước phong trào cải cách tuy quan điểm có khác biệt nhất định với Luther, như Huldrych Zwingli, Jean Calvin và Jacobus Arminius. Nhìn chung, những giáo lý của giáo hội mà những người chủ trương cải cách muốn thay đổi là luyện ngục, sự sùng kính Maria, việc các thánh cầu bầu và được tôn kính, hầu hết các bí tích, luật độc thân giáo sĩ, và thẩm quyền của Giáo hoàng. Giáo hội Công giáo thời đó đã phản ứng bằng cách tiến hành chiến dịch chấn hưng Công giáo và phản đối Kháng Cách, do Công đồng Trent khởi xướng và được Dòng Tên thực thi triệt để. Nhìn chung, Bắc Âu, ngoại trừ Ireland và một vài nơi thuộc Anh Quốc, tiếp nhận đức tin Kháng Cách, Nam Âu duy trì truyền thống Công giáo Rôma, trong khi tranh chấp quyết liệt dẫn đến những cuộc chiến diễn ra ở Trung Âu. Trong số các giáo phái phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị, quan trọng nhất là các Giáo hội Lutheran (phần lớn ở Đức, vùng Nordic và Baltic), các Giáo hội Cải cách (hay Calvinist, hầu hết ở Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan, Hungary, và Scotland), và Anh giáo. Bên cạnh đó cũng tồn tại các phong trào như Anabaptist được gọi chung là Cải cách Triệt để. Khởi nguyên Tình trạng bất ổn, vốn âm ỉ bên trong giáo hội và đế quốc, được đẩy lên đỉnh điểm khi xảy ra việc dời ngai Giáo hoàng về Avignon, Pháp (1308-1378), và sự tranh chấp thẩm quyền giữa hai triều Giáo hoàng tồn tại song song (1378-1416) gây ra các cuộc chiến giữa các vương hầu, những cuộc nổi dậy của nông dân, và sự quan ngại ngày càng lan rộng về tình trạng thối nát của hệ thống tu viện. Chủ nghĩa dân tộc mới xuất hiện bắt đầu thách thức tính đồng nhất của thế giới đại đồng của thời kỳ trung cổ lúc bấy giờ. Một trong những luận điểm cấp tiến và gay gắt nhất đến từ John Wycliffe thuộc Đại học Oxford, sau đó là từ Jan Hus thuộc Đại học Karl ở Praha. Giáo hội Công giáo Rô-ma kết thúc cuộc tranh luận tại Công đồng Constance (1414-1418) với án lệnh xử tử Jan Hus trên giàn hoả thiêu (dù Hus được lời hứa bảo đảm an toàn tính mạng khi đến đối chất tại công đồng), và thiêu di hài của Wycliffe như một án phạt dành cho kẻ dị giáo. Bất kể những nỗ lực nhằm xác định rõ ràng và củng cố các khái niệm truyền thống thời trung cổ về giáo hội và đế quốc, Công đồng Constance đã không nhận diện được tình trạng căng thẳng giữa các dân tộc, cùng những bất đồng về thần học đã được khơi dậy trong thế kỷ trước. Công đồng cũng không ngăn chặn được cuộc ly giáo và các cuộc chiến tại Bohemia (Chiến tranh Hussite) khi người dân xứ này nổi dậy phản kháng việc xử tử Jan Hus. Những biến động lịch sử thường sản sinh nhiều tư duy mới về lề lối cần có để tái tổ chức xã hội, và đây là trường hợp dẫn đến cuộc Cải cách Tin Lành. Nối tiếp sự sụp đổ của các định chế tu viện và học thuyết kinh viện tại Âu châu vào cuối thời kỳ trung cổ, với đỉnh điểm là thời kỳ Triều Giáo hoàng tại Avignon, sự tranh chấp thẩm quyền giữa hai triều Giáo hoàng, và sự thất bại của các nỗ lực cải cách dựa vào công đồng. Thế kỷ 16 chứng kiến sự sôi sục của cuộc tranh luận lớn về cải cách tôn giáo và, sau này, về những giá trị tôn giáo căn bản. Đại thể, các sử gia cho rằng rào cản của những nỗ lực cải cách trước đó (quá nhiều quyền lợi khác biệt, thiếu sự phối hợp để có thể hình thành một liên minh cải cách) sẽ dẫn đến các biến động nghiêm trọng hơn, hoặc ngay cả một cuộc cách mạng, vì hệ thống hiện hữu hoặc phải tự điều chỉnh hoặc sẽ bị tan rã, và sự thất bại của phong trào cải cách dựa vào công đồng giáo hội (conciliar movement) đã dọn đường cho cuộc Cải cách Tin Lành tại Tây Âu. Những phong trào cải cách thiếu định hướng - từ chủ nghĩa hình thức, phong trào sùng kính đến Chủ nghĩa Nhân bản - nối kết với sức mạnh kinh tế, chính trị và thành phần xã hội góp phần làm gia tăng mối bất bình trong dân chúng đối với sự giàu có và thế lực của giai cấp tăng lữ đặc quyền, khuấy động sự bất mãn đối với tình trạng thối nát về đạo đức và tài chính của một giáo hội đang chìm đắm trong tinh thần thế tục. Chủ nghĩa nhân bản Thời kỳ Phục hưng đem đến khí thế sục sôi chưa từng có trong giới khoa bảng, cùng lúc với mối quan tâm dành cho tinh thần tự do trong học thuật. Diễn biến không ngơi nghỉ trong các đại học là những cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề như bản chất của giáo hội, nguồn và phạm vi của thẩm quyền dành cho Giáo hoàng, các công đồng và các vương hầu. Cuộc Cải cách Tín hữu Kháng Cách thường truy nguyên sự phân ly của họ với Giáo hội Công giáo Rôma đến thế kỷ 16, với phong trào thường được gọi là cuộc Cải cách Hiệp quyền hay Cải cách Pháp chế (Magisterial Reformation), vì phong trào này nhận được sự ủng hộ từ giới quan quyền (để phân biệt với cuộc Cải cách Triệt để, không được giới cầm quyền hỗ trợ hay ủng hộ). Phong trào phản kháng bùng nổ đột ngột tại nhiều nơi, nhưng tìm thấy sức mạnh của mình tại Đức, suốt thời gian Âu châu đang bị đe dọa bởi cuộc xâm lăng Hồi giáo, mối hiểm họa này khiến các vương hầu Đức xao lãng các vấn đề nội chính. Tóm lại, đến một mức độ nào đó, phong trào phản kháng có nguồn gốc sâu xa từ những biến cố xảy ra trong suốt hai thế kỷ trước đó tại Tây Âu. Tinh thần phản kháng trở nên nghiêm trọng khi Martin Luther, tu sĩ Dòng Augustine và giáo sư Đại học Wittenberg, vào năm 1517 kêu gọi mở lại cuộc tranh luận về việc bán Phép ân xá (indulgence). Truyền thống cho rằng Luther đã treo 95 luận đề trên cửa của nhà thờ lâu đài Wittenberg, nơi dành để treo các thông báo của viện đại học. Động thái này khơi mở sự bùng nổ đột ngột và dữ dội một sức mạnh mới không thể kìm chế nổi, bắt nguồn từ nỗi bất bình âm ỉ từ lâu trong sự đè nén. Sự bất mãn mau chóng lan rộng khắp nơi, một phần là nhờ kỹ thuật in ấn, xuất bản những ấn phẩm nhằm phổ biến các tư tưởng mới và các văn kiện như 95 luận đề. Xảy ra cùng lúc với các biến động tại Đức là một phong trào tại Thụy Sĩ dưới sự lãnh đạo của Huldrych Zwingli. Hai phong trào này mau chóng đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề về thần học cũng như phương pháp thí dụ như sử dụng ấn phẩm để truyền bá tư tưởng cải cách. Tuy vậy, một số bất đồng không quan trọng lại khiến họ tiếp tục duy trì tình trạng hai thực thể phân cách. Một số người ủng hộ Zwingli cho rằng cuộc cải cách tại Đức là còn quá bảo thủ, và họ ngày càng hướng về các quan điểm quá khích như Anabaptist (một vài giáo phái có nguồn gốc từ phong trào này vẫn tồn tại cho đến ngày nay). Một số phong trào phát triển theo hệ tư tưởng của thuyết thần bí hay thuyết nhân bản, đôi khi họ tách rời khỏi Công giáo hay khỏi cộng đồng Kháng Cách, hoặc thành lập các phong trào bên ngoài các giáo hội. Kế tiếp giai đoạn đầu của cuộc Cải cách, sau sự kiện Luther bị khai trừ khỏi giáo hội và Giáo hoàng lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của John Calvin gây nhiều ảnh hưởng trong tiến trình kiến tạo một sự đồng thuận tương đối trong vòng các nhóm khác nhau tại Thụy Sĩ, Scotland, Hungary, Đức và các nơi khác. Sự kiện Giáo hội Anh Quốc tách rời khỏi giáo hội Công giáo Rôma dưới triều Henry VIII, bắt đầu từ năm 1529 và hoàn tất vào năm 1536, đem nước Anh đồng hành với cuộc cải cách; tuy nhiên, những thay đổi tại Anh được tiến hành một cách dè dặt hơn các nơi khác ở châu Âu, suốt nhiều thế kỷ họ chọn lựa con đường trung trung giữa truyền thống và tân giáo, nhằm kiên định tinh thần thoả hiệp bền vững bên trong giáo hội. Từ chủ nghĩa nhân văn đến tư tưởng Cải cách Những nỗ lực cải cách thiếu định hướng của những người theo thuyết nhân văn (nhân bản), chịu ảnh hưởng bởi Thời kỳ Phục hưng (Renaissance), chỉ làm những người có khuynh hướng cải cách càng thêm mất kiên nhẫn. Eramus và những nhân vật hậu bối như Luther và Zwingli đều xuất hiện từ cuộc tranh luận này, dần dần trở nên các nhân tố đóng góp vào cuộc ly giáo thứ hai của thế giới Cơ Đốc giáo. Không may cho giáo hội, cuộc khủng hoảng thần học khởi phát với William xứ Ockham vào thế kỷ 14 được nối kết với sự bất mãn của giới thị dân. Kể từ lúc các nền tảng triết học của chủ nghĩa kinh viện sụp đổ, thuyết duy danh (nominalism) mới xuất hiện là điềm báo bất tường cho giáo hội cho đến lúc ấy vẫn được xem là định chế hợp pháp đóng vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Hệ tư tưởng mới, ủng hộ khái niệm cho rằng không có học thuyết tôn giáo nào có thể được chống đỡ bởi các cuộc tranh luận triết học, đã bào mòn sự liên kết lâu đời giữa lý trí và đức tin được giảng dạy vào thời trung cổ bởi Thomas Aquinas. Các phong trào cải cách như chủ nghĩa nhân bản và thuyết sùng kính đề kháng triết học kinh viện thời trung cổ cùng các thể chế hỗ trợ nó. Tại Đức, thuyết sùng kính được ưa chuộng tại các đại học, cho rằng cần có một định nghĩa mới về Thiên Chúa, ngài không còn được nhìn xem là một nguyên tắc tể trị thuần lý, nhưng là một ý chí toàn trị với quyền năng vô hạn. Thiên Chúa nay được xem là đấng tể trị tuyệt đối, vượt quá sự hiểu biết của con người, và tôn giáo nên thiên về nhiệt tâm và tình cảm. Điều này dẫn đến sự phục hưng nền thần học Augustine, dạy rằng con người không thể được cứu rỗi bởi những nỗ lực của chính mình, nhưng bởi ân điển của Thiên Chúa, đã bào mòn tính hợp pháp của các thể chế nghiêm nhặt của giáo hội, theo đó giáo hội cung cấp một kênh dẫn giúp con người làm điều lành để được lên thiên đàng. Dù vậy, thuyết nhân bản khởi thủy là một phong trào cải cách giáo dục bắt rễ từ những nỗ lực vào thời phục hưng nhằm phục hồi tư tưởng và nền giáo dục kinh điển. Là cuộc cách mạng chống lại luận lý học Aristotle, thuyết nhân bản đặt trọng tâm vào việc thay đổi từng cá nhân thông qua phương pháp thuyết phục như là một sự đối nghịch với tính thuần lý. Sự phân cực xảy ra trong cộng đồng học thuật tại Đức khi giới tăng lữ tấn công Johann Reuchlin (1455–1522) vì ông nghiên cứu về những văn bản tiếng Do Thái Kinh Thánh và tiếng Do Thái, khiến Luther trở nên đồng cảm với những cải cách giáo dục của những người theo thuyết nhân văn với chủ trương ủng hộ quyền tự do học thuật. Dưới sự lãnh đạo của Erasmus, những người theo thuyết nhân bản lên án các hình thức khác nhau của sự thối nát bên trong giáo hội. Erasmus cho rằng tôn giáo thật là sự sùng tín nội tâm hơn là các biểu hiện bên ngoài thông qua nghi thức và thánh lễ (bí tích). Ông viết, "Tôi nhận thấy người dân thường trong thế giới Cơ Đốc giáo đã trở nên bại hoại, không chỉ trong cách sống mà còn trong ý tưởng. Tôi cũng thấy phần lớn những người tự nhận là cha xứ và giáo sư đang lạm dụng danh Chúa để làm lợi cho mình...rao giảng những gì họ gọi là điều răn của Chúa nhưng thật ra chỉ là phát kiến của con người...phép ân xá, đóng góp tiền bạc thay vì thật lòng ăn năn, và những điều tương tự..." Chú trọng vào nỗ lực cải thiện đạo đức và giảm nhẹ các nghi thức, Erasmus đã đặt nền tảng cho cuộc cải cách của Luther. Chủ trương chống định chế tăng lữ của thuyết nhân bản cũng ảnh hưởng sâu đậm trên Luther. Giới trung lưu ngày càng học thức cao tại miền bắc nước Đức, được gọi là cộng đồng trí thức, cùng giới thị dân quay sang hệ tư tưởng mới của Luther để khái niệm hóa nỗi bất bình của họ theo cung cách của nền văn hóa thời ấy. Sự trỗi dậy của giới thị dân cùng với nguyện vọng của họ muốn điều hành công việc của mình mà không bị hạn chế bởi các rào cản của thể chế hoặc các tập quán văn hóa đã lỗi thời, làm gia tăng tính thuyết phục của chủ nghĩa cá nhân theo thuyết nhân bản. Đối với nhiều người, tư tưởng của giáo hội là quá nghiêm nhặt, nhất là trong lãnh vực tín dụng. Giới thị dân và các vương hầu liên kết với nhau trong mối quan tâm về việc không đóng thuế cho nhà nước, họ cho rằng phần lớn tiền thuế thu từ dân chúng được nộp cho Giáo hoàng tại nước Ý. Các khuynh hướng này thúc đẩy những đòi hỏi cho cải cách và làm phục hồi trào lưu bài tăng lữ. Những người cải cách bắt đầu quan tâm đến sự phân cách giữa linh mục và bầy chiên của họ. Không phải linh mục nào cũng có thể hưởng một nền giáo dục tốt. Linh mục đang phục vụ tại các giáo xứ thường không biết tiếng Latin, các cha xứ tại nông thôn còn có ít cơ hội hơn để được đào tạo về thần học. Ngược lại, vì là chủ sở hữu các vùng đất rộng lớn, nhiều giám mục quay sang học luật, thay vì thần học, để đảm trách các công việc quản trị tài sản. Sự kính trọng dành cho giáo hội ngày càng sút giảm, nhất là trong giới thị dân có học thức, đặc biệt khi liên quan đến một chuỗi các sự kiện làm bẽ mặt giáo hội như việc bắt giữ Giáo hoàng Boniface VIII theo lệnh của Philip IV, vua nước Pháp, "thời kỳ lưu đày" tại Avignon, sự tranh chấp quyền lực giữa hai Giáo hoàng, và sự thất bại của những nỗ lực cải cách dựa vào các công đồng. Trong một ý nghĩa nào đó, chiến dịch gây quỹ xây dựng Đại Giáo đường Thánh Peter dưới triều Giáo hoàng Leo X là gánh nặng quá sức cho một giáo hội ưa chuộng sự thanh nhã và hào nhoáng theo cung cách của thời phục hưng, buộc họ phải đẩy mạnh việc bán phép ân xá, do đó làm gia tăng ác cảm của giới thị dân đối với hệ thống tăng lữ. Luther, đem đến cho khái niệm về sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin của Augustine một tầm cao mới. Thừa hưởng từ thuyết nhân bản ý thức về quyền tự do cá nhân, Luther dạy rằng mỗi tín hữu đều có quyền tư tế (quan điểm này nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhờ sự lớn mạnh của giới trung lưu có học thức tại miền bắc nước Đức), và quan điểm của ông cho rằng Kinh Thánh là thẩm quyền chân chính duy nhất khơi mở trở lại các cuộc tranh luận về việc hạn chế thẩm quyền của Giáo hoàng. Những ảnh hưởng tác động trên cuộc cải cách Dù một số tư tưởng của thuyết nhân bản được chấp nhận rộng rãi trong vòng các nhà cải cách, ảnh hưởng lớn nhất tác động trên phong trào này là Kinh Thánh. Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội Công giáo chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản: từ thuyết tân Plato của các triết gia kinh viện cho đến thuyết tân Aristotle được giảng dạy bởi Thomas Aquinas và các môn sinh của ông, đã biến thuyết nhân bản trở thành một phần của giáo lý của giáo hội. Như vậy, khi Luther và các nhà cải cách khác chấp nhận tín lý "duy Thánh Kinh" (sola scriptura), xem Kinh Thánh là tiêu chí duy nhất của nền thần học, đã đặt cuộc cải cách của họ vào vị thế đối kháng với thuyết nhân bản của thời kỳ ấy. Luther được đào tạo để trở thành giáo sư chuyên ngành thánh kinh học và đang khi giảng dạy môn học này tại Đại học Wittenberg, Kinh Thánh đã đổi mới bản thân ông. Về sau ông tỏ ra hối tiếc vì đã dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu các tác giả nhân bản cổ điển như Plato và Aristotle thay vì nghiên cứu Kinh Thánh. Cũng nên biết rằng Luther không biết đến những tác phẩm của các nhà cải cách trước ông như Jan Hus cho đến khi, qua lời chế giễu của một trong những đối thủ của ông, Johann Eck, Luther mới nhận ra rằng ông đang rao giảng điều mà Jan Hus đã giảng dạy trước đó. Tín hữu Kháng Cách tập chú vào các khái niệm như được xưng công chính chỉ bởi đức tin (phân biệt với được xưng công chính bởi đức tin cùng với việc làm), "duy Kinh Thánh" (Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất và tối hậu), "quyền tư tế dành cho mọi tín hữu" (phân biệt với thẩm quyền dành cho giới tăng lữ thông qua việc cử hành các thánh lễ), mọi người phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa có nghĩa là, theo Kinh Thánh, ngoại trừ Chúa Giê-xu, không ai có thể có vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Bởi vì các nhà cải cách xem các giáo lý này là bắt nguồn từ Kinh Thánh, họ khuyến khích việc xuất bản Kinh Thánh cùng với nền giáo dục phổ thông, vì họ cho rằng người ta không thể hiểu biết về sự cứu rỗi nếu không thể đọc và hiểu Kinh Thánh (Xem Năm Tín lý Duy nhất). Trong các thế kỷ trước đó, đã có các phong trào kêu gọi hội thánh trở lại với sự dạy dỗ của Kinh Thánh, nổi bật nhất là những nỗ lực đến từ John Wycliffe và Jan Hus. Không có gì đáng ngạc nhiên khi dễ dàng nhận thấy tư tưởng của các nhân vật này được lặp lại trong cuộc Cải cách Tin Lành, vì cả hai đều đến từ một nguồn: Kinh Thánh. Sự trỗi dậy của ý thức quốc gia cùng mối bất bình về tình trạng đạo đức suy đồi trong giáo hội là những nhân tố xuất hiện vào cùng một thời điểm để trở thành lực đẩy cho cuộc cải cách, nhưng chính là ý thức quay về với giáo huấn của Kinh Thánh đã khởi phát cuộc cải cách, và duy trì sức mạnh của phong trào này cho đến ngày nay. Cải cách Tin Lành là thành quả rực rỡ của phong trào xóa mù chữ cũng như phát minh máy in. Bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của Luther là thời điểm quyết định cho sự phát triển của nỗ lực xóa mù chữ cho người dân thường, đồng thời kích thích việc in ấn và phổ biến sách và tiểu luận tôn giáo. Kể từ năm 1517, các loại tiểu luận tôn giáo ngập tràn nước Đức và nhiều nơi khác ở châu Âu. Đến năm 1530 đã có hơn 10 000 xuất bản phẩm với tổng cộng 10 triệu ấn bản. Cuộc cải cách đã thúc đẩy cuộc cách mạng truyền thông. Công nghệ in ấn đã được sử dụng cách hiệu quả để truyền bá tư tưởng cải cách. Những tác gia cải cách vẫn sử dụng văn phong, ngôn ngữ, và những hình mẫu thời tiền cải cách nhưng họ biết cách ứng dụng chúng cho những mục tiêu mới. Những tác phẩm viết bằng tiếng Đức như bản dịch Kinh Thánh, sách giáo lý dành cho trẻ em, và sách giáo lý dành cho mục sư của Luther đã có ảnh hưởng rộng rãi. Việc sử dụng tiếng Đức dân gian cho bản Tín điều các Sứ đồ làm cho bản tuyên tín này trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn. Những hình ảnh minh họa cho Kinh Thánh cũng như những tiểu luận tôn giáo đã là công cụ hữu hiệu giúp phổ biến tư tưởng Luther. Danh họa Lucas Cranach (1472-1553), một thân hữu của Luther, đã góp phần minh họa nền thần học Luther cho quảng đại quần chúng. Cải cách ngoài nước Đức Cải cách tại Anh Cuộc cải cách tại Anh diễn biến theo chiều hướng khác. Từ lâu đã xuất hiện trào lưu bài tăng lữ, cũng đã dấy lên phong trào Lollard, soi dẫn những người theo Jan Hus tại xứ Bohemia. Tuy vậy, vào thời kỳ ấy của thập niên 1520, phong trào này không tạo được ảnh hưởng đáng kể nào trong quần chúng. Đặc điểm của cuộc cải cách tại Anh là xuất phát từ những mục tiêu chính trị của Henry VIII. Mặc dù từng là tín hữu Công giáo nhiệt thành, chưa bao giờ chối bỏ giáo lý Công giáo, và từng viết sách công kích Martin Luther, nhà vua nhận ra rằng tách rời khỏi ngai Giáo hoàng là ích lợi hơn nhiều. Năm 1534, đạo luật Quyền Tối Thượng đặt Henry vào vị trí đứng đầu Giáo hội tại Anh Quốc (không phải Giáo hội của Anh Quốc). Từ năm 1535 đến năm 1540, dưới sự lãnh đạo của Thomas Crommwell, chính sách giải thể các tu viện được tiến hành. Sự sùng kính dành cho các thánh, những cuộc hành hương và các địa điểm hành hương bị huỷ bỏ. Một số lượng lớn đất đai và tài sản của giáo hội được trao vào tay nhà vua, sau đó là giới quý tộc. Nhiều nhà quý tộc chống đối cuộc cải cách này như Thomas More và Giám mục John Fisher, và cả hai đều bị xử tử. Cùng lúc là sự lớn mạnh của phong trào Kháng Cách, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Huldrych Zwingli và John Calvin. Khi Edward VI kế vị Henry năm 1547, những người này nhận được sự ủng hộ của triều đình. Một tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn được thực thi bao gồm quyết định huỷ bỏ lễ Misa và các tượng thờ. Sau một thời gian ngắn, khi Công giáo Rôma được phục hồi trong thời trị vì của Mary (1553–1558), một sự đồng thuận tương đối được thiết lập dưới triều Elizabeth I, tuy điều này vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi trong vòng các sử gia. Thời trị vì của Elizabeth I được xem là thời kỳ khởi nguyên của Anh giáo (Anglicanism). Sự thành công của Phong trào Phản Cải cách tại Âu châu và sự lớn mạnh của nhóm Thanh giáo tại Anh khiến cuộc cải cách bị chia rẽ theo chiều hướng phân cực, mặc dù phải đến thập niên 1640, nước Anh mới trải qua cuộc tranh chấp tôn giáo mà sự khắc nghiệt của nó có thể so sánh được với những gì mà các nước láng giềng đã gánh chịu vài thập niên trước. Thanh giáo Phong trào Thanh giáo trong thời kỳ sơ khai (cuối thế kỷ 16 – thế kỷ 17) theo Thần học Calvin với mục tiêu cải cách Giáo hội Anh. Khởi phát từ những bất đồng với chính sách tôn giáo của Nữ hoàng Elizabeth I, họ cố thuyết phục Giáo hội Anh đi theo mô hình các giáo hội Kháng Cách ở lục địa châu Âu, đặc biệt là cuộc cải cách tôn giáo tại Geneva. Những người Thanh giáo bác bỏ khuynh hướng chú trọng nghi thức trong giáo hội, xem điều đó tương tự tội thờ lạy hình tượng. Họ cũng chống đối việc thành lập các tòa án tôn giáo, và từ chối công nhận hoàn toàn các chỉ dẫn về nghi thức của Kinh Cầu nguyện chung. Về sau, phong trào Thanh giáo được xem như là thành phần ngoài quốc giáo, sau cùng họ tiến hành thành lập các giáo hội có khuynh hướng Cải cách như Tự trị giáo đoàn (Congregationalism). Scandinavia Trong thế kỷ 16, tất cả vương quyền vùng Scandinavia lần lượt chấp nhận tư tưởng Luther như vương triều Đan Mạch (cai trị cả Na Uy và Iceland), và vương triều Thụy Điển (cai trị cả Phần Lan) đều đến với đức tin Kháng Cách. Tại Thụy Điển, cuộc cải cách được đẩy mạnh bởi Gustav Vasa trị vì từ năm 1523. Nỗ lực của Giáo hoàng can thiệp vào nội tình giáo hội Thụy Điển khiến bang giao chính thức giữa nước này và Giáo hoàng bị cắt đứt kể từ năm 1523. Bốn năm sau, tại Hội nghị Västerås, quốc hội công nhận thẩm quyền của nhà vua trên giáo hội như quyền sở hữu tài sản giáo hội, phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức sắc. Ngoài ra, các chức sắc giáo hội phải chịu xét xử theo luật dân sự, và "Lời tinh tuyền của Thiên Chúa" phải được giảng dạy tại nhà thờ và trường học – nghĩa là chính thức cho phép truyền bá tư tưởng Kháng Cách. Dưới thời trị vì của Frederick, Đan Mạch vẫn duy trì đức tin Công giáo. Dù đã cam kết ngăn cấm cuộc cải cách, nhà vua lại theo đuổi chính sách bảo vệ những nhà thuyết giáo Lutheran và những nhà cải cách, trong đó có Hans Tausen. Nhờ vậy, tư tưởng Luther xác lập ảnh hưởng vững chắc trong lòng người dân Đan Mạch. Khi Frederick băng hà, con trai ông, Christian, một người công khai chấp nhận đức tin Kháng Cách, bị ngăn cản kế vị cha cho đến khi ông kết thúc cuộc nội chiến năm 1537 để đăng quang với danh hiệu Christian III. Từ đó Giáo hội Luther trở thành quốc giáo của Đan Mạch. Scotland Cao trào cải cách ở Scotland lên đến đỉnh điểm khi giáo hội được cải tổ theo giáo thuyết cải cách, và khi ảnh hưởng của nước Anh vượt trội nước Pháp. John Knox được nhìn nhận là lãnh tụ của cuộc cải cách tại america Năm 1560, Quốc hội bác bỏ thẩm quyền Giáo hoàng, cấm cử hành lễ misa và phê chuẩn Tín điều Kháng Cách, bản tín điều này được xem như là phản ứng đối với ảnh hưởng thống trị của Pháp thông qua chế độ nhiếp chính của Mary nhà Guise, người cai trị đất nước khi con gái của bà, Mary Nữ hoàng Scotland (cũng là Hoàng hậu Pháp) vắng mặt. Cuộc cải cách đã giúp định hình Giáo hội Scotland, và qua đó, xác lập nền tảng cho các giáo hội Trưởng lão trên toàn thế giới. Hà Lan Không giống những nơi khác, cuộc cải cách tại Hà Lan không khởi phát từ giới lãnh đạo Mười sáu tỉnh của đất nước này, nhưng do các phong trào quần chúng, và được củng cố bởi các di dân Kháng Cách đến từ những vùng khác nhau trên đại lục. Dù phong trào Anabaptist có được sự ủng hộ của dân chúng trong vùng suốt những thập niên đầu của cuộc cải cách, Thần học Calvin, được thể hiện qua Giáo hội Cải cách Hà Lan, trở nên đức tin Kháng Cách có ảnh hưởng rộng lớn kể từ thập niên 1560. Những cuộc bách hại dữ dội nhắm vào người Kháng Cách do chính quyền Tây Ban Nha của Felipe II đang cai trị Hà Lan càng thúc đẩy khát vọng giành độc lập của cư dân trong vùng, dẫn đến Chiến tranh Tám mươi năm, cuối cùng chia cắt khu vực này thành hai quốc gia: Cộng hòa Hà Lan phía bắc chấp nhận đức tin Kháng Cách, và nước Bỉ phía nam theo Công giáo. Hungary Trong thế kỷ 16, hầu hết người dân Hungary chấp nhận đức tin Kháng Cách. Việc truyền bá tư tưởng cải cách nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng người Đức đông đảo ở đây. Họ có thể hiểu và dịch các tác phẩm của Martin Luther sang tiếng Hungary. Trong khi Giáo hội Luther có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng nói tiếng Đức, tư tưởng Calvin được chấp nhận bởi người Hungary. Tại vùng tây bắc, giới cầm quyền và tăng lữ, được che chở bởi Vương triều Habsburg, đã từng chiến đấu chống người Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ đức tin Công giáo. Họ tìm mọi cách để cầm tù người Kháng Cách và đem họ lên giàn hỏa thiêu. Tuy nhiên, chính sách khắt khe này chỉ làm gia tăng sự phản kháng. Đến cuối thế kỷ 16, người Kháng Cách vẫn còn chiếm đa số dân Hungary cho đến khi những nỗ lực của Phong trào Phản Cải cách trong thế kỷ 17 dưới sự lãnh đạo của các tu sĩ Dòng Tên đánh bạt ảnh hưởng Kháng Cách, và đem phần lớn dân Hungary trở lại đức tin Công giáo. Tuy vậy, vẫn còn một thiểu số đông đảo người Kháng Cách sinh sống ở đây, đa số chịu ảnh hưởng thần học Calvin. Ý Trong thập niên 1520, tư tưởng cải cách được truyền bá đến Ý, nhưng đến đầu thế kỷ 17, gặp phải sự chống đối của Tòa án Dị giáo và sự lãnh đạm của dân chúng, đã mau chóng suy yếu. Tuy nhiên, từ năm 1532 nhóm Waldensian (một phong trào Cơ Đốc khởi phát tại Lyons, Pháp, từ cuối thập niên 1170) chấp nhận tư tưởng cải cách theo Thần học Calvin. Qua hàng trăm năm bị bách hại, Giáo hội Waldensian vẫn tồn tại như là giáo hội Kháng Cách duy nhất tại Ý với khoảng 30 000 tín hữu. Pháp Dù không hề quan tâm đến các ý tưởng cải cách tôn giáo, Francis I (1515-1547) vẫn chủ trương bao dung tôn giáo. Song, sau biến động năm 1534 - khi những người được cho là tín hữu Kháng Cách treo dán áp phích khắp nước Pháp, ngay cả trong hoàng cung nhằm phản bác việc cử hành lễ misa - nhà vua thay đổi thái độ, xem cộng đồng Kháng Cách là mối de dọa cho sự ổn định chính trị của vương quốc. Từ đây khởi phát giai đoạn đầu của cuộc bách hại nhắm vào người Kháng Cách ở Pháp, thành lập Chambre Ardente (Phòng thiêu) – tòa án đặc biệt xét xử người dị giáo – thuộc Nghị viện Paris (Parlement de Paris) để giải quyết các vụ truy tố người dị giáo ngày càng gia tăng. Vài ngàn người Kháng Cách rời bỏ nước Pháp trong giai đoạn này, trong đó có John Calvin. Ở Geneva, Calvin vẫn quan tâm đến tình hình trong nước; ông đào tạo các mục sư và gởi về lãnh đạo các giáo đoàn tại Pháp. Dù bị bách hại dữ dội dưới triều Henri II, Giáo hội Cải cách Pháp theo thần học Calvin phát triển mạnh trong nhiều vùng rộng lớn của nước Pháp, trong giới thị dân tiểu tư sản, và một phần giới thượng lưu cầm quyền. Đến thập niên 1550, nhiều người trong giới quý tộc chấp nhận đức tin Kháng Cách, từ đó xuất hiện những mầm mống phát sinh cuộc tranh chấp lâu dài được biết đến với tên Chiến tranh Tôn giáo Pháp. Cuộc nội chiến được đẩy nhanh bởi cái chết đột ngột của Henri II năm 1559, bắt đầu thời kỳ suy thoái kéo dài của vương quyền Pháp. Sự tàn bạo và thái độ cực đoan là những đặc điểm nổi trội của giai đoạn này, thể hiện trong vụ Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy trong tháng 8 năm 1572, có khoảng từ 30 000 đến 100 000 người Huguenot bị tàn sát trên khắp nước Pháp. Cuộc chiến kết thúc khi Henri IV, từng là một chiến binh Huguenot, ban hành Chỉ dụ Nantes, ban một số quyền tự do có giới hạn cho cộng đồng thiểu số Kháng Cách. Công giáo trở nên quốc giáo, tài sản của người Kháng Cách Pháp tiêu tán dần trong thế kỷ kế tiếp, nhất là khi Louis XIV ban hành Chỉ dụ Fontainebleau thu hồi Chỉ dụ Nantes, và thiết lập Công giáo là tôn giáo duy nhất của nước Pháp. Phản ứng lại Chỉ dụ Nantes, Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg công bố Sắc lệnh Potsdam, ban quyền tự do nhập cư cho di dân Huguenot Pháp, cũng như miễn thuế cho họ trong vòng 10 năm. Ảnh hưởng và Di sản Về chính trị, cuộc Cải cách Tin Lành là một trong những nguyên nhân dẫn tới một chuỗi các cuộc chiến tranh tôn giáo mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Ba mươi năm. Từ năm 1618 đến 1648, nhà Habsburg Công giáo cùng các đồng minh khởi binh tiến đánh các vương hầu Kháng Cách người Đức; những vương hầu này nhận được sự ủng hộ từ Đan Mạch và Thụy Điển. Nhà Habsburg - cai trị Tây Ban Nha, Áo, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha cùng phần lớn lãnh thổ Đức và Ý - là những người kiên trung bảo vệ Giáo hội La Mã. Kỷ nguyên Kháng Cách kết thúc khi nước Pháp Công giáo quyết định liên minh với những người Kháng Cách chống lại nhà Habsburg, bí mật lúc ban đầu nhưng về sau tham gia trực tiếp vào cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên tại châu Âu kể từ khi Luther khởi phát cuộc cải cách, những xác tín chính trị và quyền lợi quốc gia được xem trọng hơn những xác tín tôn giáo. Sau Hòa ước Westphalia, các giáo phái thuộc Cơ Đốc giáo trên lục địa này tìm cách sống chung trong hòa bình tương đối. Những điểm chính của Hòa ước Westphalia: Mọi phe phái nên công nhận Hòa ước Augsburg năm 1555, theo đó mỗi vương hầu đều có quyền chọn lựa tôn giáo cho lãnh thổ của mình, Công giáo, hoặc Lutheran, hoặc thần học Calvin (nguyên tắc cuius regio, eius religio - lãnh thổ nào, tôn giáo đó). Tín đồ sống trong các lãnh địa không có quốc giáo được quyền thực hành đức tin của mình theo ý muốn. Hòa ước Westphalia cũng đánh dấu sự kết thúc quyền lực chính trị bao trùm châu Âu của Giáo hoàng. Nhận thức đầy đủ về sự mất mát này, Giáo hoàng Innocent X công bố hòa ước là "không có hiệu lực, không có giá trị, không thích hợp, không công bằng, đáng nguyền rủa, ngớ ngẩn, vô nghĩa trong mọi thời điểm." Dù vậy, các vương quyền châu Âu, cả Công giáo lẫn Kháng Cách, đều phớt lờ tuyên bố này. Về tâm linh, cuộc Cải cách Tin Lành đã phục hồi bên trong thế giới Cơ Đốc giáo sự nhận thức sâu sắc và sinh động về nền đạo đức độc thần giáo của Cựu Ước, là niềm xác tín từng được các nhà tiên tri thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau. Luther thiết lập lễ thờ phượng buổi chiều với nội dung tập chú vào các giáo huấn của Cựu Ước. Công cuộc dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh khơi mở cho dân chúng kiến thức về phần quan trọng này của Kinh Thánh từ lâu hầu như đã bị quên lãng. Cuộc cải cách là nỗ lực kêu gọi sự tập chú vào quyền bính thánh khiết và huyền nhiệm của Thiên Chúa, là đấng tội nhân phải ứng hầu trực tiếp mà không có sự bảo vệ nào từ phía giáo hội. Do đó, theo quan điểm Kháng Cách, khi mỗi cá nhân trải nghiệm ân điển cứu chuộc của Thiên Chúa, cùng lúc họ sẽ nhận thức về trách nhiệm của mình trong nỗ lực thay đổi bản thân. Trong khi ấy, những tín hữu chấp nhận giáo thuyết tiền định cũng nhận ra rằng sự bảo đảm duy nhất cho sự cứu rỗi chính là những chỉ dấu về nếp sống thánh khiết, đức hạnh và nhân ái. Như thế, cuộc cải cách đã tái khẳng định khía cạnh đạo đức của Cơ Đốc giáo, theo một phương cách mới. Về thể chế, cộng đồng Kháng Cách khuyến khích tín hữu tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của giáo hội. Chủ trương này lập nền trên giáo huấn của Kinh Thánh khẳng định quyền tư tế của mỗi tín hữu. Mặt khác, sự hủy bỏ các tu viện, và cho phép giới chức sắc kết hôn giúp thu hẹp những khác biệt trong cấu trúc chính thức cúa giáo hội. Chú thích Xem thêm Tin Lành Anh giáo Martin Luther Jean Calvin Huldrych Zwingli Tham khảo Belloc, Hilaire (1928), How the Reformation Happened, Tan Books & Publishing. ISBN 0-89555-465-8. (a Roman Catholic perspective) Braaten, Carl E. and Robert W. Jenson. The Catholicity of the Reformation. Grand Rapids: Eerdmans, 1996. ISBN 0-8028-4220-8. The Cambridge Modern History. Vol 2: The Reformation (1903). Cameron, Euan. The European Reformation. Oxford: Oxford UP, 1991. (a standard textbook) Estep, William R. Renaissance & Reformaton. Grand Rapids: Eerdmans, 1986. ISBN 0-8028-0050-5. Gonzales, Justo. The Story of Christianity, Vol. 2: The Reformation to the Present Day. San Francisco: Harper, 1985. ISBN 0-06-063316-6. Kirsch, J.P. "The Reformation", The Catholic Encyclopedia (1911). (Catholic view) (focuses on religious teachings) Kolb, Robert. Confessing the Faith: Reformers Define the Church, 1530-1580. St. Louis: Concordia Publishing House, 1991. ISBN 0-570-04556-8. MacCulloch, Diarmaid. The Reformation: A History. New York: Penguin 2003. Most important recent synthesis Spitz, Lewis W. The Renaissance and Reformation Movements: Volume I, The Renaissance. Revised Edition. St. Louis: Concordia Publishing House, 1987. ISBN 0-570-03818-9. Spitz, Lewis W. The Renaissance and Reformation Movements: Volume II, The Reformation. Revised Edition. St. Louis: Concordia Publishing House, 1987. ISBN 0-570-03819-7. Smith, Preserved. The Age of Reformation. New York: Henry Holt and Co., 1920. Spitz, Lewis W. The Protestant Reformation: Major Documents. St. Louis: Concordia Publishing House, 1997. ISBN 0-570-04993-8 Luther Martin. Luther's Correspondence and Other Contemporary Letters, 2 vols., tr.and ed. by Preserved Smith, Charles Michael Jacobs, The Lutheran Publication Society, Philadelphia, Pa. 1913, 1918. vol.I (1507-1521) and vol.2 (1521-1530) from Google Books. Reprint of Vol.1, Wipf & Stock Publishers (tháng 3 năm 2006). ISBN 1-59752-601-0. Gorham, George Cornelius, Gleanings of a few scattered ears, during the period of Reformation in England and of the times immediately succeeding: A.D. 1533 to A.D. 1588:, London, Bell and Daldy, 1857. Timelines Renaissance & Reformation Protestant Reformation in England History of Protestantism Middle Ages in history List of Protestant Reformers Wikipedia article on Protestant Reformers Luther's Ninety-five Theses Sermons of Martin Luther Over a hundred available The Book of Common Prayer The Book of Concord Institutes of the Christian Religion by John Calvin The Corpus Reformatorum. Primary sources in French, German, and Latin. Liên kết ngoài Internet Archive of Related Texts and Documents A summary of the Reformation Reformation Ink primary source documents from the Reformation (Protestant perspective) Lịch sử châu Âu Lịch sử Kitô giáo Ly giáo
10727
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF%20s%E1%BB%91%20%E1%BA%A2%20R%E1%BA%ADp
Chữ số Ả Rập
Chữ số Ả Rập (còn gọi là chữ số Ấn Độ hay chữ số Hindu) là bộ ký hiệu được phổ biến nhất để tượng trưng cho số. Chúng được xem là một trong những thành quả quan trọng nhất trong toán học. Lịch sử Cụm từ "chữ số Ả Rập" thật sự là tên sai, vì hệ chữ số này không được người Ả Rập sáng chế hay dùng rộng rãi. Thay vào đó, chúng được phát triển tại Ấn Độ bởi những người Hindu vào khoảng năm 400 TCN. Tuy thế, vì người Ả Rập đã truyền hệ chữ số này vào các nước Tây phương sau khi chúng được lan tràn đến Ba Tư, hệ chữ số này được có tên "Ả Rập". Người Ả Rập gọi hệ chữ số này "chữ số Ấn Độ" (أرقام هندية, arqam hindiyyah). Những bản khắc đầu tiên sử dụng số 0 bằng tiếng Ấn Độ đã được tìm thấy vào khoảng những năm 400. Mã số học của Aryabhata cũng đại diện cho kiến thức về ký hiệu số 0. Vào thời Bhaskara I (thế kỷ thứ 7), hệ đếm cơ số 10 với 9 ký tự đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, và khái niệm số 0 (đại diện bởi một dấu chấm) cũng đã được biết đến (xem thêm Vāsavadattā của Subandhu, hay định nghĩa của Brahmagupta). Cũng có giả thuyết rằng ký tự 0 được phát minh ra vào thế kỷ đầu tiên, khi triết học của Phật giáo về shunyata (Không tính) đang thịnh hành. Bạn có thể đọc thêm về cách các chữ số được phổ biến đến Ả Rập trong "Bảng niên đại của các học giả", do al-Qifti viết vào cuối thế kỉ 12 nhưng đã được chú thích từ các nguồn tài liệu trước đó (xem thêm [1]): ...vào năm 776 một người từ Ấn Độ tự giới thiệu mình đến vị Caliph al-Mansur, người này khá thông thạo học thuyết về phương pháp tính toán liên quan đến chuyển động các thiên thể, có cách để tính các phương trình dựa trên nửa dây cung (về cơ bản là hình sin) tính trên từng nửa độ... Al-Mansur ra lệnh dịch quyển sách của người này sang tiếng Ả Rập. Nhờ vậy, dựa trên bản dịch này, người Ả Rập đã có cơ sở vững chắc để tính toán sự vận động của các hành tinh... Cuốn sách trên do các nhà học giả Ấn Độ giới thiệu, khá phù hợp với cuốn Brahmasphutasiddhanta (Sự hình thành của Vũ trụ) được nhà toán học Ấn Độ Brahmagupta viết năm 628 đã sử dụng các ký hiệu số học của người Hindu với ký tự số 0. Hệ thống chữ số cùng được hai nhà toán học Ba Tư là Al-Khwarizmi (tác giả cuốn sách "Về phép tính với số học của người Hindu" viết năm 825) và nhà toán học Ả Rập là Al-Kindi (tác giả của bốn tập sách "Sử dụng chữ số của người Ấn Độ" Ketab fi Isti'mal al-'Adad al-Hindi năm 830. Xem [2]) biết đến. Chính hai nhà toán học này đã phổ biến rộng rãi hệ thống chữ số Ấn Độ sang Trung Đông và phía Tây. Vào thế kỉ thứ 10, các nhà toán học Trung Đông đã mở rộng hệ cơ số 10 để bao gồm cả phần thập phân, đã được nhà toán học Syria là Abu'l-Hasan al-Uqlidisi ghi lại trong tài liệu của mình năm 952-953. Fibonacci, nhà toán học người Ý theo học tại Béjaïa (Algérie) đã khuyến khích sử dụng chữ số Ả Rập ở châu Âu trong cuốn sách Liber Abaci được xuất bản năm 1202. Tuy nhiên hệ thống chữ số này không được phổ biến rộng rãi ở châu Âu cho đến khi người ta phát minh ra kĩ thuật in (Xem Bản đồ thế giới năm 1482 theo thuyết Ptolemy do Lienhart Holle in tại Ulm, hoặc Bảo tàng Gutenberg tại Mainz, Đức.) Trong thế giới Ả Rập—cho đến thời hiện đại—hệ thống chữ số Ả Rập chỉ được các nhà toán học sử dụng. Các nhà khoa học Hồi giáo sử dụng hệ thống chữ số Babylon, và các nhà buôn sử dụng hệ thống chữ số tương tự như hệ thống chữ số Hi Lạp và hệ thống chữ số Do Thái. Do vậy, ngay cả trước khi Fibonacci mà hệ thống chữ số Ả Rập đã được sử dụng rộng rãi. Mô tả Bộ chữ số Ả Rập là bộ chữ số vị trí (giá trị đại diện thay đổi theo vị trí) với 10 ký tự đại diện cho 10 số. Xem thêm Chữ số Trung Quốc Chữ số La Mã Tham khảo Liên kết ngoài Unicode reference charts: Arabic (See codes U+0660-U+0669, U+06F0-U+06F9) Devanagari (See codes U+0966-U+096F) Tamil (See codes U+0BE6-U+0BEF) History of the Numerals The Evolution of Numbers Indian numerals : Arabic numerals : Hindu-Arabic numerals : Learn Arabic Online - Numerals page at http://St-Takla.org [1] - The Arabic numeral system by: J J O'Connor and E F Robertson [2] http://www.levity.com/alchemy/islam13.html Ả Rập
10732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i%20Nguy%C3%AAn
Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km, và là tỉnh nằm trong Vùng thủ đô Hà Nội. Năm 2022, Thái Nguyên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 14 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP đạt 150.195 tỉ Đồng (tương ứng với 6,3 tỉ USD) đứng thứ 2 vùng Trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang, đứng thứ 6 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. GRDP bình quân đầu người đạt 95,1 triệu đồng (tương ứng với 4.161 USD) đứng đầu vùng trung du và miền núi phía bắc, nằm trong top 12 tỉnh thành có GRDP đầu người cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 đạt 6,56 %. Thái Nguyên cũng là tỉnh duy nhất của khu vực trung du miền núi phía Bắc nằm trong Top 10 tỉnh thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người GNI cao nhất cả nước năm 2020 (với 12.960 USD). Tính sơ bộ đến năm 2020, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.307.871 người, là tỉnh đông dân thứ 25 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm. Tính từ thời điểm tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2019 thì hết năm 2020 dân số tỉnh Thái Nguyên tăng thêm 21.120 người. Tỉnh có 434.111 người người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm 32% tổng dân số; 876.484 người cư trú ở khu vực nông thôn, chiếm 68%, tổng dân số của tỉnh. Năm 2019, tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau Thành phố Hà Nội). Theo kết quả của tổng điều tra dân số nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Thái Nguyên là địa phương đứng thứ 3 cả nước về tỷ lệ sở hữu ô tô cá nhân trên hộ dân với tỷ lệ 10,3%, chỉ xếp sau Hà Nội và Đà Nẵng và đây cũng là tỉnh có tỉ lệ số hộ gia đình sử dụng điện thoại đứng thứ 3 cả nước, chỉ xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh và Cà Mau. Theo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PCI) năm 2019 của các tỉnh, thành phố, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 12/63 với tổng số 67,71 điểm, tăng 6 bậc so với năm 2018. Đứng đầu vùng Trung du miền núi phía Bắc. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (Chỉ số PAPI) năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đạt tổng điểm 46.471, thuộc nhóm 16 tỉnh đạt điểm cao nhất (đứng thứ 3 cả nước), sau tỉnh Quảng Ninh (48.811 điểm) và tỉnh Đồng Tháp (46.961 điểm). 6/8 chỉ số nội dung PAPI của tỉnh nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất. Cụ thể: Chỉ số Thủ tục hành chính công đạt 7.656 điểm; Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 7.278 điểm; Chỉ số công khai, minh bạch trong việc ra quyết định đạt 6.322 điểm; Chỉ số tham gia của người dân cấp cơ sở đạt 6.216 điểm; Chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân đạt 5.335 và Chỉ số quản trị điện tử đạt 3.463 điểm. Thái Nguyên cũng là tỉnh duy nhất có tới 6 chỉ số nội dung tăng điểm phần trăm so với năm 2019. Thái Nguyên cùng với Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai và Bắc Giang nằm trong nhóm 5 tỉnh thành được các doanh nghiệp đánh giá có cơ sở hạ tầng tốt nhất năm 2019 vừa qua, cũng là những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của khu vực đông bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang phát triển ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước với quy mô tổng cộng hàng chục trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các Viện Nghiên cứu. Thái Nguyên cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu 1. Tên gọi "Thái Nguyên" là từ Hán Việt: (太原). Thái (太) ở đây có nghĩa là to lớn hay rộng rãi, Nguyên (原) có nghĩa là cánh đồng hoặc chỗ đất rộng và bằng phẳng. Địa lý Vị trí địa lý Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 75 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 200 km, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang Phía nam giáp thủ đô Hà Nội Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế và giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Các điểm cực của tỉnh Thái Nguyên: Điểm cực bắc tại: vùng núi Tân Trào, xã Linh Thông, huyện Định Hóa. Điểm cực đông tại: khu Lân Thùng, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai. Điểm cực nam tại: thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thành phố Phổ Yên. Điểm cực tây tại: vùng núi gần với đèo Khế, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Địa chất Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong khoảng 173 triệu năm). Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên. Đến kiến tạo sơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại. Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trung sinh). Địa hình Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam. Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100m. Núi của Thái Nguyên không cao lắm và đều là phần phía nam của các dãy núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn. Địa hình cao hơn cả là dãy núi Tam Đảo, có đỉnh cao nhất 1590m; sườn đông dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía tây huyện Đại Từ) có độ cao trên dưới 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc. Phía đông tỉnh, địa hình cũng chỉ cao 500m-600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau. Phía nam tỉnh, địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi thấp. Vùng trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100m. Địa hình tỉnh Thái Nguyên dốc theo hướng bắc-nam phù hợp với hướng chảy của sông Cầu. Phía hữu ngạn sông Cầu có hướng dốc tây bắc-đông nam, phía tả ngạn sông Cầu (trừ phần đông nam huyện Võ Nhai) dốc theo hướng đông bắc-tây nam. Thái Nguyên có 4 nhóm cảnh quan hình thái địa hình với các đặc trưng khác nhau đó là: Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng. Nhóm cảnh quan hình thái gò đồi. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp. Nhóm cảnh quan địa hình nhân tác. (Thái Nguyên chỉ có kiểu các hồ nước nhân tạo, rộng lớn nhất là hồ Núi Cốc). Nhìn chung địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Thủy văn Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng. Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Cơ cấu đất đai Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên sa thạch, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây trà (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 21,5 - 23 °C (tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam); chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ (giảm dần từ Đông sang Tây) và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Hành chính Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị cấp huyện trực thuộc, bao gồm 3 thành phố và 6 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 41 phường, 10 thị trấn và 126 xã. Lịch sử Thời tiền sử Từ xa xưa, Thái Nguyên đã là nơi sinh sống của người Việt cổ. Trên địa bàn hang Ốc thuộc xã Bình Long đã tìm được dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm với những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa. Hàng chục ngàn hiện vật từ các hang Phiêng Tung, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, hang Thắm Choong, Nà Ngùn và Mái Đá Ranh…ở Thần Sa, với những công cụ cuội được ghè đẽo như: Mảnh tước, rìu tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt rìa, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò... Đặc biệt. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn. Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ. Thời kỳ hình thành nhà nước và Bắc thuộc Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các vua Hùng, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, tên Vũ Định vẫn được giữ nguyên. Dưới thời Nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời Đường, Thái Nguyên là đất châu Long và châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ. Thời nhà Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần Dưới triều Đinh, Tiền Lê (TK X), đất nước được chia làm 10 đạo. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, 10 đạo được đổi thành 24 lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh như Thái Nguyên nằm trong các châu biên viễn. Kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía bắc kinh thành. Dưới thời Nhà Lý, Thái Nguyên có một danh tướng nổi tiếng, từng 2 lần được vua gả công chúa cho, được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Đuổm (xem thêm bài Dương Tự Minh). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1076-1077, phần đất phía nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân Nhà Lý với Nhà Tống. Dưới thời Nhà Trần, đầu năm 1226, châu được đổi thành lộ, Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Năm 1397, Nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên (tương đương với tỉnh ngày nay). Thời thuộc Minh Thời thuộc Minh (1407-1427), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên lệ thuộc vào ty Bố Chính. Năm 1426, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa Chính ty, gồm 3 phủ: Thái Nguyên, Phú Bình, Thông Hóa. Cũng trong thời gian bị Nhà Minh cai trị, dân chúng Thái Nguyên lại liên tiếp đứng lên khởi nghĩa. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, người huyện Đại Từ, ông cùng cha và anh rể đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Thời Lê sơ Năm 1428, Nhà Lê sơ được thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước làm 5 đạo, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm 1466, Lê Thánh Tông chia lại 5 đạo thành 12 đạo Thừa Tuyên, Thái Nguyên là Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm 1467, Nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới, hoàn thành lập bản đồ quốc gia Đại Việt vào năm 1469. Cùng thời gian này, Thái Nguyên Thừa Tuyên được đổi thành Ninh Sóc Thừa Tuyên, gồm 3 phủ: Phú Bình, Thông Hóa, Cao Bằng. Đến năm 1483, Ninh Sóc Thừa Tuyên đổi thành xứ Thái Nguyên. 1533 lại đổi xứ thành trấn Thái Nguyên. Năm 1677, phủ Cao Bằng tách khỏi trấn Thái Nguyên thành trấn Cao Bằng. Thủ phủ trấn Thái Nguyên lúc này đặt tại xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay). Thời nhà Nguyễn Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1813, sau khi huyện Thiên Phúc tách khỏi trấn Thái Nguyên nhập về Bắc Ninh. Thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển về thành Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên). Năm 1831, 1832, Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 1836, tỉnh Thái Nguyên có 3 phủ, 9 huyện và 2 châu. Thời thuộc Pháp Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1890, chính quyền thực dân tách huyện Bình Xuyên khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Vĩnh Yên và thực thi chế độ quân quản, chia nhỏ Thái Nguyên nhập vào các tiểu quân khu thuộc các đạo quan binh. Như vậy, từ tháng 10/1890 - 9/1892 tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác nhau đặt dưới quyền quản lý của giới cầm quyền quân sự Pháp. Theo các Nghị định của toàn quyền Đông Dương ký vào các ngày 10 và 15/10/1892, các địa hạt đã bị phân tán (trừ huyện Bình Xuyên) trở về với tỉnh Thái Nguyên, đặt dưới quyền cai trị của một Công sứ. Đến 12/6/1894, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đưa các châu Cảm Hóa, Chợ Rã vào tiểu quân khu Cao Bằng thuộc Đạo Quan binh II, đồng thời tổ chức một đơn vị là Tiểu quân khu Cai Kinh gồm 13 tổng, trong đó có 5 tổng tách từ Thái Nguyên sang. 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Bắc Cạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hóa của Thái Nguyên. Khởi nghĩa Thái Nguyên Vào 11 giờ đêm 30-8-1917, Đội Trường và một lính thân tín bắt đầu hành sự: Giết tên Giám binh Noel-chỉ huy Trại lính khố xanh và Ba Chén; chém đầu viên phó quản Lạp-tay sai đắc lực của Giám binh. Hai thủ cấp của chúa Trại được dâng lên Lễ tế cờ. Liền đó, Đội Cấn tuyên đọc tờ Hịch thứ nhất, chính thức phát động cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên. Hạt nhân của quân khởi nghĩa gồm 131 người trong tổng số 175 binh lính ở Trại lính khố xanh (có 30 người bỏ trốn, 10 người già yếu xin nộp súng về nhà…). Đội Cấn trở thành "Thái Nguyên Quang phục quân Đại đô đốc" ra lệnh ngay cho Đội Giá dẫn hơn 100 binh lính chia thành nhiều toán đi sang Nhà lao Thái Nguyên (ở cách Trại lính khố xanh khoảng 400m về phía đông bắc) phá ngục, cứu tù. Tại đây, quân khởi nghĩa đã giết chết được tên cai ngục Lô-ép (Loew) và mở cửa nhà lao cho tù nhân chạy trốn về Trại lính khố xanh, giữa những làn đạn từ phía "Trại lính Tây" của chủ lực quân sự Pháp đóng ở Thái Nguyên, cách nhà lao 200m, thấy "có biến" đã bắn xối xả tới. 180 tù nhân-có người bị tra tấn thành tàn tật, phải bò lết-thoát thân được về trại lính. Riêng thủ lĩnh Lương Ngọc Quyến-bị liệt nửa người-nhờ có đồng đội cõng chạy, nên cũng thoát được khỏi tù. Liền sau đấy, nghĩa quân đã triển khai lực lượng đánh chiếm được nhiều vị trí khác ở tỉnh lỵ Thái Nguyên, như: Dinh Công sứ; các công sở: Lục lộ, Điền bạ, Tòa án, Nhà đoan; Kho vũ khí: Lấy được 92 súng "mút-cơ-tông", 75 súng trường, 1 súng lục, 15 thanh kiếm, hơn 62 nghìn viên đạn; Nhà Bưu điện; Kho bạc... Trong vòng nửa đêm (30-8-1917) và một ngày (31-8-1917) chưa đầy 24 giờ đồng hồ, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 đã thành công chấn động. Không chỉ chiếm được tỉnh lỵ và làm chủ tỉnh chiến lược Thái Nguyên, cuộc khởi nghĩa còn thành lập được quân đội (lấy tên là "Quang phục quân Thái Nguyên") gồm 623 người (trong đó: 131 lính khố xanh, 180 tù nhân được giải phóng, 312 công nhân và nông dân yêu nước trong tỉnh đến gia nhập) do Trịnh Văn Cấn làm "Đại đô đốc", Lương Ngọc Quyến làm "Quân sư". Cuộc khởi nghĩa đã tuyên bố đặt quốc hiệu là "Đại Hùng", định quốc kỳ là "cờ Ngũ Tinh" (nền vàng có 5 ngôi sao đỏ) với hàng chữ "Nam binh phục quốc". Hình ảnh của một quốc gia độc lập với quốc kỳ, quốc hiệu và quân đội từng xiết bao mơ ước, vậy là đã thu nhỏ mà huy hoàng xuất hiện và hiên ngang tồn tại, giữa thời Pháp thuộc đen tối, ở tỉnh lỵ Thái Nguyên trong vòng 132 tiếng đồng hồ (từ đêm 30-8-1917 đến trưa 5-9-1917). Đấy cũng là thời gian mà nghĩa quân đã căng thẳng chuẩn bị và anh dũng chiến đấu, chống lại cuộc đại phản kích và đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp vào địa bàn trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Và, sau buổi trưa 5-9-1917, quyết định rút lực lượng khởi nghĩa ra khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên, nghĩa quân vẫn còn có 4 tháng 11 ngày, kiên trì và quyết liệt kéo dài cuộc chiến đấu oanh liệt vì độc lập, tự do của dân tộc và đất nước, trên địa bàn các tỉnh, từ Thái Nguyên đến Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, cho đến ngày 10-1-1918, hy sinh đến người cuối cùng. Thủ đô kháng chiến Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Chiến cục đông-xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác. Giai đoạn 1954–1965 Ngày 1 tháng 7 năm 1956, Thái Nguyên là một trong sáu tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc mới thành lập, thị xã Thái Nguyên là thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc. Riêng huyện Phổ Yên lúc này được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Phú Bình được sáp nhập vào tỉnh Bắc Giang, tuy nhiên một năm sau hai huyện này lại được chuyển trở lại tỉnh Thái Nguyên thuộc Khu tự trị Việt Bắc. Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến cuối năm 1975 thì bị giải thể. Ngày 19 tháng 10 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114-CP về việc thành lập thành phố Thái Nguyên. Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH, hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Thái Nguyên sau khi tái lập tỉnh (1997–nay) Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Sau khi tái lập, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm thành phố Thái Nguyên (tỉnh lỵ), thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, thành lập thành phố Sông Công trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sông Công, thành lập thị xã Phổ Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Phổ Yên. Ngày 10 tháng 4 năm 2022, thành lập thành phố Phổ Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phổ Yên. Tỉnh Thái Nguyên có 3 thành phố và 6 huyện như hiện nay. Kinh tế Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển từ rất sớm, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền bắc. Trong năm 2020, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực dù chịu ảnh hưởng tương đối do dịch bệnh COVID-19: Tăng trưởng kinh tế đạt trên 4.24%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4.45%; xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần 40 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 15,56 nghìn tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu vùng trung du miền núi phía bắc, đạt kế hoạch đề ra, nhưng giảm 0,3% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách địa phương đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với dự toán và bằng 76,5% so với cùng kỳ. Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7%. Tính đến tháng 12/2019, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 86 nghìn tỷ đồng; các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 250 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký gần 9,5 tỷ USD, thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng. Thái Nguyên có tổ hợp Samsung với 2 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư hơn 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (gần 01 tỷ USD), dự án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc và các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt Sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ Sông Cầu cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Hiện Thái Nguyên đã và đang triển khai các khu công nghiệp sau: KCN Gang Thép (160ha - là KCN đầu tiên của Thái Nguyên) KCN Sông Công (320ha); KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công II (250ha - đang triển khai, hiện đang mở rộng lên 450ha) thuộc thành phố Sông Công; KCN Yên Bình I (200ha) KCN Yên Bình II (Đang triển khai) KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thành phố Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ A (180ha) thuộc huyện Phú Bình KCN Điềm Thuỵ B (170ha) thuộc huyện Phú Bình KCN Quyết Thắng (200ha - đang triển khai) thuộc thành phố Thái Nguyên KCN Phú Bình (675 ha - đang triển khai) thuộc địa bàn xã Tân Hoà, Tân Thành và Thị trấn Hương Sơn huyện Phú Bình. Ngoài ra, Thái Nguyên hiện đang triển khai xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình có diện tích 545,82ha nằm trên địa bàn thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình. Tổng mức đầu tư chỉ riêng hạ tầng của dự án này dự kiến là 4.232 tỷ đồng.Thời gian triển khai từ 2020-2025. Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2019 đã có 23 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích hơn 763 ha (7.63 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha. Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà trong năm 2019 Thái Nguyên có khoảng 120.000 công nhân, trong đó có tới 43.045 người có nhu cầu về nhà ở. Trung bình hàng năm (từ 2016-2019) tỉnh đã giải quyết bình quân mỗi năm trên 22 nghìn lao động có việc làm ổn định. Đến hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 68,6%, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 4,38%. Một vài doanh nghiệp tiêu biểu của Thái Nguyên có thể kể đến như - Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (Trụ sở tại số 01, đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên): là Công ty kinh doanh đa ngành nghề, ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như: Bất động sản, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản xuất quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu, giàn giáo, cốp pha. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển lớn mạnh, hoạt động chuyên nghiệp trên địa bàn trải rộng toàn quốc. Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao, được khách hàng đón nhận. Công ty đã vinh dự được đảng và nhà nước trao tặng huân chương lao động, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt, các Cúp vàng ISO, hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích và nhiều giải thưởng cao quý khác. Năm 2015, TBCO đã chính thức lên sàn giao dịch với mã chứng khoán TTB Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Việc gia nhập thị trường chứng khoán đánh dấu bước ngoặt lớn đối với công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc, giúp Công ty có cơ hội phát triển mạnh mẽ và quản trị doanh nghiệp minh bạch hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Hiện nay TBCO đang đầu tư một số dự án bất động sản tại Thái Nguyên như TBCO riverside tại Thành phố Thái Nguyên với 02 block chung cư cao từ 19-25 tầng, chung cư TBCO với 04 block tòa nhà cao trên 10 tầng. Sau thành công bước đầu với các dự án bất động sản tại Thái Nguyên, TBCOB đã mở rộng đầu tư sang Bắc Giang với việc hoàn thành đầu tư xây dựng phần thô 2/4 tòa chung cư Dự án Green City tại Bắc Giang với quy mô diện tích 1,6 ha, với gần 700 căn hộ trong thời gian 9 tháng, trong đó hơn 600 căn hộ đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Giang mua sử dụng làm quỹ nhà tái định cư. - Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG (TNG): đã được xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất ngành dệt may Việt Nam và TNG cũng đã khẳng định được thương hiệu ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Công ty cổ phần đầu tư và thương Mại TNG là doanh nghiệp hoat động đa ngành trong đó ngành nghề chính là may mặc xuất khẩu, trong đó thị trường Mỹ chiếm 54%, EU chiếm 21.9 %, Canada & mexico chiếm 11%, Korea chiếm 7%, japan chiếm 3 % và các thị trường khác chiếm 3.5%. Năm 2019, TNG ra mắt dự án TNG Village - chung cư chuẩn sống xanh gồm nhiều tiện ích cao cấp tại trung tâm Thành Phố Thái Nguyên. - Công ty Cổ phần Thái Hưng: được thành lập từ năm 1993 (Tiền thân là doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng), Thái Hưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị khi sản lượng tiêu thụ thép bình quân của Thái Hưng hàng năm chiếm khoảng 13% thị phần thép của Việt Nam. Với doanh thu bình quân hàng năm từ 15.000 - 18.000 tỷ đồng (tương đương 650 triệu USD - 780 triệu USD). Thái Hưng là đơn vị sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề trong đó: Kinh doanh: Thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, Dịch vụ: Logistics, khách sạn; Đầu tư: Giáo dục, bất động sản. Năm 2019, Thái Hưng tham gia thị trường BĐS với dự án Crown Villas Thái Hưng với quy mô gần 40ha Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, Thái Hưng đã xây dựng được đội ngũ nhân lực vừa có tâm vừa có tầm, với hơn 500 lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề bậc cao. Thái Hưng đã tạo dựng được chữ tín trong lòng đối tác khách hàng, với mạng lưới bán hàng trải rộng theo chiều dài của đất nước, hơn 2000 khách hàng và mở rộng quan hệ với gần 50 quốc gia trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm khoảng 150 - 200 triệu USD. Hiện nay Thái Hưng đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và giáo dục với dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ trường học và nhà ở Gia Sàng (Crown Villas). Dự án có quy mô hơn 35 ha với tổng mức đầu tư trên 2.100 tỷ đồng. Nhờ có uy tín lâu năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thép xây dựng, sản phẩm thép do Thái Hưng cấp đã có mặt ở nhiều công trình trọng điểm của quốc gia, trở thành niềm tự hào của Công ty mỗi khi nhắc đến như: Trung tâm hội nghị quốc gia, Tòa Keangnam, nhà ga T1 - Sân bay quốc tế Nội Bài, nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, Tập đoàn Sam Sung electronics, các khu đô thị lớn nhỏ hầu hết trong cả nước, các dự án đường cao tốc, đường vành đai …. Để ghi nhận những thành tựu đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Thái Hưng đã được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì (lần 2), Hạng Ba; 9 cờ thi đua của chính phủ và hơn 300 phần thưởng khác của các Sở, Ban, ngành từ trung ương đến địa phương. Thái Hưng vinh dự nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TOP 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam … - Công ty TNHH khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty con của Masan High-Tech Materials (MHT), thuộc tập đoàn Masan): Năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 7.291 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2019, nộp ngân sách Nhà nước 1.478 tỷ đồng, sản lượng khai thác của Công ty đạt 3.868.995 tấn; thời gian vận hành thực tế của nhà máy đạt 95,4%. Công ty đã hỗ trợ 2,36 tỷ đồng để phát triển cộng đồng (48 dự án phát triển cộng đồng với 1.100 hộ gia đình được hỗ trợ), đồng thời tuân thủ đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường. Cũng trong năm 2020 Masan High-Tech Materials đã hoàn tất giao dịch mua lại Công ty H.C. Starck Tungsten Powders và thiết lập liên minh chiến lược Mitsubishi Materials Corporation thông qua khoản đầu tư 90 triệu USD từ Tập đoàn Nhật Bản, tương ứng 10% cổ phần của MHT. Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, wolfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Wolfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng fluor lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác. Nhìn chung, ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang triển khai trên địa bàn, các doanh nghiệp, tập đoàn địa phương của Thái Nguyên cũng tương đối mạnh và đa dạng ngành nghề, từ kinh doanh sắt thép, nguyên vật liệu cho tới bất động sản, khai khoáng, may mặc, hàng tiêu dùng. Trong danh sách top 500 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2019, Thái Nguyên đóng góp tới 6 doanh nghiệp (nếu không tính SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM THÁI NGUYÊN) và đều có thứ hạng cao trong danh sách. Hệ thống các Trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn tỉnh Trong vòng 5 năm gần đây, hàng nghìn tỷ đồng đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các TTTM, siêu thị, dịch vụ lưu trú cao cấp trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng thương mại không ngừng được hoàn thiện theo hướng hiện đại. Trong đó, mô hình TTTM, siêu thị ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và chất lượng. Các TTTM có quy mô tương đối lớn tại Thái Nguyên gồm: Trung tâm thương mại Go! Thái Nguyên (Big C Thái Nguyên): 36.000m2, do tập đoàn Central Retail (Thái Lan) đầu tư xây dựng, hiện là TTTM quy mô lớn nhất đang hoạt động tại TP. Thái Nguyên cũng như vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trung tâm thương mại Vincom Plaza Thái Nguyên: 13.500m2, do tập đoàn VinGroup đầu tư xây dựng từ năm 2018. Trung tâm thương mại Phú Quý Thăng Long : 6.238m2, do công ty TNHH Phú Quý Thăng Long đang xây dựng từ cuối năm 2021 Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sông Công: Hiện đang xây dựng trên địa bàn TP. Sông Công. Trung tâm thương mại Đông Á Plaza. Trung tâm thương mại Đồng Quang Plaza. Trung tâm thương mại Kim Thái Plaza. Trung tâm thương mại Hoàng Gia Plaza. Trung tâm thương mại Danko Plaza: Hiện đang xây dựng trên địa bàn TP. Thái Nguyên (Khu đô thị Danko). Các TTTM này đều được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại với nhiều công năng sử dụng, như: Tổ hợp nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hội trường, phòng họp, cửa hàng, văn phòng cho thuê… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 26 siêu thị, tập trung nhiều nhất ở T.P Thái Nguyên với 22 siêu thị; còn lại phân bố tại T.P Sông Công; T.X Phổ Yên; Phú Bình; Đại Từ. Một số siêu thị có quy mô lớn và hiện đại, cụ thể: Siêu thị Lan Chi Mart Thái Nguyên. Siêu thị Aloha Mall Thái Nguyên. Siêu thị Aloha Mall Sông Công. Siêu thị Thành Đô Thái Nguyên. Hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ Hệ thống siêu thị Minh Cầu. Hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Mediamart, HC HomeCredit, VinPro, Điện máy xanh... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các TTTM, siêu thị, những năm gần đây, hệ thống các chợ trên địa bàn tỉnh cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hướng văn minh, hiện đại. Tính riêng từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp 30 chợ với tổng nguồn vốn trên 140 tỷ đồng, nâng tổng số chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch của tỉnh lên 140 chợ. Trong đó, 4 chợ hạng I, 10 chợ hạng II và 126 chợ hạng III. Hiện nay, hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh đều đều đã có chợ hoặc các điểm mua sắm tập trung. Thương mại nông thôn phát triển đóng góp gần 80% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh. Có thể nói, cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ đã và đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng sôi động, với nhiều loại hình dịch vụ, thương mại phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của của người dân. Nhờ đó, nếu như năm 2016, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 25.642 tỷ đồng thì đến năm 2020, con số này đã tăng lên gần 40.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần. Đứng đầu khu vực Trung và miền núi phía Bắc. Dân cư Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 người. Tổng dân số đô thị là 410.267 người (31,9%) và tổng dân cư nông thôn là 876.484 người (68,1%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019 của Thái Nguyên là 1,36%. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau Thành phố Hà Nội). Tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên tính đến năm 2023 là 41,73%. Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại các thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên và các huyện phía nam như Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại. Người Kinh ban đầu chỉ là dân tộc bản địa cư trú tại các khu vực trung du ven sông Cầu ở khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Vào thời Nhà Trần, Lê, Nguyễn, nhiều làng xóm của người Kinh hình thành tại các khu vực phía nam của tỉnh và dân cư chủ yếu là các di dân đến từ các nơi thuộc đồng bắng Sông Hồng và Thanh Hóa ngày nay. Bên cạnh đó, khi các quan triều đình được cử đến Thái Nguyên, họ thường đem theo cả gia đình, dòng tộc tới định cư. Ngoài ra, nhiều người đến làm ăn và buôn bán rồi sau đó ở lại Thái Nguyên lập nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ thuộc Pháp, rất nhiều người Kinh từ các tỉnh đồng bằng đã được chế độ thực dân đưa lên Thái Nguyên để làm việc trong các đồn điền và hầm mỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, vì có vai trò là thủ đô kháng chiến nên số người Kinh đến Thái Nguyên ngày càng tăng. Quá trình người Kinh nhập cư đến Thái Nguyên tiếp tục tăng nhanh vào sau năm 1954, khi một số cơ sở công nghiệp lớn được hình thành và việc thực hiện chương trình "kinh tế mới". Ngay từ năm 1960, người Kinh đã chiếm 74,56% dân số tỉnh. Người Kinh ở Thái Nguyên nói chung vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của cha ông tại miền xuôi, mặc dù vậy nhiều yếu tố đã bị phai nhạt, đặc biệt là ở khu vực các huyện phía bắc, họ chịu ảnh hưởng của các dân tộc thiểu số bản địa. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2019 đạt 1,36%/năm (trong đó, khu vực thành thị tăng bình quân 3,56%/năm và khu vực nông thôn tăng 0,48%/năm), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 10 năm qua cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của 10 năm trước (tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2009 là 0,71%/năm) và cao hơn so với mức tăng 1,14%/năm của bình quân chung của cả nước. Sở dĩ tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng dân số cao hơn bình quân chung cả nước và cao hơn giai đoạn 10 năm trước chủ yếu là do có sự di chuyển từ các tỉnh khác đến nhập cư vào Thái Nguyên để tham gia lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó tăng đột biến ở các năm 2014 và 2015 khi trên địa bàn có các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông tăng năng lực và đi vào sản xuất. Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 80 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.903 người/km², thứ 2 là thành phố Phổ Yên với mật độ 760 người/km², sau đó là thành phố Sông Công với mật độ 705,3 người/km². Thành phần dân tộc Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Các dân tộc thiểu số Năm 1999 dân tộc Tày có 106.238 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 10,15%). Họ có mặt ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến là các huyện: Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%). Trong quá trình phát triển tộc người, người Nùng ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay được biết đến thì tới Việt Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây tại Trung Quốc. Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại Nhà Thanh, bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp. Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu. Người Sán Dìu tự gọi mình là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu, chữ Hán: 山由, Sơn Do). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao. Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Sán Dìu vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Người Dao ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 1979 thì vào năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người H'Mông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông thì tại Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số H'Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người H'Mông nhất là Đồng Hỷ tăng từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm. Người Sán Chay bao gồm hai nhóm là Cao Lan và Sán Chí, đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục Phong tục tỉnh Thái Nguyên khi đề cập tới người Cao Lan có ghi: Mán Cao Lan cứ ba năm một lần thay đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định. Tôn giáo Cũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Thái Nguyên có đại đa số cư dân "không tôn giáo". Theo thống kê năm 2019, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên là 48.299 người, tức chiếm 5,58% tổng dân số của tỉnh. Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Đạo Tin Lành ở Thái Nguyên có từ năm 1963 và từ năm 1990 trở lại đây, tôn giáo này tiếp tục phát triển, tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao. Thái Nguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động là: Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Đại Từ), tất cả các hoạt động Công giáo ở Thái Nguyên đều do Toà giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo. Du lịch Theo số liệu tổng hợp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Trong năm 2019, khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt hơn 1 triệu lượt; khách du lịch đến các điểm tham quan đạt hơn 1,8 triệu lượt; doanh nghiệp lữ hành phục vụ đạt hơn 150.000 lượt; doanh thu tại các doanh nghiệp du lịch đạt trên 430 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách tăng hơn gần 500.000 lượt, doanh thu từ các doanh nghiệp tăng hơn gần 30 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh có 435 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao đang được xây dựng của tập đoàn APEC, 50 khách sạn đạt từ 1 đến 4 sao, 386 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007. Với lợi thế là trung tâm vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích tín ngưỡng đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và 80 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân… Trên địa bàn tình, một trong những điểm đến được nhiều du khách quan tâm như: Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Mặt hồ rộng 25 km² và có đến 69 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Thái Nguyên cũng là nơi đăng cai Festival Trà Quốc tế lần thứ I từ 11-15/11/2011 tại thành phố Thái Nguyên và khu du lịch Hồ Núi Cốc. Khu Du lịch Hồ Núi Cốc đón tiếp khoảng hơn 600.000 lượt du khách trong năm 2019. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam với diện tích 40.000 m², nằm ngay tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng có hệ thống 5 phòng trưng bày cố định và Khu trưng bày ngoài trời với 6 vùng văn hóa đặc trưng (vùng Núi cao, vùng thung lũng, vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng ven biển miền Trung, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam bộ). Hiện nay bảo tàng lưu trữ hơn 10.000 đơn vị tài liệu, hiện vật thuộc di sản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, sử dụng hơn 2.000 tư liệu khoa học: Phòng mở đầu là khái quát đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Phòng Việt - Mường gồm dân tộc Việt, Mường, Thổ, Chứt. Phòng Tày - Thái gồm các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. Phòng H'Mông - Dao và nhóm Nam Á gồm các dân tộc H'Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo. Phòng Môn - Khmer gồm các dân tộc Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, M'Nông, Xtiêng, Bru Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm. Và phòng Hán - Hoa, Tạng Miến, Mạ, Opolinedi gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru. Di tích đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Khu du lịch hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km. Khu Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đón tiếp, phục vụ 2.680 đoàn khách với gần 557.000 lượt khách. Thác nước 7 tầng Khuôn Tát, nằm trong khu di tích lịch sử ATK. Các điểm đền chùa như­ đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú L­ương); chùa Hang (thành phố Thái Nguyên); chùa Phù Liễn; đền X­ương Rồng (thành phố Thái Nguyên). Khu di tích núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông. Khu Di tích Lịch sử Quốc gia - Địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên đón tiếp gần 1.800 đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, dâng hương, tri ân các liệt sĩ TNXP, với gần 160.000 lượt người. Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Cụ thể như­: Thành phố Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang). Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng). Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn). Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ). Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc, (Hải Dương). Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như­ dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách tham quan. Theo nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hồ Núi Cốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1577/QĐ-TTg ngày 15/11/2018: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Theo quyết định này, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa bàn các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, xã Phúc Tân thuộc thành phố Phổ Yên. Quy mô diện tích lên tới 19.276ha. Quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc phải gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển du lịch, kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh – quốc phòng. Hồ Núi Cốc sẽ là Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sinh thái, bảo tồn, thể thao và vui chơi giải trí cao cấp của tỉnh Thái Nguyên và khu vực miền Bắc; là khu vực bảo tồn sinh quyển, rừng phòng hộ bảo vệ lưu vực chính của sông Công, khu vực trồng chè đặc sản có quy mô lớn tập trung có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, gìn giữ văn hóa đặc sắc của các nhóm dân tộc vùng lòng hồ. Mục tiêu của quy hoạch này là nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến 2030; xây dựng và phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí công nhận là Khu du lịch quốc gia trước năm 2025, hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Giao thông Đường bộ Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển, với 1 tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, 1 tuyến tiền cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, 5 tuyến quốc lộ đi qua. : Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) là tiền cao tốc. : Tuyến Quốc lộ 1B từ Thành phố Thái Nguyên đi Lạng Sơn. : Tuyến Quốc lộ 3 từ Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, đoạn qua TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công và TP. Phổ Yên đã được nâng cấp thành đường cấp III đô thị chính thứ yếu 4 làn xe. : Tuyến Quốc lộ 17 phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, qua Bắc Ninh - Bắc Giang. : Tuyến Quốc lộ 3C từ Định Hóa, Thái Nguyên nối qua các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng. : Tuyến Quốc lộ 37 có 2 hướng, lấy thành phố Thái Nguyên làm đầu nút. Hướng 1 đi từ Thành phố Thái Nguyên qua huyện Đại Từ sang các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái. Hướng 2 từ Thành phố Thái Nguyên theo hướng Phú Bình đi các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình. Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống. Đường sắt Về đường sắt, tỉnh Thái Nguyên có tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài 33,5 km đã từng có một đoạn ngắn nối lên tỉnh Tuyên Quang nhưng ngày nay đã bị bỏ và chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá (từ phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên đến thị trấn Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận viện trợ của các nước XHCN và vận chuyển khoáng sản về khu công nghiệp Gang Thép đã bị bỏ hoang, cộng thêm hệ thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép. Đường sông Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúc được xây dựng tại thành phố Phổ Yên có thể kết nối đến cảng Hải Phòng. Mạng lưới xe bus nội tỉnh Tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các huyện trong tỉnh, bao gồm: 01: Đường Tròn Tân Long - TP Thái Nguyên - BX Thái Nguyên - QL3 - Phổ Yên - Phố Nỷ 02A: Yên Lãng - QL37 - Đại Từ - QL3 - TP Thái Nguyên - Đường Tròn TT Thành Phố - BX Thái Nguyên - CMT8 - Gang Thép 02B: Yên Lãng - QL37 - Đại Từ - QL3 - TP Thái Nguyên - Bệnh Viện A - CT07 - BX Thái Nguyên - NB Quá Tải - Gang Thép 03: Chợ Thái - TP Thái Nguyên - BX Thái Nguyên - CT07 - Viện A - NB Đán - Hồ Núi Cốc - Đại Từ - Ký Phú - TT Quân Chu 04: TT Quân Chu - TT Bắc Sơn - KCN Yên Bình 05: Tân Long - TP Thái Nguyên - QL3 - TT Hương Sơn - Phú Bình - Cầu Ca 06: BX Thái Nguyên - CT07 - Viện A - TP Thái Nguyên - QL3 - Giang Tiên - Đu - KM31 - QL3C - TT Chợ Chu - Định Hóa 07: Quyết Thắng(Z115) - CT07 - BX Thái Nguyên - TP Thái Nguyên - Cầu Gia Bẩy - TT Chùa Hang - QL1B - TT Đình Cả - Võ Nhai 08: Bình Long - TT Chùa Hang - QL1B - TP Thái Nguyên - QL3 - KCN Yên Bình 09: TT Trại Cau - TT Chùa Hang - TP Thái Nguyên - BX Thái Nguyên - Thịnh Đán - Thịnh Đức - TP Sông Công - KCN Diesel Sông Công 28: BX Thái Nguyên - TP Thái Nguyên - QL3 - Bờ Đậu - Giang Tiên - Đu - KM31 - Chợ Mới 30: DTLS 915 Gia Sàng - TP Thái Nguyên - QL3 - Bờ Đậu - Giang Tiên - Đu - KM31 - QL3C - ĐT264 - DTLS ATK Định Hóa Giáo dục Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ tư sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 11 trường cao đẳng, và nhiều trường trung cấp nghề. Đại học Thái Nguyên và thành viên Đại học Thái Nguyên là một trong năm Đại học vùng cùng với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế. Là đại học trọng điểm của Việt Nam, thuộc khu vực trung du, miền núi phía bắc và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm 7 trường đại học thành viên, 2 khoa, 1 phân hiệu Đại học, 1 trường cao đẳng, 8 trung tâm và 4 viện nghiên cứu trực thuộc: Trường Đại học Sư phạm Trường Đại học Nông lâm Trường Đại học Y dược Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Khoa học Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Trường Ngoại ngữ Khoa Quốc tế Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai (đơn vị này có trụ sở tại tỉnh Lào Cai) Các trường đại học, cao đẳng khác Đại học: Trường Đại học Việt Bắc Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Cao đẳng: Trường Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên (thuộc UBND tỉnh TN) Trường Cao đẳng thương mại - du lịch Thái Nguyên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên Trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc Trường Cao đẳng công nghiệp Việt-Đức Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng Các trường trung cấp Trường trung cấp luật Thái Nguyên Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên Trường trung cấp nghề Thái Nguyên Trường trung cấp Y tế Thái Nguyên Trường trung cấp Y khoa Pasteur trung cấp mỏ địa chất nghề vinacomin Số liệu về trường, lớp, giáo viên học sinh đầu năm học 2019-2020 Sau khi sắp xếp lại, năm học 2019-2020 trên địa bàn toàn tỉnh có 681 trường (bao gồm cả 01 trường nội trú do Trung ương quản lý - Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc), trong đó có 28 trường ngoài công lập. Bao gồm: hệ mầm non có 237 trường (công lập 215, ngoài công lập 22 trường); Tiểu học có 219 trường (công lập 217, ngoài công lập 2); trung học cơ sở có 191 trường (công lập 190, ngoài công lập 1); trung học phổ thông có 33 trường (3 trường ngoài công lập; 30 trường công lập) và có 01 trường nội trú thuộc Trung ương quản lý. Số liệu sơ bộ về lớp học và học sinh đầu năm học 2019-2020: Hệ mầm non có 3.080 nhóm/lớp với 83.947 học sinh. Cấp tiểu học có 3.940 lớp với 117.312 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 1 là 25.235 học sinh. Trung học cơ sở có 2.019 lớp với 71.548 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 6 là 19.388 học sinh, giảm 0,74% so năm học trước. Trung học phổ thông có 873 lớp với 35.842 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 10 là 12.057 học sinh, giảm 6,5% cùng kỳ. Nhìn chung học sinh tuyển mới đầu các cấp học đều giảm so với năm học trước. Riêng số học sinh dân tộc nội trú là 1.887 em, đạt tỷ lệ 6,34% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường dân tộc nội trú. So với mục tiêu Nghị quyết Đại hội còn thiếu 1,66%; dự kiến đến tháng 9 năm 2020 đạt tỷ lệ 8%, bằng mục tiêu đề ra. - Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Thực hiện đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020, tính đến ngày 20/12/2019, toàn tỉnh có 560/683 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 82,72% - Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Số học sinh thực tế dự thi để xét công nhận tốt nghiệp là 13.976 học sinh; Kết quả số học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2018 - 2019 là 12.831 học sinh, đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 là 91,81% (thấp hơn so với tỷ lệ 97,39% của năm 2018). - Công tác tuyển sinh cao đẳng, đại học năm học 2019-2020: Theo số liệu của Đại học Thái Nguyên, kế hoạch tuyển sinh 12.390 chỉ tiêu; đã tuyển sinh mới được khoảng 8 nghìn chỉ tiêu, bằng 60% kế hoạch, trong đó, có khối ngành y dược vượt chỉ tiêu tuyển sinh; còn lại các khối ngành khác đều chưa đạt kế hoạch. Y tế Theo thống kê năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, 1 bệnh viện trực thuộc Quân khu 1 là Bệnh viện Quân y 91, 213 cơ sở y tế do Sở Y tế tỉnh quản lý (chưa tính các cơ sở y tế tư nhân) - trong đó có 12 bệnh viện công lập và 5 bệnh viện tư nhân, 13 phòng khám khu vực và 178 trạm y tế. Tổng số giường bệnh do Bộ Y tế quản lý là khoảng hơn 1.600 giường, Sở Y tế tỉnh quản lý là 4.295 giường trong đó 3.145 giường tại các bệnh viện. Dưới đây là thống kê các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Các bệnh viện tuyến trung ương Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế - quy mô kế hoạch 1.300 giường) Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tương đương tuyến tỉnh: Bệnh viện A (Là BV đa khoa hạng I tuyến tỉnh, mũi nhọn sản nhi - quy mô 510 giường, thực kê 850 giường) Bệnh viện C (Là BV đa khoa hạng I tuyến tỉnh - quy mô 510 giường, thực kê 900 giường) Bệnh viện Gang Thép (Là BV đa khoa hạng II tuyến tỉnh - quy mô 350 giường, thực kê 500 giường) Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (trực thuộc Đại học Thái Nguyên) Bệnh viện Quân y 91 (trực thuộc Quân khu I)Các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa tuyến tỉnh: Bệnh viện Tâm thần Bệnh viện Mắt Thái Nguyên Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi Chức năng Bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Giám định Y khoa Trung tâm Giám định Pháp YCác bệnh viện tư nhân: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (300 giường) Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Bệnh viện Đa khoa An Phú Bệnh viện Đa khoa Việt Bắc Bệnh viện đa khoa Yên BìnhCác bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện:''' Bệnh viện Đa khoa Huyện Đại Từ Bệnh viện Đa khoa Huyện Định Hóa Bệnh viện Đa khoa Huyện Phú Bình Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên Trung tâm Y tế Thành phố Sông Công Trung tâm Y tế Thành phố Phổ Yên Trung tâm Y tế Huyện Đại Từ Trung tâm Y tế Huyện Định Hóa Trung tâm Y tế Huyện Đồng Hỷ Trung tâm Y tế Huyện Phú Lương Trung tâm Y tế Huyện Phú Bình Trung tâm Y tế Huyện Võ Nhai Ẩm thực Là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, cư dân trong tỉnh lại có nguồn gốc đa dạng nên ẩm thực tại tỉnh Thái Nguyên cũng khá phong phú. Một số dân tộc thiểu số trong tỉnh thường làm "xôi thập cẩm" có nhiều màu sắc trong các dịp lễ tết, các màu sắc đều được nhuộm từ các loại lá cây tự nhiên bằng một số công thức khác nhau có thể lấy ví dụ như xôi màu tím sẽ được ngâm vào chậu nước lá cây gạo cẩm trộn với nước gio, xôi màu vàng được ngâm vào chậu nước nghệ. Trên địa bàn huyện Định Hóa ở phía tây bắc tỉnh có đặc sản là cơm lam, được làm bằng cách cho gạo nếp đã ngâm vào ống nứa, cho thêm nước rồi nút lại bằng lá chuối non sau đó đem hơ trên ngọn lửa. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cũng trên địa bàn huyện miền núi Định Hóa, một loại gạo đặc sản mang tên "Gạo Bao Thai Định Hoá" đã được bảo vệ nhãn hiệu tập thể từ năm 2007. Làng bánh chưng Bờ Đậu nằm ven quốc lộ 3 và quốc lộ 37 thuộc địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương không chỉ nổi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên mà còn được nhiều nơi khác biết đến vào mỗi dịp tết đến xuân về. Những năm gần đây, bánh chưng Bờ Đậu còn vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp thuần chủng và lá dong nếp lấy từ trên rừng huyện Định Hóa, nước để làm bánh là nguồn tự nhiên ở địa phương được lấy từ những giếng khơi trên núi. Điểm nhấn từ trước đến nay khi nhắc đến Thái Nguyên, sản phẩm nổi lên hàng đầu đó la chè Thái Nguyên với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng nức danh trong và ngoài nước như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên); Chè La Bằng (Đại Từ); Chè hữu cơ Sông Cầu; Trại Cài (Đồng Hỷ); Làng nghề chè Vô Tranh - Tức Tranh (Phú Lương),.... Trà Thái Nguyên nổi tiếng trên khắp Việt Nam và được tôn vinh là một trong hai loại trà ngon nhất nước và cũng được mệnh danh là "Thủ đô Chè Việt Nam". Trong đó, trà tại vùng Tân Cương, một xã phía tây thành phố Thái Nguyên được đánh giá cao nhất. Giống chè tại Thái Nguyên được ông Đội Năm, tên thật là Võ Văn Thiệt di thực về vùng này khoảng năm 1920-1922 và vườn chè cổ nay đã 87 tuổi. Danh sách ẩm thực Các đặc sản, ẩm thực địa phương như: chè Tân Cương, chè búp khô, chè xanh, tương nếp Úc Kỳ, cơm lam Định Hóa, na La Hiên, bánh cooc mò người Tày, nếp vải Phú Lương, giò ngựa bạch làng Phẩm, bưởi Tràng Xá, bánh trứng kiến Định Hóa, đậu phụ An Long, trám đen - xanh, rượu men lá Cầu Mai, xôi ngũ sắc Định Hóa, sắn, cốm Phúc Lương, bún tươi Gò Chè, gà đồi Phú Bình, măng - măng khô, măng đắng Ngàn Me, đường phên Chòi Hồng, rau bò khai Định Hóa, nham trám đen Hà Châu, bánh chưng Bờ Đậu, ổi Linh Nham, cốm nếp vải Ôn Lương, cọ ỏm Định Hóa, bánh ngải Tày, cá kho lá chè, nem chua Đại Từ, miến Việt Cường, gạo bao thai Định Hóa, tôm cuốn Thừa Lâm, hồng da tre Đồng Hỷ. Thể thao Sân vận động Thái Nguyên và nhà thi đấu Thái Nguyên nằm ở khu vực trung tâm thành phố là những nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa-xã hội của tỉnh. Câu lạc bộ bóng đá nữ Gang Thép Thái Nguyên là một trong sáu đội bóng tham dự Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam. Xem thêm Báo Thái Nguyên Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Khởi nghĩa Thái Nguyên Tham khảo Liên kết ngoài Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên Báo Thái Nguyên Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thái Nguyên Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên Quyết định 48/2014/QĐ-UBND quản lý bảo vệ phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Thái Nguyên Khởi đầu năm 1831 Đông Bắc Bộ
10734
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20C%C6%A1%20Ho
Người Cơ Ho
Người Cơ Ho, còn gọi là Kaho, Kơ Ho, Koho, K'Ho theo chính tả tiếng Cơ Ho, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam , cư trú tại khu vực Cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Người K'Ho nói tiếng Cơ Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar thuộc Ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989, dân tộc Cơ Ho có trên 82.917 người, đến 1 tháng 4 năm 1999 có 128.723 người. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc này là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil (Cil), Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạch (Lạt), Cơ Ho T'ring (T'Rin) và Cơ Ho Cờ Dòn (K'Don). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Cơ Ho ở Việt Nam có dân số 200.800 người, cư trú tại 46 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cơ Ho cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (175.531 người, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh và 87,7% tổng số người Cơ Ho tại Việt Nam), Bình Thuận (13.531 người), Khánh Hòa (5.724 người), Ninh Thuận (3.333 người), Đồng Nai (982 người), Thành phố Hồ Chí Minh (681 người). Các nhánh người K'Ho Người Cơ Ho chia ra thành mấy nhóm, phân biệt bởi địa bàn cư trú và sinh hoạt cũng như ngôn ngữ. Cơ Ho Srê là nhóm có dân số đông nhất trong các dân tộc Cơ Ho. Srê nghĩa là ruộng nước, người K'Ho Srê sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước tại cao nguyên Di Linh. Nhóm k'Ho sre ở xã Gung Ré Di linh bao gồm Jrài(thôn Hàng làng), rơ yằm(thôn Klong Trao). K'Ho sre ở xã Bảo Thuận bao gồm kơlạ, Drồng, Tali. K'Ho sre ở thị trấn Di Linh bao gồm Drềng, kaminh. K'Ho sre ở xã Liên Đầm bao gồm số 5, vohbla. K'Ho sre ở xã Tân Nghĩa bao gồm kơ Brạ, ơDồng... Nhóm Cơ Ho Chil (ngày 1 tháng 4 năm 1989) có khoảng 18.000 người. Trước đây, họ cư trú rải rác trên vùng núi cao thuộc thượng lưu sông Krông Knô (Bắc và Tây-Bắc cao nguyên Lang Biang). Nhưng do sống du canh, du cư, nên từ lâu, họ đã di chuyển xuống phía Nam (vùng Bắc và Đông-Bắc thành phố Đà Lạt) kế cận với địa bàn cư trú của nhóm Cơ Ho Lạt, người Chu Ru và Raglai. Hiện nay, họ cư trú trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt... Nhóm Cơ Ho Lạt cư trú tập trung ở Xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh thành phố Đà Lạt. Do có điều kiện tiếp xúc, giao lưu lâu dài với người Kinh, nên đời sống kinh tế nhóm này có những tiến bộ nhất định so với các nhóm Cơ Ho Dòn, Nộp, Chil... Nhóm Cơ Ho Nộp cư trú phía Nam Di Linh, ven đường số từ Di Linh đi Phan Thiết. Do quá trình giao lưu văn hóa xã hội lâu đời với các dân tộc anh em ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên người Cơ Ho Nộp còn lưu giữ một số yếu tố văn hóa của các dân tộc đó như tục ăn trầu, và trồng trầu, cau xung quanh địa điểm cư trú của mình. Nhóm Cơ Ho Dòn hay K'Don cư trú ở miền núi phía Đông-Nam Di Linh, gọi là vùng Gia Bắc, kế cận với địa bàn cư trú của người Cơ Ho Nộp, tập trung đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh. Nhóm Cơ Ho T'rin cư trú tập trung ở xã Giang Ly, Sơn Thái ở Khánh Hòa. Người T’Rin chỉ có hai họ để phân biệt, con trai mang họ Hà và con gái mang họ Cà. Trang phục của người T’Rin là kết hợp trang phục giữa người K’Ho và người Chăm. Ngoài ra còn người Mạ tại khu vực Đồng Nai Thượng có văn hóa, ngôn ngữ tương tự người K'Ho nhưng do có ý thức dân tộc riêng nên họ được công nhận là một trong 54 dân tộc. Kinh tế Kinh tế của người Cơ Ho là chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có lâm thổ sản và một số nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt. Sản xuất nông nghiệp Trồng trọt: tùy theo đặc điểm địa lý và xã hội của mỗi nhóm mà ngành trồng trọt ở mỗi nhóm có những nét khác nhau. Riêng đối với người Srê, phương thức canh tác chủ đạo là trồng lúa trên ruộng nước ở các thung lũng (Srê nghĩa là ruộng nước) còn những nhóm người Cơ Ho khác do cư trú ở vùng núi cao, nên phát rừng làm rẫy (mìr) để trồng ngô, lúa rẫy, sắn. Họ thường phát rẫy như sau: trước tiên, đàn bà, trẻ em dùng chà gạc (yoas) chặt những cây nhỏ và dây leo nhưng không cần chặt đứt hẳn, tiếp đó, đàn ông dùng rìu (sùng) đốn những cây lớn dần từ dưới lên đỉnh dốc, những cây này ngã sẽ kéo theo cây nhỏ và dây leo. Sau khi phơi nắng độ hơn một tháng, người ta châm lửa đốt rồi dọn rẫy để gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu (khoảng tháng tư). Những nhóm làm rẫy thường sống du cư, khi đất canh tác bạc màu lại chuyển đến nơi khác. Ngoài những cây lương thực chủ yếu, người Cơ Ho còn trồng lẫn các loại rau (bầu, bí, mướp, đậu...). Họ cũng làm vườn, trồng cây ăn quả như mít, bơ, chuối, đu đủ... Chăn nuôi: gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn (heo), dê, gà, vịt... theo phương thức thả rông. Trâu, bò chỉ dùng làm sức kéo ở những vùng làm ruộng nước, còn lại chủ yếu để hiến tế trong các nghi lễ. Các nghề khác: săn bắt thú rừng, đánh cá, hái lượm lâm thổ sản vẫn rất phổ biến. Các nghề thủ công phổ biến nhất là đan lát và rèn, riêng người Chil còn có thêm nghề dệt, ngoài ra một số nơi có nghề gốm (làm theo phương thức không có bàn xoay). Công cụ sản xuất truyền thống: rìu (sùng); chà gạc (woát hay yoas - dùng để chặt cây, là một đoạn tre già uốn cong một đầu để tra lưỡi sắt), gậy chọc lỗ tra hạt (chrmul), riêng nhóm Chil ngoài gậy chọc lỗ tra hạt còn có thêm p'hal (dùng khi vừa chọc lỗ vừa tra hạt, có cán bằng gỗ, lưỡi sắt dài khoảng 28 cm, rộng 3–4 cm). Công cụ canh tác lúa nước của người Srê có cuốc(cau); cày (ngal) làm bằng gỗ, trước đây lưỡi cũng bằng gỗ nhưng gần đây thay bằng sắt; bừa (Sơkam) răng gỗ và Kơr (dùng để trang đất cho bằng phẳng). Cày, bừa và kơr đều do 2 trâu kéo. Xã hội Đơn vị tổ chức xã hội thường thấy của người Cơ Ho là Bon, tương đương với buôn, làng ở các dân tộc khác. Đó vừa là một đơn vị tổ chức xã hội, vừa là một đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc của dân tộc Cơ Ho. Bòn là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn mang đậm dấu ấn của thị tộc mẫu hệ dựa trên cơ sở cư trú trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ. Đứng đầu bòn là già làng (cau cra dờng_ người già nhất). Về quyền lợi kinh tế, già làng cũng giống như mọi thành viên khác của làng nhưng về mặt tinh thần, người này lại có uy tín gần như tuyệt đối so với các thành viên khác trong làng. Già làng là hiện thân của truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự thống nhất của cộng đồng (bon) trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho. Trong xã hội truyền thống thì chủ làng, cùng với chủ rừng (Sơmbri), thầy cúng và các gia trưởng hợp thành tầng lớp trên của người Cơ Ho. Sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào sự khác biệt chút ít về những tư liệu sinh hoạt như chiêng, ché, nồi đồng, chứ không phải là các tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Chưa có sự bóc lột sức lao động của những thành viên khác trong cộng đồng làng, cộng đồng dân tộc... Tuy nhiên trong xã hội đó, đã xuất hiện sự phân tầng xã hội: kẻ giàu, người nghèo, "con ở hoặc "tôi tớ trong gia đình. Ở những vùng tập trung dân cư với mật độ cao, hình thành một tổ chức liên minh giữa những bòn với nhau trên cơ sở tự nguyện, gọi là M'đrông. Trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho đã tồn tại hai hình thức gia đình theo chế độ mẫu hệ: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Người phụ nữ đúng vai trò chủ động trong hôn nhân, sau hôn lễ, người đàn ông về nhà vợ ở (nếu gặp trường hợp gia đình hiếm muộn thì người phụ nữ vẫn có thể ở nhà chồng), con cái tính dòng họ theo mẹ, con gái là người thừa kế. Tập tục cổ truyền của người Cơ Ho tuyệt đối cấm kỵ việc kết hôn giữa những người có cùng một dòng họ, nhất là ở cùng một địa phương. Con chú, con bác, con dì, không được lấy nhau. Trái lại, con cô, con cậu từ hai phía có thể có quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục. Sau khi vợ chết, người chồng có thể kết hôn với người em gái của vợ. Và ngược lại, nếu chồng chết, người vợ góa có thể kết hôn với người em trai của chồng nếu đôi bên ưng thuận. Hôn nhân của người Cơ Ho dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa hai bên trai gái, cha mẹ không quyết định. Theo xu thế phát triển quá trình giải thể các gia đình lớn chuyển dần sang gia đình nhỏ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở những vùng kinh tế phát triển hơn hoặc ở gần đường giao thông lớn, các thị trấn hay đô thị. Độ tuổi kết hôn của người Cơ Ho thường là 16 - 17 tuổi đối với nữ và 18 - 20 tuổi đối với nam, bình quân một phụ nữ sinh 5 - sáu con nên tỷ lệ sinh cao. Tuy nhiên theo sự phát triển của xã hội, đã xuất hiện các gia đình mà đàn ông K'Ho lấy vợ là người Kinh hay người của dân tộc sống theo phụ hệ, thì quyền trong gia đinh nghiêng về người chồng. Văn hoá Sinh hoạt Ẩm thực: Người Cơ Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc(tùy theo ở 1 số nơi vẫn ăn bằng thìa muỗng_sơ ío và đũa_duơh, lương thực chính là gạo ăn với thực phẩm như cá, thịt, rau. Trước kia, họ nấu ăn bằng ống nứa, sau này mới dùng các dụng cụ nấu ăn bằng đất nung, đồng, gang. Các món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc. Thực phẩm kho hoặc luộc, canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối. Thức uống là nước suối, dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè. Người Cơ Ho hút các loại cây thuốc phơi khô cuốn lại, rượu cần (tơrnờm) làm từ gạo, ngô, sắn...với men chế biến từ cây rừng rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc, lễ hội... Trang phục: trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng, dài khoảng 1,5 – 2 m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một tấm vải quấn quanh người rồi giắt cạp. Vay nền đen, có diềm hoa văn trắng. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai làm đồ trang sức. Nhà ở: người Cơ Ho ở nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn cong, lợp bằng cỏ tranh, có liếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp tranh để chống lạnh. Trước cửa ra vào là cầu thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà. Tín ngưỡng Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yàng) là thế lực phù hộ cho con người vị và ma quỷ (chạ) lại gây tai họa. Vị thần tối cao là Yang Nđu, rồi có thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi (Yang Cơ P’Nom), thần Nước (Yàng Dạ), thần Rừng (Yàng Brê), thần Đất( Yàng ụ), thần Mưa (Yàng Mìu), thần Lúa (Yàng Kòi)...Họ cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau bệnh tật...). Liên quan đến trồng lúa, người Cơ Ho thực hiện các lễ nghi ở từng công đoạn như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho. Trong các nghi lễ cúng tế, tuỳ tầm quan trọng của buổi lễ họ dùng trâu, lợn, dê, hoặc gà để tế sống cùng với rượu. Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ ngày trước làm bằng ván gỗ có chạm trổ nhưng nay hầu như không còn nữa, giờ đây người ta nhận ra chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào. Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã theo đức tin Kitô giáo được du nhập từ bên ngoài, bao gồm cả Công giáo Rôma và Tin lành. Kinh thánh và các tài liệu truyền giáo khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và các nhà truyền giáo đã sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giảng đạo. Ăn: Người Cơ-ho xưa ăn cơm nấu bằng nồi đất, ăn ngày 3 bữa với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu, ớt...Đồ uống là nước suối đựng trong vỏ trái bầu. Rượu cần được dùng trong các dịp lễ tiệc, hội hè. Ở: Nhà ở của người Cơ-ho xưa là nhà sàn dài, mái lợp tranh, phía trước cửa nhà có cầu thang lên xuống. Nhiều nhà quây quần lại thành làng. Phương tiện vận chuyển xưa: Chiếc gùi đeo qua hai vai là phương tiện vận chuyển hàng ngày. Hôn nhân: Phụ nữ chủ động trong hôn nhân. Sau hôn lễ, người đàn ông về ở nhà vợ, con mang họ của mẹ. Tang ma: Có tục chia của cho người chết và làm lễ bỏ mả . Văn học, nghệ thuật Chữ viết: Vào đầu thế kỷ 20, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ Latin nhưng mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ cập. Văn học nghệ thuật: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho khá phong phú. Thơ ca đậm chất trữ tình và giàu nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu. Gần đây, ông Nguyễn Huy Trọng, một linh mục ở giáo xứ Kala, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã sưu tập được khoảng 400 truyện cổ tích, nhiều câu thơ (tam pla) và 30 trường ca, sử thi của người Cơ Ho trong đó có trường ca Gơ Plom Kòn Yồi dài hơn 6.000 câu. Những kết quả sưu tập này bước đầu đã được gửi cho cơ quan chuyên môn.. Lễ hội Hàng năm, người Cơ Ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong (theo thời vụ hiện nay thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa đón lúa về nhà (Nhô Lir Bông hay Nhô Lirvong). Theo tập quán, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu (nho sa rơ pu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến tế, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng, với cây nêu trang trí sặc sỡ. Mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày, trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình, người ta cũng tổ chức hiến tế gà, bôi máu lên vựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng... Các nhân vật Tham khảo Nguyễn Văn Huy, Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam (tái bản lần thứ tư - 2005), Nhà xuất bản Giáo dục. Người Cơ Ho trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài Lễ Tết của một số dân tộc trên trang web của khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Cờ Ho
10742
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Th%C3%A1i%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Người Thái (Việt Nam)
Người Thái với tên tự gọi là Tay/Tày/Thay/Thày () tùy thuộc vào cách phát âm của từng khu vực. Các nhóm, ngành lớn của người Thái tại Việt Nam bao gồm: Tay Đón (Thái Trắng), Tay Đăm (Thái Đen), Tay Đèng (Thái Đỏ) và Tay Dọ (Thái Yo) cùng một số khác nhỏ hơn. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là hậu duệ những người Thái đã di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ. Lịch sử Người Thái thiểu số ở Việt Nam là 1 trong những dân tộc thuộc sắc tộc Thái và họ đều có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc di cư về phía nam (hay là khu vực Đông Nam Á). Dựa trên các chứng cứ về di truyền, Jerold A. Edmondson cho rằng tổ tiên của các cư dân nói ngôn ngữ Tai-Kadai di cư từ Ấn Độ tới Myanmar, rồi sau đó tới Vân Nam (Trung Quốc) khoảng 20.000 - 30.000 năm trước. Từ đó họ đến đông bắc Thái Lan và sau đó di cư dọc vùng duyên hải Hoa Nam lên phía bắc đến cửa sông Trường Giang, gần Thượng Hải khoảng 8-10.000 năm trước.. Vào thời kỳ vương quốc Nam Chiếu và Đại Lý tồn tại từ TK 8 đến TK 13, cũng như sau đó, họ từ đó chiếm lĩnh Thái Lan và Lào. Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history (Thái Lan: Lịch sử Tóm lược)", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía bắc và phía đông, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á cùng 1 lúc bây giờ như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độ cũng như nam Vân Nam. Vậy nên tổ tiến của những Thái đều ở Vân Nam hết rồi di cư xuống Đông Nam Á và Ấn Độ. Theo sách sử Việt Nam, vào thời Nhà Lý, man Ngưu Hống (được cho là một cộng đồng người Thái Đen, đây là âm Hán Việt, phiên âm cho từ ngu hàu () tức là rắn hổ mang) ở đạo Đà Giang, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ XIII, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại Nhà Trần và bị đánh bại. Năm 1280, một thủ lĩnh tên Trịnh Giác Mật, được gọi là "chúa đạo Đà Giang" đầu hàng Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật nhà Trần, nhưng chưa rõ thành phần dân tộc của nhân vật này. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mường Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mường Lễ (tức Mường Lay, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mường Mỗi (tức Mường Muổi, Sơn La), Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ vùng tây bắc Đại Việt, gồm những vùng đất của người Thái được tổ chức lại thành thừa tuyên Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu. Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ tạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt... Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình Nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu ở tả ngạn sông Mekong thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Pháp là Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên; sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trị được cử làm quan của đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái. Tháng 3, 1948 lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị giải tán năm 1975 Dân cư Tại Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Thái có số dân là 1.328.725 người, chiếm 1,74% dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (số lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6% tổng số người Thái ở Việt Nam)và một số ở Tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Trong đó tại Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân số), Nghệ An có 269.491 người (9,4 % dân số), Thanh Hóa có 210.908 người (6,1 % dân số), Lai Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.820.950 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La (669.265 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam), Nghệ An (338.559 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (247.817 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên (213.714 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu (142.898 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam), Yên Bái (61.964 người), Hòa Bình (34.387 người), Đắk Lắk (19.709 người), Đắk Nông (11.250 người)... Các nhóm người Thái Người Thái Đen (Tai Dam) Nhóm Thái Đen (Thay Đằm, ) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên (Mường La, Mường Thèng), một số tập trung ở miền Tây Thanh Hóa (Mường Khoòng). Các nhóm Tay Thanh (Man Thanh), Tay Mười, Tay Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tay Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào. Dân số của nhóm Thái Đen tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 699.000 người trong tổng số 763.950 người Thái Đen trên toàn thế giới. Ngoài ra còn có khoảng 50.000 người Thái Đen hay Tay Mười sinh sống tại tỉnh Khăm Muộn, Lào (số liệu 1995); 10.000 người Thái Đen (một phần của dân tộc Thái theo phân loại của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 1995) và 700 người Thái Đen sinh sống tại tỉnh Loei, Thái Lan (số liệu 2004, nhóm này đến Thái Lan vào năm 1885).Số dân Thái Đen cũng sống ở các tỉnh khác như Nakhon Pathom, Ratchaburi, Suphan buri, Phitsanulok, Chumphon và Surat Thani. Người Thái Trắng (Tai Don) Nhóm Thái Trắng (Thay Đón/Thay Khao, ) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số địa bàn Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ XIII và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ XIV, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ XV. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Thái Lặc ở Trung Quốc. Dân số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 280.000 người trong tổng số 490.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới. Ngoài ra còn có khoảng 200.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống kê năm 1995); 10.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái theo phân loại của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 1995). Ở Mường Tấc, nay thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, một nhánh của người Thái Trắng nói tiếng riêng gọi là tiếng Tày Tấc. Người Thái Đỏ (Tai Daeng) Nhóm Thái Đỏ (?) (Tai Daeng - Tay Đèng), gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương - điều này không chắc chắn (Nghệ An). Dân số của nhóm Thái Đỏ tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 140.000 người trong tổng số 165.000 người Thái Đỏ trên toàn thế giới. Ngoài ra còn có khoảng 25.000 người Thái Đỏ sinh sống tại tỉnh Sầm Nưa, Lào (số liệu 1991). Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tay Mười (sống xen kẽ với nhóm Tay Thanh và Tay Mường ở Nghệ An) có khoảng 300 người (2002), Tay Mường (Thái Hàng Tổng,Thái Do, Tay Dọ) có khoảng 10.000 người (2002), Tay Thanh có khoảng 20.000 người (2002), Phu Thay (hay Phutai, Putai, Puthai, Puthay) với dân số 209.000 người (2002) (ngoài ra tại Thái Lan có khoảng 470.000 người (2006), tại Lào có 154.000 người (2001) và tổng số người Phu Thay trên thế giới là 833.000)... Người Thái Mường Vạt Người Thái Mường Vạt hay còn gọi là Tày Mường Vạt sống tại huyện Yên Châu, Sơn La. Họ nói tiếng Thái Mường Vạt. Người Thái Yo Người Thái Do hay còn gọi là Tày Dọ, sống rải rác tại huyện Quỳ Châu, Nghệ An và huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. Họ nói Tiếng Tay Dọ, có chữ viết riêng là chữ Thái Quỳ Châu, hiện nay vẫn đang được sử dụng. Người Thái Thanh Người Thái Thanh hay còn gọi là Tày Then, Tày Nhại. Họ sinh sống ở Nghệ An, Thanh Hóa và nói tiếng Tay Nhại. Người Thái Lự Người Thái Lự là một nhánh của dân tộc Thái, sinh sống tại hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ở Việt Nam họ được xếp vào dân tộc riêng là người Lự. Người Tày Đà Bắc Người Tày Đà Bắc hay còn gọi là Thổ Đà Bắc gồm 20,000 người sống tại Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Tuy gọi là người Tày nhưng họ theo văn hóa của Người Thái Tây Bắc và nói tiếng Phu Thái. Người Tày Sapa, người Pa Dí Người Tày Sapa và người Pa Dí sinh sống tại Sa Pa và Mường Khương tỉnh Lào Cai. Họ được xếp vào dân tộc Tày, tuy nhiên tiếng nói của họ thuộc nhóm Thái Tây Nam của người Thái. Người Thái ở hải ngoại Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ. Ngôn ngữ và chữ viết Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái - ngữ hệ (họ ngôn ngữ) Kra-Dai (hay còn gọi là Tai-Kadai) . Do có chung một cội nguồn, các ngôn ngữ Thái có tỷ lệ từ vựng chung cao. Các ngôn ngữ Thái này chủ yếu là ngôn ngữ đơn âm tiết, có thanh điệu. Cú pháp chủ yếu là SVO (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ). Trừ những câu mệnh lệnh thức, còn ít có trường hợp đảo ngược thứ tự này. Tiếng Thái Việt Nam là một phương ngữ được hợp bởi năm vùng thổ ngữ: 1. Thái Trắng miền cực bắc Tây Bắc. 2. Thái Đen vùng giữa miền Tây Bắc, thường gọi là tiếng Thái chín châu (Kwam Thai kau chaw muang). 3. Thái Đen ở huyện Yên Châu (Sơn La), thường gọi là Thái Mường Vạt. 4. Thái Trắng ở huyện Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La) hợp cùng Thái Đen, thường gọi là Tày Thanh (Man Thanh, Tay Nhại). 5. Nhóm Thái với các tên thường gọi là Tày Mường, Hàng Tổng, Tày Dọ ở mạn Tây bắc Hòa Bình và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Văn tự Thái có nguồn gốc từ hệ chữ Sanskrit (Ấn Độ). Chữ Thái cổ Việt Nam thống nhất cách cấu tạo và đọc, nhưng lại có tám loại ký tự khác nhau, đó là: chữ Thái Đen, chữ Thái Trắng Mường Lay, chữ Thái Trắng Phong Thổ, chữ Thái Trắng Phù Yên, chữ Thái Trắng Mộc Châu, Mai Châu, Đà Bắc, chữ Thái Lai Xư (Tay Thanh), chữ Thái Lai Pao (Tương Dương, Nghệ An), chữ Thái Lai Tay hay chữ Thái Quỳ Châu (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp thuộc tỉnh Nghệ An). Trong giai đoạn 1954 - 1969, chữ Thái khu tự trị Tây Bắc cũ đã được cải tiến, thống nhất và mang tên Chữ Thái Việt Nam thống nhất. Từ tháng 5/2008 chữ Thái cải tiến mới được chính thức được đưa vào sử dụng, được gọi là chữ Thái Việt Nam. Chữ Thái Việt Nam (Tai Viet) có vùng mã Unicode U+AA80..U+AADF , tuy nhiên các font chữ phổ biến hiện có trong máy tính không hiện được các ký tự này. Đặc điểm kinh tế Người Thái có nhiều kinh nghiệm, đào mương, dựng đập, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Văn hóa Họ của người Thái Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Khoàng, Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Khà, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La, Lo), Lộc (Lục), Lự, Lường (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quàng, Sầm (Cầm Bá, Phạm Bá), Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Lang (Vi), Vì (Vi), Xa (Sa), Xin. Hôn nhân - Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn. - Cô gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (Tằng Cẩu) - tục lệ này thường thấy rõ ràng nhất ở nhóm Thái Đen. Tục lệ ma chay Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn những người chết về "mường trời". Văn hóa dân gian Thần thoại, cổ tích, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú Nàng Ủa (Chàng Lú nàng Ủa).... Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật tục, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. () là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi bật của người Thái. Nhà cửa Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ ở nhà sàn. Nhà sàn người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam giới. Những người Thái Việt Nam có danh tiếng Các dòng họ người Thái nối đời làm quan lang đạo các vùng mường Tây Bắc Việt Nam, trong thời phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn, theo Lê Quý Đôn gồmː họ Xa phụ đạo châu Mộc Châu, Đà Bắc, Mã Nam (Sop Bao) ngày nay là các huyện Mộc Châu, huyện Đà Bắc, huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bao (Lào)). họ Đèo phụ đạo châu Lai (Mường Lay), châu Chiêu Tấn (Phong Thổ), châu Quỳnh Nhai. họ Cầm phụ đạo châu Ninh Biên (Điện Biên Phủ), châu Luân Châu (Tủa Chùa), châu Tuần Giáo, châu Sơn La, châu Mai Sơn, châu Phù Hoa (Phù Yên). họ Hà phụ đạo châu Mai (Mai Châu). họ Bạc (Bạc Cầm) phụ đạo Mường Mỗi (châu Thuận Châu). họ Hoàng phụ đạo châu Việt (Yên Châu). Theo Phạm Thận Duật gồmː họ Xa phụ đạo châu Mộc Châu, Đà Bắc, ngày nay là các huyện Mộc Châu, huyện Đà Bắc, huyện Vân Hồ. họ Đèo phụ đạo châu Lai (Mường Lay), châu Chiêu Tấn (Phong Thổ), châu Luân Châu (Tủa Chùa), châu Quỳnh Nhai, thêm châu Văn Bàn (cũng theo Nguyễn Văn Siêu). họ Cầm phụ đạo châu Tuần Giáo, châu Sơn La, châu Mai Sơn, châu Phù Hoa (Phù Yên). họ Hà phụ đạo châu Mai (Mai Châu),Mường Khoòng (Bá Thước). họ Bạc phụ đạo Mang Mỗi (Mưỡng Muổi - châu Thuận Châu). họ Hoàng phụ đạo châu Việt (Mưỡng Vạt - Yên Châu). {|class= "sortable wikitable" |+ Những người Thái Việt Nam có danh tiếng !width= 120px |Tên !! Sinh thời !! Hoạt động |- |- | Lò Lẹt || Tk.14 |Chúa người Thái Đen tại Thuận Châu (Mường Mỗi) thuộc tiểu quốc Ngưu Hống, chống lại nhà Trần thời Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông năm 1329-1337, sau thần phục nhà Trần góp phần mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía tây bắc vào cuối thời nhà Trần. |- | Xa Khả Xâm || Tk.15 | Thủ lĩnh người Thái Trắng tại Mộc Châu, thần phục Lê Thái Tổ năm 1427, tham gia chống lại nhà Minh lập nên nhà Hậu Lê, được Lê Thái Tổ phong làm quan Tư mã cai quản Mộc Châu (vùng đất nay là huyện Mộc Châu, huyện Đà Bắc, huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bao (Lào). |- | Đèo Cát Hãn || Tk.15 | Thủ lĩnh người Thái Trắng tại Mang Lễ (Mường Lay), trong lịch sử Việt Nam xuất hiện từ thời Nhà Hồ sang thời Hậu Lê. |- | Đèo Văn Sinh || Tk.19 | Thủ lĩnh người Thái Trắng, năm 1869 nắm quyền cai quản vùng Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái), quê bản Nậm Dòn, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, Lai Châu |- | Đèo Văn Trị || 1849-1908 | Thủ lĩnh người Thái Trắng, tên Thái là Cầm Oum, con của chúa Đèo Văn Sinh, kế thừa cai quản vùng Sipsong Chuthai, cuối thế kỷ XIX từng tham gia chống Pháp nhưng sau đó thừa nhận sự cai trị của người Pháp. |- | Đèo Văn Long || 1887-1975 | Thủ lĩnh người Thái, lãnh chúa Khu tự trị Thái ở Liên bang Đông Dương, con trai thứ của chúa Đèo Văn Trị |- | Lò Văn Sôn || 1920-... | Chiến sỹ Điện Biên, đại tá, nguyên phó Tham mưu trưởng Quân khu 1. Quê quán xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La |- | Cầm Ngoan || 1922-2007 | Đại biểu Quốc hội Việt Nam 5 khóa (3 đến 7), Phó chủ tịch Quốc hội khóa 7, quê xã Tường Phù, Phù Yên, Sơn La |- | Hoàng Nó || 1926- | Tên thật Cầm Văn Lương, nhà thơ, bí thư khu uỷ Khu tự trị Tây bắc. Quê quán xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |- | Lò Văn Puốn || 1940-... || Ủy viên BCHTW Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 (1996-2001), quê xã Thanh An, huyện Điện Biên |- | Cầm Xuân Ế || 1949-... | Thiếu tướng phó tư lệnh Quân khu 2. Quê quán xã Tường Tiến, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La |- | Lù Thị Phương || 1951-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, tỉnh Lai Châu |- | Tòng Thị Phóng || 1954-... | Ủy viên Bộ Chính trị BCH TW Đảng CSVN, đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khóa 10 (1997) đến nay, quê xã Chiềng An, thành phố Sơn La. |- | Tống Văn Thoóng || 1955-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, tỉnh Lai Châu |- | Lò Văn Giàng || 1956-... | Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu (2010-2015), Ủy viên BCHTW Đảng CSVN khóa 11, quê Mường Lay, Điện Biên. |- | Vi Văn Long || 1958-... | Trung tướng CANDVN | Cầm Ngọc Minh || 1959-... | Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2016–2021. Quê quán xã Quang Huy, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La |- | Lò Văn Muôn || 1961-... | Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, quê xã Noong Luống, huyện Điện Biên |- | Hoàng Lương || 1944-2015 | Phó giáo sư - tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, nguyên chủ nhiệm bộ môn Dân tộc học, Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. Quê quán Huy Tân, Phù Yên, Sơn La. |- | Hoàng Ngọc Dũng || 1961-... | Thiếu tướng phó tư lệnh Quân khu 2. Quê quán xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La |- | Lò Thanh Hay || | Thiếu tướng - Giám đốc công an tỉnh Sơn La. Quê quán Mộc Châu, Sơn La |- | Hà Thị Nga || 1969-... | Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa 14 (2015-2020). Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2020-nay) |- | Quàng Văn Hương || 1969-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021), quê xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La. |- | Phạm Thị Hoa || 1970-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, tỉnh Thanh Hóa |- | Tống Thanh Bình || 1970-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021), quê xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu |- | Vi Thị Hương || 1970-... | Bác sĩ, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, quê xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An |- | Lò Thị Luyến || 1974-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021), quê xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |- | Sa Minh Trắc || 1942-...|| Thiếu tướng QĐNDVN, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2. Quê xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Thiếu tướng về với đời thường . Cựu chiến binh VN, 02/02/2012. Truy cập 01/04/2018. |- | Hà Hùng || || Nguyên Bí thư tỉnh uỷ ĐCS Sơn La. Hiện giờ là Phó Chủ nhiệm UBKT trung ương, Quê quán: Mộc Châu, Sơn La |- | Quàng Văn Huyên || || Đại tá QĐNDVN Nguyên Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Sơn La, Lão thành cách mạng. Quê quán: Chiềng An, TP sơn La, Sơn La |- | Cầm Quốc Quân || || Đại tá QĐNDVN Nguyên Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Sơn La. Quê quán: Mai Sơn, Sơn La. |- | Điêu Chính Một|| || Đại tá QĐNDVN Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Lai Châu. Quê quán: Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Sơn La. |- | Hà Duy Hom || || Đại tá QĐNDVN Nguyên Chính uỷ Cục Hậu cần Bọ Tư lệnh Biên phòng. Quê quán: Tường Phong, Phù Yên, Sơn La |- | Tao Văn Khứn || || Đại tá QĐNDVN Nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Điện Biên. Quê quán: Mường Lay, Điện Biên. |- | Hà Văn Pâng || || Đại tá QĐNDVN Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La. Quê quán: Chiềng Dong, Mai Sơn, Sơn La. |- | 'Cầm Văn Câu || || Đại tá QĐNDVN Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Sơn La. Quê quán: Mường Chanh, Mai Sơn, Sơn La. |} Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Các dân tộc Việt Nam Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam Wyatt, David K, Thailan: A short History'', Yale University Press, New Haven and Luân Đôn, 1984 Liên kết ngoài Người Thái trắng Người Thái Hỏa táng
10743
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20M%C6%B0%E1%BB%9Dng
Người Mường
Người Mường, còn có tên gọi là Mol, Moan, Mual, là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Dân số người Mường tại Việt Nam theo kết quả điều tra dân số năm 2019 là 1.452.095 người, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình chiếm 37,81% và các tỉnh lân cận là Thanh Hóa 25,92%, Phú Thọ 15,04%, Sơn La 5,83%, Hà Nội 4,29%. Các vùng còn lại chiếm 11,11%. Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh, có cùng nguồn gốc với người Kinh. Các nhà dân tộc học ngôn ngữ đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Vào thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi, bảo tồn bản sắc cổ Âu Lạc, và sau này trở thành người Mường. Bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa, ngôn ngữ và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra bắt đầu từ thế kỷ 7-8 và kết thúc vào thế kỷ 12, thời Nhà Lý. Dân số và địa bàn cư trú Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, dân tộc Mường ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 người nhưng 10 năm sau, tức năm 1999, vẫn theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố, người Mường đã tăng lên 1.137.515 người, sau 10 năm tiếp, tức năm 2019, vẫn theo kết quả tổng điều tra dân số thì số người Mường tăng lên là 1.434.628 người. Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa). Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hòa Bình vào). Sang đến tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có 523 người Mường trong toàn tinh). Ngoài ra ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng có gần 27.000 người mới di cư vào trong những năm gần đây. Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, người Mường có dân số là 1.452.095 người. Người Mường sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hòa Bình (549.026 người, chiếm 63,3% dân số của tỉnh), Thanh Hóa (376.340 người, chiếm 9,5% dân số của tỉnh), Phú Thọ (218.404 người, chiếm 13,1% dân số của tỉnh), Sơn La (84.676 người, chiếm 8,2% dân số của tỉnh), Hà Nội (62.239 người), Ninh Bình (27.345 người), Yên Bái (17.401 người) Đắk Lắk (15.656 người) Ở Đắk Lắk số người Mường chiếm khoảng 1,5% toàn tỉnh chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột và một số huyện lân cận. Người Mường ở đây di cư từ năm 1954 và có nguồn gốc từ Mường Phú Thọ và Hòa Bình. Đa số vẫn giữ được phong tục tập quán nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc mình. Nguồn gốc Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ,... Đẻ đất đẻ nước Đẻ đất đẻ nước là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Chim Ây, Cái Ứa Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (những truyền thuyết đó được lưu truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau). Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán,khô khan, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thành một cây cổ thụ, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh. Truyền thuyết về Đức thánh Tản Viên (thần núi Ba Vì) Người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên Sơn (còn gọi là Sơn tinh) – Con rể vua Hùng thứ 18 – là người Mường Thanh Sơn. Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái con nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị Điên). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc trên một tảng đá và ngủ thiếp đi. Từ đó cô có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô đã lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thấy cô đói khát đã cho cô ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy ngày nay) thì đẻ ra thần Tản Viên. Dân bản ở đây thương tình đã đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường. Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ. Truyền thuyết Đẻ Giang Người Mường ở các xã Lai Đồng, Đồng Sơn, Thạch Kiệt còn lưu truyền truyền thuyết "Đẻ giang" như sau: ở đất mường Tồng (tên gọi cũ của Lai Động) có một cái hang gọi là hang Cơng Tiếng. Ở đó có con chim ưng đẻ ra một quả trứng. Quả trứng nở ra một con vứa (con ngài tằm). Con Vứa bay hết Mường này sang Mường nọ rồi đậu vào cây đa, cây sấu rồi bay tiếp lên núi đá trắng. Cũng từ đó bản Mường trở nên đông vui sầm uất. Người Mường biết làm nhà để ở và đẻ con cái, ra bố mẹ con giang. Bố mẹ con giang ra trước rồi tiếp theo đẻ ra được Buồng Nang Ráu, là cháu nàng Thăn, con của nàng Ún Mái. Nàng ún Mái lại đẻ ra dân ra bản, đẻ ra vợ chồng. Từ đó, Người Mường có quê quán, có nhà có cửa, có cơm ăn, rượu uống và vàng bạc. Họ mang giang đi hát khắp nơi. Từ đó các bản mo giang được truyền bá rộng rãi như sang mường Pi, mường Thàng (Hòa Bình) để những vùng mường này phát triển. Nhờ đó con giang được truyền và ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Mường. Trên đây chỉ là một vài truyền thuyết tiêu biểu của người Mường Thanh Sơn giải thích về nguồn gốc dân tộc của mình. Mặc dù truyền thuyết mang tính hoang đường và đôi khi tản mạn nhưng lại là tư liệu quý. Người Mường quan niệm mình và người Kinh vốn cùng một cha mẹ sinh ra, cùng máu mủ dòng giống. Chính vì lẽ đó mà cho đến tận ngày nay, người Mường vẫn còn lưu truyền câu ca: "Ta với mình tuy hai mà một. Mình với ta tuy một thành hai". Ngôn ngữ Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt (Đặc biệt là Mường Tân Lạc, Hòa Bình) có thể nói một cách khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%) như sau: Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha,... một số từ khác phụ âm đầu: tay = xay, đi= ti, con dê= con tê, coan tê (con dê), con bò= con pò, máy bừa= máy pừa, tai= xai... Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải, đểu= đểu, giả= giả... Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã= đả, những = nhửng (Tân Lạc, Hòa Bình vẫn giữ nguyên) Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng (phát âm lại ~ nặng= nắăng, tận= tấn (tấân)... (Tân Lạc, Hòa Bình vẫn giữ nguyên) Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ nguyên không chuyển dấu: đông đặc= đông đặc, mặc= mặc. Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc thì thành dấu huyền: nắng= đằng (ví dụ: trời nắng= trới đằng(đắng) Một số từ không theo quy luật: cây tre= cââ pheo(tle), xưng hô(chú=chú, cháu= xôn), nhìn (ngắm)=(ngỏ)= (mờờng), trông thấy= mờờng đố, ở giữa= ở khựa...(khá giống phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh) (Bổ sung một số từ không theo quy luật: Qua một số các cụm từ ngữ âm tiết đã đăng cơ bản đều đúng, riêng theo tôi thấy có một số cần bổ sung và chỉnh như sau (vùng Tân Lạc, Hòa Bình xưng hô): cháu = xôn; em = ún; chị = cái; anh = tứa(phát âm không dấu, lại vừa như có dấu sắc kèm theo từ ai kéo dài); dì(em của mẹ)= íi; cô (em bố)= woạ; mẹ = mạng; bố = pố(bố); bác(chị, anh của bố, mẹ)= bác; bà= bà; ông = ôông.... Nước= đác (phát âm Đảk, ví dụ: uống nước= óong đác(đảc); nhưng Nhà nước thì lại khác (ví dụ: Nhà nước= Nhá nước = không thể gọi (nhà nước= nhá đảc) được. - Nhìn= mờờng, thấy=đố hoặc một số địa phương có cách gọi khác nhìn= ngó là bươn (nhìn thấy= hẩu bươn, hoặc nhìn thấy= hẩu kỉa) - Đi= ti; đứng= chọọng; dậy= dậậ; ngủ= tảy (ví dụ: ngủ dậy= tảy dậậ) (dậậ tảy= đang ngủ mới thức giấc và dậy; ngủ được một giấc = àn chể)... tay= xay;- từ chỉ con vật: con trâu= con tru, coan tru; con bò= con pò, coan pò; con lợn= con cúi; con ngỗng= con ngan; con ngan= con xiêm; con gà= con ca.... (con chó= con chó; con mèo= con mèo) Đặc điểm kinh tế Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo. Tổ chức cộng đồng Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm (Ậu đạo), cai quản một xóm. giúp việc cho nhà lang, hưởng lộc của lang. Sau này vào thời Nhà Nguyễn chính quyền Mường có thêm chức Lý trưởng. Chức này vẫn sau lang cun. Sau một số năm (thường 3 năm) thì bầu lại lý trưởng. Lý trưởng phải được sự phê chuẩn của Lang cun. Về bản chất Lang cun Mường và chế đô Lang cun có xấu tốt. Giống như quan cũng có quan xấu quan tốt. Dân Mường vẫn thích chế độ lang đạo hơn là chịu sự quản lý của người Kinh. Nhà Nguyễn sau khi thành lập phế bỏ chế độ Lang đạo, đặt quan lại lên cại quản liền xảy ra sự chống đối, như khởi nghĩa Lê Duy Lương, khởi nghĩa ở Thạch Bị, Sơn Âm. Về sau vua Minh Mạng lại khôi phục chức chế độ Lang đạo. Đặc biệt khi bắt được người cầm đầu, nhà Nguyễn chỉ phủ dụ mà không thấy giết. Tín ngưỡng Người Mường theo đạo Tin Lành, Thiên Chúa, Phật giáo và Không theo đạo nhưng có sự khác biệt ở người theo đạo Phật là mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì. Người Mường thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, Phật, Thánh, Quốc mẫu Hoàng Bà. Cô Đôi Thượng Ngàn trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ là người Mường. Đối với người Mường: "Vạn vật hữu linh". Thầy tâm linh Mường gồm có: Thầy đồng: là nam, người được thánh thần mượn thân để làm việc. Không vào làm việc được trong đám ma. Thầy Mỡi: giống thầy đồng nhưng là Nữ. Thầy Mo: Người lo tang ma là chủ yếu. thầy này mới biết mo đẻ đất đẻ tác. Trượng (Đá Trượng): là thầy nhưng không có thánh thần ốp đồng. Thầy này là đi học mà thành. Thầy bùa, ếm, chài.... Văn hóa Ăn Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn. Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc. Ở Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối... ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Đại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác. Tại sao lại phải đặt chuồng gia súc ở dưới gầm sàn. đó là vì xưa rất nhiều thú dữ như cọp, báo.... mà con người lại thưa ít nên phải đặt chuồng gia súc dưới gầm sàn.Khi cọp báo đến thì người nhà đánh chiêng gõ mõ để làm con vật sợ mà đi Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục làm lễ nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình ba con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Đêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa không tắt. Vị trí cửa Poóng của Người Mường rất quan trọng. Người già, người đức cao vọng trọng ngồi bên trên nhất khi ngồi, ăn, uống, Cưới hỏi Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. Để dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo thếng), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để hai con gà trống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, hai cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác. Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, người Mường rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng một tuổi mới đặt tên. Quan hệ xã hội Quan hệ trong làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ láng giềng. Gia đình hai, ba thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha. Quyền con trai trưởng được coi trọng va con trai trong gia đình được thừa kế tài sản. Người Mường theo từng nơi mà có nơi không theo quan niệm con chú con bác mà dù là con chú hay con bác ai ra đời trước đều là anh là chị, phân theo tuổi tác chứ không theo thứ hay trưởng. Nhưng người vai trên thì vẫn gọi là chú hay cô mà không phân biệt tuổi tác. (Ví dụ như: Mường Tân Lạc, Hòa Bình) Con của chú ra đời trước con của bác thì vẫn gọi là anh là chị. Sinh nở Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị nhiều củi, làm một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng kín cho vợ đẻ. Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ vợ và chị em họ hàng nội ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho đứa trẻ bằng dao nứa lấy từ đầu chiếc dui trên mái nhà. Nếu là con trai thì dùng dao nứa mái nhà trước, nếu là con gái thì dùng dao nứa mái nhà sau. Cuống rốn của các con trong gia đình được đựng chung trong một ống nứa, họ tin rằng làm như thế lớn lên anh em sẽ thương yêu nhau. Ngày sinh con, gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo cùng trừ mọi điều xấu hại đến mẹ con. Đẻ được ba đến bảy ngày thường có nhiều anh em, bà con đến thăm hỏi tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có vài vuông vải tự dệt, gia đình khá giả mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ, anh em thân thích thì mừng gạo, mừng tiền. Người đẻ thường ăn cơm nếp cẩm với lá tắc chiềng (loại lá thuốc chống được bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời gian cữ (bảy đến mười ngày) nhất là ba ngày đầu luôn luôn phải sưởi bên bếp lửa. Trẻ sơ sinh nếu là trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc giống), nếu là gái thì lại trìu mến gọi là cách tắc (rau cỏ). Thường thì trẻ khoảng 1 tuổi mới được đặt tên gọi chính thức. Ma chay Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải. Tang lễ do thầy mo chủ trì. Hình thức chịu tang của con cái trong nhà không khác so với người Kinh, tuy nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà, cha mẹ còn có bộ trang phục riêng gọi là bộ quạt ma. Khi người con trai trong gia đình ấy chống gậy tre thì gia đình ấy có bố mất, nếu chống gậy gỗ thì gia đình có mẹ mất. Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế mây. Sau khi chôn người chết. lấp đất. Lấy 4 viên đá to đẹp để dánh dấu mồ. 2 viên đặt ở đầu và cuối. 2 viên đặt 2 bên.4 viên đá này rất quan trọng để tránh mất mồ mả. Tìm được 4 viên đá coi như tìm được mả. Người Mường Lạc Sơn Hòa bình: sau khi chôn người chết. 3 đêm đầu vẫn để hương thờ.sau 3 đêm thì làm lễ cho đồ dùng..... và đưa người chết về mồ về mả. hôm 49 ngày thì làm lễ "thay màu áo". Tức là nhuộm áo tang chấm dứt mặc áo tang. Tết năm đầu tiên đó anh em họ hàng mang lễ đến nhà có người chết đặt lễ cho hồn người chết đó. gọi là "đặt cành kèo". gồm bánh trưng chai rượu. Lịch Lịch Cổ truyền người Mường gọi là sách đoi làm bằng 12 thẻ tre tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự công việc. Người Mường ở Mường Tân Lạc, Hòa Bình có cách tính lịch khác với người Mường ở các nơi khác gọi là cách tính ngày lui, tháng tới. Tháng giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 của lịch Mường các nơi khác và tháng 10 âm lịch. Lễ hội Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới... Văn nghệ dân gian Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn có đàn cò ke (tương tự đàn nhị của Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam), sáo, trống, khèn lù. Người Mường ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là "đâm đuống". Tín ngưỡng:Người Mường thờ cúng Tổ Tiên Ông Bà. Hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến. Bên cạnh đó, người Mường còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao... Đặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang. Ngoài sáo, nhị, trống, kèn... thì cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc. Chơi Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng. Có những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn, v.v... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đàn giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn. Phương tiện vận chuyển Phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở. Đôi dậu, đòn gánh có mấu 2 đầu, đòn xóc cũng thường được sử dụng. Nước sạch được chứa trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước về dựng bên vách để dùng dần. Nhà cửa Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Làng bản mường sống tập trung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá kín dưới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà. Các bản mường thường có khoảng từ 20 đến 30 nóc nhà, và nếu bản to thì có thể nhiều hơn nữa. Bản làng thường dựng nơi gần nguồn nước, gần đồng ruộng, thuận lợi cho lao động sản xuất. Tuy vậy, bản làng của người Mường ít khi lộ rõ để người ngoài dễ phát hiện vì được bao bọc bởi luỹ tre và cây ăn quả. Đường vào bản thường là những con đường mòn nhỏ quanh co tạo cảm giác dễ nhầm, dễ lạc. Và đối với người Mường, họ không coi trọng việc dựng nhà lập bản sao cho thuận tiện giao thông đi lại. Vì lẽ đó mà muốn vào bản làng hay nhà của người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ nối làng với đường chính hoặc lội qua những con suối, ngòi. Với người Mường nói chung, nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh. Người Mường rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình Theo quan niệm của người Mường, làm nhà không được ngược hướng với đồi núi, chính vì vậy, bề ngoài, nhà của người Mường có vẻ không theo một quy luật nào. Nhà dựng ở đồi gò thì lưng dựa vào đồi gò, cửa hướng ra khoảng không thung lũng, cánh đồng trước mặt. Nhà dựng ở ven sông thì mặt có thể hướng ra dòng sông hay hướng vào trong... Tất cả những cái tưởng chừng là "lộn xộn" đó lại tạo cho bản làng của người Mường Thanh Sơn cảm giác vừa vững vàng vừa cởi mở với những nét độc đáo riêng. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền. Việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở bản mo nổi tiếng họ là "Te tấc te đác" (đẻ đất đẻ nước). Trong bản mo đồ sộ này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường. Mo rằng: Khi người Mường sinh ra nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa để thịt: Bốn chân tôi làm nên cột cái Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm ruiNhìn qua đuôi làm trái Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổNhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài Muốn làm mái thì trông vào maiVào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách Lấy chạc vớt mà buộc kèoLần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần doạ làm thịt rùa. Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo… Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở. Việc dựng nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực nên họ có tục giúp đỡ nhau. Người giúp gỗ, người giúp lạt, người giúp công, giúp sức. Trước kia, để nhận được sự giúp đỡ của dân làng, gia đình làm nhà phải chuẩn bị một lễ nhỏ mang đến nhà Lang để nhờ Lang báo cho mọi người trong bản làng biết. Mỗi gia đình sẽ cử một người đến giúp. Người ta phân công những công việc cụ thể cho mỗi thành viên đảm nhận như xẻ gỗ, đan nứa, pha tre, đan gianh cọ, lợp mái… Gia chủ làm nhà tuỳ vào điều kiện kinh tế mà nhận sự giúp đỡ khác nhau. Nhà khá giả thì mọi người giúp ít và ngược lại. Theo tục này, ở xã Xuân Đài có lệ khi một người làm nhà thì tuỳ vào khả năng mà giúp gỗ, lạt, nứa, lá, và mỗi nhà góp ba đến năm cân gạo nếp, hai chai rượu, một con gà… Lệ này ở mỗi xóm làng lại có những quy định khác nhau. Ở xã Tân Phú thì có lệ mỗi gia đình đưa cho gia chủ bốn trăm "phá" (tức là hai trăm cây nứa gập đôi). Nói chung, tục giúp nhau trong việc làm nhà của người Mường Thanh Sơn như đóng góp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm và ngày công thể hiện sự quan tâm chung của cả bản làng, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết cộng đồng sâu sắc. Trong quá trình dựng nhà của người Mường, thầy mo có vai trò tương đối quan trọng. Mở đầu việc dựng nhà, ông mo làm lễ cắm cọc vào nơi làm cầu thang. Sau đó, chủ nhà cày ba luống làm lệ trên nền làm nhà. Ông mo đi sau vảy nước vào những luống cày đó và khấn vía lúa. Người làm nhà chuẩn bị vài cụm lúa đã tuốt hết hạt chỉ còn cọng rơm ném ra xa rồi cầm đòn xóc đâm vào cụm lúa nâng lên. Mỗi lần nâng đòn xóc lên rồi lại để xuống và hát giang ý nói rằng "lúa đẹp, lúa nặng, lúa bay về nhà để cho no cho đủ…". Ông mo nâng các cụm lúa lên trên tay rước đi vài vòng rồi giang mo "đẻ đất đẻ nước" đoạn nói về rùa dạy dân làm nhà. Tiếp theo ông mo vảy một thứ nước mà người Mường cho đó là nước phép vào những hố chôn cột để xin thần linh cho gia chủ làm nhà mới. Người Mường kiêng không để mấu của đòn tay quay xuống mặt sàn. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu thang lên xuống. Gian này được gọi là gian gốc. Sào nhà gác lên thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về gian gốc. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn, không bị sâu hay bị đốt cháy dở. Gỗ làm nhà phải là loại gỗ chắc đảm bảo không mối mọt và thường là gỗ lim xanh, mài lái… Người Mường đặc biệt quan tâm đến những cây gỗ mọc ở núi đá như giống gỗ heo vì giống gỗ này chặt đốn thì mềm nhưng khi chôn xuống đất hàng trăm năm cũng không mục mại. Có nơi người Mường còn kéo gỗ ra ngâm bùn tại ngòi, suối khoảng một hai năm mới vớt lên làm. Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, được chôn thẳng xuống những hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách, còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số người Mường đã thay đổi tục chôn cột nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối mọt. Tuy nhiên cột nhà của người Mường Thanh Sơn không được gia công bào gọt nhiều như cột nhà của người Thái và người Mường ở Hòa Bình. Nếu cột nhà của người Thái Sơn La được xẻ, bào, đẽo cho vuông thành, thì cột nhà của người Mường Thanh Sơn chỉ bào lớp vỏ ngoài và để tròn. Người Mường dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ… để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo hoặc cột kèo. Khung nhà sàn của người Mường được dựng hoàn toàn bằng cách ghép mộng, đục đẽo mà thành. Đòn tay (tôn thảy) được đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi là cái khoá kèo. Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi, người Mường đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa. Nếu như nhà sàn của người Mường ở Hòa Bình phổ biến là bốn mái (hai mái đầu hồi và hai mái dài). Sàn nhà thấp giống sàn nhà của người Thái thì nhà sàn của người Mường ở Thanh Sơn cũng như nhà sàn Yên Lập chủ yếu là loại nhà sàn hai mái mà không có mái đầu hồi. Mái nhà dốc vảy gần sát sàn. Nhà của người Mường không có sàn thềm bên ngoài như của người Thái. Sàn nhà được làm bằng những cây bương già thẳng pha thành mảnh dát xuống lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng lạt mây buộc chặt kết thành từng mảnh buộc chặt vào khung sàn. Những sàn nhà của nhà Lang trước đây thì thường dùng gỗ tốt như lim, gụ làm sàn nên qua thời gian sử dụng, những tấm ván lên nước bóng láng. Từ mặt đất lên sàn nhà thường cao khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm thấp hay cao ráo. Công việc làm nhà tiến hành trong 4 – 5 ngày thì kết thúc. Ngày lợp mái, gia chủ tổ cúng tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ cúng gồm xôi nếp và thủ lợn bày ở khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong, gia đình lại tổ chức cúng tổ tiên, thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nước, ma đồi gò… thông báo rằng gia đình đã có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung vui với con cháu phù hộ gia đình may mắn. Nhà của người Mường thường ba đến năm gian. Những gia đình đông con thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay còn rất ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con người với ngôi nhà. Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được người Mường trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh. Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống. Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ "voóng" linh thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có một cột nhà tương đối quan trọng. Ở chân cột này, người Mường để vào cum lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (người Mường gọi là nường). Bên cạnh đó, người Mường treo một đoạn tre tước xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dương tính (gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dương, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình. Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì người Mường quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất. Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ nghỉ. Đầu hồi nhà, người Mường để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phương tiện để gia đình báo nhà có việc lớn như đám cưới mà tang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi là "đâm đuống" hay "châm đuống". Dưới sàn nhà, người Mường nuôi gà, trâu hoặc để cất các công cụ sản xuất như cày, cuốc, liềm, nong, nia… Nhà của người Mường thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường quan niệm đó là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được trong nhà "vào đầu này ra đầu kia". Trang phục Người Mường có đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục. Thầy mo khi hành lễ mặc y phục riêng. Đó là chiếc áo dài 5 thân cài khuy bên nách phải, nhuộm màu xanh hoặc đen, thắt dây lưng trắng, đội mũ vải nhọn đầu. Thầy mỡi khi cúng chữa bệnh thường đội mũ chầu. Trang phục nam Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải. Trang phục nữ Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy, phụ nữ người Mường có thể búi tóc sau gáy nếu không đội khăn. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc. Áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng (trừ nhóm Thái Mai Châu, Hòa Bình do ảnh hưởng văn hóa Mường mà mặc thường ngày tương tự như họ). Nhóm Mường Thanh Hóa có loại áo ngắn chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp váy và cao lên đến ngực. Phần trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận: rang trên, rang dưới, và cao. Trong các dịp lễ, Tết, họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh nhưng ngắn hơn. Hoạt động kinh tế truyền thống Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Ngoài ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát...). Cụ thể như sau: Nghề nông trồng lúa nước Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng phẳng gần sông, ngòi. Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp. Người Mường Thanh Sơn rất coi trọng cây lúa nếp, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là nguồn lương thực chủ đạo. Bên cạnh đó, người Mường còn trồng cả lúa tẻ và ngày càng phổ biến giống lúa này cho năng suất cao. Ngoài những thửa ruộng nước ở đồng bằng, người Mường đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở sườn, chân đồi gò. Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Do ruộng bậc thanh làm ở trên cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường Thanh Sơn biết đào mương bắc máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn nghèo. Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa. Các vụ khác người Mường dùng để trồng ngô, khoai, rau… Những loại hoa màu này thích hợp với mùa khô ít nước. Một loại ruộng mà người Mường Thanh Sơn biết tận dụng khai phá để trồng lúa gọi là ruộng chằm, ruộng rộc. Đây là những thửa ruộng ở nơi đầm lầy dưới là bùn loãng, nước còn ở mặt trên cùng cỏ dại mọc thành tầng, thành lớp. Ruộng chằm – rộc thường rất sâu, đến thắt lưng thậm chí còn đến ngực. Do đó, ruộng loại này thường rất khó khăn trong canh tác vì không thể cày bừa dễ dàng như ruộng bậc thanh hay ruộng nước ở đồng bằng. Để thuận lợi làm ruộng cũng như thu hoạch, người Mường thường phải chặt chuối, tre làm thành bè để bám hoặc gối lên làm cỏ, cấy hay gặt. Tuy vậy, do điều kiện không có nhiều diện tích thuận lợi cho canh tác nông nghiệp thì những loại ruộng chằm ruộng rộc cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong cuộc sống của người Mường. Nương rẫy Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường Thanh Sơn còn đốt nương làm rẫy với hình thức lao động lạc hậu kiểu chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh nghiệm quý trong việc chọn đất làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có giang, nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi núi. Khi chọn đất, người Mường thường chặt một cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn đâm xuống đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng tỏ tầng mùn dày. Một kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo, bóng như pha mỡ là đất tốt. Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường Thanh Sơn tiến hành chặt khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất. Người Mường đốt mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương. Công việc gieo trồng tiến hành vào khoảng tháng 3- tháng 4 khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu tiên. Người Mường Thanh Sơn trồng lúa nương không bằng cày cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót nhọn một đầu dùng để đâm hố tra hạt. Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành cây nhỏ để quét lớp mùn bề mặt lấp các hố lại. Việc gieo trồng lúa nương tương đối đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt là làm cỏ cũng như trông nom không để chim thú phá hoại. Trong làm nương rẫy, người Mường Thanh Sơn đặc biệt có ý thức hạn chế hoả hoạn cháy rừng tràn lan. Điều này bắt nguồn từ quan niệm truyền thống "vạn vật hữu linh". Theo người Mường, rừng núi, cây cối, dòng sông, suối… cũng có linh hồn, do thần linh hoặc ma quỷ cai quản. Cho nên, họ tránh làm nương rẫy ở những vạt rừng, cây cổ thụ coi là linh thiêng- nơi ngự trị của thần rừng, thần cây mặc cho đất đai ở đó có màu mỡ tơi xốp đến đâu. Từ quan niệm đó mà trong lao động sản xuất của người Mường nói chung, người Mường Thanh Sơn nói riêng có nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới cho đến tục đóng cửa rừng và mở cửa rừng … kèm theo lệ cấm kiêng kị mang tính chất siêu nhiên linh thiêng. Một số nghề phụ khác Cùng với nghề nông trồng lúa (lúa nương và lúa nước) làm chính, người Mường Thanh Sơn còn tăng gia sản xuất với những hoạt động kinh tế phụ gia đình, từ chăn nuôi, làm vườn, dệt vải, đan lát.. đến săn bắn và hái lượm. Cần phải nói rằng mặc dù những hoạt động này không phải là lao động sản xuất chính nhằm đảm bảo cuộc sống của người Mường Thanh Sơn nhưng những nghề phụ này lại đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc cung cấp nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của họ. Chăn nuôi Những đàn gia súc, gia cầm thường được người Mường nuôi thành bầy đàn thả dông trong rừng. Người Mường Thanh Sơn nuôi gia súc chủ yếu là trâu, bò ngoài cung cấp thực phẩm trong những ngày hội trọng đại còn dùng làm sức kéo trong lao động sản xuất. Đối với người Mường, trâu bò có vị trí đặc biệt trong đời sống thường ngày vì đối với họ chúng là cả tài sản, cơ nghiệp, phản ánh tiềm lực kinh tế từng nhà trong bản và bản này với bản khác. Trâu bò chăn thành bầy đàn trong rừng lâu ngày đôi khi đem đến những điều ngạc nhiên thú vị về số lượng tăng giảm do sự sinh nở của chúng. Bên cạnh đó, người Mường Thanh Sơn còn nuôi lợn, gà để lấy thịt trứng. Chúng cũng được người Mường nuôi thả thành bầy. Người Mường Thanh Sơn không có thói quen làm chuồng trại riêng cho gia súc, gia cầm. Họ thắt buộc những con trâu bò dùng để cày bừa dưới gầm sàn và làm chuồng trại cho gia cầm. Riêng đối với lợn, họ không mấy khi nhốt dưới sàn nhà mà được làm chuồng ở xa nhà, xa nguồn nước. Người Mường Thanh Sơn còn biết tận dụng ao hồ, sông ngòi để nuôi thả cá. Tuy vậy do địa bàn cư trú bán trung du và miền núi nên ao hồ ở nơi người Mường ở xuất hiện ít. Họ chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, tôm tự nhiên ở sông, suối và các chi lưu của nó. công cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là lưới, đó, đăng, chũm. Song có lẽ kiểu đánh bắt cá truyền thống của người Mường Thanh Sơn là dùng một thứ lá có độc gọi là lá cơi giã nhuyễn dải xuống một khúc suối ngòi đề làm cho cá tép say nổi lên mặt nước rồi bắt đem về. Nghề vườn Người Mường nói chung và người Mường Thanh Sơn nói riêng không chú ý lắm đến hiệu quả kinh tế vườn đem lại. Vườn của người Mường Thanh Sơn trồng đủ các loại cây như cau, mít, bưởi, chuối, khế, chanh, trầu, tre, bương, chuối… Có thể nói, ngoài các hình thức lao động kiếm sống phụ khác, mảnh vườn trở nên gắn bó thân thiết với người Mường như một phần của cuộc sống. Với người Mường Thanh Sơn, hầu như nhà nào cũng có mảnh vườn nhỏ đủ để trồng cây quanh nhà, mỗi thứ một ít để phục vụ cho gia đình theo kiểu mùa nào thức ấy. Phụ nữ trong gia đình rất chăm lo đến các loại cây trồng trong vườn. Đôi khi những người đàn ông cũng rất thích thú với mảnh vườn quanh nhà của mình. Họ quyết định các giống cây trồng và quan tâm đến chúng. Tuy vậy, vườn của người Mường Thanh Sơn chủ yếu vẫn là loại vườn tạp. Song ngày nay, những cây trồng trong vườn dần được người Mường lưu ý đến giá trị kinh tế. Họ trồng các giống cây cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao như nhãn, vải hoặc tranh, quýt để bán ra thị trường. Chính vì lẽ đó, người Mường Thanh Sơn ngày càng chú ý cải tạo mảnh vườn nhỏ bé của mình. Ngoài vườn nhà, người Mường Thanh Sơn còn tận dụng cả những vạt đất nhỏ ven bờ suối, ngòi để dễ tưới nước chăm bón. Họ trồng các loại rau, củ, quả như khoai, cà, bí, cải để cải thiện bữa cơm vốn đơn giản của mình. Người Mường Thanh Sơn đã biết trồng cây xen canh luân vụ, ngoài việc cải thiện bữa ăn hàng ngày thì người Mường Thanh Sơn còn làm vườn với mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập hàng năm. Nghề thủ công gia đình Người Mường Thanh Sơn đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các vật dụng dùng trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây như đan vỏ dao dùng để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm, ớp, giỏ… Trong các nghề thủ công truyền thống của người Mường đầu tiên phải kể đến là nghề dệt vải. Trong mỗi gia đình Mường Thanh Sơn đều có các khung cửi dùng để dệt vải bông, vải lanh để phục vụ may mặc cho các thành viên. Công việc trồng bông và dệt vải chủ yếu do nữ giới đảm nhận. Tuy nhiên, nghề dệt vải ở người Mường chưa mang nhiều yếu tố hàng hoá. Họ chủ yếu sản xuất lúc nông nhàn mà chưa dành thời gian đáng kể cho nó. Trong vùng Mường Thanh Sơn, các xã nổi tiếng về dệt vải đẹp phải kể đến các xã như Minh Đài, Xuân Đài, Lai Đồng, Tất Thắng, Cự Đồng… Nguyên liệu dùng để dệt vải ngoài bông, lanh còn có tơ tằm. Nghề trồng dâu, sắn nuôi tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia đình. Bên cạnh đó, nghề mộc cũng tương đối phát triển. Hầu như ở bản làng nào của người Mường đều có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây dựng nhà cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất khéo tay trong nghề này. Họ làm ra những sản phẩm tương đối độc đáo như bao dao, làm cung, nỏ, đồ thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống. Khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên Săn bắn và hái lượm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc sống thường ngày của người Mường Thanh Sơn. Nguồn rau rừng như rau tàu bay, rau rớn, rau vi, đắng cảy, măng giang, măng nứa… được khai thác một cách hợp lý để có thể cung cấp lâu dài. Các cây củ cho bột như củ nâu, củ mài, củ vớn … chỉ được người Mường Thanh Sơn khai thác và những năm đói kém, mất mùa. Việc thu hái rau rừng thường được thực hiện cùng với các công việc khác như lấy củi, đi nương rẫy hoặc lấy rau lợn… Họ tranh thủ làm việc này sau khi đã hoàn tất các công việc khác mà theo họ là quan trọng hơn. Hoạt động săn bắn chim thú, bổ sung cho bữa ăn là công việc thường xuyên và là đặc quyền của người đàn ông Mường. Ngoài ra, săn bắn còn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ nương rẫy khỏi sự phá hoại của chim thú cũng như việc mất mát các con vật nuôi. Trong gia đình người Mường, người đàn ông thường có những chiếc nỏ súng cho riêng mình. Họ rất tự hào và chăm sóc chu đáo cho dụng cụ mà họ cho rằng thể hiện nam tính cũng như vai trò của mình trong gia đình. Con trai Mường ngay từ nhỏ đã được ông, cha cho theo trong mỗi lần đi săn, làm bẫy thú nên khi lớn lên rất thạo việc săn bắn. Người Mường biết làm nhiều loại bẫy thú với những kiểu dáng khác nhau để bẫy những con thú lớn, thú nhỏ và chim. Trong các loại bẫy của người Mường Thanh Sơn, thông dụng nhất là bẫy đâm, bẫy lao và bẫy sập. Loại bẫy này dùng để bẫy các con thú lớn như hươu, nai, gấu hoặc lợn rừng. Còn các loại bẫy nhỏ như "ngọ đánh", "ngọ cắp", "ngọ rô" dùng để bắt các con thú nhỏ như gà rừng, chim, sóc… được đặt quanh nương rẫy để bảo vệ hoa màu. Đặc biệt, những sản phẩm người Mường Thanh Sơn thu từ rừng không chỉ đủ dùng trong gia đình mà còn được dùng để trao đổi với các lái buôn từ miền xuôi như măng, mộc nhĩ, nấm, trầm hương, sa nhân, cánh kiến, các loại gỗ quý như đinh, lim, táu, lát, xửa, kháo trắng, kháo vàng, treo, chò… và các loại dược liệu quý như đẳng sâm, khúc khắc, hoài sơn… Người Mường đổi những sản phẩm từ khai thác rừng để lấy những vật dụng dùng trong gia đình như muối, dầu thắp, kim chỉ, kiềng, bát địa, xoong nồi, dao, cuốc, gương lược. Bên cạnh đó, hàng năm, người Mường còn bán cho các lái thương một số lượng lớn trâu bò. Hoạt động buôn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản mường xa, từng bước tạo nên mối quan hệ giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người Mường, người Kinh và các dân tộc khác, góp phần vào giao lưu văn hoá - kinh tế giữa các tộc người gần gũi nhau. Các dòng họ chính của người Mường Họ Nguyễn Họ Đinh Họ Quách Họ Bạch Họ Bùi Họ Tôn Họ Cao Họ Dương Họ Hà Họ Hoàng Họ Lê Họ Phạm Họ Tăng Họ Trương Họ Phùng Họ Xa Những người Mường có danh tiếng Ghi chú Liên kết ngoài Văn hóa và tộc người
10745
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Dao
Người Dao
Người Dao (ngoài ra còn có các tên gọi khác: Dìu Miền, Miền, các phân hệ như: Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là phía nam Trung Quốc và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á. Tại Trung Quốc người Dao là một trong số 56 dân tộc thiểu số ở được công nhận, (tiếng Hán: 瑶族, Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) với dân số là 2.796.003 người. Người Dao cũng là một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanmar, Thái Lan. Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 891.151 người năm 2019 . Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y) . Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng,... Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau. Phân bố Tại Trung Quốc Người Dao tại Trung Quốc có hàng trăm nhóm, tiêu biểu như: Lam Điện Dao (Dao Làn Tẻn, Dao Chàm): Phân bố tại Vân Nam, Quảng Tây. Nhóm này cũng được coi là có mặt tại Việt Nam, Lào. Y phục của họ thường được nhuộm chàm. Hồng Dao (Dao Đỏ): Chủ yếu cư trú tại huyện Long Thắng. Quần áo của họ thường là màu đỏ. Bàn Dao: Chủ yếu cư trú tại Quế Bình (Quảng Tây). Thờ phụng Bàn Hồ. "Tết Bàn vương" là lễ hội quan trọng nhất. Sơn Tử Dao: sinh sống rải rác tại Quý Châu, Vân Nam. Đính Bản Dao: sinh sống tại Vĩnh Châu, Hồ Nam. Quá Sơn Dao: Cư trú tại huyện Tân Ninh (Thiệu Dương, Hồ Nam). Bạch Khố Dao (Dao Quần trắng): Chủ yếu cư trú tại Quảng Tây hà trì nam đan. Họ mặc quần màu trắng, vì thế mà có tên gọi này. Bát Bài Dao: Chủ yếu cư trú tại huyện tự trị người Dao Liên Nam (Thanh Viễn, Quảng Đông). Bình Địa Dao (Dao đồng bằng): Chủ yếu tại huyện Giang Vĩnh, Hồ Nam Ao Dao, Hoa Lam, Trà Sơn Dao: Cư trú tại huyện tự trị Dao Kim Tú Bối Lâu Dao: Chủ yếu cư trú tại Lăng Vân (Bách Sắc, Quảng Tây). Tại Việt Nam Nguồn gốc Theo kết quả nghiên cứu của Đề án "Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao" do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình muôn phần gian khổ vượt biển, vượt núi, vượt sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của người Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ di chuyển theo các hướng khác nhau là: Theo sông Lô tới Hà Giang hình thành nên người Dao Áo dài. Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển. Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao quần chẹt ngày nay. Ngôn ngữ Xếp theo ngôn ngữ thì người Dao có hai nhóm chính là Kim Miền và Dìu Miền. Nhóm Kim Miền Người Dao Khâu hay còn gọi là Kìm Miền, là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản, tức người đến trước trong cộng đồng dân tộc Dao. Họ sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Dao Quần trắng vào Việt Nam khoảng thế kỷ XIII, họ từ Phúc Kiến tới Quảng Yên ngược Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên rồi mới tới Tuyên Quang. Một bộ phận nhỏ của nhóm này lại từ Tuyên Quang xuôi về Đoan Hùng rồi ngược sông Hồng lên Yên Bái và Lào Cai. Bộ phận này tên là Dao Họ. Dao Thanh Y còn gọi là Dao Tuyên, Ban Y hay Dao Chăm. đến Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ XVII, họ từ Quảng Đông vào Móng Cái qua Lục Ngạn (nay còn một bộ phận ở Lục Nam), tới sông Đuống rồi ngược lên Tuyên Quang. Dao Áo Dài sinh sống chủ yếu ở các xã miền núi Tuyên Quang và Hà Giang, sống du canh du cư và canh tác nương rẫy là chủ yếu. Nhóm Dìu Miền Dao Quần Chẹt (Dột Kùn), Dao Thanh Phán, Dao Sơn Đầu và Dao Tiền, Dao Thêu, Dao Tro, hiện có mặt ở Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang là từ Quảng Đông vào và phân tán tới các địa điểm trên. Hai nhóm này vào Việt Nam có thể là từ thế kỉ 15. Dao Đại Bản, Dao Coóc Ngáng, Dao Sừng sinh sống ở Hà Giang, Cao Bằng và Yên Bái. Cũng được biết với tên người Dao Đỏ ở Lào Cai và Lai Châu. Các nhóm khác như Dao Lô Gang (Lô Gang nghĩa là đến sau), Dao Đầu Trọc, Cóc Ngáng, Cóc Mùn... PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng xếp người Dao tại Việt Nam thành bốn nhóm chính: Đại Bản (Tả Pán) Dao Đỏ (Hùng Thầu Dào, Dao Coóc Ngáng, Dao Quý Lâm) tại Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang , Hà GIang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng): tại Hòa Bình, Ba Vì, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn La, Yên Bái Dao Thanh Phán (Dao Coóc Mùn, Dao Đội Ván, Dao Lô Gang, Dao Dụ Kiùn, Dao Thêu) tại Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn Tiểu Bản Dao Tiền (Dao Đeo Tiền): tại Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Khố Bạch Dao Quần Trắng: tại Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang (còn gọi là Dao Họ ở Yên Bái, Lào Cai) Làn Tẻn Dao Thanh Y: tại Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh Dao Áo Dài (Dao Tuyển, Dao Chàm, Dao Slán Chỉ) tại Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn Địa bàn cư trú Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, v.v. Tại Việt Nam, dân số người Dao theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Dao ở Việt Nam có dân số 891.151 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (127.181 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (108.326 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (105.359 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (101.223 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (73.591 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (58.849 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (56.067 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (54.947 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Thái Nguyên (32.370 người) , Lạng Sơn (28.225 người), Sơn La (21.995 người), Đắk Nông (19.786 người), Đắk Lắk (17.479 người), Hòa Bình (17.248 người), Phú Thọ (15.702 người), Bắc Giang (12.379 người). Các nhóm và ngôn ngữ Có một số nhóm khác biệt trong phạm vi dân tộc Dao, và các nhóm này cũng nói bằng một vài ngôn ngữ từ các ngữ hệ khác nhau, như: Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền (Miêu-Dao): Người Miền nói các thứ tiếng Miền (tiếng Trung: 勉語/勉语, Hán-Việt: Miễn ngữ), bao gồm: Các ngôn ngữ Miền-Kim Tiếng Dìu Miền (Ưu Miền), khoảng 818.685 người (383.000 tại Trung Quốc, 350.000 tại Việt Nam, 40.000 tại Thái Lan, 20.250 tại Lào, 70.000 tại Hoa Kỳ) Tiếng Kim Môn (còn gọi là tiếng Dao đồng bằng, tiếng Làn Tẻn, tiếng Lam Điện), trên 300.000 người Dao Phương ngữ Phiêu Man, 20.000 người Phương ngữ Tảo Mẫn, 60.000 người Tiếng Miền Phiêu-Giao, 43.000 người Tiếng H'Mông (hay tiếng Miêu) Tiếng Bố Nỗ, 258.000 người Phương ngữ Ngô Nại, 18.442 người Phương ngữ Ưu Nặc, 9.716 người Phương ngữ Huỳnh Nại, 1.078 người, còn được biết đến như là 'Hoa Lam Dao' Một vài nhà ngôn ngữ học gộp nhóm các ngôn ngữ trên - với tổng cộng trên 287.000 người - cùng nhau như là các phương ngữ của tiếng Bố Nỗ (布努语). Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai: Tiếng Lạp Già (拉珈語/拉珈语), 12.000 người Tiếng Trung: Khoảng 500.000 người Dao nói các phương ngữ của tiếng Trung Chữ viết Người Dao có chữ viết gốc Hán được Dao hóa (chữ Nôm Dao). Văn hóa Sách cổ đã sưu tầm và kiểm kê có tới 68% là các bộ kinh thư, các sách về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Sách văn học tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ (22,8%) nhưng có giá trị quan trọng. Bên cạnh một số dân ca (nhất là dân ca giao duyên) được những người biết chữ cổ chép lại còn khá nhiều tập truyện văn học, bao gồm một số bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu lúc đầu chỉ sưu tầm được 2 truyện thơ, trong một dự án đã tìm thấy 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện ở vùng người Dao như: "Hàn Bằng", "Đàm Thanh", "Bát Nương", "Lâu Cảnh", "Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai truyện", "Thần sắt ca"... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả (40%). Một số truyện tuy có chủ đề khác nhưng trước khi đề cập đến nội dung chính cũng kể về cuộc hành trình của người Dao. Phong tục, tín ngưỡng Người dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu. Chính vì vậy mà họ có phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn được gọi là tục thờ cúng chó (mang một ý nghĩa sâu xa có liên quan đến truyền thuyết về sự hình thành của người Dao) vì họ cho rằng tổ tiên, ông bà luôn dõi theo chân họ phù hộ cho họ. Vào các ngày rằm họ thường đem lễ vật thờ cũng tổ tiên gồm một con gà, ba miếng thịt được luộc chín và một li rượu, một li nước và một bó nhang. Việc thờ cúng do thầy nên người thầy cúng rất được coi trọng. Đối với dân tộc đạo thì họ luôn giúp đỡ nhau. Họ sùng bái tổ tiên nhưng ngày nay theo xu hướng phát triển thì có một số đi theo các đạo khác như Thiên Chúa giáo... Đặc biệt đối với người con trai thì khi trưởng thành, gia đình sẽ tổ chức cho lễ đặt tên hay còn được gọi là lễ Cấp sắc đánh dấusự trưởng thành của người con và cái tên đó sẽ đi theo suốt cuộc đời của họ, cả trong thế giới bên kia và trong lễ đặt tên đó tổ chức các nghi lễ rất độc đáo trở thành nét văn hoá riêng biệt của người Dao mới có. Người Dao coi mình là con cháu của Bàn Vương (tiếng Dao gọi là Chẩu đàng). Tương truyền bị hạn ba năm liền không có gì ăn, nhà vua cung cấp cho mỗi người một cái búa, một con dao để đốn rừng làm rẫy. Con cháu Bàn Hồ phát hết rừng núi của Bình Vương, khiến cho nhà vua phải cấp cho Quá Sơn bảng văn để phân tán đi các nơi tìm đất sinh sống. Đón Tết Về phong tục ngày tết, với người Dao ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... việc thờ cúng tổ tiên những ngày đầu năm mới là điều bắt buộc. Ngoài ra, tùy theo dòng họ mà người Dao ở một số nơi cũng có những quy ước riêng. Từ ngày 27, 28 tháng chạp nhà nhà đã chuẩn bị làm bánh dày, món bánh không thể thiếu trong mâm lễ. Đêm giao thừa của người Dao, đàn ông, con trai không ở nhà mà phải tập trung ra đồi cao cúng lễ mừng năm mới. Mâm lễ dâng cúng bao gồm một con lợn, hai con gà, một con vịt, một quả trứng, một đĩa cơm nếp và một vò rượu. Một thầy cúng sẽ chủ trì, đọc bài khấn xua đuổi tà ma, cầu cho năm mới mùa màng tươi tốt, người người bình an. Đặc biệt, một nghi lễ không thể thiếu trong ngày tết của người Dao là lễ Pút tồng tức nhảy lửa. Tùy từng nhà, có thể tổ chức nhảy lửa trong tối mùng 2 hoặc mùng 3 tết. Một đống lửa to được đốt giữa nhà, nam nữ ngồi riêng cách xa hai phía. Nam phải đủ 18 tuổi mới được tham gia nhảy lửa và ngồi thành hàng để thầy cúng bày lễ làm phép. Khi bếp lửa đượm thành đống than hồng là lúc từng người với đôi chân trần lần lượt nhảy vào. Trước khi nhảy phải tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới, không được mặc đồ màu trắng. Ngoài người Dao, lễ nhảy lửa chỉ tìm thấy ở một dân tộc ít người khác là người Pà Thẻn ở Lâm Bình (Tuyên Quang) cũng với nghi thức tương tự. Nhà cửa Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào Tây Nguyên... Tuy nhiên, dù cư trú phân tán và có nhiều nhóm Dao khác nhau như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần trắng,... chúng ta vẫn có thể nhận ra nét đặc trưng về nhà ở của tộc người này. Về cơ bản, người Dao có ba loại hình nhà ở chính: nhà đất, nhà sàn (người Dao quần trắng ở Yên Bái) và nhà nửa sàn nửa đất (người Dao đỏ ở (Tả Phìn) Sa Pa - Lào Cai). Song, cùng với sự phát triển chung của xã hội, những nét đặc trưng này đang phai nhạt dần, nhất là từ sau năm 1945 và đặc biệt là những năm gần đây. Để tìm hiểu quá trình phát triển nhà ở của dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người ta đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo - vì cột và vì kèo). Nhà ở của người Dao là các kiểu vì kèo và một yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nước ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu. Trang phục Trong trang phục truyền thống, người Dao nam mặc quần và áo đơn giản, nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn đỏ. Những người Dao có danh tiếng Hình ảnh Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Liên kết ngoài Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận
10746
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Ch%E1%BB%A9t
Người Chứt
Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, Xá lá Vàng là một dân tộc ít người sinh sống tại miền trung Việt Nam và Lào. Tại Việt Nam người Chứt được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Địa bàn cư trú Tại Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 thì dân tộc này có dân số khoảng 3.829 người, sống chủ yếu ở tại Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch (Quảng Bình); một số ở Hương Khê (Hà Tĩnh) và tại Đăk Lăk. Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nhóm người Rục được phát hiện muộn nhất (năm 1959) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa và đến năm 2004 có 85 hộ với 428 nhân khẩu. Nhưng theo ước tính của Tổng cục Thống kê ngày 1 tháng 7 năm 2003 thì dân số người Chứt giảm xuống còn 3.787 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người) Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 450 người Chứt (Ethnologue ghi là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại tỉnh Khammouan. Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Thời điểm tiếng Chứt tách ra khỏi nhóm tiếng Việt-Mường vẫn còn đang tranh cãi Theo Phạm Văn Cường thì là vào khoảng thế kỷ V - VI, sau đó khá lâu, vào khoảng thế kỷ X - XI tiếng Mường mới tách ra (Phạm Đức Dương). Còn theo Bùi Xuân Dinh thời điểm phân tách của nhóm Việt-Mường và 2 nhóm Chứt - Poong diễn ra từ khoảng thiên niên kỷ thứ I TCN đến thế kỷ thứ II sau CN. Và nhóm Việt Mường phân tách khoảng từ khoảng thế kỷ thứ VII - VIII Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như "bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt". Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. Người Chứt sống chủ yếu bằng trồng trọt và một phần nhờ săn bắn và hái lượm. Họ ăn cơm đồ cách thủy với thức ăn thường có rau rừng thái nhỏ nấu với ốc hay cá suối. Lịch sử Trước đây, người Chứt sống du canh du cư, chủ yếu vùng núi tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, trong điều kiện rất lạc hậu. A. Cheon và Th. Guignard, hai nhà nghiên cứu người Pháp, đã miêu tả là người Chứt "hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức lẩn trốn. Họ không có quần áo, nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc trong lều. Họ ăn bột cây nhúc và săn bắt tôm cá, thú nhỏ trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng sau". Có nguồn cho biết nhóm Rục thời trước có nguồn thức ăn quan trọng là bột cây báng và thịt khỉ. Dưới thời Pháp thuộc, người Chứt bị miệt thị là "Xá lá vàng". "Xá" chỉ những tộc người lạc hậu; "lá vàng" chỉ cuộc sống di cư, người Chứt thường chỉ sống tại một địa điểm trong những túp lều lợp bằng lá cây khoảng vài ngày cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì bỏ đi nơi khác. Bản thân chữ "Chứt" cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người Chứt. Với trình độ sản xuất thấp, người Chứt không biết dệt vải. Vào mùa hè nam giới Chứt đóng khố và cởi trần còn phụ nữ Chứt mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây. Khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp, người Chứt được chính quyền Việt Nam vận động về sống định cư, hòa đồng hơn vào các tộc người khác. Ngày nay người Chứt đã sống định canh định cư, nhưng các làng của người Chứt (gọi là Cà Vên) thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy), canh tác lúa, đậu, lạc, trầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong xuôi. Người Chứt cũng hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao do người Chứt không trồng bông dệt vải hay chế tạo đồ kim loại. Người Chứt ngày nay thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh, họ Hồ... Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người Chứt, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng. Văn hóa Người Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, gà, luôn phải có thịt khỉ sấy khô. Việc ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người Kinh. Tang gia được tổ chức trong 2 đến 3 ngày bằng nghi lễ cúng bái, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ được đắp thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa. Ngoài, thờ cúng tổ tiên, người Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp... Trong tín ngưỡng của người Chứt cũng có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần tối cao. Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa. Người Chứt có làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ... Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ và văn nghệ dân gian phong phú, gồm nhiều đề tài khác nhau. Về ẩm thực, người Chứt có món cơm Pồi được nấu từ ngô, lúa nếp nương, sắn củ, đỗ... nấu chín và bỏ vào cối giã lấy bột, nhồi kỹ. Sau đó cơm được nấu trong ống tre hay nghè hôông" (một dạng chõ) cùng với nước gọi là "nồi nân", lấy mo chuối vấn quanh miệng. Cơm Pồi thường được dùng với rau rừng, nấu với các loại cá, ốc hoặc thịt thú rừng chặt thành miếng vừa ăn. Các tộc người Chứt Người Nguồn Người Nguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 35 ngàn nhân khẩu, sinh sống ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Người Nguồn hiện chưa được công nhận là một dân tộc trong các dân tộc Việt Nam. Hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất về việc người Nguồn có phải là một sắc tộc riêng hay không. Tại Hội thảo khoa học xác định dân tộc Nguồn tổ chức ngày 19/10/2004 tại Đồng Hới, Quảng Bình, có ý kiến đề nghị xếp người Nguồn vào dân tộc Mường, Thổ hoặc Chứt và cũng có ý kiến tách người Nguồn thành một dân tộc thiểu số riêng. Người Nguồn sống xen kẽ với người Sách và người Rục ở Thượng Hóa, Hóa Sơn, người Mày, người Khùa, và người Arem ở xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa. Họ thường tự xưng là người Kinh sống xen cùng người Kinh ở các vùng khác mới di cư đến đất Minh Hóa sau này. Người Sách Người Sách hay Saek cư trú chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Minh Hoá và sống rải rác ở một số xã miền núi của huyện Tuyên Hoá, Bố Trạch. Họ còn sinh sống ở tỉnh Khammoune bên kia biên giới. Ở huyện Minh Hoá: Tộc người Sách cư trú tập trung theo cộng đồng ở các xã Thượng Hoá (bản Phú Minh, Yên Hợp), Hoá Sơn (bản Hoá Lương, Lương Năng), ngoài ra người Sách sống xen ghép với dân tộc Kinh và Mày ở các xã: Hoá Tiến, Hoá Hợp, Hoá Thanh, Dân Hoá, Trung Hoá, Hồng Hoá, Xuân Hoá, Thị trấn Quy Đạt... Ở huyện Tuyên Hoá: Tộc người Sách sống xen cư với dân tộc Kinh ở các xã: Lâm Hoá, Sơn Hoá, Lê Hoá, Thanh Hoá, Thị trấn Đồng Lê. Ở huyện Bố Trạch: Tộc người Sách sống xen cư với các dân tộc khác ở các xã: Thượng Trạch, Tân Trạch. Khác với các tộc khác ở nhà sàn, người Sách, Nguồn xây và ở nhà trệt. Người Mày Người Mày cư trú tại hai xã Dân Hóa, Trọng Hóa huyện Minh Hóa, giáp biên giới với Lào. Tên Mày có nghĩa là đầu nguồn con nước. Người Mày có lễ hội đặc trưng như Lễ cúng cơm mới kéo dài hay ngày. Ngoài lễ vật cúng trầu cau, rượu cần, bánh đòn, xôi gà, cung tên... phải có một hòn đá suối và cặp ống trống mái. Cặp ống này làm bằng nứa, ống trống dài khoảng một mét, ống mái dài bằng nửa ống trống, trong đó chứa một nắm gạo nếp. Sau đó dùng que nứa đầu vót nhọn rồi dùng dây mây buộc chặt vào phần gốc của hai ống trống mái. Đầu vót nhọn được người khấn cà vào hòn đá suối, phát ra âm thanh. Chủ hộ ngồi trước bàn thờ, cầm hai ống trống mái cà lên hòn đá suối thành khẩn đọc lời khấn. Sau lễ cúng, cả làng cùng nhau hát dân ca như "Kà tơm-tà lênh" (con trâu đi cày) và "Kà răng-tà nên" (chiều về trên đỉnh núi). Người Mã Liềng Những năm 90 của thế kỷ trước, người Mã Liềng chủ yếu sống trong các hang đá hay những nhà sàn đơn sơ cheo leo trên dãy núi Giăng Màn. Sau này họ được nhà nước cho tập trung định cư ở các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối, bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Hóa Thanh, của huyện Tuyên Hóa. Một số sinh sống ở khu vực Rào Tre giáp ranh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nhóm này thường được gọi là người Chứt. Người Mã Liềng ở nhà sàn, nhà chỉ quay về hướng Nam hoặc Đông Nam, lưng tựa vào chân núi Giăng Màn. Đặc biệt ngôi nhà sàn phải có hai cầu thang, một dành cho nữ và một dành cho nam. Khi vào nhà, khách nam chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang nam, nữ cũng chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang nữ. Các cột trong nhà đều có tên riêng. Ví dụ như Cột con rể nằm ở bên phải phòng dành cho nam, đây là nơi người con trai ngồi khi đến tìm hiểu người con gái. Ngược lại, người con gái ngồi ở cột tương ứng bên phía gian dành cho nữ, gọi là cột con dâu. Phòng ngủ chính là buồng thiêng, không ai được vào trừ hai vợ chồng chủ nhà. Trên góc buồng thiêng có đặt "Chà bài" (bàn thờ) để thờ "Ma Nộ", là bộ cung tên dùng để đi săn bắn. Người Arem Người Arem là một trong những tộc người được phát hiện muộn nhất ở Việt Nam vào năm 1956. Họ sống trong những hang đá tại Tân Trạch như hang Đại Cáo, hang Người lùn, hang Duật... Hiện người Arem cư trú tại xã Tân Trạch trong các bản Đoòng, bản 61, bản 39 (làng Arem). Trước đây, người Arem vốn là một tộc người có tên tuổi, cư trú tập trung ở hai nơi có các tên gọi Rục hay Bòn Bòn. Nhưng do chiến tranh, để tránh bom rơi, đạn lạc, họ đã bỏ bản, lui vào trong rừng già của dải Trường Sơn náu thân. Vì cuộc lánh nạn này cho nên điều kiện sinh sống hết sức khó khăn và dẫn đến suy kiệt dần. Năm 1956, lúc được phát hiện ra, người Arem đã và đang sống một cuộc sống hết sức nguyên thủy như ở hang, mặc quần áo vỏ cây và đồ ăn, thức uống chủ yếu không qua đun nấu. Đến đầu năm 1992, tộc người A Rem được Nhà nước hỗ trợ theo dự án Bảo tồn và phát triển những tộc người có nguy cơ biến mất. Lúc này, người A Rem chỉ còn lại 83 người. Năm 2013, dân số người A Rem trên toàn xã Tân Trạch gồm 75 hộ, 333 khẩu. Người Rục Cũng giống người Arem, người Rục được một tiểu đội Công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12 tháng 8 năm 1959 trong hang sâu ở núi Ma Ma, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người. Người Rục có tập quán rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, thức ăn chủ yếu là bột báng giã nhuyễn. Họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Do tập quán lạc hậu, sống trong hang đá, săn bắt, hái lượm tận rừng sâu, người Rục có nguy cơ suy giảm dân số hết sức nghiêm trọng. Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người. Những người Chứt có danh tiếng Ghi chú Liên kết ngoài Dân tộc Chứt thuộc phạm vi công cộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người Chứt trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam Cây đàn trơ bon, chiếc bẫy chuột và tấm lòng người Chứt trên VietNamNet Người Rục và cuộc trường chinh hòa nhập cộng đồng trên báo Nhân dân, Cập nhật lúc 16:35, Thứ ba, 14/11/2006 (GMT+7) Khi người A Rem rời hang đá... , Vũ Toàn, báo Tuổi Trẻ, 12/05/2005, 00:24 (GMT+7). Nhóm sắc tộc ở Lào
10747
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Th%E1%BB%95%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Người Thổ (Việt Nam)
Người Thổ hay còn gọi là người Cuối hay người Mọn là một nhóm dân tộc Việt-Mường có vùng cư trú chính ở phần phia tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam; được công nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Trước 1945, người Thổ được coi là người Mường và không có định danh dân tộc riêng. Người Thổ có nhiều nhóm khác nhau, có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng v.v. Người Thổ nói tiếng Thổ, tiếng Cuối... ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Việt, nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau. Ngôn ngữ Do quá trình cấu kết dân tộc diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau nên thành phần cấu thành của dân tộc Thổ rất đa dạng, vì vậy không tồn tại 1 thứ tiếng Thổ đơn nhất, tuy nhiên tất cả các nhóm Thổ đều có ngôn ngữ gốc thuộc ngữ chi Việt trong ngữ hệ Nam Á . Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Hoành (2009) thì về ngôn ngữ các nhóm Thổ có thể được phân loại như sau Nhóm Mọn, Họ gần nhất với người Mường, họ nói một thổ ngữ Mường, 2 thứ tiếng này giống nhau đến 98% do vậy được coi là cùng một ngôn ngữ, ngôn ngữ của họ từng được Maspéro phân loại là tiếng Nam Mường. Mức độ giống nhau về từ vựng của tiếng Nam Mường với tiếng Mường Bi (Hòa Bình), Mường Ống (Bá Thước, Thanh Hóa) và phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt lần lượt là 77%, 79% và 71%. Tuy nhiên từ vựng của Nam Mường lại giống tới 84% so với tiếng Mường ở Như Xuân (Thanh Hóa). "Mọn" là tên gọi trong tiếng Mường để chỉ người Mường. Cư trú ở khu vực phía tây sông Hiếu, thuộc các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ. Nhóm Thổ Lâm La (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và Thổ Như Xuân (Thanh Hóa), 2 nhóm này tuy có bộ từ vựng tương đồng cao so với tiếng Việt (lần lượt 94% và 95%). Tuy nhiên quá trình thay đổi về ngữ âm của 2 thứ tiếng trên lại tương đối khác so với tiếng Việt. Ngoài ra, Hoàng Hữu Hoành cũng đề cập rằng quá trình cách tân ngữ âm của Thổ Lâm La và Thổ Như Xuân là tương tự với tiếng Nguồn. Tuy vậy mối quan hệ của Thổ Lâm La, Thổ Như Xuân và tiếng Nguồn với tiếng Việt và các tiếng Mường khá chồng chéo và không nhất quán do vậy Hoàng Hữu Hoành đã xếp nhóm này thành 2 nhóm riêng biệt cùng với tiếng Nguồn là những nhóm chưa xác định được vị trí trong phân nhánh Việt-Mường Nhóm Cuối tạo thành 1 ngôn ngữ riêng biệt với hai phương ngữ chính là Cuối Chăm (Tân Hợp) và Cuối Đếp (Quang Tiến và Quang Phong). Tiếng Cuối cùng với tiếng Tày Poọng-Đan Lai, Tày Tum và Tày Hung bên Lào tạo thành một nhánh riêng trong ngữ chi Việt song song với các ngành Việt-Mường và Chứt. Tuy vậy, sự giống nhau về từ vựng của tiếng Cuối và Tày Poọng chỉ ở mức 66% thấp hơn cả sự tương đồng của tiếng Việt và các ngôn ngữ Mường. Nhóm Kẹo (xã Nghĩa Quang, hiện là phường Quang Tiến và Quang Phong, tx Thái Hòa) sử dụng tiếng Việt dù văn hóa của họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người Cuối và người Thổ Mọn. Ngôn ngữ của họ có tương đồng về từ vựng lên đến 99% với phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt, quá trình phát triển ngữ âm cũng tương tự. Ho được cho là có nguồn gốc từ người Việt từ đồng bằng di cư lên miền núi kết hợp với người Cuối, người Mọn đã Việt hóa. "Kẹo" là tên người Thái dùng để chỉ người Việt-Mường. Nhóm Tày Poọng, Đan Lai (Ly Hà) được cho là nhóm bản địa tại miền Tây Nghệ An. Sự giống nhau về từ vựng của tiếng Đan Lai và tiếng Tày Poọng lên đến 85% do vậy chúng có thể được coi là các phương ngôn của cùng 1 ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Tày Poọng hiện nay đang dần mai một, người Tày Poọng hiện nay đang dần chuyển sang nói tiếng Thái và tiếng Việt. Người Tày Poọng cư trú tập trung tại các xã Tam Hợp, Tam Quang của Tương Dương. Dân số và địa bàn cư trú Người Thổ có khoảng 69.000 người, chủ yếu sinh sống tại miền tây tỉnh Nghệ An (80 %) và tỉnh Thanh Hóa (13 %). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thổ ở Việt Nam có dân số 74.458 người, có mặt tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Thổ cư trú tập trung tại tỉnh Nghệ An (59.579 người, chiếm 80,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Thanh Hóa (9.652 người, chiếm 13,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Lâm Đồng (966 người), Đồng Nai (657 người), Đắk Lắk (541 người), Bình Dương (510 người), Thành phố Hồ Chí Minh (362 người), Điện Biên (226 người), Đắk Nông (216 người), Hà Nội (211 người)... Người Thổ có nhiều dòng họ, trong đó họ Trương là một họ lớn chiếm số đông trong cộng đồng. Đặc điểm kinh tế Người Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúa và gai là chính. Trong canh tác lúa, ngoài cách thức chọc lỗ tra hạt, người Thổ còn gieo vãi và dùng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi, võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v. Một tấm lưới săn thú cần đến 30–40 kg sợi gai. Cá, chim, thú là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Thổ, họ có kinh nghiệm săn bắn, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, rừng cung cấp các loại rau, quả, củ làm thức ăn thông thường cũng như khi đói kém. Người Thổ trước đây có nghề dệt vải nhưng do điều kiện canh tác cũng như sự giao lưu với người Kinh đã làm cho nghề dệt bị mai một dần. Tổ chức cộng đồng Trong làng người Thổ, quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là nếp sống lâu đời. Theo tục cũ, toàn bộ đất đai, rừng núi, sông suối là của chung dân gian, mỗi người được quyền quản lý khi đang gieo trồng, được quyền khai thác khi là dân sống trong làng. Hôn nhân gia đình Người Thổ có tục "ngủ mái": nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm "ngủ mái", họ chọn bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai. Tục lệ ma chay Đám tang của người Thổ trước kia có nhiều nét độc đáo. Họ dùng quan tài độc mộc, khiêng người chết đi chôn thì để chân hướng về phía trước, còn mộ thường để chân hướng xuôi theo chiều nước chảy. Văn hóa Xưa kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát của người lớn, những bài đồng dao của trẻ, đặc biệt là những điệu hát ru, v.v. Song vốn văn nghệ dân gian Thổ đến nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều. Cứ vào dịp hội hè lễ tết thì người Thổ lại tập trung nhau lại các đôi trai gái lai cùng nhau uống rượu cần, cùng hát múa, tiếng cồng chiêng hoà chung với những câu hát đối tạo nên những âm thanh vang vọng trong đêm hội. Chiêng của người Thổ giống với người Thái về cấu tạo nhưng họ lại có những điệu đánh khác hẳn. Người Thổ có những câu hát dối rất đặc sắc. Nhà cửa Người Thổ quen sống trên nhà sàn, nhưng nhà của họ không có gì đặc biệt. ở vùng Lâm La nhà sàn của người Thổ giống hệt nhà người Mường. Ở những xã phía Nam, nhà người Thổ lại giống nhà người Thái. Nay nhiều nơi người ta đã chuyển sang nhà ở đất theo kiểu nhà người Việt. Trang phục Khó nhận ra cá tính tộc người. Đồ mặc có nơi giống như y phục của người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi phụ nữ dùng cả váy mua của người Thái. Ở vùng Thổ phổ biến tập quán phụ nữ đội khăn vuông trắng, còn khăn tang là khăn trắng dài. Những người Thổ có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài Người Thổ
10748
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Gi%C3%A1y
Người Giáy
Người Giáy, còn gọi là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Giáy nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Dân số người Giáy tại Việt Nam theo điều tra dân số năm 2019 là 67.858 người , năm 2009 là 58.617 người . Tên gọi khác Các tên gọi khác của người Giáy bao gồm Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nả, Củi Chu, Xạ. Người Giáy ở Lào Cai nói nhẹ nhàng, tự gọi tên dân tộc mình là Pú Dáy. Cấn Dẳng là tiếng của người Tày sống gần với người Giáy, tiếp đó là người Kinh gọi Dẳng thành Nhắng. Người Pâu Thìn, Pú Nả, Củi Chu là những nhánh khác. Xa Dìn là tiếng Quan Hỏa địa phương (Hán Việt: Nhiệt Y-热依) dùng để chỉ tên người Giáy. Người Tày Ngạn tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang được xếp vào nhóm dân tộc Tày và người Nùng An ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng được xếp vào dân tộc Nùng nhưng có ngôn ngữ gần với tiếng Giáy. Người Pú Nả Người Pú Nả hay còn gọi là Củi Chu sinh sống ở các bản Séo Sin Chải , Lò Suối Tủng, Phan Lìn, Nùng Than xã San Thàng, thị xã Lai Châu có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu Trung Quốc, di cư về Việt Nam cách đây từ 150 đến 200 năm. Người Pú Nả mặc trang phục như người Giáy, dùng lời hát, thơ ca, tục ngữ, đồng dao như người Giáy nhưng tiếng Pú Nả người Giáy không nghe được. Dân số và địa bàn cư trú Người Giáy cư trú ở Lào Cai (50 %), Hà Giang (27 %), Lai Châu (18 %) và Yên Bái (4 %). Dân số năm 1999 là 49.098 người . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Giáy cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (28.606 người, chiếm 48,8% tổng số người Giáy tại Việt Nam), Hà Giang (15.157 người, chiếm 25,9% tổng số người Giáy tại Việt Nam), Lai Châu (11.334 người), Yên Bái (2.329 người) Đặc điểm kinh tế Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Người Giáy nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. Văn hóa Người Giáy vốn có truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao v.v... Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn. Phong tục tín ngưỡng Đón Tết Người Giáy cũng ăn tết theo âm lịch, trùng với Tết Nguyên Đán. Mỗi năm, sắp đến ngày tết, người Giáy làm các món bánh truyền thống như bánh bổng, bánh khảo để cúng bàn thờ tổ tiên và để ăn trong những ngày đầu năm mới. Từ chiều 30 tết, mọi người tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới chuẩn bị đón tết. Hương, nến được thắp lên và giữ liên tục không được tắt cho đến lúc lễ hóa vàng xong. Như nhiều dân tộc khác, người Giáy cũng có tục đón linh hồn tổ tiên về trước giao thừa và cúng lễ hóa vàng (những vật phẩm cúng lễ bằng giấy như quần áo, tiền, vàng mã được đốt đi) để tiễn ông bà về trời. Tuy nhiên, người Giáy có nhiều dòng họ khác nhau, lễ hóa vàng của mỗi dòng họ cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn họ Vương (Vàng) và một số họ khác làm lễ hóa vàng vào chiều mùng 1 tháng giêng, người họ Sầm (Sần) thì phải đến tận ngày mùng 3. Lễ xuống đồng Lễ xuống đồng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, đã được truyền giữ từ đời này sang đời khác, nếu không vì lý do bất khả kháng thì năm nào cũng tổ chức. Theo quan niệm của người Giáy, ngày Thìn - tức là Rồng, làm lễ vào ngày Thìn sẽ được rồng phun mưa cho ruộng lúa tốt tươi, không bị hạn hán. Nếu ngày Thìn đầu năm trùng với ngày tết thì lễ xuống đồng sẽ lùi lại vào ngày Thìn tiếp theo. Ngày xưa, lễ xuống đồng được tổ chức ngoài ruộng. Mỗi gia đình trong thôn sắm sửa một mâm cúng gồm thịt lợn, gà, bánh khảo, bánh bổng và hương hoa mang ra đặt ngoài đồng, nơi tổ chức lễ. Mọi người sẽ cùng thắp hương khấn vái cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Ngày nay, lễ xuống đồng có sự tham gia của chính quyền địa phương. Một nghi thức không thể thiếu trong lễ xuống đồng của người Giáy là ném còn. Trước tết khoảng một tuần, người trong thôn phân công nhau làm những quả còn bằng vải, bọc cát bên trong, to bằng nắm tay, có dây dài chừng 80 cm, trang trí nhiều màu sắc. Một cây tre thẳng, cao chừng 14m cũng được chuẩn bị từ trước tết để đến ngày Thìn đem ra đồng dựng làm cây nêu. Trên ngọn cây treo một vòng còn hình tròn rộng chừng 1m, giữa vòng còn là lỗ còn rộng gần 1 gang tay dán bằng giấy, một mặt màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, mặt kia màu trắng (hoặc xanh) tượng trưng cho mặt trăng. Sau phần cúng mâm lễ là đến nghi thức ném còn. Những người có mặt chia nhau đứng về hai phía của vòng còn, mỗi người từ bên này sẽ cầm quả còn ném sao cho quả còn xuyên thủng lỗ còn. Người từ bên kia cũng ném theo hướng ngược lại. Khi lỗ còn bị quả còn xuyên thủng thì nghi thức ném còn kết thúc. Quả còn may mắn xuyên thủng lỗ còn sẽ được người dân nhặt đem về đặt trong hũ gạo với niềm tin sẽ mang lại no ấm cho gia đình. Không chỉ là một trò chơi thử thách kỹ năng, độ chính xác của người chơi mà là một nghi thức mang ý nghĩa phồn thực. Quả còn xuyên qua lỗ còn tượng trưng cho quan hệ tình dục, thể hiện sự âm dương giao hòa với mong muốn mọi sự tốt lành, may mắn. Vì thế, quả còn cứ được tung lên cho đến khi xuyên thủng được lỗ còn mới thôi. Nếu ném tất cả các quả còn mà lỗ còn vẫn chưa thủng, người ta phải buộc dây vào hòn đá thay quả còn, thậm chí dùng súng bắn. Hôn nhân gia đình Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ". Đó là trường hợp cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền của để cưới hỏi đường hoàng, chàng trai phải tổ chức "kéo vợ". Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành. Dịp đứa bé đầy tháng, có lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc làm nhà cửa, đám ma của chính người đó. Nhà cửa Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn. Nhóm Giáy vùng Lào Cai, Lai Châu ở nhà đất. Nhưng qua tài liệu văn học dân gian thì người Giáy vốn ở nhà sàn. Hiện nay người Giáy ở nhà đất vẫn còn dựng một sàn trước cửa để sử dụng. Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quay ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng. Trang phục Trang phục Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét. Một số tộc người ở nước ta (phía bắc) có mặc loại áo xẻ nách (thường là áo dài), số áo ngắn loại này không nhiều như người Nùng... Tuy nhiên đây là loại áo với kỹ thuật "xẻ nách" và phong cách trang trí ở đường viền cổ, tuy không cầu kỳ nhưng là một sắc thái riêng cho loại áo này về kỹ thuật và mỹ thuật. Trang phục nam Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúc vải. Áo thường có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm. Nam mặc quần ống đứng (rộng 35 – 40 cm), cạp to bản, không dũng dây cút mà chỉ vận vào người. Trước đây nam giới thường quấn khăn trên đầu. Có nhóm nam cũng mặc áo xẻ nách. Trang phục nữ Phụ nữ Giáy phổ biến mặc loại áo ngắn xẻ nách. Đây là loại áo ngắn trùm kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng. Cổ áo đường viền xẻ nách từ vai trái sang phải được viền và trang trí vải khác màu (thường là tương phản với nền áo) cũng như ở hai vai, giữa cánh tay và cửa tay. Cũng có loại áo như trên nhưng lại để chàm hoặc trắng nguyên không trang trí. Áo mặc trong là loại áo cánh ngắn cộc tay, xẻ ngực, cổ tròn thấp và có hai túi dưới. Áo xẻ nách cài cúc vải được tết cẩn thận với nhiều loại đẹp mắt. Phụ nữ Giáy thường đội khăn quấn thành nhiều kiểu khác nhau, cổ đeo vòng bạc. Nhóm Giáy Lào Cai, Lai Châu mặc quần chàm ngắn đến mắt cá chân, ống rộng. Tóc vấn theo kiểu vành khăn và thường đeo túi vải thêu hoa văn phổ biến ở đáy túi là hình răng chó. Phổ biến đi loại giày vải thêu hoa văn nhiều loại. Những người Giáy có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài
10749
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20L%C3%A0o%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Người Lào (Việt Nam)
Người Lào tại Việt Nam, còn gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi (, ) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Lào nói tiếng Lào, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong họ ngôn ngữ Kra-Dai (Tai-Kadai). Dân số và địa bàn cư trú Người Lào tại Việt Nam cư trú tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (tỉnh Điện Biên), huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La), Than Uyên (tỉnh Lào Cai). Năm 1999 họ có dân số 11.611 người . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lào ở Việt Nam có dân số 14.928 người, cư trú tại 42 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Lào cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (5.760 người, chiếm 38,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Điện Biên (4.564 người, chiếm 30,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Sơn La (3.380 người, chiếm 22,6% tổng số người Lào tại Việt Nam), Hà Tĩnh (433 người), Đắk Lắk (275 người). Đặc điểm kinh tế Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển. Hôn nhân gia đình Người Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái, mỗi họ có kiêng kị riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tục cũ các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình, hoặc ra ở riêng. Lâu nay thời hạn ở rể đã giảm dần. Tục lệ ma chay Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì thiêu xác. Văn hóa Trong xã hội người Lào, những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội... Nhà cửa Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được chạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa. Trang phục Phong cách trang phục gần giống người Thái, ít cá tính tộc người (là tộc người thiểu số ở Việt Nam, nhưng lại là đa số ở bên Lào) không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Hoặc có những bộ trang phục mang phong cách khác lạ. Trang phục nam Đàn ông Lào thường xăm hình chữ "vạn" vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi. Trang phục nữ Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thêu nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ở vùng Điện Biên áo giống với áo cùng loại của người Khơ Mú láng giềng. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn phả biêng/phaa biang (). Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay. Người Lào Việt Nam có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài Lào Các dân tộc Việt Nam
10750
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20L%E1%BB%B1
Người Lự
Người Lự, còn gọi là người Tày Lự, người Thái Lự (Tai Lue, Tai Lü) (tiếng Thái: ไทลื้อ; ; tiếng Lự:ᦟᦹᧉ, ), hay còn gọi là Thái Lặc tộc (phiên âm Hán Việt; ) là một dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc. Tiếng nói chính thức của người Lự là tiếng Lự, là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, họ ngôn ngữ Kra-Dai (Tai-Kadai). Người Lự cũng sử dụng ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia mà họ sinh sống. Tại Việt Nam, người Lự được công nhận là một trong số 54 dân tộc . Theo điều tra dân số 1/4/2019 có 6.757 người Lự. Dân số và địa bàn cư trú Tại Lào Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 134.100 người Lự (Ethnologue ghi là năm 2000) sinh sống tại các tỉnh Phongsali, Luang Namtha, Bokeo, Oudomxai, Xaignabouli, Luang Prabang. Tại Thái Lan Tại Thái Lan, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 83.000 người Lự (Ethnologue ghi là theo ước tính năm 2001 của Johnstone và Mandryk) sinh sống tại các tỉnh Chiang Rai, Phayao, Lamphun, Nan và khắp miền bắc Thái Lan. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, người Lự được công nhận là dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc. . Dân số theo điều tra dân số 1999 là khoảng 4.964 người . Cư trú chủ yếu tập trung ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu và một lượng đáng kể di cư vào tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo ước tính năm 2003 của Ủy ban dân tộc Việt Nam thì dân tộc này có dân số 5.553 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lự ở Việt Nam có dân số 5.601 người, cư trú chủ yếu tại 21 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Phần lớn người Lự cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (5.487 người, chiếm 98,0% tổng số người Lự tại Việt Nam), Thái Nguyên (75 người), các tỉnh còn lại có không quá 10 người. Tại Myanmar Tại Myanmar, có khoảng 200.000 người sinh sống tại bang Shan, thuộc vùng Đông Bắc. Đôi khi tại đây họ còn gọi là người Shan từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc Tại Trung Quốc, họ được coi là một phần của dân tộc Thái. Đặc điểm kinh tế Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Họ biết dùng cày bừa, đào mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Họ còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Người Lự có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào. Trong các nghề phụ của người Lự thì nghề dệt phát triển nhất. Mỗi gia đình người Lự thường có vài ba khung cửi. Tài nghệ dệt, may, thêu đều khá cao, từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo, khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm, nhất là trang phục ngày lễ hội càng được trang trí nhiều và đẹp hơn. Hôn nhân gia đình Trai gái Lự được tìm hiểu nhau tự do rồi xin ý kiến cha mẹ để kết hôn, nhưng họ phải nhờ thầy số xem tuổi trước, nếu hợp tuổi mới lấy nhau. Con trai phải ở rể vài ba năm rồi ra ở riêng. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ (trong tiếng Trung, người Lự (tức Thái Lặc vùng Tây Song Bản Nạp), họ Bạ được chuyển âm là Nham/岩). Con gái lấy họ theo mẹ, tên có chữ đệm Ý (họ Ý được chuyển âm là Ngọc/玉). Người Lự sống tình nghĩa, thủy chung. Vợ chồng rất ít ly dị nhau, nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo luật tục. Tục lệ ma chay Sau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm một mái nhà táng giấy có trang trí đẹp rồi bỏ vải, đệm, gối, thóc, tiền vào đó để làm lễ đưa linh hồn người chết vào chùa. Văn hóa Người Lự hay hát dân ca yêu thích vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ. Âm nhạc đương đại của người Lự ở Lào, Thái Lan chịu ít nhiều từ dòng nhạc mó lam, luk thung và múa truyền thống lăm vông. Tuyên Phủ Ti lễ nghi nhạc vũ bắt nguồn từ lịch sử của Tuyên Phủ Ti , được biết đến ở Mạnh Mẫu, tập trung ở khu vực ngày nay là Na Doãn Cổ trấn huyện tự trị dân tộc Thái-Lạp Hỗ-Ngõa Mạnh Liên. Nằm ở giữa Tây Song Bản Nạp ở tây Vân Nam và Đức Hoành ở nam Vân Nam, huyện Mạnh Liên có thể được coi là một khu vực biên giới của người Thái, và được định cư vào năm 1256 sau cuộc chinh phục Đại Lý của người Mông Cổ vào năm 1254, khiến người Thái ở trung tâm Vân Nam đi tìm kiếm. của những vùng đất mới. Hầu hết các nhạc cụ được sử dụng để chơi nhạc nghi lễ Huyền Phủ đều được làm thủ công hoặc tu sửa ở Mang lãng trại (芒朗寨), Mạnh A thôn (勐阿村), Mạnh Ma trấn (勐马镇), huyện Mạnh Liên. Các nhạc cụ truyền thống này bao gồm: Đính (定): đàn lute với hộp âm thanh mảnh, lưng tròn được chạm khắc từ một khối gỗ duy nhất; tương tự như ngưu thối cầm(牛腿琴) của người Động. Sảnh (省) - đàn lute gảy với 4 dây trong các khóa kép, có thể so sánh với sueng (ซึง) của vùng Lan Na ở miền Bắc Thái Lan. Phi mại (非迈) - lá cây, được chơi như một nhạc cụ lưỡi gà Đa la (哆啰 hoặc 多罗) - đàn nhị với bát nhị làm từ gáo dừa., có thể so sánh với đàn nhị xò lò miền bắc Thái Lan (สะล้อ). Bì thu (比秋) một loại sáo dọc nhỏ truyền thống. Trúc ti (竹丝) - sáo bầu Ca lạp tát (嘎拉萨) - đàn phím kim loại, tương đương với Ranat ek lek (ระนาดเอก เหล็ก) Thái Lan. Tượng cước cổ (象脚鼓) - "trống chân voi", trống tay dài một đầu với thân hình chiếc cốc được chạm khắc từ một khúc gỗ. Thái Lan gọi là Klong yao (กลอง ยาว), Lào gọi là Khawng yao và Campuchia gọi là skor chhaiyam (). Mang la (铓) - cồng núm đồng. Sai (钗) chũm chọe. Tam giác đồng phiến (三角铜片) - kẻng tam giác. Đồng linh (铜铃) - cặp chũm chọe rất nhỏ, dày, âm vực cao. Bạch lãng (帕朗) - bộ chuông đồng. Chữ viết Chữ viết của người Lự chịu ảnh hưởng từ chữ Môn từ Miến Điện. Chữ Thái Lự mới được phát triển ở Trung Quốc vào những năm 1950, dựa trên bảng chữ cái Tai Tham truyền thống được phát triển vào cỡ năm 1200. Vì thế chữ còn được gọi là chữ Tây Song Bản Nạp tân Thái văn (西双版纳傣文) hay chữ Tày Lự giản thể. Chính phủ Trung Quốc quảng bá bộ chữ mới thay thế cho bộ chữ cũ hơn. Tuy nhiên, việc dạy chữ là không bắt buộc và kết quả là nhiều người không biết đến chữ Tày Lự mới. Các cộng đồng người Lự ở Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam vẫn sử dụng bảng chữ cái Tai Tham. Trang phục Đồng bào dân tộc Lự ở Lai Châu cư trú thành từng bản dọc theo các dòng sông, suối. Người Lự biết canh tác lúa nước từ rất sớm, nên đời sống vật chất tương đối ổn định, vốn văn hoá tinh thần cũng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nét đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Lự. Những lúc nông nhàn, phụ nữ dân tộc Lự thường quay tơ, xe sợi. Nói về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Lự, bà Tao Thị Chen ở bản Hon, xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) cho biết, người Lự có truyền thống trồng bông, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình và dòng họ. Trang phục phụ nữ dân tộc Lự gồm có: Khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng. Khăn đội đầu được làm bằng vải bông, nhuộm chàm đen, dài khoảng trên 400cm, rộng 30cm, hai đầu khăn có tua dài khoảng 20cm. Trên nền đen của hai đầu khăn dệt xen kẽ 18 đường chỉ trắng, to nhỏ khác nhau và hai đường chỉ vàng chạy ngang tô điểm cho khăn. Khi sử dụng, khăn được gấp làm bốn theo chiều dọc và được quấn quanh đầu nhiều vòng và búi nghiêng về phía bên trái đầu. Trong khi đó, phụ nữ Lự ở Thái Lan hoặc Lào cuốn khăn vòng quanh đầu được làm bằng vải bông, nhuộm hồng hay để trắng. Cuốn xong vòng cuối, họ thường dắt phần đuôi khăn cho gọn giấu vào phần tóc hay để lộ ra một đoạn. Búi tóc phụ nữ Lự ở đây có điểm tương đồng với búi tóc phụ nữ Lào, Thái Lan và Campuchia. Áo may bằng vải chàm đen, ghép liên kết với nhau từ 6 miếng vải cắt theo hình rẻ quạt, tạo cho áo có vạt xòe rộng so với eo. Hoa văn dệt kết hợp với hoa văn ghép vải. Cổ áo liền với nẹp ngực gồm 5 miếng vải may cầu kỳ với các màu khác nhau tạo thành. Miếng vải ở giữa được đáp những quả hình trám màu xanh, đỏ nối tiếp nhau. Tay áo dài được may thon dần về phía cổ tay viền một vòng vải hoa nhỏ, sát nách có thêu hoa văn chạy vòng quanh ống tay. Trên thân áo bên trái thêu một đường chỉ nhỏ hình dóng trúc, chạy từ cổ thẳng xuống vạt áo bằng chỉ các màu. Vòng quanh eo từ phía trước ra phía sau là hoa văn ghép vải, gọi đó là “con suối uốn lượn”. Dưới hoa văn ghép vải là những hình tam giác thêu bằng chỉ các màu. Hai bên vạt áo được đính hai dây vải hoa, dải dây bên sườn phải có 5 tua bằng sợi len các màu có xâu những hạt cườm. Khi mặc, vạt áo được vắt chéo thân bên trái sang phía sườn phải và buộc hai dây vải với nhau. Hằng ngày người phụ nữ Lự thường mặc từ 2 đến 3 chiếc váy cùng một lúc. Chúng được lồng vào nhau thành nhiều tầng, mỗi chiếc cách nhau 3 đến 4cm theo chiều cao dần. Người Lự quan niệm mặc như vậy vừa kín đáo vừa đẹp, vừa có thể thay đổi cho nhau, khi chiếc váy ngoài đã cũ. Váy được tạo bởi ba miếng vải khác nhau, hình ống và chia làm ba phần gồm cạp, thân và chân váy. Cạp váy làm bằng vải bông nhuộm nâu, không trang trí hoa văn. Thân váy làm bằng vải tơ tằm dược dệt trên một khung cửi riêng, kỹ thuật dệt phức tạp và đòi hỏi sự khéo léo của người dệt để tạo thành những hoa văn theo ý thích của từng người. Thân cài hoa văn thành hai phần rõ rệt. Nửa thân tiếp giáp với cạp váy bằng vải tơ tằm màu nâu sạm, trên có dệt thêm nhiều sọc màu vàng và đỏ chạy song song theo chiều ngang của váy. Trên bộ trang phục còn có thắt lưng được may bằng vải mộc trắng, hai đầu thêu hoa văn và có tua sợi mềm mại. Vòng cổ được làm bằng bạc, hình tròn, hai đầu vòng uốn gập ngược lại tạo ra hai lá hình tam giác, trên mặt lá có chạm khắc hoa dây mềm mại. Ngoài ra, phụ nữ Lự (Thái Lặc) ở Cảnh Hồng, Trung Quốc thường búi tóc và cài hoa trên đầu (thường dùng hoa phong lan cài từ búi tóc xuống gáy nhằm che đi phần tai bên trái). Trên búi tóc phụ nữ Lự thường cài bằng chiếc lược nhựa nằm ngang. Áo từ vải trắng hay vải màu, chân váy là sà-rông ảnh hưởng ít nhiều từ người Shan ở Miến Điện, còn lại trang phục của người Lự ở Lào hay Thái Lan cũng ảnh hưởng Miến Điện và trang phục của các sắc tộc người Thái khác. Tôn giáo Người Lự ở Trung Quốc, Lào và Thái Lan đều theo Phật giáo Nam tông. Nơi thờ tự của người Lự bao gồm một chính điện, một tu viện và một phòng trống, ngôi chùa trung tâm của Phật giáo cộng với một pháp đường, một tòa nhà kinh Phật và một ngôi chùa. Diện mạo của chánh điện nhìn chung là mái kiểu Wat một mái hoặc kép, hoặc một đỉnh núi lơ lửng, một mái kiểu Wat kép hình đa giác hoặc hình phụ. Sau một hoặc hai tầng trên dốc, có dốc một mặt hai tầng hoặc ba tầng, dốc ba cạnh và dốc năm cạnh. Số lượng dốc có liên quan đến cấp độ của ngôi chùa Phật giáo. Đền chùa nào của người Lự cũng có hai con sư tử chinthe canh gác 2 bên cổng (tương tự như sư tử đá Trung Quốc và nghê Việt Nam). Chinthe ( (); (); ()) là một sinh vật thần thoại cổ đại đứng gác ở các lối vào chùa thuộc Phật giáo Nam tông hay Tiểu thừa. Đại tôn giáo Phật giáo Nguyên thủy, nhiều lễ hội và hoạt động Phật giáo. Lễ hội Songkran, được tổ chức vào tháng 6 Dương lịch hàng năm, là lễ hội lớn nhất, các vị Phật sẽ được tôn thờ, một bữa tiệc linh đình sẽ được tổ chức, các nhà sư, người thân và bạn bè sẽ được mời đến dự tiệc và những lời chúc mừng sẽ được gửi đến mỗi người bằng cách té nước. Nhà cửa Người Lự ở nhà sàn, hai mái, mái phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cho cả hàng hiên và cầu thang. Cửa ra vào ở hướng Tây Bắc. Trong nhà có hai bếp, một bếp để nấu ăn và một bếp để đun nước tiếp khách. Các công trình của người Lự bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên như khí hậu, độ cao, địa hình, vật liệu xây dựng và các môi trường xã hội như dân số, kinh tế, tôn giáo, chính trị, công nghệ, tư tưởng. Chủ yếu là các hàng rào khô đẹp và khéo léo được đại diện bởi Tây Song Bản Nạp. Các tòa nhà kiểu cách, những ngôi nhà lợp bằng đất dày và chắc chắn, có mái bằng bằng đất được thể hiện bằng những ngôi nhà dân cư của người Lự ở Cảnh Hồng (Trung Quốc), Lào và Thái Lan cũng như các tòa nhà chùa Phật giáo trang nhã và lộng lẫy. Tham khảo Nhóm sắc tộc ở Thái Lan Nhóm sắc tộc ở Trung Quốc Các sắc tộc Thái
10751
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20S%C3%A1n%20Chay
Người Sán Chay
Người Sán Chay, tên gọi khác là Cao Lan, Sán Chỉ, Hờn Bán, Sán Chấy là một dân tộc cư trú tại miền bắc Việt Nam. Tại Việt Nam người Sán Chay là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam , có dân số năm 2019 là 201.398 người. Người Sán Chay nói tiếng Sán Chay, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Dân số và địa bàn cư trú Người Sán Chay gồm hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ chủ yếu tập trung ở ba huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang, huyện Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang và rải rác các tỉnh đông bắc Bắc Bộ khác như Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện tại có một nhóm người vào Tây Nguyên lập nghiệp được tổ chức thành các làng. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Sán Chay ở Việt Nam có dân số 201.398 người, có mặt tại 58 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Chay cư trú tập trung tại các tỉnh: Tuyên Quang (70.636 người, chiếm 36,2% tổng số người Sán Chay tại Việt Nam), Thái Nguyên (39.472 người, chiếm 19,2% tổng số người Sán Chay tại Việt Nam), Bắc Giang (30.283 người), Quảng Ninh (16.346 người), Yên Bái (10.084 người), Cao Bằng (7.908 người), Đắk Lắk (5.220 người), Lạng Sơn (4.942 người), Phú Thọ (4.278 người), Vĩnh Phúc (1.912 người)... Đặc điểm kinh tế Người Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra có một số dân tộc: Sán Chỉ vì điều kiện không có ruộng nên nghề chính của những người dân vẫn là nghề làm nương rẫy (lúa nương). Tổ chức cộng đồng Làng xóm thường tập trung một vài hộ gia đình đến vài chục hộ gia đình tùy vào thời gian sinh sống hay thời gian hình thành của làng, họ sống gắn bó đoàn kết với nhau. Hôn nhân gia đình Dân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục. Mỗi họ thờ "hương hỏa" một thần linh nhất định. Trong gia đình người Sán Chay, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng. Văn hóa Trang phục: Hiện nay trang phục của người Sán Chay thường giống người Kinh hoặc người Tày. Thường ngày phụ nữ Sán Chay dùng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt lưng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau. Dân tộc Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim gâu, múa đâm cá, múa thắp đèn... Nhạc cụ cũng phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn... Vào ngày hội đình, hội xuân, tết nguyên đán... người Sán Chay vui chơi giải trí, có những trò diễn sôi nỗi như: đánh quay, "trồng cây chuối", "vặn rau cải", tung còn...Nhà cửa: Nói là nhà Cao Lan, nhưng đây chỉ là của một nhóm nhỏ ở Sơn Động, Bắc Giang. Nhà của người Cao Lan ở các địa phương khác cũng như nhà của người Sán Chỉ có nhiều nét gần với nhà Tày - Nùng. Riêng nhóm Cao Lan ở Sơn Động nhà cửa của họ có những nét rất độc đáo, chúng tôi không thấy giống bất kỳ nhà cửa của một dân tộc nào khác trong nước. Nhà sàn, vách che sát đất, xa trông tưởng là nhà đất. Bộ khung nhà với vì kèo kết cấu đơn giản nhưng rất vững chắc. Có hai kiểu nhà là: "nhà trâu đực" và "nhà trâu cái". Nhà trâu cái vì kèo bốn cột. Nhà trâu đực vì kèo ba cột. Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt giữa nhà trâu cái và trâu đực đều có những nét tương tự như vậy là để phân biệt nhà trâu cái và nhà trâu đực chỉ là ở vì kèo khác nhau. Người Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Sán Chay. Những người Sán Chay có danh tiếng Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Liên kết ngoài
10752
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Br%C3%A2u
Người Brâu
Người Brâu (còn gọi là người Brạo) là một dân tộc ít người sinh sống chủ yếu tại Campuchia, Lào và một ít tại Việt Nam Tiếng Brâu là một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer. Tại Việt Nam, người Brâu được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Theo điều tra dân số năm 1999 thì người Brâu, cùng với người Ơ Đu, là một trong những tộc người ít dân nhất hiện nay ở Việt Nam, chỉ với 313 người, còn theo ước tính năm 2006 thì có 84 hộ với dân số 322 người, sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thuộc Tây Nguyên. Dân số Chưa thấy số liệu chính thức mới nhất về dân số tại Lào. Số liệu điều tra dân số Campuchia năm 2008 (2008 Cambodian census) không có mục sắc tộc . Theo các nguồn khác nhau thì dân số người Brâu tại Campuchia khoảng 14.000 người, tại Lào khoảng 13.000 người tới 24.000+ người Tại Việt Nam từ năm 1981 trở lại đây thì dân số người Brâu dao động trong khoảng 300 người. Cụ thể như sau: Năm 1981 có 282 người Năm 1989 có khoảng 231 người Năm 1994 có 231 người Đầu năm 1996 có 254 người sống trong huyện Ngọc Hồi, riêng xã Bờ Y có 253 người Theo Tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, có 313 người Brâu, 155 nam, 158 nữ. Ở tỉnh Kon Tum và cả Tây Nguyên có 298 người. Ngoài ra ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lai Châu, mỗi tỉnh có một người, ở tỉnh Bình Phước có hai người, ở đồng bằng sông Cửu Long có 10 người. Năm 2006 có 322 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Brâu ở Việt Nam có dân số 397 người, cư trú tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Brâu cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (379 người, chiếm 95,5% tổng số người Brâu tại Việt Nam), Thành phố Hồ Chí Minh (12 người, chiếm 3,0% tổng số người Brâu tại Việt Nam) Cuộc sống Người Brâu vốn ở vùng nam Lào và đông bắc Campuchia, mới nhập cư vào Việt Nam khoảng 4-5 đời nay. Người Brâu vốn quen với cuộc sống du canh du cư, đốt rừng làm rẫy để trồng các loại lúa, ngô, sắn, sử dụng các công cụ sản xuất thô sơ như rìu, rựa và chiếc gậy chọc lỗ tra hạt. Với kỹ thuật trồng trọt này, năng suất cây trồng đạt được thấp. Văn hóa Tộc người này có truyền thống văn hóa độc đáo, dù kỹ thuật nông nghiệp còn lạc hậu. Văn hóa của người Brâu thể hiện ở các phong tục như hôn nhân, ma chay; ở nghệ thuật âm nhạc độc đáo, thể hiện qua các loại nhạc cụ, dân ca; ở các kiến trúc và trang phục riêng và ở các sinh hoạt văn hóa truyền thống như thả diều, đi cà kheo, đánh phết. Phong tục Trong phong tục hôn nhân, nhà trai tổ chức hỏi vợ phải nộp lễ vật cho nhà gái. Đám cưới được tiến hành tại nhà gái, và chàng rể phải ở lại nhà vợ khoảng 2 đến 3 năm rồi mới được làm lễ đưa vợ về ở hẳn nhà mình. Trong phong tục ma chay, người chết được đưa ra khỏi nhà, cho vào quan tài độc mộc và quàn tại một căn nhà riêng do dân làng dựng lên. Mọi người đến chia buồn, gõ chiêng cồng, mấy ngày sau mới mai táng. Những ché, gùi, dao, rìu... được bỏ lại trong nhà mồ được coi là số của cải gia đình dành cho người đã mất. Âm nhạc Các nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Brâu có cồng và chiêng gồm nhiều loại khác nhau. Đặc biệt có bộ chiêng tha (chỉ gồm hai chiếc) nhưng có thể trị giá từ 30 đến 50 con trâu. Chiêng tha, gồm chiêng vợ và chiêng chồng, là một biểu tượng tinh thần, quyền uy tối linh trong đời sống cộng đồng thông qua sinh hoạt lễ hội. Đó là "vật chủ" thông linh giữa thế giới phàm tục của con người và thế giới các thần trên cao, nên nó được ký thác chức năng phán truyền. Do đố bộ chiêng được đặt ở vị trí trang trọng không chỉ lúc diễn xướng mà cả khi cất giữ. Các thiếu nữ thường chơi krông pút là nhạc cụ gồm 5-7 ống lồ ô dài ngắn không đều nhau đem ghép với nhau, tạo âm thanh bằng đôi bàn tay vỗ vào nhau ngoài miệng ống. Khi ru con hoặc trong đám cưới, người Brâu có những điệu dân ca thích hợp. Kiến trúc Nhà của người Brâu có những đặc điểm rất dễ nhận, ít thấy ở nhà những dân tộc khác. Nhà của họ là kiểu nhà sàn, mái dốc, cạnh nhà chính có nhà phụ là nơi ở của những người già và cất giữ lương thực, đồ dùng Trước hết, người Brâu rất chú trọng làm đến việc làm đẹp cho ngôi nhà. Điều này được thể hiện ở các kiểu "sừng đầu đốc". Chỉ trong một làng nhỏ có thể thấy nhiều kiểu khác nhau. Chạy dọc theo sống nóc, người ta còn dựng một dải trang trí không chỉ đẹp mà còn rất độc đáo. Bộ khung nhà với vì kèo đơn giản, vách che nghiêng theo thế "thượng khách hạ chủ". Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt: vào nhà từ phía đầu hồi. Thang bắc lên một gian hồi để trống rồi mới vào nhà. Cách bố trí trên mặt sàn của gian hồi này cũng rất đặc biệt. Mặt sàn chia làm ba phần với các độ chênh khác nhau. Trong nhà chia đôi theo chiều dọc, nửa về bên trái, một phần dành cho con gái, còn lại là nơi sinh hoạt của con trai về ban ngày vì đêm họ ra ngủ tại nhà rông. Còn nửa kia đặt bếp. Trang phục Người Brâu có trang phục đơn giản nhưng vẫn thể hiện cá tính trong tạo hình và trang trí. Nam giới ở trần, đóng khố. Đến khoảng 14 đến 16 tuổi, con trai Brâu phải cưa bốn răng cửa hàm trên, và thường xăm mặt, xăm mình. Phụ nữ để tóc dài hoặc cắt ngắn, đeo nhiều vòng trang sức (chuỗi hạt cườm ngũ sắc, hoặc vòng đồng, bạc) ở tay chân và cổ. Trước đây, phụ nữ để mình trần, mặc váy hở, quấn quanh thân. Thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang. Mùa lạnh họ mang chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Thân áo phía mặt trước và sau được xử lý mỹ thuật cũng theo nguyên tắc như váy. Toàn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên vai và gấu áo. Lưng áo được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo. Ghi chú Liên kết ngoài Bài này được thu thập từ trang thuộc phạm vi công cộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người Brâu trên mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam Các dân tộc Việt Nam
10753
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Bru%20-%20V%C3%A2n%20Ki%E1%BB%81u
Người Bru - Vân Kiều
Người Bru - Vân Kiều (còn gọi là người Bru, người Vân Kiều, người Ma Coong, người Trì hay người Khùa) là dân tộc cư trú tại trung phần bán đảo Đông Dương gồm Lào, Việt Nam và Thái Lan. Ngôn ngữ của người Bru là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Cơ Tu của ngữ tộc Môn-Khmer. Tại Việt Nam họ là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, người Vân Kiều là một trong những dân tộc thiểu số mang họ Hồ nhằm ghi công chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay xếp loại dân tộc Bru - Vân Kiều gồm cả những người Pa Kô, với số dân tổng cộng tại Việt Nam năm 2019 là 94.598 người , năm 2009 là 74.506 người . Trong phân loại quốc tế người Bru tại Việt Nam là người Bru Đông, phân biệt với người Bru Tây cư trú ở Lào và Thái Lan. Địa bàn cư trú Tại Việt Nam, theo điều tra dân số năm 1999 thì dân tộc này có khoảng 55.559 người, sống tập trung ở miền núi của Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Thực tế các tên gọi Vân Kiều, Ma Coong, Trì, Khùa, Bru dùng để chỉ các nhóm khác nhau trong tộc người này. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Bru-Vân Kiều ở Việt Nam có dân số 94.598 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bru-Vân Kiều cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị (69.785 người, chiếm 73,9% tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Quảng Bình (18.575 người, chiếm 19,6% tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Đắk Lắk (3.563 người), Thừa Thiên Huế (1.389 người). Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue, có khoảng 69.000 người Bru nói phương ngữ phía đông của tiếng Bru, tương tự như tại Việt Nam. Tại Thái Lan có khoảng 5.000 người nói phương ngữ phía đông của tiếng Bru và khoảng 20.000 người nói phương ngữ phía tây của tiếng Bru. Người Ma Coong Người Ma Coong hay Măng Coong gồm 600 người sinh sống tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong các bản Noông, bản 61 (Cà Roòng), bản Nịu... Họ nổi tiếng với Lễ hội đập trống. Người Khùa Người Khùa gồm 1000 người sinh sống ở các xã Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa. Họ sống xen kẽ với cộng đồng người Sách-Mày tại đây. Người Trì Người Trì có khoảng 300 người, địa bàn cư trú ở các bản Cờ Đỏ, Nồng Mới, Troi của xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Lịch sử Người Bru vốn là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát triển, xưa kia họ tập trung sinh sống tại vùng trung Lào, sau những biến động của lịch sử diễn ra hàng thế kỷ, họ phải di cư đi các nơi. Một số đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một số đi theo hướng đông tụ cư tại vùng miền núi phía tây Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Việt Nam. Khi vào Việt Nam họ dựng làng xung quanh hòn núi Vân Kiều (núi Viên Kiều), về sau người Việt lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng của người Bru, và từ đó họ còn được gọi là Bru - Vân Kiều Ngôn ngữ Người Vân Kiều nói tiếng Bru thuộc ngữ chi Cơ Tu, ngữ hệ Môn-Khmer. Còn gọi là tiếng Sô-Trì, Leung, Kaleu, Khùa hay Katang. Người Bru (Vân Kiều) có liên hệ gần gũi với người Pa Kô. Trong khi người Pa Kô thích sống trên cao, không có chữ viết, thì người Vân Kiều ở lưng chừng núi chữ viết riêng (vay mượn từ chữ Lào). Người Vân Kiều vì có tiếp cận với người Kinh ở vùng đồng bằng nên có sự giao thoa văn hóa. Còn Pa Kô bởi vì cách xa người Kinh vùng đồng bằng nên vẫn giữ bản sắc văn hóa riêng của mình nhiều hơn. Tại Việt Nam, người Pa Cô được xếp vào dân tộc Tà Ôi. Kinh tế Tộc người này có truyền thống làm rẫy và làm ruộng, cùng với hái lượm săn bắn và đánh cá. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm dành chủ yếu cho các lễ cúng hơn là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công của dân tộc này chỉ có đan chiếu lá, gùi. Văn hóa của người Bru-Vân Kiều đặc sắc, thể hiện ở phong tục hôn nhân, nghệ thuật âm nhạc truyền thống, ở kiến trúc và trang phục, như miêu tả chi tiết dưới đây. Văn hóa Hôn nhân Trong phong tục đám cưới của người Bru-Vân Kiều, nhà trai trao cho nhà gái một GÓI TÔ Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửa chân... Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy chồng cũng như khi làm nhà, cúng bái của các cháu. Âm nhạc Nhạc cụ truyền thống Bru-Vân Kiều có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua...). Dân ca của dân tộc này có nhiều làn điệu như "chà chấp", lối vừa hát vừa kể rất phổ biến, hay "sim", hình thức hát nam nữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của người Bru-Vân Kiều rất phong phú. Kiến trúc Người Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình thường gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình riêng. Nếu ở gần bờ sông, suối, các nhà trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở chỗ bằng phẳng rộng rãi, các ngôi nhà trong làng xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Ngày nay, người Bru-Vân Kiều ở nhiều nơi đã có xu hướng ở nhà trệt. Nhà của người Bru-Vân Kiều là nhà sàn có hai mái, thường lợp bằng lá mây hoặc lá cọ. Chiều dài của ngôi nhà dài - ngắn bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng người trong gia đình, hoặc tùy thuộc vào kinh tế. Nhưng dù nhà dài hay ngắn, đều cũng chỉ có hai cửa chính, một cửa chủ yếu dành cho nữ, còn một cửa chỉ dành cho nam và khách nam. Hai bên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim, vừa đỡ bị tốc lá, vừa mang tính thẩm mỹ Trang phục Nam giới Bru-Vân Kiều để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây, họ thường lấy vỏ cây sui làm khố, áo. Phụ nữ Bru-Vân Kiều mặc áo và váy. Áo nữ có đặc điểm xẻ ngực màu chàm đen và hàng kim loại bạc tròn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Có nhóm mặc áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc hình vuông. Váy trang trí theo các mảng lớn trong bố cục dải ngang. Gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ Bru-Vân Kiều ở trần, mặc váy. Váy trước đây không dài thường qua gối 20 đến 25 cm. Có nhóm nữ Bru-Vân Kiều đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính các "đồng tiền" bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam. Lễ hội Lễ hội đập trống của người Ma Coong, tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch để mừng mùa trăng mới. Lễ hội được tổ chức tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình . Những người Bru - Vân Kiều có danh tiếng Danh sách Những người Pa Kô Việt Nam có danh tiếng, hiện được xếp vào dân tộc Bru - Vân Kiều. Tham khảo Xem thêm Lễ hội đập trống của người Ma Coong, Quảng Bình. Lễ hội các dân tộc Việt Nam Liên kết ngoài Bài này được thu thập từ nguồn thuộc phạm vi công cộng ở trang chủ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Các dân tộc Việt Nam Nhóm sắc tộc ở Lào Nhóm sắc tộc ở Thái Lan Người bản địa Đông Nam Á Nhóm sắc tộc ở Campuchia
10754
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Ch%C6%A1%20Ro
Người Chơ Ro
Người Chơ Ro còn gọi là Chrau Jro, người Đơ-Ro, Châu Ro, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Chơ Ro có dân số 29.520 người năm 2019 . Người Chơ Ro cư trú đông ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận, Bình Dương và Bình Phước. Tiếng Chơ Ro là ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Địa bàn cư trú Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chơ Ro ở Việt Nam có dân số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chơ Ro cư trú tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai (15.174 người, chiếm 56,5% tổng số người Chơ Ro tại Việt Nam), Bà Rịa-Vũng Tàu (7.632 người), Bình Thuận (3.375 người), Thành phố Hồ Chí Minh (163 người), Bình Dương (134 người), Bình Phước (130 người) Tại Đồng Nai, người Châu Ro sống tập trung chủ yếu tại ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu; xã Túc Trưng huyện Định Quán; xã Xuân Vinh, xã Xuân Bình, xã Bàu Trâm, xã Hàng Gòn huyện Long Khánh; xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ... huyện Xuân Lộc. Một số hộ dân Châu Ro sống rải rác ở huyện Long Thành, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất. Các địa phương có đông người Châu Ro sinh sống Đồng Nai: Ấp 6, xã Phước Bình, huyện Long Thành Ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu Ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc Ấp Thọ Trung, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc Ấp 3, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc Ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc Ấp Trung Sơn, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc Ấp Đức Thắng, Đồng Xoài, xã Túc Trưng, huyện Định Quán Ấp 5, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán Ấp Chợ, xã Suối Nho, huyện Định Quán Ấp 5, xã La Ngà, huyện Định Quán Ấp Suối Sóc, xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ Ấp 4, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ Ấp Xuân Thiện, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất Ấp 9/4, xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất Ấp Nhân Hòa, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom Ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh Bà Rịa, Vũng Tàu: Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức Xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức Ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ Ấp Cầu Ri, xã Sông Xoài, Tx. Phú Mỹ Ấp 1, xã Hắc Dịch, Tx. Phú Mỹ Thôn Tân Ro, xã Châu Pha, Tx. Phú Mỹ Ấp Bàu Hàm, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc Bình Thuận Xã Trà Tân, huyện Đức Linh Kinh tế Trước kia người Chơ Ro sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Về sau người Chơ Ro đã biến rẫy thành đất định canh, đồng thời nhiều nơi phát triển làm ruộng nước, nhờ vậy cuộc sống có phần khá hơn. Chăn nuôi, hái lượm, săn bắn, đánh cá đều góp phần quan trọng trong đời sống của người Chơ Ro. Ngoài ra họ chỉ đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ,... Xã hội Người Chơ Ro không theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ mà coi trọng cả hai như nhau. Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Khi chôn người chết theo truyền thống Chơ Ro, người Chơ Ro dùng quan tài độc mộc, đắp nắm mồ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ "mở cửa mả". Người Chơ Ro vốn ở nhà sàn, lên xuống ở đầu hồi. Từ mấy chục năm nay, người Chơ Ro đã hoàn toàn quen ở nhà trệt. Trong nhà đồ đạc đơn giản, chỉ có chiêng và ché được coi là quý giá. Gần đây nhiều gia đình có thêm tài sản mới như xe đạp. Một vài dòng họ lớn của người Chơ ro là: Chơ Lưn, Jgo n’he, Vôq Jiêng, Ta jâu, Vôq khlong, Vôq jguc, Smăh, Vôq Prâng, Vôq Dâr, Vôq Glao. Tên gọi của các dòng họ này có nghĩa là tên của một loài vật nào đó, như dòng họ Chơ Lưn (cá sấu) hay tên của ngay vùng đất nơi họ sinh sống, như dòng họ Vôq nđu (đầu nguồn suối - họ ở khu vực đầu nguồn suối)... Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản, hầu hết những người Chơ ro ở huyện Định Quán đều mang dòng họ Điểu; người Chơ ro ở Long Khánh mang họ Thổ, họ Đào; người Chơ ro ở Xuân Lộc thường mang họ Văn, họ Thị; người Chơ ro ở Vĩnh Cửu thường lấy họ Nguyễn, họ Hồng. Văn hóa Trên những địa bàn cư trú như hiện nay, người Chơ Ro sống gần gũi với người Việt nên trong ngôn ngữ của mình, lượng từ tiếng Việt tham gia ngày càng nhiều hơn, đến nay đại đa số dân cư Chơ Ro đều biết chữ quốc ngữ. Xu hướng xích lại gần với người Việt được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, các hoạt động sản xuất, các quan hệ xã hội, những biểu hiện văn hóa vật chất như nhà cửa, y phục, đồ gia dụng,... Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ Ro phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp trong lễ hội. Cho đến nay, kiến trúc nhà của người Chơ Ro đã có nhiều biến đổi căn bản, ngôi nhà cổ truyền không mấy khi tìm thấy trong vùng cư trú hiện nay của họ. Từ vài chục năm trở lại đây, người Chơ Ro đã quen xây dựng những ngôi nhà ở theo lối của người dân nông thôn Việt. Đó là những ngôi nhà có kèo, bộ khung bằng tre kết hợp với gỗ, phần nhiều lợp bằng cỏ tranh, vách được thưng lên bằng vách nứa, cửa ra vào mở về phía mái, nhà nằm ngang. Quy mô một ngôi nhà thường có ba gian và thêm một chái hồi để làm bếp, đồng thời là nơi để nông cụ. Nét truyền thống còn lại trong ngôi nhà hiện nay của người Chơ Ro là cái sạp làm bằng tre nứa, chạy dọc theo suốt chiều dài ba gian nhà, bề ngang chiếm nữa lòng nhà Xưa phụ nữ Chơ Ro quấn váy, đàn ông đóng khố; áo của người Chơ Ro là loại áo chui đầu; trời lạnh có tấm vải choàng. Nay người Chơ Ro mặc như người Kinh trong vùng, chỉ còn dễ nhận ra người Chơ Ro ở tập quán thường đeo gùi theo và ở sở thích của phụ nữ hay đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm trang sức nơi cổ và tay. Người Chơ Ro có danh tiếng Chú thích Liên kết ngoài Chơ Ro
10755
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Co
Người Co
Người Co còn có tên gọi khác: Cor (Kor), Col. Người Co là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Người Co nói tiếng Co (KOR), một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Dân số và địa bàn cư trú Người Co cư trú chủ yếu ở khu vực thung lũng thượng du các sông Trà Bồng, sông Rin và sông Tranh thuộc huyện Trà Bồng và Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi. Người Co ở Quảng Nam khoảng 4,500 người, sống chủ yếu ở các xã Trà Kót, Trà Giáp, Trà Nú, Trà Giang huyện Bắc Trà My và một số ít sống ở xã Tiên Lập (Tiên Phước), Tam Sơn, Tam Trà (Núi Thành). Dân số người Co theo điều tra dân số 2019 là 40.442 người , theo điều tra dân số 1999 là 27.766 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Co ở Việt Nam có dân số 33.817 người, cư trú tại 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Co cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (28.110 người, chiếm 83,1% tổng số người Co), Quảng Nam (5.361 người), Kon Tum (118 người). Đặc điểm kinh tế Người Co làm rẫy là chính. Người Co trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co. Tại các vùng Quảng Nam, Quảng ngãi, một thời đã trồng giống lúa Co, và lúa Trì trì. Có lẽ lúa Co là đó, là của người Co, Lúa Trì Trì là của người Chăm. Tổ chức cộng đồng Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng. Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau người Co nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay một số người Co lại lấy họ Hồ, họ Phạm, họ Huỳnh.(của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm văn Đồng, cụ Huỳnh Thúc Kháng của Việt nam, thời sau 1945) Văn hóa Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của người Co là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe. Nhà cửa Trước kia vòng rào làng được dựng lên cao, dày, chắc chắn với cổng ra vào đóng mở theo quy định chặt chẽ, với hệ thống chông thò, cạm bẫy để phòng thủ... Tùy theo số dân mà làng có một hay vài một nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Thường nóc cũng là làng vì rất phổ biến hiện tượng làng chỉ có một nóc nhà. Nay vẫn thấy có nóc dài tới gần 100m. Người Co ở nhà sàn. Dân làng góp sức làm chung ngôi nhà sau đó từng hộ được chia diện tích riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà có thể nối dài thêm cho những gia đình đến nhập cư sau. Dưới gầm sàn xếp củi, nhốt lợn, gà. Hầu hết người Co đã và đang chuyển sang làm nhà đất. Không ít người ưu kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở đồng bằng miền Trung. Xưa kia, khi dân làng phát triển đông đúc mà việc nối nhà dài ngôi nhà thêm nữa không thuận tiện cũng không muốn chia làng mới thì họ kiến trúc kiểu "nhà kép", mở rộng theo chiều ngang. Như vậy là người Co đã đặt song song mặt hành mặt bằng sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk càn hai dãy tum ở đôi bên. Trang phục Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Người Co thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng. Những người Co có danh tiếng Xem thêm Lễ cưới (người Co) Ghi chú
10757
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20H%27r%C3%AA
Người H'rê
Người H'rê, còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tên gọi Tên gọi của người Hrê trước đây thường gắn với tên sông, tên núi, chưa có một tên gọi thống nhất chung cho cả dân tộc. Ví dụ: Người Hrê ở sông Krêq của huyện Sơn Hà, gọi là wì Krêq (người Krêq). Người Hrê ở sông Hrê huyện Ba Tơ, gọi là Hrê. Người Hrê ở vùng sông Đinh huyện An Lão, gọi là Hrê wì Đinh... Ngoài ra, cư dân người Hrê trước đây còn có tên gọi hiện đã lạc hậu như Chàm Quảng Ngãi, Chăm Hrê, Chom, Rê, Man Thạch Bích, Mọi Đá Vách, Lùy (Lũy)...Qua quá trình cố kết phát triển, ý thức dân tộc xuất hiện và được củng cố, tộc danh thống nhất được gọi là Hrê theo người Hrê Ba Tơ. Tôn giáo Dân tộc H'rê hầu hết không theo một tôn giáo nào cả. Tuy nhiên, tín ngưỡng của người H'rê rất gần với thuyết linh vật. Người H'rê cho rằng mọi vật, hòn đá, cây cỏ, dòng suối, núi rừng... đều có linh hồn như con người, nên người H'rê đối xử với mọi tạo vật một cách hiền hòa và tôn trọng như thể tôn trọng chính bản thân mình. Người H'rê còn theo một số đạo khác, chủ yếu thuộc Thiên chúa giáo như Đạo Báp-tít Liên Hiệp, Ngũ Tuần, Tin Lành, Trưởng Lão,.. Nhóm ngôn ngữ Tiếng Hrê là một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Tiếng H'rê thuộc hệ Bahnar Bắc, gần với tiếng Xơ Đăng, Ka Dong, Giẻ... Dân số và địa bàn cư trú Người Hrê sống chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, có dân số 149.460 người năm 2019 . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người). Theo thống kê đến ngày 31/12/2015, tổng dân số dân tộc Hrê của tỉnh Quảng Ngãi là: 132,745 người, trong đó: Huyện Ba Tơ: 48,852 người Huyện Sơn Hà: 65,823 người Huyện Minh Long: 13,478 người Các huyện khác và thành phố Quảng Ngãi: 4,592 người. Đặc điểm kinh tế Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Người Hrê chăn nuôi nhằm phục vụ các lễ cúng bái và buôn bán trao đổi, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây. Tổ chức cộng đồng Trong làng người H'rê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người H'rê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê. Người H'rê vô cùng coi trọng cộng đồng mình đang sống và mối liên kết với từng thành viên trong cộng đồng. Trong những lễ hội như đâm trâu hoặc cúng bái ở làng, tất cả các gia đình đều phải cử người tham gia, đóng góp công sức. Văn hóa Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của người Hrê. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ra-ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được người Hrê quý nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau. Nhà cửa Hrê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên. Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại. Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo. Trang phục Giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, vàng, đồng hồ, nữ có thêm hoa tai. Tục cà răng đã được xóa bỏ. Người H'rê có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Liên kết ngoài Hrê Quảng Ngãi
10758
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20C%C6%A1%20Tu
Người Cơ Tu
Người Cơ Tu (còn gọi là người Ka Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một dân tộc sống ở Miền Trung (Việt Nam) và Hạ Lào. Dân số người Cơ Tu có khoảng trên 103 nghìn người. Tại Việt Nam người Cơ Tu là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Cơ Tu nói tiếng Cơ Tu, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á, được Joshua Project phân loại thành Cơ Tu Đông (Eastern Katu) và Cơ Tu Tây (Western Katu), bao gồm các ngôn ngữ khác như Katang, Pa Kô, Tà Ôi Thượng... Có các nhánh như Cơ Tu Thượng (Katu Dh'riu) tại Lào, Cơ Tu Trung (Katu Nal), Cơ Tu Hạ (Katu Phuong) nói Tiếng Phuong và nhánh Ca Tang tại Nam Giang. Tại Lào theo Joshua Project năm 2019 có 29,000 người. Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Tại Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Cơ Tu ở Việt Nam có dân số 74.173 người, cư trú chủ yếu tại các huyện Đông Giang, Tây Giang, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam (55.091 người, chiếm 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam). Có 16.719 người Cơ Tu tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, chiếm 23,8% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam, chủ yếu ở các huyện Nam Đông và A Lưới. Tại TP Đà Nẵng có khoảng 1,250 người, sinh sống ở ba thôn: Tà Lang, Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc và thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Ngày nay, nhiều người trẻ Cơ tu đã tìm các cơ hội học tập và việc làm ở các thành phố lớn. Một số người Cơ tu đã ra nước ngoài học tập và tốt nghiệp với bằng tiến sĩ, tiêu biểu là TS. Alăng Thớ, người Cơ tu đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ từ Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, Úc Châu. Tại Lào Tại Lào, theo Ethnologue thì năm 1998 dân tộc này có 14.700 người, cư trú chủ yếu tại thượng nguồn sông Xê Kông, trong các tỉnh Xekong, Saravan, Champasak. Kinh tế Người Cơ Tu trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, thu hái các lâm thổ sản. Công cụ lao động khá nghèo nàn như rìu, dao, gậy chọc lỗ tra hạt. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn và trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật. Trong năm chỉ có đúng 1 mùa làm rẫy, gieo vào tháng 3-4 và gặt vào tháng 10-11. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, sắn. Văn hóa - Nhà cửa Lễ hội đâm trâu hàng năm thường diễn ra trước mùa tỉa lúa, dựng lều giữa sân. Khi mặt trời ló dạng bắt đầu thủ tục cúng Giàng và các vị thần linh, hòa tấu khúc nhạc cúng từ nhạc cụ. Mọi người cùng nhau nhảy múa chung quanh con trâu, một người được cho là có công cho làng cho trâu uống nước. Đánh dấu điểm đâm, thịt trâu được chia cho cả làng cùng nhau nướng ăn. Trong làng người Cơ Tu, các nếp nhà sàn tạo dựng theo hình vành khuyên hoặc gần giống thế. Ngôi nhà rông cao, to, đẹp, hơn cả là nơi tiếp khách chung, hội họp, cúng tế, tụ tập chuyện trò vui chơi. Trang phục Có cá tính riêng trong tạo hình và trang trí trang phục, khác các tộc người khác trong khu vực, nhất là trang phục nữ. Nam giới người Cơ Tu đóng khố, ở trần, đầu hoặc vấn khăn hoặc để tóc ngắn bình thường. Khố có các loại bình thường (không trang trí hoa văn và ít màu sắc), loại dùng trong lễ hội dài rộng về kích thước và trang trí đẹp với màu sắc và hoa văn trên nền chàm. Mùa rét, họ khoác thêm tấm choàng dài hai, ba sải tay. Tấm choàng màu chàm và được trang trí hoa văn theo nguyên tắc bố cục dải băng truyền thống với các màu trắng đỏ, xanh. Người ta mang tấm choàng có nhiều cách: hoặc là quấn chéo qua vai trái xuống hông và nách phải, thành vài vòng rồi buông thõng xuống trùm quá gối. Lối khoác này tay và nách phải ở trên, tay và vai trái ở dưới hoặc quấn thành vòng rộng từ cổ xuống bụng, hoặc theo kiểu dấu nhân trước ngực vòng ra thân sau. Phụ nữ Cơ Tu để tóc dài búi ra sau gáy, hoặc thả buông. Xưa họ để trần chỉ buộc một miếng vải như chiếc yếm che ngực. Họ mặc váy ngắn đến đầu gối, màu lanh khoác thêm tấm chăn. Họ thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc. Về kỹ thuật đây có thể là một trong những loại áo giản đơn nhất (trừ loại áo choàng chỉ là tấm vải). Áo loại này chỉ là hai miếng vải khổ hẹp gập đôi, khâu sườn và trừ chỗ tiếp giáp phía trên làm cổ. Khi mặc cổ xòe ra hai vai thoạt tưởng như áo cộc tay ngắn. Áo được trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu, với các màu đỏ, trắng trên nền chàm. Váy ngắn cũng được cấu tạo tương tự như vậy: theo lối ghép hai miếng vải khổ hẹp gập lại thành hình ống. Họ ưa mang các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay đồng hồ (mỗi người có khi mang tới 5,6 cái), khuyên tai bằng gỗ, xương, hay đồng xu, vòng cổ bằng đồng, sắt cũng như các chuỗi hạt cườm, vỏ sò, mã não.. Nhiều người còn đội trên đầu vòng tre có kết nút hoặc những vòng dây rừng trắng (rơnơk) và cắm một số loại lông chim. Một vài vùng có trục cưa răng cho nam nữ đến tuổi trưởng thành khi đó làm tổ chức lễ đâm trâu. Ngoài ra người Cơ Tu còn có tục xăm mình, xăm mặt. Đồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ, khuyên tai. Các phong tục xăm mặt, xăm mình, cưa răng, đàn ông búi tóc sau gáy đã dần được loại bỏ. Tham khảo Nhóm sắc tộc ở Lào Người bản địa Đông Nam Á
10759
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Kh%C3%A1ng
Người Kháng
Người Kháng, còn gọi là Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Aỏi, Xá Bung, Quảng Lâm, là dân tộc cư trú tại bắc Việt Nam và Lào. Họ là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Kháng nói tiếng Kháng, là ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Tuy nhiên vị trí của nó trong nhánh Môn-Khmer chưa được xác định rõ ràng, Tiếng Kháng được cho là thuộc ngữ chi Khơ Mú hoặc ngữ chi Palaung Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Tại Việt Nam, người Kháng cư trú tại Sơn La và Lai Châu. Dân số theo điều tra dân số năm 1999 là 10.272 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Kháng ở Việt Nam có dân số 13.840 người, cư trú tại 25 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Kháng cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La (8.582 người, chiếm 62,0% tổng số người Kháng tại Việt Nam), Điện Biên (4.220 người, chiếm 30,5% tổng số người Kháng tại Việt Nam), Lai Châu (960 người). Tại Lào Tại Lào, dân tộc này được gọi bằng các tên gọi như: Phong-Kniang, Pong 3, Khaniang, Kenieng, Keneng, Lao Phong với dân số khoảng 1.000 người (số liệu theo Wurm và Hattori, 1981). Kinh tế Người Kháng làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính, nay nhiều nơi chuyển sang cày bừa đất, gieo hạt, có ruộng bậc thang nhưng không nhiều. Họ chăn nuôi gà, lợn, trâu là phổ biến. Đồ đan: ghế, rổ, rá, nia, hòm, gùi... và thuyền độc mộc kiểu đuôi én được người Thái ưa dùng. Người Kháng thường dùng loại gùi một quai, đeo qua trán. Họ trồng bông rồi đem bông đổi lấy vải và đồ mặc của người Thái. Văn hóa Theo phong tục Kháng, người chết được chôn cất chu đáo, trên mộ có nhà mồ, có các đồ vật dành cho người chết: hòm đựng quần áo, giỏ cơm, ống hút rượu, bát, đũa... phía đầu mộ chôn một cột cao 4-5 mét, trên đỉnh có con chim gỗ và treo chiếc áo của vợ hay chồng người chết. Người Kháng có quan niệm mỗi người có 5 hồn, hồn chính trên đầu và 4 hồn kia ở tứ chi. Khi chết mỗi người biến thành "ma ngắt" ngụ ở 5 nơi. Hồn chủ thành ma ở nhà, chỗ thờ tổ tiên là "ma ngắt nhá", hồn tay phải trên thiên đàng là "ma ngắt kỷ", hồn tay trái ở gốc cây làm quan tài là "ma ngắt hóm", hồn chân phải ở nhà mồ là "ma ngặt mơn", hồn chân trái lên trời thành ma trời là "ma ngặt xừ ù". Nhà cửa Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái rua như nhà Thái Đen. Mỗi nhà có hai bếp lửa (một bếp để nấu ăn hàng ngày, còn một bếp để sưởi và để nấu đồ cúng khi bố mẹ chết). Trang phục Cá tính tộc người mờ nhạt giống phong cách trang phục Thái đen. Phụ nữ nhuộm răng đen, ăn trầu. Người Kháng có danh tiếng Xem thêm Lễ cưới (người Kháng) Lễ hội Xen Pang Ả Tham khảo Nhóm sắc tộc ở Lào
10760
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Kh%C6%A1%20M%C3%BA
Người Khơ Mú
Người Khơ Mú (; Khmu: ; ; ; ; ) (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy, trong văn liệu Latinh ghi là Khmu, Khamu hay Khammu) là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực bắc Đông Nam Á. Họ cư trú ở miền bắc Lào, Myanmar, tây nam Trung Quốc (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan, và Việt Nam. Tại Trung Quốc, người Khơ Mú gọi là Khắc Mộc tộc (). Tại Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Tuy nhiên tại Trung Quốc thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại. Người Khơ Mú nói tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Người Khơ Mú là sắc tộc sinh sống sớm nhất tại Lào, cùng với người Môn tại Thái Lan và người Mường tại Việt Nam tạo nên những cộng đồng cư dân bản địa sớm nhất ở khu vực. Dân số và địa bàn cư trú Người Khơ Mú là những cư dân bản thổ ở miền bắc Lào. Hiện tại có khoảng 479.249-540.000 người Khơ Mú khắp thế giới, với dân số khoảng 389.694 người (năm 1985) tại Lào, 72.929 người (năm 2009) tại Việt Nam, 31.403 (năm 2000) tại Thái Lan, 1.600 người (năm 1990) tại Trung Quốc, không rõ số liệu tại Myanmar và cỡ 8.000 tại Hoa Kỳ. Tại Lào Người Khơ Mú tại Lào chủ yếu sống trong tỉnh Luang Prabang và Xiêng Khoảng. Phần lớn các làng mạc của người Khơ Mú bị cô lập và có sự phát triển chậm chạp do ở các vùng xa xôi khó khăn. Trong nhiều khu vực, họ sinh sống bên cạnh người H'Mông và các nhóm sắc tộc thiểu số khác. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa với số dân theo điều tra dân số năm 2019 có 90.612 người , năm 1999 khoảng 56.542 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Khơ Mú ở Việt Nam có dân số 90.612 người, cư trú tại 44 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Khơ Mú cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (41.139 người, chiếm 48,9% tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam), Điện Biên (19.785 người), Sơn La (15.783 người), Lai Châu (7.778 người), Yên Bái (1.539 người), Thanh Hóa (1.031 người). Tại Thái Lan Phần lớn người Khơ Mú tại Thái Lan đã tới đây trong giai đoạn gần đây từ Lào và Việt Nam như là những người tị nạn, cũng từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ sống tập trung gần biên giới Lào-Thái Lan. Người Khơ Mú có quan hệ huyết thống gần gũi với Mlabri, người lá vàng bản địa của Thái Lan. Tại Trung Quốc Tại Trung Quốc có khoảng 1.600-2.000 người Khơ Mú sinh sống rải rác trong tỉnh Vân Nam, được xếp vào nhóm không phân loại. Tại Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, một lượng lớn người Khơ Mú sinh sống tại Richmond (California), chủ yếu là người tị nạn, di cư từ sau chiến tranh Việt Nam. California cũng là trung tâm của cả Khmu National Federation Inc. và Kmhmu Catholic National Center. Nguồn gốc Nhóm dân tộc Khmuic đề cập đến một nhóm các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa nói các ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ và tuân theo các phong tục và truyền thống tương tự. Dựa trên các bằng chứng ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử, người ta tin rằng những nhóm dân tộc hiện nay khác biệt này là hậu duệ của một dân tộc thuần nhất có thể là một trong những nhóm dân cư đầu tiên đến định cư ở miền Bắc Đông Dương. Những khu vực sinh sống của người Khmuic lịch sử này rộng lớn hơn nhiều so với hiện tại, bao gồm cả những vùng đất thấp phía bắc của ít nhất là Thái Lan và Lào ngày nay, cho đến khi bị các đế chế Mon và Khmer kế tiếp hấp thụ hoặc đẩy lên vùng núi ẩn náu và sau đó là sự xuất hiện của nhiều sắc tộc Thái khác nhau. Đặc điểm kinh tế Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, người Khơ Mú dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Người Khơ Mú nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Họ đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực... Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Văn hóa Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào. Đón Tết Trước khi đón tết, vào tháng chạp dân làng Khơ Mú tổ chức lễ "đón mẹ lúa". Một mâm lễ chung được bày ra trên nương, người cao niên đại diện dân làng thắp hương khấn tạ ơn thần linh. Một con trâu được tắm sạch sẽ dắt ra trước kho lúa, người ta cảm ơn rồi lấy hoa giắt vào sừng, lấy vải đắp lên mình trâu. Chiều 30 tết, người già trong làng tìm đến nhà và không quên dặn nhau nhớ để ý xem sau thời khắc giao thừa nghe con vật gì cất tiếng đầu tiên để đoán thời vận. Người Khơ Mú quan niệm nếu con gà gáy đúng canh ba thì cả năm gặp điều may mắn, còn gà gáy sớm hơn báo hiệu điều chẳng lành như gặp hỏa hoạn hoặc trong làng sẽ có người chửa hoang. Với tập tục dân gian gắn với ngày tết, người Khơ Mú cũng có những nét riêng khác hẳn với các dân tộc khác như tục lấy nước đầu năm mới. Nếu nhặt được hòn sỏi trắng thì may mắn cả năm, còn gặp hòn sỏi đen thì coi như kém may. Nước vừa múc về sẽ chia cho mọi người trong nhà cùng uống, gọi là uống nước mới. Lễ cúng ma nhà (Hrôigang) Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ Mú thuộc họ Rvai (hổ), đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang). Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổ của dòng họ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ và có nguồn gốc từ hổ. Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ. Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú thuộc họ Rvai phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên Tổ chức cộng đồng Các họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt. Hôn nhân gia đình Ở gia đình người Khơ Mú, vợ chồng bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng. Nhà ở Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. Nhà ở truyền thống của người Khơ Mú là kiểu nhà nửa sàn nửa đất và thường được làm ở trên đồi cao ven nương rẫy để tránh thú rừng. Không như một số dân tộc sử dụng phần gầm sàn làm nơi sinh hoạt hay chứa nông cụ, nông sản, người Khơ Mú coi phần gầm sàn là nơi thiêng nhất trong ngôi nhà, thậm chí ngày thường không dám xâm phạm, trừ việc quét dọn trước mỗi đầu năm mới.Đầu hồi nhà sàn của người Khơ Mú có hình con ốc sên, vừa có tác dụng trang trí, cầu mong sự giàu có, vừa nhằm dọa tà ma không cho đến gần. Đặc biệt, bên trong ngôi nhà sàn của người Khơ Mú có đến ba bếp lửa nằm ở ba vị trí khác nhau tạo nên nét đặc trưng "bốn góc nhà, ba góc bếp" không thể tìm thấy ở các dân tộc khác. Lên hết bậc cầu thang ở phía đầu hồi là cửa chính vào ngôi nhà sàn. Bên cánh trái gian đầu tiên là một bếp lớn dùng để nấu thức ăn hằng ngày. Ở trung tâm gian giữa, nơi cửa chính nhìn vào là bếp thứ hai, đặt ngay dưới trang thờ ông bà tổ tiên. Bếp này được người Khơ Mú xem là bếp thờ, bếp thiêng và chỉ nổi lửa vài lần trong năm vào dịp tết hoặc cúng lễ. Trong cùng bên trái của gian thứ ba là một bếp nữa. Chỗ ngủ của chủ nhà được đặt bên phải gian thứ ba này. Trang phục Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái, người Lự (áo có ảnh hưởng của phụ nữ Lự vùng Tây Song Bản Nạp, Lào và Thái Lan chứ không phải người Lự Việt Nam) để mặc. Sắc thái Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt, áo của phụ nữ Khơ Mú thường màu đen, dài đến eo. Cổ áo cắt theo hình chữ V nẹp viền bằng dải thổ cẩm, mặt trước áo đáp tấm vải thổ cẩm rộng khoảng 20 cm thêu hoa văn rực sỡ chạy từ cổ áo đến hết thân áo. Đây là điểm nhấn thu hút nhất của chiếc áo phụ nữ dân tộc Khơ Mú. Váy màu đen, dài từ eo xuống mắt cá chân. Thân váy, gấu váy được thêu họa tiết hoa văn dọc chạy theo thân váy. Váy khi mặc được giữ lại bởi chiếc thắt lưng quấn quanh eo, thắt lưng bằng lụa, màu sáng, điểm thắt nút thường nằm ở phần hông bên phải. Tham khảo Nhóm sắc tộc ở Lào Nhóm sắc tộc ở Myanmar Nhóm sắc tộc ở Trung Quốc Các dân tộc Việt Nam
10761
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Ch%C3%A2u%20M%E1%BA%A1
Người Châu Mạ
Xin xem các cách dùng khác tại Mạ (định hướng). Người Châu Mạ hay người Mạ (có tên gọi khác Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, cư trú chủ yếu tại nam Trung phần . Người Mạ nói tiếng Mạ thuộc ngữ chi Bahnar của ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Theo điều tra dân số năm 1999, người Mạ có khoảng 33.338 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai (Việt Nam). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mạ ở Việt Nam có dân số 41.405 người, cư trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mạ cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77,0% tổng số người Mạ tại Việt Nam), Đắk Nông (6.456 người), Đồng Nai (2.436 người), Bình Phước (432 người), Thành phố Hồ Chí Minh (72 người). Kinh tế Người Mạ làm nương rẫy trồng lúa và cây khác như ngô, bầu, bí, thuốc lá, bông... Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại xà-gạt, xà-bách, dao, rìu, gậy chọc lỗ. Trong tỉnh Lâm Đồng (huyện Cát Tiên), người Mạ có làm ruộng nước bằng kỹ thuật lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thì gieo lúa giống (xạ lúa). Người Mạ nuôi trâu, bò, gà, vịt, ngan... theo cách thả trâu, bò vào rừng sống thành đàn, chỉ khi cần giết thịt hoặc giẫm ruộng mới tìm bắt về. Phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc. Nghề rèn sắt nổi tiếng ở nhiều làng. Họ tự luyện quặng lấy sắt để rèn các công cụ sản xuất và vũ khí như xà gạt lưỡi cong, lao... Ở vùng ven Đồng Nai, người Mạ làm thuyền độc mộc để đi lại, vận chuyển và đánh cá trên sông. Tổ chức cộng đồng Người Mạ sống thành từng bòn (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (già trưởng làng). Bộ tộc Mạ đã xác lập được chế độ phụ hệ vững chắc trong hôn nhân gia đình. Đây là điều khác nhau giữa người Mạ với người Kơho, Chil, Lạt và Mnông. Lãnh thổ người Mạ đã từng ổn định trong lịch sử, khiến cho một số tài liệu xưa gọi nó là tiểu vương quốc Mạ hoặc xứ Mạ. Hôn nhân gia đình Nhà trai chủ động trong hôn nhân, nhưng sau lễ cưới chú rể phải sang ở nhà vợ, đến khi nộp đủ đồ sính lễ cho nhà gái mới được đưa vợ về ở hẳn nhà mình. Văn hóa Kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo,chữ viết (1990). Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô. Nhà cửa Nhà người Mạ không chỉ có những đặc trưng đáng chú ý mà còn có thể "đại diện" cho nhà của người Cờ Ho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng. Mạ là cư dân lâu đời trên mảnh đất này. Hiện nay nhà người Mạ đã có rất nhiều thay đổi. Nhà sàn chỉ còn ở những vùng cao, vùng thấp nhà đất đã chiếm ưu thế. Nhà ở cổ truyền của người Mạ là nhà sàn dài tới 20–30 m (nay đã hiếm). Nay vẫn là nhà sàn nhưng là nhà ngắn của các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà với ba vì hai hoặc bốn cột. Kết cấu đơn giản thường là ngoãm tự nhiên và buột lạt. Mái hồi khum tròn nhưng không có "sừng" trang trí. Hai mái chính cũng hơi khum nên mặt cắt của nóc có hình "parabôn". Mái nhà rất thấp nên phần mái bên trên cửa, người ta phải làm vồng lên để ra vào khỏi đụng đầu. Tổ chức mặt bằng sinh hoạt cũng có những đặc điểm đáng chú ý: khu vực giữa nhà là nơi sinh hoạt chung của mọi gia đình (tiếp khách, cúng bái...), nơi này có bàn thờ thần bếp và có một cái cột để buộc ché rượu cần khi tiếp khách. Còn dưới chân vách hậu là một dãy dài những ú, ché đựng rượu cần... Các hộ gia đình ở về hai bên của khu trung tâm. Phần diện tích và không gian trong nhà dành cho các gia đình cũng có những đặc điểm rất dễ nhận: giữa nhà là một kho thóc, mặt sàn kho các mặt sàn nhà khoảng trên 1 mét. Dưới gầm kho thóc đặt bếp. Trên bếp có dựa treo. Giáp vách hậu là sạp dành cho mọi thành viên trong gia đình. Giáp vách tiền là một sạp nhỏ và thấp (khoảng 70–80 cm) trên để bát, đĩa, vỏ bầu khô và các thứ lặt vặt khác. Nhà người Cờ Ho hoặc Chil về hình thức thì nhà của họ cũng giống nhà người Mạ. Cái khác ở cách bố trí trong nhà là giáp vách tiền, cái sạp ở nhà người Mạ thì người Cơ ho còn kết hợp làm chuồng hà. Trang phục Có cá tính riêng về tạo hình áo nữ, đặc biệt là phong cách thẩm mỹ. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét choàng tấm mền. Có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều vòng trang sức. Trang phục nam Thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Bên cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn vạt trước che kín mông. Áo có các loại: dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi tóc cắm lông chim có bộ khiên giáo kèm theo. Trang phục nữ Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy. Xưa họ ở trần mặc váy, có bộ phận mặc áo chui đầu. Áo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp. Tổng thể áo chỉ là hình chữ nhật màu trắng. Nửa thân dưới áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn các màu đỏ, xanh là chính trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng. Về cơ bản là các sọc: màu xanh, đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo nguyên tắc bố cục dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền sáng (trắng) với hoa văn hình học màu đỏ xanh. Nam nữ thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng, gà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vòng chân đồng nhiều vòng xoắn. Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Tham khảo Liên kết ngoài Mạ
10762
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20M%27N%C3%B4ng
Người M'Nông
Người M'Nông theo cách gọi của Việt Nam và họ tự gọi dân tộc của họ là Bu-Nông. Theo phiên âm tiếng Khmer là Phnong Đơm nghĩa là Khmer cổ thời Phù Nam. Dân tộc M'nông (Bu-Nông) là tập hợp các nhóm người địa phương bao gồm: Bu-Đâng, Preh, Gar, Nông, Prâng, RLăm, Kuêñ, Čil Bu Nor, nhóm Bu-Nông Bu-Đâng, là sắc tộc cư trú ở trung phần Việt Nam và đông bắc Campuchia. Vào thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp gọi chung nhóm người thiểu số ở khu vực Tây Nguyên là người Thượng, dịch từ tiếng Pháp là "Montagnards", trong đó có bao gồm người Bu-Nông. Ở Việt Nam M'Nông là một trong 54 dân tộc tại Việt Nam , có dân số theo điều tra năm 2019 là 127.334 người . Tại Campuchia người M'Nông được xếp vào khối Khmer Lơ-Lục Chân Lạp hay Khmer vùng cao. Theo Joshua Project dân số người M'Nông năm 2019 là 46.000 người, và thuộc nhóm M'Nông Trung tâm (Central Mnong). Người M'Nông nói tiếng M'Nông, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Tại Việt Nam, người M'Nông là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Địa bàn cư trú của người M'Nông bao gồm những phần đất thuộc các huyện miền núi tây nam tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Lâm Đồng và Bình Phước (chiếm trên 99,3%) của Việt Nam, nhưng tập trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Nông. Dân số của người M'Nông theo điều tra dân số năm 1999 là 92.451 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người M’Nông ở Việt Nam có dân số 127.334 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người M’Nông cư trú tập trung tại các tỉnh: Đắk Nông (50.718 người, chiếm 39,3% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Đắk Lắk (48.505 người, chiếm 38,9% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Lâm Đồng (10.517 người), Bình Phước (10.879 người), Quảng Nam (4.934 người). Tại Campuchia Tại Campuchia, người M'Nông được gọi là Phong, Phnong, Bunong, Budong, Phanong. Người Phnong năm 2002 có khoảng 20.000 người theo SIL International,, năm 2008 có 37.500 người theo 2008 Cambodian census.. Họ chủ yếu sinh sống trong tỉnh Mondulkiri, giáp biên giới với các tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk của Việt Nam. Đặc điểm kinh tế Người Bu-Nông làm rẫy là chính, ruộng nước chỉ có ở vùng ven hồ, đầm, sông. Những con vật nuôi thông thường ở trong các gia đình là trâu, chó, dê, lợn, gà và một số nhà nuôi cả voi. Người Bu-Nông ở Bản Đôn có nghề săn voi và thuần dưỡng voi nổi tiếng. Nghề thủ công của người M'Nông có dệt vải sợi bông do phụ nữ đảm nhiệm và đan lát các dụng cụ như gùi, giỏ, mùng... do đàn ông làm. Tổ chức cộng đồng Mỗi làng thường có vài chục nóc nhà, ông trưởng làng đóng vai trò to lớn trong dân làng. Mọi người sống theo kinh nghiệm và tập tục truyền lại từ nhiều đời. Nam nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn. Hôn nhân gia đình Người Bu-Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út. Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người Bu-Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người Bu-Nông thích nhiều con, nhất là con gái. Phong tục cũ sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức. Tục lệ ma chay Trong tang lễ, người M'Nông có tập quán ca hát, gõ chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang. Các nhóm địa phương của người M'nông Dân tộc M'nông (Bu-Nông) thuộc nhóm Indonesian. Có tầm vóc trung bình, nước da bánh mật, môi hơi dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng. Một số nhóm địa phương khác có tóc xoăn. Ngôn ngữ Bu-Nông thuộc ngữ tộc Môn-Khmer miền núi phía Nam. Trong vốn từ vựng M'nông bộc lộ rõ sự ảnh hưởng của tiếng Chăm, qua ngôn ngữ Ê Đê và Gia Rai, là những ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, bên cạnh sự ảnh hưởng sâu đậm hơn của nhóm Môn-Khmer... Trong quá trình lịch sử phát triển tộc người của mình, do địa bàn cư trú phân tán trên một vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng M'nông rất khó khăn, hạn chế, đã phân chia cư dân M'nông ra rất nhiều nhóm địa phương. Nhưng các nhóm này vẫn tự nhận một tên gọi chung là Bu-Nông (M'nông). Những nhóm địa phương của người M'nông có thể kể đến như: Bu-Nông Gar chủ yếu ở vùng Huyện Lăk, xung quanh hồ Lăk thuộc tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Tiếng M'Nông Gar là ngôn ngữ gốc của dân tộc M'Nông vì ít bị hòa bởi các ngôn ngữ của các dân tộc khác. Bu-Nông Preh chủ yếu ở vùng Đăk Min, Krông Nô, Đăk Song của tỉnh Đắk Nông và huyện Lăk của tỉnh Đắk Lắk. Tiếng M'Nông Preh làm ngôn ngữ chính của dân tộc bởi vì người M'Nông Preh nói thì đa số các chủng khác đều hiểu được. Bu-Nông RLăm (Rolom), ở huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk. Bu-Nông RLăm có sự hòa huyết giữa yếu tố Êđê và Mnông (Người M'Nông lai). Bu-Nông RLăm tập trung quanh hồ Lăk tiếp thu kỹ nghệ làm gốm của người Êđê, kiến trúc nhà sàn dài, trang phục và cả phần lớn yếu tố ngôn ngữ. Có ý kiến cho rằng do sự cộng cư với nhóm Êđê Bih người Mnông RLăm đã chuyển sang trồng lúa nước, làm gốm, dệt chiếu, ở nhà sàn dài và tiếp thu khá nhiều phong tục tập quán Êđê so với các nhóm Mnông khác. Bu-Nông Čil, cư trú trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng và huyện Lăk thuộc tỉnh Đắk Lắk. Bu-Nông Nông, ở Đắk Nông, Đăk Min tỉnh Đắk Lắk. Bu-Nông Kuêñ, ở huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk. Bu-Nông Prâng, ở Đắk Nông, dăk Min, Lăk và EA Súp, tỉnh ĐăkLăk Bu-Nông Bu Đâng, ở Bản Đôn, Đắk Lắk. Bu-Nông Bu Nor, ở các huyện Đắk Nông, Đăk Min, tỉnh Đắk Lắk. Bu-Nông Din Bri/ Dăm Bri, ở vùng tả ngạn sông EA Krông, tỉnh Đắk Lắk Bu-Nông Đip, ở tỉnh Bình Phước và Đắk Lắk. Bu-Nông Biăt, ở tỉnh Bình Phước và bên kia biên giới Campuchia-Việt Nam. Bu-Nông Bu Dêh, ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Dăk Lăk. Bu-Nông Si Tô, ở Đăk Song, tỉnh Đắk Nông. Bu-Nông Kah, ở các huyện Lăk, Đắk Nông, M'Drăk, tỉnh Đắk Lắk. Bu-Nông Phê Dâm, ở vùng Quảng Tin, huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, còn có một số nhóm địa phương khác của người M'nông như: Bu-Nông Rơ Đe, Bu-Nông R'ông, Bu-Nông K'Yiêng... cư trú ở Campuchia. Do có nhiều nhóm địa phương như vậy, nên cộng đồng dân tộc M'nông (Bu-Nông) có nhiều phương ngữ, nhưng chủ yếu là phương ngữ Bu-Nông miền Đông và phương ngữ Bu-Nông miền Tây; Sự khác nhau giữa các phương ngữ đó là không đáng kể; Giữa các phương ngữ đó đều dễ dàng nghe và hiểu tiếng nói của nhau. Nhà cửa Người Bu-Nông có nhà trệt là chính, ngôi nhà trệt của người Bu-Nông khá đặc biệt bởi chân mái thường buông xuống gần đất, nên cửa ra vào có cấu trúc vòm như tổ tò vò. Ngoài ra nhóm đại phương Bu-Nông RLăm có theo tục dân tộc Êđê chủ yếu là nhà sàn. Văn hóa Người Bu-Nông là cư dân nông nghiệp từ lâu đời. Trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, phương thức phát rừng làm rẫy (Kăr Mir) chiếm vị trí trọng yếu. Cây lương thực chính của người Bu-Nông là lúa tẻ. Số lượng lúa nếp gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng được họ trồng thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà... Công cụ làm rẫy của người Bu-NôngGar, Bu-Nông Čil chủ yếu là: Chà gạc (Wiêh/Wiah), rìu (sung), gậy chọc lỗ (Tak Rmul), cuốc, Wăng Ku Êt (cuốc nhỏ dụng cụ làm cỏ) và Ka Jơ (cái cào) ... Việc săn thú phát triển ở vùng Bu-Nông Gar, ở địa phương với nhiều kinh nghiệm săn lùng, săn rình và gài cạm bẫy để bắt thú rừng. Đặc biệt là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người M'nông. Voi rừng săn được, đem về thuần dưỡng biến thành vật nuôi trong gia đình và được dùng làm phương tiện vận chuyển đường rừng rất hữu hiệu. Xưa kia, người M'nông còn dùng voi làm chiến tượng trong chiến tranh bộ lạc... Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt ở người Bu-Nông Gar, Bu-Nông Čil chủ yếu là dùng vào các lễ hiến sinh mà mỗi năm các gia đình người Bu-Nông thường phải tổ chức nhiều lần theo chu kỳ nông nghiệp cổ truyền và đời sống của họ... Nhà của người Bu-NôngGar, thường có mái buông chùm gần sát mặt đất, có kiến trúc mái cửa vòm như cửa tò vò, trông rất đẹp mắt. Thông thường, mỗi ngôi nhà của người Bu-Nông Gar, Bu-Nông Čil ở địa phương là nơi cư trú của nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống về phía mẹ. Ở người Bu-Nông Gar, Bu-Nông Čil, ngoài cách nấu cơm bằng những nồi đất nung, họ còn có thói quen ăn món cháo chua vào bữa trưa. Khi đi làm rẫy, cháo chua thường được đựng trong vỏ quả bầu khô mang theo... Thức ăn thông thường của người M'Nông là muối ớt., cá khô, thịt thú ăn được và các loại rau rừng... Rượu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với người Bu-Nông. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn... Xã hội truyền thống của người Bu-Nông còn bảo lưu những dấu ấn khá sâu đậm của chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới, người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình. Người Bu-Nông theo Tin ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp và các vị chư thần giống như các vị thần của người Kơ Ho, người Mạ. Đạo phật, đạo Thiên chúa và nhất là đạo Tin lành cũng đã dần thâm nhập và phát triển vào vùng người Bu-Nông. Trang phục Trang phục truyền thống của người đàn ông Bu-Nông ngày xưa là đóng khố, áo chui đầu, hiện nay trang phục này chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội.Phụ nữ Bu-Nông mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân. Khố, váy, áo của người Bu-Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt. Người Bu-Nông thích mang nhiều đồ trang sức như: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, hoa tai, nhẫn bằng đồng hay bằng bạc... Riêng nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc Những chiếc vòng đồng là cái mà hầu như người Bu-Nông nào cũng có. Đó là kỷ vật của các lễ hiến sinh, hay lễ kết nghĩa anh em, bạn bè. Nó còn tượng trưng cho sự giao ước với thần linh thay lời hứa hôn của đôi trai gái theo tập quán cổ truyền của dân tộc? Tập quán cưa bằng một số răng cửa đối với thanh niên nam, nữ đang trưởng thành và xâu thủng lỗ tai để mang đồ trang sức. Hoa tai thường là một khúc ngà voi, hay một khúc tre vàng óng hay một thỏi gỗ quý. Dái tai của một số lão ông, lão bà có khi xệ xuống chạm vai và như thế được coi là đẹp, là người sang trọng. Cùng với tập tục cà răng, căng tai là tập quán nhuộm răng đen và ăn trầu giống như người Kinh... Các nhân vật Tham khảo Xem thêm Người Cơ Ho Vương quốc Phù Nam
10763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C6%A0%20%C4%90u
Người Ơ Đu
Người Ơ Đu, còn có tên gọi khác là người Tày Hạt, là một dân tộc ít người có vùng cư trú là huyện Tương Dương phía tây tỉnh Nghệ An, và Trung Lào. Từ Ơ Đu là tên tự gọi của dân tộc, và theo tiếng Thái nghĩa là "thương lắm". Họ là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam và Lào. Tại Việt Nam người Ơ Đu được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Ơ Đu nói tiếng Ơ Đu, ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Tuy nhiên hầu hết người Ơ Đu dùng các tiếng Khơ Mú, Thái để giao tiếp hàng ngày . Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam, họ cư trú tại một bản là Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An với 103 hộ và 441 người (2019) . Theo thống kê dân số vào tháng 4 năm 1999, người Ơ Đu có 301 người. Theo ước tỉnh của Ủy ban dân tộc Việt Nam thì dân số năm 2003 vào khoảng 370 người Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ơ Đu ở Việt Nam có dân số 376 người, có mặt tại 11 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ơ Đu cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (340 người, chiếm 90,4% tổng số người Ơ Đu tại Việt Nam), Thành phố Hồ Chí Minh (12 người), Hà Nội (7 người), Lâm Đồng (4 người), Đồng Nai (4 người)... Tại Lào: theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 194 người Ơ Đu sống tại tỉnh Xiêng Khoảng.Họ tăng lên 969 người vào 2016. Lịch sử Xưa kia người Ơ Đu cư trú suốt hai bên bờ sông Nậm Mộ, Nậm Nơn, nhưng do nhiều biến cố lịch sử, họ phải dời đi nơi khác hoặc ở lẫn vào các dân tộc khác. Hiện nay họ sống rải rác trong nhiều bản vùng sâu vùng xa thuộc huyện Tương Dương, tập trung ở hai bản Kim Hòa, Xốp Pột tại xã Kim Đa và một số cư trú lẻ tẻ ở các bản các xã kế cận, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Sau khi thủy điện Bản Vẽ được xây dựng, họ tiếp tục di dời đến khu định cư mới tại Bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương cách nơi ở cũ 30 km về phía Đông. Ngôn ngữ và văn hóa Tiếng Ơ Đu thuộc ngữ chi Khơ Mú của ngữ tộc Môn-Khmer. Nhưng hiện nay người Ơ Đu chỉ còn giữ được ý thức tự giác về tộc người, còn ngôn ngữ thì hầu như đã mất (chỉ còn một vài người biết tiếng mẹ đẻ). Họ sử dụng thông thạo tiếng Thái và tiếng Khơ Mú hoặc biết thêm tiếng Việt. Bản sắc văn hóa của người Ơ Đu mờ nhạt vì chịu ảnh hưởng của người Thái và người Khơ Mú. Trong lần tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1989, nhiều người Ơ Đu tự khai là người Thái hay người Khơ Mú. Trang phục không có đặc tính tộc Ơ Đu mà chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của cư dân Việt - Mường và Thái. Người Ơ Đu có lịch tính năm riêng, tiếng sấm đầu xuân cũng là thời điểm bắt đầu năm mới. Họ quan niệm người có hồn, khi chết, hồn biến thành ma, ma nhà chi phối mọi hoạt động của người sống trong nhà. Cho đến nay, chỉ có một người tốt nghiệp đại học (từ năm 1981): đó là anh Lô Kim Trọng ở bản Kim Hòa, xã Kim Đa, Tương Dương, Nghệ An, làm hiệu trưởng trường trung học cơ sở Kim Đa từ năm 1999. Đặc điểm kinh tế Người Ơ Đu sinh sống bằng nương rẫy. Lúa là nguồn lương thực chính, ngô, sắn, kê là lương thực phụ. Hái lượm và săn bắn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Người Ơ Đu nuôi bò với số lượng không đáng kể nhằm lấy sức kéo. Gà, lợn nuôi thường để sử dụng vào mục đích nghi lễ, cúng bái và cải thiện bữa ăn, nhất là dịp có khách. Nghề phụ gia đình hầu như chỉ có đan lát đồ gia dụng, gần đây đã có một số gia đình có khung dệt vải. Hôn nhân gia đình Người Ơ Đu sống trong gia đình nhỏ, trong hôn nhân có tục ở rể, sau một thời gian chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình. Cũng giống như người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ), người Ơ Đu có tục đẻ ngồi tại góc nhà. Xưa kia người Ơ Đu không có tên họ, nay lấy tên họ giống của người Lào hoặc Thái, chẳng hạn như các họ Lò Khăm, Lò May, Lò Văn. Nhà cửa Người Ơ Đu còn bảo lưu một số nét văn hóa, như kiểu nhà đầu quay vào núi hay đồi. Một ngôi nhà thường có 4 đến 8 cột, tương ứng với 1 hay 3 gian tùy điều kiện từng gia đình. Khi dựng, bao giờ người Ơ Đu cũng dựng cột chính (gọi là cột góc ma nhà ở) trước, sau đó mới đến các cột khác theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Ghi chú Liên kết ngoài Người Ơ Đu trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người Ơ Đu trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam Các dân tộc Khơ Mú
10764
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20R%C6%A1%20M%C4%83m
Người Rơ Măm
Người Rơ Măm là một dân tộc ít người ở Việt Nam. Tộc người này cư trú chính tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Người Rơ Măm là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Ngôn ngữ Tiếng Rơ Măm thuộc ngữ chi Bahnaric của ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Dân số Rơ Măm tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 352 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Rơ Măm ở Việt Nam có dân số 436 người, có mặt tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Rơ Măm cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (419 người, chiếm 96,1% tổng số người Rơ Măm tại Việt Nam), các tỉnh khác có rất ít như Thành phố Hồ Chí Minh (9 người), Đồng Nai (3 người)... Đặc điểm kinh tế Người Rơ Măm sinh sống bằng nghề làm rẫy, lúa nếp là lương thực chủ yếu. Khi gieo trồng, đàn ông cầm hai gậy nhọn chọc lỗ, đàn bà theo sau bỏ hạt giống và lấp đất, săn bắt và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Trong số các nghề phụ gia đình, nghề dệt vải phát triển nhất nhưng ngày nay đã suy giảm vì người Rơ Măm đã quen dùng các loại vải công nghiệp bán trên thị trường. Tổ chức cộng đồng Đơn vị cư trú của người Rơ Măm là đê (làng), đứng đầu là một ông già trưởng làng do dân tín nhiệm. Làng Le của người Rơ Măm nay chỉ còn khoảng 10 ngôi nhà ở, có cả nhà rông. Mỗi nhà có từ 10 đến 20 người gồm các thế hệ, có quan hệ thân thuộc với nhau. Các cặp vợ chồng dù vẫn sống chung dưới một mái nhà, nhưng đã độc lập với nhau về kinh tế. Hôn nhân gia đình Việc cưới xin của gia đình Rơ Măm gồm 2 bước chính: ăn hỏi và lễ cưới. Sau lễ cưới vài ba ngày, vợ chồng có thể bỏ nhau, nhưng khi đã sống với nhau lâu hơn thì họ không bỏ nhau. Tục lệ ma chay Khi có người chết, sau 1-2 ngày đưa đi mai táng. Nghĩa địa nằm về phía Tây của làng, các ngôi mộ được sắp xếp có trật tự, khi chôn, tránh để người dưới mộ "nhìn" về phía làng. Người Rơ Măm không bao giờ làm nghĩa địa phía Đông, vì sợ cái chết sẽ "đi" qua làng như hướng đi của mặt trời. Nhà cửa Nhà ở đều có hành lang chính giữa, chạy suốt chiều dài sàn, ở trung tâm nhà có một gian rộng là nơi tiếp khách và diễn ra các sinh hoạt văn hóa nói chung của các gia đình. Trang phục Có phong cách riêng trong tạo dáng và trang trí trang phục, đặc biệt là trang phục nữ. Người Rơ Măm có tục "cà răng, căng tai". Đến tuổi trưởng thành, trai gái đều cưa cụt 4 hay 6 răng cửa hàm trên. Hiện nay lớp trẻ đã bỏ tục này. Phụ nữ thích đeo khuyên, hoa tai, vòng tay và đeo những chuỗi cườm ở cổ. Trang phục nam Nam cắt tóc ngắn ở trần, đóng khố. Vạt trước khố dài tới gối, vạt sau dài tới ống chân. Khố thường dùng màu trắng nguyên của vải mộc. Lưng được xăm hoa văn kín, nhất là những người cao tuổi. Trai gái đến tuổi thành niên phải cưa răng ở hàm trên (4 hoặc 6 chiếc). Trang phục nữ Phụ nữ thường để tóc dài búi sau gáy. Áo là loại cộc tay vai thẳng (không khoét cổ như Brâu), thân thẳng, hình dáng gần vuông giống áo Brâu. Áo màu sáng (màu nguyên của sợi bông) các đường viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học. Váy là loại váy hở màu trắng nguyên sợi bông. Bốn mép váy và giữa thân váy có các đường viền hoa văn màu đỏ với mô típ hoa văn hình học và sọc ngang. Họ thường đeo hoa tai vòng to, nặng xệ xuống. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo hoa tai bằng gỗ. Vòng tay là loại bằng đồng nhiều xoắn. Lý do được chọn của trang phục Rơ Măm chính là màu sắc và phong cách trang trí áo, váy phụ nữ. Ẩm thực Dân tộc Rơ Măm có món cá gỏi kiến vàng. Người Rơ Măm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt thú rừng,…nhưng giữ được hương vị thơm ngon nguyên chất nhất chính là cá gỏi kiến vàng. Kiến vàng có rất nhiều quanh khu vực cư trú của người Rơ Mâm. Khi lấy tổ kiến vàng xuống, người ta đặt một chậu nước phía dưới, lấy gọng dao gõ nhẹ cho kiến rơi xuống chậu, rồi nhẹ nhàng tách đôi, lấy trứng kiến ra để riêng. Trứng kiến vàng màu trắng đục, to bằng hạt gạo, có mùi thơm nhẹ. Cách làm cá gỏi kiến vàng khá đơn giản: Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng và trứng giã sơ qua, để ngoài nắng một lúc cho se lại. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo (bột gạo rang cháy xém), dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu ớt tạo nên món ăn ngon. Những người Rơ Măm có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Liên kết ngoài
10765
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20T%C3%A0%20%C3%94i
Người Tà Ôi
Người Tà Ôi, gồm có 3 nhóm địa phương còn gọi là kan tua, Pa Cô, Ba Hi hay Pa Hi, là một dân tộc cư trú ở miền trung Việt Nam và nam Lào. Tại Việt Nam người Tà Ôi là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Theo Điều tra dân số Việt Nam năm 2019 có 52.356 người , thuộc nhóm Tà Ôi Thượng (Upper Ta Oi) theo Joshua Project. Tại Lào theo Joshua Project năm 2019 có 48 ngàn người Tà Ôi Thượng (Upper Ta Oi), 22 ngàn người Tà Ôi Hạ (Lower Ta Oi). Người Tà Ôi nói tiếng Tà Ôi, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ka Tu trong ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Dân số và phân bố Tại Việt Nam Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra dân số năm 1999 thì người Tà Ôi có số dân khoảng 34.960 người sinh sống tập trung ở khu vực miền núi phía Tây miền trung Việt nam, trong địa phận các huyện A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và hai huyện Hướng Hóa và Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị. Theo ước tính của Ủy ban dân tộc Việt Nam thì dân số năm 2003 khoảng 38.946 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Tà Ôi ở Việt Nam có dân số 52.356 người, có mặt tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Tà Ôi cư trú tập trung tại các tỉnh: Thừa Thiên-Huế (34.967 người, chiếm 67,35% tổng số người Tà Ôi tại Việt Nam), Quảng Trị (16.446 người, chiếm 31,81% tổng số người Tà Ôi tại Việt Nam), Đà Nẵng (237 người)... Tại Lào Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 30.876 người Tà Ôi (Ethnologue ghi là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại các mường (huyện) Sa Mouay, Ta Oy,... tỉnh Saravan, và mường Nong tỉnh Savannakhet. Tổ chức cộng đồng Làng người Tà Ôi theo truyền thống thường có một ngôi nhà công cộng kiểu nhà rông dựng giữa làng: có vùng lại chỉ có ngôi "nhà ma" dựng ngoài rìa khu gia cư để hội tụ dân làng khi có lễ hội và sinh hoạt chung. Từng dòng họ người Tà Ôi có riêng tên gọi, có kiêng kỵ nhất định, có truyền thuyết lý giải về tên gọi và điều kiêng cữ ấy. Con cái đều lấy họ theo cha, chỉ con trai được thừa hưởng gia tài. Trưởng họ đóng vai trò quan trọng trong cả việc làng. Người Tà Ôi trước đây làm rẫy là chính, gần đây ở một số nơi họ làm ruộng nước, có vườn cây ăn quả, đào ao thả cá. Hôn nhân gia đình Thanh niên nam nữ Tà Ôi tự do tìm hiểu nhau qua tục đi "sim" tình tự nơi chòi rẫy. Họ trao vật làm tin cho nhau, rồi nhà trai nhờ người mai mối. Sau lễ cưới, cô dâu trở thành người nhà chồng. Việc kết hôn giữa con trai cô với con gái cậu được khuyến khích, nhưng nếu trai họ A đã lấy vợ ở họ B, thì trai họ B không được làm rể họ A mà phải tìm vợ ở họ C. Tục lệ ma chay Người Tà Ôi có tục người chết được vài năm, dòng họ sẽ tổ chức cải táng, lúc này mới làm nhà mồ đẹp, trang trí công phu và dựng tượng quanh bờ rào mồ. Văn hóa Người Tà Ôi có nhiều tục ngữ, ca dao, câu đố, có nhiều truyện cổ kể các chủ đề phong phú: nguồn gốc tộc người, nguồn gốc dòng họ, cuộc đấu tranh giữa kẻ giàu với người nghào, giữa cái thiện với cái ác, tình yêu chung thủy v.v... Dân ca có các điệu Ka-lơi, Ba-boih, Rơin và đặc biệt là điệu Lum Tang Wai (Tiếng Lào: ລຳຕັ່ງຫວາຍ, Tiếng Thái: ลำตั่งหวาย,đọc là lăm tăng vải) trữ tình. Chiêng, cồng, đàn, sáo, kèn, trống, khèn là những loại nhạc cụ thường gặp ở vùng của người Tà Ôi. Nhà cửa Nhà ở của người Tà Ôi là nhà sàn dài phổ biến tại nhiều vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Nhìn bề ngoài, nhà Tà Ôi kể cả nhà sàn và nhà đất đều có nó hình mai rùa và đều có "sừng" trang trí hình hai đầu chim cu tượng trưng cho tình yêu quê hương và tâm tính hiền hòa của dân tộc. Tổ chức mặt bằng sinh hoạt của nhà ở thống nhất trong toàn dân tộc. Trung tâm của ngôi nhà là căn mong: nơi thờ tự, tiếp khách, hội họp chung của mọi thành viên trong nhà. Diện tích còn lại được ngăn thành từng buồng, chỗ ở và sinh hoạt của các gia đình. Thông thường thì các buồng được bố trí thành hai hàng theo chiều dọc. Ở giữa là hành lang dành để đi lại. Đến nay ở những nhà đất người ta vẫn duy trì bố cục bên trong nhà như vậy. Trang phục Cá tính tộc người không rõ nét, nổi bật mà có sự giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa khác trên trang phục. Đồ trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm, xương là phổ biến. Tục cà răng, căng tai, xăm mình, để tóc lá bài trước trán đã phai nhạt đi. Trang phục nam: Nam giới đóng khố, mặc áo hoặc ở trần. Trang phục nữ: Phụ nữ có áo, váy, có nơi dùng loại váy dài kéo lên che ngực thay áo. Nhà dài Sau năm 1975 nhà nước Việt Nam có chủ trương xóa bỏ nhà dài, tách thành những hộ riêng biệt vì vậy cho tới nay nhà dài ở vùng người Tà Ôi không còn nữa. Vào năm 1973 khi chuyển cư về Việt Nam làng A Hươr có 3 ngôi nhà dài. Theo lời kể của những người trong làng: trước đây mỗi họ ở một ngôi nhà dài, những họ đông có tới trên 20 hộ sinh sống trong một nhà dài. Mỗi hộ có tới 5-6 người có bếp lửa Gian khách được bố trí ở giữa nhà dài, gọi là moong. Hai đầu hồi của nhà đều có cầu thang chính bắc lên nhà. Cầu thang chính thường được dùng để đón khách. Ở mỗi hộ có các cầu thang phụ nhỏ bắc vào sườn nhà đi vào từng hộ. Mỗi hộ có một bếp (apoh) riêng. Tại gian khách cũng bố trí một bếp lửa. Trước đây khi nhà dài có khách đến thăm thì 4 hộ ở xung quanh gian khách là những hộ tiếp khách đầu tiên, sau đó mới đến các hộ tiếp theo lần lượt mang thức ăn đến phòng khách mời khách ăn uống. Đây còn là nơi để cho khách ngủ đêm lại. Những hộ ở gần gian khách có nhiệm vụ thông báo cho các hộ khác để tiếp khách. Khách đến được mời hút thuốc, uống rượu, được mời ăn mía, chuối, lạc, được mang chiếu và gối để ở. Khách ăn cơm có các hộ xung quanh nhà lần lượt mang cơm đến, khách ngủ dậy được mang bầu nước để rửa mặt, sau đó được mời ăn sáng. Tại những cột nhà dài người ta treo sừng trâu, sừng bò sau mỗi lần gia đình nào đó tổ chức hiến tế. Trước đây người Tà Ôi tại làng có quy định rằng nếu trường hợp một đôi vợ chồng đến thăm làng và nghỉ đêm ở lại chỉ có người chồng được nghỉ ở gian khách còn người vợ sẽ đựợc gửi đến một hộ nào đó để nghỉ. Gian khách của ngôi nhà dài còn là nơi diễn ra các hoạt động chung của làng. Trong phòng khách còn có cây cột to (âr rông mông), nơi để chum rượu lớn buộc vào đó cho chắc chắn. Tất cả của cải như chum, trống, thanh la, v.v. đều để ở gian khách, không bao giờ xảy ra trường hợp mất hay cầm nhầm. Nếu có việc lớn như tổ chức lễ aja cũng đưa khách về ở gian khách. Gian khách cũng là chỗ thanh niên, ở chỗ đó có chăn chiếu riêng cho thanh niên. Tổ chức việc uống rượu vào dịp khánh thành nhà, cưới xin, mừng con rể, đàn ông vui chơi... đều diễn ra ở gian giữa, đàn bà nấu nướng ở các nơi. Khi trong nhà có người chết người ta đưa người chết ra bằng lối cửa phụ, không đưa ra lối hành lang vì sợ xui xẻo, bệnh tật ảnh hưởng đến các hộ khác. Khi khách sẽ dọn dẹp đồ đạc trong từng hộ gia đình. Ở giữa nhà dài là hành lang (ka nang) đi lại dọc theo ngôi nhà dẫn đến từng hộ gia đình. Đây là chỗ thông thoáng không để bất cứ đồ đạc gì trên khoảng không đó, kể cả việc ngồi trên hành lang cũng không được phép, ông già làng là người thường xuyên nhắc nhở công việc đó. Khi một hộ gia đình có con trai lớn lấy vợ mà chưa có điều kiện nối thêm nhà dài thì đôi vợ chồng đó vẫn ở chung với bố mẹ. Ở với cha mẹ chừng một năm khi đã có con cái thì tách khỏi bố mẹ và nối thêm chiều dài của ngôi nhà sau khi xin ý kiến của tập thể. Ví dụ ở ngôi nhà dài hộ A có con lấy vợ, sau đó đôi vợ chồng đó sinh con. Làng sẽ làm thêm một gian ở phía đầu hồi và xin cho hộ kế tiếp với hộ A chuyển dịch ra phía đầu hồi, cứ như thế đối với các hộ tiếp theo. Phụ nữ không được đi theo lối hành lang của ngôi nhà khi vào gian khách trừ khi mang thức ăn cho khách, và không được ăn tại nhà khách. Ở giữa ngôi nhà dài người Tà Ôi thường làm một cái thang đi lên gian khách. Cầu thang này chỉ có đàn ông và khách mời mới được đi lại, phụ nữ không được phép sử dụng cầu thang này như lối lên. Phụ nữ khi sinh nở được làm một cái lán nhỏ bằng cách đan một cái sạp bằng tấm liếp quây xung quanh để che chắn gió. Sau khi sinh khoảng một tuần đó cũng là nơi tắm giặt cho sạch sẽ. Mặt bằng sinh hoạt ngôi nhà dài Bếp của mỗi hộ sẽ được làm ở giữa nhà, phía trên có một giàn treo, chỗ ngủ của gia đình là sàn nhà. Khi ngủ người ta xoay chân về phía bếp lửa. Cho đến năm 1972 khi làng chuyển về Việt Nam định cư thì cách nằm ngủ của phần lớn người Tà Ôi vẫn như vậy. Củi dùng để nấu nướng hay sưởi ấm được người phụ nữ Tà Ôi kiếm, lượm mỗi khi đi nương rẫy hoặc đi rừng, một vài bó củi đun để xung quanh bếp, phần lớn số củi còn lại để dưới gầm sàn. Sàn nhà cao 1,50 m. Phía dưới sàn người ta quây các chuồng nhỏ để nuôi gia cầm. Kho thóc không được làm gần nhà dài mà được làm ở ngoài bìa rừng, người Tà Ôi sợ hỏa hoạn sẽ làm cho kho thóc cháy sẽ mất nguồn lương thực. Thóc ăn hàng ngày được để trên gác mái nhà dài. Đồ đạc quý hiếm được để trong các Krúh - một loại gùi đan hình trụ có nắp - được đặt gần vách nhà hoặc treo trên mái. Nhà ở Nhà ở theo theo lối truyền thống hiện nay rất hiếm, kiểu nhà truyền thống được người Tà Ôi gọi là doang. Khi chọn được một mảnh đất ưng ý với các tiêu chí như sau: đất bằng phẳng, gần nguồn nước, gần chỗ ở người dân cùng làng, chủ nhà tiến hành việc xem các thần có cho phép mình ở chỗ đất đó hay không. Người ta chọn từ 6 đến 10 hạt gạo rồi đào trên mảnh đất đó một lỗ nhỏ, bỏ gạo vào lỗ đó và thắp hương. Khi hương cháy hết, chủ nhà lấy hạt gạo ra xem. Nếu các thần cho phép dựng nhà ở chỗ đó thì hạt gạo không bị gãy, bị hỏng, trường hợp không được phép hạt gạo sẽ thành bột, bị gãy, vụn. Nhà người Tà Ôi được dựng ở phía chếch Mặt Trời, khi Mặt Trời lên cao ánh sáng chiếu thẳng vào hướng cửa nhà là không tốt. Trước đây nhà người Tà Ôi được làm trước tháng 6 để tránh mưa gió. Khi dựng cột nhà phải xem giờ, khoảng 4-5 giờ sáng, lúc Mặt Trời chưa mọc, chưa có chim hoặc hoẵng kêu, người Tà Ôi quan niệm thần nhà không thích nhiều tiếng động của chim thú sẽ gây ra rủi ro. Ngày dựng cột chính, hương được thắp theo lối dân tộc, người ta dùng một cái giỏ có chân bỏ vào: 6 chén, thịt gà. Khi cúng già làng sẽ là người chủ tế, mọi người đứng ở xung quanh. Các trường hợp chuyển nhượng nhà sau khi mua cũng phải làm lễ cúng, ví dụ: nhà Kê Văn Tham mua của Hồ Viên Pả, khi chuyển về ở phải tổ chức lễ cúng, đồ cúng có: gà sống, tấm rèng, chén rượu. Nhà được làm theo lối cổ truyền có chiều dài 5,40 m chiều rộng 4,20 m, tổng diện tích của nhà là 22,68 mét vuông. Trên một đơn vị diện tích mặt bằng đó bố trí các công năng của nhà như sau: Hai đầu hồi nhà phía đông và phía tây là phía cửa ra vào với cầu thang (kpong) đi lên, cửa chính có chiều cao 1m30 chiều rộng 70 cm. Phía tây có một bếp lửa hình vuông có chiều rộng 1m vuông làm chỗ nấu nướng, trên bếp có để một gác để ngô, sắn và các loại thức ăn. Đối diện với bếp lửa là chỗ nằm của ông chủ nhà có dải một chiếc chiếu làm nơi nằm ngủ. Nhà có 3 cửa sổ (a loang a be) có chiều cao dài 93 cm chiều rộng 66 cm. Nhà ở có 6 cột chính (non) các xà gắn kết với cột chính theo nguyên tắc ngòam, khi dựng nhà người Tà ôi cũng dựng những cột chính này đầu tiên. Sau đó là các xà dọc liên kết tạo thành khung nhà. Tiếp theo là các bộ kèo cột, các đòn tay (ploi). Mái nhà được lợp tranh, vách nhà (ner) được đan bằng lồ ô đập dập đan vào nhau. Nhà ông Quỳnh Vâng làm năm 1997 tại làng là ngôi nhà duy nhất tính đến thời điểm hiện nay được làm theo phương pháp cổ truyền. Tín ngưỡng Hồn vía và các siêu linh Người Tà Ôi quan niệm vạn vật đều có linh hồn, tín ngưỡng đa thần chi phối hầu hết các mặt trong cuộc sống của họ. Trong thế giới thần linh của người Tà Ôi trước tiên phải kể đến hồn. Trước tiên là hồn, hồn được nằm ở khoảng từ ngực cho đến đầu khi người còn sống. Khi người chết rồi thì cũng chỉ có một hồn (avai ving) và hồn đó lang thang ở nghĩa địa. Khi người chết không bằng lòng với gia đình thì hồn này về quấy phá người sống. Trong các dịp cúng lễ hồn của người chết cũng thường về thông qua những giấc mơ (am bo) của người sống. Theo người Tà Ôi thì hồn được hóa thân như tiếng nói, hoặc hồn có thể tạo ra một sức mạnh tác động đến vật thể khác, ví dụ như hồn có thể về gõ cửa. Người Tà Ôi còn cho rằng người chết sau 3 ngày thì có thể quay trở về đòi của cải nếu không được người sống chia cho. Cũng từ cách suy nghĩ trên mà người Tà Ôi còn dùng cách rải tro ở trước cửa để nhìn thấy dấu chân của hồn về sau khi có người nhà chết. Năm 2003 khi ông Võ Dậu mất, bà Ka Dậu là vợ dùng tro rải trước thềm và thấy ông bước chân của ông in trên tro, đúng là ông đã về. Có nhiều người còn thấy hồn về với tiếng động như rót nước hoặc lấy thức ăn trong nồi. Người Tà Ôi nói sau khi chết 3 ngày, người chết mới thật sự biết mình mất, trước đó thì không biết, như một người mơ ngủ không tỉnh không say. Hồn xấu là những người chết thiêng, nhất là đàn bà chết do sinh nở, chết bị hổ vồ, người chết ở dạng này hay hiện ra mộ kêu khóc và trêu chọc người sống. Người chết có thể về xin các đồ vật như quần áo, gùi, dao... Lúc này gia đình của người chết có thể dùng lá chuối cắt thành hình chữ T thay cho áo, cắt hình chữ V thay cho quần. Người giàu có thì dùng 2 tấm vải vứt ra ngoài và nói tôi đã cho, đừng xin thêm và phải phù hộ cho tôi. Trường hợp không bằng lòng hồn có thể về làm cho người sống đau ốm, hoặc làm các công việc bị mắc nợ, không trôi chảy. Ma (brau briêu) đây là loại ma rừng có thể phù hộ cho người sống tuy nhiên cũng có thể gây ra ốm đau bệnh tật. Theo người Tà Ôi thì ma brau briêu có thể sai khiến được hổ, rắn, muông thú để làm hại người. Trước đây hàng năm người Tà Ôi có tổ chức cúng các giàng: trời (abang), thần đất (katek) thần rừng (krúm kaek). Tổ chức cúng trời đất phải 10-12 năm một lần, vì khi cúng phải có trâu. Khi làng giàu có, không có người chết, làng được bội thu tổ chức cúng tạ ơn. Các trường hợp làng bị bão lụt, thiên tai cũng tổ chức cúng thần trời, đất, nhà rông, nhà ở. Khi tổ chức đâm trâu cúng cho trời có 12 loại thức ăn, cúng đất là tám loại thức ăn, cúng cho giàng kmưk là năm loại thức ăn: trâu, lợn, gà, tiết canh, món nướng, món thái, làm canh làm xôi. Cơm được để trong chén và rót nước đót, có chum nhỏ và chén nhỏ rồi thắp hương. Thần nước (giàng đak) Thần nước được người Tà Ôi hình dung là một người đàn ông thấp, bé nhỏ có râu tóc bạc phơ. Thần nước còn có thể ban cho người dân nhiều cá ăn, trong truyền thuyết người Tà Ôi kể rằng thần nước tạo ra cá bằng cách bỏ hạt gạo vào lá chuối rồi đưa chỗ suối, những hạt gạo sẽ biến thành cá và người ta sẽ bắt được nhiều cá. Khi ở bên Lào các ông Quỳnh Say, Quỳnh Chay đã từng nhìn thấy thần nước ở chỗ đầu ngọn thác, gọi là Avó còn có nghĩa là bác thể hiện tôn trọng của người Tà Ôi (có thể họ chỉ hình dung như vậy). Thần nước có mối liên hệ đặc biệt với lễ khánh thành bến nước, lần đầu tiên khi làm bến nước, nước được dẫn về làng qua các ống lồ-ô, lúc này không người nào được sử dụng nước. Các trưởng họ và già làng đem con gà còn sống cầu mong cho nước ăn không đau bụng, nguồn nước không bao giờ tắt. Sau khi cúng xong giết gà bên nhà rông và lấy máu chôn ở chỗ có nước. Chỗ cột cuối cùng có vòi nước được làm rất đẹp và chôn máu gà (sôl rtang dak) được làm và sửa hàng năm. Nước lần đầu tiên khi sử dụng dân làng phải làm một con gà, một con lợn, một con dê không cho người làng khác được sử dụng. Lúc đó già làng sẽ làm lễ cúng mời thần nước (aul –avó dak). Thần chỗ ở gia đình (giàng an teng) Trước đây người Tà Ôi ở trong những ngôi nhà dài, mỗi gia đình sở hữu một gian trong ngôi nhà dài. Trong khoảng không gian đó người Tà Ôi đều thờ thần chỗ ở gia đình của mình. Thần chỗ ở gia đình thường xuất hiện từ giấc mơ của chủ nhà, khi ngủ người Tà Ôi mơ thấy thần chỗ ở gia đình nhập vào tấm khố, tấm rèng hay bất cứ đồ vật nào thì người ta sẽ bỏ đồ vật đó vào cái kang (một loại gùi được đan đặc biệt) và để ở góc nhà. Chủ nhà sẽ làm một con gà để làm lễ cúng nhập giàng an teng vào hộ gia đình mình. Kể từ thời điểm đó, bất cứ gia đình có công việc gì như đám ma, đám cưới, cúng thần rừng, thần nước thì đều tiến hành cúng thần nhà. Đặc biệt trong mỗi dịp gia đình có hoàn thành một công việc gì người ta đều cho rằng có sự trợ giúp của thần chỗ ở gia đình, trong các dịp bình thường khi cúng thì không cần mở kang có đồ vật mà giàng đã nhập vào. Trong năm chỉ có dịp dân làng tổ chức aja thì hộ gia đình đó mới mở kang để lấy đồ vật ra cúng, thường đồ vật này được mang ra nhà rông để làm lễ cúng. Khi kang-chỗ ngự trị của thần chỗ ở gia đình được đặt ở góc nhà khi làm lễ cúng, chủ nhà thường để cơm, gạo, thịt phía trước kang để cúng. Thần nhà dài (giàng đanh) Trong ngôi nhà dài có nhiều hộ gia đình sinh sống thì thần nhà dài (giàng đeng) ngự ở gian khách. Chủ nhà dài sẽ làm một cái nhà nhỏ để thần nhà ngự ở trong đó và treo ở dưới nóc nhà. Trong gia đình có người bị đau ốm hay xảy ra bất cứ công việc gì người ta cúng thần gia đình xong thì đều cúng thần nhà dài. Khi làng có dịp gì chủ nhà dài đều cúng thần nhà dài, trước đây có quy định các hộ trong nhà dài khi ăn dê, trâu, bò đều phải cầu cúng cho thần nhà dài được biết. Thần hổ (giàng avó) Trong hệ thống thú rừng của người Tà Ôi, con hổ được coi là con vật có sức mạnh nhất. Hổ được người Tà Ôi coi như vị thần bảo hộ cho làng. Việc bắt được hổ theo quan niệm của người Tà Ôi được ví như món quà tặng của thần rừng. Xuất phát từ giấc mơ ngẫu nhiên, trong làng có người làm loại bẫy to (tì hò), người chủ bẫy về đến nhà mơ thấy con hổ (a vó bok) báo mộng, khi đó người chủ bẫy mơ thấy hổ xin ở lại với làng. Khi hổ mắc bẫy người ta tổ chức cúng thần rừng với các đồ vật hiến tế như sôl, leo, chuẩn bị hạt mã não, tấm rèng. Việc tổ chức cúng tạ ơn thần rừng được làm chu đáo, sau đó người ta mới cắt đầu hổ rồi mang về làng. Một nhóm thanh niên làm nhà mồ cho hổ (ping a vó), khi làm xong nhà mồ thì chưa đặt đầu hổ vào bên trong. Làng tổ chức lễ hiến sinh bằng cách giết thịt một con dê, một con gà, một con lợn để khánh thành ngôi nhà mồ đó. Các đồ cúng được đặt trong mâm để trong nhà mồ. Chủ làng sẽ nói: hổ muốn ở lại làng phải bảo vệ làng không được để cho người chết, khi có xung đột, chiến tranh giữa các làng khác phải thông báo sớm qua giấc mơ. Nếu có người phá phách hoặc đốt làng, phải phạt người đó. Khi tiến hành việc cúng đầu hổ không cho phụ nữ mang thai vào nhà mồ, người khách lạ cũng không được vào. Nếu khách ở làng khác đến chơi phải báo trước cho chủ làng. Hàng năm người ta vẫn đến tiến hành thăm nhà mồ có đầu hổ. Trong các thôn của xã Nhâm chỉ có làng Nhâm I còn có tục thờ thần hổ, làng Ka Linh, Tà Kêu trước đây ở bên Lào cũng có. Từ chiến tranh chống Mỹ cho đến nay người ta không còn giữ thủ tục này. Vị trí của ngôi nhà mồ dành riêng cho hổ được chôn ở phía trên nhà mồ của người, không ai có quyền vào khu nhà mồ của hổ. Nhà mồ của hổ được rào bằng đá xung quanh. Ở giữa ngôi nhà mồ người ta để hòn đá, trên hòn đá người ta đặt chiếc đầu hổ, người ta cũng chia cho hổ các vật dụng như: vòng tay, bát đựng thức ăn, tấm rèng, sừng trâu, bò, hàm răng lợn. Các loại đồ thờ cúng này ông già làng phải phân bổ cho các hộ chuẩn bị. Hàng năm khi người Tà Ôi tiến hành tổ chức ăn năm mới, hay cúng khánh thành nhà rông, thần hổ đều được chia phần, khi tuốt lúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần hổ ăn. Một năm tổ chức vệ sinh cho khu nhà mồ hổ một lần, khách ngoài làng không được phép vào trong khu nhà mồ đó. Việc thờ đầu hổ xuất phát từ niềm tin rằng hổ sẽ báo mộng cho người ta biết làng sắp gặp chuyện chiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh. Các điềm báo xấu đó thông qua giấc mộng đến với người trong làng. Trước đây ở bên Lào có nhiều trường hợp một làng thờ đến 2 đầu hổ. Những người Tà Ôi có danh tiếng Xem thêm Người Pa Kô Tham khảo Liên kết ngoài Nhóm sắc tộc ở Lào
10766
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Xinh%20Mun
Người Xinh Mun
Người Xinh Mun, còn gọi người Puộc, người Pụa là một dân tộc ít người, sinh sống ở bắc Việt Nam và Lào. Tại Việt Nam người Xinh Mun được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Ngôn ngữ Tiếng nói của người Xinh Mun là tiếng Puộc (tiếng Xinh Mun, Ksingmul), thuộc ngữ chi Khơ Mú trong ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Tại Việt Nam, họ được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân số của dân tộc này có khoảng 18.018 người (điều tra dân số 1999). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Xinh Mun ở Việt Nam có dân số 23.278 người, có mặt tại 22 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xinh Mun cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (21.288 người, chiếm 91,5% tổng số người Xinh Mun tại Việt Nam) cư trú chủ yếu ở các huyện biên giới giáp Lào là Yên Châu và Sông Mã., Điện Biên (1.926 người) chủ yếu tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, Đồng Nai (10 người), Nam Định (10 người), Hà Nội (10 người)... Tại Lào Tại Lào, họ được gọi là người Puộc, với dân số khoảng 2.146 người (theo Ethnologue) vào năm 1985. Cư trú Người Xinh Mun cư trú chủ yếu ở vùng biên giới Việt-Lào và ven sông Mã thuộc hai tỉnh Sơn La và Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Xiêng Khoảng cùng Huaphan của Lào. Đặc điểm kinh tế Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nếp và ngô là chính. Có loại nương chọc lỗ tra hạt giống, có nương dùng cuốc và có nương dùng cày để canh tác. Một số nơi có ruộng nước. Trước kia người Xinh Mun nuôi trâu, dê, lợn... thả rông, nay nhiều bản đã làm chuồng xa nhà cho súc vật. Hái lượm và săn bắn góp phần quan trọng cho đời sống của họ. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền, họ thường đổi đồ đan cho người Thái, người Lào để lấy một phần đồ mặc và đồ sắt. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần, thích gia vị cay. Tổ chức cộng đồng Trước kia người Xinh Mun sống du canh, du cư, nay họ đã sống ổn định và lập những làng đông đúc. Người Xinh Mun đa số mang họ Lò, họ Vi. Mỗi họ đều có kiêng cữ riêng. Các con theo họ cha. Trong nhà, khi người cha chết, thì con trai cả giữ vai trò quan trọng. Hôn nhân gia đình Trong hôn nhân, nhà trai phải đưa tiền cho nhà gái. Sau lễ dạm, lễ hỏi mới đến lễ đi rể, thường sau vài ba năm lúc cô dâu chú rể đã có vài ba con, nhà trai mới tổ chức đón dâu về. Kể từ lễ đi ở rể, đôi vợ chồng phải đổi tên riêng của mình, lấy chung một tên khác do cậu, bố mẹ vợ hay thầy cúng đặt cho.Phụ nữ Xinh Mun thường đẻ tại nhà. Khi con gần đầy tháng, cha mẹ nhờ thầy cúng đặt tên. Tục lệ ma chay Khi có người chết, người nhà bắn súng báo tin cho dân làng biết. Người Xinh Mun không có tục cải táng, tảo mộ... Nhà cửa Người Xinh Mun ở nhà sàn, mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu hồi. Trang phục Không có cá tính dân tộc mà chịu ảnh hưởng trang phục Thái đen (giống người Kháng). Tham khảo Liên kết ngoài Người Xinh Mun trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người Xinh Mun trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam
10767
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20X%C6%A1%20%C4%90%C4%83ng
Người Xơ Đăng
Người Xơ Đăng hay Xê Đăng, còn có tên gọi khác là Sedang, Cà Dong, Sơ-drá, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, KmRâng, Bri La, Tang, Tà Trĩ, Châu, Con Lan, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Tiếng Xơ Đăng là ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Người Xơ Đăng cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum, một số ít ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam. Người Xơ Đăng có quan hệ gần gũi với người Giẻ Triêng, người Co, người Hrê và người Ba Na. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Xơ Đăng ở Việt Nam có dân số 212.277 người, có mặt tại 41 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xơ Đăng cư trú tập trung tại tỉnh: Kon Tum (133.117 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh và 61,8% tổng số người Xơ Đăng tại Việt Nam), Quảng Nam (47.268 người, chiếm 22,4% tổng số người Xơ Đăng tại Việt Nam), Quảng Ngãi (19.690 người), Đắk Lắk (9.818 người), Gia Lai (964 người)... Người Xơ Teng Người Xơ Teng hay Xơ Đeng là nhánh lớn nhất của dân tộc Sê Đăng, ngôn ngữ là tiếng Xơ Teng. Họ cư trú ở huyện Ngọc Hồi, Đắk Tô, Đắk Hà và Tu Mơ Rông. Người Hà Lăng Người Hà Lăng hay Selang là một nhánh của dân tộc Sê Đăng, dân số khoảng 20,000 người, ngôn ngữ là tiếng Hà Lăng. Họ cư trú chính ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, Kon Tum. Người Mơ Nâm Người Mơ Nâm nói tiếng Mơ Nâm, là một nhánh của dân tộc Sê Đăng, họ chủ yếu cư trú tại huyện miền núi Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Người Ca Dong Người Ca Dong nói tiếng Ca Dong, sinh sống lâu đời tại vùng chân núi Ngọc Lĩnh ở hai huyện Nam và Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi. Người Sơ Drá Người Sơ Drá hay S'drá nói tiếng Sơ Drá, sinh sống ở Kon Tum hiện nay có khoảng 17,424 người, sống tập trung ở các xã Đăk Ui, Ngọk Réo (huyện Đăk Hà) và Đăk Kôi, Đăk Tờ Lùng (huyện Kon Rẫy). Các nhánh khác Ngoài ra còn có nhóm Kon H'ring sinh sống tại phía Tây Nam thành phố Kon Tum. Nhóm Ta Kua (Kơ Tua) tại Tu Mơ Rông và Nam Trà My, Quảng Nam. Đặc điểm kinh tế Người Xơ Đăng làm rẫy là chính. Nhóm Mơ-nâm làm ruộng nước nhưng không cày bừa mà lại dùng sức trâu, sức người để giẫm nát đất. Họ chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, đan lát, dệt, rèn. Nhóm Tơ-dra có nghề rèn từ quặng sắt rất phát triển và nổi tiếng. Tổ chức cộng đồng Mỗi làng Xơ Đăng có nhà rông, có bãi mộ chôn người chết... Nhà cửa của dân làng quây quần bên nhau, mọi người gắn bó giúp đỡ nhau. Ông "già làng" được trọng nể nhất, là người điều hành mọi sinh hoạt chung trong làng và đại diện của dân làng. Hôn nhân gia đình Tên của người Xơ Đăng không có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính: nam là A, nữ là Y (ví dụ như là A Nhong, Y Hên). Trai gái lớn lên, sau khi đã cưa răng theo phong tục (ngày nay ít người còn theo phong tục này), được tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới xin đơn giản. Sau lễ cưới, đôi vợ chồng ở luân chuyển với từng gia đình mỗi bên ít năm, rất ít trường hợp ở hẳn một bên. Văn hóa Trong số các lễ cúng, lễ hội truyền thống của người Xơ Đăng, lễ đâm trâu được tổ chức long trọng nhất, đông vui nhất. Người Xơ Đăng thích hát múa, tấu chiêng cồng, chơi đàn, kể chuyện cổ. Đàn ông không chỉ có tinh thần thượng võ, mà còn tài nghệ trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa, tạo nên những sản phẩm tiêu biểu, đó là ngôi nhà rông và cây nêu trong lễ đâm trâu. Mỗi làng người Xơ Đăng đều có nhà rông, nóc và mái được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ ngửa lên trời. Có hình chim chèo bẻo hay hình sừng thú chót vót ở hai đầu đốc. Nhà rông được dân làng tạo dựng nên hoàn toàn bằng thảo mộc có sẵn ở địa phương. Kỹ thuật xây dựng chỉ là lắp ghép và chằng buộc, không hề dùng đến đinh sắt, dây thép... Nhà rông thực sự là công trình kiến trúc, một sản phẩm văn hóa, là trụ sở và câu lạc bộ trong làng của người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng có sự đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, không phân biệt giữa con riêng và con chung, con đẻ và con nuôi, con của mình và con của anh em họ. Quan hệ làng bản khá đoàn kết, có tục kết nghĩa với người cùng tuổi hoặc cùng tên. Con cháu cùng họ không được phép kết hôn với nhau. Trang phục Tấm choàng của phụ nữ Xơ Đăng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, trong đó màu đen là chủ thể. Xơ Đăng là 1 trong 47 dân tộc sinh sống ở vùng đất Tây Nguyên với truyền thống văn hóa đặc sắc, trong đó có những nét đẹp trên trang phục. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đồng bào Xơ Đăng đã có từ lâu đời, góp phần lưu giữ những nét đặc trưng nhất trên trang phục của dân tộc Xơ Đăng. Trong 5 nhóm địa phương thì ngoài nhóm đồng bào Ca Dong thì các nhóm chính của dân tộc Xơ Đăng như Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Hà Lăng, đều có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Khung cửi của đồng bào Xơ Đăng nói chung cũng giống như khung dệt của đồng bào Ba Na hay Gia Rai. Họ chủ yếu dệt vải khổ hẹp từ 30 – 40 cm, nhưng cũng có khi dệt khổ vải rộng tới 80 cm. Nhờ nghề dệt, đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn giữ được các loại hình trang phục với những nét đặc trưng theo từng nhóm địa phương. Các dân tộc khác ở Tây Nguyên thường có màu đen và màu chàm nhưng trang phục của đồng bào Xơ Đăng là màu chàm. Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Tây Nguyên, bà Lương Thanh Sơn, cho biết: Kiểu trang phục của đồng bào Xơ Đăng khá giống với trang phục của các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên: "Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Xơ Đăng  thường có màu đen và màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ yếu được trang trí xung quanh áo, váy". Trang phục đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Xơ Đăng là các loại khố, áo của đàn ông; áo chui đầu tay áo được khoét sát nách và váy quấn của phụ nữ, khăn đội đầu, tấm choàng, tấm địu trẻ em. Trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng thì nam giới đóng khố, cởi trần. Khố là một tấm vải dài, khổ hẹp luồn qua háng, quấn quanh thắt lưng, thả mành mành hai đầu buông dài trước và sau đến gần cổ chân. Trong các lễ hội, trang phục của người đàn ông quấn thêm một tấm vải quấn chéo trên ngực, nhìn như một chiến binh đang ra trận. Nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, bà Linh Nga Nie KĐăm, cho biết: "Mỗi dân tộc ở Tây nguyên có nét riêng về trang phục và có đặc trưng riêng. Dân tộc của người Jalai, Chu ru thì tay dài, váy dào, hoa văn chỉ ở gấu áo, trên ngực.. Người Xơ Đăng lại mặc váy cộc, áo cộc. Hoa văn dày đặc hơn". Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xơ Đăng gồm có: áo, váy và tấm choàng (khăn vai). Áo là kiểu áo chui đầu, không có tay. Tấm choàng hay còn gọi là khăn vai của phụ nữ Xơ Đăng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu là màu đen. Bà Y Mon, xã Đak Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết: "Trang phục ngày xưa của dân tộc Xơ Đăng là áo trắng, váy đen và có một dây buộc ở bụng. Thường thì bây giờ chúng tôi mua vải dệt về tự may trang phục". Các thiếu nữ Xơ Đăng đến tuổi trưởng thành thường dùng tấm choàng khoác qua người như một dấu hiệu cho những chàng trai biết mình chưa xây dựng gia đình để có thể trò chuyện, tìm hiểu. Khi về nhà chồng, người con gái đem theo tấm choàng và giữ gìn như một vật kỷ niệm quý giá của thời con gái. Tấm choàng của phụ nữ Xơ Đăng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, trong đó màu đen là chủ thể. Để có tấm choàng, họ dệt tấm vải với kích thước cần dùng sau đó ghép 2 tấm lại. Trên mặt phải của tấm choàng được trang trí hoa văn hình quả trám xen kẽ với các dải màu đen, trắng, đỏ. Phụ nữ Xơ Đăng cũng thích đeo đồ trang sức bằng cườm đá nhiều màu sắc ở thắt lưng, cổ tay, cổ chân, đeo vòng đồng, vòng bạc trên cổ và khuyên tai. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, đời sống phát triển, người Xơ Đăng có nhiều lựa chọn để may, mặc các bộ trang phục khác. Tuy nhiên trong các dịp lễ hội, đồng bào Xơ Đăng vẫn khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, để giữ gìn nét văn hóa và bản sắc của dân tộc mình. Các nhân vật Tham khảo Các dân tộc Việt Nam
10768
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Xti%C3%AAng
Người Xtiêng
Người Xtiêng hay còn gọi là người Stiêng hay Giẻ Xtiêng (không nhầm với người Giẻ Triêng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Xtiêng nói tiếng Xtiêng, một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ phổ thông quốc gia nơi họ cư trú, là tiếng Việt hoặc tiếng Khmer. Dân số và địa bàn cư trú Dân tộc Xtiêng có dân số khoảng 66.788 người (1999), cư trú tập trung tại một số huyện thuộc các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh (chiếm trên 99,3%). Tại Campuchia có khoảng 6.500 người Xtiêng, theo Điều tra dân số Campuchia năm 2008. (Xem: Khmer Loeu). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Xtiêng ở Việt Nam có dân số 100.752 người, có mặt tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xtiêng cư trú tập trung tại tỉnh Bình Phước (81.708 người, chiếm 95,6% tổng số người Xtiêng tại Việt Nam), Tây Ninh (1.654 người), Đồng Nai (1.269 người), Lâm Đồng (380 người), Bình Dương (153 người)... Đặc điểm kinh tế Về hình thái kinh tế, có thể tạm chia dân tộc này thành hai nhóm là nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu và nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông, người Mạ. Thức ăn chủ yếu của họ là gạo, rau, cá, tôm. Trước đây người Xtiêng thường ăn bằng tay nhưng gần đây đã ăn bằng bát đĩa. Họ hay dùng rượu cần trong dịp hội hè. Tổ chức cộng đồng Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình làm nhà ở riêng. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một già làng am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức và còn rất nhiều thứ khác nữa Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng sáu cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được người Xtiêng ưa thích. Cuối mùa khô, họ hay chơi thả diều. Hôn nhân gia đình Người Xtiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời.Tùy theo vùng miền mà các chàng trai người Xtiêng lấy vợ lấy chồng sẽ ở rể hoặc về nhà chồng; các khu vực Phước Long; Phú Riềng; Bù Gia Mập; Bù Đăng...sau khi lấy nhau con gái sẽ về nhà chồng. Khu vực Bình Long; Hớn Quản... con trai sẽ ở rể. Nhà cửa Nhà ở của người Xtiêng không đồng nhất giữa các khu vực. Chẳng hạn ở Bù Lơ người Xtiêng sống trong nhà đất dài với gia đình lớn theo chế độ phụ hệ; ở Đắc Kia người Xtiêng cư trú trong nhà sàn, nha nua va nhà đất ngắn với gia đình nhỏ; ở Bù Đeh người Xtiêng lại sống trong nhà sàn dài với gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung nhà người Xtiêng dù nhà sàn hay đất đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo). Căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng là rất thô sơ. Nhà đất của người Xtiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp, mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ. Trang phục Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai xâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân. Người Xtiêng có danh tiếng Tham khảo Liên kết ngoài Người Xtiêng Nhóm sắc tộc ở Campuchia
10770
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20P%C3%A0%20Th%E1%BA%BBn
Người Pà Thẻn
Người Pà Thẻn hay Pá Hưng, còn viết là Pạ Hung, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tại Trung Quốc, người Pá Hưng không được xếp vào dân tộc riêng mà được coi là một nhánh của người Miêu. Người Pà Thẻn tự gọi mình là "Pạ Humg" nghĩa là "Tám vị anh hùng" hay gọi là "Bát Hùng" của "Tám dòng họ(Xìn(Sìn) phát âm "Cạ Cumg hoặc Cạ Sợ", Làn "Cạ Lan", Ván(Vắn) "Cạ Tè", Hủng(Húng) "Cạ Hũmg", Lừu(Lìu, Liều) "Cạ Lioo", Phù "Cạ Bôz", Tẩn "Cạ Tíи" và Tải(Tái) "Cạ Tơ". Ngôn ngữ Tiếng Pà Thẻn thuộc Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền. Dân số và địa bàn cư trú Dân số người Pà Thẻn theo tổng điều tra dân số năm 2019 là 8.248 người , sống tập trung tại một số xã như Xã Tân Bắc (thôn My Bắc, thôn Nậm O, thôn Nậm Sú, thôn Nậm Khảm); xã Tân Trịnh (thôn Tả Ngảo, thôn Mác Thượng); xã Yên Thành (thôn Pà vầy sủ, thôn Đồng Tiến, thôn Thượng Sơn); xã Yên Bình (thôn Hạ Sơn, thôn Thượng Bình); xã Tân Nam (thôn Khâu Làng); xã Xuân Minh (thôn Lùng Lý) thuộc huyện Quang Bình và xã Tân Lập (thôn Minh Thượng và thôn Minh Hạ); xã Hữu Sản thuộc huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pà Thẻn ở Việt Nam có dân số 6.811 người, có mặt tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Pà Thẻn cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (5.771 người, chiếm 84,7% tổng số người Pà Thẻn tại Việt Nam), Tuyên Quang (877 người), Đồng Nai (27 người), Thái Nguyên (25 người), Hà Nội (20 người)... Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 2019, người Pà Thẻn có 8.248 người, trong đó số người ở thành thị là 865 người, số người ở nông thôn là 7.383 người. Người Pà Thẻn cư trú chủ yếu là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với 7.856 người, địa bàn tỉnh Hà Giang có 6.502 người, tỉnh Tuyên Quang có 1.258 người, tỉnh Bắc Ninh là 183 người, Hà Nội là 28 người. Đặc điểm kinh tế Người Pà Thẻn sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, làm nương, rẫy, chè Shan tuyết. Lúa, ngô là cây lương thực chính. Về dịch vụ: phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hóa cộng đồng tại địa phương, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Pà thẻn tại thôn My Bắc, du lịch sinh thái tại thôn Minh Hạ xã Tân Lập, huyện Bắc Quang. Tổ chức cộng đồng Các bản của người Pà Thẻn thường tập trung ven suối, thung Lũng hoặc triền núi thấp. Có làng đông tới 150-250 nóc nhà. Hôn nhân gia đình Dân tộc Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Những người cùng họ coi nhau như những người thân thích có chung một tổ tiên, không được lấy nhau. Người Pà Thẻn có tục ở rể tạm thời, nếu gia đình không có con trai mới lấy rể về ở hẳn. Người ở rể phải thờ ma họ vợ, con cái theo họ bố nhưng thờ họ vợ. Văn hóa Sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc Pà Thẻn khá phong phú, thể hiện qua kho tàng truyện cổ tích, các làn điệu dân ca, hát ru, các điệu nhảy múa, các loại nhạc cụ (khèn bè, đàn tầy nhậy, sáo trúc...). Nhà cửa Nhà ở của người Pà Thẻn có ba loại: nhà sàn, nhà nền, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất. Trang phục Có đặc điểm tộc người đậm nét khác phong cách các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ hay khu vực. Cái độc đáo của trang phục Pà thẻn là ở trang phục nữ, được biểu hiện ở lối tạo dáng áo dài, cách dùng màu và lối mặc, tạo nên một phong cách riêng. Trang phục nam: Nam thường mặc áo quần màu chàm. Đó là loại áo cánh ngắn xẻ ngực, quần lá tọa, giống phong cách trang phục các dân tộc Tày,... Trang phục nữ: Phụ nữ Pà thẻn đội khăn màu chàm quấn thành nhiều vòng trên đầu. Đó là lối đội khăn chữ nhất quấn thành mái xòe rộng như mũ, hoặc lối đội khăn hình chữ nhân giản đơn hơn cũng tạo thành mái nhơ ra hai bên mang tai. Áo có hai loại cơ bản là áo ngắn và áo dài. Áo ngắn xẻ ngực, cổ thấp, màu chàm, cổ làm liền với hai vạt trước. Áo này thường mặc với váy rộng nhiều nếp gấp, màu chàm. Áo dài là loại xẻ ngực, có thể gọi là áo lửng, cổ thấp liền hai vạt trước, khi mặc vạt phải đè chéo lên vạt trái, phía dưới của vạt phải nhọn xuống tạo thành vạt chính của thân trước. Ông tay và toàn bộ thân áo được trang trí với lối dùng màu nóng sặc sỡ. Áo này mặc với váy hở dệt thuê hoa văn đa dạng (hình thập ngoặc, hình quả trám...). Giữa eo thân áo được thắt dây lưng là loại được dệt thuê hoa văn. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức vòng cổ, vòng tay,... Cùng với áo và váy, phụ nữ có a thứ (vừa giống cái yếm vừa giống tạp dề). Nó được mang như mang tạp dề nhưng không có công dụng như tạp dề. Màu sắc chủ yếu trên phụ nữ là đỏ, đen, trắng. Hoa văn chủ yếu được tạo ra bằng dệt. Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài Người Pà Thẻn Các dân tộc Việt Nam
10771
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20C%E1%BB%9D%20Lao
Người Cờ Lao
Người Cờ Lao, các tên gọi khác Gelao, Ke Lao, tên tự gọi: Klau ( hay người Ngật Lão, ) là một dân tộc cư trú ở vùng nam Trung Quốc và bắc Việt Nam. Họ là một trong số 54 dân tộc Việt Nam và 56 dân tộc Trung Quốc được công nhận một cách chính thức. Tổng số người Cờ Lao tại hai quốc gia này khoảng 438.200-594.000 người (theo các nguồn khác nhau). Dân tộc Cờ Lao chủ yếu sinh sống tại khu vực phía tây tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một số ít sinh sống tại các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Tại Việt Nam theo Điều tra dân số năm 2019 có 4.003 người , sinh sống tại các huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Tín ngưỡng chính là đa thần, thờ phụng tổ tiên. Ngôn ngữ Tiếng Cờ Lao thuộc về hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, nhưng ngày nay chỉ còn rất ít người Cờ Lao còn nói được thứ tiếng này. Do các phương ngữ Cờ Lao khác nhau rất nhiều, nên tại Trung Quốc, tiếng Quan Thoại đã được sử dụng như là ngôn ngữ chung (lingua franca) và hiện nay là thứ tiếng chung được nhiều người Cờ Lao sử dụng. Các tiếng H'Mông, Di và Bố Y cũng được sử dụng. Tiếng Cờ Lao không có bảng chữ cái riêng. Các ký tự của tiếng Trung được người Cờ Lao tại Trung Quốc sử dụng để thay thế. Trang phục Quần áo truyền thống của đàn ông bao gồm áo vét và quần dài. Phụ nữ mặc áo vét ngắn và váy hẹp được chia thành ba phần: phần trên được may tỉ mỉ bằng len đỏ trong khi hai phần còn lại là vải được viền các màu đen và trắng. Cả đàn ông lẫn đàn bà đều dùng khăn quàng cổ dài. Tại Việt Nam Về tộc danh thì người Cờ Lao tự gọi mình là Thư ngay từ những ngày đầu di cư sang Việt Nam, trong đó có ba ngành Thư khác nhau là Trắng, Đỏ và Xanh. Dân số và địa bàn cư trú Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cờ Lao ở Việt Nam chỉ có dân số 2.636 người, nhưng có mặt tại tới 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cờ Lao cư trú tập trung chủ yếu tại tỉnh Hà Giang (2.301 người, chiếm 87,3% tổng số người Cờ Lao tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Tuyên Quang (69 người), Hà Nội (50 người), Thành phố Hồ Chí Minh (25 người). Tại Hà Giang, người Cờ Lao cư trú tại các địa phương như xã Bạch Đích, Phú Lũng huyện Yên Minh, các xã Sính Lủng và Phố Là, huyện Đồng Văn và xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì. Tại xã Túng Sán, Hoàng Su Phì, họ chiếm đa số tương đối (trên 40%). Tổ chức cộng đồng Mỗi bản người Cờ Lao có khoảng 15-20 nhà. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ. Mỗi nhóm Cờ Lao có một số họ nhất định. Các con đều theo họ cha. Người Cờ Lao ở nhà đất thường ba gian hai chái. Mái lợp tranh. Ở Hoàng Su Phì đôi khi người ta lợp bằng những máng nứa theo kiểu lợp ngói âm dương. Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ. Ở Đồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phi, họ làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Nghề thủ công phổ biến của người Cờ Lao là đan lát và làm đồ gỗ, sản phẩm là phên, cót, nong, bồ, bàn ghế, yên ngựa v.v. Phong tục, văn hóa Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu. Phụ nữ Cờ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Đồng Văn, người Cờ Lao đốt nhau thai của đứa trẻ sơ sinh thành than rồi đem bỏ vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái), thì bố mẹ làm lễ đặt tên cho con. Đứa con đầu lòng được bà ngoại đặt tên cho. Người Cờ Lao chết đi được làm lễ chôn cất và lễ chay. Người Cờ Lao có tục khi chôn cất thì xếp đá thành từng vòng quanh mộ (mỗi vòng đá tương ứng với 10 tuổi của người chết), rồi lấp đất kín những vòng đá ấy. Hàng năm người Cờ Lao có những ngày lễ, tết theo âm lịch như 3 tháng 3, 5 tháng 5, 15 tháng 7, 9 tháng 9 v.v. và Tết Nguyên Đán là lớn nhất. Trang phục Cá tính trang phục không rõ ràng, chịu ảnh hưởng của trang phục (hay gần gũi) với cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái như Tày, Nùng Giáy v.v về kỹ thuật và phong cách mỹ thuật. Trang phục nam: Đàn ông Cờ Lao mặc quần như nhiều dân tộc vùng biên giới phía Bắc Trang phục nữ: Phụ nữ Cờ Lao mặc quần, áo dài 5 thân cài nách, dài quá đầu gối, được trang trí bằng nhiều miếng vải khác màu khâu đáp lên ngực áo từ giữa ngực sang nách phải, theo mép xẻ. Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Liên kết ngoài Người Ngật Lão Báo cáo dân tộc học về tiếng Cờ Lao Các dân tộc Việt Nam
10772
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20La%20Ch%C3%AD
Người La Chí
Dân tộc La Chí, còn gọi là Cù Tê, La Quả, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Nhóm ngôn ngữ Tiếng La Chí thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Jerold Edmondson (2008) ghi nhận khoảng 2.500 người nói tiếng La Chí ở Vân Nam, Trung Quốc, nhưng không rõ xếp loại về dân tộc . Dân số và địa bàn cư trú Cư trú chủ yếu ở các xã Bản Phùng, Bản Díu và Bản Máy của các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), ngoài ra còn một số cư trú ở huyện Mường Khương và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Theo điều tra dân số 1999 thì người La Chí có tổng cộng khoảng 10.765 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Chí ở Việt Nam có dân số 13.158 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người La Chí cư trú tập trung tại tỉnh Hà Giang (12.072 người, chiếm 91,7% tổng số người La Chí tại Việt Nam), ngoài ra còn có tại Lào Cai (619 người), Thành phố Hồ Chí Minh (152 người), Tuyên Quang (100 người). Đặc điểm kinh tế Người La Chí làm ruộng bậc thang trồng lúa nước. Các gia đình thường nuôi trâu, ngựa, dê, lợn, gà, vịt, cá, nhưng theo nếp cũ thì không nuôi bò. Nghề dệt vải bông và nhuộm chàm của phụ nữ La Chí có truyền thống lâu đời. Tổ chức cộng đồng Mỗi dòng họ người La Chí có riêng trống và chiêng dùng vào việc cúng bái, có ông trưởng họ là người biết cúng. Con cái đều lấy theo họ cha. Hôn nhân gia đình Trong cưới xin, nhà trai phải nộp khoản "tiền công nuôi con gái". Văn hóa Người La Chí có nhiều truyện cổ, kể về ông tổ tiên của dân tộc là Hoàng Vần Thùng, về Pủ Lô Tô sinh ra các giống các loài và dạy họ mọi phong tục tập quán, về sự xuất hiện các hiện tượng tự nhiên, v.v... Trai gái La Chí thường hát ni ca. Nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính 3 dây, đàn môi bằng lá cây... Dịp lễ hội thường tổ chức các trò chơi ném còn, đánh quay, đu quay, đu dây, leo trèo v.v... nơi bãi rộng cho đông người tham gia. Người La Chi ăn Tết Khu Cù Tê vào tháng 7 âm lịch khi việc cấy cày đã xong xuôi. Nhà cửa Người La Chí đã sống định canh định cư thành từng bản. Mỗi gia đình có nhà sàn để ở và nhà đất liền kề để làm bếp. Nhà sàn gồm 3 gian, chỉ có một cầu thang lên xuống ở gần đầu hồi phía giáp nhà đất, bàn thờ tổ tiên đặt tại gian nhà sàn to nhất. Trang phục Trang phục của người La Chí đơn giản, không cầu kỳ. Đàn ông mặc áo 5 thân dài tới ngang bắp chân (ngày nay áo ngắn hơn), quần lá tọa, đầu quấn khăn. Phụ nữ mặc áo dài tứ thân, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, mặc quần hay váy tùy người. Đồ trang sức của nam chỉ có vòng tay, còn nữ có thêm vòng tai. Phụ nữ La Chí thường quen đeo địu qua trán, dù địu làm bằng vải hay đan bằng giang cũng vậy. Nam giới lại đeo gùi qua hai vai. Những người La Chí có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài La Chí
10773
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20La%20Ha
Người La Ha
Người La Ha, còn được gọi với một số tên khác nhau như La Ha, Klá, Phlạo, Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa là một dân tộc cư trú ở miền bắc Việt Nam. Người La Ha được chính thức công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Ngôn ngữ Tiếng La Ha thuộc ngữ chi Kra của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Dân số và địa bàn cư trú Theo kết quả điều tra dân số năm 1999, tổng số người La Ha tại Việt Nam khoảng 5.686 người . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Ha ở Việt Nam có dân số 8.177 người, cư trú tại 20 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số người La Ha cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (8.107 người, chiếm 99,14% tổng số người La Ha tại Việt Nam), cư trú đông nhất ở huyện Bắc Yên và Mường La, Thuận Châu. Ngoài ra người La Ha còn sinh sống tại Hà Nội (thống kê được 13 người), Đắk Nông (12 người). Kinh tế Người La Ha sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh, do đó việc hái lượm đóng vai trò quan trọng hơn so với săn bắn và đánh cá. Ngày nay nhiều bản đã làm ruộng lúa nước. Người La Ha biết đắp bờ chống xói mòn nương; có nơi đã biết dùng phân bón. Người La Ha thường nuôi heo, gà. Họ cũng nuôi trâu, bò để cày kéo. Làng của người La Ha thường có khoảng 10 nhà. Người La Ha ở nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà, một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình. Văn hóa, xã hội Hôn nhân gia đình Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả. Tuy nhiên việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Để tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa tới thì chàng trai tổ chức lễ xin ở rể. Chàng trai phải ở rể từ 4 đến 8 năm. Hết hạn đó, lễ cưới được tiến hành. Cô dâu được về ở nhà chồng và đổi theo họ chồng. Trang phục Người La Ha không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải mặc. Do đó, trang phục của người La Ha giống trang phục của người Thái đen. Lễ hội Lễ hội Pang A Lễ hội Pang A hay lễ con nuôi được diễn ra tại nhà thầy mo. Người La Ha có quan niệm người bệnh được thầy mo nhận làm con nuôi, từ một năm hay lâu dài tùy mức độ bệnh nặng nhẹ. Các con nuôi được thầy chữa khỏi bệnh sẽ được mời tham gia lễ hội, quy mô tổ chức Lễ hội Pang A tùy thuộc vào từng thầy mo. Nếu thầy mo có nhiều năm hành nghề, con nuôi đông thì quy mô tổ chức lễ hội lớn. Nhiều người đã hết hạn con nuôi vẫn đến để dự lễ hội để mong con, cháu của mình có lòng biết ơn đối với thầy mo, nối sợi dây tình cảm lâu dài. Đến ngày làm lễ, gia đình thầy mo dựng cây Xặng Bók ở gian giữa nhà, lễ vật và những chum rượu cần các con nuôi mang đến đặt xung quanh cây Xặng Bók. Gia đình thầy mo sẽ mổ một con lợn, nướng cá, chuẩn bị rau, xôi để làm lễ cúng và làm thức ăn mời con nuôi và những người trong bản đến tham dự. Trong khi các thầy mo cúng thì người nhà bày mâm cỗ, những người tham gia và các con nuôi vừa ăn, vừa thi uống rượu cần, tạo nên không khí vui vẻ, náo nhiệt của lễ hội. Lễ cúng bắt đầu từ khoảng 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều, thì mọi người vào màn múa tăng bu. Lễ Pang A kết thúc bằng việc người nhà kiểm tra xem tất cả các chum rượu cần đã uống nhạt chưa, nếu uống nhạt rồi thì rút tất cả cần rượu ra đan với nhau thành 1 tấm, bên trên đặt 1 mâm lễ nhỏ được lấy từ mỗi phần lễ một ít đặt lên, tất cả con nuôi và thầy cúng, mỗi người cầm 1 đầu cần rượu để dâng mâm lễ tiễn đưa thần linh về trời. Tang chế Người La Ha làm tang lễ theo tục cũ. Người chết được chôn với tiền và thóc. Lễ dâng hoa măng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Liên kết ngoài
10774
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pu%20P%C3%A9o
Pu Péo
Dân tộc Pu Péo (tên gọi khác Ka Beo, Pen ti lô lô (Lô Lô bản địa), La quả, ; Hán Việt: bố phiêu tộc) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Pu Péo cư trú tập trung ở vùng biên giới Việt - Trung thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh và Bắc Mê tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang Ngôn ngữ Tiếng Pu Péo thuộc ngữ chi Kra trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tuy nhiên Người Pu Péo nói giỏi cả các tiếng H'Mông, Quan thoại. Dân số và địa bàn cư trú Người Pu Péo cư trú tập trung tại cao nguyên Đồng Văn, ở các xã Phố Là, Phố Bảng thuộc huyện Đồng Văn, xã Sủng Tráng, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pu Péo ở Việt Nam có dân số 687 người, phân bố: Hà Giang (580 người, chiếm 84,4% tổng số người Pu Péo tại Việt Nam), Tuyên Quang (48 người), Thành phố Hồ Chí Minh (15 người), Đồng Nai (11 người)... Đặc điểm kinh tế Người Pu Péo chủ yếu sống bằng nghề làm nương và ruộng bậc thang, trồng ngô, lúa, mạch ba góc, đậu... Trong sản xuất, họ dùng công cụ cày, bừa; dùng trâu, bò làm sức kéo. Lương thực chính trong bữa ăn thường ngày là bột ngô đồ chín. Văn hóa Tục lệ Pu Péo là một trong số rất ít dân tộc hiện nay còn sử dụng trống đồng. Trước kia, trống được dùng phổ biến nhưng đến nay họ chỉ dùng trong ngày lễ chay. Theo phong tục Pu Péo, có trống "đực", trống "cái" được ghép với nhau thành cặp đôi. Hai trống treo quay mặt vào nhau, một người đứng giữa cầm củ chuối gõ trống phục vụ lễ cúng. Mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng dùng đặt tên lần lượt cho các thế hệ kế tiếp nhau. Trai gái các họ kết hôn với nhau theo tập tục: Nếu con trai họ này đã lấy con gái họ kia, thì mãi mãi con trai họ kia không được lấy vợ người họ này. Nhiều người dân tộc khác cũng đã trở thành dâu, rể của các gia đình Pu Péo. Nhà trai cưới vợ cho con, sau lễ cưới con gái về nhà chồng. Con cái lấy họ theo cha và người cha, người chồng là chủ nhà. Nghi thức tang lễ của người Pu Péo gồm lễ làm ma và lễ chay. Lễ Pặt Oong Lễ ra đồng hay "pặt oong" là nghi lễ quan trọng. Pặt oong tiếng Pu Péo có nghĩa là làm sạch nước, là phát nước, phát lửa ra đồng đuổi những tà ma, xui xẻo ra khỏi nhà. Người dân trong bản góp 2 con gà (1 trống, 1 mái), gạo nếp làm bánh để làm lễ cúng chung, dâng lên thần rừng, thần núi, thần nước... cầu những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người dân trong bản trong năm tới. Nghi lễ cúng trong các gia đình trong bản xong, thầy cúng chuyển sang cúng thần rừng tại địa điểm chung của bản. Đồ lễ cúng thần rừng dịp này đơn giản hơn lễ cúng thần rừng vào ngày mùng 6 tháng 6 hàng năm, chỉ có 2 con gà, cơm và thịt lợn. Sau khi cúng thần rừng, thần ruộng, thầy cúng cho lập đàn để tiếp tục cúng ma trên trời, ma trên mặt đất và ma lang thang, đồ lễ dâng cúng cũng như cúng thần rừng. Nhà cửa Mặc dù hiện nay người Pu Péo nhà đất là chính. Nhưng họ còn nhớ rất rõ là sau khi đến Việt Nam khá lâu hãy còn ở nhà sàn. Nhà đất hiện nay rất giống nhà người Hoa cùng địa phương. Nhưng cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt có khác. Bộ khung thường được làm bằng gỗ tốt, thường thuê thợ người Hán làm. Điểm đáng chú ý là trong nhà của người Pu Péo còn có gác xép. Gác này là nơi để đồ đạc, lương thực... Khi nhà có thêm người thì các con trai, người già lên gác ngủ. Trang phục Có cá tính riêng trong chủng loại trong cách sử dụng và trang trí. Trang phục nam Hàng ngày họ mặc áo cánh ngắn loại xẻ ngực, màu chàm. Quần là loại lá tọa cùng màu. Trong dịp lễ, nam giới thường đội khăn chàm quấn theo lối chữ nhân, mặc áo dài xẻ nách phải, màu chàm hoặc trắng. Trang phục nữ Phụ nữ Pu Péo thường để tóc dài quấn quanh đầu, cài bằng lược gỗ, hoặc bên ngoài thường đội khăn vuông phủ lên tóc buộc thắt ra sau gáy. Trong ngày cưới cô dâu còn đội mũ xung quanh được trang trí hoa văn theo bố cục dải băng và đính các bông vải. Phụ nữ thường mặc hai áo: áo trong là chiếc áo ngắn cài cúc nách phải, màu chàm không trang trí hoa văn, có đường viền điểm xuyết ở cổ áo, áo ngoài là loại xẻ ngực, cổ và nẹp trước liền nhau, không cài cúc, ống tay áo, nẹp áo và gấu áo được trang trí hoa văn nhiều màu. Váy là loại dài đen, quanh gấu được trang trí hoa văn, hoặc có loại trang trí cả ở giữa thân váy. Phía ngoài váy còn có 'yếm váy' (kiểu tạp dề). Đáng lưu ý chiếc thắt lưng dài màu trắng, hai đầu được trang trí hoa văn màu sặc sỡ trong bố cục hình thoi đậm đặc. Khi mặc váy, hai đầu thắt lưng buông dài xuống hết thân váy. Phụ nữ ưa mang đồ trang sức vòng cổ, vòng tay, đi giày vải. Tham khảo Xem thêm Lễ cưới (người Pu péo) Lễ hội cúng thần rừng Danh sách ngôn ngữ Liên kết ngoài Người Pu péo
10776
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Gia%20Rai
Người Gia Rai
Người Gia Rai, còn gọi là Jarai (Jrai) hay Ană Krai (con của rồng), là một dân tộc cư trú ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, đa số là tại Gia Lai và một ít ở Campuchia. Người Gia Rai còn có tên gọi khác là người Jrai (hay Ană Pô Grei, Anak Drai hay Jarai-từ gốc: con cái của Ga Rai, người Gia Rai, Gia Lai theo phiên âm tiếng Việt), có các nhóm phương ngữ Jrai Chor, Jrai Mơthur, Jrai Hdrung, Jrai Tơbuan, Jrai Arap. Người Gia Rai nói tiếng Gia Rai, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Gia Rai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Tại Việt Nam, họ là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân số của người Gia Rai là 513.930 (năm 2019), 411.275 người (năm 2009), và 317.557 (năm 1999). Tại Campuchia, họ sống ở tỉnh Ratanakiri với dân số cỡ 20.800 và được xếp vào nhóm Khmer Loeu. Khái quát Người Gia Rai là một nhánh lớn của tộc người Rang Đê cổ (Rang Đê gồm hai dân tộc Êđê và Gia Rai ngày nay) được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là nam tiến của người Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo, hòa hợp với người Êđê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Ană Jrai Hơbai, tức con cái của Gia Rai.Trong văn hóa và tính cách của người Gia Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại hơn so với người Êđê vốn chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Người Gia Rai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm hơn so với người Êđê. Dân số và địa bàn Người Gia Rai sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đắk Lắk (4%). Khoảng vài ngàn người Gia Rai sinh sống tại khu vực Ratanakiri, Campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức từ Viện thống kê quốc gia Campuchia. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Gia Rai ở Việt Nam có dân số 513.930 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gia Rai cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (459.738 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Gia Rai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (25.883 người), Đắk Lắk (20.495 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên. Lịch sử và tên gọi Vào năm 1471, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện người Chăm đầu hàng quân Đại Việt của vua Lê Thánh Tông như sau: Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âm lịch (1471). Cuộc nam tiến của người Việt xuống Chăm Pa tạo ra các làn sóng người Chăm Pa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo, hỗn dung với cộng đồng Rang Đê có trước, từ đó hình thành ra nhóm tộc người mới Anak Jrai. Nhóm Rang Đê vùng thung lũng sông Ba tự gọi mình là Ană Jrai. Ană Jrai chính là cụm danh xưng Pô Krung Jrai (Pô Krung Jrai là cách gọi tôn xưng thái tử Chăm Pa là Harijit (R'cam Mal, Chế Mân) lãnh đạo người Rang Đê đánh đuổi Mông Cổ. Krung hay Kurung trong ngôn ngữ Rang Đê và Mã Lai cổ có nghĩa là thủ lĩnh. Dần dần, Pô Krung Jrai hay Pô KLong Jrai phiên âm thành Jarai. Jrai tách khỏi khối bộ tộc Rang Đê để tự nhận mình là Ană Jrai, với ý nghĩa là những đứa con của Vua Chế Mân (Pô Krung Jrai, Pô Klong Jrai hay Ană). Tiểu quốc J'rai (còn gọi là Ala Car P'tao Degar, Dhung Vijaya, Nam Vijaya, Nam Bàn, Nam Phan, Nam Phiên, Chăm Pa Thượng) là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở Tây Nguyên, Việt Nam với bộ tộc nòng cốt là người Gia Rai và người Êđê hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19. Tiểu quốc này được cai trị dưới quyền các vị tiểu vương mà người Việt gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá, tức là Pơtao Apui-Pơtao Ia. Theo tương truyền, các vị vua là hiện thân của thần Gươm Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết của người người Êđê và Gia Rai. Một tài liệu khác ghi là 20 "đời vua" tiểu quốc J'rai, là người kế tục giữ gươm thần do chàng Y Thih để lại. Có ý kiến khác cho rằng gươm thần của các Pơtao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Chăm Pa sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya (Đồ Bàn, Bình Định). Xét về hình thái, tộc người Rhade (Êđê) lui về phía nam và cùng các nhóm Gia Rai thực ra là một dân tộc Rang Đê, hai nhóm tộc người này bị phân ly do nguyên nhân lịch sử mà trong tiếng Gia Rai gọi là thời kỳ Pha ra, nghĩa là cuộc chia ly anh em. Đặc điểm kinh tế Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy; lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Gia Rai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Gia Rai có đàn ngựa khá đông. Người Gia Rai còn thuần dưỡng và nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố, váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay. Tổ chức cộng đồng Người Gia Rai sống thành từng làng (plei, plơi hay bôn). Trong làng, ông chủ làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Tuỳ từng nhóm Gia Rai, mỗi làng đều có nhà rông. Đây tộc người duy nhất thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo có nhà rông, có thể do ảnh hưởng của cư dân Ba Na thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Có nhóm Arap của người Gia Rai thực ra là người gốc Ba Na đã bị Gia Rai hóa. Đây là tộc người duy nhất ở Tây Nguyên đã có một tổ chức xã hội tiền nhà nước với hai vua (Ptao): vua Nước và vua Lửa, còn được gọi là Tiểu quốc J'rai. Hôn nhân gia đình Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà, phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dòng họ (theo phía mẹ), khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm. Kèm theo đó là tục nối hôn, nếu người vợ chết đi mà có em gái hoặc chị gái chưa lấy chồng thì người này tiếp tục chung sống với chồng của người đã chết. Nhà cửa Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về hướng bắc. Trang phục Người Gia Rai ít nhiều gần với trang phục của người Êđê, nhưng có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người. Trang phục nam Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung, nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc. Ngày lễ họ mang khố màu chàm , khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (loại cộc tay và loại dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Loại dài tay giống phong cách áo dài nam Êđê hay M'Nông. Cũng giống như mọi dân tộc nào biết dệt vải, may trang phục, người Gia Rai chế tác sợi từ quả cây bông và giữ nguyên màu sợi là màu trắng. Việc tạo ra các sắc màu cho sợi là cả một quá trình kinh nghiệm của người Gia Rai. Họ có truyền thống chế "thuốc nhuộm" từ các thảo mộc có trong thiên nhiên mà trong quá trình sinh sống họ đã thuộc tính nết và công dụng của từng loài. Để tạo ra màu đen hay màu xanh thẫm, họ dùng cây chàm. Các bước thao tác được tiến hành như sau: đầu tiên, người Gia Rai đi bắt một loại ốc suối có tên là Brang, đem giã nhỏ, đổ nước vào lọc, lấy thứ nước đó đổ vào ché ngâm khoảng một tháng. Tiếp theo, dùng đọt chuối, vỏ chuối và rễ cây akha krông, akha chót bỏ chung vào cối giã cho thật kỹ, trộn tất cả với Có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người. Sợi trắng tự nhiên, rồi bỏ vào ché ngâm. Khi sợi đã ngả màu đen thì đem phơi khô. Nước nhuộm còn lại được cất giữ trong ghè và khi cần lại có thể sử dụng với các bước như vừa mô tả. Màu đỏ trong trang phục của người Gia Rai chiếm một tỉ lệ khá đậm đặc. Trong cuốn Hoa văn các dân tộc Jrai, Bahnar, Nguyễn Từ Chi, một nhà nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam, có giới thiệu: Trang phục nữ Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền", riêng nhóm Jrai Mơthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ V và các loại cổ phổ biến. Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100 cm). Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu (như áo là chính). Có nhóm ở Plei Ku với nguyên tắc trên nhưng được mở rộng thành các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có vòng cổ, vòng tay. Các nhân vật Chú thích Tham khảo Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương (Pötao, une théorie du pouvoir chez les Indochinois Jörai) của J. Dournes Rừng, Đàn bà, Điên loạn (Forêt, Femme, Folie) của J. Dournes Coordonnées: Structures Jörai familiales et sociales (Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội Giarai) của J. Dournes Kon Tum Nhóm sắc tộc ở Campuchia Các dân tộc Việt Nam Tỉnh Ratanakiri
10777
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Ra%20Glai
Người Ra Glai
Người Ra Glai, còn gọi là Raglai, Ra Glây, Raglay, Rang Chơk, Rang ngok để phân biệt với Rang La tức người Chăm, Glai, La Vang , là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Ra Glai cư trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hòa cũng như tại Bình Thuận. Dân số người Ra Glai là 146.613 năm 2019 122.245 năm 2009 , và 96.931 năm 1999 . Người Raglai nói tiếng Raglai, một ngôn ngữ trong ngữ chi Malay-Polynesia thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Raglai và Champa Raglai là một nhánh của dân tộc Chăm. Thành ngữ của người Chăm có câu nói: “Chăm sa-ai Raglai adei”. Nghĩa là người Chăm là người chị cả còn người Raglai con gái út trong gia đình. Hai tộc người Raglai và Chăm còn có những mối quan hệ thâm giao khác như tín ngưỡng dân gian, sự phân công trong quá khứ. Nếu lấy quốc lộ 27 chạy theo trục Đông - Tây thì tộc người Raglai Ninh Thuận có hai mảng sắc thái văn hóa: Văn hóa Raglai Bắc và văn hóa Raglai Nam. Người Raglai Nam, gồm các palei của các xã Ma Nới, Phước Hà. Đặc điểm đời sống văn hóa của người Raglai ở đây gần gũi với đời sống văn hóa của người Chăm. Đây là địa bàn cư trú mà tộc người Raglai “được xem là con út” nên được các vua - thần Chăm xứ Panduranga xưa gởi gắm bảo vật. Hẳn chúng ta còn biết những địa phương người Raglai đã và đang lưu giữ bảo vật như ở thôn Giá (Njak) xã Phước Hà, huyện Thuận Nam lưu giữ bảo vật của Pô Inâ Nâgar - Hữu Đức; thôn Tân Điền, xã Phan Diền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận lưu giữ bảo vật Pô Dam. Hàng năm đến ngày lễ Katé, họ lại đưa về làng Chăm. Ở khu vực phía Nam này, người Raglai sống gần gũi với người Chăm ở đồng bằng, nên đời sống văn hóa của họ có sự giao thoa, ảnh hưởng khá lớn, được chứng minh qua cuộc trao đổi của hai người (đi cắm nêu rẫy về và người giữ nhà) trong lễ Cúng “ăn lúa mới” (Mbak padai baruw) ở thôn Ú, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn bằng tiếng Chăm; cũng trong lễ này ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước những bộ trang phục tổ tiên treo trên dây nơi đàn cúng là trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm và ở Ma Nới cũng vậy, trang phục của tổ tiên là những tấm váy hoa aban bayôn (loại váy hoa có băng đỏ hai đầu tấm váy) của bà Pajuw Chăm và chiếc akhan mbram của người phụ nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Người Raglai Bắc chiếm số lượng dân cư lớn, tập trung đông đảo ở huyện Bác Ái, ngoài ra còn ở các huyện: Ninh Sơn, Thuận Bắc cũng có người Raglai sinh sống tương đối đông. Rất thú vị là làng ở các huyện đó có dòng họ trùng tên với một tộc họ lớn ở làng Chăm này, đó là dòng tộc Aia Mâthin. Người Raglai gọi tên dòng tộc này là Aia Masit, tên một loại cỏ có bộ rễ rất cứng. Ông Thành Mây, Chủ tịch Hội người Cao tuổi xã Bắc Sơn cũng đã xác nhận rằng, hiện nay ở làng Xóm Bằng có một số người trong tộc họ anh sinh sống từ mấy chục năm qua. Hai tộc người Chăm và Raglai trong quá trình tồn tại đã có những mối quan hệ sâu sắc, câu tục ngữ ngàn đời vẫn còn lưu “Cam sa-ai Raglai adei” nói lên quan hệ ruột thịt. Hai tộc người cùng nói thứ tiếng Mã Lai Đa Đảo, cùng số lượng hệ thống ngữ âm. Cái đáng nói hơn cả là hai cộng đồng cùng tôn thờ Pô Inâ Nâgar (Bà Chúa xứ) và Pô Nai Tang mà hai loại hình chức sắc của hai dân tộc tham gia cúng tế trên ngôi đền của thôn Ú Tà Lâm, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn mà người Chăm gọi là palei Uk Dalam-Hamu Ranâc. Lịch sử Raglai Raglai (cũng được phiên âm thành Radlai, Oranglai, Roglai, Rắclây…) là một tộc người trong nhóm ngữ hệ Malayo - Polynesien (nhóm này ở Việt Nam gồm Chăm, Raglai, Chu Ru, Êđê, Giarai). Về ngọn nguồn các tộc người của nhóm này, dù các nhà khoa học còn nhiều tranh luận nhưng đều thống nhất rằng họ vốn là những cư dân hải đảo (gốc Đông Nam Á hoặc di cư từ các đảo vùng biển Nam Trung Quốc xuống Đông Nam Á). Có thể hình dung quá trình hình thành và phát triển của người Raglai ở Việt Nam qua hai giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Thời kỳ giao lưu văn hóa với người Chăm. Người Chăm phát triển thành một vương quốc hùng mạnh, người Raglai chuyển dần lên sống trên tại các vùng núi ở Tây Nguyên tuy một số vẫn sống ở các vùng ven biển cùng với người Chăm. Để cai quản khu vực có người Raglai sinh sống, người Chăm đặt các Po lagar (đầu xứ sở) do chính người Raglai đảm trách. Giai đoạn 2: Thời kỳ giao lưu với người Việt và các dân tộc trong khu vực (từ cuối thế kỷ 17 đến nay). Ngôn ngữ Người Raglai nói tiếng Raglai là một nhóm ngôn ngữ Chăm thuộc Ngữ hệ Nam Đảo. Dân số và địa bàn cư trú Dân số theo điều tra dân số 1999 là gần 97.000 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Raglai ở Việt Nam có dân số 122.245 người, có mặt tại 18 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Hiện nay, người Raglai sinh sống ở các vùng núi Nam Trung bộ có độ cao trên dưới 500 mét, từ miền Tây Khánh Hòa qua vùng Tây Bắc Ninh Thuận, Tây và Tây Nam Bình Thuận đến tận Lâm Đồng, trong đó, tập trung đông nhất ở Ninh Thuận (hơn 50%) và Khánh Hòa. Dân số tại: Ninh Thuận (58.911 người, chiếm 48,2% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Khánh Hòa (45.915 người, chiếm 37,6% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Bình Thuận (15.440 người) và Lâm Đồng (1.517 người) ... Theo tiêu chí về vị trí địa lý và quan hệ với những dân tộc khác, các nhà khoa học phân chia người Raglai thành hai nhóm: Raglai Bắc và Raglai Nam với quốc lộ 27 (từ Ninh Thuận lên Lâm Đồng) làm ranh giới. Cả hai nhóm Raglai Bắc và Raglai Nam đều quan hệ giao lưu văn hóa với các dân tộc chung quanh, đặc biệt là với dân tộc Chăm. Đặc điểm cư trú và kinh tế Cuộc sống của người Raglai truyền thống gần như chỉ thu hẹp trong khuôn khổ của các bur (xóm) hoặc palei/plei (buôn làng). riêng khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Mỗi pa-lây thường gồm vài chục nóc nhà của một dòng họ. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu pa-lây là pô pa-lây (trưởng làng), thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. Trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng. Người có uy tín nhất dòng họ gọi là kây pa-lây (già làng). Già làng là người điều hành mọi hoạt động, chủ trì các lễ hội, tổ chức đội ngũ phòng chống thú dữ cũng như các lực lượng xâm nhập...). Ngoài ra còn có chủ Núi (cai quản rừng núi, nương rẫy thuộc sở hữu gia đình, sở hữu dòng họ và sở hữu cộng đồng) và chủ Xử việc (phân xử sự việc lớn nhỏ xảy ra trong làng trên cơ sở luật tục, những kiêng cữ cấm kỵ, phong tục tập quán...). Mọi hàng hóa, vật dụng bên ngoài đều do những người dân tộc khác (Chăm, Kinh…) mang đến tận nhà, trao đổi tận rẫy nương. “Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn những đặc điểm truyền thống văn hoá cổ gần gũi với cư dân các hải đảo” (Trần Ngọc Thêm) Họ thường không cư trú nơi thung lũng vì quan niệm đó là lối đi của ma quỷ, cũng không cư trú trên sống lưng những quả đồi vì đấy là đường đi của các thần. Chỉ nơi lưng chừng núi là không gian thuộc quyền sở hữu của con người. Khu vực địa lý của người Raglai cũng có khá nhiều sông ngòi. Chỉ tính riêng ở vùng Khánh Sơn, Khánh Vĩnh - nơi tập trung người Raglai đông nhất (hơn 75%) trong tỉnh Khánh Hòa, có đến 48 con sông có chiều dài vài Kilômét, trong đó năm con sông dài trên 10 km và hàng trăm con suối lớn nhỏ... Chính những con sông, dòng suối này cung cấp nguồn nước uống cho người, gia súc; cho việc tưới tiêu sản xuất. Nông nghiệp nương rẫy là phương thức sản xuất chủ đạo với bắp và lúa là nguồn lương thực chính. Ngoài ra còn có các loại nông sản khác như đậu, khoai củ, hoa quả…Trâu, bò, heo, gà được nuôi thả phổ biến. Những hoạt động thủ công như đan lát, rèn, làm gốm …mặc dù thô sơ nhưng đủ đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Xã hội Xã hội truyền thống của người Raglai được cấu trúc theo dòng tộc và khu vực cư trú. Người Raglai sống quy tụ theo tộc họ. Trong tộc họ, trưởng họ có quyền quyết định những công việc lớn. Điển hình có bốn dòng họ chính: Chamalịa (có nghĩa là sợi dây máu - loại dây thừng to bằng ngón chân cái, rất dai, ruột đỏ như máu, đồng bào thường dùng dây đó để buộc, người Raglai do cho rằng màu đỏ là màu của sự xui rủi, là kiêng cữ nên gọi chệch thành họ Mấu) Pupur (có nghĩa là cái bếp, nay gọi thành họ Tro) Katơr (một loại cây lương thực, hạt nhỏ, người Kinh vẫn thường gọi là hạt bo bo, - gọi là họ Bo Bo) Pinãng (nghĩa là cau, nay gọi là họ Cau / họ Cao) (Theo Tô Đông Hải). Người Raglai sống theo chế độ mẫu hệ, vẫn giữ tục “con gái bắt chồng”, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ. Thông thường con gái út trong gia đình được thừa hưởng tài sản, là có trách nhiệm lớn chăm sóc bố mẹ về tuổi già. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cô gái nếu ưng thuận chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hôn nhân ngoài quyền của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. Tuy nhiên trong các gia đình mà đàn ông Raglai lấy vợ là người Kinh hay người của dân tộc sống theo phụ hệ, thì quyền trong gia đình nghiêng về người chồng. Người Raglai có nhiều dòng họ: Chamalea (tiếng Việt dịch là Mấu), Pi Năng (tiếng Việt là họ Cao), KaTơr (tiếng Việt dịch là họ Bo Bo), Ha Vâu (tiếng Việt dịch là Tro), Patauaxa (tiếng Việt dịch là Đá, Thạch,...), Pupu, Asah, Tala, Jack, Taing, Cao,manuk (dịch ra tiếng Việt là con gà)... trong đó họ Chamalé là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình là người Raglai nói riêng và về dân tộc nói chung. Văn hóa Người Raglai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc. Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của người Raglai gồm nhiều loại như: đàn bầu, kèn môi, đàn Chapi, Mã la, đàn Đá, đàn salaken. Hàng năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn mừng lúa mới. Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Raglai. Từ nền đất đến nhà sàn không cao quá một mét. Không có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ (như Chăm, Ê Đê...). Hình ảnh của người Chăm (Chap/Cham), người Êđê (Rađê), người Kinh (Yuơn), Chu ru (Churu) thường xuyên xuất hiện trong các sử thi, truyện kể, các câu nói vần (đờp pacap), thành ngữ, ca dao…của người Raglai. Đặc biệt gắn bó là quan hệ với người Chăm. Những dấu ấn của sự gắn bó chặt chẽ ấy thể hiện qua sự tương đồng, gần gũi Chăm-Raglai từ hình thức kinh tế đến phong tục, tập quán, lễ hội, tục ngữ, thành ngữ, thơ ca dân gian; từ các nhạc cụ cho đến trang phục… Người Ra Glai có danh tiếng Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Liên kết ngoài
10778
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Ng%C3%A1i
Người Ngái
Người Ngái (tiếng Ngái: ; phiên âm Bạch thoại: ; tên gọi khác là Ngái Hắc Cá, Hẹ, Lầu Mần, Sín, Đản, Lê) là một dân tộc sinh sống tại Việt Nam và được công nhận trong 54 dân tộc Việt Nam. Theo nghiên cứu của học giả Hà Hợp Dương Thượng, học giả Ngô Vân Hà và đồng sự, người Ngái là người Khách Gia đến từ các vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Người Ngái ở Việt Nam là cư dân bản địa sống rải rác ở vùng ven biển và trên các đảo phía bắc Bắc bộ từ xưa ( kể cả trên các vùng Phòng Thành vì các vùng này thuở xưa vốn là của Đại Việt) . Điều đặc biệt lưu ý rằng không phải tất cả người Khách Gia ở Việt Nam đều là người Ngái, từ sau năm 1840 những người Khách Gia di cư vào Việt Nam đều được xếp vào dân tộc Hoa. Ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ của người Ngái là tiếng Ngái, một phương ngôn trong tiếng Khách Gia hay còn gọi là tiếng Hẹ. Tiếng nói của họ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán- Tạng). Tiếng Ngái có thể chia thành 2 phương ngữ, Ngũ Thông Ngái 五硐𠊎 (đến từ Naliang, Nashu, Đồng Tôn, Hồ Long, Thái Lục, Phòng Thành, Tansan v.v.) và Thay Trọng Ngái 大眾𠊎 (đến từ Huệ Châu, Đông Quan, Phật Sơn) Người Ngái ở Việt Nam hiện nay đa số dùng tiếng Việt, tiếng Quảng Đông. Khi giao tiếp trong gia đình và trong cộng đồng thì dùng tiếng Ngái. Tiếng Ngái ở Việt Nam có âm bổng không như tiếng Ngái Hạc Cá có âm trầm nặng như "thai trọng ngái" của người Đài Loan . Người Hoa Nùng Người Hoa Nùng (華農) trước 1954 sinh sống chủ yếu tại Khu tự trị Nùng Hải Ninh thuộc tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Người Hoa Nùng chủ yếu nói tiếng Quảng Đông phương ngữ Khâm Liêm và tiếng Hẹ (Khách Gia) Theo một nghiên cứu, người Hoa chiếm đến 78% dân số Hải Ninh thời kỳ 1946 đến 1954, bởi trong nghiên cứu này, 100,000 "người Nùng" ở Hải Ninh được xem là người Hoa. Họ được gọi là người Hoa Nùng vì có xuất thân từ tầng lớp nông dân người Hoa thuộc Hán tộc chứ không phải người Nùng Tráng (vì chữ Nùng ở đây là dùng âm đọc tiếng Quảng Đông phương ngữ Khâm Liêm của chữ 農 Nông), và được gọi là người Nùng sau năm 1885, chủ yếu là do người Pháp không muốn thừa nhận họ là người Hoa vì những lý do chính trị. Sau năm 1954, hơn 50.000 người Hoa Nùng do Đại tá Voòng A Sáng (黃亞生) dẫn đầu chạy vào Nam và tái định cư ở miền Nam Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận . Hiện nay đa số nhận là dân tộc Hoa . Người Hoa Nùng là Hán tộc nói 欽廉 方言 (phương ngôn Khâm-Liêm ) thuộc 廣東話 (tiếng Quảng Đông )hay còn được gọi là 白話 (Bạch thoại) đa số có quê ở vùng Phòng Thành (nay là thành phố Phòng Thành Cảng ), Khâm Châu,... của tỉnh Quảng Đông (nay thuộc tỉnh Quảng Tây ). Đây cũng là khu vực sinh sống của đa số người Ngái do đó văn hóa, phong tục cũng gần giống nhau. Vì thế người Ngái ngoài biết nói tiếng Ngái , họ còn biết nói tiếng Quảng Đông (廣東話 ) phương ngôn Khâm Liêm (欽廉 ) để trao đổi buôn bán, giao tiếp với người Hoa Nùng hay nói cách khác là người Hán nói tiếng Quảng Đông phương ngôn Khâm - Liêm cư trú ở khu vực đó. Dân số và địa bàn cư trú Người Ngái cư trú rải rác ở nhiều tỉnh thành. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999 thì tại Việt Nam có 4.841 người Ngái. Các tỉnh thành tập trung đông nhất là: Thái Nguyên, Bắc Giang, Đồng Nai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Bình Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh...Người Ngái ở Miền Nam phần nhiều là con cháu của dân di cư 1954 từ các vùng Na Pa (nay là xã Quảng An),Đầm Hà,Hà Cối,xã Đài Xuyên,Đảo Cái Bầu (Vân Đồn) thuộc Quảng Yên, Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ngái ở Việt Nam chỉ còn 1.035 người, có mặt ở 27 trên tổng số 63.Thực ra người biết sử dụng tiếng Ngái còn rất nhiều nhưng trên giấy tờ CMND họ bị ghi là dân tộc Hoa. Một số địa phương tập trung đông người dùng tiếng Ngái như khu Phú Bình (phường 5,Q 11.) Phú Bình ( phường Phú Trung,Q Tân Phú ,Phường 2,Phường 9-Q 11. Làng Gia Liêu-Phường Phú Bình, làng Tân Thủy-phường Bàu Sen-TpLong Khánh,Bàu Hầm,125,Định Quán-Đồng Nai...Do đó số liệu thống kê ở đây là thiếu chính xác.(Thường người Ngái sẽ biết nói tiếng Ngái và tiếng Quảng Đông nhưng người Hoa gốc Quảng Đông thì không biết tiếng Ngái) tỉnh, thành phố. Người Ngái cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ,Phú Lương (495 người, chiếm 47,8% tổng số người Ngái tại Việt Nam), Bình Thuận,Bắc Bình Sông Mao(157 người, chiếm 15,2% tổng số người Ngái tại Việt Nam), Đồng Nai,Long Khánh,Định Quán,Tân Phú,Trảng Bom (53 người), Bắc Kạn,Phủ Thông(48 người), Tuyên Quang (43 người), Đắk Lắk (37 người), Cao Bằng (30 người) Đặc điểm kinh tế Người Ngái sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng trồng lúa. Ở vùng hải đảo, ven biển thì đánh cá là chính. Họ có truyền thống đào kênh, mương, đắp đập, tạo hồ nước, đắp đê biển, có những nghề thủ công như dệt chiếu, làm mành trúc, rèn, mộc, nung vôi, làm gạch ngói. Việc gieo trồng mùa vụ trong năm của họ căn cứ vào các hiện tượng tự nhiên như: tiếng chim hót, lá cây rụng, hoa nở,... Họ xây các mương đập dài vài chục km để tưới tiêu.Người Ngái ở Đồng Nai,Long Khánh làm rẫy trồng hồ tiêu,cà phê,sầu riêng... Người Ngái ở thành phố Hồ Chí Minh làm các nghề tiểu thủ công nghiệp như giày dép, tập trung ở quận 11, Tân Bình, Tân Phú, các tiểu thương Chợ Lớn. Một số đã thành những doanh nghiệp lớn trong ngành giày dép, cao su,...Con cháu người Ngái cũng nhiều người học hành thành đạt... Hôn nhân gia đình Trong gia đình, người chồng là trụ cột chính, bình đẳng giữa vợ chồng và các mối quan hệ. Con cháu hòa thuận, hiếu thảo bề trên các bậc trưởng bối. Xưa kia, trai gái Ngái được cha mẹ dựng vợ gả chồng phải trải qua hai lần cưới: lễ thành hôn và lễ nhập phòng. Để cưới vợ cho con, nhà trai chủ động chọn tìm đối tượng dạm hỏi. Khi có thai, phụ nữ Ngái kiêng cữ rất cẩn thận: không ăn ốc, thịt bò, dê, không may vá hay mua quần áo. Sau khi sinh con 60 ngày đối với con đầu, 40 ngày đối với con thứ, người sản phụ mới được đến nhà mẹ đẻ của mình. Họ nhà vợ, đại diện là ông cậu có vai trò quan trọng trong gia đình người Ngái. Ông cậu gọi là "Khíu Cúng", được coi như người cha của các chị em gái trong gia đình. Tục lệ ma chay Theo phong tục Ngái, người chết được tổ chức đám ma chu đáo. Sau khi chôn cất được cúng vào dịp 21 ngày, 35 ngày, , 49 ngày, 100 ngày, 3 năm thì làm lễ đoạn tang.Tang ma của người Ngái ở SG cũng như ở Miền Nam thường tổ chức cúng kiến linh đình còn nhiều hủ tục... Người Ngái có tục cúng mộ vào dịp Thanh Minh,Trùng cửu(mùng 9/9al hoặc 19/9 hoặc 29/9)...Sau 5- 10 năm thì cải táng mộ hốt cốt dời đi nơi thích hợp chôn lại. Văn hóa Người Ngái có lối hát giao duyên nam nữ, gọi là Sường cô, rất phong phú. Có thể hát đối nhau 5 đến 7 đêm liền vẫn không bị trùng lặp. Tục ngữ có ý nghĩa răn dạy về kinh nghiệm làm ăn, về cách sống. Nhiều trò chơi được ưa thích như múa sư tử, múa gậy, chơi rồng rắn. Nhà cửa Người Ngái thường lập thôn xóm ở sườn đồi, thung lũng hoặc ven biển, trên đảo. Nhà phổ biến là nhà ba gian hai chái...Người Ngái hiện đại ngày nay sống hoà nhập nên nhà cửa cũng xây dựng nhà tầng hoặc nhà xây bình thường như người Kinh,người Hoa... Trang phục Trang phục Ngái giống người Hoa (Hán). Ngoài quần áo, họ còn đội mũ, nón các loại tự làm từ lá, mây tre, đồng thời đội khăn, che ô. Người Ngái ở TpHCM cũng như ở các tỉnh thành Miền Nam không còn mặc những trang phục dân tộc mà ăn mặc hoà nhập như các dân tộc khác. Tham khảo Xem thêm "Dân tộc Hoa": trang 388-395 Chapter 13: Cross-Border Categories: Ethnic Chinese and the Sino-Vietnamese Border at Mong Cai Hoa kiều ở Châu Á
10779
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20N%C3%B9ng
Người Nùng
Người Nùng, là một trong số 54 nhóm sắc tộc được chính phủ Việt Nam chính thức phân loại. Người Nùng nói tiếng Nùng, là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Tai của ngữ hệ Tai-Kadai. Người Nùng có văn hóa, ngôn ngữ giống với dân tộc Tày và với một số nhánh người Tráng tại Trung Quốc. Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đắk Lắk. Quá trình di cư này bắt đầu vào năm 1954, khi Việt Minh kiểm soát miền bắc Việt Nam. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Tráng sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Tráng. Người Nùng không chỉ là anh em họ hàng với người Tày, Tráng mà là cả chính người Kinh (do ADN của các sắc tộc Tai/Thái có nhiều điểm giống nhau với ADN người Việt/Kinh). Dân số và địa bàn cư trú Dân số theo Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 là 856.412 người, năm 2009 là 968.800. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Nùng ở Việt Nam có dân số 1.083.298 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (335.316 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (158.114 người, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (95.806 người), Đắk Lắk (75.857 người), Hà Giang (81.478 người), Thái Nguyên (81.740 người), Lào Cai (31.150 người), Đắk Nông (31.063 người), Bắc Kạn (28.709 người), Lâm Đồng (24.423 người), Bình Phước (23.917 người) Đồng Nai (18.561 người) Tuyên Quang (16.902 người) Yên Bái (16.385 người) Gia Lai (12.420 người) Tộc danh "Nùng" chính thức được gán cho những nhóm người này ở Việt Nam bắt đầu từ thời điểm thành lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945. Chính phủ Việt Nam chính thức tuyên bố người Nùng là một trong số 54 nhóm sắc tộc vào 1979. Tên gọi "Nùng", với tư cách là một tộc danh, được chính thức công nhận và gán ghép cho những nhóm cư dân cụ thể này tại Việt Nam liên quan nhiều đến sự vận động chính trị của các nhà nước-dân tộc và sự thiết lập của các đường biên giới quốc gia nơi không có ai tồn tại trước người Nùng cũng nhiều như nó liên quan tới hệ thống phân loại dân tộc của Việt Nam và sự tự nhận thức dân tộc. Hầu hết người Nùng ở Việt Nam di cư từ các thổ ti người Tráng tại Quảng Tây, Trung Quốc bắt đầu vào khoảng 300 năm trước. Làm việc với khung thời gian 200-300 và lấy đường biên giới Việt-Trung ra làm ranh giới phân định không chỉ cho chủ quyền quốc gia mà còn cho các nhóm sắc tộc khác nhau có thể dẫn đến hiểu nhẩm rằng người Nùng là một nhóm thiểu số ngoại lai mới di cư đến hoặc bị trục xuất đến một vùng đất khác. Khi xét đường biên giới cố định giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được thiết lập vào thế kỷ XI và các sự kiện lịch sử khác, sự di cư của người Nùng có thể được xem là sự di chuyển theo kiểu gia đình nhỏ bên trong một khu vực mà những người này và tổ tiên của họ đã sinh sống từ thời thượng cổ. Nhưng thực tế không theo như vậy, các quá trình chính trị và lịch sử đi cùng với nhau đã tái dựng lại người Nùng như một nhóm sắc tộc thiểu số tách biệt trong suy nghĩ của những cá nhân mang tộc danh này, và các sắc tộc đa số và thiểu số khác, các viên chức chính phủ, và giới học thuật quốc tế. Các nhóm địa phương Các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín. Riêng nhóm Nùng An ở Quảng Uyên và Nùng Vẻn là có tiếng riêng, tiếng Nùng An có đặc điểm giống ngôn ngữ nhóm Tai Bắc. Tiếng Nùng Vẻn ở một bản thuộc Hà Quảng được xác định là tiếng Bố Ương thuộc Ngữ chi Kra. Ngôn ngữ Tiếng Nùng là một nhóm các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Tai trong ngữ hệ Tai-Kadai. Hầu hết các phương ngữ Nùng đều được xếp vào nhóm Tai Trung tâm. Tuy nhiên Nùng An (và Tráng Long'an tại Quảng Tây, Trung Quốc) mang cả hai đặc điểm của nhóm Tai Bắc và Tai Trung tâm về mặt âm vị và từ vựng. André Haudricourt xếp phương ngữ Nùng An cùng ba ngôn ngữ khác ở Việt Nam: Yáy (Giáy), Cao Lan, Ts'ưn-wa (tiếng Thôn Lão) vào một nhóm riêng mà ông gọi là "Yáy". Yáy của Haudricourt tương đương với nhóm Tai Bắc được Lý Phương Quế phân loại. Pittayawat Pittayaporn (2009) xếp Tráng Long'an (Nùng An tại Việt Nam) vào tiểu nhóm M cùng với Tráng Vũ Minh, Yongnan, Fusui. Lịch sử Tiền sử Dựa trên các chứng cứ về di truyền, Jerold A. Edmondson cho rằng tổ tiên của các cư dân nói ngôn ngữ Tai-Kadai di cư từ Ấn Độ tới Myanmar, rồi sau đó tới Vân Nam (Trung Quốc) khoảng 20.000 năm trước. Họ sau đó di cư xuống phía nam vào Thái Lan và Lào rồi sau đó vòng lên phía bắc tới miền bắc Việt Nam rồi tiếp tục di cư vào lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. Họ cư trú dọc đường biên giới Việt-Trung ngày nay rồi tiếp tục di cư dọc vùng duyên hải Hoa Nam lên phía bắc đến cửa sông Trường Giang, gần Thượng Hải khoảng 8-10.000 năm trước. Bằng chứng ngôn ngữ học cho thấy họ di cư sang đảo Đài Loan khoảng 6500 năm trước. Sau đó một nhóm quay lại đại lục khoảng 4000 năm trước và ngay sau đó hai nhánh Kra (Kadai) và Hlai tách ra khỏi Proto-Daic. Kra di cư sâu vào đất liền qua Quảng Châu, còn nhánh Hlai di cư sang đảo Hải Nam. Gần như chắc chắn rằng sự di cư của các cư dân Daic được thúc đẩy bởi động cơ nông nghiệp vì dạng nguyên thủy của Daic (Proto-Tai-Kadai) dành cho các từ vựng về hoa màu và vật nuôi có thể được phục nguyên. Ostapirat (2000) chỉ ra rằng các từ gồm "lợn", "chó" và ít nhất một số loại hoa màu đều tồn tại ở cả ba nhánh của Daic. Roger Blench (2008:4). Trích từ Ostapirat (2000). Sự di cư từ đảo Đài Loan của Daic bắt nguồn từ lập luận của Paul K. Benedict (1942, 1975) cho rằng Daic và ngữ hệ Nam Đảo có liên hệ với nhau về mặt ngôn ngữ. Lập luận này được gọi là giả thuyết "Austro-Thai". Sau đó Benedict (1990) mở rộng quan điểm của mình để thêm cả tiếng Nhật vào Austro-Thai, một hướng đi mà ít người ủng hộ. Các ngôn ngữ Nam Đảo được cho là bắt nguồn từ đảo Đài Loan. Trong một khoảng thời gian ngắn, giữa 4.000 đến 2.000 năm TCN, các cư dân nói các ngôn ngữ Nam Đảo nhanh chóng di cư ra khắp Thái Bình Dương. Một vấn đề đối với nhiều học giả là Daic và Nam Đảo rất khác nhau về mặt hình thức; Daic là các ngôn ngữ rất thanh điệu và đơn âm, trong khi Nam Đảo không có thanh điệu và đa âm với cấu trúc CVCV (Phụ âm-nguyên âm-phụ âm-nguyên âm) cộng thêm các phụ tố. Do đó, xu hướng của các học giả là xem Daic là một ngôn ngữ cô lập hoặc có liên hệ với nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Thurgood (1994) lập luận rằng mối quan hệ dễ nhận thấy của Daic với Nam Đảo chỉ là các từ vay mượn. Tuy nhiên, Weera Ostapirat (2005) ủng hộ một mối liên hệ di truyền về mặt ngôn ngữ học thông qua các cặp âm tương ứng nhau theo một cách dễ dàng chấp nhận hơn cho các nhà ngôn ngữ học so sánh. Ostapirat không phát triển một giả thuyết liên quan đến vị trí của Daic mà lại liên hệ ngôn ngữ mà ông gọi là "proto-Kra-Dai" tới những phục nguyên của Autronesian do Robert Blust thực hiện trong cuốn Từ điển Đối Chiếu Các Ngôn Ngữ Austronesian mà có thể truy cập online tại www.trussel2.com/acd/. Laurent Sagart (2004, 2005) xếp Daic vào nhánh "Muish", một nhánh tách biệt hoàn toàn với các nhóm Austronesian Formosan khác trên đảo Đài Loan và bao gồm Malayo-Polynesian, Kavalan, Ketagalan/Basai. Tuy nhiên, Robert Blust không chấp nhận lý thuyết này của Sagart chỉ ra rằng các ngôn ngữ Tai-Kadai (tiếng Buyang 布央 là trường hợp đáng chú ý nhất) chỉ có khoảng 15 từ cùng gốc với các ngôn ngữ trong nhóm "Muish" như Tagalog hoặc Malay, trong khi hầu hết các ngôn ngữ Formosan trên đảo Đài Loan—nhóm mà Sagart xếp ngoài "Muish" và có ít quan hệ hơn—lại chia sẻ 200-300 từ cùng gốc với các ngôn ngữ Tagalog hoặc Malay. Robert Blust lập luận xa hơn rằng Sagart thất bại trong việc chứng minh một cách thuyết phục rằng Tai-Kadai chia sẻ các cách tân (innovation) với các ngôn ngữ trong nhóm "Muish". Một điều đáng lưu ý là từ năm 2008, Sagart đã từ bỏ "Muish" và thay thế nó bằng "Puluqish", một nhóm mà ông xếp các ngôn ngữ Amis, Paiwan, Puyuma, proto-Malayo-Polynesian, và FATK ("Formosan Ancestor of Tai‑Kadai" = tổ tiên Formosan của Tai-Kadai) vào trong. Tên gọi Puluqish có nguồn gốc từ cách tân *puluq, tức số "mười" (10) trong proto-Malayo-Polynesian và 3 ngôn ngữ Nam Đảo Formosan trên đảo Đài Loan là: Paiwan, Puyuma, Amis. Laurent Sagart (2008:151). Trích từ Li Jinfang (1999). . TMP=Tây Malayo-Polynesian. Roger Blench (2008:6). Trích từ Norquest (2007: 413). . PMP=proto-Malayo-Polynesian. Pre-Hlai (Hlai Tiền Sử) là một dạng tồn tại trước Proto-Hlai (Hlai Nguyên Thủy). Laurent Sagart (2004:49).. An=Austronesian, Tk=Tai-Kadai. Các ngôn ngữ Tai-Kadai chia sẻ ít sự tương đồng với proto-Austronesian (PAN) hơn các ngữ chi phát triển từ PAN có thể được giải thích bằng lịch sử đặc biệt của chúng. Nếu các ngôn ngữ Tai-Kadai di cư khỏi Đài Loan trở lại đất liền vào bờ biển Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, và (có lẽ) Việt Nam, chúng hẳn đã không có được sự phát triển tương tự như các ngôn ngữ PAN khác mà đã di cư sang Philippines và các quần đảo khác tại Đông Nam Á. Các ngôn ngữ Tai-Kadai tại Trung Hoa đại lục hẳn đã có một quá khứ tiếp xúc sâu rộng và mạnh mẽ với các ngôn ngữ Hán và Austro-Asiatic lân cận trong đại lục. Thật vậy, sự tiếp xúc ngôn ngữ sâu rộng và mạnh mẽ này hẳn đã khiến các ngôn ngữ Tai-Kadai dường như có ít liên hệ với PAN hơn các ngôn ngữ phát triển từ PAN, mặc cho Tai-Kadai có lẽ (theo như Sagart) liên hệ khá gần gũi với PAN. Sự thiếu vắng không khải tuyệt đối mà hầu như toàn bộ các từ vựng Nam Đảo cơ bản trong Tai-Kadai trên thực tế gợi ý một lịch sử như vậy, và vì thế không phải là cường điệu khi tin rằng các từ vựng của Tai-Kadai đã bị các ngôn ngữ khác thay thế, đầu tiên là các ngôn ngữ có liên hệ tới Austro-Asiatic, và sau đó là Hán. Thời Xuân Thu và Chiến Quốc Wolfgang Behr (2008) chỉ ra rằng hầu hết tất cả các từ mượn phi-Hán có thể nhận dạng được trên các vật chạm khắc được khai quật vào thời nước Sở là Tai-Kadai, chứ không phải là hỗn hợp Hmong-Mien, Austro-Asiatic, Tai-Kadai. Ví dụ: Che chắn, đắp 「揞、揜、錯、摩,藏也。荊楚曰揞,吳揚曰揜,周秦曰錯,陳之東鄙曰摩。」 「揞」ăn < Hán Cổ *ʔomX < Hán Thượng Cổ *ʔʔəm-q ← Proto-Tai *homB1 (Thái Lan homB1, Long Châu humB1, Bo'ai hɔmB1, Lào hom, Ahom hum v.v...) "đắp" | Proto-Kam-Sui *zumHɣC1 "che giấu, đắp" Cào cào/châu chấu 「蟒,…南楚之外謂之蟅蟒。」 「蟅」zhē < Hán Cổ *tsyæ < Hán Thượng Cổ *ttak ← Proto-Kam-Sui *thrak7-it (Mulam -hɣak8-t, Kam ʈak7-it, Then zjak7, Sui ndjak7-) "cào cào". Lợn 「猪,…南楚謂之豨。」 「豨」xī < Hán Cổ *xjɨj < Hán Thượng Cổ *hləj-q ← Proto-Kam-Sui *ʔdlaaj5 (> Kam (h)laa:i5) "lợn" Lành (bệnh): "智于身" 知~~智 zhī < *trje(H) < *te(-s) 「知」,愈也。南楚病愈者…或謂之知" "zhī nghĩa là ‘lành’. Tại phía nam nước Sở, khi một cơn bệnh khỏi... việc này thỉnh thoảng được gọi là zhī." ← Proto-Tai *ʔdiiA1 "tốt, lành" (Thái Lan diiA1, Long Châu daiA1, Bo'ai niiA1) Mẹ/phụ nữ/đàn bà Kim văn tiếng Sở thời Xuân Thu, TK 5 TCN 嬭 mĭ < *mjieX < *mej-q ← Proto-Tai *mɛɛB, Proto-Kam-Sui *mlɛɛB, Proto-Hlai *mʔaiB so sánh với. Proto-Austroasiatic *me-q, Proto-Mon *meʔ, Proto-Katuic *mɛ(:)ʔ "mẹ" Một, thống nhất, độc nhất Kim văn dạng chuẩn: 一, 壹, 弌 yī < *ʔjit < *ʔit "một/ trở thành một" v.v... (> tất cả các ngôn ngữ Hán sau này) Tiếng Sở thời Chiến Quốc: 「」 ← p[能] néng < *nong < *nnəŋ 「其義也」"lễ nghĩa của hắn là độc nhất"; 「能為,肰然句後能為君子」"nếu có thể thống nhất— thì chỉ sau khi kẻ này trở thành một quân tử"; 「禱」"cúng một lần"; 「歲返」"trở về một lần mỗi năm" ← Proto-Tai *hnïŋ = *hnɯŋ (Thái Lan 22nɯŋ, Dai 33nɯŋ, Long Châu nəəŋA v.v...) "một, một lần" Trắng 「𩫁」 ← p[高] gāo < Hán Cổ *kaw < Hán Thượng Cổ *kkaw ← Proto-Tai *xaauA1 (Thái Lan, Long Châu khaauA1, Bo'ai haauA1) "trắng" (Proto-Mon *klaɨA "trắng") Dày 「」 ← p[石] shí < Hán Cổ *dzyek < Hán Thượng Cổ *[d,l]ak ← Proto-Kam-Sui *ʔnak7 (Kam nak7) "dày" Ký hiệu trong các từ Hán Cổ và Hán Thượng Cổ phục nguyên: yếu tố nằm trong "()" biểu thị nó thể tồn tại hoặc không không tồn tại do các bằng chứng hiện có không đủ để khẳng định được điều đó. Yếu tố nằm trong "[ ]" biểu thị rằng hoặc nó có thể tồn tại hoặc nó là một yếu tố khác mà dẫn đến cùng một kết quả khi phục nguyên Hán Cổ. Ví dụ, phục nguyên Hán Thượng Cổ *pˤra[t]-s của 敗 (bài) ‘bại’ nghĩa là âm nằm trong "[ ]" hoặc là *-t hoặc một âm nào đó khác (trong trường hợp này là *-p) mà dẫn đến kết quả phục nguyên Hán Cổ là *-t. Gạch ngang "-" biểu thị ranh rới ngăn cách hình vị. Các ký tự "-H", "-X" biểu thị thanh điệu, "-H" tức thượng thanh và "-X" tức khứ thanh. p[ ] (như trong p[高]) biểu thị âm phù (phonetic component) của chữ Hán nằm trong 「 」. Điều này gợi lên khả năng là những nghệ nhân khắc chữ tại nước Sở được tuyển dụng từ các cư dân nước Việt Chiến quốc. Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng không chỉ các lăng mộ kiểu Ngô Việt phân bố rộng rãi, mà ít nhất một phần lớn dân số tại phía nam nước Sở là người Ngô Việt. Axel Schuessler (2007) cho rằng trong quá khứ xa xưa, các cư dân nói nhóm ngôn ngữ Kam-Tai nhiều khả năng đã sinh sống xa về phía bắc đến tận lưu vực sông Trường Giang. Ví dụ, hoàng tộc của nước Sở có họ là hùng (熊) tức 'gấu', nhưng trong tiếng Sở nó được gọi là mị (芈), đây là một từ Kam-Tai dành cho 'gấu'. Các học giả như Cung Quần Hổ (龔群虎) và những người trước ông như Trịnh Trương Thượng Phương (鄭張尚方) đã biện luận rằng vương quốc Ngô và Việt là các cư dân nói ngôn ngữ Tai, hay chính xác hơn, những người nói một ngôn ngữ mà họ gọi là "Cổ Việt ngữ". Trịnh Trương (1998) trong loạt các bài báo và chương sách đã cung cấp các lập luận chi tiết ủng hộ việc xác định các vết tích còn sót lại của tiếng "Việt cổ" là một ngôn ngữ có liên hệ tới tiếng Tai. Những luận cứ này vẫn chưa được kiểm tra một cách cẩn thận bởi cộng đồng học thuật quốc tế. Điều này vẫn chưa thể khẳng định hay phủ định vì dữ liệu từ toàn bộ tất cả các ngữ hệ liên quan gồm Tai-Kadai, Hmong-Mien, Austroasiatic và Nam Đảo vẫn chưa được đem vào xem xét. Trịnh Trương (1991) diễn giải tài liệu hoàn chỉnh duy nhất còn sót lại về ngôn ngữ Việt "Việt Nhân Ca" (越人歌) bằng cách sử dụng tiếng Hán Thượng Cổ do chính ông phục nguyên cho lời bài hát và đối chiếu với chữ viết Thái Lan có niên đại từ thế kỷ XIII và kết quả cho thấy rằng hai ngôn ngữ này gần như tương đương nhau. Laurent Sagart (2008:143) cho rằng các học giả tại Trung Quốc thường mặc nhiên xem ngôn ngữ Việt là một dạng ban đầu của Tai-Kadai và chỉ trích bản diễn dịch "Việt Nhân Ca" của Trịnh Trương Thượng Phương là gây tranh cãi. Trong một bài báo có ảnh hưởng năm 1976, hai nhà ngôn ngữ học Jerry Norman và Mei Tsu-lin đề xuất một nền tảng ngôn ngữ Austro-Asiatic (AA) cho các văn hóa Việt hình thành ở khu vực phía nam và đông nam Trung Hoa vào Thời đại đồ đá mới và Thời đại đồ đồng, và có lẽ ngay cả trong thời kỳ Chiến Quốc (464—221 TCN). Tuy nhiên, khi xem xét lại bốn trong số các từ cơ bản mà Norman và Mei đưa ra, gồm: chết, đồng, biết, chó, Laurent Sagart kết luận rằng không có bằng chứng thuyết phục nào, về mặt ngôn ngữ hoặc các khía cạnh khác, cho sự hiện diện của một dạng AA ban đầu tại vùng duyên hải đông nam Trung Hoa. Theo Erica F. Brindley (2015) nhiều khả năng phần lớn cư dân tại vương quốc Việt cổ (trung tâm ở vùng ven biển phía đông xung quanh Thái Hồ, và Chiết Giang ngày nay, vào TK 5 TCN) nói một ngôn ngữ tiền Nam Đảo (pre-Austronesian) mà có liên hệ tới các nhóm Nam Đảo khác nhau phát triển trên đảo Đài Loan và rất có thể cả phía nam Phúc Kiến và nếu ngôn ngữ trong "Việt Nhân Ca" là một ngôn ngữ thuộc nhóm Tai-Kadai, và nếu giả thuyết Tai-Kadai (là một phân nhánh PAN) của Sagart là chính xác thì người Việt nhiều khả năng nói một dạng PAN, chứ không phải AA như Norman và Mei đề xuất. Ba khối ngôn ngữ—Nam Đảo (bao gồm cả Tai-Kadai), Austro-Asiatic, và Hmong-Mien—cùng tồn tại tại khu vực nam Trung Hoa cổ, và hàng ngàn ngôn ngữ trong ba khối ngôn ngữ này được các nhóm cư dân khác nhau nói vào thời cổ đại. Nhà Hán, Đường Theo Jeffrey G. Barlow (1997) tổ tiên của người Tráng/Nùng là các cư dân thuộc nhánh Yue (Việt) phía nam mà ngày nay các hậu duệ của họ bao gồm cả người Miêu, Dao, Động, Bố Y, Thủy, Lê. Trong số này, nhóm Luo Yue (Lạc Việt) sống tại vùng tây nam Quảng Tây và bắc Việt Nam. Họ được cho là chủ nhân của các bức vẽ trên sườn dốc đứng của núi Hoa Sơn nằm ở huyện Ninh Minh gần biên giới Việt-Trung, được tạo ra vào khoảng thời gian giữa thời Chiến Quốc (403–221 TCN) và thời Đông Hán (26–220 SCN). Theo phương pháp xác định niên đại bằng Carbon-14, các bức vẽ cổ nhất có niên đại 16.000 năm trước và các bức vẽ muộn nhất có niên đại 680 năm trước. Người Việt Nam, dựa trên các truyền thuyết, những hình khắc tương tự trên hiện vật thời Đông Sơn (Việt Nam), cũng cho rằng họ là hậu duệ của nhóm Lạc Việt. Một loạt các cuộc nổi dậy nhỏ nổ ra ở Quảng Đông và Quảng Tây vào giai đoạn 597-769 nhưng chúng nhanh chóng bị dập tắt. Chuỗi nổi dậy thứ hai diễn ra từ 756-830 do họ Hoàng và họ Nông lãnh đạo. Chúng được gọi là nổi dậy Xiyuan (Tây Nguyên) (Tây Nguyên có gốc từ châu Tây Nguyên nằm dọc sông Tả Giang ở khu vực Phù Tuy ngày nay, và đây cũng là tên một đơn vị hành chính dưới thời Đường nằm giữa Tả Giang và Hữu Giang). Thế lực của họ Hoàng nằm ở khu vực Ninh Minh, Long Châu, Sùng Tả và Phù Tuy, những vùng này được gọi là các thung lũng họ Hoàng. Các thủ lĩnh họ Hoàng được gọi là Hoàng Động Man hoặc Tây Nguyên Man, và họ được cha con Hoàng Càn Diệu (黄乾曜) và Hoàng Thiếu Khanh (黄少卿) lãnh đạo trong cuộc nổi dậy Tây Nguyên. Năm 822, Hoàng Càn Diệu lợi dụng mâu thuẫn nội bộ giữa các viên chức nhà Đường để tấn công Long Châu và chiếm thị trấn Tả Giang, phía tây Nam Ninh ngày nay. Ông cũng tấn công Khâm Châu, Vũ Dương và Chu Lan. Năm 824, vùng Lĩnh Nam đổ nát do sự chiếm đóng của họ Hoàng ở hơn mười châu thuộc khu vực nam Quảng Tây và phía tây Quảng Đông. Khi đó nhà Đường đang phải đối đầu với các cuộc khởi nghĩa nông dân và các cuộc tấn công của Nam Chiếu và Thổ Phồn nên chỉ có thể đối phó với tình hình ở châu Tây Nguyên bằng việc dụ dỗ quân nổi dậy đầu hàng với đề nghị xá tội cho họ. Loạn Tây Nguyên cuối cùng chấm dứt khi các thủ lĩnh họ Hoàng chấp nhận đề nghị này. Vào cuối thời Đường, thế lực của họ Hoàng suy yếu và họ Nông (thế lực tập trung ở Tĩnh Tây và Thiên Đẳng thuộc quận Tả Giang) nổi lên. Nhà Lý, Tống Vào thế kỷ XI, vùng biên giới Việt Trung do một nhóm nhỏ các dòng họ kiểm soát. Họ Hoàng/Huang thống trị khu vực xa nhất về phía đông vùng biên giới. Vào đầu thời Tống, họ Vi cư trú ở châu Tô Mậu, phía bắc Việt Nam và châu Tư Lăng (思陵), Lục Châu (綠洲), Tây Bình (西平) thuộc lãnh thổ Tống. Lãnh thổ của họ Nông gồm chín khu vực bán tự trị có diện tích khác nhau, được gọi là po hoặc bu, bao gồm: Slốc, Ngàn, Dái, Lài, Nuống, Má, Héc, Ngả, Sằng. Các dòng họ Hoàng và Vi cùng với Nông/Nùng, Chu là các cư dân chủ yếu ở khu vực nằm giữa hai vùng sinh sống của người Việt Nam và Hán. Thủ lĩnh của các dòng họ này duy trì quyền lực của mình qua các mối quan hệ theo kiểu gia đình và quan hệ cá nhân. Miêu tả các cộng đồng bản địa ở khu vực biên giới tại Quảng Tây thế kỷ XVI, một nhà sử học viết, "trong khi các thủ lĩnh có chung họ không nhất thiết phải có cùng tổ tiên...họ thường nêu ra các mối quan hệ tưởng tượng hoặc thực sự để thành lập liên minh hoặc để khẳng định ảnh hưởng của mình." Các dòng họ này, được ghi chép lại sớm nhất vào thời Tống, thường cạnh tranh với nhau trong đó các dòng họ Nông/Nùng (儂), Chu (周), Hoàng (黄), Vi (韋) thường xâm chiếm lãnh thổ của nhau. Leo Shin, một học giả nghiên cứu hệ thống bộ lạc ở biên giới tây nam tại khu vực này vào thời Minh (1368-1644), sau khi đã kiểm tra bản chất tự trị của các thực thể chính trị nhỏ này và cách hành sử khắc nghiệt khi các bộ tộc lớn hơn săn đuổi các bộ tộc nhỏ xung quanh, đã so sánh mạng lưới quan hệ tại các khu vực này với chế độ phong kiến vào thời Chiến Quốc. Đầu năm 977, một bản tấu từ trại Ung Châu (邕州) báo cáo rằng: man tù ở châu Quảng Nguyên, thủ lĩnh thản xước Nông Dân Phú tự lập mình làm thủ lĩnh của một po gồm mười ngôi làng quanh vùng sau khi nhận được sự ủng hộ từ triều đình Nam Hán (907-971). Nông Dân Phú sau được vua Tống phong tước Kim Tử Quang Lộc Đại Phu (金紫光祿大夫) và Tư Không (司空). Dân Phú cuối cùng truyền lại các tước hiệu này cho con trai, Nùng Tồn Phúc. Nông Tôn Phúc được ban thêm quyền kiểm soát châu Thảng Do nằm ở góc đông nam Tĩnh Tây. Em trai của Tôn Phúc, Toàn Lộc kiểm soát châu Vạn Nhai (Na Rì, Bắc Cạn ngày nay) và em vợ của Tôn Phúc, Nông Đanh Đạo kiểm soát châu Vũ Lặc. Châu Quảng Nguyên được ghi chép lại là một nguồn vàng lớn, và sự trù phú thiên nhiên này khiến Nùng Tồn Phúc trở thành một người giàu có. Nùng Tồn phúc gia tăng sự giàu có của mình qua thương mại địa phương. Vị trí tòa thành của Tôn Phúc nằm ngay bờ sông Bằng gợi ý rằng ông đã thành công trong việc tận dụng vị trí căn cứ quyền lực của mình dọc huyết mạch thương mại chính của khu vực. Tống Sử miêu tả họ Nông vào thời này là chúng giàu có về vàng, đông đúc về dân số: "để tóc dài và cài áo về phía trái. Chúng thích chiến đấu và xem nhẹ cái chết". Cũng theo Tống Sử, qua một thầy cúng có thế lực tên là Ả Nùng (阿儂), một phụ nữ thực hiện ma thuật và hiến tế người. Dưới sự chỉ dẫn của cô, Nùng Tồn Phúc giết huynh đệ của mình, một thủ lĩnh của họ Sầm (岑) và chiếm đất. Nùng Tồn Phúc thành lập một quốc gia tồn tại ngắn ngủi có tên là Trường Kỳ Quốc (長其國), nhưng sau bị vua của Đại Cồ Việt là Lý Phật Mã bắt và giết. Theo Tư Mã Quang (1019-1086) Tôn Phúc giàu có là nhờ vào sự cai trị nhân từ của Trung Hoa, và tất cả dân dưới trướng Tồn Phúc cũng vậy. Hơn nữa, đó là do tài lãnh đạo của Trung Hoa và sự giàu có của Nùng Tôn Phúc mà Giao Chỉ căm ghét, và là lý do khiến kẻ cai trị Việt đem quân đến chiếm lãnh thổ của Tồn Phúc và bắt vị tộc trưởng. Ả Nùng và con trai 14 tuổi, Nùng Trí Cao (儂智高) thoát được cuộc vây bắt bằng cách chạy sang phía biên giới Tống. Nùng Trí Cao thừa kế vị trí thủ lĩnh của họ Nùng, đầu tiên cố gắng vỗ về người Việt Nam và Trung Hoa bằng các cống phẩm vàng, voi và bạc. Quân của Nùng Trí Cao đánh bại đạo quân do Hoàng Đức Khánh thuộc các thung lũng họ Hoàng chỉ huy, do đó trở thành thủ lĩnh của một liên minh gồm toàn bộ các dòng họ Tráng tại vùng Tả Giang. Nông Trí Cao được Tống phong làm tri châu ở Quảng Nguyên sau khi ông sáp nhập bốn thung lũng và châu Tư Lang thuộc An Nam. Sau đó Nông Trí Cao lập vương quốc riêng, căn cứ ở Longzhou, khởi đầu đặt tên là Đại Lịch quốc (大歷国) nhưng sau đổi thành Nam Thiên quốc (南天国). Nông Trí Cao, được một người Quảng Đông tên Hoàng Vỹ (黄瑋) trợ giúp, đã tổ chức một đội quân vô cùng cơ động gồm các nhóm ba người: hai cung thủ phía sau và một giữ khiên chắn phía trước. Họ đã xâm chiếm các thành thị của Trung Hoa khắp Quảng Tây và phía tây Quảng Đông, và vây hãm Quảng Châu trong 57 ngày năm 1052 mà không thể chiếm được thành trì này. Năm 1053 quân tiếp viện của Trung Hoa đến Quảng Tây và vào cuối năm đó hoặc tháng đầu tiên năm 1054, quân của Nùng Trí Cao bị đánh bại ở phía bắc Ung Châu (Nam Ninh ngày nay). Nùng Trí Cao, Ả Nùng và các con trai của Nùng Trí Cao chạy đến làng Đặc Ma (特磨) ở Vân Nam, nơi mà họ đã sống trong 5 năm sau khi Nùng Tôn Phúc bị giết, vào khoảng thời gian đó Ả Nông kết hôn với thủ lĩnh địa phương Nông Hạ Khanh (儂夏卿). Các dòng họ không tham gia vào cuộc nổi dậy tham vọng này trở thành mục tiêu đồng hóa của Trung Hoa. Một số tàn quân nổi dậy tẩu tán về quê cũ nơi họ bắt đầu cuộc khởi nghĩa. Một số khác lẩn sâu vào vùng đồi núi. Một phần vì các dòng họ Hoàng (黄) và Sầm (岑) không muốn ủng hộ cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao nên các thành viên của họ Nông ở Quảng Tây buộc phải tháo chạy khỏi khu vực vào Việt Nam và Vân Nam hoặc đổi họ của mình sang họ Triệu (趙) của hoàng đế Tống, theo Jeffrey G. Barlow (1989). Một số vẫn lưu lại Quảng Tây đã giản hóa họ của mình từ 儂 sang 農 (bỏ bộ nhân). Các bộ tộc mang họ Nùng và tự nhận là con cháu của quân nổi dậy định cư quanh vùng biên giới giữa Việt Nam-Quảng Tây-Vân Nam. Một bộ phận khác vẫn mang họ Nông và ghi nhớ cuộc nổi dậy qua các câu chuyện truyền miệng sinh sống ở Sipsongpanna, Làn Nà, và Dehong. Tiếng Lự, Làn Nà và Dehong ở những khu vực này chứa các từ vựng và cấu trúc câu chỉ thấy ở người Tráng sống tại Quảng Tây. Số phận cuối cùng của Nùng Trí Cao vẫn còn là một truyền thuyết. Ông đã không thể lập lại đội quân đủ lớn để nổi lên chống lại Trung Hoa, và những năm sau, các viên chức Tống đã thành công trong việc lấy được lòng trung thành của hầu hết người Tráng, mặc dù vậy họ Sầm đã nổi dậy chống lại Trung Hoa vào thời Minh. Nhà Minh Vào đầu thời Minh, 42 Thổ Ty thời Nguyên được tái lập, 8 trong số đó được họ Sầm hùng mạnh kiểm soát. Hầu như toàn bộ các tài liệu lịch sử còn sót lại (về khu vực vực này) đều được viết duy nhất dưới bàn tay của các viên chức người Hán. Năm 1368, tướng Sầm Bá Nghiêm (岑伯顏) đầu hàng quân của Chu Nguyên Chương, khu vực cai quản của ông được chuyển thành một châu Thổ Ty, và ông được ban một con dấu và bổ nhiệm làm Tri của Điền Châu (田州). Thổ Ty cha truyền con nối này giữ được mối quan hệ hòa bình với triều đình cho đến khi vấn đề nảy sinh trong gia đình của Sầm Phổ (岑溥) thủ lĩnh họ Sầm thứ 13 nắm giữ ngôi vị này. Năm 1493, nghi ngờ rằng mình đã mất sự ủng hộ từ cha, con trai cả của Sầm Phổ là Sầm Hao sai một thuộc hạ giết cha mình. Do đó con trai bốn tuổi của Sầm Phổ là Sầm Mãnh (岑猛) được các viên chức nhà Minh chỉ định kế vị cha mình, dưới sự bảo vệ và giám sát của bà nội và các thủ lĩnh địa phương ở Điền Châu. Tuy nhiên, một trong các phụ tá của Sầm Mãnh đã móc nối với Tri phủ Tứ Ân (思恩府), Sầm Tuấn (岑濬), để kiểm soát một số lãnh thổ của Sầm Mãnh. Ngay sau khi Sầm Mãnh được bổ nhiệm làm Tri ở Điền Châu, Sầm Tuấn được hạ lệnh hộ tống Sầm Mãnh tới châu thành. Nhưng do móc nối với một trong các phụ tá của Sầm Mãnh, Sầm Tuấn đã lợi dụng tranh chấp nội bộ của Điền Châu để giam cầm Sầm Mãnh ở Tứ Ân thành. Sầm Mãnh cuối cùng được thả khi tổng đốc Đặng Đình Thám (鄧廷瓚) đe dọa tấn công Sầm Tuấn, nhưng nỗ lực của Sầm Tuấn nhằm khống chế Sầm Mãnh được cho là nguồn gốc của cuộc chiến tương tàn liên tục giữa hai Thổ Ty. Sầm Tuấn liên tiếp tấn công Điền Châu gây ra nhiều chết chóc và thiệt hại. Minh sử ghi lại rằng trong cuộc xung đột giữa Thổ Ty Tứ Ân và Điền Châu, hai phe đã 'mượn' khoảng 200.000 quân từ Giao Chỉ để tham gia vào cuộc chiến tại khu vực Điền Châu. Có lẽ họ là các binh lính nói ngôn ngữ Tày bản địa từ các vùng thung lũng phía bắc chứ không phải là quân do triều đình An Nam cử tới. Năm 1502, Sầm Tuấn chỉ huy một cuộc tấn công chớp nhoáng tới Điền Châu và chiếm được Châu thành, buộc Sầm Mãnh phải tháo chạy, và đặt một thành viên của gia tộc mình là Sầm Dung (岑鏞) kiểm soát Điền Châu. Năm 1505, tổng đốc Lưỡng Đông là Phan Phiên cùng các thuộc hạ điều động hơn 100.000 quân từ hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và quân bản địa từ khu vực Tả Giang và Hồ Quảng đến đánh Sầm Tuấn và nhanh chóng giành được chiến thắng. Sau khi Sầm Tuấn tự sát, Phan Phiên lợi dụng sự thiếu vắng quyền lực của Thổ Ty địa phương đã chuyển hệ thống Thổ Ty bản địa thành một đơn vị hành chính thông thường. Điều này dẫn tới nhiều bất mãn và phản kháng. Sự thất bại của Sầm Tuấn năm 1505 dẫn đến các hệ lụy tới vị trí lãnh đạo bản địa ở Điền Châu. Do sự dính líu bắt đắc dĩ của mình vào cuộc xung đột đó, Sầm Mãnh, lúc đó đã là một thanh niên, bị mất chức Tri ở Điền Châu và bị dáng xuống làm chỉ huy một tiểu đoàn ở Phúc Kiến. Nhưng quyền lực ở Điền Châu vẫn nằm trong tay Sầm Mãnh vì ông không thực hiện cuộc hành trình đến Phúc Kiến, thay vào đó Sầm Mãnh được bổ nhiệm làm một chức phụ tá Tri châu tại Điền Châu, nhiều khả năng do đã hối lộ nhóm hoạn quan Lưu Cẩn (劉瑾). Theo thời gian, sức mạnh quân sự của Sầm Mãnh đã dần khôi phục đến một mức độ mà ông có thể rút tỉa lãnh thổ của các Thổ Ty lân cận, lấn đất và can thiệp vào công việc chính trị của họ và cuối cùng trở thành thế lực hùng mạnh nhất khu vực. Dưới trướng Sầm Mãnh có khoảng 100.000 quân gồm người Tráng, Đường, và Hán. Ít nhất đến tận năm 1525, khi các viên chức nhà Minh bắt đầu kêu gọi một chiến dịch chống Sầm Mãnh, họ đã phải thận trọng với phản ứng của mình vì quân của Sầm Mãnh là một lực lượng cốt lõi trong các chiến dịch của nhà Minh chống lại các băng nhóm phiến loạn và ngoài ra Sầm Mãnh nhúng tay vào việc hối lộ các quan chức nhà Minh. Năm 1523, Sầm Mãnh dẫn quân tới Tứ Thành Châu (泗城州), chiếm một số trại, rồi hành quân đến chiếm Châu thành. Thủ lĩnh ở Tứ Thành Châu là Sầm Kiệt ngay lập tức gửi báo cáo khẩn cấp tới đô chỉ huy sứ. Sầm Mãnh bị buộc tội phản nghịch và cuối cùng bị giết trong một chiến dịch quân sự phát động chống lại ông. Đầu năm 1527, các thuộc hạ của Sầm Mãnh là Lư Tô (盧蘇) và Vương Thụ (王受) nổi dậy ở Điền Châu. Sau khi chiếm Tứ Ân bên cạnh, họ đè bẹp quân do tổng đốc Quảng Tây chỉ huy. Tháng năm, 1526, Vương Dương Minh (王陽明), một quan chức nhà Minh đã mãn nhiệm, được tái bổ nhiệm làm binh bộ thượng tư Nam Kinh và tả đô ngự sử với mệnh lệnh chỉ huy quân từ Quảng Tây, Quảng Đông, Giang Tây, và Hồ Quảng đến dẹp 70.000 quân của Lư Tô và Vương Thụ. Tin rằng ngồn gốc của cuộc nổi dậy ở Điền Châu là do việc thi hành chính sách dại dột "thay thế các viên chức bản địa bằng các quan chức dân sự thông thường" Vương Dương Minh quyết định xoa dịu quân nổi dậy bằng cách giải tán đội quân của mình và mời Lư Tô và Vương Thụ tới doanh trại tạm thời của mình để thương lượng. Để thể hiện ý muốn giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình, Vương Dương Minh đi tới doanh trại của quân nổi dậy một mình và yêu cầu sự đầu hàng từ họ, và cuộc biến loạn này chấm dứt mà không có thêm đổ máu. Vương Dương Minh sau đó tiếp tục tổ chức một chiến dịch lớn chống lại người Dao ở Liễu Châu (柳州). Để làm điều này Vương Dương Minh trả quân được điều động từ Hồ Quảng đến đánh Lư Tô và Vương Thụ về lại tỉnh cũ của họ, thay vào đó sử dụng 70.000 quân mà Lư Tô và Vương Thụ đã chuyển giao cho nhà Minh. Sử dụng hàng binh để tấn công những kẻ thù khác là một mưu mẹo quân sự lâu đời của người Trung Hoa. 15.000 phiến quân người Dao bị tàn sát trong chiến dịch này. Khi bờ biển đông nam Trung Hoa bị cướp biển Nhật Bản (Uy khấu 倭寇) hoành hành, triều đình nhà Minh chiêu mộ Sầm Ngõa Thị (岑瓦氏) và Lang Binh của cô từ Quảng Tây đến trấn áp cướp biển tại Giang Tô (Jiangsu) và Chiết Giang (Zhejiang). Sầm Ngõa Thị là con gái của Sầm Trương, một thủ lĩnh Thổ Ty tại Quy Thuận Châu (歸順州), và kết hôn với Sầm Mãnh. Ngõa Thị phát âm Hán là Oa xơ [wa: ʃɚ], vần với ha bơ [ha: bɚ], nghĩa là hoa trong phương ngữ Tai bản địa của bà, nhưng thường bị người Hán hiểu nhầm là gạch ngói. Sầm Ngõa Thị không chỉ là một lãnh đạo quân sự xuất sắc mà còn được biết đến vì kỹ năng sử dụng song kiếm bản rộng trong chiến trận. Quân Quảng Tây đóng vai trò chính trong việc đánh bại một tổ hợp hơn 4.000 cướp biển và tiêu giệt hơn 3.000 trong số này tại trận Vương Giang Kinh (王江涇) ngoại thành Thượng Hải (Shanghai) năm 1555. Nhờ kỹ thuật quân sự và chiến thuật độc nhất của mình, cô chiến thắng nhiều trận và được phong tước Nhị Phẩm Phu Nhân (二品夫人). Sầm Ngõa Thị Phu nhân đã để lại một bài thuốc trị thương độc đáo của người Tráng cho cư dân vùng Chiết Giang. Mộ của bà nằm ở Điền Châu, huyện Điền Dương, Quảng Tây ngày nay. Nhà Nguyễn Năm 1833, thủ lĩnh địa phương ở Bảo Lạc, Cao Bằng, là Nguyễn Văn Nha hay còn gọi là Nông Văn Vân (儂文云) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa này lan ra các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và gây ra cái chết của viên quan triều đình cao cấp Nguyễn Đình Trạc và lãnh binh Phạm Văn Lưu. Theo ghi chép, Nguyễn Văn Nha phát động cuộc khởi nghĩa của mình khi biết đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-35) mà khiến nhà Nguyễn phải bận rộn ở phía nam. Sau 3 năm chiến đấu, Nguyễn Văn Nha đã không thể tận dụng được những chiến thắng ban đầu của mình. Khi các viên quan địa phương nhà Thanh từ chối không cho ông trú ẩn năm 1835 trong một cuộc rút lui lên phía bắc, Văn Nha và các thuộc hạ tẩu tán đến Tuyên Quang nơi ông bị quân Nguyễn đánh bại; trận đánh kết thúc với cái chết của Văn Nha trong một đám cháy rừng do những kẻ tấn công ông gây ra. Hiện trạng kinh tế Trong nghiên cứu của mình, Diana Lary viết: "biên giới hiếm khi là các đường chia cắt tuyệt đối; sự hiện hữu của một biên giới không ngăn cản được sự tồn tại của một sự tương đồng về thái độ chính trị và xã hội ở cả hai bên biên giới." Lary tiếp tục với một quan sát có liên quan trực tiếp tới khu vực biên giới Việt-Trung: "các vùng biên giới thường cô lập và bị nghèo đói tác động mạnh; các cư dân ở đó bị tập trung lại với nhau tương phản với các cư dân giàu có hơn ở những vùng trung tâm thuộc cả hai tỉnh." Lary miêu tả mối quan hệ giữa các tỉnh Trung Quốc hiện đại là Quảng Đông và Quảng Tây; tuy nhiên, quan điểm này của bà áp dụng rất phù hợp với mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Tỉnh Cao Bằng Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc tiếp tục bị nghèo đói tác động ở mức độ lớn hơn so với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân tương ứng ở 2 nước này. Hơn nữa, không chỉ sự xóa nghèo đói mà còn sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở những vùng này sẽ không là ưu tiên của cả chính phủ Việt Nam lẫn Trung Quốc vào bất cứ thời điểm nào trong tương lai gần. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á 1995, Vùng Phát triển Phía Bắc Việt Nam dành cho tăng trưởng nhanh mở rộng về phía bắc chỉ từ cảng Hải Phòng dọc theo bờ biển đến Vịnh Hạ Long và trong nội địa qua vùng đồng bằng sông Hồng đến Hà Nội. Một Vùng Phát triển chậm chạp hơn với xa đến khu vực tây bắc, tới Lào Cai, nhưng vẫn tránh khu vực rìa phía bắc Cao Bằng, nơi những ngôi đền của Nông Trí Cao tọa lạc. Ở Quảng Tây, Khu Vực Phát triển Kỹ Nghệ và Kinh tế Nam Ninh gia nhập vào thành phố thủ phủ tỉnh, với các thành phố cảng Bắc Hải, Phòng Thành, Khâm Châu về phía đông và thành phố biên giới Bằng Tường về phía nam. Tương đối ít chú ý được tập trung vào khu vực tây nam Quảng Tây, nơi thị trấn Hạ Lôi (Xia Lei) tọa lạc. Chữ viết Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảng thế kỷ XVII) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian. Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu có mới được đi học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt . Năm 1924, tiếng Nùng lần đầu tiên được ghi theo hệ chữ Latinh nhờ linh mục người Pháp François M. Savina. Viện Ngôn Ngữ Học Mùa Hè (Summer Institute of Linguistics) trước năm 1975 cũng có một bộ chữ cho người Nùng Phản Slình sống ở miền nam Việt Nam. Ở miền bắc Việt Nam, có thêm phương án chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ quốc ngữ từ năm 1961. Thổ hóa Một bộ phận người Việt Nam gồm thầy đồ và quan lại di cư lên khu vực biên giới Việt-Trung sinh sống, sau vài thế hệ họ bị Thổ hóa và ngày nay được chính phủ Việt Nam phân loại là người Tày. Những người này thường sống ở tỉnh lị, huyện lị hoặc các ngôi làng/bản ven những trung tâm dân cư này. Họ thường sở hữu nhiều đất đai và tương đối giàu có hơn các cư dân Tai bản địa xung quanh. Một vài trong số nhiều dòng họ này gồm: họ Giáp, họ Thân, hiện nay cư trú ở vùng ải Chi Lăng (Lạng Sơn) vốn là họ Võ (ở Võ Giàng, Hà Bắc). Họ Nguyễn Công, Nguyễn Khắc ở vùng Thất Khê là những người quê ở Nghệ An được cử lên Lạng Sơn làm quan vào thời Trần Hiến Tông (1328-1341). Người Nùng tiêu biểu Nùng Tồn Phúc: lãnh tụ người Tráng nổi lên đòi tự trị giữa Đại Tống và Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Nùng Trí Cao: con của Nùng Tồn Phúc, cũng nổi dậy đòi tự trị giữa Đại Tống và Đại Việt thời Nhà Lý Tông Đản: tướng lãnh của Lý Thường Kiệt thời Nhà Lý, có công đánh quân Tống cùng Lý Thường Kiệt Kim Đồng: một trong năm người Đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam Hoàng Văn Vĩnh: luật sư giỏi xuất phát từ gia đình làm nông nhưng có truyền thống làm quan; ông nội là Hoàng Văn Tráng là chủ tịch tỉnh Cao Bằng từ năm 1975 đến năm 2000 Nông Viết Bính: Sinh năm 1954, mất năm 2019, là Đại tá, Tham mưu trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng. Hoàng Văn Hùng: con trưởng của Hoàng Văn Tráng, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, từ năm 1995 đến năm 2017 ông công tác tại đơn vị biên phòng huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng; nay đã về hưu Hoàng Văn Cường: con thứ của Hoàng Văn Tráng, ông từng giữ chức Chủ tịch UBND huyện Hoà An, Cao Bằng cho đến năm 2018. Thượng tướng Chu Văn Tấn: nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong 9 vị Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam Triệu Thị Hà: Hoa hậu Các Dân tộc Việt Nam 2011 Xem thêm Người Tráng Tiếng Nùng Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Người Nùng Việt Bắc: Lịch sử và con người-phần 1, phần 2 của Nguyễn Đức Hiệp Người Tráng thời nhà Tống Nung weddings tác giả: Janice E. Saul (1980), Notes from Indochina on ethnic minority cultures. Summer Institute of Linguistics Museum of Anthropology. Trang 195-199. Nung priests and spirits tác giả: Janice E. Saul và Kenneth J. Gregerson (1980), Notes from Indochina on ethnic minority cultures. Summer Institute of Linguistics Museum of Anthropology. Trang 201-214. Culture and folklore of the Nung Fan Slihng tác giả: Janice E. Saul (1976). Summer Institute of Linguistics. Tai-Kadai Các bản đồ miêu tả quá trình di cư của các ngữ hệ tại khu vực Nam Trung Hoa cổ tác giả: Andrew Hsiu (2015), The linguistic geography of southern China: language origins and dispersals. George van Driem (2013). East Asian Ethnolinguistic Phylogeography. Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 7, Issue 1, pp. 135–188. Ferlus, Michel (2006). Sur l’origine de quelques ethnonymes: tai/thai, li/hlai, yi, gelao, lao,... (Chine du Sud, Asie du Sud-Est). Les Vingt-septièmes Journées de Linguistique Asie Orientale CRLAO (EHESS-CNRS)—Paris, France. Ferlus, Michel (2009). Formation of Ethnonyms in Southeast Asia. 42nd International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics, Nov 2009, Chiang Mai, Thailand. Pain, Frédéric (2008). An Introduction to Thai Ethnonymy: Examples from Shan and Northern Thai. Journal of the American Oriental Society Vol. 128, No. 4 (Oct. - Dec., 2008), pp. 641–662. Austronesian Blust, Robert (2013). The Austronesian Languages . Revised Edition. Asia-Pacific Linguistics Open Access Monographs. Canberra: Asia-Pacific Linguistics. Blench, Roger (September 2016). Splitting up proto-Malayopolynesian; new models of dispersals from Taiwan. Diaspora Austronesia Symposium—Nusa Dua, Bali. Blench, Roger (2014). Suppose we are wrong about the Austronesian settlement of Taiwan?. Blust, Robert (2014). Some Recent Proposals Concerning the Classification of the Austronesian Languages. Oceanic Linguistics 53: 300-391. Urban, Matthias (2010). ‘Sun’ = ‘Eye of the Day’: A Linguistic Pattern of Southeast Asia and Oceania. Oceanic Linguistics, Volume 49, no. 2. Blust, Robert (2011). ‘Eye of the Day’: A Response to Urban (2010). Oceanic Linguistics, Volume 50, no. 2. Li H., B. Wen, S. Chen, et la., "Paternal genetic affinity between western Austronesians and Daic populations", BMC Evolutionary Biology, 8: 146 (2008). Nông/Nùng Trí Cao Anderson, James A. (2001). "Monumental Pride: Sino-Vietnamese Cross-border Commemorations of Nùng Trí Cao". in Thai-Yunnan Project Bulletin no.1, July 2001. Chữ Nôm Tráng (Choang/Zhuang) Holm, David (2006), "Some Variant Characters in a Traditional Zhuang Manuscript: A New Angle on the Chinese Script". Bulletin of the Museum of Far Eastern Antiquities 01/2006; 78:125-172. Bauer, Robert S. (2000), "The Chinese-based writing system of the Zhuang language". Cahiers de linguistique - Asie orientale / Année 2000 / Volume 29 / Numéro 2 / pp. 223–253. Holm, David (2013), "Mapping the Old Zhuang Character Script: A Vernacular Writing System from Southern China". BRILL. ISBN 978-90-04-22369-1. Vùng biên giới Việt-Trung qua lịch sử "China's Encounters on the South and Southwest: Reforging the Fiery Frontier Over Two Millennia". Anderson, James A. and Whitmore, John K. (2014). BRILL. ISBN 9004282483/9789004282483. "Chieftains into Ancestors: Imperial Expansion and Indigenous Society in Southwest China." David Faure; Ho Ts'ui-p'ing (2013). UBC Press. ISBN 0774823704/9780774823708. Cooke, Nola; Li, Tana; Anderson, James A. (2011). The Tongking Gulf Through History. University of Pennsylvania Press. ISBN 0812205022/9780812205022. Anderson, James A. (2013). "Creating a Border Between China and Vietnam". In Walcott, Susan M. and Corey Johnson (eds.) Eurasian Corridors of Interconnection: From the South China to the Caspian Sea. (New York: Routledge, 2013). ISBN 1135078750/9781135078751. Khu Vực Đông Nam Á trong Minh Thực Lục (明實錄) Khu Vực Đông Nam Á trong Minh Thực Lục. Một Nguồn Tài nguyên Truy Cập Mở. Các sắc tộc Thái
10780
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20S%C3%A1n%20D%C3%ACu
Người Sán Dìu
Người Sán Dìu (hoặc Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán quan cốc, San Déo Nhín, ; Hán Việt: Sơn Dao tộc) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống trên địa bàn miền trung du của một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh... Nguồn gốc Dân tộc Sán Dìu là một dân tộc ít người di cư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Việt Nam từ những năm 1600. Đây là thời kỳ nhà Minh trị vì ở Trung Quốc. Có thể do sự xua đuổi của người Hán, chính quyền quân sự nhà Minh nên người Sán Dìu bỏ chạy, di cư đến Việt Nam nhằm bảo toàn tính mạng, huyết thống. Ngôn ngữ Người Sán Dìu nói tiếng Sán Dìu (một phương ngữ tiếng Quảng Đông kết hợp nhiều yếu tố tiếng Xa) và sử dụng chữ Hán, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, tuy nhiên người Sán Dìu được chính phủ Việt Nam phân loại là dân tộc riêng chứ không thuộc nhóm người Hoa. Số lượng Người Sán Dìu có dân số là 183.004 người năm 2019, 146.821 người năm 2009, 126.237 người năm 1999. Địa bàn cư trú Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ở miền trung du các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương (tổng cộng khoảng 97%). Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 183.004 người, có mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên (56.477 người, chiếm 30,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Vĩnh Phúc (46.222 người, chiếm 25,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam), Bắc Giang (33.846 người), Quảng Ninh (20.669 người), Tuyên Quang (15.440 người), Hải Dương (1.830 người) Các đặc điểm cơ bản Tổ chức cộng đồng Người Sán Dìu ở thành từng chòm xóm nhỏ. Nhà cửa Nhà ở truyền thống của người Sán Dìu là nhà đất rất đơn giản. Ngày nay, người Sán Dìu đã làm nhà hiện đại và cầu kỳ hơn. Trang phục Phụ nữ Sán Dìu thường mặc váy và chiếc váy của người Sán Dìu là một trong những nét độc đáo mang tính riêng biệt của dân tộc. Váy màu đen, không khâu, gồm 2 hoặc 4 mảnh đính trên 1 cạp. Phụ nữ Sán Dìu thường quấn xà cạp bằng vải màu trắng hoặc màu nâu. Đồng bào hay đi dép quai ngang và guốc gộc. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ Sán Dìu cũng mặc quần, áo sơ mi và đi dép nhựa, giày da, giày vải như người Kinh. Trang sức của người Sán Dìu có vòng tay, vòng cổ, khuyên tai bạc. Cưới xin Người Sán Dìu có cách xem tuổi dựa theo thuyết ngũ hành. Nếu so tuổi thấy hợp, ông mối sẽ báo cho nhà gái biết việc xem lá số đã thành công bằng một lễ nhỏ gồm nải chuối, 10 lá trầu, 10 quả cau. Sau 10 ngày, nếu nhà gái không đồng ý sẽ đem lễ vật đến trả nhà trai, nếu đồng ý sẽ không có ý kiến gì. Từ đó, đôi trai gái có thể tự do đi lại tìm hiểu nhau. Đây cũng là thời gian để ông mối thông báo, hỏi ý kiến nhà gái về cuộc hôn nhân và báo cho nhà trai biết để chuẩn bị lễ ăn hỏi. Lễ cưới của người Sán Dìu thường diễn ra trong ba ngày. Trước ngày cưới từ 15 đến 20 ngày, chọn ngày tốt, nhà trai nhờ người chặt tre đan rọ lợn, lồng gà. Giáp ngày cưới (sênh ca chíu). Hai gia đình đã sinh thành hai cháu trưởng thành. Sự tìm hiểu của hai cháu đã thuận tình và được nhờ tổ ấm của gia đình, sự vun đắp của hai họ, hai gia đình đã chọn được ngày lành tháng tốt tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu... Đám cưới của người Sán Dìu không chỉ là sinh hoạt văn tinh thần, mà còn thể hiện tình cảm, đạo đức, lối sống, phép ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên... Kinh tế Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có phần nương, soi, bãi. Thêm vào đó còn có chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát v.v. Lên núi lấy măng, lấy giang ngâm bán hoặc ăn trong nhà. Ở nhà tự nuôi lợn, gà, vịt mổ thịt ăn cả gia đình, dòng họ. Từ lâu đời, người Sán Dìu đã sáng tạo ra chiếc xe quệt (không cần bánh lăn) dùng trâu kéo để làm phương tiện vận chuyển. Hình thức gánh trên vai hầu như chỉ dùng cho việc đi chợ. Ma chay Người Sán Dìu địa tang nhất táng thiên thu, khi người mất được chôn cất trong quan, ngoài quách; có cải táng hay bốc mộ chỉ khi phải di rời dành đất đó cho xây dựng công trình phúc lợi xã hội. Đến ngày Thanh Minh hàng năm thì tảo mộ. Lễ tảo mộ thường là cá và cơm nếp (các loại cá). Ngoài ra có thể là thịt lợn, gà luộc... Trong mỗi mộ phải có 1 bộ cờ dây (5 cờ) được làm từ giấy với đủ loại màu khác nhau. với những mộ của người là thầy cúng thì con hoặc cháu cắm thêm cờ tam giác. Quan niệm người Sán Dìu khi có người mất đi xem thầy, được giờ thì chôn ngay trong ngày dù là tối hay khuya, không đợi con cháu về đông đủ để xem mặt như 1 số nơi thuộc tín ngưỡng khác. Vừa tắt thở là người nhà, thầy sắp xếp đưa vào quan tài ngay. Quan tài có nắp đậy, không phải kính trong, con cháu về kịp vẫn có thể mở nắp quan tài vùng mặt người chết để xem mặt. Nguyên tắc không được để nước mắt rơi xuống mặt người mất. Nếu rơi xuống mặt thì người khóc kia khổ, kiểu hệ luỵ âm hồn người chết theo người này. Trong gia đình thầy xem tuổi các con, ai không hợp tuổi thì có những giờ tránh mặt. Ngay cả đưa quan tài ra mộ. Chỉ con trai, con gái ngồi ở bàn thờ, quan tài, hoặc đưa quan tài ra nghĩa địa, hạ huyệt. Con dâu đưa ra rồi về ngay không ở lại. Đặc biệt các con không được mang dép lúc đưa quan tài. Con cháu thì đeo khăn tang trắng, chắc thì đeo khăn đỏ. Thầy trong làng xem ngày để làm ma chay. Ngày ma chay đó 1 người con là phải mổ 1 con lợn hoặc trâu, bò làm ma chay. Làm lễ xong đầu heo để cho thầy cúng, cùng 1 số vật cúng khác ví dụ 1 con heo (80–90 kg trở lên), gà, bánh bén (làm bằng bột nếp, nhân vừng, đường), xôi,… tuỳ gia đình. Đặc biệt kị mặc trang phục đỏ, từ quần áo đến giày trong tang gia. Con cháu đang công việc đột xuất về, đang mặc trang phục đỏ cũng yêu cầu bỏ ra hoặc thay rồi tiếp tục vào tang lễ. Sau ma chay thì xem như người mất đã biết mình chết rồi, về với ông bà. Bàn thờ không thắp hương nữa. Mà đợi đến 100 ngày làm lễ. Giống giỗ. Trong 100 ngày này con cháu hạn chế ăn chơi, tiệc tùng, ăn mặc chưng diện. Văn hóa Thơ ca dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ (Soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể - chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi dân tộc được họ ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co. Trước đây trong các dịp lễ Tết, hội hè hoặc đi chơi xa, người đàn ông của dân tộc Sán Dìu thường mặc hai áo, áo trong màu trắng, áo ngoài màu đen. Đó là loại áo 5 thân, cổ áo cài khuy bên phải, áo dài quá gối, ống tay hẹp. Ngày nay trong dân tộc Sán Dìu, nam giới mặc quần áo giống hệt người Kinh với các kiểu quần Âu, áo sơ mi, đi giày da, dép nhựa... Những người Sán Dìu có danh tiếng Tham khảo Tiếng Việt "Dân tộc Hoa": trang 388-395 Tiếng Anh Chapter 13: Cross-Border Categories: Ethnic Chinese and the Sino-Vietnamese Border at Mong Cai Liên kết ngoài Quảng Đông Hoa kiều ở Châu Á
10781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20C%E1%BB%91ng
Người Cống
Người Cống (tên gọi khác Xắm Khống, Mông Nhé, Xá Xeng) là dân tộc thiểu số cư trú ở vùng bắc Lào, tây bắc Việt Nam và bắc Thái Lan. Tên dân tộc theo tiếng Thái-Lào là Phu Noi (;). Tổng số dân cỡ 40.000 người. Tại Việt Nam người Cống là một trong số 54 dân tộc được công nhận. Họ cư trú chủ yếu tại huyện Mường Tè và khu vực ven sông Đà tỉnh Lai Châu . Tiếng Cống là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng. Dân số và địa bàn cư trú Dân số người Cống tại Việt Nam năm 2019 là 2.729 người , năm 1999 là 1.676 người . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cống ở Việt Nam có 2.029 người, cư trú tại 13 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cống cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (1.134 người, chiếm 55,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), Điện Biên (871 người, chiếm 42,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), còn lại 24 người sinh sống ở một số tỉnh, thành khác. Ở Điện Biên, theo số liệu điều tra năm 2009, toàn tỉnh có 184 hộ với 923 nhân khẩu người Cống sinh sống tại các bản: Púng Bon, Huổi Moi thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên; Bản Lả Chà, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ; bản Nậm Kè, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé. Ở Lai Châu, người Cống sinh sống chủ yếu tại xã Nậm Khao, huyện Mường Tè. Ở Lào, họ sống ở tỉnh Phôngsali (xung quanh thị trấn Phôngsali), tỉnh Luangnamtha và tỉnh Houaphanh. Một số cũng sống ở tỉnh Luang Phrabang và tỉnh Viêng Chăn , phần còn lại của những người phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Lào. Đặc điểm kinh tế Người Cống sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, canh tác theo lối phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống. Gần đây, họ đã làm nương bằng cuốc và sử dụng trâu, bò làm sức kéo. Nhiều thức ăn của người Cống là tìm kiếm ở trong rừng, kiếm cá dưới suối chủ yếu bắt bằng tay hoặc bả thuốc độc lá cây. Phụ nữ Cống không biết nghề dệt, chỉ trồng bông đem đổi lấy vải. Song nam nữ đều đan lát giỏi, có nghề đan chiếu mây nhuộm đỏ. Tổ chức cộng đồng Mỗi họ của người Cống có một trưởng họ, có chung một kiêng cữ, có chung quy định về chỗ đặt bàn thờ tổ tiên và cách cúng bái. Trong từng gia đình, người chồng, người cha giữ vai trò đứng đầu, khi người cha chết thì con trai cả thay thế. Hôn nhân gia đình Trước kia chỉ trai gái người Cống mới lấy nhau, nay đã có một số dâu rể là người Thái, Hà Nhì... Theo phong tục Cống, người cùng họ phải cách nhau bảy đời mới được lấy nhau. Việc cưới xin do nhà trai chủ động. Sau lễ dạm hỏi, chàng trai bắt đầu ở rể vài năm, còn cô gái bắt đầu búi tóc ngược lên đỉnh đầu, đó là dấu hiệu đã có chồng. Thường họ sinh vài đứa con mới cưới. Nhà trai phải có bạc trắng làm lễ cưới nộp cho nhà gái, còn nhà gái phải cho của hồi môn để cô dâu đem về nhà chồng. Ít ngày sau lễ đón dâu, đôi vợ chồng mới đến nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt. Văn hóa Nền văn nghệ dân gian Cống khá phong phú. Với các làn điệu dân ca sâu lắng người ta hát vào dịp lễ hội vui chung. Nhà cửa Người Cống thường ở nhà sàn, nhà nào cũng ngăn ra thành 3-4 gian, gian giữa là nơi tiếp khách, chỉ có một cửa ra vào ở đầu hồi và một cửa sổ ở gian giữa. Trang phục Chủ yếu biểu hiện qua trang phục nữ. Ống tay áo trang trí giống người Hà Nhì. Cổ trong giống cư dân Việt Mường, cúc giống phong cách Môn-Khmer. Váy đen, khăn đen không trang trí. Người Cống Việt Nam có danh tiếng Tham khảo Nhóm sắc tộc ở Lào
10782
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20H%C3%A0%20Nh%C3%AC
Người Hà Nhì
Người Hà Nhì (tên tự gọi: Haqniq, tiếng Hán: 哈尼族 Hāní zú, Cáp Nê tộc, chữ nôm:𠊛何贰), tên gọi khác: Ha Ni, U Ní, Xá U Ní là một dân tộc sống ở Đông Nam Á và lân cận bên Trung Quốc. Người Hà Nhì nói tiếng Hà Nhì, ngôn ngữ thuộc nhóm Lô Lô, trong ngữ tộc Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng. Tại Việt Nam người Hà Nhì là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, theo Điều tra dân số năm 2019 có 25.539 người . Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa người Hà Nhì là một trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức. Tại Lào, theo số liệu năm 1985, có 727 người Hà Nhì cư trú. Số dân này chủ yếu là di dân trong thời kì hoạt động của tướng Vàng Pao. Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Ở Việt Nam có khoảng 17.500 người Hà Nhì (1999) cư trú ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai, giáp với Trung Quốc, gồm 3 nhóm địa phương: Cồ Chồ, Là Mi và Hà Nhì Đen. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có dân số 21.725 người, cư trú tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố . Người Hà Nhì cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (13.752 người, chiếm 63,3% tổng số người Hà Nhì tại Việt Nam), Lào Cai (4.026 người), Điện Biên (3.786 người). Tại Mường Tè (Lai Châu), căn cứ vào sự khác nhau về y phục, về phương ngữ hay phong tục tập quán, người Hà Nhì tự chia thành hai nhóm: Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí (gọi chung là Hà Nhì Hoa). Trong đó, nhóm Hà Nhì Cồ Chồ cư trú tập trung ở các bản Xi Né (xã Mù Cả), A Mé (xã Tà Tổng), Nậm Hạ (xã Kan Hồ), Chang Pa Chải (xã Hua Bum). Nhóm Hà Nhì La Mí cư trú tập trung ở các xã Ka Lăng, Thu Lũm và các bản Mù Cả, Ma Ký, Gò Cứ (xã Mù Cả), Nậm Lọ (xã Kan Hồ). Người Hà Nhì Đen tập trung ở Y Tý, Lào Cai. Tại Trung Quốc Ở Trung Quốc, khoảng 97% trong tổng số hơn 574.800 người Hà Nhì sống ở tỉnh huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, rải rác quanh dãy núi Ai Lao Sơn (哀牢山), nằm giữa các sông Lan Thương Giang (Mekong) và Nguyên Giang (元江 hay Hồng Hà 红河, tiếng Hà Nhì: Lalsa baqma). Tại đây có huyện tự trị dân tộc Hà Ni, dân tộc Di, dân tộc Thái Nguyên Giang (Yuánjiāng Hānízú Yízú Dǎizú zìzhìxiàn 元江哈尼族彝族傣族自治县) với huyện lị là Nguyên Giang. Nguồn gốc Người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ, tộc người Khương, đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ ba. Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước. Ngôn ngữ Tiếng Hà Nhì thuộc nhánh ngôn ngữ Di (Yi) tức nhóm Lô Lô, trong ngữ tộc Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng. Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ đây họ sử dụng chữ cái La-tinh làm chữ viết. Tùy vào đặc điểm phân bố dân cư ở các vùng khác nhau, ngôn ngữ Hà Nhì cũng có sự thích nghi, mỗi vùng có đặc trưng ngôn ngữ riêng. Đặc điểm kinh tế Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà... Chăn nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải cũng rất phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc Nhìn chung người Hà Nhì ở Việt nam dù ở Miền núi hẻo lánh nhưng trình độ phát triển về nhận thức, học vấn hơn các dân tộc khác. Tổ chức cộng đồng Người Hà Nhì hiện nay đã định cư, mỗi bản có khi đông tới 60 hộ. Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi. Dịp tết hàng năm có tục cả dòng họ tụ tập lại nghe người già kể tộc phả của mình, có dòng họ nhớ được về xưa tới 40 đời. Tên của người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha, hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm. Văn hóa Người Hà Nhì có nhiều lễ hội trong năm. Ngoài lễ chính là Tết Nguyên đán và Tết thiếu nhi thì còn có lễ Khu Già Già (tháng 6), lễ Ga Tho Tho (tháng 11). Ngoài ra có thêm một số lễ cúng nhỏ như: ăn lúa mới (tháng 8), ăn nếp mới (tháng 9)... Người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài. Nam nữ thanh niên có điệu múa riêng, đều theo nhịp tấu, nhạc cụ gõ. Trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Các thiếu nữ thích thổi am-ba, mét-du, tuy-húy (huýt sáo) hay nát-xi vào ban đêm. Con trai gảy đàn La Khư. Ngày lễ hội còn có trống, thanh la, chập cheng góp vui. Người Hà Nhì có nhiều loại bài hát: các bà mẹ hát ru, thanh niên nam nữ hát đối... Có hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quý, hát trong ngày tết... Bài hát đám cưới của người Hà Nhì ở Mường Tè, Lai Châu, Việt Nam dài tới 400 câu. Phong tục, tín ngưỡng Đón Tết Ngày tết truyền thống của người Hà Nhì được gọi là Hồ Sự Chà. Người Hà Nhì ở Mường Tè thường chọn 3 ngày trong tháng con chuột (Hu - Pa - La), khi ấy mùa màng đã thu hoạch xong, tức là khoảng thời gian vào tháng 11 dương lịch để ăn tết. Tết bắt đầu vào ngày rồng, không kể đầu tháng hay cuối tháng, tùy từng bản tổ chức sớm hay muộn. Loại bánh không thể thiếu trong ngày tết Hồ Sự Chà là bánh dầy. Trước tết họ thường sửa sang nhà cửa, chuẩn bị gạo, rượu, đồ ăn. Lợn chuẩn bị nuôi từ đầu năm để tết đến thì mổ. Vào tối ngày 30, người Hà Nhì thắp hương khấn thần bếp, sau đó thắp hương ở tất cả các cửa, ngay cả chuồng trâu, chuồng lợn cũng phải cắm hương. Sau khi cúng xong thần bếp, đồ lễ một phần nhỏ sẽ được bỏ ra bát cho chó ăn trước rồi sau đó người mới được ăn. (Vì tương truyền chó có mang mấy hạt thóc đã cứu người Hà Nhì thoát chết đói sau một trận lũ lớn. Chính vì vậy mà từ đó đến nay người Hà Nhì luôn truyền miệng sự tích này và dặn con cháu phải xem con chó là vật cứu tinh trong đời sống vật chất lẫn tinh thần). Ngoài ra người Hà Nhì còn kiêng không ăn thịt ngựa vì họ quan niệm con ngựa là bạn đã giúp họ thồ chở hàng và ngày tết ngựa cũng sẽ được ăn cháo và đồ ăn ngon. Tết thiếu nhi Kết thúc Tết Nguyên Đán khoảng 2 tuần, người Hà Nhì lại chọn ngày để đón Tết thiếu nhi. Tết thiếu nhi sẽ tổ chức giữa tháng giêng hoặc cuối tháng giêng dựa vào cách tính của người Hà Nhì. Trong Tết thiếu nhi, trẻ em được vui chơi, mặc quần áo mới. Người già mừng tuổi cho con cháu bằng trứng luộc đã nhuộm màu. Trẻ nhỏ ở những bản khác đến chơi cũng sẽ được tặng trứng. Sau Tết thiếu nhi, cứ 12 ngày mỗi gia đình sẽ cúng một lần, cúng hết 3 lần sẽ kết thúc... Lễ Gạ ma thú Hôn nhân gia đình Trai gái Hà Nhì được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Dịp tết trai gái thường hẹn hò nhau lên những khu vực có ánh nắng mặt trời để nhảy dây, hát giao duyên. Nếu ngủ thử mà thấy hợp nhau thì nhà trai sẽ mang gạo, thịt lợn, gà sang để hỏi nhà gái xin con về làm dâu. Mỗi cặp vợ chồng, phải trải qua hai lần cưới. Ngay sau lần cưới trước, họ đã thành vợ chồng. Cũng ở Lai Châu, có nơi lại ở rể. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và thường là khi đã có con. Tục lệ ma chay Phong tục ma chay của các vùng không hoàn toàn giống nhau, nhưng có một số điểm chung: khi trong nhà có người chết, phải dỡ bỏ tấm liếp (hay rút một vài nan) của buồng người đó, phá bàn thờ tổ tiên, làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt mới chôn. Người Hà Nhì không có nghĩa địa chung của bản, kiêng lấp đất lẫn cỏ tươi xuống huyệt, không rào dậu hay dựng nhà mồ, chỉ xếp đá quanh chân mộ... Nhà cửa Qua việc so sánh đối chiếu những tài liệu về nhà cửa của cá dân tộc này thì thấy rằng chỉ có nhà của người Hà Nhì là có những đặc trưng rõ rệt hơn. Tính thống nhất của các đặc trưng này còn được thể hiện trên những địa bàn khác nhau. Nhà ở cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. Tường trình rất dày. Nhà không có cửa sổ, cửa ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên. Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian. Có hiên rộng ở mặt trước nhà. Trong nhà chia theo chiều dọc: nữa nhà phía sau là các phòng nhỏ. Nửa nhà phía trước để trồng, một góc nhà có giường dành cho khách, ở đây còn có bếp phụ. Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma - có nghĩa là "thần bếp", hay còn gọi là "chủ bếp". Hòn đá thần thường cao khoảng 40 cm, rộng hơn 20 cm, được chôn sâu trong bếp cạnh nơi nấu nướng đồ ăn. Hòn đá mang về thờ phải được đào dưới đất lên, nơi nào con người chưa giẫm đạp hay đốt lửa thì mới lấy. Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày Tết sẽ bị bắt tội. Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp. Nếu trong trường hợp phải chuyển đi nơi khác, phải làm lễ mang hòn đá đi. Cũng có trường hợp hiên được che kín như là một hành lang hẹp thì cửa mở ở chính giữa. Những trường hợp như thế này thuộc về gian chính giữa hoặc thêm một gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40 cm để dành cho khách, ở đây cũng có bếp phụ. Trang phục Phong cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, và có phần không điển hình ở phong cách trang trí. Váy đen, chỉ có mũ, khăn hai ống tay và nẹp áo phụ nữ có trang trí. Trang trí ở ống tay giống phong cách Lô Lô và Hmông Người Hà Nhì Việt Nam có danh tiếng Tham khảo Liên kết ngoài Người Vân Nam Nhóm sắc tộc ở Lào Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận
10783
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20La%20H%E1%BB%A7
Người La Hủ
Người La Hủ, còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, người Khổ Thông (); trong đó La Hủ hay Lạp Hỗ tộc () hay Kawzhawd là những tên tự gọi. Người La Hủ sinh sống tại Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Lào. Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Dân tộc La Hủ là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam . Ở Việt Nam có khoảng 6.874 người La Hủ (1999) sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), gồm 3 nhóm địa phương: La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ đen) và La Hủ Phung (La Hủ trắng). Tập trung chủ yếu ở ba xã là Tá Bạ, Pa Ủ và Pa Vệ Sủ. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Hủ ở Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số người La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47% tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người. Tại Trung Quốc Người La Hủ cũng là một trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận của Trung Quốc với tên gọi là Lạp Hỗ hay người Khổ Thông. Ở Trung Quốc người La Hủ sống ở tỉnh Vân Nam với hơn 410.000 người. Tại các quốc gia khác Ngoài ra, họ còn sinh sống ở Mỹ, Thái Lan, Myanmar và Lào. Có khoảng 25.000 người La Hủ ở Thái Lan và họ là một trong số 6 bộ tộc miền núi chủ yếu của nước này. Ở Lào, theo số liệu năm 1985, có 15.618 người La Hủ sinh sống. Một số người La Hủ đã sang Mỹ sinh sống. Họ tập trung phần lớn tại Visalia, California, nhưng cũng có những người La Hủ tại Mỹ khác sống ở Minnesota, Utah, North Carolina và Texas. Ngôn ngữ Tiếng La Hủ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến của hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Tiếng La Hủ gần gũi với ngôn ngữ của người Lô Lô (người Di). Hiện nay chữ viết của tiếng La Hủ sử dụng bộ chữ cái Latinh. Đặc điểm kinh tế Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia...v.v. bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn. Văn hóa Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (chuột, trâu, thỏ, rồng, hổ, ngựa, cừu, gà, chó, khỉ, lợn, sóc,). Phong tục, tín ngưỡng Hôn nhân gia đình Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình. Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé. Tục lệ ma chay Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào bảo vệ. Nhà cửa Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay họ đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình. Trang phục Trang phục truyền thống của dân tộc Lahu là màu đen, và màu chủ đạo của quần áo nam và nữ là màu đen. Nam giới thường mặc áo cặp, quần vải đen, đội mũ vải đen hoặc khăn trùm đầu màu đen. Phụ nữ mặc áo choàng vải đen hở trước và xẻ tà, cổ tay và vạt áo trang trí bằng xu bạc, khâu bằng nhiều loại ren. Tham khảo Liên kết ngoài Các dân tộc Việt Nam Nhóm sắc tộc ở Myanmar Nhóm sắc tộc ở Thái Lan Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận
10784
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20L%C3%B4%20L%C3%B4
Người Lô Lô
Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc (), Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, người Yi trong nhiều văn liệu quốc tế, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc - bắc bán đảo Đông Dương. Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam với số dân 4.827 người theo Điều tra dân số 2019. Người Lô Lô cũng là một trong số các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Tên gọi Lô Lô (Lolo) ở Trung Quốc có khi được coi là mang sắc thái không hay, nhưng lại là tên tự gọi ở Việt Nam và Thái Lan. Dân số và địa bàn cư trú Nguồn sống chủ yếu của người Lô Lô là trồng ngô hoặc lúa nương. Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Ở Trung Quốc, với số dân 7.762.286 người, người Di (tên tự gọi theo phiên tự: Nuosu) là dân tộc đông thứ 7 trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức của Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Người Lô Lô Tại Việt Nam Ở Việt Nam, năm 1999 có 3.307 người Lô Lô, cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai). Người Lô Lô tại Việt Nam nói tiếng Mantsi (là một ngôn ngữ Lô Lô-Miến thuộc nhóm Mondzi), có nét văn hóa đặc trưng riêng biệt với nhóm Di/Lô Lô tại Trung Quốc. Người Lô Lô phân thành các nhóm như Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc, Đồng Văn. Lô Lô Đỏ, Lô Lô Trắng ở Mèo Vạc, Yên Minh. Riêng nhóm Lô Lô Đen tập trung ở Bảo Lạc, Cao Bằng. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lô Lô ở Việt Nam có dân số 4.541 người, cư trú tại 30 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Lô Lô cư trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng (2.373 người, chiếm 52,3% tổng số người Lô Lô tại Việt Nam), Hà Giang (1.426 người), Lai Châu (617 người). Ngôn ngữ Người Lô Lô nói tiếng Lô Lô (hay tiếng Di), là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng. Tiếng Lô Lô có chữ viết riêng theo vần (âm tiết). Chữ viết của người Lô Lô trước kia là chữ tượng hình, nhưng hiện nay ít khi sử dụng; một số bài hát dân ca Lô Lô hay chương trình dạy tiếng Lô Lô trên truyền hình ở Trung Quốc đều chứa cả phụ đề tiếng Trung. Theo Ethnologue, nhóm các ngôn ngữ Di tại Trung Quốc bao gồm 29 ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với nhau. Khoảng thế kỷ 14, người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140 bộ thủ. Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi trên các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số gia đình còn giữ lại được một vài mảnh có ghi lại loại chữ đó mà ít ai đọc được. Lịch sử Truyền thuyết nói rằng người Di bắt nguồn từ tộc người Khương cổ (古羌) ở miền Tây Trung Quốc. Người Khương cổ được coi là thủy tổ của các dân tộc Tạng, Nạp Tây và Khương (羌 Qiang) ở Trung Quốc ngày nay. Người Di đã di cư từ vùng đông nam Tây Tạng qua Tứ Xuyên xuống Vân Nam, là nơi ngày nay họ tập trung đông nhất. Người Lô Lô còn có tên là Di có lẽ là do họ sống ở nam Trung Quốc. Hôn nhân gia đình Hôn nhân theo tục Lô Lô là hôn nhân một vợ một chồng, cư trú nhà chồng. Phong tục cưới xin của người Lô Lô mang nặng tính gả bán với việc thách cưới cao (bạc trắng, rượu, thịt...). Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên chồng. Con trai cô có thể lấy con gái cậu song không được ngược lại. Văn hóa Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ... Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật. Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ là người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa. Họ là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thủy. Theo huyền thoại thì ngày xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thủy tổ của loài người tái sinh. Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống. Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên. Nhiều người Di ở tây bắc Vân Nam còn giữ một hình thức phức tạp của chế độ nô lệ. Người Di trắng và một vài nhóm tộc khác còn bị giữ làm nô lệ. Những nô lệ "đẳng cấp cao" thì được phép canh tác trên ruộng đất của họ, lại có nô lệ của mình và dần dần có thể "mua" tự do cho mình. Tín ngưỡng Người Lô Lô thờ tổ tiên là chính. Họ theo tín ngưỡng coi mọi vật đều có linh hồn. Đứng đầu dòng họ là Thầu chú (Bimaw). Ông này phụ trách việc cúng bái và duy trì tục lệ của dòng họ. Họ vẫn còn giữ được một vài văn bản tôn giáo cổ viết bằng một thứ chữ tượng hình của họ. Tôn giáo của họ cũng mang nhiều yếu tố của Đạo giáo và Phật giáo. Tang ma có nhiều lễ thức độc đáo như hoá trang, nhảy múa, đánh lộn... Dấu vết của tục săn đầu còn thể hiện khá rõ ở hiện tượng một người luôn đeo chiếc túi vải có đựng khúc gỗ hay quả bầu có vẽ mặt người trong tang lễ. Cộng đồng, nhà cửa Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Người Lô Lô thường lập làng ở lưng chừng núi, nhưng gần nguồn nước. Nhà cửa ở khá tập trung, mỗi làng từ 20 đến 25 nóc nhà. Người Lô Lô có ba loại nhà khác nhau: nhà đất, nhà sàn nửa đất và nhà sàn. Trang phục Phong phú về chủng loại, kỹ thuật tạo dáng áo và độc đáo về phong cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào. Có nhiều nhóm địa phương. Trang phục nam Nam giới Lô Lô thường mặc áo xẻ nách năm thân dài tới gối, màu chàm. Quần cũng là loại xẻ dùng màu chàm. Trong đám tang mặc áo dài xẻ nách, trang trí hoa văn sặc sỡ theo từng chi và dòng họ. Trang phục nữ Phụ nữ Lô Lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra còn có loại mũ khăn trang trí hoa văn theo lối ghép vải - một phong cách mỹ thuật khá điển hình của cư dân Tạng - Miến (mà Lô Lô là tộc biểu hiện khá tập trung và điển hình). Các nhóm Lô Lô ăn mặc khác nhau. Xưa người Lô Lô phổ biến loại áo dài cổ vuông, tay dài, chui đầu (vùng Bảo Lạc, Cao Bằng), hoặc loại áo ngắn thân cổ vuông, ống tay áo nối vào thân, có thể tháo ra. Cạnh đó còn có loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, cổ cao, tròn cài cúc. Nhóm Lô Lô trắng có áo dài lửng ống tay rộng, xẻ nách cao, theo kiểu đuôi tôm, cổ áo gấu áo trước và sau được trang trí hoa văn trên nền sáng; hoặc còn có loại tương tự màu chàm nhưng ít trang trí hoa văn. Váy là loại kín (hình ống). Cạp váy chỉ dùng để dắt váy, dưới cạp được chiết ly, thân váy được thêu, ghép hoa sặc sỡ. Bên ngoài còn có tấm choàng váy, hai mép và phía dưới được trang trí hoa văn. Có nhóm mặc quần, đi giày vải. Tham khảo Liên kết ngoài Dân tộc Lô Lô trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam . Nhóm sắc tộc ở Thái Lan Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận . . .
10785
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Si%20La
Người Si La
Người Si La, còn gọi là Cú Dé Xử, Khà Pé, là một dân tộc cư trú ở bắc Lào và bắc Việt Nam. Tại Việt Nam người Si La được công nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, có số dân theo Điều tra dân số năm 2019 là 909 người. Người Si La nói tiếng Si La, là một ngôn ngữ của thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng. Dân số và địa bàn cư trú Sắc tộc Si La hiện có khoảng 709 người sống chủ yếu tại tỉnh Lai Châu (530 người, khoảng 75%), thuộc miền bắc Việt Nam. Đa số những người này sống tại hai bản Seo Hay, Sì Thâu Chải thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, có khoảng 1.800 người Si La sống tại Lào. Sau khi bản Sì Thâu Chải di dời do công trình thủy điện Lai Châu, người Si La tại đây đã di cư đến bản Nậm Sin thuộc Mường Nhé. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Si La ở Việt Nam có dân số 709 người, có mặt tại 17 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Si La cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (530 người, chiếm 74,75% tổng số người Si La tại Việt Nam), Điện Biên (148 người, chiếm 20,87% tổng số người Si La tại Việt Nam), các tỉnh khác mỗi tỉnh có không quá 10 người. Ngôn ngữ Người Si La nói tiếng Si La, là một ngôn ngữ của thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng. Tiếng Si La có quan hệ gần gũi với tiếng Hà Nhì. Sinh hoạt Người Si La sống bằng nghề trồng lúa, làm nương ngô. Họ vỡ đất ở sườn núi và bìa rừng để trồng trọt. Khoảng vài thập niên gần đây, người Si La học trồng thêm lúa nước. Mặc dầu nông nghiệp đóng vai trò chính nhưng săn bắn và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhìn chung, mức sống của người Si La còn thấp. Tình trạng thiếu ăn khá phổ biến. Bệnh thường gặp là bướu cổ và sốt rét. Do tử suất cao nên tổng dân số thấp. Phong tục Cộng đồng Người Si La có nhiều dòng họ. Quan hệ họ hàng rất khắng khít. Trưởng tộc của một chi họ là người đàn ông cao tuổi nhất. Người này giữ vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức các sinh hoạt chung cho họ mình. Ngoài trưởng tộc, người Si La có thầy mo. Hôn nhân Lễ cưới của người Si La Người Si La thực hiện hôn nhân một vợ một chồng và ngoại hôn dòng họ. Con cô con cậu được phép kết hôn, nhưng phải cách ba đời. Luật tục chấp nhận hôn nhân giữa con dì con già, nhưng không cho phép "hôn nhân nối dây", không chấp nhận ly hôn, nhưng cho phép tái hôn đối với những người góa bụa. Người Si La có hai hình thức cư trú sau khi kết hôn. Thông thường, sau lễ cưới, nàng dâu cư trú tại nhà chồng. Nhưng cùng có trường hợp ở rể (thường diễn ra đối với rể út). Thời gian ở rể có thể từ 1 - 2 năm đến 7 - 8 năm nhưng không ở rể đời. Trường hợp nhà gái không có con trai thì chàng rể sau khi hết hạn ở rể vẫn tách hộ ở riêng, làm nhà sát nhà bố mẹ vợ để tiện trông nom chăm sóc. Mùa cưới của người Si La cũng giống như nhiều tộc người khác, thường được tổ chức vào tháng 11, 12 âm lịch, đây là thời điểm nông nhàn, cũng là thời điểm sửa sang nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới và dựng vợ, gả chồng cho con cái. Theo phong tục của người Si La, trai, gái từ 14 - 15 tuổi trở lên đã được coi là người lớn và bắt đầu quá trình tìm hiểu, xây dựng gia đình. Về lễ cưới, trước ngày cưới, gia đình nhà trai làm cơm mời ông mối là người già có uy tín trong bản về giúp đỡ gia đình. Trong lễ dạm hỏi (Nó tè dẹ), ông mối là người thay mặt cho gia đình nhà trai đến thưa chuyện, bàn bạc các công việc liên quan đến đám cưới với họ nhà gái như: ngày đẹp để tổ chức lễ cưới, giờ đẹp để đón dâu, những lễ vật mà nhà gái yêu cầu nhà trai đáp ứng. Lễ cưới được diễn ra trong hai ngày, ngày thứ nhất như đã hẹn trước, chị hoặc em gái của chú rể sẽ đến nhà cô gái thật sớm ngỏ lời xin dâu. Ngày hôm sau, ngay từ sáng sớm, nhà chú rể đã nhộn nhịp người đến. Ông mối cũng có mặt giúp gia đình chú rể chuẩn bị lễ vật, thực hiện các nghi lễ theo phong tục truyền thống của dân tộc mình. Đồ lễ chuẩn bị cho lễ cưới gồm 1 con gà, 2 bát gạo nếp, 2 quả trứng, 1 chai rượu, 1 bát nước, 1 cái cân tiểu li, 1 chiếc vòng cổ và 5 đồng bạc. Đến giờ đẹp đã định trước, từ sáng sớm (trước khi gà gáy), chị hoặc em gái của chú rể sẽ sang nhà gái xin dâu và được mẹ hoặc chị dâu của cô gái dắt tay cô gái ra cửa, trao cho các cô gái của gia đình nhà trai. Sau đó, em gái hoặc chị gái chú rể cùng bạn bè của cô dâu đến đưa cô dâu đi từ biệt xóm làng. Từ biệt xong, đoàn đưa cô dâu vào rừng để làm lễ nhập họ nhà trai. Sáng tinh mơ, từ rừng trở về, mọi người đi thành hàng ngang, cô dâu đi giữa đến cửa nhà trai thì dừng lại. Lúc này, thầy cúng bảo chú rể và mẹ chú rể chuẩn bị lễ cúng gồm 1 con gà nướng, 1 quả trứng luộc, 1 gói xôi, 1 bát nước lã, 1 cái thìa để báo cáo với tổ tiên. Ông thầy cúng nói: "Hỡi tổ tiên, hôm nay ngày lành tháng tốt, gia đình ta chính thức nhận thêm một thành viên mới, từ nay sẽ là dâu của nhà mình, mong tổ tiên phù hộ và chứng giám". Khi về đến nhà trai, cô dâu và mọi người trong đoàn phải ngồi ngoài hiên chờ mẹ chồng lấy trang phục mới để cô dâu thay. Lúc này, trưởng tộc ngồi cạnh bếp thiêng ở trong nhà sẽ làm lễ báo tổ tiên, thông báo là gia đình sẽ có thêm thành viên mới. Sau đó, mẹ chú rể mang 1 vòng cổ, 1 vòng tay và 1 bộ váy áo mới ra cho cô dâu. Mẹ chú rể đeo vòng tay, vòng cổ cho cô dâu. Những người phụ nữ quay lại xung quanh cô dâu, che cho cô dâu mặc bộ áo mới, quấn tóc và đội khăn lên đầu cho cô dâu ngay trước cửa nhà. Sau khi cúng xong, trưởng tộc trao trứng gà luộc và xôi cho chú rể để thực hiện các thủ tục, nghi thức trước sự chứng kiến của tổ tiên và mọi người trong gia tộc. Chú rể từ trong nhà bước ra, tay cầm xôi, tay cầm trứng, hai tay bắt chéo nhau chạm vào tay cô dâu. Cô dâu đứng ở ngoài cửa cũng bắt chéo hai tay trong lúc nhận. Lúc này, đôi vợ chồng trẻ phải cùng ăn hết xôi và trứng ngay tại cửa trước sự chứng kiến của tổ tiên và mọi người trong họ. Nghi thức này thể hiện sự chung thủy trong tình yêu của đôi vợ chồng trẻ trước sự chứng kiến của mọi người. Trong nhà, mọi người tham dự lễ cưới ngồi xung quanh mâm, thầy cúng xé thịt gà cho cô dâu ăn và nói: "Bây giờ mày đã chính thức làm dâu nhà họ này, kể từ nay mày phải nghe theo…", rồi thầy cúng quay sang nói với mọi người: "Thủ tục đã xong, hai đứa đã chính thức là vợ chồng, chúng ta hãy cùng nhau ăn uống và nhảy múa". Thầy cúng vừa dứt lời, tất cả những người có mặt trong lễ cưới liền kéo tay cô dâu, chú rể ra khoảng sân rộng trước cửa nhà, cùng nhau hát và nhảy múa. Đối với người Si La, trong đám cưới không thể thiếu những bài hát chúc phúc và cả những điệu múa vui nhộn, điều này làm cho đám cưới không chỉ mang ý nghĩa mừng vui cho hai gia đình, cho đôi vợ chồng trẻ, mà còn thực sự là một nét sinh hoạt văn hóa mang tính chất cộng đồng. Những điệu múa đặc sắc và mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người Si La. Tập quán sinh đẻ của người Si La Trước khi đẻ, phụ nữ Si La phải kiêng khem nhiều thứ, chủ yếu là kiêng ăn uống, phụ nữ sinh con ở trong nhà và đẻ ngồi. Nhau thai được đựng trong ống nứa, phủ một lớp tro bếp lên trên, đựng ở góc bếp cho đến ngày đặt tên. Hai ba ngày sau khi sinh, người ta đặt tên cho đứa trẻ. Bố mẹ thường mời người già trong bản tới đặt tên cho con để mong con cái được sống lâu, sống thọ giống như họ. Sau khi đặt tên, bà già lấy lá chuối bịt ống đựng rau lại, nếu con trai buộc chín lạt, nếu con gái thì 7 lạt. Ba ngày sau khi đặt tên phải cúng hồn cho trẻ nhỏ. Đồng bào có cách đặt tên riêng, nam giới có tên đệm là "Chà", nữ giới có tên đệm là "Có". Khi xưng danh, người ta quen gọi liền cả tên đệm lẫn tên chính như : Chà Xóa, Chà Thái, Có Ché, Có Dớ Tang ma của người Si La Người Si La coi trọng việc tắm rửa sạch sẽ cho người đã khuất, trước khi đưa họ về thế giới bên kia đoàn tụ với tổ tiên, họ dùng một loại cỏ xua đi những gì xấu xa ở cõi trần. "Rửa chân tay không phải lấy khăn rửa đâu, có một loại cỏ thường dùng gọi là a hé. Rửa qua đi, có lý là rửa những tật xấu ở dưới này, để không mang tật xấu vào thế giới kia, con cái cũng được yên ổn". Sau khi khâm liệm xong, gia đình làm thịt lợn để cúng hồn ma cho người chết và xin phép làm nhà mồ, chỉ khi nào làm xong nhà mồ người ta mới đào huyệt bên trong. Huyệt bao giờ cũng đặt ở phía dưới bản và không quá xa bản. Đồng bào không có khái niệm về một nghĩa địa chung, nhưng có những quy định liên quan đến đất chôn. Nghĩa địa hay mồ mả đều được gọi chung là á cạ. Người Si La để mộ của những người cùng họ gần nhau và kiêng đặt mộ ở xen giữa mộ của những người khác họ. Nghi thức chọn đất cũng khá đơn giản, người ta chỉ mang theo một cục than và một cái cuốc. Chọn được đất ưng ý thì cuốc một nhát rồi để cuốc và cục than lại, coi như mảnh đất đã được chọn. Sáng hôm sau, bà con trong bản bắt đầu giúp làm nhà táng trên đất đã được chọn. Huyệt được đào bên trong nhà táng. Quan tài được làm bằng cây gỗ bổ đôi khoét rỗng. Người Si La không có tục cải táng hay tảo mộ, trong vòng 3 năm đầu sau khi chôn, con cái thường xuyên đi thăm mộ cha mẹ. Xưa kia, người Si La thường để người chết trong nhà từ 3 - 5 ngày, nhưng nay theo nếp sống mới họ không để quá 24 giờ.::Nhuộm răng Người Si La có phong tục đàn ông nhuộm răng đỏ, đàn bà nhuộm răng vàng. Tuy nhiên, hiện nay đa số người Si La không nhuộm răng. Kiêng cữ Người Si La rất coi trọng thờ cúng tổ tiên với lòng tin rằng ở thế giới bên kia tổ tiên sẽ phù hộ và che chở cho con cháu. Nhà nào cũng có bàn thờ nhưng chỉ thờ bố mẹ đã khuất. Từ đời ông bà trở lên được thờ ở nhà người trưởng họ. Nếu bố mẹ còn sống, con cái không được tách ra ở riêng, dù đã có vợ con, vì không thể chia bàn thờ được. Muốn có bàn thờ phải có chén thờ lấy từ chén cúng cơm cho bố mẹ trong những ngày làm ma bố mẹ. Có bao nhiêu con trai người ta cúng bấy nhiêu chén và để tất cả lên bàn thờ. Đến khi cần chia nhà, anh em mỗi người lấy một trong những chén ấy để làm bàn thờ của mình. Người Si La chỉ cúng tổ tiên vào dịp lễ tết, cơm mới và vào dịp cưới xin của con cháu. Nhà cửa Người Si La ở nhà gỗ. Trang phục Trang phục của phụ nữ Si La khá cầu kỳ. Mảng áo trước ngực áo may bằng vải khác màu với áo và được gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của phụ nữ khác nhau theo lứa tuổi. Các cô thường đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ. Dân ca dân tộc Si La Các bài dân ca được người Si La sáng tác trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất không ngừng hoàn thiện, trải qua sự phát triển lâu dài nó hình thành như một nét văn hóa tất yếu và độc đáo, mang nét văn hóa riêng biệt so với các dân tộc khác. Các bài hát dân ca đa dạng về loại hình, chia thành các thể loại như: Thơ ca lao động sản xuất; Thơ ca nghi lễ phong tục, gồm có hát trong đám tang, hát mừng nhà mới, hát trong lễ cưới; Thơ ca sinh hoạt, gồm có hát ru, hát giao duyên, hát vui chơi. Các thể loại bài hát của dân tộc Si La trong động sản xuất mang tính giáo dục, đức tính về sự cần cù, chịu khó. Các bài hát trong lao động tương đối phong phú, có những bài hát đặc tả về tập quán canh tác lúa, từ khâu đi tìm đất đến khi thu hoạch và đem lúa về nhà; những bài hát dăn dạy nhau trong lao động… Với những bài hát rất dễ thuộc như vậy nên từ những người già đến trẻ em đều có thể hát được.   Hát trong lao động sản xuất (giá cố mề i ệ í lạ thê ệ): Với bài hát này, người nghe có thể cảm nhận được sự thôi thúc, thúc giục nhau trong việc làm nương  rẫy… Với ngôn từ dễ thuộc, tiết tấu nhanh, dứt khoát rất dễ tạo cảm hứng cho người hát nên người Si La rất hay hát bài hát này, có thể một người hát, cũng có thể nhiều người cùng hát.   "Làm nhanh nhanh, làm nhanh nhanh Đi tìm nương đi, đi tìm nương nhanh đi Đi phát nương đi, phát nương nhanh đi Khô nương rồi, khô nương rồi Đi đốt đi, đốt nhanh nhanh đi Đi dọn nương đi, dọn nhanh nhanh đi Đi chọn lúa đi, chọn nhanh nhanh đi Đi tra hạt đi, tra hạt nhanh nhanh đi Mọc lên rồi, mọc lên rồi Nhổ cỏ nhanh đi, nhổ cỏ nhanh nhanh đi Lúa chín rồi, lúa chín rồi Gặt lúa đi, gặt lúa nhanh nhanh đi Vác lúa đi, vác lúa nhanh nhanh đi Để thành đống đi, thành đống nhanh nhanh đi Đập lúa đi, đập lúa nhanh nhanh đi Đeo thóc đi, đeo nhanh nhanh đi Nhập vào nhanh đi, nhập nhanh nhanh đi Có kho thóc rồi, có kho thóc rồi…". Hát đi nương (Giá cố ạ dịa i là thê): Đây là bài hát về tầm quan trọng của lao động sản xuất, về việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong làm nương làm rẫy… Người Si La có cả một hệ thống các bài hát gắn với các phong tục tập quán của dân tộc như phong tục tang ma, phong tục cưới xin… Đây là những bài hát mang tính cộng đồng với nhiều người cùng tham gia hát. Trong đám cưới, họ hát để chúc mừng cho gia chủ, chúc mừng cho cô dâu chú rể sống hạnh phúc, và chúc sức khoẻ những người đến dự lễ cưới đó. Trong đám tang người Si La hát tập thể kết hợp với múa để tỏ lòng an ủi, chia sẻ những người đến dự với tang chủ quên đi sự đau buồn, tiễn đưa người quá cố về nơi an giấc. Hát trong tang lễ  "Sí gố ạ nệ ệ ồ là sò sò ồ vì ệ": "Các con các cháu, anh chị em xòe theo lễ tang Không buồn không khóc cho vui những người buồn Người đã khuất rồi vui vẻ không buồn Người trong gia đình không được buồn để cùng anh em vui đêm nay…". Thơ ca sinh hoạt Thơ ca sinh hoạt là thể loại bài hát phong phú nhất với nhiều nội dung khác nhau, mang nhiều âm sắc tình cảm thân thiết như những bài hát ru, hát giao duyên, hát đồng giao… - Hát ru (dè ví ì thịa), người Si La có rất nhiều những bài hát ru tuỳ thuộc vào đối tượng hát, có thể là bố mẹ hát ru con, có thể là anh chị hát ru em… Trong các bài hát ru thường thể hiện tình yêu thương của người hát đối với con trẻ, mong muốn con lớn lên trưởng thành và nhớ đến bố mẹ như uống nước phải nhớ lấy nguồn… "Con quý của bố mẹ ơi con quý Bố mẹ không chăm sóc được nhiều con khắc lớn lên Bố mẹ không cõng, không bế cho con lớn nhanh Bố mẹ bế con nhiều quá con lớn lên bố mẹ thương con lắm Bố mẹ cõng nhiều quá, bế nhiều quá sau này lớn lên con có nhớ không Con quý ơi con quý Ngủ nhanh nhanh, ngủ nhanh cho chóng lớn". - Hát giao duyên (Dè khà dè mi à mạ í lạ thê phụa):  là hình thức hát giữa những người nam nữ thanh niên trao đổi tình cảm với nhau. Qua lời ca tiếng hát của mình để bày tỏ tình cảm với người yêu. Các chàng trai, cô gái người Si La có thể hát đối đáp với nhau trong những bối cảnh khác nhau như khi lên nương trồng lúa trồng ngô, khi đi chơi chợ hoặc đi chơi ngày Tết… "Người đẹp nhất là người yêu mình Mình yêu lắm không sao bỏ được Lúc nào cũng nhớ cũng yêu Số mình hợp sẽ xây dựng với nhau Ông trời đã nhất trí mình đến với nhau Mình sẽ xây dựng gia đình thật sự Xây dựng hạnh phúc dài lâu Xây dựng gia đình thật yên ấm Cho nhanh có con cháu nhiều Yêu người trong bản mình không đi đâu nữa Lúc nào cũng nhớ đến nhau Không bao giờ xa nhau được Người đẹp nhất là người mình yêu Sẽ không cho gặp với người khác Chỉ là người yêu thật sự của anh…". Bên gái hát: "Yêu anh thật sự em cũng nhớ anh lắm Đi đâu em cũng nhớ đến anh Em muốn xây dựng gia đình với anh Anh có thực sự muốn xây dựng với em không Em về nhà anh có cho em xấu hổ không Để xấu hổ người ta em sẽ không về Anh thật sự có muốn lấy em không Anh thật lòng em cũng sẽ nhận lời Cả đời mình sẽ cùng với nhau Mình xây dựng gia đình chỉ có một lần thôi Không để người ta cười mình Đi đâu cũng nhớ đến nhau…". - Hát đêm trăng sáng (i la the be le mi sa):  là những bài hát được các cô gái ngồi dưới đêm trăng nhớ người yêu, họ bài hát này để bộc lộ tâm tình của mình, với những ngôn từ ngụ ý rất khéo léo nhắc nhở bố mẹ rằng: những đêm trăng sáng như vậy hãy để cho con được tự do đi chơi cùng người yêu, bố mẹ không nên canh chừng con quá như vậy… - Hát mừng nhà mới (í ta khe ẹ): trong các dịp vui như ngày mừng nhà mới của người Si La là những ngày anh em, họ hàng, dân bản tụ họp tại nhà gia chủ để chúc mừng nhà mới. Trong mâm rượu của những người trung tuổi, những người biết hát thường hát với nhau để vừa chúc mừng cho chủ nhà làm được nhà mới và cũng vừa để nhắc nhở nhau trong việc làm nương, làm ruộng… "Tất cả anh chị em trong bản Tìm cây, tìm gỗ, tìm gianh rồi Các anh chị em mình ạ Làm xong nhà rồi về nhà mới Mai kia chuẩn bị đi làm Ngày đi làm đến ngày tháng rồi Sắp đến ngày đến tháng rồi Lá vàng héo chuẩn bị làm nương Cây đào sắp nở hoa rồi Các cây đã sắp thay lá Cây quả sắp ra rồi mình phải phát nương Con chim nó sắp kêu rồi Chỗ nào không biết làm thì ông bà dạy cho Ngày nào cũng phải đi làm Lúc nào cũng phải đi nếu chưa xong Con cả con thứ không được lười Bố mẹ con cháu cùng nhau đi Nếu con không biết bố mẹ đi con phải theo…". - Hát trong ngày tết (ồ sị gợ i lạ thịa): là những bài hát về việc kết thúc một năm cũ, bước sang năm mới với lời chúc mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình, không để xảy ra những điều không may… Những bài hát này thường được người Si La hát vào những ngày tết, khi các con rể đến chúc tết bố mẹ vợ, khi những người anh em, họ hàng và dân bản đến chơi với nhau trong ngày Tết. "Đến đầu năm mới rồi Năm mới đã đến rồi Anh chị em, con cháu Ngày cũ cũng qua rồi Bước sang ngày mới rồi Năm cũ đã qua đi Bước sang năm mới Chọn ngày tốt hôm nay Ngồi mâm không cho lật bàn lật ghế Không để rung bàn rung ghế Ăn thịt uống rượu rồi Ăn thịt không được để nôn Uống rượu không được để say Không được đánh cãi chửi nhau Không được vi phạm những lí lẽ của mình Không biết thì dạy cho, phải nghe lại…". Tham khảo Nhóm sắc tộc ở Lào
10786
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Ph%C3%B9%20L%C3%A1
Người Phù Lá
Người Phù Lá () còn có tên gọi khác là Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang, là một dân tộc thiểu số cư trú tại miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam người Phù Lá là một dân tộc được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, có số dân theo Điều tra dân số năm 2019 là 12.471 người. Người Phù Lá nói tiếng Phù Lá, một ngôn ngữ của nhóm ngôn ngữ Lô Lô, thuộc ngữ tộc Tạng - Miến trong ngữ hệ Hán - Tạng. Cư trú Người Phù Lá tại Việt Nam có dân số năm 1999 là 9.046 người, đông nhất là ở Lào Cai, ngoài ra họ sống ở các tỉnh Yên Bái, Hà Giang. Người Phù Lá ở Việt Nam có hai nhóm là Xá Phó (Phù Lá Lão, Lao Pạ) và Phù Lá (Pu La). Người Xá Phó trước đây gọi là Lao Pạ. Nghĩa của từ này được giải thích là “người săn thú”. Thời xa xưa hơn nữa, họ còn có tên là Gu Nhu, nghĩa là “người rừng”. Thời đó, người Xá Phó hay Gu Nhu sinh sống chủ yếu dựa vào rừng già để săn bắn thú rừng. Người Phù Lá Đen (Mu Dí Pạ, Xơ Di Pạ) sinh sống tại xã A Lù, huyện Bát Xát còn người Phù Lá Hoa (Bồ Khô Pạ) sinh sống tại Xín Mần, Hà Giang. Ngoài ra còn có nhóm Phù Lá Hán (Phu Kha, Phù Lá Trắng) ở Mường Khương và Bắc Hà di cư muộn vào Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Phù Lá ở Việt Nam có dân số 10.944 người, có mặt tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Phù Lá cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (8.926 người, chiếm 81,6% tổng số người Phù Lá tại Việt Nam), Yên Bái (942 người) tại xã Châu Quế, huyện Văn Yên, Hà Giang (785 người), Điện Biên (206 người), Hà Nội (28 người)... Có khoảng 4.200 người Phù Lá sống tại Trung Quốc, nhưng tại đây họ được phân loại như là thành viên của nhóm sắc tộc Di (Yi). Đặc điểm kinh tế Đời sống kinh tế của dân tộc Phù Lá dựa vào việc làm nương và ruộng bậc thang. Chăn nuôi gồm có trâu để kéo cày, ngựa để thồ, gà, lợn để lấy thịt. Nghề thủ công nổi tiếng của người Phù Lá là đan mây, tre làm gùi và các dụng cụ để chứa đựng... với nhiều hoa văn đẹp. Những sản phẩm này, họ còn mang bán hoặc đổi hàng, được nhiều dân tộc khác ưa dùng. Tổ chức cộng đồng Dân tộc Phù Lá sống thành bản riêng, xen kẽ trong vùng có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Tày. Mỗi bản thường có từ 10 đến 5 nóc nhà. Các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ có vai trò rất lớn trong việc điều hành các công việc ở làng bản. Hôn nhân gia đình Thanh niên nam nữ không bị ép buộc trong hôn nhân. Khi yêu nhau, trai gái nói cho bố mẹ biết, hai gia đình sẽ tổ chức bữa cơm thân mật. Từ đó đôi trai gái coi như đã đính hôn. Đám cưới có thể tổ chức sau một, hai năm. Theo tập quán Phù Lá, cô dâu về ở nhà chồng. Nhà cửa Người Phù Lá có cả nhà sàn và nhà đất. Người Phù Lá ở Bắc Hà, Mường Khương, Sin Ma Cai ở nhà đất. Phu Lá Hoa, Phù Lá Bô Khố Pạ ở nhà sàn. Nhà đất: vì kèo đơn giản chỉ có một bộ kèo tam giác gồm hai kèo và một quá giang gác lên dầu tường. Hoặc có thêm một cột hiên. Nhà sàn: nhà thường ba gian hai chái. Vì kèo ba cột giống nhà người Hà Nhì. Gian chính giữa, giáp vách tiền là chạn bát, ở giữa nhà là bếp, giáp vách hậu là bàn thờ. Trang phục Trang phục Phù Lá độc đáo trong lối tạo dáng và phong cách thẩm mỹ, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào trong cùng ngữ hệ và khu vực vừa mang nét đẹp cổ truyền và cũng khá "hiện đại". Trang phục nam Thường nhật, nam giới mặc áo loại xẻ ngực (Bảo thắng, Lào Cai). Áo được may từ 6 miếng vải, cổ thấp, không cài cúc nẹp ngực viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay thêu hoa văn như áo phụ nữ. Trang phục nữ Phụ nữ Phù Lá chưa chồng thường để tóc dài quấn quanh đầu. Đầu thường khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa khăn có đính hạt cườm. Người Phù Lá không có tục mặc hai áo như một số dân tộc (Tày, Dao đỏ...). Họ thường mặc áo ngắn 5 thân, dài tay, cổ vuông, thấp, chui đầu. Trên nền chàm của áo, thân được chia thành các khu vực trang trí (2 phần gần như chia đôi giữa thân, vai, và ống tay cũng như gấu áo). Cổ áo vuông và mô típ hoa văn trang trí cũng như lối bố cục dùng màu khó làm cho áo phụ nữ Phù Lá lẫn lộn với các tộc người khác. Vay màu chàm đen, đầu và chân váy được trang trí hoa văn màu đỏ, trắng vàng (giống áo) với diện tích 2/3 trên nền chàm. Đầu vấn khăn, hoặc đội mũ thêu ghép hoa văn theo lối chữ nhất (-). Chị em còn có loại áo dài 5 thân cài nách phải, hoặc loại tứ thân cổ cao, tròn cài cúc vải. Người Phù Lá có danh tiếng Tham khảo Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói
10787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20B%E1%BB%91%20Y
Người Bố Y
Người Bố Y (; ; Tiếng Bố Y: ; Tiếng Tráng: ), còn gọi là Pa Dí, Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà, là một dân tộc cư trú ở vùng nam Trung Quốc và vùng bắc Việt Nam. Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong ngữ hệ Tai-Kadai. Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc (các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên), và 3.232 người sinh sống tại Việt Nam theo điều tra dân số năm 2019 ở các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang. Họ được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ được nhà nước công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng. Địa bàn cư trú Tại Việt Nam theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người). Ngôn ngữ Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Bố Y rất gần gũi với tiếng Tráng. Có một sự liên tục phương ngôn giữa hai thứ tiếng này. Tiếng Bố Y có dạng chữ viết riêng của mình, được các nhà ngôn ngữ tạo ra trong thập niên 1950 dựa trên bảng chữ cái La tinh và với các quy tắc phát âm tương tự như hệ thống bính âm được đặt ra cho tiếng Trung La tinh hóa. Lịch sử Người Bố Y trước kia từng là người Tráng (hay còn gọi là người Choang) của vùng bình nguyên Quý Châu. Họ là một trong số các dân tộc cổ đại nhất tại Trung Quốc, sinh sống trong khu vực này đã trên 2.000 năm. Cho tới khi thành lập nhà Đường, người Bố Y và người Tráng có liên hệ chặt chẽ với nhau; nhưng các khác biệt giữa hai nhóm sắc tộc ngày càng trở lên nhiều hơn và từ khoảng năm 900 trở đi thì họ đã thực sự là 2 dân tộc khác biệt. Nhà Thanh hủy bỏ hệ thống các thủ lĩnh địa phương và giao nhiệm vụ cai trị cho các quan chức triều đình tại địa phương kiêm quản cả quân đội. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong kinh tế khu vực; và từ đó trở đi, đất đai nằm trong tay của một số ít chủ đất và điều đó đã gây ra sự nổi dậy của dân chúng. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Lãng năm 1797, người Bố Y bị đàn áp nặng nề và nhiều người phải di cư sang Việt Nam. Tại Trung Quốc Tại Trung Quốc người Bố Y sinh sống chủ yếu tại hai châu Kiềm Nam, Kiềm Tây Nam và ba huyện Tử Vân, Quan Lĩnh và Trấn Ninh thuộc thị An Thuận phía Nam tỉnh Quý Châu. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, người Bố Y hình thành hai nhóm: Bố Y Mường Khương (Tu Dí) tỉnh Lào Cai chiếm hơn 60% tổng số người Bố Y tại Việt Nam và nhóm Bố Y Quản Bạ tại Hà Giang chiếm hơn 35%. Tại huyện Mường Khương, người Bố Y tập trung ở các xã Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và Thị trấn Mường Khương. Tại Quản Bạ, dân tộc Bố Y tập trung tại các xã Quyết Tiến, xã Tùng Vài và thị trấn Tam Sơn. Đặc điểm kinh tế Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Họ nuôi nhiều gia súc, gia cầm, đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, họ ra sông tìm vớt trứng cá và cá lớn để thả vào ao và ruộng nước. Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá và chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi khăn. Tổ chức cộng đồng Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng. Hôn nhân gia đình Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp và tốn kém. Trong lễ đón dâu, thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo của người Bố Y là chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng. Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ, nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha. Văn hóa Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú. Nhà cửa Tuy người Bố Y cư trú trên vùng cao, có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, hầu như quanh năm sương mù bao phủ. Nhưng họ vẫn ở nhà nền, loại nhà phổ biến có đặc điểm: cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên. Bộ khung được sử dụng bằng các vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre. Mái bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói. Bộ khung cấu tạo cân đối bởi hai kèo đơn và năm hàng cột, trong đó, có đôi cột trốn là đôi cột giữa. Cũng đã xuất hiện một số nhà có hiên bốn mặt. Đối với loại này thì cột trốn lại là đôi cột ngoài. Nhà thường thấy một cửa chính đi vào giang giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên. Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang. Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình. Nhà của người Bố Y thường quần tụ bên bờ suối, trên sườn đồi hay trong thung lũng nhưng nền đã được tôn cao, Trang phục Có phong cách tạo dáng, chủng loại và phong cách mỹ thuật riêng. Trang phục nam Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt. Trang phục nữ Những năm đầu thế kỷ, phụ nữ Bố Y để tóc dài, tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu. Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ. Ngày xưa, họ mặc váy xòe giống phụ nữ H'mông Hoa, khi mặc áo lồng vào phía trong cạp váy. Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu (thường là màu đen trên nền vải xanh), trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng. Áo có chiếc xiêm khâu chiết phía trên, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay. Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen. Phong cách trang phục riêng của Bố Y không phải là loại áo xẻ nách của phụ nữ, mà là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm, và phong cách áo dài có nét riêng biệt, mặc dù trong quá trình lịch sử người Bố Y có giao thoa văn hóa với nhiều dân tộc khác. Tham khảo Dụ Thúy Dung (喻翠容): 布依语简志 (Đại cương tiếng Bố Y); Bắc Kinh, nhà xuất bản Dân tộc (民族出版社), 1980. Ngô Khải Lộc (吴启禄): 布依汉词典 (Từ điển Bố Y-Hán); Bắc Kinh, nhà xuất bản Dân tộc (民族出版社), 2002, ISBN 7-105-04965-0. Liên kết ngoài Người Bố Y trên trang web của chính quyền Trung Quốc (tiếng Anh) Buxqyaix Qyusmail - 布依在线 (Bố Y trực tuyến, tiếng Bố Y và tiếng Trung) 僚人全民概况 (Tổng quan về người Liêu [Rao, Lao, Tai]) Trang về tiếng Bố Y (từ website của Ethnologue) 布依族网论坛 (Diễn đàn về người Bố Y, tiếng Bố Y và tiếng Trung, website lớn nhất về người Bố Y tại Trung Quốc) Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận Các dân tộc Việt Nam Các sắc tộc Thái
10788
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Chu%20Ru
Người Chu Ru
Người Chu Ru là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Người Chu Ru cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng. Người Chu Ru đa số nói tiếng Chu Ru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Chu Ru thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Dân số, địa bàn cư trú Dân số người Chu Ru theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019 có 23.242 người . Điều tra năm 1999 có 14.978 nhân khẩu của Việt Nam, với tỷ lệ nam giới là 48,5% và nữ giới là 51,5%. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chu Ru ở Việt Nam có dân số 19.314 người, cư trú tại 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chu Ru cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (18.631 người, chiếm 96,5% tổng số người Chu Ru tại Việt Nam), Ninh Thuận (521 người), Thành phố Hồ Chí Minh (58 người) Tại Lâm Đồng, người Chu Ru sống rải rác ở các xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Hine và Tà Năng huyện Đức Trọng. Tại các xã Phan Sơn và Phan Lâm huyện Bắc Bình thuộc tỉnh Bình Thuận cũng có vài trăm người Chu Ru sinh sống. Ngôn ngữ, chữ viết Người Chu Ru đa số nói tiếng Chu Ru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Tuy nhiên, do cư trú lân cận với người Cơ Ho, nên một bộ phận dân tộc Chu Ru cũng nói tiếng Cơ Ho, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Trước đây người Chu Ru không có chữ viết cho tiếng nói của mình. Thời Pháp thuộc, đã lưu hành một loại chữ viết do phiên âm tiếng nói của dân tộc này. Do địa bàn cư trú tương đối thuận tiện cho việc tiếp xúc với các dân tộc ở vùng đồng bằng như người Kinh, người Chăm nên có nhiều người Chu Ru biết nói tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ, nhất là thế hệ trẻ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, vùng dân tộc Chu Ru là một trong những vùng có phong trào thanh toán nạn mù chữ sớm nhất trong toàn tỉnh. Hiện nay, Chu Ru đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc này. Chu Ru còn được gọi là Chru có nghĩa là "xâm đất", ám chỉ những người mới di cư đến vùng đất mới. Ngoài ra, họ còn được các dân tộc lân cận gọi bằng những tên như: Ca-do, Kơ-du, P'nông-Chăm. Rất có thể, người Chu Ru và người Chăm xưa kia có chung một nguồn gốc. Tiếng Chu Ru và tiếng Chăm, đều thuộc nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia. Nếu so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm và những từ vựng cơ bản của hai ngôn ngữ đó, người ta thấy mối quan hệ hết sức gần gũi (Nếu so sánh tỷ lệ quan hệ ngôn ngữ Chu Ru và Chăm. Về nhân chủng học, người Chu Ru và người Chăm cũng có những đặc điểm chung, đều thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.. Về tín ngưỡng cổ truyền và văn học dân gian, người ta càng thấy rõ hơn mối quan hệ thân thuộc đó. Theo số đông các cụ già người Chu Ru ở Lâm Đồng, thì trước đây, họ vốn là một nhóm con cháu của người Chăm, đã từng sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ. Nhưng vì lý do lịch sử nào đó, (người Kinh xâm chiếm) khiến cho một số người phải rời bỏ quê hương để tìm nơi đất mới. Những người di dần dấu tích ấy đã tự đặt cho mình tên gọi Chư Rư. Chính họ là những người đã mang theo nghề làm ruộng và làm gốm đến những địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay của họ thuộc huyện Đơn Dương. Tại những nơi này, vẫn lưu tồn nhiều địa danh chứng tỏ điều đó. Kinh tế Người Chu Ru là một dân tộc đã định canh định cư và làm ruộng từ lâu đời. Nghề trồng trọt chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây lương thực chủ yếu. Ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn và một số loại rau, đậu trên rẫy hoặc trong vườn. Ruộng (hama) trước đây thường chỉ làm một mùa, và có thể tạm chia làm hai loại: ruộng sâu hoặc ruộng sình (hama-gluh) và ruộng khô (hanha - khác). Do tính chất và điều kiện địa lý của từng loại ruộng ở từng vùng, có những đặc điểm khác nhau nên kỹ thuật canh tác cũng có những nét riêng. Đối với ruộng bình thường được dùng phương pháp "thủy nậu". Người ta cho trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt. Đối với các loại ruộng đất khác, thì sau khi thu hoạch một thời gian, người ta tiến hành cày vỡ, bừa, cày trở, bừa lần thứ hai và kết hợp với việc bang đất cho bằng, rồi sạ giống... Nông cụ cổ truyền còn rất thô sơ như: cày, bừa, cái bang đất đều bằng gỗ.Đến nay, họ đã có lưỡi cày bằng sắt và đo 2 trâu kéo. Tuy nhiên lối canh tác cổ truyền của người Chu Ru cũng có nhiều kinh nghiệm nhất là về làm thủy lợi nhỏ, và điều tiết lượng nước trong từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa... Người Chu Ru thường làm những mương phai và những đê đập để dẫn nước từ sông, suối vào ruộng. Việc làm thủy lợi thường phải huy động nhân lực cả dân làng, nên mỗi làng (plơi, plei) thường có một người chuyên trách, gọi là "Trưởng thủ" (pô Ea nay bơ nuar bơ nữ). Để phụ vào một vụ lúa nước, người Chu Ru làm thêm nương rẫy và vườn. Tuy diện tích không nhiều song nhà nào cũng có Trên rẫy (apuh) thường được trồng xen các loại cây lương thực và thực phẩm khác như: ngô, khoai, lạc, bí đỏ và một số loại rau... Người Chu Ru cũng chăn nuôi trâu, bò, heo, dê, ngựa và nhiều loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng v.v. Trâu, bò thường dùng làm sức kéo trong nông nghiệp, ngựa dùng làm phương tiện chuyên chở cho những chuyến đi xa hầu trao đổi hàng hóa với các dân tộc láng giềng. Trong các loại gia súc lớn, trâu được nuôi nhiều hơn cả. Ngoài việc dùng làm sức kéo, trâu còn dùng trong các lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin hoặc dùng làm vật ngang giá để mua bán, trao đổi... Kết hợp với kinh tế sản xuất, săn bắn (amal) là một hoạt động thường xuyên trong đời sống người Chu Ru tuy nó không còn là một nguồn sống quan trọng. Săn bắn thường kết hợp chặt chẽ với khâu sản xuất nông nghiệp để chống các loại thú rừng phá hoại mùa màng. Nó không những là một nguồn lợi, nguồn cung cấp thực phẩm mà còn là một thú vui của mọi thành viên nam giới trong làng. Tuy chưa có những người chuyên sống về nghề săn bắn, nhưng người đàn ông nào cũng biết đi săn, gia đình nào cũng có lao (tă) và nỏ (sơ ráo). Họ cũng là những người có nhiều kinh nghiệm làm tên thuốc độc. Trước đây, nhiều làng thường tổ chức săn tập thể. Cùng với việc săn bắn, họ còn làm nhiều loại bẫy khác nhau để bắt cầy, cáo, gà rừng... Đánh cá cũng là một nghề phụ gia đình tương đối phổ biến ở những khu vực ven sông Đa Nhim và các khe suối khác trong rừng. Hầu như các thành viên nam giới trong làng đều biết đánh bắt cá. Họ còn lấy một loại vỏ cây, lá cây có độc tố để thuốc cá. Phương pháp này tuy bắt được nhiều cá nhưng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của sinh vật và nguồn tôm cá trong tương lai. Hái lượm vẫn còn là một nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày cho người Chu Ru. Người ta thường hái các loại rau rừng, măng và một số hoa quả dại, đào các loại thân củ như củ chụp, củ mài để ăn thay cơm hoặc kiếm các loại lâm sản như: mộc nhĩ, nấm hương, mật ong... Những thứ đó, một phần để dùng, nhưng chủ yếu là bán hoặc trao đổi với các dân tộc khác. Những sản phẩm thủ công chủ yếu như đồ dùng gia đình bằng mây tre và các công cụ tự rèn như: liềm, cuốc, nạo cỏ phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày. Đặc biệt nghề làm gốm, một nghề thủ công truyền thống của người Chu Ru. Những làng như: Krang gõ, Krang chớ..., là những làng nổi tiếng về nghề gốm cổ truyền. Tuy nhiên, kỹ thuật hãy còn rất thô sơ. Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào công việc làm gốm ở nhiều khâu như: đào đất, nhào đất... Riêng việc nặn, nung, sửa gốm..., là những khâu cần đến sự khéo léo bằng chân tay, do phụ nữ đảm nhiệm. Nghề dệt ở đây không phát triển, vì vậy hầu hết mọi bộ đồ trong y phục cổ truyền như: áo, khố, váy..., đều phải mua hoặc trao đổi với các dân tộc láng giềng như người Chăm, người Cơ Ho, người Mạ,... Nhìn chung, nền kinh tế cổ truyền của người Chu Ru là một nền kinh tế mang tính chất tự cấp, tự túc, bó hẹp trong từng gia đình, dòng họ và làng buôn truyền thống. Văn hóa-xã hội Xã hội cổ truyền Chu ru dựa trên cơ sở làng (plei). Phạm vi của làng là một khoảng đất rộng ba, bốn km², gồm: thổ cư, đất trồng trọt, các công trình thủy lợi cùng với rừng núi, sông suối..., có ranh giới tự nhiên như con sông, dòng suối hoặc quả đồi, do các chủ làng (pô plei nay pô plơi) quy ước với nhau và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Rừng, núi, sông, suối thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, ai cũng có quyền săn bắn, đánh cá trong khu vực đó. Nhưng thổ cư, ruộng đất ở đây đã dần dần chuyển thành tài sản tư hữu của từng dòng họ, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Từ lâu đã có một thể thức cổ truyền về việc chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất thay cho khế ước hay giấy tờ hợp pháp. Những người dân làng thuộc hai thế hệ được họp tại thửa ruộng bán, mà thành phần quan trọng là trẻ nhỏ, vì chúng là những nhân chứng trực tiếp của việc chuyển nhượng đất đai đó trong tương lai. Người đứng ra mua đất phải chịu mọi phí tổn của buổi lễ. Chi phí đó gồm các khoản chính như: rượu cần để thết đãi người lớn và thịt gà làm quà cho các em. Ông ta còn phải cung cấp một con vật để tế lễ sau khi đã trả tiền. Tích trả theo luật lệ cổ truyền ở đây là trâu, bò, chiêng, ché... là những vật ngang giá. Một tảng đá tương đối lớn, được phết máu con vật hiến sinh được chôn ngay tại bờ ruộng đã bàn... Về mặt xã hội, làng Chu Ru thường là một đơn vị cư trú láng giềng. Một làng bao gồm nhiều dòng họ hoặc gồm cả những người khác tộc cùng cư trú. Chủ làng, do tất cả thành viên lựa chọn trong số những người đàn ông cao tuổi nhất của làng (các tha plơi). Tuy chưa phải là phổ thông đầu phiếu, song ông ta là người được đông đảo thành viên trong làng tín nhiệm. Ngoài tiêu chuẩn cao tuổi nhất, ông còn phải là người có kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu cũng như hiểu biết về lịch sử, phong tục của làng và dân tộc mình. Chủ làng là người đóng vai trò hướng dẫn dân làng trong tổ chức sản xuất và đời sống. Cùng với các già làng bàn bạc và giải quyết mọi công việc đối nội, đối ngoại của làng. Về quyền lợi, chủ làng cũng như mọi người khác, phải lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình mình, nhưng về mặt tinh thần, ông là người có uy tín tuyệt đối và làm chủ các lễ nghi của cộng đồng làng. Thầy cúng (yuh, pơ dô hoặc gru), ông là linh hồn của các buổi tế lễ chung của cộng đồng làng cũng như các gia đình lớn và dòng họ. Ngày thường, thầy cúng vẫn phải lao động như mọi người, chỉ khi nào có việc cúng kiếng, ông mới được dân làng mời đến. Sau mỗi buổi lễ, ông thường được biếu một con gà, ché rượu với ngụ ý là đền ơn... Mỗi làng thường có một người phụ trách công việc thủy lợi và hai người giúp việc. Trưởng thủy cũng do tập thể các thành viên trong làng bầu ra. Ông là người có khả năng về thủy lợi và có đức tính công bằng. Trưởng thủy có nhiệm vụ phân phối đều lượng nước từ các mương, máng công cộng đến từng thửa ruộng của các gia đình. Khi cần thiết, ông có thể đề nghị với chủ làng huy động nhân lực để tu bổ các công trình thủy lợi chung trước mùa cày cấy. Để trông nom việc bảo sinh, mỗi làng Chu ru thường có một, hai người phụ nữ giàu kinh nghiệm giúp đỡ sản phụ trong những ngày sinh nở gọi là mọ boại hay mọ luạy''. Tuy không do dân làng bầu ra nhưng bà được dân làng tín nhiệm. Sau mỗi lần sinh đẻ, gia chủ thường biếu bà một chút quà nhỏ để đền đáp công ơn. Như vậy, chủ làng, thầy cúng, bà đỡ, già làng là những người có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng làng. Họ hợp thành tổ chức tự quản, một tổ chức chính trị, xã hội cao nhất mà người Chu Ru đã đạt đến. Làng hầu như là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc tương đối độc lập. Trong xã hội, đã có một sự phân hóa thành hai tầng lớp: giàu (mdagơnơp), nghèo (rơbah). Tầng lớp giàu, được biểu hiện bằng những đồ vật mang tính chất phô trương như: ché (sơtôk), ngà voi (bla), trống (sơgơn), chiêng (sar), sừng tê giác (bơsan)..., chứ không phải là tư liệu sản xuất. Nguyên nhân đưa đến sự giàu có chủ yếu là do sức lao động làm ra, chứ không phải do bóc lột. Dưới làng, là những cộng đồng huyết thống như: dòng họ, gia đình lớn và gia đình nhỏ. Trong xã hội cổ truyền của người Chu Ru, gia đình lớn còn mang nhiều tàn dư mẫu hệ, mà biểu hiện tập trung ở vai trò người vợ, người cậu (miăh) và quyền thừa kế tài sản thuộc về các người con gái. Gia đình lớn đó, thường có từ ba đến bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Tổ chức gia đình lớn, dựa trên cơ sở cộng đồng kinh tế xã hội và tư tưởng. Những người trong một nhà, có ruộng đất, trâu bò, nông cụ chung. Họ cùng sản xuất và hưởng chung sản phẩm. Sản phẩm lao động của gia đình lớn (sáng tơ prông) được nhập vào một kho và họ ăn chung một nồi lớn (gõ prông). Đứng đầu gia đình lớn là một người đàn ông cao tuổi nhất, thông thường là chồng người đàn bà thuộc thế hệ trên. Trong thực tế, ông chủ gia đình lớn là người thừa hành những ý kiến của người vợ và những người anh em trai của bà ta (miăk). Tuy sống trong gia đình phía vợ, song người cậu, vẫn đóng vai trò quyết định trong những công việc hệ trọng trong gia đình em gái như: phân chia tài sản, quyết định việc hôn nhân của các cháu, mua bán, chuyển nhượng ruộng đất và mọi tài sản khác. Người Chu Ru, vốn cư trú trên một lãnh thổ tương đối ổn định, nên từ trước đến nay, thường có quan hệ hôn nhân trong nội bộ dân tộc. Tuy nhiên, họ vẫn có ít nhiều quan hệ hôn nhân với người Cơ Ho và người Ra Glai láng giềng. Chế độ hôn nhân của người Chu Ru là một vợ một chồng, cư trú bên nhà vợ và phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Tuy chế độ một vợ, một chồng đã được xác lập, song hiện tượng đa thê vẫn có thể xảy ra, thông thường ở những gia đình giàu có. Người Chu Ru còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán như việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Lễ cúng tổ tiên (pơ khi mô cay) ở đây khác hẳn với lễ cúng tổ tiên của người Kinh. Việc hành lễ không có ngày tháng nào nhất định. Có thể hai, ba năm hay hai, ba mươi năm mới cúng một lần, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Trong nhà người Chu Ru cũng không có bàn thờ hay bài vị. Họ chỉ lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào một dịp nào đó ngoài nghĩa địa (kốt a tâu). Việc tiến hành các nghi lễ nông nghiệp cổ truyền, như cúng thần đập nước (Bơ mung), thần mương nước (Rơ bông), thần lúa khi gieo hạt (Mơ nhum tô ốt đoồng hay khâu doông), ăn mừng lúa mới (ngay yang boong ko pa tay), cúng sau mùa gặt (p'lei đây ru). Đáng chú ý nhất, là lễ cúng thần Bơ mung. Trong mỗi vùng cư trú của người Chu ru, có một nơi dành riêng để thờ cúng vị thần này. Hàng năm, khoảng tháng hai âm lịch, tất cả mọi người trong làng đều đến đấy làm lễ cúng. Dân làng thường cúng bằng dê, còn chủ làng thường phải cúng bằng ngựa. Tục truyền là vị thần này ưa cưỡi ngựa. Con ngựa cúng thần cũng phải thắng yên cương và phủ lễ phục. Cũng vào tháng hai hàng năm, người Chu Ru còn cúng Yang Wer. Đó là một cây cổ thụ gần làng và được coi là một nơi ngự trị của một vị thần có nhiều quyền phép. Họ thường làm những hình nộm như đầu voi, đầu cọp, đầu dê, đầu trâu... bằng gỗ hoặc bằng củ chuối, với đồ ăn, thức uống mang tới gốc cây Yang Wer để cúng. Cúng xong, họ đặt một phần đồ cúng lên võng, rồi theo đường chính khiêng đến một nơi cách gốc cây Yang Wer chừng 100 m, rồi từ từ hạ võng xuống, bày đồ ăn ra vệ đường với ngụ ý tiễn Yang Wer đi chơi. Sau đó, tất cả mọi người tham gia hành lễ trở lại gốc cây cùng ăn uống vui vẻ. Trước khi ra về, mỗi gia đình hái một nhánh cây cắm trước cửa nhà. Tiếp đó là cả làng kiêng cữ trong 15 ngày, không được ai ra vào làng. Ngoài tín ngưỡng truyền thống kể trên, hiện nay, Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành đang phát triển sâu rộng trong vùng người Chu Ru ở địa phương. Người Chu Ru có một vốn ca dao, tục ngữ phong phú, trong đó nổi bật là những câu ca tụng chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Nhiều truyện cổ phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của người lao động với thiên nhiên và xã hội để giành lấy cuộc sống hạnh phúc. Người Chu Ru còn lưu truyền một số trường ca mà các già làng thường kể bên bếp lửa sàn cho con cháu nghe, suốt đêm này qua đêm khác... Kho tàng văn học nghệ thuật dân gian của người Chu Ru không chỉ có giá trị về mặt văn học nghệ thuật, mà còn là một nguồn tư liệu lịch sử quý giá. Về nhạc cụ, ngoài trống, kèn (rơkel), đồng la (sar)... còn có r'tông, kwao, tenia, là những nhạc cụ đặc sắc của người Chu Ru. Trong những ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tam-ga, một vũ điệu điêu luyện mang tính cộng đồng, hầu như người nào cũng biết và ưa thích. Người Chu Ru tin rằng mọi bệnh tật đều do thần linh (Yang) gây ra. Khi có người lâm bệnh, họ mời thầy cúng đến cúng thần và trị bệnh bằng ma thuật kết hợp kinh nghiệm y học cổ truyền. Các vị lang y của người Chu ru, cũng chế được một số loại thuốc phòng bệnh bằng rễ cây. Đến mùa bệnh đậu, trẻ em thường được uống các loại thuốc phòng bệnh cổ truyền đó. Theo người Chu Ru thì hầu hết con cái của các lang y trong vùng ít khi bị mắc bệnh này... Bên cạnh một số phong tục tập quán lạc hậu, như dùng bùa chú, cúng bái để trị bệnh, người Chu Ru hái lá, vỏ, quả một số cây làm những vị thuốc nam trong dân gian để chữa bệnh có công hiệu theo y học cổ truyền. Những người Chu Ru có danh tiếng Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Liên kết ngoài
10789
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20M%E1%BA%A3ng
Người Mảng
Người Mảng (tên gọi khác: Mảng Ư, Xá lá vàng) là một dân tộc thiểu số cư trú ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Tại Việt Nam họ là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Tiếng Mảng thuộc nhánh Bắc Môn-Khmer của ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Dân số và địa bàn cư trú Tại Việt Nam Người Mảng cư trú chủ yếu ở Nậm Nhùn (xã Hua Bum và Nậm Ban), Phong Thổ, Mường Lay, tỉnh Lai Châu. Dân số theo kết quả điều tra dân số năm 1999 là khoảng 2.663 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mảng ở Việt Nam có dân số 3.700 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác không quá 10 người. Tại Trung Quốc Có khoảng 500 người Mảng sinh sống tại huyện Kim Bình, Châu tự trị dân tộc Cáp Nê-Di Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tại đây, họ được gộp nhóm chung trong nhóm không phân loại. Phong tục tập quán Thờ vị thần cao nhất là trời. Hôn nhân tự do; lúc đưa dâu có tục đánh nhau giả giữa họ nhà trai và nhà gái để giành cô dâu. Cư trú theo dòng họ, riêng biệt, ở nhà sàn. Có trưởng bản cai quản cùng hội đồng già làng. Văn hoá Đặc trưng văn hoá lâu đời: tục xăm cằm, lễ thành đinh và các làn điệu dân ca. Trang phục Nữ mặc váy dài, áo ngắn xẻ ngực, choàng tấm vải trắng có trang trí hoa văn. Nam mặc quần, áo xẻ ngực. Kinh tế Làm nương rẫy, công cụ sản xuất thô sơ. Một số nơi làm ruộng bậc thang. Nghề thủ công đan lát. Người Mảng có danh tiếng Tham khảo
10790
https://vi.wikipedia.org/wiki/DOI
DOI
DOI (viết tắt từ digital object identifier trong tiếng Anh, có nghĩa là "chỉ số xác định vật thể") là một số xác định đường dẫn vĩnh cửu (permalink) cho một tập tin World Wide Web. Nếu địa chỉ mạng của tập tin thay đổi, người truy cập bằng DOI vẫn được đổi hướng tự động đến địa chỉ mới. Các nhà xuất bản cung cấp DOI đến một thư mục được quản lý tập trung và sử dụng địa chỉ thư mục này cộng với DOI thay cho địa chỉ mạng thông thường. Hệ thống DOI được hình thành bởi Hiệp hội các Nhà xuất bản Mỹ với sự cộng tác của Hãng Thúc đẩy Nghiên cứu Quốc gia của Hoa Kỳ (CNRI), và hiện nay được quản lý bởi Tổ chức DOI Quốc tế. Về mặt cơ bản, hệ thống DOI là một quy trình đổi hướng các trang mạng nhờ sự quản lý tập trung. Ban đầu, chỉ có một thư mục tập trung duy nhất được quản lý bởi Tổ chức DOI Quốc tế. Tuy nhiên, có ý tưởng cho rằng các thư mục khác có thể sẽ được tạo thêm và quản lý bởi các ngành công nghiệp lớn. Một DOI có thể được viết như sau: doi:10.1002/ISBNJ0-471-58064-3 Ở đây, "10.1002" chỉ thư mục và phần đằng sau "/" là phần còn lại của DOI - trong trường hợp này, số ISBN của quyền sách đã được xuất bản. Số "-3" chỉ chương hoặc phần của quyển sách. Số DOI có thể được giải nghĩa khi nó nằm trong URL. Để liên kết đến tập tin trên mạng, có thể viết số DOI đằng sau địa chỉ URL dx.doi.org. Ví dụ: http://dx.doi.org/10.1000/182 Địa chỉ "dx.doi.org" là thư mục quản lý duy nhất. Người truy cập vào địa chỉ trên sẽ vào thư mục quản lý, và nhận được URL của DOI, để đến URL này. Nếu thư mục quản lý luôn được cập nhật, cả người truy cập và người sở hữu tập tin đều luôn được đảm bảo DOI dẫn đến phiên bản mới nhất của tập tin. Các người dùng ban đầu của hệ thống DOI là các nhà xuất bản lớn, phải theo dõi hàng ngàn xuất bản phẩm, nhiều trong số đó có trên mạng. Thay đổi thư mục cho một số lượng lớn các tập tin khiến công việc thay đổi liên kết trên mạng và tạo ra các trang đổi hướng cho người dùng trở nên phức tạp. Với hệ thống DOI, mọi thay đổi chỉ cần cập nhật vào thư mục được quản lý tập trung và không ảnh hưởng đến liên kết trên mạng nếu các liên kết này dùng DOI. Hệ thống DOI ứng dụng công nghệ Handle System của Hãng Thúc đẩy Nghiên cứu Quốc gia (CNRI). Xem thêm URL permalink Tham khảo Liên kết ngoài Tổ chức DOI Quốc tế Tổ chức CrossRef Xuất bản khoa học Xuất bản học thuật Định danh
10838
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20%C3%A1n
Công án
Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) cố nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt. Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lý, "nằm ngoài phạm vi của lý luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục. Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả. Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lý Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận. Bản tắc (zh.本則, ja. honsoku) nghĩa là "Quy tắc căn bản", là một cách gọi khác của một Công án, được sử dụng trong hai tập Bích nham lục và Vô môn quan để phân biệt với những thành phần khác của công án như "thuỳ thị", "trước ngữ," "bình xướng". Phân loại Trong Lâm Tế tông tại Nhật Bản, các vị thiền sư thường phân biệt năm loại công án: Pháp thân công án (zh. 法身公案, ja. hosshin kōan): chỉ các loại công án có thể giúp đỡ thiền sinh chỉ một bước một vượt thế giới nhị nguyên, lần đầu chứng ngộ trực tiếp Pháp thân (sa. dharmakāya, ja. hosshin), Phật tính (sa. buddhatā, ja. busshō), theo Tâm kinh thì gọi là "Sắc tức là Không". Rất nhiều công án trong các tập danh tiếng được xếp vào loại này mà nổi danh nhất có lẽ là công án thứ nhất của tập Vô môn quan với tên "Con chó của Triệu Châu" (Triệu Châu cẩu tử 趙州狗子). Cơ quan công án (zh. 機關公案, ja. kikan kōan, 'cơ quan' ở đây có thể hiểu là bộ phận, dụng cụ): mục đích của các Pháp thân công án là thế giới bất phân biệt, nhưng thiền sinh chưa được dừng chân nơi đây. Cơ quan công án hướng dẫn thiền sinh đến một bước nữa, phân biệt trong thế giới không phân biệt, ngộ được lý "Không tức là Sắc". Được xếp vào loại này là công án 17 và 37 của Vô môn quan. Ngôn thuyên công án (zh. 言詮公案, ja. gonsen kōan): chỉ những công án mà thiền sinh phải tham quán ý nghĩa tột cùng của ngôn ngữ mà chư vị tiền bối sử dụng hoằng hoá (ngôn thuyên nghĩa là ngôn ngữ giải thích kĩ càng, trọn vẹn). Các vị Thiền sư sử dụng ngôn ngữ rất tài tình, đầy thi vị nhưng điểm đặc sắc nhất là các ngôn ngữ này không hề dừng bước chỉ trong khuôn khổ thẩm mĩ mà vượt qua cả nó, bao hàm ý nghĩa cùng tột, trực chỉ chân lý. Đại diện cho loại công án này chính là Bích nham lục của Thiền sư Viên Ngộ. Một số công án trong Vô môn quan cũng được xếp vào loại này (21, 24, 27, 30, 33, 34). Nan thấu công án (zh. 難透公案, ja. nantō kōan): chỉ những công án rất khó (nan) lĩnh hội (thấu) vì những sự đối nghịch ngay trong trường hợp được trình bày. Các công án thuộc loại này giúp thiền sinh khinh an thấu rõ được sự vô ngại của sự vật, có thể nói theo giáo lý của Hoa nghiêm tông là Sự sự vô ngại (zh. 事事無礙). Chính sự chinh phục, thấu hiểu lý này là yếu tố của tâm tư khinh an, tự do tự tại mà các bậc giác ngộ thụ hưởng. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc thường nhắc đến tám công án thuộc loại này mà trong đó ba công án nằm trong tập Vô môn quan, đó là tắc 13, 35, 38. Công án 38 như sau: "Ngũ Tổ Pháp Diễn hỏi chúng: Ví như con trâu đi qua khung cửa, đầu, sừng, bốn chân đều lọt, sao đuôi lại chẳng lọt được?" Ngũ vị công án (zh. 五位公案, ja. goi kōan): chỉ các công án cuối cùng mà thiền sinh phải vượt qua. Các công án này có liên hệ trực tiếp với Ngũ vị quân thần (Động Sơn ngũ vị) của vị Khai tổ tông Tào Động là Thiền sư Động Sơn Lương Giới. Kinh nghiệm giác ngộ của thiền sinh—đạt được qua bốn loại công án trước—được thử thách lần cuối. Là một phương tiện tối trọng để đạt giác ngộ, phép quán công án đòi hỏi ba yếu tố mà thiền sinh phải đạt được, đó là Đại phấn chí, Đại nghi đoàn và Đại tín căn. Đại tín ở đây được hiểu như là niềm tin tuyệt đối vào khả năng giác ngộ của chính mình, Đại phấn chí là sự tinh tiến, kiên trì dũng mãnh. Đại nghi đoàn ở đây không có nghĩa nghi ngờ bình thường mà chỉ trạng thái tập trung tư tưởng tuyệt đỉnh. Các điểm mâu thuẫn trong công án có nhiệm vụ gia tăng Đại nghi đoàn này và Thiền sư Bạch Ẩn bảo rằng: "Đại nghi - Đại ngộ" (zh. 大疑大悟), nghĩa là càng nghi nhiều, càng ngộ sâu. Trong lời bình của công án đầu tiên của Vô môn quan, Thiền sư Vô Môn Huệ Khai viết như sau (Trần Tuấn Mẫn dịch): ... Hãy tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm trở thành một khối nghi, tham ngay chữ không, ngày đêm nghiền ngẫm.. Bỏ hết những cái biết tệ hại trước kia, lâu ngày trở thành thuần thục, tự nhiên trong ngoài thành một khối, như kẻ câm nằm mộng chỉ một mình mình hay. Bỗng nhiên bộc phát, trời kinh đất chuyển, như đoạt được thanh đại đao của Quan Vũ, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, dửng dưng với bờ sinh tử, đạt đại tự tại, chu du trong lục đạo, tứ sinh.... Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. Thành phố Hồ Chí Minh 2002. Gundert, Wilhelm (dịch & chú dẫn): Bi-Yän-Lu. Meister Yüan-wu's Niederschrift von der Smaragdenen Felswand, München 1964/73. (3 quyển, 68 công án) Trần Tuấn Mẫn (dịch & chú dẫn): Vô Môn Quan, Thành phố Hồ Chí Minh 1995. App, Urs (dịch & chú dẫn): Master Yummen. From the Record of the Chan Master "Gate off the Clouds". New York-Tokyo-London, 1994. (Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục 雲門匡真禪師廣錄, Taishō Vol. 47, No. 1988) Green, J.: The Recorded Sayings of Zen Master Joshu. Boston 1998. (Triệu Châu Chân Tế Thiền sư ngữ lục 趙州真際禪師語, trong Cổ Tôn túc ngữ lục quyển đệ thập tam 古尊宿語錄卷第十三) Linji Yixuan: Das Denken ist ein wilder Affe. Aufzeichnung der Lehren des großen Zen-Meisters. Übers. von Jarand, U. Bern, München, Wien, 1996. (Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền sư ngữ lục 鎮州臨濟慧照禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1985). Dumoulin, Heinrich:Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.Geschichte des Zen-Buddhismus II''. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Triết lý Phật giáo Thiền ngữ Thuật ngữ thiền
10841
https://vi.wikipedia.org/wiki/St%C3%A9phane%20Grappelli
Stéphane Grappelli
Stéphane Grappelli (26 tháng 1 năm 1908 – 1 tháng 12 năm 1997) là một nghệ sĩ vĩ cầm người Pháp nổi tiếng, và là một trong số những nghệ sĩ đã thành công trong việc đưa cây vĩ cầm vào nhạc jazz. Grappelli sinh tại Pháp, cha mẹ ông là người Ý. Ông học về nhạc cổ điển tại Nhạc viện Paris nhưng sau khi được nghe một đĩa nhạc jazz Mỹ, ông đã xin thôi học và bắt đầu chơi thể loại nhạc này. Vào thập niên 1930, Grappelli bắt đầu biểu diễn và thu âm với nghệ sĩ guitar nổi tiếng người Bỉ, Django Reinhardt tại Quintette du Hot Club de France. Ngũ tấu của họ là một trong số ban nổi tiếng nhất nước Pháp và đã nhiều lần biểu diễn cùng với Josephine Baker, George Gershwin và Louis Armstrong. Sau khi biểu diễn vòng quanh London, năm 1939, Grappelli đã lưu lại đây trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Grappelli dành những năm 1950 và 1960 để biểu diễn tại các hộp đêm tại Pháp và Anh. Ông xuất hiện trước công chúng Mỹ lần đầu tiên tại Liên hoan nhạc jazz Newport. Ông tiếp tục đi biểu diễn trong những năm 1970 và 1980. Tham khảo Người Pháp gốc Ý Sinh năm 1908 Mất năm 1997 Người đoạt giải Grammy Thành tựu trọn đời Nhạc sĩ đồng tính nam Nhạc sĩ LGBT Pháp Nam nhạc sĩ thế kỷ 20
10843
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch%20nham%20l%E1%BB%A5c
Bích nham lục
Bích nham lục (zh. bíyánlù 碧巖錄, ja. hekigan-roku) có nguyên tên là Phật Quả Viên Ngộ Thiền sư Bích nham lục (zh. 佛果圓悟禪師碧巖錄), cũng được gọi ngắn là Bích nham tập, được tìm thấy trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 48, mang kinh số 2003, (Taishō Tripiṭaka, Vol. 48, No. 2003). Bích nham lục là tập công án quan trọng nhất trong Thiền tông song song với Vô môn quan, được mọi người trong giới thiền hâm mộ gọi là "Quyển sách hàng đầu của tông môn" (Tông môn đệ nhất thư 宗門第一書). Quyển này được biên soạn dưới tay Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần vào đầu thế kỉ 12 và được truyền lại đến ngày nay. Nhưng nguồn gốc chính của sách này xuất phát từ Thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển. Sư chọn lựa trong nội điển, ngoại điển và văn sử một trăm tắc công án và viết thêm vào những câu tụng để hướng dẫn những người hiếu học, được gọi là Tuyết Đậu tụng cổ (zh. 雪竇頌古). Những lời tụng này là những tuyệt tác trong thiền ngữ và văn thơ Trung Quốc. Thiền sư Viên Ngộ lấy tác phẩm này làm sườn và bổ sung thêm. Nhìn chung, cấu trúc của mỗi công án trong Bích nham lục có thể được nêu như sau: Thuỳ thị (zh. 垂示, ja. suiji), lời dẫn của Thiền sư Viên Ngộ nhằm giúp thiền sinh hướng tâm về nội dung chính của bản công án; Bản tắc (zh. 本則, ja. soku), bản công án chính của Thiền sư Tuyết Đậu, thỉnh thoảng cũng được kèm theo lời bình; Trước ngữ (zh. 著語, ja. jakugo), những câu bình của Viên Ngộ xen vào công án của Tuyết Đậu; Bình xướng (zh. 評唱, ja. hyōshō), lời bình giải của Viên Ngộ, nêu rõ chi tiết, thời điểm, nguyên do công án này được hình thành...; Tụng (zh. 頌, ja. ru), chỉ bài tụng của Tuyết Đậu về công án; Trước ngữ của sư Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu; Bình xướng của Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu. Vì cấu trúc của bản văn có nhiều tầng lớp nên Bích nham lục cũng nổi danh là một quyển sách cực kì phức tạp trong tất cả các loại thiền ngữ. Về sau, đồ đệ của Viên Ngộ là Phổ Chiếu biên chép lại để tên là Bích nham lục—vì tấm bảng trên ngạch trượng thất tại viện Linh Tuyền đề là Bích Nham. Chính vì tinh hoa và trình độ văn chương tuyệt hảo của Bích nham lục nên nhiều Thiền sư sau này không thích dùng nó chỉ dạy thiền sinh mà chú trọng quyển Vô môn quan hơn. Khả năng đam mê chữ nghĩa khi đọc Bích nham lục của những thiền sinh rất lớn và chính đệ tử của Viên Ngộ là Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo cũng đã nhận thấy điều này. Sư chứng kiến được cảnh đệ tử chỉ nhớ tụng ngôn cú trong sách làm nhu yếu biện luận tri giải mà quên lời dạy của những Tổ sư "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự" (zh. 教外別傳不立文字). Vì thế, Sư đem tất cả những bản có sẵn ra đốt sạch và hai trăm năm sau đó ít ai thấy được quyển sách này. Đầu thế kỉ 14 có vị Cư sĩ tên Trương Minh Viễn góp nhặt các bản còn sót mọi nơi, tham khảo bổ túc qua lại và cũng từ đây Bích nham lục lại được ra mắt độc giả. Văn hào nổi danh của Đức Hermann Hesse viết như sau về Bích nham lục sau khi đọc bản dịch của giáo sư W. Gundert, xuất bản năm 1960: Tác phẩm vĩ đại này là một món quà thượng thặng với những nội dung huyền diệu mà tôi không thể nào thưởng thức trọn vẹn trong đoạn đời còn lại. Mà ngay cả một cuộc đời trinh nguyên cũng không đủ để thực hiện điều này. Những tâm hồn cao cả nhất, sùng đạo nhất của Trung Quốc và Nhật Bản đã uống nước nơi nguồn này hơn 800 năm nay, nhưng vẫn không uống cạn, đã nghiên cứu quyển sách này đến tận cùng, nhai đi nhai lại những lời nói bí ẩn trong đây, nếm được vị ngọt ngào của nó, họ chỉ biết âm thầm tôn kính mức độ thâm sâu và đáp lại những nét hóm hỉnh của nó với một nụ cười am tường mãn nguyện. Tắc công án thứ hai bên dưới, Triệu Châu chí đạo vô nan (zh. 趙州至道無難), sẽ minh hoạ cụ thể cấu trúc phức tạp của Bích nham lục. Bản dịch Việt của Chân Nguyên dựa trên bản Hán và bản dịch Hán-Đức của W. Gundert. Chữ trong ngoặc [...] là lời giải thích thêm của Gundert. Lời bình của Triệu Châu về câu "Chí đạo không khó" Thuỳ thị Nếu so sánh thì trời đất cũng còn chật hẹp. Nhật nguyệt tinh tú cùng lúc u mờ. Dù gậy vung như mưa, tiếng hét vang rền như sấm sét đi nữa, người ta vẫn chưa đạt việc hướng thượng của tông thừa. Ngay cả chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai—chư vị cũng chỉ tự biết. Các vị Tổ sư từ đời này sang đời khác—họ cũng không thể trình bày toàn vẹn. Cả Đại tạng giáo lý và những bài chú giải cũng không thể nào diễn bày hết tất cả. Và cũng có nạp tăng tự cho mình có mắt sáng—họ không biết tự cứu như thế nào. Đến nỗi này thì còn hỏi han nữa làm gì? Đến đây với chữ "Phật" có khác gì hơn là lê lết trong bùn, vấy nước bẩn quanh thân; và còn nhắc đến chữ "Thiền" làm gì để mặt đầy hổ thẹn! Thượng sĩ tham học lâu nơi này ta chẳng cần nói gì thêm, nhưng kẻ hậu học sơ cơ nên nghiên cứu kĩ! Bản tắc Triệu Châu dạy chúng tăng: Chí đạo không khó, chỉ đừng phân biệt chọn lựa. Chỉ nói đến một chút thôi thì đã: đây "phân biệt chọn lựa", đây "rõ ràng minh bạch". Lão tăng chẳng ở trong cõi minh bạch, còn bọn ngươi bảo hộ, tiếc giữ nó—không phải như vậy hay sao? Một vị tăng bước ra hỏi: Nếu đã không ở ngay trong cõi minh bạch thì còn bảo hộ, tiếc giữ cái gì? Triệu Châu đáp: Ta cũng chẳng biết. Tăng thưa: Hoà thượng đã không biết, thì sao lại bảo là không ở trong cõi minh bạch? Triệu Châu bảo: Hỏi việc đã xong, lễ bái rồi lui! Trước ngữ "Triệu Châu dạy chúng tăng"—Lão Hán làm gì thế?—Hãy khuất mắt với đám cát đằng! "Chí đạo không khó"—Không khó và không dễ! "Chỉ đừng phân biệt chọn lựa."—Cái gì đang ở ngay trước mắt? [Đáp: Chẳng gì khác hơn là "phân biệt chọn lựa", thiện và ác, yêu và ghét!]—Ông ta nói tương tự như trường hợp chính Tam tổ đang có mặt tại đây! [Nghe qua như chế diễu nhưng lại là sự thật.] "Chỉ nói đến một chút thôi thì đã: đây phân biệt chọn lựa, đây rõ ràng minh bạch."—Hai đầu với ba gương mặt! [Từ "Chí đạo" xuất phát ra một hiện tượng quái gở: từ một thành hai, và cái Một lơ lửng phía trên! Và cái đó lại là "Không khó"!] Ông ấy lại sa lạc vào những việc nhỏ nhặt!—Cá bơi nước đục, chim bay thì rụng lông. [Triệu Châu cũng quấy nhiễu thanh tịnh nhất vị với lời bình phẩm của mình; chẳng ai tránh được sự kiện này khi đá động đến nó.] "Lão tăng chẳng ở trong cõi minh bạch"—Thân giặc đã lộ bày!—Lão Hán này muốn gì đây? "Còn bọn ngươi bảo hộ, tiếc giữ nó—không phải như vậy hay sao?"—Thất bại rồi, hay cũng có một hoặc nửa phần nam nhi tại đây? [Trong câu hỏi của Triệu Châu có cạm bẫy! Người nào nhận ra nó đây?] "Một vị tăng bước ra hỏi: Nếu đã không ở ngay trong cõi minh bạch thì còn bảo hộ, tiếc giữ cái gì?"—Cho hắn một đòn là hay nhất. Lưỡi cong cứng đụng nóc giọng! [Triệu Châu cứng lưỡi, chẳng biết nói gì nữa! Sư không ngờ phải tiếp nhận một đòn tấn công như thế.] "Triệu Châu đáp: Ta cũng chẳng biết."—Bây giờ thì lão Hán bị hạ lăn, đại bại, thối lui ba nghìn lí! "Tăng thưa: Hoà thượng đã không biết, thì sao lại bảo là không ở trong cõi minh bạch?"—Hãy nhìn xem ông ta chạy trốn hướng nào!—Vị tăng đuổi hắn chạy tuốt lên cây! [Với sự liều lĩnh này mà vị tăng buộc vị thầy phải trèo tuốt lên cây, để rồi không theo kịp ông ta!] "Triệu Châu bảo: Hỏi việc đã xong, lễ bái rồi lui!"—May mà ông ta còn chiêu cuối này!—Đúng là lão tặc! Bình xướng về bản tắc Hoà thượng Triệu Châu thường lấy thoại đầu này làm chủ đề dạy chúng, đặc biệt là câu "Chỉ đừng phân biệt chọn lựa". Câu này xuất xứ từ bài Tín tâm minh của Tam tổ, cụ thể là: Nhưng, nếu còn một chút thị, một chút phi thì đã có "đây phân biệt chọn lựa", "đây rõ ràng minh bạch". [Như thế, Triệu Châu muốn nói:] Nếu bọn ngươi chỉ hiểu suông [những câu kệ của Tam tổ] thôi thì đã sai lạc rồi. Kéo, đinh, keo hồ—dùng những thứ này mà có thể chắp nối, tạo được một vật gì đó bền vững hay sao? [Nghĩa là: Những câu lô-gic gượng gạo như "phân biệt chọn lựa" và "rõ ràng minh bạch" không thể nào diễn bày mối liên hệ bất khả phân biệt, bất khả phân li của những cặp đối đãi nằm ngay trong cái Nhất vị.] Triệu Châu bảo: "Đây phân biệt chọn lựa, đây rõ ràng minh bạch." Giờ đây, những người tham thiền hỏi đạo nếu không ở nơi phân biệt chọn lựa thì cũng ngồi chết cứng ở cõi rõ ràng minh bạch. "Lão tăng chẳng ở trong cõi minh bạch. Còn bọn ngươi bảo hộ, tiếc giữ nó—không phải như vậy hay sao?"—Còn bọn ngươi! Nếu ông ta không ở trong cõi minh bạch thì thử nói xem Triệu Châu ở chỗ nào? Và vì sao ông ta lại dạy người bảo hộ và tiếc giữ nó? Ngũ Tổ tiên sư thường dạy như sau khi bình phẩm lời nói của Triệu Châu: "Ông ấy thõng tay và trình bày qua dấu hiệu". [Khán thính giả nên tưởng tượng Triệu Châu ngay trước mặt mình, xem sư đứng trước chúng như thế nào khi tự nhận là không ở trong cõi minh bạch. Hoàn toàn thư thái, sư thõng xuôi tay, cứ tự trình như mình thật là. Ngực chẳng phồng lên, cặp mắt chẳng nhìn trừng như mắt cú vọ, chẳng thương, chẳng ghét—nhưng lại là một tư thái cởi mở và thông suốt.] Bọn ngươi hiểu như thế nào? Thõng xuôi tay có nghĩa lý gì? Hãy chú ý đến móc câu đầu cân, chớ có nhận định bánh xe hoa cân! Việc vị tăng bước ra đứng trước Triệu Châu quả là kì đặc. Ông ta tấn công ngay vào chỗ trống rỗng của Triệu Châu và đánh một đòn: "Nếu đã không ở ngay trong cõi minh bạch thì còn bảo hộ, tiếc giữ cái gì?" Triệu Châu không dùng gậy đập, mà cũng chẳng quát tháo, chỉ nói: "Ta cũng chẳng biết". Nếu một người khác không phải lão Hán này thì đã bị ăn gậy tan nát, chẳng còn biết lúc trước đã nói gì và sau này nên nói gì. May mắn thay, lão Hán có tài chuyển thân tự tại mới có thể trả lời vị tăng như thế. Kẻ tham thiền thời nay có lẽ cũng trả lời câu hỏi trên [của vị tăng]: "Ta cũng chẳng biết." Nhưng như vậy không có giá trị! Bọn ngươi đi cùng đường, nhưng lại không cùng lối. [Nghĩa là: Lời nói tương tự như lời Triệu Châu, nhưng lại xuất phát từ một tâm thức khác.] Vị tăng này thật là kì đặc. Chỉ có ông ta, và chẳng ai khác mới dám đề ra câu hỏi: "Hoà thượng đã không biết, thì sao lại bảo là không ở trong cõi minh bạch?" Cú đánh này quả thật hay hơn trước. Người khác Triệu Châu có lẽ bắt đầu phân sơ [với những lời luận lý bình thường] và cũng chẳng khá hơn chút nào. Nhưng Triệu Châu lại là một tác gia, chỉ nói với vị tăng giản đơn: "Hỏi việc đã xong, lễ bái rồi lui!" Vị tăng này chẳng biết làm gì trước mặt lão Hán. Chỉ biết im hơi nuốt lời mà thôi. Như vậy thì đây chính là một vị Đại tông sư với một bàn tay thiện nghệ. Sư chẳng luận huyền luận diệu, luận cơ luận cảnh cùng người, chỉ giúp người bằng cách chỉ họ bản phận sự. [Và sự việc này đưa sư đến một địa vị cao cả, vượt khỏi những đòn tấn công của người khác.] Chính vì vậy mà Sư có thể nói được: "Ngươi nên gắn thêm mỏ vào để chửi mắng, nên đổ nước thêm vào bãi nước bọt vừa phun!" Chưa bao giờ nghe thấy Sư bình sinh tiếp độ chúng bằng gậy, bằng tiếng quát, mà chỉ lấy ngôn ngữ bình thường làm phương tiện, ngay cả những người nổi danh cũng đứng bẽ bàng trước mặt Sư. Và Sư làm được như vậy bởi vì chẳng bao giờ để lạc vào những chi tiết vô bổ. Chính như vậy nên Sư mới có thể nắm sự vật ngay bên hông [như câu tụng đầu của bài Tín tâm minh], đảo ngược nó [như "Rõ ràng minh bạch"], lưu chuyển ngược dòng [như câu "Còn bọn ngươi bảo hộ, tiếc giữ nó"] xuôi dòng [như câu "Ta cũng chẳng biết"], đạt đại tự tại. Người thời nay không hiểu, chỉ nói Triệu Châu chẳng đáp lời người, chẳng giải thích câu hỏi. Họ chẳng biết là đã té nhào chính lúc nói như thế. Kệ tụng Trước ngữ về kệ tụng "Chí đạo không khó"—Một công án lặp lại ba lần! [lần đầu do Tam tổ, lần thứ hai do Triệu Châu và bây giờ, chính Tuyết Đậu—và cứ như thế mãi!]—Ông ta miệng ngậm đầy tuyết sương [vì vậy không nói được]—Nói năng quả quyết gì vậy? "Ngôn ngữ vẫn trình bày đúng"—Cá bơi nước đục, chim bay mất lông.—Hoa bị xé thành bảy tám phần.—Ông ta bôi hồ vào mặt! "Một nhiều chủng loại"—Ông ấy phân chia khá đấy.—Nếu chỉ có Một thôi thì cũng chẳng còn chung kết nào [không có nhận thức cuối cùng]. "Hai lại chẳng phải hai"—Như vậy thì làm thế nào kham chịu nổi bốn, năm, sáu, bảy?—Ông ta muốn gì với đám cát đằng này? "Chân trời: mặt trời mọc, Mặt Trăng lặn."—Nhìn nhau, mặt đối mặt!—Trên đầu rộng mênh mang, dưới chân rỗng thênh thang.—Chỉ đừng ngước đầu, cúi đầu! [Chính bây giờ bạn phải đương đầu với Chí đạo; nơi đây người ta không chú trọng đến những gì vụn vặt! Tất cả sự việc ở đây chẳng xoay quanh ngoại cảnh, chỉ hướng về chính Bạn!] "Trước hiên: suối lạnh, núi khe sâu."—Chết hoàn toàn đi và đừng sống lại!—Ngươi cảm thấy lạnh, lông tóc dựng đứng cả chứ? "Đầu lâu hết thức, làm sao biết vui?"—Nhưng ngay trong quan tài lại mở mắt ra!—Lô hành giả [Lục tổ Huệ Năng] là bạn đồng hành của ông ta. "Trong bộng cây khô rồng đang ngâm, chưa chết hẳn."—Ối chà!—Cây khô lại đâm hoa!—Trường hợp Đạt-ma sang Đông độ [mặc dù đã cao niên] cũng tương tự như thế. "Khó, khó thật!"—Tà pháp! Không thể nào ưng chịu được.—Ông ta đảo ngược lời của chính mình.—Đây là chỗ nào mà có thể bảo khó bảo dễ? "Phân biệt chọn lựa? Rõ ràng minh bạch? Bạn ơi, anh tự xem lấy!"—Nhưng ta mù mà! [Viên Ngộ giả bộ như kẻ nhát gan, muốn trốn tránh việc quyết định.]—Cứ tưởng việc này chỉ liên can đến người khác.—May mắn thay, ông ta [Tuyết Đậu] còn phải tự xem xét lấy.—Chẳng tương can gì đến việc của sơn tăng [Viên Ngộ]! Bình xướng về kệ tụng Tuyết Đậu biết điểm trọng yếu Triệu Châu muốn đá động đến trong khi thị chúng. Vì vậy nên Sư đề cao yếu điểm này với câu: "Chí đạo không khó." Nếu Sư sau đó bảo "Ngôn ngữ vẫn trình bày đúng" thì lời này phải được hiểu là Sư chỉ một góc mà không lưu ý đến ba góc còn lại. Nhưng khi Tuyết Đậu nói tiếp câu tụng "Một nhiều chủng loại, Hai lại chẳng phải hai" thì—trong một ý nghĩa nào đó—Sư đã thông qua ba góc còn lại mà quay về góc thứ nhất. Bọn ngươi hãy nói thử: Trong những trường hợp, dưới những điều kiện nào mà "Ngôn ngữ vẫn trình bày đúng"? Vì sao mà "Một" lại có "nhiều chủng loại" và "Hai" lại "chẳng phải hai"? Nếu các ngươi không đủ mắt sáng để nhìn thấy thì nên nhắm hướng nào để lần mò? Nhưng, nếu các ngươi thấu đắc hai câu ấy... Thế nên, cổ nhân mới bảo: "Chắp lại thành một mảnh!" Và sau đó, các ngươi sẽ thấy được, cứ y như trước đây, núi là núi, nước là nước, dài là dài, ngắn là ngắn; trời là trời, đất là đất. [Bởi vì "Một nhiều chủng loại."] Có lúc các ngươi lại bảo trời là đất, có lúc bảo đất là trời. Rồi lại bảo núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. [Bởi vì "Hai chẳng phải hai."] Ngắn gọn: Làm thế nào đạt được bình ổn? Gió đến thì cây động; sóng dấy khởi thì thuyền được nâng cao; xuân đến đâm chồi; hè phát triển tốt tươi; thu là mùa thâu hoạch và đông là thời tích chứa. [Chính vì vậy mà Tam tổ mới trình bày trong Tín tâm minh, cặp kệ thứ mười:] Với bốn câu này thì bài tụng của Tuyết Đậu chấm dứt một cách đột ngột. Nhưng Tuyết Đậu còn dư tài. Sư cởi mở những gì được buộc chặt trước đây, chỉ có điều là sau bốn câu kệ đầu "Chí đạo không khó, ngôn ngữ vẫn trình bày đúng, Một nhiều chủng loại—Hai lại chẳng phải hai" chẳng còn gì nhiều để nói. Mặc dù vậy, Sư vẫn tụng tiếp: "Chân trời: mặt trời mọc, Mặt Trăng lặn. Trước hiên: suối lạnh, núi khe sâu". Chính ngay đây người ta cũng có thể nói: Ngôn ngữ này cũng vẫn trình bày đúng. Mỗi câu kệ ở đây chính là Đạo, mỗi mỗi chữ ở đây là Toàn chân. Đây há không phải là nơi tâm cảnh đều được quên, tất cả đều được chắp lại thành một mảnh hay sao? Sau khi tỏ vẻ khó chịu, nghiêm ngặt ban đầu, Tuyết Đậu đã cởi mở hơn nhiều về sau. Nếu bọn ngươi thấu triệt những lời tụng này thì tự nhiên sẽ nếm được mùi vị tương tự như đề hồ. Nhưng, nếu chưa quên được tình giải tầm thường thì bông hoa đẹp sẽ bị xé tan thành bảy, tám mảnh, và các ngươi quyết định không thông hiểu được những lời nói trên. "Đầu lâu hết thức, làm sao biết vui? Trong bộng cây khô rồng đang ngâm, chưa chết hẳn." Tiện lúc, ông ta thêm hai câu này vào bài tụng. [...] Và đó chính là bản công án của cổ nhân có liên can đến Đạo. Tuyết Đậu lôi nó ra, chắp thành một chuỗi với lời tụng "Chí đạo không khó, chỉ đừng phân biệt chọn lựa". Nhưng người thời nay chẳng hiểu ý cổ nhân, chỉ nhai đi nhai lại ngôn cú. Cứ như thế thì chẳng khi nào bước đến một chung kết. Người giỏi lắm mới có thể thông suốt chuyện này. Nhìn xem đây: Một vị tăng hỏi Hương Nghiêm: "Thế nào là Đạo?" Hương Nghiêm đáp: "Rồng ngâm nga trong bộng cây khô." Tăng lại hỏi: "Thế nào là người sống trong Đạo?" Hương Nghiêm đáp: "Một đầu lâu có tròng mắt." Sau, tăng đến Thạch Sương hỏi: "Thế nào là rồng ngâm nga trong bộng cây khô?" Thạch Sương đáp: "Vẫn còn vui thú." [Tăng hỏi tiếp:] "Thế nào là một đầu lâu có tròng mắt?" Thạch Sương đáp: "Vẫn còn tình thức." Vị tăng này [... vẫn chưa hài lòng...] cũng đến Tào Sơn, hỏi: "Thế nào là rồng ngâm nga trong bộng cây khô?" Tào Sơn đáp: "Huyết mạch chưa bị cắt đứt hẳn." [Tăng lại hỏi:] "Thế nào là một đầu lâu có tròng mắt?" Tào Sơn đáp: "Chưa chết hẳn." [Tào Sơn rất thương người, đã trả lời câu hỏi thứ hai khi nghe câu thứ nhất, và trả lời câu hỏi thứ nhất sau khi nghe câu thứ hai. Chân lý nằm chính ngay trong đó, một chân lý mà vị tăng đang hỏi không thể thâm nhập được: "Hai lại chẳng phải hai". Cứ thế mà hỏi thêm:] "Ai đã nghe được?" Tào Sơn đáp: "Tận đại địa mênh mông chưa có ai chẳng từng nghe". Tăng lại bảo: "Bây giờ muốn biết: câu 'Rồng ngâm' ở trong chương nào?" [Tào Sơn liền đáp:] "Chẳng biết nằm trong chương cú nào. Tất cả những người nghe đều chết cả." Cũng có một bài kệ như sau: Có thể nói: Những gì Tuyết Đậu nêu ra đều có chân, có tay đầy đủ. Sư nhất thời gán một lời tụng vào để các ngươi nghe. Mặc dù đó là lời tụng nhưng, nếu cộng tất cả những lời còn lại thì chúng cũng "chẳng phải là hai." Cuối cùng, Tuyết Đậu vì người lại tụng thêm: "Khó, khó thật!" Người ta cũng phải thấu suốt câu "Khó, khó thật!" này mới thông hiểu được. Làm sao hiểu bây giờ? Bách Trượng nói như sau: "Tất cả ngữ ngôn, sơn hà đại địa, mỗi mỗi sự vật đều quay trở về chính mình cả." Cũng như thế, tất cả những gì Tuyết Đậu góp nhặt, lựa chọn ở đây, chúng cuối cùng cũng phải xoay trở về chính tự kỉ các ngươi. Thử nói xem: Điểm trọng yếu mà Tuyết Đậu vì người gửi kèm theo nằm ở chỗ nào? "Phân biệt chọn lựa? Rõ ràng minh bạch? Bạn ơi, anh tự xem lấy!" Sau khi đã đan kết được đám cát đằng và tụng xong, vì sao sư lại bảo thêm: "Bạn ơi, anh tự xem lấy"? Một lời dạy rất hay, các ngươi phải tự xem xét lấy! Tất cả bọn ngươi tại đây, các ngươi chớ nói là không thể hiểu nổi! Ngay cả sơn tăng đây đến nơi ấy cũng trong tình thế tương tự: Ông ta không hiểu nổi. Tham khảo Tài liệu chủ yếu Phật Quả Viên Ngộ Thiền sư Bích nham lục 佛果圓悟禪師碧巖錄, Taishō Vol. 48, No. 2003. Tài liệu thứ yếu Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Gundert, Wilhelm (dịch & chú dẫn): Bi-Yän-Lu. Meister Yüan-wu's Niederschrift von der Smaragdenen Felswand, München 1964/73. (3 quyển, 68 công án) Trần Tuấn Mẫn (dịch & chú dẫn): Vô Môn Quan, TP HCM 1995. App, Urs (dịch & chú dẫn): Master Yunmen. From the Record of the Chan Master "Gate of the Clouds". New York-Tokyo-London, 1994. (Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục 雲門匡真禪師廣錄, Taishō Vol. 47, No. 1988) Green, J.: The Recorded Sayings of Zen Master Joshu. Boston 1998. (Triệu Châu Chân Tế Thiền sư ngữ lục 趙州真際禪師語, trong Cổ Tôn túc ngữ lục quyển đệ thập tam 古尊宿語錄卷第十三) Linji Yixuan: Das Denken ist ein wilder Affe. Aufzeichnung der Lehren des großen Zen-Meisters. Übers. von Jarand, U. Bern, München, Wien, 1996. (Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền sư ngữ lục 鎮州臨濟慧照禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1985). Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Kinh điển Phật giáo Thiền tông Thiền ngữ
10844
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c%20%C4%91%C3%A0
Lạc đà
Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Thuật ngữ Trong một số ngôn ngữ thì lạc đà có nguồn gốc từ kamelos trong tiếng Hy Lạp, mà chính nó lại có nguồn gốc từ gamal trong tiếng Hebrew. Thuật ngữ lạc đà cũng được sử dụng rộng rãi hơn, để miêu tả một trong sáu loài động vật tương tự như lạc đà trong họ Camelidae: hai trong số đó là lạc đà thực sự, và bốn là các động vật giống như lạc đà ở Nam Mỹ: llama (lạc đà không bướu), alpaca, guanaco và vicuna. Để có cái nhìn tổng quan hơn về họ lạc đà, xem Họ lạc đà. Để có thêm chi tiết về hai loài lạc đà thực sự, xem Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Phân loại Họ Camelidae Chi Lama: Lama glama: Lạc đà llama Lama guanicoe: Lạc đà Guanaco Chi Vicugna: Vicugna pacos: Lạc đà Alpaca Vicugna vicugna: Lạc đà Vicuña Chi Camelus Camelus bactrianus: Lạc đà hai bướu Camelus dromedarius: Lạc đà một bướu Sinh học Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 45 đến 50 năm. Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 65 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300 đến 1000 kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg. Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng và cái lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể. Cách giữ nước trong cơ thể Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu. Lạc đà được biết đến nhiều nhất nhờ các bướu của chúng. Các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57l nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. Không giống như các động vật có vú khác, hồng cầu của chúng là hình bầu dục chứ không phải hình tròn. Điều này tạo điều kiện cho dòng chảy của các tế bào hồng cầu trong quá trình mất nước. và làm cho chúng tốt hơn trong việc chống lại dao động thẩm thấu cao thẩm thấu mà không bị vỡ khi uống một lượng lớn nước: một con lạc đà có cân nặng có thể uống nước trong 3 phút. Thuần hóa Lạc đà hai bướu có hai lớp lông: lớp lông tơ bên trong để giữ ấm và lớp lông thô bên ngoài dài hơn giống như tóc. Chúng sản xuất khoảng 2,3 kg (5 pound) sợi len hàng năm. Cấu trúc của sợi len lông lạc đà tương tự như len casơmia. Lông tơ thông thường dài từ 2,5-7,5 cm (1-3 inch). Lông tơ của lạc đà không tách ra dễ dàng. Lông tơ được xe thành sợi để dệt kim. Loài người đã thuần hóa lạc đà khoảng 5000 năm trước đây. Lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu vẫn được sử dụng để lấy sữa, thịt và làm động vật chuyên chở—lạc đà một bướu ở Bắc Phi và Tây Á; lạc đà hai bướu ở vùng đông và bắc của khu vực Trung Á. Mặc dù hiện nay còn khoảng 13 triệu lạc đà một bướu còn sống, loài này đã tuyệt chủng trong điều kiện sống hoang dã: tất cả đã được thuần hóa (chủ yếu ở Sudan, Somalia, Ấn Độ và các quốc gia lân cận), cũng như ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Botswana. Tuy nhiên, có một quần thể sống hoang dã khoảng 700.000 con ở miền trung nước Úc, chúng là hậu duệ của các cá thể đã thoát khỏi cuộc sống giam cầm vào cuối thế kỷ 19. Quần thể này tăng trưởng khoảng 11% mỗi năm và trong thời gian gần đây chính quyền Nam Úc đã quyết định tiêu diệt loài động vật này, nguyên nhân là chúng ngốn quá nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn của các trang trại nuôi cừu. Lạc đà hai bướu đã từng rất phổ biến, nhưng hiện nay quần thể của chúng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1,4 triệu con, chủ yếu là đã được thuần hóa. Người ta cho rằng còn khoảng 1.000 con lạc đà hai bướu sống hoang dã trong sa mạc Gobi, và một lượng nhỏ ở Iran, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Một quần thể nhỏ lạc đà (một và hai bướu) nhập khẩu đã từng sống ở miền tây nam nước Mỹ cho đến đầu thế kỷ 20. Các động vật này được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, là một phần trong thực nghiệm của US Camel Corps và được sử dụng như là động vật kéo xe trong các mỏ, và chúng đã trốn thoát hoặc được giải thoát sau khi dự án kết thúc. Mắt Mi mắt của loài lạc đà rất dày để bảo vệ chúng khỏi cát bay sa mạc, mắt của nó có 3 mí. Tham khảo Liên kết ngoài Sử dụng lạc đà trong công việc của cảnh sát Nam Phi Gia súc Động vật đã được thuần hóa Ẩm thực châu Phi Ẩm thực Trung Đông Bài cơ bản dài trung bình Động vật Trung Đông
10848
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c%20%C4%91%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20b%C6%B0%E1%BB%9Bu
Lạc đà một bướu
Lạc đà một bướu hay lạc đà Ả Rập (tên khoa học Camelus dromedarius), là loài động vật guốc chẵn lớn có nguồn gốc ở Bắc Phi và Tây Á, và là thành viên nổi tiếng nhất của họ Lạc đà và hiện nay đã phân bố rộng rãi ở khắp châu Phi. Lạc đà một bướu được thuần hóa lần đầu tiên ở miền trung hoặc miền nam bán đảo Ả Rập vài nghìn năm trước đây. Các chuyên gia không thống nhất trong việc xác định niên đại: một số tin rằng việc này diễn ra vào khoảng năm 4000 TCN, một số khác cho rằng việc đó diễn ra chỉ vào khoảng năm 1400 TCN. Hiện tại, có khoảng 13 triệu lạc đà một bướu đã thuần hóa, chủ yếu sinh sống trong khu vực từ Ấn Độ tới Bắc Phi. Không còn lạc đà một bướu sống hoang dã, mặc dù còn tồn tại quần thể sống hoang dã khoảng 700.000 con ở Úc, nhưng chúng là hậu duệ của lạc đà một bướu đã thuần hóa. Loài lạc đà khác còn tồn tại ngày nay là Lạc đà hai bướu. Lạc đà hai bướu được thuần hóa khoảng trước năm 2500 TCN ở châu Á, có lẽ sau lạc đà một bướu. Lạc đà hai bướu có thân hình chắc chắn hơn, có khả năng tồn tại trong điều kiện nóng bức của sa mạc ở miền bắc Iran cũng như mùa đông lạnh giá của Tây Tạng tốt hơn. . Lạc đà một bướu thì cao hơn và nhanh nhẹn hơn, khi có người dẫn dắt, chúng có thể duy trì tốc độ 13-14,5 km/h (8-9 dặm/h) trong khi lạc đà hai bướu khi chở đồ chỉ đi được khoảng 4 km/h (2,5 dặm/h) . Lạc đà một bướu là loài bản địa ở khu vực Sahara nhưng đã tuyệt chủng vào đầu thiên niên kỷ cuối cùng trước công lịch. Lạc đà thuần hóa được du nhập vào khu vực bởi sự xâm lăng Ai Cập của đế chế Ba Tư dưới triều vua Cambyses (529 TCN - 522 TCN). Các con lạc đà này khi đó đã được sử dụng rộng rãi ở Bắc Phi, và người La Mã đã duy trì các nhóm chiến binh cưỡi lạc đà để kiểm soát mọi nẻo của sa mạc. Lạc đà Ba Tư đã không phù hợp cho việc buôn bán hay đi lại trên sa mạc Sahara. Những chuyến đi rất hiếm trên sa mạc được các chiến binh thực hiện bằng ngựa. Lạc đà hai bướu khỏe và dẻo dai hơn lần đầu tiên đã được du nhập vào châu Phi vào khoảng thế kỷ 4. Điều này đã không diễn ra trước khi có sự xâm lăng vào Bắc Phi của những người Hồi giáo. Trong quá trình xâm lăng chủ yếu diễn ra trên lưng ngựa thì các liên kết mới với Trung Cận Đông đã cho phép lạc đà được nhập khẩu ồ ạt. Lạc đà hai bướu đã tỏ ra thích nghi tốt với những chuyến đi kéo dài trên sa mạc và chúng có thể chuyên chở được nhiều hàng hóa. Điều này đã làm cho khả năng của thương mại trên Sahara trở thành hiện thực. Mô tả Con đực của lạc đà một bướu có vòm miệng mềm, nó có thể phồng to ra để tạo ra một cái túi màu hồng sẫm, gọi là doula, thò ra phía ngoài mõm của chúng để gây ấn tượng với con cái trong mùa sinh sản. Thời gian mang thai của lạc đà một bướu kéo dài khoảng 12 tháng. Thông thường chúng chỉ sinh một con, và con non bú mẹ trong khoảng 18 tháng. Con cái thông thường phát dục sau khoảng 3 tới 4 năm, con đực sau khoảng 5 tới 6 năm. Tuổi thọ trong điều kiện nuôi bởi con người thông thường là khoảng 25 năm, một số lạc đà có thể sống tới 50 năm. Lạc đà trưởng thành dài tới 3 m (10 ft) và cao tới 1,8-2,1 m (6–7 ft). Chúng cân nặng tới 450–680 kg (1.000-1.500 pao). Ngày nay lạc đà một bướu được sử dụng để lấy sữa, thịt và để chuyên chở hàng hóa và con người. Không giống như ngựa, lạc đà một bướu có thể quỳ xuống để chất đồ hay cho người trèo lên. Tham khảo Liên kết ngoài Con lai của lạc đà một bướu với lạc đà hai bướu (giao phối chéo) Từ A đến Z về lạc đà Ả Rập D Sahara Gia súc Động vật Iran Động vật có vú Pakistan Động vật có vú Bắc Phi Động vật có vú châu Á Động vật được mô tả năm 1758 Động vật hoang dã châu Phi Động vật có vú châu Phi
10855
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20B%E1%BB%99%20%28kinh%29
Tiểu Bộ (kinh)
Tiểu bộ kinh (zh. 小部經, pi. khuddaka-nikāya) là bộ thứ năm của năm Bộ kinh trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka) văn hệ Pali. Kinh bao gồm 15 phần. Kinh Tiểu tụng Kinh Tiểu tụng (zh. 小頌, pi. khuddaka-pātha): bao gồm quy định về thực hành nghi lễ. Gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo. Kinh Pháp Cú Kinh Pháp Cú (zh. 法句; pi. dhammapada): gồm 426 câu kệ trong 26 chương về các nguyên lý căn bản đạo Phật, được lưu truyền rộng trong các nước theo Thượng toạ bộ. Gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau. Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết (zh. 自說, pi. udāna): gồm 80 bài giảng của đức Phật. Điểm đặc biệt ở đây là những lời tự nhiên Phật thốt ra dạy, không phải vì được người khác hỏi. Thế nên cũng gọi là Vô vấn tự thuyết. Gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm. Kinh Phật thuyết như vậy Kinh Phật thuyết như vậy (zh. 如是語, "Tôi nghe như vầy"; pi. itivuttaka) gồm các kinh dựa trên hỏi đáp với đức Phật. Gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy". Kinh tập Kinh tập (zh. 集部經, pi. sutta-nipāta): một trong những kinh điển cổ nhất, đặc biệt có giá trị văn chương cao. Gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo. Chuyện Thiên cung Chuyện Thiên cung (zh. 天宮事, pi. vimāṇa-vatthu): kể lại 83 truyền thuyết nêu rõ, có một đời sống phạm hạnh sẽ được sinh vào cõi của chư Thiên (sa., pi. deva). Gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này. Chuyện Ngạ quỷ Chuyện Ngạ quỷ (zh. 餓鬼事, pi. peṭa-vatthu): nói về sự tái sinh làm ngạ quỷ sau một cuộc đời nhiều ác nghiệp. Gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia. Trưởng lão Tăng kệ Trưởng lão Tăng kệ (zh. 長老僧偈, pi. thera-gāthā): ghi lại 107 bài kệ của các vị Thượng toạ (pi. thera). Gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị. Trưởng lão Ni kệ Trưởng lão Ni kệ (zh. 長老尼偈, pi. therī-gāthā): gồm 73 bài kệ của các vị ni trưởng lão (pi. therī). Gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc. Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật (zh. 本生經, pi. jātaka). Gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen lẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại. Nghĩa tích Nghĩa tích (zh. 義釋, pi. niddesa): luận giải về Tập bộ kinh (pi. suttanipāta), phần thứ 5. Là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích. Vô ngại giải đạo Vô ngại giải đạo (zh. 無礙解道, pi. paṭisambhidā-magga): luận thuyết về vô ngại, theo phương pháp của A-tì-đạt-ma (pi. abhidhamma). Một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm. Sự nghiệp anh hùng Sự nghiệp anh hùng (zh. 譬喻, pi. apadāna): kể lại tiền kiếp các vị sư danh tiếng. Kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ. Phật sử Phật sử (zh. 佛種性, pi. buddhavaṃsa): truyện thơ kể đời sống 24 đức Phật có trước Phật Thích-ca. Tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y. Sở hạnh tạng Sở hạnh tạng (所行藏, pi. cariya-piṭaka): kể tiền kiếp đức Phật, trong đó nêu rõ trong các đời sống cũ, Ngài đã đạt mười Ba-la-mật-đa (pi. pāramitā). Gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài. Chú thích Nikàya: 1.Trường bộ kinh Dìgha-Nikàya). 2.Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya). 3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya). 4.Tăng chi bộ kinh(Angttara-Nikàya). 5.Tiểu bộ kinh (Khuddaka-Nikàya). Tham khảo Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990. Đọc kinh Kinh Tiểu Bộ tập 1 dạng epub Kinh Tiểu Bộ tập 2 Kinh Tiểu Bộ tập 3 Kinh Tiểu Bộ tập 4 Kinh Tiểu Bộ tập 5 K
10858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20th%E1%BB%ABa
Tiểu thừa
Tiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna, bo. theg dman) nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa (sa. mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và không còn được sử dụng. Giới học thuật Phật giáo hiện đại thay vào đó sử dụng thuật ngữ Phật giáo Nikaya hay Phật giáo Bộ phái để chỉ các trường phái Phật giáo thời kỳ Bộ phái. Xét theo lịch sử, quá trình tập kết kinh điển, truyền thừa thì các kinh điển của "Phật giáo nguyên thủy" lại có tính chất đáng tin cậy hơn, được kết tập gần nhất sau thời gian Đức Phật diệt độ (khoảng 100 năm). Các bộ kinh khác của "Đại thừa", "Kim cang thừa", "Tối thượng thừa" lại được hình thành sau đó khá lâu do các vị Tổ Đại thừa sáng lập. Một từ chỉ các tu sĩ theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường gặp trong kinh là Thanh văn (zh. 聲聞, sa. śrāvaka) hay Thượng tọa bộ (Theravāda). Vấn đề Đại thừa và Tiểu thừa Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Đại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư "Tiểu thừa" thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Đại thừa đã mất đi tính nguyên bản chân thực của lời dạy Đức Phật. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay, với những phương tiện khảo cứu sử liệu, những quan điểm Tiểu thừa và Đại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu cho thấy rằng: Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Đức Phật 400 năm) chưa có danh từ Đại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Tiểu thừa từng được dùng trong thời gian dài để chỉ Thượng tọa bộ, là bộ phái lớn nhất, đại biểu truyền thống Phật giáo Nam truyền hiện đại. Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ "Tiểu thừa" vì từ này được dùng bởi những người không hiểu rõ căn bản Phật giáo và mang tính miệt thị. Do đó, 2 danh từ Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam Tông được dùng để phổ biến thay thế. Giáo lý được phân làm hai truyền thống theo địa lý, truyền thừa, và được gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Bắc tông theo khuynh hướng thay đổi và phát triển lời Phật, còn Phật giáo Nam tông theo khuynh hướng giữ nguyên giá trị lời dạy của Đức Phật và các vị Thánh Tăng thuyết trong 5 bộ Nikāya trong Tam tạng Pali. Truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, đối với Phật giáo Nam Tông (Nguyên thủy) thì tập trung giữ gìn giới luật cho trong sạch như lời Phật dạy, còn Phật giáo Đại thừa thì xem trọng lễ nghi và ăn chay. Trái lại, cũng có những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau: Cả hai đều nhìn nhận Đức Phật Thích-ca là bậc Đạo sư. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Định-Tuệ. Phân chia bộ phái Trong thời kỳ Đức Phật chuyển pháp luân và trước đại hội kết tập kinh điển lần thứ 2, đạo Phật không có tông phái nào. Đó là thời kỳ Đạo Phật Nguyên thủy hay còn gọi là thuần túy. Trong lần kết tập thứ hai, Tăng-già phân ra thành hai phái: Trưởng lão bộ (zh. 長老部, sa. sthavira) và Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. mahāsāṅghika). Giữa năm 280 và 240 trước Công nguyên, Đại chúng bộ lại được chia thành sáu phái: Nhất thuyết bộ (zh. 一說部, sa. ekavyāvahārika), Khôi sơn trụ bộ (zh. 灰山住部, sa. gokulika). Từ Nhất thuyết bộ lại sinh ra Thuyết xuất thế bộ (zh. 說出世部, sa. lokottaravāda). Từ Khôi sơn trụ bộ lại tách ra 3 bộ phái là Đa văn bộ (zh. 多聞部, sa. bahuśrutīya), Thuyết giả bộ (zh. 說假部, sa. prajñaptivāda) và Chế-đa sơn bộ (zh. 制多山部, sa. caitika). Từ Trưởng lão bộ (sa. sthavira) của thời gian đó, khoảng năm 240 trước Công nguyên, phái Độc Tử bộ (zh. 犢子部, sa. vātsīputrīya) ra đời, gồm có bốn bộ phái nhỏ là Pháp thượng bộ (zh. 法上部, sa. dharmottarīya), Hiền trụ bộ (zh. 賢胄部, sa. bhadrayānīya), Chính lượng bộ (zh. 正量部, sa. sāṃmitīya) và Mật lâm sơn bộ (zh. 密林山部, sa. sannagarika, sandagiriya). Từ Trưởng lão bộ (sa. sthavira) lại xuất phát thêm hai phái: 1. Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivāda), từ đây lại nảy sinh Kinh lượng bộ (zh. 經量部, sa. sautrāntika) khoảng năm 150 trước Công nguyên và 2. Phân biệt bộ (zh. 分別部, sa. vibhajyavāda). Phân biệt bộ tự xem mình là hạt nhân chính thống của Trưởng lão bộ. Từ Phân biệt bộ này sinh ra các bộ khác như Thượng tọa bộ (zh. 上座部; pi. theravāda), Hóa địa bộ (zh. 化地部, sa. mahīśāsaka) và Ẩm Quang bộ (zh. 飲光部; cũng gọi Ca-diếp bộ 迦葉部, sa. kāśyapīya). Từ Hóa địa bộ (sa. mahīśāsaka) lại sinh ra Pháp Tạng bộ (zh. 法藏部, sa. dharmaguptaka). Xem thêm Bộ phái Phật giáo Phật giáo Nam truyền Thượng tọa bộ Chú thích Tham khảo Tạng Kinh: Kinh Trường bộ: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong00.htm Kinh Trung Bộ: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm Kinh Tương Ưng Bộ: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tuongungbo/tu-00.htm Kinh Tăng Chi: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi00.htm Tạng Luận: http://buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp/vdp-index.htm Tạng Luật: http://buddhanet.net/budsas/uni/index.htm Sách Diệu Pháp Yếu lược: Chi tiết về các hội nghị kết tập Kinh điển trong lịch sử, không có Kinh Đại Thừa nào được kết tập trong các hội nghị này, tại: http://www.budsas.org/uni/u-saddhamma/sad-0.htm Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990. Lịch sử Phật giáo
10859
https://vi.wikipedia.org/wiki/Suzuki%20Daisetsu%20Teitar%C5%8D
Suzuki Daisetsu Teitarō
(1870-1966), còn được biết đến với tên Suzuki Teitaro Daisetz, là một học giả lừng danh người Nhật, người đã góp công rất nhiều trong việc truyền bá Thiền tông sang Tây phương. Ông viết rất nhiều sách về thiền và nổi danh nhất có lẽ là bộ Thiền luận (Essays in Zen-Buddhism), gồm ba quyển. Ngoài ra, ông còn viết những tác phẩm quan trọng như Nghiên cứu kinh Lăng-già (Studies in the Laṅkāvatāra-Sūtra), Thiền và phân tâm học (Zen-Buddhism and Psychoanalysis). Cuộc đời và hoạt động Thời thơ ấu Ông sinh trong một gia đình võ sĩ đạo (samurai), trong một thời kì Nhật bắt đầu tiếp xúc với nền văn hoá Tây phương. Cha mất sớm, ông sống cực khổ và chính cái khổ này đã thúc đẩy ông học hỏi nhiều để được dạy trong một trường phổ thông kiếm tiền nuôi mẹ. Hoạt động và hưởng thọ Sau khi mẹ qua đời, ông đến Tōkyō (Đông Kinh), sau lại đến Kamakura (Liêm Thương) tu học với một vị Thiền sư danh tiếng đương thời là Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) tại Thiền viện Viên Giác (zh. 圓覺, ja. engaku-ji). Tông Diễn sớm nhận ra tài năng của ông và cho phép đi cùng đến tham dự Hội nghị tôn giáo thế giới (World's Parliament of Religions) tại Chicago năm 1893. Tại hội nghị, người Tây phương lần đầu tiên nghe được chút đỉnh về danh từ "Thiền". Sau hội nghị, ông ở lại Mỹ hơn mười năm để nghiên cứu, phiên dịch các tác phẩm triết học Đông phương sang Anh ngữ, với sự giúp đỡ của Eduard Hegeler, một nhà triệu phú kiêm xuất bản, người gốc Cộng hoà Liên bang Đức (Bremen). Trong thời gian này, ông bắt đầu học tiếng Phạn và hoàn tất tác phẩm quan trọng đầu tiên là Nghiên cứu về Đại thừa Phật giáo (Studies in Mahāyāna-Buddhism). Hegeler cũng gửi ông sang Paris để sao lại những tác phẩm quý giá được lưu trữ tại đây. Trước khi về Nhật, ông còn sang Anh và ở đó phiên dịch các tác phẩm của Swedenborg sang tiếng Nhật. Năm 1908, ông trở về Nhật và 1910 lại qua châu Âu. Ông lập gia đình với Beatrice Lane (1911), một nữ Thông thiên học (theosophy) xuất xứ từ New York người đã tận lực giúp đỡ ông trong việc biên tập, phiên dịch cho đến giờ phút cuối của bà (1938). Sau, ông đảm nhận nhiều trách nhiệm như giảng dạy tại các đại học Nhật, biên soạn sách vở và đi đây đó thuyết trình Thiền học. Sự ra đời của bộ Thiền luận ba quyển của ông được ví như sự tái sinh của Thiền tông và Thiền lần đầu được trình bày, giảng giải, đưa đến châu Âu, Mĩ dưới dạng tuyệt vời nhất, thích hợp nhất. Năm 1957, ông cùng với hai nhà phân tâm học là Erich Fromm và Richard de Martino đã cho ra một quyển sách rất quan trọng là Thiền và phân tâm học và trong sách này, hai nhà phân tâm học đã xác định được sự liên hệ mật thiết giữa Thiền và Tâm lý học. Như giáo sư W. Gundert nói, Suzuki đã thực hiện được những gì mà Tông Diễn mong muốn khi ông đặt tên cho người học trò yêu quý của mình trước khi từ giã: Đại Chuyết (zh. 大拙), nghĩa là 'sự vụng về lớn". Nhưng người ta cũng có thể hiểu "vụng về" ở đây như trong ngạn ngữ Trung Quốc "Nghệ thuật cao siêu phớt nhìn thì trông như vụng về" (đại xảo nhược chuyết 大巧若拙 , ja. dai-kō wa dai-setsu no gotoshi). Ông chẳng phải là một Tỉ-khâu chính thức, chỉ là một Sa-di nhưng con đường đời kinh nghiệm, học thức uyên bác đã giúp ông trở thành một nhà thuyết giảng độc nhất vô nhị của Thiền Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản cho thế giới hiện đại. Không ít người trong giới Thiền tại Nhật đã lắc đầu e ngại vì những lời giảng tỉ mỉ của ông mà người ta cho là quá liều lĩnh, táo bạo cho một tông phái đặc biệt đề cao đến việc "Bất lập văn tự", "Bất khả thuyết". Ngay chính ông cũng thú nhận rằng, việc làm này của mình là "một tội lỗi lớn" của cuộc đời. Dù sao đi nữa, Thiền học nhờ ông được lan tràn khắp năm châu, ngày càng được nhiều người chú trọng và người ta có thể cảm nhận được ảnh hưởng này của ông đến ngày nay. Ông mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại Tōkyō, sau một cơn bệnh nhẹ, thọ 96 tuổi. Tác phẩm Các tác phẩm quan trọng của ông (lược): Essays in Zen Buddhism (Thiền luận), First-Third Series, London 1950/1953; Studies in the Lankavatara Sutra (Nghiên cứu kinh Lăng-già), London 1930; Introduction to Zen Buddhism (Thiền pháp nhập môn), Kyoto 1931; The Zen Doctrine of No-Mind (Giáo lý vô niệm), London 1949; Living by Zen (Thiền sinh hoạt), London 1950; Zen-Buddhism and Psychoanalysis (Thiền và Phân tâm học); The Essence of Buddhism (Cốt tuỷ của đạo Phật), London 1947; Zen and Japanese Culture (Thiền và văn hoá Nhật), Kyoto 1958; Studies in Zen (Thiền bách đề), London 1955. Tham khảo In Memoriam Daisetz Teitaro Suzuki 1870-1966, The Eastern Buddhist. New Series, 1967. (Bản dịch Việt của Hạnh Viên Tuyển tập tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki hoặc Tuyển tập tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki ) Gundert, Wilhelm (dịch & chú dẫn): Bi-Yän-Lu. Meister Yüan-wu's Niederschrift von der Smaragdenen Felswand, München 1964/73. (3 quyển, 68 công án) Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988. Mục từ Linh Mộc Đại Chuyết 鈴木大拙) Liên kết ngoài Sau đây là một số tác phẩm của thiền sư Suzuki đã được dịch ra tiếng Việt: Thiền Luận , Tuệ Sĩ dịch Trở về nhà cũ , Trúc Thiên dịch Thiền và Bát nhã , Tuệ Sĩ dịch Cốt tủy của đạo Phật, Trúc Thiên dịch, An Tiên xuất bản. Đọc thêm Tuyển tập tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki 1870 - 1966 , Nhiều tác giả, Hạnh Viên dịch Suzuki, Daisetz Teitaro Suzuki, Daisetz Teitaro Đại sư Phật giáo Thiền sư Nhật Bản Mất năm 1966 Triết gia thế kỷ 20
10862
https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy-ma-c%E1%BA%ADt%20s%E1%BB%9F%20thuy%E1%BA%BFt%20kinh
Duy-ma-cật sở thuyết kinh
Duy-ma-cật sở thuyết kinh (, , Vimalakīrti Nirdeśa Sūtra, ) là một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Duy-ma-cật (, Vimalakīrti), một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ Tát. Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhau trên đường tiến đến giác ngộ. Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ bao nhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao (Cao Kiều Thượng Phu) phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện của cung điện Potala, kinh đô Lhasa, Tây Tạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và ký âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tokyo (大正大學總合佛教研究所—梵語佛典研究會) phát hành tháng 3 năm 2004. Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lại trước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đáp ứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi. Có ba bản chữ Hán còn được lưu lại trong Đại Chính Tân tu Đại tạng kinh: Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (zh. 佛說維摩詰經), Taishō No. 474, 2 quyển, Chi Khiêm (zh. 支謙) dịch đầu thế kỉ thứ 3 sau CN. Duy-ma-cật sở thuyết kinh (zh. 維摩詰所說經), Taishō No. 475, 3 quyển, Cưu-ma-la-thập (zh. 鳩摩羅什, sa. kumārajīva) dịch đầu thế kỉ thứ 5 sau CN. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (zh. 說無垢稱經), Taishō No. 476, 6 quyển, Huyền Trang (zh. 玄奘) dịch giữa thế kỉ thứ 7 sau CN. Bản Tạng văn mang tựa འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། ´phags pa dri ma med par grags pas bstan pa zhes bya ba theg pa chen po`i mdo. Chos nyid tshul khrims (sa. dharmatāśīla) dịch cuối thế kỷ 8. Bảng Tạng văn này được xem là giống bản gốc Phạn nhiều nhất. Bản gốc Phạn và bản dịch Tạng có 12 chương, trong khi ba bản Hán có 14 chương. Tên các chương của bản Phạn và Tạng gần như giống nhau hoàn toàn. Ngoài các bản dịch Hán, Tạng nói trên còn nhiều bản dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức quan trọng khác; được dịch từ các bản dịch Hán, Tạng nêu trên. Đáng kể nhất phải nói là bản dịch tiếng Pháp của Étienne Lamotte: L'Enseignement de Vimalakīrti (Vimalakīrtinirdeśa), Louvain, 1962. Trong các bản dịch tiếng Việt thì bản của Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ chỉnh hơn hết. Thượng toạ dịch từ bản Cưu-ma-la-thập, nhưng đối chiếu với hai bản Hán còn lại, thêm vào đó so với bản Phạn cũng như những bản chú giải căn bản của Khuy Cơ, Tăng Triệu, Cát Tạng, v.v... Tư tưởng chủ đạo Khung cảnh của kinh này thuật lại hoàn cảnh Duy-ma-cật đang lâm bệnh tại nhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện (sa. upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ông hỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lý đã được Duy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏi thăm. Giáo lý của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạy cho Xá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường của thiền Đại thừa, đặc biệt là Thiền như Thiền tông chủ trương. Trong chương thứ tư, khi được Văn-thù hỏi thăm vì sao bệnh và thế nào thì hết được, Duy-ma-cật nhân đây giảng rõ về đạo hạnh của một vị Bồ Tát cho tất cả cùng nghe. Quan niệm trọng yếu của kinh này là tính không (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cả Hữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáo lý trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát (chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) - hiện thân của trí huệ siêu việt - cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữ không thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giãi bày bằng sự im lặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải là không hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhất có thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya). Ngoài ra, kinh này còn minh họa rất sinh động cách sống của người Phật tử để nhắm đến giải thoát và cách áp dụng tri kiến về tính không trong cuộc sống hàng ngày, được Phật tử tại Đông Á, Đông Nam Á rất ưa chuộng và tụng đọc. Rất nhiều bài luận chú được viết và nổi tiếng nhất là: Chú Duy-ma (zh. 注維摩) của Tăng Triệu, 10 quyển; Duy-ma kinh huyền sớ (zh. 維摩經玄疏) của Trí Khải, 6 quyển; Duy-ma kinh nghĩa sớ zh. 維摩經義疏 của Cát Tạng. Tại Nhật, Thánh Đức Thái tử (zh. 聖德太子, 574-662) đã viết một bài luận quan trọng về kinh này dưới tên Duy-ma kinh nghĩa sớ (zh. 維摩經義疏). Ông dùng bản dịch của Cưu-ma-la-thập và có lẽ vì vậy, bản dịch này được sử dụng nhiều hơn hết tại Đông Á. Tóm tắt nội dung 12 chương bản tiếng Phạn Ghi chú: Số bên trong ngoặc () là số chương của ba bản tiếng Hán. Chương I Sự kiện xảy ra tại rừng Am-la-vệ (sa. āmrapālīvana), nơi Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết pháp cho Pháp hội với rất nhiều Thanh Văn, Bồ Tát và chư thiên tham dự. Một đồng tử với tên Bảo Tích (sa. ratnākara) cùng với 500 đồng tử thuộc dòng tộc Li-thiếp-tì (sa. licchavi) đến dự pháp hội, tán thán Phật qua một bài kệ khá dài được ghi lại dưới dạng tiếng Phạn lai (hybrid Sanskrit). Sau đó, Phật giải thích thế nào là sự thanh tịnh của Phật độ và sự thanh tịnh tâm của một vị Bồ Tát. Cuối cùng, Phật xua tan hoài nghi của Xá-lợi-phất và những vị khác, nói lý do vì sao thế giới này không thanh tịnh mặc dù Phật xuất hiện, và sau đó, ngài thi triển thần thông để pháp hội có thể chứng kiến được điều này. Chương II Cảnh tượng được chuyển đến nhà một vị cư sĩ với tên Duy-ma-cật. Cư sĩ không rời nhà được vì thụ bệnh. Những nhân vật quan trọng trong thành phố Quảng Nghiêm đều đến thăm ông và nhân dịp này, ông ta trình bày cho họ những khuyết điểm của thân thể, đặc điểm của thân Phật và vì sao ta nên gắng sức tu tập để đạt được thân Phật. Chương III (III & IV) Duy-ma-cật suy tư tại sao Phật không gửi ai đến hỏi bệnh an ủi. Phật Thích-ca, lúc này vẫn còn trú tại rừng Am-la-vệ, biết ý của ông, lần lượt yêu cầu 10 đại đệ tử: Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-ca-diếp, Tu-bồ-đề, Phú-lâu-na, Ca-chiên-diên, A-na-luật, Ưu-ba-li, La-hầu-la và A-nan-đà đến thăm và hỏi bệnh Duy-ma-cật. Tuy nhiên, tất cả những vị này đều từ chối đi thăm với lý do là đã bàn luận với ông và hổ thẹn vì không đủ khả năng đối đầu tài biện luận của vị cư sĩ này. Và cũng như vậy, bốn vị Bồ Tát Di-lặc (sa. maitreya), Quang Nghiêm (sa. prabhāvyūha), Trì Thế (sa. jagatindhara) và Tô-đạt-đa (sa. sudatta) đều khước từ đi thăm. Chương này được ba bản Hán phân làm hai chương, tức là III và IV với phần thứ nhất miêu tả hoàn cảnh của mười đại đệ tử hàng Thanh Văn và phần hai bao gồm cuộc nói chuyện với bốn vị Bồ Tát. Chương IV (V) Cuối cùng, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi chấp nhận yêu cầu của Phật. Khung cảnh được chuyển về nhà của cư sĩ Duy-ma-cật, một căn phòng nhỏ bé nhưng có thể dung nạp vô số người viếng thăm. Nơi đây, cuộc đàm thoại giữa Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật bắt đầu. Rất nhiều Bồ Tát, thiên, nhân và vô số chúng sinh khác đến nghe cuộc đàm thoại vô song giữa hai người được tán thán là trí huệ đệ nhất. Các đề tài được đàm luận ở đây là tính không (sa. śūnyatā), một cái nhìn phân tích sâu sắc về bệnh tình của Duy-ma-cật và lĩnh vực hoạt động (sa. gocara) của một Bồ Tát./. Chương V (VI) Xá-lợi-phất suy nghĩ là pháp hội lớn như thế làm sao có chỗ ngồi trong căn phòng nhỏ. Duy-ma-cật biết ý khuyên tôn giả Xá-lợi-phất không nên tìm chỗ ngồi mà phát tâm cầu pháp, và sau đó ông ta giải thích ý nghĩa của việc cầu pháp này. Pháp hội ngồi trên những toà sư tử to lớn, được Như Lai Tu-di Đăng Vương (sa. merupradīparāja) ở cõi Tu-di tướng (sa. merudhvāja) gửi đến. Sau đó, Duy-ma-cật diễn giảng sự giải thoát bất khả tư nghị (sa. acintyavimokṣa) cho các vị Như Lai và Bồ Tát. Chương VI (VII) Cuộc luận đàm giữa Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật được tiếp nối và lần này, những điểm quan trọng dành cho một Bồ Tát được đề cập đến. Ví dụ như Duy-ma-cật giải một trường hợp nghịch lý là Bồ Tát một mặt xem chúng sinh không thật hiện hữu, nhưng mặt khác vẫn phát triển lòng đại bi (sa. mahāmaitrī) dành cho chúng sinh. Sau đó, một thiên nữ (sa. devatā) xuất hiện và bắt đầu một luận đàm nghịch lý với Xá-lợi-phất với nội dung nhấn mạnh bản chất ưu việt của Đại thừa. Sau khi giảng tám điều huyền diệu nơi nhà Duy-ma-cật, thiên nữ thi triển thần thông, hoán chuyển hình tướng giữa chính mình với Xá-lợi-phất để làm tôn giả tin vào tính phi nam phi nữ của các pháp. Cuối cùng, Duy-ma-cật cho biết thiên nữ này trước đây đã phụng sự nhiều vị Phật nên giờ đây đạt được những năng lực siêu nhiên, thi triển thần thông một cách ung dung tự tại (sa. abhijñājñānavikrīḍita). Chương VII (VIII) Cuộc đàm luận giữa Văn-thù-sư-lợi và Duy-ma-cật được tiếp nối và bây giờ, Duy-ma-cật giảng thế nào là theo Phật đạo mặc dù không trực tiếp đi trên đường này, cũng như giảng thế nào là chủng tính Như Lai. Thêm vào đó, ông còn dùng bài kệ được ghi lại bằng tiếng Phạn lai (hybrid Sanskrit) để ứng đáp vị Bồ Tát tên Hiện Nhất Thiết Sắc Thân (sa. sarvarūpasaṃdarśana). Chương VIII (IX) Theo lời yêu cầu của Duy-ma-cật, ba mươi mốt vị Bồ Tát trình bày quan điểm của mình về pháp môn bất nhị. Khi Văn-thù-sư-lợi trình bày quan điểm của mình và yêu cầu Duy-ma-cật trình bày kiến giải, ông ta chỉ lặng thinh. Chương IX (X) Xá-lợi-phất nghĩ đến giờ ăn và thức ăn cho các vị trong hội. Duy-ma-cật biết ý, hiện thần thông cho đại chúng thấy cảnh ẩm thực ở Phật độ Nhất Thiết Diệu Hương (sa. sarvagandhasugandha) của Phật Tối Thượng Hương Đài (sa. gandhottamakūṭa). Duy-ma-cật dùng thần lực tạo một vị Bồ Tát uy nghiêm, bảo vị này đến Phật độ kia khất thực. Vị Bồ Tát này trở về bát khất thực đầy thức ăn và được 90.000 Bồ Tát hộ tòng. Duy-ma-cật trao đổi ý kiến với các vị Bồ Tát từ cõi Nhất Thiết Diệu Hương về cách dạy của Phật Tối Thượng Hương Đài và của Phật Thích-ca Mâu-ni. Chương X (XI) Sự việc lại chuyển đến khu rừng Am-la-vệ tại thành Quảng Nghiêm. Toàn pháp hội tại nhà Duy-ma-cật được chuyển đến rừng Am-la-vệ, ngay trước mặt Phật Thích-ca. Sau khi hỏi Duy-ma-cật, A-nan-đà bạch Phật rằng thức ăn tại nhà Duy-ma-cật có cùng hiệu quả như hiệu quả của Phật (sa. buddakṛtya). Phật Thích-ca đồng ý và thuyết một bài pháp tên Ngộ nhập nhất thiết Phật pháp pháp môn (sa. sarvabuddhadharmapraveśa), giải thích những điểm sau: những điểm dị biệt và giống nhau của Phật độ, tính bình đẳng và bất khả tư nghị của Phật, tính chất siêu việt của các vị Bồ Tát so với hàng Thanh Văn. Thể theo yêu cầu của các vị Bồ Tát từ Phật độ Nhất Thiết Diệu Hương (sa. sarvagandhasugandha), Phật Thích-ca giảng thêm pháp môn Tận vô tận vô ngại giải thoát pháp môn (sa. kṣayākṣayo nāma vimokṣaḥ). Các vị Bồ Tát nghe bài thuyết pháp (sa. dharmaparyāya) xong hoan hỉ trở về Phật độ của họ. Chương XI (XII) Được Phật hỏi quán Như Lai như thế nào, Duy-ma-cật trình bày cách quán Như Lai, tức là quán thân Như Lai như thể không hiện hữu. Xá-lợi-phất trao đổi vài lời với Duy-ma-cật và sau đó, Phật cho Xá-lợi-phất biết rằng Duy-ma-cật đến từ cõi Diệu Hỉ (sa. abhirati) của Phật Bất Động (sa. akṣobhya). Biết pháp hội muốn chứng kiến cõi Diệu Hỉ, Phật Thích-ca yêu cầu Duy-ma-cật chỉ cho họ. Duy-ma-cật liền dùng thần thông nắm lấy cõi Diệu Hỉ bằng bàn tay mặt mang đến cho pháp hội xem. Sau khi thụ ký là những người trong pháp hội sẽ tái sinh tại Phật độ Diệu Hỉ này, Duy-ma-cật mang Phật độ Diệu Hỉ đưa về chỗ cũ. Sau đó, Phật Thích-ca nhấn mạnh đến công đức đạt được khi bảo trì bài kinh (sa. dharmaparyāya) này. Chương XII (XIII & XIV) Đế Thích thiên (sa. śakra) hứa sẽ bảo hộ kinh và những ai thụ trì đọc tụng kinh này. Phật tán thán và kể lại mẩu truyện của Chuyển luân thánh vương tên Bảo Cái (sa. ratnacchattra) và các người con trai của ông, nói về việc cúng dường pháp (sa. dharmapūjā). Sau đó, Phật phó chúc pháp vô thượng chính đẳng chính giác cho Bồ Tát Di-lặc và cuối cùng, A-nan-đà được Phật yêu cầu thụ trì và truyền bá kinh này rộng rãi. Tham khảo Tài liệu chủ yếu Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translations. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004. Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (zh. 佛說維摩詰經), Taishō No. 474. Duy-ma-cật sở thuyết kinh (zh. 維摩詰所說經), Taishō No. 475. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (zh. 說無垢稱經), Taishō No. 476 Tài liệu thứ yếu Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Watson, Burton: The Vimalakīrtisūtra, Motilal Banarsidass Delhi, 1999. Thurman, Robert A.F.: The Holy Teaching of Vimalakīrti. Pennsylvania State Univ. Press University Park, Pa. [u.a.], 1988. Lamotte, Étienne: L’Enseignement de Vimalakīrti (Vimalakīrtinirdeśa), Louvain, 1962. Thích Tuệ Sĩ: Kinh Duy-ma-cật sở thuyết , Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha Trang 2004. Kinh văn Phật giáo Đại thừa
10867
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20s%E1%BA%A5u%20m%C5%A9i%20d%C3%A0i
Cá sấu mũi dài
Cá sấu mũi dài (tiếng Anh gọi là cá sấu Johnston Johnston, cá sấu mũi dài hay cá sấu nước ngọt), tên khoa học Crocodylus johnsoni, là một loài cá sấu trong họ Crocodylidae, đặc hữu khu vực miền bắc Úc. Loài này được Krefft mô tả khoa học đầu tiên năm 1873.<ref>{{Chú thích web| url=http://reptile-database.reptarium.cz/species?genus=Crocodylus&species=johnsoni| tiêu đề=Crocodylus johnsoni | ngày truy cập=ngày 1 tháng 6 năm 2013}}</ref> Phân loại và tên Khi Gerard Krefft đặt tên loài này năm 1873, ông cố đặt tên để vinh danh Sir Henry "Harry" Hamilton Johnstone, người đầu tiên báo cáo về loài cá sấu này cho ông. Tuy nhiên, Krefft đặt nhầm tên, và sau nhiều năm loài này được biết đến như C. johnsoni. Các nghiên cứu sau đó của Krefft đặt lại tên chính xác, và nhiều tài liệu hiện nay dùng tên đúng này. Tuy nhiên, cả hai tên này hiện vẫn được dùng song song. Theo luật của Ủy ban Quốc tế về Danh pháp Động vật, ưu tiên tên johnsoni''. Đặc điểm Đây là một loài cá sấu tương đối nhỏ. Con đực dài từ , chiều dài tối đa của con cái . Con đực thường nặng khoảng , với cá thể lớn đạt hơn , con cái chỉ nặng . Ở các khu vực như Hồ Argyle và Katherine Gorge có một số bằng chứng về cá thể dài . Loài này rất nhát, mõm thon hơn và răng nhỏ hơn so với cá sấu cửa sông. Hình ảnh Chú thích Tham khảo J Động vật được mô tả năm 1873 Động vật bò sát Úc
10869
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20t%E1%BB%8Bch%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20B%E1%BB%99%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là chức danh của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của một số nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa là Hội đồng Bộ trưởng, dựa theo mô hình tổ chức chính quyền của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết kể từ năm 1946. So sánh với Thủ tướng Chức danh này tương đương trên nhiều phương diện với chức danh Thủ tướng. Tuy nhiên, xét về phương diện quyền hạn và chức năng thì giữa hai chức danh này có một số khác biệt đáng kể và nói chung vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kém hơn so với Thủ tướng. Các khác biệt đó như sau: Do các chức danh như Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ trưởng khi đó do Quốc hội (hoặc Xô viết tối cao như ở Liên Xô) bầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm nên vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không có ảnh hưởng gì đáng kể trong việc thành lập Hội đồng Bộ trưởng. Trong khi đó, chỉ có Thủ tướng là do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm, còn việc giao hoặc thu hồi các chức danh Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ thì Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng. Như vậy, vai trò của Thủ tướng trong việc thành lập Chính phủ là cao hơn. Do các quyết định tập thể có giá trị quyết định nên tầm ảnh hưởng và vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là không nổi bật do có rất ít thẩm quyền. Thủ tướng có quyền đề nghị thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các cơ quan ngang bộ còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy. Thủ tướng có quyền phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch, các phó chủ tịch của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy. Thủ tướng có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Pháp luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy. Thủ tướng có quyền đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì không có quyền như vậy. Các nhược điểm Cơ chế thành lập Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng của khối xã hội chủ nghĩa khi đó được xây dựng trên nguyên tắc tập trung quyền lực cao độ ("tập quyền rắn"), nghĩa là quyền lực Nhà nước thống nhất tập trung vào Quốc hội (hoặc Xô viết tối cao). Theo cơ chế này thì Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát. Các cơ quan Nhà nước khác do Quốc hội lập ra là để thực hiện một phần các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội giao cho. Vì vậy, Hội đồng Bộ trưởng chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất của Quốc hội mà không phải là cơ quan hành pháp đích thực theo đúng nghĩa của nó. Quy định này làm cho Hội đồng Bộ trưởng thiếu tính độc lập tương đối trong lĩnh vực hoạt động hành chính Nhà nước như: cơ chế lãnh đạo tập thể có nhiều nhược điểm như không nhanh nhạy, không linh hoạt và khó khăn trong việc đối ngoại. Tại Việt Nam Thể chế thành lập Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng được quy định trong Hiến pháp 1980 của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, do các nhược điểm phát sinh ra trong vai trò, chức năng của Hội đồng Bộ trưởng nên Hiến pháp 1992 đã quay về với Hiến pháp 1959 là xây dựng các cơ quan quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc "tập quyền mềm", nghĩa là quyền lực Nhà nước vẫn tập trung thống nhất nhưng có sự phân công phân nhiệm giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp, qua đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp 1992 quy định: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Với quy định này thì Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính Nhà nước. Xem thêm Quốc hội Việt Nam Xô viết tối cao Hội đồng Nhà nước Hội đồng dân ủy trung ương Hội đồng bộ trưởng Chính phủ Chủ tịch nước Việt Nam Tổng thống Thủ tướng Việt Nam Bộ trưởng Phó Thủ tướng Tham khảo Hiến pháp Cơ quan hành pháp Chức vụ
10870
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20s%E1%BA%A5u
Cá sấu
Cá sấu là các loài thuộc họ Crocodylidae (đôi khi được phân loại như là phân họ Crocodylinae). Thuật ngữ này cũng được sử dụng một cách lỏng lẻo hơn để chỉ tất cả các thành viên của bộ Crocodilia (bộ Cá sấu): bao gồm cá sấu đích thực (họ Crocodylidae), cá sấu mõm ngắn ¹ (chi Alligator, họ Alligatoridae) và cá sấu Caiman (các chi Caiman, Melanosuchus ², Paleosuchus ², cùng họ Alligatoridae) và cá sấu sông Hằng (họ Gavialidae). Đặc điểm chung Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước mặn ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển. Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Cá sấu nước mặn và cá sấu sông Nin là những loài nguy hiểm nhất, chúng đã giết chết hàng trăm người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Cá sấu mõm ngắn và có thể cả cá sấu caiman đen (là loài đang nguy cấp trong sách đỏ của IUCN) cũng là những loài gây nguy hiểm cho con người. Kỹ năng tấn công Cá sấu rất nhanh nhẹn trong khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu sông Nin mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng. Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo nạn nhận xuống con sông để nhấn chìm tới ngạt thở. Sau đó, để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Thoạt nhiên, bạn có thể cho rằng điều này thật khó khăn vì không kiếm được điểm tựa, nhưng những con cá sấu thì không phải lo điều đó: ngay khi đánh hơi được mùi máu, năm sáu chú cá sấu cùng bơi đến tỏ ý muốn chia sẻ bữa ăn, và thường thì con mồi bị xé ra thành hàng trăm mảnh nhỏ bởi những bộ hàm to khỏe và cú xoay người mãnh liệt. Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập. Tại Vườn quốc gia Sundarbans ở Ấn Độ một con cá sấu dài 4,5m ở khu đầm lầy ngập mặn hoang dã tây Bangal đã có một cuộc tấn công lịch sử trở thành con cá sấu đầu tiên tiêu diệt một con hổ hoang dã tại đây, con hổ đã bị tấn công khi nó đang cố bơi qua sông và bị giết trong một trận chiến khốc liệt sau đó, con cá sấu đã có được lợi thế khi chiến đấu ở dưới nước. Ngoại lệ nổi tiếng là chim choi choi Ai Cập (Pluvianus aegyptius) là loài có quan hệ cộng sinh, trong đó chim choi choi có thức ăn là các loài ký sinh trùng sinh sống trong miệng cá sấu và cá sấu để cho chim tự do làm việc này. Áp lực của quai hàm cá sấu đạt tới 3000 pao trên một inch vuông (3000 psi, xấp xỉ 144 kPa), so sánh với chỉ 100 psi đối với một con chó to. Mùa sinh sản Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ. Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều cây số trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác đang đố kỵ. Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh ngạc. Tất nhiên, chú sấu nào khoẻ hơn sẽ có tiếng ca lớn hơn. Ở môi mỗi con cá sấu đều có một bộ phận cảm nhận những rung động của mặt nước, đối với con cái là để tìm được người chồng ưng ý, còn đối với những chàng ca sĩ khác là để đánh giá đối thủ. Nếu cảm thấy kẻ to mồm kia mạnh hơn mình, những con cá sấu khác sẽ tự rời bỏ cuộc tranh giành, còn nếu không thì trận chiến thực sự giữa những hàm răng sắc nhọn sẽ nổ ra. Các loài cá sấu lớn nhất, cũng là các loài lưỡng thê lớn nhất trên Trái Đất là cá sấu nước mặn, sinh sống ở khu vực miền bắc Úc và trong suốt khu vực Đông Nam Á. Một điểm dễ gây nhầm lẫn là ở miền bắc Úc đôi khi người ta gọi cá sấu nước mặn là alligator (cá sấu mõm ngắn) trong khi nó không phải là như thế và loài cá sấu nước ngọt nhỏ hơn thì gọi là crocodile (cá sấu). Điều này có lẽ là do cá sấu nước ngọt có mõm dài nhìn rất giống cá sấu sông Nin thu nhỏ, trong khi cá sấu nước mặn có thể rất giống với cá sấu mõm ngắn Mỹ ít nguy hiểm hơn nhiều. Vì thế khi người Úc nói Alligator Rivers để chỉ cá sấu ở vùng lãnh thổ phía bắc thì trên thực tế nó là cá sấu nước mặn. Đây là giải thích cho việc những người Mỹ đôi khi cho rằng cá sấu mõm ngắn là những động vật nguy hiểm chứ không phải cá sấu. Cá sấu trong thiên nhiên được bảo vệ ở một số nơi trên thế giới, nhưng chúng cũng được nuôi vì mục đích thương mại, và da của chúng được thuộc làn da có phẩm chất cao để làm túi, ủng, cặp v.v.., trong khi thịt cá sấu được coi là đặc sản đối với những người sành ăn. Các loài có giá trị thương mại chủ yếu là cá sấu nước mặn và cá sấu sông Nin, trong khi con lai của cá sấu nước mặn và cá sấu Xiêm cũng được nuôi trong các trang trại ở châu Á. Việc chăn nuôi đã làm tăng số lượng cá sấu nước mặn ở Úc, vì thông thường người ta thu lượm trứng do cá sấu đẻ rải rác; do đó, những người có đất đai mới có động cơ thúc đẩy để bảo tồn môi trường sống của cá sấu. Cá sấu có lẽ có quan hệ họ hàng gần với chim và khủng long hơn là với tất cả các động vật khác đã được phân loại như là lưỡng cư (mặc dù tất cả các động vật lưỡng cư này được cho là có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn) và có các đặc điểm bất thường đối với các loài lưỡng cư, chẳng hạn như tim có 4 ngăn. Miêu tả Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, sinh trứng. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não. Đặc điểm này làm nó được đánh giá là tiến hóa hơn những loài lưỡng cư khác. Cá sấu ăn thịt và là tay đi săn cừ khôi với bộ răng sắc bén có thể nghiền nát con mồi trong chốc lát. Thân thể chúng thuôn dài giúp bơi nhanh hơn. Khi bơi chúng ép sát chân vào người để giảm sức cản của nước. Chân cá sấu có màng, không phải dùng quạt nước mà để sử dụng cho những cử động nhanh đột ngột hoặc lúc bắt đầu bơi. Chân có màng giúp cá sấu có lợi thế ở những chỗ nước nông, nơi mà các con vật trên cạn thường qua lại. Tuổi Không có 1 phương pháp chính xác nào đo đạc được tuổi thọ của cá sấu, mặc dù có một vài kỹ thuật đưa ra được những phỏng đoán khá chính xác. Phương pháp chung là đo những vòng tuổi trong xương và răng chúng, mỗi vòng biểu hiện cho 1 sự tăng trưởng mới thường xuất hiện mỗi năm một lần vào mùa mưa, khí hậu ẩm. Loài [cá sấu porosus] trung bình sống khoảng 71 năm, nhưng có những cá thể vượt qua con số 100. Một trong những con cá sấu sống thọ nhất được ghi lại là con cá sấu sống ở vườn thú Nga, 115 tuổi. Tuy nhiên tài liệu ghi chép không nói rõ nó thuộc giống cá sấu nào. Một con cá sấu nước ngọt giống đực sống ở vườn thú Australia đã 130 tuổi. Nó được Bob và Steve Irwin cứu sống sau khi đã bị bắn 2 lần. Kích thước Kích thước của cá sấu thay đổi đáng kể, giữa loài cá sấu lùn và loài cá sấu nước mặn khổng lồ. Một số loài cá sấu có thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Tuy nhiên, lúc mới sinh ra cá sấu chỉ khoảng 20 cm. Loài cá sấu lớn nhất là cá sấu nước mặn sống ở Bắc Úc và Đông Nam Á. Theo một số nhà khoa học, không một con cá sấu nào có thể vượt qua kích thước 8,64 m. Xem thêm Bộ xương ngoài của cá sấu Cá sấu Mekosuchin: Phân họ cá sấu ở châu Đại Dương, ngày nay đã tuyệt chủng Cá sấu trong cống thoát nước: Huyền thoại về cá sấu sống trong cống thoát nước. Ghi chú Alligator đôi khi được dịch là cá sấu Mỹ, tuy nhiên điều này không đúng, do dễ bị lẫn với Cá sấu Mỹ có tên khoa học là Crocodylus acutus. Ngoài ra, alligator có hai loài là cá sấu mõm ngắn Mỹ(Alligator mississippiensis) sống ở khu vực sông Mississippi và cá sấu Dương Tử(Alligator sinensis) sống ở khu vực sông Dương Tử. Một số học giả chỉ thừa nhận có 5 loài của một chi duy nhất là chi Caiman, một số khác chia chi Caiman làm 3 chi khác nhau là Caiman, Melanosuchus, Paleosuchus. Chú thích Liên kết ngoài Bằng tiếng Anh: Chăn nuôi cá sấu thực sự là một nghề khó khăn Không chỉ là khuôn mặt đẹp khác Những vụ tấn công của cá sấu gần đây ở Úc C Động vật bò sát Bắc Mỹ Động vật bò sát châu Á Động vật bò sát châu Phi Động vật bò sát Nam Mỹ Động vật nguy hiểm Động vật bò sát Úc
10871
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20s%E1%BA%A5u%20M%C3%A3%20Lai
Cá sấu Mã Lai
Cá sấu Mã Lai, cá sấu Ấn Độ giả, cá sấu mõm dài giả hay cá sấu Sunda (Tomistoma schlegelii) là một loài bò sát nước ngọt thuộc Họ Cá sấu mõm dài, Bộ Cá sấu. Vì ngoại hình có mõm dài và mảnh tương tự như cá sấu Ấn Độ nên mới được gọi là "giả". Nó là loài đặc hữu ở bán đảo Mã Lai, Borneo, Sumatra và Java. Nó được đánh giá là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN, do số lượng toàn cầu ước tính là khoảng 2.500 đến 10.000 cá thể trưởng thành. Môi trường sống Cá sấu Mã Lai có nguồn gốc ở hệ thống sáu sông ở Sumatra và Malaysia. Nó cũng được tìm thấy tại Borneo, Java, Việt Nam, Thái Lan (không thấy kể từ thập niên 1970) và có thể ở cả Sulawesi. Các hóa thạch được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc chỉ ra rằng ở một thời điểm nào đó loài này từng có mặt tại đây. Hình thái Từ quan điểm của hình thái học thì chúng được phân loại trong họ Crocodylidae từ rất lâu; tuy nhiên, các nghiên cứu về miễn dịch học gần đây chỉ ra rằng có thể chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với cá sấu Ấn Độ hơn là người ta đã nghĩ lúc ban đầu. Hiện tại, cùng với các họ hàng hóa thạch gần, chẳng hạn như chi Maroccosuchus, nó được phân loại trong họ Gavialidae. Sinh sản Cá sấu Mã Lai đẻ trứng giống như các loài cá sấu khác. Người ta vẫn chưa rõ khi nào là mùa sinh sản hay làm tổ của chúng trong tự nhiên. Chúng làm tổ thành ụ. Cá sấu cái thuần thục khi đạt độ dài 2–3 m. Cá sấu cái đã giao phối sẽ đẻ 30-60 trứng trong ụ gồm lá hay than bùn khô. Sau khi đẻ trứng xong, việc xây dựng tổ cũng kết thúc và cá sấu cái sẽ rời bỏ tổ. Không giống như các loài cá sấu khác, cá sấu con không được cha mẹ chăm sóc và chúng dễ bị các loài động vật ăn thịt (như cầy mangut, cầy hương, hổ, báo, chó hoang v.v) biến thành con mồi. Cá sấu non nở sau 90 ngày và tự xoay xở với cuộc sống. Bảo tồn Cá sấu Mã Lai bị đe dọa tuyệt chủng trong suốt khu vực phân bố của chúng do việc cải tạo thoát nước từ các vùng đất đầm lầy lội chứa nước ngọt cũng như sự phát quang các khu rừng mưa xung quanh. Loài này cũng hay bị săn bắt để lấy da và thịt hay trứng. Tuy nhiên, chính quyền Malaysia và Indonesia cũng đã có những bước đi cần thiết để ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài này trong tự nhiên. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Mục từ trong CSDL bao gồm cả diễn giải ngắn gọn về việc tại sao loài này là nguy cấp và các tiêu chí đánh giá được sử dụng. Hình ảnh tại ARKive BBC News: 'Match-making' for rare male croc Tomistoma schlegelii - Miêu tả với hình chụp từ nuôi nhốt tại Cộng hòa Séc (tiếng Séc) S Động vật bò sát Malaysia Động vật được mô tả năm 1838 Động vật Borneo Động vật bò sát Indonesia
10873
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20s%E1%BA%A5u%20Trung%20M%E1%BB%B9
Cá sấu Trung Mỹ
Cá sấu Trung Mỹ (danh pháp khoa học: Crocodylus acutus) là loài cá sấu trong họ Crocodylidae. Loài này được Cuvier mô tả khoa học đầu tiên năm 1807. Chúng là động vật ăn thịt hàng đầu trong môi trường sinh sống của chúng. Mô tả Giống như tất cả các loài cá sấu khác, chúng là động vật có tứ chi, với bốn chân ngắn và bẹt; đuôi dài và khỏe; vảy che các lớp mai hóa xương chạy dọc theo lưng và đuôi; và quai hàm rất khỏe. Chúng có màng nháy để bảo vệ mắt, và mặc dù có các huyền thoại về "nước mắt cá sấu", chúng có các tuyến lệ, nhưng chỉ dùng để tẩy rửa mắt của chúng bằng nước mắt. Các lỗ mũi, mắt và tai nằm ở phần đỉnh của đầu chúng, vì thế các phần còn lại của cơ thể có thể che giấu dưới nước để tấn công con mồi bất ngờ. Màu sắc cũng giúp chúng ngụy trang rất tốt. Cá sấu Trung Mỹ thông thường trườn dọc theo bụng của chúng, nhưng chúng có thể "đi bộ". Các cá thể nhỏ hơn có thể phóng nhanh, và thậm chí cả các cá thể lớn hơn cũng có khả năng tăng tốc độ đột biến đáng ngạc nhiên. Chúng có thể bơi khá nhanh với vận tốc bằng cách chuyển động cơ thể và đuôi của chúng theo đường hình sin, và chúng có thể duy trì kiểu chuyển động này khá lâu nhưng chúng không thể giữ lâu được tốc độ này. Chúng có tim 4 ngăn, giống như chim, điều đó rất có hiệu quả trong việc chuyên chở và cung cấp oxy cho máu của chúng. Thông thường chúng chỉ lặn trong vài phút, nhưng có thể ẩn mình dưới nước tới 30 phút nếu gặp nguy hiểm, và nếu chúng ngừng hoạt động thì có thể giữ cho hơi thở kéo dài tới 2 giờ dưới nước. Chúng có sự trao đổi chất thuộc hệ máu lạnh, vì thế chúng có thể sống rất lâu giữa hai lần có thức ăn — vì thế khi ăn, chúng có thể ăn một khối lượng thức ăn bằng một nửa khối lượng cơ thể mỗi lần. Cá sấu Trung Mỹ được đưa vào danh sách bảo tồn như là loài đang nguy cấp năm 1975. Tại Mỹ, chúng chỉ sinh sống ở Florida. Kích thước Con non mới sinh có chiều dài và khối lượng khoảng . Con trưởng thành trung bình dài và nặng ở con đực, dài trung bình và nặng ở con cái. Tại sông Tarcoles ở Costa Rica, hàng tá cá thể dài bốn mét và một ít cá thể dài năm mét vượt cầu thường xuyên (nơi chúng được cho ăn hàng ngày, có thể giúp chúng đạt được như vậy kích thước lớn nhất) và là một điểm thu hút du lịch nổi tiếng. Trong phạm vi Florida của chúng, chiều dài con trưởng thành được ghi nhận là , nhưng con đực trưởng thành thường có chiều dài trong bình Loài này được cho là phát triển lớn nhất trong các lưu vực sông ở Nam Mỹ, nhưng ngay cả con đực già cũng hiếm khi đạt . Một hộp sọ của loài này đã được tìm dài và ước tình thuộc về một con cá sấu dài . Sinh học và hành vi Cá sấu Trung Mỹ dễ bị lạnh hơn cá sấu mõm ngắn Mỹ. Trong khi một con cá sấu mõm ngắn Mỹ có thể tồn tại trong nước có nhiệt độ trong một thời gian, cá sấu Trung Mỹ trong môi trường đó sẽ trở nên yếu sức và bị chết đuối. Cá sấu Trung Mỹ, tuy nhiên, có một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với cá sấu mõm ngắn Mỹ, và chịu được nước mặn lâu hơn. Cộng sinh làm sạch (cleaning symbiosis) với cá sấu Trung Mỹ đã được mô tả. Không giống như cá sấu Cựu thế giới mà đôi khi được làm sạch ký sinh bởi chim, cá sấu Trung Mỹ dựa nhiều hơn vào cá để loại bỏ ký sinh trùng. Săn mồi và chế độ ăn uống Con mồi chính của cá sấu Trung Mỹ là cá; mõm tương đối hẹp chỉ thích hợp cho việc ăn cá. Hầu như bất kỳ loài cá nào được tìm thấy ở nước ngọt thông qua môi trường sống nước mặn ven biển đều có thể là con mồi. Ở Florida, cá vược, cá cháo lớn và đặc biệt là cá đối dường như là con mồi chính. Mõm của cá sấu Trung Mỹ rộng hơn so với một vài loài cá sấu chuyên ăn cá (như cá sấu Ấn Độ, cá sấu mũi dài,...), cho phép nó để bổ sung chế độ ăn uống với con mồi đa dạng hơn. Con mồi dao động về kích thước từ côn trùng với cá sấu con cho tới gia súc lớn bị săn bởi con trưởng thành, và có thể bao gồm nhiều loài chim, động vật có vú, rùa, cua, ốc, ếch, và đôi khi cả xác thối. Cá sấu Trung Mỹ trưởng thành không có kẻ thù tự nhiên và hầu hết các động vật trên cạn hoặc ven sông mà chúng gặp phải đều là con mồi. Được biết, cá sấu săn mồi chủ yếu trong vài giờ đầu tiên sau khi đêm xuống, đặc biệt là vào những đêm không trăng, mặc dù chúng có thể ăn bất cứ lúc nào. Tình trạng bảo tồn Do ẩn săn bắn, ô nhiễm, mất môi trường sống, cá sấu Trung Mỹ có nguy cơ tuyệt chủng trong phạm vi sinh sống của nó. Năm 1972, Venezuela cấm thu hoạch da cá sấu thương mại trong một thập kỷ, như một kết quả của việc săn bắn quá mức những năm 1950 và 1960. Một đến hai nghìn con cá sấu Trung Mỹ sống ở Mexico, Trung và Nam Mỹ, nhưng thiếu dữ liệu dân số. Cá sấu Trung Mỹ được coi là một loài dễ bị tổn thương, nhưng đã không được đánh giá từ năm 1996. Dân số hoang dã ước tính từ 500 đến 1.200 ở miền nam Florida. Chú thích Tham khảo American Crocodile American Crocodile at Crocodilian Species List University of Florida's crocodile research in Southwest Florida National Parks Conservation Association – American Crocodile Media Crocodylus acutus at CalPhotos ARKive images and movies of the American crocodile (Crocodylus acutus) A Động vật được mô tả năm 1807 Động vật Cộng hòa Dominica Động vật Cuba Động vật Haiti Động vật Jamaica Động vật Trinidad và Tobago Động vật bò sát Guatemala Động vật bò sát Nam Mỹ Động vật bò sát Trung Mỹ Động vật bò sát biển Động vật bò sát México Động vật bò sát Mỹ
10876
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD%20kh%C3%B4n%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91%C3%A1m%20%C4%91%C3%B4ng
Trí khôn của đám đông
Trí khôn của đám đông (tên ngắn: The Wisdom of Crowds, tên dài: The Wisdom of Crowds: Why the Many Are Smarter Than the Few and How Collective Wisdom Shapes Business, Economies, Societies and Nations - Trí khôn của đám đông: Tại sao đa số thông minh hơn thiểu số và làm thế nào trí khôn tập thể định hướng công việc, kinh tế, xã hội và quốc gia) là cuốn sách viết bởi James Surowiecki vào năm 2004 về sự tập hợp thông tin theo nhóm, tạo nên những quyết định, theo lập luận của ông, thường tốt hơn quyết định từ một thành viên của nhóm. Cuốn sách được minh họa với nhiều nghiên cứu tình huống (case study), giai thoại, và liên quan đến một số ngành, chủ yếu là kinh tế học và tâm lý học. Tham khảo và đọc thêm Surowiecki, James (2004). The Wisdom of Crowds Little, Brown ISBN 0-316-86173-1 Lee, Gerald Stanley (1913). Crowds. A moving-picture of democracy. Doubleday, Page & Company. Available from Project Gutenberg at , retrieved May 2005. Tham khảo Tác phẩm về kinh tế học Sách năm 2004
10885
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc%20Giang
Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km. Năm 2022, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,891 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính 2022 GRDP đạt gần 155.900 tỉ Đồng( GRDP bình quân đầu người đạt 3.400 USD). Năm 2022 Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19,3 % xếp thứ 02 toàn quốc Địa lý Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh Phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn Phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội Phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang: Điểm cực bắc tại: vùng núi Gốc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế. Điểm cực đông tại: khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động. Điểm cực nam tại: thôn Nam Sơn, xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng. Điểm cực tây tại: thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát. Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong. Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè. Dân cư Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là 23,9%. Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân. Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương. Lịch sử Thời vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Giang thuộc bộ Võ Ninh. Đời Lý - Trần gọi là lộ Bắc Giang. Đời Lê, đây là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc. Từ ngày 5 tháng 11 năm 1889 đến ngày 9 tháng 9 năm 1891 đã tồn tại tỉnh Lục Nam. Tỉnh Lục Nam gồm các huyện Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Nam, Hữu Lũng (tách từ phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh, ở bên tả ngạn sông Thương) và huyện Yên Bái (tách từ tỉnh Lạng Sơn). Năm 1891 sau khi trả hai huyện Bảo Lộc và Phượng Nhỡn cho tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Lục Nam bị xóa bỏ để nhập vào Đạo Quan binh I. Tỉnh Bắc Giang được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1895, tách từ tỉnh Bắc Ninh, bao gồm phủ Lạng Giang, phủ Đa Phúc và các huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế và một số tổng nằm ở phía nam sông Lục Nam. Tỉnh lỵ là Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang). Năm 1896, phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh được trả lại cho tỉnh Bắc Ninh. Năm 1950, tỉnh Bắc Giang thuộc Liên khu Việt Bắc (1949-1956) và gồm 7 huyện: Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hữu Lũng. Ngày 22 tháng 2 năm 1955, huyện Sơn Động từ tỉnh Quảng Yên trả về tỉnh Bắc Giang. Ngày 1 tháng 7 năm 1956, khi thành lập Khu tự trị Việt Bắc, huyện Hữu Lũng sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc. Đồng thời, huyện Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên được nhập vào tỉnh Bắc Giang, nhưng đến ngày 15 tháng 6 năm 1957 lại trả về tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21 tháng 1 năm 1957, thành lập huyện Lục Nam từ một số xã của các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Ngạn, Sơn Động và 3 xã của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngày 6 tháng 11 năm 1957, chia huyện Yên Thế thành 2 huyện: Yên Thế và Tân Yên. Năm 1959, đổi tên thị xã Phủ Lạng Thương thành thị xã Bắc Giang. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Bắc Giang nhập với Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 lại tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Bắc Giang có tỉnh lị là thị xã Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế. Ngày 03 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 130-HĐBT về điều chỉnh địa giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ, Việt Yên, Lạng Giang và hai thị xã Bắc Ninh, Bắc Giang thuộc tỉnh Hà Bắc. Ngày 7 tháng 6 năm 2005, chuyển thị xã Bắc Giang thành thành phố Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang có 1 thành phố và 9 huyện như ngày nay. Văn hóa Văn hóa Bắc Giang có các điểm đặc trưng sau: Tính chất đan xen đa văn hóa. Đan xen không phải hòa đồng mà tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Bắc Giang. Tính chất tụ hội văn hóa người Việt. Trong lịch sử lâu dài của đất nước người dân từ nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên... đã lên đây sinh sống. Họ mang theo tập tục của mình và có những biến đổi theo người dân bản xứ trên đất Bắc Giang và ngược lại người dân Bắc Giang ở trước đó cũng bị những tác động của cư dân mới đến. Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản. Tính chất hào hùng còn dễ nhận thấy hơn qua các cuộc bảo vệ đất nước của dòng họ Giáp, họ Thân và đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ và văn hóa Tày Nùng. Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn có nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người Kinh. Văn hóa Bắc Giang là tính chất đoàn kết, sáng tạo. Từ vùng rừng thiêng nước độc, cộng đồng dân cư Bắc Giang sinh sống đã tạo nên những vẻ đẹp riêng có cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ. Người dân Bắc Giang tự hào là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu, tồn tại như một sự kết duyên song song với quan họ ở Bắc Ninh. Đất quan họ Bắc Giang còn là nơi có tục kết chạ từ lâu đời đến nay vẫn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng, có đóng góp tích cực làm đẹp thêm đời sống xã hội. Bắc Giang có chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) - cái nôi đào tạo Phật pháp thiền phái Trúc Lâm; chùa Bổ Đà (Việt Yên) phản ánh tính chất cổ kính gần với phật giáo Ấn Độ, đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa) được dựng vào cuối thế kỷ XVI từng được mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc". Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trên địa bàn Bắc Giang cách đây khoảng hai vạn năm có người thời đại đồ đá khai phá, sinh sống ở đây. Điều đó được thể hiện qua các di chỉ Bố Hạ (Yên Thế), Chũ, Cầu Cát (Lục Ngạn), Khe Táu, An Châu (Sơn Động). Thời gian tiếp theo các nhà khảo cổ cũng tìm thấy con người thời đại đồ đá mới sinh sống trên vùng đất này qua di chỉ Mai Sưu (Lục Nam), thời đại đồ đồng qua di chỉ Đông Lâm (Hiệp Hòa). Hành chính Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 209 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 17 thị trấn và 182 xã. Kinh tế Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 6 khu công nghiệp diện tích 1462 ha, 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1208 ha, trong đó có 5 khu công nghiệp đang thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Mới đây vào ngày 23/2/2021 chính phủ cho phép thành lập thêm 3 KCN ở Yên Dũng, Lục Nam,Lạng Giang và mở rộng 3 KCN Quang Châu, Hòa Phú, Việt Hàn với tổng diện tích hơn 1.100 ha Các khu công nghiệp hầu hết tập trung ở các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa...Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40–50 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông. Các khu công nghiệp đó là: Khu công nghiệp Đình Trám, diện tích 127 ha; Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, diện tích 154,6 ha; Khu công nghiệp Quang Châu, diện tích 426 ha; Khu công nghiệp Vân Trung, diện tích 350 ha; Khu công nghiệp Hòa Phú diện tích 207,45 ha. Khu công nghiệp Việt Hàn, diện tích 197,31 ha. 3 KHU CÔNG NGHIỆP MỚI KCN Yên Lư diện tích 377 ha. KCN Yên Sơn-Bắc Lũng diện tích 300 ha. KCN Tân Hưng diện tích 105,3 ha. Ngoài các khu công nghiệp trên, hiện nay tỉnh Bắc Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và Lạng Giang... Mục tiêu đến 2030 tỉnh có 27 KCN điện tích khoảng 9000 ha và 69 CCN diện tích gần 3000 ha. Bắc Giang đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch với cơ chế "một cửa liên thông", nhà đầu tư chỉ cần đến một địa chỉ là Ban quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mã số thuế và con dấu. Tính đến tháng 1/2021 Bắc Giang đã thu hút được 1304 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 91.505 tỷ đồng và 472 dự án FDI với số vốn đăng ký hơn 7,7 tỷ USD. Bắc Giang đang trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc và cả nước. Giao thông Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 279, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đi qua. Đường sắt có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường sắt Kép - Lưu Xá đi qua. Đường thủy có sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương đi qua. Kinh tế - xã hội NĂM 2020 Tốc độ phát triển kinh tế 13,02%. Giá trị sản xuất công nghiệp 272.435 tỷ đồng. GRDP bình quân 2900 USD/người. Tỉ lệ dân đô thị 22,18%. 127/184 xã chiếm tỷ lệ 69% và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Thu ngân sách nhà nước 12376,8 tỉ đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu 21,8 tỉ USD. Thu hút FDI đứng thứ 9 toàn quốc. Tổng thu hút đầu tư quy đổi 1,40 tỷ USD. Tỉ lệ hộ nghèo còn 3,14 %. NĂM 2021 Tốc độ tăng trưởng GRDP 7,82% GRDP bình quân đầu người 2.950 USD Xuất nhập khẩu 31,14 tỷ USD Thu hút vốn đầu tư quy đổi gần 1,6 tỷ USD (trong đó FDI trên 1,3 tỷ USD ) Thu ngân sách nhà nước gần 22.000 tỷ đồng Giá trị SXCN gần 310.000 tỷ đồng Tỷ lệ dân đô thị trên 23%. 6 đơn vị cấp huyện và 138 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. MỤC TIÊU 2021-2025 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14%-15%. GRDP bình quân đầu người trên 5500 USD. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên 470.000 tỷ đồng. Khách du lịch 3 triệu lượt người (2025). Tỷ lệ dân số đô thị 32,4% (2025). Tỷ lệ xã nông thôn mới 85% và 7 huyện nông thôn mới trong đó 2 huyện nông thôn mới nâng cao Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 2016- 2020 còn 1%... Danh nhân Ngọ Doãn Trù Thánh Hùng Linh Công Thánh Thiên Công chúa Đoàn Xuân Lôi Trịnh Ngô Dụng Hoàng Hoa Thám Nguyễn Đình Tuân Nguyễn Khắc Nhu Cô Giang (Nguyễn Thị Giang) Bàng Bá Lân Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc) Thân Nhân Trung Trạng nguyên Giáp Hải Tướng Nhà Đinh: Cao Y, Lý Long, Lý Khang Danh tướng Hoàng Ngũ Phúc Nhà văn Nguyên Hồng Trung tướng Nguyễn Văn Cốc, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng Đô đốc Giáp Văn Cương, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Trung tướng Lư Giang, nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô (nay là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) Trung tướng Nguyễn Ân, nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan lục quân 1 Trung tướng Nguyễn Ngọc Văn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự Bộ Quốc phòng Trung tướng, PGS.TS Lưu Văn Miểu, nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Thiếu tướng, Nhạc sĩ Đức Trịnh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân đội Thiếu tướng Trịnh Quốc Đoàn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kĩ thuật, Bộ Công an Trung tướng Trần Văn Nhuận, nguyên Phó Tổng cục trưởng Chính trị, Bộ Công an Thiếu tướng Bùi Xuân Khang, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Thiếu tướng Lê Văn Duy, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Trường Sĩ quan Lục quân 1 Thiếu tướng Hoàng Đăng Huệ, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Binh chủng Tăng - thiết giáp Thiếu tướng Chu Công Phu, nguyên Phó Chính ủy Học viện Chính trị Quân sự Thiếu tướng Triệu Văn Thế, nguyên Cục Trưởng Cục Quản lý XNC, Bộ Công an Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương Ông Đỗ Bình Dương, nguyên Tổng kiểm toán Nhà nước Ông Trịnh Long Biên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Ông Trần Đình Thủy, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng IX,X,XI, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Ông Đào Xuân Cần, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nguyên Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Ông Nguyễn Trọng Giảng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông Nguyễn Trọng Cơ, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính Ông Ngô Thế Chi, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính Ông Nguyễn Văn Vọng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Ông Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ông Đỗ Văn Bát, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Ông Nguyễn Đăng Khoa, nguyên Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Ông Hà Văn Núi, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ông Bùi Văn Hải, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Thế Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 13 Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an Du lịch Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử thuộc Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới. Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hòa - Đình cổ nhất Kinh Bắc. Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm thuộc làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng có bộ Mộc bản kinh phật được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Di tích Quốc gia Đặc biệt 2015 Chùa Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn huyện Việt Yên là Di tích Quốc gia Đặc biệt năm 2016 Làng nghề Thổ Hà thuộc xã Vân Hà huyện Việt Yên ATK II - An toàn khu dự bị của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ Bảo tàng Hoàng Hoa Thám và Đồn Phồn Xương ở huyện Yên Thế Lăng Dinh Hương là một lăng đá ở thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa Khu di tích Suối Mỡ và đền Suối Mỡ ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam Thành Xương Giang Rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc huyện Sơn Động Hồ Cấm Sơn và Khu du lịch Khuôn Thần huyện Lục Ngạn Cây dã hương hơn 1.000 tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, gốc cây dã hương phải 8 người ôm. Cây dã hương đình Dương Lâm Tân Yên Cây Lim nghìn năm tuổi, thác Ngà, chè Bản Ven ở xã Xuân Lương, huyện Yên Thế. Sân golf Yên Dũng, xã Tiền Phong huyện Yên Dũng Thiền viện trúc lâm Phượng Hoàng Yên Dũng. Văn hóa Ẩm thực Rượu làng Vân: Rượu làng Vân là một loại đặc sản nổi tiếng của làng Vân, được làm từ gạo nếp và men gia truyền. Nó có hương vị đặc biệt và được sử dụng trong các dịp lễ hội và làm quà biếu. Vải thiều Lục Ngạn: Lục Ngạn là nơi trồng vải thiều lớn nhất cả nước, nhờ đất đá son phù hợp và thiên nhiên ưu đãi. Quả vải thiều Lục Ngạn có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng và là sản vật của Bắc Giang, được xuất khẩu ra nước ngoài. Cam sành Bố Hạ: Cam Bố Hạ là loại cam số 1 của đất nước, có vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao. Cam Bố Hạ đã từng là niềm tự hào của người dân Bắc Giang. Bánh đa Kế: Bánh đa Kế là một loại bánh đặc sản được làm ở làng Dĩnh Kế. Nó có vị giòn, ngọt và hương thơm của gạo mới và nắng quê Bắc Bộ. Mỳ Chũ: Mỳ Chũ là một loại mỳ gạo đặc sản từ thị trấn Chũ. Nó có vị ngọt của bột bao thai hồng và sợi mỳ dai không bị nhừ nát. Gà đồi Yên Thế: Gà đồi Yên Thế là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, được chăn nuôi trên đồi cây và chăn thả theo quy trình sinh học. Thị trường tiêu thụ của gà đồi không chỉ trong huyện mà còn ra thị trường trong và ngoài nước. Nham trám Hoàng Vân, Hiệp Hòa: Nham trám là một đặc sản của Hiệp Hòa, được làm từ trám đen Hoàng Vân kết hợp với thịt lợn đốt, cá mè và núc nác. Danh sách đặc sản và ẩm thực ở Bắc Giang còn bao gồm nhiều món như bánh đúc Đồng Quan, khoai sọ Lục Nam, chè kho Mỹ Độ, mì gạo Châu Sơn, rượu men lá Kiên Thành, cua da Yên Dũng, rau cần Hoàng Lương, gạo thơm Yên Dũng, củ đậu Lục Nam, gỏi cá mè Lý Viên, vải thiều Lục Ngạn, mì gạo Kế và bánh đa nướng Kế. Các ca khúc về Bắc Giang 1 Bắc Giang màu xanh yêu thương - ST: Phan Huấn 2 Bắc Giang tôi yêu- ST: Trí Vượng 3 Mùa vải thiều - ST: Tuấn Khương 4 Chiều sông thương - ST: An Thuyên 5 Nhớ về vùng đất dân ca - ST: Tuấn Khương 6 Rừng xanh Yên Thế - ST: Trọng Điềm; 7 Rượu Làng vân - Thơ Anh Vũ; Nhạc Tuấn Khương 8 Sông Thương tóc dài - Thơ Hoàng Nhuận Cầm; nhạc Bá Đạt 9 Tình ca Sông Thương - ST: Tuấn Khương 10 Vùng quê Sông Thương - ST: Tuấn Khương 11 Bức tranh Quê hương - ST Trọng Bằng 12 Đêm Bắc Giang nghe em hát dân ca - ST: Trần Hoàn 13 Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa - ST Nguyễn Văn Tý 14 Khuôn Thần tôi yêu; ST Bá Đạt 15 Người xứ Bắc - ST Thế Công 16 Một dáng cầu vồng - ST Trần Minh 17 Hồ trên núi - ST: Phó Đức Phương 18 Tình yêu xin gửi nơi quê - ST: Cát Vận 19 Gửi về sông Lục, núi Huyền - ST: Đỗ Hồng Quân 20 Đây Hoàng Hoa Thám quê xưa - ST: Nguyễn Vũ Sơn 21 Bắc Giang Một Khúc Ân Tình Nghệ thuật chèo ở Bắc Giang Bắc Giang là vùng đất thuộc tứ chiếng chèo gốc, một trong những cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Trong bảy vị tổ chèo từ thời Đinh đến thời Lý được Lương Thế Vinh chép trong Hý phường phả lục gồm Phạm Thị Trân, Đào Văn Só, Đặng Hồng Lân, Đào Hoa, Từ Đạo Hạnh, Sái Ất, Chính Vịnh Càn thì có hai vị ở chiếng chèo xứ Bắc là Đào Hoa ở lộ Bắc Giang và Sái Ất ở phủ Từ Sơn. Bắc Giang là đất chèo có tiếng xứ Bắc. Ngoài đặc điểm chung, chèo Bắc Giang còn có nét riêng khi mang âm hưởng đậm nét của vùng trung du miền núi, từ phong cách biểu diễn đến lời ca đều khỏe khoắn và mộc mạc hơn. Những năm 80 của thế kỷ trước, khi sáng tác làn điệu chèo, các nhạc sĩ thường sử dụng chất liệu dân ca quan họ và gần đây còn khai thác dân ca dân tộc thiểu số như hát then, hát ví. Bắc Giang có trên 500 lễ hội truyền thống, được coi là đất diễn cho các chiếu Chèo phát triển phong phú như: làng Đồng Quan (Yên Dũng); làng Then (Lạng Giang); làng Hoàng Mai (Việt Yên); làng Bắc Lý (Hiệp Hòa),... Yên Dũng có làng Đồng Quan, xã Đồng Sơn là làng có truyền thống hát chèo từ xa xưa, đến nay đội chèo có 18 người cả diễn viên và nhạc công do bà Khổng Thị Tiêu phụ trách; Đội chèo làng Đồng Nhân, xã Đồng Phúc vốn là làng chèo truyền thống, có 14 người do ông Nguyễn Khánh Dư làm đội trưởng. Làng chèo Dốc Sở xã Đồng Sơn có 13 người do ông Nguyễn Văn Dương làm đội trưởng; Làng chèo Tân Ninh xã Tư Mại, đây là làng chèo cổ, có 20 người do ông Lưu Xuân Đức phụ trách. Từ năm 2004 huyện Yên Dũng còn thành lập các câu lạc bộ chèo như: Câu lạc bộ “Chiếu chèo quê” do ông Nguyễn Văn Đán làm chủ nhiệm, CLB có 24 người tập hợp từ các xã trong huyện. CLB Đồng Tiến Đức có 50 người là hội viên, CLB thôn Đồng Nhân xã Đồng Phúc do ông Nguyễn Văn Toàn làm chủ nhiệm. Hầu hết các đội chèo và CLB đều duy trì và phát triển đội ngũ nhạc công của dàn nhạc dân tộc. Huyện Yên Dũng là nơi có những làng chèo truyền thống như: Tân Độ (xã Tân Liễu); Đồng Nhân (xã Đồng Phúc); Tân Ninh, Bắc Am (xã Tư Mại)... Từ năm 2005 đến nay, Yên Dũng đã thành lập được 6 CLB chèo, khôi phục 6 làng chèo truyền thống, thu hút hàng trăm người tham gia. Không chỉ có các CLB hoạt động ở thôn, xã, Yên Dũng còn thành lập mô hình cấp huyện với gần 20 thành viên thường xuyên hoạt động tại CLB chèo Yên Dũng. Năm 2007, huyện Yên Dũng đã tổ chức Liên hoan Tiếng hát chèo lần thứ nhất. Tham gia hội diễn có 21 câu lạc bộ của 21 làng, với hàng trăm diễn viên và nhạc công không chuyên. Huyện Việt Yên: Có các làng chèo cổ và nay còn một số đội được duy trì ở mức độ hát và dựng các tiểu phẩm mới như: Hoàng Mai (xã Hoàng Ninh); làng Mỏ Thổ (xã Minh Đức); Làng Trung Đồng (xã Vân Trung); làng Kiểu (xã Bích Sơn), làng Vân (xã Vân Hà)... Huyện Tân Yên: Làng Dương Lâm (xã An Dương), đội chèo xã Ngọc Châu; làng Hạ (xã Cao Thượng), riêng làng Hạ vẫn là làng chèo truyền thống, đến nay vẫn duy trì và hoạt động. Đội chèo có 30 người cả diễn viên và nhạc công do ông Trọng Nguyên làm đội trưởng. Huyện Lạng Giang: Làng An Lạc (xã Quang Thịnh) do ông Khải làm đội trưởng; làng Then (xã Thái Đào) do ông Nguyễn Văn Khoa làm đội trưởng (đội có 20 người vừa hát chèo, sử dụng nhạc cụ dân tộc, vừa có dàn nhạc viôlông); làng Liên Sơn (xã Tân Dĩnh) do bà Ngô Thị Liên 70 tuổi làm đội trưởng; và làng Chuông Vàng (xã Tân Hưng). Ở Lạng Giang còn duy trì hát chèo là chủ yếu, ít dựng các trích đoạn truyền thống. Tuy vậy còn giữ được dàn nhạc dân tộc khá phong phú. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức tỉnh Bắc Giang Đông Bắc Bộ Khởi đầu năm 1895
10887
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20qu%C3%A1n%20t%C3%B4ng
Trung quán tông
Trung quán tông (zh. 中觀宗, sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa དབུ་མ་པ་), còn được gọi là Trung luận tông (zh. 中論宗), là một trường phái Đại thừa, được Long Thụ (zh. 龍樹, sa. nāgārjuna) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam. Đại diện xuất sắc của phái này, bên cạnh Long Thụ, là Āryadeva (Thánh Thiên, học trò của Long Thụ), Rahula Badhra (La-hầu-la Bạt-đà-la, học trò của Āryadeva), Buddhapàlita (Phật Hộ), Bhàvaviveka (Thanh Biện), Trí Quang, Candrakirt (Nguyệt Xứng), Sư Tử Quang, Thắng Quang, Trí Hộ, Tịch Thiên, Tịch Hộ và Liên Hoa Giới. Những luận sư vĩ đại này có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển đạo Phật tại Tây Tạng. Tên gọi của tông này dựa trên quan điểm quán sát Trung đạo, không rơi vào kiến chấp hai bên Với quan điểm Bát bất, được ghi lại trong bài kệ dẫn nhập của Trung luận (sa. madhyamakaśāstra), Long Thụ cho rằng mọi miêu tả về sự vật đều không đúng và Sư nêu rõ tính chất hư huyễn của sự vật. Nguyên văn kệ Bát bất, Tám phủ định (Chân Nguyên dịch Phạn-Việt): Nguyên văn tiếng Phạn anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ || yaḥ pratītyasamutpādaṃ prapañcopaśamaṃ śivaṃ | deśayāmāsa saṃbuddhas taṃ vande vadatāṃ varaṃ || Dịch nghĩa Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi || Con tôn xưng bậc chính giác (sa. saṃbuddha), người đã khéo (sa. śiva) dạy lý duyên khởi, sự an tĩnh các thiên hình vạn trạng (sa. prapañcopaśama), là vị thầy giỏi nhất trong các vị thầy. Vì tất cả mọi sự đều dựa lên nhau mà thành (duyên khởi), cho nên chúng không tồn tại độc lập, không có tự ngã (zh. 我, sa. ātman), tự tính (zh. 自性, sa. svabhāva), trống rỗng (sa. śūnya). Cái trống rỗng, cái tính Không (sa. śūnyatā) trong Trung quán tông có một ý nghĩa hai mặt: một mặt, tính Không không có một tự ngã nào; mặt khác, tính Không đồng nghĩa với sự giải thoát, vì tính Không chính là bản thể tuyệt đối. Chứng ngộ được tính Không tức là giải thoát. Muốn đạt được điều này, người ta phải thoát khỏi tâm thức nhị nguyên. Đối với Trung quán tông thì tính Không là thể tính cuối cùng, đồng nghĩa với Pháp thân (sa. dharmakāya). Vì quan điểm Không toàn triệt nói trên mà Trung quán tông có khi được gọi là Không tông (sa. śūnyavādin). Muốn đạt được bản thể tuyệt đối, người ta phải thấu qua chân lý tương đối. Vì vậy phái này cũng có quan điểm riêng về "Chân lý hai mặt" (nhị đế 二諦, sa. satyadvaya), họ gọi chân lý thông thường là tục đế hay Chân lý quy ước (thế tục đế 世俗諦, sa. saṃvṛtisatya). Chân lý quy ước này dành cho hiện tượng và khái niệm thế gian, chúng vốn bị tính chất nhị nguyên quy định. Chân lý tuyệt đối, tối cao (đệ nhất nghĩa đế 第一義諦, sa. paramārthasatya) thì siêu tuyệt, không còn các mặt đối lập. Lý luận thông thường có thể tiếp cận tục đế, tuy không phải là chân lý cuối cùng, nhưng chúng cũng có giá trị nhất định. Vì vậy, chấp nhận tính Không, vô ngã (sa. anātman) hoàn toàn không phải phủ nhận kinh nghiệm của con người. Đời sống của một hành giả Trung quán tông cũng phải phản ánh quan điểm đó, nghĩa là, đối với bên ngoài, người đó cũng xem khổ như là có thật, cũng phải giữ giới và cố gắng giúp tất cả mọi người giải thoát. Các tác phẩm của Long Thụ còn giúp phát triển ngành Nhân minh học (zh. 因明學, sa. hetuvidyā). Ngành này cũng chịu ảnh hưởng của trường phái lớn thứ hai của Đại thừa Ấn Độ là Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācārin) và ngược lại ngành Nhân minh học cũng mài dũa cho Trung quán tông những lý luận sắc bén. Trong lĩnh vực Nhân minh, Duy thức tông cũng góp phần quan trọng, trả lời những câu hỏi mà Trung quán tông không có ý kiến, không đề cập đến như cách phát sinh của thế giới hiện tượng. Sự phát triển Sau Thánh Thiên thì Phật Hộ (zh. 佛護, sa. buddhapālita) là người đại diện xuất sắc của Trung quán tông. Sư có viết bài luận về (Căn bản) Trung quán luận tụng (sa. [mūla-] madhyamaka-kārikā), tên gọi khác của Trung luận của Long Thụ. Trong bộ này, với tên Phật Hộ căn bản trung quán luận thích (sa. buddhapālita-mūlamadhyamaka-vṛtti), Sư đả phá quan điểm của những kẻ đối nghịch và những kết luận (sa. prasaṅga) sai trái của họ, có thể gọi là "phá tà hiển chính," nghĩa là hoàn toàn không nêu quan điểm của chính mình, chỉ dựa vào những nhược điểm, những mâu thuẫn hiển hiện của đối thủ mà đả phá họ. Sư thành lập hệ phái Trung quán-Cụ duyên (zh. 中觀具緣; cũng gọi là Trung quán-Ứng thành tông 中觀應成宗, sa. prāsaṅgikamādhyamika)—tên gọi tông này dựa trên phương pháp đó. Thanh Biện (zh. 清辯, sa. bhāvaviveka) áp dụng luận lý học của Duy thức tông và Nhân minh học của Trần-na (zh. 陳那, sa. dignāga) trong thuyết Trung luận của mình. Sư hay nhấn mạnh đến "tính hợp quy luật", xây dựng luận thức độc đáo của chính mình và sau đó tiến tới bác bỏ lập luận đối phương. Vì thế nên hệ phái của Sư mang tên là Trung quán-Tự ý lập tông (zh. 中觀自意立宗) hay Trung quán-Y tự khởi tông (zh. 中觀依自起宗, sa. svātantrika-mādhyamika). Sư cũng phân tích và phê bình các luận sư khác và công kích luôn cả Phật Hộ. Tất nhiên qua đó Thanh Biện có nhiều sai biệt với các luận sư khác, như về thể tính của ý thức, sư xem nó chỉ là một phần của thế giới hiện tượng. Nguyệt Xứng (zh. 月稱, sa. candrakīrti) thì cố gắng trở về với giáo lý nguyên thủy của Long Thụ. Sư tự xem mình là người thừa kế Phật Hộ và từ chối quan điểm của Thanh Biện, từ chối đưa ra bất cứ một hệ luận nào vì cho rằng Trung quán tông đích thật không chủ trương một quan điểm nào cả. Sư soạn một bài luận giải tác phẩm Trung quán luận của Long Thụ và trong đây, sư chứng minh hệ thống của Phật Hộ là đúng. Với xác nhận này, sư phản ứng những quan điểm được Thanh Biện đề ra để bài xích một vài điểm trong hệ thống của Phật Hộ. Sư nêu rõ là một người có quan điểm trung dung không nên đề ra những luận tam đoạn (tam đoạn luận pháp 三段論法, syllogism) độc lập mà trong đó, cả ba chi của một luận điểm tự lập, tự khởi. Một luận sư khác quan trọng của Trung quán tông là Tịch Thiên (zh. 寂天, sa. śāntideva, thế kỉ 7-8), là người nổi danh với hai tác phẩm Nhập bồ-đề hành luận (入菩提行論, sa. bodhicaryāvatāra), trình bày con đường tu tập của một Bồ Tát và Tập Bồ Tát học luận (集菩薩學論, sa. śikṣāsamuccaya), trình bày các quy định tu học của một vị Bồ Tát. Sự phân phái trong Trung quán Trung Quán Tông được chia làm hai bộ phái nhỏ: 1. Trung Quán Y Tự Khới do Thanh Biện khai sáng cho rằng Pháp giới có tự tính một cách tục đế. 2. Trung Quán Ứng Thành hay Quy Mậu Biện Chứng phái do Thánh Thiên, Phật Hộ, Nguyệt Xứng, và Tịch Thiên chủ trương. Họ cho rằng Pháp giới và Tâm giới trong cả tục đế lẫn chân đế đều không có tự tính. Họ cũng bác bỏ Quan điểm về sự tồn tại của thức tự tri (self cognizing). Trung Quán Ứng Thành sau này, phát triễn mạnh mẽ tại Tậy Tạng cho đến ngày nay. Cả hai hệ phái này đều bác bỏ quan điểm của Duy thức về Tàng Thức và Mạt-na thức, cũng như là bác bỏ quan điểm Tam Tự Tánh của Duy thức tông Trung quán và Phật giáo Tây Tạng Trung quán tông đóng một vai trò quan trọng trung tâm trong Phật giáo Tây Tạng, kể từ thế kỉ thứ 8. Điều đó có lẽ xuất phát từ hoạt động của luận sư Tịch Hộ (zh. 寂護, sa. śāntarakṣita) và môn đệ là Liên Hoa Giới (zh. 蓮華戒, sa. kamalaśīla). Thời đó, hai vị này đại diện cho tông Trung quán-Duy thức (sa. yogācāra-svātantrika-mādhyamika), đưa những quan điểm Duy thức vào giáo lý của Long Thụ. Tương truyền Liên Hoa Giới tham dự một cuộc tranh luận với Thiền tông tổ chức tại Tây Tạng. Trong cuộc tranh luận đó Liên Hoa Giới thắng lợi và sau đó nhà vua Tây Tạng tuyên bố lấy Trung quán tông làm giáo pháp chính thống. Trong thế kỉ thứ 11, với việc truyền bá giáo pháp lần thứ hai tại Tây Tạng, quan điểm Trung quán của Nguyệt Xứng lại thắng lợi. Cũng trong thời gian đó lại nảy sinh một hệ phái Trung quán khác, một sự tổng hợp với giáo pháp của Vô Trước (zh. 無著, sa. asaṅga). Giữa thế kỉ 11 và 14, Tây Tạng lại tổng hoà các tông phái khác nhau của Trung quán và tiếp tục phát triển. Giữa thế kỉ 14 và 16, tại Tây Tạng có 4 hệ phái của Trung quán. Trung quán tông phát triển đến mức tuyệt đỉnh và luôn luôn được luận giải mới mẻ, sinh động. Đến thế kỉ thứ 19, phong trào Rime của Tây Tạng lại tìm cách đổi mới cách sắp xếp thứ tự quan điểm của Trung quán tông. Các quan điểm triết học của Trung luận được trình bày trong các loại luận được gọi là Tất-đàn-đa (sa. siddhānta) tại Tây Tạng. Ngoài ra người ta còn tìm thấy trong các loại sách phổ thông chú trọng về các phương pháp tu tập để chứng ngộ được trực tiếp giáo lý của Trung quán tông. Xem thêm Duy thức tông Thiền tông Tịnh độ tông Mật tông Tham khảo Tài liệu chủ yếu Madhyamakaśāstra, ed. by P.L Vaidya. Darbhanga 1960 (BST no. 10, Trung luận 中論). Tài liệu thứ yếu Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Dalai Lama: The Dalai Lama at Harvard — Lectures on the Bud­dhist Path to Peace, Ithaca New York 14851, USA 1988. Geshe Lhundup Sopa, Hopkins, Jeffrey: Cutting Through Appearances. The Practice and Theory of Tibetan Buddhism. Ithaca New York 14851, USA 1989. Williams, Paul: Mahāyāna Buddhism. The Doctrinal Foundations. London and New York, 1989. Kalupahana, David J.: Nāgārjuna. The Philosophy of the Middle Way. State University of New York, 1986. Tông phái Phật giáo Triết lý Phật giáo
10889
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFt%20%C4%90%E1%BA%ADu%20Tr%E1%BB%8Dng%20Hi%E1%BB%83n
Tuyết Đậu Trọng Hiển
Tuyết Đậu Trọng Hiển (chữ Hán:雪竇重顯, xuědòu chóngxiǎn/ hsüeh-tou ch'ung-hsien, ja. setchō jūken), 980-1052, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc Vân Môn tông, môn đệ của Trí Môn Quang Tộ. Sư là một trong những Đại Thiền sư của tông Vân Môn. Sư nổi danh một phần là nhờ việc sưu tầm biên soạn 100 Công án, sau này được Thiền sư Viên Ngộ bổ sung thêm thành bộ Bích nham lục. Dòng thiền của sư được thiền sư Thảo Đường đem qua Việt Nam trong thế kỉ 11. Nối pháp của sư có rất nhiều vị (tương truyền 84) nhưng nổi danh nhất có lẽ là Thiên Y Nghĩa Hoài. Cuộc đời và hoằng hoá Theo Ngũ đăng hội nguyên ghi lại thì sư họ Lý (zh. 李), quê ở phủ Toại Ninh (zh. 遂寧), theo sư Nhân Săn (zh. 仁銑) ở viện Phổ Am xuất gia. Sau khi thụ giới cụ túc, sư đến những nơi giảng kinh luận, nghiên cứu cặn kẽ giáo lý. Sư lúc này đã nổi danh là biện luận lanh lẹ, là pháp khí Đại thừa. Sau khi trải qua nhiều tòng lâm, sư gõ cửa nơi Thiền sư Quang Tộ (zh. 光祚) ở chùa Trí Môn (zh. 智門). Sự việc được truyền lại như sau: Sư hỏi Trí Môn: "Chẳng khởi một niệm, tại sao có lỗi?" Trí Môn gọi sư lại gần. sư bước đến gần, Trí Môn vung cây phất tử nhằm miệng sư đánh. sư toan mở miệng, Trí Môn lại đánh. sư nhân đây đại ngộ, ở lại hầu Trí Môn thêm năm năm. Rời Trí Môn, sư tiếp tục hành cước và nhân đây gặp lại người bạn cũ là Tu Tuyển Tằng Hội, đang giữ chức Thái thú. Một câu chuyện thú vị được lưu lại về cuộc gặp gỡ này và nó cũng cho thấy phong cách giản dị, không câu nệ của sư. Tằng Hội khuyên sư đến chùa Linh Ẩn xem việc ra sao và để giúp sư, ông viết một bức thư nhờ vị Thiền sư trụ trì chùa này tìm giúp một thiền viện nào đó để sư có thể hoằng hoá. Sư nghe lời đến, nhưng không trình thư của Tằng Hội gửi mà chỉ âm thầm sinh hoạt, chấp lao phục dịch cùng với tăng chúng. Sau hai năm, Tằng Hội đến viếng chùa và hỏi vị trụ trì về sư. Vị này ngạc nhiên vì không biết Tằng Hội muốn nói gì và kêu chúng gọi Sư. Gặp mặt, Tằng Hội hỏi có đưa thư không thì sư rút lá thư từ ngực ra và trả lời một cách đơn giản là "rất cảm ơn vì lá thư này và gìn giữ nó thận trọng" nhưng sư nói kèm rằng mình đến đây "với phong cách tu tập của một vân thủy (chỉ thiền sinh đi hành cước, làm bạn với mây nước) mà vân thủy thì không được phép làm sứ giả trình thư." Nỗi ngạc nhiên của mọi người nhân đây biến thành nụ cười vui vẻ hồn nhiên. Vị trụ trì chùa này giúp sư đến trụ trì một ngôi chùa ở Động Đình—một hòn đảo rất đẹp và sư cũng có làm một bài tụng về cảm xúc khi dời đến nơi này trong công án thứ 20 của Bích nham lục. Sau, Tằng Hội lại mời sư đến Tứ Minh sơn, một rặng núi mà nhiều vị Cao tăng đã trụ trì hoằng hoá. Nghe theo lời khuyên của người bạn, sư đến trụ trì tại Tứ Minh sơn, trên ngọn Tuyết Đậu. Ngày khai đường tại Tuyết Đậu, sư bước đến trước pháp toà nhìn chúng rồi bảo: "Nếu luận bổn phận thấy nhau thì chẳng cần lên pháp toà." (nhược luận bản phận tương kiến, bất tất cao thăng pháp toà 若論本分相見,不必高陞法座) Có vị tăng hỏi: "Thế nào là Duy-ma-cật một phen làm thinh?" Sư trả lời: " Hàn Sơn hỏi Thập Đắc." Tăng lại hỏi: "Thế ấy là vào cửa bất nhị?" sư bèn "Hư!" một tiếng và nói kệ (Thích Thanh Từ dịch): 維摩大士去何從 千古令人望莫窮 不二法門休更問 夜來明月上孤峰 Duy-ma Đại sĩ khứ hà tòng Thiên cổ linh nhân vọng mạc cùng Bất nhị pháp môn hưu cánh vấn Dạ lai minh nguyệt thướng cô phong. Đại sĩ Duy-ma đi không nơi Ngàn xưa khiến kẻ trông vời vời Pháp môn bất nhị thôi chớ hỏi Đêm về trăng sáng trên cảnh đồi. Một hôm, sư dạo núi nhìn xem bốn phía rồi bảo thị giả: "Ngày nào lại đến ở đây." Thị giả biết sư sắp tịch, cầu xin kệ di chúc. Sư bảo: "Bình sinh chỉ lo nói quá nhiều." Hôm sau, sư đem giày dép, y hậu phân chia và bảo chúng: "Ngày 7 tháng 7 lại gặp nhau." Đúng ngày mồng 7 tháng 7 năm Hoàng Hựu thứ tư (1058) đời nhà Tống, sư tắm gội xong nằm xoay đầu về hướng Bắc an nhiên thị tịch. Vua sắc thuỵ là Minh Giác Đại sư. Tham khảo Tài liệu chủ yếu Ngũ Đăng Hội Nguyên 五燈會元, Tục tạng kinh, tập 138. Tài liệu thứ yếu Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Gundert, Wilhelm (dịch & chú dẫn): Bi-Yän-Lu. Meister Yüan-wu's Niederschrift von der Smaragdenen Felswand, München 1964/73. (3 quyển, 68 công án.) Thích Thanh Từ (biên soạn): Thiền sư Trung Hoa II, TP HCM 1990. Vân Môn tông Thiền sư Trung Quốc
10897
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt%20m%C3%A3%20h%E1%BB%8Dc%20c%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n
Mật mã học cổ điển
Trong mật mã học, mật mã học cổ điển là một dạng của mật mã học đã được sử dụng trong lịch sử phát triển của loài người nhưng ngày nay đã trở nên lạc hậu do các phương thức mã hóa này quá đơn giản và những kẻ tấn công có thể dễ dàng bẻ khóa thông qua nhiều phương thức như tấn công vét cạn (ví dụ như dùng máy tính thử hết mọi trường hợp) hay dựa trên tấn công thống kê (dựa trên tần suất xuất hiện của các chữ cái). Nói chung, mật mã học cổ điển hoạt động trên cơ sở bảng chữ cái (chẳng hạn các ký tự từ "A" tới "Z" trong tiếng Anh), và chúng được thực hiện bằng tay hay một số máy móc cơ khí đơn giản. Ngược lại, các mô hình mã hóa hiện đại sử dụng các máy tính hay các công nghệ số hóa khác, và hoạt động mã hóa dựa trên việc thay thế các bit hay byte. Các phương thức mã hóa cổ điển thông thường dễ bị tổn thương (phá mã) bởi các tấn công văn bản mã hóa, đôi khi thậm chí kẻ tấn công không cần biết các chi tiết cụ thể của hệ thống mã hóa, bằng cách sử dụng các công cụ như phân tích tần suất. Đôi khi người ta cũng cho rằng các phương thức mã hóa như cách thức mã hóa của cỗ máy Enigma thuộc về các phương thức mã hóa cổ điển mặc dù cách thức mã hóa này đã sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại nhất vào thời điểm đó (trong thời kỳ của Thế chiến II). Các phương thức mã hóa cổ điển chủ yếu dựa trên mật mã hóa hoán vị và mật mã hóa thay thế. Trong mật mã hóa thay thế, các ký tự (hoặc nhóm ký tự) được thay thế một cách có quy luật trong toàn bộ thông điệp bằng các ký tự khác (hoặc nhóm ký tự), chẳng hạn câu I am Mr. Enigma from được thay bằng câu This is morning star, sau đó các ký tự còn lại trong bảng chữ cái được thay thế theo một quy luật nào đó xác định trước. Trong phương thức mật mã hóa hoán vị thì các ký tự được giữ không đổi, nhưng trật tự của chúng trong bản tin lại thay đổi theo một quy luật nào đó. Có các thuật toán phức tạp để thực hiện việc mật mã hóa bằng cách tổ hợp hai phương thức trên để tạo ra sản phẩm mã hóa; các phương thức mã hóa khối hiện đại như DES hay AES thực hiện việc lặp đi lặp lại một số bước thay thế và hoán vị. Xem thêm Lịch sử mật mã học Mã hóa ADFGVX Mã hóa Affine Mã hóa Atbash: Mã hóa các ký tự Hêbrơ theo phương thức thay thế. Mã hóa khóa tự động Mã hóa hai chiều Mã hóa theo sách Mã hóa Caesar Mã hóa Hill Mã hóa hoán vị Mã hóa Playfair: Phương thức mã hóa lấy theo tên của Sir. Playfair. Mã hóa đa ký tự Mã hóa khóa di động Mã hóa ba chiều Mã hóa Vigenère Tham khảo
10900
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t%20r%E1%BA%AFn%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C3%ACnh
Chất rắn vô định hình
Chất rắn vô định hình là chất rắn ở trạng thái vật chất không cấu tạo từ tinh thể, hay tổng quát là các phân tử hay nguyên tử trong chất này không nằm ở các vị trí có trật tự diện rộng. Cấu trúc vô định hình là cấu trúc trật tự gần. Các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng Ví dụ Một ví dụ đơn giản là khi đường bị đun chảy và làm lạnh nhanh bằng cách đưa đường nóng chảy vào bề mặt của một vật lạnh. Kết quả thu được là một chất rắn vô định hình, mà không phải dạng tinh thể như đường nguyên thủy. Theo những nghiên cứu gần đây, chất rắn vô định hình cũng có dạng tinh thể! Nhưng những tinh thể này quá bé, không thể nhìn thấy được kể cả dưới kính hiển vi. Ứng dụng Các chất rắn vô định hình như thủy tinh, các loại nhựa, cao su... đã được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau vì chúng dễ tạo hình, không bị rỉ, không bị ăn mòn, giá thành rẻ. Chất rắn Vấn đề chưa được giải quyết trong vật lý học
10914
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc
Hành cước
Dụng ngữ Thiền. Hành cước (zh. 行 腳, ja. angya) có nghĩa là đi chu du đây đó nhằm mục đích học hỏi. Cách gọi khác là: Du phương (zh. 遊方), Du hành (zh. 遊行), Vân thủy (zh. 雲水). Có hai nghĩa: Tăng lữ không có chỗ ở nhất định vì tìm kiếm danh sư hoặc vì tự mình tu trì. Các cuộc tham vấn, đọ sức, trau dồi kinh nghiệm sau khi ngộ đạo, sau đó mới trụ trì giáo hoá kẻ khác. Tăng đi du phương gọi là Hành cước tăng. Tăng hành cước, lúc đi du phương có thể mang theo bên mình một số vật thường dùng, nhưng số lượng và chủng loại của vật dụng đều có sự hạn chế nhất định. Thiền Uyển Mông Cầu Thập Di (Vạn Tục 148, 150 hạ) ghi: 巖頭擔鋤頭、行腳到處只做園頭。 Nham Đầu đảm sừ đầu, hành cước đáo xứ chỉ tố viên đầu. Nham Đầu vác cái bừa hành cước đến nơi nào cũng chỉ làm viên đầu (người lo vườn tược). Thực hiện các cuộc hành cước loại thứ nhất là các vị đã chấm dứt giai đoạn sơ khởi trong các Thiền viện nhỏ, đi cầu học với các Thiền sư đại gia với hi vọng được thu nhận làm môn đồ (quải tích). Các chuyến đi đó thường thường rất xa, nhọc nhằn và nguy hiểm, là những thử thách thể chất và tinh thần các thiền sinh. Qua việc gặp nhiều hiểm nguy và cảnh ngộ khác nhau, thiền sinh tập luyện một tâm thức dày dặn và tỉnh giác. Hành lý thường là một cái nón vành rộng, nhằm che mắt để thiền sinh bớt rong ruổi theo cảnh tượng bên ngoài. Ngoài ra thiền sinh có một túi nhỏ đựng quần và giày vải. Trên ngực, thiền sinh mang hai bộ áo (mùa hè và mùa đông), đũa ăn cơm, Bát khất thực, dao cạo râu và vài bộ kinh. Trên lưng là áo mưa lá. Một khi thiền sinh đã vượt qua bao gian nan đến nơi, các vị này hay bị từ chối không cho vào, mục đích là thử thách lòng kiên trì. Có khi các vị phải đứng hàng ngày trời chờ đợi, trong mưa gió lạnh lẽo rồi mới được cho vào. Sau đó các vị phải tọa thiền hàng tuần trong sự cô tịch trước khi chính thức được thu nhận làm đệ tử. Câu chuyện sau—được Thiền sư Chí Minh ghi lại trong Vườn thiền rừng ngọc (Thiền uyển dao lâm, bản dịch của Thông Thiền) — trình bày rõ những thử thách khó khăn mà thiền sinh phải vượt qua trước khi được thu nhập làm môn đệ: "Hoà thượng Diệp Huyện Quy Tỉnh (nối pháp Thủ Sơn Tỉnh Niệm) tính tình nghiêm khắc lạnh lùng, cuộc sống đạm bạc khô khan khiến cho thiền sinh rất kính sợ. Có hai vị thiền sinh là Phù Sơn Pháp Viễn và Thiên Y Nghĩa Hoài riêng đến tham vấn. Gặp lúc mùa đông tuyết rơi, Thiền sư Tỉnh quở mắng thậm tệ rồi lấy nước tạt ướt cả áo quần của chúng tăng. Các vị tăng khác đều giận mà bỏ đi, chỉ còn hai vị Viễn và Hoài ở lại. Họ để nguyên y phục rồi ngồi đợi từ sáng đến trưa, Thiền sư Quy Tỉnh đến quở rằng: Các ngươi chẳng chịu đi, ta sẽ đánh các ngươi! Viễn đến trước mặt Quy Tỉnh thưa: Hai đứa con đi từ ngàn dặm đến để tham học với Hoà thượng, há vì một gáo nước của Thầy tạt mà bỏ đi. Nếu Thầy có đánh chết, con cũng chẳng chịu đi. Quy Tỉnh cười nói: Hai ông muốn tham thiền ư? Hãy vào nhà cất hành lý." Thuộc vào loại thứ hai là các chuyến hành cước sau khi đạt đạo, khi các vị Thiền sư muốn trau dồi kinh nghiệm giác ngộ với những bậc thượng thủ khác trước khi trụ trì hoằng hoá chúng sinh. Chính những cuộc tiêu diêu và những Pháp chiến sản sinh từ đây là một trong những điểm đặc sắc nhất của Thiền tông. Các Đại thiền sư như Triệu Châu Tòng Thẩm, Vân Môn Văn Yển, Lâm Tế Nghĩa Huyền, Tam Thánh Huệ Nhiên, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch… đều diêu du đây đó sau khi đã đắc đạo nơi bản sư. Các cuộc đọ sức của Triệu Châu với các đệ tử đắc pháp của Mã Tổ vẫn còn vang vọng đến ngày nay. Tham khảo Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Thiền Uyển Mông Cầu Thập Di 禪苑蒙求拾遺, Vạn Tục 148, 150 hạ. Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Thông Thiền (dịch): Vườn Thiền Rừng Ngọc (Thiền Uyển Dao Lâm). Nhà xuất bản TP HCM 2001. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Thiền tông Phật học
10915
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3i%20t%C3%ADch
Quải tích
Quải tích (zh. 掛錫, ja. kashaku) nghĩa là "treo tích trượng". Còn gọi là Lưu tích (zh. 留錫), Quải đáp (zh. 掛褡). Chỉ bước nhập môn của một thiền tăng sau một cuộc hành cước, khi đã tìm được vị Thiền sư thích hợp với căn cơ của mình. Thiền sinh có thể tự chọn Thiền viện để gia nhập. Quan trọng nhất cho sự tu tập của thiền sinh là việc chọn đúng vị thầy thích hợp mà mình tin tưởng tuyệt đối. Vì vậy mà các thiền sinh thường đến viếng nhiều thiền viện, tham vấn nhiều vị Thiền sư khác nhau trước khi chọn được vị "chân sư" của mình. Nhưng—như thiền sinh chọn thầy—các vị Thiền sư cũng lựa chọn kĩ các vị mới đến trước khi cho phép nhập môn. Nếu Thiền sư thấy rõ mình không phải là thầy thích hợp cho một thiền sinh nào đó thì sẽ gửi vị này đến một vị khác thích hợp hơn. Khi đến cổng (sơn môn) của một thiền viện sau một cuộc hành cước, thiền sinh sẽ thấy hai tấm bản gỗ nằm hai bên của cửa cổng: Một bản ghi tên của thiền viện và bản khác ghi tên của vấn đề mà vị Thiền sư trụ trì đang Đề xướng. Những bước chân vào cổng của thiền sinh—cửa cổng thường được xây dựng rất kiên cố, cách biệt với bên ngoài—với lòng mong mỏi được thâu nhận làm đệ tử chính là những biểu hiện của sự quyết chí bước vào con đường tu học vô cùng tận để chứng ngộ Phật pháp. Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Phật học Thiền tông
10916
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u%20Ch%C3%A2u%20T%C3%B9ng%20Th%E1%BA%A9m
Triệu Châu Tùng Thẩm
Triệu Châu Tùng Thẩm (zh. zhàozhōu cóngshěn/ chao-chou ts'ung-shen 趙州從諗, ja. jōshū jūshin) 778-897 là một vị Thiền sư Trung Quốc, môn đệ thượng thủ của Nam Tuyền Phổ Nguyện. Thiền sư Nhật Bản Đạo Nguyên Hi Huyền—nổi tiếng là khó tính trong việc đánh giá mức giác ngộ của các thiền sư—cũng công nhận Triệu Châu là "Đức Phật thân mến." Sư có 13 truyền nhân nhưng không mấy ai được gần bằng sư và dòng này thất truyền chỉ sau vài thế hệ. Cuộc đời Triệu Châu cho thấy điều mà các Thiền sư hay nhấn mạnh rằng, kiến tính chỉ là bước đầu của việc tu học thiền. Triệu Châu đã kiến tính từ năm 18 tuổi nhưng sau đó còn học thiền 40 năm với Nam Tuyền. Sau khi Nam Tuyền qua đời, sư vân du đọ sức với các Thiền sư khác trong những pháp chiến. Tương truyền rằng sư đã tìm gặp khoảng 80 thiền sư, phần lớn là những môn đệ đắc pháp của Mã Tổ (thầy của Nam Tuyền) để vấn đạo. Đến năm 80 tuổi sư mới chịu dừng chân tại viện Quan Âm, Triệu Châu. Nơi đây sư tuỳ cơ dạy học trò và thọ đến 120 tuổi. Cơ duyên Sư họ Hác (zh. 郝), quê ở làng Hác (zh. 郝), thuộc Tào Châu (zh. 曹州). sư theo thầy xuất gia khi còn nhỏ. Chưa thụ giới cụ túc, sư đã đến tham vấn Thiền sư Nam Tuyền. Gặp lúc Nam Tuyền đang nằm nghỉ trong phương trượng. Nam Tuyền hỏi Sư: "Vừa rời chỗ nào đến?", sư đáp: "Thuỵ Tượng." Nam Tuyền hỏi: "Có thấy Thuỵ Tượng chăng?", sư đáp: "Chẳng thấy Thuỵ Tượng, chỉ thấy Như Lai nằm." Nam Tuyền liền ngồi dậy hỏi: "Ngươi là Sa-di có chủ hay không chủ?", sư đáp: "Sa-di có chủ." Nam Tuyền hỏi: "Ai là chủ?" Sư khoanh tay đến trước mặt Nam Tuyền thưa: "Giữa mùa đông rất lạnh, kính chúc Hoà thượng tôn thể an lành." Nam Tuyền thấy lạ, gật đầu thầm nhận. Cơ duyên ngộ đạo của sư được ghi trong Triệu Châu Chân Tế Thiền sư ngữ lục (zh. 趙州真際禪師語錄): 師問南泉、如何是道。泉云、平常心是道。師云、還可趣向不。泉云、擬即乖。師云、不擬爭知是道。泉云、道不屬知不知。知是妄覺、不知是無記。若真達不疑之道、猶如太虗、廓然蕩豁、豈可強是非也。師於言下頓悟玄旨、心如朗月。 Sư hỏi Nam Tuyền: "Thế nào là Đạo?" Nam Tuyền đáp: "Tâm bình thường là Đạo". Sư hỏi: "Có thể hướng đến được không?" Nam Tuyền đáp: "Nghĩ tìm đến là trái." Sư lại hỏi: "Chẳng nghĩ suy thì làm sao biết Đạo?" Nam Tuyền đáp: "Đạo chẳng thuộc về hiểu biết hay không hiểu biết. Biết là vọng giác (khái niệm), không biết là vô ký (vô minh). Nếu thật đạt Đạo thì không còn nghi ngờ, [Đạo] như hư không thênh thang rộng rãi, đâu thể cưỡng nói là phải là quấy." Sư nhân nghe lời này lập tức ngộ được huyền chỉ, tâm sư sáng như trăng tròn. Sư ngộ đạo, sau đi thụ giới tại Tung Nhạc. Thụ giới xong, sư lại đến Nam Tuyền và lưu lại đây 40 năm. Có nhiều pháp thoại giữa sư và Nam Tuyền được ghi lại trong thời gian này. Cơ phong Sau khi Nam Tuyền viên tịch, sư mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。 Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va." Sư đến thăm Thiền sư Hoàng Bá Hi Vận, Hoàng Bá thấy sư liền đóng cửa phương trượng. sư cầm lửa đi vào pháp đường la: "Cứu lửa! Cứu lửa!" Hoàng Bá mở cửa nắm đứng sư hỏi: "Nói! Nói!" Sư bảo: "Giặc qua rồi mới dương cung." Đến Đạo Ngô Viên Trí, Đạo Ngô thấy sư liền nói: "Mũi tên Nam Tuyền đến." sư bảo: "Xem tên!" Đạo Ngô nói: "Trật rồi!" Sư nói: "Trúng!" Sư thượng đường dạy chúng (Ngũ Đăng Hội Nguyên, tiết Triệu Châu Tùng Thẩm Thiền sư): 「金佛不度爐,木佛不度火,泥佛不度水。真佛內裡坐,菩提涅槃,真如佛性,盡是貼體衣服,亦名煩惱。實際理地甚麼處著。一心不生,萬法無咎。汝但究理,坐看三二十年,若不會,截取老僧頭去。夢幻空華,徒勞把捉。心若不異,萬法一如。既不從外得,更拘執作麼?如羊相似,亂拾物安向口裡。老僧見藥山和尚道:『有人問著,但教合取狗口。』老僧亦教合取狗口。取我是垢,不取我是淨。一似獵狗專欲得物喫。佛法在甚麼處?千人萬人盡是覓佛漢子。於中覓一箇道人,無若與空王為弟子。莫教心病最難醫。未有世界,早有此性。世界壞時,此性不壞。一從見老僧後,更不是別人,祇是箇主人公。這箇更向外覓作麼?正恁麼時,莫轉頭換腦。若轉頭換腦,即失卻也。」僧問:「承師有言,世界壞時,此性不壞。如何是此性?」師曰:「四大五陰。」曰:「此猶是壞底,如何是此性?」師曰:「四大五陰。」 Phật vàng không qua được lò đúc, Phật gỗ không qua được lửa, Phật đất không qua được nước, Chân Phật ngồi bên trong. Bồ-đề Niết-bàn, Chân như Phật tính đều là y phục đắp vào thân, cũng gọi là phiền não, làm sao tìm được lý địa chân thật đây? Nhất tâm bất sinh, vạn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý này, ngồi quán xét hai ba mươi năm, nếu chẳng hội thì hãy chặt đầu Lão tăng. Mộng huyễn, không hoa, nắm giữ chúng chỉ chuốc nhọc. Nếu không dị biệt tâm thì vạn phát nhất như. Đã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì? Giống y như con dê, thứ gì cũng mót vét đưa vào mồm nhai. Lão tăng đây thấy Hoà thượng Dược Sơn nói: "Nếu có người hỏi, ta chỉ nói là ‘ngậm miệng chó’. Lão tăng cũng dạy ‘ngậm miệng chó.’ Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn luôn tìm kiếm vật để ăn. Phật pháp chỗ nào? Ngàn người muôn người đều là kẻ tìm Phật, mà tìm một đạo nhân trong những người ấy cũng không có. Nếu làm đệ tử của Không vương thì chớ nói tâm bệnh khó trị. Khi chưa có thế giới tính này đã có, khi thế giới hoại tính này chẳng hoại. Xem Lão tăng đây! Ta sau cũng chẳng khác, và đó chính là ông chủ nhân. Cái đó ngay đây, hướng ngoài tìm cái gì? Khi ấy chớ quay đầu đi và moi óc. Nếu quay đầu đi và moi óc thì đánh mất ngay." Đặc điểm hoằng pháp Triệu Châu có một cách dạy học trò rất độc đáo. Thường sư nói rất nhỏ, rất nhẹ nhàng, trả lời ngắn gọn và đơn giản các câu hỏi của thiền sinh. Tuy thế các câu trả lời đó lại có sức mạnh phi thường, cắt đứt vô minh và chấp trước của người hỏi như một lưỡi kiếm bén. Nhiều công án Thiền nổi tiếng xuất phát từ những giai thoại của sư với các đệ tử, như công án thứ nhất trong tập Vô môn quan: Một vị tăng hỏi Sư: "Con chó có Phật tính chăng?" Sư đáp: "Không!" (vô 無) Kể từ lúc công án trở thành một phương pháp dạy Thiền thì công án "Triệu Châu cẩu tử" nói trên đã giúp vô số thiền sinh kiến tính và vẫn được sử dụng đến ngày nay. Các Thiền sư sau này rất quý trọng những lời nói của Sư. Biểu hiện rõ của việc này là sư được nhắc lại rất nhiều lần trong hai tập công án quan trọng nhất của Thiền tông là Bích nham lục (2, 9, 30, 41, 45, 52, 57, 58, 59, 60, 84, 96) và Vô môn quan (1, 7, 11, 14, 19, 31, 37). Sư sống rất kham khổ, giản dị. Tương truyền sư có một cái giường gãy một chân được ràng rịt lại. Có người muốn thay giường mới nhưng sư không cho phép. Hai vị vua nước Yên và Triệu cùng ra mắt sư, sư vẫn ngồi yên tiếp, không đứng dậy. Vua Yên hỏi: "Nhân vương đáng tôn trọng hay Pháp vương đáng tôn trọng hơn?" Sư đáp: "Nếu ở trong Nhân vương thì Nhân vương trọng, nếu ở trong Pháp vương thì Pháp vương trọng." Hai vị nghe xong vui vẻ kính phục. Niên hiệu Càng Ninh năm thứ tư đời Đường, sư nằm nghiêng bên mặt an nhiên viên tịch, thọ 120 tuổi. Vua ban hiệu là Chân Tế Đại Sư. Tham khảo Sách tham khảo Triệu Châu Chân Tế Thiền sư ngữ lục 趙州真際禪師語錄, Cổ Tôn túc ngữ lục quyển 13 古尊宿語錄卷第十三, Tục tạng kinh tập 118. Tiết Triệu Châu Tùng Thẩm Thiền sư 趙州從諗禪師 trong Ngũ Đăng Hội Nguyên 五燈會元, Tục tạng kinh tập 138 Tài liệu thứ yếu Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I. TP HCM 1995. Green, J.: The Recorded Sayings of Zen Master Joshu. Boston 1998. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Người thọ bách niên Trung Quốc Sinh năm 778 Mất năm 897
10931
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt%20m%C3%A3%20h%E1%BB%8Dc
Mật mã học
Mật mã học là một lĩnh vực liên quan đến các kỹ thuật ngôn ngữ và toán học để đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể là trong thông tin liên lạc. Trong lịch sử, mật mã học gắn liền với quá trình mã hóa; điều này có nghĩa là nó gắn với các cách thức để chuyển đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác nhưng ở đây là từ dạng thông tin có thể nhận thức được thành dạng không nhận thức được, làm cho thông tin trở thành dạng không thể đọc được nếu như không có các kiến thức bí mật. Quá trình mã hóa được sử dụng chủ yếu để đảm bảo tính bí mật của các thông tin quan trọng, chẳng hạn trong công tác tình báo, quân sự hay ngoại giao cũng như các bí mật về kinh tế, thương mại. Trong những năm gần đây, lĩnh vực hoạt động của mật mã hóa đã được mở rộng: mật mã hóa hiện đại cung cấp cơ chế cho nhiều hoạt động hơn là chỉ duy nhất việc giữ bí mật và có một loạt các ứng dụng như: chứng thực khóa công khai, chữ ký số, bầu cử điện tử hay tiền điện tử. Ngoài ra, những người không có nhu cầu thiết yếu đặc biệt về tính bí mật cũng sử dụng các công nghệ mật mã hóa, thông thường được thiết kế và tạo lập sẵn trong các cơ sở hạ tầng của công nghệ tính toán và liên lạc viễn thông. Mật mã học là một lĩnh vực liên ngành, được tạo ra từ một số lĩnh vực khác. Các dạng cổ nhất của mật mã hóa chủ yếu liên quan với các kiểu mẫu trong ngôn ngữ. Gần đây thì tầm quan trọng đã thay đổi và mật mã hóa sử dụng và gắn liền nhiều hơn với toán học, cụ thể là toán học rời rạc, bao gồm các vấn đề liên quan đến lý thuyết số, lý thuyết thông tin, độ phức tạp tính toán, thống kê và tổ hợp. Mật mã hóa cũng được coi là một nhánh của công nghệ, nhưng nó được coi là không bình thường vì nó liên quan đến các sự chống đối ngầm (xem công nghệ mật mã hóa và công nghệ an ninh). Mật mã hóa là công cụ được sử dụng trong an ninh máy tính và mạng. Lĩnh vực có liên quan với nó là steganography — là lĩnh vực nghiên cứu về việc che giấu sự tồn tại của thông điệp mà không nhất thiết phải che giấu nội dung của thông điệp đó (ví dụ: ảnh điểm, hay mực không màu). Thuật ngữ Việc nghiên cứu tìm các phương thức để phá vỡ việc sử dụng mật mã được gọi là phân tích mật mã, hay phá mã. Mật mã hóa và phân tích mật mã đôi khi được nhóm lại cùng nhau dưới tên gọi chung mật mã học, nó bao gồm toàn bộ các chủ đề liên quan đến mật mã. Trong thực tế, thuật ngữ mật mã hóa thông thường được sử dụng để nói đến ngành này một cách tổng thể. Trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh nó là cryptography, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp kryptós tức là "ẩn", và gráphein, "viết ra" Việc sử dụng từ 'cryptography' lần đầu tiên có lẽ diễn ra trong bài diễn thuyết của Sir Thomas Browne năm 1658 có tên gọi The Garden of Cyrus: "the strange Cryptography of Gaffarel in his Starrie Booke of Heaven". Mật mã hóa là quá trình chuyển đổi các thông tin thông thường (văn bản thường hay văn bản rõ hay văn bản trơn) thành dạng không đọc trực tiếp được, là văn bản mã hóa. Giải mật mã hay giải mã là quá trình ngược lại, phục hồi lại văn bản thường từ văn bản mã. Mật mã là thuật toán để mật mã hóa và giải mật mã. Hoạt động chính xác của mật mã thông thường được kiểm soát bởi các khóa — một đoạn thông tin bí mật nào đó cho phép tùy biến cách thức tạo ra văn bản mã. Hệ thống mã hóa bao gồm: mã hóa,mật hóa,văn bản hóa,.... Các giao thức mật mã chỉ rõ các chi tiết về việc mật mã (và các nền tảng mật mã hóa khác) được sử dụng như thế nào để thu được các nhiệm vụ cụ thể. Một bộ các giao thức, thuật toán, cách thức quản lý khóa và các hành động quy định trước bởi người sử dụng cùng phối hợp chặt chẽ tạo thành hệ thống mật mã. Trong cách nói thông thường, "mã" bí mật thông thường được sử dụng đồng nghĩa với "mật mã". Trong mật mã học, thuật ngữ này có ý nghĩa kỹ thuật đặc biệt: Các mã là các phương pháp lịch sử tham gia vào việc thay thế các đơn vị văn bản lớn hơn, thông thường là các từ hay câu văn (ví dụ, "qua tao" thay thế cho "tan cong luc rang dong"). Ngược lại, mật mã hóa cổ điển thông thường thay thế hoặc sắp xếp lại các chữ cái riêng biệt (hoặc một nhóm nhỏ các chữ cái) — ví dụ, "tan cong luc rang dong" trở thành "ubo dpoh mvd sboh epoh" bằng cách thay thế. Như vậy trong một hệ thống mật mã khái quát sẽ có các thành phần sau: Văn bản trơn (plaintext), tức là thông điệp nguyên gốc chưa được mã hóa. Văn bản mã hóa (ciphertext), tức là thông điệp đã được mã hóa. Thuật toán mã hóa (enciphering algorithm) là các giao thức hoặc hướng dẫn có tác dụng chuyển đổi văn bản trơn thành văn bản mã hóa. Đối với các hệ thống mật mã truyền thống, chỉ có người gửi thông điệp biết được thuật toán mã hóa, tuy nhiên đối với các hệ thống dùng mật mã hóa khóa công khai (Public key code - PKC), tất cả mọi người đều có thể biết thuật toán mã hóa mà không ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của hệ thống. Khóa mã hóa (enciphering key) là một hoặc nhiều đối tượng (thường là các con số hay là các hướng dẫn quan trọng nào đó) được dùng trong việc mã hóa văn bản trơn. Ngoại trừ trong hệ thống PKC, để đảm bảo bí mật an toàn thì khóa mã hóa thường chỉ được người gửi biết. Thuật toán giải mã (deciphering algorithm) là các giao thức hoặc hướng dẫn có tác dụng chuyển đổi văn bản mã hóa trở về văn bản trơn. Để đảm bảo bí mật, chỉ có người nhận thông điệp biết được thuật toán giải mã. Khóa giải mã (deciphering key) là một hoặc nhiều đối tượng (thường là các con số hay là các hướng dẫn quan trọng nào đó) được dùng trong việc giải mã văn bản bị mã hóa. Để đảm bảo bí mật, chỉ có người nhận thông điệp biết được khóa giải mã.-_-"§ Sản phẩm mật mã (Cryptography Product) bao gồm các hệ thống thiết bị, module, mạch tích hợp và các chương trình phần mềm mã hoá chuyên dụng có tích hợp các thuật toán mật mã, được thiết kế, chế tạo để bảo vệ thông tin giao dịch điện tử và lưu trữ dưới dạng số hoá, trong đó sử dụng "Thuật toán mã đối xứng" hoặc "Thuật toán mã không đối xứng".! Thám mã Mục tiêu của thám mã (phá mã) là tìm những điểm yếu hoặc không an toàn trong phương thức mật mã hóa. Thám mã có thể được thực hiện bởi những kẻ tấn công ác ý, nhằm làm hỏng hệ thống; hoặc bởi những người thiết kế ra hệ thống (hoặc những người khác) với ý định đánh giá độ an toàn của hệ thống. Có rất nhiều loại hình tấn công thám mã, và chúng có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong những đặc điểm liên quan là những người tấn công có thể biết và làm những gì để hiểu được thông tin bí mật. Ví dụ, những người thám mã chỉ truy cập được bản mã hay không? hay anh ta có biết hay đoán được một phần nào đó của bản rõ? hoặc thậm chí: Anh ta có chọn lựa các bản rõ ngẫu nhiên để mật mã hóa? Các kịch bản này tương ứng với tấn công bản mã, tấn công biết bản rõ và tấn công chọn lựa bản rõ. Trong khi công việc thám mã thuần túy sử dụng các điểm yếu trong các thuật toán mật mã hóa, những cuộc tấn công khác lại dựa trên sự thi hành, được biết đến như là các tấn công kênh bên. Nếu người thám mã biết lượng thời gian mà thuật toán cần để mã hóa một lượng bản rõ nào đó, anh ta có thể sử dụng phương thức tấn công thời gian để phá mật mã. Người tấn công cũng có thể nghiên cứu các mẫu và độ dài của thông điệp để rút ra các thông tin hữu ích cho việc phá mã; điều này được biết đến như là thám mã lưu thông. Nếu như hệ thống mật mã sử dụng khóa xuất phát từ mật khẩu, chúng có nguy cơ bị tấn công kiểu duyệt toàn bộ (brute force), vì kích thước không đủ lớn cũng như thiếu tính ngẫu nhiên của các mật khẩu. Đây là điểm yếu chung trong các hệ thống mật mã. Đối với các ứng dụng mạng, giao thức thỏa thuận khóa chứng thực mật khẩu có thể giảm đi một số các giới hạn của các mật khẩu. Đối với các ứng dụng độc lập, hoặc là các biện pháp an toàn để lưu trữ các dữ liệu chứa mật khẩu và/hoặc các cụm từ kiểm soát truy cập thông thường được gợi ý nên sử dụng. Thám mã tuyến tính và Thám mã vi phân là các phương pháp chung cho mật mã hóa khóa đối xứng. Khi mật mã hóa dựa vào các vấn đề toán học như độ khó NP, giống như trong trường hợp của thuật toán khóa bất đối xứng, các thuật toán như phân tích ra thừa số nguyên tố trở thành công cụ tiềm năng cho thám mã. Lịch sử Mật mã học có lịch sử lâu dài và đầy màu sắc. Nói chung, những dạng sớm nhất của cách viết bí mật (ngày nay gọi chung là mật mã hóa cổ điển) chỉ cần có bút và giấy. Hai phạm trù chính của mật mã cổ điển là mật mã hoán vị, trong đó người ta sắp xếp lại trật tự các chữ cái của thông điệp, và mật mã thay thế, trong đó người ta thay thế có hệ thống các chữ cái hay các nhóm chữ cái bằng các chữ cái hay các nhóm chữ cái khác. Văn bản được mật mã hóa bằng mật mã cổ điển có xu hướng lộ ra các thông tin thống kê nhất định về văn bản thường. Bằng cách sử dụng các thông tin này, mật mã cổ điển rất dễ bị dò ra (ví dụ bằng phân tích tần suất). Mật mã cổ điển vẫn còn được phổ biến tới ngày nay, chủ yếu thông qua việc giải các ô đố chữ (xem tài liệu viết bằng mật mã). Các thiết bị và các kỹ thuật khác nhau đã được sử dụng để mật mã hóa. Một trong những thiết bị sớm nhất có lẽ là gậy mật mã (tiếng Hy Lạp: σκυτάλη). Trong nửa đầu thế kỷ XX, một số thiết bị cơ khí đã được phát minh để thực hiện mật mã hóa, bao gồm rotor machines — nổi tiếng nhất là máy Enigma được người Đức sử dụng trong Đại chiến thế giới 2. Mật mã thực hiện bằng các máy móc này đã tăng độ phức tạp lên đáng kể đối với công việc phân tích mã. Với sự ra đời của máy tính kỹ thuật số và điện tử học thì các mật mã cực kỳ phức tạp đã có thể được thực hiện. Đặc trưng của mật mã máy tính là chúng thực hiện trên các chuỗi nhị phân, không giống như trong các mô hình mật mã hóa cổ điển và cơ học (chỉ sử dụng bảng chữ cái với khoảng 26 ký tự-phụ thuộc vào từng ngôn ngữ). Mật mã máy tính cũng có khả năng chịu đựng việc phân tích mật mã tốt hơn; rất ít các mật mã như thế dễ bị tổn thương chỉ bởi kiểu tấn công biết bản mã. Các nghiên cứu rộng rãi có tính học thuật về mật mã hóa hiện đại là tương đối gần đây — nó chỉ được bắt đầu trong cộng đồng mở kể từ những năm thập niên 1970 với các chi tiết kỹ thuật của DES (viết tắt trong tiếng Anh của Data Encryption Standard tức Tiêu chuẩn Mật mã hóa Dữ liệu) và sự phát minh ra RSA. Kể từ đó, mật mã hóa đã trở thành công cụ được sử dụng rộng rãi trong liên lạc và bảo mật máy tính. Cũng giống như các bài học thu được từ trong lịch sử của nó, các nhà mật mã hóa cũng rất thận trọng khi nhắc đến tương lai. Định luật Moore thông thường được nhắc đến khi nói về độ lớn khóa, và các hiệu ứng tiềm năng của máy tính lượng tử cũng đã được nói An ninh thông tin Mật mã hóa được sử dụng phổ biến để đảm bảo an toàn cho thông tin liên lạc. Các thuộc tính được yêu cầu là: Bí mật: Chỉ có người nhận đã xác thực có thể lấy ra được nội dung của thông tin chứa đựng trong dạng đã mật mã hóa của nó. Nói khác đi, nó không thể cho phép thu lượm được bất kỳ thông tin đáng kể nào về nội dung của thông điệp. Nguyên vẹn: Người nhận cần có khả năng xác định được thông tin có bị thay đổi trong quá trình truyền thông hay không. Xác thực: Người nhận cần có khả năng xác định người gửi và kiểm tra xem người gửi đó có thực sự gửi thông tin đi hay không. Không từ chối: Người gửi không thể từ chối việc mình đã gửi thông tin đi. Chống lặp lại: Không cho phép bên thứ ba copy lại văn bản và gửi nhiều lần đến người nhận mà người gửi không hề hay biết. Mật mã học có thể cung cấp cơ chế để giúp đỡ thực hiện điều này. Tuy nhiên, một số mục tiêu không phải bao giờ cũng là cần thiết, trong nghĩa cảnh của thực tế hay mong muốn của người sử dụng. Ví dụ, người gửi thông tin có thể mong muốn giữ mình là nặc danh; trong trường hợp này tính không từ chối rõ ràng là không thích hợp. Khóa đối xứng Thuật toán khóa đối xứng là những thuật toán hoặc là sử dụng cùng một khóa cho việc mật mã hóa và giải mật mã hoặc là khóa (thứ hai) sử dụng để giải mật mã có thể dễ dàng tính được từ khóa (thứ nhất) đã dùng để mật mã hóa. Các thuật ngữ khác bao gồm mật mã hóa khóa cá nhân, mật mã hóa một khóa và mật mã hóa khóa đơn. Khóa đối xứng có thể nhóm thành mật mã khối và mật mã luồng. Mật mã luồng mật mã hóa 1 bit tại một thời điểm, ngược lại với mật mã khối là phương thức cho phép thực hiện trên một nhóm các bit ("khối") với độ dài nào đó trong một lần. Phụ thuộc vào phương thức thực hiện, mật mã khối có thể được thực hiện như là mật mã luồng tự đồng bộ (chế độ CFB). Tương tự, mật mã luồng có thể làm để nó hoạt động trên các khối riêng rẽ của văn bản thường tại một thời điểm. Vì thế, ở đây tồn tại sự đối ngẫu giữa hai cách thức này. Các mật mã khối như DES, IDEA và AES, và mật mã luồng như RC4, là những loại mật mã khóa đối xứng nổi tiếng nhất. Các nền tảng mật mã học khác đôi khi cũng được phân loại như là mật mã học khóa đối xứng: Các hàm băm mật mã sản sinh ra sự băm thông điệp. Trong khi nó có thể rất dễ tính toán nhưng nó lại rất khó để đảo ngược (hàm một chiều), cho dù các thuộc tính khác thông thường cũng là cần thiết. MD5 và SHA-1 là các hàm băm nổi tiếng nhất. Các MAC (mã xác thực thông điệp), cũng được biết đến như là hàm băm có khóa, là tương tự như các hàm băm, ngoại trừ việc cần có khóa để tính toán việc băm. Như tên gọi của nó, chúng được sử dụng rộng rãi để xác thực thông điệp. Chúng thông thường được xây dựng từ các nền tảng khác, chẳng hạn từ mật mã khối, hàm băm không khóa hay mật mã luồng. Khóa công khai Xem chi tiết: Mật mã hóa khóa công khai Các thuật toán Mã hóa khóa đối xứng có một số trở ngại không thuận tiện — hai người muốn trao đổi các thông tin bí mật cần phải chia sẻ khóa bí mật. Khóa cần phải được trao đổi theo một cách thức an toàn, mà không phải bằng các phương thức thông thường vẫn dùng để liên lạc. Điều này thông thường là bất tiện, và mật mã hóa khóa công khai (hay khóa bất đối xứng) được đưa ra như là một giải pháp thay thế. Trong mật mã hóa khóa công khai có hai khóa được sử dụng, là khóa công khai (hay khóa công cộng) và khóa bí mật (hay khóa cá nhân), trong đó khóa công khai dùng để mật mã hóa còn khóa bí mật dùng để giải mật mã (cũng có thể thực hiện ngược lại). Rất khó để có thể thu được khóa bí mật từ khóa công khai. Điều này có nghĩa là một người nào đó có thể tự do gửi khóa công khai của họ ra bên ngoài theo các kênh không an toàn mà vẫn chắc chắn rằng chỉ có họ có thể giải mật mã các thông điệp được mật mã hóa bằng khóa đó. Các thuật toán khóa công khai thông thường dựa trên các vấn đề toán học với độ khó NP. Ví dụ RSA, dựa trên độ khó (ước đoán) của bài toán phân tích ra thừa số nguyên tố. Vì lý do thuận tiện, các hệ thống mật mã hóa lai ghép được sử dụng trong thực tế; khóa được trao đổi thông qua mật mã khóa công khai, và phần còn lại của thông tin được mật mã hóa bằng cách sử dụng thuật toán khóa đối xứng (điều này về cơ bản là nhanh hơn). Mật mã hóa đường cong elip là một dạng thuật toán khóa công khai có thể có một số ưu điểm so các hệ thống khác. Mật mã hóa bất đối xứng cũng cung cấp cơ chế cho chữ ký số, là cách thức để xác minh với độ bảo mật cao (giả thiết cho rằng khóa cá nhân liên quan được đảm bảo giữ an toàn) rằng thông điệp mà người nhận đã nhận được là chính xác được gửi đi từ phía người gửi mà họ yêu cầu. Các chữ ký như vậy thông thường (theo luật định hay được suy diễn mặc định) được coi là chữ ký số tương đương với chữ ký thật trên các tài liệu được in ra giấy. Xét về phương diện kỹ thuật, chúng lại không phải vậy do không có sự tiếp xúc thực tế mà cũng không có liên hệ giữa "người ký" và "chữ ký". Sử dụng hợp thức các thiết kế có chất lượng cao và các bổ sung khác tạo ra khả năng có được độ an toàn cao, làm cho chữ ký điện tử vượt qua phần lớn các chữ ký thật cẩn thận nhất về mức độ thực của nó (khó bị giả mạo hơn). Các ví dụ về các giao thức chữ ký số hóa bao gồm DSA và chữ ký ElGamal. Các chữ ký số hóa là trung tâm trong các hoạt động của hạ tầng khóa công cộng (PKI) và rất nhiều hệ thống an ninh mạng (ví dụ Kerberos, phần lớn các mạng riêng ảo (VPN) v.v). Giống như mật mã hóa, các thuật toán lai ghép thông thường được sử dụng trong thực tế, thay vì ký trên toàn bộ chứng từ thì hàm băm mật mã hóa của chứng từ được ký. Mật mã khóa bất đối xứng cũng cung cấp nền tảng cho các kỹ thuật khóa thỏa thuận xác thực mật khẩu (PAKA) và không kỹ năng kiểm chứng mật khẩu (ZKPP). Điều này là quan trọng khi xét theo phương diện của các chứng minh lý thuyết và kinh nghiệm rằng việc xác thực chỉ bằng mật khẩu sẽ không đảm bảo an toàn trên mạng chỉ với khóa mật mã đối xứng và các hàm băm. Các chủ đề khác Độ an toàn của các hệ thống mật mã hóa thực tế vẫn chưa được chứng minh, đối với cả các hệ thống khóa đối xứng và bất đối xứng. Đối với mật mã khóa đối xứng, độ bảo mật thu được trong thuật toán thông thường là giai thoại — chẳng hạn vẫn chưa có tấn công nào trên các thuật toán được thông báo là thành công trong nhiều năm gần đây mặc dù có các phân tích rất tích cực. Vì thế mật mã loại này có thể có độ an toàn chứng minh được khi chống lại một tập hợp hữu hạn các cách thức tấn công. Đối với các hệ thống bất đối xứng, nói chung dựa trên độ khó của các vấn đề toán học có liên quan, nhưng chúng cũng không phải là độ an toàn có thể chứng minh. Mật mã học có mật mã với kiểm chứng mạnh của độ an toàn là mật mã Vernam. Tuy nhiên, nó yêu cầu các khóa (ít nhất) là có độ dài bằng độ dài văn bản thường, vì thế nói chung người ta cho rằng chúng là quá cồng kềnh để có thể áp dụng trong thực tế. Khi độ an toàn của hệ thống bị mất, rất hiếm khi là do các điểm yếu trong các thuật toán mật mã hóa bị khai thác. Thông thường đó là do lỗi trong việc thực thi, trong giao thức được sử dụng hoặc do lỗi của con người. Việc nghiên cứu làm thế nào tốt nhất để thi hành và kết hợp mật mã hóa là lĩnh vực của chính nó, xem thêm: công nghệ mật mã hóa, công nghệ an ninh và hệ thống mật mã. Mật mã học có thể sử dụng để thi hành các giao thức khác nhau: không kỹ năng kiểm chứng, an toàn tính toán nhiều bên và chia sẻ bí mật. Mật mã học có thể sử dụng để thi hành việc quản lý bản quyền số hóa. Chú thích Tham chiếu David Kahn, The Codebreakers, 1967, ISBN 0-684-83130-9. A. J. Menezes, P. C. van Oorschot, and S. A. Vanstone, Handbook of Applied Cryptography ISBN 0-8493-8523-7 . Bruce Schneier, Applied Cryptography, 2nd edition, Wiley, 1996, ISBN 0-471-11709-9. Leong Yu Kiang. Living with Mathematics. 3rd Edition. 2011. McGraw-Hill Education (Asia), Singapore. ISBN 978-007-132677-3 Xem thêm Các chủ đề trong mật mã học — an analytical list of articles and terms. Sách về mật mã học — an annotated list of suggested readings. Danh sách các nhà mật mã học — an annotated list of cryptographers. Các ấn bản quan trọng trong mật mã học — một số tư liệu về mật mã học trong khoa học máy tính. Các vấn đề bỏ ngỏ trong mật mã học Danh sách các chủ đề mật mã học — Danh sách theo trật tự ABC các bài về mật mã học. Mỡ rắn Liên kết ngoài International Association for Cryptologic Research Helger Lipmaa's cryptography pointers RSA Laboratories' FAQ About today's cryptography essentially elementary coverage sci.crypt mini-FAQ (more recent) Savard's glossary an extensive and detailed view of cryptographic history with emphasis on crypto devices Open source project CrypTool - Exhaustive educational tool about cryptography and cryptanalysis, freeware. Cryptography World - A very basic guide to cryptography and key management. Handbook of Applied Cryptography (Free to download as.pdf) Techworld Elementary Primer: What is Encryption? Links for password-based cryptography Code Cracker Online tool to Crack many classic encryption codes (up to the XIX century) Crypto Law Survey Extensive survey of existing and proposed laws and regulations on cryptography by legal expert dr. Bert-Jaap Koops (Tilburg University) MaHoa.VN Công cụ mã hóa trực tuyến sử dụng công nghệ GUMX, mạnh mẽ, dễ sử dụng, và hoàn toàn miễn phí. Toán học ứng dụng Kỹ thuật tình báo Kỹ thuật quân sự Bảo mật Khoa học Toán học Khoa học hình thức Công nghệ ngân hàng Toán học rời rạc
10936
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n%20M%C3%B4n%20V%C4%83n%20Y%E1%BB%83n
Vân Môn Văn Yển
Vân Môn Văn Yển (zh. yúnmén wényǎn/ yünmen wenyen 雲門文偃, ja. ummon bun'en), 864-949, là một vị Thiền sư Trung Quốc lỗi lạc, khai sáng Vân Môn tông. Sư nối pháp của Tuyết Phong Nghĩa Tồn và là thầy của nhiều vị đạt đạo như Hương Lâm Trừng Viễn, Động Sơn Thủ Sơ, Ba Lăng Hạo Giám v.v... (khoảng 60 vị). Những pháp ngữ quan trọng nhất của sư được ghi lại trong Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục (zh. 雲門匡眞禪師廣錄), còn có tên Đại Từ Vân Khuông Chân Hoằng Minh Thiền sư ngữ lục, Vân Môn Văn Yển Thiền sư quảng lục, Vân Môn quảng lục. Cơ duyên & Hành trạng Sư họ Trương (zh. 張), quê ở Gia Hưng (zh. 嘉興). Lúc nhỏ theo Luật sư Chí Trừng (zh. 志澄) chùa Không Vương (zh. 空王) xuất gia và thụ giới tại giới đàn Tì Lăng. Hầu hạ Chí Trừng vài năm, sư đến Mục Châu Trần Tôn Túc (zh. 睦州陳尊宿) hỏi đạo. Mục Châu thấy sư liền đóng cửa lại. sư đến gõ cửa, Mục Châu hỏi: "Ai?", sư thưa: "Con." Mục Châu hỏi: "Làm gì?", sư thưa: "Việc mình chưa sáng, xin thầy chỉ dạy." Mục Châu mở cửa, thấy sư liền đóng lại. Sư cứ đến như vậy ba ngày liên tục. Lần thứ ba, Mục Châu vừa hé cửa, sư liền chen vào, Mục Châu bèn nắm đứng sư bảo: "Nói! Nói!" Sư vừa suy nghĩ, Mục Châu xô ra bảo: "Cái trục xe xoay đời Tần" (Tần thời đạc lạc toản 秦時𨍏轢鑽) và đóng cửa lại khiến một chân sư bị thương. sư nhân đây có ngộ nhập. Mục Châu khuyên sư đến Tuyết Phong và nơi đây, sư được ấn khả. Lúc đầu, sư trụ trì chùa Linh Thụ một thời gian, sau đến Vân Môn trụ trì chùa Quang Thới, học chúng tụ tập rất đông. Sư thượng đường, đưa cây gậy trong tay lên bảo chúng: "Phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Viên Giác gọi nó là huyễn có, Bồ Tát thì đương thể tức không, Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi, không được động đến." Niên hiệu Càn Hoà năm thứ bảy (949) nhà Hán, ngày mùng 10 tháng 4, sư ngồi ngay thẳng viên tịch thọ 81 tuổi. Vua ban hiệu Đại Từ Vân Khuông Chân Hoằng Minh Thiền Sư. Tư tưởng Những lời dạy của sư rất được ưa chuộng trong giới thiền sau này và không có vị nào khác sư được nhắc đến nhiều trong các tập công án lớn (Bích nham lục 18 công án, Vô môn quan 5 công án). Người ta nói rằng, pháp ngữ của sư lúc nào cũng đạt đủ ba điều kiện (Vân Môn tam cú 雲門三句): Hàm cái càn khôn (zh. 函蓋乾坤): Bao trùm đất trời, muôn vàn sự vật đều là diệu thể chân như, thích hợp với câu hỏi như nắp đậy nồi; Tiệt đoạn chúng lưu (zh. 截斷眾流): Có năng lực cắt đứt các dòng lưu chuyển của vô minh, suy nghĩ cảm giác phân biệt như một cây gươm bén; Tuỳ ba trục lãng (zh. 隨波逐浪): Thích hợp với khả năng tiếp thu của người hỏi như "một làn sóng theo một làn sóng". Sư là một trong những Thiền sư đầu tiên sử dụng những lời vấn đáp của các vị tiền nhân để giảng dạy, và từ đây xuất phát ra phương pháp khán thoại đầu của Thiền tông sau này. Thông thường, sư đưa ra một "câu trả lời khác" (biệt ngữ 別語, ja. betsugo) những câu trả lời trong những cuộc vấn đáp (ja. mondō) hoặc pháp chiến (ja. hossen) được sư nêu ra giảng dạy. Sau đó sư lại nêu ra một câu hỏi và tự trả lời thay cho đại chúng với một "câu thay thế" (đại ngữ 代語, ja. daigo), như trong công án thứ sáu của Bích nham lục: Sư bảo: "Mười lăm ngày về trước chẳng hỏi ông, mười lăm ngày về sau thử nói một câu xem?" sư tự đáp thay chúng tăng: "Ngày qua ngày, ngày nào cũng là ngày tốt" (nhật nhật thị hảo nhật 日日是好日). Những câu trả lời của sư có lúc chỉ là một chữ duy nhất (nhất tự quan); chúng được xem là những công án hiệu nghiệm nhất trong thiền ngữ. Mặc dù sư rất đề cao việc dùng ngôn ngữ sống động (hoạt cú 活句) để dạy và sử dụng nó rất tài tình nhưng sư lại rất kị ngôn ngữ trên giấy và nghiêm cấm môn đệ không được ghi chép lại những lời dạy của mình. Nhiều pháp ngữ của sư còn được truyền lại đến ngày nay là nhờ một môn đệ lén viết vào một ca-sa rồi sau đó mang xuống núi. Tông của sư được lưu truyền đến thế kỉ 12 và các vị kế thừa tông này đều đóng góp nhiều cho việc lưu giữ thiền ngữ cho những thế hệ sau.Tham khảo Tài liệu chủ yếu Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục 雲門匡眞禪師廣錄, Taishō Vol. 47, No. 1988. Tiết Vân Môn Văn Yển Thiền sư 雲門文偃禪師 trong Ngũ Đăng Hội Nguyên 五燈會元, Tục tạng kinh. Tài liệu thứ yếu App, Urs (dịch & chú dẫn): Master Yummen. From the Record of the Chan Master "Gate off the Clouds". New York-Tokyo-London, 1994. (Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục 雲門匡真禪師廣錄, Taishō Vol. 47, No. 1988) Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Sinh thập niên 860 Mất năm 949 Vân Môn tông
10963
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%27M%C3%B4ng
H'Mông
Người H'Mông (RPA: Hmoob/Moob, Chữ Hmông Việt: Hmôngz/Môngz); ), là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á, gồm Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Người H'Mông nói tiếng H'Mông, một ngôn ngữ chính trong ngữ hệ H'Mông-Miền. Tiếng H'Mông vốn chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmông Latin hóa (RPA) và một phần là chữ Pahawh Hmông, được lập từ năm 1953 . Tại Việt Nam người H'Mông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể trong số 54 dân tộc tại Việt Nam . Tên gọi dân tộc được ông Cư Hòa Vần nêu ra là "Mông" hoặc "HMôngz". Tại Thái Lan và Lào họ được gọi là người Mèo (trong nhóm Lào Sủng). Theo tiếng Thái là แม้ว Maew hay ม้ง H'Mông. Tại Trung Quốc, họ được gọi là Miêu (), và tên gọi này được dùng trong văn liệu quốc tế là Miao, như trong tiếng Anh Miao people. Người Miêu được chính phủ Trung Quốc công nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Người Miêu tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 tại Trung Quốc. Người Miêu Trung Quốc bao gồm các phân nhóm: H'Mông, H'mu, H'mao và Ghao Xong. Bên ngoài Trung Quốc thì chủ yếu thuộc phân nhóm H'Mông. Tên gọi Thuật ngữ "Miêu" và "H'Mông" hiện thời đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu. Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (được xếp chung vào nhóm Lào Sủng), Việt Nam và Myanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, Pháp và Úc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng H'Mông. Tại Việt Nam, có khoảng trên 1 triệu người H'Mông. Tiếng H'Mông bao gồm 3 phương ngữ, với 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu, thuộc về nhóm H'Mông trong ngữ hệ H'Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao theo văn liệu Trung Quốc). Các nhà nghiên cứu phương Tây xử lý vấn đề thuật ngữ này không thống nhất. Những người đầu tiên sử dụng tên gọi theo kiểu Trung Hoa trong một loạt các phiên âm: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của người H'Mông ở Lào, các nhà nghiên cứu đương đại chấp nhận thuật ngữ khác là "H'Mông". Bản thân người H'Mông thì sử dụng hàng loạt các tên tự gọi khác nhau. Tại Trung Quốc thông thường phân loại họ theo màu sắc chủ yếu đặc trưng nhất của phụ nữ Miêu. Danh sách dưới đây liệt kê các tên tự gọi, tên gọi màu sắc và khu vực chính mà 4 nhóm chính của người Miêu sinh sống tại Trung Quốc: Ghao Xong; Miêu đỏ; tây Hồ Nam. Hmu, Gha Ne (Ka Nao); Miêu đen; đông nam Quý Châu. Hmao; Miêu hoa lớn; tây bắc Quý Châu và đông bắc Vân Nam. Hmong; Miêu trắng, Miêu xanh, Miêu hoa nhỏ; nam Tứ Xuyên, tây Quý Châu và nam Vân Nam. Chỉ có nhóm thứ tư sử dụng thuật ngữ "H'Mông" (hay "Hmông"). Ngoài ra, chỉ có người Hmông (và một số Hmu) có người sinh sống ngoài phạm vi Trung Quốc. Những người Hmông phi Trung Quốc này cho rằng thuật ngữ "Hmông" không chỉ để nói tới nhóm thổ ngữ của họ, mà còn là để chỉ các nhóm khác sống tại Trung Quốc. Nói chung, họ cho rằng thuật ngữ "Miao" (hay "Miêu") là một thuật ngữ xúc phạm và không nên sử dụng nó. Thay vì điều này thuật ngữ "Hmông" được sử dụng để chỉ mọi nhóm người thuộc dân tộc này. Tuy nhiên, điều này có thể là kết quả của sự nhầm lẫn biểu hiện và ý nghĩa của từ. Các nhà thám hiểm và xâm lược Trung Hoa đặt cho người Hmông tên gọi "Miao" (hay "Miêu"), sau đó trở thành "Meo" (Mèo) và "Man" (Mán). Thuật ngữ sau để chỉ những kẻ "man di, mọi rợ ở miền nam". Từ "Miêu" cũng được sử dụng trong các ngôn ngữ khác của khu vực Đông Nam Á như tiếng Việt, Lào, Thái trong dạng "Meo" (tức là "Mèo"). Có thể những người nói tiếng Việt, Lào, Thái đã lấy từ "miao" (miêu) từ tiếng Trung Hoa. Nó được phát âm với giọng sai trong tiếng Thái hay với giọng cao trong tiếng Hán Quảng Đông thì có ý nghĩa là "Mèo" (đây là khả năng của nguồn gốc tượng thanh). Trong cách dịch của người Việt các từ Hán-Việt thì "miêu" cũng là "mèo". Điều này giải thích tại sao lại có sự phản đối quyết liệt như vậy chống lại thuật ngữ "miêu" trong các nhóm người H'Mông tại khu vực Đông Nam Á. Tại Trung Quốc, tình hình lại khác hẳn vì hai nguyên nhân chính. Các nhóm người Miêu có các tên tự gọi khác hẳn và chỉ một số rất ít sử dụng từ "Hmông". Những người còn lại thì không có ý kiến gì khi cho rằng "Hmông" là thích hợp hơn so với "Miêu" trong vai trò của tên gọi chung. Kể từ khi có phân loại chính thức các dân tộc thiểu số trong thập niên 1950 một số dân tộc thiểu số đã khiếu nại về từ ngữ được sử dụng ở Trung Quốc để gọi tên dân tộc họ và đã đề nghị chính quyền thay đổi cách sử dụng chính thức. Nhóm người Miêu ở Trung Quốc, theo bài báo năm 1992 trong Dự án bản tin Thái-Vân Nam [TYPN 1992], đã không có khiếu nại gì. Lý do thứ hai thuần túy là thực dụng: không có khả năng đưa từ "hmong" vào trong tiếng Trung do âm tiết của nó không tồn tại trong tiếng Trung. (Cũng giống như trong tiếng Anh là có rất ít người có khả năng phát âm các âm điếc giọng mũi). Tuy nhiên, trong tiếng Anh, không giống như tiếng Trung, người ta có khả năng viết được từ "Hmong". Người Hmông viết tên gọi của dân tộc mình theo chữ Hmông Latin hóa (RPA) là "Hmoob". Cách viết hai nguyên âm chỉ ra rằng nó được phát âm giống như âm mũi, và một số phụ âm được sử dụng ở cuối của âm tiết để biểu thị giọng đọc. Vì thế từ America được viết giống như là Asmeslivkas trong RPA (Chữ Hmông Việt: Asmêslircas). Thuật ngữ "Hmông" được đề nghị như là tên gọi của các nhóm người Miêu nói thổ ngữ Hmông ở Trung Quốc và người H'Mông ngoài Trung Quốc. Việc sử dụng từ này ngày nay đã được thiết lập vững chắc trong sách vở phương Tây. Nó dẫn đến nhiều người đã nhầm lẫn với tình trạng của các thuật ngữ hiện tại và không nhìn thấy mối liên quan giữa người Miêu và H'Mông. Ngôn ngữ Tiếng H'Mông là một ngôn ngữ nằm trong ngữ hệ H'Mông-Miền (hay Miêu-Dao). Trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học từng xếp tiếng H'Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong ngữ hệ Hán-Tạng, trong đó phải kể đến các nhà khoa học Trung Quốc. Trong những ý kiến đáng chú ý ta còn phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành 2 hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). Trong đó vị trí các ngôn ngữ H'Mông-Miền được định vị trong hệ Nam Thái. Còn André G. Haudricourt từng bước đem so sánh cả hệ thống thanh điệu và cả lớp từ vựng cơ bản giữa các ngôn ngữ H'Mông-Miền với các ngôn ngữ của ngữ hệ Hán-Tạng và hệ Nam Á. Ông đã cho rằng "các ngôn ngữ Miao-Yao hình như tạo nên mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Tạng-Miến". Đây cũng chính là cơ sở để một hướng các nhà ngôn ngữ sau này không xếp các ngôn ngữ H'Mông-Miền vào Nam Á hay Hán-Tạng mà là một họ ngôn ngữ độc lập vì những kiến giải của Haudricourt "không thuần tuý là sự so sánh từ vựng mà là sự phục nguyên, một thao tác thể hiện tính quy luật của những chuyển đổi âm thanh". Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Martha Ratliff đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ H'Mông-Miền khá chi tiết trong đó tác giả đã định vị ngành H'Mông trắng (Mông Đơư) như sau: Ngữ hệ (language family): H'Mông-Miền (Hmong-Mien) Nhóm ngôn ngữ: H'Mông (Hmongic) Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam, còn gọi là nhánh H'Mông phía Tây (West Hmongic branch) Tiểu nhánh: Tứ Xuyên - Quý Châu - Vân Nam Phương ngữ: H'Mông trắng (White Hmong) Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ H'Mông-Miền thành hai nhánh chính: H'Mông - gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc, Hmong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu Miền (hay Dao) - gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun, She Tại đây H'Mông Leng (H'Mông Lềnh) được xác định như một tên gọi khác của ngành H'Mông Njua (H'Mông Xanh) nằm trong nhánh H'Mông. Chữ viết Hiện chưa xác định rõ liệu một hệ thống chữ viết H'Mông trong lịch sử hay không. Theo truyền thuyết thì người H'Mông từng có chữ gọi là "chữ Nam Man", do người Hán gọi người H'Mông là người Nam Man. Trong cuộc chiến với người Hán, người H'Mông thua trận phải chạy về phía nam, dẫn đến sách và chữ đã bị thất lạc. Vì thế đến thế kỷ 20 tiếng H'Mông được coi là chưa có chữ viết. Những nỗ lực lập ra bộ chữ để ghi tiếng H'Mông xuất hiện vào giữa thế kỷ XX. Chữ Hmông Latinh hóa Tại Lào, nỗ lực lập ra bộ chữ Hmông Latin hóa RPA (viết tắt theo tiếng Anh: Romanized Popular Alphabet) được nhà truyền giáo Tin Lành G. Linwood Barney ở tỉnh Xiengkhuang bắt đầu vào năm 1951 . Ông lập dựa trên thổ ngữ Hmông Lềnh (Mong Leng), với các cố vấn người H'Mông là Geu Yang và Tua Xiong. Ông tham khảo ý kiến với William A. Smalley , một nhà truyền giáo đã học tiếng Khmu tại tỉnh Luang Prabang vào thời điểm đó. Cùng lúc đó Yves Bertrais, một nhà truyền giáo Công giáo La Mã ở Kiu Katiam, Luang Prabang, đã tiến hành một dự án tương tự với Chong Yeng Yang và Chue Her Thao. Hai nhóm làm việc đã gặp nhau trong năm 1952 và hóa giải mọi sự khác biệt. Năm 1953 cho ra phiên bản RPA thống nhất. Hiện nay chữ Hmông Latin hóa đã trở thành hệ thống phổ biến nhất để viết tiếng Hmông ở phương Tây, cũng như được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, cùng với các hệ thống văn bản khác . Chữ Pahawh H'Mông Năm 1959 thủ lĩnh tinh thần người H'Mông tại Lào là Yang Shong Lue (RPA: Yaj Soob Lwj; 1929 – 1971) lập ra bộ chữ Pahawh Hmông với hệ ký tự riêng (không phải Latin). Bộ chữ dựa nhiều vào thổ ngữ ngành H'Mông Đơư (Hmông trắng; Hmong Daw; RPA: Hmoob Dawb) và H'Mông Lềnh (Hmông Xanh; Hmong Leng; RPA: Hmoob Leeg). Bộ chữ Pahawh hiện có mã unicode là U+16B00–U+16B8F . Chữ H'Mông tại Việt Nam Tại Việt Nam năm 1961 phương án chữ H'Mông theo ký tự Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn. Bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh Sa Pa - Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm, trong đó có 3 âm vị phụ âm của ngành H'Mông Đơ (Mông Trắng, Hmong Daw) và H'Mông Sua, 28 vần và 8 thanh. Từ thập niên 2010 nhu cầu học chữ H'Mông tại Việt Nam phát triển, gồm có cả yêu cầu của người dân về bảo tồn văn hóa H'Mông phát biểu ra khi tiếp xúc cử tri, các hoạt động giảng dạy chữ H'Mông ở Đại học Thái Nguyên , hay dạy chữ H'Mông ở giáo phận Hưng Hóa . Lịch sử Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của người H'Mông nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến Trung Quốc theo những chuyến đi săn. Một người thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi suốt nhiều ngày trong tuyết. Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn nhưng đã lạc mất con chó của mình. Khi người thợ săn muốn từ bỏ thì con chó lại quay về. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người H'Mông cho rằng toàn thể thế giới đã được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa. Nơi thứ hai trong đó miêu tả người H'Mông từ nơi nào đến diễn ra trong nghi thức an táng "chỉ đường" của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm và nó xảy ra cùng thời điểm với sự ra đời của người hiện đại. Các điều kiện được miêu tả trong truyện truyền khẩu và nghi thức an táng của người H'Mông chắc chắn nói đến một thế giới chỉ có toàn tuyết và băng giá, là những thứ thấy được cho đến khi kết thúc thời kỳ băng hà gần đây nhất. Tiếp xúc với người Hán Tại Trung Quốc, vương quốc Miêu đầu tiên được ghi chép có tên gọi là Cửu Lê (ở trung lưu sông Hoàng Hà, đâu đó ở một trong các tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc, Hồ Nam và Giang Tô) và những người cai trị nó có tước hiệu là Chiyou (Xi Vưu trong tiếng Hoa) hay Txiv Yawg (trong tiếng H'Mông). "Trí Zờ" có nghĩa là "ông-cha", và là tước hiệu tương đương nhưng không ít quyền lực hơn hoàng đế. Các tổ tiên "Xi Vưu" được coi là nhóm dân tộc Lương Chử. Cửu Lê được cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc và 81 thị tộc. Lịch sử theo truyền thuyết Trung Quốc Theo truyền thuyết Trung Hoa, bộ tộc của Xi Vưu (Tiếng Hmông là Chí Dợ) đã bị đánh bại ở Trác Lộc (涿鹿, một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh ngày nay) bởi liên minh quân sự của Hoàng Đế và Viêm Đế, các thủ lĩnh của bộ tộc Hoa Hạ (華夏) khi họ tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông Hoàng Hà. La bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người Hoa Hạ. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào thế kỷ XXVI TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người Hoa Hạ đã có thể chiến thắng tổ tiên của người H'Mông là nhờ có la bàn. Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của người H'Mông được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là Miêu và Lê (黎). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía tây nam còn người Lê về phía đông nam giống như bộ tộc Hoa Hạ (ngày nay là người Hán) mở rộng xuống phía nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ "man di" do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN-256 TCN). Số còn lại di cư dần từ Hoàng Hà xuống phía Nam do sự bành trướng của người Hán. Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu-Cửu Lê, người dân của Cửu Lê chia thành 3 nhóm đi theo 3 hướng khác nhau. Người ta nói rằng Xi Vưu có ba con trai, và sau khi Cửu Lê thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía nam, con trai thứ dẫn một số người về phía bắc còn người con trai út ở lại Trác Lộc và đã bị đồng hóa theo văn hóa Hoa Hạ. Những người đi về phía nam thành lập ra nhà nước San-Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của Xi Vưu cũng giống như của người Miêu hay các dân tộc khác. Các thời kỳ nhà Tần/Hán Thuật ngữ "Miêu" lần đầu tiên được sử dụng bởi người Hoa vào thời kỳ tiền Tần, tức là trước năm 221 TCN, dùng để chỉ vùng đất "Tam Miêu" (三苗 Sānmiáo) tại Hồ Nam hiện nay. Vào thời kỳ đó, những bộ tộc này sống ở phía nam sông Trường Giang, nhưng sau đó đã bị người Hoa đẩy lui xa hơn nữa về phía nam. Do phần lớn lãnh thổ của sáu triều vua (Đông Ngô, Đông Tấn, tiền Tống, Tề, Lương, Trần) nằm ở phía nam sông này, việc khuất phục người Miêu đã là mối quan tâm chính để đảm bảo sự ổn định của các triều đại này. Với sự cướp bóc của Ngũ Hồ ở các khu vực phía bắc con sông này, nhiều người Hán đã di cư xuống phía nam càng tăng cường thêm việc đồng hóa người Miêu thành người Hán. Thời nhà Đường Vào thời kỳ nhà Đường, người Miêu đã không còn là bộ tộc người chính không phải gốc Hán, ngoại trừ tại khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay, ở đó 6 chiếu (詔 có nghĩa là "vương quốc") của người Miêu. Vương quốc nằm phía nam nhất là Mông Xá Chiếu (蒙舍詔) hay Nam Chiếu thống nhất cả sáu chiếu để thành lập quốc gia độc lập vào đầu thế kỷ VIII với sự hỗ trợ từ phía nhà Đường. Tước hiệu của người đứng đầu nhà nước này là Nam Chiếu Vương (南詔王), có nghĩa là Vua của Nam Chiếu. Lo ngại về sự đe dọa ngày càng tăng từ phía Thổ Phồn (ngày nay là Tây Tạng) đã thúc đẩy triều đình Trung Quốc thiết lập một quan hệ hữu nghị với cả hai nước này. Nhà Đường cũng triển khai một khu vực quân sự, là Kiến Nam tiết sứ (劍南節度 Jiànnán Jiédǔ) nằm ở khu vực ngày nay là phía nam tỉnh Tứ Xuyên và giáp biên giới với Nam Chiếu. Nam Chiếu Trong khoảng vài chục năm hòa bình đầu tiên ở thế kỷ VIII, Nam Chiếu thường xuyên cống nộp thông qua người đứng đầu quân sự trong khu vực quân sự này, Kiến Nam tiết độ sứ (劍南節度使 Jiànnán Jiédǔshǐ), tới triều đình của người Hán. Khi nhà Đường suy yếu trong thời gian giữa thế kỷ VIII, khu này đã có nhiều quyền tự do hơn. Họ đã yêu cầu các bộ tộc sống ở Nam Chiếu phát triển lực lượng quân sự để chống lại nhà Đường. Những người cai trị Nam Chiếu là những người nói tiếng trong nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Các thủ lĩnh quân sự Trung Hoa có những sự hăm dọa và yêu sách quá đáng. Tất cả những yêu sách quá đáng đó cũng như đồ cống nộp nặng nề đã làm nổ ra cuộc nổi loạn của người Nam Chiếu trong niên biểu Thiên Bảo (742-756) của Đường Huyền Tông (hay Đường Minh Hoàng). Trước khi hành quân chống lại thủ lĩnh khu quân sự, vua Nam Chiếu đã cho khắc lý do của việc nổi dậy vào đá. Nhà Đường lẽ ra có thể dễ dàng đánh bại quân Nam Chiếu nhưng sự tranh giành quyền lực trong các chỉ huy quân sự của khu này đã giúp cho quân Nam Chiếu tiến sâu vào lãnh thổ nhà Đường, gần như đã tới Thành Đô, thủ phủ của khu Kiến Nam. Việc bổ nhiệm các chức vụ cầm quyền bất tài cũng là một yếu tố. Nổi tiếng nhất là trường hợp của Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quý Phi (thiếp yêu của vua Đường). Mặc dù cuối cùng thì cuộc nổi loạn đã bị dẹp tan, nhưng nhà Đường cũng đã hoang phí những nguồn lực quý báu lẽ ra có thể sử dụng để bảo vệ biên giới phía bắc, điều đã dẫn tới cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn gây ra nhiều thảm họa hơn. Trong những năm sau đó, Nam Chiếu luôn có ưu thế trong quan hệ với nhà Đường và Thổ Phồn do cả hai nước này đều muốn liên minh với họ để cô lập kẻ thù của mình. Nam Chiếu đã tận dụng được cơ hội này và nhanh chóng phát triển thành một thế lực ở khu vực đông nam châu Á. Trong thời kỳ đỉnh cao của nó, các phần phía bắc của Việt Nam, Lào, Thái Lan và Miến Điện, Quảng Tây và phần phía đông của Quảng Đông, tây nam của Tứ Xuyên, Quý Châu và toàn bộ tỉnh Vân Nam ngày nay đều nằm dưới sự kiểm soát của họ. Thành Đô và Đại La (Hà Nội ngày nay) đều bị cướp phá hai lần. Nam Chiếu dưới ảnh hưởng của nhà Đường trong các thế kỷ VIII-IX đã dần dần chấp nhận văn hóa Trung Hoa cũng như trong thời gian đó đã xuất hiện mâu thuẫn nội bộ giữa các thị tộc đối địch. Cuối cùng họ Đoàn (段 duan) đã thắng và thành lập Vương quốc Đại Lý. Trong thời nhà Đường và nhà Tống (960-1279) thuật ngữ "nam man" (南蠻 Nánmán, có nghĩa là "những kẻ man di phương nam không phải người Hán") đã được sử dụng. Tuy nhiên, tên gọi "miêu" vẫn được dùng để miêu tả một số dân tộc ở phương nam trong các sách của Phàn Xước (Fan Chuo) về các bộ tộc miền nam là Manshu (tức Man thư - viết năm 862). Thời nhà Minh và nhà Thanh Trong thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911) "miao" và "man" (mán) đã được sử dụng đồng thời, từ thứ hai có lẽ là để gọi dân tộc Dao (傜 Yáo). Chính sách "dùng người man quản lý người man" (yiyi zhiyi) đã được thực thi. Về mặt chính trị và quân sự thì người Miêu vẫn tiếp tục là viên sỏi trong chiếc giày của đế chế Trung Hoa. Người Miêu đã có nhiều trận chiến chống lại người Hán. Người Hán đã sử dụng các biện pháp chính trị để lừa gạt người Miêu, họ tạo ra nhiều chức vụ với quyền lực thực sự cho người Miêu để lôi cuốn và đồng hóa người Miêu vào hệ thống chính quyền Trung Hoa. Trong thời nhà Minh và Thanh, các chức vụ chính thức như Kaitong (cai tổng) đã được tạo ra tại khu vực Đông Dương. Người Hmông có thể tham gia vào các chức vụ này cho đến những năm thập niên 1900, khi họ phải tham dự vào hệ thống chính trị thuộc địa của Pháp tại Đông Dương. Dân số và địa bàn cư trú Người H'Mông sống chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myanma cũng như các quốc gia khác. Có khoảng 124.000 người sống ở Thái Lan, ở đây họ là một trong số 6 dân tộc chính sinh sống trên núi. Sau năm 1975 cộng đồng người H'Mông di cư sang sinh sống ở các nước như Mỹ, Pháp, Úc con số lên tới hàng 100.000 người (chủ yếu di cư từ Lào). Người Miêu ở Trung Quốc Lưu ý: Khu vực người Miêu ở tỉnh Tứ Xuyên đã trở thành một phần của thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh mới thành lập năm 1997. Trung Quốc có số lượng người Miêu đông đảo hơn cả với hơn 7 triệu người (số liệu thống kê 1990) phân bố ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hải Nam và Hồ Bắc. Trong 56 dân tộc ở Trung Quốc, dân tộc H'Mông (Miêu) chỉ đứng sau các dân tộc Hán, Choang, Mãn, Hồi. Vào năm 1990, có 3.600.000 người Miêu, khoảng một nửa số người Miêu Trung Quốc sống tại Quý Châu. Người Miêu Quý Châu và những người sống ở sáu tỉnh sau chiếm trên 98% người Miêu Trung Quốc: Hồ Nam: 1.550.000 Vân Nam: 890.000 Tứ Xuyên: 530.000 Quảng Tây: 420.000 Hồ Bắc: 200.000 Hải Nam: 50.000 Trong các tỉnh trên, có 6 khu tự trị của người Miêu (chia sẻ một cách chính thức cùng với các dân tộc thiểu số khác): Khu tự trị Kiềm Đông Nam người Miêu và Đồng (黔东南 Qiándōngnán), Quý Châu Khu tự trị Kiềm Nam người Bố Y và Miêu (黔南 Qiánnán), Quý Châu Khu tự trị Kiềm Tây Nam người Bố Y và Miêu (黔西南 Qiánxīnán), Quý Châu Khu tự trị Tương Tây người Thổ Gia và Miêu (湘西 Xiāngxī), Hồ Nam Khu tự trị Văn Sơn người Choang và Miêu (文山 Wénshān), Vân Nam Khu tự trị Ân Thi người Thổ Gia và Miêu, Hồ Bắc Ngoài ra còn có thêm 23 huyện tự trị của người Miêu: Hồ Nam: Ma Dương (麻阳 Máyáng), Tĩnh Châu (靖州 Jīngzhōu) và Thành Bộ (城步 Chéngbù) Quý Châu: Tùng Đào (松桃 Sōngtáo), Ấn Giang (印江 Yìnjiāng), Vụ Xuyên (务川 Wùchuān), Đạo Chân (道真 Dǎozhēn), Trấn Ninh (镇宁 Zhènníng), Tử Vân (紫云 Zǐyún), Quan Lĩnh (关岭 Guānlíng) và Uy Ninh (威宁 Wēiníng) Vân Nam: Bình Biên (屏边 Píngbiān), Kim Bình (金平 Jīnpíng) và Lộc Khuyến (禄劝 Lùquàn) Tứ Xuyên: Tú Sơn (秀山 Xiùshān), Dậu Dương (酉阳 Yǒuyáng), Kiềm Giang (黔江 Qiánjiāng) và Bành Thủy (彭水 Péngshuǐ) Quảng Tây: Dung Thủy (融水 Róngshuǐ), Long Thắng (龙胜 Lóngshēng) và Long Lâm (隆林 Lōnglín) Hải Nam: Quỳnh Trung (琼中 Qióngzhōng) và Bảo Đình (保亭 Bǎotíng) Phần lớn người Miêu sinh sống trên các dãy núi hay ngọn đồi, chẳng hạn Núi Vũ Lăng (武陵 Wǔlíng) cạnh sông Tương Kiềm (湘黔川边的武陵山 Xiāngqián Chuān Biān Dí Wǔlíng Shān) Núi Miêu (苗岭 Miáo Líng), Kiềm Đông Nam Núi Nguyệt Lượng (月亮山 Yuèliàng Shān), Kiềm Đông Nam Đại Tiểu Ma Sơn (大小麻山 Dà Xiǎo Má Shān), Kiềm Nam Đại Miêu Sơn (大苗山 Dà Miáo Shān), Quảng Tây Núi Ô Mông cạnh sông Điền Kiềm (滇黔川边的乌蒙山 Tiánqián Chuān Biān Dí Wūmēng Shān) Vài nghìn người Miêu đã rời bỏ quê hương để chuyển sang sinh sống ở các thành phố lớn như Quảng Châu hay Bắc Kinh. Người H'Mông ở Lào Người H'Mông di cư đến Lào là một phần của cuộc di cư đến bắc phần bán đảo Đông Dương, diễn ra cỡ 300 năm trước Trong năm 1960, nhiều người Hmông tại Lào được Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) tuyển dụng như là một phần của kế hoạch để chiến đấu và bảo vệ Lào chống lại quân đội Nhân dân Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có số lượng đông và kỷ luật chặt chẽ hơn so với những người cộng sản của phong trào Pathet Lào tại nước này. Trên thực tế, quân đội Hoàng gia Lào và quân của Pathet Lào chỉ tham gia có giới hạn trong các cuộc giao tranh. Phần lớn các cuộc chiến diễn ra giữa người Hmông có sự hậu thuẫn của CIA với quân đội Nhân dân Việt Nam. Một đội quân tương đương về số lượng người Hmông cũng đã được Pathet Lào tuyển dụng để chống lại chính quyền hoàng gia Lào và CIA. Tướng Vàng Pao là một thủ lĩnh người Hmông được CIA nâng đỡ để chỉ huy Quân khu II ở miền bắc (MR2) chống lại sự xâm nhập của quân đội Nhân dân Việt Nam. Chỉ huy sở của Vàng Pao nằm ở Long Chẹng, còn được biết trong tiếng Anh như là Lima Site 20 Alternate (LS 20A). Do các hoạt động quân sự tích cực ở đây, Long Chẹng đã trở thành thành phố lớn thứ hai tại Lào, với dân số lên tới 40.000 người. Long Chẹng khi đó có thể coi như là một tiểu quốc gia do nó có hệ thống ngân hàng, sân bay, trường học, quân đội, viên chức riêng cũng như nhiều cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác nữa. Trước khi kết thúc cuộc chiến bí mật, Long Chẹng nằm trong tầm kiểm soát của Vàng Pao. Cuộc chiến bí mật đã diễn ra trùng với thời gian mà Mỹ chính thức tham gia vào chiến tranh Việt Nam. Cuối cùng khi Mỹ rút khỏi Việt Nam thì tướng Vàng Pao cũng di tản sang Thái Lan. Nhiều người đã hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến bí mật đã cảm thấy không an toàn trong môi trường mới. Khoảng 300.000 người Hmông đã chạy sang Thái Lan, tạo ra các trại tị nạn. Đối với những người Hmông còn ở lại thì các cuộc chiến dữ dội vẫn còn tiếp diễn dưới sự chỉ huy của nhóm ChaoFa . Nhóm này có tham vọng lớn, bao gồm cả việc thiết lập một quốc gia có chủ quyền cho người Hmông. Họ đăng ký là thành viên của Tổ chức Nhân dân và Quốc gia chưa được đại diện UNPO. Tuy nhiên, do không có sự hỗ trợ về tài chính và quân đội, ChaoFa đã phải từ bỏ tham vọng của mình. Trong những năm 1990, Liên Hợp Quốc, với sự hỗ trợ từ phía chính quyền Clinton, bắt đầu công việc đưa người Hmông tị nạn trở lại Lào một cách bắt buộc. Việc đưa người Hmông tị nạn trở lại Lào đã bị chống đối ác liệt từ phía những người Mỹ bảo thủ và những người hoạt động nhân quyền. Năm 1995, tạp chí National Review có bài báo, ví dụ của Michael Johns cho rằng quyết định này là một sự "phản bội". Áp lực lên chính quyền Clinton đã làm thay đổi chính sách hồi hương của họ, là một thắng lợi chính trị đáng kể của người Hmông, phần lớn người Hmông tị nạn cuối cùng đã được định cư ở các nước khác, nhiều người trong số họ đã đến Mỹ. Cuộc định cư lớn cuối cùng khoảng 15.000 người Hmông từ trại Wat Tham Krabok diễn ra năm 2004. Dẫu vậy một số nhóm vẫn tiếp tục hoạt động chống đối, trong đó có nhóm Thào A Sỉ dẫn đầu lập ra “Nhà nước H'Mông” ở Muang Vangvieng tỉnh Viêng Chăn, Lào, trong đó chiêu mộ cả một số người H'mông Việt Nam. Năm 2015 có đến gần hai chục người H'mông Việt bị bắt giữ, bị chết trong tập luyện hoặc bị quân đội Lào tiêu diệt. Người H'Mông ở Việt Nam Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H'Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam . Dân tộc H'Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du cư nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.393.547 người, đứng hàng thứ 6 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố,tập trung tại: Hà Giang (292.677 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), sinh sống tại hầu hết các huyện của tỉnh với hai nhóm chính là H'Mông trắng và H'Mông hoa, cư trú xen kẽ với các dân tộc khác. Điện Biên (228.279 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), tập trung nhiều nhất là ở Tủa Chùa, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ. Có các nhóm như người H'Mông Trắng sống rải rác ở các vùng Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà, người H'Mông Đỏ ở Mường Chà, người H'Mông Đen tập trung đông ở khu vực Tủa Chùa. Sơn La (200.480 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), sống rải rác ở các xã vùng cao của tỉnh. Lào Cai (183.172 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh, 13,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam), có các nhóm như H'Mông Hoa tại Bắc Hà, H'Mông Đen tại Sa Pa, H'Mông Trắng tại Bát Xát, người H'Mông Xanh tại vùng núi Nậm Tu, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Lai Châu (110.323 người), có nhóm H'Mông Trắng đông nhất chiếm 60%, tập trung ở các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên. Nhóm H'Mông Hoa cư trú ở các huyện Tam Đường, Tân Uyên. Nhóm H'Mông Đen cư trú ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ. Nhóm H'Mông Đỏ sinh sống trên địa bàn các xã Dào San, Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ. Nhóm H'Mông Xanh sinh sống ở bản Ma Sang, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn. Yên Bái (107.049 người), tập trung chủ yếu ở các huyện: Huyện Mù Căng Chải (57,179 người), Huyện Văn Chấn (13,353) và các miền núi huyện Văn Yên, Trấn Yên. Chủ yếu là người H'Mông Hoa và H'Mông Đỏ. Cao Bằng (61.579 người) tập trung ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Đắk Lắk (39.241 người), di cư sau 1975. Đắk Nông (34.976 người), di cư sau 1975. Nghệ An (33.957 người), tập trung tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Bắc Kạn (22.608 người), tập trung tại huyện Pác Nặm. Tuyên Quang (21.310 người) Thanh Hóa (18.585 người), chủ yếu ở 6 xã miền núi của 3 huyện Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát. Thái Nguyên (10.822 người) Trên thực tế cho thấy các cư dân H'Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Một bộ phận đáng kể người H'mông vẫn còn theo các lối sống truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam. Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vực này trong những năm 1990 đã giới thiệu cho nhiều người H'Mông lối sống phương Tây, và trang phục truyền thống của người H'Mông đang dần dần biến mất. Đợt di cư đầu tiên của người Hmong đến Đông Dương có thể trong thế kỷ XVI, đặc biệt tại Bắc Kỳ. Nhưng không có các nhân chứng hay tài liệu viết nào từ miền bắc Đông Dương xác nhận sự hiện diện của họ trước cuối thế kỷ thứ 18. Trong nửa sau thế kỷ 19, đông đảo người Hmong di cư từ Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam vào Đông Dương và tiến xa xuống phía nam đến tận vĩ tuyến thứ 17 gần vùng Tak tại Thái Lan. H'Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (H'mông). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc H'Mông ra làm các ngành: H'mông Trắng (Hmoob Dawb / Hmôngz Đơưz), H'Mông Hoa (Hmoob Sib / Hmôngz Siz), H'Mông Đỏ (Hmoob Lees / Hmông Lênhs), H'Mông Đen (Hmoob Dub / Hmôngz Đuz), H'Mông Xanh (Hmoob Ntsuab / Hmôngz Ntsuôz), Na Miểu (Mèo nước). Người Pà Thẻn ở phía Nam tỉnh Hà Giang nói tiếng Pà Thẻn (là một ngôn ngữ riêng biệt thuộc ngữ tộc H'Mông) và được Chính phủ Việt Nam xếp là dân tộc riêng. Người H'Mông ở Mỹ Tại Hoa Kỳ, nhiều người H'Mông là những người tị nạn từ Việt Nam và Lào cũng như ra đi sau chiến tranh Việt Nam tới Mỹ. Bắt đầu vào năm 1976, những người H'Mông tị nạn đầu tiên đã tới Mỹ, chủ yếu từ các trại tị nạn nằm trên đất Thái Lan. Ngày nay, phần chủ yếu của người H'Mông ở Mỹ (khoảng 270.000) sống ở California, Minnesota và Wisconsin. Fresno, Minneapolis-St. Paul, Madison và Milwaukee có mật độ tập trung cao của người H'mông. Điều tra dân số Mỹ năm 2000 cho thấy chỉ có 40% người H'Mông trên 24 tuổi đã từng học trung học. Khoảng 7% người H'mông có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Tỷ lệ cao của thất học là do nhiều người H'mông chủ yếu có nguồn gốc là nông dân, họ ít có cơ hội tiếp thụ nền giáo dục tại Lào khi sinh sống trên núi đồi. Ngoài ra, khoảng 40% các gia đình H'mông nằm dưới mức nghèo khổ. Mặc dù họ vẫn là một trong số những dân tộc châu Á nghèo khổ nhất tại Mỹ, rất nhiều trẻ em thế hệ hai đã chiếm các vị trí cao trong nhiều trường học khi so sánh với các nhóm thiểu số thu nhập thấp khác. Trẻ em Mỹ gốc Hmông sinh ra tại Mỹ thông thường có nhiều cơ hội tiếp thu giáo dục hơn so với cha mẹ của chúng và vì thế có nhiều cơ hội kinh tế hơn so với cha mẹ chúng có thể có được ở Lào. Mặc dù người H'mông thông thường có xu hướng làm những công việc có thu nhập thấp, nhiều người trong số họ là rất chuyên nghiệp. Tại nhiều thành phố lớn ở đó người Mỹ gốc H'mông sống và làm việc thì các bất hòa đã diễn ra giữa người H'mông và các nhóm thiểu số khác. Người H'mông thông thường là mục tiêu của sự phân biệt chủng tộc. Nhiều kẻ ngược đãi họ bào chữa cho hành động của mình là do người H'mông đã lấy mất công việc, trợ cấp và các dịch vụ khác của những người định cư lâu đời ở đó. Mặc dù nhiều gia đình H'mông nói bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Anh tại nhà họ, nhưng nhiều người Mỹ gốc H'mông đã nhanh chóng thích nghi với xã hội Mỹ và rất nhiều người trẻ tuổi đã đánh mất các bản sắc văn hóa truyền thống của mình rất nhanh. Vì điều này, cộng đồng H'mông đã thành lập hiệp hội và phương tiện thông tin riêng để cổ vũ người H'mông giữ gìn văn hóa và ngôn ngữ của họ. Văn hóa Tại Trung Quốc Thờ phụng tổ tiên Dân tộc Miêu sừng dài (Long-horn Miao) sinh sống tại làng Suojia, thành phố Lục Bàn Thủy, tỉnh Quý Châu hiện đang còn lưu giữ tập tục kỳ lạ này. Phụ nữ Miêu sừng dài có tục lệ mỗi khi chải đầu sẽ giữ lại các sợi tóc rụng, làm một chiếc mũ từ tóc của mẹ, bà ngoại, cụ, thậm chí tổ tiên của họ. Đó là cách để họ tưởng nhớ, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên. Phong tục này bắt nguồn từ việc đội sừng bò, vì ngày xưa bò là con vật linh thiêng đối với người Miêu. Sau đó, để trang trí và thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, người Miêu đã tạo ra chiếc mũ đặc biệt này. Những sợi tóc được nhuộm và giữ gìn để luôn sáng bóng. Người mẹ sẽ trao cho con gái chiếc mũ khi cô con gái lấy chồng. Trang phục Phụ nữ Miêu thường dùng trang sức bạc. Kim loại này chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống, tinh thần của người Miêu. Từ thời xưa, người Miêu đã biết dùng bạc để thử độc trong đồ ăn, thức uống hoặc dùng chúng để cạo gió, làm lễ vật trong các sự kiện lớn. Thông thường, trang phục của người Miêu được làm từ vải dệt thô và sau đó được nhuộm hoặc thêu các hoa văn truyền thống. Tuy nhiên người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có phong cách ăn mặc theo kiểu vùng Tương Tây nên có những đặc điểm khác hẳn so với người Miêu ở các vùng khác như vùng Đông Nam hay Vân Quý tại Trung Quốc. Tập tục búi tóc thành những búi khổng lồ không còn được duy trì ở đây nữa. Ngày nay, các cô gái người Miêu ở Phượng hoàng thường mặc áo ngắn cổ tròn rộng với vai áo được thêu đơn giản, quần ống loe với viền thêu, đeo băng đô ngang trán thêu hoa và viền bằng bạc. Đàn ông người Miêu ở đây lại mặc áo có vạt giống với người Mãn Chu và có hình thêu. Tạp dề là một phần rất quan trọng trong trang phục của các cô gái người Miêu tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nữ giới ở đây chuộng tạp dề eo cao để có thể giúp họ tránh làm bẩn quần áo khi lao động. Các loại tạp dề tinh xảo hơn được mặc trong các dịp lễ quan trọng, khi đón tiếp khách hoặc khi tới thăm nhà người khác, chủ yếu để khoe được tài nữ công trong việc thêu thùa của người mặc. Vải vóc may quần áo thường có màu xanh lá đậm hoặc màu xanh lam và được thêu lên bằng chỉ nhiều màu như đỏ, cam, vàng, trắng và tím. Có tới hơn 40 loại hình mẫu thêu cơ bản trên trang phục của người Miêu, một sống hình nổi bật nhất trong đó bao gồm: hoa Xà Bì hồng, hoa mào gà, hoa đào, hoa tre, bốn đóa hoa đỏ nhỏ,... Ẩm thực Món ăn truyền thống không thể thiếu đối với người dân tộc Miêu ở Phượng Hoàng đó là dưa muối, các loại rau củ như củ cải, bắp cải sẽ được rửa sạch và phơi khô dưới ánh nắng, khi rau củ đã khô sẽ được đem đi muối với nước cơm và ủ men chua, sau một ngày có thể dùng được. Các loại dưa muối thường được nấu thành súp, người ta thường nấu súp với dưa muối và đậu phụ, cho thêm ớt đỏ để tăng độ hấp dẫn về thị giác cho thực khách. Thưởng thức một bát súp dưa muối đậu phụ vào ngày đông lạnh giá bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt đấy, vị mặn của dưa muối hòa quyện với vị cay của ớt và sự thanh mát của đậu phụ đem đến cho thực khách một hương vị khó quên. Với vị trí địa lí ở khu vực vùng cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã hình thành cho người dân thói quen tích trữ lương thực, không chỉ tích trữ gạo, rau củ mà họ còn tích trữ cả thịt, cá. Và trong đó món cá trích là một món ăn vô cùng đặc sắc của người Miêu ở trấn Phượng Hoàng, những con cá trích tươi ngon được nuôi trong các ruộng lúa nước sau khi thu hoạch lúa, người Miêu sẽ bắt những chú cá trích về làm thành cá muối, đây là cách để người Miêu tích trữ đồ ăn được lâu mà không sợ bị hỏng. Người Miêu có cách mời khách uống rượu rất đặc trưng. Du khách chỉ cần ngồi tại bàn, các cô gái Miêu sẽ tới hát và mời uống. Rượu được rót dần từ trên xuống đến khi nào khách không uống được nữa mới thôi. Đây là nét văn hoá lâu đời của người Miêu tại đây. Khách du lịch có thể trải nghiệm nếu đặt sớm với các chủ nhà hàng để họ chuẩn bị Âm nhạc Bên cạnh các nhạc cụ truyền thống, người Miêu Trung Quốc còn có Miêu kịch () - thể loại kịch dân gian song song với kinh kịch của người Hán. Đây là thể loại kịch phong phú nhất trong số 19 thể loại kịch nói địa phương ở tỉnh Hồ Nam; là một loại hình nghệ thuật dân tộc thiểu số mới sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Nó được sinh ra tại thị trấn Ma Lật Trường (麻栗场), huyện Hoa Viên thuộc Châu tự trị dân tộc Thổ Gia, dân tộc Miêu Tương Tây phát triển từ năm 1954. Tại Việt Nam Ẩm thực Mèn mén, chế biến từ ngô hạt đem xay nhỏ, phải xay bằng cối đá và xay hai lần mới nhỏ mịn và khi đồ mới ngon. Đem bột ngô vẩy nước vào đảo đều với độ ẩm vừa phải, khi cầm nắm ngô bột không bị dính, cũng không bị bở ra là được. Tiếp đó cho vào chõ đồ lần 1, đến khi hơi bốc lên thơm thì đổ ra mẹt vẩy thêm một ít nước rồi đảo đều cho tơi ra, sau đó lại cho vào chõ đồ lần 2; khi có mùi thơm lừng bốc lên, khi đó mèn mén đã chín, bưng ra chỗ cao ráo để ăn trong cả ngày. Tục cưới hỏi Trong hôn lễ của người H'Mông, sau ba ngày đưa cô gái về nhà, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồi sáng mai mới được về sớm. Hôn sự sau khi được gia đình hai bên chấp nhận rồi, xem như cưới được vợ và hai người có thể về chung sống với nhau đến lúc nào có điều kiện kinh tế khá giả thì mới tổ chức đám cưới, thậm chí có những đôi ở với nhau có con rồi cưới cũng chẳng sao. Ngày nay thủ tục này có phần thay đổi theo hướng hiện đại, pha trộn giữa nghi thức "rót rượu" Phương Tây và nghi lễ truyền thống, tuy nhiên là một phần ít những hôn sự có cha mẹ hoặc cô dâu-chú rể làm việc tại các cơ quan công,...gia đình có điều kiện kinh tế. Tương tự như người Kinh gồm phần lễ tại gia và đãi tiệc nhà hàng. Đặc biệt trong hôn lễ của người Hmong họ không cho phép cưới người cùng một họ, vì quan niệm cùng họ là cùng gia tiên máu mủ. Đón Tết Ăn tết, cúng tết, cúng tất niên của họ không cầu kỳ. Ngoài tết riêng thì người H'Mông còn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống đón Tết cùng người Kinh. Trong đó không thể thiếu món truyền thống là thịt gác bếp, mèn mén, cải xanh, ớt nướng làm muối chấm trong bữa ăn. Người H'Mông ăn tết từ tháng chạp (theo lịch của người H'Mông). Theo tục lệ thì: Từ ngày 25 tháng chạp là thời điểm mọi người đem lễ đến "trả ơn" cho thầy thuốc, thầy dạy khèn, thầy cúng để tỏ lòng biết ơn. Vì ngày thường thầy cúng dành thời gian để cúng lễ cho người dân trong bản. Ngày tết thầy cúng sẽ ấn định một số ngày nghỉ ngơi và đây là dịp để người trong bản đến lạy trả ơn thầy cúng. Ngoài ra, người H'Mông nào khi sinh ra khó nuôi được đổi họ, cho làm con nuôi thì cũng nhân dịp tết để lạy trả hiếu cho cha mẹ nuôi. Ngày 30 tết, sau khi làm bánh giầy xong, người H'Mông "treo niêu", không ăn uống một ngày. Đêm giao thừa mỗi nhà tự làm mâm lễ cúng tổ tiên đón giao thừa. Trong ngày mùng một tết, người H'Mông tuyệt đối không dùng nồi chảo đựng nước, ăn cơm không nấu món canh, không được chải đầu và giặt quần áo và không đi đâu hết trong ngày mùng một. Mùng hai, mùng ba mới được rủ nhau đi chơi. Nếu vi phạm, xong tết lúa cấy sẽ không mọc và cả năm sẽ bị ngập lụt, lũ quét. Người vợ sẽ được nghỉ ngơi, còn chồng phải vào bếp nấu ăn. Nấu ăn phải cẩn thận, không để cho lửa bén vào người.Sáng mùng một, mọi người được ngủ thẳng giấc mà không ai được đánh thức. Ngày mùng hai là ngày thực hiện nghi lễ "lạy tết". Người con gái H'Mông khi lấy chồng được xem như đã "cắt linh hồn về với nhà chồng", nên ngày tết là dịp để trả ơn cha mẹ đẻ. Trong ba năm đầu khi về nhà chồng, mỗi năm vào ngày mùng hai tết, người con gái sẽ được cha mẹ chồng đưa về để "lạy tết" cha mẹ ruột. Đêm 30 tháng 11 âm lịch là đêm giao thừa, từ mồng một đến mồng ba hoặc mồng năm tết là thăm hỏi, chúc tết họ hàng, người thân, sau đó vui chơi. Lễ hội đầu năm của người H'Mông ngoài phần nghi lễ là các trò chơi dân gian như đua ngựa, thi dệt lanh dệt vải, thổi múa khèn... thì còn thi nấu miến, thi hát hò những bài truyền thống bằng tiếng H'Mông. Mỗi năm, một gia đình trong bản sẽ được giao làm chủ lễ để tổ chức lễ hội vui chơi tết cho cả bản. Ngày 26 tháng chạp, chủ lễ sẽ đốn một cây mai to (một loại tre), chặt nhánh, chỉ chừa nhánh ở chín đốt trên ngọn rồi đem ra bãi đất chọn sẵn cắm xuống làm cây nêu báo hiệu cho mọi người biết nơi này sẽ diễn ra lễ hội đầu năm mới. Người nổi tiếng Tại Việt Nam Tại Lào {|class= "sortable wikitable" !width= 120px | Tên !! Sinh thời !! Hoạt động chính |- | Faydang Lobliayao || 1910-1986 || Chính trị gia Lào, trong chiến tranh Đông Dương thứ nhất 1947-1954, và chiến tranh bí mật của Mỹ ở Đông Dương 1955-1975. Sau là phó Chủ tịch của Mặt trận Yêu nước Lào (Neo Lao Hak Xat) và phó Chủ tịch của Hội đồng Nhân dân Tối cao Lào. |- | Touby Ly Foung || 1917-1979 || Nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ủng hộ Chính phủ Hoàng gia Lào và sự can thiệp của Mỹ trong Nội chiến Lào. Năm 1974 khi Pathet Lào nắm giữ chính quyền, ông lần đầu tiên được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Viễn thông trong chính phủ mới, nhưng sau đó ông bị bắt và đưa đến trại cải tạo và chết ở đó. |- | Yang Shong Lue || 1929-1971 || Nhà lãnh đạo tinh thần của người H'Mông tại Lào, người phát minh của bộ chữ Pahawh Hmông. |- | Vàng Pao || 1929-2011 || Người H'Mông đầu tiên được phong hàm tướng Quân đội Hoàng gia Lào. Trong Chiến tranh Đông Dương ông được CIA hỗ trợ để chống lại Pathet Lào và Quân đội Việt Nam. Ông trở thành thủ lĩnh H'Mông. Năm 1975 di tản sang Mỹ, sống ở California và là người lãnh đạo cộng đồng H'mong tại Mỹ. |- | 'Kong Le || 1933-2014 || Sỹ quan Quân đội Hoàng gia Lào, người tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Hoàng gia Lào năm 1960. Sau đó thất thế, sống lưu vong tại Mỹ đến đầu những năm 1990, sau đó sang Pháp. |} Chỉ dẫn Tham khảo Tham chiếu [TYPN 1992] The section on nomenclature draws heavily on Thai-Yunnan Project Newsletter'', Number 17, tháng 6 năm 1992, Department of Anthropology, Australian National University. Material from that newsletter may be freely reproduced with due acknowledgement. W.R. Geddes. Migrants of the Mountains: The Cultural Ecology of the Blue Miao (Hmong Njua) of Thailand. Oxford. The Clarendon Press. 1976. Khắc khoải tục bắt vợ trong đêm Xem thêm Ngữ hệ H'Mông-Miền Vua Mèo Các dân tộc trong lịch sử Trung Quốc Lịch sử Trung Quốc Các ngôn ngữ ở Trung Quốc Người Mỹ gốc Hmông Liên kết ngoài The Virtual Hilltribe Museum Hmong Studies Internet Resource Center Minority Policies and the Hmong in Laos Hmongs in America The Hmong Times Hmong American Partnership The Hmong in French Guiana Traditional Hmong religion Hmong-English dictionary Người H'Mông hải ngoại Nhóm sắc tộc ở Lào Nhóm sắc tộc ở Thái Lan Các dân tộc Việt Nam
10977
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n%20M%C3%B4n%20Khu%C3%B4ng%20Ch%C3%A2n%20Thi%E1%BB%81n%20s%C6%B0%20qu%E1%BA%A3ng%20l%E1%BB%A5c
Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục
Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục (zh. 雲門匡眞禪師廣錄) - còn có tên Đại Từ Vân Khuông Chân Hoằng Minh Thiền sư ngữ lục, Vân Môn Văn Yển Thiền sư quảng lục, Vân Môn quảng lục - là một bộ ngữ lục, gồm 3 quyển, được Thiền sư Vân Môn Văn Yển soạn vào đời nhà Đường, Thủ Kiên biên, được xếp vào Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh, tập. 47, số 1988. Sách này thu thập Pháp ngữ, Kệ tụng v.v... của Thiền sư Vân Môn. Cơ phong của Vân Môn Văn Yển cao vút, hay lạ, dụng ngữ giản dị trong sáng mà bất ngờ, hiển bày tông phong siêu việt. Sau đây là một vài pháp thoại tiêu biểu cho cơ phong này (Chân Nguyên dịch Hán-Việt): Các tắc Vân Môn lộ trụ (zh. 雲門露柱), Vân Môn càn thỉ quyết (zh. 雲門幹屎橛) trong sách này khiến cho mọi người cảm thấy thích đọc. Phần hành lục của quyển hạ là truyện ký chân thật của thiền sư do Tập hiền điện Lôi Nhạc soạn. Cuối quyển có phụ lục Tụng Vân Môn Tam Cú ngữ với 8 bài tụng còn sót lại của Duyên Mật (đệ tử Vân Môn). Tham khảo Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục 雲門匡真禪師廣錄, Taishō Vol. 47, No. 1988 (từ 545a16-546b2). App, Urs (dịch & chú dẫn): Master Yummen. From the Record of the Chan Master "Gate off the Clouds". New York-Tokyo-London, 1994. (Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục 雲門匡真禪師廣錄, Taishō Vol. 47, No. 1988) Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. Thành phố Hồ Chí Minh 2002. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Triết lý Phật giáo Thiền tông Thiền ngữ
10987
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BB%81n%20m%C3%A1y
Thuyền máy
Thuyền máy là một phương tiện giao thông đường thủy, chuyển động thông thường nhờ máy đẩy, để chở người và hàng hoá, có thể được chuyển chở nâng lên, hạ xuống từ tàu. Đôi khi người ta cũng sử dụng thêm mái chèo hay căng buồm để phòng khi máy đẩy gặp sự cố. Một số loại thuyền máy thông dụng hiện nay: Xuồng máy: Ghe máy: Vỏ lãi hay tắc ráng: Thông dụng tại miền Tây Nam Bộ Ca nô: Thuyền máy cỡ nhỏ, mạn cao, có buồng máy, buồng lái, dùng chạy trên quãng đường ngắn. Tham khảo Phương tiện giao thông Vận tải Thuyền Thuật ngữ hàng hải