title
stringlengths 1
228
| content
stringlengths 1
2k
| source
stringclasses 4
values |
---|---|---|
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | dùng không mua vào được nữa gây ra tình trạng khan hiếm gay gắt trong nội địa. Đông Dương phải chật vật tìm những sản phẩm thay thế. Thêm nữa, gạo và ngô là hai thứ thực phẩm chính yếu, việc sản xuất trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu về ăn của người bản xứ, lại thêm nhu cầu ngày càng tàng của cả Pháp và Nhật nên việc “xuất khấu” gạo, ngô sang Nhật làm cho sự khan hiếm về các sản phẩm này càng trở nên nghiêm trọng, là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn đói đầu năm 1945. 1. Annuaire statistique de 1'lndochine 1943-1946, Sài Gòn, 1948, 155. Bảng 27: Giá trị thương mại đặc biệt của Đông Dương trong những năm 1939 - 1945 (không kể vàng và bạc) (triệu francs)1 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Thực phẩm Nguyên liệu cho công nghiệp Vật phẩm chế tạo Tổng cộng Thực phẩm Nguyên liệu cho công nghiệp Vật dụng chế tạo Tổng cộng 1939 1.951 1.448 97 3.496 259 614 1.521 2.394 1940 2.281 1.587 86 3.954 268 684 1.087 2.039 1941 1.117 1.300 142 2.868 237 573 1.190 2.000 1942 1.391 1.045 36 2.472 64 203 1.195 1.462 1943 1.481 619 26 2.126 154 375 1.156 1.685 1944 806 27 32 865 69 176 406 651 1945 133 7 21 161 50 37 85 172 Tuy nhiên, không phải vì thương mại của Đông Dương dần đình trệ mà các công ty, các hãng buôn của Pháp bị thất thu. Cán cân thương mại luôn vượt trội chứng tỏ các cơ sở buôn bán này không bị thua lò. Chảng thé, mặc dù từ nâm 1942 Nhặt đâ dùng một loại đồng yên được gọi là đặc biệt, vô giá trị để “thanh toán” cho những sản phẩm “mua” về từ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Đông Dương, nhưng theo tác giả Gautier thì vào lúc kết thúc chiến tranh, nhiệm sở của Ngân hàng Đông Dương ở Tokyo còn giữ được 32 tan vàng, sau đó được đưa vào kho dự trữ của Ngân hàng nước Pháp2. Đó là một khối tài sản lớn mà thực dân 1. Annuaire statistique de• rindochine 1943-1946, Sài Gòn, 1948, tr. 155. 2. Gautier Géorge: 9 Mars 1945, Hà Nội au soleil de sang. La fin de rindochine ýranẹaise. Paris, Société de production littéraire, 1978, tr. 131. Dần theo: David G. Maư, Viet Nam 1945. The Quest for Power, Sđd, tr. 29. Pháp đã chiếm được của Đông Dương thông qua cái gọi là giao thương với Nhật để đem về Pháp. Hơn nữa, trong “nền kinh té chi huy”, người Pháp nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động về kinh tế từ việc định giá cho tới xuất- nhập khẩu, cho tới sản xuất và lưu thông phân phối hàng hóa. Chẳng hạn như, nếu trước kia, người Pháp còn nhường một phần mua, bán cho các hãng buôn Hoa kiều (14% việc xuất cảng gạo cho Hoa kiều ở Nam Bộ)1 thì nay, các tổ chức xuất nhập khẩu do chính phủ thuộc địa lập ra thâu tóm toàn bộ công việc này. về nhập càng, đầu tiên Pháp được Nhật dành cho 2/3 số hàng Nhật nhập vào Việt Nam, sau đó vẫn còn dành cho 1 /22 nên dù có bị chèn ép nhưng Pháp vẫn còn giữ được nhiều quyền lợi như đã được nêu ra ở trên. e. Gmo thông vận tải Số xe chạy bằng ga ở Đông Dương trong các năm từ 1943 đến 1945 giảm đi do thiếu nhiên liệu, nhất là ở Trung và Bắc Kỳ. Năm 1943, cả Đông Dương còn có 1.053 chiếc xe chạy bằng ga vận hành thì ngay năm sau (1944) chi còn 736 | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Dương trong các năm từ 1943 đến 1945 giảm đi do thiếu nhiên liệu, nhất là ở Trung và Bắc Kỳ. Năm 1943, cả Đông Dương còn có 1.053 chiếc xe chạy bằng ga vận hành thì ngay năm sau (1944) chi còn 736 chiếc, năm 1945 chỉ còn 713 chiếc3. Nhưng số xe còn chạy được này chủ yếu là cùa Cambodge (1943; 840; 1944: 670 và 1945: 670). Ớ Việt Nam, chỉ ở Nam Kỳ là còn 209 chiếc vận hành được vào 1943, sang năm 1944 chỉ còn 45 chiếc, tức là giảm đi 1/4 số xe và năm 1945 còn giảm nữa và chi còn 40 chiếc còn chạy4. Hai xứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ thì không có con số thống kê về loại phương tiện vận tải này. Lý do của tình trạng này là ở sự khan hiếm về nhiên liệu. Xăng, dầu nhờn không còn nhập khẩu được nữa, trong khi dầu thực vật và rượu, cồn thay thế được sản xuất ra không đáng kể so với nhu cầu. Chẳng những vậy, theo báo cáo của Bộ Thuộc địa về tình hình Đông Dương ngày 9/7/1944 thì có đến 50% mạng lưới đường giao thông và 90% số xe vận tải bị bom Đồng minh phá huỷ, việc giao thông 1. BEI, 1944, F III, IV, tr. 153. 2. Jean Decoux, A la barre de rindochine, Sđd, tr. 449. 3. 4. Annuaire statistique de 1'Indochine, tập 11, 1943-1946, tr. 117. liên lạc giữa các tỉnh, nhất là giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ trở nên rất khó khăn1. Việc chở gạo từ Nam ra Bắc bị ngừng ừệ là một trong những nguyên nhân gây ra “Nạn đói năm At Dậu". Trong giai đoạn này, Đông Dương giải quyết việc vận tải hành khách và hàng hóa với trọng lượng lớn có lẽ chủ yếu bằng đường sắt dùng than làm chất đốt. Bảng thống kê sau đây cho thấy, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | năm At Dậu". Trong giai đoạn này, Đông Dương giải quyết việc vận tải hành khách và hàng hóa với trọng lượng lớn có lẽ chủ yếu bằng đường sắt dùng than làm chất đốt. Bảng thống kê sau đây cho thấy, việc vận tải bằng loại phương tiện này đã tăng lên cho tới năm 1943, chỉ giảm đi từ năm 1944, như được thể hiện trong bảng sau: Bảng 28: Vận tải đường sắt ở Đông Dutmg trong những năm 1939-19452 Năm Số hành khách được vận chuyển (nghìn ngiròi) Hàng hóa được vận chuyển (nghìn tấn) Thu nhập (nghìn đong) Chi phí (nghìn đồng) Hệ số khai thác(%) 1939 17.187 1.793 28.697 16.212 56 1940 17.169 1.685 27.076 19.655 73 1941 22.639 1.675 36.659 17.573 66 1942 23.752 1.640 38.762 26.774 69 1943 21.588 1.439 51.787 42.134 81 1944 13.413 1.154 40.653 47.165 116 1945 - - - g. Tài chính Đe đáp ứng các khoản chi trong chiến tranh, chính quyền thực dân đã tăng cường các khoản thu cho ngân sách, trong đó biện pháp chủ yếu là tăng thuế khoá và các khoản quyên góp trong dân Đông Dương. Theo các kết quả thống kê, so với năm đầu chiến tranh, ngân sách liên bang đã tăng lên gấp rưỡi trong những năm 1941, 1942, 1. Văn Tạo- Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ớ Việt Nam..., Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 608. 2. BEÌ, 1952 tr. 13. 1943, rồi gần gấp đôi vào năm 1944 và quá gấp đôi vào năm 1945. Cụ thể, từ năm 1939 đến năm 1942, ngân sách thực thu là: 1939: 115.255.000 đồng; 1940: 119.139.000 đồng; 1941: 150.629.000 đồng; 1942: 181.045.000 đồng và từ năm 1943, ngân sách dự thu là: 1943: 171.647.000 đồng; | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 1939 đến năm 1942, ngân sách thực thu là: 1939: 115.255.000 đồng; 1940: 119.139.000 đồng; 1941: 150.629.000 đồng; 1942: 181.045.000 đồng và từ năm 1943, ngân sách dự thu là: 1943: 171.647.000 đồng; 1944: 219.136.000 đồng và năm 1945 là 299.702.000 đồng1. Trong cơ cấu thu ngân sách, do ngoại thương đình trệ, việc thu thuế thương chính giảm đi, từ 24% ngân sách năm 1939 chỉ còn 15% vào năm 19442. Nguồn thu của ngân sách vì vậy phải dựa vào việc tăng các thứ thuế khác như: thuế tiêu thụ và vận chuyển hàng hóa; thuế độc quyền; thué điền thổ... Theo những con số thống kê chính thức thì các loại thuế trên đều tăng lên đáng kể, khoảng từ ba đến hơn ba lần vào năm 1945 (số dự thu) so với năm 1939 (số thực thu) như sau: Bảng 29: Thu nhập từ một sổ loại thuế ở Đông Dương trong các năm 1939 và 19453 Đom vị: nghìn đồng Thuế 1939 1945 Thuế tiêu thụ và vận chuyển hàng hoá 20.655.000 58.265.000 Thuế muối, rượu, thuốc phiện, diêm, pháo, thuốc lá 24.694.000 87.000.000 Thuế điền thổ, trước bạ 11.821.000 28.625.000 về thuốc phiện, do việc nhập khẩu bị ngừng, Pháp khuyến khích nhân dân thượng du trồng loại cây này nên số thuốc phiện sản xuất được ngày một tăng: năm 1940: 7.560kg; nãm 1941: 17.344kg; năm 1. Annuaire statistique de V Union f,rariỊaise Outre- mer 1939-1946, tr. K - 90-93. 2, 3. Annuaire statistique de runion firanẹaise Outre - mer 1939-1946, tr. K-90. 1942: 31.328kg; năm 1943: 48.062kg; | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | năm 1944: 60.633kg1. số lượng thuốc phiện bán ra cũng tăng lên: năm 1939 bán 69.386kg, trị giá hơn 15 triệu đồng, sang năm 1940 tăng lên 71.736kg, trị giá tới hom 19 triệu đồng và hai nám sau mặc dù số lượng giảm đi, nhưng lợi nhuận thì lại dường như là tăng lên: năm 1941: 48.68lkg, trị giá hơn 21 triệu đồng; năm 1942: 29.398kg, trị giá gần 24 triệu đồng và năm 1943, giảm xuống còn 23.274kg nhưng vẫn có giá tới hơn 24 triệu đồng2, rồi năm 1944, số tiền bán được tăng lên đến 31 triệu và năm 1945, dự tính thu được 45 triệu3. Mức thu về thuế rượu tăng lên vùn vụt: năm 1939: 8.086.065 đồng; năm 1940: 8.716.764 đồng; năm 1941: 9.446.494 đồng và sang năm 1942 mức thu đã tăng vọt lên tới 13.571.688 đồng4. Đe tăng thu và giữ độc quyền, Pháp cấm ngặt việc nấu rượu “lậu” trong dân chúng bản xứ, với những mức phạt nặng nề. Thu về thuế muối cũng tàng do việc Pháp tự ý đặt giá mua rất rẻ (chỉ 2,6 đồng/tạ) và giá bán chính thức rất đắt (5,60 đồng/tạ năm 1939 và 28 đồng/tạ năm 1945)5. Năm 1939 thu 5.940.000 đồng, năm 1940 thu 6.093.000 đồng, năm 1941 thu 7.090.000 đồng và đến năm 1942 thu được 7.631.000 đồng6. Chính phủ thuộc địa còn tăng cả giá tem thư, tăng giá vé xe lửa, tăng thuế đổ thùng, thuế chợ, thuế đò... Dc tăng ngân sách, Dông Dương còn được Chính phù Pháp cho mở những đợt “công kho phiếu”. Tháng 3/1941, Toàn quyền Decoux bán ra 10 triệu đồng; rồi 20 triệu vào tháng 5/1941; 45 triệu vào tháng 7/1942; 60 triệu vào tháng 11/1942; 70 triệu vào tháng 4/1943; 1. Témoignages et | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | kho phiếu”. Tháng 3/1941, Toàn quyền Decoux bán ra 10 triệu đồng; rồi 20 triệu vào tháng 5/1941; 45 triệu vào tháng 7/1942; 60 triệu vào tháng 11/1942; 70 triệu vào tháng 4/1943; 1. Témoignages et documents .... Sđd, tr. I- 6. 2, 3. Témoignages et documents Sđd, tr. II-5. 4 Témoignages et documents Sđd, tr. II-8. 5. Témoignages et documents .... Sđd, tr. I- 7,8. 6. Annuaìre statistique de 1'lndochine, tập 1939-1940, tr. 228 và tập 1941- 1942, tr. 244. 85 triệu vào tháng 7/1943 và 110 triệu năm 19441. Tổng cộng trong 4 năm, chính phủ thuộc địa đã “bán" cho nhân dân Đông Dương 400 triệu đồng danh nghĩa trái phiếu để chẳng bao giờ hoàn trả lại. về chi ngân sách, trong thời kỳ này, chính phủ thuộc địa tập trung vào việc trả những món nợ mà Chính phủ Đông Dương đã vay trước đây để làm các công trinh đường sắt, cầu cống..., tính đến năm 1945 là hơn 2.006.984.000 francs và 50.180.000 đồng2. Năm 1939, Đông Dương phải trả 17 triệu đồng và 1944 phải trả 19 triệu đồng3. Khoản chi lớn thứ hai là dùng vào việc “phòng thù Đông Dương”, năm 1939 là 16 triệu đồng và năm 1944 lên đến 36,5 triệu4. Một phần lớn ngân sách cũng đuợc dành để chi trả lương cho một “đội quân viên chức ăn hại ngân sách (budgétivore)”5 và lính khố xanh. Theo các tác giả Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm6 thì năm 1943, khoản chi này chiếm 34,5% ngân sách; năm 1944 chiếm 33,3%; năm 1945 dự chiếm 33,5%. Bộ máy chính quyền phỉnh to trong chiến tranh. Trên một số dân Việt Nam là 23 triệu người, vào 31/12/1942, Đông Dương có | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chi này chiếm 34,5% ngân sách; năm 1944 chiếm 33,3%; năm 1945 dự chiếm 33,5%. Bộ máy chính quyền phỉnh to trong chiến tranh. Trên một số dân Việt Nam là 23 triệu người, vào 31/12/1942, Đông Dương có 5.078 viên chức, chưa kể số viên chức ngoại hạng đang chờ hay đang nghỉ phép, không thuộc ngân sách liên bang, số lính khố xanh, quân nhân thuộc Ngân sách Đông Dương thì tỷ lệ là: 1 viên chức Pháp cho 4.500 dân7. Số công chức người Pháp và người Đông Dương trực thuộc Ngân sách liên bang năm 1Q39 là 2.402 người Pháp và 10.156 người Đông Dương, nhưng năm 1945 đã tăng lên 3.222 người Pháp và 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 325. 2. J. Gauthier: L'Indochine au travail dans la paixỷranẹaise, Paris 1947, ừ. 47. 3. Annuaire statistique de rUnion/ranẹaise Outre-mer, tr. K-90. 4. Dần theo: Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 8, Sđd, tr. 150. 5. Témoignages et documents Sđd, tr. I- 5. 6. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham kháo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 8, Sđd, tr. 151. 7.ASI, 1941-1942, tr. 267. 16.739 người Đông Dương'. Năm 1944, số tiền phải chi để trả lương trong ngân sách là 60 triệu đồng2. Tất nhiên, số tiền này rơi phần lớn vào các công chức và binh lính Pháp, bởi vì tiền lương của một công chức Pháp luôn gấp 10 lần tiền lương của một công chức người bản xứ. Ngoài ra, phần Ngân sách liên bang đóng góp vào quỹ của chính quốc mỗi năm một tăng lên: năm 1939: 4.765.000 đồng; năm 1940: 5.831.000 đồng; năm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | gấp 10 lần tiền lương của một công chức người bản xứ. Ngoài ra, phần Ngân sách liên bang đóng góp vào quỹ của chính quốc mỗi năm một tăng lên: năm 1939: 4.765.000 đồng; năm 1940: 5.831.000 đồng; năm 1941: 6.562.000 đồng và năm 1942: 6.772.000 đồng3. Không những thế, ngân sách liên bang cũng còn phải nộp nhiều tiền để nuôi quân đội Pháp và quân đội Nhật ở Đông Dương mà chi riêng 6 tháng đầu năm 1944, số tiền Pháp phải đưa cho Nhật đã là 310 triệu yên, tương đương 316 triệu đồng, nghĩa là gấp 10 lần ngân sách năm ấy4. Như vậy, người dân Đông Dương đã phải è cổ đóng thuế để nuôi ngân sách đủ các loại, không chỉ ngân sách liên bang mà còn là ngân sách cấp xứ, cấp tinh cũng có nghĩa là để cung cấp cho hoạt động của bộ máy chính quyền cai trị mọi loại, cả Pháp và Nhật cùng các lực lượng bù nhìn ãn theo... 3. Chính sách cướp đoạt về kinh tế của phát xít Nhật Cùng với thực dân Pháp, phát xít Nhật cũng ra sức khai thác nền kinh tế Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh cùa chúng. Công việc này được thực hiện qua các hoạt động đầu tư vốn vào công nghiệp khai thác mỏ, qua con đường "thương mại" và qua hành động cướp bóc trắng trợn cả hàng hóa và tiền bạc của Đông Dương. 1, 2. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập VIII, Sđd, tr. 151. 3. Témoignages et documents..., Sđd, tr. I- 5. 4. Témoignages et documents..., Sđd, tr. IV-40. a. Đầu tư vào khai thác mỏ Công ty đầu tiên của Nhật đầu tư vốn vào kinh doanh ở Đông Dương là Công ty Thương mại và Kỹ nghệ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Sđd, tr. I- 5. 4. Témoignages et documents..., Sđd, tr. IV-40. a. Đầu tư vào khai thác mỏ Công ty đầu tiên của Nhật đầu tư vốn vào kinh doanh ở Đông Dương là Công ty Thương mại và Kỹ nghệ Đông | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Dương, được thành lập vào năm 1938, với số vốn ban đầu là 100.000 đồng, năm 1941 tăng vọt lên 5.000.000 đồng. Đây là một công ty hoàn toàn Nhật. Rồi, ngày 6/5/1941, Pháp- Nhật ký các hiệp định về cư trú và hàng hải; hiệp định về quan thuế và thương mại, mở cửa cho Nhật xâm nhập kinh tế vào Đông Dương một cách mạnh mẽ hom. Ngoài ra, trong chiến tranh còn có 3 công ty liên doanh Nhật- Pháp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mò ở Đông Dương:- Công ty Crôm Đông Dương được thành lập năm 1942, với số vốn ban đầu là 500.000 đồng, khai thác mỏ chrômes ở Thanh Hoá, liên hệ mật thiết với Công ty Thưcmg mại và Kỹ nghệ ở trên.- Công ty Kỹ nghệ mó Đông Dưomg thành lập năm 1940, số vốn 1.000.000 đồng, khai thác nhiều kim loại, chủ yếu là sắt và mangan ở Thái Nguyên và cũng có liên hệ mật thiết với Công ty Thương mại và Kỹ nghệ.- Công ty Khai thác phot phát Đông Dương, được thành lập năm 1940, vốn ban đầu 250.000 đồng, chuyên khai thác phosphat ở Lào Cai. Bảng 30: Tình hình đầu tư vốn của các công ty Nhật trung nhữiig năm 1940-19431 Năm Tổng vốn của các công ty Nhật (francs) Tổng vốn cùa các công ty ở Đông Dương (francs) 1940 12.500.000 299.200.000 1941 49.000.000 104.100.000 1942 6.500.000 141.000.000 1943 43.000.000 224.800.000 Tổng cộng 111.000.000 769.100.000 1. BEI, 1944, F.I,tr. 139. Như vậy, số vốn cùa các công ty Nhật chỉ bằng khoảng 1/6 tổng số vốn của tất cả các công ty Pháp và Nhật đầu tư ở Đông Dương. Tuy nhiên, số vốn này tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ, do đó không làm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | vậy, số vốn cùa các công ty Nhật chỉ bằng khoảng 1/6 tổng số vốn của tất cả các công ty Pháp và Nhật đầu tư ở Đông Dương. Tuy nhiên, số vốn này tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ, do đó không làm giảm cho Đông Dương những khó khăn về hàng hoá mà chỉ là hành động nạo vét tài nguyên của Đông Dương. Lượng nguyên liệu mà các công ty Nhật và các công ty hỗn hợp Nhật- Pháp khai thác được trong những năm chiến tranh được thể hiện trong bảng sau: Bảng 31: Sản lượng sắt, mangan, phosphat trong những năm 1940-19451 (tính bằng tấn) Năm Sắt Mangan Phosphat 1940 33.442 669 2.000 1941 52.249 1.040 30.000 1942 63.046 1.438 120.000 1943 80.576 1.452 1944 21.975 7.719 1945 7.925 Tông cộng, các công ty này đã khai thác của Việt Nam 259.213 tấn quặng sắt, 10.867 tấn măng gan, 152.000 tan phosphat. Phần lớn số quặng trên được xuất sang Nhật, nhưng giảm đi từ năm 1943 do thiếu phương tiện vận chuyển và năm 1944 thì ngừng hẳn. Theo tác giả Gaudel trong cuốn "Đông Dương đối diện với Nhật bản", xuất bản năm 1947, những tập đoàn doanh nghiệp Nhật như Mitsui và Mitsubishi thay thế hoặc thu hút các hãng thương mại Pháp dưới sự bảo trợ của các quan chức Nhật tại Đông Dương2. Từ 1. Annuaire statistique de 1'Union /ranẹaise d'Outre - mer 1939-1946, tr. G- 41 và BE11943, F-11. 2. A. Gaudel, L'Indochine/ranẹaise en face du Japon, Paris, 1947, tr. 212-217. năm 1943, một số hãng Nhật còn chuyển sang thuê đất để trồng đay, thầu dầu, cây gai dầu và bông, một số khác nhập máy cưa, sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | en face du Japon, Paris, 1947, tr. 212-217. năm 1943, một số hãng Nhật còn chuyển sang thuê đất để trồng đay, thầu dầu, cây gai dầu và bông, một số khác nhập máy cưa, sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam để đóng thuyền, xây cầu, doanh trại và nhà kho cũng như làm thanh tà vẹt đường sắt...1. Giới chính trị và doanh nhân Pháp- Nhật vào hùa với nhau trong việc kinh doanh, khai thác và bóc lột nền kinh tế thuộc địa làm cho nó vốn đã kiệt quệ lại càng thêm kiệt quệ. b. Cướp bóc Việc cướp bóc về kinh tế được Nhật tiến hành ngay từ khi đặt chân lên Đông Dương mà trước hết là chiếm luôn những kho hàng mà Trung Quốc mua của Mỹ để ở Hải Phòng rồi đem bán ờ Việt Nam và Hoa Nam (Trung Quốc). Nhật cũng bắt giữ luôn 12 chiếc tàu hàng và số vàng mà Pháp để ờ Nhật2. Rồi, khi Pháp chính thức đầu hàng Nhật ngày 25/9/1940, thực hiện những điều kiện Nhật yêu cầu, Pháp phải chở ngay gạo từ Hà Nội lên Lạng Sơn để nuôi quân đội Nhật. Sau đó, Pháp liên tiếp phải ký những văn bản cung cấp thóc gạo và các nhu yếu phẩm khác cho Nhật. Ngày 20/1/1941, Pháp ký với Nhật hiệp định cung cấp cho Nhật 700.000 tấn gạo tráng, được chở từ Sài Gòn sang3. Tháng 11/1941, thực hiện các hiệp định này, một phái đoàn kinh tế gồm 150 nhà chuyên môn sang nghiên cứu tại Việt Nam và còn định mở đường sắt nối liền Đông Kinh- Chiêu Nam (Singapore) và Miến Điện qua Hà Nội. Dự án này sau đó bị bãi bỏ, phái đoàn kinh tế bị giải tán. Chiếm được Đông Dương, Nhật đã nhanh chóng lên ngôi chủ, dùng Pháp làm tay sai trong việc | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Chiêu Nam (Singapore) và Miến Điện qua Hà Nội. Dự án này sau đó bị bãi bỏ, phái đoàn kinh tế bị giải tán. Chiếm được Đông Dương, Nhật đã nhanh chóng lên ngôi chủ, dùng Pháp làm tay sai trong việc “huy động” kinh tế của Đông Dương cho chiến tranh. Ngày 18/7/1942, Nhật buộc Pháp phải ký 1. David Marr, Viet Nam 1945. The Quest for Power, Sđd, tr. 31. 2. Jean Decoux, A la barre de rindochine, Sđd, tr. 439 và 444. 3. Dương Trung Quốc, Việt Nam nhũng sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 325. Hiệp ước Pháp- Nhật. Theo đó, Đông Dương phải xuất, hay nói đúng hơn là phải chở sang Nhật 1.050.000 tấn gạo và tấm trước ngày 31/10 và 45.000 tấn bột gạo trước ngày 31/12/1942'. Không những thế, qua con đường “thương mại", Nhật không chi nhờ Pháp “thu mua” gạo mà còn cả nhiều sản phẩm khác của Đông Dương. c. Hoạt động thương mại Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật buôn bán không nhiều với Đông Dương. Năm 1938, Nhật chi mua 3% tổng số hàng xuất khẩu của Đông Dương và bán 2,9% tổng số hàng nhập cảng vào Đông Dương2. Nhưng từ chiến tranh, nhất là từ khi chiến tranh Thái Bình Dương giữa Nhật và Anh- Mỹ bùng nổ (12/1941), Pháp không còn buôn bán được với Đông Dương nữa thì Nhật lại là nước buôn bán nhiều với Đông Dương và từ năm 1942 đã trở thành khách hàng gần như độc nhất của Đông Dương. Chế độ tự trị quan thuế mà Pháp buộc phải nới lỏng cho Đông Dương tạo cho Nhật nhiều điều kiện để buôn bán với thị trường này. Đầu chiến tranh, Nhật bán cho Đông Dương nhiều vật phẩm thiết yếu, nhung do nền | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tự trị quan thuế mà Pháp buộc phải nới lỏng cho Đông Dương tạo cho Nhật nhiều điều kiện để buôn bán với thị trường này. Đầu chiến tranh, Nhật bán cho Đông Dương nhiều vật phẩm thiết yếu, nhung do nền kinh tế Nhật bị chuyển sang phục vụ chiến tranh, lại khó khăn trong việc chuyên chở nên Nhật ngày càng bán ít cho Đông Dương nhưng lại mua nhiều của | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Đông Dương. Cán cân thương mại cùa Nhật với Đông Dương luôn trong tình trạng dư trội, như được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây. Cả về khối lượng và giá trị, hàng hoá Đông Dương xuất sang Nhật đều vượt hơn nhiều so với hàng nhập tò Nhật vào Đông Dương. 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, ữ. 355. 2. BEl 1950- số 3, 4. Bảng 32: Giá trị thương mại đặc biệt của Đông Dương với Nhật Bản trong những năm 1938-19451 Năm Nhập khẩu từ Nhật Xuất khẩu sang Nhật Khối lượng (tấn) Trị giá (nghìn franc) Khối lượng (tấn) Trị giá (nghìn franc) 1938 41.875 55.525 915.687 87.600 1939 96.246 40.136 995.273 15.314 1940 12.596 31.285 1.232.629 6.815.653 1941 30.017 336.342 1.395.528 1.599.269 1942 48.395 1.142.760 1.629.081 2.338.820 1943 38.576 1.258.140 1.433.518 1.996.000 1944 6.115 337.843 538.038 793.242 1945 522 50.692 58.249 133.085 Hàng nhập từ Nhật vào Đông Dương đều là các sản phẩm tiêu dùng như giấy, khoai tây, dầu béo, vải... để phục vụ cho nhu cầu của quân đồn trú Nhật. Trong khi đó, Nhật đem tất cả những sản phẩm cần cho chiến tranh như: gạo, ngô, cây lấy dầu, quặng sắt, măng gan, than, muối biển...) của Đông Dưưng vè Nhậi. Trong đó, nông phẩm là những thứ cần cho người dân đã bị Nhật tận vét một cách trực tiếp hoặc qua việc “chi huy nền kinh tế” của Pháp đã làm cho tình trạng thiếu đói trở nên trầm trọng, còn những thứ Nhật không cần như quặng kẽm, than đá, cao su, cà phê... thì chi mua một phần làm cho những ngành sản xuất liên quan bị đình đốn, công | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | làm cho tình trạng thiếu đói trở nên trầm trọng, còn những thứ Nhật không cần như quặng kẽm, than đá, cao su, cà phê... thì chi mua một phần làm cho những ngành sản xuất liên quan bị đình đốn, công nhân bị thất nghiệp cả đám. Bảng thống kê sau đây phản ánh tình hình "xuất khẩu" của một số mặt hàng của Đông Dương sang Nhật trong những năm chiến tranh. 1. Annuaire statistique de 1'Indochine 1941-1942, Sài Gòn, 1943, tr. 176 và Annuaire statistique de 1'indochine 1943-1946, Sài Gòn, 1948, tr. 179. Bảng 33: Việc xuất khấu gạo, ngô, cát, dầu, quặng mỏ của Đông Dương sang Nhật trong những năm 1938-1942 (tính bàng tấn)1 1938 1939 1940 1941 1942 Gạo 200 7.728 472.991 583.323 961.914 Ngô 14.111 96.989 178.810 119.252 123.980 Cát 8.056 52.556 33.780 37.723 Dầu 673.046 673.293 479.007 506.405 2.886.626 Quặng 89.707 88.200 41.000 40.343 62.768 Riêng về gạo, Nhật là nước đứng đầu trong các nước nhập gạo của Đông Dương và lượng gạo mà Nhật "mua” của Đông Dương tăng lên từng năm như được phản ánh trong bảng sau: Bảng 34: Lượng gạo Đông Dương "xuất khẩu” sang Nhật Bản trong những năm 1939-19452 Năm Tổng lirợng gạo xuất càng của Đông Dinmg (nghìn tấn) Lượng gạo xuất sang Nhật (nghìn tấn) Tỷ lệ% 1939 1.673 8 0,47 1940 1.586 468 29.50 1941 944 583 61,75 1942 974 937 99,25 1943 1.024 1.008 98,43 1944 499 497 99,59 1945 45 45 100 1. Vãn Tạo- Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam..., Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, ứ. 65. 2. Annuaire statistique de 1'indochine 1943-1946, Sđd. Việc “nhập | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 499 497 99,59 1945 45 45 100 1. Vãn Tạo- Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam..., Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, ứ. 65. 2. Annuaire statistique de 1'indochine 1943-1946, Sđd. Việc “nhập khấu” hàng hoá của Nhật từ Đông Dương thực chất là hành động cướp đoạt đối với Đông Dương. Bời vì, Nhật đã dùng chính đồng Yên để thanh toán cho những hàng hóa mua về từ Đông Dương. Một lượng tiền lớn loại này đã được tích tụ tại nhũng tài khoản của Đông Dương tại Tokyo và cho đến năm 1942, Pháp chỉ có thể dùng khoản tiền này để mua các hàng hoá từ Thái Lan, Singapore hoặc là tại những vùng Nhật chiếm đóng ở Trung Quốc. Rồi sau đó, Nhật bắt chính phủ Vichy phải đổi những tài khoản này sang loại đồng yên “đặc biệt" không có giá trị gì, ngoài việc dùng để mua xà phòng, thuốc men tại Nhật hoặc chi để dùng cho các nhân viên ngoại giao Pháp tại những nơi Nhật chiếm đóng. Không những vậy, trong chiến tranh, Nhật còn bắt Chính phủ Đông Dương chu cấp một khoản tiền lớn. Theo Jean Decoux thì từ nãm 1940 đến tháng 3/1945, chính phủ thuộc địa Đông Dương đã phải nộp cho Nhật 720 triệu đồng (piastres) và từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Nhật buộc Ngân hàng Đông Dương cấp thêm tới 780 triệu làm cho tổng số tiền Pháp lấy của nhân dân Đông Dương để nộp cho Nhật lên tới 1.500 triệu đồng'. Vì thiếu tiền tiêu và nộp cho Nhật, chính phủ thực dân cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy để đáp ứng yêu cầu chi tiêu cho quân đội Nhật ở Đông Dương, gây ra tình trạng lạm phát khủng khiếp với số giấy bạc lưu | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | và nộp cho Nhật, chính phủ thực dân cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy để đáp ứng yêu cầu chi tiêu cho quân đội Nhật ở Đông Dương, gây ra tình trạng lạm phát khủng khiếp với số giấy bạc lưu hành ngày một tăng lên, năm 1945 tăng gấp 11 lần so với năm 1938 như sau: năm 1938: 170.100.000 đồng; năm 1939: 192.700.000 đồng; năm 1940: 268.100.000 đồng; năm 1941: 314.500.000 đồng; năm 1942: 428.900.000 đồng; năm 1943: 612.400.000 đồng; năm 1944: 1.052.400.000 đồng và năm 1945 lên tới 1.988.300.000 đồng2. 1. Jean Decoux, A la barre de rindochine, Sđd, tr. 446. 2. Japan’ plan for the colonization of Indochina and what actually happend by Yukichita, Southeast Asie: History and culture, 9/1980, p. 125 -Theo Văn Tạo, Furita Motoo, Nạn đói..., Sđd, tr. 606. Số lượng tiền lưu hành nhiều kèm theo nạn khan hiếm hàng tiêu dùng đã đẩy giá cả trong nội địa tăng lên hàng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cùa người dân. 4. Nạn thiếu thốn, đắt đỏ, đói rách trong chiến tranh Tạp chí Kinh tế Đông Dương năm 1942 cho biết: so tháng 11/1941 với giữa năm 1939, giá bán buôn tăng 108%, giá bán lẻ tăng 535% ở Hà Nội và 42% ở Sài G òn1. Trong các năm sau, giá cả còn tăng lên hơn nữa. Năm 1940, giá 1 tạ gạo ở Hà Nội mới chi là 10,1 đồng thì năm 1943, giá chính thức là 31 đồng nhưng giá chợ đen đã tới 57 đồng và năm 1944, giá chính thức là 40 đồng còn giá chợ đen tăng lên gấp gần 7 lần so với giá chợ đen của năm trước với mức là 350 đồng và sang năm 1945, giá chính thức | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | được ấn định là 53 đồng, giá chợ đen tăng vọt lên đến từ 700 đến 800 đồng, tức là tăng lên gấp hàng trăm lần so với thời gian đầu chiến tranh2. Các mặt hàng thiết yếu khác như vải, xà phòng, diêm, dầu lạc... giá cũng tăng lên theo một nhịp điệu chóng mặt do nhập khẩu giảm sút và việc sản xuất ở trong nước không tăng kịp nhu cầu. Ví dụ: 1 mét vải đã từ 0,70 đồng năm 1940 tăng lên 2 đồng năm 1943; 1 cân xà phòng từ 0,32 đông tăng lcn 1,05 đông năm 1943; 1 bao dicm tăng từ 0,015 đồng lên 0,04 đồng3... Giá cả tăng lên làm cho chi số giá sinh hoạt tăng lên, nhất là đối với các tầng lớp nhân dân lao động, như được thống kê trong bảng dưới đây (lấy năm 1925 là 100). 1 BEI 1942, tr. 29. 2. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 8, Sđd, tr. 184. 3. Vũ Đình Hoè trên Tạp chí Thanh Nghị số 110. Bảng 35: Chỉ số giá sinh hoạt của công nhân và tầng lóp trung lưu ở Hà Nội và Sài Gòn trong những năm 1939-1945' Năm Chỉ số đối với công nhàn ở Hà Nội Chi số chung đối vói giới trung lưu và công nhân ở Sài Gòn Chỉ số chung Chỉ số thực phẩm Đối với giới trung lưu Đối vói giói công nhân 1939 118 112 108 110 1940 140 135 120 128 1941 191 179 133 140 1942 270 239 168 180 1943 451 406 221 236 1944 808 792 376 361 1945 2.866 2.890 459 506 Như vậy, lấy năm 1945 so với năm 1939, chỉ số giá sinh hoạt tăng lên 5 lần ờ Sài Gòn và 25 lần ờ Hà Nội, nhất là về thực phẩm. Việc “chi huy” của chính phủ thuộc địa trong việc phân phối sản phẩm đã diễn ra, nhưng chi dành cho | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | năm 1939, chỉ số giá sinh hoạt tăng lên 5 lần ờ Sài Gòn và 25 lần ờ Hà Nội, nhất là về thực phẩm. Việc “chi huy” của chính phủ thuộc địa trong việc phân phối sản phẩm đã diễn ra, nhưng chi dành cho những tầng lớp trên ở các đô thị. Chẳng hạn, năm 1943, ở Hà Nội, theo quy định mỗi nhân khẩu được mua theo giá chính thức 125 gam xà phòng và lkg đường2, nhưng dân lao động không được hưởng chế độ này. Ngay cả đối với những tầng lớp khá giả thì lượng hàng này cũng không đủ dùng nên họ phải mua với giá đắt ngoài chợ đen. Dân nông thôn, khổ hom dân thành thị nhiều lần. Tình trạng thiếu mặc, thiếu ăn diễn ra ở khắp nơi. Nạn thiếu mặc diễn ra là do chiến tranh, Pháp không nhập đủ được lượng bông vải vào Đông Dương như lúc bình thường (khoảng 1. Annuaire statistique de ilndochine 1943-1946, tr. 301. 2. Trung Bắc chủ nhật, số 167, ngày 25/7/1943. 2 vạn tấn) và việc sản xuất trong nước (được khoảng 3.000 tấn vào năm 1944) mới chi đủ cung cấp khoảng 1/4 nhu cầu mặc của nhân dân ta' mặc dù chính phủ thuộc địa đã chú ý mở rộng diện tích bông và những cây lấy sợi khác (đay, gai, dâu tàm...) cũng như khuyến khích phát triển nghề dệt vải thủ công trong nước. Đã thế, Đông Dương còn phải dành một phần hàng nhập và hàng dệt trong nước cho quân đội Pháp và dành một phần nguyên liệu sản xuất trong nước cho việc dệt bao tải đựng gạo cho Nhật nên đã thiếu lại càng thiếu hơn. Nạn đầu cơ, tích trữ của các công ty thương mại, các nhà cung cấp làm cho giá đồ mặc ở chợ đen tăng lên vòn vọt. Năm 1943, Đốc | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cho việc dệt bao tải đựng gạo cho Nhật nên đã thiếu lại càng thiếu hơn. Nạn đầu cơ, tích trữ của các công ty thương mại, các nhà cung cấp làm cho giá đồ mặc ở chợ đen tăng lên vòn vọt. Năm 1943, Đốc lý Hà Nội cho phép các gia đình sổ hạng nhất (đóng thuế môn bài từ 1 đồng hay 2,50 đồng) và có 10 nhân khẩu thì được mua 5,4m vải ta, khổ 0,40m2, tức là chỉ đủ may một bộ quần áo. Những người dân quê chịu rách rưới vì họ không được nhà nước phân phối vải mặc và không có đủ tiền mua quần áo theo giá chợ đen. Vụ rét năm 1944 là một vụ rét chưa từng có khiến người dân rất khốn khổ. Nạn thiếu ăn mới thật là kinh khùng bởi lượng thóc gạo sản xuất ra (ờ Bắc Kỳ và Trung Kỳ) vốn đã không đủ ăn, Nhật- Pháp còn thẳng tay thu vét đến hạt thóc, hạt gạo cuối cùng của họ để cung cấp cho Nhật, nuôi quân đội Pháp và nấu rượu cồn chạy máy. “Nhiêu nơi, ruộng xâu, môi năm trừ sô thóc dự trữ đê ủn chu tới vụ sau, không sao đù số thóc phải nộp, thành ra chù ruộng phải bỏ tiền đong thóc dùng trong gia đình sau khi đã bán thóc cho nhà nước”7’. Vũ Đình Hoè cho biết: dân Bắc Kỳ phải nộp đến 3/4 số thóc thu hoạch được4. Trong một số vụ thu của các năm 1942, 1943 và 1. Annuaire statistique de l' Union /ranẹaise d 'Outre - mer 1939-1946, tr. F-77. 2. Trung Bắc chủ nhật, số 174, ngày 12/9/1943. 3. Trung Bắc chú nhật, số 172, ngày 28/9/1943. 4. Thanh Nghị, số 118, ngày 24/5/1945, tr. 7. 1944, số thóc chính phủ thuộc địa Pháp “thu mua” là: 18.098 tấn (vụ tháng 10 năm 1942); 130.205 tấn (vại tháng 5 và tháng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nhật, số 172, ngày 28/9/1943. 4. Thanh Nghị, số 118, ngày 24/5/1945, tr. 7. 1944, số thóc chính phủ thuộc địa Pháp “thu mua” là: 18.098 tấn (vụ tháng 10 năm 1942); 130.205 tấn (vại tháng 5 và tháng 10 năm 1943); 186.180 tấn (vụ tháng 5 và tháng 10 năm 1944)'. Giá thóc do chính phủ ấn định lại chỉ bàng một phần nhỏ của giá chợ đen nên người dân quê đã thiệt lại càng thiệt hại hom. Năm 1945, giá gạo chợ đen tăng gấp từ 70 tới 80 lần so với năm 1940: 25 đồng/tạ so với từ 700 đến 800 đồng/tạ2. Ngoài gạo thì ngô và các thứ ngũ cốc khác của người Việt Nam cũng bị Nhật, Pháp “thu mua” hết. Dân chúng chẳng còn gì để ăn. Pháp- Nhật lại còn bắt nông dân tăng diện tích các loại cây lấy sợi và lấy dầu (tới năm 1944, tổng cộng lên tới 45.000ha3), nhưng giá các sản phẩm này cũng là do chính phủ thuộc địa ấn định, “chi huy”, rè hom rất nhiều so với giá chợ nên người trồng luôn bị thua lỗ. Từ giữa năm 1943, Pháp phát bông gạo cho dân các thành phố ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, lúc đầu mỗi người lớn được mua 15kg theo giá chính thức, cuối năm 1943, giảm chỉ còn 12kg, đầu năm 1944 chỉ còn 1 Okg và đầu năm 1945 thì Nhật chỉ còn bán cho mỗi người 7kg gạo hẩm, mốc, sạn sỏi4. Nhà đông người không thể đủ gạo ăn. Cuối năm 1944, một nạn lũ lụt chưa từng có đã diễn ra, sản lượng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | lúa từ 1.088.700 tấn lúc thường giảm chi còn 1.000.000 tấn vào vụ mùa năm ấy5. Trong số này, Pháp thu 125.000 tấn (bán cho dân thảnh phố 35.000 tấn, Pháp- Nhật tích trữ trong kho 90.000 tán còn lại). Số thóc còn lại 910.000 tấn, trừ đi 55.000 tấn thóc giống, dân Bắc Kỳ còn được sử dụng 855.000 tấn, chi đủ nuôi 6 triệu 70 vạn dân. số dân 3 triệu 30 vạn phải ăn ngô, khoai, sắn... Nhưng Bấc Kỳ cũng chi thu được một số lượng nhỏ loại lương thực phụ này, 1, 2. Témoignages... Sđd, tr. 1-15. 3. Annuaire statistique... 1939-1946, tr. F-76 4. Trung Bắc chù nhật, số 172, ngày 29/8/1943. 5. Hoàng Văn Đức, “Comment la Revolution a triomphé la famine”, tr. 6. Dần theo: Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, Sđd, tr. 83. khoảng 147.000 tấn, tương đương 133.100 tấn thóc và vụ mùa thì chỉ sản xuất được khoảng 80.000 tấn, nuôi sống khoảng 60 vạn dân trong 7 tháng1. Đó là chưa kể tình trạng tích trữ thóc gạo của bọn địa chủ, quan lại, làm cho số thóc trên bị giảm đi. Do đó, không phải 2 triệu 70 vạn người thiếu ăn mà là nhiều hơn nữa. Trong trường hợp đó, đáng lẽ phải tổ chức chở thóc gạo từ miền Nam ra miền Bắc để cứu đói thì chính phủ thuộc địa lại gây khó dễ cho việc chuyên chở bằng những quy định ngặt nghèo (như sẽ thu 3/4 số gạo được vận tải và chi trả công cho chủ thuyền mành 20 đồng/ltạ2). Việc Mỹ ném bom phá hòng đường giao thông thuỳ, bộ cũng là nguyên nhân gây cản trở việc chuyên chở đó. số lượng gạo được đưa từ Nam ra Bắc từ 185.620 tấn năm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | công cho chủ thuyền mành 20 đồng/ltạ2). Việc Mỹ ném bom phá hòng đường giao thông thuỳ, bộ cũng là nguyên nhân gây cản trở việc chuyên chở đó. số lượng gạo được đưa từ Nam ra Bắc từ 185.620 tấn năm 1941, giảm chỉ còn 6.830 tấn (để nấu rượu)3. Đã thế, năm 1944, Nhật còn vét thêm 500.000 tấn và số thóc mà Pháp tích trữ trong kho đụn trên cả nước, cho đến tháng 3/1945 lên tới hơn 500.000 tấn4. Như vậy, sự vơ vét thóc gạo của Pháp và Nhật, tình trạng mất mùa do lũ lụt, tình trạng thóc gạo không được chuyên chờ từ Nam ra Bấc trở thành những nguyên nhân gây ra nạn đói năm Ất Dậu- một nạn đói lịch sừ được gây ra để phục vụ cho mục đích chính trị và kinh tế của phát xít Pháp- Nhật. “Nạn đói 1944-1945 đã lay đi sinh mạng cùa hai triệu người là kết quà khổng thế tránh khói cùa một chính sách cố ý được then đuổi vì hai mục đích: về chính trị: làm chết một phần quan trọng dân chúng bang cách dìm họ trong nạn đói: một cái phanh tuyệt vời để làm dịu những sự hăng hái cùa những người dân yêu nước. 1. Những số liệu ở đây được tham khảo từ Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham kháo lịch sứ cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, Sđd, tr. 83-85. 2. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, Sđd, tr. 85. 3. BE I1944, F III, IV, tr. 163. 4. Jean Decoux, A la barre de rindochine, Sđd, tr. 449. về kinh tế: a) Cho phép một vài công ty Pháp (Denis freres), Nhật (Mitsui Mitsubishi, V.V..J tích trữ hàng triệu tắn gạo được mua với giá rẻ mạt đế bán lại với giá vàng; b) Tạo | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Sđd, tr. 449. về kinh tế: a) Cho phép một vài công ty Pháp (Denis freres), Nhật (Mitsui Mitsubishi, V.V..J tích trữ hàng triệu tắn gạo được mua với giá rẻ mạt đế bán lại với giá vàng; b) Tạo thuận lợi cho việc tuyển mộ cu li cho các đồn điền và cho các hầm mỏ (xem Báo cáo cùa chù Sở mỏ Desrousseaux tháng sáu năm 1940). Ket quả của chính sách: Ở Nam Kỳ, thóc có giá 2 đồng một giạ (40 lít) là 8 đồng một tạ: chi bằng 1/5 giá sản xuất (điều này làm cho các công ty công nghiệp Pháp thay việc dùng thóc làm chắt đốt thay cho than tiết kiệm hom). Những biện pháp hà khắc cấm hay ít nhất là giảm thiếu việc vận chuyển thóc gạo ra Bắc Kỳ. Ket quà: lúa của Nam Kỳ không thế được bán với giá hợp lý và hàng ngàn hecta ruộng đã bị bỏ hoang. Đoi với vụ thu hoạch năm 1945, ở nhiều nơi, vì gạo bán không cho phép thu hồi ngay cả phí ton sản xuất, hàng nghìn tan thóc bị bỏ cho hỏng ở ngoài đổng trong khi ở những nơi khác, vào vụ tháng 5, những người nông dân lại phải ăn củ chuối, lá cỏ. Trong lúc này, ở Bắc Kỳ, song song với sự ngừng lại cùa sự hỗ trợ của Nam Kỳ thì che độ thu mua nối tiếng và sự tích trữ chính thức thóc lúa đã làm lay chuyển cà một bộ máy chính quyển'. Một nạn đói khủng khiếp đã diễn ra, và con số hai triệu người Việt Nam bị chết đói là con số ước lượng có lẽ còn dưới mức thực tế. Nói tóm lại, chính sách “kinh tế chi huy” của thực dân Pháp và sự tước đoạt của phát xít Nhật về kinh tế đã làm cho nền kinh tế Đông Dương, vốn đã nghèo nàn bị vắt cạn kiệt. Chiến tranh cũng đã làm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Nói tóm lại, chính sách “kinh tế chi huy” của thực dân Pháp và sự tước đoạt của phát xít Nhật về kinh tế đã làm cho nền kinh tế Đông Dương, vốn đã nghèo nàn bị vắt cạn kiệt. Chiến tranh cũng đã làm cho nền kinh tế phát triển què quặt, mất cân đối bộc lộ hết 1. Témoignages..., Sđd, tr. 14-1, 15-1. những nhược điểm của nó. Sự ngừng ừệ về nhập khẩu tạo điều kiện cho một vài hoạt động về kinh tế trong nội địa nhưng chi trong một chừng mực hết sức nhỏ bé, khiêm tốn và tạm thời. Người dân Đông Dương thì đã phải trải qua một thời kỳ vô cùng đen tối về kinh tế. ra. TÌNH HÌNH VĂN HÓA- XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI PHÁP- NHẬT 1. Văn hóa Sự cạnh tranh về chính trị giữa hai tên phát xít Pháp và Nhật đã dẫn tới sự cạnh tranh cũng không kém phần quyết liệt trong các lĩnh vực văn hoá- xã hội. Mỗi tên đều muốn lợi dụng các lĩnh vực này làm vũ khí “tấn công" vào người bản xứ, thu hút sự chú ý của họ, lôi kéo họ và cùng muốn xoa dịu những cảm xúc sợ hãi, lòng căm giận nơi họ do việc đàn áp, khùng bố về chính trị, tước đoạt về kinh tế gây ra. Vì vậy, về phía các thế lực thực dân có thể nói, chưa khi nào các hoạt động ván hóa- xã hội lại ồn ào, hỗn loạn như trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai. a. Chính sách văn hoá của Nhật Phục vụ cho mục đích chính trị của mình, ngay khi vào Đông Dương, cùng với việc thực hiện nhũng chính sách về chính trị | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | và kinh tế, Nhật đã cho tiến hành nhiều hoạt động về văn hoá- xã hội để cảm hóa, "thôi miên" người bản xứ. Nhật cho bọn bồi bút Đông Pháp và Trung Bắc chù nhật tuyên truyền cho nền văn minh của Nhật, ca tụng những chiến công “xuất thần” của quân đội Thiên hoàng trong những trận chiến ở Thái Bình Dương với quân Anh, Mỹ: ở Hồng Kông, ở Trân Châu cảng, Tân Gia Ba, Philippines, Miến Điện... Nhật còn cho chiếu phim, mở phòng triển lãm, xuất bản sách báo nói về những thắng lợi của Nhật ờ nơi này hay nơi khác để hù doạ mọi người về sức mạnh quân sự của mình. Nhật tung ra thuyết Đại Đông Á, trong đó các dân tộc được bình đẳng với nhau và hứa trao trả độc lập cho Việt Nam để lừa bịp mọi người, lôi kéo thanh niên ra khỏi ảnh hưởng của cách mạng cũng như ra khỏi ảnh hường của Pháp. Để “thắt chặt” hơn mối quan hệ Nhật- Việt, nhiều chiêu thức văn hóa khác đã được Nhật đưa ra. Nhật cho in sách và dạy tiếng Nhật để truyền bá văn hóa Nhật và đào tạo người giúp việc cho Nhật. Những lớp học tiếng Nhật được mở tại tất cả các thành phố lớn. Các cuốn sách về võ judo, về đạo Phật... được dịch sang tiếng Việt. Không những thế, những cuộc giao lưu văn hóa giữa hai nước còn liên tục được mở ra: học sinh Việt Nam sang Nhật du học; các giáo sư Nhật sang Việt Nam giảng dạy; những tay đua xe đạp Nhật sang Việt Nam trình diễn; các đại biểu giáo hội Nhật sang Việt Nam dự hội nghị Phật giáo khu vực Đại Đông Á; các họa sĩ Nhật sang Việt Nam triển lãm tranh và ngược lại các học sĩ Việt Nam sang Nhật trưng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Việt Nam trình diễn; các đại biểu giáo hội Nhật sang Việt Nam dự hội nghị Phật giáo khu vực Đại Đông Á; các họa sĩ Nhật sang Việt Nam triển lãm tranh và ngược lại các học sĩ Việt Nam sang Nhật trưng bày, giới thiệu các tác phẩm của mình. Cao hơn, Nhật còn cho mở Viện Văn hóa Nhật ở Việt Nam, cho mờ phòng triển lãm để trưng bày hàng Nhật để chứng tỏ sự giàu có của Nhật. Mị dân hơn, Nhật còn giả vờ tôn trọng nền văn hóa Việt Nam để kích động lòng “tự tôn” dân tộc của giới thượng lưu trí thức. Nhật cho mở cuộc thi viết văn Việt Nam, cho dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật, bảo trợ những buối biếu diễn của các gánh hát nối tiếng của Việt Nam. về xã hội, Nhật cho lập ra một vài bệnh viện tại các thành phố Hà Nội, Sài Gòn... rồi tặng cho dân Việt Nam mấy tấn ký ninh để chữa bệnh sốt rét, tặng bột mì làm từ thiện ờ Sài Gòn- Chợ Lớn, rồi tặng tiền cho dân bị bom. Mặc dù chưa thể lấn át được văn hoá Pháp, nhưng những hoạt động văn hoá của Nhật cùng với những chiêu bài về chính trị, không phải không gây được những ảnh hưởng nhất định trong việc tuyên truyền cho thuyết Đại Đông Á, cũng như làm xiêu lòng nhiều nhân sĩ “ghét Pháp”, khiến họ quay sang ca ngợi Nhật, ca ngợi tinh thần võ sĩ đạo và sức mạnh của đất nước Phù Tang, của “anh cả da vàng”, cũng như điều đó đã không phải là không gây ra tâm lý nể sợ, khâm phục rồi đi đến khuất phục sức mạnh cùa Nhật. Nhiều người đã đinh ninh vào chiến thắng của Nhật và đã ủng hộ Nhật, đi theo Nhật. Chẳng thế, sao các tổ chức, đảng phái thân Nhật lại | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tâm lý nể sợ, khâm phục rồi đi đến khuất phục sức mạnh cùa Nhật. Nhiều người đã đinh ninh vào chiến thắng của Nhật và đã ủng hộ Nhật, đi theo Nhật. Chẳng thế, sao các tổ chức, đảng phái thân Nhật lại mọc lên như nấm mùa xuân ừên đất Việt Nam. b. Chính sách văn hoá- xã hội của thực dân Pháp Trước việc Nhật ra sức tuyên truyền cho chính sách “Đại' Đông Á" và lấy lòng dân bản xứ bằng nhiều “chiêu thức” về chính trị, văn hoá- xã hội, cũng như trước sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, song song với việc đàn áp và thực thi chế độ “tập quyền" ờ trên, chính quyền Decoux cũng vội vã trở lại với lá bài “hợp tác với người bàn xứ' để lấy lòng những tầng lớp trên cùa xã hội: địa chù, tư sản, thượng lưu trí thức, quan lại bản xứ, ngay cả với thanh niên, học sinh... nhằm lôi kéo những tầng lớp này ra khỏi ảnh hường của Nhật, của phong trào cộng sản, đồng thời tạo ra một cơ sở xã hội cho việc thực hiện những mục tiêu trước mắt về kinh tế, chính trị cũng như cho chế độ thống trị về lâu dài của Pháp ở Đông Dương. Decoux nói rõ rằng: phát triển trong giới thượng lưu và những đám đông dân bản xứ một tinh thần luôn luôn biết ơn sâu sắc hom đoi với nước Phap và duy trì trong nhũng dân cư được báo hộ ý định dứt khoát trung thành với lá cờ cùa chúng to” 1. Decoux nói về những biện pháp “thu phục lòng dân" trong "Báo cáo về Cải cách về chính trị và hành chính ở Đông Dương" vào cuối năm 1941 như sau: “Tăng cường vai trò, vị trí và uy tín cùa người bản xứ trong | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nói về những biện pháp “thu phục lòng dân" trong "Báo cáo về Cải cách về chính trị và hành chính ở Đông Dương" vào cuối năm 1941 như sau: “Tăng cường vai trò, vị trí và uy tín cùa người bản xứ trong bộ máy chính quyền thuộc địa bằng các biện pháp tức thời là cải cách chế độ lương, thưởng cho các quan lại ở các xứ bảo hộ và các viên chức cao cấp bản xứ ở Nam Kỳ nhằm nâng cao mức sống và cải 1. Jean Decoux, A la barre de Ưlndochine, Sđd, tr. 395. thiện chỗ ở để các quan chức rảnh tay trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính cùa mình... Gắn một cách rộng rãi một bộ phận dân cư bản địa, đã được thanh lọc với bộ máy chính quyển các cấp ở thuộc địa bằng việc tăng thêm chức vụ công cho người bản xứ bằng tạo ra khung viên chức mới cho người Đông Dương để thay thế dần cho viên chức người Ầu"1. Rồi, đối với quan lại, chính quyền thuộc địa tăng lương cho các chức quan: quan huyện tăng 41% năm 1943 và 33% năm 19442. Bằng Nghị định ngày 27/6/1941, Decoux “lập ra Hội đồng Liên bang Đông Dương với sự tham gia cùa những đại diện cùa giới thượng lưu trí thức của các xứ thuộc liên bang với hy vọng to chức cao cấp này sẽ gắn chặt dân chúng với chính sách chung cùa Đông Dương"1,. Theo nghị định này, Hội đồng Liên bang Đông Dương gồm 25 người và toàn những người bản xứ, do Toàn quyền chi định để thay thế Hội đồng kinh tế và tài chính gồm cả đại biểu Việt và Pháp. Bằng Sắc lệnh ngày 31/5/1943, Hội đồng Liên bang được tổ chức lại có thêm 23 đại biểu Pháp, nhưng số đại biểu bản xứ được tăng thêm để | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thế Hội đồng kinh tế và tài chính gồm cả đại biểu Việt và Pháp. Bằng Sắc lệnh ngày 31/5/1943, Hội đồng Liên bang được tổ chức lại có thêm 23 đại biểu Pháp, nhưng số đại biểu bản xứ được tăng thêm để thành 30 người, chọn trong danh sách các liên đoàn nghề nghiệp. Ở cấp thành phố, sắc lệnh ngày 27/4/1941 ấn định ờ các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn đều có một hội đồng gồm 12 người Pháp và 10 người bản xứ do | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Toàn quyền lựa chọn trong danh sách của Thống đốc Nam Kỳ hay Thống sứ Bắc Kỳ đệ trình4. Rồi bằng Nghị định ngày 3/10/1941, Decoux bổ nhiệm 1 người Việt vào chức Chủ sự Văn phòng Phủ Toàn quyền Đông Dương. 1. GGI. 4338 Sur les reformes politiques et adminisừatives en Indochine. 2. David Marr, Viet Nam 1945. The Quest for Power, Sđd, ừ. 82. 3. GGI. 4338 Sur les reformes politiques et administratives en Indochine. 4. Tri tân, số 11, ngày 22/8/1941. Decoux cũng đã chấp nhận “sự tham gia tích cực cùa các viên chức cao cấp bản xứ vào cơ quan thanh tra các van đế bản xứ (inspection des affaires indigenes)". Đối với giới trí thức tiểu tư sản, Decoux đã cho phép lập ra khung cao cấp cho người Đông Dương, được tuyển chọn để thay người Pháp trong các ngành hoả xa, trong các cơ quan thương chính và cảnh sát. Cũng nhu vậy, ngạch biên tập viên người Đông Dương cũng được thiết lập. Kỳ thi tuyển đầu tiên diễn ra vào ngày 14/5/1941, trong đó đã có 17 thí sinh “thượng lim trí thức là các sinh viên trẻ người Việt” được tiếp nhận vào ngạch này'. Decoux còn tuyên bố: “Bằng cấp ngang nhau thì địa vị ngang nhau. Địa vị ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau''2 để tạo ra tâm lý về “quyền bình đắng” trong giới trí thức bản xứ. Các viên chức người Đông Dương làm việc ở Phủ Toàn quyền được phép lập Hội nghề nghiệp, được cấp tem phiếu gạo, vải. Cũng như vậy, chính phủ thuộc địa đã cho giai cấp địa chủ- tư sản tổ chức ra các liên đoàn nghề nghiệp thuộc các ngành mỏ, kỹ nghệ, vận tải, nông nghiệp, thương | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nghiệp, được cấp tem phiếu gạo, vải. Cũng như vậy, chính phủ thuộc địa đã cho giai cấp địa chủ- tư sản tổ chức ra các liên đoàn nghề nghiệp thuộc các ngành mỏ, kỹ nghệ, vận tải, nông nghiệp, thương nghiệp, tín dụng... Để tỏ vẻ quan tâm đối với tầng lớp thị dân, từ năm 1940 đến năm 1942, Hội đồng thành phố Hà Nội bỏ tiền làm một ít căn nhà bán theo lối trả góp cho nhân dân thành phố3. Một chiến dịch tuyên truyền cho chính sách của Pháp ở Đông Dương đã được tung ra, nhằm thu hút sự chú ý của thanh niên, trí thức, học sinh, sinh viên cũng như mọi tầng lớp nhân dân, 15 cơ quan tuyên truyền trung ương ờ Phủ Toàn quyền và những cơ quan tương tự ở mỗi xứ đã được lập ra. Trong bài diễn vãn ngày 31/8/1941, Thống chế Pétain kêu gọi lập ra tổ chức “Bạn cùa quân lê dương” gồm cả người Pháp và 1. GGI. 4338. 2. Jean Decoux, A la barre de rindochine, Sđd, ừ. 402. 3. Trung Bắc chú nhật, số 110, ngày 1/5/1942. người Việt để “hai bên xích lại gần nhau, bình đăng với nhau trong cùng niềm tin vào nước Pháp”. Decoux còn cho Ducoroy dấy lên một phong trào thanh niên rộng rãi, rầm rộ ở khắp nơi: đua xe đạp, bơi lội, đánh võ; rước đuốc Angkor -Hà Nội; tổ chức ký niệm Jeanne d’Arc, kỳ niệm Hai Bà Trưng, với sự tham gia của cả thanh niên Việt Nam và thanh niên Pháp. Lúc đó, thanh niên Việt Nam còn được nói tới lòng tự tôn dân tộc theo kiểu phát xít Hitler. Họ được công khai nói về các vị anh hùng dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..., hát những bài hát cổ vũ tinh thần dân tộc: Chi Lăng, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tới lòng tự tôn dân tộc theo kiểu phát xít Hitler. Họ được công khai nói về các vị anh hùng dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..., hát những bài hát cổ vũ tinh thần dân tộc: Chi Lăng, Bạch Đằng giang, Tiếng gọi thanh niên... Bằng Nghị định ngày 29/9/1941, chính phủ thuộc địa còn cho lập ra Tổng hội thanh niên để “giác ngộ tinh thần cách mạng dân tộc cho những con em Pháp và bản xứ'. Một số trường huấn luyện thể dục, thể thao cũng được tổ chức ở các xứ, điển hình là trường Cao đẳng thể dục (Ecole Supérieure d’Education physique) hay như trường Thể dục nhịp điệu ở Hà Nội... Phong trào Hướng đạo sinh (Boy Scouts) có từ giai đoạn trước cũng phát triển rất mạnh, thu hút nhiều thanh niên tham gia. Những hướng đạo sinh được huấn luyện đội ngũ, cứu thương, hành quân, rồi về nông thôn dạy chữ quốc ngữ, dạy vệ sinh cho dân chúng. Năm 1943, Hội đồng thành phố Hà Nội còn trợ cấp cho hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ 500 đồng và Hội đồng thành phố Hải Phòng trợ cấp cho hội này 1.000 đồng'. Đó cũng là một hành động mang động cơ rõ rệt của chính phủ thuộc địa. Tháng 6/1943, Thống đốc Nam Kỳ cho làm lễ kỷ niệm thi hào Nguyễn Đình Chiểu, rồi tháng 8/1943 cho vẽ kiểu đài kỳ niệm Đại uý Đỗ Hữu Vị và tháng 9/1943, Thống đốc Nam Kỳ cho mở thi diễn tuồng và thi hát cải lương; tháng 10/1943, Decoux quyết định đặt cho mỗi xứ một phần thưởng thể thao, 3.000 đồng cho tỉnh nào có nhiều danh thủ2. 1. Trung Bắc chủ nhật, số 122, ngày 9/8/1942. 2. Trung Bắc chú nhật, số 177, ngày | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tháng 10/1943, Decoux quyết định đặt cho mỗi xứ một phần thưởng thể thao, 3.000 đồng cho tỉnh nào có nhiều danh thủ2. 1. Trung Bắc chủ nhật, số 122, ngày 9/8/1942. 2. Trung Bắc chú nhật, số 177, ngày 3/10/1943. “Cân lao, gia đĩnh, tô quốc”, “Pháp Nam phục hưng”, “Cách mạng quốc gia”, “Đoàn kết và khỏe để phụng sự'... là những khẩu hiệu mà Pháp cố nhồi vào đầu óc thanh niên Việt Nam làm cho họ mất phương hướng hành động. Nhiều người đã ngộ nhận, nhất là thanh niên trong các tổ chức tôn giáo. Không ít người đã hăng hái đăng lính cho Pháp hoặc quá vui thú với những hoạt động thể dục thể thao mà quên đi bổn phận cứu nước cùa minh. Giữa năm 1944, phái Pháp De Gaulle bên Pháp thẳng thế, nhưng bên Đông Dương thì chúng không dám chống nhau với Nhật, cũng không dám chống lại bọn Pháp phản động mà nấp dưới bóng cùa phái Decoux để bóc lột dân ta, cam chịu làm tay sai cho phát xít Pháp, Nhật. Chúng thúc đẩy phái Decoux thi hành một vài cải cách để mua chuộc dân ta mong thoát khỏi gọng kìm mà một bên là nhân dân Đông Dương và một bên là phát xít quân phiệt Nhật. Phái Decoux thì vì muốn được thống trị Đông Dương và cũng mong sao cho quyền lợi ờ bên Pháp được bảo tồn nên cố ý làm ra bộ ái quốc, dân chủ. Cả hai đều muốn bằng một vài “cải cách" để làm cho dân Đông Dương “ăn vào cái bà De Gaulle mà xa cái mồi liên Á cùa Nhật” và xa rời cách mạng. Chẳng hạn như Pháp đã cho tự do buôn gạo, buôn bông vải tại các tinh Bắc Kỳ và miền Bắc Trung Kỳ, rồi xoá bỏ nghị định giải tán các hội bí mật của | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | mà xa cái mồi liên Á cùa Nhật” và xa rời cách mạng. Chẳng hạn như Pháp đã cho tự do buôn gạo, buôn bông vải tại các tinh Bắc Kỳ và miền Bắc Trung Kỳ, rồi xoá bỏ nghị định giải tán các hội bí mật của người Pháp và bỏ luật đặc biệt với người Do Thái, bỏ luật quản thúc đoi vói những người Pháp chống phát xít... Chính sách văn hóa- xã hội của Pháp, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ đã lôi cuốn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | được không ít người Việt Nam. Một số trí thức vẫn tỏ ra “trung thành” với Pháp. Một số thanh niên hưởng ứng những hoạt động “vui vẻ, trẻ trung” hay là hăng hái đi lính cho Pháp. Tuy nhiên, trước sự hèn nhát đàu hàng Nhật của Pháp, sự đàn áp và cướp bóc của cả hai tên phát xít, đại bộ phận thanh niên- trí thức Việt Nam đã không bị mê hoặc bởi chiêu bài tuyên truyền của Nhật cũng như bởi những “cải cách" của Pháp mà ngày càng giác ngộ cách mạng, ủng hộ đường lối cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Đường lối cách mạng của Đảng ta trên lĩnh vực văn hóa đã đánh bại những thứ văn hóa phản dân tộc, phản khoa học, phản quần chúng. Chẳng những thế, những hoạt động văn hóa- xã hội mà Pháp tung ra thực ra chi là những trò hề, giả dối, không thể che đậy được tình trạng thảm hại về giáo dục vày tế- là những lĩnh vực cốt lõi của đòn sống văn hóa- xã hội. 2. Giáo dục Các con số thống kê cho thấy, có hiện tượng là số học sinh niên khoá 1943-1944 tăng vọt lên so với niên khoá 1940-1941, từ 7.164 trường và 524.927 học sinh' tăng lên 13.154 trường và 715.164 học sinh2. Ngân sách dành cho giáo dục tăng từ 15 triệu đồng năm 1940, chiếm 7,7% ngân sách lên 29 triệu, chiếm 8,3% ngân sách năm 19443. Tháng 2-1942, Chính phủ Pháp ký cả nghị định trợ cấp cho những trường tư đã khai giảng được ít nhất là 2 năm. Tuy nhiên, theo những số liệu thống kê chi tiết thì phần lớn trong số trường có ở Đông Dương là trường hương học, với số lượng gần bằng số trường tiểu học trong niên khóa 1940-1941 là 3.143 trường và | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Tuy nhiên, theo những số liệu thống kê chi tiết thì phần lớn trong số trường có ở Đông Dương là trường hương học, với số lượng gần bằng số trường tiểu học trong niên khóa 1940-1941 là 3.143 trường và tăng lên gấp 3 lần vào niên khoá 1943-1944 với 9.070 trường4. Tiền chi cho giáo dục vì vậy cũng phần lớn là do dân tự đóng góp, ngân sách của Chính phủ Đông Dương chi cho giáo dục rất hạn chế. Chẳng hạn năm 1943, chính phủ thuộc địa chỉ chi 748.000 đòng cho trưừng hục' và theo thống kẽ của Nha Bình dân học vụ Việt Nam năm 1951 thì ở Việt Nam trước Cách mạng 1. J. Gauthier, L'Indochine au travail dans la paix frangaise, Paris, 1947, tr. 35. 2. Annuaire statistique de L'Union frangaise d'Outre mer 1939-1946, tr. D-39. 3. J. Gauthier, Sdd, tr. 36 và Annuaire statistique de L'Union frangaise d'Outre mer 1939-1946, tr. K 90- 92. 4. J. Gauthier, Sđd, tr. 35 và Annuaire statistique de L'Union frangaise d'Outre mer 1939-1946, tr. D-39. 5. Témoignages..., Sđd, tr. 2-4 bis. tháng Tám, trong 100 người dân chỉ có “3 trẻ em từ 8 đến 16 tuổi được đi học và 2 người lớn biết chữ còn 95% thắt học”'. Theo bình luận của các tác giả lúc bấy giờ, việc tổ chức ra các hương truờng không gây tốn kém cho ngân sách nhà nước lại là một liều thuốc “dẹp yên" dư luận công chúng. Trên thực tế, chất lượng của những trường này không cao bởi “chi có một giáo viên song còm cõi khô sở với đồng lương tháng trung bình là 25 đông nhưng phái điều khiển cả một trường gồm 6 lớp", số trường tiểu học theo đúng nghĩa | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | những trường này không cao bởi “chi có một giáo viên song còm cõi khô sở với đồng lương tháng trung bình là 25 đông nhưng phái điều khiển cả một trường gồm 6 lớp", số trường tiểu học theo đúng nghĩa chỉ là 4.058 trong niên khóa 1940-1941 và 4.137 trong niên khoá 1941-1942. Trong niên khóa 1941-1942, để điều khiển 510 trường tiểu học 6 lớp và 3.627 trường sơ đẳng 3 lớp tổng cộng 13.941 lớp, người ta dùng 7.281 giáo viên, tức là mỗi giáo viên phải điều khiển 2 lớp2. Đối với bậc cao đẳng tiểu học và trung học thì cứ trên 100.000 dân mới có 25 học trò ở hệ cao đẳng tiểu học (0,025%) và 5 học trò ở hệ trung học (0,005%)3. Đe cho thanh niên Việt Nam được “bình đẳng” về bằng cấp với thanh niên Pháp, Trường Cao đẳng Đông Dương được đổi thành Trường Đại học Đông Dương dù chất lượng giảng dạy thì vẫn thế và cho đến niên khóa 1941-1942, cả Đông Dương cũng mới chỉ có 3 trường gọi là đại học ở Hà Nội, với tổng số sinh viên là 834, gòm 345 sinh viẽn Trường Luật, 282 sinh viên Trường Y dược, 207 sinh viên Trường Khoa học. Trong tổng số sinh viên, chỉ có 628 là người Việt Nam4. Bậc Cao đẳng cũng chỉ có 4 trường, với tổng số học sinh là 201 cho toàn Đông Dương gồm, Trường Cao đẳng Mỹ thuật (66 sinh]. Dần theo: Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham kháo lịch sứ cách mạng cận đại Việt Nam, iập 9, quyển 2, Sđd, tr. 37. 2, 3. Annuraire statistique de rindochine 1941-1942, tr. 33. 4. Nguyễn Trọng Hoàng, "Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sứ, số 96, 1967, tr. | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 2, Sđd, tr. 37. 2, 3. Annuraire statistique de rindochine 1941-1942, tr. 33. 4. Nguyễn Trọng Hoàng, "Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sứ, số 96, 1967, tr. 19. viên); Trường Nông- Lâm (59 sinh viên); Trường Thúy (14 sinh viên); Lớp chuyên môn cán sự (62 sinh viên)1. So với số dân Đông Dương vào năm 1941 -1942 (được ước tính khoảng 20,6 triệu), tỷ lệ người có trình độ đại học và cao đẳng chỉ là 0,0038%, tức là 38 sinh viên/1 triệu dân2. Hom nữa, bậc học này không nhằm đào tạo ra các nhà khoa học mà chi đào tạo ra những viên chức phụ trợ (fonctionnaires auxiliaires). Cả Đông Dương có 3 thư viện nhưng chỉ những người có bằng cao đẳng tiểu học mới được vào đọc vì số ghế rất hạn chế. 3. Y tế- sức khoẻ Trong giai đoạn này, đầu tư cho y tế tảng lên đôi chút trong một vài năm so với giai đoạn trước. Năm 1939: 11.325.000 đồng; năm 1940: 11.699.000 đồng; năm 1941: 12.141.000 đồng; năm 1942: 13.344.000 đồng; năm 1943: 16.457.000 đồng3. Tuy nhiên, những khoản chi này chi chiếm tỷ lệ nhỏ trong ngân sách thuộc địa. Năm 1942, trong khi chính phủ thuộc địa chi 11% ngân sách cho việc đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam thì chi chi 5% cho các hoạt động y tế4 và năm 1943, khoản tiền chi cho y tế cũng chi chiếm 6% Ngân sách liên bang5. Số các cơ sở y tế của Đông Dương tăng nhẹ trong những năm này, từ 871 năm 1939 tăng lên 909 năm 1942 và 900 năm 19436. Tuy nhiên, số nhân viên y tế lại giảm dẩn và giảm đột ngột từ năm 1943, nhất là đối với những nhân | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | của Đông Dương tăng nhẹ trong những năm này, từ 871 năm 1939 tăng lên 909 năm 1942 và 900 năm 19436. Tuy nhiên, số nhân viên y tế lại giảm dẩn và giảm đột ngột từ năm 1943, nhất là đối với những nhân viên y tế người bản xứ. Năm 1. Annuaire statistique | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | de rindochine, tập 10, 1941-1942, Hà Nội, IDEO, 1945.tr. 35-36. 2. Nguyễn Trọng Hoàng, "Chính sách giáo dục của thực dân Pháp"..., Tcđd, tr. 20. 3. 6. Annuaire statistique de rindochine, vol 11, 1943-1946, Sài Gòn, 1948, tr. 276. 4. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Tài liệu tham khảo lịch sứ cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, tr. 45. 5. Armuaire statistique de r Unionýranẹaise d'Outre mer 1939-1946, tr. K 90-92. 1939, cộng cả hai loại nhân viên y tế người Âu và người bản xứ là 749 (150 người Âu và 599 người bản xứ) thi năm 1943 chi còn 499 người (141 người Âu và 358 người bản xứ)1, tức là giảm tổng cộng 250 người, trong đó có 241 người bản xứ. Năm 1943, Việt Nam chi có 92 bác sĩ Pháp và 171 bác sĩ, y sĩ, dược sĩ người Việt làm việc trong các nhà thương công2, tính ra cứ 77.000 người dân Việt Nam mới có một thầy thuốc công, số người được đi khám bệnh không mấy tăng, vẫn ở khoảng trên 5 triệu. Cũng như vậy đối với số lượt người đi khám bệnh, luôn trong khoảng 12 đến 13 triệu từ năm 1936 đến năm 1942, thậm chí còn giảm xuống chi còn hơn 11 triệu vào năm 19433. Những người được chữa bệnh là nhà giàu, thị dân cao cấp, còn người nghèo thi họ không được hưởng loại dịch vụ này. Số người được tiêm chủng các loại bệnh truyền nhiễm giảm đi đáng kể. Từ 5,5 triệu ca được tiêm chủng chống dịch tả năm 1938 rơi xuống chi còn 299.000 ca năm 1939, rồi 422.000 năm 1940, 67.000 nãm 1941, 463 năm 1942 và tăng lên đôi chút năm 1943 với 1.930.000 ca4. Vì vậy, các loại bệnh dịch đậu mùa, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chống dịch tả năm 1938 rơi xuống chi còn 299.000 ca năm 1939, rồi 422.000 năm 1940, 67.000 nãm 1941, 463 năm 1942 và tăng lên đôi chút năm 1943 với 1.930.000 ca4. Vì vậy, các loại bệnh dịch đậu mùa, tả... vẫn tiếp tục hoành hành. Năm 1942 có 4.315 ca bị đậu mùa thì có 114 người bị chết. Năm 1943, số ca bị đậu mùa tăng lên đến 5.060, trong đó có 1.129 người bị chết5. Cả Bắc Kỳ mới có 46 nhà hộ sinh, vì vậy, phần lớn phụ nữ không được trợ giúp y tế khi sinh. Khi tinh trạng y tế còn như vậy, chính phủ thuộc địa không những không làm gì để giảm thiểu những tiêu cực trong xã hội, trái lại, vì lợi nhuận nên chúng vẫn duy trì và khuyến khích những tệ nạn nghiện hút, rượu chè và đĩ điếm. 1. Annuraire statisúque de ilndochine ,tập 11, 1943-1946, Sài Gòn, 1948, tr. 276. 2. Annuaire statistique de rUnion / 'ranẹaise d Outre mer 1939-1946, tr. C-63. 3. 4. Annuraire statistique de ilndochine, tập 11, 1943-1946, tr. 276. 5. Annuraire statistique de rindochine, tập 11, 1943-1946, tr. 275. SỐ thuốc phiện nhập vào giảm đi, chính phủ thuộc địa buộc các tinh Trung và Thượng du Bắc Kỳ phải trồng để bù vào số thiếu hụt, đảm bảo nguồn thu của ngân sách thuộc địa. Chính phủ thuộc địa cũng ra lệnh cấm rượu từ năm 1940, nhưng chi là cấm đối với người Âu, còn người bản xứ vẫn phải tiêu thụ rượu để tăng thu thuế gián thu cho Nha Thương chính. Cờ bạc, nguyên nhân của sự nghèo đói và nhiều cái chết thảm thương, cũng không bị chính phủ thuộc địa cấm đoán, ngược lại còn công khai cho phép để thu thuế môn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thuế gián thu cho Nha Thương chính. Cờ bạc, nguyên nhân của sự nghèo đói và nhiều cái chết thảm thương, cũng không bị chính phủ thuộc địa cấm đoán, ngược lại còn công khai cho phép để thu thuế môn bài. Cũng như vậy đối với các tệ nạn gái điếm, mại dâm, cô đầu, nhà thổ vì chúng đem lại nguồn thu về thuế cho ngân sách nên chính phủ thuộc địa cho mặc sức lan tràn. Bệnh hoa liễu đã trở thành vấn nạn xã hội nghiêm trọng không được khác phục. IV. CÁC GIAI CẤP XÃ HỘI TRƯỚC NHỮNG CHUYẾN BIẾN CỦA THỜI CUỘC Tình hình chính trị trong nước và quốc tế, chính sách kinh tế, văn hoá- xã hội của phát xít Nhật- Pháp đã tác động mạnh đến xã hội thuộc địa. Chiến tranh càng lan rộng, sự cướp đoạt, bóc lột về kinh tế càng ráo riết, những "cải cách" về chính trị, hành chính, các hoạt động văn hóa- xã hội của cả hai tên phát xít càng tinh vi, xảo quyệt và ở chiều ngược lại, phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản càng lên cao thì sự phân hóa đó càng trở nên quyét liệt, theo những chiều hướng chính trị khác nhau có lợi cho cách mạng. 1. Nông dân Nông dân là bộ phận dân cư bị tổn thương nhiều nhất trong chiến tranh, chịu tác động trực tiếp của chính sách “kinh tể thời chiến", “kinh té chi huy”, của việc tăng các loại thuế thân, thuế ruộng cùng chính sách thả nổi đồng tiền của Pháp- Nhật. Tác giả Nghiêm Xuân Yêm nhận xét: ‘Trải hơn nửa the kỷ Pháp thuộc, nhất là từ bon năm gần đây, dân quê đã bị hy sinh, bị bóc lột. Hột gạo họ năm nắng mười sương mới kiếm được, sắp để kề miệng ăn lại | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Tác giả Nghiêm Xuân Yêm nhận xét: ‘Trải hơn nửa the kỷ Pháp thuộc, nhất là từ bon năm gần đây, dân quê đã bị hy sinh, bị bóc lột. Hột gạo họ năm nắng mười sương mới kiếm được, sắp để kề miệng ăn lại phải bấm bụng nhịn đói đem dâng kẻ khác. Lụa, vải họ dệt được mà vợ con họ vân mình trần chịu rét. Dầu muối họ làm được mà ngày ngày họ hớp cháo cám nhạt, và đêm đêm họ sống tối tăm trong những túp lều không có một tia sáng. Có lẽ trải qua các giai đoạn trong lịch sử, chưa hồi nào nông dân bị hy sinh bằng hồi này Phạm Gia Kính cũng viết trên Thanh Nghị, số 114, ngày 23/6/1945 như sau: “Những năm đói kém như mấy năm gần đây... các tiếu nông hầu đi đến cái khô tuyệt đoi rồi. Ruộng nương, nhà cửa, trâu bò, phải bán đứt hay bán đợ, lúa phải bán non, đò đạc phải cầm cố, nợ chồng, nợ chất! Lúc thẩn đói dòm vào khe cửa thì còn thiết gì, còn nghĩ gì, còn có gì đáng giá thì bán không thì đi vay, sống thế thôi; nay kỳ hạn đã đen, ruộng nương, nhà cửa, thóc lúa, trâu bò phải giao cho chù nợ, tiền bạc phái kiểm chác để chồng cho chù nợ...". Đang phải chịu một vụ rét hại (dưới 10°C) cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn đói ập đến, người nông dân không cơm ăn, áo mặc chiếm phần tuyệt đại đa số trong số 2 triệu người chết đói năm 1945. Họ chù yếu là những người nông dân của các tinh đồng bằng Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ mà nhiều nhất thuộc về các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương- những nơi sản xuất nhiều | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | lúa gạo- đối tượng của chính sách thu "thóc tạ" và "nhỏ lua tròng đay, gai.." cúa Pháp- Nhặt. Tờ Thanh Nghị, số 110, ngày 25/5/1945 cho biết: “Riêng một làng Thượng cẩm, thuộc phủ Thái Ninh, tình Thái Bình năm ngoái có 900 suất đinh thì đến hôm 29/5 năm nay chết cà chi còn 400 và tính cả nam, phụ, lão, au thì trong làng ngót 4.000 người chết đói mắt 2.000 người'". Theo thống kê, số người chết đói ở tinh Nam Định là 212.218 người, ở Hà Nam là 50.398 người, Ninh Bình là 37.939 người2 và 1. Thanh Nghị, số 109, tháng 5/1945. 2. Phòng Thông sử Hà Nam Ninh, Lịch sử Hà Nam Ninh, tập 1, 1988, tr. 345. Thái Bình là 280.000 người'. Tổng cộng, số người chết đói của 4 tình trên là 580.5472. Không chi là những người phải chịu hy sinh nhiều nhất về “sức của” cho chiến tranh của Pháp- Nhật, hàng vạn con em nông dân Viêt Nam còn bị “động viên” sang làm bia đỡ đạn trên chiến trường châu Âu, châu Phi hay làm việc như những người lính trong các công binh xưởng bên chính quốc. Còn ở Việt Nam, đến năm 1945, tổng số binh lính bản xứ đã lên tới khoảng 9 vạn, trong đó 0,5 vạn là lính khố đỏ, 2,5 vạn là lính khố xanh, tăng gấp 3 lần so với lúc bình thường3. Hàng nghìn thanh niên khác bị lừa tham gia vào các tổ chức thân Nhật, đi lính cho Nhật, làm bia đỡ đạn cho lính Nhật. Bị đẩy tới bước đường cùng bởi tội ác dã man của phát xít Pháp- Nhật, lại đã trải qua 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phần lớn nông dân Việt Nam không tin vào những luận điệu tuyên truyền của Pháp- | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tội ác dã man của phát xít Pháp- Nhật, lại đã trải qua 15 năm đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phần lớn nông dân Việt Nam không tin vào những luận điệu tuyên truyền của Pháp- Nhật, trái lại đã hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh, chống Pháp, đuổi Nhật và liên minh với giai cấp công nhân trở thành lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Nhiều thanh niên do kém hiểu biết, chưa được giác ngộ cách mạng nên đã bị lôi kéo vào các hoạt động văn hoá- xã hội do Pháp và Nhật tung ra, hoặc tham gia hoạt động của các tổ chức chính trị, tôn giáo thân Pháp và thân Nhật. Thế nhưng, nhờ sự vận động, tuyên truyền của Đảng, khi cao trào khởi nghĩa tháng Tám bùng lên, những người thanh niên nông dân này đã kịp tỉnh ngộ, chạy về với Mặt trận Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật. Cũng như vậy, do sẵn có tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, xả thân vì độc lập dân tộc, lại sớm trở thành đối tượng trong chính sách vận động cách mạng của Đảng ta nên những người lính nông dân trong hàng ngũ địch đã nhanh chóng trở thành lực lượng quan 1, 2. Văn Tạo- Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam..., Sđd, tr. 19. 3. Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm, Tài liệu tham kháo lịch sử cách mạng Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, tr. 146. trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Từ khi chiến tranh nổ ra, không chi tham gia vào những cuộc đấu tranh mang tính tự phát (như hưởng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 146. trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Từ khi chiến tranh nổ ra, không chi tham gia vào những cuộc đấu tranh mang tính tự phát (như hưởng ứng cuộc nổi dậy đánh Pháp của Việt Nam phục quốc đồng minh hội- một tổ chức thân Nhật cùa người Việt Nam ở Trung Quốc do Cường Đẻ cầm đầu, vào tháng 9 năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương hay tồ chức cuộc Binh biến Đô Lương (Chợ Rạng, Nghệ An ngày 13/1/1941 do Đội Cung chi huy), họ còn tham gia vào những cuộc khởi nghĩa do những người cộng sản lãnh đạo, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (tháng 11/1940) và sau này là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945... 2. Công nhân Trong chiến tranh, do sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp, nhiều cơ sở công nghiệp, nhiều ngành kinh tế có sử dụng công nhân bị đình trệ nên số lượng công nhân bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là đối với công nhân xí nghiệp. Riêng ngành mỏ, so với năm 1940, số công nhân mỏ giảm đi một nửa vào năm 1944 và chi còn 1/12 vào năm 19451, từ 49.000 (1940) xuống 25.000 (1944) và cuối cùng là 4.000 (1945)2. Các nhà máy kính, máy chai, máy xi măng, các nhà máy dệt... phải đóng cửa do sản phẩm không tiêu thụ được, do thiếu nguyên liệu cho sản xuất và cũng do bom Mỹ tàn phá. Nhiều công nhân trong các ngành này đã bị mất việc làm. Trong ngành đồn điền, tình trạng tiêu điều của các đồn điền đã cho thấy phần nào tình cảnh của công nhân tại khu vực này. về chế độ làm việc thì sắc lệnh ngày 30/12/1936 quy định số giờ làm việc cho | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Trong ngành đồn điền, tình trạng tiêu điều của các đồn điền đã cho thấy phần nào tình cảnh của công nhân tại khu vực này. về chế độ làm việc thì sắc lệnh ngày 30/12/1936 quy định số giờ làm việc cho công nhân là 8 giờ từ tháng 1/1939 trở đi, nhưng 1. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sứ cách mạng Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, tr. 159. 2. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham kháo lịch sử cách mạng Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, tr. 158. tới tận cuối năm 1942, Sở Thanh tra lao động vẫn còn phải nhắc nhờ giới chủ về việc này vì quy định đó đã không được thực hiện'. Hơn nữa, nhân cơ hội thiếu việc làm, giới chủ bát bí công nhân, bớt tiền lương, đánh đập, đuổi việc, bắt phạt những người “thắc mắc", đấu tranh... Lương thực tế của công nhân giảm đi do chi số giá sinh hoạt của công nhân tảng lên vùn vụt. Bảng thống kê về chỉ số giá sinh hoạt (lấy năm 1925 làm cơ sở) ở trên cho thấy đối với công nhân, chỉ số đó đã từ 140 năm 1940 tăng lên 2.866 năm 1945, tức là tăng lên đến 24 lần và ở Sài Gòn tò 128 năm 1940 tăng lên 506 năm 1945, tức là tăng đến 4 lần trong mấy năm đó. Ở Hà Nội, năm 1939, lương tháng của một công nhân tương đương 105kg gạo thì đến năm 1942 chi còn được 32,5kg. Không những thế, do thiếu hàng hóa, đặc biệt là gạo nên việc cung cấp cho những người làm phu ờ Hà Nội đã bị giảm đi. Tình cảnh của công nhân được phản ánh đầy trên báo chí lúc bấy giờ. Báo Ngọn cờ giải phóng viết: “Tháng 12 năm 1943 là vụ thu thóc đầu tiên cùa giặc Pháp. Chì vài tháng sau vụ thu thóc này | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | giảm đi. Tình cảnh của công nhân được phản ánh đầy trên báo chí lúc bấy giờ. Báo Ngọn cờ giải phóng viết: “Tháng 12 năm 1943 là vụ thu thóc đầu tiên cùa giặc Pháp. Chì vài tháng sau vụ thu thóc này là đời song thợ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thuyền chịu ảnh hưởng sâu sắc ngay. Nạn thu thóc lại đẻ ra nạn độc quyền và đầu cơ. Giấy bạc lại in ra bừa bãi hom nữa. Lưcmg lậu cùa thợ chẳng được tăng mà giá sinh hoạt tăng gấp mấy chục lần. Phan lớn anh em thợ thuyền đã phải bữa cháo bữa com; đồng lương cao hạ bây giờ không còn được chú ý bằng “bông gạo, bông vải". Không những chi cần gạo mà thôi, các thứ đồ dùng đều thiếu thốn, mà là những thứ chí cần. Phần đông hết sức rách rưới, chì cóm ột bộ quần áo, còn sự ăn mặc của vợ con thì đừng nói đến... Mỗi khi còi tầm, nếu ai để ý nhìn lũ người ở nhà máy đi ra thì thấy cảm ột cành thương tâm; những thân hình tiều tụy, mặt mũi tuy đen nhọ vẫn không giấu nôi nước da vàng vàng, xam xám và bì bì như sũng nước, biếu hiện sự đói cơm; quần áo không những đụp vá nhiều 1. Trung Bắc chú nhật số 126, ngày 6/9/1942. chỗ, nhiều màu mà còn đê lộ cả da thịt là khác. Lũ người ây bước đi một cách uế oải, hầu như mất hết sinh lực và buồn thiu thiu” '.Nhiều công nhân đã phải trở về quê để nhập vào đội quân nông dân đói rét và trong số 2 triệu người chết đói kia, hẳn là có nhiều người là công nhân hay đã từng là công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp, hầm mò, đồn điền cùa Pháp và Nhật. Báo Ngọn cờ giải phóng cũng viết: Nạn đói rách làm ột động cơ đây thợ thuyền quyết tâm tranh đấu nếu có các điều kiện khác nữa. Trái lại, khi nạn đói rách sâu sắc quá làm cho đời sống cùa quan chúng hâu như ngăc ngoải thì nó lại cản trở rất lớn cho phong trào đấu tranh cùa quần chúng"2. Tuy nhiên, trên thực tế, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | kiện khác nữa. Trái lại, khi nạn đói rách sâu sắc quá làm cho đời sống cùa quan chúng hâu như ngăc ngoải thì nó lại cản trở rất lớn cho phong trào đấu tranh cùa quần chúng"2. Tuy nhiên, trên thực tế, trước và trong Cách mạng tháng Tám, mặc dù bị kẻ thù đàn áp khốc liệt nhưng phong trào công nhân nhiều nơi vẫn diễn ra với những hình thức tổ chức phong phú, đối lại với những tổ chức công nhân do Pháp và các lực lượng thân Nhật, thân Pháp tổ chức ra. Công nhân vẫn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và giữ vai trò quyết định trong thắng lợi cùa Cách mạng tháng Tám. 3. Tiểu tư sản, trí thức Tiểu tư sàn- trí thức là lực lượng khá đông đảo, gồm các công chức, những trí thức tự do, những tiẻu chú, những thợ thú công... Nhưng, dù là ai và sống ở đâu, họ cũng đều bị tác động mạnh bởi chiến tranh, tình trạng đắt đỏ, thiếu thốn, đói rách. Tầng lớp công chức là những người hường lương của ngân sách các loại, có số lượng được ước tính vào khoảng 5 vạn người vào năm 19453. Với lương tháng cố định, họ có đời sống ổn định hơn so với những người lao động khác trong xã hội thuộc địa. Nhung, 1, 2. Ngọn cờ giải phóng, Hà Nội, 1955, tr. 198. 3. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham kháo lịch sứ cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, tr. 125. ừong chiến tranh, lương của họ dù được tăng cũng không theo kịp sự tăng lên của giá sinh hoạt. Hơn thế, chế độ tem phiếu mà họ được hưởng ngày càng không cung cấp đủ những mặt hàng thiết yếu cho họ như gạo, dầu, vải, xà phòng... | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | dù được tăng cũng không theo kịp sự tăng lên của giá sinh hoạt. Hơn thế, chế độ tem phiếu mà họ được hưởng ngày càng không cung cấp đủ những mặt hàng thiết yếu cho họ như gạo, dầu, vải, xà phòng... Ví dụ, năm 1940, lương cùa một thư ký là 456 đồng/năm trong khi gạo là 10 đồng/tạ, nhưng năm 1945, lương của người này tăng lên gấp 2,2 lần là 1.026 đồng/năm, nhưng gạo lại tăng lên 5,3 lần theo giá chính thức và từ 70 đến 80 lần theo giá chợ đen'. Chi số giá sinh hoạt đối với tầng lớp được gọi là trung lưu này đã tò 100 năm 1939 tăng lên 1.760, tóc là tăng lên 17,6 lần vào năm 19452_ Trong số những người này, chi một số lợi dụng chế độ tem phiếu để làm lợi bất chính trên sự đắt đỏ, khan hiếm của người dân là đủ sống thậm chí còn giàu lên. Tầng lớp tri thức tự do gồm giáo viên trường tư, những nhà văn, nhà báo, luật sư, học sinh, sinh viên... mà theo Vũ Đình Hòe thì vào năm 1944, chi riêng những người sống bằng nghề viết vãn Việt Nam đã là 1.000 người và số dạy học tư khoảng 3.000 người3. Những người này hầu hết đều là nạn nhân của tình trạng mất việc làm do báo chí bị đóng cừa, giá giấy tăng cao, sách báo in ra không có người mua vì đắt. Tờ Thanh Nghị viết: “Thần chết với lưỡi liềm ác nghiệt như đang chờ san trước ngưỡng cửa các nhà báo hàng ngày, hàng tuần và các nhà xuất bàn, nhà văn đế gieo rắc vào đó sự khùng bố và đe dọa cuộc sống cùa họ, trong từng giây, từng phút”4. “Ẩí cũng công nhận rằng trong xã hội hiện tại, hầu hét những người viết văn, cầm bút, những người làm việc | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | văn đế gieo rắc vào đó sự khùng bố và đe dọa cuộc sống cùa họ, trong từng giây, từng phút”4. “Ẩí cũng công nhận rằng trong xã hội hiện tại, hầu hét những người viết văn, cầm bút, những người làm việc lao tâm đều ở trong 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961.tr. 31. 2. Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham kháo lịch sứ cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, tr. 127. 3. Thanh Nghị, số 91, ngày 11/11/1944. 4. Tri tân, số 83, ngày 18/2/1943. một tình cánh rất thiếu thốn về vật chất. Địa vị cùa họ thật không xứng đáng với công phu, tài năng cùa họ"' do: 1. Công việc xuất bàn nhiều noi khó khăn, lại thêm đình trệ; 2. Việc buôn bán cùa các đại lý ở miền trong bị thua thiệt; 3. Các bạn yêu chuộng ván chương không có sách đọc; 4. Các nhà văn với tác phẩm không in được cũng bị ảnh hưởng về sinh kế"2. Đối với các tiểu chủ, chiến tranh đã tạo ra một dịp để họ có điều kiện mở rộng phạm vi sản xuất trong các ngành chế tạo thế phẩm làm cho có những nghề trước bị tiêu diệt nay được phục hồi, có những nghề mới được ra đời. Tuy vậy, lại cũng có những nghề rất quan trọng, chiếm số lượng lớn thợ thủ công đã bị giảm sút do thiếu nguyên liệu. Tiểu chủ bị thua lỗ, thợ thủ công mất việc làm. Đã thế, vì “kinh tế chi huy", chính phù quản lý cả “đầu vào” và “đầu ra” của một số ngành sản xuất, vừa cung cấp nguyên liệu cũng vừa chỉ huy luôn về giá cả do đó tiểu chủ không được tự do bán hàng theo giá | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thị trường bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề. Chẳng hạn như năm 1943, ờ ngoại thành Hà Nội có 300 nhà làm giấy, sang năm 1944 chi còn 200 trong đó chi có 50 nhà là có đủ nguyên liệu sản xuất thường xuyên3. Lại như tầng lớp tiểu thương, vốn là những người có cuộc sống không đến nỗi khó khăn nay do hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ, lại bị các tổ chức độc quyền và bọn gian thương lớn chèn ép nên không thề mua bán được gì, cuộc sống cũng chật vật, thiếu thốn. Số phận cùa những người thợ thủ công4cũng thật hẩm hiu vì họ chịu chung số phận với nhũng tầng lớp lao động khác. Một số nghề 1. Thanh Nghị, số 89, ngày 28/10/1944. 2. Thanh Nghị, số 95, ngày 9/12/1944. 3. Thanh Nghị, số 86, ngày 7/10/1944. 4. Cho đến tháng 11-1941, riêng Bẳc Kỳ đã có khoảng 400.000 gia đình làm nghề thủ công và khoảng 2 triệu người nhờ nghề thủ công mà đù sống. Lotzer L.E, Situation actuelle de I'artisanat indigene et suggestions en vue de son organisation, Hà Nội, 1941. thủ công vươn lên vị trí của tiểu công nghệ để sản xuất các sản phẩm thay thế như đã biết. Nhưng, nhiều nghề đã phải ngừng hoặc thu hẹp sản xuất vì nhiều lý do. Vì vậy, “Những người thợ trước đây, từ kỹ nghệ trở về thủ công nghiệp thì nay lại từ thủ công nghiệp trở về với nông nghiệp hay phải tha phương, cầu thực vì bị hắt ra ngoài trường sinh sản”'. Trong vụ đói 1945 không thể không có những người thợ thủ công kiêm nông dân và đôi khi kiêm cả tiểu chủ đó. Nói tóm lại, tất cả các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức hạng vừa và nhỏ đều bị chiến tranh làm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | vụ đói 1945 không thể không có những người thợ thủ công kiêm nông dân và đôi khi kiêm cả tiểu chủ đó. Nói tóm lại, tất cả các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức hạng vừa và nhỏ đều bị chiến tranh làm cho khốn khổ. Vì vậy, phần đông họ đều theo Đảng, trở thành một lực lượng quan trọng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. 4. Địa chủ Trong chiến tranh, giai cấp địa chủ đã tăng lên về số lượng do một số tư sản thành thị, một số công chức cao cấp thừa tiền đã đổ về quê tậu ruộng để kinh doanh theo kiểu địa chủ truyền thống. Thảo Am, trên tờ Thanh Nghị đã viết: “Gần đây bới có nhiều nguyên nhân gây ra vì ảnh hưởng chiến tranh, trong xứ mình mới nhóm lên phong trào “chạy về làm ruộng”. Các nhà tư bàn, tiền thừa chật két, tìm ruộng tậu để đổi những tờ giấy bạc thành những bất động sán bển chặt lâu dài. Các đụi dièn chù, lừ trước đến ruiy vẫn hững hờ với nghề cày sáu cuốc bẫm, bao nhiêu ruộng hằng giao phó cả cho quản lý, ngày nay thấy giá thóc cao lên vùn vụt nên trở lại đồn điền, sửa sang kho tàng, khai khan bãi bồ r2. Số này đời sống khá giả và giàu lên do vẫn có nguồn thu nhập nhờ những nghề nghiệp khác lại vừa cho lĩnh canh ruộng đất với địa tô cao. 1. Thợ Hàn, Tạp chí Cộng sàn số 3. Dần theo: Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, ừ. 166. 2. Thanh Nghị, số 104, 1945. Một số đại địa chủ khác vẫn tiếp tục hùn vốn với các công ty nông nghiệp Pháp như trước đây, như Nguyễn Duy Hinh, Trần Văn Kem, Bùi Quang Chiêu, Hoàng Trọng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Sđd, ừ. 166. 2. Thanh Nghị, số 104, 1945. Một số đại địa chủ khác vẫn tiếp tục hùn vốn với các công ty nông nghiệp Pháp như trước đây, như Nguyễn Duy Hinh, Trần Văn Kem, Bùi Quang Chiêu, Hoàng Trọng Phu, Cao Văn Đạt... số khác nữa vừa là đại địa chù, vừa là đại điền chủ, lại kiêm việc kinh doanh trên cả các lĩnh vực khác như Vũ Văn An, Cao Văn Đạt, Nguyễn Hữu Tiệp, Bùi Huy Tín, Trương Văn Ben, Nguyễn Thị Năm... Những đại địa chủ này thuộc vào hạng giàu có ở thuộc địa, có quan hệ chặt chê với bộ máy chính quyền thực dân. Theo bài viết: “Điều tra một đồn điền lớn ở Thái Nguyên” đăng trên Thanh Nghị 16/9/1944 của tác giả V. H thì chủ đồn điền Đồng Bẩm (tức Nguyễn Thị Năm) năm 1944 trừ mọi phí tổn đã thu được riêng về hoa lợi đồn điền là 5.500 đồng một tháng, trong khi đó thì cả gia đình một tá điền làm trên đồn điền này chỉ thu được 25 đồng một tháng. Điều đó có nghĩa là chủ điền này đã có thu nhập gấp hơn 200 lần tá điền của mình1. Trong giai cấp địa chủ còn một số khác là những địa chù cường hào gian ác, tay sai cho bộ máy chính quyền thực dân- phong kiến ở làng xã kiếm được nhiều lợi lộc do vai trò trung gian trong việc thu "thóc tạ" của dân, rồi gian lận hoặc bớt xén những thứ hàng được bán theo đầu người mà giàu lên. Số đông các trung và tiểu địa chủ còn lại, nhất là các tiểu địa chủ cũng đã bị đẩy vào tỉnh trạng khốn khổ như bao nông dân khác. Nạn thu thór tợ đã làm cho họ điêu đứng Theo điều tra cùa Vũ Đình Hòe, vào vụ tháng 5 năm 1945 thì một địa chủ ờ Hoài Đức (Hà | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | địa chủ cũng đã bị đẩy vào tỉnh trạng khốn khổ như bao nông dân khác. Nạn thu thór tợ đã làm cho họ điêu đứng Theo điều tra cùa Vũ Đình Hòe, vào vụ tháng 5 năm 1945 thì một địa chủ ờ Hoài Đức (Hà Đông) có 5 mẫu ruộng, mỗi mẫu thu được 7,5 tạ. Với mức tô 50%, địa chủ này thu về 3,75 tạ X 5 = 18,75 tạ. Với 5 mẫu, người này phải bán theo giá chính thức cho chính phủ 2,5 tạ X 5 = 12,5 tạ, được số tiền là 14,50 đồng X 12,5 tạ= 175,25 đồng (giá thóc các năm 1943, 1944). số thóc còn lại vừa đù dùng để ăn cho gia đình 5 người và số tiền 175,25 đồng bán thóc cho chính phủ cũng vừa đủ để chi tiêu các khoản thiết dụng2. Điều đó có nghĩa là đời sống của 1. Thanh Nghị, số 83, ngày 16/9/1944. 2. Thanh Nghị, số 110, ngày 26/5/1945. một địa chủ nhỏ cũng không phải là sung túc gì cho lắm. Đó là ở huyện Hoài Đức. Còn như nếu là một địa chủ ở huyện Văn Lâm, tinh Hưng Yên, nơi năng suất lúa chi bằng một nửa ở Hoài Đức (3,5 tạ/mẫu) thì người địa chủ nhỏ không có đù thóc để nộp nên sau khi “fcdn” thóc tạ rồi chẳng còn gì để ăn. Trong nạn đói năm 1945, nhiều tiểu địa chù đã bị phá sản phải bỏ nhà ra đi và trong số những người chết đói hẳn là có không ít những người đã từng có “nhà ngói, cây mít"'. Vì điều đó, có thể nói chi trừ những đại địa chủ, những quan lại ở nông thôn có quan hệ về quyền lợi với các thế lực thực dân, phát xít là đối lập với cách mạng, còn nhiều địa chủ, nhất là những địa chủ nhò có cùng thân | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | phận với những người dân lao động đã đi theo tiếng gọi của Mặt trận Việt Minh. 5. Tư sản Tư sản Việt Nam vốn rất nhỏ bé, thấp kém nên trong chiến tranh, trừ những nhà tư sàn lớn (thường kiêm địa chủ) có quan hệ kinh doanh, hùn vốn với các nhà tư bản, các công ty tư bản Pháp vẫn trụ được hoặc những bọn con buôn lớn, được Pháp- Nhật ưu ái cho có chân trong các liên đoàn thóc gạo hay có điều kiện đầu cơ tích trữ các loại hàng hoá thiết yếu khan hiếm như gạo, muối, diêm, vải, săm lốp, xà phòng... là giàu lên. Theo David Marr: Những kẻ tích trữ, đầu cơ đã thống trị nền kinh tế và thường liên kết với những viên chức tham nhũng ở khắp mọi cap. Ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, một số đại địa chủ và thương nhân buôn bán gạo cố tình giữ lại số lượng lớn nguồn hàng (ghìm hàng) đế thu những món lợi lớn. Một số chù đồn điền Bắc Kỳ chuyến sang nấu rượu cồn hom là bán gạo với giá chính thức"2. 1. Theo ý kiến của Trần Huy Liệu..., Tài liệu tham khảo lịch sứ cách mạng cận đại Việt Nam, tập 9, quyển 2, Sđd, ừ. 107. 2. René Bauchar, Rafales sur I'Indochine, Paris 1946, tr. 100-101. Dần theo: David Marr, Sđd, tr. 98. Với những mánh lới này, địa chủ và thương nhân đã làm cho tình trạng thiếu thốn, đắt đỏ trở nên ngày càng trầm trọng, gây ra cái chết của hàng triệu con người. Một số khác cũng giàu lên là những nhà tư bản mang tiền từ thành phố về quê mua tậu ruộng đất để kinh doanh theo kiểu phong kiến, phát canh cho nông dân, thu địa tô cao. Phần đông những nhà tư sản bản xứ, nhất là đối với những nhà | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nhà tư bản mang tiền từ thành phố về quê mua tậu ruộng đất để kinh doanh theo kiểu phong kiến, phát canh cho nông dân, thu địa tô cao. Phần đông những nhà tư sản bản xứ, nhất là đối với những nhà tư sản vừa và nhò, do hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ lại bị chính phủ thuộc địa kiểm soát gắt gao từ việc xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ hàng hoá cùng với thuế lợi tức, thuế môn bài nặng nề nên bị phá sản hoặc phải thu hẹp kinh doanh1. Có những nhà sản xuất nhân lúc hàng ngoại không nhập vào Việt Nam được nữa đã mờ rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những nghề sản xuất các thế phẩm, chẳng hạn như chế tạo cơ khí, chế tạo một số sản phẩm thường dùng như: xà phòng, sợi vải, nấu rượu, săm lốp xe đạp, đồ sắt... Tuy nhiên, số này không phải là nhiều và do bị tư bản Pháp, Hoa chèn ép cũng như bị chính phủ thuộc địa “chi huy" từ khâu cung cấp nguyên liệu đến khâu sản xuất và sử dụng sản phẩm nên việc kinh doanh, sản xuất cũng rất khó khăn và cũng nhanh chóng bị “dẹp". Nhiều tư bản công nghiệp trở về địa vị của thợ thù công, thậm chí trở về với thân phận của những người nông dân. Địa vị kinh té nhỏ bé khién giai cáp tư sán luòn tố ra hèn kém về chính trị. Cũng như đối với giai cấp địa chủ và các tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, nhiều nhà tư sản vừa và nhỏ còn tinh thần yêu nước, chán ghét chế độ thực dân- phát xít đã đi theo cách mạng, ủng hộ đường lối cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Thế nhưng, số khác không nhiều, cùng với tầng lớp quan lại và tầng lớp đại địa chủ làm thành một tầng lớp riêng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | dân- phát xít đã đi theo cách mạng, ủng hộ đường lối cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Thế nhưng, số khác không nhiều, cùng với tầng lớp quan lại và tầng lớp đại địa chủ làm thành một tầng lớp riêng gọi là thượng lưu- vừa có của vừa có quyền hành trong xã hội thuộc địa- đối tượng của chính sách 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Sđd, tr. 30. “hợp tác, cộng tác" của các thế lực thực dân, phát xít đã ngả nghiêng, chao đảo. 6. Tầng lớp thượng lưu và các tổ chúc thân Pháp, Nhật Tình hình chính trị thay đổi phức tạp, địa vị của phát xít Pháp- Nhật bị lung lay, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn nhưng ngày một phát triển đã tác động mạnh tới tầng lớp thượng lưu này, làm cho nó ngày càng hoảng loạn, phân hóa. Một số tích cực ủng hộ Việt Minh và đi theo cách mạng. Một số yếm thế “mi! ni che taC' chờ thời, lui vào với những thú vui rượu cồn, cờ bạc, cô đầu nhà thổ. Nhưng một số khác tỏ thái độ chống đối cách mạng hẳn hoi, đi theo các phe phái phản động, hoặc vẫn thân Pháp, hoặc ngả theo Nhật, dựa vào các thế lực ngoại bang này để mưu lợi cả về kinh tế và chính trị. Báo Ngọn cờ giải phóng viết: “Đồng bào tư sản, địa chú và tiếu tư sản giàu trước kia còn có choăn, chỗ nói đôi chút thì nay tự cảm thay bị gạt bỏ. Họ mất tin Pháp từ khi Pháp bại trận bao nhiêu thì ngày nay họ chán ghét chính sách chuyên chế cùa phát xít Pháp bay nhiêu. Nên một phần họ đã ngả về phe cách mạng, một phần do dự, còn một số ít quay ra thân Nhật"'. Phái thân Pháp thì đã rõ là chính phủ Nam | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | họ chán ghét chính sách chuyên chế cùa phát xít Pháp bay nhiêu. Nên một phần họ đã ngả về phe cách mạng, một phần do dự, còn một số ít quay ra thân Nhật"'. Phái thân Pháp thì đã rõ là chính phủ Nam triều, các triều thần xung quanh Bảo Đại ở Trung Kỳ, nhóm các nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ cùng nhóm Lập hiến ở Nam Kỳ. Thành phần của phái này gồm toàn là những cựu quan lại, quan lại, đại địa chủ, đại tư sản, đại trí thức, vốn là “tín đồ" của chủ nghĩa “Pháp -Việt đề huề”. Tuy nhiên, sau sự kiện 9/3, các nhóm này rời rã. Bảo Đại trờ cờ, quay ra thân Nhật. Ngày 6/3/1945, Bảo Đại còn ra Dụ lập Nội các mới do Phạm Quỳnh giữ chức Thượng thư bộ Lại; Hồ Đắc Khải, bộ Hộ; Bùi Bằng Đoàn, bộ Hình; Trần Thanh Đạt, bộ Học... Nhưng chi 5 ngày sau, ngày 11/3, khi Nhật tuyên bố “trao trả nền độc lập” cho Việt Nam, Bảo Đại phắt quên ngay Pháp, vội vàng ra “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”. “Tuyên cáo” viết: 1. Ngọn cờ giải phóng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1955, tr. 8. “Cứ tình thế chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, Chính phủ Việt Nam công nhiên tuyên bo từ ngày này điểu ước bảo hộ với Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng là một quôc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung cùa Đại Đông Ả, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Vậy chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ờ Nhật Bản đê quôc, quyêt chí hợp tác với nước Nhật, đem hêt tài sản trong nước đê cho đạt được mục đích trên"1. Viện Cơ mật chuẩn y bản | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chung. Vậy chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ờ Nhật Bản đê quôc, quyêt chí hợp tác với nước Nhật, đem hêt tài sản trong nước đê cho đạt được mục đích trên"1. Viện Cơ mật chuẩn y bản “Tuyên cáo" | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | đó. Rồi, ngày 17/3/1945, Bảo Đại ra đạo Dụ số 1 để “Cải to bộ máy chính quyển cho phù hợp với tình thể”, thực ra là để tổ chức lại một nội các thân Nhật. Ngày 19/3, Viện Cơ mật của Phạm Quỳnh từ chức để được thay bằng chính phủ Trần Trọng Kim. Ngày 17/4, Bảo Đại ra Dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các cùa chính phủ này, chính thức chuyển sang chù mới. Như vậy, sau ngày 9/3, phái thân Pháp đã bị dẹp bỏ. Phái thân Nhật phần lớn là những đại trí thức chưa hề làm quan, hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, y tế, giáo dục... Những người này có cùng một điểm là không ưa Pháp, không tin vào “cái bà De Gaulle", trái lại tin vào “cái mồi liên Á", tin vào chủ tliuyct VC Khôi thịnh vượng chung Dụi Dông Á và hy vọng vào cái bánh vẽ “độc lập" mà Nhật tung ra. Phái này được tổ chức trong nhiều nhóm. Có nhóm đông thành viên, có nhóm chi một nhúm người, không tôn chỉ mục đích. Có nhóm ra đời ngay cả trước khi chiến tranh nổ ra, trong tính toán lâu dài của Nhật về chính trị chẳng hạn như nhóm Phục quốc của Cường Đe. Phần lớn các nhóm khác ra đời trong chiến tranh, nhất là sau khi Nhật đảo chính Pháp. Nhóm Phục quốc (Việt Nam Phục quốc đồng minh hội) do Cường Để lập từ năm 1937 cùng Trần Hy Thánh, Trần Trung Lập 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam nhũng sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 388. và Hoàng Trung Lương. Năm 1940, nhóm này nổi lên ủng hộ Nhật chống Pháp, nhưng do Nhật vẫn muốn lợi dụng Pháp nên đã bị Nhật bò roi, phải chạy sang Trung Quốc nương nhờ Trương Phát Khuê, một số nhảy sang | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Trung Lương. Năm 1940, nhóm này nổi lên ủng hộ Nhật chống Pháp, nhưng do Nhật vẫn muốn lợi dụng Pháp nên đã bị Nhật bò roi, phải chạy sang Trung Quốc nương nhờ Trương Phát Khuê, một số nhảy sang phe Đồng minh chống phát xít, một số vẫn trung thành với Phục quốc tìm cách vận động cho Đảng này trong giáo phái Cao Đài ở Nam Kỳ. Với sự trợ giúp của Nhật, hàng chục nghìn tín đồ Cao Đài đã gia nhập Phục quốc, lao động phục vụ trong các công binh xưởng của Nhật, tổ chức thành các lực lượng bán vũ trang với quân số khoảng 3.000 người'. Bên cạnh Cao Đài, đạo Hoà Hảo (còn gọi là đạo Phật thầy) do Huỳnh Phú sổ lập ra từ ngày 5/7/1939 thu hút đông đảo tín đồ, lan rộng ra khắp các tỉnh Nam Kỳ, có tư tường chổng Pháp nên Pháp cản trờ và bị Nhật lợi dụng. Khi Pháp bắt Huỳnh Phú sổ, Nhật đã giải thoát cho Sổ và biến Hòa Hảo thành lực lượng chính trị thân Nhật. Tháng 9/1943, Hoà Hảo ra nhập Việt Nam Phục quốc đồng minh hội mưu đồ thành lập chính phủ thân Nhật. Ở Bắc Kỳ, từ cuối năm 1942 xuất hiện nhiều nhóm thân Nhật như: Đại Việt dân chính của Nguyễn Tường Tam; Đại Việt quốc xã của Trương Đình Trí; Việt Nam ái quốc của Nguyễn Xuân Chữ, Vũ Đình Di và Lê Toàn; Phục quốc của Trần Văn Ân; Đại Việt quốc gia liên minh của Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn; Thanh niên ái quốc đoàn của Võ Văn cầm. Ngoài ra còn có nhiều đảng phái có tính chất “quốc gia" khác đã được lập ra. Tháng 9/1943, theo lệnh của Nhật, các phe thân Nhật, đang còn rời rạc lẻ tẻ “Đảng Phục quốc, Đại Việt, Quốc xã, Cao Đài, Phật | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | ra còn có nhiều đảng phái có tính chất “quốc gia" khác đã được lập ra. Tháng 9/1943, theo lệnh của Nhật, các phe thân Nhật, đang còn rời rạc lẻ tẻ “Đảng Phục quốc, Đại Việt, Quốc xã, Cao Đài, Phật Thầy họp đại hội ở Sài Gòn thong nhắt lại thành một đoàn thế thân Nhật lay tên Việt Nam Phục quốc đồng minh hội và sứa soạn lập chính phù lâm thờ r2. Tất cả các đảng phái thân Nhật, được tập hợp trong Việt Nam Phục quốc đồng minh hội đều hy vọng được đại diện cho Việt Nam tiếp quản “nền độc lập” mà Nhật sẽ “trao trả". 1. David Marr, Viet Nam 1945. The Quest for Power, Sđd, tr. 94-95. 2. Ngọn cờ giải phóng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1955, tr. 16. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ở Bắc Kỳ, các tổ chức thân Nhật xuất đầu lộ diện với nhiều tên gọi khác nhau: Đại Việt quốc xã; Đại Việt duy tân; Phục quốc... và tập hợp lại trong một “Mặt trận chung" lấy tên là Đại Việt quốc gia liên minh hay còn gọi là Việt Nam quốc dân hội. Tổ chức này định dựa vào Nhật, lừa gạt dân chúng đê giành chính quyền. Nhưng do không được quần chúng ủng hộ lại bị Nhật hoài nghi, vả lại, lúc này Bảo Đại đã được sử dụng nên tổ chức này phải tự rút lui1. Với sự che chờ, dung dưỡng cùa Nhật, một số chính khách thân Nhật còn trờ thành những con bài dự trữ cho các âm mưu chính trị mới ở Đông Dương. Trong số đó, nhóm Trần Trọng Kim (gồm Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đặng Văn Ký, Trần Văn Ân) được đưa sang Singapore từ ngày 1/1/1944 chờ thời và sau khi đảo chính Pháp, Nhật đưa Trần Trọng Kim về Sài Gòn, rồi ra Huế gặp Bảo Đại | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | (gồm Trần Trọng Kim, Dương Bá Trạc, Đặng Văn Ký, Trần Văn Ân) được đưa sang Singapore từ ngày 1/1/1944 chờ thời và sau khi đảo chính Pháp, Nhật đưa Trần Trọng Kim về Sài Gòn, rồi ra Huế gặp Bảo Đại (15/4). Nhật bỏ qua Cường Để, sử dụng lại con bài Bảo Đại, dựng Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Ngày 17/4, Chính phủ Trần Trọng Kim chính thức được thành lập2. Chính phủ này gồm toàn là những trí thức trẻ, có tên tuổi, yêu nước, tiến bộ. Với lời hứa về “phấn đau cho Việt Nam thành quốc gia độc lập"', “giải quyết nạn đói"\ “thong nhất chù quyền lãnh tho''... trong chừng mực nhất định, chính phù của Trần Trọng Kim đã làm cho một bộ phận dân chúng ảo tưởng. Tuy nhiên, chính phủ này đã tỏ ra bất lực tnm c tất cà những van đề cần giải quyết cấp hách và ngày càng mat tín nhiệm trước những người đã từng trông chờ vào nó. 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 389. 2. Chính phủ Trần Trọng K.im gồm: Trần Trọng Kim (Giáo sư, Tổng lý đại thần- Thủ tướng); Trần Đình Nam (Y sĩ, Bộ trưởng Nội vụ); Trần Văn Chương (Luật sư, Bộ trường Ngoại giao, kiêm Phó Thủ tướng); Vũ Văn Hiền (Luật sư, Bộ trường Tài chính); Hồ Tá Khanh (Bác sĩ, Bộ trưởng Kinh tế); Nguyễn Hữu Thi (Cựu y sĩ, Bộ trưởng Tiếp tế); Hoàng Xuân Hãn (Thạc sĩ Toán học, Bộ truởng Giáo dục); Trịnh Đình Thảo (Luật sư, Bộ trưởng Tư pháp); Lưu Văn Lang (Kỹ sư, Bộ trưởng Giao thông Công chính); Vũ Ngọc Anh (Bác sĩ, Bộ trường Y tế); Phan Anh (Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên). Tác giả Tân Trào trong Cờ giải phóng số 13 | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Bộ trưởng Tư pháp); Lưu Văn Lang (Kỹ sư, Bộ trưởng Giao thông Công chính); Vũ Ngọc Anh (Bác sĩ, Bộ trường Y tế); Phan Anh (Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên). Tác giả Tân Trào trong Cờ giải phóng số 13 viết: “Thân phận bù nhìn nó chì có thế giữ việc bù nhìn... Nhiệm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | vụ của nó là bọc nhung vào cái ách của Nhật, đầu độc đồng bào, thái độ cùa nó là ca ngợi Nhật, vào hùa với Nhật áp bức bóc lột nhân dân”. Chính phủ Trần Trọng Kim vì vậy đã bị tình thế cách mạng lướt qua. Ngày 7/8/1945, chính phủ này đệ đơn từ chức. Ngày 9/8/1945, Bảo Đại ký một đạo Dụ lập nội các mới nhưng không lập nổi nên buộc phải ra Dụ giữ lại nội các Trần Trọng Kim. Tuy nhiên, trên thực tế, nội các này đã hoàn toàn tê liệt mặc dù vẫn còn mộng mị khi thề thốt: “Chúng tôi vẫn hợp tác chặt chẽ với các nhà đương chức Nhật và chúng tôi không bao giờ quên rang quân đội Nhật đã giải phóng cho ta ra ngoài cái áp chế của một ngoại quốc”'. Chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ. Các tổ chức thân Nhật cũng phần nhiều tự giải tán, tự rút lui. Trước cơn bão táp cách mạng đang dâng lên cuồn cuộn, giới thượng lưu trí thức rơi vào khủng hoảng. Một số ngoan cố với chù thuyết thân Pháp, số khác “kiên trì" lập trường “dân tộc chù nghĩa”, quay lưng với cách mạng. Thế nhưng, nhiều bậc "trí thức thượng lưu" trong đó có những người tham gia chính phù Trần Trọng Kim đã ngả hẳn theo Mặt trận Việt Minh, tham gia vào cuộc Cách mạng tháng Tám. Hội Tân Việt Nam2 của các trí thức nhóm Thanh Nghị được thành lập ngày 16/5/1945, không có đường lối chính trị rõ rệt,... 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 394. 2. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sứ..., Sđd, tr. 396. Tham gia hội này có Đào Duy Anh, Phan Anh, Phạm Đỗ Bình, Đỗ Đức Dục, Ngô Thúc Địch, Trần Khánh Dư (Khái | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | lịch sử..., Sđd, tr. 394. 2. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sứ..., Sđd, tr. 396. Tham gia hội này có Đào Duy Anh, Phan Anh, Phạm Đỗ Bình, Đỗ Đức Dục, Ngô Thúc Địch, Trần Khánh Dư (Khái Hưng), Ngô Tử Hạ, Vũ Văn Hiền, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Huyên, Trần Duy Hung, Nguỵ Như Kon Tum, Nguyễn Lân, Vũ Đình Liên, Phạm Lợi, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Ọuang Oánh, Tôn Quang Phiệt, Phạm Khăc Quảng, Phan Huy Quát, Ngô Bích San, Nguyễn Hữu Tảo, Hoàng Thúc Tấn, Nguyễn Đình Thụ, Hoàng Phạm Trân, Bùi Như Uyên, Lê Huy Vân, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm, do Vũ Đình Hoè làm Tổng Thư lcý (Thanh Nghị, ngày 5/5/1945). hoạt động trong khuôn khố hợp pháp cùa chính phù Trần Trọng Kim và dễ có xu hướng trở thành một tổ chức chính trị tư sàn và thân Nhật”, giải tán sau hai tháng tồn tại. Hoạt động của giới trí thức trong Mặt trận Việt Minh và thực tiễn cao trào cách mạng của quần chúng đã làm tổ chức này phân hóa và nhanh chóng tan rã. Ngày 22/7/1945, Tân Việt Nam tuyên bố giải tán. Nhiều trí thức chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trở thành thành viên của Mặt trận Việt Minh, rồi phục vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đóng góp nhiều công sức cho cách mạng. Chương VI I. THỜI KỲ ĐẤU TRANH VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG LÓI CHIẾN LƯỢC TỪ CUỐI NĂM 1939 ĐẾN THÁNG 5/1941 Có thể nói là ngay từ trong những năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ phát xít và sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đảng yêu cầu chính phủ thực dân hành động để cùng nhân dân | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | những năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ phát xít và sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đảng yêu cầu chính phủ thực dân hành động để cùng nhân dân ta “phòng thù Đông Dương". về phía phong trào cách mạng, Đảng chuẩn bị tinh thần đối phó một cách tích cực và chủ trương biến cuộc chiến tranh này thành cơ hội cho một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Một mặt, Đảng kịp thời thay đổi phương thức hoạt động ngay khi cuộc chiến chưa chính thức nổ ra. Đảng chỉ đạo cho các cán bộ, đảng vicn và những tổ chức quẩn chúng do Đảng lãnh đạo nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn (trong khi vẫn chú trọng phong trào ở đô thị) để tránh sự đàn áp của kẻ thù, bảo toàn lực lượng. Đồng thời, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đảng cũng rất chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, định hướng hành động cho cán bộ, đảng viên, tránh cho họ rơi vào cạm bẫy tuyên truyền phản cách mạng chống lại Liên bang Xô viết của thực dân Pháp cũng như của các phần tò Trostkit. Mặt khác, khi tiên liệu về khả năng: “Hoàn cành Đông Dương sẽ tiến bước tới vấn đề dân tộc giải phóng” và “Hiện thời tình hình quốc tế đã cho chúng ta thấy rõ vấn đề dân tộc giải phóng sẽ đến chỗ kết quà Đảng chủ trương điều chỉnh đường lối chiến lược cách mạng, xác định lại mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương, mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết cấp bách cũng như phương pháp vận động cách mạng phù hợp với nhiệm vụ đặt ra cho cuộc cách mạng giải | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | mạng, xác định lại mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương, mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết cấp bách cũng như phương pháp vận động cách mạng phù hợp với nhiệm vụ đặt ra cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh mới. Việc điều chinh đường lối chiến lược cách mạng của Đảng đã được đề cập và giải quyết trong các cuộc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VI (11/1939); lần thứ VII (11/1940) và Hội nghị lần thứ VIII (5/1941). 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (tháng 11/1939) Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) trong các ngày 6, 7, 8 tháng 11/1939, dưới sự chù trì cùa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và sự tham dự của các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai... Tinh thần cùa Hội nghị là: “Căn cứ vào sự biến đổi trên quốc tế và trong xứ và sự biến chuyển mới cùa phong trào cách mạng thế giới và Đông Dương, Đảng ta phải thay đoi chính sách''2 và đứng trước tình thế khác ít nhiều với tình the I930-193I, chiến lược cách mạng tư sản dân quyền băy giở phái thay dổi lí nhièu cho phù hợp với tình thè mới’’3. Hội nghị đã đi từ việc phân tích cặn kẽ tình hình trong và ngoài nước để đề ra “Chính sách cùa Đảng Cộng sản Đông Dương"4, thực chất là thay đổi chính sách cho cách mạng Đông Dương. 1. “Thông báo cho các đồng chí các cấp bộ ngày 29/9/1939”. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tập, tập 6, 1936-1939, Sđd, tr. 756-757. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đảng toàn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Dương. 1. “Thông báo cho các đồng chí các cấp bộ ngày 29/9/1939”. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tập, tập 6, 1936-1939, Sđd, tr. 756-757. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, ừ. 537. 3. Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 538. 4. | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | “Nghị quyết cùa Ban Trung ương Đảng ngày 6, 7, 8/11/1939”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, 1936-1939, Sđd, tr. 535. về tình hình thế giới, xem xét nguyên nhân, mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần này, Hội nghị cho rằng đây là một cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thị trường thế giới và các khu vực ảnh hưởng giữa các nước đế quốc, đồng thời là cuộc chiến tranh giữa phe đế quốc và nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ừên thế giới, nhằm tiêu diệt Liên Xô, thành trì của phong trào cộng sản quốc tế, chỗ dựa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Hội nghị nhận định: “Trật tự cũ lại lay chuyến tận gốc. Chế độ tư bản đang hấp hoi chết thì cuộc đế quốc chiến tranh lần thứ hai lại tiếp đen đấy nó chóng vào chỗ diệt vong, ơ các nước đế quốc... hết thày dân chúng bị áp bức sẽ thừa cơ noi dậy bẻ cái xiềng nô lệ kéo dài đã hàng mấy chục thể kỳ. Ở các nước thuộc địa hết thảy dân tộc bị áp bức sẽ vùng dậy tranh đấu liều sống liều chết đế quốc xâm lược đế cởi vất cái ách tôi đòi. Dân các nước tư bản đòi giải phóng. Dân tộc các thuộc địa đòi độc lập. Liên bang Xô viết luôn luôn ở bên cạnh để kích thích họ, giúp đỡ họ...”1 và nhờ đó Cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương sẽ thắng! Cách mạng thế giới thế nào cũng sẽ thang! Một thế giới quang minh rực rỡ sẽ thay cho cái thế giới tối tăm mục nát này”2. về “Tình hình Đông Dưcmg", hội nghị nêu rõ vị trí quan trọng của Đông Dương và cảnh báo nguy cơ xâm lược Đông Dương của | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Một thế giới quang minh rực rỡ sẽ thay cho cái thế giới tối tăm mục nát này”2. về “Tình hình Đông Dưcmg", hội nghị nêu rõ vị trí quan trọng của Đông Dương và cảnh báo nguy cơ xâm lược Đông Dương của phát xít Nhật đang đến gần. I lội nghị cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá về hoàn cảnh và thái độ của các giai cấp xã hội, các đàng phái chính trị cũng như của các dân tộc ở Đông Dương và kết luận: Trong lúc này, tất cả các dân tộc từ Việt Nam, Miên, Lào đến Thượng, Thổ, V. V... tất cả các giai cap trừ bọn phong kiến và một so bộ phận phản động trong đám địa chù và tư sản, tất cả các đảng phái trừ bọn chó săn đế quốc phản bội quyền lợi dân tộc đểu phải gánh những tai hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh, đều căm tức kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa”. 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 516. Từ đó, Hội nghị cho rằng: “Liên quan lực lượng giai cấp” ở xứ này, bây giờ đây là sự đối đầu giữa hai lực lượng: ”a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyên kinh tế, chính trị và dựa vào bọn vua quan bôn xứ thoi nát và bọn chó săn phản bội dân tộc. b) Một bên là tất cà các dân tộc bôn xứ bị đế quốc chù nghĩa Pháp áp bức như trâu ngựa và đẽo rút xương tuỷ". Đây là một nhận thức rất quan trọng của Đảng, là cơ sở để Đảng quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam (thay đổi chính sách) cho phù hợp với hoàn cảnh mới mà điểm mấu chốt là giải quyết mối quan hệ giữa mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và nhiệm vụ đấu tranh | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Nam (thay đổi chính sách) cho phù hợp với hoàn cảnh mới mà điểm mấu chốt là giải quyết mối quan hệ giữa mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Sự thay đổi chiến lược đó chính là ở chỗ trong khi vẫn khẳng định cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ (tư sản dân quyền) do Đảng Cộng sản lãnh đạo với hai nhiệm vụ chiến lược là “phàn đế" và “phản phong”, song trong tình hình mới, hội nghị quyết định chuyển từ vận động dân chủ cùa thời kỳ trước sang cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị cho ràng: “Cách mạng phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyển....” nhưng hiện nay tình hình có đôi mới. Đe quốc chiến tranh, khùng hoảng cùng với ách thông trị phát xít, thuộc địa đã đưa vắn đề dân tộc thành một van đề khan cấp rất quan trọng. Đám đông trung tiếu địa chủ và tư sản bon xứ cũng căm tức đế quốc. Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyển lợi dân tộc làm toi cao, tat cả mọi vắn đề của cuộc cách mệnh, cà vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục ấy mà giải quyết'2. Hội nghị nhấn mạnh: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hom là con đường đánh đô đê quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng đề giành 1. Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 533-534. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 539. lẩy giải phóng độc lập. Đe quốc Pháp còn, dân chúng Đông | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 533-534. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 539. lẩy giải phóng độc lập. Đe quốc Pháp còn, dân chúng Đông Dưomg chết. Đe quốc Pháp chết, dân chúng Đông Dương còn”1. Hội nghị chỉ ra đường lối chiến lược của cuộc cách mạng này là: Đánh đô đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cà bọn tay sai cùa đế quốc phản bội dân tộc. Lực lượng cùa cách mệnh là công nông dựa vào các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và đồng minh trong chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư sàn bon xứ, trung tiểu địa chù dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản2. Đe có thể tập hợp được lực lượng cách mạng, thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương: “Mặt trận Dân chù thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay không còn thích hợp nữa. Ngày nay phải thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế đế tranh đấu chong đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thoi nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”3. Đây “tò hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới nền thống trị đế quốc Pháp, tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần từ phản đế muốn giải phóng cho dân tộc, để tranh đau chống đế quốc chiến tranh, chong xâm lược phát xít. đánh đo đế quốc đòi hòa bình cơm áo, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | các phần từ phản đế muốn giải phóng cho dân tộc, để tranh đau chống đế quốc chiến tranh, chong xâm lược phát xít. đánh đo đế quốc đòi hòa bình cơm áo, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương với quyền dân tộc tự quyết"4. Hội nghị quyết định “chưa đưa ra khau hiệu lập chính phù “Xô viết công nông binh” là hình | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thức chính phù riêng cùa dân chúng lao động mà đưa ra khau hiệu “Chính phù Liên bang cộng hoà dân 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 536 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đáng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 539-540. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 538 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 537 chù Đông Dương” là hình thức chính phù chung cho tất cả các tâng lớp dân chúng trong xứ...”'. Thực hiện đường lối chiến lược cách mạng “phàn đế'\ Hội nghị đề ra cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế 13 nhiệm vụ là: Đánh đo đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phàn động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc; Đông Dương hoàn toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết, song sự tự quyết cũng không nhất định phải rời hãn nhau ra); Lập chính phù liên bang cộng hoà dân chù Đông Dương; Đánh đuôi hải, lục, không quân của đế quốc Pháp ra khỏi xứ, lập Quốc dân cách mạng quân; Quốc hữu hoá nhũng nhà băng, các cơ quan vận tải giao thông, các binh xưởng, các sàn vật trên rừng, dưới biển và dưới đất; Tịch ký và quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp cùa tư bàn ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản cùa bọn phản bội dân tộc...; Thi hành luật lao động. Ngày làm 8 giờ cho các hầm mỏ...; Bỏ hết các thứ sưu thuế. Đánh thuế lũy tiến hoa lợi; Thù tiêu tất cả các khế ước cho vay, đặt nợ, lập nông pho ngân hàng và bình dân ngân hàng; Ban hành các quyền tự do dân chù, quyền nghiệp đoàn, bãi công. Phô | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thứ sưu thuế. Đánh thuế lũy tiến hoa lợi; Thù tiêu tất cả các khế ước cho vay, đặt nợ, lập nông pho ngân hàng và bình dân ngân hàng; Ban hành các quyền tự do dân chù, quyền nghiệp đoàn, bãi công. Phô thông đầu phiếu. Những người công dân từ 18 tuôi trở lên bat cứ là đàn ông, đàn bà, nòi giong nào đểu được bâu cử, ứng cử; Pho thông giáo dục cưỡng bách; Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị; Mở rộng các cuộc xã hội, y té, cứu tc, thẻ thao..} về “sách lược tổ chức quần chúng", Hội nghị chủ trương kết hợp giữa các hình thức tổ chức công khai, bán công khai rộng rãi với các hình thức tổ chức bí mật, với phương châm tùy theo điều kiện, càng có tính chat rộng rãi và giản đơn bao nhiêu càng hay để thâu phục quảng đại quần chúng”3 vào Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế- không phải chi có quần chúng công nông- lực 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ván kiện Đáng toàn tập, tập 6, Sđd, ừ. 539. 2. Đàng Cộng sản Việt Nam, Vàn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd„ tr. 541. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd„ tr. 547. lượng chính của cách mạng mà còn là tiểu tư sản, tư sản bản xứ, trung tiểu địa chủ... Đồng thời với việc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, Hội nghị chi rõ cách mạng nước ta phải đoàn kết, thống nhất với cách mạng Lào và Campuchia, phải liên hệ mật thiết với cách mạng Trung Quốc và gán bó chặt chẽ với cách mạng thế giới do Liên Xô làm trụ cột. về “tranh đấu", Hội nghị chủ trương thay đổi phương pháp đấu tranh, từ đấu tranh đòi | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | phải liên hệ mật thiết với cách mạng Trung Quốc và gán bó chặt chẽ với cách mạng thế giới do Liên Xô làm trụ cột. về “tranh đấu", Hội nghị chủ trương thay đổi phương pháp đấu tranh, từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đòi quyền lợi dân tộc, đánh đổ đế quốc và tay sai, từ đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và không hợp pháp, chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Do việc lấy nhiệm vụ giải phóng dân tộc làm trọng tâm nên tính quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp sẽ được giảm bớt, theo phương châm do Hội nghị đề ra là: Xoay tất cả phong trào lẻ tẻ vào cuộc tranh đấu chung, phản đoi đế quốc chiến tranh, chống để quốc Pháp và bè lũ, dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân tộc” và đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hoà những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bồn xứ đua nó vào phong trào đau tranh chung cùa dân tộc là nhiệm vụ cốt tủ cùa người lãnh đạo... không ngó ngàng đếm xia đến quyền lợi hàng ngày cùa quần chúng lao động, không tìm cách bênh vực làm cho họ đủ no, thì năng lực cách mệnh cùa quần chúng giàm đi. Nhưng nếu căng thang các cuộc đau tranh áy, thì sự liên hiệp các giai cấp bon xứ sẽ không thành, khấu hiệu “Quyền lợi dân tộc cao hơn hết” sẽ không thực hiện được''1. Để hướng dẫn việc tranh đấu, Hội nghị đưa ra 17 khẩu hiệu tranh đấu cụ thể trước mắt về kinh tế, chính trị, xã hội, phù hợp với từng tầng lớp, giai cấp trong xã hội mà mục đích | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thực hiện được''1. Để hướng dẫn việc tranh đấu, Hội nghị đưa ra 17 khẩu hiệu tranh đấu cụ thể trước mắt về kinh tế, chính trị, xã hội, phù hợp với từng tầng lớp, giai cấp trong xã hội mà mục đích là đòi quyền lợi hằng ngày, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ chiến tranh giải phóng, ủng hộ chính sách hoà bình của Liên Xô... 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Sđd, tr. 553. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 đến năm 1940 Nguồn: Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Lịch sử Đảng Cộng sán Việt Nam sơ thảo, tập 1, 1920 - 1954, Nxb. Sự thật, 1982, tr. 270. Việc “thay đối chính sách" trên những vấn đề cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh mới trên đây chứng tỏ nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực lãnh đạo sáng tạo, sự mạnh dạn trong “đồi mới” tư duy chiến lược, khắc phục tình trạng biệt phái, tả khuynh trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về đấu tranh giai cấp vào thực tiễn xã hội Việt Nam, xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương. "Hội nghị VI của Trung ương đánh dấu bước chuyển hướng đúng đắn về chi đạo chiến lược và mở đầu một thời kỳ đấu tranh mới cùa cách mạng Việt Nam"'. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng tiếp tục hoàn chinh đường lối chiến lược cứu nước trong những năm tiếp theo mà trước hết là qua các kỳ hội nghị Trung ương VII và VIII và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thành công của Cách mạng tháng Tám. | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chinh đường lối chiến lược cứu nước trong những năm tiếp theo mà trước hết là qua các kỳ hội nghị Trung ương VII và VIII và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Từ tháng 9/1939, kẻ địch mở những cuộc khủng bố, đàn áp dã man Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng. Nhiều cơ sở Đảng bị vỡ, nhiều cán | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | bộ của Đảng bị bắt, bị hy sinh, các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Võ Văn Tần bị bắt ngay sau Hội nghị. Thế nhưng, nhờ sự thay đổi phương pháp hành động kịp thời của Đảng, với những phương pháp tuyên truyền, đấu tranh thích hợp nên ở nhiều nơi phong trào chống khủng bố, chống bắt phu, bắt lính, chống chiến tranh đế quốc của các tầng lớp nhân dân đã diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức phong phú như mít tinh, biểu tình, bãi công, phát truyền đom... Đảng và các tổ chức quần chúng phát triển nhanh chóng. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế lan rộng, nhất là ở Nam Kỳ, với hệ thống tổ chức từ cơ sở tới cả toàn kỳ. số đảng viên mới tăng lên. Theo báo cáo của Hội nghị tháng 11/1940 của Đảng, số đảng viên của Đảng bộ Nam Kỳ tăng lên đến 60%2. 1. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Cách mạng tháng Tám (1945), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 18. 2. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Nxb. Sử học, 19611, tr. 45. Do hiểu được đường lối cứu nước của Đảng, nhiều hào lý đã quay sang ủng hộ cách mạng hoặc giữ thái độ trung lập. Đặc biệt là một phong trào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã lan trên khắp xứ: cuộc khởi nghTa Bắc Sơn; cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ và cuộc khởi nghĩa (hay là cuộc binh biến) Đô Lương đã diễn ra, khởi đầu cho thời kỳ Đảng chuyển hướng chiến lược, “thay đối chính sách” cho cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam, nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 2. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương a. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | hướng chiến lược, “thay đối chính sách” cho cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam, nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 2. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương a. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (ngày 27/9/1940)' Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (Bắc Sơn là một châu của tinh Lạng Sơn) diễn ra vào ngày 27/9/1940. Ngoài những nguyên nhân về chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo, chế độ phu phen tạp dịch nặng nề của thực dân Pháp và truyền thống yêu nước, căm thù giặc của đồng bào các dân tộc Bắc Sơn, cuộc khời nghĩa diễn ra còn do một nguyên nhân quan trọng, đó là sự nhạy bén, nắm bắt thời cơ phát động quàn chúng nhân dân nổi dậy chống giặc cùa chi bộ Đảng địa phương Bac Sơn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương Đảng tháng 11/1939. Ngày 22/9, Nhật tiến vào Lạng Sơn để chiếm Đông Dương. Lúc đó, lực lượng quân đội Pháp ở Lạng Sơn không phải là nhỏ, trang thiết bị không phái là thiếu (với 4 tiểu đoàn, 1 tiều đoàn pháo binh đóng ở Lạng Sơn; 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 đội xe mô tô, 1 đội xe ô tô đóng ở Đồng Mỏ và lực lượng đóng ở Đồng Đăng, Na sầm, Điềm He, Thất Khê, mỗi nơi một tiểu đoàn và hệ thống công sự, lô cốt dày đặc)2, nhưng đã nhanh chóng rã rời, kéo cờ trắng đầu hàng Nhật. Chính quyền cùa Pháp ở khắp các châu, phủ của Lạng Sơn tan rã. Bọn quan lại bỏ trốn. Nhân cơ hội đó, 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam nhũng sự kiện lịch sử..., Sđd, 318-319. 2. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chong Pháp, quyển 2, tập hạ, Nxb. Sử học, 1961, tr. 53. nhân dân ở những nơi lực lượng Pháp | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Dương Trung Quốc, Việt Nam nhũng sự kiện lịch sử..., Sđd, 318-319. 2. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chong Pháp, quyển 2, tập hạ, Nxb. Sử học, 1961, tr. 53. nhân dân ở những nơi lực lượng Pháp tan rã đã nổi lên chống Pháp. Các tri phủ, tri châu hoặc bị giết, hoặc bị dân chúng bắt nộp cho Nhật. Lính đồn hoặc về với quân khởi nghĩa, hoặc bỏ chạy. Quân khởi nghĩa chiếm lĩnh các đồn. Quân Pháp chạy dài từ Lạng Sơn, Đồng Mỏ qua Thoát Lãng, Bình Gia xuống Bắc Sơn để về Bắc Giang, Thái Nguyên, phải xin ăn hoặc đổi súng lấy lương thực, quần áo... Trước tình thế đó, các đồng chí đảng viên cộng sản ở Bắc Sơn cùng với những đảng viên quê Bắc Sơn, Vũ Nhai, bị Pháp bắt giam ở Lạng Sơn thoát ra ngoài đã lãnh đạo nhân dân cướp súng cùa quân Pháp, bồi dưỡng lực lượng vũ trang và chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa. Ngày 27/9, Hội nghị của Đảng bộ Bắc Sơn quyết định phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa vũ trang, cướp chính quyền, tấn công các đồn bốt và các đom vị Pháp đang rút chạy, cướp vũ khí, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Lực lượng vũ trang, ngoài các đảng viên, còn có cả các tổng đoàn, xã đoàn và lính dõng mà cách mạng đã nắm được và cũng có cả những người đi lính cho Pháp bị thua trận mới bỏ về địa phương tham gia cách mạng cùng đạn dược thu được của Pháp. 20 giờ ngày 27/9/1940, hơn 600 quân khởi nghĩa, gồm đủ các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh cùng 20 lính dõng và 9 lính khố đỏ, với 20 súng trường, 8 súng kíp đã tấn công đồn Mò Nhài- thuộc Châu lỵ Bắc Sơn. Tri châu Hoàng Văn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | hơn 600 quân khởi nghĩa, gồm đủ các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh cùng 20 lính dõng và 9 lính khố đỏ, với 20 súng trường, 8 súng kíp đã tấn công đồn Mò Nhài- thuộc Châu lỵ Bắc Sơn. Tri châu Hoàng Văn Sĩ và lực lượng trong đồn chỉ chống trả qua quýt ròi bỏ chạy. Quân khởi nghĩa thu súng đạn, phưưng tiộn, đò đạc, đốt hết các giấy tờ, bằng sắc của thực dân, phong kiến, tuyên bố chính quyền đế quốc bị đánh đổ, chính quyền về tay nhân dân. Trong các ngày 28 và 29/9, quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công vào tàn quân Pháp ở đèo Canh Tiến, Dập Dị, tiêu diệt một số tên lính Pháp, cướp được nhiều vũ khí. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng gặp phải những khó khăn, mâu thuẫn do việc chi đạo chưa thống nhất, không ổn định, lại phải chờ quyết định của Xứ uỷ Bắc Kỳ (ban lãnh đạo cử Nông Văn Cún, tức Thái Long xuống Võ Nhai gặp Chu Văn Tấn, Bí thư Chi bộ Bắc Sơn- Võ Nhai để báo cáo và sau đó Chu Văn Tấn xin Chi thị của Xứ ủy Bắc Kỳ)1, lại cũng chưa kịp thời chấn chình tổ chức lực lượng vũ trang thành một lực lượng vững chắc, mở rộng địa bàn hoạt động, chưa xây dựng được chính quyền nhân dân cách mạng. Trước tình hình đó, Pháp cùng Nhật thỏa hiệp với nhau để tập trung đàn áp cuộc khời nghĩa. Sau khi tiêu diệt xong nhóm Phục quốc ở Lạng Sơn, ngày 1/10/1940, quân Pháp quay về Bình Gia, Bắc Sơn chiếm lại đồn Mỏ Nhài, đốt nhà, dồn làng, tìm bắt cán bộ cách mạng, lập lại bộ máy cai trị, chiêu tập lại những tên tay sai ra làm chi điểm cho chúng. Quân khởi nghĩa phải rút vào hoạt động phân tán | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chiếm lại đồn Mỏ Nhài, đốt nhà, dồn làng, tìm bắt cán bộ cách mạng, lập lại bộ máy cai trị, chiêu tập lại những tên tay sai ra làm chi điểm cho chúng. Quân khởi nghĩa phải rút vào hoạt động phân tán trên các vùng rừng núi, tiếp tục cùng cố và | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | xây dụng lực lượng. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bị thất bại. Thế nhưng, lực luợng khởi nghĩa Bắc Sơn đã trở thành cơ sở để Đảng ta xúc tiến việc xây dựng cơ sở cách mạng và lực lượng quân đội cho khởi nghĩa vũ trang. Ngay khi hay tin cuộc khởi nghĩa nổ ra, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên lãnh đạo phong trào, xây dựng lực lượng để chiến đấu lâu dài. Ngày 14/10/1940, đồng chí đã triệu tập một cuộc họp của các đảng viên địa phương ở Sa Khao (xã Vũ Lăng) để phân tích tình hình và phổ biến Chi thị cùa cấp trên. Ban chi huy khu căn cứ Bắc Sơn được thành lập (vào giữa tháng 10/1940). Đội du kích Bắc Sơn được tổ chức vào ngày 13/10/1940, với quân số 200 người và trang bị là 200 súng kíp, 20 súng trường, lây Ngir Viễn, Sa Khao, Vũ Lăng, Bản Nc, Mỏ Tát, Nam Nhi làm căn cứ địa. Khẩu hiệu được đề ra là: đánh Pháp, đuổi Nhật, tịch thu tài sản của đế quốc, phản động chia cho dân cày. Ngày 25/10, quân du kích mở màn bàng trận đánh và chiếm được đồn Vũ Lăng gây tiếng vang lớn trong quần chúng nhân dân. Chính quyền địch tan vỡ ở nhiều làng. Nhưng sang ngày 28/10/1940, quần chúng cách mạng họp mít tinh ở Vũ Lăng, hoan hô cách mạng, chia nhau chiến lợi phẩm, phấn khởi chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mó Nhài lần thứ hai thì bị 1. Trần Hữu Đính, Lê Trung Dũng, Cách mạng tháng Tám 1945 -Những sự kiện, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 49. quân Pháp tấn công. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bị thất bại. Tuy nhiên, với những gì diễn ra trong vừa đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | -Những sự kiện, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 49. quân Pháp tấn công. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bị thất bại. Tuy nhiên, với những gì diễn ra trong vừa đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã để lại những kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính quyền, nhất là đặt nền móng cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang cách mạng. Đội du kích Bắc Sơn trở thành cơ sở cho việc phát triển Việt Nam cứu quốc quân sau này. Tháng 11/1940, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII nhóm họp để tiếp tục bàn về việc “thay đổi chính sách" cho cách mạng Việt Nam. Hội nghị diễn ra sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại. Kiểm điểm về cuộc khởi nghĩa này, Hội nghị cho rằng, cuộc khởi nghĩa không phải là manh động mà kịp thời, đúng lúc. Tuy nhiên, ngay lúc bấy giờ tinh thế để cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi chưa chín muồi. Kẻ địch còn mạnh. Pháp- Nhật đã nhanh chóng bắt tay nhau để đàn áp cách mạng. Lực lượng quân khởi nghĩa còn non yếu cả về tổ chức, vũ khí và chiến thuật tác chiến..., không biết tổ chức bộ máy chính quyền, không biết tuyên truyền binh lính địch, không biết che dấu lực lượng và không biết tổ chức rút lui... Vì vậy, Hội nghị chủ trương duy trì và bồi dưỡng lực lượng du kích Bắc Sơn để làm cơ sở cho cuộc khởi nghĩa sau này, đồng thời chuyển hướng từ hoạt động quân sự sang hoạt động chính trị bí mật, vận động quần chúng. Vì thế, đội du kích Bắc Sơn ngày một lớn mạnh và sang năm 1941, hợp với những đạo quân Đình Cả, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | này, đồng thời chuyển hướng từ hoạt động quân sự sang hoạt động chính trị bí mật, vận động quần chúng. Vì thế, đội du kích Bắc Sơn ngày một lớn mạnh và sang năm 1941, hợp với những đạo quân Đình Cả, Tràng Xá (Thái Nguyên) chiến đấu chông Pháp- Nhật làm tiên đề cho Khởi nghĩa tháng Tám. Như vậy, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn trên thực tế đã "tạo ra lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, sau này phát triển thành Việt Nam cứu quốc quân, làm nòng cot cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn- Võ Nhai" và trên hết "Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã có tiếng vang lớn trong cà nước. Nó thức tinh quần chúng và mở đầu cho một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền"'. 1. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Cách mạng tháng Tám (1945), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 22. b. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (ngày 23/11/1940) Do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940 họp ngay tại Nam Kỳ nên chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Đảng đã nhanh chóng được quán triệt trong Đảng và tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Hơn nữa, ờ Nam Kỳ, mặc dù chính sách khùng bố cùa kẻ địch rất dã man, gây ra những tồn thất cực kỳ nặng nề đối với Đảng và các tổ chức quần chúng, nhưng công tác Đảng ở Nam Kỳ vẫn phát triển, cơ sở Đảng ờ các địa phương vẫn tồn tại, số đảng viên mới tăng lên, phong trào quần chúng lên cao. Vì thế, ngay từ tháng 3/1940, 4 tháng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chức quần chúng, nhưng công tác Đảng ở Nam Kỳ vẫn phát triển, cơ sở Đảng ờ các địa phương vẫn tồn tại, số đảng viên mới tăng lên, phong trào quần chúng lên cao. Vì thế, ngay từ tháng 3/1940, 4 tháng sau khi Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940 được phổ biến, xứ uỳ Nam Kỳ đã lên Đe cương khởi nghĩa Nam Kỳ, thực chất là kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam Kỳ. Quyết tâm phát động khởi nghĩa của xứ uỷ ngày càng cao nên kế hoạch khởi nghĩa cũng ngày càng được khẳng định và cụ thể hóa hơn. Xứ uỷ liên tiếp tô chức các hội nghị vào cuối năm 1940: Hội nghị Tân Hương từ ngày 21 đến 27/7/1940; Hội nghị Tân Xuân (Hóc Môn, Gia Định), từ ngày 21 đến 23/9/1940' để đề ra những công việc cần kíp phải thực hiện như phát triển tổ chức quần chúng, tổ chức lực lượng du kích, mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự cho đến đề ra đường hướng cho cuộc khởi nghĩa, nhận đinh về thời cơ khới nghĩa và chấn chinh những khuynh hướng lệch lạc “rả” và “hữu” trong công tác chuẩn bị khởi nghĩa... Hội nghị Tân Xuân cho rang: không khởi nghĩa sẽ có hại, quần chúng mat tinh thần, xa rời Đáng. Tiến hành khởi nghĩa sẽ có lợi, biếu thị được lực lượng đấu tranh giành độc lập... giữ vững đitợc Mặt trận Dân tộc phản đế...”2. 1. Tham khảo: Trần Giang, Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng mười một năm 1940, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 2. Trần Giang, Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng mười một năm 1940, Sđd, tr. 39. Đẻ xúc tiến kế hoạch khởi nghĩa, Xứ uỳ Nam Kỳ phái đồng chí Phan | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | một năm 1940, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 2. Trần Giang, Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng mười một năm 1940, Sđd, tr. 39. Đẻ xúc tiến kế hoạch khởi nghĩa, Xứ uỳ Nam Kỳ phái đồng chí Phan Đăng Lưu ra báo cáo với Trung ương Đảng tại Hà Nội để chuẩn bị việc hưởng ứng của toàn quốc. Nhưng khi biết được chủ trương này của Xứ uỳ Nam Kỳ, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VII, tháng 7/1940 của | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Đảng (họp từ ngày 6 đến 9/11/1940) cho rằng lúc, đó thời cơ cho một cuộc khởi nghĩa chưa tới, khởi nghĩa trong điều kiện như vậy sẽ không tránh khỏi thất bại. Nhật kỳ khởi nghĩa cũng phải hoãn lại do Trung ương muốn bổ sung cán bộ cho Nam Kỳ và để có thêm thời gian chuẩn bị cho sự ủng hộ đối với cuộc khởi nghĩa. Phân tích tình hình một cách tỉnh táo và toàn diện, Hội nghị đã quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa. Thế nhưng, đồng chí Phan Đăng Lưu khi họp xong Hội nghị VII (tháng 11/1940) còn được giao trách nhiệm phổ biến Nghị quyết của Hội nghị tới Xứ uỷ Trung Kỳ nên quyết định trên của Trung ương đã không tới được Xứ uý Nam Kỳ một cách kịp thời. Trong khi đó, tình hình thôi thúc Xứ uỷ Nam Kỳ phải đưa ra quyết định gấp rút. Nhật đã chính thức chiếm Đông Dương. Ở Bắc Kỳ, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra. Còn ở Nam Kỳ, chính sách áp bức, bóc lột của Pháp được chồng lên bởi chính sách cướp bóc và đàn áp của phát xít Nhật đã làm dấy lên một không khí căm thù sôi sục trong dân chúng. Chính sách bắt lính Việt Nam chuẩn bị sang làm bia đỡ đạn cho Pháp trong chiến tranh Pháp- Thái do Nhật chủ mun xúi giục càng làm cho không khí căm thù đó dâng cao. số lính bị tập trung để đưa sang biên giới dọc sông Cửu Long và giáp với Cambodge ngày một đông. Trong một trại ở gần Sài Gòn có tới 2.000 lính bị nhốt để đưa ra trận1. Việc mộ lính “đặc biệt” kiểu “bắt thăm” -ai trúng người đó phải đi nhằm đẩy mâu thuẫn vào nội bộ nhân dân Việt Nam, càng làm cho người dân phẫn nộ. Nhiều cuộc biểu tình chống | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nhốt để đưa ra trận1. Việc mộ lính “đặc biệt” kiểu “bắt thăm” -ai trúng người đó phải đi nhằm đẩy mâu thuẫn vào nội bộ nhân dân Việt Nam, càng làm cho người dân phẫn nộ. Nhiều cuộc biểu tình chống bắt lính đã diễn ra tại Mỹ Tho, Vĩnh Long... Binh lính cũng đấu tranh, thấp là nhịn ăn để phản đối chế độ đãi ngộ đối với lính, chống bắt lính, cao là bỏ trốn, biểu tình chống chiến tranh, 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Nxb. Sử học, 1961, tr. 60. với khẩu hiệu là “Không chịu chết cho thực dân Pháp trên mặt trận Pháp- Thái". Và trong hoàn cảnh đó, ngày 15/11/1940, tại cuộc họp ờ Hóc Môn, Xứ uỷ Nam Kỳ, mặc dù không hoàn toàn nhất trí, đã phát động khởi nghĩa và cừ đồng chí Tạ Uyên làm Trường ban khời nghĩa của Xứ uỷ, vừa trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa ở trung tâm Sài Gòn- Chợ Lớn. Bản Đề cương khởi nghĩa giờ đã được cụ thể hóa bằng một kế hoạch khởi nghĩa. Theo kế hoạch đó, cuộc khởi nghĩa sẽ được phát động cùng lúc trên toàn xứ mà trung tâm là Sài Gòn- Chợ Lớn và trước hết là binh lính trong quân đội Pháp. Binh lính được coi là lực lượng nòng cốt của cuộc nổi dậy đồng loạt này. Rồi, khi đồng chí Phan Đăng Lưu về tới Sài Gòn vào ngày 22/11/1940, mang theo lệnh hoãn khởi nghĩa, thì bị bắt. Trong khi đó, lệnh khởi nghĩa đã được Xứ uỷ Nam Kỳ ban bố khắp nơi. Theo kế hoạch, cuộc khởi nghĩa sẽ diễn ra vào đêm 22 rạng ngày 23/11/1940. Công tác chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, khẩn trương ở hầu khắp các địa phương trên cả xứ. Thế nhưng, do mất cành | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nơi. Theo kế hoạch, cuộc khởi nghĩa sẽ diễn ra vào đêm 22 rạng ngày 23/11/1940. Công tác chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, khẩn trương ở hầu khắp các địa phương trên cả xứ. Thế nhưng, do mất cành giác, chỉ điểm Pháp đã len lỏi vào được tới cơ quan lãnh đạo Thành uỳ, Tỉnh uỳ và Xứ uỳ nên Pháp đã nắm được tình hình trước khi quân khởi nghĩa kịp hành sự. Chúng cho vây ráp khắp mọi ngả đường, nhiều đồng chí, trong đó có cả những đồng chí lãnh đạo quan trọng cùa cuộc khởi nghĩa đã bị bắt. Đồng chí Nguyễn Như Hạnh, Bí thư Thành uỳ Sài Gòn- Chợ Lớn bị bắt cùng với Bản hiệu triệu đồng bào Đông Dương có nội dung là: “Hãy tiến lên... Đánh đổ chủ nghĩa phát xít Pháp, bọn vua chúa bản xứ cũng như bọn tay sai người Việt phản bội nhân dân! Thành lập một chính phù cộng hoà dân chù Đông Dương để liên hệ với Mặt trận kháng chiến ở Trung Quốc. Đứng lên đánh đổ chủ nghĩa phát xít Nhật và quân đội Thái Lan xâm lược. Đông Dương hoàn toàn độc lập”1. 1. Báo cáo số 7489s Mật thám gửi Thống đốc Nam Kỳ. Dần theo: Trần Giang, Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng mười một năm 1940, Sđd, tr. 81. Liền ngay, đồng chí Tạ Uyên- Bí thư Xứ uỳ Nam Kỳ- cũng bị bắt cùng với bản viết tay toàn bộ kế hoạch khởi nghĩa, từ bố trí xe cộ chở người, lập các chướng ngại vật, rồi việc cứu viện Khám lớn đến việc đề ra khẩu hiệu trong thành phố và thuốc để hạ độc binh lính Pháp...1. Đồng chí Phan Nhung, Thành uỳ viên và 50 người nữa cũng bị bắt theo. Tổng cộng ờ Sài Gòn- Chợ Lớn đã có tới 98 người bị bắt2. Ke hoạch khởi nghĩa | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thành phố và thuốc để hạ độc binh lính Pháp...1. Đồng chí Phan Nhung, Thành uỳ viên và 50 người nữa cũng bị bắt theo. Tổng cộng ờ Sài Gòn- Chợ Lớn đã có tới 98 người bị bắt2. Ke hoạch khởi nghĩa bị lộ. Cả bộ máy cảnh sát và đàn áp thuộc địa vào cuộc. Chúng ra lệnh thiết quân luật, kiểm soát nghiêm ngặt mọi cơ sở quân sự, rồi một mặt lùng bắt cán bộ Đảng, một mặt tước khí giới và nhốt chặt binh lính người Việt trong các trại, không cho ra ngoài. Mọi dự định cho cuộc nổi dậy đã bị phá hỏng. Khởi nghĩa ở Sài Gòn- Chợ Lớn đã không nổ ra. Chủ lực quân là binh lính không nổi lên được. Tuy nhiên, do đã được chuẩn bị sẵn sàng, lại không nhận được Chi thị từ Sài Gòn- Chợ Lớn nên ngày 23/11, dưới sự lãnh đạo của các cơ sở Đảng, quần chúng vẫn nổi dậy trên khắp 9 tinh ngoại vi và các tỉnh khác trên cả xứ Nam Kỳ, theo đúng kế hoạch khởi nghĩa: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng... Tại các tinh Mỹ Tho, Tân An, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng..., quân khởi nghĩa đã tấn công các đồn địch, chiếm Nhà việc các cấp, thành lập được chính quyền nhân dân và toà án cách mạng. Cờ đỏ sao vàng đã lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Kỳ. Mặc dù khí thế quần chúng rất cao, tinh thần các đảng viên rất ngoan cường, nhưng do những điều kiện chủ quan và khách quan chưa chín muồi, kè thù đã nắm được chủ trương và thời gian khởi nghĩa nên các cuộc nổi dậy của quần chúng bị đàn áp đẫm máu và thất bại. Một cuộc khủng bố chưa từng thấy trong lịch sử thống trị cùa Pháp đã diễn ra, gây | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thù đã nắm được chủ trương và thời gian khởi nghĩa nên các cuộc nổi dậy của quần chúng bị đàn áp đẫm máu và thất bại. Một cuộc khủng bố chưa từng thấy trong lịch sử thống trị cùa Pháp đã diễn ra, gây tổn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thất vô cùng to lớn cho quần chúng nhân dân và phong trào cách mạng. Pháp, mặc dù hèn nhát đầu hàng phát xít 1. Trần Giang, Nam Kỳ khới nghĩa ngày 23 tháng mười một năm 1940, Sđd, tr. 82. 2. Trần Giang, Nam Kỳ khới nghĩa ngày 23 tháng mười một năm 1940, Sđd, tr. 83. Nhật nhung lại huy động tất cả các lực lượng hải- lục- không quân với vũ khí hiện đại để đàn áp những người dân nổi dậy tay không hoặc chi được trang bị bằng vũ khí thô sơ. Decoux tuyên bố: “Cuộc bạo động ay, tức Nam Kỳ khởi nghĩa, các ngươi van biết là cùa cộng sàn gây ra, nó đã bị đàn áp thăng tay tức thì, vì cần phải như vậy. Bôn chức đã chẳng dung thứ và chang hề dung thứ trong tương lai cho một nhóm người phản nghịch nào cà gan quay rối xứ này là xứ đã giao cho bon chức giữ cuộc trị an”'. Pháp cho đốt hết cả nhà, cả làng, cả rừng để tìm diệt nghĩa quân. Chúng cho máy bay ném bom xuống Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên..., triệt hạ từng vùng, số người bị giết, bị bắt không đếm xuể. Theo tài liệu do Hội Tân Văn hoá công bố thì chi riêng trong cuộc khởi nghĩa này, Pháp đã bắt tới 5.848 vụ trong 40 ngày, nhiều nhất là tại Mỹ Tho, cần Thơ, Gia Định, Long Xuyên2. Theo những tài liệu khác của Pháp, tính cho đến hết ngày 31/1/1941, chúng đã bắt 7.048 người, tức là trong tháng 1/1941 bắt thêm 1.200 người. Ước tính, cho đến hết năm 1941, số người bị Pháp bắt lên đến hàng vạn, trong đó có 158 án từ hình gồm nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Xứ uỳ Nam Kỳ, rồi các đồng chí lãnh đạo Đảng cấp | history book |
Subsets and Splits