title
stringlengths 1
228
| content
stringlengths 1
2k
| source
stringclasses 4
values |
---|---|---|
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thành lập tại các tinh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và sau đó nhanh chóng lan rộng sang các tình Tây Nguyên: Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng..., nhất là ở Quảng Ngãi với cuộc khởi nghĩa vũ trang, thành lập chiến khu Ba Tơ. 1. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sứ quân sự Việt Nam, tập 9, Sđd, tr 369. 2. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 142. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập 1 (1930-1945), Quáng Bình, 1995, tr. 109-110. 4. Ban Chấp hành Đảng bộ tinh Quảng Bình, Lịch sứ Đảng bộ Quàng Bình, tập 1 (1930-1945), Sđd, tr. 110. Ba Tơ là một châu miền núi ở phía tây tinh Quảng Ngãi, đại bộ phận dân cư là người Hrê. Tại đây, thực dân Pháp đã cho xây dựng một hệ thống nhà tù chuyên giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Chính tại Ba Tơ, cơ sở Đảng địa phương đã thiết lập được đường dây liên lạc với các đồng chí trong nhà tù và nhất là từ đầu năm 1944, các đảng viên đã được phổ biến chương trình và điều lệ của Mặt trận Việt Minh'. Sau khi được tin Nhật đảo chính Pháp, ngày 11/5/1945, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã quyết định lãnh đạo tù chính trị phối hợp với lực lượng vũ trang quần chúng nổi dậy phá nhà tù, thành lập Uỳ ban cách mạng Ba Tơ. Ngày 14/3/1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập với 28 chiến sĩ2. Khi nhận được tin quân Nhật kéo đến Ba Tơ truy kích quân Pháp, Uỳ ban Cách mạng Ba Tơ vừa khẩn trương củng cố chính quyền cách mạng, vừa vạch ra các phương án để duy trì và phát triển đội du kích | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Khi nhận được tin quân Nhật kéo đến Ba Tơ truy kích quân Pháp, Uỳ ban Cách mạng Ba Tơ vừa khẩn trương củng cố chính quyền cách mạng, vừa vạch ra các phương án để duy trì và phát triển đội du kích Ba Tơ cũng như tăng cường cùng cố phong trào cách mạng ở địa phương. | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Nhận định về lực lượng địch, ta lúc đó, Tinh ủy Quảng Ngãi quyết định đưa đội du kích rút lui vào rừng. Vì vậy, sau đó, mặc dù bị Nhật vây ráp, truy lùng gắt gao hàng tháng trời nhưng dựa vào địa hình rừng núi, lại được sự đùm bọc của đồng bào, đội du kích Ba Tơ đã anh dũng chiến đấu chống lại kẻ địch, bảo toàn lực lượng để từ đó nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động vũ trang tuyên truyền về hướng đồng bằng. Trên cơ sở đó, hai căn cứ địa mới ở Quàng Ngãi là Vĩnh Sơn và Núi Lớn đã nhanh chóng được xây dựng3. Sự phát triển của phong trào khởi nghĩa vũ ừang ờ Trung Kỳ cho tháy, ở nhiều noi "chưa có quá trình làu dài từ trước" nhưng lại đã"... kịp thời đón một cao trào từ miền Bắc tràn vào”, như nhận xét của tác giả Trần Huy Liệu4. 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 143. 2. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Sđd, tr. 364. 3. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sừ quân sự Việt Nam, tập 9, Sđd, tr. 365. 4. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi nám chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 142. c. Tại Nam Kỳ Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, sự khùng bố gắt gao cùa thực dân Pháp đã làm cho hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Kỳ tạm thời bị tan vỡ, các đảng viên phải ẩn mình không dám hoạt động. Cho mãi đến cuối năm 1943, tổ chức cơ sở của Đảng ở Nam Kỳ mới dần dần khôi phục1. Tuy nhiên, do cách trở, không liên lạc thường xuyên được với Trung ương ờ miền Bắc nên trong một thời gian dài phong trào vẫn bị phân liệt, với sự | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chức cơ sở của Đảng ở Nam Kỳ mới dần dần khôi phục1. Tuy nhiên, do cách trở, không liên lạc thường xuyên được với Trung ương ờ miền Bắc nên trong một thời gian dài phong trào vẫn bị phân liệt, với sự tồn tại cùng lúc hai cơ quan Xứ ủy: "Xứ ủy Giải phóng" và "Xứ ùy Tiền phong”. Vào đầu năm 1945, một số đảng viên ở Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc... đã cùng nhau tái lập cơ quan Xứ ủy Nam Kỳ, xây dựng cơ sờ cách mạng ờ các vùng nông thôn. Xứ ủy Nam Kỳ còn quyết định tái bản tờ báo Giải phóng do Đặc ủy Vàm cỏ Đông thành lập trong những năm 1933-19342, làm cơ quan tuyên truyền cùa Xứ ủy (nên được gọi là Xứ ủy Giải phóng). Sau khi Nhật đảo chính Pháp, theo tinh thần Chỉ thị "Nhật- Pháp bắn nhau và hành động cùa chúng ta" của Ban Thường vụ Trung ương, "Xứ úy Giải phóng" đã tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền Việt Minh, phát triển lực lượng, chuẩn bị đón thời cơ. Tuy nhiên, tình hình ở Nam Kỳ trong giai đoạn này rất phức tạp. Sự kiện 9/3 làm cho các lực lượng thân Nhật trỗi dậy do hy vọng vào việc Nhật sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam như Đảng Phục quốc và các giáo phái Cao Đài. Hòa Hảo... Do vậy, Nam Kỳ bị ảnh hưởng của nhiều xu hướng khác nhau, việc tuyên truyền cách mạng cùa các tổ chức Đảng tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, hoạt động của "Xứ ủy Giải phóng" không gây được ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng nhân dân. 1. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 145. 2. Theo Trần Văn Giàu thi trong những năm 1933-1934, Đặc ùy Vàm Có Đông lập | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | rộng rãi trong quần chúng nhân dân. 1. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 145. 2. Theo Trần Văn Giàu thi trong những năm 1933-1934, Đặc ùy Vàm Có Đông lập tờ Giải phóng, xuất bàn hàng tháng, in xu xoa, có khi in ở Bà Điểm, có lúc in ờ Tân Phong, Tân Phú. Trần Văn Giàu, Hồi ký (bản thảo cá nhân chưa xuất bản), tr. 137. Trong khi đó, sau khi vượt ngục trờ về (vào tháng 10/1943), đồng chí Trần Văn Giàu đã cùng một số cán bộ Đảng đã tái thành lập một cơ quan Xứ ủy Nam Kỳ khác ở khu vực Sài Gòn- Gia Định'. Vì nhiều lý do, Xứ ủy Nam Kỳ này đã chi đạo phong trào theo tinh thần Nghị quyết Trung ương tháng 11/19392. Từ cuối năm 1943 đầu năm 1944, Xứ ủy cho xuất bản tờ báo bí mật Tiền phong3 làm công cụ tuyên truyền, vận động quần chúng (vì vậy, Xứ ủy này được gọi là "Xứ ủy Tiền phong"). Cùng với việc tăng cường đẩy mạnh công tác khôi phục hệ thống tổ chức Đàng, "Xứ ùy Tiền phong" đã chú trọng tập trung tuyên truyền vận động cách mạng đối với các tầng lớp quần chúng thị dân (công nhân, thanh niên, trí thức, tiểu tư sản...) nhằm xây dựng lực lượng ở Sài Gòn- Gia Định, chuẩn bị sẵn sàng đứng lên khi thời cơ đến. Đây chính là bước quyết định quan trọng trong việc nhận định tinh hình để tích cực chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam Bộ. Sau sự kiện 9/3/1945, cuộc họp của "Xứ ủy Tiền phong" ờ Phú Lạc (gần Sài Gòn) đã đề ra nhiệm vụ: tăng cường tuyên truyền và củng cố tổ chức hệ thống cơ sở Đảng; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Sau sự kiện 9/3/1945, cuộc họp của "Xứ ủy Tiền phong" ờ Phú Lạc (gần Sài Gòn) đã đề ra nhiệm vụ: tăng cường tuyên truyền và củng cố tổ chức hệ thống cơ sở Đảng; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng bằng hình thức tổ chức các hội quần chúng như công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên... và nhanh chóng "đưa các tố chức quần chúng ra hoạt động nửa công khai và công khai để cho tổ chức và phong trào có thế phát triển nhảy vọt thì mới kịp với tình hình"4; tập trung vào địa bàn Sài Gòn và các vùng phụ cận đổ lăng cường công tác công vận, binh vận và thanh vận, tiến tới tổ chức tự vệ chiến đấu, dần dần thành lập các lực lượng xung kích. Hội nghị còn nhất trí tăng cường khôi phục các cơ sở Đảng ở Nam Kỳ và tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng ờ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. 1. Xem: Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 62. 2. Trần Văn Giàu, Hồi ký (bàn thảo cá nhân chưa xuất bản), tr. 109. 3. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 138. 4. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 156. Trên tinh thần ấy, về công vận, theo Trần Văn Giàu thì vào cuối năm 1944, Đảng bộ Sài Gòn đã thiết lập được khoảng trên 30 "chỗ đứng chân" lớn, nhò, công tư sở, không kể các khu phố lao động với một số lượng đáng kể cán bộ công đoàn tích cực1. Đe đáp ứng kịp những biến chuyển của tình hình, "Xứ ùy Tiền phong" chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ công đoàn cơ sờ, gây dựng phong trào công nhân ở Sài | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Gòn- Gia Định- Chợ Lớn. Ket quả là vào thời điểm này, lực lượng công nhân của riêng Sài Gòn- Chợ Lớn hưởng ứng phong trào cách mạng đã đạt tới con số 15 vạn người2. Một điểm đặc biệt khác trong tiến trình chuẩn bị khởi nghĩa ở Sài Gòn là việc vận động tầng lớp thanh niên học sinh, về điểm này, "Đảng đã lãnh đạo khéo léo không để Thanh niên Tiền phong đoi lập với Việt Minh mà đi theo Việt Minh đê rồi dẩn dân sáp nhập vào Việt Minh và đoạt chính quyền ở Sài Gòn- Chợ Lớn và các tinh"3. Cũng như vậy, từ mùa hè năm 1942, nhóm sinh viên Nam Kỳ học ờ Hà Nội, trong đó nổi trội nhất là Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã về Sài Gòn khởi xướng phong trào yêu nước trong tầng lớp thanh niên học sinh, số sinh viên này đã tổ chức mít tinh, diễn thuyết (nhất là buổi diễn thuyết tại Nhà hát lớn thành phố về đề tài "Trần Himg Đạo phá Nguyên" của hai diễn giả Nguyễn Ngọ Minh và Trần Ván Khê) và sau flien thuyết lại có cả đồng ca về tinh thần yêu nước, có triển lãm của Vương Quang Lễ về "Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam", sáng tác nhiều bài hát yêu nước như bài: "Tiếng gọi thanh niên" (nhạc của Lưu Hữu Phước, lời Mai Văn Bộ) và dụng một số vờ kịch như: Đêm Lam Sơn, Nợ Mê Linh, Hội nghị Diên Hồng (của Huỳnh Văn Tiểng). Mùa hè năm 1943, nhóm sinh viên còn tổ chức cắm trại Lồ Ô gần Thù Đức, với những hoạt động rất phong phú vừa để ''rèn luyện lòng yêu đồng bào, yêu nhân dân", vừa thiết thực phục vụ đồng bào như: 1. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 106. 2, 3. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | với những hoạt động rất phong phú vừa để ''rèn luyện lòng yêu đồng bào, yêu nhân dân", vừa thiết thực phục vụ đồng bào như: 1. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 106. 2, 3. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Sđd, tr. 146. khám chữa bệnh, truyền bá vệ sinh, dạy chữ, biểu diễn nghệ thuật... và "Trại cũng là một lớp học sử... học sử đế tự hào dân tộc, để tự lập tự cường..."1. Trước sự lớn mạnh của phong trào thanh niên, sinh viên, từ đầu năm 1945, "Xứ ủy Tiền phong" đã tăng cường lôi cuốn thanh niên sinh viên theo sự lãnh đạo của Đảng, nhanh chóng tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, đồng thời kết nạp một số sinh viên và trí thức yêu nước tiến bộ vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau ngày 9/3/1945, lợi dụng lúc Nhật có ý đồ xây dựng lực lượng quần chúng làm hậu thuẫn, tháng 5/1945, "Xứ ủy Tiền phong" đã cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (lúc này là đảng viên Đảng Cộng sản) cùng một số cán bộ khác của Đảng đứng ra tổ chức phong trào "Thanh niên Tiền phong" lấy lá cờ vàng sao đỏ làm biểu tượng. Ngày 5/7/1945, tại vườn Ông Thượng ở trung tâm Sài Gòn, phong trào "Thanh niên Tiền phong" đã tổ chức một cuộc mít tinh tuyên thệ với sự tham dự của khoảng 50.000 người với đầy đủ nghi thức2. Từ đó, phong trào "Thanh niên Tiền phong" đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các tinh Nam Kỳ, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp thanh niên, học sinh nông thôn và cho đến giữa tháng 8/1945, lực lượng Thanh niên Tiền phong của cả Nam Kỳ đã lên tới trên 1 triệu người3. Tại Gia Định, đến tháng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tham gia của đông đảo các tầng lớp thanh niên, học sinh nông thôn và cho đến giữa tháng 8/1945, lực lượng Thanh niên Tiền phong của cả Nam Kỳ đã lên tới trên 1 triệu người3. Tại Gia Định, đến tháng 7/1945, uy thế của "Thanh niên Tiền phong” đã lấn át cả chính quyền thân Nhật. Từ tháng 8/1945, Chương trình Việt Minh được phổ biến rộng rẫi tại địa phương, trong đó ''Thanh niên Tiền phong" là lực lượng xung kích trong công tác tuyên truyền Việt Minh, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tại Biên Hòa, Thủ Dầu Một, phong trào cách mạng cũng dâng cao. Tổ chức Đảng đã lãnh đạo quần chúng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa, tích trữ vũ khí, thành lập Đội Tự vệ. 1. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 116. 2. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 166-168. 3. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 173. Tại Tân An, lực lượng cách mạng vừa tiến hành công tác vận động, tuyên truyền vừa tổ chức các đội du kích ở các làng xã, sắm sửa vũ khí, vận động binh lính địch đứng về phía nhân dân. Tại Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, cần Thơ..., lực lượng cách mạng đã nhanh chóng thành lập các ủy ban lâm thời để chuẩn bị khởi nghĩa, với lực lượng nòng cốt là "Thanh niên Tiền phong". Tại nhiều tình khác như Sa Đéc, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Rạch Giá, Châu Đốc, Tây Ninh, Hà Tiên..., các lực lượng cách mạng tại chỗ cùng với số cán bộ đảng vượt ngục trở về đã nắm bắt thời cơ tuyên truyền quần chúng, lãnh đạo thanh niên, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Phải nói rằng, phong trào cách mạng tiền khởi | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cùng với số cán bộ đảng vượt ngục trở về đã nắm bắt thời cơ tuyên truyền quần chúng, lãnh đạo thanh niên, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Phải nói rằng, phong trào cách mạng tiền khởi nghĩa ở Nam Kỳ bắt đầu muộn hơn so với miền Bắc nhưng phát triển nhanh và rộng khắp trên tất cả các địa phương. Tuy nhiên, phong trào Nam Kỳ cũng bộc lộ sự thiếu thống nhất về tổ chức Đảng. Có những nơi như Châu Đốc đã tồn tại cùng lúc đến "ba tinh ủy và hai nhóm Việt Minh cũ và mới”1. Điều đó phần nào đã ảnh hưởng tới tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. Tuy nhiên, trước tình hình này, Trung ương Đảng đã kịp thời chấn chỉnh. Báo Cờ Giải phóng số 15 đăng bài: "Đế thống nhất Đàng bộ Nam Kỳ hãy kíp đi vào đường loi cùa đồng chí Trường Chinh". Bài báo nghiêm khác phê phán tình trạng chia rẽ nội bộ Đảng ở Nam Kỳ nhằm xóa bỏ mâu thuẫn, thống nhất lực lượng, tổ chức, đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. IV. TÓNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYÈN 1. Nhật đầu hàng Đồng minh Thực hiện cam kết với phe Đồng minh, ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô với lực lượng trên 1,7 triệu chiến sĩ đã mờ màn các đợt tấn công tiến đánh 1. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, Sđd, tr. 143. đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Chì sau gần hai tuần tiến công, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân chủ lực với trên một triệu binh lính của quân đội Nhật. Trong lúc đó, với ý đồ răn đe và chứng tỏ sức mạnh của vũ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Triều Tiên. Chì sau gần hai tuần tiến công, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân chủ lực với trên một triệu binh lính của quân đội Nhật. Trong lúc đó, với ý đồ răn đe và chứng tỏ sức mạnh của vũ khí nguyên tử của mình, ngày 6/8/1945, Mỹ ném quà bom | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima và ngày 9/8/1945, Mỹ ném luôn quả thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Trước những đòn tấn công quyết liệt và thần tốc của Hồng quân Liên Xô cũng như của lực lượng Đồng minh, Nhật thấy rằng sự thất bại hoàn toàn là không thể tránh khỏi. Vì thế, ngày 11/8/1945, Nhật thông báo với phe Đồng minh về việc chấp nhận đầu hàng và ngày 14/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, đồng thời ra lệnh cho toàn bộ binh lính của quân đội Nhật Bản nhanh chóng hạ vũ khí. Ở Việt Nam, ngay trong đêm 11/8/1945, tin đầu hàng của Nhật đã được lan truyền. Sự kiện này làm cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương vốn đã bắt đầu sâu sắc ngay từ khi Nhật đảo chính Pháp thì nay càng trở nên quyết liệt. Binh lính Nhật ở Việt Nam rơi vào tình trạng hoang mang cực độ, một số theo tinh thần võ sĩ đạo đã tự sát, số khác bắt liên lạc với Việt Minh xin gia nhập hàng ngũ cách mạng'. Trong lúc này, khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân trong cả nước đã nhanh chóng dâng cao như vũ bão, áp đảo kè thù. Ở hầu hết các thành phố và các vùng nông thôn đều diễn ra những cuộc biểu tình, mít tinh với cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh. Khí thế cách mạng ngùn ngụt không những làm cho các thế lực thân Pháp và Nhật hoảng sợ mà còn tác động tích cực tới các đảng phái, các tầng lớp trung gian, lôi cuốn họ đi theo Việt Minh. 1. Xem: Đinh Quang Hải, “Những Nhật kiều cuối cùng ở Việt Nam hồi hương sau 1954”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cực tới các đảng phái, các tầng lớp trung gian, lôi cuốn họ đi theo Việt Minh. 1. Xem: Đinh Quang Hải, “Những Nhật kiều cuối cùng ở Việt Nam hồi hương sau 1954”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, 2002, tr. 63-67 và Furuta Mooto, ‘Từ binh lính quân đội Thiên Hoàng đến chiến sĩ Việt Minh- vài nét về những người Nhật tham gia Việt Minh”, trong: Cách mạng tháng Tám- những van đề lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.tr. 314-323. Một số lớn quan lại trong bộ máy chính quyền làng xã ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã chủ động trao trả chính quyền cho cán bộ Việt Minh. Bộ máy chính quyền Trung ương bù nhìn thân Nhật cũng như rắn mất đầu, lúng túng trước những biến động mau lẹ của tình hình. về phía Pháp, phái De Gaulle muốn tái kiểm soát Đông Dương nên đã lập ra một đạo quân viễn chinh để tham gia vào các cuộc hành quân của quân Đồng minh tại chiến trường Đông Dương. Trước đó, ngày 24/3/1945, De Gaulle đã ra tuyên bố về tương lai của Đông Dương hậu chiến. Ngày 7/6/1945, De Gaulle chính thức giao trách nhiệm cho tướng Philippe Leclerc thành lập và chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp gồm hai sư đoàn sẵn sàng sang Đông Dương’. Ngày 15/8/1945, De Gaulle lại bổ nhiệm Đô đốc Géorge Thiery d'Argenlieu làm Cao ủy Đông Dương, kiêm chức Tổng Tư lệnh hải lục không quân Pháp ở Viễn Đông, có trách nhiệm soạn thảo phương án đưa quân tái chiếm Việt Nam, Lào, Cao Miên2. Đồng thời, Chính phủ Pháp cũng ra lệnh cho các đom vị quân đội đang có mặt ờ Trung Quốc và Ản Độ quay trở lại Đông Dương sớm nhất có | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | soạn thảo phương án đưa quân tái chiếm Việt Nam, Lào, Cao Miên2. Đồng thời, Chính phủ Pháp cũng ra lệnh cho các đom vị quân đội đang có mặt ờ Trung Quốc và Ản Độ quay trở lại Đông Dương sớm nhất có thể. Đối với Mỹ, Tổng thống Roosevelt từ đầu đã có ý định "ngăn cản không cho nước Pháp phục hồi lại Đông Dương" và "mong muốn một sự ủy trị cùa Liên hợp quốc cho đến khi những người dân có khả năng tự cai quán lấy mình"3. Nhưng sau khi Roosevelt qua đời, người kế nhiệm là Harry s. Truman lại thi hành một dường lối mới nhàm thay đổi lập trường về vấn đề Đông Dương4. Trước sự lớn mạnh của Liên Xô, sức mạnh của phong trào dân chủ, sự phát triển của phong trào giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng như của phong trào vì hòa bình tại các nước tư bản, để lôi kéo De Gaulle về phía Mỹ và các nước phương Tây, Truman bật đèn xanh cho Pháp đưa quân trờ lại tái chiếm Đông Dương. 1. Stein Tonesson: The Vietnamese Revolution..., Sđd, tr. 321. 2. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 408. 3. 4. David Maư, Viet Nam 1945. The Quets for power, Sđd, tr. 226. Đối với Anh, mặc dù chưa tuyên bố chính thức, việc Anh từ đầu đã cho phép De Gaulle được lấy Anh làm địa điểm tập hợp lực lượng kháng chiến và từ đó hình thành nên một chính phù kháng chiến của Pháp là một sự bảo đảm cho Pháp quay trở lại Đông Dương và khi Anh được "phân công" cho việc giải giáp quân Nhật ở miền Nam Đông Dương thì việc Pháp núp bóng quân Anh là một điều cực kỳ thuận lợi. Như vậy, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | một sự bảo đảm cho Pháp quay trở lại Đông Dương và khi Anh được "phân công" cho việc giải giáp quân Nhật ở miền Nam Đông Dương thì việc Pháp núp bóng quân Anh là một điều cực kỳ thuận lợi. Như vậy, có thể nói trong lúc quân đội Nhật chưa kịp hoàn hồn trước những thất bại liên tiếp và trước sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật, trong lúc quân Đồng minh chưa kịp thực thi việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương và khi bộ máy chính quyền thực dân cùa cả Nhật và Pháp ở Đông Dương rơi vào tình trạng tê liệt hoàn toàn thì đã mờ ra thời cơ thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương có thực hiện được mục tiêu giành độc lập hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của mỗi dân tộc và việc lợi dụng thời cơ nghìn năm có một này như thế nào để vừa hiệu quả nhất lại vừa tránh được những tổn thất về xương máu cho mỗi quốc gia, dân tộc. 2. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương và Quốc dân Đại hội Những điểu trình hày ở trên cho thấy, vào mùa thu năm 1045, tình thế của một cuộc khởi nghĩa đã đến lúc chín muồi. Trên cả nước, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp lôi cuốn hàng triệu người xuống đường tranh đấu, khí thế khởi nghĩa giành chính quyền sôi sục, nội bộ quân địch rơi vào tình trạng rối loạn, khốn quẫn, chính quyền thân Nhật các cấp, nhất là cấp cơ sở nhiều nơi hoặc tự tan rã hoặc hoang mang giao động cực độ. Trước tình hình đó, Tổng bộ Việt Minh ngay tức khắc đã triệu tập Quốc | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | rối loạn, khốn quẫn, chính quyền thân Nhật các cấp, nhất là cấp cơ sở nhiều nơi hoặc tự tan rã hoặc hoang mang giao động cực độ. Trước tình hình đó, Tổng bộ Việt Minh ngay tức khắc đã triệu tập Quốc dân Đại hội. Lãnh tụ Hồ Chí Minh lúc đó đang ốm nặng cũng đã cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh khẩn trương chuẩn bị để hội nghị có thể nhanh chóng được khai mạc. »** « 1 ' X t ' . 4 l * ' * \Mi l s* »4 * t * | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | » ! ttafc ũ** *««*! lỉ 0< #.* »i« 1^ * | # « 4 ) » « 1.1 • {<(UI ỹ *'« Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ban Chi huy lâm thời Khu giải phóng ngày 13/8/1945 Nguồn: Trưng bày chuyên đề MỘI số sưu tập hiện vật về Cách inạng tháng Tám 1945 chào mừng kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2005), mở cửa ngày 16/8/2005 tại Bào tàng Cách mạng Việt Nam, tr. 10. Ngày 11/8, khi hay tin Nhật sắp sửa đầu hàng Đồng minh, lập tức ngay hôm sau, ngày 12/8, Trung ương Đảng phát Mệnh lệnh Khởi nghĩa giành chính quyền tại địa bàn Khu Giải phóng1. Ngày 13/8, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập do Tổng Bí thư Trường Chinh đứng đầu và các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn2. Ngay trong đêm 13/8, Uỷ ban khởi nghĩa đã ban bố lệnh khởi nghĩa giành chính quyền ữong cả nước với bản "Quân lệnh số 1": "Hỡi quân dân toàn quốc! Giờ tong khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập cùa nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!"3. Rồi trong hai ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng đã nhóm họp tại Tân Trào có sự tham dự của đại biểu các Đảng bộ trên cả ba miền, cùng đại biểu của Lào và kiều bào ờ nước ngoài. Nội dung của Hội nghị xoay quanh những vấn đề về tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | sự tham dự của đại biểu các Đảng bộ trên cả ba miền, cùng đại biểu của Lào và kiều bào ờ nước ngoài. Nội dung của Hội nghị xoay quanh những vấn đề về tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Hội nghị khẳng định: "Cơ hội rat tốt cho ta giành quyền độc lập dân tộc đã tới", cách mạng Việt Nam lúc này đang ở trong "tình the vô cùng khan cấp" và đề ra 3 nguyên tắc hoạt động chính là: "Tập trung lực lưựng vào những việc chính"; "thung nhất vè mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chì huy”', "kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội", nhằm đạt được "mục đích cuộc chiến đấu cùa ta lúc này là giành quyền độc lập hoàn toàn”4. 1, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 419^20. 2. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Cách mạng tháng Tám (1945), Sđd, tr. 131. Theo Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập 2, 1858-1945, Sđd, thỉ Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào vào đêm 14/8/1945. Chính trong Hội nghị này, Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc đã được thành lập và ra Quân lệnh số 1. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 424-425. Hội nghị còn đề ra 3 khẩu hiệu đấu tranh nhằm đạt được mục tiêu cùa các mạng là: "Phản đối xâm lược!"', ''Hoàn toàn độc lập!”', "Chính quyền nhân dân!". Liên quan đến vấn đề khởi nghĩa ở các địa phương, Hội nghị nhất trí giành sự chù động cho mỗi địa phương, tùy vào điều kiện cụ thể để tiến hành phát động quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Liên quan đến vấn đề khởi nghĩa ở các địa phương, Hội nghị nhất trí giành sự chù động cho mỗi địa phương, tùy vào điều kiện cụ thể để tiến hành phát động quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền theo phương châm: "Đánh chiếm những nơi chắc thắng, không kế thành pho hay thôn quê; Thành lập những ùy ban nhăn dân ở những nơi ta làm chù; Thi hành 10 chính sách cùa Việt Minh"'. Mặt khác, Hội nghị cũng chỉ rõ tính phức tạp của bối cành quốc tế, mâu thuẫn trong phe Đồng minh, âm mưu dựa vào Anh, Mỹ để tái chiếm Đông Dương của Pháp, về chủ quan, Hội nghị cũng nêu lên những khó khăn và thách thức đối với cách mạng Việt Nam. về ngoại giao, mặc dù chúng ta đã cố gắng nhiều nhưng "Cách mạng Việt Nam vẫn chưa giành được một địa vị trên trường quốc tế"2. Vì thè, đê "tránh cái trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh", Hội nghị cho rằng cần "tranh thù sự đồng tình cùa Liên Xô và Mỹ" để chống lại mưu đồ của Pháp và "một so quân phiệt Tàu". Thế nhưng cũng để tránh tâm lý ỳ lại vào bên ngoài, Hội nghị nhấn mạnh tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính cùa cách mạng Việt Nam, rằng "Dù sao chi có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh'0. Hội nghị cũng để cập đến nhicu van đề khác như: tuycn truycn Cồ động, quân sự, kinh tế, giao thông, các đảng phái, vấn đề cán bộ, vấn đề tổ chức Đảng... Ngay sau khi Hội nghị toàn quốc cùa Đảng bế mạc, ngày 16/8/1945, tại đình Kim Long (Tân Trào), Đại hội quốc dân do Tổng bộ Việt Minh | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | giao thông, các đảng phái, vấn đề cán bộ, vấn đề tổ chức Đảng... Ngay sau khi Hội nghị toàn quốc cùa Đảng bế mạc, ngày 16/8/1945, tại đình Kim Long (Tân Trào), Đại hội quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập đã được khai mạc trọng thề. Tham dự Hội nghị có trên 60 đại biểu thay mặt cho các đảng phái, đoàn thể, dân tộc, tôn giao cùa các địa phương trong cả nước cùng đại biểu Việt kiều ở 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, ừ. 425. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 427. Thái Lan và Lào. Đại hội nhất trí chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc của Đảng và ban bố 10 chính sách lớn của Việt Minh là: "1. Giành lay chính quyển, xây dựng một nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập; 2. Võ trang nhân dân. Phát triển quân Giải phóng Việt Nam; 3. Tịch thu tài sản của giặc nước và cùa Việt gian, tùy từng trường hợp sung công làm cùa quốc gia hay chia cho dân nghèo; 4. Bỏ các thứ thuế do Nhật, Pháp đặt ra, đặt một thứ thuế công bảng và nhẹ; 5. Ban bo những quyền dân chù cho dân (Nhân quyển, Tài quyển và Dân quyển: quyển phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chù (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền); 6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giàm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân; 7. Ban bố Luật Lao động, ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt bào hiểm xã hội; 8. Xây dựng nền kinh té quốc | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | dân, phát triển nông nghiệp. Mở mang ngân hàng; 9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chong nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hóa mới; 10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đổng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và ùng hộ họ''. Đại hội cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch để chi huy cuộc tổng khởi nghĩa. Nghị quyết của Quôc dân Đọi hội ncu rõ: "Ợỹ ban này cũng như Chính phù lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phù chính thức, Uỳ ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chù trì mọi công việc trong nước"2. Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam gồm có: 1. Hồ Chí Minh- Chủ tịch 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 559-560. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vãn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 560-561. 2. Trần Huy Liệu- Phó Chủ tịch và 13 ủy viên khác: Nguyễn Lương Bằng- Uỷ viên, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đinh Thi, Lê Văn Hiến, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang. Một Ban thường trực cùa Uỳ ban cũng được cử ra gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Vãn Đồng và Dương Đức Hiền1. Đại hội quyết định lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ và Tiến quân ca làm quốc ca cùa nước Việt Nam sau khi giành độc lập. Đồng thời, Đại hội cũng quyết định lập ra Uỷ ban Khởi nghĩa do Võ Nguyên Giáp làm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | hội quyết định lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ và Tiến quân ca làm quốc ca cùa nước Việt Nam sau khi giành độc lập. Đồng thời, Đại hội cũng quyết định lập ra Uỷ ban Khởi nghĩa do Võ Nguyên Giáp làm Chù tịch và toàn quyền chi huy cho Uỳ ban khởi nghĩa. Sáng ngày 17/8, tại đình Tân Trào, U ỷban Dân tộc giải phóng Việt Nam tuyên thệ quyết hoàn thành sứ mệnh cao cả cứu nước, cứu dân. Uỷ ban đã phát lệnh khởi nghĩa và ra lời hiệu triệu quốc dân đồng bào"... hãy tuốt gươm lap súng để định đoạt lay so phận cùa mình"1. Hồ Chủ tịch cũng gửi thư cho toàn thể quốc dân đồng bào: "Hỡi đong bào yêu quý! Giở quyẻt định cho vận mệnh dàn tộc ta da dền! Toàn quốc đong bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp trên thế giới đang đua nhau tiến bước giành quyển độc lập. Chúng ta không thế chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!"3. 1. Theo Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 157. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đáng toàn tập, tập 7, Sđd. ừ. 563. 3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Sđd, tr. 380. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo đã nhất tề đứng lên tiến hành khởi nghĩa, lập ra chính quyền của nhân dân. 3. Giành chính quyền ở Bắc Kỳ Ờ Bẳc Kỳ, ngay sau khi biết Nhật đầu hàng Đồng minh và nhất là sau khi Bàn quân lệnh so 1 được ban bố, Xứ ùy Bắc Kỳ nhóm họp ra | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nghĩa, lập ra chính quyền của nhân dân. 3. Giành chính quyền ở Bắc Kỳ Ờ Bẳc Kỳ, ngay sau khi biết Nhật đầu hàng Đồng minh và nhất là sau khi Bàn quân lệnh so 1 được ban bố, Xứ ùy Bắc Kỳ nhóm họp ra "Thông báo khan cấp về tình hình mới gây ra bởi việc Nhật đầu hàng Đồng minh", đồng thời chì thị cho các cơ sở đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành chính quyền. Cùng ngày 13/8, Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ đã ra thông báo khẩn cấp: "Thời kỳ tiền khởi nghĩa đã hết, chúng ta đứng trong tình thế trực tiếp khởi nghĩa". Từ thời điểm đó, một cao trào khởi nghĩa giành chính quyền đã nhanh chóng bùng lên trên tất cả mọi địa phương. Ở Khu giải phóng, các đội tự vệ vũ trang đã tổ chức tấn công, bức hàng một số đồn bốt của quân Nhật và bảo an binh, tịch thu vũ khí của địch. Trong khí thế cách mạng đang hừng hực dâng trào đó, quần chúng nhân dân ở nhiều địa phương thuộc các tinh ở Bắc Kỳ như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Ninh Bình, Thái Bình... đã nhất loạt đứng dậy lật đổ hệ thống chính quyền cùa địch lập chính quyền Việt Minh. Vào 14 giờ ngày 16/8/1945, đúng lúc khai mạc Quốc dân Đại hội, Giải phóng quân dưới sự chi huy của Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa đã xuất quân tiến xuống giải phóng thị xã Thái Nguyên, lúc này đang do lính Nhật chiếm giữ1. Tiếp đến, ngày 17/8/1945, cùng lúc với cuộc khởi nghĩa ở Hà Tĩnh, Quảng Nam (Trung Kỳ) và Mỹ Tho (Nam Kỳ), lực lượng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tiến xuống giải phóng thị xã Thái Nguyên, lúc này đang do lính Nhật chiếm giữ1. Tiếp đến, ngày 17/8/1945, cùng lúc với cuộc khởi nghĩa ở Hà Tĩnh, Quảng Nam (Trung Kỳ) và Mỹ Tho (Nam Kỳ), lực lượng cách mạng tiến hành 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 158. khời nghĩa ờ Bắc Giang, Hải Dương giành chính quyền. Đây là những địa phương giành chính quyền sớm nhất. Tại Hà Nội Được tin Nhật đầu hàng và chính quyền tay sai đang lâm vào tình trạng hoang mang, dao động, và mặc dù chưa nhận được chi thị khởi nghĩa từ Tân Trào, nhưng căn cứ vào tinh thần Chi thị ngày 12/3/1945 cùa Ban Thường vụ Trung ương Đảng, vào tối ngày 14, sáng ngày 15/8, Xứ ủy Bắc Kỳ đã nhóm họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) để soạn thào kế hoạch khởi nghĩa. Hội nghị đặc biệt coi trọng địa bàn Hà Nội, thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, do đó quyết định vấn đề khởi nghĩa ở Hà Nội phải là trọng điểm, cần tập trung mọi lực lượng cho việc giành chính quyền ở đây. Trên tinh thần đó, Uỳ ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỳ ban Khởi nghĩa) được thành lập, gồm: Nguyễn Khang (Uỷ viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Chủ tịch ủy ban), Nguyễn Huy Khôi (tức Trần Quang Huy, phụ trách Ban Công vận cùa Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư), Nguyễn Quyết (Bí thư Thành ủy Hà Nội), Lê Trọng Nghĩa (cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ) và Nguyễn Duy Thân (thành ủy viên Hà Nội) nhàm thực hiện nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 16/8, tại nhà số 101 phố Gambetta (phố Trần Hung Đạo), Uỳ ban quân sự cách mạng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | ủy Bắc Kỳ) và Nguyễn Duy Thân (thành ủy viên Hà Nội) nhàm thực hiện nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 16/8, tại nhà số 101 phố Gambetta (phố Trần Hung Đạo), Uỳ ban quân sự cách mạng Hà Nội đã nhóm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | họp để chỉ đạo việc chuẩn bị lực lượng, tăng cường hoạt động vũ trang tuyên truyên, động viên tôi đa lực lirợng quân chúng, săn sàng nôi dậy khi khởi nghĩa nổ ra ở Hà Nội. Đồng thời, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định cử đại diện tiếp xúc với Phan Ke Toại và Trần Trọng Kim để thăm dò thái độ và âm mưu của chính quyền tay sai' và thông qua các hoạt động tuyên truyền để làm sâu thêm tình trạng hoang mang, lo sợ của quân Nhật cũng như hàng ngũ tay sai theo đuôi phát xít, thực dân. Cũng trong ngày 16/8, ở hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội, Việt Minh đã tổ chức thắng lợi hàng chục cuộc mít tinh với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp quần chúng nhân dân. Trong nội 1. Lê Trọng Nghĩa, Các cuộc tiếp xúc giữa Việt Minh với chính phú Trần Trọng Kim, Hồi ký, Xưa và Nay, số 5 (6), tháng 8/1994. thành, Đoàn thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu cùng lúc đã tiến hành vũ trang tuyên truyền tại các rạp hát Quảng Lạc, Hiệp Thành và Tố Như1. Khắp Hà Nội xuất hiện truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi đồng bào đứng lên khởi nghĩa, ủng hộ Việt Minh, giành chính quyền về tay nhân dân. Lực lượng tự vệ Hà Nội lúc này, ngoài số tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sờ cách mạng, tổ chức các cuộc đấu tranh quần chúng thì số tự vệ chiến đấu còn tương đối ít. Theo đồng chí Nguyễn Quyết, Bí thư thành ủy kiêm phụ trách quân sự thì vào ngày 16/8, lực lượng vũ trang chính thức mới có 3 chi đội với khoảng từ 700 đển 800 chiến sĩ, 70 súng trường, 30 súng ngắn2. Lúc này, từ chỗ dao động mạnh, chính quyền thân Nhật ở Hà Nội đã bắt | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | vào ngày 16/8, lực lượng vũ trang chính thức mới có 3 chi đội với khoảng từ 700 đển 800 chiến sĩ, 70 súng trường, 30 súng ngắn2. Lúc này, từ chỗ dao động mạnh, chính quyền thân Nhật ở Hà Nội đã bắt đầu tan rã. Ngày 14/8/1945, chính phủ Trần Trọng Kim vẫn còn ra Tuyên cáo rằng: "Chúng tôi van hợp tác chặt chẽ với các nhà đương chức Nhật Bản và chúng tôi không bao giờ quên rằng quân đội Nhật giải phóng(?) cho ta ra ngoài cái ách áp chế cùa người ngoại quốc (!)'ú. Một số khác lại nuôi ảo tưởng chờ quân Anh- Mỹ- Tường đổ bộ vào nước ta để nhân cơ hội đứng ra thành lập chính phủ bù nhìn, cho nên tỏ ý muốn thương lượng "hợp tác" với Việt Minh để trì hoãn cuộc khởi nghĩa. Ngày 16/8, Tổng hội Công chức (do chính quyền thân Nhật dựng lên) thông báo về việc tổ chức cuộc mít tinh quần chúng vào chiều ngày 17/8 ở trước Nhà hát Lớn để bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ Trần Trọng Kim. Biết tin này, Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã quyết định chuẩn bị cướp diễn đàn để vừa tuyên truyền ủng hộ Việt Minh vừa thăm dò thái độ của Nhật và mặt khác, hạ lệnh cho các cơ sở Việt Minh huy động quần 1. Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng, Cách mạng tháng Tám 1945 -Những sự kiện, Sđd, tr. 294. 2. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sứ quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 400-401. 3. Nguyễn Khánh Toàn (Chù biên), Lịch sứ Việt Nam, tập 2, Ì858-I945, Sđd, tr. 450. chúng nhân dân đem theo cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ đến dự mít tinh. Đen khoảng 2 giờ chiều ngày 17/8, khoảng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 3. Nguyễn Khánh Toàn (Chù biên), Lịch sứ Việt Nam, tập 2, Ì858-I945, Sđd, tr. 450. chúng nhân dân đem theo cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ đến dự mít tinh. Đen khoảng 2 giờ chiều ngày 17/8, khoảng 20.000 người đã tập hợp tại quảng trường Nhà hát Lớn. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu, khắp quảng trường rợp trời cờ đỏ sao vàng với tiếng hô như sấm dậy cùa quần chúng nhân dân: "ủng hộ Việt Minh!1', "Việt Nam độc lập!", "Đà đào bù nhìn!''. Rồi một một đơn vị tự vệ xuất hiện trên lễ đài, dồn bọn tổ chức mít tinh vào một góc, hạ cờ quẻ ly thay bằng cờ cách mạng trong tiếng hò reo vang dội của quần chúng nhân dân. Trên diễn đàn, các thành viên của Đoàn Thanh niên xung phong cùa Việt Minh tiến hành diễn thuyết, thông báo tin Nhật hoàng đầu hàng Đồng minh, kêu gọi quần chúng đứng lên lật đổ chính phủ tay sai thân Nhật, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng chính quyền nhân dân. Trước khí thế cách mạng dâng cao của quần chúng nhân dân, các lực lượng bảo an binh và cảnh sát đã không có phản ứng đáng kể nào, phần lớn lực lượng này đã nhanh chóng ngà theo cách mạng. Quân đội Nhật cũng nằm im không có một cử động nào. Sau khi cuộc mít tinh kết thúc, những người tham dự mang theo cờ bắt đầu tuần hành dọc theo các đường phố chính cùa Hà Nội cho đến tận nửa đêm. Đoàn người biểu tình hô vang những khẩu hiệu cách mạng, ùng hộ Việt Minh. Trên đà thắng lợi của cuộc mít tinh ngày 17/8, khí thế cách mạng ngùn ngụt dâng lên. Trong các ngày 17 và 18/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng được thành lập ở các xã ngoại | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cách mạng, ùng hộ Việt Minh. Trên đà thắng lợi của cuộc mít tinh ngày 17/8, khí thế cách mạng ngùn ngụt dâng lên. Trong các ngày 17 và 18/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng được thành lập ở các xã ngoại thành và Gia Lâm. Dân quân tự vệ chiếm giữ hầu hết các đồn bảo an binh ở ngoại thành. Trong nội thành, trưa ngày 18, hom 3.000 công nhân của các xí nghiệp Avia, Stai... đã tổ chức biểu tình trước Phủ Khâm sai, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh, đả đảo chính quyền thân Nhạt', các tầng lớp nhân dân tích cực chuẩn bị đội ngũ, may cờ Tổ quốc. Ngày 19/8, Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã quyết định phát động khởi nghĩa dưới hình thức biểu tình quần chúng. Việc chuẩn bị được tiến hành khẩn trương: huy động và tổ chức quần 1. Trần Huy Liệu, Lịch sừ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 161. chúng thành đội ngũ, may cờ Tổ quốc, chuẩn bị khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh, sắm sửa vũ khí. Không khí khởi nghĩa sục sôi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nông dân, công nhân và các tầng lớp quần chúng lao động toàn thành phố tham dự. Mặt khác, để đảm bảo khởi nghĩa chắc thắng, Uỷ ban còn chủ trương triệt để lợi dụng thời cơ quân Nhật đang hoang mang, vận động Nhật không can thiệp vào nội bộ của người Việt Nam với sự đảm bảo quân Nhật trờ về nước yên ổn. Ngoài ra, Uỳ ban cũng tính tới khả năng phản kháng của quân Nhật nên đã chuẩn bị chu đáo các phương án đối phó. Trước khí thế hừng hực của cách mạng, chính quyền thân Nhật tìm mọi cách cứu vãn tình hình, "cố gắng điên cuồng khang định uy | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | phản kháng của quân Nhật nên đã chuẩn bị chu đáo các phương án đối phó. Trước khí thế hừng hực của cách mạng, chính quyền thân Nhật tìm mọi cách cứu vãn tình hình, "cố gắng điên cuồng khang định uy quyển"' của một chính quyền đã đến giờ tận số, nhưng vô vọng. Lấy lý do là để có thể thương lượng với quân Đồng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | minh một cách thuận lợi hơn, sáng ngày 18/8, ông Hoàng Xuân Hãn, đại diện của chính phủ Trần Trọng Kim đề nghị với Uỳ ban Quân sự cách mạng Hà Nội việc phân chia quyền lực. Việc phân chia này sẽ là: Việt Minh quàn lý các vùng nông thôn còn các vùng đô thị sẽ thuộc quyền quản lý của chính phù thân Nhật. Thế nhưng, đề nghị này đã bị Việt Minh từ chối thẳng thừng. Một số lực lượng, đảng phái khác như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt quốc xã, Đại Việt quốc dân Đảng... cũng vội vàng tập hợp nhau lại mưu đồ đảo chính cướp chính quyền trước Việt Minh, nhưng lại mâu thuẫn với nhau vì không điều hòa được lợi ích giữa các nhóm2 và cũng vì không được quần chúng ủng hộ nên âm mưu của chúng đã bất thành. Sáng ngày 19/8, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, các tầng lớp nhân dân, đông tới hàng vạn người từ các vùng ngoại thành và các tinh lân cận như Hà Đông, Bắc Ninh với cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, gậy gộc, mã tấu... nhất loạt tiến vào trung tâm Hà Nội. Ở nội thành, hàng vạn quần chúng lao động cũng sẵn sàng xuống đường hướng về quảng trường Nhà hát Lớn để tham dự lễ mít tinh. Theo sự điều 1. David Marr, Viet Nam 1945. The Quest for power, Sđd, tr. 390. 2. David Marr, Viet Nam 1945. The Quest for power, Sđd, tr. 400. hành của Việt Minh, cuộc mít tinh có sự tham dự của khoảng 200.000 người đã khai mạc vào lúc 11 giờ trưa ngày 19/8. Cuộc mít tinh được bắt đầu bằng bài Tiến quân ca, tiếp đến đại diện Việt Minh lên diễn đàn kêu gọi đồng bào vùng lên đánh đổ mọi lực lượng xâm phạm đến nền độc lập của | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | vào lúc 11 giờ trưa ngày 19/8. Cuộc mít tinh được bắt đầu bằng bài Tiến quân ca, tiếp đến đại diện Việt Minh lên diễn đàn kêu gọi đồng bào vùng lên đánh đổ mọi lực lượng xâm phạm đến nền độc lập của dân tộc, đánh đổ chính quyền thân Nhật, thành lập chính phủ Cộng hòa dân chủ Việt Nam'. Tiếng reo hò vang dậy hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh. Đen 12 giờ trưa, những người tham dự biểu tình đã tỏa ra khắp mọi ngả, đến chiếm Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Tòa thị chính và các công sở khác trong thành phố như Sở Mật thám, Sờ Cảnh sát trung ương, Sở Bưu điện... Trước khí thế sục sôi cách mạng cùa quần chúng và sự sẵn sàng cùa lực lượng tự vệ chiến đấu, Thù hiến Bắc Kỳ Nguyễn Xuân Chữ và Thị trưởng thành phố Hà Nội Trần Văn Lai cùng lực lượng viên chức, cảnh sát... đã vội vã đầu hàng, Việt Minh nhanh chóng chiếm giữ hầu hết các công sở cùa chính quyền tay sai trên địa bàn Hà Nội mà không để xảy ra xung đột đổ máu. Quá trình giành chính quyền ở Hà Nội chi gặp trục trặc nhỏ tại trại Bảo an binh và nhà Ngân hàng Đông Dương. Tại trại Bào An, Nhật điều động xe tăng chặn các góc phố và được dịp một số binh lính định làm phản, nhưng theo sự chỉ huy cùa Việt Minh, đoàn biểu tình đã chặn xe và Uỳ ban Quân sự cách mạng cử đại diện đến giải thích cho quân đội Nhật, đề nghị họ không can thiệp. Nhật phải cho AC vả lính lút lui. Việc chicni đôn Bảo an kct thúc thăng lợi. Tại Ngân hàng Đông Dương, Nhật bố trí một lực lượng mạnh với hỏa lực là súng liên thanh. Khi đoàn quân Việt Minh tới, Nhật kiên quyết | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | AC vả lính lút lui. Việc chicni đôn Bảo an kct thúc thăng lợi. Tại Ngân hàng Đông Dương, Nhật bố trí một lực lượng mạnh với hỏa lực là súng liên thanh. Khi đoàn quân Việt Minh tới, Nhật kiên quyết không nhượng bộ và tuyên bố sẵn sàng nhả đạn vào đoàn biểu tình nếu chiếm cơ sở này. Trước tình hình đó, Uỳ ban quân sự cách mạng đã thương lượng với Nhật và cuối cùng, Nhật phải đồng ý cho một tiểu đội tự vệ Việt Minh cùng canh gác và như vậy, đây là địa điểm mà Việt Minh không giành được thắng lợi trọn vẹn như dự kiến ban đầu. 1. Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đàng toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 567-568. Ngày 20/8/1945, tại Bắc Bộ phủ, trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ đã được thành lập gồm: Nguyễn Khang (Chù tịch) Lê Trọng Nghĩa (phụ trách ngoại giao), Nguyễn Văn Trân (phụ trách hành chính), Nguyễn Xuân Đan (phụ ữách tuyên truyền), Nguyễn Duy Thân (phụ trách các công sở)1. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân cách mạng Hà Nội cũng được thành lập, gồm: Nguyễn Huy Khôi (Chủ tịch), Nguyễn Quyết (phụ trách chính trị), Vương Thừa Vũ (phụ trách quân sự) và hai đồng chí Khánh, Ninh2. Thắng lợi cùa việc giành chính quyền ở thành phố Hà Nội là một đòn quyết định làm tan rã chính quyền tay sai Nhật, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng phải đầu hàng cách mạng. Thắng lợi ở Hà Nội còn gợi mở cho ta phương thức kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao, dùng tinh thần, trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng kẻ thù. Thắng lợi đó tạo | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cách mạng. Thắng lợi ở Hà Nội còn gợi mở cho ta phương thức kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao, dùng tinh thần, trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng kẻ thù. Thắng lợi đó tạo đà cho việc giành chính quyền ở các địa phương khác, nhất là ở các tinh của Bắc Kỳ. Sau khi chiếm được các công sở của chính quyền thực dân ở Hà Nội, thông qua điện thoại, chính quyền Việt Minh đã thông báo cho các tỉnh trưởng, thị trưởng ờ các tỉnh về việc giành chính quyền ở Hà Nội và ra lệnh cho chúng phải giao nộp chính quyền cho Việt Minh sờ tại2. Tổng khải nghĩa giành chính quyền lan rộng trên phạm vi cả nước. Tại Bắc Giang, Hải Dương (18/8) Ngày 18/8, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân hai tinh đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. 1, 2. Trần Hữu Đính, Lê Trung Dũng, Cách mạng tháng Tám 1945 -Những sự kiện, Sđd, tr. 302. 3. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Sđd, tr. 403. Tại Bắc Giang, ngay từ ngày 18/3, Ban cán sự tỉnh đã đề ra kế hoạch khởi nghĩa từng phần1. Việc giành chính quyền sớm diễn ra ở tỉnh này mà sớm nhất là ở Hiệp Hòa. Cho đến tháng 7/1945, hầu hết các làng trong huyện đều đã nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Minh. Cũng thời gian này, Uỷ ban dân tộc giải phóng cấp huyện đã được thành lập ở Hiệp Hòa và Yên Thế. Rồi vào tháng 7/1945, Việt Minh lần lượt đánh chiếm các phủ, huyện ờ Bắc Giang: ngày 16/7, chiếm phủ Yên Thế (lần thứ hai); ngày 19/7, chiếm phủ Lục Ngạn; ngày 20/7, tấn công đồn Đức La (Yên Dũng) và giải phóng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 7/1945, Việt Minh lần lượt đánh chiếm các phủ, huyện ờ Bắc Giang: ngày 16/7, chiếm phủ Yên Thế (lần thứ hai); ngày 19/7, chiếm phủ Lục Ngạn; ngày 20/7, tấn công đồn Đức La (Yên Dũng) và giải phóng huyện lỵ Yên Dũng, bắt giam Tri huyện, tịch thu vũ khí, khí tài và trong tháng 7 đã đồng thời giành chính quyền tại các huyện Việt Yên, Lục Ngạn, Hữu Lũng, tiến đánh một số đồn bốt, phục | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | kích tiêu diệt địch. Ngày 18/8, Việt Minh chiếm tỉnh lỵ Bắc Giang (phủ Lạng Thương). Ngày 21/8, Uỹ ban cách mạng lâm thời Bắc Giang ra mắt nhân dân trong một cuộc mít tinh quần chúng. Trước ngày tổng khởi nghĩa nổ ra, phong trào cách mạng ở Hải Dương đã dâng lên mạnh mẽ. Sau khi có lệnh tổng khởi nghĩa, Tinh ủy Hải Dương đã lập tức chỉ đạo lực lượng cách mạng khẩn trương giành chính quyền tại các địa phương. Từ ngày 17/8 đến 20/8, mở màn từ huyện cẩm Giàng, nhân dân Hải Dương đã lần lượt đứng lên lập chính quyền nhân dân tại tất cả các huyện lỵ và tinh lỵ Hải Dương, thu vũ khí quân trang, quân dụng của địch. Tại kho bạc cùa tinh, ta đã được bàn giao 3.263.499,98 đồng tiền mặt2. Ngày 25/8/1945, mít tinh quần chúng, Uý ban nhân dân cách mạng lâm thời Hài Dương ra đời. Tại Thái Bình, Phúc Yên (19/8) Khi được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng bộ Thái Bình đã phân công cán bộ xuống các địa phương chỉ đạo chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 17/8, nhân dân Tiền Hải giành chính quyền, lập Uỳ ban 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 175. 2. David Marr, Viet Nam 1945. The Quest for power, Sđd, tr. 408. nhân dân cách mạng lâm thời huyện. Ngày 19/8, nhân dân thị xã và các huyện Quỳnh Côi, Tiên Hưng, Phụ Dực tiến hành khởi nghĩa. Ngày 20/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tinh được thành lập và ra mắt đồng bào ữong một cuộc mít tinh của khoảng 2 vạn người'. Tiếp tục, Việt Minh giành được chính quyền tại các huyện Duyên Hà, Thụy Anh (20/8), Hưng Nhân và | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | mạng lâm thời tinh được thành lập và ra mắt đồng bào ữong một cuộc mít tinh của khoảng 2 vạn người'. Tiếp tục, Việt Minh giành được chính quyền tại các huyện Duyên Hà, Thụy Anh (20/8), Hưng Nhân và Phủ Kiến Xương (21/8), Vũ Tiên và Phủ Tiền Hài (22/80). Tại huyện Thư Trì, do đê vỡ nên đến ngày 25/8, khởi nghĩa mới thành công2. Tại Phúc Yên, ngày 19/8, nhân dân thị xã Phúc Yên và các huyện Kim Anh, Đa Phúc đứng lên khởi nghĩa, đập tan âm mưu phá hoại của các lực lượng phản động, lập ra chính quyền nhân dân. Tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Sơn Tây (20/8) Bắc Ninh là địa phương có phong trào cách mạng phát triển rộng khắp. Từ ngày 16/8, Tỉnh ủy đã chi thị cho các địa phương chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 17/8, khởi nghĩa nổ ra ở huyện Tiên Du. Ngày 18/8, khởi nghĩa ở các huyện Lang Tài, Võ Giàng. Ngày 19/8, khởi nghĩa ở Yên Phong. Ngày 20/8, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân mang theo vũ khí tiến về thị xã chiếm các công sở của bộ máy chính quyền tay sai. Do có sự thương lượng trước với Nhật, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cũng trong ngày này, lực lượng cách mạng làm chủ huyện lỵ Thuận Thành và hôm sau là huyện Văn Giang. Ngày 21/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tinh chính thức đưực thành lập. Cuói cùng, ngày 22/8, huyện Quế Dương giành được chính quyền. Tại Thái Nguyên, từ tháng 3/1945, nhân dân nhiều châu, huyện, phối hợp với cứu quốc quân tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Đen tháng 8, quân Nhật chi còn kiểm soát châu lỵ La Hiên (Võ Nhai) | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Tại Thái Nguyên, từ tháng 3/1945, nhân dân nhiều châu, huyện, phối hợp với cứu quốc quân tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Đen tháng 8, quân Nhật chi còn kiểm soát châu lỵ La Hiên (Võ Nhai) và thị xã Thái Nguyên. Ngày 19/8, Việt Nam giải phóng quân dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp tập kết tại 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 174. 2. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, ừ. 412. Thịnh Đán. Ngày 20/8, Giải phóng quân tiến đánh quân Nhật tại thị xã, uy hiếp ngụy quân. Sau khi đàm phán, đến ngày 26/8, quân Nhật phải trao lại vũ khí và kho lương thực cho lực lượng cách mạng. Ngày 28/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập. Sau khi nhận lệnh khởi nghĩa từ Trung ương, ngày 17/8, Tinh ủy Ninh Bình chi đạo lực lượng Việt Minh các huyện Gia Viễn, Nho Quan tổ chức nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Ngày 20/8, lực lượng cách mạng tiến vào thị xã, tịch thu khí giới của bọn bảo an, chiếm các công sở của ngụy quyền, chiếm huyện lỵ Gia Khánh. Ngày 22/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng được thành lập và tổ chức mít tinh ra mắt nhân dân trong tỉnh. Tại Sơn Tây, từ trước một số địa phương đã tổ chức Uỷ ban giải phóng dân tộc. Sau khi có kế hoạch khởi nghĩa của Tinh ủy, ngày 16/8, huyện Quốc Oai đã lập chính quyền nhân dân. Ngày 17/8, lực lượng cách mạng chiếm huyện Thạch Thất, đồn Hòa Lạc và ngày 20/8, chiếm huyện Phúc Thọ, huyện Tùng Thiện. Ngày 21/8, lực lượng Việt Minh tiến chiếm thị xã, chiếm các công | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nhân dân. Ngày 17/8, lực lượng cách mạng chiếm huyện Thạch Thất, đồn Hòa Lạc và ngày 20/8, chiếm huyện Phúc Thọ, huyện Tùng Thiện. Ngày 21/8, lực lượng Việt Minh tiến chiếm thị xã, chiếm các công sờ của địch, giải tán ngụy quyền, lập chính quyền cách mạng. Ngày 22/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Sơn Tây chính thức được thành lập1. Tại Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định (21/8) Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của phong trào du kích, đặc biệt là sự tồn tại cùa chiến khu vần- Hiền Lương nên trong tháng 7/1945, lực lượng Việt Minh đã tiến hành nhiều trận đánh tập kích hệ thống đồn bốt của giặc trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trước khi lệnh khời nghĩa đến địa phương, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã được thành lập tại nhiều nơi trong tinh. Đến giữa tháng 8, Nhật chi còn kiểm soát được tinh lỵ. Từ 16/8, lực lượng cách mạng đã tiến hành đàm phán với quân Nhật và trong thời gian đó đã xảy ra đụng độ giữa ta và địch. Đen ngày 20/8, quân Nhật phải trao chính quyền cùng một số 1. Trần Huy Liệu, Lịch sứ tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 174. đồn bốt, công sờ, vũ khí lương thực cho Việt Minh. Ngày 22/8, Việt Minh làm chủ hoàn toàn thị xã Yên Bái và ngày 23/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập1. Tại Bắc Cạn, cho đến tháng 8/1945, hầu hết các địa phương trong tinh đã thành lập chính quyền cách mạng. Quân Nhật chi còn chốt ở thị xã và một vài thị trấn, phủ lỵ. Trong lúc lực lượng du kích chuẩn bị tấn công thị xã Bắc Cạn thì đúng vào lúc Nhật tuyên bố đầu hàng. | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | đã thành lập chính quyền cách mạng. Quân Nhật chi còn chốt ở thị xã và một vài thị trấn, phủ lỵ. Trong lúc lực lượng du kích chuẩn bị tấn công thị xã Bắc Cạn thì đúng vào lúc Nhật tuyên bố đầu hàng. Để tránh đổ máu, ta đã thương lượng với Nhật. Ngày 23/8, du kích ta tiến vào thị | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | xã, quân Nhật đồng ý giao nộp một số lượng vũ khí đủ trang bị cho 2 tiểu đoàn, 500 hòm đạn và 21 vạn đồng Đông Dương2. Tuyên Quang là tinh có căn cứ cách mạng với Tân Trào được coi là thủ đô cách mạng, do đó trên địa bàn tỉnh, hoạt động quân sự của Việt Minh được khởi động sớm. Đến giữa tháng 6/1945 đã có 7 huyện giành được chính quyền và khi có lệnh tổng khởi nghĩa thì chỉ còn lại vấn đề giải phóng thị xã. Đêm 16 và 17/8, Việt Minh tấn công thị xã Tuyên Quang, buộc lực lượng bảo an nộp khí giới, chiếm các công sờ của ngụy quyền, nhưng quân Nhật kháng cự dữ dội. Sau khi đàm phán không có kết quả, tối 20/8, quân cách mạng đã chiến đấu quyết liệt cho đến sáng 21/8 tiêu diệt được hơn 30 lính Nhật và đến 24/8, quân Nhật mới rút hết khỏi thị xã. Ngày 25/8, chính quyền về tay nhân dân, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời được thảnh lập. Tại Nam Định, ngay từ tháng 6/1945, các đội vũ trang tuyên truyền đã hoạt động ráo riết. Sau khi có lệnh khởi nghĩa, ban cán sự Đảng đã cử cán bộ về các huyện gấp rút phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền: ngày 17/8, chiếm huyện Trực Ninh; ngày 18/8 làm chủ huyện Nam Trực; ngày 20/8, chiếm các huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Lạc Quần và Hải Hậu. Cũng từ 19/8, được tin khởi nghĩa ở Hà Nội, quần chúng nhân dân thành 1, 2. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd,tr. 174 phố Nam Định đã gây áp lực bắt tỉnh trưởng phải thả một số chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm tại đây. Một cuộc mít tinh lớn đòi thả hết | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd,tr. 174 phố Nam Định đã gây áp lực bắt tỉnh trưởng phải thả một số chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm tại đây. Một cuộc mít tinh lớn đòi thả hết chính trị phạm được tổ chức với sự tham dự cùa khoảng 2 vạn người'. Ngày 20/8, đoàn tuyên truyền xung phong từ Hà Nội về Nam Định buộc tinh trường giao chính quyền cho lực lượng cách mạng. Cùng ngày, nhân dân các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nổi dậy giành chính quyền. Ngày 21/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng lâm thời tinh chính thức ra mắt nhân dân trong một cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi. Tại Cao Bằng, Hung Yên, Kiến An (22/8) Tại Cao Bang, trong các ngày 19 và 20/8, quân đội Nhật lần lượt rút chạy khỏi các châu lỵ Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạc An, lực lượng cách mạng nhanh chóng thiết lập chính quyền tại các địa phương này. Tối 22/8, lực lượng giải phóng quân tiến vào thị xã Cao Bằng, phối hợp với lực lượng quần chúng nhân dân giải tán chính quyền địch và buộc Nhật giao nộp vũ khí. Ngày 22/8, Uỳ ban nhân dân lâm thời thị xã Cao Bằng được thành lập2. Tinh Hung Yên đã phát động khởi nghĩa đầu tiên ở huyện Phù Cừ vào ngày 14/8, tiếp đến là ở các huyện Khoái Châu (15/8), Mỹ Hào, Tiên Lữ (16/8), Kim Động (20/8), Văn Lâm (21/8). Riêng tại thị xã, từ ngày 18/8, lực lượng cách mạng đã tăng cường hoạt động tuyên truyèn nhàm thuyét phục hàng ngũ quan lại bàn giao chinh quyền cho Việt Minh. Đến ngày 22/8, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với đông đảo quần | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | lực lượng cách mạng đã tăng cường hoạt động tuyên truyèn nhàm thuyét phục hàng ngũ quan lại bàn giao chinh quyền cho Việt Minh. Đến ngày 22/8, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành biểu tình thị uy làm cho bộ máy ngụy quyền tan rã. Ngày 23/8, chính quyền cách mạng ra mắt đồng bào3. Tại Kiến An, địa phương đầu tiên giành chính quyền là huyện Kim Sơn vào ngày 12/8. Ngày 15/8, khởi nghĩa thành công tại Kiến 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 174. 2,3. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 415. Thụy. Các huyện Tiên Lãng, An Lão, Thủy Nguyên lập chính quyền vào ngày 17/8. Từ ngày 21/8, nhân dân thị xã nổi dậy khởi nghĩa và ngày 22/8, lực lượng cách mạng làm chủ hoàn toàn. Ngày 24/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng Kiến An được thành lập1. Tại Hải Phòng, Hà Đông, Hòa Bình (23/8) Trong ngày 23/8, nhân dân các địa phương này, với số lượng lên đến hàng vạn người mang theo băng, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng và đủ loại vũ khí tuần hành về trung tâm các thị xã, thành phố. Uỷ ban nhân dân cách mạng được thành lập và ra mắt đồng bào chính trong các cuộc mít tinh kể trên. Riêng tại Hà Đông, trước đó, từ ngày 18/8 đến ngày 20/8, phần lớn các huyện đã lật đổ chính quyền cũ lập chính quyền cách mạng. Việc giành chính quyền ở thị xã đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của địch. Binh lính ngụy ở trại bảo an bất ngờ xả súng vào đoàn biểu tình, làm 47 người chết và 30 người bị thương2. Nhưng cuối cùng, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | giành chính quyền ở thị xã đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của địch. Binh lính ngụy ở trại bảo an bất ngờ xả súng vào đoàn biểu tình, làm 47 người chết và 30 người bị thương2. Nhưng cuối cùng, nhân dân ta đã làm chủ được tình thế và lập được chính quyền. Tại Hà Nam, Quảng Yên (24/8) Tại Hà Nam, trong ngày 24/8, nhân dân các huyện đã kéo về thị xã với trang bị đủ các loại vũ khí thô sơ, giáo mác, biểu ngữ. Trước áp lực của quần chúng nhân dân, quân Nhật đã phải nhượng bộ. Đoàn biểu tình nhanh chóng chiếm dinh tỉnh trưởng, trại bảo an binh. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập. Cũng cùng ngày 24/8, lực lượng cách mạng đã làm chủ tinh Quảng Yên. Tại Lạng Sơn, Phú Thọ (25/8) Ngày 25/8, nhân dân các địa phương Lạng Sơn, Phú Thọ cũng giành được chính quyền. Đây là hai địa phương có phong trào cách mạng diễn ra từ rất sớm và phát triển rộng khắp, nhưng do việc thương lượng với quân Nhật gặp nhiều khó khăn (ờ Phú Thọ) cũng 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam nhũng sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 415. 2. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, ữ. 174. như do quân Tưởng can thiệp (ở Lạng Sơn) nên việc thành lập chính quyền cách mạng có phần chậm trễ hơn so với các nơi khác. Tại Sơn La Tương tự như các tinh Lạng sơn, Phú Thọ, tại Sơn La, cho đến tháng 10/1945, chính quyền nhân dân mới được tái tổ chức, mặc dù sau khi có lệnh tổng khởi nghĩa đã hình thành chính quyền mới trên địa bàn tinh. Cũng vì những lý do khách quan nên tại một số địa phương khác | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chính quyền nhân dân mới được tái tổ chức, mặc dù sau khi có lệnh tổng khởi nghĩa đã hình thành chính quyền mới trên địa bàn tinh. Cũng vì những lý do khách quan nên tại một số địa phương khác ờ Bắc Kỳ, việc giành chính quyền đã gập khó khăn, không thể tiến hành cùng lúc với các địa | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | phương khác: Thị xã Vĩnh Yên vẫn do lực lượng Quốc dân Đảng chiếm giữ; các tình Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái bị quân đội Tường chiếm đóng và tinh lỵ Lai Châu bị tàn quân Pháp từ Lào quay về chiếm giữ1. Như vậy, bàng hình thức biểu tình vũ trang với sự tham gia của đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân, việc khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh ở Bắc Kỳ đã diễn ra nhanh chóng và tương đối "hòa bình". 4. Giành chính quyền ở Trung Kỳ Sau khi biết tin Nhật đầu hàng Đồng minh và nhất là sau khi có lệnh Tổng khởi nghĩa, mặc dù lực lượng cách mạng ở các tỉnh Trung Kỳ vào thời điểm này vẫn trong tình trạng phân tán, nhung tổ chức Đảng và Việt Minh ở các địa phương cũng đã kịp thời phát động quần chúng nhân dân vùng lên lật đổ chính quyền tay sai. lập ra chính quyền cách mạng. Tại Hà Tĩnh, Quảng Nam (18/8) Từ 17/8, nhân dân các huyện cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, dưới sự lãnh đạo của lực lượng tự vệ đã chiếm huyện lỵ, lập chính quyền nhân dân. Ngày 18/8, quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang tiến về thị xã, chiếm các công sở, buộc lính bảo an giao nộp vũ khí, chính quyền cách mạng được thành lập và ra mắt ngay trong cuộc mít tinh của quần chúng. 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, ừ. 423. Cũng vào ngày 18/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về cơ bản đã giành thắng lợi ờ Quảng Nam. Theo kế hoạch của Tinh ủy, từ ngày 17/8, lực lượng vũ trang cách mạng đã làm chủ Hội An, nhân dân các huyện Duy Xuyên, Tam Kỳ, Điện Bàn, Thăng Bình, Hòa Vang cũng đứng lên | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thắng lợi ờ Quảng Nam. Theo kế hoạch của Tinh ủy, từ ngày 17/8, lực lượng vũ trang cách mạng đã làm chủ Hội An, nhân dân các huyện Duy Xuyên, Tam Kỳ, Điện Bàn, Thăng Bình, Hòa Vang cũng đứng lên đánh đổ chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng. Từ ngày 22/8, nhân dân ta đã làm chù phần lớn thành phố Đà Năng, chính quyền tay sai hoàn toàn tê liệt, binh lính ngả theo cách mạng. Song, trước sự cầu xin cùa quân Nhật được tập trung chờ ngày giải giáp nên đến ngày 26/8, quân khởi nghĩa mới chiếm trại bảo an và các công sở. Ngày 27/8, chính quyền cách mạng mới ra mắt nhân dân. Tại Khánh Hòa (19/8) Từ ngày 17/8, theo sự chỉ đạo của Uỳ ban khởi nghĩa, nhân dân Vạn Minh đã giành được chính quyền từ tay địch. Ngày 19/8, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng và Việt Minh, quần chúng nhân dân Khánh Hòa đã xuống đường biểu tình, tuyên bố lật đổ chính quyền cũ, lập chính quyền cách mạng, nhanh chóng chiếm giữ các công sở, trại lính trong thị xã Nha Trang. Tại Thanh Hóa (20/8) Ngày 20/8, cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi ở Thanh Hóa. Là một nơi có phong trào cách mạng phát triển từ giai đoạn tiền khởi nghĩa nên trong các ngày 19, 20, 21/8, nhân dân các huyện Thọ Xuân, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Yên Định, Nông cống, Hoàng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn, cẩm Thủy, Thiệu Hóa đã đứng lên lật đổ chính quyền tay sai, lập chính quyền cách mạng1. Ngày 20/8, khởi nghĩa thắng lợi ở thị xã Thanh Hóa, quân khởi nghĩa tuyên bố lập chính quyền nhân dân. Uỷ ban nhân dân cách mạng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | đã đứng lên lật đổ chính quyền tay sai, lập chính quyền cách mạng1. Ngày 20/8, khởi nghĩa thắng lợi ở thị xã Thanh Hóa, quân khởi nghĩa tuyên bố lập chính quyền nhân dân. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thị xã chính thức ra mắt đồng bào2. 1. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Lịch sù Thanh Hóa, tập 5 (1930-1945), Sđd, tr. 241. 2. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Lịch sử Thanh Hóa, tập 5 (1930-1945), Sđd, tr. 244 Tại Nghệ An, Ninh Thuận (21/8) Ngày 21/8, ở các tỉnh Nghệ An và Ninh Thuận, Việt Minh phát động quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Ờ Nghệ An, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, một Uỷ ban khởi nghĩa đã được lập ra và ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên phế bỏ chính quyền tay sai. Ngày 18/8, nhân dân huyện Quỳnh Lưu khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 20/8, chính quyền nhân dân được thành lập ở các huyện Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn. Ngày 21/8, nhân dân trong tỉnh kéo về thành phố Vinh, kết hợp với lực lượng tự vệ công nhân các nhà máy, tiến hành chiếm các công sờ, trại lính, chính quyền cách mạng được thành lập. Cùng ngày, lực lượng cách mạng đã làm chủ huyện Diễn Châu và ngày 23/8, các huyện còn lại là Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Đô Lương giành chính quyền. Ngày 21/8, Việt Minh Ninh Thuận tổ chức quần chúng nhân dân biểu tình, bao vây đồn bảo an Tháp Chàm, chiếm dinh tinh trường, tịch thu vũ khí, chiếm các công sở. Tiếp theo, các huyện khác cũng lần lượt giành được chính quyền. Ngày 25/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng lâm thời Ninh Thuận chính | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Tháp Chàm, chiếm dinh tinh trường, tịch thu vũ khí, chiếm các công sở. Tiếp theo, các huyện khác cũng lần lượt giành được chính quyền. Ngày 25/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng lâm thời Ninh Thuận chính thức ra mắt đồng bào. Tại Quảng Ngãi (23/8) Quảng Ngãi là một địa phương có phong trào cách mạng phát triển rất sớm và rộng rãi. Đen cuối tháng 7/1945, lực lượng vũ trang toàn tinh đã lên tới 2.000 tự vệ chiến đấu với đù loại vũ khí khác nhau'. Đen ngày 14/8, Việt Minh Quảng Ngãi đã ra lệnh cho lực lượng du kích và tự vệ cấp tốc tấn công chiếm các huyện lỵ, bố trí các chốt để đánh chặn quận Nhật hành quân và nhanh chóng thiết lập chính quyền nhân dân trong phạm vi toàn tỉnh2. Các lực 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyển 2, tập hạ, Sđd, tr. 187. 2. Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử cách mạng tháng Tám 1945, Sđd, tr. 186. lượng vũ trang đã anh dũng chiến đấu và lần lượt làm chủ các huyện Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thành lập chính quyền cách mạng tại địa phương. Quân Nhật lúc này chi còn chiếm giữ thị xã. Trước tình hình đó, Việt Minh chủ trương dùng áp lực quần chúng dưới hình thức biểu tình, tuần hành, vận động binh lính địch đảo ngũ, đồng thời tiến hành thương lượng và kết quả là lực lượng cách mạng đã làm chủ hoàn toàn thị xã. Ngày 23/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng tinh được thành lập và ra mắt trong một cuộc mít tinh của hàng chục vạn quần chúng nhân dân trong tỉnh1. Tại Thừa Thiên Huế (23/8) Ở Thừa Thiên | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | hoàn toàn thị xã. Ngày 23/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng tinh được thành lập và ra mắt trong một cuộc mít tinh của hàng chục vạn quần chúng nhân dân trong tỉnh1. Tại Thừa Thiên Huế (23/8) Ở Thừa Thiên Huế, sau khi Nhật đầu hàng, Tinh ủy lên kế hoạch giành chính quyền, trước tiên là ở các vùng nông thôn rồi đến thành phố. Từ ngày 18/8, nhân dân Phong Điền đã giành được chính quyền và sau đó, các huyện | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | khác trong tỉnh cũng nổi dậy khởi nghĩa. Trong những ngày này, cả thành phố Huế ngập tràn một bầu không khí đấu tranh cách mạng, các tầng lớp quần chúng nhân dân nóng lòng đứng dậy khởi nghĩa. Cũng đúng lúc này, đoàn cán bộ gồm các đồng chí Tố Hữu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Duy Trinh từ Tân Trào trở về cùng với mệnh lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và thông tin về thắng lợi của cách mạng ở Hà Nội càng làm cho bầu không khí khởi nghĩa trong thành phố càng sục sôi hom bao giờ hết. Trước những biến chuyển đó, ngày 20/8, Uỷ ban lâm thời gồm 5 người do Tố Hữu đứng đầu được thành lập và thông qua kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tại Huế. Từ ngày 21/8, lực lượng vũ trang cách mạng đã tăng cường hoạt động trong nội thành Huế. Ngày 23/8, quần chúng nhân dân dưới sự chi đạo của các lực lượng vũ trang cách mạng từ các huyện đã tiến về thành phố, chia thành các ngả chiếm giữ các công sờ của chính quyền tay sai. Trước áp lực của quần chúng và do được chuẩn bị kỹ càng nên quá trình khởi nghĩa đã diễn ra theo 1. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, quyền 2, tập hạ, Sđd, tr. 187. đúng kế hoạch. Mặt khác, sau khi biết tin Nhật đầu hàng, Bảo Đại và quan lại Nam triều rất dao động, lúng túng. Một mặt, Bảo Đại kêu gọi các nước Đồng minh ùng hộ nền "độc lập" của Việt Nam. Mặt khác, trước xu thế phát triển của cách mạng và thái độ ủng hộ của tuyệt đại đa số quần chúng đối với Việt Minh, một số quan chức tiến bộ trong chính phủ Bảo Đại như Phạm Khắc Hòe, Hồ Tá Khanh, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Mặt khác, trước xu thế phát triển của cách mạng và thái độ ủng hộ của tuyệt đại đa số quần chúng đối với Việt Minh, một số quan chức tiến bộ trong chính phủ Bảo Đại như Phạm Khắc Hòe, Hồ Tá Khanh, Trần Đình Nam, Phan Anh, Trịnh Đình Thảo... đã "cô van", "khuyên nhủ" Bảo Đại tự nguyện thoái vị, trao lại chính quyền cho cách mạng. Trưa ngày 23/8, Uỳ ban khởi nghĩa đã tổ chức một cuộc mít tinh có sự tham dự của khoảng 150.000 người tại sân vận động thành phố Huế. Tại cuộc mít tinh này, Uỷ ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế do Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch được tuyên bố thành lập. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Việt Minh Huế kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Chiều ngày 30/8/1945, tại cuộc mít tinh lớn được tổ chức trước Ngọ Môn có sự tham dự của đông đảo quần chúng nhân dân, Bảo Đại đọc Chiếu thoái vị, tuyên bố làm "dân một nước độc lập hon làm vua một nước nô lệ" và trước sự chứng kiến của đồng bào, Bảo Đại giao nộp ấn, kiếm- biểu tượng quyền lực của chế độ phong kiến cho phái đoàn Chính phủ cách mạng từ Hà Nội vào. Tại Quảng Bình, Quảng Trị (23/8) Cũng trong ngày 23/8, ở các tỉnh Quàng Binh và Ọuảng Trị, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân đã nhất tề vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tại Quảng Bình, Uỳ ban khởi nghĩa tỉnh được thành lập vào ngày 20/8. Sáng sớm ngày 23/8, lực lượng vũ trang tự vệ cùng lực lượng công nhân, nhân dân các địa phương nhanh chóng tiến vào thị xã Đồng Hới, chiếm nhà bưu điện, kho bạc, dinh tinh trường, đồn bảo an và công sở. Một | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | ngày 23/8, lực lượng vũ trang tự vệ cùng lực lượng công nhân, nhân dân các địa phương nhanh chóng tiến vào thị xã Đồng Hới, chiếm nhà bưu điện, kho bạc, dinh tinh trường, đồn bảo an và công sở. Một cuộc biểu tình có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân được tổ chức trước dinh tinh trưởng, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Quảng Bình ra mắt'. 1. Ban Chấp hành Đảng bộ tinh Quảng Bình, Lịch sứ Đảng bộ tinh Quảng Bình, tập 1 (1930-1954), Sđd, tr. 120-121. Nhân dân các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy cũng tiến hành khởi nghĩa, lập chính quyền cách mạng và ngày 25/8, huyện Tuyên Hóa cũng đã lập được chính quyền mới. Tại Quảng Trị, từ ngày 22/8, lực lượng tự vệ chiến đấu của tinh đã cấp tốc hành quân về thị xã. Cùng với đông đảo lực lượng quần chúng, tự vệ xung kích đã chiếm giữ các vị trí trọng yếu, các công sở, bắt giữ những tên cầm đầu của chính quyền địch, làm chù thị xã. Cũng trong ngày, tại các huyện trong tinh, nhân dân đã nhanh chóng lập ra chính quyền cách mạng. Ngày 23/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng tinh Quảng Trị được thành lập. Như vậy, tại phần lớn các tinh miền Trung, không kể vùng đất Tây Nguyên, vì phong trào Việt Minh ở đó lúc này còn yếu, phong trào khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra nhanh gọn, triệt để. 5. Giành chính quyền ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ Khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày 15/8, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ (Xứ ủy Tiền phong) đã nhanh chóng thành lập Uỷ ban khởi nghĩa do Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Trong | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | các tỉnh Nam Kỳ Khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày 15/8, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ (Xứ ủy Tiền phong) đã nhanh chóng thành lập Uỷ ban khởi nghĩa do Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Trong Hội nghị mở rộng của Xứ ủy, được triệu tập ngày 16/8 tại Chợ Đệm (Chợ Lớn), Xứ ủy đã quyết định đưa Việt Minh ra hoạt động công khai, khẩn trương chuẩn bị lực lượng và kế hoạch khởi nghTa giành chính quyền ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Cũng lúc đó, Chính phủ Trần Trọng Kim ờ Nam Kỳ và các lực lượng thân Nhật cũng ra sức hoạt động với hy vọng thành lập chính quyền tay sai như lời tuyên bố trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim của Nhật. Để ứng phó với tình hình đang tiến triển rất mau lẹ, Xứ ủy đã tăng cường công tác củng cố các tổ chức quần chúng cách mạng là Công đoàn xung phong và Thanh niên xung phong, tăng cường vũ trang cho các đội tự vệ. Cũng vào thời điểm này, Việt Minh đã cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đến gặp Thống chế Terauchi, Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Nam Đông Dương vừa thăm dò tình hình, vừa thương lượng để quân Nhật không can thiệp vào cuộc khởi nghĩa. Được giải thích về đường lối Việt Minh, hơn nữa, nhờ có sự quen biết cá nhân từ trước với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Terauchi trao cho Phạm Ngọc Thạch khẩu súng và kiếm cá nhân làm tín vật đảm bảo việc quân Nhật sẽ đứng ngoài sự biến nội bộ cùa người Việt Nam. Theo tác giả Trần Văn Giàu, nhờ có sự thỏa thuận đó, lực lượng cách mạng đã được Nhật trao lại 2.000 khẩu súng trường Mutcơtông, 10 triệu viên đạn và một số lớn súng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | biến nội bộ cùa người Việt Nam. Theo tác giả Trần Văn Giàu, nhờ có sự thỏa thuận đó, lực lượng cách mạng đã được Nhật trao lại 2.000 khẩu súng trường Mutcơtông, 10 triệu viên đạn và một số lớn súng hòng cùng đạn lép1. Sáng ngày 19/8, với mục đích đưa Việt Minh ra công khai, một buổi tuyên thệ thứ hai cùa Thanh niên Tiền phong được tổ chức ở vườn Ông Thượng có sự tham dự của hơn 50.000 người được tập hợp thành đội ngũ và | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | một số đông quần chúng nhân dân tham dự ở vòng ngoài. Tại buổi lễ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã đọc bài diễn văn công khai đặt Thanh niên Tiền phong (lúc này gồm 300 cơ sở với khoảng 120 nghìn đoàn viên)2 làm thành viên đắc lực của Việt Nam độc lập Đồng minh, quyết đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc và kêu gọi thanh niên Nam Bộ sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc3. Cũng vào ngày hôm đó, Việt Minh còn tổ chức hai cuộc mít tinh quần chúng ờ rạp hát Nguyễn Vãn Hảo để Xứ ủy giới thiệu Mặt trận Việt Minh. Cuộc mít tinh đã vang lên các khau hiệu: "Việt Nam muôn năm!", "Chánh quyền về tay Việt Minh!" Ngày 20/8, tin khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội lan truyền vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ làm cho klií tlié cách mạng dâng cao hơn bao giờ hết. Ngày 21/8, Hội nghị Xứ ủy (lần thứ hai) đã cử ra một Uỷ ban Hành chính lâm thời do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch, quyết định lấy Tân An làm nơi thí điểm khởi nghTa giành chính quyền ở thị xã vào ngày 22/8 rồi từ đó phát triển phong trào ra toàn xứ, tùy theo điều kiện cụ thể. Ngày 23/8, Nhật giở trò "trao trả” Nam Kỳ cho chính phù bù nhìn. Ngày 23/8, tin Tân An giành được chính 1. Xem: Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 195. 2. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 268. 3. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 266. quyền ở thị xã, làm chủ một số vùng và vị trí then chốt và đặc biệt là quân Nhật đã án binh bất động... tạo cơ sở cho Hội nghị Xứ ủy (mà Trần Văn Giàu gọi là Hội nghị lần thứ ba) nhanh chóng ra quyết định về kế hoạch khởi nghĩa ở Sài Gòn vào tối ngày 24 rạng | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | đặc biệt là quân Nhật đã án binh bất động... tạo cơ sở cho Hội nghị Xứ ủy (mà Trần Văn Giàu gọi là Hội nghị lần thứ ba) nhanh chóng ra quyết định về kế hoạch khởi nghĩa ở Sài Gòn vào tối ngày 24 rạng sáng ngày 25/8 và tổ chức cuộc mít tinh để tuyên bố việc thành lập chính quyền cách mạng. Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và các tinh vào ngày 25/8 sau khi Tân An khởi nghĩa thấng lợi. Các đơn vị Xung phong công đoàn và Thanh niên tiền phong ráo riết chuẩn bị làm nòng cốt cho lực lượng khởi nghĩa. Đồng thời, để lôi kéo các tầng lớp xã hội, đảng phái, tôn giáo đứng về phía Việt Minh, củng cố khối thống nhất dân tộc, Việt Minh đã tổ chức một cuộc hội nghị tại trụ sờ của Thanh niên Tiền phong với sự tham dự cùa nhiều đảng phái ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Đến 18 giờ tối ngày 24/8, Xứ ủy quyết định phát lệnh khởi nghĩa. Theo sự chỉ đạo, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng nổ ra, lực lượng xung phong có vũ trang của công nhân và thanh niên tỏa đi chiếm các công sở trong thành phố, bắt giữ Khâm sai của chính quyền thân Nhật là Nguyễn Văn Sâm. về cơ bản, đến nửa đêm, lực lượng cách mạng đã giành thắng lợi. Chi trong một thời gian ngắn, Việt Minh chiếm lĩnh được dinh Thống đốc Nam Kỳ, trại lính, đồn cảnh sát. kho bạc. sở bưu điện, nhà máy điện, nhà máy nước và một số cây cầu quan trọng cũng như các giao điểm ra vào thành phố... mà "hầu như không phải nổ phát súng nào"'. Tuy nhiên, do quân Nhật không nhượng bộ hoàn toàn nên một số nơi trọng yếu như: Phủ Toàn quyền, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cầu quan trọng cũng như các giao điểm ra vào thành phố... mà "hầu như không phải nổ phát súng nào"'. Tuy nhiên, do quân Nhật không nhượng bộ hoàn toàn nên một số nơi trọng yếu như: Phủ Toàn quyền, Ngân hàng Đông Dương, bến tàu quân sự, sân bay Tân Sơn Nhất... vẫn do Nhật chiếm giữ. Trong khi việc tiến chiếm các vị trí trong thành phố được hoàn tất thì tại các vùng ngoại ô, nhân dân đã được tập hợp trên các tuyến đường chính dẫn vào trung tâm với đủ loại băng cờ, biểu 1. Trần Văn Giàu, Hồi ký, Sđd, tr. 235. ngữ, vũ khí tụ tạo... để lên đường kịp giờ tham dự cuộc mít tinh quần chúng được ấn định vào sáng ngày 25/8. Từ sáng sớm, quần chúng nhân dân, đến khoảng một triệu người gồm cả những người sống trong nội thành, ngoại thành, các tinh lân cận, các tình Tây Nguyên, các tinh miền Tây Nam Kỳ, kể cả từ Cao Miên đổ về trung tâm thành phố dự mít tinh. Cuộc mít tinh đã thực sự trở thành một cuộc biểu dương lực lượng của nhân dân Nam Bộ, với tinh thần quyết chiến đấu hy sinh để bào vệ nền độc lập dân tộc. Đại diện Xứ ùy Nam Kỳ ra tuyên bố chính quyền về tay Việt Minh. Một Uỷ ban lâm thời Nam Bộ, gồm Trần Văn Giàu- Chủ tịch, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Dương Bạch Mai và Nguyễn Văn Tây đã được thành lập. Thắng lợi ờ Sài Gòn đã tạo đà cho phong trào khởi nghĩa của các tinh còn lại của Nam Bộ. Không những thế, dưới sự chi đạo của Xứ ủy, lực lượng tự vệ của Công đoàn, Thanh niên Tiền phong ngay sau thắng lợi ờ Sài Gòn đã cấp tốc tỏa về các địa phương trong vùng, kết | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tinh còn lại của Nam Bộ. Không những thế, dưới sự chi đạo của Xứ ủy, lực lượng tự vệ của Công đoàn, Thanh niên Tiền phong ngay sau thắng lợi ờ Sài Gòn đã cấp tốc tỏa về các địa phương trong vùng, kết hợp với các tổ chức cơ sở Đảng ở các tỉnh, kêu gọi quần chúng nhân dân vùng lên giành chính quyền. Tại Mỹ Tho (18/8) Trong số các tinh Nam Kỳ, Mỹ Tho là tinh đầu tiên phát động khởi nghĩa trước khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương và Xứ ủy. Ngày 18/8, lực lượng cách mạng làm chủ thị xã Mỹ Tho và ngày 25/8, Uỳ ban nhân dân cách mạng tỉnh đã chính thức được thành lập1. Tại Tân An (23/8) Ngày 23/8, khởi nghĩa ờ Tân An cũng giành thắng lợi. Tại Gia Định (25/8) Ngày 25/8, đoàn biểu tình của quần chúng tiến vào tinh lỵ Gia Định chiếm công sở, trại lính, tịch thu vũ khí của bảo an binh. Ngày 26/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng Gia Định được thành lập. 1. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử..., Sđd, tr. 411. Tại Chợ Lớn, Long Xuyên, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bà Rịa, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Ben Tre, Tây Ninh và Sa Đéc (25/8) Cũng trong ngày 25/8, một loạt các tinh trên đã khởi nghĩa thành công. Tại Châu Đốc, Biên Hòa, cần Thơ (26/8) Ngày 26/8, Châu Đốc, Biên Hòa, cần Thơ giành chính quyền. Tại Rạch Giá (27/8) Ngày 27/8, Rạch Giá cũng giành được chính quyền. Tại Đồng Nai Thượng, Hà Tiên (28/8) Ngày 28/8, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên khởi nghĩa thắng lợi. Như vậy, có thể nói quá trình giành chính quyền về tay nhân dân ở các tinh Nam Kỳ đã được thực hiện nhanh gọn, đúng kế hoạch | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Hà Tiên (28/8) Ngày 28/8, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên khởi nghĩa thắng lợi. Như vậy, có thể nói quá trình giành chính quyền về tay nhân dân ở các tinh Nam Kỳ đã được thực hiện nhanh gọn, đúng kế hoạch và tránh được sự đổ máu không cần thiết. Như vậy, cho đến ngày | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 28/8, về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã giành được thắng lợi trên phạm vi cả nước. Tại một số tỉnh ở Bắc Kỳ như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Yên, Hải Ninh... thì vì những điều kiện khách quan như đã được trinh bày ở trên, mà chủ yếu là do sự câu kết giữa lực lượng phản cách mạng trong nước với quân đội Tưởng Giới Thạch nên không giành được chính quyền đồng thời với các tinh khác và phải sau khi lực lượng này rút đi thì mới thiết lập được chính quyền. Khi cuộc khởi nghĩa đang diễn ra sôi sục, ngày 21/8, Trung ương Đảng đã chuyển đại bản doanh về Hà Nội để tiện chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa. Đồng thời, Trung ương đã gấp rút cử các đoàn cán bộ cao cấp vào Trung Bộ và Nam Bộ thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Đoàn thứ nhất gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận đại diện cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào kinh đô Huế để tiếp nhận sự thoái vị cùa vua Bảo Đại. Và như đã biết, chiều 30/8, tại Ngọ Môn, Bảo Đại đọc Chiếu thoái vị, trao ấn, kiếm cho đại diện chính phủ. về phía Việt Minh, Trần Huy Liệu đọc diễn vàn tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ờ Việt Nam. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguồn: Trưng bày chuyên đề Một số sưu tập hiện vật về Cách mạng tháng Tám 1945 chào mừng kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2005), mờ cửa ngày 16/8/2005 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tr. 8. Đoàn thứ hai đo Hoàng Ọuốc Việt dẫn đầu vào | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2005), mờ cửa ngày 16/8/2005 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tr. 8. Đoàn thứ hai đo Hoàng Ọuốc Việt dẫn đầu vào Trung Bộ và Nam Bộ để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối của Việt Minh, chi đạo các địa phương nhanh chóng xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền nhân dân cũng như củng cố tổ chức Đảng ở Trung Kỳ và Nam Kỳ. Trong khi đó, vừa về tới Hà Nội (25/8), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và cùng cố bộ máy chính quyền nhân dân và chuẩn bị tổ chức lễ tuyên ngôn độc lập để thông báo với quốc dân đồng bào trong nước và thế giới về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Ngày 28/8, Chính phủ lâm thời quyết định mở rộng thành phần, một số đảng viên cộng sản trong Chính phủ đã tự nguyện rút lui nhường ghế cho một số nhân sĩ yêu nước, tiến bộ ngoài Đảng được mời tham gia vào bộ máy chính quyền trung ương1. Sau khi "cái tổ", Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm: 1. Hồ Chí Minh- Chủ tịch kiêm Bộ trường Bộ Ngoại giao. 2. Võ Nguyên Giáp- Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 3. Trần Huy Liệu- Bộ trưởng Bộ Thông tin- Tuyên truyền. 4. Chu Văn Tấn- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 5. Dương Đức Hiền- Bộ trưởng Bộ Thanh niên. 6. Nguyễn Mạnh Hà- Bộ trưởng Bộ Kinh tế quốc gia. 7. Nguyễn Văn Tố- Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội. 8. Vũ Trọng Khánh- Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 9. Đào Trọng Kim- Bộ trưởng Bộ Giao thông- Công chính. 10. Lê Văn Hiến- Bộ trưởng Bộ Lao động. 11. Phạm Văn Đồng- Bộ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Văn Tố- Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội. 8. Vũ Trọng Khánh- Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 9. Đào Trọng Kim- Bộ trưởng Bộ Giao thông- Công chính. 10. Lê Văn Hiến- Bộ trưởng Bộ Lao động. 11. Phạm Văn Đồng- Bộ trưởng Bộ Tài chính. 12. Vũ Đình Hòe- Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục. 13. Phạm Ngọc Thạch- Bộ trưởng Bộ Y tế. 14. Cù Huy Cận- Bộ trưởng Bộ Không bộ. 15. Nguyễn Văn Xuân- Bộ trưởng Bộ Không bộ. Chính phủ lâm thời quyết định tổ chức lễ Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945. Hai giờ chiều, tại vườn hoa Ba Đình, buổi lễ đã 1. Trong số này có Tổng Bí thư Trường Chinh. Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb. Chính ừị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 160 hoặc: Lịch sử chính phù Việt Nam, tập 1, 1945-1955, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008, tr. 39-41. được long trọng khai mạc trước sự chào đón hân hoan của trên 50 vạn người và sự chứng kiến cùa đại diện một số phái bộ Đồng minh ở Hà Nội cũng như các phóng viên báo chí quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập để tuyên bố về nền độc lập của Việt Nam cũng như sự ra đời của một nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Bản Tuyên ngôn khẳng định: "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đỏng minh thì nhân dân cả nước ta đã noi dậy giành chính quyển, lập nên nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa. Sự thật là ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”'. Để khẳng định Việt Nam sự thật đã thành | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | nước ta đã noi dậy giành chính quyển, lập nên nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa. Sự thật là ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”'. Để khẳng định Việt Nam sự thật đã thành một nước tự do, độc lập, bản Tuyên ngôn độc lập đã bác bỏ tất cả mọi cơ sờ pháp lý mà thực dân Pháp đã viện dẫn hòng quay trở lại Việt Nam và tuyên bố ''thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký ve nước Việt Nam, xóa bỏ tất cà mọi đặc quyển của Pháp trên đất nước Việt Nam"2. Bản Tuyên ngôn độc lập nêu bật những thắng lợi to lớn mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám, nhất là xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ đã tồn tại trên nghìn năm ở Việt Nam, thành lập chế độ mới- chế độ Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn nhấn mạnh: "Một dân tộc đã gan góc chong ách đô hộ của Pháp hom 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chong phát xít may năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập"3. 1, 2, 3. HỒ Chí Minh toàn tập, tập 4, 1945-1946, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 3. Toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, ngày 2/9/1945 Nguồn: Trưng bày chuyên đề Một số sưu tập hiện vật về Cách mạng tháng Tám 1945 chào mừng kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2005), mở cửa ngày 16/8/2005 tại Báo tàng Cách mạng Việt Nam, tr. 14. Trên tinh thần đó, Chính phù lâm thời đã trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hướng tự do và độc lập và sự | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thật đã thành một nước lự do, dộc lập", cho nẽn "toàn thẻ dân tộc Việt Nam quyết đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Như vậy, chi trong vòng chưa đầy nửa tháng, với khí thế tiến công cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc của nhân dân ta, cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã diễn ra một cách nhanh gọn, ít đổ máu, dưới những hình thái phong phú, sinh động, giành được thắng lợi vẻ vang trên phạm vi toàn quốc. Với bản Tuyên ngôn độc lập và sự kiện diễn ra ngày 1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, 1945-1946, Sđd, tr. 4. 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình, Cách mạng tháng Tám chính thức kết thúc, khép lại trang sử cũ và mở ra một trang sử mới của đất nước Việt Nam. Chù tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đinh ngày 2/9/1945 Nguồn: Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Lịch sứ Đảng Cộng sản Việt Nam sơ thảo, tập 1, 1920-1954, Nxb. Sự thật, 1982, tr. 402. 6. Tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta, cả trong việc đề ra đường lối cách mạng, cũng như trong việc tổ chức thực hiện đường lối cách mạng. Trước hết, để tập hợp khối đoàn kết toàn dân tộc và tập trung mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chính là kẻ thù dân tộc, Đảng ta đã nhạy bén chính trị, quyết định kịp thời chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt (thay đổi chính sách) cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, trong việc chi | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | vào kẻ thù chính là kẻ thù dân tộc, Đảng ta đã nhạy bén chính trị, quyết định kịp thời chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt (thay đổi chính sách) cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, trong việc chi đạo cách mạng,"... Đàng đã vận dụng một cách sáng tạo quy luật cách mạng bạo lực và khởi nghĩa giành chính quyển. Cách mạng tháng Tám là sự két hợp giữa đau tranh chính trị và đấu tranh quân sự, giữa chuẩn bị lâu dài về lực lượng chính trị và quân sự với mau lẹ chớp lấy thời cơ, phát động quần chúng vùng dậy đánh đổ chính quyển cùa đế quốc, phong kiến. Sinh ra và lớn lên từ trong phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng, các đội quân cứu quốc và giải phóng mà thanh thế vượt xa số quân cũng như quy mô những trận chiến đấu cùa nó đã góp phần rất quan trọng tạo ra cao trào cứu nước của quần chúng từ 1941 đến 1945. Trước thắng lợi vĩ đại cùa Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông cùa phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng đã kịp thời nắm lay thời cơ có một không hai đó để phát động cao trào tổng khới nghĩa, dựa vào lực lượng chính trị cùa dông đáo quần chúng ở thành thị và nông thôn kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu não cùa địch ở thù đô và các thành phố, xóa bỏ toàn bộ hệ thong cai trị cùa địch ở nông thôn, giành chính quyền trong phạm vi cả nước"'. Trong lịch sử dân tộc ta đã từng có nhiều cột mốc quan trọng, trong đó, Cách mạng tháng Tám được coi là cột mốc quan trọng 1. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | phạm vi cả nước"'. Trong lịch sử dân tộc ta đã từng có nhiều cột mốc quan trọng, trong đó, Cách mạng tháng Tám được coi là cột mốc quan trọng 1. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chù nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 47-48. nhất và nói theo cách của nhà sử học người Pháp jChaj- imiau thì "Cách mạng tháng Tám là tiêu điềm cùa thể ki ''xx1 ^'a m0t sự kiện vĩ đại, bời chi trong một thời gian ngắn dưới^ cùa Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt NI J 1P 1311 được ách thống trị kéo dài hon 80 năm của thực dần pí r ^ ^ c“a phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chu w . T 8* hế đã từng ngự trị ngót một nghìn năm trên đât Việt Nam lậu jZ j'? t nhà nước thực sự ''của dân, do dân, vì dân". Với thắng lrỊ^® cuộc cách mạng này, từ là một nước thuộc địa, nước Việt NflB'ta ừở thành một nước độc lập, nhân dân Việt Nam từ thân phận rị; lệ đã trở thành chủ nhân của đất nước, một kỳ nguyên mới đã mớra cho cách mạng nước Việt Nam- kỳ nguyên độc lập dân tộc găn lền với chủ nghĩa xã hội. Đó là ''một cuộc đoi đời chưa tùng có đoi ứi mỗi người Việt Nam"1. Đồng chí Trường Chinh viết: "Cách mạng tháng Tám là kết quả cùa 80 năm đấu tranhkhông ngừng cùa dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng'à một bien co lịch sừ vĩ đại nhất cùa nước ta từ khi Quang Trunị đuối quân xâm lược Mãn Thanh ị ỉ 789) đến nay'°. Trên bình diện quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trỏ | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | đại nhất cùa nước ta từ khi Quang Trunị đuối quân xâm lược Mãn Thanh ị ỉ 789) đến nay'°. Trên bình diện quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trỏ thành một bộ phận tron/ì đại gia đình dân chù thế giới"*. Đồng thời, là thắng lợi đầu tiên ở một nước nhược tiểu V giải phóng mình khỏi ách ngoại bang, Cách mạng tháng Tám cổ vũ 1. Charles Fourniau, Những cội nguồn cùa Cách mạng tháng Tám. trong ’Việt Nam trong thế kỷ XX, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2001, tr. 58. 2. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang cùa Đảng, vì độc lập, tự do, vì chù nghĩa xã hội, tiến lên giànli những thang lợi mới, Sđd, tr. 13. 3. Tnrờng Chinh, Cách mạng tháng Tám, Nxb. Sự thật, in lần thứ IV, Hà Nội, 1960, tr. 39. 4. Hồ Chí Minh tuyến tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 357. mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. Các dân tộc thuộc địa coi thành công của Cách mạng tháng Tám là sự mờ đầu cho phong trào giải phóng dân tộc trong khối thuộc địa Pháp. Còn trào lưu xã hội chủ nghĩa lại coi đó là dấu mốc quan trọng đưa Việt Nam gia nhập vào đại gia đình xã hội chủ nghĩa. Nhà sừ học Na Uy Stein Tonnesson khẳng định: "Trong những cuộc cách mạng cộng sản, cách mạng Việt Nam noi bật lên như một trong những cuộc cách mạng năng động nhất, gây nên nhiều sự đảo lộn nhất... Việt Nam đímg ở tuyến đau cùa phong trào chống thực dân trên toàn thế giới dan đến sự sụp đo cùa một số đế quốc ở châu Âu. Điểu đó đã đẩy mạnh sự | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | mạng năng động nhất, gây nên nhiều sự đảo lộn nhất... Việt Nam đímg ở tuyến đau cùa phong trào chống thực dân trên toàn thế giới dan đến sự sụp đo cùa một số đế quốc ở châu Âu. Điểu đó đã đẩy mạnh sự phát triển của chù nghĩa dân | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tộc, biển thế giới của các vua chúa, các thuộc địa thành những nhà nước dân tộc". Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự kết hợp đúng đắn giữa lý luận Mác- Lênin về chiến tranh cách mạng với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó, vì vậy, không những là bài học lịch sử quý báu đối với nhân dân Việt Nam mà còn đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng tháng Tám thắng lợi "chang những giai cắp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cắp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thế tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc''2. 1. Stein Tonesson, The Vietnamese Revolution of 1945. Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, PRIO, Oslo, 1991, tr. 426. 2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 159. Tiến trình Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 đã được trình bày với ba thời kỳ có nội dung tuy khác nhau, nhưng là một quá trình phát triển biện chứng, chịu sự chi phối vừa của những điều kiện bên ngoài, phát sinh từ cuộc tổng khùng hoảng kinh tế thế giới và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, vừa của những điều kiện nội sinh mà quan trọng nhất là sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương- đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đảm | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, vừa của những điều kiện nội sinh mà quan trọng nhất là sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương- đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đảm đương vai trò lãnh đạo phong trào đấu ừanh giải phóng dân tộc cùa nhân dân ta. 1930-1935 là thời kỳ Việt Nam bị cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới tác động từ nhiều phía, từ trực tiếp đến gián tiếp, từ lĩnh vực kinh tế chuyển sang các lĩnh vực khác về chính trị- xã hội. Sự tác động trực tiếp của cuộc tổng khủng hoảng này được thể hiện thông qua hoạt động ngoại thương của Đông Dương với thế giới bên ngoài. Sự tác động gián tiếp của nó tới Việt Nam là thông qua chính sách "gan với thuộc địa để giải quyết khùng hoảng trong nước" của thực dân Pháp và chính sách thuộc địa "mới" hay "Chương trình cái cách" đại quy mở vừa đẻ khắc phục hậu quá cùa khủng hoảng kinh tế vừa giải quyết cuộc khủng hoảng thuộc địa của Pierre Pasquier. Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và cuộc khủng hoảng chính trị, đang diễn ra gay gắt ở Đông Dương "gặp gỡ" nhau cộng với "Chương trình cải cách" theo hướng "hoài cố", ''phục cổ" dựa trên "3 trụ cột" của viên Toàn quyền này đã đẩy cà xã hội Việt Nam vào một thời kỳ đen tối. Nền kinh tế đang trong quá trình phát triển "ngoạn mục" trong những năm 1920, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã trờ nên rối loạn, suy sụp kéo dài cho mãi đến khi Mặt trận bình dân Pháp ra đời, thực hiện một chính sách chống khủng hoảng kinh tế "mới" mới được phục | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã trờ nên rối loạn, suy sụp kéo dài cho mãi đến khi Mặt trận bình dân Pháp ra đời, thực hiện một chính sách chống khủng hoảng kinh tế "mới" mới được phục hồi trở lại làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đều bị động chạm, bị ảnh hưởng. Đời sống chính trị bị đe dọa bởi chính sách khủng bố, đàn áp đối với mọi hoạt động chống lại chế độ thực dân- phong kiến. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta vẫn diễn ra một cách quyết liệt và triệt để. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái do đường lối cứu nước không phù hợp của Việt Nam Quốc dân Đảng và sự đàn áp dã man của kẻ thù, giai cấp công nhân Việt Nam chính thức đứng lên vũ đài chính trị lãnh đạo phong trào dân tộc. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đầu năm 1930 đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử. Với đường lối cứu nước đúng đắn, ngay khi được thành lập, Đảng đã dấy lên một phong trào rộng lớn, tập hợp được tất cả các tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu trực tiếp lật đổ chế độ thực dân- phong kiến, thành lập chính quyền công nông. Do nổ ra khi tình thế của một cuộc cách mạng xã hội chưa thực sự chín muồi trên phạm vi cả nước và trong đường lối chi đạo chiến lược còn thể hiện những sai lầm "tà khuynh" nên phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã bị thất bại, bị kè thù dìm trong biển máu, tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng bị triệt phá ở nhiều nơi, tổn thất nặng nề. Mặc dù vậy, phong trào 1930-1931 mà đinh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, bằng những gì | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thất bại, bị kè thù dìm trong biển máu, tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng bị triệt phá ở nhiều nơi, tổn thất nặng nề. Mặc dù vậy, phong trào 1930-1931 mà đinh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, bằng những gì đã đạt được cũng như bằng những kinh nghiệm mà nó để lại trong việc vận động, tổ chức quẩn chúng, tiến hành đấu tranh đã đóng góp to lớn vào thắng lọi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 sau này. Trong những năm 1932-1935, kẻ thù tiếp tục đàn áp, khủng bố phong trào. Thế nhưng, trong hoàn cảnh hét sức khó khăn, Đảng vẫn tiếp tục giữ vững lá cờ lãnh đạo cách mạng, tiến hành đấu tranh kiên cường trên mọi lĩnh vực, dưới những hình thức phong phú, cà bí mật và công khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp, cả bằng phong trào đấu tranh của quần chúng lẫn những cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản ở trong các nhà tù thực dân, cả trên lĩnh vực lý luận lẫn trên lĩnh vực văn học- nghệ thuật nhằm khôi phục tổ chức Đảng, khôi phục phong trào cách mạng nói chung. Ket quả là từ những năm 1932-1933 trở đi, phong trào đã phục hồi dần từng bước trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho sự phát triển phong trào đấu tranh dân chủ trong giai đoạn tiếp theo. Trong thòi kỳ 1936-1939, cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới qua đi, nhưng chủ nghĩa phát xít lại hiển hiện. Mặt trận Dân chù chống phát xít được thành lập ở nhiều nước trên thế giới theo tinh thần Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935). Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm chính quyền đã có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam. Mặt trận Nhân dân | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | lập ở nhiều nước trên thế giới theo tinh thần Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935). Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm chính quyền đã có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam. Mặt trận Nhân dân phản đế sau này đổi là Mặt trận Thống nhất dân chù Đông Dương ra đời bao gồm rộng rãi các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác nhau. Thực hiện chủ trương của Đảng về việc chuyển hướng hoạt động sang hình thức công khai và bán công khai, cả một phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã diễn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | ra sôi nổi, rầm rộ nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do cơm áo, hòa bình. Bên cạnh những cuộc bãi công, tổng bãi công của hàng vạn công nhân là những phong trào mang tính chất biểu dương lực lượng quần chúng như là phong trào Đông Dương Đại hội, phong trào "đón tiếp" Godart, Brévié và việc tranh cử vào các Viện Dân biểu và Hội đồng thành phố. Đặc biệt là trong thời gian này, Đảng triệt để lợi dụng sách báo hợp pháp làm lợi khí đấu tranh. Nhưng phong trào dân chủ ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ thi Irên Ihé giới, nguy CƯ cliién tranh đã xuấi hiện, Cliicii tranh the giới đe dọa nổ ra, nước ta bước vào một thời kỳ mới. Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới bùng nổ ở châu Âu. Nước Pháp tham chiến, còn Pháp ở Đông Dương lợi dụng cơ hội ấy để thủ tiêu các quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ 1936- 1939 và giải tán hết những tổ chức quần chúng. Chính sách khủng bố lại diễn ra ở khắp nơi. Tháng 9/1939, Nhật chiếm Đông Dương, dựa vào Pháp để cai trị. Đông Dương một cổ hai tròng. Nen kinh tế bị vơ vét cạn kiệt đế cung cấp cho nhu cầu chiến tranh cùa cả hai tên phát xít. Nhân dân Việt Nam khốn khổ vì đói, vì rét, vì sự đàn áp của kẻ thù, vì bom đạn chiến tranh. Ở nhiều nơi, nhân dân ta đã nổi dậy chống Pháp- Nhật. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp diễn ra vào cuối năm 1940 đầu năm 1941, nhưng đều bị thất bại do nổ ra chưa đúng thời cơ. Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời "thay đoi chính sách", chuyển hirớng chi đạo chiến lược cho cách | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | tiếp diễn ra vào cuối năm 1940 đầu năm 1941, nhưng đều bị thất bại do nổ ra chưa đúng thời cơ. Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời "thay đoi chính sách", chuyển hirớng chi đạo chiến lược cho cách mạng, đặt mâu thuẫn dân tộc lên trên mâu thuẫn giai cấp để tập hợp quần chúng vào Mặt trận Dân tộc thống nhất chống đế quốc. Năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra đời, nêu cao khẩu hiệu giải phóng dân tộc. Do chủ trương đúng đắn của Đảng, uy tín và ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh ngày càng cao, phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực nên thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Việc chuẩn bị lực lượng cả chính trị và quân sự được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp giữa lúc một nạn đói lịch sử diễn ra, hàng triệu người ở vùng trung châu Bắc Kỳ đã chết vì đói. Thời kỳ tiền khởi nghĩa đã đến. Đảng kêu gọi toàn dân chống Nhật, khởi nghĩa giành chính quyền. Phong trào chống Nhật và tay sai diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền "từng phần" xuất hiện ở nhiều địa phương do sự nhạy bén, chủ động của tổ chức Đảng, tổ chức Việt Minh ở cơ sở. Rồi ngày 13/8, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Thời cơ cách mạng đã chín muồi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chi trong một thời gian chưa đầy hai tuần lễ, cuộc tổng khởi nghĩa của toàn thể dân tộc ta đã đập tan chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập tự do cho dân tộc, lập ra bộ máy chính quyền lần đầu tiên | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | trong một thời gian chưa đầy hai tuần lễ, cuộc tổng khởi nghĩa của toàn thể dân tộc ta đã đập tan chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập tự do cho dân tộc, lập ra bộ máy chính quyền lần đầu tiên "cùa dân, do dân và vì dân”. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, một kỷ nguyên mới đã mờ ra cho cách mạng Việt Nam- kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, chỉ sau 15 năm nắm quyền lãnh đạo, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên một kỳ tích có ý nghĩa không chi trong phạm vi dân tộc mà còn trên phạm vi toàn thế giới. I. TÀI LIỆU LƯU TRỮ 1. Tại Trung tâm Lưu trữ quốc giaI Hà Nội- Phông Toàn quyền Đông Dương (GGI) -Phông Thống sứ Bắc Kỳ (RST) -Phông Sở Tài chính Đông Dương (DFI) 2. Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gian, Thành phố Hồ Chí Minh- Phông Thống đốc Nam Kỳ (Goucoch) -Phông Khâm sứ Trung Kỳ (RSA) -Phông Toà đại biểu (TĐB) 3. Tại Pháp- Phông Toàn quyền Đông Dương (GGI) - Indochine - Ancien Fond (AFI) - Indochine - Nouveau Fond (NFI) II. TÀI LIỆU ĐẢ IN 1. Tiếng Pháp 1.1. Niên giám, tập san- Annuaire économique de rindochine - Annuaire statistique de rindochine - Annuaire statistique de PUnion íranẹaise d’Outre mer - Bulletin économique de rindochine (BEI) - Indochine. Hebdomadaire Illustré - Journal officiel de Plndochine ửanọaise (JOIF) - Recueil general de la legislation et de la règlementation de rindochine - Repertoire des Sociétés annonymes ứidochinoises. Hà Nội, 1944 - Revue d’Extreme - Orient indochinoise illustrée | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | (JOIF) - Recueil general de la legislation et de la règlementation de rindochine - Repertoire des Sociétés annonymes ứidochinoises. Hà Nội, 1944 - Revue d’Extreme - Orient indochinoise illustrée 1.2. Báo- L’Avenir du Tonkin -Le Courier de Hải Phòng- L’Eveil économique de 1’Indochine - L’Annam -La Tribune Indochinoise 2. Tiếng Việt 2.1. Báo- Dân chúng- Giải phóng- Khai hoá- Nam Phong- Nhành lúa- Phụ nữ tân vãn- Tiếng dân- Việt Nam độc lập 2.2. Tạp chí- Cộng sản- Lịch sử Đảng- Nghiên cứu Lịch sử- Sử Địa (Sài Gòn)- Thanh Nghị- Tri Tân- Văn Sử Địa (Ban Nghiên cứu Văn Sừ Địa) III. SÁCH LÝ LUẬN 1. c .Mác và Ph. Ảngghen, Toàn tập, các tập 1, 2, 3, 4, 12, Nxb. Chính trị quốc gia, 1993-1995. 2. c .Mác, Ăngghen, Lênin, Toàn tập, tập 6, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984. 3. c .Mác, Ảngghen, Lênin, Bàn về các xã hội tiền tư bản chù nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975. 4. V.I. Lênin, Toàn tập, các tập 3, 6, 17, 23, 25, Nxb. Tiến bộ, Maxcơva, 1976-1981. 5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, các tập 1,2, 3, 10, 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 6. Hồ Chí Minh, Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1967. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, các tập, tập 2 (1930); tạp 3, (1931); tập 4, (1932-1934), tập 5, (1935)’ tập 6 (1936-1939), tập 7 (1939 1945), Nxb. Chính trị quoc gia, Hà Nội, 2000 2005. 8. Trường Chinh, Chù nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam xuất bản (lần thứ 4), Hà Nội, 1952. 9. Trường Chinh, Bàn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | về cách mạng Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội, 1956. 10. Trường Chinh, Tiến lên dưới lá cờ cùa Đàng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1963. 11. Trường Chinh, Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi theo con đường Các Mác đã vạch ra, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968. 12. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, vấn đề dân cày, Nxb. Sư thật, Hà Nội, 1959. 13. Lê Duẩn, Một vài đặc điếm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960. 14. Lê Duẩn, Chù nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960. 15. Lê Duẩn, Giương cao ngọn cờ cách mạng cùa chù nghĩa Mác sáng tạo, đưa sự nghiệp cách mạng cùa chúng ta tiến lên, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1965. 16. Lê Duẩn, Giai cấp vô sàn với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1965. 17. Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb. Sự thật, Ha Nội, 1976. 18. Luận cương chính trị năm 1930 cùa Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983. IV. SÁCH CÔNG CỤ 19. Bibliographie de Ưlndochine ỷranẹaise 1929-1967, Tome 3 (1930), Hà Nội, IDEO, 1933; Tome 4 (1931-1935). Hà Nội, IDEO, 1943. 20. Brebion (Antoine), Dictionnaire de bibliographie gérérale, ancienne et m odem e de rIndochine/rnnẹnise, Paris, 1935. 21. Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858-1918, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999. 22. Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919- 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000. 23. Đại Từ điển kinh tể thị trường, Hà Nội, 1998. 24. Những sự kiện lịch sử Đảng, tập I (1920-1945), Nxb. Sự thật, HàNọi, 1976. 25. | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Nam những sự kiện lịch sử 1919- 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000. 23. Đại Từ điển kinh tể thị trường, Hà Nội, 1998. 24. Những sự kiện lịch sử Đảng, tập I (1920-1945), Nxb. Sự thật, HàNọi, 1976. 25. Viện Sử học, Tong mục lục Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954- 1994), Hà Nội, 1995. V. SÁCH CHUYÊN KHAO TIẾNG VIỆT 26. Đào Duy Anh, Lịch sử cách mệnh Việt Nam (từ 1862-1930), Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1955. 27. Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb. Lừa Thiêng, Sài Gòn, 1970. 28. Nguyễn Hải Âu, Kinh tế thế giới (1929-1934), Nxb. Hàn Thuyên 1945. 29. Ban Cận hiện đại Viện Sử học Việt Nam, Một số van đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974. 30. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng, Lịch sử đảng bộ Hải Phòng, tập 1, Nxb. Thành phố Hải Phòng, 1991. 31. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sàn Việt Nam tinh Hà Tình, Lịch sử Đàng bộ Hà Tĩnh, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993. 32. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An, Lịch sử Đàng bộ Nghệ An, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 33. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản tình Nghệ An, Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 1 (1930-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 34. Ban Chấp hành Đáng bộ tinh Bà Rịa- Vùng Tàu, Nhà tù Côn Đảo (1862-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 35. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc, Lịch sử Đảng bộ tinh Đắc Lắc 1930-1954, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 36. Ban Nghiên cứu Lịch sử Công đoàn | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 35. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc, Lịch sử Đảng bộ tinh Đắc Lắc 1930-1954, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 36. Ban Nghiên cứu Lịch sử Công đoàn Việt Nam, Sơ thảo lan thứ nhất Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam (1860-1945), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974. 37. Ban Nghiên cứu Lịch sử Công đoàn Việt Nam, Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam (1860-1945), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974. 38. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành uỷ Hà Nội, Hà Nội khởi nghĩa, Hà Nội, 1970. 39. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Bước ngoặt vĩ đại cùa lịch sử cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961. 40. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh- Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980. 41. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Sơ thào Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981. 42. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Sơ thảo Lịch sử Đàng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984. 43. Ban Nghiên cứu lịch sử tinh Nghệ Tĩnh, Lịch sử Nghệ Tỉnh, tập 1, Nxb. Nghệ Tĩnh, Vinh, 1984. 44. Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Tài liệu tham khảo lịch sừ cách mạng cận đại Việt Nam (12 tập), Hà Nội, Nxb. Văn Sử Địa, 1956-1957. 45. Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Cách mạng cận đại Việt Nam. Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm 1956. 46. Ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Đội du kích Ba Tơ- nhớ lại và suy nghĩ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội 2000. 47. Báo Ngọn cờ giải phóng, Hà | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Nam. Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm 1956. 46. Ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Đội du kích Ba Tơ- nhớ lại và suy nghĩ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội 2000. 47. Báo Ngọn cờ giải phóng, Hà Nội, 1955. 48. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh- Những sự kiên, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990. 49. Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Khoa học xã hội, 1994. 50. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên), Cơ cấu giai cấp- xã hội ở nước ta, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992. 51. Cao Văn Biền, Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936- 1939, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979. 52. Cao Văn Biền, Công nghiệp than Việt Nam thời lcỳ 1888-1945. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. 53. Nguyễn Công Bình, Tìm hiếu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959. 54. Trần Tử Bỉnh, Phú Riềng đó, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1967. 55. Nguyễn Khắc cần, Phạm Viết Thực (Chủ biên), Việt Nam cuộc chiến 1858-1975, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000. 56. Nguyễn Trọng Con, Giai cấp công nhân và những cuộc đấu tranh đầu tiên trong phong trào công đoàn ngành hàng hải, Nxb. Lao động, 1999. 57. Hồng Thế Công, Lược thảo lịch sừ phong trào | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cộng sản Đông Dương, bản dịch, Viện Lịch sử Đảng, 275 trang. 58. Di tích lịch sử, Nhà tù Côn Đảo, nhà lao Phú Quốc, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005. 59. Hoàng Văn Đào, Việt Nam quốc dân Đàng (Lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954), Nxb. Giang Đông, Sài Gòn, 1965. 60. Nguyễn Khắc Đạm, Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957. 61. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chặng đường qua hai thế kỷ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 62. Phan Cự Đệ, Phong trào thơ mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982. ối. Hhan Cự tíệ, Iran Đinh Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam 1900- 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997. 64. Phan Cự Đệ (Chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004. 65. Trần Giang, Nam Kỳ khởi nghĩa ngày 23 tháng Mười Một năm 1940, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 66. Võ Nguyên Giáp, Từ nhân dân mà ra, Nxb. Quân đội, Hà Nội, 1969. 67. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 68. Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sứ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 69. Trần Văn Giàu, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, quyển 1 và 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 70. Trần Văn Giàu, Giai cắp công nhân Việt Nam sự hình thành và phát triển cùa nó từ giai cap “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1957. 71. Trần Vãn Giàu, Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961 72. Trần Văn Giàu, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thành và phát triển cùa nó từ giai cap “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1957. 71. Trần Vãn Giàu, Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961 72. Trần Văn Giàu, Giai cắp công nhân Việt Nam, tập 2, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1962. 73. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thể kỳ XIX đen cách mạng Tháng Tám, tập 2. Hệ ý thức tư sản Vớ sự bắt lực cùa nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975; tập 3, Thành công của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 74. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Kiều Xuân Bá, Lịch sử cận đại Việt Nam, tập 4 (1919-1930), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1963. 75. D. H, Nhật ký hành trình cùa Hổ Chủ tịch bốn tháng sang Pháp. Nxb. Thư viện Quân đội, Hà Nội, 1974. 76. Henry Claude, Cuộc khùng hoảng kinh tế đến Thế giới chiến tranh thứ hai. (Huy Vân dịch), Nha Đại học vụ xuất bản, 1951. 77. Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc, Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. 78. Đỗ Quang Hưng, Công hội đỏ Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1989 79. Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-194, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000. 80. Vũ Thị Minh Hương, Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ 1919-1939, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2002. 81. Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa 1858-1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 82. Vũ Ngọc Khánh, Tim hiểu nền | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Kỳ thời kỳ 1919-1939, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2002. 81. Nguyễn Văn Khánh, Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa 1858-1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 82. Vũ Ngọc Khánh, Tim hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1985. 83. Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử (1862-1945), in lần 2, Sài Gòn, 1971. 84. Đinh Xuân Lâm, Lịch sử cận- hiện đại Việt Nam. Một số vấn đề nghiên cứu, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1998. 85. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sừ Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1998. 86. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000. 87. Lịch sử Đàng bộ Hải Phòng, tập I, (1925-1955), Nxb. Hải Phòng, 1991. 88. Lịch sử Đàng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tinh Nghệ Tĩnh, Sơ thảo, tập I (1925-1954), Nxb. Nghệ Tĩnh, 1986. 89. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, tập I (1930-1954), Sơ thảo, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 90. Lịch sử Đảng bộ nhà máy liên hợp Dệt Nam Định 1930-1977. Đảng ủy nhà máy liên hợp Dệt Nam Định xuất bản năm 1980. 91. Lịch sử Đảng bộ tinh Hà Tĩnh (1930-1945), tập I, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Tĩnh xuất bản, 1971. 92. Lịch sử Đảng bộ tình Cao Bằng (1930-2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 93. Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, Hà Nội, 2003. 94. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam (1860- 1945), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974. 95. Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | cao su Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, Hà Nội, 2003. 94. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam (1860- 1945), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974. 95. Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906-1990). Nxb. Tre, 1993. 96. Trần Huy Liệu, Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Nxb. Văn Sừ Địa, Hà Nội, quyển 1, 1956; quyển 2, tập Thượng, 1958; quyển II, tập Hạ, 1961. 97. Trần Huy Liệu, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 98. Trần Huy Liệu, Mặt trận Dân chù Đông Dương, Nxb. Sừ học, Hà Nội, 1960. 99. Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Lương Bích, Hướng Tân, Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam, tập 6, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956; tập 7, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956; tập 611, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957. 100. Một so vắn đề lịch sử đạo Thiên chúa trong lịch sử Việt Nam. Nxb. Viện Khoa học xã hội và Ban Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. 101. Một so hiểu biết về tôn giáo Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993. 102. Võ Nguyên, Lịch sứ các phong trào đau tranh giải phóng dân tộc Việt Nam (từ 1858-1945), Nxb. Sự | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | thật, Hà Nội, 1958. 103. Nguyễn An Ninh- Nhà trí thức yêu nước, Bán nguyệt san Xưa& Nay, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. 104. Nguyễn An Ninh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. 105. Nhà tù Hỏa Lò (1899-1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. 106. Nhà tù Scm La (1908-1945), Ban Nghiên cứu lịch sừ Đảng Sơn La xuất bản, 1979. 107. Trịnh Nhu (Chủ biên), Đẩu tranh cùa các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò ì 889-1954, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. 108. Trịnh Nhu- Vũ Dương Ninh, về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 109. Đào Phiếu, Luận cương chính trị cùa Đàng năm 1930, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976. 110. Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, Nxb. Văn Sử Địa, Ha Nội, 1959Ĩ 111. Vũ Đức Phúc, Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong Lịch sử vân học Việt Nam hiện đại (1930-1954), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. 112. Vũ Huy Phúc, Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. 113. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam cận đại những sử liệu mới, tập 2, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. 114. Nguyễn Phan Quang, Thị trường Lúa gạo Nam Kỳ 1860-1945, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 115. Dương Kinh Quốc. Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988,2005. 116. Thi Sảnh, Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quáng Ninh 1833-1945, Ty Văn hóa Thông tin Quảng Ninh xuất bản năm 1974. 117. Sở Văn hóa Thông tin Hà | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | năm 1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988,2005. 116. Thi Sảnh, Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quáng Ninh 1833-1945, Ty Văn hóa Thông tin Quảng Ninh xuất bản năm 1974. 117. Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội-Viện Lịch sử Đảng, Đấu tranh cùa các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (1899-1954), Nxb. Chính ưị quốc gia, Hà Nội, 1994. 118. Súc mạnh vô địch cùa nhân dân Việt Nam, Hà Nội, 1955. 119. Văn Tạo (Chủ biên), Cách mạng Tháng Tám, một số vấn đề lịch sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. 120. Văn Tạo- Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam..., Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. 121. Đồng Tân, Lịch sử Cao Đài tam kỳ phố độ, quyển 1, Phần vô vi (1920-1932). Cao Hiên xuất bản, Sài Gòn, 1967; quyển 2, Phần phổ độ (1925-1937), Cao Hiên xuất bản, Sài Gòn, 1972. 122. Phạm Đình Tân, Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959. 123. Philippe de Villers, Paris -Sài Gòn- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. 124. Nguyễn An Tịnh, Nguyễn An Ninh, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1996. 125. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, từ 1917 đến 1945, tập 1, Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1995. 126. Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. 127. Nguyễn Thành, Cuộc vận động Đại hội Đông Dương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985. 128. Trần Dân Tiên, Những mẩu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1969. 129. Nguyễn Khánh Toàn, vấn đề dân tộc trong | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Đại hội Đông Dương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985. 128. Trần Dân Tiên, Những mẩu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1969. 129. Nguyễn Khánh Toàn, vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản, tập I (Thừ bàn tại sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ được địa vị lãnh đạo cách mạng Việt Nam), Nxb. Sự thật, Hà Nội, I960. 130. Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo, Phạm Xuân Nam, Bùi Đình Thanh, Lịch sử Việt Nam tập I I 1858-1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, 2004. 131. Tạ Thị Thúy, Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 -1918, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1996. 132. Tạ Thị Thúy, Việc nhượng đất, khấn hoang ở Bắc Kỳ từ 1919 đền 1945, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2001. 133. Tạ Thị Thúy (Chủ biên), Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc, Lịch sử Việt Nam, tập 611, 1919-1930, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. 134. Thù đoạn bóc lột tàn khoe cùa chú nghĩa tư bản Pháp đối với giai cấp công nhân Việt Nam, Phổ thông, Hà Nội, 1958. 135. Tiểu ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tinh ủy Nghệ An, Xô viết Nghệ Tĩnh, Nxb. Nghệ An, 2000. 136. Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 21, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000. 137. Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 42, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000. 138. Nguyễn Văn Trung, Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Thực chat và huyền thoại. I. Văn hoá và chính trị, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1963. 139. Phạm Quang Trung, Lịch sử tín dụng nộng nghiệp Việt Nam (1875-1945), Nxb. Khoa học xã hội, 1997. 140. Đoàn Trọng Truyến, Mầm mắng tư bản chù nghĩa và | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | chính trị, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1963. 139. Phạm Quang Trung, Lịch sử tín dụng nộng nghiệp Việt Nam (1875-1945), Nxb. Khoa học xã hội, 1997. 140. Đoàn Trọng Truyến, Mầm mắng tư bản chù nghĩa và sự phát triển cùa chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959. 141. Bùi Công Trừng, Cách mạng tháng Mười và sự thành lập Đàng Cộng sản Đông Dương, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1957. 142. Uỷ ban nhân dân tinh Quảng Ngãi, Địa chí Quảng Ngãi, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 143. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 1, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1992-1993. 144. Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử cách mạng tháng Tám 1945, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 145. Viện Sử học Việt Nam, Một số vấn để về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam. Hà Nội, Nxb. Lao động, 1974. 146. Viện Sử học Việt Nam, Nông dân và nông thôn Việt Nam thời kỳ cận đại, tập I. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. 147. Hoàng Quốc Việt, Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cắp công nhân, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1969. 148. Hoàng Quốc Việt, Nhân dân ta rất anh hùng (hồi ký cách mạng), Nxb. Văn học. VI. SÁCH TIẾNG NƯỚC NGOÀI | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 149. A.R Fontaine, Quelques reflexions sur un essai de politique indigène en Indochỉne, Paris, 1927. 150. Abor. R, Conventions et Traités de droit international intéressant 1’Indochine, Hà Nội, IDEO, 1929. 151. Ageron (Charles- Robert), France colonwle ou Parti colonial? Paris, PUF.1978. 152. Ajalbert (Jean), L'Indochme par les Franẹais. Paris, Gallimard. 1931. 153. Ajalbert (Jean), L ’Indochme d'autrefois et d ’aujourd’hui. Paris, 1934. 154. Arrighi de Casanova, Recueil général des actes relatifs à I’organisation et à la règlememtation de I'Indochine. Tomes I, II, III. IDEO, Hanoi-Haiphong, 1919. 155. Arthur (Girault), Principes de colonisation et de legislation coloniale. Paris, Tome I, 1929; Tome 2, 1930. 156. Asselain (Jean-Charles), Hỉstoire économique de la France du XVIlIe siècle à nos jours, Tome 2- de 1919 à la fin des années 1970. Paris, Edition du Seuil, 1984. 157. Association Culturelle pour le Salut du Việt Nam, Témoignages et documents / ranẹais relatifs à la colonisation ýranẹaise au Việt Nam. Hà Nội, 1945. 158. Aumiphin J.P., La Presence ỷinancière et économique franẹaise en Indochine (1859-1939). These pour le Doctorat de Spécialite (3er cycle), Université de Nice, 1981 159. Bernard (Paul), Le Problème économique indochinois. Paris, 1934. 160. Bernard (Paul), Nouveaux aspectes du problème économique de rindochine. Paris, 1937. 161. Bernard (PhilippeJ, La Fin d ’un monde (1914-1929). Paris, Le Seuil, 1975. 162. Blet H., Histoire de la | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 160. Bernard (Paul), Nouveaux aspectes du problème économique de rindochine. Paris, 1937. 161. Bernard (PhilippeJ, La Fin d ’un monde (1914-1929). Paris, Le Seuil, 1975. 162. Blet H., Histoire de la colonisationfrangaise. Tome 3, France d ’Outre- Mer, I’Oeuvre coloniale de la Troisième République, Paris 1950. 163. Bonnefous (G.), Histoire de la Troixième République. Tome 2, Paris 1957. 164. Bouillon J, Sorlin p, Rudel J, Le Monde contemporain- Histoires des civilisations. Bordas, F. 1968. 165. Bourbon (André), Le Redressement économique de I'Indochine, 1934-1937, Lyon, 1938 lốò. Brenier (Henry), Le prublèrne tie la ỊM/pululiun (Juris Its colonies f 'ranọaises, Lyon, 1930. 167. Brocheux (Pierre) & Hémery (Daniel), Indochine, la colonisation ambigiie 1858-1954. La Découverte, Paris, 1995. 168. Brocheux (Pierre), L'Economie et la Société dans L ’Ouest de la Cochinchine pendant la période coloniale, 1890-1940 environ, Thèse de Doctorat de 3ème cycle, Ecole pratique des Hautes Etudes VI, Paris, 1969. 169. Brocheux (Pierre), Ho Chí Minh du révolutionnaire à 1’icône, Nxb. Payot & Rivages, Paris 2003 170. Broué p, Histoire de là Ille Internationale 1919-1943, Ed, Fayard, Paris, 1996. 171. Bunaut (René), La main-d’oeuvre et la legislation du travail en Indochine. Thèse de Doctorat, Bordeaux, 1936. 172. Buttinger (Joseph), A Dragon embattled, tập I, From colonialism to the Việt Minh. London, Paul Mall, 1967. 173. Buttinger (Joseph), Vietnam -a Political History, New York, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Bordeaux, 1936. 172. Buttinger (Joseph), A Dragon embattled, tập I, From colonialism to the Việt Minh. London, Paul Mall, 1967. 173. Buttinger (Joseph), Vietnam -a Political History, New York, 1968. 174. Cachin (M.), Le Problème de la paix et les dettes extérieures. Paris, 1925. 175. Catroux (George), Deux actes du drame indochinois, Librairie Plon, Paris, 1959. 176. Chesnaux (Jean), Contribution à Vhistoire de la nation Vietnamienne, Ed Sociales, Paris 1955. 177. Ngô Kim Chung và Nguyễn Đức Nghinh, Propriété privée et propriété collective dans 1’ancien Việt Nam. Paris, L’Harmattan, 1987. 178. Cony (Pierre), Marc (Henry), L ’Indochine franqaise, Paris, 1946. 179. Coquery - Vidrovith Catherine, Histoire de la France coloniale, Tome II, Paris, A. Colin. 1990. 180. De Galembert J, Les administrations et les services publics indochinois. 2è edition, Hà Nội, 1931. 181. De Gantes (Gilles), Coloniaux, gouverneurs et ministres. L ’influence des Franẹais du Việt Nam sur I'evolution du pays à 1’époque coloniale (1902-1914). These de Doctorat de 1’Université de Paris VII Denis Diderot, 1994. 182. Decoux (Jean), A la barre de Vlndochine, Paris, 1949. 183. Devillers (Ph.), Histoire du Vietnam de 1940 à 1952. Du Seuil, Paris, 1952. 184. Dominique (Borne), Henri (Dubief), La crise des années 30 (1928-1938), Paris, 1972. 185. Duchêne, Histoire des Finances coloniales de la France. Paris, 1938. 186. Duiker (William J), The Rise of Nationalism in Việt Nam 1900-1940, Cornell | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | des années 30 (1928-1938), Paris, 1972. 185. Duchêne, Histoire des Finances coloniales de la France. Paris, 1938. 186. Duiker (William J), The Rise of Nationalism in Việt Nam 1900-1940, Cornell University Press, Ithaca and London 1976 187. Dumarest (André), La Formation des classes sociales en pays annamites. Lyon, 1935. 188. Dumont (René), La Culture du Riz du Tonkin. PSU, 1935, 1995. 189. Etude statistique sur le développement économique de I'Indochine. Hà Nội, 1923. 190. Foumiau (Charles), Les racines de la Revolution d ’Aout 1945, trong Việt Nam trong thế kỷ XX, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 191. Foumiau (Charles), Le Contact colonial franco-vietnamien (1858-1911). Aix-en- Provence, PUP, 1999. 192. Foumiau (Charles), Việt Nam- domination coloniale et la resistance nationale 1858-1914. Paris, Les Indes Savantes, 2002. 193. Franchini (Philippe), Les Guèrres d ’Indochine. Paris, 1988. 194. Franchini(Philippe), Sài Gòn 1925-1945 de la "belle colonie" à 1'éclosion révolutionneire ou la fin des Dieux blancs, Paris, 1992. 195. Gaudel (André), ưlndochine en face du Japon, Paris, 1947? 196. Giaccometti (Jean Dominique), La question de I’autonomie de I’Indochine et les Milieux coloniaux franqais 1915-1928. These de Doctorat, 1997. 197. Godart (Justin), Rapport de mission en Indochine ler Janvier - 14 Mars 1937. Presentation par Francois Bilange, Charles Foumiau, Alain Ruscio, Paris, L’Harmattan, 1994. 198. Goudal, Problèmes du travail en Indochine. Bureau | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | de mission en Indochine ler Janvier - 14 Mars 1937. Presentation par Francois Bilange, Charles Foumiau, Alain Ruscio, Paris, L’Harmattan, 1994. 198. Goudal, Problèmes du travail en Indochine. Bureau International du travail, Genève, 1937. 199. Gourou (Pierre), L ’Indochine/ranọaise. Hà Nội, Nxb. Lê Văn Tân, 1929. 200. Gourou (Pierre), Le Tonkin. Exposition coloniale Internationale de Paris, Paris, 1931. 201. Gourou (Pierre), Les Paysans du delta tonkinois. Paris, 1936. 202. L'Utilisation du sol en Indochine frangaise. Paris, 1940. 203. Gouvemement central provisoire du Vietnam, Traités, Conventions, Accords passes entre le Việt Nam et la France (1787-1946). Sous Secretariat d’Etat à la Presidence du Gouvemement, Hà Nội, IDEO, 1946. 204. Gouvemement General de rindochine - Direction des Affaires politiques et de Sureté general, | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Contribution à I’Histoire des mouvements politiques de rindochine franqaise (5 volumes), Hà Nội, IDEO, 1930. 205. Griffon (F.), Le Regime douanier de I’Indochine. These, 1950. 206. Gros (Louis), L ’Indochine franqaise pour tous. Paris, 1931. 207. Hanoteaux, Martinaux, Histoire des colonies frangaises et rexpansion de la France dans le monde. Paris, 1929. 208. Hausser (H.), O uvricr du temps passe. Paris, 1927. 209. Hémery (Daniel.), Révolutionnaires vietĩiamiens et Pouvoir colonial en Indochine. Paris, 1975. 210. Henry (Yves), L ’Economie agricole de I’Indochine. Hà Nội, IDEO, 1932. 211. L'effort frangais en Indochine. Paris, 1927. 212. Le Regime monétaire en Indochine. Paris, 1932. 213. L ’Industrie Minière de I’Indochine en 1932, Hà Nội, 1934. 214. Industrie Minérale indochinoise en 1933. Hà Nội, IDEO. 215. Vũ Văn Hiền, La Propriété communale au Tonkin. Thèse de droit, Paris, 1939. 216. Huỳnh Kim Khánh, The Vietnamese August Revolution Reinterpreted, University of California, 1971. 217. Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism, The pre-power phase (1925-1945). Department of political science. University of Western Ontario London, Ontario Canada, 1972. 218. Lý Đình Hue, Le Regime des concessions domaniales en Indochine. These de Doctorat, Paris, 1931. 219. Isoart (Paul.), Le Phénomène national vietnamien. Librairie general de droit et de jurisprudence, Paris, 1961. 220. Gauthier J, L'Indochine au travail dans la paix franqaise, Paris 1947. 221. Lê Thành Khôi, Le Việt | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | Phénomène national vietnamien. Librairie general de droit et de jurisprudence, Paris, 1961. 220. Gauthier J, L'Indochine au travail dans la paix franqaise, Paris 1947. 221. Lê Thành Khôi, Le Việt Nam. Histoire et Civilisation. Paris, 1959. 222. Nguyễn Văn Ký, La société vietnamienne face à la modernité (le Tonkin de la fin du XIX siècle à la seconde guèrre mondiale. Paris, L’Harmattan, 1995. 223. L.Jean, Legislation coloniale generate et regimes legislatif, administratif et jusdiciaire de I’Indochine. Vinh, 1939. 224. Laurence, Etude statistique sur le développement de I’Indochine de 1M9 à 192j. Hà Nội, IDEU, 1923. 225. Levy (Sylvain), Indochine. Paris, 1931. 226. Leminor, Le problème de la main-d’oeuvre indigene sur les Chantiers dans les entreprises agricoles européennes en Indochine. Ecole Supérieur Coloniale, 1944. 221. Ngô Vĩnh Long, Before the Revolution (The Vienamese peasants under the French). Colombia University Press, 1991. 228. Lotzer et G.Worsme, La surpopulation du Tonkin et du Nord Annam, ses rapports avec la colonisation de la Péninsule ỉndochinoise. Hà Nội, IDEO, 1941. 229. Nguyễn Văn Luyện, Le Việt Nam, une cause de la paix, Hà NỘI, 1945. 230. Meuleau Marc, Des Pionniers en Extrêm-Orient (Histoire de la Banque de 1’lndochine 1875-1975). Fayard, 1990. 231. Marr (D.), Vietnamese anticolonialism 1885-1925. University of California, London, 1971. 232. Meyer (Jean), Rey-Goldeiguer (Annie), Tarrade (Jean), Thobie (Jacque), Histoire de la France | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 1990. 231. Marr (D.), Vietnamese anticolonialism 1885-1925. University of California, London, 1971. 232. Meyer (Jean), Rey-Goldeiguer (Annie), Tarrade (Jean), Thobie (Jacque), Histoire de la France coloniale des origines à 1914. Paris, Armant Colin, 1991. 233. Miquel (Pieưe), Histoire de la France, Paris, 1976. 234. Morlat (Patric), Pouvoir et Repression au Việt Nam durant la periode coloniale 1911-1940, These de doctorat 3e cycle, 2 tome, Universite Paris VII, 1985. 235. Morlat (Patric), La Repression coloniale au Vietnam, 1908- 1940. Paris, PHarmattan, 1990. 236. Morlat (Patric), Indochine années vingts, le Bancon de la France surle Pacifique. Paris, Les Indes Savantes, 2001. 237. Muriel (Delacou), Les conditions de vie des Paysans vietnamiens d'apres r enquête de la Commission Guemut (1937-1938), Mémoire de Maitrise, Université d’Aix-Marseille 1,1993-1994. 238. Murray (Martin Jean), The Deveioppement o f capitalismc in colonial indochina (1870-1940). London, 1980. 239.0fficiers de l’Etat Major, Histoire militaire de I'Indochine des débuts à nos jours (Janvier 1922). IDEO, Hanoi, 1922. 240. Percheron (Maurice), Teston (Eugene), L ’lndochine modeme. Paris, 1931. 241. Poldhatsen, L'oeuvre de la France en Indochine, la paix frangaise. Hà Nội, IDEO, 1927. 242. Pouyanne (A.A), Les travaux publics de rindochine. Imprimerie d’Extreme Orient, Hà Nội, 1926. 243. Quantitative Economic History of Vietnam 1900-1990, Hitosubashi University, Tokyo, Japan, 2000. 244. Rény | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | (A.A), Les travaux publics de rindochine. Imprimerie d’Extreme Orient, Hà Nội, 1926. 243. Quantitative Economic History of Vietnam 1900-1990, Hitosubashi University, Tokyo, Japan, 2000. 244. Rény (Paul), Le Problème des relations entre I’Indochine et la France, Nancy, 1938. 245. Repertoire des Sociétés annonymes indochinoises, IDEO, Hà Nội, 1944. 246. Règlementation générale du travail en Indochine, Hà Nội, 1937. 247. Robequain (Charles), L ’Indochine /ranọaise. Paris, Armand Clin, 1935. 248. Robequain (Charles), L ’Evolution économique de 1’lndochine. Paris, Paul Hartmann, 1939. 249. Roubaud (Louis), Việt Nam- La Tragédie indochinoise. Paris, 1931. 250. Saưaut (Albert), La mise en valeur des colonies /ranẹaises. Paris- La Haye- Payot, 1923. 251. Sarraut (Albert), Grandeur et Servitude colonìales, Paris, 1931. 252. Simoni (Henry), Le Rôle du capital dans la mise en valeur de rindochine, Paris, Helms, 1929. 253. Phạm Thành Srm, IM nu ve men t nuvrier Vietnamien des origines à 1945, These, Paris, 1968. 254. Tạ Thị Thúy, Les concessions agricoles frangaises au Tonkin de 1884 à 1918, Les Indes Saventes, Paris, 2009. 255. Teston (E.)& Percheron (M.), ưlndochine modeme. Librairie de France, Paris, 1931. 256. Trịnh Văn Thảo, L ’Ecole franqaise en Indochine, Karthala, Paris, 1995. 257. Thiollier (L.A.), La Grande aventure de la piastre indochinoise. Bruyer, Saint Etienne, 1930. 258. Thobie (Jacque), Meynier (Gilbert), Coquery - Vidrovitch (Catherine), Ageron (Charles | history book |
Đoạn trích từ một cuốn sách về tri thức lịch sử Việt Nam. | 1995. 257. Thiollier (L.A.), La Grande aventure de la piastre indochinoise. Bruyer, Saint Etienne, 1930. 258. Thobie (Jacque), Meynier (Gilbert), Coquery - Vidrovitch (Catherine), Ageron (Charles Robert), Histoire de la France coloniale 1914-1990. Paris, Armand Coline, 1990. 259. Vũ Quốc Thúc, ƯEconomie communaliste du Việt Nam, Thèse, Hà Nội, 1951. 260. Tonnesson (Stein), The Vietnamese Revolution of 1945. Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, PRIO, Oslo, 1991. 261. Touzet (André.), Le Regime monétaire indochinois. Sirey, Paris, 1939. 262. Touzet (André.), ưéconomie indochinoise et la grande crise universelle. Paris, 1934. 263. Ngo Van, Việt Nam, 1920-1945, Revolution et contre-révolution sous la domination coloniale. Paris, 1995. 264. Ngo Van, Revolution et contre - revolution sous la domination coloniale, Paris 2000. 265. Valette | history book |
Subsets and Splits